tài liệu tập huấn kẾ toÁn tÀi chÍnh dÀnh cho hỢp tÁc...

86
Dự áN Hỗ trợ tHể cHế PHát trIểN HợP tác xã tạI mIềN Bắc VIệt Nam Tài liệu tập huấn KẾ TOÁN TÀI CHÍNH DÀNH CHO HỢP TÁC XÃ VÀ DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ “Ấn phẩm này được thực hiện với sự giúp đỡ của Liên minh Châu ツu. Nội dung ấn phẩm chỉ thuộc trách nhiệm của tác giả và trong mọi trường hợp đều không phản ánh quan điểm của Liên minh Châu ツu”

Upload: vuongdien

Post on 05-Feb-2018

224 views

Category:

Documents


2 download

TRANSCRIPT

Page 1: Tài liệu tập huấn KẾ TOÁN TÀI CHÍNH DÀNH CHO HỢP TÁC …lienminhhtxhaiphong.org.vn/PortalFolders/ImageUploads/LMHTX/1050... · KẾ TOÁN TÀI CHÍNH DÀNH CHO HỢP

Dự án hỗ trợ thể chế phát triển hợp tác xã tại miền Bắc Việt nam

Tài liệu tập huấn

KẾ TOÁN TÀI CHÍNH DÀNH CHO HỢP TÁC XÃVÀ DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ

“Ấn phẩm này được thực hiện với sự giúp đỡ của Liên minh Châu Âu.Nội dung ấn phẩm chỉ thuộc trách nhiệm của tác giả

và trong mọi trường hợp đều không phản ánh quan điểm của Liên minh Châu Âu”

Page 2: Tài liệu tập huấn KẾ TOÁN TÀI CHÍNH DÀNH CHO HỢP TÁC …lienminhhtxhaiphong.org.vn/PortalFolders/ImageUploads/LMHTX/1050... · KẾ TOÁN TÀI CHÍNH DÀNH CHO HỢP

tài liệu tập huấnKẾ TOÁN TÀI CHÍNH

DÀNH CHO HỢP TÁC XÃVÀ DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ

Hà Nội, tháng 2 năm 2009

Dự án hỗ trợ thể chế phát triển Hợp tác xã tại miền Bắc Việt Nam

Page 3: Tài liệu tập huấn KẾ TOÁN TÀI CHÍNH DÀNH CHO HỢP TÁC …lienminhhtxhaiphong.org.vn/PortalFolders/ImageUploads/LMHTX/1050... · KẾ TOÁN TÀI CHÍNH DÀNH CHO HỢP

DỰ ÁN AID-COOP Hỗ trợ thể chế phát triển HTX tại mền Bắc Việt Nam

Vùng tác động: Tỉnh Vĩnh Phúc, Phú Thọ và Ninh Bình

Thời gian thực hiện: 60 tháng (01/12/2007 – 30/11/2012)

Giai đoạn 1: 36 tháng (01/12/2007 – 30/11/2010)

Giai đoạn 2: 24 tháng (01/12/2010 – 30/11/2012)

Ngân sách chung: 2 000 000 €

Các nhà tài trợ và đối tác: Cơ quan hỗ trợ hoạt động quốc tế của các tổ chức phi chính phủ-Bộ Ngoại giao Pháp (MAAIONG), Liên minh Châu Âu, Tổ chức tín dụng Nông nghiệp (Pháp)

Triển khai: Tổ chức GRET Việt Nam

Đối tác cấp quốc gia: Vụ HTX- Bộ KH&ĐT

Mục tiêu của Dự án

Mục tiêu 1: góp phần phát triển bền vững kinh tế- xã hội, củng cố xã hội dân sự thôngqua xây dựng các HTX nông nghiệp kiểu mới, HTX sản xuất, tiêu thụ hoặc tư vấn, hiệuquả về mặt kinh tế và tự chủ trong tổ chức nội bộ.

Mục tiêu 2: đa dạng hoá các loại hình tổ chức kinh tế và hợp tác xã, củng cố xã hội dânsự thông qua củng cố một hình thức tác nhân mới: các HTX tư vấn có vai trò hỗ trợ chonông dân và các tổ chức nông dân.

Mục tiêu 3: góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của kinh tế xã viên, củng cố lĩnhvực HTX với tư cách là một lĩnh vực bổ trợ cho lĩnh vực kinh tế hộ gia đình và lĩnh vựckinh tế của các công ty lớn, và là một lực lượng có thể điều tiết tăng lợi nhuận cho cácnhà sản xuất nhỏ trước các nguy cơ bất bình đẳng trong tiếp cận thị trường.

Mục tiêu 4: giảm nghèo bằng cách đảm bảo cho nông dân nghèo của 3 tỉnh Phú Thọ,Vĩnh Phúc, Ninh Bình có thể tiếp cận tốt nhất các dịch vụ hỗ trợ nông nghiệp.

Page 4: Tài liệu tập huấn KẾ TOÁN TÀI CHÍNH DÀNH CHO HỢP TÁC …lienminhhtxhaiphong.org.vn/PortalFolders/ImageUploads/LMHTX/1050... · KẾ TOÁN TÀI CHÍNH DÀNH CHO HỢP

3Tài liệu tập huấn Kế toán tài chính dành cho HTX và doanh nghiệp vừa và nhỏ

Lời giới ThiệuQuản trị tài chính và công tác kế toán là yếu tố then chốt trong quản trị tài chính công cũng nhưtài chính doanh nghiệp. Việc đảm bảo có được một hệ thống tài chính-kế toán minh bạch, hiệuquả và có tính giải trình cao là yêu cầu thiết yếu đối với các doanh nghiệp cũng như với cácHợp tác xã. Qua hoạt động đánh giá nhu cầu đào tạo cũng như kết quả các cuộc khảo sát cácHợp tác xã tại 3 tỉnh Phú Thọ, Vĩnh Phúc và Ninh Bình mà Dự án Aid-coop đã tiến hành năm2008 cho thấy, năng lực kế toán tài chính- nhất là kế toán quản trị- của hầu hết các hợp tác xã,tổ hợp tác còn chưa đáp ứng được đầy đủ các chuẩn mực kế toán. Đa số các hợp tác xã chútrọng đến công tác kế toán tài chính/ quản lý tài chính mà chưa quan tâm nhiều đến kế toánquản trị, nghĩa là chưa đi sâu phân tích mối quan hệ giữa chi phí đầu tư-sản phẩm- lợi nhuận.Điều này có thể dẫn đến những rủi ro không đáng có trong sản xuất kinh doanh của các hợptác xã.

Để nâng cao năng lực cho các hợp tác xã và tổ hợp tác trong lĩnh vực này, Dự án Hỗ trợ thể chếphát triển Hợp tác xã tại miền Bắc Việt Nam (Aid-coop) đã hợp đồng với Trung tâm dịch vụ hỗtrợ kinh doanh tổ chức khóa tập huấn ngắn hạn về Kế toán tài chính cho các đối tượng đến từLiên minh HTX, Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, Chi cục HTX&PTNT của các tỉnh Phú Thọ, Vĩnh Phúc,Ninh Bình và 5 hợp tác xã dịch vụ địa phương là Hadeva, Corudes, Trung tâm Sông Hồng, ArecAvà CRD Quan Hóa những kiến thức và kỹ năng thiết yếu để sau đó những cán bộ này từng bướctập huấn, phổ biến lại cho các hợp tác xã, tổ hợp tác cơ sở.

Tài liệu này được xuất bản dựa trên tài liệu của khóa tập huấn được đề cập ở trên và chúng tôihy vọng nó là tài liệu tham khảo hữu ích cho các hợp tác xã bên cạnh những tài liệu đã được xuấtbản trước đó. Những kiến thức về kế toán tài chính thường tương đối phức tạp, nhất là với nhữngngười chưa được đào tạo về lĩnh vực này. Bởi vậy, nếu gặp khó khăn gì mời bạn đọc liên hệ vớiTrung tâm tư vấn của Liên minh HTX tại các tỉnh để được giúp đỡ.

Với tinh thần cầu thị, Dự án Aid-coop xin trân trọng giới thiệu tới bạn đọc tài liệu này và rất mongnhận được ý kiến đóng góp để tài liệu được hữu dụng và hoàn thiện hơn.

JeAN SéBASTIeN CANALS

Trưởng Dự án Aid-coop

Page 5: Tài liệu tập huấn KẾ TOÁN TÀI CHÍNH DÀNH CHO HỢP TÁC …lienminhhtxhaiphong.org.vn/PortalFolders/ImageUploads/LMHTX/1050... · KẾ TOÁN TÀI CHÍNH DÀNH CHO HỢP

4 Tài liệu tập huấn Kế toán tài chính dành cho HTX và doanh nghiệp vừa và nhỏ

KhOÁ TẬP huẤN KẾ TOÁN DOANh NghiệP

(Dành cho doanh nghiệp vừa và nhỏ, DN/HTX)

MụC TIêu KHOÁ TậP HuấN: Cung cấp kiến thức kế toán cơ bản cho đội ngũ cộng tác viên của Dự án GRET giúp họ hoànthiện và nâng cao kiến thức, từ đó áp dụng hiệu quả vào công tác tư vấn kế toán/ tài chính chocác Doanh nghiệp, các Hợp tác xã.

SAu kHoá Học, Học viêN có THể :- Nắm được bản chất của kế toán, vai trò cung cấp thông tin cho các nhà làm quyết định và các yêu

cầu đối với thông tin kế toán

- Phân biệt được kế toán tài chính, kế toán thuế và kế toán quản trị

- Hiểu được các các nguyên tắc kế toán và các yêu cầu của kế toán

- Nắm được đối tượng phản ánh của kế toán và đặc trưng của nó

- Hiểu rõ quy trình kế toán

- Hiểu khái quát về hệ thống các phương pháp kế toán

- Hiểu khái quát hệ thống báo cáo kế toán tài chính và các chỉ tiêu phân tích báo cáo tài chính

Page 6: Tài liệu tập huấn KẾ TOÁN TÀI CHÍNH DÀNH CHO HỢP TÁC …lienminhhtxhaiphong.org.vn/PortalFolders/ImageUploads/LMHTX/1050... · KẾ TOÁN TÀI CHÍNH DÀNH CHO HỢP

5Tài liệu tập huấn Kế toán tài chính dành cho HTX và doanh nghiệp vừa và nhỏ

MỤC LỤC

1. NỘI QuI KHOÁ ĐÀO TẠO ....................................................................................................................7

2. KHÁM PHÁ BỘC LỘC NĂNG LỰC BẢN THÂN ........................................................82.1. Cửa sổ JOHARI...................................................................................................................................................................82.2. Các khái niệm trong cửa sổ Johari .........................................................................................................................8

3. TỔNG QuAN VỀ KẾ TOÁN ................................................................................................................103.1. Các khái niệm .................................................................................................................................................................10

3.2. Các nguyên tắc kế toán.............................................................................................................................................113.2.1. Nguyên tắc 1: Cơ sở dồn tích ..............................................................................................................113.2.2. Nguyên tắc 2: Hoạt động liên tục .....................................................................................................113.2.3. Nguyên tắc 3: Giá gốc .............................................................................................................................113.2.4. Nguyên tắc 4: Phù hợp ...........................................................................................................................113.2.5. Nguyên tắc 5: Nhất quán.......................................................................................................................113.2.6. Nguyên tắc 6: Thận trọng ......................................................................................................................113.2.7. Nguyên tắc 7: Trọng yếu ........................................................................................................................12

3.3. Vai trò của kế toán........................................................................................................................................................13

3.4. Hệ thống kế toán doanh nghiệp .........................................................................................................................13

3.5. Tổ chức công tác kế toán trong doanh nghiệp............................................................................................133.5.1. Chứng từ kế toán .......................................................................................................................................143.5.2. Sổ kế toán ......................................................................................................................................................153.5.3. Báo cáo tài chính........................................................................................................................................153.5.4. Tổ chức kiểm kê tài sản ...........................................................................................................................153.5.5. Tổ chức kiểm tra công tác kế toán ở doanh nghiệp ...............................................................163.5.6. Tổ chức bộ máy kế toán, vai trò, nhiệm vụ của kế toán trưởng ........................................16

4. MỘT SỐ NGHIỆP Vụ KẾ TOÁN CƠ BẢN .......................................................................214.1. Kế toán tài sản ................................................................................................................................................................21

4.1.1. Nội dung vốn bằng tiền trong các DN/HTX................................................................................214.1.2. Nguyên tắc kế toán vốn bằng tiền...................................................................................................214.1.3. Kế toán một số nghiệp vụ cơ bản:....................................................................................................214.1.4. Phương pháp kế toán tiền gửi NH tương tự PP kế toán tiền mặt....................................234.1.5. Kế toán tồn kho ..........................................................................................................................................254.1.6. Tổng quan về hàng tồn kho .................................................................................................................254.1.7. Phân loại hàng tồn kho .........................................................................................................................26

Page 7: Tài liệu tập huấn KẾ TOÁN TÀI CHÍNH DÀNH CHO HỢP TÁC …lienminhhtxhaiphong.org.vn/PortalFolders/ImageUploads/LMHTX/1050... · KẾ TOÁN TÀI CHÍNH DÀNH CHO HỢP

6 Tài liệu tập huấn Kế toán tài chính dành cho HTX và doanh nghiệp vừa và nhỏ

4.1.8. Tính giá hàng tồn kho ............................................................................................................................274.1.9. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho ....................................................................................................284.1.10. Kế toán một số nghiệp vụ kinh tế chủ yếu ...............................................................................28

4.2. Kế toán tài sản cố định ..............................................................................................................................................324.2.1. Tài sản cố định hữu hình........................................................................................................................324.2.2. Tài sản cố định vô hình ...........................................................................................................................334.2.3. Khấu hao tài sản cố định........................................................................................................................334.2.4. Kế toán một số trường hợp cụ thể...................................................................................................35

4.3. Kế toán nguồn vốn ......................................................................................................................................................394.3.1. Kế toán vốn chủ sở hữu..........................................................................................................................394.3.2. Kế toán các quỹ thuộc nguồn vốn chủ sở hữu..........................................................................40

4.4. Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành...........................................................................................................4.4.1. Tổng quan về chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm .........................................................414.4.2. Tập hợp chi phí sản xuất ........................................................................................................................424.4.3. Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ...............................................................................................444.4.4. Tính giá thành sản phẩm .......................................................................................................................47

4.5. Kế toán tiêu thụ thành phẩm.................................................................................................................................504.5.1. Nguyên tắc kế toán tiêu thụ thành phẩm, hàng hoá .............................................................504.5.2. Doanh thu và nguyên tắc xác định ..................................................................................................514.5.3. Một số trường hợp bán hàng hoá, thành phẩm cụ thể ........................................................52

4.6. Kế toán xác định kết quả kinh doanh................................................................................................................56

4.7. Kế toán thu nhập và chi phí khác ........................................................................................................................57

4.8. Doanh thu và chi phí hoạt động tài chính......................................................................................................58

4.9. Kế toán chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp ..............................................................................................59

5. BÁO CÁO TÀI CHÍNH VÀ PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH ............635.1. Báo cáo tài chính...........................................................................................................................................................63

5.1.1. Mục đích, ý nghĩa và yêu cầu của báo cáo tài chính ..............................................................635.1.2. Hệ thống báo cáo tài chính..................................................................................................................645.1.3. Trách nhiệm, thời hạn lập và gửi báo cáo tài chính.................................................................655.1.4. Phương pháp lập và trình bày báo cáo tài chính......................................................................65

5.2. Phân tích báo cáo tài chính.....................................................................................................................................715.2.1. Những vấn đề chung...............................................................................................................................715.2.2. Nội dung phân tích tài chính ..............................................................................................................72

6. DANH MụC CÁC TÀI KHOẢN TRONG HỆ THỐNG TKKT THỐNGNHấT HIỆN HÀNH...............................................................................................................................................77

Page 8: Tài liệu tập huấn KẾ TOÁN TÀI CHÍNH DÀNH CHO HỢP TÁC …lienminhhtxhaiphong.org.vn/PortalFolders/ImageUploads/LMHTX/1050... · KẾ TOÁN TÀI CHÍNH DÀNH CHO HỢP

7Tài liệu tập huấn Kế toán tài chính dành cho HTX và doanh nghiệp vừa và nhỏ

(Thời gian : Từ ngày ............................. đến ngày ............................)

a- Lịch học hàng ngày

Sáng : Từ ........................................ đến ....................................................

Chiều : Từ ....................................... đến ..................................................

b- Tham dự các tiết học

Hàng ngày học viên bắt buộc phải đi học đầy đủ. Nếu vì lý do đột xuất bạn không thể tham dựbuổi học bạn phải thông báo cho Ban tổ chức khoá học hoặc tổ giảng viên. Trường hợp vắngmặt không lý do từ 01 buổi trở nên, bạn sẽ không được nhận chứng chỉ của khoá học.

c- Khen thưởng, phạt

Những học viên có đóng góp xuất sắc và đạt thành tích cao trong các bài tập sẽ được nhậnphần thưởng từ Ban tổ chức. Những học viên đến muộn sẽ bị phạt một khoản tiền để dùng vàoquĩ chung của lớp, với mức phạt là ................ đồng/1 phút nhưng tối đa không quá ................ đ.Giảng viên đi muộn sẽ bị phạt gấp .......... lần.

d- Hộp thư :

Có một hộp thư để khuyến khích học viên nhận xét, yêu cầu, đề nghị ... (trong trường hợp bạnkhông thể trực tiếp phản ánh ý kiến của mình) về khóa học, học viên không cần ký tên vào cáclá thư này.

e- Đánh giá.

Sẽ tiến hành đánh giá từng ngày và cuối khoá học. Chúng tôi rất khuyến khích các bạn tham giađóng góp ý kiến và điền vào các bản đánh giá để Ban tổ chức và tổ giảng viên biết được các suynghĩ, phản ứng và thông tin phản hồi từ phía bạn về khoá học, bạn không cần viết tên mình lênbất cứ bản đánh giá nào.

g- Hãy tận dụng sự giúp đỡ của giảng viên và các học viên cùng khoá

Chúng tôi khuyến khích các học viên kết hợp chặt chẽ với các giảng viên và khuyến khích cácbạn cùng trao đổi kinh nghiệm với nhau để hai bên cùng có lợi. Hãy tận dụng sự tham gia củahọ. Các giảng viên sẽ tư vấn và thảo luận với bạn về những vấn đề của Doanh nghiệp bạn. Vàkhoá học này là một diễn đàn tốt nhất để các bạn thảo luận về những cơ hội kinh doanh cũngnhư giúp bạn tìm kiếm sự hợp tác.

1. NỘi Qui KhOÁ ĐÀO TẠO

Page 9: Tài liệu tập huấn KẾ TOÁN TÀI CHÍNH DÀNH CHO HỢP TÁC …lienminhhtxhaiphong.org.vn/PortalFolders/ImageUploads/LMHTX/1050... · KẾ TOÁN TÀI CHÍNH DÀNH CHO HỢP

8 Tài liệu tập huấn Kế toán tài chính dành cho HTX và doanh nghiệp vừa và nhỏ

2. KhÁM PhÁ BỘC LỘ NĂNg LỰC BẢN ThÂN

2.1. CửA SỔ JOHARICửa sổ JOHARI được đặt tên bởi hai nhà phát minh JOSEPH LUFT và HARRY INGHAM. Họ đãnghiên cứu và kết luận rằng: mỗi cá nhân, mỗi con người được chia thành 4 phần (hay còn gọilà 4 cửa sổ). Đó là :

u Vùng chung (vùng mở).

u Vùng mật (vùng kín).

u Vùng mù (vùng ngạt).

u Vùng tối (vùng tương lai).

CửA SỔ JOHARI

Bạn

Vùng chung Vùng mù

Vùng mật Vùng tối

Người khác

Có thể nhận biết

u Bộc lộ bản thân và cởi mở đối với các thông tin phản hồi rất quan trọng cho việc tự nhận biếtvà hoàn thiện bản thân.

Có thểnhận biết

Không thể nhận biết

Không thểnhận biết

2.2. CÁC KHÁI NIỆM TRONG CửA SỔ JOHARIVùng chung: Hay còn gọi là vùng mở, vùng công khai. Đây là vùng quen thuộc đối với bạn vàvới những người khác. Các cách ứng xử được bộc lộ trong vùng này là những gì mà bản thânbạn và những người khác quanh bạn đều quen thuộc hoặc biết đến. Ví dụ như sự duyên dáng,xã giao, sự cầu kỳ v.v... đều thuộc vùng này.

Page 10: Tài liệu tập huấn KẾ TOÁN TÀI CHÍNH DÀNH CHO HỢP TÁC …lienminhhtxhaiphong.org.vn/PortalFolders/ImageUploads/LMHTX/1050... · KẾ TOÁN TÀI CHÍNH DÀNH CHO HỢP

9Tài liệu tập huấn Kế toán tài chính dành cho HTX và doanh nghiệp vừa và nhỏ

Vùng mật: Hay còn gọi là vùng kín. Vùng này là nơi người ta giữ những điều bí mật về bản thân

mình nhưng người khác lại không thể biết được. Bí mật được giữ ở đây vì sợ những người khác

biết. Bí mật này có thể liên quan đến tình cảm, thái độ và những cách ứng xử...

Vùng mù: Hay còn gọi là vùng ngạt. Đây là vùng về bản thân mình nhưng chính mình lại không

thể nhận biết được mà người khác có thể biết được. Vùng này vẫn còn khó thấy đối với bạn vì

những người thấy được vùng này muốn nói cho bạn biết nhưng lại sợ mất lòng bạn.

Vùng tối: Đây là vùng trong đó cả bản thân bạn và những người xung quanh đều không nhận

biết được nhưng trong vùng này có nhiều khả năng và năng khiếu chưa được biết đến hoặc

chưa được phát hiện. Nhiều người thích gọi vùng này là vùng tương lai, vùng chưa được phát

hiện hoặc đơn giản là vùng chưa được biết đến.

Cửa sổ Johari có nhiều tác

dụng. Tác dụng thứ nhất xét

đến việc tạo ra một không khí

hoà hợp ấm áp, bạn càng tự

bộc lộ mình với những người

khác, người khác càng trao đổi

nhiều hơn, do vậy, những trở

ngại cá nhân và những hạn

chế xã hội được phá vỡ. Tương

tự, khi bạn tự bộc lộ mình, bạn

có thể nhận được thông tin

phản hồi. Tác dụng khác nói

đến quan hệ cá nhân - bạn

càng biết nhiều về người khác,

bạn càng hiểu họ và biết được những điểm yếu, điểm mạnh, những mong muốn và những

động cơ làm việc gì đó của họ ... Điều này cũng đúng với cách cư xử và nhận thức của người khác

đối với bạn.

Sự hiểu kỹ về khái niệm Cửa sổ Johari giúp cho các học viên có thể sử dụng như lời chỉ dẫn để

hình thành các chiến lược riêng chuẩn bị tiến vào các giới khác nhau nói trên. Đối với chủ các

nhà băng, các nhà doanh nghiệp cần phải bộc lộ mình hơn nữa để có thể được đánh giá tốt hơn

khi xét về các đặc điểm kinh doanh và quản lý. Còn đối với các đối thủ cạnh tranh thì các nhà

doanh nghiệp càng nên cố gắng giữ cho vùng mở càng nhỏ càng tốt.

Ngoài ra, Cửa sổ Johari còn có thể sử dụng trong chiến lược đàm phán. Thông tin chính là sức

mạnh. Bạn càng biết nhiều về nhu cầu, chiến lược và vùng mật của phía khác như các nhà cung

cấp và các chủ nợ thì khả năng, tư thế đàm phán của bạn đi đến thành công càng mạnh hơn.

Page 11: Tài liệu tập huấn KẾ TOÁN TÀI CHÍNH DÀNH CHO HỢP TÁC …lienminhhtxhaiphong.org.vn/PortalFolders/ImageUploads/LMHTX/1050... · KẾ TOÁN TÀI CHÍNH DÀNH CHO HỢP

10 Tài liệu tập huấn Kế toán tài chính dành cho HTX và doanh nghiệp vừa và nhỏ

3. TỔNg QuAN VỀ KẾ TOÁN

3.1. CÁC KHÁI NIỆMu Kế toán là việc thu thập, xử lý, kiểm tra, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế, tài chính dưới

hình thức giá trị, hiện vật và thời gian lao động.

u Kế toán tài chính là việc thu thập, xử lý, kiểm tra, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế, tàichính bằng báo cáo tài chính cho đối tượng có nhu cầu sử dụng thông tin của đơn vị kếtoán.

u Kế toán quản trị là việc thu thập, xử lý, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế, tài chính theoyêu cầu quản trị và quyết định kinh tế, tài chính trong nội bộ đơn vị kế toán.

u Nghiệp vụ kinh tế, tài chính là những hoạt động phát sinh cụ thể làm tăng, giảm tài sản,nguồn hình thành tài sản của đơn vị kế toán.

u Đơn vị kế toán là đối tượng quy định tại các điểm a, b, c, d và đ khoản 1 Điều 2 của Luật nàycó lập báo cáo tài chính.

u Kỳ kế toán là khoảng thời gian xác định từ thời điểm đơn vị kế toán bắt đầu ghi sổ kế toánđến thời điểm kết thúc việc ghi sổ kế toán, khóa sổ kế toán để lập báo cáo tài chính.

u Chứng từ kế toán là những giấy tờ và vật mang tin phản ánh nghiệp vụ kinh tế, tài chính phátsinh và đã hoàn thành, làm căn cứ ghi sổ kế toán.

u Tài liệu kế toán là chứng từ kế toán, sổ kế toán, báo cáo tài chính, báo cáo kế toán quản trị,báo cáo kiểm toán, báo cáo kiểm tra kế toán và tài liệu khác có liên quan đến kế toán.

u Chế độ kế toán là những quy định và hướng dẫn về kế toán trong một lĩnh vực hoặc một sốcông việc cụ thể do cơ quan quản lý nhà nước về kế toán hoặc tổ chức được cơ quan quảnlý nhà nước về kế toán uỷ quyền ban hành.

u Chuẩn mực kế toán gồm những nguyên tắc và phương pháp kế toán cơ bản để ghi sổ kếtoán và lập báo cáo tài chính.

u Kiểm tra kế toán là xem xét, đánh giá việc tuân thủ pháp luật về kế toán, sự trung thực, chínhxác của thông tin, số liệu kế toán.

u Hành nghề kế toán là hoạt động cung cấp dịch vụ kế toán của doanh nghiệp hoặc cá nhâncó đủ tiêu chuẩn, điều kiện thực hiện dịch vụ kế toán.

u Hình thức kế toán là các mẫu sổ kế toán, trình tự, phương pháp ghi sổ và mối liên quan giữacác sổ kế toán.

u Phương pháp kế toán là cách thức và thủ tục cụ thể để thực hiện từng nội dung công việckế toán.

Page 12: Tài liệu tập huấn KẾ TOÁN TÀI CHÍNH DÀNH CHO HỢP TÁC …lienminhhtxhaiphong.org.vn/PortalFolders/ImageUploads/LMHTX/1050... · KẾ TOÁN TÀI CHÍNH DÀNH CHO HỢP

11Tài liệu tập huấn Kế toán tài chính dành cho HTX và doanh nghiệp vừa và nhỏ

3.2. CÁC NGuyêN TắC KẾ TOÁN3.2.1. Nguyên tắc 1: Cơ sở dồn tích

Mọi nghiệp vụ kinh tế, tài chính của doanh nghiệp liên quanđến tài sản, nợ phải trả, nguồn vốn chủ sở hữu, doanh thu,chi phí phải được ghi sổ kế toán vào thời điểm phát sinh,không căn cứ vào thời điểm thực tế thu hoặc thực tế chi tiềnhoặc tương đương tiền. Báo cáo tài chính lập trên cơ sở dồntích phản ảnh tình hình tài chính của doanh nghiệp trongquá khứ, hiện tại và tương lai.

3.2.2. Nguyên tắc 2: Hoạt động liên tục

Báo cáo tài chính phải được lập trên cơ sở giả định là doanh nghiệp đang hoạt động liên tục vàsẽ tiếp tục hoạt động kinh doanh bình thường trong tương lai gần, nghĩa là doanh nghiệp khôngcó ý định cũng như không buộc phải ngừng hoạt động hoặc phải thu hẹp đáng kể quy mô hoạtđộng của mình. Trường hợp thực tế khác với giả định hoạt động liên tục thì báo cáo tài chínhphải lập trên một cơ sở khác và phải giải thích cơ sở đã sử dụng để lập Báo cáo tài chính (BCTC)

3.2.3. Nguyên tắc 3: Giá gốc

Tài sản phải được ghi nhận theo giá gốc. Giá gốc của tài sản được tính theo số tiền hoặc khoảntương đương tiền đã trả, phải trả hoặc tính theo giá trị hợp lý của tài sản đó vào thời điểm tàisản được ghi nhận. Giá gốc của tài sản không được thay đổi trừ khi có quy định khác trong chuẩnmực kế toán cụ thể.

3.2.4. Nguyên tắc 4: Phù hợp

Việc ghi nhận doanh thu và chi phí phải phù hợp với nhau. Khi ghi nhận một khoản doanh thuthì phải ghi nhận một khoản chi phí tương ứng có liên quan đến việc tạo ra doanh thu đó. Chiphí tương ứng với doanh thu gồm chi phí của kỳ tạo ra doanh thu và chi phí của các kỳ trướchoặc chi phí phải trả nhưng liên quan đến doanh thu của kỳ đó.

3.2.5. Nguyên tắc 5: Nhất quán

Các chính sách và phương pháp kế toán doanh nghiệp đã chọn phải được áp dụng thống nhấtít nhất trong một kỳ kế toán năm. Trường hợp có thay đổi chính sách và phương pháp kế toánđã chọn thì phải giải trình lý do và ảnh hưởng của sự thay đổi đó trong phần thuyết minh báocáo tài chính.

