nhẬt kÝ thỰc ĐỊa tẠi nghỆ an -...

9
NHT KÝ THC ĐỊA TI NGHAN 1. Ti Chi cc Bo vMôi trường NghAn Sáng 26/2/2013, đoàn nghiên cu bt đầu tiến hành kho sát thc địa ti tnh NghAn. Sau khi gp vào trao đổi vi lãnh đạo Chi cc Bo vMôi trường NghAn, Cơ quan đầu mi cp tnh ti NghAn, đoàn chia thành 02 nhóm: Nhóm 1 bao gm TS. Trn Quang Đức, PGS.TS. Trn Ngc Anh và TS. Bùi Quang Thành làm vic vi lãnh đạo Chi cc vvic thng kê, tng hp và khnăng khai thác các ngun tài liu, sliu hin có. Đồng thi thng nht vi lãnh đạo Chi cc vphương thc hp tác trong vic thu thp các ngun sliu này. Nhóm 2 bao gm các thành viên còn li trong đoàn đi cùng vi anh K, cán bca Chi cc, xung làm vic vi UBND huyn Hưng Nguyên. 2. Ti huyn Hưng Nguyên, NghAn Trong bui làm vic này, UBND huyn uquyn cho anh Phm Hu Hà, Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường ca huyn và chThái Diu Hương, đại din cho đầu mi ca huyn cùng tham gia dán tiếp. GS.TS Phan Văn Tân đã gii thiu tên dán cũng như các mc tiêu cthdán vi cán bhuyn Hưng Nguyên. PGS.TS. Trn Anh Tun, Dán này do Đan Mch tài tr, đây là dán nghiên cu khoa hc. Mc tiêu là kết hp các mng khí tượng, thy văn, địa lý, xã hi và ly mt tkhóa là Biến đổi khí hu, tác động ca biến đổi khí hu đối vi người dân. Sn phm cthca dán là hthng thông tin có stham gia ca cng đồng. Chúng ti sdng hai phương pháp là ttrên xung và tdưới lên. Hthng thông tin sđặt 3 cp: Chi cc Môi trường, huyn và dưới xã. Nhng kiến thc bn địa ca bà trong nông dân trong vic nhn biết các du hiu ca bão, lt thì sđưa cho chúng tôi để chúng tôi xlý. Chúng tôi schn xã Hưng Nhân để làm thí đim. Nếu có điu kin thì chúng tôi slàm tt ccác thôn, còn nếu phc tp thì chúng tôi chđiu tra toàn b1 thôn. Trước tiên chúng tôi cn các sliu trong vòng 10 năm t2000 đến nay, cth: Dliu bn đồ, sliu thng kê, báo cáo quy hoch tng thsdng đất, báo cáo kinh tế xã hi. Ngoài ra, chúng tôi còn thiết kế bcâu hi để thu thp thông tin ca người dân vcác vn đề liên quan. Mc tiêu cui cùng là xây dng mt hthng tng hp tt ccác chuyên ngành khí tượng, thy văn, địa lý và xã hi. Bsliu này dùng chung cho 3 đối tượng nhà khoa hc, nhà qun lý và cng đồng. Hôm nay, chúng tôi hôm nay xung làm vic vi các anh mi chyếu là để chào hi, đặt quan hhp tác. Vì dán này kéo dài 3 năm nên rt cn shp tác cht chtcác cp. Vdanh mc tài liu chúng tôi đã chun bsn, nhcác anh cung cp cho. Sau đây chúng tôi xin phép xung xã Hưng Nhân để kho sát. Đoàn schia làm 2 nhóm, mt nhóm sli đây ly sliu và mt nhóm sđi xung địa bàn làm vic trc tiếp vi xã, thôn/xóm.

