vì sao tâm lý trị liệu cần đến nhãn quan hậu hiện đại

15
1 CÂU LC BTRĂNG NON TÀI LIU THAM KHO VÌ SAO TÂM LÝ TRLIU CẦN ĐẾN NHÃN QUAN HU HIỆN ĐẠI? Nguyên tác: Bogdan de Barbaro - Department of Family Therapy, The Jagiellonian University Collegium Medicum, Cracow, Poland, 21a Kopernika Str. 31-501 Kraków, Poland; E-mail: [email protected] Ngun:“Why does psychotherapy need postmodernism?”, Archives of Psychiatry and Psychotherapy,2008; 3:4350 Nhóm dch thut: Tăng Thị Thanh Tho, Nguyn Thúy Oanh, Nguyễn Đức Tài, Trần Anh Vũ, Đặng ThKiu Giang Hiệu đính: Nguyễn Minh Tiến TÓM TT Tác gitrình bày nhng yếu tca nhãn quan hu hiện đại đang hiện din trong tâm lý trliệu đương đại. Ngoài ra, ông cũng chỉ ra shu dng ca mt skthut trliu phn ảnh khuynh hướng đặc trưng cho nhãn quan hu hiện đại. Nhãn quan kiến to xã hi (social constructionist) cùng tính hu dng ca nó trong liu pháp gia đình cũng được miêu tsong song khi đề cập đến nhng tiện ích cũng như những mi nguy khi áp dng nhãn quan hu hiện đại trong tâm lý trliu. Hu hiện đại / Kiến to xã hi (postmodernism /social constructionism) Trong lúc công trình này vẫn còn đang chưa hoàn thành, tôi đã được tin Tom Andersen, mt người bạn và cũng là trưởng mt nhóm trliệu gia đình người Ba Lan, cũng được nhắc đến trong bài viết này, đã qua đời vào ngày 15/5/2007, và ông cũng chính là người mà tôi mong mun dâng tng công trình này.

Upload: cau-lac-bo-trang-non

Post on 16-Apr-2017

402 views

Category:

Healthcare


0 download

TRANSCRIPT

1

CÂU LẠC BỘ TRĂNG NON

TÀI LIỆU THAM KHẢO

VÌ SAO TÂM LÝ TRỊ LIỆU CẦN ĐẾN

NHÃN QUAN HẬU HIỆN ĐẠI?

Nguyên tác: Bogdan de Barbaro - Department of Family Therapy, The Jagiellonian University Collegium Medicum,

Cracow, Poland, 21a Kopernika Str. 31-501 Kraków, Poland; E-mail: [email protected]

Nguồn:“Why does psychotherapy need postmodernism?”, Archives of Psychiatry and Psychotherapy,2008; 3:43–50

Nhóm dịch thuật: Tăng Thị Thanh Thảo, Nguyễn Thúy Oanh, Nguyễn Đức Tài, Trần Anh Vũ, Đặng Thị Kiều Giang

Hiệu đính: Nguyễn Minh Tiến

TÓM TẮT

Tác giả trình bày những yếu tố của nhãn quan hậu hiện đại đang hiện diện trong tâm lý trị liệu đương

đại. Ngoài ra, ông cũng chỉ ra sự hữu dụng của một số kỹ thuật trị liệu phản ảnh khuynh hướng đặc trưng

cho nhãn quan hậu hiện đại. Nhãn quan kiến tạo xã hội (social constructionist) cùng tính hữu dụng của

nó trong liệu pháp gia đình cũng được miêu tả song song khi đề cập đến những tiện ích cũng như những

mối nguy khi áp dụng nhãn quan hậu hiện đại trong tâm lý trị liệu.

Hậu hiện đại / Kiến tạo xã hội (postmodernism /social constructionism)

Trong lúc công trình này vẫn còn đang chưa hoàn thành, tôi đã được tin Tom Andersen, một

người bạn và cũng là trưởng một nhóm trị liệu gia đình người Ba Lan, cũng được nhắc đến trong

bài viết này, đã qua đời vào ngày 15/5/2007, và ông cũng chính là người mà tôi mong muốn dâng

tặng công trình này.

2

HẬU HIỆN ĐẠI

Khi nói đến hậu hiện đại, mọi người đều nhất trí về một điều như sau: Không có một định nghĩa

duy nhất nào thỏa đáng cho cái khái niệm đã được chấp nhận rộng rãi này, và thậm chí thời điểm

khởi nguyên của nó cũng vẫn còn chưa chắc chắn, mặc dù khái niệm “hậu hiện đại” gần như rất

tương đồng với tư duy đương đại vì nó được sử dụng lần đầu tiên mãi từ thế kỷ 19 bởi họa sĩ

người Anh John Watkins Chapman [1]. Tuy nhiên, chỉ đến cuối thập niên 1960, người ta mới

thường xuyên xem đây là thời điểm đánh dấu bước khởi đầu rõ rệt của xu hướng hậu hiện đại.

Theo thuật ngữ được hiện sử dụng thông dụng nhất mà chúng ta chấp nhận cho mục đích của bài

viết này, hậu hiện đại là một sự phát triển về văn hóa và triết lý, mà từ đó nó đặt ra các câu hỏi về

khả năng và độ xác tín của một cách thức lý giải bao quát và mạch lạc về thực tại. Một sự lý giải

đầy đủ về thực tại được hiểu như là có tính phân đoạn một cách tự nhiên, trong đó bao gồm cả

những phân đoạn khá hỗn độn và thiếu mạch lạc, và vì thế những người theo chủ nghĩa hoài nghi

đã làm xói mòn công trình của kỷ nguyên Ánh Sáng, và mở ra khuynh hướng đa nguyên nổi trội

trong bầu khí trí tuệ của tư duy hậu hiện đại. Tính đa nguyên, liên quan đến văn học, đã được

biết đến qua luận thuyết của Barthes cho rằng những tác phẩm văn học mang tính sang tạo sẽ trở

nên nhiều hơn khi có nhiều độc giả, vì mỗi độc giả có một kiểu đọc khác nhau.

