th ¯ vi Æn t Ènh s n la ÑieÅm baÙo 1. bìa...

25

Upload: others

Post on 24-Sep-2019

2 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

S¬n La qua nh÷ng trang b¸o, t¹p chÝ Trung ­¬ng

Phßng th«ng tin - th­ môc

n¨m 2017

Sơn La qua những trang báo, tạp chí Trung ương.- Số 23 năm 2017 1

01. H. Quyết. SƠN LA: THU HÚT NGƯỜI DÂN THAM GIA BẢO HIỂM Y TẾ HỘ GIA

ĐÌNH / H. Quyết // Đại đoàn kết.- Ngày 02/12/2017.- Số 336.- Tr.14.

Phó giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh Sơn La Nguyễn Thế Quân cho biết, hiện nay Sơn La

có hơn 54.000 người tham gia bảo hiểm y tế hộ gia đình, tập trung chủ yếu tại thành phố Sơn

La, huyện Mai Sơn và huyện Mộc Châu. Nhằm phát triển nhanh và bền vững số người tham gia

bảo hiểm y tế hộ gia đình, Bảo hiểm xã hội tỉnh Sơn La đã áp dụng nhiều giải pháp như tăng

cường vận động, tuyên truyền, phối hợp với các cơ quan truyền thông đăng tải trên các phương

tiện thông tin đại chúng; lồng ghép các nội dung tuyên truyền về chính sách bảo hiểm y tế trong

các chương trình hội nghị của UBND xã, phường, thị trấn; phát triển các đại lý thu, điểm thu.

Ngoài ra, Bảo hiểm xã hội tỉnh Sơn La phối hợp với ngành y tế nâng cao chất lượng phục vụ

người bệnh khi đi khám, chữa bệnh có bảo hiểm y tế, giảm các thủ tục trong thanh toán viện

phí, đảm bảo quyền lợi cao nhất cho người dân.

02. PV. SƠN LA: QUY CHẾ HOẠT ĐỘNG HỘI ĐỒNG THI ĐUA - KHEN THƯỞNG

NGÀNH GIÁO DỤC / PV // Giáo dục và thời đại.- Ngày 02/12/2017.- Số 288.- Tr.2.

Sở Giáo dục và Đào tạo Sơn La vừa ban hành quy chế hoạt động của Hội đồng Thi đua -

Khen thưởng ngành Giáo dục của tỉnh. Theo đó, Chủ tịch Hội đồng là Giám đốc Sở Giáo dục và

Đào tạo. Hoạt động của hội đồng theo nguyên tắc tập trung, dân chủ, biểu quyết theo đa số hoặc

bỏ phiếu kín. Kết quả xét khen thưởng của hội đồng phải tập hợp để báo cáo Chủ tịch Hội đồng

trong vòng 3 ngày làm việc sau khi họp. Hội đồng làm việc theo chế độ kiêm nhiệm.

03. Tuệ Linh. CHỌN THỎ, BỎ LỢN, NÔNG DÂN LÀM GIÀU CHÍNH ĐÁNG / Tuệ

Linh // Nông thôn ngày nay.- Ngày 04/12/2017.- Số 289.- Tr.8.

Chọn thỏ, bỏ lợn, gái Thái xóa nghèo, làm giàu chính đáng là cách người dân địa

phương nói về chị Tòng Thị Thơm. Chị Thơm ở bản Lả Lốm, xã Chiềng La, huyện Thuận

Châu (Sơn La) đang nuôi đàn thỏ hơn 800 con, giống thỏ New Zealand. Chị cho biết, gia

đình chuẩn bị xuất bán 200 con thỏ thịt thương phẩm, dự kiến lãi hơn 30 triệu trong lứa

đầu tiên. CŨNG ĐÀNH CHỌN THỎ, BỎ LỢN...

Lợn hơi xuống giá thê thảm, kéo dài khiến biết bao hộ chăn nuôi lợn bỏ chuồng, phá sản.

Trong đó, gia đình chị Thơm cũng không phải là ngoại lệ. Sớm nhận biết được tình hình xấu

của chăn nuôi lợn, chị Tòng Thị Thơm bàn bạc với chồng bán toàn bộ đàn lợn hơi đang có để

đầu tư vào giống vật nuôi mới đó là con thỏ New Zealand.

Chị Tòng Thị Thơm kể, tình cờ có thằng em cậu vừa tốt nghiệp đại học, có được thông

tin có doanh nghiệp ở Yên Bái hứa sẽ cung cấp giống, hướng dẫn kỹ thuật, chia sẻ phương

pháp, kinh nghiệm chăn nuôi và bao tiêu sản phẩm cho những ai có nhu cầu làm giàu chính

đáng từ nuôi thỏ New Zealand.

Nghe là vậy, nhưng vợ chồng chị Tòng Thị Thơm vẫn phải tìm hiểu thông tin qua nhiều

nguồn và rồi quyết định đầu tư chuồng trại để nuôi thỏ New Zealand. Với số vốn tích cóp được

từ nuôi lợn, chị Thơm quyết định nhập giống, nuôi thử 100 con thỏ nái cùng vài con thỏ đực. MẮN ĐẺ NHƯ THỎ

Sơn La qua những trang báo, tạp chí Trung ương.- Số 23 năm 2017 2

Vừa cho đàn thỏ ăn chị Thơm vừa cho hay: “Thỏ là loài động vật rất mắn đẻ. Một năm đẻ

8 lứa, trung bình 1 con thỏ nái đẻ từ 7 - 8 con, có những con to đẻ được 10 con. Cứ 45 ngày

thỏ lại đẻ một lần. Thỏ động dục lúc 4 - 5 tháng tuổi, phối giống lần đầu từ 5 - 6 tháng tuổi. Đối

với những thỏ nái đẻ 10 con/lứa phải tách thỏ con ra cho các nái khác nuôi cùng nhằm đảm bảo

thỏ được bú đầy đủ sữa từ thỏ mẹ”.

Theo anh Tòng Văn Doa (chồng chị Thơm), chỉ nên cho thỏ cái vào chuồng thỏ đực để

giao phối (nếu làm ngược lại thì thỏ đực sẽ không chịu phối hoặc phối nhưng kết quả rất thấp).

“Vì chuồng thỏ đực là địa bàn đã quá quen thuộc, quen hơi với nó nên khi thả con cái vào thì nó

không rụt rè “xấu hổ” mà phối luôn”.

“Thời kỳ phối giống cho thỏ cũng khá vất vả. Tay phải nhấc từng con một lên và cầm da

gáy để kiểm tra, con nào có cơ quan sinh dục đỏ hồng, sưng tấy là bắt đầu phối được” - Chị

Thơm cho biết.

Chị Tòng Thị Thơm cho hay, nuôi thỏ New Zealand cần đặc biệt chú ý đến nhiệt độ môi

trường xung quanh không được nóng quá 35 độ C và lạnh dưới 10 độ C. Nếu nóng quá phải

phun nước lên trần nhà, tắm, lắp quạt để làm mát cho thỏ; lạnh quá phải quây bạt, sưởi ấm, úm

thỏ con mới đẻ.

Chị Tòng Thị Thơm chia sẻ: Thức ăn cho thỏ chủ yếu là thức ăn xanh. Mỗi ngày cho thỏ

ăn 3 bữa. Bữa sáng, cho thỏ ăn cám nhập từ doanh nghiệp; bữa trưa cho ăn cây cỏ, lá chuối, lá

mít, cỏ voi…; bữa tối, cho thỏ ăn cám ngô, sắn… Ngoài ra, thỏ cũng phải được tiêm phòng đầy

đủ. Cứ 3 tháng người nuôi phải tiêm 1 lần thuốc chống ghẻ và nấm; 6 tháng 1 lần tiêm vacine

phòng bạch huyết. Nếu thỏ bị tiêu chảy thì lấy thuốc dùng cho người uống cho thỏ uống là khỏi.

Anh Tòng Văn Doa, chồng chị Thơm chia sẻ: Thịt thỏ New Zealand có giá trị dinh dưỡng

cao hơn so với thịt lợn, gà, bò, dê. Thịt thỏ mềm, trắng hồng, có vị ngọt và dễ chế biến thành

nhiều món ăn. “Hiện tại, với diện tích 350m2, gia đình mình đang nuôi 325 con thỏ cái sinh sản;

75 con thỏ đực phối giống; 200 con thỏ thương phẩm đang chuẩn bị xuất bán. Với giá bán thỏ

giống to (thỏ hậu bị) 120.000 đồng/kg; thỏ giống mới tách (4 - 6 lạng) 1 đôi là 200.000 đồng;

thỏ thịt thương phẩm (2,3kg trở lên) xuất cho công ty là 160.000 đồng/con. Dự kiến trong lứa

đầu tiên xuất bán, sau khi trừ chi phí 2 vợ chồng tôi sẽ lãi hơn 30 triệu đồng” - chị Thơm tự tin

cho hay.

Được biết, doanh nghiệp bao tiêu sản phẩm cho gia đình chị Thơm đã ký hợp đồng với

Tập đoàn Nippon Zoki (Nhật Bản) sử dụng thỏ làm nguyên liệu sản xuất vaccine, nên chị

Thơm rất yên tâm về đầu ra của thỏ nuôi...

04. Minh Hải. LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG TỈNH SƠN LA: HỖ TRỢ CHO GIA ĐÌNH ĐOÀN

VIÊN BỊ TAI NẠN / Minh Hải // Lao động.- Ngày 04/12/2017.- Số 284.- Tr.5.

Liên đoàn Lao động tỉnh Sơn La ngày 03/12 cho biết, đơn vị đã trao 30 triệu đồng từ

nguồn Quỹ Xã hội Liên đoàn Lao động tỉnh Sơn La cho gia đình anh Nguyễn Tiến Hồng là

đoàn viên Công đoàn cơ sở Trung tâm Hoạt động Thanh thiếu niên tỉnh Sơn La. Gia đình anh

Hồng hiện có hoàn cảnh hết sức khó khăn do sạt lở đá vào đầu tháng 7 khiến chị Trần Thị

Thơm là vợ anh bị đa chấn thương nặng; cháu Nguyễn Hồng Phúc (4 tuổi, con anh Hồng) bị đá

đè nát hai chân phải phẫu thuật cắt bỏ. Ngôi nhà của anh chị bị hư hỏng hoàn toàn phải di dời

tới nơi ở mới. Số tiền trên là món quà của Liên đoàn Lao động tỉnh Sơn La hỗ trợ làm nhà nhằm

chia sẻ phần nào khó khăn để gia đình sớm ổn định chỗ ở.

Sơn La qua những trang báo, tạp chí Trung ương.- Số 23 năm 2017 3

05. T. Vy. ĐOÀN THANH NIÊN TỔNG CỤC CHÍNH TRỊ THĂM HỎI, TẶNG QUÀ

ĐỒNG BÀO HÒA BÌNH VÀ SƠN LA / T. Vy // Công an nhân dân.- Ngày 05/12/2017.- Số

4514.- Tr.7.

Nhằm sẻ chia khó khăn, động viên, hỗ trợ đồng bào nghèo vùng cao và nhân dân một số

địa phương khắc phục hậu quả do mưa lũ vừa qua gây ra, Đoàn Thanh niên Tổng cục Chính trị

Công an nhân dân đã thành lập đoàn công tác phối hợp với công an một số địa phương trong

các ngày 02 và 03/12 đến thăm hỏi, tặng quà nhân dân tại hai tỉnh Hòa Bình và Sơn La…

Tiếp nối hành trình, ngày 03/12, đoàn công tác có mặt tại xã Lóng Sập, huyện Mộc Châu,

tỉnh Sơn La. Đây là địa bàn có 4 dân tộc Kinh - Thái - Mông - Khơ Mú sinh sống, điều kiện

kinh tế còn nhiều khó khăn. Người dân ở đây hầu hết là hộ nghèo và cận nghèo, chủ yếu sống

dựa vào nương rẫy, trình độ hiểu biết pháp luật hạn chế. Tại đây, đoàn đã phối hợp với tuổi trẻ

Công an tỉnh Sơn La và Công an huyện Mộc Châu tổ chức tuyên truyền pháp luật về phòng,

chống ma túy. Bên cạnh đó, đoàn đã trao tặng 27 suất quà, mỗi suất giá trị 1 triệu đồng tới 27

hộ gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn...

06. PV. LÃNH ĐẠO CÁC TỈNH, THÀNH PHỐ VỚI HỘI CỰU CHIẾN BINH / PV //

Cựu chiến binh Việt Nam.- Ngày 07/12/2017.- Số 1205 + 1206.- Tr.6-7.

ĐỒNG CHÍ HOÀNG VĂN CHẤT - BÍ THƯ TỈNH ỦY, CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN

TỈNH SƠN LA

Dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, sự chỉ đạo của Trung ương Hội

Cựu chiến binh Việt Nam, các cấp hội có nhiều cố gắng vươn lên, chủ động tham mưu cho cấp

ủy, chính quyền các cấp; phối hợp tốt với các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội, triển khai

nhiệm vụ đạt được kết quả quan trọng trên các lĩnh vực.

