thuyet trinh dt 01

130

Upload: viet-anh-tran-nguyen

Post on 29-Nov-2014

10.760 views

Category:

Travel


8 download

DESCRIPTION

Bài thuyết trình giới thiệu về các dân tộc : Chăm - Giáy

TRANSCRIPT

Page 1: Thuyet trinh DT 01
Page 2: Thuyet trinh DT 01

Đề tài: Tìm hiểu văn hoá dân tộc Chăm , Giáy

Thực hiện:

Dân tộc Chăm: Nguyễn Thị Yến Nguyễn Thị Kim Thoa

Nguyễn Thị Đượm

Dân tộc Giáy: Trần Mạnh Hảo Nguyễn Thị Lệ Thu

Page 3: Thuyet trinh DT 01
Page 4: Thuyet trinh DT 01

Chia làm 3 phần

Dân số, kinh tế: Nguyễn Thị Đượm

Văn hoá vật thể, phi vật thể: Nguyễn Thị Kim Thoa

Văn hoá xã hội: Nguyễn Thị Yến

Page 5: Thuyet trinh DT 01

DÂN SỐ

Hiên nay dân số chăm có khoảng 132873 người Sống tập trung tại tỉnh .Thuận Hải.ngoài ra một

bộ phận khác cư trú tại tỉnh An Giang, Đồng Nai ,Tây Ninh,và hành phố Hồ Chí Minh

Page 6: Thuyet trinh DT 01

Bảng thống kê số người Chăm ở các tỉnh của Việt Nam Ninh Thuận :57137 Bình Thuận:29356 Phú Yên:16294 An Giang:12435 TP Hồ Chí Minh:5192 Bình Định:4393 Tây Ninh:2663 Đồng Nai:2307

Page 7: Thuyet trinh DT 01

Bình Phước: 366 Kiên Giang: 362 Bình Dương: 362 Dak Lak: 233 Lâm Đồng: 231 Cần Thơ; 225 Khánh Hoà: 200 Trà Vinh: 163 Bà Rịa Vũng Tàu: 133

Page 8: Thuyet trinh DT 01

Đồng Tháp: 122 Sóc Trăng; 95 Gia Lai: 87 Vĩnh Long: 86 Quảng Nam; 65 Bạc Liêu; 85 Cà Mau; 62 Long An: 58 Bến Tre: 38

Page 9: Thuyet trinh DT 01

Tiền Giang: 35 Đà Nẵng: 32 Huế: 31 Nghệ An: 26 Quảng Ngãi: 32 Quảng Trị: 07 Quảng Nam: 05

Page 10: Thuyet trinh DT 01

Người Chăm ở Quảng Ngaĩ,Bình Định,Phú Yên số lượng lớn hơn 20000 người gọi là chăm Hroi giữ nhiều nét văn hoá bản địa và chịu ảnh hưởng của văn hoá các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên

Người Chăm ở khu vực Ninh Thuận ,Phan Rang,Bình Thuận số lượng lớn hơn 40000 gọi là Căm Bàni theo ấn giáo chiu ảnh hưởng của Bàla môn giáo gọi là chăm bà la môn

Người Chăm ở Nam Bộ như An Giang,Châu Đốc,tp Hồ Chí Minh với số lượng >50000là người Chăm theo Đạo Hồi gọi là Chăm Islam

Page 11: Thuyet trinh DT 01

Kinh tế của dân tộc Chăm

Hoạt động chính của người chăm là nông nghiệp và thủ công nghiệp

Ngoài ra con có hoạt động đánh cá,buôn bán và trao đổi

chủ yếu là trồng lúa ngoài ra họ còn khai thác các vùng đát cao ở chân núi ,sườn đồi .họ trồng bắp, đậu mè,khoai,bầu bí

Page 12: Thuyet trinh DT 01

Đập Nha Trinh

Page 13: Thuyet trinh DT 01

Một số hình ảnh về dân tộc chăm

Page 14: Thuyet trinh DT 01
Page 15: Thuyet trinh DT 01

Dân tộc chăm

Page 16: Thuyet trinh DT 01

nghề làm gốm truyền thống của dân tôc chăm

Page 17: Thuyet trinh DT 01

Gốm Chăm Bàu Trúc

Page 18: Thuyet trinh DT 01
Page 19: Thuyet trinh DT 01

Cảnh nung gốm

Page 20: Thuyet trinh DT 01

Phụ nữ Chăm với tấm khăn do mình dệt

Page 21: Thuyet trinh DT 01

thổ cẩm của người chăm

Page 22: Thuyet trinh DT 01
Page 23: Thuyet trinh DT 01

I.VĂN HOÁ VẬT THỂ II.VĂN HOÁ PHI VẬT THỂ

DÂN TỘC CHĂM

Page 24: Thuyet trinh DT 01

DÂN TỘC CHĂM

I.VĂN HOÁ VẬT THỂ 1. LÀNG BẢN 2. NHÀ CỬA 3. TRANG PHỤC 4. ẨM THỰC 5.KIẾN TRÚC VÀ ĐIÊU KHẮC 6. PHƯƠNG TIỆN VẬN CHUYỂN 7. NHẠC CỤ

Page 25: Thuyet trinh DT 01

“Làng” người Chăm gọi là pley ( không gọi là buôn hay bon như người Êđê hay Gia rai..). Nếu đi từ Bắc vào Nam dọc theo quốc lộ I thì pley Bláp Birau ( làng phức nhơn) là địa đâu về phía Bắc và kết thúc ở pley Châpl ( làng vụ Bổn) về phía Nam.

Pley được thiết lập tren những triền đất cao thoai thoải. Nơi dựng l; àng được coi là tốt nhất, phải là:” Núi phía Nam, sông phía Bắc, thấp phíaĐông, cao phía Tây, nước chảy về Đông Bắc”. Pley là đơn vị cư trú nhưng cũng là đơn vị xã họi cơ sở cổ truyền của người Chăm. Pley tương ứng với làng trước đây và nay là thôn của người Việt

1. LÀNG BẢN

Page 26: Thuyet trinh DT 01

Đền chùa, trụ sở, cơ quan hành chính, trường học thường nằm ở giữa hoặc đầu làng, còn nhà thờ thần ( thang pôyang) thì ở cuối làng. Nghĩa địa nằm ở phía Bắc của làng. Mỗi làng trung bình có khoảng từ 80-100 nóc nhà. Phần đông các pley chỉ có thuần người Chăm. Nếu có sống xen kẽ với người Việt và người Ra glai thì cũng tác thành các xóm riêng.

