ngƯỜi viỆt xẤu xÍ - minhha.vn · bạn đọc, các nhà nghiên cứu gần xa hãy cùng...

83
NGƯỜI VIT XU Nhà văn l i lc của Trung Quc LTn đã vi tác phm Người Trung Quc xu xí đã đả kích và phê phán nhng thói tt xu vn chữu trong mi người TQ thi by gi. Có người nói chính nhnhng tác phm như vy của LTn mà dân tc Trung Hoa mi bng tnh sau mt gi c ngủ mê mui hàng ngàn năm, để vụt trthành mt cường quc trong thế kỷ 21 này. Người Việt Nam chúng ta thì sao, dường như đã học văn hc thì đều thm nhun các câu của ming: dân ta có truy n thng yêu nước bt khut, nhiu đức tính, phm cht tốt đẹp. . . truy n thng văn hóa tốt đẹp mà cha ông ta để l i . . . kho tàng di sn văn hóa. . . Nói chung người Vit thích được khen (nnh là mt bi ến thcủa nó), chính vì thế chúng ta không thy được cái bn cht của vn đề, chan phn và tự đắc vi nhng gì mình hin có. Thào vbn thân. Đúng, chúng ta có quyn. Nhưng chúng ta thào và (tự) ca ngi mình nhiu quá, chng l chỉ có dân tc Việt Nam mi chăm ch, khéo tay, thông minh, lao động cần cù. Đức tính nào tốt đẹp nht thì dân tộc Việt Nam đều có hết, mà than ôi có phi tt cđều nvy đâu, có chăng chỉ là sít. Cái bnh “nhân đin hình tt” - Đảng rt hay áp dụng, làm cho mi chúng ta tưởng như mình đều có hết các đặc đi m tốt y, chúng ta mi hài lòng trong cái di đất chS cht hp, mà quả tht chúng ta mi chỉ biết đến thế gi i bên ngoài kể tsau Đổi mi. Thực tế thì trước đây sthn tri u Nguyn sang Pháp vtâu l i nhng cnh xã hi văn minh: đèn treo ngược, đầu máy hơi nước. . . thì chng ai tin. Gi đây nhìn ra thế gi i mi thy tính cách người Vit mình còn thua kém nhiu, thm chí còn rt thi . Cũng phi công nhn rng thế gi i phương Tây hvăn minh và dân chủ hơn ta. Do đó xã hi của htiên ti ến hơn. Cun Ebook này thu thp li nhng câu chuyn vPhm cht và thói xu của người Vit, chc chn là chưa thđầy đủ được, nhưng cũng đủ để chúng ta nhìn li mình, tôi tin chc rng mi chúng ta ai cũng đều tìm thy mình trong nhng câu chuyn do chính các độc gi báo Ti n Phong ghi li trong cuc sng thường nht. Chúng ta liu có ththay đổi được gì gi ng như người Trung Quốc đã làm gn một thế kỷ trước?

Upload: others

Post on 30-Aug-2019

5 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: NGƯỜI VIỆT XẤU XÍ - minhha.vn · Bạn đọc, các nhà nghiên cứu gần xa hãy cùng vào cuộc, đóng góp bằng những ý kiến, câu chuyện cụ thể, những

NGƯỜI VIỆT XẤU XÍ Nhà văn lỗi lạc của Trung Quốc Lỗ Tấn đã với tác phẩm Người Trung Quốc xấu xí đã đả kích và phê phán những thói hư tật xấu vốn cố hữu trong mỗi người TQ thời bấy giờ. Có người nói chính nhờ những tác phẩm như vậy của Lỗ Tấn mà dân tộc Trung Hoa mới bừng tỉnh sau một giấc ngủ mê muội hàng ngàn năm, để vụt trở thành một cường quốc trong thế kỷ 21 này.

Người Việt Nam chúng ta thì sao, dường như đã học văn học thì đều thấm nhuần các câu của miệng: dân ta có truyền thống yêu nước bất khuất, nhiều đức tính, phẩm chất tốt đẹp. . . truyền thống văn hóa tốt đẹp mà cha ông ta để lại . . . kho tàng di sản văn hóa. . . Nói chung người Việt thích được khen (nịnh là một biến thể của nó), chính vì thế chúng ta không thấy được cái bản chất của vấn đề, chỉ an phận và tự đắc với những gì mình hiện có. Tự hào về bản thân. Đúng, chúng ta có quyền.

Nhưng chúng ta tự hào và (tự) ca ngợi mình nhiều quá, chẳng lẽ chỉ có dân tộc Việt Nam mới chăm chỉ, khéo tay, thông minh, lao động cần cù. Đức tính nào tốt đẹp nhất thì dân tộc Việt Nam đều có hết, mà than ôi có phải tất cả đều như vậy đâu, có chăng chỉ là số ít. Cái bệnh “nhân điển hình tốt” - Đảng rất hay áp dụng, làm cho mỗi chúng ta tưởng như mình đều có hết các đặc điểm tốt ấy, chúng ta mải hài lòng trong cái dải đất chữ S chật hẹp, mà quả thật chúng ta mới chỉ biết đến thế giới bên ngoài kể từ sau Đổi mới.

Thực tế thì trước đây sứ thần triều Nguyễn sang Pháp về tâu lại những cảnh ở xã hội văn minh: đèn treo ngược, đầu máy hơi nước. . . thì chẳng ai tin. Giờ đây nhìn ra thế giới mới thấy tính cách người Việt mình còn thua kém nhiều, thậm chí còn rất tệ hại. Cũng phải công nhận rằng thế giới phương Tây họ văn minh và dân chủ hơn ta. Do đó xã hội của họ tiên tiến hơn.

Cuốn Ebook này thu thập lại những câu chuyện về Phẩm chất và thói xấu của người Việt, chắc chắn là chưa thể đầy đủ được, nhưng cũng đủ để chúng ta nhìn lại mình, tôi tin chắc rằng mỗi chúng ta ai cũng đều tìm thấy mình ở trong những câu chuyện do chính các độc giả báo Tiền Phong ghi lại trong cuộc sống thường nhật. Chúng ta liệu có thể thay đổi được gì giống như người Trung Quốc đã làm gần một thế kỷ trước?

Page 2: NGƯỜI VIỆT XẤU XÍ - minhha.vn · Bạn đọc, các nhà nghiên cứu gần xa hãy cùng vào cuộc, đóng góp bằng những ý kiến, câu chuyện cụ thể, những

Người Việt: Phẩm chất và thói hư tật xấu

Báo Tiền phong quyết định mở chuyên mục “Người Việt - Phẩm chất và thói hư tật xấu" trên tất cả các số báo Tiền phong ra hàng ngày, ngõ hầu cảnh tỉnh chung, trước hết thoát khỏi “thói xấu lớn nhất của người Việt là rất sợ nói về thói xấu của mình".

Tiền phong số 209 ra ngày 21/9 có bài “Thói hư tật xấu của người Việt chỉ trong 300 trang, có đủ?” nói về công trình nghiên cứu sưu tầm của nhà phê bình Vương Trí Nhàn xung quanh thói tật mà thực chất là “trình độ sống, trình độ làm người” của người Việt ta. Sau khi báo ra, tòa soạn đã nhận được phản hồi tích cực của bạn đọc.

Ngay từ những năm đầu của thế kỷ 20, các nhà văn hóa, văn nghệ, nhà nghiên cứu phong tục Việt Nam đã từng đi sâu nghiên cứu một cách khoa học, ngoài đề cao phẩm chất tốt đẹp của người Việt còn vạch rõ những nhược điểm tâm lý tính cách tồn tại từ lâu.

Tản Đà người lập ngôn Dân hai lăm triệu ai người lớn

Nước bốn nghìn năm vẫn trẻ con,

Đã “điểm huyệt” không chỉ một mà nhiều căn bệnh - cũng là đặc điểm chung của cả xã hội.

Nhà văn Thạch Lam thì nói về sự nông nổi, hời hợt: “Cái mà chúng ta thiếu nhất là sự sâu sắc. Chúng ta có đời sống bên trong rất nghèo nàn và bạc nhược. Những tính tình phong phú, dồi dào mãnh liệt chúng ta ít có. Chẳng dám yêu cái gì tha thiết và cũng chẳng dám ghét cay ghét đắng. . .”

Phan Kế Bính của “Việt Nam phong tục” nổi tiếng, lên tiếng chê một bộ phận dân chúng tài hèn trí đoản, bán quẩn buôn quanh, thích kéo bè kéo cánh. . .

Nhà văn hóa Phan Khôi viết về thói phù thịnh: “Sĩ phong nước ta, suy đồi đi là từ thời Lê Trung Hưng về sau. Người trên người dưới bắt chước nhau, thành ra cả một nước đều bỏ mất đại nghĩa, quên mất liêm sỉ, mà đổ xô nhau vào vòng danh lợi. Lòng tự trọng của người mình như ngọn lửa đã tắt, không còn bừng lên, như hột giống bị ẩm, không còn nứt lên được. Lại thêm cái kiểu chuyên chế từ xưa đến nay, cứ ở trên đè xuống ở dưới đợ lên, làm cho nhân dân ngày một đê hèn yếu ớt. . .”

Trong Con đường tiến bộ ở nước ta in trên Nam Phong năm 1918, Thân Trọng Huề luận chuyện: quan trường không có chuyên môn, chỉ giỏi xoay xở.

Còn nhà văn hóa Nguyễn Văn Huyên khảo cứu trên Văn minh Việt Nam, 1944 về thói

Page 3: NGƯỜI VIỆT XẤU XÍ - minhha.vn · Bạn đọc, các nhà nghiên cứu gần xa hãy cùng vào cuộc, đóng góp bằng những ý kiến, câu chuyện cụ thể, những

biếng nhác, vô cảm, về tâm lý thích ăn không ngồi rồi, sống ngày nào biết ngày ấy.

Mặc cảm, tự giam hãm trong luỹ tre làng cũng là một biểu hiện cố hữu- theo như nhận định của nhà sử học Trần Huy Liệu. . .

Tất cả những công trình công phu và sâu sắc trên đây đều được nhà phê bình văn học Vương Trí Nhàn tập hợp vào cuốn sách dự định xuất bản trong 2 năm tới.

Trong lịch sử dựng nước và giữ nước, lao động và dựng xây của người dân Việt Nam, những phẩm chất cao đẹp nhất từng phát lộ, trở thành truyền thống, thành vốn liếng quí báu của cả dân tộc:

Tinh thần độc lập tự cường, lòng yêu nước thiết tha, tính thông minh cần cù, nhân ái, thương người như thể thương thân, vân vân. Trải qua bao biến thiên của lịch sử, những phẩm chất này vẫn được phát huy gìn giữ.

Tuy nhiên, song song với đó, những thói hư tật xấu cũng có cơ bộc lộ,”phát triển “và thậm chí trở thành nguy cơ cao trong cuộc sống hôm nay, cản trở bước tiến của cá nhân và xã hội.

Được sự khích lệ của bạn đọc, báo Tiền phong quyết định mở chuyên mục “Người Việt - Phẩm chất và thói hư tật xấu” trên tất cả các số báo Tiền phong ra hàng ngày, ngõ hầu cảnh tỉnh chung, trước hết thoát khỏi”thói xấu lớn nhất của người Việt là rất sợ nói về thói xấu của mình.

Bạn đọc, các nhà nghiên cứu gần xa hãy cùng vào cuộc, đóng góp bằng những ý kiến, câu chuyện cụ thể, những tiểu phẩm, những điều mà bạn đã chứng kiến hoặc nghe kể lại, trong đó nêu bật được phẩm chất tốt đẹp cũng như thói hư tật xấu của người Việt.

Kiến giải nguyên nhân của những thói tật đó, đồng thời đề xuất hình thức, phương pháp sửa chữa, loại bỏ dần những tính cách và”căn bệnh “có hại cho sự phát triển, nhằm xây dựng đời sống văn hóa tinh thần ngày càng tốt đẹp hơn.

Bài viết cho chuyên mục Người Việt - Phẩm chất và thói hư tật xấu có giá trị sẽ được in trên báo Tiền phong, được trả nhuận bút và có thể nhận giải thưởng của tòa soạn. Rất mong nhận được sự hưởng ứng sớm và tích cực của bạn đọc. Xin chân thành cảm ơn.

Page 4: NGƯỜI VIỆT XẤU XÍ - minhha.vn · Bạn đọc, các nhà nghiên cứu gần xa hãy cùng vào cuộc, đóng góp bằng những ý kiến, câu chuyện cụ thể, những

5 căn bệnh của công chức ở Việt Nam

Một chuyên gia kinh tế Châu Âu khi làm việc cho dự án ở Việt Nam nêu nhận xét như sau: “Việt Nam tuy đang phát triển GDP với tốc độ 8, 5%/năm, song, tư duy của người Việt Nam, nhất là công chức, chưa theo kịp tốc độ phát triển này”.

Theo tác giả, nguyên nhân của tình trạng tư duy của công chức chưa theo kịp tốc độ phát triển là”công chức Việt Nam hiện còn vướng mắc đều nằm ở cơ chế, đó là: “động lực, cơ chế ngạch, bậc chuyên viên, và cơ chế lãnh đạo tập thể”.

Theo tôi, nhận xét trên tuy đúng nhưng chưa đủ, nó chỉ là phần nổi nhỏ của tảng băng, mà phần chìm của tảng băng mới là phần quyết định làm “đóng băng” tư duy công chức. Đó là hiện nay trong hệ thống cơ quan Nhà nước đã và đang tồn tại nhiều “căn bệnh nan y”.

1. Bệnh sợ biết nhiều

Xuất phát từ thực tế do hoàn cảnh chiến tranh, cán bộ lãnh đạo không được đào tạo một cách chính quy nên việc tiếp cận với các phương tiện khoa học kỹ thuật, đặc biệt là tin học rất hạn chế. Từ đó sinh ra quan điểm: Lãnh đạo là không cần biết nhiều, mọi việc đã có cấp dưới làm thay, trình ký. Việc “chuyên môn hóa” hay biết làm nhiều việc sẽ cột chặt người công chức đó vào một vị trí đó, không “lên” được.

Cá nhân tôi được chứng kiến nhiều công chức có bằng cấp vi tính hẳn hoi làm việc rất thủ công: thực hiện nghiệp vụ quản lý bằng hàng núi hồ sơ, giấy tờ, soạn thảo văn bản bằng cách viết tay, sau đó đưa cho nhân viên vi tính đánh máy, in ra, sửa chữa, in lại, trình lãnh đạo duyệt (đương nhiên lãnh đạo sẽ có sửa chữa), in lại và phát hành; trải qua nhiều công đoạn lôi thôi và nhiêu khê, mất nhiều thời gian và hao tốn giấy mực. Hỏi tại sao không soạn thảo trực tiếp trên máy, tôi được câu trả lời té ngửa: “Làm vậy cho giống lãnh đạo”.

Bạn tôi, tốt nghiệp Đại học chính quy thập niên 90, đang công tác trong ngành pháp luật, nhưng không bao giờ đụng tay đến bàn phím vi tính. Tôi ngạc nhiên hỏi tại sao thì được trả lời: “Không muốn học, cơ quan kêu đi học thì viện đủ lý do để trốn, biết nhiều thì bị sai nhiều, đánh máy đã có nhân viên vi tính lo, làm lãnh đạo cần gì phải biết vi tính.” Thật là tai hại, có quá nhiều người xem máy vi tính chỉ là một công cụ hiện đại hơn thay thế cho máy đánh chữ cơ và công dụng duy nhất của nó là soạn thảo và in ấn văn bản. Tiếc thay, quan điểm này lại là phổ biến.

2. Bệnh lý lịch

Tuy không nói ra một cách công khai, việc xét tuyển, bổ nhiệm vào một chức vụ nào đó

Page 5: NGƯỜI VIỆT XẤU XÍ - minhha.vn · Bạn đọc, các nhà nghiên cứu gần xa hãy cùng vào cuộc, đóng góp bằng những ý kiến, câu chuyện cụ thể, những

không phải chỉ đơn giản căn cứ vào năng lực công tác mà còn xoay qua lật lại xem có phải “lý lịch” hay không, đương nhiên, việc ưu tiên cho “con anh Bảy hay cháu chị Ba” luôn được đặt lên hàng đầu. Công chức không có người “đỡ đầu” đừng mơ tưởng tới một vị trí cao hơn cái ghế công chức đơn thuần đang ngồi.

3. Bệnh “bánh ít đi bánh qui lại”

Đó là tình trạng “gởi gắm” giữa các quan chức với nhau. Ông A nhận vào cơ quan mình con cháu ông B thì ông B cũng nhận lại con cháu ông A. Hoặc là cùng nhau gởi xoay vòng, quanh đi quẩn lại, cơ quan nào cũng có công chức học hành lôm côm, làm việc không có chất lượng, yếu kém năng lực nhưng lại là diện 5C (con cháu các cụ cả) nên không thể bỏ đi đâu được cả.

Ví dụ rõ nhất của bệnh này là vụ án tiêu cực ở Bộ Thương mại, vụ PMU18, đùng một cái cháy nhà, bàn dân thiên hạ mới biết hóa ra một số cán bộ cấp Bộ toàn là diện 5C học hành lôm côm, dở dang được các cụ ấn vào.

4. Bệnh bè phái

Thực tế cho thấy, việc xét tuyển, bổ nhiệm cán bộ lâu nay, bên cạnh những mặt tốt, vẫn còn một số tồn tại.

Cụ thể là tình trạng bí mật xây dựng quy hoạch cán bộ nhằm phục vụ cho những ý định không đúng đắn của một cá nhân hay một nhóm nhỏ cá nhân. Số người này họ cũng tiến hành xây dựng quy hoạch cán bộ khá công phu. Nhưng thực chất, đó là quá trình tìm kiếm, lựa chọn những người “ăn cánh" với mình để bố trí nắm giữ các cương vị chủ chốt trong hệ thống tổ chức bộ máy mà họ đang điều hành. Thực chất, đó không phải là xây dựng một ê kíp với đúng nghĩa chân chính của từ này mà là sự tạo dựng một cánh hậu để bảo vệ nhau, cùng nhau thực hiện những mưu đồ xấu.

Quy hoạch cán bộ theo kiểu này đương nhiên là họ phải hết sức bí mật, không dám công khai và thường gây ra những hệ quả xấu. Đó là tình trạng cán bộ không đủ tiêu chuẩn cả về phẩm chất lẫn năng lực, không đồng bộ, không phù hợp với yêu cầu của nhiệm vụ chính trị, nhiệm vụ tổ chức, gây mất đoàn kết nội bộ, làm cho quần chúng không tin vào đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý.

5. Bệnh địa phương cục bộ

Thực tế cho thấy, đã và đang có tình trạng “Một người làm quan cả họ được nhờ”. Thiên hạ nhấp nhổm trong thời gian Đại hội Đảng các cấp diễn ra để đoán già đoán non cánh nào lên, cánh nào xuống”.

Page 6: NGƯỜI VIỆT XẤU XÍ - minhha.vn · Bạn đọc, các nhà nghiên cứu gần xa hãy cùng vào cuộc, đóng góp bằng những ý kiến, câu chuyện cụ thể, những

Hễ ông A quê quán làng B đắc cử thì y như là sau đó những cán bộ quê làng B đều được bổ nhiệm vào bộ máy giúp việc ông A. Đại hội kỳ sau, ông C quê quán làng D đắc cử thì những cán bộ làng D được ưu tiên làm tham mưu cho ông C. Cán bộ địa phương khác khó mà chen chân vào được.

Công chức được xem là thành phần trí thức trong xã hội, đối với giới trí thức điều quan trọng không phải là tiền, là quyền, mà là một môi trường làm việc phù hợp có thể phát huy năng lực của mình và họ đòi hỏi rất cao sự công bằng. Môi trường làm việc luôn bất bình đẳng và triệt tiêu động lực phấn đấu nếu không có liều thuốc đặc trị dứt bỏ những căn bệnh trầm kha nói trên.

Nếu đơn giản giải quyết bài toán “động lực phấn đấu” của công chức bằng biện pháp thưởng, phạt, sa thải thì công chức cũng chỉ làm việc ở trên mức không bị sa thải nhưng chẳng thèm phấn đấu thêm. Và hình ảnh công chức Nhà nước vẫn luôn luôn ù lì hay chạy theo sau tốc độ phát triển mà thôi.

Làm thế nào để cải thiện hình ảnh công chức trong mắt người dân? Xin mượn lời của ông Đoàn Duy Thành - Chủ tịch Hội Khoa học phát triển nguồn nhân lực, nhân tài Việt Nam để kết luận rằng: “Không để những người không phải là nhân tài, mà cứ được cất nhắc lãnh đạo nhân tài, sinh ra nạn chạy chức, chạy quyền, khiến cho nhân tài bị ém lại, làm cho nguyên khí quốc gia tù mù như ánh đèn dầu hoả; mà phải làm cho nhân tài toả sáng như ánh đèn compact, vừa sáng trong, vừa tiết kiệm được”.

Tuấn Khoa, Houston

Xin anh Minh Nam ở Hà Nội đừng thắc mắc nhiều về các giá trị tư tưởng phát biểu của anh Phan Lạc Đông Quân. Tôi rất phục cá tính chuyên chính và cái tinh thần “Thép đã tôi thế đấy” của anh Quân. Tất cả mọi vấn nạn của đất nước mà chúng ta trăn trở thì theo anh ấy Đảng chưa muốn ra tay mà thôi, khi cần đảng chỉ khẽ cựa mình là mọi việc trăm bề yên ổn.

Diễn đàn này cũng nên có anh để thi vị hoá mọi vấn đề hầu chúng ta còn có thể nhìn thấy được chút ánh sáng cuối đường hầm. Thay mặt mọi người, tôi trân trọng cám ơn mọi ý kiến đóng góp của anh Đông Quân. Một độc giả luôn trung thành đọc và nhớ mọi bài anh viết.

Page 7: NGƯỜI VIỆT XẤU XÍ - minhha.vn · Bạn đọc, các nhà nghiên cứu gần xa hãy cùng vào cuộc, đóng góp bằng những ý kiến, câu chuyện cụ thể, những

Giấu tên

Đồng chí này nói cũng đúng nhưng chưa đủ. Theo tôi, căn bệnh nặng nhất trong bộ máy công chức Việt Nam là bệnh “làm giàu bằng ghế”.

Có ít người làm công chức vì tìm việc ngẫu nhiên, số khác cũng vì mục tiêu phát triển xã hội, có người vì đam mê quyền lực.

Dù động cơ khác nhau nhưng có một sự thật khó bưng bít được là tuyệt đại bộ phận công chức đều làm giàu bằng chính những chiếc ghế khác nhau trong cuộc đời công chức của mình. Ngạch trật, vị trí công chức quyết định thu nhập, chính thức thì ít nhưng bổng lộc thì nhiều gấp trăm ngàn lần. Vì vậy mà phát sinh việc mua quan bán chức.

Làm công chức rồi thì nảy sinh những căn bệnh bè phái, thủ đoạn, đấu đá, xu nịnh, mua chuộc, giành giật chức quyền, dối trá … Có những công chức trong cơ quan rất đạo mạo nhưng vô nhà hàng thì văng tục và sàm sỡ kinh người. Có những công chức tập lời ăn tiếng nói y chang lãnh đạo của mình, sao cho khúc chiết, gãy gọn nhằm tạo bề ngoài lý luận sắc bén nhưng nói một đằng làm một nẻo, nói vậy nhưng thực sự không hiểu mình nói gì.

Có những công chức thiết tha được chụp hình với lãnh đạo, được ăn nhậu, ăn chơi với lãnh đạo, được biếu xén quà cáp, chăm sóc sức khỏe cho lãnh đạo và gia đình lãnh đạo. Có những công chức qua trường lớp dạy cai trị, nghĩ quần chúng luôn luôn cần được lãnh đạo và uốn nắn, quần chúng phải được kiểm soát và điều chỉnh suy nghĩ phù hợp với bộ máy công quyền.

Vì vậy, công chức luôn luôn cho mình có quyền chỉ bảo, giáo dục, khép người dân vào trong khuôn khổ vật chất và tinh thần do mình sắp đặt. Nhưng tất cả những tật xấu nói trên suy cho cùng cũng vì một mục tiêu: thu nhập.

Mỗi vị trí công chức dù nhỏ tí đều có thể làm giàu. Ở địa phương thì làm giàu bằng đất đai, công sản, từ người dân do mình quản lý. Ở trung ương thì làm giàu cũng giống địa phường cộng thêm làm giàu bằng cách bán chính sách. Nhà đầu tư trong, ngoài nước luôn phải mất bớt một phần giá trị đầu tư của mình. Những doanh nghiệp nhà nước hay tư nhân hay nước ngoài trong quá trình hoạt động phải bôi trơn cho bộ máy công chức quản lý liên quan.

Bộ máy công chức cũng xén bớt một phần thu ngân sách nhà nước kể cả những khoản vay và viện trợ của nước ngoài. Trong khi chi khoản ngân sách nhà nước khổng lồ, bộ máy công chức từ trung ương đến địa phương cũng làm thất thoát một số không nhỏ.

Vì vậy, điều dễ thấy nhất là lương công chức ba cọc ba đồng, ăn còn chưa đủ nhưng đồng chí nào cũng giàu sụ. Ham muốn làm giàu bằng con đường quan lại là căn bệnh nặng nề

Page 8: NGƯỜI VIỆT XẤU XÍ - minhha.vn · Bạn đọc, các nhà nghiên cứu gần xa hãy cùng vào cuộc, đóng góp bằng những ý kiến, câu chuyện cụ thể, những

nhất của bộ máy công quyền Việt Nam. Chỉ có mỗi một khẩu hiệu”cần kiệm liêm chính “mà còn không kham nổi thì làm sao đưa đất nước phát triển?

Minh Đức, Montreal

Theo tôi thấy công chức ở các nước khác cũng có bệnh này. Nó chỉ khác nhau ở mức độ mà thôi và ở Việt Nam thì mức độ được xem là trầm trọng. Tất cả các bệnh này đều đưa đến hậu quả là có những người không có khả năng để đảm nhiệm chức vụ mà họ nắm nhưng họ vẫn cứ ngồi mãi.

Tôi cho rằng không có thuốc chữa cho tiệt căn các bệnh này vì nó phát xuất từ bản chất ích kỷ của con người, nhưng có thuốc chữa để làm giảm thiểu mức độ trầm trọng.

Báo chí phê bình có thể vạch ra những ông vì phe phái, vì lý lịch được ngồi chức ngon lành nhưng lại không đủ kiến thức, khả năng để đảm nhiệm. Sự phê phán của các đảng đối lập trong quốc hội cũng làm cho nạn đề bạt người bừa bãi giảm bớt.

Một nền tư pháp nghiêm minh sẽ làm cho các ông không có khả năng nhưng cứ làm bừa bãi bị trừng phạt. Và khi một đảng bị thất cử thì một loạt các quan chức sẽ phải đi, đi theo đó là các phe phái, con em, bà con của họ.

Nguyễn Hải

Bài viết của tác giả Tạ Phong Tần thật hay và mang tính thời sự. Thấy mọi người tham gia góp ý thật sôi nổi thích quá! Xin mạn phép gửi một đôi dòng.

Vào những năm nước ta còn trong chế độ bao cấp, cũng là lúc tôi vừa đến tuổi trưởng thành đã có thể tự lo liệu các loại giấy tờ liên quan đến bản thân và tôi đã rất có ấn tượng đối với lề lối làm việc của giới công chức thời đó. Chẳng hạn như để nhập lương thực từ tỉnh Tây Ninh về thành phố, đơn vị chủ quản họ đưa cho cái phiếu chuyển của ty lương thực bị ghi sai họ, tôi đem đến hỏi bộ phận hành chánh thì có lẽ anh chàng phụ trách lười mang đi chỉnh lại cho đúng nên trấn an tôi cứ mang về thành phố vì lỗi không đáng kể sẽ được sửa lại cho đúng.

Tất nhiên sau khi về thành phố tôi lại phải mang cái giấy đó quay trở lại đơn vị để sửa lại, từ thành phố đi xe lên Tây Ninh và chuyển sang xe khác để đến được nơi mình cần đến là trời đã muốn sập tối rồi nhưng còn phải cuốc bộ thêm khoảng 7km nữa.

Chưa hết, anh chàng phụ trách bảo để hòan tất việc kể trên phải mất một thời gian xác minh nên trong tháng này tôi sẽ không có lương thực để ăn, vậy phải về đơn vị trực tiếp công tác cách đó hơn nửa ngày đường vừa đi xe vừa đi bộ để mang lương thực về.

Page 9: NGƯỜI VIỆT XẤU XÍ - minhha.vn · Bạn đọc, các nhà nghiên cứu gần xa hãy cùng vào cuộc, đóng góp bằng những ý kiến, câu chuyện cụ thể, những

Thời điểm này đang nổ ra chiến tranh giữa Việt Nam và Cambodia đường đi khá nguy hiểm nhưng vẫn phải đi thôi, bận về trời nắng chan chan vác hơn 20kg lương thực lội bộ khỏang 12km, một cuốc đi xe, một cuốc đi bộ nửa để trở về đơn vị chủ quản nhận lại giấy tờ và với số lương thực đó đem về thành phố vào thời buổi ngăn sông cấm chợ.

Thoát được cái ách ghi sai họ ở tỉnh Tây Ninh tôi hí hửng trưng ra cái phiếu chuyển để được nhập lương thực về địa phương, cô phụ trách với bộ mặt lạnh như tiền, buông ra vài câu hỏi cộc lốc và ra lệnh ngồi chờ.

Quả thật thành phố có khác, sau khỏang một giờ ngồi chờ cô nhân viên quẳng mấy tờ giấy đã được cấp trên phê duyệt vào cái rỗ đặt trên kệ không thèm ngẫng đầu lên để mặc cho mọi người đến lấy, tôi vồ lấy cái mảnh giấy mất nhiều công phu mới có rồi vội vàng mang về địa phương để nộp.

Ở đây lại gặp một cô công chức chuyên nghiệp giống như cô tôi đã gặp, nhưng mềm mỏng hơn một chút: “Sao không thấy đóng dấu?”, thấy tôi lúng túng giải thích cô phì cười bảo tôi trở lại chỗ cũ để đóng dấu chứng thực.

Thế là phải gặp lại cái người lạnh lẽo kia, cô ta nhìn tôi với một cái nhìn mà cho đến bây giờ tôi cũng không sao diễn tả cho đúng được, “Anh phải mang giấy cho cô giữ dấu đóng chớ!”, cuối cùng thì cô cũng buông ra được một câu để giải thoát cho tôi.

Vô Danh

Trong một xã hội bất công hay một nước do 1 đãng độc tài cai trị thì những bệnh của công chức kể trên là lẻ dỉ nhiên. Thường thì người ta nói là. Có công thì mới có chức, tất là công chức. Những cán bộ, đãng viên không cần có công nhưng vẫn có chức. Vì thế họ không cần lập công tranh đấu để làm gì. Chức vụ thì họ vẫn có. Các bạn còn nhớ bài viết về nhà trẻ trung ương của BBC không. COCC không làm gì hết vẫn có thể làm chức cao. Còn người nhân viên bình thường dù có kiến thức vẫn phải làm chức nhỏ. Căng nguyên của những bệnh công chức là từ độc tài độc đãng là vậy đó.

Biệt Danh

Ảo ảo thật thật, thật thật ảo ảo, có phải đó đã là một sự cố tình? Tuy nhiên, tôi tin là lịch sử sẽ phán xét tất cả các vấn đề. Nếu như ai đó đã dùng quyền lực để phỉ báng sự thật thì chắc chắn rằng lịch sử chính là người phán xét công minh nhất. Dù tôi là người bi quan, nhưng tôi tin rằng, dân tộc Việt Nam trong tương lai sẽ dần đần thoát khỏi trong sự mê muội. Nếu ai đó dùng quyền lực, dùng sự độc tài, dùng chính sách ngu dân để bóp méo lịch sử thì chính kẻ đó sẻ phải trả giá đắt trước lịch sử. Vì vậy, dẫu dân tộc Việt Nam hiện nay đã không còn hào khí Diên Hồng như xưa (như lời của Luật sư Định) nhưng các vị đang đương

Page 10: NGƯỜI VIỆT XẤU XÍ - minhha.vn · Bạn đọc, các nhà nghiên cứu gần xa hãy cùng vào cuộc, đóng góp bằng những ý kiến, câu chuyện cụ thể, những

quyền ở Việt Nam xin chớ xem thường lịch sử. Vuốt mặt xin hãy nể mũi!

Xuân Lâm, Sài Gòn, Việt Nam

"Năm căng bệnh của công chức Việt Nam" Trước tiên xin thưa với Bác Hoàng Minh, Hà Nội, Việt Nam: Bác ở Hà Nội và bên vực cho quan chức, tôi nghĩ bác cũng là một trong những quan chức Việt Nam. Theo như Bác nói: “công chức Thổ Nhĩ Kỳ quan liêu vào thời kỳ các đây 50 năm, nhìn thấy công chức ở Việt Nam ngày nay cũng không khác nhau. Ở Ấn Độ cách đây 20 năm cũng giống ở Việt Nam thôi". Tôi không biết bác đưa ra viễn chứng có chính xác không, nhưng dù sao cũng nói cho Bác hiểu thế này. Bác đi so sánh với những nước khác cách dây 50 năm, 20 năm. Cháu là hàng con cháu nhưng không thể nhịn được, vì Bác quá thiển cận. Nước người ta cách nay mấy chục năm đã quan liêu, người ta đã khắc phục, bây giờ Bác lấy đó làm gương và để vài chục năm sau sửa đổi, hoặc sửa đổi từ từ trong vài chục năm tới, thì chẳng khác nào Bác kêu sinh viên thôi đừng đi học nữa, xuống cấp I học lại đi. Và chính cái viễn chứng mà Bác đưa ra, chính Bác cũng đã tự tố giác mình và quan chức Việt Nam là chậm tiến, quan chức đất nước người ta tranh nhau cái hay để làm và cạnh tranh nhau tiếng thơm, còn Bác và quan chức Việt Nam lại đi giật lùi về 20 năm, 50 năm. Vào thời Vi! t Nam còn chống Pháp thì nước Mỹ đã xây được nhà trọc trời, đến khi Bắc cộng giải phóng Nam tư thì bắc cộng đã tụt hậu với thế giới đã là 50-70 năm. Vậy mà quan chức của chúng ta không tranh đấu để ngang bằng họ mà lại bò với thói quan liêu, chậm tiến. Thiết nghĩ thật đáng buồn, và thật hổ thẹn khi mà lãnh đạo các quan liêu Việt Nam đang cố gắng trở thành nhà nước điện tử. Còn nói về bệnh của quan chức Việt Nam. Ai ai trong nước mà không biết, tại không có người đem ra thảo luận sôi nổi như BBC, báo trong nước cũng có bàn đến quan liêu đấy, nhưng được mấy người. Không như đài BBC. Bệnh của quan chức nói thật, nó chẳng khác nào là cái mục nhọt lâu ngày thành ung thư khó chữa. khi đỗ bệnh thì tranh thủ vơ vét rồi chết cũng cam. Nên họ thường nghĩ về bản thân hơn là người dân. Tuy nhiên vẫn có quan chức tốt, nhưng được mấy người, họ tốt chẳng qua cũng vì ăn nhiều quá ngán, nên xì bớt ra cho dân thôi. Mới đây không biết có tay quan lại nào trong chống tham nhũng đề nghị kế sách chống tham nhũng bằng cách: thấy quan tham nào giàu lên nhanh chóng sẽ bị sa thải khỏi công tác đó (báo Việt Namexpress đã đăng). Nếu quan tham không cất nhà, đem tiền, vàng về nhà chôn thì đố quan chống tham nhũng vạch tội. Suy qua tính lại chúng ta thấy, kế sách vẫn bao che cho thói tham nhũng, vẫn tạo kẻ hở để tham quan vơ vét. Còn bàn về thời gian làm việc của quan chức, ôi thôi khỏi nói, nhà nước quy định một ngày làm việc 7-8 tiếng, 7:00 AM giờ đến 11:00 AM, 1:30 Pm đến 5:00 Pm. Nhưng quan chức Việt Nam làm việc không phải như thế, 7:00 AM nhưng tàn tàn 8:30 mới thấy đi làm, đến cơ quan còn uốn café với đồng nghiệp, giờ làm chính thức bắt đầu là 9:00 - 9:30 AM. Đến 10:45 AM là thu xếp để về. Còn chiều thì 1:30 chỉ thấy có nhân viên phòng trực là có mặt. Quy định là 5:00 Pm tan sở nhưng 4:15 lon ton thu xếp về để đón vợ, đón con. Thời gian làm việc là như thế, nói ra thì mấy ông có mặt để ký giấy, để đọc thư

Page 11: NGƯỜI VIỆT XẤU XÍ - minhha.vn · Bạn đọc, các nhà nghiên cứu gần xa hãy cùng vào cuộc, đóng góp bằng những ý kiến, câu chuyện cụ thể, những

kiểm duyệt thôi chứ có làm được cơm cháo gì, chỉ toàn là nhân viên dưới quyền làm tất tần tật. Làm thì ít nhưng ăn nhậu “cho công việc" thì nhiều, nên cứ rút ngân quỹ, rồi còn tiền làm thêm. Tôi đã từng làm việc trong bệnh viện Bưu Điện II trong cư xá Bắc Hải, làm việc tại các tòa nhà văn phòng, khu nhà tôi ở trước đây là khu cơ quan nhà nước nên tôi quá hiểu, quá biết. Nói tóm lại quan chức Việt Nam chỉ làm việc với những tiêu chí sau: “một người làm quan cả họ được nhờ. Con ông cháu cha. Cha chung không ai khóc. Và các thủ tục đầu tiên (tiền đâu)". Tôi thấy chẳng khác nào thời phong kiến ngày xưa. ngày xưa phong kiến nhưng người tài còn được đề bạc chứ thời cộng sản thấy chỉ tòan là phe cánh đề bạc nhau, người tài đó là tài nhất trong phe cánh. Chính các thói làm việc ấy, cũng như quan niệm của cụ Hòang Minh làm cho người dân Việt Nam tụt hậu với thế giới. Suy ra tính vào thì cũng trục lợi cho bản thân và vì dân trục lợi.

