xÚc tiẾn xuẤt khẨu - danangtimes.vn cao xuc tien xuat khau...Ông nguyễn tuấn tú –...

91

Upload: others

Post on 23-Oct-2019

4 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

1

Báo cáo Xúc tiến xuất khẩu 2011 - 2012

BÁO CÁOXÚC TIẾN XUẤT KHẨU

2011 - 2012

2

Cục Xúc tiến thương mại

Bản quyền báo cáo thuộc về:

CỤC XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI (VIETRADE) – BỘ CÔNG THƯƠNG

Chỉ đạo thực hiện:

Ông Đỗ Thắng Hải – Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại

Tham gia thực hiện báo cáo:

Bà Lê Hoàng Oanh – Phó Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại

Bà Nguyễn Thị Hồng Vân – Trưởng phòng Nghiên cứu phát triển thị trường

Ông Nguyễn Thành Trung – Chuyên viên Phòng Nghiên cứu phát triển thị trường

Bà Nguyễn Thu Huyền – Chuyên viên Phòng Nghiên cứu phát triển thị trường

Ông Nguyễn Tuấn Tú – Chuyên viên Phòng Nghiên cứu phát triển thị trường

Cục XTTM xin chân thành cám ơn sự đóng góp ý kiến và tư vấn cho nội dung Báo cáo của các chuyên gia:

- Ông Trương Đình Tuyển – Nguyên Bộ trưởng Bộ Thương mại

- PGS. TS. Trần Đình Thiên - Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam

- TS. Võ Trí Thành – Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương

- TS. Nguyễn Văn Nam – Nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu thương mại (Bộ Công Thương)

- Các chuyên gia của Bộ Công Thương và các Bộ ngành liên quan

Mọi góp ý, xin liên hệ:

Cục Xúc tiến thương mại

Phòng Nghiên cứu Phát triển thị trường

Tel: 84.4.39348145/ 39347628 (máy lẻ 70,71,72,73)

Fax: 84.4.39366218/ 39344260

Email: [email protected]

Website: www.vietrade.gov.vn

3

Báo cáo Xúc tiến xuất khẩu 2011 - 2012

LỜI NÓI ĐẦU

Báo cáo Xúc tiến xuất khẩu 2011-2012 do Cục Xúc tiến thương mại – Bộ Công Thương thực hiện nhằm đánh giá năng lực xúc tiến xuất khẩu của doanh nghiệp và năng lực của các tổ chức xúc tiến thương mại (XTTM) và hỗ trợ doanh nghiệpViệt Nam.

Với chức năng tham vấn và thực hiện chính sách thương mại trong lĩnh vực XTTM và phát triển xuất khẩu, từ năm 2009, Cục XTTM đã tổ chức thực hiện Báo cáo Xúc tiến xuất khẩu thường niên với mục đích xem xét lại ngành hàng và thị trường, từ đó đưa ra những đề xuất và khuyến nghị chính sách xuất khẩu. Khác với các báo cáo năm trước, ngoài việc đánh giá xuất khẩu của Việt Nam về mặt hàng và thị trường, Báo cáo năm nay còn mở rộng đánh giá thông qua điều tra Doanh nghiệp xuất khẩu, điều tra các Trung tâm XTTM địa phương, các Hiệp hội và các Cơ quan đại diện thương mại Việt Nam tại nước ngoài để thấy được năng lực mạng lưới XTTM và hỗ trợ doanh nghiệp, cũng như năng lực XTTM tại chính các doanh nghiệp xuất khẩu.

Trong Báo cáo Xúc tiến xuất khẩu 2011, công bố vào quý I năm 2012, Cục XTTM đã nhận được những góp ý chân thành và có giá trị từ phía các Tổ chức, các Cơ quan đại diện thương mại Việt Nam tại nước ngoài, các Hiệp hội, các Trung tâm XTTM địa phương và các doanh nghiệp xuất khẩu trong nước. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn sự đóng góp quý báu này từ các cơ quan và doanh nghiệp.

Ngoài phần mở đầu, tóm tắt và kết luận, Báo cáo này bao gồm ba chương: Chương 1: Thực trạng phát triển xuất khẩu của Việt Nam giai đoạn 2006 - 2011 và dự báo đến năm 2015; Chương 2: Năng lực xúc tiến xuất khẩu của doanh nghiệp Việt Nam và Chương 3: Thực trạng năng lực mạng lưới XTTM và hỗ trợ doanh nghiệp tại Việt Nam.

Trong lần nghiên cứu thứ ba này, chúng tôi đã có những cải tiến quan trọng về định hướng và tập trung vào nội dung thực chất của vấn đề năng lực XTTM tại Việt Nam cũng như của vấn đề cải cách xuất khẩu gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế hoặc chuyển đổi xuất khẩu ngành hàng và thị trường. Báo cáo cũng tiến hành so sánh và đánh giá các quan điểm đa chiều từ nhiều đối tượng điều tra tham gia nghiên cứu để thấy được các cách nhìn khác nhau về các vấn đề nêu trên. Báo cáo Xúc tiến xuất khẩu 2011-2012 là kết quả của sự nỗ lực và cố gắng của Cục XTTM trong điều kiện còn hạn chế về nhân lực và kinh nghiệm, vì vậy khó tránh khoi những khiếm khuyết và thiếu sót. Cục XTTM rất mong nhận được những đóng góp và phản biện xây dựng từ phía các độc giả, các nhà nghiên cứu và các nhà làm chính sách, các cán bộ và chuyên gia trong mạng lưới XTTM cũng như bản thân các doanh nghiệp để chất lượng Báo cáo ngày càng được nâng cao, đóng góp thiết thực vào việc tạo dựng nền tảng hoạch định chính sách thương mại và đề xuất các giải pháp đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước.

Đỗ Thắng Hải

Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại

4

Cục Xúc tiến thương mại

5

Báo cáo Xúc tiến xuất khẩu 2011 - 2012

MỤC LỤC

Lời nói đầu ................................................................................................................................3

Mục lục .....................................................................................................................................5

Danh mục bảng biểu .................................................................................................................9

Danh mục chữ viết tắt ...............................................................................................................11

Phần mở đầu..............................................................................................................................13

Mục đích của Báo cáo ...............................................................................................................13

Phạm vi và nội dung chủ yếu của Báo cáo ...............................................................................13

Phương pháp thực hiện Báo cáo ...............................................................................................13

Một số kết quả nghiên cứu chính ..............................................................................................13

Phần nội dung

CHƯƠNG 1 - Thực trạng phát triển xuất khẩu của Việt Nam giai đoạn 2006-2011 và dự báo đến năm 2015 ..............................................................................................................14

1.1. Thực trạng xuất khẩu Việt Nam .........................................................................................15

1.1.1. Tình hình chung .........................................................................................................15

1.1.2. Xuất khẩu theo thị trường ..........................................................................................16

1.1.3. Xuất khẩu theo mặt hàng ............................................................................................18

1.1.4. Sự phù hợp và dịch chuyển của mặt hàng theo thị trường .........................................20

1.1.5. Giá trị gia tăng trong xuất khẩu sản phẩm Việt Nam .................................................22

1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu của Việt Nam ..........................................................22

1.2.1. Các yếu tố đầu vào và quan hệ giữa nhập khẩu và xuất khẩu ....................................24

1.2.2. Quốc gia nho tham gia thị trường toàn cầu ................................................................25

1.2.3. Chính sách và chương trình khuyến khích xuất khẩu ................................................26

1.2.4. Chuyển đổi cơ cấu sản xuất phù hợp với định hướng xuất khẩu và tiêu thụ nội địa ..............................................................................................................................27

1.3. Các khuynh hướng và dự báo đến năm 2015 .....................................................................28

1.3.1. Các phương pháp dự báo được doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam sử dụng .............28

6

Cục Xúc tiến thương mại

1.3.2. Các nhân tố góp phần làm ảnh hưởng và thay đổi khuynh hướng thị trường ............29

1.3.3. Dự báo xuất khẩu các mặt hàng của Việt Nam đến năm 2015 ...................................29

1.4. Một số khuyến nghị và hàm ý chính sách ..........................................................................32

1.4.1.Quan điểm và định hướng phát triển xuất khẩu ..........................................................32

1.4.2. Một số khuyến nghị .................................................................................................... 33

CHƯƠNG 2 - Năng lực xúc tiến xuất khẩu của doanh nghiệp Việt Nam .........................35

2.1. Thực trạng xúc tiến xuất khẩu phù hợp với năng lực và thị trường tại doanh nghiệp Việt Nam ...................................................................................................................................36

2.1.1. Các loại hình và năng lực xúc tiến xuất khẩu tại doanh nghiệp .................................36

2.1.2. Sự phù hợp giữa loại hình xúc tiến xuất khẩu với thị trường mục tiêu ......................37

a. Dịch chuyển thị trường xuất khẩu ....................................................................................37

b. Thực trạng nghiên cứu thị trường, tìm kiếm thông tin tại doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam ..........................................................................................................................38

c. Thực trạng sử dụng các công cụ tiếp thị sản phẩm tại nước ngoài của doanh nghiệp xuất khẩu .........................................................................................................................40

d. Thực trạng thông điệp nội dung tiếp thị quảng cáo sản phẩm Việt Nam .........................41

e. Thực trạng bao bì sản phẩm phù hợp với thị trường mục tiêu .........................................42

2.1.3. Sự phù hợp giữa năng lực doanh nghiệp với xúc tiến xuất khẩu ...............................43

2.1.4. Sự phù hợp giữa loại hình xúc tiến xuất khẩu với mặt hàng và ngành hàng .............46

2.1.5. Sự phù hợp giữa hệ thống kênh nhập khẩu với xúc tiến xuất khẩu ...........................47

2.2. Khuyến nghị các chuyển đổi phù hợp cho doanh nghiệp xuất khẩu và các hàm ý chính sách hỗ trợ xúc tiến thương mại ......................................................................................50

2.2.1. Nâng cao hiệu quả hoạt động xúc tiến xuất khẩu tại doanh nghiệp ...........................50

a. Các nguyên tắc lựa chọn hoạt động xúc tiến xuất khẩu ...................................................50

b. Tận dụng lợi thế chính sách và hỗ trợ từ Chính phủ ........................................................51

c. Thực hiện một số giải pháp đặc thù cho điều kiện doanh nghiệp Việt Nam ....................52

d. Tận dụng các lợi thế hỗ trợ từ các tổ chức xúc tiến thương mại trong và ngoài nước .....53

2.2.2. Cải thiện chính sách khuyến khích xuất khẩu ............................................................54

a. Đối với chính sách khuyến khích xuất khẩu ....................................................................54

7

Báo cáo Xúc tiến xuất khẩu 2011 - 2012

b. Đối với chính sách hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu thông qua các hoạt động xúc tiến thương mại .......................................................................................................................54

CHƯƠNG 3 - Thực trạng năng lực mạng lưới xúc tiến thương mại và hỗ trợ doanh nghiệp tại Việt Nam ................................................................................................................56

3.1. Cơ cấu, loại hình và mạng lưới các tổ chức xúc tiến thương mại và hỗ trợ doanh nghiệp .............................................................................................................................56

3.1.1. Loại hình và cơ cấu các tổ chức xúc tiến thương mại ................................................56

3.1.2. Sự hỗ trợ lẫn nhau với vai trò điều phối trung tâm của Cục Xúc tiến thương mại ....58

3.2. Năng lực cung cấp các dịch vụ của các tổ chức xúc tiến thương mại ...............................59

3.2.1. Điều kiện vật chất và cơ sở hạ tầng của các tổ chức xúc tiến thương mại .................59

a. Cơ quan Đại diện thương mại Việt Nam tại nước ngoài ..................................................60

b. Các Trung tâm xúc tiến thương mại địa phương ..............................................................60

c. Các Hiệp hội ngành hàng .................................................................................................61

d. Đánh giá tổng hợp điều kiện vật chất và cơ sở hạ tầng mạng lưới các tổ chức xúc tiến thương mại .......................................................................................................................62

3.2.2. Các dịch vụ do các tổ chức xúc tiến thương mại cung cấp ........................................63

3.2.3. Sự phù hợp giữa nhu cầu doanh nghiệp với dịch vụ xúc tiến thương mại cung cấp ...........................................................................................................................64

a. Đánh giá của các tổ chức xúc tiến thương mại về thực trạng hoạt động xúc tiến xuất khẩu tại doanh nghiệp ......................................................................................................64

b. Nhu cầu hỗ trợ đối với các hoạt động xúc tiến xuất khẩu của doanh nghiệp ...................68

3.3. Khuyến nghị nâng cao năng lực hỗ trợ doanh nghiệp của các tổ chức xúc tiến thương mại ................................................................................................................................69

3.3.1. Nhu cầu nâng cao năng lực của các tổ chức xúc tiến thương mại .............................69

a. Nhu cầu cần hỗ trợ của các Hiệp hội ngành hàng ............................................................69

b. Nhu cầu cần hỗ trợ của các Trung tâm xúc tiến thương mại địa phương ........................70

c. So sánh mức độ nhu cầu cần hỗ trợ của Hiệp hội và Trung tâm xúc tiến thương mại địa phương .......................................................................................................................71

3.3.2. Khó khăn của các tổ chức xúc tiến thương mại .........................................................72

3.3.3. Tổng hợp khuyến nghị và giải pháp cải thiện năng lực mạng lưới xúc tiến

8

Cục Xúc tiến thương mại

thương mại .......................................................................................................................72

a. Đối với Bộ Công Thương .................................................................................................72

b. Đối với các tổ chức xúc tiến thương mại trong mạng lưới liên kết hợp tác .....................74

Kết luận ....................................................................................................................................77

Phụ lục

Phụ lục 1: Danh sách các Trung tâm xúc tiến thương mại địa phương ....................................78

Phụ lục 2: Thống kê mô tả biến điều tra doanh nghiệp.............................................................81

Phụ lục 3: Thông số cơ bản các thị trường ...............................................................................84

Phụ lục 4: Danh mục tài liệu tham khảo ...................................................................................88

9

Báo cáo Xúc tiến xuất khẩu 2011 - 2012

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Bảng

Bảng 1 Dự báo xuất khẩu các mặt hàng của Việt Nam 2012-2015 28Bảng 2 Các kênh phân phối toàn cầu theo doanh thu và số cửa hàng 46

Biểu đồ

Biểu đồ 1 Tốc độ tăng/giảm xuất khẩu, nhập khẩu và tỷ lệ nhập siêu/xuất khẩu năm 2001-2011

13

Biểu đồ 2 Các thị trường nhập khẩu hàng Việt Nam – Top 10 15Biểu đồ 3 Tăng trưởng cầu đối với các mặt hàng xuất khẩu trọng điểm của

Việt Nam năm 201015

Biểu đồ 4 Khả năng cung ứng của Việt Nam và mức tăng trưởng cầu của thị trường quốc tế đối với hàng xuất khẩu Việt Nam

16

Biểu đồ 5 Tăng trưởng nguồn cung của Việt Nam và nhu cầu thị trường quốc tế đối với hàng xuất khẩu Việt Nam 2010

17

Biểu đồ 6 Mức độ khó khăn bất cập trong việc cạnh tranh và phát triển thị trường xuất khẩu

21

Biểu đồ 7 Dung lượng thị trường và mức độ tăng trưởng cung thị trường thế giới cho nhập khẩu của Việt Nam 2010

22

Biểu đồ 8 Phương pháp định giá 23Biểu đồ 9 Tương quan giữa ngân sách XTTM và tăng trưởng xuất khẩu 25Biểu đồ 10 Phương pháp dự báo được doanh nghiệp xuất khẩu sử dụng 26Biểu đồ 11 Các nhân tố ảnh hưởng đến khuynh hướng thị trường nhập khẩu 27Biểu đồ 12 Đánh giá về mức độ nhu cầu đối với các hoạt động XTTM 35Biểu đồ 13 Dịch chuyển thị trường xuất khẩu dự kiến 35Biểu đồ 14 Tần suất cập nhật thông tin về thị trường xuất khẩu, những vấn đề

liên quan đến giá cả, sản phẩm37

Biểu đồ 15 Tần suất điều tra nghiên cứu 37Biểu đồ 16 Tác động của hoạt động marketing đến hiệu quả kinh doanh xuất

khẩu của doanh nghiệp38

Biểu đồ 17 Công cụ marketing được sử dụng 38Biểu đồ 18 Thông điệp nội dung tiếp thị 39Biểu đồ 19 Tính phù hợp của việc tự thiết kế và đóng gói bao bì của doanh

nghiệp với thị trường xuất khẩu40

Biểu đồ 20 Đặc điểm lựa chọn trong thiết kế bao bì xuất khẩu 41

10

Cục Xúc tiến thương mại

Biểu đồ 21 Sản phẩm phù hợp với thị trường 42Biểu đồ 22 Doanh nghiệp tự đánh giá kỹ năng, tay nghề của công nhân so với

yêu cầu của doanh nghiệp43

Biểu đồ 23 Doanh nghiệp chi bao nhiêu % lợi nhuận cho hoạt động nghiên cứu và phát triển, đổi mới sản phẩm và công nghệ

43

Biểu đồ 24 Vai trò của việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng trong hoạt động sản xuất kinh doanh

44

Biểu đồ 25 Quan hệ XTTM đầu vào / đầu ra 45Biểu đồ 26 Lựa chọn mở rộng loại hình kênh phân phối 47Biểu đồ 27 Phát triển hệ thống phân phối tại nước ngoài 47Biểu đồ 28 Mạng lưới XTTM với vai trò điều phối trung tâm của Cục XTTM 55Biểu đồ 29 Điều kiện vật chất và cơ sở hạ tầng Cơ quan đại diện thương mại

tại nước ngoài 58

Biểu đồ 30 Điều kiện vật chất và cơ sở hạ tầng Trung tâm XTTM 59Biểu đồ 31 Điều kiện vật chất và cơ sở hạ tầng Hiệp hội 60Biểu đồ 32 Điều kiện vật chất và cơ sở hạ tầng của các tổ chức XTTM 60Biểu đồ 33 So sánh đánh giá nhu cầu doanh nghiệp xuất khẩu về dịch vụ

thông tin và nghiên cứu thị trường63

Biểu đồ 34 So sánh đánh giá nhu cầu doanh nghiệp về nhóm dịch vụ hội chợ và khảo sát

64

Biểu đồ 35 So sánh đánh giá nhu cầu doanh nghiệp xuất khẩu về nhóm dịch vụ hỗ trợ kinh doanh

65

Biểu đồ 36 So sánh liên kết của doanh nghiệp xuất khẩu với hiệu quả hỗ trợ từ các Tổ chức XTTM

66

Biểu đồ 37 Mức độ nhu cầu cần hỗ trợ của các Hiệp hội ngành hàng 67Biểu đồ 38 Mức độ nhu cầu cần hỗ trợ của các Trung tâm XTTM địa phương 68Biểu đồ 39 So sánh nhu cầu cần hỗ trợ của Trung tâm XTTM địa phương và

Hiệp hội ngành hàng 69

11

Báo cáo Xúc tiến xuất khẩu 2011 - 2012

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

ASEAN – Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á

BCG – Tập đoàn Tư vấn Boston

CBI – Trung tâm Xúc tiến Nhập khẩu Hà Lan

EU – Liên minh Châu Âu

HS – Danh mã hàng hóa theo phân loại của hệ thống hải quan quốc tế

ITC – Trung tâm Thương mại Quốc tế

ISO – Tổ chức Tiêu chuẩn Quốc tế

JETRO – Tổ chức XTTM Nhật Bản

FDI – Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài

GDP – Tổng giá trị quốc nội

R&D – Nghiên cứu và Triển khai

SA8000 – Bộ Tiêu chuẩn Trách nhiệm xã hội 8000

UBND – Ủy ban nhân dân

USD – Đô la Mỹ

VCCI – Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam

VND – Việt Nam đồng

XTTM – Xúc tiến thương mại

WTO – Tổ chức Thương mại Thế giới

12

Cục Xúc tiến thương mại

13

Báo cáo Xúc tiến xuất khẩu 2011 - 2012

PHẦN MỞ ĐẦUI. Mục đích của báo cáo

Mục đích chính của báo cáo là (1) phân tích thực trạng xuất khẩu của Việt Nam giai đoạn từ 2006 đến 2011 và dự báo xuất khẩu của Việt Nam đến năm 2015, (2) nghiên cứu đánh giá năng lực xúc tiến xuất khẩu của doanh nghiệp Việt Nam, từ đó đưa ra các giải pháp phát triển xuất khẩu tại doanh nghiệp, (3) đánh giá thực trạng năng lực mạng lưới XTTM gồm các trung tâm XTTM địa phương, các hiệp hội ngành hàng và các cơ quan đại diện thương mại Việt Nam tại nước ngoài để từ đó đưa ra các giải pháp và khuyến nghị nhằm cải thiện năng lực mạng lưới XTTM.

II. Phạm vi và nội dung chủ yếu của Báo cáo

- Phạm vi về thời gian:

+ Số liệu xuất khẩu từ năm 2006 đến năm 2011

+ Thời gian điều tra và phong vấn được thực hiện từ tháng 8 năm 2011 đến tháng 11 năm 2011. Đối tượng điều tra nghiên cứu: (1) doanh nghiệp xuất khẩu, (2) các Hiệp hội ngành hàng, (3) các Trung tâm XTTM địa phương và (4) các Cơ quan đại diện Thương mại Việt Nam tại nước nước ngoài.

- Phạm vi về nội dung:

+ Chỉ đánh giá xuất khẩu hàng hóa mà không nghiên cứu xuất khẩu dịch vụ của Việt Nam

+ Tập trung đánh giá năng lực XTTM của các Trung tâm XTTM địa phương, Cơ quan đại diện thương mại Việt Nam tại nước ngoài, các Hiệp hội ngành hàng và các doanh nghiệp xuất khẩu.

III. Phương pháp thực hiện Báo cáo

Phương pháp tổng hợp và phân tích, kết hợp với phương pháp điều tra, thu thập thông tin và tham vấn chuyên gia.

IV. Một số kết quả nghiên cứu chính

Nhằm đáp ứng mục tiêu đặt ra, nội dung Báo cáo được kết cấu bởi 3 Chương chính:

Chương 1: Thực trạng phát triển xuất khẩu của Việt Nam giai đoạn 2006-2011 và dự báo đến năm 2015

Chương 2: Năng lực xúc tiến xuất khẩu của doanh nghiệp Việt Nam

Chương 3: Thực trạng năng lực mạng lưới XTTM và hỗ trợ doanh nghiệp tại Việt Nam.

14

Cục Xúc tiến thương mại

CHƯƠNG 1 Thực trạng phát triển xuất khẩu của Việt Nam giai đoạn 2006-2011 và dự báo

đến năm 2015

Bức tranh chung về thương mại hàng hóa Việt Nam với thế giới từ năm 2003 đến nay là giá trị nhập khẩu lớn hơn so với giá trị xuất khẩu, thâm hụt tăng dần theo thời gian. Nếu trong năm 2003 thâm hụt thương mại vào khoảng 2,581 tỷ USD thì đến năm 2008 mức thâm hụt lên đến 12,782 tỷ USD, gấp 5 lần so với năm 2003. Năm 2009 mức thâm hụt là 15,412 tỷ USD, gấp 5,9 lần so với năm 2003. Trong năm 2010, cán cân thương mại tiếp tục nghiêng về nhập siêu với mức thâm hụt vào khoảng trên 12,61 tỷ USD. Thâm hụt thương mại năm 2011 ước tính là 9,25 tỷ USD, bằng 9,89% kim ngạch xuất khẩu. Vấn đề nghiêm trọng hơn là việc này làm thâm hụt cán cân thanh toán, tạo áp lực lên việc phá giá đồng nội tệ và điều chỉnh lãi suất. Về lâu dài, thâm hụt cán cân thanh toán được bù đắp bằng nguồn ngoại tệ từ khu vực FDI, kiều hối, khi không đủ nó phải được đi vay thông qua việc điều chỉnh chênh lệch giữa lãi suất tiền đồng với lãi suất ngoại tệ, từ đó gây áp lực phá giá lên đồng nội tệ và ảnh hưởng đến lạm phát cũng như mức tăng giá nói chung.

Xuất khẩu của Việt Nam nói chung xác lập vị thế cạnh tranh trên thị trường toàn cầu ở nhóm hàng hóa cơ bản như dầu mo và khoáng sản, nông sản, hàng dệt may, da giày, thủy sản, đồ gỗ và điện tử. Đây là những ngành thâm dụng lao động lớn nhưng về xu thế không còn tăng trưởng nhanh trên thế giới, đồng thời rất dễ bị ảnh hưởng bởi việc hạ thấp chi phí từ các đối thủ mới có chi phí lao động thấp. Nhiều nghiên cứu cho thấy, trong tương lai gần Việt Nam khó có thể chuyển đổi năng lực công nghệ để nâng lên mức cao hơn trong thang giá trị gia tăng toàn cầu. Trong khi đó, khu vực FDI chưa chuyển giao hiệu quả công nghệ cho phía Việt Nam và mức đầu tư cho nghiên cứu triển khai trên cả nước rất thấp làm chậm tiến trình chuyển đổi năng lực sản xuất theo hướng hiện đại.

Xem xét xuất khẩu không thể tách rời xem xét nhập khẩu. Tại Việt Nam, nhập khẩu nguyên phụ liệu và công nghệ góp tỷ trọng lớn trong tỷ trọng giá trị xuất khẩu. Điều này phản ánh năng lực ngành công nghiệp hỗ trợ tại Việt Nam là vô cùng yếu và mới chỉ bắt đầu được quan tâm trong một vài năm gần đây. Nhiều chiến lược và kế hoạch cho tăng trưởng xuất khẩu mà không xem xét kỹ vào thực trạng và năng lực sản xuất hiện tại, thực trạng ngành công nghiệp hỗ trợ cho thấy rằng, càng muốn gia tăng xuất khẩu các mặt hàng thô và căn bản, nền kinh tế càng trở nên dễ bị tổn thương hơn với các cú sốc bên ngoài. Lý do cơ bản là, thay vì sản xuất ra với chi phí cao các sản phẩm hỗ trợ đầu vào, doanh nghiệp có thể nhập khẩu nguyên phụ liệu từ Trung Quốc và ASEAN với chất lượng tương đương và giá thành rẻ hơn nhiều (không tính đến phần nhập khẩu công nghệ). Năm thị trường chính là Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản, Trung Quốc và ASEAN chiếm tỷ trọng tới 70% trong tổng giao dịch thương mại với Việt Nam. Trong đó, Việt Nam có thặng dư thương mại với thị trường Hoa Kỳ và EU, có khi thặng dư có khi thâm hụt với thị trường Nhật Bản, còn lại là thâm hụt và nhập siêu nghiêm trọng từ thị trường Trung Quốc và ASEAN. Như vậy, chúng ta đang lấy thặng dư từ Hoa Kỳ và EU để bù đắp cho thâm hụt từ Trung Quốc và ASEAN. Điều đáng buồn

15

Báo cáo Xúc tiến xuất khẩu 2011 - 2012

là, cơ cấu hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc và ASEAN không chỉ là nguyên phụ liệu mà còn bao gồm công nghệ sản xuất, hàm nghĩa Việt Nam đang nhập khẩu công nghệ lạc hậu và cũ kỹ của thế giới, điều này dẫn đến việc càng khó tăng năng suất trong tương lai cũng như khó có thể giúp Việt Nam bước nhanh hơn trong việc theo đuổi giá trị gia tăng cao trong chuỗi giá trị toàn cầu.

1.1. Thực trạng xuất khẩu Việt Nam

1.1.1.Tình hình chung

Tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá năm 2011 ước đạt 96,3 tỷ USD, tăng 33,3% so với năm 2010, vượt chỉ tiêu đề ra (tăng 10%). Xuất khẩu của khu vực doanh nghiệp 100% vốn trong nước chiếm tỷ trọng 50,3%, đạt 48,4 tỷ USD với tốc độ tăng trưởng vượt trội, tăng 45,9% so với năm 2010. So với năm 2010 có thêm 2 mặt hàng là túi xách, va li, mũ, ô dù và sản phẩm từ sắt thép có kim ngạch trên 1 tỷ USD, đưa các mặt hàng có kim ngạch trên 1 tỷ USD lên con số 23 mặt hàng. Xuất khẩu của khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, chiếm 49,7% đạt khoảng 47,9 tỷ USD, tăng 22,5%.

Năm 2011, tuy kinh tế thế giới và trong nước gặp nhiều khó khăn, thách thức, nhưng hoạt động xuất khẩu vẫn đạt kết quả cao, vượt trội cả về quy mô xuất khẩu và tốc độ tăng so với năm trước. Tốc độ tăng xuất khẩu cao hơn tốc độ tăng của nhập khẩu, nhập siêu đã giảm cả về kim ngạch tuyệt đối, cả về tỷ lệ nhập siêu. Tỷ lệ xuất khẩu/GDP vượt qua mức 80% (năm 2010 là 70%).

Biểu đồ 1

Tốc độ tăng/giảm xuất khẩu, nhập khẩu và tỷ lệ nhập siêu/xuất khẩu năm 2001 - 2011

50

40

30

20

-20

10

-10

0

2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 20082009 2010 2011

Tốc độ tăng/giảm XK Tốc độ tăng/giảm NK Tỷ lệ nhập siêu/xuất khẩu

Nguồn: Tổng cục Hải quan

Nhịp độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu bình quân hàng năm giai đoạn 2001-2010 ở mức cao, đạt 19%/năm. Quy mô xuất khẩu tăng từ 15 tỷ USD năm 2001 lên 72,19 tỷ năm 2010, tăng hơn 4,7 lần. Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam trên GDP tăng từ 46% năm 2001 lên 70% năm 2010. Năm 2004, Việt Nam chỉ có 6 nhóm hàng đạt kim ngạch trên 1 tỷ USD thì đến nay đã

16

Cục Xúc tiến thương mại

có 23 nhóm hàng. Sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam đã có mặt trên thị trường của 220 nước và vùng lãnh thổ. Xuất khẩu của khu vực doanh nghiệp trong nước đã vươn lên chiếm tỷ trọng 50,3% (năm 2010 là 45,8%) với tốc độ tăng trưởng vượt trội, tăng 45,9% so với năm 2010.

Trong 10 năm qua, xuất khẩu đã đóng góp tỷ trọng lớn nhất vào tăng trưởng kinh tế. Các điều kiện nghiêm ngặt của thị trường nhập khẩu đã khuyến khích áp dụng các quy định về môi trường và an toàn vệ sinh thực phẩm, phương pháp sản xuất thân thiện môi trường. Bên cạnh đó, phát triển xuất khẩu góp phần tạo thêm việc làm, tăng thu nhập, nâng cao trình độ lao động, xóa đói giảm nghèo, nhất là đối với khu vực nông thôn. Tuy nhiên, việc chuyển đổi mô hình tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam trong tương lai từ các ngành xuất khẩu thâm dụng lao động sang các ngành mang hàm lượng tri thức và công nghệ cao đang là một bài toán cần có lời giải cụ thể. Những ngành xuất khẩu hiện tại càng bền vững thì khả năng chuyển đổi càng khó khăn. Chuyển đổi mà không tính đến việc sử dụng tối đa lao động và dịch chuyển lao động sang các ngành mới thì có thể xuất hiện tình trạng thất nghiệp, kéo theo những hệ lụy về an ninh và bất ổn xã hội.

Giá trị gia tăng của hàng hóa xuất khẩu thấp do chủ yếu dựa vào khai thác các yếu tố về điều kiện tự nhiên và nguồn lao động rẻ. Chính sách phát triển xuất khẩu trong thời gian qua quá chú trọng đến chỉ tiêu về số lượng, chưa thật sự quan tâm đến chất lượng và hiệu quả xuất khẩu. Chúng ta chưa khai thác một cách hiệu quả lợi thế cạnh tranh xuất khẩu dựa vào công nghệ, trình độ lao động, quản lý… để tạo ra các nhóm hàng xuất khẩu có khả năng cạnh tranh cao, có hàm lượng khoa học, công nghệ cao, có khả năng tham gia vào khâu tạo ra giá trị gia tăng cao trong chuỗi giá trị toàn cầu. Bên cạnh đó, mở rộng xuất khẩu đang có nguy cơ làm cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên, suy giảm đa dạng sinh học và ô nhiễm môi trường. Tăng trưởng xuất khẩu, ở chừng mực nào đó, chủ yếu dựa vào việc khuyến khích khai thác tài nguyên thiên nhiên và sử dụng ngày càng nhiều các yếu tố đầu vào gây ô nhiễm. Chia sẻ lợi ích từ xuất khẩu chưa thật bình đẳng, đặc biệt là lợi ích thu được từ các nhóm hàng xuất khẩu có nguồn gốc thiên nhiên. Cơ hội về thu nhập và việc làm dựa vào xuất khẩu chưa thật sự bền vững đối với nhóm xã hội dễ bị tổn thương là người có thu nhập thấp, khu vực nông nghiệp, khoảng cách giàu nghèo gia tăng.

1.1.2. Xuất khẩu theo thị trường

Sử dụng dữ liệu tổng hợp của Trademap-ITC để đánh giá Top 10 thị trường nhập khẩu cao nhất của Việt Nam tính từ năm 2006 đến nay là Hoa Kỳ, Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, Úc, Malaysia, Thái Lan, Thụy Sỹ, Đài Loan, Pháp. Ngoài Top 10 thị trường nhập khẩu hàng Việt Nam, các thị trường khác sau Top 10 tính tổng giá trị cho 5 năm trở lại đây là Canada, Thổ Nhĩ Kỳ, Braxin, Nam Phi, Isarel, Cộng hòa Séc, Chi Lê, Bồ Đào Nha, Peru và Costa Rica.

17

Báo cáo Xúc tiến xuất khẩu 2011 - 2012

Biểu đồ 2

Các thị trường nhập khẩu hàng Việt Nam(Sản phẩm: Tất cả các mặt hàng)

Nguồn: ITC

Biểu đồ 3

Tăng trưởng cầu đối với các mặt hàng xuất khẩu trọng điểm của Việt Nam năm 2010(Sản phẩm: Tất cả các mặt hàng)

Nguồn: ITC

18

Cục Xúc tiến thương mại

Biểu đồ quan hệ ba biến giữa (1) mức tăng trưởng xuất khẩu hàng năm của Việt Nam với (2) tăng trưởng nhập khẩu của các thị trường xác định vị trí các nước trên trục tọa độ, kích thước bóng thể hiện thị phần nhập khẩu của đối tác trong tổng nhập khẩu toàn cầu tính cho tất cả các loại hàng hóa. Hình trên cho thấy, mức tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam so với mức tăng nhập khẩu chung của đối tác là cao hơn (bóng màu xanh), trừ các thị trường Indonesia, Singapore và Úc có mức tăng trưởng nhập khẩu cao hơn. Các thị trường năng động như Trung Quốc, Hàn Quốc, Hồng Kông vừa có thị phần lớn vừa tăng trưởng nhanh và xuất khẩu của Việt Nam góp phần lớn vào sự tăng trưởng nhanh chóng này.

