soá 4 - thaùng 4/2021 - vannghebinhduong.org.vn

32
CHÍNH TRÒ XAÕ HOÄI - Chiến thắng 30-4 là thành quả vĩ đại nhất của sự nghiệp giải phóng dân tộc ! (04) - Bình Dương trong chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử Nam Hải (08) VAÊN - Mưa tháng tư Hoàng Hương Lan (10) - Ngã rẽ cuộc đời Truyện ký: Minh Hoàng (11) - Họp lớp Tản văn: Khánh Vy (16) - Bán Thân Truyện ngắn: Trần Phan Đinh Lăng (20) - Sự ra đời và ý nghĩa của Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam Ngọc Bích (22) - Vương hương màu áo (TP dự thi Truyện ngắn ĐNB lần I -2021) Truyện ngắn: Mã số TNC001 (24) - Thú vị địa danh ấp ở Bình Dương TS. Hồ Văn Tuyên (28) - Cát bụi tuyệt vời (TP dự thi Truyện ngắn ĐNB lần I -2021) Truyện ngắn: Mã số TNA013 (30) Tổng Biên tập PHẠM ĐẮC HIẾN Ban Biên tập TRẦN HUYÊN NGUYỄN HIẾU HỌC LÊ MINH VŨ PHAN HỮU LÝ Thư ký tòa soạn DUY THANH Trình bày DUY THANH Minh họa TRƯƠNG BỬU SINH NHAÏC - Gởi trọn niềm tin Nhạc và lời: Ngô Phạm Toán (07) - Nghe tiếng đàn thương Nhạc: Lư Nhất Vũ - Thơ: Lê Giang (14) - Toàn dân hăng hái đi bầu Nhạc và lời: Phan Hữu Lý (33) THƠ Các tác giả: Lê Thị Bạch Huệ (06) - Phùng Hiếu (06) - Lê Hà Thăng (09) - Nguyễn Chí Ngoan (13) - Nguyễn Minh Ngọc Hà (15) - Nguyễn Văn Ân (15) - Trần Thanh Thoa (17) Minh Gia An (18) - Kim Mai (18) - Trần Thanh Hải (19) - Kim Ngoan (19) - Nguyễn Thánh Ngã (19) - Trần Nhã My (23) - Nguyễn Đông Nhật (23) - Nguyễn Tuyển (23) - Lê Tuyết Lan (32) Soá 4 - Thaùng 4/2021 Ảnh bìa: Thành Phố Mới Bình Dương Tác giả: Trần Tình

Upload: others

Post on 16-Oct-2021

1 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

CHÍNH TRÒ XAÕ HOÄI- Chiến thắng 30-4 là thành quả vĩ đại nhất của sự nghiệp giải phóng dân tộc ! (04)

- Bình Dương trong chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử Nam Hải (08)

VAÊN- Mưa tháng tư Hoàng Hương Lan (10)

- Ngã rẽ cuộc đời Truyện ký: Minh Hoàng (11)

- Họp lớp Tản văn: Khánh Vy (16)

- Bán Thân Truyện ngắn: Trần Phan Đinh Lăng (20)

- Sự ra đời và ý nghĩa của Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam Ngọc Bích (22)

- Vương hương màu áo (TP dự thi Truyện ngắn ĐNB lần I -2021) Truyện ngắn: Mã số TNC001 (24)

- Thú vị địa danh ấp ở Bình Dương TS. Hồ Văn Tuyên (28)

- Cát bụi tuyệt vời (TP dự thi Truyện ngắn ĐNB lần I -2021)

Truyện ngắn: Mã số TNA013 (30)

Tổng Biên tậpPHẠM ĐẮC HIẾN

Ban Biên tậpTRẦN HUYÊN

NGUYỄN HIẾU HỌCLÊ MINH VŨ

PHAN HỮU LÝ

Thư ký tòa soạnDUY THANH

Trình bàyDUY THANH

Minh họaTRƯƠNG BỬU SINH

NHAÏC- Gởi trọn niềm tin Nhạc và lời: Ngô Phạm Toán (07)

- Nghe tiếng đàn thương Nhạc: Lư Nhất Vũ - Thơ: Lê Giang (14)

- Toàn dân hăng hái đi bầu Nhạc và lời: Phan Hữu Lý (33)

THƠ

Các tác giả: Lê Thị Bạch Huệ (06) - Phùng Hiếu (06) - Lê Hà Thăng (09) - Nguyễn Chí Ngoan (13) - Nguyễn Minh Ngọc Hà (15) - Nguyễn Văn Ân (15) - Trần Thanh Thoa (17) Minh Gia An (18) - Kim Mai (18) - Trần Thanh Hải (19) - Kim Ngoan (19) - Nguyễn Thánh Ngã (19) - Trần Nhã My (23) - Nguyễn Đông Nhật (23) - Nguyễn Tuyển (23) - Lê Tuyết Lan (32)

Soá 4 - Thaùng 4/2021

Ảnh bìa: Thành Phố Mới Bình DươngTác giả: Trần Tình

4 ° VAÊN NGHEÄ BÌNH DÖÔNG

Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta trải qua 21 năm, là cuộc

kháng chiến lâu dài, gian khổ và nhiều thử thách, cam go, ác liệt nhất. Chiến thắng 30-4 là thành quả vĩ đại nhất của sự nghiệp giải phóng dân tộc!

Dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, quân và dân ta đã đương đầu với tên đế quốc giàu mạnh nhất và hung bạo nhất trong phe đế quốc. Cuộc kháng chiến này phải trải qua nhiều giai đoạn, phải đối phó lần lượt với các kế hoạch chiến lược của đế quốc Mỹ. Đó là 5 giai đoạn:

1. Từ tháng 7- 1954 đến hết năm 1960, ta tập trung đấu tranh giữ gìn lực lượng, chuyển dần sang thế tiến công, làm thất bại bước đầu phương thức chủ nghĩa thực dân mới của đế quốc Mỹ;

2. Từ đầu năm 1961 đến giữa năm 1965, ta giữ vững và phát triển thế tiến công, đánh bại chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của đế quốc Mỹ;

3. Từ giữa năm 1965 đến hết năm 1968, Đảng phát động toàn dân chống Mỹ, cứu nước, đánh bại chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của đế quốc Mỹ ở miền Nam, đánh thắng cuộc chiến tranh

phá hoại bằng không quân, hải quân lần thứ nhất ở miền Bắc;

4. Từ năm 1969 đến 1973, quân và dân ta phát huy sức mạnh liên minh chiến đấu Việt Nam - Lào - Campuchia, làm thất bại một bước chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”, đánh bại cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân, hải quân lần thứ hai ở miền Bắc, tạo thế mạnh trong đàm phán;

5. Từ cuối năm 1973 đến ngày 30-4-1975 là giai đoạn thế và lực, tạo thời cơ, kiên quyết tiến hành cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975, kết thúc thắng lợi trọn vẹn cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Sau khi ký Hiệp định Paris (tháng 01- 1973), mặc dù phải rút quân về nước nhưng đế quốc Mỹ vẫn tiếp tục nuôi âm mưu dùng chính quyền ngụy quân, ngụy quyền Sài Gòn làm công cụ để thực hiện chủ nghĩa thực dân mới ở miền Nam Việt Nam. Mỹ tăng cường tiền của, vũ khí, phương tiện chiến tranh cho chính quyền ngụy Sài Gòn lấn đất, giành dân, khống chế nhân dân,

Kỷ niệm 46 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2021)

CHIẾN THẮNG 30-4 LÀ THÀNH QUẢ VĨ ĐẠI NHẤTCỦA SỰ NGHIỆP GIẢI PHÓNG DÂN TỘC!

Xe tăng quân Giải phóng tiến vào Dinh Độc Lập, ngày 30/4/1975(nguồn: Internet)

THAÙNG 4-2021 ° 5

thực hiện các hoạt động ngoại giao xảo quyệt để ngăn chặn sự phát triển của cách mạng miền Nam. Đến tháng 5- 1973, xu thế chống phá Hiệp định Paris của địch ngày càng tăng. Chúng điên cuồng đánh phá hòng xóa bỏ vùng giải phóng của ta, đẩy lùi lực lượng cách mạng.

Tháng 7 - 1973, Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 21 đã khẳng định con đường cách mạng miền Nam muốn giành được thắng lợi trọn vẹn vẫn là con đường bạo lực để giành chính quyền và đề ra các nhiệm vụ lớn cho hai miền Nam - Bắc. Nửa cuối năm 1974, cuộc chiến tranh của quân và dân ta ở miền Nam chống lại chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” đã giành được những thắng lợi cơ bản. Ta càng mạnh lên, ngụy càng suy yếu rõ rệt. Nước Mỹ lâm vào khủng khoảng nội bộ, ngày càng có nhiều tiếng nói trong chính quyền, trong nhân dân Mỹ và nhân dân thế giới đòi chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam. Tháng 7 - 1974, Trung ương Đảng chỉ đạo Bộ Tổng Tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam xây dựng kế hoạch chiến lược giải phóng miền Nam trong hai năm 1975 - 1976, nếu thời cơ đến sẽ giải phóng miền Nam trong năm 1975. Với những thắng lợi trên toàn miền, nhất là của miền Đông Nam Bộ, đặc biệt là chiến thắng Phước Long cuối năm 1974 đầu năm 1975 càng cho thấy thực tế suy yếu của quân ngụy Sài Gòn và khả năng Mỹ khó có thể quay trở lại miền Nam. Đảng ta nhận định thời cơ giải phóng hoàn toàn miền Nam đã đến và quyết định đẩy nhanh thực hiện kế hoạch đã đề ra.

Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975 bắt đầu từ ngày 04-3 bằng ba đòn chiến lược: Chiến dịch Tây Nguyên mở đầu bằng trận đột phá đánh chiếm Buôn Ma Thuột, giải phóng Tây Nguyên; Chiến dịch giải phóng Huế - Đà Nẵng và Chiến dịch Hồ Chí Minh giải phóng Sài Gòn - Gia Định kết thúc vào ngày 30-4-1975. Qua gần hai tháng chiến đấu với sức mạnh áp đảo về chính trị và quân sự, quân và dân ta đã giành được toàn thắng, thu non sông về một mối, kết thúc 21 năm cuộc kháng chiến thần thánh chống đế quốc Mỹ xâm lược.

Thắng lợi của nhân dân ta trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước là thành quả vĩ đại nhất của sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội do Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo; là trang sử hào hùng và chói lọi trên con đường dựng nước và giữ nước mấy nghìn năm

lịch sử của dân tộc. Nhân dân ta đánh thắng tên đế quốc đầu sỏ, lớn mạnh và hung hãn nhất của loài người tiến bộ; kết thúc oanh liệt cuộc chiến đấu 30 năm, giành độc lập, tự do, thống nhất cho đất nước; chấm dứt ách thống trị hơn một thế kỷ của chủ nghĩa thực dân cũ và mới trên đất nước ta; đánh dấu bước ngoặt quyết định trong lịch sử dân tộc, đưa đất nước ta bước vào kỷ nguyên độc lập, tự do, cả nước vững bước đi lên chủ nghĩa xã hội. Thắng lợi của nhân dân ta trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước cũng là thắng lợi tiêu biểu của lực lượng cách mạng thế giới; góp phần thúc đẩy mạnh mẽ cuộc đấu tranh của nhân dân thế giới vì mục tiêu độc lập, hòa bình, dân chủ và tiến bộ xã hội; cổ vũ, động viên, khích lệ các dân tộc đang tiến hành công cuộc giải phóng dân tộc, chống chủ nghĩa đế quốc, mở đầu sự phá sản của chủ nghĩa thực dân mới trên toàn thế giới.

Để có thắng lợi vĩ đại trên, trước hết là do sự lãnh đạo đúng đắn, tài tình của Đảng, nhân tố quyết định hàng đầu bảo đảm thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Hai là, nhân dân và các lực lượng vũ trang nhân dân phát huy truyền thống yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng, một lòng đi theo Đảng, theo Bác Hồ, chiến đấu dũng cảm, ngoan cường, bền bỉ, lao động quên mình vì độc lập, tự do của Tổ quốc, vì chủ nghĩa xã hội, vì hạnh phúc của nhân dân. Ba là, cả nước đoàn kết, thống nhất ý chí và hành động trên dưới một lòng, triệu người như một, quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược. Bốn là, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh của thời đại, tạo thành sức mạnh tổng hợp đánh Mỹ và thắng Mỹ. Năm là, phát huy tinh thần đoàn kết, liên minh chiến đấu với nhân dân Lào và nhân dân Campuchia. Tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ của các nước phe xã hội chủ nghĩa, của nhân dân tiến bộ trên thế giới.

Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước cũng giúp cho toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta những bài học kinh nghiệm quý báu. Đó là các bài học: Xác định đường lối cách mạng đúng đắn, sáng tạo, phù hợp với đặc điểm của cách mạng Việt Nam; phát huy sức mạnh thời đại; vận dụng một cách sáng tạo, linh hoạt phương pháp đấu tranh cách mạng, phương thức tiến hành chiến tranh toàn dân và nghệ thuật quân sự chiến tranh toàn dân, xây dựng và phát triển lý luận chiến tranh cách mạng, chiến tranh nhân dân Việt Nam; chủ động, nhạy bén, linh hoạt trong chỉ đạo chiến lược chiến tranh cách

6 ° VAÊN NGHEÄ BÌNH DÖÔNG

mạng, nghệ thuật tạo và nắm bắt thời cơ giành những thắng lợi quyết định; đồng thời phải luôn luôn chú trọng xây dựng, chỉnh đốn Đảng trong mọi hoàn cảnh, nâng cao sức chiến đấu và phát huy hiệu lực lãnh đạo của Đảng.

Kỷ niệm 46 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước là dịp để ôn lại những trang sử hào hùng của dân tộc, nhìn lại chặng đường phấn đấu, xây dựng và phát triển đất nước, đồng thời

nhận thức sâu sắc, đầy đủ, toàn diện hơn những giá trị, những bài học kinh nghiệm quý báu được tổng kết từ trong thực tiễn đấu tranh của dân tộc ta để tiếp thêm sức mạnh, ý chí quyết tâm trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Đề cương Tuyên truyền Tháng 4/2021

(Nguồn: Tạp chí cộng sản)

PHÙNG HIẾU

Đôi mắt..Đôi mắt này lạ lắmTrông mặt bắt hình dongTưởng tường tận nhân thếĐể rồi đau đớn lòng..Đôi mắt này nhỏ béChẳng thể nhìn được xaThấy công danh là loáThấy sắc hoa thì loà..Đôi mắt là thấu kínhNgười nhìn cũng khác taMỗi người nhìn một gócĐúng sai, ranh giới nhoà..Mẹ cha cho đôi mắtNhìn đời chỉ là taĐôi mắt khi khép lại?Có khi đúng hơn là.....Đôi mắt nhìn phía trướcChẳng thể nhìn phía sauNên những gì quý giáMắt vô tình lướt qua!?.

LÊ THỊ BẠCH HUỆ

Đất và ngườiAi cũng sinh ra trên mặt đấtVà muôn đời bám đất để nuôi nhauTrên mảnh vườn xinh đất có muôn màuCũng từ đất có biết bao hương vị Hoa tím hoa hồng đỏ vàng ươm mộng ướcquả ớt caychanh chuacam ngọtđắng bồ hònngọn mồng tơi uốn mềm câu lục bátrắn chắc thân tre làm tên nỏ, gậy tầm vôngbền tấm gỗ limmượt mà dáng liễu ...tất cả từ ruột đất mà lên...! Đất theo người đất đã có tênNgười và đất cùng đi vào sử sáchCha mẹ nuôi em thủy chung với đấtBao máu xương cũng vì đất hi sinh Đất Bình Dương ơi - sâu nặng nghĩa tìnhTa vun xới nâng niu hoa từ đấtĐể mai này ươm mầm xanh bát ngátHương ngạt ngào - đất mẹ quyện tình quê!

THAÙNG 4-2021 ° 7

Roän raøng

ÔÛ mieàn

CHAØO MÖØNG NGAØY BAÀU CÖÛ ÑAÏI BIEÅU QUOÁC HOÄI KHOAÙ XV VAØ

ÑAÏI BIEÅU HOÄI ÑOÀNG NHAÂN DAÂN CAÙC CAÁP NHIEÄM KYØ 2021 - 2026!

GÔÛI TROÏN NIEÀM TIN

xuoâi hay

thaønh

phoá, tôùi

Nhaïc vaø lôøi: NGOÂ PHAÏM TOAÙN

nhöõng

mieàn

röøng

nuùi

xa

xoâi.

Roän

raøng

töøng

ngoõ

xoùm,

xoân

xao

khaép

phoá

phöôøng

maøu

côø

hoa

röïc

rôõ,

caàm

laù

phieáu

treân

tay, anh

vaø

tìnhem

göûi

yeâu, vaø nieàm

tin

vôùi

Ñaûng

quang

vinh.

hô...

....

.

hô...

hô...

Hô...

hô...

hô.

Saùng

suoát löïa

choïn ngöôøi

ñuû

ñöùc vôùi

taøi,

xöùng

ñaùng ñaïi

dieän cho

chí, nguyeän

voïng

cuûa

nhaân

daân.

Caùc

caáp ñoàng

loøng, cuøng

thi

ñua

chaøo

möøng.

Baàu

cöû

ñeå

xaây

nöôùc

döïng

phaùpNhaø

quyeàn,

laø

baàu

cöû xaây

döïng

Chuû

nghóa xaõ

hoäi Vieät

Nam.

Cuûa

daân

do

daân,

nhaân

daân.

8 ° VAÊN NGHEÄ BÌNH DÖÔNG

Cách đây 46 năm, dưới sự lãnh đạo của Trung ương Đảng, toàn Đảng, toàn quân

và toàn dân ta đã thực hiện và giành thắng lợi hoàn toàn trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975 mà đỉnh cao là Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử. Kết quả, miền Nam được hoàn toàn giải phóng, đất nước được hoàn toàn thống nhất, tự do và độc lập. Ngày 30/4/1975 đi vào lịch sử dân tộc như một mốc son chói lọi, đưa đất nước ta bước vào một kỷ nguyên mới: kỷ nguyên của độc lập dân tộc và Chủ nghĩa xã hội.