Trần Minh, TP. HCM

Khi ta nhìn vào một thể chế chỉ có một đảng thì dù nước đó có các ngành lập pháp, hành pháp, tư pháp thì điều đó cũng có nghĩa là những thế lực này mặc nhiên trao cho đảng cầm quyền những quyền lực vượt xa những gì đảng ấy chính xác được hưởng.

Chúng ta không thể lựa chọn nhân tài trong một thể chế như vậy. Trước hết độc quyền phải được chặn đứng lại. Phải xoá bỏ tất cả những gì có tính đặc quyền đặc lợi những gì tương tự như sự bảo trợ bảo hộ bè phái ban ân trong tất cả các lãnh vực văn hoá, chính trị, kinh tế, giáo dục, hành chính. . .

Người tài không tự dưng xuất hiện để mà lựa chọn. Nếu có thì tài năng cũng bị thui chột vì môi trường quá dở. Môi trường cạnh tranh tự do và công bằng sẽ là bộ máy sàng lọc tự nhiên hiệu quả để có người tài.

Xã hội phát triển cũng đồng nghĩa với sự gia tăng đều dặn giai cấp trung lưu có nghề nghiệp trí thức đi liền với sự vươn lên của giới công chức. Giới trung lưu đóng vai trò hành chính đặc biệt và rộng lớn trong xã hội. Lương bổng sẽ cao, sẽ được thăng ngạch nếu làm việc giỏi ngược lại nếu có sai phạm sẽ bị đuổi ngay, hồ sơ phải bị đánh dấu để không còn có cơ hội xin việc làm ở bất cứ cơ quan công quyền nào nữa!

Theo tôi khả năng hoà nhập của người Việt nói chung còn rất yếu. Những thiệt hại cho ngư dân miền trung qua cơn bão số I là một ví dụ. Internet là kỹ thuật có liên quan đến mối quan hệ giữa người và người, đó là nơi ý kiến và thông tin được trao đổi chia sẻ. Máy điện toán giúp các khoa học gia có thể nghiên cứu môi trường và thời tiết một cách có hiệu quả và nếu có chuẩn bị trước thì khả năng dự báo sớm sủa nhanh chóng chính xác là khả thi vậy mà dự báo vẫn mang tính địa phương không có tính toàn cầu tí gì cả!

Page 12: NGƯỜI VIỆT XẤU XÍ - minhha.vn · Bạn đọc, các nhà nghiên cứu gần xa hãy cùng vào cuộc, đóng góp bằng những ý kiến, câu chuyện cụ thể, những

Huỳnh, Tiền Giang

Bài viết sát thực tế, nêu được những vấn đề mà công chức ở Việt Nam gần như ai cũng biết. Nhiều chuyên gia nước ngoài đến cơ quan tôi làm việc, sau vài lần trao đổi với lãnh đạo đã tế nhị đề nghị được làm việc với nhân viên.

Sau một thời gian đủ để làm tan biến những e ngại ban đầu, khi được hỏi, ông chuyên gia trả lời: Việt Nam khác với nhiều nước, ở Việt Nam nhân viên thường giỏi hơn, am hiểu vấn đề hơn lãnh đạo của họ!

Hoàng Phong, TP. HCM

Bài viết khá hay, cám ơn tác giả nhiều, tôi rất mong bài viết này đến được với các nhà lãnh đạo để họ hiểu hơn thực tình. Tôi xin bổ sung them một căn bệnh của công chức Việt Nam là bệnh”nói một đằng làm một nẻo"

Trương Trọng Thông

Đọc ý kiến của Hoàng Minh, HN, Việt Nam tôi có cảm tưởng như nước Việt Nam chúng ta, dân tộc Việt Nam chúng ta chỉ mới thoát thai sau cái gọi là thời kỳ”cởi trói", cho nên mới so sánh thời gian với nước này nước khác. Ta hãy đứng trước cổng Văn Miếu ở Hà Nội, hồi tưởng lại những lưu truyền trong sử sách. Nếu Việt Nam không từng có một nề nếp hành chánh, không có những công thần, những nhân tài đảm đương trọng trách thì làm sao có chính sách địa tô phân minh, có các kế hoạch di dân thích hợp, các công trình dẫn thủy nhập điền hợp lý, các cải tổ binh bị công minh, thì làm sao có thể giữ vững cơ đồ các triều đại, giữ vững được biên cương và kỷ cương của dân tộc Việt Nam hàng mấy ngàn năm?

Tuy ngày xưa các triều vua cha truyền con nối, thành phần”COCC" đương nhiên cũng không ít, nhưng phẩm trật bị giới hạn thấp dần, và đã có các cơ quan án sát công minh, liêm chính, những người có văn hóa, có kiến thức, và đạo đức trong dân dã nếu đủ khả năng vẫn được mời, được tuyển chọn định kỳ một cách nghiêm minh, và được đề bạt những chức vụ quan trọng chốn triều đình, có quyền đàn hạch, can gián cả vua.

Chứ còn tự tung tự tác, tự biên tự diễn, tự tiện như”cơ chế" bây giờ thì chỉ kỳ vọng đào tạo được những công bộc cho đảng, chứ công bộc cho dân tộc thì khó lắm.

Không có kế hoạch, biện pháp thanh trừng cơ chế tận gốc rễ, mà cứ buông xuôi cho thời gian thì chỉ có hàng hàng lớp lớp công chức hóa chồn hóa cáo mà thôi.

Quyên Di

Page 13: NGƯỜI VIỆT XẤU XÍ - minhha.vn · Bạn đọc, các nhà nghiên cứu gần xa hãy cùng vào cuộc, đóng góp bằng những ý kiến, câu chuyện cụ thể, những

Tôi xin chẩn đoán thêm vài bệnh của công chức diện văn phòng ở Việt Nam hiện nay, là bệnh "trễ", bệnh”nhẩn nha", bệnh”chuồn".

Vào khoảng 8 giờ, 9 giờ sáng, hoặc sau 2 giờ chiều mà có vị quan thanh liêm nào bất ngờ đến điểm danh thì sẽ thấy vắng mặt khoảng 10%, không kể chức lớn nhỏ, mặc may là áo khoác, mũ nón còn để lại làm tin là chủ nhân sẽ quay lại đúng giờ về. Lý do là ăn sáng, ăn thêm, ăn ngoại giao với bạn bè các giờ đó thoải mái, mua sắm ở cửa hàng các giờ đó ít người, và không”xâm phạm đời tư" của ai.

Lúc quay về sở các quan lớn có tật xí xa xí xồ làm như ta đây công việc bận bù đầu, còn quan nhỏ thì lăng xăng bới thêm việc để. . . mai làm. Nguyên nhân tệ hơn là nhiều cơ quan việc ít hơn người nên khá rảnh rỗi, các chuyên viên bậc 5C tuy thừa thãi, nhưng lại rất cần thiết để củng cố chủ trương ưu đãi nhân tài của đảng.

Hoàng Minh, HN, Việt Nam

Tại sao công chức có 5 bệnh như vậy, tôi cho là nó phổ biến ở tất cả các nước đang phát triển. Ngày xưa đọc truyện của Azit Nê-xin, mô tả công chức Thổ Nhĩ Kỳ quan liêu vào thời kỳ các đây 50 năm, nhìn thấy công chức ở Việt Nam ngày nay cũng không khác nhau.

Ở Ấn Độ cách đây 20 năm cũng giống ở Việt Nam thôi. Tôi thấy công chức ở địa phương, không phải đô thị trung ương như HN và TP HCM bị bệnh này nặng hơn. Ở các TP trung ương, do đòi hỏi của công dân cao hơn, nên công chức làm việc gần chuẩn mực hơn. Ở địa phương, xa trung ương, họ là việc theo kiểu quan cách hơn. Kinh tế xã hội dần dần phát triển thì công chức sẽ điều chỉnh theo hướng phục vụ tốt hơn. Tôi cho đó là xu hướng tất yếu của xã hội Việt Nam.

Tony-Phen Nguyễn, Winchester, CA, USA

Đọc bài của bạn Tạ Phong Tần rất hay, thật ra thì chả thấm tí nào với bộ máy lãnh đạo cả bởi vì nếu bạn muốn thăng tiến bạn phải đạt hai điều kiện: 1-Điếc, 2-Chai mặt.

Tony Nguyễn, Corte Madera, Hoa Kỳ

Nước Đức sau khi thống nhất thì Tây Đức đã phải”gồng" cho guồng máy công chức đồ sộ của Đông Đức. Nếu mai kia Hàn Quốc qui lại một mối thì Nam Hàn sẽ phải”gồng" cho Bắc Hàn như thế nào thật khó mà tưởng tượng nổi.

Ở Việt Nam, sau khi Miền Nam giải phóng, tôi có nhiều bạn”nằm vùng" được nhà nước cho những chức vụ mà trước đó các bạn ấy khó mà mơ tới được. Có bạn chưa học xong lớp 7 được đề cử vào làm hiệu trưởng một trường trung học cấp hai ở Saigon. Nhiều bạn muốn giúp tôi vào làm giáo viên hay công chức. Tôi thẳng thắn từ chối vì biết rõ rằng vào làm cho

Page 14: NGƯỜI VIỆT XẤU XÍ - minhha.vn · Bạn đọc, các nhà nghiên cứu gần xa hãy cùng vào cuộc, đóng góp bằng những ý kiến, câu chuyện cụ thể, những

nhà nước dưới bất cứ hình thức nào cũng gặp phải những điều mà bạn Tạ Phong Tần đã nêu lên.

Để tồn tại, tôi đã chấp nhận làm nghề vá sửa xe đạp ở đầu hẻm 17 năm trời (75 đến 92) và cũng đồng thời hưởng cái không khí tự do, thoải mái bên ngoài không bị ràng trên buộc dưới bên trong. Vá xe đạp nếu gặp ngày mưa gió thì khốn đốn vì làm ngày nào xào ngày nấy. Công việc ít tiền, không nhiều tiền như làm cho nhà nước, lại dầm mưa dãi nắng, dầu mỡ hôi hám nhưng sau một ngày vất vả nếu kiếm được đủ tiền chi phí cho ngày hôm sau thì đó là một điều hạnh phúc lớn đối với tôi.

Sao Mai

Công chức cũng có người tốt đấy các bạn ạ. Năng lực của họ cũng không kém bất kỳ công chức nào trên thế giới đâu, nhưng xem ra những người như thế vẫn còn ít và không chiếm nhiều ở các vị trí cao.

Bệnh của công chức Việt Nam cũng là bệnh chung của công chức ở các nước mới phát triển mà ở đó luật lệ chưa rõ ràng, chưa phân biệt rõ đâu là chức năng, đâu là nhiệm vụ, quyền hạn, và tất nhiên quyền lợi cũng không rõ nốt.

Có thể còn kể ra được một số bệnh như: bệnh sợ trách nhiệm nên đùn đẩy cho nhau, bệnh lai rai để giảm stress, bệnh thiếu tự tin vì khả năng còn hạn chế, bệnh cọc cằn vì phải làm việc chung với hàng khối người bệnh cũng giống như mình, bệnh ghiền game vì có những lúc cũng rảnh lắm tuy nhiên cũng có những lúc phải tất bật do cơ chế phối hợp kém thì lại mắc một bệnh khác là bệnh ăn lương ngoài giờ.

Tuy nhiên, nói đi thì phải nói lại, đâu có ai hiểu câu chuyện rằng công chức ở các nước phát triển đều có trình độ rất giỏi, đa năng, dám làm dám chịu, thần tượng của nhiều người. . . nhưng nếu đưa họ về làm ở một cơ quan hành chánh của Việt Nam thì cũng thế thôi. Cũng mắc bệnh thôi bởi vì cơ chế của Việt Nam là phải như vậy trong khi tiền lương thì không đủ sống, làm nhiều, học nhiều chi cho mệt.

Phạm Mậu, TP. HCM

Tôi thấy còn một bệnh nữa là bệnh “không thấy xấu hổ". Ví như bị thiên tai bão vừa qua, hậu qủa thật đau lòng mà không thấy ai chịu nhận trách nhiệm và từ chức! Thật hết chỗ nói.

Mai Hoa, Hưng Yên

Bất kỳ ai cũng muốn được mọi người tôn trọng, được đánh giá đúng năng lực của mình và được trả công tương xứng. Tuy nhiên ở xã hội Việt Nam hiện nay, tình trạng con ông cháu cha, bè cánh, địa phương… như tác giả đã nói (mặc dù chưa phản ánh đúng mức độ nghiêm

Page 15: NGƯỜI VIỆT XẤU XÍ - minhha.vn · Bạn đọc, các nhà nghiên cứu gần xa hãy cùng vào cuộc, đóng góp bằng những ý kiến, câu chuyện cụ thể, những

trọng của vấn đề) là rất phổ biến.

Khi mà mỗi công chức nhìn thấy những ngang tai trái mắt diễn ra hết năm này sang năm khác xung quanh mình thì nghĩa là họ đã nhìn thấy trước “tiền đồ’ của mình rồi (không có cơ hội thăng tiến), lẽ dĩ nhiên họ phải co về và mất hết động cơ cũng như niềm tin để phấn đấu.

Mặt khác vì mưu sinh, họ phải lặn lội tìm mọi cách để kiếm sống vì với mức lương rẻ mạt thì họ cũng không còn con đường nào khác.

Các nhà lãnh đạo Việt Nam vẫn với lối lãnh đạo bằng biện pháp hô hào chung như bao năm qua hoặc với lối cải cách nửa vời như hiện nay cũng không giải quyết được vấn đề. Các cơ quan ngôn luận phải được tự do nhiều hơn nữa, chính họ mới đóng vai trò phát hiện những gian dối trong quá trình bổ nhiệm cán bộ, trong việc phát hiện những tiêu cực, những liên minh ma quỷ, những tài sản bất minh của các quan chức.

Chỉ khi nào mọi cái thật rõ ràng, minh bạch thì mới hy vọng tầng lớp công chức nói chung mới làm việc hết mình. Chúng ta sao không tự đặt câu hỏi là tại sao chỉ với một số ít người Việt ở nước ngoài mà lại có nhiều bằng sáng chế đến vậy? Tại sao có nhiều người có trình độ chuyên môn cao trong các chính phủ, các tập đoàn kinh tế, các trường Đại học ở nước ngoài?

Minh Nam, Hà Nội

Kính thưa anh Đông Quân; Anh phát biểu rất nhiều lần trên diễn đàn BBC, tôi chăm chú đọc tất cả vì tên anh đã hay, anh lại sống tận bên Hoa kỳ (tôi mơ cũng không thể tới được).

Lần này tôi mạnh dạn có chút ý kiến với anh (có lẽ chỉ dám một lần này, rồi thôi hẳn). Với trình độ và uy tín của anh, xin anh nói cho ông Phan Văn Khải thấy rõ: cán bộ dưới quyền ông ta tốt như vậy (như anh khen) mà ông cứ luôn miệng phàn nàn suốt hai nhiệm kỳ thủ tướng: 1) rất muốn cách chức”hàng loạt" mà không làm nổi; 2) họ là lũ”trên bảo, dưới không nghe" mà ông cũng chịu thua.

Nếu anh Đông Quân quá bộ về nước tranh chức thủ tướng thì tôi và các bạn đã từng đọc anh ở diễn đàn này sẽ bầu cho anh là cái chắc.

NTP, Houston

Trước tiên xin cám ơn Tạ Phong Tần đã viết bài này. Xin có một góp ý nhỏ cho “bệnh sợ biết nhiều" của tác giả nhận xét. Thật sự nói “sợ” thì tôi nghĩ không đúng hẳn 100%. Bạn tôi - hiện đang là chánh văn phòng quận ủy của một quận tại TP. HCM - không sợ biết nhiều nhưng thật sự thấy không cần thiết để”biết" làm gì!

Page 16: NGƯỜI VIỆT XẤU XÍ - minhha.vn · Bạn đọc, các nhà nghiên cứu gần xa hãy cùng vào cuộc, đóng góp bằng những ý kiến, câu chuyện cụ thể, những

Anh ta đi học chính trị ngày đêm và việc này giúp vị trí của anh ta ngày càng vững mạnh. Chúng tôi thường ngồi nhậu nhẹt và đùa với nhau (khi tôi còn học tập và công tác ở trong nước) là tôi học để có bằng thạc sĩ về Computer và anh cũng có bằng”thạc sĩ" về chính trị. Anh thường mắng đùa với tôi là: “học suốt đời như mày thì cũng chỉ làm thằng Phó giám đốc về kỹ thuật thôi, tại sao không học như tao thì có thể lên chức dễ dàng? Như mày bây giờ còn long đong chưa vợ chưa con, hãy nhìn gương của tao nè!"

Vì vậy tôi kết luận là không phải “sợ biết nhiều" mà là “sợ biết những cái không quan trọng trong cơ chế tuyển người lãnh đạo" mà thôi. Anh có biết nhiều về chuyên môn thì cũng chẳng ích lợi gì cho công việc anh đang làm vì chẳng bao lâu anh sẽ phải ra đi và thay vào chỗ anh là người “không biết nhiều" về chuyên môn.

Phan Lạc Đông Quân

Hãy nhìn vào sự phát triển kinh tế xã hội từ mấy năm qua, tôi thấy ở đó có đóng góp to lớn của mọi công chức. Họ làm việc tận tụy hơn, tư duy sáng tạo, tinh thần đổi mới. Cơ chế mới tạo cho họ cách làm việc hồ hởi hơn. Nên nếu bảo họ chưa theo kịp tốc độ phát triển là sai.

Hoàng Phùng, TP. HCM

Tôi thấy tác giả Tạ Phong Tần nói rất chính xác. Tuy nhiên, cần phải bổ sung thêm một căn bệnh nữa mới có thể đầy đủ được. Đó là bệnh”Sống lâu lên lão làng". Hiện nay có nhiều vị năng lực chẳng ra làm sao cả, họ được đề bạt vì nhờ có “thâm niên".

Page 17: NGƯỜI VIỆT XẤU XÍ - minhha.vn · Bạn đọc, các nhà nghiên cứu gần xa hãy cùng vào cuộc, đóng góp bằng những ý kiến, câu chuyện cụ thể, những

Người Việt và hội chứng sợ thương mại điện tử

Tôi tự hỏi vì sao ở Việt Nam lại có hiện tượng như vậy và cuối cùng đã rút ra được vấn đề nằm ở tâm lý và trình độ của người sử dụng máy tính. Tôi xin đưa ra một số nguyên nhân và cách khắc phục. (Tri Nguyen)

1. Tâm lý sợ rò rỉ thông tin trên các website: Đa số người sử dụng không phân biệt được một trang web thông thường (bắt đầu bằng http://) và một trang web đã được mã hoá thông tin (bắt đầu bằng https://). Đối với các trang web thông thường cần tuyệt đối không nhập vào các thông tin nhạy cảm như số thẻ tín dụng. Các loại password quan trọng cũng không nên sử dụng trong các trang web thông thường này. Còn website đã được mã hóa (xin được nhắc lại, bắt đầu bằng https://), nhất là trang nổi tiếng, bạn có thể yên tâm nhập vào các thông tin nhạy cảm. Vì bản thân các dữ liệu gõ vào của bạn đã được mã hóa cẩn thận trước khi chuyển đi. Hàng tỷ USD di chuyển qua mạng mỗi ngày theo cách này. Nhưng người Việt chúng ta lại chỉ quan tâm đến những tin rò rỉ lẻ tẻ đáng giá vài nghìn USD, để rồi đóng cửa then cài không dám ló mặt vào xa lộ thương mại điện tử.

2. Tâm lý sợ có virus, spyware, adware, keylogger là do đa số không làm chủ được máy tính của chính mình. Họ không có khả năng hay kiên nhẫn cài từ đầu hệ điều hành và phần mềm, chương trình phòng chống virus cho máy tính của mình mà thường nhờ một ai đó làm hộ. Điều đó thật sự nguy hiểm nếu họ dùng máy tính đó để thanh toán qua mạng. Lời khuyên đầu tiên là nên bỏ chút ít thời gian nâng cấp trình độ cài phần mềm, và chỉ cài một số tối thiểu các chương trình trong máy có sử dụng thanh toán qua mạng. Lời khuyên thứ hai là nên sử dụng các phần mềm uy tín hoặc có bản quyền. Việc sử dụng các phần mềm không có bản quyền càng củng cố thêm nỗi e ngại mất mát thông tin, càng làm cho chúng ta chậm chạp trong việc xây dựng thói quen sử dụng thương mại điện tử, và đó cũng là một cái giá phải trả.

3. Cuối cùng là tâm lý ngại dùng thẻ tín dụng quốc tế: Bạn chỉ góp vào khoảng 10 triệu đồng và mất vài ngày là đã có một cái thẻ tín dụng VISA có thể ung dung thanh toán, mua hàng qua các website cho đến khi hết số tiền 10 triệu. Bạn có thể gọi điện thoại đến ngân hàng mỗi ngày để kiểm tra số tiền còn trong tài khoản là bao nhiêu. Trong trường hợp bạn thấy có một khoản thanh toán bất thường, bạn có thể điền vào mẫu khiếu nại và gửi cho ngân hàng. Nếu bạn vẫn còn cảm giác bất an, thì sau mỗi 6 tháng có thể nhờ ngân hàng đổi số thẻ mới, với một chi phí rất nhỏ (khoảng 50 nghìn đồng). Hãy điện thoại 1080 và hỏi các ngân hàng về thủ tục làm thẻ tín dụng quốc tế để bước từng bước vào thương mại điện tử.

Thương mại điện tử thế giới đã phát triển hoàn thiện từ lâu, nhưng ở Việt Nam rất ít được sử dụng. Thậm chí, ngay cả trong một số công ty tin học tầm cỡ mà tôi từng tiếp xúc, việc thanh toán online trên mạng bằng thẻ tín dụng (mấu chốt của thương mại điện tử) vẫn còn mới mẻ, và đa số vẫn coi phương thức thanh toán qua mạng là quá nhiều rủi ro so với cách thanh toán bằng tiền mặt cổ truyền

Page 18: NGƯỜI VIỆT XẤU XÍ - minhha.vn · Bạn đọc, các nhà nghiên cứu gần xa hãy cùng vào cuộc, đóng góp bằng những ý kiến, câu chuyện cụ thể, những

Khoan hòa, dễ tính nên dễ thích nghi

Trong lịch sử bang giao với nước lớn, mà nước lớn ấy cứ nhất thiết bảo mình là con Trời, còn ta là man di cần giáo hóa, thì khoan hòa chính là một triết lý để tồn tại.

Họ mang quân sang, thì đem quân đánh lại; đánh thắng xong thì cử ngay sứ giả sang cầu hòa, tâu với thiên tử rằng cái đám phiên tướng của thiên triều do đi lạc vào vùng lam sơn chướng khí mà chết ráo cả, chính chúng đã làm giảm oai linh của thiên triều.

Có khi viên tướng bại trận còn chưa kịp về triều thì sứ Nam đã giải quyết xong xuôi đâu vào đấy khâu oai cho thiên tử.

Đó là chuyện trong triều, còn đây là chuyện ngoài nội: Bà bá tôi có tật hay chửi đổng, mà chửi dai. Bác trai tôi mỗi lần vợ chửi đổng lại mang cái ống quết trầu lẽo đẽo theo sau, vừa đi vừa lẩm bẩm: “Chửi khẽ thôi, mai kia chết còn phải nhờ hàng xóm láng giềng khiêng đi chôn đấy!”.

Đến mạn bờ rào nhà ai, bác lại vóng lên: “Cho tôi xin lại, tôi đựng cả vào đây rồi, bác nhá”. Thế mà rồi bá tôi chừa tật xấu.

Người Mỹ, đúng hơn là những anh Mỹ chưa hiểu văn hóa Việt cứ hay chơi trò nhân quyền trong ứng xử tôn giáo; thực ra, người Việt có hàng ngàn năm nay tam giáo đồng nguyên (Phật, Nho, Lão).

Và ngoại trừ cuối thời nhà Nguyễn, các đại thần sống giàu có nhờ giáo lý Nho gia, sợ rằng để Cơ đốc giáo phát triển thì đến lúc họ phải mất ghế, xui vua làm bậy.

Ngay bây giờ, có anh cán bộ nào kỳ thị tôn giáo thì cũng bị nhân dân coi là làm bậy. Trong mỗi gia đình có gia phong đều tồn tại hình ảnh ông nội đọc sách Thánh hiền, bà nội miệng niệm Phật nhưng tay làm cỗ cúng gia tiên; trong mỗi đại gia đình có người theo Thiên chúa, thì ngày giỗ họ vẫn vàng hương về từ đường, đề huề vui vẻ cả.

Khoan hòa cũng là một triết lý sống khôn ngoan ở một xứ sở năm nào cũng lũ bão vỡ đê, ít nhất cũng xiêu nhà trốc mái. Đó là những việc không thể làm một mình, phải nhờ hàng xóm.

Có rất nhiều câu thành ngữ làm chứng rằng người Việt coi trọng tình nghĩa lân bang: “Chú khi nay bay khi khác,” “Tối lửa tắt đèn có nhau,” “Chết một đống hơn sống một người”…

Lại có câu “Giàu ở làng sang ở nước”. Câu ấy có nghĩa, anh làm quan trong triều ngoài nội nhưng anh không đóng góp gì cho làng mình, thì dân làng có quyền coi anh không ra gì.

Anh đỗ đạt, làng sẵn sàng trích học điền cho anh vài mẫu, nhưng trong quá trình làm quan, anh phải xây cho làng không được cái đình thì cũng cái cầu, cái cống; không có thì anh không thể sang trọng nổi với các cụ tiên chỉ.

Page 19: NGƯỜI VIỆT XẤU XÍ - minhha.vn · Bạn đọc, các nhà nghiên cứu gần xa hãy cùng vào cuộc, đóng góp bằng những ý kiến, câu chuyện cụ thể, những

Vì vậy, các quan Nam triều đều ít nhiều đóng góp cho làng, phòng khi về hưu, khi chết. Ông Phan Đình Hòe (bác ruột đồng chí Lê Đức Thọ) làm tri phủ Ninh Bình, khi nghỉ hưu thăng tuần phủ.

Vậy mà đã thuê thợ đẽo gọt đá, chở từ Ninh Bình về quê Trực Ninh, làm con đường dài độ 3, 5 km, rộng 3, 5m từ Nam Định về làng. Con đường ấy nhìn từ trên cao có dáng một con rồng uốn khúc, đầu rồng là nghĩa trang gia đình họ Phan làng Nam Vân.

Thực ra, có đi ra thiên hạ mới thấy sự giàu có của một người cụ thể chả có ý nghĩa bao nhiêu so với một người giàu có khác. Người Trung Quốc có câu: “Chưa đến Bắc Kinh chưa biết mình là quan nhỏ”.

Anh có một triệu đô la, đã được coi là giàu, nhưng một vụ làm ăn của thầy trò ông Bí thư Thượng Hải đã có hơn một tỷ đô la. Vì vậy chăng mà những người giàu có, chỉ có quay về làng mới yên tâm rằng mình giàu sang.

Cái phẩm chất khoan hòa, ít nhất cũng không làm cho con người trở nên cô đơn và cảm thấy hư vô chới với trong cõi đời mênh mông. Bởi vì, nói như nhà văn Kim Dung, ngoài trời còn có trời.

Vạ miệng

Từ lâu, khách du lịch trong và ngoài nước đến Hà Nội kêu trời vì kiểu phục vụ”bố đời”, thiếu chuyên nghiệp. Hiếm nơi nào khách hàng thực sự được coi là thượng đế.

Không ít người một đi không trở lại. Khách du lịch đã vậy, chứ cớ tại sao những công dân Hà Nội biết tỏng từng nhà hàng mà vẫn chịu đựng?

Tôi từng là khách ruột của nhà hàng bún bò Hàng Điếu. Dẫn không biết bao nhiêu khách nước ngoài qua thưởng thức, để rồi nghe”Tây “xanh rờn: Việt Nam còn phải học nhiều về văn hóa phục vụ. Tức cảnh không dưới một lần, tôi từng thề không trở lại nữa. Vậy mà!

Một buổi trưa cuối thu. Vừa hết bão Xangsane, cả lũ ở văn phòng tha nhau đi ăn. Mấy cô thèm bún bò Hàng Điếu, tôi không khoái lắm. Chủ hàng lúc nào cũng mệt.

Nhân viên chạy như cờ lông công mà vẫn bị chửi, khách mà không bị thế là may rồi. Bữa trưa thường đông nghịt. Gửi xe rắc rối kể từ khi phường cấm sử dụng vỉa hè. Nhà hàng thuê một căn nhà mặt phố sâu hoăm hoắm gần đó để trông xe.

Một vé cho 4 xe, nhân viên dắt vào. Rồi lúc đi ra, đứng ỳ một đống. Mấy tay nhăn nhó, mồ hôi ướt đẫm đó lại tìm chiếc xe ra và trả về chính chủ. Xước xát một tí cũng phải chịu. Đông thế mà. Đây còn hơn cháo chửi Lý Quốc Sư, phở chửi Nam Ngư…

Đòi hỏi lắm thì bà chủ phở sẽ lầu bầu “Hành đâu mà lắm thế, ăn phở chứ ăn hành à”, “Thịt gà nâu ư? Đây chỉ có dân da trắng” hay “Gà có mười đùi hay sao mà đòi gà đùi”. . .

Page 20: NGƯỜI VIỆT XẤU XÍ - minhha.vn · Bạn đọc, các nhà nghiên cứu gần xa hãy cùng vào cuộc, đóng góp bằng những ý kiến, câu chuyện cụ thể, những

Cái ăn rồi vụt qua, chẳng ai quan tâm vệ sinh. Sự ẩm ướt. Cầu thang nhớt nhát. Phố cổ. Sành điệu. Ăn ngon phải chịu khổ là đúng. Không bị chửi là may. Tôi trộm nghĩ, biết đâu lần này mọi sự sẽ êm ả.

Một thói hư tật xấu của Người Việt Nam là lãng phí và vô kỷ luật.

Cháu là Hồ Minh Thắng 10 tuổi. Cháu xin kể chuyện này, chuyện rất buồn. Năm ngoái cháu được là học sinh giỏi. Mẹ cháu thưởng cho cháu một chuyến du lịch Singapore. Cháu sang Singapore 6 ngày, thấy đất nước bạn rất đẹp và văn minh. Ngôn ngữ sử dụng là tiếng Anh. Có một lần cháu ăn tối ở một nhà hàng lớn, tại chỗ ăn tự chọn rất đông người Việt Nam. Cháu thấy một hàng chữ tiếng Việt trên tường: “Nếu lấy dư đồ ăn sẽ bị phạt”. Đọc hàng chữ này cháu xấu hổ lắm, vì đến miếng ăn mà cũng bị cảnh báo, dọa nạt. . . Cháu nghĩ vì người Việt mình ăn tự chọn rất thiếu ý thức, ăn không nổi cứ lấy thức ăn cho thật nhiều rồi bỏ phí. Cháu vẫn nghe bà ngoại nói “no miệng đói con mắt”. Sau khi ăn xong cháu đi vệ sinh, trong nhà vệ sinh cũng có một dòng chữ tiếng Việt”Nếu hút thuốc sẽ bị phạt”. Thà họ ghi tiếng Anh thì mình không tự ái. Nhưng họ chỉ ghi tiếng Việt, chứng tỏ chỉ có người Việt là thiếu ý thức thôi. Những dòng chữ cảnh báo bằng tiếng Việt tại Singapore đã làm cháu suy nghĩ mãi.

Hồ Minh Thắng (Quận Bình Thạnh, TP Hồ Chí Minh)

Mấy năm trước, cứ đến đây ăn là có chuyện. Gửi xe bị làm đổ, gãy cả tay phanh. Nhân viên”khéo “lấy keo con voi dán tạm. Đi chừng 100m mới phanh. Tối chẳng biết gì, sáng sau mới tỏ. Làm gì chứ.

Nhiều những chuyện nhỏ, lặt vặt sau đó. Tôi tự kỷ ám thị cho là mình khó tính. Một năm sau, rau có “con sâu” cuộn tròn dễ thương. Hỏi cô nhân viên. “Rau sạch. Có sâu là tốt rồi”. Bắt. Vứt toẹt vào góc nhà. Không một câu bình luận. Mấy khách hàng xung quanh nhìn tôi như muốn nói: “Cha này rắc rối, vứt đi chứ sao. Rõ thằng nhà quê”. Mấy cái lườm nặng chịch. Tôi len lén gọi cậu bạn nước ngoài. Trả tiền. Chuồn thẳng. Thề là không trở lại nơi này nữa để bị chửi. Quyết không “chết” vì cái miệng

2 năm rồi mới trở lại. 10 phút. 15 phút. Chẳng thấy 4 chiếc xe đâu. Hỏi. “Nói lắm thế, đợi đi. Ai cướp mất mà sợ”. Những ánh mắt bực dọc ra vào. 5 phút nữa. Lại hỏi. Đôi bên to tiếng.

“Hàng đông quá, phải đưa xe cả các bãi khác. Đứng đợi tí thì chết hay sao? Công an bắt mất mấy xe”. Hoảng thực sự. Bị bắt xe? Phạt? Ra phường? Đưa về bãi? Thậm chí mất xe?

Tay nhân viên “xanh lét”: “Ông chủ ở chỗ công an. Đang giải quyết. Ra đấy lấy, 2 xe của các anh đang ở phường Cửa Đông”. Thế là chúng tôi”bách bộ “trong bực tức ra công an.

Ông chủ ngả ngốn trên ghế ở đồn Cửa Đông, chờ phiếu phạt. Mấy đồng chí công an phường rất thông cảm với khách hàng. Mắng ông chủ. Không được để khách mất công chờ đợi, lỡ để bị thu xe thì cũng phải nói thật với khách hàng, đừng thiếu trách nhiệm như vậy. .

Page 21: NGƯỜI VIỆT XẤU XÍ - minhha.vn · Bạn đọc, các nhà nghiên cứu gần xa hãy cùng vào cuộc, đóng góp bằng những ý kiến, câu chuyện cụ thể, những

.

Ông chủ vẫn đầy tự đắc kiểu như: “Hàng nhà tao ngon, đông. Mày thích chê gì thì khách vẫn đổ đến. Hà Nội vài triệu dân, mấy trăm ngàn khách du lịch. Mày một đi không trở lại, tao cũng chẳng cần. Ngu”.

Tôi tạm dịch ra cái giọng “vô cảm “của ông chủ này thế, anh ta nói nhiều thứ chẳng liên quan đến việc xin lỗi khách hàng hay mong nhận được sự thông cảm. Còn than thở đầy ai oán: “Phạt 80. 000 đồng/xe. 2. 000 đồng lãi/bát. Thế là đi đứt 80 bát.

Còn bực tức cái nỗi gì chứ”. Cũng đúng. Cái loại khách như chúng tôi- không sành điệu.

Ăn ít. Nói nhiều. Đòi hỏi lắm. Đối xử thế là may, mấy hàng khác còn bị chửi.