Trong giai đoạn từ năm 2006 đến 2010, mức tăng trưởng xuất khẩu hàng năm cho các thị trường của Việt Nam nằm trong ngưỡng từ 10%-20%, trong khi các thị trường này đang ổn định và nhiều thị trường có xu hướng tăng trưởng âm. Điều này ngụ ý rằng cạnh tranh sẽ càng gay gắt hơn và Việt Nam được lựa chọn là quốc gia cung ứng các sản phẩm hàng hóa nguyên vật liệu thô với chi phí thấp hoặc là quốc gia được lựa chọn thực hiện gia công hàng dệt may và giày dép.

1.1.3. Xuất khẩu theo mặt hàng

Trong một thời kỳ dài kể từ năm 1986 đến nay, các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam vẫn là than, dầu thô, gạo, cà phê, hạt tiêu, dệt may, giày dép và phụ kiện, thủy sản và hàng điện tử.

Biểu đồ 4

Khả năng cung ứng nội địa và tăng trưởng cầu thị trường quốc tế với hàng xuất khẩu của Việt Nam - 2010

Nguồn: ITC

19

Báo cáo Xúc tiến xuất khẩu 2011 - 2012

Phân tích 20 mặt hàng trọng điểm của Việt Nam xuất khẩu trong giai đoạn 2006-2010 cho thấy mức quan hệ của 3 yếu tố (1) mức độ tăng trưởng nhập khẩu hàng năm trên thế giới với (2) thị phần của Việt Nam trên thế giới và kích thước bóng thể hiện giá trị xuất khẩu, màu xanh thể hiện việc tăng thị phần của phía Việt Nam trong tổng thị phần toàn cầu và màu vàng thể hiện việc giảm thị phần của Việt Nam trong tổng toàn cầu. Hai mặt hàng chúng ta mất thị phần là nhiên liệu khoáng sản dầu mo (mã HS 27) và cà phê, chè, gia vị (mã HS 09). Ba nhóm tăng trưởng thị phần cao của Việt Nam là giày dép (mã HS 64), thủy hải sản (mã HS 03) và quần áo phụ kiện dệt và không dệt (mã HS 61, 62). Do ảnh hưởng của thị trường nhà đất Hoa Kỳ, ngành xây dựng và vật liệu xây dựng đều có tăng trưởng âm và sụt giảm trên thế giới, mặc dù vậy Việt Nam vẫn đạt được mức tăng dương so với tăng trưởng âm của thế giới. Nhưng dù sao các ngành này cũng cho thấy sự khó khăn và cạnh tranh khốc liệt hơn.

Biểu đồ 5Khả năng cung ứng nội địa và tăng trưởng cầu thị trường quốc tế với hàng xuất khẩu của

Việt Nam - 2010

Nguồn: ITC

20

Cục Xúc tiến thương mại

Tăng trưởng thương mại toàn cầu cho tất cả các mặt hàng giai đoạn 2006-2010 đạt mức tăng trưởng 3%, có nghĩa là toàn cầu tăng trưởng xuất khẩu 3% tương đương tăng trưởng nhập khẩu cũng tăng 3%. So với mức bình quân thế giới để thấy một số khác biệt theo mặt hàng của Việt Nam. Hình bên thể hiện quan hệ của (1) mức độ tăng trưởng nhập khẩu trên thế giới giai đoạn 2006-2010, (2) tăng trưởng thị phần xuất khẩu của Việt Nam, kích thước bóng thể hiện giá trị xuất khẩu, màu xanh thể hiện ngành này Việt Nam có thặng dư xuất khẩu, còn bóng màu vàng thể hiện ngành này của Việt Nam có thâm hụt thương mại (nhập khẩu cao hơn xuất khẩu). Xuất khẩu mặt hàng của Việt Nam chủ yếu rơi vào hai khu vực chính là (1) tăng trưởng thị phần trong khu vực tăng trưởng toàn cầu và (2) tăng trưởng thị phần trong khu vực suy giảm toàn cầu. Ở khu vực 1 gồm các ngành liên quan đến thực phẩm thiết yếu như: thủy sản, thịt, cá, chế biến hải sản, ngũ cốc, trái cây. Ở khu vực 2 gồm các ngành như: giày dép, nội thất, đồ gỗ. Riêng hàng dệt may thì nhóm mã HS 61 (quần áo, phụ kiện dệt) nằm ở khu vực 1 còn nhóm mã HS 62 (quần áo, phụ kiện không dệt) thì nằm ở khu vực 2. Riêng cà phê, chè, gia vị của Việt Nam bị mất thị phần trong khu vực tăng trưởng toàn cầu.

1.1.4. Sự phù hợp và dịch chuyển của mặt hàng theo thị trường

Một số nhóm mặt hàng chính gắn với các thị trường nhập khẩu và mức độ thay đổi được liệt kê và phân loại dưới đây theo ngành hàng. (Thông tin được phân tích dựa theo nguồn số liệu của Tổng cục Hải quan Việt Nam). Mỗi ngành có những đặc thù riêng trong giai đoạn biến động mạnh về kinh tế và chính trị trên toàn thế giới. Tuy nhiên, việc sản xuất các mặt hàng nhu yếu phẩm và thực phẩm giúp cho Việt Nam đứng vững trong giai đoạn biến động này. Năm 2011, trừ thị trường Châu Đại dương giảm còn lại các khu vực thị trường khác đều tăng, trong đó thị trường Châu Phi tăng cao nhất, ước tăng 200%, tiếp đó đến thị trường Châu Á ước tăng 40,3%, thị trường Châu Âu ước tăng 28,4%, thị trường Châu Mỹ ước tăng 18%, và thị trường Châu Đại dương giảm 3,8%.

Hàng dệt may: Trong năm 2011, mặt hàng dệt may xuất khẩu bình quân đạt hơn 1,16 tỷ USD/tháng, kim ngạch xuất khẩu cả năm đạt khoảng 14,04 tỷ USD, tốc độ tăng trưởng đạt 25,3% so với năm 2010. Thị trường nhập khẩu hàng dệt may của Việt Nam khác biệt tùy thuộc vào nhóm mặt hàng quần áo phụ kiện dệt (nhóm mã HS 61) hoặc quần áo phụ kiện không dệt (nhóm mã HS 62). Đối với nhóm 61, Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản vẫn là 3 thị trường nhập khẩu hàng đầu của Việt Nam, tiếp theo, là các thị trường Hàn Quốc, Canada, Đài Loan, Mexico và Trung Quốc. Trong năm qua, không có sự dịch chuyển đáng kể nào giữa các thị trường nhóm hàng này. Riêng đối với nhóm HS 62, có sự rượt đuổi nhập khẩu giữa thị trường Đức và Hàn Quốc. Thị trường Hoa Kỳ vẫn dẫn đầu, có sự sụt giảm nhẹ vào quý 4/2010 và tăng nhanh trở lại từ quý 2/2011. Hàn Quốc đứng vị trí thứ 3 so với Trung Quốc ở vị trí thứ 8, thị trường nhập khẩu EU phát triển ổn định.

Giày dép các loại: Năm 2011, xuất khẩu giày dép đạt 6,54 tỷ USD tăng trưởng 27,9% so với 2010. Hoa Kỳ và EU vẫn là các thị trường nhập khẩu chính. Thị trường Hoa Kỳ, giảm nhẹ vào quý 4/2010 và tăng trưởng nhanh từ quý 1/2011. Nếu xét riêng từng vùng lãnh thổ thì Nhật Bản ở vị trí thứ 4, Trung Quốc thứ 5, Mexico thứ 8 và Hàn Quốc thứ 9. Đối sánh với việc Trung Quốc cũng là quốc gia xuất khẩu giày dép hàng đầu thì việc Trung Quốc nhập khẩu giày dép của Việt Nam duy trì thứ hạng cao cũng là một đặc điểm nổi trội.

21

Báo cáo Xúc tiến xuất khẩu 2011 - 2012

Thuỷ sản: Năm 2011, xuất khẩu thuỷ sản đạt 6,11 tỷ USD, tăng trưởng 21,8% so với năm 2010. Đối với cá và thủy sản ở nhóm mã HS 03, 3 thị trường dẫn đầu vẫn là Hoa Kỳ, Nhật Bản và Hàn Quốc. Tính từ năm 2006, xuất khẩu nhóm này thường thấp vào quý 1, 2 và cao vào quý 3, quý 4 hàng năm. Riêng 3 thị trường dẫn đầu là Hoa Kỳ, Nhật Bản và Hàn Quốc có sự tăng cao vào quý 3, quý 4 năm 2010. Thái Lan ở vị trí 13, Malaysia ở vị trí 18 là hai quốc gia ASEAN nhập khẩu cá từ Việt Nam trong Top 20, trong khi Trung Quốc ở vị trí 19.

Đối với hàng hải sản chế biến thuộc nhóm mã HS 16, chu trình thời gian và khối lượng nhập khẩu khá tương tự thủy sản tươi nhóm mã HS 03. Tuy nhiên, xét về thị trường thì nhóm 16 có sự bứt phá của Thái Lan ở vị trí thứ 7 và Úc ở vị trí thứ 4. Ba thị trường nhập khẩu hàng đầu nhóm 16 vẫn là Hoa Kỳ, Nhật Bản và Hàn Quốc.

Dầu thô: Kim ngạch dầu thô xuất khẩu năm 2011 đạt 7,24 tỷ USD, tăng trưởng 46,1% so với năm 2010. Dầu thô của Việt Nam xuất khẩu chủ yếu sang Úc, Nhật Bản, Trung Quốc, Malaysia. Giai đoạn 2006 đến quý 3 năm 2008, thị trường xuất khẩu dầu thô sụt giảm do việc Việt Nam có thể tự lọc dầu. Thị trường dầu thô duy trì mức xuất khẩu thấp từ quý 4 năm 2008 đến quý 1 năm 2011 và tăng hẳn vào quý 2 năm 2011. Vị thế nhập khẩu dịch chuyển từ Úc ở vị trí số 1 sang Trung Quốc ở vị trí số 1 với mức nhập khẩu khá tương đồng giữa Trung Quốc, Nhật Bản và Úc vào năm 2011, khác xa với tỷ trọng vượt trội của Úc năm 2008. Hoa Kỳ ở vị trí thứ 6 trong khi Hàn Quốc ở vị trí thứ 5 nhờ tăng trưởng nhập khẩu mạnh từ quý 1 năm 2009.

Gạo: Năm 2011, sản lượng lúa gạo dự kiến đạt 42 triệu tấn, tăng cao hơn khoảng 2 triệu tấn so với năm trước, một mặt do thời tiết thuận lợi, một mặt do giá lúa gạo tăng cuối năm 2010 đầu năm 2011 khuyến khích nông dân mở rộng canh tác. Kim ngạch xuất khẩu gạo ước đạt 3,65 tỷ USD, tăng 12,6% so với năm 2010. Philippin là đối tác dẫn đầu về nhập khẩu gạo của Việt Nam, tiếp theo là các thị trường: Malaysia, Trung Quốc, Hoa Kỳ, Đài Loan.

Cao su: Năm 2011, kim ngạch xuất khẩu cao su đạt 3,23 tỷ USD, tăng trưởng 35,4% so với năm 2010. Trung Quốc là thị trường dẫn đầu về nhập khẩu cao su của Việt Nam, chiếm khoảng 60% tổng lượng cao su xuất khẩu của cả nước. Tiếp theo là Malaysia, Hàn Quốc, Đài Loan, Đức, Hoa Kỳ, Nhật Bản.

Điện, điện tử và máy vi tính: Năm 2011, mặt hàng mới là điện thoại các loại và linh kiện lần đầu tiên đạt 6,88 tỷ USD, tăng trưởng 198,4% và vươn lên vị trí thứ 2 về xuất khẩu, chỉ sau mặt hàng dệt may. Kim ngạch xuất khẩu máy vi tính, điện tử và linh kiện đạt hơn 4,66 tỷ USD, tăng trưởng khoảng 30,1% so với năm 2010. Hai nhóm hàng này đạt tổng kim ngạch xuất khẩu hơn 10 tỷ USD. Nhóm mã HS 85 về điện, điện tử và điện thoại, Trung Quốc vượt lên vị trí dẫn đầu về nhập khẩu trước hai thị trường Nhật Bản và Hoa Kỳ. Tương tự, Trung Quốc dẫn đầu về nhập khẩu ở nhóm mã HS 84.73 về máy tính và linh kiện máy tính và bo xa hai đối thủ phía sau là Philipin và Đài Loan. Trong khi Hoa Kỳ có sự sụt giảm liên tiếp từ quý 4 năm 2009 đến nay đối với việc nhập khẩu nhóm mặt hàng này.

Đồ gỗ: Năm 2011, kim ngạch xuất khẩu gỗ và các sản phẩm từ gỗ đạt 3,95 tỷ USD, tăng trưởng 15,1% so với năm 2010. Sự tăng trưởng này do có sự gia tăng nhập khẩu nhanh chóng từ thị

22

Cục Xúc tiến thương mại

trường Trung Quốc. Sau cuộc khủng hoảng thị trường nhà đất Hoa Kỳ, xuất khẩu đồ gỗ sang Hoa Kỳ đã giảm, trong khi Nhật Bản và Hàn Quốc tăng nhẹ nhập khẩu và vượt lên trên Hoa Kỳ.

1.1.5. Giá trị gia tăng trong xuất khẩu sản phẩm Việt Nam

Xem xét cơ cấu xuất nhập khẩu theo ngành cho thấy khu vực nông lâm thủy sản luôn xuất siêu, còn khu vực công nghiệp, xây dựng và dịch vụ luôn nhập siêu. Để gia tăng hàm lượng trị giá cho các sản phẩm nông lâm thủy sản, vấn đề khó khăn không phải là công nghệ sản xuất thực phẩm hoặc hàng chế biến, mà chính là khó khăn về khâu tiếp thị và phát triển thị trường, đặc biệt là xây dựng và quản trị hệ thống phân phối trực tiếp đến người tiêu dùng. Nông nghiệp đang là ngành tạo ra ngoại tệ để phục vụ hoạt động của các ngành công nghiệp, xây dựng và dịch vụ.

Đối với các ngành hàng dệt may, giày dép, điện tử thì xuất khẩu phụ thuộc quá nhiều vào việc nhập khẩu các nguyên phụ liệu và các sản phẩm phụ trợ. Nếu tăng xuất khẩu các ngành này, nhập khẩu cũng gia tăng tương ứng. Các mặt hàng muốn chuyển từ phân đoạn bán sản phẩm mang tính gia công với chi phí thấp sang các sản phẩm khác biệt hóa, có thương hiệu trực tiếp tại thị trường nhập khẩu sẽ vô cùng khó khăn và đòi hoi đầu tư lớn mới có thể cạnh tranh được với các doanh nghiệp toàn cầu. Điều này là không thể đối với quy mô và năng lực của doanh nghiệp Việt Nam. Nhưng nguy hiểm hơn nữa khi việc lệ thuộc vào sản phẩm đầu vào từ nước ngoài kéo theo hệ lụy là Việt Nam không có quyền tác động đến mức giá và khối lượng đầu vào từ nguồn cung. Trong trường hợp nguồn cung tăng giá hoặc hạn chế số lượng, sẽ phá vỡ mô hình sản xuất dựa trên lao động giá rẻ của Việt Nam hiện nay.

Để thấy được rõ nét các phân tích về chuỗi giá trị toàn cầu này, có lẽ cần các nghiên cứu riêng cho từng ngành hàng và từng sản phẩm cụ thể. Từ đó, Chính phủ có chiến lược và lộ trình hành động cho việc khuyến khích thay đổi ngành kinh tế, chuyển dịch sang các khu vực có giá trị gia tăng cao hơn, được hưởng các chính sách ưu đãi và hỗ trợ phát triển của Chính phủ. Tái cấu trúc ngành kinh doanh trọng điểm cho nền tảng tăng trưởng là một vấn đề khá phức tạp, liên quan đến nhiều Bộ/Ngành và đòi hoi định hướng chiến lược và tầm nhìn dài hạn của Chính phủ để có thể đầu tư đủ cho phát triển. Ngay lập tức, có thể Việt Nam chưa có các ngành công nghệ sinh học phân tử, sản phẩm dựa trên nghiên cứu tế bào mầm, thực phẩm biến đổi gen hoặc thiết bị công nghệ thông tin và phát triển nội dung số. Nhưng ưu tiên và có chính sách ưu đãi cho phát triển các ngành dựa trên nền tảng công nghệ cao sẽ đảm bảo tăng trưởng bền vững trong dài hạn.

1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu của Việt Nam

Theo kết quả điều tra, các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu của Việt Nam đến từ 4 nhóm nhân tố chính, thứ nhất là thiếu vốn (24,36% rất khó khăn và 24,49% khá khó khăn), thiếu nguyên liệu đầu vào (16,9% rất khó khăn và 26,76% khá khó khăn), yêu cầu thị trường phức tạp (21,95% rất khó khăn và 37,8% khá khó khăn) và giá thành các chi phí vận chuyển phân phối và lưu trữ tại Việt Nam cao đặc biệt là các chi phí vận động và bôi trơn trong việc thực hiện các thủ tục hành chính được tính vào chi phí. Doanh nghiệp có thể tiết giảm chi phí đầu vào, tối thiếu lương và quản trị

23

Báo cáo Xúc tiến xuất khẩu 2011 - 2012

nhân sự hiệu quả nhưng lại không thể và không có cách nào để giảm các chi phí giao dịch xã hội, mà các chi phí này cấu thành một phần không nho trong giá thành để có thể cạnh tranh.

Biểu đồ 6

Mức độ khó khăn bất cập trong việc cạnh tranh và phát triển thị trường xuất khẩu

21.95

10.53

19.28

16.9

24.36

8

4.35

10.13

37.8

43.42

39.75

26.76

29.49

16

10.14

25.3226.83

32.89

28.92

25.35

21.79

33.3334.78

31.65

12.210.53

12.05

19.72

12.82

28

23.19

16.45

1.222.63

11.27 11.54

14.67

27.54

16.45

yêu cầu thị trườngphức tạp

thị hiếu người đadạng của người

tiêu dùng

giá thành cao (vềchi phí vận

chuyển, phânphối, lưu trữ)

thiếu nguyên liệuđầu vào

thiếu vốn thiếu công nghệ thiếu phương tiệnvận chuyển cho

việc thu mua

thiếu nhân lực cóđủ trình độ, kỹ

năng thực hànhgiỏi

Rất khó khăn Khá khó khăn Trung bình Ít khó khăn Không khó khăn

Nguồn: Cục XTTM

Do các mặt hàng của Việt Nam không đòi hoi công nghệ cao nên sử dụng công nghệ đại trà và cơ cấu nhập khẩu cho thấy đây là các công nghệ ít tiên tiến (so sánh tương đối với Hoa Kỳ và Châu Âu) vì ta chủ yếu nhập công nghệ từ Trung Quốc và ASEAN). Tương tự, các ngành nông nghiệp và gia công xuất khẩu tại Việt Nam chưa đến mức đòi hoi nguồn nhân lực có tri thức cao nhưng lại cần có kỹ năng thực hành gioi. Trong khi lao động phổ thông chuyển đổi giữa các ngành dệt may, giày dép sang điện tử đã làm mất đi rất nhiều công sức trong việc đào tạo tay nghề công nhân.

24

Cục Xúc tiến thương mại

1.2.1. Các yếu tố đầu vào nhập khẩu và quan hệ với xuất khẩu

Biểu đồ 7

Dung lượng thị trường và mức độ tăng trưởng cung thị trường thế giới cho nhập khẩu của Việt Nam 2010

Nguồn: ITC

Xem xét các mặt hàng nhập khẩu của Việt Nam cho thấy việc nhập khẩu cho tiêu dùng, công nghiệp và xây dựng là chủ yếu. Tỷ trọng lớn rơi vào nhóm thiết bị, sắt thép, phương tiện giao thông, điện tử và nhiên liệu. Ngoài ra có mức tăng đột xuất của nguyên phụ liệu (vải dệt nhóm mã HS 60) do tăng trưởng xuất khẩu đột ngột của nhóm ngành hàng dệt may và giày dép.

Theo số liệu của ITC, nhập khẩu nhóm hàng nguyên phụ liệu dệt may, da giày đạt 9,8 tỷ USD, tăng 33,6% so với năm 2009. Trong đó, trị giá vải nhập khẩu là: 5,36 tỷ USD, nguyên phụ liệu: 2,62 tỷ USD, xơ sợi dệt: 1,18 tỷ USD và bông là 674 triệu USD. Nguồn nhập khẩu chính từ các thị trường: Trung Quốc dẫn đầu với 3,13 tỷ USD, tăng 50%; Hàn Quốc: 1,73 tỷ USD, tăng 20,3%; Đài Loan: 1,73 tỷ USD, tăng 17,3%; Hồng Kông: 539 triệu USD, tăng 30%; Nhật Bản: 514 triệu USD, tăng 10,2%. Tổng trị giá nhập khẩu từ 5 thị trường này là 7,63 tỷ USD, chiếm 78% tổng kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng này của cả nước. Nếu tính tổng xuất khẩu cả dệt may và giày dép năm 2010 đạt 16,33% thì nguyên phụ liệu nhập khẩu đã chiếm tỷ trọng 60,01% trong trị giá hàng xuất. Khoảng gần 40% còn lại dành cho chi phí máy móc, trang thiết bị, nhà xưởng, nhân công và vận hành doanh nghiệp, từ đó có thể suy ra tỷ suất lợi nhuận là không cao, đạt chưa đến 10% trong toàn ngành.

Năm 2011, trong tổng nhập khẩu, nhóm hàng cần thiết nhập khẩu chiếm một tỷ trọng đáng kể,

25

Báo cáo Xúc tiến xuất khẩu 2011 - 2012

chủ yếu để phục vụ sản xuất, cho gia công hàng xuất khẩu và tiêu dùng trong nước, chiếm tỷ trọng 80% tổng kim ngạch nhập khẩu, tăng 23,4%. Có nhiều mặt hàng có lượng nhập khẩu giảm như ngô (giảm 44,8%), clanhke (giảm 57,7%), bông (giảm 9%), thép các loại (giảm 20,8%), xe máy các loại giảm (30,9%), tuy nhiên cũng có một số mặt hàng có lượng nhập khẩu cao là phân bón (tăng 20,5%), cao su các loại (tăng 22%). Một số mặt hàng có giá trị nhập khẩu tăng cao là: xăng dầu và thuỷ sản tăng trên 60%, bông, vải tăng trên 55%, lúa mỳ, phân bón, cao su các loại tăng trên 40%.

1.2.2. Quốc gia nhỏ tham gia thị trường toàn cầu

Xuất khẩu của Việt Nam ra thế giới không có nhóm hàng nào chiếm quá 10% thị phần toàn cầu, điều này có nghĩa là chúng ta không có quyền quyết định mức giá trên thị trường toàn cầu. Ngay cả một số mặt hàng nông sản mà Việt Nam trong Top dẫn đầu trên thị trường thế giới như: gạo, cà phê, hạt điều... thì Việt Nam vẫn không đủ năng lực quyết định mức giá bán trên thị trường toàn cầu.

Giá hàng hóa xuất khẩu năm 2011 tăng trên tất cả các nhóm hàng. Tính riêng nhóm hàng nông sản do tăng giá đã làm cho kim ngạch xuất khẩu tăng 2,66 tỷ USD, nhóm khoáng sản do tăng giá đã làm cho kim ngạch xuất khẩu tăng 2,32 tỷ USD. Tính chung cả hai nhóm do tăng giá đã đóng góp 4,98 tỷ USD vào kim ngạch xuất khẩu. Nếu tính cả tăng giá và lượng của 2 nhóm hàng này thì đóng góp khoảng 5,5 tỷ USD vào gia tăng kim ngạch xuất khẩu.

Nhóm nghiên cứu đánh giá phương pháp định giá của doanh nghiệp xuất khẩu để xem xét phương pháp định giá phổ biến mà các doanh nghiệp áp dụng đối với giá hàng xuất khẩu là gì? Kết quả cho thấy phương pháp định giá trên cơ sở giá của sản phẩm đã có sẵn trên thị trường và định giá phân biệt theo từng phân khúc là phương pháp phổ biến được lựa chọn.

Biểu đồ 8

Phương pháp định giá

15

55

17

0 1

35

0

10

20

30

40

50

60

định giá thấp hơn đốithủ cạnh tranh với

cùng mức chất lượng,chủng loại

định giá trên cơ sởgiá của sản phẩm đã

có trên thị trường

định giá cao hơn đốithủ cạnh tranh với

mức chất lượng caohơn

giảm giá từ từ liên tụctrong một khoảng thời

gian dài

giảm giá đột ngộttrong một khoảng thời

gian ngắn

định giá phân biệt theotừng phân khúc thị

trường

Nguồn: Cục XTTM

26

Cục Xúc tiến thương mại

Phương pháp giảm giá liên tục (low-cost, phí hạ) là một trong hai chiến lược cơ bản thành công thì không có doanh nghiệp nào áp dụng được do việc không ngừng tăng năng suất để giảm chi phí hoặc giảm chi phí các đầu vào cũng như cách thức tổ chức triển khai sản xuất tiết kiệm tại Việt Nam đã gặp giới hạn.

Với phương pháp định giá này, việc tác động đến kết quả xuất khẩu được các doanh nghiệp tham gia nghiên cứu đánh giá là 15,66% tốt, 59,04% khá, 24,1% trung bình và 1,2% kém. Kết quả cho thấy mức tác động chủ yếu chỉ đạt được ở mức trung bình khá. Điều này ngụ ý các doanh nghiệp và ngành hàng sản xuất tại Việt Nam khó có thể có được việc thay đổi phương pháp định giá trong dài hạn mà lệ thuộc vào mức giá chung trên thị trường toàn cầu. Hạn chế do không thể tăng năng suất nhằm giảm thiểu chi phí cũng như cải tiến để có được giá trị gia tăng cao hơn trong sản xuất của doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam chính là rào cản lớn cho đổi mới và tăng trưởng trong tương lai.

1.2.3. Chính sách và chương trình khuyến khích xuất khẩu

Từ sau khi Chính phủ xóa bo chính sách thưởng xuất khẩu, ngoại trừ xuất khẩu theo hiệp định, đến nay tại Việt Nam chỉ còn duy nhất chương trình XTTM là hoạt động gián tiếp nhằm hỗ trợ và tăng cường năng lực xuất khẩu cho các doanh nghiệp Việt Nam. Tuy nhiên, với quy mô của doanh nghiệp trên toàn quốc mà tổng chi phí cho ngân sách XTTM là quá hạn chế thì sẽ không thể khuyến khích tăng trưởng xuất khẩu trong dài hạn.

Hiện nay, nguồn ngân sách dành cho các hoạt động XTTM của Việt Nam vẫn còn thấp so với các nước trong khu vực và trên thế giới. Cụ thể: theo nghiên cứu của Ngân hàng thế giới (World Bank) có tựa đề “Export Promotion Agencies: What Works and What Doesn’t”, trung bình, các quốc gia trên thế giới bố trí ngân sách cho hoạt động XTTM là 0,11% kim ngạch xuất khẩu: trong đó khu vực Mỹ La tinh và các nước vùng Caribê là 0,17%, các nước Đông Âu và Châu Á là 0,12%, các nước Bắc Mỹ và thành viên Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) là từ 0,09-0,1% (Năm 2010, Úc dành trên 200 triệu USD trên tổng kim ngạch xuất khẩu là 212 tỷ USD, tương đương 0,094%). Trong khi đó, ngân sách Chương trình XTTMQG của Việt Nam năm 2011 là 55 tỷ đồng, chỉ bằng 0,0036% kim ngạch xuất khẩu, tương đương 1/30 tỷ lệ trung bình của toàn thế giới và bằng 13,6% nhu cầu hỗ trợ do doanh nghiệp đề xuất. Điều này cho thấy đầu tư cho XTTM của Việt Nam chưa đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp và thiếu tính cạnh tranh so với các quốc gia khác.

27

Báo cáo Xúc tiến xuất khẩu 2011 - 2012

Biểu đồ 9

Tương quan giữa ngân sách XTTM và tăng trưởng xuất khẩu

Nguồn: Cục XTTM

Phân tích việc chi tiêu ngân sách của các địa phương cho hoạt động XTTM với giá trị xuất khẩu của các địa phương năm 2010 cho kết quả tương quan 8,799312, hàm nghĩa nếu tăng ngân sách cho XTTM tăng lên 10% thì xuất khẩu tăng trưởng 8,799312%. Mặc dù tương quan cao chưa chắc đã phản ánh được thực chất của tác động giữa chi tiêu cho XTTM đến tăng trưởng xuất khẩu nhưng cũng có thể so sánh với các quốc gia khác để thấy rằng mức chi tiêu cho XTTM tại Việt Nam là không đáng kể. Cần hiểu rằng, quốc gia dành ngân sách cho XTTM là một khoản đầu tư cho tương lai chứ không phải là chi phí. Vì hiệu quả của việc chi tiêu, nếu có, sẽ thể hiện ở các hợp đồng trong tương lai chứ không phải ngay lập tức.

1.2.4. Chuyển đổi cơ cấu sản xuất phù hợp với định hướng xuất khẩu và tiêu thụ nội địa

Muốn phát triển xuất khẩu trong dài hạn, Việt Nam cần chiến lược tái cấu trúc cơ cấu ngành sản xuất, thực hiện chiến lược nhập khẩu đúng đắn. Mô hình tăng trưởng hướng vào xuất khẩu của Việt Nam cần tăng hàm lượng công nghệ của khu vực xuất khẩu, đa dạng hóa chủng loại sản phẩm, đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, phát triển ngành công nghiệp phụ trợ gắn kết chặt chẽ với mạng lưới sản xuất và chuyển giao công nghệ toàn cầu.

Đảm bảo các mặt hàng xuất khẩu có thị trường trong nước ổn định, giữ vững vị thế tiêu thụ trên sân nhà song hành với việc phát triển thị trường xuất khẩu.

Một số vấn đề có thể giải quyết hoặc chưa thể giải quyết nhưng Chính phủ cần xác định một lộ trình cụ thể. Tiến trình này là quá trình trả lời cho các câu hoi như: làm thế nào tăng cường giá trị gia tăng trong sản xuất các mặt hàng nông sản, dệt may, giày dép, điện tử; phân đoạn nào chúng ta có thể tham gia sâu hơn; nếu chuyển đổi sang các ngành công nghiệp hiện đại với hàm lượng khoa học công nghệ cao thì chúng ta sẽ bắt đầu từ ngành nào, liệu chiến lược đào tạo có đủ cung cấp nhân lực cho phát triển ngành công nghệ sinh học, công nghệ thông tin, công nghệ nội dung số trong tương lai đủ để cạnh tranh với các quốc gia khác trên thế giới... Nếu không bắt tay vào

28

Cục Xúc tiến thương mại

làm từ một chính sách cụ thể, có thể chúng ta chỉ có các tuyên bố thuần túy thay vì thực sự triển khai các chiến lược. Ngành công nghiệp phụ trợ là một điển hình tiêu biểu việc kêu gọi phát triển, nhưng nhiều nghiên cứu không chỉ rõ ra và đưa ra giải pháp cụ thể tại sao ngành này 10 năm nay không phát triển tại Việt Nam.

Việc chuyển đổi cơ cấu sản xuất không phải là việc có thể làm trong 1 đến 3 năm, nhưng chúng ta cần kế hoạch và lộ trình để thực hiện từ những năm đầu tiên. Hơn bao giờ hết, chính sách XTTM không còn là việc hỗ trợ doanh nghiệp phát triển thị trường mà cần thâm nhập sâu hơn, thở cùng hơi thở của doanh nghiệp, để cùng doanh nghiệp phát triển sản xuất, thay đổi công nghệ và mô hình sản xuất theo hướng ngày càng gia tăng giá trị công nghệ và hàm lượng chất xám trong sản phẩm.

1.3. Các khuynh hướng và dự báo đến năm 2015

1.3.1. Các phương pháp dự báo được doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam sử dụng

Luận cứ mà các doanh nghiệp xuất khẩu sử dụng trong việc dự báo doanh số xuất khẩu và tăng trưởng xuất khẩu dựa trên dữ liệu về kết quả kinh doanh, phân tích kết quả kinh doanh theo thời gian và xác định kỳ vọng của khách hàng. Hạn chế của doanh nghiệp xuất khẩu là chưa thực hiện việc tham khảo ý kiến chuyên gia, cho phép dùng thử hàng mẫu ở thị trường nước ngoài và tiến hành đánh giá, hoặc tổ chức đội ngũ bán hàng trực tiếp và đánh giá hoặc dự báo thông qua đội ngũ này.

Biểu đồ 10

Phương pháp dự báo được doanh nghiệp xuất khẩu sử dụng

40

61

16 16

5 5

39

19

0

10

20

30

40

50

60

70

Xác định kỳ vọng vànhu cầu của người tiêu

dùng

Dựa vào kết quả kinhdoanh/lợi nhuận

Thông qua lực lượngbán hàng

Ý kiến của lãnh đạocác doanh nghiệp nhập

khẩu

Phương pháp lấy ýkiến chuyên gia

Dùng thử hàng mẫu Phân tích doanh số bánhàng theo chuỗi thời

gian

Các kết quả thống kêtiêu dùng và xã hội

Nguồn: Cục XTTM

Trong trường hợp chưa có ngân sách hoặc chưa thể trực tiếp đưa ra các phân tích về dự báo, khuyến nghị được đưa ra là sử dụng các kết quả dự báo và phân tích của bên thứ ba hoặc của các hiệp hội ngành hàng toàn cầu. Vấn đề là các dự báo này nên được xem xét lại định kỳ nhằm xác

29

Báo cáo Xúc tiến xuất khẩu 2011 - 2012

định các nhân tố ảnh hướng đến kết quả vì việc tham gia của doanh nghiệp và sự cạnh tranh có thể làm thay đổi kết quả dự báo.

1.3.2. Các nhân tố góp phần làm ảnh hưởng và thay đổi khuynh hướng thị trường

Hàng năm, BCG (Boston Cosulting Group) cũng như các công ty nghiên cứu thị trường hàng đầu thế giới thường công bố báo cáo về các khuynh hướng lớn (Megatrends) ảnh hưởng đến đời sống, tiêu dùng và sản xuất toàn cầu. Đánh giá của nhóm nghiên cứu đối với các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam phản ánh quan điểm về nhân tố ảnh hưởng và thay đổi khuynh hướng thị trường gồm hai nhóm chính.

