bài giảng inventor 2008

552
AUTODESK INVENTOR - Giới thiệu tổng quát Nguy ễn Văn Thiệp 5 CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU TỔNG QUÁT 1.1 GIỚI THIỆU CHUNG AutoDesk Inventor là ph ần mềm chuyên dùng cho các nhà thiết kế theo xu hướng tạo các chi ti ết trong không gian 3 chiều sau đó xuất ra thành các bản vẽ thiết kế kỹ thuật. Nó ph ục vụ đắc lực cho các nhà thiết kế cơ khí cũng như các ngành kỹ thuật khác. AutoDesk Inventor ra đời từ năm 1996 được hãng AutoDesk liên tục phát triển. Trong tài liệu này chúng tôi giới thiệu AutoDesk Inventor Series 2008 trở về trước. Nội dung chủ yếu của AutoDesk Inventor là thi ết kế các bộ phận của vật dụng, máy móc trong không gian 3 chi ều ( 3 Dimensions). Sau khi các b ộ phận đã hoàn chỉnh có thể lắp ráp thành hình tổng thể, xoay các hướng nhìn, gán vật liệu, tô bóng bề mặt theo vật liệu với chất lượng cao. Khi đã đạt các thông số thiết kế theo yêu cầu, các chi tiết được xuất ra giấy dưới dạng bản vẽ thiết kế thông thường (2 chiều) theo các hình chiếu theo tiêu chuẩn. AutoDesk Inventor có th ể dùng chung hoặc trao đổi các b ản vẽ và cơ sở dữ liệu một cách dễ dàng với AutoCAD, Mechanical Desktop. Ngoài ra, AutoDesk Inventor còn trao đổi, sử dụng các kết quả của các phần mềm khác như các tập tin (file) SAT, STEP, IGES. AutoDesk Inventor còn là n ền cho phần mềm Dynamic Designer phát tri ển để mô phỏng chuyển động của các cụm chi tiết được thiết kế từ Inventor trong hệ thống truyền động. Đối tượng nghiên cứu phần mềm này là những cán bộ thiết kế trong các ngành cơ khí nói riêng, các ngành k ỹ thuật nói chung có xu hướng thiết kế th eo mô hình trong không gian 3 chiều. 1.2 NHỮNG KHẢ NĂNG CỦA AUTODESK INVENTOR 1.2.1 KHẢ NĂNG THIẾT KẾ AutoDesk Inventor phần mềm thiết kế công nghiệp được xây dựng trên nền công nghệ quản lý các đối tượng tạo ra khả năng xây dựng và quản lý các mô hình 3 chiều và bản vẽ rất tiện lợi. - Cho người thiết kế có được bản vẽ 2 chiều từ bản vẽ 3 chiều của từng chi tiết đơn lẻ hoặc của cả cụm chi tiết đã lắp ghép. - Dễ dàng thay đổi, chỉnh sửa kích thước của các đối tượng tại mọi công đoạn. - Các chi tiết có tính lắp ghép thích nghi cao để tạo các cụm chi tiết. - Các ràng bu ộc giữa các đối tượng phẳng cũng như không gian được gán tự động nhưng vẫn được chỉnh sửa theo yêu cầu. - Quản lý được hàng ngàn chi tiết và các cụm chi tiết lắp ghép lớn. - Khi đ ã xu ất thành bản vẽ kỹ thuật, khi chỉnh sửa chi tiết trên mô hình 3 chiều thì các bản vẽ kỹ thuật cũng được cập nhật và ngược lại. - Nhập các tệp dạng SAT, STEP, DWG, IGES để tạo thành các đối tượng của Inventor. Xuất các tệp Inventor sang các d ạng nói trên để các phần mềm kh ác s ử dụng, nhất là t ệp dạng IGES, dùng cho h ầu hết các phần mềm thiết kế kỹ thuật và các phần mềm điều khiển máy CNC.

Upload: nguyen-van-phuong

Post on 14-May-2015

26.355 views

Category:

Education


37 download

TRANSCRIPT

AUTODESK INVENTOR - Giới thiệu tổng quát

Nguyễn Văn Thiệp

5

CHƯƠNG 1

GIỚI THIỆU TỔNG QUÁT 1.1 GIỚI THIỆU CHUNG

AutoDesk Inventor là phần mềm chuyên dùng cho các nhà thiết kế theo xu hướng tạo các chi tiết trong không gian 3 chiều sau đó xuất ra thành các bản vẽ thiết kế kỹ thuật. Nó phục vụ đắc lực cho các nhà thiết kế cơ khí cũng như các ngành kỹ thuật khác. AutoDesk Inventor ra đời từ năm 1996 và được hãng AutoDesk liên tục phát triển. Trong tài liệu này chúng tôi giới thiệu AutoDesk Inventor Series 2008 trở về trước.

Nội dung chủ yếu của AutoDesk Inventor là thiết kế các bộ phận của vật dụng, máy móc trong không gian 3 chiều ( 3 Dimensions). Sau khi các bộ phận đã hoàn chỉnh có thể lắp ráp thành hình tổng thể, xoay các hướng nhìn, gán vật liệu, tô bóng bề mặt theo vật liệu với chất lượng cao. Khi đã đạt các thông số thiết kế theo yêu cầu, các chi tiết được xuất ra giấy dưới dạng bản vẽ thiết kế thông thường (2 chiều) theo các hình chiếu theo tiêu chuẩn.

AutoDesk Inventor có thể dùng chung hoặc trao đổi các bản vẽ và cơ sở dữ liệu một cách dễ dàng với AutoCAD, Mechanical Desktop. Ngoài ra, AutoDesk Inventor còn trao đổi, sử dụng các kết quả của các phần mềm khác như các tập tin (file) SAT, STEP, IGES.

AutoDesk Inventor còn là nền cho phần mềm Dynamic Designer phát triển để mô phỏng chuyển động của các cụm chi tiết được thiết kế từ Inventor trong hệ thống truyền động.

Đối tượng nghiên cứu phần mềm này là những cán bộ thiết kế trong các ngành cơ khí nói riêng, các ngành kỹ thuật nói chung có xu hướng thiết kế th eo mô hình trong không gian 3 chiều.

1.2 NHỮNG KHẢ NĂNG CỦA AUTODESK INVENTOR

1.2.1 KHẢ NĂNG THIẾT KẾ AutoDesk Inventor là phần mềm thiết kế công nghiệp được xây dựng trên nền công

nghệ quản lý các đối tượng tạo ra khả năng xây dựng và quản lý các mô hình 3 chiều và bản vẽ rất tiện lợi.

- Cho người thiết kế có được bản vẽ 2 chiều từ bản vẽ 3 chiều của từng chi tiết đơn lẻ hoặc của cả cụm chi tiết đã lắp ghép.

- Dễ dàng thay đổi, chỉnh sửa kích thước của các đối tượng tại mọi công đoạn. - Các chi tiết có tính lắp ghép thích nghi cao để tạo các cụm chi tiết. - Các ràng buộc giữa các đối tượng phẳng cũng như không gian được gán tự động nhưng

vẫn được chỉnh sửa theo yêu cầu. - Quản lý được hàng ngàn chi tiết và các cụm chi tiết lắp ghép lớn. - Khi đã xuất thành bản vẽ kỹ thuật, khi chỉnh sửa chi tiết trên mô hình 3 chiều thì các

bản vẽ kỹ thuật cũng được cập nhật và ngược lại. - Nhập các tệp dạng SAT, STEP, DWG, IGES để tạo thành các đối tượng của

Inventor. Xuất các tệp Inventor sang các dạng nói trên để các phần mềm khác sử dụng, nhất là tệp dạng IGES, dùng cho hầu hết các phần mềm thiết kế kỹ thuật và các phần mềm điều khiển máy CNC.

AUTODESK INVENTOR - Giới thiệu tổng quát

Nguyễn Văn Thiệp

6

- Sử dụng được các phần mềm ứng dụng khác bằng giao diện API (Application Program Interface).

- Sử dụng VBA để truy nhập AutoDesk Inventor API. Tạo các chương trình thực hiện tự động các chức năng theo yêu cầu.

- Tạo ra môi trường cho các nhóm với nhiều thành viên thiết kế để cùng tạo ra một cụm chi tiết.

- Truy cập và liên lạc với các trang Web để dùng chung các tài nguyên công nghiệp các dữ liệu hoặc giao tiếp với các đồng nghiệp.

- Riêng Autodesk Inventor 2008 có xu hướng trợ giúp cho chuyên ngành cơ khí bằng các thư viện của các chi tiết cơ khí của các tiêu chuẩn hiện hành của thế giới và các công cụ tính toán thiết kế chi tiết máy rất hiệu quả.

1.2.2 KHẢ NĂNG DIỄN HOẠ Các mô hình thể đặc, dạng tấm, được tạo bề mặt với màu sắc tuỳ ý, độ phân giải cao. Có thể tạo bề mặt bóng hoặc trong suốt để có thể nhìn được các chi tiết bên trong. Mô hình được xoay theo mọi hướng nhìn rất nhanh chóng. Có thể cho chuyển động theo chức năng các chi tiết động trong cụm chi tiết. Dưới đây là các minh hoạ bản vẽ phác, mô hình 3D, bản lắp ghép, bản vẽ kỹ thuật.

Bản vẽ phác 2D. Bản vẽ mô hình thể đặc 3 chiều.

Mô hình lắp ghép thành cụm chi tiết.

AUTODESK INVENTOR - Giới thiệu tổng quát

Nguyễn Văn Thiệp

7

Bản vẽ kỹ thuật.

1.3 QUI TRÌNH LÀM VIỆC CỦA AUTODESK INVENTOR

1.3.1 CÁCH QUẢN LÝ ĐỐI TƯỢNG CỦA AUTODESK INVENTOR Mỗi dạng đối tượng được AutoDesk Inventor lưu trữ vào một tập tin (file) riêng. Các tập tin đó như sau:

- Tập tin chứa chi tiết (Part Files)

Tập tin này chỉ quản lý việc tạo ra một chi tiết hình khối thể đặc hoặc hình tấm. Mọi chi tiết hoặc hình khối đều được thiết kế trong tập tin này.

Tất cả các hình khối tạo ra trong tập tin này được hiểu là một chi tiết để sử dụng cho lắp ghép. Do đó khi thiết kế, trong một tập tin chỉ nên xây dựng một chi tiết duy nhất.

Dùng chi tiết của tập tin này để lắp ghép với các chi tiết trong các tập tin khác. Tập tin này có phần mở rộng *.IPT.

- Tập tin chứa cụm các chi tiết đã lắp ghép (Assembly Files)

Tập tin này chứa các chi tiết có thể lắp ghép với nhau. Tại tập tin này có thể tạo ra các cụm chi tiết hoặc các cụm chi tiết con.

Lấy các chi tiết từ các tập tin *.IPT để ghép với nhau. Tập tin này có phần mở rộng *.IAM.

- Tập tin trình diễn (Presentation Files)

Chứa các cửa nhìn của các cụm chi tiết. Tạo ra một số cửa sổ với các góc nhìn khác nhau. Tạo ra các hoạt cảnh mô tả việc lắp ghép hoặc hoạt động của cụm chi tiết.

AUTODESK INVENTOR - Giới thiệu tổng quát

Nguyễn Văn Thiệp

8

Tập tin này có phần mở rộng *.IPN

- Tập tin bản vẽ kỹ thuật (Drawing Files)

Tập tin này chứa các bản vẽ phẳng có đầy đủ các hình chiếu của chi tiết hoặc cụm chi tiết 3D, kích thước của các chi tiết hoặc cụm chi tiết.

Tập tin này có phần mở rộng *.IDW. Chúng ta phải phân biệt bản vẽ phác (Sketch) và bản vẽ xuất ra giấy (Drawing) vì theo

quan điểm lập trình của AutoDesk Inventor, Sketch là các bước thiết kế mô hình 2D hoặc 3D còn bản vẽ kỹ thuật (Drawing) là kết xuất ra giấy của mô hình đã được thiết kế hoàn chỉnh dùng cho gia công. Đối với Drawing chúng tôi gọi là Bản vẽ kỹ thuật.

1.3.2 TRÌNH TỰ CÔNG VIỆC Từ một bản vẽ nháp, hoặc một vật thể thật, nhà thiết kế phân tích, bóc tách thành từng

cụm, hoặc từng chi tiết riêng rẽ, các mối liên hệ giữa chúng, dùng AutoDesk Inventor để thực hiện việc xây dựng các vật thể trong không gian 3 chiều và xuất thành bản vẽ kỹ thuật.

Các mô hình 3 chiều gồm các chi tiết hình khối thể đặc (Parts) và các hình tạo ra từ tấm kim loại hoặc các tấm vật liệu khác (Sheet Metal) được thực hiện theo các bước sau:

- Thiết kế chi tiết đơn lẻ. - Tạo hàng loạt các chi tiết cùng chủng loại bằng bảng các tham số. - Lắp ráp các chi tiết thành cụm. - Tạo các bản vẽ kỹ thuật (bản vẽ chế tạo). Tuân thủ theo qui trình trên, trong tài liệu này chúng tôi trình bày các lệnh phục vụ cho

từng công đoạn một cách chi tiết.

1.4 GIAO DIỆN CỦA AUTODESK INVENTOR

1.4.1 MÀN HÌNH Khi bắt đầu khởi động, màn hình giao diện như sau:

AutoDesk Inventor làm việc chủ yếu thông qua các Thanh công cụ (Panel Bar) và

Trình duyệt (Browser) trên các đối tượng cụ thể cho từng loại công việc. Khi khởi động loại công việc nào thì các thanh công cụ cho công việc đó mới xuất hiện. Dưới đây là ví dụ màn hình để thực hiện việc vẽ phác biên dạng (Sketch).

AUTODESK INVENTOR - Giới thiệu tổng quát

Nguyễn Văn Thiệp

9

+ Trình đơn (Menu) là các dòng chữ nằm trên đỉnh màn hình. + Trình duyệt (Browser) nằm dọc bên trái màn hình. Đối với mỗi loại đối tượng cần

quản lý, trình duyệt có giao diện và các cây riêng. Mỗi mục lớn của Trình duyệt chứa các biểu tượng kèm theo tên của các thành viên được tạo ra trong quá trình thiết kế phân nhánh theo hình cây.

Biểu tượng trên cùng (gốc) là tên tập tin bản thiết kế. Tiếp sau là tên chi tiết và các thành viên của nó trong bản thiết kế. Các thành viên này xuất hiện trên trình duyệt sau khi nó được xây dựng thành công trong bản vẽ.

Các thành viên có thể được truy cập để hiệu chỉnh, xóa bỏ trực tiếp bằng cách đưa con trỏ vào biểu tượng hoặc vào tên, nhấn phím phải chuột, trình đơn con hiện ra gồm các mục để thực hiện công việc cần thiết.

+ Thanh công cụ (Toolbars) chứa các nút hình ảnh của một lệnh. Có thể đặt nằm ngang hoặc dọc màn hình.

+ Thanh lệnh (Panel Bar), nằm cùng phía với Trình duyệt được hiển thị hoặc cho ẩn giống như các phần mềm khác chạy trên Windows.

+ Thanh trạng thái (Status Bar) nằm dưới đáy màn hình, nơi hiện ra các dòng thông báo.

Bên phải là toạ độ con trỏ khi di chuyển trong bản vẽ.

Tùy theo lệnh đang thực hiện có các thông tin về các thông số khác nhau. Ví dụ khi ta vẽ hình Ellipse dòng nhắc là: Select point on Ellipse: cho toạ độ điểm của

Elíp, vị trí con trỏ trong bản vẽ là (-16,221mm, 10,870mm).

1.4.2 CÁC THAO TÁC ĐỂ THỰC HIỆN CÔNG VIỆC

Trình duyệt (Browser)

Các nút trên Panel bar

Nơi chứa hình vẽ và hình khối

Các nút trên thanh công cụ (Toolbars)

Trình đơn

AUTODESK INVENTOR - Giới thiệu tổng quát

Nguyễn Văn Thiệp

10

Các thao tác chủ yếu thông qua các nút trên thanh công cụ và nhấn phím phải chuột. Trên trình đơn không có các mục để vẽ và chỉnh sửa. Cách làm cụ thể được giải thích trong các lệnh. Dưới đây chúng tôi trình bày các qui tắc chung nhất trong mọi công việc.

1.4.2.1 Cách ra lệnh 1- Chọn các mục trên Trình đơn. 2- Đưa chuột vào tên hoặc bản thân đối tượng và nhấn phím phải chuột. 3- Khi đang làm một công việc, đưa con trỏ ra vùng trống, nhấn phím phải chuột để hiện

một Trình đơn động có các mục để làm các công đoạn khác trong nhóm việc đó. 4- Có thể ra lệnh xong chọn đối tượng để thực hiện lệnh hoặc chọn đối tượng trước sau

đó mới ra lệnh. Để thống nhất và tránh việc nói dài dòng cách ra một lệnh, trong tài liệu này chúng tôi

nêu cách ra lệnh bằng các cụm từ sau: Thanh công cụ: nhấn nút trên thanh công cụ (Toolbars) để thực hiện lệnh. Trình đơn: là các mục khi nhấn trên trình đơn trên đỉnh màn hình. Trình đơn động: là các mục xuất hiện khi nhấn phím phải chuột. Trình duyệt: là các mục xuất hiện khi nhấn phím phải chuột vào tên các đối tượng tại vùng Browser. Thanh lệnh: nhấn nút trên thanh lệnh (Panel Bar) để thực hiện lệnh. Bàn phím: gõ chữ cái từ bàn phím (không cần gõ Enter).

1.4.2.2 Cách chọn đối tượng Trong Autodesk Inventor, việc chọn đối tượng rất uyển chuyển và linh hoạt. Trong các lệnh cần chọn các đối tượng đơn lẻ, con trỏ chạm đến đối tượng nào, hình đó

chuyển màu (thường thành màu đỏ), nếu nhấn phím trái chuột, đối tượng đó được chọn. Trong các lệnh cần chọn nhiều đối tượng, có thể giữ phím Shift nhấn từng đối tượng một

hoặc có thể nhấn chuột tạo thành cửa sổ như trong AutoCAD. Các đối tượng được chọn sễ đổi màu (thường là màu xanh lơ).

1.4.3 LỆNH CHO HIỆN HOẶC ẨN TRÌNH DUYỆT (BROWSER) Trình duyệt (Browser) là nơi ra lệnh bằng cách đưa chuột vào vùng nền, nhấn phím

phải chuột, trình đơn sẽ hiện ra cho người dùng chọn. Các lệnh để hiển thị Trình duyệt và thanh công cụ được trình bày dưới đây:

DẠNG LỆNH: Trình đơn: View Toolbar Browser Bar

GIẢI THÍCH: Khi Trình duyệt đang hiển thị, gặp lệnh này Trình duyệt tắt và ngược lại.

1.4.4 LỆNH CHO HIỆN HOẶC ẨN THANH CÔNG CỤ DẠNG LỆNH:

Trình đơn: View Toolbar GIẢI THÍCH:

Khi ra lệnh, một danh sách đổ xuống để đánh dấu chọn:

AUTODESK INVENTOR - Giới thiệu tổng quát

Nguyễn Văn Thiệp

11

Muốn hiện thanh công cụ nào, đánh dấu , ngược lại nhấn chuột để bỏ dấu . Khi mở các tập tin (File) bản vẽ thuộc chuyên mục nào thì thanh công cụ của chuyên mục

đó được hiển thị. Chúng tôi sẽ giới thiệu cách cho hiển thị thanh công cụ tại các chuyên mục.

1.5 TẠO DỰ ÁN - PROJECTS Việc tổ chức dự án để quản lý công việc là tạo cho AutoDesk Inventor dễ dàng tìm

thấy các tập tin dữ liệu và các tập tin tham khảo, đồng thời ta có thể dùng chung dữ liệu với các thành viên trong nhóm thiết kế. Tập tin dự án có phần mở rộng là *.IPJ.

Nếu làm với cụm chi tiết nhỏ, có thể không cần quan tâm đến việc tạo dự án.

1.5.1 LỆNH TẠO TẬP TIN DỰ ÁN DẠNG LỆNH:

Trình đơn: File Project GIẢI THÍCH:

Khi ra lệnh, một hộp thoại xuất hiện:

Tại đây, nửa trên có sẵn một số dự án, muốn dùng cái nào, nhấn chuột vào tên đó, nửa

phía dưới sẽ hiện ra các đường dẫn tương ứng. Nhấn Apply để chuyển thành dự án hiện hành. Nút New để tạo ra tập tin dự án mới. Hộp thoại tiếp theo là:

AUTODESK INVENTOR - Giới thiệu tổng quát

Nguyễn Văn Thiệp

12

Đánh dấu chọn vào các nút cần thiết như trên hộp thoại để tạo ra một dự án hoàn toàn

mới, không phụ thuộc vào ai. Nhấn Next để sang bước tiếp theo. Hộp thoại tiếp theo xuất hiện (hộp thoại bên phải). Tại ô Name đặt tên dự án. Location: cho đường dẫn đặt thư mục và tập tin vừa được đặt tên tại ô Name. Tiếp đến

hộp thoại cuối cùng:

AUTODESK INVENTOR - Giới thiệu tổng quát

Nguyễn Văn Thiệp

13

Nhấn Finish kết thúc. Trở lại hộp thoại ban đầu, tắt hộp thoại này và kết thúc lệnh. Dự

án đã được tạo. Nếu bản thiết kế không lớn, không có nhiều tập tin hoặc nhiều người tham gia có thể bỏ

qua việc tạo dự án. Chúng ta chuyển sang chương sau bắt đầu công việc sử dụng Inventor.

AUTODESK INVENTOR – Thiết kế chi tiết

Nguyễn Văn Thiệp

14

CHƯƠNG 2

THIẾT KẾ CHI TIẾT Việc thiết kế chi tiết được thực hiện theo các bước sau: 1 - Tạo ra các hình phác trên mặt phẳng (2D Sketch) hoặc trong không gian 3 chiều (3D

Sketch) để làm biên dạng tạo hình khối của chi tiết. 2 - Dùng các công cụ tạo hình khối 3 chiều để tạo ra các chi tiết từ các biên dạng đã được

tạo ra trong bước 1. 3 - Tu sửa thành chi tiết hoàn chỉnh.

2.1 GIAO DIỆN MÔI TRƯỜNG THIẾT KẾ CHI TIẾT

2.1.1 THIẾT LẬP BAN ĐẦU CHO CHI TIẾT DẠNG LỆNH:

Trình đơn: Tools Applycation Option Part GIẢI THÍCH:

Hộp thoại hiện ra:

Mục Part - chi tiết Các lựa chọn gồm:

No New Sketch: không mở mặt phẳng hình phác khi tạo chi tiết mới. Thường mặc định khi tạo một chi tiết mới, luôn xuất hiện mặt phẳng XY với các lưới

màn hình kèm theo thanh công cụ để người dùng vẽ phác biên dạng (Sketch) dùng cho việc tạo hình khối (hình 1-a).

Nếu chọn phương án này mặt phẳng phác không hiện ra mà chỉ hiện ra không gian chứa chi tiết (hình 1-b). Muốn vẽ hình phác biên dạng phải nhấn nút chọn Sketch trên thanh công cụ.

AUTODESK INVENTOR – Thiết kế chi tiết

Nguyễn Văn Thiệp

15

Hình 1 - a

Hình 1 - b

Sketch on X-Y Plane: chọn mặt phẳng XY làm mặt phẳng chứa hình phác đầu tiên khi tạo chi tiết mới ( new part). Đây cũng là mặt phẳng mặc định nếu không chọn No New Sketch.

Sketch on Y-Z Plane: chọn mặt phẳng YZ làm mặt phẳng chứa hình phác đầu tiên khi tạo chi tiết mới (new part).

AUTODESK INVENTOR – Thiết kế chi tiết

Nguyễn Văn Thiệp

16

Sketch on X-Z Plane: chọn mặt phẳng XZ làm mặt phẳng chứa hình phác đầu tiên khi tạo chi tiết mới (new part).

Opaque Surfaces: Mặt dựng hình có màu đục. Mặc định, một mặt dựng hình (constructions) thường trong suốt ( translucent) (hình 2-a), nếu chọn ph ương án này, mặt sẽ đục (hình 2-b).

Hình 2 - a Hình 2 – b

Autohide in-line work feature: tự động ẩn đối tượng khi nó hòa nhập với hình khối khác. Auto-consume Work Features and Surface Features: tự động dùng các đối tượng dựng

hình như mặt phẳng làm việc khi tạo các điểm hoặc mặt khôn gian khi tạo các đối tượng hình xoắn. Nhấn Apply kết thúc thiết lập hoặc Close kết thúc lệnh.

2.1.2 THIẾT LẬP CHO MẶT PHẲNG CHỨA HÌNH PHÁC Dùng để thiết lập một số chế độ phục vụ cho việc vẽ phác các hình thể. Lệnh này có thể

tiến hành bất cứ lúc nào. DẠNG LỆNH:

Trình đơn: Tools Application Options GIẢI THÍCH:

Hộp thoại hiện ra, nhấn chọn mục Sketch. Trong hộp thoại này có các nút chọn sau:

AUTODESK INVENTOR – Thiết kế chi tiết

Nguyễn Văn Thiệp

17

Nhóm Constraint Placement Priority - các ràng buộ c di chuy ển co n trỏ khi vẽ hình

được ưu tiên Parallel and Perpendicular: song song và vuông góc. Vertical and Horizontal: thẳng đứng và nằm ngang. Chỉ được chọn một trong hai nút này. Các lựa chọn này cho phép khi vẽ hoặc chỉnh sửa,

khi đưa con trỏ đến các vị trí thích ứng, các ràng buộc tự hiện ra thành c ác đường chấm chấm dẫn dắt con trỏ bám theo. Thường chọn song song và vuông góc tiện lợi và hiệu quả.

Nhóm Display - cho hiển thị Grid lines: lưới màn hình. Nếu ON có hiển thị đường kẻ đậm theo các tham số đã đặt

tại Document Settings. OFF - không hiển thị. Minor grid lines: ON hiển thị đường kẻ mờ, OFF không hiển thị. Axes: trục toạ độ (đường kẻ đậm nhất chia màn hình làm 4 phần). ON có hiển thị,

OFF không hiển thị.

Nhóm OverConstrained Dimensions - kích thước có thể thay đổi các ràng buộc Chỉ được chọn một trong hai phương án sau: Apply Driven Dimension: cho phép các kích thước thay đổi lẫn nhau . Nếu một kích

thước cho lớn lên thì các kích thước nối tiếp với nó hoặc có ràng buộc cũng bị thay đổi theo.

Warn of OverConstrained Dimensions: báo trước khi đã cho kích thước thì không thể cho các ràng buộc.

Đối với các đối tượng nối tiếp nhau thành một hình khép kín, khi đã cho đủ kích thước thì một số kích thước không thể sửa được vì đã bị các kích thước khác khống chế. Các ràng buộc (Constraint) cũng không thể thực hiện được. Muốn cho lại các ràng buộc cho một đối tượng, phải xoá kích thước của đối tượng đó (để tự do).

AUTODESK INVENTOR – Thiết kế chi tiết

Nguyễn Văn Thiệp

18

Các nút lựa chọn khác Snap to Grid: bắt vào các điểm nút (khoảng cách được cho trong Snap Spacing). ON

có cho bắt điểm, OFF không bắt điểm. Lựa chọn này còn có thể được đặt bất cứ lúc nào bằng cách đưa con trỏ vào tên Sketch tại vùng trình duyệt hoặc đưa vào một đối tượng bất kỳ, nhấn phím phải chuột, nhấn chọn Snap to Grid.

Edit dimension when created: cho thay đổi giá trị nga y lúc ghi kích thước . Hộp thoại nhập số liệu hiện ra ngay sau khi kích thước được kích hoạt.

Autoproject edges during curve creation: tự động chiếu các cạnh nhìn thấy của chi tiết lên mặt phẳng phác khi tạo các đối tượng của hình phác mới.

Automatic reference edges for new sketch: tự động chiếu các cạnh nhìn thấy của hình khối lên mặt phẳng phác khi tạo mặt phẳng vẽ phác mới.

Parallel View on New Sketch Creation: Tự động xoay mặt phẳng chứa hình phác thẳng hướng nhìn của người dùng.

AutoBend width 3D Line Creation: tự động uốn cong khi đoạn thẳng 3D được vẽ.

Tham số để tạo đoạn cong được nói tại hộp thoại Document Settings ở trên. Nhấn Apply kết thúc thiết lập hoặc Close kết thúc lệnh.

2.1.3 BẮT ĐẦU VÀO VÙNG LÀM VIỆC TẠO CHI TIẾT MỚI

2.1.3.1 Lệnh New - tạo bản thiết kế mới DẠNG LỆNH:

Trình đơn: File New Standard.IPT

Thanh công cụ: GIẢI THÍCH:

Inventor luôn cho chúng ta các bản vẽ mẫu theo các tiêu chuẩn thế giới. Khi ra lệnh, một hộp thoại xuất hiện để chúng ta chọn bản mẫu kèm theo tiêu chuẩn.

Trong này có các tập tin mẫu theo các loại tiêu chuẩn. Trong hộp thoại này có 3 mục là Default (mặc định), English (hệ Anh) và Metric (hệ

Mét). Hình dưới là hộp thoại các tập tin mẫu Default (mặc định). Các bản mẫu đều có tên là

Standard. Còn theo tiêu chuẩn kỹ thuật nào, phụ thuộc và lệnh Format -> Standard.

Tiếp sau là hai hệ đo lường hay được dùng nhất: English (hệ Anh). Các tập tin mẫu của

hệ Anh là ANSI đơn vị là incher.

AUTODESK INVENTOR – Thiết kế chi tiết

Nguyễn Văn Thiệp

19

Và hệ Metric (hệ Mét):

Trong này có các bản vẽ mẫu theo tiêu chuẩn ISO, DIN, BSI, JIS, GB, đơn vị là milimét.

Chọn tập tin Standard.ipt, nhấn OK. Màn hình giao diện tạo chi tiết hiện ra. a- Nếu tại thiết lập ban đầu Applycation Options -> Parts, không chọn No new

Sketch, chọn hình phác trên mặt phẳng nào thì màn hình giao diện môi trường hình phác (Sketch) trên mặt phẳng đó hiện ra đầy đủ các công cụ cho chúng ta thực hiện bản vẽ phác 2D (2D Sketch).

b- Nếu chọn No new Sketch, màn hình là môi trường tạo hình khối. Muốn vẽ hình phác biên dạng phải nhấn nút chọn Sketch trên thanh công cụ. Nhấn chọn mặt phẳng tạo hình phác trên trình duyệt, màn hình phác hiện ra để làm việc.

AUTODESK INVENTOR – Thiết kế chi tiết

Nguyễn Văn Thiệp

20

Trong màn hình giao diện luôn có Thanh lệnh (Panel bar),Trình duyệt (Browse Bar) và không gian chứa hình khối hoặc mặt phẳng vẽ hình phác.

2.1.3.2 Không gian chứa chi tiết Không gian chứa chi tiết là không gian 3 có hệ trục toạ độ. Mũi tên màu xanh lá cây là trục Y, mày đỏ là trục X, trục Z màu xanh thẫm.

Nhìn thẳng góc với mặt phẳng XY từ chiều dương của trục Z.

Nhìn từ điểm X>0, Y>0, Z>0, thẳng vào gốc toạ độ. Chúng ta có thể vẽ phác tại bất kỳ mặt phẳng nào của không gian 3 chiều, thường mặc

định là mặt phẳng XY hoặc chúng ta chọn mặt phẳng vẽ hình phác tại lệnh Tools Applycation Option Part (xem 2.1.1). Để thay đổi mặt phẳng vẽ, nhấn nút Origin trong Trình duyệt:

Một danh sách các mặt phẳng và trục toạ độ hiện ra. Nhấn chuột chọn, mặt phẳng được

chọn trở thành mặt phẳng vẽ phác. Trong ví dụ này là mặt YZ. Hình vẽ phác có thể được vẽ trên hai mặt phẳng khác nhau (hình bên phải).

Các thao tác vẽ và chỉnh sửa của Inventor được thực hiện phần lớn bằng các thanh công

cụ và nháy phím phải chuột.

AUTODESK INVENTOR – Thiết kế chi tiết

Nguyễn Văn Thiệp

21

2.1.3.3 Thanh lệnh và thanh công cụ Khi khởi động chuyên mục 2D SKETCH, trên màn hình xuất hiện Thanh lệnh 2D

Sketch (Panel Bar). Nếu không hiển thị, vào View -> Toolbar -> Panel Bar để hiển thị thanh lệnh hoặc 2D Sketch Panel để hiển thị thanh công cụ.

Ngoài ra để hiển thị Thanh công cụ , nhấn Tools trên Trình đơn , nhấn chọn

Customize, hộp thoại xuất hiện:

Chọn mục Toolbars, chọn 2D Sketch Panel trong danh sách các thanh công cụ, nhấn

nút Show. Nhấn Close đóng hộp thoại. Trên màn hình sẽ xuất hiện thanh công cụ 2D SKETCH.

AUTODESK INVENTOR – Thiết kế chi tiết

Nguyễn Văn Thiệp

22

2.1.3.4 Trình duyệt Đồng thời xuất hiện với Thanh lệnh là Trình duyệt (Browse Bar)

Mục gốc bao giờ cũng được đặt tên là Partxx (part1, part2..). Đây chính là tên tệp chứa

chi tiết. Tiếp sau là đến các mục con. Mỗi lần chúng ta tạo thêm các đối tượng lại được thêm một mục con và các mục cháu, chắt v.v.... Các mục con này thường đặt tên mặ c định như Sketch1, Sketch2, Extrude1, 2.... Chúng ta có thể nháy đúp chuột vào các tên đó để đặt tên theo qui ước riêng dễ nhớ, dễ quản lý hơn.

Muốn thao tác với các đối tượng, đưa chuột vào tên của đối tượng trên trình duyệt và nhấn phím phải, các lệnh thao tác (Trình đơn động) hiện ra, nhấn chuột vào lệnh cần thực hiện.

2.1.3.5 Lệnh Save Ý NGHĨA:

Lưu trữ bản thiết kế. DẠNG LỆNH:

Trình đơn: File Save

Thanh công cụ: GIẢI THÍCH:

AUTODESK INVENTOR – Thiết kế chi tiết

Nguyễn Văn Thiệp

23

Lệnh này dùng chung cho tất cả các loại bản vẽ trong Inventor. Hộp thoại xuất hiện:

Tại File name: cho tên tập tin lưu trữ. Phần mở rộng của file phụ thuộc vào chúng ta

đang làm việc với loại bản vẽ nào (xem phần các tập tin tại Chương 1). Trong này là tập tin .IPT (tập tin vẽ hình khối chi tiết 3D). Nhấn Save để lưu trữ.

2.1.3.6 Lệnh Open Ý NGHĨA:

Mở bản thiết kế đã có. DẠNG LỆNH:

Trình đơn: File Open

Thanh công cụ: GIẢI THÍCH:

Lệnh này dùng chung cho tất cả các loại bản vẽ trong Inventor. Hộp thoại xuất hiện:

AUTODESK INVENTOR – Thiết kế chi tiết

Nguyễn Văn Thiệp

24

Tại File name: cho tên tập tin đã lưu trữ hoặc chọn trên ô danh sách các tập tin. Nhấn Open để mở tệp ra làm việc.

2.1.4 CÁC LỆNH THAO TÁC VỚI MÀN HÌNH

2.1.4.1 Đặt màu cho màn hình vẽ Màn hình có thể thay đổi màu bằng lệnh: Tools Application Options Coloros Hộp thoại xuất hiện:

Chọn các màu trong ô Color Scheme, nhấn Apply kết thúc công việc, nhấn OK hoặc

gõ Enter kết thúc lệnh.

2.1.4.2 Lệnh Rotate Ý NGHĨA:

Xoay không gian vẽ theo mọi góc độ. DẠNG LỆNH:

Trình đơn: View Rotate

Thanh công cụ: Bàn phím: F4

GIẢI THÍCH:

AUTODESK INVENTOR – Thiết kế chi tiết

Nguyễn Văn Thiệp

25

Khi thực hiện lệnh này, màn hình như sau:

Khi con trỏ đặt vào bên trong vòng tròn nó có dạng , có thể xoay theo mọi hướng.

Khi đưa ra ngoài vòng tròn chuẩn, con trỏ có dạng để xoay quanh trục vuông góc với màn hình.

Xoay hình quanh trục thẳng đứng. Nếu nhấn phím phải chuột tại giữa màn hình, một trình đơn động xuất hiện:

Chọn Common View [Space bar], sẽ được một khối không gian để điều chỉnh góc

nhìn theo các hướng nhất định. Nhấn chuột vào mũi tên để định hướng nhìn (hình dưới).

AUTODESK INVENTOR – Thiết kế chi tiết

Nguyễn Văn Thiệp

26

Có thể gõ thanh cách (Space bar) để chuyển đổi giữa hai chế độ xoay màn hình. Nhấn phím phải chuột, chọn Done hoặc gõ ESC kết thúc lệnh.

2.1.4.3 Lệnh Pan Ý NGHĨA:

Di chuyển màn hình theo mọi hướng. DẠNG LỆNH:

Trình đơn: View Pan

Thanh công cụ: Bàn phím: F2

GIẢI THÍCH: Sau khi ra lệnh, con trỏ có dạng , nhấn và giữ chuột, di chuyển chuột để di chuyển

màn hình.

2.1.4.4 Lệnh Look at Ý NGHĨA:

Đưa đối tượng được chọn vào trung tâm màn hình và nhìn thẳng góc với mặt phẳng chứa đối tượng. DẠNG LỆNH:

Trình đơn: View Look at

Thanh công cụ: GIẢI THÍCH:

Sau khi ra lệnh, con trỏ có dạng , đưa con trỏ đến đối tượng hoặc mặt của hình khối cần chọn, nhấn chuột. Đối tượng được đưa vào tâm màn hình và hướng nhìn thẳng góc với mặt phẳng chứa đối tượng hoặc mặt được chọn của hình khối.

2.1.4.5 Lệnh Zoom Ý NGHĨA:

Tăng giảm tầm nhìn. DẠNG LỆNH:

Trình đơn: View Zoom

Thanh công cụ:

AUTODESK INVENTOR – Thiết kế chi tiết

Nguyễn Văn Thiệp

27

Bàn phím: F3 GIẢI THÍCH:

Con trỏ có dạng , nhấn và giữ chuột, khi đưa biểu tượng ra xa người dùng (lên trên màn hình hay từ trái qua phải) thì hình ảnh bị thu nhỏ lại, ngược lại, hình ảnh được hiện to lên (ngược lại với AutoCAD).

2.1.4.6 Lệnh Zoom Window Ý NGHĨA:

Đưa hình nằm trong cửa sổ do người dùng xác định vào tâm màn hình với tầm nhìn gần nhất. DẠNG LỆNH:

Trình đơn: View Zoom Window

Thanh công cụ: GIẢI THÍCH:

Chọn cửa sổ bằng cách vẽ một hình chữ nhật qua hai điểm góc đối nhau qua đường chéo.

2.1.4.7 Lệnh Zoom Select Ý NGHĨA:

Cho hiện toàn bộ một đối tượng được chọn lên màn hình. DẠNG LỆNH:

Trình đơn: View Zoom Select

Thanh công cụ: GIẢI THÍCH:

Có hai cách thực hiện lệnh: - Đưa con trỏ đến đối tượng cần chọn, nhấn chuột sau đó ra lệnh.

- Ra lệnh, con trỏ có dạng , đưa con trỏ đến đối tượng, nhấn chuột.

2.1.4.8 Lệnh Zoom All Ý NGHĨA:

Đưa toàn bộ hình của bản thiết kế vào màn hình. DẠNG LỆNH:

Trình đơn: View Zoom All

Thanh công cụ: GIẢI THÍCH:

Sau khi ra lệnh, tất cả các đối tượng được đưa vào màn hình.

2.1.4.9 Lệnh Isometric View Ý NGHĨA:

Nhìn theo hình chiếu trục đo. DẠNG LỆNH:

Trình đơn: View Isometric GIẢI THÍCH:

AUTODESK INVENTOR – Thiết kế chi tiết

Nguyễn Văn Thiệp

28

Sau khi ra lệnh, tất cả các đối tượng được đưa vào màn hình với góc nhìn hình chiếu trục đo.

2.1.4.10 Lệnh Prevoius View và Next View Ý NGHĨA:

Prevoius View: Quay lại màn hình của lần xem trước. Next View: Chuyển đến màn hình của lần xem tiếp theo.

DẠNG LỆNH: Trình đơn: View

Trình đơn động:

GIẢI THÍCH:

Khi ra lệnh, màn hình tự động chuyển về các trạng thái tương ứng.

2.1.4.11 Các nút chuyển đổi chế độ làm việc Inventor có hai chế độ làm việc: chế độ Sketch (bản vẽ phác) và chế độ Base Model

(mô hình cơ sở). Chế độ vẽ phác (Sketch) để vẽ các biên dạng 2D tại các mặt phẳng bất kỳ. Chế độ mô hình cơ sở (Base Model) để quan sát và tạo các khối 3D.

Nút chuyển đổi . Nhấn nút Sketch để thực hiện các công việc vẽ phác. Nhấn nút Return để sang chế độ hình khối 3 chiều (Model) .

2.1.4.12 Các trợ giúp thường trực trong khi đang thực hiện công việc

Trong Inventor khi các lệnh đang được thực hiện, nhấn phím phải chuột sẽ hiện ra một Trình đơn động tương ứng phục vụ cho lựa chọn phương án hoặc các bước tiếp theo của công việc đó. Trình đơn động minh hoạ dưới đây xuất hiện trong các lệnh vẽ.

AUTODESK INVENTOR – Thiết kế chi tiết

Nguyễn Văn Thiệp

29

2.1.4.13 Kết thúc một lệnh Một lệnh trong Inventor được thực hiện một cách lên tục cho đến khi nào người dùng ra

lệnh kết thúc bằng các cách sau: - Nhấn phím phải chuột, Trình đơn động hiện ra, nhấn Done. - Nhấn phím ESC.

2.1.4.14 Trợ giúp bắt điểm Trong Inventor có sự trợ giúp bắt vào các điểm đặc biệt của đối tượng như trung điểm,

điểm (Midpoint) đầu mút (End point) khi đưa con trỏ đến lân cận các điểm này. Ngoài các chế độ dẫn dắt đến các ràng buộc một cách tự động như trên, Inventor còn cho

phép khi vẽ, có thể nhấn phải chuột, chọn bắt vào các điểm như sau: Midpoint bắt vào trung điểm của đối tượng. Center bắt vào tâm đường tròn hoặc cung tròn. Intersection bắt vào giao điểm của các đối tượng. Đưa con trỏ vào đối tượng thứ

nhất, nhấn phím trái sau đó đưa con trỏ đến đối tượng thứ hai, lập tức xuất hiện dấu hiệu một điểm, nhấn phím trái sẽ bắt được vào giao điểm.

AutoProject tự động chiếu các cạnh nhìn thấy của hình khối lên mặt phẳng phác để bắt điểm. Trường hợp này dùng cho việc thực hiện hình phác khi đã có hình khối.

2.1.4.15 Trợ giúp hướng dẫn sử dụng How To.... nhấn nút này sẽ có các chỉ dẫn bằng tiếng Anh của Inventor.

2.2 HÌNH PHÁC 2D - 2D SKETCHS Hình khối của chi tiết được tạo ra từ các biên dạng 2D ( 2D Sketch) hoặc 3d ( 3D

Sketch). Các hình này được vẽ theo qui trình vẽ các đường nét cơ bản sau đó tạo ra các ràng buộc

giữa chúng bằng các ràng buộc hình học (vị trí giữa chúng với nhau) và ràng buộc về kích thước để được một biên dạng chắc chắn không bị xô lệch.

Trong mặt phẳng vẽ hình phác, luôn có lưới ô vuông, khoảng cách giữa các đường kẻ được xác định trong lệnh Tools Document Settings Sketch và nó được hiển thị hay không phụ thuộc vào các thiết lập trong lệnh Tools Application Options -> Sketch. Có thể dùng trợ giúp bắt điểm vào các nút lưới trong vẽ hình.

Bắt đầu bản vẽ chi tiết mới, nếu không hiện mặt phẳng phác nhấn nút Sketch, nhấn con trỏ vào mặt phẳng XY của bản vẽ phác.

Các công việc vẽ và chỉnh sửa được thực hiện bằng các nút trên thanh công cụ.

Các nút Undo (bỏ việc vừa làm) và Redo (khôi phục lại việc vừa bị bỏ) cũng như các phần mềm khác.

2.2.1 CÁC THIẾT LẬP TRỢ GIÚP CHO BẢN VẼ PHÁC

AUTODESK INVENTOR – Thiết kế chi tiết

Nguyễn Văn Thiệp

30

Khi đã thực hiện việc tạo chi tiết mới, các thanh công cụ để thiết lập trợ giúp hiệ n ra.. Trước khi bắt tay vào công việc thiết kế, chúng ta phải định đơn vị đo độ dài, đơn vị đo góc, độ chính xác sau dấu phẩy thập phân, cách hiển thị các yếu tố cần thiết của bản vẽ. Thường các thiết lập này được đặt mặc định theo tiêu chuẩn thiết kế mà ta chọn ở phần trên. Trong mục này chúng ta nghiên cứu các thiết lập đó.

2.2.1.1 Lệnh Document Settings Ý NGHĨA:

Thiết lập đơn vị, các chế độ lưới màn hình cho bản vẽ phác. DẠNG LỆNH:

Trình đơn: Tools Document Settings GIẢI THÍCH:

Hộp thoại xuất hiện.

Trong này có rất nhiều mục để thiết lập cá c thông số ban đầu. Chúng ta chỉ nghiên cứu

các thiết lập liên quan đến hình phác - Sketch.

1- Mục Units - định dạng đơn vị Hộp thoại:

AUTODESK INVENTOR – Thiết kế chi tiết

Nguyễn Văn Thiệp

31

Trong đó có các nút sau:

Nhóm Units - đặt đơn vị đo Lenght: chọn đơn vị đo độ dài. Nhấn chuột vào nút , một danh sách các đơn vị đo hiển ra: milimet, centimet incher... để chọn. Angle: đơn vị đo góc. Cách làm tương tự như trên. Time: đơn vị đo thời gian. Mass: đơn vị đo khối lượng.

Nhóm Modeling Dimension Display - hiển thị kích thước Linear Dim Display Pecrision: chọn độ chính xác cho đơn vị dài. Nhấn chuột vào nút , một danh sách các độ chính xác hiện ra để chọn. Trong đó các con số 12345....sau số 0 là số chữ số thập phân sau dấu phẩy. Angle Dim Display Precision: chọn độ chính xác cho đơn vị đo góc. Cách làm tương tự như trên. Cho phép chọn một trong các nút sau để hiển thị kích thước: Display as Value: hiện giá trị bằng số. Display as Name: hiện giá trị bằng chữ ký hiệu. Display as Expression: hiện giá trị bằng công thức. Display tolerance: cho hiện giá trị dung sai. Display precise value: cho hiện giá trị chính xác (không có dung sai). Các lựa chọn này cũng tương đương với lệnh Chọn phương thức hiển thị kích thước

được giới thiệu tại phần ràng buộc về kích thước. Sau khi chọn xong nhấn Apply.

AUTODESK INVENTOR – Thiết kế chi tiết

Nguyễn Văn Thiệp

32

2- Mục Sketch - định lưới màn hình

Trong đó có các nút sau:

Nhóm Snap Spacing - đặt khoảng cách để bắt điểm X : khoảng cách theo phương X. Gõ số. Y: khoảng cách theo phương Y. Gõ số. Các số này giúp cho người vẽ bắt điểm nhanh và

chính xác. Ví dụ: X: 1mm, Y: 1mm như trên hình hộp thoại nghĩa là con trỏ bắt dính vào các điểm

cách nhau mỗi chiều 1mm, không phụ thuộc vào lưới hiển thị cách nhau bao nhiêu.

Nhóm Grid Display - vẽ lưới Snap Per Minor : khoảng cách giữa các đường kẻ mờ. Đơn vị là mm. Trong ví dụ, cứ

2mm kẻ một đường mờ. Có thể gõ số khác. Maijor evrry minor line: khoảng cách giữa các đường kẻ đậm tính bằng số đường mờ. Trong ví dụ, cứ sau 10 đường mờ lại kẻ một đường rõ hơn.

Nhóm 3D Sketch - dùng để tự động tạo các đường uốn trong không gian 3 chiều Auto Bend Radius: tự động uốn thành cung tròn nếu đoạn vừa vẽ nhỏ hơn giá trị cho

trong ô nhập liệu. Giá trị này có thể thay đổi bằng số khác do người dùng gõ vào. Nhấn OK kết thúc lệnh.

3- Mục Modeling - định bắt điểm trong không gian 3 chiều

AUTODESK INVENTOR – Thiết kế chi tiết

Nguyễn Văn Thiệp

33

Trong này có các ô nhập số liệu: Distance Snap: khoảng cách có thể bắt điểm. Gõ số. Angle Snap: góc lân cận để bắt điểm. Gõ số. Nhấn OK kết thúc lệnh.

2.2.2 CÁC LỆNH VẼ, CHỈNH SỬA HÌNH PHÁC - SKETCH

2.2.2.1 Lệnh vẽ đoạn thẳng - Line DẠNG LỆNH:

Thanh lệnh: Bàn phím: gõ L

GIẢI THÍCH: Khi ra lệnh, con trỏ trở thành một chấm màu có chữ thập. Nhấn vào điểm đã định và kéo

đến điểm thứ hai sẽ được một đoạn thẳng. Cứ tiếp tục sẽ được đường gãy khúc. Khi nào điểm cuối của một đoạn mới vẽ dính vào một đối tượng khác coi như một đối tượng được tạo ra, kết thúc việc vẽ đối tượng đó. Nếu vẽ tiếp, lại bắt đầu bằng một điểm mới.

Mỗi lần gõ Enter kết thúc một đoạn hoặc một số đoạn liên tiếp nhưng chưa kết thúc lệnh. Kết thúc lệnh: Done hoặc ESC. Hình dưới minh hoạ việc vẽ đoạn thẳng và các ký hiệu, đường dẫn đến các ràng buộc.

AUTODESK INVENTOR – Thiết kế chi tiết

Nguyễn Văn Thiệp

34

Sau khi kết thúc lệnh, ta được một hình phác nhưng chưa có kích thước chính xác. Dùng lệnh Create Dimension để cho kích thước và chỉnh sửa kích thước. Dùng lệnh Create Constraint để cho và chỉnh sửa các ràng buộc hình học.

Các trường hợp đặc biệt vẽ hình phác bằng lệnh LINE Ngoài việc vẽ đoạn thẳng theo toạ độ hai điểm thông thường, chúng tôi giới thiệu thêm

các trường hợp đặc biệt khi dùng lệnh Line.

1- Vẽ cung tròn nối liền với đoạn thẳng

a- Cung tròn tiếp tuyến với đoạn thẳng vừa vẽ Ra lệnh Line. Vẽ một đoạn thẳng. Nhấn phím trái chuột vào điểm đầu mút của đoạn

thẳng (hình 1- a), giữ phím, rê chuột thành cung tròn (hình 1- b). Kết quả như hình 1 - c).

1- a 1- b 1 - c

b- Cung tròn vuông góc với đoạn thẳng vừa vẽ Ra lệnh Line. Vẽ một đoạn thẳng. Nhấn phím trái chuột vào điểm đầu mút của đoạn

thẳng, giữ phím, rê chuột thành cung tròn theo hướng vuông góc với đoạn thẳng (hình 1- d). Kết quả như hình 1-e.

1-d 1- e

Trong khi vẽ, chúng ta có thể thay đổi hướng rê chuột để thay đổi hướng của cung.

AUTODESK INVENTOR – Thiết kế chi tiết

Nguyễn Văn Thiệp

35

2- Vẽ đoạn thẳng tiếp tuyến với đường tròn, cung tròn hoặc Elíp Ra lệnh Line. Nhấn phím trái chuột vào cung tròn, đường tròn hoặc elíp, giữ phím, rê

chuột tìm điểm tiếp theo của đoạn thẳng (hình 2.- a, b). Đoạn thẳng tự động tiếp tuyến với các đối tượng nói trên. Kết quả như hình 2-c).

2-a 2- b 2- c

2.2.2.2 Lệnh vẽ đường cong trơn - Spline DẠNG LỆNH:

Thanh lệnh: , nút này nằm chung với nút , nhấn nút , nút lệnh hiện ra. GIẢI THÍCH:

Giống như Line, con trỏ hiện ra, mỗi lần nhấn phím trái chuột ta có một điểm của Spline.

Nếu điểm đầu và điểm cuối của Spline trùng nhau, kết thúc một chu trình, đường Spline khép kín được vẽ ra.

Muốn vẽ đường Spline hở, nhấn phím phải chuột tại điểm cuối, Trình đơn động hiện ra, chọn Continue hoặc gõ Enter hoặc nháy đúp chuột kết thúc một đoạn cong nhưng chưa kết thúc lệnh.

Nếu chọn Back, bỏ đoạn vừa vẽ, con trỏ trở về điểm ngay trước đó. Nhấn phím phải chuột vào vùng trống, chọn Done kết thúc lệnh. Ngoài việc vẽ các đoạn cong theo toạ độ các điểm thông thường, chúng tôi giới thiệu

thêm các trường hợp đặc biệt khi dùng lệnh Spline.

Vẽ đường cong tiếp xúc nối liền với đoạn thẳng Ra lệnh Spline. Nhấn phím trái chuột vào điểm đầu mút của đoạn thẳng, giữ phím, rê chuột thành đường

cong tiếp xúc với đoạn thẳng (hình a), nhấn phím trái chuột để định vị điểm tiếp theo. Kết quả như hình b.

a b

AUTODESK INVENTOR – Thiết kế chi tiết

Nguyễn Văn Thiệp

36

2.2.2.3 Chỉnh sửa Spline Sau khi vẽ xong, đường Spline được chỉnh sửa như sau: - Chỉnh sửa bằng các điểm nút (các điểm khi bấm chuột mà Spline đi qua): nhấn chuột

vào các điểm nút này và kéo, hình dạng của Spline bị thay đổi.

- Bằng các lệnh tại Trình đơn động Đưa con trỏ vào Spline và nhấn phím phải chuột. Trình đơn động hiện ra:

Trên Trình đơn động gồm các mục sau: Close Spline: khép kín đường cong. Insert Point: thêm điểm nút . Mỗi lần nhấn phím trái vào đường cong, tại đó có thêm

một điểm. Fit Method: các phương thức làm trơn. Nhấn chuột trái, hiện ra 3 phương thức: Smooth, Sweet và AutoCAD, mỗi phương thức có độ cong khác nhau. Display Curvature: cho hiện các đường pháp tuyến thể hiện độ cong.

AUTODESK INVENTOR – Thiết kế chi tiết

Nguyễn Văn Thiệp

37

Bowtie - nút gốc của cung. Nhấn nút , hiện ra các phương án để biến đổi hình dạng cung.

- Handle: dùng thủ công (bằng tay). Các nút của đường tiếp tuyến với cung hiện ra, nhấn phím trái chuột vào nút đó và rê chuột, hình dạng đường cong biến đổi theo (hình a).

a b

- Curvature: dùng cung để định độ cong. Có thêm một cung kèm theo các nút gốc hiện ra tại điểm uốn, nhấn phím trái chuột vào nút đó và rê chuột, hình dạng đường cong biến đổi theo bàn kính cung (hình b).

- Flat: biến đoạn cong thành phẳng.

Spline Tension: độ căng của đường cong. Hộp thoại cho số liệu xuất hiện:

Dùng thanh trượt để thay đổi giá trị. Giá trị càng lớn, đoạn cong càng gần với đường

thẳng (căng) (hình dưới).

AUTODESK INVENTOR – Thiết kế chi tiết

Nguyễn Văn Thiệp

38

2.2.2.4 Lệnh vẽ đường tròn - Circle DẠNG LỆNH:

Thanh lệnh: nhấn nút để chọn phương án vẽ. Bàn phím: Shift + C.

GIẢI THÍCH: Trên thanh công cụ có hai cách vẽ đường tròn:

1- Vẽ theo tâm và một điểm khác trên đường tròn - hoặc Shift + C Dòng nhắc:

Select Center of Circle: cho tâm đường tròn. Select Point on the Circle: cho một điểm trên đường tròn.

2- Vẽ đường tròn tiếp xúc với 3 đoạn thẳng Dòng nhắc:

Select First Line: chọn đoạn thẳng thứ nhất. Select second Line: chọn đoạn thẳng thứ hai. Select a line to create Circle: chọn đoạn thẳng cuối cùng để tạo ra đường tròn.

Đáp lại các dòng nhắc trên bằng cách đưa con trỏ đến các đường thẳng, nhấn phím trái chuột. Hình dưới minh hoạ các dạng vẽ đường tròn tiếp xúc với 3 đoạn thẳng.

2.2.2.5 Lệnh vẽ hình Elíp - Ellipse DẠNG LỆNH:

Thanh lệnh : . Nút Elíp nằm trong nút vẽ đường tròn như thanh công cụ minh hoạ.

AUTODESK INVENTOR – Thiết kế chi tiết

Nguyễn Văn Thiệp

39

Nhấn nút , nút lệnh hiện ra. GIẢI THÍCH:

Dòng nhắc: Select ellipse center: cho tâm điểm. Select first axis point: cho điểm đầu một trục. Select point on ellipse: cho một điểm trên elíp.

Tất cả đều nhấn phím trái chuột. Kết quả được 1 hình elíp. Hình dưới minh hoạ cách vẽ Elíp.

2.2.2.6 Lệnh vẽ cung tròn - Arc DẠNG LỆNH:

Thanh lệnh: , nhấn nút để chọn phương án vẽ.

GIẢI THÍCH: Có 3 cách vẽ cung tròn.

1- Vẽ theo 3 điểm đầu, cuối và trên cung tròn - Dòng nhắc:

Select start of arc: cho điểm đầu của cung tròn. Select end of arc: cho điểm cuối của cung tròn. Select point on arc: cho một điểm trên cung tròn.

2- Vẽ theo tâm, điểm đầu và điểm cuối - Dòng nhắc:

Select center: cho tâm điểm. Select start point: cho điểm đầu của cung tròn. Select end point: cho điểm cuối.

3- Vẽ theo 1 điểm đầu mút của đối tượng khác và điểm cuối - Dòng nhắc:

AUTODESK INVENTOR – Thiết kế chi tiết

Nguyễn Văn Thiệp

40

Select start point: cho điểm đầu của cung tròn. Điểm này phải là đầu mút của một đối tượng khác như cung tròn hoặc đoạn thẳng. Cung tròn được nối với đối tượng cũ và tiếp tuyến với nhau.

Select end of arc: cho điểm cuối của cung tròn. Đối với các hình đường tròn, cung tròn, elíp khi vẽ không có phương án tiếp xúc nhau hoặc tiếp xúc với đoạn thẳng nhưng sau khi vẽ có thể dùng các ràng buộc để tạo các tiếp xúc cần thiết.

2.2.2.7 Lệnh vẽ hình chữ nhật - Rectangle DẠNG LỆNH:

Thanh lệnh: , nhấn nút để chọn phương án vẽ. GIẢI THÍCH:

Có 2 cách vẽ hình chữ nhật.

1- Vẽ theo hai điểm của đường chéo - Dòng nhắc:

Select first corrner: cho điểm đầu của đường chéo. Select opposite corner: cho điểm đối diện.

Vẽ bằng phương pháp này được hình chữ nhật có hai cạnh nằm ngang và thẳng đứng (hình a).

2- Vẽ theo 3 điểm góc - Dòng nhắc:

Select first corrner: cho điểm của góc thứ nhất. Select second corner: cho điểm góc thứ hai. Điểm này và điểm thứ nhất cùng nằm trên một

cạnh. Có thể kéo theo phương bất kỳ. Select third corner: cho điểm góc thứ ba. Con trỏ tự động kéo theo phương vuông góc với

cạnh được tạo bằng hai điểm trên. Vẽ theo phương pháp này được hình chữ nhật nằm theo phương bất kỳ (hình b).

a b

2.2.2.8 Lệnh vẽ một điểm - Point Điểm (Point) được dùng với mục đích sau: - Làm tâm lỗ khi vẽ các lỗ 3D hoặc tâm đường tròn.

AUTODESK INVENTOR – Thiết kế chi tiết

Nguyễn Văn Thiệp

41

- Làm điểm để dựng mặt phẳng làm việc (Work plane) chứa hình phác. - Làm điểm để tạo điểm làm việc (Work point) để dựng đường 3D trong không gian.

1- Vẽ trực tiếp DẠNG LỆNH:

Thanh lệnh: GIẢI THÍCH:

Dòng nhắc: Select Center point: cho tâm lỗ . Đưa chuột đến vị trí cần thiết nhấn phím trái. Kết thúc lệnh

bằng ESC hoặc Done. Khi vẽ lỗ, có điểm để bắt tâm. Các điểm được hiển thị bằng dấu

Để đặt vị trí của điểm một cách chính xác cách các cạnh một khoảng cho trước, dùng lệnh

Create Dimension và Edit Dimension. Khi cho kích thước, nhấn chuột vào điểm đã vẽ và đoạn thẳng hoặc đối tượng cần lấy

khoảng cách, kích thước hiện ra và cho số (hình dưới).

2- Nhập từ tệp dữ liệu DẠNG LỆNH:

Thanh lệnh:

Thanh công cụ: 3D sketch GIẢI THÍCH:

Tệp dữ liệu được tạo ra bằng Excel. Nội dung của bảng dữ liệu phải tuân thủ theo cú pháp như hình dưới.

Đối với hình phác 2D không cần nhập giá trị Z. Sau khi ra lệnh, hộp thoại xuất hiện.

AUTODESK INVENTOR – Thiết kế chi tiết

Nguyễn Văn Thiệp

42

Nhấn chọn tên tệp cần nhập. Nhấn Open, các điểm được vẽ ra.

2.2.2.9 Lệnh vẽ đa giác đều DẠNG LỆNH:

Thanh lệnh: GIẢI THÍCH:

Hộp thoại xuất hiện:

Ô để nhập số cạnh. Gõ số hoặc nhấn nút bên cạnh để chọn các số có sẵn. Tại đây có 2 cách vẽ:

vẽ theo tâm và đỉnh

AUTODESK INVENTOR – Thiết kế chi tiết

Nguyễn Văn Thiệp

43

vẽ theo tâm và trung điểm một cạnh

Dòng nhắc:

Select center of polygon: cho tâm điểm. Select point on polygon: cho điểm trên đa giác. Điểm này tuỳ theo cách vẽ, là đỉnh hay trung

điểm của cạnh. Trong quá trình đang vẽ một hình, ta có thể thay đổi số cạnh, cách vẽ, lập tức hình thay

đổi theo. Kết thúc lệnh: nhấn Done.

2.2.2.10 Lệnh 2D Fillet Ý NGHĨA:

Lệnh dùng để vê góc thành cung tròn, chỉ dùng được cho giao điểm giữa các đoạn thẳng, giữa các cung tròn và đoạn thẳng với cung tròn. DẠNG LỆNH:

Thanh lệnh: GIẢI THÍCH:

Hộp thoại để nhập bán kính cung:

Dòng nhắc:

Select line or arc to fillet: chọn hai đoạn thẳng hoặc cung tròn để fillet. Nhấn nút ON (chìm xuống) không ghi kích thước cung tròn vê góc, OFF (nổi lên) có ghi kích thước.

Kết quả như hình dưới

AUTODESK INVENTOR – Thiết kế chi tiết

Nguyễn Văn Thiệp

44

2.2.2.11 Lệnh 2D Chamfer Ý NGHĨA:

Lệnh dùng để vát góc các đỉnh. DẠNG LỆNH:

Thanh lệnh: nút này nằm trong cùng vị trí với Fillet. Nhấn nút để chọn lệnh. GIẢI THÍCH:

Hộp thoại để chọn các phương án: - Hai khoảng cách từ đỉnh đến điểm phạt bằng nhau. Chỉ phải nhập một giá trị như hộp

thoại (hình a). - Hai khoảng cách khác nhau, phải nhập hai giá trị Distance 1 và Distance 2 (hình b). - Cho một khoảng cách và một góc, phải nhập Distance: khoảng cách và Angle: góc

(hình c). Dòng nhắc:

Select line to chamfer: chọn hai đoạn thẳng.

a

b

c

AUTODESK INVENTOR – Thiết kế chi tiết

Nguyễn Văn Thiệp

45

Nhấn nút chìm xuống sẽ tự động ghi kích thước.

Nhấn nút chìm xuống, không ghi kích thước tại vị trí phạt góc. Nếu có ghi kích thước, sẽ dễ dàng thay đổi giá trị kích thước, hình sẽ thay đổi theo.

2.2.2.12 Lệnh Mirror Ý NGHĨA:

Vẽ hình đối xứng qua một trục. DẠNG LỆNH:

Thanh lệnh: GIẢI THÍCH:

Đặc điểm của lệnh này là đối tượng mẫu để lấy đối xứng và trục đối xứng phải là các đối tượng đã có trong bản vẽ.

Hộp thoại để chọn các phương án:

Select: chọn đối tượng. Dòng nhắc: Select Geometry to mirror. Mirror line: chọn trục đối xứng. Dòng nhắc: Select Mirror line.

Trong này có thể chọn đối tượng trước hoặc sau chọn trục. Đối tượng đã được chọn lấy đối xứng không thể được chọn làm trục đối xứng. Sau khi mọi đối tượng đã được chọn đầy đủ, nút Apply mới được kích hoạt. Nhấn

Apply để thực thi. Có thể làm tiếp với các đối tượng khác đến khi nhấn Done hoặc ESC, lệnh mới kết thúc.

AUTODESK INVENTOR – Thiết kế chi tiết

Nguyễn Văn Thiệp

46

2.2.2.13 Lệnh Rectangular Pattern Ý NGHĨA:

Tạo ra một loạt các hình, xếp theo hàng và cột. DẠNG LỆNH:

Thanh lệnh: GIẢI THÍCH:

Hộp thoại xuất hiện:

Trong hộp thoại có các nút:

Geometry: chọn hình gốc. Nhấn chuột vào đối tượng cần chọn.

Direction 1: hướng phát triển thứ nhất. Nhấn nút để chọn một đoạn thẳng làm phương,

nhấn nút để định hướng. Hai phương là hai đoạn thẳng hợp với nhau một góc bất kỳ.

cho số hình. Gõ số.

khoảng cách. Gõ số hoặc nhấn nút để chọn cách cho giá trị hoặc các giá trị có sẵn.

Direction 2 - tương tự như Direction 1.

AUTODESK INVENTOR – Thiết kế chi tiết

Nguyễn Văn Thiệp

47

Sau khi đã xác định đầy đủ các yếu tố như hình dưới, có thể nhấn nút để hiện ra phần lựa chọn phụ (hình dưới)

Supress: loại bỏ một số hình trong dãy. Nhấn chuột vào hình cần loại bỏ. Hình này sẽ không

tham gia vào việc tạo nên hình khối.

Associative: ON (có đánh dấu) - các hình gắn kết thành một khối, một hình bị thay đổi , các

hình khác cũng thay đổi theo. OFF (không dánh dấu) - các hình là các cá thể riêng rẽ. Mặc định là ON.

Fitted: ON (có đánh dấu) - các hình nằm cách đều nhau trong đoạn có độ dài cho trong ô nhập khoảng cách. OFF (không dánh dấu) - các hình cách nhau một đoạn bằng giá trị cho trong ô nhập khoảng cách.

Fitted: ON Fitted: OFF

Nhấn OK, kết thúc lệnh.

AUTODESK INVENTOR – Thiết kế chi tiết

Nguyễn Văn Thiệp

48

2.2.2.14 Lệnh Circular pattern Ý NGHĨA:

Tạo ra một loạt các hình, xếp theo vòng tròn. Các hình được tạo ra luôn xoay hướng tâm. DẠNG LỆNH:

Thanh lệnh: GIẢI THÍCH:

Hộp thoại xuất hiện:

Trong hộp thoại có:

Geometry: chọn hình gốc. Nhấn chuột vào các đối tượng gốc Axis: chọn một điểm làm tâm dãy. Điểm này phải là các đầu mút, tâm của vòng tròn, cung tròn

hay là một điểm (point) đã được vẽ trong bản vẽ.

Nút định chiều khai triền của dãy.

: cho số hình. Gõ số

cho góc ở tâm dãy. Gõ số.

AUTODESK INVENTOR – Thiết kế chi tiết

Nguyễn Văn Thiệp

49

Sau khi đã xác định đầy đủ các yếu tố như hình dưới, có thể nhấn nút để hiện ra phần lựa chọn phụ nửa bên dưới hộp thoại: Supress: loại bỏ một số hình trong dãy. Nhấn chuột vào hình cần loại bỏ. Hình này không

tham gia vào việc tạo khối. Associative: ON (có đánh dấu) các hình gắn kết thành một khối, một hình bị thay đổi, các

hình khác cũng thay đổi theo. OFF (không dánh dấu) các hình là các cá thể riêng rẽ. Mặc định là ON.

Fitted: ON (có đánh dấu) các hình đầu và cuối cách nhau bằng giá trị góc ở tâm , OFF (không dánh dấu) các hình cách nhau một góc bằng giá trị cho trong ô góc ở tâm.

Fitted: ON

Fitted: OFF

Các hình luôn xoay hướng tâm.

2.2.2.15 Lệnh chỉnh sửa dãy Chỉnh sửa khối hình được tạo bằng Cirrcular và Rectangular Pattern. Khi một dãy được tạo ra, nhấn phím phải chuột vào thành viên của dãy, Trình đơn động

hiện ra.

Suppress Element(s): loại bỏ một số thành viên của dãy. Thành viên đã chọn bị loại.

AUTODESK INVENTOR – Thiết kế chi tiết

Nguyễn Văn Thiệp

50

Delete Pattern: xoá dãy. Các bản sao bị xoá, hình gốc vẫn giữ nguyên. Edit Pattern: sửa dãy. Hộp thoại Pattern hiện ra để thay đổi các tham số.

2.2.2.16 Lệnh Offset Ý NGHĨA:

Vẽ một đối tượng song song với đối tượng gốc và cách đối tượng gốc một đoạn cho trước. DẠNG LỆNH:

Thanh lệnh: GIẢI THÍCH:

Sau khi ra lệnh, nhấn phím phải chuột để chọn các phương án lựa chọn đối tượng và ràng buộc giữa các đối tượng mới với đối tượng gốc. Trình đơn động như sau:

Loop Select: ON - các đối tượng nối nhau liền hình sẽ được chọn đồng thời. mỗi lần nhấn

phím trái chuột, đối tượng được chọn sẽ là một xâu các đối tượng đã kết lại thành một đường liền và dính vào con trỏ để di chuyển. OFF - các đối tượng có thể được chọn riêng rẽ. mỗi lần chỉ chọn được một đối tượng riêng rẽ. Kết thúc chọn đối tượng bằng Enter hoặc nhấn phím phải chuột, chọn Continue. Tiếp theo, hình offset dính vào con trỏ để người dùng kéo và đặt vào vị trí cần thiết.

AUTODESK INVENTOR – Thiết kế chi tiết

Nguyễn Văn Thiệp

51

Constrain Offset: ON - đối tượng gốc và đối tượng sao chép gắn với nhau thành một khối.

Khi có một loạt các đối tượng tạo thành một biê n dạng khi cho khoảng cách giữa một trong các đối tượng này với đối tượng gốc thì tất các các thành viên của biên dạng cũng cách các đối tượng gốc tương ứng bằng khoảng cách vừa cho (hình a). OFF - đối tượng gốc và đối tượng phát sinh không có ràng buộc gì. Các khoảng cách giữa các đối tượng (gốc và mới) trong cùng một biên dạng có thể là khác nhau (hình b). Dòng nhắc:

Select curver to offset: chọn đối tượng để offset. Dòng nhắc tại bước này là:

Select offset position: chọn điểm đặt. Nhấn phím trái chuột tại vị trí cần thiết. Sau đây là các hình minh hoạ cách Inventor thực hiện lệnh:

Bản vẽ chưa có offset.

Hình a Hình b

Các khoảng cách cần chính xác dùng lệnh Create Dimension cũng giống như các đối tượng khác.

AUTODESK INVENTOR – Thiết kế chi tiết

Nguyễn Văn Thiệp

52

2.2.2.17 Lệnh Extend Ý NGHĨA:

Kéo dài các đối tượng đến các đối tượng đối diện. DẠNG LỆNH:

Thanh lệnh: GIẢI THÍCH:

Sau khi ra lệnh, dòng nhắc: Select curve to extend: chọn đối tượng để kéo dài. Khi con trỏ chạm đến đối tượng nào, nếu

có khả năng kéo dài, lập tức hiện đoạn kéo dài đến đối tượng gần nhất. Nhấn phím trái chuột, công việc được hoàn tất. Khi đang thực hiện EXTEND, nhấn phải chuột, chọn TRIM sẽ thực hiện cắt bỏ hoặc

ngược lại.

Hình dưới minh họa các đoạn được kéo dài.

Hình gốc

Đối tượng được chọn và kéo dài.

AUTODESK INVENTOR – Thiết kế chi tiết

Nguyễn Văn Thiệp

53

2.2.2.18 Lệnh Trim Ý NGHĨA:

Cắt bỏ những phần thừa hoặc cả một đối tượng. DẠNG LỆNH:

Thanh lệnh: GIẢI THÍCH:

Sau khi ra lệnh, dòng nhắc: Select portion of curve to trim: chọn đoạn cần cắt. Khi con trỏ chạm đến đoạn nào, đoạn đó

bị đánh dấu thành đứt đoạn, nhấn phím trái chuột, đoạn hoặc đối tượng bị xoá. Khi đang thực hiện TRIM, nhấn phải chuột, chọn EXTEND sẽ thực hiện kéo dài hoặc

ngược lại. Hình dưới minh họa các đoạn bị cắt bỏ.

Hình gốc

Chọn đối tượng Kết quả

2.2.2.19 Lệnh Text Ý NGHĨA:

Ghi chữ vào hình phác. DẠNG LỆNH:

Thanh lệnh:

Bàn phím: T GIẢI THÍCH:

Việc ghi chữ vào hình phác có một số chức năng sau: - Để ghi dòng mô tả hình phác. Đây là chức năng phụ. - Để tạo biên dạng cho việc gắn chữ dưới dạng hình khối vào bề mặt chi tiết. Chúng ta sẽ

minh hoạ chức năng này bằng ví dụ trong phần tạo hình khối.

AUTODESK INVENTOR – Thiết kế chi tiết

Nguyễn Văn Thiệp

54

Sau khi ra lệnh, nhấn một điểm để đặt dòng chữ. Hộp thoại xuất hiện:

Sau khi ra lệnh, con trỏ có dạng . Nhấn con trỏ vào vị trí cần đặt dòng chữ, hộp thoại xuất hiện:

Trong hộp thoại có các thông số:

Font: chọn phông chữ. Nhấn nút để chọn. Size: chiều cao chữ. Gõ số hoặc nhấn nút để chọn gác giá trị có sẵn.

Các nút để căn chỉnh theo điểm vừa chọn trên bản vẽ.

Nút điều khiển ràng buộc chữ theo các hướng. Nhấn nút này, thông số Rotation được kích hoạt.

chọn chiều quay của dòng chữ. Nhấn nút để chọn các chiều:

từ trái qua phải.

từ trên xuống dưới.

Phông chữ

Chiều cao chữ

AUTODESK INVENTOR – Thiết kế chi tiết

Nguyễn Văn Thiệp

55

từ phải qua trái.

từ dưới lên trên. Nút để chọn màu cho chữ.

%Stretch: tỷ lệ giữa chiều rộng và chiều cao của chữ cái. < 100 chữ hẹp, > 100 chữ rộng. Line Spacing: cho khoảng cách giữa các dòng. Nhấn nút để chọn các khoảng cách.

Riêng phương án Exactly, có hiển thị ô Value để cho giá trị khoảng cách bằng số.

Các nút để chọn các dạng cữ đậm, nghiêng hoặc gạch chân.

Nút để chọn ghi các ký hiệu đặc biệt như:

Các nút để phóng to, thu nhỏ chữ trong khung gõ chữ. Ô trắng dưới cùng là nơi gõ chữ. Nhấn OK kết thúc việc viết một khối chữ. Kết quả khối chữ hiện ra hình phác như hình

dưới.

Có thể tiếp tục ghi khối khác hoặc nhấn Done kết thúc lệnh. Khi nhấn Finish Sketch, dòng chữ hiện trên mặt phẳng vẽ.

Khối chữ có thể được di chuyển đến vị trí bất kỳ trong mặt phẳng bằng cách nhấn phím

trái vào khối chữ, giữ chuột và di chuyển đến vị trí cần thiết.

2.2.2.20 Chỉnh sửa khối chữ DẠNG LỆNH:

Trình đơn động: Edit Text. GIẢI THÍCH:

Nhấn phím phải chuột vào khối chữ, chọn Edit Sketch để chuyển sang màn hình vẽ phác. Tiếp tục nhấn phím phải chuột vào khối chữ, chọn Edit Text. Hộp thoại hiện ra để chỉnh sửa.

Chúng ta sẽ nghiên cứu ứng dụng dòng chữ để tạo hình khối 3D trong phần sau.

2.2.2.21 Lệnh Insert Image Ý NGHĨA:

AUTODESK INVENTOR – Thiết kế chi tiết

Nguyễn Văn Thiệp

56

Chèn bức tranh dạng .BMP vào hình phác. DẠNG LỆNH:

Thanh lệnh: GIẢI THÍCH:

Việc đưa bức tranh vào hình phác có một số chức năng sau: + Dùng để vẽ lại các đường bao bằng các đối tượng của Inventor tạo ra biên dạng xây

dựng hình khối 3D. + Dùng làm hình đề can dán lên bề mặt của chi tiết. Hộp thoại để chọn tập tin hình ảnh *.BMP hiện ra:

Chọn tập tin cần thiết, nhấn Open. Trở lại bản vẽ phác, nhấn phím trái chuột chọn điểm đặt. Mỗi lần nhấn phím trái chuột ta

được một bức tranh. Nhấn phím phải chuột, chọn Done kết thúc lệnh. Bức tranh được gắn vào mặt phẳng vẽ phác.

Chúng ta có thể di chuyển bức tranh bằng cách nhấn phím trái và giữ chuột tại các điểm

như trong hình minh hoạ và đưa đến vị trí cần thiết.

AUTODESK INVENTOR – Thiết kế chi tiết

Nguyễn Văn Thiệp

57

Tương tự, chúng ta cũng có thể phóng to, thu nhỏ và xoay bức tranh.

Chúng ta sẽ nghiên cứu ý nghĩa của bức tranh trong các phần sau.

2.2.2.22 Lệnh Move Ý NGHĨA:

Chuyển đối tượng từ điểm này đến điểm khác. DẠNG LỆNH:

Thanh lệnh: GIẢI THÍCH:

Lệnh này chỉ thực hiện được khi đã có điểm gốc và điểm đích là các đối tượng trong bản vẽ.

Sau khi ra lệnh, hộp thoại xuất hiện:

Nhấn nút Select để chọn đối tượng. Dòng nhắc: Select Geometry to move: chọn đối tượng để di chuyển.

Nhấn nút để chọn điểm gốc, dòng nhắc: Select first point.

Nhấn nút để chọn điểm đích, dòng nhắc: Selct second point.

AUTODESK INVENTOR – Thiết kế chi tiết

Nguyễn Văn Thiệp

58

Các điểm ở đây phải là các điểm thực sự như điểm đầu mút của các đối tượng, tâm đường tròn, cung tròn, hoặc là một điểm được vẽ bằng lệnh point. Các điểm khác như trung điểm, giao điểm không được chọn. Nếu muốn bắt vào trung điểm phải vẽ một điểm tại đó trước.

Chọn Copy sẽ có thêm một hình. Nhấn Apply kết thúc một lần, mhấm Done kết thúc lệnh. Hình dưới minh hoạ lệnh Move.

