giáo trình tâm lý học trị liệu (word) - trang...

177
GIÁO TRÌNH ĐẠI CƯƠNG TÂM LÝ TRỊ LIỆU TS. LÊ THỊ MINH HÀ NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HCM MỤC LỤC GIÁO TRÌNH......................................................... 1 ĐẠI CƯƠNG TÂM LÝ TRỊ LIỆU..........................................1 LỜI NÓI ĐẦU...................................................... 1 CHƯƠNG 1........................................................2 LÝ LUẬN CHUNG VỀ TÂM LÝ TRỊ LIỆU................................2 CHƯƠNG 2.......................................................23 NHỮNG KHUYNH HƯỚNG TIẾP CẬN CƠ BẢN TRONG TÂM LÝ TRỊ LIỆU.......23 CHƯƠNG 3.......................................................48 NHỮNG LIỆU PHÁP TÂM LÝ CƠ BẢN..................................48 CHÚ GIẢI THUẬT NGỮ............................................135 PHỤ LỤC 1.....................................................141 TRẮC NGHIỆM VẼ HÌNH NGƯỜI.....................................141 LỜI NÓI ĐẦU Tâm lý trị liệu (hay còn gọi là liệu pháp tâm lý) trong tiếng Anh là Psychotherapy (Psycho - Tâm lý; Therapy - Trị liệu, điều trị), trong tiếng Pháp là Thérapie (phép chữa bệnh) là những cách điều trị các rối nhiễu tâm lý bàng cách làm thay đổi hành vi (ứng xử), ý nghĩ, tri giác và cảm xúc của người bệnh. Thuật ngữ Tâm lý trị liệu được sử dụng lần đầu tiên vào năm 1872 trong cuốn sách “Ảnh hưởng của tâm lý lên cơ thể’’ của D.Tuke. Cho đến nay, có nhiều trường phái và khuynh hướng khác nhau định nghĩa về tâm lý trị liệu, nhưng tựu trung các tác giả đều xem tâm lý là một liệu pháp để chữa trị bệnh.

Upload: hakhue

Post on 01-Feb-2018

241 views

Category:

Documents


8 download

TRANSCRIPT

Page 1: Giáo Trình Tâm Lý Học Trị Liệu (Word) - Trang Chủsaomaidata.org/library/800.GTTLHTriLieu.docx  · Web view... xem liệu pháp tâm lý là sự huy động tối ưu

GIÁO TRÌNHĐẠI CƯƠNG TÂM LÝ TRỊ LIỆU

TS. LÊ THỊ MINH HÀNHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HCM

MỤC LỤCGIÁO TRÌNH............................................................................................................1ĐẠI CƯƠNG TÂM LÝ TRỊ LIỆU.................................................................................1

LỜI NÓI ĐẦU........................................................................................................1CHƯƠNG 1.......................................................................................................2LÝ LUẬN CHUNG VỀ TÂM LÝ TRỊ LIỆU...............................................................2CHƯƠNG 2.....................................................................................................23NHỮNG KHUYNH HƯỚNG TIẾP CẬN CƠ BẢN TRONG TÂM LÝ TRỊ LIỆU..........23CHƯƠNG 3.....................................................................................................48NHỮNG LIỆU PHÁP TÂM LÝ CƠ BẢN...............................................................48CHÚ GIẢI THUẬT NGỮ..................................................................................135PHỤ LỤC 1....................................................................................................141TRẮC NGHIỆM VẼ HÌNH NGƯỜI....................................................................141

LỜI NÓI ĐẦU

Tâm lý trị liệu (hay còn gọi là liệu pháp tâm lý) trong tiếng Anh là Psychotherapy (Psycho - Tâm lý; Therapy - Trị liệu, điều trị), trong tiếng Pháp là Thérapie (phép chữa bệnh) là những cách điều trị các rối nhiễu tâm lý bàng cách làm thay đổi hành vi (ứng xử), ý nghĩ, tri giác và cảm xúc của người bệnh.

Thuật ngữ Tâm lý trị liệu được sử dụng lần đầu tiên vào năm 1872 trong cuốn sách “Ảnh hưởng của tâm lý lên cơ thể’’ của D.Tuke. Cho đến nay, có nhiều trường phái và khuynh hướng khác nhau định nghĩa về tâm lý trị liệu, nhưng tựu trung các tác giả đều xem tâm lý là một liệu pháp để chữa trị bệnh.

Trong cuốn giáo trình Đại cương Tâm lý trị liệu này, chúng ta tạm hiểu Tâm lý trị liệu là việc nhà trị liệu sử dụng các tác động tâm lý (bằng lời nói hoặc bằng các kỹ năng giao tiếp giữa nhà trị liệu và thân chủ) một cách tích cực, có hệ thống vào mục đích phòng và chữa bệnh.

Giáo trình Đại cương Tâm lý trị liệu, một mặt cung cấp kiến thức cơ bản về các liệu pháp tâm lý nhằm giúp người học hiểu mục tiêu và nhiệm vụ của tâm lý trị liệu, biết một số khuynh hưởng tiếp cận trong tâm lý trị liệu hiện nay và thiết kế tiến trình một ca trị liệu tâm lý. Mặt khác, giúp người học vận dụng một số kĩ năng tiếp cận thân chủ thiết lập mối quan hệ trị liệu, vận dụng kỹ năng giao tiếp,

Page 2: Giáo Trình Tâm Lý Học Trị Liệu (Word) - Trang Chủsaomaidata.org/library/800.GTTLHTriLieu.docx  · Web view... xem liệu pháp tâm lý là sự huy động tối ưu

sắm vai và thiết kế quy trình trị liệu cụ thể trên một số trường hợp giả định lớp học. Đồng thời, vận dụng một số kỹ thuật cơ bản trong các khuynh hướng tiếp cận cơ bản như: trị liệu phân tâm, trị liệu hành vi - nhận thức và trị liệu nhân văn - hiện sinh cũng như thực hiện một số liệu pháp tâm lý cơ bản trên một số trường hợp cụ thể. Ngoài ra, người học cần có thái độ tôn trọng nhu cầu và khả năng của thân chủ, tích cực chủ động, tìm kiếm, áp dụng kiến thức và kỹ năng vào thực tiễn trị liệu tâm lý.

Sau nhiều năm nghiên cứu và giảng dạy học phần Tâm lý trị liệu, chúng tôi biên soạn cuốn giáo trình Đại cương Tâm lý trị liệu nhằm đáp ứng yêu cầu giảng dạy, học tập và nghiên cứu của sinh viên, học viên cao học và nghiên cứu sinh các trường đại học đối với học phần Tâm lý trị liệu. Cuốn giáo trình Đại cương Tâm lý trị liệu này cũng là sản phẩm kế thừa tư liệu của các nhà khoa học nghiên cứu về Tâm lý trị liệu.

Nội dung củo giáo trình gồm 3 chương, trong đó có 15 bài:

Chương 1: Lý luận chung về Tâm lý trị liệuChương 2: Những khuynh hướng tiếp cận cơ bản trong Tâm lý trị liệuChương 3: Những liệu pháp tâm lý cơ bản

Các bài đều có cấu trúc thống nhất và gồm các phần sau:- Yêu cầu của bài học.- Nội dung của bài học.- Câu hỏi ôn tập (ký hiệu:?)- Tài liệu tham khảo bẳt buộc của bài học- Tóm tắt nội dung bài học - Tìm đọc thêm tài liệu liên quan đến bài học- Bài tập thực hành

Lần đầu tiên, giáo trình Đại cương Tâm lý trị liệu được biên soạn theo chương trình và phương pháp đào tạo theo hệ thống tín chỉ, chắc chắn không tránh khỏi những hạn chế nhất định. Rất mong nhận được sự góp ý và chia sẻ của các nhà khoa học, quý đồng nghiệp và bạn đọc để giáo trình tiếp tục được hoàn thiện hơn.

Trân trọng cảm ơn!Tác giả 

CHƯƠNG 1LÝ LUẬN CHUNG VỀ TÂM LÝ TRỊ LIỆU

1. TÂM LÝ TRỊ LIỆUYêu cầu của bài:

1. Hiểu khái niệm tâm lý trị liệu2. Biết nhiệm vụ của tâm lý trị liệu

Page 3: Giáo Trình Tâm Lý Học Trị Liệu (Word) - Trang Chủsaomaidata.org/library/800.GTTLHTriLieu.docx  · Web view... xem liệu pháp tâm lý là sự huy động tối ưu

3. Biết lịch sử phát triển của tâm lý trị liệu4. Phân tích mối quan hệ trong trị liệu tâm lý5 Phân tích và vận dụng quy trình trị liệu tâm lý vào một ca iâm sàng.

1.1. KHÁI NIỆM TÂM LÝ TRỊ LIỆUTrị liệu tâm lý

Để hiểu khái niệm tâm lý trị liệu, trước hết chúng ta cần phân biệt trị liệu tâm lý và tâm lý trị liệu

Theo Nguyễn Khắc Viện, trị liệu là sự chăm chữa các chứng bệnh bang nhiều phương pháp khác nhau, nhằm tác động lên các chứng bệnh tâm lý (Psychothérapie) [26, tr.389].

Trị liệu tâm lý có nhiều hình thức:- Tác động lên thân thể để gián tiếp ảnh hưởng đến tâm lý, dùng thuốc, phẫu thuật, điện, tập luyện, tắm, thoa...- Động viên khuyến khích, ám thị, thôi miên- Thông qua lao động cá nhân hay tập thể - Thông qua âm nhạc, ca, kịch, múa- Theo thuật phân tâm học- Theo kiểu ứng xửBất kỳ phương pháp nào cũng có các yếu tố sau:- Tác động lên cơ thể- Chỉnh năng, tức dạy và chữa những chức năng yếu kém như vận động, phát âm, viết, đọc- Quan hệ giữa người thầy với bệnh nhân (chủ thể)- Giải tỏa những vướng mắc trong tâm tư, khôi phục sự thích nghi và tính tự chủ cho chủ thểTheo từ điển Tâm lý học của tác giả Vũ Dũng, trị liệu tâm lý là sự giúp đỡ

tâm lý cho những người có khó khăn tâm lý khác nhau. Trị liệu tâm lý là tổ hợp những tác động tâm lý đa dạng bằng ngôn ngữ và phi ngôn ngữ lên cảm xúc, ý kiến, tự ý thức của những người có bệnh tâm lý thần kinh và bệnh tâm thể nhằm khắc phục những sai lệch quá mức và chữa trị bệnh.

Nhìn chung, trị liệu tâm lý có ảnh hưởng đến tâm lý, trong đó có mối quan hệ với bản thân, đến trạng thái của bản thân người bệnh, đến người khác, với môi trường xung quanh và với cuộc sống nói chung, trị liệu tâm lý có thế ở các dạng liệu pháp tâm lý cá nhân (tham vấn cá nhân) và liệu pháp nhóm (các trò chơi, các cuộc thảo luận...). Người ta đã phân biệt một cách có điều kiện các trị liệu tâm lý, sau đây là hai hướng cơ bản:

1) Trị liệu tâm lý định hướng chủ yếu là nhằm làm giảm bớt hoặc xóa bỏ những triệu chứng hiện có, giúp đỡ người bệnh thay đổi những mối quan hệ của họ đối với môi trường xã hội và nhân cách của mình

Page 4: Giáo Trình Tâm Lý Học Trị Liệu (Word) - Trang Chủsaomaidata.org/library/800.GTTLHTriLieu.docx  · Web view... xem liệu pháp tâm lý là sự huy động tối ưu

2) Trị liệu tâm lý định hướng nhân cách (trị liệu tâm lý cá nhân và trị liệu tâm lý nhóm) được sử dụng rộng rãi những dị bản khác nhau để phân tích những trải nghiệm xung đột ở người bệnh. Trong trị liệu tâm lý cá nhân, hiệu quả chữa trị phụ thuộc vào việc xây dựng mối quan hệ tin tưởng, tôn trọng lẫn nhau giữa nhà trị liệu và đối tượng chữa trị (khách hàng) cũng như khả năng làm việc của nhà trị liệu, trong đó khả năng thấu cảm là nhân tố quyết định tính hiệu quả của những tác động trị liệu. Trị liệu tâm lý nhóm là việc sử dụng những quy luật tâm lý của quan hệ liên nhân cách trong nhóm nhằm đạt được những tiến triển tâm lý và thể chất tích cực cho mỗi thành viên trong nhóm [4, tr.925.926].Tâm lý trị liệu

Từ thời cổ đại, ông tổ của y học phương Tây là Hyppocrates đã từng kể ra ba công cụ chủ yếu của một người thầy thuốc có thể sử dụng để chữa bệnh, đó là: Cây cỏ, con dao và lời nói. Từ cây cỏ có thể chiết xuất ra dược liệu, con dao có thể cắt bỏ những phần cơ thể bị bệnh mà không thể giữ lại được và từ đó hình thành nên các chuyên khoa nội và ngoại trong y học hiện đại. Nhưng chỉ khi có sự hình thành ngành Tâm lý học hiện đại và ngành Tâm thần học hiện đại, thì việc sử dụng lời nói trong chữa bệnh mới được phát huy thành một phương pháp trị liệu thực sự khoa học.

Ngày nay, có nhiều trường phái và khuynh hướng khác nhau định nghĩa về tâm lý trị liệu, mỗi trường phái có một định nghĩa riêng, nhưng tựu trung các tác giả đều xem tâm lý là một liệu pháp để chữa trị bệnh. Chẳng hạn, F.Van Elden đã xem tâm lý trị liệu là liệu pháp có sử dụng tâm lý như một biện pháp đấu tranh chống lại bệnh tật. V.N. Miaxixev cho rằng, liệu pháp tâm lý là liệu pháp nhằm vào sự thay đổi mối quan hệ giữa các nhân cách. Còn theo S.A. Rathus, liệu pháp tâm lý được xem như là mối tương tác có hệ thống giữa nhà trị liệu tâm lý với thân chủ, mối tương tác này mang những nguyên tắc tâm lý có ảnh hưởng tới suy nghĩ, cảm giác hoặc hành vi của thân chủ nhằm giúp họ thay đối. J. Guyotat thì cho rằng, liệu pháp tâm lý là tổng hòa các kỹ thuật tác động tâm lý nhằm mục đích chữa bệnh. Theo M. Reynaud, liệu pháp tâm lý là hoạt động mang tính khoa học để điều trị những rối loạn tâm lý. Philippe Jeammet nhấn mạnh, để liệu pháp tâm lý tồn tại, nhà trị liệu tâm lý cần nắm vững bản chất của các kỹ thuật tác động tâm lý đang vận dụng và kiểm tra tiến triển cũng như hiệu lực của các tác động tâm lý đó. R.Pouget cho rằng, liệu pháp tâm lý nằm trong mối quan hệ được thiết lập giữa thầy thuốc và người bệnh trong mục đích chữa bệnh. Theo một hướng khác, C.Roger cho ràng liệu pháp tâm lý là kinh nghiệm nhằm biến đổi hành vi kém thích nghi hướng đến thích nghi hơn, A.Maslowthi khẳng định liệu pháp tâm lý là phương pháp điều trị thông qua tác động lên cảm xúc, tự đánh giá và đánh giá của người khác thông qua phương thức điều chỉnh lại những vấn đề trong đời sống [2, tr.8-9].

Từ điển Wikipedia định nghĩa, tâm lý trị liệu (Psychotherapy) là hệ thống các kỹ thuật được thực hiện nhằm cải thiện sức khỏe tâm thần, cải thiện các vấn đề cảm xúc và hành vi của cá nhân - những người được gọi là “Thân chủ”. Những vấn đề này thường khiến con người cảm thấy khó khăn trong việc tự quản lý cuộc sống và khó đạt được những mục đích mong muốn của mình. Tâm lý trị liệu nhắm đến giải quyết các vấn đề này thông qua một số phương pháp và kỹ thuật khác nhau, được thực hiện bởi những người được gọi là "Nhà trị liệu tâm lý” (những người được đào tạo về tâm lý trị liệu) [43].

Theo từ điển Bách khoa Y học Anh - Việt, tâm lý trị liệu là kỹ thuật điều trị các vấn đề về tâm lý, cảm xúc bằng phương pháp tâm lỷ. Trong liệu pháp tâm lý, bệnh nhân trò chuyện với nhà trị liệu tâm ỉý về các triệu chứng, các vấn đề họ

Page 5: Giáo Trình Tâm Lý Học Trị Liệu (Word) - Trang Chủsaomaidata.org/library/800.GTTLHTriLieu.docx  · Web view... xem liệu pháp tâm lý là sự huy động tối ưu

mắc phải và thiết lập mối quan hệ giữa bệnh nhân và nhà trị liệu tâm lý. Mục đích của quá trình này là giúp bệnh nhân tìm hiểu chính họ, tạo nên một cái nhìn mới về mối quan hệ trong quá khứ và hiện tại, thay đổi những hành vi đã định hình của người bệnh [10, tr. 784].Bốn nhóm định nghĩa tâm lý trị liệu

Từ những định nghĩa trên, chúng ta có thể gộp thành bốn nhóm định nghĩa về liệu pháp tâm lý như sau:

1) Nhóm thiên về mô hình y học, xem liệu pháp tâm lý là phương pháp trị liệu sử dụng tác động tâm lý lên cả trạng thái lẫn hoạt động của cơ thể.

2) Nhóm thiên về tâm lý, xem liệu pháp tâm lý là sự huy động tối ưu quá trình rèn luyện và giáo dục hướng tới mẫu ứng xử hành vi thích nghi hơn.

3) Nhóm thiên về xã hội cho rằng, liệu pháp tâm lý là liệu pháp sử dụng tác động tâm lý vào mục đích kiểm tra đáp ứng xã hội.

4) Nhóm thiên về triết học, xem liệu pháp tâm lý là tập hợp các hiện tượng tâm lý phát sinh trong quá trình giao tiếp của con người.

Như vậy, chúng ta tạm hiểu tâm lý trị liệu là việc nhà trị liệu sử dụng tác động tâm lý (bằng lời nói hoặc bằng các kỹ năng giao tiếp giữa nhà trị liệu và thân chủ) một cách tích cực, có hệ thống vào mục đích phòng và chữa bệnh

Hiểu theo nghĩa hẹp, tâm lý trị liệu là hệ thống những biện pháp, “kỹ thuật” trị liệu được thực hiện nhằm trị liệu các rối nhiễu tâm lý, cải thiện sức khỏe tinh thần, cải thiện các vấn đề về cảm xúc và hành vi của các cá nhân - những người được gọi là thân chủ. Những “kỹ thuật” trị liệu tâm lý được chấp nhận và được những người có chuyên môn được đào tạo, huấn luyện với những ràng buộc đạo đức, nghề nghiệp, pháp lý thực hiện - những người được gọi là nhà trị liệu tâm lý (những chuyên viên được đào tạo về tâm lý trị liệu).

Tóm lại: Từ những định nghĩa trên đây, chúng ta thấy các yếu tố quan trọng trong tâm lý trị liệu bao gồm: Các kỹ thuật trị liệu, đối tượng trị liệu (tâm lý, cảm xúc và hành vi của thân chủ), người thực hiện các kỹ thuật trị liệu được gọi là nhà trị liệu tâm lý.

Câu hỏi

1. Theo Franz Alexander, bất kỳ ai tìm cách cảm thông với một người đang đau khổ hoặc cố trấn an một đứa trẻ đang hoảng sợ, thì cũng có thể xem người ấy đang thực hành tâm lý trị liệu. Bạn có tán thành không? Hãy lý giải câu trả lời của mình.

2. Phân biệt thuật ngữ trị liệu tâm lý và tâm lý trị liệu? 1.2. NHIỆM VỤ CỦA TÂM LÝ TRỊ LIỆU

Tâm lý trị liệu là một chuyên ngành khoa học ứng dụng kiến thức và kỹ năng vào việc tiếp cận, quan sát, giao tiếp và gỉúp đỡ những người có khó khăn về tâm lý.

Tâm lý trị liệu nghiên cứu nhũng liệu pháp tâm lý giúp trị liệu các chứng bệnh về tâm lý, cải thiện sức khỏe tinh thần, cải thiện các vấn đề về cảm xúc và hành vi của các cá nhân.Bốn nhóm nhiệm vụ

Tâm lý trị liệu có bốn nhóm nhiệm vụ sau đây:

Page 6: Giáo Trình Tâm Lý Học Trị Liệu (Word) - Trang Chủsaomaidata.org/library/800.GTTLHTriLieu.docx  · Web view... xem liệu pháp tâm lý là sự huy động tối ưu

1) Chẩn đoán bệnh: Phát hiện rối nhiễu tâm lý2) Xác định nguyên nhân gây bệnh: Tìm hiểu các triệu chứng, nguồn gốc

hoặc lịch sử các vấn đề rối nhiễu tâm lý.3) Tiên lượng bệnh: Đánh giá sự tiến triển của các rối nhiễu tâm ỉý (khi

không điều trị hoặc khi được điều trị) để đưa ra hướng trị liệu.4) Tiến hành trị liệu: Tiến hành một số kỹ thuật và phương pháp điều trị

nhàm giảm thiểu hoặc loại bỏ các triệu chứng và nguyên nhân gây rối nhiễu tâm lý.

* Nhiệm vụ cụ thể của nhóm 1 và nhóm 2: Tìm cơ chế gây bệnh

- Tìm hiểu bản chất rối nhiễu, nguồn gốc, nguyên nhân, hoàn cảnh phát sinh, những yếu tố đã và đang duy trì trạng thái rối nhiễu.

- Chẩn đoán, phân loại rối nhiễu dựa vào sổ tay chẩn đoán và thống kê rối nhiễu tâm thần (Diagnostic and Statistical Manual of Mental Disorders - viết tẳt là DSM) và Bảng phân loại bệnh Quốc tế (International Classiffication of Diseases - viết tắt là ICD) [29, 24].

- Đánh giá tâm trạng hiện tại của thân chủ (những gì đang xảy ra, những gì chôn vùi trong vô thức).

- Những nhân tố môi trường lặp đi lặp lại nhiều lần để lại nếp trong vô thức (sự nhiễm tập). Hoặc những sự cố gây ra lo hãi, ám sợ dẫn đến hành vi rập khuôn mang tính nghi thức hoặc tránh né. Trong quan hệ với người thân hoặc với những người xung quanh có thể gây .rối nhiễu tâm lý, đặc biệt là trẻ em. Chẳng hạn, rối nhiều tâm lý của trẻ thường là triệu chứne của một sự rối nhiễu tâm ỉý của gia đình cần phải tìm ra mối quan hệ lệch lạc đế cải thiện hoặc cần phải chăm chữa cho cả gia đình.

- Một lăng kính riêng trong tiếp nhận thế giới xung quanh, tạo ra một nếp nghĩ, sơ đồ nhận thức riêng nằm trong vô thức tạo rạ hệ tư tưởng nhận thức cứng nhắc, cực đoan hoặc lệch lạc.

* Nhiệm vụ cụ thể của nhóm 3 và nhóm 4: Tìm những biên pháp trị liệu (liệu pháp tâm lý) nhận thức, cảm xúc và hành vi

- Dùng lí lẽ tác động vào ý thức của thân chủ nhằm phân tích sự vô lí của một nhận thức, cảm xúc hoặc một kiểu hành vi.

- Giải tỏa những cảm xúc, mặc cảm ấm ức bị dồn nén trong vô thức là trọng tâm của trị liệu. Cảm xúc tình cảm là yếu tố ảnh hưởng chủ yếu đến quá trình hình thành nhân cách. Sự dồn nén cảm xúc, tình cảm trong vô thức có thế tạo ra những mặc cảm, sự ấm ức tác động sâu sắc đến hành vi. Cần tìm cách giải tỏa những cảm xúc tình cảm để chữa lành rối nhiễu cảm xúc. Trước tiên thân chủ cần kể ra được, giãi bày những cảm xúc thầm kín bị dồn nén (sự lo hãi, xấu hổ...) thoát khỏi những cảm xúc tiêu cực là liệu pháp trị liệu cốt lõi.

- Thay đối môi trường sống, gạt bỏ những yếu tố bất lợi tạo thói quen xấu, gây nhiễm tập những hành vi không phù hợp. Bằng cách dùng một số nhân tố tích cực thay thế những nhân tố tiêu cực, chẳng hạn dùng liệu pháp khen thưởng (yếu tố tăng cường thuận) thay cho trách phạt (yếu tố tăng cường nghịch) và trừng trị (yếu tố gây cảm giác đau khổ).

Page 7: Giáo Trình Tâm Lý Học Trị Liệu (Word) - Trang Chủsaomaidata.org/library/800.GTTLHTriLieu.docx  · Web view... xem liệu pháp tâm lý là sự huy động tối ưu

- Luyện tập những mẫu ứng xử tích cực đế loại bỏ những ứng xử tiêu cực. Cả thân chủ và gia đình đều phải thay đổi thái độ và luyện tập cách ứng xử mới.

Câu hỏi

1. Phân tích từng nhiệm vụ của tâm lý trị liệu?2. Lấy ví dụ minh họa cho nhiệm vụ thứ nhất và nhiệm vụ thứ hai?

1.3. LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN TÂM LÝ TRỊ LIỆULịch sử phát triển tâm lý trị liệu trên thế giới

Trong suốt lịch sử phát triển của mình, con người luôn lo sợ bệnh rối loạn tâm trí. Ngay từ thời xa xưa, con người đã biết sử dụng những tác động tâm lý trong việc chữa trị. Căn cứ vào nghiên cứu khảo cổ học (Ấn Độ, Ai Cập, Hy Lạp), thì từ thời xa xưa con người đã sử dụng tác động tâm lý từ những câu thần chú vào chữa bệnh. Vào thời kỳ Trung cổ, việc sử dụng tác động tâm lý vào mục đích chữa bệnh được giao phó cho các nhà phù thủy. Vào thời đó, người ta cho rằng bệnh tật là do "ma làm, quỷ nhập’’, vì vậy phải làm phép đề xua đuổi hoặc trừ “tà”.

Ớ Đức vào giữa thế kỷ XV,người ta quan niệm “người điên” do quỷ thần lấy mất lí trí và những người này sẽ bị đánh, bị đốt bằng thanh sắt nung nóng, bị bỏ đói hoặc bị đóng đinh vào đầu cho ma quỷ có lối thoát ra. Ở thời kỳ Phục Hưng, nhiều tài năng về nghệ thuật và trí tuệ nở rộ, nhưng nỗi lo sợ về người có rối loạn tâm trí vẫn tăng lên. Nhà thờ Thiên chúa giáo ở Roma đã phát động chiến dịch “Tiễu trừ quỷ”, những người bị rối loạn tâm trí bị nhốt, bị đối xử như con vật và bị hành hạ đau đớn đến chết hoặc bị truy bức như những nhân chứng của ma quỷ. Vào năm 1692, ở thị trấn Massachusets, có một số phụ nữ trẻ bị co giật, nôn, khó thở, đau tức cảm giác như bị ai cắn hoặc có cảm giác như đang bay vào không khí và ngất. Những cảm giác này bị coi là do quỷ thần ám, kết quả là 20 người này đã bị hành hình.

Cuối thế kỷ XVII nhận thức rối loạn tâm trí như là một rối loạn tâm thần bẳt đầu xuất hiện ở Châu Âu. Bác sĩ Philippe Pinel đã viết: Người rối loạn tâm trí là người bệnh, họ có trạng thái đau khổ của con người, họ cần được điều trị bằng phương pháp đơn giản nhất để phục hồi lí trí. Năm 1818, bác sĩ Reie đã viết cuốn sách “Cuồng tưởng và phương pháp tâm lý trong điều trị những sang chấn tâm lý”, trong đó ông chủ trương sử dụng liệu pháp tâm lý như một hướng điều trị tích cực. Cũng thời gian này, Mesmer nhà tâm thần học người Áo, đã mở ra con đường mới cho các liệu pháp tâm lý khoa học ra đời bằng cách giải thích cơ chế chữa bệnh của thôi miên.

Thế kỷ XIX là thời kỳ của nhiều trường phái và quan điểm về thôi miên. Năm 1843, Braid (phẫu thuật viên người Anh), người đầu tiên đưa ra thuật ngữ thôi miên (Hypnotism) và đã xuất bản cuốn sách: “Thần kinh học thôi miên”. Theo Braid, thôi miên là hậu quả của sự mệt mỏi của các giác quan do quá trình tập trung chú ý (nhìn vào ánh đèn). Tại Pháp xuất hiện hai trường phái thôi miên đối lập nhau, trường phái Paris đứng đầu là Charcot và trưởng phái Nancy đứng đầu là Bemheim. Trường phái Charcot cho rằng, thôi miên là biểu hiện của các rối loạn phân ly nhân tạo (thuật ngữ cũ là Hysteria nhân tạo). Các tác giả này vừa dùng thôi miên để chữa bệnh đồng thời cũng dùng thôi miên để tạo ra cảc rối loạn phân ly giả, vì vậy đây là xu hướng được xem như cản trở cho sự phát triển

Page 8: Giáo Trình Tâm Lý Học Trị Liệu (Word) - Trang Chủsaomaidata.org/library/800.GTTLHTriLieu.docx  · Web view... xem liệu pháp tâm lý là sự huy động tối ưu

của thôi miên. Còn trường phái Nancy lại khắng định thôi miên là giấc ngủ tạo ra bởi sự ám thị. Theo Bemheim không có thôi miên mà chỉ có ám thị (nhiều tác giả đồng tình với quan niệm này), bởi bản chất của thôi miên chỉ ià ám thị trong trạng thái ý thức đặc thù - trạng thái thôi miên.

Cuối thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX có nhiều công trình nghiên cứu về thôi miên và đã áp dụng thành công thôi miên trong chữa bệnh. Trong các công trình nghiên cứu đó, phải kể đến nghiên cứu của I.P.Pavlov và các học trò của ông. Theo Pavlov, cơ chế của thôi mien là do tác động tâm lý tạo ra một điểm hưng phấn trội trên vỏ não và xung quanh điểm trội đó là vùng ức chế nhằm lấn át các điểm hưng phấn bệnh lý khác. Còn thôi miên chỉ là hiện tượng ám thị trong trạng thái ý thức đặc thù, ông gọi là trạng thái ý thức giai đoạn, trong trạng thái này, tính chịu ám thị sẽ tăng cao. Cuối thế kỷ XIX, ngành Tâm lý học phát triển và có vị trí nhất định trong xã hội, liẹu pháp tâm lý được xem là một chiến lược trị liệu quan trọng, các chứng rối loạn tâm lý được xem là bệnh có nguồn gốc tâm lý và xã hội có thể phòng ngừa và chữa trị được.

Năm 1903, P.Dubois, nhà tâm thần Thụy Sĩ đã đề ra liệu pháp giải thích hợp lý (liệu pháp thuyết phục), theo ông, bệnh tâm căn là do người bệnh tư duy lệch lạc về bệnh tật của mình. Muốn chữa khỏi bệnh, người thầy thuốc phải giải thích và dùng lời lẽ để thuyết phục người bệnh hiểu được những ý nghĩ sai lệch của họ.

Nửa đầu thế kỷ XX, liệu pháp phân tâm (Psychoanalysis) ra đời và đã được phát triển ở nhiều nước châu Âu và Mỹ, người khởi xướng học thuyết này là S.Freud, bác sĩ tâm thần người Áo. Cũng trong thời gian này, xuất hiện một khuynh hướng liệu pháp tâm lý mới, đó là các phương hướng rèn luyện tự sinh (Autogenic training), các phương pháp điều khiển tích cực trương lực cơ của B.Stokvis, tự thôi miên của E.Kretschmer, phương pháp giãn cơ tuần tiến của Jacobson, đặc biệt phương pháp thư giãn tập trung (Concentrative relaxation) của Schultz. Các phương pháp này nhằm khắc phục những nhược điểm của liệu pháp thôi miên, đó là tính bị động và lệ thuộc của người bệnh vào thầy thuốc.

Vào những năm 50-60 của thế kỷ XX, dựa trên những thành tựu của tâm lý học hành vi do J.Watson khởi xướng và những thành tựu của học thuyết phản xạ có điều kiện của Pavlov, đã hình thành liệu pháp hành vi. Liệu pháp hành vi sau khi ra đời đã được áp dụng rộng rãi và được tiếp nhận như là một phương pháp đầy triển vọng trong việc điều trị các rối loạn tâm thần nói chung, đặc biệt các rối loạn ám ảnh sợ hãi. Về sau các tác giả bổ sung thêm liệu pháp nhận thức (Cognitive therapy). Nhiều tác giả đã gộp hai liệu pháp này thành liệu pháp hành vi - nhận thức (Cognitive - behavior therapy).

Vào cùng thời kỳ này cũng phải kể đến liệu pháp tâm lý tọa đàm (Conversational Psychotherapy) của C.Roger. Liệu pháp này dựa trên cơ sở tâm lý học nhân văn. Trường phái tâm lý học nhân văn tìm kiếm động lực hành vi của con người trong giá trị tinh thần và đạo đức. Cùng với sự ra đời của các liệu pháp tâm lý kể trên, vào những năm giữa thế kỷ XX xuất hiện và phát triển mạnh mẽ liệu pháp tâm lý nhóm (Group Psychotherapy).

Trong những thập kỷ cuối của thế kỷ XX, liệu pháp gia đình (Family Therapy) đã bổ sung thêm khả năng của nhà trị liệu tâm lý. Liệu pháp gia đình cũng được xem như là một liệu pháp nhóm đặc biệt, vì các thành viên của nhóm là thành viên gia đình.

Page 9: Giáo Trình Tâm Lý Học Trị Liệu (Word) - Trang Chủsaomaidata.org/library/800.GTTLHTriLieu.docx  · Web view... xem liệu pháp tâm lý là sự huy động tối ưu

Trong những thập kỷ cuối thế kỷ XX, theo nghiên cửu của M.Hambrecht và cộng sự [2, tr.31], liệu pháp phân tâm đang suy giảm dần, liệu pháp tâm lý nhóm, liệu pháp hành vi và đặc biệt liệu pháp hành vi - nhận thức, liệu pháp gia đình, liệu pháp phục hồi chức năng tâm lý xã hội ngày càng phát triển mạnh mẽ;

Xu hướng ngày nay các nhà trị liệu tâm lý thích sử dụng những liệu pháp tâm lý vừa có hiệu lực điều trị cao vừa có hiệu quả về kinh tế, vì vậy thường là những liệu pháp tâm lý ngắn hạn và áp dụng dưới hình thức nhóm. Đồng thời ngày nay, các nhà trị liệu tâm lý thường sử dụng liệu pháp tâm lý hỗn hợp (Syncretic Psychotherapy), vì mỗi một liệu pháp có những điểm mạnh và điểm yếu nhất định và các rối loạn tâm lý lại liên quan đến các yếu tố sinh học - tâm lý - xã hội. Trong liệu pháp tâm lý hỗn hợp, bao gồm cả liệu pháp tâm lý cổ điển và hiện đại, cả liệu pháp tâm lý hướng tới triệu chứng và liệu pháp hướng tới nhân cách, cả hình thức cá nhân và hình thức nhóm. Điều này được áp dụng cụ thể trên mỗi bệnh nhân với những bệnh cảnh lâm sảng riêng biệt và tùy thuộc vào sở trường của nhà trị liệu. Trong xã hội hiện đại, các chứng rối loạn tâm trí được xem là hậu quả của những ứng xử cá nhân do những thất bại trong các mối quan hệ giữa cá nhân với gia đình, cộng đồng hay xã hội. Việc chữa trị có hiệu quả phải tính đến các yếu tố tâm lý và tính đặc thù của nền văn hóa - xã hội.Lịch sử phát triển tâm lý trị liệu ở Việt Nam

Ngành Tâm lý trị liệu ở Việt Nam còn rất mới và non trẻ. Trước những năm 60 của thế kỷ XX, ngành tâm thần nói chung và tâm lý trị liệu nói riêng chưa được chú trọng. Những năm 60-70 của thế kỷ XX, bộ môn Tâm thần học, Trường Đại học Y Hà nội và khoa Tâm thần bệnh viện Bạch Mai ra đời, một số liệu pháp tâm lý đã được áp dụng như liệu pháp giải thích hợp lý, liệu pháp ám thị và thôi miên. Từ những năm 70 trở lại đây, khoa Tâm thần bệnh viện Bạch Mai đã áp dụng liệu pháp thư giãn luyện tập, liệu pháp này được xây dựng trên cơ sở liệu pháp thư giãn tập trung của Schultz, nhưng được cải biên và kết hợp thêm một số động tác Yoga và cách thở kiểu khí công. Liệu pháp này tỏ ra có hiệu lực trong điều trị các rối loạn tâm căn và rối loạn cơ thể tâm sinh. Từ những năm 90 trở lại đây, một số bác sĩ tâm thần đã áp dụng liệu pháp tâm lý nhóm, liệu pháp gia đình để điều trị một số rối loạn tâm căn, các chứng nghiện. Tuy nhiên, đến thời điểm này, Việt Nam chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc áp dụng các liệu pháp tâm lý vào chữa bệnh, chưa có chương trình đào tạo nhà trị liệu tâm lý, liệu pháp tâm lý chưa phát triển so với nhu cầu chữa trị của người bệnh.

Trong những năm gần đây, một số bệnh viện của Việt Nam đã kết hợp với nước ngoài đào tạo, bồi dưỡng và tập huấn cho các bác sĩ tâm thần, chuyên gia tâm lý về tâm lý trị liệu, tuy nhiên, lực lượng này còn rất mỏng, chưa tạo thành hệ thống điều trị tâm lý rộng rãi. Hơn nữa, thực tế nhu cầu được khám, tư vấn và điều trị tâm lý của người bệnh rất cao, nhưng chúng ta chưa có một mạng lưới điều trị tâm lý hoàn chỉnh cả về cơ sở vật chất lẫn đội ngũ các nhà trị liệu tâm lý. Vì vậy, chúng ta hy vọng trong thời gian tới, ở Việt Nam sẽ sớm thiết lập một hệ thống điều trị tâm lý rộng rãi, bằng cách nhanh chỏng đào tạo một đội ngũ các nhà trị liệu tâm lý (từ bác sĩ tâm thần hoặc các nhà tâm lý) và các nhà tâm lý lâm sàng, xây dựng các cơ sở trị liệu tâm lý và xây dựng mô hình các liệu pháp tâm lý phù hợp với điều kiện sống, đặc điểm tâm sinh lý, văn hóa, xã hội của người Việt Nam nhàm đáp ứng nhu cầu cấp thiết của việc khám, chữa trị cho những người bệnh có vấn đề về tâm lý.1.4. MỐI QUAN HỆ TRONG TRỊ LIỆU TÂM LÝ

Page 10: Giáo Trình Tâm Lý Học Trị Liệu (Word) - Trang Chủsaomaidata.org/library/800.GTTLHTriLieu.docx  · Web view... xem liệu pháp tâm lý là sự huy động tối ưu

Mối quan hệ trong trị liệu tâm lý chính là mối quan hệ giữa thân chủ và nhà trị liệu tâm lý. Vì vậy, xây dựng mối quan hệ cởi mở, chia sẻ tin cậy và có hiểu biết cùng chủ động tham gia tích cực vào quá trình trị liệu là yếu tố cơ bản bảo đảm sự thành công của quá trình trị liệu.Nhà tâm lý trị liệu

Trong mối quan hệ giữa thân chủ và nhà tâm lý trị liệu, trước hết chúng ta đề cập đến nhà tâm lý trị liệu (Psychotherapist). Công việc của một nhà tâm lý trị liệu không giống như một bác sĩ y khoa, cũng không giống như một nhà giáo dục hoặc một nhân viên công tác xã hội, dù một số nhà tâm lý trị liệu có thế xuất thân ban đầu từ các ngành nghề trên. Nhà tâm lý trị liệu thường bị nhầm lẫn với một kiểu chuyên viên khác là bác sĩ tâm thần (Psychiatrist). Hai kiểu chuyên viên này đều đòi hỏi phải trải qua những quá trình đào tạo chuyên sâu của ngành nghề mà mình làm việc. Một bác sĩ tâm thần trước tiên phải là một bác sĩ y khoa và được đào tạo chuyên sâu thêm về lĩnh vực sức khỏe tâm thần. Đa số bác sĩ tâm thần làm việc trong các cơ sở y tế, làm công việc khám và chữa trị cho những bệnh nhân mắc các chứng rối loạn tâm trí; đa phần sử dụng cách chữa trị y - sinh học nghĩa là dùng thuốc. Một số bác sĩ tâm thần được đào tạo chuyên sâu về tâm lý trị liệu có thể sử dụng các liệu pháp tâm lý để chữa trị cho những người có rối loạn chức năng tâm trí, khi đó họ đã đứng vào vị thế làm việc như một nhà tâm lý trị liệu. Có thể nói, tâm lý trị liệu (sử dụng các liệu pháp tâm lý) hoàn toàn khác về lý luận lẫn phương thức khi so sánh với việc can thiệp trị liệu theo kiểu y - sinh học; mặc dù cả hai cách thức can thiệp có khi nhằm vào việc giúp đỡ cùng những đối tượng giống nhau. Nguồn “cung ứng nhân sự” quan trọng cho ngành tâm lý trị liệu chính là những nhà tâm lý lâm sàng (Clinical Psychologist). Tâm lý lâm sàng là lĩnh vực đào tạo chuyên sâu của tâm lý học, tuy dùng chữ “lâm sàng’’, nhưng những chuyên viên này là nhà tâm lý chứ không phải bác sĩ y khoa. Nhà tâm lý lâm sàng có thể làm việc trong những cơ sở chăm sóc hỗ trợ tâm lý hoặc làm việc chung với các bác sĩ tâm thần trong những trung tâm chăm sóc sức khỏe tâm thần theo kiểu phối hợp làm việc liên ngành đế chữa trị các rối loạn tâm trí nghiêm trọng. Nhà tâm lý trị liệu cũng có thể có nguồn gốc xuất thân từ những người thuộc hai lĩnh vực chuyên môn khác, đó là: Chuyên viên công tác xã hội lâm sàng (Clinical Social Worker) và các chuyên viên giáo dục đặc biệt (Special Educator). Cho dù xuất thân từ lĩnh vực chuyên môn nào, một nhà tâm lý trị liệu đều bắt buộc phải trải qua quá trình đào tạo và làm việc nhiều năm đế có thể tác nghiệp hiệu quả trong lĩnh vực chuyên sâu này. Ở các quốc gia có ngành tâm lý trị liệu phát triển, việc đào tạo, chứng nhận hành nghề và quản lý hành nghề được thực hiện rất nghiêm túc và do các hội ngành nghề về tâm lý lâm sàng, tâm lý trị liệu đảm nhận

Khác với sự giúp đỡ từ một người thân quen thường gặp trong đời sống, với sự hỗ trợ đơn thuần dựa trên sự hiểu biết có tính trực giác, theo Goffman, sự hỗ trợ trong tám lý trị liệu được tiến hành bởi một nhà trị liệu tâm lỷ được đào tạo chuyên nghiệp để có thể thực hiện chức năng hỗ trợ người khác mà không nhất thiết phải trở nên gắn kết với thân chủ của mình về mặt ăơì sống riêng tư.

Để thực hiện được chức năng và nhiệm vụ của mình, nhà trị liệu tâm lý cần có những phẩm chất đạo đức nghề nghiệp như sau:

- Bảo vệ tính riêng tư của thân chủ trong mối quan hệ với nhà trị liệu tâm lý. Nhà trị liệu tâm lý phải bảo mật bất kỳ thông tin nào thân chủ tiết lộ về cuộc sống của họ.

Page 11: Giáo Trình Tâm Lý Học Trị Liệu (Word) - Trang Chủsaomaidata.org/library/800.GTTLHTriLieu.docx  · Web view... xem liệu pháp tâm lý là sự huy động tối ưu

- Mối quan hệ kép (Dual Relationship): Đề cập bản chất mối quan hệ giữa thân chủ và nhà trị liệu tâm lý. Nhà trị liệu tâm lý đang ở vị trí của một người giúp đỡ và mang hình ảnh quyền lực, vì vậy mọi mối quan hệ thân mật khác với thân chủ bên ngoài phòng trị liệu có thể phá hủy tiến trình trị liệu.

- Sự chân thật (Authenticity): Sự tin tưởng của thân chủ với nhà trị liệu tâm lý bắt nguồn từ việc họ nhận thức được nhà trị liệu tâm lý chân thật.

- Sức khỏe tinh thần của nhà trị liệu tâm lý: Nhà trị liệu tâm lý phải tìm hiểu những vấn đề rắc rối trong đời sống cá nhân của chính họ trước khi trị liệu tâm lý cho thân chủ. Một nhà trị liệu tâm lý cố hiểu biết và đã bộc lộ những vấn đề hoặc khó khăn của mình trước khi thực hành tham vấn hay trị liệu tâm lý sẽ không rơi vào cái bẫy của sự trả đũa dưới hình thức phản chuyển di. 

Sự chuyển di xuất hiện khi một thân chủ thấy buồn hoặc tức giận nhà trị liệu tâm lý và bắt đầu phóng chiếu (chuyển) vào nhà trị liệu tâm lý những cảm xúc của họ đối với một người khác có ý nghĩa trong cuộc đời họ (cha, mẹ, anh chị em).

Sự phản chuyển di (chuyển di ngược) xuất hiện khi nhà trị liệu tâm lý thấy thân chủ buồn hoặc tức giận với mình, thì nhà trị liệu tâm lý phản ứng tiêu cực trở lại với thân chủ hoặc có thế theo một cách thức như trả đũa.

Nếu nhà trị liệu tâm lý cảm nhận thấy những phản ứng của họ với thân chủ quá mạnh và quá cá nhân, họ nên tìm sự hỗ trợ từ một người giám sát hoặc một đồng nghiệp khác.

- Những ranh giới (Boundaries): Nhà trị liệu tâm lý phải thiết lập ranh giới từ khi bắt đầu tiến trình trị liệu tâm lý và duy trì chúng (sự đúng giờ, thông báo hủy cuộc hẹn, mức phí...) phải được trao đổi trước khi bắt đầu trị liệu.

Nhà trị liệu tâm lý cũng phải chú ý không để bản thân mình hoặc những khía cạnh nào đó trong cuộc sống riêng của mình bị dính líu vào quá trình trị liệu tâm lý cho thân chủ.

- Chia sẻ bản thân (Disclosure) là một kỹ năng tham vấn chỉ có hiệu quả khi được sử dụng một cách thông minh và tiết kiệm, không nên sử dụng quá mức: Trị liệu là dành cho thân chủ chứ không phải cho nhà trị liệu tâm lý.Kỹ năng nghề nghiệp của nhà trị liệu tâm lý

Để thực hiện được chức năng và nhiệm vụ của mình, nhà trị liệu tâm lý cần có những kỹ năng nghề nghiệp sau:

- Lắng nghe chăm chú: Nghe tỉ mỉ thân chủ nói về điều gì và đọc được cách thân chủ nói về điều đó là chìa khóa để hiểu đựợc những vấn đề của thân chủ.

- Đặt câu hỏi: Hỏi nhầm khai thác những thông tin cần thiết để thấu hiểu được vấn đề của thân chủ.

- Làm sáng tỏ: Yêu cầu thân chủ làm rõ (làm sáng tỏ) những điều mà thân chủ vừa nói có ý nghĩa gì, đồng thời tôn trọng và đánh giá cao thân chủ.

- Phản hồi: Kỹ năng này giống như một “tấm gương” phản chiếu lại những điều thân chủ nói hoặc những hành vi phi ngôn ngữ của thân chủ trong giao tiếp (nhà trị liệu tâm lý lặp lại, diễn đạt lại những gì thân chủ vừa nói).

- Chia sẻ cá nhân: Nhà trị liệu tâm lý lựa chọn những thông tin cá nhân để chia sẻ với thân chủ khi họ đang trao đổi hoặc đang trải nghiệm nỗi đau nghiêm

Page 12: Giáo Trình Tâm Lý Học Trị Liệu (Word) - Trang Chủsaomaidata.org/library/800.GTTLHTriLieu.docx  · Web view... xem liệu pháp tâm lý là sự huy động tối ưu

trọng. Kỹ năng này giúp tăng cường sự tin tưởng giữa thân chủ và nhà trị liệu tâm lý.

- Thấu cảm: Nhà trị liệu tâm lý cảm nhận cùng thân chủ trong những trải nghiệm của thân chủ, từ đó nhà trị liệu tâm lý hình dung ra những gì (khủng hoảng, biến cố trong cuộc đời) mà thân chủ phải đương đầu.

- Chấp nhận vô điều kiện: Hỗ trợ và chấp nhận thân chủ mà không có đánh giá hoặc phán xét họ, không quan tâm đến những thông tin hoặc hành vi tiêu cực chống lại thân chủ. Chấp nhận thân chủ vô điều kiện trong tiến trình trị liệu, đó là mối quan hệ “tái giáo dưỡng” hoặc “nâng niu” thân chủ, nhằm cung cấp lại một sự nuôi dưỡng mà có lẽ nó đã bị bỏ quên hoặc có nhưng không thích đáng trong mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái trong thời kỳ ấu thơ. Chấp nhận vô điều kiện làm nảy sinh những cảm xúc tương hỗ trong thân chủ, tăng lòng tự tôn và khả năng tìm hiểu những vấn đề gây ra đau khổ và những hành vi phòng vệ gây tổn hại hayphản tác dụng nơi thân chủ.

Để thực hiện tốt mối quan hệ trị liệu, nhà trị liệu tâm lý phải thực hiện tốt hai công việc có tính chất chữa trị: Nâng đỡ (Supportive) và thấu hiểu (Insight).Nhà trị liệu tâm lý phối hợp với các chuyên gia khác

Nhà trị liệu tâm lý không làm việc đơn lẻ mà thường phối hợp với các chuyên gia tâm lý (nhà tư vấn tâm lý, nhà tâm lý học lâm sàng) và chuyên gia y học (bác sỹ y khoa, bác sỹ tâm thần) thành một ê kíp trị liệu. Tuy nhiên, mặc dù mục tiêu trị liệu có thể giống nhau, nhưng vai trò của mỗi thành viên trong ê kíp là khác nhau.

Các chuyên gia tư vấn tâm lý (thường là các nhà tâm lý chuyên nghiệp) có thể đưa ra những lời khuyên về các lĩnh vực nghề nghiệp, giáo dục con cải, xung đột gia đình, những vấn đề về học tập...

Các nhà tâm lý học lâm sàng, họ đã lấy bằng cử nhân tâm lý sau đó đi sâu vào tâm lý lâm sàng và thực hành điều trị tại bệnh viện. Họ có kiến thức chuyên sâu về chẩn đoán, đánh giá và điều trị các rối nhiễu tâm lý.

Các bác sĩ tâm thần được đào tạo tại các trường đại học y khoa, họ đi sâu vào chuyên khoa tâm thần chuyên điều trị các rối nhiễu tâm lý. Họ là người duy nhất có quyền kê đơn thuốc.

Trong các yếu tố tạo nên hiệu quả của tâm lý trị liệu, có ba yếu tố liên quan đến mối quan hệ giữa thân chủ và nhà trị liệu tâm lý: Bản chất mối quan hệ giữa thân chủ và nhà trị liệu tâm lý, sự hữu dụng của lời nói và lòng tin của người bệnh - Thân chủ đối với nhà trị liệu tâm lý. Trong thực tế, khi tiếp xúc với nhà trị liệu tâm lý, thân chú không “nhìn thấy” những học thuyết và lý luận của nhà trị liệu tâm lý mà “nhìn vào” hành vi và thái độ ứng xử của họ. Vì vậy, việc “Ai là nhà trị liệu tâm lý” quan trọng hơn cả việc nhà trị liệu tâm lý áp dụng học thuyết nào và phương pháp nào.Tâm lý trị liệu được xem là “nghệ thuật tạo sự khích lệ”

Nhà trị liệu tâm lý là người ở vị thế có ảnh hưởng đối với thân chủ, mà nếu không có sự ảnh hưởng này, việc trị liệu sẽ không còn giá trị. Do vậy tâm lý trị liệu được xem là “nghệ thuật tạo sự khích lệ”. Nhà trị liệu tâm lý không giúp thân chủ thay đối sự kiện trong thực tế khách quan, mà nhắm đến thay đổi những gì xảy ra trong thực tại chủ quan của thân chủ. Nói một cách hình tượng, theọ Martin Seligman, thì “nhà trị liệu tâm lý mang thân chủ đến một điểm mà ở đó họ không còn cảm thấy tuyệt vọng nữa”. Theo Carl Rogers, trong trị liệu tâm lý, nếu

Page 13: Giáo Trình Tâm Lý Học Trị Liệu (Word) - Trang Chủsaomaidata.org/library/800.GTTLHTriLieu.docx  · Web view... xem liệu pháp tâm lý là sự huy động tối ưu

nhà trị liệu tâm lý tạo được mối quan hệ chân thực, tôn trọng và chấp nhận vô điều kiện thân chủ như một cá nhân riêng biệt, có giá trị riêng là những yêu cầu cho liệu pháp tâm lý đạt hiệu quả. Với sự nhạy cảm và thấu hiếu sâu sắc, nhà trị liệu tâm lý có thể nhìn thấu thế giới riêng tư của thân chủ, nhận ra những Cơ chế phòng vệ của thân chủ để tạo điều kiện giúp thân chủ hiểu chính bản thân mình [44].Thân chủ

Thân chủ là người nhận các dịch vụ của nhà tâm lý hoặc tham vấn. Thuật ngữ thân chủ thường được các cán sự xã hội, các nhà tham vấn, các nhà tâm lý dùng để chỉ những cá nhân được nhận các dịch vụ hay chữa trị. “Thân chủ” cũng thường được các nhà tâm thần học, phân tâm học và một số nhà tâm lý học lâm sàng sử dụng.

Bất kỳ ai trong đời sống cũng có thể gặp phải những hoàn cảnh có thể gây rối nhiễu tâm lý, đôi khi tạm thời, thoáng qua, đôi khi có thể tự mình nỗ lực khắc phục... Cũng có khi nhờ sự hỗ trợ tinh thần từ bạn bè, người thân mà những hoàn cảnh khó khăn dần dần được giảm nhẹ và người trong cuộc có thể vượt qua được. Tuy nhiên, một khi các nỗ lực cá nhân bị thất bại hoặc khi các nguồn lực hỗ trợ từ người thân, bạn bè không được hiệu quả, lúc ấy người gặp nạn rất cần đến sự hỗ trợ chuyên nghiệp từ những nhà tâm lý trị liệu. Trong đời sống hiện đại ngày nay, những áp lực của đời sống ngày một gia tăng cùng sự thay đổi của cấu trúc gia đình sẽ kéo theo việc gia tăng khoảng cách giữa các thế hệ và làm giảm đi tính hữu hiệu của các nguồn lực hỗ trợ theo kiểu truyền thống (sự giúp đỡ từ người thân, gia đình, bạn bè...) do vậy sẽ dẫn đến sự gia tăng nhu cầu hỗ trợ tâm lý từ các nhà tham vấn và trị liệu tâm lý chuyên nghiệp.

Một người trưởng thành có thế tìm đến tâm lý trị liệu khi người đó gặp phải các vấn đề khó khăn trong đời sống tinh thần. Trong các trường hợp ít nghiêm trọng, đó có thể là những khó khăn khi quyết định một việc quan trọng, mâu thuẫn và xung đột trong các mối quan hệ, những trải nghiệm cảm xúc tiêu cực, đương đầu với những sự kiện quá mức chịu đựng, những trạng thái tinh thần quá căng thẳng, quá đau khố sau những sang chấn, mất mát, hoặc đôi khi đó là những cảm giác bất an, lạc lõng, trống vắng, chán nản, mất phương hướng. Trong các trường hợp nghiêm trọng hơn, người gặp khó khăn về tinh thần không chỉ đương đầu với vấn đề trong đời sống mà còn có thể bị rối loạn các chức năng của hoạt động tâm trí. Những rối loạn chức năng tâm trí ấy, nếu gọi tên theo cách định bệnh của ngành Y khoa tâm thần, có thể kể ra một số trạng thái phổ biến sau đây: rối loạn lo âu, trầm cảm, rối loạn ám ảnh - cưỡng chế, ám ảnh sợ, lạm dụng chất gây nghiện (rượu, ma túy), các rối loạn nhân cách và nặng hơn là các trường hợp loạn thần như loạn thần cấp hoặc tâm thần phân liệt. Cũng có khi các rối loạn này biểu hiện thông qua những hành vi lệch lạc, gây nguy hại cho bản thân hoặc cho người khác như: bạo hành, lạm dụng tình dục, xâm hại trẻ em, tự sát, tự hủy hoại, hành vi bột phát trong giai đoạn khủng hoảng ở tuổi vị thành niên, các rối loạn ăn uống, các lệch lạc về khuynh hướng và sở thích tình dục, hành vi có tính nghiện ngập không phụ thuộc hóa chất ví đụ nghiện game, nghiện internet, nghiện bài bạc.

Trẻ em còn nhỏ có thể gặp nhiều tình trạng khó khăn khác nhau. Những trẻ mắc các chứng rối loạn phát triển có thể bị tình trạng chậm trễ trong phát triển những chức năng hoạt động tâm trí như trí tuệ, nhận thức, vận động, giao tiếp và quan hệ xã hội, khiến cho trẻ gặp nhiều trở ngại trong sinh hoạt, học tập và thích nghi với đời sống. Ở những trẻ có quá trình phát triển tốt, các trở ngại và khó khăn cũng có thể phát sinh khi trẻ sống trong môi trường gia đình có nhiều

Page 14: Giáo Trình Tâm Lý Học Trị Liệu (Word) - Trang Chủsaomaidata.org/library/800.GTTLHTriLieu.docx  · Web view... xem liệu pháp tâm lý là sự huy động tối ưu

nguy cơ như quan hệ xung đột, bạo hành, sang chấn hoặc sự gắn bó về cảm xúc với người thân không đầy đủ hoặc không phù hợp. Tất cả các trường hợp trên đều cần đến những can thiệp hỗ trợ chuyên biệt về tâm lý. Đối với trẻ em, là những con người đang phát triển và hoàn thiện các chức năng thể chất và tâm lý. Do vậy, những can thiệp hỗ trợ tâm lý cho trẻ em thường phải hướng đến việc giúp trẻ vừa đương đầu với các vấn đề khó khăn hiện tại, vừa giúp trẻ tiếp tục hoàn thiện các chức năng thể chất và tinh thần để thích nghi tốt hơn với đời sống. Hỗ trợ tâm lý cho trẻ em thường phải thực hiện song song với hỗ trợ tâm lý cho gia đình của trẻ; đôi khi phải kết hợp với việc đánh giá và điều trị các chứng bệnh về thể chất có liên quan hoặc đôi khi phải kết hợp với các phương pháp giáo dục chuyên biệt nhất là ở những trẻ có tình trạng rối loạn phát triển.

Mỗi thân chủ đến tham vấn là một con người khác biệt với những suy nghĩ, tình cảm không giống nhau. Mỗi thân chủ lại có những giá trị khác nhau, có người coi trọng gia đình, con cái, có người coi trọng sự đền ơn đáp nghĩa, có người xem sự phục vụ xã hội là lý tưởng của cuộc đời.

Mỗi thân chủ lại sử dụng những cơ chế phòng vệ khác nhau để đối diện với thực tế. Việc sử dụng các cơ chế phòng vệ, cho phép thân chủ bóp méo sự thật bằng cách thay đối những gì họ nhìn thấy và nghe thấy theo cách mà họ có thể chịu đựng được. Hoặc bằng cách quên đi những trải nghiệm không hài lòng hoặc che đậy những cảm xúc có thể đe dọa đến sự tồn tại của chính mình. Khi thân chủ có những cảm xúc tiêu cực như sự giận dữ, ghen tỵ... chúng sẽ quay ngược vào bên trong họ và có thể góp phần tạo ra bệnh trầm cảm ở họ.Cơ chế phòng vệ phổ biến mà thân chủ thường sử dụng

Sau đây là một số cơ chế phòng vệ phổ biến mà thân chủ hay sử dụng để che dấu những suy nghĩ, cảm xúc, trí nhớ và những sự kiện mà họ không muốn đối diện:

- Kìm nén: Đập tắt, lờ đi, “quên” những cảm xúc không thoải mái vì cho rằng việc bộc lộ những cảm xúc đó sẽ nguy hiếm cho chính mình.

- Chối bỏ: từ chối việc thừa nhận những cảm xúc hoặc sự kiện không thoải mái vì cho rằng việc bộc lộ hoặc nhớ lại sẽ nguy hiểm cho bản thân.

- Phản ứng ngược lại: Bộc lộ những phản ứng ngược lại với những cảm xúc của bản thân (phản ứng cười trong khi cảm xúc thù địch hay sợ hãi)

- Phóng chiếu: Đặt những cảm xúc, suy nghĩ, mong muốn của bản thân vào trong tâm trí của người khác mà không được xác nhận, khẳng định hoặc tưởng tượng rằng người khác cũng có những suy nghĩ, cảm xúc giống mình.

- Chia tách: Không có khả năng tha thứ cho bản thân. Quá nhạy cảm với sự từ chối. Không chấp nhận tất cả những gì mà bản thân nghĩ là mình đang bị từ chối, chỉ trích.

- Hợp lí hóa: Đưa ra những lí do, bằng chứng để lí giải cho những nhu cầu và mong đợi của bản thân không có khả năng thỏa mãn.

- Giận dữ: Bộc lộ những cảm xúc giận dữ có nguồn gốc từ việc bản thân mình hoặc người thân của mình bị chỉ trích, bị nguy hiểm hoặc bị sỉ nhục. Cơn giận dữ thỉnh thoảng được bộc lộ bằng sự cào cấu, tấn công thể xác, hoặc những lời nói cay độc.

Page 15: Giáo Trình Tâm Lý Học Trị Liệu (Word) - Trang Chủsaomaidata.org/library/800.GTTLHTriLieu.docx  · Web view... xem liệu pháp tâm lý là sự huy động tối ưu

- Thoái lùi: Quay lại những giai đoạn trước, giai đoạn ít sự trưởng thành về hành vi, chẳng hạn đái dầm, khóc lóc, cáu kỉnh như em bé để phản ứng lại cảm xúc bị lấn át, hoảng sợ...

- Rút lui: Tránh né người khác, tránh né những nơi chốn hoặc những hoạt động nào đó, đặc biệt là trong môi trường xã hội.Nếu được nhà trị liệu tâm lý đem lại những điều kiện thuận lợi cho mình, thân chủ sẽ hiểu được những suy nghĩ, cảm xúc thực của mình trước đây bị đè nén và trở nên cởi mở hợn, thấy mình trở nên tự chủ và tự tin hơn, hiểu và chấp nhận người khác hơn, chuyển từ những nhận thức sai lệch về bản thân đến nhận thức đúng đắn về chính mình, thay đối hành vi mà họ trong quá khứ và hành động hữu hiệu hơn, có thể đương đầu với những vấn đề của đời sống một cách thích đáng và dễ chịu hơn.

Câu hỏi

1) Tại sao nói nâng đỡ và thấu hiểu là hai việc chính của nhà trị liệu tâm lý?

2) Phân tích những phẩm chất và kỹ năng của nhà trị liệu tâm lý?3) Tại sao việc sử dụng những cơ chê phòng vệ đê che dâu suy nghĩ, cảm

xúc, trí nhớ, những sự kiện mà con người không muốn đối diện lại khiến thân chủ bị rối nhiễu tâm lý?1.5. QUY TRÌNH TRỊ LIỆU TÂM LÝ

Theo Nguyễn Khắc Viện, đứng trước một bệnh chứng tâm lý, người “Thầy” cần nhìn con người một cách toàn diện và tim cách tác động lên cả ba mặt: Sinh lý, tâm lý và xã hội. Để tác động lên cơ thể có thể dùng thuốc hoặc tập luyện, cần xem có vướng mắc trong mối quan hệ xã hội, có khi phải tạm thời tách ra khỏi gia đình, thay đổi chỗ làm việc. Hai biện pháp trên cơ thể và xã hội thường không đủ, mà phải tìm cách tác động lên tâm lý, để thực hiện liệu pháp tâm lý. Liệu pháp tâm lý tác động lên phần ý thức hay phần vô thức, dù muốn hay không muốn bao giờ cũng có ảnh hưởng đến cả hai. Có thể dùng từ “tâm pháp” để nói chung về mọi phương pháp tác động lên tâm lý. Gồm hai loại:

- Tác động lên phần ý thức, thường gọi là giáo dục, công tác tư tưởng, động viên.

- Tác động lên phần vô thức, hoặc tìm cách thay đổi nếp sống, nếp suy nghĩ, thói quen. Dùng biện pháp điều kiện hóa (hành vi ứng xử), hoặc tìm cách đi vào chiều sâu nội tâm, tìm tác động trực tiếp lên cơ chế vô thức (phân tâm học) [26, tr.188].

Tâm lý trị liệu nhắm đến việc xây dựng một mối quan hệ có tính hỗ trợ giữa nhà trị liệu và thân chủ, thông qua đó thực hiện các cuộc đối thoại giúp thân chủ đi sâu tìm hiểu, khám phá những khía cạnh trong đời sống tinh thần của mình cũng như trong các mối quan hệ của thân chủ với những người khác, tìm hiểu nguồn gốc các khó khăn trong đời sống hiện tại, từ đó có cách thức sống thích nghi hơn, hài hòa hơn giữa bản thân mình và cuộc sống xung quanh. Có thể xem đó là những tiến trình thay đổi bản thân, tiến trình học tập lại, tiến trình trải nghiệm lại, hoặc tiến trình tái kết nối và làm mới lại những môi quan hệ trong đời sống.

Page 16: Giáo Trình Tâm Lý Học Trị Liệu (Word) - Trang Chủsaomaidata.org/library/800.GTTLHTriLieu.docx  · Web view... xem liệu pháp tâm lý là sự huy động tối ưu

Những can thiệp trị liệu là quá trình đi từ việc thiết lập một mối quan hệ tốt đẹp, có tính hỗ trợ giữa nhà trị liệu và thân chủ, các buối làm việc dựa trên đối thoại, giao tiếp giữa hai bên, tiến đến giúp thân chủ cải thiện chất lượng đời sống tinh thần, phát triển bản thân, thay đổi hành vi, đồng thời giúp bảo tồn và phát triển các mối quan hệ trong đời sống của thân chủ. Quy trình trị liệu tâm lý gồm các bước sau đây:Các bước trị liệu tâm lý

1) Tiếp xúc thân chủ - Thiết lập quan hệ: Đây là bước quan trọng để tạo ấn tượng tốt đẹp cho thân chú trong lần gặp gỡ đầu tiên.

2) Lấy thông tin về thân chủ:

- Họ tên, tuổi, học vấn, nghề nghiệp, tình trạng hôn nhân, địa chỉ và số điện thoại liên lạc...

- Thoả thuận một số nguyên tắc và cách thức làm việc:+ Thời gian trị liệu: Mỗi buổi làm việc là 45-60 phút, nếu thân chủ đến trễ

thì thời gian làm việc sẽ ngắn lại. Nếu thân chủ không đến được theo lịch hẹn thì phải gọi điện thông báo trước. Đúng giờ là một trong những yếu tố quan trọng giúp thân chủ học cách quản lý cuộc sống của họ, tạo cho thân chủ một giới hạn ban đầu và tinh thần trách nhiệm trong suốt tiến trình tham vấn và trị liệu.

+ Mức phí cho mỗi buổi làm việc.+ Nguyên tắc bảo mật thông tin, tôn trọng thân chủ, không đánh giá hay

phán xét thân chủ theo các giá trị đạo đức đúng sai. Tạo sự tin tưởng ban đầu cho thân chủ, khuyến khích thân chủ thoải mái thể hiện cảm xúc và suy nghĩ của bản thân.

+ Cách thức và phương pháp làm việc: Nhà trị liệu không giài quyết vấn đề thay cho thân chủ mà chỉ gợi mở cho thân chủ, khơi tiềm năng vốn có của thân chủ để họ tự quyết vấn đề của mình. Nhà trị liệu sẽ là người song hành xuyên suốt tiến trình tháo gỡ và giải quyết vấn đề của thân chủ. Nhấn mạnh yếu tố hợp tác của thân chủ với nhà trị liệu trong việc cung cấp thông tin và trong tiến trình trị liệu sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho tiến trình làm việc. Trị liệu là một tiến trình, chính vì vậy cần phải có thời gian và sự kiên trì của thân chủ.

- Thân chủ trình bày vấn đề khó khăn hiện tại của mình và mục đích đến phòng trị liệu (lý do đến trị liệu).

- Nhà trị liệu cần thống nhất về mục đích làm việc với thân chủ trong suốt tiến trình trị liệu.

- Từ những vấn đề khó khăn hiện tại mà thân chủ trinh bày, nhà trị liệu khai thác sâu thêm một số vấn đề có liên quan đến những triệu chứng. 

Chú ý: Trong quá trình trị liệu, nhà trị liệu cần vận đụng một số kĩ năng qùan trọng như: lắng nghe, thấu cảm, chấp nhận vô điều kiện, quan tâm đến thân chủ một cách tích cực, tiếp xúc bằng lời và bằng ngôn ngữ cơ thể. Chính những điều này sẽ làm cho thân chủ tin tưởng hơn vào nhà trị liệu, để họ thấy mình là người có giá trị, quan trọng.