Chợt nghĩ đến quán lẩu ở phố Cao Bá Quát. Ngồi ăn bên bờ đường. Hà Nội gọi là”Lẩu cát”. Ăn xong đứng dậy, cậu nhân viên trả xe nở nụ cười tươi: “Cám ơn các anh chị đến nhà hàng chúng em. Lần sau anh chị ủng hộ nữa ạ”. Tôi choáng, thằng này hâm sao.

Nếu ngày ngày quen tiếp xúc với Cháo chửi Lý Quốc Sư, Phở chửi Nam Ngư và hàng ngàn nhà hàng khác như Bún bò Hàng Điếu, bạn cũng sẽ choáng như tôi, tưởng người tốt, người”bình thường “là… điên.

Tự ti vĩ đại

Một anh hàng xóm của tôi, nghèo rớt mồng tơi, sáng ngồi quán cà phê khoe sắp được bảo lãnh xuất ngoại, mặt anh vênh lên như giàu có đến nơi. Nhưng mấy năm anh vẫn ở nhà, vẫn nghèo.

Cũng hàng xóm của tôi, có ông khoe có bà con là Việt kiều ở nước nọ nước kia, có ông khoe có con gái sắp làm dâu gia đình Việt kiều.

Lại có người có”bà con làm quan “hoặc được chụp ảnh đang đứng gần vị lãnh đạo nào đó là đem khoe khắp nơi. Mặt rạng rỡ, miệng tươi cười cứ như họ cũng sắp được làm quan hay là “quan phẩy”.

Tôi từng chứng kiến một người bảo cái người có tấm ảnh chụp với lãnh đạo là cất đi, khoe thế đủ rồi thì người có ảnh sửng cồ lên và họ cãi nhau. Không ra làm sao cả!

Chẳng riêng dân nghèo. Thỉnh thoảng tôi nghe vài người khá giả khoe dòng họ, quê hương có bao nhiều người làm cán bộ ở tỉnh, ở Trung ương. Sau kỳ Đại hội Đảng là vồn vã bắt tay”chúc mừng quê anh có nhiều người vào Trung ương”.

Có lần tôi nói thẳng: Tuy cùng quê nhưng tôi chưa bao giờ được gặp các ông “đồng hương” quan to ấy. Người ta cứ bắt tay tôi chúc mừng và người ta cũng mừng vui với tôi như thể vì thế mà chúng tôi vinh dự hơn hay sao ấy?

Page 22: NGƯỜI VIỆT XẤU XÍ - minhha.vn · Bạn đọc, các nhà nghiên cứu gần xa hãy cùng vào cuộc, đóng góp bằng những ý kiến, câu chuyện cụ thể, những

Một hôm tôi được mời đến một phường chứng kiến “sự kiện đặc biệt”. Đến nơi thấy có mấy cán bộ hưu trí ngồi quanh một cái bàn nhỏ phủ vải đỏ, trên đặt bộ ấm chén sứt mẻ.

Một cán bộ hưu trí đứng lên long trọng giới thiệu: Bộ ấm chén từng được một vị lãnh đạo hoạt động bí mật hồi kháng chiến sử dụng. Tôi hỏi làm sao biết được?

Cán bộ hưu trí khuyên tôi bình tĩnh để nghe kể tiếp: Họ đã tìm được căn hầm bí mật mà một lần đi công tác qua đây, vị lãnh đạo nghỉ đêm và sử dụng cái ấm sứt này. Nhưng nơi làm căn hầm bí mật nay là vườn cây của một gia đình và cần tiền mua lại xây dựng nên một”địa chỉ đỏ”, họ nhờ tôi viết bài tác động để xin kinh phí.

Tôi thật khó xử, mấy chục năm kháng chiến, những nơi các vị tiền bối dừng chân đếm làm sao hết, ấm chén bát đũa các vị dùng chắc cũng rất nhiều? Trong lúc đó các cán bộ nghỉ hưu sôi nổi bàn tán với niềm tự hào chân thành là phường của họ có thêm địa chỉ đỏ, hơn hẳn phường bên cạnh.

Cuộc sống nghèo khổ, lạc hậu kéo dài làm cho con người Việt Nam có khát khao cháy bỏng về sự giàu sang, vượt thoát lên cho”bằng chị bằng em”, bằng thiên hạ.

Nhưng hoàn cảnh “phép vua thua lệ làng” ràng buộc, người Việt Nam ta sinh ra hay tìm lối thoát bằng cách dựa dẫm, không dựa được cụ thể thì”dựa hơi “và lấy đó để tự an ủi. Một người tự an ủi, nhiều người cùng tự an ủi, có khi cả dòng họ, cả xã, cả huyện cùng tự an ủi bởi một điều không đâu. Thật là một tính cách “tự ti vĩ đại”.

Cần nhìn thẳng vào thói hư tật xấu

Ngay sau khi phát động chuyên mục “Người Việt - Phẩm chất và thói hư tật xấu”, tòa soạn đã nhận được sự hưởng ứng tích cực của bạn đọc trong nước, Việt kiều. . .

Đa số đi đúng định hướng của chuyên mục, tuy nhiên chúng tôi đề nghị các tác giả không chỉ gọi ra thói tật mà hãy cụ thể hóa bằng những câu chuyện sinh động, những vụ việc, tình huống, nhân vật. . . để chuyên mục hấp dẫn, phát huy tác dụng và tránh được sự trùng lặp.

Số báo này chúng tôi trích đăng vài ý kiến đầu tiên, mong các bạn tham gia với những chuyện mắt thấy tai nghe…

Sau bao thăng trầm của đất nước nay có vẻ như cái xấu nhiều hơn, lấn át cái tốt. Cái xấu ai cũng nhìn thấy, nhưng cứ tưởng đó là của người khác. Những người nắm giữ vận mệnh đất nước, những nhà giáo dục, nhà văn hóa cần ra tay, vào cuộc. Phải có những cuốn sách viết về tính cách, đặc trưng, truyền thống tốt của người Việt Nam để lớp trẻ lớn lên biết được thế nào là truyền thống tốt đẹp mà học tập.

Chúng ta phải lấy nước Nhật làm gương, xem họ dạy con cháu họ những gì mà trong một xã hội rất tự do nhưng những truyền thống tốt đẹp vẫn giữ được, làm cả thế giới phải ngưỡng mộ.

Page 23: NGƯỜI VIỆT XẤU XÍ - minhha.vn · Bạn đọc, các nhà nghiên cứu gần xa hãy cùng vào cuộc, đóng góp bằng những ý kiến, câu chuyện cụ thể, những

Trần Trung Hiếu (trunghieu88@. . . )

Rất hoan nghênh ý tưởng và chương trình của báo Tiền phong. Là người Việt đang sống ở nước ngoài, hàng ngày thấy những tật xấu trước mắt, từ lâu tôi rất tâm đắc với ý tưởng về những bài viết chủ đề này, hy vọng cải thiện cái nhìn của người nước ngoài về người Việt, làm sao để xã hội văn minh hơn và cuộc sống có giá trị hơn khi con người cư xử văn hóa hơn. . . .

Phan Bá Lạc

Dân trí thấp, nhận thức cộng đồng thấp. Lân bang Malaysia, Thái Lan, Singapore một thời đều giống ta, chưa nói là trình độ dân trí, nhận thức thấp hơn dân ta. Vì sao ngày nay dân họ bỏ xa xét về ứng xử văn minh?

Người lãnh đạo của các nước láng giềng hầu hết là những vị đi Đông đi Tây và đem áp dụng những tinh hoa thế giới cho dân tộc họ. Trong đó, có thuật dạy dân, đặt ra các sách luật và thực hiện triệt để (ví dụ nhỏ như hút thuốc nơi công cộng bị phạt đánh roi/Singapore). . .

Kiều Dung

Phẩm chất và thói tật người Việt là vấn đề cần bàn một cách nghiêm túc. Nước ta nghèo, rất nghèo, trong lịch sử luôn là mục tiêu của các thế lực bành trướng. Tinh thần dân tộc của chúng ta hình như chỉ phát huy khi đất nước có biến từ bên ngoài. Người Việt rất thông minh, tuy nhiên chỉ là những cá nhân riêng lẻ. . .

Lê Ngọc Anh (canojito@. . . )

Bất cứ ai khi nghe người khác nói về thói hư tật xấu của mình đều nghe cả, nghĩ cả. Nhưng đại đa số vẫn không thích nghe, hay không đồng ý để người khác nói về thói hư tật xấu của mình một cách công khai, rộng rãi, nhất là trước cơ quan, trước cấp trên. Vì sao?

Và nếu sửa thì sửa từ đâu? Rất mong đọc được những bài báo, cuốn sách về chủ đề này, mong các tác giả vừa chỉ ra bệnh, vừa tìm rõ căn nguyên của bệnh, chữa bệnh, như vậy sẽ trở thành cẩm nang sống cho mỗi độc giả, để họ không phải loay hoay, mặc cảm, và dũng cảm hơn trong cải tổ cái xấu của mình. Xin cảm ơn báo Tiền phong. . .

Người Việt bắt đầu dám nói

"Chịu thương chịu khó, lao động cần cù- nhưng không bền. Khéo tay, học nhanh, nhưng hình như không kiên định để đi sâu vào cái gì…" - Dịch giả Thúy Toàn nhận xét về tính cách của người Việt.

Tôi có nhiều anh bạn Mông Cổ thường xuyên sang đây. Thí dụ anh D. -Chủ tịch Hội Mông Cổ -Việt Nam, học ở trường Tổng hợp. Nhận xét của họ đối với người Việt Nam nói chung và người Hà Nội nói riêng là: Cởi mở, dễ tiếp xúc.

Page 24: NGƯỜI VIỆT XẤU XÍ - minhha.vn · Bạn đọc, các nhà nghiên cứu gần xa hãy cùng vào cuộc, đóng góp bằng những ý kiến, câu chuyện cụ thể, những

Anh ấy gặp nhiều người Việt Nam rất chân thành trong giới trí thức, giúp đỡ anh ấy nhiều mặt. Có điều anh thấy, hình như phải ở lâu thì người Việt Nam mới bộc lộ hết cái thật.

Anh ta lấy vợ Việt Nam, thấy các cô gái Việt Nam rất dịu dàng nhưng bảo vệ quyền lợi của mình rất ghê. Khi sống với nhau mới lộ vẻ… đanh đá chứ không đơn giản.

Người nước ngoài khi lấy vợ Việt Nam chứng tỏ đã chịu, thậm chí thích tính cách phụ nữ như thế?

Nhưng quá mức thì đàn ông phải bỏ vợ (cười). Đấy là điều chị em mình cũng phải rút kinh nghiệm chứ.

Còn nói chung, người Nga thấy người mình có trước có sau. Có những bà giáo dạy chúng tôi từ nửa thế kỷ nay, anh em học ở Nga về vẫn nhớ. Thư từ thì không có, người Việt Nam có một giai đoạn viết thư ra nước ngoài là cấm kỵ, sau thành thói quen trong giao tiếp.

Nhưng có dịp, học trò cũ lại nhớ đến thầy. Ví dụ anh em lớp chúng tôi đi học tiếng Nga từ năm 1954, đến giờ, có những anh làm đến Đại sứ, Phó Thủ tướng… vẫn đối với các bà giáo hết sức trân trọng.

Những điều đó theo tôi nên khuyến khích để lớp học sinh sau này giữ lấy. Người Việt Nam không dễ quên đâu. . .

Người mình hơi phóng khoáng trong cư xử hàng ngày nên hình như không để ý pháp luật lắm. Trong ứng xử cũng không có kỷ luật, hình như không tôn trọng cái nếp đã hứa là phải làm.

Nhiều khi rất vô tư, đến muộn không xin lỗi gì cả. Hoặc hẹn người ta 4 giờ nhưng 3 giờ đã tồng tộc đến rồi. Đối với người châu Âu, đến sớm chưa hẳn đã hay.

Tiếp xúc với bạn bè nhiều nước, ông có thấy họ có khi cũng có những thói tật như ta chứ?

Người Mông Cổ chẳng hạn cũng thoải mái, nghĩa là họ cũng hay quên như ta. Chứ còn với người châu Âu sự quên là kiêng kỵ. Người Á châu có thể gần mình hơn về cách sống nông dân. Đấy là sự khác biệt.

Người nước ngoài có tinh thần tự phê, tự chỉ ra những thói xấu của họ… như ta không?

Người Nga khi nổi nóng, họ nói thẳng, và người ta dám công nhận cái sai của bản thân. Người Trung Quốc thì rất khéo léo, mình không biết họ đồng ý với mình đến mức nào, lúc nào cũng thấy họ rất xởi lởi, niềm nở. Chính cái đấy lại gây khó xử.

Bản thân tôi, tiếp xúc nhiều cho nên mình giữ gìn, mình biết. Nhưng ví dụ trong một

đoàn tham quan thì rất khó xử, vì người mình nhiều khi rất hồn nhiên, cứ thấy người khác cười tưởng là mọi cái đâu vào đấy.

Page 25: NGƯỜI VIỆT XẤU XÍ - minhha.vn · Bạn đọc, các nhà nghiên cứu gần xa hãy cùng vào cuộc, đóng góp bằng những ý kiến, câu chuyện cụ thể, những

Và ngược lại đối với người Âu, như Nga chẳng hạn, khi họ thẳng thừng thì mình lại hay phản ứng, coi như họ khinh mình… Không phải. Họ rất nóng, rất bực nhưng sau đó thì thôi.

Nếu hiểu như thế thì mọi chuyện đơn giản. Nhưng kiểu của mình hay để bụng thành thử dễ hậm hực với người ta.

Những nước nào ngoài Trung Quốc có phong trào chỉ ra thói hư tật xấu của bản thân?

Các nước họ cũng cười nhạo nhau chứ. Ví dụ những chuyện tiếu lâm về các lãnh tụ của Nga, về những anh Nga lẩm cẩm…

Theo ông, phẩm chất đáng tự hào hơn cả của người Việt Nam là những gì?

Chịu thương chịu khó, lao động cần cù- nhưng không bền. Khéo tay, học nhanh, nhưng hình như không kiên định để đi sâu vào cái gì…

Sự đoàn kết của mình hình như không thể hiện rõ lắm. Ở những nơi có tổ chức như chợ của người Việt Nam, thì người Việt Nam thường lảng nhau, không như anh Trung Quốc.

Tôi cũng nghe phàn nàn một số nơi này nơi kia, khi có sự xảy ra, cơ quan đoàn thể của mình hình như hơi thờ ơ, giữ quan hệ ngoại giao, không dám can thiệp, để tự dân lo với nhau.

Ông thấy người Việt bây giờ so với thế hệ trước có gì tiến bộ?

Sự học hỏi tinh hơn, chọn lọc hơn. Lớp trẻ thông minh hơn, biết nhiều hơn, chộp được ngay những cái mới. Nhưng chúng tôi hơn lớp trẻ ở chỗ, đã học- cố gắng học đến nơi đến chốn.

Lớp trẻ bây giờ luôn phải cập nhật cái mới thành thử hay quên cái mình vừa bắt đầu, ngay cả tình bạn cũng thế. Ngay trong giới văn học mà nói, thế giới người ta có những tấm gương bạn văn chí cốt, chúng ta cũng từng có như anh Diệu với anh Cận (Xuân Diệu - Huy Cận)…

Bây giờ cũng có nhóm này nhóm kia đi với nhau, nhưng nâng đỡ nhau không có nghĩa là tâng bốc nhau. Bây giờ có một xu hướng hình như là… kéo cánh ấy!

Cụ thể hơn, từ thời mở cửa chẳng hạn, ông thấy tính cách Việt có gì khá lên?

Bắt đầu dám nói. Đấy tôi cho là một cái được. Một mặt sự dám nói đó nhiều khi thái quá, động chạm. Nhưng dám nói tức là dám bộc lộ cái tôi, thì tôi cho là một phẩm chất đáng khuyến khích chứ không nên hạn chế.

Nên uốn nắn ở chỗ vẫn giữ được trên dưới, trước sau. Lớp trẻ dám nói, chứ còn lớp chúng tôi nói gì thì nói vẫn cứ phải cân nhắc. Vẫn còn sợ bóng gió. Vẫn còn e ngại cái này cái kia. Cái gọi là giải phóng cái tôi của mình còn hạn chế.

Page 26: NGƯỜI VIỆT XẤU XÍ - minhha.vn · Bạn đọc, các nhà nghiên cứu gần xa hãy cùng vào cuộc, đóng góp bằng những ý kiến, câu chuyện cụ thể, những

N. M. Hà (thực hiện)

Hãy suy nghĩ về bản thân

Rất hoan nghênh báo Tiền phong mở diễn đàn này, tôi nghĩ rằng thói hư tật xấu thì ở đâu cũng có, nước nào cũng có, nhiều hay ít, tính chất như thế nào phụ thuộc vào văn hoá của mỗi nước.

Tất nhiên bên cạnh thói xấu, người Việt cũng có rất nhiều nét văn hóa đẹp. Tôi mong mọi người hãy suy nghĩ về bản thân mình. Từ hôm tôi góp ý kiến trên diễn đàn tự nhiên tôi thấy trong người mình cũng có lúc thực hiện những thói xấu như vậy.

Mọi người hãy sống thật với bản thân, suy nghĩ học hỏi lối sống tốt, sống có ý thức ngay từ ngày hôm nay và góp ý tuyên truyền với những người bên cạnh. . .

Nguyễn Trung Thành (tungd. pland@. . . )

Không tin người hơn mình

Bản năng của con người là tự vệ. Người Việt ta bao đời nay vất vả mưu sinh, sống rất khổ. Những người giàu thì bao phen khổ sở, có khi đến cùng cực mà ít người khác biết, người nghèo lại an phận. . .

Khi thấy ai hơn mình, tâm lý chung là”không tin “sự hơn đó là đàng hoàng, minh bạch, nên tìm nhiều cách giải thích kiểu nghi ngờ thành ra nói xấu, bới móc, lấn lướt nhau. . .

Sức lực có hạn và rất tự trọng nên khó nhờ vả nhau. Trừ khi cấp bách hay bất khả kháng thì mới chấp nhận nhờ nhau, cùng nhau đoàn kết vượt qua hoạn nạn.

Chúng ta phải làm thế nào phát huy tính tốt này - đoàn kết, giúp nhau, nhường nhau, tin nhau để cùng vượt qua hoạn nạn chung ? Về bản chất, người Việt Nam không xấu. Có chăng các thể hiện lâu nay là hệ quả của sự mất cơ bản của cuộc sống trung bình ?

Nguyễn Đức Anh (dinh_mang@. . . )

Không soi gương, làm sao thấy vết nhọ?

Từ lâu, tôi luôn trăn trở sao người Việt mình không có một cuốn sách như”Người Trung Quốc xấu xí “mạnh dạn xuất bản rộng rãi ? Phải chăng, cái dở của mình là”tốt khoe, xấu che “tự dối mình và dối thiên hạ? Như Bác Hồ đã ví, nếu trên mặt có vết nhọ mà không chịu soi gương để thấy, thì làm sao biết mà đi rửa mặt?

Kể về những phẩm chất tốt đẹp của người Việt e rằng phải có những tập sách dày. Tuy nhiên cũng có (rất nhiều) những cái xấu, cái dở mà trong thời đại công nghiệp hoá, toàn cầu

Page 27: NGƯỜI VIỆT XẤU XÍ - minhha.vn · Bạn đọc, các nhà nghiên cứu gần xa hãy cùng vào cuộc, đóng góp bằng những ý kiến, câu chuyện cụ thể, những

hoá, nó làm mình mắc cỡ với bè bạn muôn nơi.

Trước tiên là ý thức cộng đồng, quan hệ cá nhân và cộng đồng . Ca dao tục ngữ thành ngữ có những câu”Bầu ơi thương lấy bí cùng/Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”“Chị ngã em nâng”,”Một cây làm chẳng nên non/Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”…

Nhưng cạnh đó là: “Ăn cỗ đi trước, lội nước đi sau”“Trâu chậm uống nước đục”“Ăn cây nào rào cây ấy”,”Cháy nhà hàng xóm bình chân như vại”…Mặc dù một số câu hàm ý phê phán nhưng thực tế lại là phương châm sống của nhiều người.

Cho nên khi ra sinh sống làm ăn ở nước ngoài, khác với cộng đồng người Hoa thì cộng đồng người Việt thường mạnh ai nấy sống, ai giàu lên thì giữ kín”bí quyết “và còn tự hào mình giàu hơn đồng bào, thấy người khác nghèo thì khinh còn thấy người ta giàu hơn thành đạt hơn thì ghen tị.

Trong nước có những hiện tượng kỳ quặc không đâu có, như rải đinh trên đường, có khi gây tai nạn chết người chỉ vì mấy ngàn thu được từ công vá xe. Rồi cho hàn the, urê, phoóc môn vào thực phẩm.

Nông thôn nơi ngàn đời thấm đượm câu”Thương người như thể thương thân “thì nay có những luống rau”nhà ăn “an toàn, còn rau để bán thì phun thuốc bừa bãi, triệt để”Sống chết mặc bay”. Buồn thay, tâm lý đó đang có nguy cơ phổ biến lan rộng.

Trong khi tỷ phú nước ngoài chỉ đi xe hơi khiêm nhường thì ở ta, nhiều người đua nhau thay xe xịn, vì muốn hơn người. Nhà mình nhất định cao hơn hàng xóm, vay mượn để xây.

Tâm lý chung là thích phô trương cái tốt đẹp còn cái gì dở, xấu thì ém nhẹm,”đóng cửa trong nhà bảo nhau”. Tức là, cái đáng sợ (cái xấu) thì không sợ, lại sợ cái không đáng sợ (người ta biết). Hiểu sai về sĩ diện, về danh dự. . .

Trần Lương Dân (TPHCM)

Tà dâm nơi công cộng

Đang đi trên đường hay ở lối đi trong chung cư, nhiều phụ nữ giật mình và phẫn nộ khi thấy những gã trai tự kéo khóa quần, khoe”của quý" đang ở trạng thái”sẵn sàng chiến đấu" rồi chạy mất dạng sau khi để lại câu”chào mời" tởm lợm cùng tiếng cười khả ố.

Chị Minh, 27 tuổi, cán bộ một viện nghiên cứu, đã 3 lần bắt gặp chuyện trái khoáy kể trên tại các địa điểm khác nhau. Một lần, đang chạy xe trên đường Nguyễn Trãi (Thanh Xuân, Hà Nội), chị bỗng nghe tiếng người đàn ông đi xe máy chạy bên cạnh gọi nhỏ: “Em ơi!". Theo phản xạ tự nhiên, Minh quay mặt về phía người gọi. Cùng lúc đó, gã đàn ông tiếp lời: “Nhìn này!" và chỉ tay xuống chỗ khóa quần đã được mở hết cỡ từ trước. Một cảnh tượng hãi hùng đập vào mắt: “của quý" của gã đàn ông ở trạng thái “nghênh chiến" đang vô tư đón gió. Chị hốt hoảng, vội ngoảnh mặt đi chỗ khác, chiếc xe loạng choạng giữa đường. Gã

Page 28: NGƯỜI VIỆT XẤU XÍ - minhha.vn · Bạn đọc, các nhà nghiên cứu gần xa hãy cùng vào cuộc, đóng góp bằng những ý kiến, câu chuyện cụ thể, những

đàn ông cười hô hố rồi kéo ga chạy mất hút.

Lần khác, khi đi thực tế tại công viên Cầu Đôi (Đông Anh), chị Minh cùng một nhóm nữ sinh Đại học Khoa học tự nhiên đã vô cùng sợ hãi khi bất ngờ gặp phải một gã đàn ông mặc quần đùi lôi”súng" ra khoe. Gã đàn ông nhoẻn miệng cười khoái trá trong khi các nữ sinh hét toáng lên rồi chạy tan tác trong công viên.

Sau lần đầu tiên gặp sự cố kiểu này, chị Khánh (ngụ tại Cát Linh, Hà Nội) đã bị sốc và trong suốt thời gian dài, hễ nghe tiếng nói trên đường phố là chị cảm thấy vô cùng sợ hãi. Đề phòng chuyện tương tự xảy ra một lần nữa, khi đi ngoài đường, chị Khánh luôn tự dặn mình không được quay sang nhìn khi nghe người đi bên cạnh nói hay gọi.

Chuyện những gã đàn ông cố tình trêu chọc phụ nữ tại nơi công cộng với cách thức bệnh hoạn như trên không còn là cá biệt khi danh sách các nạn nhân ngày một nhiều hơn. Tiến sĩ Nguyễn Hồi Loan, Chủ nhiệm khoa Tâm lý Đại học Khoa học xã hội và nhân văn Hà Nội, cho biết, ông từng tận mắt chứng kiến cảnh một nam thanh niên tự cởi bỏ hết quần áo, dùng tay kích thích bộ phận sinh dục, ngước mắt nhìn các nữ sinh tại các phòng trong một khu ký túc xá với vẻ mặt thích thú. Tiến sĩ Loan cũng đã được nghe kể về một số cảnh tượng tương tự diễn ra không chỉ trên các đường phố Hà Nội.

Lý giải về hiện tượng này, tiến sĩ Loan cho biết, những người thực hiện hành vi kỳ quặc kể trên bị mắc một căn bệnh về tâm lý mà người ta vẫn gọi là tà dâm. Hành vi tự thỏa mãn sinh lý trước mặt người khác giới là biểu hiện của chứng loạn dục (rối loạn đời sống tình dục). Mọi người thường cho rằng đây là một hành vi không thể chấp nhận được, đối với những cô gái mới lớn lần đầu tiên bắt gặp sẽ rất sợ hãi và bị ám ảnh trong một khoảng thời gian dài.

Tà dâm theo kiểu thích phô trương bộ phận sinh dục của mình nơi công cộng và tự gây khoái cảm cho mình trước mặt người khác giới chủ yếu do nam giới thực hiện, nhưng vẫn xảy ra đối với những người thuộc phái yếu. Những người sinh sống trong một gia đình thiếu giáo dục giới tính, hoặc bị ảnh hưởng bởi văn hóa phẩm đồi trụy. . . trong một thời gian dài sẽ có thể dẫn đến sai lệch về tâm sinh lý và gây căn bệnh trái khoáy này.

Hủ tục Việt Nam

Trong chữ “hủ tục" bản thân chữ “hủ" đã có nghĩa là “thối": bác cứ thấy phong tục nào đến giờ còn thấy chuối quá thì cứ gọi là hủ tục. Thí dụ như khi đưa tang bố mẹ, phong tục con gái cứ phải mặc áo xô rồi lăn lộn dưới đất trưóc quan tài khi rước linh cữu thì cũng tính là hủ tục được rồi Chịu khó vào thư viện đọc “Tập án cái đình" hay “Việc làng” của Ngô Tất Tố, xưa có NTT tác phẩm nhưng bán đồng nát rồi chỉ còn nhớ mỗi “nghệ thuật băm thịt gà" của một anh mõ, anh này có thể băm con gà thành hơn 200 miếng, thủ gà pha 5 miếng nào cũng dính tý mỏ. À còn chuyện tế thần thì phải lau dao bằng miếng nầm con lợn hay vừa chạy vừa làm lông lợn

Hủ không có nghĩa là “thối", mà là cũ nát, mục nát, suy yếu vô dụng (lão hủ), không thông đạt (hủ nho).

Page 29: NGƯỜI VIỆT XẤU XÍ - minhha.vn · Bạn đọc, các nhà nghiên cứu gần xa hãy cùng vào cuộc, đóng góp bằng những ý kiến, câu chuyện cụ thể, những

Vậy hủ tục là những phong tục, thói quen đã quá cũ kĩ, mục ruỗng, vô dụng.

Nhưng sự cũ kĩ, vô dụng, thối nát lại có tính tương đối. Vào mỗi giai đoạn khác nhau, có những thứ là hủ tục bỗng trở thành thời thượng.

Không ít những phong tục tương tự như những thứ đã bị Ngô Tất Tố phê phán nặng nề trong hai tập”Việc làng" và”Tập án cái đình" nay bỗng trở lại.

Vì vậy, theo tôi, hủ tục là những phong tục có tác hại, gây tốn kém quá đáng với con người, chứ nếu người thực hiện không thấy đó là khổ cho họ, thì ta cũng không đánh giá được.

Chẳng hạn như trong lễ tang, có những phong tục cũ sau (chủ yếu ở miền Bắc):

(1) Con trai phải mặc áo xô, quấn vành rơm, cầm gậy

(2) Con gái, con dâu phải mặc áo xô

(3) Khi đưa quan tài đi thì con trai phải đi giật lùi trước quan tài

(4) Con gái phải đứng đằng sau níu quan tài lại

(5) Con dâu phải nằm lăn ngang trước quan tài

(6) Đêm đầu tiên sau khi mất, quan tài còn trong nhà, phải làm lễ động quan, nâng lên đặt xuống 3 lần

(7) Đêm đầu tiên sau khi chôn các con phải trực bên cạnh mộ cả đêm

Trong nhà lúc nào cũng phải có tiếng khóc, nếu không có người khóc thì phải đi thuê người khóc mướn. . . . . . . . . . . . . . (còn nhiều thủ tục lắm)

Ngoài ra, các ngày: 3 ngày, 49, 100 ngày, đều phải ăn uống mời cả làng cả xã

Trong những điều trên, có cái là hủ tục, có cái không (hoặc chưa).

Ngược lại, đám tang trong Nam, đặc biệt là người Hoa thì lại có múa lân, chiêng trống thật rộn ràng, và trước kia còn đốt pháo rất vui.

Còn cái mục bắt toàn dân làm chuyên viên khảo cổ nữa. Xác chết mấy năm giời mùi thơm như channel No 5 thành thử các bác nhà ta cứ phải móc lên mà ngửi bằng được. Bác nào mà chẳng may uống lắm kháng sinh quá vi khuẩn bó tay không xực nổi thì con cháu chí hiếu vac dao phay ra róc như róc mía, thế là chẳng làm gì nên tội cũng bị lăng trì tùng xẻo. Chỉ tiếc không bác nào quay lại những thước phim ngàn vàng về tục bốc mả cho bạn bè quốc tế được biết thêm về văn hiến ngàn năm của nước nhà. Thành thử các cụ ở quê nhìn thấy sinh viên khảo cổ còn lắc đầu bảo nhau: “Thời buổi tân tiến có khác, bốc mả cũng phải học mấy năm mới thành nghề"

Page 30: NGƯỜI VIỆT XẤU XÍ - minhha.vn · Bạn đọc, các nhà nghiên cứu gần xa hãy cùng vào cuộc, đóng góp bằng những ý kiến, câu chuyện cụ thể, những

Còn cái vụ khóc đám ma nữa chứ. Nhiều bà nhiều cô đi đám ma khóc tưởng trôi cả cái mảnh đồng bằng bắc bộ đi được. Nhiều bà béo như voi siêu thịt cứ hùng hục đòi nhảy xuống huyệt làm mấy thằng con cháu cò hương giữ lại mướt cả mồ hôi mồ kê, đã thế còn bị quát là chúng bay là đám bất hiếu, thằng nào con nào mắt cũng ráo hoảnh như mắt rắn, rõ nòi vô phúc. Cũng mợ voi nọ, sau khi đã hành hạ bắt đám con cháu trút hết calo ra để giữ mình khỏi biến thành kamikaze, về đến đám cỗ lại cười phe phé đứng xa ba năm ánh sáng cũng rụng hết ráy tai, trong khi đám hậu sinh vô phúc thì mệt phờ ăn không nổi cơm. Cái chí hiếu của người việt ta cũng khác người, chắc do nòi giống nửa chim nửa khủng long ngày xưa.

Phẩm chất và thói hư tật xấu (Ý kiến bạn đọc).

Tên: Tran Thi Tuyet Thu

Kính gửi Toà soạn báo Tiền phong! Tôi xin kể về một câu chuyện”Nhặt đuợc của rơi trả người đánh mất", hy vọng rằng qua đây sẽ góp một phần nào đó cho trang mục”Người Việt -phẩm chất và thói hư tật xấu".

Tôi đang theo học một khoá đào tạo ngắn hạn tại Nhật Bản cùng các bạn của 10 nước trong khu vực Đông Nam Á. Nơi chúng tôi ở cách thủ đô TOKYO khoảng 400km. Thứ 6 tuần trước chúng tôi có đi học và thăm quan ở TOKYO.

Một bạn cùng lớp tôi là người Campuchia đã đánh rơi mất ví ở TOKYO. Trong ví có 500USD, 45. 000 yên tiền mặt và một thẻ rút tiền 120. 000yên (nếu nhẩm tính ra khoảng 31 triệu đồngtiền Việt Nam) và tất cả các giấy tờ tuỳ thân có liên quan.

Vì chúng tôi đi rất nhiều nơi, TOKYO quá rộng và đông nên bạn tôi không thể xác định được mình đã đánh rơi ví ở đâu. Sau khi đi tầu từ TOKYO về đến nơi ỏ mới phát hiện ra mất ví. Bạn tôi đã khóc vì sẽ không còn tiền để chi tiêu cho việc học trong những ngày ở lại Nhật Bản.

Tất cả chúng tôi đều buồn và thương bạn, cùng mong rằng có một người tốt sẽ nhặt được ví và trả lại, đồng thời bàn nhau cùng giúp đỡ bạn nếu trường hợp xấu nhất là không tìm lại được.

Hôm nay là ngày đầu tuần chúng tôi đi học cả ngày, đến tối về đến ký túc xá được biết là sinh viên ở Đại học TOKYO đã nhặt được ví và các bạn đã gửi qua đường bưu điện về cho bạn tôi. Tất cả những gì có ở trong ví không thay đổi gì cả. Chúng tôi vô cùng cảm động trước rất nhiều hành động của người dân Nhật đã giúp chúng tôi khi sống và học tập ở đây.

Nhưng trong tình huống này tôi đã suy nghĩ rất nhiều và thấy đây là một bài học rất có giá trị để tôi dạy lại cho các sinh viên của mình.

Page 31: NGƯỜI VIỆT XẤU XÍ - minhha.vn · Bạn đọc, các nhà nghiên cứu gần xa hãy cùng vào cuộc, đóng góp bằng những ý kiến, câu chuyện cụ thể, những

Các thày giáo người Nhật của chúng tôi đã nói, hãy tin tưởng là sẽ nhận lại được, vì nếu người Nhật nhặt được họ sẽ gửi cho cảnh sát hoặc gửi theo đường bưu điện trả lại người mất.

Tôi cảm thấy chạnh lòng khi nghĩ đến các đường phố, ngõ hẻm của Hà Nội. . . Và điều lo sợ nhất là chuyện bị móc túi tại những nơi tắc đường, siêu thị và các chợ lúc đông người.

Chúng ta là người cùng một nước, gà cùng một mẹ nhưng không ít người vì sự ham lợi của đồng tiền đã sẵn sàng tìm mọi cách để chiểm đoạt tài sản của nhau mà không hề bận tâm. Có những trường hợp chỉ vì mấy triệu động cũng có thể giết chết cả mạng người.

Tôi không muốn bàn luận nhiều, chỉ xin được kể ra đây một việc làm rất nhỏ để chúng ta tự suy ngẫm giúp làm được nhiều việc tốt hơn cho bản thân và cho Tổ quốc mình.

Tên: Lê Ngọc Dương

Theo tôi những gì tốt đẹp của Người Việt chúng ta thì ai cũng biết rồi vì chúng ta đã nói quá nhiều. Thói xấu cũng nhiều nhưng chưa được bàn đến nhiều. Nhân diễn đàn này tôi xin nêu một phần trong các thói xấu đó để chúng ta biết và sửa.

Chúng ta chỉ quen ca ngợi về mình và hay tự hào quá mức về những thành tựu nho nhỏ của mình. Chúng ta chỉ biết khép kín trong biên giới hình chữ S, chỉ có thông tin 1 chiều mà ít chịu nghe ngóng, so sánh xem nhân loại tiến bộ như thế nào?

Người Việt hay nhìn nhận, đánh giá và giải quyết vấn đề theo cảm tính chủ quan mà ít chịu tư duy biện chứng do đó các quyết định không chính xác.

Hầu như chúng ta ai cũng thích ăn một cái bánh vẽ đẹp hơn là ăn một cái bánh thật nhưng xấu xí. Chúng ta thích người này hát để cho người khác khen hay, cùng nhau vỗ tay và khen thưởng, . . . !!!

Nhưng họ không hiểu rằng so với văn minh của nhân loại thì những phần thưởng và thành tích đó còn khiêm tốn. Suy rộng ra suốt chiều dài lịch sử đất nước thì những gì chúng ta đã làm và đã có được rất đáng trân trọng, tự hào, nhưng theo tôi vẫn còn nhiều lĩnh vực khác quá khiêm tốn so với mặt bằng của nhân loại.

Đã đến lúc chúng ta phải nói và phải biết mình ở đâu trong thế giới nhân loại này để tìm hướng vươn tới. Và việc đầu tiên là chúng ta hãy phê bình và tránh những thói hư, tật xấu của chính chúng ta.