Tổ chức các hoạt động nghĩa tình đồng đội thiết thực; triển khai được nhiều cuộc vận

động, phong trào phù hợp với điều kiện, chủ trương của tỉnh: Cuộc vận động “Chung tay xóa

nhà dột nát cho hội viên nghèo”, đã xóa được 512 nhà dột nát, nhà tạm cho hội viên; tích cực

tham gia Chương trình xây dựng nông thôn mới, đóng góp gần 40.000 công lao động làm

đường giao thông nông thôn, đường điện, trạm xá, trường học; phối hợp để làm được 227 bếp

ăn cho các trường có học sinh bán trú; phát triển cây ăn quả trên đất dốc... Tín chấp với Ngân

hàng Chính sách xã hội tạo điều kiện cho trên 22.000 lượt hội viên vay trên 757 tỷ đồng phát

triển kinh tế gia đình. Trong 5 năm có hơn 1.200 lượt hội viên sản xuất kinh doanh giỏi các cấp,

trong đó có 41 lượt hội viên đạt tiêu chuẩn cấp Trung ương.

Trong nhiệm kỳ mới, hội cần làm tốt việc nắm bắt tâm tư, ý kiến trong hội viên và nhân

dân; tham mưu giải pháp tháo gỡ khó khăn, giải quyết các vấn đề bức xúc ở cơ sở; nâng cao

hiệu quả giám sát và phản biện của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội, nhất là

việc triển khai thực hiện cơ chế, chính sách trong thực tế...

07. PV. CÓ HAY KHÔNG TRONG KỲ ÁN VAY TIỀN KHÔNG TRẢ, LẠI ĐƯỢC TÒA

“BÊNH”? / PV // Gia đình và pháp luật.- Ngày 07/12/2017.- Số 98.- Tr.22.

Thương người không có vốn làm ăn, ông Hòa đã cho vay 600 triệu đồng và cầm 2

giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự. Hơn 4 năm

trôi qua, dù ông Hòa đã về với tổ tiên, nhưng con cháu vẫn chưa đòi được khoản nợ 400

Sơn La qua những trang báo, tạp chí Trung ương.- Số 23 năm 2017 4

triệu đồng. Đau xót hơn, người vay tiền lại khởi kiện ông Hòa ra tòa, khiến nhiều người có

lương tâm không khỏi xót xa. LÀM ƠN, MẮC OÁN

Ông Trần Xuân Hòa là chủ một cửa hàng dịch vụ cầm đồ tại thành phố Sơn La, tỉnh Sơn

La. Ngày 09/7/2012, ông Hòa cho vợ chồng bà Lò Thị Nhung và Lù Văn Minh vay 600 triệu

đồng. Thời hạn vay 5 tháng (09/7/2012 đến 09/12/2012), lãi suất theo thỏa thuận.

Để đảm bảo cho khoản vay 600 triệu, hai bên thỏa thuận phương thức thanh toán đảm

bảo thực hiện nghĩa vụ trả nợ thông qua 2 hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất được ký

kết cùng ngày. Theo đó, vợ chồng bà Nhung giao cho ông Hòa 2 Giấy chứng nhận quyền sử

dụng đất (sổ đỏ đứng tên mình). Cụ thể: Thửa đất tại Co Pục, xã Chiềng Ngần, thành phố Sơn

La đảm bảo nghĩa vụ trả nợ khoản vay 200 triệu đồng; thửa đất tại tiểu khu 2, xã Chiềng Cơi,

thành phố Sơn La đảm bảo nghĩa vụ trả khoản nợ vay 400 triệu đồng. Nếu bên vay trả nợ đúng

hạn, thì bên cho vay sẽ trả lại sổ đỏ. Mục đích của việc hai bên ký hợp đồng chuyển nhượng

quyền sử dụng đất nhằm đảm bảo thực hiện nghĩa vụ trả nợ của hợp đồng vay tài sản với số tiền

600 triệu đồng.

Điều này phù hợp với Khoản 2 Điều 322 Bộ luật Dân sự 2005: “Quyền sử dụng đất được

dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự theo quy định của Bộ luật này và pháp luật về đất

đai”. Hơn nữa, Luật Đất đai 2003 không cấm người sử dụng đất dùng sổ đỏ để bảo đảm thực

hiện nghĩa vụ dân sự.

Đến ngày 15/9/2012, bà Nhung, ông Minh trả cho ông Hòa 200 triệu đồng và lấy lại sổ

đỏ ở xã Chiềng Ngần. Còn lại khoản nợ 400 triệu đồng, sau hơn 4 năm bà Nhung, ông Minh

không trả nợ theo cam kết, mà quay sang khởi kiện ông Hòa, yêu cầu tòa tuyên hợp đồng

chuyển nhượng quyền sử dụng đất và hợp đồng vay tiền, cầm cố tài sản nói trên là vô hiệu... CÓ HAY KHÔNG TÒA XỬ THIẾU KHÁCH QUAN?

Trong các ngày 29/8/2017, 05/9/2017 và 22/9/2017, Tòa án nhân dân thành phố Sơn La

tiến hành xét xử sơ thẩm vụ án tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, hợp

đồng vay tài sản giữa nguyên đơn Lò Thị Nhung, Lù Văn Minh (đều cư trú tại phường Chiềng

Cơi, thành phố Sơn La) và bị đơn Trần Xuân Hòa (trú tại tổ 5, phường Quyết Thắng, thành phố

Sơn La, đã chết). Người đại diện theo ủy quyền của những người thừa kế quyền và nghĩa vụ của

bị đơn là anh Nguyễn Quang Thắng (trú tại tổ 4, phường Quyết Thắng, thành phố Sơn La).

Ban đầu, nguyên đơn chỉ khởi kiện yêu cầu tòa án tuyên bố vô hiệu hợp đồng chuyển

nhượng quyền sử dụng đất tại Chiềng Cơi do hai bên xác định là phương thức bảo đảm thực

hiện nghĩa vụ trả nợ vay đến hạn 400 triệu đồng.

Anh Nguyễn Quang Thắng nhớ lại: “Tại phiên hòa giải ngày 07/11/2016, tòa vẫn xác

định yêu cầu nói trên của nguyên đơn. Đến ngày xét xử sơ thẩm, Tòa án nhân dân thành phố

Sơn La “vẽ đường cho hươu chạy”, để nguyên đơn khởi kiện bổ sung yêu cầu tòa án tuyên bố

hợp đồng vay tài sản giữa ông bà Minh Nhung với ông Hòa vô hiệu. Phía bị đơn hoàn toàn

không hay biết gì về việc khởi kiện bổ sung này”.

Thực tế cho thấy, ông Trần Xuân Hòa không có hành vi cầm cố và nhận cầm cố quyền sử

dụng đất. Vì phía cho vay nhận thức rằng, sổ đỏ không thể là tài sản cầm cố, cho nên ông Hòa

đã thỏa thuận với bà Nhung, ông Minh phương thức đảm bảo thực hiện nghĩa vụ trả nợ vay

bằng hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất và cùng nhau thực hiện phương thức như đã

thỏa thuận.

Sơn La qua những trang báo, tạp chí Trung ương.- Số 23 năm 2017 5

Tại bản án sơ thẩm số 60/2017/TCDS-ST ngày 22/9/2017, Tòa án nhân dân thành phố

Sơn La đã thừa nhận: Các bên đương sự thống nhất thỏa thuận việc ký 2 hợp đồng chuyển

nhượng quyền sử dụng đất với mục đích nhằm đảm bảo nghĩa vụ trả nợ hợp đồng vay 600 triệu

đồng. Điều này phù hợp với Khoản 2 Điều 322 Bộ luật Dân sự 2005: “Quyền sử dụng đất được

dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự theo quy định của Bộ luật này và pháp luật về đất

đai”.

Thế nhưng, Tòa án nhân dân thành phố Sơn La lại cho rằng, bà Nhung, ông Minh cầm cố

quyền sử dụng đất cho ông Nguyễn Xuân Hòa là vi phạm quy định pháp luật (Điều 106 Luật

Đất đai 2003 quy định về các quyền của người sử dụng đất gồm: “Quyền chuyển đổi, chuyển

nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất; quyền thế chấp, bảo lãnh,

góp vốn bằng quyền sử dụng đất; quyền được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất”). Từ đó, tòa

tuyên xử hợp đồng vay tài sản giữa bà Nhung, ông Minh với ông Hòa vô hiệu.

Phía bị đơn đã phản ứng quyết liệt về cách đánh giá chứng cứ của tòa và cho rằng, tòa xử

thiếu công minh. Trong đơn kháng cáo gửi Tòa án nhân dân tỉnh Sơn La, ông Nguyễn Quang

Thắng (bị đơn) viết: “Từ ngày ông bà Minh Nhung vay tài sản (tiền) với ông Hòa, đến ngày

khởi kiện, các bên hoàn toàn không có giao dịch mua bán, chuyển nhượng quyền sử dụng đất.

Tòa án mượn phương thức do các đương sự thỏa thuận đảm bảo thực hiện nghĩa vụ trả nợ vay

để quy chụp thành hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất; viện cớ tuyên bố hợp đồng vô

hiệu do giả tạo (trong khi Tòa án sơ thẩm thừa nhận không có giao dịch mua bán, chuyển

nhượng quyền sử dụng đất giữa ông bà Minh Nhung và ông Hòa). Điều phi lý, không có giao

dịch chuyển nhượng quyền sử dụng đất, nhưng tòa lại tuyên hợp đồng chuyển nhượng quyền sử

dụng đất vô hiệu”.

Nghiêm trọng hơn, tòa tính lãi suất chẳng giống ai? Cụ thể, nghĩa vụ trả nợ vay quá hạn

chỉ có 5 năm 2 tháng, nhưng tòa lại buộc ông bà Minh Nhung phải trả lãi xuất cho ông Hòa 6

năm 2 tháng. “Thế nhưng, phía nguyên đơn vẫn không có kháng cáo, bởi vì đã được tòa “chống

lưng” đòi lại tài sản hợp pháp của người chết thông qua hợp đồng vay tài sản, quyền về tài sản

chính của ông bà Minh Nhung tự nguyện cam kết đảm bảo thực hiện nghĩa vụ trả nợ đến hạn”.

Phía bị đơn bức xúc.

Dư luận cho rằng, nếu ông bà Minh Nhung trả nợ đúng hạn, thì ông Hòa chắc chắn đã trả

lại sổ đỏ và hai bên cùng nhau hủy bỏ phương thức đảm bảo thực hiện nghĩa vụ trả nợ vay như

thửa đất tại Chiềng Ngần. Đáng lưu ý hơn, tại Bản án sơ thẩm số 60 của Tòa án nhân dân thành

phố Sơn La còn thể hiện nội dung: “...Nhiều lần ông Hòa yêu cầu bà Nhung, ông Minh trả nốt

số tiền còn nợ là 400 triệu đồng và tiền lãi, nhưng bà Nhung và ông Minh không trả. Bà Nhung

và ông Minh nói quyền sở hữu tài sản cầm cố đã thuộc về ông Hòa theo thỏa thuận rồi, yêu cầu

ông Hòa không đòi tiền nữa. Đầu năm 2016, ông Hòa có ý định sang tên chính chủ đối với diện

tích đất tại phường Chiềng Cơi, thành phố Sơn La, ông Hòa yêu cầu bà Nhung và ông Minh

hoàn thiện một số thủ tục giấy tờ, bà Nhung và ông Minh không thực hiện và yêu cầu ông Hòa

phải trả thêm số tiền 200 triệu đồng thì mới giúp, ông Hòa không đồng ý (Trang 3 - 4).

Trong đơn kháng cáo gửi lên Tòa án nhân dân tỉnh Sơn La, ông Nguyễn Quang Thắng đề

nghị Tòa án tỉnh tuyên xử hủy toàn bộ bản án sơ thẩm dân sự số 60/2017/TCDS-ST ngày

22/9/2017 của Tòa án nhân dân thành phố Sơn La; không chấp nhận yêu cầu khởi kiện của

nguyên đơn vì lý do: Không có giao dịch chuyển nhượng quyền sử dụng đất giữa ông Lù Văn

Sơn La qua những trang báo, tạp chí Trung ương.- Số 23 năm 2017 6

Minh, bà Lò Thị Nhung với ông Trần Xuân Hòa; hợp đồng vay tài sản (vay tiền) giữa ông

Minh, bà Nhung với ông Hòa lập ngày 09/7/2012 đảm bảo điều kiện có hiệu lực của giao dịch

dân sự quy định tại Điều 122 Bộ luật Dân sự 2005.

3 ngày sau khi tòa tuyên án; phía bị đơn đã nộp đơn kháng cáo toàn bộ bản án lên Tòa án nhân dân thành phố Sơn La. Tiếp đến ngày thứ 12, bị đơn đến tòa xin cấp bản án sơ thẩm và tiếp tục làm đơn kháng cáo lần thứ 2. Anh Nguyễn Quang Thắng đã nhận được thông báo nộp án phí phúc thẩm. Song vì anh phải đi Hà Nội để khám bệnh theo lịch hẹn của bác sỹ, khi quay về Sơn La, giữa đường gặp mưa bão, tắc đường Quốc lộ 6 từ ngày 11/10 đến 16/10/2017. Đợt thiên tai này đăng tải nhiều trên báo chí, cả nước đều biết. Vậy mà, khi về đến Sơn La vào ngày 16/10/2017, anh Thắng làm đơn nói rõ lý do việc quá hạn nộp án phí phúc thẩm, nhưng không được Tòa án nhân dân tỉnh Sơn La chấp nhận.