3) Dựng lại lịch sử phát triển của bản thân và gia đình thân chủ

- Quá trình phát triển của thân chủ.

Page 17: Giáo Trình Tâm Lý Học Trị Liệu (Word) - Trang Chủsaomaidata.org/library/800.GTTLHTriLieu.docx  · Web view... xem liệu pháp tâm lý là sự huy động tối ưu

- Những biến cố mà thân chủ đã trải qua và những biến cố đó tác động như thế nào đối với thân chủ, mối liên hệ giữa những biên cố trong quá khứ và tình trạng hiện tại của thân chủ.

- Mối quan hệ với những người thân trong gia đình: bố, mẹ, anh, chị, em và những người thân thuộc và tác động của những mối quan hệ này đến tình trạng hiẹn tại của thân chủ.

- Mối quan hệ với bạn bè, đồng nghiệp hay những khó khăn trong công việc, trở ngại trong vấn đề hôn nhân... và tác động của nỏ đến tình trạng hiện tại của thân chủ.

Chú ý: Trong giai đoạn này nhà trị liệu cần chú trọng đến các kĩ năng như: kỹ năng làm rõ vấn đề, phản hồi, thấu cảm, lắng nghe những gì mà thân chủ đã trải qua. Đặc biệt kỹ năng “lắng nghe” đóng vai trò quan trọng trong suốt tiến trình trị liệu, lắng nghe là thông điệp mà nhà trị liệu gửi đến với thân chủ rằng “tôi đang nghe, tôi quan tâm và tôi hiểu những gì mà anh/chị đang nói”, qua đó thân chủ thấy mình được tôn trọng và tiếp tục bộc lộ vấn đề của mình.

4) Xác định vấn đề của thân chủ và mục tiêu trị liệu, xây dựng các giả thuyết, giải thích cơ chế và tìm ý nghĩa của triệu chứng

Sau khi có thông tin về lịch sử phát triển của bản thân và gia đình thân chủ, các mối quan hệ cùng với những triệu chứng hiện tại, nhà trị liệu xác định vấn đề của thân chủ cũng như nguyên nhân thực sự của vấn đề là gì.

Chú ý: Trong quá trình làm việc với thân chủ để thu thập, xử lý thông tin, nhà trị liệu cần chú ý đến 3 vấn đề sau:

- Cái Tôi của thân chủ, tự đánh gia ban thân cao hay thấp.- Thân chủ đã dùng cợ chế tự vệ nào mà dẫn đến vấn đề hiện tại.- Quá trình tách rời ra khỏi hệ thống gia đình như thế nào.5) Thiết lập khuôn khổ trị liệu

Tâm lý trị liệu là một tiến trình làm việc giữa một (hoặc vài) nhà trị liệu với một (hoặc nhiều) thân chủ. Tiến trình làm việc ấy bao gồm nhiều buổi gặp gỡ giữa hai bên, có những khuôn khổ quy ước về thời gian và nơi chốn, khảo sát các nhu cầu và định ra các mục tiêu hướng đến những thay đổi và những giải pháp cho các vấn đề khó khăn về tâm lý mà thân chủ đang gặp phải. Mỗi buổi gặp gỡ được gọi là một “phiên trị liệu”(Session), thường diễn ra tại cơ sở làm việc của nhà trị liệu trong những khoảng thời gian được quy định trước. Thời gian cho mỗi phiên trị liệu thay đổi tùy trường hợp.

- Phiên trị liệu cá nhân: trẻ nhỏ: 45-60 phút, người lớn: 60- 90 phút- Phiên trị liệu gia đình: 90-120 phút- Phiên trị liệu nhóm: 90-120 phút hoặc nhiều hơnMột quá trình trị liệu (một liệu trình) có thể diễn ra ngắn ngày hoặc dài hạn

là tùy thuộc vào bản chất của vấn đề, nhu cầu của thân chủ và khả năng đáp ứng của cơ sở trị liệu. Có thể thực hiện những liệu trình ngắn hạn (một đến vài phiên trị liệu) cho đến những liệu trình dài hạn (vài tháng đến vài năm; bao gồm rất nhiều phiên trị liệu). Khoảng cách giữa hai phiên trị liệu có thể thay đổi tùy theo tính khẩn cấp của vấn đề nhiều hay ít; có thể từ mỗi tuần 2 lần; 1-2 tuần một lần hoặc lâu hơn

Page 18: Giáo Trình Tâm Lý Học Trị Liệu (Word) - Trang Chủsaomaidata.org/library/800.GTTLHTriLieu.docx  · Web view... xem liệu pháp tâm lý là sự huy động tối ưu

6) Lựa chọn giải pháp can thiệp:

Tùy thuộc vào vấn đề cần giải quyết, mục tiêu đưa ra và tuỳ thuộc vào cái Tôi của thân chủ, nhà trị liệu áp dụng những liệu pháp thích hợp. Các liệu pháp có thể sử dụng là: Một số kỹ thuật trong phân tâm, liệu pháp nhận thức, hành vi, thư giãn, giải mẫn cảm, tràn ngập chìm ngập, chấp nhận ứng phó vấn đề, trò chơi, tâm kịch, liệu pháp tranh vẽ, liệu pháp nhóm và gia đình...

7) Giám sát, kết thúc - lượng giá trong trị liệu

Trong quá trình trị liệu, nhà trị liệu luôn được sự hỗ trợ của đồng nghiệp và nhóm các chuyên gia liên quan đến vấn đề của thân chủ (bác sĩ, nhà tâm lý, nhà giáo dục, nhân viên xã hội...).

Khi thân chủ cảm thấy tốt hơn, nhà trị liệu cần tiến hành lượng giá vấn đề của thân chủ, lượng giá những mục tiêu đã đạt được, tìm hiểu xem thân chủ thoả mãn vấn đề của mình chưa và còn nhu cầu nào khác cần giải quyết tiếp hay không.

Nếu thân chủ không còn nhu cầu nào khác thì nhà trị liệu chuẩn bị cho việc kết thúc tiến trình trị liệu. Trao đổi thẳng thắn kết quả tiến trình trị liệu với thân chủ. Nhà trị liệu trình bày những suy nghĩ của mình về thân chủ và tiển trình làm việc nhằm mục đích khẳng định một lần nữa sự khoẻ mạnh của thân chủ.

Chúc những điều tốt đẹp cho thân chủ và sẵn sàng đón nhận thân chủ nếu xảy ra tình trạng tái phát.

Chú ý:- Trong suốt tiến trình trị liệu cần phải chú ý đến sự phản hồi thông tin từ

thân chủ, tạo một môi trường làm việc thoải mái vì sự phục hồi của thân chủ.- Quản lý ca bệnh dưới sự giám sát của người giám sát, trao đối về triệu

chứng, chẩn đoán và thống nhất trong việc đặt mục tiêu điều trị và tiến trình điều trị.

- Nhà trị liệu cần áp dụng một cách linh hoạt các bước trong tiến trình trị liệu và linh hoạt trong suốt tiến trình điều trị để đạt kết quả tốt nhất.

Việc đánh giá, phân tích nhu cầu và hoạch định mục tiêu thường xuyên được thực hiện trong suốt quá trình làm việc giữa nhà trị liệu và thân chủ để bảo đảm đáp ứng nhu cầu và lợi ích của thân chủ. Tính minh bạch của các can thiệp từ nhà trị liệu, mức độ sẵn lòng tham gia và thực hiện các thay đổi từ phía thân chủ sẽ là những nhân tố chính yếu quyết định sự thành công của tâm lý trị liệu.

Câu hỏi

1. Mô tả mục đích, nội dung và yêu cầu từng bước trong quy trình trị liệu tâm lý?

2. Tìm một ca lâm sàng và tập vận dụng quy trình trị liệu vào ca bệnh đó. Đọc sách:

Page 19: Giáo Trình Tâm Lý Học Trị Liệu (Word) - Trang Chủsaomaidata.org/library/800.GTTLHTriLieu.docx  · Web view... xem liệu pháp tâm lý là sự huy động tối ưu

1. Nguyễn Công Khanh (2000), Tâm lý trị liệu; NXB Đại học Quốc gia.2. Võ Văn Bản (2002), Thực hành điều trị tâm lí, NXB Y học Hà Nội.Tóm tắt nội dung bài học:

- Tâm lý trị liệu là liệu pháp tâm lý dùng để chữa trị các vấn đề tâm lý. Trong tâm lý trị liệu, nhà trị liệu tâm lý vận dụng kiến thức, kỹ năng tâm lý vào việc tiếp cận, quan sát, giao tiếp và giúp đỡ những người có khó khăn về tâm lý.

- Mục tiêu của tâm lý trị liệu là giúp thân chủ tìm hiểu chính họ, tạo nên nhận thức mới về các mối quan hệ trong quá khứ và hiện tại, thay đổi những hành vi đã định hình của thân chủ.

- Nhiệm vụ của tâm lý trị liệu là chẩn đoán, tìm nguyên nhân, tiên lượng và tiến hành trị liệu bệnh tâm lý.

- Mối quan hệ trong tâm lý trị liệu chính là mối quan hệ giữa thân chủ và nhà trị liệu tâm lý. Vì vậy, cần phải xây dựng mối quan hệ cởi mở, chia sẻ tin cậy và có hiểu biết giữa nhà trị liệu và thân chủ đế cùng chủ động tham gia tích cực vào quá trình trị liệu

- Nhà trị liệu tâm lý phải được đào tạo chuyên nghiệp để có đạo đức và kỹ năng hành nghề nhằm thực hiện được chức năng hỗ trợ thân chủ.

- Mỗi thân chủ là một con người khác biệt với những suy nghĩ, tình cảm không giống nhau và họ lại sử dụng những cơ chế phòng vệ khác nhau để đối diện với thực tế. 

Tìm đọc:

1. Vũ Dũng (2008), Từ điển Tâm lí học, NXB Từ điển Bách khoa.2. Nguyễn Khắc Viện (2001), Từ điển Tâm lý, NXB Văn hóa - Thông tin. 2. MỘT SỐ NHÓM BỆNH CƠ BẢN TRONG TÂM LÝ TRỊ LIỆUYêu cầu của bài:

1. Biết một số dấu hiệu bất thường trong các chức năng tâm lý của cá nhân2. Biết một số nhóm bệnh tâm lý cơ bản thường gặp trong trị liệu tâm lý3. Hiểu cơ chế duy trì bệnh tâm lý

2.1. PHÂN BIỆT TÍNH BẤT THƯỜNG - NHỮNG DẤU HIỆU CỦA TÂM BỆNHTheo DSM-IV, mỗi loại rối nhiễu tâm thần (Mental Disorders) như một nhóm

các triệu chứng bất thường về tâm lý (hoặc mẫu hành vi ứng xử bất thường) có ý nghĩa về mặt lâm sàng. Chúng xảy ra ở một cá nhân làm mất rlăng lực của cá nhân (làm hỏng một hay một số chức năng duy trì cuộc sống cân bàng của cá nhân đó), hoặc làm tăng đáng kể sự nguy hiểm cho cá nhân khi phải chịu đựng những cảm giác tiêu cực (như ảm ảnh về cái chết, sự đau khổ, mất năng lực) hoặc mất mát đáng kể sự tự do của cá nhân dẫn đến chán nản, tuyệt vọng,

Page 20: Giáo Trình Tâm Lý Học Trị Liệu (Word) - Trang Chủsaomaidata.org/library/800.GTTLHTriLieu.docx  · Web view... xem liệu pháp tâm lý là sự huy động tối ưu

không mong muốn hoặc không có năng lực đạt được những mục tiêu quan trọng trong cuộc sống.

Như vậy, bản chất của tâm bệnh là những rối loạn tâm lý hav rối loạn tâm thần không kiểm soát được như:

- Rối loạn cảm xúc (lo âu, buồn chán, trầm cảm, ảm ảnh sợ...)- Rối loạn nhận thức (ám ảnh, tự ám thị, hoang tưởng)- Rối loạn hành vi (hành vi kém thích nghi, hành vi bất thường, hành vi

hung tính...)Bệnh tâm lý lúc đầu có thể làm giảm trạng thái khỏe mạnh về thế chất và

tinh thần, sau đó làm rối loạn hay phá hủy các chức năng kiểm soát đời sống bình thường của cá nhân và gia đình, gây cảm giác khó chịu, đe dọa, làm mất an toàn cuộc sống của người xung quanh.

Bất kể điều gì là nguyên nhân của các triệu chứng tâm bệnh, sự rối loạn hiện có phải là biểu hiện của sự suy thoái về chức năng dưới góc độ sinh lý, tâm lý (nhận thức, cảm xúc tình cảm và hành vi) xảy ra ở cá nhân đó. Không nên xem hành vi bất tuân thủ, hành vi lệch chuẩn (chính trị, tôn giáo, tính dục) hoặc xung đột giữa cá nhân và xã hội là những rối nhiễu tâm lý.

Ít nhất phải có 2 trong số 6 dấu hiệu sau đây (kéo dài trên 6 tháng) được biểu hiện rõ ràng ở người bệnh khi chẩn đoán tâm bệnh:

1) Buồn chán: Có cảm giác buồn chán, đau khổ, thất vọng hoặc lo hãi khó dứt bỏ.2) Hành vi kém thích nghi: Hành động theo những cách làm ảnh hưởng xấu đến việc đạt mục đích, đến sự bình an của cá nhân, gia đình và xã hội.3) Tính khó dự đoán: Hành động và nói năng theo cách khó đoán trước, thường xuyên mất kiểm soát bản thân.4) Tính phi lý: Nói năng hay hành động theo cách mà người khác đánh giá là phi lí, không thể hiểu được.5) Tính phi thông lệ và hiếm thấy: Hành động theo cách rất kì cục hiếm thấy về mặt thống kê và vi phạm các chuẩn mực đạo đức.6) Luôn gây cảm giác khó chịu cho những người xung quanh bằng cách làm cho họ cảm thấy bị đe dọa, bị khổ lây hoặc không thể hợp tác được.

2.2. MỘT SỐ NHÓM BỆNH TÂM LÝ CƠ BẢN THƯỜNG GẶP TRONG TRỊ LIỆU TÂM LÝ

Tâm bệnh lý là những rối nhiễu tâm lý hay những rối loạn tâm thần có nhiều dạng mức khác nhau, nên hiểu đó là một liên thể từ trạng thái nhẹ cho đến trạng thái nặng và được chia thành 6 nhóm cơ bản:6 nhóm tâm bệnh lý cơ bản

1. Nhóm những bệnh nhân loạn tâm hay loạn thần (Psychosis)2. Nhóm người mắc các chứng nhiễu tâm (Neurosis)

Page 21: Giáo Trình Tâm Lý Học Trị Liệu (Word) - Trang Chủsaomaidata.org/library/800.GTTLHTriLieu.docx  · Web view... xem liệu pháp tâm lý là sự huy động tối ưu

3. Nhóm những người bị rối loạn nhân cách4. Nhóm những người thiểu năng, rối loạn phát triẽn5. Nhóm người bị rối loạn tâm thần do căn nguyên thực thể6. Nhóm những người lành mạnh nhưng đang trải qua sang chấn, khủng

hoảng hoặc đang gặp vấn đề khó khăn trong cuộc sống tinh thần.Câu hỏi:

1. Đưa ra một số biểu hiện bất thường - dấu hiệu của tâm bệnh?2. Nêu ví dụ minh họa cho từng nhóm bệnh trên?

2.3. CƠ CHẾ DUY TRÌ BỆNH TÂM LÝStress kéo dài

Tại sao tâm bệnh lý lại phát sinh và bằng cách nào chúng được duy trì?Mỗi loại tâm bệnh cụ thể có thể do nhiều nguyên nhân, song các chuyên

gia trị liệu tâm lý khái quát hóa thành cơ chế phát sinh và duy trì trạng thái tâm bệnh như sau:

Stress kéo dài và vượt quá khả năng ứng phó của thân chủ hoặc được thân chủ nhận diện, khẳng định như là sự đe dọa sẽ gây những cảm xúc tiêu cực như lo âu, sợ hãi, buồn chán... Những cảm xúc khó chịu này, nếu kéo dài sẽ làm đảo lộn các chức năng hoạt động bình thường của thân chủ, buộc thân chủ phải tăng cường sự chú ý đến cơ thể. Lúc này thân chủ trở nên quá cảnh giác và quá nhạy cảm với những vấn đề sinh lý của cơ thể mà lúc bình thường họ luôn bỏ qua. Họ bắt đầu có nhu cầu luôn kiểm tra hành vi và tìm kiếm sự an toàn hay sự giúp đỡ từ các chuyên gia y học. Khi càng bận tâm với những thay đổi của cơ thể, họ càng cảm thấy có nhiều “phản ứng bất thường của cơ thể”. Điều này có thể được thân chủ tập hợp rồi suy diễn, tưởng tượng thành những dấu hiệu hay triệu chứng của một căn bệnh trầm trọng, thân chủ cảm thấy bị đe dọa và làm họ càng lo lắng khép sợ hơn. Những nhân tố tâm - sinh lý tiêu cực này trực tiếp ảnh hưởng đến các quá trình thần kinh - miễn dịch như làm thay đối trạng thái miễn dịch, ảnh hưởng xấu đến các hoạt động thần kinh – nội tiết, làm ngưng hoặc tiết quá nhiều một số chất nào đó dẫn đến rối loạn hoặc tốn thương trầm trọng hoạt động bình thường của một cơ quan chức năng. Do vậy, muốn khỏi bệnh phải học cách điều hòa cảm xúc để phá vỡ cái vòng luẩn quấn này.

Theo các chuyên gia tâm - sinh lý, các đáp ứng cảm xúc tiêu cực của cơ thể như căng thẳng, lo lắng, sợ hãi là những đáp ứng phức tạp, bao gồm: ứng xử, tâm lý, sinh lý. Những căng thẳng về tâm lý bao giờ cũng đi liền với những phản ứng về sinh lý như tăng nhịp thở, huyết áp tăng, nhịp tim tăng, thân nhiệt tăng, đau cơ bắp, toát mồ hôi, run chân tay,nhức đầu, chỏng mặt... Đây là những nhân tố tạo ra hay thúc đẩy tâm bệnh lý. Suy đoán diễn giải các cảm giác của cơ thể hoặc tưởng tượng, tin rằng có những dấu hiệu của một căn bệnh trầm trọng -> Sự kiện tình huống gây stress – Stress tiêu cực -> Lo lắng sợ hãi – Bận tâm với những thay đổi bất thường của cơ thể -> Suy đoán diễn giải các cảm giác của cơ thể hoặc tưởng tượng, tin rằng có những dấu hiệu của một căn bệnh trầm trọng.

Câu hỏi:

1. Đưa ra một dạng tâm bệnh và giải thích cơ chế sinh bệnh?

Page 22: Giáo Trình Tâm Lý Học Trị Liệu (Word) - Trang Chủsaomaidata.org/library/800.GTTLHTriLieu.docx  · Web view... xem liệu pháp tâm lý là sự huy động tối ưu

Đọc sách:

1. A.I.Zakharov (Ì9S7), Liệu pháp tâm lý loạn thần kinh chức năng ở trẻ em và thiếu niên, (Lê Hải Chi dịch), NXB Y học Hà Nội2. Nguyễn Văn Siêm (2007), Tâm bệnh học trẻ em và thanhh thiếu niên, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.Tóm tắt nội dung bài học:

- Theo DSM-IV, mỗi loại rối nhiễu tâm lý được xem như một nhóm những triệu chứng bất thường về tâm lý (hoặc mẫu hành vi ứng xử bất thường) có ý nghĩa về mặt lâm sàng. Chúng xảy ra ở một cá nhân và liên quan đến những stress tiêu cực làm mất năng lực của cá nhân hoặc làm tăng đáng kể sự nguy hiếm cho cá nhân qua việc phải chịu đựng những cảm giác tiêu cực (ám ảnh về cái chết, sự đau khổ, cảm giác mất năng lực). Dẫn đến sự chán nản, tuyệt vọng, không mong muốn hoặc không có năng lực đạt được những mục tiêu quan trọng trong cuộc sống. Bất kế điều gì là nguyên nhân của những triệu chứng, thì sự rối nhiễu tâm lý hiện có phải là biểu hiện của sự suy thoái về chức năng dưới góc độ sinh lý, tâm lý (nhận thức, cảm xúc và hành vi) xáy ra ở cá nhân đó.

- Có 6 nhóm bệnh tâm lý cơ bản:1) Nhóm những bệnh nhân loạn tâm hay loạn thần (Psychosis)2) Nhóm người mắc các chứng nhiễu tâm (Neurosis)3) Nhóm những người bị rối loạn nhân cách4) Nhóm những người thiểu năng, rối loạn phát triển5) Nhóm người bị rối loạn tâm thần do căn nguyên thực thể6) Nhóm những người lành mạnh nhưng đang trải qua sang chấn, khủng hoảng hoặc đang gặp vấn đề khó khăn trong cuộc sống tinh thần- Khi những sự kiện kích thích gây stress vượt quá khả năng ứng phó của

thân chủ hoặc được thân chủ nhận diện, khẳng định như là sự đe dọa sẽ gây ra những cảm xúc tiêu cực như lo âu, sợ hãi, buồn chán....

Tìm đọc:

1. “Số tay chẩn đoán thống kê những rối nhiễu tâm thần lần IV”(DSM-IV)2. “Báng phân loại bệnh Quốc tế lần 10”(ICĐ-10)

CHƯƠNG 2NHỮNG KHUYNH HƯỚNG TIẾP CẬN CƠ BẢN TRONG TÂM LÝ TRỊ LIỆU

3. TRỊ LIỆU PHÂN TÂMYêu cầu của bài:1. Hiểu những đặc trưng cơ bản của trị liệu phân tâm

Page 23: Giáo Trình Tâm Lý Học Trị Liệu (Word) - Trang Chủsaomaidata.org/library/800.GTTLHTriLieu.docx  · Web view... xem liệu pháp tâm lý là sự huy động tối ưu

2. Hiểu mục tiêu và nhiệm vụ của trị liệu phân tâm3. Vận dụng một số kỹ thuật cơ bản trong trị liệu phân tâm4. Phân tích một số hướng trong trị liệu phân tâm mới

3.1. LIỆU PHÁP PHÂN TÂM LÀ GÌ ?Sigmund Freud – người khởi xướng liệu pháp phân tâm

Bắt nguồn từ lý thuyết phân tâm do nhà tâm lý học người Áo Sigmund Freud đề xuất cuối thế kỷ XIX. Các nhà phân tâm tiếp cận trị liệu tâm lý theo hướng phân tích tâm lý, bằng phương pháp trò chuyện - đàm thoại, đi sâu vào các mối quan hệ của cá nhân với những người xung quanh, nhằm khám phá động cơ và những xung đột vô thức trong chủ thể nhiễu tâm, lo âu do dồn nén.

Trường phái trị liệu phân tâm xem những vấn đề của người bệnh phát sinh do căng thẳng tâm lý giữa những ham muốn vô thức hướng tới những hành động nào đó và nhưng điều ép buộc của hoàn cảnh sống của cá nhân trong quá khứ dồn nén lại. Freud cho rằng, người ta mắc bệnh là do xung đột giữa những yêu cầu của cuộc sống bản năng với sự chống cự xuất hiện bên trong con người chống lại yêu cầu đó. Như vậy, những rối nhiễu tâm lý là kết quả của những xung đột vô thức,muốn trị liệu thành công phải đi sâu vào nguồn gốc những xung đột này, nỗ lực làm rõ các động cơ và quan tâm đến cái tôi phát triển.

Về vai trò của vô thức và ý thức, Freud đã mượn hình ảnh của tảng băng trôi, theo ông phần nhỏ của tảng băng nổi trên mặt nước được ví là tầng ý thức, phần giáp gianh là tiềm thức, còn phần lớn tảng băng nằm sâu dưới nước là vô thức. Phần nằm sâu dưới nước quy định trọng tâm, phương hướng vận động và số phận của cả tảng băng đó. Freud đã xem vô thức là yếu tố quyết định đời sống tâm lý con người.Cấu trúc tâm lý con người theo Freud

Theo Freud, đời sống tâm lý con người gồm ba phần:- Id (cái nó) ám chỉ những bản năng của con người. Sức mạnh của cái nó

thể hiện ở mục đích sống nhằm thỏa mãn nhu cầu bản năng của con người. Chẳng hạn đứa trẻ sơ sinh khóc, quẫy đạp chân tay được thúc đẩy bởi bản năng đói, hoặc những nhu cầu khác của trẻ như mong được chú ý, yêu thương, tiếp xúc, vuốt ve, âu yếm... cần được thỏa mãn. Cái nó chi phối mạnh mẽ trong suốt thời ấu thơ của trẻ. Cha mẹ phải đáp ứng đầy đủ những nhu cầu cơ thể và tinh thần cho trẻ ở thời kỳ này để trẻ có thế lớn lên và phát triển khỏe mạnh. Trẻ bị bỏ rơi trong giai đoạn phát triển đầu đời có thể dẫn đến các rối nhiễu tâm lý nghiêm trọng sau này. Như vậy, cái nó tuân thú theo nguyên tắc thỏa mãn, bằng cách ngay lập tức tìm kiếm sự thỏa mãn cho những nhu cầu bản năng

- Ego (cái tôi) ám chỉ ý thức của con người. Cái tôi hoạt động hướng ra bên ngoài và hướng vào bên trong. Đối với bên ngoài, nó nhận biết kích thích, tích lũy kinh nghiệm từ những kích thích đó trong trí nhớ, chống lại những kích thích mạnh bằng cách “chạy trốn”, thích nghi vởi kích thích phù hợp bằng “thích ứng". Cái tôi cũng thay đối thế giới bên ngoài theo lợi ích của mình. Đối với bên trong, cái tôi tiến hành hoạt động chống lại cái ấy bằng cách thỏa mãn, hoặc xem xét, trì hoãn hoặc dập tắt nhu cầu. Do vậy, cái tôi có thể bị căng thẳng do những kích thích bên ngoài hoặc bên trong gây ra. Nếu sự căng thẳng gia tăng sẽ tạo sự khó chịu và cái tôi tìm cách tránh sự khó chịu. Nếu sự khó chịu gia tăng được gọi là nguy cơ. Nguy cơ tương đương với một tín hiệu lo lắng.

Page 24: Giáo Trình Tâm Lý Học Trị Liệu (Word) - Trang Chủsaomaidata.org/library/800.GTTLHTriLieu.docx  · Web view... xem liệu pháp tâm lý là sự huy động tối ưu

- Superego (cái siêu tôi) nhân tố đạo đức trong nhân cách. Bao gồm những chuẩn mực xã hội, luật lệ và những mong đợi của xã hội đối với hành vi cá nhân. Cái siêu tôi được hình thành từ cái tôi, nó là hiện thân của sự cố gắng đạt tới sự hoàn thiện. Freud cho rằng trong suốt cuộc đời, nhất là giai đoạn 3-6 tuổi trẻ dần tiếp thu được những chuấn mực đạo đức từ cha mẹ, giáo viên và hình thành cái siêu tôi của trẻ. Theo ông, nhiệm vụ lớn nhất mà cha mẹ phải đối mặt khi nuôi dạy đứa trẻ là đảm bảo rằng đứa trẻ đó hình thành cái siêu tôi ổn định.

Cái tôi (ý thức) cái siêu tôi (ý thức xã hộỉ) luôn gây sức ép chi phối nó (bản năng). Kni xung động bản năng luôn thoi thúc yêu cầu thỏa mãn mọi nhu cầu ngay tức khắc, trong khi cái tôi cố gắng trì hoãn thực hiện mong muốn của cái nó, thì cái siêu tôi luôn thúc ép cái tôi và muốn áp chế hoàn toàn những dục vọng của cái nó. Kết quả là luôn có cuộc đấu tranh liên tục của các sức mạnh không tương hợp nhau. Cái tôi luôn phải cố gắng xử lý sự đòi hỏi mạnh mẽ và tức thì của cái nó và sự trấn áp không khoan nhượng, đáp ứng khát vọng thường xuyên vươn tơi sự hoàn thiện của cái siêu tôi đã tạo ra trạng thái căng thẳng dẫn đến lo âu của cái tôi. Để giải tỏa trạng thái này, trong cái tôi xuất hiện các cơ chế phòng vệ.Cơ chế phòng vệ

Phòng vệ là sử dụng một số phương cách để duy trì hay giữ cân bằng khi đối mặt với các căng thẳng bên trong hay bên ngoài hoặc các xung đột. Freud phát hiện ra hàng loạt cơ chế phòng vệ mà con người sử dụng để bảo vệ chính họ và bảo vệ cái tôi của mình. Theo Freud, cơ chế phòng vệ là những chiến lược tâm lý giúp cái tôi được bảo vệ trong xung đột giữa các xung năng với cái nó và đòi hỏi của cái siêu tôi. Vận dụng các cơ chế phòng vệ con người có thể giảm nhẹ xung đột hoặc lo hãi nhằm duy tri một hình ảnh thuận lợi cho bản thân.

Mục đích của phòng vệ nhằm giữ lại một số ý tưởng, ký ức vô thức và cảm xúc liên quan đến niềm vui, sự sung sướng, sợ hãi, đau đớn, buồn rầu, đau khổ, tội lỗi, xấu hổ, tức giận và các xung đột gây hấn.

Phòng vệ liên quan đến một số cấu trúc tâm lý khác như tự điều chỉnh, gắn bó. Nếu phòng vệ hướng vào bên trong cơ thế và điều chỉnh các xung động, ham muốn và cảm xúc nó thuộc vào khía cạnh tự điều hòa. Nếu phòng vệ hướng vào các mối quan hệ giữa các cá nhân, nhằm điều chỉnh sự cân bằng tinh thần với người khác, nó ảnh hưởng đến sự gắn bó và liên hệ đối tượng.

* Các tiêu chí xác định mức phòng vệ:

- Đối tượng: Phòng vệ hướng đến cảm xúc và ham muốn bên trong hay bổ trợ hình ảnh bản thân.

- Mức thành công: Phòng vệ có phân định được bản thân rõ ràng không, có duy trì mối liên hệ với người khác không, có cơ hội đế hoàn thành mục tiêu và thỏa mãn các mong muốn không.

- Độ ổn định: Quá mạnh hay quá yếu, thực hiện chức năng hay thành những cơn khủng hoảng.

* Thứ bậc các loại phòng vệ:

- Phòng vệ loạn tâm (mất hòa hợp), người bệnh không nhận thức thực tại một cách rõ ràng mà thường bị bóp méo. Cảm xúc rút lui, xuất hiện hoang tưởng. Xuất hiện một số cơ chế đặc trưng như chia cắt, từ chối, phóng chiếu một cách hoang tưởng.

Page 25: Giáo Trình Tâm Lý Học Trị Liệu (Word) - Trang Chủsaomaidata.org/library/800.GTTLHTriLieu.docx  · Web view... xem liệu pháp tâm lý là sự huy động tối ưu

- Phòng vệ nhiều tâm, một số cơ chế đặc trưng như dồn nén, phân ly.- Phòng vệ kém trưởng thành (kém hòa hợp), phòng vệ không đủ chống lại

ham muốn bản năng và cảm xúc. Ở đây có sự bóp méo, khuếch đại, làm mất giá trị hình ảnh bản thân và người khác. Xuất hiện một số cơ chế đặc trưng ở trẻ em 3- 15 tuổi và ở cả người trưởng thành như phóng chiếu, huyễn tưởng, tự chống lại chính mình, phóng ngoại.

- Phòng vệ trưởng thành (mức hòa hợp tốt), hướng đến kiểm soát các ham muốn bản năng và cảm xúc, trong đó hình ảnh nội tâm của thân chủ và người khác không thay đổi. Phòng vệ này làm giới hạn hoặc làm mất đi khả năng thỏa mãn các ham muốn bản năng có chứa xung đột. Xuất hiện một số cơ chế đặc trưng như vị tha, hài hước, kiềm chế, thăng hoa.

Câu hỏi:

1. Phân tích cơ sở của trị liệu phân tâm?2. Tìm ví dụ về một số cơ chế phòng vệ phổ biến.

3.2. MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ CỦA TRỊ LIỆU PHÂN TÂMTrị liệu tâm lý theo trường phái phân tâm thường tập trung vào rổi loạn

tâm thể - Rối loạn thuộc về cơ thể nhưng có nguồn gốc tâm lý và trình bày cách giảỉ thích nguyên nhân theo hướng những xung đột sâu trong nội tâm và trong suy nghĩ tiềm thức.

Tiếp cận trị liệu phân tâm (phân tích tâm lý) bao gồm sự nỗ lực làm rõ các động cơ và sự quan tâm đến suy nghĩ tiềm thức để cái tôi phát triển.Mục tiêu của trị liệu Phân tâm

Mục tiêu của trị liệu phân tâm là:

- Giúp thân chủ “Bộc lộ vô thức” - Giúp thân chủ thấu hiểu vấn đề của họ, nên liệu pháp phân tâm còn gọi

là liệu pháp thấu hiểu- Giúp thân chủ chuyển những ý nghĩ bị dồn nén từ bình diện vô thức vào ý

thức để họ hiểu mối liên quan giữa triệu chứng hiện tại và những xung đột bị dồn nén trước đó.Nhiệm vụ của trị liệu phân tâm

Nhiệm vụ của trị liệu phân tâm:

- Giúp thân chủ hiểu được cơ chế phòng vệ họ đã sử dụng trong quá trình dồn nén để chế ngự xung đột.

- Giúp thân chủ tái thiết lập ký ức bị dồn nén lâu ngày, trải nghiệm lại những cảm giác căng thẳng hay đau đớn hướng họ giải pháp hiệu quả.

- Lắng nghe và phát hiện nguyên nhân dẫn đến xung đột trong thân chủ.- Loại trừ những triệu chứng tâm bệnh và xây dựng lại nhân cách.- Củng cố cái tôi và tăng nghị lực cho thân chủ.- Trị liệu được diễn ra trong suốt quá trình trò chuyện bộc lộ vô thức, người

bệnh dần dần được hồi phục khi họ được giải thoát những dồn nén.Câu hỏi:

Page 26: Giáo Trình Tâm Lý Học Trị Liệu (Word) - Trang Chủsaomaidata.org/library/800.GTTLHTriLieu.docx  · Web view... xem liệu pháp tâm lý là sự huy động tối ưu

1.Đặc trưng của trị liệu phân tâm là gì?2. Tìm một ca lâm sàng và xác định mục tiêu, nhiệm vụ trị liệu trong ca

bệnh đó?3.3. KỸ THUẬT TRỊ LIỆU PHÂN TÂMLiên tưởng tự do

Liên tưởng tự do (Free Association) là kỹ thuật cơ bản sử dụng trong trị liệu phân tâm. Là quá trình khám phá vô thức và giải tỏa những điều bị dồn nén.

Kỹ thuật liên tưởng tự do được mô tả như sau: Trong tư thế thoải mái, thân chủ được khuyến khích thổ lộ những ý nghĩ, ước muốn của mình, những cảm giác của cơ thể hoặc những cảm xúc đang diễn ra (sợ hãi bị trừng phạt, sợ bị trả thù), hoặc những hình ảnh diễn ra trong tâm trí, không e ngại khi chạm đến chuyện riêng tư sâu kín. Một ý nghĩ nàỵ có thể dẫn đến một ý nghĩ khác, hoặc những ý nghĩ của người bệrih có thể dông dài nhưng những liên tưởng tự do này là toàn bộ đầu mối quan trọng cho công việc của nhà phân tâm.

Mục đích của liên tưởng tự do là làm suy yếu tất cả những gì kìm hãm, phê phán cái vô thức, làm cho cái vô thức được bộc lộ ra trước thân chủ và nhà trị liệu tâm lý.

Nhiệm vụ của nhà phân tâm là lần theo những liên tưởng đến tận cội nguồn của chúng và nhạy cảm nhận diện những rối nhiễu ẩn sau các từ ngữ, cảm xúc, cử chỉ. Nhà trị liệu phân tâm cần kiên trì lắng nghe những điều thân chủ bộc lộ, khích lệ thân chủ trò chuyện cởi mở, biểu lộ những cảm nghĩ sâu sắc thường hướng tới các hình ảnh quyền uy đã bị dồn nén vì sợ bị trừng phạt hoặc trả thù, dám đương đầu với những cảm xúc bị dồn nén để giải tỏa.

Sự chống đốiSự chống đối (Resistance): Đôi khi trong quá trình liên tưởng tự do, người

bệnh sẽ bộc lộ sự chống đối. Sự chống đối thể hiện khi thân chủ không sẵn sàng thảo luận về những ý nghĩ, ước muốn hoặc những trải nghiệm nào đó. Đôi khi thân chủ có xu hướng chống lại chính mình và sự điều trị của nhà trị liệu tâm lý. Nhưng ý nghĩ, cảm xúc (tâm thương, đáng xấu hổ, thậm chí ghê tởm) chôn sâu trong vô thức thường gặp phải sự chống đối mạnh mẽ của ý thức. Sự chống đối ngăn cản những vấn đề của thân chủ đã dồn nén trong vô thức bộc lộ trở lại với ý thức. Điều này thường liên quan đến những khoái cảm về tình dục của cá nhân hoặc liên quan đến cảm nghĩ thù địch, phẫn uất cha mẹ. Vì vậy, nhiệm vụ hàng đầu của nhà trị liệu tâm lý là giúp thân chủ nói ra hết mọi ý nghĩ chợt thoáng qua trong đầu mình, tự do liên tưởng tới mọi sự kiện có thể có, khám phá vô thức và giải tỏa dồn nén, tìm đến cội nguồn của liên tưởng tự do và nhận diện những rối nhiễu ẩn sau chúng.

Thân chủ bộc lộ sự chống đối bằng cách đến muộn hoặc quên buổi điều trị hoặc né tránh, không thoải mái... bàn tới vấn đề của mình. Nhà trị liệu tâm lý cần nhạy cảm với những vấn đề chống đối, cần tập trung đặc biệt vào những vấn đề kích thích sự chống đối, vì ở đâu có sự chống đối thì ở đó chắc chắn có vấn đề bị dồn nén chưa “bị kiếm duyệt”

Phân tích sự chống đối là một trong những kỹ thuật cơ bản hàng đầu của trị liệu phân tâm. Theo Freud, sự chống đối của thân chủ chứng tỏ quá trình phân tâm đã chạm được đến những hồi ức gây rối nhiễu tâm lý thân chủ và đã đi đến cội nguồn thực sự của rối loạn, cần tiếp tục tìm kiếm con đường khác để tiếp cận

Page 27: Giáo Trình Tâm Lý Học Trị Liệu (Word) - Trang Chủsaomaidata.org/library/800.GTTLHTriLieu.docx  · Web view... xem liệu pháp tâm lý là sự huy động tối ưu

theo hướng này. Mục tiêu là phá vỡ sự chống đối của thân chủ, giúp họ đối mặt với những ý nghĩ, mong muốn và trải nghiệm sự đau khổ để sự dồn nén được đưa ra ánh sáng của ý thức, thân chủ nhận biết nó và tại đó những vướng mắc cỏ thể được giải tỏa.Giải mộng

Giải mộng - Phân tích giấc mơ (Dream analysis) đã được Freud đề cập đến trong cuốn “Diễn giải giấc mơ’’ năm 1900. Theo ông, phân tích giấc mơ là một kỹ thuật quan trọng của trị liệu phân tâm.

Kỹ thuật giải mộng trong tâm lý trị liệu là sự xem xét đánh giá nội dung giấc mơ của người bệnh nhằm phát hiện những động cơ vô thức, biểu hiện của những ý nghĩ mong muốn và trải nghiệm trong cuộc sống của họ.

Theo Freud, giấc mơ là nguồn gốc quan trọng chứa đựng những thông tin về động cơ vô thức của thân chủ, trong giấc mơ cho phép người nằm mơ hành động theo nhưng ham muốn bị chèn ép. Khi con người ngủ, cái siêu thức yếu đi trong việc kiểm duyệt những xung đột từ vô thức. Do đó, giấc mơ cũng là nguồn thỏa mãn mong muốn, những động cơ không thể bộc lộ trong khi thức, lại có thể biểu hiện trong giấc mơ. Nhà trị liệu tâm lý có thế sử dụng kỹ thuật phân tích giấc mơ đế hiểu và xử lí vấn đề của thân chủ. Thực ra, thân chủ đã sử dụng cơ chế ngụy trang những xung đột dưới hình thức “trá hình’’ hoặc “biểu tượng”.

Theo quan điểm phân tâm, các giấc mơ có hai hình thái bộc lộ nội dung:- Nội dung thể hiện (bộc lộ rõ rệt, có thể nhìn thấy được), trong đó con

người có thể nhớ lại, kể lại khi thức dậy- Nội dung tiềm ẩn (che dấu), chỉ được khám phá trong quá trình giải thích

các biểu tượng. Nội dung tiềm ẩn bao gồm những động cơ thực sự đang tìm kiếm sự biểu cảm nhưng chúng quá đau khổ hoặc ta không thể chấp nhận được hoặc ta không muốn thừa nhận chúng. Nhà trị liệu tâm lý cố gắng làm bộc lộ những động cơ bị che dấu này bằng cách phân tích giấc mộng.Chuyển dịch và chuyển dịch ngược

- Chuyển dịch (Transference): Khái niệm do S.Freud đưa ra dùng để chỉ hiện tượng thân chủ có những phản ứng cảm xúc đối với nhà trị liệu hệt như những cảm xúc của họ đối với người có ý nghĩa nhất, ví dụ cha, mẹ. S.Freud cho rằng, chuyển dịch là hiện tượng tâm lý phổ biến, có ở bất kỳ mối quan hệ nào, không chỉ trong lúc trị liệu, mà có cả trong cuộc sống thường ngày.

Theo Freud, trong quá trình trị liệu, thân chủ luôn xuất hiện những phản ứng cảm xúc và di chuyển sang nhà trị liệu tâm lý những cảm xúc của mình. Thường nhà trị liệu tâm lý được đồng nhất với những người đã là trung tâm của những xung đột trong quá khứ (phần lớn với bố mẹ hoặc người yêu). Phản ứng cảm xúc này được gọi là chuyển dịch, nó là một bộ phận quan trọng của quá trình trị liệu phân tâm. Chẳng hạn, thân chủ có thể “nhìn” nhà trị liệu tâm lý như người gây ra những xung đột cảm xúc trong quá khứ (bị dồn nén).

Ví dụ một thân chủ đã đồng nhất người cha với nhân cách nhà trị liệu tâm lý, anh ta có biểu hiện lệ thuộc vào nhà trị liệu tâm lý, trong trường hợp này, nhiệm vụ của nhà trị liệu tâm lý là giải thoát thân chủ khỏi sự lệ thuộc tính trẻ con và giup anh ta lĩnh hội vai trò người lớn trong đời sống của mình.

Chuyển dịch tích cực diễn ra khi thân chủ có liên hệ mật thiết với nhà trị liệu tâm lý, đó là cảm xúc yêu thương, kính trọng. Chuyển dịch tiêu cực xảy ra khi những cảm nghĩ của thân chủ liên quan đến sự thù địch, đố kỵ, căm ghét trong

Page 28: Giáo Trình Tâm Lý Học Trị Liệu (Word) - Trang Chủsaomaidata.org/library/800.GTTLHTriLieu.docx  · Web view... xem liệu pháp tâm lý là sự huy động tối ưu

quá khứ. Thông thường thái độ của thân chủ là hai chiều, bao gồm lẫn lộn cả cảm xúc tích cực lẫn tiêu cực.

Công việc của nhà trị liệu tâm lý phân tâm trong khi điều chỉnh, giải tỏa sự chuyển dịch cảm xúc của thân chủ là rất khó khăn vì tính dễ tổn thương cảm xúc của người bệnh. Thế nhưng đó lại là phần quyết định của công việc điều trị. Nhà trị liệu tâm lý giúp thân chủ phiên dịch những cảm xúc, suy nghĩ chuyển dịch bằng cách tìm hiểu nguồn gốc của những cảm xúc đã được thân chủ trải nghiệm trong quá khứ, đặc biệt thời thơ ấu.

- Chuyển dịch ngược (Counter transference): Chỉ những gì xảy ra khi nhà trị liệu tâm lý thích hay không thích người bệnh mà họ cảm nhận giống như một người có ý nghĩa quan trọng trong cuộc sống của mình. Trong khi trị liệu, thông qua chuyển dịch ngược, nhà trị liệu tâm lý phát hiện ra một vài động cơ vô thức của chính mình. Vì lý do sức mạnh cảm xúc của dạng quan hệ này và vì tính dễ tổn thương của người bệnh, nhà trị liệu tâm lý cần cảnh giác, không vượt quá ranh giới giữa trị liệu và những vấn đề riêng tư của minh. Đạo đức nghề nghiệp không cho phép nhà trị liệu tâm lý can thiệp sâu vào những vấn đề cá nhân của người bệnh. Nhà trị liệu tâm lý càng ít áp đặt nhân cách của mình càng tốt, nên giữ mức độ trung lập.

Tóm lại

Trị liệu phân tâm của Freud (phân tâm cố điến) nhấn mạnh tầm quan trọng của 3 nhân tố:

- Vô thức trong động cơ và xung động- Tiềm năng phát triển của cá nhân trong quá khứ (đặc biệt thời thơ ấu)- Tính năng động trong nhân cách của cá nhân.Câu hỏi:

1. Tìm một ca lâm sàng và vận dụng các kỹ thuật trị liệu phân tâm trong ca bệnh đó?3.4. MỘT SỐ QUAN ĐIỂM TRỊ LIỆU PHÂN TÂM MỚI

Trị liệu phân tâm mới nhấn mạnh 4 yểu tố sau:- Ảnh hưởng của môi trường xã hội đối với cá nhân- Ảnh hưởng của những trái nghiệm sống sau thời thơ ấu - Vai trò của quan hệ xã hội và quan hệ liên cá nhân - Vai trò của ý thức tự điều chỉnh nhân cách.

Quan điểm của Stack SullivanQuan điểm của Sullivan tiếp cận tâm lý trị liệu dựa trên quan điểm đề cao

Stack Sullivan vai trò chủ đạo của quan hệ liên nhân cách trong điều kiện bình thường và bệnh lý. Nói cách khác, bản chất của cách trị liệu này thừa nhận vai trò quan trọng của tương tác liên nhân cách như là cơ sở của sức khỏe hay bệnh tật.

Page 29: Giáo Trình Tâm Lý Học Trị Liệu (Word) - Trang Chủsaomaidata.org/library/800.GTTLHTriLieu.docx  · Web view... xem liệu pháp tâm lý là sự huy động tối ưu

Sullivan nhấn mạnh yếu tố xã hội trong đời sống nguời bệnh và vai trò của nó trong việc hình thành bệnh lý. Ông nghiên cứu nhân cách của người bệnh qua hành vi ứng xử với người khác như “Cái gì người đó làm với người khác", "Cái gì người đó nói với người khác và “Cái gì người đó tin ở người khác?”, ông khẳng định rối nhiễu tâm lý không chỉ liên quan đến chấn thương nội tâm, mà còn liên quan đến các mối quan hệ liên nhân cách và liên quan đến nhưng áp lực mạnh mẽ của xã hội.

Sullivan cho rằng trẻ em có nhu cầu an toàn và mong được người khác đổi xử bằng sự chăm sóc và yêu thương. Sự rối nhiễu tâm lý ở trẻ em có thể do trẻ không được an toàn trong mối quan hệ với cha mẹ và những người thân khác.

Theo Sullivan, mỗi cá nhân xây dựng hệ thống tự điều chỉnh để chế ngự lo âu xuống mức có thể chịu đựng được và họ có thể vượt qua những rối nhiễu tâm lý khi hiếu biết những quan hệ liên cá nhân của họ theo những cách thức phù hợp với cách nhìn của người liên đới. Trị liệu trên quan điểm liên nhân cách liên quan đến việc quan sát những cảm nhận của người bệnh và thái độ của nhà trị liệu tâm lý. Trong mối quan hệ liên nhân cách với nhà trị liệu tâm lý, người bệnh nhận được sự thỏa mãn trong giao tiếp với mọi người, tránh được lo âu, có cảm giác an toàn, chỉnh sửa thái độ thích hợp với bản thân và người xung quanh. Cuộc trò chuyện trị liệu được xem như là bối cảnh xã hội, trong đó tình cảm, thái độ của thân chủ và nhà trị liệu tâm lý ảnh hường lẫn nhau.

Phương pháp trị liệu liên nhân cách của Sullivan có liên quan đến phương án của tâm lý trị liệu ngắn. Cùng với định hướng trị liệu phân tâm còn có định hướng trị liệu hành vi.Quan điểm của Karen Horney

Khái niệm lo âu là nền tảng là trung tâm trong quan điểm của Horney. Lo âu nền tảng được hiểu là cảm giác của đứa trẻ cô đơn và không được bảo vệ trong thế giơi tiềm ẩn sự thù địch đối với nó. Lo âu nền tảng là kết quả của các hình thức hành vi khác nhau của cha mẹ gây ra như sự trấn áp, thiếu quan tâm và thiếu tình yêu thương, hành vi không ổn định... Tất cả những gì phá vỡ mối quan hệ của trẻ và cha mẹ cũng đều có khả năng gây ra lo âu nền tảng. Như vậy, nguồn gốc của trạng thái lo âu ở trẻ không phải mang tính chất sinh học mà mang tính xã hội.

Theo Homey, động cơ nền tảng của con người được xây dựng trên cơ sở nhu cầu về sự an toàn và tránh sợ hãi. Khát vọng của đứa trẻ là tìm được sự an toàn trong thế giơi đầy đe đọa đối với nó. Bà chú ý đến việc các bậc cha mẹ và người bảo mẫu giao tiếp với trẻ như thế nào. Sự phát triển của trẻ là kết quả của những yếu tố văn hóa xã hội và môi trường xung quanh. Horney cho rằng, sự rối loạn tâm bệnh xuất hiện trong những môi trường nhất định. Chẳng hạn, trẻ lớn lên trong môi trường mà cha mẹ và thầy cô giáo không có khả năng thể hiện tình yêu và sự quan tâm, không tôn trọng cá tính của nó. Khi đó nó sẽ trở thành người thường xuyên có cảm giác lo âụ nhìn nhận thế giới một cách thù địch, không thân thiện. Trường hợp này khát vọng lành mạnh tiến tới được thay thế bằng khát vọng được an toàn - nhu cầu cơ bản mang tính rối nhiễu. Khát vọng được an toàn đạt được bằng con đường phát triển quá mức của một trong ba kiểu phản ứng tự vệ: Bất lực, gây hấn và lảng tránh. Nếu con người thích một trong ba kiểu tự vệ mà hoàn toàn bỏ các kiểu kia sẽ hình thành một trong ba kiểu tính cách dẫn đến ba kiểu ứng xử không thích nghi:

Page 30: Giáo Trình Tâm Lý Học Trị Liệu (Word) - Trang Chủsaomaidata.org/library/800.GTTLHTriLieu.docx  · Web view... xem liệu pháp tâm lý là sự huy động tối ưu

1) Nhân cách đồng nhất với người khác (tiếp cận người khác), thích gần gũi và tìm kiếm tình yêu từ người khác để cảm thấy được an toàn. Song họ có thể kết thúc bằng ứng xử thụ động và trở thành nạn nhân.

2) Nhân cách công kích người khác (tấn công), thích quyền lực, sự khâm phục của người khác, tìm thấy sức mạnh và được tôn trọng thông qua cạnh tranh giành thẳng lợi với người khác, song sẽ gặp nguy cơ là sợ hãi và kết thúc bằng sự “cô đơn trong danh dự”.

3) Nhân cách né tránh người khác (lạnh lùng), thích ở một mình, tìm cách tránh xa người khác để khỏi bị đụng chạm và bị bỏ rơi một cách thực tế hoặc trong tưởng tượng. Song có thể kết thúc bằng sự mất đi sự gần gũi và được nâng đỡ.

Mỗi kiểu nhiễu tâm đều dựa trên một cách nhìn kém thích nghi của cá nhân dẫn đến ứng xử không hài hòa, lặp đi lặp lại, gây bất thường hay bệnh lý. Nhà trị liệu tâm lý hiểu rõ những kiểu quan hệ không lành mạnh này, gở rối những quan niệm nhiễu tâm về bản thân là động lực cơ bản để thân chủ thấu hiểu nội tâm của mình, đồng thời cũng là điều kiện cần thiết để thân chủ rèn luyện những tập quán mới và thiết lập mối quan hệ mới có tính xây dựng.

Theo Horney, mục tiêu của trị liệu tâm lý là giúp người bệnh loại trừ sự ngăn cách giữa “cái tôi” hiện thực và “cái tôi” lý tưởng hóa đươc hình thành trong quá trình phát triển rối nhiễu tâm lý. Trong quá trình phân tâm, bà cố gắng giúp người bệnh phát triển con người đích thực, mở rộng xu hướng tự thể hiện, định hướng lại ý nghĩ, tình cảm và kế hoạch sống, sẵn sàng trải nghiệm những mong muốn và cảm xúc của mình, làm rõ vị thế thực của mình cũng như của người khác, thiết lập các mối quan hệ liên nhân cách lành mạnh.Quan điểm của Anna Freud 

Anna Freud là người đặt nền móng cho một lĩnh vực nghiên cứu mới - Phân tích tâm lý trẻ em. Năm 1927 bà đã xuất bản cuốn sách đầu tiên của mình: “Nhập môn kỹ thuật phân tâm trẻ em”, trong đó nhấn mạnh sự cần thiết phải xây dựng khuynh hướng đặc biệt của liệu pháp phân tâm - Phân tâm trẻ em cần tính đến sự chưa chín muồi của tâm lý trẻ em và trình độ tương đối thấp của ngôn ngữ nói. Vì trẻ còn nhỏ nên khó khăn trong việc diễn tả cảm xúc của mình qua kênh ngôn ngữ nói. Những vấn đề của trẻ thường gần gũi, có khuynh hướng diễn đạt một cách trực tiếp, ít mang tính biểu tượng, mà tập trung vào xúc cảm và hành vi hiện tại nhiều hơn.

Anna Freud đã sử dụng phương pháp trò chơi trong phân tâm cũng như quan sát trẻ trong hoàn cảnh tại nhà. Bà đã nhấn mạnh phụ huynh là một bộ phận quan trọng có tác động trực tiếp lên đời sống của các em. Vì vậy, mối quan hệ giữa cha mẹ và trẻ cũng như điều kiện gia đình có vai trò quan trọng trong trị liệu trẻ em. Theo bà, nhà trị liệu tâm lý cần chủ động tư vấn giáo dục nhằm cải thiện mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái. Bà đã sử dụng kỹ thuật liên tưởng bằng lối tiếp cận rất tự nhiên: Hãy là một người lớn có tâm hồn và biết quan tâm đến các em, không phải là người bạn, càng không phải là một người thay thế vị trí của cha mẹ các em.

Câu hỏi:

1. Phân tích đặc trưng của trị liệu phân tâm cũ?2. Phân tích đặc trưng của trị liệu phân tâm mới?

Page 31: Giáo Trình Tâm Lý Học Trị Liệu (Word) - Trang Chủsaomaidata.org/library/800.GTTLHTriLieu.docx  · Web view... xem liệu pháp tâm lý là sự huy động tối ưu

3. So sánh sự khác nhau giữa trị liệu phân tâm cũ và trị liệu phân tâm mới? Đọc sách:

1. Libby Zinman Schwartz (2002), Dành cho người thực hành tham vấn tâm lý - Khung kiến thức về các khái niệm và kỹ năng trong tâm lý trị liệu.

2. Nguyễn Thơ Sinh (2008), Các học thuyết tâm lí nhân cách, NXB Lao động.

Trong đó tìm hiểu các nhà phân tâm mới và lý thuyết của họ trong trị liệu tâm lý:

- Lý thuyết phát triển tâm lý - xã hội của Eric Ericson- Học thuyết tâm lý cá nhân của Alfred Adler- Tâm lý học phân tích của Karl Jung

Tóm tắt nội dung bài học:

- Liệu pháp phân tâm tiếp cận điều trị theo hướng phân tích tâm lý thông qua trò chuyện - đàm thoại đi sâu vào các mối quan hệ, nhằm khám phá động cơ vô thức trong chủ thể bị nhiễu tâm do dồn nén.

- Mục tiêu của trị liệu phân tâm là nhằm giúp thân chủ “bộc lộ vô thức”, hiểu thấu vấn đề của mình (liệu pháp thấu hiểu), giúp thân chủ chuyển những ý nghĩ, cảm xúc bị dồn nén trong vô thức vào ý thức, đế họ hiếu mối liên hệ giữa triệu chứng hiện tại với nguồn gốc quá khứ.

- Nhiệm vụ của trị liệu phân tâm nhằm giúp thân chủ hiểu được cơ chế phòng vệ họ đã sử dụng trong quá trình dồn nén đế chế ngự xung đột, tái thiết kí ức bị dồn nén lâu ngày, trải nghiệm lại những cảm xúc căng thắng hay đau đớn. Nhà trị liệu tâm lý cần biết lắng nghe và phát hiện nguyên nhân dẫn đến xung đột

- Kết quả của trị liệu phân tâm là loại trừ các triệu chứng tâm bệnh và xâydựng lại nhân cách, củng cố cái tôi và tăng nghị lực ở thân chủ.

- Các nhà phân tâm mới đã phát triển trị liệu phân tâm theo nhiều cách tiếp cận khác nhau: Tiếp cận các yếu tố xã hội, gia đình, môi trường sống, quan hệ liên nhân cách... Đặc biệt các tác giả đã tiến hành phân tâm trên trẻ em, nghiên cứu các giai đoạn phát triển tâm lý xâ hội ở trẻ và ứng dụng trò chơi trong trị liệu trẻ em.

Tìm đọc:

1. Nguyễn Công Khanh (2000), Tâm lý trị liệu: NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.2. Đặng Phương Kiệt (2001),Cơ sở tâm lý học ứng dụng, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.4. TRỊ LIỆU HÀNH VIYêu cầu của bài:

Page 32: Giáo Trình Tâm Lý Học Trị Liệu (Word) - Trang Chủsaomaidata.org/library/800.GTTLHTriLieu.docx  · Web view... xem liệu pháp tâm lý là sự huy động tối ưu

1. Biết quá trình hình thành và phát triển trường phái trị liệu hành vi2. Hiểu những đặc trưng cơ bản của trường phái trị liệu hành vi3. Hiểu mô hình trị liệu hành vi4. Biết vận dụng quy trình trị liệu hành vi

4.1. LỊCH SỬ PHẢT TRIỂN TRƯỜNG PHÁI TRỊ LIỆU HÀNH VITrị liệu hành vi (Behavior therapy) là một trong những khuynh hướng chủ

đạo trong tâm lý học hiện đại. Các khuynh hướng trị liệu tâm lý hướng đến hành vi của con người bao gồm:

- Điều chỉnh hành vi (có thể áp dụng nhiều cách tiếp cận và phương pháp đa dạng).

- Điều chỉnh những sai lệch và những rối loạn tâm lý đa dạng bằng con đường tác động lên hành vi và qua hành vi, trong đó có lựa chọn những hành vi cần thiết, về cơ bản, trị liệu hành vi dựa vào việc hình thành mối liên hệ giữa các hành vi không mong đợi và những trải nghiệm không thế chấp nhận được một cách chủ quan hoặc vào việc củng cố hành vi tích cực.Thực nghiệm “kinh điển” về trị liệu hành vi

Năm 1924, Mary Cover đã điều trị thành công chứng ám sợ thỏ của một đứa trẻ 3 tuối tên là Peter. Chương trình trị liệu gồm 2 bước cơ bản sau:-

- Bước 1: Peter được quan sát những đứa trẻ khác đang vui chơi với một con tho (giúp Peter nhận ra rằng thỏ không đáng sợ)

- Bước 2: Peter được tiếp cận với con thỏ trong khi nó đang ăn một loại thức ăn ưa thích bằng cách quan sát con thỏ trong một cái lồng được đặt vào phòng của Peter ở vị trí đủ xa để nó không quá lo lắng. Qua một vài ngày, người ta nhích dần lồng thỏ lại gần chỗ Peter ngồi ăn và sau đó thả con thỏ lại gần Peter. Kết quả là, sau một vài ngày Peter đã bế con thỏ lên và chơi đùa với nó [12, tr.73].

Đây là một thực nghiệm kinh điển về trị liệu hành vi. Thuật ngữ trị liệu hành vi bắt đầu được sử dụng từ năm 1953.Thuyết hành vi cổ điển của J.Watson

Thuyết hành vi là cơ sở của trị liệu hành vi. Trong giai đoạn hình thành, tâm lý trị liệu hành vi dựa trên cơ sở lý thuyết hành vi cổ điển do J.Watson khởi xướng. Chủ nghĩa hành vi cố điển của Watson chỉ coi trọng hành vi quan sát được bên ngoài, loại bỏ vai trò của các yếu tố trung gian (nhận thức, cảm xúc, động cơ của con người). Do vậy, Watson chủ trương chỉ nghiên cứu các tác nhân kích thích của thế giới bên ngoài và hành vi bên ngoài. Quan điểm trên đã ảnh hưởng đến liệu pháp hành vi, nhà trị liệu tâm lý chỉ quan tâm đến các hành vi của người bệnh mà không quan tâm đến thế giới nội tâm của họ.E.Thorndike và B.F.Skinner

E.Thorndike và B.F.Skinner tiếp tục xây dựng lý thuyết điều kiện hóa thao tác. Điều kiện hóa thao tác liên quan đến sự tăng hoặc giàm hành vi nào đó bằng cách thay đổi một cách có hệ thống điều kiện tạo ra hành vi đó. Các tác giả đã nhấn mạnh ý nghĩạ của các kích thích có tính tích cực hay tiêu cực (luật hiệu quả) trong sự xuất hiện và củng cố hành vi. Tiếp tục theo lý thuyết này, O.Lindsley học trò của Skinner là người đầu tiên dùng thuật ngữ trị liệu hành vi (Behavior therapy) đế mô tả việc sử dụng một cách có hệ thống các thủ tục tập nhiễm để

Page 33: Giáo Trình Tâm Lý Học Trị Liệu (Word) - Trang Chủsaomaidata.org/library/800.GTTLHTriLieu.docx  · Web view... xem liệu pháp tâm lý là sự huy động tối ưu

thay đổi những rối nhiễu tâm trí ở bệnh nhân tâm thần. Lindsley đã tiến hành một loạt các nghiên cứu để xác định tính khá thi của việc sử dụng lý thuyết điều kiện hóa thao tác vào điều trị cho bệnh nhân tâm thần, giúp họ học được những nhiệm vụ đơn giản khi họ được nhận phần thưởng có ý nghĩa

Trị liệu hành vi trong thời kỳ này bao gồm: 1) Giúp mọi người phản ứng với tình huống cuộc sống như là họ mong

muốn, tức là giữ cho họ tăng tiềm năng hành vi cá nhân, ý nghĩ tình cảm của họ và giảm hoặc loại trừ những cách thức phản ứng không mong muốn.

2) Không đặt ra nhiệm vụ thay đổi bản chất xúc cảm cá nhân.3) Ý kiến than phiền của thân chủ được chấp nhận như tài liệu có ý nghĩa

đế trị liệu tập trung vào đó, chứ không phải là của vấn đề nằm sau nó.4) Thân chủ và nhà trị liệu tâm lý phải thỏa thuận mục đích, thời gian trị

liệu và có thể đạt được mục đích đó như thế nào.Cuối những năm 50, nhà tâm lý học Canada T.Anyllon sử dụng liệu pháp

thưởng củng cố để thay đổi hành vi không thích nghi. Năm 1961, Anyllon và Azrin (học trò của Skinner) đã phát triển liệu pháp thưởng quy đổi (thưởng cho người bệnh điểm, phiếu điểm được quy đổi ra phần thưởng vật chất hoặc tinh thần) đế khuyến khích họ thực hiện hành vi nào đó mà ta mong muốn. Hiện nay, liệu pháp thưởng quy đổi là một trong những liệu pháp trị liệu hành vi có hiệu quả nhất trong điều trị những rối nhiễu tâm trí.

Nhà tâm lý học Nam Phi J.Wolpe phát triển một số liệu pháp dựa trên lý thuyết điều kiện hóa thao tác và kiến thức về sinh lý thần kinh đã phát triển liệu pháp giải mẫn cảm có hệ thống, huấn luyện kỹ năng xã hội và thư giãn căng trùng cơ để loại bỏ những ám sợ.A.Bandura

Vào những năm 60, nhà tâm lý học My A. Bandura đã phát triển lý thuyết Tập nhiễm xã hội (Social learning theory). Lý thuyết này bao hàm không chỉ các nguyên tắc điều kiện hóa thao tác mà cả nguyên tắc học qua quan sát (Observational learning). Bandura cho rằng, chỉ riêng việc quan sát mô hình đã cho phép hình thành những định khuôn hành vi trước đó chưa có ở con người, đó là hình thức học tập qua quan sát. Nguyên tắc học tập qua quan sát cho thấy mọi người có thể học thay đổi hành vi của mình qua quan sát những hành vi của người khác. Lý thuyết tập nhiễm xã hội của Bandura nhấn mạnh vai trò của nhận thức. Nhận thức có vai trò điều chỉnh (làm tăng lên hoặc giảm đi) một hành vi nào đó, điều này có ý nghĩa quan trọng trong việc trị liệu rối nhiễu tâm lý. Việc thừa nhận vai trò của nhận thức trong trị liệu tâm lý của Bandura đã đưa quan điểm mới vào trị liệu hành vi. Chủ nghĩa hành vi cổ điển của Watson chỉ coi trọng hành vi quan sát được bên ngoài, các nhà hành vi mới coi trọng tư duy, tưởng tượng và động cơ đều có ảnh hưởng đến hoạt động của con người.Trị liệu nhận thức – hành vi của A.Ellis và A.Beck

Trong những năm 60-70, A.Ellis đã nhấn mạnh vai trò của nhận thức như là các biến trung gian, các thành phần cấu trúc và điều chỉnh cảm xúc, động cơ và vận động của con người. Dựa trên lý thuyết này, Ellis phát triển phương pháp trị liệu cảm xúc hợp lý (Rational emotional therapy). Trong trị liệu cảm xúc hợp lý của Ellis, biến trung gian chủ yếu là những mối liên hệ kích thích và hành vi trở nên dễ hiểu, là những yếu tố nhận thức hợp lý và phi lý. Một nghiên cứu độc lập khác của A.T.Beck cũng đề cập đến vai trò của nhận thức và phát triển phương

Page 34: Giáo Trình Tâm Lý Học Trị Liệu (Word) - Trang Chủsaomaidata.org/library/800.GTTLHTriLieu.docx  · Web view... xem liệu pháp tâm lý là sự huy động tối ưu

pháp trị liệu nhận thức (Cognitive therapy). Trong trị liệu nhận thức của Beck, biến quyết định là những yếu tố hiện thực và phi hiện thực (gắn với nhưng sai lầm trong nhận thức). Cả hai tác giả đều thừa nhận mối liên hệ của các biến nhận thức và hành vi, trong đó biến nhận thức giữ vai trò chi phối. Các phương pháp trị liệu này áp dụng trong trị liệu cho người bệnh trầm cảm, theo các tác giả, trọng tâm tác động trong quá trình trị liệu là các biến nhận thức trung gian.Meichenbaum

Theo hướng tiếp cận nhận thức và hành vi, D.Meichenbaum phát triển phương pháp Tự hướng dẫn (Sefl instructional training) và Huấn luyện phòng ngừa stress (Stress inoculation training). Những chương trình trị liệu tâm lý này có khả năng điều trị một loạt các chứng rối nhiễu tâm lý, chẳng hạn như gây gổ, hung tính, lo âu, ám ảnh... và cả những rối nhiễu tâm trí nặng như tâm thần phân liệt, hoang tưởng. Meichenbaum cũng là người đầu tiên áp dụng liệu pháp nhận thức - hành vi điều trị các chứng tâm bệnh lý trẻ em.M.J.Mahoney

Trong nghiên cứu của M.J.Mahoney đã xem sự Kỳ vọng (biến trung gian) và những biến thế của nó như là đối tượng chủ yếu và mục đích của trị liệu nhận thức - hành vi. Hoặc M.R.Goldffrie đã đề xuất phương pháp Luyện tập giải quyết vấn đề, trong đó nội dung của trị liệu là luyện tập các chiến lược giải quyết vấn đề.

Như vậy, trong những năm 70, trị liệu hành vi là xu thế cơ bản và có hiệu quả nhất của các nhà tâm lý học lâm sàng ở Mỹ, Anh, Úc và Canada. Trị liệu hành vi cũng ảnh hưởng to lớn đến các ngành khác như Tâm thần học, Giáo dục học, Bảo vệ sức khỏe, Sinh thái học và Nghệ thuật...Những năm 80, trị liệu nhận thức - hành vi phát triển mạnh mẽ và nổi lên như một hướng trị liệu ưu thế hơn hẳn các hướng trị liệu khác. Nó góp phần đáng kế cho công tác điều trị và ngăn cản các chứng bệnh tâm thần, chăm sóc sức khỏe cộng đồng và xã hội.