Nhân kỷ niệm 46 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2021), chúng ta cùng ôn lại một số nội dung trong Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, nhất là những sự kiện ở mũi tấn công hướng Bắc - nơi quân dân tỉnh Sông Bé (nay là tỉnh Bình Dương và tỉnh Bình Phước) cùng bộ đội chủ lực góp phần làm nên chiến thắng lịch sử tháng 4/1975.

Chiến thắng 30/4/1975, niềm tự hào của cả dân tộc

Với mỗi người Việt Nam, mốc son 30/4/1975 là

một ngày lịch sử trọng đại. Đó là ngày mà đất nước sạch bóng quân thù xâm lược, chiến tranh dần đi vào dĩ vãng, hoà bình trở lại trên toàn cõi Việt Nam, người dân Bắc - Nam đoàn tụ, thống nhất một nhà.

Bên cạnh niềm tự hào chung cùng với quân dân cả nước, Chiến thắng 30/4/1975 mà đỉnh cao là Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử còn là một trong những mốc son đỏ thắm trong lịch sử đấu tranh cách mạng của quân dân tỉnh Bình Dương mà cụ thể là việc lực lượng Vũ trang tỉnh Bình Dương, phối hợp cùng các đơn vị bộ đội chủ lực tấn công, tiêu diệt địch ở hướng Bắc, góp phần quan trọng vào việc làm tan rã nhanh chóng hệ thống phòng ngự từ xa “bộ máy đầu não” của chính quyền Sài Gòn, tạo điều kiện cho Chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng.

Bình Dương trong Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử

Sau chiến thắng của quân và dân ta ở Tây Nguyên và Chiến dịch Huế - Đà Nẵng, Bộ Chính trị nhận định: “Thời cơ chiến lược đã đến, ta có điều kiện giải phóng miền Nam trước mùa mưa năm 1975” và đổi tên Chiến dịch giải phóng Sài Gòn - Gia Định

Kỷ niệm 46 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước: (30/4/1975 - 30/4/2021)

BÌNH DƯƠNG TRONG CHIẾN DỊCHHỒ CHÍ MINH LỊCH SỬ

NAM HẢI

Phối cảnh Trung tâm thương mại thế giới tại Thành phố mới Bình Dương (nguồn: Internet)

THAÙNG 4-2021 ° 9

thành Chiến dịch Hồ Chí Minh. Trước khi mở Chiến dịch Hồ Chí Minh, quân ta đã tiến công đánh tan phòng tuyến Xuân Lộc (Đồng Nai) và Phan Rang (Ninh Thuận). Đây là hai căn cứ phòng thủ trọng yếu của địch để bảo vệ Sài Gòn từ phía Đông.

Vào lúc 17 giờ ngày 26/4/1975, quân ta nổ súng mở đầu Chiến dịch Hồ Chí Minh. Năm cánh quân của ta vượt qua các tuyến phòng thủ của địch, đánh vào Sài Gòn như năm mũi lao thép từ năm hướng. Trong đó, hướng Đông và Đông Nam quân ta dập pháo vào những cứ điểm quan trọng của địch, sau 2 ngày ta chiếm Bà Rịa, Long Thành, Trường Thiết giáp Nước Trong; đánh chiếm các căn cứ Phước Tường, Đức Thành, Trảng Bom; gây tê liệt và đánh chiếm sân bay Biên Hòa, buộc Bộ Tư lệnh Quân đoàn 3 của chính quyền Sài Gòn phải bỏ chạy về Gò Vấp. Ở hướng Tây Nam, quân ta đánh chiếm Bến Lức, Tân An, Trung Lương, Tân Hiệp, Long Định và Cai Lậy (Tiền Giang).

Đặc biệt ở hướng Bắc, Bộ chỉ huy Chiến dịch Hồ Chí Minh điều Quân đoàn I với lực lượng gồm: Sư đoàn 320, Sư đoàn 312 và tăng cường Trung đoàn 95B, 01 tiểu đoàn xe tăng, 01 trung đoàn pháo phòng không, cùng đơn vị đặc công vùng ven, phối hợp với lực lượng vũ trang tỉnh Bình Dương đánh chiếm những căn cứ Phú Lợi, Lai Khê, Bến Cát, Tân Uyên, Lái Thiêu, ngăn chặn và tiêu diệt Sư đoàn 5 của địch.

Từ 05 mũi tiến công, đến sáng ngày 30/4/75, các binh đoàn quân ta thọc sâu đánh chiếm các mục tiêu trọng yếu trong nội thành Sài Gòn - Gia Định. Đến 10 giờ 45 phút ngày 30/4/1975, quân ta đánh chiếm Dinh Độc Lập. Lúc 11 giờ 30 ngày 30/4/1975, lá cờ cách mạng tung bay trên nóc Dinh Độc Lập, kết thúc thắng lợi Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử.

Bình Dương vững bước đi lênTrong chiến tranh, Bình Dương là một trong

những tỉnh hứng chịu nhiều bom đạn của của kẻ thù. Vì vậy, ngay sau ngày miền Nam được hoàn

toàn giải phóng, đất nước được thống nhất, tự do và độc lập, tỉnh Bình Dương bắt tay vào công cuộc hàn gắn vết thương chiến tranh, khôi phục sản xuất và xây dựng quê hương.

Bước ra khỏi cuộc chiến, tỉnh Sông Bé trước đây, tỉnh Bình Dương hiện nay là một tỉnh nghèo, chủ yếu dựa vào nông nghiệp. Song, bằng tất cả sự nỗ lực của mình, toàn Đảng, toàn quân và toàn dân trong tỉnh qua nhiều thế hệ đã đưa công cuộc phát triển kinh tế - xã hội từng bước vươn lên những tầm cao mới.

Từ một tỉnh thuần nông, giờ đây, Bình Dương đã và đang trở thành một trong những tỉnh dẫn đầu cả nước về thu hút đầu tư, phát triển kinh tế công nghiệp. Mới đây, trong khuôn khổ Hội thảo Smart21 của ICF diễn ra từ ngày 23 – 25 tháng 2 năm 2021 do thành phố Maple Ridge và thị trấn Langley, British Columbia, Canada phối hợp tổ chức được kết nối trực tuyến đến trụ sở chính của ICF tại thành phố New York, Mỹ và các thành phố khác trên thế giới, rạng sáng ngày 25 tháng 02 (giờ Việt Nam), Diễn đàn Cộng đồng thông minh thế giới (ICF) đã công bố danh sách 21 thành phố thông minh tiêu biểu trên thế giới. Bình Dương là địa phương duy nhất của Việt Nam lần thứ 3 liên tiếp được vinh danh trong danh sách này, khẳng định hướng phát triển thành phố thông minh Bình Dương là đúng đắn, phù hợp với xu hướng thế giới. Trang website 10Hay.com tổng hợp 10 tỉnh thành giàu nhất Việt Nam, trong đó xếp Bình Dương đứng thứ tư trong tốp 10 địa điểm đầu tư hấp dẫn nhất Việt Nam.

Kết quả điển hình đó, cùng với việc ôn lại một số nội dung về Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử sẽ giúp chúng ta một lần nữa thêm trân trọng ghi nhớ công lao to lớn của đồng bào, cán bộ - chiến sĩ trong cả nước đã góp máu xương tô thắm lịch sử vùng đất này; qua đó, góp phần giúp chúng ta càng trân quý cuộc sống yên bình và phát triển của Bình Dương hôm nay.

LÊ HÀ THĂNG

BanChiều vui mời bạn tớiRót dăm ly tâm tìnhKy niệm xa vời vợiChợt ùa về lung linh.

Ngày xưa chung một lớpChung những quãng đường đi Bạn cười long lanh mắt:Còn chung mối tình si.

Rồi đời chia muôn hướngBạn xuôi về một phươngBa mươi năm gặp lạiBạn vân còn cô đơn.

Hơn nửa đời xô dạtBạn chưa hết lênh đênhTóc xanh giờ phai bạcThấy thương hơn bạn mình.

Người tình chung ngày ấyBây giờ đã thành BàVân thường hay gặp lạiVui như ngày xưa xa.

10 ° VAÊN NGHEÄ BÌNH DÖÔNG

Sau bao ngày nắng như đổ lửa, mặt đất chẳng khác gì cái chảo hừng hực bỏng rát, đêm

qua, cơn mưa đầu tiên đã bắt đầu đổ xuống...Buổi tối trời vật vã. Cái nóng vẫn như muốn

vắt hết nước trong người nhưng những đám mây đen đã kéo đến bao quanh cái mảnh trăng lá lúa bé tẹo, lúc thì vờng qua làm tất cả tối sầm, lúc lại giang ra làm mảnh trăng mỏng manh ấy sáng bừng lên tí chút, nhờ vậy không gian cũng dìu dịu đi. Cái gió bắt đầu kéo về rất nhẹ nhưng thoang thoảng hơi nước làm lòng người cứ râm ran chờ đợi. Phía chân trời xa, cái ráng hường hường đo đỏ cứ lan rộng và kéo dài mãi... Mọi thứ như chuẩn bị sẵn sàng, ấy vậy mà đi ngủ rồi, mưa vẫn còn tận đâu đâu...

Gần sáng, lúc chẳng ai ngờ nhất thì cơn mưa chợt đến. Rắc... rắc... Rắc ... rắc... Cơn gió thốc vào giật mấy cánh cửa sổ đang mở toang... Rầm, rầm...

- Trời ơi! Mưa rồi!- Dậy đóng cửa thôi, vỡ kính hết!Tiếng đóng sập mấy cái cửa sổ gỗ đâu đó trong

mấy nhà gần cạnh cũng vang lên vội vã. Ừ, không nhanh sao được! Mưa đến nơi rồi. Cái ý nghĩ ấy chưa kịp chạy qua đầu thì rào rào... Cơn mưa đổ xuống. Ngay đợt đầu tiên, nó đã tỏ rõ cái oai lực của mình. Không rơi loáng thoáng, không rơi từ từ rồi mới nhanh, tiếng mưa sầm sập, sầm sập ngay lập tức. Nước chảy ồ ồ vội vã trên sân, trên các mương đất. Gió cuồng loạn xô dạt cây cối trong vườn. Cành lá nghiến cả thân cành răng rắc, răng rắc chống đỡ. Cơn mưa lớn quá!

Và cứ vậy, sầm sập, sầm sập, không tiếng sấm ùng oàng, cơn mưa như dòng thác đổ xuống. Tiếng gió bạt cây cối trong đêm như xoáy tròn rồi vút lên cao. Tiếng cây cối cuống quýt xô dạt cành lá, hoảng

loạn và oằn lại, rồi lại như thỏa thuê trong biển mưa ngập tràn. Cứ vậy cái điệp khúc mưa thật dữ dội và cũng thật khoáng đạt ru tiếp con người vào giấc ngủ…

Lạ ghê! Sáng dậy trời trong veo, xanh như chưa từng có cơn mưa. Cây không hề lưu dấu giọt mưa nào. Mặt đất cong queo như mọi hôm nắng. Chỉ có trong vườn, những lá cây bị bứt rời rụng đầy gốc là dấu hiệu cho biết cơn mưa đêm qua đã tồn tại. Có người ngủ say còn bảo làm gì đêm qua có mưa? Chẳng lẽ nó trốn được sao?

Thực là cơn mưa không trốn. Nó ẩn vào trong cái màu xanh của lá. Lá cây xanh tươi hơn. Nó thấm vào cái màu tím ngút ngát của bằng lăng làm ai đó đến trường ngẩn ngơ, mênh mang trong nắng sớm. Nó tắm mát những chùm bông vàng của những cây vông để cái màu vàng non hơn, thơ ngây đến nao lòng. Và nó dội vào cơ thể làm tâm hồn dịu đi, cuộc sống tươi mát hơn, nhẹ nhàng hơn.

Tối đi dạo quanh sân, hương sen như ru về cõi mộng. Bỗng nhiên lời hát ở đâu bay về... “Sen ngát tóc em bay theo làn gió. Trao những yêu thương say mê hồn ta...”. Lòng lại ngất ngây, ngất ngây…

Và mưa lại xuống! Mưa xóa hết mệt nhọc một ngày làm vất vả, xoa nỗi tủi hờn và cả niềm cay đắng...

Ta yêu mưa, mưa ạ! Kể cả khi mưa hung hãn làm kinh sợ con người. Trong mưa, ta được là ta. Là con bé con ngúc nga ngúc ngắc hai bím tóc mẹ tết, được nắm tay anh chị chạy trong sân vừa la hét vừa thích thú hứng những giọt mưa rơi xuống. Là người phụ nữ hạnh phúc dịu dàng trong anh, cùng ngắm những giọt mưa rơi trên biển năm nào...

Lòng cứ run lên trong nỗi ước mong. Ước gì lại một lần trong mưa...

Mưathángtư Hoàng Hương Lan

(nguồn: Internet)

THAÙNG 4-2021 ° 11

Chiều nay biển Hồ dậy sóng, những cơn gió

không biết từ đâu thổi tạt về lạnh từng cơn, mưa thì ngày càng nặng hạt, ngồi nhâm nhi ly trà cốt, Sĩ suy nghĩ miên man. Vậy mà một thoáng, đã hơn 40 năm trôi qua, cái ngày mà Sĩ mới bước qua tuổi 20 tràn đầy nhựa sống, khoác trên mình màu áo xanh cỏ úa của người lính cụ Hồ, người chiến sĩ Quân tình nguyện Việt Nam đang chiến đấu trên đất bạn Campuchia, vì nghĩa vụ quốc tế cao cả đánh đuổi bọn tàn quân Pôn Pốt-Iêng sary cứu giúp nhân dân Campuchia thoát khỏi họa diệt chủng.

Rồi bao ký ức từ đâu tràn về, cái ngày 19/4/1979 trong một trận sống mái với kẻ thù ở Pursat, giáp với biên giới Thái Lan. Có sự tiếp sức hà hơi từ các thế lực, Sư 920 Quân khu Đông của tàn quân Pôn Pốt bỗng trỗi dậy bất ngờ, chúng dùng trọng pháo, kể cả xe tăng đánh mạnh vào đội hình của bộ đội Việt Nam khiến cả đơn vị trở tay không kịp, mặc dù vậy cán bộ chiến sĩ vẫn kiên cường chống trả đến viên đạn cuối cùng. Đơn vị hi sinh nhiều lắm, riêng Sĩ bị thương chạy lạc vào khu rừng già gần núi Hồng. Sau khi được chi viện của các cánh quân từ Xiêm Riệp, bộ đội Việt Nam chiếm lại chốt, đánh đuổi bọn tàn quân Pôn Pốt rút chạy qua biên giới Thái.

Nói về Sĩ, sau khi chạy sâu vào rừng, do vết thương máu ra nhiều quá, anh đã bất tỉnh tưởng chừng như phải hy sinh giữa rừng sâu. Nào ngờ có một phép lạ xuất hiện, trên đường vào rừng hái rau, mẹ con bà Đa Na tình

cờ phát hiện ra Sĩ nằm mê man bất tỉnh, hai mẹ con biết là bộ đội Việt Nam nên đến cho uống nước, ăn ít cơm cầm hơi rồi kè về nhà chăm sóc.

Nói một chút về gia cảnh bà Đa Na, bà có chồng cũng là bộ đội đã từng đi học tại Việt Nam, nhưng trong thời gian Pôn Pốt lên cầm quyền đã bị chúng thanh trừng vì cho là phần tử thân Việt Nam. Bà buồn bã, chán nản chế độ, nhiều lần định tự tử nhưng không đành vì lúc đó trong người bà đang mang dòng máu của chồng bà nên bà quyết định trốn ra rừng sống chờ ngày sinh nở. Cô Đa Nết ra đời trong bối cảnh như thế. Lúc gặp và cứu Sĩ, cô Đa Nết đã ở tuổi trăng tròn.

Cũng như nhiều trường hợp khác, được bà con Campuchia cứu trong chiến đấu, sau khi vết thương lành lặn, Sĩ cảm ơn sự giúp đỡ, cưu mang của mẹ con bà Đa Na rồi từ biệt tìm về đơn vị, để tiếp tục làm nhiệm vụ chiến đấu giúp nhân dân Campuchia giải phóng đất nước. Sĩ cùng đơn

vị hầu như đi gần hết các chiến trường ác liệt thời đó, từ Pursat - Battambang – Preah Vihear rồi trở về căn cứ ở Xiêm Riệp để củng cố và dưỡng quân. Định mệnh đã đến với Sĩ trong lần đến Bệnh viện dã chiến của Mặt trận thăm người đồng đội bị sốt rét, Sĩ tình cờ gặp lại Đa Nết đang nuôi mẹ bị đau ruột thừa và được mổ cấp cứu tại đây. Bốn mắt nhìn nhau như chết lặng, quả thật trái đất tròn. Thực sự trong thâm tâm, Sĩ luôn tâm niệm rằng sau khi kết thúc chiến tranh thế nào Sĩ cũng tìm lại gia đình ân nhân của mình để một lần nữa cảm ơn và nói lời từ biệt trước khi về lại quê hương Việt Nam, nhưng giờ lại gặp nhau trong hoàn cảnh như vầy, âu cũng là số phận.