Upload: others

Post on 21-Oct-2019

11 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: NHẬT KÝ THỰC ĐỊA TẠI NGHỆ AN - danida.vnu.edu.vndanida.vnu.edu.vn/cpis/files/Docu/Meeting_Minutes/2013_WPs_Nhat ky thuc... · Thành làm việc với lãnh đạo Chi

NHẬT KÝ THỰC ĐỊA TẠI NGHỆ AN

1. Tại Chi cục Bảo vệ Môi trường Nghệ An

Sáng 26/2/2013, đoàn nghiên cứu bắt đầu tiến hành khảo sát thực địa tại tỉnh Nghệ An. Sau khi gặp vào trao đổi với lãnh đạo Chi cục Bảo vệ Môi trường Nghệ An, Cơ quan đầu mối cấp tỉnh tại Nghệ An, đoàn chia thành 02 nhóm:

Nhóm 1 bao gồm TS. Trần Quang Đức, PGS.TS. Trần Ngọc Anh và TS. Bùi Quang Thành làm việc với lãnh đạo Chi cục về việc thống kê, tổng hợp và khả năng khai thác các nguồn tài liệu, số liệu hiện có. Đồng thời thống nhất với lãnh đạo Chi cục về phương thức hợp tác trong việc thu thập các nguồn số liệu này.

Nhóm 2 bao gồm các thành viên còn lại trong đoàn đi cùng với anh Kỳ, cán bộ của Chi cục, xuống làm việc với UBND huyện Hưng Nguyên.

2. Tại huyện Hưng Nguyên, Nghệ An

Trong buổi làm việc này, UBND huyện uỷ quyền cho anh Phạm Hữu Hà, Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường của huyện và chị Thái Diệu Hương, đại diện cho đầu mối của huyện cùng tham gia dự án tiếp.

GS.TS Phan Văn Tân đã giới thiệu tên dự án cũng như các mục tiêu cụ thể dự án với cán bộ huyện Hưng Nguyên.

PGS.TS. Trần Anh Tuấn, Dự án này do Đan Mạch tài trợ, đây là dự án nghiên cứu khoa học. Mục tiêu là kết hợp các mảng khí tượng, thủy văn, địa lý, xã hội và lấy một từ khóa là Biến đổi khí hậu, tác động của biến đổi khí hậu đối với người dân. Sản phẩm cụ thể của dự án là hệ thống thông tin có sự tham gia của cộng đồng. Chúng tối sử dụng hai phương pháp là từ trên xuống và từ dưới lên. Hệ thống thông tin sẽ đặt ở 3 cấp: Chi cục Môi trường, ở huyện và dưới xã. Những kiến thức bản địa của bà trong nông dân trong việc nhận biết các dấu hiệu của bão, lụt thì sẽ đưa cho chúng tôi để chúng tôi xử lý. Chúng tôi sẽ chọn xã Hưng Nhân để làm thí điểm. Nếu có điều kiện thì chúng tôi sẽ làm ở tất cả các thôn, còn nếu phức tạp thì chúng tôi chỉ điều tra toàn bộ 1 thôn.

Trước tiên chúng tôi cần các số liệu trong vòng 10 năm từ 2000 đến nay, cụ thể: Dự liệu bản đồ, số liệu thống kê, báo cáo quy hoạch tổng thể sử dụng đất, báo cáo kinh tế xã hội. Ngoài ra, chúng tôi còn thiết kế bộ câu hỏi để thu thập thông tin của người dân về các vấn đề liên quan. Mục tiêu cuối cùng là xây dựng một hệ thống tổng hợp tất cả các chuyên ngành khí tượng, thủy văn, địa lý và xã hội. Bộ số liệu này dùng chung cho 3 đối tượng nhà khoa học, nhà quản lý và cộng đồng. Hôm nay, chúng tôi hôm nay xuống làm việc với các anh mới chủ yếu là để chào hỏi, đặt quan hệ hợp tác. Vì dự án này kéo dài 3 năm nên rất cần sự hợp tác chặt chẽ từ các cấp. Về danh mục tài liệu chúng tôi đã chuẩn bị sẵn, nhờ các anh cung cấp cho. Sau đây chúng tôi xin phép xuống xã Hưng Nhân để khảo sát. Đoàn sẽ chia làm 2 nhóm, một nhóm sẽ ở lại đây lấy số liệu và một nhóm sẽ đi xuống địa bàn làm việc trực tiếp với xã, thôn/xóm.