Biểu đồ 11

Các nhân tố ảnh hưởng đến khuynh hướng thị trường nhập khẩu

sự thay đổicác nhóm

tuổi

sự di trúcủa dân cư

đô thị hóa sự đa dạnghóa của dân

số

kiểm soátnguồn cungứng sản

phẩm củamột nhóm

doanhnghiệp

thay đổiphong cách

sống/lốisống

tăng thờihạn sử

dụng và bảoquản

ảnh hưởngcủa thôngtin về mối

quan hệ giữa sảnphẩm vàsức khỏe

thay đổi củacông nghệsản xuất vàxử lý sản

phẩm

tăng trưởngthu nhập

nỗ lực thịtrường củacác ngành

hàng và cáccông ty kinh

doanh

thay đổi cácgiá trị văn

hóa, xã hội

Nguồn: Cục XTTM

Nhóm thứ nhất là các nhân tố về ảnh hưởng của sản phẩm đến sức khoe, thay đổi công nghệ và thu nhập. Nhóm nhân tố thứ hai thấp hơn là tiến trình đô thị hóa, sự đa dạng hóa của dân số, thay đổi phong cách sống và nỗ lực thị trường của chính các công ty kinh doanh. Doanh nghiệp xuất khẩu đánh giá thấp các nhân tố như sự di trú, thay đổi giá trị văn hóa hay tăng thời hạn bảo quản hoặc sử dụng sản phẩm.

1.3.3. Dự báo xuất khẩu các mặt hàng của Việt Nam đến năm 2015

Mỗi phương pháp và mô hình dự báo sẽ cho các kết quả khác nhau. Điều quan trọng là chúng ta cần nắm được nguyên tắc của dự báo. Trong báo cáo này, chúng tôi sử dụng số liệu từ năm 2001 đến năm 2010 xuất khẩu các nhóm hàng của Việt Nam theo mã HS 2 số được Trademap-ITC cung cấp để tìm kiếm hàm dự báo tuyến tính. Trên cơ sở đó nhóm nghiên cứu chạy kết quả thành bảng tổng hợp dưới đây cho dự báo đến năm 2015 đối với từng nhóm ngành.

30

Cục Xúc tiến thương mại

Bảng 1

Dự báo xuất khẩu các mặt hàng của Việt Nam từ 2012 - 2015

Đơn vị: 1.000 USD

31

Báo cáo Xúc tiến xuất khẩu 2011 - 2012

32

Cục Xúc tiến thương mại

1.4. Một số khuyến nghị và hàm ý chính sách

1.4.1. Quan điểm và định hướng phát triển xuất khẩu

1.4.1.1. Quan điểm

Quan điểm và định hướng phát triển xuất khẩu phải được triển khai và cụ thể hóa Quyết định số 2471/QĐ-TTg ngày 28/12/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa thời kỳ 2011-2020, định hướng đến năm 2030. Quan điểm xuất khẩu cần chú trọng đến các nội dung cơ bản sau:

- Thứ nhất, phát triển xuất khẩu trên cơ sở khai thác triệt để lợi thế của Việt Nam.

- Thứ hai, phải tuân thủ nguyên tắc khai thác hợp lý tài nguyên thiên nhiên, hạn chế ô nhiễm môi trường và cạn kiệt tài nguyên, nâng cao khả năng đáp ứng các quy định và tiêu chuẩn môi trường cũng như các trách nhiệm xã hội của thị trường nhập khẩu.

- Thứ ba, tăng trưởng xuất khẩu gắn với tạo việc làm đảm bảo công bằng xã hội.

- Thứ tư, xuất khẩu phải gắn với chiến lược nhập khẩu thông minh và hiệu quả. Tập trung nhập khẩu công nghệ tiên tiến, hạn chế nhập khẩu những mặt hàng trong nước sản xuất được, hạn chế nhập khẩu hàng hóa nguy hại đối với môi trường và sức khoe, cân đối xuất, nhập khẩu theo hướng hạn chế nhập siêu, tiến tới cân bằng cán cân thương mại.

- Thứ năm, xây dựng và củng cố các đối tác chiến lược để phát triển thị trường bền vững.

- Thứ sáu, đa dạng hóa thị trường xuất nhập khẩu; chú trọng xây dựng và phát triển hàng hóa có giá trị gia tăng cao, có thương hiệu trên thị trường trong nước và quốc tế.

1.4.1.2. Định hướng

a. Định hướng chung

- Phát triển xuất khẩu theo mô hình tăng trưởng bền vững và hợp lý giữa chiều rộng và chiều sâu, vừa mở rộng quy mô xuất khẩu, vừa chú trọng nâng cao giá trị gia tăng xuất khẩu.

- Tăng cường tỷ trọng các sản phẩm xuất khẩu có giá trị gia tăng cao, sản phẩm chế biến sâu, sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao, sản phẩm thân thiện với môi trường trong cơ cấu hàng hóa xuất khẩu.

b. Định hướng phát triển ngành hàng

- Nhóm hàng nông lâm thủy sản: Đây là nhóm hàng có lợi thế và năng lực cạnh tranh dài hạn, cần gia tăng tỷ trọng hàm lượng chế biến, ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến để tăng năng suất, chất lượng. Định hướng tỷ trọng nhóm hàng này trong cơ cấu hàng hóa xuất khẩu từ 21,2% năm 2010 xuống còn 13,5% vào năm 2020.

- Nhóm hàng công nghiệp chế biến, chế tạo: Đây là nhóm hàng có tiềm năng phát triển và

33

Báo cáo Xúc tiến xuất khẩu 2011 - 2012

thị trường thế giới có nhu cầu. Do vậy, cần phát triển sản phẩm có hàm lượng công nghệ và chất xám cao; phát triển công nghệ hỗ trợ, giảm phụ thuộc vào nguyên phụ liệu nhập khẩu. Định hướng tỷ trọng nhóm hàng này trong cơ cấu hàng hóa xuất khẩu từ 40,1% năm 2010 tăng lên 62,9% vào năm 2020.

- Nhóm hàng nhiên liệu, khoáng sản: Đây là nhóm hàng có lợi thế về tài nguyên nhưng bị giới hạn nguồn cung. Định hướng là giảm dần xuất khẩu khoáng sản thô, đầu tư công nghệ để tăng xuất khẩu sản phẩm chế biến, tận dụng cơ hội thuận lợi về thị trường và giá cả để tăng giá trị xuất khẩu. Định hướng tỷ trọng nhóm này trong cơ cấu hàng hóa xuất khẩu từ 11,2% năm 2010 xuống còn 4,4% vào năm 2020.

- Nhóm hàng mới (nằm trong nhóm hàng hóa khác): Cần tạo chính sách khuyến khích phát triển, tạo ra đột phá trong xuất khẩu. Định hướng tỷ trọng trong cơ cấu hàng hóa xuất khẩu từ 12% năm 2010 tăng lên 19,2% vào năm 2020.

c. Định hướng phát triển thị trường

- Đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, củng cố và mở rộng thị phần hàng hóa tại thị trường truyền thống, tạo bước đột phá mở rộng các thị trường xuất khẩu mới có tiềm năng.

- Tăng cường hợp tác quốc tế để mở rộng thị trường xuất khẩu, phát triển hệ thống cơ quan XTTM tại khu vực thị trường lớn và có tiềm năng.

- Tận dụng các cam kết thương mại (cắt giảm thuế, mở cửa thị trường) đã ký kết để đẩy mạnh xuất khẩu.

- Tổ chức xây dựng và từng bước phát triển hệ thống phân phối hàng hóa của Việt Nam tại thị trường nước ngoài.

- Định hướng về cơ cấu thị trường đến năm 2020: Châu Á chiếm tỷ trọng khoảng 46%, Châu Âu khoảng 20%, Châu Mỹ khoảng 25%, Châu Đại Dương khoảng 4% và Châu Phi khoảng 5%.

1.4.2. Một số khuyến nghị

Trong khuôn khổ của Báo cáo này chỉ tập trung khuyến nghị một số vấn đề liên quan đến cải cách thể chế, tạo tiền đề hỗ trợ doanh nghiệp phát triển thị trường xuất khẩu.

1.4.2.1. Chính sách phát triển sản xuất

l Thứ nhất, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế sang phát triển trên nền công nghệ và tri thức hiện đại, không ngừng tăng năng suất lao động và đổi mới sản phẩm, nâng cao giá trị gia tăng và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên; nâng cao năng suất lao động các ngành có tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu lớn như cơ khí, đồ gỗ, dệt may, da giày; phát triển sản xuất các mặt hàng xuất khẩu có tiềm năng, có tốc độ tăng trưởng, giá trị gia tăng cao.

l Thứ hai, thực hiện chính sách khuyến khích phát triển, thu hút đầu tư vào các ngành công nghiệp hỗ trợ phục vụ các ngành cơ khí chế tạo, điện tử - tin học, linh kiện ô tô, dệt may, da

34

Cục Xúc tiến thương mại

giày, công nghệ cao.

l Thứ ba, xây dựng tiêu chuẩn và quy chuẩn mặt hàng nông, lâm, thủy sản xuất khẩu để nâng cao chất lượng, hiệu quả xuất khẩu và bảo vệ uy tín, thương hiệu hàng hóa công nghiệp.

l Thứ tư, ban hành cơ chế, chính sách nhằm khuyến khích gắn kết việc phát triển vùng nguyên liệu với sản xuất, chế biến và xuất khẩu nông, lâm, thủy sản; liên kết giữa các vùng, các địa phương trong cả nước trong đầu tư, sản xuất, chế biến và xuất khẩu.

1.4.2.2. Chính sách phát triển thị trường

l Thứ nhất, thực hiện và tận dụng tốt các cam kết và ưu đãi đa phương, song phương để doanh nghiệp thuận tiện thâm nhập và phát triển thị trường.

l Thứ hai, rà soát, đàm phán, ký mới và bổ sung các hiệp định đã ký về sự phù hợp và công nhận lẫn nhau về chất lượng sản phẩm, tạo điều kiện lưu thông thuận lợi, ổn định cho hàng hóa xuất khẩu.

l Thứ ba, tổ chức dự báo tốt tình hình thị trường hàng hóa trong và ngoài nước, luật pháp, chính sách, khả năng cạnh tranh thị trường.

1.4.2.3. Chính sách tài chính, tín dụng và đầu tư phát triển sản xuất hàng xuất khẩu

l Thứ nhất, tập trung ưu tiên vốn tín dụng phục vụ phát triển sản xuất, nông nghiệp, xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ.

l Thứ hai, rà soát, điều chỉnh các chính sách về thu hút đầu tư nhằm thu hút mạnh đầu tư trong và ngoài nước vào lĩnh vực sản xuất hàng xuất khẩu.

l Thứ ba, đẩy mạnh hoạt động bảo hiểm tín dụng xuất khẩu nhằm bảo hiểm rủi ro cho doanh nghiệp xuất khẩu, tạo thuận lợi trong việc đi vay từ các tổ chức tín dụng để tăng lượng hàng hóa xuất khẩu, tăng khả năng tiếp cận thị trường quốc tế.

1.4.2.4. Chính sách đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng

l Thứ nhất, phát triển cơ sở hạ tầng quốc gia như giao thông, điện nước, nhà xưởng, kho tàng, bến cảng, kết cấu hạ tầng thương mại tại các khu cửa khẩu biên giới... để đảm bảo điều kiện thuận lợi cho phát triển thương mại; hoàn thiện chính sách biên mậu, hướng doanh nghiệp xuất nhập khẩu qua các cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu chính để tránh những rủi ro hoạt động thương mại biên giới.

l Thứ hai, phát triển cơ sở hạn tầng giao nhận kho vận và đẩy nhanh xã hội hóa hoạt động dịch vụ logistics.

l Thứ ba, xây dựng chính sách phát triển các dịch vụ logistics; thu hút đầu tư phát triển hạ tầng kỹ thuật cho dịch vụ logistics.

35

Báo cáo Xúc tiến xuất khẩu 2011 - 2012

1.4.2.5. Chính sách phát triển nguồn nhân lực

l Thứ nhất, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao có kỹ năng thực hành gioi trên nền tảng của ứng dụng khoa học công nghệ mới, trước hết là đối với sản xuất hàng dệt may, da giày, đồ gỗ, sản phẩm nhựa, điện tử, cơ khí.

l Thứ hai, đa dạng hóa và mở rộng các hình thức hợp tác trong đào tạo nguồn nhân lực theo hướng gắn kết cơ sở đào tạo với doanh nghiệp.

l Thứ ba, bổ sung cơ chế, chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp, hiệp hội tham gia vào lĩnh vực đào tạo nguồn nhân lực phục vụ sản xuất và xuất khẩu.

36

Cục Xúc tiến thương mại

CHƯƠNG 2 NĂNG LỰC XÚC TIẾN XUẤT KHẨU CỦA DOANH NGHIỆP VIỆT NAM

Xúc tiến xuất khẩu được coi là một loạt các hoạt động của doanh nghiệp nhằm thúc đẩy và gia tăng xuất khẩu. Các hoạt động xúc tiến xuất khẩu thường đa dạng và phong phú và là điều kiện để đảm bảo các đơn đặt hàng và thanh toán quốc tế được thực hiện một cách tốt đẹp. Hoạt động xúc tiến xuất khẩu từ các dịch vụ cao cấp như thẩm định đối tác hợp tác kinh doanh đến việc tham dự trưng bày tại một hội chợ triển lãm chuyên ngành hay tổ chức các cuộc gặp và đi thăm các nhà máy đều là các công việc cần chuẩn bị một cách thấu đáo, kĩ lưỡng và chuyên nghiệp. Mục tiêu cuối cùng của thực hiện các hoạt động xúc tiến xuất khẩu là nhằm bán được sản phẩm hàng hóa phù hợp với thị trường mục tiêu, khách hàng mục tiêu hay với các nhu cầu thị trường ngách đặc thù, đồng thời đảm bảo hài hòa với khả năng cung ứng sản phẩm và năng lực sản xuất của doanh nghiệp.

Đánh giá năng lực xúc tiến xuất khẩu là xem xét bản thân các loại hình xúc tiến xuất khẩu và việc lựa chọn các loại hình này có phù hợp với thị trường và ngành hàng hay không, có phù hợp với năng lực của doanh nghiệp hay không, có phù hợp với hệ thống kênh và mô hình chuỗi giá trị của ngành trên thị trường toàn cầu hay không?

2.1. Thực trạng xúc tiến xuất khẩu phù hợp với năng lực và thị trường tại doanh nghiệp Việt Nam

2.1.1. Các loại hình và năng lực xúc tiến xuất khẩu tại doanh nghiệp

Thực hiện các hoạt động xúc tiến xuất khẩu, bản chất là việc quản trị đối với các nhu cầu nhập khẩu, từ đó có các chiến lược và chiến thuật “đẩy” và/hoặc “kéo” để gia tăng khả năng bán hàng mang tầm quốc tế, trên phạm vi đa quốc gia. Xúc tiến xuất khẩu là một phần của marketing quốc tế. Mặc dù vậy, do vai trò và sự tham gia của các tổ chức xúc tiến và hỗ trợ doanh nghiệp của các quốc gia và nền kinh tế mà hoạt động xúc tiến xuất khẩu có một phần là sự giao thoa bởi các tổ chức trung gian, nơi tạo ra các sân chơi và thể chế dành cho các doanh nghiệp xuất khẩu tham gia vào, nhằm kéo gần khoảng cách giữa người mua và người bán, giữa nhà sản xuất với nhà sản xuất, giữa nhà sản xuất với người tiêu dùng trên phạm vi toàn cầu. Hoạt động xúc tiến xuất khẩu vì thế trở nên đa dạng và phong phú. Không có tiêu thức phân loại chung nào để có thể thấy hết được các hoạt động xúc tiến xuất khẩu, nhưng khái niệm mở rộng của nó có thể được hiểu là các hoạt động chiến lược và tác nghiệp đáp ứng các nhu cầu. Vì vậy, một số hoạt động không còn nằm ở vai trò đầu ra bán hàng, mà còn tham gia vào cả quá trình phát triển sản phẩm. Theo phương pháp kinh nghiệm thực tiễn, trong nghiên cứu này có chỉ ra các hoạt động xúc tiến xuất khẩu, nhưng chỉ mang tính liệt kê mà chưa bao hàm trong đó sự toàn diện của các hoạt động. Tuy nhiên, đây là các hoạt động phổ biến của xúc tiến xuất khẩu được các doanh nghiệp áp dụng và được các tổ chức thấu hiểu, đủ để đánh giá thực trạng triển khai của nó trong thực tiễn hiện nay.

Bảng tổng hợp nhu cầu đối với hoạt động XTTM của doanh nghiệp xuất khẩu cho thấy, doanh

37

Báo cáo Xúc tiến xuất khẩu 2011 - 2012

nghiệp Việt Nam thiếu và yếu ở trên mọi lĩnh vực, nên có nhu cầu cao ở hầu hết mọi dịch vụ XTTM. Có chăng, dịch vụ tham dự hội chợ triển lãm trong và ngoài nước đã được phổ cập hóa và kém hiệu quả đến mức nhiều doanh nghiệp không tham gia. Đồng thời, các dịch vụ tư vấn kinh doanh trên thị trường có chất lượng còn thấp khiến doanh nghiệp không muốn lựa chọn, trong khi nhu cầu vẫn rất cao.

Biểu đồ 12

Đánh giá về mức độ nhu cầu đối với các hoạt động xúc tiến thương mại

9.72

1.18 2.35 2.476.17

17.11 18.67

2.56 3.9 2.445 3.95

6.41

1.334

1.39 1.24

6.58 5.331.29 1.22

3.751.28 2.67

5.33

20.83

39.29

43.5340.74

33.33

14.47 14.67

39.74

50.65

42.8639.02

29.27

51.25

55.95

18.75

43.42 42.31

28

35.9

30.67

37.539.29

34.12

39.51 39.51

32.89

37.33 38.46

27.27

40.26

45.1247.56

35 35.71

42.539.47

35.9

46.67 47.44

36

30.56

20.24 2017.28

19.75

28.95

24

17.95 18.18 16.88

12.2

23.17

13.75

8.34

30

13.16 14.1

21.33

16.66

24

tư vấnkinh

doanh

nghiêncứu thịtrường

thông tinthương

mại

thông tincơ hộikinh

doanh

khảo sátthị

trườngnướcngoài

tham giahội chợtriển lãm

trongnước

tham giahội chợtriển lãmở nướcngoài

tham giabuổi giaodịch vớiđối tácnướcngoài

xây dựngkế hoạch

kinhdoanh

xây dựngchiếnlượcxuấtkhẩu

xây dựngvà phát

triểnthương

hiệu

đào tạonguồn

nhân lựctheo yêu

cầu

tài chính quản líchất

lượng

thiết kếbao bìđóng gói

sảnphẩm

kĩ năngnghiệp vụthương

mại quốctế

ứng dụngthươngmại điện

tử

phát triểnhệ thống

kênhphânphối

tìm kiếmvà thẩmđịnh đốitác kinhdoanh

nghiêncứu và

phát triểncông

nghệ chếbiến

Thấp Rất thấp Rất cao Khá Trung bình

Nguồn: Cục XTTM

2.1.2. Sự phù hợp giữa loại hình xúc tiến xuất khẩu với thị trường mục tiêu

a. Dịch chuyển thị trường xuất khẩu

Biểu đồ 13

Dịch chuyển thị trường xuất khẩu dự kiến

Dự định thâm nhập Đã xuất khẩu tới

Âu)EU (Châu Mỹ Châu Úc Trung

quốcNhật Bản Châu Phi ASEAN Trung

đôngHàn quốc Canada Nga Ấn Độ

Nguồn: Cục XTTM

38

Cục Xúc tiến thương mại

Trong Chương 1 về thực trạng xuất khẩu thị trường và mặt hàng đã chỉ rõ kết quả xuất khẩu của doanh nghiệp Việt Nam. Tuy nhiên, điều này không phản ánh các động cơ cho việc thay đổi trong tương lai. Trên cơ sở các doanh nghiệp được điều tra, chúng tôi tiến hành phong vấn để thấy được sự dịch chuyển (nếu có) trong tương lai đối với các thị trường điểm đến. Thứ nhất, thị trường Châu Phi tưởng là thị trường mới nhưng do khó khăn về đi lại, vận chuyển và thể chế chính trị nên vẫn không được quan tâm trong tương lai gần. Các thị trường cũ ổn định cũng không được quan tâm mở rộng hơn nữa trong tương lai như Nhật Bản, EU và Hoa Kỳ. Ảnh hưởng ngắn hạn của tiết kiệm chi tiêu tiêu dùng do cuộc khủng hoảng kinh tế có lẽ sẽ kéo theo sụt giảm sức mua và đòi hoi một sự chuyển dịch nguồn hàng xuất khẩu sang hướng mới hoặc thị trường mới.

Thị trường Đông Á, trong đó có Hàn Quốc, nổi lên và được quan tâm hơn, đồng hành là thị trường ASEAN nhờ khoảng cách gần về địa lý, Nga nhờ sức mua của thị trường và mối quan hệ truyền thống, Canada là một bước đệm dịch chuyển từ Hoa Kỳ sang phạm vi gần “1+1” để tránh rủi ro và Trung Đông được kỳ vọng là sẽ thay đổi sức mua và hơi thở kinh tế sau những tái thiết về thể chế chính trị được ổn định.

Hai thị trường lớn là Trung Quốc và Ấn Độ lại không được quan tâm mở rộng. Mặc dù sức mua lớn nhưng sức ép về cạnh tranh tại các thị trường này là vô cùng lớn, cùng trên phân đoạn cạnh tranh bằng giá thấp, sản phẩm Việt Nam khó có thể cạnh tranh được với các doanh nghiệp sản xuất tại Trung Quốc. Còn thị trường Ấn Độ lại chưa phù hợp với các đặc điểm sản phẩm và sản xuất của Việt Nam. Việc thay đổi sản xuất phục vụ thị trường là đòi hoi trong dài hạn mà chưa đảm bảo một tầm nhìn và bức tranh rõ ràng cho doanh nghiệp xuất khẩu tại thị trường này. Kết quả này là dựa trên phân tích và phản hồi của các doanh nghiệp tham gia điều tra chứ không phản ánh toàn bộ các đánh giá của doanh nghiệp Việt Nam. Một số các khuynh hướng hoặc mục tiêu nhằm đến các thị trường khác không đủ để liệt kê vào bảng tổng hợp trên, nhưng cũng phản ánh được các hướng tìm tòi và khai phá các thị trường ngách đến các thị trường mới của doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam.

b. Thực trạng nghiên cứu thị trường, tìm kiếm thông tin tại doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam

55% các doanh nghiệp được điều tra cho rằng sẵn sàng mua thông tin hoặc sử dụng dịch vụ tư vấn dự báo về biến động thị trường, 45% còn lại không sẵn sàng chi trả. Có nghĩa là còn gần một nửa đối tượng là các doanh nghiệp xuất khẩu không sẵn sàng trả tiền cho các dự báo tương lai để biết trước nhằm đưa ra các kế hoạch và chương trình hành động phù hợp. Tuy nhiên, các doanh nghiệp xuất khẩu khá chủ động trong việc cập nhật thông tin và giá cả thị trường, với 62,65% cập nhật hàng ngày; 6,02% cập nhật 2 lần/tuần; 10,84% cập nhật 1 lần/tuần và khoảng 20% còn lại cập nhật dưới 2 lần/tháng.

39

Báo cáo Xúc tiến xuất khẩu 2011 - 2012

Biểu đồ 14

Tần suất cập nhật thông tin về thị trường xuất khẩu, những vấn đề liên quan đến sản phẩm, giá cả

62,65%6,02%

10,84%

6,02%

8,43%6,02%

hàng ngày2 lần/tuần1 lần/tuần2 lần/tháng1 lần/thángtrên 1 tháng

Tần suất

Nguồn: Cục XTTM

Mức độ nghiên cứu đối thủ cạnh tranh và khách hàng tương đương với nhau. Tần suất được thực hiện nhiều nhất là 1 lần/ năm, nghiên cứu đối thủ cạnh tranh (34,12%) và nghiên cứu khách hàng và thị trường (38,37%). Nhóm doanh nghiệp xuất khẩu thứ hai thực hiện việc cập nhật theo tháng, với nghiên cứu thị trường và khách hàng chiếm 20,93% lần/tháng và nghiên cứu đối thủ cạnh tranh 23,53% lần/tháng. Vẫn còn đến 5,81% doanh nghiệp xuất khẩu được điều tra chưa bao giờ tiến hành nghiên cứu thị trường và khách hàng, 5,88% chưa bao giờ nghiên cứu đối thủ cạnh tranh.

Doanh nghiệp xuất khẩu sử dụng đồng thời nhiều phương pháp trong việc tiến hành phân tích đối thủ cạnh tranh trên thị trường: xác định và mô tả 3 đối thủ cạnh tranh then chốt trên thị trường mục tiêu (chiếm 24%), xác định cấu trúc ngành với các đặc tính ngành (chiếm 37%), đánh giá khả năng và năng lực của 3 đối thủ cạnh tranh (chiếm 41%) và xác định đối thủ cạnh tranh mới và tiềm năng trên thị trường (chiếm 41%), tìm hiểu và dự báo các hoạt động cạnh tranh sẽ được đối thủ tiến hành (chiếm 45%).

Biểu đồ 15

Tần suất điều tra nghiên cứu

Tần suất điều tra nghiên cứu thị trường, khách hàng mục tiêu Tần suất nghiên cứu đối thủ cạnh tranh

chưa bao giờ

trên một năm một lần

lần/năm

1 lần/quý

1 lần/tháng

1 lần/tuần

Nguồn: Cục XTTM

40

Cục Xúc tiến thương mại

c. Thực trạng sử dụng các công cụ tiếp thị sản phẩm tại nước ngoài của doanh nghiệp xuất khẩu

Các công cụ marketing được doanh nghiệp xuất khẩu sử dụng trong việc tiếp thị sản phẩm đến nhà nhập khẩu hoặc khách hàng mục tiêu phản ánh đúng tính chất sản xuất và năng lực tài chính của các doanh nghiệp Việt Nam. Các hình thức được ưu tiên lựa chọn là lập một danh sách khách hàng và quản trị danh sách này với mức độ sử dụng là 53,09% rất nhiều và 30,86% khá. Ba loại công cụ tiếp theo được lựa chọn là bán hàng trực tiếp (37,33% rất nhiều và 26,67% khá); tham gia hội chợ triển lãm (29,11% rất nhiều và 26,58% khá) và quảng cáo thương mại (28,17% rất nhiều và 22,54% khá).

Biểu đồ 16

Tác động của hoạt động marketing đến hiệu quả kinh doanh xuất khẩu của doanh nghiệp

1.19%15.48%

55.95%

26.19%YếuKémTrung bìnhKháRất tốt

Mức độ tác động

Nguồn: Cục XTTM

Biểu đồ 17

Công cụ marketing được sử dụng

28.17

12.33 15.28 11.94

37.3329.11

20.83

53.09

22.54

20.5420.83

16.42

26.67

26.58

20.83

30.86

23.94

27.4 20.83 35.82

21.33

20.25

30.56

12.35

9.86

26.03

22.22

20.9

6.6721.52

19.44

15.49 13.720.84

14.928

2.548.34

3.7

0%

10%

20%

30%

40%

50%

60%

70%

80%

90%

100%

quảng cáothương mại

các loại ấn phẩm viết bài giới thiệutrên báo chí

làm phóng sựgiới thiệu vềdoanh nghiệp

bán hàng trựctiếp

tham gia hội chợtriển lãm

tài trợ cho cáchoạt động xã hội

quản trị mối quanhệ với kháchhàng thường

xuyên

Rất ít

Ít

Trung bình

Khá

Rất nhiều

Nguồn: Cục XTTM

41

Báo cáo Xúc tiến xuất khẩu 2011 - 2012

Các công cụ marketing ít được sử dụng bao gồm việc viết bài giới thiệu trên báo chí nước ngoài (20,08% rất ít và 22,22% ít); làm phóng sự giới thiệu về doanh nghiệp (14,92% rất ít và 20,9% khá); các loại ấn phẩm (13,7% rất ít và 26,03% ít) và tài trợ cho các hoạt động xã hội (8,34% rất ít và 19,44% ít). Điều này phản ánh chính sách marketing của doanh nghiệp Việt Nam chú trọng vào việc thúc đẩy doanh số bán hàng thay vì các hoạt động xây dựng hình ảnh hấp dẫn để thu hút khách hàng. Cũng chính vì điều này, ngân sách dành cho các hoạt động marketing tại doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam được coi như một khoản chi phí chứ không phải một khoản đầu tư để có thể chiết khấu dòng tiền cho tương lai.

d. Thực trạng thông điệp nội dung tiếp thị quảng cáo sản phẩm Việt Nam

Thông điệp tiếp thị và quảng bá sản phẩm nhằm đưa ra một nội dung với ý nghĩa là lý do mà khách hàng chọn mua sản phẩm. Lý do này có thể đến từ đặc trưng của sản phẩm, nguồn gốc xuất xứ, tính năng và công dụng, giá trị hữu hình hoặc các giá trị vô hình mà nhãn hiệu sản phẩm chia sẻ.

Biểu đồ 18

Thông điệp nội dung tiếp thị

các đặc tính liênquan đến cảm giác

các đặc tính liênquan đến phong

cách sống

các đặc tính liênquan đến mùi vị

tập trung vào cácđặc tính liên quanđến sức khỏe và

tuổi thọ

nhấn mạnh đếncác đặc tính tiện

dụng của sảnphẩm

các đặc tính liênquan đến nguồn

gốc sạch tự nhiêncủa sản phẩm

các đặc tính liênquan đến vệ sinh

an toàn

nhấn mạnh đếncông dụng của sản

phẩm

Nguồn: Cục XTTM

Kết quả điều tra cho thấy các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam chú trọng đến các tiêu chuẩn đánh giá mang đặc tính vật lý hoặc tiêu chuẩn của sản phẩm hơn là quảng bá các thông điệp mang tính triết lý, cảm xúc đến khách hàng. Nội dung được lựa chọn chính khi quảng bá là nhấn mạnh đến công dụng của sản phẩm, các đặc tính liên quan đến an toàn và vệ sinh của sản phẩm, các đặc tính liên quan đến nguồn gốc sạch tự nhiên của sản phẩm. Nhóm nội dung thứ hai được lựa chọn là nhấn mạnh đến các đặc tính tiện dụng của sản phẩm (điều này yếu hơn đối sánh với sản phẩm từ các nền kinh tế cạnh tranh khác), tập trung vào các đặc tính liên quan đến sức khoe và tuổi thọ cũng như mùi vị.

Nhóm các nội dung thông điệp mang tính triết lý như đặc tính liên quan đến phong cách sống và các đặc tính liên quan đến cảm giác ít được chú trọng. Điều này cũng phản ánh một thực tế là, các nhóm thông điệp mang phong cách và cảm xúc chỉ có thể xây dựng và chia sẻ đến một nhóm

42

Cục Xúc tiến thương mại

khách hàng đặc thù, được nghiên cứu cụ thể và chi tiết (thông thường không được doanh nghiệp Việt Nam thực hiện thấu đáo). Trong khi đó, doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam lại không trực tiếp bán hàng đến tay người tiêu dùng cuối cùng mà bán thông qua các nhà nhập khẩu, hoặc doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam là doanh nghiệp gia công. Đây là đặc điểm chủ yếu, đặc biệt trong lĩnh vực dệt may và da giày. Do vậy, việc thông điệp quảng bá đến đối tượng là nhà nhập khẩu hay người thuê gia công thì không cần thiết phải truyền tải thông điệp mang tính phong cách hay cảm xúc mà chủ yếu là giới thiệu về năng lực sản xuất các sản phẩm chất lượng đối sánh với giá thành thấp.

e. Thực trạng bao bì sản phẩm phù hợp với thị trường mục tiêu

Marketing hiện đại nhấn mạnh việc sử dụng bao bì như một công cụ xúc tiến quảng bá quan trọng để tiếp thị sản phẩm đến khách hàng. Nhiều doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam đã ý thức và chú trọng đến việc tạo ra các sản phẩm với thiết kế và nội dung phù hợp với tiêu chuẩn vận chuyển, thị trường xuất khẩu và đặc điểm nhân khẩu của khách hàng tại thị trường mục tiêu. Nghiên cứu này, không xét đến các sản phẩm sản xuất theo thiết kế có sẵn, thì bao bì được các doanh nghiệp Việt Nam tự đánh giá là rất phù hợp (19,51%) và khá phù hợp (50%). Tuy nhiên, vẫn còn đến 10,98% doanh nghiệp đánh giá bao bì sản phẩm Việt Nam là kém phù hợp với khách hàng mục tiêu. Thực tiễn là chi phí dành cho nghiên cứu và triển khai, cũng như các hoạt động thiết kế sáng tạo còn rất hạn chế tại doanh nghiệp. Cách thức thông thường được áp dụng là tham khảo từ các mẫu mã đã được triển khai trong hệ thống phân phối tại chính thị trường nhập khẩu.

Biểu đồ 19

Tinh phù hợp của việc tự thiết kế và đóng gói bao bì của doanh nghiệp với thị trường xuất khẩu mục tiêu (không phải sản xuất theo thiết kế có sẵn của doanh nghiệp nhập khẩu)

10.98%

19.51%

50.00%

19.51%

Kém phù hợp

Trung bình

Khá phù hợp

Rất phù hợp

Bao bì phù hợp

Nguồn: Cục XTTM

Nhóm nghiên cứu lựa chọn các đặc điểm chính trong việc thiết kế bao bì và các tiêu thức trong việc thiết kế bao bì để đánh giá thực trạng triển khai tại doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam. Kết quả cho thấy, doanh nghiệp chưa quan tâm đến các đặc điểm như tính tái sử dụng của bao bì hoặc

43

Báo cáo Xúc tiến xuất khẩu 2011 - 2012

sử dụng bao bì làm bằng chất liệu tái sử dụng; mà doanh nghiệp quan tâm chủ yếu đến chất lượng vật lý của bao bì (50,5% rất quan tâm), chất liệu làm bao bì (39,6% khá quan tâm và 27,5% rất quan tâm), chi phí cho việc làm bao bì (39,6% rất quan tâm và 31,9% khá quan tâm). Các tiêu chuẩn kích cỡ, mầu sắc và kiểu dáng bao bì ít được chú trọng hơn. Do điều kiện và các hàng rào kĩ thuật quy định về ghi nhãn và chất liệu bao bì an toàn nên tính an toàn của bao bì được doanh nghiệp quan tâm theo quy định hoặc yêu cầu của thị trường nhập khẩu (với 36,3% rất quan tâm và 29,7% khá quan tâm).