Cách nhìn này có thể gây bất ổn cho những người xem lý lẽ là cội nguồn của sự trật tự và hài

hòa, nhưng lại có thể khơi cảm hứng cho những ai đã trở nên chán nản với lập luận này; những

người mà đối với họ thế kỷ 20 là thời kỳ suy sụp của quyền năng về luân lý và sự đổ vỡ hy vọng

về một cách thức lý giải bao quát, mạch lạc và hữu lý về thực tại.

THẾ NÀO LÀ “HẬU HIỆN ĐẠI”?

Trung tâm Pompidou, với hình dáng phá vỡ kiểu kiến trúc truyền thống và sự hiện diện của

những cấu trúc ống đầy sắc màu trong các khu phố xa hoa theo kiểu cổ điển, đó chính là kiến

trúc có tính chất hậu hiện đại.

Bộ điều khiển từ xa của ti-vi là kiểu thiết bị hậu hiện đại, với ý nghĩa nó là công cụ cho phép

chúng ta, trong vòng vài giây, chuyển cảnh từ trận đấu quyền Anh sang đại lễ của Đức Giáo

Hoàng, rồi qua tư liệu về những đứa trẻ chết đói ở Châu Phi hay cả những cuộc thảo luận về các

vấn đề kinh tế.

Tổng thống Sarkozy là một chính trị gia hậu hiện đại. Như Aleksander Smolar nói trong tờ

Gazeta Wyborcza số ra ngày 12 và 13 tháng 5/2007 rằng (Sarkozy) “không quan tâm nhiều đến ý

thức hệ. Ống ấy đã lựa chọn ngẫu nhiên bất kỳ điều gì miễn có thể chứng minh rằng chúng hữu

ích để ông duy trì quyền lực.”

Cuộc đời thứ hai, tên một trò chơi điện tử phổ biến, là một trò chơi mang tính hậu hiện đại –

Những người tham gia trò chơi này có thể di chuyển giữa thế giới thực và thế giới mạng – những

3

không gian ảo và dù cho nó không có tính chính xác rõ ràng đối với suy nghĩ của những nhà đạo

đức và các luật gia thì một người vẫn phải chịu trách nhiệm nếu như người đó phạm tội trên

không gian mạng.

Một số quy tắc chính tả, ví dụ chữ cái đầu tiên của tên riêng thì viết thường (ví dụ như “iPod”)

hay đặt một dấu chấm than ở giữa tên (chẳng hạn như “Ha!Art” – tên của một nhà xuất bản)

cũng có tính hậu hiện đại.

Sau cùng thì, bản thân danh sách này cũng có xu hướng hậu hiện đại, nghĩa là nó hoàn toàn

phóng khoáng, minh họa cho bản chất nhiều tầng lớp của cái thế giới mà chúng ta đang sống.

Tính đa dạng được phát họa ra ở đây, thậm chí còn có thể gọi là mớ hỗn độn, dường như có vẻ

mơ hồ và đáng ngờ hơn thay vì có thể được xem là hữu ích cho các nhà tâm lý trị liệu. Tuy

nhiên, tôi sẽ cố gắng thể hiện điều đó với tất cả sự hoài nghi (đối với cả chủ nghĩa hoài nghi hậu

hiện đại) rằng hướng đi này có thể được minh chứng là một thứ nhãn quan có thể mang đến

nhiều cảm hứng cho các nhà trị liệu.

Đến lúc này, cần phải làm rõ về một sự khác biệt giữa hai cách hiểu về khái niệm hậu hiện đại:

Theo cách thứ nhất, khái niệm hậu hiện đại được hiểu như là một tổng thể các xu hướng trí tuệ

đương đại, là “những điều kiện trong thời đại của chúng ta”, những đặc trưng về tập quán và lĩnh

vực văn hoá nói chung; và một mặt khác, theo cách thứ hai, hậu hiện đại được hiểu như là một

xu hướng trong triết học, tâm lý học và nghệ thuật. Đối với các nhà tâm lý trị liệu, mối liên quan

giữa hai lĩnh vực này là đặc biệt thú vị, không những thế nó còn là mối liên quan giữa con người

“hậu hiện đại”, điều kiện văn hóa của người ấy và xu hướng phát triển trong tâm lý trị liệu và trị

liệu gia đình.

Tôi sẽ bàn về sự hiện diện của những “sợi chỉ xuyên suốt” mang tính chất hậu hiện đại, hầu hết

là trong bối cảnh trị liệu gia đình, nhưng nó cũng có thể truyền cảm hứng cho các mô hình trị

liệu khác. Điều quan trọng là phải nhận ra rằng các thuật ngữ chuyên môn, khi xem xét trong

mối liên quan với những xu hướng này, vẫn không đồng nhất về ý nghĩa, dù chúng ít nhiều đều

gián tiếp chịu ảnh hưởng bởi xu hướng hậu hiện đại. Một số người dùng thuật ngữ “liệu pháp

dựa trên thuyết kiến tạo xã hội” (social constructionism based therapy) [3], trong khi một số

nguồn trích dẫn mới lại sử dụng thuật ngữ làm nổi bật lên tính chất đồng cộng tác giữa thân chủ

hoặc bệnh nhân với nhà trị liệu, chẳng hạn như các tên gọi “liệu pháp đồng cộng tác”

(collaborative therapy) [4], hoặc mô hình trị liệu dựa-trên-ngôn-ngữ-đồng-cộng-tác

(collaborative language-based model) [5].

Tuy nhiên, mục đích của nghiên cứu này là nhằm tóm lược lại những biến thể trong thuật ngữ và

thay vào đó sẽ tập trung vào bản chất của xu hướng hậu hiện đại và sự hiện diện của nó trong

việc trị liệu.

4

XU HƯỚNG HẬU HIỆN ĐẠI MANG LẠI ĐIỀU GÌ?