Những ngày sau đó, Sĩ thường xuyên lui tới bệnh viện cùng Đa Nết chăm sóc mẹ già và tình cảm của anh bộ đội Việt Nam với cô gái Khơme nẩy sinh từ dạo đó. Nhưng có một điều hết sức khắc nghiệt thời điểm này, việc bộ đội Việt Nam yêu cô gái Khơme là điều cấm kỵ, vi phạm 1 trong 9 điều qui định của Quân đội Nhân dân Việt Nam trong thời gian làm nghĩa vụ Quốc tế ở Campuchia. Cả hai dù yêu nhau tha thiết, nhưng vẫn phải yêu trong im lặng. Sĩ thì theo đơn vị rày đây, mai đó cuốn theo chiến trường ngày càng khốc liệt, đặc biệt là những năm từ 1982-1986. Chiến tranh không thể chia cắt được mối tình trong sáng, thủy chung của họ được. Họ vẫn thường gặp nhau sau mỗi mùa chiến dịch. Rồi chuyện gì đến cũng đến, Đa Nết mang thai, trong khi Sĩ lại là đại đội trưởng

NGÃ RẼ CUỘC ĐỜITruyện ký MINH HOÀNG

(nguồn: Internet)

12 ° VAÊN NGHEÄ BÌNH DÖÔNG

của đơn vị quân tình nguyện Việt Nam. Năm 1989, khi lực lượng vũ trang và chính quyền của bạn từng bước lớn mạnh cũng là lúc Quân tình nguyện Việt Nam hoàn thành sứ mệnh lịch sử rút hết quân về nước. Đây cũng là thời điểm quyết định đối với Sĩ, về hay ở lại với vợ con? Sĩ đành thú thật với chỉ huy đơn vị và nhận lời khuyên nên theo đơn vị về Việt Nam rồi tính sau, nhưng Sĩ lại không nỡ, vì lúc đó Đa Nết mới sinh tròn tháng, còn bà mẹ Đa Na thì lại bệnh nặng. Đắn đo suy nghĩ mãi, Sĩ đành quyết định ở lại để chăm sóc vợ con mặc dù biết rằng bỏ đơn vị như thế sẽ bị kỷ luật rất nặng.

Thời gian thắm thoát dần trôi, bà Đa Na bịnh nặng mất đi, Sĩ và Đa Nết cứ thế nương dựa nhau mà sống, gia đình bên vợ quá nghèo nên không để lại của cải gì, hai vợ chồng cứ tay làm hàm nhai, dắt dìu, đùm bọc nhau sống lay lắt qua ngày. Đa Nết lại sinh thêm 2 rồi 3 đứa con nữa, cuộc sống khó khăn lại chồng chất khó khăn, không vốn liếng, không nghề ngỗng gì. Hai vợ chồng ky cóp tiền bạc đóng chiếc ghe vừa đủ vào biển Hồ làm nghề chài lưới bắt cá, đổi gạo, mắm sinh sống qua ngày. Những năm trước đây, khi Luật đánh bắt hải sản của Chính phủ Campuchia chưa ra đời bà con sống trên biển Hồ đánh bắt cá thoải mái, mỗi ngày có khi bắt được 10-20 kg cá các loại, bán, đổi gạo, thức ăn còn dư tiền để dành dụm. Nhưng vài năm trở lại đây Chính phủ Campuchia áp dụng luật đánh bắt hải sản rất nghiêm ngặt nên hầu như bà con Việt kiều nói chung và gia đình Sĩ nói riêng chỉ được đánh bắt vào 6 tháng mùa khô, các tháng còn lại, chính quyền cấm đánh bắt vì là mùa sinh sản của cá.

Cuộc sống của gia đình Sĩ hết sức vất vả, con cái thì ngày càng lớn, việc sinh hoạt chung trên ghe đã khó nói chi đến việc ăn uống học hành. Ba đứa con lớn thì chỉ được cập nhật chữ và tiếng Việt tại một trường do Quân khu 7 tài trợ ngay trên biển Hồ, thế nhưng cũng không tới đâu. Trường không có tiền trả lương cho thầy cô giáo, lúc học, lúc nghỉ, chữ Việt dần dần mai một thay vào đó là học tiếng Khơme để sinh hoạt, giao tiếp. Hai đứa con lớn của Sĩ do sống không nổi với cảnh sông nước, thiếu cơm lạt muối đành lên bờ tìm kiếm công ăn việc làm. Nghe đâu làm công nhân bốc xếp ở một cảng sông nào đó ở Kampong Chhnang, năm thì mười họa mới về thăm cha mẹ một lần, còn thằng lớn thì đi mất tích luôn từ hơn mười năm nay, không sao liên lạc được. Gia cảnh hiện tại là thế, nhiều lần Sĩ bàn với vợ hay là trở về quê hương Việt Nam định cư, làm ăn sinh sống nhưng ngặt nỗi hiện tại Sĩ đâu còn mảnh giấy chứng nhận là công dân Việt Nam, còn vợ thì củng chỉ có căn cước do chính quyền Campuchia cấp. Tiền bạc thì không có, giấy tờ cũng không hợp lệ thì làm sao hồi hương được, chưa kể còn dắt cả vợ con về Việt Nam. Ngay bản thân Sĩ sống ở biển Hồ này cũng không hề dễ dàng, bởi lẽ muốn nhập tịch cũng không được vì đâu có tờ giấy chứng nhận là bộ đội Việt Nam ở lại định cư, mặc dù thời điểm năm 1989, Sĩ đã là đại đội trưởng, một sĩ quan của Quân đội Nhân dân Việt Nam với quân hàm trung uý.

Gần đây chính quyền Campuchia lại xiết chặt việc quản lý người nước ngoài, nhất là bà con Việt kiều đang sinh sống ở biển Hồ. Lên bờ tìm việc cũng không được mà ở dưới nước thì cứ bị

mấy ông công an Campuchia làm khó dễ hoài, có lúc đòi bắt vì sống lậu, sống bất hợp pháp nhưng cũng nhờ sống lâu ở đây, tính tình hiền lành, chịu thương chịu khó nên có ông trưởng phum đứng ra bảo lãnh tiếp tục cho sống tạm trú được ngày nào hay ngày đó. Hai vợ chồng Sĩ bươn chải đi kiếm con tôm, con cá được bao nhiêu đi đổi gạo, đổi thịt sống tạm bợ qua ngày. Trái mùa đánh bắt thì phải đánh bắt ban đêm, trốn cảnh sát môi trường, nếu lỡ bị bắt thì không chỉ bị tịch thu tang vật mà còn bị bắt tạm giam mấy tháng.

Kiếp phù du là thế nhưng muốn đổi vận nhưng tiền của không có, giấy tờ tuỳ thân cũng không, muốn về lại Việt Nam cũng không được mà ở lại thì cũng không yên. Muốn sống yên thì phải có tiền để gọi là thủ tục nhập tịch, nhiều lần lãnh sự, Đại sứ quán Việt Nam làm việc với Chính phủ bạn nhưng rồi cũng đâu vào đấy, Sĩ và gia đình đành cam chịu với số phận, Sĩ cũng tự an ủi rằng giờ có về lại Việt Nam thì chỉ còn quê cha đất tổ thôi, cha mẹ Sĩ buồn khổ nhớ con cái, sinh bệnh tật rồi cũng lần lượt qua đời. Nhà cũng nghèo, của cải hầu như không có gì. Em gái thì đi lao động hợp tác ở Đài Loan rồi có chồng ở luôn bên ấy... Từ suy nghĩ đó, Sĩ bỏ dần ý định hồi hương về Việt Nam làm ăn sinh sống.

Tình cờ tôi gặp lại Sĩ trong chuyến làm công tác từ thiện do cơ quan tổ chức tại biển Hồ. Sĩ là một trong hàng trăm hộ Việt kiều có hoàn cảnh khó khăn, đang làm ăn sinh sống tại đây. Mừng mừng tủi tủi, 2 đứa ôm nhau khóc không nói nên lời. Mới đó mà đã hơn 30 năm từ khi hai đứa giã từ vũ khí, mới vừa bước qua tuổi 53 nhưng Sĩ sao già quá, mái tóc đã

THAÙNG 4-2021 ° 13

điểm bạc và dạn dày sương gió, nhất là những nếp nhăn in hằn trên gương mặt sạm nắng. Cả hai thức trọn đêm nhâm nhi hết chai rượu này đến chai khác đến khi ngã đùng ra ngủ quên cả đất trời, sông nước. Cuộc đời Sĩ quả là cuốn phim nhiều tập với nhiều gam màu tối và đầy nước mắt.

Rồi thời gian tiếp sau đó, giữ đúng lời hứa với bạn, tôi thường xuyên theo các chuyến từ thiện sang giúp đở bà con Việt kiều ở biển Hồ cũng là dịp để gặp lại đồng đội cũ hàn huyên tâm sự. Để giúp bà con ở đây cũng như giúp bạn có cuộc sống ổn định hơn, tôi và đồng nghiệp tổ chức thực hiện phim phóng sự nói lên cuộc sống cơ cực của bà con Việt kiều ở biển Hồ về phát ở Đài, gởi Ban Đối ngoại Trung ương, Bộ Ngoại giao... Sau đó Ban Đối ngoại có tổ chức đoàn sang khảo sát tìm hiểu về đời sống bà con ở đây, rồi chính quyền địa phương bạn cũng đưa ra nhiều giải pháp để giúp bà con... thế nhưng vẫn đâu vào đấy vì những thủ tục “nhiêu khê” mà đâu phải gia đình nào cũng đáp ứng được. Thế là bà con vẫn lầm lũi sống lênh đênh trên sông nước, bám vào con tôm, con cá sinh sống qua ngày. Gia đình Sĩ cũng không ngoại lệ, sống như con nước thủy triều lên xuống

mỗi ngày. Vợ chồng con cái cũng sống lênh đênh trên chiếc xuồng cũ ngày nào, cứ ngày bến này, mai bến khác, cứ trôi nổi trên mênh mông sông nước. Là bạn, là đồng đội cũ cùng đơn vị ngày nào, tôi cũng không biết phải làm sao để giúp bạn vượt qua khó khăn gian khổ. Niềm trăn trở của tôi giá như có một quyền lực nào đó tạo điều kiện cho Chính phủ hai nước gặp nhau để bàn giải pháp giúp đỡ cho cộng đồng người Việt ở đây có công ăn việc làm ổn định, tạo điều kiện cấp giấy tờ cho họ lên bờ làm công nhân hàng xưởng, nhà máy nào đó để có thu nhập để ổn định cuộc sống. Mơ ước của Sĩ cũng vậy!

Món nợ ân tình quá lớn, Sĩ không thể bỏ vợ con để lo toan cuộc sống cho riêng mình, Sĩ thầm mơ ước có một công việc ổn định có thu nhập vừa đủ để nuôi sống vợ con, nhất là đứa con dị tật bị câm điếc khi vừa mới lọt lòng. Nhưng mơ ước đó trước tiên là Sĩ phải có giấy chứng nhận là sĩ quan Quân đội Nhân dân Việt Nam được phục viên, từ đó phải làm thẻ cư trú là ngoại kiều rồi thủ tục nhập tịch, bấy nhiêu đó thôi tưởng chừng như đơn giản nhưng cực kỳ khó khăn đối với hoàn cảnh của Sĩ hiện tại. Tiếc thay cho một phận

người, một người lính, một sĩ quan quân đội giờ lại phải sống khép kín, sống lặng thầm nơi đất khách quê người, đêm ngày chờ mong một phép lạ đến để trả tên lại cho anh - Châu Văn Sĩ - Trung uý Quân đội Nhân dân Việt Nam người đã hoàn thành xuất sắc nghĩa vụ quốc tế cao cả, giúp nhân dân Campuchia thoát khỏi họa diệt chủng Pôn Pốt - Iêng Sa ry để vương quốc Campuchia có nhịp sống hồi sinh như ngày hôm nay. Ngày 07/01/2019, nghe nói ở Việt Nam và Campuchia tổ chức mitinh trọng thể chào mừng sự kiện 40 năm chiến thắng Pôn Pốt, anh đi ghe xuyên đêm về thành phố Xiêm Riệp để vào quán cà phê xem tivi trực tiếp sự kiện này. Có ai đó biết rằng trong chiến thắng đó, có sự đóng góp công sức, xương máu của vị khách đặc biệt vừa xem vừa khóc ấy, ôi cũng là duyên phận. Mong rằng những điều ước của Sĩ sẽ sớm trở thành hiện thực, để có những phút giây nào đó Sĩ vẫn tự hào về người Việt Nam sống vốn nhân từ, thủy chung và son sắt như thế đó, như đội quân nhà Phật sẵn sàng hy sinh xương máu của mình để đất nước Campuchia có cuộc sống phát triển, tự do, hạnh phúc như ngày hôm nay./.

NGUYỄN CHÍ NGOAN

Một thoáng quê nhàChừng như nỗi nhớ quê nhà Rơi trên vạt áo ngày qua lặng thầm.

Con đường buổi ấy xa xămBước mòn góc phố tháng năm lỡ làng.

Quê nhà giọt nắng miên manGậy tre cha gõ thênh thang đường chiều.

Hiên nhà dáng mẹ liêu xiêuThương mùa lam lũ chắt chiu tháng ngày.

Đồng chiều thẳng cánh cò bayBầy trâu ngơ ngác đường cày ngày xưa

Em về phố nhỏ hay chưaCó nghe nước mắt giữa mùa biếc xanh...

14 ° VAÊN NGHEÄ BÌNH DÖÔNG

Andantino - espressivo

Chôït

NGHE TIEÁNG ÑAØN THÖÔNG

(Thöông taëng taùc giaû baøi haùtû "Coâ gaùi Saøi Goøn ñi taûi ñaïn")

nghe tieáng

suoái

reo nôi

röøng

xa thaêm

Thô: LEÂ GIANG

Nhaïc: LÖ NHAÁT VUÕ

thaúm

Nhö moät

lôøi thaêm

hoûi,

duø kyù

öùc luøi

xa

Chôït

nghe tieáng

líu

lo chim

keâu, gaø

gaùy

saùng

Duø

daõi

daàu möa

naéng, tình

ngöôøi khoâng

ñoåi

thay

Tieáng

ñaøn theo

gioù

bay, haït

möa

daàm

thaám

ñaát

Ñaøn goõ

töøng nhòp

böôùc,

suoái

röøng

goïi chim

keâu

Anh vaø

em

beân

nhau, lung

linh töøng

gioït

naéng, röng

röng haït

muoái

maën

Tieáng

ñaøn thöông

nhôù

ai Tieáng

ñaøn anh

ñaém

say Yeâu

em nhö

röøng

goïi

Tieáng

ñaøn nhö

voïng

maõi

Tieáng

ñaøn thöông

vaán

vöông...

THAÙNG 4-2021 ° 15

NGUYỄN VĂN ÂN

Trò chơi ô chữ Trò chơi ô chữ ngày xưaHai mươi năm, đời nắng mưa nghìn lầnĐố ai không chút bâng khuângNắng men song cửa dấu chân ai về ?

Trò chơi ô cửa mân mê Ngọt mềm mười ngón vụng về đôi tayThương em ngày một, ngày hai...Đêm sâu tóc ngắn, tóc dài nhớ nhau

Trò chơi ô chữ tan mauKhung trời mùa hạ nghe xao xác hồnBến bờ áo trắng tươi nonMá hồng thuở ấy có còn thả thơ

Trò chơi ô chữ tình cờThương em nhõng nhẽo bâng quơ dỗi hờnTan trường dăm tiếng cười giònMùa thu con gái có còn qua đây?

Trò chơi ô chữ thiệt hayTừng trang nhật kí ghi đầy giấc mơBài thơ vội chép bây giờ Con đường tình sử xác xơ lá vàng

Trò chơi ô chữ sang trangBên đời ai cứ khóc than bên đời?Con thuyền tình đã ra khơiTrò chơi bay bổng phương trời xa xăm…

NGUYỄN MINH NGỌC HÀ

Chùm thơ 1-2-3 Câu thơ sáo mòn thích học đòi chữ nghĩa

Tứ thơ hay tự biết khiêm nhườngNép mình trong ngữ ngôn, thi ảnh

Bông lúa chín luôn cúi đầu vốn dĩNgười uyên thâm lặng lẽ thường khiVà cỏ dại vân ngẩng đầu ngạo nghễ

Bông hoa giả nở mua vui con mắt kẻ lai qua

Nhành hoa dại ven đường tự mình ý nghĩaKhông nở vì ai, chẳng tàn vì ai

Sợ miệng lưỡi khen chê, ta tập chiều lòng thiên hạTập mua vui cho con mắt người đờiNgâm đời ta khác chi đời hoa giả

Rồi cũng biết cách đi qua chuỗi ngày cô độc

Dọn dẹp lòng rong rêu, ẩm mốcGiặt giũ nỗi buồn nhờ nắng mới hong khô

Thay cửa sổ tâm hồn bằng màu sắc thanh tânLau quá khứ, xếp vào ngăn ký ứcVà thật sống

Hôm nỗi buồn lẻn trèo ra cửa sổ

Hồn tôi nhẹ tênhLòng tôi nhẹ tênh

Tôi hiểu trái tim vân còn nhiều cảm xúcHiểu rằng không chỉ riêng tôi mà nỗi buồn cũng đang bí báchNó cần được tự do

16 ° VAÊN NGHEÄ BÌNH DÖÔNG

“Xin lỗi, phải số điện thoại bạn Vy không vậy?”, Giọng một gã đàn ông lạ hoắc, cùng với số lạ hoắc.

“Phải. Xin lỗi ai vậy”. Tôi trả lời một cách nhạt nhẽo.

Mình là Khánh Thành học chung cấp 3 nè Vy ơi. Thứ bảy này nhà mình làm giỗ ba, mình mời các bạn, trước là dự đám giỗ, sau là họp lớp, bạn nhớ đi nha! Mà bạn không biết nhà mình thì tập trung chỗ Cấp thoát nước, Bình An dẫn đi nha. Nhà mình ở đường Hồ Văn Cống – gần Ủy ban nhân dân xã Tương Bình Hiệp nha.

Tôi đã ừ và cũng đã nghĩ chắc mình không đi được, công việc mình còn quá chừng, được hai ngày nghỉ, đi chơi liệu có làm kịp không?.

Mà cũng lạ, bình thường số điện thoại gọi đến phải lưu tên mình mới nghe điện thoại, và điều lạ nữa là mình không thích đi ăn tiệc hay họp mặt họp lớp.v.v.., vì già rồi, lớn tuổi rồi, nên cũng ngại đi. Mà tự dưng nay mình lại nghe điện thoại, mình lại ừ luôn mà không hẹn lại thời gian. Lạ thật.