3.2.6. Nguyên tắc 6: Thận trọng

Thận trọng là việc xem xét, cân nhắc, phán đoán cần thiết để lập các ước tính kế toán trong cácđiều kiện không chắc chắn. Nguyên tắc thận trọng đòi hỏi:

Page 13: Tài liệu tập huấn KẾ TOÁN TÀI CHÍNH DÀNH CHO HỢP TÁC …lienminhhtxhaiphong.org.vn/PortalFolders/ImageUploads/LMHTX/1050... · KẾ TOÁN TÀI CHÍNH DÀNH CHO HỢP

12 Tài liệu tập huấn Kế toán tài chính dành cho HTX và doanh nghiệp vừa và nhỏ

a/ Phải lập các khoản dự phòng nhưng không lập quá lớn;

b/ Không đánh giá cao hơn giá trị của các tài sản và các khoản thu nhập;

c/ Không đánh giá thấp hơn giá trị của các khoản nợ phải trả và chi phí;

d/ Doanh thu và thu nhập chỉ được ghi nhận khi có bằng chứng chắc chắn về khả năng thuđược lợi ích kinh tế, còn chi phí phải được ghi nhận khi có bằng chứng về khả năng phát sinhchi phí.

3.2.7. Nguyên tắc 7: Trọng yếu

Thông tin được coi là trọng yếu trong trường hợp nếu thiếu thông tin hoặc thiếu chính xác củathông tin đó có thể làm sai lệch đáng kể báo cáo tài chính, làm ảnh hưởng đến quyết định kinhtế của người sử dụng báo cáo tài chính. Tính trọng yếu phụ thuộc vào độ lớn và tính chất củathông tin hoặc các sai sót được đánh giá trong hoàn cảnh cụ thể. Tính trọng yếu của thông tinphải được xem xét trên cả phương diện định lượng và định tính.

Các yêu cầu cơ bản đối với kế toán

u Trung thực: Các thông tin và số liệu kế toán phải được ghi chép và báo cáo trên cơ sở cácbằng chứng đầy đủ, khách quan và đúng với thực tế về hiện trạng, bản chất nội dung và giátrị của nghiệp vụ kinh tế phát sinh.

u khách quan: Các thông tin và số liệu kế toán phải được ghi chép và báo cáo đúng với thựctế, không bị xuyên tạc, không bị bóp méo.

u Đầy đủ: Mọi nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh liên quan đến kỳ kế toán phải được ghichép và báo cáo đầy đủ, không bị bỏ sót.

u kịp thời: Các thông tin và số liệu kế toán phải được ghi chép và báo cáo kịp thời, đúng hoặctrước thời hạn quy định, không được chậm trễ.

u Dễ hiểu: Các thông tin và số liệu kế toán trình bày trong báo cáo tài chính phải rõ ràng, dễhiểu đối với người sử dụng. Người sử dụng ở đây được hiểu là người có hiểu biết về kinhdoanh, về kinh tế, tài chính, kế toán ở mức trung bình. Thông tin về những vấn đề phức tạptrong báo cáo tài chính phải được giải trình trong phần thuyết minh.

u có thể so sánh: Các thông tin và số liệu kế toán giữa các kỳ kế toán trong một doanh nghiệpvà giữa các doanh nghiệp chỉ có thể so sánh được khi tính toán và trình bày nhất quán.Trường hợp không nhất quán thì phải giải trình trong phần thuyết minh để người sử dụngbáo cáo tài chính có thể so sánh thông tin giữa các kỳ kế toán, giữa các doanh nghiệp hoặcgiữa thông tin thực hiện với thông tin dự toán, kế hoạch.

Page 14: Tài liệu tập huấn KẾ TOÁN TÀI CHÍNH DÀNH CHO HỢP TÁC …lienminhhtxhaiphong.org.vn/PortalFolders/ImageUploads/LMHTX/1050... · KẾ TOÁN TÀI CHÍNH DÀNH CHO HỢP

13Tài liệu tập huấn Kế toán tài chính dành cho HTX và doanh nghiệp vừa và nhỏ

3.3. VAI TRò CủA KẾ TOÁNu Thu thập, xử lý thông tin, số liệu kế toán theo đối tượng và nội dung công việc kế toán, theo

chuẩn mực và chế độ kế toán.

u Kiểm tra, giám sát các khoản thu, chi tài chính, các nghĩa vụ thu, nộp, thanh toán nợ; kiểmtra việc quản lý, sử dụng tài sản và nguồn hình thành tài sản; phát hiện và ngăn ngừa cáchành vi vi phạm pháp luật về tài chính, kế toán.

u Phân tích thông tin, số liệu kế toán; tham mưu, đề xuất các giải pháp phục vụ yêu cầu quảntrị và quyết định kinh tế, tài chính của đơn vị kế toán.

u Cung cấp thông tin, số liệu kế toán theo quy định của pháp luật.

3.4. HỆ THỐNG KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP (kế toán tài chính, kế toánquản trị, kế toán thuế)

kế toán tài chính: cung cấp thông tin về tài sản,nguồn vốn, kết quả kinh doanh,... cho các đốitượng bên trong và bên ngoài doanhnghiệp/HTX

kế toán quản trị: mục đích lập kế hoạch, điềuhành, kiểm soát và quyết định trong nội bộdoanh nghiệp/HTX.

kế toán thuế: phục vụ cho mục đích tính thuếcủa doanh nghiệp, DN/HTX.

3.5. TỔ CHứC CôNG TÁC KẾ TOÁN TRONG DOANH NGHIỆPkhái niệm: Tổ chức là sự kết hợp giữa con người và công việc nhằm đạt được mục tiêu của hoạtđộng. Tổ chức công tác kế toán trong doanh nghiệp: là sự kết hợp giữa các quá trình phân chiacác phần hành kế toán với tổ chức hoạt động của các thành viên kế toán để nhằm thực hiệnchức năng kiểm tra giám sát các hoạt động kinh tế tài chính của doanh nghiệp, đáp ứng mộtcách tốt nhất yêu cầu quản lý.

Ý nghĩa tổ chức công tác kế toán: tổ chức công tác kế toán trong các doanh nghiệp khoa họchợp lý đem lại ý nghĩa quan trọng trong công tác quản lý, biểu hiện:

u Đảm bảo đáp ứng đầy đủ kịp thời mọi thông tin cho mọi đối tượng quan tâm.

Page 15: Tài liệu tập huấn KẾ TOÁN TÀI CHÍNH DÀNH CHO HỢP TÁC …lienminhhtxhaiphong.org.vn/PortalFolders/ImageUploads/LMHTX/1050... · KẾ TOÁN TÀI CHÍNH DÀNH CHO HỢP

14 Tài liệu tập huấn Kế toán tài chính dành cho HTX và doanh nghiệp vừa và nhỏ

u Sử dụng nhân lực kế toán đúng với khả năng trình độ sẽ phát huy được năng lực đội ngũtạo điều kiện nâng cao trình độ chuyên môn.

u Tổ chức công tác kế toán khoa học hợp lý sẽ phát huy được vai trò của kế toán đồng thờităng cường được hạch toán kế toán trong nội bộ doanh nghiệp/HTX.

Yêu cầu:

u Phải đảm bảo thu nhận được đầy đủ thông tin về hoạt động kinh tế tài chính.

u Phải phù hợp với quy mô hoạt động, đặc điểm SXKD và yêu cầu quản lý của từng đơn vị.

u Phải phù hợp với năng lực trình độ của đội ngũ và trình độ trang thiết bị kỹ thuật trong việctính toán sử dụng và xử lý các thông tin.

u Phải thực hiện nguyên tắc tiết kiệm hiệu qủa (lao động, vật chất).

u Phải phù hợp với chế độ kế toán hiện hành.

3.5.1. Chứng từ kế toán

Chứng từ kế toán là những giấy tờ và vật mang tin phản ánh nghiệp vụ kinh tế, tài chính phátsinh và đã hoàn thành, làm căn cứ ghi sổ kế toán. (Luật kế toán, điều 4, khoản 7)

Các nội dung bắt buộc của chứng từ kế toán:

u Tên gọi và số hiệu của chứng từ kế toán.

u Ngày, tháng, năm lập chứng từ.

u Tên, địa chỉ của đơn vị hoặc cá nhân lập chứng từ kế toán.

u Tên, địa chỉ của đơn vị hoặc cá nhân nhận chứng từ kế toán.

u Nội dung nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh.

u Số lượng, đơn giá và số tiền của nghiệp vụ kinh tế, tài chính ghi bằng số; tổng số tiền củachứng từ kế toán dùng để thu, chi tiền ghi bằng số và bằng chữ.

u Chữ ký, họ và tên của người lập, người duyệt và những người có liên quan.

Ngoài 7 nội dung chủ yếu của chứng từ kế toán nêu trên, chứng từ kế toán có thể có thêmnhững nội dung khác theo từng loại chứng từ. (theo điều 17 Luật kế toán)

Tài khoản kế toán

Tài khoản kế toán dùng để phân loại và hệ thống hóa các nghiệp vụ kinh tế, tài chính theo nộidung kinh tế.

Doanh nghiệp vừa và nhỏ, HTX phải căn cứ vào hệ thống tài khoản kế toán của Chế độ kế toándoanh nghiệp vừa và nhỏ ban hành theo Quyết định 48/2006/QĐ-BTC để chọn hệ thống tàikhoản kế toán áp dụng ở đơn vị.

Đơn vị kế toán được chi tiết các tài khoản kế toán đã chọn phục vụ yêu cầu quản lý của đơn vị.

Page 16: Tài liệu tập huấn KẾ TOÁN TÀI CHÍNH DÀNH CHO HỢP TÁC …lienminhhtxhaiphong.org.vn/PortalFolders/ImageUploads/LMHTX/1050... · KẾ TOÁN TÀI CHÍNH DÀNH CHO HỢP

15Tài liệu tập huấn Kế toán tài chính dành cho HTX và doanh nghiệp vừa và nhỏ

3.5.2. Sổ kế toán

Sổ kế toán dùng để ghi chép, hệ thống và lưu giữ toàn bộ các nghiệp vụ kinh tế, tài chính đã

phát sinh theo nội dung kinh tế và theo trình tự thời gian có liên quan đến doanh nghiệp.

Doanh nghiệp/HTX được áp dụng 1 trong 4 hình thức kế toán sau:

u Hình thức kế toán Nhật ký chung;

u Hình thức kế toán Nhật ký - Sổ Cái;

u Hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ;

u Hình thức kế toán trên máy vi tính.

Trong mỗi hình thức sổ kế toán có những quy định cụ thể về số lượng, kết cấu, mẫu sổ, trình tự,

phương pháp ghi chép và mối quan hệ giữa các sổ kế toán.

3.5.3. Báo cáo tài chính

Lập các báo cáo kế toán theo qui định là công việc cuối cùng của công tác kế toán. Cuối mỗi kỳ

kế toán tổng hợp số liệu lập các báo cáo tài chính theo qui định. Các báo cáo tài chính phải

được gửi kịp thời theo đúng chế độ qui định cho các nơi nhận báo cáo. Đối với những báo cáo

tài chính bắt buộc: Bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền

tệ, thuyết minh báo cáo tài chính phải tổ chức ghi chép theo đúng mẫu biểu, chỉ tiêu qui định.

Những báo cáo khác tuỳ thuộc vào qui định và yêu cầu quản lý của đơn vị để xây dựng mẫu biểu,

chỉ tiêu phù hợp.

Báo cáo tài chính phản ảnh tình hình tài chính của doanh nghiệp/HTX bằng cách tổng hợp các

nghiệp vụ kinh tế, tài chính có cùng tính chất kinh tế thành các yếu tố của báo cáo tài chính. Các

yếu tố liên quan trực tiếp đến việc xác định tình hình tài chính trong Bảng cân đối kế toán là Tài

sản, Nợ phải trả và Vốn chủ sở hữu. Các yếu tố liên quan trực tiếp đến đánh giá tình hình và kết

quả kinh doanh trong Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là Doanh thu, thu nhập khác, Chi

phí và Kết quả kinh doanh.

3.5.4. Tổ chức kiểm kê tài sản

Căn cứ vào chế độ kiểm kê tài sản áp dụng thống nhất cho các lĩnh vực, các ngành kinh tế,

doanh nghiệp phải tổ chức kiểm kê tài sản định kỳ và bất thường như kiểm kê tài sản khi kết thúc

kỳ kế toán, khi giải thể, sát nhập đơn vị, khi bàn giao tài sản. Tổ chức kiểm kê tài sản phải xác định

rõ mục đích, yêu cầu và phương pháp kiểm kê, tiến hành kiểm kê theo trình tự công việc hợp

lý, đề xuất biện pháp xử lý những tài sản thừa, thiếu, kém phẩm chất phát hiện khi kiểm kê.

Tổ chức kiểm kê tài sản nhằm đảm bảo số liệu kế toán được chính xác, bảo vệ tài sản vật tư, tiền

vốn của doanh nghiệp, HTX.

Page 17: Tài liệu tập huấn KẾ TOÁN TÀI CHÍNH DÀNH CHO HỢP TÁC …lienminhhtxhaiphong.org.vn/PortalFolders/ImageUploads/LMHTX/1050... · KẾ TOÁN TÀI CHÍNH DÀNH CHO HỢP

16 Tài liệu tập huấn Kế toán tài chính dành cho HTX và doanh nghiệp vừa và nhỏ

3.5.5. Tổ chức kiểm tra công tác kế toán ở doanh nghiệp

Tổ chức kiểm tra kế toán là một công việc của kế toán nhằm giúp DN/HTX thực hiện công táckế toán đúng chế độ tài chính kế toán hiện hành. Kiểm tra kế toán cần tập trung vào những nộidung sau:

u Kiểm tra việc tổ chức hạch toán ban đầu: việc sử dụng mẫu biểu chứng từ, lập chứng từ, thunhận kiểm tra chỉnh lý chứng từ, luân chuyển chứng từ.

u Kiểm tra việc vận dụng hệ thống tài khoản kế toán, việc mở, ghi chép, khoá sổ, kiểm tra đốichiếu số liệu kế toán.

u Kiểm tra việc thực hiện chế độ kiểm kê định kỳ đối với tài sản, vật tư, tiền vốn ở các bộ phậntrong đơn vị.

u Kiểm tra, đánh giá, đánh giá lại tài sản,việc tập hợp phân bổ chi phí, tính giá thành, kết quảsản xuất kinh doanh.

u Kiểm tra tình hình quản lý, sử dụng tài sản trong doanh nghiệp, việc thực hiện chế độ tráchnhiệm vật chất đối với những người có liên quan đến quản lý, sử dụng tài sản trong doanhnghiệp/HTX.

u Kiểm tra tình hình tổ chức công tác kế toán, việc tổ chức thực hiện kiểm tra kế toán trongnội bộ doanh nghiệp.

Sau khi kiểm tra phải có kết luận một cách rõ ràng, chính xác. Các vụ việc được phát hiện phảicó bằng cớ chứng từ xác minh và dựa vào chế độ thể lệ quản lý kinh tế tài chính, chế độ kế toán.Báo cáo phải nêu được những thành tích cũng như tồn tại trong công tác kế toán, công tácquản lý của doanh nghiệp, đề xuất biện pháp hợp lý.

3.5.6. Tổ chức bộ máy kế toán, vai trò, nhiệm vụ của kế toán trưởng

a- Tổ chức bộ máy kế toán

Tổ chức bộ máy kế toán là việc sắp xếp, bố trí, phân công việc cho những người làm công táckế toán trong đơn vị, sao cho bộ máy kế toán phải phù hợp với quy mô sản xuất, kinh doanh vàyêu cầu quản lý DN/HTX.

DN/HTX phải tổ chức bộ máy kế toán, bố trí người làm kế toán hoặc thuê làm kế toán phải bốtrí người làm Kế toán trưởng. Trường hợp chưa bố trí được người làm Kế toán trưởng thì phải cửngười phụ trách kế toán hoặc thuê người ngoài làm Kế toán trưởng.

* Yêu cầu của việc tổ chức bộ máy kế toán.

u Bộ máy kế toán phải đảm bảo chỉ đạo và thực hiện toàn diện thống nhất và tập trung côngtác kế toán, thống kê, thông tin kinh tế của đơn vị.

u Bộ máy kế toán phải gọn nhẹ, hợp lý, chuyên môn hóa, đủ năng lực hoàn thành nhiệm vụcủa kế toán đơn vị.

Page 18: Tài liệu tập huấn KẾ TOÁN TÀI CHÍNH DÀNH CHO HỢP TÁC …lienminhhtxhaiphong.org.vn/PortalFolders/ImageUploads/LMHTX/1050... · KẾ TOÁN TÀI CHÍNH DÀNH CHO HỢP

17Tài liệu tập huấn Kế toán tài chính dành cho HTX và doanh nghiệp vừa và nhỏ

* Nhiệm vụ của bộ máy kế toán.

u Thu nhập, xử lý thông tin, số liệu kế toán theo đối tượng và nội dung công việc kế toán,theo chuẩn mực và chế độ kế toán.

u Kiểm tra, giám sát các khoản thu, chi tài chính, các nghĩa vụ thu, nộp, thanh toán nợ; kiểmtra việc quản lý, sử dụng tài sản và nguồn hình thành tài sản; phát hiện và ngăn ngừa cáchành vi vi phạm pháp luật về tài chính, kế toán.

u Phân tích thông tin, số liệu kế toán; tham mưu đề xuất các giải pháp phục vụ yêu cầu quảntrị và quyết định kinh tế, tài chính của đơn vị kế toán.

u Cung cấp thông tin, số liệu kế toán theo quy định của pháp luật.

u Ngoài ra, bộ máy kế toán còn phải tham gia công tác kiểm kê tài sản, kiểm tra kế toán, tổchức bảo quản lưu trữ hồ sơ, tài liệu kế toán theo quy định.

* các mô hình tổ chức bộ máy kế toán

Tùy theo đặc điểm hoạt động và tổ chức của doanh nghiệp/HTX mà bộ máy kế toán có thể tổchức theo các mô hình khác nhau:

Thứ nhất: Mô hình tập trung (Tổ chức bộ máy kế toán theo phương pháp trực tuyến). Với phươngpháp này, các nhân viên trong bộ máy kế toán của DN/HTX chịu sự chỉ đạo trực tiếp của kế toántrưởng hay người phụ trách kế toán (kể cả nhân viên kế toán của các đơn vị cơ sở). Có thể kháiquát mô hình này theo sơ đồ sau:

Kế toán trưởng Doanh nghiệp/ HTX(hoặc người phụ trách kế toán)

Các kế toán viên của Doanh nghiệp/HTX(Các kế toán đảm nhiệm những phần thực

hành kế toán của DN/ HTX)

Đặc điểm của phương pháp này:

+ Thông tin kế toán được truyền đạt nhanh, chính xác;

+ Tính chuyên môn hoá không cao;

+ Thường áp dụng cho các đơn vị có quy mô nhỏ.

Page 19: Tài liệu tập huấn KẾ TOÁN TÀI CHÍNH DÀNH CHO HỢP TÁC …lienminhhtxhaiphong.org.vn/PortalFolders/ImageUploads/LMHTX/1050... · KẾ TOÁN TÀI CHÍNH DÀNH CHO HỢP

18 Tài liệu tập huấn Kế toán tài chính dành cho HTX và doanh nghiệp vừa và nhỏ

Thứ hai: Mô hình phân tán (Tổ chức bộ máy kế toán theo phương pháp trực tuyến chức năng).Với phương pháp này, công tác hạch toán kế toán của các đơn vị cơ sở được thực hiện tại đơnvị, phòng kế toán làm công tác tổng hợp cuối cùng. Khi biểu diễn trên sơ đồ bộ máy kế toán sẽđiều hành như sau:

Đặc điểm và điều kiện áp dụng của phương pháp này:

+ Mang tính chuyên môn hoá cao.

+ Thường áp dụng cho các đơn vị có quy mô lớn, do đó mô hình này ít gặp trong các doanhnghiệp vừa và nhỏ, các hợp tác xã.

Thứ ba: Mô hình hỗn hợp (Tổ chức bộ máy kế toán theo phương pháp kinh doanh khu vực). Môhình này là sự phối hợp của hai phương pháp tập trung và phân tán đã nêu ở phần trên, với môhình này các đơn vị cơ sở đủ mạnh (có tư cách pháp nhân) thì được hạch toán độc lập, còn cácđơn vị khác thì hạch toán phụ thuộc. Nếu biểu diễn trên sơ đồ thì bộ máy kế toán sẽ được điềuhành như sau:

KẾ TOÁN TRƯỞNG DN/HTX (hoặc người phụ trách kế toán)

Phòng Kế toántổng hợp

Phòng Kế toán Quản trị

Phòng Quản trị tài chính

Các kế toán viên (Kế toán các phần hành kế toán)

Ghi chú:

Chỉ đạo chuyên môn Chỉ đạo nhân sự

Page 20: Tài liệu tập huấn KẾ TOÁN TÀI CHÍNH DÀNH CHO HỢP TÁC …lienminhhtxhaiphong.org.vn/PortalFolders/ImageUploads/LMHTX/1050... · KẾ TOÁN TÀI CHÍNH DÀNH CHO HỢP

19Tài liệu tập huấn Kế toán tài chính dành cho HTX và doanh nghiệp vừa và nhỏ

Đặc điểm và điều kiện áp dụng của phương pháp này:

+ Mang tính phân cấp cao, linh động;

+ Thường áp dụng cho các đơn vị có quy mô hoạt động lớn, phức tạp

b- Vai trò và nhiệm vụ của kế toán trưởng

Kế toán trưởng là người đứng đầu bộ máy kế toán của đơn vị, chịu sự lãnh đạo của Chủ nhiệm

DN/HTX; trường hợp có đơn vị kế toán cấp trên thì đồng thời chịu sự chỉ đạo và kiểm tra của kế

toán trưởng cấp trên về chuyên môn, nghiệp vụ.

Trường hợp DN/HTX cử người phụ trách kế toán thay Kế toán trưởng thì người phụ trách kế

toán phải có các tiêu chuẩn quy định của người làm kế toán và phải thực hiện nhiệm vụ, trách

nhiệm và quyền quy định cho Kế toán trưởng.

Xuất phát từ vị trí quan trọng của công tác kế toán trong quản lý kinh tế, kế toán trưởng có

chức năng giúp Chủ nhiệm DN/HTX tổ chức và chỉ đạo toàn diện công tác kế toán, thống kê,

thông tin kinh tế và quản lý sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã với các nhiệm

vụ như sau:

u Tổ chức công tác và tổ chức bộ máy kế toán, thống kê gọn nhẹ, phù hợp với tổ chức sản

xuất, kinh doanh và yêu cầu quản lý của đơn vị.

u Tổ chức thu thập xử lý kiểm tra phân tích và cung cấp thông tin chính xác, trung thực, kịp

thời, đầy đủ tình hình tài sản, vật tư, tiền vốn quá trình sản xuất kinh doanh, kết quả và phân

phối kết quả kinh doanh.

u Tính toán và trích nộp đầy đủ, kịp thời các khoản phải nộp ngân sách, nộp cấp trên, các quỹ

để lại và trả nợ ngân hàng, các khoản nợ khác.

Ghi chú:

Chỉ đạo chuyên môn

Chỉ đạo nhân sự

KẾ TOÁN TRƯỞNG DN/HTX (Người phụ trách kế toán của HTX)

Kế toán viên DN/HTX(Kế toán các phần hành) Phụ trách kế toán các đơn vị cơ sở

Kế toán viên các đơn vị cơ sở

Page 21: Tài liệu tập huấn KẾ TOÁN TÀI CHÍNH DÀNH CHO HỢP TÁC …lienminhhtxhaiphong.org.vn/PortalFolders/ImageUploads/LMHTX/1050... · KẾ TOÁN TÀI CHÍNH DÀNH CHO HỢP

20 Tài liệu tập huấn Kế toán tài chính dành cho HTX và doanh nghiệp vừa và nhỏ

u Tham gia kiểm kê tài sản, phản ánh kịp thời kết quả kiểm kê và xử lý chênh lệch kiểm kê,

chênh lệch thừa thiếu tài sản trong các trường hợp.

u Lập đầy đủ và nộp đúng hạn các báo cáo tài chính.

u Tổ chức kiểm tra kế toán trong nội bộ DN/HTX.

u Phổ biến và hướng dẫn thi hành kịp thời các chế độ, thể lệ tài chính, kế toán, thông tin kinh

tế trong DN/HTX.

u Thực hiện việc đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ, xây dựng đội ngũ cán bộ nhân viên

kế toán DN/HTX.

u Tổ chức phân tích hoạt động kế toán, đánh giá kết quả sản xuất kinh doanh, phát hiện những

lãng phí và bất hợp lý trong kinh doanh, đề xuất biện pháp phát huy khả năng tiềm tàng

trong DN/HTX.

u Tham gia nghiên cứu cải tiến tổ chức sản xuất, kinh doanh và quản lý, đưa hoạt động của

DN/HTX phù hợp với điều kiện mới, không ngừng nâng cao hiệu quả kinh tế.

Page 22: Tài liệu tập huấn KẾ TOÁN TÀI CHÍNH DÀNH CHO HỢP TÁC …lienminhhtxhaiphong.org.vn/PortalFolders/ImageUploads/LMHTX/1050... · KẾ TOÁN TÀI CHÍNH DÀNH CHO HỢP

21Tài liệu tập huấn Kế toán tài chính dành cho HTX và doanh nghiệp vừa và nhỏ

4. MỘT SỐ NghiệP VỤ KẾ TOÁNCƠ BẢN4.1. KẾ TOÁN TÀI SẢN 4.1.1. Nội dung vốn bằng tiền trong các DN/HTX

Vốn bằng tiền của các DN/HTX là một bộ phận cấu thành tài sản lưu động, tồn tại trực tiếp dướihình thái tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, trái phiếu tài chính.

Nội dung vốn bằng tiền của DN/HTX bao gồm tiền mặt tại quỹ (Việt Nam đồng, ngoại tệ, vàngbạc, đá quý, ngân phiếu, vv...,) và tiền gửi (Việt Nam đồng) của DN/HTX gửi tại ngân hàng, cáctổ chức tín dụng, các tổ chức tài chính.

4.1.2. Nguyên tắc kế toán vốn bằng tiền

u Phải phản ánh chi tiết số hiện có, tình hình biến động các loại vốn bằng tiền theo từng loại.

u Phải sử dụng thống nhất một đơn vị tính giá trị là đồng Việt Nam.

u Ở những DN/HTX có phát sinh ngoại tệ phải được qui đổi ngoại tệ ra đồng Việt Nam theotỷ giá hối đoái thực tế của nghiệp vụ kinh tế phát sinh hoặc theo tỷ giá giao dịch bình quântrên thị trường ngoại tệ liên Ngân hàng do ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thờiđiểm phát sinh nghiệp vụ kinh tế để ghi sổ kế toán.

Khi xuất ngoại tệ từ quỹ tiền mặt hoặc rút ngoại tệ gửi từ tài khoản tiền gửi ngân hàng thì quyđổi ngoại tệ ra đồng Việt Nam theo tỷ giá hối đoái đã phản ánh trên sổ kế toán theo một trong4 phương pháp: bình quân gia quyền, nhập trước xuất trước, nhập sau xuất trước, giá thực tếđích danh.

4.1.3. Kế toán một số nghiệp vụ cơ bản:

Tiền mặt

(1). Khi rút tiền gửi ngân hàng về nhập quỹ tiền mặt, ghi:

Nợ TK 111- Tiền mặt

Có TK 112- Tiền gửi ngân hàng

(2). Khi nhận các khoản vốn góp của xã viên bằng tiền mặt, ghi:

Nợ TK 111- Tiền mặt

Có TK 411- Nguồn vốn kinh doanh (4111)

(3). Khi thu tiền bán sản phẩm, hàng hoá, cung cấp dịch vụ bằng tiền mặt nhập quỹ hợp tácxã, ghi:

Page 23: Tài liệu tập huấn KẾ TOÁN TÀI CHÍNH DÀNH CHO HỢP TÁC …lienminhhtxhaiphong.org.vn/PortalFolders/ImageUploads/LMHTX/1050... · KẾ TOÁN TÀI CHÍNH DÀNH CHO HỢP

22 Tài liệu tập huấn Kế toán tài chính dành cho HTX và doanh nghiệp vừa và nhỏ

Nợ TK 111- Tiền mặt

Có TK 511- Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

Có TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp (nếu có)

(4). Khi thu được các khoản phải thu của khách hàng và của các hộ xã viên, khoản tạm ứng chưachi hết về nhập quỹ hợp tác xã, ghi:

Nợ TK 111- Tiền mặt

Có TK 131- Phải thu của khách hàng

Có TK 138 - Phải thu khác

Có TK 141- Tạm ứng

(5). Số thừa quỹ phát hiện khi kiểm kê, chưa xác định được nguyên nhân, chờ xử lý, ghi:

Nợ TK 111- Tiền mặt

Có TK 338 (TK 3381)- Phải trả, phải nộp khác

(6). Thu thanh lý, nhượng bán tài sản cố định, thu lãi cho vay, lãi từ hoạt động đầu tư góp vốn...bằng tiền mặt, ghi:

Nợ TK 111- Tiền mặt

Có TK 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

Có 711 - Thu nhập khác

(7). Khi chi tiền mặt mua vật liệu, dụng cụ, hàng hoá nhập kho, ghi:

Nợ TK 152 (153, 156) - nguyên liệu, vật liệu (CCDC, ...)

Nợ TK 133 - Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ (Nếu có)

Có TK 111 - Tiền mặt

(8). Xuất quỹ tiền mặt gửi vào tài khoản tại ngân hàng, ghi:

Nợ TK 112- Tiền gửi ngân hàng

Có TK 111- Tiền mặt

(9). Khi chi các khoản đầu tư xây dựng cơ bản, bằng tiền mặt, ghi:

Nợ TK 241 - Xây dựng cơ bản dở dang

Có TK 111 - Tiền mặt.

