tieu tien tri( gian luot)

144
TIỂU TIÊN TRI ( GIẢN LƯỢT) Bài 1: NGƯỜI TRUYỀN DẠY DƯỚI GIAO ƯỚC CŨ I. MÔISE NGƯỜI BAN LUẬT PHÁP 1. Người Chúa chọn: Luật pháp của Đức Chúa Trời chỉ được trao cho Môise, người Ngài đã chọn để ban bố luật pháp của Ngài cho dân Ysơraên. 2. Người được yêu kính nhất: Có lẽ Môise là người được dân Do Thái yêu quí và kính trọng hơn bất cứ một người nào khác trong Cựu Ước. Họ xem các tác phẩm của ông cao hơn các tác phẩm Cựu Ước khác. 3. Người khôn ngoan: Êtiên nhắc lại Môise là người học cả sự khôn ngoan của người Êdíptô, lời nói và việc làm đêìu có tài năng (Cong Cv 7:22). 4. Người được Chúa dùng: Chúa dùng Môise bằng nhiều cách: Ngài dùng ông để ban luật pháp, giải phóng Ysơraên khỏi ách nô lệ Êdíptô, là người tổ chức, giáo sư và là người rao giảng lẽ thật của Đức Chúa Trời. Môise đã viết năm sách đầu của Cựu Ước (Ngũ kinh). Ông là mẫu mực của sự tận hiến vô kỷ cho Đức Chúa Trời và cho dân sự mình. Ông đã cầu nguyện với Đức Chúa Trời, nhận huấn thị từ Ngài, và trở nên ống dẫn quyền năng, ơn phước của Ngài. II. NHỮNG NGƯỜI KHUYÊN BẢO và CÁC THẦY TẾ LỄ 1. Người Chúa dùng: Kinh Thánh cho thấy Đưc Chúa Trời có nhiều nhân công trong vương quốc của Ngài. Vai trò của họ rất khác nhau, nhưng tất cả đều từ Chúa ban cho để thích hợp trong chương trình của Ngài. Chúa đổ đầy Thần Linh Ngài trên 70 trưởng lão (Dan Ds 11:16-17), trên các thầy tế lễ, các quan xét, trên những người nam, người nữ khôn ngoan. 2. Mục đích: Công việc của họ bày tỏ quyền năng, tình yêu và sự quan tâm của Chúa dành cho dân sự trong mọi hoàn cảnh. Ngài đặc biệt quan tâm đến sự thánh khiết của dân sự khi Ngài dùng những thầy tế lễ để giảng dạy lời Chúa, và lãnh đạo họ trong sự thờ phượng, cầu nguyện hay dâng tế lễ. III. CÁC NHÀ THƠ và CÁC TIÊN TRI 1. Các nhà thơ: Đời sống đức tin và lời cầu nguyện của họ đã cảm động con người mọi thời đại đặt lòng tin nơi Đức Chúa Trời. Nhiều thi thiên được viết ra để dạy dỗ dân sự về lịch sử và trách nhiệm của họ, hoặc tiên tri về Đấng Christ. . . đưa dân sự vào sự đáp ứng đối với sứ điệp của Đức Chúa Trời. 2. Các tiên tri: Chức vụ của các tiên tri giống nhau trong một số phương cách. Nhiều sứ điệp của họ thuộc dạng thơ ca. Nói chung, họ là người rao báo sứ điệp Đức Chúa Trời cho một thời điểm. Họ cũng tiên báo về những biến cố tương lai và khuyên giục dân sự ăn năn. Bài 2: TIÊN TRI CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI

Upload: codocnhan

Post on 14-Apr-2017

168 views

Category:

Spiritual


2 download

TRANSCRIPT

Page 1: Tieu tien tri( gian luot)

TIỂU TIÊN TRI ( GIẢN LƯỢT)

Bài 1: NGƯỜI TRUYỀN DẠY DƯỚI GIAO ƯỚC CŨ

I. MÔISE NGƯỜI BAN LUẬT PHÁP 1. Người Chúa chọn: Luật pháp của Đức Chúa Trời chỉ được trao cho Môise, người Ngài đã chọn để ban bố luật pháp của Ngài cho dân Ysơraên.2. Người được yêu kính nhất: Có lẽ Môise là người được dân Do Thái yêu quí và kính trọng hơn bất cứ một người nào khác trong Cựu Ước. Họ xem các tác phẩm của ông cao hơn các tác phẩm Cựu Ước khác.3. Người khôn ngoan: Êtiên nhắc lại Môise là người học cả sự khôn ngoan của người Êdíptô, lời nói và việc làm đêìu có tài năng (Cong Cv 7:22).4. Người được Chúa dùng: Chúa dùng Môise bằng nhiều cách: Ngài dùng ông để ban luật pháp, giải phóng Ysơraên khỏi ách nô lệ Êdíptô, là người tổ chức, giáo sư và là người rao giảng lẽ thật của Đức Chúa Trời. Môise đã viết năm sách đầu của Cựu Ước (Ngũ kinh). Ông là mẫu mực của sự tận hiến vô kỷ cho Đức Chúa Trời và cho dân sự mình. Ông đã cầu nguyện với Đức Chúa Trời, nhận huấn thị từ Ngài, và trở nên ống dẫn quyền năng, ơn phước của Ngài.

II. NHỮNG NGƯỜI KHUYÊN BẢO và CÁC THẦY TẾ LỄ 1. Người Chúa dùng: Kinh Thánh cho thấy Đưc Chúa Trời có nhiều nhân công trong vương quốc của Ngài. Vai trò của họ rất khác nhau, nhưng tất cả đều từ Chúa ban cho để thích hợp trong chương trình của Ngài. Chúa đổ đầy Thần Linh Ngài trên 70 trưởng lão (Dan Ds 11:16-17), trên các thầy tế lễ, các quan xét, trên những người nam, người nữ khôn ngoan.2. Mục đích: Công việc của họ bày tỏ quyền năng, tình yêu và sự quan tâm của Chúa dành cho dân sự trong mọi hoàn cảnh. Ngài đặc biệt quan tâm đến sự thánh khiết của dân sự khi Ngài dùng những thầy tế lễ để giảng dạy lời Chúa, và lãnh đạo họ trong sự thờ phượng, cầu nguyện hay dâng tế lễ.

III. CÁC NHÀ THƠ và CÁC TIÊN TRI 1. Các nhà thơ: Đời sống đức tin và lời cầu nguyện của họ đã cảm động con người mọi thời đại đặt lòng tin nơi Đức Chúa Trời. Nhiều thi thiên được viết ra để dạy dỗ dân sự về lịch sử và trách nhiệm của họ, hoặc tiên tri về Đấng Christ. . . đưa dân sự vào sự đáp ứng đối với sứ điệp của Đức Chúa Trời.2. Các tiên tri: Chức vụ của các tiên tri giống nhau trong một số phương cách. Nhiều sứ điệp của họ thuộc dạng thơ ca. Nói chung, họ là người rao báo sứ điệp Đức Chúa Trời cho một thời điểm. Họ cũng tiên báo về những biến cố tương lai và khuyên giục dân sự ăn năn.

Bài 2: TIÊN TRI CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI

Page 2: Tieu tien tri( gian luot)

I. TIÊN TRI THẬT 1. Định Nghĩa: Tiên tri là người ở dưới ảnh hưởng của Đức Thánh Linh, ban bố những lời lẽ và ý tưởng của Đức Chúa Trời có liên quan đến quá khứ, hiện tại, hoặc tương lai (Robert Miligan) Eph Ep 3:4-6.2. Các tước hiệu của tiên tri: Có 7 tước hiệu chính là: Tiên tri, Đấng tiên kiến (xem xét sự việc trong cái nhìn của Đức Chúa Trời), Người của Đức Chúa Trời (hoàn toàn cam kết với Đức Chúa Trời), Tôi tớ của Đức Chúa Trời (được Chúa chỉ dẫn và vâng lời Ngài), Sứ giả của Đức Chúa Trời (ban phát Lời Chúa cho dân sự), Người canh giữ (tỉnh thức trước sự hiểm nguy thuộc linh để cảnh báo cho dân sự), Người giảng đạo công bình (Nô Ê. IIPhi 2Pr 2:5). Ngoài ra, họ còn được gọi là “môi miệng của Đức Giêhôva”hay phát ngôn nhân của Đức Chúa Trời. Apraham cũng được xem là tiên tri (SaSt 20:7).3. Số phận của tiên tri thật: Dù xứng đáng được tôn kính là người của Đức Chúa Trời, họ vẫn thường bị ghét bỏ, khinh khi, vì cớ dân sự không ưa những lời cảnh báo của họ. Khi họ gắn số phận mình với nhu cầu thuộc linh của dân sự thì hầu như họ bị đè bẹp dưới gánh nặng ấy. Tuy nhiên, Đức Chúa Trời chính là sức mạnh của họ. Họ vẫn tiếp tục ban bố sứ điệp của Đức Chúa Trời dù có khi phải trả giá bằng chính mạng sống mình.

II. TIÊN TRI GIẢ 1. Các loại tiên tri giả: Kinh Thánh đề cập đến 5 loại tiên tri giả:1. Tiên tri của các đạo giả (XuXh 7:10-12. PhuDnl 18:20). 2. Người hầu việc Chúa trên danh nghĩa nhưng dạy giáo lý loài người (Mac Mc 7:5-7). 3. Các thầy giảng chỉ tìm lợi riêng (Giuđe 3-16). 4. Đồng bóng hay người bị tà linh ám (IVua 1V 22:4-28). 5. Người tự dối mình xem ý tưởng mình là từ Thần linh Chúa (Exe Ed 13:1-10).Như chó sói đội lốt chiên, họ gây nhiều tàn hại cho bầy chiên của Chúa (Cong Cv 20:28-30). Nhất là trong thời cuối cùng nầy, với sự gia tăng các linh lừa dối đang ra sức xây con người khỏi lẽ thật (ITi1Tm 4:1-2. Mat Mt 24:3, 11, 24).2. Sáu phương cách phát hiện tiên tri giả: Hãy học cẩn thận và áp dụng đúng :1. Họ có thừa nhận Chúa Cứu thế Jesus là Đức Chúa Trời không (IGi1Ga 4:1-3).2. Sứ điệp họ có phù hợp với Kinh Thánh không (GaGl 1:6-9. PhuDnl 13:1-5. Mac Mc 7:8).3. Các lời họ dự báo có ứng nghiệm không (PhuDnl 18:21-22).4. Lời tiên tri của họ có gây dựng Hội Thánh không (ICo1Cr 14:26).5. Họ có thuận phục người lãnh đạo Hội Thánh không (14:25-33).

Page 3: Tieu tien tri( gian luot)

6. Đời sống họ có vâng theo khuôn mẫu Hội Thánh không (Mat Mt 7:15-20).Suốt lịch sử, Satan đã giả mạo công việc của Đức Chúa Trời bằng các giáo lý giả và tìm cách chứng tỏ chúng là thật bằng các việc siêu nhiên như phép lạ, chữa bệnh. . .

Bài 3: PHÂN LOẠI CÁC TIÊN TRI

Các tiên tri Cựu Ước có thể được sắp vào hai loại : Tiên tri thời tiền văn chương (chỉ truyền sứ điệp bằng môi miệng) và Tiên tri thời văn chương (viết sách).

I. CÁC TIÊN TRI THỜI TIỀN VĂN CHƯƠNG 1. Giai đoạn tiền hồng thủy: Giu Gd 1:14-15 và IIPhi 2Pr 2:5 có nhắc đến hai nhà tiên tri thuộc giai đoạn tiền hồng thủy. Đó là Hênóc và Nôê.2. Giai đoạn các tộc trưởng: Các tộc trưởng Apraham, Ysác, Giacốp được xem như tiên tri của Đức Chúa Trời. Người nổi bật trong giai đoạn nầy là đại lãnh tụ Môise. Ngoài ra Kinh Thánh có đề cập đến chị Môise là bà Miriam như một nữ tiên tri.3. Giai đoạn các quan xét: Giai đoạn nầy gồm có Đêbôra, một tiên tri không nêu tên, các con trai của những tiên tri (ISa1Sm 19:20: các học trò của các tiên tri) và nổi bật nhất là Samuên (Có lẽ Samuên đã sáng lập trường tiên tri mà sau nầy Êli và Êlisê cũng điều hành các trường tiên tri như thế. Phaolô cũng theo nguyên tắc đó để huấn luyện người lãnh đạo IITi 2Tm 2:2).. Được phú dâng cho Chúa trước khi ra đời, Samuên đã phục vụ Chúa trong đền tạm suốt thời thơ ấu, và đã trở thành một thầy tế lễ, một nhà tiên tri, một quan xét, một thầy giáo và là một sử gia. Ông sống trọn đơi vâng phục Chúa, không hề giao động.4. Giai đoạn các vua: Giai đoạn nầy gồm có Nathan, Gát, Ahigia, Sêmagia, một người của Đức Chúa Trời không nêu tên, Giêhu, Êliesê, Micagia và nổi bật hơn cả là Êli và Êlisê.

II. CÁC TIÊN TRI THỜI VĂN CHƯƠNG 1. Giai đoạn tiềnlưu đày: Vào thế kỷ thứ 9 thứ 8 TC có một đại tiên tri là Êsai và một số tiểu tiên tri như Apđia (?), Giô Ên,Giôna, Amốt, Ôsê, Michê, Sôphôni, Nahum, Habacúc. Vào thế kỷ thứ 7 TC có một đại tiên tri là Giêrêmi.2. Giai đoạn Lưu đày (Thế kỷ 6 TC): Giai đoạn nầy có hai đại tiên tri là Êxêchiên và Đaniên. Có thể có tiểu tiên tri Apđia trong giai đoạn nầy (?).3. Giai đoạn hậulưu đày: Giai đoạn nầy chỉ có các tiểu tiên tri như Aghê và Xachari (thế kỷ thứ 6 TC) và cuối cùng là Malachi (thế kỷ thứ 5 TC).

Page 4: Tieu tien tri( gian luot)

Giai đoạn Thế kỷ Đại Tiên tri Các Tiểu Tiên tri

Tiền lưu đày

9 TC

8 TC

7 TC

Êsai

Giêrêmi

Apđia (?) Giôên, Giôna, Amốt Ôsê, Michê, Sôphôni, Nahum,

Habacúc.

Lưu đày 6 TC Êxêchiên, Đaniên Apđia (?)

Hậu lưu đày6 TC

5 TC

Aghê, Xachari

Malachi

Bài 4: CÁC ĐẠI TIÊN TRI THỜI VĂN CHƯƠNG

I. LÝ DO GỌI HỌ LÀ ĐẠI TIÊN TRI: 1. Độ dài sách: Họ được gọi là Đại Tiên tri, chủ yếu là vì độ dàicác sách của họ.2. Chức vụ: Song cũng có lẽ vì chức vụ lâu dàicủa họ giữa dân sự.3. Địa vị: Có lẽ vì vị tríquan trọng mà họ nắm giữ trong lịch sử dân tộc của mình.

II. ĐẠI TIÊN TRI ÊSAI: 1. Điểm nổi bật: Êsai nổi tiếng vì các lời tiên tri của ông về Đấng Mếtsia : Sinh bởi nữ đồng trinh, chịu thương khó, vương quốc 1. 000 năm. . .. Êsai là tiên tri mà thơ văn được trích dẫn nhiều nhất trong Tân Ước.2. Tên của Ông: Tên của Êsai có nghĩa là sự cứu rỗi của Đức Giêhôva, và một trong những chủ đề của ông là sự cứu rỗi của Đức Chúa Trời.3. Chức vụ: Êsai thi hành chức vụ trong đời 4 vua Giuđa, trong khoảng 60 năm. Ông là một cố vấn của các vua và đã dự phần lớn lao trong cuộc phục hưng. Nhưng theo truyền khẩu, cuối cùng ông đã chịu tuận đạo bằng cách bị cưa làm đôi.

III. ĐẠI TIÊN TRI GIÊRÊMI: 1. Đặc điểm: Giêrêmi được gọi là nhà tiên tri than khóc vì gánh nặng do tội lỗi của dân Giuđa. Đây là tâm tình của một vị Mục sư chăn bầy chiên Chúa giao.2. Chức vụ: Vì những lời cảnh cáo và tiên báo của ông, ông đã bị bỏ tù như một kẻ phản bội. Nhưng ông cứ tiếp tục rao giảng vì Lời Chúa như lửa cháy trong xương ông (Gie Gr 20:9). Ông thi hành chức vụ trong hơn 40 năm, và đã chứng kiến lời tiên tri của ông về sự lưu đày Babylôn được ứng nghiệm.

Page 5: Tieu tien tri( gian luot)

Sách Ca thương mô tả tình yêu và nỗi buồn của ông dành cho dân sự cũng như đức tin của ông nơi Chúa nhân từ.

IV. ĐẠI TIÊN TRI ÊXÊCHIÊN: 1. Chức vụ: Êxêchiên là một thầy tế lễ, là người đồng thời, nhưng trẻ hơn Giêrêmi. làm tiên tri trong 20 năm. Ông đã nói tiên tri tại Giêrusalem trước khi nó sụp đổ. Sau đó, trong cảnh phu tù, ông trở nên lãnh tụ tôn giáo của dân sự tại Babylôn.2. Sứ điệp: Ông là một người giảng đạo đầy quyền năng. Sách của ông nhấn mạnh mối tương giao cá nhân với Đưc Chúa Trời và công việc của Đức Thánh Linh.

V. ĐẠI TIÊN TRI ĐANIÊN: 1. Đặc điểm: Đaniên là một trong những người được yêu chuộng nhất Cựu Ước. Ông là một hoàng tử trẻ bị lưu đày, đã chống cự mọi cám dỗ và trở nên một quan chức cao cấp được kính trọng.2. Chức vụ: Chức vụ của ông hơn 60 năm. Lời cầu nguyện, lời tiên tri và ảnh hưởng chức vụ ông tại triều đình đã giữ vai trò quan trọng trong sự trở về của dân Giuđa sau cuộc lưu đày. Khải tượng của ông về các đế quốc, lời tiên tri về thời cuối cùng là bằng chứng hùng hồn về sự thần cảm của Kinh Thánh. Sách Đaniên là sách ngắn nhất của một nhà Đại tiên tri.

Bài 5: CÁC TIỂU TIÊN TRI THỜI VĂN CHƯƠNG

I. SƠ ĐỒ CÁC TIỂU TIÊN TRI

Tiên Tri Niên đại Đặc điểm

Ôsê 750-725 Minh họa tình yêu Đức Chúa Trời, tha thứ cho vợ mình

Giôên 830 Dự báo về sự tuôn đổ Đức Thánh Linh

Amốt 755 Nông dân được sai từ Giuđa đến Ysơraên để tố cáo tội lỗi

Apđia 586 Rao sự đoán phạt của Chúa trên Êđôm

Giôna 780 Nhà truyền giáo bỏ trốn, giảng cho Ninive

Michê 735-700 Nói tiên tri về Đấng Mếtsia sẽ sanh tại Bếtlêhem

Nahum 621 Nói tiên tri về sự đoán phạt Ninive

Habacúc 607 Từ nghi ngờ sự công bình Chúa đến đức tin nơi Chúa

Page 6: Tieu tien tri( gian luot)

Sôphôni 630-625 Công bố sự đoán phạt trên nhiều dân tộc

Aghê 520 Cảm động dân chúng xây lại đền thờ

Xachari 520-518 Làm việc với Aghê để tái thiết đền thờ

Malachi 460-432 Khuyên dân sự dâng hiến, dâng phần mười

II. ĐIỀU KIỆN CỦA ĐẤT NƯỚC và SỨ ĐIỆP 1. Mục đích: Đức Chúa Trời dấy lên những tiên tri để ban cho dân sự những chỉ thị của Ngài vào mỗi hoàn cảnh cụ thể. Ngài truyền phán để đáp ứng nhu cầu hiện có, và Ngài để các tiên tri chép lại sứ điệp để giúp con người biết phải làm gì trong những hoàn cảnh tương tự.2. Điều kiện đất nước: Để hiểu sứ điệp, chúng ta cần biết bối cảnh đất nước Do Thái lúc bấy giờ. Sự hiểu biết ấy sẽ giúp chúng ta áp dụng đúng vào hoàn cảnh ngày nay.. Gương mẫu và ảnh hưởng các nhà lãnh đạo đất nước có thể kéo dài nhiều thế hệ. Những điều kiện chính trị có thể ảnh hưởng sâu xa đến quan điểm, giá trị đạo đức và đời sống tâm linh dân sự.3. Điều kiện tôn giáo: Sự phân chia Ysơraên khỏi Giuđa đã mang lại sự tách biệt tôn giáo, khi Giêrôbôam trộn lẫn thờ bò con với thờ phượng Đức Giêhôva. Về sau, sự thờ Baanh đã làm hại dân sự về đạo đức.4. Sứ điệp: Sứ điệp Đức Chúa Trời qua các tiên tri không những có liên quan đến nhu cầu trước mắt mà còn vươt quá điều đó đến các thế hệ mai sau. Nhiều lời tiên tri được ứng nghiệm hai lần hoặc nhiều lần ?.. Vì thế, khi nghiên cứu tiểu tiên tri, chúng ta cần xem: 1. Bối cảnh chính trị, đạo đức, xã hội, tôn giáo. 2. Khái niệm tiên tri về mối liên hệ của Đức Chúa Trời với các lân bang. 3. Những lời tiên tri về Đấng Mếtsia và nước hầu đến của Ngài. 4. Sự mặc khải về Đức Chúa Trời.

Bài 6: GIỚI THIỆU ÁPĐIA

I. TRƯỚC GIẢ 1. Apđia là ai ?: Lịch sử Cựu Ước nhắc đến 12 người tên Apđia, nhưng tiên tri Apđia không phải là một trong số ấy !2. Những điều có thể biết về Apđia: Chúng ta chỉ có thể biết một số điều về Apđia:1. Tên của ông có nghĩa là “Tôi tớ của Đức Giêhôva”.2. Ông đã nhận khải tượng và sứ điệp trực tiếp từ Đức Chúa Trời.3. Ông vâng theo lời Chúa để rao giảng sứ điệp đoán phạt cho Êđôm.

Page 7: Tieu tien tri( gian luot)

4. Ông cũng công bố lòng thương xót của Đức Chúa Trời trên dân Ysơraên.5. Ông nhấn mạnh quyền tối thượng của Chúa trên mọi dân tộc.

II. NIÊN ĐẠI 1. Thuyết niên đại sớm: Theo Hailey và một số học giả, niên đại của Apđia là 845 TC. Sự kiện “bắt thăm trên thành Giêrusalem”(c. 11) ám chỉ các đồng minh Arập và Philitin chiếm thành khoảng năm 845 TC (IISu 2Sb 21:8-17), vì Apđia không nói đến sự hủy phá đền thờ và sự lưu đày. Hơn nữa, văn phong của Apđia thích hợp với niên đại sớm. Nó khác với văn phong thời Giêrêmi.2. Thuyết niên đại trễ: Theo một số học giả khác, niên đại của Apđia là 586 TC. Cả Giêrêmi và Êxêchiên đều đưa ra lời nghịch cùng Êđôm giống như Apđia. Hơn nữa, trước giả Thi Tv 137:7 cũng đồng quan điểm đó.

Các Quan điểm của các Học giả về NIÊN ĐẠI của Apđia

Niên đại 845 TC 586 TC

Sự kiện Philitin và Arập cướp bóc Canh đê hủy phá Giêrusalem

Lý do

1. Văn phong phù hợp

2. “Các dân”: Quân đồng minh

3. Không nói đến đền thờ, đi đày

1. Chúng ta: Nhiều tiên tri

2. Giống Giêrêmi và Êxêchiên

3. Giống Thi Tv 137:7

III. TÍNH ĐỘC ĐÁO VÀ SỨ ĐIÊP CỦA ÁPĐIA 1. Tính độc đáo: Apđia là sách tiên tri ngắn nhất. Sứ điệp của Apđia lại nhấn mạnh đến tội ác của dân tộc Êđôm, con cháu của Êsau, chứ không phải cho dân Ysơraên.2. Sứ điệp của Apđia: Apđia dạy chúng ta về sự đoán phạt của Đức Chúa Trời trong sự dấy lên hoặc sụp đổ của các quốc gia. Apđia lên án Êđôm không phải vì tinh thần dân tộc, vì ông không bao giờ xem Ysơraên là một dân tộc hoàn hảo. Sứ điệp của ông có thể tóm lược trong năm điểm chính:1. Sự kiêu ngạo đã lừa dối con người.2. Sự đối xử bất công với người khác là tội lỗi.3. Sự chấp nhận hoặc tán thành việc làm sai trái là tội lỗi .

Page 8: Tieu tien tri( gian luot)

4. Sự gieo và gặt tương quan mật thiết với nhau.5. Không ai có thể trốn thoát khỏi đoán phạt của Chúa.

Bài 7: BỐI CẢNH LỊCH SỬ SÁCH ÁPĐIA

Cuộc vật lộn bắt đầu từ trong bụng mẹ của hai anh em sinh đôi Êsau-Giacốp đã được tiếp tục bằng mối cừu thù của hai dân tộc Êđôm-Ysơraên suốt nhiều thế kỷ !

I. MỐI CỪU THÙ ÊĐÔM YSƠRAÊN 1. Tâm tánh khác nhau: Hai cậu bé cùng cha mẹ với những cơ hội như nhau nhưng:. Ý thích khác nhau: Êsau chỉ ham thích vật chất, trong khi đó, Gia cốp, dầu có nhiều lầm lỗi, lại quan tâm đến Đức Chúa Trời và lời hứa của Ngài.. Hướng đi khác nhau: HeDt 12:16 gọi Êsau là “khinh lờn”. Ông đã bán quyền trưởng nam với những đặc quyền thánh của nó cho Giacốp chỉ bằng một tô canh đậu đỏ (Vì thế, Êsau được gọi là Êđôm : Đỏ).2. Sự thiên vị của cha mẹ: Sự thiên vị của Ysác và Rêbeca đối với các con mình đã đào sâu mối bất hòa giữa hai anh em sinh đôi. Sự tức tối vì cuộc đổi chác tồi tệ và sự lừa gạt cha của Giacốp để cướp lời chúc phước đã khiến Êsau căm thù, đòi giết Giacốp. Vì thế, Giacốp phải bỏ trốn về Phađan Aram.

II. LỜI TIÊN TRI ĐƯỢC ỨNG NGHIỆM 1. Đứa lớn phải phục đứa nhỏ: Rêbeca đã nhận lời tiên tri của Chúa về hai đứa trẻ trong bụng rằng: Đứa lớn sẽ phục đứa nhỏ (SaSt 25:23). Điều nầy đã ứng nghiệm:. Êsau bị bắt phục: Êsau nuôi mối hận suốt 20 năm, đã tập hợp 400 người để lên đường giết Giacốp. Nhưng Đức Chúa Trời đã can thiệp khiến hai anh em đã giải hòa. Tuy nhiên mối cừu thù giữa hai dân tộc vẫn được nuôi dưỡng !. Êđôm không cho Ysơraên đi ngang qua: 300 năm sau, khi Ysơraên ra khỏi Aicập, họ xin đi ngang qua đất Êđôm, nhưng dân Êđôm không cho (Dan Ds 20:14-21).. Đavít chinh phục Êđôm: Khoảng năm 1042 TC Đavít đã chinh phục các quốc gia lân bang, trong số ấy có Êđôm, bắt họ phải cống thuế suốt 146 năm.. Êđôm lại đại bại: Thời Giôsaphát, liên minh Êđôm Môáp đã tan rã trước đội quân Giuđa khi những người ca hát đi trước đội quân Giuđa ngợi khen Đức Chúa Trời.2. Cởi bỏ ách nô lệ : Ysác nói tiên tri rằng: “. . . . Con sẽ bẻ cái ách của em trên cổ con”( SaSt 27:40). Lời nầy được ứng nghiệm vào năm 847 TC dưới triều Giôram khi Êđôm giành lại độc lập. Về sau, Amaxia có tấn công chiếm đồn Sêla của Êđôm, nhưng không thể bắt phục cả Êđôm (IIVua 2V 14:7).

Page 9: Tieu tien tri( gian luot)

3. Nhà Êsau sẽ khôngcòn sótchi hết: ApOv 1:18 công bố sự đoán phạt của Chúa trên Êđôm và điều nầy cũng đã được ứng nghiệm : Dân Nêbát đuổi người Êđôm ra khỏi xứ sở của họ và dù được định cư ở phía nam Palettin khi Giuđa bị phu tù, nhưng sau đó họ Máccabê biến họ trở thành một bộ phận của dân Giuđa với tên Yđamê. . Dù được Lamã lập làm Hêrốt cai trị Palettin, nhưng sau năm 70, dân Êđôm đã bị đồng hóa với dân Arập và biến mất với tư cách một dân tộc.

Bài 8: GIỚI THIỆU LỜI TIÊN TRI

ApOv 1:1-9

I. TRƯỚC GIẢ 1. Tên trước giả: Apđia giới thiệu mình là Apđia. Đó là tất cả những gì chúng ta có thể biết được về ông. “Apđia”có nghĩa là “Tôi tớ của Đức Giêhôva”.2. Tựa đề: Tựa đề của sách là “Sự hiện thấy của Apđia”. Những chữ “Sự hiện thấy”trong tiếng Hêbơrơ có nghĩa là sự mặc khải xảy ra trước mắt (giống như sự hiện thấy ở DaDn 8:1-3).

II. SỨ ĐIỆP 1. Nguồn gốc sứ điệp: Apđia cho biết sứ điệp đến từ Đức Giêhôva. Đó là chính lời của Chúa phán, chứ không phải là kết quả của sự suy nghĩ sâu sắc của ông trong bối cảnh chính trị của thời đại ông đang sống.. Đây là sự mặc khải của Đức Chúa Trời dành cho Apđia là phát ngôn nhân của Ngài. Apđia đã nhận uy quyền để phán bảo, nhơn danh Chúa mà viết ra sứ điệp của Ngài. Sứ giả của Đức Chúa Trời cần nhận sứ điệp từ nơi chính Chúa để có thể công bố mạnh mẽ rằng : “Đức Giêhôva phán như vầy. . . ”.. Apđia xưng Đức Giêhôva là Đấng Tối Cao, hàm ý rằng Chúa là Đấng Cai trị tối thượng : Ngài có toàn quyền và có năng lực để phán xét các dân tộc, thưởng, phạt họ tùy theo việc họ làm.2. Người nghe sứ điệp : Apđia dùng chữ “Chúng ta có nghe”có thể ám chỉ đến Apđia và những người ông truyền sứ điệp đã nghe trước khi sứ điệp được chép lại, hoặc có thể Apđia ám chỉ đến Giêrêmi và Êxêchiên là những người nghe cùng một sứ điệp như ông.3. Đối tượng sứ điệp truyền đến: Sứ điệp không được viết cho dân Ysơraên mà được viết cho dân Êđôm là con cháu của Êsau. Chủ đề của sứ điệp là sự đoán phạt nghịch cùng Êđôm.4. Sứ điệp: “Một sứ giả được sai đi giữa các nước rằng : Hãy dấy lên nghịch cùng dân nầy (Êđôm)”. Sứ giả được sai đi có thể là một thiên sứ, một thần linh Chúa sai, hoặc một vị vua được

Page 10: Tieu tien tri( gian luot)

Chúa dùng như một ngọn roi để sửa phạt Êđôm.. Với cương vị là Đấng cầm quyền tối thượng, nhiều lúc Chúa đã sử dụng những kẻ cầm quyền gian ác để thi hành kế hoạch của Ngài cho các dân tộc. Vì thế, họ chỉ có thể tồn tại trong một thời điểm nhất định theo kế hoạch tối thượng của Chúa, và họ không có quyền kiêu căng về vị trí mình đang có (DaDn 4:29-32).. Chúng ta có thể yên tâm trước những biến cố của thế giới vì Đức Chúa Trời vẫn đang sống, đang tể trị và đang có chương trình tốt nhất cho những kẻ yêu mến Ngài (RoRm 8:28).

Bài 9: SỰ KIÊU NGẠO CỦA ÊĐÔM

I. KIÊU NGẠO VÌ ĐỊA THẾ AN TOÀN 1. Địa thế hiểm trở: Dân Êđôm đã lập chỗ ở của mình trong các hang núi hoặc tự tạo các hang từ các bức vách núi. Ở xứ Petra chúng ta vẫn còn thấy những nơi trú ngụ rộng lớn được đẻo từ núi đá.2. Thách đố: Dân Êđôm thách thức mọi thế lực trên trần gian rằng “Ai có thể xô ta xuống đất ?”, Nhưng Chúa cho họ biết rằng“lòng kiêu ngạo đã lừa dối họ”( ApOv 1:3-4 tương ứng với Gie Gr 49:16), và dầu họ “lót ổ giữa các ngôi sao” nghĩa là dù họ lên đến chỗ an toàn hơn hết thì chính Chúa cũng xô họ xuống khỏi đó (Thi Tv 127:1).. Đây là tinh thần kiêu ngạo của Satan vẫn đang hành động trong con người với chủ nghĩa “nhân bản thế tục”, sẽ lên tột đỉnh trong AntiChrist (IITe 2Tx 2:4).

II. KIÊU NGẠO VÌ GIÀU CÓ 1. Sự giàu có của Êđôm: Dù có một phần Samạc, Êđôm có rất nhiều vùng trũng dồi dào nước, các mỏ sắt và đồng ở Êxiôn Ghêbe cùng các tuyến đường thương mại đượng bộ và đường biển, khiến Êđôm rất giàu có.2. Thành phố Petra: Petra có nghĩa là vầng đá, nơi đồn lũy vững chắc của Êđôm, rất giàu có. Hiện nay tại Petra vẫn còn một ngôi đền “Kho tàng”. Tuy nhiên, niềm kiêu hãnh về sự giàu có đã thu hút người Nêbát cướp bóc Êđôm.

III. KIÊU NGẠO VÌ CÁC LIÊN MINH 1. Các liên minh: Apđia gọi họ là kẻ đôìng minh, kẻ hòa thuận, kẻ ăn bánh ngươi. Đó là dân Arập (Thi Tv 83:6), Môáp, Ammôn, Gaxa, Tyrơ. . .2. Bị phản bội: Tuy nhiên các đồng minh của Êđôm đã phản bội họ vì sức mạnh thế tục không phải là nơi nương dựa an toàn.

IV. KIÊU NGẠO VÌ NHỮNG MƯU SĨ 1. Kẻ khôn ngoan thông sáng: Êđôm hãnh diện vì mình có những kẻ khôn ngoan thông sáng. Êlipha, bạn Gióp là người Êđôm, các vua Hêrốt cũng vậy,

Page 11: Tieu tien tri( gian luot)

họ nổi tiếng khôn ngoan, mưu lược trong quan điểm loài người.2. Thất bại: Sự hiểu biết, khôn ngoan ngoài Chúa không thể bảo vệ dân tộc khỏi sự đoán phạt của Chúa. Tuy nhiên, ngày nay, người ta vẫn cậy vào sự khôn ngoan, mưu lược của các lãnh tụ với những hiệp ước hòa bình họ đạt được !

V. KIÊU NGẠO VÌ SỨC MẠNH QUÂN SỰ 1. Lính chiến Thêman: Thêman có lẽ là thủ đô và là trung tâm phòng thủ vững chắc. Những lính chiến Thêman đã gieo rắc nỗi kinh hoàng cho nhiều quốc gia (Gie Gr 49:16).2. Thất kinh: Apđia cho biết những lính chiến của Thêman sẽ thất kinh, sẽ bị đè bẹp. Dầu vậy, hiện nay, thế giới vẫn đang chạy đua vũ trang. Tuy nhiên, sự giải cứu của mọi dân tộc chỉ ở trong tay Đức Chúa Trời mà thôi. !

Bài 10: NGÀY CỦA ĐỨC GIÊHÔVA

ApOv 1:10-16

I. NGÀY CỦA CHÚA TRÊN ÊĐÔM 1. Ysơraên đối với Êđôm: Khi dân Ysơraên ra khỏi Aicập, Chúa dặn họ phải xem Êđôm là anh em của mình, không được chiếm xứ mà Chúa ban cho họ (PhuDnl 2:4-5).. Môise dạy: Chớ lấy làm gớm ghiếc người Êđôm, vì là anh em mình (23:7).2. Tội ác của Êđôm đối với Ysơraên: Nhưng Êđôm không nhận Ysơraên là anh em:. Hung bạo: Đem quân ngăn cảnYsơraên đi qua ngang đất của họ (Dan Ds 20:20).. Vui mừng trước tai họa của Ysơraên: Babylôn chinh phục Giêrusalem (Thi Tv 137:7).. Cướp bóc trong ngày Ysơraên bị tai họa (vồ lấy của cải nó. c. 13).. Tiếp taycho kẻ thù Ysơraên: Diệt kẻ trốn tránh, nộp kẻ sống sót (c. 14).. Họ đã từng mua cộng đồng nô lệ Do Thái từ Gaxa và Tyrơ (AmAm 1:6, 9).3. Lý do Êđôm bị đoán phạt: Bởi sự hung bạo của Êđôm đối với dân Ysơraên của Chúa, hậu quả của sự thù địch, nóng giận, ganh ghét, oán hận từ xưa (Exe Ed 35:1, 11) mà Êđôm bị đoán phạt: Họ phải gặt những gì họ đã gieo (GaGl 6:7).. Hơn nữa, đối với Chúa, không cứu giúp người khốn khổ đã là tội rồi (Mat Mt 25:45).. Thật ra, đòi hỏi của Chúa là phảiyêu cả đến kẻ thù nghịch (5:43-45).

II. NGÀY CỦA ĐỨC GIÊHÔVA 1. Ngày đoán phạt các nước: Ngày của Đưc Giêhôva mô tả ngày Chúa đoán

Page 12: Tieu tien tri( gian luot)

phạt và hủy diệt mọi kẻ thù nghịch Ngài. Dù ở đây được dùng để chỉ sự đoán phạt Êđôm, nhưng cũng được dùng để chỉ sự đoán phạt mọi dân tộc trong ngày cuối cùng (c. 15).. Đaniên mô tả đó là thời kỳ mà đến nỗi từ khi mới có nước đến kỳ đó cũng chẳng có như vậy bao giờ (DaDn 12:1). Giôên khẳng định: Nó đến như một tai vạ thả ra bởi Đấng Tòan Năng (Gio Ge 1:15). Sứ đồ Giăng kêu lên: Ngày thạnh nộ lớn của Ngài đã đến, còn ai đứng nỗi ? (KhKh 6:17).. Tuy nhiên, đối với Hội Thánh Chúa thì đó không phải là ngày đáng sợ. Trái lại, đó là ngày vui mừng được Chúa tiếp rước để ở cùng Chúa luôn luôn (ITe1Tx 4:17).2. Diễn tiến: Apđia không trình bày, nhưng các sách tiên tri khác cho biết sẽ có: 1. Sự cất lên của Hội Thánh. 2. Cơn đại nạn ở dưới đất. 3. Người Do Thái trở lại đạo 4. Trận chiến Hạtmaghêđôn. 5. Chúa Cứu thế trở lại trong vinh hiển. 6. Sự trị vì 1000 năm bình an. 7. Sự phán xét các dân tộc.3. Ý nghĩa: Ngày của Đức Giêhôva nhắc chúng ta nhớ đến sự thánh khiết và công bình của Đức Chúa Trời. Ngài đoán xét không hề thiên vị.4. Ngày của Chúa gần rồi: Trong ánh sáng nhiều lời tiên tri đã được ứng nghiệm, rõ ràng ngày của Chúa đã gần rồi. Chúng ta phải cảnh báo cho thế hệ của mình để họ tránh khỏi cơn giận hầu đến (Mat Mt 3:7).

Bài 11: SỰ KHÔI PHỤC VÀ CỨU CHUỘC YSƠRAÊN

ApOv 1:17-21

I. HAI PHƯƠNG DIỆN CỦA LỜI HỨA CHO YSƠRAÊN 1. Sự chúc phước về vật chất: Dân Ysơraên sẽ được trở về xứ sở mình là Palettin để nhận lại sản nghiệp mình (c. 17). Họ sẽ vào ở trong đất của người Canaan cho đến tận Sarépta (c. 20). Họ sẽ chiếm các thành phương nam (c. 21). . . .. Họ sẽ chiến thắng Êđôm (c. 18): Dân Nêbát (dân Nam phương c. 19) đã chiếm được núi Sêirơ, tàn sát Êđôm, nhưng có một số trốn thoát đến miền nam palettin trong địa phận Yđumê. Từ đây Êđôm đóng góp cho lịch sử những Hêrốt đáng ghê tởm ! Tuy nhiên, dưới thời Maccabê, dân Do Thái đã giết 20. 000 người Êđôm và bắt người Êđôm còn lại phải theo nghi lễ tôn giáo Giuđa.2. Sự chúc phước về tâm linh: Dân Ysơraên bị lưu đày, bị rủa sả vì tội thờ hình tượng. Nhưng những kẻ trở về đã được giải cứu khỏi tội lỗi, đem lại sự thánh khiết cho núi Siôn (c. 17) khiến họ được thờ phượng Đưc Chúa Trời và làm dân Ngài.. Lửa tượng trưng cho sự vinh hiển và sự đoán phạt : Lửa vinh hiển được thấy trong bụi gai cháy, trong trụ lửa và trong lưỡi lửa lễ Ngũ tuần. Lửa đoán

Page 13: Tieu tien tri( gian luot)

phạt đốt Nađáp Abihu (LeLv 10:2), đốt 250 người dâng hương đảng Côrê (Dan Ds 16:35). . .. Sự vinh hiển bày tỏ rõ ràng khi nước thuộc về Đức Giêhôva (c. 21), khi mọi dân tộc tôn thờ Chúa.

II. NÚI ÊSAU VÀ NÚI SIÔN

Núi Êsau Núi Siôn

Quyền lực, Địa thế, Của cải, bạn bè, sự khôn ngoan, sức mạnh quân sự.

Đức Chúa Trời Hằng Sống

Ở giữa dân sự Ngài

Bản Ngã Đức Chúa Trời

Tội lỗi Thánh khiết

Thất bại Chiến thắng

Sự chết Sự sống

III. ĐỨC CHÚA TRỜI QUA SÁCH ÁPĐIA 1. Nhận định sai lầm cần tránh: Nhiều người nhận định sai lầm rằng Đức Chúa Trời của Cựu Ước là Đấng nghiêm khắc, đoán xét gay gắt, đầy thạnh nộ, trong khi Đức Chúa Trời của Tân Ước là Đức Chúa Trời của tình yêu và lòng thương xót.2. Đức Chúa Trời qua sách Apđia: Qua sách Apđia, chúng ta thấy Đức Chúa Trời là Đấng cai trị tối cao (c. 1, 21), Đấng đoán xét các dân, Đấng thương xót, giải cứu (c. 17, 21), Đấng cảnh cáo tội nhân, thấy rõ mọi sự (c. 4, 10-14), hình phạt tội lỗi, Đấng thánh khiết công bình (c. 15-17), Đấng tha thứ (c. 17), Đấng ban phước và ở với dân Ngài (c. 17-21), Đấng kêu gọi, chỉ dẫn (c. 1). . .

Bài 12: GIỚI THIỆU GIÔÊN

I. TRƯỚC GIẢ VÀ NIÊN ĐẠI 1. Trước giả: Giôên không nói gì về chính mình trừ ra việc ông là con của Phêthuên. Như các tiên tri khác, ông chỉ muốn nhấn mạnh đến sứ điệp chứ không phải sứ giả.. Có 13 người tên Giôên, nhưng không ai trong số đó có thể là tiên tri Giôên.. Giôên có nghĩa là “Giêhôva là Đức Chúa Trời”. Đa số học giả tin rằng Giôên là một thầy tế lễ vì ông quan tâm đến đền thờ, trách nhiệm thầy tế lễ. Mốt số khác bác bỏ vì sự kiện Giôên chống các thầy tế lễ. Tuy nhiên điều

Page 14: Tieu tien tri( gian luot)

chắc chắn là Giôên sống tại Giêrusalem, và là một người Giuđa rất quen thuộc với đền thờ.2. Niên đại: Không thể xác định rõ. Có nhiều giả thuyết nhưng chắc chắn là không phải trong thời kỳ lưu đày vì Giôên nhắc đến các thầy tế lễ trong đền thờ:. Hậu lưu đày: Vì Giôên không nói đến người Asyri, Babylôn hay các hình tượng, là các chủ đề nổi bật của các tiên tri tiền lưu đày. Như thế, đây chỉ là sách lịch sử !. Tiền lưu đày: Vì Giôên đề cập đến nạn cào cào. Hơn nữa, Amốt trích dẫn Giôên (AmAm 1:2 với Gio Ge 3:16, AmAm 9:13 với Gio Ge 3:18). Như thế Giôên phải viết trước Amốt, nghĩa là trước năm 755 TC. Ngoài ra, Tân Ước cũng kể Giôên chung với các tiên tri đầu tiên. Vì thế, theo Hailey, Giôên được viết ra vào năm 830 TC dưới thời thầy tế lễ Giêhôgiađa làm nhiếp chính cho vua Giôách còn trẻ tuổi.

II. BỐI CẢNH LỊCH SỬ 1. Athali: Athali là con gái của Aháp và Giêsabên, kết hôn với Giôram, con trai vua Giôsaphát, dẫn dụ Giôram và Giuđa lìa bỏ Đức Chúa Trời để thờ Baanh. Giôram đã giết 6 em mình. Giôram chết, Achaxia lên ngôi, làm điều ác. Một năm sau, Achaxia bị giết. Nghe tin đó, Athali giết các cháu nội của bà và lên ngôi.2. Giêhôgiađa: Chị của Achaxia là vợ thầy tế lễ Thượng phẩm Giêhôgiađa, đã cứu được con út của em mình là Giôách, nuôi dưỡng Giôách trong đền thờ. Khi Giôách 7 tuổi, Giêhôgiađa lãnh đạo cuộc nổi dậy, lập Giôách làm vua và xử tử Athali.. Vì Giôách còn quá nhỏ nên Giêhôgiađa làm nhiếp chính. Đây là lý do vì sao Giôên không nói với vua mà chỉ nói với các thầy tế lễ. Giêhôgiađa đã làm ba điều: Dâng cho vua một bản sao giao ước,Lập một giao ước giữa vua với Đức Chúa Trời và dân sự, dẫn dắt dân sự phá hủy các vật thờ Baanh.

III. TÍNH ĐỘC ĐÁO VÀ SỨ ĐIÊP 1. Sứ điệp: Giôên đề cập đến năm chủ đề: 1. Nạn dịch cào cào. 2. Trách nhiệm thầy tế lễ. 3. Tôn giáo bề ngoài. 4. Sự tuôn đổ Thánh Linh. 5. Ngày của Đức Giêhôva.2. Tính độc đáo: Cả sách xoay quanh “Ngày của Đức Giêhôva”với sự đoán phạt, lời kêu gọi ăn năn, quân bình giữa thờ phượng và tương giao cá nhân với Đức Chúa Trời và nhất là lời hứa về sự tuôn đổ Đức Thánh Linh.

Bài 13: SỰ ĐOÁN PHẠT VÀ ĂN NĂN

Gio Ge 1:1-12

Page 15: Tieu tien tri( gian luot)

I. CÀO CÀO VÀ HẠN HÁN 1. Nguồn gốc sứ điệp: Giôên khẳng định sứ điệp của ông đến từ Đức Chúa Trời. Ông đang công bố Lời của Đức Chúa Trời cho dân sự mình để kêu gọi họ ăn năn hầu có thể cứu vớt tình thế và khiến họ vui hưởng ơn phước của Chúa trở lại.2. Nạn cào cào: Nạn cào cào là điều bình thường trong khu vực Palettin, nhưng đây là trận dịch chưa từng thấy trong lịch sử . Giôên đã mô tả một cách sống động và chính xác sự tàn phá do dịch cào cào gây nên.. Sự di trú của bầy châu chấu ở Bắc Phi, Mễ Tây Cơ, sa mạc Arabi và nhiều nơi khác đang đe dọa nạn đói trên những khu vực rộng lớn mà người ta chưa tìm được biện pháp khắc phục vì trứng của nó được giấu sâu dưới đất. Thánh Kinh tự điển Zondervan có nói đến “vùng đất sinh sản loài châu chấu sa mạc không bao giờ cạn kiệt tại Arabi”.3. Bốn từ ngữ: Tiếng Hybá có ít nhất chín từ ngữ dành cho cào cào. 1:4 dùng 4 từ trong số đó là gazam, arbeh, yelig và hasil. Có lẽ Giôên muốn nói đến bốn giai đoạn phát triển của nạn dịch hoặc bốn đợt tấn công của cào cào, nhằm mục đích công bố sự đoán phạt hoàn toàn và rộng khắp trên dân sự.4. Hạn hán: 1:18-20 đề cập đến nạn hạn hán khiến đồng cỏ bị đốt cháy, cây cối ngoài đồng cũng không còn, khiến cả đến súc vật cũng phải khốn khổ : Súc vật rên siếc, bầy bò bối rối, bầy chiên khốn khổ, thú đồng thở giốc !

II. KẾT QUẢ SỰ ĐOÁN PHẠT 1. Lương thực cạn kiệt: Những nông dân phải “hổ thẹn, than khóc”vì mọi thứ lương thực đều không còn: Lúa mì, lúa mạch đã mất, cây nho khô héo, cây vả hao mòn, cây lựu, cây chà là, cây tần và mọi cây cối ngoài đồng đều khô héo.2. Niềm vui không còn: “Sự vui vẻ đã khô héo đi khỏi con trai loài người”. Những kẻ say sưa “khóc lóc, than vãn”vì cớ rượu ngọt đã cất khỏi miệng họ.3. Sự thờ phượng Chúa không còn nữa: Đây là lý do lớn nhất khiến dân sự cần phải than khóc. Không phải vì những nhu yếu phẩm (lương thực) đã bị cất đi, cũng không phải các xa xí phẩm (rượu) đã bị cất đi, mà vì các của lễ không còn để dâng cho Đức Chúa Trời.. Thật ra, sự đoán phạt xảy ra là vì cớ tội lỗi đã khiến họ không còn vui mừng hớn hở đến trước mặt Chúa để dâng những của lễ chay và các lễ quán.. Vì thế, dân sự cần khóc lóc đau đớn như người trinh nữ mặc bao gai đặng khóc chồng mình. Họ cần biết khóc về chính mình, về linh hồn tội lỗi của mình, hơn là khóc về những tai họa xảy đến.

Bài 14: KÊU GỌI ĂN NĂN VÀ CẦU NGUYÊN

Page 16: Tieu tien tri( gian luot)

I. KÊU GỌI CÁC TRƯỞNG LÃO 1. Hãy nghe điều nầy (1:2): Trước tiên, họ cần nhận lời Chúa phán cho mình.2. Hãy kể lại (1:3): Không phải chỉ kể lại câu chuyện cào cào, họ phải nhắc nhở con cháu về sự hình phạt chắc chắn sẽ giáng trên những kẻ xây bỏ Đức Giêhôva.3. Hãy nhóm lại trong nhà Đức Giêhôva (1:14): Hãy đến để hết lòng ăn năn, kiêng ăn để kêu cầu cùng Chúa vì chỉ trong Ngài mới có câu giải đáp cho mọi nan đề trong cuộc sống.