Hai mươi năm! Khoảng thời gian không ngắn cũng không quá dài, nhưng đủ để một cuộc đời thay đổi. Phải thừa nhận rằng tôi là một trong những người từ trước đến nay ít tham gia họp lớp nhất. Không thể có lý do nào biện hộ cho sự thiếu nhiệt tình của mình được. Chính vì vậy, tôi thấy rất khâm phục các bạn trong lớp mình. Đúng như bạn Thái Nguyên đã nói hai mươi năm qua đã khẳng định giá trị của 12A1 của chúng mình. Hai mươi năm – khoảng thời gian đủ để cho mỗi thành viên của lớp khẳng định được vai trò của mình đối với gia đình, với xã hội. Gạt qua hết tất cả những vai trò của cá nhân đối với gia đình, xã hội, để khi chúng ta gặp lại nhau tất cả đều chỉ là những cô cậu học trò thuở nào, hồn nhiên, tinh nghịch và tươi trẻ - cảm giác này không nơi nào, không gian nào có được ngoài họp lớp.

Đây đâu phải là lần đầu họp lớp tại nhà bạn Thành, chỉ là lần đầu đối với tôi. Từ ngày tốt nghiệp ra trường, các bạn liên lạc nhau, nào cà phê nào họp mặt… chỉ mỗi mình mình thật sự là đã lâu, lâu lắm rồi mình không có liên lạc của lớp. Chỉ liên lạc qua

facebook, zalo với mấy con bạn thân nhất, mấy con bạn mà mình có thể thoải mái trút hết những điều tệ nhất của cuộc sống.

Thứ bảy cũng đã đến, lời mời là 11 giờ, nhưng mình vẫn còn lưỡng lự, vẫn còn suy nghĩ đắn đo. Hay mình điện thoại lại cho lớp báo là mình bận mình không đi được, hay là mình báo… đủ thứ lí do để có thể mình không đến buổi họp lớp. Bản thân mình lúc nào cũng tự ti, dùng tự ti là chính xác, với suy nghĩ hết sức trẻ con, mình quá xấu, nếu các bạn có nhìn thấy mình các bạn cũng sẽ không nhận ra mình là ai. Điện thoại lại reo, bên kia giọng rõ to “Lớp có mặt hết rồi còn mỗi mình bạn đó, cả lớp đợi bạn”.

“Ừ! 15 phút nữa mình có mặt”. Nhìn lại đồng hồ thì kém 5 phút 12 giờ trưa. Vậy mà các bạn cũng đợi mình. Không son phấn, không diện bộ cánh đẹp, chỉ áo thun quần Jean. Những điều mình tự ti về bản thân thật sự không còn tồn tại và hiện diện khi gặp lại bạn bè. Ai cũng bảo là tại lâu không gặp lại nên mới vui, chỉ vì bạn bè gặp lại nhau trong khung cảnh này, không ai nhớ mình đã là những ông bố bà mẹ, mà cứ tưởng đang ở độ tuổi mười sáu, đôi mươi! Nhìn qua thấy “con nhỏ” này hồi trước ăn vụng hết biết, ngó lại thấy “thằng” đó hồi xưa “cúp cua” có tiếng! Thế là tha hồ chọc ghẹo nhau, bao nhiêu kỷ niệm thuở thiếu thời mà khi nhắc lại, cứ tưởng như đang hiển hiện trước mặt. Từng hàng cây, gốc cột; biết bao nhiêu chuyện xưa, tích cũ được kể lại, hết chuyện mình lại đến chuyện bạn, chuyện thầy, cô.

Nào là lúc đi học bạn Tấn, Minh Thành, Bình ngồi chung bàn, bàn sau cùng lớp ngồi chung với Nguyên là Khánh Thành, Khương, ai ngồi với ai, tổ nào rồi lớp mình có tất cả 52 bạn. Lớp mình lúc trước có bạn Mai Hương xinh như người Ấn Độ, bạn Tuấn thì điềm đạm đến bây giờ vẫn vậy, ai ai cũng thao thao bất tuyệt với những khoảnh khắc nhớ của mình về lớp 12A1.

Tiếng Bình An rõ nhất, các bạn nhớ lúc học môn thầy Hoài không, cứ mỗi lần tới tiết Toán của thầy là tui kìm bạn Nhật dữ lắm luôn á, Thầy bước vô lớp là cứ câu đầu tiên là “trực nhật bôi bảng”… cả đám cùng cười, mà có khi bạn An không nhắc chắc cả lớp không nhớ đâu hen!

Lại còn chuyện động trời này nữa chứ: ai nhớ mình bị xé tập khi không làm bài tập không… rồi bị phạt đứng góc lớp khi không thuộc bài không, rồi thì bị phạt ra cửa lớp vì không thuộc từ vựng môn Anh Văn.

Ai không nhớ chứ tui nhớ nhất những chuyện

HỌP LỚP(tặng các bạn lớp 12A1 Nguyễn Đình Chiểu)

Tản văn Khánh Vy

THAÙNG 4-2021 ° 17

cười ra nước mắt, cô dạy Anh văn con thầy Phó Hiệu trưởng, giáo viên thực tập… trời ạ, cả đám đã trét mắt mèo vào ghế cô. Những lúc kiểm tra bài cũ, bàn đầu, mấy bạn nam, có lần tôi trả bài sử, các bạn nhắc bài, rồi viết giấy để trên bàn mà tui đâu có trả lời được, lí do vô cùng đáng yêu khi nhận lời phê của giáo viên “Không thuộc bài” đỏ chói trong vỡ. Tôi cận thị mà không đeo kính nên đâu thấy miệng các bạn nhắc cái gì, mà có viết chữ to vào giấy để trên bàn tui cũng không đọc ra. Thế là được nguyên ba chữ đỏ chói.

- Mấy bà có nhớ cái bàn của tụi mình không? Số tui chắc đẻ bọc điều hay sao mà tự nhiên ngay chỗ tui ngồi, mặt bàn bị nứt một khe dài. Nhờ vậy mà mỗi lần thi, tui chỉ cần để cuốn sách trong hộc bàn rồi “thò tay xuống làm việc”. Tiếng bạn nữ nào đó vang lên.

- Mày nhớ nhỏ Trang không? Hồi đó thằng Quang lớp 12A2 thương nó, viết thư nhờ tao đưa dùm mà nó không chịu nhận. Tao bèn đem về nhà mở ra xem thử coi nó viết gì đặng chọc nó, vô phúc con em họ ở chung phòng với tao lục cặp thấy, đưa ngay cho mẹ tao. Thế là tình ngay, lý gian, tao bị một trận đòn nứt đít! Với cái tội, mũi chưa sạch không lo học hành, yêu với chả thích. Oan ức vô cùng!

Tiếng cười, tiếng nói như vỡ òa trong cái trưa hè nắng nóng. Cơn mưa tháng sáu chợt đến, như thay lời muốn nói buổi họp lớp cũng đến lúc chia tay, số điện thoại được bạn Thái Nguyên lưu lại, tạo group Zalo, để khoảng cách cũng như thời gian của cả lớp 12A1 được rút ngắn lại. Cám ơn bạn Thành đã tạo điều kiện về không gian, thời gian, “cơ sở vật chất” để cả lớp được gặp nhau, cám ơn bạn Nguyên vẫn giữ được danh sách lớp và liên kết lớp lại bằng nhiều cách.

Chắc các bạn cũng như tôi, trải nghiệm cuộc đời mới thấm thía kỳ vọng, thất vọng, buồn vui, tủi hổ, mất mát đau thương... Có bạn thành ông to, bà lớn, có bạn còn dư tiền bạc, dư nhà cửa, dư đất... Có bạn vẫn đang phải tính kế mưu sinh. Có bạn gặp rủi ro hoạn nạn. Âu đó cũng là quy luật xã hội. Dù thành hay bại, hôm nay chúng ta vẫn là lũ học trò như ngày ấy - vẫn tao, mày, thằng nọ, con kia - vẫn là… Không thể khác được các bạn ạ, đó là những tình cảm đầu đời, vô tư, trong sáng, nghĩ sao nói vậy, không toan tính thiệt hơn, cầu tài, cầu lợi.

Dẫu biết rằng cuộc vui nào rồi cũng đến lúc tàn, hội ngộ rồi chia ly là quy luật tất yếu của cuộc sống song vẫn thấy tiếc nuối giá như… bọn mình được ở bên nhau thêm chút nữa. Những gương mặt, những

nụ cười, những lời nói thân quen giờ vẫn còn đọng lại và dâng trào trong tôi nhiều cảm xúc.

Tạm biệt các bạn, tạm biệt những nụ cười những cái bắt tay thân thiện, gần gũi, tạm biệt thời gian vui vẻ bên nhau… Lời tạm biệt lần này sẽ mở ra những lời chào mới, bởi lẽ không chỉ mình tôi mà tất cả mọi người đều mong muốn có nhiều dịp gặp nhau như thế để 12A1 có dịp xích lại gần nhau để hiểu và gắn kết nhau hơn nữa.

Các bạn có thấy họp lớp đã giúp mỗi chúng ta gợi nhớ về những kỉ niệm một thời đi học, mọi người đều đã trở lại thời niên thiếu, thử hỏi có liều thuốc nào cải lão hoàn đồng được như thế? Nếu có, phải trả biết bao nhiêu tiền để mua lấy thời gian? Chỉ cần đến với nhau trong những buổi họp mặt thế này là chúng ta đã tìm lại được thời thanh xuân, thơ mộng. Hẹn các bạn vào một dịp gần nhất nhé!

TRẦN THANH THOA

Lục bát tháng tưLúa đồng gội nắng tháng tưCánh diều chấp chới bay từ giấc mơTriền sông hoa bắp trổ cờTiếng gà vang gọi tuổi thơ trong ngần

Nẻo về tóc gió bâng khuângCỏ may khẽ níu bàn chân mơ màngSông dài lẻ bóng đò ngangCá tranh đớp giọt nắng tràn bóng trưa

Tháng tư hạ đã về chưa?Đồi sim tím nghẹn giấc xưa êm đềmGió lay rụng cánh hoa mềmAi quên lời hẹn bên thềm tháng năm

“Gió đưa cây cải”… xa xămĐiệu ru vương ngọn rau răm… ơi àTiếng tu hú vọng sau nhà Mẹ ngồi bóng ngả bao la trời chiều…

18 ° VAÊN NGHEÄ BÌNH DÖÔNG

MINH GIA AN

Tháng tư xanhHàng xà cừ nghiêng vòm lá tháng tưEm có về qua con phố nhỏNhặt lên tiếng ve ngày xưa òa vỡKý ức xanh nhòe hoa nắng trên đầu.

Em có về tìm cánh phượng chênh chaoThời hoa mộng bao ước mơ cháy bỏngSân trường nắng, gã trai khờ mười támNgọng nghịu làm thơ… rồi tự ky một mình!

Em có về ngồi giữa đám học sinhQuá giang nỗi nhớ thời hoa niên áo trắngCuộc sống muôn màu chứ đâu chỉ bảng đen phấn trắngSóng gió cuộc đời không phải lớp học bình yên.

Tháng tư xanh - chút hoài niệm hồn nhiênLắng đọng giữa đôi bờ hư ảoChùm hoa nắng lung linh trên vai áoNghe giật choàng miền ký ức nguyên sơ.

Hàng xà cừ xanh vòm lá tháng tưEm có về, khắc tên mùa thương nhớ?

TRẦN THANH HẢI

Cuối chiều tháng tưNgọt ngào hương lúa trổ đòngRáng chiều tà nhuộm tím hồng sông quêChim trời rủ nhau bay vềTrâu đen no cỏ triền đê…vào làng

Góc trời lấp lánh sao hômĐâu đây tiếng chú dế mèn phiêu lưuTrời xanh vang tiếng sáo diềuChuông chùa điểm nhịp cuối chiều tháng Tư

Tiếng chim tu hú gọi hèPhượng hồng chưa rộ, tiếng ve chưa rềnCuối trời đã hé trăng nonGió rung những đóa loa kèn trắng hoa

Tháng Tư vàng nắng Hạ vềHoàng hôn ráng đỏ chiều quê yên bình.

KIM MAI

Tôi muốn về với mẹ Tôi muốn về với mẹ chiều nayTìm chút bình yên khi lòng mình giông bãoChỉ có mẹ là người hiểu thấuXoa dịu những đớn đau đắng đót tủi hờn.

Tôi chỉ muốn về với mẹ, chẳng muốn thiệt hơnVề khóc òa như đứa trẻVề để được mẹ la mắng như thuở còn thơ béNhững lời rất thật thà chẳng dối trá điêu ngoa.

Tôi muốn về với mẹ nghe bình yên trong câu caVề đắm mình trong tình thương của mẹVề với bữa cơm chiều đọt bầu đọt bíNghe ba kể chuyện cười và chưa biết thị phi…

Tôi muốn về với mẹ như chưa từng rời điKhi nếm đủ vị đời có cả phần chua chátVề giếng quê uống ngụm nước mátĐể ngọt ngào chảy tận vào tim...

THAÙNG 4-2021 ° 19

KIM NGOAN

Làng tre quê tôiChiều nay trong gió vi vuÂm vang nhạc khúc như ru lòng ngườiTừ muôn ngàn vạn nẻo đờiTre về lưu luyến không rời Phú An

Làng tre lớp lớp hàng hàngMột vùng xanh ngắt ngỡ ngàng hồn aiKhách du lạc bước dặm dàiNhìn tre sống lại những ngày xa xưa

Lũy tre, bến nước, hàng dừaMắt ai lúng liếng, đong đưa gọi mờiTre xanh gắn bó không rờiCùng người bám đất bao đời thuy chung

Tấm lòng sắt đá kiên trungVào sinh ra tử lao lung chẳng màngViết nên trang sử huy hoàngThiên vương Phù Đổng danh vang anh hùng

Nhổ tre, ngựa sắt ung dungNgang nhiên giữa chốn trùng trùng binh đaoNgô Quyền binh sách lược thaoBạch Đằng tre nhọn Vương Thao khiếp hồn

Quê mình ngày ấy hầm chôngTre cùng du kích tấn công quân thùGiờ đây từ giã chiến khuTre là nhạc khúc êm ru lòng người

Là khu sinh thái xanh tươiLà hồn của đất bao đời vẹn nguyênNhắc ai dâu có bình yênVân không quên giữ khoảng riêng đất trời

Đáp đền ơn đức bao đờiCha ông vun đắp rạng ngời nước Nam

NGUYỄN THÁNH NGÃ

Khúc phiêu cakhông có hình bóng không có sự rủi ro của tiếng động

khúc phiêu ca của những dòng nhựa rì rầm...

sự dịch lặng đó không bởi âm thanh không bởi ánh sáng, bóng tối

tiếng côn trùng đang bắt nhịp cả tổ chim non cũng góp tiếng nói đầu tiên và đâu đó, cơn bão bẻ gãy giai điệu sự hỗn tạp, đứt quảng, và gào thét của sóng âm lấn át những linh hồn bé bỏng

chúng ta chìm vào thính giác câm sự đè nén của những âm giaikhiến chúng ta quên đi trong tận cùng im lặng tấu khúc sinh tử luôn bắt đầu

lộng lâyâm thầm và mãnh liệt thổi qua chúng ta đánh bạt chúng ta

những ca từ trôi dạt những dòng kẽ hoang nhiên...

20 ° VAÊN NGHEÄ BÌNH DÖÔNG

Đã đầu giờ chiều mà chưa thấy thằng Căng đi bán vé số? Ông Tường trưa không ngủ,

đem chiếc ghế nhựa đỏ ra trước hiên ngồi, chân vắt hình chữ ngũ. Cây trứng cá hễ cứ có gió là lay qua lay lại, rớt vài chiếc lá hay đánh bộp vài quả trên mái tôn nóng hổi. Con Lu nằm gần đó lâu lâu cũng giật mình.

Đấy! Mới nói đã thấy thằng Căng đến. Hắn nằm trên một tấm gỗ dài, tấm gỗ trông bẩn nhưng như thể được đánh bóng bởi cái thân hình què quặt của hắn. Chiếc quần cũ chỉ đủ bao được đến đầu gối, để lộ hai cẳng chân teo tóp, huơ huơ trong không khí, yếu ớt. Âm thanh từ chiếc máy radio lại rền rền nghe sao mà não ruột. Mấy bản nhạc tân cổ phát ra từ chiếc loa nhỏ, cứ chốc chốc lại chập chờn nghe không rõ. Mặt hắn hôm nay trông hốc hác hơn mọi hôm, đầu tóc thì bết dính, lâu lâu nó đưa bàn tay phải với móng tay đen thui đưa lên đầu gãi sột soạt.

- Mua cho con tờ vé số, chiều xổ ông ơi.

- Lấy hai tờ.- Dạ. Mà ông cho con

xin ca nước, nãy đi vội nên con quên mang theo, giờ khát khô cả cổ.

Mặt hắn nhăn lại vì bị nắng chói hẳn vào mắt. Hắn đưa cánh tay quệt mồ hôi chảy từ trán xuống, mồ hôi mặn chát.

Ông Tường ra nhà sau rót đầy một ca nước, với theo chai nước suối chưa khui.

- Cảm ơn ông.Gương mặt của hắn không có nhiều thịt nên

trông cái cổ cứ dài ngoằng ra. Hắn uống ngụm nào ngụm nấy là thấy rõ mồn một sau lớp da mỏng dính màu đỏ hung vì cháy nắng ở cần cổ.

- Mày không cầm theo cái nón lá mà đội vào, đổ bệnh thì chết nha con.

Những ngày đầu mới “vào nghề” hắn có đội nón, cái xe đẩy cũng có mái che nhưng than ôi,

người ta thấy hắn ngồi mát quá nên có thương mà giúp hắn đồng nào nên thành ra hắn phải làm mình thảm thương thêm nữa.

Hắn cười trừ rồi lết đi, bàn tay chống xuống nền đất bẩn thỉu, hắn phủi phủi rồi chùi lên áo, giữ bàn tay trông có vẻ sạch để đưa vé số và thối tiền cho khách.