Chúng ta hãy xem xét kỹ hơn về một số nguyên lý hậu hiện đại cơ bản và xem chúng có được

phản ánh lại bằng cách nào đó trong thực hành trị liệu hay không:

1. Tính đa nguyên (Pluralism)

Như đã nêu trên, tính đa nguyên (về các chủ thuyết, quan điểm, học thuyết, văn hóa vv…), là

một trong các thành tố đặc trưng chủ yếu của tư duy hậu hiện đại. Kiến thức không có được

những nền tảng hằng định, nó không phải là một kiểu công trình có thể liên tục được mở rộng, có

thể lắp thêm vào những mặt bằng khám phá mới và những lý thuyết mới có thể khám phá hết

những chiều sâu kỳ vĩ của nó1. Cũng giống như khi nhãn quan hiện đại (modernism) đi sâu vào

những ngành khoa học liên quan đến sự kiện thực tế, nhãn quan hậu hiện đại cũng xem kiến thức

của con người được dựa trên những sơ cấu diễn giải có thể thay đổi được, mà từ đó những bối

cảnh chính trị, lịch sử và kinh tế sẽ mang lại sự trật tự, những cảm nhận và ý nghĩa cho những

trải nghiệm của chúng ta. Không có một chân lý duy nhất, mà chỉ có những sự thật khác nhau mà

thôi. Cách đặt vấn đề truy vấn về sự tồn tại của một chân lý khả tri và các lý thuyết diễn tả nó

(được biết như tình trạng sụp đổ của những “siêu trần thuật” – metanarration) đã tạo nên một

bầu khí hoài nghi và không tin tưởng mang tính lập trình đối với bất kỳ chủ thuyết nào có liên

quan đến các công trình trong kỷ nguyên Ánh Sáng2, những chủ thuyết đã đoan chắc rằng chúng

chứa đựng sẵn những tri thức.

Trong lĩnh vực tâm lý trị liệu, chúng ta có thể trải nghiệm và nhận ra được tính chất đa nguyên

này thông qua sự đa dạng, phong phú của các trường phái, phương pháp tiếp cận và mô hình trị

liệu khác nhau. Một vài trường phái trong số này, theo tinh thần thực sự của hậu hiện đại, có thể,

hoặc xem như có thể, đã mô tả hoạt động tâm trí của con người theo một cách thức đầy đủ và

bao quát; trong khi một số trường phái khác lại có tính chất khá rời rạc. Những ngôn ngữ được

sử dụng, những phương pháp và mục đích của nhiều trường phái vẫn rất khác nhau; chúng tạo

nên một thứ hỗn hợp từ đó có thể gây lo lắng cho một số người, nhưng lại hoàn toàn có tính tự

nhiên với những người khác. Xu hướng hậu hiện đại khuyến khích chúng ta hãy từ bỏ cảm nhận

về tính ưu việt đối với những nền “văn hóa trị liệu” khác, để thay bằng những lợi ích có được từ

các phương thức tiếp cận có tính hiếu kỳ, gây ngạc nhiên và thân thiện [6].

Tính đa nguyên này cũng phù hợp trong lĩnh vực trị liệu gia đình. Trái ngược với nhãn quan hiện

đại (modernist view), không có lý do gì để chúng ta phải chấp nhận duy nhất một học thuyết về

1 Đối với một nhà tâm lý trị liệu được đào tạo theo kiểu y khoa, bài khảo luận này, ít nhất, cũng có thể mang tính

mơ hồ khi so sánh với những thành công tuyệt vời được ghi nhận trong lĩnh vực sinh – y học, một lĩnh vực chẳng dựa trên điều gì khác ngoài những sự kiện thực tế chắc chắn. Tuy nhiên, trong cách tiếp cận làm việc có tính nhân bản (bao gồm cả tâm lý trị liệu), tính đa nguyên phải là điều nổi bật. 2 Kỷ nguyên Ánh Sáng (Enlightenment): Một trào lưu tri thức ở Châu Âu vào khoảng thế kỷ 17 và 18, nhấn mạnh

vào lý lẽ và chủ nghĩa cá nhân nhiều hơn là truyền thống. Nó chịu ảnh hưởng sâu đậm bởi các triết gia thế kỷ 17 như Descartes, Locke, and Newton, cùng những người xuất chúng đã triển khai xu hướng này như Kant, Goethe, Voltaire, Rousseau, và Adam Smith. (N.D.)

5

gia đình hoặc chấp nhận chỉ một trong số các hệ chuẩn mực về gia đình. Những gì đang xảy ra

ngày càng nhiều hơn trong văn hóa của chúng ta, những quan sát về những hiện tượng khác

nhau, sẽ cung cấp cho thêm chúng ta nhiều lý lẽ để tranh luận. Ý tưởng về một gia đình có hai

hoặc ba thế hệ, với ông bà, cha mẹ và con cái, không còn là một chuẩn mực phổ biến nữa (cả về

mặt thống kê lẫn như một điều lý tưởng). Cũng sẽ không có được những định nghĩa rõ rệt về thế

nào là “lành mạnh” và “bệnh hoạn”, hoặc thế nào là “đúng chức năng” và “loạn chức năng”.