Hình gốc

Hình di chuyển Copy

Ngoài lệnh Move, các đối tượng nằm riêng biệt hoặc cả một cụm các đối tượng đã liên kết với nhau bằng các ràng buộc có thể bị di chuyển bằng cách kéo một cửa sổ chọn toàn bộ sau đó nhấn vào một trong các đối tượng và di chuyển, lập tức cả cụm hoặc đối tượng nằm riêng biệt được chọn sẽ di chuyển đến vị trí mới không cần có các điểm đã vẽ trước.

Nếu không chọn toàn bộ mà nhấn chuột vào các nút kéo, hình bị kéo dãn xộc xệch.

2.2.2.23 Lệnh Rotate Ý NGHĨA:

Xoay đối tượng đi một góc. DẠNG LỆNH:

Thanh công cụ:

Thanh lệnh: GIẢI THÍCH:

Sau khi ra lệnh, hộp thoại xuất hiện:

AUTODESK INVENTOR – Thiết kế chi tiết

Nguyễn Văn Thiệp

59

Nhấn nút Select để chọn đối tượng. Dòng nhắc: Select Geometry to Rotate: chọn đối tượng để xoay.

Nhấn nút để chọn tâm xoay, dòng nhắc: Select center point. Angle: cho góc xoay, > 0 ngược chiều kim đồng hồ, < 0 cùng chiều kim đồng hồ. Chọn Copy sẽ có thêm một hình. Nhấn Apply kết thúc một lần, nhấn Done kết thúc lệnh.

2.2.2.24 Lệnh Copy - Paste - Sao chép và dán

1- Copy thành viên của hình phác Hai lệnh này được thực hiện bằng cách nhấn chọn đối tượng sau nhấn phím phải chuột

hoặc gõ Ctrl + C (Copy), Ctrl + V (Paste).

Nhấn phím phải chuột Trình đơn động xuất hiện: . Chọn Copy đối tượng được sao chép. Nhấn Paste đối tượng được xuất hiện ngay cạnh đối tượng gốc, có thể lấy ra và đặt vào

chỗ khác bằng lệnh di chuyển.

2- Copy cả bản vẽ phác Nếu nhấn phím trái chuột tại tên của hình phác (ví dụ: Sketch1) trên Trình duyệt, toàn bộ

hình trong bản vẽ phác được chọn.

Nhấn Copy, tất cả được sao chép. Do hình vẽ phác có các ràng buộc nên khi nhấn Paste,

bản sao sẽ đè lên bản chính. Sau đó dùng lệnh Move để di chuyển bản sao đến vị trí khác.

2.2.2.25 Lệnh Delete - Xóa hình

1- Xoá thành viên của hình phác Lệnh này được thực hiện bằng cách nhấn chọn đối tượng sau nhấn phím phải

chuột, Trình đơn động xuất hiện nhấn chọn

2- Xoá cả bản vẽ phác

AUTODESK INVENTOR – Thiết kế chi tiết

Nguyễn Văn Thiệp

60

Nếu nhấn phím trái chuột tại tên của hình phác (ví dụ: Sketch1) trên Trình duyệt, toàn bộ hình trong bản vẽ phác được chọn.

Nhấn phím phải, chọn Delete, tất cả bị xoá. Các lệnh Copy, Delete dùng cho tất cả các đối tượng kể cả các hình khối (feature)

sau này.

2.2.3 RÀNG BUỘC HÌNH HỌC GIỮA CÁC ĐỐI TƯỢNG HÌNH PHÁC

Theo quan điểm của Inventor, các hình như đoạn thẳng, cung tròn, đường tròn, hình elíp, chữ nhật v.v...khi ghép lại liền mạch với nhau chúng có sự gắn bó rất khăng khít cả về kích thước cũng như vị trí tương đối và phương. Khi một đối tượng có thay đổi, kéo theo các đối tượng khác cũng thay đổi theo cho phù hợp.

Khi vẽ, nếu trong bản vẽ đã có một số đối tượng, con trỏ lướt qua đối tượng nào, nếu ở vị trí thích hợp, Inventor tự động sinh ra các ràng buộc như là bắt song song hoặc vuông góc, thẳng đứng hoặc nằm ngang bằng các ký hiệu hoặc đường chấm mờ để dẫn dắt cho việc vẽ thiết kế được chính xác và nhanh chóng. Khi vẽ xong, các ràng buộc chưa được như ý, có thể dùng các ràng buộc để chỉnh sửa.

2.2.3.1 Cách tạo ràng buộc hình học Ràng buộc hình học giữa các đối tượng với nhau tạo ra mối liên kết chặt chẽ giữa chúng.

Các đối tượng bị ràng buộc không thể tuỳ tiện thay đổi vị trí hoặc tư thế nếu ràng buộc đó không cho phép. Các ràng buộc này cũng có thể bị phá vỡ bởi lệnh Delete. DẠNG LỆNH:

Thanh công cụ: nhấn vào nút , một bảng các ràng buộc hiện ra, muốn tạo ràng buộc nào, nhấn vào nút đó.

Thanh lệnh: , nhấn nút , trình đơn liệt kê các ràng buộc hiện ra. Trình đơn động: Create Constraint, trình đơn liệt kê các ràng buộc hiện ra như sau:

AUTODESK INVENTOR – Thiết kế chi tiết

Nguyễn Văn Thiệp

61

Các ràng buộc có ý nghĩa sau:

Perpendicular đặt vuông góc với một thành viên nào đó. Parallel đặt song song với một thành viên khác.

Hai ràng buộc này có chung dòng nhắc: Select First line or ellipse axis: chọn đường thứ nhất hoặc một trục của Elíp. Đây là đối tượng gốc (cố định). Select second line or ellipse axis: chọn đường thứ hai hoặc một trục của Elíp. Đây là đối tượng phụ thuộc (bị thay đổi).

Tangent đặt tiếp xúc với đường tròn hoặc cung tròn. Trong này có thể cho các đối tượng tiếp xúc nhau: - Chọn đoạn thẳng tiếp xúc với đường tròn, cung tròn hoặc elíp. - Cung tròn, đường tròn hoặc elíp tiếp xúc với nhau.

Coincident đặt bắt dính vào một điểm của đối tượng. Concentric đặt đồng tâm với cung tròn hoặc đường tròn.

Dòng nhắc: Select first cirrcle arc or ellipse: chọn đường thứ nhất. Select second cirrcle arc or ellipse: chọn đường thứ hai. Cũng như trên, đối tượng nào ít ràng buộc bị di chuyển.

Colinear đặt cùng nằm trên một đường thẳng. Tương tự như trên. Horizontal đặt nằm ngang. Vertical đặt thẳng đứng. Equal đặt một đối tượng bằng đối tượng khác về kích thước.

Dòng nhắc: Select first line, cirrcle, arc to equaltion: chọn đoạn thẳng, cung, đường tròn thứ nhất để làm phép bằng nhau. Select second line, cirrcle, arc to equaltion: chọn đường thứ hai. Cũng như trên, đối tượng nào ít ràng buộc bị thay đổi. Nếu chọn vào các đối tượng đã có ràng buộc bằng nhau với đối tượng khác, các đối tượng sẽ theo tính bắc cầu.

Fix đặt cố định không thay đổi vị trí cũng như kích thước. Symmetry đặt đối xứng với đối tượng khác qua một trục.

Dòng nhắc: Select first sketch element or Restat: chọn đối tượng thứ nhất. Select second sketch element or Restat: chọn đối tượng thứ hai. Select a symmetry line: chọn trục đối xứng. Cũng như trên, đối tượng nào ít ràng buộc bị di chuyển. Các đối tượng bị ràng buộc với đối tượng được chọn sẽ bị thay đổi theo để giữ ràng buộc cũ.

AUTODESK INVENTOR – Thiết kế chi tiết

Nguyễn Văn Thiệp

62

Smooth làm các đường cong tiếp xúc nhau lồi hoặc lõm. Nhấn chọn hai đường cong nối với nhau bằng điểm gẫy khúc. Ràng buộc này sẽ tạo ra hai đoạn tiếp tuyến nhau tại tiếp điểm, sẽ là lõm hoặc lồi tuỳ theo tiếp tuyến của hai đoạn cong.

Các ràng buộc này có thể được sử dụng ngay trong lúc vẽ hoặc sau khi đã vẽ xong quay

sang chỉnh sửa bằng lệnh Create Constraints và Edit Constraints.

2.2.3.2 Cho hiện và ẩn các ràng buộc hình học Khi đã vẽ xong một bản vẽ phác, để kiểm tra chúng ta có thể cho hiện các ràng buộc.

DẠNG LỆNH:

Thanh lệnh: Trình đơn động: + Cho hiện các ràng buộc: Show All Constraint. + Cho ẩn các ràng buộc: Hide All Constraint.

GIẢI THÍCH: Sau khi ra lệnh, các ràng buộc hiện ra hoặc ẩn đi. Muốn ẩn ràng buộc của từng đối tượng, nhấn nút tại ràng buộc cần ẩn. Các ràng buộc này có thể gỡ bỏ (xoá đi) riêng rẽ cho từng đối tượng. Khi đưa con trỏ vào nút ràng buộc, nút được hiện màu đỏ đồng thời các đối tượng bị ràng

buộc cũng hiện màu đỏ rất dễ kiểm soát.

AUTODESK INVENTOR – Thiết kế chi tiết

Nguyễn Văn Thiệp

63

Cách xoá ràng buộc Dùng một trong hai cách sau đây: - Nhấn phím trái chuột vào ràng buộc cần xoá, đưa con trỏ ra ngoài, nhấn phím phải, chọn

Delete. - Nhấn phím phải chuột vào ràng buộc cần xoá, chọn Delete. Khi ràng buộc bị xoá, các đối tượng trước đây liên quan được giải phóng, có thể thay đổi

vị trí hoặc tư thế.

2.2.4 RÀNG BUỘC VỀ KÍCH THƯỚC Trong Inventor, lệnh ghi kích thước (Dimension) không chỉ để cho biết kích thước mà

còn là các giá trị để thay đổi hình dạng của đối tượng.

2.2.4.1 Thanh nhập số liệu khi vẽ hình Trong Inventor chúng ta có thể vẽ biên dạng tương tự như hình mẫu sau đó tạo ràng

buộc về hình học giữa các hình tạo nên biên dạng và cho kích thước. Đồng thời vẫn có thể cho số liệu trực tiếp khi đang vẽ. Trong các lệnh vẽ và các lệnh hiệu chỉnh có việc chọn điểm, điểm đó được cho bằng cách nhấn chuột trực tiếp trên mặt phẳng phác hoặc nhập theo các phương án trong các ô của thanh công cụ. Thanh công cụ như sau:

Để hiện thanh công cụ này dùng lệnh: View Toolbars Inventor precise input. Thanh này chỉ được kích hoạt khi có một lệnh vẽ hoặc lệnh hiệu chỉnh đang thực hiện.

Nhấn nút sau đó chọn một điểm để đặt gốc toạ độ tương đối.

Nhấn nút , gốc toạ độ tương đối luôn bám theo và dính vào điểm được vẽ cuối cùng. Nhấn nút để chọn cách nhập giá trị. Các phương án hiện ra, nhấn chọn một phương án.

+ XY cho giá trị vào 2 ô X và Y. Nếu chỉ nhập một giá trị X hoặc Y, điểm này sẽ nằm trên đường nằm ngang hoặc thẳng đứng.

AUTODESK INVENTOR – Thiết kế chi tiết

Nguyễn Văn Thiệp

64

+

Cho giá trị X và góc nghiêng.

+ Cho Y và góc nghiêng.

+

Cho độ dài và góc nghiêng.

Các giá trị trên đều phụ thuộc vào vị trí của gốc toạ độ tương đối.

2.2.4.2 Lệnh Create Dimension Ý NGHĨA:

Ghi kích thước cho các đối tượng vẽ phác để nhập giá trị chính xác. Kích thước này để định ràng buộc về kích thước của các đối tượng. DẠNG LỆNH:

Trình đơn động: Create Dimension

Thanh lệnh: Bàn phím: gõ d

GIẢI THÍCH: Với mỗi loại đối tượng có những thao tác ghi kích thước khác nhau. Chúng có thể được

phân ra sơ bộ như dưới đây.

1- Ghi độ dài Đưa con trỏ đến đối tượng, mũi tên chỉ hướng ghi kích thước hiện ra. Nhấn trái chuột, cụm kích thước hiện ra. Có thể thực hiện chọn kích thước theo cách sau: + Đưa con trỏ theo hướng nằm ngang hoặc thẳng đứng để chi kích thước theo hình chiếu lên trục X hoặc Y. Nhấn tiếp vào đối tượng đưa con trỏ hướng vuông góc với đối tượng để ghi độ dài đối tượng.

Gốc toạ độ tương đối

Điểm sắp vẽ

AUTODESK INVENTOR – Thiết kế chi tiết

Nguyễn Văn Thiệp

65

+ Nhấn phím phải chuột, trình đơn động hiện ra.

Nhấn chọn: Vertical: ghi theo trục Y. Horizontal: ghi theo trục X. Aligned: ghi chính độ dài của đối tượng.

Nhấn phím trái chuột, kích thước hiện lên.

2- Ghi khoảng cách + Nhấn đúp phím trái vào cụm kích thước, một ô nhập số liệu hiện ra . Cho giá trị kích

thước của đối tượng vừa chọn, nhấn nút √ bên cạnh để cập nhật giá trị mới.

Lập tức, các đối tượng được thay đổi theo kích thước đã cho. Các đối tượng khác có liên

quan cũng thay đổi kích thước theo. Trong ví dụ dưới đây, đoạn ta vẽ ra có kích thước ngẫu nhiên là 14,2012732mm. Ta thay

bằng số 15. Kết quả như hình dưới.

AUTODESK INVENTOR – Thiết kế chi tiết

Nguyễn Văn Thiệp

66

Từ kích thước của đối tượng thứ hai trở đi có thể gõ công thức theo các kích thước ghi trước.

Ví dụ, khi ghi cho d1 có thể gõ: 2*d0 trong ô nhập số, kết quả d1 có độ dài gấp đôi d0.

Muốn ô nhập kích thước hiện ra ngay sau khi kích thước được kích hoạt, dùng lệnh

Sketch Options, chọn Sketch, trong hộp thoại này chọn Edit dimension when created.

2.2.4.3 Cách nhập số liệu Từ nay về sau trong tất cả các lệnh, tại các ô nhập liệu có dạng:

Chúng ta có thể nhập giá trị như sau: 1- Gõ số. 2- Gõ biểu thức tính toán bằng số và các hàm toán học thông dụng. 3- Gõ biểu thức phụ thuộc vào các đại lượng đã được đặt tên bằng ký hiệu và đã có giá

trị cho trước. 4- Nhấn nút để chọn các giá trị đã có hoặc các phương thức khác.

Khi nhấn nút , Trình đơn động hiện ra:

Nhấn chọn một trong giá trị đã có hoặc chọn: Measure: lấy giá trị đo được của một đối tượng đã có trong bản vẽ. Con trỏ có dạng

, nhấn vào đối tượng cần đo trên bản vẽ. Giá trị đo được của đối tượng được đưa vào ô nhập số liệu (xem thêm Lệnh Measure).

Tolerance: lấy dung sai. Hộp thoại hiện ra để cho dung sai:

AUTODESK INVENTOR – Thiết kế chi tiết

Nguyễn Văn Thiệp

67

Nhấn nút tại ô Type để chọn phương thức ghi dung sai. Các phương thức đó là: Default: mặc định theo giá trị thiết lập trong Document Settings. Symetrical: cận trên, cận dưới bằng nhau. Chỉ cho một giá trị dung sai.

Diviation: cận trên, cận dưới khác nhau. Cho hai giá trị dung sai.

Limits-Stacked: giới hạn kích thước của trục. Cho hai giá trị kích thước. Limits-Linear: giới hạn kích thước của dài. Cho hai giá trị độ dài.

AUTODESK INVENTOR – Thiết kế chi tiết

Nguyễn Văn Thiệp

68

MAX, MIN: Giá trị đo được được coi là MAX hoặc MIN. Limits/Fits....: cho dung sai của lỗ. Nhấn nút tại các ô Hole, Shaft để chọn các ký

hiệu dung sai tương ứng.

Các kích thước có dung sai.

2.2.4.4 Lệnh Auto Dimension Khi vẽ được một biên dạng, chưa cho kích thước cụ thể, dùng lệnh này để tự động hiện

kích thước các đối tượng vừa vẽ xong. DẠNG LỆNH:

Thanh lệnh: Hộp thoại hiện ra:

AUTODESK INVENTOR – Thiết kế chi tiết

Nguyễn Văn Thiệp

69

Nhấn nút để chọn đối tượng cần hiện kích thước. Nếu chọn đối tượng nào thì chỉ đối tượng đó mới hiện kích thước.

Nếu không chọn đối tượng, nhấn Apply, tất cả các kích thước tự động hiện ra. Nhấn Remove để tắt tất cả các kích thước. Chúng ta có thể thay đổi giá trị các kích thước này như bình thường.

2.2.4.5 Lệnh chọn phương thức hiển thị kích thước Kích thước của một đối tượng được hiển thị theo 3 phương thức: 1- Hiển thị giá trị bằng số. 2- Hiển thị ký hiệu bằng chữ. Các số kích thước đo được hoặc gõ vào là các số bình thường, nhưng khi hiển thị là các

ký hiệu bằng chữ d0, d1, d2.... theo thứ tự lúc ghi. Bắt đầu từ kích thước thứ hai có thể viết bằng công thức có tham số bằng chữ là các kích thước ghi trước nó, giá trị được lấy theo công thức, hiển thị vẫn là các ký hiệu như trên.

3- Hiển thị bằng công thức. Kích thước là các biến số, biểu diễn dưới dạng đẳng thức: Các số kích thước đo được hoặc gõ vào là các số bình thường, nhưng khi hiển thị là các

ký hiệu bằng chữ d0=....., d1, d2.... theo thứ tự lúc ghi. Bắt đầu từ kích thước thứ hai có thể viết bằng công thức có tham số bằng chữ là các kích thước ghi trước nó, giá trị được lấy theo công thức, hiển thị cũng là công thức. Ví dụ: d0 = 2.45, d1 = 5.674, d3 = 2*d1, v. v....

Khi các ký hiệu kích thước tham gia vào công thức (biến số) thay đổi giá trị thì các đối tượng phụ thuộc cũng thay đổi theo cả về giá trị cũng như hình dạng.

Các thiết lập phương thức hiển thị này đã được giới thiệu tại lệnh Document Settings -> Units, hoặc có thể chọn phương thức hiển thị và tạo ràng buộc về kích thước giữa các đối tượng ngay tại cụm kích thước trên hình phác. DẠNG LỆNH:

Có hai cách:

AUTODESK INVENTOR – Thiết kế chi tiết

Nguyễn Văn Thiệp

70

1- Đưa con trỏ ra khoảng trống của bản vẽ, nhấn phím phải chuột, sẽ hiện một Trình đơn động, nhấn chọn Dimension Display, chọn một trong các phương thức hiển thị:

Value cho hiển thị bằng số.

Name cho hiển thị ký hiệu bằng chữ. Expression cho hiển thị bằng công thức. Tolerance cho hiện cả dung sai.

Precise Value cho hiện giá trị chính xác . Kích thước sẽ hiện ra với 8 chữ số thập phân sau dấu phẩy.

2- Đưa con trỏ vào một kích thước bất kỳ, nhấn phím phải chuột, sẽ hiện một Trình đơn động, chọn Dimension Properties.

GIẢI THÍCH: Khi nhấn chọn theo cách 1, các kích thước lập tức hiển thị theo phương án đã chọn. Khi chọn theo cách 2, hộp thoại xuất hiện:

Nhấn chọn mục Document Settings, nhấn nút tại ô Modeling Dimension Display,

một danh sách các phương thức hiện ra, nhấn chọn một phương thức cần thiết, nhấn OK kết thúc.

AUTODESK INVENTOR – Thiết kế chi tiết

Nguyễn Văn Thiệp

71

Tại đây cũng có thể cho giá trị dung sai. Tất cả các kích thước lập tức hiển thị theo phương án đã chọn. Hình dưới minh họa hiển thị kích thước bằng chữ và bằng công thức.

2.2.4.6 Lệnh Parameters Ý NGHĨA:

Lệnh này cho các kích thước bằng công thức, cho số, hay chữ ký hiệu kích thước. Lệnh này có thể được sử dụng tại các bản thiết kế chi tiết (Part - .IPT) khi vẽ phác hoặc

dựng hình khối cũng như tại bản lắp ghép (Assembly .IAM). DẠNG LỆNH:

Trình đơn: Tools Parameters

Thanh lệnh: GIẢI THÍCH:

Hộp thoại hiện ra:

AUTODESK INVENTOR – Thiết kế chi tiết

Nguyễn Văn Thiệp

72

Trong hộp thoại này có 2 loại tham số:

Model Parameters - các tham số hình học của mô hình 3 chiều (chi tiết ). Nó gồm các kích thước của hình phác và các kích thước của hình khối đã được thiết kế trong bản vẽ. Các tham số tự động hiện ra, chúng ta có thể thay đổi giá trị của chúng.

User Parameters - các tham số do người dùng đưa vào . Các tham số như thể tích, khối lượng, độ dài, thời gian v.v.... Các tham số này có thể hiểu như các biến dự trữ để cho các thông số hình học của chi tiết tham chiếu tới. Muốn tạo ra các tham số này, nhấn chuột vào mục này, nhấn nút Add. Một dòng hiện ra để cho các thông số. Mỗi lần nhấn Add, thêm được một dòng.

Trong mỗi bảng gồm các cột sau:

Parameter Name - tên tham số + Đối với Model Parameters, mặc định là dn (d0, d1, d2 v...), có thể cho tên khác

tuỳ ý bằng cách nhấn vào tên cần thay đổi sau đó gõ tên khác. Đây chính là tên biến số lưu giá trị tham số của chi tiết.

+ Đối với User Parameters, tại ô này chúng ta phải đặt tên mới, các tên này không được trùng với tên các tham số của Model.

Biến SBR được dùng cho d26

AUTODESK INVENTOR – Thiết kế chi tiết

Nguyễn Văn Thiệp

73

Units - đơn vị đo (thứ nguyên) + Đối với Model Parameters, thứ nguyên này phụ thuộc vào lúc chọn tiêu chuẩn vẽ và phụ thuộc vào tham số rút ra từ chi tiết đã thiết kế. + Đối với User Parameters, khi nhấn vào cột này, một bảng các thứ nguyên hiện ra để chúng ta chọn (chúng tôi cho tiếng Việt vào bên cạnh) :

Nhấn vào nút + sẽ hiện tiếp đơn vị để chọn (hộp thoại bên phải). Ví dụ trong Length có

milimeter (mm), centimeter (cm) v.v....

Equation - biểu thức Tại đây có thể gõ số, biểu thức toán học ràng buộc giữa các tham số trong chi tiết. Value: giá trị của tham số. Các giá trị này tự động hiển thị theo các biểu thức cho tại

Equation.

Comment - lời chú thích

Tol. (Tolerance) - định giá trị dung sai + Đối với Model Parameters, giá trị dung sai được cho tại lệnh Document Settings -> Units hoặc cho trực tiếp trên kích thước được chọn (xem mục chọn phương thức hiển thị kích thước). Kích thước nào có dung sai được gạch chân. + Những kích thước nào có dùng Parameters được ghi chữ fx: đằng trước.

AUTODESK INVENTOR – Thiết kế chi tiết

Nguyễn Văn Thiệp

74

Cột - cho xuất giá trị

Muốn xuất giá trị nào, nhấn đánh dấu vào ô tương ứng. Đối với tất cả các tham số nói trên đều có thể thay đổi bằng cách nhấn phím trái chuột

vào ô tham số cần đặt hoặc thay đổi, cho giá trị mới. Có thể thay các chữ ký hiệu kích thước bằng các chữ khác tuỳ ý. Công thức chỉ sự ràng

buộc giữa các kích thước bằng các biểu thức toán học và nó có thể bị thay đổi bất cứ lúc nào theo ý của người thiết kế.

Nút Display only parameters used in equation: chỉ cho hiện những tham số có tham gia trong biểu thức.

Nhấn Done kết thúc lệnh. Tại bản vẽ nhấn nút Update các đối tượng trên bản vẽ lập tức bị thay đổi theo. Trong ví dụ, ta thay d2 = 12, kết quả như hình dưới

Qua đây chúng ta thấy các kích thước đều được đặt tên mặc định là dxx, chúng ta có thể

đặt tên khác theo ý đồ thiết kế.

2.2.4.7 Chỉnh sửa kích thước Việc chỉnh sửa kích thước thực ra là chỉnh sửa đối tượng được tiến hành theo một trong

các cách sau: - Khi chưa có kích thước: dùng lệnh Create Dimension. - Đã có kích thước: nháy đúp chuột vào kích thước cần sửa, các bước tiếp theo như đã

giới thiệu ở trên. - Dùng lệnh Parameters.

AUTODESK INVENTOR – Thiết kế chi tiết

Nguyễn Văn Thiệp

75

2.2.5 CÁC THAO TÁC KHÁC VỚI HÌNH PHÁC

2.2.5.1 Kiểu đối tượng 2D Các đối tượng vẽ phác được chia làm hai loại: - Thành viên tham gia tạo hình (Sketch Element) là Normal. - Đường hỗ trợ hay đường dựng hình là các đường phụ giúp cho việc vẽ, lấy ràng buộc,

bắt điểm được nhanh chóng chính xác hoặc để ràng buộc với nhau gọi là Construction line. Đặt kiểu đối tượng sẽ vẽ bằng cách chọn đối tượng sau đó nhấn nút trên thanh công cụ. Normal: các đối tượng sẽ là thành viên tạo hình vẽ phác cho công việc tạo khối 3 chiều.

Construction: các đường dựng hình làm cơ sở để vẽ các đối tượng chính (thường được đặt thành màu vàng nâu). Các đối tượng này không làm đường biên dạng để tạo hình khối.

Centerline: đường tâm.

Hole Center: tâm của lỗ. Nhấn vào một điểm sau đó nhấn vào nút này, sẽ xuất hiện một điểm để làm tâm của lỗ khoan tạo bằng lênh Hole.

Một đối tượng có thể bị chuyển kiểu bất cứ lúc nào. Dưới đây minh họa một số loại đường:

2.2.5.2 Lệnh Close Loop - khép kín hình Sau khi vẽ xong, nhấn phím phải chuột vào hình phác, chọn

trên Trình đơn động. Chọn lần lượt các đối tượng để nối với nhau liền mạch.

2.2.5.3 Lệnh Sketch Doctor - kiểm tra hình Sau khi vẽ xong, muốn kiểm tra xem hình phác có gì sai sót, nhấn phím phải chuột vào

hình phác, chọn Sketch Doctor. Hộp thoại hiện ra:

Centerline

Construction

Normal

Hole Center

AUTODESK INVENTOR – Thiết kế chi tiết

Nguyễn Văn Thiệp

76

Nhấn nút Diagnose Sketch bắt đầu kiểm tra. Hộp thoại chọn các phương án chẩn đoán:

Các phương án như sau: Redundant points: có các điểm thừa. Missing coincident constraints: thiếu sự trùng khít. Overlaping curves: các đối tượng đè chồng lên nhau. Open loops: hình chưa được khép kín. Self-intersecting loops: một đối tượng tự giao với mình. Nhấn OK tiếp tục, hộp thoại tiếp theo:

Máy tự động kiểm tra và xử lý. Nhấn Finish kết thúc. Hình dưới minh hoạ một bản vẽ phác hoàn chỉnh.

AUTODESK INVENTOR – Thiết kế chi tiết

Nguyễn Văn Thiệp

77

2.2.5.4 Lệnh Measure Ý NGHĨA:

Đo độ dài đối tượng, góc giữa các đối tượng, diện tích, chu vi của biên dạng. DẠNG LỆNH:

Trình đơn: Tools

Trình đơn động:

GIẢI THÍCH:

Trong quá trình vẽ thiết kế, chúng ta có thể thực hiện các lệnh đo ( Measure) bất cứ lúc nào.

Sau khi ra lệnh, con trỏ có dạng: . Measure Distance: đo độ dài của đối tượng hoặc khoảng cách giữa hai đối tượng hoặc hai

điểm điểm. 1- Đo độ dài đối tượng: Đưa con trỏ vào đối tượng, nhấn phím trái chuột, ô thông báo độ dài hiện ra.

2- Đo khoảng cách giữa hai đối tượng hoặc hai điểm. Đưa con trỏ vào đối tượng (điểm) thứ nhất, nhấn phím trái chuột, đưa con trỏ vào đối tượng (điểm) thứ hai, ô thông báo khoảng cách hiện ra.

Giữa hai đối tượng Giữa 2 điểm

AUTODESK INVENTOR – Thiết kế chi tiết

Nguyễn Văn Thiệp

78

Measure Angle: đo góc giữa hai đối tượng. Nhấn phím trái chuột vào hai đoạn thẳng, ô thông báo kết quả hiện ra.

Measure Loop: đo chu vi một hình khép kín. Nhấn phím trái chuột vào hình khép kín, ô thông

báo kết quả hiện ra. Đối với hình không kín, không đo được.

Measure Area: diện tích một vùng khép kín Nhấn phím trái chuột vào hình khép kín, ô thông

báo kết quả hiện ra. Đối với hình không kín, không đo được.

Trong khi đo, có thể nhấn nút để chọn phương thức đo khác như hộp thoại dưới đây.

Add to Accumulate: đưa kết quả vào bộ góp (cộng dồn). Mỗi lần đo một độ dài, chu vi hoặc

diện tích, chúng ta nhấn dòng này để cộng dồn. Cleare Accumulate: xoá kết quả cộng dồn. Display Accumulate: cho hiện kết quả cộng dồn. Với mỗi phương thức đo chúng ta có kết

quả tương ứng. Reset: đo lại. Xoá kết quả để đo đối tượng khác.

Nhấn ESC hoặc nút để kết thúc lệnh.

2.2.5.5 Lệnh Insert AutoCAD Drawing Ý NGHĨA:

Chèn bản vẽ của AutoCAD hoặc AutoCAD Mechanical vào bản vẽ phác. DẠNG LỆNH:

Thanh lệnh: GIẢI THÍCH:

AUTODESK INVENTOR – Thiết kế chi tiết

Nguyễn Văn Thiệp

79

Bản vẽ AutoCAD hoặc AutoCAD Mechanical thường là những bản vẽ đơn giản có thể dùng được vào việc tạo ra các khối 3D. Sau khi bản vẽ được chèn vào, tất cả các đối tượng của bản vẽ kể cả mặt cắt (Hatch)... đều biến thành các đối tượng thông minh của Inventor.

Sau khi ra lệnh, hộp thoại xuất hiện:

Dùng chuột đánh dấu vào tên bản vẽ cần đưa vào., nhấn Open. Bản vẽ lập tức được đưa

vào vùng vẽ phác của Inventor. Trong hộp thoại này có nút Find để tìm bản vẽ nếu không nhớ được tên thư mục chứa nó.

File of Type: chọn kiểu tệp bản vẽ. Nhấn nút , có các kiểu hiện ra. Có 2 kiểu DWG và DXF.

Slecttive import - chọn các đối tượng đưa vào

Các đối tượng được chọn theo các nhóm sau: - Nhấn chọn theo lớp. Chọn các đối tượng tại các lớp được đánh dấu để đưa vào.

Trong này có danh sách tất cả các lớp chứa các đối tượng của AutoCAD. Hình bên cạnh hiển thị đầy đủ các đối tượng, nếu lớp nào không cần đưa vào, trên hình sẽ không hiển thị các đối tượng thuộc lớp đó.

- All: ON - chọn tất cả các đối tượng theo các lớp đã chọn. OFF - chọn từng đối tượng. Trường hợp này, nhấn nút mũi tên bên cạnh, sau đó chọn đối tượng tại vùng chứa hình vẽ.

Có thể lấy hình của tập tin AutoCAD từ không gian mô hình ( Model Space) hoặc không gian giấy vẽ (Layout) bằng cách nhấn chọn một trong hai nút này.

AUTODESK INVENTOR – Thiết kế chi tiết

Nguyễn Văn Thiệp

80

Nút 3DSOLIDS: cho phép lấy các hình khối thể đặc 3D của AutoCAD.

Import Files Units - đơn vị của tệp nhập vào Có 2 lựa chọn: Detected Units: chọn đơn vị tự động. Theo phương án này, đơn vị sẽ lấy theo thiết

lập đơn vị tạo khối (giá trị INSUNITS) của AutoCAD thường là Incher hoặc mm. Specify Units: nhấn nút để chọn các đơn vị: Incher, Cm (xăng ti mét) và mm

(milimét). Nhấn Finish, bản vẽ được đưa vào và trở thành các đối tượng của hình vẽ phác .

Chúng ta có thể sử dụng một số đối tượng để tạo thành biên dạng phục vụ cho việc tạo ra

hình khối 3D. Để sử dụng một cách hiệu quả chức năng này, chúng ta có thể vẽ những biên

dạng riêng biệt (mà trong Inventor thấy khó thực hiện) trong AutoCAD sau đó dùng lệnh này để chuyển vào Inventor.

2.2.5.6 Kết thúc việc vẽ phác Để kết thúc việc vẽ phác, chuyển sang bước tạo khối 3D, chúng ta có thể thực hiện theo

các cách sau: - Nhấn nút Return trên thanh công cụ. - Hoặc nhấn phím phải chuột tại vùng trống của bản vẽ, Trình đơn động hiện ra, nhấn

chọn Finish Sketch. Kết thúc phần vẽ phác 2D, chúng tôi muốn nhắc lại là khi thiết kế các hình khối 3D tại

các tập tin (file) .IPT, lắp ráp các hình khối tại tập tin .IAM hoặc vẽ các hình phẳng tại tập tin .IDW, nếu dùng đến SKETCH chúng ta luôn luôn phải sử dụng các lệnh đã trình bày tại chương này.

AUTODESK INVENTOR – Thiết kế chi tiết

Nguyễn Văn Thiệp http://th3d.forumotion.net

81

http://th3d.forumotion.net hoặc http://3dck.blogspot.com

2.3 HÌNH TRONG KHÔNG GIAN 3 CHIỀU - FEATURES

Các hình trong không gian 3 chiều là các khối đặc, các đường và các mặ t. Mục đích của chúng ta là tạo ra một chi tiết hoàn chỉnh là một khối đặc, nhưng các đường và các mặt cũng góp phần quan trọng trong quá trình tạo và hoàn chỉnh chi tiết.

Sau khi chúng ta tạo được hình phác bằng các lệnh trong SKETCHS, chúng ta bắt đầu tạo các chi tiết 3 chiều (3D).

Trong chương này chúng tôi trình bày các lệnh và các công cụ để thực hiện việc tạo ra các chi tiết thể đặc 3 chiều (3D).

Nội dung của phần này gồm: + Các phương thức quan sát hình khối. + Các lệnh tạo hình khối. + Các mặt 3D. + Các đường 3D. + Các lệnh chỉnh sửa khối. + Tạo các chi tiết phụ trên khối. Hình khối 3D được Inventor gọi là Feature.

2.3.1 CHUYỂN KHÔNG GIAN DỰNG HÌNH Chúng ta có các cách để chuyển từ mặt phẳng phác sang không gian tạo hình khối 3D. a - Tại màn hình phác, nhấn phím phải chuột tại vùng trống của Panel bar, Trình đơn động hiện ra, chọn Part Features.

Thanh lệnh xuất hiện các nút lệnh tạo hình khối cơ bản:

Mời các bạn vào trang này có nhiều bài bổ ích

AUTODESK INVENTOR – Thiết kế chi tiết

Nguyễn Văn Thiệp http://th3d.forumotion.net

82

b - Nhấn phím phải chuột tại mặt phẳng phác nhấn Finish Sketch.

c - Nhấn nút Return trên thanh công cụ để chuyển sang chế độ mô hình (hình khối). Thanh lệnh và Thanh công cụ được kích hoạt để tạo khối.

2.3.2 HIỆN THANH LỆNH VÀ THANH CÔNG CỤ Các lệnh tạo hình khối 3 được đặt trong Thanh lệ nh (Panel Bar) và Thanh công cụ

(Toolbars). Thông thường khi chuyển sang chế độ tạo hình khối 3D, Thanh lệnh ( Panel Bar) tự

động hiện ra. Nếu không hiện, dùng lệnh trên Trình đơn: View Toolbars Panel Bar. Nếu trên thanh Panel, không có các công cụ tạo khối đặc, nhấn nút , danh sách các

công cụ hiện ra, nhấn chọn Part Features.

Để hiển thị thanh công cụ, dùng lệnh: Tools Customize. Hộp thoại xuất hiện, chọn

Toolbars Part Features như hình dưới.

AUTODESK INVENTOR – Thiết kế chi tiết

Nguyễn Văn Thiệp http://th3d.forumotion.net

83

Nhấn nút Show, thanh công cụ hiện ra.

2.3.3 CÁC LỆNH QUAN SÁT HÌNH KHỐI Trước khi vào vẽ hình khối, chúng ta tìm hiểu các phương thức quan sát hình 3 chiều.

Ngoài các lệnh Zoom, Pan, Rotate... rất linh hoạt như đã trình bày trong phần trước, Inventor còn cho chúng ta nhìn hình khối được tô bóng bề mặt như vật thật và điều đáng nói là nó không mất nhiều thì giờ như Render trong AutoCAD 3D hoặc trong Mechanical Destop.

Inventor luôn mặc định, hình khối được vẽ ra phải được tô bóng bề mặt như vật thật, không có khái niệm khung dây như AutoCAD và Mechanical Destop. Hình dưới mô tả một chi tiết được xây dựng hoàn chỉnh. Trong hình dạng này, chi tiết vẫn được quan sát từ mọi phía rất nhanh chóng và dễ dàng bằng lệnh Rotate như đã giới thiệu tại phần trước.

AUTODESK INVENTOR – Thiết kế chi tiết

Nguyễn Văn Thiệp http://th3d.forumotion.net

84

2.3.3.1 Phương thức tô bề mặt khối

Các phương thức tô bề mặt khối được thực hiện bằng các nút trên thanh công cụ Standard.

Nhấn nút sẽ hiện ra các hình khối rất trực quan để diễn tả bề mặt:

Tô bề mặt như vật thật với màu sắc tự chọn (dạng Shape hình - a).

Tạo ra các mặt có màu trong suốt có thể nhìn thấy các chi tiết bên trong. (hình b).

Tạo các mặt trong suốt không màu, chỉ hiện các đường chuyển tiếp hoặc đường bao hình dạng thật (dạng khung dây - Wireframe hình c).

a b c

2.3.3.2 Thiết lập mặc định hiển thị hình khối Phương thức hiển thị hình khối còn phải tuân thủ theo các thiết lập mặc định.

DẠNG LỆNH: Trình đơn: Tools Applycation Options Display

GIẢI THÍCH: Hộp thoại xuất hiện, nhấn mục Display. Nội dung hộp thoại như sau:

AUTODESK INVENTOR – Thiết kế chi tiết

Nguyễn Văn Thiệp http://th3d.forumotion.net

85

Trong này có các nhóm thông số:

Nhóm Wireframe Display Mode - hiển thị dạng khung dây Depth Dimming - độ mờ theo chiều sâu không gian 3 chiều của chi tiết. ON (có đánh

dấu): có thể hiện độ mờ, OFF (không dánh dấu): không thể hiện.

Active - đặt phương thức hiển khung dây cho chi tiết được kích hoạt trong bản vẽ lắp

(Assembly). Những chi tiết được kích hoạt trong bản lắp là chi tiết đang thực hiện lệnh Edit đối với bản thân nó. chi tiết này hiện rõ nhất còn các chi tiết khác mờ đi. Có các lựa chọn sau:

Silhouettes: có hình viền bao ngoài - ON (có đánh dấu) có hiện hình.

AUTODESK INVENTOR – Thiết kế chi tiết

Nguyễn Văn Thiệp http://th3d.forumotion.net

86

Hidden Edges: nét khuất - ON (có đánh dấu) có thể hiện nét khuất phân biệt

với nét nhìn thấy. OFF (không dánh dấu) không phân biệt.

Enabled: thiết lập cho các chi tiết đang hoạt động trong bản lắp. Những chi tiết này được đánh dấu tại dòng Enabled. Chúng được hiện rõ và thực hiện được việc tạo các ràng buộc trong lắp ghép. Cũng có các nút chọn như chi tiết được kích hoạt (Active).

AUTODESK INVENTOR – Thiết kế chi tiết

Nguyễn Văn Thiệp http://th3d.forumotion.net

87

Background: thiết lập cho chi tiết không hoạt động. Những chi tiết này bị xoá dấu tại dòng Enabled (Disabled). Chúng được hiện mờ và không thực hiện được việc tạo các ràng buộc trong lắp ghép.

Silhouettes: có hình bao ngoài - ON (có đánh dấu) có hiện hình, OFF (không dánh dấu) không hiện hình nét.

Nhóm Shaded Display Modes - hiện hình khối

Cũng có các thông số như trong hình khung dây (WereFrame). Depth Dimming - độ mờ theo chiều sâu không gian 3 chiều của chi tiết. ON (có đánh dấu): có thể hiện độ mờ, OFF (không dánh dấu): không thể hiện.

Tiếp theo có thể chọn một trong các nút sau: Blending Transparency - chỗ chuyển tiếp của các mặt hòa màu phù hợp. Screen Door Transparency - chỗ chuyển tiếp của các mặt hòa màu có thể nhìn

thấy nét khuất. Active - chi tiết kích hoạt. Các lựa chọn hiển thị:

Silhouettes: có hình viền bao ngoài.

AUTODESK INVENTOR – Thiết kế chi tiết

Nguyễn Văn Thiệp http://th3d.forumotion.net

88

Edge Display : đường viền cạnh mép nhìn thấy. ON (có đánh dấu) - có đường viền

là nét màu chọn màu theo nút chọn: , OFF (không dánh dấu) - không có nét này.

Enabled - chi tiết đang hoạt động. Các nút chọn:

Silhouettes: đường viền hình bao. Tương tự như trong khung dây (Wereframe).

Edge Display: tương tự như trên chi tiết được kích hoạt.

Shaded enables: ON (có đánh dấu) - hiện dưới dạng hình khối có tô bề mặt. OFF (không dánh dấu) - hiện dưới dạng khung dây. Có thể chọn ON (có đánh dấu) cả Silhouttes và Shaded như hình dưới.

AUTODESK INVENTOR – Thiết kế chi tiết

Nguyễn Văn Thiệp http://th3d.forumotion.net

89

Có thể chọn ON (có đánh dấu) cả Silhouttes, Shaded và Edge như hình dưới.

% Opaque: độ mờ đục. Nhấn chọn giá trị %. Hình dưới minh hoạ các giá trị % khác

nhau, chi tiết được hiển thị với độ rõ khác nhau.

Background: thiết lập cho chi tiết không hoạt động. Những chi tiết này bị xoá dấu tại dòng

Enabled (Disabled). Chúng được hiện mờ và không thực hiện được việc tạo các ràng buộc trong lắp ghép. Trong này có hai thông số Silhouettes và Shaded tương tự như chi tiết đang hoạt động. Dưới đây là hình minh hoạ.

AUTODESK INVENTOR – Thiết kế chi tiết

Nguyễn Văn Thiệp http://th3d.forumotion.net

90

Nhóm Display Quality - chất lượng hình ảnh Chọn một trong các phương án sau: Smooth: độ mịn cao. Medium: độ mịn trung bình. Rough: độ mịn thấp (thô ráp).

Giá trị View Transition Time (seconds) - kiểm soát thời gian chuyển trạng thái quan sát (tính

bằng giây). Kéo thanh trượt để định thời gian chuyển trạng thái quan sát. Ví dụ từ Zoom All sang

Look At v.v...

Giá trị Minimum Frame Rate (Hz) - đặt thời gian vẽ lại màn hình cho mỗi lần chuyển trạng thái. Số từ 0 đến 10. Số càng to, vẽ lại càng nhanh.

% Hidden Line Dimming: giá trị % độ mờ của nét khuất. Gõ số.

Nhấn Apply kết thúc thiết lập. Nhấn OK kết thúc lệnh.

2.3.3.3 Phương thức nhìn Nút thực hiện các phương thức nhìn trên thanh công cụ Standard.

. Nhấn nút sẽ hiện ra các hình khối rất trực quan để diễn tả cách nhìn:

Nhìn theo hình kỹ thuật, không theo luật xa gần (hình d).

Nhìn theo luật xa gần của hội hoạ (hình e).

AUTODESK INVENTOR – Thiết kế chi tiết

Nguyễn Văn Thiệp http://th3d.forumotion.net

91

d e

2.3.4 CÁC LỆNH TẠO KHỐI ĐẶC TỪ CÁC BIÊN DẠNG NẰM TRONG MỘT MẶT PHẲNG

Các lệnh chúng ta nghiên cứu trong phần này có thể tạo ra hình khối đặc (Feature) hoặc mặt (Surface). Biên dạng là một hình khép kín mới thực hiện được việc tạo khối đặc, nếu biên dạng hở chỉ tạo được mặt (Surface) chúng ta sẽ nghiên cứu ở phần sau.

Trong phần này biên dạng (Sketch) của chúng ta được hiểu là một hình khép kín.

2.3.4.1 Lệnh Extrude Ý NGHĨA:

Tạo hình khối 3D (Feature) bằng cách đùn biên dạng 2D theo trục vuông góc với biên dạng. DẠNG LỆNH:

Thanh lệnh: Bàn phím: gõ E

GIẢI THÍCH: Để nghiên cứu lệnh này một cách kỹ lưỡng cho từng phương án, chúng ta thực hành theo

hình mẫu dưới đây:

Bằng các lệnh 2D Sketch để vẽ biên dạng. Trong ví dụ này, ta dùng Line hoặc

Rectangle.

AUTODESK INVENTOR – Thiết kế chi tiết

Nguyễn Văn Thiệp http://th3d.forumotion.net

92

1- Trường hợp bắt đầu tạo khối trên mặt phẳng phác Khi ra lệnh, hộp thoại xuất hiện, đồng thời biên dạng được tô toàn bộ diện tích bằng màu

xanh lục nhạt.

Trong hộp thoại có các mục sau:

Mục Shape - các thông số hình dạng Nội dung gồm các nút sau:

nhấn chọn biên dạng, dùng cho trường hợp có nhiều biên dạng trong một bản vẽ phác 2D.

Trong nhóm Ouput có các nút:

Nút dùng để đùn lên thành các khối đặc (Features). Để đùn thành khối đặc, biên dạng bắt buộc phải kín nếu là biên dạng đầu tiên của khối, nếu là biên dạng tạo thêm với khối chủ có thể là biên dạng hở .

Nút dùng để đùn lên thành các mặt (Faces). Biên dạng để tạo mặt có thể là kín hoặc hở.

Nút mặc nhiên đùn thành khối đặc. Tại nhóm Extents có 2 ô nhập giá trị:

Trường hợp tạo khối đầu tiên chọn để cho chiều cao khối. Ô bên dưới là giá trị chiều cao khối, gõ một số.

Các nút chọn hướng phát triển của khối.

AUTODESK INVENTOR – Thiết kế chi tiết

Nguyễn Văn Thiệp http://th3d.forumotion.net

93

Nút có mũi tên hai bên là phát triển về hai phía đối nhau, mỗi bên một nửa chiều cao đã cho.

Khi đã đầy đủ các tham số, nhấn OK kết thúc lệnh. Màn hình tự đông chuyển về chế độ xem mô hình. Kết quả như hình dưới.

Mục More - các thông số khác

Trong này có thông số:

Tape: độ doãng của khối. Cho giá trị vào ô nhập liệu. . Hình dưới minh hoạ khối có góc doãng 15 độ và -15 độ.

2- Trường hợp hình phác trên mặt của khối đặc 3D Trường hợp này đã có một khối, vẽ thêm các thành viên khác liền với khối đó. Đưa con trỏ đến mặt phẳng cần vẽ phác biên dạng, nhấn phím trái chuột, mặt được đánh

dấu là mặt phẳng vẽ. Nhấn phím trái chuột vào nút Sketch, mặt lưới hiện ra để thực hiện vẽ.

AUTODESK INVENTOR – Thiết kế chi tiết

Nguyễn Văn Thiệp http://th3d.forumotion.net

94

Trong này chúng ta vẽ đường tròn (tất nhiên nếu cần chính xác phải dùng lệnh

Dimensions). Kết thúc hình phác.

Ra lệnh Extrude, hộp thoại hiện ra, nút tự động nhấn để nhắc chọn biên dạng. Ta nhấn chuột vào diện tích đường tròn để chọn.

Trong trường hợp này có thêm các phương án sau:

Ta chọn .

Trong ô chiều cao khối , có thể nhấn nút để chọn các phương án: - Distance: kéo theo giá trị bằng số tại ô bên dưới. - To Next: kéo dài đến khối đối diện . Khối này phải cắt ngang hướng phát triển khối

mới.

nhấn chọn hình khối chặn. - To: kéo dài đến một mặt được chỉ định. Nhấn chọn mặt chặn. - From To: kéo dài từ mặt này đến mặt kia . Hai mặt đều được chi định. Trong trường hợp này, trong hộp thoại có thêm các nút để chọn mặt xuất phát và mặt đến (phải nằm trên trục vuông góc với mặt phẳng vẽ).

- Hai khối kết thành một (Join). - Khối chủ khoét bỏ phần giao với khối mới tạo (Cut). - Giữ lại phần giao của hai khối (Intersection).

AUTODESK INVENTOR – Thiết kế chi tiết

Nguyễn Văn Thiệp http://th3d.forumotion.net

95

Nhấn các nút tương ứng để chọn. - All: dùng cho trường hợp xuyên suốt các mặt trên trục vuông góc. Trong bài này, ta chọn Distance và nhập chiều cao 15mm.

Khi nhấn chọn vào các nút , một hình của khối màu lục nhạt hiện ra cho ta biết hướng và chiều cao. Hai mũi tên là đùn về cả hai phía. Ta chọn hướng lên trên.

3- Các trường hợp khác a - Vẽ khối chóp

Để minh họa cho các trường hợp tiếp theo, chúng ta lấy mặt trên hình trụ làm mặt phẳng làm việc để vẽ phác hình chữ nhật.

Nhấn trái chuột vào nút Sketch, đưa con trỏ đến mặt trụ, nhấn phím trái chuột, mặt được đánh dấu là mặt phẳng vẽ, mặt lưới hiện ra để thực hiện vẽ.

AUTODESK INVENTOR – Thiết kế chi tiết

Nguyễn Văn Thiệp http://th3d.forumotion.net

96

Nếu mặt phẳng phác không vuông góc với hướng nhìn, nhấn nút Look At để quay mặt

phẳng XY vuông góc với hướng nhìn. Vẽ hình chữ nhật làm hình phác. Dùng lệnh Extrude và các phương án: - To Next: kéo dài đến khối đối diện. Cho Taper (góc doãng) là 5o Hướng phát triển xuống dưới. Kết quả như hình dưới.

b- Vẽ lỗ khoét

Lấy mặt bên khối chữ nhật đáy làm mặt phẳng vẽ. Vẽ hình tròn. Dùng lệnh Extrude. Chọn Distance: 10mm. Chọn phương án khoét bỏ, kết quả như hình dưới.

Chúng ta đã nghiên cứu hết các phương án của lệnh Extrude dùng cho khối đặc.

5 - Sử dụng Match Shape

AUTODESK INVENTOR – Thiết kế chi tiết

Nguyễn Văn Thiệp http://th3d.forumotion.net

97

Trong hộp thoại có nút Match Shape được kích hoạt trong trường hợp đùn thành khối đặc với một biên dạng hở.

Điều kiện để biên dạng hở đùn thành được khối đặc là các phần kéo dài của biên dạng

phải gặp các mặt tương ứng của khối chủ. Khối tạo thành do sự kết hợp giữa biên dạng và các mặt của khối chủ.

Dùng lệnh Extrude và chọn biên dạng hở để đùn thành khối đặc, tiếp theo chọn phần kết hợp với các mặt của khối chủ để được hình khối mới như hình dưới.

Trong hộp thoại, nút Match shape được đánh dấu ON. Nhấn OK kết thúc lệnh. Kết

quả như hình dưới bên phải.

AUTODESK INVENTOR – Thiết kế chi tiết

Nguyễn Văn Thiệp http://th3d.forumotion.net

98

2.3.4.2 Lệnh Revolve - Tạo hình tròn xoay Ý NGHĨA:

Tạo hình khối 3D bằng cách tạo khối tròn xoay của hình biên dạng quanh một trục. DẠNG LỆNH:

Thanh lệnh: Bàn phím: R

GIẢI THÍCH: Lệnh này có thể thực hiện để tạo ra một khối chủ độc lập hoặc khối phụ trên một khối

khác. Điều kiện để thực hiện lệnh này là phải có một biên dạng và một đoạn thẳng làm trục

xoay. Trước khi thực hiện lệnh, chúng ta phải chuẩn bị hình vẽ phác. Hình phác có thể là biên dạng và cả trục xoay (hình a) hoặc chỉ cần biên dạng còn trục

xoay là một cạnh của biên dạng (hình b).

a b c

Hộp thoại tương tự như lệnh Extrude.

Nút chọn biên dạng. Biên dạng phải gồm các đường Normal khép kín. Nếu trong mặt phẳng chỉ có một biên dạng duy nhất, nó tự động được chọn.

Nút chọn trục xoay. Trục xoay là các đoạn thẳng bất kỳ, có thể là đường Normal, đường dựng hình, các cạnh mép của các mặt của hình khối chủ được chiếu lên hình phác (hình c).

AUTODESK INVENTOR – Thiết kế chi tiết

Nguyễn Văn Thiệp http://th3d.forumotion.net

99

Ô nhập liệu , nhấn nút để chọn phương án tạo khối: Full - khối tròn xoay kín vòng tròn. Angle - khối tạo ra chỉ một phần đường tròn kèm theo các phương án hướng xoay:

Giá trị góc có thể nhập bằng số hoặc nhấn nút mũi tên hiện ra hai dòng: Measure: đo một góc giữa hai đoạn thẳng nào đó trong bản vẽ để lấy làm góc xoay. Show Dimensions: cho hiện góc giữa hai đoạn thẳng để người dùng lấy đó nhập vào ô

góc xoay. Các tham số khác cũng giống như Extrude. Trong ví dụ minh hoạ ta chọn Full. Kết quả như hình a. Hình b là hình tròn xoay với góc xoay 90o

a b

Sử dụng Match Shape Trong hộp thoại có nút Match Shape được kích hoạt trong trường hợp tạo thành khối

đặc với một biên dạng hở. Điều kiện để biên dạng hở tạo được khối đặc là các phần kéo dài của biên dạng phải gặp các mặt tương ứng của khối chủ. Khối tạo thành do sự kết hợp giữa biên dạng và các mặt của khối chủ.

a

AUTODESK INVENTOR – Thiết kế chi tiết

Nguyễn Văn Thiệp http://th3d.forumotion.net

100

Khi ra lệnh và chọn biên dạng hở, nút Match Shape được kích hoạt, chọn phần tạo nên khối và trục xoay và các thông số khác (hình a). Kết quả như hình b.

b

2.3.5 CÁC ĐỐI TƯỢNG DỰNG HÌNH Các đối tượng không thể thiếu để giúp chúng ta dựng hình chính xác và đáp ứng được sự

đa dạng của hình khối trong thiết kế là mặt phẳng làm việc (Work Planes), các điểm làm việc (Work Points) và các trục làm việc (Work Axis).

2.3.5.1 Lệnh Work Point - Tạo điểm làm việc Điểm làm việc được dùng cho những trường hợp sau: Xác định các đỉnh của hình khối. Để dựng mặt phẳng hoặc trục làm việc. Xác định giao điểm của cạnh và mặt không cùng nằm trên một mặt phẳng hoặc không

song song nhau. Tạo biên dạng 3D. Tạo điểm gốc toạ độ.

DẠNG LỆNH:

Thanh lệnh: , có thể nhấn nút để hiện thêm nút:

tạo điểm làm việc cơ sở (gốc toạ độ).

Bàn phím: gõ dấu chấm “. “ GIẢI THÍCH:

Đưa con trỏ đến các điểm trên khối, nhấn phím trái chuột sẽ được một điểm. Các điểm này thường là các giao điểm, đầu mút, trung điểm của các cạnh, tâm đường

tròn, cung tròn hoặc là một điểm tạo ra bằng lệnh Point của hình phác (Sketch). Grounded Work Point. Khi ra lệnh, có hộp thoại và hình gốc toạ độ xuất hiện tại điểm

đã chọn.

AUTODESK INVENTOR – Thiết kế chi tiết

Nguyễn Văn Thiệp http://th3d.forumotion.net

101

Chúng ta có thể xê dịch điểm gốc đến vị trí bất kỳ, xoay các trục.

Ví dụ tạo điểm làm việc (Work Point) Hình dưới minh hoạ dùng các điểm làm việc để tạo biên dạng 3D.

Ví dụ 1- Điểm làm việc là giao điểm của hai mép cạnh Ra lệnh Work Point. Nhấn phím trái chuột vào cạnh thứ nhất. Nhấn phím trái chuột vào cạnh thứ hai.

AUTODESK INVENTOR – Thiết kế chi tiết

Nguyễn Văn Thiệp http://th3d.forumotion.net

102

Ví dụ 2 - Điểm làm việc là giao điểm của một cạnh mép và một mặt Ra lệnh Work Point. Nhấn phím trái chuột vào mặt cần chọn. Nhấn phím trái chuột vào cạnh cần chọn. Kết quả điểm làm việc là giao điểm giữa mặt và cạnh.

Ví dụ 3 - Điểm làm việc là giao điểm của một mặt làm việc và một biên dạng cong Ra lệnh Work Point. Nhấn phím trái chuột vào mặt cần chọn. Nhấn phím trái chuột vào cạnh mép cần chọn của hình khối. Kết quả điểm làm việc là giao điểm giữa mặt và cạnh mép.

Tương tự ta có thể tạo ra điểm làm việc là các giao điểm của các trục làm việc v.v...

2.3.5.2 Lệnh Work Axis - Tạo trục làm việc Trục làm việc được dùng cho những trường hợp sau: Làm trục xoay trong các lệnh tạo tròn xoay.

AUTODESK INVENTOR – Thiết kế chi tiết

Nguyễn Văn Thiệp http://th3d.forumotion.net

103

Làm tâm xoay khi tạo dãy tròn các khối 3D (Circular Pattern). Làm trục cho hình cuộn (lò xo) (Coil Feature). Dựng mặt phẳng đi qua tâm hình trụ hoặc hình côn. Các lệnh khác có dùng đến trục. Dùng trong lắp ghép cho hai trục làm việc của hai chi tiết trùng nhau.

DẠNG LỆNH:

Thanh lệnh:

Bàn phím: / GIẢI THÍCH:

Khi ra lệnh, đưa con trỏ đến các thành phần của khối, các vị trí đó được chuyển màu, kèm theo dòng nhắc tuỳ theo đó là đối tượng nào: Define Work Axis by highlighting and selecting geometry: xác định trục làm việc theo hình

được chiếu sáng và đối tượng được chọn. Hoặc đưa con trỏ vào các mép thẳng của khối, dòng nhắc sẽ là:

Click to Create Axis by Linear Edge: tạo trục theo các mép thẳng. Khi đã ưng ý, nhấn phím trái chuột, trục được tao ra. Trục cũng có thể được tao ra bằng cách nhấn vào hai điểm trên khối.

2.3.5.3 Lệnh Work Plane - Tạo mặt phẳng làm việc Tạo mặt phẳng làm việc được dùng trong các công việc sau: Chứa hình phác các biên dạng (Sketch). Làm các mặt chặn trong các lệnh dựng hình khối. Làm mặt đối xứng.

DẠNG LỆNH:

Thanh lệnh:

Bàn phím: ]

GIẢI THÍCH: Mặt phẳng làm việc được tạo ra với các trường hợp sau:

1- Mặt phẳng đi qua một trục và tạo thành một góc với mặt phẳng khác - Through an Axis, at an Angle Work Plane

Sau khi ra lệnh, dòng nhắc: Define Work plane by highlighting and selecting geometry: xác định mặt phẳng làm việc

theo các hình được chiếu sáng và đối tượng được chọn. Chọn một trục (có thể là cạnh thẳng của hình khối, trục của hình trụ hoặc trục làm việc

(Work Axis) v. v...).

AUTODESK INVENTOR – Thiết kế chi tiết

Nguyễn Văn Thiệp http://th3d.forumotion.net

104

Dòng nhắc tiếp theo: Click to Create Plane by Line and Angle to Plane: nhấn chuột để tạo mặt đi qua đoạn thẳng

và tạo thành một góc với mặt cơ sở đã chọn. Tiếp theo chọn một mặt phẳng (mặt của hình khối, mặt phằng làm việc khác) như hình a.

a b

Hộp thoại nhập góc nghiêng so với mặt được chọn hiện ra:

Cho giá trị cần thiết, nhấn nút , kết quả mặt làm việc được tạo ra (hình b).

2- Tạo mặt phẳng làm việc trên các mặt của khối đã tạo Sau khi ra lệnh, dòng nhắc:

Define Work plane by highlighting and selecting geometry: xác định mặt phẳng làm việc theo các hình được chiếu sáng và đối tượng được chọn. Đưa con trỏ vào mặt của khối, mặt đó được chiếu sáng (đổi màu, thường là màu đỏ), nhấn phím trái chuột, mặt đó lại được chuyển màu (thường là màu xanh). Mặt này được coi là mặt cơ sở (hình a). Tiếp tục đưa con trỏ vào khối, nếu con trỏ chạm vào các điểm góc, dòng nhắc tiếp theo:

Click to Create Plane by Point and Parallel to Plane: nhấn chuột để tạo mặt đi qua điểm này và song song với mặt cơ sở đã chọn (hình b). Nếu con trỏ chạm vào cạnh của khối, dòng nhắc lại là:

Click to Create Plane by Line and Angle to Plane: nhấn chuột để tạo mặt đi qua đoạn thẳng và tạo thành một góc với mặt cơ sở đã chọn (hình c).

a

AUTODESK INVENTOR – Thiết kế chi tiết

Nguyễn Văn Thiệp http://th3d.forumotion.net

105

b c

Khi đã xác định đúng mặt cần thiết, nhấn phím trái chuột, mặt phẳng làm việc được tạo ra.

Trong khi chọn các đối tượng của hình khối, nếu có các hình bị che khuất, nút thường xuất hiện, nếu người dùng nhấn chuột có nghĩa là chọn đối tượng phía bên kia.

3- Tạo mặt phẳng làm việc song song với mặt của khối hoặc mặt phẳng làm việc khác

Sau khi thực hiện bước 1là chọn mặt cơ sở đã nói tại mục 1, đưa con trỏ đến mặt vừa chọn, giữ phím trái và di chuyển, được một mặt song song với nó, đồng thời một ô nhập liệu (Offset) hiện ra cho biết khoảng cách giữa hai mặt (hình a).

a b

Nếu khoảng cách vừa ý, nhấn phím trái, nếu có thay đổi, nhả chuột, gõ số cần thiết vào ô:

Nhấn nút để khẳng định. Mặt phẳng làm việc được tạo ra (hình b).

4-Tạo mặt phẳng làm việc song song với một mặt phẳng làm việc khác

AUTODESK INVENTOR – Thiết kế chi tiết

Nguyễn Văn Thiệp http://th3d.forumotion.net

106

Sau khi ra lệnh, nhấn chọn vào mặt phẳng làm việc đã có, các bước tiếp theo như mục 2.

Hai mặt phẳng làm việc được tạo ra. Hai mặt phẳng này có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Nếu dùng lệnh xoá một trong hai

mặt, hộp thoại xuất hiện:

dependent work features: chọn cả các hình có liên quan. ON - cả hai mặt đều bị xoá, OFF - chỉ có mặt được chọn bị xoá.

5- Tạo mặt phẳng làm việc đi qua 3 điểm Sau khi ra lệnh, dòng nhắc:

Define Work plane by highlighting and selecting geometry: xác định mặt phẳng làm việc bằng cách đưa con trỏ vào các điểm trên khối (các điểm này thường là các giao điểm, đầu mút, trung điểm của các cạnh, tâm đường tròn, cung tròn, hoặc điểm vẽ bằng Point...) và nhấn trái chuột, khi đủ 3 điểm mặt phẳng làm việc được tạo ra.

6- Tạo mặt phẳng làm việc tiếp xúc với mặt trụ Sau khi ra lệnh, dòng nhắc:

Define Work plane by highlighting and selecting geometry: xác định mặt phẳng làm việc bằng cách nhấn trái chuột vào mặt trụ. Tiếp theo nếu đưa con trỏ đến mặt phẳng thì có dòng nhắc:

Click to Create Plane Parallel to Plane and Tangent to Face: nhấn chuột để tạo mặt song song với mặt này và tiếp xúc với mặt trụ vừa chọn.

AUTODESK INVENTOR – Thiết kế chi tiết

Nguyễn Văn Thiệp http://th3d.forumotion.net

107

Nếu con trỏ chạm vào cạnh của khối, dòng nhắc lại là:

Click to Create Plane by Line and Tangent to Face: nhấn chuột để tạo mặt đi qua đường này và tiếp xúc với mặt trụ vừa chọn.

Việc tạo mặt phẳng làm việc tiếp xúc với mặt trụ có thể thực hiện chọn mặt trụ trước,

chọn các đối tượng kia sau hoặc ngược lại.

7- Tạo mặt phẳng làm việc đi qua 1 điểm và vuông góc với đối tượng là các đường thẳng hoặc cong

Sau khi ra lệnh, dòng nhắc: Define Work plane by highlighting and selecting geometry: chọn vào đầu mút của đường

hoặc một điểm bất kỳ. Tiếp theo:

Click to Create Plane by Point and Line: chọn đoạn thẳng hoặc đường cong 2D hoặc 3D. Mặt phẳng được tạo ra. Các đối tượng có thể chọn trước hoặc sau.

AUTODESK INVENTOR – Thiết kế chi tiết

Nguyễn Văn Thiệp http://th3d.forumotion.net

108

2.3.5.4 Lệnh Slice Graphics - ẩn hình khối che mặt phẳng phác

Ý NGHĨA: Tạm ẩn phần hình khối che mặt phẳng phác khi mặt phẳng phác xuyên qua hình khối.

DẠNG LỆNH: Trình đơn động: Slice Graphics Bàn phím: F7

GIẢI THÍCH: Khi chọn mặt phẳng làm việc xuyên qua hình khối (hình a) làm mặt phẳng phác (hình b),

một phần hình khối che khuất mặt phẳng phác. Khi thực hiện lệnh này, phần hình khối mất đi, để lộ toàn bộ mặt phẳng phác (hình c), tạo điều kiện dễ dàng cho người vẽ.

a

AUTODESK INVENTOR – Thiết kế chi tiết

Nguyễn Văn Thiệp http://th3d.forumotion.net

109

b c

2.3.6 CÁC HÌNH PHÁC 3 CHIỀU - 3D SKETCH Các hình phác 3 chiều (3D Sketch) rất cần thiết cho việc dùng các lệnh để tạo ra các

khối cũng như các mặt 3 chiều. Kích hoạt môi trường 3D Sketch.

Tại ô Sketch, nhấn chọn 3D Sketch . Khi chuyển sang 3D Sketch, thanh lệnh (Panel Bar) tự động hiện ra.

Để hiển thị thanh công cụ, dùng lệnh: Tools Customize. Hộp thoại xuất hiện, chọn

Toolbars 3D Sketch, nhấn nút Show.

Các lệnh như Work Plane, Work Axis, Work Point chúng ta đã nghiên cứu tại phần

trước, trong phần này chúng ta chỉ nghiên cứu các nút lệnh còn lại.

2.3.6.1 Lệnh Line 3D Ý NGHĨA:

Tạo các đoạn thẳng trong không gian 3 chiều. DẠNG LỆNH:

Thanh lệnh:

AUTODESK INVENTOR – Thiết kế chi tiết

Nguyễn Văn Thiệp http://th3d.forumotion.net

110

Thanh công cụ: 3D sketch Bàn phím: gõ L.

GIẢI THÍCH: Hình toạ độ hiện ra gắn với con trỏ. Mỗi lần nhấn chuột được một điểm, đường gẫy khúc

sẽ nối các điểm này thành một đối tượng 3D.

Các trường hợp vẽ như sau: Đặc điểm của đường 3D là các đoạn thẳng đi qua các điểm tuỳ ý trong không gian 3D và

tại các đỉnh gãy khúc được tự động vê thành cung tròn nếu tại hộp thoại của lệnh: Tools Application Options, chọn AutoBend width 3D Line Creation. Bán kính cung được cho trong hộp thoại : Tools Document Settings Auto

Bend Radius.

1- Nhập toạ độ điểm trong không gian Thanh nhập tọa độ hiện ra, chúng ta có thể cho tọa độ các điểm theo các giá trị X, Y, Z.

Sau mỗi lần nhập điểm, gõ Enter, một đoạn được vẽ ra.

2- Dùng các mặt phẳng của hệ toạ độ + Đưa con trỏ vào mặt phẳng toạ độ cần chọn, mặt phẳng chuyển sang màu đỏ, nhấn trái

chuột, mặt phẳng phác hiện ra. Mặt phẳng đang làm việc có màu xanh. + Cho tọa độ điểm bằng nhấn chuột hoặc cho giá trị vào ô nhập liệu. Lúc này tọa độ theo

trục vuông góc với mặt phẳng đã chọn = 0.

AUTODESK INVENTOR – Thiết kế chi tiết

Nguyễn Văn Thiệp http://th3d.forumotion.net

111

Có thể chuyển mặt phẳng vẽ bất kỳ lúc nào.

3 - Đường 3D đi qua các điểm đã có Các điểm này có thể là các điểm hình phác 2D hoặc 3D.

Ra lệnh Line 3D Sketch vẽ đoạn thẳng nối các điểm đã có. Trong khi vẽ, nhấn phím phải chuột, chọn Auto-Bend ON (đánh dấu) hoặc OFF (bỏ

dấu). ON - có cung lượn tại các giao điểm (góc). OFF - giao điểm gãy khúc. Bán kính cung có thể được chỉnh sửa như các đối tượng khác.

4 - Các điểm là các đỉnh của hình khối Sau khi ra lệnh, chỉ việc bắt vào các đỉnh của khối sẽ được đường 3D.

AUTODESK INVENTOR – Thiết kế chi tiết

Nguyễn Văn Thiệp http://th3d.forumotion.net

112

Sau khi đã có các đường 3D có thể vẽ thêm các hình phác khác và dùng lệnh Sweep để

tạo ra các đường ống như các hình dưới:

2.3.6.2 Lệnh Spline 3D Ý NGHĨA:

Vẽ đường cong trơn trong không gian 3 chiều. DẠNG LỆNH:

Thanh lệnh: Giống như trong Sketch 2D, nút này nằm cùng vị trí với Line, nhấn để chọn:

GIẢI THÍCH:

Cách thực hiện giống như với lệnh Line, kết quả là một đường cong trơn.

2.3.6.3 Lệnh 3D point, Center point

1- Nhập trực tiếp Ý NGHĨA:

Tạo các điểm trong không gian 3D. DẠNG LỆNH:

AUTODESK INVENTOR – Thiết kế chi tiết

Nguyễn Văn Thiệp http://th3d.forumotion.net

113

Thanh lệnh:

Thanh công cụ: 3D sketch GIẢI THÍCH:

Thanh nhập toạ độ và con trỏ có gắn hệ tọa độ hiện ra.

Mỗi lần nhấn trái chuột được một điểm.

2- Nhập từ tệp dữ liệu DẠNG LỆNH:

Thanh lệnh:

Thanh công cụ: 3D sketch GIẢI THÍCH:

Tệp dữ liệu được tạo ra bằng Excel. Nội dung của bảng dữ liệu phải tuân thủ theo cú pháp như hình dưới.

Sau khi ra lệnh, hộp thoại xuầt hiện.

AUTODESK INVENTOR – Thiết kế chi tiết

Nguyễn Văn Thiệp http://th3d.forumotion.net

114

Nhấn chọn tên tệp cần nhập. Nhấn Open, các điểm được vẽ ra.

2.3.6.4 Lệnh Bend Ý NGHĨA:

Tạo cung lượn tại giao điểm của các đường trong không gian 3 chiều. DẠNG LỆNH:

Thanh lệnh: GIẢI THÍCH:

Thường các cung lượn cho tự động có cùng bán kính, nên trong một số trường hợp không dùng chế độ tự động, đường sẽ có các điểm gãy. Dùng lệnh này để chỉnh các đỉnh thành các cung có bán kính khác nhau.

Sau khi ra lệnh, hộp nhập bán kính cung xuất hiện:

Các thao tác cũng giống như Fillet trong 2D Sketch. Kết quả như hình dưới:

AUTODESK INVENTOR – Thiết kế chi tiết

Nguyễn Văn Thiệp http://th3d.forumotion.net

115

2.3.6.5 Lệnh Include Geometry Ý NGHĨA:

Dùng các cạnh mép của hình khối làm biên dạng 3D. DẠNG LỆNH:

Thanh lệnh: GIẢI THÍCH:

Đưa con trỏ đến cạnh mép của hình khối, nhấn phím trái chuột, cạnh đó được tạo thành một đối tượng hình phác 3D.

2.3.6.6 Lệnh 3D Intersection Ý NGHĨA:

Tạo đối tượng hình phác biên dạng 3D từ đường giao của mặt với mặt của hình khối. DẠNG LỆNH:

Thanh lệnh: GIẢI THÍCH:

Hộp thoại xuất hiện:

Trong này có hai trường hợp.

1- Chọn hai đối tượng giao nhau Chúng ta phải chọn 2 đối tượng giao nhau. Các đối tượng đó có thể là: Mặt của chi tiết (Faces), mặt không gian (surfaces), hình khối đặc (part body) hoặc các

mặt phẳng làm việc (Work planes).

chọn đối tượng thứ nhất.

chọn đối tượng thứ 2. Hình dưới minh hoạ chọn đối tượng.

AUTODESK INVENTOR – Thiết kế chi tiết

Nguyễn Văn Thiệp http://th3d.forumotion.net

116

2- Chọn 2 đối tượng là hình phác 2D - 2D sketch curves Hai đối tượng hình phác 2D phải nằm trên hai mặt phẳng giao nhau. Hình dưới minh hoạ trường hợp này.

Các đường này có thể dùng để tạo hình khối đặc như hình dưới.

AUTODESK INVENTOR – Thiết kế chi tiết

Nguyễn Văn Thiệp http://th3d.forumotion.net

117

2.3.6.7 Lệnh Project Curve to Surface Ý NGHĨA:

Chiếu hình phác xuống mặt 3D để tạo đường 3D. DẠNG LỆNH:

Thanh lệnh: GIẢI THÍCH:

Hộp thoại xuất hiện:

1- Ouput - kết quả phép chiếu

Nhấn chọn một trong các nút:

- hướng chiếu dọc theo véc tơ.

Phương án này sẽ xuất hiện nút Direction để chọn hướng chiếu. Hướng chiếu có thể là:

- Các cạnh mép của hình khối. - Các trục đối xứng. - Đường pháp tuyến của mặt phẳng. Kết quả là hình chiếu sẽ kéo dài hết mặt chứa nó.

- chiếu theo phương pháp tuyến với mặt chứa hình chiếu.

AUTODESK INVENTOR – Thiết kế chi tiết

Nguyễn Văn Thiệp http://th3d.forumotion.net

118

- hình chiếu sẽ kéo dài hết chiều dài của hình phác.

2- Chọn đối tượng

Faces: chọn mặt chứa hình chiếu (đường 3D).

Curves: chọn đường là hình phác 2D hoặc 3D. Nhấn Apply, kết thúc một lần tạo. Nhấn OK kết thúc lệnh.

2.3.6.8 Các ràng buộc hình phác 3D

1- Ràng buộc hình học Các đối tượng hình phác 3D cũng có các ràng buộc hình học tuy chúng có thể ở các mặt

phẳng khác nhau.

Tạo ràng buộc Cách tạo ràng buộc tương tự như trong hình phác 2D. Dùng trên Thanh lệnh hoặc Trình

đơn động. Nhấn chọn ràng buộc sau đó chọn 2 đối tượng.

AUTODESK INVENTOR – Thiết kế chi tiết

Nguyễn Văn Thiệp http://th3d.forumotion.net

119

Hiện, ẩn và xoá ràng buộc Hiện ràng buộc:

Thanh lệnh: Nhấn trái chuột vào đối tượng nào, các ràng buộc của nó hiện ra.

Hiện tất cả các ràng buộc: Trình đơn động: Show all constraints. Bàn phím: nhấn F8

Ẩn tất cả các ràng buộc: Trình đơn động: Hide all constraints. Bàn phím: nhấn F9

Xoá các ràng buộc: Chọn một trong hai cách sau: - Nhấn trái chuột vào ràng buộc cần xoá, nhấn phím Delete. - Nhấn phải chuột vào ràng buộc cần xoá, nhấn chọn Delete.

2- Ràng buộc kích thước DẠNG LỆNH:

Thanh lệnh: Trình đơn động: General Dimension.

Bàn phím: gõ D. GIẢI THÍCH:

Cách làm giống như với hình phác 2D.

2.3.6.9 Lệnh Trim và Extend 3D Hai lệnh này giống như với hình phác 2D.

Thanh lệnh: Bàn phím: gõ X (trim).

2.3.6.10 Các đối tượng dựng hình Các đối tượng dựng hình như Work Plane, Work Point, Work Axis như đã giới thiệu

tại các phần trên.

Thanh lệnh:

2.3.7 SỬ DỤNG CÁC HÌNH CHIẾU CỦA HÌNH KHỐI PHỤC VỤ CHO HÌNH PHÁC

Khi đã tạo xong khối cơ sở cho một chi tiết, chúng ta còn phải thêm các hình khối phụ để được chi tiết hoàn chỉnh. Để xây dựng các khối phụ đó, chúng ta phải có biên dạng.

Các biên dạng này luôn luôn có những ràng buộc nhất định về hình học và kích thước với các hình khối có sẵn nên chúng ta có thể lấy các hình chiếu của các khối đó lên mặt phẳng biên dạng (Sketch).

AUTODESK INVENTOR – Thiết kế chi tiết

Nguyễn Văn Thiệp http://th3d.forumotion.net

120

2.3.7.1 Tự động chiếu các cạnh nhìn thấy của hình khối lên mặt phẳng phác

Có 2 phương án tự động chiếu các cạnh nhìn thấy của hình khối đã có lên mặt phẳng hình phác:

Trong lệnh Tools -> Applycation Options, tại hộp thoại SKETCH, chọn: Autoproject edges during curve creation: tự động chiếu các cạnh nhìn thấy của chi tiết

lên mặt phẳng phác khi tạo các đối tượng của hình phác mới. Khi bắt đầu vẽ hình phác, khi con trỏ đưa đến lân cận một cạnh nào đó của hình khối thì

cạnh đó tự động chiếu lên mặt phẳng phác để người dùng tham chiếu bắt điểm cũng như các ràng buộc khác. Hình chiếu này cũng tham gia vào các lệnh tạo khối. Automatic reference edges for new sketch: tự động chiếu các cạnh nhìn thấy của hình

khối lên mặt phẳng phác khi tạo mặt phẳng vẽ phác mới. Khi bắt đầu tạo mặt phẳng phác, các cạnh nhìn thấy của hình khối tự động chiếu lên mặt

phẳng phác hình a. Bỏ dấu Automatic References Edges for New Sketch. Khi mặt phẳng hình phác

hiện ra, không có các cạnh mép của bề mặt hiện lên (hình b).

a b

2.3.7.2 Dùng lệnh Project Geometry Ý NGHĨA:

Chiếu các cạnh mép của hình khối lên mặt phẳng làm việc hoặc mặt phẳng vẽ phác để tạo hình phác (Sketch). Lệnh này được thực hiện tại màn hình vẽ phác.

DẠNG LỆNH:

Thanh lệnh: GIẢI THÍCH:

Khi đã tạo mặt phẳng phác (hình a), nhấn trái chuột vào cạnh muốn chiếu của hình khối, cạnh đó được chiếu lên mặt phẳng phác (hình b).