Câu hỏi:

1. Phân tích đặc trưng cơ bản của thuyết hành vi cổ điển của Watson, Thorndike và Skinner?

2. Phân tích đặc trưng cơ bản của trị liệu hành vi Bandura, Ellis, Beck, Meichenbaum và Mahoney?

3. So sánh sự khác nhau giữa trị liệu hành vi cổ điển và trị liệu hành vi mới của các tác giả khác?4.2. ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA TRỊ LIỆU HÀNH VITính khoa học

Trị liệu hành vi có cách tiếp cận khoa học đế hiểu và tìm cách làm giảm những vấn đề của người bệnh. Phương pháp khoa học mà trị liệu hành vi sử dụng liên quan đến việc tập hợp một cách có hệ thống các sổ liệu thực nghiệm, sử dụng các phương pháp mà các nhà nghiên cứu khác có thể lặp lại, kết quả rút ra từ thực nghiệm chử không phải là mong muốn của cá nhân hoặc suy đoán thiếu căn cứ.

Tính khoa học thể hiện:- Xác định rõ mục tiêu trị liệu, đánh giá chính xác bệnh trạng, nguyên nhân

gây bệnh và có những kỹ thuật trị liệu hợp lý.

Page 35: Giáo Trình Tâm Lý Học Trị Liệu (Word) - Trang Chủsaomaidata.org/library/800.GTTLHTriLieu.docx  · Web view... xem liệu pháp tâm lý là sự huy động tối ưu

- Sử dụng các phép đo để lượng hóa trong suốt quá trình trị liệu.- Các phương pháp nghiên cứu được sử dụng để đánh giá tính hiệu quả của

các kỹ thuật trị liệu.Tập trung vào hiện tại

Trị liệu hành vi tập trung vào những vấn đề sau:- Nguyên nhân, điều kiện hiện tại đang duy trì hành vi không thích nghi

hơn là những nguyên nhân, điều kiện của quá khứ.- Đánh giá những hành vi hiện tại, các yếu tố tâm lý, các tác nhân của môi

trường để xác định nhân tố nào đang duy trì trạng thái rối nhiễu. Kỹ thuật đánh giá, điều trị nhằm vào môi trường, các nhân tố hiện tại chứ không nhằm vào quá khứ.

- Các liệu pháp nhằm trực tiếp vào hành vi không thích nghi để trị liệu - biến đổi, điều chỉnh chúng (ví dụ một đứa trẻ mút tay, nhà trị liệu hành vi không để ý đến lý do vì sao nó mút tay mà chủ yếu quan tâm đến điều kiện nào để trẻ giảm và khỏi mút tay).Tính hành động

- Trong trị liệu hành vi, thân chủ được đưa vào hoạt động cụ thể làm giảm những vấn đề của họ. Tức là thân chủ được hướng dẫn làm một sổ hành động nào đó để kiểm soát những khó khăn của họ (trị liệu bằng hành động).

- Trong trị liệu hành vi, trò chuyện giữa nhà trị liệu tâm lý và thân chủ chủ yếu là trao đổi thông tin (trong trị liệu phân tâm các cuộc trò chuyện giữa nhà trị liệu tâm lý và thân chủ là phương thức chủ yếu, qua đó các kỹ thuật trị liệu được thực hiện). 

- Kỹ thuật chủ yếu của trị liệu hành vi thực hiện qua hành động của thân chủ. Chẳng hạn, thân chủ được yêu cầu phải thống kê hành vi nào đó của họ trong cuộc sống, phải học và thực hành các kỹ năng ứng phó hoặc đóng các vai khác nhau trong tình huống trị liệu, những công việc được giao ở nhà cũng là một phần của quá trình trị liệu.Diễn ra trong đời sống thực

- Trị liệu hành vi diễn ra trong môi trường sống thực của người bệnh, nhưng có giám sát, do những vướng mắc, khó khăn hay rối nhiễu của người bệnh phải được trị liệu ở nơi nó xảy ra.

- Trị liệu hành vi thực chất là quá trình giáo dục,trong đó thân chủ học các kỹ năng tự điều chỉnh, phát triển cách thức ứng xử mới. Việc học này chủ yếu diễn ra trong đời sống thực của thân chủ.Sử dụng cách tiếp cận tổng hợp

Phối hợp nhiều liệu pháp cụ thể (ít nhất hai kỹ thuật) trong một chương trình trị liệu rối nhiễu nào đó của thân chủ, sẽ nâng cao tính hiệu quả của trị liệu.Xây dựng mối quan hệ trị liệu

Thân chủ phải là người chủ động tham gia có hiếu biết vào quá trình trị liệu. Chẳng hạn ở giai đoạn đầu của quá trình trị liệu, nhà trị liệu tâm lý tìm hiểu, chẩn đoán, đánh giá và chủ động thảo luận kế hoạch trị liệu với thân chủ. Sau đó, khi lựa chọn liệu pháp tâm lý cụ thể phù hợp với thân chú, nhà trị liệu tâm lý phải giải thích rõ mục đích, yêu cầu, cách thức và giúp họ hiểu làm thế nào để thực hiện liệu pháp này có hiệu quả.

Page 36: Giáo Trình Tâm Lý Học Trị Liệu (Word) - Trang Chủsaomaidata.org/library/800.GTTLHTriLieu.docx  · Web view... xem liệu pháp tâm lý là sự huy động tối ưu

Trong quá trình trị liệu, thân chủ được huấn luyện các kỹ năng để họ biến quá trình trị liệu thành quá trình tự trị liệu, tự điều trị tại gia đình và tự đánh giá kết quả trị liệu. Điều này sế giúp thân chủ biết cách giải quyết vấn đề của mình và đối phó với những vấn đề có thể xảy ra trong tương lai, cũng như tự tin hơn.

Câu hỏi:

1. Phân tích các đặc trưng cợ bản của trị liệu hành vi?2. Tại sao nói trị liệu hành vi mang tính hành động?

4.3. MÔ HÌNH TRỊ LIỆU HÀNH VICác nhà hành vi quan niệm rằng: “Bất kỳ cái gì một người làm ra là hành

vi, còn cái gì một người có là nét tính cách” [12, tr.86]. Vì vậy, nhiệm vụ của các nhà trị liệu hành vi thường tập trung nghiên cứu hành vi, khi tiếp xúc với thân chủ họ thường chuyển những nét tính cách thành hành vi, họ phải nhận dạng các hành vi cụ thể nào đó minh họa rõ nhất cho các thuộc tính của thân chủ.

Hành vi có hai phạm trù:- Hành vi có biểu hiện ra bên ngoài (Overt behavior) là những hành động

mà người khác có thế quan sát trực tiếp được như ăn, chơi, cười, viết...- Hành vi diễn ra bên trong (Convert behavior) là những hành vi mà chúng

ta làm nhưng người khác không thể quan sảt trực tiếp được như suy nghĩ, ghi nhớ, tưởng tưởng, tình cảm...

Chủ nghĩa hành vi cổ điển chỉ quan tâm đến hành vi bên ngơài, bỏ qua những gì diễn ra trong đầu thuộc bình diện nhận thức. Chủ nghĩa hành vi hiện đại coi trọng cả hai phạm trù này. Theo Bandura, hành vi bên ngoài và hành vi bên trong có ảnh hưởng và chi phối lẫn nhau.Mô hình ABC

Các nhà trị liệu hành vi đã sử dụng mô hình ABC (viết tắt các từ Antecedents - tác nhân kích thích; Behaviors - hành vi; Consequences - hệ quả, kết quả) để mô tả quá trình diễn ra hành vi (tác nhân kích thích liên tiếp, hiện thời thúc đẩy hành vi xuất hiện và hệ quả sau khi hành vi diễn ra).

Mô hình ABC [50]A (Antecedents) -> B (Behavior) -> C (Consequences)- (A): Tác nhân kích thích tiền đề là những sự kiện xảy ra hoặc có mặt trước

khi hành vi.- (B): Hành vi diễn ra, chúng tạo ra những điều kiện cần và đủ cho hành vi

xảy ra.- (C): Hệ quả là những sự kiện xảy ra sau và như là kết quả của một việc

thực hiện hành vi. Hệ quả có thể xảy ra ngay hoặc một thời gian sau mới xảy ra va ảnh hưởng đến khả năng xuất hiện lại của hành vi này trong tương lai.

Mặc dù có rất nhiều sự kiện xảy ra trước và theo sau mọi hành vi, nhưng chỉ có một số rất ít có ảnh hưởng đáng kế trực tiếp như là những nhân tố đang

Page 37: Giáo Trình Tâm Lý Học Trị Liệu (Word) - Trang Chủsaomaidata.org/library/800.GTTLHTriLieu.docx  · Web view... xem liệu pháp tâm lý là sự huy động tối ưu

duy trì sự có mặt của hành vi. Hệ quả thực tế của một hành vi có thể ảnh hưởng trực tiếp đến tương lai, liệu hành vi đó có xảy ra nữa hay không?

Mục tiêu của trị liệu hành vi là can thiệp tích cực để làm giảm hay loại bỏ những rối nhiễu bằng cách thay đổi những điều kiện duy trì hành vi rối nhiễu, tức là tìm cách loại bỏ tác nhân kích thích (A) và điều chỉnh hệ quả (C) để nó không đóng vai trò là cái củng cố cho hành vi sẽ xảy ra trong tương lai, giúp người bệnh giải quyết được những vấn đề rối nhiễu tâm lý của họ. Sau đây là ví dụ một trường hợp chán ăn tâm lý.

Mô hình trường hợp chán ăn tâm lýA: TÁC NHÂN KÍCH THÍCH TIỀN ĐỀ

Stress xúc cảm, làm việc quá sức, rối loạn tiêu hóa , thực phẩm mất vệ sinh, thực phẩm không hợp khẩu vị.B: HÀNH VI

Chán ăn, không thèm ănC: HỆ QUẢ

Mệt mỏi, sút cân, lo lắng về sức khỏe, sợ cơm, sợ mùi thức ăn, bị ép ăn, chỉ ăn nhẹ, ăn đồ dễ tiêu

Như vậy, nhà trị liệu tâm lý cần:- Nhận diện được các điều kiện đang duy trì hành vi rối nhiễu, chúng đang

có mặt vào thời điểm hiện tại.- Ảnh hưởng của những sự kiện quá khứ lên hành vi rối nhiễu hiện tại thông

qua thói quen, giá trị, trí nhớ, kinh nghiệm, biểu tượng và cảm xúc.Chẳng hạn, một đứa bé học được cách nổi khùng như là một đáp ứng củng

cố (sau mỗi lần trẻ đòi một thứ gi đó, nếu bị cấm, chỉ cần nổi khùng lên là được mẹ thỏa mãn).

- Xác định được nguồn cung cấp những điều kiện duy trì hành vi rối nhiễu từ môi trường (bối cảnh xảy ra hành vi, nhân tố xã hội) hoặc từ cá nhân (nhận thức, cảm xúc, phản ứng sinh lý).

Câu hỏi:

1. Nêu một hành vi rối nhiễu và dùng mô hình ABC để phân tích? 4.4. QUY TRÌNH TRỊ LIỆU HÀNH VI

Quy trình trị liệu hành vi gồm 6 bước sau:Bước 1: Tiếp xúc phỏng vấn khai thác thông tin

Trước khi gặp nhà trị liệu tâm lý, thân chủ cần được các chuyên gia y tế khám lâm sàng đánh giá về tình trạng sức khỏe, xác định những tổn thương thực thể (nếu có) và xác định những vấn đề rối nhiễu tâm lý có liên quan đến tổn thương thực thể nào không.

Nhà trị liệu tâm lý cần:- Quan sát thái độ, hành vi và tâm trạng của thân chủ- Chủ động tạo sự thân thiện, niềm tin, cởi mở, đồng cảm với thân chủ

Page 38: Giáo Trình Tâm Lý Học Trị Liệu (Word) - Trang Chủsaomaidata.org/library/800.GTTLHTriLieu.docx  · Web view... xem liệu pháp tâm lý là sự huy động tối ưu

- Kiên trì lắng nghe chăm chú người bệnh kể về bản thân họ và quá trình nảy sinh rối nhiễu.

Bước 2: Nhận biết bản chất rối nhiễu tâm lý

Là cụ thể hóa những mô tả triệu chứng tâm bệnh lý dưới dạng nét tính cách thành một tập hợp những hành vi bất thường (kém thích nghi) có thể lượng hóa được để có thể phân loại đánh giá mức độ tâm bệnh lý (tần suất, cường độ, thời gian...).

Nhà trị liệu tâm lý cần phát hiện những nhân tố đang ảnh hưởng hay duy trì rối nhiễu liên quan đến gia đình, trường học, nơi làm việc, mối liên hệ cá nhân... hoặc các sự kiện xảy ra trước đó liên quan đến rối nhiễu như tâm lý, thực thể, thuốc... và ảnh hưởng của rối nhiễu gây ra cho cơ thể, tâm lý, hành vi của thân chủ cũng như những ảnh hưởng của các rổi loạn khác và các chứng bệnh khác có liên quan.

Bước 3: Đánh giá toàn diện nhân cách

Nhà trị liệu tâm lý thu thập thông tin về thân chủ từ gia đình, bạn bè để đánh giá toàn diện về cơ thể, thái độ, năng lực, hứng thú sở thích để định hướng cho quá trình trị liệu.

Thân chủ thường kể rất nhiều vấn đề của họ (mất ngủ, đau đầu, căng thẳng thần kinh, mất khả năng tập trung chú ý) nhưng nhà trị liệu tâm lý cần lựa chọn 1-2 vấn đề của thân chủ. Vì thường người bệnh dễ tập trung vào một vấn đề và thực hiện một nhiệm vụ cũng dễ hơn. Nếu trị liệu một vấn đề có tiến triển tốt thân chủ sẽ tin tưởng để theo đuổi chương trình trị liệu. Hơn nữa các vấn đề rối nhiễu thường liên quan với nhau, tập trung giảm một số rối nhiễu có thể dẫn đến một số rối nhiễu khác cũng giảm.

Nhà trị liệu tâm lý cũng cần giúp người bệnh xác định những hành vi cần tăng cường (những hành vi lẽ ra họ phải có, nhưng vì lý do nào đó nó đã bị ngăn cản) và những hành vi cần loại bỏ (hành vi không thích nghi). Một chương trình trị liệu tốt là phải tăng cường cung cấp, huấn luyện những kinh nghiệm, kỹ năng mới, theo đó hành vi kém thích nghi tự giảm đi.

Bước 4: Xác định những điền kiện cần điều chỉnh

Bản chất của trị liệu hành vi là quá trình nhận diện và thay đổi những điều kiện đang duy trì hành vi không thích nghi. Đó là quá trình loại bỏ những tác nhân kích thích tiền đề (A) và thay đổi hệ quả (C) của hành vi không thích nghi (B). Tuy nhiên, có một số điều kiện duy trì hành vi không thích nghi nhưng không thay đối được. Vì vậỵ, không nên chọn những điều kiện này là điều kiện thay đổi. Chẳng hạn một đứa bé mắc chứng lo âu trầm cảm do điều kiện gia đình bố mẹ ly dị, đây là điều kiện không thể thay đổi được.

Bước 5: Trị liệu khởi đầu và xác định hướng ưu tiên cho trị liệu tâm lý

Trước tiên, nhà trị liệu tâm lý cần xác lập thông tin ban đầu về một hành vi không thích nghi để có hướng trị liệu. Chẳng hạn thân chủ phàn nàn mình không ngủ được, nhà trị liệu tâm lý cần đánh giá trước khi trị liệu: thời gian mất ngủ kéo dài bao lâu, ngủ mấy tiếng trong một đêm, ngày có ngủ không, sự kiện gì xảy ra trước khi mất ngủ, trạng thái tâm lý và tình trạng cơ thể hiện tại thế nào…Hoặc

Page 39: Giáo Trình Tâm Lý Học Trị Liệu (Word) - Trang Chủsaomaidata.org/library/800.GTTLHTriLieu.docx  · Web view... xem liệu pháp tâm lý là sự huy động tối ưu

thân chủ phàn nàn hay lo âu ám ảnh, nhà trị liệu tâm lý cần tìm hiểu: điều gì làm lo âu, lo âu khi nào, kéo dài bao lâu...

Sau đó, nhà trị liệu tâm lý xác lập mối quan hệ đồng cảm tin cậy, chia sẻ với người bệnh, lựa chọn các liệu pháp trị liệu thích hợp, dự kiến chương trình trị liệu gồm nội dung huấn luyện nào, xác định công việc cụ thể từng buổi trị liệu.

Bước 6: Đánh giá kết quả và kết thúc trị liệu tâm lý

Nhà trị liệu tâm lý cần đánh giá kết quả trị liệu khi kết thúc chương trình trị liệu. Chuẩn bị cho người bệnh và gia đình của họ kỹ năng cần thiết để tiếp tục duy trì trị liệu trong đời sống hàng ngày cũng như khả năng ứng phó với những biến thể của rối nhiễu trong tương lai.

Nhà trị liệu tâm lý cần viết báo cáo về kết quả trị liệu và kế hoạch theo dõi tiêp tục sau trị liệu.

Câu hỏi:

1. Phân tích quy trình một ca trị liệu hành vi và lấy ví dụ minh họa?2. Có nên dùng chiến lược trừng phạt để làm giảm hành vi không thích

nghi không? Tại sao?Đọc sách:

1. Nguyễn Công Khanh (2000), Tâm lý trị liệu, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội2. Nguyễn Thơ Sinh (2008), Các học thuyết tâm lý nhân cách, NXB Lao động.Tóm tắt nội dung bài học:

- Trị liệu hành vi dựa trên cơ sở lý thuyết hành vi cổ điển do J. Watson khởi xướng, chỉ coi trọng hành vi quan sát được bên ngoài, loại bỏ vai trò của các yếu tố trung gian (nhận thức, cảm xúc, động cơ của con người). E.Thorndike và B.F.SKinner xây dựng lý thuyết điều kiện hóa thao tác, liên quan đến sự tăng hoặc giảm hành vi nào đó bằng cách thay đổi một cách có hệ thống điều kiện tạo ra hành vi đó.

- Năm 1961, Anyllon và Azrin đã phát triển liệu pháp thưởng quy đổi (thưởng cho người bệnh điểm, phiếu điểm được quy đối ra phần thưởng vật chất hoặc tinh thần) để khuyến khích họ thực hiện hành vi nào đó mà ta mong muốn. Trong những năm 60-70, A. Bandura đã phát triển lý thuyết Tập nhiễm xã hội, bao hàm không chỉ các nguyên tắc điều kiện hóa thao tác mà còn cả nguyên tẳc học qua quan sát. Lý thuyết tập nhiễm xã hội của Bandura nhấn mạnh nhận thức có vai trò điều chỉnh (làm tăng lên hoặc giảm đi) một hành vi nào đó, điều này có ý nghĩa quan trọng trong việc trị liệu rối nhiễu tâm lý.

- A.Ellis nhấn mạnh vai trò của nhận thức và phát triển phương pháp Trị liệu cảm xúc hợp lý. A.T.Beck cũng đề cập đến vai trò của nhận thức và phát triển phương pháp Trị liệu nhận thức. D.Meichenbaum phát triến phương pháp Tự hướng dẫn và Huấn luyện phòng ngừa stress. Meichenbaum là người đầu tiên áp dụng liệu pháp nhận thức - hành vi điều trị các chứng tâm bệnh lý trẻ em. M.J.Mahoney đã xem sự Kỳ vọng (biến trung gian) và những biến thể của nó như là đối tượng chủ yếu và mục đích của trị liệu nhận thức - hành vi. Hoặc M.R.Goldffrie đã đề xuất phương pháp Luyện tập giải quyết vấn đề, trong đó nội dung của trị liệu là luyện tập các chiến lược giải quyết vấn đề.

Page 40: Giáo Trình Tâm Lý Học Trị Liệu (Word) - Trang Chủsaomaidata.org/library/800.GTTLHTriLieu.docx  · Web view... xem liệu pháp tâm lý là sự huy động tối ưu

- Những năm 80, trị liệu Nhận thức - hành vi phát triển mạnh mẽ và nổi lên như một hướng trị liệu ưu thế hơn hẳn các hướng trị liệu khác. Nó góp phần đáng kể cho công tác điều trị và ngăn cản các chứng bệnh tâm thần, chăm sóc sức khóe cộng đồng và xã hội.

- Mô hình của trị liệu hành vi (ABC) - Quy trình trị liệu hành vi gồm 7 bước:1. Tiếp xúc – phỏng vấn khai thác thông tin.2. Nhận diện bản chất rối nhiễu.3. Đánh giá toàn diện nhân cách4. Chọn lựa mục tiêu cần điều chỉnh.5. Xác định những điều kiện cần điều chỉnh.6. Trị liệu khởi đầu và xác định hướng ưu tiên cho trị liệu7. Đánh giá kết quả, kết thúc trị liệuTìm đọc:1. Võ Văn Bản (2002), Thực hành điều trị tâm lí, NXB Y học Hà Nội.2. Phan Trọng Ngọ (2003), Các lý thuyết phát triển tâm lý người, NXB ĐHSP Hà Nội. ,BÀI TẬP: Lập bảng so sánh trị liệu phân tâm và trị liệu hành vi.5. TRỊ LIỆU NHÂN VĂN – HIỆN SINHYêu cầu của bài:1. Biết quá trình hình thành và phát triển trường phái trị liệu nhân văn - hiện sinh2. Hiểu những đặc trưng cơ bản của trường phái trị liệu nhân văn - hiện sinh3. Vận dụng được các kỹ thuật trị liệu nhân văn - hiện sinh

5.1. LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN TRƯỜNG PHÁI TRỊ LIỆU NHÂN VĂN - HIỆN SINHTâm lý học nhân văn

Tâm lý học nhân văn phát triển từ những năm 50 của thế kỷ XX ở Mỹ và các nước Châu Âu. Thuật ngữ tâm lý học nhân văn xuất phát từ quan niệm cho rằng nhân cách là hệ thống hoàn chỉnh duy nhất. Tâm lý học nhân văn đề cao vai trò của hoài bão và khát vọng tự do cá nhân, năng lực sáng tạo, củng cố niềm tin vào bản thân và khả năng vươn tới “cái tôi” lý tưởng. Con người có thế lựa chọn số phận cho mình. Quan điểm lạc quan này xuất hiện vào thời kỳ “Thế giới và tình yêu” đang ảnh hưởng mạnh mẽ.Abraham Maslow

Sự xuất hiện và hình thành các nguyên tắc cơ bản của tâm lý học nhân văn sánh liền với tên tuổi của nhà tâm lý học Mỹ A.Maslow. Khái niệm trung tâm của xu hướng tâm lý này là nhân cách.

Theo Maslow, Tâm lý học là một ngành thuộc về con người, con người là một bộ phận rất đa dạng và phức tạp chứ không phải là mô hình máy tính. Ông

Page 41: Giáo Trình Tâm Lý Học Trị Liệu (Word) - Trang Chủsaomaidata.org/library/800.GTTLHTriLieu.docx  · Web view... xem liệu pháp tâm lý là sự huy động tối ưu

cho rằng, những phân tích dựa trên thống kê, dựa vào thí nghiệm, dựa vào thang điểm đạt được từ những trắc nghiệm không thể đầy đủ để đánh giá và phân tích con người. Vì vậy, cần phải tìm hiếu nhân cách con người thông qua hệ thống nhu cầu của họ. Maslow xây dựng học thuyết nổi tiếng về nhu cầu của con người với 5 cấp bậc, còn gọi là hệ thống thứ bậc các nhu cầu, gồm 5 nấc thang:

1) Tầng nhu cầu sinh lý (nhu cầu sống còn, nhu cầu tính dục sinh sản)2) Tầng nhu cầu an toàn (nhu cầu được sống an toàn ổn định và được bảo vệ)3) Tầng nhu cầu tình cảm và được chấp nhận (nhu cầu về bạn bè, gia đình, được quan tâm, được chia sẻ)4) Tầng nhu cầu được tôn trọng (hai nấc thang)- Nhu cầu được người khác tôn trọng với các giá trị tinh thần như danh dự,

địa vị, được đánh giá cao- Nhu cầu tự trọng như lòng tự hào, tự tin, có khả năng độc lập và lòng tự

trọngNếu không có tầng nhu cầu này, cá nhân sẽ rơi vào trạng thái không có

lòng tự trọng, họ vướng vào mạc cảm khiếm khuyết5) Tầng nhu cầu được nhận ra chính chân giá trị của mình (được giác ngộ) là những nhu cầu liên hệ đến cảm xúc khát khao liên tục vươn đến tiềm năng, trở thành trọn vẹn trong ý nghĩa làm người của mình. Đây là nhu cầu thúc đấy con người trở thành toàn diện, sung mãn nhất.Tuy nhiên, theo Maslow, con người chỉ có thể đạt được nấc thang nhu cầu

cao nhất khi những nhu cầu ở các nấc thang thấp hơn đã được đáp ứng thỏa mãn. Vì vậy, số người đạt được nấc thang nhu cầu cao nhất rất ít, theo Maslow khoảng 2% dân số mà thôi.

Theo mô hình phát triển, con người phải trải qua từng cấp độ nhu cầu tương tự như quá trình chúng ta trải qua những giai đoạn phát triển. Khi còn là trẻ sơ sinh chúng ta cần đến nhu cầu sinh lý qua sự chăm sóc của cha mẹ, sau đó các em bé cần nhu cầu an toàn. Lớn lên hơn nữa, ta cần nhu cầu được tôn trọng và tự trọng. Những nhu cầu này có thể phát triến trước khi trẻ biết nói. Dưới những điều kiện đầy áp lực, hoặc khi những nhu cầu sinh tồn bị đe dọa. chúng ta có thể có xu hướng quay ngược trớ lại quá khứ với nấc thang nhu cầu thấp hơn. Hoặc khi bị thất nghiệp hoặc bị sa thải khỏi công việc, ta sẽ quay trở lại với trạng thái khiẽm tốn hơn trước đó. Khi mất tất cả những địa vị cao sang và rơi vào sa cơ thất thế, chúng ta thường nghĩ đến bảo đảm kinh tế trước mắt.

Maslow đề nghị rằng, khi hỏi một cá nhân mô tả về mô hình cuộc sống lý tưởng trong tương lai, ta sẽ có cái nhìn tương đối chính xác về những nhu cầu nào cá nhân đang thiếu. Vì trong tâm thức chung, chúng ta thường nói về những điều chúng ta chưa có. Nếu một cá nhân có những vấn đề khó xử hoặc không có những phát triển thuận lợi, nhất là trong lúc thật cô đơn, bị hắt hủi, bị lạm dụng và ngược đãi, đói khát, lo lắng, sợ hãi, cha mẹ ly dị, mất người thân thì cá nhân có thể bị kẹt (khựng lại) trong nhu cầu đó trong suốt cả phần cuộc đời còn lại của mình.

Page 42: Giáo Trình Tâm Lý Học Trị Liệu (Word) - Trang Chủsaomaidata.org/library/800.GTTLHTriLieu.docx  · Web view... xem liệu pháp tâm lý là sự huy động tối ưu

Carl RogersCarl Rogers, một nhà tâm lý người Mỹ theo trường phái nhân văn - hiện

sinh. Ông cho rằng, con người xét về cơ bản là tốt và lành mạnh, hoặc ít nhất họ không phải là người xấu và bệnh hoạn, người khỏe mạnh tâm lý là người có thể đáp ứng cả nhu cầu tôn trọng tích cực từ người khác và nhu cầu tự thể hiện đầy đủ tiềm năng của mình. Theo Rogers, “bệnh tâm thần” bắt nguồn từ nỗ lực của bệnh nhân đối phó với việc không được ngươi khác tôn trọng tích cực. Điều này khiến nhu cầu tự thể hiện tiềm năng của họ không được thực hiện, về lâu dài, tạo ra sự rạn nứt giữa “cái tôi” nội tâm thực sự và sự thừa nhận của xã hội. Chính sự lo âu do rạn nứt này gây ra bệnh tâm thần, đặc biệt bệnh tâm thần xuất hiện khi giữa “cái tôi’’ bên trong và sự thừa nhận của xã hội bị chia rẽ tới mức không còn điểm nào tiếp xúc nữa. Rogers cho rằng, nếu mỗi người nhận được sự tôn trọng tích cực từ người khác thì họ có thế tìm ra cách giải qụyết những “rối loạn đời sống’’ của mình, như một phần động cơ hướng về nhu cầu tự thể hiện đầy đủ tiềm năng của mình. Vì vậy, vai trò của nhà trị liệu là cung cấp mối quan hệ tôn trọng tích cực không điều kiện gỉúp cá nhân thoải mái tìm hiểu tùy chọn đời sống của riêng mình và thỏa mãn nhu cầu tự thể hiện đầy đủ tiềm năng của mình. Theo Rogers, con người có thế tự giúp mình một cách hoàn hảo, khi họ có được sự tôn trọng tích cực, họ là người hiếu được điều gì quan trọng với mình và nhà trị liệu giúp họ tìm ra lời đáp của riêng mình. Rogers mô tả cách trị liệu này là trị liệu tập trung vào khách hàng. Ông dùng từ “khách hàng” chứ không phải từ “bệnh nhân”, vì ông muốn phủ nhận tính lệ thuộc và thụ động vốn có của bệnh nhân vào nhà trị liệu. Công việc của nhà trị liệu không phải “chữa trị” cho bệnh nhận mà tạo ra mối quan hệ thân tình giúp người bệnh có cảm giác được tôn trọng tích cực.

Toàn bộ học thuyết của Rogers xây dựng trên khái niệm động lực thúc đẩy cuộc sống mà ông gọi là xu hướng nhận ra mình. Đây là một chức năng động cơ thúc đẩy được cài đặt bẩm sinh trong mỗi cá nhân, khích lệ khả năng tiềm ẩn của con người phát triển ở mức độ cao nhất. Ông cho rằng, những giá trị như tình thương, cảm xúc cá nhân, sự quan tâm, sự nuôi dưỡng con cái, chăm sóc lẫn nhau là những giá trị mà trẻ em rất cần đế phát triển, nếu thiếu những giá trị ấy, trẻ không thể phát huy những thế mạnh để trở thành chủ thể có khả năng sử dụng những năng lực tiềm tàng của mình.Tâm lý học hiện sinh

Một trường phái tâm lý học nghiên cứu nghiên cứu chủ yếu về bản chất hiện hữu của con người. Martin Heidegger đã phát triển tâm lý học hiện sinh. Các nhà tâm lý học hiện sinh cho rằng, chúng ta không thể gạt bỏ yếu tố chủ quan khi đánh giá bản chất của một sự kiện, đặc tính chủ quan vốn là đặc tính không bao giờ hoàn toàn tách khỏi đặc tính khách quan (trong tâm lý thực nghiệm, chúng ta có xu hướng gạt bỏ tất cả những yếu tố chủ quan của mình và nhìn bản chất của sự kiện một cách khách quan nhất).

Điểm tích cực của tâm lý học hiện sinh là sự tập trung liên tục vào thế giới mà cá nhân đang sống và nhắm đến kinh nghiệm mà mỗi cá nhân đã sống qua. Thuyết hiện sinh lần đầu tiên diễn tả cuộc sống như một thế giới cần được sống và trải nghiệm.

Theo các nhà hiện sinh, mỗi cá nhân cần tự lựa chọn cách sống của mình và sống thật với lòng mình, tự nhận ra chính bản thân mình và quan tâm đến hoàn cảnh sống của mình. Sức khỏe tâm thần của con người đến từ khả năng và niềm tin nơi ta sẽ sống tốt đẹp nhất. Những ai không sống thật với chính mình là sống hờ, nghĩa là sống nhưng không trở thành một cái gì đó cao lớn hơn chính họ.

Page 43: Giáo Trình Tâm Lý Học Trị Liệu (Word) - Trang Chủsaomaidata.org/library/800.GTTLHTriLieu.docx  · Web view... xem liệu pháp tâm lý là sự huy động tối ưu

Học đánh đổi sự mở rộng của bản thân lấy sự co cụm, đánh đổi sự năng động của cuộc đời để rơi vào trạng thái bị động Một lối sống né tránh không thật với chính mình là bệnh thần kinh, họ lo lắng và quá tải với sự lựa chọn của mình, họ có thể tê cóng, hoảng hốt, mặc cảm và thường xuyên có xu hướng bị lôi cuốn bởi những đối tượng gây sợ và nỗi ám ảnh không kiềm chế được.

Câu hỏi:

1. Theo A.Maslow, việc thỏa mãn/không thỏa mãn nhu cầu có ảnh hưởng đến tâm lý của con người. Bạn hãy giải thích mệnh đề trên?2. Theo C.Rogers, người khỏe mạnh tâm lý là người có thể đáp ứng cả nhu cầu tôn trọng tích cực từ người khác và nhu cầu tự thể hiện đầy đủ tiềm năng của mình. Bạn hãy giải thích mệnh đề trên?3. Các nhà tâm lý học hiện sinh cho rằng: Sức khỏe tâm thần của con người do khả năng và niềm tin rằng ta sẽ sống tổt đẹp nhất. Bạn có đồng ý với nhận định trên không? Tại sao?

5.2. ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA TRỊ LIỆU NHÂN VĂN -HIỆN SINHCon người tổng thể

Hạt nhân cơ bản của trị liệu nhân văn – hiện sinh là khái niệm con người tổng thể: Mỗi cá nhân tồn tại với tư cách con ngựời tổng thể tham gia vào quá trình phát triển, biến đổi liên tục và trở thành chính nó. Con người luôn lựa chọn những giá trị riêng và thực hiện chúng thông qua quyết định của bản thân. Cùng với sự lựa chọn, con người còn có gánh nặng của trách nhiệm. Khi người ta không nhận thức đầy đủ về mục tiêu, cách thức và hậu quả của hành động thì dễ cảm thấy lo âu, thất vọng.Giá trị của thân chủ

Truyền thống nhân văn - hiện sinh nhấn mạnh giá trị của người bệnh, giúp họ hướng tới sự hoàn thiện bản thân, trưởng thành tâm lý, phát triển các mối quan hệ có ý nghĩa vá nâng cao tính tự do lựa chọn. Giúp người bệnh đánh giá lại những kinh nghiệm và nhận ra sự phong phú về khả năng của mình, nuôi dưỡng lòng tự tin, tính độc lập và cách thức để thực hiện đầy đủ những tiềm năng của mình. Cơ chế tự vệ

Cơ chế tự vệ bao gồm: Từ chối hiện thực và thay đổi cách nhìn.- Từ chối hiện thực là ngăn chặn tất cả những tác nhân và những tình

huống gây sợ. Ví dụ một người mắc nợ, gần đến ngày trả nợ do không có khả năng trả nợ nên anh ta bỏ mặc, lảng tránh sự thật, cứ ù lì và cố quên món nợ phải trả (giống cơ chế dồn nén của phân tâm).

- Thay đổi cách nhìn là quá trình tự thuyết phục mình để tình trạng khó chịu giảm bớt ảnh hưởng tiêu cực (giống phân tích lý giải của phân tâm). Trong ví dụ trên, người mắc nợ có thể hy vọng chủ nợ quên đến đòi tiền, hoặc họ động lòng thương và xóa nợ cho, hoặc chủ nợ chết, người mắc nợ trúng số... vì thế làm giảm bớt cường độ sức ép của nó.

Trường phái nhân văn - hiện sinh giải thích về bệnh tâm thần như sau: Khi cá nhân hoàn toàn bất lực và khả năng tự vệ đã trở nên quá tải với họ, cảm giác về bản thân đổ vỡ, hành vi thiếu nhất quán và xa lạ, ứng xử khác thường, không phân biệt khái niệm thuộc về bản thân và khái niệm không thuộc bản thân, cuối cùng họ trở nên mất cân bằng.

Page 44: Giáo Trình Tâm Lý Học Trị Liệu (Word) - Trang Chủsaomaidata.org/library/800.GTTLHTriLieu.docx  · Web view... xem liệu pháp tâm lý là sự huy động tối ưu

Trường phái nhân văn - hiện sinh cho rằng khi con người tìm kiếm trị liệu vì họ có cám giác bất an, lo lắng, không hài lòng, nóng giạn vô cớ hoặc luôn thất bại trong công việc, không hoàn thành được trách nhiệm. Nguyên nhân là do người bệnh thiếu vắng những mối quan hệ tình người, thiếu lý tưởng và mục tiêu để phấn đấu.

Câu hỏi:

1. Phân tích những đặc trưng cơ bản của trường phái trị liệu nhân văn - hiện sinh?

5.3. KỸ THUẬT TRỊ LIỆU NHÂN VĂN - HIỆN SINHLiệu pháp “tự cứu mình”

Rollo May, một trong những nhà trị liệu tâm lý nhân văn - hiện sinh ,đã phát triển kỹ thuật trị liệu “Tự cứu mình’’ để ứng phó với những vấn đề nan giải của cuộc sống: Cảm giác trống rỗng, chán ghét xã hội bằng cách nhấn mạnh vào giá trị của con người như tình yêu, sự sáng tạo, ý chí tự do. 

Trong liệu pháp tập trung vào thân chủ (thần chủ trọng tâm), C.Rogers tin rằng thân chủ là người duy nhất có thể nói về vấn đề của mình và tìm ra cách xử lý vấn đề ấy, sau đó họ quyết định đi đến kết luận của quá trình trị liệu. Rogers nhấn mạnh đến giá trị nhân văn và sự trải nghiệm có ý thức của từng cá nhân. Ông giả thuyết rằng mỗi người đều có những tiềm năng cho sự lớn lên, cho hảnh vi có hiệu quả và có khuynh hướng hiện thực hóa những tiềm năng của mình. Sở dĩ cá nhân nào đó phát triển những hành vi kém thích nghi là do sự tập nhiễm những mẫu ứng xử sai lệch.

- Mục tiêu chủ yếu của liệu pháp tập trung vào thân chủ là khuyến khích thân chủ tự thực hiện những tiềm năng của mình. Trong trị liệu, trạng thái tự do và tinh thần trách nhiệm của thân chủ với cuộc đời là điều mà nhà trị liệu tâm lý cần nhắm đến.

- Nhiệm vụ của nhà trị liệu tâm lý là hiện diện bên cạnh thân chủ, tạo môi trường thuận lợi để thân chủ học cách hành động thực hiện những tiềm năng của mình, giúp họ dỡ bỏ "rào cản tâm lý” đang chế ngự sự bày tỏ khuynh hướng tích cực vốn có.

- Thái độ của nhà trị liệu tâm lý đối với thân chủ: Đồng cảm và cố gắng trải nghiệm những cảm xúc của họ, quan tâm, chấp nhận không đánh giá phê phán. Tôn trọng thân chủ như một cá nhân có giá trị, có năng lực. Thân chủ không phải là người bệnh, họ được hiểu và được chấp nhận, họ là một chủ thể có những tình cảm và những vướng mắc, những trải nghiệm bất thường của mỉnh.

- Kỹ năng trị liệu củạ Rogers là phản ảnh. Đấy là kỹ thuật đối thoại cảm xúc cùa riêng mình như một tấm gương. Ví dụ thân chủ nói: Tôi muốn đấm ông sếp của tôi quá, nhà trị liệu tâm lý sẽ phản ánh lại: Bạn có vẻ rất giận ông ta. Bằng cách này, thân chủ cảm thấy họ thực sự được lắng nghe, được quan tâm và được thông cảm.

Rogers cũng đưa ra quá trình phản hồi ý kiến. Khi bực bội thân chủ thường không nói chuyện với ai, tuy nhiên nói chuyện chính là những kênh van xả hữu hiệu. Ví dụ một người phụ nữ nói: Tôi ghét bọn đàn ông. Nhà trị liệu tâm lý sẽ phản ảnh: Chị ghét tất cả bọn đàn ông à? Có thể người phụ nữ sẽ chép miệng: Không hẳn là ghét mà tôi cảm thấy khó chịu. Nhà trị liệu tâm lý sẽ phản ảnh tiếp: Hình như chị đang bực bội về một người nào đó. Chị ta có thể nói: Chuyện là thế này, ông ta tán tỉnh tôi không được, quay ra nỏi xấu tôi. Như vậy, từ một bức xúc

Page 45: Giáo Trình Tâm Lý Học Trị Liệu (Word) - Trang Chủsaomaidata.org/library/800.GTTLHTriLieu.docx  · Web view... xem liệu pháp tâm lý là sự huy động tối ưu

chưa định hình (tôi ghét bọn đàn ông) rất chung chung, cuối cùng đã có một cái nhìn tương đối rõ hơn về vấn đề: Người phụ nữ đang bị người khác nói xấu.

Khi sử dụng kỹ thuật phản ảnh, nhà trị liệu tâm lý cần khéo léo và hội đủ 3 yếu tố sau:

1) Chân thành: chân tình, thật tâm với thân chủ.2) Đồng cảm: hiểu vấn đề qua lăng kính của thân chủ.3) Tôn trọng: tôn trọng, nhắm đến điều tích cực một cách vô điều kiện đối

với thân chủ, không áp đặt (không định hướng) khả năng tương tác với khách hàng cũng như suy nghĩ và định kiến của mình.Liệu pháp Gestal

Trị liệu Gestal (trị liệu tổng thể) do các nhà tâm lý học Đức khởi xướng. Các nhà tâm lý học Gestal nhấn mạnh đến sự thống nhất giữa yếu tố cơ thể (sinh lý) và yếu tố tâm lý tạo ra con người với tư cách là một chỉnh thể.

Liệu pháp Gestal là một quy trình trị liệu sử dụng các khái niệm của trường phái Gestal trong việc tri giác quá trình sống và thử cố gắng của con người để điều chỉnh (cho phù hợp) với các vấn đề. Liệu pháp này nhấn mạnh đến “ở đây và ngay bây giờ” và người được điều trị phải nhận thức được vấn đề “làm gì” và “làm như thế nào” hơn là “tại sao”.

- Mục tiêu của trị liệu Gestal là tự biết mình bằng cách tự bày tỏ tình cảm khó xử của mình trong tình huống nhóm, chuyển những mối bận tâm trong quá khứ vào mối quan hệ mới như sự phát triển liên tục của cá nhân.

- Fritz Peris đại diện tiêu biểu của Gestal đã đưa ra kỹ thuật trị liệu đặc biệt, trong đó những bệnh nhân tham gia tâm kịch. Tức là những người bệnh đóng các vai, trong đó bộc lộ những xung đột và tình cảm mạnh mẽ của mình, đồng thời tái tạo lại những giấc mơ của họ.

Trong thực hành trị liệu, các nhà Gestal mượn phương pháp nội quan (tự quan sát nội tâm) của thiền để hướng dẫn người bệnh cách tập trung vào việc trải nghiệm thực tại, giúp họ hiểu biết những cảm xúc, tình cảm, thái độ, hành động của mình xuất hiện và trào dâng như thế nào, giúp họ hiểu rằng quá trình chấp nhận bản thân là quá trình tự thay đổi mình. Việc không hài lòng bản thân chính là sự xung đột làm cho mình đau khổ, bất hạnh.Liệu pháp “chiếc ghế trống”

Kỹ thuật đóng vai tưởng tượng với “chiếc ghế trống”. Bài tập bắt đầu bằng cách đặt chiếc ghế trống trước mặt và yêu cầu thân chủ tưởng tượng một người rất quan trọng đối với mình đang ngồi trước mặt mìnn trong chiếc ghế trống. Thân chủ có thể giãi bày tất cả với người đó, hãy nói to những điều muốn nói, hãy bộc lộ những tình cảm, ý nghĩ mà trước đây vì lý do gì ta chưa dám nói. Sau đó, hay tưởng tượng sự đáp lại của người đó, lắng nghe trong tưởng tượng và trả lời một cách thẳng thắn, mạnh dạn. Bài tập này giúp thân chủ ngạc nhiên với chính lời nói và tình cảm của mình, làm sáng tỏ những trải nghiệm cá nhân tạo thành cuộc đời mình.

Là một hình thức trị liệu trong bổi cảnh nhóm, trong đó thân chủ nhập các vai trong xã hội để thấy mình không đơn độc nhằm tạo tình cảm gắn bó, ủng hộ, chấp nhận (nhiều cá nhân có rối nhiễu hành vi, họ bị cô lập khỏi sự chia sẻ, giúp đỡ của gia đình và bạn bè), tạo cơ hội để người khác hiểu, quan sát, bắt chước và được cổ vũ về mặt xã hội, cơ hội được trải nghiệm những vấn đề chung cho mọi

Page 46: Giáo Trình Tâm Lý Học Trị Liệu (Word) - Trang Chủsaomaidata.org/library/800.GTTLHTriLieu.docx  · Web view... xem liệu pháp tâm lý là sự huy động tối ưu

người. Trong bối cảnh nhóm, thân chủ sống lại những quan hệ và những cảm xúc tiêu cực, nhận diện và điều chỉnh lại nó.

Câu hỏi:

1. Phân tích các kỹ thuật cơ bản của trường phái trị liệu nhân văn - hiện sinh?2. Đưa ra tình huống trị liệu để thực hành các kỹ thuật trị liệu nhân văn?Đọc sách:

1. Nguyễn Công Khanh (2000), Tâm lý trị liệu; NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.2. Nick Hayes (2005), Nền tảng tâm lý học, NXB Lao động.Tóm tắt nội dung bài học:

- Tâm lý học Nhân văn đề cao vai trò của hoài bão và khát vọng tự do cá nhân, năng lực sáng tạo, củng cố niềm tin vào bản thân và khả năng vươn tới cái tôi lý tưởng. Hạt nhân cơ bản của trị liệu nhân văn - hiện sinh là khái niệm con người tổng thể: Mỗi cá nhân tồn tại với tư cách con người tổng thể tham gia vào quá trình phát triển, biến đổi liên tục và trở thành chính nó. Cùng với sự lựa chọn con người còn có gánh nặng của trách nhiệm. Khi người ta không nhận thức đầy đủ về mục tiêu, cách thức và hậu quả của hành động thì dễ cảm thấy lo âu, thất vọng.

- A.Maslowcho rằng, cần phải tìm hiểu nhân cách con người thông qua hệ thống nhu cầu của họ, ông xây dựng hệ thống thứ bậc các nhu cầu gồm 5 nấc thang:

Tự khắng định: Tôi muốn được làm việc mình thíchNhu cầu tự trọng: Tôi muốn lả người có ích và được tôn trọngNhu cầu xã hội: Tôi muốn yêu và được yêu, được tham gia cộng đồngNhu cầu an toàn: Tôi muốn cảm giác an toàn và ổn địnhNhu cầu sinh học: Tôi muốn được sống, hít thở, ăn, uống, ngủ- Carl Rogers cho rằng, con người xét về cơ bản là tốt và lành mạnh, hoặc

ít nhất họ không phải là người xấu và bệnh hoạn, người khỏe mạnh tâm lý là người có thể đáp ứng cả nhu cầu tôn trọng tích cực từ người khác và nhu cầu tự thế hiện đầy đủ tiềm năng của mình. Theo Rogers, “bệnh tâm thần” bắt nguồn từ nỗ lực của bệnh nhân đối phó với việc không được người khác tôn trọng tích cực. Toàn bộ học thuyết của Rogers xây dựng trên khái niệm động lực thúc đẩy cuộc sống mà ông goi là xu hướng nhận ra mình. Đây là một chức năng động cơ thúc đẩy được cài đặt bẩm sinh trong mỗi cá nhân, khích lệ khả năng tiềm ẩn của con người phát triển ở mức độ cao nhất.

- Những kỹ thuật cơ bản của trị liệu nhân văn - hiện sinh: Liệu pháp Tự cứu mình (Roll May), liệu pháp tập trung vào thân chủ (Carl Rogers), liệu pháp Gestal, liệu pháp “chiếc ghế trổng”.

Tìm đọc:

1. Nguyễn Văn Siêm (2007), Tâm bệnh học trẻ em và thanh thiếu niên, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

Page 47: Giáo Trình Tâm Lý Học Trị Liệu (Word) - Trang Chủsaomaidata.org/library/800.GTTLHTriLieu.docx  · Web view... xem liệu pháp tâm lý là sự huy động tối ưu

2. Đặng Phương Kiệt (2001), Cơ sở tâm lí học ứng dụng. NXB Đại học quốc gia Hà Nội

CHƯƠNG 3NHỮNG LIỆU PHÁP TÂM LÝ CƠ BẢN

6. LIỆU PHÁP THƯ GIÃNYêu cầu của bài:1. Hiểu liệu pháp thư giãn trong trị liệu tâm lý.2. Phân tích và vận dụng một số kỹ thuật thư giãn cơ bản trong trị liệu tâm lý.

6.1. KHÁI NIỆM THƯ GIÃN TRONG TRỊ LIỆU TÂM LÝTrong hơn 100 năm phát triển, ngành tâm lý học lâm sàng đã có nhiều liệu

pháp chữa trị các chứng bệnh tâm lý khác nhau. Tuy nhiên, sử dụng liệu pháp nào thích hợp cho từng loại rối loạn tâm lý trên từng ca lâm sàng cụ thể lại tùy thuộc vào kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm lâm sàng của nhà trị liệu tâm lý, tùy thuộc vào kiểu và bản chất rối loạn, cũng như hoàn cảnh và sự đồng ý của thân chủ.

Trong bài này, chúng tôi giới thiệu liệu pháp thư giãn trong trị liệu tâm lý.Khái niệm thư giãn

Thư giãn được xem là một trong những phương pháp thường dùng và có hiệu quả trong việc điều trị các chứng bệnh tâm lý.

Thư giãn là quả trình làm mềm cơ bắp, giúp cho thần kinh, tâm trí được thư thái, qua đó làm giảm cảm xúc tiêu cực hoặc chứng bệnh tâm thần (căng thẳng thần kinh, lo âu, ám sợ, trầm cảm...) do các nhân tố stress gây ra.

Thư giãn làm giảm chuyển hóa cơ bản, tiết kiệm năng lượng, máu về tim dễ hơn và nhiều hơn. Thư giãn giúp tập trung tư tưởng, ức chế vỏ não, ngắt bỏ những kích thích bên ngoài giúp tinh thần hết căng thẳng, làm chủ được giác quan và cảm giác dập tắt các phản xạ có điều kiện có hại cho cơ thể.

Thực hành thư giãn xuất hiện cách nay hàng nghìn năm và khá phổ biến ở các nước Phương Đông, nó gắn liền với phép luyện khí công, thiền, yoga. Tuy nhiên, sử dụng liệu pháp thư giãn trong trị liệu tâm lý thường được thực hành trong hai kỹ thuật cơ bản: Kỹ thuật thư giãn động - căng trùng cơ và kỹ thuật thư giãn tĩnh - dựa vào tưởng tượng.6.2. KỸ THUẬT THƯ GIÃN TRONG TRỊ LIỆU TÂM LÝKỹ thuật thư giãn động – căn trùng cơ

Các kỹ thuật thư giãn chủ yếu được phát triển từ hai phương pháp sau:- Thư giãn động - căng trùng cơ (Progressive muscle relaxation) do

Edmund Jacoson, bác sĩ tâm thần người Mỹ đề xướng.- Thư giãn tĩnh - dựa vào tưởng tượng (Autogenies: imagery based

relaxation) do Johannes Schultz, bác sĩ tâm thần người Đức đề xướng.Kỹ thuật thư giãn động - căng trùng cơ dựa trên giả thuyết cho rằng căng

và giãn mềm cơ có liên quan đến các pha hưng phấn và ức chế hệ thần kinh giao

Page 48: Giáo Trình Tâm Lý Học Trị Liệu (Word) - Trang Chủsaomaidata.org/library/800.GTTLHTriLieu.docx  · Web view... xem liệu pháp tâm lý là sự huy động tối ưu

càm và đối giao cảm. Hoạt động của quá trình giao cảm và đối giao cảm đối lập nhau, về mặt ca chế, hai hệ thống này có khả năng hạn chế lẫn nhau. Khi một hệ thống tăng cường hoạt động thì lập tức hệ thống kia giảm hoạt động. Cả hai hệ thống này không thể hoạt động tối đa cùng một thời điểm. Do vậy, một cá nhân không thể vừa căng vừa thả lỏng một nhóm cơ nào đó tại một thời điểm.

- Khi cơ thể ở trạng thái bị kích động, bị đe dọa, sợ hãi, giận dữ hoặc phấn khích, thì hệ thần kinh giao cảm tự tăng cường khả năng hoạt động, đưa cơ thể vào trạng thái “báo động” sẵn sàng đáp ứng. Lúc này, máu từ trung tâm được huy động để cung cấp năng lượng cho các nhóm cơ, nhịp tim tăng, huyết áp tăng, nhịp thở tăng, mồ hôi đổ ra nhiều hơn (báo động stress đang có mặt). Thường thì một nhóm cơ (hoặc nhiều nhóm) sẽ tăng trương lực. Sự căng cứng cơ sẽ xảy ra ở các nhóm cơ khác nhau (căng ở lưng, ở cổ hoặc ở trán), sự căng từ nhẹ đến nặng phụ thuộc vào mối tương tác giữa nhân tố gây stress, kiểu stress và mức độ nghiêm trọng của tác nhân gây stress.

- Khi cơ thể ở trạng thái yên lặng, tĩnh tâm, tâm trạng hài lòng hoặc ngủ, thì hệ thần kinh đối giao cảm được kiểm soát. Nhịp tim giảm, huyết áp giảm xuống mức bình thường, nhịp thở chậm lại và dễ hơn, máu trở về khu trung tâm của cơ thể để lấy dinh dưỡng, trao đổi năng lượng, trương lực cơ giảm đáng kế hoặc được thả lỏng. Đây là quá trình xây dựng và khôi phục.

Trong những nghiên cứu về lý thuyết hệ thần kinh chủ định (có thế kiểm soát được hệ thần kinh tự chủ), nhiều công trình đã khẳng định rằng những đáp ứng của cơ thể (thuộc sự kiểm soát của hệ thần kinh không tự chủ) có thể được kiểm soát, điều khiển một cách có chủ định). Thực tế, nhiều nhà thực hành thiền, yoga có thế hạ nhịp tim, huyết áp, nhiệt độ cơ thể, có thế thay đổi sóng nào. Điều đó cho thấy, họ có thể kiểm soát trực tiếp hoạt động của hệ thần kinh tự chủ.

Trong nghiên cứu của mình, Jacobson đã thành công khi đặt hai pha căng - chùng cơ vào một chương trình huấn luyện thư giãn. Theo Jacobson, thư giãn là một phương pháp hành vi có chu tâm nhằm kiểm soát và thay đổi mối quan hệ giữa hai pha hưng phấn và ức chế của hệ thần kinh tự chủ.Ba quá trình nhận thức thư giãn

Năm 1988, Smith khẳng định có ba quá trình nhận thức liên quan đến luyện tập thư giãn:

1) Tập trung: Năng lực duy trì chú ý vào một kích thích nhất định trong một khoảng thời gian. 

2) Thụ động: Năng lực dừng các hoạt động có mục đích, dừng thói quen phân tích để đưa cơ thể vào trạng thái tĩnh lặng trong một khoảng thời gian nhất định.

3) Thụ cảm: Năng lực chấp nhận và chịu đựng những trải nghiệm gây khỏ chịu.

Viêc học kỹ thuật thư giãn đòi hỏi phải có những điều kiện nhất định. Trước hết phải thay đổi cấu trúc nhận thức bằng nhiều cách. Ví dụ nhận thức cho rằng: cần phải trở thành một người có giá trị, có ích cho xã hội. Cách nghĩ này hối thúc thân chủ phải liên tục hoạt động, kiếm tiền, tham gia vào các hoạt động xã hội. Không hoạt động coi như là không đắc dụng, thậm chí bị coi là lười biếng. Những ai theo cách nhận thức này đã tự thổi phồng giá trị của những hoạt động trực tiếp dẫn đến việc mục đích mà đánh giá thấp hoặc phớt lờ những hoạt động gián tiếp

Page 49: Giáo Trình Tâm Lý Học Trị Liệu (Word) - Trang Chủsaomaidata.org/library/800.GTTLHTriLieu.docx  · Web view... xem liệu pháp tâm lý là sự huy động tối ưu

như tĩnh tâm để khôi phục năng lượng, hồi phục chức năng hoạt động của hệ thần kinh, khai triển trí sáng tạo.

Thực hành thư giãn thường xuyên giúp con người kiểm soát các trạng thái cảm xúc, đương đầu với các rối nhiễu tâm lý. Một người thực hành thư giãn thường xuyên có thể biết và phân biệt được sự khác nhau giữa trạng thái thư giãn và trạng thái căng thẳng cả ở góc độ nhận thức lẫn góc độ cảm nhận, điều chỉnh nhận thức sai lệch, niềm tin về bản thân và các giá trị được nâng lên.Một số lưu ý khi tập kỹ thuật thư giãn hai pha căng chùng cơ

* Nơi tập: Thông thoáng, tách biệt khỏi các kích thích gây mất tập trung chú ý. Không bật ti vi, đài, không để điện thoại nơi tập (có thể mở nhạc nhẹ lúc tập).

* Tâm trạng thích hợp cho tập luyện:

- Duy trì sự chú ý thụ động: Học thư giãn đòi hỏi phải cân bằng giữa chú ý và im lặng. Chú ý thụ động để nhận biết khi nào sự căng thẳng đang có mặt. Sự căng cơ là hệ thống “đèn đỏ” của cơ thể, báo động cho ta biết stress đang có mặt.

- Không cố gắng làm cho thư giãn nhanh xảy ra (dùng ý chí chế ngự, ép buộc), thư giãn đến từ từ bằng sự yên lặng, tĩnh tâm. 

- Không vội vã luyện tập thư giãn đòi hỏi sự thư thả, thảnh thơi, giống như nằm trên bãi biển nghe sóng vỗ... chứ không phải là sự thao tác công việc, làm nhanh đế còn nghỉ ngơi.

- Tự nhận biết, tự quan sát nội tâm giúp ta nhạy cảm với những dấu hiệu căng thẳng.

- Không lo lắng sợ hãi khi bắt gặp cảm giác lạ (lo lắng, ảo giác, mất kiểm soát), những cảm giác này sẽ mau chóng mất đi, hoặc thân chủ chủ động rùng mình” hay bấm vào đầu ngón chân cái.

- Kiên trì tập 2-3 lần/ngày, mồi lần 30-40 phút.Quá trình thư giãn

* Quá trình thư giãn gồm 5 giai đoạn sau:

Giai đoạn 1: Thư giãn lần lượt 16 nhóm cơ:1) Cánh tay phải2) Cánh tay trái3) Bàn tay phái4) Bàn tay trái5) Cơ vai: vai phải, vai trái6) Cơ cổ7) Cơ trán, mắt, da đầu8) Nhóm cơ miệng, răng, lưỡi9) Nhóm cơ vùng ngực10) Nhóm cơ vùng dạ dày, bụng

Page 50: Giáo Trình Tâm Lý Học Trị Liệu (Word) - Trang Chủsaomaidata.org/library/800.GTTLHTriLieu.docx  · Web view... xem liệu pháp tâm lý là sự huy động tối ưu

11) Nhóm cơ lưng12) Nhóm cơ mông13) Đùi phải14) Đùi trái15) Chân và cổ chân phải16) Chân và cố chân trái

Có thể tập thư giãn 16 nhóm cơ theo trình tự trên, cũng có thế chọn một nhóm cơ bất kỳ làm trước. Thời gian khoảng 30 giây, 10 giây căng cơ và 20 giây chùng cơ. Lặp lại 3 lần với mỗi nhóm cơ. Mỗi buổi tập kéo dài 30-60 phút. Người tập tự theo dõi, quan sát những thay đổi của cơ thể trong khi tập và khi không tập, ghi vào cuốn sổ nhỏ những thay đổi: khi nào căng cơ, kéo dài bao lâu, tình huống gây stress, những người có liên quan.

Giai đoạn 2: Thư giãn 8 nhóm cơ (sau 2 tuần tập luyện)1) Hai cánh tay2) Hai bàn tay 3) Vai, cổ4) Trán, vùng đầu5) Ngực, dạ dày, bụng6) Lưng, mông7) Đùi8) Chân

Giai đoạn 3: Giảm mức độ căng cơ có chủ ý xuống còn 75% mức ban đầuGiai đoạn 4: Giảm từ 8 nhóm cơ xuống còn 4 nhóm cơ (sau 1- 2 tuần tập

luyện)1) Cánh tay, bàn tay2) Ngực, dạ dày, lưng, mông3) Vai, cổ, đầu4) Đùi, chân

Giai đoạn 5: Giảm mức độ căng cơ có chủ ý xuống còn 50% mức ban đầuGiai đoạn 6: Giảm mức độ căng cơ có chủ ý xuống còn 25% mức ban đầu* Học cách phân biệt mức độ căng - chùng cơ: Khi đã biết sự khác nhau

giữa hai pha căng - chùng cơ, người tập được yêu cầu giảm dần mức độ căng cơ, vẫn giữ nguyên thời gian, giữ nguyên chu kỳ căng - chùng cơ. Đe dễ xác định mức độ căng cơ, người bệnh được yêu cầu tưởng tượng ra một thang đo gồm 100 điểm, trong đó mức căng cơ cao nhất là 100 điểm. Người tập hãy tương tượng mức căng cơ của mình lúc đầu là 90-100 điểm, sau đó giảm xuống 75 điểm, rồi 50 điểm và cuối cùng giảm xuống chỉ còn 25 điểm.

Page 51: Giáo Trình Tâm Lý Học Trị Liệu (Word) - Trang Chủsaomaidata.org/library/800.GTTLHTriLieu.docx  · Web view... xem liệu pháp tâm lý là sự huy động tối ưu

Kỹ thuật thư giãn tĩnh – dựa vào tưởng tượngThư giãn tĩnh - dựa vào tưởng tượng là một phương pháp quản lý stress có

hiệu quả, do Johannes Schultz bác sĩ tâm thần Đức đề xướng năm 1932. Theo Schultz và cộng sự, thư giãn tĩnh là phương pháp luyện tập nhằm đạt tới sự cân bằng tâm sinh lý bên trong cơ thể, bằng kỹ thuật này người tập có thể đạt tới ngưỡng cửa của vô thức.

* Kỹ thuật thư giãn tĩnh nhấn mạnh tưởng tượng và tự ám thị (Suggestions) giống như phương pháp thiền của Á Đông. Khi thư giãn, người tập đồng thời quán tưởng mình đang ở trong một trạng thái hoặc hoàn cảnh nào đó. Chẳng hạn tập trung tâm trí, tinh thần vào cảnh dạo chơi trên bờ biển thanh bình lúc sáng sớm mặt trời mọc hoặc nghe tiếng sóng vỗ nhè nhẹ: Cũng có thế quán tưởng mình đang ở trên một mỏm núi cao nhìn vào khoảng không tuyệt đẹp, mênh mông, trong khi nghe gió thì thầm qua những hàng cây, cũng có thể tưởng tượng ra khuôn mặt của người thân yêu...

* Mục tiêu của thư giãn tĩnh là phát triển mối liên hệ giữa các ý nghĩ nào đó thông qua tưởng tượng và quán tưởng bằng lời với trạng thái thư giãn mong muốn. Trong lúc thư giãn tĩnh, người tập tập trung chú ý vào tư thế của cơ thể, tưởng tượng (tự ám thị) trạng thái tâm thần mong muốn và đưa toàn bộ cơ thể vào trạng thái yên lặng thụ động.

Kỹ thuật thư giãn tĩnh - dựa vào tưởng tượng nhằm kiểm soát tâm trí và cơ thể. Thư giãn sâu bằng quán tưởng có thể sinh ra sóng Alpha (sóng não cỏ bước sóng thấp), thường xuất hiện khi ta bắt đầu ngủ hoặc lúc sắp tỉnh giấc.Yêu cầu luyện tập thư giãn tĩnh

* Luyện tập thư giãn tĩnh đòi hỏi người luyện tập phải:- Tập trung tâm trí cao, tuân thủ những chỉ dẫn và có động cơ luyện tập.- Có khả năng duy trì sự tự kiểm soát, tự hướng dẫn.- Biết sử dụng và duy trì đúng tư thế cơ thể khi tập luyện.- Giảm các kích thích bên ngoài và tập trung có chủ định vào trạng thái

tâm thần, thể chất bên trong.- Sử dụng cách tiếp cận đều đều, lặp đi lặp lại với các cảm giác khác nhau.- Tập trung vào các quả trình thực thể để ý thức định hướng vào bên trong.- Mỗi người học cách thư giãn tĩnh phải được chuẩn bị sẵn sàng chấp nhận

trạng thái tỉnh thức, thay thế trạng thái tâm thần hiện tại. Trong khi tập luyện thư giãn tĩnh có thể xuất hiện các cảm giác lạ, người tập không cần cố gắng chống đỡ, mà để cảm giác này tự qua đi như là một phần của quá trình trải nghiệm sự tiến bộ.Các kiểu tư thế khi tập thư giãn tĩnh

Tập thư giãn tĩnh có thể chọn các tư thế sau: - Tư thế nằm lưng áp sát nhà, đầu kê gối mỏng, hai tay đặt xuôi sát bên

hông. Không nằm tập trên giường để tránh cảm giác ngủ gật khi tập.- Tư thế ngồi trên ghế có tựa hoặc không tựa lưng, nhưng đầu, cổ, lưng

phải là một đường thẳng vuông gỏc với mặt ghế, tay thả lỏng tự nhiên trên đùi, tốt nhất nên ngồi với tư thế kiết già (phật ngồi tòa sen) hoặc bán kiết già.

Page 52: Giáo Trình Tâm Lý Học Trị Liệu (Word) - Trang Chủsaomaidata.org/library/800.GTTLHTriLieu.docx  · Web view... xem liệu pháp tâm lý là sự huy động tối ưu

Các bài luyện tập thư giãn tĩnh cơ bản1) Cánh tay và chân nặng: Chọn một tư thế thoải mái nhất, có thể nằm

ngồi hoặc đứng, nhắm mắt tưởng tượng cánh tay và chân nặng. Tập trung đầu tiên vào cánh tay thuận nhắc thầm: “Tay phải nặng lên”, làm 3-6 lần, mỗi lần 30-60 giây. Khi kết thủc lắc vai hoặc lắc đầu, đây chính là sự xả bỏ toàn thân và từ từ mở mắt ra. Sau đó đổi tay trái, lặp lại quá trình này. Chuyển qua chân phải rồi chân trái cũng làm như vậy. Cuối cùng thư giãn với cả 2 tay, cả 2 chân dùng các mệnh lệnh sau: “Cả 2 tay tôi nặng lên”, “Cả 2 chân tôi nặng lên”, “Cả chân lẫn tay tôi đều nặng lên”.

2) Cánh tay và chân ấm: Người tập cần tập trung vào cảm giác nóng ấm, rồi tưởng tượng cảm giác nóng ấm từ từ lan khắp cơ thể, quá trình tập trung cũng bắt đầu từ tay thuận như sau:

“Tay phải tôi ấm lên”, "Tay trái tôi ấm lên”, “Chân phải tôi ấm lên”, “Chân trái tôi ấm lên’’, “Cả hai tay tôi ấm lên”, “Cả hai chân tôi ấm lên”,“Cả hai tay và hai chân tôi ấm lên”. Người tập có thể tưởng tượng cảnh đang nằm phơi mình trên bãi biển dưới ánh nắng mặt trời hoặc đang nằm trong bồn nước ấm.

Với từng bài tập trên đây, người tập phải kiên trì thư giãn, tưởng tượng đến khi trải nghiệm sự dễ chịu thoải mái của những cảm giác nóng ấm, nặng. Sau mỗi pha tưởng tượng nên sử dụng kỹ thuật “xả bỏ”(tập trung vào hơi thở, điều hòa hô hấp, kéo dài hơi thở, thoát khỏi cảm giác tê nặng bằng xoa xát...) trước khi bắt đầu pha mới. Giai đoạn tập luyện này kéo dài từ 10-40 phút.

3) Cảm giác nóng và ấm ở vùng tim: Các bài tập nặng, nóng, ấm được tập trung ở vùng tim bằng mật lệnh: “Nhịp đập tim tôi chậm đều”, “Tim tôi nặng và ấm”, “Cảm giác nặng và ấm lan tỏa khắp vùng tim”. Người tập có thể đặt tay mình lên vùng tim để cảm nhận những thay đổi đang xảy ra. Và người tập cũng thường xuyên sử dụng phép xả giữa các lần tập, hoặc sau khi kết thúc một pha.

4) Quán tưởng hơi thớ, đieu hòa hô hấp: Điều hòa hô hấp có ảnh hưởng đến quá trình tĩnh tâm, “làm sạch” bộ não. Bài tập này là phương tiện để tăng cường thư giãn cơ, định tâm, thanh lọc cảm xúc, loại bỏ những ý nghĩ vẩn vơ trong đầu. Quá trình này bắt đầu như sau: Chọn một tư thế thích hợp, thoải mái, giãn mềm tất cả các cơ, sau đó tập trung vào hơi thở, cảm nhận bằng mật lệnh: “Tôi biết tôi đang thở”, “Hơi thở của tôi thật bình thản, thư giãn”.

5) Cảm giác ấm vùng bụng, đặc biệt vùng ức, giữa bụng và ngực: Người tập cần tập trung thư giãn khoang bụng, đặc biệt vùng thượng vị, bụng trên, cảm giác vùng này ấm lên bằng mật lệnh: “Vùng ức của tôi ấm lên”, “Vùng bụng trên của tôi ấm lên”. Cần tạo cảm giác ấm lên không chỉ trên bề mặt của da mà là cảm giác ấm sâu bên trong khoang bụng. Tự làm ấm khoang bụng có ảnh hưởng đáng kể đến hoạt động của hệ thần kinh đối giao cảm, làm máu đổ về trung tâm nhiều hơn và làm giảm trương lực cơ.