Xấp nhỏ ở đầu xóm Miễu đã bớt tò mò hơn về hắn. Ngày thằng Căng mới dọn về mảnh đất này

ở, tụi nhỏ hay nấp sau bức tường gạch, thích thú nhưng sợ hãi rồi bàn tán về con người có thân hình kì lạ kia.

- Người gì sao ghê quá vậy?

- Trời ơi, nằm vậy sao mà thở nổi? – Bé Liên giọng biểu cảm.

- Mày nói đi, tối ổng vào giường ổng bóp cổ á nghen!

Tụi nó hét lên rồi chạy tán loạn sau lời trêu chọc của Bách. Giờ thì khác, thằng Căng nó hiền mà, nên tụi nhỏ cũng thích chơi cùng. Có hôm các anh em còn chơi cả trò chạy đua trong khu đất trống. Hắn vẫn cười ngô nghê, hai tay xỏ hai chiếc dép, chống xuống nền đất. Tụi nhỏ luôn đứng thụt về phía sau một đoạn. Đôi khi bình đẳng cũng cần có

nhượng bộ chứ nhỉ?- Tụi em chấp anh chạy trước luôn á.Giọng mấy đứa nhỏ léo nhéo, chúng lấy đà rồi

chạy. Hắn cũng chạy hết sức. Hắn chạy bằng đôi tay ốm o gầy mòn đó, ra sức mà đẩy, đẩy thật nhanh. Hắn luôn thua, nhưng hắn vui.

Ai đời anh hắn hôm nay mò đến, quét hết mớ tiền hắn dành dụm rồi chuồn mất. Đời nó bạc bẽo lắm, trông hắn lại thảm thương hơn trước nữa.

- Dì Tám, mua dùm con ít tờ, chiều xổ trúng lớn dì ơi.

- Thôi không mua.Ông Khải từ trong nhà bước ra.

BÁN “THÂN”

Truyện ngắn TRẦN PHAN ĐINH LĂNG

THAÙNG 4-2021 ° 21

- Lấy tao 5 tờ, lấy số giống nhau nha mày.Ông nhìn sang mấy người đứng gần đó, nói

thêm.- Mua cho nó ít tờ, chừng đó tiền bỏ vào mồm

cái một hết trơn. Người ta ậm ừ rồi cũng có người mua thêm.

Mới đi tới giữa chợ hắn đã bán được kha khá rồi. Tối đó anh nó lại về mang theo chiếc xe lăn cũ.

- Anh mày có thứ này, ngồi không xơi của ngon đấy.

- Trả tiền của tôi đây.- Tiền quái gì, tao vay của mày thôi, sau này

kiếm bộn thì tao trả gấp đôi cho chú em. Làm cái gì cứ lãi nhãi như bọn đàn bà.

Mới tờ mờ sáng anh ta đã vác chiếc xe lăn đi, chiếc xe được bọc trong bao tải màu xanh. Anh ta đi, tối không rõ mặt người mới trở về. Kiếm được bộn tiền hả hê lắm. Căng ngồi dựa hẳn lưng vào bức tường cũ, tối nay chân hắn bị nhức do tiết trời trở chứng.

Anh ta lấy từ trong bị ra một xấp tiền lẻ, lác đác vài tờ tiền cứng. Hắn ngồi bệt xuống nền đất mà đếm tiền.

- Mày giỏi thật, nằm trên cái tấm ván đấy cả ngày, tao đây ngồi không giả mù mà còn toát mồ hôi hột, trưa nắng muốn xỉu tới nơi.

Căng trợn mắt, nhận rõ cái sự xảo trá kinh tởm của anh ta.

- Đấy, trả mày món nợ, cho thêm vài đồng mà tiêu.

- Khốn nạn.Anh ta nổi điên, đứng phắt dậy ném bể chiếc ly

thủy tinh hắn vừa lượm được bên bờ kè.- Mày cũng như tao thôi chứ hơn ai, bán “thân”

hết cả, cao thượng gì.- Tôi què quặt ra đây, anh thì lành lặn thế kia.

Đồ lừa đảo.- Ui giời, mày cứ chửi, tao vẫn có tiền xài, bữa

nào cũng no nê, có sức thì để dành mà lết. Tao đã bảo giả mù đi, tao mướn người đẩy mày đi, mày trông vẫn còn lành lặn quá.

- Anh Hào, anh trước kia có phải là người đi lừa lọc như thế này đâu? Anh thương tôi, thương ba má đã nằm xuống mà sống cho đàng hoàng tử tế.

Anh ta lại đi, một tuần trôi qua anh ta thu được món hời béo bở. Dù sao thằng Căng vẫn lo cho anh ta lắm. Một ngày trôi qua, hai ngày trôi qua không thấy anh ta về nữa. Hắn vẫn đi bán vé số với tấm thân khổ sở và mòn mỏi này. Ông Tường lại cho nó thêm chai nước chưa khui nắp, còn nguyên.

- Đời con nó bẽo quá ông ơi!Tự nhiên hắn than. Bấy lâu nay hắn có não nề

một lời nào đâu. - Mày đi làm đồ thủ công không? Tháng tới

thằng cháu tao bên tỉnh về, hắn có cái xưởng đan lát, để tao hỏi xin cho mày cái chân thợ. Không biết thì học, mày còn đôi tay. Chậm cũng được nhưng sẽ đỡ hơn việc cứ lết ngòai đường thế này con ạ.

- Thân con vầy, có người nào họ cưu mang sao ông?

- Bây cứ yên tâm đi, sớm mai tao đánh điện hỏi liền. Cứ sống cho thẳng thì lo chi, đời hẳn cho phúc. Tao coi bây như con cháu trong nhà. Bây phải sống thế nào tao mới giúp chứ bất nhơn thì tao có đoái hoài gì.

Thằng Căng vui hơn, hắn bỗng thấy nhẹ nhõm vì tin vào cái mai mốt nào đó hắn không cần phải bán cái bộ dạng thảm thương này cho ai khác. Hắn muốn tự tay kiếm tiền, tạo ra thứ giá trị gì đó...

Nhưng giờ, nó chưa biết ở cách chỗ nó không xa, anh nó bị người ta đánh gãy cả chân.

- Bọn lừa đảo, đánh cho nó chết.- Bố mày, dám giả tàn tật hả con, tao đánh cho

mày vừa què vừa mù luôn.- Đánh nó đi, đánh cho nó chết.Người nọ đá một cái vào ngực, người kia đấm

hai cái vào lưng, uỳnh uỵch, nháo nhào, càng lúc càng đông. Người đứng ngoài không đánh tới thì ném cho anh ta mấy quả trứng gà, chúng nhầy nhụa vào đầu, vào mặt, vào áo quần. Lo gì, ai cũng có phần thì chẳng thể bắt hết đi đâu được. Đông người lại đánh hung hơn. Anh ta như ngộp thở đến nơi, đau quá! Không chịu nỗi nữa. Cái chân anh ta như chỉ có thể lết. Hẳn giờ anh ta nhớ đến cái chân tật nguyền của thằng Căng. Anh ta ngửi được cả mùi đất nồng xộc lên mũi, nếm cái vị lạt nhách của đất, xoàng xoạc, bám hết vào môi, vào lưỡi, vào lợi. Đời chiều anh ta, mong gì được nấy.

22 ° VAÊN NGHEÄ BÌNH DÖÔNG

Trong đời sống tinh thần của mỗi chúng ta, sách là sản phẩm văn hóa tinh thần, là kho

tàng tri thức đóng vai trò rất quan trọng, là người thầy vĩ đại thắp sáng trong mỗi chúng ta nguồn tri thức vô tận. Dạy cho chúng ta cách sống, cách làm người, hướng tới những giá trị nhân văn cao cả. Có thể nói sách là những người bạn gần gũi chia sẻ mọi niềm vui, nỗi buồn của mỗi người. Và đọc sách đã trở thành một nhu cầu cần thiết không thể thiếu của mỗi con người. Ở thời đại nào, con người cũng lấy việc học, và đọc sách là một trong những phương cách để hoàn thiện nhân cách con người, để tiến bộ trong cuộc sống cá nhân và đóng góp vào sự phát triển chung của xã hội. Cha ông ta đã coi việc đọc sách là một hành vi văn hóa cao đẹp. Từ đọc sách, sưu tầm sách, xây dựng tủ sách, thư viện là một phần của việc hình thành văn hóa đọc. Văn hóa đọc là một trong những nguồn năng lượng quan trọng thúc đẩy sự phát triển bền vững.

Tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIV đã thông qua Luật Thư viện số 46/2019/QH14, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2020, trong đó Khoản 1, Điều 30 quy định ngày 21/4 hàng năm là Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam. Sự kiện này nhằm khuyến khích và phát triển phong trào đọc sách trong cộng đồng, nâng cao nhận thức của nhân dân về ý nghĩa to lớn và tầm quan trọng của việc đọc sách đối với việc phát triển kiến thức, kỹ năng và phát triển tư duy, giáo dục và rèn luyện nhân cách con người. Đây

thật sư là niềm vui lớn cho những người yêu sách.Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam là sự kiện

văn hóa quan trọng đối với những người yêu sách và cả cộng đồng xã hội. Góp phần xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm bản sắc dân tộc. Là dịp để tôn vinh giá trị của sách, khẳng định vị trí, vai trò và tầm quan trọng của sách trong đời sống xã hội. Tôn vinh người đọc và những người tham gia sưu tầm, sáng tác, xuất bản, in, phát hành, lưu giữ sách. Đồng thời, nó còn góp phần quan trọng trong việc nâng cao trách nhiệm của các cấp, các ngành đối với việc xây dựng và phát triển văn hóa đọc ở Việt Nam.

Việc lấy ngày 21/4 là Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam có ý nghĩa rất quan trọng. Đây là thời điểm ra mắt cuốn sách đầu tiên của Việt Nam là cuốn “Đường Kách mệnh” của Chủ tịch Hồ Chí Minh – tác phẩm đầu tiên bằng tiếng Việt được in bởi những người thợ in Việt Nam. Chủ tịch Hồ Chí Minh là một tác giả lớn, một Danh nhân văn hóa, các tác phẩm của Người có giá trị không chỉ đối với người dân Việt Nam mà còn được bạn bè quốc tế đón nhận. Việc chọn Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam gắn với một tác phẩm nổi tiếng của Người sẽ có ý nghĩa văn hóa sâu sắc. Bên cạnh đó, tháng 4 còn là thời điểm diễn ra Ngày sách và Bản quyền Thế giới (23/4), nhằm tôn vinh Sách và Văn hóa đọc, khuyến khích mọi người dân thế giới khám phá niềm yêu thích đọc sách.

Sự ra đời và ý nghĩa của Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam 21/4

NGỌC BÍCH

(nguồn: Internet)

THAÙNG 4-2021 ° 23

NGUYỄN ĐÔNG NHẬTThơ ngắn

Dự tưởng khi đã qua nửa đờimới hiểu điều này: yêuthật ra cũng giống như dạng hình một giấc ngủ.

và khi thức dậy, ta biếtta vừa bước ra khỏibóng một cánh cửa.

Sự rơi xuống bình anTrong thành phốdường như rất ít nhà có tro.

Làm sao họ hiểusự tàn lụi của lửa. Chầm chậm.

Của chính họ.

TRẦN NHÃ MY

Đóa triêu nhanNhường hết hương cho các loài hoa kháckhông ngào ngạt linh lancũng chẳng dìu dịu lys hay ngọt ngào diên vĩhoa không mùi vân nở mỗi sớm mai

Không đỏ rực đào đông, không vàng tươi như cúccánh cũng chỉ phơn phớt tím chừa đóa bằng lăngmột chút đơn sơ của mây trắng hững hờthân gầy guộc gió lùa yếu đuối

Dây mảnh mai thay cànhcao sang quyền quý không tranhchọn bãi bờ hoang thẹn thùng chúm chímgió sớm, sương chiều không cợt đùa ong bướm

Cũng là một kiếp hoa không sặc sỡchẳng ngát lừngngay cả cái tên Bìm Bìmcũng khiêm nhường bình dị...

NGUYỄN TUYỂN

Chợt lòng trổ nhánh Gõ chiều lên phiến lá rơi Nghe mùa đang khócvà tôi chạnh buồn Chuông chùa chạm phía hoàng hôn Nụ cười của mẹ như hờn dỗi ai

Gõ chiều vào sợi nắng phai Nghe ngày rụng xuốngtóc cài... hoa râm Hàng cau rũ bóng trầm ngâm Dây trầu thầm thĩ trăm năm chuyện mình

Gõ chiều nghe một câu kinh Chợt lòng trổ nhánhngộ mình thật hơn Lở bồi cũng một dòng sông Thôi mơ như gió thong dong mây trời

Gõ chiều nghe đất sinh sôi Tôi về an trú...trong tôi. nhẹ nhàng...

24 ° VAÊN NGHEÄ BÌNH DÖÔNG

Đã thêm cầu vượt, cầu chui mà ngã tư đèn đỏ - đèn xanh ấy vẫn cần công an trực chốt.

Tôi bỗng giật mình kinh ngạc, khi mồn một thấy cô ấy đứng đấy, thậm chí nghe rõ cả mùi thơm hương bưởi phảng trong tóc mây vương lên màu áo. Thực ra, đồng phục màu vàng ấy là một cảnh sát nam. Tôi nhận ra, nhiều khi kí ức đánh lừa được giác quan, có cả giấc mơ trong khi thức.

***Sau những lúc như thế, trong đầu tôi hồi ức lại

hiện về. Cảm nhận đầu tiên khi trí não phục hồi là khứu giác, tôi nhận ra mùi thơm hương bưởi, rồi mới đến thị giác khi mở mắt ngạc nhiên thấy mình nằm trong bệnh viện và người ngồi cạnh là một thiếu nữ cảnh sát áo vàng. Tôi chỉ kịp nhận ra được thế, rồi lại nhắm tịt mắt, rên ư ử vì cơn đau búa bổ lại giáng vào đầu.

Cũng chẳng biết trước đó cô ta đã làm gì, có thay quần áo máu me, lau rửa cho tôi không? Nhưng từ khi tỉnh hẳn, tôi thấy mỗi lần đến: cô lại nhìn vào mắt, lại sờ nắn vào gan bàn chân, bàn tay tôi, lo lắng. Đợi bác sĩ khám cho tôi xong, cô hỏi:

- Có nguy lắm không bác sĩ ?Vẫn thấy biểu hiện sự thất thần như mấy ngày

trước, bác sĩ trả lời cô ta:- An tâm, hôm nay tốt hơn nhiều, chắc khả quan

thôi.- Có chắc không bác sĩ ?- cô cố gặng hỏi lại.- Ông trời không hại người đẹp đâu, cô như thế

làm sao người ta bỏ cô đi được.Có lẽ bác sĩ nghĩ cô ta là người yêu tha thiết tôi,

nên mới trả lời vậy. Từ đó, không thấy cô ta đến nữa. Chắc cô tin tôi đã an toàn ? Đó là thời gian tôi nằm viện vì tai nạn giao thông.

Tai nạn chính do bản thân gây ra. Chuyện kể ra thật xẩu hổ: ở ngã tư đèn đỏ, đèn xanh ấy, kể từ khi xuất hiện cô công an trẻ (trực chốt) đập vào mắt, tôi chẳng giấu gì cái tính xấu háo sắc, đã trồng cây si, có khi quên cả lối về. Thân hình, làn da, ánh mắt, nụ cười của cô ta hấp dẫn và quyến rũ làm

sao! Tôi tự hỏi, trời phú cho xinh thế sao nàng lại chọn nghề phái mạnh, đã thế lại ở vị trí phơi nắng, hứng bụi ? Hay người trội sắc thì khuyết trí, cũng như nhiều nàng chân dài khác. Chắc cũng là con cháu người trong ngành thôi. Thật phí cho “của giời”! Dù xem thường trí tuệ, nhưng bệnh háo sắc làm tôi nghĩ ra chước phạm luật giao thông để được cơ hội “xin lỗi” người đẹp. Ai ngờ, trông dễ thương, mềm mại thế mà nàng cứng rắn, cương quyết hơn cả những gã nổi danh mãi lộ. Tôi chẳng những không được chút “cơ hội” gì mà còn bị phải đến kho bạc nộp tiền phạt, dù hạ mình chấp nhận “bị nốc ao” và thực sự năn nỉ van xin. Công an thời nay, không phải vơ đũa cả nắm, nhưng phải nói rằng: không ít người làm mất sự tôn trọng của người dân. Tôi cũng dị ứng với họ, nhất là công an giao thông, như các tài xế vậy. Tức tưởi, tôi xả lời thô tục vào mặt Thị: Đồ chân dài, não ngắn! Đồ đứng đường, điếc không sợ súng! Rồi rú ga mặc cho tín hiệu đèn đỏ phía trước. Chiếc ôtô lao thẳng vào tôi. Tôi nhắm mắt đón nhận cái chết. Một tiếng nổ như sét đánh vào đầu và từ đó tôi không còn biết gì nữa.

Thần chết đã tha nát thây cho tôi, được người chứng kiến kể rằng: Bái phục bác tài xế, quá giỏi, lách kịp. Xe tôi chỉ va vào sườn xe tải chứ không bị đâm thẳng. Tôi văng ra và đầu đập xuồng đường, máu phụt ra tai. Khi ấy, cô công an vẫy ngay chiếc taxi, ôm tôi lên xe theo cùng tới Bệnh viện tỉnh. Ai cũng nghĩ tôi khó qua khỏi.