Điều có thể được xem là “tốt” vào lúc này, nơi này, lại có thể trở thành “bệnh” hoặc “tệ” vào lúc

khác, nơi khác. Cách đây không lâu, khi diễn ra những cuộc cách mạng về tập quán và công

nghệ vào khoảng đầu thế kỷ, những quan sát này, dù là khá rõ ràng, đã được xem như thể là

những tình trạng vô tổ chức hoặc phi chuẩn mực một cách thiếu căn cứ. Những lý thuyết vốn

được xem như là nguồn để rút ra những phán xét hợp lý lúc ấy đã trở nên không đáng tin nữa. Từ

quan điểm lý thuyết – nhận thức, việc này làm cho thực tại càng trở nên mập mờ hơn thay vì là

làm rõ nó. Tom Andersen, khi gợi lại một số kiểu thành kiến và mê tín, đã chỉ ra rằng những kỹ

năng then chốt khi tiếp xúc với các gia đình phải là khả năng “đi vào bên trong câu chuyện của

gia đình”, trong lúc đó phải bỏ qua hoặc đặt những lý thuyết của nhà trị liệu sang một bên, những

lý thuyết hóa ra lại che đậy chứ không giúp chúng ta hiểu được gia đình ấy. Đáng lưu ý là nửa

thế kỷ trước đây, một bác sĩ tâm thần nổi tiếng của Ba Lan, Antoni Kępiński, đã cảnh báo về

những mối nguy hiểm tiềm tàng khi chúng ta quá bám dính vào các khái niệm trong lý thuyết.

Xin trích dẫn lời của ông: “Sẽ không tốt cho cả nhà tâm thần học lẫn bệnh nhân khi họ để cho

chính mình chịu ảnh hưởng quá mạnh bởi những giả thuyết có tính chắc chắn hoặc bị ảnh hưởng

bởi những điều được rút ra từ kết quả của những nghiên cứu khoa học quan trọng. Cách này thực

sự có thể dẫn đến những diễn giải sai lầm về tình trạng thực của bệnh nhân.” [9]

Chủ đề này có thể được làm rõ hơn trong các sơ đồ trình bày bên dưới đây.

Vấn đề này cũng được tóm tắt rõ trong một trích dẫn từ Gaston Bachelard: “Để có thể suy nghĩ,

người ta cần phải quên đi thật nhiều những gì mà mình đã được học…”

2. Vai trò của ngôn ngữ và thuyết kiến tạo xã hội (social constructionism).

Điểm then chốt thứ hai của chủ thuyết hậu hiện đại là vai trò của ngôn ngữ trong sự diễn ngôn xã

hội (social discourse). Theo lẽ thường tình thì ngôn ngữ phản ánh thực tại, nhưng những người

theo chủ thuyết hậu hiện đại lại đưa ra những ý kiến xa hơn đó là: ngôn ngữ cũng góp phần kiến

tạo thực tại thay vì chỉ đơn giản là miêu tả nó. Thực tại là một “kiến tạo xã hội” (social construct)

được tạo nên bởi ngôn ngữ. Sự diễn ngôn về thế gian không chỉ là một bức bản đồ của thế gian

mà còn là hiệu ứng có được từ sự trao đổi bằng ngôn ngữ trong xã hội. Thực tại được mô tả, hay

nói cách khác là được “định dạng bằng ngôn ngữ” (linguisticated), để sử dụng một thuật ngữ có

tính rối rắm về triết học nhưng theo nhiều cách lại có thể chỉ ra được điểm chính yếu của nó, và

chính những tiêu chí xã hội hoặc chính trị mới có thể làm cho một phương pháp nào đó trở nên

có tính chính đáng, hợp lệ. Những người hiện đang nắm giữ quyền lực (không nhất thiết theo

nghĩa chính trị và trực tiếp) và hành xử bên trong khuôn khổ ấy – sử dụng thuật ngữ cổ điển của

trường phái Foucault [11] – đã dự phần vào sự diễn ngôn và diễn nghĩa cho thực tại. Ví dụ,

6

những gì mà theo cách diễn ngôn kiểu thần học thời Trung Cổ gọi là “bị ma quỷ ám” thì ngày

nay được gọi tên là “rối loạn phân ly”, theo cách diễn ngôn của y khoa.

Vai trò của nhà trị liệu đang thay đổi trong một bối cảnh như thế. Theo các mô hình hiện đại,

một nhà trị liệu không chỉ phải biết rõ những gì đang gây ra vấn đề nơi bệnh nhân (hoặc trong

một gia đình), những gì mà bệnh nhân đang cần để trở nên lành mạnh hơn và làm thế nào để đạt

được điều ấy, mà (để sử dụng ngôn ngữ của lý thuyết trị liệu của mình) nhà trị liệu còn phải đề

xuất nên một thực tại có tính chuyên biệt. Chẳng hạn như một nhà trị liệu gia đình theo trường

phái cấu trúc sẽ suy nghĩ và phát biểu ý nghĩ một cách trực tiếp trong tiến trình trị liệu sao cho

gia đình có thể hồi phục lại chức năng vận hành của mình nếu nó được cấu trúc lại một cách

đúng đắn (nó giúp bảo tồn những đường biên giới chức năng giữa các thế hệ, bố trí lại những

mối quan hệ bộ ba và giới thiệu cho gia đình những cách thức phân chia quyền hành vv…).

Trong khi đó, theo cách tiếp cận hậu hiện đại, nhà trị liệu không vin vào những hiểu biết có trước

của mình, ông ta không phải là một “chuyên gia”, hoặc nếu là chuyên gia, ông ta chỉ là một

“chuyên gia nói chuyện tốt” mà thôi. Không có một mô hình gia đình nào, cũng không có một

phương thức trị liệu được định rõ nào khác hơn là những gì nẩy sinh ra trong cuộc đối thoại giữa

các bên tham gia vào tiến trình đầy sang tạo này. Một phần trong chương trình làm việc của nhà

trị liệu là phải biết “không tin vào lý thuyết”, mà điều đó có nghĩa là những giả thuyết của nhà trị

liệu phải được duy trì trong một “trạng thái can thiệp” (state of intervention) (gợi nhớ một phạm

trù của Gianfranco Cecchino [12]), nghĩa là những giả thuyết ấy có thể được dùng đến hoặc bỏ đi

cũng được. Việc kiểm định các giả thuyết và tìm kiếm những câu chuyện kể theo cách mới

không thể xảy ra trong một bầu khí tiêu cực thiếu tính hỗ trợ, mà như là (lại sử dụng đến một từ

quan trọng đối với những nhà trị liệu theo xu hướng hậu hiện đại) một sự “sáng tạo” chung giữa

nhà trị liệu và các thành viên trong gia đình [13].