Được biết, bị đơn Nguyễn Quang Thắng đang làm đơn gửi các cơ quan bảo vệ pháp luật, đề nghị các cơ quan này vào cuộc, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho công dân.

08. V. Khánh. SƠN LA: BÍ ĐƯỢC GIÁ NÔNG DÂN VỪA MỪNG, VỪA TIẾC / V. Khánh // Lao động xã hội.- Ngày 07/12/2017.- Số 147.- Tr.13.

Cách đây 4 tháng, nông dân xã Chiềng Sung, huyện Mai Sơn (Sơn La) trồng bí (vụ 1) lao đao với cảnh bí rớt giá thê thảm thì đến vụ 2, bí lại được giá cao gấp nhiều lần, dao động từ 6.000 - 7.000 đồng/kg nhưng người dân không có nhiều bí để bán.

Còn nhớ chỉ cách đây khoảng 4 tháng, hàng trăm hộ nông dân trồng bí ở Chiềng Sung lâm vào cảnh dở khóc, dở cười vì bí rớt giá thê thảm, vụ 1 giá chỉ từ 1.000 - 1.700 đồng/kg, lại khan hiếm người thu mua khiến hàng chục tấn bí bị bỏ thối nát trên nương vì người dân không muốn thu hoạch. Vì lo bí tiếp tục mất giá, nhiều hộ nông dân không dám mạo hiểm nên sang vụ 2 đã giảm bớt diện tích trồng hoặc chuyển sang thâm canh các cây trồng khác như: Đậu, đỗ, lạc... Vì thế đến thời điểm này, giá bí trên địa bàn lại tăng cao. Khi thấy bí được giá, bà con lại tiếc đứt ruột. Tuy vậy, những người dân trồng bí vẫn đau đáu nỗi lo vì giá cả bấp bênh, lên xuống thất thường.

09. Bích Luyện. QUYẾT LIỆT TRIỂN KHAI NGHỊ QUYẾT TẠI SƠN LA NHỮNG NGÀY CUỐI NĂM / Bích Luyện // Bảo hiểm xã hội.- Tháng 12/2017.- Số 335.- Kỳ 1.- Tr.17-18.

Chúng tôi đến Bảo hiểm xã hội tỉnh Sơn La trong chiều muộn mưa rét đầu đông, dù hết giờ hành chính nhưng tất cả các phòng ban nghiệp vụ vẫn sáng đèn, không khí làm việc hối hả, hăng say xua tan cái lạnh căm khi gió mùa tràn về phố núi. Chia sẻ với đoàn công tác ngay tại phòng làm việc cuối giờ chiều, Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh Nguyễn Hữu Thành cho biết để đảm bảo tiến độ công việc năm 2017 và triển khai kịp thời những nội dung cấp bách do Bảo hiểm xã hội Việt Nam chỉ đạo, các phòng chuyên môn từ bảo hiểm xã hội các huyện, thị xã, thành phố đến Bảo hiểm xã hội tỉnh đều làm thêm ngoài giờ không quản thời gian.

Tinh thần làm việc khẩn trương, quyết liệt từ lãnh đạo Bảo hiểm xã hội tỉnh đến các bộ phận cơ sở thể hiện rõ rệt qua những công việc đơn vị đang triển khai. Đồng chí Nguyễn Hữu Thành vừa kết thúc khóa bồi dưỡng kỹ năng truyền thông đầu tiên dành cho công chức do Bảo hiểm xã hội Việt Nam tổ chức, với sự nhạy bén, năng động đã chỉ đạo tổ chức hội nghị toàn tỉnh quán triệt triển khai thực hiện Nghị quyết số 96/NĐ-BCS của Ban Cán sự Đảng Bảo hiểm xã hội Việt Nam về đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác truyền thông bảo hiểm xã hội,

Sơn La qua những trang báo, tạp chí Trung ương.- Số 23 năm 2017 7

bảo hiểm y tế trong tình hình mới. Giám đốc Nguyễn Hữu Thành chia sẻ, khóa bồi dưỡng kỹ năng truyền thông cho công chức với đối tượng là lãnh đạo các đơn vị trong toàn hệ thống, song hành với đó là khóa đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ viên chức phụ trách công tác truyền thông tại bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố ngay sau khi Nghị quyết số 96/NQ-BCS được ban hành càng thể hiện rõ quyết tâm chính trị rất lớn của Ban Cán sự Đảng Bảo hiểm xã hội Việt Nam trong việc đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác truyền thông bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế từ Trung ương đến cơ sở.

Mục đích để toàn thể cán bộ đảng viên, công chức, viên chức cùng với lãnh đạo cấp ủy, lãnh đạo bảo hiểm xã hội huyện, thị xã, thành phố nắm bắt, nhận thức sâu sắc tinh thần, chủ trương của Nghị quyết 96, Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh đã mời Tiến sỹ Dương Văn Thắng, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng ban Tuyên giáo Đảng ủy cơ quan Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Tổng Biên tập Tạp chí Bảo hiểm xã hội về làm báo cáo viên truyền đạt nghị quyết.

Ngày 25/11, mặc dù là ngày nghỉ và trong cái giá rét đầu đông nhưng tại hội trường quán triệt nghị quyết, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động tỉnh Sơn La đã có mặt đông đủ, sẵn sàng tâm thế đón nghe, học tập. Có lẽ chính sự nghiêm túc, chỉn chu ấy đã truyền thêm “lửa” cho báo cáo viên. Trong gần 04 giờ đồng hồ liên tục, Tiến sỹ Dương Văn Thắng đã giới thiệu về ý nghĩa, tầm quan trọng cũng như những nội dung cơ bản của Nghị quyết số 96/NQ-BCS. Tiến sỹ Dương Văn Thắng nhấn mạnh quan điểm chỉ đạo của Ban Cán sự Đảng, đánh giá đúng tầm quan trọng của công tác truyền thông trong tình hình công nghệ thông tin bùng nổ, sự phát triển mạnh mẽ của truyền thông đa phương tiện, mạng xã hội; Nghị quyết 96 là một sự đột phá khi lần đầu tiên vai trò của truyền thông được đề cập đầy đủ, toàn diện trong một văn kiện quan trọng của ngành.

Với kinh nghiệm thực tiễn phụ trách truyền thông của Bảo hiểm xã hội tỉnh, đồng chí Thiều Quang Ngãi, Phó giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh Sơn La hiểu rõ hơn ai hết tầm quan trọng Nghị quyết 96 có tác động mạnh mẽ tới cán bộ toàn ngành. Bày tỏ với phóng viên bên lề hội nghị, Phó giám đốc Thiều Quang Ngãi cho rằng Nghị quyết 96 như một kim chỉ nam định hướng tư tưởng, hành động cho mỗi cán bộ công chức, viên chức và người lao động đang thực hiện công tác bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế trong việc truyền tải thông điệp chính sách đi sâu vào đời sống. Tiếp đó, Kế hoạch số 135 của Ban Cán sự hướng dẫn triển khai Nghị quyết 96 cụ thể, đầy đủ cho thấy tinh thần thực hiện nghị quyết rất triệt để, toàn diện giúp mỗi đơn vị, mỗi cá nhân nhận thấy rõ vai trò của mình trong việc góp phần quan trọng vào thực hiện thành công nghị quyết này.

“Thiết thực và đầy đủ, nghị quyết là cơ sở, là cẩm nang quan trọng để cán bộ trong ngành

thực hiện tốt hơn công tác truyền thông đến từng hộ gia đình, từng bà con trong mỗi thôn bản”.

Đó là bày tỏ của đồng chí Quàng Văn Diên giám đốc Bảo hiểm xã hội huyện Sốp Cộp sau khi

được phổ biến và học tập Nghị quyết 96. Dù cách trung tâm tỉnh hơn 130km nhưng đoàn cán bộ

của Bảo hiểm xã hội huyện Sốp Cộp có mặt đông đủ và nghiêm túc lắng nghe để lĩnh hội cao

nhất tư tưởng và tinh thần nghị quyết để có kế hoạch triển khai cụ thể, phù hợp tại địa phương.

Bế mạc hội nghị, đồng chí Nguyễn Hữu Thành, Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Bảo hiểm xã

hội tỉnh Sơn La trân trọng cảm ơn Tiến sỹ Dương Văn Thắng đã bằng tâm huyết truyền đạt súc

tích, truyền cảm nội dung nghị quyết, giúp các cán bộ, công chức, viên chức, người lao động

của đơn vị hiểu sâu sắc hơn tinh thần của Nghị quyết số 96. Đồng thời với phương pháp làm

việc khẩn trương, kịp thời để nội dung văn kiện nhanh chóng đi vào đời sống, đồng chí giám

đốc đã chỉ đạo toàn thể cán bộ, công chức, viên chức, người lao động Bảo hiểm xã hội tỉnh

Sơn La qua những trang báo, tạp chí Trung ương.- Số 23 năm 2017 8

nghiêm túc tiếp thu, lĩnh hội nội dung cốt lõi của nghị quyết. Đồng chí giám đốc cũng cho biết,

Bảo hiểm xã hội tỉnh đã ban hành Kế hoạch 1785/HK-BHXH về việc tổ chức triển khai thực

hiện Nghị quyết số 96 đến từng phòng ban chuyên môn của các đơn vị trực thuộc. Bám sát với

nội dung nghị quyết, Bảo hiểm xã hội Sơn La đã thành lập các tổ tư vấn 24/24 tại các huyện, thị

để trực tiếp hỗ trợ người dân tra cứu, giải đáp thắc mắc về cơ sở khám chữa bệnh, cấp đổi thẻ

bảo hiểm y tế và các vấn đề có liên quan. Song song với đó triển khai ngay kế hoạch chuyển thư

ngỏ của Thứ trưởng, Tổng giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam về Tờ khai điều chỉnh thông tin

bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đến tận tay từng hộ gia đình trên địa bàn tỉnh.

Sơn La là cửa ngõ miền Tây Bắc với diện tích lớn thứ 3 cả nước, địa hình đồi núi, đại đa số là đồng bào dân tộc thiểu số, nên công tác truyền thông tiếp cận nhân dân còn nhiều khó khăn. Đặc biệt là với những người làm công tác an sinh xã hội thì việc lan tỏa sâu rộng thông điệp từ những chính sách, ưu đãi về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế của Nhà nước đến với đồng bào, để họ hiểu, thực hiện và có trách nhiệm với chính sách là việc không đơn giản và cần cả một quá trình. Song với tinh thần làm việc quyết liệt, nghiêm túc, nhạy bén và kịp thời từ ban lãnh đạo Bảo hiểm xã hội tỉnh đến các phòng, ban, đơn vị trực thuộc sẽ là nhân tố quan trọng góp phần vào việc thực hiện thắng lợi những nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm Nghị quyết số 96/NQ-BCS đề ra.

10. Ngọc Mai. MẤT ĂN MẤT NGỦ VÌ NẠN TRỘM BÍ ĐỎ Ở VÙNG CAO / Ngọc Mai // Nông thôn ngày nay.- Ngày 08/12/2017.- Số 293.- Tr.6.

Nông dân trồng bí ở xã Chiềng Sung, huyện Mai Sơn (Sơn La) không được tận hưởng niềm vui được mùa, mà đang ngày đêm nơm nớp lo sợ kẻ gian khoắng sạch vườn bí.

Chính vì giá bí đỏ tăng cao gấp 3 lần so với trước nên trên địa bàn xã Chiềng Sung đã xuất hiện nạn trộm cắp bí, khiến hàng trăm hộ nông dân trồng bí ăn không ngon, ngủ không yên vì lo mất trộm. Nhiều hộ gia đình đã phải dựng lán trại, túp lều trên nương để trông bí. Tình trạng này đã kéo dài gần một tháng nay.

Theo lời các nông dân trồng bí, vụ bí đỏ trước, hàng trăm nông dân rơi vào cảnh dở khóc, dở cười vì rớt giá thê thảm, giá rẻ đến mức chỉ 1.000 - 1.700 đồng/kg. Ngược lại vụ bí này (vụ hai trong năm 2017), bí lại được giá cao gấp nhiều lần so với vụ trước, hiện giá đao dộng ở mức giá 6.000 - 7.000 đồng/kg, có thời điểm lên cao 12.000 đồng/kg. Những hộ nông dân tiếp tục mạo hiểm trồng bí lại trúng quả lớn, có những hộ thu lãi hàng chục triệu đồng. Không những thế, cánh thương lái đến thu mua liên tục, có thời điểm bí chưa chín, thương lái vẫn đòi mua.

Nhưng niềm vui vừa đến thì nỗi lo cũng bủa vây người trồng bí khi vụ này xuất hiện nạn trộm cắp. Vì giá bí cao, lợi nhuận lớn, các đối tượng xấu sẵn sàng vào nương bí để trộm đem bán.