AUTODESK INVENTOR – Thiết kế chi tiết

Nguyễn Văn Thiệp http://th3d.forumotion.net

121

a b

Nhấn phím phải chuột, chọn Done kết thúc lệnh.

2.3.7.3 Lệnh Project Cut Edge Ý NGHĨA:

Chiếu giao tuyến của mặt phẳng phác và hình khối lên mặt phẳng vẽ phác. Lệnh này được thực hiện tại màn hình vẽ phác.

DẠNG LỆNH:

Thanh lệnh: (nút này nằm cùng nút ). Nhấn để chọn lệnh. GIẢI THÍCH:

Khi đã tạo mặt phẳng phác xuyên qua hình khối (hình a), dùng lệnh này để lấy các giao tuyến giữa hình khối và mặt phẳng phác (đường bao của phần mặt cắt) chiếu lên mặt phẳng phác để làm biên dạng hoặc các đối tượng tham chiếu cho hình phác (hình ...b).

a b

2.3.8 CÁC LỆNH TẠO HÌNH TỪ CÁC HÌNH PHÁC NẰM TRÊN CÁC MẶT PHẲNG KHÁC NHAU

2.3.8.1 Lệnh Loft Ý NGHĨA:

Vuốt các biên dạng tiết diện tại các mặt phẳng khác nhau thành khối đặc hoặc thành mặt. Số lượng các biên dạng không hạn chế.

ĐIỀU KIỆN BAN ĐẦU: Phải có hình phác làm biên dạng tạo hình tiết diện và quĩ đạo (đường dẫn) nếu cần.

DẠNG LỆNH:

AUTODESK INVENTOR – Thiết kế chi tiết

Nguyễn Văn Thiệp http://th3d.forumotion.net

122

Thanh lệnh:

Thanh công cụ: Feature

Bàn phím: Shift + L GIẢI THÍCH:

Điều kiện tiên quyết để thực hiện lệnh là phải vẽ trước các biên dạng tạo hình tiết diện. Các biên dạng phải nằm trên các mặt phẳng khác nhau. Nếu hai biên dạng đầu và cuối nằm trên một mặt phẳng phải có các biên dạng trung gian nằm trên các mặt phẳng khác.

Nếu dùng các điều kiện phụ, phải có các đường phụ.

Hộp thoại xuất hiện.

Trong hộp thoại có các phần sau:

Ouput: dạng khối xuất ra. Như các lệnh khác. Operation: các phép kết hợp với khối chủ. Như các lệnh khác.

ON (có đánh dấu) - nếu có thể, tiết diện đầu và tiết cuối được nối lại thành một vòng kín.

ON (có đánh dấu) - gộp các mặt tiếp xúc nhau thành một mặt.

- Preview : ON - có hiện hình cho xem trước, OFF - không hiện hình xem trước.

AUTODESK INVENTOR – Thiết kế chi tiết

Nguyễn Văn Thiệp http://th3d.forumotion.net

123

1- Tạo khối không có các điều kiện phụ Tại mục Curves - các đường biên dạng, chọn biên dạng tạo hình tiết diện.

Selections: chọn biên dạng tạo hình (tiết diện). Nhấn phím trái chuột vào dòng Click to add, sau đưa con trỏ đến hình phác để chọn biên dạng. Mỗi lần làm như vậy thêm một biên dạng được chọn và thêm vào danh sách.

Nếu không cần các điều kiện khác, nhấn OK kết thúc lệnh, hình khối được tạo ra.

2- Có dùng các điều kiện khác Giữa hai cột có các nút chọn đường dẫn.

Rails: đường tựa. Đây có thể là biên dạng hở hoặc kín, 2D (nằm trên một mặt phẳng) hoặc 3D nối các biên dạng tạo hình thành đường dẫn xác định hình dáng các đoạn chuyển tiếp của khối. Có thể có nhiều đường tựa. Điều kiện để việc này thực hiện được là đường tựa (Rail) phải có điểm trùng với một

điểm của biên dạng tạo khối. Nhấn phím trái chuột vào dòng Click to add, sau đưa con trỏ đến hình phác để chọn

đường tựa.

AUTODESK INVENTOR – Thiết kế chi tiết

Nguyễn Văn Thiệp http://th3d.forumotion.net

124

Hình dưới minh hoạ trường hợp có nhiều đường tựa.

Center Line - dùng đường tim. Đây có thể là biên dạng hở hoặc kín, 2D (nằm trên một mặt phẳng) hoặc 3D nối tâm các biên dạng tạo hình thành đường dẫn xác định hình dáng các đoạn chuyển tiếp của khối. Một đường tim có thể dùng cho nhiều hình khối.

AUTODESK INVENTOR – Thiết kế chi tiết

Nguyễn Văn Thiệp http://th3d.forumotion.net

125

Dùng cho một hình khối:

Dùng cho hình khối tiếp theo:

Mục Conditions - điều kiện biên

Các điều kiện biên này áp dụng cho phương pháp không có đường dẫn. Hộp thoại để cho tham số:

Nhấn nút tại hình phác tiết diện cần cho thông số.

Nút tạo các điểm uốn tự động.

Nút cho nhập giá trị Angle và Weight. Chọn phương thức này, các ô tham số được kích hoạt.

AUTODESK INVENTOR – Thiết kế chi tiết

Nguyễn Văn Thiệp http://th3d.forumotion.net

126

Angle: giá trị góc nghiêng của các mặt khối sắp tạo với mặt phẳng chứa biên dạng. Gõ số.

Weight: độ võng (cong) của các mặt của khối đặc nối các biên dạng tại biên dạng được chọn (hình dưới).

weight = 0 weight = 3 weight = 5

Các dạng khác nhau với giá trị Weight khác nhau.

Giá trị Weight không phù hợp.

Mục Transition: chuyển vị các đường gân hoặc tạo thêm điểm nối đường sinh Hộp thoại như sau:

AUTODESK INVENTOR – Thiết kế chi tiết

Nguyễn Văn Thiệp http://th3d.forumotion.net

127

Nút Automatic Maping: ON - tự động tạo các đường nối. OFF - cho thiết lập lại . Trên hộp thoại sẽ hiện các thông số như

hình trên, đồng thời trên bản vẽ cũng hiện các đường nối đ ể tạo lại.

Có thể nhấn Click to add để thêm điểm hoặc thay đổi vị trí của các điểm đã có để có một

đường nối như ý muốn.

3- Các ví dụ sử dụng Loft a- Biên dạng là một điểm

b- Cho độ cong (Weight)

c- Cho điểm chuyển tiếp đường sinh (Transition)

AUTODESK INVENTOR – Thiết kế chi tiết

Nguyễn Văn Thiệp http://th3d.forumotion.net

128

2.3.8.2 Lệnh Sweep Ý NGHĨA:

Tạo hình khối 3D bằng cách quét biên dạng theo một quĩ đạo. Quĩ đạo là một đường thẳng hoặc đường cong hở hoặc kín 2D hoặc 3D tạo một góc khác 0 với mặt phẳng chứa biên dạng.

ĐIỀU KIỆN BAN ĐẦU: Phải có hình phác làm biên dạng tạo hình tiết diện và quĩ đạo (đường dẫn).

DẠNG LỆNH:

Thanh lệnh: Bàn phím: Shift + S

GIẢI THÍCH: Sau khi ra lệnh, hộp thoại xuất hiện:

AUTODESK INVENTOR – Thiết kế chi tiết

Nguyễn Văn Thiệp http://th3d.forumotion.net

129

1- Các thông số chung

Kết quả tạo khối như các công cụ tạo hình khác.

- Preview : ON - có hiện hình cho xem trước, OFF - không hiện hình xem trước. Optimize for Single Selection: ON - tự động cho chọn một biên dạng tiết diện. OFF - cho chọn nhiều biên dạng tiết diện. Hình dưới minh hoạ chọn nhiều biên dạng tiết diện, nhưng chỉ được chọn một quĩ đạo.

2- Biên dạng tạo hình tiết diện - Profile

Biên dạng tạo hình tiết diện là hình phác 2D kín (tạo khối đặc hoặc tạo mặt) hoặc hở (tạo mặt).

Biên dạng tạo hình tiết diện có thể không giao với đầu mút của đường dẫn hoặc có thể nằm tại khoảng bên trong thân đường dẫn.

Profile: chọn biên dạng. Nhấn chọn hình phác.

3- Quĩ đạo tạo chiều dài chi tiết

AUTODESK INVENTOR – Thiết kế chi tiết

Nguyễn Văn Thiệp http://th3d.forumotion.net

130

Quĩ đạo (đường dẫn) là hình phác 2D hoặc 3D hở hoặc kín. Quĩ đạo phải tạo với mặt phẳng chứa biên dạng một góc > 0.

Path: chọn quĩ đạo. Nhấn chọn hình phác làm quĩ đạo. Hình dưới minh hoạ các trường hợp xây dựng biên dạng và đường dẫn thoả mãn điều

kiện tạo hình.

4- Phương thức tạo hình

Trong ô Type, nhấn nút chọ kiểu tạo hình. a - Part - tạo hình dọc theo quĩ đạo.

- Nhấn chọn biên dạng và nhấn chọn quĩ đạo. - Chọn một trong có hai phương án tiếp theo:

+ trừ tiết diện đầu cuối, các tiết diện trung gian vuông góc với quĩ đạo.

+ các tiết diện song song với nhau tại mọi điểm dọc theo quĩ đạo. Hình dưới minh hoạ hai trường hợp nối trên.

+ cho góc doãng. Hình dưới mô tả có sử dụng góc doãng (Tape).

Tape = 0 Tape = 2độ

b - Path & Guide Rail - tạo theo quĩ đạo và đường dẫn biên. Trường hợp này phải có hình phác làm đường dẫn biên.

AUTODESK INVENTOR – Thiết kế chi tiết

Nguyễn Văn Thiệp http://th3d.forumotion.net

131

- Đường dẫn biên là hình phác 2D. - Đường dẫn biên phải xuyên qua mặt phẳng chứa biên dạng tiết diện. - Chỉ có một đường dẫn biên. Hộp thoại thông số cho phương án này như sau:

chọn đường dẫn biên. Profile Scaling: co giãn biên dạng tiết diện. Nhấn chọn một trong các phương thức thu phóng:

áp dụng cho tất cả các phương như nhau.

chỉ áp dụng cho phương nằm trên mặt phẳng chứa đường đẫn biên.

AUTODESK INVENTOR – Thiết kế chi tiết

Nguyễn Văn Thiệp http://th3d.forumotion.net

132

không co giãn biên dạng tiết diện.

c- Path & Guide Suface - tạo theo quĩ đạo và mặt dẫn biên

Trường hợp này phải có mặt làm mặt dẫn biên. - Mặt dẫn biên là mặt không gian 3D. - Mặt dẫn biên phải xuyên qua mặt phẳng chứa biên dạng tiết diện. - Đường pháp tuyến của mặt dẫn biên phải tạo với quĩ đạo một góc. Hộp thoại thông số cho phương án này như sau:

AUTODESK INVENTOR – Thiết kế chi tiết

Nguyễn Văn Thiệp http://th3d.forumotion.net

133

nhấn chọn mặt dẫn biên. Để công việc được thuận lợi, quĩ đạo thường là các đoạn thẳng và mặt dẫn biên không

quá phức tạp.

2.3.8.3 Lệnh Coil Ý NGHĨA:

Tạo lò xo. DẠNG LỆNH:

Thanh lệnh: GIẢI THÍCH:

Để thực hiện được lệnh này, chúng ta phải có 2 hình phác là biên dạng (tiết diện lò xo) và trục xoay (trục lò xo).

Sau khi đã có đủ các yếu tố trên, ra lệnh Coil, hộp thoại xuất hiện:

AUTODESK INVENTOR – Thiết kế chi tiết

Nguyễn Văn Thiệp http://th3d.forumotion.net

134

Trong hộp thoại này có các nhóm sau:

1- Nhóm Coil Shape - xác định hình dạng khối

Nút Profile: chọn biên dạng.

Nút Axis: chọn trục xoay và hướng phát triển.

Nút Rotate: chọn chiều xoay. Ouput: kết quả tạo hình. Giống như các công cụ khác.

2- Nhóm Coil Size - xác định kích thước khối

Trong đó có các tham số sau: Type: kiểu lò xo, nhấn nút để chọn:

- Pitch and Revolution: cho bước và số vòng . Với lựa chọn này, các ô Pitch và Revolution hiện rõ để cho các giá trị.

- Revolution and Height: cho số vòng và chiều cao toàn bộ . Ô Height và ô Revolution hiện rõ để cho các giá trị.

- Pitch and Height: cho bước và chiều cao. Ô Height và ô Pitch hiện rõ để cho các giá trị.

Với các kiểu trên, có thêm ô Taper: độ doãng, nếu giá trị này khác 0 đường kính vòng đầu và vòng cuối không bằng nhau.

- Spiral: vẽ theo hình xoáy ốc phẳng. Tất cả các vòng đều nằm trên cùng một mặt phẳng. Các ô Pitch và Revolution hiện rõ để cho các giá trị. Kiểu này không có các lựa chọn Coil Ends.

3- Nhóm Coil Ends - định dạng các đầu mút. Hộp thoại như sau:

AUTODESK INVENTOR – Thiết kế chi tiết

Nguyễn Văn Thiệp http://th3d.forumotion.net

135

Cả đoạn đầu và đoạn cuối đều có các lựa chọn: Natural: uốn tự nhiên theo hướng phát triển. Flat: vòng đầu hoặc vòng cuối bị ép dẹt (nằm trên một mặt phẳng).

Lò xo có thể để đứng trên mặt phẳng. Trong này có các tham số: Transition angle: góc chuyển tiếp, là khoảng mà phần lò xo chuyển tiếp sang phẳng, cho

bằng độ (thường < 360o). Flat angle: góc phẳng, là số đo cung lò xo nằm trên một mặt phẳng, cho bằng độ.

a - Lò xo có đầu dẹt b - lò xo phẳng c - lò xo doãng.

2.3.9 TẠO CÁC MẶT TRONG KHÔNG GIAN 3 CHIỀU - SURFACE

Khái niệm mặt - Surface là các mặt phẳng, mặt cong trong không gian 3 chiều được tạo ra từ các biên dạng bằng các lệnh như tạo hình khối đặc. Các mặt này có thể dùng làm cơ sở để tạo ra sự đa dạng hình học của khối đặc.

2.3.9.1 Các lệnh tạo mặt có biên dạng Các lệnh tạo mặt có biên dạng là các lệnh tạo hình khối trong không gian 3 D có sử dụng

biên dạng. Dưới đây là bảng liệt kê các lệnh tạo ra mặt từ biên dạng.

Biên dạng hở chỉ tạo ra được mặt. Biên dạng kín tạo ra khối đặc (như đã giới thiệu) hoặc mặt.

Nút tạo mặt: . Các phương án trong từng lệnh giống như trong tạo khối tương ứng. Kết quả ta được một mặt trong suốt hoặc mờ đục, có màu nâu nhạt (giống màu đường

dựng hình) dựng lên từ các đường biên của hình vẽ phác. Tên của mặt vừa tạo ra trong Trình duyệt :

AUTODESK INVENTOR – Thiết kế chi tiết

Nguyễn Văn Thiệp http://th3d.forumotion.net

136

2.3.9.2 Ví dụ về tạo mặt Mỗi mặt được tạo ra với mục đích riêng. Công dụng của các mặt là rất phong phú. Dưới

đây chúng tôi chỉ minh hoạ một ví dụ mặt được tạo ra bằng lệnh Extrude và dùng để làm mặt thay thế cho một hình khối.

Ngoài ra còn có các mặt được tạo ra bằng lệnh Thickness/Offset được giới thiệu ở

phần sau.

2.3.10 XỬ LÝ CÁC ĐỐI TƯỢNG TRONG BẢN VẼ

2.3.10.1 Lấy các số đo của hình khối Đây là trợ giúp hỏi đáp trong quá trình thiết kế. Lệnh này cũng giống như trong hình phác

biên dạng phẳng. DẠNG LỆNH:

Trình đơn: Tools Measure ..... Trình đơn động: Measure .....

GIẢI THÍCH: Các số đo của hình khối được lấy ra bằng các lệnh đo:

Measure Distance: đo khoảng cách giữa hai điểm hoặc độ dài một cạnh (mép) thẳng của hình khối. Đưa con trỏ đến cạnh cần đo nhấn phím trái chuột hoặc nhấn vào hai điểm trên hình khối, hộp thoại kết quả hiện ra:

AUTODESK INVENTOR – Thiết kế chi tiết

Nguyễn Văn Thiệp http://th3d.forumotion.net

137

Measure Angle: đo góc giữa hai cạnh (mép) thẳng hoặc giữa các mặt, các trục (đường tâm)

của hình khối. Đưa con trỏ đến các cạnh cần đo nhấn phím trái chuột, hộp thoại kết quả hiện ra:

Measure Area: đo diện tích bề mặtcủa hình khối. Nhấn phím trái chuột vào mặt cần đo, hộp

thoại kết quả hiện ra:

Measure Loop: đo độ dài đường bao quanh một mặt của hình khối. Nhấn phím trái chuột vào

mặt mép cần đo, hộp thoại kết quả hiện ra:

Các kết quả này có thể dùng cho việc nhập số liệu trong các lệnh có ô nhập giá trị đo

được. Muốn tắt hộp thoại, nhấn nút .

2.3.10.2 Thao tác với các thành phần của chi tiết - Part Sau khi chi tiết đã thiết kế xong, các thành phần của nó được hiển thị đầy đủ trên Trình

duyệt (Browser) như một cấu trúc cây. Trong mỗi thành viên lại có các thành phần cấu tạo nên nó. Nhấn trái chuột vào dấu +

hoặc nhấn phím phải chuột tại tên thành viên, nhấn trái chuột chọn Expand All Children, danh sách các thành phần của thành viên đổ xuống (hình dưới).

AUTODESK INVENTOR – Thiết kế chi tiết

Nguyễn Văn Thiệp http://th3d.forumotion.net

138

Tên khối thường mặc định đặt theo tên lệnh tạo nên khối như Extrude1, Extrude2

v.v..., chúng ta có thể đặt tên khác theo chức năng của khối. Muốn thao tác với đối tượng nào, đưa con trỏ vào chính đối tượng đó trên hình khối hoặc

đưa con trỏ vào tên đối tượng đó trên trình duyệt, nhấn phím phải chuột. Trình đơn động hiện ra:

Tuỳ theo đối tượng được chọn, Trình đơn động có khác nhau. Sau đây chúng ta lần lượt nghiên cứu các lệnh trong trình đơn này.

2.3.10.3 Các lệnh Copy - Paste Ý NGHĨA

Sao chép và chèn các đối tượng đã sao chép đến vị trí mới. DẠNG LỆNH

Trình đơn động: Copy hoặc Paste Bàn phím: Ctrl + C hoặc Ctrl + V.

GIẢI THÍCH

Tên tập tin

Tên các khối thành viên

AUTODESK INVENTOR – Thiết kế chi tiết

Nguyễn Văn Thiệp http://th3d.forumotion.net

139

Các lệnh này thực ra đã được giới thiệu tại chương tạo bản vẽ phác nhưng chưa đầy đủ. Đến nay chúng ta có đầy đủ các thành phần để thực hiện chúng một cách tổng quát hơn.

Chúng ta nghiên cứu áp dụng các lệnh này cho từng loại đối tượng.

1- Đối với hình phác - Sketch Sau khi thực hiện lệnh Copy, hình phác được lưu vào bộ nhớ tạm.

1.a- Chèn vào bản vẽ hiện hành Chọn mặt phẳng làm việc (Work Plane) hoặc một mặt phẳng của chi tiết hiện hành,

nhấn phím phải chuột và thực hiện lệnh Paste.

1.b- Chèn vào bản vẽ khác

Mở một bản vẽ khác, tại không gian vẽ phác Sketch, hoặc tại mặt phẳng của chi tiết nhấn phím phải chuột thực hiên lệnh Paste .

2- Đối với hình khối - Feature

AUTODESK INVENTOR – Thiết kế chi tiết

Nguyễn Văn Thiệp http://th3d.forumotion.net

140

Với mỗi hình khối được Copy, nó chỉ là các khối cơ bản. Muốn có hình khối hoàn thiện hơn, có thể giữ phím Shift và chọn các khối liên quan khác.

Hình khối đã Copy có thể chèn vào bản vẽ hiện hành cũng như bản vẽ khác. Hộp thoại

xuất hiện:

Trong hộp thoại có các lựa chọn cho hình khối sẽ chuyển vào:

Paste Features - khối cần chèn vào Nhấn nút chọn:

- Selected: chỉ đưa vào hình khối đã chọn. - Depedent: tất cả những gì liên quan. Trong ví dụ này có cả mặt phẳng làm việc và hình phác.

Parameters - các thông số Nhấn nút chọn: - Depedent: có cả các tham số liên quan. - Indepedent: chỉ riêng các tham số của khối đã chọn (độc lập). Nhấn trái chuột vào mặt phẳng để đặt hình khối. Nhấn và giữ chuột vào hình mũi tên giao nhau để định vị trí đặt hình bản sao và mũi tên

vòng tròn để xoay hình.

Nhấn Finish kết thúc lệnh. Khối được gắn vào khối chủ và tên của nó cũng được hiển thị

trên Trình duyệt.

AUTODESK INVENTOR – Thiết kế chi tiết

Nguyễn Văn Thiệp http://th3d.forumotion.net

141

3- Đối với cả chi tiết Một chi tiết cũng có thể được Copy, nhưng bản sao của nó chỉ có thể được chèn vào bản

vẽ lắp ghép (Assembly). Cách làm như hai phần trên.

2.3.10.4 Lệnh Move Feature Ý NGHĨA:

Di chuyển hình khối. Đây là các hình khối phụ gắn vào khối chủ. DẠNG LỆNH:

Trình đơn động: Move Feature GIẢI THÍCH:

Một khối thành viên có thể được di chuyển đến một vị trí khác. Nhấn phím phải chuột vào hình khối, trình đơn động hiện ra. Nhấn chọn Move Feature.

hình khối được chọn chuyển thành màu xanh lá cây.

Tại đây có 2 cách di chuyển: 1 - Đưa con trỏ vào hình khối, nó chuyển sang màu đỏ, giữ chuột và di đến vị trí mới. 2 - Nhấn phím phải chuột chọn Triad Move, một hệ tọa độ và hộp thoại hiện ra.

AUTODESK INVENTOR – Thiết kế chi tiết

Nguyễn Văn Thiệp http://th3d.forumotion.net

142

Cách đưa hình đến vị trí mới: a - Nhấn trái chuột vào gốc tọa độ, các ô X, Y, Z được kích hoạt, có thể thực hiện di

chuyển theo cách sau: - Cho giá trị vào các ô này là tọa độ mới của điểm gốc chi tiết. - Có thể đưa chuột đến một điểm có sẵn (các điểm góc của hình khối, các điểm vẽ bằng

Point v.v....).

b - Nhấn chuột vào nút , nhấn vào đầu mũi tên di hình dọc theo trục tọa độ đến vị trí mới hoặc nhấn vào thân mũi tên trục tọa độ để xoay hình xung quanh trục được chọn.

Nhấn OK trên hộp thoại, hình khối được di chuyển đến vị trí mới và có tư thế đã xoay. Nếu tại đây nhấn phải chuột và chọn Cruise Move thì hình lại trở lại như trường hợp 1.

2.3.10.5 Lệnh 3D Grips Ý NGHĨA:

Chỉnh sửa hình khối một cách tổng hợp. DẠNG LỆNH:

Trình đơn động: 3D Grips GIẢI THÍCH:

Hình khối có dạng như hình dưới.

AUTODESK INVENTOR – Thiết kế chi tiết

Nguyễn Văn Thiệp http://th3d.forumotion.net

143

Khi đưa con trỏ đến nút tròn trên hình khối, lập tức mũi tên đậm hiện ra.

- Nhấn trái và rê chuột, hình kéo giãn hoặc co lại. - Nhấn phím phải chuột trình đơn động hiện ra.

Edit Extent...: thay đổi giá trị chiều cao của khối. Edit Offset....: thay đổi giá trị gia tăng của mặt. Nhấn chọn, hộp nhập số liệu hiện ra:

Cho số liệu, nhấn OK hình khối thay đổi theo hướng mũi tên.

a b

Có thể tiếp tục thay đổi các mặt khác (hình a) hoặc nhấn Done kết thúc lệnh (hình b).

2.3.10.6 Lệnh Edit Sketch Ý NGHĨA:

Chỉnh sửa hình phác tạo ra hình khối được chọn. Lệnh này có thể được thực hiện ngay cả trong bản lắp ghép.

DẠNG LỆNH: Trình đơn động: Edit Sketch.

GIẢI THÍCH:

AUTODESK INVENTOR – Thiết kế chi tiết

Nguyễn Văn Thiệp http://th3d.forumotion.net

144

Nhấn phím phải chuột vào tên hoặc vào hình khối cần chỉnh sửa, trình đơn động hiện ra, chọn Edit Sketch.

Hình phác hiện ra để chỉnh sửa.

Trong ví dụ minh hoạ chúng ta thay 0.25in bằng 0.35in. Sau khi đã cho kích thước mới,

nhấn phím phải chuột tại khu vực trống trong bản vẽ, trình đơn động hiện ra, chọn Finish Sketch kết thúc công việc vẽ phác. Kết quả hình khối thay đổi hình dạng theo kích thước mới.

2.3.10.7 Lệnh Edit Feature Ý NGHĨA

Chỉnh sửa kích thước hình khối được chọn. Lệnh này có thể được thực hiện ngay cả trong bản lắp ghép.

DẠNG LỆNH: Trình đơn động: Edit Feature

GIẢI THÍCH: Nhấn phím phải chuột vào tên hoặc vào hình khối cần chỉnh sửa, trình đơn động hiện ra,

chọn Edit Feature.

AUTODESK INVENTOR – Thiết kế chi tiết

Nguyễn Văn Thiệp http://th3d.forumotion.net

145

Tuỳ theo phương thức tạo nên hình khối, một hộp thoại tương ứng hiện ra để chúng ta thay đổi các tham số cần thiết. Trong ví dụ minh hoạ, hình khối là Extrude và hộp thoại là:

Đồng thời hình khối cũng trở lại hiện trạng trước lúc hình thành.

Chúng ta thay khoảng cách 0.2in bằng 0.1in và Taper là 15 độ. Kết quả như hình bên

phải.

2.3.10.8 Lệnh Delete Ý NGHĨA:

Xoá hình khối. Lệnh này có thể được thực hiện ngay cả trong bản lắp ghép. DẠNG LỆNH:

Trình đơn động: Delete GIẢI THÍCH:

Nhấn phảI chuột vào đối tượng, trình đơn động hiện ra. Nhấn lệnh này, đối tượng đã chọn sẽ bị xoá khỏi chi tiết.

Hộp thoại kèm theo:

AUTODESK INVENTOR – Thiết kế chi tiết

Nguyễn Văn Thiệp http://th3d.forumotion.net

146

Trong hộp thoại này có các phương án chọn các thành phần liên quan: sketches of selected feature: ON - xoá cả các hình phác của đối tượng được chọn.

OFF - không xoá hình phác. dependent sketches and features: ON - xoá cả các hình phác và hình khối liên quan của

đối tượng được chọn. OFF - không xoá các hình nói trên.

2.3.10.9 Lệnh Show Dimmensions Cho hiện kích thước của đối tượng được chọn (hình dưới).

2.3.10.10 Lệnh Visibility Ý NGHĨA

Cho phép hiển thị hoặc không hiển thị đối tượng. DẠNG LỆNH:

Trình đơn động: Visibility GIẢI THÍCH:

Lệnh này áp dụng cho các đối tượng phụ trợ dựng hình như mặt phẳng làm việc (Work Plane), trục làm việc ( Work Axis), điểm làm việc ( Work Point), hình phác biên dạng (Sketch).

Đối tượng nào được đánh dấu sẽ hiện trên bản vẽ.

Muốn không hiển thị, tắt chức năng Visibility.

AUTODESK INVENTOR – Thiết kế chi tiết

Nguyễn Văn Thiệp http://th3d.forumotion.net

147

2.3.10.11 Lệnh Suppress Features và Unsuppress Features Ý NGHĨA

Cho phép hiển thị hoặc không hiển thị hình khối được chọn. DẠNG LỆNH:

Trình đơn động: Suppress Features hoặc Unsuppress Features GIẢI THÍCH:

Lệnh này áp dụng cho các đối tượng là hình khối (Feature). Nhấn phím phải chuột vào hình khối, nhấn chọn Suppress Features (hình a), hình

khối bị biến khỏi bản vẽ và tên của nó bị đánh dấu mờ đi (hình b)

a

b

Muốn hiện trở lại, nhấn phím phải chuột vào tên hình khối bị Suppress Features, chọn Unsuppress Features.

AUTODESK INVENTOR – Thiết kế chi tiết

Nguyễn Văn Thiệp http://th3d.forumotion.net

148

2.3.11 CÁC LỆNH CHỈNH SỬA KHỐI Sau khi đã nắm được các lệnh tạo các khối cơ sở, chúng ta tiếp tục nghiên cứu các lệnh

chỉnh sửa hoàn thiện tạo ra một chi tiết chính xác theo ý đồ thiết kế.

2.3.11.1 Lệnh Fillet 3D Ý NGHĨA:

Vê tròn các cạnh mép của khối đặc hoặc nối các mặt bằng mặt cong tròn. DẠNG LỆNH:

Thanh lệnh:

Bàn phím Shift + F GIẢI THÍCH:

Hộp thoại xuất hiện:

1- Vê tròn cạnh mép khối đặc

Nhấn chọn nút trên hộp thoại. Nội dung hộp thoại như hình trên. Trong này có các phương án chọn đối tượng Select Mode như sau: Edge chọn từng cạnh một. Loop chọn liền một lúc các cạnh tạo thành đường bao kín của một mặt. Feature chọn tất cả các cạnh của khối. Ngoài ra còn có hai nút dùng tự động cho tất cả cạnh và mép của chi tiết: All Fillets vê tròn tất cả các cạnh của góc lõm. All Rounds vê tròn tất cả các cạnh của góc lồi.

a- Mục Constant - bán kính cung tại mọi điểm trên cạnh đều bằng nhau

AUTODESK INVENTOR – Thiết kế chi tiết

Nguyễn Văn Thiệp http://th3d.forumotion.net

149

Radius: nhập giá trị bán kính cung. Mỗi lần chọn cạnh, ta thấy xuất hiện một dòng có ghi bán kính cung cho lần chọn đó. Các giá trị này có thể gõ trực tiếp con số và đơn vị (mm hoặc in) hoặc nhấn nút để chọn giá trị có sẵn hoặc nhấn Measure để lấy giá trị đo trực tiếp trên các đối tượng của hình khối.

Edges: chọn cạnh mép. Có thể chọn mỗi cạnh một bán kính cung khác nhau bằng cách n hấn vào dòng Click to

add để thêm một giá trị bán kính.

Nhấn nút , hộp thoại hiện thêm một số phương án định dạng nữa. Roll along sharp Edges: kiểm soát việc vê tròn khi bất ngờ gặp một cạnh cắt vào

cung. Hình a: có chọn Roll along sharp Edge, b - không chọn.

a b

Rolling ball where possible: vê tròn tại nơi giao nhau của các cạnh mép cùng bị fillet. ON - hình c, OFF - hình d.

AUTODESK INVENTOR – Thiết kế chi tiết

Nguyễn Văn Thiệp http://th3d.forumotion.net

150

c d

Automatic Edge Chain: tự động kết nối các cạnh được chọn với cạnh tiếp tuyến (tangent) với nó.

Preserve all feature: tất cả các khối giao nhau với cạnh được chọn được kiểm tra và đưa vào tính toán trong quá trình thực hiện lệnh.

Các lựa chọn này thường để mặc định.

b- Mục Variable - bán kính cung tại các điểm trên cạnh có thể cho các giá trị khác nhau Hộp thoại như sau:

Khi chọn cạnh, tại cột Point xuất hiện các danh sách: Start: điểm đầu. Nhấn chọn điểm đầu mút cạnh mép. End: điểm cuối. Nhấn chọn điểm đầu mút cạnh mép. Đồng thời trên cạnh được chọn của hình khối xuất hiện một điểm di động. Mỗi lần nhấn

chuột, một điểm được xác định và tên được đưa vào danh sách (trong ví dụ là Point1). Ô Radius: cho bán kính tại từng vị trí. Gõ số. Position: vị trí của điểm so với điểm đầu (tính bằng phần mười của độ dài cả cạnh, như

trên hộp thoại là 0.5 - điểm giữa của cạnh). Nhấn chuột để thêm các điểm vào cạnh sau đó cho giá trị và bán kính cung tại vị trí đã chọn.

AUTODESK INVENTOR – Thiết kế chi tiết

Nguyễn Văn Thiệp http://th3d.forumotion.net

151

Nút Smooth radius transition: cho phép làm trơn các đoạn chuyển tiếp.

c- Mục Setbacks - Cho giá trị định dạng các đỉnh có từ ba cạnh trở lên bị Fillet

Phương án này được thực hiện khi fillet 3 cạnh giao nhau tại một đỉnh. Đây là các đoạn kéo dài của đoạn chuyển tiếp giữa cung tròn ở đỉnh và đoạn thẳng.

Hộp thoại như sau:

Dùng chuột nhấn chọn một đỉnh có các cạnh giao nhau, khi đó ô bên phải xuất hiện các

cạnh kèm theo giá trị Setback. Giá trị này được nhập tương tự như bán kính cung. Hình dưới minh hoạ cho trường hợp này.

Hình e - không chọn Setback. Hình f - các giá trị Setback tại các cạnh khác nhau.

e f

AUTODESK INVENTOR – Thiết kế chi tiết

Nguyễn Văn Thiệp http://th3d.forumotion.net

152

2- Nối các mặt bằng mặt cong tròn

Nhấn chọn nút trên hộp thoại. Nội dung các thông số như hình dưới.

Include Tangent Faces: ON - tự động chọn cả các mặt tiếp xúc với mặt được chọn.

OFF - không chọn các mặt tiếp xúc. Optimize for Single Selection: ON - chỉ cho chọn một mặt.

OFF - cho chọn nhiều mặt một lúc. Radius: cho bán kính cung.

Face Set 1: chọn mặt thứ nhất. Nhấn nút , sau đó nhấn chọn mặt trên hình vẽ.

Face Set 2: chọn mặt thứ hai. Nhấn nút , sau đó nhấn chọn mặt trên hình vẽ.

nút đảo chiều tạo mặt cong. Help Point: ON - có dùng điểm trợ giúp . Trường hợp này hiếm gặp, dùng cho trường hợp

tạo mặt cong ở những nơi phức tạp cần có điểm tựa để mặt này đi qua, bỏ qua các góc khó.

Nhấn nút , nhấn trái chuột để xác định các điểm trên hình khối.

3- Làm tròn mặt nối hai mặt - FullRound

Nhấn chọn nút trên hộp thoại. Nội dung các thông số như hình dưới.

AUTODESK INVENTOR – Thiết kế chi tiết

Nguyễn Văn Thiệp http://th3d.forumotion.net

153

Side Face Set 1: chọn mặt bên thứ nhất. Nhấn nút , sau đó nhấn chọn mặt trên hình vẽ.

Center Face Set: chọn mặt giữa. Nhấn nút , sau đó nhấn chọn mặt trên hình vẽ.

Side Face Set 2: chọn mặt bên thứ hai. Nhấn nút , sau đó nhấn chọn mặt trên hình vẽ.

Nhấn OK kết thúc lệnh.

2.3.11.2 Lệnh Chamfer 3D Ý NGHĨA:

Vát các mép của khối đặc. DẠNG LỆNH:

Thanh lệnh:

Bàn phím Shift + K GIẢI THÍCH:

Hộp thoại xuất hiện:

AUTODESK INVENTOR – Thiết kế chi tiết

Nguyễn Văn Thiệp http://th3d.forumotion.net

154

Nhấn nút , hộp thoại hiện thêm một số phương án định dạng nữa (hình hộp thoại bên phải). Các phương án đó là:

Edge Chain: tự động kết nối các cạnh được chọn với cạnh tiếp tuyến (tangent) với nó. Setback: định dạng đỉnh có 3 cạnh trở lên bị Chamfer. Có hai phương án:

và .

Nhấn nút để chọn cạnh cần Chamfer. Cạnh có thể là lõm (sẽ nâng lên) hoặc lồi (phạt đi), có thể là đường thẳng hoặc đường cong.

Các phương án nhập tham số gồm:

Distance: hai khoảng cách bằng nhau. Ô nhập liệu chỉ hiện một ô cho giá trị. Cách nhập giá trị tương tự như lệnh Fillet.

Hình gốc Hình có cạnh bị vát

AUTODESK INVENTOR – Thiết kế chi tiết

Nguyễn Văn Thiệp http://th3d.forumotion.net

155

Distance and angle: cho khoảng cách và góc. Ô nhập liệu hiện ra 2 ô Distance (khoảng cách) và Angle (góc). Trong phương án này,

việc chọn cạnh được thực hiện bằng nút chọn mặt trước sau đó chọn cạnh. Mặt được chọn là mặt cơ sở để dựng góc nghiêng.

Two Distance cho hai khoảng cách khác nhau.

Trong phương án này, việc chọn cạnh được thực hiện trước, sau đó dùng nút chọn mặt cơ sở để cho khoảng cách thứ nhất.

Kết quả như các hình mô tả dưới đây.

2.3.11.3 Lệnh Move Face Ý NGHĨA:

Thay đổi vị trí của mặt khối. Mặt di chuyển có nghĩa là hình khối cũng thay đổi kích thước. DẠNG LỆNH:

Thanh lệnh: GIẢI THÍCH:

Hộp thoại xuất hiện:

AUTODESK INVENTOR – Thiết kế chi tiết

Nguyễn Văn Thiệp http://th3d.forumotion.net

156

Nhấn Faces để chọn mặt cần di chuyển. Dòng nhắc: Select Face to Move. Nhấn chọn mặt. Tiếp theo chọn phương án di chuyển:

chọn hướng và khoảng cách. Phương án này có các nút sau:

chọn phương. Dòng nhắc: Select Direction vector.

chọn hướng. Nhập khoảng cách vào ô Distance. Nhấn Apply hoặc OK kết thúc việc di chuyển. Kết

quả như hình dưới.

chọn mặt và điểm cơ sở, điểm đích. Phương án này có các nút chọn sau:

AUTODESK INVENTOR – Thiết kế chi tiết

Nguyễn Văn Thiệp http://th3d.forumotion.net

157

chọn mặt phẳng mà các mặt di chuyển trên đó.

chọn điểm. Chọn hai điểm có sẵn trên hình khối chính là khoảng cách và hướng mà mặt đã chọn di chuyển.

Nhấn Apply hoặc OK kết thúc việc di chuyển. Nhấn Done kết thúc lệnh.

2.3.11.4 Lệnh Face Draft Ý NGHĨA:

Thay đổi tư thế (co, doãng) bề mặt của khối. DẠNG LỆNH:

Thanh lệnh:

Bàn phím Shift + D GIẢI THÍCH:

Sau khi ra lệnh, hộp thoại xuất hiện:

Trong này có các nút sau:

1- Dùng cạnh mép làm chuẩn cố định

Nhấn nút , phương án này có các thông số sau:

Nút Pull Direction: chọn phương kéo. Dòng nhắc:

AUTODESK INVENTOR – Thiết kế chi tiết

Nguyễn Văn Thiệp http://th3d.forumotion.net

158

Select Pull Direction: chọn phương kéo. Phương kéo là đoạn thẳng gồm: - Đường pháp tuyến (vuông góc) với mặt phẳng của khối đặc hoặc mặt phẳng làm việc

(Work Plane). - Cạnh mép thẳng của khối đặc. - Trục làm việc (Work Axis). - Trục xuyên tâm của khối trụ. Đưa con trỏ chạm vào đối tượng nào, đối tượng đó được hiển thị đường tim màu vàng,

nét đứt, nhấn trái chuột ta được hướng kéo.

Nhấn nút để thay đổi hướng (chọn hướng ngược lại).

Nhấn nút chọn mặt cần doãng. Mặt này phải song song với hướng kéo. Dòng nhắc:

Select Face and Fixed Edge: chọn mặt cần kéo doãng và cạnh cố định. Khi đưa con trỏ đến mặt nào, mặt đó được hiển thị bằng đường bao màu đỏ, cạnh gần con trỏ nhất được coi là cạnh cố định, nhấn trái chuột nó chuyển thành màu xanh lơ, kèm theo mũi tên màu đỏ chỉ hướng kéo của mặt đó.

Draft Angle: góc doãng. Giá trị của góc là số dương, còn cạnh nào bị đẩy ra hoặc co lại

đã được xác định bằng hai yếu tố hướng kéo và cạnh cố định.

2- Dùng mặt làm chuẩn cố định

Nhấn nút Hộp thoại có các nút sau:

chọn mặt cố định. Mặt này phải là mặt phẳng.

AUTODESK INVENTOR – Thiết kế chi tiết

Nguyễn Văn Thiệp http://th3d.forumotion.net

159

Dòng nhắc: Select Planar face or work plane: chọn mặt phẳng của hình khối hoặc mặt làm việc. Khi

nhấn chọn mặt, mũi tên đỏ vuông góc với mặt này hiện ra. Hướng này quyết định góc dãn âm hay dương theo chiều của mũi tên.

Nhấn nút thay đổi hướng (chọn hướng ngược lại).

Nhấn nút chọn mặt cần doãng. Giao tuyến của mặt này với mặt chuẩn sẽ là mép cố định.

Draft Angle: góc doãng. Giá trị của góc doãng là số dương. Nhấn OK kết thúc lênh. Kết quả như hình trên bên phải.

2.3.11.5 Lệnh Split Ý NGHĨA:

Phân chia khối hoặc tạo đường phân chia trên mặt khối. DẠNG LỆNH:

Thanh lệnh: GIẢI THÍCH:

Ranh giới để phân chia là biên dạng (Sketch) kín hoặc hở nằm trên hoặc nằm ngoài mặt của khối, mặt phẳng làm việc (Work plane) hoặc một mặt độc lập (Surface) được tạo ra từ trước ở vị trí mà khi chiếu xuống có thể chia khối hoặc mặt của khối thành hai phần.

AUTODESK INVENTOR – Thiết kế chi tiết

Nguyễn Văn Thiệp http://th3d.forumotion.net

160

Hộp thoại xuất hiện. Trong hộp thoại, cho các thông số:

nhấn chọn ranh giới. Dòng nhắc:

Select a sketch proffile, work plane, or surface as split tool: chọn biên dạng, mặt phẳng làm việc hoặc một mặt làm ranh giới. Nhấn trái chuột để chọn đối tượng.

Nhóm Method - phương thức phân chia gồm:

1- phân chia khối làm 2 nửa và bỏ đi một nửa. Theo phương án này xuất hiện nhóm

Remove - loại bỏ một phần của khối gồm 2 nút , nhấn chọn, phần loại bỏ được đánh dấu theo hướng mũi tên.

2- phân chia khối làm hai phần bằng cách thêm một mặt vào giữa . Phương án này xuất hiện nhóm Face - tạo mặt gồm:

AUTODESK INVENTOR – Thiết kế chi tiết

Nguyễn Văn Thiệp http://th3d.forumotion.net

161

đường phân chia được tự động kéo dài tạo thành một mặt cắt ngang khối. Chúng ta có thể dùng mặt phân chia làm chuẩn để thực hiện lệnh Face Draft tạo ra các khối như ý.

mặt phân chia chỉ được tạo ra một đường phân chia trên mặt giới hạn hoặc chiếu đường phân chia xuống mặt giới hạn nếu đường này không cùng nằm trên một mặt phẳng khác.

Nút chọn mặt của khối giới hạn mặt phân chia. Dòng nhắc:

Select faces that will be split: chọn mặt cần phân chia. Nhấn trái chuột để chọn. Hình dưới minh hoạ các trường hợp dùng mặt giới hạn.

AUTODESK INVENTOR - Tạo hình khối phụ trên chi tiết

Nguyễn Văn Thiệp

162

2.3.1 TẠO CÁC HÌNH KHỐI PHỤ TRÊN CHI TIẾT Như chúng ta đã biết, Inventor có khả năng tạo ra các chi tiết với mọi hình dáng và của

mọi cỗ máy hiện đại cũng như thô sơ. Các chi tiết (Parts) được tạo ra bằng các lệnh tạo khối ở chương trước là chưa hoàn chỉnh. Trong chương này chúng ta có thể thêm các khối phụ (Placed Features) để chi tiết thật sự hoàn hảo.

Nội dung của phần này: + Tạo vỏ máy, vỏ hộp (Shell). + Tạo các lỗ có ren và không có ren (Holes). + Tạo các gân đỡ (Rib). + Các lệnh tạo một loạt các khối phụ (Rectangle và Circle Patern Features). + Lệnh lấy hình đối xứng (Mirror). + Tạo ren cho khối hoặc cho hốc trụ (Threads). + Ốp hình khối vào mặt đã có (Emboss). Sau đây là các lệnh và thực hiện nó.

2.3.1.1 Lệnh Shell Ý NGHĨA:

Tạo vỏ hộp từ một khối đặc. DẠNG LỆNH:

Thanh lệnh: GIẢI THÍCH:

Hộp thoại xuất hiện:

Khi ra lệnh, toàn chi tiết (khối chủ) được tự động chọn để khoét thành vỏ. Các phương án để tạo vỏ gồm:

1- Shell - thành vỏ

- thành vỏ lấy bề dầy vào trong. Các mặt xung quanh giữ nguyên kích thước.

- thành vỏ lấy bề dầy lấn ra ngoài . Các mặt xung quanh bị tăng kích thước bằng bề dầy thành.

AUTODESK INVENTOR - Tạo hình khối phụ trên chi tiết

Nguyễn Văn Thiệp

163

Thành vỏ lấy bề dầy lấn một nửa vào trong, một nửa ra ngoài, nghĩa là các mặt xung quanh bị tăng kích thước bằng nửa bề dầy thành. Xem hình dưới.

Thickness: bề dầy của thành vỏ. Nhập số.

Mặc định, các thành sẽ có bề dầy như nhau. Remove Faces: chọn mặt để trống. Nhấn chuột vào mặt cần để trống, nếu không có mặt nào

để trống, khối là một hộp kín rỗng bên trong.

Nhấn nút , hộp thoại sẽ xuất hiện thêm ô phụ để dùng cho các thành cần có bề dầy khác nhau (phần bên dưới hộp thoại).

AUTODESK INVENTOR - Tạo hình khối phụ trên chi tiết

Nguyễn Văn Thiệp

164

Tại ô này, nhấn trái chuột vào dòng Click here to add sẽ thêm một dòng để cho bề dầy thành vỏ.

Nhấn vào ô thẳng cột Selected để chọn mặt tại hình khối. Nhấn vào ô thẳng cột Thickness để cho bề dầy.

Đối với khối khi đã hoàn tất bằng cách thêm nhiều khối phụ đôi khi không tạo vỏ được,

hoặc đã fillet hoặc chamfer các cạnh, toàn khối trở thành chỉ có một mặt duy nhất bao quanh, nên chỉ có thể tạo vỏ có một giá trị bề dầy cho tất cả các vách đáy và xung quanh.

Nếu có các lỗ, thành vỏ cũng được tạo xung quanh lỗ:

2- More - các thông số khác Hộp thoại có nội dung như hình dưới.

AUTODESK INVENTOR - Tạo hình khối phụ trên chi tiết

Nguyễn Văn Thiệp

165

Allow approximation: cho sai số. ON - cho phép chọn sai số. Trường hợp này các thông số được kích hoạt:

Optimized: tối ưu hoá. Máy tự động tính toán sai số làm sao không bị ảnh hưởng đến bề dầy của vỏ. Nhấn nút , chọn phương thức: Mean: cho phép sai sồ lấy về cả hai phía của bề dầy thành. Never too thin: bỏ qua thành mỏng nhất. Never too thick: bỏ qua thành dầy nhất.

OFF - không chọn sai số. Các thông số không được kích hoạt.

2.3.1.2 Lệnh Hole Ý NGHĨA:

Tạo lỗ trên khối đặc. DẠNG LỆNH:

Thanh lệnh: Bàn phím: h

GIẢI THÍCH: Hộp thoại như sau:

Trong hộp thoại này có các nhóm thông số sau:

AUTODESK INVENTOR - Tạo hình khối phụ trên chi tiết

Nguyễn Văn Thiệp

166

1- Nhóm Placement - vị trí đặt lỗ Nhấn nút để chọn các phương án chọn vị trí.

a- Linear: cách các đường thẳng một khoảng. Phương án này có các nút chọn:

chọn mặt phẳng đặt lỗ. Nhấn chuột vào một mặt, hình lỗ hiện ra tại vị trí nhấn chuột. Tiếp tục nhấn nút:

và chọn vào các cạnh mép tương ứng để cho kích thước khoảng cách từ tâm lỗ đến các cạnh được chọn.

Các kích thước hiện ra và nhấn vào kích thước đó để nhập số cần thiết vào ô nhập liệu:

b- From Sketch: dùng các hình phác (Sketch).

chọn tâm của lỗ. Tâm lỗ có thể là tâm đường tròn, các đầu mút của đoạn thẳng như hình dưới hoặc điểm được vẽ bằng lệnh Point trong hình phác.

c- Concentric: đồng tâm với các mặt cong của hình khối.

chọn mặt phẳng đặt lỗ.

chọn mặt trụ của khối đồng tâm với lỗ.

AUTODESK INVENTOR - Tạo hình khối phụ trên chi tiết

Nguyễn Văn Thiệp

167

Khi chọn được mặt trụ, lỗ lập tức hiện tại vị trí đồng tâm với mặt trụ được chọn.

d- On Point: tâm lỗ là điểm được vẽ bằng lệnh Work Point.

Để thực hiện phương án này, chúng ta phải có điểm là Work point. Tiếp theo các nút hiện ra:

chọn điểm làm tâm lỗ. Nhấn chọn vào Work point. Mỗi lần chỉ được phép chọn một điểm để tạo ra một lỗ.

chọn phương khoét lỗ. Phương này có thể là cạnh mép thẳng của hình khối, tâm của mặt trụ hoặc đường pháp tuyến của mặt phẳng. Hình dưới minh họa các bước tạo lỗ.

AUTODESK INVENTOR - Tạo hình khối phụ trên chi tiết

Nguyễn Văn Thiệp

168

2- Nhóm Type - chọn hình dạng lỗ Khi nhấn một trong các nút chọn hình dạng lỗ, hình minh hoạ bên phải được hiển thị

kèm theo các thông số hình học. Các thông số có thể được nhập trực tiếp tại hình minh hoạ bằng cách nhấn phím trái chuột vào số cần thay đổi và nhập số mới, có thể kèm theo cả đơn vị (mm hoặc in).

Dưới đây là các nút và hình minh hoạ:

lỗ khoan thường (Drill).

lỗ có bậc thẳng (Counterbor).

lỗ có bậc vát (Countersink). Chọn đáy lỗ: Các nút chọn như sau:

lỗ đáy bằng.

lỗ đáy vát, cho góc vát vào ô bên cạnh. Chiều sâu lỗ:

Trong ô giới hạn chiều sâu lỗ , có thể nhấn nút để chọn các phương án:

Distance: cho giá trị bằng số tại hình minh hoạ bên phải như đã nói trên. Through All: xuyên qua toàn bộ bề dầy của khối.

AUTODESK INVENTOR - Tạo hình khối phụ trên chi tiết

Nguyễn Văn Thiệp

169

To: kéo dài đến một mặt được chỉ định. Nhấn nút để chọn mặt. Sau khi đã bấm

chọn được mặt giới hạn, xuất hiện thêm nút dùng cho các mặt xếp t hành bậc, nhấn chọn tiếp mặt giới hạn

Nút để định hướng phát triển của lỗ. Chọn ren:

lỗ không có ren.

lỗ có ren. Các thông số ren hiện ra:

Thread Type - Kiểu (tiêu chuẩn) ren. Nhấn nút để chọn kiểu (tiêu chuẩn) ren. Một danh

sách kiểu ren hiện ra. Nhấn trái chuột để chọn. ANSCI Unifieed Screw Thread: ren theo tiêu chuẩn vít thống nhất ANSCI. ANSCI Metric M Profile: ren theo tiêu chuẩn ANSCI hệ mét. v.v…..

Full Depth: ON - tạo trên suốt chiều sâu lỗ. OFF - ren được tạo trên độ dài được cho tại ô nhập số liệu.

Right Hand: chiều ren theo qui tắc bàn tay phải. Left Hand: chiều ren theo qui tắc bàn tay trái. Size: kích thước danh nghĩa của lỗ có ren. Nhấn nút để chọn các kích thước có sẵn của các

lỗ theo tiêu chuẩn đã chọn. Class: loại ren. Designation: bước ren. Nhấn nút để chọn. Thường cho theotiêu chuẩn nào đó. Diamter: đường kính. Các lựa chọn đường kính gồm:

Minor: đường kính trong. Pitch: đường kính vòng chia. Maijor: đường kính chân ren. Tap Drill: bằng lỗ khoan.

Các tham số này đều là tham số tiêu chuẩn nên chỉ được phép nhấn nút để chọn.

AUTODESK INVENTOR - Tạo hình khối phụ trên chi tiết

Nguyễn Văn Thiệp

170

3- Chọn bu lông hoặc vít

Nút chọn Các thông số:

Standard: tiêu chuẩn. Fastener Type: kiểu vít. Size: kích thước. Đường kính thân vít. Fit: kiểu lắp. Nhấn nút , có các kiểu sau:

Close: lắp chặt. Normal: bình thường. Loose: lắp lỏng. Nhấn nút hiện ra danh sách các thông số tương ứng để chọn. Nhấn Apply để kết thúc việc tạo một lỗ. Nhấn OK kết thúc lệnh.

2.3.1.3 Lệnh Rib Ý NGHĨA:

Tạo các gân cho các mặt của khối. DẠNG LỆNH:

Thanh lệnh: GIẢI THÍCH:

Các gân được tạo ra để nối các thành của hình khối. Công cụ này có thể giúp chúng ta tạo gân theo các mục tiêu khác nhau. Hộp thoại xuất hiện:

AUTODESK INVENTOR - Tạo hình khối phụ trên chi tiết

Nguyễn Văn Thiệp

171

1- Thông số tạo gân

- chọn biên dạng (Sketch).

- chọn hướng phát triển bề rộng của gân. Dùng chuột rê, hình của hướng được hiển thị (hình dưới). Nhấn phím trái chuột, hướng được xác định, chuyển sang bước khác.

a- Bề rộng gân nối hai mặt của hình khối vuông góc với mặt phẳng chứa biên dạng - Biên dạng gân phải là đường hở. - Các đoạn cuối khi kéo dài phải giao với mặt của hình khối.

b- Bề rộng gân là hình khối chiếu vuông góc hình phác xuống một mặt của hình khối

- Biên dạng gân có thể hở hoặc kín.

AUTODESK INVENTOR - Tạo hình khối phụ trên chi tiết

Nguyễn Văn Thiệp

172

- Hình chiếu vuông góc của nó không được vượt ra ngoài mặt của khối chủ.

Ô Thickness: cho giá trị bề dầy của gân.

- chỉ hướng phát triển của bề dầy về bên trái.

- chỉ hướng phát triển của bề dầy về bên phải.

- chỉ hướng phát triển của bề dầy về cả hai bên của biên dạng.

- gân là một tấm phẳng.

- gân là một thanh. Khi chọn dạng thanh, trong hộp thoại thêm một nút chọn:

- bề rộng của thanh.

AUTODESK INVENTOR - Tạo hình khối phụ trên chi tiết

Nguyễn Văn Thiệp

173

Gân có thể được tạo giữa các mặt tạo thành góc lõm hoặc góc lồi.

2- Các phương án khác

- ON cho phép thanh kéo dài biên dạng đến khi gặp mặt của khối chủ.

- cho góc doãng của gân . Góc này lấy hướng tạo bề rộng của gân làm chuẩn và goãng cả hình dạng và tiết diện.

AUTODESK INVENTOR - Tạo hình khối phụ trên chi tiết

Nguyễn Văn Thiệp

174

2.3.1.4 Lệnh Rectangular Pattern Ý NGHĨA:

Tạo một loạt các hình khối từ một hình gốc và sắp xếp theo hàng và cột. DẠNG LỆNH:

Thanh lệnh: Bàn phím: Shift + R

GIẢI THÍCH: Các hình phụ ( Placed Features) ở đây có thể là gân (Rib), lỗ (Hole) hoặc là các khối

nhỏ được gắn trên khối chính. Hộp thoại như sau:

Có hai phương án chọn hình khối gốc:

chỉ chọn hình khối phụ

Nút chọn hình khối gốc. Khi chuột chạm phải khối nào, khối đó được chiếu sáng các cạnh bằng màu đỏ và nét đậm. Nhấn phím trái, khối được chọn chuyển thành màu xanh lơ (cũng giống như các hình phác).

chọn cả khối phụ và khối chủ Phương án này chọn toàn bộ chi tiết làm hình gốc để nhân ra.

Nút chọn kèm theo các hình phụ trợ như mặt phẳng làm việc (Work plane), trục làm việc (Work Axis), điểm làm việc (Work point). Nhấn chọn vào các đối tượng này thì chúng cũng được nhân ra.

AUTODESK INVENTOR - Tạo hình khối phụ trên chi tiết

Nguyễn Văn Thiệp

175

Các thông số khác như sau: Direction 1: đường dẫn thứ nhất.

Đường dẫn có thể là một cạnh mép của hình khối hoặc một hình phác (Sketch) 2D hoặc 3D. Có thể là đoạn thẳng hoặc đoạn cong.

chọn phương khai triển.

định hướng khai triển.

ON - các hình là bản sao được khai triển sang 2 bên của hình khối gốc. - Nếu số hình lẻ thì hình khối gốc ở giữa. - Nếu số hình chẵn, phía đầu mũi tên chỉ hướng sẽ được bố trí nhiều bản sao hơn

phía gốc mũi tên.

cho số hình.

, nhấn nút để chọn các phương án cho khoảng cách giữa các hình trong dãy:

Spacing: khoảng cách giữa 2 mép tương ứng của các hình. Distance: tổng chiều dài của dãy.

Các giá trị này được cho trong ô nhập liệu: . Curve Length: tổng chiều dài của dãy bằng độ dài một cạnh mép được chọn. Nhấn chọn

một cạnh mép của hình khối. Độ dài của cạnh được đưa vào ô nhập số liệu nói trên. Direction 2 tương tự như Direction 1.

Hai đường dẫn hợp với nhau một góc bất kỳ hoặc cùng nằm trên một đường thẳng nhưng ở về hai phía của khối.

AUTODESK INVENTOR - Tạo hình khối phụ trên chi tiết

Nguyễn Văn Thiệp

176

Có thể chỉ cần chọn một đường dẫn.

Sau khi đã xác định đầy đủ các yếu tố như hình dưới, có thể nhấn nút để hiện ra phần lựa chọn phụ. Chọn một trong hai phương án tạo bản sao của hình:

Optimized: tối ưu. Identical: đồng nhất. Adjust to Model: điều chỉnh theo khối chủ.

Ví dụ tạo dãy theo đường dẫn là đường 3D Sketch Hình gốc (bên trái) và hình 3d Sketch (bên phải).

Sau khi ra lệnh, chọn hình gốc và đường dẫn, cho khoảng cách chúng ta được kết quả như

hình dưới.

AUTODESK INVENTOR - Tạo hình khối phụ trên chi tiết

Nguyễn Văn Thiệp

177

2.3.1.5 Lệnh Circular Patern Ý NGHĨA:

Tạo một loạt các hình khối từ một hình gốc và sắp xếp thành dãy tròn. DẠNG LỆNH:

Thanh lệnh: Bàn phím: Shift + O

GIẢI THÍCH: Hộp thoại xuất hiện:

Có hai phương án chọn hình khối gốc:

chỉ chọn hình khối phụ

Nút chọn hình gốc. Cách chọn giống như tạo dãy hình chữ nhật. Trong ví dụ ở hình 4.1.5.2 - a, ta chọn lỗ mặt của chi tiết.

chọn cả khối phụ và khối chủ Phương án này chọn toàn bộ chi tiết làm hình gốc để nhân ra. Toàn bộ các hình khối của

chi tiết được tự động chọn, ngoài ra còn có nút:

kèm theo các hình phụ trợ như mặt phẳng làm việc ( work plane), trục làm việc (work Axis), điểm làm việc (work point). Nhấn chọn vào các đối tượng này thì chúng cũng được nhân ra.

AUTODESK INVENTOR - Tạo hình khối phụ trên chi tiết

Nguyễn Văn Thiệp

178

Các thông số khác như sau:

chọn trục xoay. Trục xoay có thể là trục làm việc (Work Axis) được tạo ra từ trước, trục của khối hình trụ hoặc có thể là một cạnh thẳng của khối. Nếu là cạnh thẳng hoặc trục làm việc thì đưa chuột vào đối tượng và nhấn, nếu là trục của khối trụ thì đưa chuột vào đường tròn trên mặt khối.

định hướng khai triển.

ON - các hình sao khai triển sang 2 bên của hình gốc. - Nếu số hình lẻ thì hình gốc ở giữa. - Nếu số hình chẵn, phía đầu mũi tên chỉ hướng sẽ được bố trí nhiều bản sao hơn

Các tham số:

cho số hình.

cho số đo của góc ở tâm. Số đo này sẽ kết hợp với các phương án phụ dưới đây để sắp xếp các hình trong dãy. Sau khi đã xác định đầy đủ các yếu tố trong hộp thoại cũng như trên khối chủ như có thể

nhấn nút để hiện ra phần lựa chọn một trong hai phương án tạo bản sao của hình.

Creation Method - phương thức tạo bản sao Optimized: tối ưu. Identical: đồng nhất. Adjust to Model: điều chỉnh theo khối chủ.

Positioning Method - phương thức bố trí bản sao Inceimental: theo số gia của góc ở tâm. Ví dụ nếu góc ở tâm là 120 o thì mỗi hình

cách nhau là 120o. Fitted: xếp đầy góc ở tâm. Ví dụ nếu góc ở tâm là 120 o thì tất cả các hình

được sắp đều trên một cung là 120o.

a

AUTODESK INVENTOR - Tạo hình khối phụ trên chi tiết

Nguyễn Văn Thiệp

179

- a, 6 lỗ được bố trí theo phương thức Fitted và góc ở tâm là 360 độ. - b, 4 lỗ cũng theo phương thức Fitted nhưng với góc ở tâm là 180 độ. - c, 5 lỗ với góc ở tâm là 150 độ. Hình dưới minh hoạ một trong các ứng dụng lệnh tạo dãy tròn.

2.3.1.6 Lệnh Mirror Ý NGHĨA:

Tạo ra hình khối đối xứng từ một hình gốc qua một mặt phẳng. DẠNG LỆNH:

Thanh lệnh: Bàn phím: Shift + M

GIẢI THÍCH: Hộp thoại xuất hiện:

AUTODESK INVENTOR - Tạo hình khối phụ trên chi tiết

Nguyễn Văn Thiệp

180

Có hai phương án chọn hình khối gốc:

chỉ chọn hình khối phụ

chọn hình gốc. Nếu là các hình được tạo ra bằng các lệnh Patern (tạo dãy theo hàng và cột hoặc dãy tròn) thì tất các các bản sao đều được chọn

chọn cả khối phụ và khối chủ Phương án này chọn toàn bộ chi tiết làm hình gốc để nhân ra. Toàn bộ các hình khối của chi tiết được tự động chọn, ngoài ra còn có nút:

kèm theo các hình phụ trợ. Các hình này là mặt phẳng làm việc (Work plane), trục làm việc (Work Axis), điểm làm việc (Work point). Nhấn chọn vào các đối tượng này thì chúng cũng được nhân ra. Remove Original - ON (có đánh dấu): xoá hình gốc, chỉ còn lại nửa đối xứng. OFF (không dánh dấu): để cả hai nửa.

chọn mặt đối xứng. Mặt đối xứng là mặt phẳng làm việc (Work Plane) được tạo ra từ trước hoặc là mặt phẳng của khối. Trong ví dụ dưới là mặt phẳng làm việc. Các lựa chọn phụ khác tương tự như hai lệnh trên. Nhấn OK kết thúc lệnh.

Trường hợp dùng đối xứng là mặt của khối:

AUTODESK INVENTOR - Tạo hình khối phụ trên chi tiết

Nguyễn Văn Thiệp

181

2.3.1.7 Lệnh Thread Ý NGHĨA:

Tạo ren cho khối hoặc cho hốc trụ. DẠNG LỆNH:

Thanh lệnh: GIẢI THÍCH:

Để thực hiện lệnh này, trong chi tiết phải có khối trụ hoặc hốc trụ. Hộp thoại xuất hiện:

Nhóm Location - vị trí tạo ren

chọn mặt trụ.

định hướng khai triển. Full Length ON (có đánh dấu): tạo trên suốt chiều dài khối (hình a).

OFF (không dánh dấu): ren được tạo trên độ dài được cho tại ô nhập liệu. Khi không tạo ren suốt chiều dài khối, các tham số tiếp theo: Length: cho độ dài đoạn ren. Offset: khoảng cách giữa điểm bắt đầu của ren và đầu mút của khối. Đối với trường hợp này, khi chọn mặt trụ, đầu mút nào gần con trỏ nhất sẽ chuyển thành

màu xanh, nếu nhấn chuột, đầu đó được chọn làm gốc để tính Offset (hình b).

Nút Display in Model: ON (có đánh dấu) - cho hiển thị ren trên khối.

OFF (không dánh dấu) - không hiển thị ren trên khối (hình c).

AUTODESK INVENTOR - Tạo hình khối phụ trên chi tiết

Nguyễn Văn Thiệp

182

Nhóm Specification - chọn các tham số ren chính xác Hộp thoại như sau:

Ô Thread Type: kiểu ren. Nhấn nút để chọn. Danh sách kiểu ren theo các tiêu chuẩn

thế giới hiện ra. Right Hand: chiều ren theo qui tắc bàn tay phải. Left Hand: chiều ren theo qui tắc bàn tay trái. Size: kích thước khối trụ. Class: loại ren. Designation: bước ren. Các tham số này đều là tham số tiêu chuẩn nên chỉ được phép nhấn nút để chọn. Nhấn OK kết thúc lệnh. Hình bên phải hộp thoại là hốc được tạo ren.

2.3.1.8 Lệnh Delete Face Ý NGHĨA:

Xoá một mặt của hình khối. DẠNG LỆNH:

Thanh lệnh: GIẢI THÍCH:

Hộp thoại xuất hiện:

Trong này có các phương án ứng với các trường hợp sau:

1- Face: xoá một mặt của hình khối. Toàn bộ hình khối biến thành các mặt (không có bề dầy).

AUTODESK INVENTOR - Tạo hình khối phụ trên chi tiết

Nguyễn Văn Thiệp

183

2 - Heal: xoá mặt chặn ngang sự phát triển của khối. Nhấn nút ON Heal trong hộp thoại. Kết quả khối bị chặn tự do phát triển.

3 - Lump: xoá hình khối không dính liền nhau. Hai khối trong một chi tiết không dính liền nhau là hai khối được tạo thành từ các biên

dạng cách nhau một khoảng.

Quá trình thực hiện lệnh được minh hoạ bằng hình dưới.

AUTODESK INVENTOR - Tạo hình khối phụ trên chi tiết

Nguyễn Văn Thiệp

184

Tên đối tượng trong Trình duyệt là: Delete Face1 (hình dưới). Nếu xoá đối tượng này

bằng lệnh Delete, các mặt hoặc khối bị xoá lại được phục hồi như hiên trạng ban đầu.

2.3.1.9 Lệnh Stitch Surface Ý NGHĨA:

Liên kết hai mặt riêng rẽ thành một mặt. DẠNG LỆNH:

Thanh lệnh: GIẢI THÍCH:

Điều kiện để thực hiện lệnh này là phải có các mặt dạng surface. Hộp thoại xuất hiện:

AUTODESK INVENTOR - Tạo hình khối phụ trên chi tiết

Nguyễn Văn Thiệp

185

Nhấn chọn các mặt cần nối và nhấn OK. Nếu hai mặt không cách xa nhau, chúng có thể

được tạo thêm một mặt nối, nếu hai mặt cách xa nhau, không thể nối thì chúng vẫn cách rời nhưng là thành viên của một mặt.

2.3.1.10 Lệnh Thicken/Offset Ý NGHĨA:

Tăng thêm bề dầy hoặc tạo một bản sao (Offset) của một mặt trên hình khối. DẠNG LỆNH:

Thanh lệnh: GIẢI THÍCH:

Hộp thoại xuất hiện.

AUTODESK INVENTOR - Tạo hình khối phụ trên chi tiết

Nguyễn Văn Thiệp

186

A- Mục Thicken/Offset Có 2 lựa chọn : Face: đối tượng gốc là các mặt không gian (Surface) hoặc mặt (Face) của hình khối

đặc. Quilt: đối tượng gốc chỉ là các mặt không gian (Surface). Công cụ này cho chúng ta làm được các việc sau:

1- Tạo một mặt từ một mặt (surface)

Nhấn nút để chọn phương án tạo thành mặt (surface). Điều kiện để thực hiện phương án này là phải có các mặt dạng surface.

Nhấn nút để chọn mặt. Ô Distance: khoảng cách giữa mặt gốc và mặt mới tạo.

2- Tạo một khối đặc từ một mặt (surface) Điều kiện để thực hiện phương án này là phải có các mặt dạng surface.

Nhấn nút để chọn phương án tạo thành khối đặc.

Nhấn nút để chọn mặt. Ô Distace: bề dầy của khối đặc.

AUTODESK INVENTOR - Tạo hình khối phụ trên chi tiết

Nguyễn Văn Thiệp

187

3 - Tạo một mặt từ một mặt của khối đặc

Nhấn nút để chọn phương án tạo thành mặt (surface).

Nhấn nút để chọn mặt của khối đặc. Ô Distace: khoảng cách giữa mặt gốc và mặt mới tạo.

4 - Tạo một khối đặc từ một mặt của khối đặc.

Nhấn nút để chọn phương án tạo thành mặt (surface).

Nhấn nút để chọn mặt của khối đặc. Ô Distace: bề dầy của khối đặc.

B - Mục More Tương tự như trong lệnh tạo vỏ (Shell).

2.3.1.11 Lệnh Replace Face Ý NGHĨA:

Thay đổi mặt của hình khối. DẠNG LỆNH:

AUTODESK INVENTOR - Tạo hình khối phụ trên chi tiết

Nguyễn Văn Thiệp

188

Thanh lệnh: GIẢI THÍCH:

Chúng ta sử dụng lệnh này trong trường hợp cần có hình dạng mới cho một mặt nào đó của hình khối. Để thực hiện được lệnh này phải có một mặt dạng Surface để thay thế cho mặt (face) của hình khối.

Hộp thoại xuất hiện.

chọn mặt của khối. Nhấn trái chuột vào mặt cần thay thế.

chọn mặt thay thế. Nhấn chọn mặt sẽ thay mặt của khối. Nhấn OK kết thúc lệnh.

Nút Automatic Chain dùng trong trường hợp tất cả các mặt của khối đều tăng cường

đến mặt mới.

2.3.1.12 Lệnh Emboss Ý NGHĨA:

Gắn thêm (hoặc khoét đi) một hình khối ốp theo bề mặt của khối chủ. DẠNG LỆNH:

Thanh lệnh: GIẢI THÍCH:

Chúng ta sử dụng lệnh này trong trường hợp ốp thêm (hoặc khoét đi) một hình khối phụ lượn theo bề mặt có dạng cong của khối chủ hoặc chi tiết sẽ hiệu quả hơn là mặt phẳng.

Để thực hiện được lệnh này, chúng ta phải có một biên dạng hình phác bên ngoài bề mặt của chi tiết.

AUTODESK INVENTOR - Tạo hình khối phụ trên chi tiết

Nguyễn Văn Thiệp

189

Sau khi ra lệnh, hộp thoại xuất hiện (hình bên phải).

- chọn biên dạng. Các nút chọn phương án tạo khối như sau:

- khối ốp thêm vào (hình a).

- khối khoét đi (hình b). Các phương án này có giá trị bề dầy (hoặc chiều sâu) của khối được cho trong ô Depth.

- khối đùn lên ngang bằng mặt chứa hình phác (hình c).

Trong phương án này có ô để cho góc doãng của các mặt bên của khối ốp thêm (hình d).

a b

c d e

AUTODESK INVENTOR - Tạo hình khối phụ trên chi tiết

Nguyễn Văn Thiệp

190

- ON (có đánh dấu) cho phép các mặt bên của khối doãng hướng tâm theo mặt cong của khối chủ (hình e). - OFF (không đánh dấu), các mặt bên song song với phương chiếu.

chọn mặt để chiếu.

nút chọn màu cho hình khối sẽ tạo (xem lệnh Color).

2.3.1.13 Lệnh Decal Ý NGHĨA:

Dán đề can lên mặt của hình khối. DẠNG LỆNH:

Thanh lệnh: GIẢI THÍCH:

Trước hết phải dùng lệnh Insert Image trong SKETCH để chèn ảnh vào mặt phẳng vẽ (Work plane).

Sau khi ra lệnh, hộp thoại xuất hiện:

chọn ảnh đã có trong mặt phẳng làm việc. Vị trí của ảnh phải đặt sao cho khi chiếu vuông góc xuống mặt của chi tiết phải rơi và vị trí đã định.

chọn mặt của chi tiết cần dán đề can.

ON - gắn chặt vào bề mặt.

- OFF (không dánh dấu) : ảnh được chiếu vuông góc, không cần thu hết ảnh vào bề mặt (hình a). - ON (có đánh dấu): ảnh được gắn hết lên bề mặt (hình b).

AUTODESK INVENTOR - Tạo hình khối phụ trên chi tiết

Nguyễn Văn Thiệp

191

a b

2.3.2 DÙNG BIÊN DẠNG LÀ DÒNG CHỮ Trong mục này chúng tôi giới thiệu việc sử dụng dòng chữ đó làm hình khác để tạo các

khối chữ nổi trên bề mặt hoặc khoét sâu vào bề mặt của chi tiết.

1- Dùng lệnh Extrude Trước hết chúng ta phải tạo dòng chữ trên bề mặt chi tiết bằng biên dạng (Sketch).

Ra lệnh Extrude, chọn biên dạng là dòng chữ. Cho các thông số trong hộp thoại phù hợp với yêu cầu thiết kế. Kết thúc lệnh ta được một

dòng chữ là hình khối (nổi hoặc chìm).

Chữ nổi Chữ chìm

2- Dùng lệnh Emboss Trước hết phải tạo biên dạng là dòng chữ trên mặt phẳng vẽ (Work plane). Dùng lệnh Emboss, chọn biên dạng là dòng chữ. Tuỳ theo phương án lựa chọn ta được dòng chữ nổi hoặc chìm gắn vào bề mặt chi tiết.

AUTODESK INVENTOR - Tạo hình khối phụ trên chi tiết

Nguyễn Văn Thiệp

192

2.3.3 SỬ DỤNG CÁC HÌNH KHỐI CƠ BẢN DẠNG THƯ VIỆN - CONTENT CENTER

Khi tạo chi tiết hoặc hình khối trên chi tiết, chúng ta có thể sử dụng một số hình khối cơ bản đã được tạo sẵn dưới dạng thư viện có các thông số thay đổi để đưa vào bản thiết kế.

2.3.3.1 Kích hoạt DẠNG LỆNH

Trình đơn động:

Thanh lệnh: GIẢI THÍCH

Môi trường làm việc có thể là hình phác (Sketch) hoặckhông gian hình khối. Hộp thoại hiện ra:

Nếu chưa thấy tên các chi tiết, nhấn nút . Nhấn chọn Features -> Metric (đơn vị đo là mm). Một loạt các hình khối cơ bản hiện

ra để chúng ta chọn đưa vào bản vẽ chi tiết mới. Nhấn trái chuột vào tên khối cần chọn. Bên phải hiện ra tên khối, một là khối đặc hai là lỗ

khoét (Hole). Nhấn chọn tên khối, hộp thoại hiện ra.

AUTODESK INVENTOR - Tạo hình khối phụ trên chi tiết

Nguyễn Văn Thiệp

193

Cho các thông số cần thiết ngay tại đây hoặc thay đổi kích thước tại bước tiếp theo. Nhấn OK, nhấn chọn mặt phẳng đặt khối. Khối đặc có thể đặt vào mặt phẳng làm việc bất kỳ ngay cả khi chưa tạo khối chủ còn lỗ

khoét phải đặt vào mặt của khối chủ đã có trong bản vẽ. Hình khối được đưa vào bản vẽ dưới dạng có các kích thước và các nút để chỉnh sửa.

Nhấn phải chuột, chọn Done kết thúc lệnh. Khi hình khối được đưa vào bản vẽ, tên của nó được hiện trên Trình duyệt. Có thể thay đổi hình khối bằng Trình đơn động: Edit Sketch hoặc Edit Feature.

Dưới đây chúng tôi giới thiệu các ô nhập liệu của từng hình khối.

AUTODESK INVENTOR - Tạo hình khối phụ trên chi tiết

Nguyễn Văn Thiệp

194

2.3.3.2 Arc Slot

ExtrusionHeight: chiều cao khối. InnerRadius: bán kính trong. Width: bề rộng khối. SweepAngle: góc ở tâm (chắn cung tròn) tính bằng Radian.

2.3.3.3 Block - khối lập phương

Size: bề rộng mỗi cạnh.

AUTODESK INVENTOR - Tạo hình khối phụ trên chi tiết

Nguyễn Văn Thiệp

195

2.3.3.4 C-Chanel - khối hình chữ C

Height: chiều cao khối. Length: chiều dài. Width: bề rộng khối. ChanneWidth: bề rộng thân khối.

2.3.3.5 Cone - khối côn

Height: chiều cao khối. Diameter: đường kính đáy.

AUTODESK INVENTOR - Tạo hình khối phụ trên chi tiết

Nguyễn Văn Thiệp

196

2.3.3.6 Cylinder - khối trụ

Height: chiều cao khối. Diameter: đường kính đáy.

2.3.3.7 Groove - rãnh con tiện trên khối trụ Điều kiện ban đầu phải có khối trụ làm khối chủ. Có 3 loại biên dạng rãnh: O-ring: hình tròn. Square: hình chữ nhật. T-Groove: hình chữ T.

Các thông số phụ thuộc vào kích thước khối chủ.

AUTODESK INVENTOR - Tạo hình khối phụ trên chi tiết

Nguyễn Văn Thiệp

197

2.3.3.8 Hexagon - khối lục giác đều

Height: chiều cao khối. VertexDiameter: đường kính vòng tròn ngoại tiếp đáy.

2.3.3.9 Isosceles Triangle - khối tam giác

Height: chiều cao khối. Length: chiều dài. Width: chiều rộng.

AUTODESK INVENTOR - Tạo hình khối phụ trên chi tiết

Nguyễn Văn Thiệp

198

2.3.3.10 Jog - khối zíc zắc

Height: chiều cao khối. OverallLength: chiều dài toàn khối. OverallWidth: chiều rộng toàn khối. JogWidth: chiều rộng thân khối.

2.3.3.11 Key 1 Flat - then phẳng 1

Height: chiều cao khối. Width: bề rộng của thân. Radius: bán kính đường tròn đáy.

AUTODESK INVENTOR - Tạo hình khối phụ trên chi tiết

Nguyễn Văn Thiệp

199

2.3.3.12 Key 2 Flat - then phẳng 2

Height: chiều cao khối. Width: bề rộng của thân. Radius: bán kính đường tròn đáy.

2.3.3.13 Key Round - then tròn

Height: chiều cao khối. KeyWidth: bề rộng của then. KeyLength: chiều dài then. Radius: bán kính đường tròn lớn.

AUTODESK INVENTOR - Tạo hình khối phụ trên chi tiết

Nguyễn Văn Thiệp

200

2.3.3.14 Key Square - then chữ nhật

Height: chiều cao khối. KeyWidth: bề rộng của then. KeyLength: chiều dài then. Radius: bán kính đường tròn lớn.