Biểu đồ 20

Đặc điểm lựa chọn trong thiết kế bao bì xuất khẩu

3.3 3.31.1

4.4 4.4 3.3

8.8 7.7

1.11.1 2.2

7.7

2.24.4 4.4 4.4

8.811 11

5.5

35.2 34.130.8

27.5

50.5

39.6

29.7

37.4

18.715.4

36.3

17.6

22 23.1 23.1

9.913.2

18.7

11

17.619.8

15.4

36.3

31.9 30.8

39.6

29.731.9

35.233

23.1 22

29.7

6.5 6.5 6.5 7.65.5 6.5 7.6 6.5

20.824.1

12

0

10

20

30

40

50

60

Hình dáng, kiểudáng bao bì

Mầu sắc của bao bì(ấn tượng, dễ nhậnbiết, lôi cuốn phù

hợp với hàng hóa,tạo cảm giác ngon

miệng)

Kích cỡ của bao bì(sự thích hợp củakích cỡ bao bì vớinhu cầu sử dụng)

Chất liệu làm bao bì(giấy, thiếc, thủy

tinh,...)

Chất lượng bao bì(nhằm bảo quản

sản phẩm)

Chi phí cho việclàm bao bì

Tính tiện dụng củabao bì (dễ lấy, dễcầm nắm, dễ sửdụng, dể mở, dễ

rót)

Thiết kế đồ họatrên bao bì (bao

gồm cả ngôn ngữsử dụng: hình ảnhvà thông tin đưa

vào phải đơn giản,dễ nhận biết, cô

đọng)

Sử dụng bao bì làmbằng chất liệu táichế/tái sử dụng

Tính tái sử dụngcủa bao bì

Tính an toàn đối vớimôi trường của bao

Ít quan tâm

Kém quan tâm

Rất quan tâm

Trung bình

Khá quan tâm

Không trả lời

Nguồn: Cục XTTM

2.1.3. Sự phù hợp giữa năng lực doanh nghiệp với xúc tiến xuất khẩu

Năng lực kinh doanh của doanh nghiệp được đánh giá khái quát thông qua nguồn nhân lực, khả năng đáp ứng yêu cầu của thị trường, trình độ quản lý và hệ thống quản lý chất lượng mà doanh nghiệp đang áp dụng cũng như khả năng tiếp cận nguồn vốn. Trên bình diện chung, ảnh hưởng của cuộc suy thoái kép từ cuộc khủng hoảng nợ công Châu Âu kéo theo việc thiếu vốn nghiêm trọng tại thị trường đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Do đó, năng lực tài chính không được phân tích ở đây mà được tách ra nhằm loại bo ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu.

44

Cục Xúc tiến thương mại

Biều đồ 21

Sản phẩm phù hợp với thị trường

2.33%

15.12%

54.64%

27.91% KémTrung bìnhKhá Tốt

Tính phù hợp

Đánh giá về tính thích ứng, phù hợp của sản phẩm với thị trường mục tiêu

3.49%15.12%

52.32%

29.07% KémTrung bìnhKhá Tốt

Năng lực phục vụ thị trường

Khả năng cung ứng sản phẩm để đáp ứng nhu cầu về số lượng đặt hàng của đối tác

tại thị trường mục tiêu

Nguồn: Cục XTTM

Trước hết, sản phẩm phù hợp với thị trường mục tiêu được đánh giá ở mức tốt, vì trước đánh giá này, đã có nhóm người mua phù hợp đang nhập khẩu sản phẩm từ Việt Nam. Do đó, tự nó đã có trong kết quả xuất khẩu tính phù hợp của sản phẩm với thị trường, mặc dù có thể là thị trường giá rẻ. Mức độ phù hợp được đánh giá là 27,91% tốt và 54,65% khá.

Để đạt được lợi thế về quy mô, nhóm nghiên cứu đánh giá khả năng cung ứng sản phẩm đáp ứng các đơn hàng lớn tại thị trường mục tiêu thì kết quả cho thấy trong trường hợp có các đơn hàng lớn thì khả năng hay năng lực đáp ứng từ phía doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam vẫn rất tốt. Thể hiện ở đánh giá năng lực phục vụ đơn hàng lớn là 29,07% tốt và 52,33% khá. Kết quả đánh giá này khác xa với một số luận điểm cho rằng việc tổ chức sản xuất ở Việt Nam chỉ dừng ở quy mô nho và không đủ khả năng đáp ứng nhu cầu nhập khẩu. Nguyên nhân của việc này là do: trong số các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam, nếu loại trừ các mặt hàng hoa rau quả thì các mặt hàng khác đều đạt được lợi thế về quy mô số lượng như cà phê, gạo, hạt tiêu, điều; cũng như bên cạnh các ngành có năng lực sản xuất lớn như đồ gỗ, dệt may, da giày là những ngành chủ yếu đã và đang gia công cho các đơn hàng lớn, thương hiệu nổi tiếng trên thế giới.

Kỹ năng và tay nghề công nhân

Do đặc điểm các ngành sản xuất ở Việt Nam đều là ngành thâm dụng lao động nên tay nghề và đòi hoi về tay nghề của Việt Nam nặng về hàm lượng lao động cơ học mà không phải lao động trí óc. Nhìn chung, các doanh nghiệp đánh giá cao nguồn nhân công lao động ở Việt Nam là đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp làm hàng xuất khẩu. Với 12,79% đánh giá tốt và 61,63% đánh giá khá đối với việc tay nghề và kỹ năng của công nhân đáp ứng được nhu cầu. Điều này phản ánh một thực tế là cơ cấu ngành nghề ở Việt Nam thường phát triển các ngành thâm dụng lao động mà không phải là các ngành thâm dụng tri thức. Có thể điều này tạo ra nhiều công ăn việc làm nhưng

45

Báo cáo Xúc tiến xuất khẩu 2011 - 2012

việc chuyển đổi sang các ngành mang hàm lượng giá trị gia tăng cao lại là một trở ngại lớn trong tương lai.

Biểu đồ 22

Doanh nghiệp tự đánh giá về kỹ năng và tay nghề của công nhân so với yêu cầu của doanh nghiệp

3.49%

22.09%

61.63%

12.79%

KémTrung bìnhKhá Tốt

Mức độ phù hợp

Nguồn: Cục XTTM

Nghiên cứu và phát triển sản phẩm

Năng lực đổi mới sáng tạo kết tinh ở việc không ngừng nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới chất lượng hơn phụ thuộc vào việc đầu tư cho nghiên cứu và triển khai (R&D). Tuy nhiên, việc đầu tư cho R&D ở các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam rất thấp, không doanh nghiệp nào trong số điều tra đầu tư trên 30% lợi nhuận cho R&D. Mức đầu tư phổ biến từ 1-10% lợi nhuận chiếm 42% số doanh nghiệp được điều tra, 39% cho mức đầu tư 11-20% lợi nhuận và 19% cho mức đầu tư 21-30% lợi nhuận.

Biểu đồ 23

Doanh nghiệp chi bao nhiêu % lợi nhuận cho hoạt động nghiên cứu và phát triển, đổi mới sản phẩm và công nghệ (R&D)

43%

38%

19%0%

Từ 1-10% lợi nhuận Từ 10-20% lợi nhuận Từ 20% đến 30% lợi nhuận Trên 30%

Theo nghiên cứu, trung bình mỗi doanh nghiệp chi 10,89% lợi nhuận cho hoạt động R&D

Nguồn: Cục XTTM

46

Cục Xúc tiến thương mại

Áp dụng hệ thống quản lý chất lượng

Quản lý chất lượng toàn diện là một phương pháp chú trọng đến quá trình và cải tiến liên tục nhằm không ngừng nâng cao hiệu quả của quy trình sản xuất kinh doanh. Các hệ thống chứng nhận là hình thức xác nhận một doanh nghiệp vận hành theo tiêu chuẩn và cách thức nhất định nhằm đạt được hiệu quả cải tiến và đổi mới cũng như năng suất và chất lượng. Việc áp dụng các tiêu chuẩn trong hệ tiêu chuẩn của tổ chức tiêu chuẩn thế giới ISO như ISO 22000, ISO 14000, ISO9001:2000 được nhiều doanh nghiệp Việt Nam áp dụng, mặc dù điều này không phải là đòi hoi từ phía nhà nhập khẩu. Một số rào cản kỹ thuật cho việc nhập khẩu chính là các yêu cầu về trách nhiệm xã hội (như SA8000) đối với người lao động và/hoặc môi trường để đảm bảo doanh nghiệp và hàng hóa đủ điều kiện gia nhập thị trường. Nhìn chung, 20,95% doanh nghiệp đánh giá hiệu quả từ việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng đến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh là khá và 54,65% doanh nghiệp đánh giá tốt.

Biểu đồ 24

Vai trò của việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng trong hoạt động sản xuất kinh doanh

16.28%

8.14%

20.93%

54.65%KémTrung bìnhKhá Tốt

Vai trò của hệ thống QLCL

Nguồn: Cục XTTM

2.1.4. Sự phù hợp giữa loại hình xúc tiến xuất khẩu với mặt hàng và ngành hàng

Tùy theo các đặc điểm, giai đoạn và mục đích của việc xúc tiến xuất khẩu, cũng như đặc thù ngành và sản phẩm kinh doanh, doanh nghiệp có thể lựa chọn một loại hình hoạt động XTTM hiệu quả để sử dụng tiếp cận khách hàng mục tiêu. Vấn đề đặt ra là phải có đầy đủ các căn cứ để đánh giá các công cụ lựa chọn. Điều này phụ thuộc vào các nghiên cứu có sẵn hoặc do một bên thứ ba có uy tín cung cấp. Ví dụ: bản đồ quảng cáo để biết có những kênh quảng cáo nào, tần suất ra sao, đối tượng nào đọc và thói quen của độc giả… Thiếu những nghiên cứu và phân tích lựa chọn công cụ này, sẽ không thể tiến hành chọn hoạt động xúc tiến xuất khẩu phù hợp với mục đích, mục tiêu của nhà xuất khẩu. Tuy nhiên, cũng có những nguyên lý chung để nắm được và phân loại cách thức lựa chọn công cụ xúc tiến xuất khẩu phù hợp với doanh nghiệp. Những nguyên lý này đến từ bản chất, đặc tính của phương tiện hoặc công cụ xúc tiến xuất khẩu.

Câu hoi đầu tiên trong phần nghiên cứu này là: có phải công cụ xúc tiến xuất khẩu nào cũng hiệu quả cho bất kỳ ngành nào, sản phẩm nào hay không? Điều này là không thể.

47

Báo cáo Xúc tiến xuất khẩu 2011 - 2012

Chúng tôi tiến hành phân tích các ngành xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam và chia thành các nhóm có một số đặc điểm tương đồng. Sau đó, xem xét mối quan hệ của những ngành này ở hiện tại và xu thế trong tương lai với tương quan các khách hàng mục tiêu bao gồm (1) người tiêu dùng, (2) nhà nhập khẩu hoặc nhà phân phối và (3) khách hàng công nghiệp.

Các nội dung chỉ ra là, trong tương lai 5 năm tới, doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam vẫn khó có thể bán hàng trực tiếp cho người tiêu dùng, có chăng, chỉ là ngành dệt may và da giày nhờ việc tận dụng lợi thế của bán hàng qua internet. Nhìn chung, các ngành đều phải bán hàng qua nhà nhập khẩu, phân phối hoặc được thu mua bởi khách hàng công nghiệp.

Biểu đồ 25

Quan hệ XTTM đầu vào / đầu ra

1

- Khảo sát thị trường nước ngoài- Tham gia hội chợ triển lãm trong và ngoài nước- Tham gia buổi giao dịch với đối tác nước ngoài

- Nghiên cứu thị trường- Thông tin thương mại và cơ hội kinh doanh

- Thiết kế bao bì và đóng gói sản phẩm

- Tài chính - Quản lý chất lượng - Nghiên cứu và phát triển

- Đào tạo nguồn nhân lực theo yêu cầu

-Tư vấn xây dựng kế hoạch kinh doanhh và kinh doanh - Tư vấn chiến lược xuất khẩu - Xây dựng và phát triển thương hiệu

- Thẩm định đối tác kinh doanh

- Kỹ năng nghiệp vụ TMQT - Ứng dụng thương mại điện tử - Phát triển hệ thống kênh phân phối

1

32

Người tiêu dùng

Quặng, khoáng sảnvà dầu thô

Thủy sảnNông sản

Dệt mayDa giầyPhụ kiện

Đồ gỗThủ công mỹ nghệ

Điện, điện tửCNTT và nội dung số

Nhà nhập khẩu, nhà phân phối

Khách hàng công nghiệp

Nguồn: Cục XTTM

Mối quan hệ nhóm thứ 1 chỉ ra rằng loại khách hàng nào thì sẽ sử dụng một số các công cụ xúc tiến xuất khẩu phù hợp với loại khách hàng đó. Từ đó, quyết định nhóm quan hệ thứ 2 là quan hệ dịch vụ đầu vào của các ngành phù hợp tương ứng. Quan hệ đầu ra của ngành, các quan hệ nhóm 3, là căn cứ để quyết định trở lại việc phân tích các quan hệ nhóm 1.

2.1.5. Sự phù hợp giữa hệ thống kênh nhập khẩu với xúc tiến xuất khẩu

Mặc dù cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu bắt nguồn từ cuộc khủng hoảng thị trường nhà đất Hoa Kỳ đã phục hồi vào năm 2010 nhờ hàng loạt các gói kích cầu và kích thích nền kinh tế tạo ra hiệu

48

Cục Xúc tiến thương mại

ứng về chi tiêu cho tiêu dùng cũng như hệ thống phân phối toàn cầu vẫn phát triển mạnh cả về doanh thu và số điểm bán. Cuộc khủng hoảng kép từ việc một số quốc gia Châu Âu vỡ nợ công hứa hẹn kéo theo sự ảnh hưởng sâu sắc đến thị trường tiêu dùng. Giải pháp từ năm 2008 đến 2010 là kích cầu, trong khi đó, giai đoạn hiện nay các Chính phủ phải đối mặt với các giải pháp “thắt lưng buộc bụng”, thắt chặt chi tiêu công kéo theo tổng cầu sụt giảm trên phạm vi toàn xã hội. Với xu hướng này, các dự báo của PlanetRetail trong bảng tổng hợp to ra khá lạc quan về tình hình tiêu dùng và phát triển của sự phân phối toàn cầu. Theo quan điểm của nhóm nghiên cứu, thực tế thị trường phân phối và bán lẻ toàn cầu sẽ không thể đạt được mức dự báo lạc quan như vậy. Sẽ phải có sự sụt giảm hoặc chững lại vào năm 2012, phục hồi và tăng trưởng trở lại từ năm 2013.

Bảng 2

Các kênh phân phối toàn cầu theo doanh thu và số cửa hàng

Nguồn: Planetretail

Mở rộng và phát triển xuất khẩu qua kênh phân phối của doanh nghiệp Việt Nam

Việc lựa chọn mở rộng hệ thống kênh phân phối được các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam thực hiện qua các nhà nhập khẩu, các nhà phân phối, các nhà bán buôn và các đại lý là chủ yếu. Điều này vừa phản ánh năng lực, vừa phản ánh tính chất sản xuất hàng gia công cũng như thiếu kỹ năng và kiến thức cần thiết để thâm nhập thị trường nước ngoài. Điểm nổi bật là các doanh nghiệp Việt Nam đã biết tận dụng lợi thế của internet để quan tâm hơn đến việc bán hàng qua mạng. Các hình thức xúc tiến bán khác như bán hàng trực tiếp, bán qua điện thoại hoặc truyền hình… là các hình thức thúc đẩy doanh số bán trực tiếp tại thị trường nước ngoài thì hạn chế áp dụng.

49

Báo cáo Xúc tiến xuất khẩu 2011 - 2012

Biểu đồ 26

Lựa chọn mở rộng loại hình kênh phân phối

33 34

54

34

13

6

1619 19 21 19

2

10

0

10

20

30

40

50

60

các đại lý các nhà bánbuôn

các nhànhập khẩu

các nhàphân phối

nhà hàngkhách sạn

các quán ănnhanh

các nhà bánlẻ (bao gồmcả các cửa

hàng)

hệ thống cácsiêu thị

bán hàngtrực tiếp chongười tiêu

dùng

bán hàngqua mạnginternet

bán hàngqua điện

thoại

bán hàngqua truyền

hình

bán hàngqua catalog

Nguồn: Cục XTTM

Đánh giá của Cơ quan đại diện thương mại Việt Nam đối với các hoạt động mở rộng hệ thống kênh phân phối của doanh nghiệp Việt Nam tại nước ngoài

Theo nhận xét của các Cơ quan đại diện thương mại Việt Nam tại nước ngoài, việc phát triển hệ thống phân phối của các doanh nghiệp Việt Nam nói chung ở mức trung bình kém. Điểm mạnh của doanh nghiệp Việt Nam là bán hàng cho các nhà nhập khẩu nước ngoài (29% cao, 29% khá); bán cho nhà phân phối nước ngoài (29% cao, 29% khá); bán cho các nhà buôn nước ngoài (23% cao, 26% khá) và bán cho các đại lý nước ngoài (27% cao, 27% khá).

Biểu đồ 27

Phát triển hệ thống phân phối tại nước ngoài

Nguồn: Cục XTTM

Bức tranh tương phản rõ nét mà doanh nghiệp Việt Nam bị đánh giá “rất kém” là chưa đủ khả năng tiếp cận và bán hàng trực tiếp cho người tiêu dùng (42% rất kém), chưa thể tự mở các cửa hàng lớn tại nước ngoài (62% rất kém), chưa thể mở chuỗi các cửa hàng bán lẻ của Việt Nam (60% rất kém) và ngay cả chưa thể bán thẳng sản phẩm cho hệ thống các siêu thị mà vẫn phải qua nhà buôn trung gian (38% rất kém). Tuy nhiên, điểm nổi trội là các Cơ quan đại diện thương mại đánh giá

50

Cục Xúc tiến thương mại

cao động thái của nhiều doanh nghiệp Việt Nam bắt đầu bán sản phẩm dưới thương hiệu của Việt Nam (3% rất cao, 13% cao và 13% khá).

Nếu doanh nghiệp Việt Nam chấp nhận bán với mức giá thấp hơn để có thể sử dụng các thương hiệu Việt Nam thay vì gia công hoặc bán dưới tên thương hiệu nước ngoài thì khoản thu được sẽ thấp hơn so với việc “gia công”. Trong khi đó lại cần một khoản đầu tư để xúc tiến việc bán hàng cho chính các hệ thống siêu thị nước ngoài hoặc các nhà phân phối nước ngoài sản phẩm tên hiệu và nguồn gốc Việt Nam. Đồng thời nỗ lực xây dựng thương hiệu và hình ảnh này là một nỗ lực dài hạn và cần một khoản đầu tư lớn cho tiếp thị và quảng bá thương hiệu. Điều này dẫn đến thực tế không khả thi do năng lực tài chính và trình độ quản lý của doanh nghiệp Việt Nam còn yếu nên khó có thể triển khai theo hướng này. Một trong các cách thức tiếp cận được Việt Nam hay một số quốc gia lựa chọn là xây dựng một hình ảnh chung có các giá trị chung cho các sản phẩm có nguồn gốc Việt Nam, để từ đó sử dụng ngân sách Chính phủ cho việc quảng bá hình ảnh chung này, nhãn hiệu chứng nhận “Vietnam Value” là một minh họa như vậy.

2.2. Khuyến nghị các chuyển đổi phù hợp cho doanh nghiệp xuất khẩu và các hàm ý chính sách hỗ trợ XTTM

Nghiên cứu đánh giá mức độ nhu cầu của doanh nghiệp đối với các hoạt động XTTM. Trên nền tảng nhu cầu này, các chuyên gia xem xét lại khả năng phù hợp của nhu cầu với điều kiện thực tiễn, từ đó đưa ra các khuyến nghị phù hợp cho doanh nghiệp. Các khuyến nghị về mặt tác nghiệp đối với các hoạt động XTTM thường được chỉ dẫn đầy đủ trong các ấn phẩm hướng dẫn tổ chức các hoạt động và danh mục các công việc cần kiểm tra đối với mỗi loại hoạt động. Phần nhiều các ấn phẩm này đã được Trung tâm Thương mại Quốc tế (ITC) phát hành và phổ biến rộng rãi. Tuy nhiên, việc có áp dụng được theo một danh mục các công việc cần kiểm tra nghiêm ngặt khi thực hiện mỗi hoạt động XTTM hay không lại phụ thuộc vào bản thân doanh nghiệp và cơ chế giám sát hay cảnh báo của doanh nghiệp để việc tổ chức hoạt động được hiệu quả. Thực tế doanh nghiệp có thể nhận được các tư vấn này từ các tổ chức XTTM. Tuy nhiên, điều đáng tiếc là việc chuẩn hóa các tài liệu này cho các tổ chức để làm công cụ tư vấn cho doanh nghiệp còn chưa được thực hiện toàn diện. Với vai trò điều phối chung, Cục XTTM sẽ cần thực hiện công việc: (1) liệt kê các dịch vụ XTTM, (2) sổ tay hướng dẫn tổ chức thực hiện các hoạt động XTTM, (3) danh mục các công việc và nguồn thông tin cần kiểm tra đối với mỗi hoạt động XTTM và (4) công bố công khai các tài liệu này bản cứng và bản mềm ra công chúng. Hệ thống tài liệu này sẽ là bộ sổ tay hướng dẫn đầy đủ nhất cho các Trung tâm XTTM, các Hiệp hội, các Cơ quan đại diện thương mại ở nước ngoài trong việc hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu phát triển thị trường.

2.2.1. Nâng cao hiệu quả hoạt động xúc tiến xuất khẩu tại doanh nghiệp

a. Các nguyên tắc lựa chọn hoạt động xúc tiến xuất khẩu

Doanh nghiệp đặt mục tiêu tối đa doanh thu và lợi nhuận nên nguyên tắc lựa chọn hoạt động XTTM đầu tiên cần đảm bảo là hiệu quả. Việc lựa chọn sử dụng loại hình hoạt động XTTM nào

51

Báo cáo Xúc tiến xuất khẩu 2011 - 2012

cũng phải đảm bảo nguyên tắc hiệu quả cho doanh nghiệp. Để đảm bảo tính hiệu quả, hoặc với chi phí thấp mà vẫn đảm bảo các yêu cầu công việc, doanh nghiệp cần tôn trọng một số nguyên lý cơ bản sau:

1. Lựa chọn các hoạt động XTTM phù hợp với khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp

2. Lựa chọn các tổ chức cung cấp dịch vụ xúc tiến xuất khẩu hiệu quả có uy tín và đảm bảo chất lượng các dịch vụ được cung cấp;

3. Luôn luôn chuẩn bị kỹ lưỡng và đầy đủ các tài liệu cũng như các công việc cần thiết cho mỗi hoạt động XTTM;

4. Sử dụng các hoạt động XTTM phù hợp với không gian và thời gian nơi diễn ra hoạt động; và

5. Sử dụng hoạt động XTTM phù hợp với năng lực tài chính và nhân lực của bản thân doanh nghiệp.

Trong các trường hợp không thể tuân thủ toàn bộ các nguyên tắc và tiêu chuẩn đặt ra, doanh nghiệp bắt buộc phải có lựa chọn thì cần nhấn mạnh nguyên tắc hiệu quả khi lựa chọn hoạt động XTTM.

Một điểm cần chú ý khi xem xét ngân sách dành cho hoạt động XTTM: nếu để thúc đẩy doanh số bán trong ngắn hạn thì sẽ được coi là chi phí nhưng nếu để xây dựng hình ảnh công ty và thương hiệu trong dài hạn thì phải được tính là một khoản đầu tư cho tương lai. Khi đánh giá hiệu quả hoạt động XTTM, quy về bằng tiền, thì khoản đầu tư này được tính chiết khấu dòng lưu kim cho thời hạn thu hồi tùy thuộc vào khoảng thời gian lựa chọn phù hợp với ngành hàng và hoạt động.

b. Tận dụng lợi thế chính sách và hỗ trợ từ Chính phủ

Doanh nghiệp có thể tận dụng việc hỗ trợ của Chính phủ thông qua các chương trình khuyến công, khuyến nông, chương trình XTTM quốc gia hoặc chương trình tương tự để có thể tăng cường khả năng bán hàng và ký các hợp đồng lớn. Tham gia vào các Đoàn XTTM cùng các Đoàn Chính phủ sẽ khuyến khích việc dễ dàng tìm kiếm đối tác hợp tác kinh doanh.

Một số chương trình có hỗ trợ ngân sách từ phía Chính phủ, tài trợ gián tiếp thông qua các hoạt động. Khi tham gia các chương trình này, doanh nghiệp cần chú ý các thủ tục cần thiết cho việc thanh quyết toán sau chương trình. Thông thường việc này có thể kéo dài và ảnh hưởng đến công việc quyết toán thuế của doanh nghiệp.

Một số chương trình hàng đổi hàng hoặc thực hiện việc bán hàng theo các Hiệp định tài trợ hoặc hỗ trợ có thể được tiến hành. Tuy nhiên, theo các đơn hàng này thường không bền vững nhưng lại là điều kiện tiền đề để doanh nghiệp có thể có được nguồn đầu ra chắc chắn.

Xem xét các hiệp định cắt giảm hàng rào thuế quan và kỹ thuật để có thể thực hiện các chiến lược phù hợp với các cam kết và lộ trình đưa hàng vào các thị trường mục tiêu. Các cam kết này thường được bổ sung và cập nhật liên tục, do đó, doanh nghiệp cần một đơn vị thứ ba tổng hợp và cung

52

Cục Xúc tiến thương mại

cấp thông tin kịp thời. Doanh nghiệp cần tận dụng các kết quả đàm phán, lộ trình thực hiện các cam kết song phương, đa phương của Chính phủ Việt Nam với các quốc gia mà doanh nghiệp có hoạt động xuất khẩu.

c. Thực hiện một số giải pháp đặc thù cho điều kiện doanh nghiệp Việt Nam

Doanh nghiệp Việt Nam phần lớn là doanh nghiệp nho và vừa, do đó không có đủ nguồn lực tài chính và nhân lực gioi cần thiết để thực hiện thành công các chiến lược và kế hoạch cạnh tranh với các đối thủ lớn. Tuy nhiên, doanh nghiệp nho và vừa có lợi thế về tính linh hoạt và chủ động trong việc điều chỉnh các hoạt động cũng như quá trình ra quyết định. Dưới đây liệt kê một số khuyến nghị chính mà doanh nghiệp Việt Nam cần chú ý:

- Cải tiến phương pháp đánh giá điều kiện cầu và dự đoán doanh thu thị trường: Do hiện tại doanh nghiệp mới chỉ dựa trên những dữ liệu cứng như kết quả kinh doanh, doanh số bán và thống kê để đánh giá cầu, vì thế nó chỉ phản ánh được kết quả quá khứ mà không chỉ ra được động thái tương lai. Giải pháp ưu tiên cho lựa chọn phương pháp là đưa nhóm phương pháp xác định kỳ vọng và nhu cầu của người dùng, thấu hiểu thông qua lực lượng bán, phương pháp Delphi là nhóm phương pháp ưu tiên 1. Sử dụng phương pháp thử hàng mẫu và lấy ý kiến các lãnh đạo doanh nghiệp. Phương pháp thu thập thông tin dựa trên dữ liệu cứng và dữ liệu quá khứ trở thành nhóm phương pháp ưu tiên bậc 3. Tuy nhiên, trong quá trình phân tích, để có được cái nhìn toàn diện, doanh nghiệp cần tiếp cận theo nhiều chiều khác nhau. Nghĩa là sử dụng tất cả các phương pháp, nhưng đưa ra thứ bậc ưu tiên lựa chọn cho các phương pháp theo cách luận giải ở đây để đạt được hiệu quả tốt nhất cho mục tiêu chiến lược của doanh nghiệp.

- Chuyển đổi sự tập trung đầu tư để xác định các nhóm yếu tố ảnh hưởng đến điều kiện cầu: Đối với điều kiện về nhu cầu, sự thay đổi trong tiêu dùng được quyết định bởi bản thân nhu cầu tiêu dùng sản phẩm cuối cùng và hệ thống kênh cũng như các hoạt động xúc tiến qua kênh. Tuy nhiên, do lập luận rằng doanh nghiệp muốn tìm kiếm các phân đoạn thị trường thích hợp về mặt giá trị vô hình thay vì giá cả, do đó, muốn thấu hiểu phân đoạn thị trường mà mình theo đuổi, doanh nghiệp cần quan tâm đến những nhóm nhân tố khác ngoài hệ quy chiếu dành cho đặc tính sản phẩm.

- Chuyển đổi hệ thống kênh phân phối sản phẩm: Để tiết kiệm các chi phí trung gian, xã hội chuyển hướng từ các kênh truyền thống sang các kênh hiện đại. Vì thế, doanh nghiệp phải tập trung đẩy mạnh đưa hàng vào hệ thống bán lẻ, siêu thị và bán hàng trực tuyến cần ưu tiên bậc 1; trong khi nhóm bán hàng qua các nhà phân phối, qua đại lý, qua các nhà bán buôn và các nhà nhập khẩu sẽ được dần đẩy xuống bậc ưu tiên thấp hơn. Nhóm ưu tiên bậc 3 chủ yếu tập trung vào hình thức bán hàng trực tiếp thông qua nhân viên, thông qua điện thoại và catalog.

- Cải thiện chiến lược định giá sản phẩm: Một lộ trình xuyên suốt của nhóm giải pháp là sau khi đã xác định và định vị được nhu cầu trong phân đoạn riêng lẻ, thấu hiểu cách tiếp cận hiệu quả thì phải xác định được chiến lược giá thích hợp. Do đặc điểm của doanh nghiệp

53

Báo cáo Xúc tiến xuất khẩu 2011 - 2012

Việt Nam là nho và yếu về nhiều mặt nên không thể thực hiện chiến lược phí hạ (giảm thiểu chi phí để giảm giá liên tục cạnh tranh với đổi thủ). Vì vậy, doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam phải chuyển đổi sang các chiến lược định giá phân biệt theo từng phân khúc thị trường và đó là ưu tiên 1. Trong khi cách thức định giá đối sánh với giá có sẵn trên thị trường sẽ xuống hàng ưu tiên bậc 2 cùng với việc xem xét đối sánh với các đối thủ cạnh tranh. Trò chơi về giá là một trò chơi kinh tế đặc biệt thiệt hại cho doanh nghiệp quy mô nho mà thực hiện chiến lược giảm giá. Do đó, doanh nghiệp không thực hiện việc giảm giá liên tục trong một khoảng thời gian dài hay bán giá dưới chi phí.

- Thay đổi cơ cấu nguồn nguyên liệu và sản phẩm đầu vào đến từ các ngành công nghiệp hỗ trợ: Việc điều tiết và quy hoạch vùng nguyên liệu là một điều quan trọng nhằm ổn định đầu vào và đảm bảo năng suất ổn định đồng đều về chất lượng. Trong khi đó, việc mua gom sẽ bị hạn chế do tăng chi phí trung gian và chất lượng không đồng đều, không ổn định; việc tự nuôi trồng gặp phải trở ngại do khả năng tiếp cận và mở rộng quỹ đất. Do đó, xét trong bối cảnh hội nhập, coi thị trường Việt Nam là một phần không tách rời của thị trường toàn cầu thì việc mua nguyên liệu tại Việt Nam hay nhập khẩu nguyên liệu tại nước ngoài đều đơn giản và chỉ cần tuân thủ các nguyên tắc đảm bảo số lượng chất lượng đầu vào cũng như hiệu quả chi phí. Do chi phí biên trong sản xuất nguyên liệu đầu vào của một số sản phẩm Việt Nam cao hơn chi phí biên của quốc gia khác, khi thương mại tự do hơn, hàng hóa sẽ dịch chuyển đến nơi tốt nhất cần thiết. Và việc ứng dụng cách thức tạo nguồn nguyên liệu đầu vào do doanh nghiệp chủ động nắm bắt bằng cách nhập khẩu.

- Tập trung nguồn lực đổi mới công nghệ, cải tiến mẫu mã và đa dạng hóa sản phẩm, nâng cao chất lượng, tạo sản phẩm có chất lượng quốc tế.

- Áp dụng mô hình quản lý chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm trong sản xuất và kinh doanh.

- Đa dạng hóa thị trường xuất khẩu nhằm hạn chế rủi ro trong kinh doanh và khai thác tiềm năng tại các thị trường mới. Đa dạng hóa đồng tiền thanh toán và phòng ngừa rủi ro về giá trong hoạt động xuất nhập khẩu.

d. Tận dụng các lợi thế hỗ trợ từ các tổ chức XTTM trong và ngoài nước

Mạng lưới các tổ chức XTTM và hỗ trợ doanh nghiệp ở trong nước đã khá đầy đủ và toàn diện từ cấp trung ương đến địa phương hay ngành hàng. Mặc dù chất lượng dịch vụ cung cấp của các tổ chức này còn hạn chế, tuy nhiên, với vai trò là tổ chức trung gian hay đại diện cho một ngành, một địa phương nên các tổ chức này đủ “chính danh” và thẩm quyền để có thể thực hiện một số hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp cũng như đại diện cho doanh nghiệp trong việc tiếp cận và sử dụng các dịch vụ dùng chung hoặc các chính sách ưu đãi cần thiết. Tuy nhiên, các doanh nghiệp cũng cần chủ động đầu tư kinh phí để tổ chức và tham gia các hoạt động XTTM, không nên chỉ trông chờ vào sự hỗ trợ với nguồn kinh phí eo hẹp của nhà nước.

Bên cạnh các Tổ chức XTTM trong nước, đối với các nước phát triển, Chính phủ không chỉ thành

54

Cục Xúc tiến thương mại

lập tổ chức xúc tiến xuất khẩu mà họ còn có tổ chức xúc tiến nhập khẩu, ví dụ như CBI của Hà Lan. Do đó, các tổ chức này có chức năng hỗ trợ doanh nghiệp các quốc gia khác tìm kiếm đối tác để có thể bán được hàng vào quốc gia họ. Bản thân JETRO cũng đã tổ chức triển lãm ngược và các hoạt động trưng bày nhu cầu mua sắm từ Nhật Bản đối với các công ty Việt Nam. Một số phòng trưng bày hoặc các tổ chức XTTM hỗ trợ doanh nghiệp các nước khác theo hướng xúc tiến nhập khẩu có thể được thực hiện thông qua các Tổ chức XTTM. Do đó, doanh nghiệp cũng cần cập nhật thường xuyên các thông tin hỗ trợ từ phía các Tổ chức XTTM để xem xét khả năng tham gia phù hợp.