Theo bà Vân - một người dân ở Chiềng Sung, bí được giá cao nên chỉ cần một bao bí thôi là đã có trăm nghìn đồng trong túi, chính vì vậy đã sinh ra nhiều kẻ hám lợi, trộm cắp. Vừa rồi nương bí hơn 1ha của gia đình bà Vân đã mất trộm hơn nửa tấn. “Với giá 6.000 đồng/kg như hiện nay, cũng thiệt hại tương đối lớn” - bà Vân cho hay.

Còn bà Cà Thị Lả (bản Búc) cho biết: Không hiểu sao từ ngày bí lên giá lại sinh ra chuyện trộm cắp nhiều thế này. Vợ chồng tôi trồng được hơn 5.000m2 đất bí, vì lo mất trộm hai vợ chồng thay phiên nhau lên nương trông. Vụ này ước tính bí cũng phải được gần 4 tấn, với giá bán hiện tại cũng thu được vài chục triệu đồng nếu như không có mất mát gì.

Sơn La qua những trang báo, tạp chí Trung ương.- Số 23 năm 2017 9

Cùng chung nỗi lo với bà Vân và bà Lả, hàng trăm nông dân trồng bí ở Chiềng Sung đã mất ăn, mất ngủ với nạn trộm cắp vì bí được giá.

Anh Lường Văn Tuyển - Phó trưởng Công an xã Chiềng Sung, cho biết: “Tình trạng trộm cắp bí của bà con nông dân là có thật. Các đối tượng xấu chủ yếu lang thang ở các bản lân cận sang nên rất khó phát hiện, vì ham lợi nên đã sinh ra lòng trộm cắp”.

Theo anh Tuyển, trước tình hình trên, lực lượng công an xã đã tích cực tăng cường kiểm tra, kiểm soát, nắm bắt địa bàn, cảnh giác với tình hình trộm vặt xảy ra. Đồng thời, tuyên truyền, vận động nông dân trồng bí nâng cao cảnh giác, chú ý trông coi nương bí của mình, tránh bị mất trộm.

Cũng xem: 11. Hiếu Anh. SƠN LA: NGƯỜI DÂN DỰNG LÁN NGOÀI RUỘNG CANH TRỘM BÍ / Hiếu Anh // Dân tộc và phát triển.- Ngày 08/12/2017.- Số 99.- Tr.5.

12. Hiếu Quỳnh. LÀM RÕ NGUYÊN NHÂN VỤ XE CỨU THƯƠNG TỰ ĐÂM VÀO TƯỜNG PHÒNG VỆ LÀM 2 NGƯỜI BỊ THƯƠNG / Hiếu Quỳnh // Công an nhân dân.- Ngày 10/12/2017.- Số 4519.- Tr.5.

Ngày 08/12, trao đổi với phóng viên báo Công an nhân dân, Công an huyện Vân Hồ, Sơn La cho biết bước đầu đã điều tra nguyên nhân, xác định vụ tai nạn giao thông liên quan đến xe cứu thương đâm vào tường phòng vệ làm 2 người bị thương.

Trước đó, gia đình bệnh nhân Dương Văn Tính, sinh năm 1958, mắc bệnh hiểm nghèo đã

thuê xe Hyundai biển kiểm soát 30A-96007 do anh Lê Văn Trung, sinh năm 1974, trú tại quận

Đống Đa, Hà Nội chở bệnh nhân cùng 1 bác sỹ và 6 người thân trong gia đình anh Tính từ Hà

Nội về Sơn La. Vào 7h25 ngày 08/12, tại Km168+500 thuộc bản Hua Tạt, xã Vân Hồ, huyện

Vân Hồ, Sơn La, xe cứu thương đã đâm vào tường phòng vệ cứng bên phải theo chiều đi. Hậu

quả làm anh Lê Văn Trung lái xe bị gẫy tay trái; anh Dương Văn Bính, chú của anh Tính bị

chấn thương sọ não. Sau khi nhận được tin báo, lực lượng chức năng phối hợp cùng người nhà

đưa 2 người bị nạn vào Bệnh viện Đa khoa huyện Mộc Châu cấp cứu; tổ chức phân luồng giao

thông tránh ùn tắc.

Công an huyện Vân Hồ với sự tham gia của Viện Kiểm sát nhân dân huyện đã khẩn

trương có mặt tại hiện trường, tổ chức khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm phương tiện và

tạm giữ phương tiện để điều tra, xác minh làm rõ vụ việc. Kết quả điều tra ban đầu xác định

nguyên nhân sơ bộ vụ tai nạn giao thông do anh Trung điều khiển xe trên đường vòng cua bên

phải, tầm nhìn hạn chế do lúc đó thời tiết có mưa nhỏ, đường trơn trượt, sương mù dày đặc đã

không làm chủ tốc độ và tay lái làm phần đầu xe bên trái đâm vào đầu tường phòng vệ cứng bên

phải theo chiều đi gây ra vụ tai nạn giao thông nêu trên. Cơ quan công an cũng xác nhận thông

tin ban đầu, bệnh nhân Nguyễn Văn Tính đã tử vong do K phổi chứ không phải do vụ tai nạn

giao thông gây nên. Hiện vụ việc đang được tiếp tục điều tra, làm rõ.

13. Trà Thượng. SƠN LA: PHỐI HỢP PHÒNG, CHỐNG TỘI PHẠM / Trà Thượng //

Nông thôn ngày nay.- Ngày 11/12/2017.- Số 295.- Tr.8.

Hội Nông dân tỉnh Sơn La vừa phối hợp với Công an tỉnh tổ chức hội nghị trực tuyến

quán triệt, triển khai kế hoạch phối hợp giữa hai ngành trong phòng, chống tội phạm và đảm

bảo an ninh trật tự giai đoạn 2017 - 2021. Các đại biểu dự hội nghị đã được quán triệt các nội

Sơn La qua những trang báo, tạp chí Trung ương.- Số 23 năm 2017 10

dung cơ bản của Chương trình phối hợp số 45-CTPH/HND-BCA giữa Hội Nông dân Việt Nam

và Bộ Công an về thực hiện công tác phòng, chống tội phạm giai đoạn 2017 - 2021 và Kế hoạch

phối hợp số 447/KH-CAT-HND giữa Công an tỉnh và Hội Nông dân tỉnh trong công tác phòng,

chống tội phạm, đảm bảo an ninh trật tự giai đoạn 2017 - 2021.

14. Văn Chiến. CAM PHÙ YÊN ĐƯỢC CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN ĐĂNG KÝ NHÃN

HIỆU / Văn Chiến // Nông thôn ngày nay.- Ngày 11/12/2017.- Số 295.- Tr.9.

Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học công nghệ) vừa cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu

cam Phù Yên cho huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La.

Theo ông Phan Bá Dương - Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện

Phù Yên, những năm qua, huyện Phù Yên tích cực vận động người dân chuyển đổi diện tích

trồng cây ngắn ngày năng suất, hiệu quả thấp sang trồng cây ăn quả. Chỉ tính riêng năm 2017,

toàn huyện Phù Yên đã trồng mới hơn 785ha cây ăn quả, trong đó hơn 200ha nhãn, hơn 460ha

xoài, gần 22ha cam Vinh...

Hiện toàn huyện Phù Yên có hơn 300ha cây có múi, trong đó hơn 160ha đã cho thu

hoạch. Cam được xác định là một trong những mũi nhọn phát triển kinh tế của địa phương. Đất

đai, khí hậu ở Phù Yên hoàn toàn phù hợp cho trồng cam. Cam Phù Yên có đặc điểm quả to,

đều, mỏng vỏ và đặc biệt là rất ngọt.

Cam được trồng tập trung ở các xã: Mường Thải, Mường Cơi, Tân Lang với 2 loại giống

là cam Vinh và cam đường. Mấy năm gần đây, người trồng cam ở Phù Yên luôn bán được giá

cao, dao động từ 25.000 - 30.000 đồng/kg. Cam Phù Yên được cấp nhãn hiệu chứng nhận sẽ mở

hướng ổn định đầu ra, động viên, khích lệ người trồng cam yên tâm đầu tư thâm canh nâng cao

năng suất, chất lượng sản phẩm cam, đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng.

Có được sản phẩm chất lượng, người trồng cam địa phương sẽ nâng cao thu nhập và tập

trung hơn nữa vào công việc, vừa để giữ gìn thương hiệu, vừa cung cấp đến người tiêu dùng sản

phẩm tốt nhất.

15. Tuệ Linh. HỌC HỎI TỪ INTERNET, NUÔI GÀ MÍA LAI THÀNH CÔNG / Tuệ

Linh // Nông thôn ngày nay.- Ngày 11/12/2017.- Số 295.- Tr.10-11.

Nhờ cho lứa gà mía lai ăn giun quế trộn với cám ngô, cám gạo, rau xanh nên chất lượng

thịt gà của anh Tòng Văn Doa (bản Lả Lốm, xã Chiềng La, huyện Thuận Châu, Sơn La) được

nhiều người tranh mua. Lứa gà đầu tiên xuất bán sau 5 tháng nuôi, anh Tòng Văn Doa đã lãi

ròng gần trăm triệu đồng. Anh Tòng Văn Doa tâm sự: “Trước đây, nhà cũng nuôi lợn, trồng ngô. Nhưng cả năm

nay, lợn, ngô thi nhau rớt giá khiến người nông dân như chúng tôi không trụ được với nghề.

Qua vài lần lên mạng Internet tìm tòi, tôi biết đến gà mía lai từ Trung tâm Nghiên cứu giống gia

cầm Thụy Phương ở Hà Nội. Qua tìm hiểu, gà mía lai có chất lượng thịt ngon, giá cả ổn định

nên tôi và em rể xuống Hà Nội lấy 800 con giống về nuôi. Tôi cũng tìm hiểu và biết, giun quế

vừa là nguồn thức ăn giàu dinh dưỡng, vừa tăng sức đề kháng cho gà. Em rể tôi sau khi học đại

học cũng về nuôi hơn 100m2 giun quế. Vì thế, tôi tận dụng nguồn thức ăn có sẵn được gia đình

tự trồng như ngô, lúa, rau, cỏ cộng với nguồn thức ăn giàu dinh dưỡng từ giun quế do em rể

cung cấp. Để đàn gà sinh trưởng nhanh, 2 anh em tôi đầu tư máy ép cám viên để trộn thức ăn

cho đàn gà...”.

Sơn La qua những trang báo, tạp chí Trung ương.- Số 23 năm 2017 11

Anh Tòng Văn Doa cho biết, những viên cám được ép ra từ giun quế trộn với bột ngô, gạo và các loại rau xanh, cỏ...

Theo anh Doa, bí quyết để gà mía lai nhanh lớn, khỏe mạnh một phần nằm ở cách trộn thức ăn cho gà. Theo đó, anh Doa cứ cho 50kg cám ngô, 4kg cám gạo, 5kg rau (cỏ voi, cỏ xả, cỏ ghine, lá chuối, bèo...), 4kg đỗ tương đem trộn với 3kg giun quế (giun tinh) rồi cho vào máy ép thành cám viên. Mỗi ngày, cho gà ăn 2 bữa. Nhờ được cung cấp nguồn thức ăn giàu dinh dưỡng, sau 5 tháng gà mía lai đã đạt trọng lượng từ 2 - 2,5kg.

Với giá bán 90.000 - 100.000 đồng/kg, lứa đầu tiên xuất bán, anh Tòng Văn Doa lãi vài chục triệu đồng. “Cách tự làm thức ăn, tận dụng thức ăn tại chỗ nuôi gà thì cũng giảm đáng kể được chi phí, giảm chi phí đồng nghĩa với đồng lãi cũng tăng thêm hơn so với việc mua thức ăn công nghiệp...” - anh Doa chia sẻ.

Anh Doa cho hay, tất cả mọi thứ từ khâu chọn giống, chăm sóc, kỹ thuật làm chuồng trại... anh đều học hỏi trên mạng Internet. Để đàn gà sinh trưởng và phát triển tốt, anh Doa thường xuyên chú ý đến khâu chọn giống tốt, đúng chuẩn gà mía lai, chuồng trại vệ sinh sạch sẽ, có vườn rộng để gà chạy nhảy. Đặc biệt, phải tuân thủ nghiêm quy trình tiêm, phòng bệnh bằng vaccine.

Hiện nay, anh Tòng Văn Doa đang nuôi lứa gà thứ 2 với hơn 600 con trên diện tích 2.000m2. Dự kiến 1 - 2 tháng nữa anh sẽ xuất bán lứa thứ 2. “Thương lái đến tận nhà tôi thu mua sản phẩm. Khách hàng chủ yếu là các nhà hàng ở thành phố Sơn La và một số huyện lân cận. Gà mía nuôi giun quế được nhiều khách hàng đánh giá thịt thơm, có vị ngọt, đậm, dai - anh Doa cho hay.

16. Dương Đình Tường. “CUỘC CHIẾN” TRÊN CAO NGUYÊN SƠN LA / Dương Đình Tường // Nông nghiệp Việt Nam.- Ngày 12/12/2017.- Số 247.- Tr.1, 19. - Ngày 13/12/2017.- Số 248.- Tr.19.