2.3.3.15 Khối hình L

Height: chiều cao khối. Outersize: kích thước ngoài. Innersize: kích thước trong. Hình khối này có mặt đáy là một hình vuông bị khoét một góc cũng là hình vuông nên chỉ

cần cho độ dài một cạnh của các hình vuông nói trên là đủ.

AUTODESK INVENTOR - Tạo hình khối phụ trên chi tiết

Nguyễn Văn Thiệp

201

2.3.3.16 Khối có đáy là hình bình hành - Parallelogram

Hình khối này có mặt đáy là một hình bình hành và các kích thước có mối liên hệ như

hình bên phải.

2.3.3.17 Partial Cone - hình nón cụt

AUTODESK INVENTOR - Tạo hình khối phụ trên chi tiết

Nguyễn Văn Thiệp

202

2.3.3.18 Partial Round Tube - một phần ống tròn

Đây là khối được tạo ra bằng công cụ Revolve với góc mặc định là 90 độ.

2.3.3.19 Partial Torus - một phần của gờ tròn

Hình khối được tạo bằng công cụ Revolve.

AUTODESK INVENTOR - Tạo hình khối phụ trên chi tiết

Nguyễn Văn Thiệp

203

2.3.3.20 Pie - hình quạt Đây là khối được tạo thành bằng lệnh Revolve của một hình chữ nhật.

Angle: góc quay. Height: chiều cao khối. Width: bán kính mặt cong. Đây là chiều dài hình chữ nhật biên dạng.

2.3.3.21 Pad - khối đặc hoặc Poket - lỗ khoét

AUTODESK INVENTOR - Tạo hình khối phụ trên chi tiết

Nguyễn Văn Thiệp

204

Height: chiều cao khối. Lenght: chiều dài hình chữ nhật biên dạng. Width: chiều rộng hình chữ nhật biên dạng. Radius: bán kính góc lượn.

2.3.3.22 Pyramid - kim tự tháp

Height: chiều cao khối. Size: chiều dài cạnh đáy. Đáy là hình vuông nên chỉ cần cho độ dài một cạnh. Các kích thước được cho bằng bảng

như hình dưới.

Từ mặt đáy, tạo khối bằng lệnh Extrude với góc doãng (góc thu) được cho bằng radial

với công thức sau: -atan(( min(d17;d18) / 2.000 ul ) / d21) trong đó d21 = chiều cao khối. Nhưng chúng ta chỉ cần cho hai giá trị chiều cao và độ dài cạnh đáy là đủ.

AUTODESK INVENTOR - Tạo hình khối phụ trên chi tiết

Nguyễn Văn Thiệp

205

2.3.3.23 Rectangle - khối hộp chữ nhật

Height: chiều cao khối. Lenght: chiều dài hình chữ nhật biên dạng. Width: chiều rộng hình chữ nhật biên dạng.

2.3.3.24 Right Triangle - khối lăng trụ tam giác vuông

Height: chiều cao khối. Lenght: chiều dài hình chữ nhật biên dạng. Width: chiều rộng hình chữ nhật biên dạng. Khối được tạo bằng Extrude từ biên dạng là tam giác vuông.

AUTODESK INVENTOR - Tạo hình khối phụ trên chi tiết

Nguyễn Văn Thiệp

206

2.3.3.25 Round tube - ống tròn

Height: chiều cao khối. OuterDiameter: đường kính ngoài. InnerDiameter: đường kính trong.

2.3.3.26 Slot - then, rãnh then

Height: chiều cao khối. Lenght: chiều dài hình toàn biên dạng. Width: chiều rộng biên dạng. Khối được tạo bằng Extrude biên dạng là hình bên phải hộp thoại.

AUTODESK INVENTOR - Tạo hình khối phụ trên chi tiết

Nguyễn Văn Thiệp

207

2.3.3.27 Sphere - khối cầu

Diameter: đường kính.

2.3.3.28 Square Tube - ống tiết diện vuông

Height: chiều cao khối. OuterLenght: kích thước ngoài. InnerLenght: kích thước trong.

AUTODESK INVENTOR - Tạo hình khối phụ trên chi tiết

Nguyễn Văn Thiệp

208

2.3.3.29 Square Tube Rounds

Height: chiều cao khối. OuterLenght: kích thước ngoài. InnerLenght: kích thước trong. InnerRadius: bán kính cung lượn góc trong.

2.3.3.30 Khối hình chữ T

Height: chiều cao khối. OverallLenght: chiều dài toàn khối. OverallWidth: chiều rộng toàn khối. T Width: chiều rộng thân khối.

AUTODESK INVENTOR - Tạo hình khối phụ trên chi tiết

Nguyễn Văn Thiệp

209

2.3.3.31 Torus - đường gờ tròn

TorusRadius: bán kính đường gờ. ProfileRadius: bán kính tiết diện.

2.3.3.32 Trapeziod - khối hình thang

Height: chiều cao khối. InnerLenght: chiều dài cạnh đáy nhỏ. OuterLenght: chiều dài cạnh đáy lớni. Width: chiều rộng thân khối (chiều cao hình thanh biên dạng đáy).

AUTODESK INVENTOR - Tạo hình khối phụ trên chi tiết

Nguyễn Văn Thiệp

210

2.3.4 SỬ DỤNG CHI TIẾT TIÊU CHUẨN - CONTENT CENTER Các chi tiết thư viện này thường dùng để đưa vào bản lắp để lắp ráp vào các cụm chi tiết.

Nhưng cũng có thể đưa vào bản thiết chi tiết thường là để xuất ra thành một chi tiết trong tổ hợp thiết kế của riêng mình để sau này lắp vào cụm chi tiết cho thuận tiện.

2.3.4.1 Cách kích hoạt Content Center

DẠNG LỆNH Trình đơn: File Open from Content Center

GIẢI THÍCH Hộp thoại hiện ra:

Trong này có các chủng loại như sau: + Fasterners - các chi tiết mối ghép chặt (bu lông, đai ốc, vít). + Other Parts - các chi tiết khác. + Shaft Parts - các chi tiết mang trên trục. + Steel Shaps - các chi tiết thép định hình. + Tube & Pipe - các chi tiết nối ống. Nhấn vào dấu + trước tên mỗi chủng loại chúng ta có tiếp danh sách các chi tiết. Tiếp theo chọn tên chi tiết cần lấy ra chèn vào bản vẽ. Hình dạng và các thông số hình

học hiện ra:

AUTODESK INVENTOR - Tạo hình khối phụ trên chi tiết

Nguyễn Văn Thiệp

211

Chọn vào thông số cần thiết và nhấn nút OK. Chi tiết được đưa vào bản vẽ. Các hình khối của nó được ghi vào trình duyệt. Tại đây chi tiết trở thành chi tiết thông thường. Có thể chỉnh sửa thành hình dạng khác đi

chút ít hoặc để nguyên sau đó dùng lệnh Save Copy As ... để lưu trữ vào tệp có tên tuỳ ý. Hộp thoại để đặt tên bản vẽ:

Tại ô File name cho tên tệp và nhấn Save.

2.4 GÁN VẬT LIỆU VÀ TÔ MÀU CHO CHI TIẾT

2.4.1 VẬT LIỆU

AUTODESK INVENTOR - Tạo hình khối phụ trên chi tiết

Nguyễn Văn Thiệp

212

2.4.1.1 Lệnh Materials - thiết lập vật iệu Ý NGHĨA:

Xem các thông số kỹ thuật của vật liệu hoặc thêm vật liệu mới vào danh sách vật liệu đã có trong thư viện. DẠNG LỆNH:

Trình đơn: Format Styles Editor GIẢI THÍCH:

Sau khi đã thiết kế xong một chi tiết, chúng ta tiến hành gán vật liệu. Hộp thoại xuất hiện:

1- Chọn Material Bên phải hộp thoại là tên vật liệu có sẵn trong thư viện. Tên các loại vật liệu bằng tiếng

Anh, chúng ta có thể tra trong từ điển khoa học kỹ thuật, hoặc chúng ta tạo ra vật liệu với tên tiếng Việt bằng nút New.

Nháy đúp vào tên vật liệu, bảng thông số kỹ thuật hiện ra:

AUTODESK INVENTOR - Tạo hình khối phụ trên chi tiết

Nguyễn Văn Thiệp

213

Các ô hiển thị đặc tính kỹ thuật của vật liệu gồm: Density (g/Cm3): Tỷ trọng. Young's Modulus (GPa) Mô đun đàn hồi Poision's Ratio Hệ số Poision. Yield Strength (MPa) Giới hạn chảy. Untimate Tensile Strength (MPa) Ứng suất kéo. Thermal Conductivity (W/(m.K)) Độ dẫn nhiệt. Linear Expansion (105m/m/C) Độ co dãn. Specific Heat (J/(kg.K)) Tỷ nhiệt. Các con số trong các ô này mặc dù của các vật liệu tiêu chuẩn nhưng người dùng vẫn có

thể thay đổi nó bằng con số khác và nếu sau khi thay đổi nhấn Save, thì các giá trị mới được chấp nhận và nếu là số không đúng thì sẽ không có lợi nên chúng ta phải thận trọng.

Các nút chọn: Use as Weldment Material: sử dụng như vật liệu hàn.

ô hiện màu mặc định của vật liệu . Nhấn nút để chọn màu khác cho vật liệu được chọn.

tạo bảng mầu. Nếu có sự thay đổi thông số của vật liệu, các nút sau được kích hoạt:

Save - lưu các thay đổi. Reset - lấy lại các thông số cũ.

AUTODESK INVENTOR - Tạo hình khối phụ trên chi tiết

Nguyễn Văn Thiệp

214

2- Thêm vật liệu mới vào danh sách Nếu trong danh sách chưa có loại vật liệu mà ngoài thực tế đã có, ta có thể thêm vật liệu

vào. Nhấn nút New. Hộp thoại hiện ra:

Tại ô Name: có tên Copy of xxxxx (xxxx là tên vật liệu được chọn trước khi nhấn New).

Chúng ta có thể xoá tên này đặt tên mới. Nhấn OK kết thúc hộp thoại, trở lại hộp thoại chính đồng thời cho các giá trị đặc tính kỹ thuật của vật liệu đó tại các ô nhập liệu bên cạnh.

3- Các lệnh thao tác với vật liệu Nhấn phím phải chuột vào tên vật liệu, Trình đơn động hiện ra:

Trong này có các lệnh sau:

Rename Cached Style - đổi tên vật liệu được đánh dấu. Bảng tên vật liệu hiện ra để thay tên khác.

AUTODESK INVENTOR - Tạo hình khối phụ trên chi tiết

Nguyễn Văn Thiệp

215

Tại đây cho tên khác mới được nhấn OK, nếu không phải nhấn Cancel để rkết thúc lệnh. Purge Style - xoá tên vật liệu được đánh dấu khỏi danh sách . Tên vật liệu đã gán cho chi tiết

thì được tô đậm và không có chức năng này.

Export - xuấ t tên vật liệu và o một tệp . Tệp này dùng để nhập lại vào bản khác bằng lệnh

Import sau này. Hộp thoại xuất hiện để đặt tên tệp.

Tại ô File name, gõ tên tệp. Nhấn Save kết thúc lệnh.

Nhập danh sách vật liệu từ một tệp Tại hộp thoại chính, nhấn nút Import, hộp thoại hiện ra:

AUTODESK INVENTOR - Tạo hình khối phụ trên chi tiết

Nguyễn Văn Thiệp

216

Chọn tên tệp *.styxml, nhấn nút Open. Tên vật liệu được đưa vào danh sách. Nhấn Done kết thúc lệnh.

2.4.1.2 Gán vật liệu cho chi tiết Có hai cách gán vật liệu cho chi tiết.

1- Dùng lệnh Material

Trình đơn: Format Styles Editor Các thao tác như đã giới thiệu ở trên. Nhấn phím phải chuột vào tên vật liệu, trình đơn động hiện ra, nhấn chọn:

Active - gán vật liệu đã chọn cho chi tiết. Chi tiết nhận vật liệu và có màu của vật liệu đó.

2- Dùng lệnh iProperties Nhấn phím phải vào tên chi tiết trên Trình duyệt, Trình đơn động hiện ra:

Chọn iProperties. Hộp thoại hiện ra:

AUTODESK INVENTOR - Tạo hình khối phụ trên chi tiết

Nguyễn Văn Thiệp

217

Chọn mục Physical. Nhấn nút tại ô Materials để chọn tên vật liệu. Các thông số về cơ lý của chi tiết được hiện ra tại các ô tương ứng. Các thông số đó gồm: Density: tỷ trọng. Mass: khối lượng. Area: diện tích bề mặt. Volume: thể tích. Center of Gravity: toạ độ trọng tâm (so với gốc toạ độ). Inertial Properties: quán tính. Trong này có các đại lượng:

Principal Moments: mô ment quán tính dọc các trục chính X,Y,Z. Rotation to Principal: góc quay quanh các trục chính.

Nhấn OK kết thúc lệnh.

2.4.2 MÀU SẮC - COLORS

2.4.2.1 Lệnh Colors - thiết lập bảng màu Ý NGHĨA:

Tạo kiểu tô màu và chọn kiểu tô mầu cho chi tiết (Part). DẠNG LỆNH:

Trình đơn: Format Style Colors. GIẢI THÍCH:

Sau khi ra lệnh, hộp thoại xuất hiện, chọn Colors. Danh sách các màu có sẵn xuất hiện:

AUTODESK INVENTOR - Tạo hình khối phụ trên chi tiết

Nguyễn Văn Thiệp

218

Nháy đúp vào tên màu, bảng thông số xuất hiện:

Tên kiểu màu xuất hiện bên trái, các thông số bên phải.

Tạo màu mới Tương tự như Material, hộp thoại đặt tên và các thao tác như đã giới thiệu.

AUTODESK INVENTOR - Tạo hình khối phụ trên chi tiết

Nguyễn Văn Thiệp

219

Bên phải hộp thoại gồm các nhóm thông số:

Nhóm Colors - màu

Gồm các nút để chọn màu và các hòn bi tròn chỉ vùng sáng tối. Các khu vực màu là:

- Diffuse vùng khuyếch tán. - Specular vùng phản chiếu. - Emissive vùng toả sáng. - Ambient vùng bao quanh. Đối với các vùng này, nhấn nút vuông để chọn màu trong hộp màu:

Nhóm Appearance - mặt ngoài

Dùng chuột kéo các thanh trượt để định tỷ lệ cho các yếu tố:

Shiny: sáng bóng (hình a). Dull: mờ đục (hình b).

a b

Opaque: mịn hoặc thô. Nếu càng tăng % thì mặt càng mịn.

AUTODESK INVENTOR - Tạo hình khối phụ trên chi tiết

Nguyễn Văn Thiệp

220

Nhấn Save để lưu trữ kiểu tô màu và các tham số của nó. Nhấn Apply áp dụng cho chi tiết.

Nhóm Texture - gán các hoa văn cho bề mặt Trong này có các nút: Choose - chọn hoa văn. Remove - xóa hoa văn, chỉ có màu không.

%Scale - tỷ lệ thu phóng của hoa văn so với bản gốc. Dùng thanh trượt để xác định giá

trị.

Rotation - Góc quay của hoa văn so với bản gốc. Nhấn nút Choose hiện ra các tập tin .BMP có hình hoa văn để chọn.

Texture Library - thư viện, nhấn chọn Applycation Library. Bên phải ô cho độ dày thưa của các nét hoa văn. Dùng thanh trượt kéo để xác định.

Nhóm More - thêm phương án phụ Display interior faces: cho hiển thị cả mặt trong. Nhấn OK trở lại hộp thoại chính. Hoa văn được dán lên bề mặt của chi tiết cùng với màu đã chọn ở trên (hình bên phải hộp

thoại).

AUTODESK INVENTOR - Tạo hình khối phụ trên chi tiết

Nguyễn Văn Thiệp

221

2.4.2.2 Gán màu cho chi tiết Màu của chi tiết mặc định theo màu của vật liệu, nhưng cũng có thể gán màu khác cho

chi tiết theo các cách sau đây.

1- Dùng lệnh Colors Tương tự như Material, nhấn phóm phải chuột vào tên màu, chọn Active. Mặc dù chúng ta đã gán vật liệu cho chi tiết, nhưng nếu chúng ta lại tô màu cho chi tiết

bằng lệnh này thì màu của vật liệu không còn tác dụng.

2- Dùng thanh công cụ Trên thanh công cụ có nút chọn màu như hình đưới.

Nhấn nút , một danh sách các màu hiện ra. Nhấn chọn một màu, chi tiết sẽ nhận màu

được chọn.

Ngoài ra trong này có dòng As Material: màu như màu vật liệu.

Nút tô bóng bề mặt, bất kể vật liệu và màu sắc như hình dưới.

Nhấn trái chuột vào nút này, hình trở lại bình thường.

2.4.2.3 Tô màu cho mặt hoặc khối thành viên của chi tiết Đối với các mặt và các khối thành viên của chi tiết, màu sắc luôn lấy mặc định là As Part

- như màu của chi tiết. Chúng ta vẫn có thể đặt lại màu cho các đối tượng này.

AUTODESK INVENTOR - Tạo hình khối phụ trên chi tiết

Nguyễn Văn Thiệp

222

1- Đối với khối thành viên Nhấn phím phải vào tên khối, Trình đơn động hiện ra. Chọn Properties.

Hộp thoại xuất hiện:

Nhấn nút tại ô Feature Color Style, một danh sách các màu hiện ra. Nhấn chọn một

màu, khối đó sẽ nhận màu được chọn. Ngoài ra trong này có dòng As Part: màu như màu chi tiết.

AUTODESK INVENTOR - Tạo hình khối phụ trên chi tiết

Nguyễn Văn Thiệp

223

2- Đối với mặt Nhấn phím phải vào một mặt hoặc một số mặt (giữ phím Shift), Trình đơn động hiện ra..

Chọn Properties.

Hộp thoại hiện ra:

Nhấn nút tại ô Face Color Style, một danh sách các màu hiện ra. Nhấn chọn một

màu, mặt đó sẽ nhận màu được chọn.

2.4.3 NGUỒN SÁNG - LIGHTING

2.4.3.1 Tạo nguồn sáng DẠNG LỆNH:

Trình đơn: Format Style Lighting. GIẢI THÍCH:

Hình khối của chúng ta có được mô tả chân thực hay không phụ thuộc vào tạo nguồn sáng chiếu vào nó. Tỷ lệ các phần sáng tối sẽ tạo ra hình không gian y như thật hay bị lu mờ không rõ hình thù. Lệnh này giúp chúng tao tạo ra các nguồn sáng sinh động đó.

Hộp thoại:

AUTODESK INVENTOR - Tạo hình khối phụ trên chi tiết

Nguyễn Văn Thiệp

224

Bên trái hộp thoại là ô liệt kê các kiểu chiếu sáng Style Name. Chúng ta có thể tạo kiểu chiếu sáng mới bằng nút New. Cách làm tương tự như trong

lệnh Material. Nút Delete để xoá tên kiểu khỏi danh sách. Mỗi một kiểu sẽ ứng với các thiết lập các thông số như sau: On/Off: bật tắt số nguồn sáng. Nhấn nút - ON, ngược lại OFF. Trong này có 4 nguồn sáng có thể cho chiếu cùng lúc nếu tất cả đều chọn ON.

Nhóm Setting - đặt các thông số cho kiểu chiếu sáng Nhấn nút chọn nguồn sáng cần đặt các tham số, sau đó cho các giá trị sau:

Dùng thanh trượt tại khung để định vị nguồn sáng theo 2 phương thẳng đứng và nằm ngang.

Cũng dùng thanh trượt để chọn: Brightness: vùng sáng. Ambience: vùng bao quanh. Color: màu. Nếu chọn màu trắng, màu của chi tiết sẽ giữ nguyên như màu của vật liệu,

nếu chọn màu khác, chi tiết sẽ bị tô bằng màu này.

2.4.3.2 Áp nguồn sáng chiếu vào chi tiết Sau khi tạo nguồn sáng, nhấn phím phải vào nguồn sáng vưa tạo, chọn Active.

Hình a mô tả chi tiết với các nguồn sáng mặc định, hình b chi tiết được chiếu bằng 2

nguồn sáng.

AUTODESK INVENTOR - Tạo hình khối phụ trên chi tiết

Nguyễn Văn Thiệp

225

a b

2.4.4 LỆNH IPROPERTIES Ý NGHĨA

Đặt thuộc tính cho hình khối được chọn hoặc cho cả chi tiết. DẠNG LỆNH:

Trình đơn động: iProperties GIẢI THÍCH:

1- Đối với cả chi tiết Nhấn phím phải chuột vào tên chi tiết, chọn iProperties.

Hộp thoại hiện ra. Trong hộp thoại có các mục: Summary - trích ngang, gồm: Title: tiêu đề. Author: tác giả. Company: tên công ty. ...... Tại các ô này chúng ta gõ các thông tin tương ứng và nhấn Apply. Project - dự án, gồm:

AUTODESK INVENTOR - Tạo hình khối phụ trên chi tiết

Nguyễn Văn Thiệp

226

Location: nơi đặt tập tin .ipt. Part Number: số hiệu chi tiết. Cho số hiệu (tên chi tiết) tuỳ người dùng, nếu

không cho thì tên tập tin chứa chi tiết được tự động cho vào đây. Tên này sẽ hiển thi trong bảng kê chi tiết tại cột Tên chi tiết.

Project: tên dự án. Cho tên tập tin dự án. Designer: người thiết kế. Cho tên người thiết kế. Creation Date: ngày thiết kế. Nhấn nút để hiện ra lịch, nhấn chọn ngày.

........ Phisical - các thông số cơ lý. Xem mục “Gán vật liệu cho chi tiết”. Nút Clipboard cho lưu trữ các thông số vào bộ nhớ tạm. Nhấn Apply thực hiện lệnh. Nhấn OK kết thúc lệnh.

2- Đối với các thành viên Nhấn phím phải chuột vào thành viên, chọn Properties.

AUTODESK INVENTOR - Tạo hình khối phụ trên chi tiết

Nguyễn Văn Thiệp

227

Hộp thoại:

Trong này các thông số có thể đặt lại và lựa chọn: Name: tên thành viên. Có thể cho tên khác. Suppress: không cho hiển thị. Adapetive - đặt thuộc tính thích nghi cho: Sketch: hình phác. Feature: hình khối. (Xem Chương - Chi tiết thích nghi). Feature Color: màu của hình khối. Xem phần “Gán màu cho hình khối”. Nhấn OK kết thúc lệnh.

2.5 GIỚI HẠN CỦA CHI TIẾT Đây là một phần mới được thêm vào bắt đầu từ Inventor 11. Công cụ này giúp người thiết kế biết được các thông số thay đổi có bị vượt quá giới hạn

cho phép đã đặt ra trước đó hay không. Các tham số có thể đặt giới hạn là:

- Kích thước của hình khối. - Diện tích và chu vi của mặt. - Thể tích và khối lượng.

Môi trường kích hoạt tại bản thiết kế chi tiết (Part - *.ipt).

Kích hoạt AutoLimits Nhấn nút trên thanh lệnh. Nhấn trái chuột vào AutoLimits.

Các công cụ của AutoLimits hiện ra.

AUTODESK INVENTOR - Tạo hình khối phụ trên chi tiết

Nguyễn Văn Thiệp

228

Tại đây chúng ta bắt đầu thực hiện việc thiết lập các giới hạn.

2.5.1 CÁC LỆNH LẬP GIỚI HẠN

2.5.1.1 Lệnh AutoLimits Settings Ý NGHĨA:

Thiết lập các tiêu chí giới hạn cho các loại tham số. DẠNG LỆNH:

Thanh lệnh: GIẢI THÍCH:

Hộp thoại hiện ra.

Default Visibility - cho hiển thị mặc định Các nút có đánh dấu là hiển thị (ON) hoặc không hiển thị (OFF) ký hiệu khi giới hạn bị vi

phạm.

màu xanh lá cây - tham số vẫn nằm trong giới hạn cho phép.

màu vàng - tham số gần vi phạm giới hạn.

màu đỏ - tham số vượt qua giới hạn. Như vậy ở đây mặc định là khi giới hạn không bị vi phạm thì không hiển thị ký hiệu.

Tool Tip - thông tin phản hồi

AUTODESK INVENTOR - Tạo hình khối phụ trên chi tiết

Nguyễn Văn Thiệp

229

Nhấn vào mục này, các thông số hiện ra.

Thông tin phản hồi cho các trường hợp được đánh dấu .

- First Input: nhập số liệu lần đầu tiên. - Second Input: nhập số liệu lần thứ hai. - Third Input: nhập số liệu lần thứ 3. - Selection Type: chọn kiểu. - Boundary: cho ranh giới (khoảng xác định). - Green Zone: vùng xanh lá cây (không vi phạm giới hạn). - Amber Zone: vùng màu hổ phách (có nguy cơ vi phạm giới hạn). - Red Zone: vùng đỏ (giới hạn bị vi phạm).

Mặc định là chọn tất cả các trường hợp.

AuotLimits - mục tiêu giới hạn Nhấn dấu + đầu dòng. Các loại thông số hiện ra.

1- Các loại thông số - Length: độ dài. - Distance: khoảng cách giữa hai đối tượng. - Angle: góc nghiêng giữa hai đối tượng. - Diameter: đường kính. - Minimum Distance: khoảng cách tối thiểu giữa hai đối tượng. - Area: diện tích.

AUTODESK INVENTOR - Tạo hình khối phụ trên chi tiết

Nguyễn Văn Thiệp

230

- Primeter: chu vi. - Valume: thể tích. - Mass: khối lượng.

2- Boundaries - các khoảng xác định (phạm vi giới hạn) Use Model Tolerances: ON - có sử dụng dung sai của chi tiết. Precision: độ chính xác. Mặc định là Document Display - lấy theo độ chính xác đã thiết

lập cho chi tiết. Nhấn nút tại ô bên dưới chọn theo số chữ số thập phân sau dấu phẩy.

Method: phương thức cho phạm vi giới hạn. Nhấn chọn một trong hai phương thức sau: %: tính theo phần trăm giá trị của loại thông số. +/-: tính theo đơn vị của loại thông số. Lower: trị số giảm đi. Gõ số. Upper: trị số tăng thêm . Gõ số.

Các giá trị nhỏ nhất, lớn nhất phụ thuộc vào việc chọn tính theo phần trăm hay đơn vị. Ví dụ: một đoạn thẳng dài 120 mm, giá trị tăng thêm hoặc giảm đi đề là 10. - Nếu lấy theo phần trăm thì giá trị nhỏ nhất là 120 - 120x10/100 = 108 mm, giá trị tối đa là 132mm. - Nếu lấy theo đơn vị thì giá trị nhất là 110mm, giá trị lớn nhất là 130mm.

Nhấn OK kết thúc lệnh.

2.5.1.2 Lệnh Dimensional AutoLimits Ý NGHĨA:

Thiết lập giới hạn cho các kích thước. DẠNG LỆNH:

Thanh lệnh: GIẢI THÍCH:

Hộp thoại hiện ra.

1- Mục AutoLimits - chọn đối tượng khống chế Nhấn chọn một trong các loại kích thước:

AUTODESK INVENTOR - Tạo hình khối phụ trên chi tiết

Nguyễn Văn Thiệp

231

độ dài của đối tượng. Chọn một đối tượng.

khoảng cách giữa hai đối tượng. Chọn hai đối tượng.

góc nghiêng giữa hai mặt phẳng hoặc hai đoạn thẳng. Chọn hai đối tượng.

kích thước đường kính. Chọn mặt tròn hoặc đường tròn, cung tròn.

khoảng cách tối thiểu giữa hai đối tượng. chọn hai đối tượng. Các loại kích thước này được chọn một cách linh hoạt. Có thể thực hiện theo hai cách:

- Nhấn nút loại kích thước trước sau đó chọn đối tượng. - Nhấn chọn đối tượng, tuỳ theo đối tượng được chọn sẽ tự động kích hoạt loại

kích thước tương ứng. Các nút chọn đối tượng:

nhấn chọn đối tượng thứ nhất.

nhấn chọn đối tượng thứ hai. Các thông số: Khi đã có đối tượngđược chọn, bảng giá trị các thông số hiện ra.

Cột +/- lấy giá trị + hoặc -. Value: giá trị đo được trên đối tượng. Cumulative: cộng dồn. Nếu có nhiều kích thước nối nhau, giá trị cộng dồn sẽ hiện tại cột này. Giá trị tại các cột này không thay đổi được. Display Precision: độ chính xác được hiển thị. Nhấn nút tại ô bên cạnh chọn theo số

chữ số thập phân sau dấu phẩy. Xoá thông số Nếu không cần đặt phạm vi cho phép, có thể xoá thông số bằng cách nhấn phải chuột vào

dòng cần xoá, chọn Delete.

2- Mục Boundary - lập khoảng xác định của giá trị kích thước đã chọn

AUTODESK INVENTOR - Tạo hình khối phụ trên chi tiết

Nguyễn Văn Thiệp

232

Khi đã có đối tượng được chọn khống chế thông số, nhấn sang mục Boundary. Hộp thoại hiện ra.

Nhấn dòng Click to add, các giá trị được đưa vào. Lower: giá trị nhỏ nhất. Giá trị này là giá trị đo được trừ đi trị số giảm. Upper: giá trị lớn nhất. Giá trị này là giá trị đo được cộng thêm trị số tăng. Các giá trị này lấy theo thiết lập đã nói tại lệnh AutoLimits Settings. Tại đây cũng có

thể cho các giá trị khác bằng cách nhấn chuột vào ô nhập liệu và cho giá trị mới. LSign: dấu cận dưới. Usign: đấu cận trên. Nhấn nút chọn dấu cần dùng. Level: mức cảnh báo. Nếu giá trị phù hợp, nút hiện lên hình tròn màu xanh. Nhấn dòng Click to add, thêm mức cảnh báo được đưa vào.

Nếu không cần đặt phạm vi cho phép, có thể xoá thông số bằng cách nhấn phải chuột vào

dòng cần xoá, chọn Delete.

AUTODESK INVENTOR - Tạo hình khối phụ trên chi tiết

Nguyễn Văn Thiệp

233

Nhấn OK kết thúc lệnh.

2.5.1.3 Lệnh Area-Perimeter AutoLimits Ý NGHĨA:

Thiết lập giới hạn cho diện tích và chu vi. DẠNG LỆNH:

Thanh lệnh: GIẢI THÍCH:

Hộp thoại hiện ra. Chọn một trong loại thông số:

giới hạn diện tích.

giớ hạn chu vi. Các mục và nội dung như lệnh trên. Hình dưới là hộp thoại giới hạn diện tích.

2.5.1.4 Lệnh Physical Properties AutoLimits Ý NGHĨA:

Thiết lập giới hạn cho thể tích và khối lượng. DẠNG LỆNH:

Thanh lệnh: GIẢI THÍCH:

Hộp thoại hiện ra. Chọn một trong loại thông số:

giới hạn thể tích.

giới hạn khối lượng. Các mục và nội dung như lệnh trên. Hình dưới là hộp thoại giới hạn trọng lượng.

AUTODESK INVENTOR - Tạo hình khối phụ trên chi tiết

Nguyễn Văn Thiệp

234

2.5.2 XỬ LÝ GIỚI HẠN ĐÃ LẬP Khi đã lập giới hạn cho các đối tượng, trên Trình duyệt (thanh Browser) có hiện các

giới hạn đã lập.

Tại đây cũng có thể thao tác tiếp với các đối tượng này.

1- Xoá giới hạn Nhấn phải chuột vào tên giới hạn, chọn Delete.

2- Cho hiển thị ký hiệu cảnh báo Nhấn phải chuột vào tên giới hạn, chọn Visibility. Các cảnh báo hiển thị trên chi tiết tại

đối tượng có thiết lập giới hạn.

AUTODESK INVENTOR - Tạo hình khối phụ trên chi tiết

Nguyễn Văn Thiệp

235

Khi kích thước thuộc khoảng xác định nào, ký hiệu cảnh báo vùng đó hiện ra. Hình dưới

minh hoạ các ký hiệu hiển thị.

3- Sửa nội dung giới hạn Nhấn phải chuột vào tên giới hạn, chọn Edit AutoLimits. Hộp thoại hiện ra để sửa.

Khi không làm việc nữa, nhấn nút tại đỉnh thanh lệnh chọn Model để chuyển sang

môi trường hình khối.

AUTODESK INVENTOR - Chi tiết dạng tấm

Nguyễn Văn Thiệp

236

CHƯƠNG 3

THIẾT KẾ CÁC CHI TIẾT DẠNG TẤM Các chi tiết hoặc vật thể tạo ra từ các tấm kim loại cũng như các tấm vật liệu khác có số

lượng không nhỏ trong đời sống cũng như trong các máy công nghiệp. AutoDesk Inventor đã giành một phần riêng biệt cho việc thiết kế các chi tiết từ vật liệu dạng tấm, đã tạo ra các công cụ đặc biệt chuyên dụng để thiết kế các mô hình dạng tấm (Sheet Metal) một cách thuận tiện và hiệu quả nhất.

Trong chương này chúng ta nghiên cứu các lệnh thiết kế các chi tiết từ vật liệu dạng tấm.

3.1 KHỞI TẠO BẢN THIẾT KẾ Có hai cách khởi tạo các lệnh trên thanh công cụ mô hình dạng tấm - Sheet Metal.

1- Dùng tập tin mẫu Tập tin mẫu là Sheet Metal.ipt.

KHỞI TẠO: Trình đơn: New Sheet Metal.ipt Khi khởi động, cũng như chi tiết dạng khối, mặt phẳng hình phác hiện ra để người dùng

tạo hình phác. Khi tạo xong hình phác (tuỳ theo mục đích thiết kế và lệnh tạo tấm yêu cầu), thanh lệnh để tạo hình cho tấm hiện ra:

Trong phần này chi tiết cơ sở là một tấm. Nhưng trong quá trình thiết kế, nếu cần có hình

khối không phải dạng tấm, có thể chuyển đổi bằng lệnh: Convert -> Model hoặc dùng các lệnh trên thanh công cụ Features để tạo hình khối.

Sau khi đã có một tấm được tạo ra, thanh lệnh trở thành:

2- Khởi tạo ngay trong mô hình khối rắn

Trong khi thiết kế các mô hình khối rắn nếu cần có hình khối dạng tấm, có thể chuyển đổi bằng lệnh trên trình đơn: Convert -> Sheet Metal.

AUTODESK INVENTOR - Chi tiết dạng tấm

Nguyễn Văn Thiệp

237

3.2 CÁC LỆNH THIẾT KẾ CHI TIẾT DẠNG TẤM

3.2.1 TẠO TẤM CƠ SỞ

3.2.1.1 Lệnh Sheet Metal Styles Ý NGHĨA:

Tạo kiểu tấm kim loại. DẠNG LỆNH:

Thanh lệnh: GIẢI THÍCH:

Khi tạo một tấm kim loại phải tuân theo một phương thức nhất định. Mỗi phương thức được thiết lập trong một kiểu. Trong phương thức đó định ra bề dầy cho tấm, bán kính cong tại các nếp uốn v.v...

Chúng ta có thể tạo ra các loại tấm phong phú về kích thước và hình dạng theo các kiểu khác nhau. Lệnh này giúp chúng ta tạo ra các kiểu đó.

Hộp thoại xuất hiện:

Style List - ô liệt kê tên các kiểu tấm đã có. Tại đây luôn có tên Default (mặc định). Active Style - gán kiểu cho tấm đang tạo. Nhấn nút để chọn một trong các kiểu đã tạo để

gán cho tấm đang làm việc. Mỗi chi tiết hoặc hình khối chỉ có thể được chọn một kiểu.

New - tạo ra phương thức mới. Tại ô đầu tiên của Style List hiện dòng: Copy of Default. Có

thể xoá tên này cho tên khác. Tên kiểu mới được hiện tại ô bên dưới.

AUTODESK INVENTOR - Chi tiết dạng tấm

Nguyễn Văn Thiệp

238

Delete - xoá tên kiểu khỏi danh sách. Manage - quản lý các kiểu. Dùng để lấy các kiểu của chi tiết đã tạo áp dụng cho chi tiết hiện

thời. Hộp thoại hiện ra:

Nhấn nút để tìm tệp chứa tấm đã tạo. Khi đã có tấm, tên kiểu tấm thuộc tệp đó hiện ra tại ô Source Document. đánh dấu chọn kiểu, nhấn nút Copy để chuyển vào tệp chứa chi tiết hiện hành (Active Document). Nhấn Close kết thúc công đoạn này. Mỗi kiểu được tạo ra ứng với các thông số tại các mục sau:

1- Mục Sheet - định dạng tấm Trong này gồm:

Nhóm Sheet - tấm Material: vật liệu. Dùng nút để hiện danh sách và chọn vật liệu. Thickness: bề dầy tấm. Cho giá trị bằng mm hoặc in.

Nhóm Flat Pattern - các phương pháp khai triển Unfold Method - phương thức cán. Nhấn nút chọn các phương pháp:

Linear: lien tục. Bend Table: cán từng tấm.

Unfold Method Value - giá trị của phương thức cán. Nếu phương thức cán là Linear, giá trị này là K Factor. Hệ số K tham gia vào việc quyết định bán kính cong tại các nếp uốn (Bend). Giá trị này trong khoảng từ 0 đến 1.

AUTODESK INVENTOR - Chi tiết dạng tấm

Nguyễn Văn Thiệp

239

Công thức tính: Nếu phương thức cán là Bend Table, giá trị này là Default.

2- Mục Bend - Thông số uốn Hộp thoại có các tham số:

Radius: bán kính cung lượn. Mặc định bằng bề dầy của tấm (Thickness), có thể gõ số trực tiếp

hoặc nhấn nút để chọn các tham số khác đã cho trong các lần trước. Minimum Remnant: phần dư tối thiểu. Mặc định bằng 2 lần bề dầy. Transition: đoạn chuyển tiếp giữa hai mặt. Nhấn nút chọn các phương thức tạo đoạn chuyển

tiếp gồm: None: không định hình. Intersection: giao điểm. Straight Line: đường kéo thẳng. Arc: cung tròn.

Relief Shape: hình dạng đoạn tiếp giáp với mặt khác. Nhấn nút chọn các phương thức tạo đoạn tiếp giáp gồm:

Straight: thẳng góc. Round: vê tròn.

Relief Width: bề rộng phần tiếp giáp. Mặc định bằng bề dầy (Thickness), có thể gõ số trực tiếp. Relief Depth: chiều sâu phần tiếp giáp. Mặc định bằng 0,5 bề dầy (Thickness* 0.5), có thể gõ

số trực tiếp.

AUTODESK INVENTOR - Chi tiết dạng tấm

Nguyễn Văn Thiệp

240

3- Mục Corner - góc Gồm các thông số:

Reliet Shape: hình dạng đoạn tiếp giáp. Nhấn nút chọn các phương thức tạo đoạn tiếp giáp

gồm: Square: vuông góc. Round: vê tròn. Tear: hình giọt nước. Trim to Bend: cắt bỏ phần thừa đến mặt cong.

Relief Size: kích thước phần tiếp giáp. Mặc định bằng 4 lần bề dầy (Thickness* 4), có thể gõ số trực tiếp.

3.2.1.2 Lệnh Face Ý NGHĨA:

Tạo ra tấm phẳng từ hình vẽ phác 2D khép kín. DẠNG LỆNH:

Thanh lệnh: GIẢI THÍCH:

Để thực hiện được lệnh, phải dùng Sketch2D để vẽ một hình khép kín. Chúng ta xét các trường hợp có thể xảy ra.

1- Bắt đầu tạo tấm chủ thể Sau khi ra lệnh, hộp thoại xuất hiện:

AUTODESK INVENTOR - Chi tiết dạng tấm

Nguyễn Văn Thiệp

241

Mục Face Shape - hình dạng tấm

- chọn biên dạng.

- hướng phát triển bề đầy của tấm. Chúng ta đã biết, bề dầy của tấm ( Thickness) đã được cho tại lệnh Sheet Metal style, ở đây chúng ta chỉ định hướng nâng biên dạng thành tấm. Trên bản vẽ, bên trong biên dạng đựơc tô màu xanh đồng thời có mũi tên chỉ hướng tạo bề dầy (vuông góc với mặt phẳng biên dạng), ta có thể nhấn nút này để được hướng ngược lại.

Mục Unfold Options và Bend Relief Options Các thông số đã được giải thích tại lệnh Sheet Metal style.

Nhấn OK kết thúc lệnh, tấm phẳng được tạo ra.

2- Tạo thêm tấm khác khi đã có tấm chủ Hộp thoại xuất hiện:

Trong hộp thoại có thêm nhóm Bend, cho thông số nếp uốn để nối mặt cũ với mặt mới.

Radius: bán kính cung lượn. Gõ số hoặc nhấn nút để hiện ra các biến số đã đặt trước: Measure: lấy theo độ dài của một đối tượng đo được trong bản vẽ. BendRadius: lấy bằng bán kính đã đặt tại Sheet Metal Style. Thickness: lấy bằng bề dầy tấm. List Parameters: chọn theo các tham số đã cài đặt, một danh sách hiện ra:

AUTODESK INVENTOR - Chi tiết dạng tấm

Nguyễn Văn Thiệp

242

Các tham số này đã được giải thích tại lệnh Sheet Metal Style.

chọn cạnh của tấm chủ nối với tấm mới.

Nếu không chọn cạnh nối tiếp, hai mặt tách rời nhau.

cho mép cung lượn song song với mép tấm mới. Nhấn nút này, cung lượn giữa hai tấm có dạng như hình a, không nhấn như hình b.

AUTODESK INVENTOR - Chi tiết dạng tấm

Nguyễn Văn Thiệp

243

a b

3.2.1.3 Lệnh Contour Flange Ý NGHĨA:

Tạo ra tấm dọc theo biên dạng vẽ phác 2D hở. DẠNG LỆNH:

Thanh lệnh: GIẢI THÍCH:

Lệnh này có những cách áp dụng khác nhau. Có thể thực hiện với một biên dạng độc lập hoặc biên dạng kèm thêm vào một hình khối hoặc tấm đã có.

1-Biên dạng độc lập Dùng 2DSketch vẽ một biên dạng hở.

Ra lệnh Contoure Flange, hộp thoại xuất hiện:

AUTODESK INVENTOR - Chi tiết dạng tấm

Nguyễn Văn Thiệp

244

Trong hộp thoại có các mục:

Mục Contoure Flange Shape - hình dạng tấm

- chọn biên dạng.

- hướng phát triển bề đầy của tấm. Tương tự như lệnh Face. Bend Radius: bán kính cung lượn. Xem trong lệnh Face.

Nhấn nút để hiện ra mục Extents bên dưới.

Trong này có: Distance: cho bề rộng tấm. Gõ số vào ô nhập liệu.

Nút hoặc định hướng phát triển bề rộng tấm.

Mục Unfold Options và Bend Relief Options Đã được giải thích tại lệnh Sheet Metal style. Nhấn OK kết thúc lệnh, một mặt được tạo ra (hình bên phải hộp thoại).

2- Biên dạng kết hợp với hình khối hoặc tấm đã có Ta vẽ thêm một biên dạng nối vào mặt đã có.

AUTODESK INVENTOR - Chi tiết dạng tấm

Nguyễn Văn Thiệp

245

Hộp thoại có dạng:

Các tham số và các nút mới được kích hoạt.

như giới thiệu phần Face.

chọn cạnh của tấm chủ nối với tấm mới.

Nhấn nút để hiện thêm Nhóm Extents -> Type. Nhấn nút để chọn các phương án kéo dài tạo bề rộng của tấm.

Edge: chọn cạnh của hình khối đã có để làm chuẩn cho hướng phát triển và độ lớn của bề rộng tấm. Dùng chuột nhấn chọn cạnh cần thiết.

AUTODESK INVENTOR - Chi tiết dạng tấm

Nguyễn Văn Thiệp

246

Distance: cho bề rộng tấm. Như trường hợp biên dạng độc lập. Width: cho bề rộng tấm và dựng tấm cách điểm chuẩn một khoảng. Lúc này tại hộp thoại

xuất hiện 2 ô nhập liệu: Offset: khoảng cách từ tấm đến điểm chuẩn. Khoảng cách này được xác định như

sau:

Nhấn nút để chọn cạnh của hình khối đã có làm chuẩn cho hướng phát triển của bề rộng tấm.

Nhấn nút để chọn điểm chuẩn. Điểm này phải là các điểm góc của chi tiết. Nhấn chuột vào đầu mút của cạnh vừa chọn, lượng offset của mép tấm được tính từ điểm này.

Width: bề rộng của tấm. Cho một giá trị. Nhấn nút để chọn hướng phát triển. Kết quả chỗ tiếp giáp, chuyển tiếp, uốn cong đều được lấy các giá trị từ lệnh Sheet

Metal styles.

Offset : cho bề rộng của tấm bằng cách cho khoảng cách từ tấm đến 2 điểm chuẩn. Lúc này tại

hộp thoại xuất hiện 2 ô nhập liệu:

khoảng cách từ mép tấm đến điểm chuẩn thứ nhất. Nhập số.

AUTODESK INVENTOR - Chi tiết dạng tấm

Nguyễn Văn Thiệp

247

khoảng cách từ mép tấm đến điểm chuẩn thứ hai. Nhập số.

Cách chọn điểm chuẩn vẫn dùng nút tương tự như trên.

3.2.2 CÁC LỆNH TẠO HÌNH TRÊN TẤM

3.2.2.1 Lệnh Cut Ý NGHĨA:

Cắt một phần của tấm theo một biên dạng khép kín. DẠNG LỆNH:

Thanh lệnh: GIẢI THÍCH:

Để thực hiện được lệnh này, trên mặt của tấm phải có biên dạng 2D khép kín.

Hộp thoại xuất hiện:

AUTODESK INVENTOR - Chi tiết dạng tấm

Nguyễn Văn Thiệp

248

Tham số Extents - định chiều sâu phần cần cắt bỏ

Cách chọn phương án và cho giá trị giống lệnh Extrude của phần tạo hình khối đặc. Cut Across Bend ON (có đánh dấu) - cho phép cắt x uyên qua tấm kể cả chỗ uốn cong,

OFF (không dánh dấu) - chỉ cắt với chiều sâu đúng bằng giá trị đã cho kể từ mặt phẳng phác. Hình a là lỗ khoét sâu bằng nửa bề dầy. Hình b, lỗ khoét sâu bằng bề dầy tấm (Thickness) xuyên thủng tấm có xuyên qua đoạn

cong.

a b

3.2.2.2 Lệnh Flange Ý NGHĨA:

Tạo thêm một tấm phẳng nối với tấm đã có và tạo với tấm gốc một góc tuỳ ý. DẠNG LỆNH:

Thanh lệnh: GIẢI THÍCH:

Điều kiện của lệnh này là phải có một tấm đã được tạo trong bản thiết kế. Không cần có biên dạng. Hộp thoại xuất hiện:

AUTODESK INVENTOR - Chi tiết dạng tấm

Nguyễn Văn Thiệp

249

Cách tạo tấm giống như tạo một tấm nối tiếp bằng lệnh Contoure Flange, chỉ khác là

tấm ở đây là tấm phẳng. Các nút và thông số chính:

Edge: chọn cạnh tiếp giáp (cạnh để phát triển tấm mới).

định hướng phát triển bề dầy (Thickness) của tấm. Distance: cho bề rộng tấm. Xem hình dưới.

định hướng phát triển bề rộng tấm. Hình bên trái hoặc chuyển hướng như hình bên phải.

hoặc

Angle: góc tạo ra giữa tấm mới và tấm cũ. Gõ số.

AUTODESK INVENTOR - Chi tiết dạng tấm

Nguyễn Văn Thiệp

250

Bend Tangent to Side Face: nhấn nút này cung lượn sẽ tiếp tuyến với mặt mép tấm cũ, ngược lại, cung không bị ràng buộc.

Bend Radius: bán kính cung lượn . Mặc định là bằng giá trị BendRadius cho trong Style,

nhưng có thể gõ số khác.

Nhóm Extents -> Type Tương tự như ở lệnh Contoure Flange. Chúng ta luôn nhớ rằng bề dầy (Thickness) tấm và bán kính cung lượn (Bend Radius)

đều được xác định ở lệnh Sheet Metal Styles.

3.2.2.3 Lệnh Hem Ý NGHĨA:

Tạo nếp gấp theo mép tấm. DẠNG LỆNH:

Thanh lệnh: GIẢI THÍCH:

Hộp thoại xuất hiện:

AUTODESK INVENTOR - Chi tiết dạng tấm

Nguyễn Văn Thiệp

251

Các thành viên trong hộp thoại:

1- Mục Shape - Các tham số hình dạng của nếp gấp Type: kiểu, nhấn nút để chọn kiểu, gồm:

nếp gấp đơn. cuộn hình giọt nước.

Nếu chọn kiểu này, hộp thoại như sau:

Angle: góc giữa phần cuối của mép và mặt tấm gốc. Gõ số. Góc này phải > 90o.

Radius: bán kính cung lượn.

cuộn tròn. Hộp thoại gống như Teardrop.

AUTODESK INVENTOR - Chi tiết dạng tấm

Nguyễn Văn Thiệp

252

Angle: góc ở tâm của nếp cuộn. Góc này phải < 360o.

nếp gấp kép. Hộp thoại giống như Single.

Nhóm Shape - các tham số hình dạng

Nhấn nút để chọn mép của tấm đã có cần tạo nếp gấp.

Nhấn nút để chọn hướng phát triển của nếp gấp. Gap: khoảng hở giữa nếp gấp và mặt tấm. Giá trị này mặc định là một công thức:

Thickess*0.5 (bằng 0,5 lần bề dầy). Length: bề rộng mặt nếp gấp tính từ mép. Giá trị này mặc định bằng công thức:

Thickess*4 (bằng 4 lần bề dầy). Các giá trị này có thể thay đổi bằng gõ số khác nhấn nút để hiện ra các biến số đã dặt

trước. Nhấn chọn List Parameters: chọn theo các tham số đã cài đặt, một danh sách hiện ra:

Có thể lấy các tham số này hoặc thêm một phép tính với nó.

Nhấn hiện thêm nhóm Extents -> Type tương tự như ở lệnh Contoure Flange.

AUTODESK INVENTOR - Chi tiết dạng tấm

Nguyễn Văn Thiệp

253

2- Mục Unfold Options và Bend Relief Options Đã được giải thích tại lệnh Sheet Metal styles. Nhấn Apply kết thúc việc tạo nếp gấp cho một mép. Có thể tiếp tục với mép khác. Nhấn Ok kết thúc lệnh.

3.2.2.4 Lệnh Fold Ý NGHĨA:

Uốn tấm theo một đường thẳng vạch trên mặt tấm làm chuẩn. DẠNG LỆNH:

Thanh lệnh: GIẢI THÍCH:

Điều kiện để thực hiện lệnh này là phải có đường thẳng vẽ bằng Line trong Sketch 2D trên mặt tấm. Đường này phải có hai đầu mút nằm trên hai cạnh mép của tấm (nếu dài vượt qua hoặc ngắn không chạm tới cạnh mép cũng không được dùng làm đường gấp).

Hộp thoại xuất hiện:

AUTODESK INVENTOR - Chi tiết dạng tấm

Nguyễn Văn Thiệp

254

1- Mục Shape - Tạo hình dạng phần bị uốn Phần này gồm:

chọn đường chuẩn. Nhấn chọn đoạn thẳng vẽ phác trên mặt tấm làm chuẩn.

chọn phần cần uốn. Nhấn trái chuột nút này, mũi tên nằm ngang chỉ phần cần uốn.

chọn hướng uốn. Nhấn chuột để đổi hướng. Mũi tên cong chỉ hướng uốn.

nhấn chọn một trong 3 nút này để định vị trí của đường chuẩn tại nếp gấp.

Các tham số khác: Bend Radius: bán kính cung lượn. Cách nhập số liệu giống như các lệnh đã nêu trên. Angle: góc tạo bởi phần bị gấp và phần để nguyên.

2- Mục Unfold Options và Bend Relief Options. Đã được giải thích tại lệnh Sheet Metal styles.

AUTODESK INVENTOR - Chi tiết dạng tấm

Nguyễn Văn Thiệp

255

Nhấn Apply kết thúc việc tạo một lần gấp. Nhấn OK kết thúc luôn lệnh.

3.2.2.5 Lệnh Corner Seam Ý NGHĨA:

Nối góc hở giữa hai mặt phẳng của chi tiết. DẠNG LỆNH:

Thanh lệnh: GIẢI THÍCH:

Lệnh này chỉ thực hiện được khi có hai mặt phẳng của tấm tạo với nhau một góc nhưng còn một khoảng hở nếu kéo dài chúng sẽ chạm nhau.

Hộp thoại xuất hiện:

Nếu nhấn chọn Corner Rip (xẻ góc), lệnh Seam không thực hiện.

AUTODESK INVENTOR - Chi tiết dạng tấm

Nguyễn Văn Thiệp

256

chọn cạnh mép. Nhấn chuột chọn hai cạnh của các mặt ở tư thế có thể nối được (hình a).

Nhấn một trong các nút để chọn phương thức nối. Gap: khe hở giữa hai mặt. Gõ số. Khe hở này phải khác 0.

Các lựa chọn phụ xuất hiện nếu nhấn nút , gồm: Extend Corner: Aligned: mặt nọ sẽ chiếu xuống mặt kia.

Perpendicular: hai mặt được kéo vuông góc với nhau. Nhấn Apply thực hiện lệnh với hai cạnh đã chọn.

Dưới đây là hình mô tả các dạng góc hở khác nhau.

3.2.2.6 Lệnh Bend Ý NGHĨA:

Nối hai mặt của chi tiết dạng tấm bằng cung lượn. DẠNG LỆNH:

Thanh lệnh: GIẢI THÍCH:

Với lệnh này chúng ta xét các trường hợp: cung lượn đơn (Bend) và cung lượn kép (Double Bend). Tất nhiên là Inventor rất thông minh nên tự nó nhận biết khi nào thì tạo cung

AUTODESK INVENTOR - Chi tiết dạng tấm

Nguyễn Văn Thiệp

257

lượn đơn, khi nào thì tạo cung lượn kép, chúng ta chỉ cho các tham số để được hình như ý muốn.

1- Cung lượn đơn (Bend) Hai cạnh song song nhau của các mặt ở tư thế tạo với nhau một góc bất kỳ và có thể nối

được, thì cung lượn được tạo ra là cung lượn đơn. Hộp thoại xuất hiện:

chọn cạnh mép. Nhấn chọn hai mép song song nhau của hai mặt. Lúc này phần Double Bend bị mờ đi.

Các hình dưới minh hoạ các dạng khác nhau của cung lượn đơn.

AUTODESK INVENTOR - Chi tiết dạng tấm

Nguyễn Văn Thiệp

258

2- Cung lượn kép (Double Bend) Trường hợp này xảy ra khi ta nhấn chọn hai cạnh song song nhau của các mặt song song.

Lúc này phần Double Bend hiện lên các tham số để chọn như hộp thoại dưới đây:

Chọn một trong 2 phương án sau: 90 Degree: 90 độ. Tạo ra một mặt vuông góc với hai mặt kia và tạo ra hai cung lượn

để nối chúng.

AUTODESK INVENTOR - Chi tiết dạng tấm

Nguyễn Văn Thiệp

259

Full Radius: tạo nửa vòng tròn nối hai mặt.

chọn mặt làm chuẩn. Mặt nào được chọn làm chuẩn để căn chỉnh thì không bị co giãn. Unfold Options và Bend Relief Options đã được giải thích tại lệnh Sheet Metal styles.

Nhấn Apply để thực hiện việc tạo cung lượn.

3.2.2.7 Lệnh Punch Tool Ý NGHĨA:

Đột hốc trên tấm. DẠNG LỆNH:

Thanh lệnh: GIẢI THÍCH:

Chức năng này thực chất là dùng các iFeature (xem phần iFeatures và iParts) dạng hốc để gắn vào tấm. Như vậy chúng ta có thể dùng lệnh tạo iFeature để tạo ra các hốc theo ý muốn. Đặc điểm các iFeature được dùng trong lệnh Punch là hốc này phải được tạo ra từ các hình khối có định vị bằng một tâm điểm.

Sau khi ra lệnh, hộp thoại xuất hiện:

AUTODESK INVENTOR - Chi tiết dạng tấm

Nguyễn Văn Thiệp

260

Các hốc chuẩn của Inventor là các iFeature được đặt trong thư mục Catalog ->

Punch. Nếu chúng ta có các hốc tự tạo đặt ở thư mục khác, có thể nhấn nút Browser để chỉ đường đến thư mục đó.

Dùng chuột chọn tên hốc trong ô danh sách bên trái hộp thoại. Ô bên phải tự động hiển thị hình của hốc đã chọn.

Nhấn Next sang bước tiếp theo. Hộp thoại xuất hiện để cho thông số, đồng thời tại các điểm trên mặt tấm cũng xuất hiện các hốc với kích thước nguyên thủy.

Trong hộp thoại bên trái có tham số: Centers: tâm điểm. Tâm có thể là:

- Các điểm tạo bằng lệnh points trong 2D Sketch. - Tâm đường tròn hình phác 2D.

Angle: góc nghiêng của hốc so với vị trí nguyên thuỷ. Nhấn Next sang hộp thoại thứ hai là các thông số tạo ra hốc (iFeature), chúng ta có thể

thay đổi chúng bằng cách nhấn chuột vào tên thông số và gõ giá trị (nên kèm theo thứ nguyên như mm hoặc in).

Nhấn OK kết thúc lệnh, kết quả như hình dưới.

AUTODESK INVENTOR - Chi tiết dạng tấm

Nguyễn Văn Thiệp

261

3.2.2.8 Lệnh Flat Patern Ý NGHĨA:

Triển khai các tấm có các thành phần không cùng nằm trên một mặt phẳng thành một hình phẳng. DẠNG LỆNH:

Thanh lệnh: GIẢI THÍCH:

Lệnh này giúp cho nhà thiết kế biết được tổng kích thước một tấm vật liệu cần có để tạo ra tấm có hình khối như đã thiết kế. Ví dụ ta có tấm như hình a, sau khi ra lệnh, lập tức ta được một cửa sổ biểu diễn tấm đã triển khai như hình b.

a b

Xử lý hình triển khai: Hình triển khai có tên trong Trình duyệt là FlatPattern.

Nhấn phím phải chuột vào tên FlatPattern, có trình đơn động hiện ra:

Extents: nhấn trái chuột, bảng giá trị tổng thể của hình triển khai:

Tên hình khai triển

AUTODESK INVENTOR - Chi tiết dạng tấm

Nguyễn Văn Thiệp

262

Giá trị này không thể thay đổi chỉ xem để biết, nhấn Close kết thúc.

Show Window: cho hiện cửa sổ hình triển khai. Close Window: đóng cửa sổ hình triển khai trở lại màn hình thiết kế.

3.2.2.9 Các lệnh khác Các lệnh chỉnh sửa khác như iFeature, Mirror, Hole, Corner Chamfer, Cornerr

Round (Fillet)... trên thanh công cụ Sheet Metal tương tự như đối với hình khối khác.

AUTODESK INVENTOR - Lắp ghép các chi tiết

Nguyễn Văn Thiệp

263

CHƯƠNG 4

LẮP GHÉP CÁC CHI TIẾT Các chi tiết sau khi đã thiết kế riêng rẽ, chúng sẽ được lắp ghép lại với nhau để thành một

đơn vị thiết kế hoàn chỉnh hoặc thành một cỗ máy. Dưới đây là hình minh hoạ các chi tiết được thiết kế riêng rẽ sau đó được lắp ghép lại với

nhau thành một cụm chi tiết.

Trong chương này chúng ta nghiên cứu các lệnh để lắp ghép.

4.1 KHỞI TẠO BẢN LẮP

4.1.1 KHỞI TẠO Bản vẽ lắp ghép được chứa trong tập tin .iam, vì vậy chúng ta phải tạo tập tin bằng lệnh

New, trong hộp thoại New File chọn tập tin mẫu Standard.iam. Khi bản lắp ghép được khởi tạo hoặc mở ra, thanh lệnh (Panel Bar) tự động được kích

hoạt. Nếu muốn hiện thanh công cụ, dùng lệnh Tools Customize. Hộp thoại xuất hiện, chọn Toolbars Assembly Panel, nhấn nút Show.

AUTODESK INVENTOR - Lắp ghép các chi tiết

Nguyễn Văn Thiệp

264

Khi chưa có chi tiết nào được đưa vào, thanh lệnh có dạng như hình bên trái sau khi một chi tiết được đưa vào bản lắp, thanh lệnh có dạng như hình bên phải , các lệnh tiếp theo được kích hoạt.

4.1.2 CÁC THIẾT LẬP BAN ĐẦU Cũng như các phần khác, các thiết lập ban đầu của bản lắp thường là mặc định. Chúng ta

cũng cần phải tìm hiểu để biết tác động của các thiết lập này trong qua trình thực hiện công việc, nếu cần có thể thay đổi. DẠNG LỆNH:

Trình đơn: Tools Applycation Option Assembly GIẢI THÍCH:

Hộp thoại hiện ra:

AUTODESK INVENTOR - Lắp ghép các chi tiết

Nguyễn Văn Thiệp

265

Trong này có các lực chọn sau:

Defer Update: ON (có đánh dấu) - khi thay đổi hình dạng của chi tiết hoặc ràng buộc, mối

ghép không tự động cập nhật mà phải nhấn nút . OFF (không dánh dấu) - các thay đổi được tự động cập nhật.

Hình dưới minh hoạ Defer Update: ON .

AUTODESK INVENTOR - Lắp ghép các chi tiết

Nguyễn Văn Thiệp

266

Delete Component Pattern Source(s): ON (có đánh dấu) - khi xoá dãy, xoá luôn cả khối

chủ. OFF (không dánh dấu) - khi xoá dãy, khối chủ không bị xoá. Enable Constraint Redundancy Analysis: ON (có đánh dấu) - cho phép phân tích các

ràng buộc thừa (không cần thiết). OFF (không dánh dấu) - không phân tích. Section All Parts: ON (có đánh dấu) - cho phép cắt qua các chi tiết của cụm đã lắp ghép..

OFF (không dánh dấu) - không cho phép. Mặc định là OFF.

Nhóm Part Feature Adaptivity - chi tiết thích nghi Nhấn chọn một trong các lựa chọn sau:

Features are initially adaptive: tất cả các chi tiết tạo mới đều là chi tiết thích nghi. Features are initially nonadaptive: các chi tiết tạo mới không phải là chi tiết thích nghi.

Xem phần “Chi tiết thích nghi”.

Nhóm In-place Features - các khối phụ trên chi tiết Có thể chọn các phương án sau:

Mate plane: ON (có đánh dấu) - có tạo ra các mặt áp nhau nhưng chi tiết không thích nghi. OFF (không dánh dấu) - hai mặt không bị ràng buộc.

AUTODESK INVENTOR - Lắp ghép các chi tiết

Nguyễn Văn Thiệp

267

Trong các hình trên minh hoạ chi tiết mới tạo có hai mặt cách nhau một khoảng cho trước (hình 1-a, 2-a). Khi thanh giằng thay đổi, độ dài chi tiết không thay đổi theo (hình 3-a, 4-a). Adapt feature: ON (có đánh dấu) - hai mặt của chi tiết bị ràng buộc và chi tiết là thích nghi.

OFF (không dánh dấu) - chi tiết không thích nghi.

Hình 3-b và 4-b minh hoạ khi thanh giằng thay đổi độ dài, chi tiết cũng thay đổi theo

(thích nghi). Cross Part Geometry Projection Enable associative edge/loop geometry projection during in-place modeling: ON (có

đánh dấu) - cho phép tạo một đường bao kín khi chọn một cạnh mép của một mặt chiếu lên mặt phẳng phác. Hình dưới.

AUTODESK INVENTOR - Lắp ghép các chi tiết

Nguyễn Văn Thiệp

268

Nhóm Component Opacity - làm cho bề mặt chi tiết mờ đục Nhấn chọn một trong các nút sau:

All: ON (có đánh dấu) - tất cả các chi tiết đều hiện rõ. Nếu chọn phương án này, khi chỉnh sửa một chi tiết thì các chi tiết khác vẫn hiện rõ, khó phân biệt.

Active Only: ON (có đánh dấu) - chỉ những chi tiết được kích hoạt được hiện rõ các mặt,

Những chi tiết khác bị biến thành các mặt trong suốt. Phương án này cho phép phân biệt giữa chi tiết đang sửa với các chi tiết khác.

AUTODESK INVENTOR - Lắp ghép các chi tiết

Nguyễn Văn Thiệp

269

Nhóm Zoom Target for Place Component with iMate - nhìn vào khu vực đang lắp ghép

None: không Zoom. Placed Component: Zoom theo chi tiết đang lắp ghép. Zoom All: nhìn tòan cảnh.

Nhóm Interactive Contact - phân tích những mặt giao nhau Activate Contact Solver: ON (có đánh dấu) kích hoạt việc giải quyết các chỗ giao nhau

giữa các mặt khi lắp ghép. Mặc định là OFF (không dánh dấu). Khi phương án này ON , các lựa chọn tiếp theo cũng được kích hoạt. Contact Set Only: chỉ kiểm tra các mặt tiếp xúc. All Components: kiểm tra tất cả các thành viên. Surface Complexity - mặt phức hợp. Nhấn nút chọn mặt đại diện để kiểm tra. Xem phần “Analyze Interference”. Nhấn Apply kết thúc mục này. Nhấn OK kết thúc lệnh.

4.2 CHUẨN BỊ CÁC CHI TIẾT ĐỂ LẮP GHÉP Các chi tiết tham gia vào quá trình lắp ghép có thể được đưa vào từ các tập tin chứa chi

tiết .IPT hoặc được tạo ra ngay tại quá trính lắp ghép này và được lưu trữ ra tập tin .IPT.

4.2.1 ĐƯA CHI TIẾT THÀNH VIÊN VÀO BẢN LẮP

4.2.1.1 Lấy các chi tiết đã có - Place Component DẠNG LỆNH:

Trình đơn: Insert

Trình đơn động:

Thanh lệnh: Bàn phím: p

GIẢI THÍCH: Lệnh này cho phép chúng ta đưa các chi tiết riêng rẽ hoặc một cụm chi tiết đã được lắp

ghép vào. Hộp thoại để mở các bản thiết kế các chi tiết xuất hiện:

AUTODESK INVENTOR - Lắp ghép các chi tiết

Nguyễn Văn Thiệp

270

Chọn tên tập tin chứa chi tiết *.ipt hoặc tập tin chứa bản lắp ghép (cụm chi tiết) *.iam, nhấn Open.

Như chúng ta đã biết, có hai loại chi tiết: chi tiết có kích thước cố định và chi tiết có kích thước thay đổi (iPart). Hai loại chi tiết này về tên và phần mở rộng của tập tin không có gì phân biệt, nhưng khi đưa chúng vào bản lắp ghép sẽ có sự khác biệt. Xem Chương “Các chi tiết có thông số thay đổi và phụ thuộc” phần “iPart và iFeature”.

Trở lại màn hình không gian lắp ghép, chi tiết gắn liền với con trỏ, mỗi lần nhấn phím trái chuột, ta đặt được một hình của chi tiết đã chọn vào bản lắp.

Có thể đặt số lượng tuỳ ý các bản sao của chi tiết chứa trong tập tin đã mở. Nhấn phím phải chuột và chọn Done hoặc nhấn ESC kết thúc lệnh. Cứ tiếp tục lặp lại lệnh, chúng ta đưa được các chi tiết khác vào bản lắp. Các chi tiết này

được đặt vào bản lắp ở tư thế theo các mặt phẳng toạ độ mà chúng được tạo ra.

Nếu là cụm chi tiết, nó được coi là một thành viên và các chi tiết thành viên của nó không

bị tách rời ra rất tiện cho việc lắp nó vào cụm chi tiết khác.

4.2.1.2 Tạo thành viên mới - Create Component Tại tập tin lắp ghép chúng ta cũng có thể tạo mới một chi tiết hoặc một cụm chi tiết thành

viên phục vụ cho công việc lắp ghép cụm hiện thời. DẠNG LỆNH:

Trình đơn: Insert

Trình đơn động:

Thanh lệnh:

Bàn phím: N GIẢI THÍCH:

AUTODESK INVENTOR - Lắp ghép các chi tiết

Nguyễn Văn Thiệp

271

Sau khi ra lệnh, hộp thoại xuất hiện:

New Component Name: đặt tên cho bản vẽ chi tiết mới.

Template: chọn tiêu chuẩn. Có thể dùng mặc định hoặc nhấn nút để chọn tập tin khác.

New File Location: cho đường dẫn chứa tập tin. Có thể dùng mặc định hoặc nhấn nút để chọn thư mục khác.

Default BOM Structure: chọn chủng loại chi tiết trong bảng tổ chức vật tư. Tại đây chúng ta nhấn nút để chọn.

Normal: đây là loại mặc định cho tất cả các chi tiết trong cụm. Phantom: là loại chi tiết được sử dụng đơn lẻ trong qua trình thiết kế, nhưng nó cũng

không khác biệt trong bảng tổ chức vật liệu. Ví dụ như vít, đai ốc, vòng hãm, chúng được đưa vào lắp ghép riêng biệt nhưng được dùng chung. Đặc tính của loại này: - Bỏ qua danh sách vật tư. - Không được liệt kê trong bảng kê chi tiết.

Reference: loại tham chiếu là những thành viên trợ giúp dựng hình, nó bị loại khỏi các cột số lượng, khối lượng hoặc thể tích trong bảng kê chi tiết.

Purchased: loại mua từ bên ngoài đã lắp ráp thành cụm như xi lanh, pít tông, bản lề. Inseparable: loại mối ghép chặt như hàn, đinh tán, ép chặt.

Virtual Componel: ON (có đánh dấu) - chi tiết này không có hình khối, không cần tệp lưu trữ. Nó có tên trong danh sách chi tiết của cụm lắp ráp để cho người dùng điền thêm theo bảng kê vật tư. Ví dụ như ga, chất lỏng, dầu nhớt, phần mềm v.v…

Nhấn chọn nút này, các thông số khác không kích hoạt. Tên thành viên được cho vào trình duyệt như sau:

Sau khi chọn và nhấn OK, chọn mặt phẳng để tạo hình phác.

AUTODESK INVENTOR - Lắp ghép các chi tiết

Nguyễn Văn Thiệp

272

Mặt phẳng này có thể là một trong các mặt XY, XZ, YZ hoặc mặt của một chi tiết đã có trong cụm.

Màn hình làm việc của Parts hiện ra để thực hiện công việc. Dưới đây là minh hoạ màn hình vẽ phác để tạo biên dạng cho chi tiết mới.

Đối với chi tiết (Parts), các thanh công cụ Sketchs (hình phác) và Features (hình

khối) lại được kích hoạt để chúng ta thiết kế chi tiết.

4.2.1.3 Sử dụng chi tiết tiêu chuẩn Các chi tiết tiêu chuẩn lưu trong thư viện dùng để đưa vào lắp ráp với các cụm chi tiết.

DẠNG LỆNH Trình đơn: Insert Place from Content Center Thanh lệnh: Place from Content Center

GIẢI THÍCH Hộp thoại hiện ra:

AUTODESK INVENTOR - Lắp ghép các chi tiết

Nguyễn Văn Thiệp

273

Cách thực hiện như trong phần “Đưa chi tiết tiêu chuẩn vào bản vẽ” của phần tạo chi tiết.

Trong này có các chủng loại như sau:

Fasterners - các chi tiết mối ghép chặt (bu lông, đai ốc, vít). + Screws and Threaded Bolts : bulông. + Nuts: đai ốc. + Washers: vòng đệm. + Pins: chốt. + Rivets: đinh tán (ri vê). + Drill Bushings: ống lót. + Clevis Pins: chốt có mũ.

Other Parts - các chi tiết khác.

Shaft Parts - các chi tiết mang trên trục. + Roller Bearings: vòng bi. + Plain Bearings: ổ trượt (bạc). + Seals: phớt chắn dầu. + Lock Elements: các vòng hãm.

Steel Shaps - các chi tiết thép định hình.

Tube & Pipe - các chi tiết nối ống.

4.2.2 THAO TÁC VỚI CÁC CHI TIẾT Trong quá trình lắp ghép, chúng ta có thể thực hiện một số lệnh thao tác với các chi tiết

thành viên như xoá khỏi bản lắp ( Delete), không cho hiển thị ( Visibility), sao chép (Copy), chỉnh sửa (Edit) v.v....

Khi đã lắp các chi tiết thành cụm hoặc đang để rời, đưa con trỏ đến tên (trong Trìn h duyệt) hoặc hình dạng (trong bản lắp) của chi tiết nào, chi tiết đó được chiếu sáng (các đường nét chính hiện ra màu đỏ). Nhấn phím phải chuột, Trình đơn động để thực hiên các thao tác với chi tiết đó hiện ra, nhấn phím trái chuột vào lệnh cần thực hiện.

Trong phần này chúng ta nghiên cứu các công việc đó.

AUTODESK INVENTOR - Lắp ghép các chi tiết

Nguyễn Văn Thiệp

274

4.2.2.1 Khối chủ thể - Grounded Chi tiết nào được tạo ra hoặc đưa vào đầu tiên được coi là khối chủ thể (Grounded). Nó

thường ở vị trí cố định khi lắp ghép, nghĩa là khi thực hiện ghép hình giữa nó và chi tiết khác thì chi tiết khác phải di chuyển để thực hiện việc ghép còn nó đứng yên.

Tên của khối chủ thể trong Trình duyệt được đánh dấu bằng biểu tượng: Việc thay đổi khối chủ thể được tiến hành bằng cách nhấn phím phải chuột vào tên chi

tiết, chọn Grounded. Chi tiết nào có đánh dấu Grounded là khối chủ thể, bỏ dấu đó đi là không phải chủ thể.

Bất kỳ chi tiết nào cũng có thể được chọn làm chủ thể. Số lượng khối chủ thể không hạn chế nếu nó không cản trở quá trình lắp ghép.

4.2.2.2 Di chuyển thành viên - Move Component DẠNG LỆNH:

Thanh lệnh: Component

Bàn phím: gõ V. GIẢI THÍCH:

Khi các chi tiết hoặc cụm chi tiết, chúng ta gọi chung là thành viên đã được đưa vào bản lắp ráp, chúng ta có thể di chuyển từng thành viên riêng rẽ đến vị trí thuận lợi cho công việc lắp ráp.

Nhấn phím trái chuột vào thành viên cần di chuyển, thành viên được đánh dấu. Nhấn nút ra lệnh di chuyển, dùng con trỏ đưa thành viên đến vị trí thích hợp. Nhấn phím phải chuột, chọn Done kết thúc lệnh.

AUTODESK INVENTOR - Lắp ghép các chi tiết

Nguyễn Văn Thiệp

275

4.2.2.3 Xoay thành viên - Rotate Component DẠNG LỆNH:

Thanh lệnh: Component

Bàn phím: gõ G. GIẢI THÍCH:

Ngoài việc xoay hướng nhìn của toàn bản vẽ, chúng ta có thể xoay từng thành viên riêng rẽ để đạt được tư thế thuận lợi cho công việc lắp ráp.

Nhấn trái chuột vào thành viên cần xoay chuyển, thành viên được đánh dấu. Nhấn nút ra lệnh xoay thành viên, khung xoay và con trỏ hiện ra, dùng con trỏ xoay thành viên đến tư thế thích hợp. nhấn phím phải chuột, chọn Done kết thúc lệnh.

4.2.2.4 Cho hiển thị mặt cắt qua các thành viên DẠNG LỆNH:

Thanh lệnh: GIẢI THÍCH:

Lệnh này cho phép dùng các mặt phẳng làm việc (Work Plane) hoặc mặt phẳng của thành viên để tạo lát cắt xuyên qua thành viên. Một phần của thành viên được giữ lại tuỳ theo

việc nhấn chọn vào nút để chọn các phương án bằng các nút sau:

AUTODESK INVENTOR - Lắp ghép các chi tiết

Nguyễn Văn Thiệp

276

Phần màu vàng được giữ lại, phần còn lại bị tạm mất. Sau khi ra lệnh, dòng nhắc:

Select work plane or face: chọn mặt phẳng làm việc hoặc một mặt của thành viên. Dùng con trỏ nhấn chọn. Đối với lát cắt vuông góc phải chọn hai mặt vuông góc nhau. Hai mặt này được cố định

trong không gian bản vẽ, nếu chúng ta di chuyển thành viên bất kỳ đến các mặt này, tuỳ vị trí so với các mặt, lát cắt được thể hiện khác nhau.

chuyển sang trạng thái không có mặt cắt.

4.2.2.5 Lệnh tạo bản sao của chi tiết - Copy - Paste (dán) DẠNG LỆNH:

Trình đơn Edit Copy hoặc Paste Trình đơn động Copy hoặc Paste Bàn phím Ctrl + C hoặc Ctrl+V

GIẢI THÍCH: Sau khi Copy, dùng Paste để đưa bản sao vào.

AUTODESK INVENTOR - Lắp ghép các chi tiết

Nguyễn Văn Thiệp

277

4.2.2.6 Lệnh xoá chi tiết khỏi bản lắp - Delete DẠNG LỆNH:

Trình đơn: Edit Cut Trình đơn động: Delete

GIẢI THÍCH: Sau khi xoá, chi tiết và tên của nó biến mất khỏi bản lắp, tệp chứa chi tiết gốc không bị

ảnh hưởng.

4.2.2.7 Thay thành viên Trong quá trình lắp ghép, có thể thay thành viên đã đưa vào bằng thành viên khác.

DẠNG LỆNH:

Trình đơn động: Component

Thanh lệnh: nhấn nút chọn một trong hai phương thức:

thay thành viên riêng rẽ.

thay tất cả các chi tiết thành viên. Bàn phím: Ctrl + H

GIẢI THÍCH: Khi thay thế, có hai trường hợp xảy ra. Trường hợp thành viên này chưa có ràng buộc lắp

ghép và đã có ràng buộc lắp ghép. Khi chưa bị ràng buộc, chi tiết được thay thế không ảnh hưởng gì đến các chi tiết khác. Khi đã có ràng buộc trong cụm chi tiết, nếu chủng loại hoặc hình dạng không phù hợp

trong cụm chi tiết, một số mối ghép có thể bị phá huỷ gây sai lệch của cụm. Nhấn chuột chọn vào chi tiết cần thay thế và ra lệnh.

Hộp thoại xuất hiện:

AUTODESK INVENTOR - Lắp ghép các chi tiết

Nguyễn Văn Thiệp

278

Chọn tên chi tiết, nhấn Open. Chi tiết mới được thay vào.

4.2.2.8 Lệnh cho chi tiết hiển thị (nhìn thấy) - Visibility DẠNG LỆNH:

Trình đơn động: Visibility GIẢI THÍCH:

Chi tiết nào được đánh dấu Visibility là cho nhìn thấy, không đánh dấu là không cho hiển thị. Khi bị chọn không cho hiển thị thì hình của chi tiết biến mất khỏi màn hình, nhưng tên của nó vẫn còn trong Trình duyệt và biểu tượng của nó được tô màu xám.

AUTODESK INVENTOR - Lắp ghép các chi tiết

Nguyễn Văn Thiệp

279

4.2.2.9 Lệnh cho chi tiết kích hoạt hoặc không kích hoạt - Enabled

DẠNG LỆNH: Trình đơn động: Enabled

GIẢI THÍCH: Chi tiết nào được đánh dấu Enabled là cho kích hoạt, không đánh dấu là không cho.

Khi bị chọn không cho kích thì hình của chi tiết bị mờ đi, và biểu tượng tên của nó trong Trình duyệt được tô màu xanh lục. Khi chọn vào, hình của nó được hiển thị bằng các nét đường bao.

4.2.2.10 Lệnh mở bản vẽ gốc của chi tiết - Open DẠNG LỆNH:

Trình đơn động: Open GIẢI THÍCH:

Sau khi ra lệnh, bản vẽ gốc của chi tiết được mở ra để có thể thay đổi hoặc chỉnh sửa.

AUTODESK INVENTOR - Lắp ghép các chi tiết

Nguyễn Văn Thiệp

280

4.2.2.11 Lệnh chỉnh sửa chi tiết - Edit DẠNG LỆNH:

Trình đơn động: Edit GIẢI THÍCH:

Sau khi ra lệnh, chi tiết được chọn và các thành viên của nó trong Trình duyệt được hiện rõ, các chi tiết khác bị mờ đi.