Một pley có nhiều dòng họ, mỗi dòng họ ở thành từng khu vực, đó là những gia đình có quan hệ than thuộc về phía mẹ. Những người cùng dòng họ mẹ, khi chết được chon trong cùng một nghĩa địa.

1. LÀNG BẢN

Page 27: Thuyet trinh DT 01

Khu nhà người Chăm

Page 28: Thuyet trinh DT 01
Page 29: Thuyet trinh DT 01

Nhà người Chăm ở Châu Đốc

Đồng bào Chăm ở Châu Đốc chủ yếu là làm nương rẫy và đánh cá. Mỗi làng chỉ có khoảng 50-60 nóc nhà.

Nhà thường khung cao, cột ch«n, từ mặt đất đến mặt sàn khoảng 1,5m. Nhà thường lớn hơn ở Ninh Thuận, phần nhiếu là nhà năm gian hai ch¸i. Đố bằng v¸n, d¸t sàn bằng tre. Đầu hồi khắc cảnh trăng sao

Page 30: Thuyet trinh DT 01

Cộng đồng người chăm ở Châu Đốc

Page 31: Thuyet trinh DT 01

có tất cả 7 làng Chăm Châu Đốc là Koh Taboong, Mat Chruk, Koh Kaboak, Plây Kênh, Plao Ba, Koh Kaghia, Sabâu, tương ứng với các địa danh tiếng Việt là Châu Giang, Đa Phước, Châu Phong, Lama, Vĩnh Tường, Bún Lớn, Bún Bình Thiên, Đồng Cô Kỵ.

Hiện nay, có khoảng 13.700 người Chăm Islam tại đây với khoảng 2.100 hộ dân.Ngôn ngữ họ sử dụng là tiếng Chăm cách tân, có ảnh hưởng ít nhiều với tiếng Khmer và tiếng Mã Lai.

Bên cạnh đó họ cũng có tập tục ăn bốc. Nhưng trước khi ăn phải rửa tay và chỉ sử dụng ba ngón giữa và ngón cái của bàn tay phải để đưa cơm vào miệng.

Page 32: Thuyet trinh DT 01

3. TRANG PHỤC

Page 33: Thuyet trinh DT 01

A. TRANG PHỤC NGƯỜI CHĂM Ở NINH THUẬN, BÌNH THẬN. Y PHỤC NỮ

Phụ nữ Chăm Bàlamôn mặc váy gấu phủ ngang bắp chân, áo dài bít tà, đầu chit khăn siêu màu vàng, đỏ hay xanh, còn phụ nữ Chăm Bà ni thì mặc váy dài chấm gót, áo dài bít tà, đội khăn djăm màu trắng có thêu hoa.

Váy (khăn) của phụ nữ Chăm may từ loại vải họ tự dệt, thường ngày mặc váy đen hay sẫm.

Chiếc áo cổ truyền của phụ nữ Chăm Ninh Thuận, Bình Thuận là áo dài bít tà với nhiều màu sắc khác nhau, như xanh, chàm lục, màu hồng. Áo may theo kiểu chui đầu, không xẻ ngực.

Page 34: Thuyet trinh DT 01
Page 35: Thuyet trinh DT 01
Page 36: Thuyet trinh DT 01

Phụ nữ Chăm ở Châu Đốc dệt vải theo phương pháp truyền thống

Page 37: Thuyet trinh DT 01

TRANG PHỤC ĐÀN ÔNG

người đàn ông Chăm Ninh Thuận, Bình Thuận thường mặc bộ y phục cổ truyền với xà rông và áo ngắn.

Page 38: Thuyet trinh DT 01

trang phục nam truyền thống

Page 39: Thuyet trinh DT 01

B. TRANG PHỤC CỦA NGƯỜI CHĂM NAM BỘ. NỮ PHỤC

bộ nữ phục Chăm Hồi giáo là chiếc váy lụa dệt nhiều hoa văn trên thân, áo cánh ngắn bỏ ngoài váy, đầu choàng tấm khăn pum mỏng màu trắng, thêu những hoa văn hay đường chỉ kim tuyến lóng lánh.

Page 40: Thuyet trinh DT 01
Page 41: Thuyet trinh DT 01

4. ẨM THỰC

Bánh Gừng Của Người Chăm

Trong cộng đồng người Chăm ở Bình Thuận, bánh gừng chính là loại bánh mang một âm hưởng truyền thống độc đáo. Bánh gừng nói theo tiếng Chăm là Hargìnònya

Page 42: Thuyet trinh DT 01

4. ẨM THỰC

Trong cộng đồng người Chăm ở Bình Thuận, bánh gừng chính là loại bánh mang một âm hưởng truyền thống độc đáo. Bánh gừng nói theo tiếng Chăm là Hargìnònya. Bánh được gọi tên như vậy là vì có hình dạng giống củ gừng, thực ra giống một nhánh san ô hơn.

Đây là một loại bánh được làm bằng bột nếp, trứng vịt, đường cát theo một tỉ lệ nhất định. Sau khi trộn đều các nguyên liệu trên thành một khối bột dẻo có màu vàng lợt của lòng đỏ trứng sẽ đến công đọan không kém phần quan trọng đó là nặn bánh. Từ khối bột dẻo sẵn có, với đôi tay khéo léo của các thiếu nữ Chăm, hình dạng những nhánh san hô từ từ hiện ra. Tiếp đến bánh được chiên vàng trong dàu đã đun nóng. Khi bánh chín đều còn được phủ lên một lớp đường cát trắng đã thắng tới. Bánh gừng bây giờ như được khoác lên một chiếc áo rất đẹp

Mỗi khi thưởng thức bánh gừng, người Chăm cho rằng đã nhớ đến hình ảnh thủy chung đẹp nhất của nàng Nai Chrao Cho Phò trong câu chuyện truyền thuyết Chăm, giống như chuyện hòn vọng phu của người Kinh.