BÀI 1: CHƠI TRÒ “BỊT MẮT BẮT DÊ” TRÊN LƯNG NÔNG DÂN

Sơn La là nơi thuận lợi nhất của Tây Bắc để phát triển nông nghiệp với hàng trăm

ngàn ha đất màu mỡ, với các tiểu vùng khí hậu hết sức đa dạng nhưng đã từ lâu trở thành

một chiến trường không tiếng súng trên lĩnh vực buôn bán vật tư phân bón… THAO TÚNG THỊ TRƯỜNG

Chị Nguyễn Thị The - chủ đại lý vật tư nông nghiệp ở thị trấn Mộc Châu, tỉnh Sơn La, đã

từ lâu quen với các loại phân bón uy tín như Lâm Thao, Phú Mỹ, Đầu Trâu… Tận dụng thời

điểm này, khi trong kho của chị đang trống rỗng chưa tích hàng, một hãng phân bón công nghệ

“cuốc xẻng” đã tranh thủ gửi vài tấn hàng nhờ bán thử. Giá bán loại phân này khá rẻ, chiết khấu

lớn, lại còn cho gửi trong kho, bán được mới thu tiền.

Tuy nhiên vừa nhập hàng chị The vừa lo sợ lỡ sản phẩm có bề gì thì mình là người nắm ở

đằng lưỡi dao còn nông dân nắm đằng chuôi sẽ không trả tiền mua hàng hoặc bắt đền mùa vụ

hỏng. Một cán bộ nông nghiệp đi cùng bảo với tôi rằng: “Chỉ những ai có tâm mới đưa các loại

phân bón uy tín vào các dự án hỗ trợ cho đồng bào vùng cao bởi lẽ kết quả tốt thì dân hưởng lợi

nhưng tỷ lệ trích lại rất ít, không thể sánh với sự “lại quả” của các dòng phân bón hàng lôm côm

được”.

Mua phân bón theo kiểu “tiền tươi thóc thật” thì nông dân còn có cơ hội lựa chọn nhưng

nếu mua nợ, mua chịu từ các chủ đầu tư thì họ hoàn toàn trở nên bị động, dễ biến thành con rối

để người khác điều khiển. Chủ đầu tư là một khái niệm khá đặc thù ở tỉnh Sơn La. Họ là những

Sơn La qua những trang báo, tạp chí Trung ương.- Số 23 năm 2017 12

người có tiền, có phương tiện, có đội ngũ chân rết đủ mạnh để đầu tư vào các bản làng cho nông

dân từ cái kim, sợi chỉ, vật tư, phân bón đến cả tiền mặt tất nhiên với giá cao, lãi lớn lúc đầu vụ

còn đến cuối vụ thì thu mua lại nông sản của những con nợ, thường là với giá thấp. Họ thường

cấu kết với nhau để phân vùng lãnh thổ, mỗi chủ đầu tư quản lý một vài bản làng.

Nếu gặp rủi ro trong sản xuất thì nông dân có thể mất trâu bò, mất đất đai, mất nhà cửa vào tay các chủ đầu tư không đứng đắn mà báo Nông nghiệp Việt Nam từng phản ánh chi tiết trong loạt phóng sự “Những hạt ngô máu” năm 2016. Chính bởi vì mua kiểu nợ tiền này mà người nông dân không có quyền chọn lựa, chủ đầu tư đưa cho cái gì phải chấp nhận cái đấy. Một chủ đại lý phân bón kiêm chủ đầu tư vào các bản người Mông, người Thái đã nói thẳng với tôi rằng: “Các công ty phân bón không thể bán hàng trực tiếp đến từng người nông dân được, không thể vào tận bản mà đòi nợ được nên vẫn phải phụ thuộc vào các đại lý hoặc các chủ đầu tư như chúng tôi. Mặt hàng nào trích phần trăm ít, không có nhiều ưu đãi cho các đại lý cấp 1, cấp 2, cấp 3 thì dù tốt mấy cũng bị hờ hững ngay, khó mà đến được tay nông dân”.

ĐI BUÔN MÀ KHÔNG CẦN VỐN

Trong những năm gần đây trên thị trường Sơn La xuất hiện rất nhiều các sản phẩm phân

bón ăn theo các thương hiệu nổi tiếng. Ông Phạm Đức Thành - Phó Phòng Kinh doanh Công ty

Cổ phần Supe phốt phát và hóa chất Lâm Thao cho hay có nhiều loại phân mẫu mã, bao bì rất

giống với các sản phẩm của đơn vị mình. Về luật thì chúng không sai nhưng bởi vì mẫu mã quá

giống với hàng của các công ty có tên tuổi nên thường gây ra những sự ngộ nhận, nhầm lẫn cho

bà con nông dân khi mua.

Ví dụ như phân bón NPK-S 5.10.3-8 Thiên Nông của Công ty Cổ phần Thiên Nông tỉnh Thanh Hóa, phân bón NPK-S 5.10.3-8 Sao Nông của Công ty Cổ phần Sản xuất và Thương mại Cường Phát tỉnh Thanh Hóa, phân bón tổng hợp Sơn Trang chuyên dùng bón thúc 12.5.10+TE của Công ty Cổ phần Phân bón Sơn Trang tỉnh Hải Dương… Chúng thường chỉ khác biệt nhỏ về logo và địa chỉ nhà sản xuất. Đặc biệt có phân bón Sao Nông logo là 5 nhành lá cọ xanh gần giống logo 3 nhành cọ xanh rất nổi tiếng của Công ty Cổ phần Supe phốt phát và hóa chất Lâm Thao, phân bón Lâm Thao có chữ M1 thì phân bón Sao Nông có chữ N1.

Nhiều loại phân bón mới xuất hiện do chưa tạo dựng được uy tín, chất lượng nên phải tìm

đến những cửa ngách để len lỏi vào các huyện vùng sâu, vùng xa của tỉnh Sơn La mà cánh đại

lý, chủ đầu tư vẫn quen miệng định danh là “phân cỏ”. Chúng được các công ty chở đến gửi tại

các đại lý, cửa hàng và cho thẳng luôn 100.000 - 200.000đ/tấn gọi là tiền lưu kho. Vậy là chỉ

cần gật đầu chấp nhận cho gửi 10 tấn trong kho là đã có ngay 1 - 2 triệu đồng. Khi nào bán

được sẽ đến thu tiền và chiết khấu tiếp với mức rất cao từ 600.000đ - 800.000đ/tấn. Không còn

gì có thể chiều khách hàng hơn được nữa. Và từ đây hình thành nên một khái niệm mới, đi buôn

mà không cần vốn.

Đại lý Vũ Thị Dung ở thị trấn Mộc Châu cho tôi hay mình mới nhập 10 tấn “phân cỏ”.

Với giá nhập vào 3.200đ/kg, bán ra 3.600 - 3.700đ/kg chị có thể hưởng chênh lệch ngay

400.000 - 500.000đ/tấn. Mỗi vụ có hàng chục loại “phân cỏ” xin đến để được ký gửi như vậy

nhưng chị Dung không hề vui khi phải bán chúng. Thông thường phải qua 2 vụ mới phát hiện

được một loại phân có tốt hay không vì 1 vụ thì dinh dưỡng của phân bón cũ vẫn tồn tại trong

đất và dinh dưỡng của đất vẫn còn, khó có thể biết. Theo tiết lộ của chị bà con dân tộc thường

mua hàng hóa theo cảm tính nên chuyện mẫu mã rất quan trọng.

Cũng là những mẫu hàng mới xuất hiện trên thị trường huyện Mộc Châu nhưng phân bón

Quế Lâm dù có màu sắc đẹp, chất lượng khá nhưng vẫn không thể bán chạy bằng phân bón

Sơn La qua những trang báo, tạp chí Trung ương.- Số 23 năm 2017 13

Nam Điền bởi người nông dân trông nó không quen thuộc, không giống như hàng của Lâm

Thao. Cũng tương tự như thế, nhiều bà con khi thấy các loại phân bón của Công ty Sơn Trang

cả mẫu cũ lẫn mẫu mới giống 80 - 90% mẫu hàng của Lâm Thao đã hỏi: “Lâm Thao mới đấy

à?”. Được thể, những đại lý, chủ đầu tư không trung thực liền tư vấn, đại loại: “Chúng cũng

tương đương hàng Lâm Thao đấy, bà con cứ dùng thử vụ này xem sao”. “Chúng có khác gì

Lâm Thao đâu mà, mẫu mã tương tự thì chất lượng cũng giống thế thôi”. Bán một vài tấn “phân cỏ” hoa hồng ở mức 400.000 - 500.000đ/tấn còn nếu bán được

trên 100 tấn thì chiết khấu lại còn tăng vọt. Trước sức hấp dẫn rất khó cưỡng lại của lợi nhuận nên các đại lý, chủ đầu tư lái vấn đề với nông dân còn dẻo hơn cả các đội đua xe. Họ đã định hướng, dẫn dắt bà con mua những loại “phân cỏ” bằng cách xếp các loại phân này ở ngoài hoặc để lẫn lộn với các loại phân bón uy tín khác làm cho bà con nông dân nhầm tưởng. Nếu bà con hỏi mua phân NPK bón lót, bón thúc chung chung thì họ cho người khiêng ngay bao phân lên xe. Nếu ai còn cẩn thận hỏi đó là phân bón gì thì họ mới trả lời quấy quá rằng “Đây là phân bón Lâm Thao loại mới ra đời”.

BÀI 2: CHỈ MONG ĐỢI VÀO LƯƠNG TÂM CÁC ĐẠI LÝ! “BÁN LẠC KÈM BIA”

Buôn bán vật tư nông nghiệp nếu xét ở khía cạnh nào đó cũng như buôn bán thuốc tây, các đại lý đóng vai trò quan trọng hệt như các dược sỹ. Ai có lương tâm thì giới thiệu hàng chuẩn, hàng tốt, liều lượng sử dụng một cách khoa học, còn ai chỉ chạy theo kinh tế thì giới thiệu hàng kém để hưởng tỷ lệ chiết khấu cao. Có một thực tế rằng, bởi buôn bán đã lâu năm thậm chí là cha truyền con nối nên hầu hết các đại lý, chủ đầu tư nông nghiệp ở tỉnh Sơn La hơn ai hết đều hiểu rõ sự khác biệt giữa chất lượng của sản phẩm uy tín và “phân cỏ”. Tuy nhiên vì hoàn cảnh đưa đẩy mà họ chấp nhận phải bán “phân cỏ” kèm phân uy tín kiểu như bán lạc kèm bia.

Kho của đại lý Phiến Phường ở Chiềng Sinh, thành phố Sơn La, rộng mênh mông với sức chứa trên 5.000 tấn. Nếu thoạt nhìn thì tưởng trong đó đang chất đầy phân bón Lâm Thao vì hình dáng rất giống nhưng không phải bởi Lâm Thao thật thì có biểu tượng 3 nhành lá cọ còn ở đây là 5 nhành lá cọ. Đó chính là sản phẩm của Công ty Sao Nông. Người của đại lý cho biết dù mới chỉ phân phối được khoảng 1 năm nhưng đã tiêu thụ được hơn 1.000 tấn hàng, vượt quá sự mong đợi những người đem sản phẩm lên đây tiếp thị ban đầu.

Những hàng có thương hiệu, nông dân đã quen dùng, đã thuộc giá làu làu nên khó mà bán đắt nên chỉ có những hàng mới, hàng ngách có thể nói giá tùy ý. Giá bán loại bón thúc của những hàng thương hiệu nhỏ tương đương với bán phân lót của Lâm Thao còn bán loại bón lót chỉ khoảng trên 3.000 đồng/kg. Bởi vậy đại lý lãi được 500 - 700 đồng/kg thậm chí lúc giao thời có thể kiếm được xấp xỉ 1.000 đồng/kg nên tuy tiếng là bán thêm mà lại thành ra thu nhập chính. Bán 1 xe 50 tấn thu được 30 - 40 triệu đồng lãi là chuyện bình thường, gấp 5 - 7 lần lợi nhuận so với bán 1 xe của hàng có thương hiệu.

Đại lý Hoàn Khơi ở xã Lóng Phiêng, huyện Yên Châu, bắt đầu bán phân bón hóa học cách đây đã 20 năm, từ hồi mà dân bản Mông chỉ biết đốt nương, làm rẫy trồng trọt mà chưa hề biết bón phân. Gắn bó với Lâm Thao từ thủa còn hàn vi ấy nhưng đã từ vài ba vụ nay đại lý này bắt đầu bán các loại “phân cỏ” chỉ vì tỷ lệ lợi nhuận của chúng cao hơn nhiều: “Để khuyến khích việc bán trở lại các mặt hàng chất lượng nhà sản xuất cần phải phân vùng, giao địa bàn cho các đại lý để tránh hiện tượng chồng lấn, cạnh tranh phá giá lẫn nhau, bảo đảm được quyền lợi của nhau”. Đại lý này thẳng thắn đề nghị cách gỡ rối.