***Ân hận, tự trách và vô cùng biết ơn đã thôi thúc

tôi ra viện là tìm đến ngay nơi đèn đỏ, đèn xanh ấy để chuộc lại lỗi lầm, nhưng không gặp cô ta. Theo lời của đồng nghiệp cô (trực nơi chốt ấy) thì cô ta đang tham gia hội diễn văn nghệ quần chúng của ngành công an và chỉ vào hội trường trước mặt tôi. Thôi thì làm khán giả vậy. Cố ngồi được dãy ghế trên cùng chỉ với mục đích để được ngắm ân nhân của tôi, còn thưởng thức thứ văn nghệ quần chúng,

Tác phẩm tham gia cuộc thi Truyện ngắn Đông Nam Bộ lần thứ I – 2021

VƯƠNG HƯƠNG MÀU ÁOMã số TNC001

THAÙNG 4-2021 ° 25

không phải là điều quan tâm. Mới đầu, tôi chỉ để ý vào “khuôn trăng đầy đặn” mà không quan tâm tới cô sẽ làm gì, vì coi thường “chân dài”. Ai ngờ, sau tiếng vỗ tay kéo dài của khán giả qua ca khúc do chính cô tự biên, tự diễn, làm tôi ngạc nhiên đến ngồi bất động. Tôi chỉ mới nhận ra lòng tốt, không ngờ “đồ chân dài, não ngắn” lại tài năng làm tôi cảm phục đến thế! Buổi diễn khép lại, gặp cô đi ngang mà tôi lánh mặt không chào, vì nghĩ cần phải có buổi giao tiếp chu đáo, trân trọng hơn. Đêm đó, tôi không sao ngủ nổi. Nhận thức mới về cô làm tôi suy nghĩ mung lung. Mê sắc, trọng đức, phục tài, nao nao ước ao mộng đẹp, vì tôi cũng có chút hãnh diện về bảnh trai và học thức của mình. Xinh đẹp và thông minh là mẫu người yêu lí tưởng mà từ lâu tôi ao ước. Tôi thật sự yêu cô dù chỉ là một chiều, hoang tưởng.

***Chọn chủ nhật đẹp trời, ngày tốt, ăn mặc trau

chuốt, chuẩn bị giỏ trái cây và những thứ phụ nữ thích, tôi mang lễ đến xin lỗi và tạ ơn cô ấy. Rất thuận lợi vì cô ta ở nhà thuê trong một hẻm phố yên lành. Căn hộ trông bề ngoài nhỏ nhắn đơn sơ giống như một mái ấm hạnh phúc của một cặp “trái tim vàng”, khác với những khu nhà chung cư cho thuê xô bồ phức tạp. Cửa khép, không gắn chuông. Không phải là kẻ nhút nhát, thế mà khi giơ tay gõ vào cánh cửa, tim tôi đập mạnh nên phải trấn tĩnh một lúc mới gõ khẽ. Cánh cửa từ từ mở, tôi hồi hộp trước bóng phụ nữ xuất hiện trong bộ đồng phục màu hồng mềm mại, cổ hở rộng để lộ bờ “hai hòn núi ngọc” trắng ngần:

- Anh gặp ai ?Không phải cô ta, tôi cố bình tâm:- Chào chị, xin lỗi, đây có phải là phòng của cô

Mỹ Duyên không ạ ? – Nhận ra kém tuổi nhưng tôi xưng hô như thế.

- Vâng, anh là…? - Tôi là người quen… - Tôi ấp úng trong họng.- Mỹ Duyên đi Hà Nội, vừa mới ra cổng, nếu

anh đến sớm hơn chút xíu thì gặp rồi, mời anh vào chơi.

Thông tin làm tôi không giấu được nỗi buồn. Khác với lần tìm cô ở nơi đèn đỏ, đèn xanh, lần này “chuyến công du” được chuẩn bị kỹ lưỡng đến từng chi tiết, thế mà… Sau vài phút lấy lại tâm thế từ trạng thái hụt hẫng, tôi bước vào phòng, không thể ra về ngay được.

Căn hộ chỉ độ hơn vài chục mét vuông, nhưng

sạch sẽ, ngăn nắp. Cái gì cũng nhỏ nhắn dễ thương. Trên bàn khách, có lọ hồng tươi rói thoảng hương. Chỉ có cái giá sách là lớn khác với căn hộ bình thường. Trên đó, trưng nhiều tác phẩm nổi tiếng, phía trên có mấy khung bằng khen ghi rõ tên và thành tích của cô ta. Điều làm tôi thán phục là có cả Giải thưởng văn chương mà cô đã đạt. Tôi ngồi thần ra như người mất hồn vì sự lạ lần này nằm trong sự không tưởng của tôi.

Cô chủ nhà vội pha trà, bày đĩa kẹo, đon đả: - Mời anh dùng trà, ăn kẹo Hà Nội – quà của

Duyên đó - chủ nhà rót trà ra chén, nhẹ nhàng đặt trước mặt tôi. Cũng may, cô chưa để ý thái độ của tôi.

- Cảm ơn chị, chị cùng cơ quan cô Duyên ?- Vâng, em và Duyên “ba cùng” anh ạ. Phổ

thông cùng lớp, công tác cùng cơ quan, ăn ở cùng phòng. Nhưng em không được một phần của Duyên đâu. Nó tên sao người vậy, việc gì cũng giỏi, khối chàng ái mộ. Có điều, nó vẫn đang là “lính phòng không”, chắc muốn chờ…(Nàng liếc nhìn tôi cười, có ý ám chỉ, làm tim tôi cũng lâng lâng). Hôm nay Duyên ra Hà Nội để nhận giải thưởng.

- Giải thưởng gì hở chị ? – giọng tôi run run hớp ngợp.

- Nghe bảo văn, thơ gì đó anh ạ. Nói anh đừng chê, cái khoản văn chương em chẳng sành, mù mờ lắm.

Vẻ đẹp nhu mì, quả hiền lành, chẳng để ý dè chừng người khách lạ, chủ nhà nói với khách tự nhiên, vô tư, cởi mở như người thân thiết. Thái độ cô chủ nhà làm tôi vợi đi nỗi buồn vì không đạt được mục đích chuyến đi. Nhìn hình thức cùng với cách xã giao thân thiện, cô ta cũng thuộc típ người dễ hấp dẫn cánh mày râu, nhưng tôi muốn ra về sớm nên chỉ ứng xử xã giao để lấp chỗ trống. Tôi đứng lên, vừa mở lời chào ra về, một tiếng sét nổ vang trên đầu, trời tối sầm, nước trút, cơn mưa bất chợt ập xuống, điện cúp, tối đen. Khí hậu miền Đông Nam Bộ chợt nắng, chợt mưa, thường có những cơn mưa không báo trước. Có khi trên một con đường, bên này nước chảy, bên kia khô rang. Chúng tôi như ngồi trong biển mực. Âm thanh bị tiếng mưa lấn át, nhưng hương thơm tuổi xuân thì lại nghe rõ. Cả hai chúng tôi đều yên vị, một khoảng lắng khá lâu. Tôi định chủ động bắt chuyện thì nhận được tiếng hỏi thật nhẹ nhàng:

- Chắc anh ở bên Hội văn nghệ ? Tôi ầm ừ nửa vời, không công nhận và cũng

không từ chối.

26 ° VAÊN NGHEÄ BÌNH DÖÔNG

- Duyên là con nhà trí thức, gia giáo. Ba má nó đều giáo sư, giảng viên. Nó con một, cành ngọc lá vàng, muốn gì chẳng được. Vậy mà đến giảng đường chỉ bằng xe đạp, áo quần giản dị và không phấn son. Đặc biệt, không chịu lên xe bạn trai mặc dù ối người ga lăng, mời mọc. Thủa học phổ thông, nó giỏi có tiếng, gà nòi mà, đạt giải nhất môn hóa quốc gia đó. Nó được tuyển thẳng y khoa, nhưng chọn ngành công an, mặc cho nhiều người khuyên giải. Chỉ có em, may nhờ con em trong ngành nên mới được vào đây. Khi nhận việc, nó lại khăng khăng xin vào phòng giao thông và lại muốn làm việc ngoài hiện trường như đàn ông, không thích ngồi bàn giấy như chúng em. Có tài thường hay lập dị phải không anh ?

Tôi cũng ngạc nhiên nên xen vào:- Kể cũng lạ, tại sao cô ta không đi theo nghề

hợp với năng khiếu của mình. Nếu có lí tưởng chỗ nào chẳng phát huy được ? Và ngay cả việc con cưng “cành ngọc lá vàng” mà lại tình nguyện về tỉnh lẻ, ở nhà thuê ?!

- Mấy đứa bạn thân cũng đã khuyên giải thấp cao như ý như anh, nhưng nó trả lời: “Tao thấy công an thời nay, nhất là giao thông bị nhân dân ca thán nhiều. Ba mẹ tao bảo thủa xưa, người quê ra phố chỉ tin mỗi công an. Cần hỏi gì cũng tìm anh trang phục màu vàng để hỏi. Nhờ chỉ đường đã đành, nhờ cả bắt cho xe ôm, xe taxi, ngã giá với tài xế nữa đấy… Chẳng lẽ, màu áo vàng - một thời là nơi gửi gắm niềm tin của người dân như thế lại đổi vị thế sao? Tao muốn chứng tỏ với người dân, màu áo vàng thời Bác Hồ vẫn còn”. Nó rủ em ở nhà thuê gần cơ quan cho có thời gian nghỉ ngơi. Chỉ cần có một chỗ sinh hoạt sạch sẽ, yên lành là ổn, sang trọng cũng chỉ thế thôi, đi lại nhiều ngoài đường vừa mệt, vừa không an toàn.

Tuổi trẻ thường ôm mộng lí tưởng. Thủa đèn sách, tôi cũng đâu thua cô. Hoài bão, ước mơ lắm. Nhưng trong thời thực dụng a-còng này, còn có người như cô quả thật hi hữu. Tôi thoạt nghĩ: cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” sao ít gặp ở các vị quan chức quan trọng, đầu ngành, đầu tỉnh, những người có ảnh hưởng lớn, mà lại gặp ở những người thảo dân như Mỹ Duyên ?

Trời tạnh mưa, ánh nắng vàng tràn vào cửa sổ, không khí dễ chịu. Nhận thấy trong cơn mưa tối đen cũng có cái hay, nhờ đó mà tôi biết được những điều chưa hề biết. Tôi đứng lên chào ra về:

- Cảm ơn chị đã quá nhiệt tình với khách, hẹn

dịp Duyên về ta lại được gặp nhau.- Không có chi - Cô chủ nhà vừa tiễn khách, vừa

để gói quà tôi mang tới vào giỏ của xe tôi.- Xin biếu chị, chỉ là trái cây ở vườn nhà, đáng

gì đâu – Tôi giằng lấy túi xách trên tay cô ấy và đặt lại vị trí cũ.

- Cảm ơn anh, hẹn gặp lại – cô chủ nhà vẫy tay tạm biệt khách.

Chưa gặp đúng chủ nhân, chỉ mới gặp căn phòng ở và bạn cùng cơ quan, nhưng ấy cũng đủ làm tôi càng suy tư nhiều và đổi hướng nhận thức thành một người khác hẳn như chuyện “hồn ông Trương Ba, da ông hàng thịt”. Tôi nhận thấy mình mới là kẻ đáng trách, đáng phải học hỏi. Tôi không còn tự tin, tự tôn và xem thường người khác, nhất là giới lao động chân tay như trước đây. Trong tôi, cô ta bây giờ chẳng những không bị coi thường “đồ chân dài, não ngắn”, và cái máu háo sắc, ham muốn xác thịt cũng tự biến mất từ lúc nào, kể cả giấc mộng vàng cũng thế, chỉ còn đọng lại sự Trân trọng! Kính phục! Ngưỡng mộ!

***Dẫu đã đến “tam ba bận”, nhưng tôi nghĩ cần

phải gặp được cô ta - đó là đạo lí, tình người, dù biết chắc chắn cô ta không cần điều ấy. Chuẩn bị cho sự đến gặp cô lần này, tôi không còn hoa hòe mang theo vật chất gì cả, chỉ vỏn vẹn một bức thiệp với mấy dòng không ra thư, cũng chẳng ra thơ, ghi lại sự chứng kiến của mình về cô, nhưng nắn nót trang trọng. Tựa đề: Hoa nở lúc giao thừa. Dưới tựa đề: Tặng cô Mỹ Duyên CSGT. Nội dung: Giao thừa đến xốn xang/ Vẫn thấy em đứng đó/ Tôi chạnh lòng muốn ngỏ/ Tết em không về nhà?

Tôi lặng ngắm nhìn em/ Rồi nhìn vào phố xá/ Xe cộ và người qua/ Hiểu lòng em tất cả.

Xe và người rộn rã/ Náo nức đón Xuân về/ Còn em đứng mãi mê/ Giữ yên lành đường phố.

Pháo hoa bừng rực rỡ/ Tôi cũng thấy em cười/ Đón giao thừa như thế/ Đời vẫn đẹp, vẫn tươi.

Đêm Tết không về nhà/ Ngày Xuân em đứng đó/ Dẫu thiếu tình riêng nhỏ/ Em có cả mùa hoa.

Kí tên: Ân nhân của em.Để chắc ăn, trước khi thực hiện cuộc gặp gỡ

này, tôi tạt vào ngã tư đèn đỏ, đèn xanh thăm dò trước. Vẫn người đồng nghiệp của cô tôi đã gặp ở đêm hội diễn văn nghệ quần chúng, nhưng nét mặt buồn rõ thấy:

- Chào anh, anh làm ơn cho hỏi: cô Duyên hôm nay có trực đây không ạ ?

THAÙNG 4-2021 ° 27

Anh ta nhìn tôi ngờ ngợ rồi hỏi:- Chú là gì của cô Duyên ?- Là người quen - Tôi trả lời như lần đến phòng

ở cô ta.- Quen như thế nào?- anh ta lại nhìn tôi và hình

như không tin lời tôi nói.Tôi lúng túng và nghĩ cần nói thật thì tốt hơn:- Cô là ân nhân của tôi qua vụ tai nạn giao thông

xẩy ra ở đây cách vài tháng. Tôi muốn gặp cô để xin lỗi và cảm ơn.

Anh ta tần ngần, rồi hạ giọng buồn bã:- Cũng chỗ chú bị đấy. Cô mất rồi. Không cảm

ơn được thì chú tới thắp cho cô nén nhang, đang làm lễ truy điệu ở nhà tang lễ thành phố, ba giờ chiều di quan.

Tôi không tin ở tai mình, tim như đứng lại, hồn thần ra, trước tin sét đánh qúa bất ngờ vào lương tâm con người. Tôi run lên ngọng ngịu:

- Sao anh, cô ta bị tai nạn ? - Ác nghiệt là thế. Tôi muốn tiễn cô nhưng

nhiệm vụ phải ở đây.Nhìn đồng hồ, thời gian không còn nhiều, tôi

chào anh và vội phóng xe đến nhà tang lễ. Cô ta bị tai nạn ở đó ? Vô lí ! Công an điều khiển giao thông, lại nữ tính cẩn thận, chứ đâu phải thứ dân quậy, phóng nhanh vượt ẩu ?! Không tin ! Gã kia chắc cũng si tình mà không được đáp lại nên độc miệng đến thế ? Trong đời không thiếu gì kẻ độc ác, bạn mà thù ? Gái hồng nhan cũng khổ... Nhưng anh ta buồn thật mà... ? Trên đường đến nhà tang lễ, tôi suy nghĩ mung lung và cứ tin đó là tin ác, chắc chắn cô vẫn sống khỏe, trẻ, đẹp, đáng yêu, đáng qúy trọng... như tình cảm của tôi dành cho cô.

Đến nhà tang lễ, thấy một sân đầy trang phục công an nhưng tôi vẫn chưa tin. Đến khi đọc dòng chữ: “Vô cùng thương tiếc đồng chí Phan Thị Mỹ Duyên !” trên các vòng hoa, và nhìn rõ bức chân dung cô đặt trước quan tài, tôi mới không kìm nổi dòng lệ của mình. Đoàn người đông kín sân nhà tang lễ, lặng thinh, đứng như tượng, nên lời điếu văn của ông đại tá đọc nghe càng rõ, càng thống thiết, đau thương, và dòng lệ càng thêm tuôn trào. Sau bài điếu văn là lễ dâng hương tiễn biệt. Tôi là một trong số ít người có trang phục dân sự và ở tuổi thanh niên nên người ta chú ý hơn. Có lẽ, trông dáng tôi bảnh trai, trí thức, xứng duyên với người xấu số nên nước mắt của dòng người tiễn đưa cô chảy càng thêm dài.

Cô ở cùng phòng với Mỹ Duyên nhận ra, chạy lại ôm lấy tôi như người đã thân tình và nức nở:

“Chiều hôm kìa, Duyên trực, ở chỗ anh bị tai nạn ấy (có lẽ Duyên đã kể chuyện tôi bị tai nạn cho cô ta nghe). Bên phía đường, có đứa trẻ chạy theo nhặt trái banh từ trên vỉa hè lăn xuống đường, thì xe ô tô lao tới. Thằng bé nát xác là điều không thể tránh ! Nhưng Duyên đã nhào vào kịp xô nó ra. Thằng bé thì sống còn Duyên thì chết thay. Lòng tốt đã làm cô tự giết mình…”. Tôi không nói được câu nào vì lưỡi cứng lại, khăn mùi xoa luôn đưa lên mắt.

***Tôi đã rõ lí do Mỹ Duyên bị tại nạn và đã chứng

kiến, đưa tiễn cô về nơi an nghỉ cuối cùng, không còn mảy may hoài nghi, phản tin như lần đầu đón nhận hung tin. Vậy mà mỗi lần đi qua nơi ngã tư đèn đỏ, đèn xanh ấy, tôi lại thấy rõ mồn một cô với màu áo vàng vương mùi hương bưởi tinh khôi. Cô vẫn là nàng Tiên làm hút hồn kẻ mê sắc, vẫn nhẫn nại điều khiển trật tự giao thông mặc trời mưa nắng, vẫn xử phạt nghiêm khắc với kẻ coi thường luật lệ giao thông, nhất là có hành vi hối lộ khi vi phạm, vẫn ân cần chỉ dẫn khách hỏi đường. Cũng như lần cứu em bé, cô đang xả mình cứu một người mù băng qua đường. Tôi mạnh dạn đến chào cô và thành tâm lên tiếng:

- Chuyện của năm xưa nhưng tôi không sao quên được. Xin chị tha thứ và cho tôi được xin lỗi. Tôi vô cùng hối hận với nhận thức sai kém của mình. Tôi kính phục và mãi mãi biết ơn chị (Tôi gọi “chị” mặc cho cô ta trẻ hơn tôi nhiều).