Việc chỉnh sửa được tiến hành như đối với một chi tiết riêng rẽ. Sau khi đã hoàn thành việc chỉnh sửa, trở lại bản lắp ráp bằng các cách sau:

- Nhấn phím phải chuột tại vùng trống của bản vẽ, trình đơn động hiện ra, chọn Finish Edit,

- Nhấn Return. Các kích thước mới của chi tiết được cập nhật. Nếu Save bản vẽ lắp, lời nhắc xuất hiện:

(Bạn có muốn lưu trữ các thay đổi của bản lắp này và của các tập tin liên quan khác (tập

tin chứa chi tiết gốc) không?). Nhấn OK đồng ý lưu trữ, khi đó tại chi tiết gốc các kích thước cũng bị thay đổi theo các

tham số đã cho tại đây.

AUTODESK INVENTOR - Lắp ghép các chi tiết

Nguyễn Văn Thiệp

281

4.2.2.12 Lệnh giáng cấp và nâng cấp cụm chi tiết - Demote và Premote

DẠNG LỆNH: Trình đơn động: Component Demote hoặc Premote. Bàn phím: nhấn phím Tab (Demote) hoặc Shift+Tab (Premote).

GIẢI THÍCH: Việc giáng cấp (Demote) và nâng cấp (Premote) có ý nghĩa như sau: Một nhóm chi tiết đã lắp ghép với nhau tại đây thành một cụm chi tiết con để có thể dùng

lại lắp vào một cụm khác thì có thể tách cụm đó ra thành một cụm con bằng cách chọn các chi tiết thành phần tạo nên cụm đó và giáng cấp thành một bản vẽ lắp ghép với tên riêng.

Nếu muốn các chi tiết thành phần của cụm chi tiết con ngang cấp với các chi tiết thành phần khác trong bản vẽ lắp hiện hành thì nâng cấp.

Muốn chọn được một loạt các chi tiết thì giữ phím Shift và nhấn phím trái chuột vào tên chi tiết cần chọn.

1- Demote - giáng cấp Sau khi đã chọn được một số chi tiết cần thiết, nhấn phím phải chuột, chọn Demote hoặc

nhấn phím Tab Hộp thoại xuất hiện:

AUTODESK INVENTOR - Lắp ghép các chi tiết

Nguyễn Văn Thiệp

282

New File Name: đặt tên tập tin chứa cụm chi tiết cần xuất ra. New File Location: cho đường dẫn.

Nhấn OK kết thúc lệnh. Dòng cảnh báo:

(Một số ràng buộc có thể bị phá vỡ, bạn có muốn tiếp tục không?). Nhấn OK chấp nhận, lệnh được thi hành. Nếu không muốn hiện lời cảnh báo này vào các lần sau, nhấn chọn Don't show this

dialog again. Kết quả các chi tiết được gom thành cụm con có tên mới. Nếu di chuyển ra khỏi cụm lớn

sẽ thấy toàn bộ hình dạng của nó.

Cụm này có thể được ghép với các cụm khác tại bản lắp khác.

AUTODESK INVENTOR - Lắp ghép các chi tiết

Nguyễn Văn Thiệp

283

2- Premote - nâng cấp Muốn nâng cấp của chi tiết nào của cụm con này, nhấn phím phải chuột vào chi tiết đó và

chọn

4.2.2.13 Đặt màu cho chi tiết - Color Tại đây chúng ta cũng có thể thay đổi màu của các chi tiết thành viên bằng các cách sau: - Nhấn phím trái chuột để chọn chi tiết sau đó ra lệnh Edit. Tiếp theo đặt màu cho chi tiết như trong phần "Tô màu và gán vật liệu cho chi tiết". - Nhấn trái chuột vào chi tiết sau đó nhấn nút tại ô Color để hiện ra ô danh sách các màu (hình dưới).

AUTODESK INVENTOR - Lắp ghép các chi tiết

Nguyễn Văn Thiệp

284

4.3 THỰC HIỆN LẮP GHÉP CÁC CHI TIẾT Sau khi đã có chi tiết, chúng ta tiến hành lắp ghép chúng lại để thành cụm chi tiết. Thực

chất của việc lắp ghép là tạo sự ràng buộc giữa các chi tiết với nhau.

4.3.1 LẮP GHÉP CÁC CHI TIẾT - CONSTRAINT DẠNG LỆNH:

Trình đơn: Insert

Trình đơn động:

Thanh lệnh: Bàn phím: C

GIẢI THÍCH: Hộp thoại xuất hiện:

Trong hộp thoại này cho chúng ta một số hình thái lắp ghép như:

Assembly - lắp thành cụm chi tiết tĩnh. Motion - lắp hai chi tiết động do chuyển động quay. Transitional - lắp hai chi tiết có thể chuyển động trượt trên bề mặt của nhau.

Chúng ta lần lượt nghiên cứu từng dạng một. Các kiểu này đều đặt chung trên một hộp thoại.

Trước khi vào thực hiện các lệnh, chúng ta nên lưu ý một điều, có những mối ghép chúng ta phải thực hiện nhiều bước mới đạt độ chính xác như ý.

4.3.1.1 Assembly - ghép đôi Trong mục này có các thông số sau:

Selection: chọn chi tiết. Nhấn nút chọn chi tiết tứ nhất và chọn chi tiết thứ 2.

- Show Preview: ON cho xem trước hình dạng mối ghép, OFF không cần xem trước. Offset hoặc Angle: cho khoảng cách hoặc góc nghiêng giữa hai chi tiết khi lắp ghép.

AUTODESK INVENTOR - Lắp ghép các chi tiết

Nguyễn Văn Thiệp

285

Predict Offset and Orientation: cho trước khoảng cách hoặc góc nghiêng. Mặc định là ON - khi ô nhập liệu giá trị Offset hoặc Angle còn trống, tự động lấy khoảng cách (hoặc góc nghiêng) hiện thời giữa hai chi tiết cho vào đây. Người dùng vẫn có thể thay đổi tuỳ ý. OFF - không cho giá trị tự động.

- ON bắt buộc phải nhấn chọn chi tiết trước sau đó mới chọn đến phần ghép nối (mặt, cạnh, mặt trụ hoặc điểm... ) của chi tiết đã chọn. - OFF cho phép đưa con trỏ đến ngay phần cần ghép nối của chi tiết bất kỳ để chọn.

Type - kiểu lắp gồm các nút . Mỗi nút có hình minh hoạ tương ứng khi được nhấn chọn.

1- Mate - Ghép đôi Trong ghép đôi có hai phương án:

a- Hai đối tượng của hai chi tiết áp vào nhau - Mate . Các đối tượng thành viên của chi tiết có thể ghép đôi áp nhau là:

- Mặt phẳng (mặt chi tiết hoặc mặt phẳng làm việc (Work Plane) gắn với chi tiết). - Trục (trục của mặt trụ hoặc trục làm việc (Work Axis). - Cạnh mép của chi tiết. - Điểm (điểm đỉnh góc, tâm điểm của vòng tròn hoặc cung tròn, hoặc điểm làm

việc (Work Point). - Hình phác trên chi tiết.

Lựa chọn này cho phép hai mặt của hai chi tiết áp sát vào nhau nếu giá trị Offset = 0. Nhấn nút chọn mặt thứ nhất, tiếp theo chọn mặt thứ hai. Sau khi nhấn chọn mặt thứ hai,

hai mặt được áp vào nhau (nếu chọn Show Preview). Hình dưới minh hoạ quá trình tạo ràng buộc.

AUTODESK INVENTOR - Lắp ghép các chi tiết

Nguyễn Văn Thiệp

286

Giá trị Offset ≠ 0 - hai đối tượng cách nhau một khoảng bằng lượng Offset. Nhấn Apply kết thúc việc lắp ghép cho hai mặt được chọn, hai mặt áp vào nhau. Hộp

thoại vẫn hiển thị để thực hiện tiếp với các chi tiết khác, nhấn OK hoặc Cancel kết thúc lệnh. Hai mặt thường không áp khít nhau (trùng đường bao) như mong muốn, chúng ta phải

thực hiện thêm một vài lần áp sát nữa để bảo đảm về mặt toán học sao cho hai mặt có đường bao giống nhau phải trùng khít. Trong ví dụ của chúng ta, phải chọn thêm sao cho hai trục lỗ của hai chi tiết trùng nhau là được.

Khi đã có ràng buộc thứ nhất, vẫn có thể xê dịch chi tiết để tạo vị trí thuận lợi cho lần tạo ràng buộc thứ hai.

Bước tiếp theo chọn trục lỗ bên phải. Nhấn Apply được ràng buộc thứ hai.

Tiếp tục chọn ràng buộc thứ 3. Đưa con trỏ vào mặt lỗ, một trục xuyên tâm xuất hiện,

nhấn trái chuột. Tương tự với lỗ của chi tiết thứ hai. Kết quả hai chi tiết áp sát khít nhau.

b- Hai mặt của hai chi tiết ngang bằng nhau - Flush . Đối tượng để thực hiện lệnh này là các mặt phẳng của chi tiết hoặc mặt làm việc gắn với

chi tiết. Nhấn chọn mặt thứ nhất. Nhấn chọn mặt thứ hai. Nhấn Apply lệnh được thực hiện.

AUTODESK INVENTOR - Lắp ghép các chi tiết

Nguyễn Văn Thiệp

287

2- Angle - Tạo góc nghiêng giữa hai đối tượng thành viên của hai chi tiết Các đối tượng thành viên của chi tiết có thể ghép tạo với nhau một góc là:

- Mặt phẳng (mặt chi tiết hoặc mặt phẳng làm việc (Work Plane) gắn với chi tiết). - Trục (trục của mặt trụ hoặc trục làm việc (Work Axis). - Cạnh mép của chi tiết. - Hình phác trên chi tiết là đoạn thẳng.

Hộp thoại:

Angle: góc nghiêng giữa hai đối tượng. Gõ số.

Các nút để lật chi tiết 180 độ . Dưới đây minh hoạ tạo góc giữa trục của cum 1 và trục của cum 2 là 350o.

Tại ô Angle gõ 350. Tương tự như Mate, ta chọn mặt thứ nhất, mặt thứ hai sau nhấn Apply hoặc OK.

AUTODESK INVENTOR - Lắp ghép các chi tiết

Nguyễn Văn Thiệp

288

3- Tangent - cho hai mặt tiếp xúc Các mặt tiếp xúc là các mặt phẳng, mặt trụ, mặt côn và mặt cầu. Hộp thoại:

Lượng Offset là khoảng cách giữa hai mặt. Chúng ta chọn mặt thứ nhất, mặt thứ hai và chọn cách tiếp xúc.

Nút cho tiếp xúc trong, nút cho tiếp xúc ngoài. Hình dưới minh hoạ mặt cam tiếp xúc với mặt con lăn.

Hai mặt tiếp xúc nhau, khi quay cam, con lăn của thanh giằng luôn áp sát mặt cam, thanh

giằng chuyển động theo.

AUTODESK INVENTOR - Lắp ghép các chi tiết

Nguyễn Văn Thiệp

289

Hai hình dưới minh hoạ các kiểu tiếp xúc. Để vị trí tiếp xúc như ý muốn, chúng ta phải

tạo thêm các ràng buộc phụ. Trong ví dụ này, chúng ta phải cho ràng buộc Flush giữa hai mặt phẳng đầu trụ nhỏ và mặt cạnh của tấm kim loại.

4- Insert - - lồng hai trục hình trụ của hai chi tiết Hộp thoại:

Chọn cách ghép:

Ghép hai mép của hai khối trụ áp vào nhau ngược hướng Hình dưới minh hoạ mối ghép bu lông vào lỗ.

AUTODESK INVENTOR - Lắp ghép các chi tiết

Nguyễn Văn Thiệp

290

Lượng Offset là khoảng cách giữa hai vành mép được chọn làm chuẩn (mũi tên to chỉ

vào). Hình dưới minh hoạ hai miệng lỗ áp vào nhau.

Ghép khối trụ lồng vào hốc trụ cùng hướng Hình dưới minh hoạ việc chọn hai hình trụ. Sau khi vừa ý nhấn Apply hoặc OK.

AUTODESK INVENTOR - Lắp ghép các chi tiết

Nguyễn Văn Thiệp

291

4.3.1.2 Motion - chuyển động quay Phương án này cho phép hai hình trụ hoặc một hình trụ và một tấm phẳng chuyển động

tương đối với nhau. Hộp thoại xuất hiện:

Type - kiểu chuyển động

Nhấn chọn một trong các nút:

1- Hai trụ tròn chuyển động (như hai bánh răng) Các nút chọn đối tượng cũng giống như các kiểu lắp khác.

Hướng chuyển động được chọn một trong hai nút Ratio: tỷ số truyền. Có thể cho một giá trị.

Nhấn Apply hoặc OK để thực hiện lệnh.

AUTODESK INVENTOR - Lắp ghép các chi tiết

Nguyễn Văn Thiệp

292

2- Một thanh chữ nhật và một hình trụ chuyển động (như thanh răng và bánh vít)

Hộp thoại:

Distance: độ dài đoạn dịch chuyển. Gõ số.

4.3.1.3 Transitional - chuyển động tịnh tiến Hộp thoại:

Chọn mặt trụ và mặt phẳng, mặt trụ có thể chuyển động theo mặt phẳng của rãnh.

AUTODESK INVENTOR - Lắp ghép các chi tiết

Nguyễn Văn Thiệp

293

4.3.2 KIỂM TRA SỰ TIẾP GIÁP GIỮA CÁC MẶT CHI TIẾT SAU KHI GHÉP

Trong quá trình lắp ghép, có thể có những phần của các chi tiết bị giao nhau mà chúng ta không biết và Inventor cũng không thông báo ngay cho chúng ta. Việc lắp ghép vẫn diễn ra bình thường nếu các bậc tự do vẫn bảo đảm cho hai chi tiết có thể ghép được với nhau. Sau khi lắp ghép, nếu có chỗ nghi ngờ, chúng ta phải kiểm tra lại bằng lệnh dưới đây. DẠNG LỆNH:

Trình đơn: Tools GIẢI THÍCH:

Dưới đây là hình minh họa mối ghép có các chi tiết cần kiểm tra:

Hộp thoại xuất hiện:

Nhấn nút chọn chi tiết thứ nhất trong mối ghép.

Nhấn nút chọn chi tiết thứ 2 trong mối ghép.

Nhấn OK kết thúc việc chọn.

AUTODESK INVENTOR - Lắp ghép các chi tiết

Nguyễn Văn Thiệp

294

Vùng giao nhau được đánh màu đỏ, kèm theo bảng thông báo về phần thể tích hình khối giao nhau:

Nhấn OK kết thúc lệnh. Sau khi có kết quả, có thể thay đổi kích thước chi tiết để mối ghép hoàn hảo. Trong ví dụ dưới ta thay kích thước 37 bằng 31, kết quả hai chi tiết không bị giao nhau.

AUTODESK INVENTOR - Lắp ghép các chi tiết

Nguyễn Văn Thiệp

295

4.3.3 TẠO CÁC CHI TIẾT THÀNH VIÊN MỚI TỪ CÁC CHI TIẾT ĐÃ CÓ MẶT TRONG BẢN LẮP GHÉP

Việc tạo ra các chi tiết mới từ chi tiết đã có mặt trong bản lắp ghép có thể thực hiện với các chi tiết tự do hoặc với các chi tiết đã lắp ghép. Việc nhân bản các chi tiết tự do không có ý nghĩa lắm, thường dùng với các chi tiết đã lắp ghép mới có hiệu quả.

4.3.3.1 Tạo một dãy các thành viên - Pattern Component DẠNG LỆNH:

Trình đơn: Insert

Thanh lệnh: GIẢI THÍCH:

Hộp thoại xuất hiện:

chọn chi tiết. Nhấn chọn chi tiết gốc. Tiếp theo chọn các phương thức tạo dãy.

1- tạo dãy theo dãy cơ sở Điều kiện để thực hiện việc này là trong khối chủ có sẵn hình khối tạo bằng dãy tương

ứng cần ghép với chi tiết gốc (chi tiết gốc đã ghép với một trong hình khối nói trên của khối chủ).

Để minh hoạ chúng ta nghiên cứu việc tạo ra một loạt mối ghép giữa bu lông và các hốc của hình sau đây.

AUTODESK INVENTOR - Lắp ghép các chi tiết

Nguyễn Văn Thiệp

296

Nhấn chọn chi tiết gốc.

Nhấn nút , nhấn vào dãy của chi tiết chủ. Dãy được tạo ra theo dãy đã chọn. Nhấn OK kết thúc lệnh.

2- sao chép thành dãy bố trí theo hàng và cột Nội dung hộp thoại:

AUTODESK INVENTOR - Lắp ghép các chi tiết

Nguyễn Văn Thiệp

297

Các thao tác như đối với các hình khối trong tập tin thiết kế chi tiết .IPT.

3- bố trí các bản sao thành dãy tròn Hộp thoại:

Các thao tác như đối với các hình khối trong tập tin thiết kế chi tiết .IPT.

Chọn chi tiết và trục. Hình xem trước khi đã cho tham số.

AUTODESK INVENTOR - Lắp ghép các chi tiết

Nguyễn Văn Thiệp

298

Kết quả sau khi nhấn OK.

4.3.3.2 Tạo hình đối xứng - Mirror Components Hình đối xứng sẽ là một chi tiết mới đối xứng với chi tiết đã có (đã lắp ghép hoặc chưa

lắp ghép) qua một mặt đối xứng và được lưu trữ với tên khác. Chi tiết này là chi tiết thích nghi (Addaptive) với chi tiết gốc. Mọi thay đổi ở chi tiết gốc, chi tiết đối xứng thay đổi theo, ngược lại thì không (Xem phần “Chi tiết thích nghi”). DẠNG LỆNH:

Thanh lệnh: GIẢI THÍCH:

Hộp thoại xuất hiện:

Trong này có các nút:

chọn chi tiết. Nhấn chọn chi tiết gốc.

chọn mặt đối xứng.

AUTODESK INVENTOR - Lắp ghép các chi tiết

Nguyễn Văn Thiệp

299

Sau khi đã chọn chi tiết hoặc cụm chi tiết để tạo chi tiết hoặc cụm chi tiết khác đối xứng,

trong ô danh sách các thành viên của cụm chi tiết hoặc chi tiết gốc có các nút như hình dưới. Các nút này có ý nghĩa như sau:

- tạo thành chi tiết hoặc cụm chi tiết đối xứng và lưu vào một tệp mới. Phương án này là mặc định.

- đối tượng được tạo ra được sử dụng tại bản lắp hiện hành hoặc bản lắp mới, nhưng bản thân hình đối xứng không lưu vào tệp mới.

- loại bỏ ra khỏi hình đối xứng. Việc này áp dụng đối với các chi tiết trong cụm lắp ghép. Chi tiết nào đánh dấu loại bỏ thì tại hình đối xứng không có chi tiết đó.

- sử dụng lại những cụm con có các thành viên bị loại bỏ. Nhấn vào nút sẽ thay đổi trạng thái.

Nhấn nút , bên dưới hộp thoại có thêm một số phương án khác.

AUTODESK INVENTOR - Lắp ghép các chi tiết

Nguyễn Văn Thiệp

300

Reuse Standard Content and Factory Components: cho phép sử dụng lại các chi tiết thư viện.

Preview Components: xem trước các thành viên. Nhấn chọn các nút sau: Mirrored: hình đối xứng. Reuse: hình sử dụng lại. Standard Content: chi tiết thư viện. Nhấn OK, hộp thoại tếp theo để đặt tên tệp (File) chứa chi tiết hoặc cụm chi tiết mới.

Tại đây có:

Nhóm Naming Scheme - cho các ký hiệu mặc định cho tên tệp. Prefix: chữ đằng trước. Gõ ký hiệu. Suffix: chữ đằng sau. Mặc định là _MIR, có thể gõ ký hiệu khác.

Nhóm Component Destination - nơi đặt chi tiết (cụm chi tiết) mới Chọn một trong phương án sau: Insert in Assembly: đưa vào bản lắp đang làm việc. Insert in New Window: đưa vào một bản lắp mới (cửa sổ mới). Tên và đường dẫn thường là mặc định tại nơi chứa tên tệp gốc. Muốn thay đổi, nhấn vào

ô New Name, đặt tên mới.

Nhấn tiếp để hiện ra hộp thoại để tìm đường dẫn đến thư mục cần thiết.

AUTODESK INVENTOR - Lắp ghép các chi tiết

Nguyễn Văn Thiệp

301

Nhấn OK, quay lại hộp thoại trước đó. Tại hộp thoại ngoài cùng, nhấn OK kết thúc lệnh.

Chi tiết (cụm chi tiết) mới đối xứng với chi tiết gốc được tạo ra.

4.3.3.3 Sao chép chi tiết hoặc cụm chi tiết con - Copy Components

Việc tạo ra chi tiết mới bằng lệnh Copy này khác với lệnh Copy đã nói trên. Lệnh trong cụm Copy - Paste chỉ tạo ra hình sao của chi tiết trong bản lắp để lắp vào vị trí khác, còn lệnh này là tạo ra bản sao nhưng được lưu vào một tệp mới và coi như một chi tiết khác giống với chi tiết gốc. Hai chi tiết này hoàn toàn đọc lập nhau (khác với lệnh Mirror, bản sao đối xứng là chi tiết thích nghi). DẠNG LỆNH:

Thanh lệnh: GIẢI THÍCH:

Hộp thoại xuất hiện:

AUTODESK INVENTOR - Lắp ghép các chi tiết

Nguyễn Văn Thiệp

302

Ký hiệu là tạo bản sao và lưu vào tệp mới. Các ký hiệu khác tương tự như trong lệnh Mirror Components. Nhấn OK, hộp thoại tiếp theo để đặt tên:

Các phương án và các bước thực hiện như trong lệnh Mirror Components.

4.3.4 CÁC LỆNH TẠO CƠ SỞ DỰNG HÌNH Các lệnh tạo cơ sở dựng hình như Work Plane, Work Axis, Work Point tương tự như

trong tập tin tạo chi tiết (Part).

AUTODESK INVENTOR - Lắp ghép các chi tiết

Nguyễn Văn Thiệp

303

4.3.5 CÁC LỆNH CHỈNH SỬA HÌNH KHỐI CỦA CHI TIẾT BẢN LẮP

4.3.5.1 Các lệnh tạo hình Trong thanh công cụ và thanh lệnh có các nút để tạo ra các hình khối trên các chi tiết

thành viên trong bản lắp. Các hộp thoại và các thông số của các lệnh này cũng giống như trong tạo chi tiết độc lập.

Công dụng của các lệnh này trong bản lắp

- Các lệnh này chỉ có tác dụng khoét bỏ một phần của chi tiết. - Chỉ có chi tiết trong bản lắp bị thay đổi còn chi tiết gốc vẫn giữ nguyên hình dạng cũ

(hình dưới).

- Tên của các hình khối mới tạo cũng được hiển thị trong Trình duyệt.

AUTODESK INVENTOR - Lắp ghép các chi tiết

Nguyễn Văn Thiệp

304

- Các lệnh chỉ có tác dụng với các hình tạo ra tại bản lắp.

4.3.5.2 Ví dụ tạo hình trong bản lắp Trong ví dụ này chúng ta dùng lệnh Extrude để khoét bỏ một rãnh xuyên qua tất cả các

chi tiết của cụm đã lắp ghép.

Nhấn chọn mặt phẳng phác, và vẽ hình phác là vòng tròn.

Tạo hình khoét bằng lệnh Extrude qua tất cả các chi tiết. Vết khoét gắn liền với biên

dạng, biên dạng gắn liền với chi tiết chứa mặt phẳng phác.

Khi các chi tiết không chứa hình phác thay đổi vị tư thế, vết khoét vẫn không thay đổi vị

trí.

AUTODESK INVENTOR - Lắp ghép các chi tiết

Nguyễn Văn Thiệp

305

Khi chi tiết chứa hình phác thay đổi thế, vết khoét thay đổi theo.

Tại các chi tiết gốc, hình dạng không thay đổi. Đến đây kết thúc việc lắp ghép các chi tiết thông thường, chúng ta tiếp tục nghiên cứu lắp

ghép các chi tiết chuyên dụng trong các phần sau.

4.3.6 ĐƯA MỐI GHÉP REN VÀO BẢN VẼ LẮP Đây là loại mối ghép thôn g dụng trong lắp ghép cụm chi tiết. Trong phần cơ sở này

chúng tôi chỉ giới thiệu phần lắp ghép không có tính toán. Phần tính toán được giới thiệu tại sách “Thiết kế chi tiết máy trong Inventor”.

Trong bản vẽ phải có các tấm ghép. DẠNG LỆNH:

Thanh lệnh: Hộp thoại hiện ra.

AUTODESK INVENTOR - Lắp ghép các chi tiết

Nguyễn Văn Thiệp

306

Trong hộp thoại có các mục Design, Calcullation để tạo ra các thông số kỹ thuật cho chi tiết.

Nhấn chọn Design. Tiếp theo chọn dạng mốt ghép:

- mối ghép xuyên suốt.

- mối ghép vít với lỗ tịt.

1- Mối ghép xuyên suốt Placement - vị trí đặt mối ghép

Nhấn nút chọn một trong các phương thức sau:

a- Linear: căn theo các cạnh mép Các nút chọn của phương thức này:

- chọn mặt bắt đầu. Nhấn chọn mặt đặt mũ bu lông (vít). Vị trí của lỗ mặc định là vị trí nhấn chuột khi chọn mặt bắt đầu.

- chọn cạnh mép thứ nhất làm chuẩn. Nhấn chọn cạnh mép của hình khối nằm trên mặt phẳng vừa chọn. Kích thước từ tâm lỗ đến cạnh mép hiện ra để người dùng cho khoảng cách:

Cho giá trị mới, nhấn , chấp nhận.

- chọn cạnh mép thứ nhất làm chuẩn. Tương tự như cạnh mép thứ nhất.

- chọn mặt cuối. Nhấn chọn mặt đặt đai ốc hoặc mặt kết thúc của lỗ.

b- Concentric: lấy vị trí đồng tâm với đối tượng đã có trên hình khối Việc chọn mặt bắt đầu và mặt kết thúc như trường hợp a.

- chọn cạnh mép của mặt trụ làm chuẩn. Tâm của lỗ sẽ trùng với tâm của mặt trụ.

c- On Point: lấy điểm làm việc (Work point) làm tâm

AUTODESK INVENTOR - Lắp ghép các chi tiết

Nguyễn Văn Thiệp

307

Việc chọn mặt bắt đầu và mặt kết thúc như trường hợp a.

- chọn điểm làm việc. Tâm của lỗ sẽ trùng với điểm này. d- By Hole: lắp vào lỗ có sẵn

- chọn lỗ đã có. Mối ghép này không phải tạo lỗ, chỉ việc lắp bu lông đai ốc vào lỗ này.

Thread - ren Nhấn nút chọn tiêu chuẩn ren.

Diameter: đường kính ren.

Chọn thành phần mối ghép Thành phần mối ghép gồm lỗ, bu lông, đai ốc và vòng đệm. + Tạo lỗ Nếu tấm ghép chưa có lỗ, các lỗ hiện ra như hình dưới.

+ Bu lông Nhấn vào dòng Click to add a fastener chọn hình dạng bu lông hoặc vít. Bảng hình dạng bu lông hiện ra.

AUTODESK INVENTOR - Lắp ghép các chi tiết

Nguyễn Văn Thiệp

308

Standard: tiêu chuẩn. Nhấn chọn tiêu chuẩn. Category: loại chi tiết. Nhấn chọn loại chi tiết.

Hình các chi tiết hiện ra. Nhấn chọn chi tiết cần thiết.

+ Đai ốc Nhấn tiếp vào dòng Click to add a fastener ở thanh dưới để chọn đai ốc.

Standard: tiêu chuẩn. Nhấn chọn tiêu chuẩn. Category: loại chi tiết. Nhấn chọn loại chi tiết.

- Nuts: đai ốc. - Whaser: vòng đệm.

+ Vòng hãm - Khi đã có bu lông, nhấn tiếp vào dòng Click to add a fastener ở thanh trên để chọn

vòng đệm mũ bu lông. Hộp thoại hiện ra:

AUTODESK INVENTOR - Lắp ghép các chi tiết

Nguyễn Văn Thiệp

309

Nhấn chọn một trong các loại trên. Nhấn Apply, kết thúc tạo một mối ghép. Có thể tiếp tục tạo mối ghép khác hoặc nhấn

OK kết thúc lệnh. Hình dưới minh hoạ mối ghép lắp vào lỗ có sẵn.

2- Mối ghép lỗ tịt

Nhấn chon nút + Các phương án tạo lỗ (vị trí đặt mối ghép) tương tự như lỗ xuyên suốt.

+ Mặt giới hạn được thay bằng nút - mặt bắt đầu của phần cuối lỗ.

+ Chỉ có phần chọn bu lông hoặc vít, không có phần đai ốc.

AUTODESK INVENTOR - Lắp ghép các chi tiết

Nguyễn Văn Thiệp

310

4.4 LẮP GHÉP BẰNG MỐI HÀN Có hai phương án tiếp cận với việc lắp ghép bằng mối hàn.

1 - Tại bản lắp thông thường Sau khi đã có những mối ghép vừa ý, dùng lệnh: Trình đơn: Convert Weldment Chú ý là từ bản lắp thông thường có thể chuyển thành bản lắp bằng mối hàn nhưng ngược

lại thì không thực hiện được.

2 - Tạo bản lắp ghép bằng mối hàn ngay từ đầu Để thực hiện công việc này, chúng ta phải sử dụng các bản mẫu Weldment.iam theo

các tiêu chuẩn nhất định. Khi tạo bản lắp mới bằng lệnh New, hộp thoại xuất hiện, nếu chọn Metric, có các tiêu

chuẩn sau:

Nhấn chọn một trong các bản mẫu này. Màn hình và các thanh công cụ giống như bản lắp thông thường. Các lệnh và các bước

tiến hành như đã giới thiệu tại các mục trên. Riêng trong Trình duyệt xuất hiện thêm ba đối tượng là Preparations, Machining và

Welds.

AUTODESK INVENTOR - Lắp ghép các chi tiết

Nguyễn Văn Thiệp

311

4.4.1 CHUẨN BỊ TRƯỚC KHI TẠO MỐI HÀN VÀ HOÀN THIỆN SAU KHI HÀN

Nháy đúp vào Preparations hoặc Machining, thanh công cụ tạo hình khối xuất hiện để thay đổi hoặc thêm hình khối cho chi tiết thành viên.

Cũng như đã giới thiệu trong phần lắp ghép khác, các lệnh này có những điều khác biệt so

với khi thực hiện chúng trong chi tiết: - Các lệnh này chỉ có tác dụng khoét bỏ một phần của chi tiết. - Chỉ có chi tiết trong bản lắp bị thay đổi còn chi tiết gốc vẫn giữ nguyên hình dạng

cũ (hình dưới).

1- Preparations - chuẩn bị trước khi hàn Dùng các lệnh trên thanh lệnh để cắt bỏ một phần của các chi tiết tại vị trí mối hàn để mối

hàn được đúng kỹ thuật và công nghệ. Xem hình ….

AUTODESK INVENTOR - Lắp ghép các chi tiết

Nguyễn Văn Thiệp

312

2- Machining - gia công sau khi hàn Dùng các lệnh tạo hình nói trên để khoét bỏ một phần của hình khối kể cả một phần của

mối hàn. Các đối tượng như lỗ (holle, các hốc bị khoét bỏ) thuộc dạng Machining.

4.4.1.1 Khởi động các lệnh tạo mối hàn Nháy đúp vào Welds, thanh công cụ tạo mối hàn hiện ra để thực hiện công việc.

Để tạo ra các mối ghép bằng công nghệ hàn chúng ta phải đưa các chi tiết đúng theo từng

chức năng vào bản lắp. Khi đã có các chi tiết và lắp ghép chúng thành cụm chi tiết theo yêu cầu chúng ta bắt đầu sử dụng các lệnh để tạo mối hàn. 4.4.2 TẠO MỐI HÀN

4.4.2.1 Tạo mối hàn tinh - Cosmetic Weld DẠNG LỆNH:

Thanh lệnh: GIẢI THÍCH:

Lựa chọn này chỉ thể hiện bằng ký hiệu rằng đó là mối hàn chứ không hiện đường hàn trên chi tiết. Các thông số của phương án này được hiển thị trong hộp thoại:

AUTODESK INVENTOR - Lắp ghép các chi tiết

Nguyễn Văn Thiệp

313

Trong hộp thoại có các thông số sau:

chọn một cạnh mép nối giữa hai khối cần tạo mối hàn. Select Mode - phương thức chọn

Các phương thức như sau: Edge - mép nối đơn. Chain - mép nối tiếp nhau giữa các đường thẳng và đường cong. Loop - mép nối là đường khép kín (đường bao quanh một mặt).

Area - diện tích tiết diện mối hàn. Gõ số. Create Welding Symbol - Các nút và các thông số khác để ghi trên ký hiệu mối hàn.

4.4.2.2 Tạo mối hàn đắp - Fillet Weld DẠNG LỆNH:

Thanh lệnh: Bàn phím: W

GIẢI THÍCH: Hộp thoại:

Trong hộp thoại này có 2 nút và để chọn hai mặt có phần giao cần hàn. Các thông số tiếp theo:

Nhấn một trong hai nút để định kích thước:

AUTODESK INVENTOR - Lắp ghép các chi tiết

Nguyễn Văn Thiệp

314

Contour - biên dạng mối hàn, nhấn nút để chọn các hình dạng

có các tham số sau: Length: độ dài mỗi đoạn. Gõ số Spacing: khoảng cách giữa các đoạn. Gõ số Number: số đoạn hàn. Nếu cho giá trị này, đường hàn sẽ là những đoạn cách quãng.

a b

Trong hai kiểu hàn tinh (Cosmetic) và hàn đắp (Fillet) đều có lựa chọn xác định giớ hạn của đường hàn: Extents - xác định giới hạn của mối hàn

Nhấn nút để chọn một trong các phương án sau: - All: đường hàn kéo dài hết độ dài mép được chọn. - From to: kéo dài từ mặt này đến mặt kia. Những mặt giới hạn này phải cắt ngang đường

hàn. Trên hộp thoại xuất hiện thêm các nút: From và To để chọn các mặt của chi tiết:

AUTODESK INVENTOR - Lắp ghép các chi tiết

Nguyễn Văn Thiệp

315

Dưới đây là ví dụ chọn các mặt chặn.

4.4.2.3 Tạo mối hàn nối - Groove Weld DẠNG LỆNH:

Thanh lệnh: GIẢI THÍCH:

Hộp thoại:

Face Set 1, 2 - chọn mặt tiếp giáp

Trong hộp thoại này có 2 nút và để chọn các mặt cần hàn.

AUTODESK INVENTOR - Lắp ghép các chi tiết

Nguyễn Văn Thiệp

316

Full Face Weld - nối hết bề rộng của mặt tiếp giáp

- ON: nếu có hai chi tiết lệch nhau, sẽ lấy mặt lớn hơn làm chuẩn để đắp mối hàn (hình a). - OFF: lấy mặt nhỏ làm chuẩn (hình b).

Hai tấm được hàn nối.

a

b

Fill Direction - hướng đắp mối hàn

Nhấn nút để chọn một trong các đường sau làm phương: - Đường pháp tuyến của mặt phẳng. - Đường trục của mặt trụ, mặt côn ... - Cạnh mép của mặt phẳng. - Trục làm việc. - Hai điểm.

Hình bên cạnh mô tả hướng tạo mối hàn theo phương được chọn. Ignoge Internal Loops - bỏ qua đường biên trong.

AUTODESK INVENTOR - Lắp ghép các chi tiết

Nguyễn Văn Thiệp

317

Mặt tiếp giáp của hai chi tiết dạng ống để hàn nối sẽ có đường biên trong và biên ngoàI như hình dưới:

a b

- OFF - không nhấn chọn thì mối hàn nối diện tích là tiết diện thành ống (hình a). - ON - có nhấn chọn thì mối hàn là một tấm bịt kín cả lòng ống (bỏ qua đường biên

trong) (hình b).

4.4.3 CÁC PHƯƠNG ÁN HIỂN THỊ KÝ HIỆU HÀN Trong cả ba kiểu hàn nói trên đều có phương án chọn:

- tạo các ký hiệu hàn. Các ký hiệu hàn này sẽ hiển thị trong bản vẽ kỹ thuật. Đánh dấu vào nút này, hộp thoại xuất hiện thêm các thông số chung như sau:

Tại đây nhấn các nút để chọn hình dạng các ký hiệu và cho các giá trị vào các ô nhập liệu

theo công nghệ hàn. Nhấn Apply để kết thúc một mối hàn. Có thể thực hiện các mối hàn tiếp theo tại các mép

khác. Nhấn OK kết thúc lệnh.

AUTODESK INVENTOR - Chi tiết có tham số thay đổi

Nguyễn Văn Thiệp

318

CHƯƠNG 5

CÁC CHI TIẾT CÓ THAM SỐ THAY ĐỔI VÀ PHỤ THUỘC

Chúng ta đã nghiên cứu việc thiết kế một chi tiết hoàn chỉnh trong không gian 3 chiều (3D) và các ràng buộc để lắp ghép chúng thành cụm chi tiết.

Trong khi lắp ghép, một chi tiết cần phải thay đổi kích thước sẽ kéo theo sự thay đổi kích thước của các chi tiết liên quan. Vấn đề đã được AutoDesk Inventor giải quyết bằng cách tạo ra các chi tiết có tính thích nghi cao (Adapting Parts).

Chúng ta cũng có thể tạo ra những chi tiết có các bộ kích thước có thể thay đổi khi đưa vào bản lắp. Hình khối hoặc chi tiết dạng này được Inventor gọi là iFeatures và iParts.

Chúng ta sẽ nghiên cứu về chúng trong chương này. Nội dung của chương gồm:

1 - Chi tiết thích nghi + Tạo các chi tiết thích nghi từ khâu thiết kế một chi tiết đơn (Parts). + Tạo chi tiết thích nghi trong khi thực hiện lắp ghép (Assembly). + Cách sử dụng các chi tiết thích nghi.

2 - iPart và iFeature + Tạo iFeature. + Sử dụng iFeature. + Tạo iPart.

5.1 CHI TIẾT THÍCH NGHI

5.1.1 KHÁI NIỆM CHI TIẾT THÍCH NGHI - ADAPTING PART Chi tiết thích nghi là chi tiết có thể thay đổi các thông số của mình một cách tự động khi

được gắn các ràng buộc trong mối ghép với chi tiết khác hoặc kích thước của nó phụ thuộc (Reference) vào kích thước của một chi tiết khác nếu chi tiết này thay đổi kích thước.

Trường hợp thứ nhất là một kích thước của chi tiết thích nghi không bị bất cứ ràng buộc nào (chưa ấn định giá trị hoặc công thức - để kích thước cho tự do), khi lắp ráp kích thước tự do này tự động thay đổi để phù hợp với yêu cầu lắp ráp (dài ra hoặc ngắn lại để bằng với chi tiết khác v.v...).

Trong trường hợp kích thước của chi tiết thích nghi phụ thuộc vào chi tiết khác (chủ thể) thì các kích thước phụ thuộc đó không thể thay đổi được mà chỉ tự động thay đổi khi kích thước của chi tiết chủ thể thay đổi.

Các hình khối hoặc chi tiết được thiết lập thích nghi khi: 1- Hình phác không bị ràng buộc kích thước (chưa cho kích thước). 2- Hình khối được tạo ra từ hình phác chưa cho kích thước. 3- Hình khối có các góc hoặc phần đùn lên không cố định. 4- Các đối tượng dựng hình được tạo ra từ hình khối khác hoặc chi tiết khác. 5- Hình phác là các hình chiếu từ hình phác hoặc hình khối gốc.

AUTODESK INVENTOR - Chi tiết có tham số thay đổi

Nguyễn Văn Thiệp

319

6- Chi tiết chứa hình phác hoặc hình khối thích nghi. 7- Cụm chi tiết con có chứa các chi tiết có hình phác hoặc hình khối thích nghi. Chi tiết thích nghi được sử dụng trong các trường hợp sau: - Khi cụm chi tiết không được xác định hoàn toàn đầy đủ và chi tiết hoặc cụm chi tiết

con là những đối tượng mà kích thước của chúng chưa được xác định chắc chắn trong cụm lắp ráp sắp tới.

- Khi vị trí và kích thước của hình khối bị chi phối bởi vị trí và kích thước của chi tiết khác trong cụm lắp ghép.

Mỗi dạng chi tiết thích nghi có cách tạo ra riêng, chúng ta sẽ nghiên cứu chúng trong các mục sau đây.

5.1.2 TẠO CHI TIẾT THÍCH NGHI TRONG BẢN THIẾT KẾ CHI TIẾT ĐƠN (*.IPT - PART)

Để tạo ra ch i tiết thích n gh i có các th ôn g số tự d o (Underconstrailned Parts Adaptive) chúng ta phải tạo ra được hình phác (Sketchs), hình khối (Features) và các hình làm việc (Work Features) thích nghi.

Trong khi tạo chi tiết, những hình khối phù hợp với việc thiết lập thích nghi là các hình khối được tạo ra bằng lệnh Extrude và Revolve.

Đối với những khối này, mặc dù các thông số như chiều cao khối (Extrude) hoặc góc tạo khối (Revolve) là các số cho trước, nhưng khi nó được đặt thích nghi ( Adaptive), các thông số này vẫn thay đổi được.

5.1.2.1 Thiết lập ban đầu liên quan đến tính thích nghi cho chi tiết

Tại hộp thoại Tools Applycation Options..., chọn mục Assembly, trong đó có các lựa chọn liên quan đến chi tiết thich nghi (xem phần “ Lắp ghép các chi tiết - Assembly” .

Nhấn chọn một trong các lựa chọn sau:

Features are initially adaptive: tất cả các hình khối của chi tiết mới tạo mới đều là chi tiết thích nghi. Chọn phương án này, bất kỳ hình khối mới tạo nào của chi tiết đều được coi là thích nghi.

Features are initially nonadaptive: các chi tiết tạo mới không phải là chi tiết thích nghi. Các chi tiết được tạo ra là chi tiết thường.

AUTODESK INVENTOR - Chi tiết có tham số thay đổi

Nguyễn Văn Thiệp

320

5.1.2.2 Tạo ra chi tiết có hình phác thích nghi - Adapting Sketch Khi tạo hình phác, các kích thước không ghi kích thước cố định hoặc các kích thước ghi

bằng công thức đối với kích thước cần thích nghi tức là không thực hiện lệnh Create Dimension.

Trong ví dụ dưới, trong hai kích thước dài và rộng của hình chữ nhật, chúng ta có thể cho một kích thước thích nghi hoặc cho cả hai.

Sau khi thực hiện lệnh tạo hình khối, nhấn phím phải chuột vào tên hình khối, chọn

Adptive. Cả hình khối và hình phác được nhận thuộc tính thích nghi. Ký hiệu được đặt trước tên có dạng .

Về mặt hình thức, hình dạng chi tiết không có gì thay đổi.

5.1.2.3 Tạo hình khối thích nghi - Adapting Features Trong một số trường hợp, hình phác là cố định hoặc một chi tiết gồm nhiều hình khối

(Features hoặc Place Features) chỉ cần cho một vài hình khối thích nghi, còn các khối khác là không thích nghi.

Có hai cách tạo hình khối thích nghi.

AUTODESK INVENTOR - Chi tiết có tham số thay đổi

Nguyễn Văn Thiệp

321

1- Nhấn phím phải chuột vào tên hình khối tại Trình duyệt hoặc vào hình khối trong bản vẽ, chọn Adaptive.

2- Nhấn phím phải chuột vào tên hình khối tại Trình duyệt hoặc vào hình khối trong bản vẽ, chọn Properties. Hộp thoại hiện ra:

Trong nhóm Adaptive có hai nút chọn: Sketch: hình phác có tính thích nghi. Parameters: các thông số của hình khối có tính thích nghi. Có thể chọn một trong hai cái hoặc chọn cả hai.

Một chi tiết hoặc một hình khối đang mang đặc tính thích nghi, nếu chọn ngược lại, nó sẽ

trở thành không thích nghi.

5.1.2.4 Ví dụ về sự thích nghi trong lắp ghép

1- Thích nghi về độ dài

AUTODESK INVENTOR - Chi tiết có tham số thay đổi

Nguyễn Văn Thiệp

322

Trong ví dụ về sự thích nghi tại các ràng buộc khi lắp ghép, chúng tôi đưa ra một cụm lắp đơn giản gồm một khối cơ sở và một chi tiết thích nghi.

Hình trục rãnh then hoa trong có chiều cao khối là thích nghi. Khi đưa vào bản vẽ lắp chúng ta vẫn phải đặt cho chúng thuộc tính thích nghi

(Adaptive).

Qua trình lắp ghép như sau:

1- Đặt bánh răng lồng vào khối trụ.

2- Tạo ràng buộc mặt trên của bánh răng ngang bằng mặt trục.

3 - Cho mặt bên kia của bánh răng và mặt bích cách nhau một khoảng dài 30mm, dài hơn chiều

dài trục.

AUTODESK INVENTOR - Chi tiết có tham số thay đổi

Nguyễn Văn Thiệp

323

Kết quả khối trụ tăng chiều cao để thích nghi với ràng buộc mới.

Sử dụng tốt tính thích nghi chúng ta dễ dàng thay đổi phương án thiết kế, tạo ra các sản

phẩm chất lượng cao.

2- Thích nghi về đường kính Trong bản lắp có chi tiết thích nghi được tạo bằng lệnh Extrude.

AUTODESK INVENTOR - Chi tiết có tham số thay đổi

Nguyễn Văn Thiệp

324

Lắp ghép chi tiết này bằng ràng buộc đồng trục với lỗ. Tiếp theo tạo ràng buộc hai mặt trụ

tiếp xúc trong. Hình trụ của chi tiết thích nghi tự động giãn ra vừa với hốc trụ của chi tiết chủ thể.

3- Thích nghi về góc tạo khối tròn xoay

AUTODESK INVENTOR - Chi tiết có tham số thay đổi

Nguyễn Văn Thiệp

325

Chúng ta có chi tiết thich nghi tạo ra bằng lệnh Revolve. Tạo ràng buộc các mặt bên của ống ngang bằng mặt thành hốc chữ nhật.

Tiếp tục chọn 2 mặt khác. Góc của khối tự động tăng để đáp ứng các ràng buộc.

5.2 CHI TIẾT PHỤ THUỘC Chi tiết phụ thuộc là chi tiết có các tham số được lấy từ chi tiết khác. Các tham số đó là

hình phác, hình khối, các thành phần dựng hình như mặt phẳng, trục, điểm làm việc v.v... Khi các tham số này của chi tiết gốc thay đổi thì chi tiết phụ thuộc cũng thay đổi theo.

5.2.1 TẠO CHI TIẾT PHỤ THUỘC TRONG BẢN LẮP GHÉP Như chúng ta đã biết, trong tập tin lắp ghép, chúng ta có thể dùng lệnh Create

Component để tạo ra một chi tiết mới dùng cho lắp ghép. Chi tiết mới tạo này có thể là chi tiết phụ thuộc.

5.2.1.1 Tạo chi tiết phụ thuộc bằng phép chiếu hình khối xuống mặt phẳng vẽ phác - Project Geometry

Trước khi thực hiện việc tạo ra chi tiết thích nghi theo phương pháp này, chúng ta phải đặt ra ý tưởng cho chi tiết nào là chi tiết chủ động, chi tiết nào là chi tiết thụ động (phụ thuộc). Hai chi tiết này có thể ghép với nhau hoặc có thể đặt riêng rẽ nhưng chúng có mối liên hệ chặt chẽ là nếu kích thước của chi tiết chủ động thay đổi thì kích thước tương ứng của chi tiết phụ thuộc cũng tự động thay đổi theo.

Các bước thực hiện: Bước 1: Khởi động bản vẽ lắp. Bước 2: Đưa chi tiết chủ thể vào bản lắp.

AUTODESK INVENTOR - Chi tiết có tham số thay đổi

Nguyễn Văn Thiệp

326

Bước 3: Tạo hình phác cho chi tiết sắp tạo bằng cách chiếu hình khối của chi tiết chủ động lên mặt phẳng vẽ.

Bước 4: Tạo chi tiết từ hình phác vừa nhận được. Để hiểu sự tạo chi tiết thích nghi trong trường hợp này một cách kỹ càng, chúng ta lấy

một ví dụ cụ thể. Chúng ta đã có một hộp như hình dưới.

Chúng ta tạo ra một cái nắp có các lỗ để bắt vít, khi hộp thay đổi kích thước thì nắp cũng

thay đổi kích thước theo kể cả đường kính lỗ. Nắp hộp chính là chi tiết phụ thuộc mà chúng ta sẽ tạo ra theo phương pháp sử dụng hình chiếu làm hình phác.

Bước 1 và bước 2 thực hiện như trong Chương “Lắp ghép các chi tiết”.

Bước 3: Tạo hình phác. Ra lệnh Create Component. Hộp thoại xuất hiện.

New Component Name: đặt tên cho bản vẽ chi tiết mới. Gõ: naphop.

Template: chọn tiêu chuẩn. Có thể dùng mặc định hoặc nhấn nút để chọn tập tin khác.

New File Location: cho đường dẫn chứa tập tin. Có thể dùng mặc định hoặc nhấn nút để chọn thư mục khác.

Nhấn OK kết thúc hộp thoại. Nhấn phím trái chuột vào mặt phẳng đã định của chi tiết chủ thể (trong ví dụ này nhấn

vào thành miệng hộp).

AUTODESK INVENTOR - Chi tiết có tham số thay đổi

Nguyễn Văn Thiệp

327

Màn hình chuyển sang chế độ vẽ phác (Sketch). Hình của hộp bị mờ đi, mặt phẳng vẽ phác được kích hoạt.

+ Ra lệnh Project Geometry. Nhấn phím trái chuột vào các mép của hình dạng miệng

hộp. Các mép này được chiếu vuông góc lên mặt phẳng vẽ phác (hình a). Có thể nhấn vào mặt phẳng thành hộp để chiếu toàn bộ đường bao cùng lúc (hình b) Phải chọn đầy đủ các mép cần thiết, nếu thiếu, hình khối không tạo được. Nhấn Done kết thúc lệnh.

a b

Bước 5: Tạo hình khối + Ra lệnh Extrude. Chọn biên dạng (Profile) thành nắp. Cho bề dầy là 4mm. Nhấn OK kết thúc tạo thân nắp.

Muốn tạo các gờ miệng lỗ, lật nắp, chuyển mặt dưới làm mặt vẽ phác (Sketch).

AUTODESK INVENTOR - Chi tiết có tham số thay đổi

Nguyễn Văn Thiệp

328

Tiếp tục dùng lệnh Project Geometry chiếu hình dạng gờ lỗ của hộp lên mặt phẳng vẽ phác. Ra lệnh Extrude.

Kết quả như hình dưới.

Nhấn phím phải chuột, chọn Finish Edit kết thúc lệnh. Kết quả nắp hộp tạo theo phương pháp này tự động trở thành chi tiết thích nghi. Nhưng

nó chỉ phụ thuộc vào chi tiết chủ động là thân hộp mà thôi.

Để thấy được sự thích nghi của chi tiết mới tạo (naphop.ipt), chúng ta để nguyên trạng

như khi chúng được tạo ra, dùng lệnh Edit đối với chi tiết chủ thể.

AUTODESK INVENTOR - Chi tiết có tham số thay đổi

Nguyễn Văn Thiệp

329

Trong ví dụ này chúng ta thay đổi vị trí các lỗ. Nhấn phím phải chuột vào Hole1, chọn Edit Sketch. Di chuyển một vài điểm tâm lỗ.

Nhấn phím phải chuột, chọn Finish Sketch. Nhấn phím phải chuột, chọn Finish Edit, kết thúc lệnh. Các lỗ trên nắp cũng thay đổi vị

trí.

Chú ý: Không phải kích thước nào ở khối chủ thể cũng có thể thay đổi được. Chỉ thay đổi

những kích thước ít ràng buộc nhất, nếu không khối chủ thể và khối thích nghi đều bị phá vỡ dẫn đến lỗi chương trình.

AUTODESK INVENTOR - Chi tiết có tham số thay đổi

Nguyễn Văn Thiệp

330

5.2.2 LỆNH DRIVED COMPONENT - TẠO CHI TIẾT DẪN XUẤT Dùng những phần có sẵn của một chi tiết làm một phần của chi tiết mới tiết kiệm thời

gian thiết kế. Chi tiết được tạo ra theo lệnh này gọi là chi tiết dẫn xuất (phụ thuộc). Việc tạo chi tiết dẫn xuất có thể thực hiện trong tệp tạo chi tiết (Part) cũng như trong bản vẽ lắp (Assembly). Chi tiết mới có thể dùng để lắp ghép với chi tiết gốc. Ý NGHĨA:

Tạo chi tiết dẫn xuất. DẠNG LỆNH:

Thanh lệnh: GIẢI THÍCH:

Để minh hoạ cho việc tạo chi tiết dẫn xuất, chúng ta lấy các kéo làm ví dụ. Hai lưỡi kéo có hình dạng giống hệt nhau nhưng ngược nhau, chỉ khác nhau phần tay cầm. Như vậy có thể tạo lưỡi này là dẫn xuất của lưỡi kia.

Lệnh này thực hiện tong không gian hình khối. Hộp thoại:

Nhấn Open, hình khối được đưa vào kèm theo hộp thoại để cho các tham số:

AUTODESK INVENTOR - Chi tiết có tham số thay đổi

Nguyễn Văn Thiệp

331

Các thành phần của khối liệt kê trong hộp thoại nếu chọn dấu được sử dụng để tạo

hình khối mới, ngược lại chọn . Các thành phần của chi tiết gốc tham gia tạo chi tiết mới được chọn trong các nút sau:

Body as Work Surface: lấy toàn bộ chi tiết gốc dưới dạng mặt. Solid Body: lấy dưới dạng khối đặc. Sketches: lấy hình phác. Work Geometry: lấy các đối tượng dựng hình như Work Plane, Work Axis,

Work Point. Surface: lấy mặt có tham gia vào việc tạo ra chi tiết gốc. Exported Parameters: lấy các thông số xuất ra. iMates: lấy ràng buộc lắp ghép.

Thường chỉ cần chọn Solide Body là đủ. Có thể thêm Work Geometry. Các thông số khác:

Scale factor: hệ số tỷ lệ. Có thể cho tỷ lệ lớn hơn hoặc nhỏ hơn hình thật của khối. Mirror part: lấy hình đối xứng. Nhấn chọn mặt đối xứng tại ô bên dưới. Trong một số trường

hợp, hai chi tiết cần phải đối xứng nhau qua mặt nào đó thì sau này mới lắp ghép được. Chúng ta phải chọn mặt đối xứng cho chuẩn xác. Hình khối gốc hiện ra để chọn mặt đối xứng:

Hiển thị dạng hình khối Hiển thị dạng mặt

Nhấn OK kết thúc lệnh.

AUTODESK INVENTOR - Chi tiết có tham số thay đổi

Nguyễn Văn Thiệp

332

Tại bản vẽ, có thể tạo thêm hình khối phụ hoặc cắt bỏ một phần của chi tiết đã đưa vào để tạo ra chi tiết mới và lưu trữ với tên mới.

Khi chi tiết gốc thay đổi kích thước, chi tiết mới cũng thay đổi theo. Ví dự khi thay đổi

đường kính lỗ tại chi tiết gốc, lỗ của chi tiết dẫn xuất cũng thay đổi theo.

5.3 iFEATURE VÀ iPART 1- iFeature là một khái niệm của Inventor, khó dịch ra tiếng Việt nên chúng tôi để

nguyên tiếng Anh. Chúng ta có thể hiểu đây là những phần hợp thành của một chi tiết được tách ra thành những hình khối riêng thành hình khối thư viện với kích thước thay đổi để cho chi tiết khác có thể lấy và ghép vào khối chủ với kích thước như đã có hoặc cho kích thước mới.

Các tập tin (File) của các iFeature có phần mở rộng là .IDE. Khi thiết kế các chi tiết, thấy phần nào của chi tiết có thể dùng chung cho các chi tiết khác (giống như Block trong AutoCAD), ta có thể tách thành iFeature.

Trong phần này chúng ta nghiên cứu cách tạo ra iFeature, xem bảng danh sách các iFeature, chèn iFeature vào chi tiết khác.

2- iPart là một chi tiết hoàn chỉnh được xuất ra thành một chi tiết tương tự với các thông số kích thước có thể thay đổi khi đưa vào bản lắp ghép (Assembly). Có thể coi đây là các chi tiết thư viện.

Các thông số kích thước của hai dạng hình khối này được xuất thành dạng bảng tính Excel của Microsoft, do đó trong máy tính phải được cài đặt Excel.

5.3.1 iFEATURE

5.3.1.1 Tạo mới DẠNG LỆNH:

Trình đơn: Tools GIẢI THÍCH:

Những phần hình khối của chi tiết có thể xuất thành iFeature là những khối được tạo nên từ hình phác ( Sketch) bằng các lệnh Extrude, Revolve, Hole (from sketch), Loft, Sweep, Coil. Các hình khối này luôn xuất ra dưới dạng nguyên thuỷ, mặc dù nhìn tổng thể trong chi tiết nó có thể đã được gọt dũa bằng các lệnh như Fillet, Chamfer, Shell v.v... Dưới đây là ví dụ một chi tiết mà các thành phần cấu thành của nó có thể xuất thành iFeature.

AUTODESK INVENTOR - Chi tiết có tham số thay đổi

Nguyễn Văn Thiệp

333

Hộp thoại xuất hiện:

Trong hộp thoại này chưa thấy xuất hiện thông số nào.

1- Nhóm Selected Features - hình khối được chọn Để có thông số của hình khối xuất ra, ta dùng chuột nhấn chọn tại Trình duyệt hoặc

nhấn trực tiếp vào khối.

Trong hộp thoại xuất hiện tên của hình khối đã chọn, đôi khi kèm theo các các hình khối

liên quan như hình dưới:

AUTODESK INVENTOR - Chi tiết có tham số thay đổi

Nguyễn Văn Thiệp

334

Muốn loại bỏ các hình khối thừa này, nhấn phím phải chuột vào tên hình khối đó và chọn

Remove Feature, chỉ để lại hình khối cần thiết. Hình khối được xuất ra với các kích thước có giá trị thay đổi khi đưa vào gắn với chi tiết

khác do đó khi tạo hình khối chúng ta phải cho các kích thước cần thiết ngay cả trên hình phác. Muốn đưa thông số nào vào danh sách các thông số cần thay đổi cho việc chèn vào bản

vẽ sau này, phải biết được các thông số đó là các kích thước ở vị trí nào.

Nhấn phím trái chuột vào tên thông số cần thiết, nhấn nút để chuyển các thông số của hình khối đã chọn sang ô Size Parameters. Các thông số này dùng để cho lại kích thước khi chèn iFeature vào khối chính (hộp thoại bên trên).

Muốn loại thông số nào khỏi danh sách, nhấn chuột vào tên thông số trong ô Size

Parameters và nhấn nút .

2- Mục Size Parameters - tham số kích thước Trong này có các cột:

Name: tên các thông số . Các kích thước cần thiết đưa vào để nhập số liệu mới nếu muốn thay đổi chúng khi gắn vào chi tiết khác.

Value: giá trị của các thông số. Mặc định là các thông số nguyên thuỷ của hình khối, nếu thay đổi các giá trị này, khi chèn iFeature vào chi tiết khác hình khối sẽ có kích thước theo giá trị mới cho tại đây.

Limit: khống chế các kích thước của iFeature khi chèn vào chi tiết khác. Nhấn nút để chọn phương thức khống chế:

AUTODESK INVENTOR - Chi tiết có tham số thay đổi

Nguyễn Văn Thiệp

335

- None: kích thước của iFeature khi chèn vào khối chủ sẽ là các giá trị tại cột Value. - Range: kích thước được thay đổi trong khoảng theo giá trị cho trong bảng:

Default: giá trị mặc định. Minimum: giá trị nhỏ nhất. Maximum: giá trị lớn nhất.

Nhấn nút để chọn các phương thức .

- List: kích thước chỉ được thay đổi theo các giá trị cho trong danh sách cho trong hộp

thoại dưới đây:

AUTODESK INVENTOR - Chi tiết có tham số thay đổi

Nguyễn Văn Thiệp

336

Trong hộp thoại bên trái, mỗi lần nhấn vào dòng Click here to add value (nhấn vào đây để thêm giá trị), một dòng mới hiện ra để cho giá trị. Nhấn trái chuột vào con số cần thay đổi và cho giá trị mới. Prompt: dòng nhắc khi chèn iFeature vào chi tiết khác . Gõ một dòng chữ có tính gợi ý cho

người dùng cần phải làm gì.

2- Mục Possition Geometry - vị trí đặt khối Có các cột: Name: tên mặt phẳng chứa hình phác. Prompt: dòng nhắc chọn mặt của khối chủ để đặt iFeature vào . Gõ một dòng chữ có

tính gợi ý cho người dùng cần phải làm gì. Nhấn Save để lưu trữ, hộp thoại xuất hiện để đặt tên tập tin (File).

Tên tập tin (file) tại ô File name mặc định là iFeaturexx, có thể gõ tên khác. Tiếp tục nhấn Save kết thúc lệnh.

5.3.1.2 Lệnh View Catalog Ý NGHĨA:

Cho phép xem lại các iFeature. DẠNG LỆNH:

Thanh lệnh: GIẢI THÍCH:

Hộp thoại xuất hiện:

AUTODESK INVENTOR - Chi tiết có tham số thay đổi

Nguyễn Văn Thiệp

337

Nơi mà Inventor truy cập đầu tiên là các thư mục con trong thư mục Catalog của Inventor. Muốn truy cập đến thư mục của riêng chúng ta nhấn vào My Computer trong ô Other Places. Tìm tập tin chứa iFeature cần thiết, nhấn trái chuột, hình iFeature đã chọn sẽ hiện ra.

Trong này chúng ta có các nút lệnh:

1- chỉnh sửa iFeature Lệnh này cho phép hiển thị hộp thoại để thay đổi các thông số của iFeature.

Sau khi thay đổi các thông số, nhấn Apply để cập nhật thông số mới, kết thúc chỉnh sửa. Khi kết thúc lệnh View Catalog, nếu iFeature bị chỉnh sửa, hộp thoại xuất hiện:

AUTODESK INVENTOR - Chi tiết có tham số thay đổi

Nguyễn Văn Thiệp

338

Có lưu trữ các thay đổi không? Nhấn vào các nút để trả lời: Yes - có: iFeature bị thay đổi. No - không: iFeature không bị thay đổi.

2- tạo bảng các thông số Hộp thoại xuất hiện:

Trong hộp thoại có các mục: Parmeters - cho các thông số thay đổi của hình khối để chèn khối sau này (hình trên).

Các thông số được cho vào các ô bên dưới. Việc cho lại các thông số này cũng tương tự như Edit iFeature nghĩa là thay đổi khoảng

xác định của các kích thước đã có trong danh sách. Cách làm giống như việc tạo iPart chúng tôi sẽ giới thiệu ở phần sau.

Geometry - định dạng hình học của biên dạng trên hình phác. Hộp thoại như sau:

Tại đây có thể thay đổi mặt gốc, dòng nhắc khi chèn iFeature.

AUTODESK INVENTOR - Chi tiết có tham số thay đổi

Nguyễn Văn Thiệp

339

Properties - các đặc tính mô tả hình khối

Threads - tạo bảng các thông số của chi tiết có ren Nhấn OK kết thúc lệnh. Khi xem xong, nhấn Exit hoặc nút đóng cửa sổ và kết thúc lệnh.

5.3.1.3 Lệnh Insert iFeature Ý NGHĨA:

Gắn iFeature vào khối chính. DẠNG LỆNH:

Thanh lệnh: GIẢI THÍCH:

Hộp thoại tìm tập tin chứa iFeature:

Nhấn nút Browse, hộp thoại các thư mục hiện ra:

AUTODESK INVENTOR - Chi tiết có tham số thay đổi

Nguyễn Văn Thiệp

340

Nơi đầu tiên mà Inventor tìm đến là thư mục Catalog, trong này có chứa một số các thư mục con theo từng chủng loại iFeature có sẵn. Chúng ta có thể sử dụng các tập tin này hoặc chọn sang thư mục mà chúng ta đã lưu trữ những iFeature của chúng ta tạo ra.

Tìm tập tin cần thiết, nhấn chọn, ô bên phải hiện lên hình khối được chọn. Nhấn Open, hộp thoại cho các tham số và định vị iFeature hiện ra:

Tuỳ theo hình khối tạo ra iFeature, có các thông số tương ứng. Trong ví dụ này, trong hộp thoại có tham số đầu tiên là Proffile Plane1 - mặt chứa hình

phác (mặt gốc) của iFeature, tại đây có thể cho góc nghiêng (Angle) của hình khối quay quanh trục vuông góc với mặt phẳng này, mặc định là 0 độ.

Nhấn trái chuột chọn mặt của khối chủ để gắn iFeature vào. Có thể dùng chuột nhấn vào hình các mũi tên giao nhau dưới đáy iFeature, giữ chuột và di chuyển đến vị trí thích hợp, nhấn vào mũi tên cung tròn, giữ chuột để xoay hình iFeature đến tư thế thích hợp nếu cần.

Nhấn Next để hiện các tham số khác.

Tại đây có thể giữ nguyên giá trị nguyên thuỷ của iFeature hoặc cho giá trị khác. Nhấn Next, hộp thoại tiếp theo xuất hiện:

AUTODESK INVENTOR - Chi tiết có tham số thay đổi

Nguyễn Văn Thiệp

341

Trong này có các phương án chọn như sau: Activate Sketch Edit Immediately: hình phác được chỉnh sửa ngay lập tức. Phương án này cho phép hình phác hiện ngay sau khi kết thúc lệnh để người dùng có thể

chỉnh sửa. Do not Activate Sketch Edit: không kích hoạt việc chỉnh sửa hình phác. Chọn một trong các phương án này và nhấn Finish kết thúc lệnh.

Khối đã chèn vào bản vẽ, có tên trên Trình duyệt . Cũng có thể chỉnh sửa như các đối

tượng khác.

5.3.2 iPART Tương tự như iFeature, chúng ta cũng có thể tạo ra iPart là một chi tiết có các kích

thước là những mảng giá trị nằm trong một khoảng xác định nào đó. iPart được dùng khi lắp ghép tại tập tin Assembly với các thông số giữ nguyên hoặc có thể thay đổi.

Điều kiện là chúng ta phải có sẵn một chi tiết hoàn chỉnh. Mở chi tiết đó ra và thực hiện lệnh.

AUTODESK INVENTOR - Chi tiết có tham số thay đổi

Nguyễn Văn Thiệp

342

5.3.2.1 Tạo iPart DẠNG LỆNH:

Trình đơn: Tools Create iPart GIẢI THÍCH:

Giống như iFeature chúng ta muốn thay đổi giá trị của kích thước nào khi đưa vào lắp ghép, chúng ta phải cho kích thước đó ngay từ khi tạo hình phác.

Hình dưới là một chi tiết làm ví dụ minh hoạ cho lệnh xuất thành iPart.

Hộp thoại xuất hiện:

Trong hộp thoại có các mục:

1- Mục Parameters - các thông số hình học Hộp thoại như hình trên. Cách chuyển các thông số cũng giống như với iFeature. Các giá trị thay đổi của mỗi thông số được cho theo hai cách sau:

a - Dùng Key Các giá trị của một thông số được cho tại các ô trong cột mang tên thông số đó. Khi đưa

vào bản lắp, các giá trị được chọn là các giá trị đã cho trong cột đó giống như phương án List của iFeature.

Nhấn phím phải chuột vào đầu cột hoặc vào tên của thông số cần thay đổi tại khoang bên phải, một trình đơn động xuất hiện:

AUTODESK INVENTOR - Chi tiết có tham số thay đổi

Nguyễn Văn Thiệp

343

Nhấn phím phải vào Key, chọn một trong các số ở cột danh sách. Các số thứ tự chỉ ra các thông số gốc và các thông số phụ thuộc: [1] là gốc. Các cột khác

sẽ phụ thuộc vào cột này. Khi dùng Key chúng ta phải dùng Insert Row để thêm số dòng cần thiết và cho các giá

trị tương ứng vào các ô. Nhấn phím phải chuột vào một ô, Trình đơn động hiện ra, chọn Insert Row. Mỗi lần

nhấn chọn, thêm được một dòng. Nhấn trái chuột vào từng ô của cột để cho giá trị cần thiết.

Insert Row: thêm một dòng các giá trị mới. Delete Row: xoá dòng của ô được chọn. Trong bảng các thông số, ít nhất phải có một cột dùng Key.

b - Dùng Custom Parameter Column - cho giá trị tuỳ ý của cột thông số Nhấn phím phải chuột vào đầu cột hoặc vào tên của thông số cần thay đổi tại khoang bên

phải, một trình đơn động xuất hiện:

Nhấn chọn Custom Parameter Column. Tiếp theo nhấn phím phải chuột vào đầu cột hoặc tên thông số lần nữa, trình đơn động

hiện ra:

AUTODESK INVENTOR - Chi tiết có tham số thay đổi

Nguyễn Văn Thiệp

344

Trong này có hai phương án cho giá trị: Specify Range for Column: cho khoảng khống chế các giá trị thay đổi.

Hộp thoại chọn khống chế:

Thao tác trên hộp thoại này tương tự như với các thông số của iFeature. Khi đưa vào bản lắp, có ô cho nhập giá trị mới:

Tại đây có thể gõ số nằm trong khoảng khống chế.

Specify Increment for Column: cho giá trị gia tăng của thông số. Ô nhập liệu xuất hiện:

Khi đưa vào bản lắp, ô nhập giá trị mới như sau:

Trong này không thể gõ số khác trực tiếp chỉ được nhấn vào các nút tăng giảm . Trong ví dụ trên, mỗi lần nhấn tăng hoặc giảm, giá trị sẽ thêm hoặc bớt đi 3 đơn vị.

Khi đã chọn xong bước này, nếu cột có nhiều dòng thì trong mỗi ô lại có thể có một khống chế riêng khác.

Nhấn phải chuột vào ô cần khống chế, Trình đơn động hiện ra:

Nhấn chọn Custom Parameter Cell. Tiếp theo nhấn phím phải chuột vào ô lần nữa, trình đơn động hiện ra như hình bên phải.

AUTODESK INVENTOR - Chi tiết có tham số thay đổi

Nguyễn Văn Thiệp

345

Chọn một trong các dòng bên dưới, cách làm giống như với cột. Sau đây chúng ta xem sự tương quan của các ô trong cùng một dòng với nhau và các giá

trị được khống chế như thế nào. Dưới đây là bảng có 2 cột thông số là d0 và d3 khi lắp ráp, 2 cột này sẽ hiện ra để thay

đổi giá trị.

d0 là Key gốc, d3 thay đổi theo khống chế Custom ..... Khi d0 chọn là 9 thì d3 hiện lên là 30, nếu ô này khống chế từ 20 đến 50 thì nó chỉ được

tăng đến 50 và giảm đến 20. Khi d0 chọn là 7 thì ô 1 của d3 hiện lên là 20, nếu ô này không khống chế thì nó có thể

nhận giá trị bất kỳ kể cả giá trị âm.

2- Mục Propertiess - các đặc tính của chi tiết Hộp thoại như sau:

Trong này gồm các thiết đặt về tác giả, vật liệu, màu sắc v.v.... Riêng tính thích nghi (Adaptive) của chi tiết được giới thiệu tại phần "Chi tiết thích

nghi" ở trên.

3- Mục Suppress - xoá bỏ một số thành phần khỏi chi tiết Muốn loại thành phần nào thì chuyển nó sang ô bên phải hộp thoại.

4- Mục iMates - tạo các đối tượng liên kết Hộp thoại :

AUTODESK INVENTOR - Chi tiết có tham số thay đổi

Nguyễn Văn Thiệp

346

Các đối tượng của chi tiết có thể liên kết với các chi tiết khác được tạo trong khi tạo chi

tiết, nếu cần đưa vào bảng thông số thì đánh dấu và nhấn nút .

5- Mục Work Feature - các đối tượng phụ trợ dựng hình (Work Plane, Work Point, Work Axis)

Nếu trong hình khối có các đối tượng này, muốn đưa vào bản lắp để sử dụng, cũng có thể gán vào.

6- Mục Threads - thông số cho các chi tiết có ren Hộp thoại:

Nếu chi tiết gốc có ren, có thể đưa ren vào.

7- Mục Other - các thông số khác do người dùng thêm vào Nhấn OK kết thúc lệnh.

AUTODESK INVENTOR - Chi tiết có tham số thay đổi

Nguyễn Văn Thiệp

347

Để thấy hiệu quả của việc tạo ra iPart, chúng ta xem lệnh đưa chi tiết vào lắp ghép được giới thiệu tại Chương "Lắp ghép các chi tiết".

Khi kết thúc lệnh, trên Trình duyệt thêm đối tượng là Table - bảng thông số:

Muốn thay đổi, nhấn phải chuột vào bảng, hộp thoại hiện ra như khi mới tạo để chỉnh

sửa.

5.3.2.2 Đưa chi tiết iPart vào bản lắp Tại bản lắp, ra lệnh Place Componets. Khi mở tập tin chi tiết là iPart, chi tiết hiện ra gắn với con trỏ đồng thời hộp thoại cũng

xuất hiện. Các giá trị của các kích thước hiện ra theo các phương thức hiển thị như Key, Tree hoặc

Table. Hộp thoại Key:

Hộp thoại Tree:

Bảng thông số

AUTODESK INVENTOR - Chi tiết có tham số thay đổi

Nguyễn Văn Thiệp

348

Hộp thoại Table:

Chúng ta chọn hoặc cho giá trị kích thước mới vào các ô tương ứng. Nếu không có gì thay đổi nhấn vị trí đặt chi tiết tại bản lắp, chi tiết được đưa vào với kích

thước nguyên thuỷ. Chi tiết có kích thước mới được lưu vào một tệp (File) có tên giống như tên tệp gốc có

thêm chỉ số vào sau ví dụ Part71.IPT, Part72.IPT v.v... trong đó tên tệp gốc là Part7.IPT và đường dẫn mặc định. Muốn thay đổi đường dẫn, nhấn Browse, chọn thư mục mới.

Hình dưới minh hoạ một chi tiết được đưa vào với các bộ kích thước khác nhau.

AUTODESK INVENTOR - Bản vẽ kỹ thuật

Nguyễn Văn Thiệp

349

CHƯƠNG 6

BẢN VẼ KỸ THUẬT 2D Chúng ta đã nghiên cứu việc thiết kế một chi tiết hoàn chỉnh trong không gian 3 chiều

(3D) và các ràng buộc để lắp ghép chúng thành cụm chi tiết. Trong chương này chúng ta nghiên cứu các chức năng của AutoDesk Inventor để chuyển các hình chiếu của chi tiết hoặc cụm chi tiết thành bản vẽ kỹ thuật (Drawing).

Thành phần tạo nên một bản vẽ kỹ thuật gồm:

1- Tờ giấy - Sheet. 2- Các phần tử trình bày của tờ giấy - Borders, Zones, Title Blocks. 3- Các hình chiếu chi tiết hoặc cụm chi tiết - Drawing Views. 4- Các đường bổ trợ - CenterLines 5- Nét vẽ - Line Weight. 6- Chữ - Text. 7- Ghi kích thước - Dimensions. 8- Ký hiệu bằng hình vẽ, sơ đồ - Symbols. 9- Các chỉ dẫn - Leaders. 10- Bảng kê phần tử - Part List.

Nội dung của chương gồm: + Các lệnh đưa các hình chiếu của chi tiết hoặc cụm chi tiết vào bản vẽ. + Các thiết lập cho một bản vẽ 2D. + Tạo khung và khung tên cho bản vẽ. + Ghi kích thước và hoàn chỉnh các yêu cầu kỹ thuật của chi tiết hoặc cụm chi tiết. + Trao đổi với AutoCAD và các phần mềm khác. + In bản vẽ.

6.1 KHỞI TẠO BẢN VẼ KỸ THUẬT

6.1.1 LỆNH NEW Tạo một bản vẽ mới.

DẠNG LỆNH: Trình đơn File New

Thanh công cụ: GIẢI THÍCH:

Inventor luôn cho chúng ta các bản vẽ mẫu theo các tiêu chuẩn thế giới. Khi ra lệnh, một hộp thoại xuất hiện để chúng ta chọn bản mẫu kèm theo tiêu chuẩn.

Trong này có các tập tin mẫu theo các loại tiêu chuẩn. Trong hộp thoại này có 3 mục là Default (mặc định), English (hệ Anh) và Metric (hệ

Mét). Các mục này có sẵn các tập tin mẫu.

AUTODESK INVENTOR - Bản vẽ kỹ thuật

Nguyễn Văn Thiệp

350

1- Default (mặc định). Các bản mẫu đều có tên là Standard, còn tiêu chuẩn kỹ thuật phụ thuộc vào lệnh Format -> Standard.

2- English (hệ Anh). Các tập tin mẫu của hệ Anh là ANSI đơn vị là incher.

3- Metric (hệ Mét):

Trong này có các bản vẽ mẫu theo tiêu chuẩn ISO, DIN, BSI, JIS, GB. Chúng ta nhấn chọn vào các tập tin .IDW (bản vẽ 2D). Trong ví dụ này ta chọn ISO.idw. Khi chọn bản vẽ theo tiêu chuẩn nào thì bản vẽ (Sheet) xuất hiện với khổ giấy (Size),

khung bản vẽ (Border) và khung tên theo tiêu chuẩn đó. Màn hình vẽ cho chúng ta hình một tờ giấy trắng có kèm theo khung và khung tên theo

tiêu chuẩn ISO như dưới đây:

AUTODESK INVENTOR - Bản vẽ kỹ thuật

Nguyễn Văn Thiệp

351

Trong Trình duyệt, xuất hiện cây danh mục quản lý các đối tượng như sau:

Cách thao tác để hiện ra các mục con, cháu .... trong cây danh mục đã được giải thích tại

phần trước.

Tên tập tin

Tên tờ giấy (bản ẽ)

Các tờ giấy có định dạng sẵn

Khung bản vẽ

Khung tên ẽ

AUTODESK INVENTOR - Bản vẽ kỹ thuật

Nguyễn Văn Thiệp

352

Trong màn hình có Thanh lệnh để thực hiện công việc. Nếu không xuất hiện trên màn hình, dùng lệnh sau:

View Toolbar

Nhấn chọn Panel Bar. Tại đây chúng ta thực hiện các công việc thể hiện các hình chiếu của chi tiết hoặc cụm

chi tiết trên bản vẽ kỹ thuật và hoàn chỉnh thành một bản vẽ để đưa đi chế tạo hoặc cho vào hồ sơ thiết kế.

6.1.2 THIẾT LẬP CÁC THÔNG SỐ CHUNG CHO MỘT BẢN VẼ KỸ THUẬT

Khi chúng ta đã đưa các hình khối vào bản vẽ, các đường n ét phụ trợ cần được thêm vào một cách tự động. Các thiết lập thông số sẽ giúp chúng ta làm điều đó.

Có hai thiết lập cho bản vãc kỹ thuật với các thông số khác nhau: 1- Dùng Tools -> Options -> Drawing 2- Dùng Tools -> Document Setting -> Drawing Chúng ta nghiên cứu từng thiết lập.

6.1.2.1 Dùng Tools Application Options Drawing Sau khi ra lệnh, hộp thoại hiện ra. Nhấn chọn mục Drawing, nội dung hộp thoại có dạng:

AUTODESK INVENTOR - Bản vẽ kỹ thuật

Nguyễn Văn Thiệp

353

Trong này có các phương án chọn các phương thức hiển thị trên tờ giấy của các th ông số

kỹ thuật như sau:

Nhóm Defaults - mặc định Retrieve all model dimensions on view placement: ON - tự động hiện các kích

thước của hình khối khi đưa hình khối vào tờ giấy, OFF - muốn hiện các kích thước này phải làm bằng lệnh tại khung nhìn. Xem phần “Ghi kích thước vào bản vẽ”.