Sơn La qua những trang báo, tạp chí Trung ương.- Số 23 năm 2017 14

Nước chảy chỗ trũng, hàng kém chất lượng thường được tuồn về vùng sâu, vùng xa, dân trí thấp nơi mà đồng bào không hề biết đến công nghệ sản xuất phân bón của các công ty “cuốc xẻng”. Ông Phạm Đức Thành - Phó Phòng Kinh doanh Công ty Cổ phần Supe phốt phát và hóa chất Lâm Thao cho hay, tiếng cùng là bón thúc nhưng hàm lượng bên trong của “phân cỏ” lại còn thấp hơn cả bón lót của các nhà máy lớn. Không chỉ khác về chất lượng mà “phân cỏ” còn khác với phân bón của các công ty có uy tín là thường không có công đoạn sấy. Như phân bón NPK Lâm Thao vì có sấy nên độ ẩm chỉ còn khoảng 4% trong khi đó “phân cỏ” bởi không sấy nên độ ẩm bên trong lên tới 10 - 20%, tương đương 100kg có 10 - 20kg nước. Bởi thế mà nông dân mua phân chẳng khác gì mua thêm cả một lượng lớn nước ở bên trong mà không hề được biết.

GÂY NGỘ NHẬN GIỮA CÔNG THỨC VÀ TÊN GỌI

Nếu như trước đây các loại phân trung vi lượng (bản chất là đá vôi và cát) hoành hành khắp nơi được một thời gian thì lui vào thoái trào vì bà con đã nhận thức, rút kinh nghiệm từ những mất mát trên ruộng đồng. Giờ lại có phong trào mới đó là các công ty nhỏ sản xuất phân bón thúc có hàm lượng đạm cao nhưng lân và kali rất thấp, bán với giá thấp bằng phân bón lót. Khi bà con mua về bón cho cây trồng, cây vẫn xanh tốt vì thành phần đạm cao, nhưng sau đó hạt sẽ bị lép hoặc ít quả vì không có lân và kali.

Đáng lẽ những con số in đằng sau chữ NPK chính là công thức hóa học của chúng thì các

nhà sản xuất này lại lập lờ khi chỉ coi đó đơn giản chỉ là một… cái tên. Xin phải nói thẳng là

việc này không sai luật nhưng lại dễ gây nhầm lẫn cho người nông dân khi họ nghĩ đó chính là

hàm lượng các chất dinh dưỡng bên trong. Chỉ xin lấy một ví dụ điển hình là của loại “phân cỏ”

Mg-NPK CP 16 16 8 có thành phần dinh dưỡng là đạm nguyên chất 9%, lân nguyên chất 0,6%,

kali nguyên chất 0,4%, tổng dinh dưỡng NPK là 10%. Trong khi đó phân bón thúc NPK-S

12.5.10-14 Lâm Thao có đạm nguyên chất 12%, lân nguyên chất 5%, kali nguyên chất 10%

tổng dinh dưỡng NPK 27%. Với giá bán của phân bón thúc Lâm Thao là 6.200 đồng/kg còn

“phân cỏ” có tổng dinh dưỡng NPK 10% là 4.000 đồng/kg, ngẫm ra không rẻ tí nào.

Để giúp cho bà con nông dân của tỉnh Sơn La phân biệt phân nhái, phân kém chất lượng

trong những năm qua, Công ty Cổ phần Supe phốt phát và hóa chất Lâm Thao đã có nhiều giải

pháp như tổ chức các hội nghị tuyên truyền, hướng dẫn, mặt khác tiến hành thay đổi vỏ bao

phân bón thúc NPK-S 12.5.10-14 từ vỏ bao PP tráng màng PE sang vỏ bao OPP. Đáng buồn là

khi công ty mới thay đổi vỏ bao chưa được bao lâu thì trên thị trường đã xuất hiện loại phân có

mẫu mã bao bì gần y hệt là phân bón thúc NPK 12.5.10+TE.

“Phân cỏ” xuất hiện bán chộp giật 1 - 2 vụ rồi rút sang vùng khác thì ai là người bảo vệ

nông dân? Một điều nguy hại là các loại “phân cỏ” này thường được phối trộn một cách thủ

công. Để có giá bán thấp tối đa hóa lợi nhuận họ hay dùng nguyên liệu đạm chủ yếu là Amon

Clorua (NH4Cl) để sản xuất. Xin được nói qua về Amon Clorua - loại phân có chứa đạm

nguyên chất 24% được nhập khẩu từ Trung Quốc với giá rất rẻ. NPK được sản xuất từ nguyên

liệu này khi bón cho các loại cây trồng nước như lúa thì tạm thời chưa thấy hậu quả vì môi

trường nước có thể hòa tan chúng dần dần nhưng với cây trồng cạn như ngô, cây ăn quả, cây

công nghiệp rất dễ bị xót rễ. Một số vùng trồng ngô, chè ở một số tỉnh miền núi khi bón loại

NPK được sản xuất từ Amon Clorua đã xảy ra hiện tượng cây bị chết, nông dân bắt đền nhà sản

xuất.

Phương pháp canh tác phản khoa học, sử dụng phân bón kém chất lượng cũng là một

trong những nguyên nhân gây ra hiện tượng bạc màu, bóc hết dinh dưỡng trong đất. Theo khảo

Sơn La qua những trang báo, tạp chí Trung ương.- Số 23 năm 2017 15

sát của Trung tâm Điều tra, Đánh giá Tài nguyên đất, Tổng cục Quản lý đất đai khi điều tra trên

địa bàn tỉnh Sơn La năm 2016 có 1.173.422ha đất bị thoái hóa, chiếm 92% tổng diện tích điều

tra. Trong đó, khoảng 60% bị thoái hóa nặng tập trung tại các huyện Sông Mã, Sốp Cộp, Mai

Sơn, Yên Châu, Thuận Châu, Bắc Yên, 20% bị thoái hóa trung bình tập trung nhiều tại huyện

Phù Yên, Mường La, Mộc Châu, hơn 10% bị thoái hóa nhẹ. Thực trạng đó đã gióng lên hồi

chuông đáng cảnh báo.

17. PV. SƠN LA: CHỦ ĐỘNG PHÁT HIỆN HỌC SINH CÓ DẤU HIỆU BỊ BẠO LỰC, XÂM HẠI / PV // Giáo dục và thời đại.- Ngày 12/12/2017.- Số 296.- Tr.2.

Sở Giáo dục và Đào tạo Sơn La yêu cầu các phòng giáo dục và đào tạo, đơn vị trực thuộc sở, trung tâm giáo dục ngoại ngữ - giáo dục thường xuyên tăng cường công tác phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em. Trong đó yêu cầu chủ động phát hiện các trường hợp học sinh có dấu hiệu bị bạo lực, xâm hại; thông báo, cung cấp thông tin và phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền để thực hiện việc xử lý, điều tra, bảo vệ trẻ em. Tổ chức kiểm tra, thanh tra việc chấp hành quy định của pháp luật tại các trường mầm non, nhà trẻ, nhóm trẻ để phòng ngừa, ngăn chặn, điều tra xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm pháp luật về trẻ em.

18. Thanh Ngân. BƯỚC TIẾN XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI Ở SƠN LA / Thanh Ngân // Nông nghiệp Việt Nam.- Ngày 13/12/2017.- Số 248.- Tr.17.

Bắt tay vào xây dựng nông thôn mới với nhiều khó khăn, thách thức song dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, UBND tỉnh, sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị, đặc biệt là sự đồng thuận của đồng bào các dân tộc, Sơn La đã đạt được nhiều bước tiến quan trọng trên cả 3 lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn và nông dân.

PHÁT HUY TỐI ĐA VAI TRÒ NGƯỜI DÂN

Sơn La là tỉnh miền núi với hơn 80% số xã nông thôn. Đời sống nhân dân trong tỉnh chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp. Trình độ dân trí thấp, tập quán canh tác lạc hậu, tỷ lệ hộ nghèo cao, giao thông đi lại khó khăn... là những rào cản lớn trong thực hiện Chương trình Mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn.

Để chương trình xây dựng nông thôn mới đạt kết quả cao, ngay từ khi bắt tay vào thực hiện, tỉnh Sơn La đã xác định đây là nhiệm vụ chính trị trọng tâm, lâu dài của Đảng bộ và chính quyền tỉnh. Vì là công việc mới, đầy bỡ ngỡ và khó khăn lại liên quan đến sự phát triển chung của địa phương, nên tỉnh Sơn La đã huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc.

Ông Hà Quyết Nghị, Giám đốc Sở Nông nghiệp - Phát triển nông thôn cho biết: “Trên cơ

sở xác định xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ trọng tâm, tỉnh đã dốc sức thực hiện chương

trình. Cùng với chỉ đạo xây dựng kế hoạch, lộ trình cụ thể sát điều kiện thực tế từng huyện, từng

xã, từng thôn, bản, chúng tôi đã đề ra những giải pháp đồng bộ trong xây dựng nông thôn mới,

đặc biệt coi trọng phát triển sản xuất nông lâm thủy sản, nâng cao giá trị sản xuất và thu nhập

cho đồng bào”.

Một trong những giải pháp được tỉnh Sơn La đặt lên hàng đầu, đó là công tác tuyên

truyền nhằm nâng cao nhận thức cho người dân về ý nghĩa, tầm quan trọng của chương trình

xây dựng nông thôn mới. Từ các xã đặc biệt khó khăn đến những vùng thuận lợi, đi đến đâu

chúng tôi cũng bắt gặp những panô, khẩu hiệu về xây dựng nông thôn mới: “Nhân dân huyện

Sốp Cộp đoàn kết xây dựng nông thôn mới”, “Phù Yên chung sức xây dựng nông thôn mới”...

Sơn La qua những trang báo, tạp chí Trung ương.- Số 23 năm 2017 16

Đặc biệt vai trò chủ thể của người dân đã được phát huy tối đa. Tất cả các nội dung liên quan đến nông thôn mới như làm đường giao thông nông thôn, xây dựng nhà văn hóa, sân thể thao, phát triển cây chè... đều được đưa vào họp dân để người dân tham gia đóng góp ý kiến, với phương châm dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát và dân được hưởng lợi. Qua đó đã tạo sự đồng thuận trong nhân dân các dân tộc địa phương.

“Những năm qua, tỉnh Sơn La đã tranh thủ tối đa các nguồn lực của Trung ương, cùng với việc huy động cao độ các nguồn lực xã hội để đẩy nhanh tiến độ xây dựng nông thôn mới. Chúng tôi xác định đầu tư có trọng tâm, trọng điểm chứ không dàn trải, theo hướng ưu tiên các công trình thiết yếu gắn với đời sống, sản xuất của nhân dân...”, ông Nghị nhấn mạnh.

Sự đồng thuận của nhân dân các dân tộc Sơn La trong xây dựng nông thôn mới được thể hiện rõ nét qua các phong trào chung sức xây dựng nông thôn mới. Hàng nghìn hộ dân đã tự nguyện hiến hàng triệu m2 đất để làm đường giao thông, nhà văn hóa, sân thể thao.... Nhân dân các dân tộc trong tỉnh cũng tích cực tham gia góp công, góp của xây dựng đường làng ngõ xóm...

CHÚ TRỌNG KHÂU SẢN XUẤT, TĂNG THU NHẬP

Với đặc thù của tỉnh miền núi, đời sống người dân còn khó khăn, thiếu thốn, để người dân có điều kiện đóng góp xây dựng nông thôn mới, tỉnh Sơn La chú trọng tới việc đầu tư, hỗ trợ nhân dân phát triển sản xuất. Trên cơ sở xác định tiềm năng, lợi thế của từng địa phương, tỉnh đã có nhiều chính sách đầu tư, hỗ trợ phù hợp, đáp ứng được yêu cầu, nguyện vọng của nhân dân.

Cụ thể Sơn La đã hỗ trợ nhân dân chuyển đổi diện tích trồng ngô, sắn, lúa nương trên đất

dốc sang trồng cây ăn quả; hỗ trợ xây dựng thương hiệu và sản xuất rau, quả an toàn, phát triển

các hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã... Tới nay, toàn tỉnh có trên 40.000ha cây ăn quả, 311 hợp

tác xã nông nghiệp, 47 chuỗi sản xuất nông nghiệp an toàn.

Chỉ tính riêng năm 2017, tỉnh Sơn La đã có thêm 3 sản phẩm nông sản gồm cà phê Sơn

La, nhãn Sông Mã, cam Phù Yên được cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu, nâng tổng số

sản phẩm được chứng nhận nhãn hiệu lên 9 sản phẩm. Trong năm 2017 xuất khẩu thêm được

các quả xoài, nhãn, chanh leo, rau xà lách cuộn, mật ong rừng, mủ cao su sang thị trường Úc,

Pháp, Mỹ, Hàn Quốc, Thụy Sỹ và Trung Quốc.

Tỉnh đã tổ chức Hội nghị biểu dương 782 hộ gia đình có thu nhập cao trong trồng trọt từ

300 triệu đồng/ha đất sản xuất trở lên, nuôi cá lồng thu 2 tỷ đồng/ha mặt nước trở lên; 54 hợp

tác xã và 15 doanh nghiệp có thu nhập trong trồng trọt từ 200 triệu đồng/ha đất sản xuất, nuôi cá

lồng 1 tỷ đồng/ha mặt nước trở lên để nhân ra diện rộng...

Nhờ những chính sách hỗ trợ sản xuất hợp lý, kịp thời đã khuyến khích nhân dân các dân

tộc trong tỉnh tích cực đầu tư thâm canh nâng cao năng suất, hiệu quả các loại cây trồng. Người

dân hăng hái sản xuất hàng hóa, từ bỏ thói quen tự cung, tự cấp, nhờ vậy, đời sống, thu nhập

của đồng bào các dân tộc trong tỉnh Sơn La không ngừng nâng lên, bà con tích cực đóng góp

công sức, tiền của, hiến đất... xây dựng nông thôn mới...