Chờ tôi dứt lời, cô ta như muốn ngăn cản tôi đừng nói nữa nên xua tay trước mặt tôi:

- Thấy anh khỏe vậy là mừng rồi. Hôm đó tưởng anh khó thoát. Em hiểu. Anh đừng bận tâm nữa. Giúp anh chỉ là lương tâm bình thường của con người thôi, không đáng cảm ơn. Không ai tránh được lỗi, nhưng nếu ai cũng biết nhận lỗi và sửa lỗi như anh thì xã hội thật tuyệt vời. Chính em mới kính phục anh.

Chỉ cầu mong được cô thông cảm và nhận lời xin lỗi của tôi. Ai ngờ, “hoa cười, ngọc thốt” những lời yêu thương ấy lại làm tôi trào lên cảm xúc nao nao, khó tả, ấm áp đến lạ lùng. Tôi bỗng giật bắn người khi nhận ra mình đang giao lưu với người âm và tỉnh giấc.

Mở mắt, biết rằng đây là giấc mơ thật chứ không phải do mơ màng ảo thị như lần ấy, tôi chợt nghĩ: người ta bảo “có những người đang sống mà như đã chết; có những người không còn mà như đang sống”. Đúng thật !

28 ° VAÊN NGHEÄ BÌNH DÖÔNG

Trước hết, cần hiểu về đơn vị hành chính ấp. Ấp là một hình thức tổ chức xã hội quan

trọng của nông thôn người Việt. Ấp ở Bắc Bộ và Trung Bộ được gọi là thôn. Dưới ấp/ thôn là xóm/ làng. Trên ấp/ thôn là xã.

Địa danh hành chính ấp ở Bình Dương gồm hai loại: loại địa danh được đặt theo lối dân gian (tức là những địa danh được người bình dân dùng từ ngữ thuần Việt hay dùng ngôn ngữ của dân tộc ít người) và loại địa danh được đặt theo lối hiện đại (dùng tiếng nước ngoài, từ ngữ Hán Việt, dùng chữ số, chữ cái…). Chúng tôi thu thập được 364 địa danh ấp ở Bình Dương (số liệu do Cục thống kê tỉnh Bình Dương cung cấp, năm 2012). Trong đó có 132 ấp thuộc địa danh dân gian.

Đặt tên hành chính ấp theo lối dân gian của người bình dân Bình Dương nhìn chung có mấy cách (phương thức) sau đây.

1. Chọn thực vật sống trong vùng đất để đặt tên

Những tên thực vật đặc trưng của vùng đất hay quen thuộc với cuộc sống con người đã hiện diện trong phần tên riêng của 16 địa danh: ấp Bằng Lăng, ấp Căm Xe, ấp Cây Cam, ấp Cây Chanh, ấp Cây Chàm, ấp Cây Dâu, ấp Cây Dừng, ấp Cây Đa, ấp Cây Khô, ấp Cây Liễu, ấp Cây Sắn, ấp Dáng Hương, ấp Lâm Vồ, ấp Lồ Ô, ấp Cà Na, ấp Thiềng Liềng, ấp Bố Lá,… Từ những loại cây cho bóng mát, gỗ quý, cho hoa đẹp (như bằng lăng, căm xe, chàm, dáng hương,…) đến cả những loại cây ăn trái (như cam, chanh, dâu, cà na - cây trám…) và cả những loại cây thuốc, làm giấy (như cây thiềng liềng, cây bố,…) đều trở thành ngữ liệu cho người bình dân Bình Dương đặt tên ấp.

2. Chọn sự vật (nghĩa hẹp) có trong vùng đất để đặt tên

Những sự vật thân thuộc với người dân trong ấp như sỏi, đá, đất, gò mối, lò gạch, hố, cống, cổng, chòi, nhà mát, trạm… cũng xuất hiện trong 16 địa danh. Ví dụ: ấp Đá Bàn, ấp Đất Đỏ, ấp Gò Mối, ấp Lò Gạch, ấp Nhà Mát, ấp Bờ Cảng, ấp Hố Cạn,

ấp Hố Đá, ấp Hố Muông, ấp Hố Muống, ấp Chòi Dúng, ấp Cống Quẹo, ấp Cổng Xanh, ấp Điều Hòa,... Đây là những sự vật quen thuộc, gắn bó với người dân trong ấp.

3. Chọn đặc trưng của đối tượng để đặt tênKhi đặt tên cho đối tượng địa lí, người Việt ở

Bình Dương cũng thường chọn những tính chất, đặc điểm riêng biệt của vùng đất để gọi. Ví dụ: ấp Yên Ngựa (thuộc xã Định Thành - huyện Dầu Tiếng). Ấp này bên cạnh dãy núi Cậu có hình dáng như yên ngựa nên người dân địa phương còn gọi là ấp Yên Ngựa. Thực tế là ở đây có hai núi hình yên ngựa: yên ngựa 1 là núi Cửa Ông và núi Ông, yên ngựa 2 là núi Tha La. Ngoài ra, còn có ấp Đuôi Chuột (thuộc xã Tam Lập, huyện Phú Giáo), ấp Đòn Gánh (ở xã Long Tân, huyện Dầu Tiếng) cũng rất có thể được đặt tên theo hình dạng địa lí của vùng đất (?)

4. Xác định vị trí, phương hướng của đối tượng để đặt tên

Người bình dân quan sát đối tượng, đặt đối tượng trong không gian bốn hướng, trong môi trường sống của mình để định danh. Ví dụ: ấp Chót Đồng, ấp Giáp Lạc. Rõ ràng, trong cuộc sống, việc định hướng, định vị đối tượng là rất quan trọng. Ngay từ buổi đầu, khi mới đến vùng đất mới, con người rất cần xác định, định vị không gian sống và lao động của mình. Tên đất dần hình thành bắt đầu từ nhu cầu thiết yếu ấy.

5. Lấy tên người để đặt tên đấtTên đường đa số có đầy đủ họ và tên của nhân

vật lịch sử, của các danh nhân thì địa danh hành chính ấp ở Bình Dương lại chủ yếu là danh từ xưng hô “Ông”, “Bà”, “Thị”. Ví dụ: ấp Bà Đã, ấp Bà Phái, ấp Bà Tri, ấp Bà Tứ, ấp Ông Chài, ấp Ông Đông, ấp Ông Thanh, ấp Thị Tính… Những người đi vào địa danh ấp là những người có mặt, sinh sống đầu tiên ở vùng đất. Hoặc đó là những người có công với vùng đất, được người dân yêu mến và kính trọng. Ví dụ: Thị Tính trong tên ấp Thị Tính, bà là Nguyễn Thị Tính, thứ phi của vua

THÚ VỊĐỊA DANH ẤP Ở BÌNH DƯƠNG

TS. HỒ VĂN TUYÊN

THAÙNG 4-2021 ° 29

Minh Mạng… Những địa danh ấp có đầy đủ họ và tên người hoặc tên người kèm chức danh cũng có nhưng rất ít. Ví dụ: ấp Lê Danh Cát (xã Thanh Tuyền, Dầu Tiếng), ấp Lễ Trang (xã Vĩnh Hòa, huyện Phú Giáo)… Trong địa danh có cả danh từ xưng hô “Ông”, “Bà”, “Thị”. Đó là cách xưng hô của người bình dân trong cuộc sống hằng ngày. Các từ ngữ này đã tạo ra những tên ấp gần gũi, thân thuộc với người dân. Đây là một trong những lí do khiến cho địa danh ấp mang đậm tính dân gian hơn các địa danh khác.

6. Lấy địa danh địa hình tự nhiên có trước làm thành tố tên ấp

Cách đặt tên này chiếm tỉ lệ khá cao. Ví dụ: ấp Suối Cạn, ấp Suối Cát, ấp Suối Con, ấp Suối Sâu, ấp Suối Tre, ấp Suối Voi; ấp Trảng Lớn, ấp Trảng Sắn; ấp Rạch Bắp, ấp Rạch Chàm, ấp Rạch Đá, ấp Rạch Kiến; ấp Bàu Bàng, ấp Bàu Càm, ấp Bàu Cây Cám, ấp Bàu Cỏ, ấp Bàu Cừ, ấp Bàu Dầu, ấp Bàu Gốc, ấp Bàu Hốt, ấp Bàu Khai, ấp Bàu Lòng, ấp Bàu Trư; ấp Bưng Còng, ấp Bưng Lương, ấp Bưng Riềng, ấp Bưng Thuốc; ấp Đồng Bà Ba, ấp Đồng Bé, ấp Đồng Chèo, ấp Đồng Chinh, ấp Đồng Sặt, ấp Đồng Sầm, ấp Đồng Sen, ấp Đồng Sến, ấp Đồng Sơn, ấp Đồng Sổ, ấp Đồng Trâm; ấp Vũng Tây, ấp Hóc Măng (hóc: con xẻo nhỏ),… Đây là phương thức chuyển hóa loại hình địa danh mà người Việt ở Nam Bộ thường sử dụng để đặt tên đất. Cách đặt tên này vừa kết nối được địa danh cũ và địa danh mới, vừa tiết kiệm được ngữ liệu.

7. Lấy tên công trình xây dựng có trước làm thành tố địa danh ấp

Việc chọn một công trình nằm trong không gian ấp để đặt tên hành chính ấp là một cách chỉ dấu,

định vị đối tượng. Cách đặt tên này xuất phát từ nhu cầu của cuộc sống con người. Công trình xây dựng có trên địa bàn ấp sẽ là hình ảnh lưu giữ mãi trong tâm tưởng của người dân địa phương. Đó là những cái tên, những hình ảnh gắn bó với không gian của làng quê như: ấp Chợ. ấp Bến Cát, ấp Bến Đồn, ấp Bến Chùa, ấp Bến Giảng, ấp Bến Lớn, ấp Bến Liễu, ấp Bến Sắn, ấp Bến Tranh, ấp Bến Tượng, ấp Cầu Giăng, ấp Cầu Đôi, ấp Cầu Sắt…

8. Lấy địa danh hành chính “xóm” làm thành tố địa danh ấp

Có thể kể ra như: ấp Xóm Bến, ấp Xóm Bưng, ấp Xóm Đèn, ấp Xóm Lẫm, ấp Xóm Mới, ấp Xóm Quạt. Có thể đây là những địa danh trước đây là xóm nhưng sau này nâng lên thành ấp.

9. Mượn ngôn ngữ dân tộc khác để đặt tên đất

Trong địa danh hành chính ấp đặt theo kiểu dân gian ở Bình Dương cũng có những cái tên ngôn ngữ gốc là tiếng dân tộc ít người. Thực ra đây là những địa danh ban đầu do đồng bào dân tộc đặt. Sau đó, người Việt vẫn giữ lại sử dụng mà không thay tên gọi theo ngôn ngữ Việt. Ví dụ: ấp Tha La thì Tha La là tiếng Khmer “Schla” (trạm dừng chân bên đường), ấp Xà Mách thì Xà Mách là tiếng Khmer “X’math” (cây tràm), hay ấp Sa Dụp, ấp Sa Thêm,… Những tên ấp có nguồn gốc tiếng dân tộc ít người là chỉ báo cho biết ở vùng đất ấy có đồng bào dân tộc sinh sống. Rất tiếc, chúng tôi chưa tìm ra được nguồn gốc ngôn ngữ dòng sỏi, cỏ trách, hàn nù, nước vàng trong tên gọi các ấp như: ấp Dòng Sỏi, ấp Cỏ Trách, ấp Hàn Nù, ấp Nước Vàng.

Tóm lại, cách đặt tên ấp nói riêng và địa danh nói chung của người bình dân Bình Dương là tuân theo cách định danh địa danh phổ biến của người Nam Bộ. Cách định danh ấy có nhiều nét riêng thú vị so với cách định danh ở vùng miền khác.

Qua địa danh ấp, ta thấy người bình dân Bình Dương đã tri giác chủ yếu bằng mắt để tìm đặc điểm của đối tượng để đặt tên, lấy động thực vật, sự vật quen thuộc gần gũi, đặc trưng của địa phương để làm cơ sở đặt tên… Chủ thể định danh cũng dành sự tôn trọng, lòng biết ơn của mình đối với những người có công với địa phương, với cộng đồng… Những phương thức định danh tên đất như trên ở Bình Dương đã phản ánh lối tri nhận độc đáo của người bình dân, phản ánh văn hóa tộc người, tính cách, thái độ ứng xử với thiên nhiên của con người nơi đây.

Ấp Bà Tứ, xã Cây Trường, huyện Bàu Bàng, Bình Dương

30 ° VAÊN NGHEÄ BÌNH DÖÔNG

Năm 1940 trên cánh đồng Chơn Tóc vùng Mỏ Vẹt, cậu tôi bỗng dưng bị mất tích

trong khi đang đi thăm bầy bò ngoài đồng. Mẹ tôi hớt hải về báo tin cho mọi người đi tìm nhưng không ai gặp. Ông ngoại tôi là một điền chủ lại là chức việc trong làng, dân chúng thường gọi là ông Cả Hiệu, cũng uy quyền một cõi, không lẽ để mất ngang xương một thằng con trai cho cả xóm nó chê cười, nhất là Mẹ Sóc Rương, lão coi một phum sóc gần đó hay tị hiềm với ông ngoại tôi, sẽ được dịp hả hê? Ông tức tốc cưỡi ngựa vác súng hai nòng đi tìm coi thằng nào cả gan dám bắt con trai ông Cả…

Nhưng ông tìm mãi cho đến khi qua đời tại quê nhà cũng không tìm gặp cậu tôi ở đâu. Sau khi ông mất, gia đình tôi bắt đầu lụn bại dần từ đó. Ruộng đất bị chia năm xẻ bảy hết, nên ai cũng phải đầu tắt mặt tối suốt ngày để kiếm miếng ăn.

Cách mạng tháng Tám thành công, cậu tôi trở về trong bộ đồ anh Vệ quốc quân làm cả nhà thất kinh, thì ra nó bỏ nhà đi theo Việt Minh, ai đời ăn mặc sung sướng không chịu lại chịu dầm mưa dãi nắng nơi chốn rừng sâu nước độc. Nhà cửa bây giờ chỉ còn lại mẹ và bà ngoại tôi, mấy bà dì chạy đến thăm hỏi, mọi người sụt sùi kể lể, cậu tôi tạ lỗi với dòng họ, nhưng mọi người không thể giữ được một thằng con trai để nối dõi tông đường. Rồi kháng chiến 9 năm bùng nổ, cậu tôi lại lên đường theo tiếng gọi của núi sông…

Gia đình tôi gốc người Tàu, trong gia phả còn ghi là họ Mạc, quê ở Quảng Đông, từ đời vua Mãn Thanh suy yếu trước sự lộng quyền của Từ Hi Thái Hậu, dân chúng bất mãn nên xãy ra loạn lạc khắp nơi… Tổ tiên tôi đã chạy giặc sang Việt Nam, lưu lạc khắp vùng từ Tân Thông - Xóm Huế đến Ngã ba Hai Châu, sau đó qua vùng Chơn Tóc – biên giới Việt Miên nầy khai khẩn đất hoang và định cư hẳn tại đây. Sau khi ông mất mẹ tôi làm thêm nghề gia truyền nữa là làm dầu cháo quẩy. Sáng sáng mẹ con gánh ra chợ bán, nhờ nghề đó mà mẹ tôi nuôi một đàn con thơ dại. Những lần bán ế, mẹ con về nghỉ ở chòm cây thốt nốt vừa

ăn vừa năn nỉ những người qua đường mua hộ…Ba mươi năm biệt tích, gia đình tôi không liên

lạc được cậu. Giải phóng 75 cậu tôi trở về không biết người thân đâu mà tìm, ông lần mò xuống vùng Chơn Tóc hỏi thăm những người quen, nhưng giờ đồng không mông quạnh, người xưa còn ai?… Có mấy người quen điềm chỉ ông lên Tây Ninh và gặp lại mẹ tôi, cuộc gặp chỉ toàn là nước mắt. Ông vào vái lạy bàn thờ ngoại tôi rồi khóc nức nở. Đám giỗ bà ngoại là mẹ tôi làm từ xưa, nhưng ông họp bà con lại ông xin nhận giỗ suốt đời như một lời tạ lỗi vì bao năm chinh chiến không thể đảm đương được, mọi người đều cảm động vả lại ông là con út làm vậy cũng phải đạo.

Trở về Sài Gòn ông được bố trí làm giám đốc một Xí nghiệp thực phẩm ở Chợ Lớn, trong đợt cải tạo công thương nghiệp, ông Lưu một chủ hãng bánh người Tàu có nhã ý tặng cho ông một căn nhà ba tầng lộng lẫy,chuyện đại sự bất ngờ làm ông trăn trở suốt đêm khăn gói về hỏi ý mẹ tôi. Từ một anh nông dân tay lầm chân bùn giờ có một gia sản đồ sộ bối rối là phải. Mẹ tôi liền can ngăn:

- Cậu mầy là người Cách mạng mới vào tiếp quản, không dưng được căn nhà lầu coi chừng hại thân.

Nghe lời chị ông từ chối không nhận toà nhà, trước khi ông Lưu giã từ về Hồng Kông còn nói một câu: - Tôi không thấy ai như anh cả. Thật ra tôi thấy anh người gốc Tàu lại hiền hậu nên đọng tình hoài hương mà làm vậy, chớ của nầy là của tôi…. anh thật khờ quá! Cậu tôi chỉ im lặng tiễn ông ra sân bay.

Sau nầy về hưu Nhà nước cấp cho căn phòng ẩm thấp tầng hai ở Tân Bình, tuổi già lên xuống cầu thang khó khăn, làm đơn xin xuống tầng trệt hoài nhưng không ai ngó ngàng tới, đành chịu. Sau vụ ông bị té, tôi đến thăm, mấy đứa em cằn nhằn: - Anh coi ba em hiền lành quá, bây giờ mới thắm thía cuộc đời, không có một tấc đất cắm dùi… lính ổng còn lên xe xuống ngựa, thấy thủ trưởng giả tảng làm ngơ…!?