2.2.2. Cải thiện chính sách khuyến khích xuất khẩu

Thể chế và môi trường hỗ trợ doanh nghiệp kinh doanh và phát triển xuất khẩu đã được nhiều quốc gia và nền kinh tế quan tâm thực hiện. Chính sách hướng ra xuất khẩu nhằm thu nguồn ngoại tệ về cho quốc gia và cải thiện cán cân thanh toán. Mặc dù, trên bình diện toàn cầu, thâm hụt thương mại của quốc gia này là thặng dư thương mại của quốc gia khác, tổng thặng dư và thâm hụt trên toàn cầu là bằng không. Tuy nhiên, đối với một quốc gia thâm hụt cán cân thương mại trong dài hạn sẽ kéo theo việc thâm hụt cán cân thanh toán và tạo áp lực lên tỷ giá và lãi suất. Trong Chương này không chỉ ra các giải pháp về chính sách phát triển xuất khẩu của cả nền kinh tế mà chỉ tập trung vào một số giải pháp thúc đẩy chính sách XTTM để hỗ trợ doanh nghiệp phát triển thị trường xuất khẩu.

a. Đối với chính sách khuyến khích xuất khẩu

l Hoàn thiện hệ thống luật pháp, chính sách tạo hành lang pháp lý thông thoáng cho hoạt động kinh doanh xuất khẩu của doanh nghiệp

l Tiếp tục tăng cường đầu tư kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất kinh doanh

l Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong xu thế hội nhập và phát triển bền vững, đổi mới mô hình tăng trưởng dựa trên ngành xuất khẩu có hàm lượng giá trị gia tăng cao

l Phát triển các ngành bổ trợ sản xuất, công nghiệp hỗ trợ và chính sách thương mại thuận lợi cho doanh nghiệp xuất khẩu

l Nhà nước với vai trò phối hợp, liên kết các nhà liên quan và đầu tư quảng bá cho các ngành công nghiệp chủ đạo và mũi nhọn của quốc gia.

l Tăng cường cơ sở vật chất khoa học - kỹ thuật phục vụ nghiên cứu và phát triển sản phẩm cũng như các cơ sở dữ liệu dùng chung tri thức quốc gia.

b. Đối với chính sách hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu thông qua các hoạt động XTTM

Sự phát triển nhanh chóng của các hoạt động XTTM trong những năm gần đây đã và đang có những đóng góp tích cực hỗ trợ cho các hoạt động sản xuất và kinh doanh, đặc biệt là trong việc mở rộng thị trường đẩy mạnh xuất khẩu. Sự phát triển của các hoạt động XTTM cũng là đòi hoi khách quan nhằm đáp ứng nhu cầu của cộng đồng doanh nghiệp trong bối cảnh cạnh tranh ngày

55

Báo cáo Xúc tiến xuất khẩu 2011 - 2012

càng quyết liệt của thị trường trong nước và quốc tế. Tuy nhiên, chính sự phát triển nhanh chóng đó đã và đang đặt ra nhiều vấn đề bất cập đối với các tổ chức và cơ quan quản lý nhà nước về XTTM, trong đó có hệ thống pháp luật điều chỉnh các hoạt động thương mại nói chung và XTTM nói riêng mặc dù đã hình thành nhưng chưa hoàn chỉnh và trong một số trường hợp chưa theo kịp sự phát triển rất nhanh của thị trường.

Thách thức trong giai đoạn hiện nay đối với công tác XTTM chính là vấn đề hoàn thiện thể chế, nâng cao năng lực của các Tổ chức XTTM và kiện toàn hệ thống XTTM toàn quốc nhằm phát huy hơn nữa hiệu quả của các hoạt động XTTM. Hoàn thiện chính sách hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu thông qua các hoạt động XTTM phải được dựa trên nền tảng định hướng chiến lược XTTM quốc gia trong một giai đoạn 10 năm. Trên nền tảng chiến lược quốc gia về XTTM, xác định các lộ trình và kế hoạch phù hợp gắn chặt và phù hợp với việc tái cấu trúc ngành kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế theo hướng không ngừng nâng cao hàm lượng giá trị gia tăng, tri thức và năng suất trong sản phẩm. Trong khuôn khổ các nội dung chiến lược này sẽ làm rõ các nội dung và chương trình hành động cụ thể hỗ trợ các ngành hàng, các doanh nghiệp trong việc phát triển xuất khẩu cũng như phát triển kinh doanh.

56

Cục Xúc tiến thương mại

CHƯƠNG 3 Thực trạng năng lực mạng lưới XTTM và hỗ trợ doanh nghiệp tại Việt Nam

Mạng lưới các tổ chức XTTM tại Việt Nam được xây dựng và hoàn thiện trong khoảng 10 năm trở lại đây, bắt đầu từ việc Chính phủ cho phép thành lập Cục Xúc tiến thương mại (Cục XTTM) và các địa phương thành lập các Trung tâm XTTM địa phương. Hệ thống XTTM tại Việt Nam đã phát triển khá mạnh về mặt số lượng, tuy nhiên về chất lượng và hiệu quả hoạt động thì còn một số hạn chế nhất định. Cách thức phân loại các tổ chức XTTM có thể theo một số tiêu chí nhất định.

3.1. Cơ cấu, loại hình và mạng lưới tổ chức XTTM và hỗ trợ doanh nghiệp

3.1.1. Loại hình và cơ cấu các tổ chức XTTM

Tiêu thức phân loại khác nhau sẽ có cách phân loại các tổ chức XTTM khác nhau. Xét theo biên giới, có các tổ chức XTTM trong nước và nước ngoài; xét theo cơ quan chủ quản là Chính phủ sẽ có các tổ chức XTTM trực thuộc Chính phủ và phi Chính phủ; xét theo cấp độ hành chính sẽ có các Tổ chức XTTM trung ương và địa phương. Tại Việt Nam, cơ quan XTTM của Chính phủ cấp Trung ương là Cục XTTM (Bộ Công Thương). Bên cạnh đó, các tổ chức tham gia công tác XTTM thuộc các Bộ, Ngành khác như: Trung tâm thông tin (Bộ Ngoại giao, Bộ Công Thương); Trung tâm XTTM phía Bắc, phía Nam (Cục Kinh tế - Bộ Quốc phòng); Trung tâm Hội chợ triển lãm nông nghiệp – phát triển nông thôn (Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn). Các cơ quan XTTM cấp Địa phương bao gồm các Trung tâm XTTM, Trung tâm XTTM-Đầu tư-Du lịch, Phòng XTTM của các tỉnh/thành phố trong cả nước. Hệ thống các Cơ quan đại diện thương mại Việt Nam tại nước ngoài (Thương vụ) gồm 55 đơn vị và 7 chi nhánh Thương vụ trực thuộc Bộ Công Thương.

57

Báo cáo Xúc tiến xuất khẩu 2011 - 2012

Biểu đồ 28

Mạng lưới xúc tiến thương mại với vai trò điều phối trung tâm của Cục Xúc tiến Thương mại

Các doanh nhiệp XTTM

Các tổ chức XTTM quốc tế

Trung tâm TMQT(ITC) - WTO

Các doanh nhiệp XTTMnước ngoài

Đại diện các Tổ chức XTTMquốc tế tại Việt Nam

Các Thương vụ nước ngoàitại Việt Nam

Cục Xúc tiến Thương mại

Thuộc nước ngoài

Cơ quan đại diện thươngmại Việt Nam tại nước ngoài

Các Trung tâm XTTMđịa phương

Các Phòng XTTM và các tổchức XTTM trực thuộc các cơ

quan CP

Các Tổ chức XTTM phi chínhphủ (VCCI, Hiệp hội, Liên

minh HTX)

Các Tổ chức XTTM Chính phủthuộc các quốc gia và nền

kinh tế khác

Thuộc Việt Nam

Nguồn: Cục XTTM

Tính đến nay, 63 Tỉnh/Thành phố trên toàn quốc đã có bộ phận chuyên trách về XTTM. Do đặc thù của từng địa phương, giai đoạn đầu một số trung tâm còn trực thuộc Sở Kế hoạch & Đầu tư hoặc Sở Ngoại vụ, nhưng đến nay đã được điều chỉnh và thống nhất bộ phận chuyên trách về cơ quan đầu mối: 63 đơn vị trực thuộc Sở Công Thương địa phương và 16 đơn vị trực thuộc UBND (An Giang, Kiên Giang, Cần Thơ, Cà Mau, Gia Lai, TP. Hồ Chí Minh, Thừa Thiên Huế, Lào Cai, Quảng Ngãi, Komtum, Đắk Lắk, Đắk Nông, Bạc Liêu, Bình Phước, Đồng Tháp, Trà Vinh). Riêng trường hợp của tỉnh Tiền Giang tách Trung tâm XTTM và Đầu tư trực thuộc UBND ra thành 2 trung tâm trực thuộc các Sở KHĐT và Sở Công Thương phụ trách.

Các tổ chức XTTM phi Chính phủ như Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Liên minh Hợp tác xã và các hiệp hội. Cả nước có trên 300 hiệp hội doanh nghiệp và ngành nghề, trong đó, có trên 80 hiệp hội hoạt động trên phạm vi toàn quốc, 32 tỉnh/thành phố có hiệp hội doanh nghiệp. Nhiều hội đang trong quá trình vận động thành lập hoặc đang mở rộng thành lập các chi hội tại địa phương.

Bên cạnh đó, còn có các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh dịch vụ XTTM như tổ chức hội chợ triển lãm, quảng cáo, tổ chức sự kiện, tư vấn, môi giới thương mại…

Tồn tại song song với các tổ chức XTTM thuộc Việt Nam còn có các tổ chức XTTM nước ngoài, nhiều đại diện đã đặt Văn phòng tại Việt Nam như AmCharm (Hoa Kỳ), EUROCharm (EU), Phòng TMCN Pháp, Phòng TMCN Đức, AUSTRADE (Australia), HKTDC (HongKong), JICA (Nhật Bản), JETRO (Nhật Bản), KOTRA (Hàn Quốc), MATRADE (Malaysia), GTZ (Đức), DEP (Thái Lan), TAITRA (Đài Loan), CBI (Hà Lan), UKTI (Anh), CCPIT (Trung Quốc),…

58

Cục Xúc tiến thương mại

Hệ thống tổ chức XTTM tại Việt Nam hiện nay đã khá toàn diện và đầy đủ, từ cấp trung ương đến địa phương, các ngành hàng cũng như các đơn vị trực thuộc các bộ chuyên ngành. Sự phát triển của mỗi tổ chức XTTM tại Việt Nam phụ thuộc nhiều vào tính chất sản xuất kinh doanh của ngành hoặc của địa phương. Ngành nào, địa phương nào có các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh năng động, xuất khẩu phát triển, số lượng doanh nghiệp đông đảo thì tại đó các tổ chức XTTM cũng phát triển tương xứng.

Cục XTTM là cơ quan của Chính phủ do Thủ tướng ký quyết định thành lập để giúp Bộ trưởng Bộ Thương mại (nay là Bộ Công Thương) thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về XTTM, định hướng công tác XTTM gồm:

n Xây dựng hoặc tham gia xây dựng chính sách, các văn bản quy phạm pháp luật về XTTM; Trình cấp có thẩm quyền ban hành các quy trình, quy phạm, quy chuẩn về XTTM; hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện các quy định trên sau khi được duyệt.

n Nghiên cứu, dự báo và định hướng về thị trường trong nước và ngoài nước để phát triển thị trường và sản phẩm thương mại; Thu thập, xử lý và cung cấp thông tin thương mại, hỗ trợ doanh nghiệp công tác XTTM:Tổ chức tập huấn nhắm nâng cao năng lực cho cán bộ làm công tác xúc tiến thương mại và bồi dưỡng kỹ năng tác nghiệp trong thương mại cho cán bộ quản lý và kinh doanh thương mại.

n Giúp Bộ trưởng Bộ Công Thương chỉ đạo các đại diện thương mại ở nước ngoài tiến hành công tác XTTM; Thực hiện hợp tác quốc tế về XTTM.

n Quản lý nguồn ngân sách nhà nước cấp hàng năm cho hoạt động XTTM.

n Chỉ đạo, hướng dẫn các Sở Công Thương về công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động XTTM, đầu tư phát triển ngành công nghiệp và thương mại. Thực hiện các hoạt động quản lý nhà nước khác về XTTM do Bộ trưởng Bộ Công Thương giao.

n Xây dựng, tổ chức thực hiện, quản lý chương trình thương hiệu quốc gia; quảng bá hình ảnh đất nước, hình ảnh doanh nghiệp Việt Nam ở trong nước và ngoài nước; hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam xây dựng, quảng bá và bảo vệ thương hiệu.

n Xây dựng, quản lý Chương trình truyền hình công thương để thực hiện các hoạt động XTTM, thương hiệu, đầu tư phát triển ngành công nghiệp và thương mại.

3.1.2. Sự hỗ trợ lẫn nhau với vai trò điều phối trung tâm của Cục XTTM

Ngoài chức năng hỗ trợ doanh nghiệp phát triển thị trường, Cục XTTM còn chịu trách nhiệm phát triển và nâng cao năng lực hoạt động của mạng lưới XTTM trên cả nước. Sự tích hợp giữa các tổ chức XTTM hiện nay to ra hiệu quả từ trung ương đến địa phương, từ các hiệp hội ngành nghề với các địa phương và kém hiệu quả trong việc phối kết hợp giữa các hiệp hội hoặc giữa các địa phương. Nhìn chung, sự phối hợp giữa các tổ chức XTTM trong triển khai các hoạt động còn hạn

59

Báo cáo Xúc tiến xuất khẩu 2011 - 2012

chế, việc liên kết giữa các cơ quan chủ yếu là tự phát và chưa thực sự được định hướng dẫn đến nhiều hoạt động như: tổ chức đoàn đi khảo sát, tổ chức hội chợ triển lãm, tổ chức doanh nghiệp tham gia hội chợ triển lãm chồng chéo, nguồn lực bo ra nhiều, hiệu quả mang lại chưa cao.

Giả định rằng nếu các tài nguyên có thể dùng chung, ví dụ các ấn phẩm điện tử hoặc các nghiên cứu thị trường, được chia sẻ giữa các trung tâm, các hiệp hội ngành nghề thì sẽ tăng cường năng lực tri thức và tài nguyên cho bản thân các tổ chức XTTM và các doanh nghiệp xuất khẩu. Để giải quyết các vấn đề này, vai trò điều phối trung tâm của Cục XTTM đã được khẳng định và từng bước thực hiện theo hướng: (1) xác định đâu là các tài sản, tài nguyên có thể chia sẻ của các Tổ chức XTTM, (2) xác định phương thức chia sẻ và điều hòa lợi ích giữa các Tổ chức XTTM trong việc sử dụng tài nguyên, (3) tạo dựng các cơ sở hạ tầng lưu trữ và trích xuất tài nguyên sao cho cộng đồng doanh nghiệp, các tổ chức XTTM khác có thể dễ dàng khai thác sử dụng và cuối cùng là (4) cơ chế nuôi dưỡng, cập nhật và phát triển tài nguyên này. Những tài nguyên dùng chung phổ biến nhưng chưa được khai thác đúng mực, đó là danh bạ các doanh nghiệp, thống kê về tình hình kinh tế xã hội, các nguyên cứu thị trường trong và ngoài nước, các thông tin kinh tế thương mại và cơ hội kinh doanh, các ấn phẩm, các sàn giao dịch hàng hóa, các không gian trưng bày, các phần mềm…

Cục XTTM thể hiện vai trò điều phối trung tâm qua các hoạt động sau:

l Thông qua phân cấp quản lý nhà nước đối với hoạt động XTTM đến địa phương.

l Thông qua chương trình XTTM quốc gia hàng năm để định hướng, tư vấn cho các đơn vị chủ trì chương trình các hoạt động cần triển khai.

l Triển khai khảo sát, quy hoạch nhằm xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ cho hoạt động XTTM trên phạm vi cả nước.

l Tạo lập mối quan hệ tốt với các tổ chức XTTM trên thế giới từ đó góp phần tạo nền tảng phát triển cho hệ thống XTTM nước nhà.

l Triển khai, tổ chức các khoá đào tạo, tập huấn nhằm nâng cao năng lực cho các tổ chức XTTM.

l Tạo lập các cơ sở dữ liệu dùng chung và cùng khai thác phát triển giữa các Tổ chức XTTM.

Mặc dù đã được tổng kết trong các báo cáo và đề xuất XTTM hàng năm, nhưng ở cấp độ trung ương vẫn cần có kế hoạch, định hướng cụ thể và lộ trình thực hiện nhằm tăng cường năng lực phối hợp, năng lực triển khai các hoạt động của hệ thống XTTM trên cả nước.

3.2. Năng lực cung cấp các dịch vụ của các tổ chức XTTM

3.2.1. Điều kiện vật chất và cơ sở hạ tầng của các tổ chức XTTM

Trong nghiên cứu năm nay, nhóm nghiên cứu đánh giá 3 nhóm đối tượng tổ chức XTTM để đánh giá về thực trạng điều kiện vật chất và cơ sở hạ tầng phục vụ công tác XTTM là các Trung tâm

60

Cục Xúc tiến thương mại

XTTM địa phương, các Cơ quan đại diện thương mại Việt Nam tại nước ngoài (Thương vụ) và các Hiệp hội ngành hàng.

a. Cơ quan đại diện thương mại Việt Nam tại nước ngoài

Nhóm các điều kiện khá tốt và tốt của các Cơ quan đại diện thương mại tại nước ngoài (Thương vụ) bao gồm: văn phòng và vị trí văn phòng (59,46% khá tốt), trang thiết bị văn phòng (55,56% khá tốt), hệ thống máy tính (54,05% khá tốt), hệ thống thông tin liên lạc (51,35% khá tốt), internet và hạ tầng internet (45,95% khá tốt) và hệ thống bàn ghế tủ (45,95% khá tốt).

Biểu đồ 29

Điều kiện vật chất và Cơ sở hạ tầng của các Thương vụ

10.00% 25.00%2.70% 2.70% 2.78%

13.33%3.13%

10.00%32.43% 43.24% 43.24% 51.35% 48.65% 41.67%

56.67%56.25%

50.00%59.46% 54.05% 51.35% 45.95% 45.95% 55.56%20.00%

37.50%15.00%5.41% 5.41% 2.70% 5.41% 3.13%

Văn phòng và vịtrí văn phòng

Hệ thống máytính

Hệ thống thôngtin liên lạc (Điệnthoại, máy fax,

email…)

Internet, hạ tầnginternet và dịch

vụ internet

Hệ thống bàn,ghế, tủ văn

phòng

Trang thiết bị vănphòng (máychiếu, máy

photocopy, máyin,…)

Trang thiết bịphục vụ thông tin(máy ảnh, máyquay,đèn, hệ

thống bàn dựng)

Hệ thống Cơ sởdữ liệu và quản lý

CSDL

Trang web, máychủ và dịch vụliên quan đến

duy trì trang web

Rất kém Kém Tạm được Khá tốt Tốt

Nguồn: Cục XTTM

Điều kiện hạ tầng ở mức trung bình và kém thể hiện ở các trang thiết bị phục vụ thông tin tuyên truyền (10% rất kém, 13,33% kém và 56,67% trung bình), trang web và dịch vụ liên quan đến duy trì trang web (25% rất kém, 10% kém và 50% trung bình). Điều này hàm ý là các Cơ quan đại diện thương mại tại nước ngoài thiếu hẳn một công cụ đối thoại với doanh nghiệp thông qua việc duy trì trang thông tin giới thiệu thương vụ và các thông tin cập nhật từ thị trường. Việc này lẽ ra có thể tích hợp đơn giản vào cổng thông tin của Bộ Công Thương và/hoặc Cục XTTM và/hoặc trang web của Đại sứ quán Việt Nam tại nước ngoài để trở thành kênh đối thoại chính thống của Cơ quan đại diện thương mại tại nước ngoài với doanh nghiệp, cũng như cập nhật kịp thời tình hình kinh tế xã hội, cơ hội kinh doanh của thị trường nơi đặt cơ quan đại diện.

b. Các Trung tâm XTTM địa phương

Nhờ vào sự phát triển hạ tầng và dịch vụ công nghệ thông tin trên cả nước, các Trung tâm XTTM hầu hết đều đánh giá tốt đối với hệ thống thông tin liên lạc (12,5% rất tốt và 68,75% tốt) và các dịch vụ liên quan đến internet (9,38% rất tốt và 65,63% tốt). Nhóm điều kiện hạ tầng thứ hai được đánh giá khá tốt là hệ thống máy tính (65,63% tốt), hệ thống bàn ghế tủ (56,25% tốt). Nhóm hạ tầng thứ ba được đánh giá theo tỷ lệ gần như cân bằng giữa mức tốt và trung bình là văn phòng và vị trí văn phòng (43,75% tốt và 40,63% trung bình), trang thiết bị văn phòng (37,5% tốt và

61

Báo cáo Xúc tiến xuất khẩu 2011 - 2012

43,75% trung bình). Nhóm hạ tầng cuối cùng bị đánh giá kém đối với một số Trung tâm là trang thiết bị phục vụ tuyên truyền (35,48% kém), hệ thống CSDL (54,84% trung bình, 9,68% kém và 3,23% rất kém), trang web và dịch vụ duy trì trang web (45,16% trung bình, 3,23% kém và 6,45% rất kém) và một số Trung tâm có vị trí văn phòng và nội thất văn phòng chưa tốt (40,63% trung bình và 12,5% kém).

Biểu đồ 30

Điều kiện vật chất và cơ sở hạ tầng của các Trung tâm XTTM

3.23% 6.45%12.50% 6.25% 6.25% 15.63%35.48%

9.68% 3.23%

40.63%21.88%

18.75% 25.00%37.50%

43.75%

45.16%

54.84%45.16%

43.75%65.63%

68.75% 65.63%56.25% 37.50%

19.35% 32.26%38.71%

3.13% 6.25% 12.50% 9.38% 3.13% 6.45%

Văn phòng và vịtrí văn phòng

Hệ thống máytính

Hệ thống thôngtin liên lạc (Điệnthoại, máy fax,

email…)

Internet, hạ tầnginternet và dịch

vụ internet

Hệ thống bàn,ghế, tủ văn

phòng

Trang thiết bị vănphòng (máychiếu, máy

photocopy, máyin,…)

Trang thiết bịphục vụ thông tin(máy ảnh, máyquay,đèn, hệ

thống bàn dựng)

Hệ thống Cơ sởdữ liệu và quản lý

CSDL

Trang web, máychủ và dịch vụliên quan đến

duy trì trang web

Rất kém Kém Tạm được Khá tốt Tốt

Nguồn: Cục XTTM

Cùng với xu thế mở rộng hoạt động XTTM, tích hợp XTTM với đầu tư, khuyến công và du lịch, các địa phương đang dần ý thức được vai trò quan trọng của công tác XTTM. Từ đó, cần tạo điều kiện vật chất và tài chính tốt cho các Trung tâm xúc tiến tại địa phương để có thể thực hiện tốt công tác phát triển kinh doanh và thương mại, đặc biệt thúc đẩy xuất khẩu.

c. Các Hiệp hội ngành hàng

Các Hiệp hội ra đời và vận hành dựa trên việc thu phí hội viên, tài trợ của bên thứ ba và cung cấp các dịch vụ trung gian cho doanh nghiệp hoặc đối tác nước ngoài để thu phí dịch vụ. Phí hội viên thấp và không đủ để có thể vận hành tốt bộ máy văn phòng, do đó các Hiệp hội phải dựa vào việc bán các dịch vụ cung ứng. Để bán được, các dịch vụ này phải có chất lượng cao hoặc phải là dịch vụ mà không có đơn vị nào khác có thể cung cấp với giá rẻ hơn. Đây là một điều không khả thi và không thực tế, vì muốn có dịch vụ tốt phải có con người làm việc tốt, trong khi các Hiệp hội thường là thiếu nhân lực cũng như cán bộ lớn tuổi nên khó tiếp cận công cụ XTTM hiện đại. Các chuyên gia và chuyên viên gioi không về Hiệp hội làm việc để nhận mức lương thấp. Thực tế này khiến cho các dịch vụ của Hiệp hội kém về chất lượng, thiếu tính phù hợp với yêu cầu của doanh nghiệp.

Các Hiệp hội thông thường đều có văn phòng và vị trí văn phòng thuận tiện, đặt tại Hà Nội. Có hệ thống trang thiết bị máy tính, hệ thống thông tin liên lạc, internet và dịch vụ internet tốt cũng như các vật dụng phục vụ công việc như bàn ghế tủ và các máy móc văn phòng. Đối với các Hiệp hội đã có thời gian hoạt động trên 3 năm thì có trang web và hạ tầng duy trì trang web tốt, các hiệp hội mới thành lập thì trang web còn hạn chế.

62

Cục Xúc tiến thương mại

Biểu đồ 31

Điều kiện vật chất và cơ sở hạ tầng của các Hiệp hội

6.25% 5.88%5.56% 5.56% 5.56% 11.11%

25.00%11.76%

5.56%27.78% 27.78% 11.11% 11.11%

22.22%27.78%

25.00% 47.06%

38.89%

66.67%55.56%

66.67%77.78% 61.11%

61.11%37.50% 23.53%

44.44%

5.56%16.67% 16.67%

5.56% 11.11% 6.25% 11.76% 11.11%

Văn phòng và vịtrí văn phòng

Hệ thống máytính

Hệ thống thôngtin liên lạc (Điệnthoại, máy fax,

email…)

Internet, hạ tầnginternet và dịch vụ

internet

Hệ thống bàn,ghế, tủ văn phòng

Trang thiết bị vănphòng (máychiếu, máy

photocopy, máyin,…)

Trang thiết bịphục vụ thông tin(máy ảnh, máyquay,đèn, hệ

thống bàn dựng)

Hệ thống Cơ sởdữ liệu và quản lý

CSDL

Trang web, máychủ và dịch vụ

liên quan đến duytrì trang web

Rất kém Kém Tạm được Khá tốt Tốt

Nguồn: Cục XTTM

Tuy nhiên, các Hiệp hội đánh giá điều kiện về cơ sở dữ liệu (5,88% rất kém và 11,76% kém) và trang thiết bị phục vụ công tác tuyên truyền, phát thanh và truyền hình (6,25% rất kém và 25% kém) còn nhiều hạn chế.

d. Đánh giá tổng hợp điều kiện vật chất và CSHT mạng lưới các tổ chức XTTM

Biểu đồ 32

Điều kiện vật chất và cơ sở hạ tầng của các tổ chức XTTM

2.70%12.50%

0.00% 2.70% 6.25% 5.56% 5.56% 6.25% 5.56% 2.78%15.63% 11.11% 13.33%

35.48%25.00%

3.13%9.68% 11.76% 10.00%

3.23% 5.56%

10.00%6.25% 3.23% 5.88%

25.00%

6.45%

32.43%40.63%

27.78%

43.24%

21.88%27.78%

43.24%

18.75%11.11%

51.35%

25.00%

11.11%

48.65%

37.50%

22.22%

41.67% 43.75%

27.78%

56.67%

45.16%

25.00%

56.25% 54.84%47.06% 50.00%

45.16%38.89%

59.46%

43.75%

66.67%

54.05%

65.63%

55.56%51.35%

68.75% 66.67%

45.95%

65.63%

77.78%

45.95%

56.25%61.11%

55.56%

37.50%

61.11%

20.00% 19.35%

37.50% 37.50%32.26%

23.53%

15.00%

38.71%44.44%

5.41% 3.13% 5.56% 6.25%

16.67%

5.41%12.50%

16.67%

2.70%9.38%

5.56% 5.41%0.00%

11.11%3.13% 0.00%

6.25% 3.13% 0.00%

11.76%6.45%

11.11%

Thươngvụ

Trungtâm

XTTM

Hiệp hội Thươngvụ

Trungtâm

XTTM

Hiệp hội Thươngvụ

Trungtâm

XTTM

Hiệp hội Thươngvụ

Trungtâm

XTTM

Hiệp hội Thươngvụ

Trungtâm

XTTM

Hiệp hội Thươngvụ

Trungtâm

XTTM

Hiệp hội Thươngvụ

Trungtâm

XTTM

Hiệp hội Thươngvụ

Trungtâm

XTTM

Hiệp hội Thươngvụ

Trungtâm

XTTM

Hiệp hội

Văn phòng và vị trí vănphòng

Hệ thống máy tính Hệ thống thông tin liên lạc(Điện thoại, máy fax,

email…)

Internet, hạ tầng internetvà dịch vụ internet

Hệ thống bàn, ghế, tủ vănphòng

Trang thiết bị văn phòng(máy chiếu, máy

photocopy, máy in,…)

Trang thiết bị phục vụthông tin (máy ảnh, máyquay,đèn, hệ thống bàn

dựng)

Hệ thống Cơ sở dữ liệu vàquản lý CSDL

Trang w eb, máy chủ vàdịch vụ liên quan đến duy

trì trang w eb

Kém Rất kém Tạm được Khá tốt Tốt

Nguồn: Cục XTTM

Tổng hợp lại các điều kiện vật chất và thực trạng cơ sở hạ tầng của cả ba nhóm đối tượng (Cơ quan đại diện thương mại Việt Nam tại nước ngoài, các Hiệp hội và các Trung tâm XTTM địa phương) có một số đặc điểm tương đồng nhất định.

v Thứ nhất, các điều kiện về văn phòng (vị trí, bàn ghế, tủ, thiết bị), hệ thống máy tính và thông tin liên lạc (điện thoại, fax, internet) đều được chuẩn hóa và đạt mức tốt.

v Thứ hai, cả ba nhóm đối tượng này đều yếu về hạ tầng thiết bị phục vụ thông tin tuyên truyền

63

Báo cáo Xúc tiến xuất khẩu 2011 - 2012

như máy ảnh, máy quay, bàn dựng… và yếu về hệ thống cơ sở dữ liệu cũng như quản lý cơ sở dữ liệu.

v Thứ ba, trong mỗi loại cơ sở hạ tầng thì đánh giá của các Hiệp hội và các Trung tâm XTTM tốt hơn Cơ quan đại diện thương mại tại nước ngoài. Điều này còn hàm nghĩa là các điều kiện làm việc tại các tổ chức XTTM trong nước tốt hơn điều kiện làm việc của các Cơ quan đại diện thương mại Việt Nam tại nước ngoài.

v Thứ tư, điểm khác biệt nổi bật nhất giữa các Cơ quan đại diện thương mại tại nước ngoài với Trung tâm XTTM và Hiệp hội là việc Cơ quan đại diện thương mại tại nước ngoài thiếu trang web và dịch vụ duy trì trang web để là cơ quan đối thoại của Thương vụ đến cộng đồng, thiếu phương tiện tương tác và kết nối cũng như chia sẻ tài nguyên với các tổ chức XTTM trong nước.

v Thứ năm, do việc một số Trung tâm XTTM trực thuộc Sở Công Thương, đồng thời chưa được quan tâm đúng mức nên văn phòng làm việc và vị trí văn phòng làm việc chưa thuận tiện, thiếu không gian cho việc trưng bày và phát triển các dịch vụ XTTM. Trong khi đó, văn phòng của các Cơ quan đại diện thương mại tại nước ngoài thường còn mang ý nghĩa ngoại giao, văn phòng Hiệp hội đặt ở trung tâm thủ đô và thuận tiện cho việc đi lại cũng như không gian làm việc thuận tiện.

Nhìn chung, các điều kiện cơ sở hạ tầng hiện nay của mạng lưới tổ chức XTTM đủ để cho công tác làm việc và tổ chức các hoạt động XTTM bề nổi. Muốn phát triển bền vững, cần xây dựng cơ sở dữ liệu để có đủ các luận cứ và căn cứ cần thiết cho việc ra quyết định mang tính chiến lược và chiến thuật về XTTM. Điều này tạo ra một chiều sâu hay bề dày tri thức cho cơ quan XTTM, quyết định đúng đắn trên nền tảng tri thức đầy đủ về thị trường, khách hàng và thông tin kinh tế kinh doanh. Đòi hoi bức thiết là xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu đầy đủ, toàn diện, cập nhật và có khả năng khai thác chung trong toàn mạng lưới các tổ chức XTTM.

3.2.2. Các dịch vụ do các tổ chức XTTM cung cấp

Tự đánh giá trình độ của đội ngũ cán bộ với chất lượng điều kiện cơ sở hạ tầng cũng như năng lực tài chính, nhóm nghiên cứu đề nghị các Trung tâm XTTM, các Hiệp hội và các Cơ quan đại diện thương mại tại nước ngoài liệt kê 3 nhóm dịch vụ mà mỗi đối tượng cho rằng họ có khả năng cung cấp tốt nhất.

- Đối với các Trung tâm XTTM: theo thứ tự ưu tiên thì ba dịch vụ sau được các trung tâm cho rằng có khả năng cung ứng tốt nhất, đó là: (1) tổ chức hội chợ triển lãm; (2) cung cấp thông tin thương mại và cơ hội kinh doanh (bao gồm cả xuất bản ấn phẩm); (3) tổ chức tập huấn đào tạo hội thảo chuyên đề. Các dịch vụ khác theo thứ tự thấp hơn được liệt kê là tổ chức đoàn khảo sát, hỗ trợ xây dựng và quảng bá thương hiệu, đăng ký nhãn hiệu, tư vấn về XTTM và tổ chức sàn giao dịch hàng hóa.

- Đối với các Hiệp hội: các dịch vụ mà Hiệp hội có thế mạnh và chuyên nghiệp hơn các trung tâm XTTM địa phương chính là (1) cung cấp thông tin giá cả và thị trường cũng như các

64

Cục Xúc tiến thương mại

nguồn thống kê tổng hợp báo cáo ngành; (2) tổ chức các đoàn khảo sát thị trường và (3) bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các doanh nghiệp trong ngành khi bị xâm hại. Các dịch vụ khác được bổ sung là tổ chức các sự kiện (đào tạo, hội chợ, hội thảo, tập huấn) và kết nối các doanh nghiệp trong và ngoài nước.

- Đối với các Cơ quan đại diện thương mại Việt Nam tại nước ngoài: ba dịch vụ phổ biến nhất được các Cơ quan đại diện thương mại tại nước ngoài liệt kê là (1) cung cấp thông tin kinh tế thương mại của Việt Nam cho doanh nghiệp nước sở tại và thông tin kinh tế thương mại, tiêu dùng của nước sở tại cho các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam; (2) tổ chức đón tiếp và lập chương trình kết nối doanh nghiệp cho các đoàn khảo sát; (3) tư vấn cho doanh nghiệp và hỗ trợ trong các tranh chấp buôn bán. Ngoài các dịch vụ trên, các Cơ quan đại diện thương mại tại nước ngoài còn tiến hành các dịch vụ như xác minh và thẩm định pháp lý doanh nghiệp, hòa giải và hỗ trợ giải quyết các bất đồng, quảng bá thương hiệu và hình ảnh doanh nghiệp đến đối tác tại nước sở tại và kết nối các cơ hội hợp tác đầu tư, thương mại. Như vậy, do tính chất nhiệm vụ của mỗi đơn vị mà dịch vụ và thứ tự ưu tiên các dịch vụ của 3 nhóm đối tượng tổ chức XTTM trên là khác nhau cơ bản và mỗi đối tượng có những thế mạnh riêng.