Page 43: Thuyet trinh DT 01

4. ẨM THỰC

bánh tét – dương tượng trưng cho người chồng, bánh gang tay – âm tượng trưng cho người vợ và bánh gừng – âm dương hòa hợp, tượng trưng cho sự thủy chung của vợ chồng

Đặc biệt, người Chăm dùng trà như thức uống thông dụng và là một nghi thức tiếp khách, rượu chỉ uống trong những ngày lễ Tết. Đến tháp Pôsanư, du khách được thưởng thức loại rượu nấu từ nếp, mới uống thấy hơi lạt, không nồng như rượu gạo của người Việt, nhưng rất thơm.

Page 44: Thuyet trinh DT 01

4. ẨM THỰC

Ngoài ra, du khách cũng có dịp thưởng thức một số loại bánh làm từ bột gạo gói bằng lá chuối, đặc biệt là bánh gạo tấm và bánh gừng rất nổi tiếng của người Chăm vùng Ninh – Bình Thuận.

Page 45: Thuyet trinh DT 01

5.Kiến trúc và điêu khắc:

Một đặc trưng độc đáo của nghệ thuật Chăm là các công trình kiến trúc và điêu khắc.Người ta đã biết đến khoảng 250 di tích.Trong số đó có vào khoảng 150 di tích được coi là liệt hạng.

chiến tranh và nhiều nguyên nhân khác tàn phá, chỉ có độ 20 công trình đứng vững.Quân đội viễn chinh Pháp đã tàn phá một ngôi tháp trong ba ngôi tháp Hòa Lai( Phan Rang). Một ngôi tháp khác gần Cheo Reo cũng đã bị một viên sĩ quan Pháp cho phá hủy để xây pháo đài.

Tại Thuận Hải hiện nay còn các công trình kiến trúc và điêu khắc lớn là các tháp Hòa Lai, Pô Klong Garai, Pô Rôme (Phan Rang), Phố Hài(Phan Thiết).Trong đó chỉ có tháp Hòa Lai là không được đồng bào Chăm chăm sóc.

Page 46: Thuyet trinh DT 01

5.Kiến trúc và điêu khắc:

Ngoài ra, tại Phan Ri cũng có một số lăng thờ các vị Vương.Ở đó còn để lại một số công trình điêu khắc tượng vua,hoàng hậu… Điểm đặc biệt là các thần Bà la môn giáo không có mặt trong các lăng này.

Những công trình kiến trúc và điêu khắc của người Chăm biểu hiện ảnh hưởng của các tôn giáo vào Chămpa trong quá khứ.Những công trình ở Mỹ Sơn, Trà Kiệu( thế kỉ XVII, XVIII) là một bằng chứng về ảnh hưởng của Bà la môn giáo rất đậm nét.

Chùa Đồng Dương(thế kỉ VIII,X) là một trung tâm Phật giáo…Vào đến Thuận Hải, các công trình kiến trúc thể hiện sự bản địa hóa Bà la môn giáo.Mặc dù ở tháp Phổ Hài, ngôi tháp cực Nam của dân tộc Chăm, biểu tượng của Siva là linga vẫn được tôn thờ trong ngôi tháp chính, nhưng ở tháp Pô Roome thì vị vua đã được đồng hoá với thần Siva có 8 tay.Đến các lăng của Phan Ri thì các tượng thần Bà la môn không còn nữa.

Page 47: Thuyet trinh DT 01

Nghệ thuật kiến trúc

. Nghệ thuật kiến trúc đền tháp mang ảnh hưởng lớn của phong cách Ấn Độ. Thánh địa có một tháp chính (Kalan) và nhiều tháp phụ nhỏ bao bọc xung quanh. Các tháp đều có hình chóp, biểu tượng của đỉnh Meru thần thánh, nơi cư ngụ của các vị thần Hindu. Cổng tháp thường quay về phía đông để nhận ánh sáng mặt trời.

Page 48: Thuyet trinh DT 01

Gạch là vật liệu chính để xây dựng những tháp Chàm. Tuy nhiên, chúng ta vẫn chưa tìm ra lời giải đáp thích hợp về chất liệu gắn kết, phương thức nung gạch và xây dựng. Và đến nay, kỹ thuật xây dựng tháp của người Chàm vẫn còn là một điều bí ẩn, hệt như những hoa văn, chạm trổ trên các di tích nơi đây.

Page 49: Thuyet trinh DT 01

Thánh địa Mỹ Sơn Nằm gọn trong thung lũng rộng 2km, tổ hợp

đền đài ở Thánh địa Mỹ Sơn (Quảng Nam) từng là nơi tổ chức cúng tế của các vương triều Chăm Pa. Năm 1999, thánh địa này được UNESCO công nhận là Di sản thế giới.

Page 50: Thuyet trinh DT 01

 Là một trong những trung tấm đền đài chính của Ấn Độ giáo ở khu vực Đông Nam Á, Thánh địa Mỹ Sơn thường được so sánh với các tổ hợp đền đài lớn như: Angkor Wat (Campuchia), Ayutthaya (Thái Lan)...

Page 51: Thuyet trinh DT 01

Ngoài chức năng hành lễ, do còn là nơi giúp các vương triều tiếp cận với các thánh thần nên thánh địa này còn trở thành trung tâm văn hóa tín ngưỡng của các triều đại Chăm Pa.

Page 52: Thuyet trinh DT 01

Đây là ngôi đền đá duy nhất tại Thánh địa Mỹ Sơn. Dù bị sập nhưng ngôi đền này vẫn nằm ở vị trí cao nhất của khu thánh địa. Nhiều tài liệu cho thấy, có thể đây là vị trí ngôi đền đầu tiên được xây dựng vào thế kỷ thứ 4 tại khu Thánh địa này.

Page 53: Thuyet trinh DT 01

Hiện Mỹ Sơn trở thành điểm đến của du khách trong và ngoài nước.