Tên: Trương Đức Cảnh

Thói ưa nịnh

Nhìn chung thì thói tật xấu của người Việt Nam ta, nếu nghĩ cho đến cùng thì cũng không phải là xấu hết đâu. Thậm chí có”tật xấu" mà các bạn nêu trên, theo tôi có khi lại là hay đấy

Page 32: NGƯỜI VIỆT XẤU XÍ - minhha.vn · Bạn đọc, các nhà nghiên cứu gần xa hãy cùng vào cuộc, đóng góp bằng những ý kiến, câu chuyện cụ thể, những

. Ví dụ như có bạn cho rằng hay cười cũng là tật xấu của dân ta. Nhưng theo tôi hay cười là tốt chứ( chỉ có những ai cười quá vô duyên và không đúng chỗ thôi) .

Còn tôi , tôi lại ghét nhất tật xấu hay nịnh và . . . ưa nịnh. Hầu như những ai có chúi xíu chức tước (gọi là xếp đấy) cũng đã khoái được nghe nịnh lắm . Ở đâu trong các công sở nhà nước các cơ quan . đơn vị. . . chúng ta cũng thấy đầy rẫy những cử chỉ lời nói, hành động . . . của nhân viên dưới quyền nịnh nọt cấp trên của mìmh.

Trong các cuộc họp hành hội nghị . Khi đóng góp ý kiến cho thủ trưởng , thì mười câu”thành tích" chỉ nửa câu là góp ý phê bình . Có vị thủ trưởng , đứng lên kêu gọi nhân viên hãy đóng góp phê bình thẳng thắn cho mình . Nhưng đám nhân viên thì”nháy" nhau ngầm ý “đừng có dại mà nghe ông ấy, coi chừng mất việc như chơi" và cuối cùng là chỉ có những ý kiến khen, tâng bốc thủ trưởng lên mây .

Cuối cùng là nhất trí trăm phần trăm, bầu thủ trưởng chiến sỹ thi đua . Hội nghị vỗ tay tán thành vui vẻ cả . Vì vậy , có người còn dám đưa ra một tỉ lệ là: Trong công tác bổ nhiệm đề bạt cán bộ hiện nay có tới cỡ 80% là phải biết nịnh Thủ trưởng . Chứ không phải do trình độ, đạo đức phẩm chất (?!) Thật đáng buồn thay cho cái tật xấu thích nịnh và hay nịnh của một bộ phận người Việt chúng ta .

Tên: Trương Quốc Chính

Tham cái lợi nhỏ mà quên mất cái hoạ lớn

Người Việt ta dường như ai cũng vội vã! Chính vì thế sáng nào đi đường ở Hà Nội thì nhìn thấy ngay. Đường nhỏ, xe nhiều, ai cũng muốn mình đi trước do vậy tắc đường là điều hiển nhiên.

Thiết nghĩ nếu ai cũng tuân thủ đi theo phần đường của mình thì không đến nỗi tắc đường nhiều như vậy. Đằng này mỗi khi tắc đường thì ngay lập tức tất các các xe có thể đều len lên, chỉ vì muốn các nhanh nhỏ mà được cái chậm lớn đó là toàn bộ đường chật cứng, tiến cũng chả được mà lùi cũng không xong.

Đấy là một tật xấu của người Việt ta “tham cái lợi nhỏ mà quên mất cái hoạ lớn". Cái tật xấu bon chen của người Việt ta thể hiện trong giao thông là như thế đó.

Tên: Hoà Minh Tân

Thói bàng quan

Theo tôi 1 căn bệnh, 1 thói xấu đáng sợ nhất xuất phát mạnh mẽ trong công cuộc đổi mới kinh tế nước ta đó là bệnh bàng quan:

- Trong 1 đám đông (nơi bến tàu, bến xe, nơi tắc đường, nơi đèn đỏ vv) 1 kẻ gian giật đồ, móc túi, bao người nhìn thấy làm ngơ; - Gặp người hoạn nạn (tai nạn GT, bệnh tình đột ngột) hầu hất ngó ngiêng rồi đi qua vô cảm; - Nhà hàng xóm có chuyện cơm không lành,

Page 33: NGƯỜI VIỆT XẤU XÍ - minhha.vn · Bạn đọc, các nhà nghiên cứu gần xa hãy cùng vào cuộc, đóng góp bằng những ý kiến, câu chuyện cụ thể, những

canh chẳng ngọt, các nhà khác đóng cửa kín hơn để đỡ nhức đầu; - Trong 1 quán ăn, nơi rạp hát có kẻ luôn mồm chửi tục, hầu hết mọi người bịt tai hoặc tìm chỗ khác xa hơn; - Trong 1 khu dân cư, kẻ liều lĩnh giang hồ ngang nhiên lấn chiếm lối đi hay diện tích sử dụng chung, tất cả im lặng né tránh; - Trong 1 cơ quan, 1 tập thể kẻ nịnh nọt cấp trên nhiều lợi ích, cấp trên bất minh, quy trình công tác bất hợp lý, tất cả như không thấy.

Đó thật sự là thói xấu nguy hại cho xã hội.

Tên: Giang Khắc Bình

Giận thì giận mà thương thì thương!

Tôi mới tìm thấy diễn đàn này trên mạng (vì công việc nhiều nên cũng ít khi vào mạng xem). Tôi rất hứng thú, bởi vậy nên cũng có vài ý kiến”nhỏ nhen" như sau:

- Những chuyện các bạn kể, tôi đều đã thấy cả, có kể thêm thì cũng như thêm chút muối cho nồi canh vốn đã mặn lại càng thêm mặn.

- Bản thân tôi cũng như các bạn, đã từng ăn năn vì thói xấu của mình. Thường khi ra đường, thấy đèn đỏ thì dừng lại, tuy nhiên, nếu thấy đường không đông lắm, người ta đi rồi thì mình cũng đi theo luôn. Sau khi đi qua rồi, cứ nghĩ: “không biết mình làm thế đúng hay sai nhỉ?" (chuyện đúng - sai ở đây phải xét từ nhiều khía cạnh, không phải là từ phía pháp luật. Các bạn thường kêu là người Việt mình thiếu ý thức về thời gian. Giả sử trên đường đến cơ quan, bạn gặp một người đang hoạn nạn, cần giúp đỡ, bạn tính sao? Bỏ đi thì nhẫn tâm, mà ở lại giúp người ta thì bạn lại kêu là không có ý thức. Khó quá! )

- Một hôm ra đường, tôi vô ý va phải một người. Nhìn nhau cười và nói lời xin lỗi. Người kia đang sắp cáu, thấy tôi nhũn nhặn, tươi cười nên cũng đành cười theo. Xí xoá. Bạn có còn chê người Việt hay cười nữa không?

Lần khác có người va vào tôi, tôi không giận dữ, chỉ nhắc: sao em lại đi thế? Người kia biết lỗi, nói: “Cháu xin lỗi chú, cháu đang vội!".

Kể ra thế cũng được đấy chứ. . .

Tên: Một bạn đọc

Tôi thấy ý kiến của mọi người tại diễn đàn là rất đúng. Nhưng chúng ta cũng cần phải hiểu đâu là nguyên nhân xâu xa của những thói hư tật xấu đó.

Theo chủ quan của tôi thì nguyên nhân xâu xa của vấn đề này đó là nằm ở trình độ dân trí của mọi người. Có thể khẳng đình rằng dướ sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng và Nhà Nước thì nước ta đã phát triển rất mạnh và nhân dân ngày càng ấm no hạnh phúc.

Nhưng về mặt dân trí thì còn nhiều hạn chế. Sự tiếp thu và thực thi pháp luật của nhân dân còn thấp, những thói xấu của mọi người cũng là do truyền thống phong kiến để lại do đó mà

Page 34: NGƯỜI VIỆT XẤU XÍ - minhha.vn · Bạn đọc, các nhà nghiên cứu gần xa hãy cùng vào cuộc, đóng góp bằng những ý kiến, câu chuyện cụ thể, những

chưa hẳn đã hết. Đó là một điều tất nhiên.

Nước ta đã và đang phát triển mạnh nhưng các bạn nhớ rằng là chúng ta đi sau các nước phương Tây hàng trên 200 năm vì thế trình độ dân trí của nhân nhân còn nhiều hạn chế là một điều tất nhiên. Mặc dầu đi sau các nước phương Tây dài như thế nhưng hiện nay chũng ta đã có nhiều thành tựu . . .

Tôi tin tưởng rằng khi mà đất nưóc phát triển thì trình độ dân trí sẽ được nâng lên rất nhiều lúc đó thì các thói hư tật xấu sẽ không còn nữa. Xã hội ta thực sự thành một xã hội văn minh.

Mỗi người chúng ta cũng không nên chỉ kể về những thói hư tật xấu, mà hãy tự ý thức cho mình , gia đình mình, bạn bè, người thân của mình tránh xa những thói hư tật xấu đó để góp phần vào xã hội không còn những thói hư tật xấu.

Như thế có được không các bạn. Chúng ta hãy tự trau dồi kiến thức để nâng cao dân trí cho mình và cho mọi người.

Tên: Như Phong

Nói chung là ở bất cứ quốc gia nào cũng có một số lượng người dân nhất định có ý thức kém và có những hành động được gọi là thói hư tật xấu. Số lượng người này ít hay nhiều phụ thuộc phần lớn do trình độ văn hóa chung của toàn xã hội, do chất lượng thực chất của nền giáo dục phổ thông, do hiệu quả của hệ thống pháp luật tại mỗi nước.

Đó cũng là những yếu tố cơ bản tạo nên ý thức cho mỗi người dân. Ở nước ta những vấn đề này đều chưa được quan tâm đúng mức cho nên số lượng người dân có ý thức kém là không nhỏ.

Trong nhà trường trẻ em được nhồi nhét khá nhiều kiến thức nhưng những kiến thức kỹ năng cơ bản về ý thức trong cuộc sống hàng ngày lại bị xem nhẹ.

Trong cuộc sống hệ thống luật pháp nhằm đảm bảo trật tự văn minh đô thị chưa thực sự nghiêm khắc và có hiệu quả. Tất cả tạo nên một môi trường thuận lợi cho các thói hư tật xấu phát triển, đôi khi lấn át cả những hành động tốt đẹp.

Trong tình hình như vậy báo Tiền Phong tổ chức diễn đàn này là rất đáng trân trọng và đây là một hành động kịp thời nhằm góp phần nhận diện những thói hư tật xấu của mỗi chúng ta giúp cho chúng ta kịp thời sửa chữa và hoàn thiện mình hơn.

Thiết nghĩ, sau này quý báo nên biên soạn hệ thống lại những ý kiến tâm huyết có giá trị thành một cuốn sách, đó chính là tài liệu quý báu trước hết là giúp cho mỗi chúng ta, sau đó là giúp cho những nhà giáo dục, nhà biên sọan luật pháp làm việc tốt hơn để cho thế hệ mai sau sẽ hình thành ý thức và giữ gìn nó luôn tốt đẹp, để cho đất nước Việt Nam cũng sẽ có một xã hội toàn những công dân hoàn hảo, tạo nên một môi trường sống lý tưởng và luôn

Page 35: NGƯỜI VIỆT XẤU XÍ - minhha.vn · Bạn đọc, các nhà nghiên cứu gần xa hãy cùng vào cuộc, đóng góp bằng những ý kiến, câu chuyện cụ thể, những

đẹp trong mắt bạn bè quốc tế.

Tên: Ngọc Thuý

Người Việt với chuyện ngoài đường

Đang đi trên đường, tôi thấy một đám đông nhốn nháo, tưởng có tai nạn tôi dừng xe ngó vào , hoá ra là một đôi vợ chồng đang căi đánh nhau, vậy mà xúm xung quanh họ là đủ mọi người từ trẻ con đến người già, trung tuổi, đặc biệt người đi dường cũng rất đông đứng lại để xem.

Chuyện gia đình thì mang ra ngoài đường giải quyết, và mọi người xung quanh dường như xem đó là một viêc đáng để xem và bình luận, đây là hạn chế có thể nói là”đặc trưng"của người Việt, ở bất cứ đâu, lúc nào có chuyện gì cũng sắn sàng bàn tán dù việc đó không thuộc về phạm vi của mình.

Và thói quen này không phải của riêng ai ?

Tên: Nguyễn Thế Thụ

Xả rác vô tội vạ

Cuộc sống ai cũng muốn có một môi trường sống trong lành sạch sẽ, nhưng rất tiếc với không ít người sự mơ ước đó còn xa vì thói quen xả rác vô tội vạ.

Tôi còn nhớ khi tôi còn là nhân viên bán hàng cho Cty bánh kẹo Pefetty, trong buổi giới thiệu sản phẩm mới tại khách sạn Quê Hương -Quận 1 thành phố Hồ Chí Minh khi đó các nhân viên bán hàng được cho thử sản phẩm singum happydent while và chỉ sau mươi phút thử sản phẩm toàn bộ thảm đỏ căn phòng họp của khách sạn đã đầy những bã sin-gum.

Khi kết thúc buổi họp tôi vô cùng xấu hổ khi ông Giám đốc người Ý cúi xuống nhặt từng bã kẹo singum để cho vào sọt rác.

Lần thứ 2 tôi chứng kiến là khi đi công tác về buổi sớm mang con xuống khuôn viên chung cư Khu công nghiệp Tân Bình thì thấy những người Hàn Quốc đang nhặt rác của các đôi nam nữ tối hôm trước đã xả ra đầy trên bãi cỏ, mặc dù khu vực này đã có biển cấm và có các thùng rác để ở những nơi thuận tiện.

Ăn uống có lẽ là nơi cần vệ sinh, sạch sẽ nhưng những nơi này khi chúng vào kể cả các quán tương đối lịch sự không khỏi ngán ngẩm khi thấy trên nền quán giấy ăn, giấy lau, xương, nước. . . . được xả trắng xoá và nhe nhép. Thấy người mình xả rác như vậy tôi cứ thầm tự hỏi bao giờ mình mới được bằng người ta?

Tên: Nguyễn Ái Quân

Thói”nịnh hót"

Page 36: NGƯỜI VIỆT XẤU XÍ - minhha.vn · Bạn đọc, các nhà nghiên cứu gần xa hãy cùng vào cuộc, đóng góp bằng những ý kiến, câu chuyện cụ thể, những

- Chuyện thứ nhất (Ở cơ quan tôi): Khi Chủ tịch đang đương chức là chủ tịch, một số trưởng phòng suốt ngày nịnh”Vợ sếp", ngoài các món quà đắt tiền ra, họ còn lùng mua những cân Ngô non để vợ xếp ăn cho ngọt và mềm. Còn bây giờ Chủ tịch không còn là chủ tịch thì hỡi ôi, lúc vợ xếp ốm đau nằm viện - sao vắng vẻ thế, đến thăm chỉ còn lại người thân trong gia đình và những người không bao giờ”nịnh".

- Chuyện thứ hai (Cũng ở cơ quan tôi): Bà của Chủ tịch chết - chết ở tận quê, cách cơ quan khoảng 100 cây số, các trưởng phòng lên xe đi viếng, đi được nửa đường gặp Chủ tịch trên đường quay về nhà, xe của các trưởng phòng quay về luôn, vào hỏi thăm và trao phong bì phúc viếng cho Chủ tịch (Thì ra họ đi viếng Chủ tịch). Tuy nhiên, đồng chí Chủ tịch cơ quan Tôi là một người rất khách quan, ông ấy biết ai là người như thế nào và không bao giờ cho rằng những người đó là tốt.

- Chuyện thứ ba (Tất nhiên cũng ở cơ quan Tôi): Có 2 đồng chí (một là trưởng phòng”Loại thường", một là cán bộ bị ung thư nằm điều trị tại Bệnh viện K Trung ương - nhưng những người bàn bạc đi thăm (Kể cả hỏi thăm) đều chỉ là những người không bao giờ”nịnh", còn những người”ưa nịnh" thì tuyệt đối không.

Nhưng chắc chắn một điều, nếu người phải nằm viện đó là”cháu họ",”em họ",”anh họ". . . . . chưa nói là Chủ tịch thì có lẽ các chủ xe 4 chỗ ở huyện Tôi chắc chắn ăn ra trong dịp này. .

Tên: Vương Đạo Nhân

Người Việt chúng ta có nhiều nhiều cái tốt đẹp và nhân văn mà các nước khác trên thế giới không có được. Trong phần này nói về cái tật xấu nên tôi đề cập tật xấu nhất là Tính tự do không theo tổ chức, không thực hiện đúng luật pháp.

Tôi xin đơn cử 2 dẫn chứng: - Người Việt ra lao động trong các công ty nước ngoài rất hay bỏ trốn ra làm ngoài nên các nước như Hàn quốc, Đài Loan họ sợ nhận lao động Việt Nam - Không chấp hành luật pháp nên mỗi năm chúng ta có trên 15 ngàn người thiệt mạng do tai nạn giao thông chưa kể các tai nạn khác. . .

Tên: Chi Nguyên

Tôi đã xem nhiều ý kiến và thấy ai cũng nói rất đúng về những thói hư tật xấu của dân mình. Tôi xin góp thêm hai ý kiến nhỏ.

Thói sĩ. Tôi có ông em đồng hao có hai đứa con. Mặc dù kinh tế gia đình ông này rất bình thường nhưng cả hai đứa đều được chiều chuộng quá mức và đứa con đầu đã hư hỏng hẳn.

Nguyên do chỉ vì sĩ với ông anh (ông anh có con 20 tuổi chẳng làm gì, đòi gì là được) và sĩ với lối xóm nên con đòi gì là cho nấy”để cho nó bằng anh bằng chị”. Bây giờ cháu bỏ học, suốt ngày lêu lổng và thậm chí bỏ đi hàng tuần liền mới về một lần.

Thói đua đòi.

Page 37: NGƯỜI VIỆT XẤU XÍ - minhha.vn · Bạn đọc, các nhà nghiên cứu gần xa hãy cùng vào cuộc, đóng góp bằng những ý kiến, câu chuyện cụ thể, những

Tôi và anh em tôi trước đây nghèo nhưng rất chịu khó học hành nên ai cũng giỏi giang, không bao giờ có thói hư tật xấu rượu chè. Ấy vậy mà các con cháu của các anh em tôi đều có tật tụ tập rượu chè thâu đêm suốt sáng.

Có mắng thì chúng bảo: “Bây giờ ở đâu chả thế mà chú cứ bảo chúng cháu hư, nhậu nhẹt là có việc đấy chú ạ, không nhậu mới là thằng đần”. Thậm chí có đứa chưa bao giờ hút thuốc cũng phải cố tập và trong túi bao giờ cũng có một bao thuốc mời khách.

Rượu chè là thói xấu, nhưng hiện nay tôi thấy lớp trẻ ở Việt Nam mình còn không ít người có tật nhậu nhẹt rượu chè cả vào giờ làm việc, không có tác phong làm việc công nghiệp kể cả việc chấp hành giờ giấc như ở các nước khác.

Tên: Tran Kieu Trang

Hieu ky va bang quan

Moi chieu hom kia thoi, vao luc khoang 5h 15 phut, vua ra khoi cong truong, toi chot thay mot dam dong dang xum den xum do quanh mot vu tai nan. Nan nhan la mot nguoi phu nu khoang 35 tuoi di mot chiec xe Dream, dang nam up sap giua duong. Mau chay lenh lang thanh vung.

Dieu dac biet la mac du dam dong vay kin vong trong vong ngoai nhung khong mot ai co y dinh dua nguoi phu nu do di cap cuu. Toi chot nhan thay nguoi phu nu cao tay xuong mat duong. Thay vay, toi phi xe vao, lat mat chi ay, coi bo khau trang . Van khong mot ai co y dinh cung toi cuu giup. Toi bat luc gao len boi mot minh toi khong the be chi ay len duoc.

Dam dong lang dan , gian rong. Mot vai thu do dac cua chi ay vung vai, co nguoi con lay chan gat ra xem nhu mot vat dang so. Tay va chiec khan bit mat cua toi dinh day mau.

Sau vai phut toi gao len nhu the, co mot cau thanh nien len giong kha de dat: “chi quay xe di, toi se be chi ay len".

Co le cung thay hinh anh kha kho coi khi toi loay hoay voi chiec xe to kenh nen mot anh xe om chay ra, ngo y cho giup di benh vien.

Toi ve nha ma long nang triu boi vi hom do con trai toi cung dang bi om neu khong toi da co the o lai benh vien cung chi ay. Nhung dieu toi cam thay buon hon la tai sao ho lai co cach cu xu nhu vay?

Hieu ky, to mo nhung dung dung, vo cam truoc su song cua dong loai. Bay gio, co thoi gian ngoi ngam nghi, toi moi chot nho lai ve mat cua cau thanh nien luc ngo y giup toi dua chi kia di benh vien. Ve mat toi nghiep, rut re. Co le giua dam dong do, hanh dong cua chung toi la ky quac va khac nguoi nen khi giup do nguoi khac, cau ay cung xau ho. That buon!

Tu hom do tro di moi khi di ngang qua doan duong nay, toi lai thay long chung xuong. Tinh yeu thuong khong chi bang nhung loi noi suong ma phai bang nhung hanh dong thiet thuc.

Page 38: NGƯỜI VIỆT XẤU XÍ - minhha.vn · Bạn đọc, các nhà nghiên cứu gần xa hãy cùng vào cuộc, đóng góp bằng những ý kiến, câu chuyện cụ thể, những

Tên: Lam Xung

Tôi đọc lướt qua một số bài trong diễn đàn mà giật mình, tự soi lại mình. À! hoá ra những thói hư tật xấu đó đã ngấm vào người mình lúc nào không hay. Hãy tự chiêm nghiệm lại chính mình để tìm ra căn nguyên của vấn đề, do đâu?

Tôi xin nêu ra mấy ý sau:

1. Tinh thần thượng tôn pháp luật: Ý thức chấp hành pháp luật của người dân là rất kém, và bộ máy tuyên truyền về pháp luật tuy cồng kềnh nhưng chỉ làm theo phong trào, để có thành tích mà báo cáo, hiệu quả cũng chẳng được là bao. Hơn nữa, việc coi thường pháp luật và việc chế tài xử phạt không nghiêm cũng góp phần làm trì trệ thêm tình hình.

Từ những việc trái tai gai mắt trong cuộc sống thường ngày không được lên án và chế tài đúng lúc, đã trở thành thói quen và tật xấu của nhiều người đến mức người ta xem như việc bình thường. Đây là điều tệ hại nhất nó không chỉ kéo cả xã hội lùi lại mà còn đầu độc thế hệ sau.

Việc ngừng trước vạch tại ngã tư khi đèn đỏ, mọi người đã được học từ khi còn bé, nhưng phải chờ đên tháng an toàn giao thông hàng năm với đủ khẩu hiệu hô hào thì mọi người mới thực hiện nghiêm và trong tháng đó tình hình trật tự giao thông tốt hẳn lên. Vì sao? Chỉ vì CSGT làm”căng quá" - sao mà đơn giản thế? - Vì trước đây mọi người hay xuề xoà, CSGT xuề xoà, người dân thì thích chen lấn, nhích lên được nửa bánh xe cũng quí rồi! hơn người rồi!

Có người đã từng bị tông vào đuôi xe còn bị mắng là”dở hơi" do dừng lại tại một ngã tư để chờ đèn xanh, trong khi mọi người cứ phóng vô tư vì không có CSGT. Trong trường hợp này nạn nhân tuy đi đúng luật, nhưng là thiểu số không chấp nhận cái thói quen của nhiều người cho là bình thường - Vượt đèn đỏ khi không có CSGT.

2. Giáo Dục: Chúng ta đang chú trọng việc”dạy chữ" mà xem nhẹ việc”dạy làm người". Lòng nhân ái, tính khoang dung , tình yêu thương gia đình, đồng loại, tính cộng đồng . . . là những bài học sơ đẳng để hoàn thiện nhân cách một con người và nó phải được thường xuyên nuôi dưỡng trong một môi trường xã hội lành mạnh. Đây là điều mà nền giáo dục hiện nay khiếm khuyết. Hy vọng rằng ngành giáo dục sẽ có chiến lược điều chỉnh sự lệch pha naỳ. Xin cảm ơn Tiền Phong.

Một bạn đọc

Thượng đế hay dân đen ?

Trong thời buổi kinh tế thị trường, hoạt động kinh doanh buôn bán diễn ra hết sức tấp nập. Hàng loại các khẩu hiệu được trưng lên để đề cao vai trò của khách hàng: “Khách hàng là thượng đế",”Vui lòng khách đến, vừa lòng khách đi". Thế nhưng, khách hàng đã thực sự là”thượng đế" hay chưa thì còn phải bàn. . .

Page 39: NGƯỜI VIỆT XẤU XÍ - minhha.vn · Bạn đọc, các nhà nghiên cứu gần xa hãy cùng vào cuộc, đóng góp bằng những ý kiến, câu chuyện cụ thể, những

1.”Siêu thượng đế"

Bạn không tin ư? Hãy thử dạo một vòng quanh các quán thịt chó ở Nhật Tân xem, bạn sẽ được vẫy chào nhiệt tình từ đằng xa như là tiếp đón”nguyên thủ quốc gia" vậy. Cả một đoạn đường vài trăm mét mà có cả hàng chục quán mọc lên và để phân biệt”Anh Tú xịn" với”Trần Mục chính hiệu", chủ quán cho một loạt các đàn em ra vẫy gọi, chèo kéo. Chỉ cần đỗ xe lại, chớp mắt họ đã kéo tay, giữ xe, đẩy bằng được vào quán. Nhiều lúc, hoa mắt đành bước liều vậy, cũng chẳng còn hứng thú nào mà thưởng thức nữa.

Quay trở lại các danh lam thắng cảnh, nhìn cảnh mấy ông tây bà đầm làm”siêu thượng đế" mà ngán ngẩm. Họ phải luôn mồm xua tay”No, no, thank you" trông đến tội nghiệp. Đằng sau họ là cả một đội quân bưu ảnh, đồ lưu niệm, đánh giày”tháp tùng". Đến mình nhìn còn khó chịu nữa là. . . tây.

Bạn đã đi Thái Lan chưa? Nếu đi rồi chắc bạn cũng sẽ đồng ý với tôi ngay. Chưa bao giờ tôi”bị" làm”siêu thượng đế" cả. Các dịch vụ ăn theo du lịch của người Thái cũng mọc lên như nấm. Chỉ cần bước chân vào cổng một ngôi chùa, 10 phút sau ra đã thấy mặt mình”chễm chệ" trên đĩa, huy hiệu, khung ảnh. Nhưng bạn có mua hay không thì tuỳ, chẳng ai chèo kéo hoặc lẵng nhẵng theo sau bắt bạn mua cả.

2.”Dân đen"

Nghe có vẻ ngược đời nhỉ?. Thế mà có đấy. Hãy vào thử vài quán ăn nổi tiếng ở Hà Nội xem. Bạn sẽ được tiếp đón bằng bộ mặt cau có của bà chủ, luôn mồm quát tháo nhân viên phục vụ với đủ”lời hay ý đẹp". Khách hàng mà yêu cầu này nọ thì”Không ăn thì thôi". Chẳng thế mà, khách vào quán cứ im thin thít, chẳng dám ho he gì. Kể cũng lạ, quán vẫn cứ đông nghịt người.

3. Từ”thượng đế" thành”dân đen"

Bạn đừng dại gì đi mua sắm ở các khu chợ vào buổi sáng. Đây là một câu chuyện có thật đã xảy ra với tôi. Một buổi sáng đẹp trời, tôi và cô bạn rủ nhau vào chợ Nghĩa Tân mua quà sinh nhật. Một chị bán hàng thấy chúng tôi thì đon đả lắm”Mua mở hàng cho chị đi các em".

Thấy thái độ nhiệt tình, nhã nhặn của chị, chúng tôi dừng bước. Sau một hồi ngắm nghía, chúng tôi chọn được một chiếc túi xinh xinh, nhỏ xíu, hỏi giá thì chị ta”hét" 9 chục. Trời đất, cái túi bé xíu, trông cũng không lấy gì làm xịn mà”chém" ghê quá, kì kèo mặc cả 6 chục, 5 chục, 4 chục. Chúng tôi trả giá cuối cùng là 3 chục, chị bán hàng vẫn không chịu. Quay đi rồi, chị ta bèn gọi lại. Nhưng lúc đó, chúng tôi lại không muốn mua nữa.

Ngay lập tức, chị ta chạy theo, kéo tay cô bạn tôi lại, chỉ vào mặt và nói: “Chúng mày là sinh viên mà điêu. Trả 3 chục, tao đồng ý rồi lại không mua. Mới mở hàng đã ám quẻ, có mua không thì bảo". Mấy bà bán hàng xung quanh cũng phụ hoạ”Mở hàng thì mua cho người ta đi lại còn". Cô bạn tôi kéo tay ra thì chị ta lôi xềnh xệch lại”Tao cấm chúng mày

Page 40: NGƯỜI VIỆT XẤU XÍ - minhha.vn · Bạn đọc, các nhà nghiên cứu gần xa hãy cùng vào cuộc, đóng góp bằng những ý kiến, câu chuyện cụ thể, những

bỏ đi. Không mua thì chết với tao". Cuối cùng, để cho êm chuyện và biết không chống đỡ nổi liên minh”chợ búa", chúng tôi đành bỏ tiền ra mua chiếc túi với cục tức to đùng trong cổ họng.

Vẫn biết vì”miếng cơm manh áo", vẫn biết để tồn tại thì phải bán được nhiều hàng nhưng với”văn hoá bán hàng" như vậy thì các”thượng đế" cũng”chạy mất dép".

Tên: Huy Le, USA

Mặc dù tôi đã sống ở nước ngoài hơn 20 năm nhưng vẫn tự nhận thấy người Việt mình có nhiều thói quen xấu. Một trong số đó là tính đi trễ không tôn trọng giờ giấc. Ví dụ:

Trong 1 đám cưới được mời ghi trên thiệp là 6 PM, nhưng khi tôi tới đúng giờ thì chỉ

thấy có những khách nước ngoài và một số người trẻ Việt Nam, những người sanh tại USA và người nước ngoài thôi. Chúng tôi phải đợi rất lâu mới thấy một số lớn người Việt Nam được mời đi đến dự.

Tên: khongten

"Nhân chi sơ tính bổn thiện (bản thiện) “là điều mà hầu như ai cũng biết và công nhận. Vậy thì do đâu mà thói xấu của con người lại nhiều đến vậy? Tính cách tốt do đâu mà có?

Có nhiều nguyên nhân, tôi xin đưa ra một số mà tôi tham khảo được ví như lạm dụng việc đánh con - sẽ cho ta đứa trẻ mà sau khi trưởng thành không có tính tự chủ, mất tự tin hoặc sinh chai lì, độc ác . . . rất nghiêm trọng!(không nên thương con cho roi vọt).

Có lẽ một trong những điều luật nghiêm ngặt nhất ở các nước tiên tiến là CẤM HÀNH VI XÚC PHẠM TRẺ EM tạo cho con người ở đó có tính cách như ta thường thấy. Nghiên cứu tâm sinh lý cho thấy:

1. Những đứa trẻ sống giữa những người phê phán thì học thói hay lên án

2 . Những đứa trẻ sống trong bầu không khí thù địch thì hay đánh nhau.

3. Những đứa trẻ sống trong sự hãi hùng thì học được thói sợ sệt.

4. Những đứa trẻ sống trong cảnh đau xót thì học được sự đồng cảm.

5. Những đứa trẻ sống trong không khí đố kỵ thì học được thế nào là tham vọng.

6. Những đứa trẻ sống trong bầu không khí khoan dung thì học được sự nhẫn nại.

7. Những đứa trẻ sống giữa những nguồn động viên thì học được lòng tin.

8. Những đứa trẻ sống giữa những lời khen tặng đúng lúc thì học được cách đánh giá cao những gì bao quanh chúng.

Page 41: NGƯỜI VIỆT XẤU XÍ - minhha.vn · Bạn đọc, các nhà nghiên cứu gần xa hãy cùng vào cuộc, đóng góp bằng những ý kiến, câu chuyện cụ thể, những

9. Những đứa trẻ sống trong niềm tự hào thì học cách phấn đấu.

10. Những đứa trẻ sống trong sự trung thực và sự công minh thì học được chân lý và lẽ công bằng.

11. Những đứa trẻ sống trong hạnh phúc thì học được rằng thế giới này là một nơi tốt đẹp để sống.

Hi vọng những điều này mang lại bổ ích. Xin cảm ơn!

Tên: Nông Hải Bằng

Thói hư tật xấu: không chỉ bàn mà phải đả phá !

Trước hết xin chân thành cảm ơn BBT Tiền phong đã có sáng kiến lập ra diễn đàn “Người Việt - phẩm chất và thói hư tật xấu “để đông đảo độc giả có thể tự do bày tỏ chính kiến của mình về thói hư tật xấu của người Việt chúng ta .

Tuy nhiên theo tôi nếu chỉ dừng lại ở phạm vi diễn đàn thôi thì chưa đủ , bởi vì người Việt chúng ta thì ngoài những phẩm chất tuyệt vời ra thì cũng còn vô vàn những thói hư tật xấu . Nếu bàn về nó thì nói cả đời không hết .

Trong phạm vi bài viết này tôi không muốn nói về cụ thể một hay nhiều thói hư tật xấu nào cả . Có những thói hư tật xấu nảy sinh và duy trì hàng ngàn năm nay khiến cho xã hội và cộng đồng thừa nhận như một hành động tự nhiên bình thường , có những thói hư tật xấu mới phát sinh sau này , khi đất nước đã bước vào thời kỳ công nghiệp hoá - hiện đại hoá .

Có những thói hư tật xấu chỉ ảnh hưởng tới những người xung quanh , có những thói hư tật xấu ảnh hưởng tới toàn xã hộii và cả cộng đồng , nhưng có những thói hư tật xấu làm kéo lùi cả sự phát triển của cả quốc gia dân tộc, ảnh hưởng xấu tới hình ảnh của con người và đất nước Việtnam trên trường quốc tế , nhất là trong giai đoạn nước ta đang tham gia vào quá trình hội nhập với thế giới .

Vì vậy , đã đến lúc tôi đề nghị BBT Tiền phong nên chủ động kết hợp với các phương tiện thông tin đại chúng khác , kết hợp với các nhà nghiên cứu văn hoá xã hội , các đoàn thể quần chúng và kết hợp với đông đảo đọc giả xa gần trong và ngoài nước để phát động một phong trào sâu rộng bài trừ thói hư tật xấu của người Việt chúng ta.

Có như vậy mới mang lại những lợi ích thiết thực cho toàn xã hội và cộng đồng , góp phần nâng cao dân trí , góp phần đẩy nhanh sự phát triển của đất nước và nâng cao hình ảnh, uy tín của con người và Việt Nam chúng ta trong con mắt bạn bè và nhân dân thế giới . Cảm ơn BBT Tiền phong và các bạn đã đọc bài viết này.

Tên: Phạm Tiến Dự

Hứa cho xong chuyện cũng là một tật xấu

Page 42: NGƯỜI VIỆT XẤU XÍ - minhha.vn · Bạn đọc, các nhà nghiên cứu gần xa hãy cùng vào cuộc, đóng góp bằng những ý kiến, câu chuyện cụ thể, những

Một chi tiết mà tôi cứ nhớ mãi, và sau này để ý ra thì mới thấy điều này thường xảy ra quá. Đó là khi tôi nói chuyện với một đồng nghiệp người nước ngoài, tôi bảo anh này cứ yên tâm đi, việc đó tôi sẽ làm! Người bạn đó hỏi ngay: khi nào thì xong? tôi, khi ấy mới như sực tỉnh, mình hứa thế thôi, mình cũng sẽ làm, nhưng kế hoạch dành cho nó thế nào thì tôi chưa hề có ý tưởng gì, cũng chưa biết khi nào thì xong.

Từ đó, mỗi lần tôi hứa với ai làm việc gì thì tôi cũng thường suy nghĩ trước và dự kiến rõ ràng thời gian thực hiện. Tôi rất thích điều này vì người nhận được lời hứa ít nhiều cũng yên tâm về công việc ấy.

Khi lời hứa có thể bị thực hiện chậm trễ hoặc không thể làm được, tôi phải thông báo ngay và nói rõ lý do kèm theo lời xin lỗi. Tôi phải cố gắng hết sức để thực hiện được lời hứa hoặc nếu thất hứa thì hạn chế tối đa ảnh hưởng xấu của nó đối với người khác.