(10). Khi thanh toán các khoản nợ phải trả, các khoản nợ vay, nộp thuế cho nhà nước, chi trả tiềncông cho xã viên bằng tiền mặt, ghi:

Nợ TK 311 - Vay ngắn hạn

Page 24: Tài liệu tập huấn KẾ TOÁN TÀI CHÍNH DÀNH CHO HỢP TÁC …lienminhhtxhaiphong.org.vn/PortalFolders/ImageUploads/LMHTX/1050... · KẾ TOÁN TÀI CHÍNH DÀNH CHO HỢP

23Tài liệu tập huấn Kế toán tài chính dành cho HTX và doanh nghiệp vừa và nhỏ

Nợ TK 331 -Phải trả người bán

Nợ TK 333 - Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước

Nợ TK 334 – Phải trả người lao động

Có TK 111- Tiền mặt.

(11). Chi tạm ứng cho cán bộ hợp tác xã đi công tác, đi mua vật tư, ghi:

Nợ TK 141- Tạm ứng

Có TK 111- Tiền mặt.

(12). Xuất quỹ tiền mặt mua tài sản cố định đưa vào sử dụng, ghi:

Nợ TK 211- Tài sản cố định

Nợ TK 133 - Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ

Có TK 111 - Tiền mặt

(13). Xuất quỹ tiền mặt chi cho các hoạt động sản xuất kinh doanh, quản lý hợp tác xã, ghi:

Nợ TK 154 - Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang

Nợ TK 642 - Chi phí quản lý kinh doanh

Có TK 111 - Tiền mặt.

(14). Số thiếu quỹ phát hiện khi kiểm kê chưa rõ nguyên nhân, ghi:

Nợ TK 138 (1381)- Phải thu khác

Có TK 111 - Tiền mặt

Khi phát hiện được nguyên nhân, tuỳ theo quyết định xử lý kế toán phản ánh tương ứng.

4.1.4. Phương pháp kế toán tiền gửi NH tương tự PP kế toán tiền mặt

Ngoại tệ

(1). Khi mua vật tư, hàng hóa, tài sản cố định, dịch vụ, dùng vào hoạt động sản xuất kinh doanhbằng ngoại tệ:

Nếu lỗ tỉ giá (tỉ giá thực tế phát sinh ngày lớn hơn tỉ giá ghi sổ)

Nợ TK 152, 153, 155, 156, 211, 642 (tỉ giá thực tế)

Nợ TK 133 - Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ (nếu có) (tỉ giá thực tế)

Nợ TK 635 - Chi phí tài chính (nếu lỗ tỉ giá)

Có TK 111,112, 311 - Tiền mặt (TGNH,…) (tỉ giá ghi sổ)

Nếu lãi tỉ giá (tỉ giá thực tế phát sinh ngày nhỏ hơn tỉ giá ghi sổ)

Nợ TK 152, 153, 155, 156, 211, 642 (tỉ giá thực tế)

Page 25: Tài liệu tập huấn KẾ TOÁN TÀI CHÍNH DÀNH CHO HỢP TÁC …lienminhhtxhaiphong.org.vn/PortalFolders/ImageUploads/LMHTX/1050... · KẾ TOÁN TÀI CHÍNH DÀNH CHO HỢP

24 Tài liệu tập huấn Kế toán tài chính dành cho HTX và doanh nghiệp vừa và nhỏ

Nợ TK 133 - Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ (nếu có) (tỉ giá thực tế)

Có TK 111,112, 311 - Tiền mặt (TGNH,…) (tỉ giá ghi sổ)

Có TK 515 – Doanh thu hoạt động tài chính (nếu lãi tỉ giá)

Đồng thời ghi: Có TK 007- số ngoại tệ xuất dùng

(2). Doanh thu bán hàng, cung cấp dịch vụ và các khoản thu nhập khác bằng ngoại tệ đượcphản ánh bằng Đồng Việt Nam, ghi:

Nợ TK 111 (112, 131) - Tiền mặt (tiền gửi ngân hàng, ...)

Có TK 511, 711 - Doanh thu (theo tỷ giá thực tế)

Có TK 333 - Thuế và các khoản phải nộp nhà nước (3331)

Nợ TK 007 – Số ngoại tệ nhập quỹ

(3). Khi mua ngoại tệ bằng tiền Việt Nam, ghi:

Nợ TK 111, 112 (theo tỷ giá thực tế mua)

Có TK 111 - Tiền mặt (1111); hoặc

Có TK 331 - Phải trả cho người bán (theo tỷ giá thực tế mua)

Nợ TK 007 – (Số ngoại tệ nhập quỹ )

(4). Nếu đơn vị bán ngoại tệ, thu tiền Đồng Việt Nam, ghi:

Nợ TK 111, 112 (Theo tỷ giá thực tế bán)

Nợ TK 635 - Chi phí tài chính (nếu lỗ tỉ giá)

Có TK 111, 112: theo tỷ giá ghi sổ

Có TK 515 - Doanh thu hoạt động tài chính (nếu lãi tỉ giá)

Đồng thời ghi: Có TK 007- số ngoại tệ xuất dùng

(5). Khi thu các khoản nợ phải thu bằng ngoại tệ

Nợ TK 111, 112 – (theo tỷ giá thực tế)

Nợ TK635 - Chi phí tài chính (nếu lỗ tỉ giá)

Có TK 131 - Phải thu của khách hàng (tỷ giá ghi sổ kế toán)

Có TK 515 - Doanh thu hoạt động tài chính (nếu lãi tỉ giá)

Nợ TK 007 - Số ngoại tệ nhập quỹ

(6). Khi xuất ngoại tệ trả nợ:

Nợ TK 331 - Phải trả cho khách hàng (tỷ giá trên sổ kế toán)

Nợ TK635 - Chi phí tài chính (nếu lỗ tỉ giá)

Có TK 111, 112 (tỷ giá ghi sổ kế toán)

Page 26: Tài liệu tập huấn KẾ TOÁN TÀI CHÍNH DÀNH CHO HỢP TÁC …lienminhhtxhaiphong.org.vn/PortalFolders/ImageUploads/LMHTX/1050... · KẾ TOÁN TÀI CHÍNH DÀNH CHO HỢP

25Tài liệu tập huấn Kế toán tài chính dành cho HTX và doanh nghiệp vừa và nhỏ

Có TK 515 - Doanh thu hoạt động tài chính (nếu lãi tỉ giá)

Đồng thời ghi: Có TK 007- Số ngoại tệ xuất dùng

Ở thời điểm cuối năm tài chính, doanh nghiệp phải đánh giá lại các khoản mục tiền tệ, phải thu,phải trả có gốc ngoại tệ theo tỷ giá hối đoái ở thời điểm cuối năm tài chính (tỷ giá hối đoáibình quân liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm cuối nămtài chính)

- Nếu phát sinh lãi tỷ giá, ghi:

Nợ TK 111, 112, 131, 311,…

Có TK 413 - chênh lệch tỷ giá hối đoái

- Nếu phát sinh lỗ tỷ giá:

Nợ TK 413- chênh lệch tỷ giá hối đoái

Có TK 111, 112, 131, 311,…

Xử lý chênh lệch tỷ giá hối đoái đánh giá lại cuối năm tài chính của các khoản mục tiền tệ củahoạt động sản xuất, kinh doanh: Kết chuyển toàn bộ chênh lệch tỷ giá hối đoái đánh giá lại cuốinăm tài chính của hoạt động kinh doanh (theo số thuần sau khi bù trừ số phát sinh bên Nợ, bênCó của TK 413) vào chi phí tài chính hoặc doanh thu hoạt động tài chính để xác định kết quả hoạtđộng kinh doanh.

u Kết chuyển lãi chênh lệch tỷ giá hối đoái đánh giá lại cuối năm tài chính vào doanh thu hoạtđộng tài chính:

Nợ TK 413 - Chênh lệch tỷ giá hối đoái

Có TK515 – Doanh thu hoạt động tài chính

u Kết chuyển lỗ chênh lệch tỷ giá hối đoái đánh giá lại cuối năm tài chính vào chi phí tài chính,ghi:

Nợ TK 635 – Chi phí tài chính

Có TK 413 – Chênh lệch tỷ giá hối đoái

4.1.5. Kế toán hàng tồn kho

4.1.6. Tổng quan về hàng tồn kho

Hàng tồn kho: Là những tài sản:

u Được giữ để bán trong kỳ sản xuất, kinh doanh bình thường;

u Đang trong quá trình sản xuất, kinh doanh dở dang;

u Nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ để sử dụng trong quá trình sản xuất, kinh doanh

Page 27: Tài liệu tập huấn KẾ TOÁN TÀI CHÍNH DÀNH CHO HỢP TÁC …lienminhhtxhaiphong.org.vn/PortalFolders/ImageUploads/LMHTX/1050... · KẾ TOÁN TÀI CHÍNH DÀNH CHO HỢP

26 Tài liệu tập huấn Kế toán tài chính dành cho HTX và doanh nghiệp vừa và nhỏ

hoặc cung cấp dịch vụ.

Hàng tồn kho bao gồm:

u Hàng hóa mua về để bán: Hàng hóa tồn kho, hàng mua đang đi trên đường, hàng gửi đibán, hàng hóa gửi đi gia công chế biến;

u Thành phẩm tồn kho và thành phẩm gửi đi bán;

u Sản phẩm dở dang: Sản phẩm chưa hoàn thành và sản phẩm hoàn thành chưa làm thủ tụcnhập kho thành phẩm;

u Nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ tồn kho, gửi đi gia công chế biến và đã mua đang đitrên đường;

u Chi phí dịch vụ dở dang.

Nguyên vật liệu là đối tượng lao động tham gia một lần vào quá trình sản xuất, dưới tác độngcủa lao động, vật liệu bị tiêu hao toàn bộ hoặc thay đổi hình thái vật chất ban đầu để tạo thànhsản phẩm.

Công cụ, dụng cụ là những tư liệu lao động không có đủ điều kiện là tài sản cố định, do vậy đượcquản lý như nguyên liệu vật liệu.

Chi phí về nguyên vật liệu và công cụ, dụng cụ (gọi chung là vật tư) thường chiếm một tỷ trọnglớn trong tổng chi phí sản xuất, kinh doanh của các đơn vị sản xuất. Vì vậy, các đơn vị cần quảnlý tốt vật tư ở các khâu: thu mua, dự trữ và sử dụng.

- Khâu thu mua: Phải kiểm soát chặt chẽ chất lượng, giá cả vật tư mua vào, quản lý tốt quá trìnhbảo quản và vận chuyển vật tư.

- Khâu dự trữ: Phải xây dựng định mức dự trữ hợp lý cho từng loại vật tư; tổ chức tốt quá trìnhbảo quản vật tư tại kho. Có hệ thống kho tàng đủ tiêu chuẩn kỹ thuật, nhân viên quản lý kho cótiêu chuẩn và trình độ phù hợp. Thực hiện tốt quy trình nhập, xuất kho vật tư.

- Khâu sử dụng: Phải xây dựng định mức tiêu hao vật tư hợp lý cho từng loại sản phẩm, từng quytrình công nghệ sản xuất; xây dựng kế hoạch sản xuất, phương án kinh doanh ổn định làm cơsở xây dựng kế hoạch cung ứng và dự trữ vật tư.

4.1.7. Phân loại hàng tồn kho

- Phân loại nguyên vật liệu

Nguyên liệu vật liệu sử dụng trong các DN/HTX gồm nhiều loại, mỗi loại có vai trò và công dụngkhác nhau đối với quá trình sản xuất, kinh doanh. Vật liệu sử dụng trong đơn vị được phân thànhcác loại sau:

- Nguyên vật liệu chính: Là đối tượng lao động chính trong quá trình sản xuất, là cơ sở vật chấtchủ yếu để cấu thành nên thực thể của sản phẩm.

- Vật liệu phụ: Là những vật liệu có tác dụng phụ trong quá trình sản xuất, vai trò của nó là kết

Page 28: Tài liệu tập huấn KẾ TOÁN TÀI CHÍNH DÀNH CHO HỢP TÁC …lienminhhtxhaiphong.org.vn/PortalFolders/ImageUploads/LMHTX/1050... · KẾ TOÁN TÀI CHÍNH DÀNH CHO HỢP

27Tài liệu tập huấn Kế toán tài chính dành cho HTX và doanh nghiệp vừa và nhỏ

hợp với nguyên vật liệu chính để hoàn thiện và nâng cao tính năng, chất lượng của sản phẩmhoặc sử dụng cho máy móc, thiết bị và các hoạt động bình thường và sử dụng cho nhu cầu kỹthuật, quản lý.

- Nhiên liệu: Là vật liệu phụ dùng để cung cấp nhiệt năng, được xếp vào một loại riêng để hạchtoán và quản lý.

- Phế liệu: Là những vật liệu thu hồi trong quá trình sản xuất, thanh lý tài sản cố định.

- Vật liệu khác: Là những loại vật khác không thuộc các loại trên.

- Phân loại công cụ, dụng cụ

Công cụ dụng cụ là những tư liệu sản xuất không đồng thời đạt đủ các tiêu chuẩn về giá trị vàthời gian sử dụng để được coi là tài sản cố định.

Công cụ dụng cụ dùng trong đơn vị được chia thành các nhóm sau:

- Công cụ lao động;

- Các vật dụng bảo hộ cho người lao động trong quá trình làm việc;

- Các công cụ, dụng cụ khác.

Xét theo mục đích sử dụng công cụ dụng cụ được chia thành các nhóm:

- Công cụ lao động;

- Bao bì luân chuyển;

- Đồ dùng cho thuê.

4.1.8. Tính giá hàng tồn kho

u Giá nhập kho

Giá vốn thực tế vật tư nhập kho được tính trong từng trường hợp cụ thể như sau:

Giá vốn thực tế vật tư mua ngoài = Giá mua (không bao gồm thuế giá trị gia tăng) + Chi phíthu mua + Các khoản thuế không được hoàn lại (nếu có) – Các khoản giảm trừ (nếu có).

- Giá vốn thực tế vật tư tự gia công chế biến = Giá vốn thực tế vật tư xuất kho để gia công, chếbiến + Các khoản chi phí để gia công, chế biến vật tư và các chi phí vận chuyển, bốc dỡ vật tưphát sinh.

- Giá vốn thực tế vật tư nhận góp vốn = Giá trị được các bên tham gia góp vốn đánh giá, chấpnhận.

u Giá xuất kho

Giá vốn thực tế vật tư xuất kho có thể tính theo một trong các phương pháp sau:

Giá đích danh

Page 29: Tài liệu tập huấn KẾ TOÁN TÀI CHÍNH DÀNH CHO HỢP TÁC …lienminhhtxhaiphong.org.vn/PortalFolders/ImageUploads/LMHTX/1050... · KẾ TOÁN TÀI CHÍNH DÀNH CHO HỢP

28 Tài liệu tập huấn Kế toán tài chính dành cho HTX và doanh nghiệp vừa và nhỏ

Giá vốn thực tế đích danh là mua vào giá nào thì xuất ra giá đó, được dùng trong những DN/HTXsử dụng vật tư có giá trị lớn, ít chủng loại và có điều kiện quản lý, bảo quản theo giá thực tế củatừng lô vật tư nhập kho. Phương pháp này không thích hợp với những DN/HTX sử dụng nhiềuloại vật tư có giá trị nhỏ và có nhiều nghiệp vụ nhập, xuất kho.

- Giá bình quân gia quyền: bình quân cuối kỳ hoặc bình quân sau mỗi lần nhập.

- Phương pháp nhập trước xuất trước (First in First out - FiFo)

Phương pháp này giả thiết rằng lô vật tư nào được nhập kho trước sẽ được xuất dùng trước. Giá vốncủa vật tư xuất dùng thuộc lần nhập nào thì tính theo giá của lần nhập đó (giá thực tế đích danh).

Phương pháp này thích hợp với những DN/HTX sử dụng ít loại vật tư và số lần xuất, nhập khovật tư ít.

- Phương pháp nhập sau xuất trước (Last in First out - LiFo)

Phương pháp này giả thiết ngược lại với phương pháp trên là lô vật tư nào nhập sau sẽ được xuấtdùng trước. Giá vốn của lô vật tư xuất dùng sẽ tính theo giá của lô vật tư nhập kho sau cùng.

Phương pháp này thích hợp với những DN/HTX sử dụng ít loại vật tư và số lần xuất, nhập khovật tư ít.

4.1.9. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho

Đối tượng lập dự phòng bao gồm nguyên vật liệu, dụng cụ dùng cho sản xuất, vật tư, hàng hóa,thành phẩm tồn kho (gồm cả hàng tồn kho bị hư hỏng, kém mất phẩm chất, lạc hậu mốt, lạchậu kỹ thuật, lỗi thời, ứ đọng, chậm luân chuyển), sản phẩm dở dang, chi phí dịch vụ dở dang(sau đây gọi tắt là hàng tồn kho) mà giá gốc ghi trên sổ kế toán cao hơn giá trị thuần có thểthực hiện được và đảm bảo điều kiện sau:

- Có hóa đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của Bộ Tài chính hoặc các bằng chứng khácchứng minh giá vốn hàng tồn kho.

- Là những vật tư hàng hóa thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp tồn kho tại thời điểm lập báocáo tài chính.

Trường hợp nguyên vật liệu có giá trị thuần có thể thực hiện được thấp hơn so với giá gốc nhưnggiá bán sản phẩm dịch vụ được sản xuất từ nguyên vật liệu này không bị giảm giá thì không đượctrích lập dự phòng giảm giá nguyên vật liệu tồn kho đó.

4.1.10. Kế toán một số nghiệp vụ kinh tế chủ yếu

- Nhập kho vật tư, hàng hoá

(1) Trường hợp đơn vị đã nhận được hóa đơn mua hàng nhưng vật tư còn đang đi trên đườngthì kế toán lưu hóa đơn vào một tập hồ sơ riêng "Hàng mua đang đi trên đường" chờ đến khivật tư về nhập kho sẽ ghi sổ.

(2) Khi mua vật tư về nhập kho đơn vị, căn cứ hóa đơn, phiếu nhập kho, kế toán xác định giá trị

Page 30: Tài liệu tập huấn KẾ TOÁN TÀI CHÍNH DÀNH CHO HỢP TÁC …lienminhhtxhaiphong.org.vn/PortalFolders/ImageUploads/LMHTX/1050... · KẾ TOÁN TÀI CHÍNH DÀNH CHO HỢP

29Tài liệu tập huấn Kế toán tài chính dành cho HTX và doanh nghiệp vừa và nhỏ

thực tế nhập kho, ghi:

Nợ TK 152 (153) - Nguyên liệu, vật liệu (Công cụ dụng cụ)

Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (1331) (nếu có)

Có TK 111 (112, 141, 331,…) - Tiền mặt (Tiền gửi ngân hàng, ...).

(3) Các chi phí thu mua, bốc xếp, vận chuyển vật tư về kho hợp tác xã , căn cứ vào các chứng từthực tế, kế toán ghi:

Nợ TK 152 (153),… - Nguyên liệu, vật liệu (Công cụ dụng cụ)

Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (1331) (nếu có)

Có TK 111 (112, 141, 331,…) - Tiền mặt (Tiền gửi ngân hàng, ...).

(4) Vật tư mua về không đúng hợp đồng đã ký, trả lại người bán hoặc người bán giảm giá thì khixuất kho trả lại hoặc giảm giá, ghi:

Nợ TK 331 (111, 112, …) - Phải trả cho người bán (Tiền mặt,…)

Có TK 152 (153),…-Nguyên liệu, vật liệu (Công cụ dụng cụ)

Có TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có).

(5) Vật tư nhập kho do thuê ngoài gia công chế biến:

- Khi xuất nguyên vật liệu đưa đi gia công chế biến, ghi:

Nợ TK 154 - Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang

Có TK 152 - Nguyên liệu, vật liệu.

- Khi phát sinh chi phí thuê ngoài gia công chế biến, ghi:

Nợ TK 154 - Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang

Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (1331) (nếu có)

Có TK 111 (112, 141, 331,…) - Tiền mặt (Tiền gửi ngân hàng, ...).

- Khi nhập lại kho nguyên vật liệu thuê ngoài gia công chế biến, ghi:

Nợ TK 152 - Nguyên liệu, vật liệu.

Có TK 154 - Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang.

(6) Nguyên vật liệu nhập kho do tự chế:

- Khi xuất kho nguyên vật liệu để tự chế, ghi:

Nợ TK 154 - Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang

Có TK 152 - Nguyên liệu, vật liệu.

- Khi nhập kho nguyên vật liệu đã tự chế, ghi:

Nợ TK 152 - Nguyên liệu, vật liệu

Page 31: Tài liệu tập huấn KẾ TOÁN TÀI CHÍNH DÀNH CHO HỢP TÁC …lienminhhtxhaiphong.org.vn/PortalFolders/ImageUploads/LMHTX/1050... · KẾ TOÁN TÀI CHÍNH DÀNH CHO HỢP

30 Tài liệu tập huấn Kế toán tài chính dành cho HTX và doanh nghiệp vừa và nhỏ

Có TK 154 - Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang.

(7) Vật tư nhập khẩu:

- Khi chuyển tiền hoặc vay ngân hàng để ký quỹ mở L/C (nếu thanh toán bằng thư tín dụng), ghi:

Nợ TK 138 - Phải thu khác

Có TK 111 (112, 141, 311,…) - Tiền mặt (Tiền gửi ngân hàng, ...).

- Nếu vật tư nhập khẩu về dùng để kinh doanh hàng chịu thuế GTGT tính theo phương phápkhấu trừ, ghi:

Nợ TK 152 (153) - Nguyên liệu, vật liệu (Công cụ dụng cụ)

Có TK 138 - Phải trả thu khác

Có TK 333 - Thuế xuất, nhập khẩu (3333).

Đồng thời phản ánh thuế GTGT hàng nhập khẩu phải nộp, ghi:

Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ

Có TK 333 - Thuế và các khoản phải nộp nhà nước (33312).

- Đối với vật tư nhập khẩu dùng để kinh doanh hàng chịu thuế giá trị gia tăng tính theo phươngpháp trực tiếp hoặc kinh doanh hàng không chịu thuế giá trị gia tăng, ghi:

Nợ TK 152 (153) - Nguyên liệu, vật liệu (Công cụ dụng cụ)

Có TK 138 - Phải thu khác

Có TK 333 - Thuế xuất, nhập khẩu (3331, 3333).

(8) Nhận vốn của các bên tham gia liên doanh bằng nguyên vật liệu, hàng hoá, ghi:

Nợ TK 152, 155,156,… - Nguyên liệu, vật liệu,…

Có TK 411 - Nguồn vốn kinh doanh (4111).

(9) Khi thu hồi vốn góp liên doanh bằng nguyên liệu, vật liệu, hàng hoá ghi:

Nợ TK 152, 155, 156,… - Nguyên liệu, vật liệu,…

Có TK 221 - Đầu tư tài chính dài hạn (2212).

(10) Vật tư thừa phát hiện khi kiểm kê đã xác định được nguyên nhân thì căn cứ nguyên nhânthừa để ghi sổ, nếu chưa xác định được nguyên nhân thì căn cứ vào giá trị nguyên liệu, vật liệuthừa, ghi:

Nợ TK 152 (153,….) - Nguyên liệu, vật liệu (Công cụ dụng cụ),…

Có TK 338 - Phải trả, phải nộp khác (3381).

+ Khi có quyết định xử lý vật tư thừa phát hiện trong kiểm kê, căn cứ vào quyết định xử lý, ghi:

Nợ TK 338 - Phải trả, phải nộp khác (3381)

Có TK liên quan.

+ Nếu xác định vật tư không phải của đơn vị thì ghi vào bên Nợ Tài khoản 002 "Vật tư, hàng hóa

Page 32: Tài liệu tập huấn KẾ TOÁN TÀI CHÍNH DÀNH CHO HỢP TÁC …lienminhhtxhaiphong.org.vn/PortalFolders/ImageUploads/LMHTX/1050... · KẾ TOÁN TÀI CHÍNH DÀNH CHO HỢP

31Tài liệu tập huấn Kế toán tài chính dành cho HTX và doanh nghiệp vừa và nhỏ

nhận giữ hộ, nhận gia công". Khi trả lại vật tư cho đơn vị khác ghi vào bên Có Tài khoản 002 .

- Xuất nguyên vật liệu

(1) Xuất nguyên vật liệu dùng cho sản xuất kinh doanh, ghi:

Nợ TK 154 - Chi phí SXKD dở dang

Có TK 152 - Nguyên liệu, vật liệu.

(2) Xuất nguyên liệu, vật liệu sử dụng cho quản lý kinh doanh

Nợ TK 642 - Chi phí quản lý kinh doanh

Có TK 152 - Nguyên liệu, vật liệu.

(3) Khi xuất thiết bị đầu tư lắp đặt công trình, hạng mục công trình, ghi:

Nợ TK 152 - Nguyên liệu, vật liệu (Chi tiết thiết bị đưa đi lắp)

Có TK 152 - Nguyên liệu, vật liệu (Chi tiết thiết bị trong kho).

Khi có khối lượng lắp đặt hoàn thành được nghiệm thu và chấp nhận thanh toán, ghi:

Nợ TK 241 - Xây dựng cơ bản dở dang

Có TK 152 - Nguyên liệu, vật liệu.

(4) Khi góp vốn liên doanh bằng nguyên vật liệu, ghi

Nợ TK 221 - Đầu tư tài chính dài hạn (2212)

Có TK 152 - Nguyên liệu, vật liệu (Giá trị ghi sổ kế toán)

Có TK 711 - Thu nhập khác

Nếu giá trị ghi sổ kế toán lớn hơn giá được chấp thuận, thì số chênh lệch được ghi vào bên NợTài khoản 711

- Xuất công cụ, dụng cụ cho sản xuất, kinh doanh:

(1) Nếu giá trị công cụ dụng cụ xuất sử dụng không lớn thì tính ngay vào chi phí sản xuất, kinhdoanh một lần tại thời điểm xuất kho, ghi:

Nợ TK 154 (642) - Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang (Chi phí quản lý kinh doanh)

Có TK 153 - Công cụ dụng cụ.

(2) Nếu giá trị công cụ dụng cụ xuất sử dụng có giá trịlớn sử dụng nhiều năm thì phải phân bổ dần cho cácnăm, khi xuất kho công cụ dụng cụ, ghi:

Nợ TK 242 - Chi phí trả trước dài hạn

Có TK 153 - Công cụ, dụng cụ.

Khi phân bổ giá trị công cụ dụng cụ cho từng năm kếtoán, ghi:

Page 33: Tài liệu tập huấn KẾ TOÁN TÀI CHÍNH DÀNH CHO HỢP TÁC …lienminhhtxhaiphong.org.vn/PortalFolders/ImageUploads/LMHTX/1050... · KẾ TOÁN TÀI CHÍNH DÀNH CHO HỢP

Nợ TK 154 (642) - Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang (Chi phí quản lý kinh doanh)

Có TK 242 - Chi phí trả trước dài hạn.

Bài tập: Hãy vẽ sơ đồ kế toán nguyên liệu, công cụ dụng cụ ?

4.2. KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐịNH

4.2.1. Tài sản cố định hữu hình:

Là những tài sản có hình thái vật chất do doanh nghiệp nắm giữ để sử dụng cho hoạt động sản xuất,kinh doanh phù hợp với tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ hữu hình.

Các tài sản được ghi nhận là TSCĐ hữu hình phải thỏa mãn đồng thời tất cả (4) tiêu chuẩn ghinhận sau:

- Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó;

- Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách đáng tin cậy;

- Thời gian sử dụng ước tính trên 1 năm;

- Có đủ tiêu chuẩn giá trị theo quy định hiện hành.

TSCĐ hữu hình phải được xác định giá trị ban đầu theo nguyên giá.

Nguyên giá: Là toàn bộ các chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra để có được TSCĐ hữu hình tính đếnthời điểm đưa tài sản đó vào trạng thái sẵn sàng sử dụng.

Khấu hao: Là sự phân bổ một cách có hệ thống giá trị phải khấu hao của TSCĐ hữu hình trong suốtthời gian sử dụng hữu ích của tài sản đó.

Giá trị phải khấu hao: Là nguyên giá của TSCĐ hữu hình ghi trên báo cáo tài chính, trừ (-) giá trị thanhlý ước tính của tài sản đó.

Thời gian sử dụng hữu ích: Là thời gian mà TSCĐ hữu hình phát huy được tác dụng cho sản xuất,kinh doanh được tính bằng:

- Thời gian mà doanh nghiệp dự tính sử dụng TSCĐ hữu hình, hoặc:

- Số lượng sản phẩm, hoặc các đơn vị tính tương tự mà doanh nghiệpdự tính thu được từ việc sử dụng tài sản.

Giá trị thanh lý: Là giá trị ước tính thu được khi hết thời gian sử dụng hữuích của tài sản, sau khi trừ (–) chi phí thanh lý ước tính.

Giá trị hợp lý: Là giá trị tài sản có thể được trao đổi giữa các bên có đầy đủhiểu biết trong sự trao đổi ngang giá.

Giá trị còn lại: Là nguyên giá của TSCĐ hữu hình sau khi trừ (–) số khấuhao lũy kế của tài sản đó.

32 Tài liệu tập huấn Kế toán tài chính dành cho HTX và doanh nghiệp vừa và nhỏ

Page 34: Tài liệu tập huấn KẾ TOÁN TÀI CHÍNH DÀNH CHO HỢP TÁC …lienminhhtxhaiphong.org.vn/PortalFolders/ImageUploads/LMHTX/1050... · KẾ TOÁN TÀI CHÍNH DÀNH CHO HỢP

33Tài liệu tập huấn Kế toán tài chính dành cho HTX và doanh nghiệp vừa và nhỏ

Giá trị có thể thu hồi: Là giá trị ước tính thu được trong tương lai từ việc sử dụng tài sản, bao gồm cảgiá trị thanh lý của chúng.

4.2.2. Tài sản cố định vô hình

Là tài sản không có hình thái vật chất nhưng xác định được giá trị và do doanh nghiệp nắm giữ, sửdụng trong sản xuất, kinh doanh, cung cấp dịch vụ hoặc cho các đối tượng khác thuê phù hợp với tiêuchuẩn ghi nhận TSCĐ vô hình.