Page 54: Thuyet trinh DT 01

Thánh địa Mỹ Sơn

Mỹ Sơn là thánh địa ấn Độ giáo của Vương quốc Chămpa. Những dòng chữ ghi trên tấm bia sớm nhất ở Mỹ Sơn, có niên đại khoảng thế kỷ thứ 4 cho biết vua Bhadresvara đã xây dựng một ngôi đền để dâng cúng vua thần Siva- Bhadresvara. Hơn hai thế kỷ sau đó, ngôi đền đầu tiên được xây dựng bằng gỗ đã bị thiêu huỷ trong một trận hỏa hoạn lớn.

Page 55: Thuyet trinh DT 01

Vào đầu thế kỷ thứ 7, vua Sambhuvarman đã xây dựng lại ngôi đền bằng những vật liệu bền vững hơn, còn tồn tại đến ngày nay. Các triều vua sau đó đều tu sửa các đền tháp cũ và xây dựng đền tháp mới để dâng lên các vị thần của họ.

Với hơn 70 công trình kiến trúc bằng gạch đá, được xây dựng từ thế kỷ thứ 7 đến thế kỷ 13, Mỹ Sơn trở thành trung tâm kiến trúc quan trọng nhất của Vương quốc Champa. Những đền thờ chính ở Mỹ Sơn thờ một bộ Linga hoặc hình tượng của thần Siva - Đấng bảo hộ của các dòng vua Chămpa

Thánh địa Mỹ Sơn

Page 56: Thuyet trinh DT 01

Thánh địa

Page 57: Thuyet trinh DT 01

Thánh địa Mỹ Sơn vẫn bị xuống cấp từng ngày. Nhiều ngôi đền ở trong tình trạng chờ đổ sập.

Page 58: Thuyet trinh DT 01

6. PHƯƠNG TIỆN VẬN CHUYỂN

Xe trâu của người Chăm

 

Page 59: Thuyet trinh DT 01

7. NHẠC CỤ

Nhạc cụ Chăm sử dụng trong lễ hội bao gồm: Đàn Ka nhi, Rabap trống Ginăng, Basanưng, kèn Sarakai, Hagar (trống nhỏ), Chiêng, Asăng (tù và), Tăngek (nhạc gõ bằng 2 cây gỗ). Ngoài ra còn có Mã la do người Raglai biểu diễn

Nhạc cụ cổ truyền của đồng bào Chăm phổ biến là: đàn Kanhi, đàn Tapắp ( là những loại đàn dây như đàn cò của người Việt), kèn Saranay, kèn Rakle( kèn bầu)…Trống gồm hai loại: một mặt da và hai mặt da.Mỗi loại lại có nhiều cỡ to nhỏ khác nhau.

Page 60: Thuyet trinh DT 01

7. NHẠC CỤ

Đàn Kanhi: là loại đàn kéo một dây tương tự như đàn nhị của người Kinh. Thân đàn Kanhi được làm bằng mai rùa vàng. Trên thân mai rùa vàng có gắn một đoạn tre nhỏ đặc cỡ ngón chân cái, dài khoảng 0,65cm. Ở đầu đoạn tre này có hai cần để kéo dây gọi là hai tai Kanhi. Từ hai cần kéo (hai tai) nối xuống với cây tre bằng một sợi là dây đàn chính của Kanhi. Ngoài ra cần kéo này nối với cây tre bằng lông đuôi ngựa uốn cong như cánh cung. Đây chính là dây kéo của đàn Kanhi để tạo ra âm thanh.

Page 61: Thuyet trinh DT 01

Tính biểu tượng của bộ ba nhạc cụ:

Kèn Saranai, cấu tạo của loại kèn này là tượng trưng cho cái đầu của con người, gồm 7 lỗ (7 nốt) tượng trưng cho thị giác, khứu giác, thính giác và vị giác. Kèn Saranai được nghệ nhân thổi bằng miệng, tiếng nhạc véo von, thánh thót gần với tiếng người, tiếng chim.

Page 62: Thuyet trinh DT 01

Tiếng kèn Saranai không thể thiếu trong nhiều điệu múa chăm.

Page 63: Thuyet trinh DT 01

Trống ghi năng

Trống ghi năng Chăm là trống dài hình trụ, thường biểu diễn bằng cặp đôi để nghiêng nằm chéo nhau. Thân trống thường làm bằng gỗ lim, khoét rỗng bên trong. Thân trống dài khoảng 0,72m, hơi phình ở giữa và được bào nhẵn cả trong lẫn ngoài. Hai mặt trống căng da, mặt nhỏ căng da dê, đường kính 0,24m, mặt này người Chăm gọi là chang (mặt dương) vỗ bằng tay có 2 âm chính tớ, tìn.

Page 64: Thuyet trinh DT 01

Trống ghi năng

Page 65: Thuyet trinh DT 01

Hagar (trống cái)

Hagar (trống cái): Đây là loại trống cơm, thân trống dài khoảng 0,5m làm bằng gỗ đục rỗng bên trong. Mặt trống căng bằng da dê đường kính khoảng 0,2m. Đây là loại trống nhỏ chỉ sử dụng trong đám tang Chăm.

Cùng họ với loại trống này còn có trống gọi lễ trong thánh đường nhân lễ hội Ramưwan của người Chăm Awal. Như trống gọi lễ này có kích thước lớn hơn, hình bầu dục, đường kính khoảng 0,4m.

Page 66: Thuyet trinh DT 01

Chiêng (cheng)

Chiêng (cheng): đây là loại nhạc cụ gõ bằng đồng có đường kính 0,3m. Chiêng có 2 loại: chiêng mặt bằng và chiêng có núm.

Chiêng thường dùng dùi gỗ, ở đầu dùi quấn vải mềm dùng để gõ. Chiêng được sử dụng trong các lễ hội Chăm như lễ múa Rija, tế lễ thần linh Puis, payak.

Ngoài ra còn được sử dụng trong đám tang. Bên cạnh chiêng còn có Mã la nhưng nhạc cụ này do người Raglai biểu diễn nhân ngày hội cúng lễ ở đền tháp.