II. KÊU GỌI TOÀN THỂ DÂN SỰ 1. Hãy lắng tai (1:2): Giống như lời kêu gọi Trưởng lão, mọi người cần lắng tai nghe rồi sau đó kể lại cho con cháu về bài học đau thương họ đã học.2. Hãy nhóm lạitrong nhà Đức Giêhôva (1:14): Giống như lời kêu gọi Trưởng lão.3. Hãy hết lòng trở vềcùng Chúa (2:12): Không phải chỉ đến đền thờ Chúa, họ phải đến với chính Chúa với cả tấm lòng ăn năn thống hối (2:13).4. Biệt mình ra thánh (2:15): Đến với Chúa thánh khiết, phải biệt mình ra thánh, sau khi giải quyết mọi tội lỗi bằng sự ăn năn thật, thì tiếng kêu cầu của họ mới được Chúa lắng nghe và đáp lời.5. Toàn thể hiệp một (2:16): Ngay cả con trẻ cũng được mời đến. Cả đến cô dâu chú rễ cũng gác qua một bên niềm vui cá nhân để dành ưu tiên hàng đầu cho sự tìm kiếm Chúa. Mọi người cần thấy rõ nhu cầu cấp bách của dân sự. Mọi người cần than khóc về tình trạng thuộc linh lẫn thuộc thể của mình (Từ thầy tế lễ đến nông dân và ngay cả kẻ say sưa).

III. KÊU GỌI THẦY TẾ LỄ 1. Hãy than khóc (1:13): Chúa kêu gọi họ mặc bao gai mà nằm cả đêm giữa hiên cửa đền thờ và bàn thờ của lễ thiêu. Họ cần khóc như Giôsuê đã từng khóc khi thất bại trước Ahi, xin Chúa cứu dân sự Ngài vì cớ Danh Lớn Ngài. Vì nếu dân Chúa bị tiêu diệt, cơ nghiệp Chúa bị sỉ nhục, thì các dân tộc chung quanh sẽ chê cười rằng: “Nào Đức Chúa Trời chúng nó ở đâu ?”( 2:17).2. Hãy gọi một hội đồng trọng thể (1:14): Sự phục hưng phải bắt đầu với những người lãnh đạo tôn giáo. Sau khi chính họ hết lòng kêu cầu Chúa, họ phải chủ động kêu gọi dân sự hiệp một với họ để tìm kiếm Chúa.3. Hãy thổi kèn trong Siôn (2:15): Tiếng kèn được dùng để cảnh báo cho dân sự biết điều nguy hiểm. Tiếng kèn báo đông từ Giêrusalem sẽ được tiếp sức xuyên khắp các thành các làng cho đến khi mọi người đều nhận sứ điệp.

Page 17: Tieu tien tri( gian luot)

. Chúng ta là người hầu việc Đức Chúa Trời, phải vừa là tiếng kèn cảnh báo, vừa là ánh sáng đưa đường nhân loại đến cùng Đức Chúa Trời.

Bài 15: ĂN NĂN XÉ LÒNG

I. ĂN NĂN THẬT 1. Hết lòng trở về cùng Ta: Cần nhận thức mình đã đi sai lạc khỏi con đường chánh đáng Chúa muốn mình cần phải đi.. Cần nhận biết mình đã xa cách Chúa. Những hình thức thờ phượng bề ngoài đã đưa họ càng ngày càng xa cách Chúa trong tội lỗi, trong ý riêng.. Cần dứt khoát lìa bỏ con đường cũ ngay bây giờ để quay về cùng Chúa. Không phải chỉ quay về với những buổi thờ phượng, với đền thờ.. Cần phải hết lòng trở về. Trở về với tấm lòng đói khát.2. Kiêng ăn: Không phải đói vì bánh, khát vì nước, mà phải đói khát chính Chúa. Chúa là nhu cầu không thể thiếu cho tâm linh, cho cuộc đời. Vì thế, họ không còn thiết đến ăn uống cho đến khi nhận được chính Chúa cho mình.3. Khóc lóc và buồn rầu: Họ phải thật sự đau đớn vì tội lỗi họ đã xúc phạm Chúa, làm đau lòng Ngài.. Họ phải thật sự đau đớn vì không có Chúa là điều kinh khiếp nhất cho cuộc đời.4. Xé lòng chứ không phải xé áo: Để bày tỏ lòng ăn năn, dân sự thường xé áo mình, mặc bao gai. Tuy nhiên Chúa dạy họ phải xé lòng chứ đừng xé áo. Họ cần có một quyết định dứt khoát từ tấm lòng tan vỡ, ăn năn thống hối. Họ cần trải lòng mình ra trước mặt Chúa, để những tội lỗi kín giấu được phơi bày và được tẩy sạch.

II. NHẬN THỨC ĐÚNG ĐẮN VỀ CHÚA 1. Giêhôva Đức Chúa Trời các ngươi: Họ cần nhận thức Chúa là Đức Giêhôva, Đấng Tự hữu, hằng hữu, là Đấng Tạo hóa quyền năng, bất biến.. Họ cần nhận Chúa là của riêng mình và mình đang thuộc về Chúa.2. Ngài là nhơn từ: Chúa luôn chủ động làm điều tốt cho họ, vì tấm lòng Ngài luôn suy nghĩ đến lợi ích của họ.3. Hay thương xót: Dù Ngài là Đức Chúa Trời cao cả còn họ chỉ là bụi đất, nhưng Đức Chúa Trời đã tự đặt mình vào vị trí của họ để cảm thông và cứu giúp. Ngài cũng đã mang lấy thân xác con người để sống giữa chúng ta.4. Chậm giận: Dù từ ngày được dựng nên, con người đã khước từ Chúa, dùng tội lỗi mình mà chọc giận Ngài, Ngài vẫn nhịn nhục chờ đợi họ ăn năn. Ngài không sẵn sàng thi hành sự đoán phạt tương xứng với tội lỗi của họ.5. Giàu ơn: Trong Chúa có đủ mọi loại ơn phước dư dật cho con người, đáp ứng mọi nhu cầu thiết thực cho họ. Ngài sẵn sàng ban ơn phước hơn là sẵn

Page 18: Tieu tien tri( gian luot)

sàng giáng họa.6. Đổi ý về tai họa: Đối với những người thật lòng ăn năn, hết lòng trở về cùng Chúa, không những Ngài không giáng họa, mà Ngài còn giải cứu và xuống phước trên họ và sẵn sàng khiến họ trở nên nguồn phước cho mọi dân tộc.

Bài 16: SỰ KHÔI PHỤC CÁC ƠN PHƯỚC

Gio Ge 2:18-27

I. ĐÁP ỨNG CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI 1. Đức Giêhôva động lòng ghen: Ngài nhận dân Do Thái là dân của Ngài, là cơ nghiệp Ngài. Vì thế, Ngài không thể để cho họ cứ bị sỉ nhục.2. Ngài động lòng thương xót: Ngài thấy nỗi sầu khổ của họ khi đối diện với sự đoán phạt vì tội lỗi. Ngài cũng thấy tấm lòng ăn năn đau đớn của họ. Vì thế, Ngài cảm thông và sẵn sàng cứu giúp con dân Ngài.3. Ngài đáp lời: Dân sự đã đáp ứng nhiệt thành với lời kêu gọi của tiên tri Giôên. Họ đã xé lòng chứ không phải chỉ xé áo. Họ đã biệt mình ra thánh, hiệp một trong sự kiêng ăn, khóc lóc, kêu cầu Đức Giêhôva và tìm kiếm chính Ngài. Vì thế, Chúa đã nhậm lời cầu nguyện của tiên tri Giôên, của các thầy tế lễ và của cả dân sự.

II. LỜI HỨA CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI 1. Lời hứa giải cứu: Chúa sẽ khiến đạo binh đến từ phương bắc (cào cào hoặc quân Asyri ?) lánh xa họ, và phải vào nơi khô khan, hoang vu và bị tiêu diệt. Tuy nhiên, điều lưu ý là đạo quân nầy do Chúa sai đến để sửa phạt dân sự, để xây lòng họ trở về cùng Chúa. Sau khi hoàn tất sứ mạng nầy thì chính đạo quân đó sẽ phải đối diện với sự sửa phạt tùy theo việc họ làm đối với Chúa và dân Chúa. Như thế, bên trên mọi biến cố lịch sử vẫn là bàn tay tể trị của Đức Chúa Trời.2. Lời hứa khôi phục: Chúa sẽ khiến đám cỏ nơi đồng vắng nứt đọt, cây ra trái, cây vả và cây nho đều ra sức nó (2:22).3. Lời hứa ban phước: Chúa hứa sẽ ban phước cả về thuộc thể lẫn thuộc linh.. Về thuộc thể, Chúa sẽ ban mưa phải thời cho dân sự, nghĩa là mưa móc dẫn đến sự sinh sôi lương thực dồi dào (2:23) đến nỗi những sân sẽ đầy lúa mì, những thùng sẽ tràn rượu mới và dầu (2:24).. Về tinh thần, họ không còn bị sỉ nhục, bị xấu hổ, vì không còn là cớ si nhục giữa các dân tộc nữa (2:19, 26, 27).. Về thuộc linh, họ sẽ vui mừng trong Đức Chúa Trời vì Chúa đã làm các việc lớn cho họ khi họ biết ăn năn, kêu cầu Ngài (2:21, 23).

Page 19: Tieu tien tri( gian luot)

III. KẾT QUẢ PHƯỚC HẠNH 1. Vui mừng thờ phượng Chúa: Họ sẽ vui mừng ngợi khen Chúa vì Ngài đã đối xử với họ cách nhơn từ lạ lùng (2:26). Họ lại sẽ vào đền thờ Chúa để dâng những của lễ cảm tạ, ngợi khen, cách đẹp lòng Chúa.2. Niềm vui lớn nhất: Niềm vui lớn nhất đến từ sự hiện diện của Đức Chúa Trời ở giữa dân sự (2:27). Ngài là Đức Chúa Trời của họ và họ sẽ làm dân Ngài, Họ được bước vào mối tương giao sống động, ngọt ngào phước hạnh với Chúa.

Bài 17: NGÀY SAU RỐT : TUÔN ĐỔ THÁNH LINH

2:28-29Bằng các từ “Sau đó”, Giôên hướng đến tương lai xa về sự thăm viếng của Đức Chúa Trời qua sự ban phước và đoán phạt. Chúng ta sẽ học về sự ban phước.

I. LỜI TIÊN TRI VỀ SỰ TUÔN ĐỔ ĐỨC THÁNH LINH 1. Tiên tri lễ Ngũ tuần: Giôên được xem là tiên tri của lễ Ngũ tuần vì ông tiên báo sự tuôn đổ Đức Thánh Linh trong ngày lễ Ngũ tuần. Sự tuôn đổ nầy cũng đã được Giăng Báptít và Chúa Jesus tiên báo (Mat Mt 3:11. LuLc 24:49. Cong Cv 1:4-8).2. Sáu nhóm người được liệt kê: Giôên liệt kê sáu nhóm người sẽ nhận được sự tuôn đổ Đức Thánh Linh. Đó là : Con trai và Con gái các ngươi. Người già cả và bọn trai trẻ. Đầy tớ trai và đầy tớ gái.. Tính chất phổ quát: Điều làm cho người Do Thái ngạc nhiên là tính chất phổ quát của lời tiên tri. Trong thời Cựu Ươc, Đức Chúa Trời thường lựa chọn những người đặc biệt để làm những việc đặc biệt và đổ Thần Ngài lên trên họ. Nhưng lời hứa ở đây dành cho mọi người “trên cả loài xác thịt”( Gio Ge 2:28). Như thế, cả dân ngoại bang cũng nhận được ân phước nầy.. Nguyên tắc không phân biệt: Mọi người đều bằng nhau và đều có thể nhận được sự tuôn đổ Đức Thánh Linh như nhau. Đức Chúa Trời không phân biệt tuổi tác, phái tính, giai cấp xã hội của con dân Ngài.3. Thể hiện sự tuôn đổ Đức Thánh Linh: Giôên cho biết những người đầy dẫy Đức Thánh Linh sẽ nói lời tiên tri (nói Lời Đức Chúa Trời bởi sự mặc khải của Thánh Linh Ngài). Họ cũng sẽ thấy chiêm bao và những khải tượng (nhận được sự mặc khải của Chúa qua giấc mơ hay những sự hiện thấy hoặc nhận thức).. Những điều đó đã có thực hiện trong thời Cựu Ước, nhưng trong thời Tân Ước sẽ thực hiện trên quy mô rộng lớn hơn nhiều vì Chúa muốn tất cả con dân Chúa đều là những chứng nhân cho Ngài.

Page 20: Tieu tien tri( gian luot)

II. SỰ ỨNG NGHIỆM TỪ NGÀY LỄ NGŨ TUẦN 1. Lễ Ngũ tuần: Ngũ tuần có nghĩa là năm mươi. Đó là một kỳ lễ để ăn mừng mùa gặt và kỷ niệm ngày thành lập quốc gia Do Thái tại núi Sinai. Lễ Ngũ tuần còn được gọi là Lễ các tuần, Lễ mùa gặt, hay Ngày hoa quả đầu mùa (XuXh 34:1-35; Dan Ds 28:26).. Chúa Jesus ví Ngài như hạt giống lúa mì chết đi để đem lại mùa gặt (GiGa 12:24). Ngài đã chết trong lễ Vượt qua và 50 ngày sau, Ngài đã ban mùa gặt rộng lớn bằng sự tuôn đổ Đức Thánh Linh trong ngày lễ Ngũ tuần.2. Ngày sau rốt: Phierơ đổi từ “sau đó”thành “trong ngày sau rốt”( Cong Cv 2:17). Ngày sau rốt được định nghĩa là thời gian giữa hai lần đến của Chúa Jesus. Tuy nhiên, thời đại Hội Thánh chỉ thực sự bắt đầu khi Hội Thánh được thành lập trong ngày lễ Ngũ tuần khi 120 tín hữu được đầy dẫy Đức Thánh Linh.

Bài 18: NGÀY SAU RỐT : CƠN ĐẠI NẠN

Gio Ge 2:30-32

I. CƠN ĐẠI NẠN 1. Những sự lạra trong các từng trời: Tiên tri Đaniên cho biết “Lúc đó sẽ có tai nạn, đến nỗi từ khi mới có nước đến kỳ đó cũng chẳng có như vậy bao giờ”( Dan Ds 12:1). Khải huyền cho chúng ta biết những điều đó sẽ xảy ra trong cơn đại nạn.. Mặt trời sẽ đổi ra tối tăm: KhKh 6:12 cho biết có một cơn động đất lớn, Sau đó, mặt trời bèn trở nên tối tăm như túi lông đen. Động đất là điều đang xảy ra thường xuyên hơn trên thế giới hiện nay và núi lửa phun nham thạch với đám mây tro có thể che mất ánh sáng mặt trời.. Mặt trăng trở nên như máu: Người ta tự hỏi không biết có thể có chiến tranh ở mặt trăng không ? Hay là một siêu cường nào đó có thể dùng mặt trăng làm nơi phóng đi những vũ khí hạt nhân chăng ? Hay những rối loạn bầu khí quyển do những thảm họ trên đất sẽ khiến mặt trăng có màu đỏ như máu ?2. Những sự lạ ở dưới đất: . Máu và lửa: Thường tượng trưng cho chết chóc và chiến tranh hủy diệt. Đây là điều không bao giờ dứt trên trái đất, nhất là trong thời đại cuối cùng, còn gọi là thời đại Hội Thánh.. Luồng khói:Nhiều nầy nhắc cho chúng ta nhớ những cuộn khói hình nấm sau các vụ nổ hạt nhân. 18:9-10 mô tả sự hủy diệt Babylôn chỉ trong một giờ, khiến người ta nghĩ đến cảnh hủy diệt do bom nguyên tử với các chất thải phóng xạ ?

Page 21: Tieu tien tri( gian luot)

II. NHỮNG NGƯỜI ĐƯỢC CỨU 1. Người cầu khẩn Danh Chúa: Dân Do Thái đã chịu cơn đoán phạt năm 70 SC vì họ đã chối bỏ Đấng Christ, đóng đinh Ngài và bắt bớ các tín đồ của Ngài.. Tuy nhiên, trong cơn đại nạn, họ được Chúa ban cho cơ hội để ăn năn, kêu cầu Danh Chúa để được cứu. Thời đại Dân ngoại hay thời đại Hội Thánh đã được chấm dứt khi Hội Thánh được cất lên không trung mà gặp Chúa, thì thời đại dân Do Thái lại được tiếp tục, chiếc đồng hồ dân Do Thái lại tiếp tục chạy cho hết tuần lễ cuối cùng, tuần lễ thứ 70.2. Người Đức Giêhôva kêu gọi: Dân Do Thái chối bỏ Chúa, nhưng Chúa không bỏ họ. Ngài vẫn chọn lựa và kêu gọi hoê ăn năn quay về với Ngài.. Như thế, cơn đại nạn kinh khiếp cũng như nạn dịch cào cào đã được xảy ra, là để đưa con dân Chúa trở về với Chúa để được thương xót.. Hội Thánh Tin Lành Việt Nam tin rằng thời gian đại nạn kéo dài trong vòng bảy năm. Tuy nhiên thiên đàng phước hạnh sẽ kéo dài đến đời đời.

Bài 19: NGÀY SAU RỐT : ĐOÁN XÉT và THIÊN HY NIÊN

I. SỰ ĐOÁN PHẠT CÁC NƯỚC 1. Dân Ysơraên kêu cầu cùng Chúa: Vào lúc tận cùng cơn đại nạn sẽ có trận chiến Hạtmaghêđôn. Giôên cho biết dân các nước sửa soạn chiến trận, toàn bộ phương thức sản xuất đều hướng đến chiến tranh (Gio Ge 3:9-10).. Khi dân sự đối diện với sự hủy diệt, họ sẽ kêu cầuĐấng Mếtsia giải cứu họ. Tiên tri Ôsê đã chép: “Trong cơn khốn nạn, chúng nó sẽ cố tìmTa (OsHs 5:15). Giôên chép lời dân sự: “Xin khiến những người mạnh mẽ của Ngài xuống đó”( Gio Ge 3:11). Êsai mong ước: “Ôi ước gì Ngài xé ráchcác từng trời và ngựxuống”( EsIs 64:1).2. Sự tái lâm của Chúa: Ôsê khẳng định Chúa sẽ đến để giải cứudân Ngài: “Sự hiện ra của Ngài là chắc chắnnhư sự hiện ra của mặt trời sớm mai”( OsHs 6:3).. Chúa Jesus sẽ trở lạivới hết thảy thiên sứ và Hội Thánh vinh hiển của Ngài. Anti Christ sẽ bị hủy diệtbởi sự vinh hiển của sự tái lâm của Chúa (IITe 2Tx 2:8).. Chúa Jesus sẽ đoán xétcác dân tộc tại trũng Giôsaphát (Giêhôva là Đấng Đoán xét). Họ sẽ bị đoán xét trên cơ sở cách họ đối xửvới dân sự Chúa (cả Ysơraên lẫn Hội Thánh suốt mọi thời đại. Mat Mt 25:31-46).. Giôên đặc biệt nói đến sự đoán phạttrên Tyrơ, Siđôn, Philitin (Gio Ge 3:4-8), Êdíptô và Êđôm (3:19) vì cớ sự hung áccủa họ đối cùng dân Ysơraên.

II. THIÊN HY NIÊN 1. Lời hứa phước lành cho Giuđa: Giôên kết thúc sứ điệp với những ơn

Page 22: Tieu tien tri( gian luot)

phướclớn lao được hứa cho dân Chúa:. Đức Giêhôva là nơi ẩn náu, là đồn lũy cho dân Ngài (3:16).. Đức Giêhôva sẽ ở tạiSiôn làm Đức Chúa Trời của dân Ngài (3:17a).. Giêrusalem sẽ là thánhvà không bị xâm lăng nữa (3:17b).. Đất Ysơraên sẽ được tưới tắm và rất màu mở(3:18).. Dân Giuđa sẽ cư trú tại đó mãi mãi (3:20).. Chúa sẽ tha thứmọi tội lỗi của dân Giuđa (3:21).2. Thiên hy niên: Thiên hy niên là thời gian 1. 000năm bình an trên đất, xảy ra sau7 năm đại nạn, trận Hatmaghêđôn và sự tái lâm của Chúa.. Êxêchiên cũng mô tả giòng sôngmà 3:18 có nhắc đến. Giòng sông ra từ bàn thờ của đền thờ được xây lại, đem sự sống đến cho đất và cất đi sự ô nhục của biển (Exe Ed 47:1-12).. Sách Giôên bắt đầu với sự hủy diệtvà buồn rầu, nhưng kết thúc với sự đăỉcthắngvẻ vang : Đức Giêhôva ngự tại Siôn, Ysơraên và nhiều dân tộc sẽ được cứu.

Bài 20: ĐỨC CHÚA TRỜI qua Sách GIÔÊN

ĐỨC CHÚA TRỜI

ĐƯỢC MẶC KHẢI QUA CÁC TIỂU TIÊN TRI

Tiên Tri GIÔÊN

1. Niên đại gần đúng

Năm 830TC ? (Mô

Page 23: Tieu tien tri( gian luot)

tả cào cào. Amốttrích dẫn Giôên. Tân Ướckể

Page 24: Tieu tien tri( gian luot)

Giôên chung với các tiên tri đầu tiên).

2. Sứ điệp dành cho V

Page 25: Tieu tien tri( gian luot)

ương quốc Giuđaở phía Nam.

NHỮNG ĐẶC ĐIỂM về ĐỨC CHÚA TRỜI

1. Đấng Cai TrịTối Cao Gio Ge 3:2 Nhóm các nước lại

2. Phán xétcác dân tộc 3:4, 19 Tyrơ, Siđôn, Philitin, Êdíptô, Êđôm

3. Kiểm soátthiên nhiên 3:19-23 Dịch cào cào. Khôi phục xứ Giuđa

4. Thương xót, yêu thương 2:13 “Nhơn từ, hay thương xót, chậm giận, giàu ơn, đổi ý về tai vạ”

5. Cảnh cáo tội nhân 1:1-2:11 Kêu gọi mọi người ăn năn

6. Hình phạttội lỗi 2:1-11 Dịch cào cào. Ngày Đức Giêhôva

Page 26: Tieu tien tri( gian luot)

7. Thánh khiết, công bình 3:17 Đức Chúa Trời ở tại Siôn là núi thánh

8. Tha thứtội nhân ăn năn 3:21 Tha thứ, tẩy sạch

9. Ban phước cho dân sự 2:1-3:21

Phước thuộc thể: Mưa, mùa màng

Phước tinh thần: Không còn bị sỉ nhục

Phước thuộc linh: Vui mừng trong Chúa

10. Ở vớidân sự 2:27 Đức Giêhôva ở giữa Ysơraên

11. Kêu gọi, chỉ dẫn 1:1-2:11 Chỉ dẫn các thầy tế lễ việc phải làm

12. Đấng Tạo hóa 1:15 Đấng Toàn Năng

13. Đấng Toàn Tri 3:2-7 Ngài thấy, biết mọi tội lỗi con người

14. Nhậm lờicầu nguyện 2:17-20 Giải cứu dân sự khỏi mọi tai họa

15. Muốn cứu vớt 2:32 Ai cầu khẩn Danh Chúa sẽ được cứu

16. Ban Đức Thánh Linh 2:28-29 Tuôn đổ Đức Thánh Linh trên mọi người

17. Mặc khải 1:1 Ban lời tiên tri, ban khải tượng

18. Chúa tái lâm 3:11 Đến cùng với người mạnh mẽ Ngài

19. Sự Phán xét 3:12 Phán xét các dân tại trũng Giôsaphát

20. Chúa Cai trị 3:16 Làm vang tiếng, ban phước

21. Liên hệ với dân Chúa 3:16Nơi ẩn náu cho dân Ngài

Đồn lũycho con cái Ngài

Bài 21: GIỚI THIỆU SÁCH GIÔNA

I. TRƯỚC GIẢ VÀ NIÊN ĐẠI 1. Trước giả: Giôna có lẽ là ngươi được biết đến nhiều nhất trong các tiểu tiên tri, là đề tài được tranh luận nhiều nhất.. “Giôna”có nghĩa là chim bồ câu, nhưng Giôna không hành động như chim bồ câu.. Giôna được giới thiệu là con trai của Amitai. Ông là người ở thành Gát-hêphe, tức là thành Cana trong thời Tân Ước, gần thành Naxarét xứ Galilê của Chúa Jesus.

Page 27: Tieu tien tri( gian luot)

2. Niên đại: Những người xem sách Giôna là chuyện thần thoại hoặc chuyện ngụ ngôn, mô tả cảnh khốn khổ của dân Giuđa trong và sau thời lưu đày, cho rằng niên đại của sách Giôna là 400 TC.. Dựa vào IIVua 2V 14:23-25, đa số học giả cho rằng Giôna, con trai Amitai là tiên tri của vương quốc Ysơraên, dưới triều vua Giêrôbôam II (792-753). Có lẽ ông bắt đầu chức vụ lúc Êlisê sắp kết thúc chức vụ. Như thế, niên đại được chấp nhận là năm 780 TC.3. Bối cảnh lịch sử: Vương quốc Ysơraên rất thịnh vượng dưới triều vua Giêrôbôam II. Cũng như Êlisê, Giôna rất yêu nước và rất gần gũi với nhà vua. Ông đã nói tiên tri với Giêrôbôam về sự thành công trong trận chiến với dân Syri, và điều nầy đã được ứng nghiệm.. Trong lúc ấy Asyri đang giành được quyền lực với tư cách là một đế quốc, nổi tiếng về sự tàn ác. Chẳng hạn: Một số vua bị Asyri bắt làm phu tù đã bị nhốt trong lồng sắt hẹp đến nổi họ không thể đứng hay nằm được. Nhiều tù binh bị chặt mỗi ngày một chi để kéo dài sự đau đớn. Vì thế, dân Ysơraên vừa khinh bỉ, vừa thù ghét dân Asyri. Chúng ta không ngạc nhiên khi thấy Giôna trông chờ để thấy ngày Ninive, thủ đô của Asyri bị sụp đổ.

II. AI VIẾT SÁCH GIÔNA ? Một số người cho rằng Giôna không phải là trước giả vì hai lý do :1. Người Do Thái không có tinh thần truyền giáo: Mặc dầu người Do Thái và nhất là Giôna không có tinh thần truyền giáo, nhưng Đức Chúa Trời thì có. Ngài đã chọn Ápraham để “các chi tộc nơi thế gian sẽ nhờ ngươi mà được phước”( SaSt 12:3).2. Giôna không thể trình bày chính mình tồi tệ như thế: Thật ra,, Giôna không phải là người duy nhất nói thật về chính mình. Phao Lô cũng đã nói về mình như thế.. Tuy nhiên, trước giả Kinh Thánh không nhằm mục đích đề cao mình. Họ chỉ viết dưới sự soi dẫn của Đức Thánh Linh để bày tỏ lẽ thật ích lợi cho dân Chúa (ICo1Cr 10:11). Và Chúa đã dùng một con người bất toàn như Giôna thì Ngài cũng có thể dùng chúng ta trong chương trình của Ngài.

Bài 22: TÍNH ĐỘC ĐÁO VÀ SỨ ĐIỆP GIÔNA

I. VĂN THUẬT CHUYỆN 1. Văn thuật chuyện: Điểm khác biệt giữa sách Giôna với các tiểu tiên tri khác là lối văn thuật chuyện của nó. Nó chứa đựng nhiều lẽ thật quan trọng mà ngày nay chúng ta vẫn có thể áp dụng.. Lẽ thật Đức Chúa Trời vô sở bất tại được nhắc đến đầu tiên. Đúng như điều Đavít đã nói trong Thi Tv 139:7-12 “ở tại cuối cùng biển”.. Lẽ thật Đức Chúa Trời là Đấng Chủ tể trên cả lịch sử các nước, trên thiên

Page 28: Tieu tien tri( gian luot)

nhiên, trên tôi con của Ngài cũng được bày tỏ để dâng sự vinh hiển cho Đức Chúa Trời.2. Câu chuyện lịch sử: Phần ký thuật trong IIVua 2V 14:1-29 khẳng định Giôna là một tiên tri thật của Ysơraên. Chính Chúa Jesus khẳng định tính xác thực của câu chuyện Giôna (Mat Mt 12:39-40).

II. NHẤN MẠNH ĐẾN NGƯỜI TRUYỀN GIÁO 1. Đặc điểm của Giôna: Giôna nổi tiếng là nhà truyền giáo hải ngoại bất đắc dĩ vì đầy thành kiến chủng tộc và cay đắng với dân tộc mà Chúa sai ông đi đến.. Giôna cũng là một con người cứng cỏi, nổi loạn vì chỉ nghĩ đến chính mình.. Giôna có lẽ là một nhà lãnh đạo tôn giáo có thế lực tại Ysơraên. Nhưng ông hoàn toàn thiếu tình yêu và lòng thương xót nên ông chỉ thích hợp cho sự công bố sứ điệp đoán phạt đối với tội lỗi con người.2. Bài học về nhà truyền giáo :Qua câu chuyện Giôna, chúng ta có thể thấy ngay tình yêu của Đức Chúa Trời và sự quan tâm của Ngài đối với các nhu cầu của họ.. Như thế, sự cứu rỗi không chỉ dành riêng cho người Do Thái. Mãi lâu về sau, Phierơ mới nhận biết chân lý nầy (Cong Cv 10:34-35).

III. LỜI TIÊN TRI CÓ ĐIỀU KIỆN 1. Lời tiên tri có điều kiện: Giôna công bố rằng 40 ngày nữa, Ninive sẽ bị đổ xuống. Nhưng lời tiên tri đã không ứng nghiệm vì dân thành Ninive đã ăn năn.2. Bí quyết vâng lời Chúa: Đây là nguyên tắc quyền Chủ Tể của Đức Chúa Trời trong Gie Gr 18:7-10. Đức Chúa Trời sẽ không giáng họa hoặc ban phước theo điều đã định tùy theo sự đáp ứng của con người trước Lời của Ngài. Vì thế, sự vâng lời Chúa là điều thiết yếu cho sự an lành của cá nhân hay xã hội.

IV. CÔNG VIỆC CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI TRONG THIÊN NHIÊN 1. Phép lạ: Là các sự kiện không thể có trong thiên nhiên. Như việc Giôna an toàn trong bụng cá ba ngày và sau đó được cá nhả ra để thi hành chức vụ.2. Công việc Đức Chúa Trời trong thiên nhiên: Những sự kiện tự nhiên nhưng được Đức Chúa Trời cho xảy ra vào một thời điểm đặc biệt vì một lý do cụ thể. Như việc Ngài khiến trận gió lớn nổi lên, khiến cá nuốt Giôna khi ông bị ném xuống biển.

Bài 23: TRỐN KHỎI ĐỨC GIÊHÔVA !

Gion Gn 1:1-7

Page 29: Tieu tien tri( gian luot)

I. CHÚA SAI PHÁI GIÔNA 1. Đức Giêhôva phán: Giôna biết rất rõ điều Chúa muốn ông làm, vì ông nhận sứ điệp trực tiếp từ nơi chính Chúa, và ông nghe rất rõ tiếng Ngài.2. Sứ điệp: Chúa bảo Giôna chổi dậy, đi đến thành lớn Ninive để kêu la nghịch cùng nó, vì tội ác nó đã lên thấu trước mặt Chúa. Ninive là thủ đô của đế quốc Asyri, kẻ thù truyền kiếp của Ysơraên.. Sứ điệp bày tỏ Chúa đúng là Đấng Đoán xét toàn thế gian (SaSt 18:25). Ngài cho phép Asyri loạn nghịch trong một thời gian, nhưng bây giờ, ngày tính sổ đã đến. Chúa sai Giôna làm sứ giả của Ngài để công bố đoán phạt.

II. GIÔNA CHẠY TRỐN 1. Ý nghĩa sự chạy trốn: Có lẽ Giôna không nghĩ rằng Chúa bị giới hạn trong xứ Paléttin, vì ông xưng Chúa là Đấng trên trời, Đấng dựng nên biển và đất khô (Gion Gn 1:9). Tuy nhiên, chạy trốn khỏi Chúa, Giôna muốn tuyên bố mình độc lập với Chúa, tự chọn lấy số phận riêng cho mình, và ông không muốn vâng lời Ngài.. Chạy trốn khỏi Chúa, Giôna cũng đang từ bỏ sự hiện diện vinh hiển của Chúa với sự bảo vệ, ban phước và ban năng quyền của Ngài trên ông.2. Con đường đi xuống: Thay vì đi về hướng đông để đến Ninive, Giôna đã đi về hướng tây để đến nơi xa nhất có thể đến là Tarêsi thuộc Tây Ban Nha.. Giôna đi xuống Giaphô (Joppa), kế đến xuống tàu, và sau đó xuống dưới lòng tàu. Tuy nhiên con đường đi xuống của ông chưa chấm dứt: Ông còn xuống biển, xuống đáy biển và xuống tận đến âm phủ (2:3).. Tiên tri Giôna đã đi xuống khỏi địa vị tiên tri đến một kẻ trốn chạy, một kẻ ngủ mê (1:6) không hề hay biết hiểm nguy của mình và người xung quanh, và cuối cùng là một tội nhân bị phát hiện nhờ bắt thăm (1:7). Ngày nay có biết bao nhiêu nỗi hoạn nạn của thế giới là do con dân Chúa chạy trốn khỏi Đại Mạng lệnh Chúa truyền cho mình !. Đáng lẽ tiên tri của Đức Chúa Trời phải là người hướng dẫn người khác cầu nguyện, thì Giôna lại được một người ngoại đạo khuyên ông cầu nguyện. Kinh Thánh không có lời nào cho biết Giôna đã cầu nguyện hay xưng tội cùng Chúa với lòng ăn năn, mãi cho đến khi ông bị buộc phải khai tội lỗi mình ra !. Giôna từ bỏ Chúa nhưng Chúa không từ bỏ ông. Ngài đã sai một trận gió lớn để đuổi theo ông. Có thể xem điều nầy là một sự sửa dạy cho tội bất tuân lệnh Chúa của Giôna. Nhưng đối với con dân Chúa thì sự sửa phạt chỉ nhằm mục đích bày tỏ tình yêu của Chúa để xây họ trở lại con đường vâng phục để được phước.

Bài 24: CAN ĐẢM HAY NỔI LOẠN ?

Page 30: Tieu tien tri( gian luot)

1:8-16

I. NHÀ TRUYỀN GIÁO HẢI NGOẠI BẤT ĐẮC DĨ 1. Lời thú tội của tiên tri Đức Chúa Trời: Khi thăm trúng nhằm Giôna (bởi sự cho phép của Đức Chúa Trời), mọi người trên thuyền hiệp lại để chất vấn Giôna.. Giôna tự giới thiệu mình là người Hêbơrơ kính sợ Đức Giêhôva ! Thật đáng hổ thẹn khi xưng mình là Cơ Đốc nhân, lại cũng là nguyên nhân của mọi nan đề !. Giôna giới thiệu Đức Giêhôva là Đức Chúa Trời ở trên trời, là Đấng Tạo hóa đã dựng nên biển và đất khô, nghĩa là Đấng đang tể trị trời đất và biển cả. Nhưng Giôna lại không chịu vâng phục quyền tể trị của Ngài, không muốn vâng lời Ngài, không muốn ra mắt Ngài !2. Lời giải thích về tai họa: Giôna đành phải thú tội bất tuân của mình và giải thích rằng tai họa đang xảy đến là hình phạt Chúa dành cho kẻ bất trung. Ông bảo với những người trên tàu rằng: Vì cớ ta mà các anh gặp phải trận bão lớn nầy (1:12).

II. GIẢI PHÁP CHO NAN ĐỀ 1. Lời đề nghị của Giôna: Giôna đã can đảm đề nghị những người trên tàu ném ông xuống biển, với lòng tin quyết mạnh mẽ rằng họ sẽ được giải thoát khỏi tai họa.. Dường như đây là lần duy nhất Giôna bày tỏ tình thương, lòng quan tâm đến những người ngoại bang xa lạ, sẵn sàng hy sinh để cứu mạng cho họ ! Dù sao đi nữa thì chúng ta cũng phải khâm phục sự can đảm của Giôna dám làm dám chịu.2. Ăn năn hay nổi loạn?: Giôna biết rất rõ rằng Đức Chúa Trời là “Đấng Nhơn từ, thương xót, chậm giận, giàu ơn”( 4:2), rằng Ngài sẽ không giáng tai họa cho những người biết ăn năn. Đây chính là lý do vì sao ông không muốn đi Ninive.. Vấn đề đặt ra là tại sao Giôna không cầu xin Chúa thương xót tha thứ cho ông và giải cứu đoàn tàu, mà lại đề nghị người ta quăng mình xuống biển ? Có người giải thích rằng Giôna nghĩ rằng tội lỗi mình quá nặng không thể được tha thứ . Tuy nhiên, tội lỗi của Ninive còn nặng hơn. Vì thế, rõ ràng Giôna thà chết chứ không muốn vâng lời Chúa đi Ninive. Thật là một sự nổi loạn vô cùng nguy hiểm !

III. KẾT QUẢ TỐT ĐẸP 1. Người ngoại bang kêu cầu Đức Giêhôva: Trong nhận thức Đức Giêhôva là Đức Chúa Trời đang tể trị (1:14b), họ cầu xin Chúa đừng đổ tội cho họ vì chính Giôna đề nghị chứ họ không chủ động ném Giôna xuống biển.

Page 31: Tieu tien tri( gian luot)

2. Biển yên lặng ngay: Sau khi cố gắng chèo chống không nổi, họ mới ném Giôna xuống biển. Lập tức sự giận dữ của biển yên lặng ngay.3. Họ dâng của lễ và hứa nguyện cùng Chúa: Họ bày tỏ sự kính sợ Chúa, dâng của lễ (zebach: sinh tế) và hứa nguyện vâng phục Ngài. Đức Chúa Trời đã biến sự thất bại của Giôna trở nên phép lạ đưa nhiều người vào sự cứu rỗi.

Bài 25: TRONG BỤNG CÁ

2:1-2

I. ĐỨC CHÚA TRỜI SẮM SẴN 1. Giôna thất vọng: Có lẽ Giôna tưởng rằng mọi sự đã được kết thúc và ông không còn một chút hy vọng nào. Có lẽ ông có thể tự an ủi mình rằng mình đã chết như một nhà ái quốc, một người can đảm, rằng ông đã nói được về Chúa cho một số người, dù ông đang phải tự trả giá về tội mình.2. Đức Chúa Trời không quên: Giôna đã từ chối sự hiện diện của Đức Chúa Trời, từ chối vâng phục chương trình của Ngài để rồi phải nhận lấy hình phạt dành cho kẻ bất trung. Nhưng Đức Chúa Trời không quên Giôna. Ngài vẫn có chương trình kỳ diệu cho Giôna.3. Đức Chúa Trời sắm sẵn một con cá lớn: Một số người vô tín thường chế nhạo từng trải Giôna trong bụng cá. Tuy nhiên, chúng ta cần nhớ ba điều về sự kiện nầy:a. Kinh Thánh không gọi đây là cá voi, mà chỉ dùng chữ “dag”trong tiếng Hêbơrơ là một con cá lớn, có thể nuốt chửng Giôna. Đức Chúa Trời có đủ quyền năng để chỉ định con cá phải đến đúng lúc Giôna bị ném xuống biển.b. Đức Chúa Trời có đủ quyền năng để gìn giữ Giôna ngay cả bên trong bụng con cá voi. Người ta kể lại rằng một thủy thủ đã bị một cá nhà táng gần đảo Falkland nuốt chửng, ba ngày sau đó anh được cứu thoát và sống mạnh khỏe. Một ngư phủ bị cá voi nuốt nhưng được cứu sống dù da anh ta trông như da thuộc do tác hại của dịch tiêu hóa trong bụng cá.c. Nếu Giôna đã chết trong bụng cá thì Đức Chúa Trời vẫn có đủ quyền năng để cứu sống ông, đem ông lên “từ vực sâu”. Từng trải của Giôna tượng trưng cho sự chết, sự chôn và sự sống lại của Chúa Cứu Thế Jesus (Mat Mt 12:40).

II. GIÔNA CẦU NGUYỆN 1. Cầu nguyện: Gion Gn 2:2 dùng từ “palal”nghĩa là cầu nguyện thường xuyên và xét mình. Nếu chúng ta có thói quen cầu nguyện và xét mình thì khi hoạn nạn đến, chúng ta sẽ không bối rối. Có lẽ Giôna đã cầu nguyện không ngừng từ lúc bị cá nuốt và chắc hẳn ông đã có thì giờ để chỉ tự xét mình, ăn năn và kêu cầu cùng Chúa.

Page 32: Tieu tien tri( gian luot)

2. Lý do: Giôna đã không cầu nguyện lúc còn ở trên thuyền, nhưng khi bị nuốt vào bụng cá, ông mới cầu nguyện. Không phải chỉ vì thấy mình sắp chết nên ông sám hối, cầu xin Chúa tha thứ.. Giôna cố tìm cách trốn khỏi mặt Chúa, nhưng bây giờ, ông mới thấy sự kinh khiếp của một người bị đuổi khỏi sự hiện diện của Chúa đời đời. Đây chính là lý do vì sao Giôna mở miệng kêu cầu cùng Chúa.

Bài 26: CẦU NGUYỆN VÀ CA NGỢI CHÚA

Gion Gn 2:3-11

I. KÊU CẦU VÀ ĐÁP LỜI 1. Giôna kêu cầu Chúa: Chính vào lúc sự sống dường như đang tắt dần, Giôna mới nhớ đến Chúa cùng ân điển Ngài dành cho những người tin cậy Ngài!. Giôna đã từng chạy trốn khỏi Chúa, bây giờ ông mong ước chạy về với Ngài. Có lúc Đức Chúa Trời phải đưa con dân Ngài vào các nơi sâu thấp nhất để họ lấy lại đức tin sống động !2. Chúa đã đáp lời: Trong Thi Tv 31:22, Đavít nói rằng trong cơn bối rối, ông nghĩ rằng mình đã bị truất khỏi mặt Chúa, nhưng khi ông kêu cầu cùng Chúa, Chúa bèn nghe lời cầu xin của ông. Lời nầy chắc hẳn đã khích lệ Giôna và ông đã kinh nghiệm điều ấy khi từ trong bụng âm phủ ông kêu cầu cùng Chúa (Gion Gn 2:3).

II. XÁC NHẬN TÌNH TRẠNG CỦA MÌNH 1. Tình trạng trước khi kêu cầu: Giôna nhận biết bàn tay của Đức Chúa Trời trên đời sống của ông: Vì ông muốn trốn chạy khỏi Chúa, Chúa đã quăng ông khỏi sự hiện diện của Ngài (2:5), khiến ông rơi vào bụng âm phủ, vào vực sâu, nơi đáy biển (2:4), khiến các lượn sóng và ba đào vây phủ ông, rong rêu vấn vít đầu ông (2:6), ông đã xuống đến chỗ thấp nhất (2:7a).2. Tình trạng khi kêu cầu: Lúc ấy, linh hồn Giôna mòn mõi và ông bắt đầu nhớ đến Đức Giêhôva! (2:8) Con đường ý riêng đã khiến ông quên bỏ Đức Chúa Trời. Mãi cho đến khi đối diện với sự sửa phạt, Giôna mới nhận biết Đức Giêhôva.. Lúc bấy giờ Giôna mới nhìn lên đền thánh của Chúa (2:5). Con đường ý riêng đã khiến ông cúi mặt, lầm lũi đi xuống. Nay ông mới ngước mắt lên nhìn xem Chúa.3. Khám phá của Giôna: Giôna xưng Chúa là Giêhôva Đức Chúa Trời tôi. Nghĩa là Chúa là Đấng Tạo hóa cầm quyền tối cao cũng là Đức Chúa Trời của chính ông. Ngài là Chủ của ông. Ngài không quên ông như ông đã quên Ngài. Ngài đã nghe tiếng ông, đáp lời ông (2:3). Ngài đã giải cứu mạng sống

Page 33: Tieu tien tri( gian luot)

ông khỏi hầm hố (2:7b).. Giôna cũng khám phá một Đức Chúa Trời đầy lòng thương xót. Tuy nhiên, nếu ai chăm sự hư không giả dối, miệt mài đi theo ý riêng sẽ đánh mất phước hạnh của lòng thương xót của Chúa (2:9).

III. HỨA NGUYỆN 1. Tôi sẽ dâng của lễ: Môi miệng Giôna không còn nói lời lằm bằm oán trách mà sẽ được dùng để cảm tạ Chúa vì sự thương xót của Chúa trên ông. Đây là một của lễ đẹp lòng Chúa, bày tỏ sự nhận biết và thuận phục chương trình của Chúa.2. Tôi sẽ trả sự tôi đã hứa nguyện: Chúa không bắt Giôna hứa nguyện, nhưng tấm lòng biết ơn Chúa sẽ bật lên lời hứa nguyện tận hiến để sống cho Chúa.

Bài 27: CƠ HỘI THỨ HAI

Gion Gn 3:1-10

I. VÂNG THEO TIẾNG GỌI CỦA CHÚA 1. Trở lại đất liền: Con cá đã vâng lời Chúa, nhả Giôna trên đất khô. Truyền khẩu cho rằng Giôna đã lên bờ tại vùng Alexandretta phía bắc Antiốt xứ Syri. Sử gia Josephus lại cho rằng Giôna được lên bờ vùng Hắc Hải ?2. Nghe tiếng Chúa gọi lần thứ hai: Một số người khước từ sự kêu gọi của Chúa đã không bao giờ có cơ hội thứ hai, nhưng Giôna đã ở trong số ít người được còn cơ hội thứ hai. Chúa dặn ông đi đến đúng nơi Ngài đã sai và phải nói đúng lời Chúa đã truyền dạy cho ông.3. Vâng lời: Giôna vâng lời Chúa, chờ dậy và đi đến thành Ninive y theo lệnh Chúa đã truyền. Ông cũng vâng lời Chúa mà rao giảng đúng sứ điệp Chúa ban: “Còn 40 ngày nữa, Ninive sẽ đổ xuống”.. Ninive là một thành phố rất lớn với khoảng 600. 000 dân. Khảo cổ học cho biết chu vi của thành Ninive là 96 km (Diodorus Siculus và Layard). Vì thế, muốn đi hết thành phố, Giôna phải mất ba ngày (3:2).

II. ĐÁP ỨNG CỦA THÀNH NINIVE 1. Đáp ứng ngay lập tức: Thật đáng ngạc nhiên vì thành phố gian ác đến nổi bị Chúa sửa sọan đoán phạt lại sẵn sàng đáp ứng sứ điệp của Giôna ngay trong ngày đầu tiên. Một số người giải thích rằng tin tức phép lạ Giôna đã được loan truyền, khiến họ không dám chống cự Đức Chúa Trời của Giôna. Tuy nhiên, chắc hẳn Đấng đã sai Giôna đến cảnh cáo họ cũng chính là Đấng mở lòng họ để tin và ăn năn.2. Toàn quốc ăn năn: Dân thành Ninive tin Đức Chúa Trời (3:5). Chữ “tin”ở đây cũng chính là chữ “tin”trong SaSt 15:6: Ápraham tin Đức Giêhôva. Mọi

Page 34: Tieu tien tri( gian luot)

người từ lớn chí nhỏ đều kiêng ăn, mặc bao gai và ngay cả vua Ninive cũng đứng dậy khỏi ngai, lột áo bào ra, quấn bao gai và ngồi trong tro.

III. LỆNH TRUYỀN CỦA VUA NINIVE 1. Kêu gọi kiêng ăn: Vua ra lệnh cho mọi người luôn cả súc vật đều phải kiêng ăn và mặc bao gai. Họ phải thấy rõ tình trạng kinh khiếp mình đang phải đối diện, khiến họ phải dẹp qua một bên ngay cả những nhu cầu thiết thực nhất.2. Kêu gọi kêu cầu cùng Chúa: Vua ra lệnh cho mọi người phải ra sức kêu cầu cùng Đức Chúa Trời. Vua cũng nhận định đúng đắn về đặc tính của người kêu cầu cùng Chúa. Đó là phải dứt khoát lìa bỏ tội lỗi.3. Bày tỏ lòng tin cậy Chúa: Vua thành Ninive bày tỏ lòng tin rằng Chúa nhơn từ, đầy lòng thương xót sẽ từ bỏ cơn thạnh nộ của Ngài khi thấy họ hết lòng ăn năn và Ngài sẽ cho họ được thoát khỏi đoán phạt, được thoát chết.4. kết quả: Đúng như vậy ! Chúa đã tha thứ cho những người hết lòng ăn năn.

Bài 28: NGƯƠI GIẬN CÓ NÊN KHÔNG ?

Gion Gn 4:1-11

I. GIÔNA NỔI GIẬN VỀ DÂN NINIVE 1. Giôna rất không đẹp lòng và giận dữ: Giôna đã kinh nghiệm sự thương xót của Đức Chúa Trời trên đời sống mình, nhưng lại không muốn thấy dân thành Ninive được Chúa thương xót! Ông giận dữ khi thấy Chúa đối xử với họ như Ngài đã đối xử với ông! Ông đã nổi giận với Đức Chúa Trời !2. Giôna giải thích lý do chạy trốn: Giôna nhận biết Chúa nhân từ, thương xót, chậm giận, giàu ơn, đổi ý không xuống tai họa cho người ăn năn, nên ông đã chống lại mạng lệnh của Chúa mà trốn qua Tarêsi. Ông không muốn dân thành Ninive được cứu! Tinh thần kiêu ngạo, bè phái, ích kỷ, thiếu tình yêu thể hiện rõ nét ở đây: Giôna nghĩ rằng Đức Chúa Trời là của dân Giuđa. Vì vậy, Ngài không nên bày tỏ lòng thương xót đối với các dân tộc thờ tà thần, nhất là đối với những kẻ thù của dân Giuđa như đế quốc Asyri gian ác.3. Về phần tôi, chết còn hơn sống: Giôna lo cho tiếng tăm của mình là một nhà tiên tri và sự ứng nghiệm của lời tiên tri hơn là lo cho mạng sống của con người (PhuDnl 18:22). Giôna thà chết hơn là trở về với dân tộc mình như một vị cứu tinh của đế quốc Asyri, kẻ thù dân tộc ông!II. GIÔNA NỔI GIẬN VỀ DÂY DƯA1. Đức Giêhôva sắm sẵn: Chúa đã sắm sẵn trận bão và con cá lớn để đưa Giôna quay về với Chúa, với sứ mạng Chúa giao. Nay Chúa lại tiếp tục sắm sẵn một dây dưa, một con sâu và một trận gió nóng để dạy Giôna biết rõ

Page 35: Tieu tien tri( gian luot)

Chúa cũng như biết rõ sai lầm của ông.2. Ngươi giận có nên không? Hai lần Chúa hỏi Giôna câu nầy. Có bao giờ chúng ta oán trách Chúa về những điều Ngài làm hoặc cho phép người khác làm trên đời sống chúng ta không ? Giôna biện luận rằng mình có quyền nổi giận và giận cho đến chết !3. Lời Chúa dạy: Chúa cho Giôna thấy về các giá trị của lòng thương xót : Giôna coi trọng dây dưa mà mình không trồng, cũng như tiếng tăm và sự dễ chịu của mình hơn là sinh mạng của 120. 000 trẻ em vô tội chưa phân biệt phải trái, cùng cha mẹ chúng là những ngươi đang hết lòng ăn năn, kêu cầu cùng Chúa. . . là những con người do Chúa tạo dựng, chăm sóc, dạy dỗ. . . thì thật không xứng hợp.. Giôna chỉ quan tâm đến chính mình, còn Chúa quan tâm hàng trăm ngàn con người cần được cứu. Chúng ta có đang quan tâm đến những gì ảnh hưởng đến chính mình, dù nó không có giá trị gì, mà dững dưng với những nhu cầu cấp thiết của biết bao anh em đồng bào mình cần được cứu rỗi chăng ? Tiếng tăm, phúc lợi của chúng ta và ý muốn của Đức Chúa Trời thì điều nào quan trọng hơn ?

Bài 29: ĐỨC CHÚA TRỜI QUA SÁCH GIÔNA

ĐỨC CHÚA TRỜI

ĐƯỢC MẶC KHẢI QUA CÁC TIỂU TIÊN TRI

Tiên Tri GIÔNA ( chim bồ câu )

1.Niên đại gần đúng

. Năm 780 TC :

Page 37: Tieu tien tri( gian luot)

792-753 T).