TSCĐ vô hình phải là tài sản có thể xác định được để có thể phân biệt một cách rõ ràng tài sảnđó với lợi thế thương mại.

Một TSCĐ vô hình có thể xác định riêng biệt khi doanh nghiệp có thể đem TSCĐ vô hình đó chothuê, bán, trao đổi hoặc thu được lợi ích kinh tế cụ thể từ tài sản đó trong tương lai.

4.2.3. Khấu hao TSCĐ:

Căn cứ vào QĐ206/2003/QĐ -BTC về ban hành Chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao TSCĐngày 12 tháng 12 năm 2003, việc trích khấu hao TSCĐ như sau;

- Hao mòn TSCĐ là sự giảm dần giá trị sử dụng và giá trị của TSCĐ do tham gia vào hoạt độngsản xuất kinh doanh, do bào mòn của tự nhiên, do tiến bộ của khoa học kỹ thuật, …

- Khấu hao TSCĐ là việc tính toán và phân bổ một cách có hệ thống nguyên giá của TSCĐ vàochi phí sản xuất kinh doanh trong thời gian sử dụng TSCĐ.

- Số khấu hao luỹ kế là tổng số khấu hao đã trích vào chi phí sản xuất kinh doanh của tài sản cốđịnh tính đến thời điểm báo cáo.

Hao mòn TSCĐ mang tính khách quan, muốn xác định giá trị hao mòn của một tài sản cố địnhthì cách làm khách quan nhất là thông qua giá cả thị trường, tuy nhiên việc này rất khó thực hiệnbởi không có một thị trường TSCĐ cũ hoàn hảo để có thể so sánh TSCĐ của đơn vị. Chính vì thếchế độ kế toán cho phép các đơn vị áp dụng phương pháp khấu hao nhằm tính toán và phânbổ một cách có hệ thống nguyên giá của TSCĐ vào chi phí sản xuất kinh doanh từng kỳ hạchtoán. Mục đích của phương pháp khấu hao là để thu hồi dần giá trị đầu tư TSCĐ.

Hiện có các phương pháp khấu hao TSCĐ như sau:

(1) Phương pháp khấu hao theo đường thẳng: Theo phương pháp khấu hao đường thẳng mứckhấu hao hằng năm được tính theo công thức:

Mức khấu hao năm =Nguyên giá của TScĐ x Tỷ lệ khấu hao năm

Trong đó:

Nguyên giá của TSCĐ được xác định như phần 2.2.1

Tỷ lệ khấu hao năm được xác định như sau:

Tỷ lệ khấu hao(%) = ( 1/Số năm sử dụng dự kiến) x 100

Page 35: Tài liệu tập huấn KẾ TOÁN TÀI CHÍNH DÀNH CHO HỢP TÁC …lienminhhtxhaiphong.org.vn/PortalFolders/ImageUploads/LMHTX/1050... · KẾ TOÁN TÀI CHÍNH DÀNH CHO HỢP

34 Tài liệu tập huấn Kế toán tài chính dành cho HTX và doanh nghiệp vừa và nhỏ

Số năm sử dụng dự kiến được xác định dựa trên các căn cứ:

- Khung thời gian sử dụng của TSCĐ do Nhà nước ban hành (chế độ quản lý, sử dụng và tríchkhấu hao TSCĐ…)

- Tuổi thọ kỹ thuật của TSCĐ (theo thiết kế)

- Tuổi thọ kinh tế của TSCĐ

- Hiện trạng TSCĐ

(2) Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh: thường được áp dụng tại cácđơn vị thuộc các lĩnh vực có công nghệ đòi hỏi phải thay đổi, phát triển nhanh, đồng thời tài sảncố định phải thoả mãn tất cả các điều kiện sau:

- Là TSCĐ được đầu tư mới

- Là các loại máy móc, thiết bị, dụng cụ làm việc đo lường, thí nghiệm.

Theo phương pháp khấu hao số dư giảm dần có điều chỉnh thì mức khấu hao hằng năm củaTSCĐ đuợc xác định theo công thức sau:

Mức KH năm = Giá trị còn lại của TSCĐ * Tỷ lệ khấu hao nhanh

Tỷ lệ khấu hao nhanh = Tỷ lệ khấu hao TScĐ theo PP đường thẳng *Hệ số điều chỉnh

Hệ số điều chỉnh được xác định như sau:

Thời gian sử dụng của TSCĐ Hệ số điều chỉnh

Đến 4 năm (t≤ 4 năm)

Trên 4 năm đến 6 năm (4 năm <t≤ 6 năm)

Trên 6 năm (t ≥ 6 năm)

1,5

2,0

2,5

Những năm cuối, khi mức khấu hao năm xác định theophương pháp số dư giảm dần nói trên bằng hoặc thấp hơnmức khấu hao tính bình quân giữa giá trị còn lại và số năm sửdụng còn lại của TSCĐ, thì kể từ năm đó mức khấu hao đượctính bằng giá trị còn lại của TSCĐ chia (:) cho số năm sử dụngcòn lại.

(3) Phương pháp khấu hao theo số lượng, khối lượng sảnphẩm:

Tài sản cố định tham gia vào hoạt động kinh doanh được tríchkhấu hao theo phương pháp này là các loại máy móc, thiết bịthoả mãn đồng thời các điều kiện sau:

u Trực tiếp liên quan đến việc sản xuất sản phẩm;

u Xác định được tổng số lượng, khối lượng sản phẩm sản xuất theo công suất thiết kế của TSCĐ;

Page 36: Tài liệu tập huấn KẾ TOÁN TÀI CHÍNH DÀNH CHO HỢP TÁC …lienminhhtxhaiphong.org.vn/PortalFolders/ImageUploads/LMHTX/1050... · KẾ TOÁN TÀI CHÍNH DÀNH CHO HỢP

35Tài liệu tập huấn Kế toán tài chính dành cho HTX và doanh nghiệp vừa và nhỏ

u Công suất sử dụng thực tế bình quân tháng trong kỳ không thấp hơn 50% công suất thiết kế.

Lưu ý:

- Đơn vị phải đăng ký phương pháp trích khấu hao TSCĐ với cơ quan thuế trực tiếp quản lý,trước khi thực hiện trích khấu hao.

- Phương pháp trích khấu hao áp dụng cho từng TSCĐ mà đơn vị đã lựa chọn và đăng ký phảithực hiện nhất quán trong suốt quá trình sử dụng tài sản cố định đó.

Giá trị còn lại của tài sản cố định

Giá trị còn lại của TSCĐ là phần giá trị đã đầu tư vào TSCĐ mà đơn vị chưa thu hồi được. Thôngqua giá trị còn lại của TSCĐ người ta có thể đánh giá được TSCĐ còn mới hay đã cũ, tức là có thểđánh giá được năng lực sản xuất của TSCĐ đó. Giá trị còn lại của TSCĐ được xác định như sau:

Giá trị còn lại của TScĐ = Nguyên giá TScĐ - Giá trị hao mòn luỹ kế

4.2.4. Kế toán một số trường hợp cụ thể

4.2.4.1. kế toán tăng TScĐ

(1). Khi mua sắm TSCĐ dùng cho hoạt động kinh doanh hàng chịu thuế giá trị gia tăng, căn cứcác chứng từ liên quan, kế toán xác định nguyên giá TSCĐ, lập hồ sơ kế toán và ghi sổ kế toán:

Nợ TK 211 - Tài sản cố định

Nợ TK 133 - Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ (1332)

Có TK 111 (112, 331) - Tiền mặt (tiền gửi ngân hàng, ...).

(2). Trường hợp mua TSCĐ theo phương thức trả chậm:

- Nếu không được vốn hóa chi phí lãi vay trả chậm

u Phản ánh nguyên giá TSCĐ, ghi:

Nợ TK 211 - Tài sản cố định (Theo giá trả ngay)

Nợ TK 242 - Chi phí trả trước dài hạn (Chênh lệch giữa số phải thanh toán và giá trả ngay)

Nợ TK 133 - Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ (1332)

Có TK 331 - Phải trả cho người bán.

u Hàng kỳ tính số lãi phải trả theo phương thức trả chậm, ghi:

Nợ TK 635 - Chi phí tài chính

Có TK 242 - Chi phí trả trước dài hạn.

u Khi thanh toán tiền cho người bán, ghi:

Nợ TK 331 - Phải trả cho người bán

- Có TK 111 (112) - Tiền mặt (tiền gửi ngân hàng, ...).

- Nếu TSCĐ phải qua giai đoạn đầu tư

Page 37: Tài liệu tập huấn KẾ TOÁN TÀI CHÍNH DÀNH CHO HỢP TÁC …lienminhhtxhaiphong.org.vn/PortalFolders/ImageUploads/LMHTX/1050... · KẾ TOÁN TÀI CHÍNH DÀNH CHO HỢP

36 Tài liệu tập huấn Kế toán tài chính dành cho HTX và doanh nghiệp vừa và nhỏ

u Phản ánh giá trị TSCĐ mua phải qua đầu tư, ghi:

Nợ TK 241 - Xây dựng cơ bản dở dang

Nợ TK 133 - Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ (1332)

Có TK 331 - Phải trả cho người bán.

u Khi kết thúc giai đoạn đầu tư đưa TSCĐ vào sử dụng, ghi:

Nợ TK 211 - Tài sản cố định (2111)

Có TK 241 - Xây dựng cơ bản dở dang

(3). Tài sản cố định hữu hình mua dưới hình thức trao đổi:

- Trao đổi hai tài sản cố định tương tự, ghi:

Nợ TK 211 - Tài sản cố định (Giá trị còn lại của TSCĐ đưa đi trao đổi)

Nợ TK 214 - Hao mòn TSCĐ (Giá trị đã khấu hao)

Có TK 211 - TSCĐ (Nguyên giá TSCĐ đưa đi trao đổi).

-Trao đổi hai tài sản cố định không tương tự:

u Ghi giảm TSCĐ đem đi trao đổi, ghi:

Nợ TK 214 - Hao mòn TSCĐ

Nợ TK 811 - Chi phí khác (Giá trị còn lại của TSCĐ giảm)

Có TK 211 - Tài sản cố định.

u Phản ánh số thu nhập và thuế giá trị gia tăng phải nộp khi trao đổi TSCĐ không tươngtự, ghi:

Nợ TK 131 - Phải thu của khách hàng

Có TK 711 - Thu nhập khác

Có TK 3331 - Thuế giá trị gia tăng (33311) (nếu có).

u Khi nhận được TSCĐ trao đổi, ghi:

Nợ TK 211 - Tài sản cố định

Nợ TK 133 - Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ (1332)

Có TK 131 - Phải thu của khách hàng.

u Trường hợp được thu thêm tiền do giá trị của TSCĐ đưa đi trao đổi lớn hơn giá trị của TSCĐnhận về, khi nhận được tiền của bên trao đổi, ghi:

Nợ TK 111 (112) - Tiền mặt (tiền gửi ngân hàng, ...)

Có TK 131 - Phải thu của khách hàng.

u Trường hợp phải trả thêm tiền, tiền trả ghi:

Page 38: Tài liệu tập huấn KẾ TOÁN TÀI CHÍNH DÀNH CHO HỢP TÁC …lienminhhtxhaiphong.org.vn/PortalFolders/ImageUploads/LMHTX/1050... · KẾ TOÁN TÀI CHÍNH DÀNH CHO HỢP

37Tài liệu tập huấn Kế toán tài chính dành cho HTX và doanh nghiệp vừa và nhỏ

Nợ TK 131 - Phải thu của khách hàng

Có TK 111 (112) - Tiền mặt (tiền gửi ngân hàng, ...).

(4). Trường hợp TSCĐ hữu hình tăng do đầu tư hoàn thành, khi nghiệm thu, bàn giao, ghi:

Nợ TK 211 - Tài sản cố định (2111)

Có TK 241 - Xây dựng cơ bản dở dang.

(5). Nhận vốn góp của các đơn vị khác bằng TSCĐ hữu hình, ghi:

Nợ TK 211 - Tài sản cố định (2111)

Có TK 411 - Nguồn vốn kinh doanh (4111).

(6). Nhận lại vốn đầu tư tài chính bằng TSCĐ hữu hình, ghi:

Nợ TK 211 - Tài sản cố định (2111)

Có TK 221 - Đầu tư tài chính dài hạn (2212)

(7). TSCĐ phát hiện thừa:

Nếu TSCĐ phát hiện thừa do chưa ghi sổ, kế toán phải căn cứ vào hồ sơ TSCĐ để ghi tăngTSCĐ theo từng trường hợp cụ thể, ghi:

Nợ TK 211 - Tài sản cố định (2111, 2113)

Có TK 241, 331, 338, 411.

u Nếu TSCĐ thừa đang sử dụng thì ngoài nghiệp vụ ghi tăng TSCĐ, phải căn cứ vào nguyêngiá và tỷ lệ khấu hao để xác định giá trị hao mòn làm căn cứ tính, trích bổ sung khấu haoTSCĐ vào chi phí sản xuất, kinh doanh, ghi:

Nợ TK 154 (642) - Chi phí SXKD dở dang (Chi phí quản lý kinh doanh)

Có TK 214 - Hao mòn TSCĐ (2141).

4.2.4.2. Giảm TScĐ

(1). Trường hợp nhượng bán TSCĐ

- Căn cứ chứng từ nhượng bán hoặc chứng từ thu tiền nhượng bán TSCĐ, số tiền đã thu hoặcphải thu của người mua, ghi:

Nợ TK 111 (112, 131) - Tiền mặt (tiền gửi ngân hàng, ...)

Có TK 333 - Thuế giá trị gia tăng (33311)

Có TK 711 - Thu nhập khác.

- Căn cứ Biên bản giao nhận TSCĐ, phản ánh phần giá trị còn lại vào chi phí và ghi giảm nguyêngiá, giá trị đã hao mòn, ghi:

Nợ TK 214 - Hao mòn TSCĐ (2141) (Giá trị đã hao mòn)

Page 39: Tài liệu tập huấn KẾ TOÁN TÀI CHÍNH DÀNH CHO HỢP TÁC …lienminhhtxhaiphong.org.vn/PortalFolders/ImageUploads/LMHTX/1050... · KẾ TOÁN TÀI CHÍNH DÀNH CHO HỢP

38 Tài liệu tập huấn Kế toán tài chính dành cho HTX và doanh nghiệp vừa và nhỏ

Nợ TK 811 - Chi phí khác (Giá trị còn lại)

Có TK 211 - Tài sản cố định (2111) (Nguyên giá).

- Các chi phí liên quan đến việc nhượng bán TSCĐ, ghi:

Nợ TK 811 - Chi phí khác

Có TK 111 (112) - Tiền mặt (tiền gửi ngân hàng, ...).

(2). Trường hợp thanh lý TSCĐ.

Tài sản cố định thanh lý là những TSCĐ hư hỏng không thể tiếp tục sử dụng được, lạc hậu về kỹthuật hoặc không phù hợp với yêu cầu kinh doanh.

Căn cứ vào Biên bản thanh lý và các chứng từ có liên quan đến các khoản thu, chi thanh lý, kếtoán ghi sổ như trường hợp nhượng bán TSCĐ.

(3). Góp vốn liên doanh với đơn vị khác bằng TSCĐ.

- Góp vốn liên doanh là hoạt động đầu tư tài chính nhằm mục đích kiếm lời. Những TSCĐ hữuhình của đơn vị chuyển đi góp liên doanh với đơn vị khác không thuộc quyền quản lý và sửdụng của đơn vị.

Căn cứ các chứng từ kế toán có liên quan, kế toán ghi giảm TSCĐ:

Nợ TK 221 - Đầu tư tài chính dài hạn (2212) (Giá được đánh giá lại)

Nợ TK 214 - Hao mòn TSCĐ (Giá trị hao mòn)

Nợ TK 811 – Chi phí khác (Giá đánh giá lại < giá trị còn lại)

Có TK 211 - TSCĐ (2111) (Nguyên giá)

Có TK 711 – Chi phí khác (Giá đánh giá > giá trị còn lại).

- Khi hoàn trả vốn góp cho các đơn vị đầu tư bằng TSCĐ, căn cứ các chứng từ liên quan để kếtoán ghi sổ:

Nợ TK 411 - Nguồn vốn kinh doanh (4111)

Nợ TK 214 - Hao mòn TSCĐ

Nợ TK 811 – Chi phí khác (Giá đánh giá lại < giá trị còn lại)

Có TK 211 - Tài sản cố định

Có TK 711 – Chi phí khác (Giá đánh giá > giá trị còn lại)

(4). Kế toán TSCĐ phát hiện thiếu, phải tìm nguyên nhân, xác định người chịu trách nhiệm và xửlý theo đúng chế độ quản lý tài chính của Nhà nước:

-Trường hợp có quyết định xử lý ngay, căn cứ vào quyết định xử lý, ghi:

Nợ TK 214 - Hao mòn TSCĐ (Phần giá trị hao mòn)

Nợ TK 138 - Phải thu khác (Nếu người có lỗi phải bồi thường)

Page 40: Tài liệu tập huấn KẾ TOÁN TÀI CHÍNH DÀNH CHO HỢP TÁC …lienminhhtxhaiphong.org.vn/PortalFolders/ImageUploads/LMHTX/1050... · KẾ TOÁN TÀI CHÍNH DÀNH CHO HỢP

39Tài liệu tập huấn Kế toán tài chính dành cho HTX và doanh nghiệp vừa và nhỏ

Nợ TK 811 - Chi phí khác (phần doanh nghiệp chịu tổn thất)

Có TK 211 - Tài sản cố định.

-Trường hợp chưa rõ nguyên nhân chờ xử lý, ghi:

Nợ TK 214 - Hao mòn TSCĐ (2141) (Giá trị hao mòn)

Nợ TK 138 - Phải thu khác (Giá trị còn lại)

Có TK 211 - TSCĐ (Nguyên giá).

- Khi có quyết định xử lý, căn cứ vào quyết định xử lý, ghi:

Nợ TK 111 (334, 632, ...) - Tiền mặt

Có TK 138 - Phải thu khác.

Bài tập: Hãy vẽ sơ đồ kế toán các trường hợp tăng -giảm tài sản cố định ?

4.3. KẾ TOÁN NGuồN VỐN4.3.1. kế toán vốn chủ sở hữu

Nguồn vốn chủ sở hữu là nguồn vốn do các xã viên, cổ đông của DN/HTX đóng góp, hoặc dođơn vị bổ sung từ kết quả hoạt động kinh doanh. Nguồn vốn chủ sở hữu là nguồn vốn cơ bảncủa đơn vị, đơn vị không phải cam kết thanh toán và được chủ động trong việc sử dụng để tiếnhành các hoạt động sản xuất kinh doanh. Nguồn vốn đóng góp quyết định tính chất sở hữu củaDN/HTX.

Vốn chủ sở hữu của DN/HTX được hình thành từ các nguồn cơ bản sau:

- Từ nguồn đóng góp của các xã viên, cổ đông, chủ sở hữu khi thành lập hoặc đóng góp bổsung trong quá trình hoạt động của DN/HTX.

- Các khoản nhận liên doanh, liên kết của các đơn vị khác;

- Các khoản nhận biếu, tặng, tài trợ làm tăng vốn chủ sở hữu;

- Lợi nhuận tích luỹ từ kết quả kinh doanh của đơn vị;

- Các khoản chênh lệch tỷ giá chưa xử lý và các quỹ DN/HTX được trích lập từ lợi nhuận sau thuế.

4.3.1.1. Nguyên tắc kế toán:

- Phải hạch toán chi tiết nguồn vốn kinh doanh theo từng nguồn hình thành;

- Chỉ ghi giảm nguồn vốn kinh doanh khi DN/HTX hoàn trả lại vốn góp cho các xã viên, khi đơnvị giải thể, thanh lý, xử lý bù lỗ kinh doanh theo quyết định của Đại hội xã viên.

4.3.1.2. Một số nghiệp vụ kế toán cơ bản

(1). Khi nhận vốn góp của các xã viên, nhà đầu tư ghi:

Nợ TK 111, TK112 - Tiền mặt, Tiền gửi ngân hàng (nếu góp vốn bằng tiền)

Page 41: Tài liệu tập huấn KẾ TOÁN TÀI CHÍNH DÀNH CHO HỢP TÁC …lienminhhtxhaiphong.org.vn/PortalFolders/ImageUploads/LMHTX/1050... · KẾ TOÁN TÀI CHÍNH DÀNH CHO HỢP

40 Tài liệu tập huấn Kế toán tài chính dành cho HTX và doanh nghiệp vừa và nhỏ

Nợ TK 152,153,154,211…(nếu góp vốn bằng tài sản)

Nợ TK 133- Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có)

Có TK 411 - Nguồn vốn kinh doanh (4111).

(2). Khi nhận góp vốn liên doanh, liên kết, kế toán ghi:

Nợ TK 111, TK 112 - Tiền mặt, Tiền gửi ngân hàng (nếu góp vốn bằng tiền)

Nợ TK 152,153,154,211…(nếu góp vốn bằng tài sản)

Nợ TK 133- Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có)

Có TK 411 - Nguồn vốn kinh doanh

(3). Khi nhận quà biếu, tặng, tài trợ, ghi:

Nợ TK 111, TK112 - Tiền mặt, Tiền gửi ngân hàng

Nợ TK152,153,154,211…

Có TK 411 - Nguồn vốn kinh doanh

(4). Bổ sung nguồn vốn từ lợi nhuận tích luỹ, từ các quỹ của doanh nghiệp/ hợp tác xã ghi:

Nợ TK 421 - Lợi nhuận chưa phân phối

Nợ TK 418 - Các quỹ thuộc vốn chủ sở hữu

Có TK 411 - Nguồn vốn kinh doanh

(5). Khi hoàn trả vốn góp cho xã viên góp vốn, nhà đầu tư ghi:

Nợ TK 411 - Nguồn vốn kinh doanh

Có TK 111 (112, 152, ...) - Tiền mặt (Tiền gửi ngân hàng, ...).

(6). Khi sử dụng vốn để bù lỗ kinh doanh, ghi:

Nợ TK 411 - Nguồn vốn kinh doanh

Có TK 421 - Lợi nhuận chưa phân phối.

(7). Kết chuyển nguồn vốn khi hoàn thành việc đầu tư XDCB hoặc khi mua sắm TSCĐ đưa vàosử dụng:

Nợ TK 418 - Các quỹ thuộc vốn chủ sở hữu

Có TK 411 - Nguồn vốn kinh doanh

Bài tập: Hãy vẽ sơ đồ kế toán nguồn vốn kinh doanh ?

4.3.2. Kế toán các quỹ thuộc nguồn vốn chủ sở hữu

Nguyên tắc kế toán

Lợi nhuận sau thuế của DN/HTX được sử dụng bù các khoản lỗ năm trước chuyển sang (nếu có)

Page 42: Tài liệu tập huấn KẾ TOÁN TÀI CHÍNH DÀNH CHO HỢP TÁC …lienminhhtxhaiphong.org.vn/PortalFolders/ImageUploads/LMHTX/1050... · KẾ TOÁN TÀI CHÍNH DÀNH CHO HỢP

41Tài liệu tập huấn Kế toán tài chính dành cho HTX và doanh nghiệp vừa và nhỏ

theo quy định của pháp luật có liên quan. Phần còn lại DN/HTX được dùng một phần để tríchlập các quỹ bắt buộc. Các quỹ bắt buộc tuỳ theo loại hình hoạt động của đơn vị. Ngoài ra cácđơn vị có thể trích lập thêm các quỹ khác theo điều lệ hoạt động của đơn vị và theo pháp luật.

Mục đích, phương thức quản lý và sử dụng các quỹ của DN/HTX phải được xác định rõ trongđiều lệ hoặc nội quy, quy chế về quản lý tài chính của DN/HTX và các văn bản pháp luật có liênquan. Các DN/HTX phải tổ chức hạch toán chi tiết theo từng loại quỹ về số hiện có và tình hìnhtăng, giảm.

4.4. KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XuấT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH4.4.1. Tổng quan về chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm

a- Chi phí sản xuất

Chi phí sản xuất là các khoản mà đơn vị phải chi ra về nguyên vật liệu, dụng cụ, khấu hao tàisản cố định, tiền lương, tiền công các khoản trích theo lương, v.v… trong quá trình sản xuất vàđược biểu hiện bằng tiền. Ví dụ, tiền lương của người thợ may trong DN/HTX sản xuất về maymặc; …

Nói cách khác chi phí sản xuất là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các hao phí về lao động sốngvà lao động vật hóa mà DN/HTX phải chi ra có liên quan đến việc chế tạo sản phẩm, dịch vụtrong một thời kỳ nhất định.

b- Giá thành

Giá thành sản xuất là biểu hiện bằng tiền những chi phí về lao động sống, lao động vật hóa vàcác chi phí khác được dùng để sản xuất một khối lượng sản phẩm lao vụ, dịch vụ đã hoàn thành.

Như vậy, giá thành cũng là chi phí nhưng nó chỉ liên quan đến các sản phẩm lao vụ dịch vụđã hoàn thành. Chi phí liên quan đến cả các sản phẩm, lao vụ, dịch vụ đã hoàn thành và chưahoàn thành.

Cần phân biệt tổng giá thành và giá thành sản phẩm. Tổng giá thành là toàn bộ chi phí để sảnxuất ra sản phẩm hoàn thành hoặc thành phẩm. Giá thành sản phẩm là chi phí để sản xuất 1 đơnvị hoặc một sản phẩm. Giá thành sản phẩm là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh chất lượng sửdụng các nguồn lực, công nghệ và trình độ quản lý của DN/HTX.

Để giúp cho việc hạch toán và quản lý giá thành sản phẩm, kế toán cần phân biệt các loại giáthành. Có hai cách phân loại giá thành chủ yếu sau:

- Phân loại giá thành theo thời gian và cơ sở số liệu tính giá thành

Giá thành kế hoạch: Là giá thành sản phẩm được tính trên cơ sở chi phí sản xuất và sản lượng kếhoạch (hoặc của các kì trước). Giá thành kế hoạch thông thường được tính trước khi bắt đầu quátrình sản xuất. Giá thành kế hoạch là mục tiêu phấn đấu của đơn vị, là căn cứ để phân tích tìnhhình thực hiện kế hoạch giá thành.

Page 43: Tài liệu tập huấn KẾ TOÁN TÀI CHÍNH DÀNH CHO HỢP TÁC …lienminhhtxhaiphong.org.vn/PortalFolders/ImageUploads/LMHTX/1050... · KẾ TOÁN TÀI CHÍNH DÀNH CHO HỢP

42 Tài liệu tập huấn Kế toán tài chính dành cho HTX và doanh nghiệp vừa và nhỏ

Giá thành định mức: Là giá thành được tính trên cơ sở các định mức chi phí hiện hành. Giá thànhđịnh mức cũng được thực hiện trước khi sản xuất sản phẩm. Giá thành định mức là công cụ quảnlý định mức, là thước đo để xác định kết quả sử dụng các nguồn lực của đơn vị và là cơ sở để đánhgiá tính đúng đắn của các giải pháp kinh tế, kỹ thuật đã thực hiện trong quá trình sản xuất.

Giá thành thực tế: Là giá thành được tính trên cơ sở các chi phí sản xuất và sản lượng thực tế. Giáthành thực tế được tính toán sau khi kết thúc quá trình sản xuất. Giá thành thực tế là chỉ tiêu kinhtế tổng hợp, là cơ sở để xác định kết quả hoạt động kinh doanh.

Giá thành đơn vị: Là chi phí sản xuất tính trên một đơn vị sản phẩm sản.

- Phân loại giá thành theo phạm vi phát sinh chi phí

Giá thành sản xuất: Bao gồm các chi phí liên quan đến việc sản xuất sản phẩm phát sinh ở bộphận sản xuất. Giá thành sản xuất được sử dụng để ghi sổ kế toán thành phẩm nhập kho hoặcgiao cho khách hàng và là căn cứ để tính giá vốn hàng bán, lãi gộp ở các đơn vị sản xuất.

Giá thành toàn bộ: Bao gồm toàn bộ các chi phí liên quan đến sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Giáthành toàn bộ còn được gọi là giá thành đầy đủ gồm chi phí sản xuất và chi phí bán hàng, chiphí quản lý tính cho sản phẩm đó.

c- Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm

Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là hai mặt của quá trình sản xuất nhưng có mối quan hệchặt chẽ với nhau. Chúng giống nhau về mặt chất, đều là những hao phí về lao động sống vàlao động vật hóa mà DN/HTX bỏ ra để sản xuất và chế tạo sản phẩm. Nhưng về mặt lượng: Chiphí sản xuất luôn gắn với một chu kỳ nhất định, giá thành sản xuất lại gắn với khối lượng sảnphẩm công việc, lao vụ đã hoàn thành. Chi phí sản xuất bao gồm cả những chi phí đã trả trướctrong kỳ nhưng chưa phân bổ (bao gồm cả chi phí sản xuất sản phẩm hoàn thành; chi phí sảnxuất sản phẩm hỏng; chi phí sản xuất sản phẩm dở dang) nhưng giá thành sản phẩm chỉ liênquan đến một phần chi phí thực tế phát sinh hoặc một phần chi phí kỳ trước (bao gồm chi phídở dang cuối kỳ trước chuyển sang).

