th ¯ vi Æn t Ènh s n la ÑieÅm...

26

Upload: others

Post on 05-Sep-2019

0 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

ĐIỂM BÁO Ra thường kỳ 2 số/tháng

Số 09 (398 - 2016) THƯ VIỆN TỈNH SƠN LA

Tổ 8, phường Tô Hiệu - Thành phố Sơn La - Tỉnh Sơn La Điện thoại: 022.3852044 & 022.3859418

Sơn La qua những trang báo, tạp chí Trung ương.- Số 09 năm 2016 1

01. Anh Đức. CHI HỘI VĂN HỌC NGHỆ THUẬT CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ VIỆT NAM TỈNH SƠN LA: TẬP TRUNG SÁNG TẠO TÁC PHẨM GIÀU BẢN SẮC DÂN TỘC / Anh Đức // Tạp chí Văn hóa các dân tộc.- Tháng 4/2016.- Số 4.- Tr.36.

Ngày 2/4, Chi hội Văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam tỉnh đã tổ chức gặp mặt, triển khai nhiệm vụ năm 2016. Nhạc sỹ Nông Quốc Bình, Phó chủ tịch Ủy ban toàn quốc các Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật Việt Nam, Chủ tịch Hội Văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam; Trần Duy Thái, Trưởng ban công tác hội viên (Hội Văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam); lãnh đạo Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật tỉnh tới dự.

Trong năm 2015, Chi hội Văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam tỉnh - nơi tập hợp giới văn nghệ sỹ là người dân tộc thiểu số luôn bám sát nhiệm vụ chính trị của tỉnh, tích cực nghiên cứu, sưu tầm, quảng bá văn hóa các dân tộc Sơn La đến với mọi miền đất nước, nhất là các lễ hội truyền thống, góp phần không nhỏ vào việc bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa các dân tộc Việt Nam trên địa bàn.

Hiện chi hội có 35 hội viên. Trong năm, đã sáng tác được hàng trăm tác phẩm tại các cuộc vận động sáng tác văn học nghệ thuật, nhất là chủ đề “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”; kỷ niệm 120 Ngày thành lập tỉnh Sơn La; bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa các dân tộc và các phong trào thi đua; về công cuộc đổi mới đất nước... Đã có hàng trăm tác phẩm, công trình được sưu tầm, nghiên cứu, giới thiệu, xuất bản; nhiều lễ hội dân gian đã được sưu tầm, phục dựng; nhiều hội viên đã giành nhiều giải cao tại các cuộc thi cấp tỉnh, khu vực và toàn quốc...

Phát biểu tại buổi gặp mặt, nhạc sỹ Nông Quốc Bình, Phó chủ tịch Ủy ban toàn quốc các Hội Liên hiệp Văn học Việt Nam, Chủ tịch Hội Văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam đánh giá cao những nỗ lực cố gắng của Chi hội Văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số tỉnh Sơn La, đồng thời đề nghị chi hội tiếp tục phát huy kết quả đạt được, tiếp tục sáng tạo tác phẩm văn học nghệ thuật có chất lượng, giữ gìn bản sắc văn hóa các dân tộc; tích cực quảng bá các tác phẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng; chủ động sáng tạo tác phẩm để tham gia vào các cuộc thi, liên hoan và hỗ trợ sáng tạo tác phẩm trong thời gian tới; tăng cường phát triển hội viên mới, trẻ, năng động, xây dựng chi hội ngày càng vững mạnh...

Thời gian tới, chi hội tiếp tục quán triệt tinh thần của Nghị quyết Trung ương 5, Khóa 8 về “Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc”, Nghị quyết 23 của Bộ Chính trị về “Tiếp tục xây dựng và phát triển văn học nghệ thuật trong thời kỳ mới”; Nghị quyết Hội nghị lần thứ 9 Khóa XI về “Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước”. Tổ chức cho hội viên nghiên cứu, học tập, nâng cao nhận thức chính trị, trình độ chuyên môn nghiệp vụ; mở các lớp bồi dưỡng, trại sáng tác; tiếp tục sưu tầm, dàn dựng, biểu diễn và quảng bá tác phẩm, làm cho nền văn hóa các dân tộc thiểu số Sơn La giàu bản sắc ngày càng được duy trì và phát triển, thấm sâu vào đời sống xã hội, góp phần tích cực vào sự nghiệp phát triển văn hóa các dân tộc trên địa bàn.

Ghi nhận những đóng góp của chi hội, nhân dịp này Hội Văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam đã tặng Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp Văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam” cho 14 cá nhân; tặng Bằng khen cho 1 tập thể, 15 cá nhân và tổ chức kết nạp 2 hội viên mới.

02. Quang Tùng. SƠN LA ĐÓN NHẬN VÀ AN TÁNG HÀI CỐT LIỆT SỸ / Quang Tùng // Quân khu hai.- Ngày 28/4/2016.- Số 894.- Tr.1+2.

Sáng 15/4, tỉnh Sơn La long trọng tổ chức lễ đón nhận và an táng hài cốt liệt sỹ quân tình nguyện Việt Nam hy sinh tại nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào.

Tại buổi lễ, đại diện Đội Quy tập mộ liệt sỹ Quân khu đã phát biểu tri ân và bàn giao 3 hài cốt liệt sỹ cho tỉnh Sơn La: Liệt sỹ Lò Văn Muôn, huyện Sốp Cộp; Liệt sỹ Lò Văn Đinh, huyện Sông Mã và Liệt sỹ Lò Văn Hán, huyện Thuận Châu. Đây là ba liệt sỹ xác định được tên tuổi trong tổng số 38 bộ hài cốt được cán bộ, chiến sỹ Đội Quy tập mộ liệt sỹ Quân khu 2 tìm kiếm và quy tập được thời gian qua.

Thay mặt lãnh đạo tỉnh Sơn La, đồng chí Phó chủ tịch UBND tỉnh đã phát biểu cảm ơn và

Sơn La qua những trang báo, tạp chí Trung ương.- Số 09 năm 2016 2

khẳng định: Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc tỉnh Sơn La sẽ luôn khắc ghi và đời đời nhớ ơn những chiến công của các chiến sỹ cách mạng đã chiến đấu và anh dũng hy sinh vì độc lập tự do cho dân tộc, vì chủ nghĩa xã hội, vì hạnh phúc của nhân dân, vì nhiệm vụ quốc tế cao cả, làm rạng rỡ cho dân tộc, vẻ vang cho giống nòi. Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc Sơn La vô cùng tự hào có những người con, người đồng chí đã cống hiến cả đời mình cho cách mạng, góp phần tô thắm thêm truyền thống vẻ vang của quê hương Sơn La.

Ngay sau buổi lễ, hài cốt của các liệt sỹ đã được Đảng bộ, chính quyền, nhân dân các huyện và gia đình đưa về an táng tại nghĩa trang liệt sỹ của các địa phương.

03. Hiên Vân. CHUYỂN GIAO KỸ THUẬT “PHẪU THUẬT NỘI SOI Ổ BỤNG - SẢN KHOA” TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA SỐP CỘP / Hiên Vân // Đời sống và pháp luật.- Ngày 02/5/2016.- Số 53.- Tr.23.

Thực hiện Đề án 1816 của Bộ Y tế góp phần vào giải pháp giảm sự quá tải của bệnh viện tuyến trên, Bệnh viện Hữu nghị Việt - Đức do Giáo sư Trần Bình Giang - Phó giám đốc Bệnh viện, trưởng đoàn, trực tiếp lên hướng dẫn, chuyển giao các kỹ thuật phẫu thuật nội soi ổ bụng, giúp Bệnh viện Đa khoa huyện Sốp Cộp (tỉnh Sơn La), trong thời gian từ tháng 3 đến đầu tháng 4 năm 2016.

Công tác chuyển giao được thực hiện theo ba đợt với phẫu thuật cấp cứu tiêu hóa, phẫu thuật tiêu hóa và phẫu thuật gan mật. Đến nay công tác chuyển giao đã hoàn thành đúng kế hoạch, đạt kết quả tốt 100% ca bệnh được phẫu thuật nội soi cũng như mổ mở trong đợt chuyển giao không xảy ra tai biến gì. Các bệnh nhân rất phấn khởi sau 3 đến 5 ngày được xuất viện. Tổng số các ca phẫu thuật trong thời gian chuyển giao là 75 ca. Trong đó: Phẫu thuật nội soi 35 ca, phẫu thuật sỏi túi mật 8 ca. Phẫu thuật chửa ngoài tử cung 05 ca, phẫu thuật u nang buồng trứng 11 ca. Phẫu thuật VRT 07 ca, phẫu thuật nội soi thăm dò xoắn ruột 01 ca, phẫu thuật nội soi thăm dò vỡ lách do chấn thương 01 ca...

Đặc biệt vào ngày 03/4/2016 đã phẫu thuật nội soi thành công một bệnh nhân của nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, vào viện trong tình trạng mệt mỏi, da niêm mạc nhạt, kèm theo sốt, buồn nôn. Chẩn đoán sau mổ: Viêm phúc mạc toàn thể do áp xe vòi trứng trái vỡ, bệnh nhân đang hồi phục và tiến triển tốt.

Đây là những kỹ thuật cao, khó và mới, được chuyển giao theo hình thức cầm tay chỉ việc, do đó, các bác sỹ của Bệnh viện Đa khoa huyện Sốp Cộp được chỉ bảo từng thao tác thực tế trên người bệnh, mặc dù là chậm, song phải đạt được đích của yêu cầu theo từng thao tác, bắt buộc phải đảm bảo khéo léo, chuẩn xác để thực hiện đúng theo kỹ thuật. Do vậy thời gian phẫu thuật nội soi bình quân mỗi ca kéo dài 90 phút đến 100 phút trên một ca phẫu thuật.

“Với việc tiếp nhận kỹ thuật cao tại một huyện vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới của tỉnh Sơn La, giải tỏa sự lo âu khi bị bệnh phải chuyển tuyến trên, giảm bớt khó khăn cho cá nhân và gia đình về mặt kinh tế. Tiếp nhận kỹ thuật cao giúp cho người bệnh, bớt sự đau đớn, giảm sự mất máu khi phẫu thuật, rút ngắn thời gian điều trị, chóng lành bệnh, đặc biệt là về mặt thẩm mỹ, không để lại những vết sẹo trên thân người bệnh. Qua đó người dân trong huyện được hưởng lợi mà cả bệnh nhân các huyện liền kề như huyện Sông Mã, các huyện giáp biên nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào được hưởng lợi”, bác sỹ Nguyễn Đăng Nguyên - Giám đốc bệnh viện cho biết.

Có thể đánh giá công tác chuyển giao kỹ thuật góp phần nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ thuật tay nghề cho cán bộ y tế tuyến dưới, giúp giảm tải từ xa cho bệnh viện tuyến trên. Tuy nhiên, cũng phải nhìn nhận từ thực tế, công tác chuyển giao còn một số hạn chế như việc bệnh viện mới được thành lập từ năm 2006, đội ngũ thầy thuốc còn thiếu các bác sỹ chuyên sâu để tiếp nhận các kỹ thuật được chuyển giao. Nhất là trang thiết bị còn thiếu thốn.

Vì vậy, để phát huy tiềm năng cũng như triển khai đồng bộ kỹ thuật phẫu thuật nội soi được tốt hơn, Bệnh viện Đa khoa huyện Sốp Cộp cần được xây dựng khoa truyền nhiễm, trang bị thêm một máy chụp cắt lớp vi tính, để xác định bệnh lý chuẩn, giúp cho cán bộ phẫu thuật nâng cao được chất lượng khám, chữa bệnh cho nhân dân.

Sơn La qua những trang báo, tạp chí Trung ương.- Số 09 năm 2016 3

04. PV. BỆNH VIỆN ĐA KHOA HUYỆN MỘC CHÂU, TỈNH SƠN LA TRIỂN KHAI THÀNH CÔNG NHIỀU KỸ THUẬT MỚI / PV // Sức khỏe và đời sống.- Ngày 02 - 04/5/2016.- Số 71+72.- Tr.25.

Cùng với sự nỗ lực phấn đấu của toàn ngành y tế tỉnh Sơn La trong công tác chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân, Bệnh viện Đa khoa huyện Mộc Châu đã đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động khám, chữa bệnh, tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị hiện đại, đào tạo cán bộ có trình độ chuyên khoa sâu, tính đến nay đã có 12/25 bác sỹ có trình độ Thạc sỹ, CKI các chuyên ngành. Triển khai ứng dụng nhiều kỹ thuật mới kể cả lâm sàng và cận lâm sàng, nổi bật như: Phẫu thuật nội soi cắt ruột thừa viêm, cắt khối chửa ngoài tử cung, cắt sỏi túi mật, lấy sỏi niệu quản; phẫu thuật nội soi tái tạo dây chằng khớp gối, phẫu thuật thay khớp háng toàn phần thông qua việc nhận chuyển giao kỹ thuật của Bệnh viện Việt Đức, Bệnh viện 103; điều trị hỗ trợ sinh sản bằng kỹ thuật IUI, phẫu thuật thay thủy tinh thể, cắt amidan bằng dao điện... Về cận lâm sàng: Siêu âm màu 4D, siêu âm tim, mạch máu, Xquang kỹ thuật số, nội soi chẩn đoán tai mũi họng, Doople xuyên sọ... Việc ứng dụng thành công nhiều kỹ thuật mới hiệu quả đã góp phần giảm chi phí điều trị cho người bệnh, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh phục vụ nhân dân. Sau nhiều năm phấn đấu xây dựng, bệnh viện đã được xếp hạng II (theo Quyết định số 778/QĐ-UBND ngày 31/3/2016 của UBND tỉnh Sơn La).

Trong thời gian tới, bệnh viện sẽ tiếp tục không ngừng đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại, phát triển nguồn nhân lực, ứng dụng kỹ thuật tiên tiến mới, nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh, đáp ứng nhu cầu phục vụ nhân dân.

05. Hoàng Phong. GIẢI CỨU 2 CÔ GÁI GIỮA RỪNG SÂU / Hoàng Phong // An ninh thủ đô.- Ngày 04/5/2016.- Số 4685.- Tr.12+13.

Trong cơn mưa rừng xối xả, ánh đèn pha của 2 chiếc xe máy chìm lấp giữa những tán rừng ở khu vực cầu Cứng, huyện Mường La, tỉnh Sơn La. Phía sau 2 nam thanh niên đang điều khiển xe là 2 cô gái người dân tộc Mông. Trước khi được Công an tỉnh Sơn La giải cứu khỏi bàn tay bọn buôn người, những cô gái này vẫn nghĩ đang đến tình yêu đích thực của đời mình, đến nơi có cuộc sống sung sướng.

ÁM HIỆU LẠ TRONG ĐÊM Chiềng Công là một xã biên giới của huyện Mường La. Dưới tán rừng rậm rạp là những ngôi

nhà sàn của người Mông, người Thái. Dù cuộc sống còn khó khăn nhưng trời phú cho những người con gái, phụ nữ nơi này làn da trắng, khuôn mặt trái xoan và đặc biệt là đức tính chịu thương chịu khó, chiều chồng chăm con rất khéo. Có lẽ cũng bởi đặc tính này mà không ít các cô gái ở đây đã trở thành mục tiêu của những đối tượng mua bán người.