. Năm 400 TC: Chuyện thần thoạ

Page 38: Tieu tien tri( gian luot)

i, ngụ ngôn.

2.Sứ điệp dành cho

Thành Ninive thuộc đế quốc A

Page 39: Tieu tien tri( gian luot)

syri.

NHỮNG ĐẶC ĐIỂM VỀ ĐỨC CHÚA TRỜI

1.Đấng cai trị tối cao Trên Asyri ( Ninive ). Hãy kêu la nghịch cùng nó vì tội ác chúng nó đã lên trước mặt Ta (Gion Gn 1:2).

2.Đấng phán xét các dân Còn bốn mươi ngày nữa, Ninive sẽ đổ xuống (3:4).

3.Kiểm soát thiên nhiên

Đức Giêhôva khiến gió lớn thổi trên biển (1:4).

Đức Giêhôva sắm sẵn một con cá lớn (2:1)

Đức Giêhôva sắm sẵn một dây dưa (4:6).

Đức Chúa Trời sắm một con sâu (4:7).

Đức Chúa Trời sắm gió cháy từ phương đông (4:8).

4.Thương xót, Yêu thương Đức Chúa Trời nhơn từ, thương xót, chậm giận, giàu ơn và đổi ý không xuống tai họa (4:2).

5.Cảnh cáo tội nhân Bốn mươi ngày nữa, Ninive sẽ đổ xuống (3:4).

6.Hình phạt tội lỗi

Trên biển có trận bão lớn, chiếc tàu hầu vỡ (1:4).

Ngài đã quăng tôi trong vực sâu, nơi đáy biển (2:4).

Khá bỏ đường lối xấu mình và việc hung dữ (3:8).

7.Thánh khiết, công bình Tội ác chúng nó đã lên thấu trước mặt Ta (1:2).

8.Tha thư Đức Giêhôva phán..con cá mửa Giôna ra (2:11).

Đức Chúa Trời không làm sự đó (giáng họa) 3:10.

9.Ban phướcSự giận dữ của biển yên lặng (1:15).

Ngài đã đem mạng sống tôi lên (2:7).

10.Kêu gọi, chỉ dẫn Có lời Đức Giêhôva phán cho Giôna (1:1, 3:1).

Page 40: Tieu tien tri( gian luot)

Họ rao ra sự kiêng ăn và mặc bao gai (3:5).

11.Tạo Hóa quyền năng Giôna ở trong bụng cá ba ngày ba đêm (2:1).

12.Đấng Toàn Tri Thấy Giôna ở dưới lòng tàu (1:5). Trong bụng cá.

13.Đáp lời cầu nguyện Cho các thủy thủ, cho Giôna, cho dân Ninive

14.Sẵn sàng cứu vớt Ta...đoái tiếc thành lớn Ninive (4:11).

Bài 30: NIÊN ĐẠI và TRƯỚC GIẢ

I. NIÊN ĐẠI 1. Niên đại: Các sách khác trong Kinh Thánh không đề cập đến Amốt, nhưng chính ông cho chúng ta biết rằng ông nói tiên tri đang đời vua Ôxia ở vương quốc Giuđa phía nam và Giêrôbôam II ở vương quốc Ysơraên phía bắc.2. Tiên tri đồng thời: Amốt nói tiên tri cùng thời với Ôsê, Michê và Êsai, trong thời kỳ đế quốc Asyri đang hùng mạnh nhất. Các tiên tri đã khuyên giục dân sự trở về cùng Đức Chúa Trời là Đấng yêu thương họ và muốn cứu họ khỏi những hậu quả thảm khốc của tội lỗi.

II. TRƯỚC GIẢ AMỐT 1. Lý lịch: Tên của Amốt có nghĩa là “kẻ mang gánh nặng”. Ông người làng Thêcôa, cách Bếtlêhem chừng mười cây số. Ông vốn là một người chăn chiên và chuyên trồng vả (7:14). Amốt thường được gọi là “nhà truyền giảng chân đất”.2. Môi trường hoạt động : Amốt không phải là một thầy tế lễ, hay một nhà tiên tri, cũng không phải “con trai nhà tiên tri”. Ông cũng không sống tại Ysơraên, nhưng Đức Chúa Trời đã sai ông đi đến vương quốc Ysơraên phía bắc với sứ điệp của Ngài cho họ. Amốt rất ghét tính cách nghề nghiệp của các tiên tri giả trong nước Ysơraên, là kẻ dùng tôn giáo như một phương cách kiếm tiền và gây ảnh hưởng, vì họ giảng bất cứ điều gì vừa ý dân chúng và nhà vua!3. Sứ điệp: Amốt công bố sự đoán phạt của Đức Chúa Trời đối với những bất công trong xã hội. Amốt có một sự hiểu biết tuyệt vời về sự thánh khiết và công bình. Ông cũng thấy được bàn tay của Đức Chúa Trời trong lịch sử khi Ngài ban phước hoặc đoán phạt các dân tộc tùy theo đường lối hành động của họ.. Vào lúc nầy, vương quốc Giuđa đang ở dưới sự cai trị của vua Ôxia nhân từ, có những nhà lãnh đạo tôn giáo đang hầu việc Chúa và dạy dỗ lời Ngài cho dân sự. Vì thế, Đức Chúa Trời ban phước cho họ bằng những chiến

Page 41: Tieu tien tri( gian luot)

thắng lớn và sự phát triển (IISu 2Sb 26:1-23). Trong khi đó, vương quốc Ysơraên ở dưới quyền của Giêrôbôam thờ hình tượng đang bại hoại một cách đáng kinh ngạc ! Amốt đã can đảm nói nghịch cùng sự giả hình và những bất công trong xã hội tại đó.4. Đặc điểm: Amốt không phải là một tiên tri chuyên nghiệp được huấn luyện, nhưng ông đúng là người của Đức Chúa Trời, được lịch sử ghi nhớ như là một trong những nhà cách mạng vĩ đại đầu tiên.. Có người xem Amốt là một người thiếu tình yêu vì ông thường đưa ra những sứ điệp nghiêm khắc. Tuy nhiên, AmAm 7:1-6 mô tả một Amốt đầy lòng thương xót, khi ông nài xin Chúa đừng hủy diệt dân sự.

Bài 31: BỐI CẢNH LỊCH SỬ YSƠRAÊN

I. LỊCH SỬ VƯƠNG QUỐC YSƠRAÊN 1. Giêrôbôam I: Giêrôbôam I là vị vua đầu tiên, người sáng lập vương quốc Ysơraên phía bắc với 10 chi phái Ysơraên.. Giêrôbôam I bắt đầu như một nhà cách mạng. Ông phản đối sự áp bức trong những năm sau cùng của triều đại Salômôn, và cuộc cách mạng thành công: Mười chi phái đã được giải phóng để thành lập vương quốc Ysơraên tự do.. Giêrôbôam I tiếp tục như một người làm đồi bại tôn giáo của vương quốc mới: Ông đã dựng các tượng bò vàng để làm biểu tượng cho Đức Giêhôva tại Đan và Bêtên. Ông pha trộn nghi thức thờ phượng Do Thái giáo với các tập tục ngoại giáo, và tự ý bổ nhiệm các thầy tế lễ theo tiêu chuẩn của mình (IVua 1V 12:26-33).2. Các vua Ysơraên: Suốt bốn thế kỷ, các triều đại thường xuyên thay đổi, hoặc bởi một cuộc cách mạng, hoặc một vua mới chiếm quyền và giết hết thảy hoàng tộc cũ. Có lẽ họ muốn sửa chữa sự sai trật của chế độ cũ, nhưng rồi con cháu họ lại rơi vào cám dỗ của quyền hành và bại hoại, dẫn dân chúng xa rời Đức Chúa Trời.. Aháp và bà vợ ngoại giáo của ông là Giêsabên đã thành công trong sự thay đổi tôn giáo nhà nước thờ bò vàng sang sự thờ phượng Baanh. Giêhu đã xuất hiện như một nhà cách mạng tôn giáo, dẹp sạch đạo giáo Baanh, nhưng ông vẫn tiếp tục thờ bò vàng. Mặc dầu tín ngưỡng bại hoại nhưng Ysơraên có một số các vua đầy năng lực.3. Đức Chúa Trời đối với dân Ysơraên: Dù Ysơraên chối bỏ Đức Chúa Trời, Ngài vẫn yêu thương họ. Ngài sai các tiên tri kêu gọi họ trở về cùng Ngài. Ngài dùng hoạn nạn và bại trận để cảnh tỉnh, đưa họ vào ăn năn. Ngài ban chiến thắng và hưng thịnh cho các vua vâng theo lời tiên tri của Ngài. Nhưng họ vẫn chối bỏ Ngài!4. Sơ đồ về ba bước sụp đổ của Ysơraên:

Page 42: Tieu tien tri( gian luot)

- Bước 1:Sự Bại hoạiVề phương diệnTôn Giáo- Bước 2:a. Suy đồi về đạo đức.b. Bất công trong xã hội.c. Bại hoại về chính trị.- Bước 3:a. Sự đoán phạt của Đức Chúa Trời trên dân sự.b. Sự sụp đổ của Ysơraên.

II. YSƠRAÊN TRONG THỜI AMỐT 1. Vua Giêrôbôam II: Bởi lòng thương xót, Đức Chúa Trời đã dùng Giêrôbôam II, chắt của Giêhu để giải phóng Ysơraên khỏi những kẻ hà hiếp và khôi phục các đường biên giới trước kia của họ. Tiên tri Giôna đã dự phần trong việc khích lệ, giúp đỡ Giêrôbôam II (IIVua 2V 14:23-27). Giêrôbôam cai trị 41 năm trong giai đoạn vàng son của Ysơraên.2. Bối cảnh tôn giáo: Sự hưng thịnh của Ysơraên trông khả quan, nhưng lòng dân sự đã xa cách Đức Chúa Trời, với nghi lễ tôn giáo bề ngoài, sự vô luân và bất công.

Bài 32: TÍNH ĐỘC ĐÁO VÀ SỨ ĐIỆP AMỐT

I. TÍNH ĐỘC ĐÁO 1. Hàng loạt các câu lặp lại: Amốt lặp đi lặp lại những câu then chốt như: “Bởi cớ tội ác của . . . . gấp ba gấp bốn lần”và “Dầu vậy, các ngươi cũng chẳng trở về cùng Ta”trong Amốt đoạn 1, 2 và 4.2. Các khải tượng, các câu hỏi lý luận và những minh họa: Suốt cả sách Amốt, chúng ta bị gây ấn tượng bởi sự mạnh mẽ của sứ điệp bằng cách nhấn mạnh và lặp đi lặp lại các lẽ thật bằng hàng loạt các minh họa, các khải tượng, các câu hỏi lý luận.- Hàng loạt MINH HỌASự phán xét của Đức Chúa Trời Amốt 1-2Các câu hỏi hợp lý luận Amốt 3Sự kỷ luật không được lưu ý Amốt 4Các khải tượng về sự đoán phạt Amốt 7-9- Đỉnh ĐiểmTrên các dân tộc, trên YsơraênNguyên nhân -Hậu quả

Page 43: Tieu tien tri( gian luot)

Sự không ăn năn, sự đoán phạtBị ngăn chận -Sự xảy đến

II. SỨ ĐIỆP AMỐT 1. Rao giảng sự thánh khiết: Amốt rao giảng hai phương diện của sự thánh khiết đã bị dân Ysơraên xâm phạm. Đó là sự phân rẽ khỏi tội lỗi và sự dâng mình cho Đức Chúa Trời.. Amốt dạy rằng Đức Chúa Trời là Đấng Thánh khiết đang tể trị trên mọi nước và phán xét họ tùy theo việc làm của họ. Ysơraên đã kinh nghiệm các ơn phước đặc biệt với tư cách là dân thuộc giao ước của Ngài, nhưng tội lỗi dân sự đã phân rẽ họ khỏi Đức Chúa Trời.. Hai phương diện của sự công bình được Đức Chúa Trời bày tỏ qua sứ điệp Amốt là Đức Chúa Trời hình phạt tội lỗi nhưng ban thưởng cho ai công chính và vâng lời.2. Đạo thật đạo giả: Amốt nhấn mạnh sự khác nhau giữa đạo thật và đạo giả. Ông cho biết sự tuân giữ các ngày thánh và nghi lễ tôn giáo hoặc hành hương đến các nơi thánh không thể làm cho con người nên thánh hoặc được Đức Chúa Trời chấp nhận, nếu đời sống họ vẫn còn đầy tội lỗi.. Sự thờ phượng thật bao gồm việc vâng lời Chúa và đối đãi công bình, yêu thương đối với người khác.3. Vẫn còn hy vọng: Dù Amốt nhấn mạnh đến sự trừng phạt tội lỗi, ông vẫn không loại bỏ niềm hy vọng trong sự dạy dỗ của mình. Amốt nối kết đoán phạt với hy vọng. Sự đoán phạt dọn đường cho hy vọng. Amốt đặt cơ sở sứ điệp hy vọng của ông trên công việc Đức Chúa Trời làm trên dân sự Ngài trước kia. Sau đó, ông truyền rao sự mặc khải của Đức Chúa Trời về một tương lai vinh hiển dành cho họ trong những ngày sau cùng.

Bài 33: SỰ ĐOÁN PHẠT CÁC NGOẠI BANG

AmAm 1:1-11

I. LỜI GIỚI THIỆU 1. Giới thiệu trước giả: Amốt giới thiệu ông là một người chăn chiên ở Thêcôa, thuộc vương quốc Giuđa. Ông nói tiên tri đang đời vua Ôxia của Giuđa và Giêrôbôam II của Ysơraên.2. Giới thiệu sứ điệp: Amốt giới thiệu sứ điệp là lời của Đức Giêhôva gầm thét từ Siôn, Đấng Chăn chiên xuất hiện trong hình ảnh của sư tử gầm thét vì cớ tội lỗi của các dân tộc mà Ngài đã dựng nên, làm cho cả đồng cỏ cũng thảm sầu, chót núi Cạtmên cũng khô héo.3. Giới thiệu lý do đoán phạt: Amốt cho biết các dân tộc phải bị đoán phạt vì tội lỗi của họ đã lên đến gấp ba gấp bốn lấn.

Page 44: Tieu tien tri( gian luot)

. Chữ tội lỗi ở đây là “pesha”có nghĩa là sự nổi loạn. tội lỗi là nghịch cùng Đức Giêhôva, là phản loạn, chống lại ý muốn đã được bày tỏ của Ngài.. Đức Chúa Trời thương xót, đã trì hoãn sự đoán phạt để ban cho dân sự cơ hội ăn năn. Nhưng Đức Chúa Trời thánh khiết công bình, đã phải bày tỏ cơn thạnh nộ nghịch cùng tội lỗi không chịu ăn năn.4. Thành ngữ “gấp ba gấp bốn lần”: Con số ba hàm ý một số lượng lớn. Con số bốn hàm ý vượt quá giới hạn. Một số các nhà giải kinh giải thích thành ngữ nầy như sau:. Theo Farrar, đó là sự gian ác mỗi năm mỗi gia tăng.. Theo Smith, đó là tội lỗi lặp đi lặp lại và chất chứa.. Theo Keil, đó là sự nhân bội các tội lỗi của họ.. Theo Hailey, đó là cái chén tội lỗi đã đầy đến nỗi tràn ra.

II. ĐOÁN PHẠT CÁC NGOẠI BANG 1. Đoán phạt Đamách: Việc đoán phạt bắt đầu với dân Syri, được gọi là Đamách, theo phong tục lấy tên thủ đô để gọi một nước. tội lỗi của họ là đã lấy đồ đập lúa bằng sắt mà đập dân Galaát. Điều nầy có thể hiểu bằng nghĩa đen, hoặc nó ám chỉ đến cuộc tàn sát dã man mà Haxaên, vua Syri đã tiến hành trong IIVua 2V 8:12, 13:7.2. Đoán phạt Gaxa: Gaxa là một trong năm thành phố của Philitin. Philitin bị buộc tội là đã bán dân Do Thái làm phu tù, làm nô lệ cho Êđôm.3. Đoán phạt Tyrơ: Tyrơ thuộc xứ Phênixi. Phênixi cũng bị buộc tội bán dân Do Thái cho Êđôm, Tuy nhiên, tội lỗi của họ nặng hơn Gaxa vì họ đã phản bội, phá hủy giao ước anh em mà họ đã ký kết với Ysơraên, trước tiên là dưới triều vua Đavít, sau đó là dưới triều Salômôn, và cuối cùng là trong triều đại Aháp, qua hôn nhân giữa Aháp với Giêsabên là công chúa của Phênixi.

Bài 34: LUẬT NHÂN QUẢ

AmAm 3:1-8

I. LỜI NHẮC NHỞ 1. Việc Chúa làm cho Ysơraên: Chúa nhắc cho họ nhớ rằng chính Ngài đã đem họ lên khỏi xứ Êdíptô. Ngài đã chọn họ và đưa họ ra khỏi ách nô lệ để họ thuộc riêng về Ngài, để làm một công việc đặc biệt cho Nước của Ngài.2. Việc họ làm cho Chúa: Tuy nhiên, họ đã không hoàn tất sứ mạng Chúa giao, lại còn sống trong sự gian ác (3:2). Họ đã yên nghỉ trong sự an ổn giả tạo rằng Chúa có bổn phận phải gìn giữ họ vì họ là tuyển dân của Chúa. Họ quên rằng họ sẽ thuộc riêng về Chúa nếu họ vâng lời Chúa, gìn giữ giao ước

Page 45: Tieu tien tri( gian luot)

của Ngài (XuXh 19:5), và bởi tình yêu, Chúa sẽ kỷ luật chính dân Ngài khi họ không biết vâng lời (HeDt 12:6-7).

II. NHỮNG CÂU HỎI 1. Luật nhân quả: Đức Chúa Trời biện luận với dân Ysơraên rằng mỗi hậu quả đều đến từ một nguyên nhân (AmAm 3:3-6), và mỗi một nguyên nhân đều phải sinh ra một hậu quả (3:6-8).2. Các câu hỏi theo luật nhân quả:

Mỗi HẬU QUẢ đều có một nguyên nhân

Điều kiện (Kết quả) Nguyên nhân cần có Hàm ý cho Ysơraên

Đi chung với nhau Phải đồng ý với nhau Ysơraên phải hoà thuận với Chúa để làm dân sự Ngài

Sư tử gầm thét

Sư tử gầm gừ Sư tử bắt mồi

Ysơraên bất lực trước Chúa

Tiếng gầm cảnh cáo đoán phạt

Chim sa bẫy

Bẫy giựt lênPhải có bẫy gài

Ysơraên bị mắc trong bẫy tội

Họ chịu trách nhiệm về nỗi khổ

Tai họa đến với một thành phố

Chúa đã làm sự đoán phạt trên họ

Ysơraên phải bị đoán phạt do Đức Chúa Trời về tội lỗi họ

Mỗi NGUYÊN NHÂN đều sinh ra một Hậu quả

Điềukiện (Ng. nhân) Hậu quả cần thiết Hàm ý cho Ysơraên

Kèn thổi trong thành phố Dân sự run rẩy vì sợ Ysơraên phải lưu ý sự cảnh cáo Chúa ban qua Amốt

Đấng Tối cao hoạch định hành động

Ngài bày tỏ cho các tiên tri của Ngài

Bởi lòng thương xót, Chúa báo trước đoán phạt để họ ăn năn

Sư tử gầm thét

Chúa đã phán

Mọi người đều sợ hãi

Tiên tri phải rao truyền

Amốt kính sợ Chúa ban sứ điệp

Ysơraên phải run sợ tiếp nhận

Page 46: Tieu tien tri( gian luot)

3. Tiên tri phải rao truyền: Khi Chúa phán dạy ai thì người đó phải nói lời Ngài ra. Đây là tâm tình của cả Amốt lẫn Giêrêmi (20:9).

Bài 36: TỘI ÁC VÀ ĐOÁN PHẠT

AmAm 3:9-15

I. TỘI ÁC CỦA YSƠRAÊN 1. Sự bạo ngược tại Samari: Amốt nhơn Danh Chúa kêu gọi dân chúng trong các đền đài Áchđốt, thuộc Philitin, nơi có đền thờ thần Đagôn (ISa1Sm 5:1-2) và dân ở Êdíptô hãy đến tại Samari để xem sự bạo ngược tại đó (AmAm 3:9). Dân Philitin và Êdíptô là những dân tộc ngoại bang thờ hình tượng, sống gian ác, mà sự bạo ngược tại Ysơraên còn là điều lạ lùng đối với họ.. Dân Ysơraên đã không còn biết đâu là điều phải (3:10). Càng phạm tội, lòng họ càng cứng cỏi, không còn phân biệt đâu là ý muốn Chúa, là điều phải, đâu là điều gian ác ! Lương tâm họ thật sự đã chai lỳ. Đền đài của họ chỉ còn là nơi chất chứa những của hung dữ, của cướp giật. . .2. Sự xa xỉ: Trong khi đa số dân chúng là nghèo khổ, bị bóc lột, thì tầng lớp thống trị đã xây cất cho mình những nhà mùa đông và nhà mùa hạ, những nhà bằng ngà voi, những nhà lớn (3:15). Họ đã sống xa xỉ trên sự nghèo đói của anh em mình. Đây có thể nói là chủ nghĩa duy vật chất đang thống trị họ.3. Sự bội đạo và thờ hình tượng: Tội lỗi mà Đức Chúa Trời ám chỉ khi đề cập đến các bàn thờ ở Bêtên (3:14) là sự bội đạo và thờ hình tượng. Thay vì thờ phượng Đức Chúa Trời Hằng Sống, họ lại thờ lạy tượng bò con vàng do tay người làm ra. Điều thật ghê tởm là họ gọi tượng bò con đó là Đức Giêhôva, Đấng đã dẫn dắt họ ra khỏi xứ nô lệ Êdíptô ! (XuXh 32:5).. Cần nhớ rằng Bêtên là nơi Giacốp, tổ phụ của dân Ysơraên đã có một từng trải thật kỳ diệu với Đưc Chúa Trời. Ông gọi chỗ đó là Bêtên, có nghĩa là “nhà của Đức Chúa Trời”. Tuy nhiên, nơi Đức Chúa Trời ban phước cho tổ phụ đã trở nên nơi bội đạo của con cháu, đưa họ vào tai họa diệt vong, chỉ vì họ cố ý xây bỏ Chúa và lẽ thật của Ngài.

II. ĐOÁN PHẠT YSƠRAÊN 1. Thăm phạt dân Ysơraên: Amốt cho biết kẻ nghịch (đế quốc Asyri) sẽ vây bọc họ, cất sức mạnh của họ và cướp phá đền đài của họ (AmAm 3:11). Amốt dùng hình ảnh của con chiên bị sư tử cắn xé chỉ còn 2 giò hay một tai (3:12), để chỉ sự hình phạt tồi tệ hơn các lần trước rất nhiều sẽ giáng xuống trên họ, bởi Đức Chúa Trời, chỉ có một số rất ít dân sót sẽ được cứu.2. Thăm phạt các bàn thờ của Bêtên: Nguyên nhân của sự hủy diệt dân sự đến từ sự bại hoại về phương diện tôn giáo. Vì thế, nơi thờ hình tượng bại

Page 47: Tieu tien tri( gian luot)

hoại Bêtên phải bị tiêu diệt. Sừng bàn thờ tượng trưng cho nơi bảovệ (IVua 1V 1:49-53). Các sừng bàn thờ bị chặt tượng trưng cho sự khốn khổ của Ysơraên, không nơi nương tựa, bảo vệ, che chở.

Bài 37: KỶ LUẬT KHÔNG ĐƯỢC LƯU TÂM

AmAm 4:1-13

I. SỰ CỨNG LÒNG CỦA YSƠRAÊN 1. Năm hình thức kỷ luật: 4:6-11 liệt kê năm hình thức kỷ luật của Đức Chúa Trời trên dân Ysơraên để kêu gọi họ ăn năn. Đó là : Đói kém, hạn hán, Gió nóng và sâu lúa, châu chấu, ôn dịch và chiến tranh, sự lật đổ và đốt phá các thành Ysơraên.2. Sự cứng lòng: Điệp khúc “nhưng các ngươi không trở về cùng Ta”đã được lặp đi lặp lại năm lần, cho thấy sự cứng lòng của dân Ysơraên.

II. LÝ DO YSƠRAÊN CỨNG LÒNG 1. Chủ nghĩa duy vật chất: Những người đàn bà sang trọng của Ysơraên được gọi là “bò cái của Basan”, được nuông chìu, nuôi mập. Họ chỉ nghĩ đến quyền lợi, lạc thú của mình mà sẵn sàng bóc lột anh em mình (4:1). Những kẻ thượng lưu sang trọng của Samari bị xem như những kẻ ngu dại nhất !2. Chủ nghĩa tôn giáo hình thức: Họ tự thỏa lòng vì các cuộc hành hương tôn giáo đến Bêtên, Ghinh ganh là hai trung tâm thờ phượng lớn lúc bấy giờ. Đây là những địa danh mang nhiều ý nghĩa lịch sử tốt đẹp: Bêtên là nơi đầu tiên Giacốp gặp Chúa. Ghinh ganh là nơi đầu tiên dân Do Thái đóng trại khi vượt sông Giôđanh. Tại đây Giôsuê đã dựng 12 hòn đá đã được dân sự lấy dưới sông Giôđanh. Tại đây họ cũng dự lễ Vượt qua đầu tiên trong đất hứa và sau khi được dạy dỗ luật pháp và làm phép cắt bì. . . Tuy nhiên, vào thời Amốt, đó là hai trung tâm phạm tội hình tượng ghê tởm trước mặt Chúa, dù cho dân sự cũng có đủ mọi hình thức thờ phượng giống như ở tại Giêrusalem.. Dân sự trấn an lương tâm rằng họ đang là tuyển dân của Chúa, đang thờ phượng Chúa. Tuy nhiên họ chỉ làm điều mình ưa thích (4:5), chứ không làm điều Chúa muốn họ cần phải làm.

III. CẢNH CÁO VÀ KÊU GỌI 1. Tuyên bố đoán phạt: Chúa cho dân Ysơraên biết rằng sẽ có ngày người ta (Asyri) sẽ dùng móc bắt họ (Asyri dẫn tù binh bằng một sợ dây có gắn các móc để móc vào lổ mũi hoặc môi dưới của tù binh).2. Tuyên bố tính chắc chắn của đoán phạt: Amốt nhắc dân sự nhớ rằng Đức Chúa Trời là Đấng Thánh khiết (4:2) không chịu được tội lỗi. Ngài là Đấng Tạo hóa cao cả đã dựng nên các núi và gió. Ngài là Đấng Toàn Tri dò xét ý

Page 48: Tieu tien tri( gian luot)

tưởng loài người. Ngài là Đấng Toàn Năng, là Đức Giêhôva vạn quân.3. Kêu gọi dân sự sửa soạn gặp Chúa: Chúa là Đức Chúa Trời của họ. Dù muốn hay không, họ cũng phải trở về để gặp Ngài, tường trình những gì họ đã làm, để nhận đoán phạt vì họ đã từ chối trở về với Ngài đang khi còn có cơ hội.

Bài 38: THAN VÃN VÀ KÊU GỌI

5:1-27

I. THAN VÃN 1. Bài ca thương của ta: Amốt rất nghiêm khắc khi lên án tội lỗi của dân Ysơraên, nhưng ông cũng đã đầy lòng thương xót khi than khóc trước tình trạng hư mất của họ, dù người Giuđa ít có cảm tình với các chi phái “phản bội”ở phía bắc.2. Than thở về tội ác của Ysơraên: Amốt đau lòng về sự cứng cỏi của dân Ysơraên khi họ cứ tiếp tục tự lừa dối mình bằng những cuộc hành hương tôn giáo đến Bêtên, Ghinh ganh, Bêesêba (5:5), khi họ ghét người quở trách (thích được khen nịnh !), khiến người công bình khôn ngoan đành phải làm thinh ! (5:13). . .3. Than khóc về số phận Ysơraên: Amốt cho biết dân Ysơraên đã ngã xuống mà không dậy được nữa (5:2). Họ sẽ bị tiêu hao lực lượng đến 90% (5:3). Các nơi thờ phượng sẽ bị đốt cháy và đổ nát (5:5-6). Dân sự sẽ bị đày làm phu tù bên kia Đamách (qua Asyri).4. Than khóc về ngày Đức Giêhôva: Đáng lẽ đó là ngày ánh sáng thì đối với dân Ysơraên, đó sẽ là ngày tối tăm của sự đoán phạt không thể tránh khỏi.

II. LỜI KÊU GỌI Amốt kêu gọi dân sự vào một lối sống tìm kiếm Chúa, tìm kiếm ý muốn Chúa để vâng phục Chúa trong lối sống đẹp lòng Ngài.

Lời kêu gọi

thánh khiết

Câu HÃY CHỚ KẾT QUẢ

c. 4 Tìm kiếm Ta Tìm kiếm Bêtên Các ngươi sẽ sống

c. 5 Vào Ghinh Ganh hay Bêesêba

Bêtên sẽ đổ nát

Ghinh ganh sẽ bị đày

Page 49: Tieu tien tri( gian luot)

c. 6 Tìm kiếm Chúa Các ngươi sẽ sống

c. 8 Tìm Đấng dựng nên sao Rua, sao Cày. . .

c. 14 Tìm điều lành Tìm điều dữ Các ngươi được sống

Chúa ở cùng các ngươi

c. 15

Ghét điều dữ

Ưa điều lành

Lập sự công bình

Chúa sẽ thương xót kẻ còn sót lại

c. 23 Đàn và hát (giả hình) Chúa không lắng nghe

c. 24Làm cho sự chánh trực như nước, sự công bình như sông lớn cuồn cuộn

Đức Chúa Trời sẽ chấp nhận

Bài 39: LỜI QUỞ TRÁCH

AmAm 6:1-14

I. CẢM GIÁC AN TOÀN GIẢ TẠO 1. An toàn vì điều mình sở hữu: Lời quở trách nầy dành cho cả Ysơraên lẫn Giuđa. Giuđa tự mãn về thành thánh Giêrusalem. Ysơraên tự mãn về thành phố Samari. Cả hai đều được xây trên núi rất chắc chắn. Thật ra, họ đã từng chiến thắng rất nhiều quân thù dưới triều Giêrôbôam II. Vì thế, họ tự mãn về sức mạnh của mình (7:13).2. An toàn về những đồng minh: Họ kết liên minh với một số quốc gia lân bang, nên họ dường như không cần quan tâm đến những lời cảnh cáo của các tiên tri.3. Lời kêu gọi: Chúa bảo họ hãy qua Cane, đến thành Hamát lớn và xuống thành Gát của Philitin để xem sự đoán phạt của Đức Chúa Trời trên những dân tộc kiêu ngạo, để họ được cảnh tỉnh về tội lỗi của họ, cũng như không còn để lòng trông cậy nơi ngoại bang.

II. NẾP SỐNG XA HOA ĐỒI BẠI 1. Xem thường lời cảnh cáo: Họ bỏ ra ngoài tai mọi lời cảnh cáo của tiên tri Đức Chúa Trời. Họ lý luận rằng ngày đoán phạt còn quá xa. Họ chỉ cần biết hôm nay với đủ mọi thứ thú vui tội ác, đờn ca múa hát, không cần biết gì

Page 50: Tieu tien tri( gian luot)

đến số phận của dân sự , không quan tâm gì đến anh em nghèo khổ đang bị chính họ bóc lột.. Họ ngủ trên những giường ngà voi, ăn cao lương, mỹ vị, trang điểm bằng những mỹ phẩm đắt tiên, say sưa bên những chén rượu lớn, trong tiếng đờn ca ô uế bằng những nhạc khí tốt lành của Đavít.. Thay vì ăn năn, dân Ysơraên lại tiếp tục cứng lòng, miệt mài trong sự bất công, bạo ngược. Amốt ví sánh hình ảnh nầy như cho ngựa chạy trên vầng đá hay bò cày trên đá đó (6:12). Họ chỉ ưa thích sự hư không, theo lòng mình muốn chứ không theo ý Chúa.2. Cảnh cáo: Chúa báo cho dân Ysơraên biết rằng giới cầm quyền tội lỗi đó sẽ bị bắt trước tiên (6:7). Những tiếng reo vui của những kẻ buông tuồng sẽ bị chấm dứt (6:7) và Asyri (6:13) sẽ được dấy lên, để nghịch cùng Ysơraên, hà hiếp họ từ Hamát ở phía bắc cho đến thung lũng Araba ở tận miền nam ( những địa danh nầy đều thuộc vào vương quốc Do Thái dưới triều Salômôn).

III. KẾT QUẢ 1. Đoán phạt không thể tránh: Quân thù Asyri sẽ chinh phạt Ysơraên, bắt họ đi làm phu tù và bị đồng hóa với các sắc dân tại Babylôn đó.2. Sợ hãi Danh Chúa: Danh Chúa đối với tổ phụ họ là một Danh diệu kỳ, nhưng đối với những kẻ gian ác như họ thì thật không thể xưng ra (6:10). Danh Chúa, đối với họ, là Danh đoán phạt !

Bài 40: KHẢI TƯỢNG VÀ HÀNH ĐỘNG

7:1-17

I. BA KHẢI TƯỢNG ĐẦU TIÊN 1. Khải tượng về cào cào: Amốt giới thiệu đây là điều Đức Giêhôva khiến ông xem thấy, nghĩa là khải tượng nầy đến từ Chúa. Amốt thấy cào cào bắt đầu cắn nuốt cỏ trong đất. Lòng thương xót của một sứ giả chân chính của Chúa khiến ông nài xin Chúa tha thứ cho Ysơraên, và Chúa đã nhậm lời.2. Khải tượng về lửa thiêu đốt: Chúa lại cho Amốt thấy khải tượng về lửa thiêu nuốt vực lớn, sắp sửa ăn nuốt đất. Amốt lại tiếp tục làm người cầu thay cho dân Ysơraên, và Chúa lại một lần nữa, nhậm lời Amốt.3. Khải tượng về dây chuẩn mực: Chúa lại ban cho Amốt một khải tượng thứ ba. Ông thấy chính Chúa đứng trên một bức tường thẳng, tay cầm dây chuẩn mực. Ngài đo Ysơraên bẳng dây chuẩn mực, bằng tiêu chuẩn của Ngài, và Ngài tuyên bố sẽ không không rút lại tai họa nữa.. Lần nầy, Amốt không cầu thay cho dân sự nữa, vì sự bại hoại của Ysơraên bị phơi bày quá rõ ràng trước tiêu chuẩn của Chúa, và Chúa có thời điểm

Page 51: Tieu tien tri( gian luot)

hành động của Ngài. Ngài tuyên bố rằng đã đến lúc Ysơraên sẽ bị hủy phá, nhà Giêrôbôam sẽ bị ngã dưới lưỡi gươm ( dù Giêrôbôam vẫn còn được hưởng ân huệ ).

II. AMỐT VÀ AMAXIA 1. Amaxia vu cáo: Lời tiên tri của Amốt đã bị bóp méo theo chiều hướng chụp mũ về phương diện chính trị ! Amaxia vu oan rằng Amốt đang âm mưu chống nghịch vua Giêrôbôam, rằng Amốt đang xâm phạm lãnh thổ của vua với những lời không ai chịu nổi.2. Amaxia ngăn cản: Amaxia nhân danh thế quyền và giáo quyền mà đuổi Amốt trở về Giuđa với lời mĩa mai rằng Amốt đang nói tiên tri để kiếm sống. Ông tuyên bố rằng Amốt không được nói tiên tri tại Bêtên vì đó là nơi thánh của vua, là nhà của vua, xúc phạm đến Bêtên là xúc phạm đến vua.3. Amaxia trả giá: Trước tiên, Amốt cho biết những lời ông nói là lời của Đức Chúa Trời. Ông cho biết mình không phải là tiên tri hay con đấng tiên tri. Ông chỉ là một người chăn chiên, một nông dân chuyên trồng vả rừng. Nhưng Chúa đã bắt lấy ông, sai ông đi nói tiên tri cho Ysơraên và ông phải vâng phục Chúa. Ông không tự chọn nói tiên tri như một nghề kiếm sống, mà chính Chúa đã chọn ông.. Amốt nhơn Danh Chúa mà nói tiên tri về số phận kinh khiếp của Amaxia. Cả đến vợ và các con của ông cũng đồng chung số phận với dân Ysơraên. Amốt khẳng định một lần nữa rằng Ysơraên sẽ bị đày làm phu tù.

Bài 41: GIỜ ĐÃ ĐIỂM !

8:1-14

I. KHẢI TƯỢNG VỀ GIỎ TRÁI MÙA HẠ 1. Giỏ trái mùa hạ: Amốt khẳng định khải tượng nầy đến từ Đức Giêhôva (8:1). Chúa cho ông thấy một giỏ trái cây mùa hạ.2. Lời giải thích của Chúa: Trái cây mùa hạ đã chín nghĩa là sự cuối cùng đã đến trên dân Ysơraên. Chúa đã chờ đợi họ quá lâu mà họ không nắm lấy cơ hội để ăn năn, nên thời điểm đoán phạt đã đến.

II. NHẮC LẠI LÝ DO ĐOÁN PHẠT 1. Bất công: Họ đã nuốt những người nghèo nàn (8:4), bắt họ làm nô lệ và xem thường giá trị của anh em mình đến nổi mua họ chỉ bằng giá một đôi dép !2. Tôn giáo hình thức: Họ tham dự đủ các kỳ lễ, như ngày trăng mới, ngày sabát. Ngày trăng mới là một ngày lễ vừa dân sự vừa tôn giáo, đánh dấu sự bắt đầu của tháng mới. Họ họp lại để ăn mừng vui vẻ (OsHs 2:11), để nghỉ ngơi, để dâng thêm của lễ (Dan Ds 28:11), và để thờ phượng Chúa (EsIs

Page 52: Tieu tien tri( gian luot)

66:23).3. Chủ nghĩa duy vật chất: Tuy nhiên, họ không để tấm lòng vào sự thờ phượng Chúa. Họ mong cho ngày trăng mới mau qua, ngày Sabát mau hết, để họ lại tiếp tục chúi đầu vào sự tìm kiếm tiền của (AmAm 8:5a). Thật ra, ngay khi tham dự thờ phượng Chúa, lòng họ vẫn luôn nghĩ đến phương tiện kiếm tiền của !4. Gian dối: Không những mong giờ thờ phượng mau qua để kiếm tiền của, họ còn dùng đủ mánh khóe gian dối để kiếm thật nhiều tiền. Họ bớt dung lượng của cân để kiếm thêm siếc lơ bạc, dùng cân giả dối để phỉnh gạt (8:5b). Họ pha trấu vào thóc để bán cho kẻ nghèo khổ ! (8:6).

III. TUYÊN BỐ ĐOÁN PHẠT 1. Khẳng định tính chắc chắn: Amốt cho biết sự hiện thấy nầy đến từ Đức Giêhôva (8:1). Ông cũng cho biết Chúa lấy sự vinh hiển của Giacốp mà thề (Sự vinh hiển của Giacốp có thể là miền đất hứa, mà cũng có thể là chính Chúa, vì cả hai đều được xem là cơ nghiệp của Giacốp).2. Đoán phạt thuộc thể: Chúa sẽ biến bài hát trong cung đền biến thành tiếng khóc than vi sẽ có chết chóc mọi nơi (8:3). Những kẻ nhờ cậy Bêtên, Đan, Bêesêba sẽ bị ngã xuống mà không thể dậy được nữa (8:14).3. Đoán phạt thuộc linh: Họ đã chối bỏ lời Chúa qua các tiên tri. Vì thế, Chúa sẽ phó họ vào sự khô hạn Lời Chúa. Họ bối rối , khốn khổ chạy dông dài khắp nơi mà không bao giờ có thể tìm được vì Chúa đã phó họ vào đoán phạt. Đang khi có Lời Chúa, họ lại tìm kiếm trần gian, mà không hết lòng tìm kiếm, yêu mến và vâng phục Lời Chúa, nên số phận cuối cùng của Saulơ cũng là số phận của họ (ISa1Sm 28:5-6).

Bài 42: ĐOÁN PHẠT VÀ HỒi PHỤC

AmAm 9:1-15

I. ĐOÁN PHẠT 1. Nơi khởi đầu đoán phạt: Đoán phạt được bắt đầu tại bàn thờ (9:1), là nơi dân Ysơraên trông mong sự bảo vệ và ân phước. Đa số học giả tin rằng Chúa đứng gần bàn thờ ở Giêrusalem, nghĩa là sự đoán phạt dành cho cả 12 chi phái Ysơraên.. Chúa phá hỏng nền tảng của sự an toàn của Ysơraên để họ thấy rằng chỉ có Chúa mới là Nguồn của sự an toàn thật sự.2. Đoán phạt không thể trốn thoát: Khi Chúa đoán phạt thì không ai có thể trốn thoát, dù họ ẩn mình ở bất cứ nơi nào trong trần gian nầy (9:1-4).. Họ bị xem như dân ngoại bang Êthiôpi. Điểm khác biệt giữa Ysơraên và các dân tộc khác là giao ước giữa Đức Chúa Trời với họ. Nay họ đã phá hủy

Page 53: Tieu tien tri( gian luot)

giao ước, nên họ không còn khác chi các dân ngoại bang.3. Đấng đoán xét: Amốt nhắc cho dân sự nhớ rằng Chúa là Đức Giêhôva vạn quân, là Đức Chúa Trời quyền năng, là Đấng Tể trị vũ trụ.4. Bản chất sự đoán phạt: Ysơraên đã tự đồng hóa mình với dân ngoại bang trong tội lỗi và sự thờ hình tượng, nên Đức Chúa Trời đã cho họ được toại nguyện !! Họ bị rải vào đế quốc Asyri và bị đồng hóa với dân ngoại bang (9:4). Điều nầy khác với đoán phạt của Giuđa. Họ bị sàng sảy giữa các dân như lúa mì trên sàng, nhưng chỉ để những trấu và rơm rác rớt xuống, còn những hạt lúa mì không hột nào rơi xuống (9:9).

II. SỰ HỒI PHỤC 1. Phục hồi vương quốc Đavít: Dân Giuđa lưu đày sẽ được trở về quê hương, xây dựng, tu bổ lại những nơi đổ nát, khôi phục lại vương quyền Đavít, chinh phục mọi vương quốc lân bang mà đại diện là Êđôm, kẻ thù truyền kiếp của Do Thái, giao hảo cùng các nước kính sợ Chúa (9:12). (Từ Êđôm và Ađam trong Hêbơrơ rất giống nhau. Vì thế một số người cho rằng từ “Êđôm”ở đây chỉ về dòng giống loài ngươi. “Các nước được xưng bởi Danh Chúa”bao gồm mọi người tin nhận Chúa Jesus).. Điều nầy được ứng nghiệm một phần khi dân sự trở về, ứng nghiệm xa hơn trong vương quốc Đấng Christ nhất là trong thiên hy niên.2. Phục hồi sự hưng thịnh: Đất đai trở nên màu mỡ, được sử dụng tối đa, không còn khoảng trống giữa gặt và cày, đạp nho và gieo giống. Sự màu mở, giàu có được ví sánh với hình ảnh núi nhỏ rượu ngọt. Dân lưu đày trở về sẽ xây thành, xây nhà, trồng trọt và cày cấy và hưởng hoa lợi của tay mình (9:13-14).3. Sự hồi phục vững vàng: Chính Chúa phán rằng: “Ta sẽ lại trồng chúng nó trên đất chúng nó”. Đây là việc chính Chúa làm cho họ. Vì thế, họ không còn sợ hãi bị nhổ khỏi đất mình đã được Chúa ban cho.

Bài 43: ĐỨC CHÚA TRỜI QUA SÁCH AMỐT

Sách Amốt giúp chúng ta hiểu rõ hơn về sự thánh khiết của Đức Chúa Trời và sự đáng sợ của tội lỗi. Đồng thời, Amốt cũng cho chúng ta biết sứ điệp về sự ăn năn của dân sự và lòng thương xót của Đức Chúa Trời là điều cần phải được rao giảng cho thế hệ chúng ta hôm nay.- Tiên Tri AMỐT ( người mang gánh nặng )1. Niên đại gần đúng: . 755 TC: Triều vua Giêrôbôam II( 792-753 TC).2. Sứ điệp dành cho: Vương quốc Ysơraên phía Bắc- NHỮNG ĐẶC ĐIỂM VỀ ĐỨC CHÚA TRỜI1. Đấng cai trị tối cao: 1-8 Đức Giêhôva Tối Cao được lập đi lập lại2. Đâng phán xét các dân: 1:2-2:16 Tám nước bị đoán xét

Page 54: Tieu tien tri( gian luot)

3. Kiểm soát thiên nhiên: 1:2, 4:7-10, 7:1 Hạn hán, gió nóng, các dịch lệ4. Thương xót,Yêu thương: 7:3-6 Dung thứ . 9:9-15 Khôi phục5. Cảnh cáo tội nhân: Cả sách đều cảnh báo về những sự đoán phạt6. Hình phạt tội lỗi: 1:4,7,10,12,14 Ta sẽ sai lửa đến trên vách thành. . . 3:14 Ta sẽ thăm phạt Ysơraên về tội lỗi nó, Ta cũng sẽ thăm phạt các bàn thờ của Bêtên. . . 4:6-11 Ta đã làm cho răng các ngươi trở nên sạch. . Ta đã không xuống mưa cho các ngươi. . . Ta đã dùng gió nóng và sâu lúa mà đánh các ngươi. . .7. Thánh khiết, công bình: 4:2 Chúa Giêhôva dùng sự thánh khiết Ngài mà thề. . 5:21 Ta ghét, Ta khinh dễ những kỳ lễ của các ngươi 5:24 Thà hãy làm sự chánh trực. . . sự công bình . . .8. Tha thư: 5:15. . . Giêhôva sẽ ra ơn cho những kẻ còn sót lại9. Ban phước: 9:14 Ta sẽ đem phu tù trở về 9:15 Ta lại sẽ trồng chúng nó trên đất chúng nó10. Kêu gọi, chỉ dẫn: 7:15 Đức Giêhôva bắt lấy ta từ sau bầy, và phán cùng ta rằng : Hãy đi nói tiên tri cho dân Ysơraên Ta11. Tạo Hóa quyền năng: 4:13 Ngài làm nên các núi và dựng nên gió5:8 Hãy tìm Đấng đã dựng nên sao rua, sao cày. . .12. Đấng Toàn Tri: 5:12 Ta biết tội lỗi các ngươi nhiều bao nhiêu; 7:7 Tay Ngài cầm một dây chuẩn mực13. Đáp lời cầu nguyện: 7:3 Đức Giêhôva bèn ăn năn (rút lại) về việc nầy14. Sẵn sàng cứu vớt: 7:14 Hãy tìm điều lành hầu cho các ngươi được sống

Bài 44:GIỚI THIỆU TIÊN TRI ÔSÊ

I. NIÊN ĐẠI VÀ TRƯỚC GIẢ 1. Niên đại: Ôsê giới thiệu mình nói tiên tri trong đời Giêrôbôam II ở Ysơraên và Ôxia, Giôtham, Acha và Êxêchia của Giuđa. Thời gian nầy có thể kéo dài hơn nửa thế kỷ.. Có lẽ Ôsê bắt đầu chức vụ sau Amốt chừng năm năm (750 TC). Hầu hết các sứ điệp dường như có trước sự kiện phu tù của Samari (722. TC). Vì thế, chúng ta có thể xem niên đại của sách Ôsê là 750-725 TC.2. Trước giả: Ôsê tự giới thiệu mình là con trai của Bêêri. Tên của Ôsê có nghĩa là “sự cứu chuộc”, và sự cứu chuộc là một trong các chủ đề lớn của Ôsê.. Nhiều người cho rầng Ôsê là người bản xứ của Ysơraên, là một thành viên thuộc chức vụ tế lễ. Tuy nhiên, nếu ông là thầy tế lễ thì phải là thầy tế lễ ở Giêrusalem chứ không phải ở Bêtên.. Ôsê có nhiều nỗi thất vọng trong đời sống gia đình, trong chức vụ hầu việc Chúa, và trong tình trạng suy thoái của đất nước mình. Ông đau buồn vì người vợ ngày càng không chung thủy của mình, và dân tộc ông chối bỏ sứ

Page 55: Tieu tien tri( gian luot)

điệp, nhạo báng ông. Tuy nhiên, chính kinh nghiệm đau thương đó đã làm cho Ôsê trở thành một minh họa sống động cho tình yêu của Đức Chúa Trời đối với dân sự.

II. SO SÁNH AMỐT VÀ ÔSÊ 1. Điểm giống nhau :Học sách Amốt sẽ cho chúng ta một nền tảng tốt để hiểu sách Ôsê, vì Amốt và Ôsê sống đồng thời với nhau. Cả hai cùng rao giảng cho vương quốc Ysơraên phía bắc để kêu gọi họ trở về cùng Đức Giêhôva.. Cả hai đều nói về cơn giận của Đức Chúa Trời nghịch cùng tội lỗi, và bởi đức công bình, Đức Chúa Trời phải đoán phạt tội lỗi.2. Điểm khác nhau :. Trong khi Amốt mạnh mẽ tố cáo những bất công trong xã hội, nghĩa là tội lỗi giữa con người với con người, thì Ôsê rao giảng nghịch cùng tội của con người nghịch cùng Đức Chúa Trời, là tội xây bỏ Đức Chúa Trời, nguồn gốc của mọi tội khác.. Trong khi Amốt nhấn mạnh đến sự công chính thì Ôsê nhấn mạnh đến tình yêu của Đức Chúa Trời. Không có sách nào trong Cựu Ước cho chúng ta cái nhìn sâu xa hơn vào chính tấm lòng của Đức Chúa Trời.. Chúng ta sẽ thấy sự tranh chiến giữa công bình và tình yêu. Chúng ta sẽ ý thức lòng thương xót và đau buồn của Đức Chúa Trời khi phải đoán phạt tội lỗi của dân sự Ngài. Qua đó, chúng ta sẽ đầy lòng thương cảm của Chúa đối với một thế giới đang hư mất.

Bài 45: BỐI CẢNH-TÍNH ĐỘC ĐÁO-SỨ ĐIỆP TRỌNG TÂM

I. BỐI CẢNH LỊCH SỬ 1. Sự bại hoại của Ysơraên :Như Amốt đã trình bày, Ysơraên đang ở trong tình trạng bại hoại thuộc linh. Không chịu trở về cùng Chúa, tình huống ngày càng tệ hại hơn.. Những bất ổn và biến động về chính trị càng ngày càng tăng: Dân chúng trở nên hung hãn, ám sát các vua (Xachari con Giêrôbôam II(6 tháng), Salum (1 tháng), Phêcahia con Phênahem (2 năm), Phêca ) và dấy lên hết cách mạng nầy đến cách mạng khác. Nhưng bối cảnh chính trị càng ngày càng xấu hơn.2. Asyri chinh phục Ysơraên :Tiếclaphilêse, vua Asyri chinh phục cả trung đông, mở rộng đế quốc đến tận Aicập. Ysơraên liên minh với Syri để đánh Giuđa vì Giuđa không chịu chống Asyri. Sauđó, Ysơraên yêu cầu Aicập liên kết để ly khai khỏi Asyri. Kết quả là Asyri đem quân chiếm Ysơraên, cầm tù vua Ôsê và đày dân Ysơraên tan lạc vào đế quốc Asyri như các tiên tri đã báo trước.3. Phục hưng tại Giuđa :Giuđa cũng bị ô uế bởi sự thờ hình tượng của

Page 56: Tieu tien tri( gian luot)

Ysơraên. Tuy nhiên sự phục hưng dưới thời vua Êxêchia đã cứu được Giuđa thoát khỏi số phận của Ysơraên phía bắc.