Tác phẩm dự Cuộc thi Truyện ngắn Đông Nam Bộ lần thứ I - 2021

CÁT BỤI TUYỆT VỜIMã số TNA013

THAÙNG 4-2021 ° 31

- Đấy là cuộc đời em ạ! Có số phần cả, được cái nầy mất cái kia…đừng lo.

Tụi nó cười phá lên: - Lại thêm một ông cụ non lẩn thẩn, anh xem ba em được cái gì? Quả tình tôi cũng nói đại nên lớ ngớ liền chống chế:- Người ta nói cát bụi trở về cát bụi, danh tước công hầu rồi cũng trả về đất hết em ơi!

- Nói như anh nghèo kiết xác, cờ tới tay phải phất, bây giờ thành chiếc cờ rũ rồi phất làm gì được nữa!

Tôi về kể lại cho mẹ nghe chuyến đi thăm cậu, bà im lặng một lúc rồi nói: Con thấy gia đình mình từ thời xa xưa có gì là nghèo khổ, mẹ cũng từng là con của đại điền chủ giờ cũng phải nai lưng ra buôn gánh bán bưng nuôi các con. Ông ngoại tuy giàu có nhưng cũng hưởng trên mồ hôi người khác… Cái gì mà không tự mình làm ra thì cũng như nắm gió trên tay, có giữ được đâu, rồi cát bụi cũng về cát bụi thôi con ạ... Tôi giật mình, câu nầy tôi đã nói với mấy đứa em ngày trước rồi, sao giờ lại trùng hợp lạ kì?

Rồi một tin buồn lại đến, mợ tôi qua đời, bà cũng là chiến hữu của ông, cùng ông đi suốt một chặng đường chinh chiến, nhưng giờ đây cõi về của bà kết thúc ở Bình Hưng Hoà, cậu tôi đem ít xương cốt gửi lại chùa gần đó để thờ cúng (nhà cửa thật ra cũng không có chỗ thờ cúng nữa). Bà con thân thích của mợ tôi không ai rõ cả vì quê hương bà nghe đâu ở trên một vùng núi rừng xa xôi Thái Nguyên đã lâu không còn liên lạc nữa.

Một bữa ông Thảng - trưởng phòng ngày trước của công ty cậu tôi (giờ là nông dân thứ thiệt ở Củ Chi). Sau một hồi nói chuyện dây cà dây muống, ông Thảng bỗng hỏi cậu tôi: - Anh Út nầy, (thứ của cậu tôi) anh còn nhớ thằng Lâm không ?

- Lâm nào vậy cà? Ông nhướng mắt cố moi trí nhớ của mình

- Lâm hậu cần thời Trường Sơn đó, có lần anh kỉ luật nó vì lem nhem với y tá Liên đó?

- Á ! nhớ rồi Cậu tôi reo lên như trẻ thơ: - Lâm “sừng” ấy mà, bướng lắm, hễ ai nói gì thì nó sừng sộ lại liền nên tao đặt biệt danh cho nó đó. Thằng đó cũng có nhiều tài mọn, đờn ca hát xướng... gì cũng được nên bọn con gái nó mê.

- Ờ, giớ nó giàu lắm anh ạ, kinh doanh bất động sản ở quận 2 đấy. Bữa nó có mời em về dự khai trương một Công ty địa ốc dưới Củ Chi lớn lắm, hay là anh xem nhờ nó mua dùm một miếng đất ở ngoại thành, ở đây chật chội lắm không hợp

tuổi già anh đâu? Đất Sài Gòn giờ người ta cân kí mà bán, đồng

lương hưu trí như ông làm sao mua được. Đột nhiên ông Thảng nhắc lại chuyện ông Lưu rồi chắc lưỡi: - Ngày đó anh chịu nhận nhà của ông Lưu thì giờ khỏe rồi,bạc tỷ như chơi…Người ta tặng chớ lo lót gì mà sợ - hồi đó nhát thiệt !?

Ông bật cười: - Sao người ta không tặng chú mà tặng tôi? Ngày đó nếu tôi nhận giờ chưa chắc gặp chú. Giờ vậy là mừng rồi chú ơi!

Nói thế nhưng ông cũng thở dài. Cõi lòng ông bây giờ như một khoảng không có thể chứa tất cả hỉ nộ ái ố vào đó… Nhưng ông tự nghĩ những gì mình làm ngày xưa là đúng với lương tâm. Ngay cả những xung đột gia đình bây giờ ông còn phải bất lực. Hai thằng rể tối ngày lo mánh mung nuôi vợ con, nhiều khi có những lời phạm thượng ông cũng nhẫn nhục im lặng, biết làm sao hơn khi đồng lương hưu trí của mình không giúp gì được chúng nó. Nhìn đứa cháu ngoại còi cọc ông xót xa, định mua cho nó một hộp sữa ngoại uống mà cũng không được…

Tới chuyện gia đình ông còn rầu thêm! Ngày giỗ mợ tôi, họ hàng đến dự thấy bàn thờ mợ tôi cao hơn bàn thờ bà ngoại, mọi người cự nự. Mấy đứa em la toáng lên:

- Mẹ tôi, tôi muốn thờ đâu thì thờ..Bà cô nổi nóng: - Vậy thì mầy ngồi lên đầu

cha mầy đi, riết rồi không biết đâu là tôn ti trật tự, lễ nghĩa tông đường gì cả... Ông xiệu xạo đứng ra giảng hoà… nói không ra hơi vì di chứng bệnh cao huyết áp, một chiến sĩ dọc ngang trận địa mà giờ đây lay lắt trước ngọn gió thời đại như một cọng rơm…

Có lần ông kêu tôi đưa về thăm cánh đồng Chơn Tóc ngày xưa. Tôi nói: - Vùng đó giờ hoang hoá rồi cậu ơi! Còn ai đâu mà thăm… Có lẽ quê nhà giờ chỉ còn là hoài niệm trong kí ức ông mà thôi? Có bữa ông buồn bực chuyện gì không biết, tự động ra đón taxi đi thẳng một nước lên mẹ tôi ở chơi gần cả tháng trời, làm mấy đứa con hoảng hồn đi kiếm, chúng nó đem xe lên năn nỉ rước ông về.

Một bữa ông lục đục xuống cầu thang đi tập thể dục thì gặp một người đàn ông dáng đường bệ đi lên, bỗng gã chộp vai ông sém bật ngửa: Thủ trưởng còn nhớ em không? Lâm nè, Lâm sừng nè…

- A! thằng Lâm, nghe nói bây giờ mầy giàu lắm hả? Lâm cười ha hả: Giàu thua Năm Cam

32 ° VAÊN NGHEÄ BÌNH DÖÔNG

thủ trưởng ạ? Vào nhà hai anh em hàn huyên tâm sự, bỗng

ông chợt nói: Ngày xưa tao xử oan cậu mầy..trai không vợ,gái không chồng yêu thương nhau có gì mà lem nhem?!

- Thôi chuyện cũ rồi... mà cũng phải anh ạ, thời chiến tranh không lo chiến đầu, yêu đương nhí nhố nhụt chí anh ạ, lỡ có bề gì thì căng đấy? Ông cười lớn: Ối,người ta còn đẻ đái dưới hầm nữa, có gì đâu vẫn lớn phây phây…

Hai anh em cười ngã nghiêng. Đúng là thời thế tạo anh hùng, những thằng ngày xưa ông chê bai giờ đều giàu có cả, còn những đứa gan góc một thời đều nghèo khổ vất vả, không lẽ có sự sai lầm của thượng đế ?!!!

Con người khởi đầu ai cũng giống như ai, cũng từ một lỗ chung ra, oe oe chào đời… vậy mà kết thúc khác nhau. Có đứa kết thúc cuộc đời trong nhà giam, đứa kết thúc trong nhà thổ sang trọng, đứa kết thúc ở bàn bureau như ông nhớ thằng Thọ làm lính tài xế cho ông, sau cũng làm

một ông chủ công ty trách nhiệm hữu hạn nào đó, rồi một buổi trưa người ta phát hiện nằm chết gục trên bàn giấy, dưới cổ họng còn nuốt chưa kịp viên thuốc trợ tim nữa…

Cát bụi trở về cát bụi! Nhưng thà nằm xuống làm phân xanh cho đời tươi tốt,còn hơn làm cát bụi bẩn mắt người khác… Ngày xưa, lúc ở trong rừng, ban đêm ông hay rà đài nghe đỡ buồn, có lần trúng Đài Sài Gòn nghe cô ca sỹ nào hát: ...Hạt bụi nào hoá kiếp thân tôi, để một mai tôi về làm cát bụi, ôi cát bụi tuyệt vời… ông nói lời nhạc nghe bi quan quá, mà giờ đây ông mới thấy thấm thía câu hát ấy.

Người xưa nói Cáo chết quay đầu về núi, huống chi con người? Còn ông, quê nhà cách thành phố không đầy 100 km mà sao nghe xa xôi quá…! Ông nhớ cánh đồng Chơn Tóc, ông ao ước được về nằm bên cạnh tổ tiên cho ấm lòng bao năm xa cách. Cát bụi trở về cát bụi nhưng phải là cát bụi tuyệt vời cho đời mới được. Ông tự nghĩ như vậy!

LÊ TUYẾT LAN

Chớm sang mùa Cô gái ơi em vội cởi chiếc áo xuân để trang điểm vào hạTừng chiếc lá biếc chồi giờ chờ đợi những úa về đắp vào sắc lạEm vân là kiêu kỳ và biến hóa Cả tâm tình tôi

Em đan tháng ngày thành bộ trang phục của màu và nỗi nhớ Em dắt tôi vào mộng mị của những cuộc rêu phai Khi em sang mùa Tôi như kẻ yêu thầm để xuýt xoa vào từng ngón xuân em

Nắng đã vàng hơn cho môi em thơm Đôi mắt em tương tư điều gì để rưng rưng từng giọt vào lòng tôi Cô gái ơi em chớm tuổi tròn trăng Tôi đã lỡ làng những chuyến bể dâu

Chớm qua mùa Nghía nghiêng vào dấu lặng.

THAÙNG 4-2021 ° 33

Phaán khôûi

TOAØN DAÂN HAÊNG HAÙI ÑI BAÀU

Haêm

CHAØO MÖØNG NGAØY BAÀU CÖÛ ÑAÏI BIEÅU QUOÁC HOÄI KHOAÙ XV VAØ

ÑAÏI BIEÅU HOÄI ÑOÀNG NHAÂN DAÂN CAÙC CAÁP NHIEÄM KYØ 2021 - 2026!

= 120

ba

thaùng

Naêm ta

ñi

Nhaïc vaø lôøi: PHAN HÖÕU LYÙ

baàu

Quoác

hoäi

Haêm

ba

thaùng

Naêm

ta

ñi

baàu

Hoäi

ñoààng

Nhaân

daân

Haân

hoan

cuøng

nhau baèng

laù

phieáu

xaây

ñôøi

Neâu

cao

quyeàn

vaø

nghóa

vuï

cuûa

ngöôøi

coâng

daân.

Ta

baàu

ngöôøi

taøi

ñöùc

Ta

baàu

ngöôøi

daân

Ta

baàu

ngöôøi

kieân

trung

xaây

ñaép

cho

nöôùc

non

mình

Treân

ñöôøng

daøi

ñoåi

môùi

Queâ

nhaø

caøng

phoàn

vinh

Ngaøy

Haêm

ba

thaùng

Naêm

toaøn

daân

haêng

haùi

ñi

baàu.

34 ° VAÊN NGHEÄ BÌNH DÖÔNG

Chào mừng kỷ niệm các ngày lễ lớn trong năm 2021, Hội Văn học Nghệ thuật Bình Dương tổ chức Cuộc thi sáng tác Văn học Nghệ thuật lần thứ V năm 2021 với chủ đề: “Đất và Người Bình Dương” .

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU :Để có thêm nhiều tác phẩm mới phục vụ cho nhiệm

vụ chính trị của địa phương, đồng thời đáp ứng nhu cầu thưởng thức văn học nghệ thuật của cán bộ và nhân dân trong tỉnh.

Nhằm phát hiện thêm tài năng mới trong lĩnh vực sáng tác văn học nghệ thuật ở Bình Dương, bổ sung cho nguồn nhân lực sáng tác văn học nghệ thuật hiện có ở tỉnh nhà.

II. THỂ LỆ CUỘC THI1. Chủ đề sáng tác: “Đất và Người Bình Dương”Nội dung: Ngợi ca quê hương, thiên nhiên, con

người, tiềm năng, thế mạnh của Bình Dương trong quá trình phát triển, góp phần xây dựng Bình Dương trở thành đô thị thông minh, văn minh, giàu đẹp.

2. Những qui định cụ thể:a. Đối tượng dự thi: Tác giả hiện là hội viên Hội

VHNT Bình Dương và các cây bút đang sống và làm việc tại tỉnh Bình Dương đều có quyền tham gia dự thi. Thành viên BTC, BGK không được tham gia cuộc thi.

b. Thể loại dự thi: Văn học và Âm nhạc.* Văn học: Mỗi tác phẩm dự thi thể loại Văn xuôi

không quá 4.000 từ, Thơ không quá 50 dòng, là những tác phẩm mới sáng tác trong giai đoạn từ tháng 8/2020 đến 30/6/2021. Mỗi tác giả gửi tối đa 03 truyện ngắn hoặc truyện ký; tối đa 05 bài bút ký, tùy bút, tản văn hoặc viết ngắn; tối đa 05 bài thơ. Không chấp nhận gửi tập sách in chung nhiều thể loại hoặc số tác phẩm tham gia vượt quá số lượng quy định. Các truyện ngắn dự thi Cuộc thi truyện ngắn Đông Nam Bộ năm 2021 vẫn được tham gia cuộc thi này ở tỉnh.

* Âm nhạc: Là những ca khúc mới, chưa được công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng. Ca khúc được sáng tác trong giai đoạn từ tháng 8/2020 đến tháng 6/2021. Tác phẩm tham dự là những ca khúc có đủ phần nhạc và lời. Tác phẩm phải được đánh máy vi tính trên khổ giấy A4. Mỗi tác giả gửi tối đa 03 ca khúc. Không chấp nhận các ca khúc đã tham gia dự thi tại các cuộc thi trong và ngoài tỉnh.

c. Cơ cấu giải thưởng * Đối với Văn xuôi và Âm nhạc, mỗi bộ môn có

- 01 giải Nhất, mỗi giải trị giá 8.000.000đ - 02 giải Nhì, mỗi giải trị giá 6.000.000đ - 03 giải Ba, mỗi giải trị giá 4.000.000đ - 05 giải Khuyến khích, mỗi giải trị giá 2.000.000đ

* Đối với Thơ và tản văn, bút ký, tùy bút, viết ngắn- 01 giải Nhất, mỗi giải trị giá 6.000.000đ - 02 giải Nhì, mỗi giải trị giá 4.500.000đ - 03 giải Ba, mỗi giải trị giá 3.000.000đ - 05 giải Khuyến khích, mỗi giải trị giá 1.500.000đ

Trong đó Thơ là một thể loại; tản văn, bút ký, tùy bút, viết ngắn gộp chung thành một thể loại. Mỗi thể loại có giải thưởng riêng

d. Thời gian, địa điểm nhận tác phẩm và tổng kết trao giải

Bài dự thi phải được đánh vi tính trên một mặt giấy khổ A4. Ghi rõ họ tên tác giả, địa chỉ liên hệ, điện thoại, Email (nếu có). Mỗi tác phẩm dự thi phải được photo và gửi thành 4 bộ.

- Thời gian: Từ ngày ra thông báo đến hết ngày 30/6/2021 (căn cứ dấu bưu điện). Công bố kết quả, tổng kết và trao giải vào dịp Lễ Quốc Khánh 02/9/2021.

- Địa điểm nhận tác phẩm: Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Bình Dương. số 52 Bạch Đằng, P. Phú Cường, TP Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương. ĐT: 0274 3822663. Ngoài bì thư hoặc tiêu đề cần ghi rõ: Tác phẩm dự thi Cuộc thi văn học nghệ thuật “Đất và Người Bình Dương” năm 2021.

3. Các qui định khác- Tác giả dự thi cam kết chịu trách nhiệm về quyền

tác giả và sở hữu trí tuệ đối với tác phẩm của mình. Các tác phẩm đoạt giải nếu vi phạm Luật bản quyền tác giả và các quyền liên quan khác theo quy định pháp luật, BTC sẽ thu hồi tiền giải thưởng, tiền nhuận bút, giấy chứng nhận và thông báo rộng rãi trên mọi phương tiện thông tin đại chúng.

- Các tác phẩm đoạt giải của cuộc thi, BTC sẽ được toàn quyền sử dụng trong việc in ấn, quảng bá trên các phương tiện thông tin đại chúng.

- Trường hợp tác giả đoạt nhiều giải thưởng trong cùng một thể loại thì BTC chỉ trao giải thưởng cho tác phẩm đoạt giải cao nhất ở thể loại đó.

III. BAN TỔ CHỨC VÀ HỘI ĐỒNG GIÁM KHẢO:1. Ban tổ chức: gồm các thành viên của Hội Văn học

Nghệ thuật.2. Hội đồng giám khảo: gồm các nhà văn, nhà thơ có

uy tín của Hội Nhà văn Việt Nam, Hội Nhạc sĩ Việt Nam.Hội Văn học Nghệ thuật Bình Dương thông báo đến

các tác giả chuyên nghiệp và không chuyên nghiệp trong tỉnh sắp xếp thời gian để tham gia cuộc thi đúng theo thể lệ quy định, góp phần làm cho Cuộc thi sáng tác Văn học Nghệ thuật “Đất và Người Bình Dương” lần thứ V – 2021 được thành công tốt đẹp.

HỘI VĂN HỌC NGHỆ THUẬT BÌNH DƯƠNG

THỂ LỆCuộc thi sáng tác Văn học Nghệ thuật “Đất và Người Bình Dương”

Lần thứ V - Năm 2021