Page 67: Thuyet trinh DT 01

Tù Và (săng)

Tù Và (săng): Đây là nhạc cụ bằng ốc biển dùng để thổi.

Theo truyền thuyết đây là vật linh mà đấng Dêbitathuôr dùng để sáng tạo vũ trụ và mọi sinh vật trên trần gian, tù và còn là vật tổ Po Adhia dùng để hành lễ trong đám tang Chăm Ahiêr, đặc biệt trong nghi thức lễ tẩy uế (talih) đất tháp trong các lễ hội ở đền tháp Chăm.

Page 68: Thuyet trinh DT 01

Người Chăm có những nhạc cụ dân tộc độc đáo để đệm hát H'ri như đàn ót (1 dây), đàn pờ ró (2 dây), đàn có bầu đàn bằng quả bầu khô và cần đàn (5 dây hoặc 12 dây). Cung đàn và nốt đều được tưởng tượng trên cần đàn. Độc đáo là đàn lo tinh (đàn môi) có một sợi dây kéo mà bầu đàn sử dụng là miệng con người. Bên cạnh nó còn có bộ cồng (5 cái), bộ chinh (5,7 hoặc 11 cái). Làn điệu H'ri được người Chăm sử dụng hát rộng rãi trong ngày hội làng, đám cưới, đám ma.

7. NHẠC CỤ

Page 69: Thuyet trinh DT 01

II.VĂN HOÁ PHI VẬT THỂ 1 .NGÔN NGỮ 2. TÔN GIÁO 3. LỄ HỘI 4. VĂN HOÁ DÂN GIAN

DÂN TỘC CHĂM

Page 70: Thuyet trinh DT 01

II.VĂN HOÁ PHI VẬT THỂ

1 .NGÔN NGỮ

Tiếng Chăm thuộc nhóm ngôn ngữ Mã Lai-Đa đảo (Malayo-Polynesian) của hệ ngôn ngữ Nam Đảo (Autronesian)

Page 71: Thuyet trinh DT 01

II.VĂN HOÁ PHI VẬT THỂ

2. TÔN GIÁO Một nét quan trọng trong cơ cấu xã hội hiện nay của người Chăm

được thể hiện trong những mối quan hệ giữa các nhóm cộng đồng tôn giáo : nhóm Bàlamôn, nhóm Bà ni, nhóm Islam.

Mặt khác, nó còn được thể hiện qua quan hệ của hai khu vực: Thuận Hải và Châu Đốc – Tây Ninh – thành phố Hồ Chí Minh.

Khu vực Thuận Hải tiêu biểu cho xã hội còn bảo lưu nhiều yếu tố cổ truyền. Khu vực Châu Đốc, Tây Ninh, thành phố Hồ Chí Minh ảnh hưởng nhiều yếu tố của Hồi giáo Islam theo hỉnh ảnh nhiều vùng dân cư Ả Rập, kể cả hình thức kiến trúc thánh đường.Cư dân ở đây có xu hướng gắn với cộng đồng Hồi giáo Islam hơn là với cộng đồng dân tộc Chăm.

Page 72: Thuyet trinh DT 01

2. TÔN GIÁO

Do ảnh hưởng của văn minh Ấn Độ mà rõ nhất là của Bà la môn giáo hay Ấn Độ giáo, xã hội Chăm xưa kia cũng chia làm 4 đẳng cấp:

-Brahman: tu sĩ. -ksảtiya: quý tộc, vương phái. -vaicya: bình dân. -Cudra: nô lệ (mặc nhiên làm bần cố nông).v đứng đầu các đẳng cấp trên là đẳng cấp tu sĩ. Trong dân gian hiện

nay còn phân biệt các giai caaps như: - Halâu chànừng: tức tầng lớp tu sĩ gọi chung cả tu sĩ Bà la môn và

tu sĩ Bà ni. -Ủang ginup: giai cấp quý tộc. -Palưa: giai cấp tôi tớ, cùng đinh. Ngoài ra còn có từ pẩu để chỉ các

vua chúa .

Page 73: Thuyet trinh DT 01

của người Chăm Châu Đốc

Page 74: Thuyet trinh DT 01

2. TÔN GIÁO

xã hội xưa của dân tộc Chăm với hai thị tộc: Cau (Pinăng) và Dừa.

Đồng thời cũng cho rằng hiện nay đồng bào Chăm thờ cúng tổ tien theo hai dòng: dòng núi(âtu chơk) và dòng biển(âtu taxi), mà mối quan hệ có lẽ tổ tiên dòng biển là thị tộc Cây Dừa thuộc tầng lớp quý tộc: còn tổ tiên dòng núi là thị tộc cây cau, thuộc tầng lớp lao động bình dân(1).

Page 75: Thuyet trinh DT 01

2. TÔN GIÁO

Các thôn theo đạo Bà ni, về tổ chức xã hội không khác gì mấy các thôn Bà la môn.

Có chăng là tầng lớp tu sĩ Bà ni ( thầy chang) thay thế cho tầng lớp tu sĩ Bà la môn mà thôi.

Ở Châu Đốc, Tây Ninh và thành phố Hồ Chí Minh hoàn toàn khấc so với ở Thuận Hải,tổ chức xã hội dựa trên cơ sở tổ chức hồi giáo Íslam.

Page 76: Thuyet trinh DT 01

Khi cây bằng lăng nở hoa tím cả vùng rừng núi Tháp Chàm - Phan Rang thì cũng là lúc đồng bào Chăm theo đạo Bà La Môn rộn ràng vui Tết Katê.   Cộng đồng người Chăm theo đạo Bà La Môn ở Ninh Thuận và Bình Thuận tổ chức lễ hội Katê quan trọng nhất vào ngày 1 tháng 7 theo lịch Chăm, khoảng cuối tháng 9, đầu tháng 10 (dương lịch).

Đây là Tết của người Chăm và là lễ hội thiêng liêng để tưởng niệm các

anh hùng liệt sĩ, tổ tiên ông bà, tạ ơn các thần linh đã giúp mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu.