Chi phí sản xuất là căn cứ để tính giá thành sản phẩm, điều đó được thể hiện qua công thức tínhtổng giá thành sản phẩm:

4.4.2. Tập hợp chi phí sản xuất

4.4.2.1. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất

Chi phí sản xuất của DN/HTX phát sinh luôn luôn gắn liền với nơi diễn ra các hoạt động sản xuất(như phân xưởng, đội,….) và với sản phẩm được sản xuất. Đòi hỏi kế toán cần xác định được đốitượng tập hợp chi phí sản xuất, kiểm soát chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm (kế toánquản trị) hay để tổng hợp chi phí sản xuất của DN/HTX (kế toán tài chính)

Tổng giáthành sản

phẩm

Các khoảngiảm chi

phí

CPSXchuyển

sang kỳ sau

CPSX chira trong kỳ

CPSX kỳtrước

chuyển sang= + - -

Page 44: Tài liệu tập huấn KẾ TOÁN TÀI CHÍNH DÀNH CHO HỢP TÁC …lienminhhtxhaiphong.org.vn/PortalFolders/ImageUploads/LMHTX/1050... · KẾ TOÁN TÀI CHÍNH DÀNH CHO HỢP

43Tài liệu tập huấn Kế toán tài chính dành cho HTX và doanh nghiệp vừa và nhỏ

4.4.2.2. Phương pháp tập hợp chi phí:

Tuỳ thuộc vào đặc điểm sản xuất và trình độ của người làm kế toán trong DN/HTX, kế toán sẽáp dụng các phương pháp tập hợp chi phí sản xuất một cách thích hợp. Thông thường tại cácđơn vị sản xuất kinh doanh hiện nay có hai phương pháp tập hợp chi phí như sau:

- Phương pháp trực tiếp:

Phương pháp này được sử dụng để tập hợp các loại chi phí có liên quan trực tiếp đến các đốitượng tập hợp chi phí đã xác định (liên quan trực tiếp đến các bộ phận, sản phẩm hoặc dịch vụ),tức là đối với các loại chi phí phát sinh liên quan đến đối tượng nào đó có thể xác định được trựctiếp cho đối tượng đó, chi phí. Khi phát sinh chi phí, kế toán căn cứ chứng từ ban đầu và tập hợpriêng cho từng đối tượng chịu chi phí.

Phương pháp này yêu cầu kế toán phải tổ chức công tác hạch toán một cách cụ thể, tỉ mỉ từ khâulập chứng từ ban đầu, tổ chức hệ thống tài khoản, hệ thống sổ kế toán theo đúng các đối tượngtập hợp chi phí đã xác định

- Phương pháp phân bổ chi phí: Sử dụng trong trường hợp không xác định được chi phí trực tiếptừng đối tượng riêng biệt. Khi phát sinh chi phí căn cứ chứng từ ban đầu kế toán tập hợp chungtheo địa điểm hoặc nội dung chi phí sau đó phân bổ cho từng đối tượng chịu chi phí theo cáctiêu chuẩn phân bổ thích hợp. Việc phân bổ các chi phí này được thực hiện theo trình tự:

Bước 1. Xác định hệ số phân bổ H: H = CT

C: Chi phí cần phân bổ,

T: Tổng tiêu chuẩn phân bổ của các đối tượng (T = (ti),

ti: Tiêu chuẩn phân bổ của đối tượng i.

Bước 2. Xác định chi phí phân bổ cho đối tượng i (ci): ci = ti x H

Việc xác định tiêu chuẩn phân bổ chi phí có thể được xác định riêng rẽ theo từng nội dung chiphí cần phân bổ, khi đó cũng phải xác định hệ số phân bổ theo từng nội dung chi phí này hoặccũng có thể xác định chung cho tất cả các chi phí cần phân bổ. Việc xác định tiêu chuẩn phânbổ tuỳ thuộc vào đặc thù cụ thể của từng DN/HTX.

Ví dụ. Báo cáo sản xuất tháng 3/N, tại DN/HTX tiểu thủ công nghiệp A tiến hành sản xuất 2 loạisản phẩm M và N như sau (đơn vị tính: 1.000 đồng):

- Tổng giá trị vật liệu chính xuất dùng cho sản xuất là: 18.000 .

- Định mức sản xuất vật liệu chính cho sản phẩm M: 6,6/sản phẩm; sản phẩm N: 6/sản phẩm.

- Kết quả trong tháng sản xuất được: 1.000 sản phẩm M và 900 sản phẩm N

Yêu cầu: hãy tính trị giá nguyên vật liệu chính xuất dùng sản xuất từng loại sản phẩm trong kỳ.

Trả lời:

Căn cứ vào báo cáo sản xuất trong tháng 3 của DN/HTX trên cho thấy: Các nguyên vật liệu chínhđể sản xuất chưa được tập hợp riêng từng loại sản phẩm M và N. Nên để tính được giá trị chi phí

Page 45: Tài liệu tập huấn KẾ TOÁN TÀI CHÍNH DÀNH CHO HỢP TÁC …lienminhhtxhaiphong.org.vn/PortalFolders/ImageUploads/LMHTX/1050... · KẾ TOÁN TÀI CHÍNH DÀNH CHO HỢP

44 Tài liệu tập huấn Kế toán tài chính dành cho HTX và doanh nghiệp vừa và nhỏ

vật liệu chính cho từng loại, kế toán phải sử dụng phương pháp phân bổ chi phí, cụ thể:

Bước1: Xác định hệ số phân bổ chi phí H =C / T

H =18.000/ (6,6x1000+6x900)=1,5

Bước 2: Xác định chi phí cho từng loại sản phẩm M và N

- Chi phí nguyên vật liệu chính xuất dùng sản xuất sản phẩm M là:

1.000 x 6,6 x 1,5 = 9.900

- Chi phí nguyên vật liệu chính xuất dùng sản xuất sản phẩm N là:

900 x 6 x 1,5 = 8.100 Hoặc 18.000 - 9.900 = 8.100

4.4.3. Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ

Sản phẩm dở dang là những sản phẩm chưa kết thúc giai đoạn sản xuất cuối cùng trong đơn vịđể trở thành thành phẩm. Như vậy, nguyên vật liệu hoặc bán thành phẩm mua ngoài chưa đượcsử dụng tại đơn vị không được coi là sản phẩm dở dang. Muốn biết sản phẩm dở dang phảikiểm kê.

Kiểm kê sản phẩm dở dang là kiểm kê thực tế tại nơi sản xuất để xác định về khối lượng sảnphẩm đang làm dở và mức độ hoàn thành của nó. Nói cách khác, kiểm kê sản phẩm dở dang làviệc cân đo, đong đếm về số lượng sản phẩm dở dang, đồng thời xác nhận và đánh giá giá trịcủa chúng để kiểm tra, đối chiếu với số liệu trong sổ kế toán

Trường hợp, có chênh lệch giữa số liệu kiểm kê thực tế với số liệu ghi trên sổ kế toán, DN/HTXphải xác định nguyên nhân và phải phản ánh số chênh lệch và kết quả xử lý vào sổ kế toán trướckhi lập báo cáo tài chính.

Việc kiểm kê sản phẩm dở dang trong các DN/HTX thông thường do bộ phận kế toán hoặc bộphận ban kiểm soát thực hiện. Công tác kiểm tiến hành chi tiết cho từng loại sản phẩm, từngbộ phận của sản phẩm hoặc từng giai đoạn sản xuất sản phẩm. Kết quả kiểm kê phải được lậpbiên bản theo quy định để làm cơ sở cho việc đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ. Tuỳ theo tínhchất của sản xuất và phương pháp tính giá thành sản phẩm mà DN/HTX có thể áp dụng mộttrong các phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang sau:

4.4.3.1. Đánh giá theo giá thành kế hoạch hoặc giá thành định mức:

- Điều kiện áp dụng: Phương pháp này được áp dụng ở những DN/HTX sử dụng phương pháptính giá thành định mức hoặc giá thành kế hoạch và đã có hệ thống định mức kinh tế kế toánhoàn chỉnh và quản lý chi phí theo định mức.

Trong thực tế sản xuất, các DN/HTX thường áp dụng phương pháp này để đánh giá các bánthành phẩm, phụ tùng hoặc chi tiết máy tự chế đã nhập kho.

- Nội dung phương pháp:

Kế toán căn cứ vào khối lượng sản phẩm dở dang và chi phí sản xuất định mức cho một đơn vị

Page 46: Tài liệu tập huấn KẾ TOÁN TÀI CHÍNH DÀNH CHO HỢP TÁC …lienminhhtxhaiphong.org.vn/PortalFolders/ImageUploads/LMHTX/1050... · KẾ TOÁN TÀI CHÍNH DÀNH CHO HỢP

45Tài liệu tập huấn Kế toán tài chính dành cho HTX và doanh nghiệp vừa và nhỏ

sản phẩm ở từng phân xưởng hoặc giai đoạn công nghệ để tính chi phí của sản phẩm dở dangcuối kỳ.

Để đơn giản các khoản thiệt hại trong sản xuất và chi phí sản xuất chung tính hết cho thànhphẩm mà không phân bổ cho sản phẩm dở dang.

- Đặc điểm của phương pháp: Mang tính chủ quan cao, đơn giản và dễ tính toán.

4.4.3.2. Phương pháp ước tính sản lượng tương đương:

- Điều kiện áp dụng: Được áp dụng ở các DN/HTX có chi phí chế biến chiếm tỷ trọng tương đốilớn trong giá thành sản phẩm sản xuất hoàn thành.

- Nội dung phương pháp:

Bước 1. Quy đổi số lượng sản phẩm dở dang ra số lượng sản phẩm hoàn thành tương đương theosố lượng và mức độ hoàn thành của sản phẩm dở dang, theo công thức:

Số lượng sản phẩm dở dang quy đổi ra thành phẩm = Số lượng thực tế của sản phẩm dở dangx Mức độ hoàn thành sản phẩm dở dang so với thành phẩm

Bước 2. Xác định giá trị chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ.

Trường hợp 1: Đối với những chi phí bỏ vào 1 lần ngay từ đầu quá trình sản xuất như: nguyênvật liệu trực tiếp, nguyên vật liệu chính. Xác định giá trị làm dở theo công thức:

Trường hợp 2: Đối với những chi phí bỏ dần trong quá trình sản xuất như chi phí nhân côngtrực tiếp, chi phí sản xuất chung thì tính cho sản phẩm dở dang cuối kỳ theo mức độ hoànthành như sau:

Bước 3. Xác định giá trị sản phẩm dở dang

Giá trị sản phẩm dở dang = Chi phí NVL trực tiếp trong sản phẩm dở dang

+ Chi phí chế biến trong sản phẩm dở dang

- Đặc điểm của phương pháp: Tính toán phức tạp, đánh giá mức độ hoàn thành phức tạp. Mứcđộ chính xác tương đối cao.

Chi phí vật liệutrực tiếp trong sản

phẩm dở dang

Chi phí vật liệu trựctiếp kỳ trước chuyển

sang kỳ này

Chi phí vật liệutrực tiếp phátsinh trong kỳ

+

= xSố lượng thành

phẩm hoàn thànhSố lượng sản

phẩm dở dang+

Số lượng sảnphẩm dở dang

Chi phí chế biếntrong sản phẩm

dở dang

Chi phí chế biến kỳtrước chuyển sang

kỳ này

Chi phí chế biếnphát sinh trong

kỳ này+

= x

Số lượng thànhphẩm hoàn thành

Số lượng sảnphẩm dở dang

quy đổi+

Số lượng sảnphẩm dở dang

quy đổi

Page 47: Tài liệu tập huấn KẾ TOÁN TÀI CHÍNH DÀNH CHO HỢP TÁC …lienminhhtxhaiphong.org.vn/PortalFolders/ImageUploads/LMHTX/1050... · KẾ TOÁN TÀI CHÍNH DÀNH CHO HỢP

46 Tài liệu tập huấn Kế toán tài chính dành cho HTX và doanh nghiệp vừa và nhỏ

4.4.3.3. Đánh giá theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp:

- Điều kiện áp dụng: Phương pháp này áp dụng ở những DN/HTX có chi phí nguyên vật liệutrực tiếp hoặc nguyên vật liệu chính chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành sản phẩm.

- Nội dung phương pháp:

Theo phương pháp này chỉ tính vào giá trị sản phẩm dở dang chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.Các chi phí còn lại được tính vào giá thành sản phẩm hoàn thành, theo công thức:

- Trường hợp đối với những DN/HTX có quy trình công nghệ sản xuất phức tạp kiểu liên tụcgồm nhiều giai đoạn công nghệ kế tiếp nhau thì sản phẩm dở dang ở giai đoạn công nghệ sauđược đánh giá theo chi phí nửa thành phẩm của giai đoạn công nghệ trước đó.

- Đặc điểm của phương pháp: Tính toán đơn giản, khối lượng công việc ít, mức độ chính xác thấpdo chỉ đánh giá trên góc độ một khoản mục chi phí là nguyên vật liệu trực tiếp, thường kiểmtoán không chấp nhận phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ này.

Ví dụ minh họa:

Tại HTX nông nghiệp Phú Bình, cung cấp dịch vụ bảo vệ thực vật cho xã viên trên địa bàn hoạtđộng, trong tháng 7/N có tài liệu sau: (đơn vị tính: 1.000đ)

- Thuốc bảo vệ thực vật chưa sử dụng hết tháng 6 chuyển sang: 450

+ Chi phí sản xuất liên quan đến cung cấp dịch vụ bảo vệ thực vật trong tháng 7 của DN/HTXnhư sau:

- Xuất dùng thuốc bảo vệ thực vật trong tháng: 5.550

- Chi phí tiền công lao động trực tiếp : 680

- Chi phí khác liên quan đến cung cấp dịch vụ: 470

Kết quả hoạt động dịch vụ cuối tháng hoàn thành cho 150ha, còn lại 50 ha làm dở.

- Yêu cầu: Hãy xác định giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ. Biết rằng nguyên vật liệu trực tiếp bỏvào 1 lần trong kỳ khi bắt đầu thực hiện dịch vụ.

Trả lời: Vì chi phí phát sinh trong kỳ chủ yếu do chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là chính, nênviệc tính giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ theo nguyên vật liệu trực tiếp là hợp lý. Cụ thể:

Chi phí sản phẩmdở dang cuối kỳ

Chi phí nguyên vậtliệu trực tiếp kỳ trướcchuyển sang kỳ này

Chi phí nguyênvật liệu trực tiếpphát sinh trong kỳ

+

= x

Số lượng thànhphẩm

Số lượng sảnphẩm dở dang

+

Số lượng sảnphẩm dở dang

Giá trị sản xuất dởdang cuối kỳ

= 50 = 1.500x450 + 5.550

150 + 50

Page 48: Tài liệu tập huấn KẾ TOÁN TÀI CHÍNH DÀNH CHO HỢP TÁC …lienminhhtxhaiphong.org.vn/PortalFolders/ImageUploads/LMHTX/1050... · KẾ TOÁN TÀI CHÍNH DÀNH CHO HỢP

47Tài liệu tập huấn Kế toán tài chính dành cho HTX và doanh nghiệp vừa và nhỏ

4.4.4. Tính giá thành sản phẩm

4.4.4.1. Đối tượng tính giá thành

Đối tượng tính giá thành là từng bộ phận, từng sản phẩm hoặc dịch vụ mà DN/HTX đã sản xuấthoàn thành đòi hỏi phải tính tổng giá thành và giá thành đơn vị.

Đối tượng tính giá thành có thể là sản phẩm cuối cùng của quá trình sản xuất hay đang trên dâychuyền sản xuất tùy thuộc theo yêu cầu hạch toán kinh tế nội bộ và tiêu thụ sản phẩm củaDN/HTX.

4.4.4.2. các phương pháp tính giá thành

u Phương pháp trực tiếp (giản đơn)

- Điều kiện áp dụng: áp dụng trong các đơn vị có quy trình sản xuất giản đơn, sản xuất ra ítchủng loại sản phẩm, chu kì sản xuất ngắn, chi phí sản xuất được tập hợp theo từng đối tượngtính giá thành.

- Nội dung phương pháp: Phải tính được tổng giá thành và giá thành đơn vị

Tổng giá thành sản phẩm = Chi phí sản xuất kỳ trước + Chi phí sản xuất chi ra trong kỳ - Chi phísản xuất chuyển sang kỳ sau - Các khoản giảm chi phí (nếu có)

- Đặc điểm của phương pháp: Đơn giản, dễ tính toán. Chỉ tính được giá thành vào cuối kỳ.

u Phương pháp tổng cộng chi phí

- Điều kiện áp dụng: Phương pháp này được áp dụng trong các DN/HTX có qui trình sản xuấtgồm nhiều công đoạn nối tiếp, mỗi công đoạn hoàn chỉnh một bộ phận sản phẩm và chi phísản xuất được tập hợp theo từng công đoạn. Giá thành của công đoạn trước là đối tượng chi phícủa giai đoạn công nghệ tiếp theo. Sản phẩm hoàn chỉnh là sản phẩm trải qua tất cả các giaiđoạn trong quy trình sản xuất.

- Nội dung phương pháp

a. Tính giá thành sản phẩm phân bước có tính giá thành của sản phẩm phân bước trước.

Ở từng giai đoạn công nghệ, người ta tính giá thành của nửa thành phầm. Giá thành của nửathành phẩm giai đoạn đầu tiên được tính trên cơ sở chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhâncông trực tiếp và chi phí sản xuất chung ở giai đoạn đầu tiên. Ở các giai đoạn tiếp theo, giáthành nửa thành phẩm được tính trên cơ sở giá thành nửa thành phẩm bước trước và chi phíchế biến ở giai đoạn tiếp theo. Cứ thực hiện liên tục, tuần tự như vậy cho đến giai đoạn cuối cùngsẽ tính được giá thành sản phẩm hoàn thành.

b. Tính giá thành sản phẩm phân bước không tính giá thành của sản phẩm phân bước trước.

Tại từng giai đoạn công nghệ phải xác định được giá thành từng phần chi phí sản xuất của giaiđoạn đó trong thành phẩm. Sau đó tổng cộng chi phí sản xuất của các giai đoạn đó lại. Cụ thể:

Giá thành đơn vịsản phẩm

=Tổng giá thành sản phẩm

Số lượng sản phẩm hoàn thành

Page 49: Tài liệu tập huấn KẾ TOÁN TÀI CHÍNH DÀNH CHO HỢP TÁC …lienminhhtxhaiphong.org.vn/PortalFolders/ImageUploads/LMHTX/1050... · KẾ TOÁN TÀI CHÍNH DÀNH CHO HỢP

48 Tài liệu tập huấn Kế toán tài chính dành cho HTX và doanh nghiệp vừa và nhỏ

Bước 1: Xác định chi phí sản xuất của từng giai đoạn trong thành phẩm

Bước 2: Quy đổi số lượng sản phẩm từng loại thành sản phẩm tiêu chuẩn theo hệ số quy định.

Bước 3: Xác định giá thành đơn vị của sản phẩm tiêu chuẩn

Giá thành đ.vị của SP tiêu chuẩn =

= Tổng giá thành của cả nhóm /Tổng số lượng SP tiêu chuẩn

Bước 4: Xác định giá thành đơn vị thực tế từng loại sản phẩm trong nhóm:

Giá thành đơn vị từng loại sản phẩm = giá thành đơn vị sản phẩm tiêu chuẩn x Hệ số quy đổicủa từng loại sản phẩm

Bước 2: Tính giá thành của sản phẩm hoàn thành.

Ztp hoàn thành = Zgiai đoạn 1 + Zgiai đoạn 2 + … Zgiai đoạn n

- Đặc điểm của phương pháp: Phức tạp, khó tính toán. Đối tượng kế toán chi phí là từng giaiđoạn, từng bộ phận khác nhau; Đối tượng tính giá thành phụ thuộc vào đặc điểm quy trìnhcông nghệ và tính chất sử dụng của sản phẩm.

u Phương pháp hệ số

- Điều kiện áp dụng: áp dụng trong các đơn vị sản xuất nhiều loại sản phẩm hoặc một loại sảnphẩm với nhiều phẩm cấp khác nhau trên cùng một dây chuyền sản xuất và chi phí sản xuấtkhông thể tập hợp riêng được theo từng đối tượng tính giá thành. Ví dụ: sản xuất giầy, dép, áosơ mi, …

- Nội dung phương pháp:

Để tính được giá thành sản phẩm người ta phải căn cứ vào hệ số quy đổi quy định cho từng loạisản phẩm để quy đổi số sản phẩm từng loại về sản phẩm tiêu chuẩn. Sau đó tính giá thành đơnvị sản phẩm tiêu chuẩn căn cứ vào số sản phẩm tiêu chuẩn đã quy đổi. Cuối cùng xác định giáthành đơn vị từng loại sản phẩm dựa trên giá thành đơn vị sản phẩm tiêu chuẩn và hệ số quyđổi cho từng loại sản phẩm.

Bước 1: Xác định tổng giá thành liên sản phẩm bằng phương pháp giản đơn.

Chi phí sản xuấtgiai đoạn i trong

thành phẩm

Chi phí sản xuất kỳtrước chuyển sang

giai đoạn i

Chi phí sảnxuất phát sinh

giai đoạn i +

= xSố lượng sản phẩm hoàn thành tương

đương giai đoạn i

Số lượng sảnphẩm hoàn

thành của toànbộ công nghệ

Tổng giáthành sản

phẩm

Các khoảngiảm chi phí

(nếu có)

Chi phí sảnxuất chuyểnsang kỳ sau

Chi phí sảnxuất chi ra

trong kỳ

Chi phí sản xuấtkỳ trước chuyển

sang= + - -

Số lượngsản phẩm tiêu chuẩn

Hệ số quy đổi quy địnhcho từng loại sản phẩm

Số lượngsản phẩm từng loại= x

Page 50: Tài liệu tập huấn KẾ TOÁN TÀI CHÍNH DÀNH CHO HỢP TÁC …lienminhhtxhaiphong.org.vn/PortalFolders/ImageUploads/LMHTX/1050... · KẾ TOÁN TÀI CHÍNH DÀNH CHO HỢP

49Tài liệu tập huấn Kế toán tài chính dành cho HTX và doanh nghiệp vừa và nhỏ

- Đặc điểm của phương pháp: Đối tượng tập hợp chi phí thường là toàn bộ quy trình công nghệ.Đối tượng tính giá thành: từng sản phẩm

Ở một số DN/HTX do tính chất của quy trình sản xuất, có thể phải áp dụng tổng hợp các phươngpháp trên để tính giá thành sản phẩm (phương pháp liên hợp).

Ngoài các phương pháp tính giá trên, các DN/HTX có thể áp dụng một số phương pháp tính giáthành khác như: phương pháp tính giá thành theo định mức; phương pháp tính giá thành theođơn đặt hàng;…

4.4.4.3. kế toán một số nghiệp vụ cơ bản

(1). Khi xuất nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ cho việc sản xuất sản phẩm hoặc cung cấp dịchvụ, ghi:

Nợ TK 154 - Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang

Có TK 152 (153) - Nguyên liệu, vật liệu (Công cụ dụng cụ).

(2). Khi phân bổ giá trị công cụ dụng cụ cho hoạt động sản xuất, ghi:

Nợ TK 154 - Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang

Có TK 142, 242 - Chi phí trả trước .

(3). Tiền lương phải trả công nhân sản xuất, nhân viên quản lý bộ phận sản xuất, ghi:

Nợ TK 154 - Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang

Có TK 334 - Phải trả người lao động.

(4). Các khoản trích theo lương công nhân sản xuất, nhân viên quản lý bộ phận sản xuất tính vàochi phí, ghi:

Nợ TK 154 - Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang

Có TK 338 - Phải trả, phải nộp khác (3382, 3383, 3384).

(5). Trích khấu hao TSCĐ dùng ở bộ phận sản xuất, ghi:

Nợ TK 154 - Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang

Có TK 214 - Hao mòn TSCĐ.

(6). Chi phí dịch vụ mua ngoài, thuê ngoài (điện, nước, điện thoại, chi phí thuê TSCĐ…), chi phíkhác bằng tiền phát sinh ở các phân xưởng, bộ phận sản xuất, ghi:

Nợ TK 154 - Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang

Nợ TK 133 - Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ (nếu có)

Có các TK 111, 112, 331,…

(7). Giá trị nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ gia công nhập lại kho, ghi:

Nợ TK 152 (153) - Nguyên liệu, vật liệu (Công cụ dụng cụ)

Có TK 154 - Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang.

Page 51: Tài liệu tập huấn KẾ TOÁN TÀI CHÍNH DÀNH CHO HỢP TÁC …lienminhhtxhaiphong.org.vn/PortalFolders/ImageUploads/LMHTX/1050... · KẾ TOÁN TÀI CHÍNH DÀNH CHO HỢP

50 Tài liệu tập huấn Kế toán tài chính dành cho HTX và doanh nghiệp vừa và nhỏ

(8). Giá trị sản phẩm hỏng không sửa chữa được, người gây ra thiệt hại sản phẩm hỏng phải bồithường, ghi:

Nợ TK 334 (138) - Phải trả người lao động (Phải thu khác)

Có TK 154 - Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang.

(9). Giá thành sản xuất sản phẩm thực tế nhập kho trong kỳ, ghi:

Nợ TK 155 - Thành phẩm

Có TK 154 - Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang.

(10). Thành phẩm của đơn vị sản xuất không nhập kho tiêu thụ ngay, giá thành dịch vụ của đơnvị kinh doanh dịch vụ và giá thành sản phẩm xây lắp của đơn vị kinh doanh xây lắp được xác địnhlà tiêu thụ, ghi:

Nợ TK 632 - Giá vốn hàng bán

Có TK 154 - Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang.

4.5. KẾ TOÁN TIêu THụ THÀNH PHẩM4.5.1. Nguyên tắc kế toán tiêu thụ thành phẩm, hàng hoá

Thành phẩm là những sản phẩm đã kết thúc giai đoạn sản xuất cuối cùng của đơn vị được kiểmnghiệm đủ tiêu chuẩn để nhập kho hoặc tiêu thụ.

Hàng hóa là những tài sản được đơn vị mua về để bán.

* Kế toán thành phẩm, hàng hóa và tiêu thụ phải thực hiện các nguyên tắc sau:

- Thành phẩm, hàng hóa phải kế toán theo giá thực tế.

u Giá thực tế nhập kho của thành phầm do các bộ phận của đơn vị sản xuất ra phải đượcđánh giá theo giá thành sản xuất thực tế, bao gồm: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phínhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung.

u Trường hợp thành phẩm thuê ngoài gia công chế biến, giá thành của thành phẩm bao gồmcả giá thuê gia công và các chi phí liên quan trực tiếp khác như chi phí vận chuyển, kiểmđịnh,…

u Giá gốc hàng hóa mua vào gồm giá mua theo hóa đơn, thuế nhập khẩu và các chi phí trongquá trình thu mua.

u Hàng hóa mua dùng cho hoạt động kinh doanh là hàng chịu thuế giá trị gia tăng tính theophương pháp khấu trừ, thì giá mua là giá chưa có thuế giá trị gia tăng.

u Hàng hóa mua dùng cho hoạt động kinh doanh là hàng chịu thuế giá trị gia tăng tính theophương pháp trực tiếp hoặc dùng cho hoạt động kinh doanh hàng không chịu thuế giá trịgia tăng, thì giá mua là giá gồm cả thuế giá trị gia tăng đầu vào.

Page 52: Tài liệu tập huấn KẾ TOÁN TÀI CHÍNH DÀNH CHO HỢP TÁC …lienminhhtxhaiphong.org.vn/PortalFolders/ImageUploads/LMHTX/1050... · KẾ TOÁN TÀI CHÍNH DÀNH CHO HỢP

51Tài liệu tập huấn Kế toán tài chính dành cho HTX và doanh nghiệp vừa và nhỏ

u Giá thành thực thế của thành phẩm, hàng hóa xuất kho có thể áp dụng một trong cácphương pháp: giá bình quân, giá thực tế đích danh, giá nhập trước xuất trước, giá nhập sauxuất trước. (chi tiết xem phần kế toán hàng tồn kho)

- Hạch toán thành phẩm, hàng hoá phải được thực hiện theo từng kho, từng loại, từng nhóm vàtừng thứ thành phẩm, hàng hoá.

4.5.2. Doanh thu và nguyên tắc xác định

Doanh thu là tổng giá trị các lợi ích kinh tế DN/HTXthu được trong kỳ kế toán, phát sinh từ các hoạtđộng kinh doanh của đơn vị.

- Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ là toànbộ số tiền thu được, hoặc sẽ thu được từ các giaodịch bán sản phẩm, hàng hóa, cung cấp dịch vụ(gồm cả các khoản phụ thu và phí thu thêm ngoàigiá bán - nếu có).

u Nếu DN/HTX áp dụng tính thuế GTGT theophương pháp khấu trừ và DN/HTX sử dụnghóa đơn GTGT thì doanh thu bán hàng làdoanh thu chưa tính thuế GTGT.

u Nếu DN/HTX áp dụng tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp, hoặc DN/HTX sử dụnghóa đơn bán hàng thì doanh thu bán hàng là doanh thu có tính thuế GTGT.

- Nếu đơn vị có doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ bằng ngoại tệ thì phải quy đổi ra đồngViệt Nam theo tỷ giá thực tế hoặc tỷ giá liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam côngbố tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ.

- Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ thuần do đơn vị thực hiện được trong kỳ có thể thấphơn doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ ghi nhận ban đầu do phát sinh các khoản giảmtrừ doanh thu tiêu thụ như: chiết khấu thương mại, giảm giá hàng đã bán, hàng đã bán bị trả lại,nộp thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu, thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp.Những khoản này trước đó đã phản ánh vào doanh thu tiêu thụ.

u Giảm giá hàng bán: là số tiền giảm trừ cho khách hàng ngoài hóa đơn hay hợp đồng cungcấp dịch vụ do các nguyên nhân đặc biệt như hàng kém phẩm chất, không đúng quy cách,giao hàng không đúng thời gian, địa điểm trong hợp đồng,…

u Hàng bán bị trả lại là số hàng đã được coi là tiêu thụ nhưng bị người mua từ chối, trả lại dokhông tôn trọng các điều khoản hai bên đã thỏa thuận.

u Chiết khấu thương mại là khoản DN/HTX giảm giá niêm yết cho khách hàng mua với khốilượng lớn.