Center dimension text on creation: ON - khi ghi kích thước, các giá trị đo được được tự động đặt vào giữa hai đường dóng (trung điểm của đường kích thước), OFF - các kích thước nằm tại vị trí kéo con trỏ.

Nhóm Dimension Type Preferences - các kiểu ghi kích thước Trong này có các nút hình ảnh, nhấn vào nút để chọn các cách ghi mặc định. Đáng lưu ý là đối với đường tròn luôn ghi là đường kính, đối với cung tròn luôn ghi là

bán kính. Muốn ghi đường kính cho cung tròn tại nút nhấn chọn:

AUTODESK INVENTOR - Bản vẽ kỹ thuật

Nguyễn Văn Thiệp

354

Nhóm View Justification - căn chỉnh hình trong khung nhìn Nhấn nút để chọn.

Nhóm Section Standard Parts - cho cắt bổ chi tiết thư viện Nhấn nút để chọn. Trong này có:

- Obey Browser Settings và Never - không cho cắt bổ, - Always - cho cắt bổ. Xem phần “Đưa chi tiết vào tờ giấy”.

Nhóm Default Object Style - thiết lập mặc định cho đối tượng Các lựa chọn: By Standard: theo tiêu chuẩn. By Last Used: theo người dùng lần cuối.

Nhóm Default Layer Style - thiết lập mặc định cho lớp Các lựa chọn: By Standard: theo tiêu chuẩn. By Last Used: theo người dùng lần cuối.

Nhóm Line Weight Display Options - cho hiển thị độ đậm của đường nét trong khung nhìn trên màn hình Display line weights: ON cho hiện các đường nét phân biệt theo độ đậm nhạt, OFF -

tất cả các loại đường nét được hiện ra với độ đậm như nhau. Tiếp theo có các lựa chọn khác: Display Line Weights TRUE: cho hiện theo đúng giá trị của độ đậm. Display Line Weights by Range (millimeter): hiển thị theo nhóm các độ đậm cho

tại các ô bên dưới. Các thiết lập này liên quan đến các lớp (Layers) của đường nét. Xem phần “Các lớp

đường nét trong bản vẽ kỹ thuật”.

Nhóm Performance and Capacity - hiển thị đối tượng và lưu trữ khung nhìn Show Preview as: phương thức hiển thị xem trước trong quá trình tạo các khung nhìn. Nhấn nút chọn các phương thức:

All components: hiện đầy đủ các thành viên. Partial: hiện một phần. Bounduring Box: hiện dạng khung chữ nhật.

Các lựa chọn khác: Section View Preview as Uncut: ON - hình xem trước của khung nhìn rút gọn được

hiện đầy đủ không bị cắt. Memory Saving Mode: ghi nhớ bằng lưu trữ.

Nhóm Title Block Insertion - định vị trí của khung tên trong tờ giấy. Nhấn các nút để chọn. Xem phần “Thiết lập thông số cho khung tên”. Nhấn Apply - thực thi và OK kết thúc lệnh.

6.1.2.2 Dùng Tools Document Settings Drawing Tại đây thiết lập các thông số mặc định cho việc hiển thị trên tờ giấy khi tạo bản vẽ kỹ

thuật mới. Sau khi ra lệnh Tools -> Document Settings, hộp thoại hiện ra, nhấn chọn Drawing.

Nội dung hộp thoại có dạng:

AUTODESK INVENTOR - Bản vẽ kỹ thuật

Nguyễn Văn Thiệp

355

Defer Updates - ON (có đánh dấu): không cho cập nhật thêm vào bản vẽ. Nếu tờ giấy đang

trắng, chưa có hình chiếu nào, nếu chúng ta chọn phương án này thì sẽ không đưa được các hình chiếu vào, chỉ có thể vẽ hình 2D và ghi chữ được thôi. Nếu đã có các hình chiếu thì cũng không triển khai thêm hình chiếu nào nữa.

OFF (không dánh dấu): công việc làm bình thường.

Nhóm Invalid Annotations - ghi ký hiệu bị sai Highlight - ON (có đánh dấu): cho hiện sáng màu các ghi ký hiệu hoặc kích thước sai. OFF

(không dánh dấu): không có biểu hiện gì. Preserve Orphaned Annotations Offline Image Fidelity: chất lượng hiển thị hình tô bề mặt. Nhấn nút để chọn. Số điểm ảnh

càng cao, hình càng nét. Automated Centerline Settings: tự động hiện đường tâm. Xem phần “ Vẽ đường tâm -

Center Line”. Dimension Text Alignment: căn chỉnh chữ trong cụm kích thước. Nhấn nút để chọn.

- View Position: chữ nằm tại vị trí bất kỳ dọc theo đường kích thước. - View Position and Maintain Centered: chữ nằm giữa hai đường dóng. - Percentage of Dimension Line: chữ nằm dọc theo đường kích thước. Trong phần “Ghi kích thước” giải thích cụ thể hơn.

Properties in drawing: lấy các thông số về chi tiết theo bản vẽ khác áp dụng cho bản vẽ hiện

hành. Nhấn nút để chọn tệp bản vẽ đã có. Nhấn Apply kết thúc các thiết lập. Nhấn OK kết thúc lệnh.

AUTODESK INVENTOR - Bản vẽ kỹ thuật

Nguyễn Văn Thiệp

356

6.2 CÁC KHUNG NHÌN CỦA CHI TIẾT HOẶC CỤM CHI TIẾT TRONG TỜ GIẤY - VIEWS

6.2.1 KHUNG NHÌN CƠ SỞ CỦA CHI TIẾT HOẶC CỤM CHI TIẾT - BASE VIEW

6.2.1.1 Tạo hình chiếu cơ sở DẠNG LỆNH:

Trình đơn Insert Model View

Trình đơn động: Create View

Thanh lệnh: GIẢI THÍCH:

Hộp thoại xuất hiện. Trong này có các mục: Componets, Model State và Options.

1- Mục Componets - chi tiết hoặc cụm chi tiết vào khung nhìn

Các thông số trong hộp thoại:

File - tập tin chứa chi tiết hoặc cụm chi tiết. Nhấn nút để đưa tập tin vào. Hộp thoại chọn tập tin cho phép chọn:

Trong hộp thoại này có các thông số: Files of Type: chọn kiểu tập tin. Nhấn nút để chọn các kiểu sau: Part File (*.ipt) - tập tin chứa chi tiết.

AUTODESK INVENTOR - Bản vẽ kỹ thuật

Nguyễn Văn Thiệp

357

Assembly File (*.iam) - tập tin chứa cụm chi tiết. Presentation File (*.ipn) - tập tin chứa hình trình diễn quá trình lắp ghép. File name: tên tập tin cần mở. Chọn tập tin cần thiết, nhấn Open. Trở lại hộp thoại chính.

Nhóm Orientation - các phương án chọn hình chiếu a- Các hướng nhìn qui chuẩn Khi đã chọn được chi tiết, hình chiếu của nó gắn với con trỏ, khi chọn hình chiếu nào thì

hình ảnh của nó thay đổi theo. Các loại hình chiếu gồm:

- Front: hình chiếu đứng. - Top: nhìn từ trên xuống (hình chiếu bằng). - Current: hình chiếu theo hướng nhìn hiện hành. - Bottom: nhìn từ dưới lên. - Left: nhìn từ bên trái. - Right: nhìn từ bên phải. - Back: nhìn từ phía sau. - Iso ....: nhìn theo hình chiếu trục đo. b- Hướng nhìn tuỳ ý

Ngoài các hình chiếu qui chuẩn nói trên, có thể nhấn nút để hiện hộp thoại tạo hình chiếu theo hướng nhìn tuỳ ý.

Tại đây có thể xoay theo hướng phù hợp. Nhấn nút kết thúc việc chọn hình chiếu.

Nhóm Scale - tỷ lệ hình chiếu trong bản vẽ

Cho giá trị vào ô nhập liệu.

AUTODESK INVENTOR - Bản vẽ kỹ thuật

Nguyễn Văn Thiệp

358

Nhóm Label - tên hình chiếu Mặc định là View1, View2 ….Có thể gõ tên tuỳ ý.

- ON (đèn màu vàng) cho hiện tên hoặc tỷ lệ của hình chiếu. - OFF (đèn màu xám) không cho hiện.

Nhóm Style - kiểu hiển thị hình chiếu Chọn một trong các nút sau:

hiện các nét nhìn thấy và nét khuất (a).

chỉ hiện nét nhìn thấy (hình b).

hiện hình ảnh thật (hình c).

a b c

2- Mục Model State Nhấn Model State để chọn một số lựa chọn khác, hộp thoại trở thành như hình dưới.

Nhóm Weldment - mối hàn

Nếu trong cụm chi tiết có mối hàn, nhóm này được kích hoạt. Nhấn chọn các đối tượng thành viên của mối hàn được hiển thị rõ trên bản vẽ.

Nhóm Reference Data - cách hiển thị các đường nét của các đối tượng liên quan Line Style - kiểu đường nét. Nhấn nút để chọn:

As Parts: cho hiển thị như nét đã đặt tại chi tiết. Referenced Parts: cho hiển thị như nét đã đặt tại chi tiết tham chiếu.

AUTODESK INVENTOR - Bản vẽ kỹ thuật

Nguyễn Văn Thiệp

359

Off: không hiển thị theo kiểu đường nét . Các loại đường nét hiện ra trên màn hình với độ đậm như nhau.

Hidden Line Calculation - tính toán các nét khuất. Nhấn nút để chọn All Bodies: cho tất cả các chi tiết. Reference Data Separately: các dữ liệu tham chiếu riêng biệt.

Margin: cho giá trị khoảng cách giữa hình chiếu và mép khung nhìn.

3- Mục Display Options Nhấn Display Options để chọn một số lựa chọn khác, hộp thoại trở thành như hình

dưới.

Nhóm Display Options - cho hiển thị trên bản vẽ các thông số

Tại đây các thông số được hiển thị tuỳ theo chủng loại của chi tiết theo nhóm sau: a- Chi tiết đơn thông thường

All Model Dimensions: cho hiển thị các kích thước. Work Features: cho hiển thị các đường nét hoặc hình khối phụ trợ (work plane,

work axis, work point v.v…) b - Chi tiết dạng tấm

Bend Extents: cho hiển thị phần kéo dài tấm đến góc lượn. c - Cụm chi tiết Hộp thoại được kích hoạt thêm các nút chọn:

Model Welding Symbols: cho hiện mối hàn. Thread Feature: cho hiện ren. Weld Annotations: cho hiện các ký hiệu hàn. Tangent Edges: cho hiện nét tiếp giáp giữa mặt cong và mặt phẳng. Foreshortened: cho hiện nét tiếp giáp giữa mặt cong và mặt phẳng nhưng rút

ngắn đến đoạn phân biệt giữa hai mặt. Definition in Base View: áp dụng việc cho hiển thị các thông số trên các đường nét của các

hình cắt trích (section lines), vòng tròn khoanh vùng trích chi tiết (cercle detail) và các lời chú thích của các hình này theo khung nhìn gốc.

Show Trails: cho phép hiện hoặc ẩn các đường dẫn hướng lắp ghép nếu tập tin nguồn là tập tin trình diễn quá trình lắp ghép (presentation). Xem phần trình diễn quá trình lắp ghép.

Section Standard Parts: cho phép tạo mặt cắt qua các chi tiết thư viện. Các chi tiết thư viện được đưa vào các bản vẽ lắp như bu lông , đai ốc, vít, trục v.v... (xem phần lắt ghép). Nhấn nút chọn các phương án. Xem lệnh Section View.

AUTODESK INVENTOR - Bản vẽ kỹ thuật

Nguyễn Văn Thiệp

360

View Justification: căn chỉnh hình với mép khung. Nhấn nút chọn các phương án: Centered: giữa tâm khung. Fixed: cố định theo khoảng cách đã có.

6.2.1.2 Chỉnh sửa khung nhìn Khi khung nhìn cơ sở được tạo ra trên tờ giấy, chúng ta có thể chỉnh sửa bất cứ lúc nào.

DẠNG LỆNH: Trình đơn động: Edit View

GIẢI THÍCH: Hộp thoại hiện ra để thay đổi thông số.

Nhập các thông số cần thiết, nhấn OK kết thúc lệnh.

6.2.2 TẠO CÁC HÌNH CHIẾU KHÁC TỪ KHUNG NHÌN GỐC - PROJECTED VIEW

6.2.2.1 Tạo hình chiếu cơ bản DẠNG LỆNH:

Trình đơn: Insert Model View

Thanh lệnh:

Trình đơn động: Create View GIẢI THÍCH:

Khi đã có khung nhìn hình chiếu gốc của chi tiết hoặc cụm chi tiết được đưa vào bản vẽ kỹ thuật, lệnh này cho phép chúng ta tạo ra ba hình chiếu theo qui chuẩn còn lại.

Sau khi ra lệnh, nhấn trái chuột chọn khung nhìn cần tạo các hình chiếu tiếp theo, đưa con trỏ theo các phương thẳng đứng, nằm ngang hoặc theo đường chéo của tờ giấy, các hình chiếu tương ứng sẽ hiện ra gắn với con trỏ. đưa đến vị trí thích hợp nhấn phím trái chuột.

AUTODESK INVENTOR - Bản vẽ kỹ thuật

Nguyễn Văn Thiệp

361

Mỗi lần nhấn chuột được một hình chiếu. Khi đưa con trỏ để tạo hình chiếu tiếp theo thì

hình chiếu trước đó chỉ hiện ra một hình chữ nhật. Khi đã có đủ các hình chiếu cần thiết, nhấn phím phải chuột, chọn Create, các hình

chiếu được đưa vào bản vẽ.

6.2.2.2 Tạo hình chiếu hướng nhìn theo cạnh bất kỳ - Auxiliary View

DẠNG LỆNH:

Trình đơn Insert Model View

Trình đơn động Create View

Thanh lệnh: GIẢI THÍCH:

Đưa con trỏ đến khung nhìn cần tạo hình chiếu hỗ trợ, nhấn phím trái chuột. Hộp thoại hiện ra:

AUTODESK INVENTOR - Bản vẽ kỹ thuật

Nguyễn Văn Thiệp

362

Các thông số trong hộp thoại: Label: đặt tên nhãn hình chiếu. Scale: tỷ lệ vẽ hình chiếu. Style: kiểu hiển thị hình chiếu.

- ON (đèn màu vàng) cho hiện tên hoặc tỷ lệ của hình chiếu. - OFF (đèn màu xám) không cho hiện.

Đồng thời con trỏ có hình mũi tên (hình dưới), khi đưa con trỏ đến cạnh nào, cạnh đó phát sáng (chuyển thành màu đỏ), nhấn phím trái chuột, cạnh đó được chọn. Đưa con trỏ đến vị trí cần thiết, nhấn trái chuột. Nhấn OK trong hộp thoại kết thúc lệnh. Kết quả như hình dưới.

AUTODESK INVENTOR - Bản vẽ kỹ thuật

Nguyễn Văn Thiệp

363

6.2.2.3 Sửa hình chiếu Đây là hình chiếu dẫn xuất từ một khung nhìn khác nên khi sửa có các thông số sau:

1- Hộp thoại Components

Ngoài các thông số như đã giới thiệu ở phần trên, khung nhìn của hình chiếu dẫn xuất này

còn có các nút chọn:

Scale from Base: tỷ lệ theo hình chiếu gốc. Nhấn bỏ dấu chọn, tỷ lệ được cho giá trị khác tại ô nhập liệu bên dưới.

Style from Base: hình thức hiển thị theo hình chiếu gốc . Nhấn bỏ dấu chọn, các phương án hiển thị được kích hoạt cho người dùng chọn. Các phương án khác đã được giới thiệu tại các phần trên.

2- Hộp thoại Display Options Ngoài các thông số như đã giới thiệu ở phần trên, khung nhìn của hình chiếu dẫn xuất này

còn có các nút chọn:

AUTODESK INVENTOR - Bản vẽ kỹ thuật

Nguyễn Văn Thiệp

364

Align to Base: căn chỉnh vị trí theo hình chiếu gốc . Mặc định là các hình chiếu dẫn xuất luôn gắn với hình chiếu gốc theo phương chiếu. Nhấn bỏ dấu chọn, có thể di chuyển hình chiếu dẫn xuất đến vị trí bất kỳ.

6.2.3 HÌNH MẶT CẮT - SECTION VIEW Đây là hình cắt bổ một chi tiết hoặc cụm chi tiết theo nhát cắt tạo ra một tiết diện là mặt

phẳng đi qua đường cắt và song song với hướng nhìn.

6.2.3.1 Tạo mặt cắt DẠNG LỆNH:

Trình đơn: Insert Model View Trình đơn động: Create View Thanh lệnh:

GIẢI THÍCH: Đưa con trỏ đến khung hình chiếu cơ sở, nhấn phím trái chuột để vạch đường cắt (P1P2).

Đường cắt có thể đi qua các điểm bất kỳ.

Khi đã định xong đường cắt, nhấn phím phải chuột chọn Continue. Hộp thoại tương tự

như hình chiếu hỗ trợ xuất hiện và hình mặt cắt gắn với con trỏ.

AUTODESK INVENTOR - Bản vẽ kỹ thuật

Nguyễn Văn Thiệp

365

Trong hộp thoại ngoài các phương án như các hình chiếu phụ trợ khác như tỷ lệ (Scale),

tên hình chiếu (Label) còn có phương án: Section Depth: cho chiều sâu nhát cắt. Nhấn nút chọn một trong các kiểu sau: Full: cắt hết chiều dài đường cắt.

Distance: cho chiều sâu . Ô nhập số liệu bên dưới được kích hoạt. Cho giá trị, đường cắt được dịch đi.

Cho các thông số trong hộp thoại và chọn vị trí thích hợp đặt hình chiếu, nhấn OK hoặc

nhấn phím trái chuột. Hình dưới minh hoạ một số dạng hình cắt.

AUTODESK INVENTOR - Bản vẽ kỹ thuật

Nguyễn Văn Thiệp

366

6.2.3.2 Sửa hình cắt Vị trí của đường cắt và các thông số khác có thể thay đổi.

1- Thay đổi vị trí vết cắt Khi vẽ đường cắt, nếu không bắt dính vào các điểm đặc biệt (trung điểm, đầu mút) của

các nét, khi nhấn trái chuột vào vết cắt, các nút xanh hiện ra (hình dưới), giữ chuột, có thể di dời đến vị trí mới . Khung nhìn chứa hình cắt cũng thay đổi tiết diện theo vết cắt mới.

AUTODESK INVENTOR - Bản vẽ kỹ thuật

Nguyễn Văn Thiệp

367

Đường cắt và hình cắt cũ.

Đường cắt và hình cắt mới.

2- Thay đổi thiết lập Nhấn phím phải chuột vào hình cắt. Nhấn chọn Edit View. Hộp thoại hiện ra. Mục

Component đã giới thiệu ở trên. Nhấn chọn Options, có các thông số:

Tại Section Standard Parts: cho phép tạo mặt cắt cắt qua các chi tiết thư viện. Các chi tiết

thư viện được đưa vào các bản vẽ lắp như bu lông , đai ốc, vít, trục v.v... Nhấn nút chọn các phương án:

Alway: cho phép. Khi tạo hình chiếu mặt cắt, các chi tiết thư viện bị cắt bổ. Never: không cho phép. Khi tạo hình chiếu mặt cắt, các chi tiết thư viện không bị

cắt bổ. Obay Browser Settings: theo thiết đặt ban đầu. Khi tạo hình chiếu mặt cắt, các

chi tiết thư viện không bị cắt bổ. Dưới đây minh hoạ việc các chi tiết thư viện bị cắt (hình a) và không bị cắt (hình b).

AUTODESK INVENTOR - Bản vẽ kỹ thuật

Nguyễn Văn Thiệp

368

a b

Hatching: tô mặt cắt. ON - có tô mặt cắt tại tiết diện, OFF - không tô (hình c).

c

3- Không cho hiện mặt cắt tại một tiết diện của một khối Khi tạo hình cắt của một cụm chi tiết, tiết diện đi qua nhiều chi tiết với vật liệu khác

nhau, nên có các hình mặt cắt khác nhau. Chúng ta có thể sửa những mặt cắt đó một cách độc lập nhau.

Nhấn phím phải chuột vào mặt cắt cần sửa. Trình đơn động hiện ra, nhấn trái chuột, đánh dấu chọn Hide Hatch. Mặt cắt được chọn không hiện ra.

Ngược lại nhấn phím phải chuột vào mặt cắt cần sửa. Trình đơn động hiện ra, nhấn trái chuột xoá dấu Hide Hatch. Mặt cắt được chọn lại hiện ra.

4- Sửa thông số của mặt cắt Nhấn phím phải chuột vào mặt cắt cần sửa. Trình đơn động hiện ra, nhấn chọn Modify

Hatch. Hộp thoại xuất hiện để thay đổi tham số.

AUTODESK INVENTOR - Bản vẽ kỹ thuật

Nguyễn Văn Thiệp

369

Pattern: mẫu tô. Nhấn nút để chọn. Scale: hệ số khoảng cách giữa các nét. Gõ trực tiếp hoặc nhấn nút để chọn các số có

sẵn. Số to thì các nét thưa, số nhỏ các nét dầy. Angle: góc nghiêng của các nét. Gõ số. Shift: sự sai lệch của mặt cắt so với đường biên.

Color: chọn màu cho nét tô. Nhấn nút để hiện ra bảng màu:

Nút By Layer: ON - màu đặt theo lớp. Nhấn OK kết thúc chọn màu. Line Weight: độ đậm của nét. Nhấn nút để chọn. Phương án By Laeyr: đặt theo lớp

(Xem lệnh Styles Editor). Double: gạch kép (hình ca rô).

AUTODESK INVENTOR - Bản vẽ kỹ thuật

Nguyễn Văn Thiệp

370

6.2.4 TẠO KHUNG NHÌN HÌNH TRÍCH MỘT VÙNG NHỎ CỦA CHI TIẾT - DETAIL VIEW

Để đưa một khu vực nhỏ của khung nhìn lên thành một khung nhìn riêng với tỷ lệ lớn hơn ta dùng lệnh này.

6.2.4.1 Tạo khung nhìn DẠNG LỆNH:

Trình đơn: Insert Model View

Trình đơn động: Create View Thanh lệnh:

GIẢI THÍCH: Sau khi ra lệnh, nhấn phím trái chuột chọn khung hình chiếu cần dùng, hộp thoại hiện ra.

Fence Shape: hình dạng đường bao khoanh vùng. Nhấn chọn một trong các nút sau:

đường bao hình tròn. Nhấn phím trái chuột tại vị trí là tâm của vòng tròn khoanh vùng, kéo chuột và nhấn phím trái để xác định độ rộng vùng trích ra.

đường bao hình chữ nhật. Nhấn phím trái chuột tại vị trí là tâm của hình chữ nhật, kéo chuột và nhấn phím trái để xác định độ rộng vùng trích ra.

AUTODESK INVENTOR - Bản vẽ kỹ thuật

Nguyễn Văn Thiệp

371

Cho các thông số trong hộp thoại theo ý muốn. Đưa con trỏ có gắn hình trích đến vị trí

cần thiết, nhấn trái chuột.

6.2.4.2 Sửa khung nhìn Nhấn phím trái chuột vào vòng tròn định vị trí, các nút xanh hiện ra. Nhấn và giữ nút tâm

có thể di chuyển vòng tròn đến vị trí khác. Nhấn, giữ nút trên hình đường bao để thay đổi kích thước vùng trích. Hình trích sẽ tự động thay đổi theo.

Các phương án chỉnh sửa khác như các khung nhìn đã giới thiệu tại các phần trước.

6.2.5 HÌNH THU GỌN CHIỀU DÀI CHI TIẾT - BROKEN VIEW Đối với một chi tiết hoặc trong cụm chi tiết có những đoạn cùng hình dạng nhưng độ dài

lớn, ta có thể thu gọn đoạn giữa mà không làm biến đổi hình dạng của khối đó để cho khung nhìn phù hợp với tờ giấy.

AUTODESK INVENTOR - Bản vẽ kỹ thuật

Nguyễn Văn Thiệp

372

6.2.5.1 Tạo hình thu gọn DẠNG LỆNH:

Trình đơn: Insert Model View

Thanh lệnh:

Trình đơn động: Create View GIẢI THÍCH:

Sau khi ra lệnh, nhấn phím trái chuột vào khung hình chiếu cần thu gọn. Hộp thoại hiện ra.

Trong đó thanh trượt để cho độ lớn của hình răng cưa.

Gap: khoảng cách giữa hai đường cắt. Gõ số. Symbols: cho số đoạn díc dắc. Gõ số.

Các nút chọn khác được mô tả như hình vẽ. Nhấn phím trái chuột vào vị trí bắt đầu nhát cắt, hình vết cắt hiện ra, đưa con trỏ đến vị trí

cắt thứ hai, nhấn phím trái chuột. Hình chiếu bị thu ngắn lại.

Khi đã tạo xong vết cắt thu gọn, khi đưa con trỏ vào, nó được chiếu sáng. Có thể nhấn nút

xanh, giữ chuột và đưa đến vị trí khác.

AUTODESK INVENTOR - Bản vẽ kỹ thuật

Nguyễn Văn Thiệp

373

6.2.5.2 Sửa vết cắt Nhấn phải chuột vào vết cắt, trình đơn động hiện ra, chọn Edit Break, hộp thoại hiện ra

để thay đổi thông số.

6.2.6 HÌNH KHOÉT MỘT GÓC CỦA CHI TIẾT HOẶC CỤM CHI TIẾT - BREAK OUT VIEW

Chúng ta có thể khoét bỏ (bóc) một phần của hình khối để lộ ra các tiết diện hoặc chi tiết bên trong tại một khung nhìn bất kỳ.

6.2.6.1 Tạo hình khoét Để tạo được hình khoét chúng ta phải có biên dạng của khu vực khoét. Biên dạng là một

hình khép kín có hình dạng bất kỳ (đa giác, hình chữ nhật, elíp, v.v....). Do đó chúng ta phải thực hiện theo hai bước.

1- Tạo biên dạng Nhấn vào khung nhìn, ra lệnh Sketch. Vẽ biên dạng như hình a. Nhấn phím phải chuột

vào khung nhìn, chọn Finish Sketch để biên dạng gắn với khung nhìn.

a

2- Ra lệnh tạo hình khoét DẠNG LỆNH:

Trình đơn: Insert Model View

Thanh lệnh:

Trình đơn động: Create View GIẢI THÍCH:

Nhấn chọn vào khung nhìn cần khoét (khung này đã có hình phác biên dạng vùng khoét).

AUTODESK INVENTOR - Bản vẽ kỹ thuật

Nguyễn Văn Thiệp

374

Hộp thoại có dạng:

Trong đó có các thông số:

Profile: chọn biên dạng là hình phác vừa vẽ. Thường là có một biên dạng thì biên dang được tự động biến thành màu xanh.

Nhóm Depth - chiều sâu vết khoét

Show Hidden Edges: nhấn nút , khung nhìn sẽ cho hiện các nét khuất. Ô chọn phương án cho chiều sâu có nút chọn . Có các phương án như sau:

a - From Point: chọn một điểm Tiếp theo cho giá trị trong ô số liệu. Giá trị này là chiều sâu tính từ điểm được chọn. Dưới

đây là hình minh hoạ.

b - To Hole - khoét đến một lỗ đã định

Các bước như trên.

AUTODESK INVENTOR - Bản vẽ kỹ thuật

Nguyễn Văn Thiệp

375

Chọn chiều sâu: nhấn chọn vào miệng lỗ của hình chiếu bên cạnh.

c - To Sketch: đến hình phác

Trong trường hợp này chúng ta phài có hai hình phác tại hai khung nhìn (hình chiếu) khác nhau như hình dưới. Sau khi ra lệnh, chiều sâu được chọn là đường thẳng ở hình chiếu bên cạnh.

d - Through Parts - xuyên suốt một số chi tiết để lộ ra chi tiết bên trong

Trường hợp này dùng cho khung nhìn là hình chiếu của một cụm chi tiết phức tạp.

AUTODESK INVENTOR - Bản vẽ kỹ thuật

Nguyễn Văn Thiệp

376

Bước chọn chi tiết: nhấn chuột vào chi tiết nào cần khoét. Chi tiết được chọn hiện màu đỏ. Nhấn OK kết thúc lệnh. Dưới đây là hình minh hoạ.

6.2.6.2 Sửa hình khoét Khi tạo ra hình khoét, tên nó được đưa vào danh sách trình duyệt:

Nhấn phím phải chuột vào tên Sketch, chọn Edit để sửa hình phác. Nhấn phải chuột vào tên Break Out View, chọn Edit Definition để hiện ra hộp thoại

cho người dùng thay đổi các thông số.

6.2.7 TẠO KHUNG NHÌN HÌNH 3 CHIỀU TỪ CÁC HÌNH CHIẾU CẮT BỔ

Các hình chiếu cắt bổ là những hình chiếu được tạo ra bằng các lệnh: Break Out View, Section View, Detail View, Broken View.

Khi đã có các hình chiếu phẳng, chúng ta có thể tạo lại hình khối 3 chiều với cá c vết cắt bổ.

Cách thực hiện như sau: Ra lệnh Projected View. Nhấn chọn vào khung nhìn hình cắt bổ, kéo chuột theo đường chéo để được hình chiếu 3

chiều. Nhấn trái chuột định vị, nhấn phải chuột chọn Create. Dưới đây minh hoạ hình cắt bổ.

AUTODESK INVENTOR - Bản vẽ kỹ thuật

Nguyễn Văn Thiệp

377

6.2.8 CÁC THAO TÁC VỚI CÁC KHUNG NHÌN Việc chỉnh sửa khung nhìn đã được giới thiệu tại chỗ tuỳ thuộc vào đặc tính của nó sau

khi đã được tạo ra. Trong phần này chúng tôi giới thiệu các công cụ quản lý chung cho tất cả các loại khung nhìn.

6.2.8.1 Xoá khung nhìn DẠNG LỆNH:

Trình đơn động: Delete GIẢI THÍCH:

Khung nhìn không có các khung nhìn (hình chiếu) dẫn xuất (phụ thuộc) sẽ bị xoá khỏi tờ giấy.

Khung nhìn có các khung nhìn (hình chiếu) dẫn xuất (phụ thuộc), có hộp thoại hiện ra:

Có xoá các khung nhìn phụ thuộc không?. Nhấn nút để hiện ra danh sách các khung dẫn xuất:

AUTODESK INVENTOR - Bản vẽ kỹ thuật

Nguyễn Văn Thiệp

378

Nhấn trái chuột vào ô thẳng cột Delete để hiện ra các lựa chọn Yes (có) hoặc No

(không). Nhấn OK kết thúc lệnh.

6.2.8.2 Căn chỉnh các khung nhìn - Alignment DẠNG LỆNH:

Trình đơn động: Alignment GIẢI THÍCH:

Lệnh này dùng trong trường hợp những khung nhìn đã bị xoá các ràng buộc với nhau, bây giờ lại muốn tạo lại các ràng buộc hoặc nhiều khung nhìn (hình chiếu) tạo ra không phải bằng lệnh Projected View. Chúng được đặt tuỳ ý nay căn chỉnh lại cho thẳng nhau.

Việc căn chỉnh được thực hiện theo qui tắc sau: Khung nhấn chuột vào để ra lệnh là khung thụ động (bị gắn ràng buộc nghĩa là khung cần

phải sắp xếp lại). Khung được chọn tiếp theo là khung chuẩn để khung vừa rồi phải căn chỉnh theo (neo

giữ khung thụ động).

1- Căn theo phương ngang - Horizontal Nhấn phím phải chuột vào khung nhìn cần chấn chỉnh vị trí, nhấn Alignment ->

Horizontal, sau đó đưa con trỏ nhấn vào khung chuẩn. Khung thứ nhất sẽ di chuyển để ngang bằng khung thứ hai theo phương nằm ngang.

AUTODESK INVENTOR - Bản vẽ kỹ thuật

Nguyễn Văn Thiệp

379

2- Căn theo phương thẳng đứng - Vertical Ra lệnh Alignment -> Vertical. Cách làm như theo phương nằm ngang.

(Các số 1, 2, 3 chúng tôi cho thêm vào để tiện giải thích.) Từ nay, khung 2 chỉ được di chuyển theo phương nằm ngang, khung 3 chỉ di chuyển theo

phương thẳng đứng. Khung 1 có thể di chuyển theo hai phương thẳng đứng và nằm ngang mang theo các khung 2 và 3.

3- Căn chỉnh theo vị trí hiện tại Ra lệnh Alignment -> In Possition. Cách làm tương tự như hai phương thức trên. Hai khung nhìn ràng buộc với nhau theo tư

thế hiện thời giữa chúng. Khung chủ động có quyền mang khung thụ động đi theo, còn khung thụ động chỉ được di chuyển theo phương nối hai khung. Hình dưới mô tả trạng thái của các khung nhìn ràng buộc với nhau khi người dùng nhấn giữ chuột và di chuyển chúng.

AUTODESK INVENTOR - Bản vẽ kỹ thuật

Nguyễn Văn Thiệp

380

4- Xoá bỏ căn chỉnh (ràng buộc) - Break Muốn giải phóng các khung nhìn khỏi ràng buộc căn chỉnh để có thể di chuyển tự do, ra

lệnh Alignment -> Break. Ràng buộc bị huỷ bỏ tức thì.

6.2.8.3 Lệnh xoay hình chiếu - Rotate DẠNG LỆNH:

Trình đơn động: Rotate GIẢI THÍCH:

Sau khi ra lệnh, hộp thoại xuất hiện:

Trong hộp thoại có nút để chọn phương thức xoay: By Edge: theo cạnh (hộp thoại bên trái). Chọn một cạnh mép thẳng của chi tiết trong hình chiếu và chọn một trong hai tư thế sau:

Horizontal: nằm theo phương ngang. Cạnh được chọn nằm ngang, hình bị xoay đi. Vertical: theo phương thẳng đứng.

Angle: xoay đi một góc (hộp thoại bên phải). Cho giá trị góc quay trong ô nhập liệu bên dưới. Các nút để chọn chiều quay:

ngược chiều kim đồng hồ.

AUTODESK INVENTOR - Bản vẽ kỹ thuật

Nguyễn Văn Thiệp

381

cùng chiều kim đồng hồ. Xoay hình để cạnh được chọn nằm thẳng đứng:

Xoay hình để cạnh được chọn làm thành một góc với phương nằm ngang:

6.2.8.4 Các thao tác với các đường nét trong hình chiếu

1- Cho hiện các thành phần của chi tiết tại Trình duyệt

Nhấn phím phải chuột vào khung nhìn, Trình đơn động hiện ra, nhấn vào nút , tên của chi tiết và các hình khối thành viên của nó được hiện ra. Khi đưa con trỏ vào tên các thành phần, các đường nét của nó tự động được chiếu sáng rất thuận tiện cho việc chọn đối tượng để thực hiện một công việc nào đó.

Muốn cho ẩn đi, nhấn trái chuột vào nút .

AUTODESK INVENTOR - Bản vẽ kỹ thuật

Nguyễn Văn Thiệp

382

2- Cho ẩn cạnh Nhấn phím phải chuột vào đường nét (cạnh) đang nhìn thấy của hình chiếu chiếu hoặc tên

các thành viên của chi tiết trong Trình duyệt, Trình đơn động hiện ra, nhấn tắt nút Visibility cạnh đó không hiển thị trên màn hình

Muốn cho hiện lại, nhấn phím phải chuột vào khung nhìn, chọn Show Hiden Edge. Nếu có nhiều cạnh bị ẩn, tạm thời tất cả các cạnh ẩn đó đều hiện ra, dùng con trỏ nhấn

vào cạnh nào cho hiện lại. Nhấn phím phải chuột, trình đơn động hiện ra, nhấn Done kết thúc lệnh hoặc nhấn Show all (cho hiện tất cả các cạnh bị ẩn).

3- Đặt thuộc tính cho cạnh Nhấn phím phải chuột vào đường nét (cạnh) đang nhìn thấy của hình chiếu hoặc tên các

thành viên của chi tiết trong Trình duyệt, Trình đơn động hiện ra, nhấn chọn Properties. Cách thực hiện được trình bày tại mục "Gán đặc tính cho các đối tượng" trong "Vẽ hình phẳng trong bản vẽ kỹ thuật".

AUTODESK INVENTOR - Bản vẽ kỹ thuật

Nguyễn Văn Thiệp

383

6.3 VẼ HÌNH PHẲNG (2D) TRONG BẢN VẼ KỸ THUẬT Trong một bản vẽ kỹ thuật, ngoài các khung nhìn chứa hình chiếu của chi tiết hoặc cụm

chi tiết, chúng ta có thể vẽ thêm các hình minh hoạ hoặc ghi chú khác không phải là hình khối. Có hai phương án vẽ hình phẳng trong bản vẽ kỹ thuật: 1 - Dùng lệnh Sketch. 2 - Dùng lệnh Draft View. Chúng ta sẽ nghiên cứu các lệnh để thực hiện các công việc đó trong phần này.

6.3.1 VẼ HÌNH 2D TRỰC TIẾP TRÊN TỜ GIẤY - LỆNH SKETCH Sau khi đã có tờ giấy như ý, chúng ta có thể vẽ hình trực tiếp lên tờ giấy. Số lượng hình

không hạn chế.

6.3.1.1 Vẽ hình 2D

Nhấn nút , màn hình trở thành màn hình vẽ phác (Sketch), đồng thời thanh lệnh Sketch cũng được kích hoạt. Dùng các lệnh vẽ phác để vẽ hình cần thiết.

Trong khi vẽ, các đối tượng vẽ phác (Sketchs) bây giờ không phục vụ cho việc tạo hình

khối 3D nữa mà nó chính là các hình của bản vẽ kỹ thuật, các đối tượng này có thể được đặt là các loại đường nét theo tiêu chuẩn kỹ thuật như đường tâm, nét khuất, mặt cắt v.v... Hình a là hình ở dạng phác (Sketch), hình b là hình sau khi hoàn thành hình phác.

AUTODESK INVENTOR - Bản vẽ kỹ thuật

Nguyễn Văn Thiệp

384

a b

Loại đường nét Có hai cách để cho đối tượng nhận loại đường nét (Style). 1- Trước khi vẽ đối tượng, nhấn nút trên ô Style, chọn loại đường cần thiết. 2- Sau khi đã vẽ đối tượng , nhấn chọn đối tượng, nhấn nút trên ô Style, chọn loại

đường cần thiết.

Khi đã vẽ hoàn chỉnh, nhấn , trở lại tờ giấy. Hình vẽ được đưa vào tờ giấy, tên hình phác được đưa vào Trình duyệt.

AUTODESK INVENTOR - Bản vẽ kỹ thuật

Nguyễn Văn Thiệp

385

Tại màn hình này, tất cả các đối tượng liên quan đến nhau trong một hình vẽ là một khối, nó có thể được di chuyển và đặt tại vị trí bất kỳ trong tờ giấy bằng cách nhấn phím trái chuột vào hình vẽ, giữ chuột và di chuyển đến vị trí cần thiết.

Mỗi lần tạo một hình phác mới, nó được gắn tên vào Trình duyệt và nó không liên quan gì với hình phác đã tạo trước đó.

6.3.1.2 Sửa hình 2d Cũng như các đối tượng khác, nhấn phải chuột vào tên hình cần sửa, nhấn chọn Edit.

Hình phác hiện ra để sửa.

6.3.2 CHÈN KHUNG NHÌN CHỨA HÌNH VẼ THIẾT KẾ 2D - DRAFT VIEW

Khung nhìn chứa hình 2D, không phải là khung chứa hình chiếu của chi tiết, nó chứa hình phác vẽ bằng lệnh Sketch. Nó là một đối tượng tương đương với các khung nhìn khác. Khung nhìn này có thể di chuyển và đặt tại vị trí bất kỳ trong tờ giấy. Số lượng không hạn chế.

6.3.2.1 Tạo khung nhìn chứa hình 2D DẠNG LỆNH:

Trình đơn: Insert Draft View

Thanh lệnh: GIẢI THÍCH:

Hộp thoại xuất hiện:

Label: cho tên hình vẽ. Scale: tỷ lệ. Gõ số hoặc nhấn nút để chọn tỷ lệ có sẵn.

Nhấn OK sang bước tiếp theo. Màn hình chuyển sang chế độ vẽ phác. Việc thực hiện vẽ thiết kế giống như vẽ trực tiếp

lên tờ giấy.

AUTODESK INVENTOR - Bản vẽ kỹ thuật

Nguyễn Văn Thiệp

386

Khi vẽ xong hình phác, nhấn nút Return trở lại tờ giấy. Hình vẽ được đưa vào tờ giấy nhưng nó được quản lý bằng một khung nhìn (View) như hình dưới.

Trong Trình duyệt khung nhìn này được đặt tên là DRAFT, trong DRAFT mới có tên

hình vẽ là Sketch1.

6.3.2.2 Sửa khung nhìn Có hai trường hợp sửa.

1- Sửa thông số của khung nhìn Nhấn phải chuột vào tên khung nhìn, nhấn chọn Edit View, hộp thoại thông số hiện ra để

thay đổi:

2- Sửa hình phác Nhấn phải chuột vào tên hình phác, nhấn chọn Edit, màn hình phác hiện ra để sửa hình.

AUTODESK INVENTOR - Bản vẽ kỹ thuật

Nguyễn Văn Thiệp

387

6.3.3 TÔ MẶT CẮT CHO CÁC HÌNH PHẲNG 2D – FILL/HATCH SKETCH REGION

Khi chúng ta vẽ hình phác trực tiếp vào tờ giấy (2d Sketch) hoặc vẽ hình phác trong một

khung nhìn (Draft View), thanh lệnh Sketch có thêm nút để thực hiện tô đặc hoặc gạch mặt cắt vào một vùng bên trong một đường bao kín.

6.3.3.1 Tạo mặt cắt DẠNG LỆNH:

Thanh lệnh: GIẢI THÍCH:

Sau khi ra lệnh, những vùng nào có đường bao kín được hiển thị.

Nhấn phím trái chuột vào vùng cần tô, hộp thoại hiện ra:

Nhóm Color Fill – tô đặc

Nếu nhấn chọn Enable, thì các thông số khác của mục Hatch không được kích hoạt, chỉ có nút Color hiện rõ để chọn màu.

Nhóm Hatch – mặt cắt Nếu nhấn chọn Enable, thì các thông số của mục Color không được kích hoạt. Các ô nhập thông số của mặt cắt hiện ra để nhập số liệu:

AUTODESK INVENTOR - Bản vẽ kỹ thuật

Nguyễn Văn Thiệp

388

Trong này có các thông số sau:

Pattern: chọn mẫu tô. Nhấn nút để chọn mẫu. Angle: góc nghiêng so với phương nằm ngang. Gõ số. Scale: tỷ lệ. Gõ số hoặc nhấn nút để chọn tỷ lệ có sẵn. Tỷ lệ này quyết định sự thưa, dày của

các nét gạch mặt cắt. Hình a, mặt cắt có góc nghiêng 45 độ, tỷ lệ 2:1. Line Weight: bề rộng nét. Gõ số hoặc nhấn nút để chọn giá trị có sẵn. Double: vẽ hai lớp với đường nét có hướng vuông góc nhau (hình b).

a b

Nhấn phím phải chuột, chọn Done kết thúc lệnh. Nhấn Finish Sketch, kết thúc vẽ phác. Kết quả như hình dưới.

AUTODESK INVENTOR - Bản vẽ kỹ thuật

Nguyễn Văn Thiệp

389

6.3.3.2 Chỉnh sửa mặt cắt Việc chỉnh sửa mặt cắt được tiến hành như sau: - Dùng lệnh Edit đối với hình phác (Sketch) có mặt cắt cần sửa để chuyển sang chế

độ vẽ phác. - Nhấn phím trái chuột vào mặt cắt trong hình phác, ra lệnh tô mặt cắt

. Hộp thoại hiện ra để thay đổi các tham số. Nếu nhấn bỏ dấu tại Enable, mặt cắt sẽ bị xoá (không cho vẽ). Nếu xoá đường bao, mặt cắt cũng bị xoá luôn. Nhấn phím phải chuột, chọn Done kết thúc lệnh. Nhấn Finish Sketch kết thúc sửa hình

vẽ.

6.3.4 GÁN ĐẶC TÍNH CHO ĐƯỜNG NÉT TRONG BẢN VẼ DẠNG LỆNH:

Trình đơn động: Properties GIẢI THÍCH:

Các đường nét là các nét trong khung nhìn hình chiếu của các chi tiết hoặc các đường nét được vẽ bằng hình phác 2D.

Đối với các đường nét được vẽ bằng hình phác 2D việc chỉnh sửa được thực hiện tại hình phác (Sketch), do đó phải chuyển sang chế độ vẽ phác bằng lệnh Edit.

Nhấn phím phải chuột vào đối tượng (đường nét) cần thay đổi đặc tính, trình đơn động hiện ra, chọn Properties.

Hộp thoại dùng cho các đường nét của hình khối và hộp thoại dùng cho các đường nét của hình phác giống nhau.

Trong này có các thông số:

Line Type: kiểu đường nét. Nhấn nút để chọn các kiểu đường nét (hình a). Line Weight: bề rộng của nét. Cách chọn tương tự như Line Type (hình b).

AUTODESK INVENTOR - Bản vẽ kỹ thuật

Nguyễn Văn Thiệp

390

a b

Đối với hình phác có nút Scale: hệ số khoảng cách giữa các nét đứt. Nhấn ON, ô nhập liệu được kích hoạt. Gõ số. Số lớn thì các nét thưa hơn, ngược lại các nét dầy hơn.

Color - màu của đối tượng. Hộp màu hiện ra để chọn màu.

By Layer: theo lớp. Nếu bỏ lựa chọn này, chúng ta có thể tự màu cho đối tượng bằng cách nhấn vào nút màu tuỳ ý. Nhấn OK kết thúc chọn màu.

AUTODESK INVENTOR - Bản vẽ kỹ thuật

Nguyễn Văn Thiệp

391

6.4 TỜ GIẤY - SHEET Mỗi tập tin .IDW có sẵn một tờ giấy với tên mặc định là Sheet:1. Chúng ta có thể đổi

tên như đã giới thiệu. Một tập tin .IDW có thể chứa rất nhiều tờ giấy vẽ, mỗi tờ có cỡ giấy (size), đường bao và

khung tên khác nhau. Tờ giấy là nơi chứa các hình chiếu của những chi tiết, cụm chi tiết và các thông số của

chúng. Trong tờ giấy vẽ có sẵn: - Đường bao khung (Border). Mặc định Deffault Border theo tiêu chuẩn mà ta chọn. - Khung tên (Title Block). Mặc định tên tiêu chuẩn mà ta chọn. Các đối tượng này có thể bị xoá đi và chèn lại từ kho dự trữ (Drawing Resourses).

6.4.1 CÁC THAO TÁC VỚI TỜ GIẤY ĐÃ CÓ TRONG BẢN VẼ

6.4.1.1 Đặt chế độ hiển thị trong tờ giấy DẠNG LỆNH

Trình đơn Format Standard Sheet GIẢI THÍCH

Sau khi ra lệnh, hộp thoại xuất hiện, nhấn chọn mục Sheet trên đỉnh hộp thoại. Trong này có các thông số:

Labels - các tên mặc định . Tại các ô Sheet (tên tờ giấy), View (khung nhìn các hình chiếu),

Draft View (khung nhìn của hình phẳng 2D) có sẵn các tên mặc định. Chúng ta có thể gõ

AUTODESK INVENTOR - Bản vẽ kỹ thuật

Nguyễn Văn Thiệp

392

tên khác tại các ô tương ứng. Các tên này sẽ là mặc định khi tạo các đối tượng nói trên cho bản vẽ hiện thời.

Color - đặt màu nền cho tờ giấy. Nhấn vào các ô để đặt lại màu theo ý thích:

đặt màu cho nền tờ giấy (mặc định màu vàng nâu nhạt).

đặt màu cho đường mép tờ giấy (mặc định màu đen).

đặt màu cho đường mép tờ giấy khi đưa con trỏ đến (mặc định màu đỏ).

đặt màu cho đường mép tờ giấy khi nhấn chọn (mặc định màu lam).

6.4.1.2 Kích hoạt tờ giấy vẽ - Activate Sheet Trong bản vẽ nếu có nhiều tờ giấy, chỉ có một tờ giấy được kích hoạt, các tờ giấy khác bị

vệt xám làm mờ đi.

Muốn làm việc (thực hiện bản vẽ) trên tờ giấy nào phải kích hoạt tờ giấy đó. Có 2 cách kích hoạt: - Nháy kép phím trái chuột vào tên tờ giấy. - Nhấn phím phải chuột vào tên tờ giấy, trình đơn động hiện ra, nhấn phím trái chọn

Activate.

AUTODESK INVENTOR - Bản vẽ kỹ thuật

Nguyễn Văn Thiệp

393

6.4.1.3 Xoá tờ giấy vẽ khỏi bản vẽ - Delete Sheet Tờ giấy đang kích hoạt hay không kích hoạt cũng có thể bị xoá. Tờ giấy nào bị xoá thì

các đối tượng trên đó cũng bị xoá khỏi bản vẽ. Nhấn phím phải chuột vào tên tờ giấy, trình đơn động hiện ra, nhấn phím trái chọn

Delete.

6.4.1.4 Chỉnh sửa tờ giấy vẽ - Edit Sheet - Nhấn phím phải chuột vào tên tờ giấy, trình đơn động hiện ra, nhấn phím trái chọn Edit

Sheet. Hộp thoại xuất hiện:

Nhóm Format - định dạng

Trong hộp thoại có các thông số sau: Name: tên tờ giấy. mặc định là Sheet, có thể gõ tên khác tuỳ ý. Size: cỡ giấy. Nhấn nút , một danh sách các cỡ giấy có sẵn theo tiêu chuẩn hiện ra cho ta

chọn:

Trong này có cả các cỡ giấy d o ch ú n g ta tạo ra và d ự trữ tro n g b ản vẽ tại Drawing

Resourse. Nếu chọn Custom Size: kích thước giấy do người dùng định, các ô nhập giá trị Height

và Width được kích hoạt để cho chiều rộng và chiều cao.

AUTODESK INVENTOR - Bản vẽ kỹ thuật

Nguyễn Văn Thiệp

394

Nhóm Orientation - các chiều của tờ giấy và khung tên

Nhấn vào các nút chọn phương án sẽ được các chiều tương ứng theo hình minh họa bên cạnh.

Nhóm Options - các phương án khác

Tại đây có hai phương án: Exclude from count: không tính vào tổng số bản vẽ trong dự án.

Exclude from printing: không in ra giấy. Khi in hàng loạt, tờ giấy này bị loại ra khỏi danh sách in.

Nhấn OK kết thúc lệnh. Tờ giấy nhận kích thước và cách bố trí khung tên mới.

AUTODESK INVENTOR - Bản vẽ kỹ thuật

Nguyễn Văn Thiệp

395

6.4.1.5 Xoá đường bao khung và khung tên Khung và khung tên trong tờ giấy được liệt kê bên trong Sheet:

Nhấn phím phải chuột vào tên đường bao khung hoặc khung tên, trình đơn động hiện ra,

nhấn phím trái chọn Delete. Khi đó tờ giấy không có khung và khung tên như hình dưới:

6.4.2 THAO TÁC VỚI TỜ GIẤY MỚI

6.4.2.1 Chèn tờ giấy vẽ mới - New Sheet Nhấn phím phải chuột tại điểm trống của Trình duyệt, trình đơn động hiện ra, nhấn phím

trái chuột chọn . Một tên tờ giấy được đưa vào sách.

Tờ giấy mới đ ược đ ưa vào có kích th ước, kh u n g bản vẽ (Border), khung tên (Title

Blocks) như tờ giấy hiện hành.

AUTODESK INVENTOR - Bản vẽ kỹ thuật

Nguyễn Văn Thiệp

396

6.4.2.2 Tạo tờ giấy dự trữ Trong mục Drawing Resourses có các tờ giấy tạo sẵn như dưới đây:

Các tờ giấy này có sẵn khung ( Border), khung tên (Title Block) và số hình chiếu

(Views). Chúng ta cũng có thể tạo ra các tờ giấy dự trữ để dùng sau này.

1- Điều kiện để tạo tờ giấy dự trữ Tờ giấy dự trữ là tờ giấy đã có định dạng, khung bản vẽ và khung tên. Các đối tượng như

khung bản vẽ, khung tên được giới thiệu ở phần sau.

2- Tạo tờ giấy DẠNG LỆNH:

Trình đơn động: Create Sheet Format. Nhấn phím phải chuột vào tên tờ giấy muốn đưa vào dự trữ để dùng sau này, trình đơn động hiện ra, chọn Create Sheet Format.

GIẢI THÍCH: Nếu tờ giấy mẫu có khung, khung tên, có các hình chiếu thì tờ giấy dự trữ cũng có những

thứ đó. Hộp thoại xuất hiện:

Tại đây đặt tên cho tờ giấy dự trữ. Nhấn OK kết thúc lệnh. Tên tờ giấy đã định dạng được

đưa vào trình duyệt.

Tên tờ giấy dự trữ vừa tạo ra.

AUTODESK INVENTOR - Bản vẽ kỹ thuật

Nguyễn Văn Thiệp

397

6.4.2.3 Đưa tờ giấy dự trữ vào bản vẽ Nhấn phím phải chuột vào tên tờ giấy dự trữ, chọn New Sheet. Nếu tờ giấy có các khung hình chiếu, hộp thoại xuất hiện:

Tại đây không nhấn nút chọn chi tiết, nhấn OK thì một tờ giấy trắng được đưa vào bản vẽ.

Nhấn nút chọn chi tiết để đưa vào các khung nhìn. Hộp thoại tìm chi tiết hiện ra:

Chọn chi tiết và nhấn Open. Trở lại hộp thoại ban đầu.

Nhấn OK, các hình chiếu của chi tiết được đưa vào tờ giấy mới.

AUTODESK INVENTOR - Bản vẽ kỹ thuật

Nguyễn Văn Thiệp

398

6.5 CÁC PHẦN TỬ TRÌNH BÀY CỦA TỜ GIẤY - BORDERS, ZONES, TITLE BLOCKS Chúng ta có thể tạo ra đường bao khung (Border), đường viền khung (Zone), khung tên

(Title blocks) và khối 2D (Symbol) tuỳ ý để dự trữ tại Drawwing Resourses sau đó chèn vào tờ giấy (Sheet).

6.5.1 ĐƯỜNG BAO KHUNG - BORDERS

6.5.1.1 Tạo đường bao khung dự trữ - Define New Border DẠNG LỆNH:

Trình đơn: Format Define New Border Trình đơn động: Define New Border Nhấn phím phải chuột vào Borders của mục Drawwing Resourses, trình đơn động

hiện ra:

GIẢI THÍCH:

Sau khi ra lệnh, màn hình chuyển thành chế độ vẽ phác (Sketch) để vẽ khung. Cách vẽ và các lệnh được dùng như khi vẽ 2D Sketch.

Có thể dùng lệnh vẽ hình chữ nhật để vẽ khung và chỉnh kích thước như đối với đối tượng 2D Sketch và dùng Style để chọn đường nét.

Tại đây có thể dùng các lệnh Text, Insert Picture. Có hai cách cho kích thước khung:

AUTODESK INVENTOR - Bản vẽ kỹ thuật

Nguyễn Văn Thiệp

399

1- Cho theo chiều dài, chiều rộng. 2- Cho kích thước cách mép tờ giấy.

1- Cho theo chiều dài, chiều rộng Cho theo chiều dài, chiều rộng, kích thước khung cố định, khi thay đổi kích thước tờ

giấy, cỡ khung không thay đổi theo dẫn đến việc phải vẽ lại khung. Dưới đây là kích thước khung theo tờ giấy A2.

Nếu chọn cỡ giấy A1, khung sẽ không vừa như hình dưới.

2- Cho kích thước cách mép tờ giấy

AUTODESK INVENTOR - Bản vẽ kỹ thuật

Nguyễn Văn Thiệp

400

Cách cho kích thước như sau: Ra lệnh ghi kích thước sau đó chọn các đối tượng theo hình dưới.

Kết quả như sau:

Với kích thước này, khung sẽ vừa vào bất kỳ cỡ giấy nào và luôn cách mép tờ giấy theo

số đo đã cho.

AUTODESK INVENTOR - Bản vẽ kỹ thuật

Nguyễn Văn Thiệp

401

Sau khi vẽ xong khung như ý, nhấn hoặc nhấn phím phải chuột, chọn Save Border. Hộp thoại hiện ra:

Gõ tên khung và nhấn Save. Kết quả tên của khung được đưa vào trình duyệt (hình

dưới). Nếu nhấn Discard – không lưu trữ, nhấn Cancel chưa kết thúc lệnh.

6.5.1.2 Chèn đường bao khung vào tờ giấy Nhấn phím phải chuột vào tên đường bao khung, trình đơn động hiện ra, nhấn phím trái

chọn Insert.

6.5.1.3 Chỉnh sửa đường bao khung Có hai trường hợp chỉnh sửa: 1 - Sửa khung dự trữ. Nhấn phím phải chuột vào tên đường bao khung, trình đơn động

hiện ra, nhấn phím trái chọn Edit.

Tên của khung được đưa vào trình duyệt

AUTODESK INVENTOR - Bản vẽ kỹ thuật

Nguyễn Văn Thiệp

402

2 - Sửa khung đã chèn vào tờ giấy. Nhấn phím phải chuột vào tên đường bao khung, trình đơn động hiện ra, nhấn phím trái chọn Edit Definition.

Màn hình trở thành Sketch, dùng các lệnh trong Sketch 2D để chỉnh sửa. Đặc biệt có thể di chuyển khung cho cách mép tờ giấy đúng qui định.

Sau khi sửa xong, nhấn hoặc nhấn phím phải chuột, chọn Save Border. Hộp thoại hiện ra:

Nhấn Save để lưu trữ vào tên khung cũ, nhấn Save as để lưu với tên mới, No không

lưu trữ.

6.5.2 ĐƯỜNG VIỀN KHUNG - ZONE BORDER Đường bao khung có thể là đường nét đơn thuần (Borders), cũng có thể là đường bao

được chia thành các khoảng có đánh ký hiệu (Zone Borders) như hình dưới.

Đặc điểm của đường viền là lấy khoảng cách đến các mép tờ giấy làm chuẩn nên nó có

thể vừa khít với tất cả các cỡ giấy.

6.5.2.1 Lệnh tạo đường viền khung – Define New Zone Border DẠNG LỆNH:

Trình đơn: Format Define New Zone Border Trình đơn động: Define New Zone Border Nhấn phím phải chuột vào Borders của mục Drawwing Resources.

GIẢI THÍCH: Hộp thoại xuất hiện:

AUTODESK INVENTOR - Bản vẽ kỹ thuật

Nguyễn Văn Thiệp

403

Trong này có các tham số sau:

Nhóm Horizontal Zones - viền theo phương ngang.

Nhóm Vertical Zones - viền theo phương thẳng đứng. Cả hai phương đều có các thông số như sau:

Number of Zones: số khoảng. Gõ số. Label - các chữ ký hiệu ghi xung quanh.

Nhấn chọn cách ghi: Alphabetical: ghi bằng chữ cái. Numeric: ghi bằng chữ số. None: không ghi.

Ngoài ra nhấn nút để chọn các tham số khác như hộp thoại dưới.

Text Style: kiểu chữ. Text Layer: lớp chứa chữ. Line Layer: lớp đường nét.

Nhấn nút để chọn. Label Zones From - hướng ghi nhãn. Nhấn chọn các phương án:

AUTODESK INVENTOR - Bản vẽ kỹ thuật

Nguyễn Văn Thiệp

404

Bottom/Right: bắt đầu từ cuối tờ giấy, theo hướng từ bên phải sang trái. Top/Left: bắt đầu từ đỉnh tờ giấy, theo hướng từ bên trái sang phải.

Delimit ZonesBy - vạch chia các khoảng bằng các nét sau: Line: nét thẳng. Arrow/head: đầu mũi tên làm dấu hướng. Center Marks - vạch dấu tâm. Mỗi tờ giấy thường có 4 dấu tâm đặt ở trung điểm các cạnh của khung.

Sheet Margins - khoảng cách mép tờ giấy. Các ô nhập liệu tương ứng bên dưới: Top: mép trên, Bottom: mép dưới, Left: mép bên trái, Right: mép bên phải.

Sau khi cho đủ các tham số, nhấn OK kết thúc cho tham số. Màn hình phác hiện ra:

Tại đây chúng ta thấy các hình và các số theo như th iết lập tại hộp thoại, nhưng vẫn có

thể dùng các lệnh của Sketch để thêm bớt hoặc cho lại kích thước. Hình bên phải phóng to một vùng của khung viền. Nhấn Return kết thúc lệnh. Hộp thoại hiện ra để đặt tên khung viền:

Gõ tên khung, nhấn Save, tên khung viền được đưa vào danh sách dự trữ.

AUTODESK INVENTOR - Bản vẽ kỹ thuật

Nguyễn Văn Thiệp

405

6.5.2.2 Chèn đường viền khung vào tờ giấy Nhấn phím phải chuột vào tên đường viền khung, trình đơn động hiện ra, nhấn phím trái

chọn Insert. Mỗi tờ giấy chỉ có một đường bao hoặc đường viền khung. Hộp thoại xuất hiện:

Tại đây chúng ta cho lại các tham số như đã giới thiệu tại phần tạo đường viền. Nhấn

OK, đường viền được đưa vào tờ giấy.

6.5.2.3 Chỉnh sửa đường viền khung Có hai trường hợp chỉnh sửa: 1 - Sửa khung dự trữ. 2 - Sửa khung đã chèn vào tờ giấy.

1- Sửa khung dự trữ Nhấn phím phải chuột vào tên đường viền khung, trình đơn động hiện ra, nhấn phím trái

chọn Edit. Màn hình trở thành Sketch, dùng các lệnh trong Sketch 2d để chỉnh sửa.

Sau khi sửa xong, nhấn hoặc nhấn phím phải chuột, chọn Save Border. Hộp thoại hiện ra:

Nhấn Save để lưu trữ vào tên khung cũ, nhấn Save as để lưu với tên mới, No không

lưu trữ.

2- Sửa khung đã chèn vào tờ giấy Nhấn phím phải chuột vào tên đường viền khung tại tờ giấy, trình đơn động hiện ra:

AUTODESK INVENTOR - Bản vẽ kỹ thuật

Nguyễn Văn Thiệp

406

Chọn Edit Definition, màn hình trở thành Sketch, dùng các lệnh trong Sketch 2d để

chỉnh sửa. Chọn Edit Instance, hộp thoại các tham số hiện ra để thay đổi các tham số. Các bước tiếp theo như lệnh chỉnh sửa tại gốc.

6.5.2.4 Xoá đường bao (đường viền) khung dự trữ

1- Xoá tại nơi dự trữ Đối với các đường này đã chèn vào tờ giấy hoặc Default Border thì không thể xoá được. Nếu chưa chèn vào, nhấn phím phải chuột vào tên đường bao (đường viền) khung, trình

đơn động hiện ra, nhấn phím trái chọn Delete.

2- Xoá tại tờ giấy Nhấn phím phải chuột vào tên đường bao (đường viền) khung tại tờ giấy, trình đơn động

hiện ra, nhấn phím trái chọn Delete.

AUTODESK INVENTOR - Bản vẽ kỹ thuật

Nguyễn Văn Thiệp

407

6.5.3 KHUNG TÊN DỰ TRỮ - TITLE BLOCKS Khung tên phụ thuộc vào các công ty, các dự án do đó chúng ta có thể tạo ra các khung

tên dự trữ cho các dự án khác nhau.

6.5.3.1 Lệnh tạo khung tên dự trữ – Define New Title Block DẠNG LỆNH:

Trình đơn: Format Define New Title Block Trình đơn động: Define New Title Block Nhấn phím phải chuột vào Title Blocks của mục Drawwing Resources.

GIẢI THÍCH: Cách vẽ khung tên cũng tương tự như với đường bao khung tờ giấy. Sau khi ra lệnh tạo

khung tên, màn hình trở thành hình phác ( Sketch). Chúng ta vẽ khung tên theo tiêu chuẩn của công ty bằng các đường nét trên thanh công cụ.

Trong khung bản vẽ ( Border) hoặc khung tên (Title Blocks) có một số dòng chữ cố định và dòng chữ ghi thông số thay đổi cho từng bản vẽ khác nhau như tên người vẽ, tên công ty, tên bản vẽ v.v.... Trong các nhóm hình ký hiệu (Symbol) cũng có một số dòng thông số kỹ thuật cho từng chi tiết khác nhau. Các thông số này có thể tạo sẵn dưới dạng tham biến, khi chèn vào bản vẽ mới điền giá trị thực của nó.

Chúng ta nghiên cứu việc đưa chữ vào khung tên cũng như vào các đối tượng khác nói trên.

6.5.3.2 Đưa chữ vào khung tên Nhấn nút trên thanh lệnh Drawing Sketch hoặc gõ T trên bàn phím.

Con trỏ hiện ra , nhấn phím trái vào vị trí cần đặt dòng chữ. Hộp thoại hiện ra:

AUTODESK INVENTOR - Bản vẽ kỹ thuật

Nguyễn Văn Thiệp

408

Các thông số chung của hộp thoại Text như Style, phông chữ, chiều cao chữ và căn chỉnh v.v... thực hiện như đối với chữ thông thường.

Tại đây có hai cách ghi chữ.

1- Ghi chữ cố định Thực hiện như phần “Ghi chữ vào bản vẽ”.

2- Ghi chữ là các thông số thay đổi Cách thực hiện như sau:

Type – kiểu tham biến. Nhấn nút để chọn. Các kiểu gồm: a- Các thông số lấy tự động từ các đối tượng thiết kế Model Properties: thông số của chi tiết đưa vào bản vẽ. Design Properties: thông số thiết kế. Sheet Properties: thông số của tờ giấy vẽ. Drawing Properties: thông số của bản vẽ. Các thông số này được tự động lấy ra từ các lựa chọn Property bên cạnh.

Property - đặc tính của tham biến. Nhấn nút để chọn. Các đặc tính gồm: Title: tiêu đề bản vẽ hoặc tên chi tiết phụ thuộc vào kiểu được chọn tại ô Type. Author: tên tác giả. Rivsion number: số hiệu. Material: tên vật liệu. Company: tên Công ty. Creation Date: ngày tạo bản vẽ. Checked by: người kiểm tra. ...................

Nhấn chọn một trong các đặc tính này, nhấn nút , tại ô nhập giá trị bên dưới sẽ hiện ra các chữ trong ngoặc <....> . Không được thay đổi các giá trị này.

Nếu các tham biến đã được cho trong bản vẽ thì sau khi chèn vào, giá trị thực của các chúng sẽ hiện ra. Nếu chưa có, các vị trí này sẽ để trống.

AUTODESK INVENTOR - Bản vẽ kỹ thuật

Nguyễn Văn Thiệp

409

a- Các thông số do người dùng nhập vào khi chèn khung tên vào bản vẽ Prompted Entry: cho lời nhắc để nhập giá trị thực khi chèn vào bản vẽ. Với lựa chọn này, ô Property không được kích hoạt (mờ đi). Gõ dòng nhắc vào ô nhập tham biến đè lên dòng <Enter Prompt for Field>.

Khi thực hiện lệnh chèn khung dự trữ, hộp thoại xuất hiện:

Gõ giá trị cần thiết. Trong ví dụ này gõ “Bản thiết kế Hộp số” như trong hộp thoại, nhấn

nút chấp nhận, nhấn nút là huỷ bỏ. Nhấn OK kết thúc lệnh. Việc chỉnh sửa giống như với chữ thông thường.

Hình dưới minh hoạ một khung tên có các dòng chữ là tham biến được chèn vào tờ giấy

vẽ.

AUTODESK INVENTOR - Bản vẽ kỹ thuật

Nguyễn Văn Thiệp

410

Các giá trị của tham biến được tự động lấy ra từ các giá trị nhập vào hộp thoại của lệnh

Properties của bản vẽ:

Tại hộp thoại này, các dòng chữ có thể không hiển thị tiếng Việt, nhưng khi đưa ra khung

tên nó sẽ là tiếng Việt (nếu gõ tiếng Việt tại đây).

6.5.3.3 Chèn hình ảnh vào các hình dự trữ của bản vẽ Trong khung bản vẽ (Border), khung viền (Zones), khung tên (Title Blocks) hoặc các

nhóm hình ký hiệu ( Symbols) có thể đặt một số hình ảnh là biểu tượng của Công ty, của cá nhân hoặc hình trang trí cho bản vẽ. Autodesk Inventor cho phép chúng ta chèn các hình ảnh có từ tập tin dạng *.bmp vào những nơi này bằng lệnh Insert Image. DẠNG LỆNH:

Trình đơn: Insert Insert Image

Thanh lệnh: GIẢI THÍCH:

Sau khi ra lệnh, con trỏ hiện ra , nhấn phím trái vào vị trí cần đặt bức tranh. Hộp thoại hiện ra:

AUTODESK INVENTOR - Bản vẽ kỹ thuật

Nguyễn Văn Thiệp

411

Nhấn chọn tên tập tin, nhấn Open. Hình ảnh được đưa vào hình phác của hình 2D.

Link - liên kết với tệp (File) nguồn: ON (có đánh dấu) - khi tập tin nguồn *.bmp (trong ví dụ này là “cadcambt..bmp”) bị xoá hoặc thay đổi đường dẫn thì hình ảnh sẽ không hiển thị được. OFF (không dánh dấu) - dữ liệu của bức tranh gắn trực tiếp với tập tin của chúng ta không còn liên quan đến tập tin nguồn.

Hình ảnh là một đối tượng, nó có thể bị xoá bằng lệnh Delete, di chuyển hoặc thay đổi

kích cỡ bằng cách nhấn vào các nút góc và kéo. Sau khi chỉnh sửa, hình ảnh được bố trí và thu nhỏ.

Sau khi đã hoàn tất việc tạo khung tên, nhấn Return, hộp thoại hiện ra:

AUTODESK INVENTOR - Bản vẽ kỹ thuật

Nguyễn Văn Thiệp

412

Gõ tên của khung tên và nhấn Save. Kết quả tên của khung tên được đưa vào trình duyệt

(hình dưới).

6.5.3.4 Chèn khung tên vào bản vẽ Nhấn phím phải chuột vào tên của khung tên dự trữ trong Trình duyệt, trình đơn động

hiện ra, nhấn phím trái chọn Insert. Mỗi tờ giấy chỉ được chèn một khung tên. Sau khi ra lệnh, nếu trong khung tên dự trữ có đối tượng là tham biến với kiểu nhập thông

số (Prompted Entry) hộp thoại xuất hiện:

Gõ giá trị cần thiết vào ô tương ứng tại cột Value. Trong ví dụ này gõ “Bản thiết kế Hộp

số” như trong hộp thoại, nhấn nút OK chấp nhận, nhấn nút Cancel là huỷ bỏ.

AUTODESK INVENTOR - Bản vẽ kỹ thuật

Nguyễn Văn Thiệp

413

Hình dưới minh hoạ một khung tên được tạo ra và chèn vào tờ giấy.

6.5.3.5 Chỉnh sửa khung tên Có hai trường hợp chỉnh sửa: 1 - Sửa khung tên dự trữ. 2 - Sửa khung tên đã chèn vào tờ giấy.

1- Sửa khung tên dự trữ Nhấn phím phải chuột vào tên khung tên, trình đơn động hiện ra, nhấn phím trái chọn

Edit. Màn hình trở thành Sketch, dùng các lệnh trong Sketch 2d để chỉnh sửa.

Sau khi sửa xong, nhấn hoặc nhấn phím phải chuột, chọn Save Title Block. Hộp thoại hiện ra:

Nhấn Save để lưu trữ vào tên khung cũ, nhấn Save as để lưu với tên mới, No không

lưu trữ.

2- Sửa khung tên đã chèn vào tờ giấy Nhấn phím phải chuột vào tên khung tên tại tờ giấy, trình đơn động hiện ra:

AUTODESK INVENTOR - Bản vẽ kỹ thuật

Nguyễn Văn Thiệp

414

Nhấn chọn Edit Definition, màn hình trở thành Sketch, dùng các lệnh trong Sketch

2d để chỉnh sửa. Trong khung tên đã chèn vào tờ giấy nếu có chữ ghi thông số, nhấn trái chuột vào dấu +,

tên khối chữ hiện ra:

Nhấn chọn Edit Field Text, hộp thoại để sửa chữ đã nhập hiện ra:

Sau khi sửa nhấn OK kết thúc lệnh.

Chú ý Chúng ta chỉ chèn được đường bao, đường viền khung, khung tên vào tờ giấy chưa có các

đối tượng trên hoặc chúng đã bị đã bị xoá, nếu đã có các đối tượng đó mà vẫn cố tình chèn đường bao khác vào, một dòng nhắc tương ứng xuất hiện:

AUTODESK INVENTOR - Bản vẽ kỹ thuật

Nguyễn Văn Thiệp

415

( Tờ giấy hiện hành đã có đường bao (đường viền hoặc khung tên) . Phải xoá đường bao (đường viền hoặc khung tên) cũ trước khi chèn đường bao (đường viền hoặc khung tên) mới vào).

6.5.4 COPY CÁC HÌNH DỰ TRỮ Các hình dự trữ như Borders, Zones, Title Blocks, Sketched Symbols được tạo ra

chỉ dùng được cho một tập tin .IDW đang làm việc . Muốn sử dụng cho các tập tin khác dùng lệnh Copy - Paste.

1- Tại bản vẽ gốc Nhấn phím phải chuột vào tên hình dự trữ, trình đơn động hiện ra:

Nhấn chọn Copy Hoặc nhấn phím trái chuột đánh dấu tên hình, gõ Ctrl+ C.

Tại bản vẽ mới. Nhấn phải chuột vào nhóm hình tương ứng, chọn Paste hoặc gõ Ctrl+V. Tên hình được

đưa vào để sứ dụng.

AUTODESK INVENTOR - Bản vẽ kỹ thuật

Nguyễn Văn Thiệp

416

6.6 THIẾT LẬP CÁC KIỂU VÀ GHI THÔNG SỐ KỸ THUẬT TRONG BẢN VẼ Trong phần này chúng ta nghiên cứu cách tạo ra các tiêu chuẩn kỹ thuật, các kiểu chữ,

kiểu kích thước, các lớp chứa đường nét, v.v... và cách ghi chúng trong bản vẽ kỹ thuật. Các thông số kỹ thuật được ghi bằng các lệnh tại thanh lệnh Drawing Annotation

Panel. Thanh này nằm cùng vị trí với thanh Drawing Views Panel. Khi đang ở trạng thái hiển thị Drawing Views Panel, nhấn nút , nhấn chọn

Drawing Annotation Panel như hình dưới. Thanh lệnh sẽ hiện ra. Muốn chuyển ngược lại cũng làm như vậy.

6.6.1 CÁC TIÊU CHUẨN GHI THÔNG SỐ KỸ THUẬT - STANDARDS

Các tiêu chuẩn ghi các thông số kỹ thuật thường được tạo sẵn và lưu trữ trong thư viện của phần mềm. Chúng ta có thể sử dụng chúng hoặc tạo một tiêu chuẩn khác cho riêng mình.

Một tiêu chuẩn phải quản lý các kiểu ghi thông số theo dạng cây như sau:

AUTODESK INVENTOR - Bản vẽ kỹ thuật

Nguyễn Văn Thiệp

417

Khi chúng ta tạo mới một tiêu chuẩn nếu không thay đổi các kiểu ghi thông số của nó thì

vẫn giữ nguyên các kiểu như tiêu chuẩn cơ sở.

6.6.1.1 Tạo mới hoặc thay đổi tham số của tiêu chuẩn đã có DẠNG LỆNH

Trình đơn: Format Styles Editor GIẢI THÍCH

Sau khi ra lệnh, hộp thoại xuất hiện:

Trong này có rất nhiều thông số để phục vụ cho việc tạo ra một bản vẽ kỹ thuật hoàn

chỉnh theo tiêu chuẩn đã định. Ngay từ đầu chúng ta đã chọn bản vẽ kỹ thuật theo tiêu chuẩn ISO (ISO.idw) nên các thông số ở đây đều là của tiêu chuẩn ISO.

AUTODESK INVENTOR - Bản vẽ kỹ thuật

Nguyễn Văn Thiệp

418

Nhấn vào dấu của Standard, hiện ra Default Standard (ISO), nhấn trái chuột vào dòng này, bên phải hộp thoại hiện ra như sau:

Tại đây có thể thay đổi các thông số hoặc tạo ra một tiêu chuẩn (Standard) mới. Nhấn nút New để tạo tiêu chuẩn mới. Hộp thoại hiện ra:

Tại ô Name, gõ tên tiêu chuẩn mới (không có dấu cách, không có tiếng Việt). Ví dụ:

TCVN v.v... Nhấn nút tại ô Based On để chọn tiêu chuẩn cơ sở. Nhấn OK. Trở lại hộp thoại chính. Tên tiêu chuẩn mới được ghi thêm vào mục Standard:

Bên phải hộp thoại là các thông số lấy từ tiêu chuẩn ISO. Chúng ta có thể thay đổi theo

tiêu chuẩn mới. Sau khi đã tạo xong tiêu chuẩn, nó được chọn làm tiêu chuẩn hiện hành và các thông số

vẫn là của tiêu chuẩn cơ sở, trong ví dụ là ISO.

AUTODESK INVENTOR - Bản vẽ kỹ thuật

Nguyễn Văn Thiệp

419

6.6.1.2 Thiết lập tổng thể cho một tiêu chuẩn - General Nhấn chọn mục General. nội dung hộp thoại:

Nhóm Units - định dạng đơn vị và thứ nguyên Linear: chọn thứ nguyên cho đơn vị đo độ dài. Decimal Marker: hình dạng dấu phẩy thập phân.

Các thông số này được chọn bằng cách nhấn nút , một danh sách các thông số hiện ra, nhấn phím trái chuột để chọn.

Nhóm Projection Type - kiểu hình chiếu Chọn một trong hai kiểu như hình vẽ.

Nhóm Preset Values - các giá trị cho trước Các giá trị này phục vụ cho việc thay đổi nét vẽ hoặc chiều cao chữ sau này. Nhấn nút

để chọn loại giá trị: Line Weight - định dạng bề rộng nét vẽ. Text Height - chiều cao chữ. Các giá trị cho trước là danh sách bên dưới.

New - thêm giá trị mới tương ứng với loại giá trị chọn ở trên. Hộp thoại hiện ra:

Cho giá trị mới, nhấn Apply. Tiếp tục cho giá trị mới hoặc nhấn OK kết thúc công việc. Giá trị mới được thêm vào danh sách. Delete - xoá giá trị được đánh dấu trong danh sách.

Global Line Scale: hệ số khoảng cách của các nét đứt. Gõ số để cho giá trị khác nếu cần.

AUTODESK INVENTOR - Bản vẽ kỹ thuật

Nguyễn Văn Thiệp

420

6.6.1.3 Các kiểu ghi thông số nằm trong tiêu chuẩn - Available Styles

Một tiêu chuẩn gắn với các kiểu ghi thông số (Styles) khác nữa. Nhấn mục Available Styles (những kiểu có thể dùng được), hộp thoại có dạng:

Nhấn vào tên các kiểu và nhấn vào ô chọn để dùng cho tiêu chuẩn, nhấn bỏ dấu chọn

là không dùng kiểu đó. Sau khi đã có tiêu chuẩn chung, chúng ta thiết lập các kiểu ghi các thông số kỹ thuật khác

phục vụ cho tiêu chuẩn đó.

6.6.1.4 Đặt tham số mặc định cho các đối tượng trong tiêu chuẩn - Object Defaults

Các kiểu ghi thông số (Styles) quản lý các tham số hiển thị của các đối tượng tạo nên các nét vẽ của bản vẽ kỹ thuật. Mỗi tiêu chuẩn có thể có các giá trị tham số riêng.