Cuối tháng 2/2016, sau một lần đi nương rẫy về, chiếc điện thoại của em Mùa Thị M ở xã Chiềng Công đổ chuông. Ở đầu bên kia là giọng nói một nam giới. Người này tự xưng tên là Thái, là người Mông ở Trung Quốc. Là con gái đang tuổi cập kê, nên khi thấy người lạ điện thoại tán tỉnh, Mùa Thị M không khỏi bẽn lẽn, xấu hổ. Tuy nhiên, gần như ngày nào cũng vậy, khi ánh mặt trời khuất bóng phía sau núi, người con trai tự xưng tên là Thái lại gọi điện thoại cho M. Bằng giọng nói thủ thỉ, Thái nói gia đình mình ở bên kia biên giới rất giàu có. Việc gọi “nhầm” vào máy điện thoại của M có lẽ là duyên trời định, nên muốn kết tóc xe tơ với M. Nếu đồng ý làm vợ Thái, M không phải lên nương làm rẫy vất vả nữa mà sẽ được sống trong nhung lụa, hàng ngày chỉ việc ra siêu thị mua đồ về nấu ăn. Khi thấy M đã dần xiêu lòng, Thái còn hứa hẹn sẽ lo cho cả em gái của M là Mùa Thị D cũng có cuộc sống giàu sang nếu sang Trung Quốc cùng chị.

Trước viễn cảnh giàu có, được ăn ngon mặc đẹp mà không phải làm lụng vất vả, 2 chị em Mùa Thị M và Mùa Thị D đã đồng ý sẽ sang Trung Quốc gặp Thái. Qua điện thoại, Thái dặn dò kỹ 2 chị em Mùa Thị M không được nói chuyện này cho ai biết và sẽ có người đến đón trong thời gian sớm nhất. Ám hiệu để nhận biết là nhạc hiệu tiếng chuông điện thoại trong bộ phim “Hậu duệ mặt trời”. Tuy nhiên, các đối tượng không hề biết toàn bộ hoạt động này đã bị Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Sơn La phát hiện và theo dõi chặt chẽ.

Sơn La qua những trang báo, tạp chí Trung ương.- Số 09 năm 2016 4

Đêm 2/4, tại khu vực cầu Cứng, huyện Mường La, 2 chiếc xe máy lao vút về phía xã Chiềng Công. Ít phút sau, phía sau chiếc xe máy chở 2 người con gái, theo đường mòn lao ngược trở ra. Lúc này, một tổ công tác của Phòng An ninh điều tra, Công an tỉnh Sơn La cùng với các lực lượng phối hợp lặng lẽ, bí mật bám theo phía sau. Khi đến khúc cua, dường như nhận thấy điều gì đó bất an, cả 2 đối tượng điều khiển xe máy liền hất văng 2 người con gái xuống đường rồi phóng xe bỏ chạy. Hai cô gái nhanh chóng được đưa về trụ sở công an để đảm bảo an toàn. Cuộc truy đuổi diễn ra trong đêm, giữa những cung đường rừng quanh co hiểm trở kết thúc khi cả 2 đối tượng điều khiển xe máy bị các chiến sỹ công an bao vây, khống chế bắt giữ.

“ĐÓN VỢ HỘ” ĐỂ ĐƯỢC TRẢ CÔNG Tại cơ quan an ninh điều tra, 2 đối tượng trên được làm rõ là Thào Seo Sính (sinh năm 1985,

trú tại xã Thượng Hà, huyện Bảo Yên, Lào Cai) và Vàng A Chớ (sinh năm 1990, trú tại huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên). Sính và Chớ khai nhận, giữa tháng 3 vừa qua, trong một lần vào bản Na Lốc mua dừa, Sính tình cờ gặp một người đàn ông tên là Thái. Thái nói mình là người Mông ở Trung Quốc, đang đi tìm hiểu để lấy vợ và có nhờ Sính mai mối cho một đám.

Ngày 1/4, khi đang ngồi hút thuốc trong nhà, Sính nhận được điện thoại của Thái nói ngỏ lời nhờ Sính lên bản Phiệt, tỉnh Lào Cai để giúp Thái làm đám cưới và Thái sẽ trả công. Do đã hứa với bạn, Sính vội vàng khăn gói lên bản Phiệt để giúp Thái. Tuy nhiên, qua thăm hỏi, tại đây không có đám cưới nào. Sính bực bội điện cho Thái căn vặn và được người này hướng dẫn đi ra bờ suối là nơi giáp ranh với biên giới Trung Quốc. Tại đây, Thái nói vọng sang đã tìm được vợ nhưng vợ lại ở huyện Mường La, Sơn La. Thái ném sang cho Sính 1.000 nhân dân tệ và nhờ Sính đi đón vợ hộ mình. Sau khi đón xong sẽ trả công hậu hĩnh cho Sính. Thái còn cho Sính số điện thoại của một người bạn là Vàng A Chớ. Cả 2 sẽ có nhiệm vụ đi đón vợ cho Thái. Qua điện thoại, Chớ hẹn Sính ở Thành phố Sơn La và ngủ qua đêm tại đây trước khi vào bản đón vợ hộ Thái. Lúc này Sính biết việc đón vợ cho Thái chỉ là màn kịch của gã này bày ra nhằm che giấu cho hành vi mua bán người. Dù không vui và muốn bỏ cuộc, nhưng phần vì được Chớ động viên, phần vì đã nhận tiền nên Sính buộc phải nhận lời...

Mở rộng điều tra, Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Sơn La còn làm rõ, trước đó, Vàng A Chớ đã đón 1 phụ nữ ở Yên Bái để Thái bán người này sang Trung Quốc. Số tiền công 5 triệu đồng trong vụ này Chớ chưa nhận được và Thái hứa sau khi đón 2 chị em Mùa Thị M sang Trung Quốc sẽ trả thêm 7 triệu đồng, tổng là 12 triệu đồng tiền công.

Cũng xem:

06. Hải Sơn. NGHẸT THỞ CUỘC GIẢI CỨU HAI CÔ GÁI THOÁT Ổ BUÔN NGƯỜI GIỮA RỪNG SÂU TÂY BẮC / Hải Sơn // Gia đình và pháp luật.- Ngày 05/5/2016.- Số 36.- Tr.23.

07. Hiếu Quỳnh. PHÁT HIỆN VỤ VẬN CHUYỂN 2 BÁNH HEROIN / Hiếu Quỳnh // Công an nhân dân.- Ngày 04/5/2016.- Số 3934.- Tr.5.

Ngày 2/5, Công an huyện Mộc Châu, Sơn La cho biết đang điều tra, mở rộng vụ án Đặng Thị Dịu, sinh năm 1983, trú tại xã Chiềng Sơn, huyện Mộc Châu, Sơn La có hành vi mua bán trái phép chất ma túy. Trước đó, đêm 30/4, tại khu vực tiểu khu 1/5 thuộc xã Chiềng Sơn, huyện Mộc Châu, tổ công tác do Công an huyện Mộc Châu và Công an huyện Vân Hồ, Đồn Biên phòng Cửa khẩu Lóng Sập phá vụ án ma túy, bắt quả tang đối tượng Đặng Thị Dịu đang vận chuyển ma túy. Lực lượng chức năng đã thu giữ 2 bánh heroin, trọng lượng 700g và một số tang vật liên quan.

08. Phương Nguyên. XANH CÂY CHO VÙNG ĐẤT KHÓ / Phương Nguyên // Đại đoàn kết.- Ngày 04/5/2016.- Số 125.- Tr.6.

Noong Lào, một miền đất khó khăn của Thuận Châu (Sơn La), giờ đã xanh cây, xanh đồi, dân no bụng và giàu có. Nhưng mấy ai biết, để có một Noong Lào như ngày hôm nay, ấy là cả một sự nỗ lực của người dân.

Noong Lào trước đây vốn là miền đất định cư của người Xá, nằm lọt giữa hai rặng núi Pu Ta

Sơn La qua những trang báo, tạp chí Trung ương.- Số 09 năm 2016 5

Cao và Pu Tếnh Hươn. Với bản chất cần cù, chịu thương, chịu khó, nhưng do khí hậu nghiệt ngã nên họ vẫn chỉ duy trì được cuộc sống phát, đốt, chọc, tỉa lạc hậu và đơn điệu. Năm nào mưa thuận gió hòa thì họ có nửa năm lương thực, sử dụng theo kiểu cầm cự. Còn nếu không thuận thì chỉ củ sắn, củ mài, củ nâu ăn qua bữa. Rồi cũng không chịu được, người Xá lại bỏ đi, Noong Lào lại cô quạnh và hoang vu bởi dáng và sức người. Mảnh đất rộng đến gần 100ha này lại bị hoang hóa.

Thế rồi vùng đất này cũng có ngày bừng thức trước việc đầu tư và sức người được bỏ ra. Theo ông Lò Văn Pâng thì Noong Lào chính thức có cơ hội để đi lên ấy là khi tỉnh, huyện thấy xót xa cho hơn trăm ha đất này bị hoang hóa. Sau khi nghiên cứu khí hậu, thổ nhưỡng, đất đai ở đây, chương trình đưa cây chè và cây cà phê đã được triển khai. Nhưng việc này ban đầu cũng không dễ. Tuy biết có tiền, được hỗ trợ lương thực ban đầu nhưng nhiều người dân đã bảo: Cây ngô, cây lúa sau khi trồng 6 tháng là có ăn còn không sống nổi. Huống chi mấy cái cây lạ lẫm kia, sau khi trồng có đến 5 năm sau mới cho thu hoạch thì sống sao nổi.

Dân chưa ưng bụng, cán bộ đi và đến nhiều lần, tập trung và nói chuyện với dân. Thấy cán bộ chịu khó vượt đèo dốc đến với mình, “nói” với mình nhiều quá nên “nể lời cán bộ” một số hộ dân đã dành một phần đất canh tác của mình để trồng chè và cà phê. Không ngờ, chè và cà phê trồng ở Noong Lào hợp khí hậu thổ nhưỡng đã bám đất phát triển nhanh chóng. Thấy cây xanh, hứa hẹn nhiều điều nên dân đã đồng loạt cùng nhau thực hiện dự án. Một nhà trồng, hai nhà trồng, chẳng bao lâu màu xanh của chè, cà phê đã phủ xanh đất cằn một thời của Noong Lào.

Đến Noong Lào ngày nay, khách xa phải ngạc nhiên về những mô hình kinh tế trang trại và chăn nuôi ở đây. Cùng với mầu xanh của chè, cà phê và tiếng mõ trâu lốc cốc, tiếng chuông bò rỉnh rang là các gia đình triệu phú ngày một nhiều hơn.

Đi giữa mầu xanh của chè, cà phê nằm trải dài dưới sườn non của hai dẫy Pu Ta Cao và Pu Tếnh Hươn mà hỏi về các gia đình triệu phú, không nề hà, bà con sẽ giới thiệu bạn tìm đến gia đình ông Lò Văn Bun. Trong ngôi nhà 7 gian lợp ngói, nếu không được chứng kiến hẳn bạn sẽ không ngờ một cuộc sống tương đối đầy đủ và hiện đại đang hiện hữu giữa miền đất hoang vu một thời ở trong một gia đình triệu phú này. Ông Bun trẻ hơn so với cái tuổi 60. Sở dĩ ông là người dẫn đầu về kinh tế của bản do ông là người đầu tiên mạnh dạn “xui” vợ con đem chè và cà phê về đây trồng trước nhất.

Từ vài nghìn m2 đất trồng chè và cà phê ban đầu, nay quỹ đất đai nhà ông đã phủ xanh màu chè và cà phê. Vườn nhỏ tuổi đã được trồng cách đây khoảng 3 - 5 năm, còn vườn lớn tuổi đã được trồng cách đây cả chục năm. Hiện tại với gần 5ha chè và cà phê kết hợp với chăn nuôi gia súc thì mỗi năm gia đình ông đã có thu đến vài trăm triệu.

“Ngang ngửa” với gia đình triệu phú Lò Văn Bun, ở đất Noong Lào này còn nhiều triệu phú có tên tuổi khác nữa như ông Lò Văn Chum, Lò Văn Thưng… Riêng về cấp độ triệu phú, ông Lò Văn Pâng cũng có nhiều cái để kể. Ông bảo, sau khi người Xá bỏ đi, do sinh đẻ nhiều nên miền đất vốn được mệnh danh là “đất rộng, người thưa” của Chiềng Pha chả mấy chốc chật kín người và nhà. Quỹ đất đai bị ảnh hưởng và thu hẹp dần. Đất canh tác hạn hẹp, không còn cách nào, người Chiềng Pha đành phải tìm lên miền đất hoang do người Xá bỏ đi này.

Mới đầu ông Pâng cùng gia đình cũng dè dặt. Sau nhận thấy hai thứ cây này phát triển tốt nên ông đã say sưa đầu tư và dành đất cho nó. Hiện với diện tích chè và cà phê cùng hướng chăn nuôi công nghiệp, gia đình ông cũng đã có thu đến cả trăm triệu đồng cho mỗi năm.

09. Linh Anh. CHẶT ĐỨT ĐƯỜNG DÂY MUA BÁN, VẬN CHUYỂN MA TÚY TỪ SƠN LA VỀ HÀ NỘI / Linh Anh// Pháp luật và xã hội.- Ngày 05/5/2016.- Số 49.- Tr.13.

Khoảng giữa tháng 3/2016, qua công tác trinh sát, Công an phường Khương Trung, quận Thanh Xuân phối hợp với lực lượng Cảnh sát Điều tra tội phạm về ma túy - công an quận đã phát hiện nhiều dấu hiệu của đường dây mua bán, vận chuyển trái phép chất ma túy từ huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La về Hà Nội. Được sự trợ giúp, phối hợp của Công an huyện Mộc Châu và Phòng Cảnh sát Điều tra tội phạm về ma túy - Công an tỉnh Sơn La, lực lượng chức năng đã xác định đầu mối của đường dây tội phạm này là Nguyễn Thị Bốn, sinh năm 1965, trú tại quận Hoàng Mai, Hà Nội.

Sơn La qua những trang báo, tạp chí Trung ương.- Số 09 năm 2016 6

Theo sát mọi di biến động của Bốn, đầu tháng 4/2015, tổ công tác - Công an quận Thanh Xuân đã bắt giữ Bốn khi “nữ quái” này đang giao dịch mua bán ma túy cùng đồng bọn, thu tại chỗ 1.000 viên ma túy tổng hợp, 500 gram thuốc phiện nguyên chất và 12 triệu đồng.

Sau khi củng cố hồ sơ, tài liệu về vụ việc, đầu tháng 5/2016, Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an quận Thanh Xuân đã có đầy đủ căn cứ để bắt giữ đồng bọn của Bốn gồm: Hoàng A Thái, sinh năm 1989 và Đinh Công Thăm, sinh năm 1984; đều trú tại huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La và tiến hành khởi tố, bắt tạm giam cả 3 đối tượng Bốn, Thăm, Thái về hành vi Mua bán trái phép chất ma túy.

Tài liệu điều tra thể hiện: Qua các mối quan hệ làm ăn trong giới mua bán ma túy, Thái và Bốn biết nhau rồi hẹn mua bán ma túy, địa điểm giao hàng tại địa bàn huyện Chương Mỹ, Hà Nội. Đầu tháng 4/2016, Bốn thuê taxi đi từ nhà đến quốc lộ 6 thuộc địa bàn thị trấn Chúc Sơn, huyện Chương Mỹ để chờ Thái đến giao ma túy. Khi Bốn đến địa điểm đã hẹn và giao, nhận “hàng” với Thăm, Thái đã bị Công an quận Thanh Xuân phát hiện, bắt giữ.

Vụ án đang tiếp tục được điều tra, mở rộng.

Cũng xem: 10. Thành Long. ĐÁNH SẬP ĐƯỜNG DÂY MUA BÁN, VẬN CHUYỂN MA TÚY VỀ HÀ NỘI / Thành Long // Tuổi trẻ thủ đô.- Ngày 04/5/2016.- Số 1673.- Tr.14.