Người Chăm ở Ninh Thuận tổ chức lễ hội cùng lúc ở ba đền tháp cổ - nơi thờ những vị vua thần của họ: - Tháp Pô Klông Garai nơi thờ vua Pô Klông Garai (1151- 1205), được tôn là thần thủy lợi; - Tháp Pô Rômê nơi thờ vua Pô Rômê được tôn là thần phát triển nông nghiệp và - Tháp Pô Nưgar thờ nữ thần hay Bà Mẹ xứ sở, người dạy trồng lúa, bông, dệt vải.

Lễ hội Katê của người Chăm.

3. LỄ HỘI

Lễ hội Katê của người Chăm.

Page 77: Thuyet trinh DT 01
Page 78: Thuyet trinh DT 01

Lễ hội Katê của người Chăm.

lễ hội Katê bao giờ cũng diễn ra tại nhà hoàng tộc Chăm và cùng lúc diễn ra nghi thức lễ trên tháp Chăm ở thị xã Phan Rang (tỉnh Ninh Thuận).

Sau đó, người dân mới chính thức được khai lễ tại nhà riêng. Trước đó một ngày, tại tháp Posahninư ở thành phố Phan Thiết, hàng ngàn đồng bào Chăm của huyện Hàm Thuận Bắc đã tái hiện một nghi lễ Katê cổ.

Tại Ninh Thuận, lễ rước y phục của vua chúa Chăm, mà xưa kia hoàng tộc đã giao cho người Raglai ở một số vùng tin cậy bảo quản.

Page 79: Thuyet trinh DT 01

thần của dân tộc Chăm. Múa

Page 80: Thuyet trinh DT 01

Lễ hội Katê của người Chăm.

. Đoàn người Raglai múa đánh mã la, thổi khèn bầu và các vũ nữ Chăm múa quạt, xong ông từ và vị sư cả tiến hành lễ cúng xin phép thần Siva cho mở cửa tháp, với vật lễ: rượu, trầu cau, nước pha trầm tắm tượng.

Theo quan niệm của người Chăm, đền tháp là nơi trú ngụ của thần linh. Vì vậy, trước một lễ hội lớn như Katê người Chăm phải làm lễ Tẩy uế, hay còn gọi là lễ Tống ôn.

Trong khi tắm tượng cho thần thì thầy Cò ke hát. Sau lễ tắm tượng là lễ mặc long bào cho vua thần

Page 81: Thuyet trinh DT 01

Phần hội được tổ chức với nhiều trò chơi dân gian truyền thống, như thi kết mâm trầu đẹp qua đó chọn ra những cô gái có bàn tay duyên dáng, khéo léo để trao giải. Trò chơi thi đội chum nước khéo léo trên đầu cùng nhau chạy về đích thu hút rất nhiều người tham gia.

ra có thi dệt thổ cẩm và có những giải thưởng cho những cô gái dệt thổ cẩm Chăm dài và đẹp nhất

Lễ hội Katê của người Chăm.

Page 82: Thuyet trinh DT 01

Lễ Ramadan

Lễ Ramadan của người theo đạo Hồi thường được gọi là “tháng ăn chay” hay “tháng nhịn ăn”. Vào dịp này, người theo đạo Hồi nhịn ăn uống vào thời điểm mặt trời mọc đến khi mặt trời lặn.

Riêng người bị ốm đau, trẻ dưới 5 tuổi hoặc khi đi du lịch đến các nước mà đạo Hồi không là Quốc giáo thì được miễn nhịn ăn vào ban ngày. Ramadan cũng là tên gọi cho tháng thứ 9 của lịch Hồi Giáo (lịch Hijra).

Cộng đồng người Chăm ở An Giang hầu hết theo đạo Hồi đều thực hiện nhịn ăn uống là để có sự thông cảm với những người nghèo đói, những đồng đạo chưa đủ ăn, đủ mặc; đồng thời, rèn luyện cho con người sự tiết chế, chống những cám dỗ vật chất...

Page 83: Thuyet trinh DT 01
Page 84: Thuyet trinh DT 01

Lễ hội Katê của người Chăm. Lễ chính thức được tổ chức tại

tháp Pô Klông Garai (Tháp Chàm - Ninh Thuận) vào ngày mùng một tháng bảy lịch Chăm.

Page 85: Thuyet trinh DT 01

II.VĂN HOÁ PHI VẬT THỂ

4. VĂN HOÁ DÂN GIAN Người Chăm đã sử dụng chữ Phạn ( Sanscrit) từ rất sớm.Thế kỉ thứ

IX, xuất hiện những bia dùng tiếng Chăm phiên âm theo kiểu chữ Ấn Độ.Về sau, chữ Chăm đã thay thế chữ Phạn trong các bia đá.

Khi bộ phận người Chăm Bà ni tiếp nhận Hồi giáo, thì chữ Ả rập cũng được sử dụng ít nhiều, riêng trong lĩnh vực tôn giáo.Chữ Chăm hiện đang được dùng ít nhiều ở Thuận Hải có nhiếu thay đổi so với chữ Chăm cổ( dựa trên chữ Sanscrit) được thấy trên một số bi ký, một số tháp

Văn học dân gian Chăm phát triển nhiều thể loại và phản ánh nhiều nội dung về tâm lý dân tộc và các khía cạnh xã hội.

Page 86: Thuyet trinh DT 01

Do chịu ảnh hưởng lớn của Ấn Độ cả về kiến trúc lẫn

văn hóa nên hiện ở Mỹ Sơn vẫn còn những tấm bia đá

mang chữ Phạn cổ.

Page 87: Thuyet trinh DT 01

4. VĂN HOÁ DÂN GIAN

Trước hết là những thần thoại, truyền thuyết, về vũ trụ, về con người và nguồn gốc dân tộc…Đáng lưu ý là những thần thoại nói về các vị thần sáng tạo ra vũ trụ. Nhiều người biết đến truyền thuyết về Pô Nagar ( mẹ xứ sở) bên cạnh một số thần thoại của đạo Bà la môn

Nữ thần Pô nagar được thờ trong Tháp Bà ở Nha Trang thuộc loại kiến trúc lớn nhất của đồng bào Chăm – là một bằng chứng.Khi Hồi giáo xác lập được vị trí trong 1 phần xã hội Chăm thì nó lại xây dựng lên một số thần thoại mới về việc sáng lập vũ trụ với các vị thần Hồi giáo và gắn mối quan hệ của mẹ xứ sở Pô nagar cùng với các vị thần này.Thật ra, nội dung của thần thoại mới này hoàn toàn mang tính bản địa.