Công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân các dân tộc cũng ngày một nâng cao. Nhiều

trạm y tế xã được công nhận đạt chuẩn quốc gia. Cơ sở vật chất trường lớp học trong toàn tỉnh

không ngừng được củng cố góp phần tăng cường chất lượng dạy và học ở các cấp học, bậc

học... Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững, các tệ nạn ngày một

giảm, người dân đoàn kết, giúp đỡ nhau trong cuộc sống, sản xuất, thắt chặt tình làng, nghĩa

xóm, chung sức xây dựng nông thôn mới, sớm đưa Sơn La - trung tâm của Tây Bắc vươn lên...

Sơn La qua những trang báo, tạp chí Trung ương.- Số 23 năm 2017 17

Về các xã, bản vùng sâu, vùng xa chúng tôi không khỏi ngỡ ngàng trước sự đổi thay

nhanh chóng của bộ mặt nông thôn miền núi. Bức tranh miền núi Sơn La ngày càng khởi sắc

với những con đường nội bản được bê tông hóa bằng phẳng, thuận lợi cho việc đi lại, thông

thương hàng hóa. Trường học, trạm y tế, nhà văn hóa được xây mới, tu sửa khang trang, sạch

đẹp...

Năm 2016, toàn tỉnh Sơn La có 7 xã đạt chuẩn nông thôn mới. Theo kế hoạch, năm 2017,

tỉnh Sơn La phấn đấu thêm 8 xã đạt chuẩn nông thôn mới. Tới thời điểm này, các xã cơ bản đã

hoàn thành 19/19 tiêu chí, đang hoàn tất các thủ tục để công nhận đạt chuẩn vào cuối năm nay.

Năm 2017, kinh tế - xã hội của tỉnh Sơn La tiếp tục đạt được những kết quả tích cực. Tốc

độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) ước đạt 9,59%, trong đó lĩnh vực nông lâm nghiệp tăng 4,11%;

công nghiệp, xây dựng tăng 18,02%; dịch vụ, du lịch tăng 6,47%. Thu ngân sách trên địa bàn

ước đạt 4.370 tỷ đồng, bằng 117,63% dự toán Bộ Tài chính giao, tăng 9% so với năm 2016.

19. Hồng Minh. HUYỆN SÔNG MÃ KHÔNG NGỪNG PHÁT HUY ĐẠO LÝ “UỐNG

NƯỚC NHỚ NGUỒN” / Hồng Minh // Tạp chí Lao động và xã hội.- Ngày 16 -

30/11/2017.- Số 563.- Tr.56-57.

Thể hiện đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, trong những năm qua, Đảng bộ, chính

quyền và nhân dân các dân tộc huyện Sông Mã (tỉnh Sơn La) thường xuyên quan tâm,

chăm lo đến đời sống của các gia đình liệt sỹ, thương binh, người có công với cách mạng.

Huyện đã tích cực triển khai tổ chức thực hiện Pháp lệnh Ưu đãi người có công; xây dựng

và triển khai thực hiện chương trình, kế hoạch về an sinh xã hội, hỗ trợ trực tiếp đối với

các thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sỹ. Việc chi trả trợ cấp hàng tháng cho các đối

tượng chính sách luôn kịp thời, đảm bảo đầy đủ, đúng đối tượng; tổ chức cấp phát thẻ bảo

hiểm y tế hàng năm cho các đối tượng chính sách, tổ chức cho các đối tượng đi điều dưỡng

chu đáo, an toàn. Bên cạnh việc thực hiện tốt chế độ chính sách của Đảng và Nhà nước đối với gia đình

chính sách, người có công với cách mạng, ngành Lao động - Thương binh và Xã hội địa phương

đã phối hợp đẩy mạnh cuộc vận động xây dựng quỹ “Đền ơn đáp nghĩa”, huy động sự hỗ trợ

của các cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp và các nhà hảo tâm cùng với sự đóng góp của

gia đình, dòng họ, thị trấn để xây dựng nhà tình nghĩa tặng các gia đình chính sách, người có

công có hoàn cảnh khó khăn.

Đóng góp vào sự nghiệp giải phóng dân tộc, đồng bào các dân tộc huyện Sông Mã đã

dâng hiến cho Tổ quốc 235 người con ưu tú là liệt sỹ. Huyện có 4 Bà mẹ Việt Nam anh hùng,

113 thương binh và 30 bệnh binh, số người tham gia kháng chiến bị nhiễm chất độc da

cam/dioxin là 11 người. Hiện Sông Mã đang quản lý và thực hiện chi trả trợ cấp, phụ cấp hàng

tháng cho 273 đối tượng là thương binh, bệnh binh, người hưởng chính sách như thương binh,

thân nhân liệt sỹ, người hoạt động kháng chiến và con của họ bị nhiễm chất độc hóa học, người

hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù đày.

Ngoài ra, Sông Mã có 1.615 người tham gia hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc

được Nhà nước tặng thưởng huân, huy chương kháng chiến các loại, tham gia bảo vệ biên giới,

làm nhiệm vụ quốc tế được hưởng chế độ trợ cấp 1 lần sống trên địa bàn huyện. Năm 2016, có

268 người được chi trả trợ cấp hằng tháng, với trên 436 triệu đồng; cấp gần 53 triệu đồng cho

39 người được hưởng chế độ điều dưỡng và dụng cụ chỉnh hình; tổ chức thăm hỏi, tặng quà

Sơn La qua những trang báo, tạp chí Trung ương.- Số 23 năm 2017 18

động viên các gia đình thương binh, bệnh binh, thân nhân liệt sỹ và người có công, chuyển trao

tiền, quà của Chủ tịch nước, của tỉnh cho 1.456 lượt người, với gần 318 triệu đồng.

Bà Lò Thị Lửa, Trưởng phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện Sông Mã cho biết: Kỷ niệm 70 năm ngày Thương binh - Liệt sỹ (27/7/1947 - 27/7/2017), ngay từ tháng 4/2017, UBND huyện đã xây dựng kế hoạch, trong đó yêu cầu tổ chức các hoạt động đến các cơ sở, thị trấn, tổ, bản và gia đình chính sách có ý nghĩa thiết thực, tiết kiệm và hiệu quả, phù hợp với tình hình, điều kiện kinh tế của địa phương; đảm bảo tính giáo dục truyền thống cách mạng, đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, “Ăn quả nhớ người trồng cây”.

Thông qua các hoạt động này, Sông Mã mong muốn tiếp tục nâng cao nhận thức và trách nhiệm của các cấp, các ngành, cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân về mục tiêu, nhiệm vụ, tình cảm, trách nhiệm đối với công tác thương binh - liệt sỹ, người có công và phong trào “Đền ơn đáp nghĩa”. Qua đó, cũng động viên các gia đình chính sách nêu cao ý thức tự lực, tự cường, phát huy truyền thống cách mạng; chủ động khắc phục khó khăn, vươn lên trong cuộc sống, trong học tập và công tác.

Theo đó, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội đã tham mưu cho UBND huyện xây dựng kế hoạch tổ chức thăm hỏi, tặng quà các gia đình chính sách, người có công; phối hợp với Ban Chỉ huy quân sự huyện tìm kiếm, cất bốc, quy tập và di chuyển hài cốt liệt sỹ; tuyên truyền vận động thu quỹ “Đền ơn đáp nghĩa” năm 2017; hướng dẫn các xã có nhà bia ghi tên liệt sỹ tu bổ, sửa chữa, bảo quản. Phòng cũng phối hợp với Đài Truyền thanh - truyền hình, các cơ quan thông tin đại chúng tuyên truyền về các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác thương binh, liệt sỹ; các tấm gương thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sỹ có thành tích nổi bật, điển hình trong công tác và trong lao động sản xuất. Phối hợp với Phòng Nội vụ hướng dẫn, đề nghị UBND huyện tặng giấy khen cho các gia đình thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sỹ tiêu biểu có thành tích xuất sắc; đồng thời tăng cường công tác rà soát, kiểm tra việc thực hiện chi trả trợ cấp ưu đãi hàng tháng cũng như một lần cho các đối tượng chính sách.

Đến nay, Sông Mã đã tổ chức được nhiều hoạt động có ý nghĩa như tổ chức tọa đàm, gặp

mặt các thương binh, bệnh binh, thân nhân liệt sỹ và người có công tiêu biểu (tổ chức vào ngày

27/7/2017). Tại đây, UBND huyện đã tặng giấy khen cho 45 người có công và thân nhân tiêu

biểu. Phối hợp đưa các đối tượng người có công đi điều dưỡng tập trung tại Sầm Sơn (Thanh

Hóa) trong tháng 6/2017; đưa đoàn thân nhân gồm 14 người đi thăm viếng mộ liệt sỹ tại các

nghĩa trang liệt sỹ Anh Sơn (Nghệ An), Bá Thước (Thanh Hóa), Tông Khao (Điện Biên) trong

tháng 7/2017. Dịp cao điểm 27/7, huyện đã tổ chức các đoàn đến thăm, tặng quà gia đình chính

sách và người có công với cách mạng; khen thưởng các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc

trong công tác thương binh, liệt sỹ; tổ chức dâng hương và thắp nến tri ân các anh hùng liệt sỹ

tại nghĩa trang liệt sỹ huyện Sông Mã vào tối 26/7; tổ chức viếng nghĩa trang liệt sỹ, dâng

hương các nhà bia ghi tên liệt sỹ vào ngày 27/7. UBND các xã, thị trấn đã tổ chức giúp đỡ các

gia đình người có công bằng nhiều hình thức như sửa đường, làm nương, lấy củi... với tổng số

851 công lao động; phát động thu quỹ “Đền ơn đáp nghĩa” cấp xã, thị trấn thu được kết quả tốt

đẹp.

Bên cạnh đó, Sông Mã tiếp tục thực hiện đầy đủ các quy định của Pháp lệnh Ưu đãi

người có công với cách mạng và Nghị định 31/NĐ-CP ngày 09/4/2013 của Chính phủ, quy định

chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng.

Giải quyết kịp thời các hồ sơ đề nghị hưởng chế độ ưu đãi đối với người có công đủ điều kiện;

thực hiện tốt công tác quản lý, cải cách thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực người có công; tăng

Sơn La qua những trang báo, tạp chí Trung ương.- Số 23 năm 2017 19

cường công tác kiểm tra, giám sát, đôn đốc việc thực hiện các chế độ chính sách, chế độ chi trả.

Huyện cũng tiếp tục phối hợp với các cơ quan quân đội tìm kiếm, cất bốc, quy tập mộ liệt sỹ có

liên quan; đảm bảo việc tiếp nhận và di chuyển hài cốt liệt sỹ đúng quy định, đáp ứng nguyện

vọng của thân nhân liệt sỹ. Về kết quả tổ chức thăm hỏi, tặng quà người có công với cách mạng, Phòng Lao động -

Thương binh và Xã hội huyện Sông Mã cho biết, trong dịp 27/7 vừa qua, UBND huyện đã tổ chức thăm hỏi, tặng quà cho 677 lượt đối tượng người có công và thân nhân, tổng số tiền quà là 202,6 triệu đồng. Trong đó, nguồn đảm bảo xã hội huyện là 116 triệu đồng, nguồn kinh phí Trung ương ủy quyền là 82,6 triệu đồng. Cùng với đó, Bộ Chỉ huy Biên phòng tỉnh Sơn La cũng tặng 115 suất quà trị giá 1 triệu đồng/suất cho gia đình người có công, tặng 01 sổ tiết kiệm trị giá 6 triệu đồng cho thân nhân liệt sỹ. UBND các xã, thị trấn dịp này cũng tổ chức tọa đàm, gặp mặt, thăm hỏi, động viên người có công và các gia đình chính sách trên địa bàn kịp thời, đảm bảo đúng đối tượng, đúng chế độ theo quy định, phù hợp với điều kiện của địa phương. Các xã, thị trấn cũng đã vận động đóng góp, tặng quà cho các gia đình chính sách, người có công với 456 suất quà, trị giá gần 120 triệu đồng. Dịp này, huyện cũng đã trợ cấp khó khăn đột xuất cho 40 đối tượng người có công và thân nhân ốm đau, bệnh tật kéo dài, gia đình gặp khó khăn đang điều trị nội trú, ngoại trú tại Bệnh viện Đa khoa huyện, trạm y tế xã, với mức 500.000 đồng/người, trích từ quỹ “Đền ơn đáp nghĩa” huyện Sông Mã.

Đánh giá về kết quả các hoạt động trong dịp cao điểm kỷ niệm 70 năm ngày Thương binh - Liệt sỹ, ông Nguyễn Đình Ngưu, Phó chủ tịch UBND huyện Sông Mã nhấn mạnh: “UBND huyện luôn nhận được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo sát sao của Thường trực Huyện ủy, Hội đồng nhân dân huyện nên các hoạt động, chỉ đạo, tổ chức thăm, tặng quà diễn ra kịp thời, hiệu quả. Các xã, thị trấn đã chủ động rà soát, nắm chắc các đối tượng, kịp thời xây dựng kế hoạch tổ chức thăm hỏi, tặng quà các đối tượng chính sách, người có công trên địa bàn. Sông Mã cũng đã động viên kịp thời người có công với cách mạng, các gia đình chính sách và các đối tượng ốm đau có hoàn cảnh khó khăn trong dịp này đảm bảo đúng chế độ, chính sách theo quy định, mang ý nghĩa thiết thực”.