11. Hiên Vân. ĐỔI MỚI TOÀN DIỆN NGÀNH GIÁO DỤC HUYỆN MAI SƠN - SƠN LA: “TRÁI NGỌT” ĐẾN TỪ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG / Hiên Vân // Đời sống và pháp luật.- Ngày 06/5/2016.- Số 55.- Tr.23.

Thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8, Ban Chấp hành Trung ương Khóa XI với nội dung “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa - hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”. Thời gian qua, ngành Giáo dục và Đào tạo huyện Mai Sơn biết vượt qua khó khăn, không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục, là điểm sáng của tỉnh Sơn La.

HIỆN THỰC NHỮNG CHỦ TRƯƠNG

Trong 5 năm gần đây, cơ sở vật chất, trường lớp, trang thiết bị giảng dạy của các nhà trường đã được đầu tư từ nhiều nguồn vốn, cơ bản đáp ứng được yêu cầu phục vụ công tác quản lý, giảng dạy cho các đơn vị trường học trên địa bàn huyện, cụ thể: Phòng Giáo dục và Đào tạo đã tham mưu cho UBND huyện tăng cường đầu tư cơ sở vật chất cho các cơ sở giáo dục, ưu tiên đầu tư cho các trường học vùng khó khăn từng bước giảm sự chênh lệch về phát triển giáo dục giữa các vùng.

Việc mua sắm trang thiết bị, sửa chữa các công trình nhà lớp học cho các trường thực hiện thường xuyên, ưu tiên đầu tư cho các trường xây dựng trường chuẩn quốc gia, các trường tổ chức nấu ăn bán trú cho học sinh mang lại diện mạo mới cho ngành giáo dục. Ngành cũng thực hiện hiệu quả chủ trương xã hội hóa giáo dục, làm tốt công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập. Tăng cường đào tạo nguồn nhân lực, nhất là nhân lực cho nông thôn để thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế xã hội ở địa phương.

Qua đó, quy mô trường lớp của huyện Mai Sơn được củng cố và mở rộng, tỷ lệ huy động học sinh đầu cấp tăng cao. Hiện nay, toàn huyện có tổng số 98 đơn vị trường học từ cấp học mầm non đến cấp học trung học cơ sở. Việc phổ cập giáo dục và xóa mù chữ tiếp tục được nâng cao về chất lượng và duy trì bền vững. Hiện toàn huyện có 23 trường đạt chuẩn quốc gia và đang trong đà tăng mạnh trong thời gian tới, 12 trường phổ thông có học sinh bán trú trên địa bàn huyện đã được tổ chức nấu ăn tập trung.

Đáng nói, đội ngũ nhà giáo trong các trường học được bổ sung về số lượng, được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao về chất lượng. Các cuộc vận động và phong trào thi đua tiếp tục được triển khai nghiêm túc với nhiều hoạt động cụ thể, thiết thực. Chất lượng giáo dục học sinh có nhiều chuyển biến tích cực, thi học sinh giỏi cấp trung học cơ sở; các cuộc thi qua mạng Internet đối với cấp trung học cơ sở và tiểu học đối với cấp huyện, cấp tỉnh và cấp quốc gia được nâng lên cả về số lượng, chất lượng giải và luôn đứng tốp đầu trong tỉnh.

QUYẾT TÂM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG

Sơn La qua những trang báo, tạp chí Trung ương.- Số 09 năm 2016 7

Với đội ngũ giáo viên có trình độ chuyên môn cao, yêu nghề, nhiệt huyết, sáng tạo trong giảng dạy bằng nhiều hình thức phong phú như: Tổ chức các hội thi nghiệp vụ, hội giảng, tham gia dự giờ, tổ chức viết sáng kiến kinh nghiệm, nghiên cứu khoa học, phong trào thi đua dạy tốt triển khai sâu rộng đến tận các trường, tổ bộ môn.

Thông qua đó, đội ngũ giáo viên các trường có điều kiện trao đổi, học tập kinh nghiệm, tự trau dồi và nâng cao kỹ năng, phương pháp giảng dạy. Các buổi sinh hoạt chuyên môn được triển khai thường xuyên nhằm cập nhật nội dung, phương pháp mới, thảo luận những bài khó và xây dựng những chuyên đề phục vụ giảng dạy có hiệu quả.

Thầy Trần Xuân Yến - Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Mai Sơn, chia sẻ: Chất lượng giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực và chất lượng đội ngũ nhà giáo là chiến lược tiên quyết, luôn được phòng quan tâm.

Từ quan điểm trên, với chức năng, nhiệm vụ là đơn vị quản lý Nhà nước về giáo dục và đào tạo trên địa bàn huyện, phòng đã chủ động xây dựng kế hoạch, đề ra nhiều biện pháp tích cực để từng bước nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực và chất lượng đội ngũ nhà giáo trên địa bàn huyện.

Qua đó, tập trung đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp dạy và học, đổi mới cách thức kiểm tra đánh giá. Quan tâm xây dựng đội ngũ công chức, viên chức có phẩm chất đạo đức tốt và năng lực chuyên môn cao; đẩy mạnh đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ, kiến thức các mặt cho cán bộ công chức, viên chức các đơn vị trường học.

Trong 5 năm qua có 450 đồng chí được tạo điều kiện để tham gia học tập nâng cao trình độ (5 đồng chí học cao học; 358 đồng chí học đại học; 87 đồng chí học trung cấp lý luận chính trị), tổ chức bồi dưỡng thường xuyên cho hơn 11 nghìn lượt cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên các trường. Phòng tham mưu cho UBND huyện thực hiện tốt công tác luân chuyển, điều động, biệt phái cán bộ quản lý, giáo viên các trường học trong huyện. Tăng cường công tác chỉ đạo các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông tổ chức đánh giá cán bộ quản lý, giáo viên theo chuẩn, đánh giá phân loại công chức, viên chức. Kịp thời biểu dương những công chức, viên chức có thành tích tốt và đề nghị các cấp ghi nhận, khen thưởng kịp thời.

“Quyết tâm phải nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục lý tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống, ngoại ngữ, tin học, năng lực và kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn” - thầy Yến cho biết.

Có thể đánh giá gần đây, chất lượng giáo dục của các cấp học trên địa bàn huyện tiến bộ nhiều, đặc biệt chất lượng giáo dục mũi nhọn được khẳng định với số lượng và chất lượng năm sau cao hơn năm trước. Trong 5 năm qua đã có 5 lượt trường nhận cờ dẫn đầu khối các trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở trong toàn tỉnh, hơn 1500 lượt học sinh giỏi cấp huyện, tỉnh, quốc gia, đặc biệt số lượng học sinh giỏi các cấp luôn đứng tốp đầu trong tỉnh.

Thời gian tới ngành Giáo dục Mai Sơn tiếp tục thực hiện tốt, có hiệu quả Chỉ thị số 03 - CT/TW của Bộ Chính trị về “Đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”; giáo dục, bồi dưỡng ý thức trách nhiệm, năng lực và hiệu quả công tác cho đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục; tăng cường công tác giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng sống, bồi dưỡng lý tưởng cách mạng cho học sinh gắn với việc đưa nội dung các cuộc vận động và phong trào thi đua của ngành thành hoạt động thường xuyên trong mỗi đơn vị, cơ sở giáo dục.

Đồng thời, tham mưu cho UBND huyện Mai Sơn thực hiện rà soát, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất cho các đơn vị trường học trên địa bàn huyện, đặc biệt là các đơn vị trường học xây dựng chuẩn quốc gia, các trường trọng tâm xây dựng nông thôn mới. Tiến hành rà soát, điều tra công tác phổ cập giáo dục trên địa bàn; tập trung nâng cao chất lượng phổ cập trung học cơ sở, phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi, phổ cập giáo dục mầm non trẻ em 5 tuổi. Từng bước triển khai các giải pháp nhằm nâng cao tỷ lệ lao động qua đào tạo.

Với quyết tâm đổi mới phương pháp dạy học, cách đánh giá học sinh theo chuẩn kiến thức và kỹ năng, tin rằng ngành Giáo dục và Đào tạo huyện Mai Sơn đáp ứng tốt yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học của Bộ Giáo dục và Đào tạo và là điểm sáng về giáo dục của Sơn La và cả nước.

Sơn La qua những trang báo, tạp chí Trung ương.- Số 09 năm 2016 8

12. Tuệ Nguyễn. PHẪU THUẬT THÀNH CÔNG CA BỆNH HIẾM GẶP / Tuệ Nguyễn // Sức khỏe và đời sống.- Ngày 06/5/2016.- Số 73.- Tr.6.

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Sơn La vừa phẫu thuật thành công cho một bé gái 11 tháng tuổi bị u nguyên bào thần kinh hiếm gặp. Theo các bác sỹ, đây là ca bệnh rất hiếm, với khối u bướu khổng lồ bẩm sinh kèm theo. Đối với trẻ thì việc bóc tách khối u bướu này là cực kỳ khó khăn, đòi hỏi bác sỹ phải có kỹ năng, thực hiện một cách tỉ mỉ vì rất dính và dễ ảnh hưởng đến các bộ phận khác.

Bác sỹ Đỗ Xuân Thụ - Phó giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Sơn La cho biết, bệnh nhi là Lò Thị B., 11 tháng tuổi, ở xã Mường Bú, huyện Mường La, tỉnh Sơn La. Cháu B. nhập viện trong tình trạng bụng trướng căng, ăn nôn trớ, khó thở nhiều do u chèn ép đẩy cơ hoành lên trên, suy hô hấp... Bệnh nhi được khám và làm các xét nghiệm cận lâm sàng được chẩn đoán khối u lớn ổ bụng chưa rõ tính chất ác tính, hay lành tính. Trên phim CTcanner ổ bụng, hình ảnh u chiếm toàn bộ ổ bụng, đẩy các tạng ra xung quanh, lên trên và xuống dưới... Vì bệnh nhi nhỏ tuổi nên tiên lượng rất khó khăn cho phẫu thuật cũng như gây mê, hậu phẫu và các diễn biến, biến chứng sau mổ. Trước tình trạng đó, các bác sỹ đã quyết định hội chẩn toàn viện cùng các liên chuyên khoa: Ung bướu, phẫu thuật, gây mê hồi sức... và quyết định mổ cho cháu. Ca phẫu tích kéo dài 4 giờ đồng hồ. Các bác sỹ đã phẫu thuật cắt u giải phóng u khỏi tổ chức xung quanh. Hiện cháu đã sang giai đoạn hậu phẫu, bụng mềm, vết mổ khô, toàn trạng tốt, trung đại tiện bình thường. Cháu tiếp tục được theo dõi sát hậu phẫu, tái khám để thực hiện phác đồ hóa xạ trị, thuốc phối hợp theo đúng phác đồ.

Theo bác sỹ Nguyễn Quốc Việt - Trưởng khoa Ung bướu, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Sơn La: “Khối u bướu rất lớn, đè đẩy các tạng ra xung quanh, ruột và các tạng dính chặt vào khối u, chính vì vậy lý giải bệnh nhi rất khó thở. U có rất nhiều vách ngăn, các vách này thành dày, tạo các khoang chứa nhiều dịch vàng đục, các vách tăng sinh rất nhiều mạch máu, khối u xuất phát từ thành bụng sau, dính sát, liên tục với bó mạch nuôi ruột non”. Kết quả giải phẫu bệnh cho thấy đây là u nguyên bào hạch thần kinh.

Cũng theo bác sỹ Việt, u nguyên bào thần kinh ở trẻ em thường gặp ở trẻ em dưới 5 tuổi, u nguyên bào thần kinh là ung thư của những tế bào thần kinh đặc biệt, được gọi là những tế bào mào thần kinh. Những tế bào này liên quan đến sự phát triển của hệ thống thần kinh và các mô khác.

U nguyên bào thần kinh có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể, nhưng hầu hết chúng thường xuất hiện ở tuyến thượng thận trong ổ bụng. Những tuyến thượng thận này là tuyến ở cực trên thận.

Chúng tiết ra các loại hormon để duy trì huyết áp và làm cho chúng ta có thể thích nghi với stress. Ở một số trẻ em, u nguyên bào thần kinh có thể xuất hiện ở mô thần kinh ở vùng cổ, ngực hoặc xung quanh tủy sống.

13. Tấn Minh. SƠN LA: TUYÊN TRUYỀN BẦU CỬ BẰNG TIẾNG DÂN TỘC / Tấn Minh // Đại đoàn kết.- Ngày 06/5/2016.- Số 127.- Tr.5.

Ngày 5/5, ông Trần Tân Phong, Phó giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Sơn La cho biết: Để chuẩn bị cho ngày bầu cử, tỉnh Sơn La đã tổ chức 3 đợt tuyên truyền. Đợt 1 từ tháng 2 đến 20/4, đợt 2 từ 22/4 đến 22/5 và đợt 3 từ 23/5 đến 22/6 với nhiều hình thức tuyên truyền phù hợp với từng thời điểm, từng vùng đồng bào dân tộc. Đến nay tỉnh Sơn La đã treo trên 650 băng zôn, tổ chức trên 370 buổi tuyên truyền về Luật Bầu cử tại cơ sở, phóng tác trên 2.000m2 panô cổ động, in sao trên 4.000 đĩa CD bằng ngôn ngữ dân tộc như tiếng Thái, Mông và tiếng phổ thông để tuyên truyền tại cơ sở, các thôn, bản đồng bào dân tộc vùng cao, biên giới trong tỉnh.

14. Nguyên Mạnh. XUNG QUANH VỤ NỮ SINH MỘC CHÂU TÁT BẠN TRONG LỚP HỌC: BUỒN LÒNG TRƯỚC THÁI ĐỘ DỬNG DƯNG CỦA CÁC BẠN CÙNG LỚP / Nguyên Mạnh // Pháp luật xã hội.- Ngày 08 - 14/5/2016.- Số 97.- Tr.9.

Vừa qua, một vụ bạo lực học đường nghiêm trọng đã xảy ra tại Trường trung học cơ sở

Sơn La qua những trang báo, tạp chí Trung ương.- Số 09 năm 2016 9

15/10 (Mộc Châu, Sơn La), trong đó một nữ sinh đã thẳng tay tát bạn hộc máu mũi đang thu hút sự quan tâm của dư luận. Điều đáng nói, có người đứng ra quay lại cảnh tượng đó nhưng mặc nhiên không thấy ai lên tiếng ngăn cản hành động bạo lực của nữ sinh kia.

Chiều ngày 4/5, trên một số trang mạng xã hội facebook xuất hiện đoạn video clip dài hơn 1 phút ghi lại cảnh một nữ học sinh trung học cơ sở bị một nữ sinh khác tát nhiều cái vào mặt khiến chảy máu mũi. Hình ảnh trong clip cho thấy, một nữ sinh tát liên tiếp 50 cái vào mặt bạn học của mình với tần suất ngày càng nhanh và lực mạnh hơn. Xung quanh có một số bạn đứng hò reo, cổ vũ và đếm phụ họa theo những cái bạt tai đó. Trong khi đó, nữ sinh bị tát tỏ ra khá lì đòn, chỉ ngồi im chịu trận và nói: “Chán chưa?”, “Tát cho chán đi!”. Sau mấy chục cái tát liên tiếp khiến cả khuôn mặt bầm tím, máu mũi chảy ra không ngừng nhưng nữ sinh này vẫn không hề chống trả. Đặc biệt, dù thấy bạn bị đánh nhưng những bạn đứng xung quanh không hề ngăn cản, bênh vực mà chỉ cười đùa, cợt nhả. Đặc biệt, cuối clip còn xuất hiện một số nam học sinh ngồi ngay sau nhưng không một ai đứng ra ngăn cản hành động tát bạn đến chảy máu mũi trên.