6) Cảm giác mát lạnh vùng trán (giai đoạn cuối cùng)Chọn một tư thế thoải mái thả lỏng tất cả các cơ. Sau đó dùng mật lệnh:

“Vùng trán cúa tôi mát lạnh”, “Cảm giác mát lạnh lan khắp vùng trán”. Riêng vùng trán, tập tạo cám giác mát lạnh và tập sau cùng, kéo dài 10-20 phút.

Những bài tập trên đây, trong vài tuần đầu tập luyện, có thể chưa có cảm giác thực sự, nhưng càng về sau càng kiên trì tập luyện ta sẽ có cảm giác nặng, nóng ấm, mát lạnh.

Page 53: Giáo Trình Tâm Lý Học Trị Liệu (Word) - Trang Chủsaomaidata.org/library/800.GTTLHTriLieu.docx  · Web view... xem liệu pháp tâm lý là sự huy động tối ưu

Luyện tập thư giãn tĩnh nâng caoTheo Schultz và Luthe, mục đích của các bài tập thư giãn tĩnh nâng cao là

ghi nhận và lưu giữ các hình ảnh tưởng tượng đủ dài để có được những ảnh hưởng có hiệu quả lên hoạt động của hệ thần kinh tự chủ, tăng cường hoặc kiềm chế một chức năng nào đó.

1) Bài tập thư giãn tưởng tượng nhìn vào trán:

Trước hết, ta chọn một tư thế thoải mái (có thể nằm, đứng hoặc ngồi), thả lỏng tất cả các cơ, sau đó tập trung nhìn vào trán rồi điểm nhìn được chuyển sâu vào trong, ra phía sau đầu (đối diện với vùng trán), trong trạng thái toàn thân thư giãn thường làm thay đổi sóng não, sóng Alpha tăng lên, tăng khả năng định tâm, cất bỏ ỷ nghĩ tiêu cực ám ảnh.

2) Bài tập thư giãn tĩnh bằng tưởng tượng với màu sắc:

Thư giãn với màu sắc có thể làm dịu căng thẳng, phục hồi sức làm việc của não và có thể chữa các căn bệnh khó ngủ, khó kiểm soát tâm trí. Tuy nhiên, ảnh hưởng của màu sắc lên các trạng thái tâm thần của não phụ thuộc vào năng lực tưởng tượng - định tâm của từng cá nhân.

Người tập chọn cho mình một màu yêu thích và nhắm mắt tưởng tượng “nhìn thấy” màu đỏ, sau khi đưa cơ thể vào trạng thái thư giãn, người tập tưởng tượng ra màu mình mong muốn, màu đó xuất phát từ một điểm rồi lan tỏa và bao trùm khắp tâm trí. Chẳng hạn màu đỏ kích thích cảm giác ấm, nóng, kích thích sự tuần hoàn máu có hiệu quả chữa các chứng bệnh thiếu máu và tê liệt, ngoài ra còn tăng cường sự thèm ăn cho người tập và có thể phục hồi huyết áp trở lại bình thường với người bị huyết áp thấp. Màu da cam có thể làm cho những người bi suy nhược thần kinh phấn chấn lên, có thể chữa các bệnh về phổi, họng. Màu vàng có thể chữa những chứng đau các chùm dây thân kinh cơ da và thái dương...

Màu sắc có thể làm thay đổi tâm trạng, có thể chuyển từ cảm xúc ủy mị, trầm cảm sang trạng thái phấn khởi, vui vẻ hoặc từ trạng thái căng thẳng sang trạng thái thư giãn. Các nhà trị liệu tâm lý đã thành công trong việc huấn luyện một số bài tập tưởng tượng màu sắc sau đây cho những người bị stress làm cho tâm trí luôn căng thẳng, đầu nặng u đặc, đau cơ thể hoặc mất khả nàng tập trung chú ý.

* Bài tập quán tưởng màu tương phản: Người tập tưởng tượng đang nhìn thấy những đám mây màu sáng trắng trên nền trời xanh. Sau đó những đám mây màu sáng này chuyến động, thay đổi hình dạng, lúc thu nhỏ lúc phóng to ra, bao trùm khắp cơ thể, rồi thay đổi khoảng cách lúc gần lúc xa. Mục đích của kỹ thuật này là tập cho não có khả năng tập trung, giải phóng những hình ảnh tưởng tượng nhằm thanh lọc các trạng thái tâm thần bất định, những ám ảnh không mong muốn.

* Bài tập nhìn màu - liên tưởng: Bài tập này giúp thanh lọc những cảm xúc tiêu cực (buồn chán, lo âu, thất vọng), khôi phục năng lượng tâm thần (dưỡng thần khí), giải tỏa những kìm nén vô thức, cân bằng hoạt động của hệ thần kinh thực vật.

Người tập chọn cho mình một tư thế ngồi thư giãn, tập trung nhìn vào một tờ giấy màu đặt trước mặt khoảng 1-2 phút, rồi từ từ nhắm mắt để cho đầu óc mình suy nghĩ về màu sắc đó, liên tưởng đến cái gì đó có liên quan đến màu trước mặt. Chẳng hạn nếu chọn màu xanh nước biển thì hãy nghĩ đến mặt biển

Page 54: Giáo Trình Tâm Lý Học Trị Liệu (Word) - Trang Chủsaomaidata.org/library/800.GTTLHTriLieu.docx  · Web view... xem liệu pháp tâm lý là sự huy động tối ưu

xanh, khi dòng ký ức về biển xanh hiện về, ta hãy từ từ đắm chìm trong nó một cách nhẹ nhàng, tưởng chừng như ta đang lặn sâu trong dòng nước xanh mát đó.

* Bài tập quán tưởng các đồ vật: Bài tập này giúp khôi phục và phát triển khả năng định tâm, khả năng tập trung chú ý và tri giác hình ảnh. Người tập chọn một đồ vật (tương phản với khoảng trống màu đen) để quán tưởng. Nên chọn những vật có hình khối đơn giản (bình hoa, bức tượng...). Tập trung nhìn vào vật đó trong trạng thái toàn thân thư giãn, sau đó nhắm mắt để đầu óc tập trung loại bỏ các kích thích gây stress.

3) Chuyên tâm vào những ý nghĩ trừu tượng: Bài tập này đòi hỏi người tập phải tập trung tâm trí vào một khái niệm hoặc ý tưởng trừu tượng nào đó (tình yêu, sự thật hoặc tự do) và chuyển nó vào một biểu tượng cụ thế. Nhờ đó, người tập học được cách ngắt bỏ những ý nghĩ vẩn vơ, định tâm.

4) Chuyên tâm vào một trạng thái xúc cảm đang thức tỉnh: Mục đích của bài tập này là khám phá các pha chuyển dịch giữa các trạng thái xúc cảm đang thức tỉnh một cách vô thức, đưa chúng vào trạng thái ý thức nhằm kiểm soát chúng.

Bài tập này đòi hỏi người tập phải tập trung vào một cảnh tượng nào đó để thức tỉnh một trạng thái xúc cảm. Ví dụ người tập tưởng tượng mình đang đứng trên một ngọn núi phóng tầm mắt vào khoảng không bao la để thức tỉnh các xúc cảm dễ chịu, sảng khoái, hài lòng, say mê.

Các nhà trị liệu tâm lý đã phát hiện ra khả năng khắc chế lẫn nhau của các trạng thái xúc cảm. Ví dụ tạo xúc cảm sợ hãi có thể khắc chế giận dữ, thịnh nộ hoặc vui mừng phấn khởi có thể khắc chế những xúc cảm tiêu cực trong trầm cảm.

Tóm lại: Những bài tập thư giãn bằng tưởng tượng cung cấp kỹ thuật tự nhận biết, tự điều chỉnh, tự học cách kiểm soát xúc cảm vì kiểm soát các trạng thái bất ổn của cơ thể. Thông qua thư giãn quán tưởng, người tập đạt được sự cân bằng của hệ giao cảm và phó giao cảm. Tuy nhiên, mỗi lần tập không quá 20 phút, nhà trị liệu tâm lý cần cảnh báo trước cho người tập đế họ không bị ngợp nếu có các cảm giác lạ.

Câu hỏi:

1. Hãy phân tích cơ chế của liệu pháp thư giãn?2. Phân tích vai trò của từng loại liệu pháp thư giãn căn bản và minh họa bằng một số kỹ thuật cơ bản?Đọc sách:

1. Nguyễn Công Khanh (2000), Tâm lý trị liệu; NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.2. Võ Văn Bản (2002), Thực hành điều trị tâm lí; NXB Y học Hà NộiTóm tắt nội dung bài học:

- Thư giãn là quả trình làm mềm cơ bắp, giúp cho thần kinh, tâm trí được thư thái, qua đó làm giảm cảm xúc tiêu cực hoặc chứng bệnh tâm thần (căng thẳng thần kinh, lo âu, ám sợ, trầm cảm...) do các nhân tố stress gây ra. Thư giãn làm giảm chuyển hóa cơ bản, tiết kiệm năng lượng, máu về tim dễ hơn và nhiều hơn. Thư giãn giúp tập trung tư tưởng, ức chế vỏ não, ngắt bỏ những kích thích

Page 55: Giáo Trình Tâm Lý Học Trị Liệu (Word) - Trang Chủsaomaidata.org/library/800.GTTLHTriLieu.docx  · Web view... xem liệu pháp tâm lý là sự huy động tối ưu

bên ngoài giúp tinh thần hết căng thẳng, làm chủ được giác quan và cảm giác dập tắt các phản xạ có điều kiện có hại cho cơ thể.

- Các kỹ thuật thư giãn chủ yếu được phát triến từ hai kỹ thuật sau: Thư giãn động - căng trùng cơ và Thư giãn tĩnh - dựa vào tưởng tượng.

1) Thư giãn động - căng trùng cơ dựa trên giả thuyết cho rằng, căng và giãn mềm cơ có liên quan đến các pha hưng phấn và ức chế hệ thần kinh giao cảm và đối giao cảm.

2) Thư giãn tĩnh - dựa vào tưởng tượng là một phương pháp quản lý stress có hiệu quả.

Tìm đọc:

1. Đặng Phương Kiệt (2001), Cơ sở tâm lí học ứng dụng, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.2. A.I.Zakharov (1987), Liệu pháp tâm lý loạn thần kinh chức năng ở trẻ em và thiếu niên, (Lê Hải Chi dịch), NXB Y học Hà Nội 7. LIỆU PHÁP CẤU TRÚC LẠI NHẬN THỨC Yêu cầu của bài:1. Hiểu liệu pháp nhận thức trong trị liệu tâm lý.2. Phân tích quy trình trị liệu tâm lí nhận thức.3. Phân tích và vận dụng một số kỹ thuật trị liệu nhận thức.

7.1. KHÁI NIỆM LIỆU PHÁP NHẬN THỨC TRONG TRỊ LIỆU TÂM LỶCùng với cách mạng nhận thức trong thập niên 1970 và 1980, ngày càng

có nhiều hình thức trị liệu tâm lý bắt đầu giải quyết cách bệnh nhân nghĩ về bản thân và cuộc sống của họ một cách sai lệch. Các nhà tâm lý học lâm sàng bắt đầu tìm hiểu cách người bệnh suy nghĩ để phân tích lại những rối loạn của họ và phát triển cách suy nghĩ tích cực hơn.

Theo P.Dubois, liệu pháp dùng để giúp đỡ người khác cải thiện bản thân mình thông qua tư duy, dựa trên quan niệm rằng các vấn đề cảm xúc là kết quả của lối tư duy hoặc các thái độ sai lệch đối với bản thân và người khác. Nhà trị liệu trở thành người hướng dẫn tích cực giúp cho các thân chủ sửa chữa, điều chỉnh lại tri giác và thái độ của họ bằng cách dẫn ra các bằng chứng ngược lại hoặc gợi ra các bằng chứng đó từ chính thân chủ [4 tr.421].

Dựa trên quan điểm cho rằng, chính cách nhận thức sự việc sẽ quyết định hành động, vì vậy, hành vi bất thường hay “bệnh tâm thầ” xuất hiện do cá nhân có nhận thức méo mó sự việc xảy ra xung quanh mình. Những nhận thức này ảnh hưởng đến hành vi cá nhân theo cách kém thích nghi hoặc phương hại. Liệu pháp nhận thức nhằm mục đích nhận dạng và thay đổi những nhận thức méo mó sao cho cá nhân giải quyết những vấn đề trong cuộc sống của mình một cách tích cực hơn. Bài tập hành vi và các bài tập khác là công cụ tác động để thay đổi nhận thức chứ không phải chính chúng là mục đích.

Việc xuất hiện những rối loạn tâm lý (đầu tiên là những trạng thái trầm cảm) trước tiên được lý giải bởi sự tự nhận thức không đúng. Chẳng hạn người trầm cảm nhìn nhận bản thân không có giá trị nào hết và đối với anh ta, tương lai

Page 56: Giáo Trình Tâm Lý Học Trị Liệu (Word) - Trang Chủsaomaidata.org/library/800.GTTLHTriLieu.docx  · Web view... xem liệu pháp tâm lý là sự huy động tối ưu

là một chuỗi dài vô tận những đau buồn. Những đánh giá như vậy không phù hợp với thực tế, nhưng người bệnh cố lẩn tránh tất cả các khả năng có thể kiểm tra chúng.

Trong khuôn khổ trị liệu nhận thức, nhà trị liệu cần tìm hiếu cụ thể những nhận định thường được người bệnh sử dụng - “những suy nghĩ tự động” - xác định trạng thái bệnh của anh ta và giúp người bệnh học được cách nhận thức đúng bằng các phương pháp. Như vậy, trong liệu pháp nhận thức, nhà trị liệu tâm lý trở thành người hướng dẫn tích cực giúp cho các thân chủ sửa chữa, điều chỉnh lại tri giác, tư duy và thái độ của họ bằng cách dẫn ra các bằng chứng ngược lại hoặc gợi ra các bằng chứng đó từ chính thân chủ.7.2. QUY TRÌNH TRỊ LIỆU NHẬN THỨCQuy trình trị liệu nhận thức gồm 3 giai đoạn

1) Giai đoạn phân tích logic: Trong giai đoạn này, thân chủ nhận được tiêu chí tìm kiếm các sai lầm trong các nhận gồm 3 giai đoạn định xuất hiện ở những tình huống bị kích động.

2) Giai đoạn phân tích kinh nghiệm: Trong giai đoạn này, thân chủ rèn luyện các phương thức tương tác qua lại giữa các thành tố của tình huống khách quan.

3) Giai đoạn phân tích thực dụng: Trong giai đoạn này, thân chủ xây dựng nhận thức tối ưu về những hành động của mình.

Trong thực tế cuộc sống, tại sao cùng một sự kiện, cùng một tình huống lại gây ra stress nặng nề cho người này mà không ảnh hưởng đáng kể đến người khác? Các công trình nghiên cứu về lĩnh vực này đều xác nhận rằng: Cách thức mà mỗi cá nhân đáp ứng lại những kích thích bên trong hay bên ngoài cơ thể phụ thuộc vào khả năng nhận diện và thấu hiểu các kích thích này.

Chẳng hạn trước một cơn tức ngực khó thở, có người nghĩ tới những triệu chứng của bệnh tim, nhưng có người chỉ cho rằng đó là phản ứng co thắt để điều tiết chức năng hô hấp do hậu quả của vận động mạnh. Hai cách nhận diện và thấu hiểu này dẫn đến hai chiến lược ứng phó khác nhau. Một người nghĩ ràng mình bị bệnh tim thật, lo lắng và đi khám bác sĩ. Sau khi khám bệnh, bác sĩ trả lời tim bình thường, nhưng người này vẫn lo lắng. Khi lo lắng, họ lại vẫn thấy những cơn tức ngực khó thở và càng thêm lo lắng. Cứ theo logic này tâm bệnh sẽ hình thành. Quá trình hình thành tâm bệnh được mô tả theo sơ đồ dưới đây:

Cơn tức ngực khó thở -> Triệu chứng của bệnh tim -> Mình bị đau tim, lo lắng – Đến bác sĩ, lo lắng.

Cơn tức ngực khó thở -> Phản ứng co thắt điều tiết chức năng hô hấp -> Không lo lắng.

Như vậy, cách thức mà cá nhân nhận thức các tình huống và các sự kiện trong cuộc sống có ảnh hưởng đến hành động và cảm xúc của họ. Theo đó, những ý nghĩ, niềm tin, mong muốn và cả thái độ đều có ảnh hưởng đến hành vi của mỗi cá nhân.

Theo nghiên cứu của Albert Ellis, hầu hết những rối nhiễu cảm xúc là do những suy nghĩ không hợp lý, những niềm tin sai lệch hoặc những mong muốn thái quá không phù hợp gây ra. Nhà tâm thần học người Mỹ Aaron Beck cũng có chung nhận định này. Theo Ellis và Beck, có mối quan hệ nhân quả giữa thế giới bên ngoài (tác nhân kích thích) với hệ thống niềm tin, mong muốn của cá nhân

Page 57: Giáo Trình Tâm Lý Học Trị Liệu (Word) - Trang Chủsaomaidata.org/library/800.GTTLHTriLieu.docx  · Web view... xem liệu pháp tâm lý là sự huy động tối ưu

hoặc nếp nghĩ mà cá nhân sử dụng để nhận diện trước khi nảy sinh cảm xúc và hành vi. Vì vậy, theo họ, cách ứng phó tốt nhất với các rối nhiễu tâm trí là điều chỉnh những nhận thức không hợp lý, thay thế chúng bằng những ý nghĩ niềm tin, mong muốn hợp lý hơn.

7.3. KỸ THUẬT TRỊ LIỆU NHẬN THỨCLiệu pháp điều chỉnh cấu trúc lại nhận thức

Liệu pháp điều chỉnh cấu trúc lại nhận thức (Cognitive restructuring therapy) là quá trình xem xét, lọai bỏ những niềm tin hoặc những ý nghĩ không hợp lý đang duy trì trạng thái rối nhiễu. Cả Ellis và Beck đều là cha đẻ của cách trị liệu này, họ đã tiến hành những nghiên cứu độc lập nhằm điều chỉnh những lệch lạc về nhận thức, nhưng họ tiến hành theo những chiến lược khác nhau. Chiến lược của Ellis là hướng dẫn trực tiếp, động viên thuyết phục. Còn chiến lược của Beck là thách thức, trắc nghiệm, thử thách để thân chủ tự kiểm tra những ý nghĩ và niềm tin bất hợp lý đang tồn tại.Liệu pháp điều chỉnh niềm tin xúc cảm của Ellis

Theo lý thuyết của Ellis, những ý nghĩ hoặc niềm tin không hợp lý gây ra những phản ứng mang dấu ấn của stress có thể chia 5 loại sau:

1) Kiểu suy nghĩ tuyệt đối hóa: Những người có kiểu nhận thức này nhìn sự vật thiên lệch ở hai đối cực, hoặc là tất cả hoặc là không có gì, hoặc toàn màu đen hoặc toàn màu hồng. Những cách nghĩ điển hình nhất của kiểu này là “Tôi phải luôn luôn làm tốt và chiếm được sự ủng hộ của người khác”, “người khác phái đối xử tốt với tôi và theo cách mà tôi thích”... Nhưng không phải lúc nào ta cũng làm tốt, vì vậy không phải lúc nào ta cũng nhận được sự ủng hộ của người khác. Thế là thất vọng tràn trề, niềm tin đổ vỡ.

2) Trầm trọng hóa, quan trọng hóa vấn đề. Những người có kiểu nhận thức này liên quan đến việc nhìn nhận một thất bại nhỏ không đáng kể thành một tai họa, một tổn thất lớn.

3) Tự ám thị mình không có khả năng chịu đựng thất bại: Những người có kiểu tư duy này không có khả năng chịu đựng những hoàn cảnh hơi không thuận lợi.

4) Khái quát hóa một cách vội vã, thái quá: Những người có kiểu tư duy này thường chỉ căn cứ vào một - hai biểu hiện đã vội vã kết luận khái quát.

5) Cá nhân có cảm giác mình vô tích sự, vô giá trị: Là một biến thể của kiểu khái quát vội vàng. Những người có kiểu nhận thức này thường tin rằng mình là kẻ vô tích sự không có khả năng gì.

Câu hỏi: Bạn hãy lấy ví dụ cho những kiểu nhận thức này?Mục tiêu trị liệu của Ellis

Mục tiêu của liệu pháp điều chỉnh niềm tin không hợp lý theo 3 giai đoạn:Giai đoạn 1: Nhận diện những ý nghĩ dựa trên niềm tin không hợp lýGiai đoạn 2: Tìm bằng chứng phản bác lại những niềm tin phi lýGiai đoạn 3: Nảy sinh ý nghĩ mới dựa trên niềm tin hợp lý và những mong muốn thực tế.Để làm được điều này, thân chủ có thể liệt kê các tình huống sự kiện gây

stress, sau đó xem những ý nghĩ nào là thái quá, không hợp lý. Việc phát hiện ra

Page 58: Giáo Trình Tâm Lý Học Trị Liệu (Word) - Trang Chủsaomaidata.org/library/800.GTTLHTriLieu.docx  · Web view... xem liệu pháp tâm lý là sự huy động tối ưu

những ý nghĩ sai lầm dựa trên niềm tin mong muốn không hợp lý sẽ giúp ta nhận thức lại vấn đề, đánh giá lại tình huống. Việc làm thức dậy những xúc cảm - niềm tin hợp lý là tín hiệu quan trọng để điều chỉnh hành vi.

Câu hỏi: Bạn lấy ví dụ minh họa cho kiểu trị liệu này?Liệu pháp điều trị nhận thức của Beck

Liệu pháp điều chỉnh hành vi của Beck cũng dựa trên giả thuyết cho rằng những rối nhiễu tâm lý được duy trì bởi nhận thức không phù hợp và ông cũng chủ động loại bỏ những rối nhiễu này bằng cách điều chỉnh, cấu trúc lại nhận thức. Tuy nhiên, Beck sử dụng những chiến lược loại bỏ niềm tin không hợp lý khác với Ellis. 

Theo Beck, những rối nhiễu tâm lý xảy ra khi người ta nhìn nhận thế giới này là nơi nguy hiếm, đầy sự đe dọa. Khi cá nhân nhận thức sai lệch như vậy, họ đã có vấn đề trong quá trình xử lý thông tin bình thường. Quá trình nhận thức, phân tích, hiểu các tình huống hoặc sự kiện của những người này đã bị cứng nhắc, vị kỷ, hoặc lệch hướng. Họ mất đi khả năng “cắt bỏ” những ý nghĩ lệch lạc, mất khả năng tập trung, hồi tưởng hoặc mất khả năng suy luận hợp lý. Đó là những lỗi làm phát sinh và duy trì những rối nhiễu tâm lý cụ thể.

Theo Beck có 6 lỗi chính trong quá trình nhận thức - xử lý thông tin:- Suy lý tùy tiện: Rút ra những kết luận khi không có bằng chứng đầy đủ

hoặc khi bằng chứng còn mâu thuẫn nhau.- Khái quát hóa thái quá: Rút ra những kết luận chung dựa vào một bằng

chứng ngẫu nhiên duy nhất.- Chú ý vào chi tiết: Tập trung thái quá vào một chi tiết, bỏ qua bối cảnh

chung.- Tự vận vào mình: Tự vận vào mình một sự kiện không hề liên quan.- Suy nghĩ tuyệt đối hóa: Nghĩ về các cực thái quá theo kiểu hoặc là tất cả

hoặc là không có gì, hoặc chỉ toàn màu đen hoặc chỉ toàn màu hồng.- Quan trọng hóa hoặc coi thường: Nhìn một sự vật hoặc là quá quan trọng

hoặc là quá coi thường.Câu hỏi: Bạn lấy ví dụ cho những lỗi chính trong quá trình nhận thức – xử

lý thông tin.Mục tiêu trị liệu của Beck

Mục tiêu trị liệu của Beck nhằm điều chỉnh nhận thức. Theo Beck, điều chỉnh lại quá trình nhận thức - xử lý thông tin, niềm tin không hợp lý bằng cách thu thập bằng chứng hoặc thực nghiệm để kiểm định tính logic, hợp lý của những niềm tin đang tồn tại. Chẳng hạn, để ứng phó với chứng bệnh lo âu, Beek đã sử dụng những chiến lược ứng phó sau đây nhằm điều chỉnh lại quá trình nhận thức - xử lý thông tin: 

- Đánh giá lại sự kiện, phân tích lại tình huống để tìm những ý nghĩ tự động (Automatic thoughts) và phát hiện những lỗi hoặc tính vô lý của những ý nghĩ này.

- Thách thức những giả thuyết cơ bản của người bệnh. Những tiền đề sai lệch cần được mổ xẻ, phân tích để tìm ra tính bất hợp lý cần phải điều chỉnh.

Page 59: Giáo Trình Tâm Lý Học Trị Liệu (Word) - Trang Chủsaomaidata.org/library/800.GTTLHTriLieu.docx  · Web view... xem liệu pháp tâm lý là sự huy động tối ưu

- Nhìn sự vật từ quan điểm của người khác: Phân tích lại tình huống hoặc sự kiện từ các góc khác nhau, đặt mình vào vị trí của người khác để có cái nhìn hợp lý hơn về bản chất tình huống hay sự kiện, về các giải pháp thay thế.

- Thức tỉnh những ý nghĩ lạc quan tích cực và thực tế hơn: Quán tưởng dừng những ý nghĩ vẩn vơ, tiêu cực và thay thế chúng bằng những ý nghĩ tích cực tốt đẹp hơn.

Câu hỏi: Bạn lấy ví dụ minh họa cho kỹ thuật trị liệu của BeckCâu hỏi:

1. Hãy phân tích cơ chế của liệu pháp cấu trúc lại nhận thức - xúc cảm?2. Phân tích từng loại liệu pháp của Ellis và Beck có minh họa bằng một số kỹ thuật cơ bản? Đọc sách:

1. Nguyễn Công Khanh (2000), Tâm lý trị liệu, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội2. Đặng Phương Kiệt (2001), Cơ sở tâm lí học ứng dụng, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.Tóm tắt nội dung bài học:

- Liệu pháp điều chỉnh lại cấu trúc nhận thức là quá trình xem xét, loại bỏ những niềm tin hoặc những ý nghĩ không hợp lý đang duy trì trạng thái rối nhiễu

- Chiến lược của Ellis là hướng dẫn trực tiếp, động viên thuyết phục. Kỹ thuật trị liệu của Ellis theo 3 giai đoạn:

Giai đoạn 1: Nhận diện những ý nghĩ dựa trên niềm tin không hợp lýGiai đoạn 2: Tìm bằng chứng phản bác lại những niềm tin phi lýGiai đoạn 3: Nảy sinh ý nghĩ mới dựa trên niềm tin hợp lý và những mong

muốn thực tế.- Chiến lược của Beck là điều chỉnh lại quá trình nhận thức - xử lý thông tin,

niềm tin không hợp lý bằng cách thu thập bằng chứng hoặc thực nghiệm để kiểm định tính logic, hợp lý của những niềm tin đang tồn tại. Kỹ thuật trị liệu của Beck bao gồm:

+ Đánh giá lại sự kiện, phân tích lại tình huống để tìm những ý nghĩ tự động và phát hiện những lỗi hoặc tính vô lý của những ý nghĩ này.

+ Thách thức những giả thuyết cơ bản của người bệnh: Những tiền đề sai lệch cần được mổ xẻ, phân tích để tìm ra tính bất hợp lý cần phải điều chỉnh.

+ Nhìn sự vật từ quan điểm của người khác: Phân tích lại tình huống hoặc sự kiện từ các góc khác nhau, đặt mình vào vị trí của người khác để có cái nhìn hợp lý hơn về bản chất tình huống hay sự kiện, về các giải pháp thay thế.

+ Thức tỉnh những ý nghĩ lạc quan tích cực và thực tế hơn: Quán tưởng dừng những ý nghĩ vấn vơ, tiêu cực và thay thế chúng bằng những ý nghĩ tích cực tốt đẹp hơn.

Page 60: Giáo Trình Tâm Lý Học Trị Liệu (Word) - Trang Chủsaomaidata.org/library/800.GTTLHTriLieu.docx  · Web view... xem liệu pháp tâm lý là sự huy động tối ưu

Tìm đọc:

1. Võ Văn Bản (2002), Thực hành điền trị tâm lí, NXB Y học Hà Nội.2. Vũ Dũng (2008), Từ điển Tâm lí học, NXB Từ điển Bách khoa. 8. LIỆU PHÁP GIẢI MẪN CẢMYêu cầu của bài:1. Hiểu cơ chế tâm lý của liệu pháp giải mẫn cảm.2. Phân tích các giai đoạn cơ bản trong liệu pháp giải mẫn cảm.3. Vận dụng giải mẫn cảm một số trường hợp cụ thể.

8.1. KHÁI NIỆM GIẢI MẪN CẢMGiải mẫn cảm là gì? (giảm nhạy cảm)

Giải mẫn cảm là một liệu pháp trị liệu tâm lý hành vi nhằm làm giảm tính nhạy cảm của thân chủ đối với một số đối tượng, tình huống, hoàn cảnh… nào đó.

Joseph Wolpe đề xướng liệu pháp giải mẫn cảm dựa vào các thực nghiệm của l.P.Paplop về phản xạ có điều kiện cổ điển dựa trên nhận định cho rằng khi ám sợ, cơn kích động sẽ lan rộng đồng thời những trải nghiệm xúc cảm sợ hãi sẽ liên hệ với những dấu hiệu đầu tiên của những tình huống làm nảy sinh nỗi lo hãi. Từ đây hình thành mục đích trị liệu tâm lý - đó là dập tắt phản xạ có điều kiện, trong đó có trải nghiệm lo hãi về kích thích khách quan bằng cách gắn những kích thích này với việc củng cố sự thoải mái. Vì vậy, liệu pháp giải mẫn cảm dùng để hóa giải có hiệu quả những rối nhiễu tâm trí kiểu ám sợ lo hãi ở trẻ như sợ chuột, sợ rắn, sợ đi học, sợ nói trước đám đông...

Liệu pháp giải mẫn cảm thực hiện bằng cách chủ động giãn mềm cơ bóp, đưa cơ thể vào trạng thái thư giãn bằng cách tiếp cận dần dần với những kích thích gây lo sợ, căng thẳng có thể dẫn đến việc dập tắt dần những lo sợ đã được điều kiện hóa. 8.2. CÁC GIAI ĐOẠN CƠ BẢN TRONG LIỆU PHÁP GIẢI MẪN CẢM

Liệu pháp giải mẫn cảm hệ thống bao gồm các giai đoạn cơ bản sau:- Giai đoạn 1: Người tập sẽ tập luyện phương pháp làm cơ thể rơi vào trạng

thái thư giãn toàn thân.- Giai đoạn 2: Nhà trị liệu tâm lý và người tập cùng tạo ra “một danh sách

các thứ bậc những lo hãi” (sắp xếp các kích thích gây sợ này theo một trật tự, từ yếu đến mạnh, có thể dùng thang đo mức độ lo hãi từ 1-100 điểm). Đầu danh sách là hoàn cảnh hoặc đối tượng đã gây ra nỗi lo hãi ít nhất cho thân chủ và ở cuối danh sách – nỗi lo hãi lớn nhất.

- Giai đoạn 3: Bắt đầu tập luyện giải cảm ứng (mẫn cảm). Trong trạng thái thư giãn, thân chủ tưởng tượng một cách sinh động, lần lượt những kích thích gây lo âu đã liệt kê từ mức yếu nhất để cơ thể quen dần. Nếu kích thích được quen dần không gây những cảm giác khó chịu thì chuyển lên một kích thích mạnh hơn. Nếu thấy xuất hiện cảm giác lo âu - khó chịu thì dừng lại, tập trung thư giãn để cơ thể tiếp tục thích ứng. Cứ như vậy tiến dần đến nấc thang gây sợ cao nhất.Ví dụ điển hình 1

Ví dụ mức lo hãi của một sinh viên về việc thi cử được xếp từ mức nhiều nhất xuống mức ít nhất như sau:

Page 61: Giáo Trình Tâm Lý Học Trị Liệu (Word) - Trang Chủsaomaidata.org/library/800.GTTLHTriLieu.docx  · Web view... xem liệu pháp tâm lý là sự huy động tối ưu

- Trên đường tới trường đại học vào ngày thi (nhiều nhất)- Trong quá trình trả lời bài kiểm tra trên giấy- Đứng trước cánh cửa chưa mở của phòng thi- Chờ phát giấy làm bài thi.- Tờ giấy làm bài thi đã đặt trước mặt- Buổi tối trước ngày thi - Một ngày trước ngày thi - Hai ngày trước ngày thi- Ba ngày trước ngày thi - Bốn ngày trước ngày thi- Năm ngày trước ngày thi - Một tuần trước ngày thi - Hai tuần trước ngày thi - Một tháng trước ngày thi (ít nhất)

Khi phương pháp này được áp dụng cho trẻ nhỏ, với mục đích củng cố tính tích cực thì trước hết nó được sử dụng không phải nhằm làm suy yếu tính nhạy cảm, mà phải làm cho trẻ tham gia vào những hoạt động nó yêu thích, được người lớn thay đổi cư xử tích cực. Ví dụ củng cố khả năng chơi của trẻ với những trẻ khác, thái độ dịu dàng của người lớn, thức ăn ngon... Còn những hoàn cảnh gây ra nỗi sợ hãi được diễn lại và trải qua trên sân khấu hoặc được đưa vào các bức tranh.Ví dụ điển hình 2

Ví dụ một cô bé 11 tuổi sợ chuột, nhà trị liệu đã sử dụng kĩ thuật giải mẫn cảm để hóa giải chứng ám sợ chuột cho cô. Trước hết, yêu cầu cô bé đó tưởng tượng ra các tình huống gây căng thẳng, lo sợ xung quanh chứng sợ này. Sao đó xếp chúng vao một thang điểm từ cao xuống thấp như sau:

- Sờ vào một con chuột, mức độ căng thẳng, sợ hãi cao nhất: 100 điểm- Nhìn gần một con chuột nhốt trong lồng, mức độ căng thẳng, sợ hãi: 80 điểm- Nhìn xa một con chuột nhốt trong lồng, mức độ căng thẳng, sợ hãi: 60 điểm- Nhìn bức tranh con chuột, mức độ căng thẳng, sợ hãi: 40 điểm- Nhìn con chuột bằng nhựa, mức độ căng thẳng, sợ hãi: 20 điểm- Nghe nói chuyện về chuột, mức độ căng thẳng, sợ hãi: 10 điểm Cô bé này được hướng dẫn kỹ thuật thư giãn, lần lượt thư giãn từng nhóm

cơ rồi thư giãn toàn thân. Khi cơ thể ở vào trạng thái thư giãn, cô bé được khuyến khích tưởng tượng ra những hình ảnh gây sợ, tiến tới từng bậc thang sao cho chuyển từ những liên tưởng trước đây hoặc những hình ảnh gián tiếp gây stress ở mức thấp đến những hình ảnh trực tiếp gây sợ cao nhất: Tưởng tượng nhìn thấy bức tranh con chuột, rồi tưởng tượng nhìn thấy con chuột từ xa. Nếu cơ thể có

Page 62: Giáo Trình Tâm Lý Học Trị Liệu (Word) - Trang Chủsaomaidata.org/library/800.GTTLHTriLieu.docx  · Web view... xem liệu pháp tâm lý là sự huy động tối ưu

phản ứng sợ như căng cơ, vã mồ hôi, run tay chân, nhịp tim, nhịp thở tăng thì dừng lại, tập trung thư giãn đưa cơ thể về trạng thái thoải mái trước khi tiếp tục chuyển sang kích thích gây sợ cao hơn, như tưởng tượng nhìn thấy con chuột ở gần bị nhốt trong lồng, rồi tưởng tượng sờ tay vào con chuột... Sau một số buổi tập luyện như vậy (khoảng 12-15 buối) trẻ sẽ hết ám sợ chuột.Ví dụ điển hình 3

Một ví dụ khác về một cô gái 16 tuổi sợ tiếp xúc với người lạ được hướng dẫn kỹ thuật giải mẫn cảm đã tự trị liệu khỏi bệnh. Cô gái ngồi trên chiếc ghế, tưởng tượng các tình huống gây sợ và với từng tình huống đều sử dụng thư giãn như là phương tiện để đối phó với sự căng thẳng theo các bước:

1. Tưởng tượng nhìn thấy một đám đông đang chờ xe buýt, họ nói chuyện và phàn nàn về sự chậm trễ này. Cô gái tưởng tượng mình tham gia vào cuộc trò chuyện đó.

2. Tưởng tượng đang ngồi ở phòng chờ để được gặp bác sỹ, để lấp khoảng trống cô bắt đầu trò chuyện với một ai đó ở xung quanh cũng đang chờ đợi.

3. Tưởng tượng đang ngồi ăn trưa ở quán, thì có hai người khách lạ vào, họ ngồi cùng bàn với cô. Mọi nói chuyện với nhau về thời tiết, thực phẩm và mình cũng tham gia vào câu chuyện phiếm đó.

4. Tưởng tượng tham dự một buối dạ hội đông người và bắt đầu trò chuyện với những người không quen biết.

5. Tưởng tượng gọi điện thoại cho một người nào đó mà mới chỉ gặp một lần để trò chuyện, sau đó rủ người đó đi picnic.

Sau mỗi pha tưởng tượng, tự đánh giá xem mức độ căng thẳng còn lại bao nhiêu điểm trên thang đo 100 điểm.Ví dụ điển hình 4

Ví dụ trường họp bé gái 9 tuổi mắc chứng ám sợ trường học, em học lớp 4, sau 3 tuần bỏ học em được đưa đến trị liệu.

1) Tìm hiểu thông tin về lịch sử học tập của trẻ: Sau 8 tuần nghỉ hè em không muốn đi học lại. Trong vòng 3 tuần em liên tục trốn tiết, nghỉ vài buối và nghỉ luôn

Ở tuổi mẫu giáo em là cô bé nhút nhát và hay khóc. Lúc 4 tuổi em bắt đầu đi học, em trèo tường trốn về nhà ngay trong buổi học đầu tiên.

Vào lớp 1, em là học trò cá biệt, cô giáo xem em là đứa trẻ hay quấy rối và bất trị. Khi em học lớp 2 em hay hăm dọa và đánh bạn, em trở nên trơ lì với sự trừng phạt về cả thể xác lẫn tinh thần. Em chán học và từ chối không đến trường, bố mẹ phải bắt ép, áp giải em đến trường trong tiếng la hét của em. Lớp 3 em chuyển sang trường dân lập và được một cô giáo có kinh nghiệm dạy học nên không có điều gì xảy ra.

Một số sự kiện khác gây cho trẻ sợ hãi: Suýt chết đuối lúc 5 tuổi, mổ ruột thừa năm học lớp 3, sau đó thỉnh thoảng đau bụng và có lần đang thi em bị đau bụng phải bỏ thi. Một tuần trước khi vào lớp 4 em chứng kiến cái chết bất ngờ của một bé gái 12 tuổi là bạn thân của chị mình. Em lại bị chị gái dọa lên lớp 4 học rất khó và phải học nhiều.

Page 63: Giáo Trình Tâm Lý Học Trị Liệu (Word) - Trang Chủsaomaidata.org/library/800.GTTLHTriLieu.docx  · Web view... xem liệu pháp tâm lý là sự huy động tối ưu

2) Chẩn đoán và trị liệu: Quá trình tìm hiểu cho thấy trẻ bị ám sợ đến trường học. Sự ám sợ đến trường học của trẻ là do bị hăm dọa và do trẻ kém thích nghi, dễ bị tổn thương.

Mục tiêu đầu tiên của quá trình trị liệu là giúp trẻ trở lại trường học. Trường học của em vào học lúc 7 giờ 5 phút, đi bộ từ nhà đến trường mất 10 phút. Buổi sáng em thường dạy muộn, trước lúc đi học em không ăn sáng, không soạn sách vở và không thay quần áo. Khi đồng hồ chỉ 7 giờ kém 15 phút trẻ bắt đầu lo lắng và cũng là lúc cha mẹ nhắc nhở, động viên, ép buộc em đi học, em bắt đầu la khóc không chịu đi học.

Sau khi xác định rõ bản chất của rối nhiễu tâm lý. Nhà trị liệu tâm lý thiết kế quy trình trị liệu theo mức độ khó dần để trẻ tập làm quen và thích nghi lại theo các bước sau:

Bước 1: Trẻ đi bộ từ nhà đến cổng trường cùng với nhà trị liệu tâm lý vào ngày nghỉ.

Bước 2: Trẻ đi bộ từ nhà đến sân trường cùng với nhà trị liệu tâm lý vào ngày học, nhưng đi trước 30 phút(khi học sinh khác chưa đến).

Bước 3: Trẻ được khuyến khích dừng lại chơi 15 phút ở sân trường.Bước 4: Trẻ được đưa vào lớp ngồi vào bàn cùng nhà trị liệu tâm lý (sau khi

tan trường, các học sinh khác đã về hết).Bước 5: Trẻ vào lớp chơi đùa cùng nhà trị liệu tâm lý, vẽ,viết lên bảng (khi

lớp tan học)Bước 6: Trẻ vào lớp nói chuyện với cô giáo khi có mặt nhà trị liệu tâm lý.Bước 7: Trẻ ngồi cả buổi sáng trong lớp cùng với nhà trị liệu tâm lý.Bước 8: Trẻ vào lớp học còn nhà trị liệu tâm lý ở phòng giáo viên.Bước 9: Trẻ tự đi bộ đến trường, nhà trị liệu tâm lý có mặt một lúc ở giờ ra

chơi.Bước 10: Trẻ ở trường cả buổi sáng không cần có mặt nhà trị liệu tâm lý.Như vậy, trị liệu nỗi ám sợ đến trường ở trẻ được chia nhỏ thành 10 tình

huống để luyện tập. Kết quả là 6 tuần sau trẻ tự thích nghi, không còn sợ đến trường nữa.

Câu hỏi:

1. Phân tích các bước cơ bản trong liệu pháp giải mẫn cảm?2. Vận dụng trị liệu một ca rối loạn tâm lý cụ thể? Đọc sách:

1. Nguyễn Công Khanh (2000), Tâm lý trị liệu, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội2. Đặng Phương Kiệt (2001), Cơ sở tâm lí học ứng dụng, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.T ó m tắt nội dung bài học:

- Giải mẫn cảm là một liệu pháp trị liệu tâm lý hành vi nhằm làm giảm tính nhạy cảm của thân chủ đối với một đối tượng, tình huống, hoàn cảnh... nào đó.

Page 64: Giáo Trình Tâm Lý Học Trị Liệu (Word) - Trang Chủsaomaidata.org/library/800.GTTLHTriLieu.docx  · Web view... xem liệu pháp tâm lý là sự huy động tối ưu

- Cơ sở của liệu pháp giải mẫn cảm là sự hình thành phản xạ có điều kiện. Dựa trên nhận định cho rằng khi ám sợ, cơn kích động sẽ lan rộng, đồng thời những trải nghiệm xúc cảm sợ hãi sẽ liên hệ với những dấu hiệu đầu tiên của những tình huống làm nảy sinh nỗi lo hãi (hình thành phản xạ có điều kiện).

- Mục đích trị liệu tâm lý bằng liệu pháp giải mẫn cảm, đó là dập tắt phản xạ có điều kiện, trong đó có trải nghiệm lo hãi về kích thích khách quan bằng cách gắn những kích thích này với việc củng cố sự thoải mái.

- Liệu pháp giải mẫn cảm thực hiện bằng cách chủ động giãn mềm cơ bắp đưa cơ thể vào trạng thái thư giãn, bằng cách tiếp cận dần dồn với những kích thích gây lo sợ, căng thẳng có thế dẫn đến việc dập tắt dần những lo sợ đã được điều kiện hóa.

Tìm đọc:

1. Nguyễn Văn Siêm (2007), Tâm bệnh học trẻ em và thanh thiếu niên, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.2. Vũ Dũng (2008), Từ điển Tâm lí học, NXB Từ điển Bách khoa 9. LIỆU PHÁP TRÀN NGẬP VÀ CHÌM NGẬPYêu cầu của bài1. Hiểu cơ chế tâm lý của liệu pháp tràn ngập và chìm ngập.2. Phân tích và ứng dụng liệu pháp tràn ngập và chìm ngập trong một số trường hợp cụ thể.

9.1. LIỆU PHÁP TRÀN NGẬPTràn ngập là gì?

Liệu pháp tràn ngập (Implosion therapy) được dùng để hóa giải những rối loạn tâm trí như lo hãi, ám sợ. Liệu pháp này đối lập với liệu pháp giải mẫn cảm có hệ thống.

Tại thời điểm bắt đầu của liệu pháp tràn ngập, thân chủ được thể hiện một kích thích gây sợ hãi nhiều nhất ngay cực trên của bậc thang lo âu, nhưng trong môi trường an toàn. Thân chủ ở trong trạng thái thư giãn hoàn toàn, tự tưởng tượng ra một tình huống gây sợ hãi nhất.

Để thực hiện được liệu pháp này, điều quan trọng là phải mô tả tình huống liên quan đến sự sợ hãi của thân chủ một cách mạnh mẽ nhất. Chẳng hạn nếu thân chủ sợ rắn, thân chủ phải tưởng tượng con rắn đang bò trên người mình, khi đó thân chủ đã có trải nghiệm trên một kích thích mạnh nhất có thế. Việc tưởng tượng như vậy được xem là nguyên nhân xuất hiện hoảng sợ, tràn ngập cảm giác sợ hãi. Vì sự bùng nổ sợ hãi là từ bên trong, nên quá trình này được gọi là tràn ngập. Do đó có thuật ngữ “liệu pháp tràn ngập”.

Mục đích của liệu pháp nàv là thân chủ không được phép từ chối né tránh những tình huống kích thích gây sợ hãi, lo âu mà phải đối mặt tiếp cận với những kích thích này. Khi hoàn cảnh xuất hiện lặp đi lặp lại, kích thích sợ sẽ mất dần sức mạnh tạo ra lo sợ của nó. Khi đó thân chủ phát hiện ra rằng tiếp cận với những kích thích hiện tại không có những hậu quả âm tính như mình nghĩ trước đây. Khi lo âu xảy ra không dài lắm hoặc không xảy ra sẽ làm cho stress giảm dần hoặc mất đi.9.2. LIỆU PHÁP CHÌM NGẬP

Page 65: Giáo Trình Tâm Lý Học Trị Liệu (Word) - Trang Chủsaomaidata.org/library/800.GTTLHTriLieu.docx  · Web view... xem liệu pháp tâm lý là sự huy động tối ưu

Chìm ngập là gì?Liệu pháp chìm ngập (Flooding therapy) là liệu pháp chữa trị các chứng ám

sợ, trong đó thân chủ đồng ý chịu tác động của những kích thích mình cho là gây sợ hãi khủng khiếp nhất, nhằm buộc họ phải chấp nhận thách thức trước thực tại.

Cũng tương tự như liệu pháp tràn ngập, nhưng nếu trong tràn ngập thân chủ trải nghiệm kích thích trong tưởng tượng, thì trong chìm ngập thân chủ trải nghiệm tiếp xúc với những điều có thực, hiện hữu. Ví dụ người sợ nước có thể được đặt trong bể nước, người sợ chỗ kín có thể ngồi trong phòng tối nhỏ.

Nhà trị liệu tâm lý có thể tiến dần đến hiện tượng chìm ngập bằng cách, trước tiên cũng kích thích sự tưởng tượng. Chẳng hạn thân chủ có thể được nghe một đoạn băng tường thuật mô tả nỗi kinh hãi nhất của sự lo âu ám ảnh sợ của họ một cách chi tiết trong 1-2 giờ: Khi sự hoảng sợ của họ lắng xuống, thân chủ được đưa đến đối diện vởi tình huống gây sợ hãi. Tất nhiên điều đó không giống như sự sợ hãi mà bệnh nhân vừa tưởng tượng.

Câu hỏi:

1.Tại sao lại gọi là liệu pháp tràn ngập và chìm ngập?2. Vận dụng liệu pháp tràn ngập - chìm ngập trong một ca rối loạn tâm lý cụ thể?

Đọc sách:

1. Nguyễn Công Khanh (2000). Tâm lý trị liệu, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội 

2. Đặng Phương Kiệt (2000), Cơ sở tâm lí học ứng dụng, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

Tóm tắt nội dung bài học:

- Liệu pháp tràn ngập bắt đầu thực hiện tại thời điểm kích thích gây sợ hãi nhất ngay cực trên của bậc thang lo âu, nhưng trong môi trường an toàn. Thân chủ trong trạng thái thư giãn hoàn toàn, tự tưởng tượng ra một tình huống gây sợ hãi nhất.

- Liệu pháp chìm ngập chữa trị các chứng ám sợ, trong đó thân chủ đồng ý chịu tác động của những kích thích gây sợ hãi khủng khiếp nhất, nhằm buộc họ phải chấp nhận thách thức trước thực tại.

Tìm đọc:

1. Les Carter (2007), Lê Minh Cấn dịch, Cái bẫy của giận dữ, NXB Phụ nữ, TP. Hồ Chí Minh2. Maxwell Maltz (2008), Nguyễn Huỳnh Điệp dịch, Thay đổi để thành công, NXB Đà Nẵng. 10. LIỆU PHÁP NHẬN BIẾT – CHẤP NHẬN – ĐIỀU CHỈNH VÀ ỨNG PHÓ - GIẢI QUYẾT VẨN ĐỀYêu cầu của bài:1. Hiểu cơ chế tâm lý của quá trình nhận biết – chấp nhận – điều chỉnh của con người khi gặp stress.

Page 66: Giáo Trình Tâm Lý Học Trị Liệu (Word) - Trang Chủsaomaidata.org/library/800.GTTLHTriLieu.docx  · Web view... xem liệu pháp tâm lý là sự huy động tối ưu

2. Hiểu cơ chế của quá trình giải quyết vấn đề và vận dụng vào một ca trị liệu cụ thể.

10.1 LIỆU PHÁP NHẬN BIẾT - CHẤP NHẬN – ĐIỀU CHỈNHStress và phản ứng của con người khi gặp stressDưới góc độ tâm lý, có thể hiểu stress là trạng thái căng thẳng về tâm lý mà con người cảm nhận được trong quá trình hoạt động cũng như trong cuộc sống. Như vậy, stress có thể là gặp stress những cảm xúc nảy sinh trong những tình huống nguy hiểm, hẫng hụt, hay trong những tình huống phải chịu đựng những nặng nhọc về thể chất và tinh thần hoặc trong những điều kiện phải quyết định hành động nhanh chóng. Trong cuộc sống có nhiều sự kiện, tình huống gây stress. Tuy nhiên, mỗi cá nhân xử lý giải quyết các sự kiện, tình huống gây stress lại khác nhau phụ thuộc vào bản chất của sự kiện và năng lực ứng phó của chính cá nhân đó.

Stress tiêu cực hiểu theo nghĩa rộng liên quan tới một loạt các phản ứng tiêu cực bao gồm: lo lắng, giận dữ, mặc cảm, xung đột trầm cảm và các kiểu đau khổ thể chất khác như đau đầu, mệt mỏi, mất ngủ, viêm loét và căng thăng bất an. Trước tác độns của stress, con người không hoàn toàn bị động. Cá nhân mỗi người có thể nhận thức, đánh giá tiếp nhận (chấp nhận) hay chống lại stress cũng như giải quyết stress theo cách riêng của mình.

H. Eysenck và cộng sự đã nghiên cứu và đúc kết thành 4 kiểu phản ứng của cá nhân trước tác động của stress như sau:

- Kiểu 1(hướng ngoại): Khi gặp stress cá nhân thường phản ứng một cách bùng nổ, giận dữ, tăng huyết áp và dễ bị tim mạch. Những người có kiểu này biểu hiện luôn bức xúc về thời gian, thường hấp tấp, luôn làm việc một cách vội vã, bị cuốn hút vào công việc, thiếu kiên nhẫn, cầu toàn và bảo thủ, ganh đua, hiếu thắng, dễ bị kích thích, luôn tham vọng làm việc tốt hơn người khác.

- Kiểu 2 (hướng nội): Khi gặp stress cá nhân thường thất vọng, các phản ứng thường lặn vào trong, nén cảm xúc, dẫn tới giảm miễn dịch, dễ bị nhiễm trùng.

- Kiểu 3: Trước tác động của stress cá nhân thường im lặng, trầm, dẫn đến giảm calci máu, giảm vi lượng nên chóng già và dễ bị trầm cảm.

- Kiểu 4: Trước tác động của stress cá nhân thường bình tĩnh, tự tin, tự khẳng định mình, không gây ra những biến đổi đáng kể, khá năng thích nghi cao trước tác động của stress.

Nhà trị liệu cần đánh giá được thân chủ của mình phản ứng trước tác động của stress theo kiểu nào, từ đó có chiến lược trị liệu. Nếu nhà trị liệu sử dụng liệu pháp nhận biết - chấp nhận - điều chỉnh trong trị liệu cho thân chủ của mình, cần xem liệu pháp này như một quy trình gồm 5 bước sau:

1. Chấp nhận2. Quan sát3. Hành động4. Nhắc lại bước 1, 2, 35. Mong muốn một điều tốt đẹp nhất xảy ra

Page 67: Giáo Trình Tâm Lý Học Trị Liệu (Word) - Trang Chủsaomaidata.org/library/800.GTTLHTriLieu.docx  · Web view... xem liệu pháp tâm lý là sự huy động tối ưu

Chấp nhậnBước 1: Chấp nhận (Accept)

Khi chúng ta bị những mối lo âu dày vò, những nỗi ám ảnh sợ hãi, những ý nghĩ vẩn vơ không thể loại bỏ được, chúng ta chấp nhận chúng. Thay cho việc tìm cách xua đuổi khống chế, ta hãy để cảm giác lo lắng đến một cách tự nhiên và quan tâm theo dõi nó nhưng không làm cho cảm giác lo âu này chi phối cái gì ta nghĩ, ta cảm và cái gì ta đang và sẽ hành động.

Ví dụ khi ta bị stress (hoặc cảm giác lo hãi), ta hãy tự nói với mình “Tôi sẽ chấp nhận và đương đầu với nó”. Cảm giác khiếp sợ khi nghĩ đến lo hãi hoặc lo sợ rằng một nỗi ám ảnh nào đó xuất hiện lại, chỉ làm tình hình xấu hơn. Cách tốt nhất là vui vẻ, chuẩn bị tâm thế tiếp nhận và đương đầu.Quan sát

Bước 2: Quan sát (Watch)

Thân chủ tự theo dõi xem cảm giác lo sợ này đến và đi như thế nào. Chú tâm theo dõi xem cái gì đang xảy ra, để ý xem làm thế nào mà mức độ lo hãi tăng lên hay giảm đi. Cách tốt nhất là tự tách mình khỏi trạng thái lo lắng, càng tách mình ra khỏi trạng thái xúc cảm tâm lý đang trải nghiệm bao nhiêu, bạn càng dễ quan sát và dễ thoát khỏi lo lắng.Hành động

Bước 3: Hành động (Action)

Thân chủ cần hành động một cách tự nhiên, coi như sự lo hãi không có mặt. Hãy “giả vờ” xem tình huống lo lẳng đó là bình thường như mọi tình huống khác.

Nhắc lại bước 1, 2, 3Bước 4: Nhắc lại (Repeat) bước 1, 2, 3

Thân chủ chú tâm theo dõi mọi diễn biến của cảm giác lo hãi cho đến tận khi nó giảm xuống tới mức thoải mái và tiếp tục tự ám thị “Hãy chấp nhận, quan sát và hành động bất chấp mọi sự có mặt của nó”Mong muốn

Bước 5: Mong muốn (Expect) mọi điều tốt đẹp nhất sẽ xảy ra

Thân chủ tự nói với mình rằng, cái ta lo lắng hiếm khi xảy ra, cảm giác tiêu cực sẽ qua mau thôi. Tự nhận thấy mình có thể giải quyết đương đầu với stress, tự nhủ sự lo lắng - stress luôn xuất hiện trong cuộc sống. Chấp nhận và sẵn sàng đương đầu với stress khi nó quay lại. 10.2. LIỆU PHÁP ỨNG PHÓ - GIẢI QUYỂT VẤN ĐỀ

Nhóm liệu pháp ứng phó giải quyết vấn đề bao gồm việc huấn luyện phòng ngừa stress, các kỹ năng giải quyết vấn đề (Problem solving skills) và các chiến lược ứng phó (Coping strategies).

Huấn luyện phòng ngừa stress do Donald Meichanbaum sử dụng cho những bệnh nhân của ông đương đầu với stress. Những người bị các triệu chứng

Page 68: Giáo Trình Tâm Lý Học Trị Liệu (Word) - Trang Chủsaomaidata.org/library/800.GTTLHTriLieu.docx  · Web view... xem liệu pháp tâm lý là sự huy động tối ưu

stress thoạt đầu được huấn luyện các kỹ năng ứng phó, sau đó thực hành sử dụng các kỹ năng này để kiểm soát các tình huống hoặc sự kiện gây stress.Huấn luyện kỹ năng phòng ngừa stress

Chiến lược huấn luyện phòng ngừa stress gồm 3 giai đoạn:- Giai đoạn 1: Nhận thức lại vấn đề

Đây là giai đoạn nhận thức lại vấn đề, thay thế những ý nghĩ không hợp lý, những niềm tin sai lệch bằng những ý nghĩ niềm tin hợp lý hơn. Trong thực tế, bản thân các sự kiện, các tình huống tự nó chưa thể gây ra những phản ứng xúc cảm tiêu cực như lo âu, bực mình, giận dữ... nhưng do nhận thức của thân chủ chưa đầy đủ hoặc thiên lệch về bản chất sự kiện hay tình huống. Nhà trị liệu tâm lý sử dụng kỹ thuật cấu trúc lại nhận thức giúp thân chủ nhìn nhận lại bản chất của vấn đề, đưa ra các giải pháp thay thế để lý giải và giải quyết vấn đề.

Ví dụ một đồng nghiệp tự nhiên có thái độ và hành vi tiêu cực với bạn. Trong tình huống này, bạn có thể có ý nghĩ tiêu cực về người đồng nghiệp và gây tâm trạng thất vọng, bực tức... Nếu những ý nghĩ này được thay thế bằng những suy nghĩ hợp lý hơn sẽ làm giảm stress ở thân chủ.

- Giai đoạn 2: Luyện tập kỹ năng ứng phó

Trong giai đoạn này thân chủ học và thực hành các chiến lược ứng phó với stress. Có 4 nhóm kỹ năng cơ bản để đương đầu với stress:

1) Thư giãn với các nhóm cơ khác nhau.2) Hiệu chỉnh những sai lầm trong nhận thức. 3) Học cách giải quyết vấn đề.4) Tự khuyến khích củng cố để tăng lòng tự tin- Giai đoạn 3: Thực hành trong các tình huống cụ thể

Thân chủ xem ứng phó như một quá trình gồm 5 bước:1) Chuẩn bị sẵn sàng chấp nhận tình huống gây stress2) Tìm cách đương đầu và ứng phó với tình huống này3) Sẵn sàng giải quyết hậu quả nếu có.4) Đánh giá hiệu quả thực hiện trong việc đương đầu với tình huống.5) Tự thưởng củng cố khuyến khích những hành vi phù hợpTrong giai đoạn này liên quan đến việc nảy sinh những thái độ mới (hợp lý

hơn) và khai triển những hành vi ứng phó cụ thể, luyện tập một số hành vi ứng phó cụ thể. Bằng cách này thân chủ học cách ứng phó có hiệu quả với stress.Huấn luyện kỹ năng giải quyết vấn đề

Liệu pháp giải quyết vấn đề hướng dẫn thân chủ một chiến lược mang tính hệ thống, để tiếp cận và xử lý có hiệu quả những vấn đề khó khăn mà thân chủ đang và sẽ gặp phải trong cuộc sống. Thomas D’Zurilla và Marvin Goldfried, những người đề xướng phương pháp này, cho rằng quá trình giải quyết vấn đề có 4 đoạn cơ bản sau:

Page 69: Giáo Trình Tâm Lý Học Trị Liệu (Word) - Trang Chủsaomaidata.org/library/800.GTTLHTriLieu.docx  · Web view... xem liệu pháp tâm lý là sự huy động tối ưu

Giai đoạn 1: Xác định vấn đề và tìm ra các mục tiêu phải đạt là điều kiện tiên quyết để xuất hiện các giải pháp ở giai đoạn 2 (thân chủ đặt câu hỏi: Cái gì là bản chất của vấn đề? Cái gì phải xảy ra để tình huống có vấn đề được giải quyết)

Giai đoạn 2: Nảy sinh các giải pháp giải quyết vấn đề. Thân chủ đưa ra càng nhiều giải pháp càng có khả năng cân nhẳc, lựa chọn được giải pháp tốt nhất. Việc liệt kê tất cả các giải pháp và cân nhắc hiệu quả từng giải pháp là cách tốt nhất để lựa chọn một giải pháp ở giai đoạn sau.

Giai đoạn 3: Ra quyết định chọn giải pháp tốt nhất (tối ưu). Thân chủ tập trung vào một giải pháp được xem là tốt nhất trong số các giải pháp có thể.

Giai đoạn 4: Thực hiện giải pháp đã chọn và đánh giả hiệu quả của nó. Thân chủ thực hiện giải pháp đã chọn và đánh giá hiệu quả giải pháp. Liệu vấn đề đã được giải quyết sau khi thực hiện giải pháp chưa hay thân chủ phải quay lại giai đoạn trước.

Mô hình các giai đoạn giải quyết vấn đề [12, tr.159]Để áp dụng có hiệu quả liệu pháp này, điều quan trọng là chúng ta phải

hiểu 3 điều kiện tiên quyết sau đây:- Những vấn đề khó khăn hay stress là một bộ phận không thể không có

trong đời sống và mỗi người có thế học cách ứng xử để đối phó với chúng.- Cần phải nhận diện rõ bản chất khi nó xảy ra để có những giải pháp hợp

lý.- Hiệu quả của quá trình giải quyết vấn đề liên quan đến việc cân nhắc

đánh giá các giải pháp khác nhau và quyết định áp dụng một giải pháp tốt nhất.Câu hỏi:

1. Phân tích các bước cơ bản trong liệu pháp nhận biết - chấp nhận - điều chỉnh? Vận dụng trị liệu một ca rối loạn tâm lý cụ thể?2. Các giai đoạn cơ bản trong huấn luyện phòng ngừa stress? Vận dụng trong một ca rối loạn tâm lý cụ thế?3. Các bước cơ bản trong liệu pháp ứng phó giải quyết vấn đề? Vận dụng trị iệu một ca rối loạn tâm lý cụ thể? Đọc sách:

1. Nguyễn Công Khanh (2000), Tâm lý trị liệu; NXB Đại học Quốc gia Hà Nội2. Võ Văn Bản (2002), Thực hành điều trị tâm lý, NXB Y học Hà Nội.Tóm tắt nội dung bài học:

- Stress tiêu cực liên quan tới một loạt các phản ứng tiêu cực bao gồm: lo lắng giận dữ, mặc cảm, xung đột, trầm cảm và các kiểu đau khổ thể chất khác như đau đầu, mệt mỏi, mất ngủ, viêm loét và căng thẳng bất an.

- Các liệu pháp ứng phó theo kiểu nhận biết - chấp nhận - điều chỉnh và ứng phó - giải quyết vấn đề có thể được xem là một qua trình tập luyện các kỹ năng ứng phó với stress (vấn đề lo lắng, sợ hãi của thân chủ) gồm các bước: cấu trúc lại nhận thức vấn đề cho phù hợp, sau đó giải quyết vấn đề bằng cách hoặc chấp nhận hoặc điều chỉnh vấn đề.

Page 70: Giáo Trình Tâm Lý Học Trị Liệu (Word) - Trang Chủsaomaidata.org/library/800.GTTLHTriLieu.docx  · Web view... xem liệu pháp tâm lý là sự huy động tối ưu

- Chuẩn bị tâm thế và kỹ năng đương đầu với stress khi nó quay lại.- Quá trình huấn luyện phòng ngừa stress gồm 3 giai đoạn: nhận thức lại

vấn đề, luyện tập các kỹ năng ứng phó và thực hành trong các tình huống cụ thể.- Quá trình giải quyết vấn đề gồm 4 giai đoạn: xác định vấn đề và tìm ra

mục tiêu phải đạt, nảy sinh các giải pháp giải quyết vấn đề, ra quyết định chọn giải pháp tối ưu, thực hiện giải pháp đã chọn và đánh giá hiệu quả của nó.

Tìm đọc:

1. Les Carter (2007), Lê Minh Cẩn dịch, Cái bẫy của cơn giận, NXB Phụ nữ, TP. Hồ Chí Minh.2. Maxwell Maltz (2008), Nguyễn Huỳnh Điệp dịch, Thay đổi để thành công, NXB Đà Nẵng. 11. LIỆU PHÁP CHƠIYêu cầu của bài:1. Biết hoạt động chơi và các loại trò chơi ở trẻ em2. Hiểu liệu pháp chơi được xem như là công cụ chẩn đoán và trị liệu3. Kỹ năng tiếp cận các liệu pháp chơi cơ bản4. Vận dụng cách tố chức chơi nhằm mục đích trị liệu

11.1. SƠ LƯỢC VỀ HOẠT ĐỘNG CHƠI VÀ CÁC LOẠI TRÒ CHƠI TRẺ EMHoạt động chơi ở trẻ em

Đối với con người - chơi là hình thức hoạt động mở rộng trong các tình huống có điều kiện, hướng tới việc tái tạo lại và lĩnh hội kinh nghiệm xã hội được ấn định trong các biện pháp thực hiện các hành động có đối tượng mà xã hội đã ghi nhận trong các đối tượng của khoa học và văn hóa.

Lần đầu tiên, nhà bác học người Đức, C.Gross nhận xét rằng, trò chơi của cả động vật và của trẻ em có chức năng luyện tập: Trò chơi được đặc trưng cho chính những động vật, mà hành vi của chúng không chỉ dẫn tới sự hiện thực hóa một cách tự động các động tác bản năng mà tới cả những gì đòi hỏi sự thích nghi biến đối với các điều kiện sống thay đổi. Trong trường hợp này, trò chơi phục vụ cho sự thích nghi bản năng ban đầu với các điều kiện của cuộc sống tương lai.

Trò chơi của trẻ xuất hiện trong tiến trình phát triển lịch sử xã hội, là sự tái tạo các hành động và các mối quan hệ của trẻ với người lớn. Trong sự phát triển cá nhân trẻ, trò chơi trở thành hoạt động chủ đạo ở độ tuổi trước khi đến trường. Những thay đổi quan trọng trong tâm lý của trẻ được hoàn thiện trong mối liên hệ với hoạt động chủ đạo và diễn ra việc chuẩn bị chuyển sang mức độ phát triến mới. Những chuẩn mực của cuộc sống con người và hoạt động được tái hiện trong trò chơi giống như dạng đặc biệt của thực tiễn xã hội. Sự tuân thủ các chuẩn mực trò chơi đảm bảo cho việc nhận thức và lĩnh hội thực tế vật chất và thực tiễn xã hội, mà thậm chí cả sự phát triển trí tuệ, cảm xúc và đạo đức của nhân cách.

Trò chơi là một dạng hoạt động tự nguyện của trẻ. Trong giáo dục, trò chơi được xem là hoạt động có mục đích, thể hiện trong nhiệm vụ chơi nhât định, giải quyết nhiệm vụ chơi cho phép đạt được mục đích. Trò chơi được nhiều nhà tâm lý cho là hoạt động tự thỏa mãn bản thân của trẻ, nghĩa là hoạt động chơi mang lại hứng thứ cho trẻ: thỏa mãn giao tiếp với bạn cùng chơi và được thể hiện năng lực

Page 71: Giáo Trình Tâm Lý Học Trị Liệu (Word) - Trang Chủsaomaidata.org/library/800.GTTLHTriLieu.docx  · Web view... xem liệu pháp tâm lý là sự huy động tối ưu

của mình trước các bạn như một đấu thủ. Sự hăng say chờ đợi tình huống chơi chưa tiên đoán được và sự giải quyết tình huống đó trong quá trình chơi, lựa chọn giải pháp và đạt được thành tích ở từng giai đoạn và cuối quá trình chơi. Như vậy động cơ chơi của trẻ nằm trong quá trình chơi.Cấu trúc của trò chơi

Cấu trúc của trò chơi bao gồm:- Vai chơi: Vai trò cửa người chơi đảm nhận- Hành động chơi: Hành động chơi như các phương tiện hiện thực hóa vai

chơi- Đồ chơi: Sự ứng dụng đối tượng trò chơi - sự thay thế các đối tượng thực

bằng trò chơi và điều kiện chơi.- Mối quan hệ trong khi chơi: Mối quan hệ thực giữa những người chơi. Vai

chơi là đơn vị của trò chơi, đồng thời là yếu tố trung tâm của trò chơi. Phạm vỉ tái tạo thực tế hiện ra cốt lõi của trò chơi, những gì được trẻ tái tạo là yếu tố quan trọng của hoạt động và các mối quan hệ của người lớn trong cuộc sống lao động và cuộc sống xã hội được hiện ra trong nội dung của trò chơi. Trong trò chơi hình thành hành vi có chủ ý của trẻ, cùng như quá trình xã hội hóa của nó. Đặc tính của trò chơi là tính kế hoạch kép (kế hoạch cho quan hệ chơi và quan hệ thực), vốn có cho nghệ thuật kịch. Tính kế hoạch kép đảm bảo cho sự phát triển của trò chơi.