Page 2: NHẬT KÝ THỰC ĐỊA TẠI NGHỆ AN - danida.vnu.edu.vndanida.vnu.edu.vn/cpis/files/Docu/Meeting_Minutes/2013_WPs_Nhat ky thuc... · Thành làm việc với lãnh đạo Chi

TS. Lưu Bích Ngọc, nhóm của chúng tôi sẽ phụ trách các vấn đề liên quan đến kiến thức bản địa cũng như các vấn đề về sinh kế, xã hội của địa bàn mà chúng tôi nghiên cứu. Chúng tôi hy vọng thu thập được càng nhiều thông tin tại địa phương càng tốt, vì sản phẩm cuối cùng nhằm phục vụ cộng đồng.

Anh Phạm Hữu Hà, Trưởng phòng Tài nguyên cảm ơn đoàn nghiên cứu đã quan tâm tới tỉnh cũng như tới huyện. Huyện Hưng Nguyên, sông có, núi có mà đồng bằng cũng có. Đặc biệt, có 9 xã giáp sông Lam, trong đó xã Hưng Nhân vị trí gần của sông, giáp với biển, đây cũng là xã duy nhất trong tỉnh Nghệ An nằm ngoài đê. Đây là vùng lũ của huyện nên hàng năm khi đến đợt là phải thực hiện các vấn đề như di dân khẩn cấp, rồi các vấn đề như xây nhà cộng đồng. Các vấn đề này luôn được Trung ương và tỉnh quan tâm. Mong các thầy triển khai đề tài sớm để người dân được hưởng lợi từ dự án này. Địa phương sẵn sàng hợp tác và tạo điều kiện tốt nhất cho đoàn nghiên cứu. Chúng tôi cũng giao cho chị Hương, kỹ sư môi trường trực tiếp đưa các thầy đi và hướng dẫn các thầy. Ngoài ra, có 2 sinh viên thực tập của Phòng đi cùng đoàn xuống khảo sát, phỏng vấn bà con tại xóm 3 và xóm 9 của xã Hưng Nhân.

3. 10h00 sáng 26/2/2103 tại xóm 3 và xóm 9 xã Hưng Nhân

a) Tại xóm 3

Bác Âu Đức Nhân cán bộ địa chính xã Hưng Nhân, năm 1978 có một trận lụt lớn, năm 1988 cũng có một trận lụt lớn, khoảng trên 10 năm có một trận lụt lớn. Những bây giờ khác vì có thủy điện, thủy điện xả nước là dễ lụt, lũ lụt bây giờ không thành quy luật nữa.

Ở đây vừa rồi có dự án của nhà nước cho xây dựng 50 chòi chống lũ. Những hộ nghèo mới được xây chòi này. Toàn xã có 160/950 hộ nghèo.

Dân cũng không có nhiều kinh nghiệm dân gian gì nhiều trong việc phòng tránh lũ. Vì lũ ở đây là thường xuyên nên họ đã có ý thức chủ động trong việc phòng tránh lũ. Kinh nghiệm tự nhiên trong việc nhìn cây cối người dân cũng có thể biết có lũ hay không. Ví dụ những năm có lũ thì măng tre nó sẽ mọc ở giữa bụi, những năm không có lũ thì măng sẽ mọc phía ngoài bụi tre.

Những đợt xả lũ thường không báo cho bà con biết nên lụt bây giờ diễn ra nhiều khi cũng không theo quy luật.