Page 53: Tài liệu tập huấn KẾ TOÁN TÀI CHÍNH DÀNH CHO HỢP TÁC …lienminhhtxhaiphong.org.vn/PortalFolders/ImageUploads/LMHTX/1050... · KẾ TOÁN TÀI CHÍNH DÀNH CHO HỢP

52 Tài liệu tập huấn Kế toán tài chính dành cho HTX và doanh nghiệp vừa và nhỏ

4.5.3. Một số trường hợp bán hàng hoá, thành phẩm cụ thể

(1) Bán hàng trực tiếp

- Ghi nhận doanh thu:

Nợ TK 111 (112, 131) - Tiền mặt (Tiền gửi ngân hàng, ...)

Có TK 333 - Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước (33311)

Có TK 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

- Ghi nhận giá vốn hàng bán:

Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán

Có TK 156, 157, 154 (trị giá hàng hóa, thành phẩm xuất bán)

(2) Trường hợp xuất kho gửi bán:

- Khi xuất kho gửi thành phẩm, hàng hóa đi bán:

Nợ TK 157 – hàng gửi bán

Có TK 155, 156, 154 (trị giá hàng hóa, thành phẩm xuất kho gửi bán)

- Khi hàng hóa, thành phẩm được xác định là bán, kế toán phản ánh doanh thu và giá vốn nhưphần (1).

(3) Trường hợp bán hàng theo phương thức hàng đổi hàng, ghi:

u Ghi nhận doanh thu và giá vốn, ghi:

Nợ TK 131 - Phải thu của khách hàng (Tổng giá thanh toán)

Có TK 3331 - Thuế và các khoản phải nộp nhà nước (33311)

Có TK 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

Và Nợ TK 632- giá vốn hàng bán

Có TK 156, 155, 152, 153,…(trị giá hàng đem trao đổi)

u Khi nhận được hàng do trao đổi, ghi:

Nợ các TK 152 (153, 156, 211,) - Nguyên liệu, vật liệu (công cụ, dụng cụ, ..)

Nợ TK 133 - Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ (nếu có)

Có TK 131 - Phải thu của khách hàng (Tổng giá thanh toán).

u Trường hợp phải trả thêm tiền, khi trả thêm tiền ghi:

Nợ TK 131 - Phải thu của khách hàng

Có TK 111 (112, 141) - Tiền mặt (Tiền gửi ngân hàng, ...).

u Trường hợp được nhận thêm tiền, khi nhận được tiền, ghi:

Nợ TK 111 (112) - Tiền mặt (Tiền gửi ngân hàng)

Có TK 131 - Phải thu của khách hàng

Page 54: Tài liệu tập huấn KẾ TOÁN TÀI CHÍNH DÀNH CHO HỢP TÁC …lienminhhtxhaiphong.org.vn/PortalFolders/ImageUploads/LMHTX/1050... · KẾ TOÁN TÀI CHÍNH DÀNH CHO HỢP

53Tài liệu tập huấn Kế toán tài chính dành cho HTX và doanh nghiệp vừa và nhỏ

(4) Trường hợp bán hàng theo phương thức trả góp hoặc trả chậm, ghi:

Nợ TK 111 (112, 131) - Tiền mặt (Tiền gửi ngân hàng, ...)

Có TK 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (giá bán trả một lần)

Có TK 3331 - Thuế và các khoản phải nộp nhà nước (33311)

Có TK 3387 - Doanh thu chưa thực hiện (lãi trả chậm)

Đồng thời kế toán ghi nhận giá vốn hàng bán, như mục (1).

Sau đó, theo thời gian trả định kỳ của khách hàng, kế toán phản ánh lãi trả chậm tương ứngsang tài khoản doanh thu hoạt động tài chính.

Nợ TK 338.7 - Doanh thu chưa thực hiện (lãi trả chậm)

Có TK 515 – Doanh thu hoạt động tài chính

Khi khách hàng trả tiền, bao gồm cả tiền gốc và lãi trả chậm, ghi:

Nợ TK 111, 112,… (Tổng số tiền)

Có TK 131 – Phải thu của khách hàng

(5) Bán hàng đại lý: (Mục này áp dụng cho đại lý bánđúng giá, hưởng hoa hồng; Trừơng hợp bán hàng đại lýkhác coi như bán hàng thông thường)

Khi bán hàng hóa, thành phẩm qua đại lý, bên giao đạilý phải trả một khoản hoa hồng cho bên nhận đại lý,khoản tiền này được ghi nhận là chi phí đối với bên giaođại lý, là doanh thu đối với bên nhận đại lý.

* Tại đơn vị giao đại lý:

- Khi xuất hàng hóa, thành phẩm giao cho đại lý, ghi:

Nợ TK 157 - hàng gửi bán

Có TK 156, 155 (trị giá hàng hóa, thành phẩm gửi bán)

- Khi hàng hóa giao cho các đại lý đã bán được, ghi:

Nợ TK 111 (112, 131) - Tiền mặt (Tiền gửi ngân hàng, ...)

Có TK 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

Có TK 333 - Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước (33311)

Đồng thời phản ánh giá vốn hàng hóa:

Nợ TK 632- Giá vốn hàng bán

Có TK157 - Hàng gửi bán

Số tiền hoa hồng DN/HTX phải trả cho đơn vị nhận bán hàng đại lý, ghi:

Page 55: Tài liệu tập huấn KẾ TOÁN TÀI CHÍNH DÀNH CHO HỢP TÁC …lienminhhtxhaiphong.org.vn/PortalFolders/ImageUploads/LMHTX/1050... · KẾ TOÁN TÀI CHÍNH DÀNH CHO HỢP

54 Tài liệu tập huấn Kế toán tài chính dành cho HTX và doanh nghiệp vừa và nhỏ

Nợ TK 642 - Chi phí quản lý kinh doanh

Nợ TK 133 - Thuế GTGT (nếu có)

Có TK 111 (112, 131) - (Số tiền hoa hồng trả cho đại lý)

* Tại đơn vị nhận đại lý:

Tại các đơn vị nhận đại lý bán đúng giá, hưởng hoa hồng, khoản hoa hồng nhận được từ việcbán hàng được ghi nhận là một khoản doanh thu.

- Khi nhận hàng, căn cứ vào giá trị ghi trong hợp đồng, ghi:

Nợ TK 003 – Hàng hóa nhận bán hộ, ký gửi, ký cược

- Khi bán được hàng, ghi:

Nợ TK 111, 112 (Tổng số tiền bán hàng)

Có TK 331 (Số tiền phải trả cho bên giao đại lý)

Đồng thời ghi giảm trị giá hàng trên TK 003: Có TK 003: (trị giá hàng bán)

- Khi tính hoa hồng được hưởng, ghi:

Nợ TK 331 – (Số tiền phải trả cho bên giao đại lý)

Có TK 511- (Hoa hồng được hưởng)

Có TK 333 - Thuế GTGT (nếu có)

- Khi thanh toán tiền cho bên giao đại lý:

Nợ TK 331 – (Số tiền trả cho bên giao đại lý)

Có TK 111, 112 (Số tiền trả cho bên giao đại lý)

(6). Đối với hoạt động nhận gia công hàng hóa:

- Khi nhận vật tư, hàng hoá để gia công, kế toán ghi:

Nợ TK 002 - Vật tư, hàng hoá nhận giữ hộ, nhận gia công.

- Khi xác định doanh thu từ số tiền gia công thực tế được hưởng, ghi:

Nợ TK 111 (112, 131) - Tiền mặt (Tiền gửi ngân hàng, ...)

Có TK 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

Có TK 333 - Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước (33311)

Đồng thời ghi Có TK 002 (Trị giá hàng nhận gia công đã hoàn thành)

(7). kế toán doanh thu từ trợ cấp, trợ giá của Nhà nước

- Trường hợp Nhà nước thông báo nhưng chưa cấp tiền ngay, ghi:

Nợ TK 333 - Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước (3339)

Có TK 511(5118) - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

Page 56: Tài liệu tập huấn KẾ TOÁN TÀI CHÍNH DÀNH CHO HỢP TÁC …lienminhhtxhaiphong.org.vn/PortalFolders/ImageUploads/LMHTX/1050... · KẾ TOÁN TÀI CHÍNH DÀNH CHO HỢP

55Tài liệu tập huấn Kế toán tài chính dành cho HTX và doanh nghiệp vừa và nhỏ

Khi nhận được tiền Nhà nước thanh toán, ghi:

Nợ TK 111 (112) - Tiền mặt (Tiền gửi Ngân hàng)

Có TK 333 - Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước (3339).

- Trường hợp Nhà nước trợ cấp, trợ giá bằng tiền, ghi:

Nợ TK 111 (112) - Tiền mặt (Tiền gửi Ngân hàng)

Có TK 511(5118) - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

(8) các trường hợp khác được coi là bán hàng hoá, thành phẩm

- Nếu sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ sử dụng nội bộ, ghi:

Nợ TK 154 (642) - Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang

Nợ TK 642- Chi phí quản lý kinh doanh

Có TK 333 - Thuế và các khoản phải nộp nhà nước (33311)

Có TK 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

- Nếu trả lương, trả thưởng cho người lao động bằng sản phẩm, hàng hóa, ghi

Nợ TK 334 - Phải trả người lao động

Có TK 333 - Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước (33311)

Có TK 511.2 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

Đồng thời phản ánh giá vốn hàng bán:

Nợ TK632 - Giá vốn hàng bán

Có TK154, 155, 156,… (trị giá hàng hoá, thành phẩm)

- các khoản thuế liên quan

(1). Xác định thuế tiêu thụ đặc biệt hoặc thuế xuất khẩu phải nộp của số thành phẩm hàng hóađược xác định là tiêu thụ trong kỳ, ghi:

Nợ TK 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

Có TK 333 - Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước (3332, 3333).

(2). Hàng tháng, xác định thuế GTGT phải nộp theo phương pháptrực tiếp, ghi:

Nợ TK 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

Có TK 333 - Thuế và các khoản phải nộp nhà nước (3331).

kế toán các khoản giảm trừ doanh thu:

Các khoản giảm trừ doanh thu, gồm:

u Chiết khấu thương mại(TK 521.1): Là khoản DN/HTX giảm giácho khách hàng mua với khối lượng lớn.

Page 57: Tài liệu tập huấn KẾ TOÁN TÀI CHÍNH DÀNH CHO HỢP TÁC …lienminhhtxhaiphong.org.vn/PortalFolders/ImageUploads/LMHTX/1050... · KẾ TOÁN TÀI CHÍNH DÀNH CHO HỢP

56 Tài liệu tập huấn Kế toán tài chính dành cho HTX và doanh nghiệp vừa và nhỏ

u Hàng bán bị trả lại (TK 521.2): Là khoản giảm trừ cho người mua do hàng hoá kém phẩmchất, sai quy cách, …

u Giảm giá hàng bán (TK 521.3): Là giá trị khối lượng hàng bán đã xác định là tiêu thụ bị kháchhàng trả lại và từ chối thanh toán.

(1). khi phát sinh chấp nhận khoản chiết khấu thương mại cho khách hàng, ghi:

Nợ TK 521 - Các khoản giảm trừ doanh thu (5211)

Có TK 111 (112, 131) - Tiền mặt (Tiền gửi ngân hàng, ...).

(2). Phát sinh hàng bán bị trả lại, khoản giảm giá hàng bán, ghi:

Nợ TK 521 - Các khoản giảm trừ doanh thu (5212, 5213)

Nợ TK 333 (Số thuế GTGT của hàng bán bị trả lại/ của khoản giảm giá)

Có TK 111 (112, 131) - Tiền mặt (Tiền gửi ngân hàng, ...)

Đồng thời với việc ghi nhận hàng bán bị trả lại, kế toán phải phản ánh giá vốn của hàng bán bịtrả lại:

Nợ TK 155, 156 (trị giá thành phẩm, hàng hoá bị trả lại, nhập kho)

Nợ TK 157 (trị giá thành phẩm, hàng hoá bị trả lại vẫn gửi bên mua, chưa nhập kho)

Có TK 632 – Giá vốn hàng bán

(3). cuối kỳ kế toán kết chuyển chiết khấu thương mại, doanh thu của hàng bán bị trả lại,khoản giảm giá hàng bán trừ vào doanh thu thực tế trong kỳ để xác định doanh thu thuần,ghi:

Nợ TK 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

Có TK 521 - Các khoản giảm trừ doanh thu (5211,5212, 5213)

4.6. KẾ TOÁN XÁC ĐịNH KẾT QuẢ KINH DOANHKế toán chi phí quản lý kinh doanh

Chi phí nhân viên: là các khoản phải trả cho nhân viên bánhàng và phục vụ bán hàng, nhân viên bộ phận quản lýDN/HTX. Bao gồm tiền lương, tiền ăn ca, tiền công và cáckhoản trích theo lương tính vào chi phí theo quy định.

Chi phí vật liệu, bao bì xuất dùng cho việc bảo quản, tiêuthụ sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, như chi phí vật liệu baogói, chi phí nhiên liệu cho bảo quản, vận chuyển trongquá trình tiêu thụ, và dùng cho quản lý chung củaDN/HTX.

Chi phí dụng cụ, đồ dùng phục vụ cho quá trình tiêu thụsản phẩm hàng hóa và phục vụ hoạt động của ban quản

Page 58: Tài liệu tập huấn KẾ TOÁN TÀI CHÍNH DÀNH CHO HỢP TÁC …lienminhhtxhaiphong.org.vn/PortalFolders/ImageUploads/LMHTX/1050... · KẾ TOÁN TÀI CHÍNH DÀNH CHO HỢP

57Tài liệu tập huấn Kế toán tài chính dành cho HTX và doanh nghiệp vừa và nhỏ

lý DN/HTX như dụng cụ đo lường, phương tiện tính toán, phương tiện làm việc, vv…

Chi phí khấu hao tài sản cố định ở bộ phận bảo quản, bán hàng, quản lý như: nhà văn phòng, nhàkho, cửa hàng, bến bãi, phương tiện bốc dỡ, vận chuyển, kiểm nghiệm chất lượng, vv…

Chi phí dịch vụ mua ngoài phục vụ cho hoạt động của ban quản lý DN/HTX và bộ phận bán hàngnhư chi phí thuê văn phòng, tiền điện nước, điện thoại, chi phí thuê bến bãi, thuê bốc vác, vậnchuyển hàng hóa đi tiêu thụ, tiền trả hoa hồng cho đại lý bán hàng, cho đơn vị nhận uỷ thác xuấtkhẩu, vv…

Chi phí bằng tiền khác ngoài các chi phí trên như chi phí tiếp khách ở bộ phận quản lý DN/HTXvà bộ phận bán hàng, giới thiệu sản phẩm, hàng hóa, quảng cáo, chào hàng, chi phí cho hội nghịkhách hàng.

Các khoản thuế, phí, lệ phí phải nộp tính vào chi phí quản lý kinh doanh theo quy định, các khoảntrích lập dự phòng phải, chi phí bảo hành sản phẩm, hàng hóa, công trình xây dựng cơ bản đãtiêu thụ trong kỳ.

- Tài khoản sử dụng

Tài khoản 642 - Chi phí quản lý kinh doanh

Bên Nợ:

Chi phí quản lý kinh doanh phát sinh trong kỳ.

Bên Có:

+ Các khoản ghi giảm chi phí quản lý kinh doanh;

+ Kết chuyển chi phí quản lý kinh doanh trong kỳ vào Tài khoản 911.

Tài khoản 642 không có số dư cuối kỳ.

4.7. KẾ TOÁN THu NHậP VÀ CHI PHÍ KHÁC(1). Thu nhập khác: Thu nhập khác là các khoảnthu nhập góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu củađơn vị ngoài các hoạt động tạo ra doanh thu màkhông phải là các khoản góp vốn. Nội dung cáckhoản thu nhập khác bao gồm:

- Thu về nhượng bán, thanh lý tài sản cố định;

- Thu tiền phạt khách hàng do vi phạm hợp đồng;

- Thu tiền bảo hiểm được bồi thường;

- Chênh lệch đánh giá lại tài sản;

- Thu được các khoản nợ phải thu khó đòi đã xóasổ tính kỳ trước;

Page 59: Tài liệu tập huấn KẾ TOÁN TÀI CHÍNH DÀNH CHO HỢP TÁC …lienminhhtxhaiphong.org.vn/PortalFolders/ImageUploads/LMHTX/1050... · KẾ TOÁN TÀI CHÍNH DÀNH CHO HỢP

58 Tài liệu tập huấn Kế toán tài chính dành cho HTX và doanh nghiệp vừa và nhỏ

- Các khoản thuế xuất nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt được hoàn lại;

- Thu các khoản nợ phải trả không xác định được chủ;

- Thu nhập về tiêu thụ phế liệu, phế phẩm;

- Các khoản thu nhập kinh doanh của những năm trước bị bỏ sót mới phát hiện ra, vv…

(2). Chi phí khác: Chi phí khác là những chi phí do các sự kiện hay các nghiệp vụ riêng biệt vớihoạt động kinh doanh thông thường của đơn vị. Những khoản chi phí khác có thể do nguyênnhân chủ quan hoặc khách quan gây ra. Nội dung các khoản chi phí khác, bao gồm:

- Chi phí nhượng bán, thanh lý tài sản cố định;

- Giá trị còn lại của tài sản cố định thanh lý, nhượng bán;

- Chênh lệch đánh giá lại tài sản;

- Tiền phạt do vi phạm hợp đồng kinh tế;

- Bị phạt thuế, truy nộp khác;

- Các khoản chi phí do kế toán bị nhầm, hoặc bỏ sót khi ghi sổ kế toán;

- Các khoản chi phí khác.

4.8. DOANH THu VÀ CHI PHÍ HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH- Doanh thu hoạt động tài chính gồm:

u Tiền lãi: lãi cho vay, lãi bán hàng trả chậm, trả góp, lãi đầu tư trái phiếu, tín phiếu, chiết khấuthanh toán được hưởng do mua hàng hoá, dịch vụ, lãi cho thuê tài chính,…

u Cổ tức, lợi nhuận được chia;

u Thu nhập về hoạt động đầu tư mua, bán chứng khoán;

u Chênh lệch lãi do bán ngoại tệ, khoản chênh lệch tỷ giá, …

Tài khoản sử dụng: Tk 515: “doanh thu hoạt động tài chính”

Bên Nợ: Thuế GTGT phải nộp tính theo phương pháp trực tiếp (nếu có); Kết chuyển các khoảndoanh thu hoạt động tài chính để xác định kết quả kinh doanh

Bên Có: Các khoản doanh thu hoạt động tài chính phát sinh trong kỳ

Tài khoản 515 không có số dư cuối kỳ.

Tài khoản sử dụng: TK 635 - chi phí hoạt động tài chính

Bên Nợ: Các khoản chi phí tài chính phát sinh trong ký

Bên Có: Các khoản giảm chi phí tài chính; Kết chuyển chi phí tài chính để xác định kết quảkinh doanh

Tài khoản 635 không có số dư cuối kỳ

Page 60: Tài liệu tập huấn KẾ TOÁN TÀI CHÍNH DÀNH CHO HỢP TÁC …lienminhhtxhaiphong.org.vn/PortalFolders/ImageUploads/LMHTX/1050... · KẾ TOÁN TÀI CHÍNH DÀNH CHO HỢP

59Tài liệu tập huấn Kế toán tài chính dành cho HTX và doanh nghiệp vừa và nhỏ

4.9. KẾ TOÁN CHI PHÍ THuẾ THu NHậP DOANH NGHIỆP:Tài khoản sử dụng: Tk 821-chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp

- Hàng quý, khi xác định thuế thu nhập doanh nghiệp tạm phải nộp theo quy định của Luậtthuế thu nhập doanh nghiệp, kế toán ghi:

Nợ TK 821- Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp

Có TK 3334- Thuế thu nhập doanh nghiệp

- Khi nộp thuế thu nhập doanh nghiệp, ghi:

Nợ TK 3334 - Thuế thu nhập doanh nghiệp

Có TK 111,112 (số tiền nộp thuế)

- Cuối năm tài chính, căn cứ vào số thuế thu nhập doanh nghiệp thực tế phải nộp:

u Nếu số phải nộp lớn hơn số tạm nộp, kế toán phản ánh số nộp bổ sung;

Nợ TK 821- Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp

Có TK 3334 - Thuế thu nhập doanh nghiệp

- Khi nộp thuế thu nhập doanh nghiệp bổ sung, ghi:

Nợ TK 3334 - Thuế thu nhập doanh nghiệp

Có TK 111,112 (số tiền nộp thuế)

u Nếu số thuế thu nhập doanh nghiệp thực tế phải nộp trong năm nhỏ hơn số thuế thu nhậptạm nộp thì số nộp thừa được chuyển bù cho năm tiếp theo:

Nợ TK 333.4 - Thuế thu nhập doanh nghiệp

Có TK 821- Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp

Trường hợp HTX được Nhà nước miễn giảm thuế thu nhậpdoanh nghiệp, kế toán ghi:

Nợ TK 3334 - Thuế thu nhập doanh nghiệp

Có TK 421(4211)- Lợi nhuận chưa phân phối (ghităng lợi nhuận năm trước)

Xác định kết quả hoạt động kinh doanh

Kết quả kinh doanh của đơn vị được xác định trên cơ sởtổng hợp tất cả kết quả của mọi hoạt động kinh doanhtrong đơn vị. Kết quả kinh doanh của đơn vị được xác địnhtheo từng kỳ kế toán. Kỳ kế toán để xác định lợi nhuận làmột tháng, một quý hoặc một năm.

Page 61: Tài liệu tập huấn KẾ TOÁN TÀI CHÍNH DÀNH CHO HỢP TÁC …lienminhhtxhaiphong.org.vn/PortalFolders/ImageUploads/LMHTX/1050... · KẾ TOÁN TÀI CHÍNH DÀNH CHO HỢP

- Tài khoản sử dụng

Tài khoản 911 - Xác định kết quả kinh doanh

Bên Nợ:

u Kết chuyển giá vốn hàng bán;

u Kết chuyển chi phí quản lý kinh doanh trong kỳ;

u Kết chuyển chi phí tài chính trong kỳ;

u Kết chuyển chi phí khác;

u Kết chuyển lợi nhuận kinh doanh trong kỳ.

60 Tài liệu tập huấn Kế toán tài chính dành cho HTX và doanh nghiệp vừa và nhỏ

+ Giá vốn hàng bán ngoài giá trị thực tế của hàng hoá, sản phẩm, dịch vụ được xác định là tiêuthụ trong kỳ còn bao gồm một số khoản sau:

(1). Các khoản nguyên vật liệu, chi phí nhân công và chi phí sản xuất chung cố định khác trênmức bình thường.

(2). Các khoản hao hụt, mất mát của hàng tồn kho sau khi trừ (-) phần bồi thường cho tráchnhiệm cá nhân gây ra.

(3). Chi phí tự xây dựng, tự chế tạo tài sản cố định trên mức bình thường không được tính vàonguyên giá tài sản cố định hữu hình hoàn thành.

(4). Chênh lệch giữa số dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải lập năm nay lớn hơn khoản đã lậpdự phòng năm trước.

- Xác định lợi nhuận khác

Lợi nhuận khác = Thu nhập khác - chi phí khác

- Xác định kết quả kinh doanh

Lợi nhuậnthuần từ

hoạt độngkinh doanh

Doanhthu

thuần

Giávốn

hàngbán

Doanhthu hoạtđộng tài

chính

Chiphítài

chính

Chiphí

kinhdoanh

= - + - -

Doanh thuthuần

Doanhthu bán

hàng

Chiết khấuthương

mại

Giảm giáhàng bán

Hàngbán bịtrả lại

Thuế tiêu thụđặc biệt, thuế

xuất khẩu= - - - -

Trong đó:

Kết quảkinh doanh

= +Lợi nhuận thuần từ hoạt động

kinh doanhLợi nhuận

khác

- Lợi nhuận thuần từ hoạt động sản xuất, kinh doanh:

Page 62: Tài liệu tập huấn KẾ TOÁN TÀI CHÍNH DÀNH CHO HỢP TÁC …lienminhhtxhaiphong.org.vn/PortalFolders/ImageUploads/LMHTX/1050... · KẾ TOÁN TÀI CHÍNH DÀNH CHO HỢP

61Tài liệu tập huấn Kế toán tài chính dành cho HTX và doanh nghiệp vừa và nhỏ

Bên có:

u Kết chuyển doanh thu thuần trong kỳ;

u Kết chuyển thu nhập khác;

u Kết chuyển lỗ của hoạt động kinh doanh trong kỳ.

Tài khoản 911 không có số dư cuối kỳ.

- Lưu ý:

u Các khoản kết quả hoạt động kinh doanh của kỳ kế toán phải được kế toán theo đúng quy địnhcủa chế độ quản lý tài chính.

u Kết quả hoạt động kinh doanh phải được kế toán chi tiết theo từng loại hoạt động: hoạt độngsản xuất, hoạt động kinh doanh, hoạt động tài chính,…

u Các khoản doanh thu, thu nhập được kết chuyển vào tài khoản này là số doanh thu thuần và thunhập thuần.

- Phương pháp kế toán

(1). Kết chuyển số chênh lệch số phát sinh Nợ, số phát sinh có của chi phí thuế thu nhập doanhnghiệp vào TK 911 để xác định kết quả:

Nếu số phát sinh Nợ > số phát sinh Có:

Nợ TK 911 - Xác định kết quả kinh doanh

Có TK821- Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp

Nếu số phát sinh Nợ < số phát sinh Có:

Nợ TK821- Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp

Có TK 911 - Xác định kết quả kinh doanh

(2) Cuối kỳ kết chuyển số doanh thu thuần, ghi:

Nợ TK 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

Có TK 911 - Xác định kết quả kinh doanh.

(3). Cuối kỳ, kết chuyển giá vốn hàng bán, ghi:

Nợ TK 911 - Xác định kết quả kinh doanh

Có TK 632 - Giá vốn hàng bán.

(4). Cuối kỳ, kết chuyển chi phí tài chính, doanh thu hoạt động tài chính, ghi:

Nợ TK 911 - Xác định kết quả kinh doanh

Có TK 635 - Chi phí tài chính.

Nợ TK 515 – Doanh thu hoạt động tài chính

Có TK 911- Xác định kết quả kinh doanh

Page 63: Tài liệu tập huấn KẾ TOÁN TÀI CHÍNH DÀNH CHO HỢP TÁC …lienminhhtxhaiphong.org.vn/PortalFolders/ImageUploads/LMHTX/1050... · KẾ TOÁN TÀI CHÍNH DÀNH CHO HỢP

62 Tài liệu tập huấn Kế toán tài chính dành cho HTX và doanh nghiệp vừa và nhỏ

(5). Cuối kỳ, kết chuyển chi phí quản lý kinh doanh, ghi:

Nợ TK 911 - Xác định kết quả kinh doanh

Có TK 642 - Chi phí quản lý kinh doanh.

(6). Cuối kỳ, kết chuyển thu nhập khác, ghi:

Nợ TK 711 - Thu nhập khác

Có TK 911 - Xác định kết quả kinh doanh.

(7). Cuối kỳ, kết chuyển chi phí khác, ghi:

Nợ TK 911 - Xác định kết quả kinh doanh

Có TK 811 - Chi phí khác.

(8) Tính và kết chuyển số lãi kinh doanh trong kỳ, ghi:

Nợ TK 911 - Xác định kết quả kinh doanh

Có TK 421 - Lợi nhuận chưa phân phối.

(9). Kết chuyển số lỗ kinh doanh trong kỳ, ghi:

Nợ TK 421 - Lợi nhuận chưa phân phối

Có TK 911 - Xác định kết quả kinh doanh.

Page 64: Tài liệu tập huấn KẾ TOÁN TÀI CHÍNH DÀNH CHO HỢP TÁC …lienminhhtxhaiphong.org.vn/PortalFolders/ImageUploads/LMHTX/1050... · KẾ TOÁN TÀI CHÍNH DÀNH CHO HỢP

63Tài liệu tập huấn Kế toán tài chính dành cho HTX và doanh nghiệp vừa và nhỏ

5. BÁO CÁO TÀi ChÍNh VÀ PhÂN TÍChBÁO CÁO TÀi ChÍNh5.1. BÁO CÁO TÀI CHÍNH

5.1.1. Mục đích, ý nghĩa và yêu cầu của báo cáo tài chính

- Mục đích của việc lập báo cáo tài chính

Báo cáo tài chính của DN/HTX được lập với mục đích sau:

- Tổng hợp và trình bày một cách tổng quát, toàn diện tình hình tài sản, nguồn vốn hình thànhtài sản của DN/HTX , tình hình và kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của DN/HTX trong mộtnăm tài chính.

- Cung cấp các thông tin kinh tế, tài chính chủ yếu cho việc đánh giá tình hình và kết quả hoạtđộng của DN/HTX, đánh giá tình hình tài chính của DN/HTX trong năm tài chính đã qua vànhững dự đoán trong tương lai. Thông tin của báo cáo tài chính là căn cứ quan trong cho việcđề ra những quyết định về quản lý, điều hành hoạt động hoặc đầu tư của các chủ nhiệmDN/HTX, trưởng ban quản trị, trưởng ban kiểm soát, kế toán trưởng, các nhà đầu tư, các chủ nợhiện tại và tương tai của DN/HTX, đồng thời cung cấp các thông tin phục vụ yêu cầu quản lý vĩmô của Nhà nước.

- Ý nghĩa, tác dụng của báo cáo tài chính

Báo cáo tài chính DN/HTX cung cấp những chỉtiêu kinh tế tài chính cần thiết để kiểm tra mộtcách có hệ thống và toàn diện tình hình thựchiện các chỉ tiêu kế hoạch sản xuất, kinh tế- tàichính của DN/HTX.

Báo cáo tài chính DN/HTX cũng cung cấp nhữngsố liệu cần thiết để phân tích hoạt động kinh tếtài chính của DN/HTX, từ đó có thể đánh giá tổngquát thực trạng tài chính của DN/HTX trong kỳđã qua và những dự đoán trong tương lai.