Tôi muốn kể ra đây một số chuyện thường ngày:

1. Cán bộ phía Việt Nam tham gia vào điều hành Liên doanh với đối tác nước ngoài, khi tham dự họp có nhiều việc người ta đề nghị làm vị này đồng ý (OK) ngay, nhưng sau đó, đến cuộc họp sau vẫn. . . chưa làm gì cả.

Hình như vị này nhiều việc quá nên quên! Nhưng oái ăm thay là sự việc tương tự không xảy ra một lần. Vài lần như thế, bây giờ đối tác họ cũng quen. . . chỉ khổ cho họ, những phần việc họ hứa họ đều phải làm hết và báo cáo lại đầy đủ.

2. Người đứng đầu một ngành ở địa phương khi tiếp xúc với lãnh đạo các doanh nghiệp đóng trên địa bàn nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, ông này hứa rất nhiều, rằng sẽ xem xét giải quyết, sẽ đề xuất lên cấp trên, sẽ nhắc nhở nhân viên của ngành vv. . .

Ra khỏi phòng họp ai cũng tươi cười vì những ý kiến của mình được quan tâm, nhưng sau đó thì chẳng thấy có chuyển biến gì. . . người ta chỉ hứa thế thôi!

3. Đã bao giờ có ai có câu hỏi trong đầu sau khi nghe một quan chức trả lời là”chúng tôi sẽ rà soát"“chúng tôi đang rà soát"? Tôi thấy những câu trả lời như thế là rất khôn ngoan. Báo chí và các phương tiện thông tin đại chúng sẽ trích dẫn như thế, người phỏng vấn có lẽ cũng phải dừng câu hỏi ở đó, và mọi người cũng hiểu là việc tồn tại sẽ được quan tâm giải quyết. Kết quả thế nào ư? mấy ai biết được khi nào xong và kết quả”rà soát “thế nào. . .

Tôi đã nghe rất nhiều lần những câu như thế và luôn tự hỏi liệu họ có thực sự sẽ thực hiện lời hứa của mình để có kết quả rõ ràng và thông báo lại cho nhân dân được biết trong một thời gian nhất định?

Không biết mọi người có nghĩ những lời hứa cho qua chuyện như thế là tật xấu? Tôi rất tâm đắc và vui mừng khi gần đây đọc được những thông tin là những yêu cầu của Thủ tướng chính phủ yêu cầu các cơ quan chức năng: “rà soát và báo cáo Thủ tướng chính phủ trước ngày. . . “(ghi cụ thể ngày tháng).

Page 43: NGƯỜI VIỆT XẤU XÍ - minhha.vn · Bạn đọc, các nhà nghiên cứu gần xa hãy cùng vào cuộc, đóng góp bằng những ý kiến, câu chuyện cụ thể, những

Điều này cho thấy người đứng đầu chính phủ rất tinh tế, xử lý vấn đề một cách nhanh chóng, triệt để, thể hiện trách nhiệm. Cũng là từ”rà soát" nhưng rõ ràng ở đây người dân có lý do để tin tưởng.

Tên: Kim Trang

Thói”xúm đông, xúm đỏ"

Tôi đã đọc rất kỹ về các bài viết về thói hư tật xấu của người Việt và tôi thấy mình cũng còn nhiều điều cần sửa chữa trong cuộc sống hàng ngày nhằm góp phần tiến tới một xã hội văn minh hơn nữa.

Tôi rất phản đối hành động”xúm đông, xúm đỏ" mỗi khi có tai nạn giao thông, có ai đó mắng chửi nhau. . . (Dân ta cứ phải đứng lại xem cái đã). Nếu như chỉ chú ý sơ qua nếu không thấy liên quan đến mình hoặc trong 1 vụ tai nạn giao thông người bị nạn đã được cứu giúp và đã có cơ quan chức năng giải quyết thì thôi, không nên đứng lại lâu gây ách tắc giao thông, không nên bàn tán chuyên người khác nữa, tạo điều kiện để mọi việc giải quyết nhanh lên đi.

Tôi mong mọi người hãy có nhận thức về vấn đề tôi bàn trên, để góp phần không gây thêm rắc rối cho chuyện không hay đã xảy ra đối với cộng đồng của mình.

Tên: Tran Dam

Kính gửi: Toà soạn Tiền phong Online, Tôi cũng như nhiều người khác rất tán đồng chuyên mục này, mong nó duy trì lâu

Nhưng tôi nghĩ, liệt kê những thói hư, tật xấu người Việt thì nhiều đấy, lâu mới hết và còn lặp lại của người khác, nhưng quan trọng và cái đích ta nhắm tới là biết để sửa mình. Vậy nên các quý độc giả, các bạn trẻ- tôi thấy rất hăng hái tham gia, cần đưa ra các giải pháp thiết thực để khắc phục các thói hư tật xấu đó.

Người Việt cũng có rất nhiều cái hay, cái tốt mà giờ đây đang bị lẫn lộn, bon chen làm cho nó bị mai một. Đã một thời kỳ dài toàn nói tốt, nói hay, nói thành tích. Hầu như những”bệnh tật" của dân thường, của cán bộ, đảng viên, mọi lớp người đều đã được gọi tên, đưa lên mạng. Vậy phải làm sao để khắc phục, xoá bỏ nó?

Nhân việc này, nên khuyến khích mọi người sưu tầm thơ, ca dao, tục ngữ nói về thói hư tất xấu, về tệ nạn lãng phí, tham nhũng. Đó cũng là cách thu hút mọi người quan tâm đọc, góp ý kiến và giải pháp. Xin cảm ơn Quý báo.

Tên: Phương Thảo

Thói quen nhổ bậy

Tôi đã từng nghĩ đến việc cần phải nói lên suy nghĩ của mình về một trong những thói quen

Page 44: NGƯỜI VIỆT XẤU XÍ - minhha.vn · Bạn đọc, các nhà nghiên cứu gần xa hãy cùng vào cuộc, đóng góp bằng những ý kiến, câu chuyện cụ thể, những

xấu, song chưa tìm thấy trang nào phù hợp để chia sẻ những suy nghĩ của mình.

Rất cảm ơn Tiền phong Online đã mở trang này để cư dân mạng cùng nhau tham gia

đóng góp ý kiến. Đồng ý là người Việt chúng ta có những phẩm chất rất tốt theo đánh giá của người nước ngoài như hiếu khách, thật thà. . . , nhưng bên cạnh đó, chúng ta còn những thói-quen-xấu-không-thể-chấp-nhận mà vẫn-phải-chấp-nhận.

Tôi không đề cập đến các vấn đề”cao siêu" như các bạn về tính cách, con người, cách sống . . . mà chỉ muốn nói đến một trong những thói quen xấu xảy ra từng ngày, từng giờ ở xung quanh ta mà tôi chắc rằng hầu hết chúng ta đều đã chứng kiến.

Đó là thói quen nhổ bậy ra đường. Thử nghĩ xem, khi bạn đang đi trên đường ngon trớn, bỗng dưng ở đâu bay tới”vài giọt nước mưa" từ miệng của”lão" đi trước. Lúc đó phản ứng của bạn thế nào?

Tôi đã từng có bị trường hợp như vậy và cực kỳ bức xúc. Tôi không hiểu sao họ có thể ngang nhiên nhổ ra đường một cách tự nhiên và thoải mái đến như vậy. Họ không cần quan tâm họ đang ở đâu, người đằng sau, người đi bên phải, bên trái họ là ai, đi gần đến họ như thế nào mà cứ thế là nhổ, nhổ thoải mái, tiện chỗ nào là nhổ chỗ đó.

Rất nhiều lần khi tôi đang đi xe trên đường,”tên" đằng trước tự dưng”ngoẹo cổ" sang một bên và trong tích tắc, một bãi nước miếng văng ngay ra đường khiến tôi không kịp tránh né. Tôi tự hỏi không biết họ có cảm thấy điều đó là vô văn hoá hay không, có cảm thấy điều đó là xấu hổ hay không mà họ lại ngang nhiên làm như vậy.

Mà hầu hết là đàn ông con trai chứ phụ nữ không mấy ai làm chuyện đó. Và không biết, người nước ngoài họ sẽ nghĩ sao khi chứng kiến những cảnh như thế ngoài đường, vì tôi thấy, tính tự giác và ý thức của người nước ngoài là rất cao.

Đành rằng, điều đó phụ thuộc nhiều vào văn hoá của từng quốc gia, song thiết nghĩ, đây là một thói quen có thể sửa được. Tôi rất mong sẽ không còn gặp phải những trường hợp bất khả kháng như thế, mong ngày nào đó, đường phố của chúng ta sẽ sạch sẽ và không còn bắt gặp những”của rơi của vãi" như vậy nữa.

Chúng ta hãy cùng ý thức bảo vệ môi trường của chính chúng ta. Rất cảm ơn các bạn đã

đọc bài viết này.

Tên: Hảo Ninh

Đến bây giờ tôi vẫn còn xấu hổ

Mọi chuyện đã xảy ra từ rất lâu rồi nhưng đến bây giờ mỗi khi nghĩ lại tôi vẫn cảm thấy nóng bừng lên mặt.

Page 45: NGƯỜI VIỆT XẤU XÍ - minhha.vn · Bạn đọc, các nhà nghiên cứu gần xa hãy cùng vào cuộc, đóng góp bằng những ý kiến, câu chuyện cụ thể, những

Chuyện thứ nhất: Có lần tôi đi xe đạp ra phố chơi, do phóng nhanh và không quan sát tôi đã va phải xe một cụ già. Khi nghe cụ nói”cháu đi đứng thế nào vậy" thì tôi đã gân cổ lên”ông đi không cẩn thận lại còn lắm chuyện". Cụ già chỉ lắc đầu rồi bỏ đi.

Chuyện thứ hai: Có lần tôi cùng một người bạn đi xe máy đến một khu tập thể ở Hà Nội để tìm nhà người thân, đến một hàng nước tôi dừng lại hỏi thăm đường trong khi vẫn ngồi trên xe và xe vẫn còn nổ máy.

Bà cụ chủ quán đã chỉ dẫn tận tình nhưng một chị phụ nữ còn trẻ ngồi ở đó đã nói”các anh hỏi đường thì nên tắt máy, xuống xe"; lẽ ra phải xin lỗi và thực hiện ngay việc đó thì tôi lại lên giọng đáp lại”Tôi có hỏi chị đâu" và bỏ đi, còn thoáng nghe được câu”Thanh niên trông như thế mà bất lịch sự".

Bây giờ thì tôi đã biết làm một số việc nhỏ như: Không bao giờ vứt rác bừa bãi; biết nhắc nhở người đi đường khi thấy xe chưa gạt chân chống hoặc tuột dây buộc hàng; biết cảm ơn và xin lỗi. . . nhưng quan trọng nhất là tôi vẫn còn biết xấu hổ. Xin ý kiến góp ý của các bạn.

Tên: Đinh Hoàng Giang

Tính tùy tiện

Sự tùy tiện được thể hiện ở hầu như mọi nơi, từ sinh hoạt trong gia đình tới nơi công cộng và trong cả công việc. Sự tùy tiện trong gia đình thể hiện ở chỗ sinh hoạt trong gia đình lộn xộn, phân công trách nhiệm trong gia đình giữa các thành viên không rõ ràng.

Trẻ em trong nhiều gia đình không có một lịch học tập, vui chơi hay làm việc hiệu quả mà thường bị áp đặt theo ý kiến của cha mẹ (ví dụ như bắt học quá nhiều không có thời gian chơi) hoặc trái lại bị bỏ mặc muốn làm gì thì làm (thích học thì học thích chơi thì chơi ).

Sự tùy tiện có lẽ được thể hiện rõ nhất ở những nơi công cộng như: không quan tâm tới luật lệ giao thông (chắc hẳn người dân ở các thành phố đều biết là khi gặp đèn đỏ thì phải dừng lại nhưng do tâm lý tùy tiện nên sẵn sàng vượt đèn đỏ kể cả khi không vội gì, coi rẻ mạng sống của chính bản thân mình), không có thói quen xếp hàng theo trật tự, xả rác

bừa bãi nơi công cộng. . .

Trong công việc sự tùy tiện có lẽ cũng không kém trong sinh hoạt công cộng. Một số ví dụ điển hình là đi họp không đúng giờ (không cần biết là có bao nhiêu người phải chờ đợi mình), không giữ chữ tín trong kinh doanh (thích thì hứa nhưng không thực hiện), tâm lý thích thì làm không thích thì nghỉ. . . khiến cho đối tác kinh doanh mất niềm tin. Điều này lý giải một phần tại sao người nước ngoài đánh giá người Việt Nam thiếu tính chuyên nghiệp và tính tổ chức.

Theo tôi để có thể khắc phục được tật xấu này thì phải xây dựng lại hệ thống giáo dục của

Page 46: NGƯỜI VIỆT XẤU XÍ - minhha.vn · Bạn đọc, các nhà nghiên cứu gần xa hãy cùng vào cuộc, đóng góp bằng những ý kiến, câu chuyện cụ thể, những

Việt Nam, một nền giáo dục phải hướng đến việc dạy học sinh không chỉ kiến thức đơn thuần mà còn cả những kỹ năng sống bắt đầu từ những điều đơn giản nhất. Ngoài ra phải xử phạt thật nặng những hành vi như vi phạm giao thông (tăng mức phạt nên nhiều lần, thu hồi bằng lái xe. . . ).

Tên: Nguyen Xuan Viet

Tôi rất thích diễn đàn này nên xin phép được góp vài lời. Người ta thường có câu “người giàu hay làm, người nghèo hay ăn", tôi thấy ngày nay đất nước ta đã phát triển giàu có hơn trước dây nhưng vẫn còn nhiều người vẫn quá coi trọng chuyện ăn uống.

Nào là ăn đầy tháng con, ăn thôi nôi, ăn sinh nhật, ăn hỏi, ăn cưới, ăn mừng thi đỗ, ăn mừng có việc làm, ăn hội nghi, ăn mừng trúng thầu dự án. . .

Chuyện vui tổ chức ăn uống đã đành , chuyện buồn cũng tổ chức ăn uống linh đình không kém, trong gia đình đang tang gia bối rối cũng tổ chức ăn, nào là ăn 3 ngày, ăn 50 ngày, ăn 100 ngày, nhiều gia đình không có tiền cũng đi vay để tổ chức ăn uống thật linh đình hàng trăm mâm để đáp lễ với bà con.

Nhiều lần tôi thấy có những gia đình bỗng dưng tấp nập người ra kẻ vào vui vẻ cười nói hớn hở, gia đình dựng rạp thuê người ra trông xe. Nếu đi qua ai không biết thì chắc sẽ nghĩ là gia đình đang chuẩn bị liên hoan, nhưng thực tế là gia đình đang tổ chức. . . . . . ăn 50 ngày ông ngoại mất. Thiết nghĩ chúng ta có cần thiết cái gì cũng tổ chức ăn uống như thế không?

Tên: Bùi Thành

Kính gửi toàn soạn Báo Tiền Phong online. Tôi rất đồng tình với chuyên mục này. Đã từ lâu tôi mong có chuyên mục để thổ lộ tâm tư, tình cảm và mong muốn đóng góp được cái gì đó cho người Việt Nam thực sự ngày càng tốt lên.

Chúng ta chuyển sang cơ chế thị trường có nhiều thành tựu kinh tế, xã hội đáng mừng. Nhưng trong những mặt được chúng ta đã quên đi giáo dục tác phong văn hoá khi vào chỗ đông người (trường học, bệnh viện, công sở v. v. . . ) thì phải xếp hàng.

Tức là chuyển từ thái cực của xã hội thời bao cấp (cái gì cũng xếp hàng, thậm chí xếp hàng bằng gạch) sang không cần xếp hàng gì cả, mọi người thi nhau nhoi (theo cả nghĩa bóng lẫn nghĩa đen), ra đường thì người đi bộ tranh thủ nhoi, nhoi. Người xe thồ, xe bán rau cũng cố nhoi đi cho nhanh bằng được. Ô tô, mọi người đi xe máy đều nhoi, lách, không ai nhường ai.

Trong trường học, công sở ít nhiều cũng nhoi. Nhiều nhân vật không có năng lực thực sự nhưng có nhiều mẹo vặt nhoi nhanh thành thăng quan tiến chức v. v. . . và v. v. . . . .

Vậy xếp hàng chỗ đông người không phải là xã hội thấp kém đâu mà là văn minh xã hội

Page 47: NGƯỜI VIỆT XẤU XÍ - minhha.vn · Bạn đọc, các nhà nghiên cứu gần xa hãy cùng vào cuộc, đóng góp bằng những ý kiến, câu chuyện cụ thể, những

đấy. Rất nhiều nước (như Úc, Mỹ, Thái Lan. . . ) hiện nay vẫn phải đang áp dụng văn hoá xếp hàng.

Tên: Nguyễn Chung Thuỷ

Cảm ơn báo Tiền Phong

Sau khi đọc một loạt bài trên báo Tiền Phong và Tienphongonline của diễn đàn Phẩm chất và thói hư tật xấu của Người Việt Nam, tôi rất đồng tình và ủng hộ diễn đàn này.

Qua đây bản thân tôi cũng tự nhận thấy đôi khi mình còn mắc nhiều lỗi đến là sơ đẳng trong cuộc sống hàng ngày. Như có bữa ăn quên mời bố mẹ, đến khi các con mời ông bà ăn cơm mới sực nhớ là mình chưa mời (may mà ông bà cũng không để ý), rồi thì thỉnh thoảng cũng cố vượt đèn đỏ khi đang vội đi công chuyện hay đi làm (nhưng tôi tuyệt đối khi chở con nhỏ không vượt đèn đỏ - vì chút”sỹ diện" của người mẹ muốn dạy bảo được con mình thì phải gương mẫu - và vì cháu luôn nhắc nhở tôi là mẹ ơi đèn đỏ rồi, phải dừng lại đấy). . .

Tuy nhiên tôi cũng thấy có bạn hơi lạm dụng diễn đàn này để đưa những vấn đề rất đỗi là bình thường: như chuyện đeo khẩu trang của phụ nữ chúng tôi. Có chàng trai chỉ vì bạn gái đeo khẩu trang ra ngoài đường cùng với anh ta mà anh ta có vẻ miệt thị và khinh thường đến thế, kết quả là vì đeo khẩu trang khi ra đường mà bạn gái bị người yêu chia tay, quả thật là may mắn cho cô gái đó, đã không làm vợ một người đàn ông ích kỷ (một người đã mắc thói hư tật xấu).

Còn chồng tôi thì luôn nhắc nhở vợ con khi ra đuờng hãy đeo khẩu trang và kính cho khỏi bụi. Có những người thì muốn bảo vệ làn da cho khỏi bắt nắng và bụi, có những người thì bị dị ứng với khói xe và bụi nếu như không đeo khẩu trang về thế nào cũng bị hắt hơi xổ mũi mấy ngày (mẹ chồng tôi là người như thế).

Mong rằng các bạn hãy cân nhắc trước khi đăng đàn đừng để những hạt sạn không đáng có trong”bữa tiệc" của diễn đàn. Rất cảm ơn toà soạn đã cho chúng tôi cơ hội để dám nói thật ra con người mình, nhìn nhận lại bản thân để hoàn thiện mình hơn.

Tên: Nguyễn Vũ Thoại

Xác định đúng”bệnh" để trị đúng”thuốc"

Tôi cũng như các bạn đã có lúc suy nghĩ về những thói hư tật xấu của người Việt mà ở đâu, lúc nào cũng có thể bắt gặp được. Mỗi ý kiến mà các bạn đưa ra là một ví dụ, một trăn trở của các bạn, một bài học cho chính bản thân tôi.

Chúng ta tự hào là một dân tộc anh hùng, nhắc đến hai từ Việt Nam tôi thật sự tự hào. Người Việt Nam anh hùng, cần cù, sáng tạo. . . . nhưng chúng ta cũng phải thừa nhận rằng chúng ta có không ít những thói xấu cần phải sửa đã trở thành thói quen, cách sống của người Việt như: a dua;người khác hơn mình thì tìm cách kéo họ xuống; thói chen lấn xô

Page 48: NGƯỜI VIỆT XẤU XÍ - minhha.vn · Bạn đọc, các nhà nghiên cứu gần xa hãy cùng vào cuộc, đóng góp bằng những ý kiến, câu chuyện cụ thể, những

đẩy khi lên xe; vứt rác bừa bãi; khiêm tốn quá mức; tuỳ tiện; không biết quý thời gian nhậu nhẹt quá mức . . . . . . . mà các bạn đã đưa ra.

Nếu không được sửa thì dân tộc khác họ chỉ biết đến người Việt Nam qua những thói hư này mà thôi.

Điều đó thì không có lợi cho một dân tộc muốn vươn lên khẳng định mình như dân tộc ta trong một xã hội hội nhập như bây giờ.

Vậy vấn đề là do đâu? theo tôi nguyên nhân là giáo dục, phải có một nền giáo dục tốt, phải giáo dục thế hệ trẻ ngay từ lúc này, mà trước tiên nhà trường và gia đình là những tấm gương.

Có một thế hệ trẻ được giáo dục tốt, các em được dạy nên làm cái gì và không nên cái gì. Các em phải biết xấu hổ, làm những việc đó thì cũng không khác nào như ăn cắp, ăn trộm vậy. Làm được như vậy thì chính bản thân chúng ta lại quay lại học tập các em, các em là tấm gương để thế hệ kế tiếp noi theo.

Đã đến lúc chúng ta phải xây dựng một thương hiệu, thương hiệu”Việt Nam". Như vậy niềm tự hào của tôi, của các bạn về người Việt Nam mới trọn vẹn.

Tên: Nguyen Que Duong

Người Việt thườn là cởi mở và dễ gần. Người Việt mến khách nhưng hời hợt, chứ không sâu sắc, không hết lòng với khách. Trong quan hệ, người Việt thường đòi hỏi sự”có đi có lại".

Người Việt có một đặc điểm là dường như trong mỗi người luôn có sẵn tính”quan cách". Bởi thế, khi có chức có quyền, có vai vế nào đấy trong một tổ chức, trong xã hội, là tự tạo cho mình một khoảng cách với những người xung quanh.

Thể hiện của tính”quan cách" ấy là nhiều quan chức tự cho mình là đức cao vọng trọng rồi thì không”hạ cố" làm những việc bình thường nào đấy làm mất phẩm giá của mình đi.

Tên: Đỗ Mạnh

"Ăn nhanh, đi chậm, hay cười /Thích”chơi đồ cổ “là người Việt Nam" Đó là 2 câu vè mà lưu học sinh Việt Nam những thập kỷ 60-80 ai cũng biết.

Ăn nhanh: Tức là ăn vội vã húp soàn soạt nhai chóp chép. . . là điều tối kỵ đối với người nước ngoài. Đi chậm: Dân ta thường đi đứng chậm chạp lề mề, còn người nước ngoài đi bộ rất nhanh theo tác phong công nghiệp. Thích chơi đồ cổ: Nói cho oai vậy thôi chứ ở đây có nghĩa là”thích mua đồ cũ", thôi thì nước ta còn nghèo miễn bàn.

Bây giờ hãy tập trung vào vấn đề hay cười: Trong bài “toé ra một bãi cười" tác giả Nguyễn Trung Thu đã đề cập, ở đây tôi chỉ nêu lên vấn đề hay cười của ta trong con mắt người nước

Page 49: NGƯỜI VIỆT XẤU XÍ - minhha.vn · Bạn đọc, các nhà nghiên cứu gần xa hãy cùng vào cuộc, đóng góp bằng những ý kiến, câu chuyện cụ thể, những

ngoài. Hãy để ý kỹ mà xem, hình như chúng ta hay cười để muốn tỏ ra thân thiện cho dù đang ở bất kỳ hoàn cảnh nào.

Ví dụ ra đường quệt xe phải ông Tây đáng ra phải xin lỗi hoặc không biết tiếng thì phải tỏ thái độ biết lỗi nhưng lại cười cười ra vẻ xuề xoà thân thiện, nhưng người ta lại nghĩ mình coi thường hoặc chọc tức họ, hoặc khi bị sếp Tây rầy la cái gì đó cũng cười cười để tỏ ra biết lỗi rồi, thôi bỏ qua cho, nhưng sếp lại hiểu nó không ân hận mà còn cười chế giễu mình hay sao. . .

Từ cái cười này suy rộng ra tôi có cảm giác là chúng ta có thói quen sợ Tây. Cứ cái gì có yếu tố nước ngoài là phải hơn, ví dụ trông cố ấy đẹp như tây, đồ tây tốt hơn đồ ta, lương trong các liên doanh cao hơn rất nhiều so với cơ quan của ta mặc dù công việc như nhau, một đề án bảo vệ mãi không xong chỉ cần có ý kiến của một ông mắt xanh mũi lõ trình độ chưa chắc đã hơn ta nhưng phê duyệt ngay. . .

Còn đối với người Nhật, Hàn quốc. . . , đồ tiêu dùng nội địa của họ bao giờ cũng tốt hơn đồ xuất khẩu, bao giờ họ cũng ưu tiên người của họ trước sau đó mới đến người ngoài. . . Xin mạo muội có vài lời trao đổi, chúc diễn đàn thành công

Tên: Hà Mi

Đọc xong tất cả các ý kiến trên diễn đàn này, tôi không thấy buồn mà thấy mừng, mừng vì những người trẻ Việt Nam đã nhận ra. Nhưng lo lắm khi mà nhiều lúc, nhiều nơi người ta chỉ nói muốn thành công phải có quan hệ, muốn làm được cái này cái nọ cần có tiền. . .

Hiện đại không phải chỉ có phương tiện sống hiện đại mà hiện đại nằm chính ở cách sồng, cách tiếp nhận cái mới. Các bạn lên tiếng vì thói hư tật xấu, lên tiếng rằng mình thấy tủi hổ vậy tại sao chúng ta không hành động?

Chắc có lẽ ai cũng mong chúng ta được sống trong một môi trường văn minh. Tôi từng đi nhiều nước, ở đâu thấy cười nói to nhất là người Việt Nam. Nhiều người Việt còn có một thói quen xấu là hay khạc nhổ bừa bãi. . .

Trung Quốc cũng như ta trước đây họ có rất nhiều”những thói hư tật xấu" nhưng giờ đây khi Olympic Bắc Kinh 2008 đến gần, chúng ta hãy đến và nhìn người dân Trung Quốc đang làm gì.

Ở đây, tại sao chúng ta không tận dụng APEC như một lần tự làm mới mình, tự mỗi người dân lại một lần nhìn lại những thói quen xấu nơi công cộng? Cũng là tiền để quảng bá, để tuyên truyền nhưng hình như các nhà chức trách đang chờ đợi Việt Nam đăng cai OLYMPIC chăng? Hãy tận dụng mọi cơ hội để người dân ý thức được việc mình đang làm. Tất cả cần phải có con mắt nhìn dài hạn, chi phí không phải là vấn đề lớn mà chính ở việc chúng ta không biết tận dụng và chắt chiu từng cơ hội.

Phải chăng chúng ta đang quá mải mê hội nhập, mải mê phát triển kinh tế mà quên mất rằng

Page 50: NGƯỜI VIỆT XẤU XÍ - minhha.vn · Bạn đọc, các nhà nghiên cứu gần xa hãy cùng vào cuộc, đóng góp bằng những ý kiến, câu chuyện cụ thể, những

người Việt Nam sẽ ra sao khi vẫn giữ những thói hư của mình trong 10 năm nữa. Chúng ta đang lên án ở đây là những hiện tượng”thói hư tật xấu" nó chưa phải là bản chất của một dân tộc, nhưng lâu dần nó sẽ đi liền với hình ảnh dân tộc đó.

Bên cạnh những chương trình lớn, những sự kiện lớn chúng ta hãy dành một phần cho việc tuyên truyền ý thức, không nên và đừng bao giờ lặp lại cảnh tất cả mọi thứ đều chạy đua chỉ để phục vụ cho một sự kiện. Sau sự kiện đó, mọi thứ trở lại như cũ. Đừng để đây cũng trở thành một”thói hư tật xấu"

Tên: Hoa Ha

Tính ghen ghét, tùy tiện

Tôi được nghe câu chuyện hài”Ông lão đánh cá và con cá vàng thời nay”. Chuyện rằng: cũng có một ông lão bắt được cá vàng. Cá cũng xin lão thả cá xuống biển thì lão ước gì được nấy. Lão mừng lắm. Thả cá, lão sẽ có đủ mọi thứ. Sau khi được thả về biển, cá quay lại nói với ông lão: Ông ước đi, nhưng tôi quên chưa nói với ông thêm rằng: Ông ước, ông được 1 thì hàng xóm của ông sẽ được 2. Ông lão nghĩ mình ước có 1 xe hơi, hàng xóm sẽ được 2 xe; ước 1 nhà lầu, hàng xóm sẽ có 2 nhà…, vậy thì tức quá. Đắn đo một hồi, lão quyết định ước mình bị mù 1 mắt để hàng xóm của lão bị mù cả 2.

Câu chuyện thật bi hài. Nhưng trong cuộc sống tôi đã chứng kiến không ít trường hợp tương tự như vậy, đang yên lành lại chấp nhận một thiệt thòi nào đó chỉ để cho người bên cạnh gặp nhiều thiệt hại hơn.

Tôi cũng nghiệm thấy bản thân mình có nhiều tật xấu như các bạn đã nêu, nhưng lại được thể hiện rất đáng suy ngẫm, và chắc nhiều người cũng như vậy: Cùng là bản thân tôi thôi. Ở TP. Hồ Chí Minh, tôi xả rác ra đường, tùy tiện sang đường, và chen lấn làm cho giao thông càng tắc nghẽn.

Chỉ hơn 1 tiếng sau, tôi bay tới Singapore và sống một thời gian dài ở đó, tôi không giờ xả rác, tùy tiện trong giao thông… Tại sao thế ? đó là điều đáng nói…

Tôi đã đọc các thói xấu nêu trên diễn đàn. Có thói xấu là hậu quả. Có thói xấu là nguyên nhân. Tôi rất mong các bạn hãy đề cập nhiều hơn những thói xấu là căn nguyên của nhiều thói xấu khác; là nguyên nhân của những thực trạng bức xúc trong xã hội…

Tên: Hồ Minh Thắng

Lãng phí và vô kỷ luật

Kính gửi các cô chú Toà soạn Tiền Phong Online. Cháu là Hồ Minh Thắng 10 tuổi. Cháu xin kể chuyện này, chuyện rất buồn. Năm ngoái cháu được là Học sinh giỏi. Mẹ cháu thưởng cho cháu 1 chuyến du lịch Singapore.

Cháu sang Singapore 6 ngày, thấy đất nước bạn rất đẹp và văn minh. Ngôn ngữ sử dụng là

Page 51: NGƯỜI VIỆT XẤU XÍ - minhha.vn · Bạn đọc, các nhà nghiên cứu gần xa hãy cùng vào cuộc, đóng góp bằng những ý kiến, câu chuyện cụ thể, những

tiếng Anh, nhưng có một lần cháu vô ăn tối ở một nhà hàng lớn, tại chỗ ăn tự chọn rất đông người Việt Nam. Cháu thấy một hàng chữ tiếng Việt treo trên tường: “Nếu lấy dư đồ ăn sẽ bị phạt" .

Đọc hàng chữ này cháu xấu hổ lắm, vì đến miếng ăn mà cũng bị cảnh báo, doạ nạt. . . Cháu nghĩ cũng đúng thôi, vì người Việt mình ăn tự chọn rất thiếu ý thức, ăn không nổi cứ lấy thức ăn cho thật nhiều rồi bỏ phí.

Cháu vẫn nghe bà ngoại thường nói" no miệng đói con mắt" nên cháu hiểu. Sau khi ăn xong cháu đi vệ sinh, trong nhà vệ sinh cũng có 1 dòng chữ tiếng Việt" Nếu hút thuốc sẽ bị phạt".

Thà họ ghi tiếng Anh thì mình không tự ái. Nhưng họ chỉ ghi tiếng Việt, chứng tỏ chỉ có người Việt là thiếu ý thức thôi. Những dòng chữ cảnh báo bằng tiếng Việt tại Singapore đã làm cháu suy nghĩ mãi. Hôm nay cháu xin gửi đến báo Tiền Phong. Hồ Minh Thắng, Quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh.

Tên: Hung Nguyen

Trên diễn đàn mới của Tiền Phong Online có rất nhiều ý kiến xung quanh thói hư tật xấu của người Việt. Những ý kiến đó theo tôi nghĩ, không phải nói ra cho”sướng miệng", viết cho”sướng tay", nghe cho”sướng tai" mà nó chứa đựng trong đó những tình cảm tốt đẹp của các độc giả với mong muốn con người Việt Nam chúng ta ngày càng hoàn thiện hơn, tốt hơn trong từng suy nghĩ và hành động, để mỗi người trở thành một viên gạch tốt xây dựng bền vững một xã hội tốt, để mỗi người dân Việt Nam tự hào mình là người Việt Nam với truyền thống đẹp của dân tộc ngàn năm văn hiến.

Con người chúng ta khi mới sinh ra ai cũng giống nhau, sau này lớn lên mỗi người một tính, có hoàn cảnh sống khác nhau, nhưng chung quy không thể sống biệt lập với xã hội. Sống đẹp hay sống xấu của bản thân mỗi con người đều chịu tác động ảnh hưởng rất lớn của môi trường xã hội. Và mỗi con người lại đóng góp tích cực cho môi trường xã hội, tạo cho môi trường đó tốt hơn lên hay xấu đi.

Những suy nghĩ trên đây của tôi, thiết nghĩ mọi người chúng ta đều đã biết cả. Điều tôi muốn nói là thời gian qua, một quãng thời gian rất dài, hình như kỷ cương phép nước của ta ban hành chưa toàn diện, chưa đầy đủ và việc thực hiện những cái đã ban hành chưa được nghiêm túc, tạo kẽ hở cho thói hư tật xấu có điều kiện và cơ hội nảy sinh, phát triển.

Cơ chế quản lý xã hội (thông qua hệ thống luật pháp chính thống của Nhà nước, các quy định của các cấp chính quyền, đoàn thể) còn những chỗ chưa chặt chẽ. Và người Việt Nam lại rất thông minh (có thể là láu cá nữa), một bộ phận không nhỏ đã biết phát hiện và tận dụng những sơ hở, thiếu sót của cơ chế quản lý để bằng mọi cách thu vén cho lợi ích cá nhân, gia đình, người thân của mình, coi nhẹ (hoặc coi thường) lợi ích (vật chất, tinh thần, tính mạng) của người khác, của tập thể, của cộng đồng. Chính vì lợi ích cá nhân mà nảy sinh ra nhiều thói hư, tật xấu.

Page 52: NGƯỜI VIỆT XẤU XÍ - minhha.vn · Bạn đọc, các nhà nghiên cứu gần xa hãy cùng vào cuộc, đóng góp bằng những ý kiến, câu chuyện cụ thể, những

Tôi xin kể một số mẩu chuyện được trực tiếp thấy và nghe được xung quanh việc xả rác ở nơi công cộng:

- Hai cô cậu thanh niên người Việt mua kem từ cửa hàng đi ra và ngồi xuống ghế đá ăn, xong ném vỏ đựng kem xuống đất. Thấy vậy, một cháu nhỏ người nước ngoài đang ngồi chơi với bố mẹ ở ghế đá bên cạnh liền chạy đến, nhặt hai vỏ đựng kem vừa được ném xuống đất chạy đến bỏ vào thùng đựng rác. Nhưng, cháu bé lại lôi mẩu rác này ra và mang đến trả lại vị trí ban đầu. Thoáng chút ngỡ ngàng, thẹn thùng người nữ thanh niên cúi xuống nhặt vỏ bao kem đi đến ném vào thùng rác và cúi đầu chào cháu bé. Một hành động không nói nên lời nhưng có lẽ đã dạy cho người mình một bài học thấm thía về phép giữ gìn vệ sinh nơi công cộng! Chỉ vì tính lười (hay thói quen?) mà hai thanh niên Việt phải xấu hổ ?.

Mong thay ở ta, tại các nơi công cộng đều có đặt thùng đựng rác và ai cũng có ý thức làm như cháu bé người nước ngoài.

- Chuyện kể rằng, ở Singapore nếu người nào vứt rác xuống đường phố thì sẽ bị phạt rất nặng. Nhân viên công vụ đến ghi biên lai phạt và người có lỗi phải nộp phạt. Nếu không tự giác nộp thì sau đó tiền trong tài khoản sẽ bị trừ tương ứng với số tiền nộp phạt về hành vi đó. Còn ở Việt Nam, mức phạt chưa có, hoặc có nhưng quá nhẹ, hoặc phạt nhưng không thể thu được tiền phạt vì người vi phạm bảo rằng không mang tiền theo người. . . ?