Sản xuất nông nghiệp ở đây nhiều khi thiếu nước, mùa lụt thì thừa nước còn mùa cạn thì lại thiếu nước. Vì mực nước ngầm vào mùa cạn trong vùng bằng mực nước ngầm của đáy sông nên khi sông hết nước thì trong làng cũng sẽ hết nước. Thứ 2 là không có đê nên người ta cũng không bơm nước lên để tưới trong sản xuất nông nghiệp được. Người dân ở đây sản xuất nông nghiệp phụ thuộc rất nhiều vào thời tiết.

Ruộng ở đây cấy 2 vụ là Chiêm xuân và Hè thu, còn mùa kia thỉ bỏ không. Bà con phải tranh thủ gặt trước rằm tháng 7, vì sau rằm tháng 7 là lụt. Với phương trâm “xanh nhà hơn già đồng” nên nếu lúa có non cùng phải gặt trước. Đến cuối tháng 10 dương lịch hết lụt người dân mới trồng lạc, trồng ngô.

Nhà ở đây thường được xây móng rất cao để tránh lũ. Có những năm lụt đến 2m nước.

Page 3: NHẬT KÝ THỰC ĐỊA TẠI NGHỆ AN - danida.vnu.edu.vndanida.vnu.edu.vn/cpis/files/Docu/Meeting_Minutes/2013_WPs_Nhat ky thuc... · Thành làm việc với lãnh đạo Chi

Trong trận lũ năm 2012 nước ngập ngang của sổ nhà dân

Khi lụt to xảy ra những nhà không có chòi tránh lũ sẽ di chuyển ra nhà cộng đồng ở cạnh Ủy ban xã. Khi sơ tán dân, nhà chắc chắn thì họ cho ở lại còn nhà không đủ điều kiện sẽ phải di chuyển ra nhà cộng đồng.

Ở đây chủ yếu là đất cát, cốt đất yếu nên người ta không thể làm đê được vì thế bà con phải sống chung với lũ.

Nguyên nhân lũ ở đây chủ yếu do cầu Bến Thủy, 2 bên là núi, nên bị thắt cổ chai ngay ở núi Hồng Lĩnh. Nước trên nguồn dồn về nhiều mà dưới này tiêu chậm nên lụt dâng càng nhanh. Hơn nữa, khi nước đến cầu Bến Thủy cũng là cửa sông giáp biển nên nước cũng bị ngăn lại, dẫn đến giảm tốc độ dòng chảy.

Ở đây chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, thời gian rảnh rồi thì anh, em trẻ ra Vinh làm phụ hồ. Thanh niên ở đây chủ yếu đi miền Nam làm. Ngoài nông nghiệp ra ở xóm 3 cũng có làm thêm nghề thủ công đan lát, đan các phên nứa để bán cho người dân làm vách nhà, hàng rào và bán cho các lò gạch làm phên phơi. Nhưng nghề này hiện nay đã mai một do kinh tế đã phát triển người ta không dùng phên nữa. Hơn nữa, các lò gạch đã thay đổi công nghệ nên nghề đan cũng mất dần.

Lụt ở đây lên rất nhanh, nếu đêm nay mưa to chỉ đến sang mai là nước lụt tới đầu người. Có 2 lý do dẫn đến lụt nhanh là dưới này mưa to và nước trên nguồn dồn về. Dân ở đây sống trên địa bàn lũ nên bình quân mỗi nhà có một thuyền tre nhỏ để di chuyển trong mùa lũ, mỗi nhà cũng có một sàn cho bò và lương thực lên. Người dân cũng có một kinh nghiệm

Page 4: NHẬT KÝ THỰC ĐỊA TẠI NGHỆ AN - danida.vnu.edu.vndanida.vnu.edu.vn/cpis/files/Docu/Meeting_Minutes/2013_WPs_Nhat ky thuc... · Thành làm việc với lãnh đạo Chi

đến cuối tháng 7 có nuôi lợn cũng phải bán hết để tránh lũ, qua lũ thì người ta mới nuôi lứa khác.