- Tình huống chơi: Những người chơi thực hiện hoạt động thực. Việc thực hiện các hoạt động đó đòi hỏi các hành động gắn với việc giải quyết các nhiệm vụ hoàn toàn cụ thể.

Như vậy, một loạt các yếu tố của hoạt động chơi cho phép trẻ làm quen với những tình huống xã hội thông qua trò chơi. Các dấu hiệu đặc trưng của sự phát triến trò chơi là sự thích nghi rất nhanh chóng của các hành động với các tình huống mới. Đó cũng là những yếu tố giúp trẻ phát triển tâm lý thông qua hoạt động chơi.Các loại trò chơi của trẻ em

1) Trò chơi biểu tượng (biểu trưng): Một dạng trò chơi có tính chất tượng trưng, mà ở đó tính hiện thực được tái hiện ở dạng các biểu tượng hay là dấu hiệu, nhưng các hành động của trò chơi được hoàn thiện ở hình thức tượng trưng trừu tượng.

2) Trò chơi có chủ đề: Một dạng trò chơi trong đó, các chủ đề là những sự kiện từ cuộc sống thực, các truyện cổ tích... được tái tạo lại.

3) Trò chơi có đối tượng: Một dạng trò chơi với các đối tượng vật chất và văn hóa tinh thần hoặc là với những vật thay thế của chúng. Những vật thay thế mang tính lịch sử văn hóa và theo sự quy định trực tiếp của các vật.

4) Trò chơi học tập: Một dạng trò chơi có sẵn nội dung và luật chơi, do người lớn xây dựng và đưa vào cuộc sống của trẻ nhằm giáo dục trí tuệ cho trẻ. Trò chơi học tập có vị trí quan trọng trong trường mầm non, nó được sử dụng trong các giờ học, giờ chơi và trong các hoạt động tự do của trẻ. Trò chơi học tập giúp trẻ nắm vững và củng cố kiến thức, nắm được các phương thức hoạt động nhận biết: quan sát dấu hiệu của đồ vật, học phân loại, khái quát, so sánh...

Page 72: Giáo Trình Tâm Lý Học Trị Liệu (Word) - Trang Chủsaomaidata.org/library/800.GTTLHTriLieu.docx  · Web view... xem liệu pháp tâm lý là sự huy động tối ưu

5) Trò chơi đóng vai của trẻ em: Là một dạng trò chơi phổ biến nhất của trẻ độ tuổi trước khi đến trường, trong đó có sự mô hình hóa các hành động và các mối quan hệ qua lại của người lớn. Trong trò chơi đóng vai, các quy tắc thường không rõ ràng, các hành động và các mối quan hệ qua lại giữa trẻ với những trẻ khác được điều chỉnh. Trong khi chơi đóng vai, trẻ trải nghiệm những cảm xúc mạnh mẽ liên quan đên nội dung của vai chơi, hình thành kinh nghiệm thực hiện các vai và hiện thực hóa chủ đề chơi. Trong bối cảnh trò chơi diễn ra sự hình thành cấu tạo mới: sự chiếm lĩnh các chức năng có tính dấu hiệu – biểu tượng, phát triển tưởng tượng và thiết lập các thành phần kiếm soát hành vi có chủ định.

Trong hoạt động vui chơi, mà ở đó diễn ra các loại trò chơi luôn là hình thức học tập xã hội. Ở tuổi mẫu giáo bé (3-4 tuổi), trong trò chơi, trước hết là sự tái tạo lại các hành động có đối tượng của con người. Ở lứa tuối mẫu giáo nhỡ (4-5 tuổi) thì sự định hướng đến bạn cùng chơi hoặc sự phát triển của cốt truyện, các mối quan hệ người - người bắt đầu trở thành trung tâm của trò chơi. Ở giai đoạn này, trò chơi đóng vai được hình thành và việc kiểm tra sự thực hiện các quy tắc của các vai chơi là một bộ phận trong trò chơi.

Chơi là phương tiện giao tiếp của trẻ nhỏ, trẻ thiểu năng hoặc trẻ có những hạn chế về khả năng ngôn ngữ và trình độ nhận thức. Vì thế, trước khi trẻ có được khả năng tư duy trừu tượng và sự lưu loát về ngôn ngữ để diễn đạt các trải nghiệm trẻ sẽ sử dụng các vật tượng trưng dễ dàng hơn khi dùng lời nói. Việc sử dụng chơi ở đây được dựa trên giả định ràng hoạt động chơi là một lĩnh vực tư duy ít chịu sự kiểm duyệt và nó phù hợp với trình độ phát triển về trí tuệ, cảm xúc và nhận thức của trẻ.11.2. LIỆU PHÁP CHƠI TRONG TÂM LÝ TRỊ LIỆUKhái niệm liệu pháp chơi trong tâm lý trị liệu

Trong tâm lý trị liệu, trò chơi tạo ra và hỗ trợ sự truởng thành về sức khỏe tâm thần. Ngay khi mới sinh, trẻ đã sống trong môi trường tương tác của trò chơi; sự tương tác đầu tiên giữa trẻ và ngươi mẹ qua ánh mắt, nụ cười, lời ru... Nếu trẻ gặp khó khăn hoặc không được tương tác trong giai đoạn này hoặc không biết “chơi” thì trẻ sẽ có vấn đề trong phát triển tâm lý. Như vậy, bản thân trò chơi đã trị liệu tâm lý.

Liệu pháp chơi trong tâm lý trị liệu là việc sử dụng các hoạt động chơi và đồ chơi (đất sét, nước, hình khoi, búp bê, con rối, bức vẽ, thuốc màu...) trong trị liệu tâm lý trẻ em và trong vệ sinh tâm lý. Các kỳ thuật chơi dựa trên lý thuyết cho rằng các hoạt động chơi như vậy phản chiếu cuộc sống tình cảm và sự tưởng tượng của trẻ, cho phép chúng “đẩy ra” các cảm xúc và kiểm tra thử các cách tiếp cận và mối quan hệ mới qua hành động hơn là lời nói. Dạng trị liệu này thường là không chỉ dẫn và không phân tâm, nhưng cũng có thể được thực hiện ở mức độ chỉ dẫn và phân tích tâm lý nhiều hơn [4, tr.419-420].Liệu pháp chơi không hướng dẫn

Trò chơi có vai trò quan trọng trong sự phát triển thế chất và tâm lý của trẻ. Sử dụng trò chơi trong trị liệu tâm lý còn gọi là “Liệu pháp chơi không hướng dẫn”. Liệu pháp chơi không hướng dẫn là một phương pháp tiếp cận hiệu quả và ít gây xâm phạm (Non- intrusive), có thể sử dụng liệu pháp này trong làm việc với trẻ em có vấn đề tâm lý.

Liệu pháp chơi không hướng dẫn là việc thiết lập mối quan hệ đặc biệt “một - một” giữa nhà trị liệu và một đứa tré. Trong đỏ nhà trị liệu tạo nên bầu

Page 73: Giáo Trình Tâm Lý Học Trị Liệu (Word) - Trang Chủsaomaidata.org/library/800.GTTLHTriLieu.docx  · Web view... xem liệu pháp tâm lý là sự huy động tối ưu

không khí an toàn và đáng tin cậy, qua đó đứa trẻ có thế cảm thấy được tự do giãi bày và khám phá những cảm xúc và ý nghĩ của chính bản thân, có thể giao tiếp trực tiếp thông qua lời nói (cả cách nói cụ thể lẫn ẩn ý) hoặc gián tiếp thông qua hành vi và nội dung chơi.

Liệu pháp chơi không hướng dẫn dựa trên nguyên lý của tâm lý trị liệu không hướng dẫn (Non- directive psychotherapy) được Garl Rogers phát triển và Virginia Axline điều chỉnh nhằm áp dụng vào trị liệu tâm lý trẻ em.Liệu pháp chơi không hướng dẫn được nhiều tác giả đề cập đến như Allen, Dorfman và Moustakas, nhưng Axline vẫn được xem là tác giá tiêu biểu nhất, tác phẩm đầu tiên (Axline, 1946) là sự cống hiến của bà trong một nghiên cứu về trường hợp bé Dibs 6 tuổi. Trong đó bà đặc biệt mô tả về mối quan hệ trị liệu, những cách thửc mà, thông qua chơi đứa trẻ có thể đạt được khả năng giải quyết vấn đề và làm chủ các xung đột nội tâm của mình. Trong quyển sách thứ hai (Axline, 1987), bà đã nêu ra 8 nguyên tắc thực hành cùng những ví dụ về những tình huống trong phiên trị liệu.

8 nguyên tắc ỉàm việc của nhà trị liệu với trẻ trong quá trình trị liệu tâm lý trẻ, thể hiện những điều nhà trị liệu cần:

- Phát triển mối quan hệ thân thiện, nồng ấm với đứa trẻ, qua đó mối liên hệ gắn bó phải được hình thành càng sớm càng tốt.

- Chấp nhận đứa trẻ như chính con người mà trẻ đang thế hiện.- Giúp trẻ hình thành cảm nhận về sự cho phép trong mối quan hệ này, sao

cho trẻ cảm thấy tự do trong việc thế hiện những cảm xúc của mình một cách trọn vẹn.

- Sáng suổt nhận ra những cảm xúc mà trẻ đang thế hiện và phản ảnh lại bàng một cách thức sao cho trỏ có thể thấu hiếu được những hành vi của chính bản thân mình.

- Duy trì một sự tôn trọng sâu sắc đối với khả năng của trẻ trong việc tự giải quyết vấn đề của mình miễn là được tạo cơ hội. Trách nhiệm lựa chọn và thực hiện sự thay đổi là việc của bản thân đứa trẻ.

- Không cố gắng hướng dẫn trẻ làm gì, nói gì dưới bất kỳ hình thức nào. Đứa trẻ là người dẫn đường, nhà trị liệu theo sau.

- Không cố thúc đẩy tiến trình trị liệu đi tới. Cần hiểu rằng đây là một tiến trình lâu dài, từ từ.

- Thiết lập những giới hạn cần thiết để gắn kết tiến trình trị liệu với thực tế đời sống và giúp trẻ nhận ra trách nhiệm của mình trong mối quan hệ trị liệu [38. p.23].

Triết lý nền tảng của trị liệu chơi không hướng dẫn là khuynh hướng tự hiện thực hóa bản thân (Self - actualization) cả ở người lớn và trẻ em. Giả định được đặt ra là: Khi trẻ có cơ hội tự do giãi bày cảm xúc của chính mình thông qua trò chơi, trẻ sẽ tìm thấy giải pháp để giải quyết những khó khăn về cảm xúc của bản thân và trẻ sẽ sử dụng nhà trị liệu cùng những trải nghiệm trong khi chơi đế thực hiện các giải pháp đó. Điều rất quan trọng khi tiến hành trị liệu tâm lý cho trẻ em là, phải hết sức lưu tâm đến nhu cầu cần được giúp đỡ của chính đứa trẻ, thay vì chỉ tập trung vào những việc khảo sát hoặc đánh giá.

Page 74: Giáo Trình Tâm Lý Học Trị Liệu (Word) - Trang Chủsaomaidata.org/library/800.GTTLHTriLieu.docx  · Web view... xem liệu pháp tâm lý là sự huy động tối ưu

Tóm lại: Công việc của nhà trị liệu là lắng nghe, thấu hiểu và đáp ứng lại trẻ, sao cho có thể giúp trẻ hiểu được nhiều hơn những cảm xúc của chính mình trong trò chơi. Những khía cạnh tiêu cực về cảm xúc sẽ mất đi sự chi phối của chúng khi trẻ được giãi bày và trải nghiệm những cảm xúc ấy trong mối quan hệ có tính chấp nhận giữa trẻ với nhà trị liệu trong trò chơi. Điều này giúp trẻ chuyến từ tình trạng phó mặc bản thân cho những cảm xúc giấu kín sang trạng thái làm chủ hơn đối với những cảm xúc ấy.Trò chơi như là công cụ chẩn đoán

D.Levy đã sử dụng trò chơi như là điều kiện ban đầu để chẩn đoán lập kế hoạch chẩn trị. Chức năng chẩn đoán của trò chơi thể hiện ở chỗ, thông qua trò chơi, trẻ tự bộc lộ những thiếu hụt trong đặc điểm tính cách và quan hệ, bộc lộ nỗi lo lắng buồn phiền “vô thức” của trẻ. Trò chơi được xem là một phương pháp thực nghiệm tự nhiên giúp phát hiện một số triệu chứng, xu hướng tiềm tàng, tâm thế tự vệ, những mâu thuẫn và phương thức ứng xử không hợp lý.

Erikson là người có nhiều đóng góp trong việc phát triển và ứng dụng liệu pháp trò chơi, ông cho rằng trò chơi tự phát là phương thức giải quyết những khó khăn trong cuộc sống thông qua việc tạo ra mô hình các hoàn cảnh và tiếp thu kinh nghiệm từ hiện thực qua thử nghiệm các “kế hoạch’’, các giải pháp. Thông qua trò chơi chủ định (trò chơi có hướng dẫn) hay trò chơi phân vai, các xung đột tâm lý bên trong được giải tỏa, các quá trình tâm lý được luyện tập và củng cố.

Marvasti định nghĩa chẩn đoán thông qua chơi (Play diagnosis) là “một kỹ thuật giúp trẻ bộc lộ các xung đột nội tâm, các huyễn tưởng, ước muốn và những nhận thức của trẻ về thế giới xung quanh…” [38, p.13]. Các vật liệu chơi được chọn lựa cẩn thận để nhà trị liệu có thể tập trung nhiều vào những sự kiện có ý nghĩa trong đời sống của trẻ và có thể đánh giá được tác động của những sự kiện đó lên nhân cách và quá trình phát triển của trẻ. Việc sử dụng chơi để đánh giá dựa trên ý tưởng rằng trong khi chơi, đứa trẻ sẽ thể hiện ra bằng hành động (Act out) những cảm xúc thật của trẻ, với sự hỗ trợ của một số cơ chế tự vệ mà chủ yếu là phóng chiếu, chuyển vị và biểu tượng hóa. Những nỗi lo âu và sự thúc ép thường gặp sẽ không xuất hiện bởi vì những cảm xúc này sẽ được phóng chiêu và chuyển vị lên các vật liệu chơi. Do vậy, những hành động thực hiện trên búp bê sẽ dễ dàng hơn là trên những đứa trẻ thực. Chẳng hạn, cậu bé Jimmy trong trò chơi: Jimmy bố trí một gia đình búp bê phía bên ngoài ngôi nhà (dollhouse). Sau đó, búp bê mẹ mang ra một chú chó con khiến cả gia đình chú ý. Lảt sau, một con quái vật xuất hiện và bắt cóc chú cún mang đi...

Trò chơi trên đây thế hiện nồi oán giận của Jimmy đối với sự xuất hiện của một cô giữ trẻ trong gia đình cùng với sự giận dữ mà nó đang cảm thấy. Các xung động huy hoại của đứa trẻ đối với cô giữ trẻ được giả định là đã được chuyển vị vào con quái vật. Ngoài ra, Jimmy cũng có thế sử dụng cơ chế biểu tượng hóa; trẻ đã dùng chú chó con để thay thế cho cô giữ trẻ. Điều được thấy rõ trong ví dụ trên đó là trong khi chơi trẻ thường bận tâm về nhưng gì xảy ra trong thực tại nội tâm, nghĩa là cách trẻ nhận thức về các sự kiện, nhiều hơn là những gì xảy ra trong thực tế khách quan. Thực tại nội tâm của trẻ, thông qua những nhu cầu và nỗi sợ hãi, có thể là hình ảnh bị bóp méo của thực tế khách quan.

Một trong những công việc quan trọng của nhà trị liệu là phải diễn giải những nội dung chơi của trẻ, hiểu được ý nghĩa mang tính biểu tượng của nó và phân biệt rõ những gì xảy ra trong trò chơi của Jimmy với những việc thực sự xảy ra trong môi trường sống của trẻ. Trong khi đó nếu buổi chơi được thực hiện một phần để đánh giá những nhu cầu trị liệu của trẻ, mối quan tâm chủ yếu là phải

Page 75: Giáo Trình Tâm Lý Học Trị Liệu (Word) - Trang Chủsaomaidata.org/library/800.GTTLHTriLieu.docx  · Web view... xem liệu pháp tâm lý là sự huy động tối ưu

xác định được thực tại nội tâm và những nhận thức của trẻ về những sự kiện và các mối quan hệ quan trọng trong đời sống.Chơi để chấn đoán và can thiệp liên quan đến chơi có cùng những giả định và vì thế cùng lý do để sử dụng. Chẳnẹ hạn nhà trị liệu có thể sử dụng con rối để khảo sát khả năng đứa trẻ có thể bị xâm hại bởi vì khi nói ra câu chuyện của mình thông qua những con rối trẻ sẽ ít cảm thấy e sợ hơn; nói cách khác khi sự kiểm duyệt do trao đổi bàng lời nói bị dờ bỏ, trẻ có thể chuyển vị những cảm xúc và hành động của mình lên con rối.

Trong chơi để chẩn đoán, có sự phát huy tối đa khả năng chơi tự do của trẻ và việc chẩn đoán cũng phụ thuộc phần lớn vào khả năng của nhà trị liệu trong việc quan sát, đánh giá và diễn giải các hoạt động chơi của trẻ. Mặc dù các vật liệu chơi được chọn lựa cẩn thận, các kỹ thuật chơi để chẩn đoán ít có tính hướng dẫn hơn các hình thức giao tiếp liên quan đến chơi như đã mô tả ở phần trên [38, P.13-14].Trò chơi như là công cụ trị liệu

Chức năng trị liệu của trò chơi thể hiện ở chỗ tạo cho người bệnh khả năng tự biểu thị cảm xúc, giải tỏa những dồn nén vô thức. Chơi giúp bệnh nhi xóa bỏ sự căng thẳng, giúp thư giãn, thanh lọc tâm trí, nâng cao hứng thú trong quá trình trị liệu. Trái với cách tiếp cận chủ yếu sử dụng lời nói khi làm việc với người lớn, chơi là cách được sử dụng ở trẻ em bởi vì chơi là hoạt động mà trẻ có khả năng thích nghi tốt và chơi cũng là hoạt động có chức năng tổ chức (Organizing Function) trong phát triển ở trẻ em. Chơi sử dụng chủ yếu các biểu tượng không lời (Non-Verbal symbols) và là một trong số những cách thức chính để trẻ phát triển các hiểu biết, khám phá các xung đột,cũng như “ôn lại’’ kỹ năng về cảm xúc và xã hội. Vì vậy, chơi được coi là phương tiện tự chữa trị tự nhiên phù hợp với trẻ em [38, P.4].

Phân tích và diễn giãi trò chơi trẻ em: Trong trò chơi, trẻ dàn dựng lại những trải nghiệm của mình đôi khi như một giấc mơ hoặc trẻ xây dựng lại một cách tượng trưng những điều đã xảy ra bên trong trẻ từ khi trẻ cảm nhận sự đau khổ, lo lắng, sợ hãi. Khi giải mã trò chơi, nhà trị liệu có thể dùng lời để mô tả những trải nghiệm đó của trẻ. Theo M.Klein, có hai thời điểm cần can thiệp: Sự biểu lộ của một sự chuyển dịch tiêu cực và sự biểu lộ một lo hãi không thể vượt qua làm cắt đứt trò chơi. Ngoài ra, sự chống đối lại khung trị liệu cũng cần phải can thiệp ngay.

Nhà trị liệu cần nắm bắt những cử động cảm xúc của trẻ trong các thời điểm khác nhau của trò chơi và kết nối với nội dung trò chơi để diễn giải cảm xúc của trẻ. Trẻ có thể lặp lại một trò chơi trong các buổi khám khác nhau, đây có thể là một sự tự vệ chống lại sự trầm cảm đe dọa trẻ. Hoặc trong khi chơi trẻ có hành vi tự kích dục để bảo vệ sự xa cách cơ thể người mẹ. Nhà trị liệu cần nối kết những trải nghiệm hiện tại qua trò chơi để diễn giải cảm xúc của trẻ và ý nghĩa của những cảm xúc đó. Chứ không phải mô tả trực tiếp nội dung trò chơi hoặc biểu tượng trò chơi.

Những đồ vật trẻ sử dụng trong trò chơi được nhân cách hóa hoặc tượng trưng cho cái tôi của bệnh nhi.

Câu hỏi:

1. Tại sao liệu pháp trò chơi trong trị liệu tâm lý trẻ em lại gọi là “chơi không hướng dẫn”

Page 76: Giáo Trình Tâm Lý Học Trị Liệu (Word) - Trang Chủsaomaidata.org/library/800.GTTLHTriLieu.docx  · Web view... xem liệu pháp tâm lý là sự huy động tối ưu

2. Tại sao trò chơi được xem như là công cụ chẩn đoán và trị liệu tâm lý trẻ em?11.3. CÁC TIẾP CẬN KHÁC NHAU TRONG LIỆU PHÁP CHƠI

Chơi trị liệu là cách thức tạo nên những trải nghiệm sâu sắc về mối qụan hệ giữa nhà trị liệu vớỉ đứa trẻ, trong đó chơi là một môi trường giao tiếp chủ yếu.

Mục đích của trị liệu trẻ em là đưa chức năng cảm xúc và chức năng xã hội của trẻ trở lại ngang tầm với giai đoạn phát triển của lứa tuổi sao cho trẻ có thể lấy lại tiến trình phát triển bình thường (O’Conner & Schaefer, Ryan & Wilson). Công trình của Anna Freud và Melanie Klein đã hợp nhất hoạt động chơi với các buổi phân tâm cho trẻ em kể từ thập niên 1930, chơi trị liệu được phát triển thành nhiều phương pháp tiếp cận chủ yếu như sau: Liệu pháp chơi theo kiểu phân tâm (Psychoanalytic play therapy), liệu pháp chơi nhận thức - hành vi (Cognitive behavioral play therapy), liệu pháp chơi có cấu trúc (Structural play therapy) và liệu pháp chơi không hướng dẫn hay còn gọi là liệu pháp chơi lấy đứa trẻ làm trọng tâm (Child - centered play therapy). Ngoài ra còn một số các liệu pháp chơi khác được gọi tên theo trường phái lý thuyết như Jungian, Adlerian, Gestalt... Schaefer và O’Conner và Schaefer đã điều chỉnh liệu pháp chơi cho từng loại rối nhiễu chuyên biệt ở trẻ em, như chơi trị liệu theo kiểu “kê đơn” (“Prescriptive” play therapy). Tương tự, Redgrave cũng tổ chức chơi can thiệp dựa trên những yêu cầu chính của việc trị liệu [38, P.2-3].Liệu pháp chơi theo định hướng phân tâm

1) Liệu pháp chơi theo định hướng phân tâm (Play therapy analysis)

Sigmund Freud (1909), người đầu tiên đưa ra liệu pháp trò chơi trong tâm lý trị liệu. Ông đã làm việc với bé Little Hans, 5 tuổi bị chứng ám ảnh sợ, ông đề xuất cha của Hans phải chơi cùng với em. Ông cũng quan sát trò chơi và đưa ra ý nghĩa của trò chơi đối với trẻ em. Freud viết: Công việc yêu thích nhất và thu hút nhất đối với trẻ em là chơi. Chúng ta có thể nói rằng một đứa trẻ khi chơi sẽ hành xử như một nhà văn với đầy trí tưởng tượng, thông qua đó trẻ sáng tạo nên một thế giới của chính mình, hay nói đúng hơn, trẻ sắp đặt lại các sự vật trong thế giới của mình, bố trí chúng theo một cách thức mới sao cho trẻ có thể cảm thấy thoải mái hơn. Sẽ không đúng nếu nói rằng trẻ không nắm bắt thế giới của trẻ một cách nghiêm túc; trái lại trẻ đã sử dụng việc chơi một cách rất nghiêm túc và đã dầu tư rất nhiều tình cảm của mình vào trong đó. Điều đối ngược với chơi không phải là làm việc, mà là thực tế. Tuy đã đầu tư năng lượng cảm xúc rất nhiều vào thế giới vui chơi của mình, trẻ vẫn hoàn toàn phân biệt rõ chúng với thực tế đời sống; trẻ chỉ vay mượn các đối tượng và tình huống mà trẻ có thế tưởng tượng nên từ thế giới thực tế hữu hình mà thôi. Chỉ với điều liên hệ giữa chơi với thực tế đời sống mới giúp phân biệt sự khác nhau giữa chơi ở trẻ em với trạng thái mơ mộng… [38, P.4-5].

Từ những năm 20-30 của thế kỷ 20, S.Freud và M.Klein là những người đầu tiên quan sát trẻ chơi và sau đó phân tích để hiểu sâu hơn những xung đột của trẻ. Hai ông cũng là những người đầu tiên sử dụng phương pháp phân tích tính hình tượng của trò chơi trong trị liệu trẻ em, sau này gọi là liệu pháp chơi (Play pherapy). Liệu pháp chơi dựa trên nhu cầu tự nhiên của trẻ về chơi, việc tổ chức hoạt động chơi như là một quá trình “Tự bộc lộ” để phát hiện, chấn đoán hay như là một quá trình học tự điều chỉnh - trị liệu.

Cũng trong những năm này, Klein và Anna Freud đã có nhiều đóng góp cho việc phát triển chơi trị liệu. Cả hai đều tin rằng nhiều rối loạn tâm lý ở trẻ em là

Page 77: Giáo Trình Tâm Lý Học Trị Liệu (Word) - Trang Chủsaomaidata.org/library/800.GTTLHTriLieu.docx  · Web view... xem liệu pháp tâm lý là sự huy động tối ưu

kết quả của các xung đột vô thức. Họ cũng cho rằng các rối loạn có thể được giải quyết và cái tôi của trẻ có thể được tăng cường bằng cách mang các thành phần vô thức này vào tầng ý thức thông qua quá trình diễn giải của nhà trị liệu về các nội dung chơi và giấc mơ của trẻ em. Cả hai đều xem sự nội tâm hóa là phần thiết yếu cho giải pháp chơi và khả năng này không thế xảy ra nếu không có tiến trình “khơi thông”(Working through) bởi trò chơi [38, P.5].

Trong phân tâm trẻ em, chơi được xem là cách thay thế cho liên tưởng tự do ở người lớn; cả hai đều thoát khỏi sự kiểm duyệt của đời sống thực tế. Công việc chính của một nhà phân tâm trẻ em là tìm cách hiểu và diễn giải các nội dung chơi mang tính biểu tượng của trẻ. Klein đã trang bị trong phòng chơi nhiều loại chất liệu chơi, các hình mẫu tượng trưng và những đồ chơi không tự vận hành (Non- mechanical) để kích thích trẻ chơi tưởng tượng.

Tuy nhiên, phân tâm trẻ em cũng giống như phân tâm người lớn, đều là những quá trình chuyên môn hóa cao và rất tốn thời gian. Ở Châu Âu và Hoa Kỳ, cách tiếp cận này dần chuyển thành tâm lý trị liệu theo định hướng phân tâm (Analytically oriented psychotherapy), nghĩa là cách tiếp cận với cùng những nguyên lý và kỹ thuật nhưng ít đi sâu hơn, ngắn hạn hơn và mục tiêu giới hạn hơn. Ngoài ra, các lý thuyết về phát triển trẻ em của phân tâm học vẫn có thể giúp ích cho các trường phái khác (ví dụ cách tiếp cận chơi trị liệu không hướng dẫn) ngay cả khi các kỹ thuật phân tâm không được sử dụng.Liệu pháp chơi theo hướng quan hệ đối tượng

2) Liệu pháp chơi theo hướng quan hệ đối tượng (Object relations therapy)

Đại diện của phương pháp này là Donal Winnicott. Mặc dù được huấn luyện theo trường phái của Klein, nhưng Winnicott lại làm việc theo liệu pháp quan hệ đối tượng. Ông xem chơi là trung tâm của những trải nghiệm có tính trị liệu và có sự liên hệ trực tiếp với điều mà ông gọi là “Khu vực trung gian” (Intermediate area). Theo Winnicott, chơi là phương tiện để đứa trẻ quản lý sự chuyển tiếp giữa thế giới nội tâm bên trong và thực tại bên ngoài, vì thế nó luôn ở trên lằn ranh giữa cái chủ quan và những gì mà trẻ nhận thức được một cách khách quan. Một Mđối tượng chuyển tiếpr, là cầu nối sớm nhất và quan trọng giữa bản thân trẻ với người khác, nó giúp trẻ phát triển khả năng của chính mình trong các mối quan hệ sáng tạo. Có một sự tiến hóa từ việc sử dụng các đối tượng chuyển tiếp với khả năng chơi của đứa trẻ. Theo Winnicott, khi chơi với một đối tượng chuyển tiếp, nó sẽ giúp trẻ đối phó với việc tách mình ra khỏi người khác (mẹ, người chăm sóc), đó là một khía cạnh quan trọng của sự phát triển tính độc lập một cách lành mạnh.

Cách tiếp cận của Winnicott có thể được xếp vào loại liệu pháp có hướng dẫn và có tính diễn giải cao (Directive and interpretive). Có tính hướng dẫn là vì nhà trị liệu đôi lúc chọn lựa một hình thức chơi đặc biệt nào đó như một phương tiện giao tiếp chính, chẳng hạn trò chơi “Vẽ tiếp nét” (Squiggle game) rất nối tiếng của Winnicott, trong đó nhà trị liệu và người thực hiện luân phiên thực hiện những nét vẽ cho đến khi hoàn tất một bức tranh và cho những lời bình về những gì mà mình đã vẽ. Có tính diễn giải là vì khi đáp ứng lại với những nội dung chơi hoặc giấc mơ của trẻ, nhà trị liệu sẽ phát biểu thành lời những liên hệ giữa những hành vi được biểu hiện nơi trẻ với những cảm xúc có thể còn ẩn giấu bên trong vô thức. Trọng tâm chính của liệu pháp là nhằm bộc lộ một cách có hệ thống những tư liệu bên trong vô thức, nhưng các tư liệu này phải được giới hạn lại trong thời gian cho phép của phiên trị liệu.

Page 78: Giáo Trình Tâm Lý Học Trị Liệu (Word) - Trang Chủsaomaidata.org/library/800.GTTLHTriLieu.docx  · Web view... xem liệu pháp tâm lý là sự huy động tối ưu

Winnicott cũng thừa nhận một số cách thức tiếp cận khác trong làm việc với trẻ em. Ông xem hoạt động chơi ở trẻ em như sự phản ánh lại các trải nghiệm được mô tả lại bởi những người chăm sóc trẻ, thường là người mẹ; đôi khi ông diễn giải điều này cho trẻ, đôi khi lại không, có lúc ông đáp ứng lại các giao tiếp của trẻ bằng chính những ngôn từ và ẩn dụ của trẻ mà không khám phá các ý nghĩa biểu tượng chứa đựng bên trong chúng, có lúc ông lại diễn giải và liên hệ chúng với những tư liệu trong quá trình phát triển của trẻ. Cách tiếp cận của Winnicott đôi lúc lại khá giống với liệu pháp chơi không hướng dẫn và thực vậy khi thừa nhận rằng “Tâm lý trị liệu chiều sâu có thể được thực hiện mà không cần sử dụng cách diễn giải”, Winnicott đã trích dẫn và chấp nhận Axline. Hơn nữa, ý kiến của ông về vai trò của chơi trong việc giúp trẻ giao tiếp và làm chủ thực tại bên ngoài cũng như nội tâm bên trong trẻ đã giúp người ta thấu hiểu hơn về tiến trình trị liệu [38, P.6].Liệu pháp chơi theo định hướng nhận thức – hành vi

3) Liệu pháp chơi theo định hướng nhận thức - hành vi (Cognitive - behavioral play therapy - CBPT)

Cách thức tiếp cận này bắt nguồn từ quan điểm cho rằng tất cả những hành vi của con người đều có mục đích và đều do học tập mà có. Liệu pháp này có tính hướng dẫn và dựa trên những hiểu biết về nhận thức và hành vi của con người. Trong liệu pháp nhận thức - hành vi, nhà trị liệu thiết kế trò chơi và đáp ứng những tác nhân củng cố tích cực có thể thúc đẩy sự thay đổi, hình thành nhận thức và hành vi mong muốn, loại bỏ nhận thức và hành vi không mong muốn. Trong can thiệp hành vi theo truyền thống, hoạt động chơi ít khi được sử dụng; các kỹ thuật chơi chủ yếu được cha mẹ hoặc giáo viên chú trọng đến trong tương tác của trẻ với môi trường xung quanh.

Liệu pháp chơi theo định hướng nhận thức - hành vi được áp dụng rộng rãi và có hiệu quả trong các nhóm làm việc về sức khỏe tâm thần cho trẻ em và vị thành niên. Mặc dù trọng tâm và phong cách có sự khác biệt, nhưng các nhà trị liệu chơi theo định hướng nhận thức - hành vi cho rằng kế hoạch trị liệu bằng trò chơi được thiết kế chủ yếu nhằm:

- Củng cố những khía cạnh tích cực trong cái tôi của trẻ.- Củng cố hành vi tự khám phá bản thân trẻ.- Củng cố mối quan hệ, tương tác giữa người với người; giảm đáp ứng gây sợ hãi hoặc né tránh khi quan hệ với người khác.- Làm sáng tỏ những mâu thuẫn giữa cảm xúc, thái độ và hành vi.- Loại bỏ các đáp ứng lo âu hoặc sợ hãi liên quan đến các tình huống đặc hiệu [33. P.7].Trị liệu nhận thức - hành vi trong mô hình chơi, cung cấp cơ sở lý thuyết

dựa trên các nguyên tắc hành vi nhận thức và tích hợp các mặt phát triển của trẻ một cách nhạy cảm. Theo đó, trò chơi cũng như cách tiếp cận bằng lời và không lời được sử dụng trong việc giải quyết vấn đề.

Khác với liệu pháp chơi không hướng dẫn, liệu pháp nhận thức - hành vi được dựa trên tiền đề rằng, nhận thức lệch lạc làm xáo trộn tâm lý và xác định hành vi kém thích nghi để sửa chữa hoặc chống lại những ý tưởng bất hợp lý gây trở ngại cho hoạt động lành mạnh.

Page 79: Giáo Trình Tâm Lý Học Trị Liệu (Word) - Trang Chủsaomaidata.org/library/800.GTTLHTriLieu.docx  · Web view... xem liệu pháp tâm lý là sự huy động tối ưu

Trước đây các nhà tâm lý thường cho rằng trẻ ở độ tuổi mầm non và tiểu học còn quá nhỏ để hiểu sự lệch lạc trong suy nghĩ của mình. Tuy nhiên, sự phát triến gần đây của liệu pháp trò chơi cho thấy việc sử dụng chiến lược nhận thức hành vi trong mô hình trò chơi có hiệu quả với trẻ nhỏ, nếu phương pháp trị liệu thích nghi với sự phát triển và phù hợp với nhu cầu của trẻ.

Chẳng hạn các phương pháp trị liệu nhận thức cần phải truyền đạt gián tiếp cho trẻ em thông qua các hoạt động vui chơi. Đặc biệt, trò chơi với những con rối và thú nhồi bông rất hữu ích trong việc mô hình hóa việc sử dụng các chiến lược nhận thức như chống lại niềm tin phi lý và làm tích cực khả năng tự nhận thức. Liệu pháp trò chơi nhận thức - hành vi được cấu trúc, định hướng mục tiêu và can thiệp trong môi trường tự nhiên của trẻ. Nó kết hợp các kỹ thuật nhận thức và hành vi thực nghiệm chứng minh và cho phép việc kiểm tra thực nghiệm về kết quả trị liệu. Lần đầu tiên, bác sĩ chuyên khoa Susan Knell đã tích hợp các nguyên tẳc nhận thức - hành vi trị liệu vào chơi. Tác giả không chỉ cung cấp một kế hoạch chi tiết khi làm việc với trẻ em, mà còn đưa ra hướng dẫn chi tiết để điều trị các vấn đề điển hình của thời thơ ấu [40].

Câu hỏi:

1. Trình bày các hướng tiếp cận liệu pháp trò chơi trong trị liệu tâm lý trẻ em?

11.4. CÁC HÌNH THỨC CHƠI TRỊ LIỆULiệu pháp pháp chơi trên cát

1) Liệu pháp chơi trên cát

Những hình mẫu thu nhỏ (Miniatures) tượng trưng cho con người, thú vật, hoặc sự vật được sử dụng để tạo nên những hoạt cảnh trên bề mặt cát được gọi iầtrỏ chơi trên cát (Sandplay) hoặc trị liệu trên khay cát (Sandtray therapy).

Trị liệu trên khay cát được Magaret Lowensfeld phát triển trong thập niên 1920 từ cảm hứng khi đọc Floorgames (Trò chơi trên sàn nhà) của RG. Wells và được áp dụng tại Trung tâm trò chơi trị liệu tại London; Anh Quốc. Wells và các con trai của ông đã cùng chơi những trò chơi trên sàn nhà, họ lấy những hình mẫu thu nhỏ để bày ra những cảnh chơi đầy kịch tính trên sàn nhà. Những trò chơi được gia đình Wells xem như một phương cách để khám phá khung cảnh sau những xung đột. Lowensfeld gọi liệu pháp trò chơi trên cát là phương pháp “Kỹ thuật thế giới” (World Technique). Kỹ thuật này được sử dụng trong một bối cảnh có tính nghi thức, có sự chuyển tiếp hoặc như một biện pháp can thiệp các sang chấn đau khổ về tinh thần. Lowensfeld hiểu rằng trẻ em cần có những công cụ phi ngôn ngữ để giao tiếp và trải nghiệm. Bà cũng nhận ra hoạt động chơi có khả năng giúp chuyển biến và tổng hợp lại thế giới quan còn hạn chế của trẻ. Bà không chỉ đưa thêm vào khay cát nội dung chơi, mà còn cho cả cát và nước vào để đứa trẻ giãi bãy tâm trạng phức tạp của mình. Bộ công cụ này nhằm giúp trẻ cảm nhận được các trải nghiệm của mình chứ không giúp gia tăng khả năng diễn giải của nhà trị liệu về thực tại của đứa trẻ. Các thân chủ trẻ em của Lowensfeld đã sử dụng vật liệu chơi này một cách nhiệt tình vì tính chất hấp dẫn, đa năng và đa chiều kích của nó. Nhất là nó không cần đến bất cứ kỹ năng đặc biệt nào. Có một đứa trẻ gọi đó là “Thế giới đề vui chơi” - điều này khiến bà đôi khi gọi đó là “Thế giới trò chơi” (Worldplay) [38, P.8].

Nhiều thập niên trôi qua kể từ ngày Lowensfeld đưa kỹ thuật này vào trung tâm trị liệu của bà, các giáo viên, nhà tư vấn và nhà nghiên cứu thuộc nhiều trường phái đã vận dụng công cụ này cho thân chủ của họ. Dần dần, trò chơi trên

Page 80: Giáo Trình Tâm Lý Học Trị Liệu (Word) - Trang Chủsaomaidata.org/library/800.GTTLHTriLieu.docx  · Web view... xem liệu pháp tâm lý là sự huy động tối ưu

cát được sử dụng để giúp con người kết nối và trở nên quan tâm hơn đến thực tại cá nhân và liên cá nhân trong đời sống của mình. Các nhà thực hành đã sử dụng nó để gia tăng khả năng của ý thức, khả năng tự bình phục, giảng dạy, học tập, sáng tạo, giao tiếp và những mối quan hệ lành mạnh giữa con người với nhau. Do khay cát là công cụ hữu hiệu và thú vị, nhiều tác giả đã đưa ra những tên gọi riêng cho phương pháp của mình nhằm mô tả những cuộc chơi trên khay cát; mỗi cách thể hiện cách thức cũng như quan điểm riêng của từng tác giả về những tiến trình xảy ra trong khay cát. Liệu pháp khay cát đã vươn xa ra khỏi phạm vi tham vấn và trị liệu tâm lý, nó được áp dụng trong giáo dục, trong những hành trình tìm kiếm bản thân, trong công việc, cũng như bất cứ hoàn cảnh nào mà những người có nguồn gốc xuất thân và văn hóa khác nhau muốn hiểu biết lẫn nhau trong sâu thẳm con người mình.

Cách gọi tên phương pháp cũng gợi lên những câu chuyện hoặc thực tại đặc biệt. Tại Úc, một bé trai 12 tuổi đã gọi là “bức tranh cát” (Sand picture) hoặc “Bức tranh ý nghĩa” (Thinking picture). Đứa trẻ nói: “Cháu đã nói rất nhiều về những việc đã xảy ra, nhưng ở đây cháu im lặng, cháu bận suy nghĩ. Suy nghĩ là môt điều khó khăn, không ai có thể nghe được. Nhưng bức tranh trên cát là một dạng suy nghĩ, mà người ta có thể nghe thấy nó lên tiếng.”

Liệu pháp khay cát là một hình thức tâm lý trị liệu năng động và mang tính diễn đạt, giúp thân chủ có thể giãi bày nội tâm của họ thông qua các biểu tượng và hình ảnh ẩn dụ. Các nhà tâm lý học nhân văn nhấn mạnh đến việc hình thành mối quan hệ trị liệu sâu sắc và khả chấp, cùng với cách tiếp cận xử lý nội dung chủ yếu dựa trên những trải nghiệm ngay tại đây và ngay lúc này (here – and - now). Trường phái nhân văn tin rằng khi con người ở lứa tuổi nhỏ và vị thành niên, họ có thể bị mất đi mối liên hệ với chính mình. Họ có thể học cách chấp nhận một số cảm xúc này và không chấp nhận những cảm xúc khác. Trong tiến trình chối bỏ những gì thuộc về con người thật, họ có thể mất liên hệ với bản ngã thực sự của chính mình. Liệu pháp khay cát mang đến những trải nghiệm về sự tái kết nối của con người với bản ngã chân thực của mình và giúp họ tái khám phá các ước mơ, hy vọng và tương lai.

Mục đích áp dụng: Khay cát là một loại công cụ mang tính giãi bày, diễn đạt bao gồm:

- Một môi trường được cấu trúc tốt qua đó những hình ảnh ẩn dụ của thân chủ sẽ được tạo lập và được khám phá.

- Một cách hiển thị các vấn đề của thân chủ để quá trình làm việc có thể tập trung vào chủ đề cốt lõi trong suốt phiên trị liệu.

- Thân chủ có thể nhìn lại những biểu tượng trong quang cảnh mà mình đã tạo dựng, ngay cả khi họ đã khám phá chúng và thực hiện sự hướng dẫn về vấn đề của họ.

- Môt trải nghiệm sâu sắc đối với thân chủ. Bình thường họ hay tránh né sự trải nghiệm đầy đủ những cảm xúc của minh. Khay cát tạo điều kiện cho họ khám phá bản ngã.

- Một phương tiện gián tiếp giúp thúc đẩy các hoạt động trị liệu cho những thân chủ bị bế tắc. Khi thân chủ xem xét các hình ảnh ẩn dụ do mình tạo nên, họ có thể vượt qua các phản ứng phòng vệ và hóa giải các phản kháng.

Page 81: Giáo Trình Tâm Lý Học Trị Liệu (Word) - Trang Chủsaomaidata.org/library/800.GTTLHTriLieu.docx  · Web view... xem liệu pháp tâm lý là sự huy động tối ưu

Tất cả các thành phần như khay cát, những hình mẫu, không gian an toàn trong khay cát, những lời nói trong khi chơi trên cát và cả công việc trong giai đoạn xử lý đều có tầm quan trọng trong việc tạo nên hiệu quả trị liệu.

Trong liệu pháp khay cát, nhà trị liệu tạo lập một không gian an toàn có tính chấp nhận để thân chủ có thể đối diện với các chủ đề cốt lõi của họ. Giống như trong liệu pháp chơi, bản chất mang tính ấn dụ của khay cát giúp tạo nên khoảng cách an toàn để thân chủ có thể giãi bày những cảm xúc đau khổ. Khay cát cho phép họ bộc lộ bản thân dưới hình thức những biếu tượng không lời, đồng thời tạo nên một sự phóng chiếu thực tại chủ quan trong nội tâm cũng như trong các mối quan hệ của thân chủ.

Chỉ sử dụng khay cát khi thân chủ đã có được lòng tin khá sâu sắc với nhà trị liệu, không thực hiện khi thân chủ còn lưỡng lự. Homeyer và Sweeney cho rằng, khay cát nên được sử dụng một cách có mục đích và có kế hoạch. Nhà trị liệu nên trình bày rõ những mục đích và thời lượng sử dụng khay cát trên từng thân chủ. Hai tác giả này đề nghị sử dụng khay cát như cách thức để thay đổi bước đi trong làm việc với thân chủ, như một cách thức để thêm sức mạnh cho tiến trình trị liệu hoặc đưa việc trị liệu đến các tầng mức can thiệp sâu hơn. Bởi vì khay cát có hiệu quả khi làm việc với những thân chủ bị bế tắc.

Giống như trò chơi trị liệu ở trẻ nhỏ, liệu pháp khay cát mang lại một trải nghiệm có tính chủ động, không lời, gián tiếp có tính biểu tượng.

Liệu pháp khay cát được chia thành các giai đoạn sau:

Giai đoạn tạo cảnh- Giai đoạn tạo cảnh (Scene creation phase): là rất quan trọng và cũng là

giai đoạn trung tâm đạt đến các trải nghiệm từ khay cát. Trong đó thân chủ sắp đặt các hình mẫu thu nhỏ trên khay cát trong giai đoạn tạo cảnh, nhà trị liệu cần phải đặt mình trong hiện tại, họ không nói gì đặc biệt cả. Điều quan trọng đối với thân chủ là phải có sự trải nghiệm bên trong qua việc kết nối với các hình mẫu thu nhỏ và lựa chọn cái nào trong số đó để tạo cảnh. Nhà trị liệu không làm gián đoạn tiến trình bên trong này, nhưng cần phải cho thân chủ biết rằng, nhà trị liệu đang ở cùng thân chủ trong lúc họ trải nghiệm những phút giây thực hiện việc tạo cảnh.

Một số nhà trị liệu tin rằng tiến trình bình phục trong liệu pháp khay cát chỉ xảy ra trong giai đoạn tạo cảnh. Vì thế, họ không đi qua giai đoạn xử lý. Một số khác lại sử dụng những cảnh quan trên khay cát làm chủ đề khởi đầu cho việc tương tác bằng lời. Việc diễn giải bằng lời nói có thể giúp mở rộng những diễn biến trong nội tâm thân chủ mà những việc này đã bắt đầu trong giai đoạn tạo cảnh.

Giai đoạn tạo cảnh giúp hình thành sắc thái cho quá trình thân chủ tự thăm dò và khám phá bản thân khi họ nhìn vào những hình mẫu và tìm thấy những mối liên hệ với chúng. Một số người cảm thấy lạc lối khi tìm cách sắp xếp các hình mẫu theo ý mình muốn. Nếu giai đoạn tạo cảnh được trải nghiệm một cách có ý nghĩa đối với họ, thân chủ nhìn vào và suy nghĩ về những khía cạnh trong đời sống mà họ thường không chú ý đến, thì khi đó giai đoạn xử lý đã bắt đầu bên trong nội tâm. Việc chuyển sang giai đoạn xử lý bằng lời sẽ trở nên tự nhiên hơn rất nhiều khi thân chủ cho phép bản thân họ trải nghiệm giai đoạn tạo cảnh.

Page 82: Giáo Trình Tâm Lý Học Trị Liệu (Word) - Trang Chủsaomaidata.org/library/800.GTTLHTriLieu.docx  · Web view... xem liệu pháp tâm lý là sự huy động tối ưu

Giai đoạn xử lý- Giai đoạn xử lý (Processing phase): Suy xét lại nhưng trải nghiệm vốn đã

hình thành trong giai đoạn tạo cảnh. Thông qua giai đoạn xử lý, thân chủ có thế nhìn lại bối cảnh trong khay cát và trải nghiệm về tác động của nó.

Nhà trị liệu sẽ bắt đầu giai đoạn xử lý bằng cách nói với thân chủ: “Hãy nói về quang cảnh mà bạn đã tạo nên”. Tuy nhiên, chúng ta cũng có thể bắt đầu khi thân chủ cảm nhận được một điều gì đó ngay trong giai đoạn tạo cảnh. Nhà trị liệu có thể nói: “Bạn trông có vẻ rất buồn. Bạn đang chú ý điều gì vào lúc này?”. Sự hiện diện cùng thân chủ trong từng khoảnh khắc là vấn đề trung tâm trong cách tiếp cận nhân văn ở giai đoạn xử lý. Cách tiếp cận nhân văn tập trung vào việc khám phá chứ không diễn giải. Tiến trình khám phá là một trải nghiệm sâu sắc. Hầu hết những gì nhà trị liệu thực hiện trong giai đoạn xử lý đều tạo thuận lợi cho tiến trình khám phá và hiểu biết bản thân của thân chủ. Theo Rogers, những đáp ứng trị liệu có hiệu lực mạnh mẽ nhất là những đáp ứng giúp thân chủ vươn xa hơn mức độ hiểu biết về bản thân mà họ có trước đó.

Nhiều người tự hỏi việc đi sâu khám phá bản thân có giá trị gì? Tại sao việc đi sâu vào các trải nghiệm lại có tính trị liệu? Việc trải nghiệm đầy đủ một cảm xúc có giá trị gì?

Trong thực tế, việc cho phép bản thân trải nghiệm một cách đầy đủ những cảm xúc của chính mình sẽ mang lại cho người đó nhiều ích lợi. Trước tiên, sẽ là một phần thưởng vô giá khi một người cảm thấy “ổn định với vấn đề của chính mình”, “Liệu có cần xây bức tường ngăn cách với những trải nghiệm của ta hay ta có thể trông cậy vào chúng?”, “Làm thế nào để ta có thể hài lòng với những trải nghiệm của chính ta?”... Thứ hai, liên quan đến một quy luật tự nhiên: để có thể khơi thông được một trải nghiệm cảm xúc, ta cần phải trải nghiệm nó một cách đầy đủ. Rogers lưu ý rằng một khi những cảm xúc phiền nhiễu được cảm nhận đầy đủ nhất, thì người ta có thể đi tới sự thay đổi. Đây là phần rất quan trọng trong tiến trình thay đổi.

Chẳng hạn, hãy tưởng tượng một phụ nữ đang tranh đấu với cuộc hôn nhân của cô ấy. Nhà trị liệu yêu cầu cô hãy tạo dựng một quang cảnh trên khay cát. Cô sẽ đặt một hình mẫu tượng trưng cho chồng ở một đầu khay cát; một hình mẫu tượng trưng cho cô ở đầu kia. Khi xử lý, cô nói “Tôi không còn yêu chồng tôi, nhưng tôi sợ rời xa anh ấy”. Những nhà trị liệu về hôn nhân và gia đình vẫn thường nghe những câu nói đại loại như thế; đó là sự phân cực đối lập (Polarity) trong trải nghiệm của thân chủ. Nhà trị liệu khi ấy có thể nghĩ đến các chọn lựa trong việc đáp ứng với thân chủ trong khi vẫn phải chú tâm đến sự phân cực trong phát biểu của thân chủ. Nhà trị liệu có thể hỏi: “Ngay lúc này đây, bạn cần biết rõ hơn trong câu nói có ý bạn không yêu chồng nữa hay là câu nói có ý bạn sợ rời xa anh ấy?”. Nếu thân chủ trả lời cô ấy nhận biết rõ hơn về điều mình sợ rời xa chồng nhà trị liệu sẽ hỏi: “Bạn có cảm nhận nỗi sợ ấy ngay lúc này?”. Nếu cô đáp là có, nhà trị liệu sẽ giúp thân chủ đi sâu hơn bằng cách: “Vậy nỗi sợ đó như thế nào? Bạn hãy mô tả nó".

Nhà trị liệu đôi khi đánh giá không đầy đủ về nỗi sợ và sự phản kháng của thân chủ. Ở thân chủ thường có mong muốn thay đổi và nỗi sợ sự thay đổi. Vì mỗi người đều có tình trạng phân cực đối lập như vậy. Khung cảnh trong khay cát thường phác họa trạng thái phân cực đối lập này hoặc hai khuynh hướng, thành phần, mong muốn tương phản. Hầu như ít có khay cát nào không chứa những điều tưomg phản. Những hình mẫu thường được sắp xếp thành từng cụm ở trong các góc hoặc trên một khu vực nào đó của khay cát. Bất cứ khi nào thân chủ sử

Page 83: Giáo Trình Tâm Lý Học Trị Liệu (Word) - Trang Chủsaomaidata.org/library/800.GTTLHTriLieu.docx  · Web view... xem liệu pháp tâm lý là sự huy động tối ưu

dụng đến những vách ngăn hoặc rào chắn thì thường có nghĩa là sự phân cực đã xuất hiện.

Trong liệu pháp khay cát, làm việc trên những điều phân cực theo cách như thế giúp thân chủ và nhà trị liệu “bảo tồn rất nhiều năng lượng”. Nếu thân chủ chưa sẵn sàng trải nghiệm đi sâu vào một cảm xúc đau thương, nhà trị liệu cần phải thừa nhận điều này và làm việc với thân chủ trên nỗi sợ thay vì trên nỗi đau. Khi đó, thân chủ sẽ không kháng cự lại việc trị liệu và nhà trị liệu không cảm thấy mình đang lội ngược dòng. Khi một thân chủ chưa sẵn sàng, điều cần thiết là phải làm việc với thân chủ tại ngay nơi người đó đang đứng hơn là thúc đẩy người đó đi tới nơi họ cần đến.Liệu pháp chơi kể chuyện

2) Liệu pháp chơi kể chuyện (Narrative play therapy)

Cách tiếp cận này được cải biên từ cách tiếp cận kể chuyện của David Epston và Michael White, nó được áp dụng trong trị liệu cá nhân với một trẻ hoặc như một phần trong trị liệu hệ thống gia đình.

Nguyên lý nền tảng là: Cuộc sống con người được góp phần bởi những “câu chuyện” mà họ tự kể với chính mình và những câu chuyện ẩy tạo nên một khung tham chiếu mà từ đó người ta diễn giải về đời sống của mình. 

Ở những cá nhân có vấn đề, nhiều câu chuyện đa dạng khác nhau sẽ tạo thành một câu chuyện, hoặc tạo nên bản sắc riêng của người đó khi xem xét chính mình, cũng như sẽ ảnh hưởng lên cách người khác xem xét họ, đến nỗi bản thân họ và vấn đề của họ trở nên là một.

Mục đích của liệu pháp chơi kể chuyện là giúp tách bạch giữa thân chủ và vấn đề của họ, sao cho thân chủ có thế kiểm soát được vấn đề của mình thay vì bị hòa lẫn vào nó.

Marner đã trình bày nhiều ví dụ minh họa cách thức mà những trẻ ỉa đùn hoặc sợ bóng đêm đã được khuyến khích xem các vấn đề này như những thứ ở bên ngoài con người của trẻ, chẳng hạn như là những con quái vật hoặc những người khổng lồ, đang cố kiểm soát đứa trẻ. Bằng cách trục xuất chúng (nhốt con quái vật vào hộp rồi ném đi), hoặc đánh lừa chúng, đứa trẻ có thế giảm bớt sự phó mặc của trẻ với vấn đề của mình, rồi có thể bắt đầu kiến tạo lại những câu chuyện kể cá nhân hoặc những cách sống khac thú vị hơn.

Ann Cattanach và cộng sự đã phát triển cách tiếp cận chơi trị liệu và cho rằng, liệu pháp kể chuyện nhằm giúp trẻ em trải qua những sự kiện phức tạp trong đời sống. Theo Ann, khi trẻ chơi theo mô hình kể chuyện, nhà trị liệu lắng nghe hoặc cũng có thể đặt ra những câu hỏi đế làm rõ ý nghĩa và “bối cảnh hóa” câu chuvện xoay quanh hoàn cảnh xã hội đang hiện diện trong đời sống đứa trẻ... Một số trẻ em cần sự giải thích của nhà trị liệu về hoàn cảnh xã hội được lồng vào trong chuvện kể (nội dung chơi)... Chuyện kể thường không phải là những mô tả về những sự kiện thật trong đời sống; mà là những câu chuyện liên quan đến đời sống tưởng tượng... [38, P.9-10].

Như vậy, phương pháp tiếp cận chơi kể chuyện bằng cách sử dụng những câu chuyện kể giúp trẻ xử lý cảm xúc của mình với sự thấu cảm. Một câu chuyện kể có tính trị liệu thường sử dụng trí tưởng tượng và thuật ẩn dụ nhiều hơn là những lời lẽ có tính tư duy với ý nghĩa thông thường. Chuyện kể giúp giao tiếp với trẻ sâu sắc hơn, còn lời nói thường ngày thì khô khan hoặc quá giản lược khiến

Page 84: Giáo Trình Tâm Lý Học Trị Liệu (Word) - Trang Chủsaomaidata.org/library/800.GTTLHTriLieu.docx  · Web view... xem liệu pháp tâm lý là sự huy động tối ưu

những trải nghiệm của trẻ như thể bị “dát mỏng” đi và vì thế sẽ không giao tiếp với trẻ một cách hiệu quả [31].

Câu hỏi:

1. Phân tích vai trò của liệu pháp chơi trên cát và vận dụng trị liệu một trường hợp cụ thể?2. Phân tích vai trò của liệu pháp chơi kể chuyện và vận dụng trị liệu một trường hợp cụ thể?

11.5. NGUYÊN TẮC VÀ ĐIỀU KIỆN SỬ DỤNG TRÒ CHƠI TRONG TRỊ LIỆUCác nguyên tắc cụ thể

Để trò chơi có thể được sử dụng như một công cụ chẩn đoán và trị liệu trẻ em, nhà trị liệu cần thực hiện một số nguyên tắc sau đây:

1) Tiếp nhận trẻ bằng phong cách tự nhiên, thân mật, không thể hiện sự nóng vội hoặc khó chịu, không đồng tình, không khen hoặc ủng hộ vì điều đó sẽ hạn chế tính tự do của trẻ.

2) Ấn định giới hạn trong trò chơi (thời gian chơi không thay đổi, không làm hỏng đồ chơi).

3) Hướng dẫn trò chơi thúc đẩy tính chủ động, độc lập và sáng tạo của trẻ. Tạo tình huống cho trẻ tự lựa chọn hướng hành vi. Sắp xếp trò chơi hướng vào kỹ năng giải quyết vấn đề, khôi phục lại các mối quan hệ đã mất.

Những trò chơi tự phát và trò chơi có hướng dẫn của nhà trị liệu là hai giai đoạn chơi bổ sung cho nhau trong quá trình chơi. Tỉ lệ giữa hai giai đoạn này phụ thuộc vào tuổi, tính cách và những đặc điểm lâm sàng của trẻ.

4) Trò chơi phải tạo cám xúc và ngẫu hứng, đòi hỏi nhà trị liệu làm phong phú trò chơi và cùng chơi hết mình với trẻ. Tránh ép buộc dẫn đến xóa bỏ mối tiếp xúc.

Tâm lý trị liệu được thực hiện trên hai sân chơi chồng chéo lên nhau, sân chơi của bệnh nhi và của nhà trị liệu. Nếu nhà trị liệu không thể chơi, điều đó có nghĩa là người đó không thể là nhà trị liệu. Nếu bệnh nhi không thể chơi, thì phải làm gì đó để giúp trẻ có khả năng chơi, sau đó mới bắt đầu làm tâm lý trị liệu.

5) Sử dụng đồ vật trong quá trình chơi. Nhà trị liệu cần quan tâm đến khả năng thiết lập mối quan hệ của trẻ với đồ vật và sử dụng đồ vật. Trẻ có biết thao tác với đồ vật không? Có biết sử dụng đồ vật theo chức năng của nó không? Quan sát trẻ thao tác với đồ vật để nhận diện rối nhiễu tâm lý (sự phóng chiếu lên đồ vật).

6) Vai trò của nhà trị liệu thể hiện qua việc cùng với trẻ tái tạo tính cách của các nhân vật với từng hoàn cảnh chơi đã được mô hình hóa trên cơ sở mục tiêu trị liệu.

Nhà trị liệu cần lựa chọn chủ đề chơi phù hợp với mục đích trị liệu và hứng thú của trẻ, thường xuyên đứng bên ngoài cuộc chơi của trẻ và sẵn sàng giúp trẻ khi có yêu cầu nhưng không can thiệp vào sự lựa chọn của trẻ.

Tóm lại: Điểm then chốt trong liệu pháp trò chơi là eây dựng mối quan hệ tin tưởng giữa nhà trị liệu và bệnh nhi. Quan hệ này, tự nó, có tính trị liệu.

Page 85: Giáo Trình Tâm Lý Học Trị Liệu (Word) - Trang Chủsaomaidata.org/library/800.GTTLHTriLieu.docx  · Web view... xem liệu pháp tâm lý là sự huy động tối ưu

Điều kiện tổ chức trò chơi trị liệuĐể trò chơi có thể là phương tiện trị liệu, cần thiết lập không gian trị liệu

bằng trò chơi - không gian giao tiếp và phóng chiếu.- Địa điểm: Tránh phòng quá lớn vì trẻ sẽ bị “choáng ngợp”. Phòng nên

cách âm, đế trẻ không bị xao lãng bởi tiếng ồn bên ngoài và trẻ có thể nghe thấy giọng nói của mình. Trong phòng có một số vật dụng cố định như bồn rửa tay, gương soi, bàn ghế nhỏ... trẻ có thể sử dụng tùy thích. Phòng nên có cửa sổ, phòng kín có thể gây cho trẻ bối rối, ngột ngạt, tù túng. Phòng cần có cảm giác nồng ấm và thoải mái, khác với không khí của phòng mạch. Phòng cần có không gian để diễn ra trò chơi có kịch tính. Tránh những tranh ảnh có tính giáo dục, vì nếu là nơi trị liệu thì không thể là nơi giáo dục.

- Vật dụng có giá trị giao tiếp như búp bê, thú nhồi bông, nhà bếp, đồ chơi bác sĩ, y tá, thú vật, xe ô tô, quân bài, cờ, đôminô... những đồ vật giúp trẻ dàn cảnh, tái diễn một tình huống, vật dụng đế xây dựng bằng gỗ, nhựa, cát, đất nặn, giấy, sơn. Vật dụng biểu tượng như đồ hàng thức ăn, vũ khí bằng nhựa, vật dụng trang điểm, sách truyện... giúp trẻ biểu lộ đời sống nội tâm. Cần có một không gian chứa đựng những sản phẩm riêng của trẻ (ngăn kéo, thùng... mà chỉ một mình trẻ sử dụng).

- Đồ chơi trị liệu tùy theo lứa tuổi: Đối với trẻ 0-5 tuổi, không cần có nhiều đỗ chơi vì trẻ có nguy cơ bị tràn ngập, quyến rũ hoặc bị kích thích bởi đồ chơi quá nhiều hoặc quá cầu kỳ. Đối với trẻ rất nhỏ, đồ chơi là vật trung gian của giao tiếp mẹ - con, giúp mẹ dỗ con. Nhà trị liệu giúp người mẹ tìm ra không gian giao tiếp với con (một số người mẹ có cảm giác “quá tải” khi tiếp xúc với con, nhà trị liệu cần giúp họ). Khi trẻ di chuyển được, nên để gần trẻ hộp chứa đồ chơi, trong đó gồm những vật có thể đổ ra, bỏ vào, mềm, cứng, gây tiếng động, lăn được để trẻ khám phá, sờ mó, lồng vào, ngậm mút... hoặc một trái banh, xe chạy đươc đề khởi đầu trò chơi trao đổi, luân phiên, ú tìm. Lúc trẻ 2 tuổi, sử dụng những vật tượng trưng trong các trò chơi gia đình, thú vật, giới tính để tạo ra bối cảnh, hàng rào, nhà... Lúc trẻ 3-4 tuổi, nhà trị liệu cũng chính là một “trò chơi”, chơi hai người trong những tình huống trẻ lựa chọn. Điều quan trọng là cần giữ khung trị liệu

- Trò chơi: Có thể sử dụng những trò chơi trong đó thực hiện những thao tác tách rời, hợp lại với những thao tác xé từng mảnh ra và ráp lại... Tuyệt đối không sử dụng trò chơi học tập với những đồ chơi có tính học tập như nhận biết hình dạng, màu sắc.

M.Klein nhấn mạnh tính trung lập của phòng trị liệu bằng trò chơi, theo ông “Tình huống chuyển dịch chỉ được thiết lập và duy trì nếu bệnh nhi có thể cảm thấy phòng chơi tách khỏi cuộc sống gia đình bình thường. Vì vậy, vật dụng chơi trong phòng trị liệu không được chọn lọc theo mô hình trẻ có ở nhà.

Câu hỏi:

1. Phân tích nguyên tắc và điều kiện tổ chức trò chơi nhằm mục đích trị liệu?2. Lấy ví dụ minh họa cho một trường hợp cụ thể?

11.6. QUY TRÌNH CHƠI TRỊ LIỆU

Page 86: Giáo Trình Tâm Lý Học Trị Liệu (Word) - Trang Chủsaomaidata.org/library/800.GTTLHTriLieu.docx  · Web view... xem liệu pháp tâm lý là sự huy động tối ưu

Các giai đoạn chơi trị liệuQuá trình chơi trị liệu có thể diễn ra theo các giai đoạn sau đây:

- Bước 1:Trẻ có thể bỡ ngỡ ngồi im lặng hoặc phá phách.- Bước 2: Trẻ có thể chơi với nhà trị liệu, rồi chơi với bố mẹ trong phòng chơi chuyên biệt.- Bước 3: Trẻ có thể chơi một mình, có mặt nhà trị liệu ở gần đó (nhưng nhà trị liệu “đang bận việc riêng”).Nhà trị liệu có thể sử dụng tranh vẽ, kể chuyện hoặc giới thiệu các đồ chơi

để lôi kéo trẻ vào trò chơi. Khi chơi trẻ bắt đầu thể hiện cảm xúc, mạnh dạn hơn, có những nhận xét về các nhân vật. Nhà trị liệu cần kín đáo quan sát cảm xúc, hành vi, lời nhận xét của trẻ để biết được khí chất, tính cách, các mối quan hệ của trẻ với người xung quanh. Chẳng hạn trong trò chơi “gia đình”, bé gái đóng vai người mẹ có thể quát mắng, trừng phạt hoặc lên mặt dạy “con”, cưỡng ép búp bê ăn, ngủ…Trong trường hợp này, nhà trị liệu dễ dàng nhận biết được những mâu thuẫn, những dồn nén và mong muốn trong cuộc sống của trẻ.

Khi chơi trẻ có thế đóng những vai thể hiện những hành vi hay nét tính cách xấu như hung dữ, dễ tự ái, sợ hãi, lẩn tránh... sau đó đổi vai. Thông qua các vai, trẻ có một cái gương soi giúp nó nhận thức được những nét tính cách chưa tốt của mình và những phản ứng không thích hợp, từ đó trẻ tự điều chỉnh mình.Ví dụ về 3 bước tổ chức trò chơi loại bỏ ám sợ

Đối với những ám sợ (sợ chó sói, hổ, báo, sợ chuột, sợ sâu, sợ nhện...), phương pháp dùng trò chơi loại bỏ sợ hãi gồm 3 bước:

Bước 1: Làm sống lại nỗi sợ hãi bằng cách tái tạo lại tình huống gây sợ hãi qua đó xác định tính chất sợ hãi và các phản ứng của trẻ.

Bước 2: Phản ứng lại nỗi sợ đó bằng cách tái tạo lại quá trình giải cảm ứng nỗi sợ hãi thông qua trò chơi đóng vai. Thông qua hành vi của vai mình đóng, trẻ biểu thị nỗi sợ hãi của mình. Sau đó đổi vai với nhà trị liệu. Chẳng hạn một đứa trẻ ám sợ chó sói trong chuyện cổ tích, trong trò chơi đóng vai “thỏ và chó sói”, lúc đầu trẻ đóng vai thỏ, nó sẽ bộc lộ nỗi sợ hãi khi gặp chó sói, nhưng lúc này nhà trị liệu đóng vai chó sói đã không còn làm trẻ sợ nữa. Sau đó đổi vai, trẻ đóng vai chó sói, nó sẽ thể hiện tính hung dữ của chó sói và nhà trị liệu đóng vai thỏ cũng không tỏ ra sợ “chó sói”.

Bước 3: Củng cố kết quả đạt được bằng cách gợi ý cách giải quyết thông qua hành vi tương ứng của vai chơi do nhà trị liệu đóng. Sử dụng các mẫu hướng dẫn hành vi bằng cách đổi vai thông qua đó củng cố kết quả đạt được. Trong khi bị cuốn hút vào cảm xúc hấp dẫn của trò chơi, trẻ sẽ trở nên bạo dạn hơn, dũng cảm và bớt dần cảm xúc sợ hãi. Hiệu quả của trị liệu phụ thuộc vào mức độ nhập vai sợ hãi, phản ứng xúc cảm và giải cảm ứng trong ý thức của trẻ.