Sau khi được đăng tải, clip đã thu hút sự chú ý đặc biệt của cộng đồng mạng. Hầu hết mọi người đều tỏ ra phẫn nộ trước lối hành xử hết sức dã man của các em học sinh đối với bạn mình. Nhất là khi vụ việc đó lại xảy ra ngay trong lớp học - một môi trường mà các em được dạy bảo và giáo dục đạo đức. Cũng nhiều người thắc mắc trong lúc xảy ra vụ việc nghiêm trọng ấy thì thầy cô và ban giám hiệu nhà trường đã ở đâu mà không có ai tới can ngăn? “Cô bé kia chảy hết máu mũi mà vẫn lì đòn ghê, tội nghiệp chắc nghĩ đánh lại thì cũng không làm được gì nên cứ chịu đựng. Nhà trường nên can thiệp vào những vụ việc xích mích thế này, cứ ngỡ là nhỏ nhưng nó sẽ là ngòi nổ cho những vụ bạo lực học đường lớn hơn, hậu quả nặng nề hơn”, một facebook - er bình luận.

Để hiểu rõ hơn về sự việc, chúng tôi tìm hiểu và được biết, sự việc trên xảy ra tại Trường trung học cơ sở 15/10 tiểu khu Tiền Tiến, thị trấn Nông trường, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La. Cả hai nữ sinh được nhắc tới là học sinh lớp 8 Trường trung học cơ sở 15/10, trong đó nữ sinh đánh bạn tên là T.T.P. (sinh năm 2002, nhà ở gần chợ Tiền Tiến), là một học sinh cá biệt.

Trao đổi với báo chí vào sáng ngày 5/5, một vị cán bộ Trường trung học cơ sở 15/10 xác nhận có sự việc trên xảy ra tại trường vào sáng ngày 4/5. “Tình hình là nhà trường đã nắm được ngay sau khi sự việc xảy ra, bởi vì sự việc xảy ra khi đã tan học. Sau đó, nhà trường đã mời công an thị trấn và công an thị trấn cũng đã mời 2 em học sinh này cùng với gia đình lên để giải quyết. Chiều hôm qua, ban giám hiệu nhà trường cùng với các tổ chức, giáo viên chủ nhiệm cũng đã tìm hiểu về sự việc. Sáng nay, công an thị trấn đã tiến hành làm việc với 2 em học sinh trên, kết quả như thế nào thì chưa có”, vị cán bộ Trường trung học cơ sở 15/10 cho biết. Vị cán bộ này cũng cho biết thêm, hai học sinh trong đoạn video clip đang theo học lớp 8 của Trường trung học cơ sở 15/10. Quan điểm của nhà trường sẽ xử lý theo đúng pháp luật và điều lệ của trường trung học cơ sở.

Trong một diễn biến khác, trao đổi với báo chí, ông Ngô Ngọc Toàn - Trưởng phòng Giáo dục - Đào tạo Mộc Châu, Sơn La cho biết: “Khi nhận được thông tin chúng tôi đã chỉ đạo nhà trường kiểm tra làm rõ đây có phải là học sinh của trường không và có thành phần nào ở ngoài vào trong trường không. Sau khi xác định được đây là hai học sinh của trường, chúng tôi chỉ đạo trường làm việc với phụ huynh của học sinh. Hiện nay, chúng tôi cũng đã báo cáo lên Công an thị trấn Nông trường Mộc Châu và phía công an cũng đã vào điều tra về vụ việc”.

Nói về nguyên nhân xảy ra sự việc ông Ngô Ngọc Toàn cho hay: “Sự việc xảy ra là do mâu thuẫn giữa các cá nhân, còn cụ thể thế nào chúng tôi vẫn đang chờ bên phía công an làm rõ. Chúng tôi chờ báo cáo của trường và công an để chúng tôi có hướng xử lý theo quy định của Bộ Giáo dục - Đào tạo và báo cáo lên cấp trên. Chúng tôi được biết, công an đã làm việc với phụ huynh và các em học sinh”. Hiện vụ việc trên vẫn đang được các cơ quan chức năng tích cực điều tra, làm rõ…

Cũng xem:

15. Mai Hằng. PHẪN NỘ CLIP HỌC SINH TUNG “52 CHƯỞNG” KHIẾN BẠN CHẢY MÁU MŨI NGAY TẠI LỚP HỌC / Mai Hằng, Vũ Phương // Đời sống và pháp luật.- Ngày 09/5/2016.- Số 56.- Tr.1.

Sơn La qua những trang báo, tạp chí Trung ương.- Số 09 năm 2016 10

16. Quang Khánh. HỘI NGHỊ TIẾP XÚC CỬ TRI, VẬN ĐỘNG BẦU CỬ TẠI THÀNH PHỐ CẦN THƠ VÀ TỈNH SƠN LA / Quang Khánh // Đại biểu nhân dân.- Ngày 07/5/2016.- Số 128.- Tr.1.

Ngày 4 đến 6/5, Mặt trận Tổ quốc thành phố Cần Thơ, Mặt trận Tổ quốc tỉnh Sơn La đã phối hợp với Ủy ban Bầu cử các quận, huyện tổ chức Hội nghị tiếp xúc cử tri, vận động bầu cử cho người ứng cử đại biểu Quốc hội Khóa XIV.

...GIẢI QUYẾT CĂN CƠ NHỮNG BỨC XÚC CỦA DÂN

Tại Sơn La, 5 người ứng cử đại biểu Quốc hội Khóa XIV gồm: Phó chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng, ông Quàng Văn Hương, ông Quàng Văn Lâm, bà Lò Thị Lân, bà Vì Thị Mười thuộc đơn vị bầu cử số 1 đã tiến hành tiếp xúc cử tri, vận động bầu cử tại Thành phố Sơn La, huyện Thuận Châu, Mai Sơn và Yên Châu.

Tại buổi tiếp xúc, đại diện Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Sơn La đã giới thiệu tóm tắt tiểu sử, quá trình công tác của 5 người ứng cử. Sau đó, lần lượt từng người ứng cử đã trình bày chương trình hành động và đưa ra các giải pháp nhằm phát triển tỉnh Sơn La, tập trung vào phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh quốc gia; phát triển bền vững khu vực nông thôn, miền núi; chương trình giảm nghèo bền vững, chính sách tái định cư người dân Thủy điện Sơn La…

Cử tri bày tỏ hài lòng về trình độ, năng lực, chương trình hành động của 5 người ứng cử; đồng thời kiến nghị người trúng cử đại biểu Quốc hội Khóa XIV phải có tiếng nói thiết thực nhằm góp phần giải quyết căn cơ những vấn đề của đất nước, những bức xúc trong cuộc sống của người dân.

Các ứng cử viên cảm ơn và đánh giá cao sự tâm huyết, tinh thần trách nhiệm và những ý kiến thẳng thắn của cử tri; đồng thời nêu rõ: Nếu được cử tri tín nhiệm bầu làm đại biểu Quốc hội Khóa XIV sẽ tiếp tục kiến nghị Quốc hội, Chính phủ có những chính sách phù hợp, giúp các tỉnh miền núi phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo; đồng thời, tham gia tích cực, thực hiện tốt các chức năng, nhiệm vụ của Quốc hội, của đại biểu Quốc hội.

17. Chí Tuân. PHÓ CHỦ TỊCH QUỐC HỘI TÒNG THỊ PHÓNG DỰ LỄ THÔNG XE QUỐC LỘ 6, ĐOẠN QUA SƠN LA VÀ HÒA BÌNH / Chí Tuân // Đại biểu nhân dân.- Ngày 08/5/2016.- Số 129.- Tr.1+3.

Ngày 7/5, tại thị trấn Mộc Châu, Sơn La, Bộ Giao thông - Vận tải tổ chức Lễ thông xe Tuyến Quốc lộ 6, đoạn Km78+300 - Km193+000, trên địa phận hai tỉnh Sơn La và Hòa Bình. Đây là tuyến đường đầu tiên được hoàn thành thuộc Dự án Quản lý tài sản đường bộ Việt Nam (VRAMP) sử dụng vốn vay Ngân hàng Thế giới.

Ủy viên Bộ Chính trị, Phó chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng dự. Cùng dự có Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Giao thông - Vận tải Trương Quang Nghĩa; Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Hòa Bình Bùi Văn Tỉnh; Bí thư Tỉnh ủy Sơn La Hoàng Văn Chất.

Dự án Quản lý tài sản đường bộ Việt Nam được Bộ Giao thông - Vận tải phê duyệt đầu tư tại Quyết định số 3068/QĐ-BGTVT ngày 4/10/2013 với tổng mức đầu tư là 301 triệu USD (khoảng 6.305 tỷ đồng). Trong đó, vốn vay Ngân hàng Thế giới là 251 triệu USD và vốn đối ứng của Chính phủ Việt Nam là 50 triệu USD. Tuyến Quốc lộ 6 tài sản đường bộ Việt Nam sử dụng vốn vay Ngân hàng Thế giới cùng với Quốc lộ 2, Quốc lộ 48, Quốc lộ 38, Quốc lộ 38B và Quốc lộ 39.

Tại buổi lễ, đại diện các nhà thầu tham gia dự án, Giám đốc Công ty Cổ phần Phương Thành Phạm Văn Khôi - đơn vị chủ lực của Bộ Giao thông - Vận tải có nhiều năm kinh nghiệm thực hiện các công trình giao thông lớn cho biết: Sau gần 1 năm triển khai thi công với biết bao khó khăn, thời tiết, địa hình miền núi khắc nghiệt, hiểm trở, các đơn vị vẫn quyết tâm thi công sửa chữa nâng cấp hoàn chỉnh khoảng 115km đường, hàng trăm kilômét cống rãnh thoát nước, hệ thống cọc tiêu biển báo... bảo đảm an toàn, chất lượng, đúng tiến độ.

Sau khi hoàn thành cải tạo, nâng cấp đoạn Km78+300 - Km 193+000 sẽ rút ngắn thời gian lưu thông từ Hòa Bình đi Sơn La và toàn giao thông; góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh của hai tỉnh Hòa Bình, Sơn La nói riêng cũng như các tỉnh Tây Bắc, Thủ đô Hà Nội và cả nước nói chung.

Sơn La qua những trang báo, tạp chí Trung ương.- Số 09 năm 2016 11

Phát biểu tại buổi lễ, Phó chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng đánh giá cao sự nỗ lực của Bộ Giao thông - Vận tải, nhà thầu, đơn vị thi công, lãnh đạo hai tỉnh Hòa Bình và Sơn La đã hoàn thành, tổ chức lễ thông xe đúng vào dịp Kỷ niệm 50 năm ngày Bác Hồ lên thăm Tây Bắc và 62 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ.

Phó chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng đề nghị Hòa Bình và Sơn La khai thác hiệu quả tuyến đường đã nâng cấp; sử dụng hiệu quả nguồn vốn vay từ Ngân hàng Thế giới, thực hiện nghiêm túc sự chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Giao thông - Vận tải về quản lý, bảo dưỡng, bảo trì tuyến đường, góp phần phát triển kinh tế - xã hội khu vực Tây Bắc. Phó chủ tịch Quốc hội mong muốn Ngân hàng Thế giới tiếp tục giúp đỡ và đầu tư các Dự án đường bộ Việt Nam, trong đó có các tỉnh Tây Bắc, góp phần vào việc xóa đói giảm nghèo, thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về phát triển kinh tế - xã hội vùng Tây Bắc. Phó chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh: Với tinh thần tiến công của Điện Biên Phủ năm xưa, Bộ Giao thông - Vận tải sẽ tiếp tục đầu tư nâng cấp, bảo dưỡng, bảo trì một số tuyến đường khác từ Thị trấn Mộc Châu đến thành phố Sơn La.

Cũng xem: 18. V. Hùng. THÔNG XE TUYẾN QUỐC LỘ 6 TRÊN ĐỊA PHẬN HÒA BÌNH VÀ SƠN LA / V. Hùng // Đại đoàn kết.- Ngày 08/5/2016.- Số 129.- Tr.2.

19. PV. HOÀN THÀNH NÂNG CẤP QUỐC LỘ 6 HÒA BÌNH - MỘC CHÂU; MỞ RỘNG ĐƯỜNG LÊ TRỌNG TẤN (HÀ NỘI) / PV // Nhân dân.- Ngày 08/5/2016.- Tr.1+3.

20. Phạm Huyền. CHÍNH THỨC THÔNG XE 115KM QUỐC LỘ 6 QUA HÒA BÌNH, SƠN LA / Phạm Huyền // Công an nhân dân.- Ngày 08/5/2016.- Số 3938.- Tr.1.

21. Bích Thủy. 11 TRƯỜNG NỘI TRÚ KHÔNG CÒN TRƯỜNG HỢP TẢO HÔN / Bích Thủy // Nông thôn ngày nay.- Ngày 09/5/2016.- Số 111.- Tr.13.

Tỉnh Sơn La đang thực hiện Đề án “Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2015 - 2020”, với mục tiêu phấn đấu đến năm 2020 cơ bản ngăn chặn tình trạng này. Đến nay đã có 35 xã và 11 điểm trường phổ thông dân tộc nội trú trên địa bàn triển khai mô hình can thiệp làm giảm tình trạng tảo hôn và kết hôn cận huyết thống.

Theo đó, nhiều hình thức tư vấn, tuyên truyền sức khỏe tiền hôn nhân; tác hại của tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống đã được triển khai, cùng với đó là tập huấn, cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên, thanh niên, bà mẹ và trẻ em. Nhờ đó tỷ lệ tảo hôn và kết hôn cận huyết thống tại các xã này đang có chiều hướng giảm. Đặc biệt, tại 11 điểm trường phổ thông dân tộc nội trú đến nay không có trường hợp bỏ học để lấy vợ, lấy chồng sớm.

22. N. M. 6 THÁNG, MÍA ĐƯỜNG SƠN LA ĐẶT CHỈ TIÊU 61 TỶ ĐỒNG LỢI NHUẬN / N. M // Lao động.- Ngày 09/5/2016.- Số 105.- Tr.1.

Tin từ Công ty Cổ phần Mía đường Sơn La (mã chứng khoán: SLS) cho biết, sẽ tổ chức họp đại hội cổ đông thường niên năm 2016 vào ngày 15/5 tới đây. Trước đó, ngay từ quý IV/2015, công ty đã nhận định lợi nhuận cả năm vượt xa kế hoạch, nên đại hội cổ đông bất thường họp tháng 10/2015 đã thông qua nâng tỷ lệ trả cổ tức năm 2015 từ 30% lên 60%. Kết thúc năm 2015, SLS đạt 78,86 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, vượt 150% kế hoạch lợi nhuận năm và tăng gần 360% so với năm 2014. Do vậy, mục tiêu đặt ra cho nửa năm tài chính từ 1/1/2016 đến 30/6/2016 là doanh thu 482 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế dự kiến đạt 61 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 60,5 tỷ đồng, bằng 76,7% so với lợi nhuận đạt được cả năm 2015.

23. Hiếu Quỳnh. BẮT 2 VỤ VẬN CHUYỂN MA TÚY, THU 4 BÁNH HEROIN / Hiếu Quỳnh // Công an nhân dân.- Ngày 10/5/2016.- Số 3940.- Tr.8.