Chòi (nhà bò) tránh lũ ở xóm 3 xã Hưng Nhân

Lụt đây thường xuyên xảy ra nhưng không thiệt hại nhiều về kinh tế. Chỉ có năm 1978 do chưa có kinh nghiệm nên trâu, bò chết nhiều, vì chưa có chòi cao để đưa trâu, bò lên nên bà con cột ngoài cồn đất cao, khi lũ lớn về bò mắc dây không bơi được nên chết hết.

Page 5: NHẬT KÝ THỰC ĐỊA TẠI NGHỆ AN - danida.vnu.edu.vndanida.vnu.edu.vn/cpis/files/Docu/Meeting_Minutes/2013_WPs_Nhat ky thuc... · Thành làm việc với lãnh đạo Chi

Chòi chống lũ được nhà nước hõ trợ kinh phí ở xóm 3 xã Hưng Nhân

Trước lụt bà con thường mua nứa, gác lên nóc nhà rồi cho toàn bộ bàn ghế, giường chiếu, ti vi… lên đó sau đó che bạt lại thì sẽ không bị thiệt hại gì, còn xe máy thì chạy sang hội trường Ủy ban gửi, hết lũ mang về, hoặc là treo xe máy lên.

Dữ báo lũ ở đây tương đối chính xác, cứ có bão xong áp thất nhiệt đới là lụt, bão mà không có áp thấp, không gây mưa thì không lụt. Ở đây thông báo lũ qua loa truyền thanh, hệ thống loa truyền thanh rất chuẩn, kể cả lụt hệ thống truyền thanh vẫn hoạt động. Toàn xã có 9 xóm thì có tới 24 cột loa. Ở đây có phương án chống báo sẵn rồi, nếu bão lụt vào thì cứ thế triển khai thôi, người dân rất chủ động. Vào mùa mưa người dân đã chủ động tích trữ gạo, thực phẩm khô.

b)Tại xóm 9

Đồng chí Minh, cán bộ xã dẫn đường, ở đây người ta trồng rất nhiều tre, mùa lũ thì để chắn sóng, còn mùa nóng thì để tránh gió lào, tránh cát bởi vì dễ tre kết cấu nó chặt hơn nên không bị sạt lở đất.

Xóm 9 có 42 hộ, 123 khẩu, sống chủ yếu bằng nghề truyền thống là đan lát, người dân làm quanh năm. Xóm 9 là xóm giáp sông nhất, thuận lợi cho giao thương đường thủy nên nghề đan lát ở nhiều hơn các xóm khác.

Page 6: NHẬT KÝ THỰC ĐỊA TẠI NGHỆ AN - danida.vnu.edu.vndanida.vnu.edu.vn/cpis/files/Docu/Meeting_Minutes/2013_WPs_Nhat ky thuc... · Thành làm việc với lãnh đạo Chi

Chuẩn bị nguyên liệu đan lát ở xóm 9 xã Hưng Nhân

Phên nứa thành phẩm ở xóm 9 xã Hưng Nhân

Page 7: NHẬT KÝ THỰC ĐỊA TẠI NGHỆ AN - danida.vnu.edu.vndanida.vnu.edu.vn/cpis/files/Docu/Meeting_Minutes/2013_WPs_Nhat ky thuc... · Thành làm việc với lãnh đạo Chi

Trưởng thôn xóm 9, nghề đan lát bây giờ đã mai một rồi do hàng không bán được. Trước đây bán cho các lò gạch nhưng giờ các lò gạch thủ công bị nhà nước cấm hoạt động nên hàng của mình không bán được. Đan lát ngày công được 30nghìn/người. Nghề thủ công mai một, đất ruộng không có nên người ta cũng đi nơi khác làm thuê nhiều.