3.2.3. Sự phù hợp giữa nhu cầu doanh nghiệp với dịch vụ tổ chức XTTM cung cấp

a. Đánh giá của các tổ chức XTTM về thực trạng hoạt động xúc tiến xuất khẩu tại doanh nghiệp

Có hai nhóm đối tượng đầu ra của doanh nghiệp xuất khẩu là nhà nhập khẩu và các tổ chức XTTM (Cơ quan đại diện thương mại tại nước ngoài, Trung tâm XTTM và Hiệp hội) là các đối tượng phù hợp để đánh giá thực trạng chất lượng các hoạt động XTTM tại doanh nghiệp. Trong nghiên cứu này chưa thực hiện việc đánh giá của các nhà nhập khẩu đối với thực trạng hoạt động XTTM của doanh nghiệp xuất khẩu mà mới chỉ điều tra nhóm các tổ chức XTTM đánh giá về thực trạng các hoạt động này tại doanh nghiệp.

Có sự khác nhau đáng kể về quan điểm của các nhóm tổ chức XTTM đối với nhu cầu của doanh nghiệp xuất khẩu về các hoạt động XTTM. Sự khác nhau này còn thể hiện cả ở việc khác biệt bản thân đánh giá của doanh nghiệp. Điều này có thể dẫn đến một hệ lụy là các dịch vụ do các tổ chức XTTM cung cấp thường là sẽ không đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp do không hiểu doanh nghiệp thực sự cần gì, mà chỉ dựa trên năng lực của tổ chức XTTM mà cho rằng các dịch vụ do tổ chức XTTM có khả năng cung cấp là dịch vụ doanh nghiệp cần, trong khi thực tế nhu cầu doanh nghiệp cần ở các dịch vụ khác.

Nhóm các dịch vụ thông tin

Bốn nhóm dịch vụ thông tin chính mà các tổ chức XTTM thường cung cấp là (1) thông tin thương mại, (2) thông tin cơ hội kinh doanh, (3) nghiên cứu thị trường và (4) xuất bản ấn phẩm. Trong các dịch vụ này, doanh nghiệp có nhu cầu: rất cao (39,29%), cao (39,29%) và khá cao (20,24%) ở dịch vụ nghiên cứu thị trường, trong khi các Cơ quan đại diện thương mại tại nước ngoài lại cho

65

Báo cáo Xúc tiến xuất khẩu 2011 - 2012

rằng dịch vụ thông tin cơ hội kinh doanh là quan trọng đối với doanh nghiệp thể hiện ở đánh giá: rất cao (51%), cao (21%) và khá cao (20%). Trung tâm XTTM và Hiệp hội thì cho rằng dịch vụ thông tin thương mại là quan trọng hơn cả và đánh giá: rất cao là 9%, cao là 59% và khá cao là 22%; hiệp hội đánh giá: rất cao là 25%, cao là 50% và khá cao là 13%.

Biểu đồ 33

So sánh đánh giá nhu cầu doanh nghiệp xuất khẩu về dịch vụ thông tin và nghiên cứu thị trường

Khá

Trung bình

Kém

Rất kém

Rất cao

Cao

ThươngVụ

Trungtâm

XTTM

Hiệphội

Doanhnghiệp

ThươngVụ

Trungtâm

XTTM

Hiệphội

Doanhnghiệp

ThươngVụ

Trungtâm

XTTM

Hiệphội

Doanhnghiệp

ThươngVụ

Trungtâm

XTTM

Hiệphội

Thông tin thương mại Thông tin cơ hội kinh doanh Nghiên cứu thị trường Xuất bản ấn phẩm về xúctiến thương mại

0%

90%

80%

70%

60%

50%

40%

30%

20%

10%

100%

Nguồn: Cục XTTM

Điều này chỉ ra các dịch chuyển trong tương lai là các tổ chức XTTM cần chuyển hướng sang việc cung cấp các dịch vụ nghiên cứu thị trường cho doanh nghiệp, đồng thời tổ chức tốt hơn việc cung cấp thông tin và cơ hội kinh doanh. Xu hướng này sẽ phù hợp với yêu cầu của doanh nghiệp.

Nhóm các dịch vụ hội chợ triển lãm và khảo sát

Các dịch vụ tổ chức tham gia các hội chợ/ triển lãm trong và ngoài nước, thẩm định đối tác hợp tác kinh doanh và đoàn khảo sát, các buổi gặp gỡ thường được kết hợp với nhau trong cùng một chương trình đoàn vào hoặc đoàn ra. Việc tổ chức và chuẩn bị nội dung chương trình cho các hoạt động này đòi hoi phải được chuẩn bị kỹ lưỡng và thấu đáo, cụ thể để đảm bảo việc đàm phán, thăm quan nhà máy và các trao đổi cần thiết đều hiệu quả đủ để có thể đi đến ký kết hợp đồng.

66

Cục Xúc tiến thương mại

Biểu đồ 34

So sánh đánh giá nhu cầu doanh nghiệp về nhóm dịch vụ hội chợ và khảo sát

33%

41%

50%

32.89%

22%

34%

24%

37.33%

29%

34%

17%19.75%

32% 31%

17%

38.46%

15%

10%

18% 16.66%

33%31%

39%

14.47%

41%

13%

53%

14.67%17%

19%

50%

39.51%

29%

19%

44%

39.74%

30%

26%

12%

47.44%

20% 19%

6%

28.95%

22%

28%

12%

24%

29% 28%

11%

6.17%

21%

41%

22%

17.95%

27%

45%47%

0%

10%

20%

30%

40%

50%

60%

ThươngVụ

Trungtâm

XTTM

Hiệp hội Doanhnghiệp

ThươngVụ

Trungtâm

XTTM

Hiệp hội Doanhnghiệp

ThươngVụ

Trungtâm

XTTM

Hiệp hội Doanhnghiệp

ThươngVụ

Trungtâm

XTTM

Hiệp hội Doanhnghiệp

ThươngVụ

Trungtâm

XTTM

Hiệp hội Doanhnghiệp

Tham dự hội chợ triển lãm trong nước Tham dự hội chợ triển lãm tại nướcngoài

Tổ chức đoàn khảo sát thị trường nướcngoài

Tổ chức gặp gỡ các đoàn doanh nhânnước ngoài

Dịch vụ giới thiệu và thẩm định đối táccung ứng hàng, mua hàng

Kém

Khá

Cao

Rất kém

Trung bình

Rất cao

Nguồn: Cục XTTM

Hai dịch vụ mà doanh nghiệp hiện có nhu cầu cao là (1) dịch vụ giới thiệu và thẩm định đối tác cung ứng hàng hoặc mua hàng với đánh giá: rất cao là 35,9%, cao là 47,44% và khá cao là 16,66% và (2) dịch vụ tổ chức đoàn khảo sát thị trường nước ngoài với đánh giá: rất cao là 33,33%, cao là 39,51% và khá cao là 19,75%. Hai dịch vụ mà doanh nghiệp đánh giá có nhu cầu kém đi do hiệu quả giảm là tham dự hội chợ triển lãm trong nước (17,11% kém) và nước ngoài (18,67% kém). Trong khi đó, các Trung tâm XTTM và các Hiệp hội lại cho rằng nhu cầu đối với dịch vụ giới thiệu và thẩm định đối tác cung ứng hàng hóa của doanh nghiệp là thấp (Trung tâm XTTM đánh giá nhu cầu với hoạt động này là 45% trung bình và 10% kém; Hiệp hội đánh giá 47% trung bình, 6% rất kém và 6% kém). Sự khác biệt về nhận thức nhu cầu dịch vụ XTTM này phản ánh các dịch vụ do các tổ chức XTTM cung cấp không hướng vào nhu cầu, do đó không thiết thực và không khuyến khích các doanh nghiệp cải thiện kinh doanh, tăng năng suất và thúc đẩy bán hàng, xuất khẩu.

Các Hiệp hội chủ yếu cung cấp các dịch vụ hội chợ triển lãm trong và ngoài nước, tổ chức đoàn khảo sát cũng như đón các đoàn vào nên họ cho rằng nhu cầu đối với các dịch vụ này tại doanh nghiệp là cao. Trong khi đó, các Trung tâm đánh giá mức nhu cầu này thấp hơn các Hiệp hội và khoảng cách trải đều cho các đánh giá từ các dịch vụ cũng như các thang đo lường. Đặc biệt các Trung tâm cho rằng nhu cầu gặp gỡ các đoàn doanh nhân nước ngoài chỉ ở mức trung bình (chiếm đa số 41% trung bình).

Nhóm các Cơ quan đại diện thương mại tại nước ngoài đánh giá rằng tham dự hội chợ triển lãm tại nước ngoài (41% cao), quan trọng hơn hội chợ trong nước (33% cao) và vai trò quan trọng của Cơ quan đại diện thương mại tại nước ngoài trong việc giới thiệu và thẩm định đối tác nên dịch vụ này được đánh giá nhu cầu cao, chiếm 30%. Đánh giá của các Cơ quan đại diện thương mại tại nước ngoài không phản ánh rõ ràng các nhu cầu của doanh nghiệp đối với nhóm hoạt động này.

67

Báo cáo Xúc tiến xuất khẩu 2011 - 2012

Nhóm các dịch vụ hỗ trợ kinh doanh

Năm loại dịch vụ mà chúng tôi chọn phân tích dưới đây chưa phải là toàn bộ các dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp phát triển kinh doanh, nhưng các dịch vụ này là phổ biến và phù hợp với việc triển khai tại các Tổ chức XTTM. Nhóm nhu cầu thứ nhất, rất cao của doanh nghiệp là phát triển sản phẩm (30,67% rất cao và 36% cao) và tư vấn kinh doanh (20,83% rất cao và 37,5% cao). Nhóm nhu cầu cao thứ hai của doanh nghiệp là quảng bá hàng xuất khẩu (30,02% cao và 45,12% khá cao) và ứng dụng thương mại điện tử (42,31% cao và 35,9% khá cao). Nhu cầu về dịch vụ đào tạo và phát triển nguồn nhân lực chỉ ở mức trung bình khá.

Biểu đồ 35

So sánh đánh giá nhu cầu doanh nghiệp xuất khẩu về nhóm dịch vụ hỗ trợ kinh doanh

22%

32%

38%36%

11%

34%

28% 29.27%

25%

35%

44%

39.02%

20%22%

28%

37.50%

31%

22%

39%42.31%

14%

10%13%

30.67%

14%

6%

11%

19%

13%11%

14%

6%

17%

20.83%

3%

13%

0%

14%

32%

19%

24%26%

44%

39%

47.56%

19%

32%

17%

45.12%

37% 38%

28%30.56%

23%

41%

33%35.90%

0%

5%

10%

15%

20%

25%

30%

35%

40%

45%

50%

ThươngVụ

Trungtâm

XTTM

Hiệp hội Doanhnghiệp

ThươngVụ

Trungtâm

XTTM

Hiệp hội Doanhnghiệp

ThươngVụ

Trungtâm

XTTM

Hiệp hội Doanhnghiệp

ThươngVụ

Trungtâm

XTTM

Hiệp hội Doanhnghiệp

ThươngVụ

Trungtâm

XTTM

Hiệp hội Doanhnghiệp

Phát triển sản phẩm (thiết kế mẫu mã,bao bì, quản lý chất lượng...)

Đào tạo, tập huấn, phát triển nguồnnhân lực

Quảng bá hàng xuất khẩu Tư vấn kinh doanh Ứng dụng thương mại điện tử

Kém

Cao

Rất cao

Rất kém

Trung bình

Khá

Nguồn: Cục XTTM

Để có thể cung cấp dịch vụ tư vấn kinh doanh và phát triển sản phẩm cho doanh nghiệp, các đơn vị cung ứng phải dựa trên nền tảng thấu hiểu thị trường thông qua các nghiên cứu chi tiết chuyên sâu, kịp thời; và nền tảng đầu tư cho hạ tầng nghiên cứu và phát triển (R&D). Tuy nhiên, đòi hoi này đối với các tổ chức XTTM là việc khá tốn kém do không đủ nguồn lực tài chính để đầu tư ban đầu cũng như nhân lực tại các tổ chức XTTM không đủ khả năng thực hiện các dịch vụ này. Do đó, trái ngược với tự đánh giá về mức độ nhu cầu của doanh nghiệp xuất khẩu; các tổ chức trung gian như Trung tâm XTTM, các Hiệp hội và các Cơ quan đại diện thương mại tại nước ngoài cho rằng nhu cầu doanh nghiệp xuất khẩu đối với dịch vụ XTTM là các mảng ghép khác của bức tranh mà mảng ghép này lại là không đúng.

Cơ quan đại diện thương mại tại nước ngoài cho rằng mức nhu cầu phổ biến trung bình đối với việc ứng dụng thương mại điện tử (37% trung bình) và phát triển sản phẩm (31% trung bình), điều này có nghĩa các Cơ quan đại diện thương mại tại nước ngoài chưa đánh giá đúng nhận thức của doanh nghiệp về tầm quan trọng của internet và thương mại điện tử đến việc thay đổi hành vi, lối sống, cách thức mua và đặt hàng cũng như khả năng tiếp cận xuyên biên giới trên nền tảng thương mại điện tử. Đặc biệt, Cơ quan đại diện thương mại tại nước ngoài cho rằng nhu cầu đào tạo của doanh nghiệp là kém 23% và trung bình 23%.

68

Cục Xúc tiến thương mại

Hiệp hội đồng thuận với doanh nghiệp trong việc cho rằng cần phải phát triển ứng dụng thương mại điện tử và internet vào các hoạt động sản xuất kinh doanh (cao 39%, khá cao 33%). Tuy nhiên, quan điểm của Hiệp hội lại tương đồng với các Cơ quan đại diện thương mại tại nước ngoài và ngược với nhu cầu của doanh nghiệp khi cho rằng doanh nghiệp có nhu cầu thấp về phát triển sản phẩm. Trung tâm XTTM, Hiệp hội, Doanh nghiệp thống nhất cho rằng có nhu cầu cao về việc quảng bá hàng xuất khẩu. Tình trạng phổ biến nữa là cả Trung tâm XTTM và các Hiệp hội đều cho rằng doanh nghiệp có nhu cầu cao về đào tạo, tập huấn và phát triển nguồn nhân lực.

Biểu đồ 36

So sánh liên kết của doanh nghiệp xuất khẩu với hiệu quả hỗ trợ từ các tổ chức XTTM

17.24

47.13

26.43

6.9 2.325.58

43.02

23.26

8.14 0

11.63

26.74

48.84

12.790

Hiệu quả hỗ trợ từ các TPOs

Liên kết với DN đầu vào đầu ra

Liên kết với Doanh nghiệp khác trong ngành

Tốt

Khá

Trung bình

Kém

Yếu

Nguồn: Cục XTTM

Nhìn vào tổng thể, có thể thấy doanh nghiệp có nhu cầu cao và phổ biến trên diện rộng các dịch vụ về XTTM. Trong khi đó, do năng lực cung cấp dịch vụ và khả năng nhận thức khác nhau mà các nhóm đối tượng như Cơ quan đại diện thương mại tại nước ngoài, Trung tâm XTTM và Hiệp hội có các đánh giá khác nhau về mức độ nhu cầu của doanh nghiệp. Các nhận thức này không mang tính định hướng mà lại không theo kịp các quan điểm của doanh nghiệp về kinh doanh và thị trường. Do đó, dịch vụ cung cấp tất yếu từ các tổ chức XTTM sẽ không đủ khả năng đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp về chất lượng dịch vụ.

b. Nhu cầu hỗ trợ đối với các hoạt động xúc tiến xuất khẩu của doanh nghiệp

Sự tích hợp của các doanh nghiệp theo chiều ngang để đạt lợi thế về quy mô cũng như các doanh nghiệp cung ứng đầu vào, thương mại đầu ra đều khá tốt. Với liên kết ngang với các doanh nghiệp cùng ngành 17,24% tốt và 47,13% khá và với liên kết dọc với các doanh nghiệp đầu vào đầu ra là 25,58% tốt và 43,02% khá. Tương phản với sự tích hợp tốt này, hiệu quả hỗ trợ từ các Tổ chức XTTM cho các doanh nghiệp lại chủ yếu ở mức trung bình kém, với 48,84% trung bình và 12,79% kém. Sự tích hợp kém này do bản thân các dịch vụ của các tổ chức XTTM không đủ khả năng cạnh tranh được với các dịch vụ do doanh nghiệp dịch vụ hỗ trợ kinh doanh cung cấp. Bản thân doanh nghiệp xuất khẩu sẵn sàng trả tiền để thu được dịch vụ tốt, phù hợp với nhu cầu, do đó họ cần dịch vụ chuyên nghiệp và chất lượng cao. Hỗ trợ từ tổ chức XTTM không có đánh giá tốt và mức khá đạt 26,74% rơi vào các dịch vụ có sự hỗ trợ từ phía ngân sách và các hoạt động đặc thù

69

Báo cáo Xúc tiến xuất khẩu 2011 - 2012

hoặc mang tính độc quyền trong việc tổ chức.

3.3. Khuyến nghị nâng cao năng lực hỗ trợ doanh nghiệp của các Tổ chức XTTM

3.3.1. Nhu cầu nâng cao năng lực Tổ chức XTTM

a. Nhu cầu cần hỗ trợ của các Hiệp hội

Nhìn chung, các Hiệp hội có nhu cầu cao trên hầu hết các nội dung. Nhu cầu cần hỗ trợ cao nhất của các Hiệp hội là ngân sách (44,4% rất cao và 27,8% cao). Số các Hiệp hội có nhu cầu ngân sách thấp là các Hiệp hội có thể vận hành dựa trên việc cung ứng các dịch vụ cho doanh nghiệp, 5,6% không cần tài trợ từ ngân sách nhà nước. Mặc dù là cơ quan phi chính phủ, nhưng các Hiệp hội vẫn đòi hoi có nhu cầu cao trong việc cho phép các Hiệp hội vận hành theo cơ chế đặc thù và chuyển giao một phần các dịch vụ công từ phía các cơ quan nhà nước sang cho Hiệp hội, như việc cấp chứng nhận xuất xứ hàng hóa hoặc các chứng nhận theo tiêu chuẩn ngành. Nhu cầu này chiếm đến 40% rất cao và 33,3% cao trong số các Hiệp hội được điều tra. Hai nhu cầu cao nữa là các chương trình đào tạo chuyên sâu thay vì đại trà (38,9% rất cao và 22,2% cao) và thiết lập cơ sở dữ liệu ngành hàng phục vụ doanh nghiệp trong ngành (33,3% rất cao và 44,4% cao).

Biểu đồ 37

Mức độ nhu cầu cần hỗ trợ của các Hiệp hội ngành hàng

6%6%

6%

6%

6%

27%

24%

11%

17%

11%

17%

11%

0%

18%

28%

11%11%

33%

17%

6%

33%

35%

28%22%

24%

17%

28%

28%

33%

22%33%

39%

22%

44%

40%

44%

39% 0%5%

10%

15%20%

25%30%

35%40%

45%

Cho phép các trung tâm cơ chế vận hành đặcthù theo yêu cầu để có thể chủ động trong việc

đưa ra quyết định

Đầu tư cho cơ sở hạ tầng

Đầu tư cho hệ thống trang thiết bị

Tăng ngân sách chi cho các hoạt động xúc tiếnthương mại

Tăng số lượng nhân lực có trình độ để đáp ứngyêu cầu thị trường

Hỗ trợ các chuyên gia tư vấn

Hỗ trợ các chương trình đào tạo chuyên sâu

Thiết lập các cơ sở dữ liệu cho phép các Cơquan/Hiệp hội cùng sử dụng khai thác

Rất kém Kém Trung bình Khá Cao Rất cao

Nguồn: Cục XTTM

Nhóm bốn nhu cầu mà mức độ cấp thiết thấp hơn của các Hiệp hội lần lượt là: tăng số lượng nhân lực có trình độ để đáp ứng yêu cầu thị trường (27,8% rất cao và 38,9% cao), hỗ trợ các chuyên gia tư vấn (27,8% rất cao và 22,2% cao), đầu tư cho cơ sở hạ tầng của Hiệp hội (23,5% rất cao và 35,3% cao) và cuối cùng là đầu tư cho hệ thống trang thiết bị làm việc của Hiệp hội (16,7% rất

70

Cục Xúc tiến thương mại

cao và 33,3% cao).

b. Nhu cầu cần hỗ trợ của các Trung tâm XTTM địa phương

Tương tự như các Hiệp hội, các Trung tâm XTTM có nhu cầu cao trên hầu hết các nội dung, nhiều nội dung có nhu cầu cao hơn hẳn nhu cầu tương tự tại Hiệp hội. Tài trợ cho các hoạt động XTTM từ ngân sách vẫn là nhu cầu cao nhất với 59,4% mức rất cao và 25% mức cao. Điều này thể hiện các Trung tâm chưa thể vận hành dựa trên việc bán dịch vụ thuần túy cho doanh nghiệp. Ba nhu cầu kế tiếp mà Trung tâm có nhu cầu cao là đầu tư cho cơ sở hạ tầng (40,6% rất cao và 43,8% cao), hỗ trợ các chương trình đào tạo chuyên sâu (37,5% rất cao và 46,9% cao) và đầu tư cho hệ thống trang thiết bị (34,4% rất cao và 43,8% cao).

Biểu đồ 38

Mức độ nhu cầu cần hỗ trợ của các Trung tâm XTTM

Cho phép các trung tâm cơchế vận hành đặc thù theo

yêu cầu địa phương để có thểchủ động trong việc đưa ra quyết định (cải cách cơ chế)

Đầu tư cho cơ sở hạ tầng

Đầu tư cho hệ thống trang thiết bị

Tăng ngân sách chi cho cáchoạt động xúc tiến thương mại

địa phương

Tăng số lượng nhân lực cótrình độ để đáp ứng yêu cầu

thị trường

Hỗ trợ các chuyên gia tư vấncho địa phương

Hỗ trợ các chương trình đào tạo chuyên sâu cho các cán

bộ trung tâm

Thiết lập các cơ sở dữ liệucho phép địa phương cùng

sử dụng khai thác

Rất kém Trung bình Khá Cao Rất caoKém

Nguồn: Cục XTTM

Nhóm các nội dung ở mức cao nhưng thấp hơn bao gồm việc thiết lập các cơ sở dữ liệu cho phép các cơ quan cùng khai thác sử dụng (31,3% rất cao và 53,1% cao), cho phép các Trung tâm có cơ chế vận hành đặc thù theo yêu cầu để có thể chủ động trong việc đưa ra các quyết định (30% rất cao và 53,3% cao), tăng số lượng nhân lực có trình độ cao đáp ứng yêu cầu thị trường (28,1% rất cao và 53,1% cao) và hỗ trợ các chuyên gia tư vấn đặc thù (28,1% rất cao và 43,8% cao).

71

Báo cáo Xúc tiến xuất khẩu 2011 - 2012

c. So sánh mức độ nhu cầu cần hỗ trợ của Hiệp hội và Trung tâm XTTM địa phương

So sánh nhu cầu hỗ trợ của các Trung tâm XTTM và Hiệp hội

5.6% 5.6% 5.6% 5.6% 5.6%

26.7%

3.3%

23.5%6.3%

22.2%

3.1%

11.1%

3.1%

16.7%9.4%

11.1%6.3%

16.7% 11.1%6.3%

0.0%

13.3%

17.6%

9.4%

27.8%

18.8%

11.1%

12.5%

11.1%

9.4%

33.3%

21.9%

16.7%

15.6%

5.6%9.4%

33.3% 53.3%

35.3%

43.8%

33.3%

43.8% 27.8%

25.0%

38.9%53.1%

22.2%

43.8% 22.2%

46.9%44.4% 53.1%

40.0%30.0% 23.5%

40.6%

16.7%34.4%

44.4%59.4%

27.8% 28.1% 27.8% 28.1%38.9% 37.5% 33.3% 31.3%

Hiệp hội Trung tâmXTTM

Hiệp hội Trung tâmXTTM

Hiệp hội Trung tâmXTTM

Hiệp hội Trung tâmXTTM

Hiệp hội Trung tâmXTTM

Hiệp hội Trung tâmXTTM

Hiệp hội Trung tâmXTTM

Hiệp hội Trung tâmXTTM

Cho phép các trung tâm cơchế vận hành đặc thù theo

yêu cầu để có thể chủđộng trong việc đưa ra

Đầu tư cho cơ sở hạ tầng Đầu tư cho hệ thống trangthiết bị

Tăng ngân sách chi chocác hoạt động xúc tiến

thương mại

Tăng số lượng nhân lực cótrình độ để đáp ứng yêu

cầu thị trường

Hỗ trợ các chuyên gia tưvấn

Hỗ trợ các chương trìnhđào tạo chuyên sâu

Thiết lập các cơ sở dữ liệucho phép các Cơ quancùng sử dụng khai thác

Kém Trung bình Khá Cao Rất cao

Nguồn: Cục XTTM

Hình tổng hợp so sánh nhu cầu của các Trung tâm XTTM với các Hiệp hội cho thấy về cơ bản các Trung tâm có nhu cầu hỗ trợ cao hơn các Hiệp hội, đồng thời chỉ có một số Hiệp hội mới có đủ tự tin để đánh giá rằng không cần nhu cầu hỗ trợ từ phía Chính phủ đối với một số nội dung nhất định.

Sự khác nhau thứ nhất là nhu cầu hỗ trợ từ ngân sách của các Trung tâm cao hơn hẳn hiệp hội. Lý do cơ bản là Hiệp hội đã có thời gian dài phát triển, do đặc thù chuyên biệt về ngành nên một số dịch vụ có thể cung ứng và doanh nghiệp sẵn sàng chi trả mua, ví dụ thông tin và báo cáo tổng hợp toàn ngành.

Thứ hai, không có Trung tâm nào tự đánh giá là không cần hỗ trợ, trong đó một số Hiệp hội cho rằng họ cần hỗ trợ nhưng mức hỗ trợ thấp.

Thứ ba, Trung tâm cần chương trình đào tạo chuyên sâu hơn các Hiệp hội. Trung tâm không có đủ nguồn lực tài chính để thuê ngoài các cán bộ và chuyên viên gioi. Do đó, với nguồn lực hiện tại, để đáp ứng được yêu cầu của công việc, các Trung tâm cần sự hướng dẫn và hỗ trợ đào tạo chuyên sâu cho các cán bộ hiện tại.

Thứ tư, các Trung tâm cần một cơ chế đặc thù để vận hành hơn so với sự chủ động và thẩm quyền nhanh chóng ra các quyết định của các Hiệp hội. Do sự lệ thuộc và cơ quan chủ quản, nhiều Trung tâm vẫn vận hành theo cơ chế hành chính chứ chưa phải là đơn vị sự nghiệp có thu thuần túy.

Cuối cùng, cơ sở hạ tầng và trang thiết bị của các Trung tâm đòi hoi phải được đầu tư nhiều hơn so với các Hiệp hội vì trong đó còn bao gồm các điều kiện hạ tầng cho việc tổ chức các hội chợ và sự kiện tại địa phương cũng như các phòng trưng bày và giới thiệu sản phẩm.

3.3.2. Khó khăn của các tổ chức XTTM

Các phân tích về điều kiện vật chất cũng như nhu cầu của các tổ chức XTTM đã cho thấy được

72

Cục Xúc tiến thương mại

những mặt hạn chế và khó khăn nhất định. Trong phần đánh giá này, nhóm nghiên cứu tổng hợp và phân loại lại các khó khăn một cách hệ thống cho việc xem xét các giải pháp cải thiện ở phần sau.

- Khó khăn về nhận thức của lãnh đạo trung ương và địa phương về hiệu quả của công tác XTTM: sự quan tâm của các ngành và doanh nghiệp đến hoạt động XTTM chưa nhiều. Lãnh đạo đòi hoi đánh giá hiệu quả hoạt động XTTM, trong khi các đơn hàng và hiệu quả lại thể hiện trong tương lai xa hơn là 1 năm đánh giá.

- Khó khăn về thể chế và cơ chế vận hành cũng như sự ổn định của tổ chức: thiếu tầm nhìn và chiến lược dài hạn cho phát triển, sự phối hợp của các cơ quan còn chưa nhịp nhàng, mô hình bó buộc trong tiến trình ra quyết định, tổ chức thay đổi cơ quan trực thuộc, chia tách hoặc sáp nhập nên không ổn định công tác, cơ quan xúc tiến chưa được phân định rõ ràng, chức năng nhiệm vụ nhiều nhưng không cụ thể, tính liên kết trong mạng lưới các tổ chức XTTM yếu.

- Khó khăn về ngân sách và cơ chế tài chính: ngân sách ngắn hạn với quy mô nho không đủ để đầu tư cho phát triển nền tảng dài hạn. Quy trình tài chính phức tạp và nhiều nội dung không có hướng dẫn cụ thể cũng như các định mức không phù hợp với mức giá thị trường. Quy trình cấp ngân sách, thực hiện và thanh lý phức tạp không khuyến khích doanh nghiệp tham gia.

- Khó khăn về nhân lực có trình độ chuyên môn và ngoại ngữ: hạn chế về số lượng, trình độ cán bộ không đáp ứng được yêu cầu công việc, ngoại ngữ kém, không có đào tạo chính quy về XTTM, không có sổ tay hướng dẫn tổ chức thực hiện cho từng hoạt động XTTM.

- Khó khăn về cơ sở hạ tầng và điều kiện làm việc: không có mặt bằng tổ chức các sự kiện, cơ sở vật chất làm việc cũ và chưa được đầu tư mới.

- Khó khăn về quy mô doanh nghiệp trên địa bàn: doanh nghiệp tại một số địa phương còn yếu và thiếu chuyên nghiệp trong việc trực tiếp thực hiện các hoạt động XTTM ra nước ngoài.

- Khó khăn về thu thập thông tin và thống kê: cách tiếp cận các nguồn số liệu thống kê về sản xuất kinh doanh và xuất nhập khẩu còn hạn chế.

3.3.3. Khuyến nghị và giải pháp cải thiện năng lực mạng lưới tổ chức XTTM

a. Đối với Bộ Công Thương:

- Bộ Công Thương nghiên cứu xây dựng và tổ chức cơ chế liên kết và phối hợp giữa các địa phương về các vấn đề chiến lược, quy hoạch, chương trình, dự án XTTM. Việc làm cần thiết là xây dựng một chiến lược XTTM chung và dài hạn cho cả nước, trong đó cần có chương trình/mục tiêu, chủ đề chung cho từng năm xúc tiến để triển khai trên toàn quốc và có sự phân công nhiệm vụ và trách nhiệm rõ ràng cho các tổ chức XTTM. Từ chiến lược và chương trình XTTM quốc gia, mỗi Trung tâm XTTM địa phương, mỗi Hiệp hội, Cơ quan đại diện thương mại Việt Nam tại nước ngoài, các cơ quan trong Bộ Công Thương và các

73

Báo cáo Xúc tiến xuất khẩu 2011 - 2012

Bộ/Ngành có liên quan,… sẽ xây dựng chiến lược, chương trình XTTM của mình trong năm để triển khai và báo cáo về Bộ Công Thương để tổng hợp theo dõi chung và có những hỗ trợ nhất định để đảm bảo sự thành công.

- Đề xuất với Chính phủ thành lập Ban Chỉ đạo Quốc gia về XTTM – Đầu tư – Du lịch do 01 Lãnh đạo Chính phủ làm Trưởng ban, giao Cục XTTM làm Ban Thư ký thường trực. Mỗi địa phương thành lập 01 Ban Chỉ đạo do 01 đồng chí Lãnh đạo UNBD Tỉnh/Thành phố làm Trưởng ban. Trên cơ sở nền tảng hệ thống tổ chức được hình thành, Cục XTTM hàng năm bằng các phương tiện tuyên truyền, báo cáo và khuyến nghị để tăng cường nhận thức và mối quan tâm của Lãnh đạo các địa phương cho công tác XTTM tại địa phương.

- Về ngân sách dành cho các chương trình XTTM trên cả nước cần phải được tăng cường cũng như điều chỉnh các nội dung chi cũng như phương thức triển khai. Muốn thế phải có được (1) nhận thức và ủng hộ của Lãnh đạo Chính phủ, các Bộ/Ngành và các địa phương đối với công tác XTTM và (2) đánh giá được hiệu quả của việc chi tiêu cho XTTM. Phải có công cụ để chứng minh rằng khi chi mỗi đồng cho công tác XTTM thì hiệu quả thu được từ phía doanh nghiệp và xã hội là bao nhiêu đồng trong tương lai.

- Đẩy mạnh xuất khẩu tại chỗ và để làm được như vậy cần ưu tiên phát triển cơ sở hạ tầng cho công tác XTTM, ví dụ xây dựng các Trung tâm Hội chợ triển lãm lớn mang tầm quốc tế (như các Trung tâm Hội chợ triển lãm COEX, KINTEX của Hàn Quốc hoặc BITEX, IMPACT của Thái Lan…) để có thể thực hiện các sự kiện, hoạt động XTTM lớn trong nước, nhằm thu hút các khách hàng, đối tác nước ngoài tới Việt Nam.

- Chuẩn hóa chương trình đào tạo về từng hoạt động XTTM và đưa chương trình đào tạo nghề XTTM vào các trường đại học và cao đẳng chuyên ngành. Đồng thời, Bộ Công Thương cần hỗ trợ cho các tổ chức XTTM hàng năm trong việc đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của chiến lược phát triển. Giúp các tổ chức XTTM địa phương kiện toàn cơ cấu bộ máy tổ chức để thực hiện nhiệm vụ. Đề nghị đào tạo để nâng cao trình độ cho cán bộ làm công tác XTTM ngang tầm của khu vực cả về ngoại ngữ, kỹ năng tổ chức công tác XTTM.

- Chuẩn hóa và hoàn thiện Sổ tay hướng dẫn thực hiện từng hoạt động XTTM.

- Hoàn thiện CSDL về thị trường và ngành hàng, đồng thời tổ chức triển khai Cổng Thông tin chung tích hợp quyền cập nhật, khai thác và sử dụng cho các đối tượng tổ chức XTTM khác nhau cùng tham gia.