…Ngày 7/5/2016, Công an huyện Mai Sơn (Sơn La) phá vụ án ma túy, bắt quả tang Quàng

Sơn La qua những trang báo, tạp chí Trung ương.- Số 09 năm 2016 12

Văn Lánh, sinh năm 1960, trú tại bản Hào, xã Mường Bằng, huyện Mai Sơn, về hành vi mua bán trái phép chất ma túy. Tang vật thu giữ 1 bánh heroin, 196 viên ma túy tổng hợp, 2,63 triệu đồng. Khám xét nơi ở của đối tượng, phát hiện, thu giữ thêm 2 khẩu súng (1 súng thể thao và 1 súng bắn cồn tự chế) và một cân điện tử dùng để cân ma túy và nhiều tang vật khác có liên quan.

24. PV. SƠN LA: TRAO THƯỞNG HỌC SINH ĐẠT GIẢI GIẢI TOÁN TRÊN MÁY TÍNH CẦM TAY / PV // Giáo dục và thời đại.- Ngày 11/5/2016.- Số 113.- Tr.2.

Để động viên, khuyến khích học sinh giỏi có thành tích trong Kỳ thi giải toán trên máy tính cầm tay cấp tỉnh, Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu Bình Tây trao thưởng cho học sinh đoạt giải trong kỳ thi cấp tỉnh. Cụ thể, giải Nhất: 1 Huy chương Vàng, 1 máy tính FX570VNP; giải Nhì: 1 Huy chương Bạc, 1 máy tính FX570ESP; giải Ba: 1 Huy chương Đồng, 10 quyển vở. Sở Giáo dục và Đào tạo cũng có công văn đề nghị các Phòng Giáo dục và Đào tạo có học sinh đoạt giải năm học 2015 - 2016 cử cán bộ về sở nhận phần thưởng cho học sinh, trước 15/5/2016

25. Mai Hạ. CUỘC THĂM GẶP NGẮN NGỦI NHƯNG XÚC ĐỘNG CỦA ÔNG BỐ VÙNG CAO ĐƯA CHÁU NỘI VÀO THĂM CON / Mai Hạ // Pháp luật và cuộc sống.- Ngày 12/5/2016.- Số 38.- Tr.15.

Gặp và nói chuyện với nhau cách một bức tường kính khiến cho bố con Nếnh chỉ có thể cảm nhận được nỗi nhớ mong qua những cái chạm tay qua ô cửa nhỏ. Mỗi lần được chạm vào tay bố, thằng bé lại háo hức như thể đang được nhận một món quà lớn trong khi Nếnh và bố anh ta thì mắt nhòa lệ. Không ai nói ra song cả hai bố con Nếnh đều hiểu rằng, đứa trẻ rất mong có bố ở cùng.

Đó là cuộc thăm gặp cách đây chưa lâu của bố con phạm nhân Hà Văn Nếnh, sinh năm 1966, quê ở Mộc Châu, Sơn La. Nếnh đang cải tạo ở trại giam Ninh Khánh về tội tàng trữ và chiếm đoạt trái phép chất ma túy, mức án 18 năm tù. Ngày Nếnh bị bắt, cậu con trai còn là một đứa trẻ 4 tuổi, nhưng giờ cậu bé đã là học sinh cấp 2. Mỗi năm hai lần vào dịp nghỉ hè hoặc những ngày giáp tết, con trai Nếnh lại được ông nội cho theo cùng, về trại giam Ninh Khánh thăm bố.

TẤT CẢ VÌ THAM

Hà Văn Nếnh có dáng người nhỏ con, gương mặt choắt nên thật khó đoán tuổi. Những lúc anh ta cười, trông như thanh niên mới ngoài ba mươi tuổi nhưng khi anh ta nhăn nhó, trông chẳng khác nào một ông lão. Bước qua cái tuổi năm mươi, Nếnh đâu còn trẻ nữa nên cũng biết nghĩ nhiều hơn cho gia đình. Anh ta bảo giá như ngày đó đừng vì quá tham thì bây giờ đâu phải sống cảnh tù tội để rồi mỗi lần gia đình xuống thăm, chỉ biết khóc cười nhìn nhau qua một tấm kính. “Nếu nghĩ được như bây giờ thì 8 năm trước tôi đã không phạm tội, giờ này chắc chắn nhà tôi con cháu đầy đàn, vui lắm”, Nếnh kể.

Nếnh là con trai lớn trong nhà, bên dưới còn 5 người em nên cuộc sống cũng lam lũ đói khổ. Nếnh lấy vợ sớm và cũng có con sớm nên từ khi chưa vào tù, anh ta đã có con dâu, con rể. Đứa trẻ xuống thăm bố hôm đó là con trai út của Nếnh. Cũng giống cha mẹ, vợ chồng Nếnh cũng có một đàn con, lít nhít và chẳng đứa nào được học hành. Duy chỉ có cậu con trai út, được đi học là nhờ tiền ông nội bán đất.

Nhà Nếnh ở thị trấn, mấy năm sốt đất bố Nếnh bán đất chia cho các con, cuộc sống của gia đình Nếnh vì thế mà đổi đời. Có tiền, Nếnh mua chiếc xe máy để đi lại cho thuận tiện và những khi ngơi việc nương, việc rẫy, anh ta đi chở khách để kiếm thêm. Từ việc đứng đường đón khách chở thuê ấy mà Nếnh bắt tay với tội phạm ma túy. Theo lời Nếnh kể thì anh ta không tham gia vào đường dây ma túy nào cả mà chỉ chở họ đến nơi được yêu cầu, lấy tiền công rồi về. Một vài lần Nếnh chỉ chỗ cho họ mua thuốc phiện, được trả công môi giới. Trong một lần chở khách vào huyện Sông Mã để mua ma túy, lúc quay về thì Nếnh chạm trán tổ công tác Công an tỉnh Sơn La nên vội vã cho xe quay đầu, bỏ chạy. Bị tổ công tác đuổi theo, Nếnh đã chạy xe tưởng như vấp ngã là chết. Vị khách ngồi phía sau vội vàng móc bọc ma túy giấu trong người quăng vào một bụi cây ven đường. Vì là người bản địa nên Nếnh thông thạo địa bàn, biết nhiều đoạn đường tắt nên đã “cắt đuôi” được lực

Sơn La qua những trang báo, tạp chí Trung ương.- Số 09 năm 2016 13

lượng chức năng. Chạy thoát an toàn, Nếnh đã giật mình khi nghe vị khách xuýt xoa rằng gói ma túy đó trị giá gần 200 triệu đồng. Không phải tiền của mình bỏ ra song khi nghe nói thế Nếnh cũng tiếc ngẩn ngơ. Thế nên khi có cơ hội được khách nhờ cầm hộ gói ma túy, Nếnh đã chiếm đoạt luôn.

“Họ nhờ tôi lấy hộ 2 bánh ma túy, đem ra xe khách gửi. Nghĩ đến món tiền lớn, tôi đã nói dối rằng là gói ma túy ấy đã bị công an phát hiện, lấy mất rồi. Tôi đâu ngờ gói ma túy ấy đã khiến tôi rước họa vào thân”, Nếnh kể.

Trí trá để chiếm đoạt 2 bánh heroin của những kẻ trước đó vẫn thường thuê Nếnh chở vào bản mua ma túy, Nếnh cứ nghĩ là ngon ăn, không ngờ những tên tội phạm đâu dễ bỏ qua cho anh ta. Chúng đã thông qua những tên đồng bọn, giả vờ hỏi mua ma túy của Nếnh rồi bí mật báo tin cho cơ quan công an. Nếnh bị bắt và bị khép tội tàng trữ trái phép chất ma túy. Bất ngờ và sợ hãi, Nếnh khai tuốt tuột những suy nghĩ và cả những điều mình biết về nhóm người buôn bán ma túy mà không ngờ rằng khi những kẻ này bị bắt, Nếnh lại khoác thêm một tội nữa là chiếm đoạt ma túy của người khác. Nhận bản án 18 năm tù giam, Nếnh về trại giam Ninh Khánh cải tạo. Ngày Nếnh bị bắt, anh ta vừa bước qua tuổi 40, đã có hai cháu ngoại. Hai năm sau khi đi thi hành án, Nếnh đã có con dâu và nay thì anh ta đã có tất thảy 5 đứa cháu nội, ngoại.

LẦN NÀO GẶP CŨNG RƠI NƯỚC MẮT

Nhà ở xa nên từ ngày Nếnh về trại Ninh Khánh cải tạo, thi thoảng người thân của anh ta mới về xuôi thăm gặp. Người tới thăm Nếnh nhiều nhất lại chính là người bố - ông Hà Văn Ếnh. Đông con nhiều cháu nhưng từ ngày vợ mất, ông Ếnh vò võ một mình, chẳng có việc gì làm ngoài uống rượu và lúc chợt nhớ ra thì thăm cậu con trai đang ở trong trại giam. Tâm sự với chúng tôi, ông Ếnh bảo từ ngày bán được mảnh đất ngoài thị trấn, có một khoản tiền kha khá ông chia cho các con nên chẳng đứa nào còn túng thiếu như trước. Nếnh đi tù nên khoản tiền cho cậu con trai này ông cất giữ, chỉ đưa một phần cho vợ con Nếnh có tiền chăn nuôi. Cậu con trai út của Nếnh được ông nội đưa về nhà chăm sóc, cho ăn học nên giờ đã là học sinh lớp 7.

“Ngày thằng bé đi học, tôi có xuống đây hỏi ý kiến thằng Nếnh thì nó giãy nảy lên kêu học làm gì cho tốn tiền rồi sau này cũng chỉ cuốc đất làm nương. Tôi kệ nó nói, vẫn cho cháu đi học vì nghĩ phải có cái chữ thì mới mở mang đầu óc được. Giờ đến lượt thằng Nếnh động viên con nó đi học. Nghe nó khuyên con học bao giờ hết chữ thì thôi mà tôi cứ thấy buồn trong lòng. Giá như ngày xưa tôi không nghèo, cho con cái đi học thì chắc thằng Nếnh nó không vi phạm pháp luật”, ông Ếnh bộc bạch.

Hỏi ông đã nói gì với con trai, người đàn ông tóc bạc này cười nhăn nhúm: “Tôi chỉ hỏi nó ở trong này ăn ngủ thế nào, có cãi lộn với ai thì cố nhịn mà giữ gìn sức khỏe, còn nó thì động viên tôi về nhà đừng uống nhiều rượu, rồi bảo con trai phải chịu khó chăm ông. Chúng tôi cứ dặn dò nhau như thể tất cả đều là con trẻ, không hiểu biết gì”.

Về trại giam Ninh Khánh cải tạo ở đội làm cói, tháng nào Nếnh cũng vượt định mức đề ra nên hai năm nay, anh ta được cán bộ tín nhiệm cho làm tự quản, đôn đốc, nhắc nhở các phạm nhân trong tổ làm việc. Hỏi Nếnh đã biết viết chưa, anh ta ngượng ngập: “Đã học hai lớp rồi mà mới viết được cái tên mình, tên trại giam”.

Rồi không để chúng tôi hỏi thêm, phạm nhân này cho biết mỗi lần gặp người thân là trong lòng lại có một tâm trạng khác nhau. Cảm giác vui buồn cứ đan xen khi Nếnh nhìn thấy mái tóc của ông Ếnh cứ trắng ra từng vạt và thưa dần. Nhưng khi thấy cậu con trai út mỗi lần xuống là một lần đổi khác, Nếnh mừng lắm trước sự lớn lên của con. Không chỉ thay đổi về vóc dáng, cậu bé còn tỏ ra chững chạc hơn khi trò chuyện với bố cho dù nhiều lúc không nén nổi tò mò, vẫn hỏi bố những câu đại loại như có được ăn thêm không, lúc muốn chơi thể thao thì thế nào... Cậu bé bảo nhiều lúc nhớ bố lắm, muốn viết thư cho bố nhưng lại thôi khi chợt nhớ ra rằng bố mình không biết chữ.

Rồi với sự hồn nhiên của một đứa trẻ, cậu bé hỏi bố thích món gì, lần sau sẽ mang xuống. Nếnh lặng im nghe con nhắc đến những món ăn dân dã quê nhà mà đã lâu rồi không được ăn qua. “Tết ở trong này được ăn nhiều thứ hơn ở nhà nhưng tôi vẫn thấy thiếu thiếu”, Nếnh kể. Cái thiếu ấy chỉ có người xa quê mới cảm nhận được và với những kẻ đang mất tự do như Nếnh thì những dịp giáp tết là lúc anh ta nhớ nhà, nhớ người thân nhất. Nếnh bảo mỗi lần gặp bố, gặp con, là một lần anh

Sơn La qua những trang báo, tạp chí Trung ương.- Số 09 năm 2016 14

ta được tiếp thêm sức mạnh để cải tạo tốt hơn cho ngày về gần lại. Nhìn cảnh ba bố con, ông cháu bịn rịn chia tay, tôi thầm nghĩ chắc là tối đó về buồng giam, Nếnh lại có đêm mất ngủ vì nhớ nhà và day dứt.

26. Nguyễn Khang. NỖI DAY DỨT MUỘN MÀNG CỦA “NỮ QUÁI” BUÔN MA TÚY / Nguyễn Khang // Lao động đời sống.- Ngày 12 - 19/5/2016.- Số 6.- Tr.16.

Làm nghề buôn ngô để sinh sống, nhưng những lợi nhuận kếch xù từ ma túy đã cám dỗ người đàn bà đó. Đến lúc phải trả giá trong vòng lao lý, xa rời những đứa con thân yêu và người chồng “đầu ấp tay gối”, người đàn bà ấy mới thấu hiểu những thứ quý giá mà mình mất đi, tất cả chỉ vì những đồng tiền đen của “cái chết trắng”.

THAM VÀNG, THIỆT THÂN

Quen thuộc với địa danh Mộc Châu bởi tôi đã nhiều lần đến cao nguyên xinh đẹp với đồi chè xanh mướt trải dài, những nông trại bò sữa và những con người bản địa nồng hậu này. Nhưng chúng tôi cảm nhận được rằng, vẫn có những đợt sóng ngầm sau sự bình yên, vẫn có những cuộc chiến chống ma túy trên cung đường Tây Bắc cam go, nhiều thử thách. Ma túy đã đẩy biết bao gia đình nơi đây vào cảnh tan cửa nát nhà. Biết bao đứa trẻ mất cha, mẹ vì “cái chết trắng”. Biết bao mái nhà chỉ còn người già và trẻ con trong những bếp lửa. Câu chuyện dưới đây là một trường hợp như vậy.

Ngồi trước mặt tôi là một nữ phạm nhân với nước da trắng trẻo, khuôn mặt còn nhiều nét thanh tú của người từng có thời xuân sắc. Đó là phạm nhân Nguyễn Thị Thủy (sinh năm 1963, trú tại tiểu khu 4, thị trấn Mộc Châu, tỉnh Sơn La), bị bắt vì tội danh buôn bán ma túy. Thủy bị bắt vào tháng 6/2002 và vào trại giam số 5 Yên Định, Bộ Công an thụ án từ năm 2004.

Thủy trải lòng một cách thành thật về khoảng thời gian quá khứ cùng những đau đớn mà cô phải trả giá vì tội lỗi mà mình gây nên. Lý do Thủy biện minh cho tội lỗi của mình là vì không hiểu rõ pháp luật: “Tôi đã gây nên tội lỗi và tôi phải trả giá cho nó. Ngày đó, tôi cũng không hiểu rõ pháp luật nên đã phạm vào tội tày đình. Nếu biết rõ thì chắc tôi cũng không dính líu đến...”.