II. TÍNH ĐỘC ĐÁO VÀ SỨ ĐIỆP TRỌNG TÂM 1. Tính độc đáo :Sách Ôsê là sách dài nhất. Sứ điệp của Ôsê có lẽ được rao giảng trong một thời gian dài nhất. Ôsê cũng cho chúng ta biết về đời sống gia đình trước giả nhiều nhất và chính kinh nghiệm trước giả là một minh họa về tình yêu cứu chuộc của Đức Chúa Trời.. Ôsê cho chúng ta thấy hình ảnh hiền từ hơn hết của tình yêu Đức Chúa Trời. Nét đặc sắc là tình cảm sâu đậm với sự xung đột giữa tình yêu và sự công chính.. Ôsê được coi là tiên tri của tình yêu. Tuy nhiên ông cũng công bố sự đoán phạt sắp đến, mà sự trở lại cùng Chúa là biện phát duy nhất để ngăn chận đoán phạt.2. Sứ điệp trọng tâm :Hai chủ đề chính của sách Ôsê là: Tình yêu của Đức Chúa Trời và sự đoán phạt của Ngài.. Khi bàn về tình yêu Đức Chúa Trời, Ôsê trình bày ba lẽ thật cần nhớ: 1. Tình yêu Đức Chúa Trời là nền tảng giao ước Ngài với Ysơraên. 2. Tình yêu Đức Chúa Trời là giải pháp cho nan đề bội ước. 3. Sự thành tín của Đức Chúa Trời là lẽ thật của tình yêu của Đức Chúa Trời.. OsHs 11:8-9 mô tả tình yêu đậm đà, dịu dàng của Đức Chúa Trời. Ngài khiến Ysơraên chịu nhiều đau khổ chỉ để đưa họ trở lại với Ngài (5:15). Ôsê đã dùng hai mối liên hệ chồng vợ và cha con để mô tả tình yêu Chúa đối với Ysơraên.. Kết quả của tình yêu Đức Chúa Trời là sự tha thứ và một đời sống mới cho những ai tiếp nhận tình yêu đó. Tình yêu đó đưa người tiếp nhận vào sự tương giao với Đức Chúa Trời, đồng đi với Ngài trong sự thánh khiết, dứt khoát từ bỏ tội lỗi.

Bài 46: GIA ĐÌNH ÔSÊ và YSƠRAÊN

I. NGƯỜI VỢ TÀ DÂM 1. Nghĩa đen hay nghĩa bóng ?:Một số học giả Kinh Thánh cho rằng Ôsê chỉ dùng một ngụ ngôn (hoặc là một sự hiện thấy) để làm sáng tỏ một lẽ thật, chứ không phải là một sự kiện có thật. Một số khác cho rằng đây là một sự thật vì Ôsê nêu rõ tên vợ ông, cha vợ ông và ba người con.2. Gôme con gái Đíplaim :Hầu hết các học giả đều xem Gôme là một “người vợ tà dâm”theo hai cách:a. Gôme có thể là một kỵ nữ đền thờ tà thần, quen thuộc với tiêu chuẩn đạo đức buông tuồng. Điều nầy cho chúng ta nhớ đến việc Đức Chúa Trời lựa chọn Ysơraên và chúng ta không phải vì chúng ta tốt lành hay xứng đáng.

Page 57: Tieu tien tri( gian luot)

b. Gôme có thể lúc đầu không phải là người xấu, nhưng được nuôi dưỡng trong bầu không khí tội lỗi, nên đã bị cám dỗ theo các tình nhân. Điều nầy cảnh giác chúng ta về sự thiếu cẩn trọng đối với ảnh hưởng của thế gian.

II. BA NGƯỜI CON 1. Con trai thứ nhất : Gítrêên#: Gítrêên là nơi Giêhu đã tàn sát nhà Aháp khi ông lên ngôi, đúng theo lời tiên tri của Êli khi nhà Aháp giết Nabốt để chiếm đoạt vườn nho. Giêhu đã làm đúng điều Chúa truyền, nên Chúa hứa ban cho ông được ngôi nươc cho đến đời thứ tư (IIVua 2V 10:30). Tuy nhiên, Giêhu đã làm với một động cơ sai lầm, vị kỷ, thay vì đưa dân sự trở lại thờ lạy Đức Giêhôva vì yêu kính Chúa (10:31). Vì thế, đến đời thứ tư là Xachari, con trai Giêrôbôam II thì ngôi nước bị truất khỏi nhà Giêhu khi Xachari bị giết.. Gítrêên có nghĩa là “Đức Chúa Trời trồng”, nói đến phước hạnh của một người được Đức Chúa Trời trồng trong nhà Ngài, đất Ngài. Đó là phước hạnh khi dân Ysơraên được Chúa trồng trong đất hứa Canaan.2. Hai đứa con ngoại tình : Hai đứa con sau không được chép câu “sanh cho người”, nên được giải thích là con ngoại tình, con ngoài giá thú:a. Con gái Lôruhama: Có nghĩa là “không được thương xót”, hàm ý dân Ysơraên tội lỗi thờ hình tượng nên bị Chúa ghét, Chúa bỏ, không còn được thương xót. Chúa đã cho phép hoạn nạn, phu tù xảy đến trên dân Ysơraên tội lỗi.b. Con trai Lô Ammi: Có nghĩa là “không phải dân Ta”. Dân Ysơraên trên danh nghĩa là dân của Chúa, nhưng thật sự họ không còn là dân của Chúa. Chúa không thể xưng họ là con dân của Ngài. Chúa ban cho Ysơraên thời gian và cơ hội để họ thay đổi đường lối mình, song không ai chịu ăn năn.

Bài 47: SỬA PHẠT VÀ PHỤC HỒI

I. SỰ SỬA PHẠT 1. Lên án tội ác Ysơraên :Ôsê lên án sự dâm loạn, sự ngoại tình thuộc linh của dân Ysơraên khi đi theo các tình nhân của mình. Các tình nhân của Ysơraên là Baanh (OsHs 2:13) cùng các thần giả dối, nhất là thờ bò con mà xưng là thờ Đức Giêhôva (2:11) với đủ mọi lễ nghi tôn giáo, các ngày lễ trọng thể, ngày trăng mới và ngày sabát. Họ đã quên điều đáng nhớ mà lại chỉ nhớ điều đáng quên (2:13).2. Sự sửa phạt :Ôsê cho biết Ysơraên sẽ không còn được thương xót (2:4). Chúa sẽ bỏ mặc họ đối diện với mọi nan đề (2:3). Chúa sẽ đưa họ vào con đường không lối thoát với gai gốc lấp đường và bức tường bao phủ (2:6). Họ sẽ tìm sự giải cứu từ các thần hư không, nhưng chẳng bao giờ tìm được (2:7a).3. Mục đích sửa phạt :Chúa đưa Ysơraên vào sự sửa phạt không phải để tiêu

Page 58: Tieu tien tri( gian luot)

diệt họ mà để họ khám phá con đường sai lầm của mình khi tìm kiếm vật chất, tìm kiếm các thần tượng hư không (2:5). Điều đó sẽ đưa họ vào khám phá lớn lao về Chúa là nguồn ơn phước (2:8) và khám phá rằng phục sự Chúa là sung sướng, phước hạnh hơn phục vụ thần tượng là dường nào.. Cuối cùng, họ sẽ khám phá con đường phước hạnh duy nhất là quay về cùng Chúa (2:7b).

II. PHỤC HỒI 1. Phục hồi tình yêu :Dù Ysơraên đã từng bội bạc, quên bỏ Chúa, nhưng khi họ ăn năn quay về, Chúa vẫn giang tay tiếp đón họ, dùng lời ngọt ngào của tình yêu nói với họ (2:14).. Mối tương giao được phục hồi thật phước hạnh. Chúa không còn là ông chủ nghiêm khắc, mà là người chồng nhơn từ (2:16). Chúa phải là đối tượng duy nhất của tình yêu của con dân Chúa. Trên môi, trong lòng họ không còn bóng dáng của Baanh hay thế gian (2:17. IGi1Ga 2:15).2. Phục hồi phước hạnh :Chúa lại sẽ ban vườn nho và trũng Acô sẽ nên cửa trông cậy. Acô là nơi Acan, người gây tai họa cho Ysơraên được loại trừ khỏi dân sự, để rồi chiến thắng lại đến với dân Ysơraên. Nơi tội lỗi được loại trừ chính là cánh cửa hy vọng của mọi ơn phước thiêng liêng.. Chúa còn hứa bày tỏ quyền năng của Ngài trên thiên nhiên, trên lịch sử nhân loại để đưa con dân Chúa vào sự bình yên thật sự.. Chúa cũng hứa sẽ dẫn dắt con dân Chúa trong tình yêu đời đời, trong sự công bình và chánh trực, nhơn từ và thương xót . Chúa thành tín sẽ làm trọn lời Ngài hứa.. Họ sẽ được Chúa nhận là dân Ngài và Họ sẽ tôn Ngài là Đức Chúa Trời của mình.

Bài 48: CHUỘC MUA KẺ PHẢN BỘI

OsHs 3:1-5

I. SỐ PHẬN KẺ PHẢN BỘI 1. Sự phản bội của Ysơraên :Chúa cho biết dân Ysơraên đã không còn trọn thành với Chúa. Họ đã xây về các thần khác và ưa bánh ngọt bằng trái nho (Đây là một thứ bánh được dùng trong sự thờ phượng Baanh). Thật ra, sự phản bội không phải chỉ là tôn thờ những thần hữu hình mà còn hàm ý những thần vô hình như tiền bạc, của cải, danh vọng trần gian.2. Số phận :Như số phận của Gôme đã bị tình nhân bỏ rơi, phải bán mình làm gái mãi dâm và cuối cùng bị đem bán như một nô lệ, thì dân Ysơraên cũng đã lâm vào sự khốn khổ của ách nô lệ cho tội lỗi cùng đủ mọi sự khốn

Page 59: Tieu tien tri( gian luot)

khổ vì không còn được ở trong sự bảo vệ trong tình yêu và quyền năng Chúa.

II. CHUỘC MUA KẺ PHẢN BỘI 1. Yêu kẻ phản bội :Đức Chúa Trời phán dặn Ôsê phải yêu người đàn bà tội lỗi đã bỏ ông để làm điều dâm loạn. Tại đây nói lên tình yêu quá lớn lao của Chúa đối với Ysơraên, đối với con dân Ngài dù họ không có một chút chi xứng đáng.2. Mua kẻ phản bội :Có lẽ Ôsê đã tìm thấy Gôme ở giữa chợ và ông đã thể hiện tình yêu bằng việc trả giá để mua bà.. Lưu ý giá tiền chuộc Gôme rất rẻ, chỉ bằng nửa giá mua một người nô lệ. Điều nầy cho thấy Gôme không còn một giá trị tối thiểu nào. Dầu vậy, tình yêu của Ôsê đã ban cho Gôme một giá trị thì tình yêu của Đức Chúa Trời đả ban cho chúng ta một giá trị cao quý đến nỗi Con Đức Chúa Trời đã bằng lòng hy sinh mạng báu của Ngài cho chúng ta trên thập tự giá. .3. Lời dặn dò :Ôsê bảo Gôme phải thay đổi, phải biết chờ đợi, phải dứt khoát với tội lỗi để xứng đáng với tình yêu mà Ôsê đã dành cho bà.. OsHs 3:4 mô tả tình trạng phu tù của Ysơraên : Họ đã sống nhiều ngày trong chốn lưu dày, không có vua, không quan trưởng, không của lễ, không trụ tượng, ê phót hay thêraphim. Chính trong cảnh phu tù, dân Ysơraên mới nhận thức kết quả của tội lỗi mình và họ quyết định dứt khoát với mọi loại thần tượng.4. Lời hứa :Chúa cũng cho biết rằng dân Ysơraên cuối cùng sẽ trở lại tìm kiếm Chúa là Đức Chúa Trời của mình. Họ sẽ kính sợ mà trở về cùng Chúa để tìm được ơn Chúa trong những ngày sau rốt. Họ sẽ kinh nghiệm ơn giải cứu của Đâng Mếtsia, con trai vua Đavít. Sự ứng nghiệm sau cùng nầy sẽ xảy đến trong trận chiến Hạtmaghêđôn, khi Chúa Cứu thế đến để lập sự cai trị của Ngài trên thế gian , một sự trị vì mà chúng ta thường biết đến như là thời kỳ Thiên hy niên ( Một ngàn năm bình an).

Bài 49: LỜI KIỆN CÁO NGHỊCH CÙNG YSƠRAÊN

OsHs 4:1-14

I. LỜI KIỆN CÁO DÂN SỰ 1. Những điều dân sự không có : 4:1 cho biết Chúa tìm trong dân Ysơraên , lẽ thật, sự nhân từ, sự nhìn biết Đức Chúa Trời, nhưng Ngài không tìm thấy. Họ đã phá đổ hoàn toàn giao ước giữa Đức Chúa Trời với họ qua Mười điều răn tại núi Sinai (XuXh 20:1-17).. Đức Chúa Trời lên án dân sự, không những vì tội lỗi họ làm, mà còn vì những điều tốt lành họ không làm. Đây là tội bất kính, bất tuân mạng lệnh

Page 60: Tieu tien tri( gian luot)

Chúa truyền cho mình (Gia Gc 4:17).2. Những điều dân sự có : Thật là một hình ảnh đáng buồn của một dân tộc xây bỏ Đức Chúa Trời. Vi phạm điều răn đối với Đức Chúa Trời, họ cũng vi phạm luôn những điều răn đối với con người (OsHs 4:2). Ở đây có lẽ nhấn mạnh đến tội ác trong các cuộc lật đổ ngai vàng các vua và tận diệt các hoàng tộc.3. Sự thờ phượng tà thần : Dân sự đã phạm tội dâm loạn theo cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng. Theo nghĩa bóng, họ đã xây bỏ Đức Chúa Trời mà theo các thần dân Canaan, các dân tộc ngoại bang nhất là Baanh, Attạttê. . .. Theo nghĩa đen, trong sự thờ phượng tà thần, họ đã hành dâm với các tư tế phục vụ trong đền thờ tà thần. Các người nam dâng của lễ bằng tiền để đến với các nữ tư tế đền thờ. Các người nữ cầu xin có con đã đến với các nam tế sư trong đền thờ. Nạn mại dâm tôn giáo và say sưa là một tệ nạn suốt hàng ngàn năm. Vào thời sứ đồ Phao Lô, tại Côrinhtô có hàng ngàn nữ tư tế phục vụ cho mục đích nầy (những người nầy không trùm đầu).

II. LỜI KIỆN CÁO CÁC LÃNH ĐẠO TÔN GIÁO 1. Không dạy dân sự Lời Đức Chúa Trời : Các tiên tri, các thầy tế lễ chịu trách nhiệm hướng dẫn dân sự đi trong đường lối Chúa, nhưng họ đã quên luật pháp của Chúa, bỏ sự thông biết và khiến dân sự sống trong sự thiếu hiểu biết. Thật ra, họ chẳng có Lời Đức Chúa Trời để truyền đạt cho dân sự !2. Làm gương xấu cho dân sự : OsHs 4:5 cho biết dân sự vấp ngã cả ngày lẫn đêm và các tiên tri cùng vấp ngã với họ. Các tiên tri và thầy tế lễ đã làm gương xấu đến nổi dân sự đổ lỗi cho các thầy tế lễ về những tội ác họ đã phạm (4:4).. 4:8 được giải thích như sau: Khi dân sự phạm tội, họ phải dâng của lễ chuộc tội và thầy tế lễ có quyền lấy một phần của lễ cho mình. Vì thế, các thầy tế lễ mong dân sự phạm tội thêm để họ có thêm quyền lợi !. Ngày nay, mỗi Cơ Đốc nhân là thầy tế lễ nhà Vua, chúng ta chịu trách nhiệm dạy Lời Chúa cho dân sự và phải làm gương tốt cho họ.

Bài 50: CẢNH CÁO GIUĐA

4:15-5:15

I. TỘI LỖI CỦA GIUĐA 1. Thờ hình tượng : Giuđa có đền thờ và chức vụ tế lễ trong xứ mình. Họ vốn luôn là nước thuộc linh và trung tín hơn đối với Đức Chúa Trời khi so sánh với Ysơraên.. Tuy nhiên, bấy giờ Giuđa cũng vấy bẩn vì sự thờ hình tượng.. Bêtên hay Bếtaven ?: Ôsê gọi Bêtên (nhà của Đức Chúa Trời) là Bếtaven

Page 61: Tieu tien tri( gian luot)

(nhà của sự gian ác hoặc hư không) vì những hình tượng ghê tởm và vô giá trị đã biến nhà Chúa thành nơi hư không, vô ích.2. Hòa nhập với Ysơraên : Thay vì dân Ysơraên đi xuống miền nam đến thờ phượng Chúa tại đền thờ Giêrusalem, thì dân Giuđa lại đi lên miền bắc đến Bêtên, Ghinh ganh để thờ hình tượng !

II. LỜI CẢNH CÁO 1. Cảnh cáo về bản chất tội lỗi : Công việc tội lỗi ngăn trở dân sự trở về cùng Đức Giêhôva (5:4) vì tội lỗi là không nhìn biết Chúa (5:4), là bội nghịch cùng Chúa (5:2).. Épraim “samê”thần tượng (4:17): Épraim chỉ về dân Ysơraên vì Giêrôbôam I thuộc chi phái Épraim. Samê là từ Hybálai có nghĩa là bị ở dưới hay chịu dưới quyền lực của ai. Đây là lời cảnh cáo cho kẻ thờ “hình tượng”là lìa khỏi Đức Chúa Trời và tự đặt mình dưới quyền kiểm soát của Satan. . .. Ôsê cảnh cáo các thầy tế lễ, dân Ysơraên và nhà vua là “bẩy”( 5:1) tại Míchba và Thabô. Dân Giuđa miền nam đã học theo họ và sa vào bẩy. Míchba và Thabô là hai thành lũy quân sự của Ysơraên ,nơi các thầy tế lễ và hoàng gia Ysơraên đẩy mạnh thờ hình tượng. Truyền khẩu nói rằng các lính canh được bố trí để giết chết bất cứ ai đi xuống miền nam để thờ phượng Chúa. Họ không những không thờ phượng Chúa, mà còn rình giết những người muốn thờ phượng Chúa.2. Cảnh cáo về đoán phạt : Chúa cảnh cáo Giuđa về những đoán phạt của Ngài trên Ysơraên,khiến nó trở nên hoang vu (5:9), bị hà hiếp, nghiền nát (5:11). Nếu Giuđa không ăn năn,họ cũng sẽ đồng chung số phận (5:5).. Hãy thổi kèn, thổi loa: Khi tiếng kèn cảnh báo được thổi và tiếng kêu chiến trận vang lên (5:8) thì đây là một nhu cầu cấp bách, cần phải hành động tức khắc. Sự đoán phạt sắp sửa giáng xuống trên Ysơraên và Giuđa.. Ôsê dùng hình ảnh sư tử kéo mồi đi và cắn xé mồi để nói lên việc Đức Chúa Trời sẽ đoán phạt hai dân tộc Ysơraên và Giuđa. Họ sẽ bị đem đi mất vào cảnh phu tù, cho đến khi nào họ thú nhận tội lỗi mình,và trong cơn rất khốn khổ đó, họ sẽ cố gắng tìm kiếm Chúa (5:15).

Bài 51: TRÁCH MÓC VÀ SỬA PHẠT

OsHs 6:1-11

I. SỰ ĂN NĂN CỦA YSƠRAÊN 1. Sự ăn năn không thành thật : Một số người giải thích rằng 6:1-3 là lời kêu gọi dân sự ăn năn, tìm kiếm Chúa, có liên hệ với 5:15. Tuy nhiên, đa số xem 6:1-3 liên hệ với phần còn lại của đoạn 6 và cho rằng sự ăn năn của dân

Page 62: Tieu tien tri( gian luot)

Ysơraên chỉ là giả dối :. Họ gán cho Đức Chúa Trời bổn phận phải chữa lành, phải rịt lành những thương tích mà Ngài đã gây ra cho họ.. Họ cho rằng sự đoán phạt sẽ qua mau trong “hai ba ngày”thôi,vì cớ họ là tuyển dân của Chúa.2. Lời kêu gọi ăn năn ?: Tuy nhiên, có người cho rằng đây là lời kêu gọi của tiên tri Ôsê với một đức tin mạnh mẽ rằng Chúa sẽ hiện ra như mặt trời sớm mai.. Ôsê cho biết rằng, không những Chúa sẽ tha thứ, Ngài còn phục hồi, ban mọi phước hạnh cho dân sự như mưa cuối mùa tưới đất (6:3).

II. NHẬN ĐỊNH CỦA CHÚA VỀ YSƠRAÊN 1. Điều Chúa ưa thích : 6:6 là một câu chìa khóa mà chúng ta nên học thuộc và áp dụng vào đời sống mình. Điều Chúa muốn nơi chúng ta là sự nhơn từ yêu thương đối với người khác và dành cho Chúa vị trí trước hết trong đời sống mình,tức là phải luôn nhìn biết Ngài.. Thiếu hai điều đó,mọi hình thức thờ phượng cùng những của lễ đều vô ích, đều chỉ là trò hề cho thế gian và ma quỷ !2. Dân sự không có điều Chúa muốn thấy nơi họ : Chúa cho biết sự nhơn từ của Ysơraên chỉ giống như mây buổi sáng, như sương móc tan mất ngay khi tiếp xúc với ánh mặt trời.3. Dân sự có điều Chúa không muốn thấy nơi họ : Thay vì có sự nhơn từ và sự nhìn biết Chúa, dân sự đã phạm lời giao ước, sống giả dối trước mặt Chúa (6:7).. Ngoài ra, đối với con người, họ còn phạm tội giết người. Sichem là thành phố của thầy tế lễ, và là một trong 6 thành ẩn náu. Đáng lẽ Sichem phải là nơi dân sự tìm thấy sự bảo vệ, khích lệ, dẫn dắt trong con đường công chính, thì Sichem lại là nơi tội ác, nơi các thầy tế lễ phạm tội giết người !4. Tranh chiến giữa công bình và tình yêu : Trong đoạn 6, chúng ta thấy rõ nỗi đau đớn của Đức Chúa Trời trong sự tranh chiến trong Ngài, giữa các đòi hỏi của sự công bình (phải trừng phạt tội lỗi) với tình yêu (tha thứ, chữa lành, phục hồi). Cảm động trước tình yêu của Chúa, Ôsê kêu gọi dân sự ăn năn trở về cùng Chúa.

Bài 52: QUỞ TRÁCH YSƠRAÊN

OsHs 7:1-16

I. NHỮNG BIỂU TƯỢNG VỀ YSƠRAÊN 1. Bệnh nhân : Cả Ysơraên lẫn Giuđa đều là những bệnh nhân, những người mang đầy thương tích, những tật bệnh, rất cần được Chúa chữa lành (7:1).

Page 63: Tieu tien tri( gian luot)

2. Lò lửa : Dân Ysơraên như một bếp lò (7:4) với những sự tham muốn, thù hận, và khao khát quyền lực. Họ chỉ muốn làm đẹp lòng mình, đẹp lòng loài người (7:3) mà không tìm kiếm điều đẹp lòng Đức Chúa Trời.. Họ nuốt những người lãnh đạo mình (7:7) bằng cách ám sát,lật đổ để chiếm lấy chỗ của họ. Trong số sáu vua cuối cùng của Ysơraên thì đã có bốn vua bị dân sự giết chết.3. Bánh chưa quay : Épraim, giới lãnh đạo Ysơraên giống như cái bánh nướng mà không trở, một mặt cháy khét, con mặt kia thì còn sống. Họ quá tin cậy vào đời nầy, vào tinh thần thế gian. Họ liên kết với thế gian mà không biết gì cả về mối tương giao với Đức Chúa Trời.. Kết quả là các nước ngoại bang bên ngoài và tinh thần thế gian bên trong đã phá hủy sức mạnh của họ mà họ không ngờ (7:9).4. Bồ câu ngây dại : Mênahem chạy đi tìm sự giải cứu nơi Asyri (IIVua 2V 15:19-20). Vua cuối cùng là Ôsê chạy đi tìm sự giải cứu nơi Êdíptô (17:4). Họ chỉ gặt được sự chê cười của Êdíptô và sự tàn diệt của Asyri !5. Cây cung giở trái : Vì Ysơraên không hướng về Đấng Rất Cao, nên kết quả là họ giống như cây cung giở trái, nghĩa là cây cung bắn sai mục tiêu. Cuối cùng, họ sẽ phải bị ngã dưới lưỡi gươm.

II. MỐI LIÊN HỆ GIỮA ĐỨC CHÚA TRỜI VỚI YSƠRAÊN 1. Chúa muốn chữa lành : Tội lỗi, sự gian ác, sự giả dối . . . là căn bệnh cần được chữa lành ngay. Chúa rất sẵn sàng chữa lành (OsHs 7:1), nhưng dân sự lại không ý thức nhu cầu của mình. Họ nghĩ rằng Chúa không quan tâm đến nó vì họ vẫn được bình an ! Họ quên rằng, mọi giây phút, họ vẫn đang sống trước sự hiện diện của Chúa.2. Chúa muốn giải cứu : Chính Chúa đã từng dạy dỗ, làm cho họ trở nên mạnh mẽ, và khi họ lâm vào những nan đề do kết quả của tội lỗi, thì Chúa vẫn sẵn sàng giải cứu họ (7:13).. Nhưng sự kiêu ngạo đã khiến họ không chịu tìm kiếm Chúa và trở lại cùng Ngài để kinh nghiệm sự giải cứu (7:10).3. Chúa sẽ sửa phạt : Mặc cho những lời của các tiên tri vừa kêu gọi, vừa cảnh cáo, dân Ysơraên vẫn cứng lòng, không chịu quay về cùng Chúa, mà trở hướng vào các thế lực trần gian. Cuối cùng, Chúa phải đưa tay Ngài ra, làm cho họ ngã xuống để sửa phạt họ.

Bài 53: TAN TÁC TRONG CÁC NƯỚC

8:1-14

I. CÔNG BỐ TỘI PHẠM 1. Trái lời giao ước , phạm luật pháp#:Đức Chúa Trời đã lập giao ước tại núi

Page 64: Tieu tien tri( gian luot)

Sinai, và nhận Ysơraên là dân của Ngài (XuXh 19:5-6), ban cho họ những nguyên tắc sống, nhưng họ không vâng giữ giao ước. Chúa lại lập một giao ước mới với họ tại đồng bằng Môáp (PhuDnl 29:1), Ngài luôn chỉ dạy, dẫn dắt họ, nhưng họ lại tiếp tục xem những điều đó như xa lạ, chẳng can hệ gì đến mình (OsHs 8:12).. Họ cũng còn giữ những lễ nghi thờ phượng, nhưng đó chỉ là những hình thức giả dối, Chúa không thể vui nhận (8:13). Nghi thức thờ phượng tự nó rất tốt, nhưng nếu thờ phượng Chúa vì những lý do vị kỷ như để được con người khen ngợi, để được Chúa ban phước, để tránh né những bổn phận khác . . . thì đó chỉ là những điều tệ hại.2. Thờ vật thọ tạo :Thay vì thờ phượng Đấng Tạo hóa, dân Ysơraên lại thờ lạy những hình tượng bằng bạc, bằng vàng do tay con người làm ra (8:4, 6).. Dân sự thêm nhiều bàn thờ, mong rằng họ sẽ được phước, nhưng chính những bàn thờ đó đã đưa họ vào tội lỗi, khiến họ chuốc cho mình sự đoán phạt càng nặng hơn.3. Từ bỏ Đức Chúa Trời :Họ xưng mình là tuyển dân của Chúa, nhìn biết Chúa (8:2), nhưng lại bỏ Đức Chúa Trời ra khỏi mọi sinh hoạt. Họ đã bỏ đường lối Chúa, bỏ điều lành để chọn điều ác (8:3). Họ tự hoạch định tương lai cho mình, lập lên những người cai trị mà không tìm biết ý muốn của Chúa. Họ nhớ xây dựng cho mình những cung đền mà quên mất Đấng Tạo hóa mình.. Dân Ysơraên chạy đi nhờ cậy loài người mà không chịu quay về tìm kiếm Chúa. Họ không còn là con lừa rừng độc lập. Họ đã đi dông dài tìm kiếm đồng minh và chất thêm cho mình những gánh nặng khó mang (8:9-10).

II. CÔNG BỐ ĐOÁN PHẠT 1. Nguyên tắc gieo gặt :Cả Ysơraên lẫn Giuđa đều phải gặt lấy những hậu quả của sự gian ác mà họ đã gieo. Thật ra, họ sẽ gặt nhiều hơn những gì họ đã gieo. Họ đã gieo gió (gieo cho sự hư không), họ sẽ gặt bão lốc (sự tàn diệt).2. Sự công bố đoán phạt : 8:1 dùng hai hình ảnh. Đó là thổi kèn và chim ưng. Tiếng kèn là tiếng báo động giặc giả. Tiếng kèn nầy báo động việc dân Asyri sẽ tiến chiếm Ysơraên. Điều nầy xảy ra vào năm 722 TC, sau ba năm bị bao vây, Samari đã bị thất thủ.. Chim ưng tượng trưng cho kẻ thù mạnh sức là Asyri, cũng tương trưng cho giống chim ăn thịt sẽ tụ tập trên bãi chiến trương khốc liệt tại Samari.3. Trở về trong Êdíptô : Êdíptô là nhà nô lệ. Ysơraên không bị lưu đày sang Êdíptô theo nghĩa đen, mà bị lưu đày và tan tác tại Asyri trong kiếp nô lệ.

Bài 54: ĐI DÔNG DÀI TRONG CÁC NƯỚC

Page 65: Tieu tien tri( gian luot)

9:1-17

I. ĂN BÁNH THAN KHÓC (9:1-9)1. Niềm vui của Ysơraên : Như các dân tộc ngoại bang,Ysơraên đã vội vui mừng về sự thạnh vượng tạm thời của mình. Họ vui mừng về sân đạp lúa, về hầm ép rượu, và vui mừng ca ngợi các thần tượng ngoại bang vì họ đã thật sự xa cách Đức Chúa Trời.2. Épraim sẽ trở về Êdíptô : Épraim đã được sinh ra tại Êdíptô và Giêrôbôam I đã từng lánh nạn tại Êdíptô với vua Sisắc trong đời Salômôn. Nay họ sẽ trở về Êdíptô và ăn đồ ô uế trong Asyri.. Êdíptô là biểu tượng của sự nô lệ. Dân Ysơraên sẽ bị bắt làm nô lệ và tan tác trong đế quốc Asyri. Theo luật Do Thái, bất cứ điều gì ở ngoài miền đất hứa Canaan đều bị xem là ô uế.3. Ăn bánh kẻ có tang : Bánh than khóc là bánh được ăn trong thời gian tang chế, hoặc chia xẻ sự đau đớn với gia đình có tang (Gie Gr 16:7). Dân sự bị lưu đày đau đớn như ở trong tang chế, không được vào đền thờ để dâng lễ quán vui mừng bằng rượu hay các của lễ đẹp lòng Chúa như ngày xa xưa.. Memphi là một thành phố chính của Êdíptô, được dùng như biểu tượng của nơi chôn cất những sự xa hoa của Ysơraên, khiến đền đài Ysơraên trở nên hoang loạn.4. Lý do : Những tiên tri là kẻ canh giữ nhà Ysơraên cho Đức Chúa Trời (Exe Ed 3:17) đã trở nên kẻ canh giữ chống lại Đưc Chúa Trời (OsHs 9:8). Họ lừa dối dân sự, trở nên cái bẫy cho dân sự, dẫn dân sự xa cách Đức Chúa Trời.. Dân sự bại hoại như thời các quan xét với sự kiện ghê tởm xảy ra tại Ghibêa (Quan 19-20) khiến suýt chút nữa không còn chi phái Bêngiamin.

II. ĐI DÔNG DÀI GIỮA CÁC NƯỚC (9:10-17)1. Tội ác tại Baanh-Phêô : Chúa nhắc lại thuở ban đầu đẹp đẽ của Ysơraên khi họ được Chúa chọn. Chúa dùng hình ảnh chùm nho chín nơi đồng vắng, hay trái vả chín đầu mùa nơi cây vả tơ.. Tuy nhiên, chẳng bao lâu, dân sự lại cưới gả với dân Môáp và cúng thờ thần Baanh Phêô khiến 24. 000 người chết.2. Tai họa gấp đôi : Sự vinh hiển phước hạnh gấp đôi đã dành cho Épraim con trai Giôsép đã chắp cánh bay xa (9:11), nay đã trở thành tai họa gấp đôi, vừa son sẻ, vừa tuyệt tự (9:11-12). Vì Ghinh ganh là nơi đầy dẫy ơn phước đã biến thành nơi thờ hình tượng gớm ghiếc (9:15).3. Bị đuổi khỏi nhà Đức Giêhôva : Chúa đã trồng Épraim vào nơi tốt lành giống như Tyrơ, nhưng họ đã không nghe tiếng Chúa, chống nghịch Ngài, nên họ bị đuổi khỏi miền đất hứa, đi dông dài trong các nước. . .

Page 66: Tieu tien tri( gian luot)

Bài 55: SỰ SỤP ĐỔ CỦA YSƠRAÊN

10:1-15

I. THẦN TƯỢNG VÀ VUA (10:1-3)1. Thần tượng bù nhìn : Ysơraên được xem là cây nho tươi tốt, sanh nhiều kết quả, làm đầy dẫy đất của Đức Giêhôva. Tuy nhiên, càng kết quả, họ càng lập thêm nhiều bàn thờ, trụ thờ cho các thần hư không, rồi cảm tạ chúng nó vì họ đã được kết quả !.. Lòng họ phân hai: Môi miếng thì thờ kính Đức Giêhôva, mà lòng thì hướng về sự hư hoại của Baanh. Kính sợ và hầu việc Chúa phải đi đôi với nhau. Nếu không, đó chỉ là sự giả hình đáng nguyền rủa và thần tượng bù nhìn chẳng cứu được ai.2. Vua bù nhìn : Họ khước từ Đức Giêhôva và lập lên hết vua nầy đến vua khác cho mình. Nhưng các vì vua theo ý người đã không thể làm gì được cho họ trước sự đoán phạt của Đức Giêhôva.

II. SỢ HÃI VÀ HỦY DIỆT (10:4-8)1. Tự làm hại mình : Những lời hư không, những lời thề dối trong giao ước với Asyri (5:13) hay với Êdíptô (7:11) đã trở nên như cỏ độc mọc lên trên luống cày của họ.2. Sợ hãi bao trùm : Dân sự cùng các thầy tế lễ sợ hãi, than khóc cho những bò con (một ở Bêtên, một ở Đan) bị đem đi qua Asyri để làm lễ vật cho vua Asyri. Dân sự cũng sợ hãi vì vua của họ bị trừ đi như bọt nước, nghĩa là quốc gia của họ không còn đứng nỗi trước Asyri. Dân sự cũng sợ hãi vì đất hứa xinh đẹpcủa họ đã bị phá hoang.. Dân sự cũng sợ hãi vì sự đoán phạt quá lớn trên họ. Họ sẽ nói với núi và đồi rằng hãy đổ xuống trên chúng ta, hãy bao bọc lấy chúng ta ! (LuLc 23:30, KhKh 6:16).

III. NGHIÊM TRỊ TỘI ÁC (OsHs 10:9-11)1. Tội ác hơn cả Ghibêa : Ghibêa là nơi xảy ra tội ác đáng gớm ghiếc của Bêngiamin. Tuy nhiên Ysơraên đã quen làm ác và còn trổi hơn cả tội ác tại Ghibêa.2. Bị buộc hai tội : Có bản dịch là tội lỗi gấp đôi. Nhưng đúng là hai tội. Có nhiều lối giải thích cho hai tội nầy:. Có người bảo rằng Chúa muốn đề cập đến hai bàn thờ tại Đan và Bêtên. Có người bảo rằng đây là điều Giêrêmi đã nói trong 2:13: Lìa bỏ Chuá và thờ hình tượng. . .. Đa số tin rằng hai tội đó là khước từ Chúa là Vua để lập những vua trần

Page 67: Tieu tien tri( gian luot)

gian, và khước từ Chúa là Đức Chúa Trời để thờ các thần tượng. Vì thế, họ sẽ bị mang ách, đày qua Asyri để phải cày bừa khốn khổ.

IV. LỜi KÊU GỌI 1. Tiên tri kêu gọi : Tiên tri kêu gọi dân sự gieo cho mình trong sự công bình,họ sẽ gặt nhân từ, tìm kiếm Chúa họ sẽ nhận mưa công bình của Chúa.2. Tiên tri than : Tuy nhiên dân sự chẳng đáp ứng. Họ cậy vào sức mạnh quân sự chính trị. . . nên họ sẽ làm mồi cho vua Asyri (Sanhmanase hay Sanhmanu Môáp).

Bài 56: LÒNG THƯƠNG XÓT CỦA CHÚA

11:1-11

I. NGƯỜI CHA NHƠN TỪ (11:1-4)1. Việc Cha làm : Ôsê 1-3 mô tả Chúa như người chồng hết lòng yêu thương Ysơraên là người vợ không chung thủy. Tại đây, Ôsê mô tả Chúa như người Cha nhơn từ, đã làm hết những gì có thể làm được cho Ysơraên là đứa con nhỏ ngỗ nghịch.. Đức Chúa Trời đã gọi Ysơraên ra khỏi cảnh nô lệ tại Êdíptô. Ngài cảm thông với nỗi khốn klhó của họ. Ngài thấy ách họ mang quá nặng, nên Ngài đã cỡi ách cho, rồi nuôi sống họ bằng lương thực của Ngài. Ngài đã dạy họ con đường phải đi. Ngài lại cùng đi với họ giữa nơi sa mạc, nâng đỡ họ, chữa lành mọi tật bệnh cho họ.. Ngài liên tục dùng tình yêu chinh phục họ, kéo họ về cùng Ngài. Ngài không dùng uy quyền của một người Cha để bắt họ theo Ngài. Ngài muốn họ tự nguyện đáp lại tình yêu của Ngài.2. Việc con làm : Tuy nhiên, Ysơraên như đứa con ngỗ nghịch. Họ không nhận thức tình yêu của Chúa đối với mình, nên dù nghe tiếng Chúa gọi, họ cứ vẫn muốn trốn tránh. Họ cũng không nhận ra việc Chúa làm cho mình, nên thay vì cảm tạ Chúa, họ lại đi dâng của lễ cho Baanh, thắp hương cho tượng chạm !

II. NGƯỜI CHA SỬA DẠY (11:5-7)1. Sự sửa dạy : Đối với đứa con ngỗ nghịch như Ysơraên, Đức Chúa Trời đã phải dùng ngọn roi yêu thương để sửa dạy. Ngài cho phép các ngoại bang cai trị họ. Lần nầy, họ phải bị lưu đày, nhưng không phải là Êdíptô, họ sẽ phải bị đày qua Asyri.2. Lý do : Dân Ysơraên không chịu trở về với Đấng giải phóng họ là Đức Giêhôva, nên họ phải trở về kiếp sống nô lệ. Vì cớ Ysơraên khước từ Chúa làm Vua trên họ, nên họ phải phục dịch khốn khổ cho các ông vua ngoại

Page 68: Tieu tien tri( gian luot)

bang. Vì cớ họ kiêu căng nhờ cậy vào mưu chước của mình mà trái bỏ ý muốn tốt lành của Chúa nên họ lại rơi vào con đường hủy diệt của ý người.

III. NGƯỜI CHA KỲ DIỆU 1. Thể nào Ta bỏ được con : Dù Ysơraên từ bỏ Chúa, Chúa không từ bỏ họ. Chúa không thể lìa bỏ họ như họ đã từng từ bỏ Ngài. Tình yêu của Chúa là tình yêu trường tồn. Ngài đã bắt đầu và Ngài sẽ hoàn tất việc của Ngài trên con dân của Ngài.. Chúa không thể bỏ họ như Átma và Sêbôim là những thành phố thuộc Sôđôm Gômôrơ, dù tội lỗi của họ không thua gì Sôđôm và Gômôrơ, vì Ngài nhận Ysơraên làm con trưởng nam Ngài(XuXh 4:22-23).2. Lý do Ngài không bỏ dân sự : Chúa giải thích Ngài là Đức Chúa Trời của họ, là Đấng Thánh của họ nhưng cũng là Cha yêu thương của họ. Vì thế cuối cùng Ngài sẽ giải cứu họ, ban cho họ một nơi yên nghỉ trong đất hứa Chúa ban cho họ.

Bài 57: TƯƠNG ĐỒNG VÀ TƯƠNG PHẢN

OsHs 12:1-15

I. TƯƠNG ĐỒNG GIỮA GIACỐP VÀ DÂN YSƠRAÊN 1. Giả dối và lừa gạt : Ysơraên cũng như tổ phụ họ là Giacốp đã bắt đầu trong sự giả dối và lừa gạt. Lời nói của họ như gió.. Thay vì tìm kiếm Chúa trong lẽ thật, người Ysơraên đã bao phủ mình bằng sự giả dối. Đang khi lập giao ước với Asyri, họ đã gửi quà bằng dầu đến Êdíptô để mong mua sự giúp đỡ của Êdíptô.. 11:1b có hai cách giải nghĩa: Có người cho rằng Giuđa nhờ có những vị vua tài ba, kính sợ Chúa nên họ đồng cai trị với Chúa và bày tỏ lòng trung thành với Đấng Thánh của Ysơraên. Có người lại dịch rằng dân Giuđa cũng không khác gì Ysơraên, cũng ươn ngạnh với Chúa và chống lại Đấng Thánh thành tín của mình.2. Tranh chiến với con người : Vì mong chiếm đoạt được lợi lộc vật chất, Giacốp đã tranh đấu với anh mình, mua cho được quyền trưởng nam. Ông cũng tranh đấu để chiến thắng chương trình chúc phước của cha. Đến nhà Laban, ông cũng tranh đấu để có được vợ và bầy súc vật. . . cho đến khi ông khám phá rằng Đức Chúa Trời mới là Nguồn của mọi ơn phươc.. Dân Ysơraên cũng đã đối xử với anh em cũng như các nước lân bang như cách tổ phụ mình đã từng sống.

II. TƯƠNG PHẢN GIỮA GIACỐP VÀ DÂN YSƠRAÊN 1. Giacốp nương dựa vào Đức Giêhôva : Sau một quảng đời tranh đấu mõi mệt, cuối cùng Giacốp đã gặp Chúa tại Phi-nê-ên. Ông đã khóc lóc và khẩn

Page 69: Tieu tien tri( gian luot)

cầu Chúa thương xót ban phước cho ông. Ông đã làm đúng điều Chúa muốn trong câu 7 “Trở lại cùng Đức Chúa Trời, giữ sự nhân từ và sự công bình, luôn luôn trông đợi Đức Chúa Trời mình”.. Điều nầy khác với dân Ysơraên đã chạy đi tìm kiếm những đồng minh, những con người để giải cứu mình ! Chúa đã dùng những tiên tri với những sự hiện thấy và chức vụ của các tiên tri để kêu gọi họ ăn năn, trở lại cùng Chúa, nhưng họ vẫn cứ luôn khước từ.2. Giacốp tôn thờ một mình Chúa : Giacốp đã lập một bàn thờ cho Chúa tại Bêtên (c. 5b) để tôn thờ Chúa, tương giao với Ngài, nhưng trước đó, ông đã chôn tất cả những tượng thần ngoại bang dưới gốc cây dẻ bộp gần Sichem (SaSt 35:4). Giacốp đã dứt khoát để chỉ tôn thờ một mình Đức Giêhôva mà thôi.. Dân Ysơraên thì trái lại, vừa thờ Chúa lại vừa thờ hình tượng. Họ không biết ơn Chúa vì Ngài đã ban đất hứa cho họ như một quà tặng (khác với Giacốp phải lao khổ mới có được tài sản C. 13). Họ dâng của lễ cho thần tượng tại Bêtên, Ghinh ganh. . . (c. 12), chọc giận Đức Chúa Trời. Vì thế sẽ sẽ bị đày khỏi đất hứa.

Bài 58: TỘI LỖI -ĐOÁN PHẠT -GIẢI CỨU

OsHs 13:1-16

I. SỰ SỤP ĐỔ CỦA ÉPRAIM 1. Épraim được tôn cao (c. 1a#): Épraim đã được Giacốp đặt trước anh mình là Manase (SaSt 48:18-20). Épraim đã rất nổi tiếng trong thời các quan xét (Cac Tl 8:1-3. 12:1). Vua đầu tiên của vương quốc Ysơraên là người Épraim.2. Épraim thờ hình tượng : Tuy nhiên, Giêrôbôam I đã lập tượng bò con cho dân Ysơraên thờ. Sau đó, Aháp và Giêsabên đã đưa dân Ysơraên vào sự thờ Baanh. Một nghi thức tôn kính thần tượng là hôn hình tượng nó (IVua 1V 19:18).3. Épraim chết mất (c. 1b#. 3): Kết quả số phận của Épraim được ví sánh với bốn hình ảnh : mây ban mai, sương móc buổi sáng, trấu trên sân đạp lúa, khói từ ống khói. Tất cả chỉ hiện ra trong chốc lát rồi tan biến hoặc bị đùa đi mất ngay.

II. ĐỨC GIÊHÔVA VÀ YSƠRAÊN 1. Dân Ysơraên đối với Chúa : Trong thời các tổ phụ, dân Ysơraên nhận biết Đức Giêhôva là Đức Chúa Trời của họ: Ngài đã giải phóng họ khỏi Êdíptô. Ngài đã mặc khải chính Ngài cho họ. Ngài đã cung ứng mọi nhu cầu cần thiết cho họ.

Page 70: Tieu tien tri( gian luot)

. Tuy nhiên, khi vào đất hứa, sự dư dật đã làm họ kiêu ngạo, quên bỏ Chúa. Thay vì tôn thờ Chúa, họ lại làm những hình tượng để tôn thờ !2. Kết quả : Kết quả là họ không còn được hưởng phước mà sẽ nhận sự đoán phạt kinh khiếp của Đức Giêhôva. Ôsê mô tả sự đoán phạt như sư tử vồ mồi, con beo rình bắt, con gấu giận dữ như khi bị mất con, thú rừng xé xác !

III. SỰ PHẢN LOẠN CỦA YSƠRAÊN 1. Dấy loạn nghịch cùng Chúa (c. 9#): Chúa là Vua của dân Ysơraên, nhưng họ đòi phải có vua. Trong cơn giận, Chúa đã cho họ vua Saulơ và khi vương quốc chia đôi, Chúa cho họ vua Giêrôbôam.2. Sự thất bại của các vua Ysơraên : Tuy nhiên Sau lơ và các vua vương quốc Ysơraên đều thất bại. Từ Grêrôbôam I đến Ôsê, không có vua nào kính sợ Chúa, tôn thờ Chúa và dẫn dân Ysơraên đi đúng con đường phước hạnh của Chúa. Họ khiến dân sự đi vào sự khổ nạn, mất nước và lưu đày, mọi tài sản bị cướp phá.. Ôsê nhắc lại tên của Épraim có nghĩa là “đậu trái gấp đôi”nay sẽ biến thành cằn cỗi không trái vì sự đoán phạt của Chúa khiến suối và mạch nước cạn khô.3. Lời hứa giải cứu#: Tuy nhiên, Chúa vẫn còn thương xót dân sự Ngài. Nếu dân sự ăn năn, Ngài sẵn sàng ban cho họ sự giải cứu và chỉ có một mình Ngài mới có quyền giải cứu họ từ chết qua sống. Lời hứa trong câu 14 dường như chỉ nói đến sự trở về lập quốc. Tuy nhiên ý nghĩa thực sự của câu nầy chỉ có thể thấy qua công tác của Chúa Cứu Thế Jesus, Đấng Giải cứu đầy quyền năng.

Bài 59: HÃY ĂN NĂN

OsHs 14:1-9

I. LỜI KHUYÊN ĂN NĂN 1. Những điều cần nhận thức : Nhận thức đầu tiên mà dân Ysơraên phải có là nhận biết Giêhôva là Đức Chúa Trời của chính mình. Nhận thức thứ hai là phải nhận biết Chúa là Chân Thần, giàu lòng thương xót. Nhận thức thứ ba là phải nhận biết rằng chính tội lỗi họ làm cho họ sa ngã, khốn khổ mà thôi.2. Những điều cần dứt khoát : Dân Ysơraên cần dứt khoát với việc nhờ cậy con người và sức mạnh quân sự như Asyri,như ngựa chiến. . . Nhưng trên hết, dân Ysơraên cần dứt khoát với sự thờ hình tượng, thờ các vật do chính tay họ làm ra.3. Những điều cần cầu xin : Lời cầu xin đầu tiên của dân sự phải là xin Chúa cất mọi sự gian ác khỏi họ, vì chính tội ác đã làm cho họ không còn được tương giao với Chúa. Lời cầu xin thứ hai là xin Chúa tiếpnhận họ bởi ân

Page 71: Tieu tien tri( gian luot)

điển tốt lành của Ngài để họ sẽ có thể dâng lên Chúa lời ngợi khen chân thành, chứ không phải những sinh tế mà không đẹp lòng Chúa.

II. LỜI HỨA BAN PHƯỚC 1. Động cơ ban phước : Đức Chúa Trời ban phước cho dân Ysơraên không phải vì họ xứng đáng, không phải vì họ ăn năn, dù ăn năn là điều đòi hỏi không thể thiếu. Ngài ban phước cho họ vì Ngài yêu họ. Tình yêu khiến Ngài nguôi cơn giận đối với họ khi Ngài thấy họ khốn khổ trong sự đoán phạt họ đáng phải chịu. Chúa thật nhơn từ (lòng tốt). Ngài chủ động làm điều tốt cho họ vì Ngài yêu họ.2. Công tác ban phước : Trước tiên, Chúa chữa lành sự bội nghịch của dân sự Ngài. Sự bội nghịch đã đưa họ xa cách Chúa. Muốn trở về cùng Chúa, họ cần được chữa lành căn bệnh bội nghịch (kiêu căng, quên Chúa). Sau đó, Ngài tái tạo họ trở nên xinh tốt, mạnh mẽ, hữu ích và có ảnh hưởng tốt cho những người xung quanh. Chính Chúa trở nên như sương móc cho dân sự, là Nguồn của mọi sự xinh tốt và kết quả của họ.3. Kết quả phước hạnh : Họ sẽ trở nên tươi mới, sống động, đầy kết quả đúng như tên “Épraim”của tổ phụ họ với danh tiếng vang xa khắp nơi.

III. KẾT LUẬN 1. Đường lối Chúa kỳ diệu : Đường lối của Chúa là ngay thẳng cho những người công chính. Họ sẽ bước đi cách vui mừng phước hạnh trong con đường của Chúa. Tuy nhiên, những kẻ phạm phép lại vấp ngã trong con đường đó. Họ không thể đi nổi con đường của Chúa với bản chất của một tội nhân chưa được thay đổi.2. Người khôn ngoan sẽ hiểu : Chỉ những người kính sợ Đức Giêhôva mới có sự khôn ngoan, hiểu biết đường lối Chúa (ChCn 9:10).