Ngày xưa, xóm này làm nghề thủ công được nhà nước bao cấp, giờ xóa bao cấp rồi nên không có ruộng. Có xóm chỉ có 10 nhà có ruộng cấy.

4. Chiều 26/2/2013 làm việc tại Ủy ban xã Hưng Nhân

Chiều đoàn xuống làm việc với UBND xã Hưng Nhân. Tiếp đoàn là Chủ tịch xã Nguyễn Công Hoan, cán bộ địa chính xã Âu Đức Nhân và một số cán bộ khác.

GS. TS. Phan Văn Tân, GĐ dự án và PGS. TS. Trần Anh Tuấn, Trưởng nhóm WP5 đã giới thiệu chương trình làm việc, giới thiệu về dự án cũng như các mục tiêu cụ thể của dự án.

Nguyễn Công Hoan, chủ tịch xã, Hưng Nhân là xã nằm hoàn toàn ngoài đê, xã có diện tích 674 ha, dân số có 3856 nhân khẩu, với 942 hộ, là xã nằm hoàn toàn ngoài đê cho nên thường xuyên bị thiên tai, bão lụt. Một năm Hưng Nhân hứng chịu 3-4 trận lũ, còn bão thì có những lúc vào lúc không. Nhân dân của chúng tôi có truyền thống sống chung với lũ. Hưng Nhân là xã thuần nông, nguồn thu nhập chủ yếu là sản xuất và chăn nuôi. Bình quân thu nhập đầu người của Hưng Nhân là xã thấp nhất của Hưng Nguyên, khoảng 12,5 triệu/người/năm. Cơ sở vật chất so với những xã khác là khó khăn. Hiện nay, thiên tai rất khó lường, không có chu kỳ như trước đây. Trước đây có rừng ở trên Con Cuông mà có lũ thì 3 ngày mới xuống tới đây, nhưng hiện nay có lũ thì chỉ một ngày xuống tới đây. Có những năm chúng tôi phải hứng lũ tới 20 ngày, bởi vì đây là hạ lưu của con sông Lam, rồi nước ở sông La của Hà Tĩnh sang, nếu ở Hà Tĩnh lũ là Hưng Nhân lũ. Năm 2010 có trận lũ lịch sử đã ảnh hưởng rất lớn đến nhân dân, nhưng trong quá trình phòng chống lũ thì nhân dân rất có kinh nghiệm. Từ năm 2000 trở lại đây mới chết có 2 người do chủ quan và bị tai nạn.

PGS.TS. Trần Anh Tuấn, chúng tôi đã xuống Hưng Nhân 2 lần rồi, chúng tôi chọn xã Hưng Nhân là xã điểm, đại diện cho cả tỉnh vì những điều kiện tác động của biến đổi khí hậu đến cộng đồng dân cư. Chúng tôi chọn xã ta vì toàn bộ diện tích nằm ngoài đê, tác động của biến đổi khí hậu, lũ lụt thì bà con xã mình chịu tác động lớn nhất. Biến đổi khí hậu là cái gì? Nó tác động tới địa bàn của mình như thế nào thì chúng tôi sẽ làm rõ điều đó. Biến đổi khí hậu tác động tới địa phương của mình như thế nào? Nhiệm vụ của nhóm chúng tôi với cô Ngọc sẽ làm rõ điều đó và tất cả các sản phẩm đó sẽ truyền tải lên hệ thống thông tin để cho các cấp từ tỉnh trở xuống đều cập nhật được và đều có thể xử lý được những thông tin cần thiết. Ví dụ bà con sống tại địa phương dựa và những kinh nghiệm của mình để dự báo rằng năm này sẽ là lũ nhiều, lụt nhiều, bão nhiều sẽ phản ánh với chúng tôi. Các nhà khía tượng sẽ dựa trên mô hình chạy được sẽ chứng minh rằng ý kiến của bà con là đúng. Vậy sản phẩm cuối cùng của chúng ta là giúp bà con cảnh báo sớm lũ, khắc phục hậu quả của thiên tai do biến đổi khí hậu…