Vốn từng là một sơn nữ sắc nước hương trời của đại ngàn Mộc Châu ngày ấy, Nguyễn Thị Thủy có biết bao chàng trai theo đuổi. Cuối cùng, Thủy lên xe hoa với một chàng trai ở thị trấn Mộc Châu. Cuộc sống gia đình trẻ nhanh chóng rơi vào cảnh nghèo khó sau khi hai đứa con lần lượt ra đời. Thủy và chồng xoay sở đủ cách để nuôi con và tạo lập cuộc sống. Thế nhưng cái khó vẫn hoàn khó. Cuối cùng, Thủy chọn nghề đi buôn ngô để mưu sinh.

Lời lãi từ những bao ngô buôn ngược bán xuôi chẳng là bao, cộng thêm cuộc sống khốn khó đã làm cho người đàn bà ấy trở nên táo bạo. Ngày ấy, Mộc Châu là vùng nóng của ma túy, những người dính líu vào ma túy nhiều vô kể. Các đối tượng đặc biệt lợi dụng những người có hoàn cảnh khó khăn để dụ dỗ, lôi kéo vào đường dây ma túy của chúng. Vì vậy, biết bao gia đình nơi đây đã tan cửa nát nhà vì dính líu đến “cái chết trắng”. Nguyễn Thị Thủy cũng không thoát khỏi vòng xoáy ấy. Thấy lợi nhuận từ việc buôn bán ma túy quá khủng nên dần dần Thủy đã nhắm mắt sa chân vào một đường dây buôn bán ma túy.

Chính vỏ bọc sẵn có - là một người buôn ngô - vô tình lại giúp người đàn bà này buôn bán ma túy dễ dàng hơn. Tuy nhiên, cách ngụy trang của người đàn bà này đã không qua được mắt của lực lượng đấu tranh phòng chống ma túy tỉnh Sơn La. Trong một chuyến hàng vận chuyển 1 bánh ma túy giấu trong bao ngô thường ngày vẫn đi buôn, Thủy bị lực lượng công an phòng chống ma túy tỉnh Sơn La bắt giữ và đưa ra xét xử cùng đồng bọn. Trong vụ án của Thủy, đối tượng Sùng A Phái nhận án tử hình, còn Thủy bị kết án chung thân.

Từ một người có gia đình, có hạnh phúc, chỉ vì tham làm giàu từ những đồng tiền phi pháp, Nguyễn Thị Thủy đã phải trả một cái giá quá đắt cho hành động của mình: Mất đi tất cả, phải xa rời gia đình, những đứa con và người chồng đầu ấp tay gối, rau cháo qua ngày nhưng luôn tràn ngập tiếng cười nói vui vẻ. Tất cả giờ đã quá xa với Thủy.

GIỌT NƯỚC MẮT MUỘN MÀNG

Thủy vào tù được 2 năm thì vợ chồng ly hôn. Trải lòng với nỗi ân hận, Thủy nói: “Ngày ly hôn tôi biết nó sẽ đến và tôi cũng đã chuẩn bị tâm lý để đón nhận. Nhưng anh biết đấy, với mỗi người phụ nữ, gia đình là tất cả với họ. Mất gia đình, mất chồng coi như không còn gì trong tay. Thế nhưng, tôi

Sơn La qua những trang báo, tạp chí Trung ương.- Số 09 năm 2016 15

đành phải chấp nhận vì không còn lựa chọn nào khác”. Ngày bắt đầu vào trại thụ án, tâm lý của Thủy vô cùng chán nản, bế tắc. Bản án chung thân coi

như một dấu chấm hết với Thủy. Thủy tâm sự: “Với những người phải mang mức án này thì hầu như ai cũng coi như hết. Có lẽ không còn gì mà chờ đợi khi mang án chung thân. Tôi đã chán chường vô cùng, chẳng còn thiết tha đến gì cả”. Nhưng rồi, những ngày tháng đó cũng qua khi Thủy được cán bộ trại giam quan tâm, động viên và Thủy đã lấy lại được thăng bằng, chuyên tâm cải tạo tốt.

Điều khiến Thủy day dứt là hai đứa con và mẹ già ở quê. Ngày Thủy bị bắt, cả hai đứa còn nhỏ lắm. Thủy luôn tự dằn vặt mình vì khi những đứa con cần mẹ thì Thủy lại không ở bên cạnh. “Lúc tôi bị bắt, điều khiến tôi lo lắng hơn cả là những đứa con bé bỏng sẽ thế nào khi không có tôi ở bên”, Thủy rơi nước mắt khi nhắc về hai đứa con. Thêm nữa, Thủy còn canh cánh chuyện người mẹ già năm nay đã đến tuổi “gần đất xa trời” mà Thủy không ở bên cạnh chăm sóc được. “Cả cuộc đời mẹ lo lắng, hy sinh cho con cái. Vậy mà khi về già thì tôi lại không ở bên cạnh báo hiếu được”, nói rồi, Thủy lấy tay gạt đi những giọt nước mắt trào ra nơi khóe mắt.

Nói về những mong muốn, dự định sau này, Thủy cho biết: “Tôi đã nhận ra cái sai lớn nhất của đời mình khi vào trại. Thế nhưng, có nhận ra thì cũng đã quá muộn màng. Tôi có bao nhiêu lời muốn nhắn gửi thì cũng không khỏa lấp được tội lỗi. Tôi chỉ cố gắng cải tạo tốt, mong hưởng sự khoan hồng của pháp luật để có thể trở về đoàn tụ với con cái, chuộc lại phần nào lỗi lẩm”.

Mong ước của Nguyễn Thị Thủy cũng là nỗi ân hận muộn màng của những tội phạm ma túy mà chúng tôi thường gặp. Lợi nhuận ma túy đã làm mờ mắt những kẻ tham lam, trông chờ vào những đồng tiền vấy bẩn. Để rồi đến khi phải trả giá, họ mới thấm thía những gì đã gây ra.

Ma túy đã làm mất đi sự bình yên, đẹp đẽ của mảnh đất bạt ngàn một màu xanh núi đồi. Bao chiến sỹ trên phòng tuyến chống lại “cái chết trắng” đã ra đi, song cuộc chiến với ma túy vẫn luôn diễn ra từng ngày, từng giờ. Những khởi sắc đã về trên cao nguyên Mộc Châu khi tình hình buôn bán ma túy dần dần giảm rõ rệt. Hy vọng một ngày nào đó, mảnh đất này sẽ trong sáng như những bông hoa mận trắng vì không còn ma túy.

27. PV. TIN VẮN / PV // Tin tức cuối tuần.- Ngày 12 - 18/5/2016.- Số 19.- Tr.7.

Theo Ban chỉ đạo Tây Bắc, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Sơn La phối hợp với UBND huyện Yên Châu, vừa tổ chức đánh giá kết quả hoạt động kết nghĩa giữa bản với bản hai bên biên giới tỉnh Sơn La - tỉnh Hủa Phăn (nước bạn Lào) giai đoạn 2013 - 2015. Theo đó, đã có 7 cặp bản hoạt động kết nghĩa có hiệu quả. Các cặp bản kết nghĩa thường xuyên giúp đỡ lẫn nhau, phát triển kinh tế - xã hội, trao đổi, giao lưu văn hóa góp phần vun đắp tình đoàn kết hữu nghị Việt - Lào.

28. Thành Sơn. ĐI QUỲNH NHAI / Thành Sơn // Gia đình và trẻ em.- Ngày 12/5/2016.- Số 19.- Tr.32+33+34.

Từ thành phố Sơn La đi Quỳnh Nhai là cung đường ngược dốc, tháng chớm hè, cánh rừng nhiệt đới điệp trùng hai bên còn vương sót những chùm hoa ban trắng cuối cùng, xen những vườn chuối đỏ tươi. Một cảm xúc hoang vu và huyền bí bám mãi đường dài.

1. Ngồi trên xe ô tô, tôi cứ miên man nghĩ tới thiên bút ký bất hủ “Sông Đà” của nhà văn Nguyễn Tuân mà mơ hồ nghĩ mình đang ngồi trên đò trong “Người lái đò sông Đà”. Qua Thuận Châu, Mường La ngày nắng đầu hè đã chói chang bản làng nơi chân đồi, thung lũng. Thấp thoáng, có bóng xiêm áo người Thái, người Mông, người La Ha... rực rỡ đủ sắc màu.

Thị trấn huyện lỵ Quỳnh Nhai vắng hoe, quang cảnh nhà cửa tinh khôi, ngôi nhà mới xây, đường phố mới mở, hàng cây mới trồng. Khách đường xa yên lòng ngồi dưới gốc cây bưởi nở rộ từng chùm hoa cuối cùng sau một chặng đường xa ngái.

2. Anh cán bộ Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Quỳnh Nhai đưa chúng tôi lên bản Nậm Ét trong lòng hồ. Chuyện về Quỳnh Nhai có người bản xứ làm hướng dẫn viên du lịch thêm phần rôm rả và sáng tỏ nhiều điều. Anh chỉ cây cầu Pá Uôn, có trụ cầu cao tới 95m hiện lên trong nắng nhòa. Cây cầu uy nghi nối Sơn La với các vùng Tây Bắc. Đây đền thờ Nàng Han gắn với huyền thoại về Nàng Han, con gái tộc trưởng đã giả trai để tập hợp binh mã đánh đuổi giặc ngoại xâm. Hậu thế xây đền

Sơn La qua những trang báo, tạp chí Trung ương.- Số 09 năm 2016 16

thờ, ngày 30 tết hàng năm có lễ gội đầu của người Thái Trắng Quỳnh Nhai, lễ có hội đua thuyền trên sông Đà nổi tiếng.

Cũng qua thầy giáo của Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Quỳnh Nhai, chúng tôi được tỏ tường thêm, Quỳnh Nhai là cái rốn của văn hóa vùng Tây Bắc, với điệu múa xòe chỉ cần có cớ tụ hội là người già, người trẻ sẽ tìm đến múa xòe, điệu múa vào huyết quản người Thái ở Quỳnh Nhai.

Đường tới Nậm Ét ngược trong gió, đã thấy thênh thang hào phóng gió lòng hồ từ những khúc cua chênh vênh.

Đây rồi lòng hồ trên núi, ngấn nước mùa lũ còn hằn trên điệp trùng núi đá vôi. Lòng hồ mênh mang khó tưởng tượng ra đâu là dấu vết cũ của con sông Đà, chứa chan bốn bề là gió. Làng chài í ới tiếng gọi nhau, lưới bắt cá giăng mắc, những chiếc thuyền dập dềnh trên mặt nước. Một vùng thiên nhiên êm ả đến như lãng quên tất cả những mệt nhọc, chỉ có con phà duy nhất xuôi ngược ngang lòng hồ để nối hai bờ. Đâu rồi con thuyền độc mộc, đâu rồi ông lão chèo đò trong “Người lái đò sông Đà” xưa. Hai mươi phút trên phà hay lâu hơn, không ai còn sốt ruột nữa khi đã lên đến phà. Đây là lúc để ngắm nhìn một “Vịnh Hạ Long” trên núi, đảo lớn, đảo nhỏ xanh đậm hay mờ ảo, có đảo xanh vút cánh rừng, có đảo vằn vện ruộng bậc thang ngô lúa, có đảo đỏ au mái nhà sàn lợp ngói mới. Những xóm chài nối nhau quanh bờ, quanh đảo, lời hẹn với cô gái bán măng tươi trên phà về một bữa cơm cá nướng, cá nấu măng chua... trên bản ngọt ngào lúc phà sang bờ bến bên kia.

Huyện Quỳnh Nhai nằm ở phía Tây Bắc của tỉnh Sơn La, phía Bắc giáp huyện Sìn Hồ (Lai Châu), phía Tây giáp Điện Biên, phía Đông giáp Than Uyên (Lai Châu), phía Nam giáp Thuận Châu, Mường La (Sơn La).

29. PV. SƠN LA CHĂM LO CHO NGƯỜI CÓ CÔNG VỚI CÁCH MẠNG / PV // Gia đình và trẻ em.- Ngày 12/5/2016.- Số 19.- Tr.44+45.

Chiến tranh đã lùi xa hơn 40 năm, mặc dù còn nhiều khó khăn nhưng trong những năm qua, việc triển khai thực hiện chính sách đối với thương binh, gia đình liệt sỹ, người có công và phong trào “Đền ơn đáp nghĩa”, “Uống nước nhớ nguồn” ở Sơn La luôn được các cấp, các ngành quan tâm, góp phần nâng cao đời sống người có công và gia đình chính sách.

CÁC ĐỐI TƯỢNG ĐƯỢC THỤ HƯỞNG CHÍNH SÁCH ĐẦY ĐỦ

Theo báo cáo của Sở Lao động Thương binh Xã hội tỉnh Sơn La, hiện toàn tỉnh có hơn 22.000 người có công, trong đó có hơn 3.800 người có công và thân nhân đang hưởng trợ cấp hàng tháng, bao gồm 7 người hoạt động cách mạng trước ngày 1/1/1945, 23 cán bộ tiền khởi nghĩa, 6 Bà mẹ Việt Nam Anh hùng, 2 Anh hùng Lực lượng vũ trang và Anh hùng Lao động thời kỳ kháng chiến; gần 1.600 thương binh và người hưởng chính sách như thương binh, 459 bệnh binh, 283 người tham gia hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học, 1 người có công giúp đỡ cách mạng, 30 người hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù đày; 1.389 thân nhân người có công, 4 người hưởng trợ cấp theo Quyết định số 53/2010/QĐ-TTg, 7 người hưởng trợ cấp theo Quyết định số 62/2011/QĐ-TTg, 40 người hưởng trợ cấp theo Quyết định số 142/2008/QĐ-TTg; trên 17.000 đối tượng đã hưởng chế độ trợ cấp một lần và hơn 2.000 người hưởng chế độ thờ cúng liệt sỹ.

Ngoài việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền, các cấp, các ngành của tỉnh còn triển khai thực hiện kịp thời, đầy đủ các chính sách, chế độ ưu đãi của Nhà nước đối với người có công phù hợp với điều kiện của địa phương. Hàng năm, tỉnh Sơn La đã chỉ đạo các địa phương, các tổ chức, cá nhân thực hiện tốt Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng và phong trào “Đền ơn đáp nghĩa”. Đồng thời, thường xuyên quan tâm đánh giá mức sống của gia đình chính sách để có chính sách hỗ trợ kịp thời; sửa chữa nâng cấp các hạng mục nghĩa trang liệt sỹ, đài tưởng niệm liệt sỹ, nhà bia ghi tên liệt sỹ tại các huyện, thành phố, các xã, phường, thị trấn; tổ chức tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sỹ vào nghĩa trang liệt sỹ; tổ chức tốt các hoạt động kỷ niệm ngày thương binh, liệt sỹ, thăm hỏi động viên vào các dịp lễ, tết...

Tại Sơn La, phong trào “Đền ơn đáp nghĩa” cũng đã được cấp ủy, chính quyền các cấp đặc biệt quan tâm và có sự phối hợp tốt của các cấp, các ngành, đoàn thể xã hội. Năm 2014, Quỹ Đền ơn đáp nghĩa toàn tỉnh đã huy động đóng góp được 2,7 tỷ đồng; 182/206 xã, phường, thị trấn được công nhận

Sơn La qua những trang báo, tạp chí Trung ương.- Số 09 năm 2016 17

làm tốt công tác thương binh, liệt sỹ. Năm 2016, nhân dịp Tết Nguyên đán, tỉnh đã tổ chức thăm hỏi, tặng quà người có công với hơn 14.000 suất quà cho 100% đối tượng với số tiền trên 4 tỷ đồng; đồng thời tặng sổ tiết kiệm tình nghĩa cho các đối tượng người có công gồm bà mẹ Việt Nam anh hùng, thương binh, bệnh binh, bố, mẹ, vợ liệt sỹ. Ngoài các hình thức phụng dưỡng, đỡ đầu, các cơ quan, đơn vị, tổ chức, đoàn thể, xã, phường, thị trấn còn tổ chức các hoạt động ủng hộ vật liệu, ngày công lao động để sửa chữa, làm mới nhà ở cho người có công. Tỉnh Sơn La hiện có 8 mẹ Việt Nam Anh hùng được các cơ quan, đơn vị trong tỉnh nhận phụng dưỡng đến hết đời...