Một ví dụ tốt có thể được đơn cử ở đây đó là phương pháp “nhóm phản ảnh” (reflective team

method), thường được dẫn ra như một thể thức kinh điển của xu hướng hậu hiện đại, được dựa

trên sự hợp tác bằng ngôn ngữ (linguistic cooperation). Sự hiện diện một cách tự nhiên của

những phiên bản đa dạng trong cách nhận thức về thế giới, nhất là trong bối cảnh trị liệu gia

đình, là điều đặc biệt đáng lưu ý ở đây. Với rất nhiều những ý kiến phản ảnh đến từ những “bình

luận viên” khác nhau sẽ khiến không ai “bị che mắt” trước vấn đề và sự mô tả câu chuyện sẽ

được mở rộng dần dần thông qua sự chấp nhận của bệnh nhân (gia đình hoặc bất cứ thành viên

tham dự nào trong phiên trị liệu “theo kiểu Andersen”) về những phát biểu có tính chất “hết sức

khác biệt” so với “bức bản đồ” đã được lập ra cho đến lúc đó.

3. Tính thực dụng (pragmatism)

Phương pháp được trình bày trong phần trên đã minh họa một khía cạnh cốt lõi khác của nhãn

quan hậu hiện đại. Kiến thức (dù là các học thuyết cao cấp, trừu tượng, hoặc sự hiểu biết ở trình

độ thấp hơn của một gia đình cụ thể nào đó) cũng chỉ như phiên bản của một bản tường trình,

của một khái niệm được khái quát hóa về những loại phương thức nào có thể được áp dụng thành

công. Chúng ta không đòi hỏi phải nhận biết được chân lý, mà chỉ cần biết được một bản tường

7

trình về nó – cái mà từ đó sẽ hướng dẫn chúng ta đến một phương thức có thể chứng minh là

thành công. Không cần nói ta cũng thấy rằng phương thức ấy không nhất thiết cần được mô tả là

“đúng”, mà chỉ đơn giản là “phù hợp” và mang lại những kết quả đáng kể cho việc trị liệu tâm

lý.

4. Làm việc theo bối cảnh (contextualism)

Các hiện tượng cần được quan sát trong bối cảnh của chúng. Không có bối cảnh, chúng sẽ trở

nên phiến diện, chẳng hạn như (ở đây ta sử dụng một ví dụ được ưa thích bởi những nhà trị liệu

theo trường phái chiến lược) người ta không thể hiểu được sự chuyển động của những chiếc

mang của một con cá đã giúp rửa sạch bờ biển như thế nào, nếu như xem xét chúng bên ngoài

môi trường tự nhiên của chúng. Cách tư duy theo bối cảnh trong liệu pháp gia đình là cách nghĩ

không thể tránh khỏi vì ta bắt buộc phải xem xét đến bản chất của việc (một cá nhân) là một

phần của gia đình. Một con người là một phần của hệ thống gia đình và việc trị liệu hệ thống gia

đình dựa trên thực tế đơn giản ấy. Kết quả là, cách trả lời cho câu hỏi “bệnh lý là gì?” đang thay

đổi. Trái ngược với cách hiểu theo truyền thống về bệnh lý, nó “không được nhận thấy trong một

người bệnh” mà, có thể nói, là được thấy trong những mô hình tương tác của gia đình. Bệnh

nhân chỉ định (I.P.) chỉ là một người “mang bệnh lý”. Những triệu chứng có thể chứa đựng

những đặc trưng mang tính ẩn dụ cho sự giao tiếp bên trong gia đình. Sự phân tích các mối quan

hệ xoay vòng và các phản hồi sẽ dẫn đến sự chuyển đổi từ dạng ngôn ngữ đánh giá và phê phán

sang thể loại ngôn ngữ có tính mô tả, hoặc với rất nhiều kiểu cách mô tả, về những câu chuyện

được trần thuật có liên quan qua lại với nhau. Các cá nhân sẽ cùng cộng tác trong một mạng lưới

có tính bối cảnh (contextual network).

Hình III.1. Nếu nhà trị liệu vẫn để tâm trí rộng mở, không có bất cứ thành kiến nào về “bức bản đồ” (hoặc “văn

bản”) của thân chủ đang tìm đến để được giúp đỡ, nhà trị liệu sẽ nhận được sự miêu tả có tính chất “nguyên vẹn” và

“thanh khiết” bởi chính lý thuyết của mình (những mũi tên vẫn còn trong sáng)

Bên trái: “Bản đồ” của bệnh nhân, thân chủ, gia đình…

Bên phải: “Bản đồ” của nhà trị liệu (chẩn đoán)

8

Học thuyết của nhà trị liệu

Hình III.2. Tuy nhiên, nếu học thuyết của nhà trị liệu tạo nên một khuôn mẫu nhận thức rõ ràng, việc này sẽ ảnh

hưởng đến các thông tin mà nhà trị liệu nhận được từ thân chủ (các mũi tên bị sẫm màu một phần)

Học thuyết được mở rộng của nhà trị liệu

Hình III.3. Khi học thuyết càng được mở rộng (tấm “màn lọc lý thuyết” càng dày hơn), hình ảnh về thân chủ sẽ càng

bị bóp méo bởi học thuyết ấy (những mũi tên đậm lên một cách rõ rệt)

9

Học thuyết được nhà trị liệu khai triển một cách đáng kể

Hình III.4. Khi học thuyết được nhà trị liệu triển khai một cách đáng kể, việc đó sẽ tạo nên một tấm màn che phủ lên

hình ảnh của thân chủ đang tìm kiếm sự giúp đỡ, đến một mức độ khi nhà trị liệu nếu cứ “ở trong học thuyết của

mình” thì sẽ không thể nhìn thấy được hình ảnh có thật về thân chủ.