Chúng tôi là các nhà khoa học nghiên cứu ở trong phòng, các anh là những người sống ở địa phương có những kiến thức thực tế, kết hợp với nhau thành để ra các sản phẩm nó là như vậy. Dự án của chúng tôi kéo dài 3 năm, bắt đầu từ tháng 8 năm 2012, chúng ta sẽ làm

Page 8: NHẬT KÝ THỰC ĐỊA TẠI NGHỆ AN - danida.vnu.edu.vndanida.vnu.edu.vn/cpis/files/Docu/Meeting_Minutes/2013_WPs_Nhat ky thuc... · Thành làm việc với lãnh đạo Chi

việc cùng nhau trong vòng gần 3 năm nữa để ra sản phẩm hoàn chỉnh để phục vụ cho bà con để làm thế nào làm giảm thiểu được những tác động của biến đổi khí hậu. Đây là dự án do Đan Mạch tải trợ, thì ngoài chúng tôi là những nhà khoa học của các trường đại học trong nước thì cũng có những đối tác là một số những trường đại học của Đan Mạch sẽ sang ta, xuống địa phương làm việc. Chúng tôi đảm bảo là khi chuyên gia đặt chân xuống địa bàn của mình là tất cả các giấy tờ, thủ tục là hoàn chỉnh. Các anh ở địa phương thì cũng mong các anh tiếp đón các đoàn như vậy.

Chúng tôi sẽ muốn biết được các số liệu về tình hình phát triển kinh tế xã hội của xã từ năm 2000 tới nay. Có thể những cái báo cáo mà các anh không có thì chúng tôi vẫn hi vọng là chúng tôi sẽ thu thập được những tài liệu liên quan đến dự án. Chúng tôi biết rằng chu kỳ của những đợt lụt lớn thì khoảng 10 năm 1 lần. Chúng tôi sẽ điều tra hồi cứu lại xem theo bà con trận lụt năm 2002 ảnh hưởng tới đời sống của bà con như thế nào? Chúng tôi, cũng hi vọng là các anh có những tài liệu liên quan tới thời điểm đó.

Nội dung thứ 3 là kiến thức của bà con trong việc phòng tránh thiên tai. Bà con sống qua nhiều đời tại địa phương như thế này thì có những kiến thức gì trong việc dự đoán bão, lũ. Thứ 2, đối với những đợt bão lớn như vậy thì bà con làm gì để sống chung với nó. Những kiến thức đó sẽ tích hợp lại để đưa vào trong hệ thống thông tin để dự báo và phòng tránh được thiên tai trong thời gian tới, đấy là mục tiêu của chúng tôi. Vậy chúng tôi hi vọng rằng sẽ thu thập được các số liệu liên quan như báo cáo kinh tế xã hội (từ năm 2000 đến nay) biết được những chuyển biến của địa phương. Chúng tôi cũng muốn tham khảo báo cáo của Đề án phát triển kinh tế xã hội đã được tỉnh phê duyệt cũng như bản đồ địa chính xã. Mong muốn của chúng tôi là kết thúc dự án hệ thống thông tin đã xây dựng vẫn hoạt động được để giúp bà con trong việc phòng, chống bão lũ.

Nguyễn Công Hoan, Hưng Nhân cũng đang đề nghị nhà nước xây dựng cho mỗi xóm một nhà cộng đồng tránh lũ nhỏ, vừa làm nhà văn hóa vừa là nơi để trán lũ. Vì thuyền lớn thì khi lũ xảy ra không vào được mà thuyền nhỏ vào thì mắc bờ rào. Chúng tôi thành lập ban chỉ huy phòng chống ngập lụt do tôi làm trưởng ban, có 19 thành viên trong 9 xóm. Ở đây có hệ thống âm thanh, khi nào cần thì chúng tôi sẽ thông báo với nhân dân. Chúng tôi lấy thông tin lụt bão từ công điện của cấp trên hay từ hệ thống đài, tivi. Khi nước lên chúng tôi thông báo cho các tiểu ban trực 24/24.