Nhấn mục Object Defaults, hộp thoại có dạng:

Tại đây có hai cột:

Object Style: kiểu đối tượng. Các kiểu đối tượng này biểu hiện hình thức của bản vẽ kỹ thuật.

AUTODESK INVENTOR - Bản vẽ kỹ thuật

Nguyễn Văn Thiệp

421

Layer: các lớp của bản vẽ. Các lớp này quản lý kiểu đường nét và màu sắc, độ đậm của đường nét.

Đây là các tham số mặc định. Nhấn nút để sửa các tham số này, chính là thay đổi lớp (Layer) cho các kiểu thể hiện đối tượng.

Hộp thoại hiện ra:

Filter: chọn đối tượng cần thay đổi tham số. Nhấn nút , danh sách hiện ra để chọn:

- All Objects: tất cả các đối tượng. - Text Objects: đối tượng là chữ. - Dimenssion Objects: ghi kích thước. - Leader Objects: chữ ghi chú dẫn. - Model/View Objects: các khung nhìn.

Trong bảng có các cột: - Object Type: loại đối tượng. - Object Style: các kiểu hiển thị đối tượng. Nhấn nút , chọn kiểu cần thay

đổi. - Layer: lớp. Nhấn nút , chọn lớp cần thiết cho kiểu đối tượng vừa chọn (xem

phần Layer).

6.6.2 CÁC LỚP NÉT VẼ - LAYERS

6.6.2.1 Thay đổi thông số hoặc tạo lớp mới DẠNG LỆNH:

Trình đơn Format Style Editor

Thanh công cụ: GIẢI THÍCH:

Các lớp (Layers) của Inventor chứa các loại đường nét đã được đặt tên theo các đối tượng trong khung nhìn cũng như các đường phụ trợ.

Các lớp này chứa màu sắc, kiểu đường nét và độ đậm của nét vẽ đối tượng. Khi in ra giấy hoặc hiển thị trên màn hình, các đối tượng được thể hiện đường nét theo lớp chứa chúng.

Các tên này không nên thay đổi. Nếu thay đổi, các đối tượng sẽ không còn mang đặc tính như đã có, gây rắc rối khi in bản vẽ ra giấy.

AUTODESK INVENTOR - Bản vẽ kỹ thuật

Nguyễn Văn Thiệp

422

Nhấn nút sẽ hiện ra các đường nét đó.

Các loại đối tượng này gồm: Visible Edges: cạnh nhìn thấy. Hide Edges: cạnh khuất.

Tangent Edges: cạnh tiếp xúc. Section view Line: các đường của hình cắt trích. ........... Nhấn trái chuột vào tên một kiểu đường nét nào đó, hộp thoại hiện ra:

Các cột trong bảng gồm:

Layer Name - tên lớp . Đây chính là tên các đối tượng của khung nhìn, của hình khối đã nói trên.

AUTODESK INVENTOR - Bản vẽ kỹ thuật

Nguyễn Văn Thiệp

423

On - tắt hoặc bật lớp. ON - lớp đang được bật, đối tượng thuộc lớp này được hiện lên trong bản vẽ.

OFF - lớp bị tắt, đối tượng thuộc lớp này không hiện lên trong bản vẽ. Line Type - kiểu đường nét. Muốn đặt đường nét cho loại đối tượng nào, nhấn trái chuột vào ô

ngang với tên loại đối tượng đó, nhấn nút , một danh sách hiện ra, nhấn trái chuột chọn. Một đối tượng chỉ được chọn một kiểu đường.

Color - màu của đường nét. Nhấn nút để chọn màu trong bảng màu. Line Weight - bề rộng nét. Nhấn nút để chọn các giá trị có sẵn. Các giá trị này được tạo ra

trong lệnh Standard Style (các tiêu chuẩn). Scale by Line Weight - ON - khoảng cách và độ dài các đoạn tạo nên nét đứt được tăng

giảm theo bề rộng của nét. Nét càng đậm thì các giá trị này càng lớn và ngược lại. Bỏ dấu này đi - OFF hệ số này không phụ thuộc vào độ đậm của nét.

Add new layers to standard - ON: lớp mới tạo ra được gắn thêm vào tiêu chuẩn, OFF - không được thêm vào.

Tại cuối danh sách có dòng "Click here to add" - nhấn vào đây để them lớp mới.

Có thể gõ tên và chọn các thông số tuỳ ý.

6.6.2.2 Đổi lớp cho các đối tượng Các đường nét trong các khung nhìn hoặc các hình phác đã là mặc định theo lớp trùng với

tên gọi của đối tượng, nhưng trong những trường hợp cần thiết vẫn có thể đổi chúng sang lớp khác.

Nhấn trái chuột vào đường nét cần thay đổi, nhấn vào ô Layers, một danh sách các lớp hiện ra để nhấn chọn. đối tượng được chuyển sang lớp mới.

AUTODESK INVENTOR - Bản vẽ kỹ thuật

Nguyễn Văn Thiệp

424

6.6.2.3 Hiển thị độ đậm của đường nét trong bản vẽ Trong phần “Thiết lập các thông số chung cho một bản vẽ kỹ thuật” có phần “ Dùng

Tools -> Application Options -> Drawing”, trong hộp thoại có mục Line Weight Display Options:

Khi chọn Display line weights: ON cho hiện các đường nét phân biệt theo độ đậm

mảnh (hình a), OFF - tất cả các loại đường nét được hiện ra với độ đậm như nhau (hình b).

Tiếp theo có các lựa chọn khác: Display Line Weights TRUE: cho hiện theo đúng giá trị của độ đậm. Display Line Weights by Range (millimeter): hiển thị theo nhóm các độ đậm cho

tại các ô bên dưới. Nhập các giá trị trong khoảng xác định. Các giá trị này tính bằng mm. Trong bản vẽ, các đường nét được hiển thị có độ đậm theo các thông số đã thiết lập.

a b

6.6.3 CHỮ - TEXT Chữ trong bản vẽ kỹ thuật là các chữ ghi tiêu đề, các tiêu chuẩn kỹ thuật, nội dung bảng

biểu và ghi trong cụm kích thước hoặc trong các ký hiệu.

6.6.3.1 Định dạng cho các kiểu chữ ghi trong bản vẽ DẠNG LỆNH:

Trình đơn Format Style Editor GIẢI THÍCH:

Trong AutoDesk Inventor luôn có một số kiểu chữ mặc định. Chúng ta có thể tạo ra một số kiểu chữ của riêng mình để sử dụng trong lệnh ghi chữ vào bản vẽ.

Hộp thoại xuất hiện:

AUTODESK INVENTOR - Bản vẽ kỹ thuật

Nguyễn Văn Thiệp

425

Trong hộp thoại này, có hai kiểu chữ mặc định là: Label Text (ISO): chữ tiêu đề theo tiêu chuẩn ISO. Note Text (ISO): chữ ghi nội dung theo tiêu chuẩn ISO.

6.6.3.2 Tạo kiểu chữ mới Nhấn nút New tại hộp thoại để tạo kiểu chữ mới. Hộp thoại xuất hiện:

Tại ô Name xuất hiện tên Copy...., xoá đi và gõ tên khác.

Nhấn OK trở lại hộp thoại chính. Các tham số của hộp thoại như sau:

AUTODESK INVENTOR - Bản vẽ kỹ thuật

Nguyễn Văn Thiệp

426

Spacing: khoảng cách giữa các dòng chữ. Nhấn nút để hiện danh sách các phương án.

%Stretch: tỷ lệ giữa chiều rộng và chiều cao của chữ cái. Gõ số, < 100 chữ hẹp, > 100 chữ

rộng.

chọn màu cho chữ. Nhấn nút để hiện bảng màu và chọn như đối với các đối tượng khác. Font: chứa các tên các phông chữ. Nhấn nút để chọn.

các phương án căn chỉnh.

Single: một dòng đơn. Double: dòng kép (2 dòng). 1,5 line: một dòng rưỡi. a*x: bằng chiều cao chữ nhân với hệ số được

cho tại ô Value. X: khoảng cách được cho tại ô Value, tính

bằng mm.

AUTODESK INVENTOR - Bản vẽ kỹ thuật

Nguyễn Văn Thiệp

427

các hướng phát triển của dòng chữ. Ví dụ: chữ viết theo chiều thẳng đứng đi từ trên xuống dưới. Dưới đây là hình minh hoạ.

Text Heigth: kích thước chữ. Nhấn nút để chọn các số có sẵn hoặc gõ một số mới. Save: lưu trữ kiểu chữ.

6.6.3.3 Thay đổi các tham số của kiểu chữ đã có Nhấn chuột vào tên kiểu chữ cần thay đổi trong danh sách liệt kê, tên nó được đưa lên ô

Text Style, đồng thời các ô thông số cũng được kích hoạt để thay đổi. Nhấn nút Save để lưu trữ, nhấn Done kết thúc lệnh.

6.6.3.4 Ghi chữ vào bản vẽ Khi đã tìm hiểu về kiểu chữ, chúng ta có thể ghi chữ vào bản vẽ. Trong bản vẽ kỹ thuật

có các kiểu ghi chữ như sau: 1 - Ghi trong hình phác (Sketch). Kiểu ghi này được thực hiện trong khi đang làm việc

ở chế độ Sketch hoặc trong lệnh Draft View. 2 - Ghi bằng lệnh trên thanh công cụ Drawing Annotation Panel.

1- Ghi chữ vào bản vẽ dưới dạng hình phác DẠNG LỆNH:

Thanh lệnh: GIẢI THÍCH:

Khi chúng ta vẽ hình phác trực tiếp vào tờ giấy hoặc vẽ hình phác trong một khung nhìn

(Drawing View), thanh công cụ Sketch có thêm nút để thực hiện ghi chữ vào bản vẽ phác tại tờ giấy hoặc tại khung nhìn.

Sau khi ra lệnh, con trỏ có dạng . Lúc này có thể chọn kiểu chữ tại ô Style trên thanh công cụ: Nhấn nút trên ô Style, danh sách các kiểu chữ đã có hiện ra, nhấn chọn kiểu chữ cần

thiết.

AUTODESK INVENTOR - Bản vẽ kỹ thuật

Nguyễn Văn Thiệp

428

Nhấn con trỏ vào vị trí cần đặt dòng chữ, hộp thoại xuất hiện:

Trong hộp thoại có các thông số:

Style - kiểu chữ. Nhấn nút để chọn kiểu cần thiết. Nếu chưa chọn kiểu chữ trên thanh công cụ thì có thể chọn lại tại đây. Kiểu này kèm theo phông và các tham số định sẵn theo kiểu bên dưới. Ngoài ra còn có thể chọn phông chữ trực tiếp từ ô:

Ô bên phải là chiều cao chữ. Cho giá trị hoặc nhấn nút để chọn giá trị đã dùng trước

đó. Đồng thời cũng dùng các nút để đặt tham số trực tiếp cho dòng chữ đang vẽ không phụ

thuộc vào kiểu chữ (Style).

Các nút để căn chỉnh theo điểm vừa chọn trên bản vẽ.

Nút chọn chiều viết của dòng chữ. Nhấn nút để chọn các chiều:

từ trái qua phải.

Phông chữ Chiều cao chữ

AUTODESK INVENTOR - Bản vẽ kỹ thuật

Nguyễn Văn Thiệp

429

từ trên xuống dưới.

từ phải qua trái.

từ dưới lên trên.

Nút để chọn màu cho chữ. %Stretch: tỷ lệ giữa chiều rộng và chiều cao của chữ cái. < 100 chữ hẹp, > 100 chữ rộng. Spacing: cho khoảng cách giữa các dòng. Nhấn nút để chọn các khoảng cách.

Riêng phương án Exactly, có hiển thị ô Value để cho giá trị khoảng cách bằng số.

Các nút để chọn các dạng chữ đậm, nghiêng hoặc gạch chân.

Nút để chọn ghi các ký hiệu đặc biệt như:

Nút dùng để chọn các hình dạng chữ hoặc các hình đặc biệt. Nhấn nút, một bảng ký hiệu hiện ra.

Các bước đưa ký hiệu vào bản vẽ: - Nhấn vào hình cần chọn.

AUTODESK INVENTOR - Bản vẽ kỹ thuật

Nguyễn Văn Thiệp

430

- Nhấn Select, hình được đưa vào ô Character to copy. - Nhấn Copy. - Trở lại hộp thoại ghi chữ, nhấn phải chuột, nhấn chọn Paste, chữ được đưa vào.

Các nút để phóng to, thu nhỏ chữ trong khung gõ chữ.

Nút để đặt chữ vào trong một khung vô hình. Khung nàu có thể thay đổi kích thước bằng cách kéo nút góc như hình dưới.

Khi kết thúc hình phác thì hai loại chữ nói trên không khác gì nhau.

Ô dưới cùng là nơi gõ chữ.

Nhấn OK kết thúc việc viết một khối chữ. Kết quả khối chữ hiện ra hình phác.

Có thể tiếp tục ghi khối khác hoặc nhấn Done kết thúc lệnh.

AUTODESK INVENTOR - Bản vẽ kỹ thuật

Nguyễn Văn Thiệp

431

Khi nhấn Finish Sketch, dòng chữ hiện trên tờ giấy vẽ như hình dưới.

Khối chữ là một đối tượng như những đối tượng khác, có thể được di chuyển đến vị trí

bất kỳ trong tờ giấy bằng cách nhấn phím trái vào khối chữ, giữ chuột và di chuyển đến vị trí cần thiết.

Tất cả các dòng chữ và có thể các hình vẽ được thực hiện trong một lần tạo hình phác được kết hợp với nhau thành một đối tượng có tên trên Trình duyệt ví dụ Sketch1 v.v... Muốn chỉnh sửa phải chỉnh sửa theo tên của đối tượng.

2- Ghi bằng lệnh trên thanh công cụ Drawing Annotation Panel DẠNG LỆNH:

Thanh lệnh: GIẢI THÍCH:

Các bước thực hiện giống như việc vẽ chữ trong hình phác. Kết quả, mỗi dòng chữ là một đối tượng riêng.

6.6.3.5 Chỉnh sửa khối chữ DẠNG LỆNH:

Trình đơn động: Edit Text. GIẢI THÍCH:

Các dòng chữ được vẽ bằng hai cách, vậy khi chỉnh sửa phải tuỳ theo nguồn gốc của dòng chữ mà thao tác.

1- Đối với chữ trong hình phác Nhấn phím phải chuột vào khối chữ, chọn Edit. Màn hình trở lại hình phác. Khi đưa con

trỏ vào khối chữ, khối chữ chuyển thành màu đỏ với nút xanh. Nhấn phím phải chuột, một trình đơn động hiện ra:

AUTODESK INVENTOR - Bản vẽ kỹ thuật

Nguyễn Văn Thiệp

432

Trong Trình đơn động này có thể thực hiện lệnh: Copy - Paste: copy - dán, Delete: xoá, Rotate 90CW: quay 90 độ cùng chiều kim

đồng hồ, Rotate 90CCW: quay 90 độ ngược chiều kim đồng hồ. Nếu chọn Edit Text, hộp thoại lại hiện ra để chỉnh sửa.

2- Đối với chữ vẽ trực tiếp

Nhấn phải chuột vào dòng chữ, trình đơn động hiện ra:

Chọn các phương án sửa như đối với chữ trong hình phác.

AUTODESK INVENTOR - Bản vẽ kỹ thuật

Nguyễn Văn Thiệp

433

6.6.4 GHI KÍCH THƯỚC - DIMENSIONS

6.6.4.1 Định dạng cho các kiểu ghi kích thước trong bản vẽ - Dimension Styles

DẠNG LỆNH: Trình đơn: Format Styles Editor

GIẢI THÍCH: Nhấn nút sẽ hiện ra các kiểu ghi kích thước theo tiêu chuẩn có sẵn của Inventor.

Nhấn trái chuột vào tên một kiểu nào đó, hộp thoại hiện ra:

6.6.4.2 Tạo kiểu ghi kích thước mới Nhấn nút New. Hộp thoại hiện ra để đặt tên:

AUTODESK INVENTOR - Bản vẽ kỹ thuật

Nguyễn Văn Thiệp

434

Tại ô Name xuất hiện tên Copy...., xoá đi và gõ tên khác. Nhấn OK kết thúc công đoạn này, tên kiểu được đưa vào danh sách.

Một loạt các nút nhấn trên hàng đầu của hộp thoại là các cụm thông số gắn với một kiểu

ghi kích thước:

1- Mục Units - định dạng đơn vị trong cụm ghi kích thước Hộp thoại như sau:

Nhóm Units - đơn vị gốc

Trong này có các ô nhập liệu và định dạng sau: Linear: đơn vị đo độ dài. Nhấn nút để chọn đơn vị đo gồm mm, cm, m, in v.v... Decimal Marker: định dấu phẩy thập phân. Nhấn nút để chọn cách để dấu hoặc dấu chấm

(.) hoặc dấu (,).

Nhóm Linear - kích thước dài

Nhóm Agular - kích thước góc Hai nhóm này đều có các ô nhập liệu như sau:

Format: định dạng. Nhấn nút để chọn hệ đo lường ghi kích thước. Precision: định số chữ số sau dấu phẩy thập phân. Nhấn nút để chọn.

Nhóm Display - cho hiển thị Các nút chọn:

Unit Type: ON (có đánh dấu) - cho hiện ký hiệu đơn vị đo sau giá trị đo được (ví dụ: mm, cm, m v.v.....), OFF (không dánh dấu) - không hiện.

AUTODESK INVENTOR - Bản vẽ kỹ thuật

Nguyễn Văn Thiệp

435

Leading Zero: ON (có đánh dấu) - cho hiện chữ số 0 vô nghĩa đằng trước, OFF (không dánh dấu) - không hiện. Trailing Zero: ON (có đánh dấu) - cho hiện chữ số 0 vô nghĩa đằng sau , OFF (không dánh dấu) - không hiện.

2- Mục Alternate Units - đơn vị chuyển đổi

Cho phép chuyển đổi đơn vị giữa các hệ đo lường. Thường không nên chọn ON cho mục này.

3- Mục Display - định dạng hiển thị và các kích thước của các thành phần của cụm kích thước

Hộp thoại như sau:

Tại đây có các tham số về đường kích thước:

Nhóm Line - đường nét Type: kiểu đường nét. Nhấn nút hiện danh sách các kiểu đường nét cho người

dùng chọn. Weight: bề rộng nét. Nhấn nút hiện danh sách bề rộng hoặc gõ một con số. Color: cho màu của đường kích thước. Nhấn chuột để chọn màu. Các thông số này mặc định là By Layer - theo lớp. Các lớp đã được giới thiệu tại phần “Layers - các lớp đường nét”.

Nhóm Terminator - đầu mũi tên Terminator, nhấn nút chọn hình dạng. Size - cho giá trị kích thước theo chiều dài (X), chiều cao (Y).

nhấn nút để chọn có hiện đường kích thước bên trong đường dóng hay không khi mũi tên nằm bên ngoài.

nhấn nút để chọn có hiện đường kích thước kiểu rút gọn bên trong đường dóng hay không khi chi tiết được rút gọn. Bên dưới là các ô nhập giá trị của các thành phần được chỉ rõ bằng hình ảnh.

AUTODESK INVENTOR - Bản vẽ kỹ thuật

Nguyễn Văn Thiệp

436

4- Mục Text - định dạng chữ ghi kích thước Hộp thoại như sau:

Nhóm Primary Text Style - kiểu chữ kích thước gốc

Nhấn nút để hiện danh sách các kiểu chữ đã cài đặt bằng lệnh TEXT STYLE để dùng làm chữ ghi kích thước. Mặc định theo tiêu chuẩn.

Nhóm Tolerance Text Style - kiểu chữ dung sai Nhấn nút để hiện danh sách các kiểu chữ đã cài đặt bằng lệnh TEXT STYLE để dùng làm chữ ghi kích thước. Mặc định dùng chữ như kích thước gốc.

Có thể tạo kiểu chữ mới bằng cách nhấn nút .

các nút định vị trí chữ dung sai so với chữ kích thước. Size: chiều cao chữ chữ dung sai. Nhấn nút để hiện danh sách các số có sẵn hoặc gõ

số mới.

Nhóm Orientation: vị trí và hướng của dòng chữ trong cụm kích thước Tại nhóm này có các hình ảnh mô tả cụ thể, chúng ta nhấn các nút bên cạnh để chọn phương án.

Nhóm Angle Dimensions: chữ ghi kích thước góc Nhấn các nút bên cạnh để chọn phương án.

No Modifier: không chỉnh sửa. Outside Dimension Line: chữ nằm bên ngoài đường dóng. Above for Horizontal Dimension: chữ nằm bên trên đường kích thước nằm

ngang. Outside for Angles 30 to 210: chữ nằm bên ngoài đường dóng với góc từ 30 đến

210 độ.

Nhóm Prefix/Suffix - ghi chữ hoặc ký hiệu vào trước và sau số đo kích thước

Có thể thêm các ký hiệu bằng chữ hoặc nhấn nút để chọn các ký hiệu tiêu chuẩn. Prefix: thêm vào phía trước. Sufix: thêm vào phía sau.

5- Mục Tolerance - định tham số phương thức ghi dung sai

AUTODESK INVENTOR - Bản vẽ kỹ thuật

Nguyễn Văn Thiệp

437

Trong hộp thoại có các tham số:

Method: các phương án ghi dung sai. Nhấn nút sẽ hiện ra các dạng để chọn gồm: - Symmetric: hai giá trị trên và dưới bằng nhau . Lúc này chỉ hiển thị một ô để

nhập liệu. Upper Value: giá trị dung sai trên. Gõ số.

- Deviation: Giá trị dung sai trên và dung sai dưới khác nhau.

Hiện hai ô nhập liệu:

Upper Value: giá trị dung sai trên. Lower Value: giá trị dung sai dưới.

- Limits: khi cho giá trị dung sai, kích thước sẽ tự động ghi giá trị lớn nhất và nhỏ nhất.

- Limits/fits-Stacked: lựa chọn này dùng cho các ký hiệu dung sai lỗ (Hole) và

trục (Shaft). Các ô chọn ký hiệu Hole và Shaft hiện ra, nhấn nút để chọn (hình dưới).

AUTODESK INVENTOR - Bản vẽ kỹ thuật

Nguyễn Văn Thiệp

438

Và còn nhiều phương thức khác nữa. Các ô nhập giá trị: Upper: dung sai trên (+). Gõ số. Lower: dung sai dưới (-). Gõ số.

Linear Precision: độ chính xác của kích thước dài. Nhấn nút sẽ hiện ra các dạng để chọn, hoặc gõ một con số. Ví dụ gõ 2, tức là lấy 2 số thập phân sau dấu phẩy.

Angular Precision: độ chính xác của kích thước góc. Nhấn nút sẽ hiện ra các dạng để chọn, hoặc gõ một con số. Ví dụ gõ 2, tức là lấy 2 số thập phân sau dấu phẩy. Các ô chọn: Leading Zero số 0 vô nghĩa đằng trước chữ dung sai. ON (có đánh dấu) - có hiển

thị, OFF (không dánh dấu) - không hiển thị. Trailing Zero: số 0 vô nghĩa đằng sau chữ dung sai. ON (có đánh dấu) - có hiển thị,

OFF (không dánh dấu) - không hiển thị.

Display Options: các phương án hiển thị giá trị dung sai. Nhấn vào các ô hình ảnh để chọn.

6- Mục Options - các phương án ghi kích thước cho từng loại đối tượng Hộp thoại có dạng:

Nhấn vào các nút để chọn phương thức ghi.

AUTODESK INVENTOR - Bản vẽ kỹ thuật

Nguyễn Văn Thiệp

439

7- Mục Notes and Leaders - các chú thích và đường dẫn cho lỗ và ren Hộp thoại:

Trong này có hai phần:

các tham số cho lỗ khoan (Hole Type) và ren (Thread Type). Các tham số và các ký hiệu (Values and Symbols) được giải thích tại phần "Tham số của lỗ và ren".

các tham số cho mặt vát bằng Chamfer. Các tham số và các ký hiệu ( Values and Symbols) được giải thích tại phần "Đường dẫn và các ký hiệu". Nhấn Save và Done kết thúc lệnh.

6.6.4.3 Thay đổi các tham số của kiểu đã có Nhấn chuột vào tên kiểu ghi kích thước cần thay đổi, các ô thông số được kích hoạt để

thay đổi. Nhấn nút Save để lưu trữ, nhấn Done kết thúc lệnh.

6.6.4.4 Các loại kích thước trong bản vẽ kỹ thuật Trong bản vẽ kỹ thuật có hai loại kích thước cùng tồn tại là: 1 - Model Dimensions (kích thước hình khối). Kích thước này được tạo ra khi tạo các

ràng buộc bằng kích thước tại biên dạng của khối và cũng là các kích thước cho

AUTODESK INVENTOR - Bản vẽ kỹ thuật

Nguyễn Văn Thiệp

440

trong các ô nhập liệu trong các lệnh tạo khối. Kích thước này có thể thay đổi giá trị đo được dẫn đến thay đổi hình dạng của chi tiết tại bản thiết kế hình khối gốc.

2 - Drawing Dimensions (kích thước tại bản vẽ kỹ thuật). Kích thước ghi trực tiếp tại bản vẽ kỹ thuật.

6.6.4.5 Cho hiển thị kích thước hình khối – Model Dimensions Có hai cách để hiển thị các kích thước hình khối tại khung nhìn. 1 - Thiết lập tự động. 2 - Cho hiện có chọn lọc ngay tại khung nhìn.

1- Thiết lập tự động DẠNG LỆNH:

Trình đơn: Tools Document Setting Drawing GIẢI THÍCH:

Sau khi ra lệnh, hộp thoại xuất hiện:

Retrieve all model dimensions on view placement: ON - lấy tất cả các kích thước

hình khối tại khung nhìn . OFF - các kích thước hình khối không được hiện ra . Chúng ta phải thực hiện việc lấy các kích thước này bằng cách cho hiện có chọn lọc ngay tại khung nhìn.

Nhấn Apply và nhấn OK kết thúc lệnh. Khi đưa hình khối vào tờ giấy, tất cả các kích thước hình khối được hiện lên.

2- Cho hiện có chọn lọc ngay tại khung nhìn DẠNG LỆNH:

Trình đơn động: GIẢI THÍCH:

AUTODESK INVENTOR - Bản vẽ kỹ thuật

Nguyễn Văn Thiệp

441

Nhấn phím phải chuột vào khung nhìn chứa hình chiếu cần cho hiện kích thước, chọn Retrieve Dimensions, hộp thoại hiện ra:

Select View: chọn khung hình. Nhấn vào khung nhìn cần hiện kích thước. Select Source: chọn hình khối. Có hai nút chọn phương án:

Select Features: chọn hình khối tạo nên chi tiết. Đưa con trỏ đến hình khối, đường bao hình khối chuyển thành màu đỏ. Nhấn trái chuột, kích thước của hình khối đó hiện ra (hình a).

Select Parts: chọn chi tiết. Đưa con trỏ đến chi tiết, đường bao hình khối chuyển thành màu đỏ. Nhấn trái chuột, kích thước của toàn bộ chi tiết đó hiện ra (hình b).

Select Dimensions: chọn kích thước cần hiện ra. Nhấn trái chuột vào kích thước. Kích thước được chọn sẽ hiện ra các nút xanh (hình b). Nhấn Apply thực hiện lệnh, nhấn OK kết thúc lệnh, các kích thước được chọn hiện ra (hình c).

a b

c

AUTODESK INVENTOR - Bản vẽ kỹ thuật

Nguyễn Văn Thiệp

442

6.6.4.6 Tắt kích thước hình khối Nhấn phím phải chuột vào khung nhìn của hình chiếu, Trình đơn động hiện ra:

Chọn Annotation Visibility, trình đơn động con hiện ra. Nhấn trái chuột xoá dấu tại

dòng Model Dimensions. Các kích thước hình khối tự động tắt đi. Muốn hiện lại, nhấn đánh dấu tại Model Dimensions.

6.6.4.7 Thay đổi giá trị đo được của kích thước hình khối Tại hình chiếu, chúng ta cũng có thể thay đổi kích thước của hình khối. Nhấn phím phải chuột vào kích thước hình khối cần thay đổi, chọn Edit Model

Dimension, ô nhập liệu hiện ra:

Cho giá trị khác và nhấn , kích thước và hình thay đổi theo. Đồng thời tại tập tin chi tiết gốc, hình khối 3D cũng thay đổi theo kích thước mới.

AUTODESK INVENTOR - Bản vẽ kỹ thuật

Nguyễn Văn Thiệp

443

6.6.4.8 Ghi kích thước trực tiếp tại bản vẽ kỹ thuật – Drawing Dimensions

1- Ghi đơn lẻ DẠNG LỆNH:

Thanh lệnh: Bàn phím: gõ D

GIẢI THÍCH: Có các cách chỉ định đối tượng cần ghi kích thước như sau:

a- Kích thước dài

Chọn 2 điểm Nhấn chọn vào hai điểm, đưa con trỏ để định vị trí đặt cụm kích thước. kích thước hiện ra

theo hai phương nằm ngang hoặc thẳng đứng. Nếu ghi theo kích thước này thì nhấn trái chuột để định vị trí (hình a). Nếu muốn ghi theo phương của đối tượng, nhấn phải chuột, chọn: Dimension Type -> Aligned, kích thước sẽ ghi như hình b.

a b

Chọn 1 đối tượng Đưa con trỏ đến đối tượng, nhấn phím trái chuột, kích thước tương ứng theo các thiết lập

ở lệnh Dimension Style hiện ra. Đưa cụm kích thước đến vị trí đã định, nhấn phím trái chuột. Nếu đối tượng là tiết diện của hình trụ sẽ kèm theo chữ ụ.

AUTODESK INVENTOR - Bản vẽ kỹ thuật

Nguyễn Văn Thiệp

444

Nhấn chọn hai đối tượng Nếu hai đối tượng không phải là hình chiếu của khối (lỗ) trụ thì khoảng cách giữa hai đối

tượng được ghi ra.

Trường hợp hình chiếu của hình trụ hoặc lỗ trụ là hai đoạn thẳng, cần ghi kích thước

đường kính: Nhấn chọn vào thành của hình trụ và đường tâm. Khi hiện ra kích thước, nhấn phím phải

chuột. Trình đơn động hiện ra (hình a), nhấn chọn Dimension type -> Linear Diameter, kích thứơc đường kính sẽ hiện ra (hình b). Nhấn chuột để định vị.

Muốn mũi tên chỉ đầy đủ đến hai thành, nhấn phải chuột vào kích thước vừa ghi, chọn

Options -> Full Dimension Line.

AUTODESK INVENTOR - Bản vẽ kỹ thuật

Nguyễn Văn Thiệp

445

b- Kích thước đường tròn, cung tròn Thiết lập mặc định trong các hình chiếu, khi đối tượng được chọn là đường tròn sẽ ghi

kích thước đường kính, cung tròn sẽ ghi bán kính.

Chúng ta cũng có thể thay đổi.

Đối với đườmg tròn Nhấn chọn vào đường tròn, kích thước hiện ra, nhấn phải chuột chọn: Diameter: hiện đường kính. Radius: hiện bán kính.

Đối với cung tròn Nhấn chọn vào cung tròn, kích thước hiện ra, nhấn phải chuột chọn: Diameter: ghi đường kính. Radius: ghi bán kính. Angle: ghi góc ở tâm. Arc Lenght: độ dài cung. Chold Lenght: độ dài dây cung.

AUTODESK INVENTOR - Bản vẽ kỹ thuật

Nguyễn Văn Thiệp

446

c- Kích thước góc Nhấn chọn hai đoạn thẳng sẽ được kích thước góc. Góc trong hay ngoài tuỳ vào vị trí đặt

cụm kích thước. Nhấn chọn 3 điểm cũng được kích thước góc.

2- Ghi kích thước với giao điểm của các đường kéo dài

Nhấn chọn cạnh thứ nhất, khi kích thước hiện ra, nhấn phím phải chuột chọn Intersection.

Nhấn chọn cạnh thứ hai. Tiếp theo chọn đối tượng thứ 3 làm chuẩn. Kích thước được ghi

từ đối tượng chuẩn đến giao điểm kéo dài của hai cạnh trên.

3- Ghi liên tiếp DẠNG LỆNH:

Thanh lệnh: và GIẢI THÍCH:

Chỉ dùng cho kích thước dài. Đưa con trỏ lần lượt đến các đối tượng, nhấn phím phải chuột, một trình đơn động hiện

ra. Chọn Continue, kích thước hiện ra. Đưa cụm kích thước đến vị trí đã định, nhấn phím trái chuột tại vị trí cần đặt.

AUTODESK INVENTOR - Bản vẽ kỹ thuật

Nguyễn Văn Thiệp

447

Nhấn Done kết thúc lệnh. Nếu dùng , các kích thước là những đối tượng riêng.

gộp cả chùm kích thước là một đối tượng. Khi hình thành kích thước, chưa định vị, nhấn phải chuột, chọn Mark Origin khi đó mỗi

kích thước có các đườngdóng riêng.

6.6.4.9 Tắt kích thước ghi trực tiếp - Hide Drawing Dimensions Nhấn phím phải chuột vào khung nhìn của hình chiếu, Trình đơn động hiện ra:

Chọn Annotation Visibility, trình đơn động con hiện ra. Nhấn trái chuột xoá dấu tại

dòng Drawing Dimensions. Các kích thước hình khối tự động tắt đi. Muốn hiện lại, nhấn đánh dấu tại Drawing Dimensions.

AUTODESK INVENTOR - Bản vẽ kỹ thuật

Nguyễn Văn Thiệp

448

6.6.4.10 Các chỉnh sửa cụm kích thước đã có trong bản vẽ Khi đã có các kích thước trong bản vẽ, chúng ta có thể tiến hành chỉnh sửa như các đối

tượng 2D. Các thao tác này dùng chung cho cả hai loại kích thước Model Dimensions và Drawing Dimensions. Khi đưa con trỏ đến kích thước, nó tự động được kích hoạt (đánh dấu). Nhấn phím phải

chuột, trình đơn động hiện ra. Chúng ta chọn các lệnh hiệu chỉnh.

Delete - xoá kích thước được chọn.

Premote to Sketch - chuyển thành kích thước hình phác. Lệnh này dùng cho kích thước Drawing Dimensions (kích thước tại bản vẽ kỹ thuật)..

Cũng chỉ áp dụng với hình phác 2D (Sketch 2D) được vẽ trực tiếp vào tờ giấy hoặc vào khung nhìn.

Hình dưới minh hoạ một hình phác 2D sau khi vẽ xong được ghi kích thước tại bản vẽ kỹ

thuật. Với kích thước này mới áp dụng được lệnh Premote to Sketch.

AUTODESK INVENTOR - Bản vẽ kỹ thuật

Nguyễn Văn Thiệp

449

Khi đã được chuyển thành kích thước của hình phác, trên bản vẽ không có thể hiện gì

khác, nhưng khi nhấn chọn vào nó một lần khác, có trình đơn động hiện ra:

Trong này có thêm mục mới: Edit Local Sketch Dimension…chỉnh sửa kích thước

hình phác. Nếu nhấn chọn, ô nhập liệu hiện ra để cho giá trị mới:

Sau khi cho giá trị mới, kích thước của hình phác và hình thể hiện trong bản vẽ kỹ thuật

cũng thay đổi.

AUTODESK INVENTOR - Bản vẽ kỹ thuật

Nguyễn Văn Thiệp

450

Options - các phương án hiển thị của cụm kích thước. Tuỳ loại kích thước: kích thước dài, kích thước góc, đường kính, bàn kính v.v... mà có

các lựa chọn tương ứng (xem mục Nút Options - các phương án ghi kích thước cho từng loại đối tượng trong lệnh Dimension style).

Precision - độ chính xác

Nhấn để chọn độ chính xác theo số thập phân sau dấu phẩy.

Tolerance - ghi dung sai Hộp thoại để cho các thông số dung sai cho kích thước được chọn hiện ra. Chọn một trong các phương thức ghi dung sai và cho các giá trị trong ô nhập liệu (xem

phần Tolerance trong lệnh Dimension styles).

Text - chữ hoặc chữ số trong cụm kích thước

Hộp thoại chữ kích thước hiện ra:

Tại đây, ngoài các thông số đã có như trong các hộp thoại Text Style, Dimension

Style, có thêm một số thông số sau:

AUTODESK INVENTOR - Bản vẽ kỹ thuật

Nguyễn Văn Thiệp

451

+ Component - tên chi tiết được đưa hình chiếu vào bản vẽ. Tại đây sẽ có một danh sách tất cả các chi tiết có hình chiếu trong bản vẽ kỹ thuật hiện hành. Nhấn nút để chọn.

+ Sourse - nguồn gốc thông số. Trong này có 2 loại: - Model Parameter: các thông số của mô hình 3 chiều (chi tiết). - User Parameter: thông số do người dùng đưa vào (xem phần Parameters).

+ Parameter - các giá trị kích thước của chi tiết được chọn trong ô Component. Nhấn nút để chọn. + X.XX - số chữ số thập phân sau dấu phẩy. Gõ số. Tại ô trắng phía dưới chứa nội dung chữ kích thước. Ký hiệu <<>> là giá trị đo được,

không thể xoá được, chỉ có thể thêm chữ hoặc giá trị vào phía sau hoặc phía trước. Nếu nhấn

nút , giá trị của tham số đã chọn tại ô Parameter được điền thêm vào đây.

Hide Value - cho ẩn giá trị. Lúc này giá trị của kích thước được chọn sẽ hiện t hành dòng chữ <<TEXT>> . Muốn

hiện lại, nhấn bỏ dấu (hình a).

Hide Extension Line - cho ẩn đường dóng. Sau khi ra lệnh, nhấn vào đường dóng cần ẩn (hình b).

a b

Cho hiện lại dùng Show All Extension Line.

- tạo ghi kiểu kích thước mới

- sửa kiểu ghi kích thước Hai phần này đã được giới thiệu ở trên.

6.6.5 ĐƯỜNG TÂM - CENTERLINES Khi chúng ta đưa các hình chiếu của chi tiết hoặc cụm chi tiết vào bản vẽ, các nét vẽ

chính hiện ra, còn các đường bổ trợ chưa xuất hiện. Chúng ta có thể cho chúng hiện tự động hoặc vẽ thủ công.

AUTODESK INVENTOR - Bản vẽ kỹ thuật

Nguyễn Văn Thiệp

452

6.6.5.1 Thiết lập các thông số cho đường tâm Đường tâm có các thiết lập các thông số để tạo ký hiệu theo các tiêu chuẩn kỹ thuật khác

nhau. Chúng ta có thể lấy mặc định theo tiêu chuẩn nào đó hoặc tạo theo tiêu chuẩn riêng. Ra lệnh Format Styles Editor. Hộp thoại hiện ra, chọn mục Center Mark. Trong hộp thoại có các thông số cho từng tiêu chuẩn. Tiếp theo đặt các lựa chọn tại các ô

trong hộp thoại. Các giá trị được giải thích bằng hình ảnh minh hoạ bên phải hộp thoại. Chúng ta có thể cho các thông số tuỳ ý.

Nhấn New sẽ tạo ra kiểu mới.

6.6.5.2 Tự động hiện đường tâm - Automated centerlines Nhấn phím phải chuột vào khung hình, trình đơn động hiện ra, chọn Automated

centerlines. Hộp thoại xuất hiện:

Hộp thoại Khung hình

AUTODESK INVENTOR - Bản vẽ kỹ thuật

Nguyễn Văn Thiệp

453

Nhóm Apply to - chỉ ra các hình khối được lấy dấu tâm Nhấn các nút tương ứng để chọn các loại hình khối:

- các lỗ.

- các mép bị Fillet.

- các khối trụ.

- các khối tạo bằng lệnh Revolve.

- các góc uốn của tấm kim loại.

- các lỗ dập.

- các hình tạo ra bằng lệnh tạo dãy.

- các hình phẳng vẽ bằng Sketch.

Nhóm Projection - các hình chiếu Nhấn các nút để chọn:

Các nút này có thể nhấn chọn đồng thời. Khi đó trong khung hình có trường hợp nào thì

trường hợp đó được hiển thị.

Nhóm Radius Threshold - ngưỡng bán kính Cho các giá trị khoảng xác định bán kính cần hiển thị đường tâm. Trong này có các giá

trị: Min - nhỏ nhất. Gõ số. Max - lớn nhất. Gõ số. Precision: độ chính xác. Nhấn nút chọn.

Nhóm Arc Angle Threshold - ngưỡng góc của cung tròn Angle minimum - góc nhỏ nhất. Gõ số vào ô nhập liệu. Nhấn OK kết thúc lệnh. Các hình chiếu thoả mãn các điều kiện cho trong hộp thoại được tự động hiện các đường

tâm như hình dưới.

AUTODESK INVENTOR - Bản vẽ kỹ thuật

Nguyễn Văn Thiệp

454

6.6.5.3 Vẽ các loại đường tâm DẠNG LỆNH:

Thanh công cụ Khi nhấn nút trên thanh công cụ, hiện ra các nút để vẽ các loại đường tâm đối xứng như sau:

Lấy dấu tâm cho đường tròn, cung tròn - Center Mark. Bàn phím: gõ C

Vẽ đường tâm - Center Line.

Vẽ đường tâm là trục đối xứng (phân giác) - Center Line Bisetor

Vẽ đường tâm của dãy lỗ hình cung- Centred Pattern

GIẢI THÍCH: Mỗi loại đường tâm có nét đặc thù riêng cả về cách vẽ và chỉnh sửa, nên chúng ta nghiên

cứu cả vẽ và chỉnh sửa cho từng loại một.

1- Lấy dấu tâm cho đường tròn, cung tròn - Center Mark a- Lấy dấu

Dấu tâm có thể lấy cho hình tròn bình thường (hình 2D) hoặc hình chiếu của các hình khối.

- Đưa con trỏ vào hình chiếu hoặc hình tròn bình thường, nếu đối tượng nào có thể lấy dấu tâm sẽ tự động phát sáng (chuyển sang màu đỏ).

- Nhấn phím trái chuột, dấu tâm hiện ra. Có hai phương án hiện dấu tâm. Sau khi ra lệnh, nhấn phím phải chuột, chọn: Extension Line: có hiện cả đường trục đối xứng. Xoá dấu : không hiện trục đối xứng, chỉ có dấu + là dấu tâm. Nhấn Done kết thúc lệnh.

b- Chỉnh sửa - Edit

Nhấn phím phải chuột vào đường tâm đã có, Trình đơn động hiện ra, chọn Edit, tiếp theo một trình đơn nữa hiện ra:

AUTODESK INVENTOR - Bản vẽ kỹ thuật

Nguyễn Văn Thiệp

455

Nhấn phím trái để chọn các phương án:

Extension lines: cho hiện hoặc không hiện trục đối xứng . ON (có đánh dấu) - có hiện, OFF (không dánh dấu) - không hiện. Các lựa chọn sau đây dùng cho trường hợp đặc biệt, một đường nào đó trong các đường

trục đối xứng bị kéo dài ra hoặc thu ngắn lại. Khi nhấn chọn vào đường tâm, nếu đưa con trỏ vào nút đầu mút, con trỏ có hình , nhấn và giữ và rê chuột để kéo dài hoặc thu ngắn đường trục.

Align to Edge: cho đường kéo dài song song với một cạnh nào đó. Ra lệnh, chọn cạnh là đoạn

thẳng tạo với phần kéo dài một góc khác 0 , nó lập tức song song với cạnh đã chọn.

AUTODESK INVENTOR - Bản vẽ kỹ thuật

Nguyễn Văn Thiệp

456

Fit Center Mark: cho trở về vừa với các thiết lập tiêu chuẩn. Các đoạn kéo dài hay thu ngắn đều bị đưa về theo tiêu chuẩn.

Add/Remove Dashes: thêm hoặc xoá các đoạn nét đứt. Khi kéo dài đường tâm, đoạn kéo dài là nét liền, dùng lệnh này để thêm các đoạn nét đứt vào vị trí tuỳ ý. Ra lệnh, nhấn con trỏ vào vị trí cần tạo nét đứt của đường tâm. Kết thúc bằng lệnh Done Add/Remove Dashes.

Uniform Dashing: cho tất cả các nét đứt đồng bộ. Khi tạo nét đứt các đoạn có thể không đều

nhau, dùng lệnh này để cho các đoạn đều nhau.

c- Sửa kiểu

Nhấn nút để sửa kiểu. Xem phần “Thiết lập thông số cho đường tâm”.

2- Vẽ đường tâm qua hai điểm - Center Line Đường này nối trung điểm của hai đối tượng hoặc tâm các đường tròn (cung tròn, elíp).

- Đưa con trỏ vào điểm (đối tượng) là hình chiếu hoặc hình bình thường, điểm (đối tượng) tự động phát sáng (chuyển sang màu đỏ) hoặc tâm đường tròn (cung tròn) hiện ra.

- Nhấn phím trái chuột để chọn điểm thứ nhất, tiếp tục đưa con trỏ đến điểm thứ 2, nhấn phím trái để chọn.

- Nhấn tiếp phím phải chuột, Trình đơn động hiện ra, nhấn chọn Create, đường tâm hiện ra.

Nhấn Done kết thúc lệnh.

AUTODESK INVENTOR - Bản vẽ kỹ thuật

Nguyễn Văn Thiệp

457

Hình dưới minh hoạ nối tâm 2 đường tròn, và nối tâm các đường tròn tuỳ theo vị trí giữa

các đường tròn với nhau.

Việc chỉnh sửa đường này không có gì đặc biệt. Chỉ có thể kéo dài theo phương của nó

hoặc đặt vào trung điểm của một đối tượng khác.

3- Vẽ đường tâm là trục đối xứng (phân giác) - Center Line Bisector Sau khi ra lệnh, nhấn chọn hai cạnh. Nếu là hai cạnh không song song với nhau, sẽ tự động vẽ được đường tâm là phân giác

của góc giữa hai cạnh. Nếu hai cạnh song song, đường tâm cách đều hai cạnh. Hình dưới minh họa , chọn hai

cạnh 1 và 2 tạo ra đường phân giác, chọn cạnh 2 và cạnh 3 tạo ra đường tâm cách đều hai cạnh. Nhấn Done kết thúc lệnh. Việc chỉnh sửa đường này không có gì đặc biệt. Chỉ có thể kéo dài ra theo phương của

nó.

4- Vẽ đường tâm của dãy lỗ hình cung - Centred Pattern

Để minh hoạ cho lệnh này, chúng ta lấy ví dụ các hình tròn bố trí như hình a. - Nhấn chọn hình đầu tiên sẽ là hình trung tâm (đường tròn lớn ở giữa). - Tiếp theo nhấn chọn các vòng tròn con theo thứ tự như hình b. Hình nào được chọn đầu tiên sẽ là hình trung tâm.

AUTODESK INVENTOR - Bản vẽ kỹ thuật

Nguyễn Văn Thiệp

458

Để vẽ được đường tâm, tâm của các vòng tròn vệ tinh phải nằm trên vòng tròn có tâm là tâm của vòng tròn trung tâm (hình c).

Nếu chọn hết các vòng tròn sẽ được như hình d.

a b

c d

Nhấn Done kết thúc lệnh. Việc chỉnh sửa đường này không có gì đặc biệt. Chỉ có thể kéo dài ra giống như với theo

quĩ đạo của nó.

5- Chuyển đổi giữa các phương án Trong khi vẽ các loại đường tâm nói trên, có thể chuyển đổi các dạng vẽ bằng cách nhấn

phím phải chuột chọn Type, sẽ hiện ra các phương án khác như hình dưới.

Nhấn chọn để chuyển sang phương án mới vừa chọn. Bisector - đường tâm là trục đối xứng (đường phân giác). Centered Parttern - là đường tâm của dãy các vòng tròn. Free Points - vẽ đường tâm qua hai điểm .

6- Xoá các đường tâm Nhấn phím phải chuột vào đường tâm cần xoá, chọn Delete.

AUTODESK INVENTOR - Bản vẽ kỹ thuật

Nguyễn Văn Thiệp

459

6.6.6 ĐƯỜNG DẪN CÁC KÝ HIỆU - LEADER Đường dẫn này dùng cho các ký hiệu: Feature Control Frame, Datum Target,

Balloon, Surface Texture, Weld Symbol và ID.

6.6.6.1 Thiết lập các thông số hình dạng cho đường dẫn chung cho tất cả các ký hiệu kỹ thuật

DẠNG LỆNH: Trình đơn: Format Styles Editor Leader

GIẢI THÍCH: Nhấn trái chuột vào dấu + đầu mục, các kiểu hiện ra. Các đường dẫn cho từng loại ký

hiệu như sau: Datum (ISO): dùng cho chỉ dẫn chuẩn bộ phận. Alternate (ISO): dùng cho đơn vị chuyển đổi. General (ISO): dùng chung cho tất cả các loại ký hiệu. Nhấn trái chuột vào tên kiểu, các thông số hiện ra để thay đổi:

Nhóm Terminator - điểm đầu đường dẫn

Arrowhead: đầu mũi tên. Nhấn nút hiện ra các loại hình dạng để chọn. Size (X): chiều dài đầu mũi tên. Gõ số. Height (Y): chiều rộng đầu mũi tên. Gõ số.

Nhóm Extension Line - đường kéo dài Dùng cho trường hợp, điểm đầu của đường dẫn được kéo rê dọc theo mép và vượt ra

ngoài hình chiếu. Extension line Offset: khoảng cách từ cạnh hình chiếu đến đầu đường dẫn. Gõ số. Extension line Overshoot: khoảng nhô lên của đường kéo dài vượt qua điểm đầu của

đường dẫn. Gõ số. Các ô nhập liệu này tương ứng với các phần của hình minh hoạ bên cạnh trên hộp thoại

được chỉ ra bằng mũi tên. Dưới đây là hình minh hoạ trên bản vẽ.

AUTODESK INVENTOR - Bản vẽ kỹ thuật

Nguyễn Văn Thiệp

460

Nhóm Line Format - dạng nét vẽ

Line Type: kiểu nét. Nhấn nút chọn đường thích hợp. Line Weight: độ đậm của nét. Nhấn nút chọn giá trị thích hợp

Color: màu của nét. Nhấn nút để chọn.

Nhóm All-Around Symbol - ký hiệu mép tròn Định kích thước của ký hiệu vê tròn cạnh mép hình khối trong cụm ký hiệu dung sai

(Feature Control Frames), độ nhám bề mặt (Surface symbols), và ký hiệu kỹ thuật hàn ( Weld symbols)

Scale to Text: ON - lấy theo tỷ lệ với chữ ký hiệu. OFF - cho giá trị cố định. Ô Diameter: đường kính vòng tròn ký hiệu được kích hoạt. Cho giá trị cần thiết.

Nhấn New - tạo kiểu mới. Nhấn Done kết thúc lệnh.

6.6.6.2 Thiết lập các thông số ghi chú dẫn mặt vát - Chamfer DẠNG LỆNH:

Trình đơn: Format Styles Editor Dimensions Notes and Leaders GIẢI THÍCH:

Hộp thoại hiện ra.

Nhấn chọn , các nút cho tham số hiện ra.

Nhóm Values and Symbols - giá trị tham số và ký hiệu

AUTODESK INVENTOR - Bản vẽ kỹ thuật

Nguyễn Văn Thiệp

461

Nhấn chọn nút bên dưới, tham số được đưa vào ô ghi tham số dưới dạng biến số. Khi ghi, các giá trị thật của tham số hiện ra. Ví dụ trong hộp thoại là ghi chỉ dẫn mặt vát bằng khoảng cách và góc nghiêng.

độ chính xác và dung sai. Nhấn nút , hộp thoại hiện ra để chọn độ chính xác.

Use Global Precision: ON - dùng độ chính xác chung đã thiết lập.

OFF - cho độ chính xác riêng từng tham số. Các ô th am số được kích hoạt. Nhấn nút chọn (hộp thoại bên phải).

Nút thêm phần dung sai.

6.6.7 THAM SỐ CỦA LỖ VÀ REN - HOLE/THREAD NOTES

6.6.7.1 Thiết lập kiểu ghi tham số của lỗ và ren Kiểu ghi thông số của lỗ và ren được thiết lập tại lệnh “Thiết lập các kiểu ghi kích

thước” tại phần “Ghi kích thước” trong mục “Note and leaders”. Tại đây chúng ta tìm hiểu sâu hơn.

DẠNG LỆNH: Trình đơn: Format Style Editor Dimensions Notes and Leaders

GIẢI THÍCH: Hộp thoại có dạng:

AUTODESK INVENTOR - Bản vẽ kỹ thuật

Nguyễn Văn Thiệp

462

Nhấn chọn , các nút cho tham số hiện ra. Trong này có các thông số:

Hole type - kiểu lỗ. Nhấn nút để chọn kiểu lỗ mà chúng ta đã thiết kế tại hình khối 3D của chi tiết gồm:

Thru: lỗ xuyên suốt. Thru Counterbore: xuyên suốt khoả mặt. Thru Countersink: xuyên suốt loe miệng. Blind: lỗ tịt. Blind Counterbore: lỗ tịt khoả mặt. Blind Countersink: lỗ tịt loe miệng.

Thread type - kiểu ren. Nhấn nút để chọn kiểu ren mà chúng ta đã thiết kế tại hình khối 3D của chi tiết gồm:

AUTODESK INVENTOR - Bản vẽ kỹ thuật

Nguyễn Văn Thiệp

463

None: không có ren. Full Thread: ren hết chiều dài.

Full Thread Tap Drill: ren hết chiều dài bằng khoan ta rô. Depth Thread: ren theo chiều sâu cho trước. Depth Thread Tap Drill: ren theo chiều sâu cho trước bằng khoan ta rô.

Nơi ghi các tham số

Các ký hiệu trong dấu < > là các biến số chỉ các giá trị khi thiết kế (tạo khối). Các giá trị

này được đưa vào bằng các nút bên dưới tại nhóm Values and Symbols. Các giá trị của lỗ:

đường kính lỗ.

chiều sâu lỗ.

đường kính phần khoả đầu của lỗ.

chiều sâu phần khoả đầu.

đường kính miệng loe.

góc loe.

chiều sâu phần loe.

số lỗ. Các giá trị của ren:

ấn định ký hiệu của ren được cho tại hình khối

ký hiệu ren do người dùng ghi vào

bước ren.

loại ren.

chiều sâu ren.

đường kính ren bằng ta rô.

tham số của lỗ lắp bu lông - đai ốc.

tham số của bu lông - đai ốc.

AUTODESK INVENTOR - Bản vẽ kỹ thuật

Nguyễn Văn Thiệp

464

độ vừa khít của bu lông trong lỗ.

Nút để cho các ký hiệu khác. Nhấn nút để hiện ra bảng các ký hiệu:

Các giá trị cũng như các ký hiệu khi được nhấn chọn sẽ được đưa vào nơi ghi thông số:

Nếu thấy sai có thể xoá đi. Các ký hiệu ngoài dấu < > là các lời chú được đưa vào do chọn kiểu lỗ hoặc kiểu ren. Có

thể ghi thêm vào bằng tiếng Việt như hình dưới:

Khi ghi ra bản vẽ sẽ là:

Các kiểu ghi chú dẫn ( Leaders) và số lượng ( Quantity) được cho trong General

Setting.

AUTODESK INVENTOR - Bản vẽ kỹ thuật

Nguyễn Văn Thiệp

465

Nhấn nút để chọn phương án ghi số lượng lỗ với các chú thích khác. Hộp thoại xuất hiện:

Chữ <QTY> là số lượng lỗ lấy từ hình chiếu có lỗ, chúng ta thêm lời chú thích vào sau

chữ x. Nhấn OK trở lại hộp thoại chính. Use default: sử dụng mặc định. ON - các ký hiệu mặc định, không thêm vào được.

6.6.7.2 Ghi tham số DẠNG LỆNH:

Thanh lệnh: GIẢI THÍCH:

Lệnh này chỉ có tác dụng đối với các lỗ và ren trên hình chiếu của hình khối được tạo ra bằng các lệnh Hole và Thread.

Sau khi ra lệnh, đưa con trỏ đến hình chiếu của lỗ hoặc ren, các đối tượng này tự động phát sáng (chuyển sang màu đỏ). Nhấn phím trái chuột, thông số hiện ra, nhấn phím trái chuột để định vị trí đặt thông số. Tiếp tục thực hiện với các lỗ khác hoặc chọn Done kết thúc lệnh.

Trong thông số có đường kính (hoặc bán kính) lỗ tiếp theo là các thông số về chiều sâu: DEEP: chiều sâu hoặc THRU: xuyên suốt v.v.... Đối với ren có các ký hiệu kỹ thuật của

nó.

6.6.7.3 Sửa ký hiệu đã ghi Nhấn phím phải chuột vào ký hiệu đã ghi, trình đơn động hiện ra, nhấn chọn Edit Hole

Note. Hộp thoại hiện ra:

AUTODESK INVENTOR - Bản vẽ kỹ thuật

Nguyễn Văn Thiệp

466

Sửa các tham số tại các ô như đã giới thiệu phần trên. Nhấn OK kết thúc lệnh.

6.6.8 KÝ HIỆU CHỈ DẪN CẤU TRÚC BỀ MẶT - SURFACE TEXTURE SYMBOLS

6.6.8.1 Thiết lập các thông số tạo ký hiệu cấu trúc bề mặt Bề mặt có các thiết lập các thông số để tạo ký hiệu theo các tiêu chuẩn kỹ thuật khác

nhau. Chúng ta có thể lấy mặc định theo tiêu chuẩn nào đó hoặc tạo theo tiêu chuẩn riêng. DẠNG LỆNH:

Trình đơn: Format Style Editor Dimensions Surface Texture GIẢI THÍCH:

Hộp thoại hiện ra.

AUTODESK INVENTOR - Bản vẽ kỹ thuật

Nguyễn Văn Thiệp

467

Trong hộp thoại có các thông số cho từng tiêu chuẩn mặc định theo bản vẽ kỹ thuật là ISO. Nhấn chọn tiêu chuẩn tại ô Standard Reference. Tiếp theo đặt các lựa chọn tại các ô trong hộp thoại. Cạnh các lựa chọn này đều có hình ảnh minh hoạ.

Các ký hiệu bằng hình vẽ chỉ dẫn cấu trúc bề mặt có nút chọn: Nhấn vào đây để chọn hình thức thể hiện.

Nhóm Lay Symbol Filter - hướng của các lớp gia công cơ khí Có các ký hiệu:

= Parallel to Plane of Projection: song song với mặt phẳng chiếu được ghi ký hiệu. ⊥ Perpendicular to Plane of Projection: vuông góc với mặt phẳng chiếu được ghi ký

hiệu. Clossed in Two Slant Directions: nghiêng về hai phía đối với bề mặt được ghi ký hiệu. M Multidrectional: đa hướng. C Circular Relative to Center: xấp xỉ tròn đối với tâm của bề mặt được ghi ký hiệu. R Radial Relative to Center: xấp xỉ hướng kính đối với tâm của bề mặt được ghi ký hiệu. P Particulate, Nondirectional: mấp mô đặc biệt, không có hướng hoặc nhô lên.

Nhóm Sub-Styles Leader Style - kiểu mũi tên chỉ dẫn. Nhấn nút để chọn. Text Style - kiểu chữ ghi trong ký hiệu. Nhấn nút để chọn.

Nhấn New - tạo kiểu mới. Nhấn Done kết thúc lệnh.

6.6.8.2 Ghi ký hiệu vào bản vẽ DẠNG LỆNH:

Thanh lệnh: GIẢI THÍCH:

Sau khi ra lệnh, nhấn phím trái chuột vào cạnh cần ghi ký hiệu, rê chuột, một mũi tên hiện ra. Nhấn điểm thứ hai của mũi tên.

Nhấn phím phải chuột, Trình đơn động hiện ra, chọn Continue. Hộp thoại xuất hiện:

AUTODESK INVENTOR - Bản vẽ kỹ thuật

Nguyễn Văn Thiệp

468

Surface Type - chọn kiểu ký hiệu nhám bề mặt.

- ký hiệu cơ bản. - ký hiệu bề mặt yêu cầu gia công bằng cách tách bỏ lớp vật liệu. - ký hiệu bề mặt không tách bỏ lớp vật liệu.

Miscellaneous - chọn kiểu hình dạng nối tiếp vào sau ký hiệu chính khi cần chỉ dẫn các đặc trưng, cấu trúc bề mặt đặc biệt.

Tiếp theo cho các thông số tại các ô nhập liệu. A' : giá trị độ nhám bề mặt Ra cực đại. Gõ số. A: giá trị độ nhám bề mặt Ra cực tiểu. Gõ số. B: phương pháp gia công. Gõ chữ. B' : dòng tiếp theo của phương pháp gia công. Gõ chữ. C: giá trị độ nhám bề mặt trung bình trên một khoảng dài của mẫu liệu vật đối với tiêu

chuẩn ANSI, còn đối với ISO và DIN là chiều cao mấp mô của bề mặt. Gõ số. C': giá trị độ nhám bề mặt thêm vào trên một khoảng dài của mẫu vậ liệu. Gõ số. D: hướnggia công bề mặt. Nhấn nút để chọn các ký hiệu:

E: giá trị dung sai (lượng dư). Gõ số. F: giá trị độ nhám khác với Ra. Gõ số. F': chiều cao mấp mô dùng cho JIS. Đối với ISO, ANSI, DIN không có giá trị này. Kết quả như hình dưới.

AUTODESK INVENTOR - Bản vẽ kỹ thuật

Nguyễn Văn Thiệp

469

6.6.8.3 Chỉnh sửa ký hiệu bề mặt Nhấn phím trái vào ký hiệu, các nút xanh hiện ra, có thể nhấn vào một trong các nút này

để di chuyển, kéo dãn đường dẫn của ký hiệu. Nhấn phím phải chuột vào ký hiệu cần chỉnh sửa, Trình đơn động hiện ra.

Chúng ta có thể thực hiện các lệnh chỉnh sửa sau:

Copy - Paste - sao chép và dán Lệnh này thực hiện như các đối tượng khác.

Delete - xoá ký hiệu

Edit Surface Texture... - chỉnh sửa ký hiệu Khi chọn lệnh này, hộp thoại Surface Texture lại hiện ra để chúng ta thay đổi các

thông số.

Edit Arrow head - chỉnh sửa đầu mũi tên

Hộp thoại các hình dạng mũi tên hiện ra, nhấn nút để chọn các dạng mũi tên. Nhấn để chấp nhận và kết thúc hộp thoại. Hình dạng mũi tên bị thay đổi.

AUTODESK INVENTOR - Bản vẽ kỹ thuật

Nguyễn Văn Thiệp

470

Add Vertex/Leader - thêm đỉnh vào đường dẫn Dùng con trỏ nhấn vào một điểm của đường dẫn (thân mũi tên), một đỉnh mới được thêm

vào.

Delete Leader - Xoá đường dẫn

Dùng con trỏ nhấn vào một điểm của đường dẫn (thân mũi tên), đường dẫn bị xoá khỏi ký hiệu.

- Sửa kiểu ghi ký hiệu độ nhám bề mặt. Hộp thoại hiện ra để cho lại thông số.

6.6.9 KÝ HIỆU BIỂU DIỄN QUI ƯỚC MỐI HÀN - WELD SYMBOLS

6.6.9.1 Thiết lập các thông số theo tiêu chuẩn cho ký hiệu hàn Mối hàn có các thiết lập các thông số để tạo ký hiệu theo các tiêu chuẩn kỹ thuật khác

nhau. Chúng ta có thể lấy mặc định theo tiêu chuẩn nào đó hoặc tạo theo tiêu chuẩn riêng. DẠNG LỆNH:

Trình đơn: Format Style Editor Dimensions Weld Symbols GIẢI THÍCH:

Hộp thoại hiện ra. Tiếp theo đặt các lựa chọn tại các ô trong hộp thoại.

AUTODESK INVENTOR - Bản vẽ kỹ thuật

Nguyễn Văn Thiệp

471

Nhóm Sub-Style

Giống như kỹ thuật gia công bề mặt.

Symbol Size - kích thước ký hiệu bằng hình Link to Text Height: cho theo chiều cao chữ. Bỏ dấu chọn, sẽ kích hoạt ô Scale Factor: hệ số. Cho giá trị bằng số.

Nhóm Indentification Line - các nét chỉ thị Trong qui định của ký hiệu mối hàn, có đường dẫn kép gồm một đường nét liền và một

đường nét đứt.

Nhấn nút để chọn hình dạng. Line Type: nét cho đường nét đứt. Nhấn nút để chọn. Offset: khoảng cách gữa đường nét liền và đường nét đứt. Gõ số.

Nhóm Arrow Side Position - vị trí phía mũi tên Nhấn nút chọn: Top: phía trên. Bottom: phía dưới.

Nhóm Symbols Filter - chọn các ký hiệu Nhấn dấu + tại dòng Weld Symbols: các ký hiệu mối hàn, các hình dạng thể hiện như

trong ô trắng bên dưới hộp thoại. Nhấn dấu chọn.

AUTODESK INVENTOR - Bản vẽ kỹ thuật

Nguyễn Văn Thiệp

472

Các ký hiệu chỉ thị các dạng mối hàn:

Trong ký hiệu lại có các tiêu chuẩn. Nhấn dấu + tại đầu mối hàn, các tiêu chuẩn hiện ra.

Nhấn nút đánh dấu chọn. Tương tự với Contour Symbols: hình dạng bề mặt mối hàn.

AUTODESK INVENTOR - Bản vẽ kỹ thuật

Nguyễn Văn Thiệp

473

Backing Symbols: ký hiệu lớp lót.

Trong các lựa chọn này, mặc định là tất cả các ký hiệu đều được đánh dấu ON . Nếu

không cần thiết thì không nên sửa vào đây. Nhấn New - tạo kiểu mới. Nhấn Done kết thúc lệnh.

6.6.9.2 Ghi ký hiệu hàn vào bản vẽ DẠNG LỆNH:

Thanh lệnh: GIẢI THÍCH:

Sau khi ra lệnh, nhấn phím trái chuột vào điểm cần ghi ký hiệu, rê chuột, một mũi tên hiện ra. Nhấn trái chuột xác định điểm thứ hai của mũi tên.

AUTODESK INVENTOR - Bản vẽ kỹ thuật

Nguyễn Văn Thiệp

474

Nhấn phím phải chuột, Trình đơn động hiên ra, chọn Continue. Hộp thoại xuất hiện:

Nhấn các nút , , để chọn các ký hiệu phù hợp. Các thông số cho vào các ô trắng.

Nhấn nút để chọn hình dạng ký hiệu.

6.6.9.3 Chỉnh sửa ký hiệu hàn Nhấn phím trái vào ký hiệu, các nút xanh hiện ra, có thể nhấn vào một trong các nút này

để di chuyển, kéo dãn đường dẫn của ký hiệu. Nhấn phím phải chuột vào ký hiệu cần chỉnh sửa, Trình đơn động hiện ra. Chúng ta có

thể thực hiện các lệnh chỉnh sửa sau: Các lệnh Copy-Paste, Delete, Edit Arrow head, Add Segments to Vertex tương

tự như ký hiệu bề mặt.

AUTODESK INVENTOR - Bản vẽ kỹ thuật

Nguyễn Văn Thiệp

475

Lệnh Edit Weld Symbols, cho hiện lại hộp thoại để thay đổi các thông số.

6.6.10 HÌNH BIỂU DIỄN MỐI HÀN Trong các bản lắp ghép có các mối hàn, chúng ta ghi các ký hiệu qui ước mối hàn như đã

giới thiệu trong phần “Ký hiệu qui ước mối hàn”. Trong một số trường hợp cần vẽ luôn cả hình dạng đường hàn trên cạnh mép nào đó của chi tiết, chúng ta phải dùng đến các lệnh được giới thiệu tại phần này.

Các hình vẽ mối hàn này có thể vẽ trên cạnh mép bất kỳ không phụ thuộc vào bản lắp hoặc chi tiết có mối hàn hay không.

6.6.10.1 Thiết lập thông số hình dạng đường hàn DẠNG LỆNH:

Trình đơn: Format Style Editor Weld Bead Weld Bead Recover (ISO) GIẢI THÍCH

Hộp thoại hiện ra:

Nhóm Caterpillar - đặt các thông số mặc định đường hàn

Type - kiểu vẽ. Nhấn nút bên dưới để chọn kiểu. Stitch Options - kích thước hình vạch tạo thành đường hàn. Cho các giá trị sau: Lenght: khoảng cách giữa các nét vạch. Gõ số. Offset: khoảng cách giữa các tâm của cung tạo thành đường hàn. Gõ số.

Kích thước đường hàn gồm các tham số: Width: bề rộng đường hàn. Đây chính là độ dài dây cung của hình vạch thành đường hàn

Gõ số. Angle: góc nghiêng của đường hàn so với mép cần vẽ. Spacing: khoảng cách giữa hai đường vạch.

AUTODESK INVENTOR - Bản vẽ kỹ thuật

Nguyễn Văn Thiệp

476

Arc %: tỷ lệ giữa bán kính cung của nét vạch so với độ dài dây cung tính bằng phần trăm (%).

Line Weight: độ đậm của nét. Nhấn nút để chọn. Mặc định là “By Layer” (theo lớp). Seam Visibility: ON (có đánh dấu) - có hiện cạnh mép, OFF (không dánh dấu) -

không hiện. Dưới đây là các hình minh hoạ.

Nhóm End Fills - đặt các thông số mặc định để tô tiết diện mối hàn

Leg 1, Leg 2: chiều dài, rộng của hình tiết diện. Gõ số. Hatch: chọn mẫu tô. Nhấn nút để chọn. Scale: hệ số khoảng cách giữa các nét tạo thành mặt cắt. Gõ số. Color: màu của mặt cắt. Nhấn nút để chọn màu. Solid Fill: ON (có đánh dấu) - tô đặc toàn bộ tiết diện, OFF (không dánh dấu) - tô mặt

cắt.

AUTODESK INVENTOR - Bản vẽ kỹ thuật

Nguyễn Văn Thiệp

477

Nhấn Done kết thúc lệnh Khi đưa tiết diện vào hình chiếu vẫn có thể thay đổi các giá trị mặc định này.

6.6.10.2 Vẽ đường hàn - Caterpillar DẠNG LỆNH:

Thanh lệnh: GIẢI THÍCH

Hộp thoại hiện ra:

1- Mục Style - kiểu vẽ

Nhấn vào đường nét trong hình chiếu để chọn cạnh cần vẽ đường hàn.

Nút nhấn chọn điểm đầu và điểm cuối của đường hàn.

Nút chọn hướng của đường vạch.

Nút chọn phương thức vẽ. Hình minh hoạ bên cạnh sẽ thay đổi theo nút chọn.

hoặc

AUTODESK INVENTOR - Bản vẽ kỹ thuật

Nguyễn Văn Thiệp

478

Stitch: ON (có đánh dấu) - có tạo ra các khoảng ngắt quãng giữa các đoạn, OFF (không dánh dấu) - không tạo đoạn ngắt quãng.

2- Mục Options - cho các thông số Hộp thoại có dạng:

Các thông số tại đây đã giải thích tại phần thiết lập thông số. Nhấn Apply kết thúc vẽ một hình. Tiếp tục chọn cạnh khác hoặc nhấn OK kết thúc lệnh.

6.6.10.3 Sửa đường hàn đã vẽ Nhấn phím phải chuột vào ký hiệu cần chỉnh sửa, Trình đơn động hiện ra.

Chúng ta có thể thực hiện các lệnh chỉnh sửa sau: Các lệnh Delete, Visibility tương tự như ký hiệu khác. Lệnh Edit Caterpillarr… cho hiện lại hộp thoại để thay đổi các thông số. Edit Weld Bead Style… để thay đổi các thiết lập thông số mặc định.

6.6.10.4 Vẽ mặt cắt tiết diện - End Fill DẠNG LỆNH:

Thanh lệnh: Nhấn nút để chuyển từ sang và ngược lại. GIẢI THÍCH

Hộp thoại hiện ra:

AUTODESK INVENTOR - Bản vẽ kỹ thuật

Nguyễn Văn Thiệp

479

1- Mục Style - kiểu vẽ Nhóm Preset Shape - định dạng trước

Nhấn vào nút để chọn kiểu hình dạng có sẵn. Các kích thước tương ứng hiện ra:

hoặc

Cho các giá trị vào ô nhập liệu. Nhấn chọn một điểm trên hình chiếu để đặt mặt cắt tiết diện (hình a).

Nhóm Custom Shape - hình tuỳ ý

Nhấn nút , đưa con trỏ vào hình chiếu, vẽ một hình tuỳ ý (hình b).

a b

AUTODESK INVENTOR - Bản vẽ kỹ thuật

Nguyễn Văn Thiệp

480

2- Mục Option - cho các thông số Hộp thoại như sau:

Solid Fill - ON (có đánh dấu) tô đặc, OFF (không dánh dấu) tô bằng nét. Khi bỏ dấu tại Solid Fill, các ô Hatch, Scale được kích hoạt để nhập số liệu. Nhấn Apply kết thúc vẽ một hình. Tiếp tục chọn cạnh khác hoặc nhấn OK kết thúc lệnh.

6.6.10.5 Sửa tiết diện đã vẽ Nhấn phím phải chuột vào ký hiệu cần chỉnh sửa, Trình đơn động hiện ra.

Chúng ta có thể thực hiện các lệnh chỉnh sửa sau: Các lệnh Delete, Visibility tương tự như ký hiệu khác. Lệnh Edit End Fill… cho hiện lại hộp thoại để thay đổi các thông số. Edit Weld Bead Style… để thay đổi các thiết lập thông số mặc định.

AUTODESK INVENTOR - Bản vẽ kỹ thuật

Nguyễn Văn Thiệp

481

6.6.11 KÝ HIỆU DUNG SAI Trong phần ghi kích thước chúng ta đã nghiên cứu phần ghi dung sai về kích thước dài và

kích thước góc. Trong phần này chúng ta nghiên cứu các ký hiệu về dung sai hình học. Ký hiệu dung sai gồm các bộ phận cấu thành sau đây:

1 - Khung dung sai - Feature Control Frame Đây là khung hình chữ nhật chia thành nhiều ô. Nội dung các ô theo thứ tự từ trái sang phải như sau: - Ký hiệu đặc trưng của dung sai. - Trị số dung sai với đơn vị của kích thước dài. - Chữ hoặc các chữ của yếu tố chuẩn hoặc các yếu tố khi cần. - Chú dẫn liên quan đến dung sai, thí dụ “6 lỗ”, 4 mặt”, v.v... Hình dưới minh hoạ một khung dung sai.

2 - Ký hiệu chỉ phần tử ghi dung sai

Ký hiệu này là mũi tên chỉ trực tiếp vào phần tử, tiếp sau là khung dung sai hoặc dùng mũi tên kèm theo chữ.

3 - Chuẩn dung sai Ký hiệu chỉ dẫn chuẩn ghi dung sai dùng để chỉ vào chuẩn trên hình chiếu, có chữ hoặc

trực tiếp.

6.6.11.1 Khung dung sai 1- Thiết lập các thông số cho ký hiệu khung dung sai - Feature Control Frame DẠNG LỆNH:

Trình đơn: Format Style Editor Dimensions Feature Control Frame GIẢI THÍCH:

Hộp thoại hiện ra. Tiếp theo đặt các lựa chọn tại các ô trong hộp thoại.

AUTODESK INVENTOR - Bản vẽ kỹ thuật

Nguyễn Văn Thiệp

482

a- Mục General

Các thông số như trên hộp thoại.

Nhóm Gemetric Dimensioning Tolerancing - dung sai kích thước hình học Show Symbol for: cho hiển thị ký hiệu theo các loại dung sai. Nhấn nút để chọn: Geometric Chacracteristic: đặc tính hình dạng. Các ký hiệu được thể hiện như

trên hộp thoại.

Material Removal Modifier: bề mặt yêu cầu gia công bằng cách tách bỏ lớp vật

liệu. Các ký hiệu như hình dưới.

AUTODESK INVENTOR - Bản vẽ kỹ thuật

Nguyễn Văn Thiệp

483

Nhóm Options - các phương án ghi

Nhấn một trong các nút , để chọn hình dạng của khung ký hiệu dung sai.

Allow Tolerance 2: cho dùng dung sai 2. Datum ID: cho dùng chỉ dẫn chuẩn.

Nhóm Sub-Styles Leader Style: kiểu mũi tên chỉ dẫn. Nhấn nút để chọn. Text Style: kiểu chữ ghi trong ký hiệu. Nhấn nút để chọn. Kiểu chữ này dùng

cho các dòng chú dẫn.

Symbol Size - kích thước ký hiệu khung Scale to Text Height: theo chiều cao chữ. ON (có đánh dấu) - khung sẽ co giãn theo kích thước chữ trong ô, OFF (không dánh dấu) - kích hoạt các ô:

Size: cho chiều rộng khung. Cho giá trị bằng số. White Space: cho khoảng trắng. Gõ số.

b- Mục Units - chọn đơn vị Hộp thoại như sau:

Nhóm Primary Units - đơn vị gốc

AUTODESK INVENTOR - Bản vẽ kỹ thuật

Nguyễn Văn Thiệp

484

Linear: đơn vị dài . Nhấn nút để chọn thứ nguyên. Khi thứ nguyên không phải là common, ô Decimal hiện ra để chọn dấu phẩy thập phân.

Unit String: cho hiện đơn vị đo. Leading Zeros: cho hiện số 0 vô nghĩa phía trước. Trailing zeros: cho hiện số 0 vô nghĩa phía sau. Alternate Units: cho hiện đơn vị chuyển đổi giữa các hệ. Không nên nhấn chọn

nếu không cần thiết (Xem phần tạo kiểu ghi kích thước). Display Style: phương thức thể hiện đơn vị gốc và đơn vị chuyển đổi trên màn

hình. Nếu không chọn nút Alternate Units thì ô này không kích hoạt.

Các lựa chọn nói trên nếu ON (có đánh dấu) - có tác dụng, OFF (không dánh dấu) - ngược lại.

Nhấn New - tạo kiểu mới. Nhấn Done kết thúc lệnh.

2- Vẽ khung dung sai - Feature Control Frame DẠNG LỆNH:

Thanh lệnh: Bàn phím: F

GIẢI THÍCH: Các yêu cầu về dung sai được ghi trong khung chữ nhật. Khung chia thành hai hoặc nhiều

ô. Nội dung các ô theo thứ tự từ trái sang phải: - Dấu hiệu đặc trưng của dung sai. - Trị số dung sai với kích thước dài. - Chữ hoặc các yếu tố chuẩn hoặc các yếu tố cần thiết khác. Sau khi ra lệnh, khung gắn với con trỏ, nhấn vào đối tượng cần ghi dung sai , rê chuột

nhấn điểm tiếp theo của đường dẫn.

Nhấn phím phải chuột, chọn Continue, hộp thoại hiện ra:

AUTODESK INVENTOR - Bản vẽ kỹ thuật

Nguyễn Văn Thiệp

485

Sym: ký hiệu đặc trưng. Nhấn nút, hiện ra bảng các ký hiệu để chọn:

Các ô Tolerance 1, 2 : trị số dung sai. Gõ số. Datum: các chữ của yếu tố chuẩn. Nhấn các nút

để đưa vào. Notes: lời chú thích ghi thêm vào. Có thể ghi tiếng Việt (Xem phần tạo kiểu chữ - Text

Styles) như hình dưới đây.

All Around: áp dụng cho tất cả các mặt bao quanh chi tiết. Nhấn chọn nút này, hình

dạng ký hiệu dung sai có dạng:

Nhấn OK kết thúc việc ghi một khung dung sai. Có thể ghi tiếp các khung khác hoặc

nhấn Done kết thúc lệnh. Dưới đây là hình minh hoạ khung dung sai. Nhập số liệu tại hộp thoại:

AUTODESK INVENTOR - Bản vẽ kỹ thuật

Nguyễn Văn Thiệp

486

Hình dạng khung trong bản vẽ:

3- Chỉnh sửa khung dung sai

Nhấn phím trái vào ký hiệu khung, các nút xanh hiện ra, có thể nhấn vào một trong các nút này để di chuyển, kéo dãn đường dẫn của ký hiệu.