Phạt là để răn đe, cảnh cáo hành vi phạm lỗi. Nhưng xử phạt không nghiêm thì thiếu tính giáo dục, thuyết phục người phạm lỗi. Những tấm gương sáng về ý thức cộng đồng của người Việt cũng không thiếu: Có những người thường ngày đi nhặt các mảnh chai vỡ, đinh nhọn rơi vãi trên đường phố với mong muốn không để xảy ra tai nạn cho người đi đường, Việc làm này hoàn toàn tự giác, không vụ lợi, rất đáng trân trọng. Xin có mấy dòng để cùng các độc giả tham khảo.

Tên: Lê Minh

Dân tộc nào ở nước nào cũng có”điểm tốt",”điểm xấu", mấy hôm nay được thấy các anh các chị liệt kê thật xác đáng những thói hư tật xấu của Người Việt mình. Tôi chỉ xin tham gia mấy ý kiến nhỏ:

1. Những người xa quê hương lâu hoặc có thời gian sống ở nước ngoài là có nhiều điều kiện để nhìn lại”người mình" nhất và chắc thấu hiểu nguyên nhân hơn.

2. Chen nhau vì tôi sợ thiệt, vượt đèn đỏ vì không vượt”thằng khác" nó vượt trước, bắt tôi đi tôi sẽ”đút lót”,”người ta" lương thấp chắc sẽ nhận và cho qua. Luật không nghiêm chứ gì nhưng mà lương thấp lắm nên phải”làm tí" . . . Nên tăng lương cho “người ta". Có người bảo những năm 60-70 không thế, đơn giản vì hồi đó “làm tí" là hơi khó đấy. Kỷ luật phải đi đôi với kinh tế chứ.

3. Có người nói “vào cửa hàng thấy nó không tươi như bên tây" , đấy không phải là tật xấu, lương”nó" thấp thì tươi làm sao được.”Chúng nó" lắm tiền để đi mua sắm thế còn”mình" thì

Page 53: NGƯỜI VIỆT XẤU XÍ - minhha.vn · Bạn đọc, các nhà nghiên cứu gần xa hãy cùng vào cuộc, đóng góp bằng những ý kiến, câu chuyện cụ thể, những

chả ra gì. Mua thì mua không mua thì thôi. Trả lương cao đi, bắt phải cười, không cười thì đuổi, thuê”đứa khác" nhưng mức chi chỉ có vậy, không thể trả cao hơn được. Tới đây sẽ thấy khác, WTO hội nhập sẽ khác . . . Vào thử nhà hàng “đắt tiền" thì thấy khác ngay.

4. Có cái thói quen”Cảm ơn - xin lỗi “này mới thấy đau đầu này, tật xấu rất khó sửa ! Đành Kiên nhẫn thôi, giáo dục từ bé và cũng phải tuỳ theo xã hội thay đổi thế nào nữa. Thế hệ này không được thì thế hệ sau sẽ làm được.

Văn hoá “làng nhỏ" cũng phải mất thời gian để hoà nhập “đô thị", lại lâu lâu không biết thế giới thay đổi thế nào. . . Có ông mới đi tây về cũng lịch sự lắm, được mấy hôm . . . lại bị mắng “hâm nó vừa vừa thôi", rõ ràng đã thay đổi tốt lên nhưng”về đây" không có điều kiện . . . . để nói tiếng Anh ! Càng hội nhập thấy mình càng”lộ" nhiều tật xấu, Tật xấu không bẩm sinh mà phụ thuộc vào hoàn cảnh & điều kiện xã hội !

Cái nguy hiểm ở chỗ, tật xấu có chỗ sống thì đức tính tốt không phát huy được, đôi khi là bị cho là lạc hậu.

Mình (tôi) cũng có tính xấu là hay nghĩ xấu về người khác như trên mà quên mất “người ta" còn có rất nhiều đức tính tốt khác. Anh chị thông cảm và chia sẻ nhé !

Cách trước mắt để loại bỏ thói hư tật xấu tạm thời đó là: - Làm gương cho người khác từ chính mình từ việc nhỏ nhất - Hãy có 1 lòng tin vào thế hệ trẻ, vào tương lai ngày mai sẽ khác. Lê Minh (1974)- Hà Nội - 10/2006

Tên: Nguyễn Quỳnh Anh

Sửa dần thói xấu vặt từ thế hệ 8x

Đối với người Việt Nam ta, theo tôi, người lớn đã sống theo quán tính rồi, sửa những thói xấu vặt như chúng ta thường nói một cách hiệu quả là khó.

Đối với lớp trẻ, chúng tôi thường bị ảnh hưởng bởi người lớn. Nhưng nếu nhà trường có môn học làm người, dạy các em từ lời ăn tiếng nói, dáng đi, tác phong ăn uống, tiếp bạn, chung sức học tập và làm việc, biết ganh đua nhau để tiến lên, tôn vinh những thành tích thực sự, ai, nhóm nào cũng có thể nổi tiếng đúng nghĩa. . . thì có lẽ hiệu quả hơn.

Theo tôi, vấn đề là ở hệ thống chương trình giáo dục. Hãy đi vào bản chất của sự việc. Nếu cứ đưa ra hiện tượng không thôi, thì rất khó tìm cách sửa chữa.

Tôi, bạn bè tôi, người thân của tôi có rất nhiều thói xấu như những bài viết của nhiều người trên báo này. Đa số họ cho là hiển nhiên, tự nhiên nó như vậy. Hành động xảy ra rồi thì nhiều người tự ân hận thấy mình xấu, nhưng rất khó hoặc không thể chữa lại.

Nhiều thói xấu vặt đã biến chúng ta thành những người khó hợp tác. Kết quả chúng ta ngày càng nghèo về chất lượng sống !

Page 54: NGƯỜI VIỆT XẤU XÍ - minhha.vn · Bạn đọc, các nhà nghiên cứu gần xa hãy cùng vào cuộc, đóng góp bằng những ý kiến, câu chuyện cụ thể, những

Tên: Nguyễn Thế Thụ

Người Việt có đức tính quật cường

Là người Việt Nam không mấy ai là không tự hào khi 1 đất nước nhỏ bé lại có thể đánh bại bao cuộc chiến tranh xâm lược của các đế quốc phong kiến, tư bản. Từ chiến thắng Chi Lăng, Bạch Đằng, Đống Đa lịch sử đến chiến thắng Điện Biên chấn động địa cầu. . . .

Là người Việt tôi chỉ mong sao tính quật cường của người Việt không những được đánh thức khi có gươm, súng và bom đạn mà sẽ được đánh thức bởi sự nghèo nàn, lạc hậu. Tôi tin rằng khi người Việt được đánh thức bằng điều này chúng ta sẽ xây dựng được 1 đất nước: dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh.

Tên: Nguyễn Đức Anh

Tính tự trọng của người Việt

Người Việt Nam ta bao đời nay vất vả mưu sinh. Nhiều người rất tự trọng, trừ khi cấp bách hay bất khả kháng thì mới chấp nhận nhờ nhau, cùng nhau đoàn kết vượt qua hoạn nạn.

Chúng ta phải làm thế nào phát huy tính tốt này - cùng nhau đoàn kết, giúp nhau, nhường nhau, tin nhau để cùng vượt qua hoạn nạn chung ? Về bản chất, người Việt Nam không phải xấu.

Tên: Phan Tiên

Tật xấu có phải”bẩm sinh" không

Về ý kiến cho rằng nên nói về cả mặt tốt và xấu của người Việt. Tôi cho rằng không cần thiết phải nói về mặt tốt ở chuyên mục này một khi nó đươc mở ra với mục đích ban đầu là bàn về”tật xấu". Qua một số ý kiến trên diễn đàn, tôi thấy một số tật xấu”nổi cộm" đã được đưa ra phê phán đúng với thực tế trong xã hội hiện nay ở Việt Nam cũng như trong cộng đồng người Việt ở nước ngoài.

Theo tôi, những tật xấu được nêu ra trên diễn đàn, về cơ bản không phải là”tật xấu bẩm sinh “của người Việt. Lấy ví dụ về tình trạng chen lấn nơi công cộng, khi tham gia giao thông…tôi thấy hiện tượng này không có trong những năm 60-70.

Rõ ràng đã có những yếu tố tác động đến sự xuất hiện những”tật xấu “ở mức độ bị coi như đó là tính cách của người Việt. Do đó tôi thấy nội dung cần mở rộng của diễn đàn là bàn về nguyên nhân làm và cách khắc phục.

Ngoài ra việc nói về tật xấu khônng phải chỉ liệt kê các”tật xấu “cho”sướng miệng “mà nên được bàn luận trên diễn đàn dưới dạng các mẩu chuyện ngắn có chút hài và phê phán sâu sắc sẽ có ý nghĩa hơn.

Page 55: NGƯỜI VIỆT XẤU XÍ - minhha.vn · Bạn đọc, các nhà nghiên cứu gần xa hãy cùng vào cuộc, đóng góp bằng những ý kiến, câu chuyện cụ thể, những

Tôi là thế hệ lớn lên trên miền Bắc nhưng năm 60-70, sau đó về miền Nam sống 20 năm, nay đang làm việc ở nước ngoài, tôi có điều kiện để đánh giá tính cách người việt khách quan. Nguyên nhân chắc còn nhiều, xin nhường lời cho các độc giả cùng tham gia.

Tên: linh

Điểm chưa hoàn thiện của người Việt Nam: Văn hóa”cảm ơn- xin lỗi"

Thực lòng khi đọc các bài viết về điểm xấu của người Việt, tôi thấy vừa mừng vừa buồn. Vui vì thấy sự nỗ lực của một số đông mọi người cùng muốn hướng tới sự hoạn thiện của người Việt chúng ta. Buồn vì thấy mọi người nói đúng quá, chỉ ra nhiều “thói quen xấu" quá.

Tôi chỉ xin chỉ ra ở đây một điểm mà tôi nghĩ là người Việt nên học tập, tiếp thu để hoàn thiện minh`: Khi các bạn đi chợ, thậm chí đi siêu thị ở Việt Nam, các bạn cảm thấy thế nào? Dân ta còn truyền nhau những lời khuyên , nào là:" không nên đi chợ A , vì dễ bị. . xin lỗi. . “chửi" , rồi thì “vào cửa hàng nào, phải mua một ít đồ nếu không mua, thì bước ra khỏi của hàng với hàng loạt lời nhắn, ánh nhìn ác cảm đằng sau lưng.

Đó là nói đến những khu chợ “thành thị”. Nói đến siêu thị thì tình hình tốt hơn, vì “chât lượng cao mà". Nhưng tôi thấy thực sự đi siêu thị Việt Nam không thoải mái. Người bán hàng" trông coi" thì không thực sự nhiệt tình; khuôn mặt thì luôn “phẳng lặng" không một chút thân thiên.

Trong khi ở siêu thị nưóc ngoài, người bán hàng luôn nở một nụ cười, nhiệt tình “cứ như thể không bao giờ cạn kiệt năng lượng". Và đặc biệt hơn, họ biết nói những câu “cảm ơn" khi khách mua xong hàng.

Xin nói về khách hàng một chút. Khi đi mua hàng ở Việt Nam, hiếm khi tôi nghe những câu như “cảm ơn" hay “xin lỗi “khi việc thanh toán được hoàn thành. Dường như họ nghĩ “giao dịch “chỉ là “giao dịch": tôi trả tiền- anh có nghĩa vụ phục vụ. . không hơn không kém. . v. . v. . .

Tôi thiết nghĩ, giá mà có thêm những câu “cảm ơn “và “xin lỗi" đúng lúc , thật lòng thì cuộc sống sẽ nhân văn biết bao nhiêu.

Tên: Khac Luu

Tôi rất hoan nghênh và ủng hộ khi báo Tiền Phong đưa ra diễn đàn những thói hư tật xấu của người Việt Nam. Tôi nghĩ rằng, đưa ra như vậy không phải là nói xấu, bêu riếu chuyện xấu của người Việt Nam, mà đây là một cách mà tự mỗi chúng ta tự nhìn nhận bản thân ta.

Tất nhiên, trong mỗi con người chúng ta ai mà chẳng có những thói hư tật xấu, quan trọng là chúng ta phải biết kiềm chế, biết những thói hư tật xấu của mình mà tự sửa sai, nhận lỗi mới là đáng quý.

Page 56: NGƯỜI VIỆT XẤU XÍ - minhha.vn · Bạn đọc, các nhà nghiên cứu gần xa hãy cùng vào cuộc, đóng góp bằng những ý kiến, câu chuyện cụ thể, những

Tên: Truong Long

Kính gửi Tòa soạn, Diễn đàn nói về thói xấu của người Việt có ý hay là giúp cho chúng ta cùng nhau nhìn lại bản thân mình mà sửa sai. Tuy nhiên, điều quan trọng hơn, chúng ta phải cùng nhau phân tích NGUYÊN NHÂN thói xấu từ đâu mà có, BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC như thế nào, diễn đàn sẽ hay hơn. Trân trọng

Tên: LÂM PHƯƠNG Thói a dua

Hàng ngày, trên các phương tiện thông tin đại chúng, sách báo . . . thường nói về người Việt chúng ta với biết bao điều tốt đẹp, đáng tự hào. Nhưng cũng thật thiếu sót nếu chỉ là như vậy, mỗi vấn đề muốn hoàn chỉnh chỉ khi có phản biện của nó, như dòng thông tin thì luôn phải có hai chiều vậy.

Bên cạnh những cái hay, cái đẹp, người Việt hiện nay đã nảy sinh những thói hư tật xấu mà ai cũng thấy , trước hết phải kể đến một thói xấu có gốc rễ từ xa xưa - Thói a dua. Thói a dua thể hiện trong mọi ngõ ngách của đời sống, từ cách ăn , cách mặc cách đi đứng nói năng mà đôi khi để ý , thấy thật kệch kỡm. Không chỉ dừng lại ở đó, ngay trong những tư duy mang tính riêng tư nhất , người ta vẫn bị chi phối kiểu tư duy “người ta sao, mình vậy “.

Trong làm ăn kinh tế thì khi thấy ai đó nuôi con này , trồng cây nọ bán được gía, thế là đổ xô vào , rủ nhau vào , mất hết cả suy xét lý trí, bất kể đến chút tư duy đơn thuần nhất là làm thế rồi bán cho ai , kết quả thì sao, mùa sau không ma nào mua , ế , đại hạ giá . . . lại làn điệu quen thuộc”. . . năm nay không có nơi tiêu thụ . . . đổ đi. .”

Ăn uống thì thành phong trào và luôn là như vậy, vậy nên thật bất hạnh khi con gì , cây gì bỗng trở thành đối tượng của sư thèm khát , chỉ ngày 1 ngày 2 sẽ tuyệt chủng mặc dù trước đó thừa mứa không ai thèm nhìn.

Học hành thì có một thời kỳ ra đường là gặp bác sỹ , kỹ sư, nay thì cán bộ maketing, chuyên viên phần cứng phần mềm , nhưng lại không hề có công nhân kỹ thuật cho tử tế.

Có lần , một công ty nước ngoài đến một trường trung cấp kỹ thuật tuyển nhân lực ( thợ cơ khí có tay nghề ) mà không thể tuyển được , và họ không hiểu tại sao lại chỉ có công nghệ thông tin , viễn thông mà không là cơ khí , hàn .

Thói a dua làm người ta đôi khi không phân biệt đúng sai , tốt xấu, mà cứ thấy người ta sao thì mình vậy, cuối cùng thì những cái xấu nhỏ bị nhân rộng lên một cách nhanh chóng , bị áp dụng đại trà , và cuối cùng thì thành cái bình thường hoặc không xấu lắm - thế là sai lệch chuẩn mực.

Tên: Minh Dương

Nhiệt liệt hoan nghênh Diễn đàn chống thói hư tật xấu

Xin nhiệt liệt cám ơn Tiền phong Online đã có sáng kiến mở ra Diễn đàn này. Thói hư tật

Page 57: NGƯỜI VIỆT XẤU XÍ - minhha.vn · Bạn đọc, các nhà nghiên cứu gần xa hãy cùng vào cuộc, đóng góp bằng những ý kiến, câu chuyện cụ thể, những

xấu tồn tại trong mỗi cá nhân, mỗi cộng đồng, bên cạnh những đức tính tốt đẹp là chuyện thường tình. Âu cũng là vì”sự thống nhất của các mặt đối lập. Điều quan trọng là làm sao chúng ta có thể giúp nhau nhìn thấy những điểm yếu đó của mình, vì”thuốc chữa" loại bệnh này chủ yếu là nằm trong chính mỗi con người.

Chính vì vậy mà diễn đàn này đang thực sự là một chiếc gương để những ai có chí hướng thiện có thể tự soi vào để có thể tự kiềm chế được cái xấu của mình, phần làm cho cuộc sống mỗi ngày một tốt đẹp hơn.

Khi đọc các ý kiến nêu ra trong Diễn đàn, tôi cũng giật mình bởi vì hình như có ai đó đã chỉ một số tật xấu của tôi. Có thể là tôi lặp lại một số ý kiến khác, mong Toàn soạn thông cảm, nhưng tôi vẫn xin nêu thêm một vài”nhược điểm" không nhỏ của chúng ta:

- Hình như nhiều người quá thiếu tự tin và quá thừa tự ti. Chính vì luôn nghĩ rằng mình kém cỏi nên trước một số người (trước người nước ngoài, trước những người có trách nhiệm cao hơn mình) thì lại tỏ ra quá khúm núm, khiến cho đối tác nhiều khi cảm thấy ái ngại đến mức khó chịu. Cũng chính vì tự ti mà luôn tìm cách để”hơn người", và nhiều khi hơn để làm gì thì cũng không cần biết (nhất là trường hợp sống bất chấp luật pháp, vượt đèn đỏ nhiều khi chỉ để chứng tỏ ta đây”dám" sống trên pháp luật, xe máy nhưng lại lắp còi ô-tô, cũng chỉ để . . . có cái còi hơn người!)

- Cách quan niệm về”quyền tự do" có vẻ như cũng có vấn đề. Đối với nhiều người, nhất là đối với một số người còn ít tuổi, hình như”tự do" có nghĩa là muốn làm gì thì làm, bất chấp pháp luật, bất chấp người khác. Có thể là do quan niệm như vậy nên thường xuyên có những vụ tai nạn giao thông do người tham gia giao thông không có thói quen để ý đến người khác, muốn đi thế nào thì đi như thế nấy, muốn rẽ ở đâu thì rẽ, v. v. . .

Từ một số nhận xét như vậy, tôi xin đóng góp một vài suy nghĩ, gọi là để “đóng học phí"! Người Việt Nam ta hãy tự tin ở bản thân mình, hãy có chí tiến thủ, cầu thị, cầu tiến nhưng không nên chỉ lo làm sao “hơn người".

Tên: Trung Dung - Quy Nhơn

Nhân 1 chuyến công tác ở Đà Nẵng, tôi cùng với 1anh bạn sau khi mua vé máy bay thì đến nơi kiểm tra hành lý. Sự việc không có gì đáng nói nếu không có tình huống này xảy ra. Khi mọi người đang xếp hàng đợi thì tôi và anh bạn nọ thấy nhiều khoảng trống ở phía trước liền chen vào, thật bất ngờ khi nghe phía sau những tiếng hét lên có vẻ khó chịu, quay nhìn lại thì tôi thấy 1 anh Tây nhìn bọn tôi có vẻ bực tức.

Bây giờ tôi mới hiểu là mình xử lý thiếu văn minh. Sau lần đó tôi cứ áy náy mãi, 2 kỹ sư mà để phạm những lỗi sơ đẳng. Nhân đây, tôi kiến nghị với Chính phủ phải có biện pháp tuyên truyền, giáo dục kèm những hình phạt thích đáng thì dân ta mới văn minh lên được.

Về thói hư tật xấu của người Việt kể ra đây nhiều lắm: Vượt đèn đỏ, chen lấn nhau trên xe buýt, không ưu tiên cho người già và người tàn tật, không biết giữ vệ sinh nơi công cộng,

Page 58: NGƯỜI VIỆT XẤU XÍ - minhha.vn · Bạn đọc, các nhà nghiên cứu gần xa hãy cùng vào cuộc, đóng góp bằng những ý kiến, câu chuyện cụ thể, những

gặp người cấp trên thì khúm núm, sợ sệt, nói với cấp dưới thì huênh hoang khoác lác, . . .

Còn một đặc điểm nữa của người Việt đó là tính bảo thủ, cực đoan: Trong 1 phòng thì khó ai có tài hơn trưởng phòng. Người phương Tây văn minh hơn thì ta học hỏi theo họ, nói ra điều này tôi tin chắc rằng cũng có người Việt cho rằng đó là bản sắc của chúng ta chăng?

Tên: Trịnh Tiến Long

Một trong những thói hư tật xấu nằm trong”xê ri" thói hư tật xấu của người Việt đã được nhắc nhiều, ở đây xin được nói thêm về thói”ích kỷ" trong một bộ phận người Việt chúng ta: Trong thực tế có thể thấy thói ích kỷ có phạm vi ảnh hưởng (xấu) rộng lớn đến các mặt của đời sống xã hội, ở đây phân tích qua hai hiện tượng sau:

Gần đây tình trạng mất an toàn vệ sinh thực phẩm ngày càng trở nên báo động và là mối lo ngại lớn của xã hội, đã được đăng tải nhiều trên các phương tiện thông tin đại chúng, như: lấy gà bị chết dịch mà đem bán, lấy chất hoá học độc hại mà pha chế thành rượu để bán, lấy chất tẩy rửa toa lét mà chế biến thức ăn để bán, . . . . rồi phun thuốc kích thích và thuốc trừ sâu cho rau ngày hôm trước thì hôm sau đem bán. . . nghĩa là mặc dù biết những thứ đó là rất độc hại và thậm chí có thể gây chết người nhưng miễn là có lợi cho mình là được, còn người khác thì”mặc kệ" - đó là biểu hiện của thói ích kỷ, mà hậu quả không những chỉ trước mắt mà ảnh hưởng lâu dài tới nòi giống”người Việt".

Tục ngữ ta có câu”thương người như thể thương thân", song hình như một số”người Việt" ta ngày nay đã không còn nhớ và hiểu câu tục ngữ đó nữa. Mặc dù dẫu biết là”cơ chế thị trường" có mặt trái của nó, song làm như vậy dường như đã đi trái với”quy luật thị trường"?

Biểu hiện thứ hai: Hiện tượng vứt rác bừa bãi gây mất vệ sinh nơi công cộng; tổ chức sản xuất kinh doanh làm ô nhiễm môi trường; mất trật tự, chen lẫn nơi đông người; và đặc biệt sử dụng lãng phí trang thiết bị phương tiện làm việc trong cơ quan công quyền,”cha chung không ai khóc"?

Tên: Hoàng Hải

Hoan nghênh Báo Tiền Phong đã mở một diễn đàn rất bổ ích cho mọi người. Diễn đàn này sẽ là chiếc gương cho mỗi người trong chúng ta tự soi vào. Bàn về ý thức của người Việt Nam tôi rất buồn khi phải nói rằng rất nhiều người Việt Nam chúng ta chưa có ý thức. Ý thức cộng đồng, ý thức chấp hành luật lệ giao thông. . . vv!

Đơn giản là đi ra đường phố Hà nội (nói riêng)chúng ta có thể thấy ngay ý thức của

người Việt khi tham gia giao thông cao đến mức nào. Chuyện kẹp ba, kẹp bốn, đi dàn hàng ngang trên đường là chuyện đương nhiên, vượt đèn đỏ là”chuyện thường ngày ở huyện".

Đáng trách nhất là có nhiều ông Bố bà mẹ đèo con nhỏ mà vẫn vượt đèn đỏ như thường. Làm sao răn dạy được bọn trẻ khi mà chính Bố Mẹ chúng còn những hành động như vậy.

Page 59: NGƯỜI VIỆT XẤU XÍ - minhha.vn · Bạn đọc, các nhà nghiên cứu gần xa hãy cùng vào cuộc, đóng góp bằng những ý kiến, câu chuyện cụ thể, những

Và một điều nữa góp phần không nhỏ vào sự lộn xộn trên đường phố là do láu cá hơn người, ai cũng muốn nhoi lên, luồn lách bất chấp tất, kể cả lấn phần đường ngược chiều hay leo lên vỉa hè, chữ “nhường" không có trong Từ Điển của họ. Và như vậy đã ách tắc lại càng ách tắc hơn, rồi tai nạn và sau đó họ lại than thở cho số phận đen đủi.

Ước mơ một xã hội Việt Nam thực sự văn minh bao giờ mới trở thành hiện thực ?

Tên: Nguyễn Trung Thành

Từ hôm tôi góp ý kiến trên diễn đàn này tôi thấy thật ra trong chính mình cũng có những thói xấu như vậy

Tôi rất hoan nghênh báo Tiền phong đã mở ra diễn đàn này, tôi nghĩ rằng thói hư tật xấu thì ở đâu cũng có, nước nào cũng có, thói hư tật xấu nhiều hay ít, tính chất như thế nào nó phụ thuộc vào văn hoá, văn minh của mỗi nước, mỗi vùng vì vậy có thể nói thói hư tật xấu của người Việt Nam ta nó xuất phát từ lối sống, lối làm việc, tập tục văn hoá tích luỹ từ bao đời mà hình thành.

Tất nhiên bên cạnh những thói xấu, người Việt Nam ta cũng có rất nhiều những nét văn hóa đẹp. Tôi mong muốn rằng mọi người góp ý kiến trên diễn đàn này hãy suy nghĩ về chính bản thân mình vì trong mỗi con người chúng ta ai cũng có những thói xấu mà người Việt Nam ta lại hay có thói quen nói về người khác nhiều mà ít suy nghĩ về chính bản thân mình, đây cũng là một thói rất xấu, tôi cũng vậy, từ hôm tôi góp ý kiến trên diễn đàn này tự nhiên tôi thấy thật ra trong chính con người mình cũng có lúc thực hiện những thói xấu như vậy.

Mọi người hãy sống thật với bản thân mình, suy nghĩ học hỏi những lối sống tốt, sống có ý thức, lịch sự, văn minh và thực hiện nó ngay từ ngày hôm nay và góp ý tuyên truyền với những người bên cạnh hoặc ít nhất là sống để người bên cạnh nhìn thấy và học hỏi mình, tôi nói vậy thôi chứ cũng chưa biết tôi có thực hiện được không, nhưng ai mà thực hiện được thì tôi nghĩ là đáng khen!

Tên: Nguyễn Bình Sơn

Nhân tiện tôi xin được kể lại câu chuyện hôm đi du lịch. Hôm đi mua tua du lịch dứt khoát vợ tôi đòi phải đi mua vé đi cùng với Tây (Người nước ngoài) lý do đơn giản thôi: lên xe không phải tranh chỗ, không lộn xộn khi ở trên xe thế là đỡ mệt rồi.

Khi đi được khoảng 40km dừng lại cho mọi người nghỉ ngơi (Vệ sinh, uống nước. . . . . . ) chuyện bình thường, tất nhiên là chúng tôi cũng phải cần giải quyết chớ.

Khi đi ra đến chỗ vệ sinh thì thấy mọi người xếp hàng lần lượt nam cũng như nữ, nhưng toàn Tây là Tây thôi, nhìn sang mấy chỗ khác gần đó thì chỉ toàn thấy Ta là Ta đang úp mặt vào cây vào rào mà xả. . . . . Chán !

Thế nến mới có câu vui ở Ta hôn nhau nơi công cộng thì ngượng nhưng làm cái việc kia

Page 60: NGƯỜI VIỆT XẤU XÍ - minhha.vn · Bạn đọc, các nhà nghiên cứu gần xa hãy cùng vào cuộc, đóng góp bằng những ý kiến, câu chuyện cụ thể, những

ngay ngoài đường thì quá bình thường như đó là nhu cầu vậy.

Tên: Quang Nguyen

Bàn về tính cách của người Việt tôi thấy trong truyện dân gian Trạng Quỳnh phản ánh đặc trưng tính cách của người Việt chúng ta. Một hồi trống Trạnh Quỳnh vẽ được 10 con giun còn sứ Tàu vẽ chưa xong đầu con cọp.

Đã gần 20 năm chúng ta vẫn chưa tiến lên công nghiệp hóa hiện đại hóa được có phải vì tính cách láu cá (không phải thông minh) chúng ta chỉ biết lao động giản đơn, không đủ khả năng tiếp thu công nghệ - chúng ta chỉ biết”vẽ giun". Còn nước láng giềng họ biết làm những công việc tỉ mỉ -”vẽ đầu con cọp".

Họ đã biết tiếp thu và phát triển những công nghệ cao của thế giới và bây giờ họ đã chinh phục Vũ trụ. Tôi nói điều này để chúng ta đừng ảo tưởng, chúng ta phải biết vị trí của chúng ta ở đâu để phấn đấu.

Dân tộc chúng ta vẫn sinh ra những con người thông minh nhưng chỉ là thiểu số. Cái xấu đã cản trở sự đi lên của dân tộc. Chúng ta phải thay đổi?! Tôi mong được tham khảo ý kiến của các bạn.

Tên: Tú Nghĩa

Tôi rất hoan nghênh diễn dàn Người Việt - Phẩm chất và thói hư tật xấu, mong muốn góp một ý nhỏ nói về tính tự ti. Tự ti đối với mỗi người không hẳn là xấu, có người vì tự ti (kém bạn bè) mà vươn lên trong cuộc sống trở thành người có ích, nhưng cũng không ít người vì tự ti đã làm hỏng cả cuộc đời.

Tôi ví dụ ở một số bạn trẻ hiện nay được bố mẹ cho ăn học tử tế, thế nhưng chỉ vì thi trượt Đại học, thấy kém bạn, kém bè mà sinh tiêu cực, nghĩ mình không làm gì được, mặc cảm rồi tự buông thả bản thân, tìm đến với những thú vui rẻ tiền, cờ bạc, nghiện hút. . . tất cả mọi chuyện kết thúc ở đâu mọi người đều biết.

Còn một số vấn đề đối với đời sống xã hội, nhất là cuộc sống gia đình, vợ chồng. Anh chồng tự ti vì vợ nói, làm những việc không theo ý muốn của mình, sinh ra”đá thúng, đụng nia" cho là vợ coi thường, rất dẽ dẫn đến”cơm chẳng lành, canh chẳng ngọt, rồi nghiêm trọng hơn là”tan đàn, xẻ nghé".

Người vợ tự ti dẫn đến tự mình làm những việc mà mọi người cho là không được phép để thể hiện rằng không có anh tôi vẫn có thể làm được. . .

Trong cuộc sống còn rất nhiều thói hư tật xấu nữa, cũng có thể là tính cố hữu của người Việt, nhưng cũng có thể là do ý thức của từng người. Nhưng tôi cho rằng môi trường xã hội hiện nay với thời đại bùng nổ thông tin là vấn đề lớn tác động trực tiếp đến suy nghĩ của từng người.

Page 61: NGƯỜI VIỆT XẤU XÍ - minhha.vn · Bạn đọc, các nhà nghiên cứu gần xa hãy cùng vào cuộc, đóng góp bằng những ý kiến, câu chuyện cụ thể, những

Rất mong diễn đàn càng có nhiều người tham gia và thu được kết quả, góp phần cho mọi người hiểu thấu đáo hơn về cuộc sống và xã hội.

Tên: Mai Thanh Hải - Hà Nội

Thói hư tật xấu thì ở đâu mà chẳng có; mỗi cá nhân, mỗi gia đình, làng xã, tỉnh huyện cho đến quốc gia, đến toàn thế giới, nói chung đâu đâu ta cũng tìm ra thói hư tật xấu.

Cái gì cũng có hai mặt, viết về thói hư tất xấu của người Việt mình để cho dân mình biết được cái xấu để mà tránh, tìm được cái tốt mà noi theo. Đó là một việc tốt và nên làm.

Trái lại, cái gì cũng phủ nhận sạch trơn, cực đoan một chiều sẽ gây ra một hiện tượng tiêu cực trong xã hội; viết về thói hư tật xấu của người Việt với mục đích bôi nhọ, nói xấu, chà đạp lên những phẩm giá mà cha ông đã dày công vun đắp và gìn giữ thì đó là một việc làm đáng lên án và cần loại bỏ ngay từ lúc đầu.

Bởi vậy, đứng trước một vấn đề người viết cũng như những người góp ý kiến trên diễn đàn cần nhìn nhận vấn đề một cách nghiêm túc, khoa học, làm những gì có lợi cho dân, cho nước thì nên làm; nếu làm mà có hại thì nên tránh càng sớm càng tốt.

Chúng ta đang sống trong xã hội thông tin, vì vậy một thông tin không có lợi phát ra sẽ xẩy ra hiện tượng Dôminô về sự tiêu cực trong dân chúng. A dua, tát nước theo mưa, hay cao đàm khoát luận để thể hiện mình trước mọi người là việc không nên.

Thói hư tật xấu của người Việt thì ai cũng đã rõ. Và cái tốt của người Việt lại càng rõ như”ban ngày", tại sao chúng ta cứ nhăm nhăm viết về”Thói hư tật xấu của người Việt" mà lại không viết về”Cái Tốt của người Việt".

Tôi nghĩ, một cuốn sách nói được toàn diện mọi khía cạnh của vấn đề là phải đề cập đến mặt xấu và cả mặt tốt của vấn đề. Không nên một chiều võ đoán. Võ đoán một chiều về đạo đức của dân tộc lại càng nên cẩn trọng.

Tên: Hạu - Vũ Trọng

Tôi là bạn đọc thường xuyên của Báo Tiền phong và rất trân trọng các chuyên đề, bài viết được đăng trên báo. Gần đây có chuyên mục “Người Việt: phẩm chất và thói hư tật xấu", tôi thấy rất tâm đắc.

Trong cuộc sống, là người chứng kiến rất nhiều cảnh ngang tai chướng mắt, cũng hay thẳng thắn góp ý và cũng hay bị phản ứng. Ví dụ: vào cửa hàng mua xăng, ai cũng muốn mua trước, thế là người sau đỗ ngay xe trước mũi xe của người đến trước. Người bán hàng lại tiện tay, bơm luôn xăng cho anh ta, tạo nên thói xấu. Nếu người sau không đồng ý cho bơm trước thì sau khi được bơm xăng xong cũng không có lối ra.

Còn nhiều chuyện lắm: mà tôi chắc chỉ có ở Việt Nam. Trong một lần được đến thăm đất nước Singapore, trong đoàn tôi có rất nhiều người nghiện thuốc lá. Tuy nhiên, trong suốt

Page 62: NGƯỜI VIỆT XẤU XÍ - minhha.vn · Bạn đọc, các nhà nghiên cứu gần xa hãy cùng vào cuộc, đóng góp bằng những ý kiến, câu chuyện cụ thể, những

thời gian này, không biết thế nào: tôi không thấy ai hút thuốc, kể cả lúc đang đứng ở ngoài đường.

Nhưng nếu ở Việt Nam, những người này chắc chắn hút ngay ở dưới biển “Cấm hút thuốc". Vậy lý do tại sao? Người Việt Nam chúng ta cũng biết tôn trọng luật lệ lắm chứ, nhưng tại sao luật pháp trong nước lại không được thực thi nghiêm chỉnh.

Tôi xin kể lại một câu chuyện rất nhỏ nhân chủ đề này. Trong một lần ngồi chờ chuyến bay từ HCMC ra Hà Nội, tôi ngồi phía sau mấy anh chị ở phòng đợi Tân Sơn Nhất. Qua câu chuyện, tôi biết họ vừa có chuyến tham quan, học tập gì đó ở Autralia, Malayxia và có ghé qua cả Singapore. Câu chuyện xoay quanh vấn đề trật tự vệ sinh, môi trường ở các nước này.

Trong khi nói chuyện, các chị vẫn bóc kẹo ăn - chắc là kẹo mang từ nước ngoài về không thể không ăn ngay. Nhưng thật ngạc nhiên: các chị hồn nhiên bỏ ngay - đúng hơn phải dùng từ vứt - ngay giấy kẹo xuống dưới chân. Với một không gian trong phòng đợi của sân bay sạch sẽ và tiện nghi như vậy mà các chị làm được điều đó. Tôi quá sững sờ. Khi quay sang hỏi một anh ngồi bên cạnh, được biết cả đoàn là công chức một cơ quan lớn tại Hà Nội. Anh cũng là thành viên trong đoàn. Tôi chỉ cho anh giấy kẹo mà các chị vừa vứt ra. Anh ta cũng thấy ngượng và bỏ đi ra ngồi chỗ khác.

Không biết đó có phải là lỗi của tôi không, nhưng từ đó tôi cứ buồn mãi về hành động này. Các chị chắc cũng là trí thức cả, có thể khen và nhận thức được các hành động đẹp của người khác, đến lượt mình sao lại xử sự như vậy. Và tôi cũng biết, đó cũng là thói xấu chung của không ít người Việt chúng ta.