- Cải tiến Trang web của Bộ Công Thương, Cục XTTM để có khả năng kết nối toàn cầu tốt hơn, tích hợp với toàn bộ các mạng lưới Trung tâm XTTM và các Hiệp hội theo những phương tiện và công cụ tương tác, sử dụng truyền thông mạng xã hội để tăng cường kết nối lẫn nhau giữa các tổ chức XTTM. Trước mắt, chia sẻ toàn bộ các tài nguyên của Cục XTTM (các nghiên cứu thị trường, các ấn phẩm, các cơ sở dữ liệu, các thông tin) qua trang web của Cục XTTM. Tạo các box widget tin tức nhúng để các Trung tâm và các Hiệp hội có thể tự động cập nhật thông tin về trang tin riêng của tổ chức XTTM. Đồng thời, phân tích các trang web của các tổ chức XTTM để tạo công cụ lấy, lọc thông tin tự động và tổng hợp các

74

Cục Xúc tiến thương mại

tin tức và chương trình hành động từ các tổ chức XTTM về công bố trên trang web của Cục XTTM để các tổ chức đều có thể xem xét cho việc hợp tác liên ngành, liên vùng.

- Xem xét làm đầu mối triển khai một số hoạt động XTTM mang tính liên ngành, liên vùng.

- Hiện nay các tổ chức XTTM ít có cơ hội để gặp gỡ, cập nhật thông tin, trao đổi, bàn bạc về những vấn đề liên quan đến XTTM và tăng cường liên kết. Hàng năm, tổ chức hội nghị thường niên giữa các cơ quan XTTM. Hình thức tổ chức có thể tổ chức tập trung (các cơ quan XTTM cả nước) hoặc tổ chức theo khu vực (theo 03 miền). Để hội nghị thực sự có kết quả cao và thiết thực, mỗi hội nghị chỉ giới hạn ở một số nội dung nhất định (không tràn lan). Hội nghị tập trung thảo luận xung quanh nội dung đã đưa ra. Các sáng kiến để tăng cường liên kết, nâng cao năng lực của các cơ quan XTTM được hội nghị thông qua và các cơ quan áp dụng. Các ý kiến, kiến nghị sẽ được tổng hợp để trình cấp có thẩm quyền điều chỉnh/bổ sung/thay thế các chính sách, cơ chế cho phù hợp với tình hình thực tế.

b. Đối với các tổ chức XTTM trong mạng lưới liên kết hợp tác:

- Đối với Trung tâm XTTM các tỉnh/thành phố trên cả nước:

Các Trung tâm XTTM cần chủ động hơn nữa trong việc lên kế hoạch tạo và phát triển các mối quan hệ hợp tác, trên cơ sở các tiềm năng và lợi thế phát triển của địa phương. Mối quan hệ hợp tác này phải được UBND các tỉnh / thành phố ủng hộ và tạo điều kiện. Từ cuối các năm các tổ chức XTTM trên cơ sở kế hoạch hoạt động năm tiếp theo của mình sẽ tiến hành trao đổi và lên kế hoạch hợp tác với các tổ chức XTTM khác. Xác định các nội dung dự kiến hợp tác trong năm và thời gian tiến hành cụ thể.

Tăng cường các liên kết ngang với các Trung tâm XTTM địa phương khác và liên kết dọc với Cục XTTM và các Hiệp hội ngành hàng. Kết nối thông qua trao đổi kinh nghiệm về mô hình hoạt động, tổ chức bộ máy, tổ chức triển khai các hoạt động nghiệp vụ, hợp tác trao đổi thông tin và quảng bá lẫn nhau, hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực, hợp tác tổ chức các sự kiện XTTM hoặc tham dự các sự kiện XTTM của nhau (hội chợ triển lãm, hội thảo, diễn đàn doanh nghiệp…). Mời doanh nghiệp địa phương tham gia các hoạt động XTTM do địa phương khác tổ chức, do các Hiệp hội tổ chức hoặc Cơ quan đại diện thương mại tại nước ngoài giới thiệu.

Nâng cao năng lực cho các cán bộ làm công tác XTTM địa phương, thông qua việc hợp tác tổ chức và tham gia các khóa đào tạo chuyên môn, kỹ năng XTTM với các tổ chức XTTM trung ương và nước ngoài.

Hoàn thiện trang web và tích hợp xây dựng cơ sở dữ liệu về doanh nghiệp – sản phẩm địa phương để kết nối với các Trung tâm XTTM khác cũng như với Cục XTTM và các Cơ quan đại diện thương mại tại nước ngoài, các Hiệp hội ngành hàng.

- Đối với các Hiệp hội doanh nghiệp, ngành hàng:

Trao đổi thông tin và phối hợp phát triển hoạt động thông tin, tuyên truyền quảng bá với các Trung

75

Báo cáo Xúc tiến xuất khẩu 2011 - 2012

tâm thông tin của các Bộ/Ngành. Thực hiện việc triển khai các chương trình hành động của Hiệp hội về các địa phương thông qua các Trung tâm XTTM với vai trò của Trung tâm là đầu mối triển khai đến các doanh nghiệp thuộc ngành tại địa phương.

Hiệp hội kết hợp và tận dụng các đối tượng khác để khai thác thông tin chuyên ngành. Thương vụ giới thiệu bạn hàng và đối tác cho các Hiệp hội. Phối hợp tổ chức hoặc mời tham gia các sự kiện XTTM như: hội chợ triển lãm, hội thảo chuyên đề, tập huấn đào tạo… Phối hợp tổ chức các lớp tập huấn đào tạo chuyên đề cho các Hiệp hội ngành hàng.

Hoàn thiện cơ sở dữ liệu về ngành và thị trường ngành, tạo dựng đội ngũ nhân sự cập nhật tin tức về giá cả thị trường và biến động ngành, trích xuất các bản tin điện tử kịp thời cho doanh nghiệp trong ngành. Kết nối CSDL này vào cổng thông tin khai thác chung và xây dựng chung của các Trung tâm XTTM địa phương, các Thương vụ Việt Nam tại nước ngoài và trên cùng một nền tảng cẩu trúc nội dung do Cục XTTM nắm vai trò điều phối triển khai thực hiện.

- Đối với các Cơ quan đại diện thương mại (Thương vụ) và ngoại giao của Việt Nam tại nước ngoài:

Cơ quan đại diện thương mại của Việt Nam ở nước ngoài là một bộ phận cấu thành hệ thống XTTM của Việt Nam. Hoạt động XTTM của các Cơ quan đại diện thương mại ở nước ngoài có quan hệ mật thiết với các tổ chức XTTM trong nước. Điều kiện tổ chức các hoạt động XTTM của Cơ quan đại diện thương mại ở mỗi địa bàn rất đa dạng tuỳ theo môi trường pháp lý, tập quán buôn bán của từng nước. Trong mối quan hệ phối hợp, liên kết cần có cơ chế phối hợp hiệu quả giữa các tổ chức XTTM với các Cơ quan đại diện thương mại tại nước ngoài.

Thực hiện việc tăng cường trao đổi thông tin hai chiều, cung cấp thông tin doanh nghiệp-sản phẩm trong nước ra nước ngoài, nhận và xử lý các thông tin đối tác nước ngoài yêu cầu, phối hợp tổ chức các đoàn doanh nghiệp Việt Nam ra nước ngoài khảo sát hoặc tham dự Hội chợ triển lãm; đồng thời đón các đoàn doanh nghiệp nước ngoài vào nghiên cứu thị trường, tìm kiếm đối tác Việt Nam.

Xây dựng trang web và cơ sở dữ liệu thị trường của Cơ quan đại diện thương mại ở nước ngoài có kết nối vào mạng lưới chung với các Cơ quan đại diện thương mại khác, với các Trung tâm XTTM, các Hiệp hội ngành hàng và với Bộ Công Thương (Cục XTTM) thực hiện vai trò điều phối chung.

- Đối với các tổ chức quốc tế:

Phối hợp tổ chức các sự kiện XTTM, hỗ trợ doanh nghiệp như giới thiệu và kết nối doanh nghiệp hai bên, tổ chức các đoàn doanh nghiệp Việt Nam ra nước ngoài khảo sát hoặc tham dự hội chợ triển lãm; đồng thời đón các đoàn doanh nghiệp nước ngoài vào nghiên cứu thị trường, tìm kiếm đối tác, tham gia hội chợ triển lãm tại Việt Nam. Phối hợp tổ chức các diễn đàn hợp tác giao lưu XTTM. Phối hợp tổ chức các hội thảo cung cấp thông tin thị trường, chính sách. Tổ chức các lớp đào tạo kỹ năng quản lý, marketing.

76

Cục Xúc tiến thương mại

Cung cấp, trao đổi thông tin hai chiều: thông tin về môi trường chính sách, thông tin kinh tế, thương mại, thị trường, ngành hàng và khuynh hướng tiêu dùng… Phối hợp quảng bá lẫn nhau với các tổ chức XTTM trong nước.

Hợp tác tăng cường năng lực và hỗ trợ kỹ thuật thông qua các chương trình đào tạo, tập huấn, hội nghị và hội thảo.

77

Báo cáo Xúc tiến xuất khẩu 2011 - 2012

KẾT LUẬNTrong “Tổng quan kinh tế thế giới năm 2011” công bố tháng 9/2011, IMF đã đưa ra những dự báo khá lạc quan cho Việt Nam, cụ thể: Việt Nam sẽ đạt mức tăng trưởng GDP năm 2012 là 6,3%, cao hơn so với mức tăng chỉ 5,8% năm 2011, và năm 2013 GDP của Việt Nam sẽ tăng tới 7,5%; còn mức lạm phát năm 2011 là 19%, nhưng sẽ hạ thấp xuống chỉ còn 8,1% mà thôi, dù vẫn thuộc hàng cao trên thế giới. Đồng thời, tiếp tục triển khai thực hiện thành công Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm (2011 - 2015), của Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm (2011 - 2020), đòi hoi phải tiếp tục thực hiện ổn định chính sách kinh tế vĩ mô, đảm bảo từng bước tái cơ cấu ngành kinh tế theo hướng không ngừng tăng năng suất và hàm lượng giá trị kết tinh trong sản phẩm, đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng chế biến.

Báo cáo xúc tiến xuất khẩu 2011-2012 này góp một phần quan trọng trong việc mô tả bức tranh đầy đủ và sinh động về năng lực XTTM cũng như thực trạng xuất khẩu Việt Nam phù hợp với các dịch chuyển về mặt hàng và thị trường đối sánh trên phạm vi toàn cầu để từ đó tìm kiếm các giải pháp phù hợp cho cải thiện của Việt Nam về ngành sản xuất, công nghiệp phụ trợ cũng như phát triển thị trường nội địa.

Các kết luận, khuyến nghị và hàm ý chính sách trong báo cáo này là nền tảng cơ bản cho việc xây dựng và thực hiện chiến lược quốc gia về XTTM, đảm bảo việc hỗ trợ doanh nghiệp phát triển thị trường một cách nhanh chóng và bền vững. Tuy nhiên, báo cáo cũng mở ra nhiều kế hoạch và hành động cụ thể cần phải triển khai thực hiện đối với các tổ chức XTTM và sự quan tâm một cách sâu sắc của Lãnh đạo cấp trung ương và địa phương cho công tác XTTM, phát triển xuất khẩu và tái cấu trúc ngành xuất khẩu và sản xuất của Việt Nam.

78

Cục Xúc tiến thương mại

PHỤ LỤC 1: DANH SÁCH CÁC TRUNG TÂM XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI ĐỊA PHƯƠNG

TT TÊN TRUNG TÂM ĐỊA CHỈ ĐT/FAX EMAIL/WEBSITE

1 Trung tâm XTTM và Đầu tư An Giang

Số 2A Ngô Gia Tự, P. Mỹ Long, Tp. Long Xuyên, Tỉnh An Giang

ĐT: 076.3945001 Fax: 076.3945002

[email protected] www.atpic.angiang.gov.vn

2 Trung tâm XTTM Bà Rịa Vũng Tàu

Số 213 Ba Cu, Phường 4, Tp. Vũng Tàu, Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu

ĐT: 064.3541059 Fax: 064.3541058 [email protected]

3 Phòng Thông tin XTTM Bắc Cạn

Số 9, Đường Trường Chinh, Thị xã Bắc Cạn, Tỉnh Bắc Cạn

ĐT: 0281.3811858 Fax: 0281.3870120 [email protected]

4 Trung tâm XTTM Bắc Giang Số 1, Đường Đàm Thuận Huy, Tp. Bắc Giang, Tỉnh Bắc Giang

ĐT: 0240.3828607 Fax: 0240.3829290 [email protected]

5Trung tâm Xúc Tiến Đầu Tư Thương Mại & Du Lịch Bạc Liêu

Số 56,Nguyễn huệ ,Phường3, Tp Bạc liêu, Tỉnh Bạc Liêu

ĐT: 0781.6252106 Fax: 0781.6252105 [email protected]

6 Trung tâm XTTM Bắc Ninh Số 10 Lý Thái Tổ, Thị xã Bắc Ninh Tel: 0241.3826876 Fax: 0241.3826876 bacninhtrade.com.vn

7 Trung tâm XTTM Bến Tre Số 77 Nguyễn Huệ, phường 1,Tỉnh Bến Tre

ĐT: 075.3822403 Fax: 075.3822634 [email protected]

8 Trung tâm Xúc Tiến Đầu Tư tỉnh Bình Định

Số 35,Lê Lợi,TP.Quy Nhơn,Tỉnh Bình Định

ĐT: 056.3818888 Fax: 056.3818887 [email protected]

9 Trung tâm XTTM thông tin kinh tế tỉnh Bình Dương

185- Đại lộ Bình Dương, P. Phú Thọ, TX. Thủ Dầu Một, T. Bình Dương

ĐT: 0650.3822044 Fax: 0650.3898286 binhduongtpc.gov.vn

10Trung tâm XT Đầu tư-TM&Du lịch tỉnh Bình Phước

Đường Hùng Vương, Phường Tân Bình, Thị xã Đồng Xoài, Bình Phước

ĐT: 0651.6250623 Fax: 0651.6250624 [email protected]

11 Trung tâm XTTM tỉnh Bình Dương

Số 210 Thủ Khoa Huân,TP.Phan Thiết,Tỉnh Bình Thuận

ĐT: 062.3810803 Fax: 062.3710152

www.xuctienbinhthuan.vn; [email protected]

12 Trung tâm XTTM,DL và ĐT Cà Mau

1B An Dương Vương, Phường 7, Tp. Cà Mau

ĐT: 0780.3817057 Fax: 0780.3827893

[email protected] www.camau.com.vn

13 Trung tâm XTĐT-TM-DL Cần Thơ Số 31,Phan Đình Phùng Tp. Cần Thơ ĐT: 0710.3830487

Fax: [email protected] www.canthotrade.com

14 Trung tâm XTTM và DL Cao Bằng

Số 66 Hoàng Đình Giong, P. Hợp Giang, Thị xã Cao Bằng, Tỉnh Cao Bằng

ĐT: 026.3855379 Fax: 026.3950015

[email protected] congthuongcaobang.gov.vn

15 Trung tâm Thông tin XTTM Đà Nẵng Số 23 Trần Quý Cáp, Đà Nẵng ĐT: 0511.2212830/212327

Fax: 0511.3863747www.tpic.danang.gov.vn [email protected]

16 Trung tâm XTTM và Đầu Tư Du Lịch Đắk Lắk

Số 09, Nguyễn Tất Thành, Tp. Buôn Ma Thuột, T. Đắk Lắk

ĐT: 0500.3950993 Fax: 0500.3953941

www.daktip.vnn.vn [email protected];

17 Trung Tâm XTTM-Đầu Tư-Du Lịch Đắk Nông

TT Hội Nghị,Đường Trần Hưng Đạo,Thị Xã Gia Nghĩa, Đắk Nông

ĐT: 0501.3548005 Fax: 0501.3548005

[email protected]

18 Trung tâm XTTM Điện Biên Tổ 7, P. Tân Thanh, Tp. Điện Biên Phủ, Tỉnh Điện Biên

ĐT: 0233.825550 Fax: 0230.829703

[email protected] www.socongthuongdienbien.gov.vn

19 Trung tâm XTTM Đồng Nai 201/8,đường 5,phường Tân Tiến,TP.Biên Hòa.T.Đồng Nai

ĐT: 061.822220 Fax: 061.822052 [email protected]

20 Trung tâm XTTM và Đầu Tư Đồng Tháp

Số 1,Nguyễn Văn Bửu ph.Phú Mỹ,T. Đồng Tháp

ĐT: 067.3853383 Fax: 067.3853381

[email protected] ww.dongthaptrade.com.vn

21 Trung tâm Khuyến Công và XTTM 17.Trần Hưng Đạo, Tp. Pleiku, Gia Lai ĐT: 059.3871491

Fax: 059.3717006

79

Báo cáo Xúc tiến xuất khẩu 2011 - 2012

22 Trung tâm XTDL Hà Giang Tổ 5 Phường Nguyễn Trãi, thị xã Hà Giang

ĐT: 0293.866392 Fax: 0293.863566

23 Trung tâm Khuyến Công và XTTM Hà Nam

Đường Lê Chân, P. Lê Hồng Phong, Tp. Phủ Lý, Hà Nam

ĐT: 03513.858990 Fax. 03513.858990

hanamtrade.gov.vn

24 Trung tâm XTTM Hà Nội Tầng II,Bách Hóa,Số 5 Lê Duẩn,Ba Đình Hà Nội

ĐT: 04.7472582 Fax: 04.7470849

[email protected]; www.hatrade.com

25 Trung tâm XTTM và DL Hà Tĩnh

Số 2, Đường Trần Phú, Tp. Hà Tĩnh, Tỉnh Hà Tĩnh

ĐT: 039.3880788 Fax: 039.3891182

[email protected]

26 Trung tâm Thông tin XTTM và DL Hải Dương

Số 39 Đại lộ Hồ Chí Minh,Tỉnh Hải Dương

ĐT: 03203.845502 Fax: 03203.845614

[email protected]; www.tradehd.com.vn

27 Trung tâm Xúc Tiến phát triển Thương Mại Hải Phòng

Số 54 Lê Lợi, Ngô Quyền, Tp. Hải Phòng

ĐT: 0313.552465 Fax: 0313.656420 [email protected]

28 Trung tâm XTTM Hậu GiangSố 406.đường Trần Hưng Đạo,P5,khu đô thị Hành Chánh,TX.Vị Thanh,T.Hậu Giang

ĐT: 0711.3580299 Fax: 0711.3870467 [email protected]

29 Trung tâm XTTM DL Hoà Bình

Số 33,đường Hai Bà Trưng,p.Phương Lâm ,Thòa Bình

ĐT: 0218.2210419 Fax: 0218.2210419 [email protected]

30 Trung tâm XTTM Hưng Yên 435,Nguyễn văn Linh,Thị xã Hưng Yên, Hưng Yên.

ĐT: 0321.3550791 Fax: 0321.3550791 [email protected]

31 Phòng Quản lý Thương Mại Khánh Hoà

Số 4,Phan Châu Chinh,Tp.Nha Trang, Tỉnh Khánh Hòa

ĐT: 058.3822526 Fax: 058.3824218

32Trung tâm xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch tỉnh Kiên Giang

Số 222-224 Trần Phú, Phường Vĩnh Thanh Vân, Tp. Rạch Giá, Tỉnh Kiên Giang

ĐT: 077.3877812 Fax: 077.3875248 [email protected]

33 Trung Tâm XTTM Kon Tum Số 12,Nguyễn Viết Xuân, TP Kon Tum, Tỉnh Kon Tum

ĐT: 060.3910260 Fax: 060.3913436 [email protected]

34 Trung Tâm Khuyến Công &XTTM Lai Châu P. Quyết Thắng, Thị xã Lai Châu ĐT: 0231.3790446 khuyenconglaichau@gmail.

com

35Trung tâm xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch tỉnh Lâm Đồng

02-04 Trần Quốc Toản, Phường 3, Tp. Đà Lạt, Tỉnh Lâm Đồng

ĐT: 063.3832964 Fax: 063.3811656 [email protected]

36 Trung tâm XTTM và Lạng Sơn

211 Trần Đăng Ninh, Tam Thanh, Tp. Lạng Sơn

Tel: 025.3711388 Fax: 025.3873142 [email protected]

37 Trung tâm XTĐT, TM và DL Lào Cai Khu CNTM Kim thành Tp. Lào Cai Tel: 020.3830327

Fax: [email protected] www.laocai.gov.vn/lcitp

38 Trung tâm XTTM Long An 112 CMT8, Phường 1, Tp Tân An, Long An

ĐT: 072.3500583/84 Fax: 072.3826956 [email protected]

39 Trung tâm XTTM Nam Định 31 Vị Xuyên, Tp. Nam Định Tel: 0350.3644528

Fax: 0350.3644528 [email protected]

40 Trung tâm XTTM Nghệ An Số 70 Nguyễn Thị Minh Khai, Tp. Vinh, Tỉnh Nghệ An

ĐT: 038.3596628 Fax: 038.3596638 [email protected]

41 Trung tâm Thông tin và XTTM Ninh Bình

Phố 10, P. Đông Thành, Tp. Ninh Bình, Tỉnh Ninh Bình

ĐT: 030.3883370 Fax: 030.3883370 [email protected]

42 Trung tâm Khuyến Công & XTTM Ninh Thuận

Số 57 Đường 16/4, Tp. Phan Rang, Tháp Chàm, Tỉnh Ninh Thuận

Tel: 068.3821998 Fax: 068.3821998

[email protected]

43 Trung tâm XTTM Tỉnh Phú Thọ

Số 2197 Hùng Vương,P.Gia Cẩm Tp.Việt Trì, Tỉnh Phú Thọ

ĐT: 0210.3841946 Fax: 0210.3853581 [email protected]

80

Cục Xúc tiến thương mại

44 Trung tâm XTTM Phú Yên Số 78,Lê Duẩn,P7,TX Tuy Hòa,Tỉnh Phú Yên.

ĐT: 057.3842287 Fax: 057.3842287

45 Trung tâm Khuyến công và XTTM Quảng Bình

Tầng 4, Trụ sở Sở Công Thương Quảng Bình, 11 Quang Trung, Đồng Hới, Quảng Bình

Tel: 052.3843607 Fax: 052.3843607 [email protected]

46 Trung tâm Thông tin XTTM Quảng Nam

Số 248 Phan Châu Chinh, Tp. Tam Kỳ, Tỉnh Quảng Nam

ĐT: 0510.3812290 Fax: 0510.3811028 [email protected]

47 Trung tâm XTTM Quảng Ngãi

Số 448,Quang Trung,TP Quảng Ngãi,Tỉnh Quảng Ngãi

ĐT: 055.3819715 Fax: 055.3861322 [email protected]

48 Trung tâm XTTM Quảng Ninh

Cầu 1 phường Cao Xanh, Tp. Hạ Long, Tỉnh Quảng Ninh

Tel: 033.626720/620868 Fax: 033.250288 [email protected]

49 Trung tâm Khuyến Công &XTTM Quảng Trị

Đường Hùng Vương nối dài, Thị xã Đông Hà, Tỉnh Quảng Trị

Tel: 053.3563356 Fax: 053.3563356

50 Trung tâm XTTM Sóc Trăng Số 14 Châu Văn Tiếp, Phường 2, Tp. Sóc Trăng, Tỉnh Sóc Trăng

ĐT: 079.3620213 Fax: 079.3622533 [email protected]

51 Trung tâm XTTM Sơn La Tổ 3, P. Chiềng Lề, Thị xã Sơn La Tel: 022.3858991 Fax: 022.3858991

[email protected]; [email protected] sonlatrade-tourism.gov.vn

52 Trung tâm XT ĐT TM DL Tây Ninh Số 3,Trương Định,P2,Thị Xã Tây Ninh ĐT: 0663.813233

Fax: [email protected] tayninhtpc.gov.vn

53 Trung tâm XTTM và DL Thái Bình Số 144,Lê Lợi,TP Thái Bình,T.Thái Bình ĐT: 036.3831903

Fax: 036.3836184 [email protected]

54 Trung tâm XTTM Thái Nguyên

Số 4 Đường Cách mạng Tháng Tám, Tp. Thái Nguyên

ĐT: 02803.858102 Fax: 02803.858102

[email protected]

55 Trung tâm Khuyến Công và XTTM Thanh Hoá

Số 45A,khu đô thị mới Đông Hương,TP.Thanh Hóa

ĐT: 0373.755197 Fax: 0373.755198

[email protected] http://www.thanhhoatrade.gov.vn

56 Trung tâm khuyến công và XTTM 02 Tôn Đức Thắng, Tp. Huế ĐT: 054.3810216

Fax: 054.3837840 [email protected]

57 Trung tâm XTTM Tiền Giang

Số 84, Nam Kỳ Khởi Nghĩa., P. 1, Tp. Mỹ Tho, Tỉnh Tiền Giang

ĐT: 073.6250126 Fax: 073.3972587

[email protected] www.tiengiang-etrade.com.vn

58 Trung tâm XTTM và Đầu Tư Tp. Hồ chí Minh

Số 51 Đinh Tiên Hoàng, P. Đa Cao, Quận 1, TP. HCM

ĐT: 08.38236738 Fax: 08.38242391 [email protected]

59 Trung tâm xúc tiến TM tỉnh Trà Vinh

Số 2,Lý Tự Trọng,Phường 1, Thị xã Trà Vinh

ĐT: 074.3753839 Fax: 074.3858242 [email protected]

60 Phòng QL XTTM DL Tuyên Quang

Số 302,Đường Tân Trào,p.Minh Xuân,TP Tuyên Quang,T.Tuyên Quang

ĐT: 027.3824898 Fax: 027.823769 [email protected]

61 Trung tâm XTTM Vĩnh Long Số 61,Nguyễn thị Minh khai,tp Vĩnh Long,Tỉnh Vĩnh Long

ĐT: 070.3837890 Fax: 070.3837891 [email protected]

62 Trung tâm Thông tin và XTTM Vĩnh Phúc

Phường Khai Quang, Tp.Vĩnh Yên, Tỉnh Vĩnh Phúc

Tel: 0211.3843456 Fax: 0211.3843357

[email protected] www.vinhphuctrade.gov.vn

63 Phòng Thông tin XTTM Yên Bái 887,Đường Điện Biên,Tp. Yên Bái ĐT: 029.3857484

Fax: 029.3890914 sctyenbai.gov.vn

64 Trung tâm XTTM&Đầu tư tỉnh Yên Bái Fax:029.3857745 [email protected]

81

Báo cáo Xúc tiến xuất khẩu 2011 - 2012PH

Ụ L

ỤC

2 -

TH

ỐN

G K

Ê M

Ô T

Ả B

IẾN

ĐIỀ

U T

RA

DO

AN

H N

GH

IỆP

Trun

g bì

nhPh

ương

sa

iTr

ung

vịM

ode

Độ

lệch

ch

uẩn

Phươ

ng

sai m

ẫu

Độ

nhọn

K

urt

Độ

lêch

Sk

ewK

hoản

g G

iá tr

ị nh

ỏ nh

ất

Giá

trị

lớn

nhất

Tổn

gSố

bả

n gh

i

Độ

tin

cậy

(95.

0%)

Số lư

ợng

NV

Số lư

ợng

NV

1303

.08

243.

6530

2.50

1000

.00

2259

.56

5105

617.

6313

.63

3.31

1427

6.00

15.0

014

291.

0011

2065

.00

86.0

048

4.45

Côn

g nh

ân

chiế

mC

ông

nhân

chi

ếm80

.49

10.9

680

.00

80.0

096

.18

9251

.21

66.2

67.

8388

4.00

0.00

884.

0061

97.8

777

.00

21.8

3

Trìn

h độ

nh

ân v

iên

Trên

đại

học

1.24

0.46

0.20

0.00

3.17

10.0

327

.90

4.98

20.0

00.

0020

.00

58.4

847

.00

0.93

Đại

học

16.3

12.

0410

.00

10.0

017

.99

323.

661.

291.

3575

.00

0.00

75.0

012

72.1

978

.00

4.06

Dướ

i ĐH

52.1

54.

2961

.40

90.0

037

.36

1396

.14

-1.5

9-0

.30

99.0

50.

0599

.09

3963

.25

76.0

08.

54

Tỷ lệ

nội

địa

hóa

73.9

85.

8798

.00

100.

0032

.68

1068

.24

-0.7

1-0

.86

99.5

00.

5010

0.00

2293

.50

31.0

011

.99

Số

lượn

g sả

n ph

ẩm3.

020.

134.

004.

001.

161.

35-1

.20

-0.6

43.

001.

004.

0024

5.00

81.0

00.

26

nh p

hù h

ợp c

ủa S

P vớ

i thị

trườ

ng4.

080.

084.

004.

000.

720.

520.

24-0

.51

3.00

2.00

5.00

351.

0086

.00

0.16

K

hả n

ăng

phát

triể

n vù

ng n

guyê

n liệ

u3.

290.

123.

004.

001.

121.

26-0

.42

-0.3

84.

001.

005.

0027

3.00

83.0

00.

24

Va

i trò

của

hệ

thốn

g Q

LCL

3.14

0.12

4.00

4.00

1.13

1.27

-0.5

4-0

.98

3.00

1.00

4.00

270.

0086

.00

0.24

K

hả n

ăng

đáp

ứng

nhu

cầu

thị

trườn

g4.

070.

084.

004.

000.

760.

580.

26-0

.61

3.00

2.00

5.00

350.

0086

.00

0.16

Th

iết k

ế ba

o bì

phù

hợp

3.78

0.10

4.00

4.00

0.89

0.79

-0.3

1-0

.52

3.00

2.00

5.00

310.

0082

.00

0.20

Tiêu

chí

ba

o bì

hình

dán

g4.

000.

124.

004.

001.

101.

203.

36-1

.59

5.00

0.00

5.00

344.

0086

.00

0.23

màu

sắc

3.91

0.12

4.00

5.00

1.15

1.33

2.23

-1.3

75.

000.

005.

0033

6.00

86.0

00.

25

kích

cỡ

3.88

0.11

4.00

5.00

1.01

1.02

-0.4

7-0

.54

4.00

1.00

5.00

326.

0084

.00

0.22

chất

liệu

4.00

0.09

4.00

4.00

0.81

0.66

-0.7

5-0

.28

3.00

2.00

5.00

332.

0083

.00

0.18

chất

lượn

g4.

360.

095.

005.

000.

810.

660.

76-1

.18

3.00

2.00

5.00

371.

0085

.00

0.18

chi p

hí4.

040.

124.

005.

001.

091.

191.

02-1

.21

4.00

1.00

5.00

339.

0084

.00

0.24

tiện

dụng

3.83

0.13

4.00

4.00

1.15

1.32

1.17

-1.1

35.

000.

005.

0032

2.00

84.0

00.

25

đồ h

ọa3.

920.

134.

005.

001.

241.

531.

38-1

.33

5.00

0.00

5.00

337.

0086

.00

0.27

chất

liệu

tái c

hế3.

080.

183.

004.

001.

572.

46-0

.75

-0.5

45.

000.

005.

0024

0.00

78.0

00.

35

tính

tái s

ử dụ

ng3.

030.

183.

004.

001.

542.

38-0

.67

-0.5

25.

000.

005.

0022

7.00

75.0

00.

35

an to

àn v

ới m

ôi tr

ường

4.03

0.12

4.00

5.00

1.08

1.16

1.68

-1.2

35.

000.

005.

0032

2.00

80.0

00.

24

82

Cục Xúc tiến thương mại

Liên

kết

nga

ng D

N3.

700.

104.

004.

000.

920.

840.

52-0

.66

4.00

1.00

5.00

322.

0087

.00

0.20

Li

ên k

ết d

ọc D

N3.

860.

104.

004.

000.

900.

80-0

.53

-0.4

23.

002.

005.

0033

2.00

86.0

00.

19

H

iệu

quả

hỗ tr

ợ củ

a tổ

chứ

c X

TTM

3.37

0.09

3.00

3.00

0.85

0.73

-0.4

20.

353.

002.

005.

0029

0.00

86.0

00.

18

Tầ

n su

ất N

CTT

2.99

0.16

2.50

2.00

1.49

2.22

-0.8

60.

615.

001.

006.

0025

7.00

86.0

00.

32

Tầ

n su

ất n

ghiê

n cứ

u đố

i thủ

3.11

0.16

3.00

2.00

1.45

2.10

-0.8

90.

495.

001.

006.

0026

4.00

85.0

00.

31

c độ

ng c

ủa c

/s g

iá3.

890.

074.

004.

000.

660.

44-0

.05

-0.1

43.

002.

005.

0032

3.00

83.0

00.

14

Khó

khă

n củ

a do

anh

nghi

ệp

1- y

êu c

ầu th

ị trư

ờng

phức

tạp

3.67

0.11

4.00

4.00

0.99

0.99

-0.5

3-0

.37

4.00

1.00

5.00

301.

0082

.00

0.22

2- th

ị hiế

u ng

ười đ

a dạ

ng c

ủa

ngườ

i tiê

u dù

ng3.

490.

114.

004.

000.

920.

840.

18-0

.49

4.00

1.00

5.00

265.

0076

.00

0.21

3- g

iá th

ành

cao

3.66

0.10

4.00

4.00

0.93

0.86

-0.7

6-0

.21

3.00

2.00

5.00

304.

0083

.00

0.20

4- th

iếu

nguy

ên li

ệu đ

ầu v

ào3.

180.

153.

004.

001.

261.

58-0

.96

-0.1

84.

001.

005.

0022

6.00

71.0

00.

305-

thiế

u vố

n3.

420.

154.

004.

001.

301.

70-0

.83

-0.4

84.

001.

005.

0026

7.00

78.0

00.

296-

thiế

u cô

ng n

ghệ

2.75

0.13

3.00

3.00

1.14

1.30

-0.5

80.

244.

001.

005.

0020

6.00

75.0

00.

267-

thiế

u ph

ương

tiện

vận

chu

yển

cho

việc

thu

mua

2.41

0.14

2.00

3.00

1.13

1.27

-0.5

80.

344.

001.

005.

0016

6.00

69.0

00.

278-

thiế

u nh

ân lự

c có

đủ

trình

độ,

kỹ

năng

thực

hàn

h gi

oi2.

960.

143.

003.

001.

221.

50-0

.87

-0.1

44.

001.

005.

0023

4.00

79.0

00.

27

Tầ

n su

ất c

ập n

hật t

hông

tin

ttxk

2.10

0.18

1.00

1.00

1.65

2.72

0.08

1.23

5.00

1.00

6.00

174.

0083

.00

0.36

Côn

g cụ

m

arke

ting

1- q

uảng

cáo

thươ

ng m

ại3.

380.

174.

005.