Có thể thực hiện trị liệu với những ám sợ khác của trẻ như sợ bóng tối, sợ ma", (do bị hù dọa) bằng các trò chơi “mèo đuổi chuột”, “bịt mắt bắt dê”, “trốn tìm”.

Câu hỏi:

1. Vận dụng một trường hợp cụ thể theo quy trình chơi trị liệu?11.7. PHÂN BIỆT TRÒ CHƠI TRỊ LIỆU VÀ TRÒ CHƠI GIẢO DỤC

Page 87: Giáo Trình Tâm Lý Học Trị Liệu (Word) - Trang Chủsaomaidata.org/library/800.GTTLHTriLieu.docx  · Web view... xem liệu pháp tâm lý là sự huy động tối ưu

Trò chơi giáo dục- Trò chơi giáo dục diễn ra trong khung nhà trường hoặc gia đình dưới sự

hướng dẫn của của người lớn. Người lớn hướng dẫn trẻ cách chơi, luật chơi, có hệ thống khen thưởng (biểu dương, chấm điểm). Nhờ trò chơi trẻ học được nhiều điều phức tạp trong cuộc sống mà không có cảm giác mệt mỏi và phải cố gắng.Trò chơi trị liệu

- Trò chơi trị liệu diễn ra trong khung trị liệu rõ ràng, với mục đích giúp trẻ giao tiếp với nhà trị liệu, trong đó trẻ bộc lộ những mối bận tâm của mình. Khung trị liệu là một phòng khám hoặc một môi trường cố định, trong đó nhà trị liệu chỉ là một, thời gian và vật dụng đồ chơi cố định với những lần hẹn tái khám. Nhà trị liệu để trẻ chợi tự do, đồng hành với trẻ hoặc như một quan sát viên hoặc tham gia chơi nếu được trẻ mời. Trò chơi không có giá trị giải trí hay học tập, nhưng có giá trị giao tiếp và phóng chiếu. Nhà trị liệu giải thích cho trẻ biết ở đó trẻ có thể nói những điều về bản thân và những mối bận tâm của trẻ. Thông qua trò chơi có thể mở lối cho một sự giao tiếp, trong đó nhà trị liệu hiện diện và chăm chú vào trò chơi đế tạo bối cảnh giao tiếp.

- Nhà trị liệu tâm lý trong trò chơi trị liệu: Nhà trị liệu tâm lý không chơi thay trẻ (họ không phải là trẻ em), không phải là người dạy trẻ làm tốt (họ không phải là giáo viên) và cũng không bắt buộc trẻ chơi một trò nào đó (họ không phải là giáo dục viên). Nhà trị liệu là người sáng tạo các mối quan hệ, giúp trẻ tự biểu lộ, giải mã, cố hiểu cách giao tiếp của trẻ để có thế giao tiếp với trẻ.

- Trong huấn luyện cũng như trong thực hành, đã có sự nhầm lẫn lớn giữa chơi trị liệu (Play therapy) với các cách can thiệp có sử dụng chơi (Play related intervention) như những phương pháp để đánh giá đứa trẻ hoặc giúp trẻ thực hiẹn những thay đổi trong đời sống. Các chuyên viên thực hành (Practitioners) cũng thường sử dụng chơi như một phương tiện hỗ trợ cho việc giao tiếp với trẻ em, điều này khi được thực hiện kỹ lưỡng cũng có giá trị về mặt trị liệu, tuy nhiên mục tiêu và phương pháp là rất khác biệt và phải được phân biệt rõ.

Kết luận về vai trò của trò chơi trong trị liệu tâm lý:- Nếu bạn muốn hiểu trẻ nhanh, hãy làm cho trẻ chơi.- Nếu bạn muốn dạy trẻ sống, hãy làm cho trẻ chơi.- Nếu bạn muốn trẻ thích làm việc, hãy làm cho trẻ chơi.- Nếu bạn muốn làm nghề của bạn, hãy làm cho trẻ chơi, chơi và chơi.

Câu hỏi:

1. Phân biệt đặc trưng của trò chơi giáo dục và trò chơi trị liệu? Đọc sách:

1. Nguyễn Công Khanh (2000), Tâm lý trị liệu, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.2. Nguyễn Văn Siêm (2007), Tâm bệnh học trẻ em và thanh thiếu niên, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.Tóm tắt nội dung bài học:

Page 88: Giáo Trình Tâm Lý Học Trị Liệu (Word) - Trang Chủsaomaidata.org/library/800.GTTLHTriLieu.docx  · Web view... xem liệu pháp tâm lý là sự huy động tối ưu

- Liệu pháp chơi trong tâm lý trị liệu là việc sử dụng các trò chơi trong trị liệu tâm lý trẻ em và trong vệ sinh tâm lý. Các kỹ thuật chơi dựa trên lý thuyết cho rằng các hoạt động chơi như vậy phản chiếu cuộc sống tình cảm và sự tưởng tượng của trẻ, cho phép chúng “đẩy ra” các cảm xúc và kiểm tra thử các cách tiếp cận và mối quan hệ mới qua hành động hơn là lời nói.

- Sử dụng trò chơi trong trị liệu tâm lý còn gọi là “Liệu pháp chơi không hướng dẫn”. Liệu pháp chơi không hướng dẫn là một phương pháp tiếp cận hiệu quả và ít gây xâm phạm, là việc thiết lập mối quan hệ đặc biệt “một - một” giữa nhà trị liệu và một đứa trẻ. Trong đó nhà trị liệu tạo nên bầu không khí an toàn và đáng tin cậy, qua đó đứa trẻ có thể cảm thấy được tự do giãi bày và khám phá những cảm xúc và ý nghĩ của chính bản thân, có thể giao tiếp trực tiếp thông qua lời nói (cả cách nói cụ thể lẫn ẩn ý) hoặc gián tiếp thông qua hành vi và nội dung chơi

- Chức năng chẩn đoán của trò chơi là một kỹ thuật giúp trẻ bộc lộ các xung đột nội tâm, các huyễn tưởng, ước muốn và những nhận thức của trẻ về thế giới xung quanh...”. Trong chơi để chẩn đoán, có sự phát huy tối đa khả năng chơi tự do của trẻ và việc chẩn đoán cũng phụ thuộc phần lớn vào khả năng của nhà trị liệu trong việc quan sát, đánh giá và diễn giải các hoạt động chơi của trẻ.

- Chức năng trị liệu của trò chơi thể hiện ở chỗ tạo cho thân chủ khả năng tự biểu thị cảm xúc, giải tỏa những dồn nén vô thức. Chơi giúp bệnh nhi xóa bỏ sự căng thẳng, giúp thư giãn, thanh lọc tâm trí, nâng cao hứng thú trong quá trình trị liệu. Chơi sử dụng chủ yếu các biểu tượng không lời (Non-Verbal symbols), là một trong số những cách thức chính để trẻ phát triển các hiểu biết, khám phá các xung đột.

- Có ba hướng tiếp cận chơi trị liệu cơ bản: liệu pháp chơi theo định hướng phân tâm, theo hướng quan hệ đối tượng và theo định hướng nhận thức - hành vi.

- Có 2 loại liệu pháp chơi cơ bản: liệu pháp chơi trên cát và chơi kể chuyện.- Quá trình chơi trị liệu theo các giai đoạn: lúc đầu, trẻ có thể bỡ ngỡ ngồi

im lặng, phá phách, tiếp theo, trẻ có thể chơi với nhà trị liệu hoặc trẻ chơi với bố mẹ trong phòng chơi chuyên biệt, cuối cùng, trẻ chơi một mình, có mặt nhà trị liệu ở gần đó, nhưng nhà trị liệu “đang bận việc riêng”.

Tìm đọc:

1. A.I.Zakharov (1987), Liệu pháp tâm lý loạn thần kinh chức năng ở trẻ em và thiếu niên, (Lê Hải Chi dịch), NXB Y học Hà Nội

2. Kate Wilson, Virgina Ryar (2005), Play Therapy: A Non-Directive Approach for Children and Adolescents, P.1-23, the Publisher in China, second edition

12. LIỆU PHÁP HÌNH - TRANH VẼYêu cầu của bài:1. Hiểu về tranh vẽ và quá trình phát triển hình - tranh vẽ của trẻ em.2. Vận dụng chức năng chẩn đoạn và trị liệu của hình - tranh vẽ của trẻ em vào việc tập phân tích tranh vẽ của trẻ.

Page 89: Giáo Trình Tâm Lý Học Trị Liệu (Word) - Trang Chủsaomaidata.org/library/800.GTTLHTriLieu.docx  · Web view... xem liệu pháp tâm lý là sự huy động tối ưu

3. Biết một số gợi ý giải mã các hình - tranh vẽ của trẻ em và tập “đọc” tranh vẽ của trẻ.

12.1. SƠ LƯỢC VỀ TRANH VẼ CỦA TRẺ EMTrẻ em bộc lộ mình trong tranh vẽ

Vẽ tranh là một hoạt động phức hợp, có sự tham gia của nhiều cơ chế sinh học, cảm giác, trí não và vận động. Là một hoạt động biểu hiộn nhiều đặc trưng tâm lý của con người, là kỹ thuật lý tưởng để phát hiện thông tin nội tâm của trẻ nhỏ. Từ lâu, con người đã khắc họa các hình vẽ lên vách hang động để ghi lại những cảm xúc và nhu cầu của mình.

Khi vẽ tranh, con người không chỉ thể hiện những suy nghĩ, mong muốn, ước mơ của mình, mà dường như con người còn được giải phóng khỏi thực tại, họ đựợc quyền đưa trí tưởng tượng của mình bay xa. Từng nét vẽ như sự phóng thích năng lượng của niềm vui, nỗi buồn. Vì vậy, tranh vẽ là phương tiện thu thập thông tin của con người, nó không bị giới hạn bởi rào cản ngôn ngữ như hỏi chuyện bằng bảng hỏi hoặc phỏng vấn và là nơi con người thể hiện thế giới nội tâm của mình, phản ánh trải nghiệm về chính gia đình của mình. Những cảm xúc mạnh có thể được chất chứa trong hình ảnh nhiều hơn là lời nói. Hầu hết các nhà trị liệu tâm lý đều cho rằng tranh vẽ của con người là dấu ấn của cảm xúc, sự tự đánh giá bàn thân, hiểu biết về thế giới xung quanh và bộc lộ mọi khía cạnh của nhân cách. Tranh vẽ cũng chính là nơi con người, nhất là trẻ em, thể hiện những vấn đề mà chúng đang trăn trở. Giá trị thực tiễn của việc vẽ tranh là ở chỗ tạo cho trẻ có thêm khả năng thể hiện ngoài ngôn ngữ những ý nghĩ của mình. Với tư cách là một thứ ngôn ngữ đặc biệt của quá trình nhận thức, tranh vẽ trở thành một dạng giao tiếp riêng của trẻ với thế giới xung quanh.

Vẽ là một hoạt động sáng tạo cho phép trẻ phản ứng lại những tưởng tượng và rung động tốt hơn, tiếp xúc một cách phù hợp với thế giới thần tiên của những câu chuyện cổ tích và thần thoại, phát triển tiềm năng sáng tạo của mình. Đa số trẻ em đều thích vẽ vì kỹ thuật này dễ cho các em thực hiện. Vẽ không chỉ là phương pháp giao tiếp ngoài ngôn ngữ mà còn là phương tiện phát triển tính tự lập, là một cách biểu lộ tinh cảm giống như vui đùa và nói.

Tranh vẽ của trẻ em cung cấp cho người lớn khá nhiều thông tin về tính cách của các em. Trong khi vẽ, trẻ dường như cách biệt với xung quanh, một mình độc lập với những ý nghĩ và cả những nỗi phiền muộn của bản thân mình. Khi vẽ, trẻ giải tỏa được những cảm xúc không thế nói thành lời, gửi gắm những thông điệp mạnh mẽ và tự do bộc lộ bản thân thông qua cách trẻ mô phỏng lại toàn bộ những cảm nhận đối với thế giới xung quanh. Trẻ em thế hiện niềm vui, hạnh phúc, ước mơ và đôi khi cả nỗi sợ... qua tranh vẽ. Vì thế, các bức vẽ của trẻ cũng chính là một cách thức giao tiếp với mọi người để trẻ giãi bày thế giới nội tâm của mình và những mối quan hệ mà trẻ cảm nhận được đối với thế giới xung quanh.

Tranh vẽ là phương thức khá quen thuộc và gần gũi với trẻ, nó phản ánh thế giới nội tâm của trẻ dưới hình thức biểu tượng và chứa đựng thế giới của trẻ thơ. Đặc biệt, trong các thời kỳ phát triển ban đầu của trẻ nhỏ, tranh vẽ như một phương tiện giao tiếp không lời, hình vẽ của trẻ “nói” nhiều hơn lời nói, do trẻ nhỏ chưa có đủ từ ngữ cần thiết để diễn đạt, trẻ biết vẽ trước rồi sau mới biết viết. Do đó, tranh vẽ là một cách thức “giao tiếp” hết sức đặc biệt của trẻ. Từ việc tìm hiểu các bức vẽ, người lớn sẽ gần gũi với trẻ hơn, thấu hiểu tâm tư, tình cảm của trẻ để kịp thời nâng đỡ, bảo vệ trẻ phát triển tự nhiên, lành mạnh hơn.

Page 90: Giáo Trình Tâm Lý Học Trị Liệu (Word) - Trang Chủsaomaidata.org/library/800.GTTLHTriLieu.docx  · Web view... xem liệu pháp tâm lý là sự huy động tối ưu

Các giai đoạn phát triển tranh vẽ của trẻ emTranh vẽ của trẻ em tiến triển qua các giai đoạn:1) Giai đoạn vẽ nguệch ngoạc và thực tại ngẫu nhiên (1-3 tuổi)

Trong giai đoạn này trẻ vẽ bất cứ cái gì nó thích, dấu vết mà trẻ để lại đa phần là chưa định hình. Khi vẽ trẻ không định trước là vẽ cái gì, vẽ hình gì. Lúc đầu trẻ vẽ nguệch ngoạc sau đó vẽ vòng tròn và vẽ đường thẳng. Khi nào trẻ vẽ được vòng tròn khép kín (hai đầu được nối lại với nhau không còn kẽ hở) tức là trẻ đã kiểm soát được cảm xúc của mình hoặc khi trẻ vẽ không bị vượt ra ngoài không gian của khổ giấy khi đó trẻ biết được giới hạn của tờ giấy và giới hạn của bản thân, “cái tôi” của trẻ được hình thành (mức phát triển này ứng với trẻ 3 tuổi). Hình vẽ người của trẻ trong giải đoạn này còn rất đơn giản, chỉ có một vòng tròn và hai con mẳt, chân tay nằm giữa hai bên vòng tròn, hoặc ở dưới vòng tròn không có thân hình. Các nhà tâm lý học gọi đó là giai đoạn hình “người nòng nọc”(vì giống con nòng nọc)

2) Giai đoạn thực tại và ý định tượng hình (3-5 tuổi)

Thời kỳ đầu giai đoạn này trẻ không còn vẽ nguệch ngoạc, thường khi vẽ xong trẻ mới xác định mình vẽ hình gì. Trong hình vẽ của trẻ các yếu tố không có sự nối kết với nhau (bình thường đối với trẻ trong giai đoạn này).Khoảng 4 tuổi trẻ bắt đầu có chủ ý trước khi vẽ, trẻ có thế bắt chước một hình mẫu đơn giản. Lúc này trẻ bỏ hẳn cách vẽ nguệch ngoạc để vẽ những gì cụ thể. Trước 4 tuổi, khi ta trình bày một mẫu để trẻ sao chép, trẻ không chú ý mà thường vẽ theo ý riêng của trẻ. Sau 4 tuổi trẻ bắt đầu chú ý tới hình mẫu và có sự so sánh với hình mẫu. Trong giai đoạn này, trẻ thích vẽ những gì trẻ chú ý, thường là người, nhà, thú vật. Trẻ thích vẽ màu sắc. Hứng thú vẽ bắt đầu hình thành ở tuổi này và tiếp tục kéo dài đến 9-10 tuổi.

Trẻ 5 tuổi thường vẽ các đồ vật, hình người bằng những nét khái quát. Các nhà tâm lý học gọi cách vẽ này là “vẽ bằng nét sơ đồ”. Đó là những nét tưởng tượng về đồ vật, nhưng còn thô sơ. Tuy nhiên, chỉ là giai đoạn tạm thời trong tiến trình phát triển chung nên sẽ chấm dứt. Hình vẽ người của trẻ bắt đầu hoàn thiện hơn, trẻ phân biệt được giới tính nam nữ. Mặc dù hình vẽ trong giai đoạn này còn mang tính sơ đồ nhưng nó cũng thể hiện tình cảm của trẻ. Khi vẽ một người mà trẻ yêu mến thì trẻ trang trí thêm nhiều chi tiết đẹp. Nếu vẽ một người trẻ không yêu thích thì những chi tiết trở thành xấu xí, cặp mắt dữ tợn, miệng méo mó. Trẻ vẽ theo điều trẻ “biết” về người đó, chứ không phải vẽ theo thị giác sao chép.

3) Giai đoạn thực tại trí tuệ (6-12 tuổi)

Trẻ 6 tuổi ý thức được trẻ muốn vẽ cái gì. Thông qua hình vẽ, trẻ liệt kê những gì mình biết về thế giới đồ vật (chẳng hạn khi vẽ nhà trẻ sẽ biết có cái gì bên trong). Hình vê của trẻ diễn tả cái gì trẻ đã biết qua cảm nhận chủ quan của trẻ chứ chưa phải là một sự sao chép thực tế theo thị giác. Cho nên ta thấy trẻ luôn luôn vẽ thú vật nhìn từ một phía, như vậy, trẻ mới thấy được trọn vẹn con thú hoặc vẽ hình người thì nhìn từ phía trước mặt, nhìn về một phía, cũng như vậy, mới thấy được trọn vẹn hình người. Các nhà tâm lý học cho rằng hình vẽ của trẻ có chức năng ngôn ngữ, vì trẻ dùng hình vẽ để bộc lộ ý nghĩ của mình. Nhiều vật mà trẻ vẽ đều có đặc tính người như ông mặt trời có mặt cười, cửa sổ có mẳt, cửa chính có miệng.

Khi 7-8 tuối trẻ phân biệt được hình mẫu phải sao chép. Hình vẽ trong tuổi này cân đối hơn, tỷ lệ kích thước các bộ phận đúng với thực tế hơn. Hình đàn ông,

Page 91: Giáo Trình Tâm Lý Học Trị Liệu (Word) - Trang Chủsaomaidata.org/library/800.GTTLHTriLieu.docx  · Web view... xem liệu pháp tâm lý là sự huy động tối ưu

đàn bà được trẻ thể hiện rất khác nhau qua trang phục như quần áo... (ở lứa tuổi trước trẻ vẽ theo những gì chúng nghĩ nhiều hơn là vẽ theo hình mẫu, do trẻ tự bày ra trong trí óc dễ hơn là sao chép).

Khi 9 tuổi, trẻ lo lắng thích ứng với thực tại, trẻ biết cái gì ở phía trước, cái gì ở phía sau. Hình vẽ của trẻ trong giai đoạn này thực tế hơn, hình người bắt đầu có nhiều cử chỉ kèm theo.

4) Giai đoạn thị giác (12 tuổi trở đi)

Bắt đầu từ tuổi này hình vẽ ít có ý nghĩa với trẻ em (vì trẻ em bắt đầu kiểm soát được hình vẽ mà trẻ vẽ). Theo phân tâm học, có ba lý do khó phân tích được hình vẽ của trẻ sau độ tuổi này:

- Trẻ vẽ theo hình ảnh mà trẻ biết (bắt chước).- Trẻ không còn quan tâm tới cái mà trẻ thể hiện (trẻ coi đó như trò của

con nít).- Hình vẽ không bộc lộ được những gì trẻ thấy, hình vẽ thụt lùi (vì lúc này

trẻ đã dùng nhiều phương pháp khác để giao tiếp).Câu hỏi:

1. Mô tả được quá trình phát triển hình - tranh vẽ của trẻ em?2 Phân tích vai trò của tranh vẽ trong việc bộc lộ thế giới nội tâm của trẻ?

12.2. LIỆU PHÁP HÌNH - TRANH VẼTranh vẽ được các nhà tâm lý trị liệu xem như một công cụ để chẩn đoán

và trị liệu, đặc biệt trong trị liệu trẻ em. Khi trẻ có mối quan hệ mâu thuẫn với những người xung quanh, tranh vẽ là hình thức ngôn ngữ hóa những tình cảm và ý nghĩ của trẻ. Việc sử dụng hình vẽ càng ứng nghiệm hơn nếu ta xét thấy trẻ nhỏ đưa các ý nghĩ và cảm xúc của chúng vào hình vẽ mà không thể diễn đạt bằng lời nói hoặc chữ viết.

Tranh vẽ hình vẽ của trẻ được xem như một liệu pháp trong trị liệu tâm lý cho trẻ, theo đó tranh - hình vẽ của trẻ có một số chức năng sau:Chức năng phóng chiếu

Phóng chiếu là sự phóng lên, gán cho người khác những phóng chiếu cảm xúc ham muốn mà không thể chấp nhận là của chính bản thân mình. Đây là một cơ chế tự vệ nhằm giữ thăng bằng cho bản thân. Khác với sự đồng nhất (Identification) trong đó bản thân hòa mình vào đối tượng khác, làm hệt như đối tượng đó. Phóng chiếu và đồng nhất là hai hiện tượng trái ngược nhau, và cũng là hai cơ chế bình thường trong quá trình hình thành nhân cách của trẻ em. Có nhiều yếu tố phóng chiếu, chẳng hạn trẻ em và cha mẹ, cả hai bên đều diễn ra hiện tượng phóng chiếu vào đối tượng những tình cảm chính là của bản thân mình.

Kỹ thuật phóng chiếu bao gồm nhiều biện pháp như trắc nghiệm nối câu bỏ lửng, giải đoán các tranh vẽ, trắc nghiệm liên tưởng các từ, giải đoán các trò chơi, kỹ thuật vẽ hình. Những cách tiếp cận này đều dựa trên các giả định theo nhiều cách và dễ trả lời. Tùy theo mong muốn, nhận thức, thái độ và các khía cạnh khác trong nhân cách của mình mà chủ thể sắp xếp cách trả lời của mình. Vẽ tranh, một kỹ thuật phóng chiếu tốt nhất cho phép chủ thể phóng chiếu toàn bộ nhân cách của mình, cả ý thức lẫn vỗ thức trên một chất liệu ít được cấu trúc

Page 92: Giáo Trình Tâm Lý Học Trị Liệu (Word) - Trang Chủsaomaidata.org/library/800.GTTLHTriLieu.docx  · Web view... xem liệu pháp tâm lý là sự huy động tối ưu

để khỏi làm biến dạng và hạn chế sự phóng chiếu, nhưng đồng thời kỹ thuật này sau đó lại cho phép thông qua chất liệu đó mà phân tích được nhân cách.

Tranh vẽ có thể phát hiện các đặc điểm nhân cách được đặt trên cơ sở nguyên tắc phóng chiếu, có nghĩa là sự chuyển ra bên ngoài những trải nghiệm, hình dung, ước muốn của bản thân... Khi vẽ một vật thể nào đó, con người thường một cách vô thức, có khi là một cách có ý thức, thế hiện quan hệ, thái độ của mình đối với vật thể đó. Con người khó có thể quên vẽ những gì quan trọng nhất đối với họ. Những gì thứ yếu sẽ được quan tâm ít hơn. Nếu một vấn đề nào đó làm họ bận tâm hơn thì hình vẽ của họ sẽ thể hiện những dấu hiệu của sự lo âu. Tranh vẽ - luôn là thông điệp được mã hóa bằng hình ảnh.

Vẽ tranh là một trong những kỹ thuật phóng chiếu đặc thù của trẻ em. Khi trẻ em chưa có đủ kỹ năng nói hoặc viết, thì vẽ là phương án quan trọng để trẻ tự bộc lộ mình. Có nhiều tác giả đã sử dụng lối vẽ tự do. Ở Pháp, Hueyer và S.Morgenstem đã xử lý và chữa khỏi một chứng không nói của trẻ chỉ nhờ vào hình thức vẽ. Bà Minkowska sử dụng tranh vẽ nhiều nhất trong phân tích nhân cách toàn diện của trẻ em. Nhưng những bức vẽ theo chủ đề mới cho những kết quả tốt nhất, cũng như đối với các chuyện kể, một số trẻ thực ra chẳng biết vẽ gì một cách tự nhiên hay chỉ thể hiện xe hơi và tàu bè một cách rập khuôn và không hứng thú gì. Trẻ em hầu như luôn luôn sẵn sàng chơi trò vẽ tranh cho đến tuổi khá lớn (khoảng 15 tuổi). Trẻ vẽ say mê tới mức nó mất hết vẻ hoài nghi và mọi sự kiểm soát, nhiều khi có thể nói chuyện trực tiếp với trẻ khi nó bị thu hút mạnh vào hoạt động vẽ; những câu trả lời của trẻ rất tự nhiên và người lớn có thế có được những thông tin rõ ràng mà thái độ ngập ngừng trước đó không cho người ta biết được. Yêu cầu trẻ chỉ rõ, những người trẻ vẽ là ai (nếu trẻ không làm việc đó một cách tự nhiên) bằng cách ghi tên từng người vào dưới hình vẽ. Cần phải quan sát trẻ trong khi chúng vẽ, không phải chỉ để ghi rõ thứ tự những nhân vật trẻ đã vẽ mà còn để hiểu một vài lỗi lầm rất có ý nghĩa. Một vài lời bình, vài sự do dự đôi khi cũng giúp ta thêm hiếu biết về trẻ.Chức năng chẩn đoán

Tranh vẽ tự do hay có chủ đề của trẻ cho ta những hiểu biết bằng cách nào trẻ tri giác bản thân, cảm nhận các mối quan hệ của mình với những người xung quanh và cách chúng nhận thức thế giới. Hình vẽ được xem là cầu nối giữa các “ý nghĩ” có ý thức và các “xung đột nội tâm”. Các nhà Phân tâm cho rằng, hình vẽ của trẻ phản ánh những thiếu hụt của trẻ trong các quan hệ (né tránh các quan hệ, tránh né phải nói, phải nhìn mặt một người nào đó…). Hình vẽ của trẻ trong buổi tiếp xúc thăm khám ban đầu có giá trị đặc biệt cho việc chẩn đoán hoặc đánh giá rối nhiễu. Thường qua hình vẽ, trẻ tìm cách thông báo sự “khó ở” của bản thân, hoặc qua hình vẽ trẻ sẽ chỉ cho ta biết những suy nghĩ xúc cảm bị dồn nén và cách chúng thoát bỏ những day dứt. Như vậy, hình vẽ là ngôn ngữ không lời cho cái vô hình trở nên “thấy được” nói lên được điều không nói ra, làm cho “cái vô thức” được bộc lộ.

Tuy nhiên, lưu ý những trở ngại cần tránh, những lời giải thích dễ dãi và vội vàng: Chừng nào chưa hiểu rõ về đứa trẻ, cần phải biết những gì ẩn chứa đằng sau một bức tranh vẽ đơn giản, hãy quan sát chăm chú những chi tiết và tìm ra tính chất tượng trưng mà đôi khi bức tranh chứa đựng. Một trong những mối nguy hiểm thường gặp là người phân tích tranh vẽ lại tìm trong các bức vẽ sự chứng thực cho một ý niệm đã có sẵn từ trước, một giả thuyết sai lầm. Cần thật khiêm tốn và chấp nhận việc rà soát lại nhiều lần ý kiến của mình về những điểm tưởng như đã đạt được rồi.

Page 93: Giáo Trình Tâm Lý Học Trị Liệu (Word) - Trang Chủsaomaidata.org/library/800.GTTLHTriLieu.docx  · Web view... xem liệu pháp tâm lý là sự huy động tối ưu

Chức năng trị liệuTrong tâm lý lâm sàng trẻ em, việc sử dụng tranh vẽ trong trị liệu thuộc

phạm vi của một chuyên ngành gọi là nghệ thuật trị liệu.Tại Anh, Adrian Hill là người đầu tiên (1942) sử dụng thuật ngữ “liệu pháp

nghệ thuật” để mô tả việc áp dụng tạo hình ảnh vào mục đích trị liệu. Ông đã tìm ra những lợi ích trị liệu của việc vẽ tranh ở chổ “nó hoàn toàn choán hết sự chú ý của tâm trí (cũng như của những ngỏn tay...) và giải phóng năng lực sáng tạo từ những người bệnh có trạng thái bị ức chế”. Điều này, theo Hill sẽ giúp người bệnh xây dựng được khả năng tự vệ mạnh mẽ chống lại những điều bất hạnh của họ [41].

Cũng vào khoảng thời gian này Margaret Naumberg, một nhà tâm lý Mỹ,cũng bẳt đầu sử dụng thuật ngữ “liệu pháp nghệ thuật”. Naumbeg theo đuổi trường phái phân tâm, bà phân tích tâm lý người bệnh qua tranh vẽ và dùng tranh vẽ để trị liệu. Theo Naumbeg, việc giải thoát vô thức bằng cách thể hiện nghệ thuật trên bình diện ý thức, điều đó có những cội rễ từ mối quan hệ chuyển di giữa người bệnh và nhà trị liệu, sự khuyến khích liên tưởng tự do. Việc trị liệu tùy thuộc vào sự phát triển mối quan hệ chuyển di ấy và sự cố gắng liên tục nhằm giúp người bệnh tự diễn giải ý nghĩa các hình ảnh được tạo nên là một hình thức truyền thông giữa người bệnh và nhà trị liệu; chúng tạo nên một thứ lời nói biểu tượng [39].

Hiện nay có rất nhiều định nghĩa về nghệ thuật trị liệu. Hiệp hội các nhà nghệ thuật trị liệu Anh Quốc định nghĩa: Nghệ thuật trị liệu là việc sử dụng chất liệu nghệ thuật cho việc tự bộc lộ và phản ánh dưới sự hiện diện của một nhà nghệ thuật trị liệu đã được huấn luyện. Thân chủ tham gia tiến trình nghệ thuật trị liệu không cần có kỹ năng hoặc trải nghiệm về nghệ thuật trước đó. Khởi đầu, nhà nghệ thuật trị liệu không chú tâm đến việc đánh giá khiếu thẩm mỹ hay chẩn đoán bệnh nhân trên sản phẩm nghệ thuật của họ. Mục tiêu chung của các nhà thực hành là phải thúc đẩy thân chủ thay đổi và trưởng thành lên mức độ mới thông qua sử dụng chất liệu nghệ thuật trong điều kiện an toàn và dễ dàng.

Hiệp hội nghệ thuật trị liệu Canada và Hiệp hội nghệ thuật trị liệu quốc gia Úc định nghĩa: Nghệ thuật trị liệu là một hình thức tâm lý trị liệu, cho phép bộc lộ và chữa lành cảm xúc thông qua những phương tiện không lời. Trẻ em thường không dễ dàng bộc lộ bản thân qua lời nói. Nghệ thuật trị liệu có thể khiến cho thân chủ phá vỡ những rào cản này để tự bộc lộ qua việc sử dụng chất liệu nghệ thuật.

Bản chất của nghệ thuật trị liệu nằm ở chỗ mối quan hệ có thể thiết lập giữa nghệ thuật và trị liệu. Mối quan hệ này tiềm ẩn sư xung đột giữa hai khuôn khổ. Đây không phải là “đôi bạn đồng hành dễ chịu”. Trong nghệ thuật trị liệu mối quan hệ này đặc biệt tập trung vào những thể loại nghệ thuật thị giác (sơn, vẽ, nặn tượng) và không bao hàm việc sử dụng các loại hình nghệ thuật khác như nhạc, kịch hoặc nhảy múa. Vì có quá nhiều sự chồng chéo giữa những khuôn khố làm việc, tại Anh, ửng dụng trị liệu cho thể loại nghệ thuật phải được thực hiện bởi nhà trị liệu được huấn luyện đặc biệt.

Tranh vẽ của trẻ em là một trong những công cụ được sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực giáo dục. Đồng thời, tranh vẽ cùng là một phương tiện giúp thiết lập mối quan hệ với trẻ trong quá trình đánh giá, can thiệp và trị liệu lâm sàng.

Trong khi vẽ tranh, trẻ có thể phóng thích những xung năng của mình ra, trong đó có ẩn chứa những điều mà xã hội cấm kỵ. Trẻ vẽ tranh có thể xem như

Page 94: Giáo Trình Tâm Lý Học Trị Liệu (Word) - Trang Chủsaomaidata.org/library/800.GTTLHTriLieu.docx  · Web view... xem liệu pháp tâm lý là sự huy động tối ưu

một sự vươn đến thể hiện bản thân tự do nhất. Từ đó trẻ nhận ra chính mình rõ nét hơn, đối diện với chính mình. Theo các nhà tâm lý, tranh vẽ cho thấy phương thức biểu đạt tượng trưng và là khâu trung gian giữa trò chơi và lời nói ở trẻ. Những cử chỉ, hành vi, hành động tạo ra bức tranh thuộc về chính bản thân trẻ và vào thời điếm vẽ, những dấu vết được tạo ra trong tranh chính là cái biểu đạt sự tồn tại, tư duy, nội tâm, cách hành động của trẻ cũng như những cơ chế phòng vệ có thê có. Nói cách khác, thông qua tranh vẽ, chúng ta có thể biết được xu hướng nhân cách của trẻ.

Có thể nói tranh vẽ của trẻ chính là thông điệp, là chân dung tự vẽ mà qua đó chúng ta có thể hiểu được căn nguyên của những rối nhiễu tâm lý ờ trẻ, những lo lắng hiện tại, những câu chuyện đã qua và tương lai sắp tới của chúng. Giống như các trò chơi khác, tranh vẽ giúp trẻ tạo lập thế giới riêng của mình, sắp xếp thế giới ấy theo ý mình và ngập tràn cảm xúc, điều này góp phần hình thành nhân cách mỗi đứa trẻ.Giãi mã tranh vẽ của trẻ em

Với chức năng chẩn đoán và trị liệu, có nhiều cách giải mã bức tranh khác nhau. Chúng tôi chỉ đề cập đến một số bước trong giải mã tranh vẽ của trẻ như sau:

1) Quan sát khi trẻ đang vẽ

Quan sát khi trẻ vẽ tranh là một dạng thu thập thông tin bổ sung cho việc phân tích tranh vẽ. Khi quan sát trẻ vẽ tranh cần lưu ý một số tiêu chí sau:

- Tốc độ vẽ: Vẽ nhanh hay chậm thể hiện đặc điểm nhân cách của người hướng nội hay hướng ngoại. Trẻ thể hiện tính chủ động, thích nghi hay thụ động, kém thích nghi.

- Trình tự vẽ, thứ tự vẽ các bộ phận: Vẽ người thường theo trật tự: đầu, thân, tứ chi. Nếu trẻ quên vẽ bộ phận cơ thể nào thì có thể vấn đề của trẻ có liên quan đến bộ phận cơ thể đó. Vẽ ai, cái gì trựớc hoặc sau đều nói lên mối quan hệ, mức độ quan tâm nhiều hay ít tới khía cạnh đó.

- Mức độ sẵn sàng vẽ: Cho thấy sự thích nghi ngoại cảnh, trạng thái tâm lý sẵn sàng cho hoạt động hay sự phân tâm của trẻ.

- Sự tẩy xóa, thay đổi chủ thể, nội dung: Khi vẽ trẻ tẩy xóa hay bỏ phần nào đều nói lên trẻ đang có vướng mắc, khó khăn tâm lý ở chủ đề, nội dung đó.

- Biểu hiện xúc cảm: Khi trẻ vẽ những biểu hiện xúc cảm vui, buồn, giận dữ, hòa nhập hay lặng lẽ... đều nói lên một tâm trạng nào đó của trẻ.

- Độ tập trung: thể hiện mức độ chú ý hay phân tán sự chú ý của trẻ trong khi vẽ. Ngoài ra nó còn thể hiện mức độ độc lập, tự chủ của trẻ trong hoạt động.

2) Thu thập thông tin khi trẻ vẽ xong

Những thông tin thu được thông qua trò chuyện sau khi trẻ vẽ xong là quan trọng, nó cho phép làm rõ tâm tư của trẻ được phóng chiếu vào bức vẽ. Chú ý gợi ý và giải thích thêm những thông tin mà trẻ muốn bày tỏ trong tranh vẽ. Vì vậy các hoạt động dưới đây cần được thực hiện trong tiến trình phân tích tâm lý của trẻ qua tranh vẽ.

- Trò chuyện xung quanh bức tranh của trẻ: Là một kỹ thuật quan trọng được sử dụng sau khi trẻ vẽ xong. Câu chuyện với các nhân vật, sự kiện trong tranh giúp tăng cường hiểu biết trẻ và cuộc sống nội tâm của nó. Trong tham

Page 95: Giáo Trình Tâm Lý Học Trị Liệu (Word) - Trang Chủsaomaidata.org/library/800.GTTLHTriLieu.docx  · Web view... xem liệu pháp tâm lý là sự huy động tối ưu

vân, vẽ tranh đôi khi được nhìn như một công cụ gián tiếp giúp trẻ chia sẻ nhiều hơn thế giới nội tâm của chúng. Trong trường hợp này, trò chuyện trên bức tranh mới là công cụ chính.

- Kỹ thuật hỏi là một phần quan trọng trong kỹ thuật khai thác thông tin qua tranh vẽ. Điều này đòi hỏi nhà trị liệu phải cẩn trọng khi đặt câu hỏi về các nhân vật, sự kiện trong tranh của các em.

3) Phân tích tranh vẽ của trẻ

Theo Elaine Fernandez, nhà tâm lý lâm sàng thực hành, khi phân tích một bức tranh cần lưu ý tới khía cạnh nội dung và hình thức hiển thị trên tranh. Những chỉ dẫn cụ thể đó là:

- Khía cạnh nội dung hiển thị trên bức tranh- Chủ đề bức tranh (lưu ý ấn tượng tổng thể trước khi kiểm tra các chi tiết)- Kích thước hình vẽ và mối quan hệ giữa các yếu tố, sự vật - Đặc điểm của từng yếu tố- Nhân vật - con người- Chất lượng của sơ đồ cơ thể - Khả năng biểu đạt bản thân trên hình vẽ - Khía cạnh hình thức hiển thị trên bức tranh - Nét vẽ, lực ấn - Màu sắc- Vị trí không gian của hình trên tờ giấy- Diễn giải, trình bày.Trên cơ sở một bức tranh thực tế, cần diễn giải, trình bày những giả thuyết

về bức tranh theo xu hướng sau:- Miêu tả thực tế chung nhất, khái quát nhất bức tranh nhằm trả lời câu

hỏi: Nó như thế nào?- Miêu tả những điều tri giác được trên tranh thể hiện sự khách quan, khả

năng quan sát của người trợ giúp. Điều này khác với việc chúng ta miêu tả kinh nghiệm của mình về vấn đề của trẻ. Miêu tả thực tế giúp tránh được sự phát biểu định kiến, hay áp đặt quan điểm cá nhân lên hình vẽ của tré.

- Lý giải nội dung cúa bức tranh theo công cụ phân tích tranh đã được các nhà tâm lý học xây dựng và đã được biểu tượng hóa. Cần lưu ý bức tranh của trẻ vẽ luôn dựa trên nguyên tắc quy gán văn hóa - xã hội mà trẻ thuộc về.

Sau khi đã phân tích toàn bộ bức tranh của trẻ, người phân tích tranh cần tóm lược xem bức tranh đó toát lên thông điệp gì là chủ đạo. Đó chính là kết luận. Điều này liên quan đến sự hiếu biết tốt về kinh nghiệm sống của trẻ được hiến thị trên hình vẽ để định hướng cho hoạt động tham vấn, trị liệu tiếp theo của nhà trị liệu.

Câu hỏi:

Page 96: Giáo Trình Tâm Lý Học Trị Liệu (Word) - Trang Chủsaomaidata.org/library/800.GTTLHTriLieu.docx  · Web view... xem liệu pháp tâm lý là sự huy động tối ưu

1. Phân tích chức năng phóng chiếu, chẩn đoán và trị liệu của hình - tranh vẽ? 2 Trình bày các cách giải mã tranh vẽ của trẻ trong trị liệu tâm lý?

12.3. KỸ THUẬT PHÂN TÍCH TRANH VẼ CỦA TRẺ EMCác nhà trị liệu tâm lý trẻ em chọ rằng, ở lứa tuổi nhỏ trong nhiều trường

hợp, tranh vẽ cho phép làm sáng tỏ các kết quả lâm sàng. Chẳng hạn sự vận động hỗn loạn, thiếu sự hài hòa thường biểu thị tính kích thích cao ở những trẻ suy nhược thần kinh. Trẻ có tâm trạng lo âu, trầm cảm hay ám ảnh sợ hãi thường thể hiện sự nghèo nàn màu sắc trong bức vẽ hoặc thiên về dùng màu xám, giảm kích thước hình người, biểu thị không đầy đủ hoặc không có hình người. Những trẻ bị chứng rối loạn phân ly thường có xu hướng phối hợp các màu mạnh (dùng màu rực rỡ thể hiện hoa, công chúa hoặc vua).

Phân tích tranh vẽ về đề tài gia đình cho thấy trẻ thường vẽ một số người ở bên cạnh mình, một số tách ra, một số người có kích thước lớn hơn hoặc bé hơn những người khác hoặc “quên” một ai đó. Thường thì những điều này bộc lộ những tình cảm nào đó liên quan đến vị trí từng thành viên trong gia đình. Chẳng hạn ai ở bên trẻ thường là những người gần gũi với trẻ về cảm xúc trong khi những ai lạnh nhạt thì hình vẽ đứng cách xa. Trẻ bị hysteria thường vẽ mình ở trung tâm bức tranh, giữa bố và mẹ, và trẻ vẽ mình cao to hơn bố và mẹ (có thể biểu thị tính kiêu kỳ). Trường hợp “quên” hoặc từ chối vẽ một người nào đó trong gia đình, thường đó là người ít có ý nghĩa nhất đối với trẻ hoặc gây cho trẻ cảm giác ghen tỵ (em trai hoặc em gái).

Những tranh vẽ theo chủ đề về nỗi sợ hãi của trẻ có tác dụng như một yếu tố giải cảm ứng, loại bỏ những căng thẳng dồn nén. Vì quá trình thực hiện những bài tập này, trẻ phải thực hiện một số hành động, phải tự nghĩ cách bố cục bức tranh, khắc phục nỗi sợ hãi, kiềm chế căng thẳng nội tâm, huy động sức tưởng tượng... Chính sự không lảng tránh mà chấp nhận để vượt qua sự sợ hãi bằng sự biểu thị trên bức vẽ.Chỉ dẫn phân tích hình – tranh vẽ trẻ em

Sau đây là một số chỉ dẫn kỹ thuật liên quan đến phân tích tranh vẽ: “Đọc” sơ bộ bức tranh, phân tích chủ đề tranh vẽ, nét vẽ, bố cục và màu sắc bức tranh.“Đọc” sơ bộ tranh vẽ

Khi xem một hình vẽ, ấn tượng ban đầu là rất quan trọng, cần ghi lại những gì ta cảm nhận được một cách tự phát khi nhìn hình vẽ, ghi nhận những cảm xúc của mình. Có thể dùng thêm câu hỏi để khẳng định thêm ấn tượng tổng thể khi nhìn hình vẽ. Chẳng hạn, khi trẻ vẽ người ta cần quan sát: Người này có vui vẻ/ khổ sở không? Điều gì làm cho cô/cậu ấy vui/buồn…

- Mức độ trưởng thành: Xem hình vẽ của trẻ có tương ứng với tuổi phát triển của trẻ hay không (dựa vào tiến trình phát triển tranh vẽ của trẻ em).

- Mức độ phù hợp với chuẩn giới tính: Qua hình vẽ của trẻ ta có thể biết hình vẽ đó đặc thù cho nam hay nữ thông qua việc sử dụng màu sắc chủ đề. Qua đây ta biết được đặc điểm giới tính của trẻ.

- Sự quân bình tâm trí, dấu hiệu bệnh lý: Trên hình vẽ của trẻ ta xem xét các hành vi của trẻ đối với hình vẽ, quan sát xem trẻ có thế giao tiếp với hình vẽ hay không, có gợi cảnh bạo lực, tính dục, chia cắt đồ vật hay nhân vật hay không, có sự máy móc hóa nhân vật hay không.

Page 97: Giáo Trình Tâm Lý Học Trị Liệu (Word) - Trang Chủsaomaidata.org/library/800.GTTLHTriLieu.docx  · Web view... xem liệu pháp tâm lý là sự huy động tối ưu

- Trẻ có hoặc không sử dụng màu sắc, có sự kỳ thị không, trên hình vẽ không có sự thích ứng, thậm chí mất cân đối. Tất cả những dấu hiệu như vậy đều có thể gợi ý nghi bệnh.Phân tích chủ đề vẽ tranh

Ba chủ đề cho phép bộc lộ nhiều hơn về nhân cách người vẽ và các quan hệ xã hội của họ: Vẽ người, vẽ gia đình và vẽ cây. Trong đó hình vẽ người và vẽ cây cho biết rõ hơn về bản thân người vẽ - khía cạnh nhận thức (hiểu biết) về bản thân, bộc lộ tính cách và thái độ. Còn vẽ gia đình cho biết nhiều hơn về mối quan hệ và tình cảm của người vẽ đối với người thân trong gia đình.Phân tích hình vẽ người

1) Hình vẽ người:

Corrado Ricci là một nhà phê bình hội họa đã phát hiện ý nghĩa bao hàm trong các hình vẽ người của trẻ em. Sau đó, các nghiên cứu của Sully, Kerschensteiner, Levinstein, Katzaroff và Luquet đều đề cập đến hình vẽ người có thể dùng để đo trình độ phát triển hoặc mức thành thục về trí khôn của trẻ. Dựa vào nghiên cứu một cách hệ thống về hình vẽ của trẻ em, Florence Goodenough lần đầu tiên quan tâm đến hình vẽ người của trẻ khi bà muốn tìm cách để bổ sung vào các bài kiểm tra trí thông minh Stanford - Binet bằng hình thức không lời. Thử nghiệm được phát triển để đánh giá sự trưởng thành trong giới trẻ. Bà kết luận rằng số lượng chi tiết trên hình vẽ người của đứa trẻ có liên quan đến trí tuệ của nó. Vì vậy, theo Goodenough, hình vẽ người có thể sử dụng như một công cụ hiệu quả để xây dựng trắc nghiệm trí thông minh và xây dựng bảng đánh giá một cách có hệ thống những hình vẽ của trẻ em bằng phương pháp chấm điểm. Bà cho rằng người nguyên thủy dùng hình vẽ làm phương tiện diễn đạt suy nghĩ của mình. Trẻ em cũng thế, thông qua hình vẽ người chúng ta có thể suy đoán được những suy nghĩ cũng như biểu hiện trí tuệ của trẻ. Sau đó, Dale Harris chỉnh lý và mở rộng trắc nghiệm này và gọi là trắc nghiệm Goodenough - Harris. Buck đã triển khai các hệ thống chấm điểm để ước tính chỉ số thông minh từ các hình vẽ người và tiếp theo sau đó, Koppitz cũng đã xây dựng hệ thống chấm điểm các hình vẽ người nhằm xác định chỉ số thông minh cho trẻ từ 5-11 tuổi. Trên thực tế thì hệ thống này rất tốt cho trẻ chưa đến tuổi học. Năm 1949. Karen Machover phát triển biện pháp đầu tiên của hình vẽ như là một đánh giá cá tính với trắc nghiệm vẽ người. Machover đã làm rất việc nhiều với thanh thiếu niên và người lớn bị rối loạn tâm lý và sử dụng trắc nghiệm này để đánh giá họ ở mọi lứa tuổi. Bà đã viết một cuốn sách về phương pháp thu thập định tính trong trắc nghiệm vẽ hình người bằng cách đặt câu hỏi về hình vẽ của những người tham gia vẽ, qua đó nghiên cứu thái độ, động cơ và tính cách của họ [46, 52].

Một trong những công cụ có giá trị để đánh giá trẻ đến tuổi học là trắc nghiệm “Hình vẽ người thiếu” của Gesell, trắc nghiệm này là một phần của phương pháp đánh giá phát triển và ứng xử mà Ames đã trình bày. Hình vẽ người cũng là một phần của trắc phân loại phát triển Denver, do Frankenburg và Dodds xây dựng để phát hiện những rối nhiễu về phát triển ở trẻ nhỏ từ khi sinh đến 5 tuổi. Theo Dillard và Landsman có thể đánh giá khả năng học tập của trẻ thông qua một công cụ gọi là thang “Xác định sớm Evanston” (Evanston Early Idetification Scale - EEIS). Có 10 item, với điểm khác nhau:

- Tóc 1 điểm; Mắt 2 điểm; Mũi 2 điểm; Miệng 3 điểm; Cánh tay 2 điểm; Bàn tay 2 điểm; cẳng chân 1 điểm; Bàn chân 2 điểm; Thân mình 4 điểm; Vị trí các bộ phận như cổ 2 điểm.

Page 98: Giáo Trình Tâm Lý Học Trị Liệu (Word) - Trang Chủsaomaidata.org/library/800.GTTLHTriLieu.docx  · Web view... xem liệu pháp tâm lý là sự huy động tối ưu

- Kết quả cho biết, nếu một đứa trẻ đạt điểm càng thấp thì cần phải có sự chăm sóc riêng (hay đó là trẻ kém thông minh).

Wagner cũng đã nghiên cứu các hình vẽ người của trẻ em gặp khó khăn trong học tập và đã thấy những dấu hiệu yếu kém về bản thân, ông chia ra làm 4 loại:

- Loại 1: Chưa thành thục về phát triển - hình vẽ các em giống như của những trẻ nhỏ tuổi hơn.

- Loại 2: Có khuynh hướng hung tính hay thụ động - hình vẽ người bé nhỏ hoặc rất sôi động.

- Loại 3: Thực thể - hình vẽ người chỉ vẽ phác sơ sài, có nhiều khoảng trống đã đánh bóng cho kín.

- Loại 4: Lố lăng, kỳ dị - hình vẽ người thường mất cân đối, có các chi tiết phụ lạ lùng hoặc các chi tiết phóng to.

Trong đa số các hệ thống chấm điểm, mỗi chỉ báo phát triển có trên hình được 1 điểm. Tổng số điểm sẽ chỉ rõ thứ bậc tương đối của một đứa trẻ này so với các trẻ khác. Một điều kỳ lạ là người lớn không thể nào vẽ giống được trẻ từ 3 - 5 tuổi (theo Leichtman), tuy nhiên có khả năng vẽ giống trẻ từ 5-10 tuổi (theo Arkell). Trước 5 tuổi nhiều trẻ chưa quen dùng bút chì và giấy, nên các hình vẽ chưa có ý nghĩa nhiều về trí tuệ. Từ 5 – 10 tuổi, các biến đổi trong hình vẽ theo từng lứa tuổi, hoặc những biểu hiện khác nhau trong hình vẽ của các em cùng lứa tuổi liên hệ mật thiết đến trình độ trí tuệ của trẻ hơn là năng khiếu vẽ. Nhưng đối với trẻ lớn hơn, hình vẽ trở thành một phương tiện diễn đạt tương đối hoàn chỉnh và có thể trở thành một năng khiếu chuyên biệt.

Trắc nghiệm vẽ hình người là một phương tiện đơn giản và nhanh chóng kiểm tra sự phát triển của trẻ em. Do đó nó là một công cụ hữu ích cho bác sỹ và giáo viên theo dõi từng giai đoạn phát triển trí tuệ hay bệnh lý của trẻ.

Hình người theo lứa tuổi:

- 3 tuổi: Bắt đầu vẽ hình người, một hình tròn có thêm hai nét phía dưới.- 4 tuổi: Trong hình tròn có hai chấm và hai mắt.- 5 tuổi: Bắt đầu vẽ thân mình bằng một hình chữ nhật hoặc vòng tròn phía

dưới vòng tròn (đầu) và hai chân, có thêm mũi và miệng.- 6 tuổi: Có thêm 2 tay và 2 chân, cái đầu có thề được gắn trên thân mình

bằng cái cổ. Từ lứa tuổi này trở lên, ta có thể bắt đầu chấm điểm các chi tiết hiện hữu, từ đó có thể tính ra chỉ số thông minh cho các em vẽ thêm cánh tay.

- 7 tuổi: Cánh tay và chân được vẽ bằng một nét hay nhiều nét khác nhau, vẽ đàn ông và đàn bà bằng chi tiết quần áo hay tóc.

- 8 tuổi: Vẽ người có cổ.- 9 tuổi: Vẽ nhiều chi tiết hơn và trình độ phối hợp tốt hơn. Sau đây là một

số chỉ dẫn phân tích hình vẽ người:Bảng 1: Chỉ dẫn phân tích hình vẽ người [5; tr. 35 – 37]

Hình vẽ quá lớn, chiếm gần hết tờ giấy

Xu hướng mạnh mẽ, bạo dạn, bột phát, kém kiềm chế nội tâm, hiếu động, hung tính.Hoặc đôi khi ngược lại, tính nhút nhát, tự ti, mong

Page 99: Giáo Trình Tâm Lý Học Trị Liệu (Word) - Trang Chủsaomaidata.org/library/800.GTTLHTriLieu.docx  · Web view... xem liệu pháp tâm lý là sự huy động tối ưu

muốn quyền lực, muốn được để ý nên hình thành phản ứng ngược theo cơ chế phòng vệ cái tôi.

Hình vẽ bé tí hoặc vẽ người/vật nhỏ xíu

Người có xu hướng nhút nhát, e ngại, tự co lại, bất an.Có thể nhận thức không tốt về bản thân, lo lắng nội tâm. Hình càng bé càng tự ti và càng cảm giác mình ít giá trị.

Vẽ một mình Cảm giác cô đơn, đơn độc.Nhấn mạnh, vẽ to quá một vài bộ phận

Lo lắng hoặc vị kỷ trung tâm (nếu hình vẽ một mình lớn ở giữa trang giấy).

Vẽ hình người (cây, vật) nghiêng ngả

Cảm giác mất thăng bằng, cảm giác không an toàn, bất an, mất chỗ dựa.

Chi tiết ngườiKhông có mắt hoặc che mắt

Không muốn tiếp xúc thị giác.Thái độ cô lập, có thể có dấu hiệu bệnh tâm thể.

Mắt quá to (không phải là vẽ theo một trường phái nào đó)

Có xu hướng biểu hiện lo hãi.Vẻ ngây thơ, dễ bộc trực.

Tai quá toKhông có tai

Quan tâm đến những lời của người khác nói về mình.Có thể bị điếc hoặc nặng tai.

Miệng cườiKhông có miệngTrẻ lớn tuổi vẽ miệng tròn vo

Có thái độ hợp tác, vui vẻ.Có vấn đề trong quan hệ mẹ con sớm.Thể hiện sự ngây thơ, trẻ con.

Nhe răng lớn Xu hướng tấn công, hung tính, phản ứng chống đối.

Vai vuông to Xu hướng phòng vệ cá nhân, muốn mạnh mẽ.Cằm trònCằm nhọn, rõ nét

Vẽ ngây thơ, hiền lành, nhu mì.Cương nghị, mạnh mẽ, trực tính, xu hướng hành động.

Tay nhỏ, gầyThiếu tay

Biểu hiện yếu kém về năng lực xã hội.Mặc cảm tội lỗi (liên quan đến trộm cắp, giết người, hoặc bàn tay làm điều xấu).

Thân người gầy Không thích bộc lộ, tránh rắc rối. Hoặc người to béo có mong muốn được nhỏ bớt, nhỏ nhắn.

Bộ phận bị tẩy sửa hoặc tẩy xóa toàn bộ hình vẽ

Xu hướng lo âu. Tẩy xoa nhưng không muốn thừa nhận sự tồn tại chỗ nào đó (có lo hãi).

Hình người có giới tính không rõ ràng hoặc nói về bản thân nhưng hình người lại khác giới tính

Trẻ khó khăn trong việc đồng nhất hóa giới tính của bản thân (do thiếu vắng mô hình giới tính để đồng nhất bản thân với cha hoặc mẹ).Trẻ là người lệ thuộc, cảm thấy mình bị áp chếCảm giác thấp kém về bản thân

Vẽ người hùng, siêu nhân Mong muốn về sức mạnh, nam tính, cứng rắnVẽ hề, quái vật, phù thủy Tính tự ti, mặc cảm về bản thân. Người thiếu bản

sắc, thiếu cá tính. Thiếu hiểu biết về bản thân, nhận thức về bản thân yếu kém.

Vẽ nhà du hành vũ trụ, lái tàu biển, nhà thám hiểm

Mong muốn đi xa, muốn đực giải thoát.Cảm giác cô đơn, cảm giác bị kìm kẹp

Vẽ công an Xu hướng muốn quyền lực, sự mạnh mẽ.Vẽ thầy cô mặc đẹp, tay cầm sáchVẽ thầy cô xấu xí, lem nhem

Kính trọng, yêu quý thầy cô

Ghét thầy cô

Page 100: Giáo Trình Tâm Lý Học Trị Liệu (Word) - Trang Chủsaomaidata.org/library/800.GTTLHTriLieu.docx  · Web view... xem liệu pháp tâm lý là sự huy động tối ưu

Thực hành: Thực hiện trắc nghiệm Goodenough trên trẻ.Phân tích hình vẽ gia đình

2) Hình vẽ gia đình:

Trong các bức vẽ theo chủ đề gia đình cần chú ý các mặt như vị trí các thành viên trong gia đình so với trẻ, kích thước của các thành viên, những ai có mặt và ai bị “quên” trong bức vẽ, vị trí của trẻ trong bức vẽ. Những người trẻ vẽ ở gần mình thể hiện sự yêu thương, sự gần gũi về mặt tình cảm của trẻ với những người đó. Những người trẻ vẽ ở xa mình thường là những người trẻ không thích hoặc chính người đó thể hiện sự lạnh nhạt hay la mắng trẻ. Những trường hợp trẻ quên vẽ một ai đó trong gia đình, chứng tỏ người đó ít có ý nghĩa với trẻ nhất hoặc gây cho trẻ sự ghen tỵ (em trai hoặc em gái). Vị trí của trẻ trong tranh thể hiện tính cách của trẻ khá rõ. Trẻ bị chúng Hysteria thường vẽ mình cao lớn hơn bố mẹ và vẽ mình ở neay vị trí trung tâm của tờ giấy. Hulse, Koppitz, Di Leo, Klepsh phân tích hình vẽ gia đình theo hướng quan sát trẻ vẽ các thành viên trong gia đình về thứ tự vẽ ai trước, ai sau, về khoảng cách giữa các thành viên trong gia đình với trẻ... [5, tr.37]. Sau đây là bảng chỉ dẫn phân tích hình vẽ gia đình:

Bảng 2: Chỉ dẫn phân tích hình vẽ gia đình

Các thành viên trong gia đìnhVẽ các thành viên cách xa nhau

Càng cách xa, càng thể hiện sự lạnh nhạt, không có tình cảm với nhau.

Người ở vị trí trung tâm Đề cao và yêu quý người đó.Người được vẽ trước Người được yêu quÝ nhất, người có giá trị nhấtNhân vật không có thực Thể hiện sự mong ước.Thành viên bị vẽ nhỏ, vẽ xấu xí, hoặc vẽ ở góc dưới bên phải tờ giấy

Không yêu quí người đó.Không muốn nhắc đến người đó.

Không vẽ bản thân Có tính tự ti, mặc cảm hoặc không chấp nhận bản thân.

Bôi đen mặt người, không nhận được ra, hoặc bôi đen toàn thân

Không muốn nghĩ đến, không thừa nhận, muốn chối bỏ người đó. Cảm giác bi quan, cô đơn và cách biệt với mọi người xung quanh!

Vẽ bản thân bám sát với cha mẹ

Mong muốn được yêu thương, mong muốn được bảo vệ.

Vẽ bản thân giống với người nào đó

Muốn đồng nhất với người đó.Cảm giac thấp kém về bản thân.

Cha mẹ đứng cạnh nhau, nắm tay nhauĐứa trẻ đứng chen giữa cha mẹ

Gia đình hòa thuận.Gia đình không hòa thuận, cha mẹ có cãi cọ, xích mích.

Thực hành: Thực hiện phân tích tranh trẻ vẽ của trẻ về gia đình.Phân tích tranh vẽ nhà, đồ vật và thú vật

3) Hình vẽ nhà, đồ vật và thú vật:

Ngôi nhà tượng trưng cho vẻ bề ngoài của trẻ, chính là sự phóng chiếu của trẻ. Ngôi nhà có hai cửa sổ ở hai bên là biểu thị của hai con mắt, cửa chính ngôi nhà là miệng của trẻ. Màu sắc của ngôi nhà thể hiện thế giới nội tâm của trẻ, phong phú hay đơn điệu hoặc sự giàu nghèo của gia đình trẻ. Qua hình vẽ ngôi nhà, nhà trị liệu có thể yêu cầu trẻ kể cho mình nghe câu chuyện về ngôi nhà để có thêm thông tin về trẻ và gia đình trẻ. Roseline David, Philippe Wallon. Marvir Klepsh phân tích hình vẽ nhà và các chi tiết trong đó phản ánh thể giới nội tâm

Page 101: Giáo Trình Tâm Lý Học Trị Liệu (Word) - Trang Chủsaomaidata.org/library/800.GTTLHTriLieu.docx  · Web view... xem liệu pháp tâm lý là sự huy động tối ưu

của trẻ cũng như những ước nguyện của trẻ liên quan đến ngôi nhà [5. tr. 38]. Sau đây là bảng chỉ dẫn phân tích hình vẽ ngôi nhà:

Bảng 3: Chỉ dẫn phân tích tranh vẽ nhà

Ngôi nhà có nhiều cửa, các cửa sổ mở, cân đối với chi tiết xung quanh.

Trẻ có tính cởi mở, cảm thấy hài lòng với cuộc sống thực tế.

Nhà nhỏ và cửa sổ bé. Hoặc nhà không cửa, không đường vào.

Trẻ có rối loạn tình cảm, khó khăn trong giao tiếp, rụt rè, khép kín, cảm thấy có lỗi lầm, thất bại.

Nhà có nhiều đường ra vào xung quanh.

Trẻ mong muốn được thoát khỏi ngôi nhà đó.

Nhà có rào bao bọc, vẽ dồn vào phía trái tờ giấy.

Thể hiện trẻ luôn mơ về quá khứ, muốn gắn bó với mẹ, nhu cầu sở hữu kỷ niệm gia đình.

Nhà xấu xí. Thể hiện trẻ không có niềm vui trong cuộc sống gia đình, không muốn sống trong ngôi nhà đó.

Nhà vẽ đẹp, tỉ mẩn có nhiều màu sắc, hoa lá bao quanh.

Thể hiện trẻ yêu quý gia đình, mong ước cuộc sống đầm ấm, sự thanh bình.

Nhà có nhiều chi tiết, đồ vật. Trẻ có nhiều kỷ niệm với ngôi nhà, có mối quan hệ tốt với cuộc sống thực tại.

Đồ vật không có biểu hiện của sự sống, hoặc rời rạc, thiếu thốn hoặc không có.

Thế hiện xu hướng cô đơn, nghèo cám xúc, trống vắng, cô lập, đơn độc, thiếu cảm giác về cuộc sống gia đình. Có thế nghèo nàn trí tuệ.

Đồ vật không có thực. Mong muốn về nó.Vẽ con vật sống trong nhà, không có người thân sống cùng.

Thể hiện trẻ mơ ước cuộc sống hiền hòa, thiếu vắng tình cảm, sự cô đơn trống vắng.

Vỗ con vật dữ dằn, nhe răng. Thể hiện xu hướng hung tính, dc gây hấn hoặc tụ ti, ước mơ có sức mạnh.

Vẽ con vật không có trong cuộc sống hàng ngày.

Trẻ không chấp nhận thực tế, cuộc sống thiếu sự gần gũi, thân mật với các thành viên khác.

Đám mây đen, trời tối Thể hiện xu hướng lo âu, cảm giác tương lai mờ mịt.

Đường nét rối rắm, nhì nhằng, đan xen lẫn lộn và tràn lấp toàn bộ khoảng không gian của bức tranh.

Thể hiện sự lo âu rõ rệt.

Tóm lại: Một hình vẽ ghi lại bằng nét biểu trưng những ý nghĩ, cảm xúc và thể hiện thế giới nội tâm của trẻ. Chính các nét vẽ ấn nhẹ, rụt rè hay ấn mạnh hoặc có vẻ hung bạo cho chúng ta nhiều thông tin về trẻ. Nội dung hình vẽ bộc lộ cách nhận thức của trẻ về bản thân hoặc về những nhân vật quan trọng trong đời sống của trẻ một cách có ý thức hoặc không.

Thực hành: Thực hiện phân tích hình vẽ của trẻ về ngôi nhàPhân tích hình vẽ cây

4) Hình vẽ cây:Cây là một biểu tượng rất đặc biệt thể hiện nhiều nét tính cách của trẻ.

Hình cái cây ít bị rập khuôn hơn hình ảnh ngôi nhà vì có nhiều loại cây, trẻ sẽ chú ý đặc biệt đến loại cây nào đó và sẽ vẽ tự do theo ý mình. Trên hình vẽ cây của trẻ, nhà trị liệu sẽ chú ý đến nhưng chi tiết như thân, cành, rễ, nhánh lá. Thân và cành cây thể hiện tính tự lập của con người, sự ổn định về mặt tâm lý. Đối với người lớn, thì thân và cành cây còn thể hiện lý tưởng của họ. Rễ cây thể hiện

Page 102: Giáo Trình Tâm Lý Học Trị Liệu (Word) - Trang Chủsaomaidata.org/library/800.GTTLHTriLieu.docx  · Web view... xem liệu pháp tâm lý là sự huy động tối ưu

nguồn gốc của con người, nhu cầu phụ thuộc của trẻ vào người khác. Nhánh và lá cây là cách trẻ thể hiện khả năng của mình, sự thích nghi với môi trường xung quanh. Nếu trong bức vẽ về chủ đề này, trẻ chỉ vẽ một mình, không có thầy cô, bạn bè đứng cạnh cho thấy trẻ có sự thiếu hụt trong quan hệ giao tiếp, khó hòa nhập với xung quanh, trẻ đang có rối nhiễu cần được giải quyết. Theo Bour, Chirol, Lief, Cuerq, Stora, Abad Alegria và De Casstilla có thể dựa vào hình dáng cây trẻ vẽ đế suy đoán nhân cách con người [5, tr.42]. Sau đây là bảng chỉ dẫn phân tích hình vẽ cây:

Bảng 4: Chỉ dẫn phân tích hình vẽ cây

Gốc cây lớn, bộ lá nở ra mềm mại, thân cây rộng.

Người hướng ngoại, thích nghi tốt với cuộc sống

Cây phát triển phía trên. Người trí tuệ, thích mơ mộngTranh vẽ nhiều cây rất lớn tràn đầy trên giấy.

Người hướng nội

Nhiều cây nhỏ li ti. Người có thái độ lẩn tránh, thu mình, luôn có điều lo sợ

Gốc cây nhọn, cành cây hoặc lá nhọn hướng lên trên hoặc hướng ra bên ngoài như mũi tên, nhiều rễ, rễ cây cao, nét vẽ góc cạnh, sần sùi, đen.

Người trung tính

Thân cây mảnh, gầy, bộ lá dẹt rũ xuống, xoắn vào nhau, cành cây bị cắt cụt.

Người thụ động

Nét vẽ đứt quăng, có góc cạnh khắp thân cây, cây xa mặt đất, thân mở, lá răng cưa hình ngọn giáo. Cành cây một nét gầy, lá và quả rũ xuống.

Ngươi có xung đột xã hội

Nét vẽ yếu ớt, mảnh dẻ, nhiều nét đứt quãng, không có đất, thân cây rộng ở gốc, cành cây bị cắt cụt có vòns tròn bao quanh, eành câv corm queo, bộ lá cụt.

Ngươi có xung đột cá nhân

Rễ cây nhọn, sắc cạnh, cong queo, nét vẽ co cứng, đường đất gạch hoặc có góc cạnh, gốc cây bị che bởi các cụm cỏ, cành cây xoắn lại, đen ở gốc. Lá cây không dính vào cành, các cành cây nhọn chọc thẳng lên trời.

Người có vấn đề về tình dục

Thân cây có xu hướng nở ra, đôi khi có dáng như một hình thoi và rễ cây là đỉnh góc, hoặc cây trông như cái cột điện có gai ngạnh nằm ở phía trên cao của tờ giấy.

Người hoang tưởng

Cây hình người. Người chưa phát triển thành thục, có xu hướng sợ hình ảnh của người cha.

Phân tích nét vẽ rễ câyL.Femandez đã tập hợp từ nhiều nghiên cứu của nhiều tác giả khác nhau

trên thực hành trắc nghiệm vẽ cây và ông đã mô tả các nét vẽ liên quan đến các gốc - rễ cây theo trật tự và được đánh số [5, tr.46-48]

- Không có các rễ cây và không có đương nền: Có cảm giác không an toàn và thiếu hụt.