Báo cáo tài chính giúp cho các đối tượng quan tâm đến DN/HTX có được những thông tinkinh tế tài chính quan trọng phục vụ cho việc các quyết định nhằm đạt được mục tiêu đã đềra. Cụ thể:

- Đối với Ban quản lý DN/HTX, báo cáo tài chính cung cấp những thông tin quan trọng về tìnhhình, kết quả kinh doanh và triển vọng về tài chính của DN/HTX. Trên cơ sở số liệu phản ánh trênBáo cáo tài chính, Ban quản lý sẽ phân tích, đánh giá được khái quát về tình hình tài chính, kếtcấu tài sản, nguồn vốn, tình hình công nợ, khả năng thanh toán và khả năng sinh lời của DN/HTX.

Page 65: Tài liệu tập huấn KẾ TOÁN TÀI CHÍNH DÀNH CHO HỢP TÁC …lienminhhtxhaiphong.org.vn/PortalFolders/ImageUploads/LMHTX/1050... · KẾ TOÁN TÀI CHÍNH DÀNH CHO HỢP

64 Tài liệu tập huấn Kế toán tài chính dành cho HTX và doanh nghiệp vừa và nhỏ

- Đối với các nhà đầu tư, các nhà cho vay, Báo cáo tài chính của DN/HTX sẽ giúp họ nhận biếtkhả năng về tài chính, tình hình thanh toán nợ và khả năng thu lợi nhuận khi đầu tư hoặc chovay, để từ bỏ họ có thể quyết định đầu tư, cho vay hay không.

- Đối với nhà cung cấp, Báo cáo tài chính giúp họ quyết định có bán hàng hay không bánhàng cho đơn vị, hoặc sử dụng phương thức thanh toán hợp lí để tránh rủi ro khi thanh toántiền hàng.

- Đối với những người góp vốn khác, Báo cáo tài chính cung cấp các thông tin về khả năng sinhlời, mức lợi nhuận sẽ thu được của số góp vốn.

- Đối với các cơ quan tài chính, ngân hàng, cơ quan thuế, kiểm toán, vv…, Báo cáo tài chính giúpcho việc phân tích, đánh giá tình hình tài chính, là tài liệu quan trọng cho việc kiểm tra, giám sátvà hướng dẫn đơn vị thực hiện tốt chính sách, chế độ tài chính, kế toán.

Ngoài ra, báo cáo tài chính DN/HTX còn có ý nghĩa cung cấp số liệu để tổng hợp các chỉ tiêu kinhtế tài chính của từng ngành, từng cấp và toàn bộ nền kinh tế quốc dân.

- Yêu cầu của báo cáo tài chính

Mỗi đối tượng liên quan đến Báo cáo tài chính, tình hình tài chính của DN/HTX trên những gócđộ khác nhau. Song với mục đích chung nhất là nghiên cứu, tìm hiểu những thông tin cần thiết,đáng tin cậy phục vụ cho việc ra quyết định phù hợp với mục đích của mình. Để thực sự đáp ứngđiều đó, Báo cáo tài chính cần phải đảm bảo các yêu cầu cơ bản sau:

- Báo cáo tài chính phải được lập chính xác trung thực đúng mẫu biểu Nhà nước quy định, cóđầy đủ chữ ký của những người có liên quan và phải có dấu xác nhận của cơ quan để đảm bảotính pháp lý của Báo cáo.

- Các chỉ tiêu và số liệu trình bày trong Báo cáo tài chính phải thống nhất giữa các Báo cáo khácnhau. Trường hợp Báo cáo tài chính trình bày khác nhau giữa các kỳ kế toán thì phải thuyết minhrõ lý do và người lập, kế toán trưởng hoặc người đại diện theo pháp luật của DN/HTX phải ký vàoBáo cáo tài chính cuối năm kế toán và phải chịu trách nhiệm về nội dung của báo cáo.

- Báo cáo tài chính phải lập và gửi đúng hạn.

5.1.2. Hệ thống báo cáo tài chính

Hệ thống báo cáo tài chính của DN/HTX phi nông nghiệp theo quy định hiện hành tại quyết địnhsố 48/2006/QĐ-BTC ngày 14 tháng 9 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính, gồm 3 biểu:

- Bảng cân đối tài khoản - mẫu số B01 – DNN/HTX.

- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh - mẫu số B02 – DNN/HTX

- Bản Thuyết minh báo cáo tài chính - mẫu số B09 – DNN/HTX

Báo cáo tài chính phải được lập theo chuẩn mực và chế độ kế toán dùng để tổng hợp và thuyếtminh về tình hình kinh tế tài chính của DN/HTX kế toán.

Page 66: Tài liệu tập huấn KẾ TOÁN TÀI CHÍNH DÀNH CHO HỢP TÁC …lienminhhtxhaiphong.org.vn/PortalFolders/ImageUploads/LMHTX/1050... · KẾ TOÁN TÀI CHÍNH DÀNH CHO HỢP

65Tài liệu tập huấn Kế toán tài chính dành cho HTX và doanh nghiệp vừa và nhỏ

DN/HTX khi lập báo cáo tài chính tổng hợp củacác đơn vị kế toán trực thuộc (nếu có), nếu số liệubáo cáo trên 9 chữ số thì được lựa chọn sử dụngđơn vị tiền tệ rút gọn là nghìn đồng (1.000 đồng)hoặc triệu đồng (1.000.000 đồng) để lập báo cáotài chính. Khi sử dụng đơn vị tiền tệ rút gọn, đơnvị kế toán được làm tròn số bằng cách: chữ số sauchữ số đơn vị tiền tệ rút gọn nếu bằng năm (5)trở lên thì được tăng thêm một (1) đơn vị; nếunhỏ hơn năm (5) thì không tính.

5.1.3. Trách nhiệm, thời hạn lập và gửi báo cáo tài chính

Các DN/HTX có trách nhiệm lập và gửi báo cáo tài chính năm theo đúng quy định của chế độkế toán hiện hành (tại quyết định số 48/2006/QĐ-BTC ngày 14 tháng 9 năm 2006 của Bộ trưởngBộ Tài chính).

DN/HTX phải gửi báo cáo tài chính năm chậm nhất là 90 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính.

Các DN/HTX có thể lập báo cáo tài chính hàng tháng, quý để phục vụ yêu cầu quản lý và điềuhành hoạt động sản xuất kinh doanh của mình

Việc lập báo cáo tài chính phải căn cứ vào số liệu sau khi khóa sổ kế toán. Khi lập xong người lậpbáo cáo, kế toán trưởng và người đại diện theo pháp luật của DN/HTX (chủ nhiệm DN/HTX) ký.Người ký báo cáo phải chịu trách nhiệm về nội dung báo cáo.

5.1.4. Phương pháp lập và trình bày báo cáo tài chính

5.1.4.1. Bảng cân đối tài khoản

a- Nội dung

Bảng cân đối tài khoản là báo cáo tài chính dùng đểphản ánh một cách tổng hợp tình hình tài sản,nguồn vốn và quá trình hoạt động tài chính củaDN/HTX trong một kỳ kế toán năm.

Số liệu trên bảng cân đối tài khoản kế toán cho biếttình hình tài chính của DN/HTX ở thời điểm đầu kỳ,phát sinh trong kỳ và cuối năm

b- Cơ sở số liệu để lập

- Căn cứ vào Sổ cái hoặc Nhật ký –Sổ cái, hoặc căncứ vào số liệu cột số dư cuối năm trên bảng cân đốitài khoản năm trước để vào cột “Số dư đầu năm”tương ứng cho năm nay

Page 67: Tài liệu tập huấn KẾ TOÁN TÀI CHÍNH DÀNH CHO HỢP TÁC …lienminhhtxhaiphong.org.vn/PortalFolders/ImageUploads/LMHTX/1050... · KẾ TOÁN TÀI CHÍNH DÀNH CHO HỢP

66 Tài liệu tập huấn Kế toán tài chính dành cho HTX và doanh nghiệp vừa và nhỏ

- Căn cứ vào tổng số phát sinh bên Nợ và tổng số phát sinh bên Có của từng tài khoản trên Sổcái hoặc Nhật ký – Sổ cái trong năm báo cáo để điền vào cột “Số phát sinh trong năm”

- Cột số dư cuối năm = số dư đầu năm + Số phát sinh tăng – Số phát sinh giảm

c- Nguyên tắc lập

- Cột “Số hiệu tài khoản”: ghi số hiệu của từng tài khoản cấp 1 (hoặc tài khoản cấp 2) mà DN/HTXsử dụng trong năm kế toán

- Cột “Tên tài khoản”: Cột này ghi tên của từng tài khoản theo thứ tự từng loại mà DN/HTX đangsử dụng.

- Cột “Số dự đầu năm”: dùng để phản ánh số dư Nợ và dư Có của các tài khoản tương ứng màDN/HTX sử dụng ở thời điểm đầu năm.

- Cột “Số phát sinh trong năm”: dùng để phản ánh số phát sinh bên Nợ và số phát sinh bên Cócủa từng tài khoản trong năm báo cáo của DN/HTX

- Cột “Số dư cuối năm”: dùng để phản ánh số dư Nợ và dư Có của các tài khoản tương ứng màDN/HTX sử dụng ở thời điểm cuối năm

5.1.4.2. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

a- Nội dung

Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh tổng quát tìnhhình và kết quả kinh doanh trong kỳ kế toán của DN/HTX, chi tiết theo hoạt động kinh doanh,đồng thời phản ánh tình hình thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước về thuế và các khoản phải nộpcho Nhà nước.

Số liệu trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh được sử dụng để tính toán các chỉ tiêu vềkhả năng sinh lời, tình hình thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước về các khoản phải nộp. Cùng vớisố liệu của Bảng cân đối kế toán, số liệu của báo cáo này còn sử dụng cho việc tính toán các chỉtiêu về hiệu quả sử dụng vốn và phương thức hoạt động kinh doanh của DN/HTX.

b- Cơ sở số liệu để lập

- Căn cứ Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của kỳ trước

- Căn cứ vào sổ kế toán trong kỳ dùng cho các tài khoản từ loại 5 đến loại 9

c- Nguyên tắc lập

Số liệu ghi vào cột “Thuyết minh” của báo cáo này thể hiện sốliệu chi tiết của chỉ tiêu trong bản thuyết minh báo cáo tài chính

Số liệu ghi vào cột “Năm trước” của báo cáo năm nay được căncứ vào số liệu ghi ở cột “Năm nay” của từng chỉ tiêu tương ứngcủa báo cáo này năm trước hoặc theo số đã điều chỉnh trongtrường hợp phát hiện ra sai sót trọng yếu của năm trước có ảnhhưởng đến kết quả kinh doanh của DN/HTX trong những nămtrước cần phải điều chỉnh.

Page 68: Tài liệu tập huấn KẾ TOÁN TÀI CHÍNH DÀNH CHO HỢP TÁC …lienminhhtxhaiphong.org.vn/PortalFolders/ImageUploads/LMHTX/1050... · KẾ TOÁN TÀI CHÍNH DÀNH CHO HỢP

67Tài liệu tập huấn Kế toán tài chính dành cho HTX và doanh nghiệp vừa và nhỏ

Nguyên tắc lập số liệu cột “Năm nay” như sau:

- Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ: Chỉ tiêu này phản ánh tổng doanh thu bán hàng hoá,thành phẩm, bất động sản đầu tư và cung cấp dịch vụ trong năm báo cáo của DN/HTX. Số liệuđể ghi vào chỉ tiêu này là luỹ kế số phát sinh bên Có của tài khoản 511 “Doanh thu bán hàng vàcung cấp dịch vụ” trong năm báo cáo trên Sổ Cái hoặc Nhật ký – Sổ cái.

- Các khoản giảm trừ doanh thu: Chỉ tiêu này phản ánh tổng hợp các khoản được ghi giảm trừvào tổng doanh thu trong năm, bao gồm: Các khoản chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán,hàng bán bị trả lại và thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu, thuế GTGT của DN/HTX nộp thuếGTGT theo phương pháp trực tiếp phải nộp tương ứng với số doanh thu được xác định trongnăm báo cáo số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là luỹ kế số phát sinh bên Nợ TK 511 “Doanh thu bánhàng và cung cấp dịch vụ” đối ứng với bên Có TK 521 “Các khoản giảm trừ doanh thu”, TK 333“Thuế và các khoản phải nộp nhà nước” trong năm báo cáo trên Sổ cái hoặc sổ Nhật ký – Sổ cái.

- Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấpdịch vụ: Chỉ tiêu này phản ánh số doanh thuthuộc quyền sở hữu của DN/HTX, là số còn lạicủa tổng doanh thu bán hàng hoá, sản phẩmdịch vụ trừ đi các khoản giảm trừ trong nămbáo cáo, là căn cứ để tính kết quả hoạt độngkinh doanh của DN/HTX. Số liệu để ghi vào chỉtiêu này là số phát sinh bên Nợ của TK511“Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ”đối ứng với bên Có tài khoản 911 “Xác định kếtquả kinh doanh” trong năm báo cáo

- Giá vốn hàng bán: Chỉ tiêu này phản ánh giá vốn của hàng hoá, giá thành sản xuất của sảnphẩm đã bán, chi phí trực tiếp của khối lượng dịch vụ hoàn thành đã cung cấp, chi phí khácđược tính vào giá vốn hoặc ghi giảm giá vốn hàng bán trong năm báo cáo. Số liệu để ghi vàochỉ tiêu này là luỹ kế số phát sinh bên Có của tài khoản 632 “Giá vốn hàng bán” trong năm báocáo đối ứng bên Nợ của TK 911 “Xác định kết quả kinh doanh” trên Sổ cái hoặc sổ Nhật ký –Sổ cái.

- Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ: Chỉ tiêu này phản ánh số chênh lệch giữadoanh thu thuần về bán hàng hoá thành phẩm, bất động sản đầu tư và cung cấp dịch vụ với giávốn hàng bán phát sinh trong năm báo cáo.

- Doanh thu hoạt động tài chính: Chỉ tiêu này phản ánh doanh thu hoạt động tài chính thuầnphát sinh trong năm báo cáo của DN/HTX. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là luỹ kế số phát sinhbên Nợ của TK 515 “Doanh thu tài chính” đối ứng với bên Có TK 911 “Xác định kết quả kinh doanh”trong năm báo cáo trên Sổ cái hoặc sổ Nhật ký – Sổ cái.

- Chi phí tài chính: Chỉ tiêu này phản ánh tổng chi phí tài chính, gồm tiền lãi vay phải trả, chi phíbản quyền, chi phí hoạt động liên doanh,… phát sinh trong năm báo cáo của DN/HTX. Số liệu

Page 69: Tài liệu tập huấn KẾ TOÁN TÀI CHÍNH DÀNH CHO HỢP TÁC …lienminhhtxhaiphong.org.vn/PortalFolders/ImageUploads/LMHTX/1050... · KẾ TOÁN TÀI CHÍNH DÀNH CHO HỢP

68 Tài liệu tập huấn Kế toán tài chính dành cho HTX và doanh nghiệp vừa và nhỏ

để ghi vào chỉ tiêu này là luỹ kế số phát sinh bên Có TK 635 “Chi phí tài chính” đối với bên Nợ TK911 “Xác định kết quả kinh doanh” trong năm báo cáo trên Sổ cái hoặc sổ Nhật ký – Sổ cái.

- Chi phí lãi vay: Chỉ tiêu này phản ánh chi phí lãi vay phải trả được tính vào chi phí tài chính trongnăm báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào sổ kế toán chi tiết tài khoản 635.

- Chi phí quản lý kinh doanh: Chỉ tiêu này phản ánh tổng chi phí quản lý kinh doanh phát sinhtrong năm báo cáo. Số liệu ghi vào chỉ tiêu này là tổng cộng số phát sinh bên Có của tài khoản642 “Chi phí quản lý kinh doanh” đối với bên Nợ TK 911 “Xác định kết quả kinh doanh” trong nămbáo cáo trên Sổ cái hoặc sổ Nhật ký – Sổ cái.

- Lợi nhuận thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh; Chỉ tiêu này phản ánh kết quả hoạt độngkinh doanh của DN/HTX trong năm báo cáo. Chỉ tiêu này được tính toán trên cơ sở:

- Thu nhập khác: Chỉ tiêu này phản ánh các khoản thu nhập khác, phát sinh trong năm báo cáo.Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào tổng phát sinh bên Nợ của TK 711 “Thu nhập khác”đối với bên Có TK 911 “Xác định kết quả kinh doanh” trong năm báo cáo trên Sổ cái hoặc sổ Nhậtký – Sổ cái.

- Chi phí khác: Chỉ tiêu này phản ánh các khoản chi phí khác, phát sinh trong năm báo cáo. Sốliệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào tổng phát sinh bên Có của TK 811 “Chi phí khác” đốivới bên Nợ của TK 911 “Xác định kết quả kinh doanh” trong năm báo cáo trên Sổ cái hoặc sổNhật ký – Sổ cái.

- Lợi nhuận khác: Chỉ tiêu này phản ánh số chênh lệch giữa thu nhập khác với các chi phí khácphát sinh trong năm báo cáo. Cách tính:

Lợi nhuận khác = Thu nhập khác – chi phí khác

- Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế: Chỉ tiêu này phản ánh tổng số lợi nhuận kế toán thựchiện trong năm báo cáo của DN/HTX trước khi trừ chi phí thuế thu nhập DN/HTX từ hoạt độngkinh doanh.

Lợi nhuận thuần từhoạt động sản xuất

kinh doanh

Lợi nhuận gộp vềbán hàng và

cung cấp dịch vụ= + - -

Doanh thuhoạt độngtài chính

Chi phítài

chính

Chi phíquản lý

kinh doanh

Tổng lợi nhuận kếtoán trước thuế

= +Lợi nhuận thuần từ hoạt

động sản xuất kinh doanhLợi nhuận khác

- Chi phí thuế thu nhập DN/HTX : Chỉ tiêu này phản ánh chi phí thuế thu nhập của DN/HTX phátsinh trong năm báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào tổng số phát sinh bênCó TK 821 “Chi phí thuế thu nhập DN/HTX ” đối ứng bên Nợ của TK 911 “Xác định kết quả kinhdoanh” trên sổ kế toán chi tiết TK 821 hoặc căn cứ vào số phát sinh bên Nợ TK 821 “Chi phí thuếthu nhập DN/HTX ” đối ứng bên Có của TK 911 “Xác định kết quả kinh doanh” trên sổ kế toán chitiết TK 821

- Lợi nhuận sau thuế thu nhập DN/HTX : Chỉ tiêu này phản ánh tổng số lợi nhuận (hoặc lỗ) thuầnsau thuế từ các hoạt động của DN/HTX phát sinh trong năm báo cáo.

Page 70: Tài liệu tập huấn KẾ TOÁN TÀI CHÍNH DÀNH CHO HỢP TÁC …lienminhhtxhaiphong.org.vn/PortalFolders/ImageUploads/LMHTX/1050... · KẾ TOÁN TÀI CHÍNH DÀNH CHO HỢP

69Tài liệu tập huấn Kế toán tài chính dành cho HTX và doanh nghiệp vừa và nhỏ

5.1.4.3. Bản thuyết minh báo cáo tài chính

a- Nội dung

Thuyết minh báo cáo tài chính là bộ phận hợp thành hệ thống các Báo cáo tài chính của DN/HTXđược lập để giải thích và bổ sung thông tin về tình hình hoạt động sản xuất, kinh doanh, tìnhhình tài chính của DN/HTX trong kỳ báo cáo mà các báo cáo tài chính khác không thể trình bàyrõ ràng và chi tiết được.

Nội dung cơ bản của thuyết minh báo cáo tài chính là trình bày khái quát đặc điểm hoạt độngkinh doanh của DN/HTX, nội dung một số chế độ kế toán được DN/HTX lựa chọn để áp dụng;tình hình và lý do biến động của một số đối tượng tài sản và nguồn vốn quan trọng, chi tiết mộtsố chỉ tiêu trong Bảng cân đối tài khoản, Báo cáo kết quả kinh doanh cũng như các thông tin cầnthiết khác theo yêu cầu quản lý cũng như công khai Báo cáo tài chính; phân tích một số chỉ tiêutài chính chủ yếu và các kiến nghị của DN/HTX

Bản thuyết minh báo cáo tài chính cũng có thể trình bày thêm các nội dung khác nhằm giảithích chi tiết hơn tình hình và kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của DN/HTX.

b- Cơ sở để lập

- Căn cứ vào Bảng cân đối tài khoản, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm báo cáo.

- Căn cứ vào sổ kế toán tổng hợp

- Căn cứ vào sổ, thẻ kế toán chi tiết hoặc bảng tổng hợp chi tiết có liên quan.

- Căn cứ vào Bản thuyết minh báo cáo tài chính năm trước

- Căn cứ vào tình hình thực tế của DN/HTX và các tài liệu liên quan khác.

c- Nguyên tắc lập

Khi lập báo cáo tài chính năm, DN/HTX phải lập Bản thuyết minh báo cáo tài chính theo đúngquy định và hướng dẫn tại Chế độ báo cáo tài chính hiện hành.

Bản thuyết minh báo cáo tài chính của DN/HTX phải trình bày được các thông tin về cơ sở lậpvà trình bày báo cáo tài chính và các chính sách kế toán cụ thể được chọn và áp dụng đối vớicác giao dịch và các sự kiện quan trọng. Đồng thời cung cấp các thông tin bổ sung chưa đượctrình bày trong các báo cáo tài chính khác, nhưng lại cần thiết cho việc trình bày trung thực,hợp lý tình hình tài chính của DN/HTX cũng như công khái Báo cáo tài chính cho các xã viên

Bản thuyết minh báo cáo tài chính phải được trình bày một cách có hệ thống theo từng phầntheo quy định:

- Phần i: Đặc điểm hoạt động của DN/HTX:

DN/HTX cần trình bày rõ: Lĩnh vực kinh doanh; tổng số xã viên (nếu số lượng lao động bìnhquân trong năm của DN/HTX kể cả lao động là xã viên DN/HTX và lao động thuê ngoài); Đặc

Lợi nhuận sau thuếthu nhập DN/HTX

= -Tổng lợi nhuận kế toán

trước thuếChi phí thuế thu

nhập DN/HTX

Page 71: Tài liệu tập huấn KẾ TOÁN TÀI CHÍNH DÀNH CHO HỢP TÁC …lienminhhtxhaiphong.org.vn/PortalFolders/ImageUploads/LMHTX/1050... · KẾ TOÁN TÀI CHÍNH DÀNH CHO HỢP

70 Tài liệu tập huấn Kế toán tài chính dành cho HTX và doanh nghiệp vừa và nhỏ

điểm hoạt động của DN/HTX trong năm tài chính có ảnhhưởng đến báo cáo tài chính (nêu rõ các sự kiện về môitrường pháp lý, diễn biến thị trường, đặc điểm hoạt độngkinh doanh, quản lý, tài chính, thay đổi quy mô… có ảnhhưởng đến báo cáo tài chính của DN/HTX)

- Phần ii: về chính sách kế toán áp dụng tại DN/HTX:

(1)- Kỳ kế toán năm ghi rõ theo năm dương lịch bắt đầu từngày 1/1/N đến 31/12/N. Nếu DN/HTX có năm tài chínhkhác với năm dương lịch thì ghi rõ ngày bắt đầu và ngày kếtthúc kỳ kế toán năm.

(2) - Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán: ghi rõ là đồng ViệtNam hoặc một đơn vị tiền tệ khác được lựa chọn theo quy định của Luật kế toán.

(3) - Chế độ kế toán áp dụng: nêu rõ DN/HTX đang áp dụng chế độ kế toán nào

(4) Hình thức kế toán áp dụng: như Nhật ký Chung, Chứng từ ghi sổ hay Nhật ký –Sổ Cái, hay hìnhthức kế toán trên máy vi tính…

(5) Phương pháp khấu hao TSCĐ đang áp dụng: DN/HTX áp dụng phương pháp khấu hao đườngthẳng hay phương pháp số dư giảm dần hay phương pháp sản lượng…

- Phần iii: Thông tin chi tiết một số khoản mục:

Trong phần này, DN/HTX phải trình bày và phân tíchchi tiết các số liệu đã được trình bày trong Bảng Cânđối tài khoản để giúp người sử dụng báo cáo tài chínhhiểu rõ hơn nội dung các khoản mục tài sản, nợ phảitrả và vốn chủ sở hữu.

(1). Tình hình tăng giảm tài sản cố định: Ghi rõ giá trịTSCĐ tăng, giảm trong kỳ theo nhóm, theo nguyêngiá, giá trị hao mòn và giá trị còn lại. Số liệu để ghi vàochỉ tiêu này căn cứ vào sổ chi tiết

(2). Tình hình nợ phải thu, phải trả của DN/HTX

Đối với Nợ phải thu phản ánh số còn phải thu của cáchộ xã viên về tiền tạm ứng, tiền vay của DN/HTX…

phải thu của khách hàng bên ngoài DN/HTX về mua sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ và các khoảnphải thu đến cuối năm chưa thanh toán đồng thời ghi rõ tình trạng nợ: khó đòi, không có khảnăng đòi... Số liệu để ghi vào phần này căn cứ vào sổ chi tiết các tài khoản: 131, 138, 141

Đối với Nợ phải trả: Phản ánh số nợ còn phải trả hiện có đến cuối năm báo cáo gồm: Phải trả chongười bán, phải trả nợ vay Ngân hàng, vay các đối tượng khác và phải trả khác. Số liệu để ghi vàophần này căn cứ vào sổ chi tiết các tài khoản: 311, 315, 331, 334, 338 và 341.

Page 72: Tài liệu tập huấn KẾ TOÁN TÀI CHÍNH DÀNH CHO HỢP TÁC …lienminhhtxhaiphong.org.vn/PortalFolders/ImageUploads/LMHTX/1050... · KẾ TOÁN TÀI CHÍNH DÀNH CHO HỢP

71Tài liệu tập huấn Kế toán tài chính dành cho HTX và doanh nghiệp vừa và nhỏ

(3) Tình hình tăng, giảm nguồn vốn chủ sở hữu: Chỉ tiêu này phản ánh tình hình tăng, giảmnguồn vốn chủ sở hữu theo từng nội dung vốn. Cơ sở số liệu để lập chỉ tiêu này căn cứ trên sổchi tiết các tài khoản 411, 418 và 421.

(4) Chi tiết doanh thu, thu nhập khác và chi phí: Phản ánh chi tiết doanh thu và chi phí trong nămbáo cáo theo từng hoạt động và tổng cộng của toàn DN/HTX cũng như kết quả kinh doanh, sốthuế thu nhập DN/HTXphải nộp và phân chia lợi nhuận sau thế. Cơ sở số liệu để ghi vào phầnnày là căn cứ vào sổ chi tiết các tài khoản: 511, 515, 711, 154 hoặc 631, 631, 635, 3334, 811 và 821

Phần iv: Đánh giá tổng quát các chỉ tiêu và các kiến nghị:

Trong phần này, DN/HTX phải trình bày những thông tin quan trọng khác (nếu có) ngoài nhữngthông tin đã trình bày trong các phần trên nhằm cung cấp thông tin mô tả bằng lời hoặc số liệunhằm giúp cho người sử dụng hiểu báo cáo tài chính của DN/HTX đã được trình.

Khi trình bày thông tin thuyết minh ở phần này, tùy theo yêu cầu và đặc điểm thông tin theo quyđịnh từ điểm 1 đến điểm 7 của phần này, DN/HTX có thể đưa ra biểu mẫu chi tiết, cụ thể mộtcách phù hợp và những thông tin so sánh cần thiết.

Ngoài những thông tin phải trình bày từ phần II đến phần IV, DN/HTX có thể trình bày thêm cácthông tin khác trên bản thuyết minh báo cáo tài chính nếu xét thấy cần thiết cho người sử dụngbáo cáo tài chính của DN/HTX.

5.2. PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH 5.2.1. Những vấn đề chung

5.2.1.1. Mục tiêu

Phân tích tài chính là công cụ khoa học phục vụ đắc lực cho công tác quản lý tài chính của cácđơn vị sản xuất kinh doanh, là cơ sở khoa học để ra các quyết định quản lý.

Phân tích tài chính là thực hiện tổng thể các phương pháp để đánh giá tình hình tài chính đãqua và hiện tại, giúp người phân tích đánh giá và đưa ra các quyết định phù hợp. Có nhiều đốitượng quan tâm và sử dụng thông tin kinh tế, tài chính của đơn vị, mỗi một đối tượng có mụctiêu khác nhau nên việc sử dụng thông tin phân tích tài chính khác nhau:

- Đối với nhà quản lý: phân tích tài chính để đánh giá hoạt động của đơn vị, thực hiện cân bằngtài chính, khả năng sinh lời, khả năng thanh toán, ... từ đó giúp Ban chủ nhiệm đưa ra các quyếtđịnh theo chiều hướng phù hợp với tình hình thực tế của đơn vị. Đồng thời giúp cho cácDN/HTX kiểm tra, kiểm soát hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như hoạt động tài chínhcủa mình.

- Phân tích tài chính đối với các nhà đầu tư, các xã viên DN/HTX: các nhà đầu tư thường quan tâmtrực tiếp đến những quyết định của DN/HTX, đặc biệt là các quyết định liên quan trực tiếp đếntình hình tài chính.

Page 73: Tài liệu tập huấn KẾ TOÁN TÀI CHÍNH DÀNH CHO HỢP TÁC …lienminhhtxhaiphong.org.vn/PortalFolders/ImageUploads/LMHTX/1050... · KẾ TOÁN TÀI CHÍNH DÀNH CHO HỢP

72 Tài liệu tập huấn Kế toán tài chính dành cho HTX và doanh nghiệp vừa và nhỏ

- Phân tích tài chính đối với người cho vay: Đây là những đơn vị cho DN/HTX vay vốn. Khi choDN/HTX vay, họ phải nắm được khả năng hoàn trả tiền vay gồm cả lãi và nợ gốc. Vì thế phân tíchtài chính giúp người cho vay xác định được khả năng hoàn trả của khách hàng (người vay)

- Phân tích tài chính đối với người lao động: phân tích tài chính giúp họ định hướng đến khảnăng thu nhập của mình và mức độ ổn định của khoản thu nhập đó. Điều này giúp họ có địnhhướng làm việc rõ ràng, gắn bó lâu dài với đơn vị.