Nhấn phím phải chuột vào ký hiệu khung cần chỉnh sửa, Trình đơn động hiện ra. Chúng ta có thể thực hiện các lệnh chỉnh sửa sau:

Các lệnh Copy-Paste, Delete, Edit Arrow head, Add Vertex/Leader, Delete

Leader tương tự như ký hiệu bề mặt. Lệnh Edit Feature Control Frame.. cho hiện lại hộp thoại để thay đổi các thông số. Lệnh Edit Units Attributes ..., hiện hộp thoại chọn đơn vị đo lường để thay đổi.

AUTODESK INVENTOR - Bản vẽ kỹ thuật

Nguyễn Văn Thiệp

487

Use Standards Notation: sử dụng tiêu chuẩn chung.

ON - các ô bên dưới không kích hoạt. OFF - các ô bên dưới được kích hoạt. ý nghĩa của chúng được giải thích tại phần “Thiết lập các thông số ký hiệu ghi dung sai.”

Lệnh sửa các thiết lập kiểu ký hiệu ghi dung sai. Hộp thoại hiện ra để sửa. Xem phần “Thiết lập các thông số ký hiệu ghi dung sai.”

6.6.11.2 Các ký hiệu chỉ dẫn phần tử ghi dung sai - Feature Identifier Symbols

1- Thiết lập thông số ký hiệu DẠNG LỆNH:

Trình đơn: Format Style Editor ID Feature ID (ISO) GIẢI THÍCH:

Sau khi ra lệnh, hộp thoại có dạng:

Nhóm Sub-Styles

Leader Style: kiểu mũi tên chỉ dẫn. Nhấn nút để chọn.

AUTODESK INVENTOR - Bản vẽ kỹ thuật

Nguyễn Văn Thiệp

488

Text Style: kiểu chữ ghi trong ký hiệu. Nhấn nút để chọn. Kiểu chữ này dùng cho các dòng chú dẫn.

Nhóm Symbol Size - kích thước khung ký hiệu Scale to Text Height: theo chiều cao chữ. ON (có đánh dấu) - khung sẽ co giãn theo kích thước chữ trong ô, OFF (không dánh dấu) - kích hoạt ô:

Size: cho chiều rộng khung. Cho giá trị bằng số.

Nhóm Symbol Parametes - các thông số ký hiệu Shap: hình dạng. Nhấn nút để chọn hình dạng:

Orientation: hướng chữ. Nhấn nút để thay đổi: hoặc Allow Landing: ON - chữ bị bẻ ra như hình vẽ:

OFF - chữ thẳng với mũi tên: Nhấn New - tạo kiểu mới. Nhấn Done kết thúc lệnh.

2- Ghi ký hiệu chỉ dẫn phần tử ghi dung sai DẠNG LỆNH:

AUTODESK INVENTOR - Bản vẽ kỹ thuật

Nguyễn Văn Thiệp

489

Thanh lênh: GIẢI THÍCH:

Sau khi ra lệnh, ký hiệu gắn với con trỏ. - Nhấn vào đối tượng cần chỉ dẫn, rê chuột nhấn điểm tiếp theo của đường dẫn. - Nhấn phím phải chuột, chọn Continue, hộp thoại hiện ra để cho chỉ dẫn bằng chữ.

Có thể thay chữ khác. Trong ví dụ gõ B1, kết quả như hình bên phải. Có thể ghi tiếp các ký hiệu chỉ dẫn khác hoặc nhấn Done kết thúc lệnh.

3- Chỉnh sửa ký hiệu chỉ dẫn phần tử ghi dung sai - Nhấn phím trái vào ký hiệu chỉ dẫn, các nút xanh hiện ra, có thể nhấn vào một trong các

nút này để di chuyển, kéo dãn đường dẫn của ký hiệu. - Nhấn phím phải chuột vào ký hiệu cần chỉnh sửa, Trình đơn động hiện ra. Chúng ta có

thể thực hiện các lệnh chỉnh sửa sau: Các lệnh Copy-Paste, Delete, Edit Arrow head, Delete Leader tương tự như các

ký hiệu đã nói trên. Lệnh Edit Feature Identifier Symbol, cho hiện lại hộp thoại nhập chữ để thay đổi

các thông số và nội dung dòng chữ.

AUTODESK INVENTOR - Bản vẽ kỹ thuật

Nguyễn Văn Thiệp

490

6.6.11.3 Ký hiệu chỉ dẫn chuẩn dung sai - Datum Identifier Symbols

1- Thiết lập hình dạng ký hiêu Phần này giống như ký hiệu chỉ phần tử ghi dung sai.

DẠNG LỆNH: Trình đơn: Format Style Editor ID Datum ID (ISO)

GIẢI THÍCH: Sau khi ra lệnh, hộp thoại có dạng:

Các thông số như đã giải thích tại “Các ký hiệu chỉ dẫn phần tử ghi dung sai”. Nhấn New - tạo kiểu mới. Nhấn Done kết thúc lệnh.

2- Ghi ký hiệu vào bản vẽ DẠNG LỆNH:

Thanh lệnh: GIẢI THÍCH:

Sau khi ra lệnh, ký hiệu gắn với con trỏ. - Nhấn vào đối tượng cần chỉ dẫn, rê chuột nhấn điểm tiếp theo của đường dẫn. - Nhấn phím phải chuột, chọn Continue, hộp thoại hiện ra để cho chỉ dẫn bằng chữ. Kết

quả như hình bên phải. Có thể ghi tiếp các ký hiệu chỉ dẫn khác hoặc nhấn Done kết thúc lệnh.

3- Chỉnh sửa ký hiệu chỉ dẫn chuẩn Nhấn phím trái vào ký hiệu chỉ dẫn, các nút xanh hiện ra, có thể nhấn vào một trong các

nút này để di chuyển, kéo dãn đường dẫn của ký hiệu. Nhấn phím phải chuột vào ký hiệu cần chỉnh sửa, Trình đơn động hiện ra. Chúng ta có

thể thực hiện các lệnh chỉnh sửa sau:

AUTODESK INVENTOR - Bản vẽ kỹ thuật

Nguyễn Văn Thiệp

491

Các lệnh Copy-Paste, Delete, Edit Arrow head, Delete Leader tương tự như các ký hiệu khác.

Lệnh Edit Datum Identifier Symbol. cho hiện lại hộp thoại nhập chữ để thay đổi các thông số và nội dung dòng chữ.

6.6.11.4 Ký hiệu chuẩn bộ phận - Datum Target Symbol Trong dung sai hình học, có yếu tố chuẩn bộ phận là: một điểm, đường hoặc miền giới

hạn trên chi tiết gia công được dùng để cho tiếp xúc với thiết bị chế tạo và kiểm tra, dùng để xác định chuẩn cần thiết cho các yêu cầu về chức năng.

1- Thiết lập các thông số cho ký hiệu DẠNG LỆNH:

Trình đơn: Format Style Editor Datum Target Datum Target (ISO) GIẢI THÍCH:

Sau khi ra lệnh, hộp thoại có dạng:

a- Mục General - thông số tổng thể Nhóm Target Point - điểm chuẩn

Trong này có các thông số: Side: kích thước điểm. Cho số. Color: màu. Nhấn nút để chọn trong bảng màu.

Nhóm Area Hatch - mặt cắt của miền chuẩn. Distance: khoảng cách giữa các nét. Gõ số. Angle: góc nghiêng của nét gạch. Gõ số.

Nhóm Line Type - kiểu nét vẽ Hidden Leader Line Type: kiểu đường dẫn nét khuất. Nhấn nút để chọn. Boundary Line Type: kiểu đường bao. Nhấn nút để chọn.

Nhóm Sub-Styles

AUTODESK INVENTOR - Bản vẽ kỹ thuật

Nguyễn Văn Thiệp

492

Leader Style: kiểu mũi tên chỉ dẫn. Nhấn nút để chọn. Text Style: kiểu chữ ghi trong ký hiệu. Nhấn nút để chọn. Kiểu chữ này dùng

cho các dòng chú dẫn.

Nhóm Symbol Size - kích thước ký hiệu bằng hình Scale to Text Height: theo chiều cao chữ. ON (có đánh dấu) - khung sẽ co giãn theo kích thước chữ trong ô, OFF (không dánh dấu) - kích hoạt ô:

Size: cho chiều rộng khung. Cho giá trị bằng số.

Nhóm Taget Point - kích thước điểm đích Size: cho kích thước. Cho giá trị bằng số. Color: nhấn nút để chọn màu.

b- Mục Units - chọn đơn vị Giống như khung dung sai. Nhấn New - tạo kiểu mới. Nhấn Done kết thúc lệnh.

2- Ghi ký hiệu chỉ dẫn chuẩn bộ phận - Datum Target Symbol DẠNG LỆNH:

Thanh công cụ: Khi nhấn nút tại ô , một loạt các nút khác hiện ra theo các

phương án chuẩn .

GIẢI THÍCH: Trong mục này có nhiều phương án ghi, mỗi phương án ứng với các nút sau:

Datum Target Leader: chuẩn chỉ đến bộ phận. Sau khi ra lệnh, ký hiệu gắn với con trỏ, nhấn vào đối tượng cần ghi, rê chuột nhấn điểm

tiếp theo của đường dẫn.

AUTODESK INVENTOR - Bản vẽ kỹ thuật

Nguyễn Văn Thiệp

493

Datum Target Circle: chuẩn bộ phận miền hình tròn. Sau khi ra lệnh, ký hiệu gắn với con trỏ, nhấn vào đối tượng cần ghi, rê chuột nhấn điểm

tiếp theo là độ lớn của đường tròn, rê chuột nhấn chọn điểm đặt của ký hiệu.

Datum Target Point: chuẩn bộ phận điểm. Cách làm tương tự như Datum Target Leader.

Datum Target Rectangle: chuẩn miền hình chữ nhật.

AUTODESK INVENTOR - Bản vẽ kỹ thuật

Nguyễn Văn Thiệp

494

Datum Target Line: chuẩn đường thẳng.

Khi đã có hình ký hiệu, phím phải chuột, chọn Continue, hộp thoại hiện ra để cho thông

số:

Nhấn OK kết thúc ghi. Có thể ghi tiếp các ký hiệu khác hoặc nhấn Done kết thúc lệnh.

3- Chỉnh sửa ký hiệu chỉ dẫn chuẩn bộ phận Nhấn phím trái vào ký hiệu chỉ dẫn, các nút xanh hiện ra, có thể nhấn vào một trong các

nút này để di chuyển, kéo dãn đường dẫn của ký hiệu. Nhấn phím phải chuột vào ký hiệu cần chỉnh sửa, Trình đơn động hiện ra.

AUTODESK INVENTOR - Bản vẽ kỹ thuật

Nguyễn Văn Thiệp

495

Chúng ta có thể thực hiện các lệnh chỉnh sửa sau: Các lệnh Copy-Paste, Delete, Edit Arrow head, Delete Leader tương tự như ký

hiệu khác. Lệnh Edit Datum Target cho hiện lại hộp thoại nhập chữ để thay đổi các thông số và

nội dung dòng chữ. Lệnh Attach Balloon, cho thêm vòng tròn thông số. Khi có từ 2 vòng tròn thông số trở lên, có thêm lệnh Remove Balloon, loại bỏ vòng

tròn thông số. Lệnh Edit sẽ thêm Target1, Target2... Lệnh Edit Unit Attributes..., cho hiện bảng đơn vị để sửa. Lệnh Edit Datum Target Style cho hiện hộp thoại để sửa kiểu thiết lập thông số. Hide Leader Line: cho ẩn đường đẫn (mũi tên).

6.6.12 CHÚ DẪN BẰNG CHỮ - LEADER TEXT

6.6.12.1 Ghi ký hiệu chú dẫn bằng chữ DẠNG LỆNH:

Thanh lệnh: GIẢI THÍCH:

Sau khi ra lệnh, ký hiệu gắn với con trỏ, nhấn vào đối tượng cần chỉ dẫn, rê chuột nhấn điểm tiếp theo của đường dẫn.

Nhấn phím phải chuột, chọn Continue, hộp thoại hiện ra để cho chỉ dẫn bằng chữ.

AUTODESK INVENTOR - Bản vẽ kỹ thuật

Nguyễn Văn Thiệp

496

Gõ chữ cần ghi, nhấn OK, kết quả như hình dưới.

Có thể ghi tiếp các ký hiệu chú dẫn khác hoặc nhấn Done kết thúc lệnh.

6.6.12.2 Chỉnh sửa ký hiệu chú dẫn Nhấn phím trái vào ký hiệu chú dẫn, các nút xanh hiện ra, có thể nhấn vào một trong các

nút này để di chuyển, kéo dãn đường dẫn của ký hiệu. Nhấn phím phải chuột vào ký hiệu cần chỉnh sửa, Trình đơn động hiện ra. Chúng ta có

thể thực hiện các lệnh chỉnh sửa sau: Các lệnh Copy-Paste, Delete, Edit Arrow head, Delete Leader tương tự như ký hiệu

khác. Lệnh Edit Leader Text, cho hiện lại hộp thoại nhập chữ để thay đổi nội dung dòng chữ.

6.6.13 KÝ HIỆU TỰ TẠO

AUTODESK INVENTOR - Bản vẽ kỹ thuật

Nguyễn Văn Thiệp

497

Ngoài các ký hiệu tiêu chuẩn chúng ta đã nghiên cứu ở trên, chúng ta cũng có thể tạo ra các hình hoặc các ký hiệu tự tạo bằng hình vẽ 2D hoặc bằng chữ Sketched Symbols.

Các nhóm hình 2D này là các hình ký hiệu dự trữ, chúng có thể được chèn vào bản vẽ bất cứ lúc nào. Số lượng hình tạo ra và lần chèn của một hình không hạn chế. Hình ở đây rất đa dạng. Chúng ta có thể tạo các bảng thông số kỹ thuật, qui trình gia công, các biểu tượng, các hình ký hiệu phi tiêu chuẩn v.v....

6.6.13.1 Lệnh tạo nhóm hình ký hiệu – Define New Symbol DẠNG LỆNH:

Trình đơn: Format Define New Symbol Trình đơn động: Define New Symbol Nhấn phím phải chuột vào Sketched Symbols của mục Drawing Resources.

GIẢI THÍCH: Sau khi ra lệnh, màn hình chuyển thành chế độ vẽ phác ( Sketch) để vẽ hình. Có thể

dùng các lệnh tạo chữ ghi thông số, chèn ảnh vào hình dự trữ. Dưới đây là ví dụ minh họa tạo khối là một bảng thông số kỹ thuật.

- Dùng các lệnh vẽ để tạo khung bảng. - Dùng lệnh Text để ghi các dòng chữ cố định và các thông số thay đổi .

Sau khi vẽ xong, nhấn hoặc nhấn phím phải chuột, chọn Save Sketched Symbol. Hộp thoại hiện ra:

Gõ tên khối và nhấn Save. Kết quả tên của nhóm hình được đưa vào trình duyệt. Nếu nhấn Discard – không lưu trữ, nhấn Cancel chưa kết thúc lệnh.

AUTODESK INVENTOR - Bản vẽ kỹ thuật

Nguyễn Văn Thiệp

498

Các lệnh khác như Delete, Edit, giống như với đường bao khung tờ giấy.

6.6.13.2 Chèn nhóm hình ký hiệu - Sketched Symbols tự tạo vào bản vẽ

Có hai hình thức hiển thị nhóm hình khi chèn vào bản vẽ.

1- Dùng Insert Nhấn phím phải chuột vào tên nhóm hình ký hiệu, trình đơn động hiện ra, nhấn phím trái

chọn Insert. Sau khi ra lệnh, hình dính với con trỏ, nhấn phím trái chuột để định điểm đặt.

2- Dùng lệnh Symbols

Có mũi tên chỉ vào nơi cần biểu thị nội dung nhóm hình (các ký hiệu kỹ thuật cho chi tiết nào đó). DẠNG LỆNH:

Trình đơn động: Symbols Nhấn phím phải chuột vào tên hình ký hiệu , trình đơn độ ng hiện ra, nhấn phím trái chọn Symbols.

Thanh lệnh: Trên thanh Drawing Annotation Panel GIẢI THÍCH

Hộp thoại hiện ra:

AUTODESK INVENTOR - Bản vẽ kỹ thuật

Nguyễn Văn Thiệp

499

Trong này có các tham số sau: Bên trái là ô tên các hình dự trữ ( Symbols). Nhấn trái chuột vào tên hình cần đưa vào tờ

giấy. Scale: tỷ lệ hình. Gõ số. Rotate: góc nghiêng. Gõ số. Symbol Clipping: ON (có đánh dấu) - hình dự trữ được tạo một khoảng trống xung quanh

không bị các nét của các thông số khác (đường kích thước, độ nhám bề mặt v.v...) xen vào (hình a), OFF (không dánh dấu) - hình này có thể lẫn vào các nét trên (hình b).

a b

Static: cố định. ON (có đánh dấu) - hình ký hiệu sau khi chèn vào không co dãn kích thước, OFF (không dánh dấu) - hình ký hiệu sau khi chèn vào có thể chỉnh sửa kích thước bằng các nút chuẩn.

Leader: mũi tên chỉ dẫn. ON (có đánh dấu) - có mũi tên và đường dẫn, OFF (không dánh

dấu) - không có mũi tên và đường dẫn.

AUTODESK INVENTOR - Bản vẽ kỹ thuật

Nguyễn Văn Thiệp

500

Trong phương án này, có thêm nút: Visible: ON - cho hiện đường dẫn, OFF - không cho hiện.

Nhấn OK, hình dính với con trỏ, nhấn phím trái chuột để định điểm cần chỉ đến (điểm P1), di chuyển con trỏ và nhấn điểm cần đặt hình. Gõ Enter hoặc nhấn phím phải chuột chọn Continue kết thúc việc đặt một hình. Tiếp tục đặt hình khác hoặc nhấn Done kết thúc lệnh. Kết quả như hình dưới.

Nếu trong nhóm hình dự trữ có đối tượng là tham biến với kiểu nhập thông số

(Prompted Entry) hộp thoại xuất hiện:

Gõ giá trị cần thiết, nhấn nút OK chấp nhận, nhấn nút Cancel là huỷ bỏ. Số lượng bản đưa vào tuỳ ý. Chọn Done kết thúc lệnh.

AUTODESK INVENTOR - Bản vẽ kỹ thuật

Nguyễn Văn Thiệp

501

6.6.13.3 Sửa hình ký hiệu tự tạo Có hai trường hợp chỉnh sửa: 1 - Sửa hình dự trữ gốc. 2 - Sửa hình đã chèn vào tờ giấy.

1- Sửa hình ký hiệu gốc Nhấn phím phải chuột vào tên hình tại nhóm Sketched Symbols, trình đơn động hiện

ra, nhấn phím trái chọn Edit. Màn hình trở thành Sketch, dùng các lệnh trong Sketch 2d để chỉnh sửa.

Sau khi sửa xong, nhấn hoặc nhấn phím phải chuột, chọn Save Sketched Symbols. Hộp thoại hiện ra:

Nhấn Save để lưu trữ vào tên khung cũ, nhấn Save as để lưu với tên mới, No không

lưu trữ.

2- Sửa hình ký hiệu đã chèn vào tờ giấy

a- Dùng trình đơn động Tên của các hình này được lưu trong trình duyệt. Nhấn phím phải chuột vào tên hình tại

tờ giấy hoặc vào hình trong bản vẽ, trình đơn động hiện ra:

- Copy, Delete: sao chép và xoá. Giống như các đối tượng khác. - Edit Arrowwhead: sửa đầu mũi tên. Hộp thoại hiện ra để chọn đầu mũi tên.

AUTODESK INVENTOR - Bản vẽ kỹ thuật

Nguyễn Văn Thiệp

502

- Add Vertex/Leader: thêm đỉnh đường chỉ dẫn. Nhấn chuột vào đường dẫn, một đỉnh được thêm vào.

- Delete Leader: xoá đường dẫn. Nhấn chọn vào đường dẫn cần xoá. - Edit Definition: sửa hình gốc. Màn hình trở thành Sketch, dùng các lệnh trong Sketch 2d

để chỉnh sửa. - Edit Field Text: sửa chữ đã nhập. Hộp thoại hiện ra:

Nhấn trái chuột vào ô cần sửa, gõ giá trị mới. Nhấn OK kết thúc lệnh.

b- Dùng các nút gốc ngay trên hình Nhấn trái chuột vào hình trên bản vẽ, các nút xanh hiện ra. Hình nào khi đưa vào không

chọn Static, sẽ có các nút để chỉnh sửa.

Nhấn vào các nút này để thay đổi vị trí, góc nghiêng, kích thước hình. Các thông số khác như đã nói trên.

AUTODESK INVENTOR - Bản vẽ kỹ thuật - Drawing

Nguyễn Văn Thiệp

503

6.7 CÁC LOẠI BẢNG BIỂU - TABLES 6.7.1 BẢNG THÔNG SỐ LỖ - HOLE TABLE

Bảng này được áp dụng trong hình chiếu của chi tiết hoặc cụm chi tiết có các lỗ vẽ bằng lệnh Hole.

6.7.1.1 Thiết lập kiểu hình dạng bảng DẠNG LỆNH:

Trình đơn: Format Styles Editor Hole Table Hole Table (ISO) GIẢI THÍCH:

Sau khi ra lệnh, hộp thoại có dạng:

Cách tạo kiểu bảng mới giống như các đối tượng khác đã giới thiệu ở trên. Nhấn New - tạo kiểu bảng mới.

1- Mục Formatting - xác định hình dạng bảng Các thông số gồm:

Title: tên bảng. Gõ tên tại ô nhập liệu. Có thể gõ tiếng Việt.

Nhóm Text Styles - kiểu chữ Trong này có các kiểu chữ cho các đối tượng của bảng: - Title: chữ tiêu đề bảng. - Colunm Header: chữ tiêu đề cột. - Data: chữ nội dung các ô của bảng. Nhấn nút để chọn kiểu (xem phần “Chữ - Text”).

Heading: tiêu đề. Nhấn nút tại ô để chọn vị trí đặt tiêu đề các cột. Ô tô đậm là tiêu đề. Các vị trí như sau:

tiêu đề bên trên.

tiêu đề bên dưới.

không có tiêu đề.

Nhóm Line Format - định dạng nét vẽ

AUTODESK INVENTOR - Bản vẽ kỹ thuật - Drawing

Nguyễn Văn Thiệp

504

Trong này có các tham số cho các nét vẽ sau:

Outside: đường bao ngoài. Nhấn nút , độ đậm của nét này hiện ra tại ô Lineweight.

Inside: đường kẻ bên trong. Nhấn nút , độ đậm củ a n ét này h iện ra tại ô Lineweight.

tại đây có thể thay đổi giá trị độ đậm bằng nhấn nút để chọn. Mặc định là By Layer.

Color: màu của nét vẽ. Nhấn nút để chọn màu.

Nhóm Default Column Settings - cho các cột tham số mặc định Trong này có nội dung của bảng như hình dưới.

Property: thông số lỗ. Các biến số lấy giá trị từ lỗ trên chi tiết.

Các tham số này mặc định một số cột như sau: HOLE: tên lỗ. Tên này được tự động gán cho là A1, B1, C1 .... XDIM: toạ độ X của tâm lỗ. YDIM: toạ độ Y của tâm lỗ. Toạ độ này lấy theo một điểm gốc trên chi tiết do người dùng chỉ định. DESCRIPTION: mô tả ren. Thường cột này ghi ký hiệu tiêu chuẩn ren. Các thông số này mặc định trong một bảng phải có.

Colunm: tiêu đề cột. Có thể thay đổi tên. Nhấn con trỏ vào ô thẳng cột Column, gõ tên mới, có thể gõ tiếng Việt.

Width: bề rộng của cột. Gõ số.

Kết quả bảng sẽ như hình dưới.

AUTODESK INVENTOR - Bản vẽ kỹ thuật - Drawing

Nguyễn Văn Thiệp

505

Column chooser: chọn cột tham số. Nhấn nút để chọn các tham số (thêm cột tham số mới).

Hộp thoại hiện ra:

Ô Available Properties: các tham số của lỗ. Nhấn trái chuột vào tham số cần đưa vào

bảng. Nhấn nút ADD ->, tham số được đưa sang ô bên phải. Các cột này tạo nên bảng. Move Down hoặc Move Up: đưa cột này lên trước hoặc sau cột kia. Tại đây có thể đưa vào các tham số mới. Nhấn nút New Property cho tham số mới. Hộp thoại hiện ra:

AUTODESK INVENTOR - Bản vẽ kỹ thuật - Drawing

Nguyễn Văn Thiệp

506

Nhấn vào dòng <<Click here to add new property>>, một dòng hiện ra để đưa tên tham số (hình bên phải). Các tham số này là các biến số do người dùng đưa vào và định nghĩa. Mỗi tham số sẽ thêm một cột vào bảng. Số lượng không hạn chế.

Nhấn OK, kết thúc công việc, trở lại hộp thoại trước.

Nhấn nút Add hoặc Remove để chuyển sang sử dụng hoặc không sử dụng tham số này. Những cột người dùng đưa vào thường không có nội dung nào cả (như hình trên), cho

nên không nên đưa thêm cột vào nếu không kiểm soát được nội dung của cột. Nhấn OK kết thúc công đoạn này.

2- Mục Options - các phương án khác Hộp thoại có nội dung như hình dưới.

AUTODESK INVENTOR - Bản vẽ kỹ thuật - Drawing

Nguyễn Văn Thiệp

507

Nhóm Row Merge Options - đặt mặc định cho việc gộp các dòng của bảng Chọn một trong các phương án sau: None: giữ nguyên các thiết lập bảng thông số lỗ. Combine Notes: hợp nhất những lỗ có cùng kiểu mô tả ren vào một ô. Các phương án này đều có chung các nút chọn sau:

Reformat Table on Custom Hole Match: định dạng lại bảng. ON (có đánh dấu) - cho phép đánh lại thứ tự lỗ và sắp xếp lại khi có sự thay đổi.

Numbering: ON (có đánh dấu) - đánh số lỗ theo số thứ tự 1,2,3.... Rollup: hợp nhất các thông số của các lỗ cùng kiểu vào một ô.

Delete Tags on Rollup: ON (có đánh dấu) - xoá tên lỗ giống nhau tại hình chiếu. Ví dụ trong hình chiếu có 2 lỗ giống nhau đều tên là A, trong bảng ghi thông số lỗ A, trên hình chiếu cũng chỉ có ghi tên 1 lỗ A.

OFF (không dánh dấu) - ghi tất cả tên các lỗ giống nhau trong hình chiếu. Secondary Tag Modifier on Rollup: ON (có đánh dấu) - cho thêm ký tự thứ 2

vào sau tên lỗ. Ví dụ A1, B1, số 1 là ký tự thứ hai. OFF (không dánh dấu) - không có ký tự thứ 2. Ví dụ A, B, C….

Nhóm Hole Tag Options - các phương án ghi thẻ lỗ Preserve Tagging: ON (có đánh dấu) - giữ nguyên số thứ tự lỗ, OFF (không dánh

dấu) - thay đổi thứ tự khi có sự biến đổi các lỗ tại hình khối. Use Leader: ON (có đánh dấu) - có đường dẫn chỉ vào lỗ, OFF (không dánh dấu) -

không có đường dẫn.

Nhóm Default Tag Order - sắp xếp lỗ trong bảng Chọn một trong các phương án sau: Arrange by Position: sắp xếp theo toạ độ tâm lỗ. Arrange by Size: sắp xếp theo kích thước (đường kính) lỗ. Group Hole Types: ON (có đánh dấu) - nhóm các lỗ cùng kiểu , OFF (không

dánh dấu) - không nhóm.

Nhóm Default Filters (View) Included Features: các hình khối được đưa vào bảng. Nhấn nút chọn các kiểu hình khối

dạng lỗ tại các hình bên dưới. Included Hole Types: các kiểu lỗ được đưa vào bảng. Nhấn nút chọn các kiểu lỗ tại các

hình bên dưới. Nhấn Done kết thúc lệnh.

6.7.1.2 Đưa bảng vào bản vẽ Trong này có bảng cho từng nhóm chọn như trình bày dưới đây. Khi nhấn con trỏ vào nút tại nhóm lệnh, các phương án vẽ bảng được hiện ra:

Chọn một trong các phương án này.

1- Vẽ bảng có chọn lựa - Hole Table - Selection

AUTODESK INVENTOR - Bản vẽ kỹ thuật - Drawing

Nguyễn Văn Thiệp

508

DẠNG LỆNH:

Thanh lệnh: GIẢI THÍCH:

Sau khi ra lệnh, thực hiện các bước sau: - Nhấn chọn khung nhìn. - Nhấn chọn các lỗ cần đưa vào bảng. - Nhấn phím phải chuột, chọn Create. - Bảng hiện ra gắn với con trỏ, nhấn vị trí đặt bảng. Kết quả như hình dưới. Các lỗ được đánh số (ghi Tag) tương ứng với các thông số trong bảng.

2- Vẽ bảng của toàn hình chiếu - Hole Table - View DẠNG LỆNH:

Thanh lệnh: GIẢI THÍCH:

- Nhấn chọn khung nhìn, bảng hiện ra gắn với con trỏ. - Nhấn vị trí đặt bảng. Kết quả như hình dưới. Trong khung nhìn có bao nhiêu lỗ thoả mãn c ác điều kiện thiết lập ban đầu được ghi vào bảng.

3- Vẽ bảng có chọn lựa - Hole Table - Selected Feature

AUTODESK INVENTOR - Bản vẽ kỹ thuật - Drawing

Nguyễn Văn Thiệp

509

DẠNG LỆNH:

Thanh lệnh: GIẢI THÍCH:

Cách thực hiện tương tự như Hole Table - Selection.

6.7.2 BẢNG KÊ PHẦN TỬ - PARTS LIST Bảng này thường dùng cho các hình chiếu của bản lắp ghép của một cụm các chi tiết hoặc

cụm máy. Trong phần kê phần tử có 2 loại bảng: bảng kê phần tử - Parts List và bảng kê vật

liệu - Material Lits. Cách thiết lập thông số cho các bảng này giống nhau, nội dung một số cột khác nhau. Khi đưa bảng vào bản vẽ, chúng ta có thể chọn kiểu bảng như hình dưới.

Trong phần này chúng tôi chỉ giới thiệu bảng kê phần tử đại diện cho cả hai.

6.7.2.1 Thiết lập kiểu hình dạng bảng kê phần tử Phần này tạo ra bảng liệt kê các phần tử đã được ghi ký hiệu chú dẫn bằng lệnh Balloon

của các hình chiếu bản vẽ lắp ghép một cụm chi tiết hoặc cụm máy hoặc tạo ra bảng kê các thông số kỹ thuật của các thành phần khác. DẠNG LỆNH:

Trình đơn: Format Style Editor Parts List Parts List (ISO) GIẢI THÍCH:

Sau khi ra lệnh, hộp thoại có dạng:

Tại đây có thể tạo kiểu mới hoặc thay đổi thông số của bảng mặc định. Cách tạo kiểu bảng mới giống như các đối tượng khác đã giới thiệu ở trên.

AUTODESK INVENTOR - Bản vẽ kỹ thuật - Drawing

Nguyễn Văn Thiệp

510

Nhấn New - tạo kiểu bảng mới.

1- Các thông số hình dạng và nội dung bảng Nhóm Heading and Table Settings - tiêu đề và hình thức bảng

Giống như bảng thông số lỗ đã giới thiệu ở trên.

Nhóm Default Columns setting - cho các cột thông số mặc định Các ô thuộc cột Columns là tiêu đề các cột. Các tiêu đề là:

ITEM: số thứ tự QTY: số lượng.

Part Number: tên chi tiết. Descriptions: dòng mô tả. Tại đây có các tiêu đề các cột mặc định bằng tiếng Anh, chúng ta có thể gõ lại bằng tiếng

Việt.

Các ô thuộc cột Width là bề rộng của cột.

2- Thêm, bớt cột

Nút dùng để thêm hoặc bớt các cột thông số vào bảng, hộp thoại xuất hiện:

Select available fields from: - chọn phạm vi các thông số từ các bộ lưu trữ. Nhấn nút hiện ra danh sách để chọn:

AUTODESK INVENTOR - Bản vẽ kỹ thuật - Drawing

Nguyễn Văn Thiệp

511

All Properties: tất cả các thuộc tính. Nếu chọn phạm vi này thì không cần chọn các

phạm vi khác nữa. Khi chọn các phạm vi này, sẽ có các thuộc tính tương ứng hiện ra trong ô bên dưới như

các hình minh hoạ tương ứng dưới đây.

Chúng ta có thể chọn các thông số bên trái và nhấn Add -> để chuyển vào bảng.

AUTODESK INVENTOR - Bản vẽ kỹ thuật - Drawing

Nguyễn Văn Thiệp

512

Nút New Properties để tạo các phạm vi mới do người dùng đưa vào. Giống như bảng thông số lỗ.

Nhấn OK, kết thúc công việc, trở lại hộp thoại trước. Đây chính là tiêu đề của cột mới. Nhấn OK, tên này được đưa sang ô bên phải hộp thoại.

Nút Remove <- để xoá thuộc tính tại ô bên phải (một cột trong bảng).

3- Nhóm các chi tiết có cùng một tham số theo tiêu chí nhất định

Nhấn nút để chọn tiêu chí nhóm. Hộp thoại hiện ra:

AUTODESK INVENTOR - Bản vẽ kỹ thuật - Drawing

Nguyễn Văn Thiệp

513

Nhấn đánh dấu ON nút Group. Các thông số hiện ra như hộp thoại bên phải. Nhấn nút tại các ô First (Second, Thrird) Key để chọn mục tiêu nhóm. Hộp thoại chọn thông số hiện ra:

Nhấn OK kết thúc công việc với tiêu đề các cột trở lại hộp thoại chính. Nhấn Save, lưu trữ thiết lập. Nhấn Done, kết thúc lệnh.

6.7.2.2 Thiết lập kiểu ký hiệu chú dẫn phần tử - Balloon Ký hiệu chú dẫn phần tử (số thứ tự của tiết trong bản lắp) luôn gắn liền với bảng kê phần

tử. Nếu không có ký hiệu chú dẫn, người đọc bảng kê không hiểu được. DẠNG LỆNH:

Trình đơn: Format Style Editor Balloon Balloon (ISO) GIẢI THÍCH:

Sau khi ra lệnh, hộp thoại có dạng:

AUTODESK INVENTOR - Bản vẽ kỹ thuật - Drawing

Nguyễn Văn Thiệp

514

Tại đây có thể tạo kiểu mới hoặc thay đổi thông số của kiểu mặc định. Cách tạo kiểu mới giống như các đối tượng khác đã giới thiệu ở trên. Nhấn New - tạo kiểu ký hiệu mới.

Nhóm Sub-Styles Các ô chọn kiểu như sau:

Leader Style - kiểu mũi tên chỉ dẫn. Nhấn nút để chọn. Text Style - kiểu chữ ghi trong ký hiệu. Nhấn nút để chọn.

Nhóm Balloon Formatting - định dạng ký hiệu Các thông số gồm:

Shape - hình dạng ký hiệu. Nhấn nút tạo ô để chọn. Hình dưới mô tả hình dạng khác nhau của ký hiệu.

Property Display - cho hiện thông số trong ký kiệu. Mặc định là ITEM (số thứ tự của chi tiết

trong cụm lắp ghép). Muốn thay đổi, nhấn nút để chọn thông số khác. Một bảng các thông số hiện ra:

AUTODESK INVENTOR - Bản vẽ kỹ thuật - Drawing

Nguyễn Văn Thiệp

515

Nhấn nút Add -> để đưa thông số sang ô bên phải (Selected Properties). Nhấn nút Move up để đưa lên trên. Thông số này được ghi vào trong ký hiệu (hình a).

a b

Symbol Size - kích thước ký hiệu. Các phương án hiển thị ký hiệu: Scale to Text Height: theo chiều cao chữ. Bỏ dấu chọn, sẽ kích hoạt ô Size: kích

thước. Cho giá trị bằng số. Stretch Balloon to Text: kéo dãn ký hiệu cho vừa với chữ bên trong (hình a). Bỏ dấu

chọn, sẽ không bao hết chữ nếu chữ lớn hơn hình ký hiệu (hình b). Default Offset - khoảng cách giữa các ký hiệu khi căn chỉnh chúng cùng nằm trên một đường

thẳng. Cho giá trị bằng số.

Nhấn Save lưu trữ thiết lập. Nhấn Done kết thúc lệnh.

6.7.2.3 Ghi ký hiệu chú dẫn phần tử

DẠNG LỆNH:

Thanh lệnh Bàn phím: gõ B.

GIẢI THÍCH: Trên thanh công cụ có hai nút lệnh. Nhấn nút để chọn nút lênh cần thiết.

Auto Balloon: tự động ghi chú dẫn cho tất cả các chi tiết trong hình chiếu được chọn.

AUTODESK INVENTOR - Bản vẽ kỹ thuật - Drawing

Nguyễn Văn Thiệp

516

Balloon: ghi theo từng chi tiết do người dùng chỉ định.

1- Ghi tự động Sau khi ra lệnh, hộp thoại xuất hiện:

Nhóm Selection - chọn chi tiết

Select View Set: chọn khung nhìn. Nhấn vào khung nhìn.

Add or Remove Components: thêm hoặc bớt chi tiết trong khung nhìn. Nhấn vào chi tiết cần ghi hoặc không ghi. Sau khi đã chọn chi tiết, các nút khác được kích hoạt.

Ignore Multiple Instances: ON (có đánh dấu) - chỉ ghi một ký hiệu đại diện cho các chi tiết

cùng chủng loại. OFF (không dánh dấu) - ghi tất cả các chi tiết.

Nhóm Placement - vị trí đặt ký hiệu Nhấn chọn một trong các cách bố trí sau: Around: bố trí xung quan hình chiếu.

AUTODESK INVENTOR - Bản vẽ kỹ thuật - Drawing

Nguyễn Văn Thiệp

517

Horizontal: bố trí theo hàng ngang. Hình bên trái. Vertical: bố trí theo hàng dọc. Hình bên phải.

Offset spacing: khoảng cách giữa các ký hiệu khi căn chỉnh chúng cùng nằm trên một

đường thẳng. Gõ số. (Xem hình tại giá trị “ Default Offset” trong phần ”Thiết lập kiểu ký hiệu chú dẫn phần tử - Balloon”.

Nhấn nút và nhấn chuột để định vị trí đặt các ký hiệu.

Nhóm Style overrides - chọn kiểu hình dạng ký hiệu Balloon Shape: hình dạng ký hiệu. ON (có đánh dấu) cho hiển thị các nút hình dạng

để chọn thay cho ký hiệu mặc định đã đặt tại Styles Editor.

OFF (không dánh dấu) - sử dụng hình dạng như đã đặt tại Styles Editor.

AUTODESK INVENTOR - Bản vẽ kỹ thuật - Drawing

Nguyễn Văn Thiệp

518

Ngoài ra nếu nhấn nút , sẽ kích hoạt ô có tên các ký hiệu tự tạo (Sketched Symbols) để dùng làm hình ký hiệu. Nút này được kích hoạt khi trong bản vẽ đã có ký hiệu tự tạo. Nhấn nút để chọn tên ký hiệu.

Ký hiệu được chọn làm hình ghi thứ tự chi tiết.

Nhấn Apply kết thúc ghi chú dẫn, nhấn OK, kết thúc lệnh. Kết quả như hình dưới.

AUTODESK INVENTOR - Bản vẽ kỹ thuật - Drawing

Nguyễn Văn Thiệp

519

2- Ghi từng chi tiết Cách làm như ghi các ký hiệu chú dẫn khác.

6.7.2.4 Chỉnh sửa ký hiệu đã ghi Nhấn phải chuột vào ký hiệu cần sửa, Trình đơn động hiện ra:

Edit Balloon… sửa hình ký hiệu. Hộp thoại hiện ra để chọn hình dạng ký hiệu.

Sau khi thay đổi, nhấn OK kết thúc lệnh. Chỉ riêng ký hiệu đã chọn được thay đổi.

AUTODESK INVENTOR - Bản vẽ kỹ thuật - Drawing

Nguyễn Văn Thiệp

520

Attach Balloon… thêm ký hiệu vào ký hiệu đã chọn . Nhấn chuột vào chi tiết, hình ký hiệu hiện thêm vào ký hiệu đã chọn.

Khi đã có ký hiệu gắn với nhau (Attach), muốn bỏ đi một ký hiệu, nhấn phải chuột vào

ký hiệu cần bỏ, chọn Remove Balloon.

- Sửa kiểu ghi ký hiệu kê phần tử. Hộp thoại hiện ra để thay đổi.

Các lệnh khác giống như ký hiệu chú dẫn khác.

6.7.2.5 Đưa bảng kê phần tử vào bản vẽ DẠNG LỆNH:

Thanh lệnh: GIẢI THÍCH:

Sau khi ra lệnh, hộp thoại hiện ra. Nếu cần, nhấn nút trên ô Style để chọn kiểu bảng như hình dưới.

Thông số trong hộp thoại gồm:

Nhóm Source - nguồn lập bảng Có 2 cách lấy nguồn để lập bảng: - Select View: chọn khung nhìn. Nhấn chọn vào một khung nhìn cần liệt kê phần tử của

bản vẽ.

AUTODESK INVENTOR - Bản vẽ kỹ thuật - Drawing

Nguyễn Văn Thiệp

521

- Hoặc dùng nút để chọn một chi tiết hoặc cụm chi tiết không có mặt trong bản vẽ kỹ thuật cũng được.

Nhóm BOM Settings and Properties - thiết lập bảng vật liệu BOM view - nhấn nút chọn bảng vật liệu thích hợp cho bảng kê chi tiết và các ký

hiệu chú dẫn. Trong này có các phương án: - Structured: kê cụm con trong cụm lớn như một chi tiết. - Parts Only: kê chi tiết, bất kể nó nằm trong cụm nào. - Legacy: kế thừa. Một chi tiết có thể nằm tại nhiều cụm con. Các phương án phụ: First Level: chỉ lấy cụm con ở mức 1. All Levels: lấy tất cả các chi tiết. Minimum Digits: số cụm con tối thiểu. Delimiter: chọn dấu gạch nối trong ký hiệu chi tiết. Nhấn nút chọn. Inheritance: một chi tiết có thể nằm tại nhiều cụm khác nhau. Để phân biệt chi tiết thuộc

cụm nào người ta có thể dùng ký hiệu 1.1, 1.2, hoặc A.1, A.2…Trong đó số đầu ký hiệu cụm chi tiết, số thứ hai ký hiệu chi tiết.

Nhóm Direction to Wrap Table - phân mảnh bảng Direction to Wrap Table - chọn hướng phân chia. Nhấn chọn một trong nút sau:

Right: tạo từ phải sang. Phần bên phải là chính, tiếp theo bên trái là phần còn lại của bảng.

Left: tạo từ trái sang. Phần bên trái là chính, tiếp theo bên phải là phần còn lại của bảng.

Enable Automatic Wrap - cho phép tự động phân chia bảng. Nhấn chọn phương án và nhập số liệu theo các nút sau: Maximum Rows: số dòng tối đa trong một phần bảng. Gõ số. Vượt quá số này,

bảng tự động tách ra thêm phần tiếp theo. Number of Sections: số phần. Gõ số. Bảng sẽ được bố trí theo số phần đã nhập.

Hình dưới minh hoạ bảng hai mảnh.

Nhấn OK kết thúc hộp thoại.

AUTODESK INVENTOR - Bản vẽ kỹ thuật - Drawing

Nguyễn Văn Thiệp

522

Một bảng kê hiện ra gắn với con trỏ, chọn vị trí thích hợp, nhấn phím trái chuột. Bảng kê được đưa vào bản vẽ.

Chúng ta thấy tên chi tiết và số lượng được tự động đưa vào bảng kê theo như bản lắp hình khối (.IAM). Một điều liên quan nữa là tên chi tiết chính là tên tập tin chứa chi tiết được đưa vào lắp ghép (xem hình trích Trình duyệt bên dưới). Do đó khi tạo hình khối (chi tiết) nên đặt tên tập tin (có thể dùng tiếng Việt vì Windows đã hỗ trợ) để đặt cho chi tiết sẽ thuận lợi cho bảng kê.

AUTODESK INVENTOR - Bản vẽ kỹ thuật - Drawing

Nguyễn Văn Thiệp

523

6.7.3 BẢNG THÔNG THƯỜNG - TABLE Đây là loại bảng tự do, không gắn với bất cứ đối tượng nào trong khung nhìn hoặc chi

tiết. Bảng này thường được tạo ra phục vụ cho việc ghi thêm các yêu cầu kỹ thuật, gia công, hoặc các yêu cầu phát sinh khác.

6.7.3.1 Thiết lập kiểu bảng tự do DẠNG LỆNH:

Trình đơn: Format Style Editor Table Table (ISO) GIẢI THÍCH:

Sau khi ra lệnh, hộp thoại có dạng:

Tại đây có thể tạo kiểu mới hoặc thay đổi thông số của bảng mặc định. Cách tạo kiểu bảng mới giống như các đối tượng khác đã giới thiệu ở trên. Nhấn New - tạo kiểu bảng mới.

Nhóm Heading and Table Settings - tiêu đề và hình thức bảng Giống như bảng thông số lỗ đã giới thiệu ở trên.

Nhóm Default Units Formatting - định dạng đơn vị mặc định Nội dung hộp thoại có dạng:

AUTODESK INVENTOR - Bản vẽ kỹ thuật - Drawing

Nguyễn Văn Thiệp

524

Column Width: bề rộng cột. Gõ số.

bỏ số 0 vô nghĩa đằng trước.

bỏ số 0 vô nghĩa đằng sau. Justification: căn chỉnh chữ trong cột.

- Heading: chữ tiêu đề. - Value: chữ nội dung các ô trong cột.

Nhấn chọn các ô bên cạnh. Use Default Formatting: sử dụng định dạng mặc định. Định dạng này được đặt tại

lệnh Styles Editor. Apply Units Formatting: thiết lập định dạng cho đơn vị sẽ hiển thị trong cột. Các

thông số được kích hoạt. Unit Type: loại đơn vị đo. Nhấn nút chọn đơn vị đo lường: - Length: đơn vị dài. - Agularity: đơn vị đo góc. - Volume: đơn vị thể tích. - Mass: khối lương. Tại đây chọn đơn vị nào thì tại ô Units, hiện lên ký hiệu tương ứng. Nhấn nút để

chọn. Các thông số khác như đã giới thiệu trong phần “Ghi kích thước”.

Nhóm Default Column Settings - định dạng cột Nội dung hộp thoại có dạng:

Add Column: thêm cột. Mỗi lần nhấn thêm một cột. Remove Column: xoá cột. Nhấn vào cột cần xoá và nhấn nút này.

AUTODESK INVENTOR - Bản vẽ kỹ thuật - Drawing

Nguyễn Văn Thiệp

525

Thông số của cột gồm: Property: tham số. Column: tiêu đề cột. Name from Source: tiêu đề cột lấy từ thông số gốc. Nút OFF (không đánh dấu) thì

tiêu đề cột được gõ lại. Width: bề rộng cột. Gõ số.

Nhấn Save, lưu trữ thiết lập. Nhấn Done, kết thúc lệnh.

6.7.3.2 Đưa bảng vào bản vẽ

1- Tạo bảng Hộp thoại hiện ra.

Trong hộp thoại có các thông số sau:

Select View: chọn khung nhìn. Nếu khung nhìn chứa iPart hoặc iAssembly (các chi tiết hoặc cụm chi tiết có kích thước thay đổi - Xem phần iPart), thì các kích thước của nó được đưa vào bảng nếu trong ô bên dưới không chọn < Empty Table>

Browse for file: chọn tệp dữ liệu đưa vào bản vẽ. Các tệp dữ liệu dạng bảng Excel (*.xls) hoặc *.csv. Bảng được tự động đưa vào toàn bộ các cột có dữ liệu.

AUTODESK INVENTOR - Bản vẽ kỹ thuật - Drawing

Nguyễn Văn Thiệp

526

Nếu không chọn hai trường hợp trên và chọn Empty Table, bảng tự do. Chúng ta sẽ chọn

các phương án tiếp theo: - Nhấn nút trên ô Style - để chọn kiểu bảng.

- Cho số cột tại ô Columns. - Cho số hàng tại ô Data Rows. - Nhấn OK. - Nhấn điểm đặt bảng trên bản vẽ. Kết quả một bảng được tạo ta.

2- Nhập số liệu tại các ô trong bảng Nhấn đúp vào bảng hoặc nhấn phải chuột, chọn Edit. Hộp thoại hiện ra.

Nhấn trái chuột vào ô cần nhập và gõ dữ liệu vào. Nhấn Apply kết thúc công đoạn. Nhấn OK kết thúc lệnh.

AUTODESK INVENTOR - Bản vẽ kỹ thuật - Drawing

Nguyễn Văn Thiệp

527

6.7.4 CHỈNH SỬA CÁC BẢNG ĐÃ ĐƯA VÀO BẢN VẼ Các loại bảng đã giớ i thiệu ở trên như bảng thông số lỗ và ren, bảng kê chi tiết, bảng

thông thường đều có chung một số đặc tính. Các đặc tính đó khi cần thay đổi đều theo một trình tự và công cụ giống nhau. Trong phần này chúng tôi giới thiệu công cụ chỉnh sửa chung cho tất cả các loại bảng và các đặc thù riêng cho từng loại bảng.

6.7.4.1 Các khả năng chỉnh sửa chung cho tất cả các loại bảng Tất cả các bảng đã đưa vào bản vẽ đều có thể chỉnh sửa. Ngoài các đặc thù riêng, các khả

năng chỉnh sửa chung cho tất cả các loại bảng được giới thiệu dưới đây.

1- Đổi kiểu - Nhấn trái chuột vào bảng. - Nhấn nút trên ô Style - để chọn kiểu bảng.

2- Sửa kiểu - Nhấn phải chuột vào bảng. - Nhấn chọn Edit Table Style. Hộp thoại thiết lập kiểu hiện ra để sửa thông số hoặc tạo kiểu mới.

3- Xoá bảng - Nhấn phím phải chuột vào bảng kê cần chỉnh sửa, Trình đơn động hiện ra, nhấn Delete. Hoặc - Nhấn trái chuột vào bảng. - Nhấn phím Delete.

4- Thay đổi kích thước bảng Nhấn phím trái vào bảng, các nút xanh hiện ra, có thể thực hiện các việc sau:

- Khi con trỏ có dạng , nhấn và giữ phím trái chuột để di chuyển đến vị trí khác.

- Đưa con trỏ vào nút xanh, con trỏ có dạng hoặc , di chuột để kéo dãn bảng.

- Đưa con trỏ vào dòng kẻ (ngang hoặc dọc), giữa và rê chuột để thay đổi đọ rộng của cột

hoặc của dòng.

AUTODESK INVENTOR - Bản vẽ kỹ thuật - Drawing

Nguyễn Văn Thiệp

528

6.7.4.2 Sửa bảng thông số lỗ và ren Ngoài các chức năng chỉnh sửa chung cho tất cả các bảng, bảng thông số lỗ và ren có các

đặc thù riêng như trình bày dưới đây. Một bảng được vẽ vào, các lỗ tương ứng cũng được ghi ký hiệu tên lỗ. Bảng và lỗ là hai

đối tượng liên quan đến nhau. Việc chỉnh sửa được thực hiện riêng rẽ.

1- Đối với bảng Nhấn phím trái vào bảng, các nút xanh hiện ra, có thể nhấn vào một trong các nút này để

di chuyển, kéo dãn các đường kẻ của bảng. Nhấn phím phải chuột vào bảng đã vẽ, trình đơn động hiện ra.

Chúng ta có thể thực hiện các lệnh chỉnh sửa sau:

Edit Hole Table - sửa các thiết lập thông số. Chức năng này chỉ áp dụng với bảng được chọn, không ảnh hưởng đến các bảng khác (nếu trong bản vẽ có nhiều bảng). Hộp thoại các thông số hiện ra để thay đổi. Nội dung hộp thoại đã giải thích tại phần thiết lập thông số.

Delete - xoá bảng. Các ký hiệu tên lỗ cũng bị xoá. Precision - độ chính xác. Nếu nhấn vào một ô của bảng thì chức năng này được kích hoạt.

Nếu nhấn vào đường kẻ của bảng thì chức năng này không được kích hoạt. Nhấn nút để chọn số chữ số thập phân sau dấu phẩy cho các giá trị bằng số trong ô đó.

Table - sửa bảng. Nhấn nút , tiếp theo có các chức năng:

Resort Table: sắp xếp lại bảng. Nếu có thêm các lỗ mới, sẽ được sắp xếp lại theo

tiêu chí đặt ra tại thiết lập thông số. Split Table: chia bảng thành nhiều bảng. Khi có nhiều lỗ, có thể chia thành nhiều

bảng. Export Table: xuất bảng thành một tệp Txt. Row - xử lý các dòng của bảng. Nhấn nút , tiếp theo có các chức năng:

Add Hole: thêm lỗ. Nhấn chọn vào lỗ cần thêm vào bảng. Nhấn phải chuột, chọn Create, lỗ mới được thêm thông số vào bảng.

Delete Hole: xoá lỗ. Khi có nhiều lỗ, có thể xoá một số lỗ trong bảng. Visibility - cho hiển thị. Nhấn nút , tiếp theo có các chức năng:

AUTODESK INVENTOR - Bản vẽ kỹ thuật - Drawing

Nguyễn Văn Thiệp

529

Origin: gốc toạ độ. ON (có đánh dấu) - gốc toạ độ hiện ra, OFF (không dánh dấu) gốc toạ

độ không hiển thị. Tag: tên lỗ. ON (có đánh dấu) tên lỗ hiện ra, OFF (không dánh dấu) tên lỗ không hiện.

Hide All Tags: cho ẩn tên tất cả các lỗ. ON (có đánh dấu) thực hiện lênh, OFF (không dánh dấu) không thực hiện lệnh.

Show All Tags: cho hiện tên tất cả các lỗ. ON (có đánh dấu) thực hiện lênh, OFF (không dánh dấu) không thực hiện lệnh.

Edit - sửa một số tham số. Nhấn nút , tiếp theo có các chức năng:

Nếu nhấn vào một ô của bảng thì các chức năng này được kích hoạt. Nếu nhấn vào đường

kẻ của bảng thì các chức năng này không được kích hoạt. Edit Tag…: sửa tên ký hiệu lỗ. Hộp thoại hiện ra:

Tại đây sửa tên lỗ như sửa chữ thông thường. Edit Hole Notes....: sửa các tham số của lỗ. Hộp thoại hiện ra:

AUTODESK INVENTOR - Bản vẽ kỹ thuật - Drawing

Nguyễn Văn Thiệp

530

Các tham số này được giải thích tại phần “Các tham số của Lỗ và Ren”. Edit Descriptions Text...: sửa các lời mô tả lỗ và ren. Hộp thoại hiện ra:

Dấu << >> là biến số chứa tham số lỗ và ren không thể sửa hoặc xoá, chỉ có thể ghi thêm ký hiệu vào phía trước hoặc sau giá trị này.

sửa thiết lập thông số. Hộp thoại hiện ra như trong phần thiết lập để sửa. Việc chỉnh sửa tại đây có tác động đến tất cả các bảng hiện có và bảng sẽ vẽ trong bản vẽ.

2- Đối với ký hiệu trên lỗ Nhấn phím trái vào ký hiệu, các nút xanh hiện ra, có thể nhấn vào một trong các nút này

để di chuyển, kéo dãn đường dẫn của ký hiệu. Nhấn phím phải chuột vào ký hiệu cần chỉnh sửa, Trình đơn động hiện ra. Chúng ta có

thể thực hiện các lệnh chỉnh sửa sau: Edit Tag: sửa tên ký hiệu lỗ. Hide Tag: ẩn tên ký hiệu lỗ. Như đã nói ở phần sửa bảng. Hide (Show) Leader: ẩn (cho hiện lại) đường dẫn. Các lệnh Delete, Edit Arrow head, Add Segments to Vertex tương tự như các ký

hiệu khác đã giới thiệu.

AUTODESK INVENTOR - Bản vẽ kỹ thuật - Drawing

Nguyễn Văn Thiệp

531

6.7.4.3 Chỉnh sửa bảng kê phần tử - Part List Ngoài các chức năng chỉnh sửa chung cho tất cả các bảng, bảng kê phần tử có các đặc thù

riêng như trình bày dưới đây. Nhấn phải chuột vào bảng cần sửa, chọn Edit Parts List - chỉnh sửa các thông số của

bảng kê. Một hộp thoại hiện ra:

1- Các nút trên đỉnh hộp thoại

Column Chooser - chọn cột trong bảng (để thêm hoặc bớt đi). Khi nhấn nút này, hộp thoại hiện ra để thêm hoặc bớt cột (đã giải thích tại lệnh “Thiết lập kiểu bảng”).

Group Settings - nhóm các chi tiết có cùng tham số nào đó. Hộp thoại hiện ra để chọn. Xem phần thiết lập các thông số.

Sort - xếp thứ tự các thành viên. Hộp thoại để chọn phương án sắp xếp:

AUTODESK INVENTOR - Bản vẽ kỹ thuật - Drawing

Nguyễn Văn Thiệp

532

Trong này mặc định là None - không theo tiêu chí nào, chỉ theo thứ tự lắp ghép. Sort by: xếp thứ tự theo các tiêu chí được chọn. Nhấn nút , một danh sách hiện ra. Nhấn chọn một trong các tiêu chí đó. Hình bên phải là ví dụ xếp theo số lượng.

Then by: tiêu chí phụ, cách chọn như trên.

Export - xuất dữ liệu của bảng sang các phần mềm khác. Hộp thoại:

Export to Type: kiểu dữ liệu xuất ra. Mặc định là chuyển sang tập tin *.mdb của

Microsoft Access. Có thể nhấn nút để chọn các kiểu dữ liệu khác:

Export to File: cho tên tập tin. Nhấn nút File, hộp thoại hiện ra để đặt tên tập tin lưu trữ

dữ liệu:

AUTODESK INVENTOR - Bản vẽ kỹ thuật - Drawing

Nguyễn Văn Thiệp

533

Cho tên tập tin tại File name và nhấn Save. Quay trở lại hộp thoại chính:

Nhấn Export, kết thúc công việc. Dưới đây là minh hoạ nội dung tập tin bảng kê được xuất ra dưới dạng TXT:

Số thứ tự Số lượng Tên Chi tiết Diễn giải 1 1 Engine Internals 2 1 Flywheel 3 1 Clutch Bell 4 1 Exhaust System 5 1 Carb 6 1 Engine Case 7 1 Engine Sleve 8 1 Compression Button 9 1 Engine Head 11 1 Engine Rear Cover 12 1 Engine Bearing 13 1 Engine Bearing 8mm 14 1 Flywheel Taper Collar 15 1 Flywheel Washer 16 1 Clutch Nut 22 1 ANSI B18.3 - No. 4 - 40 - 1/4 Hexagon Socket Head Cap Screw 26 1 Carb Lock 10 2 Motor Mount 24 2 ANSI B18.3 - No. 4 - 40 - 1 1/8 Hexagon Socket Head Cap Screw

AUTODESK INVENTOR - Bản vẽ kỹ thuật - Drawing

Nguyễn Văn Thiệp

534

Table Layout - sửa hình thức bảng. Hộp thoại:

Trong hộp thoại này có các thông số như trong phần tạo kiểu bảng và khi đưa bảng vào

bản vẽ. Nhấn OK kết thúc hộp thoại này.

2- Phần bên trong bảng Sửa nội dung các ô

Nội dung các ô trong bảng có thể cho các giá trị khác bằng cách đưa con trỏ vào, xoá giá trị cũ, gõ nội dung mới. Tại đây có thể gõ tiếng Việt (trên màn hình có thể không hiển thị tiếng Việt, nhưng khi tại bảng trong bản vẽ sẽ ra tiếng Việt).

AUTODESK INVENTOR - Bản vẽ kỹ thuật - Drawing

Nguyễn Văn Thiệp

535

Cột quản lý ký hiệu các chi tiết nằm trong các cụm khác nhau. Dòng nào có dấu + là chi tiết

đó tham gia vào nhiều cụm chi tiết. Nhấn vào dấu + sẽ xuất hiện ký hiệu có tên cụm (xem phần “Thiết lập kiểu bảng kê chi tiết”).

3- Các thao tác với các dòng Nhấn phím phải chuột vào một dòng tại phần nội dung bảng trong hộp thoại, Trình đơn

động hiện ra.

Các lệnh như sau: Visible: ON (có đánh dấu) cho hiển thị trên bảng, OFF (không dánh dấu) - dòng này

không hiển thị.

AUTODESK INVENTOR - Bản vẽ kỹ thuật - Drawing

Nguyễn Văn Thiệp

536

Insert Custom Part: thêm một chi tiết vào bảng. Chi tiết này không có trong cụm lắp

ghép, được người dùng ghi thêm vào. Sẽ có thêm một dòng trống để người dùng gõ các thông số cần thiết.

Wrap Table at Row: chia bảng bắt đầu từ dòng này. Bảng được bố trí thành các phần phân chia.

4- Thao tác với các cột Đưa con trỏ lên đầu cột, con trỏ có hình , nhấn phín trái chuột, cột được đánh dấu.

Nhấn phím phải chuột, trình đơn động hiện ra:

Các lệnh như Table Layout, Column chooser, Group Settings đã giới thiệu ở trên. Column Width: bề rộng cột được chọn. Hộp thoại nhập số liệu hiện ra:

AUTODESK INVENTOR - Bản vẽ kỹ thuật - Drawing

Nguyễn Văn Thiệp

537

Gõ số mới, nhấn OK kết thúc hộp thoại. Format Column: định dạng cột. Hộp thoại hiện ra:

Mục Column Format - đặt định dạng mới cho cột Hộp thoại như hình trên. Heading: cho tiêu đề cột. Justification: căn chỉnh chữ. Nhấn chọn cho các loại chữ sau: Heading: chữ tiêu đề. Value: chữ nội dung của ô thuộc cột.

Nhấn vào các ô để chọn cách bố trí. Đối với các cột có thể thay đổi thông số, có kích hoạt thêm các lựa chọn sau: Use Default Formatting: sử dụng định dạng mặc định . Định dạng này được đặt tại

lệnh Styles Editor. Apply Units Formatting: thiết lập định dạng cho đơn vị sẽ hiển thị trong cột. Các

thông số được kích hoạt như hình dưới.

Unit Type: loại đơn vị đo. Nhấn nút chọn đơn vị đo lường:

AUTODESK INVENTOR - Bản vẽ kỹ thuật - Drawing

Nguyễn Văn Thiệp

538

- Length: đơn vị dài. - Agularity: đơn vị đo góc. - Volume: đơn vị thể tích. - Mass: khối lương. Tại đây chọn đơn vị nào thì tại ô Units, hiện lên ký hiệu tương ứng. Nhấn nút để

chọn. Các thông số khác như đã giới thiệu trong phần “Ghi kích thước”.

Mục Substitution - thay nội dung cột Nội dung hộp thoại như sau:

No Value Substitution: không thay đổi nội dung cột. Enable Value Substituting: cho thay đổi nội dung cột . Việc thay thế được hiểu như

sau: Ví dụ trước đây cột này là cột “Vật liệu” để chế tạo ra chi tiết, nay có thể thay bằng nội

dung khác là “Giá thành” v. v…. Ô nhập nội dung được kích hoạt. Nhấn nút , chọn Browse Properties…., hộp thoại

hiện ra để chọn các thông số có sẵn hoặc thêm thông số mới (Xem phần Column Choose). Nhấn OK kết thúc hộp thoại trở lại hộp thoại chính. Nhấn Apply, chấp nhận tham số mới. Nhấn OK kết thúc lệnh.

AUTODESK INVENTOR - Bản vẽ kỹ thuật - Drawing

Nguyễn Văn Thiệp

539

6.7.4.4 Chỉnh sửa bảng tự do Ngoài các chức năng chỉnh sửa chung cho tất cả các bảng, bảng tự do có các đặc thù riêng

như trình bày dưới đây. Nhấn phải chuột vào bảng cần sửa, chọn Edit - chỉnh sửa các thông số bảng. Một hộp

thoại hiện ra:

1- Các nút trên đỉnh hộp thoại

Column Chooser - chọn cột trong bảng (để thêm hoặc bớt đi). Khi nhấn nút này, hộp thoại hiện ra để thêm hoặc bớt cột (đã giải thích tại lệnh “Thiết lập kiểu bảng”).

Sort - xếp thứ tự các thành viên. Hộp thoại để chọn phương án sắp xếp: Trong này mặc định là None - không theo tiêu chí nào, chỉ theo thứ tự lắp ghép. Sort by: xếp thứ tự theo các tiêu chí được chọn. Nhấn nút , một danh sách hiện ra. Nhấn chọn một trong các tiêu chí đó.

AUTODESK INVENTOR - Bản vẽ kỹ thuật - Drawing

Nguyễn Văn Thiệp

540

Then by: tiêu chí phụ, cách chọn như trên. Các phương án sắp xếp: Ascending: theo thứ tự từ dưới lên trên.

Discending: theo thứ tự từ trên xuống.

Export - xuất dữ liệu của bảng sang các phần mềm khác. Hộp thoại:

Save as type: kiểu dữ liệu xuất ra. Mặc định là chuyển sang tập tin *.xsl của

Microsoft Excel. Có thể nhấn nút để chọn các kiểu dữ liệu khác:

File name: cho tên tập tin. Table name: tên bảng. Gõ tên bảng. Nhấn Save.

AUTODESK INVENTOR - Bản vẽ kỹ thuật - Drawing

Nguyễn Văn Thiệp

541

Table Layout - sửa hình thức bảng. Hộp thoại:

Trong hộp thoại này có các thông số như trong phần tạo kiểu bảng và khi đưa bảng vào

bản vẽ. Nhấn OK kết thúc hộp thoại này, trở lại hộp thoại chính.

thêm dòng. Mỗi lần nhấn nút thêm 1 dòng.

xoá dòng. Nhấn chuột đánh dấu dòng cần xoá, nhấn nút xoá.

2- Thao tác với các cột Đưa con trỏ lên đầu cột, con trỏ có hình , nhấn phín trái chuột, cột được đánh dấu.

Nhấn phím phải chuột, trình đơn động hiện ra:

Các lệnh như Table Layout, Column chooser, Format Column Column Width

giống như bảng kê chi tiết đã giới thiệu ở trên. Nhấn Apply, chấp nhận tham số mới. Nhấn OK kết thúc lệnh.

AUTODESK INVENTOR - Bản vẽ kỹ thuật - Drawing

Nguyễn Văn Thiệp

542

6.7.5 XỬ LÝ CÁC TIÊU CHUẨN VÀ CÁC KIỂU GHI THÔNG SỐ KỸ THUẬT TỰ TẠO

Như các phần trước đã giới thiệu, các tiêu chuẩn và các kiểu ghi thông số kỹ thuật có thể là mặc định của các qui định quốc tế và cũng có thể là tự tạo theo qui định quốc gia hoặc công ty. Các đối tương này vẫn được chỉnh sửa và thay đổi tham số. như đã giới thiệu.

Các tiêu chuẩn (Standards), các kiểu ghi thông số kỹ thuật (Styles) chúng ta tạo ra chỉ có tác dụng trong bản vẽ đang làm việc. Để sử dụng cho các bản hoặc dự án khác, chúng ta phải lưu trữ chúng như nguồn dự trữ. Trong phần này chúng ta sẽ nghiên cứu vấn đề đó.

6.7.5.1 Xuất các kiểu ghi ký hiệu và thông số của một tiêu chuẩn thành tệp (File)

Phần này chúng ta nghiên cứu việc lưu những thay đổi hoặc những thiết lập đã tạo ra. Chúng ta trở lại với phần Styles Editor đã nghiên cứu ở trên. Trong hộp thoại có danh sách các tiêu chuẩn và các kiểu ký hiệu như hình dưới.

Khi chúng ta tạo tiêu chuẩn hoặc kiểu mới, tên mới được ghi thêm vào danh sách. Một tiêu chuẩn sẽ quản lý các kiểu ký hiệu hoặc bảng biểu theo cách sau: Tại hộp thoại, nhấn vào tên tiêu chuẩn mới, nhấn mục Available Styles (kiểu được sử

dụng), danh sách các kiểu ký hiệu hiện ra, nhấn chọn vào kiểu cần thiết như hình dưới.

AUTODESK INVENTOR - Bản vẽ kỹ thuật - Drawing

Nguyễn Văn Thiệp

543

Kiểu được chọn sẽ được dùng cho tiêu chuẩn nói trên. Việc xuất các kiểu này thành tệp để lưu trữ được thực hiện theo cách thức sau: Mỗi kiểu được xuất thành một tệp (file), tệp này có phần mở rộng (đuôi) là .styxml. Ví dụ khi chúng ta đã tạo ra được kiểu chữ (Text style) là vnhoa-Label Text (ISO)

như hình dưới, chúng ta xuất nó ra thành một tệp, tệp này chỉ chứa kiểu chữ và các kiểu con phụ thuộc của nó.

Kiểu vnth-Note Text (ISO), không có liên quan gì đến tệp nói trên, kiểu này muốn lưu

trữ nó phải được chứa ở một tệp khác tệp nói trên. Như vậy, trong danh sách các kiểu, có bao nhiêu đối tượng, trong mỗi lọai đối tượng có

bao nhiêu kiểu thì chúng ta có thể xuất ra thành bấy nhiêu tệp. Cách làm như sau:

DẠNG LỆNH: Trình đơn: Format Styles Editor

GIẢI THÍCH: Hộp thoại hiện ra, nhấn phím phải chuột vào tên kiểu cần xuất, trình đơn động hiện ra,

chọn Export.

AUTODESK INVENTOR - Bản vẽ kỹ thuật - Drawing

Nguyễn Văn Thiệp

544

Hộp thoại xuất hiện:

Tại File Name gõ tên tệp. Nhấn Save lưu trữ.

6.7.5.2 Nhập tiêu chuẩn và các kiểu ghi thông số kỹ thuật Sau khi đã có các kiểu, chúng ta mở bản vẽ kỹ thuật khác và nhập các tiêu chuẩn đã lưu

trữ vào để dùng. Cách làm như sau:

DẠNG LỆNH: Trình đơn: Format Styles Editor

GIẢI THÍCH: Hộp thoại hiện ra:

Nhấn nút Import, hộp thoại hiện danh sách các tệp:

AUTODESK INVENTOR - Bản vẽ kỹ thuật - Drawing

Nguyễn Văn Thiệp

545

Nhấn chọn tên tệp chứa kiểu cần nhập, nhấn Open, kiểu được đưa vào bản vẽ.

Nhấn Done kết thúc lệnh.

6.7.5.3 Đổi tên tiêu chuẩn tự tạo DẠNG LỆNH:

Trình đơn: Format Styles Editor GIẢI THÍCH:

Hộp thoại hiện ra, nhấn phím phải chuột vào tên kiểu cần sửa, trình đơn động hiện ra:

Chọn Rename Cached Style, hộp thoại hiện ra để đổi tên:

AUTODESK INVENTOR - Bản vẽ kỹ thuật - Drawing

Nguyễn Văn Thiệp

546

Gõ tên khác và nhấn OK trở lại hộp thoại chính. Nhấn Done kết thúc lệnh.

6.7.5.4 Gỡ bỏ (xoá) tiêu chuẩn DẠNG LỆNH:

Trình đơn: Format Styles Editor GIẢI THÍCH:

Chỉ có những kiểu nào chưa sử dụng mới gỡ bỏ được. Hộp thoại hiện ra, nhấn phím phải chuột vào tên kiểu cần gỡ bỏ, trình đơn động hiện ra:

Nếu kiểu đó có kèm theo những kiểu con thì có thêm lệnh: Purge Style and Sub-Styles.

Nhấn chọn Purge Style hoặc Purge Style and Sub-Styles. Hộp thoại hiện ra:

Nhấn Yes kết thúc lệnh. Tiêu chuẩn đã chọn được xoá khỏi danh sách (gỡ bỏ). Nhấn

Done kết thúc lệnh.

AUTODESK INVENTOR - Bản vẽ kỹ thuật - Drawing

Nguyễn Văn Thiệp

547

6.8 IN BẢN VẼ

6.8.1 LỆNH IN BẢN THIẾT KẾ - PRINT DẠNG LỆNH:

Trình đơn File Print

Thanh công cụ: GIẢI THÍCH:

Chúng ta có thể dùng lệnh in ra giấy tại bất cứ công đoạn nào trong quá trình thiết kế.

1- In hình vẽ phác (Sketch) Tại bản vẽ phác biên dạng chúng ta có thể ra lệnh in, hộp thoại xuất hiện để chọn khổ

giấy và chế độ in.

Hình dưới là trích hình phác khi đặt in và xem trước (Priview), chúng ta thấy máy sẽ in

tất cả những gì có trong bản vẽ kể cả các đường lưới.

2- In hình khối (Part) và cụm chi tiết (Assembly)

AUTODESK INVENTOR - Bản vẽ kỹ thuật - Drawing

Nguyễn Văn Thiệp

548

Tại bản vẽ hình khối 3D - Part, bản vẽ lắp, chúng ta cũng có thể ra lệnh in, hộp thoại xuất hiện và cách làm tương tự như hình phác. Hình in ra sẽ là hình khối.

3- In bản vẽ kỹ thuật (Drawing) Tại bản vẽ kỹ thuật, hộp thoại của lệnh in như sau:

Nhóm Print Range - đối tượng in

Chọn một trong các nút sau: Curent Sheet: tờ giấy (bản vẽ) hiện hành. All Sheets: tất cả các tờ giấy (bản vẽ), nếu có nhiều tờ. Hoặc Sheets in Range gồm From ..... To ......, cho in từ tờ số ... đến số..., giống như số

trang trong một tập tin văn bản.

Scale - tỷ lệ in Chọn một trong các nút sau: Model 1:1 theo tỷ lệ 1:1 của hình khối. Best Fit: vừa vào tờ giấy. Custom: theo tỷ lệ cho trong ô. Current Window: theo tỷ lệ của cửa sổ hiện hành.

Nhóm Setting - một số thiết lập khác Number of Copies: số bản in. Gõ số Nhấn chọn các phương án: Rotate By 90 Deg: xoay bản vẽ đi 90 độ. All Color as Black: in tất cả các màu thành đen trắng. Remove Object Line Weights: bỏ độ đậm của đường nét. (in tất cả các nét cùng một

độ đậm).

AUTODESK INVENTOR - Bản vẽ kỹ thuật - Drawing

Nguyễn Văn Thiệp

549

Nút Preview: xem trước khi in.

Nhấn OK, thực hiện việc in.

Hết

AUTODESK INVENTOR - Trình diễn quá trình lắp ghép

Nguyễn Văn Thiệp

550

CHƯƠNG 7

TRÌNH DIỄN QUÁ TRÌNH LẮP GHÉP Inventor có khả năng tạo ra hình ảnh động trình diễn quá trình lắp ghép. Muốn tạo ra

hình ảnh mô phỏng các chuyển động của cụm chi tiết hoặc cỗ máy phải có phần mềm hỗ trợ khác là Dynamic Design chạy trên nền Inventor.

Trong phần này chúng ta chỉ nghiên cứu công cụ trình diễn quá trình lắp ghép.

7.1.1 KHỞI TẠO TẬP TIN TRÌNH DIỄN Tập tin trình diễn có dạng *.IPN.

Sau khi khởi động Inventor, vào File -> New, chon tập tin: trong hộp thoại.

Màn hình có dạng:

AUTODESK INVENTOR - Trình diễn quá trình lắp ghép

Nguyễn Văn Thiệp

551

7.1.2 ĐƯA HÌNH ẢNH CỤM CHI TIẾT ĐÃ LẮP GHÉP VÀO MÀN HÌNH - CREATE VIEW

DẠNG LỆNH: Trình đơn Insert Create View

Thanh lệnh: GIẢI THÍCH:

Hộp thoại chọn tập tin lắp ghép (*.IAM):

Các phương án bố trí vị trí của các chi tiết để trình diễn: Manual: bằng tay. Người dùng sẽ sắp xếp các vị trí sau khi đã đưa cảc cụm vào màn

hình. Automatic: tự động. Các chi tiết được bố trí sẵn tại các vị trí phù hợp với quá trình lắp

ghép, sẵn sàng để trình diễn. Trong trường hợp này có thêm các thông số: Distance: khoảng cách giữa các chi tiết. Gõ số. Create Trails: có thêm đường dẫn hướng.

Nhấn nút để chọn tập tin *.iam, hộp thoại hiện ra:

Nhấn Open, mở tập tin. Trở lại hộp thoại ban đầu, nhấn OK, hình ảnh được đưa vào màn

hình.

AUTODESK INVENTOR - Trình diễn quá trình lắp ghép

Nguyễn Văn Thiệp

552

7.1.3 DI CHUYỂN CHI TIẾT - TWEAK COMPONENTS Sau khi đưa cụm chi tiết vào bản vẽ, chúng ta cũng có thể sắp xếp lại theo qui trình lắp

ghép tuỳ ý. DẠNG LỆNH:

Trình đơn: Insert Tweak Componet

Thanh lệnh: Bàn phím: gõ K

GIẢI THÍCH: Hộp thoại hiện ra:

Nhóm Create Tweak

Direction: nhấn vào hình khối để chọn hướng. Components: chọn chi tiết để di chuyển. Trail Origin: đặt điểm gốc của hướng. Display Trails: cho hiển thị đường dẫn hướng.

Nhóm Transformations

AUTODESK INVENTOR - Trình diễn quá trình lắp ghép

Nguyễn Văn Thiệp

553

di chuyển tịnh tiến theo phương X, Y, Z tương ứng với các nút.

Dùng con trỏ di chuyển chi tiết hoặc cho giá trị độ dài vào ô nhập liệu và nhấn .

xoay khối cũng theo các trục X, Y, Z. Đưa con trỏ đến vị trí cần thiết, nhấn chọn vị trí đặt gốc toạ độ và xoay trục toạ độ theo

hướng cần thiết. Dùng con trỏ xoay chi tiết hoặc cho giá trị góc vào ô nhập liệu và nhấn .

Sau khi đã có hình tại các vị trí, có thể sửa vị trí bằng nút . Nhấn vào nút xanh của đường dẫn hướng và xê dịch khối.

Nhấn Close kết thúc hộp thoại. Có thể thao tác với nhiều chi tiết theo các phương thức chuyển động khác nhau.

AUTODESK INVENTOR - Trình diễn quá trình lắp ghép

Nguyễn Văn Thiệp

554

7.1.4 XOAY HÌNH ẢNH - PRECISE VIEW ROTATION DẠNG LỆNH:

Thanh công cụ: GIẢI THÍCH:

Hộp thoại hiện ra:

Increment: số gia của góc xoay. Gõ số. Nhấn các nút trên hộp thoại để xoay hình theo các phương tương ứng. Hình dưới minh

họa hình được xoay đi với góc nhìn khác.

Nhấn OK ấn định góc nhìn.

AUTODESK INVENTOR - Trình diễn quá trình lắp ghép

Nguyễn Văn Thiệp

555

7.1.5 LỆNH TẠO HÌNH ẢNH ĐỘNG - ANIMATE DẠNG LỆNH:

Thanh lệnh: GIẢI THÍCH:

Sau khi ra lệnh, hộp thoại hiện ra:

Repetitions: số lần lặp lại chuyển động. Gõ số.

Nhấn nút , hộp thoại triển khai thêm phần danh sách các chi tiết được tạo chuyển động.

Nhấn nút để cho hình ảnh chuyển động đưa các chi tiết ở các vị trí đã bố trí lắp ghép vào cụm chi tiết.

Nhấn chọn một số chi tiết và nhấn nút Group, sau đó nhấn Apply, các chi tiết này sẽ chuyển động đồng thời.

AUTODESK INVENTOR - Trình diễn quá trình lắp ghép

Nguyễn Văn Thiệp

556

Nhấn nút để lưu trữ thành tập tin *.AVI chạy trong các chương trình Video của Windows nếu cần. Hộp thoại hiện ra:

Cho tên tập tin và nhấn Save.

7.1.6 LƯU TRỮ TẬP TIN TRÌNH DIỄN Việc lưu trữ cũng giống như với các tập tin khác.