Hình III.5. Bức “bản đồ” về thân chủ (bệnh nhân, gia đình…), đó là sự nhận thức một cách chủ quan về thực tại

(dưới dạng những hình ảnh, mô tả…)

10

Hình III.6. Sự phản ảnh từ nhà trị liệu, chuyên viên tư vấn và các thành viên trong nhóm phản ảnh (những dấu sao *

ở trong hình). Ở mỗi thời điểm, những phản ảnh này có thể ở xa hay ở gần so với những nhận thức của gia đình.

Theo nguyên tắc có sự đa dạng về phiên bản, chúng rất khác nhau, đặc biệt là không gắn kết hoặc nhất trí với nhau

lắm. Đối với “chủ nhân của bức bản đồ”, những phản ảnh được xem là hữu ích nhất sẽ là những phản ảnh ở gần với

bức “bản đồ” của người ấy và tạo nên một “trường khác biệt tối ưu” (field of optimal difference).

Hình III.7. Những đường biên giới mới của bức “bản đồ” (về nhận thức). Bản đồ nay đã được mở rộng (nói theo

cách của Michael White [15] là từ mỏng trở nên dày hơn)

11

NHỮNG TIỀN ĐỀ KHÁC CỦA XU HƯỚNG HẬU HIỆN ĐẠI HIỆN DIỆN TRONG

TÂM LÝ TRỊ LIỆU

Không thể nào bàn luận một cách chi tiết hết tất cả những ứng dụng của tư duy hậu hiện đại vào

tâm lý trị liệu. Tuy nhiên, trong số những chủ đề xuất hiện trong các tài liệu nói về xu hướng hậu

hiện đại, những ví dụ sau đây đáng được đề cập đến:

Những câu chuyện kể (narratives)

Phạm trù này đã từng được đề cập đến. Từ “chuyện kể” là điểm then chốt của chủ thuyết hậu

hiện đại và nó cũng làm sáng tỏ phương pháp làm việc của các nhà trị liệu [16]. Từ sách Sáng

Thế Ký cho đến những sản phẩm của Hollywood đều là những câu chuyện mà chúng ta suy nghĩ

về thế giới. Các nhà trị liệu hậu hiện đại tập trung rất nhiều vào thực tế đó, bởi vì đúng là việc

tường thuật câu chuyện có thể “áp chế” [17] trở lại đối với tác giả của nó, trị liệu có thể giải thoát

bệnh nhân của sự áp chế này và làm cho họ có thể sống theo những ý định của riêng mình.

Không có nghĩa là (như tôi đã chỉ ra trước đó) nhà trị liệu có một quyền năng nào đó để cho rằng

sự diễn giải của mình, các tư duy kiến tạo của mình về thực tại là tốt hơn hoặc “đúng hơn” của

bệnh nhân hay của gia đình bệnh nhân. Tuy nhiên, nhà trị liệu có thể tạo ra sự phản ảnh ở mức

độ nhất định lên câu chuyện của bệnh nhân, thông qua thay đổi hệ quy chiếu, và, kết quả là, thay

đổi ý nghĩa của câu chuyện và làm bật lên những “ẩn ý” bị cho là không quan trọng. Kết quả của

sự bình giải một câu chuyện gây bế tắc là tác giả/bệnh nhân có thể tìm kiếm một câu chuyện mới

giúp họ vượt qua bế tắc này. Trong bối cảnh này, liệu pháp sử dụng câu chuyện kể (narrative

therapy) tự nó đã có tính hậu hiện đại, xét trên khía cạnh nó nhấn mạnh ngôn ngữ như là tác

nhân tạo nên thực tại.

Vấn đề về quyền lực

Từ nhãn quan lịch sử, Michael Foucault đã phân tích những hiện tượng như là sự điên rồ và bản

năng tình dục và mô tả mối quan hệ giữa quyền lực và kiến thức [19, 20]. Những kiểu mẫu giao

tiếp và sử dụng ngôn ngữ trong gia đình đều có liên quan đến quyền lực. Giống như trong thời

tiền hiện đại, kiến thức được quy kết với tuổi tác (câu tục ngữ “sự thông thái của người cao

tuổi”), trong thời hậu hiện đại, thế hệ trẻ được đánh giá cao hơn, vì họ học hỏi tốt hơn từ những

thành tựu của cách mạng công nghệ - kỹ thuật số. Hậu quả là, sự căng thẳng giữa những người

có quyền lực thực sự và người có “quyền lực về mặt ngôn ngữ” là không tránh khỏi. Đây là một

trong những cách lý giải cho khủng hoảng vốn có trong các gia đình hiện đại.

Vấn đề về sự loại trừ (exclusion)

Quan điểm bảo vệ nữ quyền, bắt rễ sâu xa từ xu hướng hậu hiện đại, đã chỉ ra ảo tưởng về sự tồn

tại của những “lý thuyết khách quan” [21]. Có nhiều lý thuyết, mà rất nhiều câu chuyện vốn

được cho là có tính phổ quát ấy lại không thường được chấp nhận, bởi vì chúng được viết ra từ

một quan điểm có động cơ chính trị (các nhà phê bình theo chủ nghĩa bảo vệ nữ quyền cho rằng

quan điểm này là của nam giới và đã gạt những điều liên quan đến nữ giới ra ngoài). Việc lưu ý

12

đến quan điểm của những người bị loại trừ dường như đã gây ra sự cảm hứng khác thường giúp

vượt qua được vấn đề liên quan đến định kiến về tính ưu việt của nam giới và đặc tính phụ quyền

về mặt kiến thức, mà từ đó dẫn đến việc nắm giữ quyền lực của nam giới. Ở rất nhiều nơi và tại

nhiều thời điểm khác nhau, những người bị loại trừ không chỉ là phụ nữ mà còn là những người,

mà theo ngôn ngữ y khoa, đang được điều trị như bệnh nhân tâm thần, người già, những cộng

đồng thiểu số về chủng tộc, tôn giáo hay xu hướng tình dục. Tính nhạy cảm trong xu hướng hậu

hiện đại đã giúp nhận ra sự cần thiết phải hoài nghi những lý thuyết đang thịnh hành và xác định

xem chúng đang đại diện cho lợi ích của ai (của nam giới? của tầng lớp trung lưu? hay của người

da trắng?). Tinh thần cởi mở đón nhận những lý thuyết khác là một trong những tiền đề trung

tâm của xu hướng hậu hiện đại, một thứ đạo lý hướng đến từng cá nhân.