Page 103: Giáo Trình Tâm Lý Học Trị Liệu (Word) - Trang Chủsaomaidata.org/library/800.GTTLHTriLieu.docx  · Web view... xem liệu pháp tâm lý là sự huy động tối ưu

- Rễ cây vẽ bằng một nét: Có tính thỏa mãn sự tò mò theo kiểu trẻ thơ. Mong muốn biết những điều bí mật. Hành vi trẻ thơ.

- Rễ cây nhọn, vẽ bằng một nét (cay đứng trên các rễ nhọn): Thái độ phản kháng, không thoải mái. Không hài lòng một cách vô cớ với tình trạng hoàn cảnh của mình.

- Rễ cây vẽ hai nét: Sự độc đáo, chủ thể phụ thuộc, có sự giằng xé trong bản năng của mình (cuộc sống hai mặt). Chủ thể có nhu cầu được nâng đỡ, người chậm chạp, nặng nề, ương bướng, lì lợm, không tranh đấu. Nhìn nhận vấn đề thực tế.

- Rễ cây vẽ ra rìa tờ giấy, coi mép giấy là nền đất đỡ cây: Là bình thường đối với trẻ em dưới 12 tuổi. Trên 12 tuổi có xu hướng kéo dài tuổi thơ, biểu hiện của thế giới trẻ thơ. Quan điểm hẹp hòi, tầm nhìn hạn chế. Xu hướng trẻ con hóa, thụt lùi, chưa trưởng thành. Có cảm giác không an toàn và thiếu thốn. Xu hướng trầm cảm.

- Độ lớn, độ dài độ cao của bộ rễ cây:+ Rễ lớn hơn thân cây: Có tính tò mò cao, có các vấn đề đáng lo về tính

xâm kích và đôi khi tính xâm kích bùng phát đột ngột. Đối với một số chủ thế có xu hướng phóng chiếu sự xâm kích.

+ Rễ nhỏ hơn cây hoặc tán lá: Tò mò, mong muốn được thấy cái bị dấu hoặc bị cấm. Có tinh thần tìm hiểu nghiên cứu.

+ Rễ dài bằng độ cao thân cây hoặc độ cao của tán lá: Tò mò mãnh liệt có thể dẫn tới các vấn đề liên quan tới xâm kích hoặc liên quan tới nhu cầu được thuần hóa.

+ Nhấn mạnh rễ cây bị chôn vùi trong đất: Có nhu cầu và quan tâm quá mức vào thực tế. Xu hướng bảo thủ, ức chế hoặc có khả năng ứng xử rất thô bạo/thô thiến của cá tính bản năng nguyên sơ.

- Rễ rất lớn và nhỏ dần: Dấu hiệu bám, níu kéo vào vật chất.+ Rễ cây đâm dài xuống. Có vấn đề về tình dục trong vô thức không thoa

mãn về tình dục, hành xử theo xu hướng bạo lực.- Trạng thái các rễ cây:+ Rễ cây rất mảnh: Kém tiếp xúc, hiểu biết thực tế.+ Rễ cây gầy, tiếp xúc rất nhẹ với nền đất. Dễ kích động liên quan tới tình

dục.+ Đầu rễ sắc nhọn: Dấu hiệu không thỏa mãn tình dục. Xâm kích ngầm ẩn.

Đánh giá thấp bản thân. Thiếu hòa hợp trong các mối quan hệ. Hành động bản năng méo mó. Tội lỗi liên quan tới tình dục.

+ Rễ chùm nhiều nhánh: có các vấn đề về tình dục không được giải quyết. Thỏa mãn tình dục kéo dài theo hành động làm đau đớn thể xác.

+ Rễ hình thoi xuyên vào đất: Cân bằng, tiếp cận tốt với hiện thực. Đàn ông thì đáng tin cậy. Phụ nữ là người kiềm chế, kỷ luật.

+ Rễ cây có nét vẽ co rút: Hậu quả của rối loạn tâm lý, xáo trộn bởi tình dục.

Page 104: Giáo Trình Tâm Lý Học Trị Liệu (Word) - Trang Chủsaomaidata.org/library/800.GTTLHTriLieu.docx  · Web view... xem liệu pháp tâm lý là sự huy động tối ưu

+ Re cây hình con sao biển: Sự nảy sinh một cách méo mó của cơ chế bản năng. Có xu hướng quay về truyền thống.

+ Rễ như hình móc câu: Tiếp xúc với thực tế kém cỏi, hành vi xâm kích mang tính ích kỷ và nghi ngờ.

+ Rễ chỉ thấy được lờ mờ: Rối loạn tình dục quấy rối. Chủ thể bị phong tỏa bởi ảnh hưởng di truyền, bị khuyết tật bởi các yếu tố di truyền xấu. Bị dày vò vì không thể tự thực hiện và tự thể hiện được. Triệu chứng thất bại trong thực tế, trong định hướng. Có thể đã hoặc tiến triển bệnh tâm thần phân liệt.

+ Rễ cây ngược lên và nhiều nhánh: Nhân cách lo lắng, dày vò, xâm kích.+ Nhiều rễ và rễ thấp: Không thỏa mãn tình dục+ Rễ vặn vẹo và lồi lõm: Khó chịu mang tính bản năng+ Cấu trúc rễ cây sắp xếp nghèo nàn: Sự không ổn định căn bản.+ Rễ cây chết: Cảm giác đánh mất sự liên kết với thực tế. Giảm sút nghiêm

trọng động cơ hành động và mất cân bàng nhân cách. Cảm giác ám ảnh và trầm cảm.

+ Các vết sạm đen của rễ cây (rễ sạm đen, tối, nếp nhăn co quắp tô đen qua rễ, chỉnh sửa vụng về phần rễ cây): Tình dục lo âu, lo lắng bất an, căng thẳng bắt nguồn từ lo lắng.

+ Chữ thập ở rễ, góc cây: Xu hướng nuốt hận (nuốt mâu thuẫn vào trong) hoặc cho qua. Mâu thuẫn và chịu đựng. 

Thực hành: Thực hiện phân tích hình vẽ cây trong tranh vẽ của trẻ.Phân tích đường nét tranh vẽ

Phân tích đường nét vẽ, lực ấn và tốc độ vẽ. Theo Machover, Hegar, Roseline David đường nét, lực ấn khi vẽ bộc lộ tâm trạng, đặc điểm tính cách và những rối nhiễu tâm lý của trẻ. Khi nhận xét về nét vẽ, L.Remandez cho rằng: Nếu trên bức tranh có nhiều nét vẽ ấn tì, nhiều lực mãnh liệt, dữ dội, nhiều dục năng dồn vào, nghĩa là chủ thể có xu hướng bày tỏ sự chống đối lại hiện thực xung quanh, xu hướng tăng cường sức mạnh của niềm tin, tăng cường những cảm xúc mạnh, làm dồi dào sức sống. Trong khi nét vẽ nhẹ, mờ phản chiếu tính dễ bị tổn thương, hoặc sự mong manh dễ vỡ. Còn sự ứ đọng của nét vẽ dẫn đến sự co dúm thể hiện sự chế ngự những cảm xúc xấu.

- Nếu nét vẽ rõ ràng, không rườm rà, có thể gợi ý cho biết trẻ đang thích nghi tốt.

- Nét vẽ đậm, đôi khi nhấn mạnh, có khi rách cả giấy. Điều này gợi ý có thể trẻ đang hung hăng.

- Nét vẽ mảnh, không rõ, vẽ đi, vẽ lại, điều này gợi ý trẻ có tính rụt rè, thiếu dứt khoát.

- Nếu trẻ dùng đường thẳng và góc cạnh, có thể gợi ý là trẻ có tính năng động.

- Nếu trẻ dùng đường cong nhiều gợi ý trẻ có tính hiền lành.- Nếu trẻ vẽ nhiều đường ngang, gợi ý trẻ đang có nhiều xung đột.- Nếu trẻ vẽ nhiều dấu chấm gợi ý trẻ có tính tỉ mỉ.

Page 105: Giáo Trình Tâm Lý Học Trị Liệu (Word) - Trang Chủsaomaidata.org/library/800.GTTLHTriLieu.docx  · Web view... xem liệu pháp tâm lý là sự huy động tối ưu

Theo nghiên cứu của Zalcharov, khi phân tích trên 1000 bức tranh do trẻ bị các chứng rối nhiễu tâm trí tự vẽ và vẽ theo yêu cầu của nhà trị liệu. Ông phát hiện các cháu trai thường vẽ ô tô tàu thủy các phương tiện giao thông và sau đó là các cảnh chiến trận. Còn các cháu gái thường vẽ thiên nhiên, nhà, người, động vật hoặc vẽ theo chủ đề “đường phố”, “sân chơi”, “lớp học của em”, “vườn trẻ”… Trong đại đa số các trường hợp là những bức vẽ thể hiện một mình (tức trẻ chỉ biểu thị bản thân) hoặc vẽ tách mình ra đứng đơn độc, ít có thầy cô, bạn bè đửng cạnh. Nghiên cứu cho thấy, chỉ có một phần ba số bức tranh có bạn bè xuất hiện. Điều này thể hiện những thiếu hụt trong quan hệ giao tiếp và không hội nhập với bạn bè [12, tr.169]. Sau đây là bảng chỉ dẫn phân tích hình thức tranh vẽ [5, tr.54].

Bảng 5: Chỉ dẫn phân tích đường nét tranh vẽ

Vẽ đường thẳng, dài - Thể hiện người hướng ngoại, có khả năng đương đầu.- Xu hướng sống theo nguyên tắc.

Đường chéo - Thể hiện người có tính năng động.- Cảm giác bất ổn do lo âu không xác định được hoặc mất thăng bằng.

Đường cong, tròn - Thể hiện người có tính nhạy cảm, mềm mại.- Có xu hướng vận động lặng lẽ, nhẹ nhàng. Người giàu hình ảnh, biểu tượng.

Lực ấn nhẹ, nét vẽ mảnh mai, nét quá nhỏ

- Thể hiện người nhẹ nhàng, nhủt nhát, tính thiếu cương quyết.- Bị cảm xúc chi phối, hoặc bị ức chế do lo hãi.

Nét vẽ ti, lực ấn mạnh -Thể hiện người hướng ngoại, tính chủ động.- Có xu hướng chống lại thực tế.

Nét vẽ không đều đậm nhạt

- Cảm giac bất an, lo lắng.

Nét vẽ nhẹ nhàng, đều đặn

- Thể hiện tâm trạng của trẻ ổn định, cảm giác thư thái.- Xu hướng nhanh nhẹn.

Nét vẽ mờ, không rõ ràng.

- Thể hiện trẻ giàu tình cảm, dễ xúc động

Đánh bóng - Trẻ có xu hướng lo hãiNét vẽ rõ ràng - Trẻ có xu hướng độc lập, tính cách ổn định, lý trí.Nét đứt quãng - Thể hiện người thiếu tự tin, rụt rè, mất tự chủ.Nét vẽ là những chấm, gạch nhỏ, lốm đốm

- Thể hiện trẻ có tính tỉ mỉ, hành động theo trật tự của tư duy

Nét đậm, đường dài phóng khoáng

- Có xu hướng phô trương sức mạnh, dễ gây hấn.

Tốc độ vẽ nhanh, đường thẳng

- Thể hiện người hướng ngoại, chủ động, tự nhiên, không cảm thấy có trở ngại từ bên ngoài.- Ưa hoạt động

Tốc độ vẽ chậm, đường cong

- Thể hiện người hướng nội, thụ động, hay suy nghĩ, do dự.- Có xu hướng xung đột nội tâm, ức chế, thận trọng.

Tẩy xóa toàn bộ, bôi đen không nhận ra

- Thể hiện trạng thái không thừa nhận, không muốn nghĩ đến, chối bỏ thực tế

Phân tích màu sắc tranh vẽ Theo Brick, Buck, Marzolf và Kirchner, Hammer, Mora, Luscher và Faber

màu sẳc của những nét vẽ trên hình trẻ vẽ bộc lộ đặc điểm cảm xúc của trẻ cũng như những xáo trộn trong ý nghĩ, cảm xúc và tình cảm của trẻ. Các tác giả đều

Page 106: Giáo Trình Tâm Lý Học Trị Liệu (Word) - Trang Chủsaomaidata.org/library/800.GTTLHTriLieu.docx  · Web view... xem liệu pháp tâm lý là sự huy động tối ưu

cho rằng màu sắc trẻ sử dụng trong tranh vẽ cũng bộc lộ cảm xúc, xu hướng tính cách của trẻ (hướng nội hay hướng ngoại) và đặc điểm khí chất cũng như cảm xúc của trẻ. Sau đây là bảng chỉ dẫn phân tích màu sắc tranh vẽ của trẻ [5. tr.55-57].

Bảng 6: Chỉ dẫn phân tích màu sắc tranh vẽ

Màu lạnh gần màu xanh da trời, tím xanh

Thể hiện người có cảm giác lạnh lẽo. Trầm lắng, hiền hòa, thụ động.Xu hướng khép kín, nội tâm. Coi trọng tư duy ý nghĩ.

Màu nóng gần màu đỏ, cam, vàng, huyết dụ.

Thể hiện người có cảm giác ấm áp, hiếu động, có sức sống.Xu hướng thích nghi với ngoại cảnh.

Màu sáng và màu nóng Thể hiện người hướng ngoại, cởi mở, năng động.Nhiều màu sắc Thể hiện người thích nghi tốt, vui tươi, lạc quan.Một, hai màu Thể hiện xu hướng thu mình, kém ổn định cảm xúc, khó

thích nghi.Không sử dụng màu Thể hiện xu hướng thu mình không thích nghi, nghèo

nàn cảm xúc.ít màu, thiên màu tối Thể hiện người hướng nội. Khó tiếp xúc, bị ức chế, gò

bó, hở hững, đơn điệu, buôn phiền, kém ổn định về cảm xúc.

Màu đỏ đậm Thể hiện người có xu hướng ưa hoạt động, năng nổ, xung động, có khả năng đương đầu, chống trả sự giận dữ, bạo lực, hủy diệt.Cảm giác sức mạnh, quyền lực, tính vị kỷ. Dũng cảm, mạnh mẽ, nồng nhiệt, khát khao đam mê. Xu hướng dâm dục.

Nhiều màu đỏ Thể hiện tính tích cực, kích thích những liên tưởng trong não.Thích hoạt động, thích nghi tốt, cá tính mạnh, xu hướng hung tính, tự kiềm chế kém. Dễ bị kích động, đam mê

Đỏ hoe và nâu Thể hiện xu hướng hủy hoại cuộc sống, hoặc thể hiện sư phản bội. Màu của tang tóc.

Đỏ và cam Thể hiện ít quyết đoán, do dự.Xanh da trời Thể hiện thích nghi tốt, có tính kỷ luật, trung thực, trong

sáng, khôn khéo.Không định hình, trống rỗng, điềm tĩnh, hòa bình. Sự thờ ơ, từ bỏ giá trị, điềm tĩnh, công bằng, nhân văn.Trực giác trong sáng, niềm tin, trẻ thơ.

Xanh lá cây Thể hiện nhiều ước mơ, tự chủ, tĩnh lặng, trạng thái thư giãn, nghỉ ngơi.Biểu hiện của tình cảm êm dịu, nồng ấm và sự khôn khéo, hòa hợp, cân bằng, điềm tĩnh. Sự sống tràn trề, tuổi trẻ.

Xanh đen Tình cảm nồng ấm hoặc ngược lại, sự khô khan, nghiêm khắc. Mặc cảm tội lồi.

Màu xám Thể hiện mâu thuẫn trong quan hệ xã hội. Bướng bỉnh.Da cam Thể hiện sự thoải mái, quan hệ tốt với người xung

quanh. Lòng nhiệt tình, phấn khởi, sự vui vẻ.Có xu hướng ngoại tình, đạo đức giả.

Màu tím Thể hiện sự căng thẳng, xung đột nội tâm, u sầu. Khiêm tốn, chân thực, chịu đựng, vâng lời.Tính kiêu hãnh, khắc khổ, huyền bí

Màu nâu Thể hiện cảm giác bất an, lo lắng.Màu vàng Thể hiện sự lệ thuộc, thông minh, nồng ấm, dễ chịu, vui

Page 107: Giáo Trình Tâm Lý Học Trị Liệu (Word) - Trang Chủsaomaidata.org/library/800.GTTLHTriLieu.docx  · Web view... xem liệu pháp tâm lý là sự huy động tối ưu

vẻ, sẵn sàng hành động tận tâm.Có xu hướng ham tiền, ghen tị hay phản bội.

Vàng và xanh Thể hiện sự cân bằng, quân bình và hài hòaMàu hồng Thể hiện sự khôn khéo, thận trọng, khiêm tốn, ý tứ, tinh

tế, nhẹ nhàng.Tượng trưng về người phụ nữ lý tưởng và tuyệt vời, cái đẹp lý tưởng của tình yêu.

Trắng Gây cảm giác yếu đuối, trong sáng, nguyên vẹn, tinh khiết sạch sẽ.Xu hướng trung thực.

Đen Thể hiện cảm giác buồn rầu, nặng nề, tang tóc, cái chết. Sự hư vô, hỗn độn, tăm tối, mờ mịt. Tinh thần sa sút, chán nản, lo hãi, cô độc, phủ định cuộc sống.Có xu hướng kiềm chế các phản ứng. Xu hướng mặc cảm tội lỗi, bi quan.

Màu ghi nhạt Thể hiện thiếu sự tỏa sáng, làm việc lặp đi lặp lại, tư duy đổi mới gắn liền với nguyên tắc.

Nét vẽ màu không rõ ràng (giữa màu đen và màu ghi)

Thể hiện tinh thần lộn xộn, sự lẫn lộn của tư duy.

Màu sắc và nhân cách bệnhTheo Anastasị, Foley, Brick, Napoli, Bieber và Herkimer, Buck, Precker,

Koch, Hammer việc sử dụng màu sắc quá mức trong những bối cảnh cụ thể thường phản ánh những rối nhiễu tâm lý ở trẻ. Sau đây là bảng chỉ dẫn phân tích màu sắc và nhân cách bệnh biểu hiện trên tranh vẽ của trẻ:

Bảng 7: Chỉ dẫn phân tích màu sắc và bệnh [5, tr.57]

Sử dụng nhiều màu sắc và đậm màu

Thường gặp ở bệnh nhân tâm thần phân liệt và hưng - trầm cảm.

Sử dụng quá nhiều màu rực rỡ kèm với cây cỏ, hoa lá, chim, bướm, công chúa…

Thường gặp ở ngươi bệnh hysteria (bị rối loạn phân ly).

Sử dụng nhiều màu đỏ và màu cam quá mức

Thường biểu hiện ở nhân cách không quyết đoán, do dự.

Sử dụng nhiều màu nâu và màu đen quá mức, hoặc sự nghèo nàn về màu sắc

Thường gặp ở người trầm cảm, lo âu, trạng thái ức chế, kìm nén, thoái lùi.

Sử dụng nhiều màu vàng quá mức

Nhân cách thù địch, gay hấn.

Sử dụng nhiều màu tím quá mức Ở những người hoang tưởng và có ảo giác.

Thực hành: Thực hiện phân tích màu sắc của bức tranh trẻ vẽ.

Phân tích bố cục tranh vẽCách thức bố trí hình vẽ trên trang giấy (chiếm dụng trang giấy); dựa vào

phần vị trí hình vẽ - biểu tượng không gian của hình vẽ. Trong khi trẻ vẽ, ý nghĩa của việc sử dụng trang giấy và giá trị mỹ thuật của việc sử dụng trang giấy là rất quan trọng, vì qua đó thể hiện nhân cách và cảm xúc của trẻ. Với chức năng chẩn đoán và trị liệu, có nhiều cách giải mã bức tranh khác nhau, trong phần này chỉ đề cập đến cách diễn giải phân tâm học. Theo quan điểm của Stora, Arthus, Grunwald và Koch về biểu tượng chữ thập và lý thuyết miền. Không gian giấy vẽ

Page 108: Giáo Trình Tâm Lý Học Trị Liệu (Word) - Trang Chủsaomaidata.org/library/800.GTTLHTriLieu.docx  · Web view... xem liệu pháp tâm lý là sự huy động tối ưu

cho chúng ta biết thời điểm: Hiện tại, quá khứ, tương lai. Không gian phía bên trái và bên dưới gắn với quá khứ và sự bị động (ý nghĩ không dẫn đến hình dung công việc, kế hoạch không kết thúc bằng việc thực hiện). Không gian này gắn liền với sự trầm cảm. Không gian phía bên phải và bên trên tượng trưng cho tương lai và tính chủ động. Không gian này gắn liền với sự năng động, cụ thể [5, tr.58J.

- Hình vẽ tập trung vào bên phải tờ giấy - Miền chủ động, hướng ngoại. Bức tranh có bố cục thế này lại thể hiện xu thế hướng về tương lai, chủ động đương đầu với cuộc sống, có tính mục đích, linh hoạt, năng động, nhiều dự định, có tham vọng và quyền lực. Bố cục bức tranh cũng thể hiện những ước mơ của trẻ, có thể là những ước mơ lành mạnh nhưng cũng có thể là sự mong muốn thoát khỏi thực tại để đạt được một điều mà trong thực tế trẻ bị cấm đoán. Gắn bó với bố.

- Hình vẽ tập trung vào phía bên trái tờ giấy – Miền thụ động, vùng của quá khứ, của hướng nội, của sự cố định trẻ thơ. Khi bức tranh vẽ có bố cục thế này có thể thể hiện một sự ấm ức, hẫng hụt trong các giai đoạn phát triển trước đây của trẻ, nên trẻ có xu hướng thoái lui, hướng vào kỷ niệm xưa, hay suy nghĩ về quá khứ, cội nguồn. Trẻ thích sự ấm cúng, nhưng dường như trẻ đang vướng mắc ở một giai đoạn nào đó chưa vượt qua được, nên trẻ thường đơn lẻ, xa cách với bên ngoài và nguời khác. Thể hiện sự ham muốn và luyến tiếc. Gắn bó với mẹ.

- Hình vẽ tập trung ở phía trên tờ giấy - Vùng của tâm linh, của sự hướng về thế giới xung quanh. Bố cục của bức tranh như thế này thể hiện rõ niềm tin của trẻ về một điều gì đó trong thế giới. Tuy nhiên, đôi khi sẽ là sự mong muốn huyền hoặc, xa rời thực tế, khó đạt được mục đích. Trẻ có xu hướng lý tưởng hóa, hướng ra bên ngoài, phát triển trí tuệ, lý trí, tự đánh giá cao bản thân, tự tin và kiểm soát bản thân.

- Hình vẽ tập trung ở phía dưới tờ giấy - Vùng của xu hướng tính dục, những xung năng sinh học và sự phụ thuộc vào thế giới xung quanh. Bức tranh có bố cục thế này thế hiện trẻ có nhu cầu bản năng, vô thức, tâm trạng bất an, cảm giác không thoải mái hoặc xung đột nội tâm thể hiện ở sự thất vọng, trốn tránh thực tế, chống lại quá khứ/thoái lui, từ chối. Nếu vẽ quá xuống phía dưới, trẻ có xu hướng đánh giá thấp bản thân, có nhu cầu hòa nhập vào tập thể rất mạnh, trẻ có tính hòa đồng cao. Mặt khác, trẻ cũng có nhu cầu bản năng rất lớn bị cấm kỵ khá mạnh của cái siêu tôi (sự cấm cản của cha mẹ, thầy cô giáo). Trẻ cũng có thế biểu hiện cái tôi cá nhân cao, có ý thức và tự ý thức, tự chủ và biết giới hạn.

- Hình vẽ tập trung ở chính giữa tờ giấy - Vị kỷ trung tâm. Bức tranh có bố cục thế này thế hiện cái tôi, tính nhạy cảm, nội tâm và ý định liên kết các khuynh hướng khác nhau một cách rõ nét.

- Hình vẽ chiếm mội không gian quá nhỏ: có xu hướng biểu hiện lo âu, thiếu tự tin, lệ thuộc, cảm giác không an toàn.

- Hình vẽ dồn vào góc trái phía trên tờ giấy: Là sự kết hợp của khuynh hướng tâm linh và sự hướng nội, của quá khứ và sự cố định của tuổi thơ.

- Hình vẽ dồn vào góc trái phía dưới tờ giấy: Là sự kết hợp của hai khuynh hướng, khuynh hướng của quá khứ, hướng nội và những xung năng tình dục, sự phụ thuộc và tập thể.

- Hình vẽ dồn vào góc phủi phía trên tờ giấy: Là sự kết hợp của khuynh hướng tâm linh và sự hướng ngoại với tương lai và quyền lực.

Page 109: Giáo Trình Tâm Lý Học Trị Liệu (Word) - Trang Chủsaomaidata.org/library/800.GTTLHTriLieu.docx  · Web view... xem liệu pháp tâm lý là sự huy động tối ưu

- Hình vẽ dồn vào góc phải phía dưới tờ giấy: Là sự kết hợp hai khuynh hướng: Khuynh hướng của tương lai, hướng ngoại và quyền lực với những xung năng tính dục, sự phụ thuộc vào tập thể.

- Hình vẽ lấp đầy hoàn toàn tờ giấy: Thể hiện sự chưa chín chắn hoặc trẻ đang phải đấu tranh chống trầm cảm.

- Nếu trong bức vẽ còn khá nhiều khoảng trống: Biểu hiện sự ức chế.Đối với tranh vẽ tự do, trẻ có thể vẽ bất kỳ điều gì mà chúng nghĩ đến, vẫn

phân tích tranh vẽ ấy dựa trên màu sắc, bố cục... cùng với nội dung mà trẻ thể hiện.Phân tích độ lớn hình vẽ

Các hình vẽ quá lớn hoặc quá nhỏ đều có ý nghĩa.- Nếu hình vẽ quá lớn, mức độ chiếm dụng hết cả trang giấy thường là trẻ

em hung tính, không kiềm chế được nội tâm. Những trẻ này có thể ưa những gì vĩ đại”. Những trẻ hiếu động quá mức, không bị ức chế, kém tự kiềm chế, thường vẽ hình vượt ra ngoài khuôn khổ của trang giấy và không vẽ hết được các bộ phận của mình. Đôi khi những trẻ nhút nhát, hay e thẹn, nhận thức về bản thân yếu kém cũng vẽ những hình người to lớn để thể hiện ước muốn trở nên có uy quyền và được để ý hơn.

- Nếu hình vẽ của trẻ quá nhỏ, cỏ thể gợi ý là trẻ hay e thẹn, nhút nhát, tự co mình lại, không an tâm. Những trẻ này thường thấy mình nhỏ bé, không xứng đáng. Đôi khi những trẻ em hung tính quá mức và nhận thức không tốt về hình ảnh bản thân, cũng vẽ những hình người nhỏ xíu. Bề ngoài có thể thấy là trẻ này hung tính nhưng bên trong lại không an tâm và lo hãi.Phân tích hình vẽ trong tranh

- Nhân vật: Hình vẽ của trẻ thể hiện một người hay một nhóm người. Qua đây ta có thể phần nào hiểu được mối tương quan của trẻ với mọi người.

- Con vật: Chúng là biểu tượng bản năng của cuộc sống xung năng. Chúng có thể là cách để trẻ chuyến xung năng và khuynh hướng khi những xung năng và khuynh hướng đó quá khó để bộc lộ trực tiếp. Mỗi con vật có một giá trị biểu tượng cần được diễn giải. Những nhân vật thần thoại: mỗi nhân vật thần thoại (công chúa, bà tiên, thiên thần, quái vật, ma quỷ, khủng long...) đều có giá trị biểu tượng để diễn giải thế giới huyễn tưởng của trẻ).

- Máy móc: Mỗi máy móc (tàu thuyền, buồm, sân bay, xe hơi, mô tô, đồng hồ, súng, khí giới...) có một giá trị biểu trưng để giải thích tính cách của trẻ.

- Nhà: Thể hiện cái tôi được ngụy trang, cách vẽ nhà và mỗi yếu tố cấu tạo nó như mái nhà, ống khói, khói, tường, cửa sổ, cửa chính, con đường, lâu đài, tháp, nhà tù, chòi... tất cả đều có giá trị để giải thích cái tôi của trẻ.

- Bầu trời: Nhìn xem bầu trời có biểu hiện lo sợ hay không (mây, mưa, tuyết, màu xanh biển hay màu xám, bão, cầu vồng, mặt trăng, mặt trời, ngôi sao, đêm đen…)

- Mặt trời: Khi tranh của trẻ nhỏ có vẽ mặt trời, thường là thể hiện tình yêu thương, chăm sóc của cha mẹ. Mặt trời là nguồn sưởi ấm cũng như cha mẹ nuôi dưỡng con. Đôi khi trẻ có thể vẽ những đám mây che chắn mặt trời. Nếu có trường hợp như vậy, có thể là đứa trẻ thiếu tình thương của cha mẹ hay không được cha mẹ yêu thương chăm sóc.

Page 110: Giáo Trình Tâm Lý Học Trị Liệu (Word) - Trang Chủsaomaidata.org/library/800.GTTLHTriLieu.docx  · Web view... xem liệu pháp tâm lý là sự huy động tối ưu

- Mặt đất: Mặt đất có an toàn hay không, có dốc, chướng ngại vật, hố, hàng rào, đường nhỏ, ngõ cụt, có cây hoa, yếu tố nước lửa hay không.

- Cử động: Cường độ của xung năng. Xem hình vẽ của trẻ là động hay tĩnh. Nếu có cử động thì ở cường độ như thế nào, nhẹ nhàng hay mạnh mẽ. Qua cách thể hiện này cũng có thể hiểu được những cảm xúc, cá tính của trẻ.

- Màu sắc: Màu sắc có giá trị biểu lộ rất lớn, hình vẽ càng được tô màu, cái tôi càng bị xâm chiếm bởi cảm xúc. Hammer chủ trương rằng, hình vẽ màu phát hiện đặc điểm nhân cách được nhiều hơn là hình vẽ bằng bút chì. Cách thức chọn màu cũng rất quan trọng, mỗi màu phản ánh một biểu tượng mà cách diễn giải cần căn cứ vào môi trường văn hóa.

Sự từ chối sử dụng màu có thể do sự chống đối nhưng cũng có dấu hiệu lo âu, trầm cảm, mặc cảm tội lỗi. Nhìn chung, những trẻ cởi mở năng động, có tính hướng ngoại thường dùng nhiều màu khác nhau để vẽ (đặc biệt là khi trẻ chọn màu sáng như đỏ, cam, vàng). Còn những trẻ hướng nội, gò bó, kém ổn định về cảm xúc thường dùng ít màu hơn và thường thiên về màu đen.

- Tính ổn định và những điều bỏ quên: Có thể do ngẫu nhiên, khi xem một quyển sách, một em vẽ theo một chủ đề nhưng nếu chủ đề ấy được lặp đi lặp lại là biểu hiện một đặc điểm tính nết, biểu hiện những mối tâm tư sâu sắc.

Bỏ quên một vài chi tiết cũng có ý nghĩa (ví dụ: vẽ hình người quên cánh tay, có thể trẻ cảm thấy mình không đủ sức, không làm gì được...). Trong khi vẽ, trẻ chần chừ không muốn thể hiện một chủ đề nào đó cũng biếu lộ những tâm tư nhất định, như một em bé không chịu vẽ hình ảnh một người đàn bà vì mẹ em làm nghề mại dâm chẳng hạn.

Như vậy, để phân tích một bức tranh của trẻ, cần kết hợp với quan sát quá trình trẻ vẽ và những câu chuyện kể được sáng tạo từ chính bức tranh đó. Phát hiện ra những điều trẻ kế về đối tượng - tranh vẽ mà không dựa vào hệ thống chuẩn mực và sự áp đặt do người lớn đặt ra, chính là phát hiện ra nhận thức của trẻ về hiện thực, và sau đó là phát hiện ra ngôn ngữ riêng của các dấu hiệu trong việc thực hiện mỗi một bức tranh. Nói cách khác, tranh vẽ có thể làm cho cái vô hình trở nên thấy được. Giúp trẻ nói lên được điều mà chúng chưa biết nói ra, giúp chúng ta ý thức được cái vô thức.

Tranh vẽ cũng giống như trò chơi, được xem như một cách thức bộc lộ bản thân hết sức riêng của trẻ. Nói một cách cụ thể hơn, với đặc tính tự phát, thoát ra khỏi mọi sự ràng buộc và với những ham muốn gắn kết trong đó, tranh vẽ có tác dụng giúp trẻ bộc lộ và kiềm chế bản thân cũng như miêu tả hiện thực. Do vậy, tranh vẽ đôi khi được hình dung như một lĩnh vực của hoạt động chơi.

Tóm lại: Tranh vẽ đã và đang được sử dụng như một công cụ đầy hiệu quả đối với trẻ em trong tâm lý trị liệu, đặc biệt với những đối tượng mà vì nhiều lý do các em gặp nhiều khó khăn trong diễn đạt bằng lời. Qua những giai đoạn phát triển tranh vẽ ở trẻ nhỏ, các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng có những nét tương đồng phù hợp với từng độ tuổi của trẻ. Vẽ tranh cũng được xem như là một trong những kỹ thuật phóng chiếu giúp trẻ tự bộc lộ bản thân.

Để sử dụng tranh vẽ như một cách tiếp cận, giao tiếp với trẻ, cần có những tìm hiểu về đời sống của các em, đủ thời gian để tạo mối quan hệ và giúp các em thật sự có cảm giác an toàn khi tham gia vẽ tranh. Ngoài những quy ước được xem như những kỹ thuật cơ bản, người làm việc với trẻ cần có thái độ “trẻ thơ”

Page 111: Giáo Trình Tâm Lý Học Trị Liệu (Word) - Trang Chủsaomaidata.org/library/800.GTTLHTriLieu.docx  · Web view... xem liệu pháp tâm lý là sự huy động tối ưu

để gần gũi trẻ hơn và có những ấn tượng, cảm nhận về bản thân trẻ, về bức tranh của trẻ, lời kể của trẻ một cách chân thật nhất.

Tuy nhiên, việc phân tích những đặc điếm của tranh vẽ sẽ không có ý nghĩa nếu tách ra khỏi trường hợp lâm sàng thực tế. Những ngụ ý của các biểu tượng trong tranh vẽ chỉ có thể được làm rõ qua lời giải thích của trẻ. Vì vậy, khi dùng tranh vẽ của trẻ để làm công cụ chẩn đoán và trị liệu tâm lý cho trẻ, cần phải kết hợp với quan sát lâm sàng. Chẳng hạn quan sát quá trình trẻ vẽ như thế nào, độ lâu ra sao, khi chọn màu trẻ có nhiều phân vân không, có tẩy xóa nhiều không, có suy nghĩ kỹ về những điều mình định vẽ không, tại sao trẻ chọn màu này... đồng thời kết hợp với việc trò chuyện, trao đổi với trẻ xung quanh bức tranh và có thể liên hệ với bản thân trẻ (về những người phong cảnh, đồ vật, cây, nhà... trong tranh vẽ của trẻ). Một bức tranh chỉ có thể thực hiện chức năng của nó một cách đầy đủ chỉ khi kết hợp với quan sát lâm sàng, diễn giải tình huống lâm sàng của bức tranh.

Câu hỏi:

1. Hình vẽ và độ lớn của hình vẽ trong tranh của trẻ có ý nghĩa gì?2. Nét vẽ và bố cục trong tranh vẽ của trẻ có ý nghĩa gì?3. Vận dụng kỹ thuật phân tích tranh vẽ trong trường hợp cụ thể?Đọc sách:

1. Trần Thị Minh Đức (2009), Nhận biết tâm lý trẻ em qua tranh vẽ, NXB Khoa học Kỹ thuật.

2. Lê Khanh (2007), Khám phá trẻ em qua nét vẽ, NXB Phụ nữTóm tắt nội dung bài học:

Tranh vẽ được nhà tâm lý trị liệu xem như một công cụ để chẩn đoán và trị liệu đặc biệt trong trị liệu trẻ em. Khi trẻ có mối quan hệ mâu thuẫn với những người xung quanh, tranh vẽ là hình thức ngôn ngữ hóa những tình cảm và ý nghĩ của trẻ.

- Trong tâm lý trị liệu, tranh vẽ có ba chức năng cơ bản: phóng chiếu, chẩn đoán và trị liệu. Để thực hiện được các chức năng của tranh vẽ trong tâm lý trị liệu, các nhà tâm lý trị liệu cần phải có kỹ thuật giải mã tranh vẽ của trẻ theo các chủ đề tranh vẽ, bố cục tranh vẽ, sử dụng màu sắc và đường nét vẽ cũng như phải nhạy cảm quan sát trẻ trong quá trình vẽ tranh. Ngoài ra, nhà trị liệu cần có thái độ “trẻ thơ” để gần gũi trẻ hơn và có những ấn tượng, cảm nhận về bản thân trẻ, về bức tranh và lời kể của trẻ một cách chân thật nhất.

- Tuy nhiên, việc phân tích những đặc điểm của tranh vẽ sẽ không có ý nghĩa nếu tách ra khỏi trường hợp lâm sàng thực tế. Những ngụ ý của các biểu tượng trong tranh chỉ có thể được làm rõ qua lời giải thích của trẻ. Vì vậy, khi dùng tranh vẽ của trẻ để làm công cụ chẩn đoán và trị liệu tâm lý cho trẻ, cần phải kết hợp với quan sát lâm sàng.

Tìm đọc:

1. Amelie Aliphat, Claude Sternis, Hãy vẽ cho tôi một "bonhomme'', tài liệu lưu hành nội bộ Bệnh viện Nhi Đồng 1 TP. Hồ Chí Minh.

2. Marvin Klepsh and Laura Logie (1994). Người dịch: Lưu Huy Khánh, Trẻ em vẽ và bộc lộ (Children draw and tell), Hà Nội.

Page 112: Giáo Trình Tâm Lý Học Trị Liệu (Word) - Trang Chủsaomaidata.org/library/800.GTTLHTriLieu.docx  · Web view... xem liệu pháp tâm lý là sự huy động tối ưu

Thực hành: Phân tích bố cục và nét vẽ trong tranh của trẻ 13. LIỆU PHÁP TÂM KỊCHYêu cầu của bài1. Hiểu cơ chế tâm lý của tâm kịch và vai trò của tâm kịch trong tâm lý trị liệu.2. Vận dụng quy trình tổ chức một buổi tâm kịch nhàm mục đích trị liệu tâm lý.

13.1. KHẢI NIỆM TÂM KỊCHSơ lược về sự ra đời của tâm kịch

Tâm kịch (Psychodrama) còn gọi là kịch xã hội, xuất hiện vào những năm 40 của thế kỷ XX do bác sĩ Jacob L. Moreno, người sáng lập ra tâm lý trị liệu nhóm, đề xướng và phát triển.

Ông lý giải phương pháp này như một phương tiện giải quyết những vấn đề xã hội.

Khi còn là một sinh viên tại Đại học Vienna năm 1917, Moreno tập hợp một nhóm gái mại dâm để thảo luận về sự kỳ thị xã hội và các vấn đề khác mà họ phải đối mặt, từ đây bắt đầu hình thành nhóm hỗ trợ đầu tiên. Từ những kinh nghiệm như thế và từ cảm hứng phân tích tâm lý theo phương pháp của Freud, Moreno bất đầu phát triển tâm kịch.

Sau khi chuyển đến Mỹ vào năm 1925, Moreno giới thiệu công việc của mình với các nhà tâm lý học Mỹ. Ông bắt đầu công việc này với trẻ em trong những gia đình sau ly hôn, sau đó ông chuyển sang thực hiện các phiên tâm kịch với nhóm lớn và thực hiện tại Garaegie Hall. Các phiên trị liệu theo hình thức tâm kịch do Moreno tổ chức, không chỉ trong giới tâm lý, mà còn nhiều người khác chú ý. Moreno tiếp tục giảng dạy phương pháp tâm kịch của ông từ phiên trị liệu đầu tiên cho đến khi ông quavđời vào năm 1974.

Một học viên quan trọng trong lĩnh vực tâm kịch là Carl Hollander. Hollander là giám đốc thứ 37 của nhà hát “Ngẫu hứng” của Moreno trong tâm kịch. Ông được biết đến chủ yếu do các sáng tạo của mình trong liệu pháp tâm kịch được cấu trúc. Hollander sử dụng hình ảnh của một đường cong để giải thích ba phần của một phiên tâm kịch bao gồm: Khởi động tâm lý, hành động và sự hội nhập. Các khởi động tồn tại để đưa bệnh nhân vào tình huống ngẫu hứng tự phát và sáng tạo để được mở ra trong hành động của tâm kịch. Các hành động là việc thực hiện thực tế của quá trình tâm kịch (diễn kịch). Cuối cùng là sự hội nhập, trong đó các “diễn viên” sẽ thảo luận, chia sẻ các cảm xúc, hành vi thật trong cuộc sống thực tế và xem xét để viễn cảnh trong tâm kịch có thể được đưa vào thực tế cuộc sống.

Như vậy, một trong những hình thức đầu tiên của trị liệu nhóm là phân tâm học về nhóm. Hình thức này được thực hiện tương tự như sự biểu diễn sân khấu, mang tính chất ngẫu hứng theo một câu chuyện. Câu chuyện này do một số người trong nhóm tham gia kể, các khán giả luân phiên nhau đảm nhận vai nghệ sĩ và vai khán giả. Việc thực hiện các vai này hướng tới các tình huống có thật trong cuộc sống và phản ánh tư tưởng của cá nhân người tham gia. Thường thì những người tham gia mô hình hóa các tình huống của cuộc sống và những giấc mơ của mình. Trong nhiều trường hợp, công việc của người kể đã xác định hành vi và các vai của người thực hiện [5, tr. 729].

Page 113: Giáo Trình Tâm Lý Học Trị Liệu (Word) - Trang Chủsaomaidata.org/library/800.GTTLHTriLieu.docx  · Web view... xem liệu pháp tâm lý là sự huy động tối ưu

Khái niệm tâm kịchTâm kịch là một trong những phương pháp thiết kế liên quan đến nhóm.

Mục đích của tâm kịch là chẩn đoán và trị liệu những tâm kịch trạng thái và phản ứng cảm xúc không phù hợp. Một trong những hình thức điển hình của tâm kịch là kể câu chuyện từ cuộc sống cá nhân. Phụ thuộc vào việc lựa chọn, mà chính người kể chuyện có thể là người tham gia hoặc khán giả. Trong đó các thân chủ đóng vai (sắm vai), xuất hiện trước người khác và tự biểu diễn, diễn suất như trên sân khấu những nỗi tâm tư thầm kín, kết hợp cả lời nói và điệu bộ với những vận động cơ thể, giải tỏa những mặc cảm, ấm ức một cách triệt để.

Mục tiêu của liệu pháp tâm kịch là làm cho chủ thể sống lại những cảnh đời đã trải qua, những tâm trạng yêu ghét, hờn giận, mến phục, ganh tỵ “như thật” và qua “đóng kịch” chủ thề có thể biểu lộ hết tình cảm ra với bất kỳ ai (cấp trên, bố mẹ...), giải tỏa những ấm ức dồn nén và có thể “bước ra khỏi’’ cái tôi “khép kín” của mình để hòa nhập với người khác, làm sảng khoái tinh thần, tạo tâm trạng thư thái vì nó tháo gỡ những vướng mắc về xúc cảm, tình cảm, tư tưởng, nhận thức và cả cơ thể (do thói quen tập nhiễm). Như vậy, khi thân chủ diễn xuất ra được trước người khác đã tạo ra tâm thế mới trong giao tiếp xã hội.

Nguồn gốc của giải tỏa, theo Moreno là “tính tự phát” được hiểu là khả năng thân chủ phản ứng phù hợp với những tình huống, hoàn cảnh xuất hiện đột ngột. Thường những người bị các chứng rối loạn tâm lý có những thiếu hụt nào đó về kỹ năng giao tiếp, ít có khả năng ứng phó kịp thời phù hợp với hoàn cảnh. Hơn nữa họ còn bị rối loạn cân bằng giữa thế giới thực và thế giới tưởng tượng.Các yếu tố của tâm kịch

Những điều kiện quan trọng của tâm kịch là thiện chí của nhóm, hành vi và sự ứng khẩu của người tham gia. Do vậy, tâm kịch bao gồm các yếu tố chủ yếu sau đây: lời nói, điệu bộ, cử chỉ và người cùng diễn.

- Lời nói không chỉ là nội dung mà còn là cách phát âm (nói nhỏ hay la hét, giận dữ hay ngập ngừng thổn thức lặp đi lặp lại có khi tuôn ra không kiềm chế được hoặc hoàn toàn bị ức chế...).

- Điệu bộ cử chỉ, sự vận động của cơ thể, kể cả những biến động trong nội tạng như nhịp tim, đỏ mặt hay tái mặt, thở hổn hển, ruột quặn lại, trương lực cơ...

Chủ thể và những người cùng diễn kịch, mà Moreno gọi là cái Tôi - phụ (Ego Auxinaire) sao cho tất cả cùng nhập cuộc đóng vai diễn xuất một cách tự nhiên, người diễn cùng như người xem sống trong bầu không khí cởi mở trong đó mọi người biểu lộ hết tâm tư của mình.

Theo Moreno, trong tâm kịch, mỗi người đều tự biên tự diễn để tạo nên những biến đổi tâm lý tác động lên nhận thức và cách ứng xử của từng cá nhân trong nhóm. Nhờ đó có thể xóa bỏ hay giảm nhẹ một triệu chứng và dần dần có thể thay đổi tâm tư.13.2. THIẾT KẾ VÀ TỔ CHỨC MỘT BUỔI TÂM KỊCH NHẰM MỤC ĐÍCH TRỊ LIỆU

Để một buổi tâm kịch có hiệu quả điều trị một chứng bệnh tâm trí nào đó, bác sỹ - nhà trị liệu tâm lý đóng vai trò chủ xướng, đạo diễn, gợi ý (nhưng không áp đặt) nhằm hướng đến một mục tiêu trị liệu cụ thể nào đó (ví dụ làm giảm tính nhút nhát, sợ giao tiếp với đám đông).

Tâm kịch được tiến hành trong một phòng yên lặng, đủ chỗ đặt một bục nhỏ ở giữa và xung quanh để ghế tạo ra một nhà kịch nhỏ. Những người tham gia

Page 114: Giáo Trình Tâm Lý Học Trị Liệu (Word) - Trang Chủsaomaidata.org/library/800.GTTLHTriLieu.docx  · Web view... xem liệu pháp tâm lý là sự huy động tối ưu

có thể là một nhóm bệnh nhân tâm thần, một nhóm học viên thực tập tâm lý, một nhóm người tự nguyện muốn luyện tập cách ứng xử vụng về, rụt rè hay hung bạo, thấy cần phải luyện tập để làm chủ bản thân. Sau khi đã thống nhất mục tiêu, tâm kịch được tiến hành theo ba giai đoạn:Các giai đoạn trong một buổi tâm kịch

- Khởi động tâm lý còn gọi giai đoạn nhập cuộc (Warming up). Nhà trị liệu đóng vai trò người hướng dẫn tạo bầu không khí nhập cuộc như trao đổi tranh luận về chủ đề nội dung, phương pháp, hoặc cùng nhau chơi chung một trò chơi...

- Hành động: Trong giai đoạn này, một ai đó trong nhóm đứng ra tự biên tự diễn một cảnh kịch và trong khi diễn, bác sĩ có thể đề nghị một vài người cùng tham gia vào các vai phụ hoặc đề nghị phát triển các tình tiết, nhờ biết trước thân chủ (người bệnh) do khám mà các tình tiết được phát triển có định hướng, phù hợp với người diễn.

- Cùng trao đổi tranh luận: Sau khi kết thúc diễn xuất, ca nhóm cùng trao đổi chia sẻ, sao cho mọi người cùng tham gia, cùng biểu lộ cảm xúc. Nếu không có ai trong nhóm cảm thông chia sẻ với thân chủ (người diễn) thì xem như buổi tâm kịch không thành công (vì thân chủ vẫn cô đơn, có nỗi khổ tâm mà không biết chia sẻ cùng ai).Một số thủ thuật của tâm kịch

Tuy nhiên, sử dụng thành công phương pháp tâm kịch nhằm mục đích điều chỉnh người bệnh là không dễ dàng, vì không phải ai cũng có khả năng diễn kịch. Do vậy tâm kịch nên được tiến hành theo những thủ thuật khác nhau:

- Biểu diễn qua cơ thể: Chỉ giới hạn diễn xuất thông qua cơ thể không cần lời nói, không thành một cảnh kịch, chỉ làm biển động nét mặt hay tư thế cho phù hợp với những tâm tư nhất định.

- Độc thoại, diễn xuất một mình, có thể đứng trước gương để vừa tự biểu diễn vừa tự kiểm tra.

- Tự giới thiệu cương vị và vai trò của mình như thường làm trong chèo và tuồng.

- Tự mình đóng các vai khác nhau. Dọn xong vai này chuyển sang vai khác.- Đóng đảo vai, bố mẹ đóng vai con, con đóng vai bố mẹ hoặc trò đóng vai

thầy, thầy đóng vai trò.- Dùng kịch câm (do người khác diễn) mô tả lại những cách ứng xử của

thân chủ sao cho gây được những phản ứng xúc cảm của thân chủ.- Tạo ra những tình huống kịch tính đề nghị thân chủ ứng xử như là một

người trong cuộc.- Cho soi gương (trong trường họp chủ thể bị ức chế), cho một người khác

đứng diễn những cách ứng xử của thân chủ, gây ra những phản ứng của thân chủ.

- Tổ chức thi theo nhóm và xen kẽ với những trò chơi.- Trong những trường hợp rối loạn tâm lý nặng, tâm kịch phải khuấy động

sâu sắc những hoang tưởng ám ảnh của bệnh nhân.- Với trẻ em, có thể vận dụng trò chơi đóng vai trong gia đình, lớp học giữa

trẻ em và người lớn, giữa trẻ em với nhau, giữa trẻ em và con vật. 

Page 115: Giáo Trình Tâm Lý Học Trị Liệu (Word) - Trang Chủsaomaidata.org/library/800.GTTLHTriLieu.docx  · Web view... xem liệu pháp tâm lý là sự huy động tối ưu

Ví dụ 1: Một học sinh ở nhà thì rất thuộc bài, nhưng khi đến lớp đứng trước thầy cô giáo thì run rẩy và quên hết. Cho học sinh này đọc bài trước một học sinh khác đóng vai giáo viên và đảo lại cho em ấy đóng vai giáo viên kiểm tra một bạn khác lên đọc bài, làm vài lần như thế, em học sinh có thể hết rụt rè, học tập bình thường. Có thể tìm hiểu thêm thái độ, cư xử của cha mẹ đối với em học sinh và tác động thêm lên phụ huynh.

Ví dụ 2: Một em gái 9 tuổi, mỗi lần mặc quần áo đi học em lại sinh sự, cáu gắt với mẹ, hai mẹ con giằng co nhau. Cho em bé đóng vai người mẹ và mẹ đóng vai con. Em bé đóng vai bà mẹ rất đạt, làm bà mẹ phải thốt lên: “Tôi không ngờ khi tôi mặc áo cho con, tôi lại cau có dữ dằn đến thế”. Sau đỏ hai mẹ con dàn hòa với nhau.

Ví dụ 3: Một cậu bé 4 tuổi khi lên cầu thang nũng nịu đòi mẹ bế. Bà mẹ bảo: Bây giờ con làm mẹ, mẹ làm con. Rồi bà mẹ nũng nịu đòi được bế lên cầu thang, cậu bé đóng vai mẹ liền bảo: “Con lớn như thế ai mà bế nổi rồi cậu ta ngang nhiên một mình bước lên cầu thang”.

Tóm lại: Mục tiêu cuối cùng của tâm kịch là giải tỏa những vướng mắc về tư tưởng và nhận thức, về cảm xúc và tình cảm nhằm tạo ra sự thoải mải trong quan hệ với người khác, thoải mái với chính mình và tạo ra những hình thức ứng xử mới. Tất cả đều thông qua những vận động cơ thể, tức nét mặt, tư thế, điệu bộ và cách phát âm.

Câu hỏi:

1. Phân tích các thủ thuật của tâm kịch và lấy ví dụ minh họa?2. Phân tích cách thiết kế và tổ chức một buổi tâm kịch nhằm mục đích trị liệu? Thực hành vận dụng tâm kịch vào một số ca trị liệu cụ thể.

Đọc sách:

1. Nguyễn Công Khanh (2000), Tâm lỷ trị liệu, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.2. Nguyễn Khắc Viện (1992). Bàn về các loại tâm pháp (Bài giảng Tâm lý học - Tập IV), NXB Phụ nữ, Trung tâm nghiên cứu Tâm lý trẻ em Hà NộiTóm tắt nội dung bài học:

- Tâm kịch là một trong những phương pháp thiết kế liên quan đến nhóm. Mục đích của tâm kịch là chẩn đoán và trị liệu những trạng thái và phản ứng cảm xúc không phù hợp. Một trong những hình thức điển hình của tâm kịch là kể về câu chuyện từ cuộc sống cá nhân. Phụ thuộc vào công việc lựa chọn mà chính người kể chuyện có thể là người tham gia hoặc khán giả. Trong đó các thân chủ đóng vai (sắm vai), xuất hiện trước người khác và tự biểu diễn, diễn suất như trên sân khấu những nỗi tâm tư thầm kín, kết hợp cả lời nói và điệu bộ với những vận động cơ thể, giải tỏa những mặc cảm, ấm ức một cách triệt để.

- Cơ sở tác động trị liệu của liệu pháp tâm kịch là giải tỏa các xung đột, chủ thể sống lại những cảnh đời đã trải qua, những tâm trạng yêu ghét, hờn giận, mến phục, ganh tỵ “như thật” và qua “đóng kịch” chủ thể có thể biểu lộ hết tỉnh cảm ra với bất kỳ ai, có thể giải tỏa những ấm ức dồn nén và có thể “bước ra khỏi” cái tôi “khép kín” của họ đế hòa nhập với người khác, làm sảng khoái tinh thần tạo tâm trạng thư thái vì nó tháo gỡ những vướng mắc về xúc cảm, tình cảm, tư tưởng, nhận thức và cả cơ thể (do thói quan tập nhiễm).

Page 116: Giáo Trình Tâm Lý Học Trị Liệu (Word) - Trang Chủsaomaidata.org/library/800.GTTLHTriLieu.docx  · Web view... xem liệu pháp tâm lý là sự huy động tối ưu

- Tâm kịch bao gồm các ỵếu tố chủ yểu sau đây: lời nói, điệu bộ, cử chỉ và người cùng diễn.

- Tâm kịch tổ chức thành ba giai đoạn:+ Khởi động tâm lý+ Hành động+ Cùng trao đổi tranh luận.

Tìm đọc:

1. http://en.wikipedia.org/wiki/Psychodrama Truy cập ngày 9/4/20142. Dayton, T (1994). The Drama Within Psychodrama and Experiential Therapy. Health Communication Publisher, Inc. 

14. LIỆU PHÁP NHÓM VÀ GIA ĐÌNHYêu cầu của bài:1. Hiểu mục tiêu, nhiệm vụ của liệu pháp nhóm và liệu pháp gia đình.2. Vận dụng các bước tiến hành liệu pháp trên vào một ca trị liệu cụ thể.

14.1. LIỆU PHÁP NHÓMLiệu pháp nhóm là gì?

Liệu pháp nhóm là kỹ thuật trị liệu hướng vào những mối quan hệ thân mật hay tương tác của thân chủ với người khác, trong đó có mối quan hệ không thuận lợi gây cho cá nhân những rối nhiễu. Theo đó, nhà trị liệu tâm lý đưa ra kỷ thuật khéo léo hướng thân chủ vào các kỹ năng giao tiếp ứng xử xã hội, học cách thích ứng thỏa hiệp, đồng cảm để hòa nhập với người khác.

Liệu pháp nhóm sử dụng quy luật của sự tác động qua lại liên nhân cách trong nhóm để chữa trị bệnh tâm lý và đạt tới trạng thái lành mạnh về thể chất và tinh thần cho con người.

Cơ sở lý luận của liệu pháp nhóm được xây dựng trên cơ sở Tâm lý học xã hội. Trong Tâm lý học xã hội, nhóm trị liệu tâm lý được xem như một cấu trúc nhiều mức độ của những mối quan hệ liên nhân cách được quy định bởi nội dung của hoạt động chung đã được xác định theo nguyên tắc: “Sức khỏe của mỗi người là của cải của mọi người”.

Khái niệm liệu pháp nhóm xuất hiện vào năm 1904-1905 ở Nga và Mỹ. Ở Mỹ, trị liệu tâm ỉý nhóm gắn liền với tên tuổi Ia.Moreno. Theo Moreno, nhà tâm lý trị liệu làm việc không chỉ với một thân chủ mà với nhóm, hướng đến nhóm nói chung, hoặc hướng đến một thành viên của nhóm.

Trong tâm lí học Nga, liệu pháp nhóm được phát triển trong các lĩnh vực lâm sàng để điều trị các bệnh thần kinh, bệnh nghiện rượu và những bệnh thực thể khác. Trong nhóm trị liệu, người bệnh được chọn lọc một cách đặc biệt và nhà trị liệu giảng giải cho họ bản chất của quá trình bệnh lý, chứng minh những tiên lượng về sự bình phục và tiến hành huấn luyện các bài tập thư giãn. Mục tiêu của liệu pháp nhóm

Mục tiêu của liệu pháp nhóm là phục hồi; điều chỉnh những thuộc tính tâm lý nào đó trong nhân cách người bệnh thông qua việc thiết lập lại các mối quan

Page 117: Giáo Trình Tâm Lý Học Trị Liệu (Word) - Trang Chủsaomaidata.org/library/800.GTTLHTriLieu.docx  · Web view... xem liệu pháp tâm lý là sự huy động tối ưu

hệ liên cá nhân. Tuy nhiên, để đạt được mục đích này, cần phải chẩn đoán nhân cách, thực hiện điều trị và giáo dục trong nhóm.

Mục tiêu của liệu pháp nhóm không tập trung hướng vào nhân cách, mà hướng vào mẫu giao tiếp gây hiểu lầm tạo ra xung đột. Những mẫu giao tiếp xung đột không phải là sản phẩm của quá trình tập nhiễm, vì vậy cung cấp và tập luyện những mẫu ứng xử mới thích hợp hơn chính là cách giải tỏa vướng mắc trong quan hệ liên cá nhân.

Chẩn đoán nhân cách được thực hiện bằng nhiều phương pháp, trong đó quan sát mối quan hệ qua lại của người bệnh với những người xung quanh trong các hoạt động khác nhau của nhóm là đặc biệt quan trọng.

Nhiệm vụ của liệu pháp nhómNhiệm vụ của liệu pháp tâm lý nhóm là tạo điều kiện để loại bỏ hoặc làm

thuyên giảm sự căng thẳng cảm xúc, hướng dẫn các mẫu ứng xử phù hợp, huấn luyện các kỹ năng xử lý các mâu thuẫn nhằm điều chỉnh nhừng nét tính cách chưa phù hợp. Nhóm vừa là mô hình của mối quan hệ trong cuộc sống, đồng thời cho phép các thành viên trong nhóm tái tạo phù hợp các vấn đề vướng mắc và mâu thuẫn của mình, qua đó phát hiện cách giải quyết tối ưu.

Liệu pháp nhóm có thể ứng dụng cho những người có nhiều khó khăn vướng mắc như nghiện hút rối nhiễu tâm thế, rối nhiễu tâm lý, những khủng hoảng lứa tuổi, stress hoặc những người bệnh nặng, nhằm giúp họ ứng phó với những vấn đề của mình trong nhóm đồng đẳng.

Vai trò của nhà trị liệu tâm lý là làm cho các bên mong muốn xây dựng lại mẫu ứng xử lành mạnh trong suy nghĩ và trong hành động của họ. Đồng thời thấy rõ trách nhiệm của mình đã tạo ra mối quan hệ không lành mạnh. Chẳng hạn trong trị liệu hôn nhân gia đình, nhà trị liệu tâm lý cần tìm hiểu những mẫu giao tiếp điển hình của các cặp vợ chồng và sau đó tìm cách cải thiện chất lượng tương tác qua lại giữa họ thông qua hành vi, cử chỉ, điệu bộ, thái độ và lời nói... (trước đây họ đã sử dụng để tìm cách giành ưu thế, khống chế hoặc gây tốn thương tâm lý cho nhau). Sau đó, từng người trong gia đình được khuyến khích thực hiện những hành vi mong đợi và giảm những hành vi không mong đợi, hình thành kỹ năng lắng nghe người khác bày tỏ tình cảm, quan điểm. Trên cơ sở đó, mỗi thành viên tìm ra mặt tích cực và tiêu cực của họ để cải thiện chức năng của họ trong gia đình.

Liệu pháp tâm lý có thể thực hiện ở cấp độ cá nhân, hay nhóm và gia đình. Liệu pháp nhóm thích hợp cho những người có rối nhiễu tâm lý hay rối loạn tâm thần do những thiếu hụt trong các quan hệ nhóm như không biết cách tiếp xúc với bạn bè, sợ tiếp xúc đám đông, không hòa mình được với bạn bè, hay ghen tỵ, hờn dỗi, nhút nhát...Cách tiến hành liệu pháp nhóm ở trẻ em

Liệu pháp tâm lý nhóm ở trẻ em gồm 4 giai đoạn liên kết chặt chẽ với nhau: tập hợp trẻ thành nhóm, kể chuyện, trò chơi và thảo luận nhóm.

- Tập hợp trẻ thành nhóm bắt đầu bằng các hoạt động cùng nhau (chung sở thích), chẳng hạn cùng xem phim, cùng tham quan, cùng vẽ nặn... tạo nhiều cơ hội để các thành viên trong nhóm trò chuyện. Thông qua trò chuyện dần dần xuất hiện bầu không khí tin tưởng, thẳng thắn chân thành, trẻ bắt đầu có điều

Page 118: Giáo Trình Tâm Lý Học Trị Liệu (Word) - Trang Chủsaomaidata.org/library/800.GTTLHTriLieu.docx  · Web view... xem liệu pháp tâm lý là sự huy động tối ưu

kiện giải bày chia sẻ những nguyện vọng và lo lắng của mình, cởi bỏ mặc cảm, căng thẳng, xung đột dồn nén.

- Tổ chức trẻ vào mội nhóm và tiến hành trò chơi để điều chỉnh. Thường thường trẻ có rối nhiễu tâm trí là những trẻ khó tiếp xúc, rụt rè, nhút nhát, thụ động, khó nhập vai và ít có khả năng tự quyết định một vấn đề nào đó. Nhà trị liệu nên bắt đầu bằng một trò chơi có tính “khởi động” trong đó chủ yếu là những trò chơi vận động, truyền đạt cảm xúc. Trò chơi phải làm sống động cảm xúc của trẻ, cuốn hút chúng vui chơi hết mình. Sau đó, dùng các trò chơi phân vai nhằm thực hiện mục tiêu trị liệu.

- Giai đoạn kể chuyện: Những câu chuyện kể được chuẩn bị trước và từng người lần lượt kể. Câu chuyên có thể nói về bất kỳ điều kiện nào, cũng có thể thu hẹp thành chuyện kể có chủ đề. Trong nhiều trường hợp, câu chuyện kể phản ánh nỗi sợ bị tấn công, sợ bị cô đơn, sợ bị đánh đập (theo đề tài của nhà trị liệu)... Trong những trường hợp khác, câu chuyện kể phản ánh những vấn đề trẻ quan tâm lo lắng.

- Giai đoạn thảo luận nhóm: Mục đích của nó là củng cố kết quả điều trị, mở rộng tầm nhìn và phát triển tự ý thức của trẻ. Nhà trị liệu thường sử dụng những vấn đề nảy sinh trong trò chơi, trong kể chuyện làm đề tài thảo luận cho cả nhóm.14.2. LIỆU PHÁP GIA ĐÌNHLiệu pháp gia đình là gì?

Liệu pháp gia đình (Family Therapy) còn gọi là trị liệu gia đình và được biết đến với thuật ngữ liệu pháp lấy gia đình làm trung tâm, thường bao gồm sự phân tích những hoạt động quan sát được trong gia đình. Toàn bộ các phương pháp trị liệu tinh thần theo các trường phái khác nhau đều hướng đến sự hài hòa các mối quan hệ lẫn nhau trong gia đình.

Các nhà nghiên cứu nổi tiếng nhất về trị liệu gia đình: V. Xatin, C. Vitacen X. Minukhin, M. X. Paladolỉi, D. Kheli. M. Bouen, C.Mađenex, L. Khophaman... đã đưa ra quan điểm về sự phát triển trị liệu gia đình dựa trên lý thuyết hệ thống và lý thuyết giao tiếp [4, tr. 420, 923-924]

Gia đình là một hệ thống mở, gồm nhiều thành viên với những mối liên quan qua lại chằng chịt. Những tác động qua lại này thường nhằm duy trì sự cân bằng của hệ thống gia đình. Trong nội bộ gia đình, những mối tình cảm, lòng ham, xung năng, những mối quan hệ uy quyền tạo ra những luồng thông tin dồn dập bao quanh mỗi thành viên. Mỗi gia đình tạo ra những mối quan hệ riêng do nền văn hóa xã hội, do lịch sử và tầng lớp xã hội tạo nên. Những mối quan hệ này có thế linh hoạt hay cứng nhắc giữa các thành viên với nhau, giữa các hệ thống với nhau như với những đại hệ gia đình (làng xóm, phố phường…), ranh giới với bên ngoài có thể bịt kín hay mở rộng.

Gia đình là tiếp diện (Interface) giữa cá nhân và xã hội, là một thể chế thiết yếu làm trung gian giữa những mục tiêu sinh lý và văn hóa xã hội trong sự hình thành nhân cách. Ranh giới giữa các thành viên với nhau cũng như giữa gia đình và môi trường xung quanh là một vấn đề rất quan trọng. Bản thân cơ cấu của gia đinh không phức tạp lắm; nhưng mỗi thành viên là một tiểu hệ phức tạp và phức tạp hơn nữa là đại hệ xã hội xung quanh. Thông thường gia đình tồn tại lâu dài, có một lịch sử riêng và là một mắt xích trong một dòng họ từ thế hệ này đến thế hệ khác.

Page 119: Giáo Trình Tâm Lý Học Trị Liệu (Word) - Trang Chủsaomaidata.org/library/800.GTTLHTriLieu.docx  · Web view... xem liệu pháp tâm lý là sự huy động tối ưu

Trong thực tế cuộc sống, nếu nhà trị liệu tâm lý tiếp nhận một đối tượng có nhiều triệu chứng bất thường và cảm thấy đau khổ, thì đó là một chỉ định tốt cho trị liệu cá nhân. Nhưng nếu một đối tượng có triệu chứng bất thường, không cảm thấy đau khố, không tự nguyện trị liệu mà do các thành viên khác trong gia đình phát hiện và đưa đến trị liệu tâm lý, thì đó là một chỉ định tốt cho trị liệu gia đình, vì các thành viên trong gia đình đã sẵn sàng nhận trách nhiệm cùng giúp đỡ đối tượng.

Nếu nhà trị liệu tập trung vào thế giới nội tâm của từng cá nhân, thì nhà trị liệu đó theo lý thuyết hệ thống - Tập trung vào những mối quan hệ giao tiếp giữa cá nhân, tìm cách cải thiện để thay đổi tình trạng của toàn bộ gia đình.Gia đình trên cơ sở lý thuyết hệ thống

Trên cơ sở lý thuyết hệ thống, gia đình được xem như một hệ thống, một nhóm đặc biệt. Hệ thống này có trục trặc tạo ra sự phiền toái đau khổ cho cá nhân. Chữa trị cả gia đình, thường là với nhận thức cho rằng: "Thân chủ đã được xác định” có thể chỉ là “vật tế thần’’ cho sự “ốm yếu” mang tính hệ thống của chính gia đình (J.Bell, C.Obemdorf, N. Ackerman) [4, tr. 420]. Vì vậy, trong trị liệu gia đình, nhà trị liệu tâm lý cần tập trung vào cấu trúc của gia đình:

- Gia đình mấy thế hệ?- Thứ bậc quyền lực trong gia đình. Ai là người nắm quyền điều khiển gia

đình (cha/mẹ/ông/bà/con...). Có hiện tượng gia trưởng trong gia đình không (quyền lực nằm trong tay một thành viên chi phối những thành viên khác), hoặc sự bình đẳng, tôn trọng giữa các thành viên.

- Các tiểu hệ thống bình thường và bất thường: Gia đình là một hệ thống gồm nhiều tiểu hệ thống, chẳng hạn cha mẹ là một tiểu hệ thống binh thường và các con là một tiểu hệ thống bình thường khác. Theo Bowen, trong một hệ thống khi một cặp đôi nào đó bất ổn định, mối lo hãi tăng lên, thì cặp đôi ấy liền lôi kéo người thứ ba vào thành bộ ba. Như trong hoàn cảnh bố mẹ bất hòa thường kéo một đứa con nào tạo ra những kiểu liên minh hay cấu kết nhằm giải quyết mâu thuẫn. Đến lúc không còn khả năng hình thành những tam giác nội bộ, gia đình nhờ đến người ngoài như nhà trị liệu hoặc sự giúp đỡ của xã hội, chính quyền, công an...