Tên: Thảo Hương

Nhìn vào tật xấu của mình để sửa mình

Xưa nay, nhiều người trong chúng ta thường sống với ảo vọng là: ta giỏi, ta tốt, ta đẹp nhưng kì thực có nhiều thói xấu mà ta không biết. Vì thế, tôi cho rằng việc mở diễn đàn này là rất cấp thiết. Bởi vì, chỉ có nhìn thấy cái xấu của mình thì mới biết tự”sửa mình". Có”sửa được mình" thì mới tiến bộ được, thì bạn bè năm châu mới tôn trọng và không đánh giá thấp chúng ta được.

Nhưng, theo tôi, cái điều quan trọng nhất vẫn là mỗi người phải biết”hành động đẹp" từ trong những việc nhỏ nhất hàng ngày. Như thế, tham gia vào diễn đàn này và viết về những vấn đề trong diễn đàn này mới có tác dụng, có ý nghĩa.

Tên: Thang Long

Với trách nhiệm là một công dân Việt Nam, trước hết tôi vô cùng hoan nghênh về diễn đàn

Page 63: NGƯỜI VIỆT XẤU XÍ - minhha.vn · Bạn đọc, các nhà nghiên cứu gần xa hãy cùng vào cuộc, đóng góp bằng những ý kiến, câu chuyện cụ thể, những

này và tôi muốn đề nghị có giải pháp phát động thật rộng rãi diễn đàn này tới lực lượng thanh niên.

Chúng ta xác định nếu một người, một lúc thì không thể nêu hết được những thói hư tật xấu của người Việt, vì vậy lúc này chỉ xin nêu một thói hư trước: Cái tai của chúng ta rất xấu- bởi chỉ ưa nghe khen không ưa nghe chê.

Đó là bệnh”thành tích" trong xã hội ta, một”dịch bệnh" đã lan tràn từ lâu và ngấm đến tận xương tuỷ của”nghành giáo dục" mà gần đây chúng ta mới dám”phát giác" và nói nhiều. . . song tôi nghĩ mức độ và phạm vi ảnh hưởng của nó hoàn toàn không chỉ là trong ngành giáo dục.

Tôi nghĩ đã đến lúc mỗi chúng ta phải tự mình tuyên chiến với căn bệnh này, nếu thực sự mong muốn xây dựng một xã hội phát triển bền vững và xây dựng đất nước Việt Nam”dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh".

Tên: Thanh Nam

Tôi nhiệt liệt ủng hộ chuyên mục này. . . Tôi cũng đã điều chỉnh mình ngay cả khi mục này chưa mở. . . . Tuy nhiên . . . Tối hôm qua khi đi làm về qua ngã 3 Lê Duẩn - Trần Nhân Tông (Hà Nội), trời mưa và tất nhiên không có anh công an nào , một mình tôi đứng chờ đèn xanh ( Nếu ai hay đi đường này thì thấy chuyện vượt đèn đỏ ở ngã 3 này là chuyện không có gì phải nghĩ ). Trong khi bên phải, bên trái tôi tiếng còi xe inh ỏi . . . Tự nhiên thấy mình vô duyên quá. Tôi có nên xấu hổ vì mình đã chấp hành luật giao thông không nhỉ?

Tên: Doan Quoc Nguyen Phi

Đây là MƯỜI ĐẶC ĐIỂM CỦA MỘT BỘ PHẬN NGƯỜI VIỆT NAM ( đương nhiên là không nói hết tất cả người Việt ) xin mạo muội được góp một chút lên diễn đàn để tham khảo, xin cám ơn.

1/ Cần cù lao động song dễ thoả mãn nên tâm lý hưởng thụ còn nặng.

2/ Thông minh, sáng tạo, song chỉ có tính chất đối phó, thiếu tầm tư duy dài hạn, chủ động.

3/ Khéo léo, song không duy trì đến cùng (ít quan tâm đến sự hoàn thiện cuối cùng của sản phẩm).

4/ Vừa thực tế, vừa mơ mộng, song lại không có ý thức nâng lên thành lý luận.

5/ Ham học hỏi, có khả năng tiếp thu nhanh, song ít khi học”đến đầu đến đuôi" nên kiến thức không hệ thống, mất căn bản. Ngoài ra, học tập không phải là mục tiêu tự thân của nhiều người Việt Nam (nhỏ học vì gia đình, lớn lên học vì sĩ diện, vì kiếm công ăn việc làm, ít vì chí khí, đam mê).

Page 64: NGƯỜI VIỆT XẤU XÍ - minhha.vn · Bạn đọc, các nhà nghiên cứu gần xa hãy cùng vào cuộc, đóng góp bằng những ý kiến, câu chuyện cụ thể, những

6/ Xởi lởi, chiều khách, song không bền.

7/ Tiết kiệm, song nhiều khi hoang phí vì những mục tiêu vô bổ (sĩ diện, khoe khoang, thích hơn người khác).

8/ Có tinh thần đoàn kết, tương thân, tương ái, song chỉ phát huy mạnh trong những hoàn cảnh, trường hợp khó khăn, bần hàn. Còn trong điều kiện sống tốt hơn, giàu có hơn thì tinh thần này lại ít xuất hiện.

9/ Muốn yên lành, nhẫn nhịn, song nhiều khi lại hiếu thắng vì những lý do tự ái, lặt vặt.

10/ Thích tụ tập, nhưng lại thiếu tính liên kết để tạo ra sức mạnh (Cùng một việc, một người làm thì tốt, ba người làm thì kém, bảy người làm thì hỏng).

Tên: Đinh Kim Ngân

Người Việt Nam có phẩm chất tốt đẹp là”trọng tình", sách vở nói như vậy, thầy cô nói như vậy, tất cả mọi người nói như vậy, và tôi cũng thấy như vậy.

Chỉ buồn là, bây giờ phẩm chất này đang được”phát huy" hiệu quả trong tất cả các mối quan hệ xã hội, đến nỗi mà một số người Việt dường như không còn biết đến các quy định, nguyên tắc.

Đi xin việc, cần quen biết, phải là con cháu thì mới vào được chỗ tốt, không cần quan tâm đến bằng”đỏ" hay”xanh", không cần biết đến các quy định về tuyển dụng, từ đó mới có các cụm từ”con ông cháu cha",”con cháu các cụ".

Làm việc gì cũng phải tạo mối”quan hệ" tốt, duy trì mối”quan hệ" cho tốt, rồi mới bàn tới hiệu quả công việc,”nhất thân, nhì quen" mà! Chúng ta đã quá quen với cánh cư xử”người nhà", chứ không thấy nguyên tắc, quy định ở đâu. (chuyện du học của cựu Bộ trưởng Nguyễn Minh Hiển là ví dụ điển hình).

Chính vì vậy người kém, nếu có quan hệ tốt cũng có thể có vị trí tốt trong xã hội, không cần người giỏi năng lực mà cần người giỏi giao lưu, nịnh bợ.

Tên: Hoàng Lập Chính

Người Việt và người Nhật có một điểm khác nhau. . .

Một lần, tôi dẫn một ông khách Nhật vào một quán ăn hạng vừa. Ông khách đó đã có một nhận xét làm tôi giật mình. Nhìn đống khăn giấy chùi miệng vứt bữa bài dưới đất, ông nói: “Tôi qua đây một thời gian thấy rằng người Việt và người Nhật có một điểm khác nhau rất căn bản. Người Việt thì quăng giấy lau ra đất vì nghĩ rằng sau đó dọn dẹp thì lại sạch ngay. Người Nhật thì nghĩ khi ăn mình để gọn khăn giấy lên bàn sau này lại đỡ mất công quét dọn".

Page 65: NGƯỜI VIỆT XẤU XÍ - minhha.vn · Bạn đọc, các nhà nghiên cứu gần xa hãy cùng vào cuộc, đóng góp bằng những ý kiến, câu chuyện cụ thể, những

Câu nói chỉ nói về việc vất khăn giấy trong quán ăn, nhưng tôi thấy thật chí lí. Câu nói trên chỉ vào thói quen”sai thì sửa" của người Việt mình. Người Việt mình thường không nghĩ sâu, khi làm việc gì thường ít tính đến những sai sót sẽ xảy ra để tìm cách phòng chống theo kiểu”sửa thì xong ngay ấy mà".

Tuy nhiên, sửa sai đồng nghĩa với mất thời gian, mất công sức và tiền bạc. Thậm chí suy nghĩ”biết sai mà vẫn làm, có gì sửa sau" vẫn tồn tại trong xã hội ta.

Tên: lavanbai

Chuyên mục “Cái xấu của người Việt" theo tôi là rất đáng được quan tâm. ta không sợ nói cái xấu của người Việt là”vạch áo cho người xem lưng" mà là ta dám nhìn thẳng những hạn chế của dân trí chúng ta để mà tiến lên.

"Cái xấu" mà người Việt hiện đang mắc phải nó rất biện chứng và là hệ quả của một thời gian dài ít hòa nhập với thế giới, ta chỉ thường ca ngợi ta”anh hùng, cần cù , thông minh. . . “như là khỏa lấp những vấn đề yếu kém vẫn đang tồn tại trong xã hội. “cái xấu" ở đây không phải sinh ra là đã thế mà nó bị ảnh hưởng của cách giáo dục, từ thực tế cuộc sống, từ những”bài học sinh tồn" mà cha ông ta dặn lại; nó chỉ thuần túy là khả năng chống chọi với thiên nhiên, ngoại xâm, với các thế lực muốn thôn tính ta.

Khi ta hội nhập thì cái mặt bằng ngàn năm đó cũng cần được nhìn nhận theo" tiêu chuẩn quốc tế" và điều đó dân Việt ta cũng phải suy nghĩ!

Theo tôi bước “đột phá" cho việc loại bỏ “cái xấu" này phải ngay từ Thủ đô Hà Nội của ta. Không thơm cũng thể hoa nhài / Dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An, câu ca dao đó như nói lên rằng" người Việt ta" đã từng có những chuẩn mực về giao tiếp và mang bản sắc dân tộc. Ấy vậy mà bây giờ đây tìm được mấy người Hà Nội còn giữ được tiếng thơm ấy? Vậy hãy bắt đầu từ Thủ đô Hà Nội!

Tên: Toan

Thói xấu”không muốn ai hơn mình"

Người Việt mình có nhiều điểm tốt, nhưng thói quen xấu cũng rất nhiều. Chẳng hạn không muốn người khác hơn mình. Vì vậy, nếu có một người nào đó làm được một việc tốt và được tuyên dương thì nhiều khi sẽ có sẽ có người khác tìm cách chỉ trích và triệt hạ người được tuyên dương ngay.

Ý muốn nói là, nó không thể hơn mình được, mình phải giỏi nhất. Mình phải chỉ trích nó cho ra trò. Cách chỉ trích thì khỏi phải nói, kiểu”vạch lá tìm sâu". Chỉ trích theo kiểu muốn làm tiêu tan luôn uy tín của người kia.

Tên: Đồng Thị Hà

Tôi đã đọc các bài viết của những người có tâm huyết đóng góp về chuyên mục Phẩm chất

Page 66: NGƯỜI VIỆT XẤU XÍ - minhha.vn · Bạn đọc, các nhà nghiên cứu gần xa hãy cùng vào cuộc, đóng góp bằng những ý kiến, câu chuyện cụ thể, những

và thói hư tật xấu của người Việt Nam. Tôi thấy những ý kiến này rất hữu ích và bổ ích đối với người Việt Nam chúng ta khi phông văn hoá còn hạn chế rất nhiều.

Ngay trong cuộc sống đời thường hay trong giao tiếp cũng vậy. Phải chăng chúng ta hãy nhìn lại nền giáo dục của nước nhà đang đi thấp xuống. Nhưng trong các bài viết đóng góp ý kiến chúng ta cần chỉ ra đâu là nguồn gốc, đâu là xuất xứ cũng như sự phát triển của nó qua các thời kỳ như thế nào? Bởi vì người Việt Nam vốn mang cái cơ bản là không cơ bản. Theo Giáo sư Phan Ngọc người Việt Nam chúng ta sống theo kiểu”Lắp Ghép".

Tên: Nguyễn Trung Thành

Một thói xấu của người Việt

Hiện nay tình hình giao thông của cả nước nói chung và ở các thành phố lớn nói riêng rất phức tạp, phương tiện tham gia giao thông rất nhiều, điều kiện hạ tầng kỹ thuật còn thấp kém, thiếu đồng bộ nên thường xuyên xảy ra ùn tắc, bên cạnh đó ý thức của người Việt Nam ta trong giao thông cũng như trong các hoạt động xã hội rất kém.

Tôi thấy hễ cứ xảy ra ùn tắc là mọi người phi lên vỉa hè, già có, trẻ có, trí thức cũng có, không hiểu những người này có hiểu hành động của họ sẽ xảy ra hiện tượng”nút cổ chai" và sẽ làm cho tình hình càng trở lên ùn tắc hay không mà mọi người cứ”vô tư" như vậy.

Có thể nói hành động này rất thiếu văn hoá, ích kỷ và không đẹp mắt tí nào. Hành động trên cho thấy một thói xấu của nhiều người Việt Nam ta là ích kỷ, ý thức cộng đồng rất kém, ít nhường nhịn giữa người với người trong xã hội. Mong rằng người Việt Nam ta sẽ văn minh lịch sự hơn thể hiện trong những hành động nhỏ nhưng rất ý nghĩa như thế này.

Tên: Lê Vũ

Cứ tham gia giao thông, bạn sẽ thấy rất nhiếu thói hư , tất xấu của người Việt Nam thể hiện ra ! Nếu liệt kê thì nhiều lắm. Tôi chỉ muốn nói về tật: Cái gì cũng muốn phải hơn người khác. Xếp hàng: người ta cứ nghĩ, xếp hàng là chỉ có ở Việt Nam hay các nước XHCN. Nhưng ra nước ngoài mời thấy, mọi người rất lịch sự và trật tự khi đợi đến phiên của mình: đi xe buýt, vào mua hàng, đi xem . . .

Nhiều người Việt Nam bây giờ mất đi tính cách chia sẻ, nhường nhịn, bất cứ lúc nào cũng phải chen lấn để hơn người khác. Dân thường đã thế, quan chức không ít người còn tệ hơn, họ cứ nghĩ mình phải trước thiên hạ. Xe của một số cơ quan gắn còi hụ sai luật chẳng qua là muốn giành đường khi tham gia giao thông.

Tham gia giao thông: Mạnh ai lấy chạy, lấn hơn người được tí nào hay tí đó, hậu quả là tình trạng kẹt xe gia tăng. Khi dừng đèn đỏ, xe sau cứ luồn lách vượt lên, tràn qua làn xe hơi, thậm chí qua cả làn ngược chiều.

Ô tô không dám dừng đúng khỏang cách quy định, sợ người khác chèn ngang. Xe máy thì

Page 67: NGƯỜI VIỆT XẤU XÍ - minhha.vn · Bạn đọc, các nhà nghiên cứu gần xa hãy cùng vào cuộc, đóng góp bằng những ý kiến, câu chuyện cụ thể, những

len lỏi vào bất cứ khoảng trống nào để vượt hơn người. Không có khái niệm nhường nhau khi tham gia giao thông, ngay cả khi luật qui định, nhường xe cho đường ưu tiên.

Cứ tham gia giao thông, bạn sẽ thấy rất nhiếu thói hư , tất xấu của người Việt Nam ta thể hiện ra.

Tên: TRung NGôn

Tính ca nể và không công bằng

Đó là tính cả nể những người”cao niên" và”có công". Các nước, dù có là thủ tướng hoặc tổng thống, ngay cả khi đã”hạ cánh", nếu xác định là có tham nhũng trong thời gian cầm quyền thì xin mời ngài hãy ra toà. Tài sản tham nhũng sẽ bị tịch thu bằng hết. Có như thế mới răn đe được những kẻ đương chức không dám”làm càn".

Ở ta thì thực tế nhiều nơi cho thấy một số quan chức biết chắc là dính đến tham nhũng nhưng”hạ cánh an toàn" rồi là thôi, không truy cứu nữa. Điều này dung túng bọn tham nhũng vơ vét của cải của nhân dân trước khi”hạ cánh".

Tên: PVT

Tôi đồng tình cao với ý tưởng xuất bản cuốn sách của nhà phê bình Vương Trí Nhàn. Tôi thấy rất cần thiết với người Việt ta trong sự nghiệp hội nhập. Tôi xin kể câu chuyện tôi đọc từ khi còn bé, đăng ở tạp chí Văn nghệ quân đội (xuất bản thời kỳ chiến tranh chống Mỹ).

Đại ý của câu chuyện là có 2 cán bộ cùng công tác ở Gia Lâm, Hà Nội. Nhà hai anh liền kề nhau, chiều chiều, họ về cùng về một khu tập thể. Buổi chiều luôn có hai bà vợ chờ chồng.

Câu chuyện trở thành bi hài khi một trong hai bà vợ phát hiện chồng mình bao giờ cũng về sau ông hàng xóm. Chị ta tra khảo thì nhận được lời giải thích từ phía chồng là tắc cầu Long Biên.

Chị vợ không chấp nhận lý do giản đơn đó và nghĩ ông hàng xóm luôn về trước, chỉ có chồng mình khờ dại,”đần “thì mới thế. Lý do cũng được bà đưa ra làm yêu cầu xin bỏ chồng.

Mấy chục năm nay, tôi không quên câu chuyện đó. Ngoài ra, hàng ngày, tôi được nhìn, được chứng kiến các câu chuyện khác thấy rất buồn. Mới đây, khi nói chuyện với con trai, tôi cũng dẫn ra những ví dụ đại loại như vậy, ngõ hầu cho cháu hiểu để phấn đấu.

Tôi bảo cháu thế hệ các con nhiều người tài nên con phải gắng học tập, tích lũy kiến thức, sau này sống đàng hoàng. Cháu trả lời: “Bố yên tâm, thời nay nhiều người khôn thì đúng chứ nhiều người giỏi thì cần xem lại”.

Tôi thực sự bất ngờ khi đứa con vị thành niên nhận thức như vậy. Đây là điều đáng lo cho các thế hệ của chúng ta. Xin cảm ơn diễn đàn và hy vọng mọi người Việt Nam không tính

Page 68: NGƯỜI VIỆT XẤU XÍ - minhha.vn · Bạn đọc, các nhà nghiên cứu gần xa hãy cùng vào cuộc, đóng góp bằng những ý kiến, câu chuyện cụ thể, những

dại – khôn mà phấn đấu thành giỏi, thành tài.

Tên: Minh Trung

Có thể kể ra đây vài thói hư tật xấu người Việt: 1. Ganh ăn, tức ở, cạnh tranh không lành mạnh, không công bằng 2. Thích nói xấu, bêu rếu, hạ bệ người khác. 3. Không muốn người khác hơn mình. 4. Muốn người khác có thói hư tật xấu giống như mình. 5. Hay đùn đẩy trách nhiệm 6. Vọng ngoại, đứng núi này trông núi nọ. 7. Tư duy chủ quan, áp đặt, thiếu căn cứ. 8. Thích gây gỗ, cải vả, thiếu tôn trọng bản thân và mọi người. 9. Tò mò chuyện riêng tư người khác. . . .

"Nhân bất thập toàn" - không ai không có thói hư tật xấu trong suốt cuộc đời. Bởi vậy, con người mới cần giáo dục, cần học tập, rèn luyện, cần tư duy nhận định đúng - sai trước cái xấu, cái tốt.

Cuộc đời là chuổi “Đúng" - “Sai" nối tiếp. Cho dù thể nào đi nữa, không nên ảo tưởng là xoá bỏ hết mọi thói hư, tật xấu của con người. Xấu - tốt, đúng - sai là hai mặt”biện chứng" của một vấn đề: Con người. Nhưng chúng không thể mất niềm tin là sẽ giảm thiểu được thói hư tật xấu. Vì một yếu tố rất khách quan: Con người luôn luôn muốn hoàn thiện con người.

Tên: Lâm Gia Bình

Một số thói xấu người Việt

1. Người Việt hay ăn uống linh tinh: Đó là một thói xấu ăn uống mất vệ sinh, thấy bán thứ gì cũng mua ăn mà không biết các loại thức ăn đó nguồn gốc từ đâu. Đặc biệt hiện nay thấy con vật gì cũng cho là đặc sản, nhất là uống rượu không nguồn gốc, cắt tất cả tiết các loài vật có thể ăn cho vào rượu để uống còn cho là bổ.

2. Người Việt hay có tính”dĩ hoà vi quý", lý tình không rõ ràng dễ dẫn đến hỏng việc. . . .

Tên: pham thu huong

Tôi rất thích chuyên mục này của Báo Tiền Phong. Tôi muốn được cùng chia xẻ ý kiến của cá nhân.

1. Người Việt mình thích ganh đua và bệnh thành tích. .

Ví dụ chuyện học sinh tiểu học, các phụ huynh đua nhau gửi con cho cô dạy trước Nếu tính tỷ lệ”thần đồng" là đọc thông viết thạo trước khi vào lớp 1 thì Việt Nam là đứng đầu.

- Hiện nay các cháu tiểu học học bán trú thì việc dạy con gần như khoán thẳng cho nhà trường và" trăm sự nhờ cô giáo quan tâm giúp đỡ".

Page 69: NGƯỜI VIỆT XẤU XÍ - minhha.vn · Bạn đọc, các nhà nghiên cứu gần xa hãy cùng vào cuộc, đóng góp bằng những ý kiến, câu chuyện cụ thể, những

2. Tại sao lại ghét người giàu ?

Tôi cảm thấy việc này thể hiện rất rõ trong lĩnh vực nghệ thuật ( văn học hoặc điện ảnh). Hầu như nhân vật giàu có thì đều độc ác, tham lam. Người nghèo thì hiền lành tốt bụng. Vậy thì mục tiêu xã hôị là gì, hướng cho người ta thành người giàu có hay người nghèo.

Nghĩ đến điều này tôi thường chạnh lòng khi xem các bộ phim của Trung quốc, ở đó tôi thấy con người thân thiện hơn, giàu lòng nhân ái hơn và khát vọng dân tộc họ mãnh liệt hơn. Trên đây là vài suy nghĩ của tôi. Rất mong được chia xẻ cùng các bạn.

Tên: NVL

Tôi hoàn toàn ủng hộ trong việc mở chuyên mục này . Vì ông cha ta có câu: Biết người biết ta, trăm trận thắng. Vì vậy, chuyên mục này sẽ góp phần nói rõ hơn về chính bản thân chúng ta , về những điểm yếu kém , và hạn chế của người việt từ xưa đến nay .

Chúng ta sẽ cùng nhau nghiên cứu , tổng kết ra những điểm yếu những thói hư tật xấu nổi bật mà người Việt Nam ta hay và luôn mắc phải dù ở bất kỳ thời điểm lịch sử nào.

Tên: Văn Minh

Không có ý thức tổ chức kỷ luật

Tôi đi qua nhiều nước, thấy người Việt mình còn rất kém về ý thức tổ chức kỷ luật. Thường cứ có 3 người là không ai muốn nhường ai.

Trong khi người ta thì khác, cứ có 3 người là xếp thành hàng. Có lẽ phải đưa vào chương trình cải cách giáo dục những điều đơn giản như vậy chăng.

Chúc người Việt ta ngày một ít tật xấu!

Tên: Trần Văn Phúc

Nói sau lưng là một tật xấu nguy hiểm

Một thói xấu của người Việt Nam ta là”nói sau lưng", không dám công khai góp ý hay phê bình. Nói sau lưng thường được một số người lợi dụng để chia rẽ làm mất đoàn kết bằng cách tung tin thất thiệt về tổ chức hay các nhân nào đó và thường được hội”Buôn dưa lê" đưa ra thị trường như là câu chuyện làm quà đã vô tình tiếp tay cho kẻ có dụng ý không tốt.

Nói sau lưng cũng là sản phẩm của của thói xấu khác là sự trù úm của người có quyền hành đối với những người dám nói thẳng nói thật nhất là khi nói thẳng nói thật các yếu điểm của lãnh đạo. Hậu quả của nó thì ai cũng biết là sự mất dân chủ trong cơ quan, là sự chia rẽ, bè phái, bằng mặt mà chẳng bằng lòng là miếng đất cho bọn cơ hội làm ăn, tham nhũng.

Tên: le van cuong

Page 70: NGƯỜI VIỆT XẤU XÍ - minhha.vn · Bạn đọc, các nhà nghiên cứu gần xa hãy cùng vào cuộc, đóng góp bằng những ý kiến, câu chuyện cụ thể, những

Tôi thực sự lấy làm buồn khi giữa thủ đô là trung tâm văn hoá , kinh tế, chính trị của 1 nước thế mà nhiều người nơi ấy lại không có ý thức một chút nào cả.

Điển hình như trên các con phố, tại các ngã tư đông người, người tham gia giao thông chen chúc nhau, mạnh ai nấy thắng. Thậm chí ngay tại những phần đường dành cho phương tiện rẽ phải nhưng vẫn bị phương tiện đi thẳng đứng lấn hết .

Trong các chuyến xe khách đông người ngột ngạt là vậy thế mà vẫn có những người hút thuốc làm bao nhiêu người khó chịu . . . . . . phải nói rằng ý thức của 1 bộ phận người Việt quá tồi.

Tên: Vũ Sơn Hà

Liêm sỉ

Bác Hồ đã nói: Nhân dân ta rất liêm sỉ. Chúng ta có thể hiểu rằng: Liêm sỉ là tính phân minh ngay thẳng, không lấy của bất nghĩa; khi bản thân có lỗi lầm biết hổ thẹn, tự mình lấy làm khó chịu, nhục nhằn trong lòng.

Hãy suy nghĩ về bước phát triển của một con người: khi là một đứa trẻ nghịch ngợm, có lỗi làm bố mẹ buồn phiền thì trong lòng đứa trẻ gây ra lỗi đó tự cảm thấy cắn rứt, xấu hổ, ân hận muốn chuộc lỗi. Dần dần khi lớn lên, môi trường sống, gia đình, nhà trường . . . đào tạo, rèn luyện đứa trẻ thành những người trưởng thành, thành bác sỹ, công chức, viên chức, doanh nhân . . . và có thêm rất nhiều những kỹ năng trong cuộc sống, nhưng cũng đáng tiếc là nhiều người khi trưởng thành đều đánh mất đức tính rất tốt trước đây đó là đức tính”Liêm sĩ", trong đó đặc biệt có một bộ phận những người làm công chức, viên chức nhà nước.

Hiện nay có một bộ phận cán bộ, công chức (CB, CC) tìm mọi cách, mọi thủ đoạn, để ăn cắp tiền của ngân sách nhà nước. Chúng ta hãy hình dung các thủ đoạn ăn cắp của CB, CC một cơ quan nhà nước: - ăn cắp từ người không có chức quyền: Mua nước lọc kênh giá bán 22. 000 đ/bình thành 25. 000 đ/bình. Mua văn phòng phẩm kênh giá giấy, bút, . . . - ăn cắp từ người có quyền hơn một chút: ăn cắp trong kênh giá mua sắm tài sản (máy tính 6, 5 triệu kênh 9 triệu . . . ). . .

Có vô vàn thủ đoạn ăn cắp hiện nay đối với lĩnh vực ngân sách nhà nước và đáng buồn là kẻ cắp chính là một số người trong đội ngũ cán bộ công chức. Làm bé ăn bé, làm to ăn to . . . Những kẻ cắp đó không bao giờ có ý nghĩ ăn năn, hối lỗi mà ngược lại họ tự hào về những gì họ làm, họ còn được xã hội phong tặng cho những lời khen là”có đầu óc, giỏi giang . . .”.

Vậy liêm sỉ của họ ở đâu ?

Tên: T. Hòa

Không muốn ai hơn mình

Page 71: NGƯỜI VIỆT XẤU XÍ - minhha.vn · Bạn đọc, các nhà nghiên cứu gần xa hãy cùng vào cuộc, đóng góp bằng những ý kiến, câu chuyện cụ thể, những

Người Việt luôn không biết nhìn mình mà chỉ muốn nhìn người xung quanh, nếu phát hiện ai hơn mình sẽ tìm cách”ghìm lại" bằng nhiều cách. Tôi đã từng xem những tập phim chống tiêu cực, chống tham nhũng của Trung Quốc hoặc những bộ phim nội dung về cạnh tranh của các nước trên Thế giới, tôi ước ao rằng: Giá như ở Việt Nam người ta có thể cạnh tranh trực tiếp, góp ý trực tiếp mà không bị trù dập, đánh giá này nọ. . . thì tốt biết mấy. Tôi vẫn hy vọng rằng, ước mơ của tôi sẽ thành hiện thực.

Tên: HViệt Nam

Tôi cũng có may mắn được đi ra nhiều nước và nhận thấy rằng ý thức cộng đồng của từng người dân Việt Nam mình quá kém. Từng cá nhân chỉ biết nghĩ tới cái lợi của riêng mình mà tự do xả rác, khạc nhổ trên đường đi. Ngay cả những nơi như nhà ga hàng không, trên máy bay cũng xả rác vì đó không phải là giường ngủ của mình, ghế máy bay có số, vậy nhưng ai cũng cố chen để lên trước; khi xuống thì máy bay đang còn chạy đã tháo đai an toàn, đứng lên kéo đồ đạc xuống. . .

Tôi từng chứng kiến ngay tại một ngã tư náo nhiệt của t/p HCM trên một xe hơi đời mới với các anh chàng, cô nàng lịch sự thoảng mùi nước hoa mở cửa kính vứt toẹt xuống đường một bịch rác và khạc nhổ qua cửa kính, thật là vô văn hóa thiếu giáo dục.

Khi qua Thái lan chứ không đâu xa khi đi tàu điện ngầm ở Bangkok tôi thật sự ngạc nhiên về sự sạch sẽ và đúng giờ trong việc quản lý của họ, cứ nghĩ tại nhiều thành phố lớn ở Việt Nam, những dự án xây đường ngầm để khách bộ hành khỏi phải băng qua đường đều không dám làm, đơn giản không phải vì không làm được mà chỉ vì nghĩ rằng chẳng bao lâu sau nó bó thể biến thanh ổ chích hút, bãi rác, nơi để những người vô ý thức xuống để phóng uế, tiểu tiện. . . Nói chung là từng người không có ý thức thì thật sự khó mà quản lý được.

Chấn chỉnh được nếp nghĩ, thói xấu là vấn đề của cả xã hội và phải được quan tâm của các vị tạo ra đường lối cho dân tộc- cứ nhìn sang Trung quốc mà xem, dân đông hơn, tỷ lệ người mù chữ, thất học nhiều hơn mà kỷ cương vẫn giữ được.

Tên: Phan Ba Lac

Toi rat hoan nghenh y tuong va chuong tring cua Bao Tien Phong viet ve thoi hu tat xau cua nguoi Viet. La nguoi Viet dang song o nuoc ngoai, hang ngay thay nhung tat xau ay truoc mat, tu lau toi rat tam dac voi y tuong ve nhung bai viet chu de nay de hy vong co tac dung cai thien cai nhin cua nguoi nuoc ngoai ve nguoi viet, xa hoi van minh hon va cuoc song co gia tri hon khi con nguoi cu xu van hoa hon. Toi se co bai viet cu the gui den quy bao sau. Kinh chao.

Tên: Dinh Nhan

Thói láu cá

Người Việt mình có ưu điểm là thông minh, sáng dạ nên dễ học hỏi được nhiều điều mới lạ,

Page 72: NGƯỜI VIỆT XẤU XÍ - minhha.vn · Bạn đọc, các nhà nghiên cứu gần xa hãy cùng vào cuộc, đóng góp bằng những ý kiến, câu chuyện cụ thể, những

những công nghệ cao. . Đó là điểm tốt. Nhưng do tâm lý nông dân thấm quá sâu vào tầng văn hoá của họ nên tính thông minh đó có những lúc bị quá đà thành ra láu cá. Láu cá nghĩa là một sự tinh ranh không cần thiết, là sự thông minh quá ngưỡng, là sự nhanh nhẹn không đúng chỗ và không đúng cách. . Láu cá có lúc còn là tắt mắt, không trung thực.

Ví dụ khi đến xem một công nghệ của người khác, chịu khó để mắt là ăn cắp ngay của họ một điều gì đó có thể được, hoặc cải tiến công nghệ của họ một chút rồi ngang nhiên công bố sản phẩm mới là của mình hoàn toàn.

Tình trạng này có nhiều người. Khi bị phát hiện thì tìm mọi cách lấp liếm, cãi vòng vo và đổ lỗi cho mọi nguyên nhân và đối tượng khác. Thói láu cá chính là thiếu trung thực.

Thói láu cá chính là cá nhân chủ nghĩa, muốn được lợi ích nhưng không dám bộc lộ chính kiến, không muốn bỏ vốn. Thói láu cá dẫn đến mọi tính xấu khác và làm mất niềm tin của mọi người.

Tên: Lê Trung Viên

Thói hư tật xấu của người Việt

1. Không chấp hành nghiêm túc pháp luật (Theo tôi đây là căn cốt của vấn đề).

2. Không nghĩ đến cộng đồng: vứt rác, chất thải, khạc nhổ bừa bãi . . .

3. Thích gây sự chú ý nơi đông người: cười cợt ngả ngớn chốn đông người, làm ảnh hưởng đến người xung quanh. . .

4. Thích hưởng thụ mà không chịu trả phí.

5. Cậy người có chức quyền, khi có điều kiện là ngồi trên luật pháp.

6. Cái tôi đặt lên trên tập thể.

Biện pháp để xử lý:

1. Người có chức quyền, cây đa cây đề phải làm gương từ trên xuống. Không được ngồi trên luật pháp dung túng cho những người vi phạm.

2. Xử phạt nghiêm minh người vi phạm (quân pháp bất vị thân)

3. Tuyên chiến với văn hoá chạy. . .

4. Cộng đồng cùng lên án thói hư tật xấu.

Tên: Nguyễn Văn Học

Thói bon chen

Page 73: NGƯỜI VIỆT XẤU XÍ - minhha.vn · Bạn đọc, các nhà nghiên cứu gần xa hãy cùng vào cuộc, đóng góp bằng những ý kiến, câu chuyện cụ thể, những

Bây giờ chúng ta đang sống trong những năm đầu của thế kỷ 21. Những tính xấu của người Việt tích tụ từ hàng nghìn năm nay lại có dịp”bùng phát" tại các đô thị.

Ở đây tôi xin nói đến thói xấu chen lấn, xô đẩy, không biết nhường đường của người Việt khi tham gia giao thông. Đó là thói xấu không biết nhường nhịn, bon chen, chỉ muốn hơn cho mình của người Việt.

Hằng sáng, mỗi khi đi làm, qua các khu vực ngã tư Sở, ngã tư trường Bách Khoa, hay tại một số nút giao thông Phạm Ngọc Thạch, Kim Liên. . . tình trạng bị tắc nghẽn giao thông thường xuyên xảy ra. Báo chí của chúng ta nói nhiều đến vai trò, trách nhiệm của những nhà quản lí, quy hoạch, giao thông. . . Và mỗi một ngành đều có tr ách nhiệm với vấn đề này. Nhưng theo tôi, cái mấu chốt là ở chính ngươì tham gia giao thông.

Khi dòng người đông, bị tắc nghẽn, nếu như, ai nấy đều tuân thủ đi đúng phần đường của mình theo vạch chỉ vôi chia làn đường thì chắc rằng tình trạng tắc nghẽn không đến nỗi lâu và ngột ngạt. Nhưng vì nhiều người Việt của chúng ta vẫn giữ thói xấu phải nhanh hơn, phải vượt lên, vì mục đích, quyền lợi về phần đường, thời gian của mình mà cứ chen lấn, xô đẩy, vượt lên cả phần đường của người đi ngược chiều. Thế là dòng người đi xuôi lấp hết phần đường của người đi ngược. Ngược lại, phía bên kia ngã tư, người ta cũng chen lấn, xô lên như thế. Kết quả là. . . chẳng ai nhường ai, chỉ khổ máy bác cảnh sát giao thông, thổi còi nghe đến đau đầu mới thông đường.

Tôi đã nhiều lần phải chịu cảnh này. Tôi cũng gặp nhiều người trông rất bảnh bao, trí thức nhưng họ cứ hồn nhiên và phi xe lên phần đường của người khác, cứ mặc nhiên mà không nghĩ rằng, cái nguyên nhân cơ bản của tắc đường là do chính họ gây ra.