Luân lý xã hội và tâm lý con người cũng được phản ánh sắc gọn qua tục ngữ ca dao.

Page 88: Thuyet trinh DT 01

4. VĂN HOÁ DÂN GIAN

Trong văn học dân gian còn phải kể đến những bài hát, bài xướng lễ tại các lăng, tháp.Hát có thể loại hát ru con, hát đối đáp, hát lễ…Về làn điệu có nhiều quan hệ với dân ca Trung Bộ.

Các bài hát lễ thường là sử thi được các tu sĩ lưu truyền, ca ngợi công đức, sự oai linh của các vị vua, các vị anh hùng dân tộc…

Sáng tác văn học quan trọng khác là các trường ca nhu Sakukay,Ramayana, Umưrup…Trong đó trường ca Umưrup phản ánh bộ mặt xã hội Chawmpa với sự xung đột của Bà la môn và Hồi giáo.

Page 89: Thuyet trinh DT 01

DÂN TỘC CHĂM

1. Văn hoá xã hội ( tính chất xã hội, quan hệ dòng họ, tổ chức gia đình …)

2. Phong tục tập quán ( cưới xin, tang ma, lễ hội)

Page 90: Thuyet trinh DT 01

1. VĂN HOÁ XÃ HỘI

Tôn giáo đã đóng một vai trò quan trọng, chi phối đời sống của đồng bào Chăm. Tiêu chuẩn tôn giáo vốn đã được chọn để gọi các thành phần xã hội trong cộng đồng Chăm. Các thôn theo đạo Bàni, về tổ chức xã hội không khác mấy các thôn Bàla môn. Ở Châu Đốc, Tây Ninh và thành phố Hồ Chí Minh hoàn toàn khác so với ở Thuận Hải, tổ chức xã hội dựa trên cơ sở tổ chức Hồi giáo Islam.

Page 91: Thuyet trinh DT 01

Mun ga vôn (gia đình ) là đơn vị hợp thành của xã hội còn bảo lưu nhiều tập tục cổ truyền của dân tộc nhất. Nó cũng phản ánh chế độ gia đình mẫu hệ, là cơ sở xã hội của người Chăm.

Một nét quan trọng trong cơ cấu xã hội hiện nay của người Chăm được thể hiện qua những mối quan hệ giữa các nhóm cộng đồng tôn giáo : nhóm Bà la môn, nhóm Bàni, nhóm Islam. Mặt khác nó còn thể hiện qua quan hệ của hai khu vực : Thuận Hải và Châu Đốc,Tây Ninh, tp Hồ Chí Minh.

Page 92: Thuyet trinh DT 01

Ở Châu Đốc, Tây Ninh, mỗi thôn xóm được tổ chức như một đơn vị hành chính. Người đứng đầu là ông Hakim do dân chúng bầu. Nhiệm vụ của vị Hakim là theo dõi việc hành đạo và giải quyết các vụ tranh chấp dựa vào giáo luật. Ngoài ra, ở mỗi xóm còn bầu một vị trưởng xóm (Alhy).

Gia đình người Chăm có một bộ phận còn đặt nền tảng trên những tàn dư sâu sắc của chế độ mẫu hệ xưa. Trong dòng họ ( achiêt tau ) và gia đình, nổi bật vai trò người phụ nữ.

Page 93: Thuyet trinh DT 01

Các dòng họ có vai trò rất quan trọng trong xã hội “ achiet tau” bảo lưu nhiều tập tục cổ truyền. Người đứng đầu “achiet tau” luôn luôn được quan niệm là một bà tổ cô.

Trong gia đình, tuy các cuộc tế lễ do đàn ông thực hiện, nhưng thông qua sự tổ chức của người phụ nữ. Trong phạm vi người Chăm là tín đồ Bà la môn, tàn dư chế độ gia đình mẫu hệ còn đậm nét. Trước nhất là trong hệ thống thân tộc, nó còn xác định những mối quan hệ huyết thống thuộc về phía mẹ. Họ hàng bên mẹ là bên nội và phía cha là bên ngoại. Con cái mang họ mẹ, đặc biệt là con gái.

Page 94: Thuyet trinh DT 01

Trong làng có nhiều dòng họ, mỗi dòng họ thường cư trú vào một khu vực. Họ là những người có quan hệ huyết thống tính theo dòng mẹ. Chủ động trong hôn nhân thuộc về con gái hoặc nhà gái. Việc thừa hưởng tài sản trước nay thuộc về con gái.

Hình thức gia đình ba thế hệ hiện nay khá phổ biến. Thông thường, khi người con gái đầu lập gia đình, cha mẹ nhường căn nhà tục (thang yơ) và cất một ngôi nhà khác ( thang kăn ) để cùng các con chưa lập gia đình chuyển sang. Khi người con gái kế lập gia đình, vợ chồng người chị lại cất thêm một ngôi nhà bên cạnh, song song với nhà tục là “thang mư yâu”.

Page 95: Thuyet trinh DT 01

2. PHONG TỤC, TẬP QUÁN.

- Lễ hội

+ Lễ hội Mbăng katê

Lễ Mbăng katê tổ chức vào đầu tháng 7 tại các lăng, tháp và sau đó dân chúng chuyển về từng gia đình tổ chức lễ cúng tổ tiên trong ba ngày.

Page 96: Thuyet trinh DT 01

Lễ hội Mbăng katê cũng là dịp để tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ, các vị thần linh nữ thần Pô Nagar, các vị vua có công phát triển nông nghiệp như Pô Klông Girai, Pô Rômê đã được thần hoá và cúng tổ tiên , ông bà. Những người hiếm muộn con, nhân dịp lễ này cũng mang lễ vật đến lăng, tháp để cầu xin nữ thần Pô Nagar ban phúc lành. Bên cạnh lễ hội này thì còn nhiều lễ khác như lễ Pơh Mbăng Yang, lễ Yôn Yang và Plao Pasah, lễ Rija Nagar.