Thực hiện Quyết định số 22/2013/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, Sơn La đã hỗ trợ cải thiện nhà ở đối với người có công với cách mạng cho 2.150 hộ với số tiền gần 86 tỷ đồng. Ngoài ra, thực hiện chính sách hỗ trợ về nhà ở đối với hộ người có công, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định phê duyệt Đề án hỗ trợ người có công với cách mạng về nhà ở với tổng số trên 9.500 nhà cần được hỗ trợ.

Tỉnh Sơn La còn quan tâm thực hiện các chính sách ưu đãi đối với người có công trong lĩnh vực đào tạo nghề, giải quyết việc làm, xuất khẩu lao động; tổ chức điều dưỡng sức khỏe, trang cấp dụng cụ chỉnh hình, phục hồi chức năng... Nhờ sự quan tâm về mọi mặt nên đời sống vật chất, tinh thần của các đối tượng chính sách và người có công với cách mạng trên địa bàn được cải thiện và nâng lên rõ nét. Đến nay, hơn 98% số hộ người có công đang hưởng trợ cấp hàng tháng có mức sống trung bình trở lên so với mức sống của người dân nơi cư trú.

THẮM MÃI NGHĨA TÌNH ĐỒNG ĐỘI

Thời gian qua, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Sơn La luôn thực hiện tốt chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về thực hiện chế độ chính sách đối với người có công, chăm lo đời sống cho gia đình chính sách, thương binh, gia đình liệt sỹ.

Đảng ủy, Thủ trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh đã tổ chức quán triệt, chỉ đạo cấp ủy, chỉ huy các cơ quan, đơn vị triển khai thực hiện đúng các chế độ, chính sách đối với người có công; chính sách quân đội và hậu phương quân đội, chính sách đối với thương binh, gia đình liệt sỹ. Cán bộ làm chính sách trong lực lượng vũ trang đã tham mưu tổ chức phong trào “Đền ơn đáp nghĩa” với nhiều hình thức thiết thực, có ý nghĩa sâu sắc. Từ năm 2013 đến tháng 6/2015, đã vận động cán bộ chiến sỹ toàn lực lượng đóng góp được trên 800 triệu đồng xây dựng Quỹ Đền ơn đáp nghĩa, tặng trên 5.000 suất quà cho đối tượng chính sách với số tiền trên 4 tỷ đồng; hỗ trợ xây dựng mới 7 nhà tình nghĩa. Phối hợp với các cấp, ngành, đơn vị, địa phương tổ chức tìm kiếm, cất bốc và đưa 4 hài cốt liệt sỹ về an táng tại các nghĩa trang địa phương...

Để tiếp tục làm tốt chính sách quân đội, hậu phương quân đội, đẩy mạnh phong trào “Đền ơn đáp nghĩa” trong lực lượng vũ trang, thời gian tới Đảng ủy, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh tiếp tục quan tâm chỉ đạo sát sao hơn nữa các hoạt động. Đảng ủy Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh sẽ tiếp tục chỉ đạo đối với cấp ủy, chỉ huy các cấp để làm sao đẩy mạnh được công tác tuyên truyền và tổ chức hoạt động đền ơn đáp nghĩa, góp phần chăm sóc đời sống vật chất, tinh thần cho người có công với cách mạng. Đặc biệt, dịp kỷ niệm Ngày thương binh, liệt sỹ hàng năm, Đảng ủy Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh đều tới thăm hỏi, tặng quà đối với người có công và thương binh, gia đình thân nhân liệt sỹ.

Bằng những việc làm thiết thực trong thực hiện chế độ chính sách đối với người có công, chăm lo đời sống cho gia đình chính sách, cán bộ, chiến sỹ lực lượng vũ trang Sơn La đã góp phần phát huy truyền thống “Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc, đồng thời đẩy mạnh phong trào “Đền ơn đáp nghĩa”, giáo dục truyền thống yêu nước cách mạng trong toàn lực lượng.

30. Xuân Nguyễn. SƠN LA: BẮT KHẨN CẤP NAM SINH LỚP 12 ĐÂM BẠN CÙNG TRƯỜNG TỬ VONG / Xuân Nguyễn // Đời sống và pháp luật.- Ngày 13/5/2016.- Số 58.- Tr.13.

Bị A. gọi ra ngoài hành lang đấm chảy máu mũi nhưng Thịnh vẫn không chống trả mà quay vào lớp học. Chưa thỏa mãn với cú đấm vào mặt, A. tiếp tục đuổi theo vào chỗ ngồi của Thịnh đấm đá vào người khiến Thịnh ngã vào gầm bàn. Lúc này, quá tức giận, Thịnh đã dùng dao đâm A. khiến nạn nhân tử vong sau đó.

DÙNG DAO ĐÂM CHẾT BẠN CÙNG TRƯỜNG

Thông tin từ Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La vừa ra lệnh bắt

Sơn La qua những trang báo, tạp chí Trung ương.- Số 09 năm 2016 18

khẩn cấp đối với Trịnh Danh Thịnh, sinh năm 1997, trú tại tiểu khu 84/85, thị trấn Nông trường Mộc Châu (học sinh lớp 12A5, Trường trung học phổ thông Thảo Nguyên) để điều tra về hành vi giết người.

Trước đó, vào khoảng 8h45’ ngày 10/5, tại Trường trung học phổ thông Thảo Nguyên, thị trấn Nông trường Mộc Châu, huyện Mộc Châu, khi đang nghỉ giải lao Hoàng Quang A., sinh năm 1999, trú tại tiểu khu Chè Đen, thị trấn Nông trường Mộc Châu (học sinh lớp 11A4) đến lớp 12A5 gọi Thịnh ra để nói chuyện.

Biết A. đến để đánh mình nhưng khi này không có đường chạy nên Thịnh đã đi ra để chịu trận. Khi Thịnh ra đến cửa lớp thì bất ngờ bị A. dùng tay đấm vào mặt khiến Thịnh chảy máu mũi. Lúc này, dù bị đấm nhưng Thịnh không chống trả mà tiếp tục đi vào lớp học. Thấy Thịnh đi vào lớp mà không đứng lại xin lỗi mình, A. tiếp tục đuổi theo đấm liên tiếp vào vùng đầu và mặt của Thịnh, khiến Thịnh bị ngã cúi đầu vào bàn học.

Quá tức giận, Thịnh đã lấy trong ngăn bàn một con dao nhọn (dạng dao gọt hoa quả) rồi đứng dậy đâm A. chảy máu. Gây án xong, Thịnh vứt dao, chạy ra ngoài sân trường lẩn trốn. Còn A. sau khi bị Thịnh đâm đã được lãnh đạo nhà trường cùng các bạn đưa đi cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa Thảo Nguyên, huyện Mộc Châu. Đến khoảng 15h20’ cùng ngày A. được chuyển xuống Bệnh viện Việt Đức - Hà Nội, trên đường đi nạn nhân đã tử vong.

Nhận được tin báo, Công an tỉnh Sơn La đã phối hợp với các cơ quan chức năng khám nghiệm, điều tra vụ việc, đồng thời bắt đối tượng Thịnh để điều tra, làm rõ nguyên nhân vụ án.

HUNG THỦ VÀ NẠN NHÂN ĐÃ CÓ MÂU THUẪN TỪ TRƯỚC

Trao đổi với phóng viên, ông Nguyễn Văn Lam - Phó hiệu trưởng Trường trung học phổ thông Thảo Nguyên cho biết: “Sau khi nhận được tin báo của các em học sinh, tôi đã có mặt tại hiện trường và nhanh chóng đưa em A. đi cấp cứu, đồng thời điện báo cho Công an Trạm 70, Công an huyện Mộc Châu xuống giải quyết. Hiện, phía nhà trường vẫn đang phối hợp để cơ quan công an tiếp tục điều tra, làm rõ nguyên nhân vụ án”.

“Tôi đã cùng với lãnh đạo nhà trường đến gia đình em A. chia buồn và có một phần kinh phí để ủng hộ gia đình. Đến bây giờ, tôi cũng không tin được em Thịnh lại liều như vậy. Bởi từ trước đến nay, học trong trường, giữa hai em chưa hề xảy ra va chạm. Hai em đều là học sinh ngoan của lớp, của trường...”, thầy Lam cho biết thêm.

Còn theo tìm hiểu của phóng viên, giữa Thịnh và em A. từng có mâu thuẫn với nhau từ trước. Theo một số em học sinh trong trường thì Thịnh và A. từng là bạn thân của nhau. Nhưng trước khi xảy ra vụ án, giữa Thịnh và A. từng xảy ra xô xát. Nguyên nhân là trong một lần đi học về A. đã xúc phạm Thịnh. Nhưng đã được mọi người can ngăn nên không có chuyện gì xảy ra.

Em Nguyễn Thị H., học cùng lớp với Thịnh phản ánh: “Em thường xuyên đi học về với Thịnh nên em biết giữa Thịnh và A. đánh nhau đã nhiều lần. Không biết hai bạn đó mâu thuẫn như thế nào? Thịnh không dám về sớm vì sợ ra cổng trường sẽ bị đánh. Đã nhiều hôm, Thịnh phải chờ đến cuối buổi khi không còn ai ở cổng trường mới dám ra về. Mà khi đi về bạn ấy đạp xe rất nhanh. Ai rủ đi đâu cũng không đi, học xong là về nhà”.

Ngoài thông tin Thịnh và A. do mâu thuẫn khi đi học về thì còn có một luồng thông tin khác cho rằng, giữa Thịnh và A. không chỉ va chạm vì câu nói mà trước đó, A. cho rằng Thịnh đánh bạn cùng lớp của mình nên đã chặn đường đánh và bắt Thịnh phải xin lỗi trước đám bạn của A.

Trao đổi với phóng viên, người thân của nạn nhân xót xa nói: “Khi được nhà trường thông báo là con bị đánh, tôi đã đến và cùng với nhà trường đưa cháu đi bệnh viện. Nhưng, bác sỹ bảo tình hình sức khỏe của A. có chiều hướng xấu nên đưa xuống Hà Nội, chuyển cháu đi chưa đến Hà Nội thì đã chết. Đến thời điểm bây giờ, gia đình chúng tôi chỉ biết lo ma chay cho cháu còn lỗi thì nhờ cơ quan công an”.

Trước đây, gia đình A. ở huyện Mỹ Đức, Hà Nội sau đó chuyển lên huyện Mộc Châu lập nghiệp, A. cũng được chuyển lên đây để học.

Một bạn cùng lớp với A. nói: “Em học cùng lớp với bạn A. nhưng bọn em ít chơi với A., vì bạn ấy rất nóng tính. Nhưng, bạn A. chăm chỉ học và có tinh thần bảo vệ các bạn. Mỗi lần có bạn nào xích mích với ai là A. lại đứng ra giảng hòa...”.

Sơn La qua những trang báo, tạp chí Trung ương.- Số 09 năm 2016 19

Thông tin từ Công an tỉnh Sơn La, sau khi Thịnh bị bắt, tại cơ quan công an, đối tượng đã cúi đầu khai nhận toàn bộ hành vi phạm tội. Hiện, Thịnh vẫn bị tạm giữ để tiếp tục điều tra.

Cũng xem: 31. PV. SƠN LA: MẤT MẠNG VÌ ĐÁNH NHAU / PV // An ninh thủ đô.- Ngày 13/5/2016.- Số 4693.- Tr.9.

32. Đinh Loan. TRAO ĐỔI KINH NGHIỆM VỀ CÔNG TÁC THI ĐUA VÀ KHEN THƯỞNG / Đinh Loan // Đại biểu nhân dân.- Ngày 14/5/2016.- Số 135.- Tr.2.

Ngày 13/5, tại Sơn La, Đoàn công tác của Đoàn khối thi đua các bộ, ngành tổng hợp do Ngân hàng Phát triển Việt Nam làm Trưởng khối đã tổ chức chương trình kiểm tra, giám sát, trao đổi kinh nghiệm về tổ chức phong trào thi đua và công tác khen thưởng năm 2016. Đoàn công tác đã làm việc tại Quỹ tín dụng nhân dân thị trấn Mộc Châu và Chi nhánh Ngân hàng Phát triển Việt Nam tại Sơn La. Trong cuộc làm việc, các đại biểu đều cho rằng, công tác thi đua khen thưởng là vấn đề cần thiết có vai trò quan trọng trong việc tạo dựng hình ảnh, sự tin tưởng của khách hàng, nâng cao khả năng cạnh tranh cho đơn vị...

Trao đổi về kết quả cũng như kinh nghiệm của mình, đại diện Quỹ tín dụng nhân dân thị trấn Mộc Châu cho biết, sau gần 20 năm thành lập, đến nay Quỹ tín dụng nhân dân thị trấn Mộc Châu đã tạo được lòng tin của bà con trong thị trấn và một số xã lân cận. Cụ thể có khoảng 4.000 hộ vay vốn tại quỹ. Quỹ cũng đưa ra những quy tắc hoạt động cho từng bộ phận như giao dịch thì luôn có thái độ thân thiện, nhiệt tình với khách hàng, để có thể đạt doanh thu cao nhất. Việc khen thưởng cũng thỏa đáng và kịp thời. Nhờ vậy, quỹ đã tạo được nền nếp, tác phong làm việc nghiêm túc, tạo được sự tin tưởng của khách hàng.

Thay mặt đoàn công tác, đại diện đơn vị chủ trì đánh giá cao những kết quả của các đơn vị, ghi nhận những cách làm hay và bày tỏ mong muốn các đơn vị có thể tham khảo trong triển khai thực hiện công tác thi đua khen thưởng tại đơn vị mình.

Cũng trong chương trình làm việc, đoàn công tác đã thăm hỏi và tặng quà xã Nậm Lạnh, huyện Sốp Cộp, Sơn La.

33. Lê Đồng. CHUYỆN VỤ ÁN: SU VI THÒ VÀ ẢO TƯỞNG NGÔNG CUỒNG / Lê Đồng, Đàm Linh // An ninh biên giới.- Ngày 15/5/2016.- Số 20.- Tr.16.

Bài 1: NHEN NHÓM THÀNH LẬP TỔ CHỨC PHẢN ĐỘNG CÓ VŨ TRANG Chỉ đến khi tên trùm phỉ Su Vi Thò chịu tra tay vào còng số 8, cùng tang vật 20 bánh

heroin, thì Ban Chuyên án 041Av mới thở phào nhẹ nhõm, vì đã triệt phá thành công đường dây mua bán, vận chuyển ma túy xuyên quốc gia với số lượng lớn. Đằng sau chiến công này là khoảng thời gian vất vả lần theo dấu vết của bọn tội phạm, đặc biệt là sự đấu trí căng thẳng với tên “cáo già” Su Vi Thò có nhiều mưu mô, quỷ kế.