Bài 60: ĐỨC CHÚA TRỜI QUA SÁCH ÔSÊ

Sách Ôsê giúp chúng ta hiểu rõ hơn về sự yêu thương của Đức Chúa Trời và sự ghê tởm của tội lỗi. Đồng thời, Ôsê cũng cho chúng ta biết sứ điệp về sự ăn năn cần phải có của dân sự và ơn phước lớn lao đến từ tình yêu kỳ diệu của Đức Chúa Trời.- Tiên Tri ÔSÊ ( sự cứu chuộc )1. Niên đại gần đúng: Năm 750-725 TC: Triều vua Ôxia đến Êxêchia.2. Sứ điệp dành cho: Cả Ysơraên lẫn Giuđa- NHỮNG ĐẶC ĐIỂM VỀ ĐỨC CHÚA TRỜI1. Đấng cai trị tối cao: OsHs 7:16 Đấng Rất Cao. 10:10 trên các nước.2. Đấng phán xét các dân: 4:10 những lời buộc tội nghịch cùng Ysơraên3. Kiểm soát thiên nhiên: 2:8 Đấng ban lúa mì, dầu, thêm nhiều bạc và vàng

Page 72: Tieu tien tri( gian luot)

14:5 Ta sẽ như sương móc cho Ysơraên : Nó trổ hoa như bông huệ, đâm rễ như Liban, xinh tốt như Ôlive. .4. Thương xót,Yêu thương: 1-10 như người Chồng đầy tình yêu. 11-14 như người Cha đầy lòng thương xót5. Cảnh cáo tội nhân: Cả sách đều cảnh cáo, kêu gọi hãy ăn năn.14:1 hãy trở lại cùng Giêhôva Đức Chúa Trời ngươi, vì ấy là tại tội lỗi ngươi làm cho ngươi sa ngã.6. Hình phạt tội lỗi: 4:9 Ta sẽ phạt nó vì đường nối nó và sẽ trả cho nó tùy việc nó làm7. Thánh khiết, công bình: 11:9 Ta là Đấng Thánh ở giữa ngươi.14:9 các đường lối của Đức Giêhôva là ngay thẳng.8. Tha thứ: 14:4 Ta sẽ lấy lòng tốt yêu chúng nó vì cơn giận của Ta đã xây khỏi nó rồi.9. Ban phước: 6:1 Ngài sẽ chữa lành. . . Ngài sẽ buộc vết tích. 14:7 sẽ tỉnh lại như cây lúa, sẽ trổ hoa như cây nho. . .10. Kêu gọi, chỉ dẫn: 13:5 Ta đã biết ngươi trong đồng vắng. . .11. Tạo Hóa quyền năng: 8:14 Ysơraên đã quên Đấng tạo nên mình12. Đấng Toàn Tri: 7:2 chúng nó ở trước mặt Ta13. Đáp lời cầu nguyện: 14:8 Ta đã trả lời và sẽ đoái xem nó14. Sẵn sàng cứu vớt: 14:4 Ta sẽ chữa lành. . . Ta sẽ. . . yêu15. Đấng Mếtsia lần I: 11:1 ra khỏi xứ Êdíptô16. Sự trị vì của Vua Mếtsia: 3:5 tìm kiếm . . . Đavít, Vua mình

Bài 61: MICHÊ : TIÊN TRI VỀ ĐẤNG MẾTSIA

GIỚI THIỆU SÁCH MICHÊ Nói đến sách Michê, chúng ta nhớ ngay đến lời tiên tri về nơi Chúa giáng sinh. Tuy nhiên Michê còn đưa ra nhiều lời tiên tri khác về Đấng Mếtsia.

I. TRƯỚC GIẢ VÀ NIÊN ĐẠI 1. Trước giả : Chúng ta không biết nhiều về thân thế của Michê, tuy nhiên, chúng ta có thể khẳng định Michê là một người yêu kính Chúa và yêu mến dân sự. Sự kêu gọi và quyền năng của Chúa là điều rõ ràng trong đời sống và sứ điệp của ông.. Tên của Michê có nghĩa là “Ai giống như Đức Giêhôva ?”. Quê hương của ông là Môrêsết -Gát, một thị trấn nhỏ cách Giêrusalem 40 km về phía tây nam.. Michê nói tiên tri cho cả Ysơraên lẫn Giuđa. Ông dám chống đối những con người có thế lực, giàu có, các quan trưởng và các tiên tri giả là những kẻ đang áp bức kẻ nghèo, vì ông là một người đầy dẫy Thần Linh của Đức Chúa Trời. Ông có những khải tượng về tai họa kinh khiếp hầu đến dành cho

Page 73: Tieu tien tri( gian luot)

dân sự không ăn năn, vì thế, ông đã đến với dân sự với một sứ điệp nóng cháy bất chấp mọi chống đối.2. Niên đại : Chức vụ của Michê có lẽ đã kéo dài từ năm 735 đến 700 TC. Đồng thời với ông là Êsai tại Giuđa và Ôsê tại Ysơraên (725 TC). Amốt nói tiên tri khi Michê vẫn còn rất trẻ.3. Sứ điệp : Michê tóm tắt sứ điệp của các tiên tri : Trong Michê, chúng ta thấy tâm tình Amốt mạnh mẽ tố cáo bất công trong xã hội, tâm tình của Ôsê đau buồn về tình trạng hư mất của dân sự, tâm tình của Êsai công bố sự cứu rỗi của Đưc Chúa Trời và Nước hầu đến của Đấng Mếtsia.. Michê khác Êsai vì Michê chỉ là một người dân quê mộc mạc, ít quan tâm đến vấn đề chính trị, trong khi Êsai là một người thành phố, có liên hệ với các vua, các quan. Tuy nhiên Michê giống Êsai ở điểm cả hai đều thấy Đức Giêhôva là Đấng cai trị tuyệt đối, là Đấng thánh khiết tuyệt đối và chắc chắn sẽ hình phạt tội lỗi.

II. BỐI CẢNH LỊCH SỬ 1. Ysơraên : Ysơraên đang bị mục nát về mặt thuộc linh, đạo đưc và chính trị. Trong 10 năm cai trị của Mênahem, Asyri đã xâm lăng Ysơraên và chỉ rút về khi nhận một khoản triều cống rất lớn. Con trai Mênahem là Phêcahia chỉ cai trị trong 2 năm rồi bị Phêca, quan tổng binh Ysơraên giết chết rồi lên làm vua.. Phêca liên minh với Rêxin (vua Syri) tấn công Giuđa vì Acha, vua Giuđa không chịu gia nhập liên minh chống Asyri.2. Giuđa : Trong lúc đó, Ôxia (còn gọi là Axaria) đã bị Chúa phạt bị phung, nên con trai là Giôtham lên ngôi. Ôsê và Êsai bắt đầu chức vụ trong đời Ôxia, còn Michê bắt đầu chức vụ khi Giôtham lên làm vua. Sau Giôtham là Acha. Êsai và Michê đã cảnh cáo Acha, nhưng Acha lại đi tìm kiếm sự giúp đỡ của hình tượng và của Asyri !

Bài 62: TÍNH ĐỘC ĐÁO VÀ SỨ ĐIỆP MICHÊ

I. CÁC LỜI TIÊN TRI ĐỘC ĐÁO 1. Lời tiên tri về Giêrusalem bị hủy phá : Michê là vị tiên tri đầu tiên nói về sự hủy phá thành Giêrusalem. Dù trong thời Acha, tôn giáo thờ hình tượng và giả hình dẫn đến sự bất công và bại hoại xã hội với kết quả đương nhiên là thất bại về chính trị quân sự đối với Ysơraên và với Asyri, nhưng sự hủy phá Giêrusalem là điều chưa ai nghĩ đến.2. Lời tiên tri về lưu đày sang Babylôn : Michê đã làm cho dân chúng ngạc nhiên khi cho biết Babylôn sẽ bắt họ làm phu tù, vì Babylôn lúc ấy chưa phải là một cường quốc trên thế giới. Nếu Michê bảo rằng họ sẽ bị lưu đày sang Asyri thì điều đó cũng dễ hiểu vì Asyri đúng là mối đe dọa khủng khiếp

Page 74: Tieu tien tri( gian luot)

đối với họ.3. Lời tiên tri về Đấng Mếtsia sinh tại Bếtlêhem : Hầu hết các tiên tri đều có nói về sự đến của Đấng Mếtsia, rằng Ngài sẽ là giải pháp cho các nan đề của Ysơraên và thế giới. Tuy nhiên, Michê là người duy nhất nói rằng Đấng Mếtsia sẽ được sinh ra tại làng Bếtlêhem Éprata (MiMk 5:1). Nhiều thế kỷ sau, lời tiên tri nầy sẽ được trưng dẫn để giải đáp câu hỏi của các Bác sĩ “Vua dân Giuđa mới sanh tại đâu ?”.

II. CÁC CHỦ ĐỀ LỚN CỦA MICHÊ 1. Sự thánh khiết của Đức Chúa Trời : Ngay từ đầu, Michê đã nhấn mạnh đến sự thánh khiết của Đức Chúa Trời và sự quan tâm của Ngài đối với tình trạng tội lỗi của dân sự. Ngài đòi hỏi họ phải phân rẽ khỏi tội lỗi và dâng mình cho điều gì tốt lành.2. Nếp sống tin kính : Sự thánh khiết khiến Ngài ghét tội lỗi và hình phạt tội lỗi. Tuy nhiên, tình yêu khiến Ngài kêu gọi dân sự ăn năn, xây bỏ tội lỗi để được Ngài tha thứ và giúp họ sống đời sống tin kính Chúa.. Nếp sống tin kính bao gồm sự kính sợ Chúa và thể hiện sự tin kính đó qua cách sống với nhau. Nhiều tôn giáo trần gian chú trọng đến các của lễ làm đẹp lòng vị thần của mình mà không quan tâm đến cách con người đối xử với nhau. Nhưng Chúa Jesus đã nói rất nhiều về điều nầy. Michê đã tóm tắt nếp sống tin kính qua câu then chốt ở 6:8: “Hỡi con người, Ngài đã tỏ cho ngươi điều gì là thiện. Điều mà Đức Giêhôva đòi hỏi ngươi há chẳng phải là làm sự công bình, ưa sự nhơn từ và bước đi cách khiêm nhường với Đức Chúa Trời ngươi sao ?”.3. Đấng Mếtsia : Xuyên suốt sứ điệp Michê, chúng ta thấy sự trông mong về Đấng Mếtsia. Dù Ngài sẽ được sinh ra tại Bếtlêhem, Ngài vốn có từ trước vô cùng. Ngài sẽ cai trị trên dân Ngài như một Tướng lãnh và chăn dắt họ như một Người Chăn.. Điều nầy sẽ xảy ra khi Chúa Cứu Thế trở lại trái đất để cai trị. Luật pháp và quyền năng Ngài sẽ ra từ Giêrusalem. Ngài sẽ phán xét các nước và đem hòa bình thịnh vượng đến với thế giới. Điều nầy giống với sự dạy dỗ của Êsai (EsIs 2:1-5).

Bài 63: LỜI TIÊN BÁO VỀ SỰ ĐOÁN PHẠT

MiMk 1:1-16

I. TIÊN TRI MICHÊ 1. Nguồn gốc sứ điệp: Michê đã được Chuăa ban cho một khải tượng về những điều sẽ xảy ra và chính Đức Thánh Linh đầy dẫy trong ông đã ban cho Michê những lời phải nói.

Page 75: Tieu tien tri( gian luot)

2. Tâm tình Mihê: Động cơ thuăc giục Michê là đức tin của ông nơi Đức Chuăa Trời và tình yêu của ông dành cho dân Chuăa, là những người đang đối mặt với sự hủy diệt. Sứ điệp Michê không phải là điều dân sự ưa thích, nhưng đó không phải là điều ông quan tâm.3. Tầm quan trọng của sứ điệp: Michê nhấn mạnh đến tầm quan trọng của sứ điệp cho các dân tộc bằng cách tuyên bố rằng sứ điệp đến từ Đức Giêhôva Chí Cao tại trong đền thánh của Ngài. Michê nhìn thấy Chuăa đang ngự xuống trong sự đoán phạt, đi trên các nơi cao, khiến các nuăi tan chảy dưới chơn Ngài. (Các nơi cao nói đến sự kiêu ngạo hoặc nơi thờ hình tượng, các nuăi tượng trưng cho các chính phủ).

II. TIÊN BÁO SAMARI BỊ HỦY PHÁ 1. Lý do: Michê cho biết chén tội ác của Samari đã đầy. Nó khởi đầu bằng việc các vua đầu tiên của Ysơraên đưa việc thờ bò vàng vào sự thờ phượng Chuăa. Họ không những khước từ những lời cảnh cáo của các tiên tri Chuăa mà còn đưa thêm hình tượng vào Ysơraên. Vì thế họ đưa xã hội vào sự băng hoại và đất nước vào sự diệt vong.2. Sự ứng nghiệm: Michê đã chứng kiến sự ứng nghiệm của lời tiên tri của ông về sự hủy phá Samari chỉ 15 năm sau khi ông thi hành chức vụ. Thành phố Samari đẹp đẽ, kiên cố, tọa lạc trên một ngọn đồi xinh đẹp vây quanh bởi các ngọn đồi khác, đã bị Sargon II của Asyri hủy phá hoàn toàn, trở nên “một đống đổ nát ngoài đồng, như chỗ trồng nho. . . những nền nó ra trần trụi và hết thảy tượng chạm bị đập bể.. Tội ác thật đã đem lại sự hoang tàn cho đời sống, thành phố và cả dân tộc. Chuăng ta cần cầu nguyện cho các dân tộc tội lỗi, than khóc vì cớ họ và cảnh cáo họ.

II. TAI HỌA CHO GIUĐA 1. Vết thương lan ra đến tận cửa Giuđa: Vết thương không thể chữa lành của Samari đã lan đến tận Giêrusalem, nghĩa là Giuđa cũng chịu sự đoán phạt vì cớ tội lỗi tương tự với tội lỗi của Ysơraên nhất là dưới triều Acha.2. Sự ứng nghiệm: Các vua Asyri luôn là mối đe dọa cho cả Ysơraên lẫn Giuđa. Quân đội của Sargon II đã xâm lăng Giuđa vào năm 712 TC. Sanchêríp kế vị Sargon cho biết đã chiếm 46 thành của Giuđa. Ông cũng đã vây Giêrusalem và chỉ có lời cầu nguyện của dân Chuăa mới khiến họ hai lần được giải cứu. Michê dùng lối chơi chữ khi liệt kê các thành phố bị chiếm. (Bếtlêápra: nhà bụi đất. . . lăn lóc trong bụi đất).

Bài 64: SỰ ĐOÁN XÉT và PHỤC HỒI

2:1-13

Page 76: Tieu tien tri( gian luot)

I. SỰ ĐOÁN XÉT 1. Lên án tội ác : Michê lên án những kẻ tham lam nằm thao thức ban đêm để hoạch định mưu ác, chiếm đoạt tài sản người khác. “Gieo một tư tưởng gặt một hành động”: Họ suy tính, khao khát và chổi dậy để thực hiện.. Có lẽ Michê đang nói đến những quy luật của năm Sabát và năm hân hỉ đã bị những người giàu có quyền thế thay đổi để chiếm đoạt tài sản người nghèo.2. Việc của Đức Chúa Trời : Michê cho biết Đức Chúa Trời sẽ đáp lại các kế hoạch của con người bằng kế hoạch của chính Ngài. Tại đây, chúng ta lại thấy quy luật về mùa gặt của Ôsê : Ysơraên và Giuđa sẽ phải gặt những gì họ đã gieo. Chúa sẽ định tai vạ cho họ (2:3). Ngài khiến ngoại bang sẽ tịch thu nhà cửa của họ, dời các mộc giới, cướp bóc họ, đuổi những đàn bà ra khỏi nhà vui vẻ của họ (2:8-9).. Dân sự sẽ bị đuổi khỏi miền đất hứa vì cớ họ đã làm ô uế đất hứa Chúa ban cho họ (2:10).

II. CÁC TIÊN TRI GIẢ 1. Các tiên tri giả phản đối : Các tiên tri giả bảo Michê đừng nói tiên tri về tai họa nữa (2:6). Đây là điều mà Amốt cũng như Ôsê phải đối diện. Tuy nhiên, tiên tri thật phải nói những gì Chúa sai mình nói.. Chỉ có tinh thần con trẻ mới nghĩ rằng Chúa ghét bỏ nên mới sửa phạt tội lỗi, nên không thích được sửa phạt mà cũng không muốn nghe lời cảnh cáo về tai họa. Nếu chúng ta chỉ muốn nghe những lời êm tai, chúng ta sẽ đánh mất những lời Chúa muốn phán với chúng ta.2. Bản chất tiên tri giả : Michê cho biết họ chỉ là những người đi theo sự hư không, nói những lời dối trá, và chỉ có khả năng nói tiên tri về rượu và rượu mạnh. Tuy nhiên, đó là điều dân sự ưa thích !

III. SỰ KHÔI PHỤC 1. Đoán phạt và giải cứu : Sự mặc khải Chúa ban cho cho thấy Chúa không chỉ hoạch định sự đoán phạt tội lỗi mà Ngài còn hoạch định sự giải cứu cho những ai bằng lòng vâng theo Chúa, ăn năn, quay lại cùng Ngài, vì đó là mục đích của sự sửa phạt.2. Lời hứa cho dân sót : Chúa cho biết Ngài sẽ chăm sóc “dân sót”trong dân sự Ngài trong cuộc lưu đày và đem họ trở về xứ của họ để chăn dắt họ.3. Lời hứa về Đấng Mếtsia : Các lời Chúa hứa không chỉ nói về sự trở về sau cuộc lưu đày mà còn nói đến Đấng Mếtsia sẽ hiện đến để lập Nước Ngài trên đất. Ngài sẽ là “Người Mở đường”để giải phóng dân Chúa khỏi phu tù cho tội lỗi và Ngài sẽ phá hủy quyền lực của Satan đã từng đem đau khổ cho dân Ngài.

Page 77: Tieu tien tri( gian luot)

Bài 65: TỘI LỖI và ĐOÁN PHẠT

MiMk 3:1-12

I. TỘI LỖI CÁC QUAN TRƯỞNG 1. Tội lỗi : Michê cho biết các quan trưởng là người biết sự công chính và dạy dân sự làm điều công chính, nhưng chính họ lại ghét điều lành mà ưa điều dữ. Tội lỗi của họ được ví sánh với việc ăn thịt người: Lột da kẻ nầy, lóc thịt kẻ kia, bẻ xương kẻ khác, bỏ vào nồi nấu và ăn thịt dân sự. Họ đã lấy huyết xây thành (3:10).. Sứ mạng Chúa giao cho họ là chăn nuôi chiên, nhưng họ chỉ là người ăn thịt chiên. Họ chỉ quan tâm đến phúc lợi của mình mà không cần biết nỗi khốn khổ của bầy chiên. Họ đã đoán xét vì của hối lộ (3:11).2. Đoán phạt : Vì thế, khi họ lâm vào nan đề và kêu la cùng Chúa thì Chúa không trả lời. Dầu Ngài vẫn hiện hữu nhưng Ngài giấu mặt khỏi họ vì họ đã không sống trong sự hiện diện của Ngài.. Cuối cùng, Siôn sẽ bị cày như ruộng, Giêrusalem sẽ nên đống đổ nát (3:12).

II. TỘI LỖI TIÊN TRI GIẢ 1. Tội lỗi : Tội lỗi của quan trưởng thật ghê tởm thì tội lỗi của các tiên tri giả còn ghê tởm hơn, vì họ là người dẫn dắt bầy chiên, nhưng lại dẫn bầy chiên đi sai lạc. Họ được ví sánh với rắn độc truyền sự khổ nạn vào dân sự bằng răng của mình.. Họ là những kẻ tiên tri giả nói tiên tri vì tiền của. Khi được cung cấp nhiều tiền của, họ sẽ rao rằng “Bình an, bình an”mà chẳng có bình an chi hết. Trái lại khi không được cung lương đầy đủ, họ sẽ rao ra tin tức chiến tranh ! Đúng là “thầy tế lễ dạy dỗ vì tiền công, các tiên tri nói tiên tri vì bạc”.2. Đoán phạt : Vì thế, sự hiện thấy chẳng đến với họ trong ban đêm và ban ngày cũng trở nên tối tăm đối với họ.. Họ sẽ bị xấu hổ, nhuốc nhơ vì họ kêu cầu mà Chúa chẳng đáp lời. Họ phải che môi lại. Đây là hình ảnh của một người bị phát hiện là có bệnh phung ô uế (LeLv 13:45), hoặc là hình ảnh của một người đang ở trong sự sầu thảm (Exe Ed 24:17).

III. ĐẶC TÍNH TIÊN TRI THẬT MICHÊ 1. Đầy dẫy Thần Đức Giêhôva : Chúng ta phải đầy dẫy Đức Thánh Linh, để Ngài chiếm hữu và điều khiển trọn vẹn đời sống.2. Có sứ điệp của Đức Chúa Trời : Phải nhận Lời Chúa để truyền đạt Lời Chúa cho dân sự, vì dân sự cần chính Lời của Đức Chúa Trời.. Hơn nữa, phải trung thành với sứ điệp của Chúa. Phải bày tỏ sự ngay thẳng

Page 78: Tieu tien tri( gian luot)

cả trong sứ điệp lẫn đời sống.3. Có lòng bạo dạn và sức mạnh để rao báo sứ điệp : Kết quả của sự đầy dẫy Đức Thánh Linh là lòng dạn dĩ rao truyền đạo Chúa (Cong Cv 4:31).

Bài 66: LƯU ĐÀY và GIẢI CỨU

MiMk 4:1-14

I. NƯỚC CỦA ĐẤNG MẾTSIA 1. Đấng cai trị muôn dân : Michê cho biết trong ngày sau rốt, núi của nhà Đức Giêhôva sẽ lập lên trên chót các núi và muôn dân sẽ đổ về đó để đi lên núi của Đức Giêhôva, để tôn thờ Chúa.2. Đấng dạy dỗ : Chúa sẽ ban luật pháp từ Siôn, ban Lời Ngài từ Giêrusalem. Ngài sẽ dạy muôn dân đường lối Ngài, khiến họ đi trong các nẻo Ngài.3. Đấng phán xét : Chúa sẽ phán xét mọi dân tộc, mọi cường quốc trên thế giới sẽ phải suy phục Ngài và ứng hầu trước sự phán xét của Ngài.4. Đấng ban hòa bình : Chúa sẽ giải quyết mọi tranh chấp giữa các dân tộc, các quốc gia. Họ sẽ không tập sự chiến tranh nữa, các ngân sách quân sự sẽ được dành vào sự phát triển kinh tế.5. Đấng ban thịnh vượng : Hình ảnh một người ngồi dưới cây nho và cây vả là biểu tượng cho sự bình an, yên ổn, không cần ưu tư, bối rối hay sợ hãi. Đất nước sẽ được hòa bình và thịnh vượng trong mọi mặt.6. Đấng đời đời : Chúa sẽ cai trị tại Siôn cho đến đời đời vì vương quốc của Ngài còn mãi từ đời nầy qua đời kia.

II. TỪ LƯU ĐÀY ĐẾN CHIẾN THẮNG 1. Từ lưu đày : Giuđa sẽ bị lưu đày. Họ sẽ không còn có vua, chẳng có mưu sĩ, nhưng phải bị đuổi ra khỏi thành Giêrusalem và bị lưu đày sang Babylôn. Nổi khốn khổ lớn lao của họ được Michê ví sánh với sự quặn thắt của đàn bà đẻ.2. Đến Giải cứu : Chúa cho biết là Ngài sẽ chuộc dân Chúa ra khỏi Babylôn. Ngài sẽ giải cứu họ khỏi tay kẻ thù nghịch họ.3. Đến chiến thắng : Khi dân Do Thái trở về quê hương, họ sẽ bị nhiều nước hiệp lại chống nghịch. Họ mong cho dân Chúa bị uế tục, bị tiêu diệt.. Họ sẽ nhóm lại để tranh chiến với Dân Do Thái mà họ không hề hay biết rằng Chính Chúa đã nhóm họ lại như những bó lúa bị đưa vào sân đạp lúa.. Michê cho biết chính người Do Thái sẽ chổi dậy để giày đạp các dân tộc chống đối họ. Họ sẽ nghiền nát nhiều dân tộc và dâng chiến lợi phẩm lên Chúa.. Họ sẽ báo lại cho kẻ thù những gì kẻ thù đã làm cho Vua của họ. MiMk 4:14 có thể áp dụng cho vua Giuđa bị phu tù mà cũng có thể áp dụng cho

Page 79: Tieu tien tri( gian luot)

Đấng Mếtsia bị con người từ bỏ.. Hãy ngước mặt lên vui mừng vì Đấng Mếtsia chắc chắn sẽ đến. Những người đã sửa soạn sẽ được đồng trị với Ngài.

Bài 67: ĐẤNG MẾTSIA TRỊ VÌ

5:1-14

I. ĐẤNG MẾTSIA SINH RA 1. Nơi Chúa được sinh ra :Michê tiên báo nơi Chúa sinh ra là Bếtlêhem, thuộc vùng Éprata. Bếtlêhem là một thành phố nhỏ trong miền Giuđa, nhưng đây chính là thành Đavít (LuLc 2:11) và Đấng Mếtsia, “dòng dõi”vua Đavít được sinh ra tại thành Đavít là điều rất xứng hợp.2. Gốc tích của Ngài :Michê cho biết dù Đấng Mếtsia được sinh ra như một người nhưng Ngài là Đấng có từ trước vô cùng. Dù Ngài thuộc dòng vua Đavít, nhưng Ngài là Chúa của vua Đavít. Ngài là Đức Chúa Trời đời đời.3. Thời điểm Chúa sinh ra :Ngài được sinh ra vào đúng thời điểm Đức Chúa Trời đã hoạch định, như giờ sinh nở của một phụ nữ có thai đủ ngày tháng, khi dân sự của Chúa đã chịu đủ sự đau đớn quặn thắt.

II. SỰ CAI TRỊ CỦA ĐẤNG MẾTSIA 1. Ngài là Đấng Cai trị :Ngôi nước Ngài bền vững vì Ngài đầy sức mạnh và oai nghi. Ngài sẽ làm lớn cho đến đầu cùng đất.2. Ngài sẽ tiêu diệt mọi kẻ thù :Asyri là từ ngữ biểu tượng dành cho các thế lực chống lại nước thuộc linh của Đấng Mếtsia. Chúa sẽ dấy lên bảy kẻ chăn (số trọn vẹn) và tám quan trưởng (vượt trội điều cần thiết), tức những lãnh tụ của dân Ngài để hủy phá kẻ thù nghịch (Asyri) cho đến tận vương quốc của nó (Nimrốt).

III. SỰ CHĂN DẮT CỦA ĐẤNG MẾTSIA 1. Ngài là Đấng Chăn bầy :Đấng Mếtsia cũng là người Chăn hiền lành đối với bầy chiên của Ngài. Ngài ban cho họ mọi nhu cầu thật dư dật.2. Ngài là sự bình an của dân Ngài :Bầy chiên của Chúa hoàn toàn ở trong sự bình an vì Chúa chăm sóc, bảo vệ bầy chiên của Ngài thật chu đáo với quyền năng và sức mạnh của Đấng tể trị vũ trụ. Ngài không ban bình an cho con dân Chúa nhờ binh hùng tương mạnh hay những thành trì kiên cố (5:9-10).. Hơn nữa, chính Chúa ban sự bình an của Ngài cho bầy chiên của Ngài (GiGa 14:27). Nhờ Chúa Jesus, chúng ta kinh nghiệm sự bình an đối với Đức Chúa Trời khiến chúng ta không còn sợ hãi đoán phạt mà được tự do đến gần Đức Chúa Trời.3. Sự giải cứu thuộc linh :Những hình thức thờ phượng hình tượng hay tà

Page 80: Tieu tien tri( gian luot)

thần đều bị loại trừ khỏi dân sự: Không còn đồng bóng hay thầy bói. Không còn tượng chạm hay trụ thờ của Asêra hoặc tượng Attạttê.. Chính sự giải cứu khỏi mọi thứ thần tượng đã đưa dân sự vào đời sống bình an thật và đời sống hạnh phước trong sự cai trị và chăn dắt của Đấng Mếtsia.

Bài 68: NGĂM ĐE VÀ QUỞ TRÁCH

MiMk 6:1-16

I. LỜI ĐỐI NẠI CỦA ĐỨC GIÊHÔVA 1. Những “nhân chứng#”:Chúa kêu gọi dân sự đối chất với những “nhân chứng”của Ngài là các núi, các đồi. Đây là những nơi cao mà dân sự đã lập những bàn thờ và thờ phượng tà thần.2. Hãy làm chứng nghịch cùng Ta :Chúa đòi dân sự đến để trả lời với Ngài tại sao họ lại từ bỏ Ngài. Chúa thách thức dân sự tìm ra được một lỗi lầm trong cách cư xử của Ngài đối với dân sự. Thật ra, dân sự không những không tìm được một lỗi lầm nào mà trái lại họ có thể tìm thấy muôn vàn chứng cớ bày tỏ lòng nhơn từ của Chúa đối với dân sự:. Ngài đã chuộc họ ra khỏi xứ Êdíptô là nhà nô lệ.. Ngài ban Môise, Arôn và Miriam để dạy dỗ họ con đường của Chúa.. Ngài giải cứu họ khỏi mưu mô của Balác và Balaam để ban phước cho họ.. Ngài ban Huấn thị của Ngài cho dân sự tại Sitim là địa danh cuối cùng trước khi vào đất hứa. Ngài cũng làm mới lại giao ước của Ngài với dân sự tại Ghinh ganh là địa danh đầu tiên sau khi họ vượt sông Giôđanh. Hai địa danh nầy nói lên sự chăm sóc đầy tình yêu của Chúa đối với dân sự. Ngài vẫn luôn nhớ đến họ dù họ vẫn luôn quên Ngài !

II. ĐIỀU CHÚA ĐÒI HỎI 1. Điều dân sự làm :Dân sự đã đến với Chúa với những nghi lễ thờ phượng bên ngoài: Họ tổ chức những lễ Vượt qua trọng thể với hàng ngàn chiên đực, những của lễ thiêu với bò con giáp niên cùng các của lễ chay . . .. Bên cạnh đó, họ thêm những sự thờ phượng ngoại giáo0, chọc giận Đức Chúa Trời kỵ tà với những của lễ gớm ghiếc.2. Điều Chúa đòi hỏi (6:8):Chúa cho dân sự biết rằng điều Chúa muốn thấy nơi họ là làm sự công bình, ưa sự nhơn từ và bước đi cách khiêm nhường với Đức Chúa Trời của họ, nghĩa là Ngài muốn họ tin cậy và vâng lời Ngài trong cách sống chứ không phải trong lễ nghi.

III. NGĂM ĐE 1. Bản cáo trạng :Chúa chỉ cho dân sự thấy rằng họ đã sống trong giả trá, thờ hình tượng, bạo ngược, bất công theo như nhà Ômri và Aháp đã dẫn họ.2. Bản án :Vì những tội ác như thế, Chúa cho biết dân sự sẽ phải bị đoán

Page 81: Tieu tien tri( gian luot)

phạt tương xứng: Thành phố họ sẽ bị bỏ hoang, họ ăn mà không no, gieo mà không gặt, ép dầu mà không được xức . . . Họ sẽ bị tàn diệt và lưu đày trong sỉ nhục vì cớ tội mình.

Bài 69: KHỐN KHỔ VÀ TRÔNG ĐỢI

7:1-20

I. TÌNH TRẠNG KHỐN KHỔ CỦA DÂN SỰ 1. Khốn khổ thuộc linh : Tình trạng thuộc linh của dân sự thật bi đát: Không còn một người tin kính, chẳng còn một người công chính. Tất cả đều sẵn sàng để phạm tội.2. Khốn khổ về xã hội : Quan trưởng thì đòi của, quan xét thì tham hối lộ, người lành hơn hết trong dân sự được ví với gai gốc, chà chuôm.3. Khốn khổ trong gia đình : Gia đình tan nát vì không ai có thể tin cậy được ai: Vợ nộp chồng, con sỉ nhục cha, con gái nghịch cùng mẹ, dâu nghịch cùng bà gia và mỗi người đều có kẻ thù là chính người nhà của mình.

II. SỰ TRÔNG ĐỢI CỦA MICHÊ 1. Dầu bị hình phạt : Vì cớ tội lỗi, dân sự phải ở dưới cơn thạnh nộ của Đức Giêhôva. Họ bị ngã quỵ, bị ở trong chốn tối tăm, thành trì bị phá hủy. . . Tuy nhiên, Michê khuyên dân sự hãy kiên nhẫn gánh chịu sự sửa phạt Chúa thi hành vì cớ tội lỗi của họ, thuận phục học bài học đau thương đó.2. Ta sẽ nhìn xem Đức Giêhôva : Michê vẫn trông đợi Chúa, chờ đợi sự cứu rỗi từ Chúa. Ông tin quyết rằng sẽ có ngày dân sự được Chúa giải cứu. Ngài sẽ đỡ họ chổi dậy, ban cho họ ánh sáng, tường thành sẽ được xây đắp trở lại, dân sự sẽ được chăm sóc như chiên được nuôi tại Basan và Galaát là những đồng cỏ tươi tốt.. Michê tin rằng dân sự lại sẽ kinh nghiệm những dấu kỳ phép lạ lớn lao như những phép lạ Chúa đã làm cho họ trong xứ Êdíptô.3. Số phận của các nước : Michê cho biết các nước nghịch thù sẽ không còn vỗ tay reo cười trước sự khốn khổ của Ysơraên nữa. Trái lại, chính họ họ sẽ bị hình phạt, họ sẽ xấu hổ, than khóc, kinh hãi. Họ sẽ được ví như con rắn bị phạt phải liếm bụi đất.

III. LỜI CA NGỢI CHÚA 1. Ai giống như Ngài ?: Michê cho biết không có một vị thần nào giống như Đức Giêhôva. Ngài là Đức Chúa Trời độc nhất vô nhị.2. Những đặc tính kỳ diệu của Chúa : Michê ca ngợi Đức Giêhôva là :a. Đấng tha thứ: Khi dân sự ăn năn, Chúa sẵn sàng bỏ qua sự phạm pháp của họ. Ngài giập sự gian ác của họ dưới chơn Ngài và ném hết thảy tội lỗi họ xuống đáy biển.

Page 82: Tieu tien tri( gian luot)

b. Đấng thương xót: Ngài không cưu giận đời đời mà Ngài cảm thông với nỗi khốn khổ của họ để đưa họ vào sự giải cứu khỏi đoán phạt.c. Đấng nhơn từ: Ngài chủ động làm điều tốt cho dân sự.d. Đấng thành tín: Ngài thực hiện mọi lời Ngài đã thề hứa với Apraham, Giacốp vì Ngài là Đấng Chân thật, làm ra sự chân thật cho dân Ngài.

Bài 70: ĐỨC CHÚA TRỜI QUA SÁCH MICHÊ

Michê tóm tắt sứ điệp của các tiên tri cùng thời với ông : Sự mạnh dạn tố cáo những bất công xã hội, sự đau buồn trước tình trạng hư mất của dân sự, bên cạnh đó là lòng trông cậy nơi sự giải cứu của Đấng Mếtsia, trông cậy nơi một Đức Chúa Trời kỳ diệu.

Tiên Tri MICHÊ ( Ai giống như Đức Giêhôva ? )

1. Niên đại gần đúng

. Năm 735-700 TC: Triều vua

Page 83: Tieu tien tri( gian luot)

Giôtham đến Êxêchia.

2. Sứ điệp dành cho

Cả Ysơraên lẫn Giu

Page 84: Tieu tien tri( gian luot)

đa.

NHỮNG ĐẶC ĐIỂM VỀ ĐỨC CHÚA TRỜI

1. Đấng cai trị tối cao 1:2 Đức Chúa Trời Tối Cao. 1-7 trên các nước.

2. Đấng phán xét các dân 4:12 Ngài đã nhóm chúng nó lại như những bó lúa đến nơi sân đạp lúa. 5:14. 6:2. 7:16.

3. Kiểm soát thiên nhiên 1:4 các núi sẽ tan chảy. 7:15 Ta sẽ tỏ ra cho chúng nó những sự lạ, như trong ngày ngươi ra khỏi Êdíptô.

4. Thương xót, Yêu thương 7:18-20 Ai giống như Ngài ? Tha thứ . . . không cưu giận . . . nhơn từ . . . thương xót . . .

5. Cảnh cáo tội nhân 2:1 Khốn thay cho những kẻ mưu sự gian ác và toan sự tội lỗi trên giường mình và làm ra lúc vừa sáng !

6. Hình phạt tội lỗi 3:12 Vậy nên vì cớ các ngươi, Siôn sẽ bị cày như ruộng, Giêrusalem sẽ trở nên đống đổ nát. 4:10.

7. Thánh khiết, công bình

6:8 Ngài đã tỏ cho ngươi điều gì là thiện, cái điều mà Đức Giêhôva đòi ngươi há chẳng phải là làm sự công bình, ưa sự nhơn từ và bước đi cách khiêm nhường với Đức Chúa Trời ngươi sao ?

8. Tha thứ 7:19 Ngài giập sự gian ác chúng tôi ở dưới chơn Ngài và ném hết thảy tội lỗi chúng tôi xuống đáy biển.

9. Ban phước 4:1 Núi của nhà Đức Giêhôva sẽ lập lên trên chót các núi. . . 4:4 ngồi dưới cây nho mình và cây vả mình.

10. Kêu gọi, chỉ dẫn1:1 Lời của Đức Giêhôva phán cho Michê.

2:13 Vua chúng nó đi qua trước mặt chúng nó và Đức Giêhôva đi đầu chúng nó.

11. Đấng Tạo Hóa quyền năng 1:3 Đức Giêhôva ra từ chỗ Ngài, xuống và đạp trên các nơi cao của đất.

12. Đấng Toàn Tri Hàm ý qua các lời cáo tội, những sự dự báo.

Page 85: Tieu tien tri( gian luot)

15. Đấng Mếtsia lần I 4:14 bị đánh trên má. 5:1 sinh ra tại Bếtlêhem

16. Sự trị vì của VuaMếtsia 5:3-4 Đấng Chăn chiên, cai trị thế gian trong bình an.

Bài 71: GIỚI THIỆU SÔPHÔNI

I. TRƯỚC GIẢ 1. Bối cảnh : Bắt đầu phần nầy là một giai đoạn mới trong lịch sử tuyển dân : Vương quốc Ysơraên đã bị lưu đày sang Asyri (722 TC). Trong khi đó, Đức Chúa Trời đã dùng chức vụ của Êsai và Michê để khuyến khích Êxêchia và Giuđa đặt lòng tin cậy nơi Chúa. Kết quả là vương quốc Giuđa được thoát cảnh phu tù.. Tuy nhiên, con trai Êxêchia là Manase đã lập lại sự thờ hình tượng, bất chấp sự cảnh cáo của các tiên tri, và lại còn làm cho đổ máu “huyết vô tội”tại Giêrusalem.. Chính trong thời điểm nầy, Sôphôni được sinh ra. Chúng ta có thể thấy đức tin của cha mẹ Sôphôni khi họ đặt tên con mình là Sôphôni có nghĩa là “Đức Giêhôva giấu”. Đức Chúa Trời thật đã bảo vệ con người giúp đưa dân Ysơraên trở lại cùng Ngài.2. Trước giả :Sôphôni giới thiệu mình là con của Cusi, cháu của Ghêđalia, chắt Amaria, chít của Êxêchia. Như thế, ông là một người thuộc hoàng tộc, có bà con với Giôsia. Điều nầy khiến Sôphôni dễ dàng tiếp xúc với nhà vua và các quan chức khác, và có thể Sôphôni là người đã đưa Giôsia đến với Chúa.. Quê hương của Sôphôni chắc hẳn phải là Giêrusalem vì ông rất quen thuộc với các điều kiện sống tại đó, ông cũng nhắc đến Giêrusalem là “nơi nầy”( 1:4). Là một thành viên trong tầng lớp cai trị, Sôphôni có một hiểu biết tuyệt vời về lịch sử các dân tộc xung quanh cũng như của chính dân tộc mình.. Sôphôni nói tiên tri đồng thời với Hunđa, Nahum và Giêrêmi. Chắc chắn là họ đã đóng một vai trò rất quan trọng trong cuộc phục hưng suốt đời trị vì của vua Giôsia. Tuy nhiên, ông vẫn nói đến sự đoán phạt của “ngày của Đức Giêhôva”.

II. NIÊN ĐẠI 1. Niên đại của sách :Dường như Sôphôni thi hành chức vụ vào đầu giai đoạn trị vì của Giôsia, trước cuộc cải cách tôn giáo của Giôsia vào năm 622 TC. Như thế, Sôphôni đã viết sách tiên tri nầy vào khoảng năm 630-625 TC.2. Sứ điệp :Sôphôni thường được gọi là “thầy giảng đạo thánh khiết”, một “nhà truyền giáo nóng cháy”. Rõ ràng ông đã nhìn thấy sự kinh khiếp của tội lỗi nên đã rao giảng về sự đoán phạt của Đức Chúa Trời đối với tội lỗi dân sự.

Page 86: Tieu tien tri( gian luot)

. Sôphôni trình bày một Đức Chúa Trời là Đấng Công bình khi đối xử nghiêm khắc với Giuđa cũng như các dân tộc khác. Tuy nhiên, ông cũng cho mọi người thấy một Đức Chúa Trời đầy tình yêu sẽ ban cho dân sót của Ngài một tương lai kỳ diệu.. Sứ điệp của Sôphôni chỉ dành cho vương quốc Giuđa vì lúc bấy giờ, vương quốc Ysơraên đã không còn tồn tại.

Bài 72: SÁCH SÔPHÔNI

I. BỐI CẢNH LỊCH SỬ 1. Từ Êxêchia đến Manase : Êxêchia đã cùng với Êsai và Michê đưa dân sự trở về cùng Chúa, phá hủy việc thờ hình tượng khắp vương quốc Giuđa thì con trai ông là Manase lên ngôi đã khôi phục tất cả những gì Êxêchia đã phá đổ. Manase cho xây lại các nơi cao và các bàn thờ của Kêmóc, Minhcôm, Baanh và Attạttê . . .. Tuy nhiên, cuộc đời của Manase là một bằng chứng hùng hồn về lòng thương xót của Đức Chúa Trời. Sau 55 năm trị vì trong gian ác, Manase đã bị bắt làm tù binh sang Asyri. Tại đó, trong sự “hoạn nạn”của mình, ông đã ăn năn, trở lại cùng Chúa (IISu 2Sb 33:12-13) và Đức Chúa Trời đã ban nước lại cho Manase. Manase đã cố gắng sửa đổi lại những điều ác của mình, nhưng ảnh hưởng xấu đã mạnh hơn ảnh hưởng tốt: Con trai ông là Amôn đã đẩy mạnh thờ hình tượng suốt 2 năm trị vì ngắn ngủi.2. Từ Amôn đến Giôsia : Sau khi Amôn bị giết, dân sự giết những kẻ mưu phản và lập Giôsia, con trai Amôn lên làm vua, lúc ấy Giôsia chỉ mới 8 tuổi. Tuy nhiên, Giôsia đã bắt đầu tìm kiếm Chúa lúc ông 16 tuổi. Với sự giúp đỡ của Giêrêmi, Sôphôni và nữ tiên tri Hunđa, Giôsia đã đưa dân sự trở về cùng Chúa trong một cuộc cải cách tôn giáo triệt để nhất trong lịch sử vương quốc Giuđa :a. Giôsia đã cho phá hủy các hình tượng và đền thờ của chúng trong cả Giuđa lẫn Ysơraên dù lúc ấy Ysơraên chỉ còn một ít dân sót sống chung với các dân tộc ngoại bang. Vua cho thanh tẩy và tu sửa đền thờ để tổ chức lễ Vượt Qua vĩ đại nhất kể từ thời Samuên. Cả dân sự từ Giuđa lẫn Ysơraên đều đến dự lễ.b. Giôsia đã tìm được quyển sách luật pháp và dạy dỗ luật pháp cho dân sự đem lại sự ăn năn và phục hưng lớn.

II. TÍNH ĐỘC ĐÁO VÀ SỨ ĐIỆP 1. Tính độc đáo : Bảng gia phổ thật dài của Sôphôni cho biết tiên tri Sôphôni thuộc dòng dõi quý tộc, thuộc hoàng tộc Giuđa.2. Sứ điệp : Sôphôni bắt đầu sách với một sứ điệp đáng kinh khiếp về “ngày của Đức Giêhôva”, là ngày đoán phạt khi Đức Chúa Trời giáng thạnh nộ trên

Page 87: Tieu tien tri( gian luot)

mọi dân tộc. Điều nầy được ứng nghiệm một phần khi Giuđa bị lưu đày (điều nầy được hoãn lại trong đời Giôsia vì ông và dân sự đã trở về cùng Chúa). Sự ứng nghiệm hoàn toàn sẽ xảy ra trong cơn đại nạn và sự hình phạt trong lửa. .. Sứ điệp của Sôphôni cho thấy quyền tể trị tối thượng của Đức Chúa Trời trên mọi dân tộc. Ngài không phải chỉ là một vị thần của dân Giuđa mà là Chân Thần duy nhất của mọi dân tộc.. Sôphôni cũng nói lên lòng thương xót của Đức Chúa Trời bên cạnh sự thánh khiết của Ngài khi Ngài giải cứu dân sót của các nước.

Bài 73: SỰ ĐOÁN PHẠT TRÊN CẢ TRÁI ĐẤT

SoXp 1:1-3, 14-18

I. CHỦ ĐỀ CỦA SÁCH SÔPHÔNI 1. Nguồn gốc sứ điệp : Sôphôni khẳng định nguồn gốc sứ điệp của ông đến từ chính Đức Giêhôva. Đây là lời đầy uy quyền, đầy sức mạnh của Đức Chúa Trời. Mọi người phải lắng nghe.2. Chủ đề của sách : Chủ đề của sách Sôphôni được chép trong 1:2-3. Đó là ngày của Đức Giêhôva, ngày của đoán phạt : Hết thảy tạo vật đều bị ảnh hưởng sâu đậm bởi tội lỗi là điều làm Chúa buồn lòng vô cùng. Để thanh tẩy đất, Chúa sẽ quét sạch mọi sự sống trên đất, cả người lẫn thú vật.

II. NGÀY CỦA ĐỨC GIÊHÔVA ĐỐI VỚI GIUĐA 1. Thời điểm : Sôphôni mô tả ngày lớn của Đức Giêhôva đã gần, nó đến rất kíp (1:14). Đối với Giuđa, ngày của Đức Giêhôva là ngày Chúa sẽ dùng đạo quân Babylôn để sửa phạt họ. Điều này xảy ra ngay trong đời của con trai Giôsia.2. Mô tả ngày của Đức Giêhôva : Sôphôni mô tả ngày của Đức Giêhôva đối với Giuđa là ngày những người mạnh dạn sẽ kêu khóc đắng cay (1:14), là ngày thạnh nộ (1:15), là ngày hoạn nạn và buồn rầu (1:15), ngày hủy phá và hoang vu (1:15), ngày tối tăm và mù mịt (1:15), ngày của mây và sương mù (1:15), ngày của tiếng kèn và tiếng báo giặc (1:16), ngày máu sẽ đổ ra như bụi, thịt như phân (1:17), ngày thiêu nuốt bởi lửa ghen của Chúa (1:18), ngày hủy diệt thình lình (1:18).

III. NGÀY CỦA ĐỨC GIÊHÔVA ĐỐI VỚI NHÂN LOẠI 1. Ngày Chúa tái lâm : Sứ đồ Phaolô mô tả ngày Chúa đến sẽ như kẻ trộm trong ban đêm, là ngày tai họa thình lình vụt đến khi người ta vẫn nói bình hòa an ổn, ngày chắc chắn không ai tránh khỏi (ITe1Tx 5:1-3).2. Ngày giải cứu :. Tuy nhiên, sứ đồ Phao Lô cũng cho biết rằng đối với những con cái của sự sáng, thì ngày của Chúa không có gì là thình lình, mất

Page 88: Tieu tien tri( gian luot)

mát hay tai họa.. Đức Chúa Trời chắc chắn sẽ gìn giữ và giải cứu “dân sót”trung tín của Ngài. Phao Lô bảo đảm rằng chúng ta sẽ được cứu khỏi cơn thạnh nộ của Đức Chúa Trời sẽ phải đổ ra trên đất. Dù sự bắt bớ dữ dội và sự chịu khổ có thể đến trước thời kỳ đó, nhưng Hội Thánh sẽ được cất lên lúc Chúa Cứu thế tái lâm, thoát khỏi cơn đại nạn trong ngày thạnh nộ của Đức Chúa Trời vì “Đức Chúa Trời chẳng định sẵn cho chúng ta bị cơn thạnh nộ, nhưng cho được sự giải cứu bởi Đức Chúa Jesus Christ, Chúa chúng ta (5:9).. Lời mô tả của Sôphôni về ngày của Đức Giêhôva rất phù hợp với KhKh 6:1-17. 8:6-9:21. 11:13-19. 16:1-21. Tuy nhiên Khải huyền mô tả chi tiết hơn.

Bài 74: ĐOÁN PHẠT NGHỊCH CÙNG GIUĐA

SoXp 1:4-2:3

I. LỜI BUỘC TỘI GIUĐA 1. Amốt và Sôphôni : Amốt nói tiên tri trước hết về đoán phạt trên các dân tộc rồi mới đưa ra sự đoán phạt trên Ysơraên và Giuđa. Trong khi Sôphôni bắt đầu với lời buộc tội chính dân mình rồi mới đến các dân tộc khác.. Tuy nhiên, cả hai đều nhìn thấy mọi dân tộc đều là thần dân của Đức Chúa Trời, nhưng đều phạm tội nghịch cùng Ngài !2. Lời buộc tội chính : Lời buộc tội chính của Đức Chúa Trời nghịch cùng dân Ngài trong sách Sôphônh là sự thờ phượng tà thần, thờ hình tượng.. Con người vốn có lòng mộ đạo, được Chúa tạo dựng để thờ phượng Ngài. Tuy nhiên, Satan đã làm sai lạc niềm khao khát thờ phượng ấy, đưa con người xa khỏi Đức Chúa Trời là Chân Thần duy nhất để thờ lạy các tà thần hư không.. Tuy nhiên, điều kinh khủng là họ thờ lạy tà thần mà vẫn xưng mình là con dân Đức Chúa Trời đang thờ phượng Ngài (XuXh 32:5). Họ vừa thờ phượng Chúa lại vừa thờ đủ loại thần tượng : Baanh, Asêra, Attạttê, Môlóc, Kêmốt. . .. Hơn nữa, họ lại khinh lờn mà cho rằng Đức Chúa Trời sẽ chẳng làm gì họ về những việc như thế. Tuy nhiên, Đức Chúa Trời sẽ hình phạt họ vì cớ “lòng ghen”: Ngài đã mua chuộc họ, giải cứu và dẫn dắt họ trong tình yêu của Ngài, nhưng họ lại xoay hướng về các tà thần để chọc giận Ngài.

II. TÁC ĐỘNG CỦA SỨ ĐIỆP CÁC TIÊN TRI 1. Sứ điệp ghi chép : Cần nhớ sứ điệp được ghi chép trong sách Sôphôni không phải là toàn bộ sứ điệp được các tiên tri rao giảng. Chắc chắn Giêrêmi, Hunđa, Nahum và Sôphôni đã kêu gọi dân sự ăn năn trước và trong

Page 89: Tieu tien tri( gian luot)

sáu năm cải cách của Giôsia.2. Sứ điệp rao giảng : Khi quyển sách luật pháp được tìm thấy, các tiên tri đã dạy luật pháp Chúa cho dân sự bất cứ nơi nào họ đi đến. Chắc hẳn điều Giôsia đọc được được tìm thấy trong Phục truyền đoạn 28 và 29 và có lẽ đây là đề tài trọng tâm của các bài giảng dạy của các tiên tri thời bấy giờ với những lời cảnh cáo nghiêm trọng.3. Tác động sứ điệp : Sứ điệp của Sôphôni dành cho Giuđa đã đóng một vai trò quan trọng trong việc chuẩn bị dân sự cho việc làm mới lại giao ước và phá diệt các hình tượng.

III. LỜI KÊU GỌI 1. Cảnh cáo về thời giờ : Sôphôni kêu gọi dân sự nhóm hiệp lại để ăn năn trước mặt Chúa trước khi bị Chúa hình phạt.2. Kêu gọi : Sôphôni kêu gọi dân sự hãy tìm kiếm Đức Giêhôva, tìm kiếm sự công bình và tìm kiếm sự nhu mì. Điều đó sẽ giải cứu họ khỏi cơn thạnh nộ hầu đến.