Ví dụ trong gia đình mà cha mẹ bất hòa, người mẹ liên kết với con tạo thành một tiểu hệ thống mẹ - con chống lại cha, hoặc cha - con là một tiểu hệ thống khác tạo liên minh chốna lại mẹ, thì hệ thống đỏ bất thường.

Theo Maley, cấu trúc chính mà ông nêu lên là bộ ba, cứ ba người thành một đơn vị, trong đó các mối quan hệ dễ quan sát hơn là nhìn vào tổng thể. Có thể hình thành những bộ ba (cũng gọi là tam giác) không lành mạnh. Chẳng hạn, trong một gia đình gồm cha và mẹ, hai con, bốn ông bà nội ngoại, tất cả là 8 người, có thể hình thành 56 bộ ba và mỗi cá nhân có thể là thành viên của 21 tam giác. Có những bộ ba gồm những người thuộc các thế hệ khác nhau; có những cặp kết đôi để chống lại một người thứ ba. Bình thường việc thuộc về một bộ ba nào đó hoặc một số bộ ba nào đó không gây căng thẳng; nhưng nếu một cá nhân ở một vị trí thường xảy ra xung đột giữa các tam giác với nhau thì khó mà đáp ứng những đòi hỏi mâu thuẫn của người này hoặc người khác, cho nên dễ xuất hiện những hành vi bất thường. Sự hình thành những bộ ba lệch lạc là hậu quả của những hẫng hụt ấm ức kéo dài. Dính líu vào một gia đình, nhà trị liệu cũng dính vào một số tam giác và cần nhận thức rõ cơ cấu ấy với những tác động qua lại giữa các bộ ba với nhau.

Page 120: Giáo Trình Tâm Lý Học Trị Liệu (Word) - Trang Chủsaomaidata.org/library/800.GTTLHTriLieu.docx  · Web view... xem liệu pháp tâm lý là sự huy động tối ưu

Gia đình trên cơ sở lý thuyết giao tiếpTrên cơ sở lý thuyết giao tiếp, nhà trị liệu gia đình chú ý đến một số yếu tố

sau:1) Ranh giới giữa các thế hệ: Sự giao tiếp giữa các thành viên trong gia

đình, giữa các thành viên cùng thế hệ và giữa các thành viên khác thế hệ. Ở đây chúng ta đề cập đến quan hệ giao tiếp giữa các thế hệ. Giữa các thế hệ có thể có những kiểu giao tiếp tạo nên các kiểu ranh giới sau đây:

- Ranh giới cứng nhắc (khép kín, không có sự chia sẻ)- Ranh giới không rõ ràng (sự chia sẻ có giới hạn)- Ranh giới rõ ràng (có sự chia sẻ và tôn trọng giữa các thế hệ).Theo Minnuchin, ranh giới được hình thành do những quy ước làm cho

thành viên biết được mình thuộc về một hệ thống nào và cách tham gia sinh hoạt. Ranh giới giúp cho mọi hệ thống tồn tại khác biệt với những hệ thống khác. Bình thường ranh giới rõ ràng, nhưng có khi nhập nhằng khó phân biệt (như trong hoàn cảnh mẹ và con còn bú), hoặc quá cứng nhẳc tách biệt hẳn một hay một số thành viên (như trong hoàn cảnh cha tách biệt với cặp mẹ con). Khi ranh giới rõ ràng, quan hệ chằng chịt, mỗi một tác động nào đó chạm đến một thành viên sẽ làm rung chuyển toàn bộ gia đình. Ngược lại, khi tách biệt quá mức, mỗi thành viên được tự do hơn nhưng yêu cầu điều gì lại khó truyền đạt cho người khác. Tóm lại, kiểu ứng xử càng cứng nhắc, ranh giới càng lu mờ thì gia đình dễ thành một hệ thống khép kín, đối phó với mọi biến cố khó khăn hơn. Khi tình trạng đã đến mức vậy, nhà trị liệu cần tìm cách phá vỡ kiểu cân bằng bệnh lý ấy (bất thường); làm như vậy khó mà tránh va chạm, nhưng cần làm sao trong cuộc biến đổi căng thẳng này bản sắc mỗi người được tôn trọng

2) Các kênh giao tiếp: Mối quan hệ giữa các thành viên tạo thành các liên kết sau đây :

- Liên kết chống đối một ai đó (liên minh tiêu cực)- Sự phối hợp, thống nhất (liên minh tích cực)- Liên minh dính chặt (sự lệ thuộc lẫn nhau)- Xung đột- Tan vỡ- Di chuyển3) Cách giao tiếp “Nghịch lý” (Paradoxe) thường là môi trường dễ gây rối

nhiễu tâm lý cho các thành viên trong gia đình.Trong giao tiếp “nghịch lý”, người khởi xướng giao tiếp nêu lên một điều,

đồng thời lại đề ra một điều ngược lại; về logic không có gì sai, nhưng kết luận lại đi ngược với đề xuất, hoăc kết luận phải cũng được, trái cũng được, làm cho đôi bên đối thoại không biết đáp ứng bằng cách nào. Làm thế nào rồi cũng trái ý bên kia. Chẳng hạn, trong hoàn cảnh người đối thoại buộc phải đáp ứng như trường hợp đứa con xin bố đi chơi, người bố càu nhàu bảo: Mày đi đâu thì đi, rồi thêm một câu: Tao ghét cái kiều la cà đường phố lắm. Nếu đứa con bỏ đi chơi, thì cảm thấy có tội lỗi, ở nhà thì cảm thấy khốn khổ. Mà không có cách gì để nói với bố là điều bố vừa đưa ra có tính “nghịch lý”. Đó là hoàn cảnh mà các học giả gọi là buộc “hai tròng” (double contrainte - double bind).

Page 121: Giáo Trình Tâm Lý Học Trị Liệu (Word) - Trang Chủsaomaidata.org/library/800.GTTLHTriLieu.docx  · Web view... xem liệu pháp tâm lý là sự huy động tối ưu

Người ta thường thấy những bệnh nhân phân liệt thuộc về những gia đình trong đó thường có kiểu giao tiếp nghịch lý như vậy. Không phải giao tiếp nghịch lý gây ra phân liệt, mà những người thường xuyên ở trong hoàn cảnh ấy có những ứng xử kiểu phân liệt. Trong trường hợp này, người đối thoại phải lựa chọn giữa hai hiệu lệnh trái ngược nhau, làm thế nào rồi cũng là trái lệnh, chỉ có lối thoát là nói lại cho người kia hiểu. Nhưng trong hoàn cảnh này, như người con đối với bố mẹ, người lính đối với người chỉ huy lại không có quyền nói lại. Giao tiếp kiểu nghịch lý, trong một nhóm cùng sống với nhau hàng ngày dần dần mang tính bệnh lý. Trong những hoàn cảnh này, giao tiếp không làm sáng tỏ ý muốn của mỗi thành viên, mà buộc các thành viên phải mò mẫm để đáp ứng và rồi dễ gây hiểu lầm nhau. Người buộc phải đáp ứng những hiệu lệnh vô lý thường lúng túng hoặc nói những điều vô nghĩa, nói lạc đề, không nói hết ý của mình, làm như không hiểu những lời ẩn dụ, hoặc hiểu những lời ẩn dụ theo nghĩa đơn. Tóm lại ứng xử giống như những người bị bệnh phân liệt.

Trong trị liệu tâm lý, nhà trị liệu thường vấp phải lỗi lầm kiểu nghịch lý, chẳng hạn nhà trị liệu bảo một người bị chứng trầm nhược uể oải, chán chường, nhất cử, nhất động đều thấy nặng nhọc: Bạn cứ cố gắng lên rồi dùng mọi lí lẽ để “động viên” . Người kia không thực hiện được hiệu lệnh, nhà trị liệu và gia đình lại càng khuyên bảo, càng khuyên bảo bao nhiêu càng gây mặc cảm tội lỗi cho người kia, làm cho họ càng uể oải, càng chán chường. Cách chữa như vậy chỉ làm bệnh nặng thêm; bệnh không lùi và nhà trị liệu cứ cố chấp buộc người kia làm theo hiệu lệnh của mình, kết quả là thất bại hoặc bệnh nặng thêm. Trong trường hợp này nhà trị liệu cho rằng người bệnh quá nặng hoặc vì bệnh nhân lười biếng, chứ không tự hỏi cách chữa của mình có phù hợp với hoàn cảnh và cá tính của người kia hay không.

4) Bầu không khí tâm lý: Có sự bất công giữa “cho và nhận” giữa các thành viên trong gia đình không? “Cái tôi” của cá nhân có bị phá hủy không?

Lý thuyết của Boszomenyi Nagy về “cho” và “nhận”- “Cho” nhiều quá không được “nhận”, dẫn đến rối loạn (kiệt sức, trầm

cảm, mất lòng tin)- “Cho” nhiều quá làm đổ vỡ sự trao đổi (ngăn cản quyền “cho” lại của

người khác)- “Nhận” nhiều quá và chỉ nhận thôi sẽ không có khả năng cho, bị cô lập

(hội chứng con vua được cưng chiều quá mức)- Không được “nhận”, bị ngược đãi quá mức sẽ dẫn đến phá hủy chính thức

(cái tôi phá hủy). Ngược với cái tôi xây dựng (cho tặng, giúp đỡ vô tư, từ chối trả thù, xóa sổ nợ, có ngưỡng chịu đựng bất công, luôn sống vì người khác).

5) Vấn đề trục trặc: Lòng tin, sự trung thành- Lòng tin quyết định nhất trong các mối quan hệ, giúp con người chịu đựng

bất công. Sự quan tâm là vấn đề đạo đức trong các mối quan hệ.- Lòng trung thành là nền tảng trong các mối quan hệ- Lòng tin bị phá vỡ con người mất sự trung thànhAulloos nhấn mạnh “những bí mật của gia đình” tức một thông tin nào đó

cần giữ kín, không được hở ra dưới bất kỳ hình thức nào. Chẳng hạn các thành viên trong gia đình lo che dấu một đứa bé, không cho nó biết nó là con nuôi, hoặc

Page 122: Giáo Trình Tâm Lý Học Trị Liệu (Word) - Trang Chủsaomaidata.org/library/800.GTTLHTriLieu.docx  · Web view... xem liệu pháp tâm lý là sự huy động tối ưu

chỉ một hai người biết rõ người ông trong gia đình là một tay gian hùng. Rồi các thành viên trong gia đình không quan tâm và không giao tiếp với nhau, chỉ chăm lo bảo vệ bí mật, làm cho vấn đề trở thành một yếu tố cấm kị, tạo nên những mối quan hệ giao tiếp không bình thường. Thế là, một số bi kịch gia đình bắt nguồn từ ý muốn bảo vệ một bí mật. Hoặc có trường hợp đứa con sinh ra được bố mẹ đối xử như là để thay thế một người nào đó đã mất nhiều khi đặt cho nó tên của người ấy; đứa con buộc phải sống như người kia, không có quyền sống theo bản sắc của mình, cho nên đứa bé dễ bị loạn tâm.

6) Lịch sử gia đình:

Vấn đề xuyên thế hệ: Sự lặp lại tư tưởng, hành vi, sự cho/nhận, trả nợ ở các thế hệ. Nagy nhấn mạnh mối quan hệ dòng họ từ thế hệ này sang thế hệ khác, tạo ra mối gắn bó hữu thức hay vô thức giữa các thành viên. Trong mỗi dòng họ như vậy, dường như có một quyển sổ xuyên thế hệ ghi lại “công và nợ”, mỗi người được hưởng những công đức của cả dòng: họ để lại và có nghĩa vụ đóng góp đế trả nợ, tỏ ra “trung thành” đáp ứng lòng mong đợi của cả dòng họ.

Như vậy gia đình hạt nhân không quan trọng bằng dòng họ, quan hệ huyết thống có sức nặng hơn quan hệ tình duyên và các lứa đôi dễ xung đột khi muốn giữ trung thành với một bên, nhất là vào những bước ngoặt trong cuộc sống (kết hôn, đẻ con, chịu tang...), làm sáng tỏ tình nghĩa dòng họ giúp cho mọi người có thái độ tích cực.

Chẳng hạn vẽ ra sơ đồ cấu trúc đại gia đình ba thế hệ để vạch lại lịch sử, cơ cấu nội bộ, phát hiện ra những liên kết hay cấu kết, những hành vi lặp đi lặp lại xuyên thế hệ, những huyền thoại. Các thành viên cùng nhau vẽ ra sơ đồ này, nói lên được nhiều mối quan hệ nội bộ có thể tạo nên một không khí đồng cảm. Ví dụ, có nhiều tình huống lặp đi lặp lại như trường hợp những đứa trẻ bị hành hạ hay dị tính (Psychopath), thông thường người ta thấy tính xuyên thế hệ, bố mẹ lặp lại kiểu ứng xử của ông bà. Hoặc có trường hợp khi người bố bị lép vế, chính người mẹ kích động con một cách vô thức, cuối cùng con phải đi tù. Đáng lẽ người bố có vai trò tách biệt đứa con không để nó bám chặt lấy mẹ, thì sự bất lực của bố thôi thúc kích động con. Tất cả đều là vô thức biểu hiện một nỗi khổ tâm mà những người trong cuộc tìm cách tháo gỡ một cách không hợp lý.Mục tiêu trị liệu gia đình

Các trường phái trị liệu gia đình đều nhằm một mục tiêu liệu gia đình chung là biến đổi những kiểu giao tiếp nghịch lý thành giao tiếp lành mạnh:

- Giúp thân chủ nhận ra vấn đề và những mẫu ứng xử kém thích nghi.- Làm thay đổi không gian tâm lý giữa các thành viên trong gia đình.- Xây dựng mối quan hệ liên nhân cách để mọi người cùng hành động như

một thể thống nhất.- Không nên tìm cách thay đổi những giá trị bên trong của các cá nhân kém

thích nghi.- Hợp tác để trị liệu rối nhiễu cho trẻ.

Kỹ thuật trị liệu gia đìnhTheo Nagy nhà trị liệu tâm lý cần íhực hiện những kỹ thuật sau:- Tìm mối quan hệ thuận lợi và không thuận lợi giữa các thành viên trong

gia đình.

Page 123: Giáo Trình Tâm Lý Học Trị Liệu (Word) - Trang Chủsaomaidata.org/library/800.GTTLHTriLieu.docx  · Web view... xem liệu pháp tâm lý là sự huy động tối ưu

- Tìm sự bất công và công bằng giữa cho và nhận giữa các thành viên trong gia đình.

- Tìm yếu tố xuyên thế hệ.- Tìm sự tổn thương của lòng trung thành và lòng tin.- Tìm cái tôi mang tính xây dựng/phá hủy.- Hướng dẫn thân chủ học cách đồng cảm với người khác thông qua các cơ

chế:1) Đồng nhất bản thân mình với người khác (đặt mình vào vị trí người

khác).2) Đồng cảm (hiếu biết người khác bằng cảm xúc)3) Phân tình (chủ thể tìm hiểu xem người khác nhận xét, đánh giá mình

như thế nào trong giao tiếp).4) Thuyết phục: các thành viên học cách thuyết phục nhau tìm sự thống

nhất khi gặp bất đồng.5) Cung cấp và tập huấn những mẫu ứng xử mới thích nghi.

Các giai đoạn cơ bản của liệu pháp gia đìnhQuá trình trị liệu gia đình bao gồm các giai đoạn sau:1) Tìm hiểu gia đình

Nhằm phát hiện các yếu tố duy trì trạng thái rối nhiễu tâm lý của đứa trẻ do các quan hệ giao tiếp không thuận lợi trong gia đình gây ra. Các nhà trị liệu cho rằng, ở những gia đình có trẻ rối nhiễu tâm trí thường có những đặc điểm sau:

- Cha mẹ không hiểu đặc điểm phát triển nhân cách của trẻ, thường kìm hãm nhu cầu của trẻ (nhu cầu được an toàn, được thừa nhận, được yêu thương, được tự biểu thị cũng như nhu cầu được trở thành chính mình.)

- Mặc cảm ở trẻ: trẻ cảm thấy bị đối xử không công bằng hoặc cảm nhận mọi người trong gia đình, đặc biệt bố mẹ ruồng bỏ, hắt hủi.

- Cha mẹ không tiếp nhận cá tính của trẻ, không tin trẻ, xúc phạm lòng tự trọng của trẻ.

- Những nhu cầu và mong muốn của cha mẹ không tương xứng với nhu cầu và mong muốn của con.

- Thái độ quá nghiêm khắc hay quá nuông chiều con, sự đối xử không nhất quán hay sự không thống nhất trong giáo dục con.

- Tính xúc cảm cao, thái độ lo lắng thái quá hoặc sự quyến luyến quá mức (sự phụ thuộc tình cảm của trẻ đối với cha mẹ).

- Các yếu tố bệnh tật, xung đột gia đình, ly dị... cũng gây những chấn thương tâm lý trẻ.

- Người mẹ “bao cấp” thường đi đôi với ông bố lép vế.- Tình cảm bố mẹ với con cái lấn át tình vợ chồng.- Ganh tị giữa anh chị em quá căng thẳng.

Page 124: Giáo Trình Tâm Lý Học Trị Liệu (Word) - Trang Chủsaomaidata.org/library/800.GTTLHTriLieu.docx  · Web view... xem liệu pháp tâm lý là sự huy động tối ưu

Ngoài ra, tổng thể gia đình sống khép kín, các mối quan hệ nội bộ cứng nhắc, lẩn tránh những mối xung đột nhưng vẫn phải tiếp xúc bên ngoài vì các biến cố liên quan đến bệnh viện, trường học.

Như vậy, việc tìm hiểu và phân tích các sự kiện, những quan hệ mâu thuẫn trong gia đình, hiểu biết quan điểm của từng thành viên về mâu thuẫn đó lả điều rất cần thiết. Nhiều khi cha mẹ đến khám tâm lý cho trẻ, nhưng chính họ cũng đang có vấn đề tâm lý. Thường cha mẹ hoặc quá lo lắng về trạng thái tâm trí của con, họ không hiểu nguyên nhân thực chất dẫn đến tình trạng rối nhiễu tâm trí của con. Nhà trị liệu cần giúp cha mẹ hiểu được mọi biểu hiện bệnh lý ở đứa trẻ đều trực tiếp hay gián tiếp bất nguồn từ những tình trạng nhất định của gia đình. Hiệu quả của trị liệu phụ thuộc vào sự hợp tác chặt chẽ của cha mẹ với nhà trị liệu. Việc cha mẹ tự nguyện thay đổi một số thái độ, cách ứng xử, nếp sinh hoạt là những nhân tố quan trọng giúp quá trình trị liệu đạt hiệu quả.

2) Xác định mục tiêu trị liệu

Thảo luận với cha mẹ hoặc các thành viên khác trong gia đình về kết quả thăm khám. Thảo luận về kết quả thăm khám nên được tiến hành trước hoặc đồng thời với liệu pháp cá nhân cho trẻ. Nhà trị liệu cần kiên trì lắng nghe cha mẹ trẻ trình bày quan điểm của họ về nguyên nhân xuất hiện rối nhiễu. Thường cha mẹ trẻ có xu hướng nhìn nhận con mình một cách tiêu cực. Họ hay tìm ra những nhược điểm của con, hay phàn nàn về trẻ, gán thêm cho con những vấn đề của chính họ.

Nhà trị liệu cần lắng nghe để hiểu các nguyên nhân, những điều kiện đang duy trì rối nhiễu tâm lý ở trẻ mà không bị lôi cuốn vào các mâu thuẫn gia đình, không phê phán trẻ, cũng không phê phán cha mẹ. Sau đó nhà trị liệu chỉ ra mối liên hệ cụ thể giữa tình trạng rối nhiễu của trẻ với những mâu thuẫn hiện có trong gia đình, bao gồm cả hoàn cảnh gây chấn thương tâm lý và tính cách của cha mẹ. Sau cuộc thảo luận, nhà trị liệu nên gợi ý, hướng dẫn cha mẹ phải làm gì đế xóa bỏ những mâu thuẫn đã kéo dài giữa họ với con cái và bằng cách nào để xây dựng lại các mối quan hệ.

3) Cách giải quyết vấn đề

Tiến hành đồng thời các liệu pháp tâm lý với trẻ và cha mẹ. Nhà trị liệu nên đưa ra các liệu pháp điều trị cho trẻ (tâm kịch, tranh vẽ, trò chơi đóng vai...) và giúp cha mẹ tìm kiếm cách giải quyết hợp lý những mâu thuẫn trong gia đình. Tốt nhất là giúp từng thành viên trong gia đình hình dung mình ở vị trí người khác, để thay đổi nhận thức, thái độ, thay đổi cách ứng xử, chấp nhận trách nhiệm “hòa hoãn không xung đột” và tham gia bình đẳng tích cực vào quá trình điều trị cho trẻ. Nhà trị liệu có thể gặp riêng từng thành viên trong gia đình để giúp họ hiểu những vấn đề của họ trong nhận thức, hành vi ứng xử đóng vai trò nguyên nhân hay cái củng cố đang duy trì trạng thái rối nhiễu tâm lý ở trẻ. Việc tháo gỡ, dỡ bỏ những vấn đề này chính là loại bỏ những điều kiện đang duy trì hành vi rối nhiễu ở trẻ.

Một số hoạt động trị liệu tại phòng khám và tại nhà của trẻ như sau:- Tại phòng khám:+ Xác định bệnh nhân chỉ định của hệ thống (người có biểu hiện nhiều

triệu chứng rối loạn)+ Xác định và huy động nguồn lực gia đình

Page 125: Giáo Trình Tâm Lý Học Trị Liệu (Word) - Trang Chủsaomaidata.org/library/800.GTTLHTriLieu.docx  · Web view... xem liệu pháp tâm lý là sự huy động tối ưu

+ Kích thích mục tiêu tích cực, ngăn chặn tiêu cực+ Thay đổi chỗ ngồi+ Sử dụng kỹ thuật “chiếc ghế trống”+ Sử dụng ẩn dụ về gia đình (biểu tượng của gia đình)+ Giao nhiệm vụ cho mỗi thành viên- Tại nhà:+ Yêu cầu về thời gian và địa điểm+ Giao bài tập thực hành tại nhà- Chú ý: Khi tiếp cận thân chủ cần tìm hiểu các vấn đề sau đây, nhằm giúp

thân chủ xác định lại những người thân xung quanh mình và nhà trị liệu tâm lý tìm nguồn lực cho thân chủ.

+ Thân chủ tin cậy ai? Tần số gặp gỡ?+ Từ bỏ mối quan hệ với ai? Tại sao?Biểu đồ lưới quan hệ của thân chủ- Vòng trong cùng - gia đình: những người tin cậy, gần gũi nhất với thân

chủ và luôn gặp gỡ- Vòng thứ hai - bạn thân: những người bạn tin cậy, nhưng ít gặp- Vòng thứ ba – đồng nghiệp: những người hay gặp, có thể nói chuyện được- Vòng ngoài cùng – cộng đồng: những người có thể hỗ trợ thân chủ khi cần

(hỗ trợ về tâm lý/vật chất/chuyôn môn...)Tóm lại: Liệu pháp gia đình thực chất là một dạng đặc biệt của liệu pháp

nhóm. Trị liệu gia đình đòi hỏi không chí bản thân trẻ bị rối nhiễu tâm lý được trị liệu, mà các thành viên khác của gia đình, đặc biệt là cha mẹ cũng phải được trị liệu. Nhà trị liệu cần tập trung vào những mối quan hệ giao tiếp giữa các cá nhân bị rối nhiễu để tìm cách điều chỉnh, cải thiện và thay đổi tình trạng của toàn bộ gia đình.

Trước đây tâm lý học lâm sàng trẻ em thường tập trung điều trị những rối nhiễu tâm lý ở chính đứa trẻ mà ít để ý đến môi trưòng gia đình. Ngày nay, các nhà trị liệu tâm lý không còn xem trẻ em như một cá thể riêng biệt, mà cho rằng những triệu chứng rối nhiễu tâm lý ở trẻ là biểu hiện của những rối nhiễu quan hệ nào đó hay rối nhiễu của toàn bộ gia đình. Bởi vì đứa trẻ ấy không phải là một cá thể đơn độc mà nó là một thành viên của gia đình. Nó có quan hệ thân thích với bố mẹ, ông bà, anh chị em... Do vậy, muốn chữa trị tận gốc các chứng rối nhiễu tâm lý của trẻ ta cần phải “chăm chữa” cho cả gia đình. Điều chỉnh các mối quan hệ không thuận lợi trong gia đình thường bao gồm những việc sau đây:

- Giúp bố mẹ của trẻ ý thức được những nguyên nhân trạng thái rối nhiễu tâm trí của trẻ

- Cải thiện các trạng thái tâm lý tiêu cực của họ- Xây dựng lại các mối quan hệ đồng cảm, yêu thương trong gia đình

Page 126: Giáo Trình Tâm Lý Học Trị Liệu (Word) - Trang Chủsaomaidata.org/library/800.GTTLHTriLieu.docx  · Web view... xem liệu pháp tâm lý là sự huy động tối ưu

- Loại trừ nguồn gốc thường xuyên gây chấn thương tâm lý cho trẻ (do những xung đột tâm lý trong gia đình và phương pháp giáo dục sai lệch).

Câu hỏi:

1. Mục tiêu của trị liệu nhóm và trị liệu gia đình? Phân tích quy trình trị liệu gia đình?

2. Thực hành trị liệu nhóm/gia đình vào một số ca trị liệu cụ thể.3. Chia nhóm 3 người vẽ và mô tả các biểu hiện cấu trúc tâm lý gia đình:

thứ bậc quyền lực trong gia đình, kênh giao tiếp, bầu không khí tâm lý, vấn đề trục trặc, yếu tố xuyên thế hệ?

Đọc sách:

1. Nguyễn Công Khanh (2000), Tâm lý trị liệu, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội2. Võ Văn Bản (2002), Thực hành điều trị tâm lý, NXB Y học Hà NộiTóm tắt nội dung bài học:

- Liệu pháp nhóm là kỹ thuật trị liệu hướng vào những mối quan hệ tương tác giữa thân chủ với người khác, trong đó mối quan hệ không thuận lợi gây cho cá nhân những rối nhiễu. Theo đó, nhà trị liệu tâm lý đưa ra kỹ thuật khéo léo hướng thân chủ vào các kỹ năng giao tiếp ứng xử xã hội, học cách thích ứng, thỏa hiệp, đồng cảm để hòa nhập với người khác theo nguyên tắc: “Sức khỏe của mỗi người là của cải của mọi người”.

- Gia đình được xem như một hệ thống, một nhóm đặc biệt. Hệ thống này có trục trặc tạo ra sự phiền toái đau khổ cho cá nhân. Trị liệu gia đình thường là với nhận thức cho rằng: “Thân chủ đã được xác định” có thể chỉ là “vật tế thần” cho sự ốm yếu mang tính hệ thống của chính gia đình.

Tìm đọc:

1. Nguyễn Khắc Viện (1994), Tâm lý gia đình. NXB Thế giới2. Jean Maisondieu và Léon Métayer, Nguyễn Khắc Viện lược dịch. Trị liệu gia đình - Trong bộ sách Que sais-je;15. LIỆU PHÁP CỦNG CỐ VÀ THƯỞNG QUY ĐỔIYêu cầu của bài:1. Hiểu cơ chế tâm lý của củng cố và thưởng quy đổi trong tâm lý trị liệu.2. Vận dụng các bước củng cố và thưởng quy đối trên một ca trị liệu cụ thể.

15.1. LIỆU PHÁP CỦNG CỐThuật ngữ củng cố

Thuật ngữ củng cố (Reinfocement) liên quan tới việc tăng cường một hành vi để hành vi này sẽ xuất hiện lại trong tương lai. Nói rõ hơn, củng cố xuất hiện bất kỳ khi nào những hậu quả của một hành vi làm tăng khả năng xuất hiện lại của hành vi đó trong tương lai.

Page 127: Giáo Trình Tâm Lý Học Trị Liệu (Word) - Trang Chủsaomaidata.org/library/800.GTTLHTriLieu.docx  · Web view... xem liệu pháp tâm lý là sự huy động tối ưu

Chẳng hạn một đứa trẻ đòi một vật gì đó, người mẹ không cho, trẻ lăn ra khóc hờn, lúc đó bà mẹ thỏa mãn trẻ. Việc bà mẹ thỏa mãn trẻ là hệ quả đóng vai trò cái củng cố (Reintbcer), sẽ duy trì hành vi hờn khóc của đứa trẻ. Lần sau trẻ biết muốn được thỏa mãn phải hơn khóc.

- Cái củng cố là kích thích duy trì hay tăng cường hành vi (phản ứng). Chẳng hạn sự khen ngợi (cái củng cố) khi trẻ làm bài tập đúng. Skinner cho rằng, kiểm soát được cái củng cố thì kiểm soát được hành vi (khi giáo viên khen ngợi sẽ khuyến khích học sinh làm bài tập).

- Cái củng cố là bất kỳ cái gì (hành động hay đồ vật…) thân chủ mong muốn, ưa thích.

- Tuy nhiên, cái củng cố khác với phần thưởng (Award). Phần thưởng nhận được sau khi hoàn thành một công việc gì đó/ nhưng không đòi hỏi thân chủ phải thực hiện lại hành vi đó.

- Sự củng cố là kết quả làm cho hành vi được xuất hiện với tần số cao hơn- Nguyên tắc củng cố: Tăng dần tần số hành vi có liên quan đến cái củng

cốCủng cố tích cực và tiêu cực

Theo Skiner, củng cố luôn liên quan đến việc tăng tần suất xuất hiện của một hành vi nào đó. Sự tăng tần suất xuất hiện của một hành vi nào đó có được bằng hai cách:

- Củng cố tích cực: Là sự củng cố liên quan đến các sự kiện (kích thích) mong muốn sau khi có một hành vi. Chẳng hạn học sinh làm bài tập để được ăn kem). Hay nói cách khác, củng cố tích cực xảy ra khi một điều gì đó (thường là cái thân chủ mong muốn) bổ sung vào làm tăng khả năng xuất hiện lại của hành vi.

- Củng cố tiêu cực: Là củng cố liên quan đến các sự kiện (kích thích) khó chịu bị loại bỏ sau khi phản ứng đã được thực hiện. Chẳng hạn học sinh vẫn làm bài tập khi không bị đánh đòn. Như vậy, củng cố tiêu cực xảy ra khi một cái gì đó (thường là cái thân chủ mong muốn) được dỡ bỏ hoặc lảng tránh, nhờ đó làm tăng khả năng xuất hiện lại của hành vi.

- Các củng cố tiêu cực và tích cực đều tăng cường hành vi. Tuy nhiên, các nhà trị liệu rất ít khi dùng củng cố tiêu cực trong trị liệu. Mà thường dùng liệu pháp củng cố tích cực như là một liệu pháp chính làm giảm hành vi rối nhiễu.Các bước tiến hành củng cố

Trước hết nhà trị liệu cần nhận diện những cái có ý nghĩa đối với thân chủ, nó có vai trò duy trì hành vi như là cái củng cố. Cái củng cố có thể là một đồ vật hay một loại hành động được thân chủ ưa thích hoặc là sự chú ý, lời khen từ người khác hoặc là những thông tin phản hồi mà thân chủ mong chờ, hoặc phiếu nhận thưởng...

Nhà trị liệu có thế đặt một số câu hỏi thăm dò sau đây:- Những cái gì bạn thích dùng, thích mua?- Những món quà nảo làm bạn thích thủ?- Những hoạt động nào bạn mong muốn tham gia?- Những công việc gì bạn thích làm trong thời gian rỗi?

Page 128: Giáo Trình Tâm Lý Học Trị Liệu (Word) - Trang Chủsaomaidata.org/library/800.GTTLHTriLieu.docx  · Web view... xem liệu pháp tâm lý là sự huy động tối ưu

- Những điều gì trong công việc làm bạn thích thú?- Những lời khen nào làm bạn hài lòng?2) Sử dụng “cái củng cố” để duy trì và tăng cường một hành vi chọn làm

mục tiêu trị liệu.Sau khi xác định rõ hành vi cần điều chỉnh ở đứa trẻ (chẳng hạn tính nhút

nhát, thiếu chủ động, sợ tiếp xúc với đám đông...) và những trẻ có ý nghĩa như là cái củng cố (phần thưởng, lời khen...), nhà trị liệu (hay giáo viên, cha mẹ) tổ chức môi trường hoat động để trẻ biểu lộ hành vi cần tăng cường (sự mạnh dạn, chủ động tiếp xúc với người khác). Trẻ luôn nhận được những lời khen hoặc phần thưởng (cái củng cố) mỗi khi nó thực hiện được hành vi chủ động tiếp xúc với người khác, hoặc mạnh dạn trong giao tiếp.

3) Tăng cường hành vi thích nghi để làm giảm hành vi kém thích nghiNhà trị liệu động viên và khuyến khích thân chủ thực hiện một hành vi nào

đó mà nhờ vậy làm giảm hành vi khác (hành vi được chọn làm mục tiêu trị liệu). Chẳng hạn muốn làm giảm hành vi gây gổ ở một đứa trẻ, cần khuyến khích trẻ chơi hợp tác, chơi công bằng. Hoặc một đứa trẻ hay nói tự do trong lớp, yêu cầu đặt ra cần giảm hành vi kém thích nghi này xuống còn 2-3 lần trong một buổi học. Dùng phần thưởng là cái củng cố, trẻ luôn nhận được một phần thưởng nào đó hoặc được khen nếu trẻ làm được yêu cầu này. 15.2. LIỆU PHÁP THƯỞNG QUY ĐỔI

Liệu pháp thưởng quy đổi (Token Economy) thực chất cùng là liệu pháp củng cố, nhưng nó được thực hiện một cách có hệ thống, có nguyên tắc và được thỏa thuận trước với trẻ.

Liệu pháp thưởng quy đổi cũng nhằm động viên khuyến khích trẻ thực hiện những hành vi mong muốn nào đó (do nhà trị liệu hay giáo viên, cha mẹ đề ra). Trẻ sẽ nhận được đồ vật ưa thích, phiếu thưởng hoặc điểm cho những hành vi mong muốn và sẽ bị mất điểm khi thực hiện những hành vi không mong muốn. Kết thúc một giai đoạn (sau một tuần), những điểm hoặc phiếu thưởng do trẻ nỗ lực đạt được sẽ được chuyển đổi thành những phần thưởng vật chất, tinh thần hoặc được phép tham gia những hoạt động trẻ yêu thích (thứ thân chủ ưa thích).

* Một số phần thưởng có thế sử dụng.Ớ trường:- Được thêm thời gian giải lao cho hoạt động yêu thích (như trò chơi, nghe

nhạc, vẽ, đến góc học yêu thích...).- Được một món quà trong quầy hàng của lớp.- Được làm việc với dụng cụ đặc biệt.- Được làm những việc yêu thích (như làm giao liên, lấy dụng cụ, làm trợ

tá).- Được thêm giờ vào phòng tập, thư viện, phòng máy tính và phòng nghe

nhạc.- Được vé đi chơi (nếu có).Ớ nhà:

Page 129: Giáo Trình Tâm Lý Học Trị Liệu (Word) - Trang Chủsaomaidata.org/library/800.GTTLHTriLieu.docx  · Web view... xem liệu pháp tâm lý là sự huy động tối ưu

- Được hoạt động đặc biệt với cha mẹ.- Được phần thưởng, nhận món quà yêu thích.- Được thêm thời gian dùng máy vi tính, xem TV, nói chuyện điện thoại...- Được mua thứ mong muốn, mua/thuê băng đĩa... - Được mời bạn đến nhà.- Được chơi trò chơi yêu thích.- Được đi dã ngoại, sư dụng xe đạp.- Được ăn những món ăn yêu thích.- Được cha mẹ đưa trẻ và bạn cùng đi chơi.- Cả nhà đều có thời gian biểu làm việc.- Hướng đến các phần thưởng cùng có lợi cho cả nhà (như cả nhà cùng đi

chơi).* Sử dụng các bảng biểu khích lệ hành vi mong đợi (phụ lục 2)- Bản kế hoạch hành vi.- Bản kiểm hành vi hằng ngày/tuần.- Bảng ngôi sao.- Bản thoả thuận về hành vi.Bước 1: Lập danh sách những hành vi mà trẻ được khuyến khích thực hiện

(chẳng hạn những bài tập luyện tự phục vụ cho trẻ có rối nhiễu hành vi nhẹ).Bước 2: Quy định mức thưởng cụ thể cho từng loại hành vi và lập danh

sách mức thưởng, điểm thưởng để khuyến khích trẻ (chẳng hạn nếu trẻ tự xếp đồ chơi sẽ được một phiếu thưởng).

Bước 3: Quy định những điều kiện để trẻ biết và cách đạt được những điểm thưởng/phiếu thưởng và khi nào thì những điểm thưởng/phiếu thưởng được quy đổi ra đồ vật, hoặc trẻ được phép tham gia các hoạt động ưa thích (chẳng hạn sau một tuần, nếu trẻ đạt được 10 phiếu thưởng trẻ sẽ được chơi game 1 tiếng trên máy tính).

Liệu pháp này nên được bổ sung thêm những bản cam kết, mà nội dung những cam kết này là những hành vi ta mong muốn ở trẻ.

Câu hỏi:

1. Phân tích các thủ thuật củng cố và thưởng quy đổi trong trị liệu tâm lý và lấy ví dụ minh họa?2. Thực hành vận dụng thủ thuật củng cố và thưởng quy đổi vào một số ca trị liệu cụ thể.Đọc sách:

1. Nguyễn Công Khanh (2000), Tâm lý trị liệu, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

Tóm tắt nội dung bài học:

Page 130: Giáo Trình Tâm Lý Học Trị Liệu (Word) - Trang Chủsaomaidata.org/library/800.GTTLHTriLieu.docx  · Web view... xem liệu pháp tâm lý là sự huy động tối ưu

- Thuật ngữ củng cố liên quan tới việc tăng cường một hành vi để hành vi này sẽ xuất hiện lại trong tương lai. Nói rõ hơn, củng cố xuất hiện bất kỳ khi nào những hậu quả của mội hành vi làm tăng khả năng xuất hiện lại của hành vi đó trong tương lai.

- Cái củng cố là kích thích duy trì hay tăng cường hành vi (phản ứng). Chẳng hạn sự khen ngợi (cái củng cố) khi trẻ làm bài tập đúng. B.F. Skinner cho rằng, kiểm soát được cái củng cố thì kiểm soát được hành vi (khi giáo viên khen ngợi sẽ khuvến khích học sinh làm bài tập). Cái củng cố là bất kỳ cái gì (hành động hay đồ vật...) thân chủ mong muốn, ưa thích.

Tìm đọc:

1. Đặng Phương Kiệt (2001), Cơ sở tâm lý học ứng dụng. NXB Đại học Quốc gia Hà Nội. 

CHÚ GIẢI THUẬT NGỮ 1. Chuyển dịch (Transference) trong phân tâm họcKhái niệm do S.Freud đưa ra dùng để chỉ hiện tượng thân chủ có những

phản ứng cảm xúc đối với nhà trị liệu hệt như những cảm xúc của họ đối với người có ý nghĩa nhất. Có hai loại chuyển dịch (chuyển di):

- Chuyển dịch tích cực: Là sự chuyển dịch của tình cảm yêu thương, khâm phục, kính trọng, tin tưởng, thân quen …

- Chuyển dịch tiêu cực: Là sự chuyển dịch của nhưng cảm xúc tiêu cực như căm thù, sợ hãi, phòng ngừa, thù địch, độc ác...

2. Chuyển dịch ngược (Counter transference)Trong quá trình phân tâm, có khi nhà trị liệu chuyển những phản ứng vô

thức của mình sang thân chủ: Đây là do cách của nhà trị liệu không làm chủ được mình nên dễ bị ảnh hường như khó chịu, yêu, ghét thân chủ một cách vô thức.

3. Cơ chế phòng vệCơ chế vô thức, diễn ra một cách tự động theo cái Tôi, nhằm đảm bảo cho

sự an toàn của cá nhân. Theo S.Freud, cơ chế phòng vệ bao gồm: Thăng hoa, thay thế, chèn ép, thoái triển, phóng chiếu, hợp lý hóa, tạo thành phản ứng và cố định. A.Freud bổ sung thêm: các cơ chế sau: Cách ly, dung hòa, phủ định hiện thực, xỏa bỏ hoặc hình thành phản ứng. Những cơ chế phòng vệ giúp cho chủ thể giải quyết xung đột trong những hoàn cảnh stress - căng thẳng theo cách riêng của mình. Những cơ chế này hoạt động trong trường hợp cái Tôi bị đe dọa.

4. Giải mộng - Phân tích giấc mơ (Dream analysis)Quá trình nhìn nhận, đánh giá, phân tích, giấc mơ. Việc giải thích giấc mơ

đã giải nghĩa cho các sự kiện diễn ra trong tương lai, các sự kiện diễn ra trong giấc ngủ và các hành vi mang tính vô thức. Theo Freud, giải mộng là một kỹ thuật trong tâm !ý trị liệu. Là sự xem xét đánh giá nội dung giấc mơ của người bệnh nhằm phát hiện những động cơ vô thức, Diêu hiẹn của những ý nghĩ, mong muốn và trải nghiệm trong cuộc sống của họ. 

5. Liên tưởng tự do (Free association)

Page 131: Giáo Trình Tâm Lý Học Trị Liệu (Word) - Trang Chủsaomaidata.org/library/800.GTTLHTriLieu.docx  · Web view... xem liệu pháp tâm lý là sự huy động tối ưu

Liên tưởng về các ý tưởng được hình thành không cần chỉ dẫn hạn chế hoặc các điều kiện dẫn dắt. Một kỹ thuật trị liệu tâm lý trong đó thân chủ được đề nghị nói cho nhà trị liệu nghe một cách tự do, tránh quên hoặc bỏ qua, tránh kiểm duyệt hoặc thay đối (S.Freud).

6. Liệu pháp chìm ngập (Flooding Therapy)Kỹ thuật trị liệu các chứng ám sợ, trong đó thân chủ đồng ý chịu tác động

của những kích thích mình cho là sây sợ hãi khủng khiếp nhất, nhằm buộc họ phải chấp nhận thách thức trước thực tại.

Cũng tương tự như liệu pháp tràn ngập, nhưng nếu trong tràn ngập thân chủ trải nghiệm kích thích trong tưởng tượng, thì trong chìm ngập thân chủ trải nghiệm tiếp xúc với những điều có thực, hiện hữu. Ví dụ người sợ nước có thể được đặt trong bể nước.

7. Liệu pháp chơi (Play Therapy)Việc sử dụng các hoạt động chơi và đồ chơi (đất sét, nước, hình khối, búp

bê, con rối, bức vẽ, thuốc màu...) trong trị liệu tâm lý trẻ em và trong vệ sinh tâm lý. Các kỹ thuật chơi dựa trên lý thuyết cho rằng các hoạt động chơi như vậy phản chiếu cuộc sống tình cảm và sự tưởng tượng của trẻ, cho phép chúng “đẩy ra” các cảm xúc và kiểm tra thử các cách tiếp cận và mối quan hệ mới qua hành động hơn là lời nói. Dạng trị liệu này thường là không chỉ dẫn và không phân tâm, nhưng cũng có thể được thực hiện ở mức độ chỉ dẫn và phân tích tâm lý nhiều hơn.

8. Liệu pháp chơi kể chuyện (Narrative Play Therapy)Cách tiếp cận này được cải biên từ cách tiếp cận kể chuyện của David

Eipston và Michael White, nó được áp dụng trong trị liệu cá nhân với một trẻ hoặc như một phần trong trị liệu hệ thống gia đình.

Nguyên lý nền tảng: Cuộc sống con người được góp phần bởi những “câu chuyện” mà họ tự kể với chính mình và những câu chuyện ấy tạo nên một khung tham chiếu mà từ đó người ta diễn giải về đời sống của mình.

Mục đích của liệu pháp chơi kể chuyện là giúp tách bạch giữa thân chủ và vấn đề của họ, sao cho thân chủ có thể kiểm soát được vấn đề của mình thay vì bị hòa lẫn vào nó.

9. Liệu pháp chơi trên cátNhững hình mẫu thu nhỏ (Miniatures) tượng trưng cho con người, thú vật,

hoặc sự vật được sử dụng để tạo nên những hoạt cảnh trên bề mặt cát được gọi Sandplay (trò chơi trên cát) hoặc Sandtray Therapy (trị liệu trên khay cát).

10. Liệu pháp củng cốLà kỹ thuật tăng cường một hành vi để hành vi này sẽ xuất hiện lại trong

tương lai. Sự củng cố là kết quả làm cho hành vi được xuất hiện với tần số cao hơn.

Theo Skiner, củng cố luôn liên quan đến việc tăng tần suất xuất hiện của một hành vi nào đó. Sự tăng tần suất xuất hiện của một hành vi nào đó có được bằng hai cách:

- Củng cố tích cực: Là sự củng cố liên quan đến các sự kiện (kích thích) thân chủ mong muốn

Page 132: Giáo Trình Tâm Lý Học Trị Liệu (Word) - Trang Chủsaomaidata.org/library/800.GTTLHTriLieu.docx  · Web view... xem liệu pháp tâm lý là sự huy động tối ưu

- Củng cố tiêu cực: Là củng cố liên quan đến các sự kiện (kích thích) khó chịu bị loại bỏ sau khi phản ứng đã được thực hiện. Chẳng hạn học sinh vẫn làm bài tập khi không bị đánh đòn.

Cả củng cố tiêu cực và tích cực đều tăng cường hành vi. Tuy nhiên, các nhà trị liệu thường dùng liệu pháp củng cố tích cực như là một liệu pháp chính làm giảm hành vi rối nhiễu.

11. Liệu pháp gia đình (Family Therapy)Còn gọi là trị liệu gia đình và được biết đến với thuật ngữ liệu pháp lấy gia

đình làm trung tâm, thường bao gồm sự phân tích những hoạt động quan sát được trong gia đình.

Gia đình được xem như một hệ thống, một nhóm đặc biệt. Hệ thống này có trục trặc tạo ra sự phiền toái đau khổ cho cá nhân. Trị liệu gia đình thường với nhận thức cho rằng: “Thân chủ đã được xác định, có thể chỉ là “vật tế thần” cho sự “ốm yếu” mang tính hệ thống của chính gia đình. Vì vậy, nhà trị liệu cần tập trung vào những mối quan hệ giao tiếp giữa các cá nhân bị rối nhiễu để tìm cách điều chỉnh, cải thiện và thay đổi tình trạng của toàn bộ gia đình.

12. Liệu pháp giải mẫn cảmGiải mẫn cảm là một liệu pháp trị liệu tâm lý hành vi nhằm làm giảm tính

nhạy cảm của thân chủ đối với một đối tượng, tình huống, hoàn cảnh... nào đó.Liệu pháp giải mẫn cảm thực hiện bằng cách chủ động giãn mềm cơ bắp,

đưa cơ thể vào trạng thái thư giãn, bằng cách tiếp cận dần dần với những kích thích gây lo sợ, căng thẳng có thể dẫn đến việc dập tắt dần những lo sợ đã được điều kiện hóa.

13. Liệu pháp hình - tranh vẽ (Art therapy)Tranh vẽ được các nhà tâm lý trị liệu xem như một công cụ để chẩn đoán

và trị liệu, đặc biệt trong trị liệu trẻ em. Khi trẻ có mối quan hệ mâu thuẫn với những người xung quanh, tranh vẽ là hình thức ngôn ngữ hóa những tình cảm và ý nghĩ của trẻ. Việc sử dụng hình vẽ càng ứng nghiệm hơn nếu ta xét thấy trẻ nhỏ đưa các ý nghĩ và cảm xúc của chúng vào hình vẽ mà không thể diễn đạt bằng lời nói hoặc chữ viết.

14. Liệu pháp nhận biết - chấp nhận - điều chỉnhKhi chúng ta bị những mối lo âu dày vò, những nỗi ám ảnh sợ hãi, những ý

nghĩ vẩn vơ không thể loại bỏ được, chúng ta chấp nhận chúng. Thay cho việc tìm cách xua đuổi khống chế, ta hãy để cảm giác lo lắng đến một cách tự nhiên và quan tâm theo dõi nó nhưng không làm cho cảm giác lo âu này chi phối cái gì ta nghĩ, ta cảm và cái gì ta đang và sẽ hành động.

Các liệu pháp ứng phó theo kiểu nhận biết - chấp nhận - điều chỉnh được xem là một quá trình tập luyện các kỹ năng ứng phó với stress (vấn đề lo lắng, sợ hãi của thân chủ) gồm các bước: Cấu trúc lại nhận thức vấn đề cho phù hợp, sau đó giải quyết vấn đề bằng cách hoặc chấp nhận hoặc điều chỉnh vấn đề.

15. Liệu pháp nhận thức (Cognitive therapy)Liệu pháp dùng để giúp đỡ người khác cải thiện bản thân mình thông qua

tư duy, dựa trên quan niệm rằng các vấn đề cảm xúc là kết quả của lối tư duy hoặc các thái độ sai lệch đối với bản thân và người khác (P.Dubois). Nhà trị liệu

Page 133: Giáo Trình Tâm Lý Học Trị Liệu (Word) - Trang Chủsaomaidata.org/library/800.GTTLHTriLieu.docx  · Web view... xem liệu pháp tâm lý là sự huy động tối ưu

trở thành người hướng dẫn tích cực giúp cho các thân chủ sửa chữa, điều chỉnh lại tri giác và thái độ của họ bằng cách dẫn ra các bằng chứng ngược lại hoặc gợi ra các bằng chứng đó từ chính thân chủ.

16. Liệu pháp nhómLà kỹ thuật trị liệu hướng vào những mối quan hệ thân mật hay tương tác

của thân chủ với người khác, trong đó có mối quan hệ không thuận lợi gây cho cá nhân những rối nhiễu. Theo đó, nhà trị liệu tâm lý đưa ra kỹ thuật khéo léo hướng thân chủ vào các kỹ năng giao tiếp ứng xử xã hội, học cách thích ứng thỏa hiệp đồng cảm để hòa nhập với người khác.

17. Liệu pháp tâm kịch (Psychodrama therapy)Một trong những phương pháp thiết kế liên quan đến nhóm nhằm chẩn

đoán và trị liệu những trạng thái và phản ứng cảm xúc không phù hợp của thân chủ.

Một trong những hình thức điển hình của tâm kịch là kể về câu chuyện từ cuộc sống cá nhân, mà chính người kể chuyện có thế là người diễn suất (hoặc là khán giả) những nỗi tâm tư thầm kín.

Mục tiêu của liệu pháp tâm kịch là làm cho chủ thể sống lại những cảnh đời đã trải qua, nhưng tâm trạng yêu ghét, hờn giận, mến phục, ganh tỵ “như thật” và qua “đóng kịch” chủ thể có thể biểu lộ hết tình cảm ra với bất kỳ ai và có thể “bước ra khỏi” cái tôi “khép kín” của mình để hòa nhập với người khác, làm sảng khoái tinh thần, tạo tâm trạng thư thái.

18. Liệu pháp Gestalt (theo F.R.Peris)Là một quy trình trị liệu sử dụng các khái niệm của trường phái Gestalt

trong việc tri giác quá trình sống và thử cố gắng của con người để điều chỉnh (cho phù hợp) với các vấn đề. Liệu pháp này nhấn mạnh đến “ở đây và ngay bây giờ và người được điều trị phải nhận thức được vấn đề “làm gì” và “làm như thế nào” hơn là “tại sao”.

Mục tiêu của trị liệu Gestal là tự biết mình bằng cách tự bày tỏ tình cảm khó xử của mình trong tình huống nhóm, chuyển những mối bận tâm trong quá khứ vào mối quan hệ mới như sự phát triển liên tục của cá nhân.

19. Liệu pháp tập trung vào thân chủ (thân chủ trọng tâm)Nhấn mạnh đến giá trị nhân văn và sự trải nghiệm có ý thức của từng cá

nhân. Theo C.Rogers, mỗi người đều có những tiềm năng và có khuynh hướng hiện thực hóa những tiềm năng của mình. Sở dĩ cá nhân nào đó phát triển những hành vi kém thích nghi là do sự tập nhiễm những mẫu ứng xử sai lệch.

Mục tiêu chủ yếu của liệu pháp tập trung vào thân chủ là khuyến khích thân chủ tự thực hiện những tiềm năng của mình.

Thái độ của nhà trị liệu tâm lý là đồng cảm và cố gắng trải nghiệm những cảm xúc của thân chủ, quan tâm, chấp nhận không đánh giá phê phán.

20. Liệu pháp tràn ngập (Implosion Therapy)Kỹ thuật trị liệu hành vi trong đó thân chủ được tiếp xúc với kích thích gây

lo hãi căng thẳng nhiều nhất ngay cực trên của bậc thang lo hãi nhưng trong môi

Page 134: Giáo Trình Tâm Lý Học Trị Liệu (Word) - Trang Chủsaomaidata.org/library/800.GTTLHTriLieu.docx  · Web view... xem liệu pháp tâm lý là sự huy động tối ưu

trường an toàn (thân chủ thư giãn và tưởng tượng), nhằm dập tắt lo hãi đi kèm các kích thích cùng loại.

21. Mô hình ABC (Antecedents Behaviors Consequences)(A): Tác nhân kích thích tiền đề(B): Hành vi diễn ra(C): Hệ quả của hành viMục tiêu của mô hình ABC là can thiệp tích cực để làm giảm hay loại bỏ

những rối nhiễu bằng cách thay đối những điều kiện duy trì hành vi rối nhiễu, tức là tìm cách loại bỏ tác nhân kích thích (A) và điều chỉnh hệ quả (C) để nó không đóng vai trò là cái củng cố cho hành vi sẽ xảy ra trong tương lai, giúp người bệnh giải quyết được những vấn đề rối nhiễu tâm lý của họ.

22. Nhà tâm lý trị liệu (Psychotherapist)Nguồn “cung ứng nhân sự” quan trọng cho ngành tâm lý trị liệu chính là những nhà tâm lý lâm sàng (Clinical psychologist). Tâm lý lâm sàng là lĩnh vực đào tạo chuyên sâu của tâm lý học; những chuyên viên nảy là nhà tâm lý. Nhà tâm lý trị liệu cũng có thể có nguồn gốc xuất thân từ những người thuộc hai lĩnh vực chuyên môn khác, đó là: Chuyên viên công tác xã hội lâm sàng (Clinical social worker) và các chuyên viên giáo dục đặc biệt (Special Educator). Cho dù xuất thân từ lĩnh vực chuyên môn nào, mệt nhà tâin lý trị liệu bắt buộc phải trải qua quá trình đào tạo chuyên sâu về tâm lý và làm việc nhiều năm với những người có vấn đề bất thường về tâm lý.

23. Phóng chiếu Gán cho người khác những cảm xúc, ham muốn mà không thể chấp nhận

là chính của bản thân một cách có ý thức hoặc vô thức. Chẳng hạn, trong hình tượng của cha mẹ được hình thành trong tâm tư của trẻ em, có nhiều yếu tố phóng chiếu, cũng như trong hình tượng của trẻ em trong tâm tư của cha mẹ. Ớ hai bên đều diễn ra hiện tượng phóng chiếu vào đối tượng những tình cảm chính là của bản thân.

24. Tâm lý trị liệu (Psychotherapy) hay còn gọi là liệu pháp tâm lýLà hệ thống những biện pháp, những “kỹ thuật” trị liệu được thực hiện

nhằm trị liệu các rối nhiễu tâm lý, cải thiện sức khỏe tinh thần, cải thiện các vấn đề về cảm xúc và hành vi của các cá nhân.

25. Thân chủLà người nhận các dịch vụ của nhà tâm lý hoặc tham vấn. Thuật ngữ thân

chủ thường được các cán sự xã hội, các nhà tham vấn, các nhà tâm lý dùng đế chỉ những cá nhân được nhận các dịch vụ hay chữa trị. “Thân chủ” cũng thường được các nhà tâm thần học, phân tâm học và một số nhà tâm lý học lâm sàng sử dụng.

26. Thư giãn động - căng trùng cơ (Progressive Musde Relaxation) do Edmund Jacoson đề xướng.

Kỹ thuật thư giãn động - căng trùng cơ dựa trên giả thuyết cho rằng, căng và giãn mềm cơ có liên quan đến các pha hưng phấn và ức chế hệ thần kinh giao cảm và đối giao cảm.

Page 135: Giáo Trình Tâm Lý Học Trị Liệu (Word) - Trang Chủsaomaidata.org/library/800.GTTLHTriLieu.docx  · Web view... xem liệu pháp tâm lý là sự huy động tối ưu

Khi cơ thể ở trạng thái bị kích động, bị đe dọa, sợ hãi, giận giữ hoặc phấn khích, thì hệ thần kinh giao cảm tự tăng cường khả năng hoạt động, đưa cơ thể vào trạng thái “báo động” sẵn sàng đáp ứng. Lúc này, máu từ trung tâm được huy động để cung cấp năng lượng cho các nhóm cơ, nhịp tim tăng, huyết áp tăng, nhịp thở tăng, mồ hôi đổ ra nhiều hơn (báo động stress đang có mặt).

Khi cơ thể ở trạng thái yên lặng, tĩnh tâm, tâm trạng hài lòng hoặc nguy thì hệ thần kinh đối giao cảm được kiếm soát. Nhịp tim giảm, huyết áp giảm xuống mức bình thường, nhịp thở chậm lại và dễ hơn, máu trở về khu trung tâm của cơ thể để lấy dinh dưỡng, trao đổi năng lượng. Trương lượng cơ giảm đáng kể hoặc được thả lỏng. Đây là quá trình xây dựng và khôi phục.

27. Thư giãn tĩnh - dựa vào tưởng tượng (Autogenies: Imagery Based Relaxation) do Johannes Schultz đề xướng.

Theo Schultz và cộng sự, thư giãn tĩnh là phương pháp luyện tập nhằm đạt tới sự cân bằng tâm sinh lý bên trong cơ thể, bằng kỹ thuật này người tập có thể đạt tới ngưỡng cửa của vô thức.

Kỹ thuật thư giãn tĩnh nhấn mạnh tưởng tượng và tự ám thị (Suggestions) giống như phương pháp thiền của Á Đông. Khi thư giãn, người tập đồng thời quán tưởng mình đang ở trong một trạng thái hoặc hoàn cảnh nào đó.

28. Liệu pháp hành viMột phương pháp trị liệu tâm lý dựa trên các nguyên tắc khách quan.

Trong đó, những rối loạn tâm lý và rối loạn cảm xúc được khảo sát như sự rối loạn thích ứng của cá nhân với các điều kiện sinh tồn. Liệu pháp hành vi tập trung vào thay đổi những hành vi sai lệch một cách tương đối hiệu quả hơn là tập trung vào thay đổi nhân cách. Các nhà trị liệu tìm cách loại bỏ những triệu chứng và thay đổi các mẫu hình (hành vi) thiếu kém thích nghi bằng cách sử dụng một số kỹ thuật học tập cơ bản như liệu pháp ngăn ngừa, điều kiện tạo tác...

29. Trị liệu nhân văn - hiện sinhTâm lý học nhân văn đề cao vai trò của hoài bão và khát vọng tự do cá

nhân, năng lực sáng tạo. Hạt nhân cơ bản của trị liệu nhân văn hiện sinh là khái niệm con người tổng thể: Mỗi cá nhân tồn tại với tư cách con người tổng thể tham gia vào quá trình phát triển, biến đổi liên tục và trở thành chính nó. Cùng với sự lựa chọn con người còn có gánh nặng của trách nhiệm. Khi người ta không nhận thức đầy đủ về mục tiêu, cách thức và hậu quả của hành động thì dễ cảm thấy lo âu, thất vọng.

30. Trị liệu phân tâmLiệu pháp phân tâm tiếp cận điều trị theo hướng phân tích tâm lý thông

qua trò chuyện - đàm thoại đi sâu vào các mối quan hệ, nhàm khám phá động cơ vô thức trong chủ thể bị nhiễu tâm do dồn nén.

Mục tiêu của trị liệu phân tâm là nhằm giúp thân chủ “bộc lộ vô thức’’ , hiểu thấu vấn đề của mình (liệu pháp thấu hiểu), giúp thân chủ chuyển những ý nghĩ, cảm xúc bị dồn nén trong vô thức vào ý thức, để họ hiểu mối liên hệ giữa triệu chứng hiện tại với nguồn gốc quá khứ.

Page 136: Giáo Trình Tâm Lý Học Trị Liệu (Word) - Trang Chủsaomaidata.org/library/800.GTTLHTriLieu.docx  · Web view... xem liệu pháp tâm lý là sự huy động tối ưu

31. Trị liệu tâm lýLà sự giúp đỡ tâm lý cho những người có khỏ khăn tâm lý khác nhau. Trị liệu tâm lý là tổ hợp những tác động tâm lý đa dạng bằng ngôn ngữ và phi ngôn ngữ lên cảm xúc, ý kiến, tự ý thức của những người có bệnh tâm lý thần kinh và bệnh tâm thể nhằm khắc phục những sai lệch quá mức và chữa trị bệnh.

PHỤ LỤC 1TRẮC NGHIỆM VẼ HÌNH NGƯỜI

(F.Goodenough)Test Goodenough cho phép tính mức độ phát triển và trí tuệ. F.

Goodenough đưa ra một cách chấm điỂm khá chi tiết và đầy đủ. Cứ mỗi chi tiết xuất hiện, ta sẽ cho 1 điểm và tổng cộng là 52 điếm.

Các chi tiết:1. Có đầu (một vòng tròn nhỏ gắn trên một hình khác lớn hơn ở phía dưới) -1 điểm2. Có 2 chân (nếu có 1 chân mà có 2 bàn chân gắn vào cũng được) -1 điểm3. Có 2 cánh tay (nếu chỉ có 1 gạch như ngón tay thì không tính ) -1 điếm4. Có thân mình (bất kể là hình tròn hay vuông, chữ nhật, que củi… -1 điếm5. Chiều dài của thân mình dài hơn chiều ngang (hình oval cũng được) -1 điểm6. Hai vai vẽ rõ ràng (nếu thân mỉnh là hình tròn hay oval thì không tính) -1 điểm7. Tay và chân dính vào một điểm nào đó của thân mình -1 điểm8. Tay và chân dính vào đúng chỗ (nếu vai không rõ thì tay phải ở chỗ của 2 vai) -1 điểm9. Có cổ (không kể dài hay ngấn) -1 điểm10. Cổ được vẽ đúng vị trí -1 điểm11. Có mắt, một hay hai mắt (chỉ cần 2 chấm hay khoanh tròn là đủ) -1 điếm12. Có mũi (chỉ cần một gạch dọc ở giữa 2 mắt) -1 điểm13. Có miệng (chỉ cần 1 vạch ngang) -1 điếm14. Mũi và miệng được vẽ bằng hai vạch, miệng thấy rõ môi -1 điểm15. Có lỗ mũi (hốc mũi) -1 điểm16. Có tóc (chỉ vài nét vạch bất cứ phía nào trên đầu cũng được) -1 điểm17. Tóc vẽ đúng chỗ (trên nửa vòng đầu) -1 điếm18. Có quần áo (biểu hiện bằng những cái nút áo - hay những cái vạch ngang) -1 điểm19. Có 2 thứ y phục (vạch ngang ở giữa bụng chia ra áo và quần hay váy) -1 điểm20. Có áo hay quần (tượng trưng bằng các vạch ngang hay hình túi, cúc áo...) không thấy thân mình đàng sau biểu hiện bàng tay áo và ống quần -1 điểm21. Các phụ trang được vẽ khá rõ như nón, giày dép, áo, cà vạt, thắt lưng... -1 điểm

Page 137: Giáo Trình Tâm Lý Học Trị Liệu (Word) - Trang Chủsaomaidata.org/library/800.GTTLHTriLieu.docx  · Web view... xem liệu pháp tâm lý là sự huy động tối ưu

22. Bộ đồ biểu hiện nghề nghiệp (công nhân hay bộ đội) -1 điểm23. Có ngón tay; hai bàn tay đều có ngón tay -1 điểm24. Ngón tay đủ số: mỗi bàn tay phải có 5 ngón. Nếu chỉ vẽ một bàn tay cũng thế -1 điểm25. Cánh tay và ngón tay vẽ đúng: chiều dài lớn hơn chiều ngang -1 điểm26. Có sự phân biệt giữa ngón cái và các ngón khác - nếu ngón cái và ngón út vẽ ngắn hơn các ngón kia cùng được 1 điểm -1 điếm27. Hai bàn tay được vẽ rõ ràng, phân biệt với cánh tay -1 điểm28. Hai cánh tay ráp khớp với vai, hoặc có khớp nơi cùi chỏ, hoặc cả hai -1 điếm29. Chân có khớp ở đầu gối, ở háng hay cả 2 nơi này -1 điểm30. Tỷ lệ của đầu: đầu không lớn quá 1/2 thân hình, không nhỏ hơn 1/10 thân hình -1 điểm31. Cánh tay dài bằng thân hình hay dài hơn một chút nhưng không dài quá thân mình -1 điểm32. Chân không ngắn hơn thân hình và cũng không dài quá 2 lần thân hình -1 điểm33. Bàn chân và cẳng chân phải có độ dài khác nhau, chiều dài bàn chân phải gấp đôi độ dài của bàn chân, nhưng không quá ngắn -1 điểm34. Hai chân và 2 cánh tay có kích thước đúng -1 điểm35. Có vẽ gót chân -1 điểm36. Phối hợp vận động chung cho cả thân mình bằng nét vẽ bao quanh -1 điểm37. Có sự phối hợp vận động các khớp -1 điểm38. Đầu quay nhìn về một hướng (phải hay trái) -1 điểm39. Có dạng đang bước đi -1 điểm40. Tay hoặc chân hay cả hai giơ lên -1 điểm41. Có sự bộc lộ cảm xúc nơi khuôn mặt (cười hay khóc) -1 điểm42. Có vẽ lỗ tai -1 điểm43. Lỗ tai cân đối và đúng vị trí -1 điểm44. Có các chi tiết ở mắt: có lông nheo hay lông mày hoặc cả hai -1 điểm45. Chiều dài của mắt dài hơn chiều ngang (mắt không phải là một cái chấm) -1 điểm46. Có chi tiết trong mắt, có con ngươi rõ ràng -1 điếm47. Có vẽ cằm và trán -1 điểm48. Cằm vẽ phân biệt với môi dưới -1 điểm49. Vẽ hình người quay về một phía, có thể chấp nhận việc thấy thân người qua quần áo, vị trí tay chân không chính xác -1 điểm

Page 138: Giáo Trình Tâm Lý Học Trị Liệu (Word) - Trang Chủsaomaidata.org/library/800.GTTLHTriLieu.docx  · Web view... xem liệu pháp tâm lý là sự huy động tối ưu

50. Hình vẽ nhìn về một phía mà không có sự lệch lạc -1 điểmCÁCH CHẤM ĐIỂM:

Chỉ chấm điểm các chi tiết, không đánh giá đẹp hay xấu. Mỗi chi tiết (theo các điểm trên) được 01 điểm sau đó cộng thêm 2 điểm thưởng. Như vậy, tối thiếu trẻ phải được 3 điểm và tối đa là 52 điểm. Sau đó ta đối chiếu với bảng chuẩn để tính ra tuổi trí tuệ (hay tuổi tâm lý – tuổi khôn).

Điểm Tuổi trí tuệ Điểm Tuổi trí tuệ9 3,6 22 8.63 3.9 13 8,94 4 24 95 4,5 25 9,36 4,6 26 9,67 4,9 27 9.98 5 28 109 5,3 29 10,3

10 5,6 30 10,611 5,9 31 10,912 6 32 1113 6,3 33 11,314 6,6 34 11,615 6,9 35 11,916 7 36 12

17 ; 7,3 37 12,318 7,6 38 12,619 7,9 39 12,920 8 40 1321 8,3 41 13,3

42 13,6Trẻ 3 tuổi được 3 điểm là trí khôn trung bình, trẻ 4 tuổi phải đạt 6 điểm, 8

tuổi phải đạt 22 điểm mới được xem là trung bình. Nếu trẻ 8 tuổi có số điểm kém hơn, chỉ được 19 hay 18 điểm thì tuổi khôn bằng trẻ 7 tuổi.

Sau khi xác định được tuổi khôn dựa trên việc đối chiếu với điểm trong bảng chuẩn. Ta có thể tính IQ theo công thức sau:

IQ = Tuổi khôn chia cho tuổi thực nhân cho 100.Ví dụ: Trẻ 10 tuổi làm test được 26 điểm, như vậy tuổi khôn là 9 tuổi.Ta lấy 9/10 X 100 = 90. Như vậy điểm IQ của trẻ là 90, thấp hơn mức trung

bình (100 điểm) là 10 điểm.Mức phát triển của trẻ được đánh giá từ 90 -110, dưới 90 là khờ, trên 110 là

thông minh - còn dưới 50 là chậm khôn (không có khả năng học tập).Tuy nhiên, việc đánh giá IQ chỉ có giá trị tương đối, mang tính tham khảo

chủ yếu để phát hiện những khó khăn của trẻ và phải được tiến hành trong tình trạng đứa trẻ bình tĩnh và khỏe mạnh.