001.

401.

95-1

.02

-0.4

24.

001.

005.

0024

0.00

71.0

00.

332-

các

loại

ấn

phẩm

2.92

0.14

3.00

3.00

1.23

1.52

-0.9

20.

114.

001.

005.

0021

3.00

73.0

00.

293-

viế

t bài

giớ

i thi

ệu tr

ên b

áo c

hí2.

880.

163.

002.

001.

371.

89-1

.22

0.10

4.00

1.00

5.00

207.

0072

.00

0.32

4- là

m p

hóng

sự g

iới t

hiệu

về

doan

h ng

hiệp

2.90

0.15

3.00

3.00

1.21

1.46

-0.7

10.

104.

001.

005.

0019

4.00

67.0

00.

295-

bán

hàn

g trự

c tiế

p3.

790.

144.

005.

001.

241.

55-0

.19

-0.8

44.

001.

005.

0028

4.00

75.0

00.

296-

tham

gia

hội

chợ

triể

n lã

m3.

580.

134.

005.

001.

191.

43-1

.14

-0.2

94.

001.

005.

0028

3.00

79.0

00.

277-

tài t

rợ c

ho c

ác h

oạt đ

ộng

xã h

ội3.

260.

153.

003.

001.

231.

52-0

.92

-0.1

14.

001.

005.

0023

5.00

72.0

00.

298-

quả

n trị

mối

qua

n hệ

với

khá

ch

hàng

thườ

ng x

uyên

4.30

0.11

5.00

5.00

0.95

0.91

3.27

-1.6

94.

001.

005.

0034

8.00

81.0

00.

21

83

Báo cáo Xúc tiến xuất khẩu 2011 - 2012

Nhu

cầu

củ

a D

N

đối v

ới

hoạt

độn

g X

TTM

1- tư

vấn

kin

h do

anh

3.67

0.11

4.00

4.00

0.96

0.93

-0.3

5-0

.34

4.00

1.00

5.00

264.

0072

.00

0.23

2- n

ghiê

n cứ

u th

ị trư

ờng

4.17

0.09

4.00

5.00

0.79

0.62

-0.7

9-0

.46

3.00

2.00

5.00

350.

0084

.00

0.17

3- th

ông

tin th

ương

mại

4.19

0.09

4.00

5.00

0.84

0.70

-0.6

2-0

.62

3.00

2.00

5.00

356.

0085

.00

0.18

4- th

ông

tin c

ơ hộ

i kin

h do

anh

4.19

0.09

4.00

5.00

0.81

0.65

-0.3

4-0

.64

3.00

2.00

5.00

339.

0081

.00

0.18

5- k

hảo

sát t

hị tr

ường

nướ

c ng

oài

3.98

0.11

4.00

4.00

0.95

0.90

0.19

-0.7

64.

001.

005.

0032

2.00

81.0

00.

216-

tham

gia

hội

chợ

triể

n lã

m tr

ong

nước

3.32

0.13

3.00

4.00

1.12

1.26

-0.6

0-0

.31

4.00

1.00

5.00

252.

0076

.00

0.26

7- th

am g

ia h

ội c

hợ tr

iển

lãm

nước

ngo

ài3.

370.

134.

004.

001.

111.

24-0

.65

-0.3

74.

001.

005.

0025

3.00

75.0

00.

26

8- th

am g

ia b

uổi g

iao

dịch

với

đối

c nư

ớc n

goài

4.13

0.10

4.00

5.00

0.89

0.79

0.88

-0.9

44.

001.

005.

0032

2.00

78.0

00.

20

9- x

ây d

ựng

kế h

oạch

kin

h do

anh

4.25

0.10

5.00

5.00

0.89

0.79

-0.3

4-0

.86

3.00

2.00

5.00

327.

0077

.00

0.20

10- x

ây d

ựng

chiế

n lư

ợc x

uất k

hẩu

4.26

0.08

4.00

5.00

0.73

0.54

-1.0

1-0

.45

2.00

3.00

5.00

328.

0077

.00

0.17

11- x

ây d

ựng

và p

hát t

riển

thươ

ng

hiệu

4.18

0.09

4.00

4.00

0.83

0.69

1.90

-1.1

54.

001.

005.

0034

3.00

82.0

00.

18

12- đ

ào tạ

o ng

uồn

nhân

lực

theo

u cầ

u4.

060.

084.

004.

000.

730.

53-1

.07

-0.0

92.

003.

005.

0033

3.00

82.0

00.

16

13- t

ài c

hính

4.38

0.08

5.00

5.00

0.72

0.52

-0.7

5-0

.70

2.00

3.00

5.00

350.

0080

.00

0.16

14- q

uản

lí ch

ất lư

ợng

4.48

0.07

5.00

5.00

0.65

0.42

-0.3

1-0

.86

2.00

3.00

5.00

376.

0084

.00

0.14

15- t

hiết

kế

bao

bì đ

óng

gói s

ản

phẩm

3.68

0.11

4.00

4.00

0.96

0.93

0.61

-0.6

94.

001.

005.

0029

4.00

80.0

00.

21

16- k

ĩ năn

g ng

hiệp

vụ

thươ

ng m

ại

quốc

tế4.

220.

094.

005.

000.

830.

680.

22-0

.88

3.00

2.00

5.00

321.

0076

.00

0.19

17- ứ

ng d

ụng

thươ

ng m

ại đ

iện

tử4.

120.

114.

005.

000.

970.

930.

60-1

.03

4.00

1.00

5.00

321.

0078

.00

0.22

18- p

hát t

riển

hệ th

ống

kênh

phâ

n ph

ối3.

960.

104.

004.

000.

890.

801.

65-0

.98

4.00

1.00

5.00

297.

0075

.00

0.21

19- t

ìm k

iếm

thẩm

địn

h đố

i tác

ki

nh d

oanh

4.19

0.08

4.00

4.00

0.70

0.50

-0.9

3-0

.29

2.00

3.00

5.00

327.

0078

.00

0.16

20- n

ghiê

n cứ

u và

phá

t triể

n cô

ng

nghệ

chế

biế

n3.

830.

134.

004.

001.

081.

170.

51-0

.89

4.00

1.00

5.00

287.

0075

.00

0.25

Ngu

ồn :

Cục

XTT

M

84

Cục Xúc tiến thương mại

PHỤ LỤC 3 - THÔNG SỐ CƠ BẢN CÁC THỊ TRƯỜNG

Dân số (người) GDP(USD)GDP bình quân đầu

người (USD)

Tăng trưởng GDP

thực (%)

Lạm phát (%)

Tổng chi tiêu / thu

nhập(USD)

Doanh thu bán lẻ /thu

nhập (USD)Thị trường 2010 2010 2010 2010 2010 2010 2010Afghanistan 30.179.000 15.303.330.900 507,09 8,23 7,71 416,98 342,90Albania 3.202.000 11.688.877.300 3.650,49 3,50 3,60 2.901,34 1.727,09Algeria 36.134.000 155.527.161.200 4.304,18 3,26 3,90 1.337,97 911,34Andorra 73.500 3.633.250.600 49.431,98 2,85 1,34 28.098,39 9.866,30Angola 19.053.000 82.239.627.400 4.316,36 1,70 14,48 1.932,90 1.486,11Antigua and Barbuda 80.000 1.253.286.100 15.666,08 -4,11 3,37 3.656,25 1.792,16Argentina 40.519.000 367.701.568.700 9.074,79 9,16 10,46 5.023,27 2.783,34Armenia 3.299.000 9.369.871.500 2.840,22 2,10 7,27 2.237,17 1.414,71Aruba 73.000 2.826.700.700 38.721,93 1,00 2,80 19.991,54 6.736,59Australia 22.226.000 1.233.957.177.600 55.518,63 2,68 2,85 30.592,24 10.175,15Austria 8.388.000 376.761.869.400 44.916,77 2,13 1,69 24.747,58 7.923,29Azerbaijan 9.049.000 54.379.171.200 6.009,41 5,00 5,67 2.270,93 1.498,37Bahamas 345.000 7.649.209.300 22.171,62 0,96 1,02 13.255,67 4.765,30Bahrain 1.107.000 22.473.095.600 20.300,90 4,09 1,97 6.744,06 2.789,87Bangladesh 164.425.000 104.612.475.800 636,23 6,38 8,13 450,57 329,50Barbados 277.000 4.049.925.600,00 14.620,67 0,34 5,76 8.070,00 3.400,92Belarus 9.481.000 54.364.614.300 5.734,06 7,55 7,74 3.087,73 2.293,41Belgium 10.918.000 467.010.650.700 42.774,38 2,11 2,33 22.241,49 6.761,43Belize 332.000 1.395.015.400 4.201,85 2,74 -0,20 2.751,27 1.396,83Benin 9.644.000 6.443.742.400 668,16 2,58 2,14 593,77 434,23Bermuda 67.200 7.154.158.200 106.460,69 3,52 2,19 79.098,87 20.069,76Bhutan 705.000 1.555.917.600 2.206,98 8,30 7,04 858,93 592,50Bolivia 10.426.000 19.251.181.600 1.846,46 4,13 2,50 1.138,39 721,86Bosnia and Herzegovina 3.897.000 16.533.241.200 4.242,56 0,70 2,12 3.918,87 2.255,89Botswana 1.831.000 14.595.371.500,00 7.971,26 7,20 6,95 3.282,26 2.498,80Brazil 193.253.000 2.079.234.607.900 10.759,13 7,49 5,04 6.474,40 4.803,87British Virgin Islands 24.900 1.306.478.100 52.469,00 2,07 1,88 19.179,26 6.249,82Brunei 417.000 12.212.286.900 29.286,06 2,60 0,35 6.397,37 2.893,97Bulgaria 7.505.000 47.695.879.000 6.355,21 0,15 3,04 4.032,41 2.493,62Burkina Faso 14.696.000 8.666.136.800 589,69 7,93 -0,58 441,11 336,29Burundi 8.271.000 1.465.598.300 177,20 3,85 6,40 134,66 110,75Cambodia 14.289.000 11.260.674.800 788,07 6,02 4,00 640,08 463,14Cameroon 20.424.000 22.048.719.500 1.079,55 3,20 1,28 798,05 548,05Canada 34.059.000 1.576.141.644.400 46.276,80 3,22 1,78 26.023,46 9.476,07Cape Verde 513.000 1.664.291.100 3.244,23 5,39 2,08 2.489,27 1.458,90Central African Republic 4.628.000 1.945.720.600 420,42 3,30 1,49 367,00 280,27

Chad 10.223.000 8.376.749.200 819,40 13,03 -2,12 293,95 227,60Chile 17.190.000 199.747.394.000 11.619,98 5,19 1,52 6.522,57 3.794,59China 1.341.414.000 5.871.038.170.800 4.376,75 10,33 3,33 1.598,87 1.201,39Colombia 45.512.000 284.670.799.800 6.254,85 4,29 2,27 3.762,15 1.981,36Comoros 666.000 541.367.000 812,86 2,14 2,70 728,76 516,49Congo 3.865.000 11.777.464.900 3.047,21 8,75 4,98 864,42 690,01Congo, Democratic Republic 70.458.000 12.868.881.500 182,65 7,25 23,46 151,83 123,13

Costa Rica 4.647.000 35.345.085.800 7.606,00 4,17 5,66 5.148,09 2.470,69Côte d’Ivoire 22.026.000 22.519.464.200 1.022,40 2,41 1,37 720,11 497,83Croatia 4.416.000 60.691.182.700 13.743,47 -1,19 1,05 7.849,83 4.703,20Cuba 11.507.100 74.859.334.400 6.505,49 3,45 2,50 3.477,75 2.091,28Cyprus 803.000 23.136.127.600 28.812,11 1,04 2,56 19.896,19 8.020,47Czech Republic 10.507.000 191.810.638.600 18.255,51 2,35 1,46 9.473,36 4.751,66Denmark 5.535.000 309.955.268.600 55.999,15 1,75 2,30 27.345,08 10.245,82

85

Báo cáo Xúc tiến xuất khẩu 2011 - 2012

Djibouti 824.000 1.121.635.300 1.361,21 3,49 3,95 839,46 540,41Dominica 72.000 479.164.700 6.655,07 0,34 3,29 4.913,92 2.458,62Dominican Republic 9.877.000 51.274.753.500 5.191,33 7,75 6,33 4.448,48 2.499,47East Timor 1.067.000 628.000.000 588,57 6,05 4,91 393,83 308,15Ecuador 14.787.000 57.978.000.000 3.920,88 3,58 3,55 2.537,11 1.698,97Egypt 77.800.000 212.403.401.000 2.730,12 5,15 11,70 2.092,36 1.294,77El Salvador 5.864.000 21.215.000.000 3.617,84 1,43 1,18 3.389,55 1.765,38Equatorial Guinea 1.313.000 14.222.228.300 10.831,86 -0,38 7,50 3.117,21 2.165,88Eritrea 5.323.000 2.159.703.500 405,73 2,19 12,71 352,36 274,70Estonia 1.337.000 19.209.675.000 14.367,74 3,11 2,89 7.617,32 2.944,64Ethiopia 84.799.000 26.213.191.900 309,12 8,01 2,79 254,41 190,44Fiji 890.000 3.096.404.800 3.479,11 0,32 8,36 1.892,34 1.113,26Finland 5.375.000 238.783.647.700 44.424,86 3,64 1,69 24.451,94 8.729,06France 62.960.000 2.558.531.157.300 40.637,41 1,38 1,74 24.303,49 8.049,83French Guiana 213.600 4.683.601.800 21.926,97 2,40 0,86 10.400,41 4.437,09French Polynesia 290.500 4.428.105.100 15.243,05 2,12 1,00 14.420,90 5.541,31Gabon 1.496.000 12.885.098.500 8.613,03 5,74 1,45 1.325,39 940,59Gambia 1.731.000 1.028.239.600 594,01 6,12 5,05 472,88 342,88Georgia 4.436.000 11.663.169.900 2.629,21 6,38 7,11 2.126,14 1.510,68Germany 81.603.000 3.281.051.292.900 40.207,48 3,56 1,15 23.256,36 5.487,37Ghana 23.699.000 31.908.242.100 1.346,40 7,72 10,71 532,90 397,44Gibraltar 28.100 1.083.786.300 38.568,91 1,63 1,72 10.413,60 4.245,62Greece 11.183.000 304.913.363.700 27.265,79 -4,35 4,70 19.916,49 8.359,64Grenada 103.000 794.630.400 7.714,86 -1,41 3,44 5.317,20 2.581,74Guadeloupe 467.700 12.132.842.400 25.941,51 1,67 1,73 16.535,30 6.413,03Guam 180.700 3.060.725.800 16.938,16 1,71 0,90 11.856,71 4.262,20Guatemala 14.362.000 40.448.341.100 2.816,34 2,76 3,86 2.452,44 1.372,09Guinea 10.331.000 4.668.615.900 451,90 1,94 15,47 372,02 265,95Guinea-Bissau 1.646.000 820.788.800 498,66 3,47 1,07 453,56 356,61Guyana 772.000 2.237.149.300 2.897,86 4,37 3,73 1.226,65 803,82Haiti 9.855.000 6.538.832.200 663,50 -5,42 4,12 637,34 440,12Honduras 8.042.000 15.117.954.900 1.879,88 2,77 4,70 1.489,99 912,32Hong Kong 7.122.000 224.448.485.900 31.514,81 6,97 2,31 19.728,18 5.872,75Hungary 10.014.000 130.225.238.200 13.004,32 1,20 4,85 8.586,03 4.127,21Iceland 323.000 12.330.218.400 38.174,05 -3,47 5,39 19.608,64 6.285,36India 1.190.524.000 1.635.347.680.500 1.373,64 10,09 11,99 797,92 623,84Indonesia 237.641.000 704.025.632.000 2.962,56 6,11 5,13 1.683,49 1.197,20Iran 74.761.000 412.661.209.100 5.519,74 3,24 12,40 2.611,81 1.589,49Iraq 32.046.000 80.240.639.800 2.503,92 0,84 2,45 1.636,77 1.302,59Ireland 4.471.000 206.644.764.700 46.218,91 -0,43 -1,56 23.522,21 7.215,71Israel 7.430.000 217.532.448.400 29.277,58 4,85 2,69 16.928,51 6.633,39Italy 60.340.000 2.051.738.024.600 34.002,95 1,30 1,64 20.578,69 8.199,29Jamaica 2.717.000 13.189.649.400 4.854,49 -1,22 12,61 4.575,11 2.231,15Japan 127.594.000 5.455.752.864.800 42.758,69 3,96 -0,72 25.927,95 12.106,08Jordan 6.113.000 26.313.796.400 4.304,56 2,31 5,00 3.223,40 1.767,19Kazakhstan 16.434.000 145.964.192.400 8.881,84 7,25 7,40 3.454,91 2.051,09Kenya 39.742.000 31.016.227.400 780,44 5,55 4,09 595,14 413,33Kiribati 103.000 151.299.800 1.468,93 1,80 -2,81 666,35 476,16Kuwait 3.582.000 131.839.950.000 36.806,24 3,41 4,10 11.354,70 4.380,64Kyrgyzstan 5.478.000 4.613.623.700 842,21 -1,36 7,76 755,20 605,26Laos 6.437.000 6.456.919.800 1.003,09 7,93 5,98 803,70 591,93Latvia 2.248.000 23.720.479.800 10.551,81 -0,34 -1,22 6.579,17 3.554,27Lebanon 3.908.000 38.939.011.800 9.963,92 7,50 4,48 7.745,74 3.538,23Lesotho 2.542.000 2.279.386.900 896,69 3,64 3,38 832,56 584,86Liberia 4.311.000 989.000.000 229,41 5,60 7,29 178,29 145,12Libya 6.561.000 70.190.761.100 10.698,18 4,16 2,53 3.164,81 1.918,86Liechtenstein 35.000 5.120.354.000 146.295,83 2,00 0,72 84.790,11 19.162,68Lithuania 3.293.000 36.230.069.900 11.002,15 1,32 1,19 7.492,42 3.625,65

86

Cục Xúc tiến thương mại

Luxembourg 507.000 55.104.122.500 108.686,63 3,52 2,27 35.011,34 14.378,66Macau 468.500 26.864.452.900 57.341,41 10,57 2,00 12.166,04 5.434,97Macedonia 2.056.000 9.131.739.500 4.441,51 1,80 1,51 3.387,36 1.975,60Madagascar 21.299.000 8.636.161.800 405,47 0,61 9,25 313,30 236,17Malawi 15.714.000 5.300.541.100 337,31 6,51 7,41 288,56 229,87Malaysia 28.251.000 237.116.216.900 8.393,20 7,19 1,70 4.019,64 2.428,82Maldives 320.000 2.138.708.500 6.683,46 7,11 4,74 1.212,44 766,50Mali 13.401.000 9.207.996.300 687,11 5,85 1,29 454,23 345,07Malta 420.000 8.256.941.500 19.659,38 3,15 2,04 13.714,81 5.224,23Marshall Islands 65.800 175.872.500 2.672,83 1,18 2,01 2.429,57 1.306,98Martinique 447.500 12.564.365.700 28.076,79 3,15 1,30 17.955,56 6.886,15Mauritania 3.179.000 3.555.729.400 1.118,51 5,19 6,28 735,67 519,98Mauritius 1.281.000 9.394.483.400 7.333,71 4,16 2,93 5.425,97 2.693,42Mexico 108.627.000 1.033.556.369.200 9.514,73 5,42 4,15 6.340,00 3.158,17Micronesia 107.200 239.380.400 2.233,03 1,00 1,47 1.899,03 1.054,41Moldova 3.564.000 5.704.737.400 1.600,66 6,90 7,36 1.353,07 937,20Monaco 33.000 6.213.703.600 188.294,05 4,00 1,00 107.727,60 23.569,91Mongolia 2.755.000 6.206.089.300 2.252,66 6,37 10,17 866,34 615,00Montenegro 626.000 4.004.610.000 6.397,14 1,08 0,50 3.688,08 2.327,44Morocco 31.851.000 90.355.546.400 2.836,82 3,70 0,99 1.683,49 1.130,78Mozambique 21.585.000 9.435.128.100 437,12 6,81 12,70 355,57 277,92Myanmar 61.187.000 32.270.971.900 527,42 5,45 8,18 484,31 377,44Namibia 2.120.000 11.323.734.300 5.341,38 4,78 4,47 2.200,52 1.294,78Nauru 14.300 26.035.000 1.820,63 5,00 2,00 1.556,73 955,71Nepal 28.185.000 15.746.622.300 558,69 4,55 9,56 311,78 238,36Netherlands 16.615.000 779.386.127.600 46.908,58 1,63 0,93 21.573,22 6.204,07Netherlands Antilles 228.400 4.034.910.000 17.665,98 1,28 2,20 10.091,32 4.001,17New Caledonia 229.700 8.785.698.400 38.248,58 5,00 1,40 24.343,17 8.607,37New Zealand 4.369.000 140.280.359.000 32.108,12 1,66 2,30 18.557,58 8.008,07Nicaragua 5.816.000 6.440.523.800 1.107,38 4,48 5,46 905,01 584,73Niger 14.631.000 5.386.949.300 368,19 7,96 0,94 270,25 216,99Nigeria 156.051.000 199.202.536.800 1.276,52 8,72 13,72 820,65 595,73North Korea 23.801.500 14.525.167.400 610,26 2,99 3,00 428,91 334,86Norway 4.908.000 412.677.351.000 84.082,59 0,35 2,40 35.024,20 12.564,32Oman 2.981.000 57.533.041.900 19.299,91 4,11 3,26 7.537,41 3.538,85Pakistan 171.730.000 172.687.073.700 1.005,57 3,76 11,73 743,48 515,34Palau 21.600 190.116.000 8.801,67 1,60 1,47 3.160,19 1.552,77Panama 3.527.000 26.276.943.000 7.450,22 7,51 3,49 4.491,60 2.266,69Papua New Guinea 6.497.000 9.398.094.600 1.446,53 7,03 6,00 715,13 519,42Paraguay 6.402.000 17.451.593.800 2.725,96 15,05 4,65 2.162,04 1.269,55Peru 29.552.000 151.631.934.600 5.131,02 8,79 1,53 3.233,87 1.941,78Philippines 94.013.000 199.017.806.800 2.116,92 7,63 3,83 1.480,57 953,70Poland 38.092.000 468.349.508.800 12.295,22 3,80 2,58 7.600,78 3.991,32Portugal 10.638.000 228.776.759.200 21.505,62 1,33 1,39 13.782,81 5.639,88Puerto Rico 3.984.500 97.815.667.000 24.549,04 1,50 1,40 14.188,78 6.117,34Qatar 1.700.000 127.089.759.900 74.758,68 16,64 -2,43 13.523,22 5.791,51Reunion 829.100 16.489.437.800 19.888,36 2,00 1,19 12.814,54 7.216,07Romania 21.430.000 161.084.663.100 7.516,78 -1,27 6,11 4.732,57 2.738,50Russia 142.900.000 1.476.623.328.800 10.333,26 4,00 6,85 5.426,37 3.684,51Rwanda 9.998.000 5.494.535.900 549,56 7,50 2,31 424,48 327,05Samoa 182.000 576.081.900 3.165,29 -0,24 -0,20 3.084,94 1.650,28San Marino 30.700 1.755.530.300 57.183,40 4,00 1,36 19.445,56 6.658,58Sao Tome and Principe 165.000 215.321.800 1.304,98 4,50 13,34 599,38 435,31Saudi Arabia 27.563.000 447.028.081.900 16.218,41 4,15 5,35 5.647,18 2.638,59Senegal 13.128.000 12.616.175.100 961,01 4,24 1,23 746,01 524,08Serbia 7.396.000 38.221.987.800 5.167,93 0,95 6,17 4.649,71 2.691,89Seychelles 88.000 849.074.400 9.648,57 6,20 -2,40 4.726,00 2.242,15Sierra Leone 5.848.000 1.883.554.700 322,09 4,95 17,78 277,49 214,22

87

Báo cáo Xúc tiến xuất khẩu 2011 - 2012

Singapore 5.165.000 222.666.109.400 43.110,57 14,47 2,82 17.600,57 6.474,19Slovakia 5.430.000 87.306.591.800 16.078,56 4,02 0,70 8.230,23 3.585,88Slovenia 2.018.000 47.655.256.500 23.615,09 1,21 1,83 12.922,87 5.967,93Solomon Islands 528.000 696.892.700 1.319,87 6,52 0,98 492,02 340,13Somalia 9.922.000 23.853.313.400 2.404,08 2,00 1,80 1.742,07 1.338,03South Africa 49.991.000 362.569.919.900 7.252,70 2,84 4,27 4.289,91 2.509,57South Korea 48.876.000 1.011.148.178.100 20.688,03 6,16 2,96 11.067,95 5.019,46Spain 46.018.000 1.407.629.027.100 30.588,66 -0,15 2,04 17.278,97 6.397,63Sri Lanka 20.401.000 49.449.196.500 2.423,86 8,01 5,94 1.525,24 951,06St Kitts and Nevis 55.000 680.525.800 12.373,20 -1,50 0,50 8.000,38 3.762,96St Lucia 166.000 1.205.929.000 7.264,63 4,40 3,25 4.606,48 2.302,96St Vincent and the Grenadines 107.000 688.729.400 6.436,72 -1,84 0,58 4.525,81 2.421,38

Sudan 40.134.000 65.680.653.500 1.636,53 6,50 12,98 934,49 648,21Suriname 528.000 3.713.377.800 7.032,91 4,42 6,95 2.761,32 1.870,54Swaziland 1.180.000 3.638.399.200 3.083,39 1,98 4,51 2.362,96 1.435,74Sweden 9.327.000 458.602.389.900 49.169,34 5,69 1,91 23.693,21 8.565,17Switzerland 7.789.000 527.715.635.800 67.751,40 2,71 0,69 39.538,60 11.454,38Syria 21.016.000 58.252.014.100 2.771,79 3,23 4,40 1.623,80 1.019,39Tahiti 190.400 3.985.640.100 20.932,98 1,79 0,39 13.027,55 5.134,27Taiwan 23.162.000 431.152.060.800 18.614,63 10,88 0,96 11.067,12 5.133,78Tajikistan 7.688.000 5.641.634.600 733,82 6,50 6,46 416,77 332,64Tanzania 41.349.000 20.631.326.100 498,96 6,44 10,50 391,67 291,03Thailand 63.878.000 316.274.777.400 4.951,23 7,78 3,27 2.693,66 1.604,38Togo 6.963.000 3.120.600.200 448,17 3,71 3,21 433,49 329,14Tonga 103.000 373.004.300 3.621,40 0,34 3,98 3.251,81 1.777,36Trinidad and Tobago 1.318.000 20.120.643.500 15.266,04 -0,59 10,55 9.200,73 4.494,10Tunisia 10.544.000 43.883.153.700 4.161,91 3,05 4,44 2.343,74 1.334,16Turkey 71.341.000 732.645.836.200 10.269,63 8,95 8,57 7.448,75 4.131,11Turkmenistan 5.439.000 20.000.701.800 3.677,28 9,22 4,45 1.030,79 711,55Tuvalu 12.600 31.176.900 2.474,36 -0,46 -1,85 2.409,15 1.449,39UAE 5.218.000 301.940.827.900 57.865,24 3,23 0,88 21.944,53 8.915,48Uganda 33.977.000 15.695.801.500 461,95 5,18 9,40 429,78 323,71UK 62.222.000 2.247.578.528.000 36.121,93 1,35 3,34 23.512,42 7.258,08Ukraine 45.783.000 135.994.439.000 2.970,41 4,19 9,37 2.194,95 1.429,14Uruguay 3.357.000 39.519.020.600.00 11.772,12 8,47 6,70 8.122,11 5.064,76USA 309.997.000 14.526.550.000.000 46.860,29 3,03 1,65 33.983,64 9.792,71Uzbekistan 28.246.000 38.953.158.500 1.379,07 8,50 9,38 494,08 351,94Vanuatu 239.000 665.139.700 2.783,01 2,25 2,80 1.418,00 906,98Vatican City 900 25.829.100 28.699,00 1,50 0,00 11.567,56 4.513,89Venezuela 29.183.000 240.042.420.100 8.225,42 -1,49 28,19 4.620,54 2.823,65Việt Nam 88.257.000 102.462.666.700 1.160,96 6,78 9,21 748,57 522,55Western Sahara 300.900 67.236.100 223,45 1,00 0,89 179,00 141,86Yemen 24.398.000 31.390.911.300 1.286,62 8,02 11,18 1.063,80 720,35Zambia 13.257.000 15.949.157.600 1.203,07 7,60 8,50 707,93 491,00Zimbabwe 12.575.000 7.476.000.000 594,51 9,01 3,05 350,64 264,22Tổng Cộng 6.862.136.900 63.055.082.918.400 9.188,84 5.453,26 2.361,14

Nguồn: PlanetRetail

88

Cục Xúc tiến thương mại

PHỤ LỤC 4: DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

l Báo cáo tổng kết hoạt động năm 2011 và kế hoạch năm 2012 của Cục XTTM

l Báo cáo chuyên đề phục vụ Hội nghị tham tán thương mại năm 2011 của Cục XTTM

l Báo cáo chương trình XTTM Quốc gia năm 2011 của Cục XTTM

l Báo cáo tổng kết tình hình thực hiện nhiệm vụ năm 2011 và kế hoạch năm 2012 của Bộ Công Thương

l Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa thời kỳ 2011-2020, định hướng đến năm 2030 của Chính phủ

l Quyết định số 72/2010/QĐ-TTg ngày 15 tháng 11 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế mới về việc xây dựng, quản lý và thực hiện Chương trình XTTM Quốc gia áp dụng từ năm 2011

l Thông tư số 88/2011/TT-BTC ngày 17/6/2011 của Bộ Tài Chính về Hướng dẫn cơ chế tài chính hỗ trợ từ ngân sách nhà nước để thực hiện chương trình XTTM Quốc gia.

l Quyết định số 1690/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược phát triển thủy sản Việt Nam đến năm 2020.

l Chiến lược phát triển ngành công nghiệp Dệt may Việt Nam đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020.

l Các chiến lược, quy hoạch phát triển các ngành hàng đến 2015 và định hướng đến 2020 được các cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

l Báo cáo nghiên cứu “Export Promotion Agencies: What Works and What Doesn’t” của Ngân hàng thế giới (World Bank).

l Trang web của Tổng cục Hải quan: www.customs.gov.vn

l Trang web của Cục XTTM: www.vietrade.gov.vn

l Cổng thông tin TradeMap của Trung tâm Thương mại thế giới (ITC): www.trademap.org

l Nguồn tin PlanetRetail

TRỤ SỞ CHÍNH20 Lý Thường Kiệt, Hà NộiTel: 84-4-39347628/ 39348143/ 38264688Fax: 84-4-39348142/39344260E-mail: [email protected]: http://www.vietrade.gov.vn

Văn phòng đại diện Cục tại TP.HCM35-37 Bến Chương Dương, Quận 1, TP.Hồ Chí MinhTel: 84-8-38297282 / 38210654Fax: 84-8-38291011 / 38293596E-mail: [email protected]

Văn phòng đại diện tại TP. Đà Nẵng 132 Nguyễn Chí Thanh, Quận Hải Châu, TP.Đà NẵngTel: 84-511-3 843443Fax: 84 -511-3 843442E-mail: [email protected]

Trung tâm Thương mại tại Mỹ545 Fifth Avenue, Suite 1109, New York, NY 10017, USATel: 212-868-2686Fax: 212-868-2687E-mail: [email protected]

Trung tâm Hỗ trợ Xuất khẩu (PROMOCEN)20 Lý Thường Kiệt, Hà NộiTel: 84-4-39364 791 / 39364 792Fax: 84-4-39364 793E-mail: [email protected]

Ban Truyền hình Công thương20 Lý Thường Kiệt, Hà NộiTel: 84-4-22174554/ 38245959Fax: 84-4-39361311Email: [email protected]

Thông tin liên lạcVIETRADETHƯƠNG MẠI & PHÁT TRIỂN

CỤC XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI VIETNAM (VIETRADE)w w w . v i e t r a d e . g o v . v n

Xây dựng, tổ chức thực hiện, quản lý chương trình thương hiệu quốc gia; quảng bá hình ảnh đất nước, hình ảnh doanh nghiệp Việt Nam ở trong nước và ngoài nước; hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam xây dựng, quảng bá và bảo vệ thương hiệu.

Chủ trì, phối hợp với các tổ chức liên quan, xây dựng và thực hiện chương trình xúc tiến thương mại quốc gia.

Chỉ đạo và hướng dẫn các Sở Công Thương địa phương, các tổ chức Xúc tiến Thương mại trong nước và các văn phòng đại diện thương mại, trung tâm xúc tiến thương mại và đầu tư phát triển ngành công nghiệp ở nước ngoài.

Tổ chức đào tạo, tập huấn về lĩnh vực xúc tiến thương mại và xúc tiến đầu tư để phát triển ngành công nghiệp và thương mại cho các doanh nghiệp và các tổ chức hỗ trợ thương mại.

Xây dựng và quản lý chương trình truyền hình công thương.

Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực xúc tiến thương mại và xúc tiến đầu tư để phát triển ngành công nghiệp.

Xây dựng, kiến nghị với Chính phủ về chính sách, biện pháp phát triển các hoạt động xúc tiến thương mại và đầu tư phát triển ngành công nghiệp và thương mại.

Cung cấp các thông tin thương mại cho các doanh nghiệp, các tổ chức XTTM trong và ngoài nước

Nghiên cứu thị trường phục vụ hoạch định chính sách xúc tiến thương mại quốc gia;

Giúp doanh nghiệp Việt Nam và nước ngoài tìm kiếm bạn hàng, đối tác và cơ hội kinh doanh qua các hình thức: tổ chức các phái đoàn doanh nghiệp ra nước ngoài, đón các đoàn doanh nghiệp nước ngoài vào Việt Nam, tổ chức các cuộc giao dịch thương mại, hội nghị, hội thảo…

Chủ trì và phối hợp với các đơn vị liên quan quản lý các hoạt động quảng cáo thương mại, hội chợ triển lãm thương mại, khuyến mại, giới thiệu hàng hóa ở trong và ngoài nước.

Các hoạt động chính

Thành công trong kinh doanh cho mọi doanh nghiệp;

Phát triển thương mại và công nghiệp bền vững;

Khai thác tối đa mọi nguồn lực.

Cục Xúc tiến Thương mại (VIETRADE) là cơ quan do Chính phủ thành lập, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về xúc tiến thương mại và xúc tiến đầu tư phát triển ngành công nghiệp và thương mại.

VIETRADE cung cấp các dịch vụ để hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam cũng như nước ngoài trong việc phát triển và mở rộng kinh doanh.

HƯỚNG TỚI