20. Bắc Hà. GHI NHẬN VỀ NGƯỜI THƯƠNG BINH GƯƠNG MẪU VÀ VÙNG ĐẤT ANH HÙNG Ở BẮC YÊN / Bắc Hà // Tạp chí Lao động và xã hội.- Ngày 16 - 30/11/2017.- Số 563.- Tr.58-59.

Khi biết chúng tôi có ý định tuyên truvền về chủ đề thương binh, liệt sỹ, người có

công, ông Hà Huy Hoàng, Trưởng phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện Bắc

Yên vui vẻ: “Gương thương binh thì có bác Bùi Đăng Bình trú ngay tại thị trấn này) còn

địa phương có xã Mường Khoa cách trung tâm huyện gần 30km... Chúng ta tranh thủ lên

đường luôn để trở về khi trời chưa tối...”. TỪ NGƯỜI THƯƠNG BINH TRẢI QUA 2 CUỘC KHÁNG CHIẾN Tiếp chúng tôi tại căn nhà rộng khoảng gần 100m2, 4 tầng, ngay mặt đường thuộc trung

tâm thị trấn Bắc Yên, bác Bùi Đăng Bình (thương binh hạng 4/4 - sinh năm 1954) thật thà chia

sẻ: “Có được cơ ngơi này là do công sức của bà xã cùng sự nỗ lực của cả gia đình. Nhiều năm

trước đây, mỗi thành viên của gia đình đều phải phát huy những thế mạnh của mình để duy trì

cuộc sống và có sự tích lũy, từ chăn nuôi, làm vườn, sửa chữa điện tử, dịch vụ... Đến bây giờ tôi

luôn tự hào vì đã vượt qua những khó khăn hoàn thành nhiệm vụ ở mọi cương vị, con cái thành

đạt và kinh tế gia đình cơ bản ổn định và có hướng phát triển bền vững...”.

Sơn La qua những trang báo, tạp chí Trung ương.- Số 23 năm 2017 20

Được biết bác Bùi Đăng Bình, quê quán ở xã Đồng Phú, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình. Tròn 20 tuổi, người thanh niên ấy nhập ngũ, tham gia huấn luyện tại Đoàn 22 Quân khu 4, đóng tại xã Sơn Tây, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh. Đầu tháng 12/1975 bác được điều về C6, D8, E266, F341, Quân đoàn 4 đóng tại huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình. Trung tuần tháng 2 năm đó, bác cùng đơn vị được lệnh tiến vào chiến trường B2, đánh chiếm và giải phóng xã Xuân Lộc, tỉnh Long Khánh mở màn cho chiến dịch Hồ Chí Minh, giải phóng hoàn toàn miền Nam thống nhất 2 miền đất nước. Từ 26 - 30/4/1975, bác cùng nhiều đơn vị thuộc nhiều quân đoàn, binh đoàn tiến đánh và giải phóng các địa danh: Trảng Bom, Giầu Dây, Sân bay Biên Hòa, Trại An dưỡng Quân khu 3 của ngụy rồi đến tầm 10h ngày 01/5/1975 đơn vị tập kết tại Dinh Độc lập. Sau chiến thắng lừng lẫy địa cầu ấy, cuối tháng 5/1975, bác được điều động về khu vực Ngã 3 Bình Hòa nay là Quận Bình Thạnh làm công tác quân quản...

Tiếp tục chia sẻ về những năm tháng trong quân ngũ, Bác Bình nhớ lại: “Từ tháng

12/1977 đến tháng 4/1981, tôi làm nghĩa vụ quốc tế ngăn chặn nạn diệt chủng do bè lũ Pôn -

Pốt gây ra tại nước bạn Cămpuchia. Cùng đồng đội tham gia nhiều trận đánh ác liệt, đến ngày

15 tháng 2 năm 1979, trong một đợt truy quét tàn quân Pôn Pốt ở khu vực Săm Lốt thuộc tỉnh

Bát Tam Băng (miền Tây Cămpuchia) tôi bị thương do vướng mìn cài lại của địch rồi được

chuyển về Trạm Quân y 115 tại thành phố Hồ Chí Minh điều trị gần 3 tháng, sau đó tiếp tục

quay trở lại đơn vị chiến đấu đến tháng 4/1981 thì chuyển ngành và về Bắc Yên công tác...”.

Về địa phương bác đảm nhiệm chức vụ Phó trưởng Đài Truyền thanh - Truyền hình huyện Bắc Yên tỉnh Sơn La. Hơn 15 năm gắn bó với nghề phóng viên, biên tập viên đến tháng 11/1996 luân chuyển vị trí Phó Văn phòng rồi Chánh Văn phòng huyện ủy Bắc Yên, tháng 7/2005 đến tháng 10/2009 giữ chức vụ Phó trưởng Ban Tổ chức huyện ủy... là Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Bắc Yên Khóa XII (nhiệm kỳ 2000 - 2005); Khóa XIII (nhiệm kỳ 2005 - 2010).

Nhận xét về bác Bùi Đăng Bình, Trưởng phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện

Bắc Yên, ông Hà Huy Hoàng chia sẻ: “Mặc dù đã từng trải qua nhiều cơ quan, đơn vị và từng

giữ nhiều trọng trách, bác Bình luôn là người có trách nhiệm với công việc, hoàn thành xuất sắc

mọi nhiệm vụ mà Đảng và chính quyền giao phó. Hiện tại, dù đã nghỉ hưu về quây quần bên

con cháu song bác luôn chấp hành và thực hiện đầy đủ các quy định của địa phương, quy ước,

hương ước và cam kết nơi cư trú... Đặc biệt, bác vẫn dành nhiều tâm huyết cho các hoạt động,

công tác xã hội ở Tiểu khu 3 thị trấn Bắc Yên với nhiều chức danh như Chi ủy Tiểu khu 3, Chi

hội trưởng Chi hội Cựu chiến binh tiểu khu, Trưởng Ban liên lạc Hội đồng hương Thái Bình tại

huyện Bắc Yên...”.

Được biết, tại Đại hội Bảo trợ Người tàn tật và Trẻ mồ côi Bắc Yên, bác Bình được bầu

vào Ban Chấp hành rồi Ban Thường vụ và giữ cương vị Phó chủ tịch Hội Khóa IV (nhiệm kỳ

2013 - 2018). Bác chia sẻ: “Thời gian làm việc ở Hội Bảo trợ Người tàn tật và Trẻ mồ côi tôi đã

thấu hiểu những thiệt thòi, khó khăn và những nỗi khổ của đối tượng, do vậy sau 4 năm tôi cùng

với Ban Thường vụ tích cực vận động, quyên góp xây dựng quỹ được gần 500 triệu đồng, hàng

năm trích khoảng 150 - 180 triệu đồng giúp đỡ cho 550 đối tượng... Ngoài ra, Hội còn tổ chức

trao tặng 20 suất học bổng và 10 xe đạp cho học sinh khuyết tật nhẹ, mồ côi, 30 xe lăn cho

người khuyết tật, phối hợp với Hợp tác xã Mường Tấc tổ chức 3 lớp dạy nghề trồng nấm, chăn

nuôi cho 110 người khuyết tật ở xã Phiêng Ban và Mường Khoa tạo việc làm và thu nhập cho

các đối tượng...”. ĐẾN CÔNG TÁC CHĂM LO ĐỜI SỐNG NGƯỜI CAO TUỔI Ở MƯỜNG KHOA

Sơn La qua những trang báo, tạp chí Trung ương.- Số 23 năm 2017 21

Mường Khoa là xã vùng 3 của huyện Bắc Yên cách trung tâm huyện khoảng 30km gồm 10 bản trong đó có 2 bản vùng cao, dân số gần 5.000 người (dân tộc Thái chiếm 80,15%, Kinh 3,38%, Mường 5,6%, Mông 10,4%...), hộ nghèo chiếm 17,7%, cận nghèo 17,1%... Trong các cuộc kháng chiến, nhiều người con vùng đất này đã tình nguyện lên đường bảo vệ Tổ quốc, trong số đó không ít người đã ngã xuống hoặc bỏ lại một phần xương máu để đất nước có độc lập, tự do...

Phát huy truyền thống cách mạng của lớp cha anh đi trước, Mường Khoa đang được đánh giá là điểm sáng trong công tác chăm sóc người có công với các phong trào “Uống nước nhớ nguồn - Ăn quả nhớ người trồng cây”, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân nơi đây luôn quan tâm, thực hiện tốt công tác thương binh, liệt sỹ, góp phần nâng cao đời sống gia đình chính sách. Thực hiện Pháp lệnh Quy định danh hiệu vinh dự Nhà nước “Bà mẹ Việt Nam anh hùng” Mường Khoa có mẹ Lừ Thị U được truy tặng danh hiệu cao quý này vào năm 2014... Hiện xã có tổng số 33 liệt sỹ, 21 đối tượng là thương binh, bệnh binh, tuất liệt sỹ hàng tháng, người nhiễm chất độc hóa học, người bị địch bắt tù đầy, thân nhân thờ cúng liệt sỹ, thân nhân Bà mẹ Việt Nam anh hùng...

Để tri ân người có công đồng thời giáo dục thế hệ trẻ lòng yêu nước, biết ơn các anh hùng liệt sỹ đã hy sinh vì độc lập tự do của dân tộc, thực hiện tốt chính sách ưu đãi, trong nhiều năm qua, Mường Khoa đặc biệt chú trọng nâng cao đời sống cả về vật chất lẫn tinh thần cho các gia đình người có công thông qua nhiều hoạt động như: Thăm hỏi, tặng quà trong các dịp lễ tết, ngày 27/7, xây dựng nhà tình nghĩa, tổ chức điều dưỡng cho 8 đối tượng, vận động ủng hộ Quỹ Đền ơn đáp nghĩa... Trong dịp kỷ niệm 70 năm ngày Thương binh Liệt sỹ, UBND xã đã tặng quà và chuyển quà tặng của Đảng và Nhà nước cho 55 gia đình với số tiền trên 21 triệu đồng, ngoài ra tổ chức vận động nhân dân giúp 296 ngày công để xây dựng, sửa chữa nhà ở, đường xá, cầu cống, các khu dịch vụ công giúp người có công và nhân dân có nơi sinh hoạt cộng đồng...

Trao đổi với chúng tôi về công tác này, ông Hà Huy Hoàng, Trưởng phòng Lao động -

Thương binh và Xã hội huyện Bắc Yên cho biết: “Những kết quả đạt được trong việc thực hiện

chính sách đối với thương binh, gia đình liệt sỹ và người có công ở Bắc Yên nói chung và

Mường Khoa nói riêng đã thể hiện tính ưu việt về chính sách của Đảng và Nhà nước, góp phần

ổn định chính trị, cải thiện và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần đối với người có công với

cách mạng. Hiện tại, các địa phương đang tích cực chuẩn bị cho dịp Tết Nguyên đán Mậu Tuất

với phương châm: Chăm lo thiết thực, có hiệu quả đối với các gia đình chính sách, trong đó có

ưu tiên những trường hợp còn nhiều khó khăn trong cuộc sống, góp phần nâng cao đời sống gia

đình người có công lên bằng hoặc cao hơn mức sống bình quân nơi cư trú... Tuy nhiên, hậu quả

chiến tranh để lại còn rất nhiều, những tồn đọng cần phải giải quyết còn không ít, nhất là những

trường hợp liệt sỹ không còn giấy tờ liên quan và hiện thân nhân cũng chưa được hưởng chính

sách thờ cúng liệt sỹ hàng năm... Chính vì vậy, để giải quyết dứt điểm vấn đề này đòi hỏi các

cấp chính quyền cùng các ban, ngành chức năng cần nỗ lực với trách nhiệm cao nhất...”.

Theo báo cáo của UBND xã Mường Khoa, trong thời gian tới, địa phương đã đề ra một

số giải pháp, trong đó sẽ tiếp tục tuyên truyền sâu rộng các chủ trương, chính sách của Đảng,

Nhà nước về lĩnh vực này; thực hiện kịp thời chu đáo các chế độ chính sách đối với thương

binh, gia đình liệt sỹ và người có công; triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm xã hội hóa phong

trào Đền ơn đáp nghĩa; thực hiện tốt phương châm: “Nhà nước, nhân dân và những người được

hưởng chính sách ưu đãi cùng phấn đấu” để mỗi thương binh, bệnh binh và gia đình người có

Sơn La qua những trang báo, tạp chí Trung ương.- Số 23 năm 2017 22

công thực sự “Yên ổn về vật chất, vui vẻ về tinh thần và có cơ hội tham gia hoạt động có ích

cho xã hội”... Đây là những việc làm hết sức có ý nghĩa nhằm động viên, khích lệ kịp thời các

đối tượng, tạo điều kiện để họ tiếp tục cống hiến sức lực cho cộng đồng, cho xã hội.