Cái khó của Hưng Nhân là có con mương nổi, chính vì nó nổi quá nên khi có lụt xảy ra nó chắn nước lại nên việc cứu hộ là rất khó. Mương nổi làm năm 1994, nhưng bây giờ nó lạc hậu rồi. Mương này không có tác dụng gì kể cả mặt tưới tiêu. Mương này ngày xưa các nhà khoa học về khảo sát cho rằng nếu mình làm thấp thì sợ cái bồi, nhưng thực tế bây giờ trở thành vật cản khi có lũ lụt xảy ra. Tôi muốn xuống xóm 1,2,3,8,9 thì tôi phải chạy vòng ra sông Lam mới xuống được. Nếu mà có người chết thì 1 tiếng sau chúng tôi mới có mặt được. Chúng tôi cũng đề nghị hạ mương nổi này nhiều rồi nhưng chưa được.

Xã Hưng Nhân có 9 xóm, từ xóm 1 đến xóm 9. Chúng tôi có 5 xóm nằm ở dưới mương dễ tổn thươn nhất. Xóm 1 có 74 hộ, xóm 2 có 105 hộ, xóm 3 có 114 hộ, xóm 8 107 hộ và 9 có 42 hộ. Xóm 9 là gần cửa sông. Hưng Nhân vừa rồi cũng được hưởng một dự án kè sông cả (sông Lam), nhưng cũng chỉ được 700m thôi.

Page 9: NHẬT KÝ THỰC ĐỊA TẠI NGHỆ AN - danida.vnu.edu.vndanida.vnu.edu.vn/cpis/files/Docu/Meeting_Minutes/2013_WPs_Nhat ky thuc... · Thành làm việc với lãnh đạo Chi

Mực nước sông ngày càng cạn kệ nên xâm nhập mặn cũng diễn ra ngày càng mạnh. Đặc sản ở đây là rươi, nơi nào mặn là sẽ có rươi. So với năm 2000, 2002 rươi tăng nhiều hơn. Mọi năm là chỉ có xóm 1 và những gia đình làm nghề chài lưới ven sông mới có rươi, nhưng bây giờ xóm 1,2,3 và xóm 6 cũng đã có rươi. Thủy triều lên xuống là có rươi. Từ xóm 3 đến xóm 1 cách nhau 200m nhưng chiều cao của xóm 3 hơn nhiều nhưng vẫn nhiễm mặn. Rươi bây giờ đã chui vào nội đồng, diện tích ngập nước của xóm 1 hiện nay đều đã có rươi, xóm 3 xóm 6 và xóm 7 cũng đã có rươi. Như vậy, càng ngày nhiễm mặn càng cao. Năm nào thủy triều lên, nhiễm mặn là lúa chết, kinh nghiệm của người dân là khi ruộng bị nhiệm mặn là họ không cấy nữa, vì nhiễm mặn là lúa chết. Diện tích bỏ không đó họ dùng để chăn nuôi vịt.

Xã ngoài nghề đan lát ở xóm 9 ra thì cũng không có nghề phụ gì khác. Tỉ lệ lao động làm xa chiếm khoảng 10%. Xóm 9 cũng có một số hộ là ngư nghiệp, nhưng họ chỉ đánh bắt thô sơ thôi. Trước đây họ cũng có nuôi cá bè, nhưng giờ không nuôi nữa do ở đây có nhà máy giấy làm ô nhiễm môi trường nước, có những năm cá chết hết. Ở đây nếu được mùa rươi thì mùa lúa không được. Thực tế nước mặn ở đây có vào, nhưng khi có lũ xảy ra thì cũng đã rửa được mặn nên sau đợt lũ vẫn có thể cấy lúa bình thường.