Đây không phải là ý thức nữa mà chuyển sang vấn đề bản tính của người Việt. Bởi vì, nói cho cùng, nếu tại ý thức thì. . . đa số đều có ý thức vậy sao? Hay đó chính là sản phẩm của tư duy người Việt, tư duy từ hàng nghìn năm của một dân tộc phát triển từ nền văn minh lúa nước. Người ta tìm mọi cách bon chen, vươn lên để tìm kiếm phần thắng, phần lợi cho mình mà không nghĩ đến lợi ích chung của xã hội, không vì ai cả.

Nếu ai không tin, xin hãy một lần đi đường Hà Nội vào những thời điểm tắc nghẽn giao thông.

Nguyễn Văn Học Địa chỉ: Phòng 30, số nhà 18, Ngô Tất Tố, Đống Đa, Hà Nội Điện thoại: 0918. 337. 566

Tên: M. Hieu

Tôi rất hoan nghênh khi có chuyên mục nói về tật xấu của người Việt Nam nói chung và Hà nội nói riêng. Chúng ta cứ ca ngợi văn hoá của ngưòi Hà nội nhưng thực tế văn hoá đó không còn nữa rồi.

Một công việc đơn giản là đổ rác. Công ty Vệ sinh môi trường đã có chủ trương cho xe rác

Page 74: NGƯỜI VIỆT XẤU XÍ - minhha.vn · Bạn đọc, các nhà nghiên cứu gần xa hãy cùng vào cuộc, đóng góp bằng những ý kiến, câu chuyện cụ thể, những

đi gom rác tới các hộ gia đình vào lúc 7g thế nhưng không có mấy ai mang rác ra đổ mà họ lại thích đổ vào lúc trước hoặc sau khi xe đi. Các anh chị cứ thử đi ngoài đường lúc 7giờ hoặc 8 giờ xem rác đầy đường rất mất vệ sinh và thiếu văn hoá.

Việc khạc nhổ cũng vô tội vạ. Đang đi trên đường cũng nhổ không cần biết ai đằng sau.

. . .

Tôi có đi một số nước nhưng việc nhìn thấy công an trên đường rất ít nhưng người dân rất tuân thủ trật tự giao thông không có cái kiểu đối phó như dân mình. Có thì tử tế không có thì đi lại rất ẩu.

Trong cơ quan Nhà nước thì luôn có một câu" Điều thứ nhất sếp không bao giờ sai, điều thứ hai nếu sếp sai thì xem lại điều 1" đây là một sự nhu nhược và sợ quyền lực. . . .

Còn nhiều điều nữa. . . . . Tôi thực sự mong chờ cuốn sách về thói hư tật xấu sắp tới.

Tên: Mai Văn Khách

Góp thêm một số thói hư tật xấu của người Việt.

Tôi cũng là một trong những người Việt xấu xí, do hoàn cảnh đưa đẩy nên cũng đi một số nước Châu Âu, Châu Á… Mỗi nơi con người đều có những cái hay, cái dở về mối quan hệ giữa người với người, về thói quen trong cuộc sống… Người Việt cũng vậy!

Chúng ta phải dũng cảm nhận ra những cái vô duyên, những cái lạc hậu và những tật xấu của người việt. Qua đó tự mỗi người và tác động đến những người xung quanh để người Việt văn minh hơn. Tựu chung theo tôi những tật xấu của người Việt đó là (mong bạn đọc không coi là sự phỉ báng qua cách nói của tôi!):

1) Người Việt hay ồn ào nơi công cộng, chưa có ý thức tôn trọng người khác nơi công cộng. Thậm chí họ coi nơi công cộng cứ như là nhà của riêng mình, ví như hai người gặp nhau trên xe buýt, trên tàu, nhà ga… họ vẫn ăn nói oang oang coi như không có ai ở đó. Vào quán nhậu thì ‘một, hai, ba… Dô!…’. Vui thì vui đấy nhưng ảnh hưởng đến người khác, nhóm khác… Người Việt còn có sáng tạo đổi ‘bô’ xe máy, đổi còi xe để tiếng nổ tiếng kêu quái dị hơn. Hay làm ầm ĩ nơi cầu thang, nói chuyện tiếng to như cãi vã nên mặt và cổ luôn nổi đầy gân guốc. Nên mới có câu”ăn tham, nói lớn là người Việt Nam’…

2) Người Việt chưa hoặc không có phong thái lịch sự khi giao tiếp, điệu bộ cử chỉ trông ‘quê mùa’. Khi nói chuyện thường không nhìn thẳng mà hay nhìn sang ngang nên có cảm giác như muốn che giấu điều gì đó. Khi bắt tay quan trên hoặc người quan trọng nào đó thì thường hay cúi lưng rồi làm động tác ‘lật đật’ (nếu như dân Nhật hoặc dân Thái thì lại khác). Chưa được mời đã sỗ sàng ngồi chẽm chệ lên ghế, nên thường ngồi sai vị trí theo ý muốn của gia chủ (vị trí gia chủ pha trà rót nước.. .).

Khi ngồi thậm chí còn co chân lên ghế, tính hay cười thì tốt nhưng nhiều khi là cười rất vô

Page 75: NGƯỜI VIỆT XẤU XÍ - minhha.vn · Bạn đọc, các nhà nghiên cứu gần xa hãy cùng vào cuộc, đóng góp bằng những ý kiến, câu chuyện cụ thể, những

duyên. Người Việt đa số không biết đi nện gót giầy, mặt ngẩng cao, sải bước dài chân, tay vẩy tứ tung nên trông rất lận đận, ngay cả các người mẫu đi cũng chưa đạt.

3) Người Việt không có tính tự kiềm chế tốt nên hay cãi vã là có thể dẫn đến đánh nhau, có khi còn rút cả dao ra đâm chém nhau trong khi vấn đề chẳng có gì nghiêm trọng. Đặc biệt người Việt hay có tính sỹ diện hão (tôi đã thấy nhiều người nhà chẳng có gì, thậm chí không có bộ bàn ghế, cốc chén ra hồn để tiếp khách, nhưng lại dốc hết tiền mua xe máy đẹp, điện thoại đẹp để khoe mẽ).

Ngay ở một số TP lớn, nhiều người phương tiện sinh hoạt phục vụ cuộc sống lạc hậu nhưng đi ra ngoài lại trông rất ‘oách’. Điệu bộ cử chỉ (tác phong), lời nói, hành động lại còn mâu thuẫn với chính hình thức của mình.

4) Người Việt thường lúng túng, không tự nhiên khi giao tiếp. Thường ứng xử kém trong những tình huống bất ngờ (khác với sự chuẩn bị trước). Rất ít người có tài hùng biện mà đa số phải giở giấy viết sẵn ra đọc, ngay cả đọc cũng vấp váp liên tục.

5) Người Việt có thói quen bừa bãi, hay bạ đâu vứt đó mà ít tuân thủ theo các nguyên tắc, quy định của cộng đồng. Như ăn chuối, ăn kẹo, ăn kem, kẹo cao su… tiện tay vứt ngay xuống đường. Tham gia giao thông thì mạnh ai nấy chạy, coi mặt đường như của riêng mình. Khi không có cảnh sát thì sẵn sàng bất chấp như vô chính phủ. Sai thì cố cãi bằng được, không được thì xin xỏ, không xin xỏ được thì giở trò đút lót… Thỉnh thoảng chúng ta nhìn thấy một số người đàn ông Việt đang đi lại ép mặt vào tường hoặc đứng bên vệ đường một lúc mà không biết là để làm gì???

6) Người Việt hay cậy thế nhờ vả họ hàng là quan chức, ‘thấy kẻ sang bắt quàng làm họ’ để mong có ngày nhờ vả. Sẵn sàng đút lót để đạt mục đích, không chú tâm rèn luyện chuyên môn mà tìm mọi cách chạy vòng vo mang tính khôn lỏi. Sẵn sàng chà đạp lên người khác để đạt mục đích của mình nên rất nhiều quan có chức to nhưng bất tài. Cả xã hội lao vào con đường chạy chọt: Chạy vào trường điểm, thuê thi hộ, chạy vào cơ quan Nhà nước có nhiều lộc, chạy làm Cảnh sát giao thông, chạy quyền chạy chức, chạy dự án, chạy quy hoạch …Người Việt rất khéo trong việc đút lót nên thường đã ‘đút’ là thành công rực rỡ.

7) Người Việt hay nói nước đôi lập lờ không rõ ràng nên nhiều khi không biết đâu mà lần. Chả biết khi nào là nói đùa, khi nào là thật. Khi có nhiều người cùng trong phòng nhưng sẵn sàng hai người thì thầm nhỏ to, mắt liếc ngang liếc dọc như là đang nói xấu về ai đó. Đi đường hay rẽ ngang mặc dù là đang thực hiện một việc khác, tệ buôn dưa lê cũng là từ thói quen này mà ra. Ngoài ra còn hay để mắt liếc ngang, hay nhìn trộm người khác. Khi nhìn cái gì lạ thường không biết kiểm soát hành động của mình như để mồm há hốc, mắt thô lố…

8) Người Việt thường hay thích được nịnh (rõ nhất là các quan), khi bị phê bình hoặc tố cáo thường tấn công lại chính người đã tố cáo phê bình mình mà ít khi tự xem xem mình có sai lầm ở chỗ nào. Hay tìm cách đổ lỗi cho người khác, đùn đẩy trách nhiệm… Các nhà văn

Page 76: NGƯỜI VIỆT XẤU XÍ - minhha.vn · Bạn đọc, các nhà nghiên cứu gần xa hãy cùng vào cuộc, đóng góp bằng những ý kiến, câu chuyện cụ thể, những

mặc dầu chẳng có tác phẩm nào gây sự chú ý của độc giả mà chỉ suốt ngày mượn mặt báo để khích bác nhau, lại còn chơi chữ nữa chứ! Cái quan trọng nhất thì không làm hoặc không có khả năng làm mà chỉ suốt ngày cãi nhau chí choé.

9) Người Việt thích sài mọi thứ nhưng lại không muốn phải mất tiền (cũng do nghèo nên hèn). Đi nhà hát, xem ca múa nhạc kịch… là để các nghệ sỹ có điều kiện sống và phát triển nghề phục vụ lại công chúng thì đa số thích xem Tivi (miễn phí) ở nhà. Phần mềm máy tính thì chỉ săn Free, Crack hoặc cùng lắm là ‘tải về bản dùng thử’. Con cái các quan giàu có là thế cũng cố cướp lấy tiêu chuẩn ưu tiên giành cho người nghèo, người giỏi. Ngay cả cựu Bộ trưởng đi học cũng muốn được Free.

10) Người Việt có tính xấu chung của thế giới, có tính tốt rất riêng và rất đặc

thù. Người Việt ở đâu cũng vậy, vẫn giữ những nét xấu riêng của mình, để đi đến đâu họ cũng bị nhận ra rằng: Đó chính là người Việt! Nhưng người Vịêt không bao giờ chỉ có tính xấu, người Việt cũng có rất nhiều cái tốt như mọi người đã biết! Tính xấu và tính tốt của người Việt hình như là bằng nhau.

Tên: Đặng Thị Thảo

Điện thoại”Chùa" nơi công sở

Việc sử dụng tài sản chung để phục vụ cho lợi ích cá nhân đã trở thành chuyện”biết rồi khổ lắm nói mãi". Nhưng”nói đi rồi phải nói lại", vấn đề quá lạm dụng tài sản công của cơ quan, nhà nước hiện nay đang dần trở nên công khai và theo”phong trào quần chúng".

Riêng chuyện sử dụng điện thoại cơ quan vào việc riêng thôi cũng đã làm tổn thất không nhỏ đến tài sản của công quỹ và gây không ít phiền toái cho mọi người trong giờ làm việc.

Trong thời đại kinh tế thị trường phát triển như vũ bão hiện nay, thì việc mỗi người tự trang bị cho mình một máy điện thoại di động để thông tin liên lạc là hoàn toàn hợp lý. Nhất là những người đã có công ăn việc làm lại càng cần thiết. Tuy nhiên, đối với những người làm việc phòng ban thì dường như điện thoại di động của họ ít phát huy tác dụng hơn. Vì ở đó, đã có một thứ tài sản công mà họ có thể sử dụng suốt 8 tiếng , trong giờ hành chính- Điện thoại bàn.

Điện thoại trong phòng làm việc là nơi để giao dịch, trao đổi thông tin công việc, đồng thời là nơi cập nhật tin tức của các mối quan hệ giữa nhân viên trong phòng và người thân của họ, có khi là để giải quyết công việc riêng.

Nếu đặt máy ghi âm trong một phòng làm việc nào đó, vô tình bạn sẽ được nghe rất nhiều các mẩu đối thoại đại loại như: mời đám cưới bạn bè, hỏi thăm người yêu, hẹn hò, rủ rê, khên, chê, . . . đủ cả. Hầu hết, đó là những cuộc gọi đường dài và nói chuyện khá lâu. Nếu người sử dụng dùng máy di động để hôm nay gọi cho người này, ngày mai gọi cho người khác. . . thì sẽ tốn một khoản tiền không nhỏ. Giải pháp tốt nhất để giải quyết vấn đề này

Page 77: NGƯỜI VIỆT XẤU XÍ - minhha.vn · Bạn đọc, các nhà nghiên cứu gần xa hãy cùng vào cuộc, đóng góp bằng những ý kiến, câu chuyện cụ thể, những

là”gọi điện thoại chùa"- nếu có thể.

Cô em tôi là sinh viên năm cuối, đi thực tập ở một phòng hành chính của cơ quan nhà nước, chưa hết ngạc nhiên khi tối về kể lại với tôi chuyện một chị trong phòng làm việc sử dụng điện thoại cơ quan gọi điện dặn dò mẹ chị ta ở quê cần mua đồ này, đồ nọ, chuẩn bị món ăn gì, xào nấu như thế nào cho hợp khẩu vị. . . . Chả là cuối tuần này chị ấy dẫn người yêu về ra mắt.

Rồi một chị khác, gọi điện thoại cho bạn gái trong giờ nghỉ trưa, kể mọi chuyện”trên trời dưới biển", tỉ tê tâm sự cả tiếng đồng hồ, mà nghê đâu chị bạn này đang ở thành phố Hồ Chí Minh. Rồi những cuộc điện thoại chắc chắn không phải vì công việc bởi người gọi luôn nói với giọng rất nhỏ, không để người káhc nghe thấy.

Điện thoại”chùa" không phải là sự tham ô dữ dội hàng chục tỷ đồng như một số quan chức cấp cao đã từng làm. Nó như là một loại mối mọt, âm thầm và lặng lẽ gặm nhấm dần tài sản công quỹ. Lại ngày qua ngày, lại tuần qua tuần, một con ngưòi có biết bao câu chuyện: nỗi buồn cần được chia sẻ và niềm vui muốn được nhân đôi.

Có những chuyện cá nhân không thể giãi bày trực tiếp với đồng nghiệp mà phải là một người nào đó ở nơi xa. Và để tâm sự, không thể một hai phút mà cần có một khoảng thời gian. Vậy thì, còn chờ gì nữa, điện thoại công đó, hãy bấm số thôi!

Tên: P. A. T

Rất tâm đắc với việc xuất bản cuốn sách này. Nhiều nước đã viết sách nói về thói hư tật xấu của dân tộc mình như Trung Quốc, Mỹ, Nhật. . Gần đây tôi có đọc”Người Trung Quốc xấu xí “của Bá Dương, thấy hay và giông giống như là đang nói về dân tộc mình vậy.

Những thói hư tật xấu của nguời Việt mình đang là lực cản bước phát triển của đất nước. Vì vậy xuất bản cuốn sách này để người Việt tự nhìn lại mình để khắc phục, sửa chữa cho tiến bộ hơn. Theo tôi thì nên phát lên TV mục: Thói hư tật xấu của người Việt. . . . mỗi tuần vài lần, mỗi lần là mỗi mục ở cuốn sách , kèm theo hình ảnh minh hoạ, phát vào lúc có nhiều người xem.

Tên: N. D. T

Kính gửi Toà Soạn, là một du học sinh đang học tập tại Melbourne, Australia thường xuyên đọc Tiền Phong online, tôi rất hoan nghênh ý định viết về những thói hư tật xấu của người Việt mình.

Quả thật khi ra nước ngoài mới thấy hết được những hạn chế của người Việt từ những chuyện lớn như tính cộng đồng không cao, nhiều người giỏi nhưng tập thể thì lại không mạnh, học gạo nhưng kém thực hành, không ai chịu ai. . . cho đến nhưng thói quen không tốt như nhai cơm không ngậm miệng. . . mặc dù rất nhỏ nhặt nhưng sẽ gây không ít khó chịu đặc biệt là cho người nước ngoài.

Page 78: NGƯỜI VIỆT XẤU XÍ - minhha.vn · Bạn đọc, các nhà nghiên cứu gần xa hãy cùng vào cuộc, đóng góp bằng những ý kiến, câu chuyện cụ thể, những

Ngoài ra tôi cũng thấy tính rụt rè, shyness là những điểm cần khắc phục chứ không sẽ vô cùng khó khăn khi học ngoại ngữ. Tôi rất mong tác phẩm này sớm ra mắt và được phổ biến sâu rộng trong nước để giúp cho dân ta nhận thấy những thói hư tật xấu của mình, nhằm mục đích tạo ra một sự tự tin khi hội nhập, xây dựng đất nước giàu mạnh. Kính thư N. D. T

Tên: hoang hanh

Tên: Nguyễn Thành Công

Cảm ơn nhà nghiên cứu Vương Trí Nhàn đã có quyết tâm làm cuốn sách này! Tôi nghĩ một trong những thói xấu của người mình là không dám tự nhận trách nhiệm. Sẽ là tốt hơn rất nhiều nếu ngoài việc đọc tên từng thói xấu. Tác giả và cộng sự nên có giải pháp để hướng dân mình dần dần từ bỏ thói xấu đó. Chúc Tác giả thành công! Nguyễn Thành Công MB. 0907576568

Tên: Đỗ Thành Nam

Gửi các học giả! Tôi thực sự thích thú và quan tâm đến vấn đề này và rất muốn tham gia đóng góp. Nhưng trước khi tham gia đóng góp thiết nghĩ tác giả nên xuất bản ngay hoặc làm thế nào để đông đảo công chúng có thể đọc được những nghiên cứu của tác giả.

Vì tôi nghĩ có những điều mà tác giả đã đề cập sâu sắc rồi thì chúng tôi sẽ không cần góp ý nữa, chúng tôi chỉ bổ xung những ý kiến mà tác giả chưa đề cập, và hơn thế nữa chúng tôi có thể biết được mình đang có thói hư tật xấu gì để có thể tự điều chỉnh ngay. Xin cảm ơn rất nhiều!

Tên: Một bạn đọc

- Thieu y thuc to chuc ky luat trong cong viec , sinh hoat va doi song

- Tu do vo toi va.

- Trach nhiem voi giu gin tai san cong , va voi cac hoat dong van hoa xa hoi, ve sinh moi truong thuc su la kem va duoc chang hay cho - mang đac diem nen nong nghiep san xuat nho.

- Chang hieu biet nhieu ve trat tu cong cong va nep song noi do thanh. . . . noi chung la nhieu va nguyen nhan day cung chinh la ket qua cua mot nen giao duc yeu kem thoi gian qua. . .

Tên: Bao Kim Thanh

Tuy không cách thị xã bao xa nhưng khu vực gia đình tôi sinh sống còn khá “nhà quê", hầu hết người dân còn xa lạ với Internet, với công tác xã hội, từ thiện và còn chú ý nhiều tới công việc của người xung quanh với cặp mắt hả hê, xoi mói, chưa có cảm thông để cùng nhau xây dựng, dù mỗi khi hàng xóm có việc hiếu hỉ, ai ai đều cũng hết lòng giúp đỡ, viếng

Page 79: NGƯỜI VIỆT XẤU XÍ - minhha.vn · Bạn đọc, các nhà nghiên cứu gần xa hãy cùng vào cuộc, đóng góp bằng những ý kiến, câu chuyện cụ thể, những

thăm.

Dù có nhiều lúc cảm thấy khó chịu khi phải chịu đựng những ánh mắt chăm chú vào từng công việc, bước đi của gia đình nhưng tôi vẫn luôn tự an ủi: Không sao! Có như vậy cũng đỡ. Nhà vắng người, được hàng xóm quan tâm, càng tốt. Vả lại, do trình độ của người hàng xóm ấy. Ta cũng chả nên phiền lòng. . . .

Gần đây, tôi rất vui mừng khi được đọc trên một tờ báo mục”Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt", được toà soạn giới thiệu là chuyên mục nầy ra đời do sự gợi ý của Giáo sư Cao Xuân Hạo. Khác với những bài báo đầu, vui mừng khi được tiếp thu, học tập những điều hay lẽ phải trong những bài viết của chính vị giáo sư tôi vừa nói ở trên, hai bài liền kế sau khiến tôi, một kẻ hậu sinh, một đọc giả bình thường, không học vị lấy làm buồn lòng ( dù nội dung bài viết vẫn được tôi chú ý đón nhận ), theo thiển ý của tôi, hai bài viết nọ có gịong văn châm biếm, gần như muốn có sự phản biện ( hay nói nôm na là muốn gây chiến), không có sự dung hoà như bài viết sau đó của Tiến sĩ Phạm văn Tình.

Tôi thiết nghĩ, người Việt ta còn có một tật xấu là còn khá nhiều người trong cách nói chuyện, phát biểu chưa lịch sự, nói quá thẳng thừng, dễ làm mất lòng nhau, trong cuộc sống hàng ngày.

Trong khi có những nơi , những việc cần nói thẳng như cơ quan, công việc chung nơi công sở, thì chúng ta lại phải cố tránh né, tìm những từ nào nhẹ nhàng nhất để nói về một việc tiêu cực, một hành động sai trái khá cụ thể. Đó chính là thói xấu của người Việt ta. Nói thẳng là tốt nhưng nên tế nhị và đúng nơi, đúng chỗ.

Cái anh chàng Thụy Điển!

Đi được nửa chặng đường, tức qua khoảng mười cái ngã tư, tôi mới nhận ra anh tài xế xe ôm này chạy xe hơi bị gương mẫu. Quá quen với việc hễ ngồi sau xe ôm thì cứ vịn cho chắc mà chịu trận: không bao giờ có chuyện giảm tốc mà chỉ ẹo qua ẹo lại, không bao giờ nhấn còi mà chỉ xấn tới xả láng rồi thắng re. . . ét một cái muốn ngã dúi luôn, không bao giờ ngừng mà chỉ vọt cho nhanh, trước đèn đỏ! Đàng này anh tài xế chạy xe như thể đang thi lấy bằng: tốc độ vừa phải, còi kiếc đàng hoàng, ngay boong trong tuyến đường xe hai bánh, và chưa lần nào vượt đèn đỏ. . . !

Chuyện quá lạ. Tôi không thể không”tiến hành điều tra":

- Anh mới bị cảnh sát bấm lỗ hả?

- Sao chị hỏi vậy?

- Tại anh chạy xe kỹ quá, chẳng giống xe ôm tí nào.

Anh tài xế nói mà không cười:

- Tại thằng cha Thụy Điển đó!

Page 80: NGƯỜI VIỆT XẤU XÍ - minhha.vn · Bạn đọc, các nhà nghiên cứu gần xa hãy cùng vào cuộc, đóng góp bằng những ý kiến, câu chuyện cụ thể, những

Trời đất, sao lại có yếu tố nước ngoài ở đây?

- Anh nói sao tôi chưa hiểu. . .

Vẫn không cười, anh tài xế giải thích:

- Chả là mối quen của tui, đi làm toàn đi xe ôm, tiền trả sòng phẳng. Một bữa chả nói có việc gấp, đường lại nhiều xe, tui sợ kẹt, luồn vô đường xóm đi, chả hổng nói gì. Qua mấy ngã tư, không có cảnh sát, tui vượt đèn đỏ luôn, chả cũng hổng nói gì. Tiền trả cũng sòng phẳng. Vậy mà sáng mai, thấy chả, tui kè xe tới, chả nói, tao không đi xe mày nữa. Tui lạ quá, hỏi sao dzậy, chả nói, tại mày chạy xe không đúng luật. Chị coi chơi độc không? Phạt kiểu này còn nặng hơn bấm lỗ!

- Đúng là cũng hơi độc đáo - tôi đế vào.

- Tui cãi, vì ông có chuyện gấp, tui sợ trễ việc ông. Chả nói, gấp thì mày chạy nhanh, chạy đường tắt, tao đồng ý. Đàng này mày vượt đèn, vi phạm luật lệ. Tui lại nói, ông không thích thì từ rày tui không làm vậy nữa. Chả vẫn cứ lắc đầu: Không, tao không bao giờ ngồi xe một người lái ẩu, coi thường luật lệ. Rồi chả kêu xe thằng khác. Vậy là tui mất mối.

- Vậy là do anh rút kinh nghiệm, từ chuyện cái ông khách Thụy Điển đó?

- Phải rút kinh nghiệm chớ chị. Mình cũng có tự trọng của mình chớ!

Tôi thầm cảm ơn cái ông khách Thụy Điển nào đó đã gửi lại một bài học nhẹ nhàng mà thấm thía cho anh xe ôm. Nhưng, tôi còn”hâm mộ" anh xe ôm hơn, là bởi, anh đã có một sự tự trọng nghề nghiệp và tự trọng cá nhân đáng kể. . .

Để tự động ngừng xe đúng sau vạch vôi khi đèn đỏ, chẳng cần đến cái còi cảnh sát hay cây gậy trật tự nào cả!

Nhận diện những công dân thời WTO

-”Nếu ngày càng thấy nhiều thanh niên Việt Nam giỏi giang, sung túc, sang trọng, lương thiện và hạnh phúc thì tức là vận hội đất nước đang ở thế hoá rồng" - Bài viết tham gia chuyên mục”Bay lên Việt Nam" của tác giả Phạm Hoàng Hải.

Thập kỷ đầu của thế kỷ 21, cả thế giới đang háo hức tham gia vào sân chơi rộng lớn của nền kinh tế toàn cầu hoá và cuộc cách mạng thông tin không biên giới. Và Việt Nam cũng vừa đặt những bước đầu tiên vào sân chơi WTO đầy hứa hẹn những cũng vô cùng thách thức này.

Nhà nước và các doanh nghiệp đang tích cực tự làm mới mình để có thể đón nhận và tận dụng được tối đa thời cơ. Thế nhưng, xét cho cùng thì những người có thể thực sự chơi sòng phẳng và tích cực trong công cuộc đưa đất nước hội nhập vào dòng chảy toàn cầu này lại chính là các bạn trẻ hôm nay, những người hoặc vẫn còn ngồi trên giảng đường, hoặc vừa

Page 81: NGƯỜI VIỆT XẤU XÍ - minhha.vn · Bạn đọc, các nhà nghiên cứu gần xa hãy cùng vào cuộc, đóng góp bằng những ý kiến, câu chuyện cụ thể, những

mới bắt tay vào khởi nghiệp.

Hành trình đi tìm một mẫu hình cụ thể

Hiện đã và đang xuất hiện một con số đông đảo thanh niên tiên tiến, giỏi về chuyên môn, khát khao được cống hiến và dám sống hết mình. Thế nhưng có vẻ như mỗi người trong số đông ấy vẫn còn loay hoay một cách đơn độc, rời rạc, chưa tìm thấy tiếng nói chung và nhất là chưa xác định được mẫu hình cụ thể cho chính mình.

Họ thường phải tự tìm ra các giá trị cụ thể cho bản thân, trong khi xã hội và cộng đồng chưa thể đưa ra những thước đo chung về vấn đề này. Chỉ khi nào các bạn trẻ tiên tiến có cùng có một tiêu chí cụ thể, có cùng một hệ thang giá trị thì họ mới có thể tập hợp lại thành một sức mạnh, chủ động đưa con tầu đất nước đi lên.

Thế hệ đàn anh, thế hệ cha chú của họ lại cũng chưa có trong tay nhiều kinh nghiệm, nhất là trong hoàn cảnh mới mẻ, đầy biến động như hiện nay. Nếu chúng ta lại áp dụng mẫu hình cũ rất mơ hồ về một con người”vừa hồng vừa chuyên" vốn từng được tôn vinh trong một thời gian dài, thì khó có thể thuyết phục được những công dân trẻ hiện đại.

Thậm chí, vì mơ hồ nên các tiêu chí có khi bị lợi dụng để trở thành cái mặt nạ cho rất nhiều người kém cỏi và không thật thà nhảy ra chiếm lĩnh những vị trí quan trọng và mặc nhiên hưởng thụ những chế độ đãi ngộ xã hội để rồi dẫn đến rất nhiều tệ nạn tham ô, lãng phí, đẩy đất nước tới nguy cơ tụt hậu đầy nguy hiểm như hiện nay.

Và mẫu hình đó chính là…

Chúng ta hãy cùng nhau thử hình dung ra khuôn dạng thật cụ thể cho một thanh niên tiên tiến hiện nay, với các thước đo mà ai ai cũng có thể nhìn thấy, và chính các bạn thanh niên cũng rất dễ dàng để soi mình vào đó mà phấn đấu.

Trong bài báo này xin được không nhắc đến những tiêu chuẩn đã trở thành kinh sách như: Yêu Tổ Quốc, có lý tưởng XHCN. . . mà ai cũng thuộc nằm lòng. Cũng xin được nhấn mạnh rằng, các tiêu chí này chỉ đề cập tới các biểu hiện cụ thể mà bản thân mỗi người có thể so sánh cho chính mình, và để nhìn nhận cụ thể về một người mà mình muốn đánh giá.

Theo thiển ý của riêng tôi thì một người thanh niên tiên tiến hôm nay phải hội đủ được 5 yếu tố. Và nếu có đủ, người trẻ có thể vững vàng bước vào sân chơi lớn WTO và cùng với đông đảo công dân thế hệ mình làm nên một tầng lớp Việt Nam tiên tiến đủ vững vàng trước sóng gió toàn cầu hoá.

Nói tóm tắt cô đọng như kiểu bấm trên đầu ngón tay thì năm yếu tố đó là: giỏi giang, sung túc, sang trọng, lương thiện, và hạnh phúc. Đó là hình ảnh bên ngoài của một con người Việt Nam tiên tiến ở thế kỷ 21 này. Nếu càng ngày đất nước càng có nhiều những công dân trẻ như vậy thì Việt Nam ta sẽ rất vững vàng trong ngôi nhà lớn của WTO.

Page 82: NGƯỜI VIỆT XẤU XÍ - minhha.vn · Bạn đọc, các nhà nghiên cứu gần xa hãy cùng vào cuộc, đóng góp bằng những ý kiến, câu chuyện cụ thể, những

Cũng cần lưu ý là, không ai có thể một lúc hội đủ tất cả các tiêu chuẩn lý tưởng vừa nêu ra. Thế nhưng ta luôn biết rằng đâu đó quanh ta, đã và đang có những bạn thanh niên đạt tới những tiêu chuẩn mà ta đang thiếu. Và chúng ta thật lòng ngưỡng mộ, thật lòng hân hoan khi thấy ở họ có những gì mà ta không có được.

Hãy là một người giỏi giang

Tức là anh ta phải giỏi trong công việc thực tiễn chứ không phải là chỉ giỏi thi cử đỗ đạt để có được bằng cấp mà thôi. Một người đầu bếp thật xuất sắc trong nghề nấu ăn cũng là một người giỏi giang. Ngược lại, một người đã từng đỗ thủ khoa hoặc đã từng đoạt giải trong các kỳ thi quốc tế nhưng ra trường chấp nhận chui vào một văn phòng trì trệ làm anh công chức cần mẫn thì cũng không thể được gọi bằng cụm từ này.

Người thanh niên giỏi giang hôm nay còn phải tự tìm ra một công việc, một vị trí làm việc tốt nhất cho mình chứ không thể ngồi ì ra đấy mà nói rằng: tôi giỏi nhưng chẳng qua chưa gặp thời.

Giỏi không có nghĩa chỉ có thể đảm nhận duy nhất một công việc nào đó mà còn phải biết ứng biến và nhanh chóng thích nghi một cách chủ động và sáng tạo trong các môi trường hoàn cảnh đang thay đổi không một phút ngừng nghỉ của đời sống kinh tế-xã hội.

Đây là tố chất vô cùng cần thiết của con người hiện đại. Và có”giỏi giang “như vậy, họ mới có thể chủ động bước vào cái ngôi nhà thế giới đầy cơ hội nhưng cũng đầy cạnh tranh của WTO.

Nhiều thập kỷ sống dựa vào cơ chế bao cấp, người Việt Nam bị nhiễm sự trì trệ và hay bấu víu vào các giá trị mơ hồ. Vì thế vẫn còn không ít người cho rằng chỉ cần học gạo rồi giật được tấm bằng là xong một đời phấn đấu.

Với cách nghĩ tiêu cực như vậy, chỉ một cơn gió thị trường là lập tức thổi bay đi hết các giá trị ảo mà bấy lâu nay họ vẫn khư khư ôm ấp. Đã đến lúc các bạn trẻ phải cần giỏi thực sự, tức là phải làm được chứ không chỉ có nói, và phải làm được trong mọi hoàn cảnh.

Giàu có không phải là cái tội

Nhờ vào sự”giỏi giang" của mình, người thanh niên phải biết cách tìm ra, hoặc tổ chức được cho mình một công việc có thu nhập cao, tương xứng với trí tuệ và sức lao động của mình. Không chấp nhận thu nhập quá thấp so với năng lực và trình độ của bản thân, đó mới chính là mẫu hình con người hiện đại mà thanh niên hôm nay hướng tới. Không thể nghèo khó nếu như mình thật sự giỏi giang, các bạn trẻ phải coi đó là một quy luật tất yếu.

Nhiều người giỏi chọn môi trường làm việc nước ngoài nhưng họ vẫn có thể giúp cho Việt Nam hội nhập vào công cuộc toàn cầu hoá nhiều hơn bao nhiêu lần những anh chàng cù lần ru rú trong nước chấp nhận đồng lương ba cọc ba đồng.

Page 83: NGƯỜI VIỆT XẤU XÍ - minhha.vn · Bạn đọc, các nhà nghiên cứu gần xa hãy cùng vào cuộc, đóng góp bằng những ý kiến, câu chuyện cụ thể, những

WTO là sân chơi của kinh tế thị trường, mở cửa tức là chấp nhận cạnh tranh. Nghèo thì tất yếu sẽ hèn, sẽ dần dần trở thành nô lệ ngay trên chính quê hương mình. Bản thân anh ta giàu có thì mới có thể giúp cho gia đình mình, cho đồng bào mình được.

Đã quá lâu rồi, từ thời phong kiến cho đến cả thời bao cấp, chúng ta luôn tôn vinh sự nghèo khó và coi đó, buồn cười thay, là một niềm tự hào. Sư ngộ nhận ấy có thể hiểu được ở một vài cá nhân nào đó, nhưng cả một thế hệ thanh niên Việt Nam mà cam chịu nghèo khốn thì đất nước sẽ đi về đâu?

Phải trở thành người sang trọng

Quay lại với chủ để chính thì một người”giỏi giang" và “giàu có" thường được coi là một người thành đạt. Thế nhưng thành đạt chưa đủ mà một người thanh niên hiện đại hôm nay nhất thiết phải có được một nếp sống văn hóa cao.

Thêm nữa, lối sống văn hóa ấy cần phải có đầy đủ cả ở bên trong cũng như phải được thể hiện ra bên ngoài. Nói nôm na thì nếu nhìn vào bề ngoài thì đó phải là một người”sang trọng". Giỏi và giàu mà chưa sang thì cũng không thể là hình mẫu hoàn hảo mà những người thanh niên tiên tiến thực sự mong muốn được noi theo.

Đã qua rồi cái thời một người cù lần, ăn mặc xộc xệch, nhếch nhác, ăn nói thiếu lịch sự mà vẫn được xã hội tôn vinh là kiểu mẫu. Truyền hình giờ cũng không thể chấp nhận các nhà thơ đầu bù tóc rối, quần áo xộc xệch ê a giảng giải về văn hoá cho quần chúng nữa.

Dù đã có một thời, người ta chỉ trích những ai tỏ ra sang trọng và ca ngợi những người buông tuồng trong cư xử, thiếu lịch sự trong giao tiếp là “có phong cách quần chúng”. Hoặc gần đây nhiều người lại hâm mộ kiểu trọc phú học làm sang, thừa tiền chơi ngông vô lối. Cả hai kiểu người này cũng không thể là mẫu hình cho thanh niên hiện nay được.

Sang trọng thật sự phải xuất phát từ văn hóa căn cốt. Nhưng trong xã hội công nghiệp hiện nay, biểu hiện bên ngoài cũng vô cùng cần thiết. Đó là việc tự xây dựng hình ảnh của chính mình, một điều mà từ các công ty, doanh nghiệp đến các cá nhân, từ nghệ sĩ đến các vị chính khách đều phải quan tâm.