Bài 75: SỰ ĐOÁN PHẠT CÁC NƯỚC

SoXp 2:4-15

I. NGÀY CỦA ĐỨC GIÊHÔVA TRÊN CÁC DÂN TỘC 1. Các dân tộc chung quanh bị đoán phạt : Ngày của Đức Giêhôva không chỉ dành riêng cho dân Giuđa mà còn cho các dân tộc chung quanh Giuđa. Đạo quân của Nêbucátnếtsa sẽ càn quét mọi quốc gia trong miền Trung Đông, nghĩa là điều Amốt và Sôphôni nói tiên tri chẳng bao lâu sẽ được ứng nghiệm.. Người Philitin là kẻ thù của dân Chúa suốt nhiều thế kỷ, nhất là trong đời Saulơ và Đavít. Amốt đã tố cáo họ bắt lấy những cộng đồng dân sự và bán họ làm nô lệ, nên họ sẽ bị tận diệt, xứ họ sẽ dành cho dân sót của Giuđa. Họ đã chứng kiến nhiều phép lạ Chúa làm, nhưng vẫn cứ thù nghịch với dân Chúa và với chính Chúa !. Hai dân Ammôn và Môáp đã sinh ra trong sự loạn luân và cứ tiếp tục trong khuôn mẫu ấy. Sự thờ hình tượng của họ thật dâm đãng và đồi bại. Vì cớ họ đã kiêu ngạo và làm nhục dân Chúa nên xứ sở của họ sẽ bị hoang vu và sẽ thuộc về dân sót của Chúa.. Êthiôpi (Cúc) là dân tộc hùng mạnh lúc bấy giờ, kiểm soát cả Aicập cũng sẽ bị giết bởi gươm của Nêbucátnếtsa.. Asyri là dân tộc hùng mạnh nhất thời bấy giờ tại Trung Đông. Ninive đã từng được Giôna đến kêu gọi ăn năn vào năm 780 TC và đã được cứu khỏi hủy diệt. Nhưng bây giờ, họ lìa xa Đức Chúa Trời, kiêu ngạo, độc ác, nên họ

Page 90: Tieu tien tri( gian luot)

sẽ bị Babylôn chinh phục.2. Ý nghĩa của sự đoán phạt : Những sự đoán phạt của Đức Chúa Trời đang được thực hiện qua lịch sử nhân loại. Ngài dùng lịch sử để chứng tỏ cho thế giới biết rằng Lời Ngài là thật và Ngài đang tể trị thế giới. Những lời tiên tri đã được ứng nghiệm tạo trong chúng ta lòng tin tưởng rằng những lời tiên tri khác trong Kinh Thánh rồi cũng sẽ được ứng nghiệm.

II. SƠ ĐỒ SỰ ĐOÁN PHẠT CÁC NƯỚC

ĐỨC CHÚA TRỜI

ĐOÁN PHẠT CÁC

DÂN

Dân Tội Phạm Hình Phạt KinhThánh

Philitin Bắt nô lệ, bán toàn bộ các cộng đồng

Bị hủy diệt, không còn lại

Xứ dành cho dân sót Giuđa

SoXp 2:4-7

AmAm 1:6-8

Môáp

Ammôn

Làm sỉ nhục dân Chúa

Bạo hành

Kiêu ngạo

Bị hoang vu vì chiến tranh.

Bị lưu đày. Giống Sôđôm.

Xứ dành cho dân sót Giuđa

SoXp 2:8-11

AmAm 1:13-2:3

Êthiôpi

CúcBị giết bởi gươm của Đức Chúa Trời SoXp 2:12

AsyriKiêu ngạo

Khoe khoang

Ninine bị hoang tàn

Bị mọi người ghét2:13-15

Bài 76: SỬA PHẠT GIÊRUSALEM

SoXp 3:1-7

I. TỘI LỖI CỦA GIÊRUSALEM 1. Ba tội lỗi quan trọng : Ba hình thức tội lỗi phổ biến trong Giêrusalem là :. Bội nghịch: Thay vì vâng lời Chúa, họ chống nghịch cùng Chúa, bất tuân lệnh Ngài.. Ô uế: Canaan là đất thánh, Giêrusalem là thành thánh, nhưng họ đã làm ô

Page 91: Tieu tien tri( gian luot)

uế tất cả.. Bạo ngược: Bất công, áp bức đầy dẫy trong tuyển dân của Đấng Công bình !2. Lý do : Sỡ dĩ dân sự lâm vào tình trạng đó là vì cớ sự kiêu ngạo trong họ :. Kiêu ngạo khiến họ không chịu sửa dạy, không hạ mình để ăn năn.. Kiêu ngạo khiến họ không lắng nghe lời Chúa dạy qua tiên tri Ngài . . .. Kiêu ngạo khiến họ không chịu quay về Chúa, đến gần Chúa, tôn thờ Ngài.3. Tội lỗi trong giới lãnh đạo : Lãnh đạo dân Chúa thật là một đặc ân cao quý và một trách nhiệm lớn lao. Những cả lãnh đạo đất nước lẫn lãnh đạo tâm linh đều đầy tội lỗi:. Các quan trưởng như sư tử gầm thét, hà hiếp dân sự vì tư lợi.. Các quan xét như muông sói ban đêm nuốt trọng dân sự mình.. Các tiên tri gàn dở, dối trá, không có lời của Chúa cho dân sự.. Các thầy tế lễ làm ô uế nơi thánh, làm quanh quẹo luật pháp Chúa.Đây là lời cảnh cáo nghiêm trọng cho những người lãnh đạo: Cần đánh giá cao đặc ân Chúa ban để bày tỏ tinh thần trách nhiệm trong việc sống gương mẫu và dẫn dắt dân sự trong đường lối Chúa, đưa họ đến gần Chúa.

II. VIỆC CHÚA LÀM 1. Chúa vẫn đang hành động : Giữa những sự bạo ngược, ô uế, loạn nghịch của dân sự thì Đức Chúa Trời vẫn hiện hữu, Ngài vẫn tiếp tục bày tỏ chính Ngài là Đấng Công bình. Mỗi sớm mai, Ngài vẫn bày tỏ sự công bình của Ngài cho mọi người. Nhưng điều đáng buồn là dân sự đã chai lỳ, không còn biết xấu hổ, không còn cảm xúc để ăn năn, quay về cùng Chúa.2. Chúa ban lời hứa : Chúa đã cảnh cáo họ về sự đoán phạt dành cho những kẻ bội nghịch, nhưng Ngài cũng ban lời hứa quý báu cho những người :. Kính sợ Chúa : Sống trong sự hiện diện của Chúa với lòng tôn kính, tin cậy Chúa.. Chịu sửa dạy : Ý thức tình yêu của Chúa khi được sửa dạy nên hạ mình xuống ăn năn tội lỗi mình và nhờ Chúa để thay đổi đời sống.3. Chúa sửa phạt : Nhưng dân sự chổi dậy sớm sốt sắng làm các việc bại hoại, nên Chúa phải đưa họ vào sự sửa phạt:. Những pháo đài an toàn của họ đều bị hủy phá !. Thành phố họ bị phá diệt, không còn ai ở đó được !. Phố chợ họ trở nên vắng vẻ vì không có ai đi qua !

Bài 77: NGÀY GIẢI CỨU VÀ VUI MỪNG

3:8-20

Page 92: Tieu tien tri( gian luot)

I. SÔPHÔNI VÀ CÁC TIÊN TRI KHÁC 1. Kết thúc sứ điệp : Ngoại trừ Giôna, tất cả các tiểu tiên tri chúng ta đã học đều kết thúc sứ điệp với sự chiến thắng, vui mừng và sự vinh hiển cho dân Chúa. Sôphôni đã bắt đầu sứ điệp bằng sự đoán phạt dân Chúa và kết thúc sứ điệp trong sự hồi phục.2. Điểm nhấn mạnh : Sôphôni đã nhấn mạnh về sự vui mừng của dân sự Đức Chúa Trời và sự vui mừng của chính Đức Chúa Trời nơi dân Ngài. Ông cũng nhấn mạnh về sự giải phóng khỏi tội lỗi.

II. NGÀY GIẢI CỨU 1. Đoán phạt tội lỗi : Trong sự giải cứu dân Chúa, Đức Chúa Trời sẽ trút đổ sự thạnh nộ trên các dân tộc chống nghịch. Ngài sẽ thâu góp họ lại cho sự đoán phạt vì họ đã đụng đến dân được chọn của Ngài (3:8).. Ngài cũng cất bỏ tội lỗi khỏi dân sự Ngài: Sẽ không còn có kẻ kiêu ngạo trên núi thánh của Đức Chúa Trời (3:11), cũng không còn sự gian ác, nói dối, phỉnh gạt cùng mọi tội phạm nghịch cùng Chúa.2. Thay đổi từ bên trong : Chúa sẽ ban cho dân sót khiêm nhường của Chúa lòng tin cậy Chúa, ẩn náu trong Danh Ngài. Chúa cũng ban môi miếng thanh sạch cho các dân để họ đều một lòng, một tiếng nói mà kêu cầu Danh Đức Giêhôva và hầu việc Ngài (Hiện tượng Babên sẽ được đảo ngược ?).3. Phước hạnh : Dân sự sẽ được tha thứ hoàn toàn về những tội lỗi họ đã phạm, khiến họ không còn xấu hổ, mặc cảm (3:11).. Dân sự tản lạc từ bốn phương, xa tận bên Êthiôpi cũng sẽ được đem trở về đất hứa để dâng của lễ tạ ơn Chúa (3:10).. Dân sự sẽ kinh nghiệm sự bình an hoàn toàn vì mọi kẻ thù đã bị tiêu diệt (3:13), những kẻ làm cho họ buồn rầu sẽ không còn nữa (3:19).. Họ sẽ được nổi danh trong các dân tộc vì phép lạ Chúa ban cho họ quá lớn, mọi kẻ tan lạc trong mọi nước đều sẽ trở về (3:19-20) giữa tiếng ca ngợi vui mừng. Họ cũng sẽ trở nên mạnh mẽ (3:16;).4. Lý do : Dân sự kinh nghiệm sự giải cứu cùng mọi ơn phước là vì họ có Đức Giêhôva là Vua của mình (3:15). Ngài đang ở giữa họ: Đấng quyền năng ở giữa để giải cứu họ, Đấng yêu thương ở giữa họ để tha thứ, biến đổi, an ủi và ban niềm vui cho họ. Chính Ngài cũng sẽ hòa lòng với họ trong tiếng reo vui (3:17). Ngài đã từng chịu đau đớn với họ và nay thì Ngài sẽ cùng vui với họ.. Hãy tôn Chúa là Vua của mình và sống trong Ngài để kinh nghiệm niềm vui trong Ngài.

Bài 78: ĐỨC CHÚA TRỜI QUA SÁCH SÔPHÔNI

Page 93: Tieu tien tri( gian luot)

Sôphôni thường được gọi là “Thầy giảng đạo thánh khiết”, nhưng ông không quên nhấn mạnh đức yêu thương của Chúa đối với dân Ngài.

Tiên Tri SÔPHÔNI ( Đức Giêhôva giấu )

1. Niên đại gần đúng

. Năm 630-625 TC: Triều vua Giôsia.

Page 94: Tieu tien tri( gian luot)

2. Sứ điệp dành cho

. Giuđa, Giêrusalem và 5 dân tộc.

NHỮNG ĐẶC ĐIỂM VỀ ĐỨC CHÚA TRỜI

1. Đấng cai trị tối cao Trên cả thế gian 1:2-3. 3:5-9

2. Đấng phán xét các dân 1:2 Ta sẽ diệt sạch mọi sự khỏi mặt đất. 1:3 Ta sẽ trừ tiệt loài người.

Page 95: Tieu tien tri( gian luot)

3. Kiểm soát thiên nhiên 1:3 Ta sẽ diệt loài người và loài thú.

4. Thương xót,Yêu thương 3:17 Vì lòng yêu thương mình, Ngài sẽ nín lặng. . . Vì cớ ngươi, Ngài sẽ ca hát mừng rỡ.

5. Cảnh cáo tội nhân 2:1 Hỡi dân không biết xấu hổ, hãy nhóm hiệp lại.

3:7 Ta đã bảo rằng: Ngươi nên kính sợ Ta, chịu sửa dạy, thì chỗ ở nó sẽ không bị dứt đi.

6. Hình phạt tội lỗi 1:12 Ta sẽ dùng đèn đuốc lục soát trong Giêrusalem, sẽ phạt những kẻ đọng trong cặn rượu. . .

7. Thánh khiết, công bình 3:5 Mỗi buổi mai, Ngài tỏ sự công bình mình ra giữa sự sáng.

8. Tha thứ 3:11 Ngươi sẽ không còn xấu hổ vì cớ mọi việc. . . đã phạm nghịch cùng Ta.

3:15 Đức Giêhôva đã trừ bỏ sự phán xét ngươi.

9. Ban phước3:9 Ta sẽ ban môi miếng thanh sạch cho các dân.

3:13 Chúng nó sẽ ăn và nằm ngủ, không ai làm cho kinh hãi.

10. Kêu gọi, chỉ dẫn 2:3 Hỡi các ngươi là mọi kẻ nhu mì của đất ! Hãy tìm kiếm Đức Giêhôva, tìm kiếm sự công bình, tìm kiếm sự nhu mì.

11. Tạo Hóa quyền năng 3:8 Ta đã định thâu góp các dân tộc và nhóm hiệp các nước.

12. Đấng Toàn Tri 1:12 Ta sẽ dùng đèn lục soát trong Giêrusalem. . .

13. Nhậm lời cầu nguyện 2:3 hoặc giả các ngươi sẽ được giấu kín

15. Đấng Mếtsia lần I 3:15 Trừ bỏ sự phán xét ngươi.

16. Sự trị vì của VuaMếtsia 3:14-17 Vua của Ysơraên là Đức Giêhôva. . .

Bài 79: GIỚI THIỆU TIÊN TRI NAHUM

I. DẪN NHẬP 1. Một sứ điệp của sự hủy diệt : Sứ điệp của tiên tri Nahum hoàn toàn khác với các sách chúng ta đã học: Đó không phải là một lời kêu gọi ăn năn, mà chỉ là một sứ điệp của sự hủy diệt. Nahum rao ra sự đoán phạt dành cho Ninive kiêu ngạo và đế quốc Asyri : Họ phải gặt điều họ đã gieo.2. Một sứ điệp cảnh cáo : Đây đồng thời là lời cảnh cáo cho mọi dân tộc trên

Page 96: Tieu tien tri( gian luot)

thế giới : Ysơraên không nghe theo lời cảnh cáo của các tiên tri đã bị hoàn toàn sụp đổ. Nay đến lượt Asyri. Vì thế Giuđa cần cẩn trọng trong cách đáp ứng của họ đối với Lời Đức Chúa Trời.3. Một sứ điệp an ủi: Sứ điệp hủy diệt Asyri là một lời an ủi khích lệ cho con dân Chúa: Kẻ gây tai họa, khổ nạn cho con dân Chúa sẽ bị Chúa đoán phạt vào đúng thời điểm của Ngài. Điều nầy nói lên quyền tể trị tối thượng của Đức Chúa Trời trên lịch sử nhân loại.

II. NIÊN ĐẠI VÀ TRƯỚC GIẢ 1. Niên đại : NaNk 3:8 đề cập đến Nôamôn là một thành phố của Aicập (còn gọi là Nô hay Thebes) đã bị chinh phục vào năm 663 TC. Vì thế, sách Nahum phải được viết sau thời điểm nầy.. Nahum nói tiên tri về sự sụp đổ của Ninive. Điều nầy đã xảy ra vào năm 612 TC. Vì thế sách Nahum phải được viết ra trước thời điểm nầy.. Hơn nữa, sứ điệp của Nahum không có một lời lên án nào khi đề cập đến Giuđa, mà chỉ kêu gọi Giuđa giữ kỳ lễ và trả sự hứa nguyện mình (1:15). Điều nầy phù hợp với năm 18 đời trị vì của Giôsia (621. TC).. Tóm lại, niên đại của sách Nahum là khoảng năm 621 TC. (Hailey: 630-621 TC).2. Tiên tri Nahum : Tên của Nahum có nghĩa là sự yên ủi. Nahum tự giới thiệu mình là người Êncốt. Một số người cho rằng Êncốt là một làng ở Tây nam Giuđa. Có người lại cho rằng Êncốt là một làng ở gần Ninive. Giáo phụ Jerôme cho rằng Êncốt ở gần Cabênaum và có lẽ Nahum là người thành lập Cabênaum vì Cabênaum có nghĩa là làng của Nahum.. Chúng ta không biết nhiều về Nahum. Tuy nhiên chúng ta có thể khẳng định rằng Đức Chúa Trời đã ban cho ông một khải tượng về điều sẽ xảy ra cho Ninive và Ngài đã soi dẫn ông viết sách Nahum. Hơn nữa, rõ ràng Nahum rất yêu mến Giuđa và tận tụy với di sản tôn giáo của Giuđa. Dưới sự thần cảm của Đức Thánh Linh, ông đã bày tỏ tình yêu đó qua sứ điệp yên ủi, nâng đỡ, hy vọng mà Đức Chúa Trời dành cho dân sự Ngài.

Bài 80: BỐI CẢNH LỊCH SỬ NAHUM

I. ĐẾ QUỐC ASYRI 1. Con roi trong tay Đức Giêhôva : Ysơraên và Giuđa đều bội giao ước với Chúa, thờ hình tượng nên Đức Chúa Trời dùng Asyri như con roi trong tay Ngài để sửa phạt họ.. Asyri đã bắt phục các quốc gia Trung Đông khiến họ phải cống nạp các thứ thuế phi lý và nặng nề. Nếu từ chối, Asyri sẽ mang quân đến cướp bóc, tàn phá hay bắt làm phu tù. Họ vô cùng tàn ác, bắt các vua thất trận bỏ vào củi, móc mắt hoặc chặt tay, và hãnh diện vì các cuộc tàn sát, cướp phá mà họ đã

Page 97: Tieu tien tri( gian luot)

thực hiện.2. Đức Chúa Trời nhơn từ : Dù vậy, Đức Chúa Trời vẫn bày tỏ lòng nhơn từ, thương xót khi sai Giôna đến Ninive để cảnh cáo Asyri về tai vạ Chúa sẽ giáng xuống. Kết quả là từ vua chí dân đã hết lòng ăn năn kêu xin Chúa thương xót, và Chúa đã không hình phạt họ như lời Ngài đã cảnh cáo. Vị vua của Asyri trong thời điểm nầy là Sanh Manase IV.3. Đức Chúa Trời công bình : Tuy nhiên, sau đó, Asyri lại trở lại con đường gian ác. Vua Sanchêríp đã khoe khoang rằng Đức Chúa Trời không thể giải cứu Giuđa khỏi tay ông. Tuy nhiên, chỉ trong một đêm, một thiên sứ của Chúa đã giết 185. 000 quân Syri, khiến Sanchêríp phải bỏ chạy về Ninive và bị giết trong chùa Nítróc, thần của ông ta (IIVua 2V 19:35-36).. Các vua kế tiếp của Asyri vẫn tiếp tục con đường kiêu ngạo, gian ác nên cuối cùng thì giờ họ phải gặt hái những gì họ gieo đã đến. Asyri sẽ bị tiêu diệt vào năm 612 TC, đúng như lời tiên tri Nahum.

II. GIUĐA LÀM MỚI LẠI GIAO ƯỚC 1. Ý nghĩa lời tiên tri Nahum : Lời tiên tri của Nahum nghịch cùng Ninive không nổi lên từ lòng thù ghét của Nahum đối với kẻ thù truyền kiếp của Giuđa. Chính Đức Chúa Trời đã ban các lời nầy cho Nahum để khẳng định các lời hứa của Ngài rằng Giuđa đang được làm cho mới lại trong mối liên hệ với Ngài. Vì thế, Ngài sẽ chiến đấu và đánh bại các kẻ thù của dân sự Ngài.2. Nhắc lại các giao ước của Chúa với dân Ngài :a. Đức Chúa Trời đã ban giao ước cho Apraham: “Ta sẽ ban phước cho người nào chúc phước ngươi, rủa sả kẻ nào rủa sả ngươi”( SaSt 12:3).b. Đức Chúa Trời ban giao ước cho dân Ysơraên qua Môise: “Nếu các ngươi nghe theo tiếng phán của Giêhôva Đức Chúa Trời ngươi cách trung thành. . . Đức Giêhôva sẽ làm cho kẻ thù nghịch ngươi bị đánh bại trước mặt ngươi”( PhuDnl 28:1, 7).c. Đức Chúa Trời ban giao ước cho Giuđa qua Sôphôni: “Đức Giêhôva sẽ hủy diệt Asyri, làm cho Ninive hoang vu”( SoXp 2:13).. Hãy tin cậy và vâng phục Chúa vì Chúa thành tín sẽ thực hiện mọi lời Ngài phán.

Bài 81: TÍNH ĐỘC ĐÁO VÀ SỨ ĐIỆP NAHUM

I. TÍNH ĐỘC ĐÁO 1. Sách của sự hiện thấy : Không vị tiên tri nào gọi lời tiên tri của họ là một “sách của sự hiện thấy”như Nahum. Tuy nhiên, sự khác biệt chủ yếu nằm trong nội dung sứ điệp.. Giống như Giôna, Nahum cũng nói về sự sụp đổ của Ninive, nhưng Giôna

Page 98: Tieu tien tri( gian luot)

nói với dân thành Ninive, còn Nahum lại nói với dân Giuđa. Vì thế, sứ điệp Nahum được dùng để yên ủi Giuđa về sự bênh vực của Chúa cho họ.2. Không có lời buộc tội Giuđa : Chúng ta đặc biệt lưu ý sự vắng bóng của bất cứ lời buộc tội nào nghịch cùng Giuđa cũng như không có một lời kêu gọi ăn năn nào.

II. SỨ ĐIỆP NAHUM 1. Chủ đề của sách Nahum : Chủ đề của sách Nahum là “Sự hủy diệt thành Ninive”, nhấn mạnh đến cơn thạnh nộ của Đức Chúa Trời nghịch cùng tội lỗi. Chúng ta nhìn thấy sự công bình của Đức Chúa Trời khi Ngài để cho Babylôn báo lại cho Ninive điều ác họ đã làm cho các dân tộc xung quanh.. Không phải Đức Chúa Trời thích hình phạt tội lỗi. Trái lại, “Ngài nhịn nhục . . . , không muốn cho một người nào chết mất, song muốn mọi người đều ăn năn”. Tuy nhiên, sự thánh khiết của Đức Chúa Trời phản ứng chống lại tội lỗi và Ngài chỉ thực hiện khi đến đúng thời điểm của Ngài.2. Đức Chúa Trời thánh khiết hình phạt tội lỗi Ninive :

Đức Chúa Trời Thánh khiết hình phạt tội lỗi

Hành vi tội lỗi của Ninive Hành động công bình của Chúa

Lập mưu nghịch cùng Đức Giêhôva 1:9

Toan sự ác 1:11

Cường bạo, đổ máu, tội phạm 3:1

Dối trá, phù thủy, tà thuật 3:1, 4

Thờ hình tượng 1:14

Tham dục, đĩ điếm, mãi dâm 3:4

Tham lam, cướp bóc 2:11-12. 3:1

Bắt nô lệ, bắt lưu đày 3:4, 10

Độc ác vô cùng trong chiến tranh 3:19

Hèn mạt, sa đọa 1:14

“Nầy Ta nghịch cùng ngươi” 3:5

Diệt các âm mưu của họ 1:9

Báo thù, trừng phạt tội lỗi 1:2-3

Thạnh nộ, cơn giận đổ ra như lửa 1:2, 6

Ghen, hủy phá hình tượng 1:14

Hình phạt những kỵ nữ 3:4-5

Họ sẽ bị cướp bóc, bị tước đoạt 3:9-10

Bị bắt lưu đày 2:7

Bị hủy diệt không thương xót 3:7-19

“Ta sẽ chuẩn bị mồ mã cho ngươi 1:14

Sự đoán phạt của Đức Chúa Trời trên Ninive là lời cảnh cáo cho những ai lạm dụng lòng nhơn từ thương xót của Đức Chúa Trời để tiếp tục sống trong tội lỗi.

Page 99: Tieu tien tri( gian luot)

Bài 82: CƠN THẠNH NỘ CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI

NaNk 1:1-8

I. CƠN THẠNH NỘ VÀ LÒNG THƯƠNG XÓT 1. Cơn thạnh nộ của Đức Chúa Trời : Nahum dùng sáu từ để mô tả phản ứng của Đức Chúa Trời đối với tội lỗi của Ninive. Đó là : Ghen, báo thù, thạnh nộ (1:2), nóng giận, tức giận, lửa (1:6). Điều nầy xuất phát từ sự thánh khiết, công bình của Đức Chúa Trời là Đấng chẳng cầm kẻ mắc tội là vô tội (1:3), nhưng Ngài báo trả cho mỗi người tùy theo công việc họ đã làm, nghĩa là họ sẽ phải gặt những gì họ đã gieo.2. Lòng thương xót của Đức Chúa Trời : Tuy nhiên, Nahum cũng giới thiệu Đức Chúa Trời là Đấng chậm giận: Chính lòng nhơn từ và thương xót của Đức Chúa Trời đã cầm giữ cơn giận của Ngài đối với tội lỗi, khiến Ngài không tức khắc đánh hạ ngay những kẻ làm điều sai trái, mà ban cho họ cơ hội để ăn năn.. Tuy nhiên Ngài “chậm giận”chứ không phải là Ngài “không giận”đối với tội lỗi: Đến đúng thời điểm của Ngài, tội lỗi sẽ phải được giải quyết bằng sự sửa trị hoặc hình phạt tùy theo cách đáp ứng của tội nhân đối với lòng thương xót của Chúa.

II. SỰ QUÂN BÌNH TRONG CƠN THẠNH NỘ CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI 1. Cơn giận của loài người : Sự báo trả của Đức Chúa Trời đối với tội lỗi khác với sự báo thù của con người : Con người rất sung sướng khi làm tổn hại những kẻ đã làm khổ mình. Họ để cho cơn giận bộc phát và khống chế họ thay vì họ phải kiểm soát lòng giận của mình (SaSt 4:7).2. Sự quân bình trong cơn thạnh nộ của Đức Chúa Trời : Lòng ghen của Đức Chúa Trời là công bình, xuất phát từ tình yêu Ngài dành cho dân sự. Tình yêu khiến Ngài không chấp nhận các thần tượng hư không chiếm chỗ của Ngài trong tấm lòng dân sự. Tình yêu khiến Ngài phẩn nộ với những kẻ đưa dân sự lạc xa khỏi Ngài và khỏi sự vui mừng đời đời ngài ban cho họ. Tình yêu đã khiến Ngài thương xót sai những tiên tri cảnh cáo dân sự và Ngài chờ đợi họ ăn năn quay về.. Như thế, sự thánh khiết khiến Đức Chúa Trời đầy sự thạnh nộ trên dân sự tội lỗi, nhưng tình yêu khiến Ngài thương xót, chậm giận và nhơn từ.

III. GIÁ TRỊ CỦA CƠN THẠNH NỘ CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI 1. Sức mạnh của cơn thạnh nộ của Đức Chúa Trời : Nahum hỏi rằng:“Ai đứng được trước sự thạnh nộ Ngài ?”. Từ “thạnh nộ”ở đây nói đến sức nóng kinh khiếp, có thể làm cạn biển, cạn hết thảy các sông (NaNk 1:4), khiến các

Page 100: Tieu tien tri( gian luot)

núi run rẩy, các đồi tan chảy (1:5), khiến Ngài đi trong gió lốc và bão tố (1:3).2. Phước hạnh : Sự thạnh nộ của Đức Chúa Trời khiến Ngài tiêu diệt tội lỗi để ban cho con dân Ngài một “trời mới đất mới là nơi sự công bình hiện hữu”( IIPhi 2Pr 3:10-13). Tại đó, Ngài sẽ là đồn lũy, nơi ẩn náu phước hạnh cho con dân Ngài (NaNk 1:7).

Bài 83: HÌNH PHẠT NINIVE -GIẢI CỨU GIUĐA

1:7-2:2

I. HÌNH PHẠT NINIVE 1. Tóm tắt và giới thiệu : 1:7-8 là lời tóm tắt phần trước và giới thiệu phần sau về sự hình phạt Ninive và giải cứu Giuđa.. Chỉ một Đức Giêhôva nhưng đối với Giuđa, Ngài là đồn lũy và nơi ẩn náu tốt lành, còn đối với Ninive, Ngài là giòng nước cuồn cuộn hủy diệt họ, cuốn đi hết thảy vào tối tăm mù mịt.2. Tội ác của Ninive : Họ đã lập mưu nghịch cùng Đức Giêhôva (1:9). Thật ra, chống nghịch với dân sự Chúa chính là chống nghịch chính Chúa (Cong Cv 9:4-5). Câu 9 nầy và câu 11có lẽ nói đến việc Sanchêríp bao vây thành Giêrusalem và lập mưu tiêu diệt thành, nhưng Đức Chúa Trời đã can thiệp cách lạ lùng để giải cứu dân Ngài.. Họ đã kiêu căng về sự giàu có, sức mạnh quân sự với dân cư đông đúc (NaNk 1:12a), cùng với “sức mạnh”các thần tượng đã bắt phục các thần xứ Trung Đông ! (1:14).3. Hình phạt Ninive : Những điều Ninive cậy nhờ đã trở nên lý cớ đưa Ninive vào sự hủy diệt. Các hàng rào gai ngăn chận kẻ thù nghịch của Ninive đã trở nên mồi lửa để đốt cháy thành. Các thần tượng họ nhờ cậy đã trở nên lý do Chúa hủy diệt họ vì chiếm chỗ của Chân Thần duy nhất là Đức Chúa Trời. . .

II. GIẢI CỨU GIUĐA 1. Dù Giuđa đã từng bị sửa phạt (1:12b): Trong quá khứ, Chúa đã dùng Asyri là ngọn roi để sửa phạt Giuđa, khiến họ phải khốn khổ. Tuy nhiên khi dân sự khốn khổ, ấy là chính Chúa cũng chịu khốn khổ với họ.2. Chúa sẽ không làm cho họ bị khổ nữa : Chúa cho biết Ngài sẽ bẻ gãy ách Asyri khỏi dân Ngài, bứt đứt dây buộc của Asyri khỏi họ. Họ sẽ được giải phóng, được tự do khỏi mọi ách thống trị của ngoại bang. Trước đây Asyri đã từng làm khổ dân Chúa bằng sưu cao thuế nặng và những cuộc xâm lăng, nhưng bây giờ, họ hoàn toàn bình an vì Asyri sẽ không còn nữa.3. Chúa sẽ khôi phục Giuđa : Nahum cho biết Chúa sẽ khôi phục sự vinh

Page 101: Tieu tien tri( gian luot)

hiển của Giacốp, khôi phục tài sản đã bị bóc lột và nhành nho đã bị phá hại (2:2).. Chúa cũng thánh hóa dân sự, biệt họ ra thánh (1:15) vì khi dân sự trung tín giữ sự mình đã hứa nguyện thì Chúa thành tín sẽ thực hiện phần của Ngài.4. Chúa ban Tin Lành Bình an : Tin mừng Chúa giải cứu dân sự là tin bình an mà Chúa ban cho con dân của Chúa. Những người đã tiếp nhận Tin Lành sẽ vui mừng băng đồi, lội suối, mau mau báo tin mừng cho dân tộcmình.. Sự kiện nầy tương ứng với sự rao báo Tin Lành mà Chúa truyền cho mỗi một Cơ Đốc nhân chúng ta hôm nay.

Bài 84: HỦY DIỆT NINIVE

2:1-13

I. LỜI THÁCH THỨC 1. Hãy canh giữ : Chúa cho Ninive biết kẻ tàn phá đã đến nghịch cùng họ và thách thức họ hãy tự chống trả: Hãy giữ đồn lũy, canh phòng đường sá, thắt lưng sẵn sàng và tập trung sức mạnh để chiến đấu !2. Đã đến lúc Đức Giêhôva hành động : Dường như Đức Giêhôva đã giấu mặt để Asyri mặc sức tung hoành, làm hại con dân Chúa, nhưng đã đến lúc Chúa hành động: Ngài sẽ khôi phục sự vinh hiển của Giacốp, của Ysơraên (12 chi phái). Chỉ cần một Giuđa nhỏ bé đã có thể đánh bật đạo quân Asyri (IIVua 2V 19:35-36).

II. HỦY DIỆT NINIVE 1. Kẻ tàn phá : Nahum đoạn 2 mô tả khải tượng của tiên tri về trận chiến Ninive. Sự hủy diệt lớn nầy đã xảy ra khi người Sythe, Mêđi và Babylôn liên minh chinh phục Ninive vào năm 612 TC, sau một cuộc vây hãm lâu dài.. Trước hết họ hủy phá tất cả thành trì Asyri rồi sau đó tiến đánh Ninive. Dân Ninive công bố một kỳ kiêng ăn và cầu khẩn thần của mình trong 100 ngày, nhưng vô ích. Nếu họ biết cầu khẩn Đức Giêhôva như tổ phụ họ đã làm trước đó khoảng 160 năm thì mọi sự chắc hẳn đã đổi khác !2. Tính cách chắc chắn của lời tiên tri : Cũng như nhiều tiên tri khác, Nahum nói về những điều sẽ phải xảy ra như đang xảy ra hay đã xảy ra rồi (NaNk 2:10-11). Các động từ Hybá ở trong thì hoàn thành mô tả một hành động đã được hoàn thành.. Điều nầy tỏ ra rằng, khi Đức Chúa Trời phán qua một tiên tri, thì tiên tri đó biết chắc điều đó sẽ xảy ra đến nỗi xem như đã xảy ra rồi, vì không một lời phán nào của Chúa mà không được ứng nghiệm.3. Tính khốc liệt của cuộc chiến : Nahum mô tả cuộc chiến hủy diệt Ninive vô cùng khốc liệt. Điều nầy tương ứng với độ nóng của cơn thạnh nộ của

Page 102: Tieu tien tri( gian luot)

Đức Chúa Trời đối với tội lỗi của Ninive trong đoạn 1.. Theo Hailey, trong câu 3, “Thuẩn đỏ”hoặc làm bằng đồng, hoặc sơn màu đỏ với áo màu điều (tím) là màu quân phục của dân Canh Đê thời bấy giờ.. “Cửa sông mở ra”trong câu 6 có thể ám chỉ đến sự khô cạn nước của các sông bao quanh Ninive, như một chin hào bảo vệ thành. Sự cạn khô các giòng sông khiến Ninive không còn được bảo vệ. Điều nầy có thể hiểu bằng nghĩa đen hoặc nghĩa bóng.. “Hoàng hậu”(Huzzab) trong câu 7 có thể nói đến hoàng hậu thật của vua Ninive bị chết cháy khi thành bị phóng hỏa, hoặc nói đến một nữ thần của Ninive, hoặc theo bản Kinh Thánh NIV là chính thành Ninive kiêu kỳ cao sang trong một thời gian dài. Nay bị hủy phá đến nỗi không còn dấu vết (2:11-13).

Bài 85: GẶT LẤY ĐIỀU GIAN ÁC

3:1-19

I. LÊN ÁN TỘI LỖI NINIVE 1. Thành đổ máu : Tiên tri Nahum gọi Ninive là thành đổ máu. Là thủ đô, Ninive đại diện cho đế quốc Asyri tội ác. Khảo cổ học cho biết các vua Asyri rất vui thích trong sự độc ác dã man của họ.2. Những tội lỗi bị lên án : Ninive không những là một thành đổ máu, mà nó còn là thành đầy dẫy dối trá, tham lam, cướp bóc, bắt các dân làm nô lệ, tà thuật và tà dâm.. Cựu Ước dùng chữ “tà dâm”với nhiều ý. Chúng ta có thể hiểu theo nghĩa đen vì các hình thức thờ phượng hình tượng tà thần của Asyri thường liên kết với các hành động tình dục đáng ghê tởm.. Theo nghĩa bóng, “tà dâm”được dùng để ám chỉ sự thờ hình tượng, vì con dân Chúa chỉ tôn thờ, yêu mến và phục vụ một mình Đức Chúa Trời mà thôi. Bất cứ một loại “thần tượng”nào chiếm chỗ của Chúa trong tấm lòng con dân Chúa đều bị xem là “tà dâm”.. Tuy nhiên, ở đây Ninive được ví sánh với một con điếm đẹp đẽ, khéo làm tà thuật. Điều nầy nhắc chúng ta về cách đối xử của Asyri với các dân tộc chung quanh. Họ làm bộ kết liên minh để tìm cơ hội xâm lăng cướp phá các “đồng minh”nhỏ bé, cô thế của mình.

II. ĐOÁN PHẠT NINIVE 1. Một dẫn chứng trước mắt : Thibe (Nôamôn) là một thành phố kiên cố của Aicập nằm trên đường tiến quân của Asyri về phương nam. Bất chấp những phương tiên bảovệ thiên nhiên và những đồng minh hùng mạnh, Nôamôn cũng đã bị quân Asyri đánh hạ. Bây giờ, đến phiên Ninive hãnh diện về địa

Page 103: Tieu tien tri( gian luot)

thế và sự hùng mạnh cũng sẽ bị sụp đổ hoàn toàn, không ai thương tiếc.2. Ninive sẽ gặt điều mình đã gieo : Ninive đã không biết nắm cơ hội để ăn năn mà cứ tiếp tục sống trong tội lỗi. Vì thế Chúa phán: “Ta nghịch cùng ngươi”. Ngài sẽ phó thành điếm đĩ nầy cho sự hình phạt thông thường dành cho một kỵ nữ (3:5-6). Những cô gái điếm đôi khi bị xé lột áo xống khi bị đuổi khỏi thành phố của họ với rác bẩn và bụi đất ném vào người họ, thì Ninive cũng sẽ chuốc lấy sỉ nhục khốn khổ như thế.. Mọi dân tộc đều vỗ tay khi thấy Asyri bị tiêu diệt vì họ không thể chịu nổi ách thống trị dã man của Ayri. Tuy nhiên, họ lại muốn đầy quyền lực như Asyri ! Họ quên rằng Asyri đã gặt những gì mình gieo và không ai có thể đương cự nỗi với cơn thạnh nộ của Đức Chúa Trời thánh khiết, quyền năng.. Hình ảnh nầy cũng sẽ áp dụng cho Satan: Đến cuối cùng nó sẽ bị cột trói, không còn quyền lực và bị hình phạt đời đời trong hồ lửa.

Bài 86: ĐỨC CHÚA TRỜI QUA SÁCH NAHUM

Sách của Nahum là sứ điệp của sự hủy diệt đối với Ninive, nhưng lại là sứ điệp của sự yên ủi cho dân Giuđa.

Tiên Tri NAHUM ( Sự yên ủi )

1. Niên đại gần đúng . Năm 621 TC: Triều vua Giôsia.

2. Sứ điệp dành cho . Dân Giuđa để nói về sự hủy diệt Ninive.

NHỮNG ĐẶC ĐIỂM VỀ ĐỨC CHÚA TRỜI

1. Đấng cai trị tối cao 1-3 Ngài có toàn quyền trên Ninive, Giuđa.

2. Đấng phán xét các dân 2:13 Ta nghịch cùng ngươi, sẽ đốt xe cộ ngươi, và làm cho tan ra khói.

3. Kiểm soát thiên nhiên 1:3-4 Ngài đi trong gió lốc và bão tố . Ngài quở trách biển, làm cho khô đi, làm cạn hết thảy các sông. . .

4. Thương xót,Yêu thương 1:7 Đức Giêhôva là tốt lành, làm đồn lũy trong ngày hoạn nạn và biết những kẻ ẩn náu nơi Ngài.

5. Cảnh cáo tội nhân 2:13. 3:5 Nầy, Ta nghịch cùng ngươi.

6. Hình phạt tội lỗi 1:3 Ngài chẳng cầm kẻ mắc tội là vô tội.

2:5-6 Ta lột áo xống ngươi. . . ném sự ô uế gớm ghiếc ngươi

Page 104: Tieu tien tri( gian luot)

trên ngươi. . .

7. Thánh khiết, công bình 1:6 Ai đứng được trước sự thạnh nộ Ngài ? Ai đương nỗi sự nóng giận Ngài ? Sự tức giận Ngài đổ ra như lửa, những vầng đá vỡ ra bởi Ngài.

8. Tha thư 1:12 Dầu Ta đã làm khổ ngươi, song Ta sẽ chẳng làm khổ ngươi nữa.

9. Ban phước 2:2 Đức Giêhôva khôi phục sự vinh hiển của Giacốp

10. Kêu gọi, chỉ dẫn 1:15 Hỡi Giuđa, ngươi khá giữ kỳ lễ mình và trả sự hứa nguyện mình.

11. Tạo Hóa quyền năng 1:2-8 Các núi run rẩy vì cớ Ngài, các đồi tan chảy, đất và thế gian cùng dân cư trên đất đều dậy lên. . .

12. Đấng Toàn Tri1:1 Sách của sự hiện thấy. . .

1:7 Ngài biết những kẻ ẩn náu nơi Ngài.

13. Nhậm lời cầu nguyện 1:15 Nầy, trên các núi có chơn của kẻ đem tin lành và rao sự bình an. . .

14. Đấng Cứu vớt 1:13 Ta sẽ bẻ gãy ách nó khỏi ngươi, và bứt đứt giây ngươi.

16. Sự trị vì của Vua Mếtsia 2:2 Đức Giêhôva khôi phục sự vinh hiển của Giacốp như sự vinh hiển của Ysơraên.

Bài 87: GIỚI THIỆU SÁCH HABACÚC

I. TIÊN TRI HABACÚC 1. Tiên tri hay chất vấn : Habacúc phải vật lộn với những nan đề lớn: Tại sao người công bình phải chịu khổ ? Vì sao kẻ ác lại được hưng thạnh ? Vì sao Đức Chúa Trời lại để cho một dân tộc gian ác thắng hơn và hà hiếp dân công bình hơn họ ?. . .2. Tiên tri của đức tin : Vật lộn với những nan đề, Habacúc lại được Chúa ban cho điều quý hơn câu trả lời: Đó là đức tin của ông được làm cho mạnh mẽ và thánh sạch khi ông neo đức tin của mình nơi chính Chúa. Ông đã đưa ra một trong những lời tuyên bố đẹp đẽ nhất. Đó là : Người công bình sẽ sống bởi đức tin (HaKb 2:4).. Qua sự kiện Habacúc chất vấn Chúa, một số người gọi ông là “Ông tổ của sự nghi ngờ”, nhưng chúng ta có thể gọi ông là “Ông tổ của đức tin”, vì cách biểu lộ đức tin của ông đã góp phần thay đổi cuộc đời của sứ đồ Phaolô, của

Page 105: Tieu tien tri( gian luot)

Augustine, của Martin Luther và hàng triệu Cơ Đốc nhân khác.3. Lý lịch : Chúng ta biết rất ít về tiên tri Habacúc. Dựa vào sự dạy dỗ và bài ca của ông trong đoạn 3, có người cho rằng ông là một người Lêvi giúp việc đàn hát trong đền thờ. Tên của ông có nghĩa là ôm giữ, âu yếm. Có lẽ cha mẹ ông mong ước ông sẽ ôm giữ Đức Chúa Trời để yên ủi dân sự Chúa trong các nhu cầu thuộc linh. Luther cho rằng tên của Habacúc đã nói lên tâm tình hết lòng yêu mến dân tộc của ông.

II. NIÊN ĐẠI VÀ SỨ ĐIỆP 1. Niên đại : Niên đại có khả năng nhất của sách Habacúc là vào khoảng năm 607 TC, sau sự sụp đổ của Ninive vào năm 612 TC và trước khi nhóm phu tù thứ nhất bị bắt đem từ Giuđa sang Babylôn vào năm 605 TC.. Sách Habacúc dường như là muộn hơn các sách của các tiên tri đồng thời của ông là Sôphôni và Nahum. Có lẽ đó là lúc Giêrêmi đang đối diện với nhiều thử thách nhất trong việc rao truyền sứ điệp.. Sự kiện Habacúc “phó cho quản phường nhạc”cho thấy rằng lúc ấy sự thờ phượng trong đền thờ vẫn tồn tại, nghĩa là đền thờ chưa bị phá hủy.2. Sứ điệp : Habacúc rất quen thuộc với các luật lệ và sứ điệp của Đức Chúa Trời qua các tiên tri. Vì thế, ông vừa buồn bực, vừa thắc mắc khi thấy những kinh nghiệm khốn khổ của dân sự ông. Ông không thể nào dung hòa điều ông thấy với những gì Kinh Thánh đã phán dạy ông về Đức Chúa Trời. Vì sao Đức Chúa Trời lại dung chịu tội lỗi? Vì sao kẻ ác lại không bị trừng phạt ?. Habacúc đã mang những vấn nạn đến cùng Đức Chúa Trời, là Đấng đã giải tỏ cho ông câu trả lời qua chân lý “Người công bình sẽ sống bởi đức tin”. Việc hiểu thấu lẽ thật nầy đã thay đổi cả cuộc đời của Habacúc.

Bài 88: TÍNH ĐỘC ĐÁO CỦA SÁCH HABACÚC

I. BỐI CẢNH LỊCH SỬ 1. Asyri sụp đổ : Thời điểm Habacúc viết sách là một thời điểm vô cùng phức tạp. Có lẽ ông đã nói tiên tri trong cuộc phục hưng dưới thời Giôsia (621 TC). Chắc chắn ông đã rất vui mừng khi chứng kiến thế lực Asyri bị bẻ gãy vào năm 612 TC, nghĩa là lời tiên tri của Nahum đã được ứng nghiệm.2. Babylôn dấy lên : Khi Pharaôn Nêcô, vua Aicập lên đường đi đánh người Canh Đê tại Cạtkêmít bên sông Ơphơrát, thì Giôsia cứ nhất định đi đánh Nêcô. Kết quả là Giôsia đã bị giết chết trong chiến trận vào năm 609 TC và Giuđa phải cống thuế cho Aicập. Các con Giôsia là những kẻ cai trị yếu nhược, bị những kẻ gian ác chi phối, nên đất nước Giuđa lại trở về tình trạng thờ hình tượng và gian ác. Trong lúc đó, Babylôn (Canh Đê) đang chiến đấu để kiểm soát vùng trung đông, là một mối đe dọa mới đối với Giuđa.

Page 106: Tieu tien tri( gian luot)

. Trong đời Giêhôgiakim, Giêrêmi đã nói tiên tri rằng Giuđa sẽ bị đưa đi làm phu tù trong 70 năm tại Babylôn.

II. TÍNH ĐỘC ĐÁO 1. Độc đáo về chủ đề : Sách Habacúc thật độc đáo về cả chủ đề lẫn cấu trúc. Chủ đề các sách tiên tri khác chủ yếu là sứ điệp của Đức Chúa Trời cho các dân tộc, trong khi Habacúc là lời ký thuật về sự tranh chiến nội tâm của một nhà tiên tri, thắc mắc về các phương pháp hành động của Đức Chúa Trời và sau đó là những câu trả lời của Đức Chúa Trời cho những thắc mắc của nhà tiên tri.2. Độc đáo về cấu trúc : Cấu trúc của sách là : Thắc mắc, trả lời, thắc mắc, trả lời, bài ca ngợi khen. Cuộc trao đổi nầy cho chúng ta những câu trả lời quan trọng, bao gồm những lẽ thật về sự kỷ luật của Đức Chúa Trời, sự tự hủy hoại của tội lỗi, và đức tin để nâng đỡ chúng ta dưới bất cứ tình huống nào.3. Gióp và Habacúc :Habacúc thường được gọi là “Gióp của các tiên tri”. Cả Gióp và Habacúc đều có cùng những nan đề về mặt thần học. Đó là :a. Vì sao kẻ ác được thịnh vượng ?b. Vì sao người công bình phải chịu khổ ?c. Vì sao Đức Chúa Trời yên lặng thay vì đáp lời cầu nguyện của tôi ?. Tuy nhiên, sách Gióp nói về sự hoạn nạn của một con người, còn sách Habacúc nói đến hoạn nạn của một dân tộc.. Hailey nói rằng trong cả sách Gióp lẫn sách Habacúc, sự hoạn nạn được xem là một kỷ luật, nghĩa là những sự đoán phạt của Đức Chúa Trời trên con dân Ngài là để cứu rỗi họ.

Bài 89: NGÀI DUNG CHỊU TỘI LỖI ?

HaKb 1:1-11

I. CÂU HỎI CỦA NHÀ TIÊN TRI 1. Điểm độc đáo : Hầu hết các tiên tri đều thay mặt Chúa để nói với dân sự về Chúa. Habacúc lại thưa với Chúa về dân sự. Tuy nhiên, khi trình bày kinh nghiệm cá nhân của mình, Habacúc đã làm vững mạnh đức tin của con dân Chúa ngay trong thời đại ông cũng như suốt mọi thời đại.2. Hai tiếng kêu van : 1:2 trình bày hai tiếng kêu van của nhà tiên tri. Tiếng kêu đầu là xin cứu giúp. Tiếng kêu thứ hai là một từ hàm ý “gào thét với nỗi thống khổ”. Habacúc đang thống khổ trong tâm linh vì cớ tội lỗi của dân sự mình.. Habacúc đã cầu nguyện, nhưng dường như Đức Chúa Trời chẳng thèm nghe, khiến ông suy nghĩ: Tại sao Đức Chúa Trời thánh khiết và công bình

Page 107: Tieu tien tri( gian luot)

lại có thể dung chịu tội lỗi Giuđa như thế ?.3. Tội lỗi của Giuđa : Habacúc cho biết dân Giuđa đã bội giao ước vừa mới khôi phục và sự suy bại thuộc linh đã dẫn đến tình trạng bại hoại đạo đức và bạo hành đầy đẫy trên đất : Bất công, sai trái, tàn hại, bạo ngược, luật pháp không còn được tôn trọng, bị tê liệt dẫn đến sự chánh trực bị bóp méo, không còn được thực thi, người công bình bị ức hiếp.4. Bốn câu hỏi : 1:2-3 nêu ra bốn câu hỏi hàm ý “nghi ngờ” về Đức Chúa Trời và bản tánh của Ngài, như dân Ysơraên ngày xưa và con dân Chúa ngày nay thường thắc mắc : Có thật Đức Chúa Trời yêu chúng ta không ? Ngài có quan tâm đến những gì đang xảy ra không ? Ngài đang có ở đây không ? Ngài có nhậm lời cầu nguyện của tôi không ? Tại sao Ngài là Đấng Thánh khiết mà lại dung chịu tội lỗi ?

II. CÂU TRẢ LỜI CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI 1. Việc lạ lùng của Chúa : Đức Chúa Trời không định tội Habacúc về những thắc mắc, nghi ngờ của ông, nhưng Ngài bằng lòng trả lời cho ông. Tuy nhiên, câu trả lời của Chúa không phải là điều Habacúc mong đợi. Ngài cho ông biết rằng Ngài sẽ làm một việc lạ lùng, khó có thể tin nỗi. Đó là Ngài sẽ đoán phạt Giuđa bằng bày tay của Canh Đê. Ngài đã làm những gì có thể làm được cho dân sự, nhưng họ vẫn cứng lòng, vì thế, phương cách cuối cùng Ngài phải thực hiện là sự đoán phạt.2. Bạo hành hơn nữa : Thay vì chấm dứt bạo hành, Đức Chúa Trời cho phép bạo hành gia tăng: Giuđa gian ác sẽ gặt sự bạo hành mà họ đã gieo. Đức Chúa Trời dấy người Canh Đê lên để sửa phạt Giuđa vì sự không vâng lời của họ.. Đức Chúa Trời sẽ dùng sự dữ tợn hung ác của họ để sửa phạt Giuđa. Như thế, các quốc gia đều ở dưới bàn tay tể trị của Đức Chúa Trời. Ngài làm mọi sự trong chương trình tốt lành của Ngài mà nhiều khi con người không hiểu nỗi.