GOM NHẶT ĐÁM ĐÀN EM

Mường Son là huyện biên giới vùng cao của tỉnh Hủa Phăn (Lào), tiếp giáp với tỉnh Sơn La và Thanh Hóa của Việt Nam. Đây là địa bàn giao thông đi lại khó khăn, kinh tế chậm phát triển, trình độ dân trí không đồng đều, là nơi hoạt động của phỉ Lào nhiều năm qua và hiện nay. Các thế lực thù địch, bọn phản động trong nước cấu kết với bọn phản động lưu vong ở nước ngoài đã chọn Mường Son là một trong những địa bàn để phát triển lực lượng, phục vụ cho mưu đồ thành lập “Vương quốc Mông”, do đối tượng Su Vi Thò (trú tại bản Huổi Mươi, huyện Mường Son, tỉnh Hủa Phăn) cầm đầu. Mặt khác, đây cũng là địa bàn có nhiều diễn biến phức tạp, nhất là các hoạt động mua bán, vận chuyển, tàng trữ trái phép chất ma túy; trồng cây thuốc phiện, mua bán vũ khí quân dụng và vũ khí tự chế trái phép... Những hoạt động trên đã ảnh hưởng không nhỏ đến an ninh trật tự khu vực biên giới hai tỉnh Thanh Hóa và Sơn La.

Sau vụ bạo loạn ngày 23/8/2003 của phỉ Lào không thành, thoát lưới trời pháp luật, Su Vi Thò đã ngấm ngầm tổ chức hoạt động chống phá cách mạng Lào và phát triển lực lượng phản động trên địa bàn huyện Mường Son. Mặt khác, Su Vi Thò còn nhận sự chỉ đạo trực tiếp từ bọn phản động Lào

Sơn La qua những trang báo, tạp chí Trung ương.- Số 09 năm 2016 20

lưu vong ở Thái Lan và Mỹ, để triển khai rốt ráo mở rộng hoạt động của tổ chức phản động. Sau khi huyện Mường Son được thành lập (tách ra từ huyện Viêng Thoong, tỉnh Hủa Phăn, ngày 14/4/2014), Su Vi Thò đã hoạt động tích cực hơn, y lên kế hoạch và tìm cách liên lạc, cấu kết, móc nối với các đối tượng đã tham gia hoạt động phỉ trước đây, ở địa bàn các tỉnh phía Bắc của Lào, mở rộng sang các tỉnh Sơn La và Điện Biên của Việt Nam, để tuyên truyền, vận động người Mông và các gia đình có người thân tham gia hoạt động phỉ di cư về huyện Mường Son sinh sống, nhằm xây dựng và củng cố lực lượng phản động lớn mạnh. Sau một thời gian củng cố, phát triển lực lượng, tổ chức phản động của Su Vi Thò đã lên tới 30 đối tượng. Có số lượng lớn, lại gồm nhiều thành phần bất hảo, tháng 6/2015, tổ chức phản động ngầm do Su Vi Thò cầm đầu đã phát triển lên đến 93 tên. Chúng đã xúc tiến thành lập 1 tiểu đoàn, trong đó có 3 đại đội và 2 trung đội trực thuộc và phong cho Su Vi Thò làm tiểu đoàn trưởng. Chúng chia các đại đội và trung đội nằm rải khắp các bản thuộc huyện Mường Son.

VŨ TRANG HÓA TỔ CHỨC PHẢN ĐỘNG

Để tổ chức phản động ngầm của chúng đủ sức mạnh, Su Vi Thò đã trang bị vũ khí và những phương tiện phục vụ cho hoạt động chống phá Nhà nước Lào. Cụ thể, ngày 7/7/2014, Nang May (một đối tượng đàn em của Su Vi Thò) đã chỉ đạo 2 đối tượng Chua Đua Hờ và So Hờ, trú tại bản Phu Hốc, huyện Viêng Xay, tỉnh Hủa Phăn (đây là hai đối tượng đã tham gia vụ bạo loạn ngày 23/8/2003), đến gặp Su Vi Thò, thông qua một đối tượng khác tên là Dơ Hờ, để nhận 2 khẩu súng và một số phương tiện liên lạc khác, phục vụ cho hoạt động phi pháp của chúng. Ngày 12/7/2014, Su Vi Thò còn tổ chức buổi gặp mặt các đối tượng chủ chốt và một số tên cộm cán để tuyên truyền bịa đặt trong đám đàn em rằng: “Năm 2015 tròn 30 năm lực lượng của chúng ta được thành lập ở huyện Mường Son. Nay lực lượng đã trưởng thành và đủ điều kiện để đứng lên đấu tranh và thành lập “Vương quốc Mông”.

Tháng 1/2015, Su Vi Thò liên lạc, móc nối với một số đối tượng ngụy quân, phỉ trước đây hoạt động dưới sự chỉ đạo của tướng phỉ Vàng Pao để tìm các kho vũ khí, đạn dược sau khi rút chạy đã chôn cất, nhằm phục vụ cho tổ chức của chúng. Tháng 5/2015, Su Vi Thò cùng một số đối tượng thân cận đã dùng máy dò kim loại và các công cụ hỗ trợ khác tìm kiếm và đào được một số vũ khí. Tính đến hết tháng 5/2015, Su Vi Thò đã tìm kiếm, đào được 4 khẩu súng và 20 hòm đạn cùng 27.000 viên đạn các-bin, 50 viên đạn M79, 14 hòm đạn AR15, 2 khẩu súng AK, 4 quả lựu đạn... Số vũ khí mà bọn chúng tìm kiếm được, một phần Su Vi Thò trang bị cho các đối tượng đang hoạt động tại huyện Mường Son, số còn lại bí mật chuyển về km25 tại tỉnh Viêng Chăn, giao cho người em của hắn là Dia Thò đang cư trú tại đây cất giữ. Với quân số đông và vũ khí đã có, tổ chức phản động của Su Vi Thò hoạt động ngày càng mạnh với quy mô lớn hơn. Cũng từ thời điểm này, Su Vi Thò nhận được sự chỉ đạo của bọn phản động lưu vong ở nước ngoài thường xuyên hơn và hoạt động ngày càng lan rộng sang các địa bàn khác.

Ngày 31/12/2015, Su Vi Thò nhận được điện thoại của các đối tượng cầm đầu đang lưu vong tại Mỹ, chỉ đạo hắn xâm nhập địa bàn huyện Sốp Cộp, Sông Mã, tỉnh Sơn La, để tuyên truyền, lôi kéo thanh niên người Mông sang Lào tham gia tổ chức của chúng. Tiếp đó, ngày 20/3/2016, nhận được sự chỉ đạo từ nước ngoài, Su Vi Thò đã chỉ đạo các “tay chân” của hắn thâm nhập vào địa bàn huyện Sốp Cộp, tỉnh Sơn La để móc nối với đối tượng Sùng A Vàng và Sùng A Nếnh, lôi kéo một số đối tượng tại đây sang tỉnh Hủa Phăn thực hiện các hoạt động phá hoại, gây tiếng vang trong dịp nước Lào tiến hành bầu cử đại biểu Quốc hội Khóa VIII, ngày 20/3/2016.

34. Đăng Anh. GIẢI “BÀI TOÁN” XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO DƯỚI CHÂN ĐÈO PHA ĐIN / Đăng Anh // An ninh biên giới.- Ngày 15/5/2016.- Số 20.- Tr.14.

Làm gì để cuộc sống của đồng bào các dân tộc dưới chân đèo Pha Đin, xã Phỏng Lái, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La có những thay đổi lớn, tiến kịp với sự phát triển chung của đất nước, luôn là điều trăn trở của nhiều thế hệ lãnh đạo địa phương. Sự nỗ lực không mệt mỏi của cấp ủy, chính quyền xã cộng với sự đồng tâm hiệp lực của người dân, đã mang lại gam màu mới cho mảnh đất Phỏng Lái.

ĐÒN BẨY XÓA ĐÓI, GIẢM NGHÈO

Trở lại xã miền núi Phỏng Lái lần này, chúng tôi tìm hiểu về mô hình thử nghiệm tổng hợp:

Sơn La qua những trang báo, tạp chí Trung ương.- Số 09 năm 2016 21

“Trồng cây sa nhân xen với cây cà phê” do ông Bùi Văn Thiệp, ở bản Kiến Xương khởi xướng. Đây là mô hình kết hợp giữa hai loại cây trồng, nếu thành công, sẽ tạo nên đòn bẩy xóa đói giảm nghèo, tiến đến làm giàu cho đồng bào các dân tộc ở Phỏng Lái. Theo ông Thiệp, việc phối hợp trồng xen canh hai loại cây vừa giúp nông dân tiết kiệm thời gian cũng như vốn đầu tư đạt hiệu quả cao hơn. Chẳng hạn, cùng trong một diện tích đất được trồng hai loại cây này, thu lợi kinh tế sẽ cao hơn khi chúng được trồng riêng lẻ vì vừa giảm được nhân công lao động lại tiết kiệm được thời gian chăm sóc cũng như nước tưới. Đấy là chưa kể việc trồng xen này còn có tác dụng chống xói mòn, giữ độ ẩm cho đất.

“Những năm qua, để phục vụ cho phát triển kinh tế trên địa bàn, các ban, ngành chức năng xã miền núi Phỏng Lái đã tập trung tuyên truyền, giúp cho đồng bào nhận thức rõ tầm quan trọng của việc lựa chọn cây, con theo hướng hàng hóa, đặc biệt là chủ động xây dựng, phát triển mô hình kinh tế xóa đói, giảm nghèo. Đây là bước chuyển biến ban đầu để người dân thay đổi nhận thức về canh tác, áp dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất và chăn nuôi để có thu nhập cao. Riêng với gia đình tôi, nhờ biết áp dụng kỹ thuật xen canh nên trên cùng một diện tích đất, có từ hai đến ba nguồn thu nhập, giúp kinh tế gia đình được cải thiện rõ rệt...” - Ông Thiệp chia sẻ với chúng tôi.

Vừa đổ thức ăn cho đàn gà thả vườn trên 50 con chuẩn bị “xuất chợ” trong tuần tới, ông Lò Văn Bên ở bản Nặm Giắt vừa tâm sự với chúng tôi, trước đây, gia đình ông chỉ biết trồng cây lúa nương, làm quần quật quanh năm cũng chẳng đủ lúa gạo để ăn. Cũng do xung quanh con đèo Pha Đin phần lớn là khe sâu, núi cao, có ít diện tích đất bằng nên thường xuyên gặp cảnh thiếu nước canh tác. Do vậy, đa số người dân Phỏng Lái sống dưới chân đèo Pha Đin bốn mùa “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời” nhưng con cái vẫn nheo nhóc, gia đình luôn túng thiếu. Bây giờ thì khác rồi, không dựa dẫm, trông chờ vào các chương trình hỗ trợ của Nhà nước nữa, nhiều hộ dân ở Phỏng Lái đã chủ động tìm kiếm, nắm bắt cơ hội đổi hướng làm ăn.

Nhờ chủ trương đúng của Nhà nước, dám nghĩ, dám làm của người dân nên giờ cái đói, cái nghèo ở đây đã được đẩy lùi. Riêng gia đình ông Bên hằng năm có thu nhập trung bình từ 150 - 200 triệu đồng từ mô hình gà thả vườn, nuôi bò thương phẩm và vườn sa nhân xen cà phê. Có thu nhập khá từ chăn nuôi, trồng trọt, gia đình ông Bên đã xây được nhà cửa khang trang, mua sắm các tiện nghi hiện đại phục vụ cuộc sống và nuôi con cái ăn học nên người. “Với giá đầu ra như hiện nay vào khoảng trên dưới 500 nghìn đồng/kg, có thể nói, sa nhân là loại cây cho thu nhập khá cao. Sắp tới, gia đình tôi sẽ trồng thêm cây mắc ca để tạo bóng mát cho vườn cà phê. Như vậy là trên cùng một diện tích đất, gia đình tôi có thể thu được 3 khoản hoa lợi khác nhau…” - Ông Bên cho chúng tôi biết thêm.

PHẢI BẮT ĐẦU TỪ NHẬN THỨC

Đó là đúc rút của lãnh đạo UBND xã Phỏng Lái sau một hành trình xóa đói, giảm nghèo đầy khó khăn, song đã đạt được những thành công đáng khích lệ. Trao đổi với chúng tôi, ông Lù Văn Dóm, Phó chủ tịch Hội Nông dân xã Phỏng Lái cho biết, là một xã thuần nông, Phỏng Lái có xuất phát điểm rất thấp. Cách đây dăm năm, người dân Phỏng Lái chủ yếu chỉ biết trồng lúa nương và chăn nuôi nhỏ lẻ. Do kinh nghiệm sản xuất của đa số người dân còn hạn chế nên tình trạng đói ăn, thiếu mặc còn phổ biến, tỷ lệ đói nghèo ở Phỏng Lái thường xuyên dao động ở mức 40 - 50%. Nguyên nhân là do công tác xóa đói giảm nghèo của xã gặp nhiều khó khăn, chưa có mô hình giảm nghèo hiệu quả để nhân rộng, người dân còn thiếu ý thức vươn lên thoát nghèo, khởi nghiệp làm giàu, đặc biệt, một bộ phận người nghèo còn chây lười lao động, trông chờ, ỷ lại vào các chính sách ưu đãi của Nhà nước. “Thực hiện Nghị quyết của Đảng ủy xã, cán bộ các ngành trong xã được giao nhiệm vụ vận động đồng bào các dân tộc trên địa bàn tích cực xóa đói, giảm nghèo. Sau bao nỗ lực vận động, đa số người dân trong xã đã nhận ra rằng, để thoát nghèo, phải bắt đầu từ ý thức vươn lên. Mấu chốt của sự thành công trong xóa đói, giảm nghèo ở Phỏng Lái là ở chỗ đó…” - Ông Dóm khẳng định.

Cũng theo ông Dóm, thành quả “nhìn thấy” của người dân Phỏng Lái hôm nay gồm 200ha chè, hơn 100ha cây cà phê và cây ăn quả, hơn 2.000 con trâu, bò và nhiều gia súc, gia cầm các loại đã giúp Phỏng Lái “đẩy” tỷ lệ hộ nghèo xuống chỉ còn hơn 20%. Có được kết quả này là do sự giúp sức

Sơn La qua những trang báo, tạp chí Trung ương.- Số 09 năm 2016 22

đắc lực của các ban, ngành trong xã, huyện, đặc biệt là Trung tâm Khuyến nông huyện Thuận Châu trong việc hướng dẫn, chuyển giao và vận động nhân dân ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất và chăn nuôi. Cụ thể như cử cán bộ đến tận các bản hướng dẫn đồng bào các dân tộc về cách chăm bón cây trồng, phòng, chống dịch bệnh cho gia súc, gia cầm, phương pháp chăm bón, đốn cành, ủ gốc, hỗ trợ phân bón cho cây chè, mắc ca và sa nhân… Thông qua các lớp tập huấn về kỹ thuật chăn nuôi bò sinh sản, thực hiện mô hình nuôi gà thả vườn, kỹ thuật trồng và cách phòng trừ sâu bệnh cho cây ngô, sắn; phòng, chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi cũng như triển khai các mô hình trồng cây sa nhân xen với cây cà phê, cây mắc ca, đã củng cố cho người dân sự tự tin vươn lên thoát khỏi cảnh đói nghèo, lạc hậu, phấn đấu cho con cái ăn học đàng hoàng.

“Trong thời gian tới, chúng tôi sẽ tăng cường phối hợp với Trung tâm Khuyến nông huyện tiếp tục tuyên truyền, vận động người dân nhân rộng, phát triển các mô hình sản xuất đã có hiệu quả trên thực tế, giúp bà con phát triển kinh tế bền vững. Chúng tôi luôn tâm niệm rằng, là một địa phương miền núi, đa số cư dân là người dân tộc thiểu số, việc tư vấn cách làm ăn, hình thành nên ý thức chủ động thoát nghèo có vai trò rất quan trọng, đó là cách để đồng bào vươn lên xây dựng cuộc sống no đủ…” - Phó chủ tịch Hội Nông dân xã Phỏng Lái chốt lại.

Sơn La qua những trang báo, tạp chí Trung ương.- Số 09 năm 2016 23