NHỮNG PHÊ BÌNH DÀNH CHO XU HƯỚNG HẬU HIỆN ĐẠI

Hậu hiện đại không phải là một quan điểm được chia sẻ một cách phổ biến. Những lý lẽ chống

lại chủ nghĩa hậu hiện đại có thể được tóm tắt trong ba điểm:

Những người theo chủ nghĩa hậu hiện đại bác bỏ những thành tựu của khoa học hiện đại,

tự đặt họ ra khỏi lĩnh vực khoa học. Đối với ý kiến chỉ trích này, những người theo chủ

nghĩa hậu hiện đại thường hồi đáp rằng họ không bác bỏ những thành tựu của khoa học

tự nhiên và công nghệ kỹ thuật (đúng là họ sử dụng máy tính để viết những luận án và

nếu không có công nghệ thì không có máy tính), nhưng họ chú ý đến phương pháp tiếp

cận mang tính tự phụ và những ảnh hưởng tiêu cực của cách thức diễn ngôn mang tính

hàn lâm. Safran và Messer [17], những người ủng hộ chủ nghĩa hậu hiện đại, kết luận,

tính đa nguyên vận hành hơi giống với một phương thuốc trong y khoa: nếu được sử

dụng đúng liều, nó sẽ giải độc một cách hiệu quả cho sự áp chế của chủ nghĩa duy lý

nhưng nếu dùng quá liều sẽ dẫn đến tính tương đối. Một đại diện hàng đầu của chủ nghĩa

hậu hiện đại, Kenneth Gergen, cho rằng [22] sự hoài nghi có tính lập trình của xu hướng

hậu hiện đại cũng được áp dụng cho chính xu hướng hậu hiện đại.

Những lý lẽ liên quan đến đạo đức dường như là những ý kiến chủ đạo chống lại chủ

nghĩa hậu hiện đại, và mối quan tâm chủ đạo là tính tương đối và sự hư vô về luân lý.

Nếu chúng ta cho phép tính tương đối – và thực sự là khi càng có nhiều người tham gia

diễn ngôn thì càng có nhiều phiên bản – chúng ta sẽ trở nên khoan dung với tất cả, bao

gồm cả những điều xấu. Lẽ nào mà tình cờ một khẩu hiệu hậu hiện đại nổi tiếng “mọi

chuyện đều qua đi” (“everything goes”) lại không dùng biện minh cho tội ác sao? Liệu có

phải một tội ác rõ ràng lại có thể được hợp pháp hóa theo quan điểm nhân văn nói chung

hoặc trong lúc đang trị liệu, khi lập quan hệ với một bệnh nhân hay gia đình nào đó mà

những tình trạng lạm dụng thể chất, tình dục hay văn hóa đang diễn ra? Những người

theo chủ nghĩa hậu hiện đại cho rằng chủ đề đạo đức không nên dựa trên các bộ luật và

điều luật, mà đầu tiên là phải dựa trên ý thức và trách nhiệm thường xuyên ở mỗi con

13

người theo quan điểm có tính nhân bản: đó cũng chính là trách nhiệm của nhà trị liệu đối

với bệnh nhân/thân chủ của họ [23, 24]. Nhà trị liệu phải chịu trách nhiệm đối với những

ảnh hưởng mà họ tạo nên. Tuy nhiên, trong vài năm trở lại đây, ngay cả những người

theo chủ nghĩa hậu hiện đại cũng đã gia tăng nhận thức rằng thực sự khó mà sống được

trong một thế giới nếu không có những chuẩn mực đạo đức phổ quát.

Một luận điểm cuối cùng đáng được đề cập đến là luận điểm dường như thường được xây

dựng để tấn công bất cứ phương pháp tiếp cận mới nào: xu hướng hậu hiện đại thường

bị cáo buộc là chẳng có gì mới mặc dù ra vẻ là độc đáo. Những người theo chủ nghĩa

hậu hiện đại ít lo lắng về luận điểm này nhất, bởi vì họ sẵn lòng chấp nhận bất cứ những

điều gì mới mẻ, khác lạ, ngoại lai, có thể được trích dẫn hoặc vay mượn. Sự phân chia thế

giới thành những mảnh nhỏ (như trong nghệ thuật cắt dán) là một trong những đặc điểm

giúp nhận diện xu hướng hậu hiện đại. Có rất nhiều câu chuyện hiện diện trong chúng ta

mà không phải lúc nào cũng xác định được nguồn gốc của chúng.

KẾT LUẬN

Nhãn quan hậu hiện đại vẫn còn bị chỉ trích vì nhiều lý do [so sánh với 25]. Tuy nhiên, dù thích

hay không, chúng ta, với tư cách những nhà trị liệu đang dự phần trong nền văn hóa, vẫn “bị ném

vào” trào lưu hậu hiện đại cùng với những bệnh nhân và thân chủ của chúng ta. Với ý nghĩa ấy,

nhiều người trong chúng ta, khi sử dụng các bối cảnh văn hóa và ngôn ngữ như một phần quan

trọng của tiến trình trị liệu, hẳn sẽ nên nhạy bén hơn với xu hướng hậu hiện đại và nhận biết về

những biểu hiện của xu hướng ấy. Với tư cách là những nhà trị liệu, chúng ta hẳn nhiên sẽ không

xem xét đến chuyện thuyết hậu hiện đại có “đúng” hay không; tuy nhiên, chúng ta có quyền và

có cơ hội tốt để rút ra từ thuyết hậu hiện đại những gì mà chúng ta xem là hữu ích cho bệnh nhân

và thân chủ của chúng ta.