Bài 90: THẾ NÀO NGÀI DUNG CHỊU ĐƯỢC ?

1:12-2:1

I. XÁC ĐỊNH NIỀM TIN 1. Ca ngợi Chúa : 1:12 khác với 1:2-3 vì Habacúc đã nghe được tiếng Chúa, biết được sự tể trị của Đức Chúa Trời. Ông gọi Đức Chúa Trời là Đấng Thánh vì Ngài đã sửa phạt Giuđa vì cớ tội lỗi của họ, dù ông chưa hiểu phương cách hành động của Đức Chúa Trời. Ông khẳng định Chúa là Đấng đời đời Hằng hữu, là Vầng đá vững chắc cho người nương dựa nơi Ngài.2. Xác định niềm tin : Habacúc gọi Chúa là Đức Chúa Trời tôi, Đấng Thánh

Page 108: Tieu tien tri( gian luot)

của tôi và bày tỏ niềm tin rằng chúng tôi sẽ không chết. Dù phải đối diện với sự bạo ngược, bất công trên đất, nhưng vì Chúa là Đấng đời đời nên con dân Chúa sẽ không thể bị diệt vong.

II. THẾ NÀO NGÀI DUNG CHỊU ĐƯỢC ? 1. Kẻ dữ nuốt người công bình hơn nó : Habacúc đồng ý với Đức Chúa Trời về sự sửa phạt Giuđa, nhưng không đồng ý với Chúa về phương cách sửa phạt, khi Chúa dùng dân Canh Đê là một dân hung ác muôn phần hơn so với Giuđa. Thật ra, tội lỗi của Giuđa nặng hơn Canh Đê vì Giuđa đã được soi sáng, dạy dỗ, đã nhận biết Chúa mà còn cố ý chống nghịch, bất tuân mạng lệnh Chúa. Rõ ràng, đặc ân càng nhiều thì trách nhiệm càng cao !2. Kẻ dữ tung hoành không ai cản trở : Habacúc so sánh dân Canh Đê với người chài lưới mặc tình kéo vào lưới đủ loại cá dưới biển mà không ai có thể chống cự họ được. Thật ra, không phải người Giuđa nào cũng gian ác. Tuy nhiên, vì cớ họ là người Giuđa, họ đành phải cùng chung số phận với dân tộc mình, dù Chúa có chương trình tốt lành cho họ giữa hoàn cảnh đen tối đó.3. Kẻ dữ không nhận biết Chúa : Habacúc lên án tội bất kính của dân Canh Đê. Họ được Đức Chúa Trời dấy lên và ban chiến thắng các dân tộc, nhưng họ lại kiêu ngạo, cậy nơi sức mạnh quân sự của mình cùng các thần của mình, giống như người chài lưới “dâng tế cho lưới, thắp hương cho chài”.

III. TRÔNG ĐỢI CHÚA 1. Tôi kiên nhẫn trông đợi : Tiên tri được Chúa lập lên để làm người canh giữ nhà Ysơraên (Exe Ed 33:7). Habacúc đã tỉnh thức về tình trạng của dân sự Chúa và số phận của họ. Ông bày tỏ thắc mắc và kiên nhẫn trông đợi “chôn chơn nơi đồn lũy”cho đến khi tìm thấy câu trả lời từ nơi Chúa.2. Tôi mong gặp Ngài : Habacúc tin rằng chắc chắn Chúa sẽ trả lời. Tuy nhiên, không những ông muốn biết câu trả lời, ông còn trông đợi gặp Chúa để được tương giao với Ngài.

Bài 91: ĐẾN ĐÚNG KỲ, HỌ SẼ GẶT

HaKb 2:2-20

I. HÃY CHÉP SỨ ĐIỆP 1. Khá chép : Hãy làm cho sứ điệp tồn tại bền lâu và dễ tiếp nhận.2. Sứ điệp : Sứ điệp ở đây là sự hiện thấy, là lời Chúa phán cho tiên tri Ngài.3. Khiến rõ ràng : Làm cho sứ điệp rõ ràng, dễ đọc, dễ tiếp thu.4. Trên bảng : Sử dụng các phương pháp tốt nhất có thể có.5. Hầu cho : Có một mục đích dứt khoát.

Page 109: Tieu tien tri( gian luot)

6. Người đọc nó có thể chạy : Người đọc sẽ được cảm động mà có quyết định dứt khoát: Chạy đến với Chúa, Chạy cùng Chúa, Chạy vì Chúa.

II. SỨ ĐIỆP CHẮC CHẮN ỨNG NGHIỆM 1. Trong kỳ nhất định : Chúa không chậm trễ nhưng Ngài cũng không hành động quá sớm. Mọi việc sẽ xảy ra trong kỳ định của Chúa.2. Điều phải làm : Phải sống bởi đức tin (không dao động), gắn bó chặt chẽ với Đức Chúa Trời khôn ngoan, công bình, yêu thương và trao mọi sự cho Chúa.

Sứ điệp sẽ ứng nghiệm (2:2-10)

Vào Thời điểm nhất định Vào lúc nầy

Lời tiên tri sẽ được ứng nghiệm 2:3

Kẻ có tội sẽ gặt điều họ gieo 2:8

Đất sẽ biết sự vinh quang của Chúa 2:14

Người côngbình sẽ sống bởi đức tin 2:4

Chúa đang ngự trong đền Ngài 2:20

Hãy để đất tôn kính Chúa 2:20

III. ĐOÁN PHẠT CANH ĐÊ 1. Đoán phạt :

Khốn cho kẻ. . . Sự đoán phạt :

Nhóm góp của chẳng thuộc về mình và làm giàu bất chánh

Có kẻ vụt dấy lên cắn ngươi, bị đuổi bắt, cướp bóc bất ngờ

Tìm lợi bất nghĩa cho nhà mình . . . dùng mưu xấu hổ cho nhà mình. . .

Tự nghịch cùng linh hồn mình: Đá trong vách sẽ tố cáo, xà nhà sẽ phụ họa

Lấy huyết dựng ấp, lấy sự gian ác xây thành Công việc họ dành cho lửa, sự nhọc nhằn họ dành cho sự hư không

Chuốc rượu cho người lân cận, làm cho nó say, đặng xem sự lõa lồ nó. . .

Sẽ mang đầy sỉ nhục, nhuốc nhơ thay vì vinh quang

Nói với gỗ rằng: Hãy tỉnh thức, nói với đá câm rằng: Hãy chổi dậy

Đoán phạt nghịch cùng sự thờ hình tượng vô ích, giả dối

2. Đấng đoán phạt : Đức Giêhôva là Thượng Đế đang ngự trong đền thánh Ngài, đầy oai nghi, quyền năng, khiến cả đất đều yên lặng ở trước mặt Ngài, và rồi cả đất sẽ tràn đầy sự hiểu biết về vinh hiển của Đức Giêhôva.

Page 110: Tieu tien tri( gian luot)

Bài 92: BÀI CA ĐỨC TIN

3:1-19

I. NHÌN XEM QUYỀN NĂNG ĐỨC CHÚA TRỜI 1. Xin phục hồi công việc Chúa (3:2): Habacúc thật kinh sợ khi nghe đến Danh của Chúa, đến công việc lạ lùng Ngài đã thực hiện cho tổ phụ ông. Nay ông nài xin Chúa phục hồi công việc Chúa giữa thời đại của ông : Dù dân sự ông đáng chịu đoán phạt, nhưng ông xin Chúa bày tỏ lòng thương xót như Ngài đã từng thương xót tổ phụ ông.2. Sự oai nghiêm của Chúa (3:3-11): Habacúc mô tả sự oai nghiêm của Chúa trong thiên nhiên, vinh quang Ngài đầy dẫy khắp đất. (Thêman có nghĩa là miền nam. Cusan là tên cổ của Êthiôpi). Ngài bày tỏ quyền năng trên sông ngòi, biển cả, trên sấm sét, làm rung chuyển núi non . . . Ngài dùng thiên nhiên để thực hiện chương trình của Ngài cho dân Ngài suốt mọi thời đại.3. Sự phán xét của Chúa (3:12): Chúa là Đấng Tể trị trên tất cả mọi quốc gia, dân tộc. Ngài thi hành sự phán xét trên các nước.4. Sự giải cứu của Chúa (3:13-15): Chúa xem Giuđa là dân được xức dầu của Ngài, nên Ngài thân chinh giải thoát họ, bênh vực họ và chiến đấu thay cho họ, khiến kẻ thù họ bị tan tác. Ngài sốt sắng can thiệp đúng lúc để giải cứu dân Ngài. . .

II. ĐÁP ỨNG VỚI SỰ MẶC KHẢI CỦA CHÚA 1. Kiên nhẫn chờ đợi sự ứng nghiệm# (3:16): Habacúc thật bối rối khi nghe tin dân sự ông sẽ bị Chúa sửa phạt qua bàn tay của dân Canh Đê. Tuy nhiên, khi biết rõ đó là chương trình của Chúa, ông yên lòng chờ đợi ngày tai họa đó, vì Đức Chúa Trời của ông vẫn là Đấng đang tể trị mọi sự.2. Vui mừng trong Chúa giữa nghịch cảnh (3:17-18): Trong ngày tai họa, chắc chắn kinh tế sẽ suy sụp, tương lai thật đen tối, nhưng Habacúc tìm thấy niềm vui ở trong Chúa, niềm vui ở trong Đấng Cứu rỗi của ông.3. Bước đi trong sức lực Chúa (3:19): Habacúc nhận thức Đức Chúa Trời là sức mạnh của ông khi ông tôn Ngài là Đấng Chủ tể của ông. Nhờ Ngài ông có thể bước những bước đi mạnh mẽ, bước lên chốn cao hơn. . .

III. KIỂU MẪU CỦA SỰ CẦU NGUYỆN Lời cầu nguyện của Habacúc trong đoạn 3 cho chúng ta kiểu mẫu của sự cầu nguyện:1. Hãy xem xét quyền năng Chúa trong quá khứ để xin Ngài tái diễn trong hiện tại.2. Hãy cầu thay cho dân tộc mình.3. Hãy suy nghĩ đến lời hứa của Đức Chúa Trời cùng bổn tánh Ngài.

Page 111: Tieu tien tri( gian luot)

4. Hãy nhịn nhục chờ đợi lời Chúa hứa sẽ được ứng nghiệm.5. Hãy quyết định tin cậy Chúa và vui mừng trong mọi hoàn cảnh.6. Hãy ngợi khen Chúa và xưng Ngài là sức lực của chúng ta.

Bài 93: ĐỨC CHÚA TRỜI QUA SÁCH HABACÚC

Sách của Habacúc là lời ký thuật về sự tranh chiến nội tâm của một tiên tri, thắc mắc về việc Chúa làm, và kết thúc bằng bài ca của đức tin: “Từ chất vấn đến đức tin”

Tiên Tri HABACÚC ( Sự ôm giữ )

1. Niên đại gần đúng . Năm 607 TC: Triều vua Giêhôgiakim.

2. Sứ điệp dành cho . Đức Chúa Trời và tiên tri Habacúc.

NHỮNG ĐẶC ĐIỂM VỀ ĐỨC CHÚA TRỜI

1. Đấng cai trị tối cao 1-3 Ngài dấy lên, truyền, dùng các dân, quyết định.

2. Đấng phán xét các dân 3:12 Ngài giày đạp các dân.

3. Kiểm soát thiên nhiên 3:3-11, 15 bão tố, mặt trời mặt trăng dừng lại trong nơi ở nó. . .

4. Thương xót,Yêu thương 3:2 Đương cơn giận nhớ lại sự thương xót.

5. Cảnh cáo tội nhân 2:6-19 Khốn thay cho kẻ nhóm góp của. . . tìm lợi bất nghĩa. . lấy huyết dựng ấp. . pha đồ độc. . nói với đá câm

6. Hình phạt tội lỗi 1:12 Ngài đã lập dân nầy đặng làm sự phán xét . . .

7. Thánh khiết, công bình 1:13 Mắt Chúa thánh sạch, chẳng nhìn sự dữ. . .

2:20 Đức Giêhôva ở trong đền thánh của Ngài. . .

8. Tha thứ

9. Ban phước

3:18-19 Tôi sẽ vui mừng trong Đức Giêhôva, tôi sẽ hớn hở trong Đức Chúa Trời của sự cứu rỗi tôi. Đức Giêhôva là Chúa, là sức mạnh của tôi. Ngài làm cho chân tôi giống như chân con hươu, khiến tôi đi trong các nơi cao của mình.

Page 112: Tieu tien tri( gian luot)

10. Kêu gọi, chỉ dẫn 2:2 Ngươi khá chép lấy sự hiện thấy, và rõ rệt nó ra trên bảng, hầu cho người đương chạy đọc được.

11. Tạo Hóa quyền năng 3:2-16 Tia sáng ra từ tay Ngài, quyền năng Ngài giấu trong nơi đó. . . các núi đều tan nát, các đồi đều quỳ xuống. . . Ngài phân rẽ đất làm cho sông chảy ra. . .

12. Đấng Toàn Tri 1:5, 2:9 mô tả người Canh Đê.

13. Nhậm lời cầu nguyện 2:1 Ta sẽ đứng nơi vọng canh, chôn chân nơi đồn lũy . . . . Đức Giêhôva đáp lại cùng ta mà rằng. . .

14. Đấng Cứu vớt 1:12 Hỡi Giêhôva, Đức Chúa Trời tôi. . . . vậy chúng tôi sẽ không chết. . . Hỡi Vầng Đá. . . .

16. Sự trị vì của Vua Mếtsia 3:13 Ngài đi ra đặng cứu dân mình . . . Ngài đánh thương đầu kẻ ác

Bài 94: GIỚI THIỆU SÁCH AGHÊ

I. DẪN NHẬP 1. Một dân tộc duy nhất : Chúng ta đang bước vào một giai đoạn hoàn toàn mới trong lịch sử Giuđa và Ysơraên: Giai đoạn tái thiết đất nước sau khi lưu đày. Bây giờ chỉ còn một dân chứ không còn hai nước tách biệt như trước. Những lời tiên tri của Giêrêmi và Habacúc về sự dấy lên và sụp đổ của Canh Đê, về tình trạng phu tù của Giuđa đều đã được ứng nghiệm.2. Giá trị của lưu đày : Đức Chúa Trời không quên dân sự Ngài trong nơi họ bị lưu đày, là nơi họ được chữa lành bệnh thờ hình tượng. Êxêchiên và Đaniên đã đóng một vai trò quan trọng trong cuộc phục hưng của dân sót thuộc linh.. Vua Siru của Batư đã làm ứng nghiệm lời tiên tri của Êsai 150 năm trước bằng cách công bố một số sắc lệnh về việc xây lại đền thờ của Đức Chúa Trời tại Giêrusalem. 3. Trở về xây đền thờ#: Khoảng 50. 000 người Giuđa đã từ Babylôn trở về dưới sự lãnh đạo của Xôrôbabên. Mục đích của họ là xây lại đền thờ. Nhưng không lâu sau đó, họ đã gặp phải sự chống đối buộc họ phải ngưng công việc. Năm tháng trôi qua, sự không quan tâm và bận rộn với đời sống an nhàn của riêng mình đã khiến dân sự bỏ mặc nhà Chúa dở dang. Để giải quyết tình trạng nầy, Đức Chúa Trời đã sai Aghê và Xachari khuấy động dân sự để họ xây dựng nhà Ngài.

Page 113: Tieu tien tri( gian luot)

I. TRƯỚC GIẢ VÀ NIÊN ĐẠI 1. Thân thế : Kinh Thánh không cho biết gì về gia đình hay đời sống cá nhân của Aghê. Tên của ông có nghĩa là “lễ hội”.2. Sự nghiệp : Bốn sứ điệp của Aghê kéo dài trong khoảng 4 tháng thuộc năm thứ hai đời trị vì của Đariút (520 TC), nhưng chức vụ của ông chắc chắn dài hơn thời gian đó nhiều. Exơra gọi ông là “tiên tri Aghê”và cho biết sự giảng dạy của ông đã giúp dân sự vượt qua những chướng ngại và hoàn thành đền thờ trong một khoảng thời gian là bốn năm (Exo Er 6:14-15).. Aghê cũng nhận mình là “sứ giả của Đức Giêhôva”( AgKg 1:13). Có lẽ ông đã trải qua hầu hết cuộc đời của mình làm phu tù tại Babylôn và đã đóng góp nhiều cho đời sống tâm linh của dân sự tại đó. Có lẽ ông đã từng thấy đền thờ do Salômôn xây cất (2:3), đã bị phá hủy 66 năm trước (585 TC). Như thế, lúc ấy ông đã gần 80 tuổi.. Aghê là tiên tri đầu tiên trong số ba tiên tri hậu lưu đày. Nhiều người cho rằng ông đã trở về Giêrusalem cùng với Xôrôbabên vào năm 536 TC. Sứ mạng của Aghê thành công là vì ông là một cộng tác viên có lòng sốt sắng, đã nghe tiếng Chúa và vâng lời Ngài nên có thể làm gương và động viên người khác cùng làm việc với ông.

Bài 95: TÍNH ĐỘC ĐÁO VÀ SỨ ĐIỆP AGHÊ

I. BỐI CẢNH LỊCH SỬ

LƯU ĐÀY

và TRỞ VỀ : Từ

GIÊRÊMI đến

MALACHI

TC GIUĐA BABYLÔN MÊĐÔ BATƯ

609 Giôacha - Giêhôgiakim

605 Giêrêmi - Habacúc Nêbucátnếtsa

Page 114: Tieu tien tri( gian luot)

597 Giêhôgiakin - Sêđêkia

594 Êxêchiên

586 Giêrusalem bị phá hủy

568 Ápđia -Đaniên

562 Awel Marduk - Neriglissar

556 Syru

539 Nabonidus (Bênxatxa) Chiếu chỉ xây đền thờ

536 Xôrôbabên trở về Cambyses

522 Aghê -Xachari Dariut

515 Đền thờ xây xong

485 Xetxes (Êxơtê)

457 Malachi -Exơra Attexetxe I

444 Nêhêmi xây vách thành

423 Dariut II

II. TÍNH ĐỘC ĐÁO VÀ SỨ ĐIỆP 1. Văn phong tầm thường nhưng mạnh mẽ :Sách Aghê là bằng chứng cho thấy Đức Chúa Trời có thể dùng một người giảng đạo không có khả năng hùng biện. Ngài cũng có thể dùng chúng ta ngày nay dù ngôn ngữ chúng ta thật đơn sơ, vì điều quan trọng là phải biết Chúa muốn chúng ta nói điều gì và hãy nói đúng điều đó. Nhiều hơn bất cứ một tiên tri nào khác, 28 lần Aghê cho chúng ta thấy rằng Đức Chúa Trời là nguồn của sứ điệp ông rao truyền và ông chỉ là sứ giả của Ngài thôi.2. Chủ đề trọng tâm :Chủ đề trọng tâm của Aghê cũng rất độc đáo, tập trung quanh việc xây dựng lại nhà Đức Chúa Trời. Dân sự đã để cho sự chống đối và sự ưu tư về đời nầy cản trở họ đặt Chúa và công việc Ngài trước tất cả mọi sự.. Đối với những người lãnh đạo như Xôrôbabên, Giêhôsua thì sứ điệp là “Hãy xây nhà Chúa ngay bây giờ”. Đối với toàn dân sự thì sứ điệp là “Ta ở cùng ngươi”. Chuyên cần làm công việc Chúa sẽ đem đến phước hạnh cùng

Page 115: Tieu tien tri( gian luot)

bày tỏ vinh hiển Chúa.3. Niên đại của sứ điệp :Aghê rất cẩn thận ghi rõ ngày tháng ông nhận sứ điệp từ Chúa để nhấn mạnh tầm quan trọng của sứ điệp. Tính chính xác của ông khiến nhiều người nghĩ ông là một thầy tế lễ (giống Êxêchiên).

Bài 96: KÊU GỌI DÂN CHÚA XÂY ĐỀN THỜ

AgKg 1:1-15

I. NGƯỜI NHẬN SỨ ĐIỆP 1. Xôrôbabên :Xôrôbabên (con trai Salathiên),cháu nội của vua Giêhôgiakin (còn được gọi là Giêcônia hay Cônia), là quan trấn thủ xứ Giuđê.2. Giêhôsua : Giêhôsua con trai Giôxađác, cháu nội Sêragia là thầy tế lễ thượng phẩm đã bị Nêbucátnếtsa xử tử khi phá hủy Giêrusalem (IIVua 2V 25:18-21).. Hoàng thân Xôrôbabên và thầy tế lễ thượng phẩm Giêhôsua là hai nhà lãnh đạo chính trị và tôn giáo của dân sự. Họ phải là những người trước tiên được nghe Lời Chúa, được “giục lòng”mạnh mẽ để vâng lời Chúa xây lại đền thờ, sau đó, họ mới có thể động viên dân chúng cùng vâng lời Chúa với mình.

II. SỨ ĐIỆP 1. Tình trạng dân sự :Trước tiên Chúa cho họ biết tình trạng dân sự bấy giờ không còn quan tâm đến việc xây dựng đền thờ Chúa nữa. Họ viện dẫn đủ lý do để thối thác :. Chưa đến lúc để xây lại nhà Đức Giêhôva (AgKg 1:2).. Họ quá thiếu thốn, không có khả năng để xây dựng nhà Chúa (1:6, 11).2. Khá xem xét đường lối mình :Câu nầy trong tiếng Hêbơrơ có nghĩa là “Hãy để tấm lòng vào các đường lối các ngươi”. Dân sự cần nhận thức những điều sau:. Họ cần thấy sự thật rằng nhà Chúa thì hoang vu mà ai nấy lo xây nhà riêng mình. Họ ở trong nhà có trần bằng gỗ bá hương đẹp đẽ.. Họ cần thấy sự thật rằng chính vì cớ họ bỏ bê công việc nhà Chúa mà họ đã “gieo nhiều mà gặt ít, ăn mà không no, mặc mà không ấm, tiền công họ đựng trong túi lủng”. Điều đó đến từ Chúa. Ngài khiến “trời giữ móc lại, đất giữ bông trái lại”. . .3. Lời kêu gọi :Chúa kêu gọi họ hãy lên núi, đem gỗ về để xây nhà Chúa. Chúa không cần những vật dụng sang trọng của Salômôn. Chúa chỉ cần tấm lòng yêu Chúa, muốn hầu việc Chúa của họ và Ngài rất vui lòng tiếp nhận những gì họ có và dâng lên cho Ngài với lòng thành.4. Lời hứa :Chúa hứa rằng Ngài sẽ vui lòng nhận lễ vật do tấm lòng và tay họ dâng lên cho Chúa, qua đó, Ngài sẽ được vinh hiển. Chúa cũng hứa rằng

Page 116: Tieu tien tri( gian luot)

Ngài sẽ ở cùng họ khi họ vâng lời Chúa, xây dựng nhà Chúa. Họ không cần phải sợ bất cứ một thế lực nào của trần gian. Họ không cần phải sợ một tai họa nào vì Chúa sẽ là Đấng ban quyền năng và ban phước cho họ.

III. ĐÁP ỨNG 1. Sợ sệt trước mặt Đức Giêhôva : Họ cảm nhận sự hiện diện của Chúa đang ở giữa họ nên run rẫy sợ sệt vì nhận biết tội lỗi của họ đối với Ngài và ăn năn.2. Vâng lời Chúa :Họ được Chúa giục lòng mạnh mẽ để đến làm việc tại nhà Chúa.

Bài 97: VINH QUANG ĐỀN THỜ MỚI

2:1-9

I. ĐỐI DIỆN NAN ĐỀ 1. Đền thờ mới dở dang : Gần một tháng sau khi khởi công tiếp tục xây dựng đền thờ Chúa, công việc vẫn còn dở dang, không thể nào so với đền thờ thời Salômôn, dù khi họ trở về xây đền thờ dưới triều vua Siru, họ đã được cung cấp đầy đủ đá, vàng bạc, gỗ bá hương. Lưu ý là trong thời bình, dưới triều Salômôn, những thợ chuyên môn nhất đã phải xây đền thờ trong suốt bảy năm.2. Chính quyền thăm hỏi : Lần trước, khi họ đang xây thì quân thù hối lộ khiến chính quyền ra lệnh ngưng (Exo Er 4:5-21). Lần nầy, khi họ đang tái xây dựng thì Tát tênai, quan Tổng đốc và phái đoàn cũng đến và hỏi : Ai ra lệnh cất đền thờ và dựng vách thành ? (5:3). Chắc hẳn câu hỏi nầy đã làm họ bối rối.

II. SỨ ĐIỆP KHÍCH LỆ 1. Người nhận sứ điệp : Sứ điệp lần thứ hai nầy dành cho cả hàng lãnh đạo lẫn hàng dân chúng. Mọi ngươi đều cần được giục lòng mạnh mẽ trước những nan đề bên trong lẫn bên ngoài.2. Sứ điệp : Sứ điệp dành cho mọi người là “Khá can đảm và hãy làm việc”. Mỗi người cần giục lòng mạnh mẽ và bắt tay vào việc chính Chúa truyền cho họ phải làm. Họ không thể bỏ cuộc dù với bất cứ lý do nào, dù phải đối diện với bất cứ nan đề nào.3. Lời hứa của Chúa : Aghê nhấn mạnh lời hứa của Chúa là Đức Giêhôva vạn quân là Chúa Quyền năng rằng : “Ta ở cùng các ngươi”. Họ không cần phải sợ hãi vì Đấng Toàn năng đang ở với họ. Chúa không để những người tin cậy, vâng lời Ngài bị cô đơn hay bị hổ thẹn: Ngài ở với họ để cùng làm việc với họ. Ngài là nguồn tiếp trợ dư dật cho họ để họ có thể hoàn tất công việc lớn lao nầy: “Bạc là của Ta, vàng là của Ta”.

Page 117: Tieu tien tri( gian luot)

III. VINH QUANG ĐỀN THỜ MỚI 1. Vinh quang chứ không phải vẻ đẹp : Nhiều người quan tâm đến ngôi đền thờ lớn, đẹp đẽ, đồ sộ. . . nhưng Chúa cho biết rằng sự hiện diện và vinh hiển của Chúa là quan trọng muôn phần hơn.2. Lời tiên tri : Aghê cũng như các tiên tri khác đều nói tiên tri rằng Đức Chúa Trời sẽ làm rúng động các nước. Có lẽ điều nầy sẽ thực sự xảy ra khi Đấng Christ đến phá diệt quyền lực AntiChrist.. Vinh quang Chúa sẽ bao phủ đền thờ Xôrôbabên, Chúa Jesus sẽ vào đền thờ Hêrốt, Đức Thánh Linh sẽ vào đền thờ lòng các Cơ Đốc nhân và cuối cùng, một đền thờ mới sẽ được xây dựng cho sự trị vì trong 1000 năm của Chúa Cứu thế (KhKh 20:6). Đây cũng chính là điều Êxêchiên đã mô tả (Exe Ed 43:2-5).

Bài 98: TAI HỌA VÀ PHƯỚC LÀNH

AgKg 2:10-19

I. DẠY DỖ VỀ SỰ THÁNH KHIẾT 1. Thánh hóa : Aghê nêu một sự thật là thịt thánh trong đền thờ không thánh hóa những điều nó đụng đến. Nghĩa là những lễ nghi thánh trong đền thờ không thánh hóa được những người tham dự trong buổi thờ phượng Chúa.. Con người tội lỗi chỉ có thể được thánh hóa là khi tiếp xúc trực tiếp với Đấng Thánh khiết với tấm lòng ăn năn thống hối, chứ lễ nghi không thay đổi được tấm lòng. Người Giuđa đã trở về lập lại sự thờ phượng Chúa, tổ chức các kỳ lễ, nhưng điều đó chưa đủ làm cho Đức Chúa Trời vui lòng.2. Sự lây ô uế : Aghê lại nêu lên một luật lệ khác. Đó là người nào ô uế vì xác chết đụng đến vật nào thì vật đó bị ô uế ngay. Nghĩa là sự ô uế được cho và nhận nhanh hơn sự thanh sạch, và điều ô uế chỉ có thể sản sinh sự ô uế mà thôi.3. Nhận định của Đức Chúa Trời về dân sự : Chúa cho dân sự biết rằng sự ô uế của tấm lòng họ khiến những của dâng của họ cho Chúa trở nên ô uế, khiến Ngài không thể vui nhận, mà trái lại còn làm cho Ngài ghê tởm và nổi giận với họ.. Dân sự cần phải có tấm lòng thánh sạch, hai bàn tay thanh sạch mới có thể dâng lên Chúa những của lễ được Ngài vui nhận.

II. DÂN SỰ KHÁ SUY NGHĨ 1. Khá suy nghĩ về tai họa họ đã nhận : Đức Chúa Trời đem dân sự về đất hứa là để ban phước cho họ. Nhưng họ lại làm ô uế đất thánh bằng những việc làm vị kỹ, những việc làm ô uế của mình, nên Chúa đã đưa họ vào sự sửa phạt. Họ bị thất mùa: Một ruộng lúa đáng lẽ được 20 lường chỉ còn có

Page 118: Tieu tien tri( gian luot)

10 lường, một bàn ép nho đáng lẽ được 50 lường chỉ còn có 20. Hạn hán, ten rét, mưa đá đã phá hỏng mùa màng, sản vật của họ, vì cớ tội lỗi của họ.2. Khá suy nghĩ để trở lại cùng Chúa : Chúa cho phép họan nạn để sửa phạt dân sự với mục đích đưa họ trở về cùng Chúa, khi họ không thể tìm cách giải quyết bằng bất cứ một phương tiện nào khác. Tuy nhiên, điều đau lòng là dân sự không biết suy nghĩ để trở lại cùng Chúa. Họ có lẽ đã trấn an lương tâm về việc trở lại với những lễ hội thờ phượng, nhưng điều Chúa đòi hỏi là họ phải trở về cùng Chúa.3. Khá suy nghĩ để được phước : Chúa cho biết khi dân sự trở về cùng Chúa, làm đúng điều Chúa dạy bảo, thánh hóa từ trong tâm linh ra ngoài đời sống, thì Chúa sẽ ban phước dư dật cho họ.. Khi tấm lòng dân sự thay đổi thì Đức Chúa Trời sẽ thay đổi những tai họa mà Ngài đã cho phép xảy ra, và những việc lớn lao sẽ bắt đầu được thực hiện.

Bài 99: HY VỌNG CHO TƯƠNG LAI

AgKg 2:20-23

I. NGƯỜI NHẬN SỨ ĐIỆP 1. Thời điểm : Sứ điệp thứ tư xảy ra ngay sau sứ điệp thứ ba trong cùng một ngày (24 tháng chín, năm thứ hai đời vua Đariút) khẳng định tính quan trọng và cấp bách của sứ điệp.2. Người nhận : Xôrôbabên là quan trấn thủ xứ Giuđê, là người thuộc hoàng tộc Đavít, có tên trong danh sách tổ phụ của Đấng Mếtsia.

II. SỨ ĐIỆP CHO XÔRÔBABÊN 1. Ta sẽ làm rúng động các từng trời và đất : Chúa cho Xôrôbabên biết rằng lời tiên tri trong sứ điệp thứ hai chắc chắn sẽ được ứng nghiệm : Ngài sẽ làm rúng động các từng trời và đất. Nghĩa là Chúa là Đấng đang nắm quyền tể trị. Ngài sẽ lật đổ mọi quyền lực trên trần gian, dù họ vững mạnh đến đâu (đánh đổ các xe ngựa và người ngồi ở trên).. Sự kiện nầy sẽ đựng ứng nghiệm hoàn toàn trong cơn đại nạn.2. Các ngựa và người cỡi sẽ bị đánh ngã bởi gươm anh em mình :Hailey giải thích rằng Chúa dùng một nước trần gian để sửa phạt một nước khác. Sau đó, Ngài sẽ sử dụng một nước thứ ba để sửa phạt nước mới được dấy lên: Babylôn sửa phạt Giuđa, Mêđô Batư sửa phạt Babylôn.

III. LỜI KHÍCH LỆ CHO XÔRÔBABÊN 1. Ta sẽ lấy ngươi làm đầy tớ Ta : Chúa cho biết Ngài đã nhận Xôrôbabên làm đầy tớ của Ngài. Xôrôbabên đúng là đầy tớ trung thành và chân thật của Đức Giêhôva. Chúa sẽ bênh vực, bảo vệ đầy tớ của Ngài.

Page 119: Tieu tien tri( gian luot)

2. Ta sẽ đặt ngươi như ấn tín#: Ấn tín hay dấu ấn là một chiếc nhẩn hay chiếc kiềng có khắc tên của ngươi chủ. Nó sẽ được đeo vào ngón tay hay quanh cổ để khẳng định quyền sở hữu của Chủ. Xôrôbabên là đầy tớ của Chúa đã được mang dấu ấn để đời đời thuộc về Chúa, như một đầy tớ được xỏ lỗ tai.3. Ta đã chọn ngươi : Giữa những biến chuyển trên thế giới, có lẽ Xôrôbabên cũng nao núng, nên Chúa khích lệ ông rằng chính Ngài đã chọn ông.. Đức Chúa Trời đã chọn Đavít và ban lời hứa về Đấng Mếtsia sẽ trị vì đời đời. Bây giờ, lời hứa được làm sống dậy qua Xôrôbabên.. Thật ra, sự tôn trọng dành cho Xôrôbabên không phải vì chính cá nhân ông, mà vì Người Dòng dõi sẽ ra từ ông. Như thế ông đã được chọn là vì cớ Đấng Christ.. Ngày nay, chúng ta cũng được chọn không phải vì cớ chính mình mà vì cớ Đấng Christ (Eph Ep 1:4).

Bài 100: ĐỨC CHÚA TRỜI QUA SÁCH AGHÊ

Aghê là tiên tri đầu tiên trong ba tiên tri hậu lưu đày. Sứ điệp của ông đặc biệt xoay quanh chủ đề xây dựng lại nhà Đức Chúa Trời

Tiên Tri AGHÊ ( Lễ Hội )

1. Niên đại gần đúng . Năm 520 TC: Tổng trấn Xôrôbabên.

2. Sứ điệp dành cho . Xôrôbabên và toàn thể dân sự đã trở về .

NHỮNG ĐẶC ĐIỂM VỀ ĐỨC CHÚA TRỜI

1. Đấng cai trị tối cao AgKg 2:22 Ta sẽ lật đổ ngôi của các nước, diệt quyền thế các nước của các dân. . .

2. Đấng phán xét các dân 2:7 Ta cũng làm rúng động hết thảy các nước, và những sự ao ước của các nước hầu đến. . .

3. Kiểm soát thiên nhiên 1:11 Ta đã gọi cơn hạn hán đến trên đất, trên các núi, trên lúa mì, trên rượu mới, trên dầu và trên sản vật đất sinh ra. . .

4. Thương xót,Yêu thương 2:4-5 Ta ở cùng các ngươi. . . Lời giao ước mà Ta lập với các ngươi khi các ngươi ra khỏi Êdíptô. . .

5. Cảnh cáo tội nhân 1:5, 7 Các ngươi khá xem xét đường lối mình

Page 120: Tieu tien tri( gian luot)

6. Hình phạt tội lỗi

1:10 Cho nên, vì cớ các ngươi, trời giữ móc lại, và đất giữ bông trái lại.

2:17 Ta đã dùng những hạn hán, ten rét, mưa đá đánh phạt các ngươi tronmg mọi việc tay các ngươi làm.

7. Thánh khiết, công bình 2:10-14 sự ô uế và sự thánh khiết.

8. Tha thư 2:14-19 dân sự trở lại sẽ được Chúa tha thứ.

9. Ban phước 2:19 . . . Nhưng từ ngày nầy, Ta sẽ ban phước cho các ngươi

10. Kêu gọi, chỉ dẫn

1:8 Hãy lên núi, đem gỗ về và xây nhà nầy thì Ta sẽ lấy làm vui lòng. và Ta sẽ được sáng Danh.

2:23 . . . trong ngày đó, Ta sẽ nhận ngươi làm đầy tớ Ta . . . . vì Ta đã chọn ngươi.

11. Tạo Hóa quyền năng 2:6, 21 Ta sẽ làm rúng động các từng trời và đất.

12. Đấng Toàn Tri1:2 Dân nầy nói rằng : Thì giờ chưa đến, tức là thì giờ xây lại nhà Đức Giêhôva.

1:6 Các ngươi gieo nhiều mà gặt ít. . .

13. Nhậm lời cầu nguyện

14. Đấng Cứu vớt 2:14-19 biện luận với con người.

16. Sự trị vì của Vua Mếtsia 2:9 Vinh quang sau rốt sẽ lớn hơn. Ta sẽ ban bình an

Bài 101: GIỚI THIỆU XACHARI

I. TRƯỚC GIẢ VÀ NIÊN ĐẠI 1. Trước giả : Xachari là một thanh niên đã từng hăm hở cùng với 4289 thành viên trong gia đình thầy tế lễ đi lên Giêrusalem để xây lại đền thờ lần đầu tiên. Xachari là cháu nội của thầy tế lễ Yđô, đứng đầu một ban thầy tế lễ (NeNe 12:4, 16). Như thế, Xachari vừa là một thầy tế lễ vừa là một tiên tri.. Tên của Xachari có nghĩa là “Người mà Đức Giêhôva nhớ”.2. Niên đại : Hai tháng sau khi Đức Chúa Trời bắt đầu phán với Aghê kêu gọi giới lãnh đạo Giuđa xây dựng đền thờ thì Ngài ban một sứ điệp cho Xachari (XaDr 1:1 Tháng tám, năm thứ hai đời vua Đariút). Như thế niên đại của sách Xachari là 520-518 TC.. Sự khôn ngoan và từng trãi của cụ già Aghê cùng với lòng nhiệt thành của

Page 121: Tieu tien tri( gian luot)

chàng trai trẻ Xachari đã được kết hợp hài hòa để khích lệ dân sự xây dựng nhà Chúa.

II. TÍNH ĐỘC ĐÁO VÀ SỨ ĐIỆP 1. Sứ điệp : Sứ điệp của Xachari gồm có hai phần: Xây dựng nhà Chúa và Đấng Mếtsia sẽ đến. Nhưng chủ yếu của sứ điệp Xachari là cho chúng ta những lời bảo đảm về sự chăm sóc của Đức Chúa Trời với những sự mặc khải về Đấng Mếtsia: Bất chấp mọi sự chống đối, nhà Chúa và Nước Chúa sẽ được xây dựng lại, rồi Ngài sẽ đến ở giữa vòng dân sự Ngài.. Ngày nay, việc nhìn xem Chúa Jesus và Nước vinh hiển của Ngài sẽ mang lại cho chúng ta niềm khích lệ lớn nhất để có thể sống và làm việc cho Ngài giữa mọi khó khăn, thách thức trong cuộc sống trong thời đại cuối cùng.2. Tính độc đáo : So với các tiểu tiên tri khác, Xachari có một số điểm độc đáo :a. Độ dài: Sách dài thứ nhì sau sách Ôsê (Việt ngữ: Cùng 14 đoạn hơn Ôsê 1 trang).b. Khải tượng: Có nhiều khải tượng, biểu tượng (8 khải tượng).c. Thiên sứ: Có sự giao tiếp với các thiên sứ.d. Satan: Sách duy nhất đề cập đến kẻ kiện cáo Satan bằng tên.e. Đấng Mếtsia: Sách có nhiều chi tiết về Đấng Mếtsia. Chúng ta thấy tính chất tiệm tiến của sự mặc khải về Đấng Mếtsia hơn bất cứ sách tiểu tiên tri nào khác, với các chi tiết được ban cho cả trong hình bóng, biểu tượng, lẫn lời tiên tri trực tiếp.. So với Đaniên và Êxêchiên, Xachari giống ở số lượng sự hiện thấy, số lượng các biểu tượng và sự giải thích của các thiên sứ.. So với sách tiên tri Êsai, Xachari có rất nhiều chi tiết về Đấng Mếtsia. Hơn nữa, nếu Êsai được gọi là “sách Tin Lành Êsai”, thì Xachari cũng có thể được gọi là “Sách Tin Lành Xachari”vì tại đây, chúng ta có thể thấy công tác cứu chuộc của Chúa Cứu Thế và sự đắc thắng cuối cùng của Ngài.

Bài 102: KÊU GỌI ĂN NĂN

XaDr 1:1-6

I. LÝ DO KÊU GỌI ĂN NĂN 1. Thời điểm : Sứ điệp ăn năn của Xachari chỉ sau sứ điệp đầu tiên của Aghê 2 tháng, ngay sau sứ điệp thứ hai của Aghê. Lúc ấy, Xôrôbabên và Giêhôsua đang lãnh đạo dân sự xây dựng nhà Chúa, vì thế, sứ điệp ăn năn không phải dành cho thành phần nầy.2. Người nhận sứ điệp : Theo Hailey, trong khi Aghê khuấy động những người có lòng yêu Chúa, thì Xachari cảnh tỉnh nhóm hờ hững còn lại, kêu

Page 122: Tieu tien tri( gian luot)

gọi họ ăn năn để cùng tham gia vào việc xây dựng đền thờ. Nhóm nầỵ hoàn toàn thiếu sự cam kết với Chúa: Họ vẫn còn quan tâm đến sự thoải mái của riêng mình hơn là quan tâm đến công việc Chúa. Họ vẫn chưa biết rõ Chúa và thậm chí vẫn còn sống trong tội lỗi.. Ngày nay cũng vậy, chúng ta phải giúp người ta đến với Chính Chúa, chứ không phải chỉ đến với nhà thờ. Nghĩa là chúng ta phải giúp họ từ bỏ tội lỗi là điều sẽ hủy diệt họ và khích lệ họ bước vào sự cam kết cá nhân giữa họ với Chúa.3. Sứ điệp chìa khoá : Sứ điệp ăn năn là sứ điệp chìa khóa của mọi sự thức tỉnh thuộc linh và sự chúc phước của Đức Chúa Trời. Chính Chúa Jesus cũng như Giăng Báptít đã bắt đầu chức vụ với lời kêu gọi dân sự ăn năn, xây bỏ tội lỗi để trở về cùng Đức Chúa Trời.

II. LỜI KÊU GỌI ĂN NĂN 1. Lời kêu gọi : Xachari nhấn mạnh đến Danh xưng “Đức Giêhôva vạn quân”để kêu gọi dân sự trở về cùng Chúa. Điều nầy có nghĩa là họ đang xây bỏ Chúa, đi ra ngoài con đường Chúa mở ra cho họ. Họ phải dừng lại và quay đầu trở về cùng Chúa là Đức Giêhôva vạn quân, là Đức Chúa Trời quyền năng đang tể trị mọi sự.2. Lời hứa : Chúa hứa rằng Ngài sẽ trở lại cùng dân sự Ngài. Thật ra, Ngài không từ bỏ họ, mà Ngài chỉ phó họ vào sự sửa phạt để họ có cơ hội quay về cùng Ngài. Khi có Chúa quyền năng ở cùng để dạy dỗ, dẫn dắt, chăm sóc, bảo vệ . . . họ sẽ hoàn toàn thỏa nguyện.3. Lời cảnh tỉnh : Xachari nhắc lại cho dân sự nhớ rằng Ngài đã rất không bằng lòng với tổ phụ họ, vì khi họ phạm tội, Ngài đã sai các tiên tri kêu gọi họ xây bỏ đường dữ và việc làm dữ của họ, nhưng họ không chịu nghe, chẳng hề để ý nghe.. Kết quả là tổ phụ của họ đã ngã chết, hoặc bởi gươm, hoạc bởi cuộc sống lưu đày khốn khổ. Họ phải nhận rằng : Mọi điều mà Đức Giêhôva đã định cho chúng ta theo như đường lối và việc làm của chúng ta, thì đã làm cho chúng ta như vậy.. Xachari đã lấy gương người xưa để kêu gọi dân sự tránh vết xe đổ của tổ phụ mình để nhờ Chúa bươc vào con đường hạnh phước của sự yêu mến, vâng phục Chúa.

Bài 103: CÁC KẺ CỠI NGỰA - BỐN SỪNG -BỐN THỢ RÈN

1:7-21

I. SƠ ĐỒ CÁC BIỂU TƯỢNG

Page 123: Tieu tien tri( gian luot)

Biểu Tượng Chi Tiết Ý nghĩa

Người cỡi ngựa Kẻ cỡi ngựa Đội tuần tra thiên sứ của Chúa

Ngựa Các sứ mạng

Các màu Các khu vực khác nhau

Cây sim Sự vui vẻ, ngợi khen

Dây mực Việc xây dựng, phạm vi

Bốn cái sừng

Bốn người thợ rènSố 4 Cho mọi người, mọi phía

Các sừng Các sức mạnh, thế lực đối lập

Thợ Rèn Các người làm việc của Chúa.

II. MỤC ĐÍCH CÁC KHẢI TƯỢNG 1. Chức vụ của Xachari : Chức vụ của Xachari là để ban hy vọng và sự khích lệ cho dân sự là những người đang sợ hãi và yếu đuối.2. Ý nghĩa biểu tượng : Những khải tượng về hy vọng của Xachari nhấn mạnh với dân sự rằng Đức Chúa Trời vẫn đang nắm quyền kiểm soát. Ngài sẽ bảo vệ họ trước những kẻ thù, vì vậy họ phải đi tới để xây dựng nhà Chúa. Mỗi một khải tượng đều minh họa sự chăm sóc của Đức Chúa Trời.

III. HAI KHẢI TƯỢNG ĐẦU TIÊN 1. Khải tượng về người cỡi ngựa : Người cỡi ngựa hồng, đứng giữa những cây sim có lẽ là Chúa Cứu Thế, vì người được gọi là “Thiên sứ của Đức Giêhôva”. Ngài đứng đầu những người đang đi thăm dò đất vì họ báo cáo với Ngài.. Ngài chọn nơi họp ở giữa các cây sim, là nơi con cái Chúa biết ngợi khen Chúa.. Ngài rất không bằng lòng về các dân tộc làm dân Ngài đang khốn khổ 70 năm rồi.. Ngài tuyên bố rằng: Nhà Ta sẽ được xây lại.2. Khải tượng về bốn sừng và bốn thợ rèn : Khải tượng nầy minh họa và giải thích sứ điệp của khải tương trước:. Các sừng là các nước đe dọa Giuđa : Dân sự Chúa sẽ bị tấn công đủ mọi phía.

Page 124: Tieu tien tri( gian luot)

. Các người thợ rèn là những người làm việc của Đức Chúa Trời sẽ chiến thắng mọi thế lực chống đối.Ngày nay, Chúa Jesus đang ở với con dân Ngài khi họ phải đương đầu với sự chống đối của Satan khắp thế gian. Ngài ban cho chúng ta đủ mọi khí giới để phá đổ các tường thành của Satan, vì Ngài đã từng phán: Ta sẽ lập Hội Thánh Ta trên Đá nầy, các cửa âm phủ chẳng thắng được Hội đó (Mat Mt 16:18).

Bài 104: SỰ HIỆN THẤY VỀ DÂY ĐO

XaDr 2:1-13

I. SƠ ĐỒ GIẢI NGHĨA BIỂU TƯỢNG

Biểu Tượng Chi Tiết Ý nghĩa

Dây Đo Dây đo Việc xây dựng, Phạm vi

Các bức tường Sự bảo vệ, các giới hạn của thành

Tường bằng lửa Sự bảo vệ của Đức Chúa Trời

Con gái Siôn Dân sự của Chúa

Con gái Babylôn Hệ thống của thế giới tội lỗi

Siôn Giêrusalem

Con ngươi của mắt Cái quý nhất, sự quan tâm nhất

II. BIỂU TƯỢNG DÂY ĐO 1. Ý nghĩa dây đo : Người trai trẻ với dây đo đưa chúng ta sâu hơn vào chương trình Đức Chúa Trời. Sợi dây đo đôi khi tượng trưng cho một chương trình mới hoặc trật tự mới của các sự việc. Nó cũng có thể tượng trưng cho việc xây dựng, các chuẩn mực hay phạm vi mở rộng.2. Xây lại Giêrusalem : Trong XaDr 1:16 dây đo trên Giêrusalem chỉ về việc xây lại thành phố. Chúa sẽ ban phước trên Giêrusalem, khiến dân sự đông đúc, Giêrusalem sẽ không có tường thành, không có giới hạn. Điều Chúa làm thường vượt quá điều chúng ta cầu xin hoặc suy tưởng.3. Ban phước cho Giêrusalem : Giêrusalem rộng rãi không có tường thành, nhưng Đức Giêhôva sẽ làm tường thành bằng lửa cho dân Ngài. Đây là sự bảo vệ tốt nhất mà chúng ta có thể có được.. Hơn nữa, sự hiện diện của Chúa sẽ đem sự tẩy uế làm nên thánh dân sự,

Page 125: Tieu tien tri( gian luot)

khiến họ được vinh hiển. Như thế, sự hiện diện của Chúa đem lại sự bảo vệ bên ngoài và sự thánh hóa bên trong cho con dân Chúa. Vì thế, lời kêu gọi cho con gái Siôn ở với con gái Babylôn là “Hè, ngươi khá trốn đi”.

III. NIỀM VUI CHO GIÊRUSALEM 1. Sửa phạt kẻ thù : Chúa cho biết Ngài sẽ sửa phạt các kẻ thù của Siôn, là kẻ đã cướp bóc, làm khổ họ. Lý do được nêu ra là vì ai đụng đến Siôn tức là đụng đến con ngươi của mắt Chúa.2. Chúa ở giữa dân Ngài : Đây là một khích lệ lớn lao cho những người xây đền thờ Chúa, vì Chúa sẽ ngự giữa họ, ngự tại đền thánh của Ngài.. Ngài sẽ làm Vua cai trị họ, dẫn dắt họ, chăn nuôi họ và nhiều quốc gia dân tộc sẽ trở lại để tôn thờ Chúa, trở nên dân sự Chúa. Đây là hình ảnh của sự trị vì của Đấng Mếtsia trong thiên hy niên.

Bài 105: KHẢI TƯỢNG 4 : TẨY SẠCH VÀ PHỤC HỒI

3:1-10

I. SƠ ĐỒ GIẢI NGHĨA BIỂU TƯỢNG

Biểu Tượng Chi Tiết Ý nghĩa

Thầy tế lễ

GiêhôsuaKéo ra từ lửa Sự cứu chuộc

Ao bẩn Tội lỗi

Ao sạch Sự công bình

Mũ Dấu hiệu chức vụ thầy tế lễ

Chồi Mống Chúa Cứu Thế

Hòn Đá Nền tảng, vương quốc

Con mắt Sự hiểu biết, để ý chăm sóc

Số 7 Số trọn vẹn của Chúa

Cây nho, cây vả Sự thạnh vượng, an toàn

II. SỰ TẨY SẠCH VÀ PHỤC HỒI 1. Các nhân vật : Thầy tế lễ thượng phẩm Giêhôsua đại diện hàng giáo phẩm

Page 126: Tieu tien tri( gian luot)

và đại diện cả dân Giuđa. Thiên sứ của Đức Giêhôva thường được xem là hình ảnh của Chúa Cứu Thế trong Cựu Ước. Satan đứng bên hữu để đối địch, kiện cáo Giêhôsua và dân sự Chúa: Nó đòi hỏi Chúa thi hành sự định tội và đoán phạt.2. Chúa quở trách Satan : Chúa quở trách Satan vì Satan đối địch với kẻ chọn lựa của Chúa, kẻ Ngài đã cứu chuộc, đã tẩy sạch và phục hồi.3. Tẩy sạch và phục hồi : Sự lột bỏ áo bẩn tượng trưng cho sự tha thứ và tẩy sạch mọi tội lỗi ô uế của dân sự. Thêm vào đó, Chúa mặc vào cho họ sự công chính, sự đẹp đẽ của sự thánh khiết. Giôhôsua được đội mũ bày tỏ chức vụ “Nước thầy tế lễ”được phục hồi cho dân sự (XuXh 19:6).