5.2.1.2. Phương pháp và kỹ thuật phân tích tài chính

Để phân tích tài chính DN/HTX, có thể sử dụng nhiều phương pháp khác nhau, riêng lẻ hay phốihợp: phương pháp so sánh, phương pháp đối chiếu, phương pháp phân tích nhân tố, phươngpháp đồ thị,….

Để thực hiện phân tích tài chính bằng các phương pháp đã nêu còn cần một số kỹ thuật phântích cơ bản như phân tích dọc, phân tích ngang, phân tích qua hệ số, kỹ thuật chiết khấu dòngtiền, …

5.2.1.3. Thông tin phục vụ phân tích

Những thông tin phục vụ phân tích tài chính rất đa dạng,phong phú, nằm ở nhiều tài liệu khác nhau, có tài liệu ở trongDN/HTX như: báo cáo kế toán tài chính, báo cáo kế toán quảntrị,…, có tài liệu ở ngoài DN/HTX như các thông tin chungvề thị trường, giá cả, tiền tệ, thuế,… Tuy nhiên thông tin đượcsử dụng chủ yếu là thông tin trên báo cáo tài chính.

5.2.2. Nội dung phân tích tài chính

5.2.2.1. Phân tích tổng quát tài sản và nguồn vốn của HTX

Tài liệu chủ yếu trong phân tích nội dung này là bảng cân đối tài khoản.Theo nguyên tắc và tínhchất quan trọng nhất của Bảng cân đối tài khoản là tổng số tiền của bên Nợ luôn luôn bằngtổng số tiền bên Có tại mỗi thời điểm đầu năm, trong năm hay cuối năm.

Sự biến động (tăng, giảm) về tổng giá trị tài sản cuối năm và đầu năm thể hiện quy mô tài sảncủa DN/HTX tăng hay giảm. Thông thường so sánh giữa giá trị tài sản cuối năm và đầu năm xảyra 3 trường hợp.

(1) Giá trị tài sản cuối năm so với đầu năm không thay đổi: Trường hợp này rất hiếm thấy trênthực tế.

(2) Giá trị tài sản cuối năm lớn hơn đầu năm: Trường hợp này thường gặp đối với các DN/HTXsản xuất kinh doanh có hiệu quả, thể hiện quy mô tài sản của DN/HTX tăng (nếu DN/HTX chấphành tốt các kỷ luật thanh toán, tín dụng…).

(3) Giá trị tài sản cuối năm nhỏ hơn đầu năm: Trường hợp này thường gặp đối với các DN/HTXsản xuất kinh doanh kém hiệu quả, thể hiện quy mô tài sản của DN/HTX bị giảm.

Page 74: Tài liệu tập huấn KẾ TOÁN TÀI CHÍNH DÀNH CHO HỢP TÁC …lienminhhtxhaiphong.org.vn/PortalFolders/ImageUploads/LMHTX/1050... · KẾ TOÁN TÀI CHÍNH DÀNH CHO HỢP

73Tài liệu tập huấn Kế toán tài chính dành cho HTX và doanh nghiệp vừa và nhỏ

5.2.2.2. Phân tích công nợ và khả năng thanh toán

Mục đích của việc phân tích công nợ và khả năng thanh toán nhằm có những đánh giá chínhxác hơn tình hình tài chính của DN/HTX. Nguồn tài liệu để phân tích chủ yếu dựa vào các số liệuđã phản ánh trên Bảng cân đối tài khoản, ngoài ra cần phải dựa vào một số số liệu của sổ chi tiếtthanh toán công nợ. Việc nhận biết tình hình tài chính thông qua phân tích công nợ và khảnăng thanh toán thường căn cứ vào các chỉ tiêu phân tích sau đây:

+ Hệ số nợ phải thu, phải trả: Hệ số này phản ánh số tiền bị chiếm dụng so với số tiền đi chiếmdụng. Được coi là hợp lý, khi hệ số này xấp xỉ bằng 1( 1). Song cần phải căn cứ vào số liệu củasổ chi tiết công nợ để xem xét những khoản nợ đã quá hạn thanh toán. Số nợ đã quá hạn thanhtoán thể hiện số chiếm dụng hoặc bị chiếm dụng bất hợp lý. Cả hai trường hợp này đều ảnhhưởng đến hoạt động tài chính của DN/HTX nói riêng và của nền kinh tế nói chung.

+ Hệ số thanh toán nợ dài hạn: Nợ dài hạn thường được thanh toán từ khấu hao của những tàisản cố định đầu tư bằng nguồn vốn vay dài hạn và các nguồn vốn khác. Do đó, khả năng thanhtoán nợ dài hạn được xác định bằng công thức:

Khả năng thanh toán nợ dài hạn = Giá trị còn lại của tài sản cố định hình thành từnguồn vốn vay, nợ dài hạn / Nợ dài hạn

+ Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn: Hệ số này phản ánh khả năng đảm bảo của tài sảnlưu động đối với các khoản nợ ngắn hạn. Hệ số càng lớn phản ánh khả năng thanh toán càngcao, có nghĩa là tình hình tài chính càng tốt. Tuy nhiên, mỗi lĩnh vực kinh doanh hệ số này cũngphải đảm bảo sự hợp lý. Nếu hệ số quá cao thì việc sử dụng tài sản chưa chắc đã có hiệu quả,đôi khi thể hiện sự ứ đọng tài sản. Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn được xác định côngthức sau đây:

Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn = Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn /Tổng nợ ngắn hạn

+ Hệ số khả năng thanh toán hiện hành: Phản ánh khả năng thanh toán tổng quát của DN/HTXvà được tính theo công thức:

Hệ số khả năng thanh toán hiện hành =Giá trị tổng tài sản /Nợ phải trả

Nhìn chung, hệ số khả năng thanh toán tổng quát lớn hơn 1 (>)thì tình hình tài chính của DN/HTX được đánh giá là tốt; nếu < 1thì tình hình tài chính của DN/HTX "có vấn đề"; nếu ( 0 thì tìnhhình tài chính của DN/HTX gặp nhiều khó khăn, nguy cơ của sựphá sản đã đến.

+ Hệ số khả năng thanh toán nhanh: Hệ số khả năng thanh toánnhanh phản ánh tình trạng tài chính của DN/HTX là tốt haykhông tốt theo góc độ về khả năng trả nợ ngay của DN/HTX đối

Hệ số nợ phải thu, phải trả =Các khoản nợ phải thu

Các khoản nợ phải trả

Page 75: Tài liệu tập huấn KẾ TOÁN TÀI CHÍNH DÀNH CHO HỢP TÁC …lienminhhtxhaiphong.org.vn/PortalFolders/ImageUploads/LMHTX/1050... · KẾ TOÁN TÀI CHÍNH DÀNH CHO HỢP

74 Tài liệu tập huấn Kế toán tài chính dành cho HTX và doanh nghiệp vừa và nhỏ

với các khoản nợ đã đến hạn và quá hạn. Nếu hệ số này lớn hơn 1, thể hiện đơn vị có khả năngthanh toán kịp thời, ngược lại nếu hệ số nhỏ hơn 1, khả năng thanh toán nhanh bị hạn chế. Hệsố khả năng thanh toán nhanh được tính bằng công thức sau:

Hệ số khả năng thanh toán nhanh = Tiền và các khoản có thể chuyển đổi nhanhthành tiền/Nợ đến hạn và quá hạn

5.2.2.3. Phân tích kết quả kinh doanh

Tài liệu chủ yếu là báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. Chủ yếu là so sánh kỳ này, năm nàyvới kỳ trước năm trước. Khi phân tích tuỳ vào tính chất chỉ tiêu mà có nhận xét:

- Doanh thu tăng, thể hiện sự phấn đấu của DN/HTX trong việc tiêu thụ hàng hóa, sản phẩm. Đâylà con đường cơ bản để tăng lợi nhuận.

- Các khoản giảm trừ (trừ khoản thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế xuất khẩu) tăng, như giảm giáhàng bán và giá trị hàng bán bị trả lại thểhiện chất lượng sản phẩm của DN/HTXkhông đảm bảo hoặc hàng hóa sảnphẩm bán ra sai quy cách phẩm chất màhợp đồng đã ký. Ngược lại, thể hiện sự tốthơn của chất lượng hàng bán.

5.2.2.4. Phân tích hiệu quả kinh doanh

- Tỷ suất lợi nhuận doanh thu: Chỉ tiêu nàyđược tính toán và phản ánh ở Thuyếtminh báo cáo tài chính. Nó thể hiện trongmột trăm đồng doanh thu thực hiện cóbao nhiêu đồng lợi nhuận. Do chỉ tiêu lợinhuận gồm 2 chỉ tiêu: Lợi nhuận trướcthuế và lợi nhuận sau thuế nên khi xácđịnh tỷ suất này cũng cần xác định theo2 chỉ tiêu:

Tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên doanh thu thuần = (Lợi nhuận trước thuế/ Doanh thuthuần) x 100

và:

Tỷ suất LN sau thuế trên doanh thu thuần = (Lợi nhuận sau thuế/Doanh thu thuần) x 100

- Tỷ suất sinh lời của tài sản: Chỉ tiêu này cho thấy 100 đồng giá trị tài sản của doanh nghiệpdùng vào sản xuất kinh doanh mang lại bao nhiêu đồng lợi nhuận (trước hoặc sau thuế):

Tỷ suất sinh lời của tài sản = (LN trước (hoặc sau thuế)/ Trị giá tài sản bình quân) x100

- Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu: Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu cho thấy cứ 100đồng vốn chủ sở hữu mang lại bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế:

Page 76: Tài liệu tập huấn KẾ TOÁN TÀI CHÍNH DÀNH CHO HỢP TÁC …lienminhhtxhaiphong.org.vn/PortalFolders/ImageUploads/LMHTX/1050... · KẾ TOÁN TÀI CHÍNH DÀNH CHO HỢP

75Tài liệu tập huấn Kế toán tài chính dành cho HTX và doanh nghiệp vừa và nhỏ

Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu = (Lợi nhuận trước hoặc sau thuế /Nguồn vốn chủ sở hữu bình quân) x 100

5.2.2.5. Phân tích khả năng tài trợ cho kinh doanh

Tài liệu chủ yếu dùng trong phân tích là Bản thuyết minh báo cáo tài chính

+ Tỷ suất tự tài trợ: Phản ánh khả năng tự đảm bảo về mặt tài chính của DN/HTX trong quá trìnhsản xuất kinh doanh. Nếu hệ số tự tài trợ của DN/HTX càng cao thì khả năng độc lập về tài chínhcủa DN/HTX càng tốt và ngược lại

Hệ số tự tài trợ = Tổng nguồn vốn chủ sở hữu/ Tổng tài sản

+ Tỷ suất tài trợ: Phản ánh khả năng đảm bảo về mặt tài chính của DN/HTX, nếu hệ số tài trợ càngthấp chứng tỏ khả năng đảm bảo về mặt tài chính của DN/HTX càng thấp và ngược lại.

Hệ số tài trợ = Tổng nguồn vốn /Tổng tài sản

Ngoài ra, khi đọc Bản thuyết minh báo cáo tài chính cần phải kết hợp các thông tin về cơ sởđánh giá và các chính sách kế toán lựa chọn áp dụng cho các giao dịch và sự kiện quan trọngvới những thông tin bổ sung chưa được trình bày trong các báo cáo tài chính khác nhằm kiểmtra tính trung thực và hợp lý của các sự kiện kinh tế tài chính phát sinh trong năm tài chính củaDN/HTX. Đồng thời dự báo khái quát xu hướng phát triển của DN/HTX trong tương lai (tươnglai gần)

Thông thường việc dự báo xu hướng phát triển của các DN/HTX dựa trên việc dự đoán nhu cầutài chính của kỳ kế tiếp theo các chỉ tiêu như: tiền, các khoản phải thu, các khoản phải trả, hàngtồn kho, tổng doanh thu, tổng chi phí và tổng lợi nhuận dự kiến.

5.2.2.6. Phân tích rủi ro kinh doanh

Trong hoạt động sản xuất kinh doanh vấn đề rủi ro đều có khả năng xảy đối với hoạt động củamỗi DN/HTX, thông thường doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực có lợi nhuận càng cao thìrủi ro càng lớn. Rủi ro kinh doanh là loại rủi ro gắn liền với sự không chắc chắn, sự biến thiên củakết quả và hiệu quả kinh doanh. Vì vậy, có thể phân tích rủi ro kinh doanh thông qua độ biếnthiên của của các chỉ tiêu kết quả hay hiệu quả kinhdoanh, thông qua đòn bẩy kinh doanh, đòn cân địnhphí.

- Phân tích rủi ro kinh doanh qua mức độ biến thiên củacác chỉ tiêu phản ánh kết quả kinh doanh như: doanhthu, lợi nhuận trước thuế, lợi nhuận sau thuế của hiệuquả kinh doanh: (các chỉ tiêu phản ánh tỷ suất sinh lờitrên doanh thu, tỷ suất sinh lời trên tài sản, tỷ suất sinhlời trên vốn chủ sở hữu). Theo quan điểm phân tíchthống kê, người ta thường sử dụng phương sai để đánhgiá tính bấp bênh của một đại lượng, độ biến thiên của

Page 77: Tài liệu tập huấn KẾ TOÁN TÀI CHÍNH DÀNH CHO HỢP TÁC …lienminhhtxhaiphong.org.vn/PortalFolders/ImageUploads/LMHTX/1050... · KẾ TOÁN TÀI CHÍNH DÀNH CHO HỢP

76 Tài liệu tập huấn Kế toán tài chính dành cho HTX và doanh nghiệp vừa và nhỏ

một chỉ tiêu. Để xem xét độ biến thiên của mộtchỉ tiêu người ta dùng phương sai để thể hiệnvà phương sai sẽ được tính bằng bình phươngcác độ lệch của chỉ tiêu nghiên cứu với giá trịtrung bình của nó. Mặt khác, để chỉ tiêu có giátrị tương ứng và phù hợp trong nghiên cứu vàđơn vị tính toán, người ta còn dùng chỉ tiêu độlệch tiêu chuẩn và được tính bằng căn bậc haicủa phương sai.

- Nguyên tắc đánh giá rủi ro kinh doanh quađộ biến thiên: ở mức độ hoạt động và quy môtương tự nhau, phương án (DN/HTX) nào có

phương sai hoặc độ lệch tiêu chuẩn của một chỉ tiêu tài chính nhỏ hơn phương sai, độ lệch tiêuchuẩn của chỉ tiêu tương ứng của phương án (DN/HTX) kia thì rủi ro của phương án (DN/HTX) nàynhỏ hơn.

Tuy nhiên, để đánh giá chính xác hơn mức độ rủi ro khi kết quả hoặc sự kiện có giá trị trungbình giữa các phương án kinh doanh khác nhau, người ta sử dụng hệ số biến thiên và được tínhbằng tỷ số giữa độ lệch chuẩn với giá trị trung bình của chỉ tiêu tài chính. Phương án nào có hệsố biến thiên càng nhỏ thì phương án đó ít rủi ro hơn.

Ngoài ra, có thể phân tích rủi ro kinh doanh thông qua mức độ phân bổ giữa biến phí vàđịnh phí. Rủi ro gắn liền với sự không chắc chắn của hiệu quả kinh doanh phụ thuộc chủ yếuvào sự phân bổ giữa biến phí và định phí. Trong các doanh nghiệp, định phí có ảnh hưởng đếnđòn bẩy kinh doanh. Tại một mức hoạt động, tỷ lệ định phí trong tổng chi phí càng lớn thì đònbẩy kinh doanh càng cao và rủi ro của doanh nghiệp càng lớn. Nhân tố về phân bổ định phí cũngcòn được gọi là đòn cân định phí.

Trong kết cấu chi phí sản xuất kinh doanh của các DN/HTX sản xuất thông thường định phíchiếm tỷ trọng khá lớn, hay nói khác hơn là đòn cân định phí rất lớn. Các DN/HTX sản xuấtthường rủi ro kinh doanh cao hơn các DN/HTX thương mại. Thực tế cho thấy, hoạt động sảnxuất chịu ảnh hưởng bởi nhiều nhân tố, nếu hoạt động sản xuất gặp khó khăn thì sẽ không thuhồi được lượng vốn rất lớn đã được đầu tư, rủi ro kinhdoanh sẽ rất lớn và cũng rất khó khăn khi chuyển sanglĩnh vực kinh doanh khác như các DN/HTX thương mại.

Tóm lại, từ đặc điểm của hoạt động của từng DN/HTX màcác DN/HTX có đặc điểm phân tích tài chính riêng, khácbiệt với các ngành sản xuất vật chất khác. Nghiên cứu đặcđiểm phân tích tài chính của các DN/HTX chính là căn cứkhoa học phục vụ cho công tác phân tích và đánh giá tìnhhình tài chính của các DN/HTX này.

Page 78: Tài liệu tập huấn KẾ TOÁN TÀI CHÍNH DÀNH CHO HỢP TÁC …lienminhhtxhaiphong.org.vn/PortalFolders/ImageUploads/LMHTX/1050... · KẾ TOÁN TÀI CHÍNH DÀNH CHO HỢP

77Tài liệu tập huấn Kế toán tài chính dành cho HTX và doanh nghiệp vừa và nhỏ

6. DANh MỤC CÁC TK TRONghệ ThỐNg TÀi KhOẢN KẾ TOÁN

hiệN hÀNh

Số hiệu tài khoảnTên tài khoản

LOẠI TK 1- TÀI SẢN LƯu ĐỘNG

Tiền mặt

Tiền Việt Nam

Ngoại tệ

Vàng bạc, kim khí quý, đá quý

Tiền gửi ngân hàng

Tiền Việt Nam

Ngoại tệ

Vàng bạc, kim khí quý, đá quý

Tiền đang chuyển

Tiền Việt Nam

Ngoại tệ

Đầu tư chứng khoán ngắn hạn

Cổ phiếu

Trái phiếu

Đầu tư ngắn hạn khác

Dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn

Phải thu của khách hàng

Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ

Thuế GTGT được khấu trừ của hàng hoá. dịch vụ

Cấp 1 Cấp 2

111

112

113

121

128

129

131

133

1111

1112

1113

1121

1122

1123

1131

1132

1211

1212

1331

Page 79: Tài liệu tập huấn KẾ TOÁN TÀI CHÍNH DÀNH CHO HỢP TÁC …lienminhhtxhaiphong.org.vn/PortalFolders/ImageUploads/LMHTX/1050... · KẾ TOÁN TÀI CHÍNH DÀNH CHO HỢP

78 Tài liệu tập huấn Kế toán tài chính dành cho HTX và doanh nghiệp vừa và nhỏ

Thuế GTGT được khấu trừ của TSCĐ

Phải thu nội bộ

Vốn kinh doanh ở các đơn vị trực thuộc

Phải thu nội bộ khác

Phải thu khác

Tài sản thiếu chờ xử lý

Phải thu khác

Dự phòng phải thu khó đòi

Tạm ứng

Chi phí trả trước

Chi phí trả trước

Chi phí chờ kết chuyển

Cầm cố , ký cược, ký quỹ ngắn hạn

Hàng mua đang đi trên đường

Nguyên liệu, vật liệu

Công cụ, dụng cụ

Công cụ dụng cụ

Bao bì luân chuyển

Đồ dùng cho thuê

Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang

Thành phẩm

Hàng hoá

Giá mua hàng hoá

Chi phí thu mua hàng hoá

Hàng gửi đi bán

Dự phòng giảm giá hàng tồn kho

Chi sự nghiệp

136

138

139

141

142

144

151

152

153

154

155

156

157

159

161

1332

1361

1368

1381

1388

1421

1422

1531

1532

1533

1561

1562

Page 80: Tài liệu tập huấn KẾ TOÁN TÀI CHÍNH DÀNH CHO HỢP TÁC …lienminhhtxhaiphong.org.vn/PortalFolders/ImageUploads/LMHTX/1050... · KẾ TOÁN TÀI CHÍNH DÀNH CHO HỢP

79Tài liệu tập huấn Kế toán tài chính dành cho HTX và doanh nghiệp vừa và nhỏ

chi sự nghiệp năm trước

chi sự nghiệp năm nay

LOẠI TK 2 - TÀI SẢN CỐ ĐịNH

Tài sản cố định hữu hình

Nhà cửa, vật kiến trúc

Máy móc, thiết bị

Phương tiện vận tải, truyền dẫn

Thiết bị, dụng cụ quản lý

Cây lâu năm, súc vật làm việc và cho sản phẩm

TSCĐ khác

TSCĐ thuê tài chính

TSCĐ vô hình

Quyền sử dụng đất

Chi phí thành lập, chuẩn bị sản xuất

Bằng phát minh sáng chế

Chi phí nghiên cứu phát triển

Chi phí về lợi thế thương mại

TSCĐ vô hình khác

Hao mòn TSCĐ

Hao mòn TSCĐ hữu hình

Hao mòn TSCĐ đi thuê

Hao mòn TSCĐ vô hình

Đầu tư chứng khoán dài hạn

Cổ phiếu

Trái phiếu

Góp vốn liên doanh

Đầu tư dài hạn khác

211

212

213

214

221

222

228

1611

1612

2112

2113

2114

2115

2116

2118

2131

2132

2133

2134

2135

2138

2141

2142

2143

2211

2212

Page 81: Tài liệu tập huấn KẾ TOÁN TÀI CHÍNH DÀNH CHO HỢP TÁC …lienminhhtxhaiphong.org.vn/PortalFolders/ImageUploads/LMHTX/1050... · KẾ TOÁN TÀI CHÍNH DÀNH CHO HỢP

80 Tài liệu tập huấn Kế toán tài chính dành cho HTX và doanh nghiệp vừa và nhỏ

Dự phòng giảm giá đầu tư dài hạn

Xây dựng cơ bản dở dang

Mua sắm TSCĐ

Xây dựng cơ bản

Sửa chữa lớn TSCĐ

Ký quỹ, ký cược dài hạn

LOẠI TK 3 - Nợ PHẢI TRẢ

Vay ngắn hạn

Nợ dài hạn đến hạn trả

Phải trả cho người bán

Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước

Thuế giá trị gia tăng

Thuế GTGT đầu ra

Thuế GTGT hàng nhập khẩu

Thuế tiêu thụ đặc biệt

Thuế xuất, nhập khẩu

Thuế thu nhập doanh nghiệp

Thu trên vốn

Thuế tài nguyên

Thuế nhà đất, tiền thuê đất

Các loại thuế khác

Phí, lệ phí và các khoản phải nộp khác

Phải trả công nhân viên

Chi phí phải trả

Phải trả nội bộ

Phải trả, phải nộp khác

Tài sản thừa chờ giải quyết

229

241

244

311

315

331

333

334

335

336

338

2411

2412

2413

3331

33311

33312

3332

3333

3334

3335

3336

3337

3338

3339

3381

Page 82: Tài liệu tập huấn KẾ TOÁN TÀI CHÍNH DÀNH CHO HỢP TÁC …lienminhhtxhaiphong.org.vn/PortalFolders/ImageUploads/LMHTX/1050... · KẾ TOÁN TÀI CHÍNH DÀNH CHO HỢP

81Tài liệu tập huấn Kế toán tài chính dành cho HTX và doanh nghiệp vừa và nhỏ

Kinh phí công đoàn

Bảo hiểm xã hội

Bảo hiểm y tế

Doanh thu nhận trước.

Phải trả, phải nộp khác

Vay dài hạn

Nợ dài hạn

Nhận ký quỹ, ký cược dài hạn

LOẠI TK 4 - NGuồN VỐN CHủ SỞ Hữu

Nguồn vốn kinh doanh

Chênh lệch đánh giá lại tài sản

Chênh lệch tỷ giá

Quỹ đầu tư phát triển

Quỹ đầu tư phát triển

Quỹ nghiên cứu khoa học và đào tạo

Quỹ dự phòng tài chính

Quỹ dự phòng về trợ cấp mất việc làm

Lợi nhuận chưa phân phối

Lợi nhuận năm trước

Lợi nhuận năm nay

Quỹ khen thưởng phúc lợi

Quỹ khen thưởng

Quỹ phúc lợi

Quỹ phúc lợi đã hình thành TSCĐ

Nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản

Quỹ quản lý của cấp trên

341

342

344

411

412

413

414

415

416

421

431

441

451

3382

3383

3384

3387

3388

4141

4142

4211

4212

4311

4312

4313

Page 83: Tài liệu tập huấn KẾ TOÁN TÀI CHÍNH DÀNH CHO HỢP TÁC …lienminhhtxhaiphong.org.vn/PortalFolders/ImageUploads/LMHTX/1050... · KẾ TOÁN TÀI CHÍNH DÀNH CHO HỢP

82 Tài liệu tập huấn Kế toán tài chính dành cho HTX và doanh nghiệp vừa và nhỏ

Nguồn kinh phí sự nghiệp

Nguồn kinh phí sự nghiệp năm trước

Nguồn kinh phí sự nghiệp năm nay

Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ

LOẠI TK 5 - DOANH THu

Doanh thu bán hàng

Doanh thu bán hàng hoá

Doanh thu bán các thành phẩm

Doanh thu cung cấp dịch vụ

Doanh thu trợ cấp giá

Doanh thu bán hàng nội bộ

Doanh thu bán hàng hoá

Doanh thu bán sản phẩm

Doanh thu cung cấp dịch vụ

Hàng bán bị trả lại

Giảm giá hàng bán

LOẠI TK 6

CHI PHÍ SẢN XuấT, KINH DOANH

Mua hàng

Mua nguyên liệu, vật liệu

Mua hàng hoá.

Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp

Chi phí nhân công trực tiếp

Chi phí sử dụng máy thi công

Chi phí nhân công

Chi phí vật liệu

Chi phí dụng cụ sản xuất

461

466

511

512

531

532

611

621

622

623

4611

4612

5111

5112

5113

5114

5121

5122

5123

6111

6112

6231

6232

6233

Page 84: Tài liệu tập huấn KẾ TOÁN TÀI CHÍNH DÀNH CHO HỢP TÁC …lienminhhtxhaiphong.org.vn/PortalFolders/ImageUploads/LMHTX/1050... · KẾ TOÁN TÀI CHÍNH DÀNH CHO HỢP

83Tài liệu tập huấn Kế toán tài chính dành cho HTX và doanh nghiệp vừa và nhỏ

Chi phí khấu hao máy thi công

Chi phí dịch vụ mua ngoài

Chi phí bằng tiền khác

Chi phí sản xuất chung

Chi phí nhân viên phân xưởng

Chi phí vật liệu

Chi phí dụng cụ sản xuất

Chi phí khấu hao tài sản cố định

Chi phí dịch vụ mua ngoài

Chi phí bằng tiền khác

Giá thành sản xuất

Giá vốn bán hàng

Chi phí bán hàng

Chi phí nhân viên

Chi phí vật liệu, bao bì

Chi phí dụng cụ, đồ dùng

Chi phí khấu hao tài sản cố định

Chi phí bảo hành

Chi phí dịch vụ mua ngoài

Chi phí bằng tiền khác

Chi phí quản lý doanh nghiệp

Chi phí nhân viên quản lý

Chi phí vật liệu quản lý

Chi phí đồ dùng văn phòng

Chi phí khấu hao tài sản cố định

Thuế, phí, lệ phí

Chi phí dự phòng

627

631

632

641

642

6234

6237

6238

6271

6272

6273

6274

6277

6278

6411

6412

6413

6414

6415

6417

6418

6421

6422

6423

6424

6425

6426

Page 85: Tài liệu tập huấn KẾ TOÁN TÀI CHÍNH DÀNH CHO HỢP TÁC …lienminhhtxhaiphong.org.vn/PortalFolders/ImageUploads/LMHTX/1050... · KẾ TOÁN TÀI CHÍNH DÀNH CHO HỢP

84 Tài liệu tập huấn Kế toán tài chính dành cho HTX và doanh nghiệp vừa và nhỏ

Chi phí dịch vụ mua ngoài

Chi phí bằng tiền khác

LOẠI TK7

THu NHậP HOẠT ĐỘNG KHÁC

Thu nhập hoạt động tài chính

Các khoản thu nhập bất thường

LOẠI TK 8

CHI PHÍ HOẠT ĐỘNG KHÁC

Chi phí hoạt động tài chính

Chi phí bất thường

LOẠI TK 9

XÁC ĐịNH KẾT QuẢ KINH DOANH

Xác định kết quả kinh doanh

LOẠI TK 0

TÀI KHOẢN NGOÀI BẢNG

Tài sản thuê ngoài

Vật tư, hàng hoá nhận giữ hộ, nhận gia công

Hàng hoá nhận bán hộ, nhận ký gửi

Nợ khó đòi đã xử lý

Ngoại tệ các loại

Hạn mức kinh phí

Hạn mức kinh phí thuộc ngân sách trung ương.

Hạn mức kinh phí thuộc ngân sách địa phương.

Nguồn vốn khấu hao cơ bản

711

721

811

821

911

001

002

003

004

007

008

009

6427

6428

0081

0082

Page 86: Tài liệu tập huấn KẾ TOÁN TÀI CHÍNH DÀNH CHO HỢP TÁC …lienminhhtxhaiphong.org.vn/PortalFolders/ImageUploads/LMHTX/1050... · KẾ TOÁN TÀI CHÍNH DÀNH CHO HỢP

Tổ chức nghiên cứu và chuyển giao công nghệ

Dự án hỗ trợ thể chế phát triển Hợp tác xã tại miền Bắc Việt Nam

Dự án AID-CoopPhòng 503 nhà B1, khu đoàn ngoại giao Vạn Phúc

298 Kim Mã, Ba Đình, Hà NộiTel: (84) 04 37.263.793; Fax: (84) 04 38 46 45 14

E-mail: [email protected]: http://aid-coop.gret.org.vn

Biên soạn:trung tâm dịch vụ và hỗ trợ doanh nghiệp (BpSc)

Biên tập :Dự án aid-coop