Vậy tại sao những nhà tâm lý trị liệu lại cần đến chủ thuyết hậu hiện đại? Tôi nghĩ rằng

với tất cả những tính chất khiêu khích, cực đoan, bế tắc, cùng những nguy cơ nghiêm

trọng của sự vô tổ chức về học thuật và phi chuẩn mực về văn hóa của nó, nhãn quan này

vẫn có thể mang đến một thông điệp quan trọng cho những nhà trị liệu:

Hãy thận trrọng, và thậm chí là không nên tin tưởng vào những tư tưởng, những phán xét

của chính các bạn và cả những học thuyết mà bạn đang dựa vào. Đừng nghĩ rằng bạn biết

nhiều hơn về những gì mà người khác cần có trong đời sống của họ.

Hãy xem xét bối cảnh (quan hệ liên cá nhân, các yếu tố văn hóa, kinh tế và chính trị).

Không xét đến bối cảnh, bạn sẽ không thể tiếp cận đến những “ý nghĩa” ẩn bên dưới

những điều được xem là “sự kiện thực tế”.

Hãy nhớ rằng ngôn ngữ có vai trò đồng thời tạo nên thực tại. Đây là lý do giải thích cho

điều rất quan trọng là bạn cần nhận biết về những gì bạn nói, bạn nói những điều đó trong

14

hoàn cảnh như thế nào và những thành kiến đã bộc lộ ra khi bạn nói sẽ có thể gây nên

những hệ quả đối với thân chủ đang cần đến sự giúp đỡ của bạn.

Hãy nhận thức rõ về tính phức tạp của những cách thức giải trình về cuộc sống cùng vô

số những câu chuyện kể và đừng tự cho rằng câu chuyện kể theo cách của bạn mới là

đúng hơn, là quan trọng hơn, là thật hơn.

Hãy tính đến trách nhiệm và luân lý của của chính bạn hơn là những bộ luật và điều luật.

Đối với một số người, những điều chỉ dẫn này có thể là tầm thường và hiển nhiên, nhưng đối với

những người khác, có thể họ sẽ khởi lên những phản bác. Những tính chất mơ hồ này có lẽ là sự

phản ảnh lại bản chất của thời đại mà chúng ta đang sống, của tinh thần hậu hiện đại.

15

REFERENCES

1. Appignanesi R, Garratt Ch. Introducing postmodernism. Royston: Icon Boos; 2004.

2. Bauman Z. Ponowoczesność jako źródło cierpień. Warszawa: Wydawnictwo Sic; 2000.

3. Pierce F, Sprenkle D, Wetchler J. Family therapy sourcebook. 2nd edition. New York: The Guilford Press; 1996.

4. Anderson H, Gehart D. Collaborative therapy. Relationships and conversations that make a difference. New York:

Routledge; 2007.

5. Rambo A. The collaborative language-based model. In: Hecker LL, Wetchler JL.eds. Introduction to marriage and family

therapy. New York: The Haworth Clinical Practice Press; 2003.

6. Safran JD, Messer SB. Psychotherapy integration: A postmodern critique. Clin. Psychol. Sc. Pract. 1997; 4: 140–152.

7. Andersen T. The reflecting team: Dialogues and dialogues about the dialogues. Broadstairs: Borgman; 1990.

8. Gadamer H.-G. Prawda i metoda. Zarys hermeneutyki filozoficznej. Kraków: Wydawnictwo inter esse; 1993.

9. Kępiński A. Podstawowe zagadnienia współczesnej psychiatrii. Warszawa: PZWL; 1978. p. 128–129.

10. Skarga B. Człowiek to nie jest piękne zwierzę. Kraków: Znak; 2007.

11. Foucault M. Archeologia wiedzy. Warszawa: PIW; 1977.

12. Cecchin G. Budowanie możliwości terapeutycznych i ichlekceważenie. In: Cecchin G. ed. Mediolańska szkoła terapii rodzin.

Wybór prac. Kraków: Wyd. Collegium Medicum UJ; 1995.

13. Deissler K. Terapia systemowa jako dialog. Odkrywanie samego siebie? Kraków: Wydawnictwo Uniwersytetu

Jagiellońskiego; 1998.

14. de Barbaro M, de Barbaro B. Tom Andersen i jego koncepcja teamu reflektującego. Psychoter. 1998, 4, 107: 65–76.

15. White M. Reflections on narrative practices: Essays and interviews. Adelaide, Australia: Dulwich Centre Publications; 2000.

16. Monk G, Winslade J, Crocket K, Epston D. Narrative therapy in practice. The archeology of hope. San Francisco: Jossey-

Bass; 1997.

17. Parry A, Doan R. Story re-vision. Narrative therapy in the postmodern world. New York: The Guilford Press; 1994.

18. de Barbaro B. Narracje rodzinne: terapia poprzez szukanie nowych opowieści. Psychol. Jakości Życia 2006, 5, 2:257–271.

19. Foucault M. Historia szaleństwa w dobie klasycyzmu. Warszawa: PIW; 1987.

20. Foucault M. Historia seksualności. Warszawa: Czytelnik; 1995.

21. Józefik B, de Barbaro B. eds. Terapia rodzin a perspektywa feministyczna. Kraków: Wydawnictwo Uniwersytetu

Jagiellońskiego; 2004.

22. Gergen K. Psychological science in a postmodern context. Am. Psychol. 2001, 56, 10: 800–813.

23. Donovan M. Family therapy beyond postmodernism: some considerations on the ethical orientation of contemporary practice.

J. Fam. Ther. 2003, 25: 285–306.

24. Gergen K. Social construction as an ethics of infinitude: Reply to Brinkmann. J. Hum. Psychol. 2006, 46, 2: 119–125.

25. Locke E. The dead end of postmodernism. Am. Psychol. 2002, 57, 6.