III. MẠNG LỆNH VÀ LỜI HỨA 1. Mạng lệnh : Chúa truyền cho Giêhôsua và dân sự phải làm hai điều là phải bước đi trong đường lối Chúa và làm theo điều Chúa dạy.2. Lời hứa : Chúa hứa cho Giêhôsua ba điều: Đó là sẽ được xét đoán nhà Chúa (điều hành sự thờ phượng), được canh giữ hiên cửa (thoát khỏi hình tượng), và được bước đi trong hàng những người đứng chầu trước Chúa.3. Lời hứa về Chúa Cứu Thế : Chúa ban lời hứa về Chúa Cứu Thế được xưng là “Chồi Mống”sẽ được dấy lên. Trong Ngài, chức vụ Thầy tế lễ và Vua sẽ được kết hợp. Ngài sẽ tẩy sạch sự gian ác khỏi đất trong một ngày, thiết lập sự cai trị đầy tình yêu và quyền năng, đem lại sự thạnh vượng, bình an, vui thỏa, khiến những người được chuộc mời bạn hữu đến chung vui với mình trong hòa bình, an lạc. Hòn đá có 7 con mắt có lẽ nói đến sự quan phòng của Chúa cho dân Ngài.

Bài 106: CHƠN ĐÈN và CÂY ÔLIVE

XaDr 4:1-14

I. SƠ ĐỒ GIẢI NGHĨA BIỂU TƯỢNG

Biểu Tượng Chi Tiết Ý nghĩa

Chơn đèn vàng Chơn đèn Hội Thánh

Ngọn đèn Tín hữu

Hai cây Ôlive Dầu Đức Thánh Linh

Cây Ôlive Đấng ban Thánh Linh

II. CHÂN ĐÈN VÀNG

Page 127: Tieu tien tri( gian luot)

1. Thiên sứ đánh thức : Dường như Xachari choáng ngợp trước các khải tượng, giống ba môn đồ trên núi hóa hình, nên thiên sứ phải đánh thức ông trở về với khải tượng trước mắt.2. Mô tả chơn đèn : Chơn đèn nầy khác hẳn với các loại chơn đèn khác trong Cựu Ước: Nó có một chậu đựng dầu dự trữ trên chót. Nó có 7 ống dầu hoặc 49 ống dầu cho 7 ngọn đèn. Dầu được cung cấp trực tiếp từ hai cây Ôlive đứng hai bên chơn đèn.

III. XÔRÔBABÊN VÀ VIỆC XÂY ĐỀN THỜ 1. Xác định nguồn năng lực : Có lẽ Xôrôbabên đang bối rối ngã lòng trước quá nhiều nan đề, nên Chúa phán cho Xôrôbabên rằng năng lực của ông đến từ trên chứ không đến từ quyền thế, sức riêng hay sự khôn ngoan riêng. Nguồn dầu không ngưng nghỉ từ trên, tức Thần Thánh Linh Chúa sẽ là câu giải đáp cho tất cả các nan đề.2. Nguồn năng lực vĩ đại : Nguồn năng lực từ trên sẽ đập vỡ, san bằng tất cả chướng ngại: Dù nan đề lớn như núi lớn cũng sẽ trở thành bình địa trước Xôrôbabên, khi ông nhận nguồn năng lực từ thiên thượng.3. Nguồn năng lực để hoàn tất : Xôrôbabên nhờ năng lực Chúa để lập nền thì tay Xôrôbabên cũng sẽ hoàn tất: Ông sẽ lấy “đá chót”là đá hoàn tất (finishing stone) để hoàn tất việc xây dựng. Mọi người sẽ cảm tạ và xin Chúa tiếp tục ban ơn cho đền thờ. Vì Chúa là Đấng quan phòng, Đấng nhìn thấy và chăm sóc sẽ tiếp tục bày tỏ quyền năng của Ngài trên Xôrôbabên.

III. HAI CÂY ÔLIVE 1. Thắc mắc : Dường như Thiên sứ của Đức Giêhôva rất ngạc nhiên khi nghe Xachari hỏi về ý nghĩa hai cây Ôlive, nên Ngài phải đợi cho đến khi Xachari hỏi lần thứ hai, Ngài mới trả lời.2. Trả lời : Khi Xachari thành thật bày tỏ sự thiếu khôn ngoan của mình, Thiên sứ của Đức Giêhôva mới giải thích rằng hai cây ôlive là hai người chịu xức dầu, đứng bên Chúa của cả đất. Có người giải thích đó là hai nhà lãnh đạo Giuđa là Xôrôbabên và Giêhôsua, hình bóng về Chúa Cứu Thế sẽ được xức dầu.

Bài 107: CUỐN SÁCH BAY, Ê PHA, CỖ XE

XaDr 5:1-6:8

I. SƠ ĐỒ GIẢI NGHĨA BIỂU TƯỢNG

Biểu Tượng Chi Tiết Ý nghĩa

Cuốn sách bay Cuốn sách Lời Chúa

Page 128: Tieu tien tri( gian luot)

Người đàn bà

trong ÊphaCái giỏ (Epha) Đo lường, chứa đựng

Đàn bà trong Êpha Điều ác bị cầm giữ

Hai đàn bà có cánh Công cụ của Đức Chúa Trời

Sinêa (Babylôn) Nơi tội lỗi, thế gian

Bốn cỗ xe Cỗ xe Binh lính, chiến tranh

II. KHẢi TƯỢNG THỨ SÁU 1. Cuốn sách bay : Cuốn sách rất lớn: Dài 10 mét, ngang 5 mét, là kích thước của hiên cửa Salômôn (IVua 1V 6:3), cũng là kích thước của nơi thánh do Môise xây dựng. Vì thế, có lẽ nó có liên hệ đến sự đòi hỏi thánh dành cho những kẻ đến gần Chúa.2. Sự rủa sả : Tuy nhiên dân sự không đáp ứng đòi hỏi thánh của Chúa, nên họ bị rủa sả và sửa phạt. Hai tội được đề cập là trộm cắp và thề dối: Dân sự đã ăn cắp phần mười của Chúa nên bóc lột lẫn nhau là việc thương. Họ cũng thề dối với Chúa và với nhau nghĩa là coi thường Chúa, lấy Danh Chúa làm chơi và chọc giận Chúa khi nhơn danh thần hư không mà thề. Họ sẽ tiếp tục bị rủa sả ngay trong đất họ đã trở về.

III. KHẢI TƯỢNG THỨ BẢY 1. Êpha và người đàn bà : Êpha là một đơn vị đo lường khoảng 45 lít, ở đây là một cái giỏ lớn, rộng đủ cho một người ngồi ở trong. Người đàn bà ở đây được giải thích là “sự hung ác”, tức là mọi hình thức hư hoại của tội lỗi.2. Cầm giữ tội lỗi : Thiên sứ nhận người đàn bà vào giữa Êpha và lấy khối chì chận trên miệng Êpha là hình bóng về việc cầm giữ tội lỗi, không cho nó hành động trong đất thánh của Chúa. Sau đó, nó bị đưa đi vào nơi ở của nó là Sinêa. Sinêa là trung tâm nổi loạn của con người sau trận Đại hồng thủy. Đây cũng là từ chỉ về Babylôn, nơi tội lỗi với các thế lực trần gian, thành phố bị hủy diệt trong Khải huyền 19.. Tội lỗi đã đưa dân sự qua Asyri, qua Babylôn làm phu tù, nhưng lần nầy, chính bản thân tội lỗi bị đem đi. Chỉ một mình Đức Chúa Trời mới có thể đậy nắp không cho tội lỗi thoát ra làm hại con dân Ngài. Chỉ có huyết Chúa Jesus mới có thể tiêu trừ tội lỗi con người. Chỉ có gió của Đức Thánh Linh mới giải phóng con người khỏi tội.

Page 129: Tieu tien tri( gian luot)

III. KHẢI TƯỢNG THỨ TÁM 1. Bốn cỗ xe : Bốn cỗ xe ra từ giữa hai hòn núi (Siôn và Ôlive ?) là những đạo quân của Đức Chúa Trời để trừng phạt con người tội lỗi và bảo vệ con dân Chúa.2. Ý nghĩa : Chiến tranh, đói kém, dịch lệ và sự chết dành cho thế gian chống nghịch.

Bài 108: VƯƠNG MIỆN ĐÔI

XaDr 6:9-15

I. VƯƠNG MIỆN ĐÔI CHO GIÊHÔSUA 1. Không phải khải tượng : Lưu ý đây không phải là khải tượng mà chỉ là một lời phán của Chúa cho Xachari mang ý nghĩa tiên tri.2. Vương miện đôi : Chúa bảo Xachari đến với Hiênđai, Tôbigia và Giêđagia là những người từ nơi phu tù trở về để nhận bạc và vàng, là những của dâng của dân sự còn ở lại và dân chúng hưởng ứng lời kêu gọi của vua, để làm mão triều thiên (số nhiều nhưng có lẽ là nói đến chất liệu hơn là số mão miện).3. Đội cho Thầy tế lễ cả Giêhôsua : Thật ra không ai đội vương miện cho thầy tế lễ mà chỉ đội cho vua. Xôrôbabên dù là quan tổng trấn, lại là dòng dõi Đavít, nhưng không được đội vương miện vì ông không phải là vua. Giêhôsua cũng không được đội vương miện, nhưng vì cớ lời tiên tri nói về Thầy tế lễ Thượng Phẩm đời đời nên ông được vinh dự nầy.

II. NGƯỜI CHỒI MỐNG 1. Nứt ra từ chỗ Người : Từ chỗ của Ngài, Chúa Jesus đã xuất hiện trong dòng dõi loài người, như “cái rễ ra từ đất khô”( EsIs 53:2), từ dòng dõi Đavít lúc ấy bị xem như đã tàn lụn, không còn có một uy thế nào cả.2. Sẽ xây đền thờ Đức Giêhôva : Xôrôbabên được đề cập đến như người đặt nền và hoàn tất đền thờ. Vì thế đền thờ Chúa xây dựng là đền thờ tâm linh.3. Sẽ được sự oai nghiêm : Ngài sẽ được danh dự, oai nghi và quyền năng của một vị Vua cai trị ngồi trên ngai vinh quang.4. Làm Thầy tế lễ ở trên ngôi mình#: Ngài vừa làm Vua vừa làm Thầy tế lễ Thượng phẩm đời đời theo ban Mênchixêđéc (SaSt 14:18).5. Sẽ có mưu hòa bình ở giữa cả hai#: Trong công tác đôi của Vua và Thầy tế lễ Thượng Phẩm, Chúa Jesus sẽ ban hòa bình thật sự, từ sự hòa thuận với Đức Chúa Trời đến sự hòa bình trong vương quốc thiên hy niên của Ngài.

III. SỰ GHI NHỚ TRONG ĐỀN THỜ 1. Những kẻ được ghi nhớ : Vương miện sẽ được kể cho Hêlem, Tôbigia,

Page 130: Tieu tien tri( gian luot)

Giêđagia là những người đã đem của dâng về đất thánh, và kể cho Hên, con trai Sôphôni là người đã lấy lòng nhơn từ tiếp đón các người từ xứ lưu đày trở về.2. Những kẻ xây đền thờ Đức Giêhôva : Những kẻ ở xa có lẽ không đề cập đến người Do Thái ở các nước ngoại bang, mà trực tiếp nói đến chính những người ngoại bang sẽ xây đền thờ Đức Giêhôva. Điều nầy không những được ứng nghiệm về phương diện vật chất mà còn ứng nghiệm về phương diện thuộc linh trong Hội Thánh của Đức Chúa Trời hiện nay.

Bài 109: NHỮNG NGÀY KIÊNG ĂN

XaDr 7:1-8:23

I. THẮC MẮC 1. Những năm lưu đày : Suốt 70 năm lưu đày, dân Do Thái đã kiêng ăn vào những ngày nhất định, than khóc vì đền thờ và thành Giêrusalem bị phá hủy.2. Trở về đất hứa : Nay họ đã trở về Giêrusalem, và đang xây cất đền thờ, vấn đề đặt ra là họ có cần phải khóc lóc, kiêng ăn nữa không ? Chúa dùng bốn sứ điệp để trả lời.

II. SỨ ĐIỆP THỨ NHẤT 1. Lý do kiêng ăn : Chúa hỏi họ rằng dân sự đã kiêng ăn vì lý do gì ? Vì cớ Chúa hay vì cớ họ ? Thật ra họ chỉ tự thương hại mình và luyến tiếc những ngày vàng son quá khứ.2. Lý do chính đáng : Sự kiêng ăn đẹp lòng Chúa là vì cớ Chúa, vì cớ dân sự muốn bày tỏ lòng ăn năn thống hối trước mặt Chúa về những tội lỗi họ đã phạm. Nên nhớ sự kiêng ăn vào ngày Đại Lễ Chuộc tội là kỳ kiêng ăn duy nhất được đưa vào luật pháp.

III. SỨ ĐIỆP THỨ HAI 1. Ý thức lý do khốn khổ : Dân sự chỉ tự thương hại mình mà không biết rằng chính họ đã đưa họ vào khốn klhổ, khi họ làm cho lòng mình cứng như đá kim cương, để không nghe luật pháp Chúa cùng lời cảnh cáo, kêu gọi của các tiên tri Chúa.2. Điều Chúa đòi hỏi : Điều Chúa muốn con dân Ngài phải thực hiện, không phải là kiêng ăn, mà là làm sự công bình, lấy sự nhơn từ, thương xót đối đãi với anh em.

IV. SỨ ĐIỆP THỨ BA 1. Việc lạ lùng Chúa làm : Sau khi đưa dân sự vào sự sửa phạt, Chúa đã dắt họ trở về để xây dựng những gì đã bị đổ nát. Giêrusalem sẽ được gọi là thành chân thật, Siôn sẽ được gọi là núi thánh và Ysơraên sẽ được gọi là dân

Page 131: Tieu tien tri( gian luot)

của Chúa.2. Điều cần phải làm : Chúa kêu gọi dân sự đừng sợ hãi nữa, song hãy làm cho tay mình nên mạnh vì cớ Chúa là Đức Chúa Trời vạn quân đang ở với họ.. Chúa cũng kêu gọi dân sự phải sống trong sự chân thật, công chính để kinh nghiệm sự bình an thật Chúa ban.

V. SỨ ĐIỆP THỨ TƯ 1. Kiêng ăn vui mừng : Dân sự đã kiêng ăn và than khóc vì cớ sự khốn khổ họ đã trải qua tại Babylôn. Nhưng Chúa bảo họ rằng tại miền đất hứa, các kỳ kiêng ăn của họ trong tháng tư, tháng năm, tháng bảy, tháng mười sẽ là kỳ lễ vui mừng, ngày lễ vui chơi cho họ vì họ đã được Chúa tha thứ, được giải cứu.2. Phước hạnh : Chúa cho biết Giêrusalem sẽ là trung tâm thờ phượng Chúa của cả thế giới. Mọi dân tộc sẽ đổ xô về Giêrusalem để tìm kiếm Chúa, nài xin ơn Chúa.. Chúa cũng nhắc họ nhớ lý do Giêrusalem được tôn trọng không phải vì cớ Giêrusalem mà vì cớ Đức Giêhôva đang ngự giữa dân sự Ngài tại đó.

Bài 110: CHÚA CỨU THẾ BỊ TỪ CHỐI VÀ ĐƯỢC TÔN CAO

XaDr 9:1-14:21

I. SỰ THẦN CẢM 1. Những điều đã được ứng nghiệm : Sự ứng nghiệm của nhiều lời tiên tri trong Xachari 9-14 bảo đảm sự thần cảm của Thánh Kinh : Cuộc chinh phục của Alịchsơn Đại đế đã làm ứng nghiệm lời tiên tri trong 9:1-8, 13. Sự vào thành khải hoàn của Chúa Jesus, Chúa Jesus bị chối bỏ, bị đóng đinh. . .2. Những điều sẽ ứng nghiệm : Điều nầy bảo đảm rằng những lời tiên tri còn lại sẽ được ứng nghiệm: Sự đến lần hai của Vua đắc thắng, trị vì trên cả Ysơraên lẫn toàn thế giới . . .

II. CÁC LỜI TIÊN TRI VỀ CHÚA CỨU THẾ TRONG XACHARI

Lời Tiên Tri về Chúa Cứu

Thế trong Xachari 9-14

Xachari Lời Tiên tri Sự ứng nghiệm

XaDr 9:9 Vào thành cách khải hoàn, trên lưng lừa, giữa những Mat Mt 21:1-9

Page 132: Tieu tien tri( gian luot)

tiếng hò reo vui mừng

9:14 Chúa Giêhôva sẽ thổi kèn, và đi với gió lốc phương nam ITe1Tx 4:16

11:4-10 Đấng chăn dân bị từ chối Mat Mt 11:25. GiGa 1:11-12

11:12 Chúng nó bèn cân tiền công cho Ta, là ba chục miếng bạc Mat Mt 26:15

11:13 Hãy lấy giá tốt mà chúng nó định cho Ta đó, đem quăng cho thợ gốm 27:7

12:10 Chúng nó sẽ nhìn xem Ta là Đấng chúng nó đã đâm GiGa 19:34

13:6 Ây là những vết thương Ta đã bị trong nhà bạn Ta GiGa 13:21

13:7 Hãy đánh kẻ chăn, cho những chiên tản lạc Mat Mt 26:47-56

13:1 Một suối mở ra cho nhà Đavít và dân cư Giêrusalem, vì tội lỗi và sự ô uế GiGa 1:29. 19:34

14:4Chơn Ngài sẽ đứng trên núi Ôlive. . .

và núi Ôlive sẽ bị xé ra chính giữa về phía đông và về phía tây

Cong Cv 1:9-12

12:1-14:21Đức Giêhôva sẽ làm Vua khắp đất. . .

Đức Giêhôva sẽ là có một, và Danh Ngài cũng sẽ là có một

Mat Mt 24:3-31

KhKh 22:20

Bài 111: ĐỨC CHÚA TRỜI QUA SÁCH XACHARI

Thầy Tế Lễ trẻ tuổi Xachari đã được Đức Chúa Trời sử dụng để viết sách “Tin Lành Xachari”bàn về việc xây đền thờ và sự hiện đến của Đấng Mếtsia.

Tiên Tri XACHARI ( Người mà Đức Giêhôva nhớ )

1. Niên đại gần đúng. Năm 520-518TC: Tổng trấn Xôrôbabên.

Vua Đariút

Page 133: Tieu tien tri( gian luot)

2. Sứ điệp dành cho . Toàn thể dân sự đã trở về từ cuộc lưu đày.

3. Chủ đề . Hy vọng về Đấng Mếtsia.

NHỮNG ĐẶC ĐIỂM VỀ ĐỨC CHÚA TRỜI

1. Đấng cai trị tối cao 1-14. XaDr 6:5 : Chúng nó đứng trước mặt “Chúa của khắp đất”.

2. Đấng phán xét các dân 1:15: Ta rất không đẹp lòng các dân tộc. . .

3. Kiểm soát thiên nhiên 8:12: Cây nho sẽ sanh trái, và đất sẽ sanh hoa lợi, các từng trời sẽ sa móc xuống. . .

4. Thương xót,Yêu thương 10:6: Ta sẽ đem chúng nó trở về vì thương xót chúng nó, và chúng nó sẽ như là chưa từng bị Ta chê bỏ, vì Ta là Giêhôva Đức Chúa Trời chúng nó. . .

5. Cảnh cáo tội nhân 1:3-4: Hãy trở lại cùng ta. . . Chớ như tổ phụ các ngươi.

6. Hình phạt tội lỗi 1:2: Đức Giêhôva đã rất không bằng lòng tổ phụ các ngươi. 1:5: Chớ nào tổ phụ các ngươi ở đâu ??

7. Thánh khiết, công bình 8:3:. . . núi của Đức Giêhôva vạn quân sẽ được gọi là núi thánh. 14:20:. . . sẽ có chạm chữ trên những lạc ngựa rằng: “Thánh cho Đức Giêhôva”.

8. Tha thư 3:4:. . . Ta đã bỏ sự gian ác khỏi ngươi, và Ta sẽ mặc áo đẹp cho ngươi.

9. Ban phước 3:10: Các ngươi ai nấy sẽ mời kẻ lân cận mình dưới cây nho và dưới cây vả.

10. Ở với dân sự 2:8:. . . Ai đụng đến các ngươi tức là đụng đến con ngươi của mắt Ngài.

11. Kêu gọi, chỉ dẫn 1:3: Đức Giêhôva phán: Hãy trở lại cùng Ta. . .

12. Tạo Hóa quyền năng 12:1: Đức Giêhôva là Đấng giương các từng trời. . .

13. Đấng Toàn Tri 4:10: Bảy con mắt của Đức Giêhôva trải đi qua lại khắp đất.

14. Nhậm lời cầu nguyện 10:1: Hãy cầu mưa. . . thì Đức Giêhôva sẽ làm chớp và ban

Page 134: Tieu tien tri( gian luot)

mưa xuống dồi dào. . .

16. Sự trị vì của Vua Mếtsia Trong bài trước.

Bài 112: GIỚI THIỆU MALACHI

I. TRƯỚC GIẢ VÀ NIÊN ĐẠI 1. Trước giả : Tên của Malachi có nghĩa là “Sứ giả của Ta”. Vì thế, nhiều người cho rằng đây chỉ là một tước hiệu. Các văn sĩ Do Thái trong Talmud xem Malachi và Exơra là một vì tinh thần và mối quan tâm của hai ông rất giống nhau.. Malachi là một nhà cải cách can đảm : Ông chống đối mãnh liệt những ai bất kính với Chúa hoặc làm công việc Chúa cách nửa vời. Ông sốt sắng nổ lực thức tỉnh dân sự tận hiến chân thật cho Đức Chúa Trời.2. Niên đại : Nội dung của sách Malachi rất ăn khớp với các điều kiện sống được Exơra và Nêhêmi mô tả. Vì thế, niên đại của sách Malachi vào khoảng 460-432 TC.

II. BỐI CẢNH LỊCH SỬ 1. Sứ mạng Exơra : Exơra là một thầy tế lễ tin kính Chúa, một giáo sư và một thầy ký lục đã nhận lãnh sự ủy thác của vua để về Giêrusalem dạy luật pháp Chúa. Ông trở về Giêrusalem 58 năm sau khi đền thờ được xây xong, bàng hoàng trước sự hời hợt thuộc linh và bại hoại đạo đức của dân sự, ông đã bắt đầu cầu nguyện, nhóm hiệp các lãnh tụ tin kính Chúa và dẫn dắt dân sự vào cuộc phục hưng.2. Sứ mạng Nêhêmi : Nêhêmi, quan tửu chánh của vua Ạttaxétxe đã được vua cho về Giêrusalem làm tổng trấn để xây lại các vách thành. Ông phải đối diện với nhiều nan đề : Bên ngoài là sự chống đối của dân Samari, bên trong là tội lỗi của dân sự như phạm ngày sabát, kết hôn với người ngoại, bóc lột kẻ nghèo. Ông cùng làm việc với Exơra để dạy dỗ dân sự, củng cố lại những chuẩn mực của Chúa cho dân sự.

III. TÍNH ĐỘC ĐÁO VÀ SỨ ĐIỆP 1. Độc đáo : Văn phong là văn xuôi mang tính giáo huấn có tính biện chứng: Malachi đưa ra một lời tuyên bố, trình bày sự phản bác rồi giải đáp điều đó vì thời đại của ông cũng giống như hôm nay: Người ta chỉ chấp nhận những gì có vẻ hợp lý hơn là chấp nhận lời Chúa như một tiêu chuẩn của niềm tin và hành động.. Malachi thường đề cập đến những thắc mắc của dân sự đến từ tinh thần phản loạn và trả lời các lý lẽ của họ từng điểm một. Ông cũng thường nhắc đến nguồn gốc sự kiện.2. Sứ điệp : Malachi không những rao giảng nghịch cùng tội lỗi dân sự, mà

Page 135: Tieu tien tri( gian luot)

còn ban bố các sứ điệp về sự khích lệ :. Ông lên án sự hời hợt của các thầy tế lễ, nạn ly dị, các cuộc kết hôn pha trộn, cũng như việc ăn cắp phần mười.. Ông cũng rao báo về tình yêu của Đức Chúa Trời, sự hiện đến lần thứ nhất của Chúa Cứu Thế với người tiền hô và sự đến lần thứ hai của Ngài.

Bài 113: TA YÊU CÁC NGƯƠI

MaMl 1:1-5

I. LỜI KHẲNG ĐỊNH 1. Gánh nặng lời Đức Giêhôva : Gánh nặng ở đây có thể dịch là sứ điệp. Đây là sứ điệp Chúa muốn truyền đạt cho dân sự, một dân sự bất kính và bội bạc. Những gì Malachi muốn truyền đạt như trĩu trong lòng ông khi ông nhìn thấy tình trạng dân sự.2. Ta yêu các ngươi : Chúa muốn nói với dân sự đang hờ hững với Ngài rằng Ngài vẫn đang yêu thương họ. Họ cần học biết cách đáp ứng đúng đắn với Đấng đang yêu họ.. Ngài yêu họ khi Ngài dùng quyền năng lớn giải phóng họ khỏi xứ nô lệ Êdíptô qua đại lãnh tụ Môise.. Ngài yêu họ khi Ngài ban đất hứa Canaan cho họ qua những đắc thắng vang dội của đại tướng lãnh Giôsuê.. Ngài yêu họ ngay cả khi Ngài đưa họ vào kỷ luật để thanh tẩy họ tại Babylôn và sau đó, Ngài đem họ trở về miền đất hứa.

II. CHÚA YÊU CHÚNG TÔI Ở ĐÂU ? 1. Tập trung vào nan đề : Họ chỉ nhìn thấy sự bại hoại của chính quyền, sự hư sập của vách thành, sự thiếu thốn, sự cô thế của họ mà không biết rằng chính thái độ bất kính của họ đối với Chúa đã đưa họ vào tình trạng đó.2. Thay vì đếm các ơn phước : Thật ra, họ không xứng đáng với những ơn phước Chúa ban, nhưng Chúa đã từng làm biết bao điều lớn lao cho họ, và trong hiện tại Ngài vẫn chăm sóc họ, bảo vệ họ và dự liệu mọi điều tốt lành cho họ.

III. BẰNG CỚ CHÚA YÊU HỌ 1. Ta yêu Giacốp : Từ trong bụng mẹ, Giacốp đã được Đức Chúa Trời chọn lựa vào dòng dõi Thiên Sai.. Đáng lẽ dân sự phải biết ơn và tôn kính Đức Chúa Trời vì Ngài đã chọn họ dù họ không xứng đáng. Ngài đã làm ơn cho họ, đem họ trở về đất hứa dù họ đã từng bội bạc, phạm tội chống nghịch Ngài.2. Mà ghét Êsau : Từ “ghét”ở đây được dùng để làm nổi bật sự lựa chọn đặc biệt của Chúa cho Giacốp. Tuy nhiên, cả Êsau lẫn dân Êđôm đã làm những

Page 136: Tieu tien tri( gian luot)

điều mà Đức Giêhôva ghét. Họ đã xem Giacốp và dân Ysơraên là kẻ thù và không ngớt làm hại Ysơraên khi có dịp tiện.. Trước sự sửa phạt của Chúa, dân Êđôm thay vì ăn năn như dân Do Thái, họ lại tiếp tục chống nghịch Chúa, kiêu căng nhờ sức riêng mình để xây dựng lại. Vì thế, họ bị xem là cõi độc ác, là dân mà Đức Giêhôva nổi giận nghịch cùng đời đời.. Chính người Do Thái sẽ thấy việc Chúa làm cho Êđôm là điều họ xem là công bình để thấy Chúa thật nhơn từ đối với họ.

Bài 114: LỜI QUỞ TRÁCH CÁC THẦY TẾ LỄ

1:6-14

I. NHỮNG ĐIỀU HỌ THIẾU 1. Những điều đáng phải có : Cựu Ước dạy rằng con cái phải tôn kính cha mẹ, đầy tớ phải tôn trọng chủ, dân sự phải vâng phục vua mình. Dân Giuđa đã tuân giữ các chuẩn mực ấy.2. Những điều họ thiếu : Dân sự quên rằng Chúa là Cha mà họ phải tôn kính, Chúa là Chủ mà họ phải tôn trọng, và Chúa là Vua lớn mà họ phải vâng phục. Họ đã không làm những luật pháp đòi hỏi đối với Chúa.

II. NHỮNG ĐIỀU ĐÁNG QUỞ TRÁCH 1. Khinh dễ Danh Chúa : Các thầy tế lễ đã thiếu lòng tôn kính Đức Chúa Trời và Danh Ngài khi họ dâng những con vật mù, què, đau, tàn tật. . . làm của lễ cho Đức Chúa Trời. Thật ra, dân sự dâng những của lễ nầy, nhưng các thầy tế lễ phải chịu trách nhiệm khi họ nhận các con sinh như thế. Lẽ ra, họ phải dạy dân sự biết điều Chúa muốn và điều Ngài cấm (LeLv 22:17-25).. Chúa quở trách dân sự lừa dối vì họ đã thay con vật tốt đẹp mình hứa nguyện bằng một con vật tàn tật để làm sinh tế.2. Làm uế tục Danh Chúa : Họ đã làm ô Danh Chúa khi dâng bánh ô uế, con sinh ô uế trên bàn thờ Chúa. Họ cần nhớ rằng bàn thờ là của Chúa chứ không phải của họ, và thờ phượng bằng dâng hiến phải là một hành động thể hiện tình yêu và lòng biết ơn của người dâng đối với Chúa.3. Phàn nàn khi phục vụ Chúa : Phục vụ Chúa là một đặc ân cho những người yêu kính Chúa, nhưng chỉ là gánh nặng cho những người phục vụ vì trách nhiệm. Các thầy tế lễ than thở : “Việc khó nhọc dường nào”, rồi bỏ qua, xem thường công tác Chúa giao.4. Trong khi dân ngoại tôn kính Chúa : Điểm đáng ngạc nhiên là trong khi dân Giuđa bất kính đối với Chúa thì dân ngoại bang sẽ tôn kính Chúa, dâng hương và của lễ thanh sạch cho Danh Chúa, vì đối với họ, Chúa là Vua lớn, Danh Ngài là đáng kính sợ giữa mọi dân tộc.

Page 137: Tieu tien tri( gian luot)

5. Nan đề của các thầy tế lễ : Nan đề của các thầy tế lễ là họ không hiểu biết Chúa một cách cá nhân để yêu kính Chúa. Họ cũng chẳng học tập, dạy dỗ và vâng lời Đức Chúa Trời. Trong khi đó, Thầy tế lễ Exơra đã giúp dân sự phục vụ Chúa cách phải lẽ bằng sự cầu nguyện, đưa họ xây bỏ tội lỗi và dạy họ Lời Chúa.. Nguyên nhân gốc rễ của thái độ hời hợt của các thầy tế lễ đối với sự thờ phượng đáng phải có là họ đã không biết Chúa để thật lòng yêu kính và tôn thờ Chúa là Đức Chúa Trời của cá nhân mình.

Bài 115: LỜI RỦA SẢ CÁC THẦY TẾ LỄ

MaMl 2:1-9

I. GIAO ƯỚC LÊVI 1. Bản chất Giao ước Lêvi : Đức Chúa Trời lập giao ước với chi phái Lêvi để họ kính sợ Chúa. Giao ước nầy là giao ước sự sống và bình an cho những ai vâng giữ.2. Phước hạnh của giao ước Lêvi : Nếu người Lêvi kính sợ Chúa, sống trong sự hiện diện của Chúa, run rẫy trước Danh Chúa, thì họ sẽ kinh nghiệm :a. Luật pháp của sự chân thật ở trong miệng họ: Trong môi miếng họ chẳng có sự không công bình nào.b. Bước đi với Chúa: Họ sẽ bước đi với Chúa trong sự bình an và ngay thẳng, làm đẹp lòng Chúa.c. Làm sứ giả của Chúa: Họ có sự thông biết luật pháp Chúa, vì thế, dân sự sẽ tìm được luật pháp từ nơi môi miệng họ. Họ được xưng là sứ giả của Đức Giêhôva Vạn quân.d. Làm cho nhiều người xây bỏ khỏi sự gian ác: Nhờ sự hướng dẫn của họ, nhiều người sẽ gặp được Chúa và xây bỏ khỏi sự gian ác.

II. RỦA SẢ CÁC THẦY TẾ LỄ 1. Họ bội giao ước Lêvi : Thay vì vâng giữ luật pháp Chúa theo giao ước Lêvi, họ đã:a. Xây khỏi đường lối: Họ tẻ tách khỏi con đường bình an ngay thẳng mà Chúa đã vạch ra cho họ. Họ chẳng giữ mình trong đường lối Chúa (c. 9).b. Không để lòng dâng vinh hiển cho Chúa: Thay vì hết lòng tôn kính Chúa, dâng vinh hiển cho Chúa, họ đã khinh dễ, làm uế tục bàn thờ, đền thờ Chúa. Thay vì làm theo ý muốn Chúa, họ đã vị nể con người và làm theo ý muốn họ (c. 9).c. Không lắng nghe Lời Chúa: Họ bịt tai không nghe Lời Chúa, hay dù có hay biết, họ cũng không để lời ấy vào lòng.d. Làm cho nhiều người vấp ngã: Thay vì dẫn dắt người khác đến với luật

Page 138: Tieu tien tri( gian luot)

pháp Chúa, họ lại làm cho họ vấp ngã !2. Họ sẽ bị rủa sả : Chúa cho biết Ngài sẽ:. Giáng sự rủa sả trên họ, trên chính những phước lành của họ (c. 2).. Ngài sẽ quở trách giống gieo của họ.. Ngài sẽ rải phân của lễ trên mặt họ, làm cho họ ra khinh bỉ, hèn hạ trước mặt cả dân sự.Vì thế, lời kêu gọi cho chúng ta hôm nay là những thầy tế lễ nhà Vua: Chúng ta phải để lòng yêu kính Chúa thôi thúc chúng ta vào sự lắng nghe Lời Chúa, tiếp nhận vào lòng và sống theo lời Chúa dạy để có thể làm gương cho dân sự và truyền đạt Lời hằng sống của Chúa cho họ.

Bài 116: KẾ HOẠCH CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI CHO HÔN NHÂN

2:10-16

I. THẢM CẢNH TẠI ĐẤT HỨA ! 1. Hôn nhân pha trộn : Những cuộc hôn nhân pha trộn giữa người tin Chúa và người ngoại thật là một thảm cảnh trong thời Malachi cũng như trong thời của chúng ta hôm nay. Sự kết hôn với người không tin kính đã đưa dân Do Thái xa lìa Chúa của họ, mà khôn ngoan như Salômôn cũng không chiến thắng nổi.. Exơra đã thay cho dân sự khóc lóc xưng tội trước mặt Chúa. Chúa đã cảm động dân sự nhóm lại và Exơra đã ra lệnh đuổi hết thảy những người nữ ngoại bang và con cái họ ra khỏi dân sự (Exo Er 9:1-10:44). Còn kẻ không ăn năn sẽ bị đuổi khỏi dân sự (MaMl 2:12).2. Ly hôn : Nhiều người đã ly dị với vợ mình để cưới những người vợ ngoại bang, không phải vì vợ họ không chung thủy mà chỉ vì chính họ muốn đi theo tư dục.. Malachi đưa ra nhiều lý luận để chống lại việc ly hôn: Ông dạy rằng hôn nhân là giao ước giữa vợ chồng do Đức Chúa Trời chứng giám (c. 14) không thể bị phá hủy dễ dàng như thế. Hơn nữa, hơi sống dư dật của Chúa chỉ tạo ra một người nữ cho một người nam, cốt để tìm một dòng dõi thánh.. Dù Tân Ước cảnh cáo chống lại hôn nhân với người ngoại đạo, nhưng cũng không đề xuất việc ly hôn đối với những cuộc hôn nhân đã có giữa Cơ Đốc nhân với người ngoại đạo (dù hôn nhân có trước hay sau khi người đó tin Chúa) với lòng mong ước Chúa cứu người còn lại (ICo1Cr 7:12-13. IPhi 1Pr 3:1-2).

II. NHỮNG CHỈ DẪN VỀ HÔN NHÂN 1. Kết hôn với người tin Chúa : Cả Kinh Thánh Cựu Ước lẫn Tân Ước đều chống lại việc kết hôn với người ngoại đạo. Malachi dạy rằng kết hôn với

Page 139: Tieu tien tri( gian luot)

người ngoại đạo là làm ô uế sự thánh khiết của Đức Chúa Trời (MaMl 2:11) khi kết hợp con cái Đức Chúa Trời với con cái ma quỷ (IICo 2Cr 6:14).2. Cam kết suốt đời : Hôn nhân là một sự cam kết suốt đời, là cái ách mà hai người sẽ cùng xẻ chia suốt những ngày sống trên đất. Đối với những người tin Chúa, không có vấn đề ly dị (dù sự ly dị vì lý do ngoại tình được xem là hợp pháp trong Mat Mt 19:9).3. Chung thủy : Hôn nhân không phải chỉ là một sự cam kết lễ nghi mà là sự kết hợp trọn vẹn của “tấm lòng”với cả lý trí, ý chí và tình cảm. Hai người thật sự trở nên một (SaSt 2:24) nên trung thành với nhau, tin cậy nhau, không “phỉnh dối”nhau (MaMl 2:15).4. Nhân từ : Xã hội lúc bấy giờ xem thường phụ nữ, nhưng Lời Chúa dạy người chồng phải xem người vợ được cưới lúc trẻ tuổi là “bạn ngươi”và “vợ giao ước”của ngươi. Vì thế, người chồng phải đối xử nhân từ với vợ, không được hung bạo mà phải chủ động làm điều tốt cho vợ. Gia đình như thế sẽ thật sự hạnh phúc.

Bài 117: CHÚA CỨU THẾ ĐẤNG THANH TẨY

2:17-3:6

I. CHÚA CỨU THẾ ĐẾN 1. Tình trạng dân sự : Dân sự được gọi là “con trai Giacốp”, nhưng họ chỉ giống Gia Cốp trước khi gặp Chúa ! Họ làm dữ mà Chúa vẫn yên lặng nên họ nghĩ rằng Chúa đồng ý việc dữ của họ hay ít ra thì Ngài cảm thông với họ nên sẽ không đoán xét chánh trực đối với họ như đáng phải có, vì họ là “con trai Giacốp”!2. Sứ giả Chúa đến : Trước khi Chúa Cứu Thế đến, sứ giả của Ngài là Giăng Báptít sẽ đến để dọn đường cho Chúa, dọn lòng của dân sự ăn năn chờ đợi Chúa đến.3. Chúa Cứu Thế đến : Sau khi sứ giả đã sẵn sàng, Chúa Cứu Thế sẽ đến. Tuy nhiên, dù Ngài là “Thiên sứ của sự Giao ước”, là Đấng dân sự đương trông mong, thì sự hiện đến của Ngài là một sự kiện thình lình đối với dân sự, vì Ngài không đến trong cách họ tưởng: Lần đầu tiên vào đền thờ Giêrusalem, Chúa Jesus đã dẹp sạch đền thờ, đuổi mọi người buôn bán, lật bàn người đổi bạc. . .

II. ĐẶC TÍNH SỰ ĐẾN CỦA CHÚA CỨU THẾ 1. Như lửa thợ luyện : Người thợ luyện dùng lửa để đốt chảy lỏng kim loại, khiến những cáu cặn sẽ nổi lên và được vớt ra, khiến kim loại trở nên tinh ròng.. Lửa thợ luyện ở đây có thể là lửa Thánh Linh để thanh tẩy tấm lòng những

Page 140: Tieu tien tri( gian luot)

người tiếp nhận Chúa Jesus làm Cứu Chúa, làm Chủ. Lửa thợ luyện cũng có thể là hoạn nạn, sự đau khổ, sự sửa dạy của Chúa để đưa con dân Chúa vào sự tốt đẹp hơn. Tuy nhiên, lửa nầy cũng sẽ là lửa đoán xét cho những kẻ tội lỗi chống nghịch Chúa.. Tuy nhiên, trước tiên, Chúa muốn thanh tẩy chi phái Lêvi, tức là những thầy tế lễ, những người phục vụ Chúa, để đến phiên họ sẽ đem sự thanh tẩy của Chúa đến với dân sự.2. Như tro thợ giặt : Tro thợ giặt hay xà bong thợ giặt được dùng vừa để tẩy sạch, vừa để làm quần áo trắng đẹp hơn. Chúa muốn con dân Chúa trở nên giống như Ngài.. Lời cầu nguyện và sự dạy dỗ Lời Chúa của Exơra đã đưa dân sự tội lỗi trở về cùng Chúa. Đây cũng phải là sứ mạng của chúng ta hôm nay.

III. TÓM TẮT CÔNG TÁC CHÚA CỨU THẾ 1. Trong quá khứ : Chúa Jesus đã đến trần gian, chịu chết trên thập tự giá để tẩy sạch tội lỗi chúng ta bởi chính huyết Ngài.2. Trong hiện tại : Chúa Jesus đào luyện tâm tánh chúng ta bằng lửa của Đức Thánh Linh hay nếu cần Ngài cũng có thể đưa chúng ta vào lửa khổ nạn.3. Trong tương lai : Chúa Jesus sẽ tái lâm để tẩy sạch tội lỗi cùng những kẻ tội lỗi khỏi thế gian trong lửa đoán phạt đời đời.

Bài 118: KẾ HOẠCH CỦA CHÚA CHO SỰ THẠNH VƯỢNG

3:7-12

I. ĐIỀU NGĂN TRỞ SỰ THẠNH VƯỢNG 1. Xây bỏ và không vâng giữ luật lệ Chúa : Dân sự đã xây bỏ và không vâng theo luật lệ Chúa. Chúa giải thích rằng xây bỏ luật pháp Chúa đồng nghĩa với xây bỏ Chúa nên Ngài kêu gọi họ trở lại cùng Ngài. Chúa là Nguồn chân thật của sự thạnh vượng nên khi xây bỏ Chúa là xây bỏ khỏi sự thạnh vượng thật.2. Ăn trộm của Chúa : Từ thời Ápraham, sự dâng phần mười về những của cải hay những huê lợi kiếm được cho Chúa là một phần trong sự thờ phượng và cảm tạ Chúa (SaSt 14:18-20. 28:20-22).. Đến thời Môise, sự dâng phần mười trở thành một luật lệ bắt buộc cho dân của Chúa (LeLv 27:30). Đó là cách phải lẽ và thích đáng để cung cấp tài chánh cho công việc nhà Đức Chúa Trời và mỗi người dâng hiến đúng theo khả năng của mình. Điều nầy khiến việc dâng phần mười trở thành dự phần với Chúa trong công việc Ngài.. Tuy nhiên, trong thời Malachi, dân sự đã không dâng phần mười là phần

Page 141: Tieu tien tri( gian luot)

bắt buộc phải biệt riêng ra thánh cho Đức Chúa Trời, nên Đức Chúa Trời gọi họ là kẻ ăn trộm và Ngài tuyên bố rủa sả cả nước về tội ăn trộm.

II. BÍ QUYẾT ĐƯỢC THẠNH VƯỢNG 1. Hãy đem hết thảy phần mười vào kho : Chúa bảo dân sự phải làm đúng điều luật pháp đòi hỏi về phần mười và các của dâng lạc hiến để góp phần xây dựng nhà Chúa.. Ngày nay chúng ta không bị buộc phải dâng phần mười như một luật lệ rõ ràng, nhưng kế hoạch và lời hứa của Đức Chúa Trời vẫn còn giá trị.. Hơn nữa, nếu ngày xưa dân sự đã dâng phần mười thì ngày nay con dân Chúa phải dâng phần mười cùng các của dâng lạc hiến bội phần hơn, xuất phát từ lòng yêu kính và biết ơn Chúa. Thật ra trong Mat Mt 23:23 Chúa Jesus khẳng định rằng dâng phần mười là điều đáng phải làm của con dân Chúa.2. Phước hạnh của sự thạnh vượng : Chúa cho biết Ngài sẽ mở các cửa sổ trên trời để đổ mọi ân phươc thiên đàng cho con dân Chúa đến nỗi không chỗ chứa. Hàng ngàn Cơ Đốc nhân có thể chứng minh điều nầy là sự thật trên đời sống của họ. Tuy nhiên, điều nầy không thể là động cơ của sự dâng hiến.. Ngoài ra Chúa cho biết là Ngài sẽ bảo vệ sản vật của con dân Ngài khỏi những kẻ phá hại khiến mùa màng của họ được dư dật bông trái.. Kết quả là mọi người sẽ thấy việc Chúa làm mà khen ngợi con dân Chúa là những kẻ có phước, là nơi vui thích vì mọi người đều thỏa nguyện trong sự ban phước, bảo vệ, gìn giữ của Chúa cho con dân Ngài, qua đó họ sẽ bày tỏ Chúa cho mọi dân tộc.

Bài 119: NGÀY CỦA ĐỨC GIÊHÔVA

MaMl 3:13- 4:6

I. THÁI ĐỘ CHỐNG NGHỊCH CỦA DÂN SỰ 1. Xem hầu việc Chúa là vô ích : Họ thấy người hầu việc Chúa không được giàu có (đối với họ giàu có đồng nghĩa với phước hạnh từ Chúa). Khép mình vào kỷ luật nặng nề mà chẳng được Chúa đoái hoài, vì thế theo Chúa đối với họ thật nặng nhọc. Buồn rầu, kiêng ăn về tội lỗi chỉ thấy khó chịu chứ không thấy “phước”đâu cả ! Vì thế, họ có cần phải quan tâm về tội lỗi của họ nữa không ?2. Kiêu ngạo mới được phước ! Họ thấy những người kiêu ngạo, hung ác, phạm tội chống nghịch Chúa vẫn được giàu có, hanh thông trong cuộc sống vật chất. Họ nghĩ dường như Đức Chúa Trời chẳng quan tâm đến tội lỗi của

Page 142: Tieu tien tri( gian luot)

họ hoặc Ngài không thể làm gì đối với họ : Họ đã thử Chúa mà vẫn thoát khỏi hình phạt !

II. CÂU TRẢ LỜI CỦA CHÚA 1. Phước hạnh của người kính sợ Chúa : Chúa cho biết người kính sợ Chúa sẽ được :. Chúa lắng tai nghe lời họ nói và ghi chép lời họ trong quyển sách ghi nhớ của Ngài.. Chúa nhận họ là cơ nghiệp riêng của Ngài, thuộc về Ngài.. Chúa yêu quý họ như con trai của Ngài, người con trai yêu kính Cha và hầu việc Cha, làm mọi sự để làm rạng Danh Cha.. Chuá sẽ ban mặt trời công bình mọc lên cho họ. Họ sẽ bước đi trong ánh sáng của sự công bình chánh trực. Họ sẽ kinh nghiệm sự chữa lành của Chúa cho mọi căn bệnh thuộc linh của họ.. Chúa sẽ ban cho họ những bước đi vui mừng hớn hở như bò tơ của chuồng.. Chúa sẽ khiến họ giày đạp kẻ ác như tro dưới bàn chơn của họ.2. Số phận của kẻ ác : Chúa cho biết Chúa sẽ phân biệt người công bình với kẻ gian ác. Kẻ gian ác sẽ bị đốt cháy như rơm cỏ trong lò lửa đoán xét của Chúa.3. Lời kêu gọi : Chúa muốn dân sự nhớ lại luật pháp Chúa truyền qua Môise để họ cẩn thận làm theo. Chúa muốn họ kính sợ Chúa, luôn tưởng nhớ đến Danh Ngài. Chúa muốn họ phục vụ Chúa như người con phục vụ Cha mình.

III. ÊLI VÀ NGÀY CỦA CHÚA 1. Ứng nghiệm lần đầu : Êli, người sửa soạn tấm lòng dân sự cho ngày đến của Chúa Jesus chính là Giăng Báptít. Dù Giăng không nhận mình là Êli (GiGa 1:21), nhưng Chúa Jesus đã xem ông chính là Êli được sai đến trước Ngài (Mat Mt 17:10-13).2. Ứng nghiệm lần hai : Nhiều học giả Kinh Thánh cho rằng Êli sẽ là một trong hai người làm chứng sẽ đến trong kỳ đại nạn trước trận chiến Hạtmaghêđôn (KhKh 11:3-12). Êli sẽ đem sự biến đổi trong nhiều đời sống trước khi có sự quy đạo của toàn dân Ysơraên (OsHs 5:15).

Bài 120: ĐỨC CHÚA TRỜI QUA SÁCH MALACHI

Malachi, tiên tri của sự phục hưng, là một nhà cải cách can đảm : Ông chống đối mãnh liệt những ai bất kính với Chúa hoặc làm công việc Chúa cách nửa vời. Ông sốt sắng nổ lực thức tỉnh dân sự tận hiến chân thật cho Đức Chúa Trời.

Tiên Tri MALACHI ( Sứ giả

Page 143: Tieu tien tri( gian luot)

của Ta )

1. Niên đại gần đúng . Năm 460-432TC: Tổng trấn Nêhêmi.

2. Sứ điệp dành cho . Thầy tế lễ và dân sự sau cuộc lưu đày.

NHỮNG ĐẶC ĐIỂM VỀ ĐỨC CHÚA TRỜI

1. Đấng cai trị tối cao MaMl 1:14 Đức Giêhôva Vạn quân phán: Vì Ta là Vua lớn, Danh Ta là đáng sợ giữa các dân ngoại.

2. Đấng phán xét các dân 1:5 Mắt các ngươi sẽ thấy, và các ngươi sẽ nói rằng: Nguyền Đức Giêhôva là lớn ngoài cõi Ysơraên

3. Kiểm soát thiên nhiên3:11 Ta sẽ vì các ngươi ngăn cấm kẻ cắn nuốt, nó sẽ không phá hại bông trái của đất các ngươi, và những cây nho trong đồng ruộng cũng sẽ không rụng trái. . .

4. Thương xót,Yêu thương 3:17 Đức Giêhôva Vạn quân phán: Những kẻ ấy sẽ thuộc về Ta, làm cơ nghiệp riêng của Ta. . . . và Ta sẽ tiếc chúng nó như một người tiếc con trai mình. . .

5. Cảnh cáo tội nhân 3:5 Ta sẽ đến gần các ngươi đặng làm sự đoán xét, và Ta sẽ vội vàng làm chứng nghịch cùng những kẻ đồng bóng, thề dối, gạt tiền công kẻ làm thuê. . .

6. Hình phạt tội lỗi 4:1 Ngày đến, cháy như lò lửa. Mọi kẻ kiêu ngạo, mọi kẻ làm sự gian ác sẽ như rơm cỏ. . .

7. Thánh khiết, công bình 3:2 Vì Ngài giống như lửa thợ luyện, như tro thợ giặt

8. Tha thư 3:7 Hãy trở lại cùng Ta, thì Ta sẽ trở lại cùng các ngươi. Đức Giêhôva Vạn quân phán vậy

9. Ban phước 4:2 Về phần các ngươi là kẻ kính sợ Danh Ta, thì mặt trời công bình sẽ mọc lên cho, trong cánh nó có sự chữa bệnh. . .

10. Ở với dân sự 3:1 Chúa mà các ngươi tìm kiếm sẽ thình lình vào trong đền thờ Ngài. . .

11. Kêu gọi, chỉ dẫn 3:10 Các ngươi hãy đem hết thảy phần mười vào kho

12. Tạo Hóa quyền năng 2:10 Chẳng phải chỉ có một Đức Chúa Trời đã dựng nên chúng

Page 144: Tieu tien tri( gian luot)

ta sao ?

13. Đấng Toàn Tri 3:16 Đức Giêhôva để ý mà nghe và một sách để ghi nhớ được chép trước mặt Ngài