Page 97: Thuyet trinh DT 01

Lễ hội Katê ở tháp PôKlông Grai (ngày thứ hai)

Lễ đón rước y phục của nữ thần Pô Nưgar (ngày thứ nhất)

Page 98: Thuyet trinh DT 01

Lễ hội Katê làng Chăm Mỹ Nghiệp (ngày thứ ba)

Page 99: Thuyet trinh DT 01

Lễ hội cầu ngư hội Ramưwan

Page 100: Thuyet trinh DT 01

+ Lễ cầu yên Theo tập tục truyền thống, hàng năm vào đầu tháng giêng(lịch

chăm), tức là tháng tư dương lịch, taị các làng xóm tổ chức lễ cầu yên, tiếng Chăm gọi là Raja Prông, để tống tiễn những xấu xa, tội lỗi của năm cũ.

+ Lễ vào nhà mới. Làm nhà xong, người ta chọn ngày lành( tránh thứ ba hàng

tuần ) mời các PoChang, Popaseh đến nhà chủ trì buổi lễ, cầu cho gia chủ mọi sự bình an khi vào nhà mới.

+ Lễ Rija Nagar. Là lễ cầu xin Thần mẹ xứ sở các vị thần linh giúp cho người

Chăm tránh được những điều xấu xa, xui xẻo trong năm cũ như ốm đau, hạn hán, lũ lụt…Cầu xin những điều tốt lành như sức khoẻ và sự bình yên cho xóm làng và mưa thuận gió hoà, cây cối tốt tươi.

Page 101: Thuyet trinh DT 01

- Hôn nhân Những tập tục trong hôn nhân của người Chăm Hồi giáo(Chăm

Islam ) + Chọn ngày lành tháng tốt. + Lễ hỏi + Lễ cưới Những tập tục trong hôn nhân của người chăm bani Điều kiện đầu tiên của lễ hỏi la bao giờ cô gái cũng phải kém

tuổi chàng trai. Đến ngày đã chọn, nhà gái làm bánh tét và bánh gan tay giao cho hai vợ chồng ông mối chính và hai vợ chồng ông mối phụ đi sang nhà trai. Nhà trai mời họ hàng đến tiếp chuyện với đại diện nhà gái. Nếu mọi việc tốt đẹp thì họ sẽ cùng nhau ăn bánh, uống nước rồi đại diện nhà gái mời nhà trai sang nhà cô dâu

Page 102: Thuyet trinh DT 01

- Tang ma+ Chăm ( châu đốc) Biết tin một bệnh nhân đang hấp hối, một số hàng xóm được huy động

tới để đọc kinh Coran. Một người thân lấy nước vuốt mặt cho người chết, người nhà khóc lóc. Thông tin được thông báo cho hàng xóm, mọi công việc đều ngưng. Chọn khoảng đất chung quanh thánh đường Châu Giang để đào huyệt. Người chết thường được chôn ngay trong ngày. Buổi tối hôm đưa đón, mọi người tụ tập taị tang gia để đọc kinh.

+ Chăm (Bình Thuận ) Người chết cả nhà oà lên khóc, bà con chòm xóm nghe thấy tiếng khóc

biết có người qua đời. Bà con sui gia thì đem chén đĩa, chăn gối đến cho. Người chết được đặt lên một cái võng có phủ chiếu. Để trong nhà lâu hay chóng tuỳ gia cảnh giàu nghèo. Người Chăm đào huyệt không sâu hơn khoảng một thước. Huyệt thường đào gần mộ mẹ chết . Chôn cất xong , thân nhân người chết kiêng cữ một ngày ở luôn trong nhà.

Page 103: Thuyet trinh DT 01

Viếng mộ

Page 104: Thuyet trinh DT 01
Page 105: Thuyet trinh DT 01

Chia làm 4 phần :

I, Giới thiệu chung về dân tộc Giáy: Trần Mạnh Hảo

II, Văn hoá vật thể: Trần Mạnh Hảo

III, Văn hoá phi vật thể: Nguyễn Thị Lệ Thu

IV, Phong tục tập quán: Nguyễn Thị Lệ Thu

Page 106: Thuyet trinh DT 01

1, Dân số, địa bàn cư trú.

I, Giới thiệu chung về dân tộc Giáy:

Đồng bào cư trú tập trung tại các huyện Bát Xát, Mường Khương, Bảo Yên (Hoàng Liên Sơn), Yên Minh, Đồng Văn (Hà Tuyên), Mường Tè, Phong Thổ ( Lai Châu), Bảo Lạc( Cao Lạng) cũng có người Giáy.

Dân số: 37964 người (2008)

Người Giáy từ Trung quốc di cư sang Việt Nam cách đây khoảng 200 năm

2, L ịch sử

Page 107: Thuyet trinh DT 01

Dựa vào thổ âm khác nhau, đồng bào Giáy ở tỉnh Hà Tuyên, Cao Lạng và các xã Bản Phiệt, Bản Cầm, Thái Niên (Hoàng Liên Sơn) gọi bộ phận của dân tộc mình là Giáy Nắm

Giáy là tên tự gọi. Ở Hoàng Liên Sơn, Lai Châu, Người Tày, Thái gọi người Giáy là Giẳng. Người Việt gọi là Nhắng; nhưng tên gọi này không quen thuộc trong dân tộc Giáy. Hiện nay đồng bào có nguyện vọng gọi theo tên tự , gọi là Giáy.

3, Tên gọi

Page 108: Thuyet trinh DT 01

Kinh tế truyền thống * Nông nghiệp

Đồng bào Giáy sống chủ yếu về làm ruộng.. Người Giáy trồng nhiều lúa tẻ hơn lúa nếp. Lúa gặt rồi được đánh đống trên những nơi khô ráo, khi nào rỗi mới đập đem về nhà

Page 109: Thuyet trinh DT 01

Nhiều gia đình phát thêm rẫy để trồng ngô, các loại rau bí, khoai, sắn. Họ cũng làm nhà phụ ở rẫy để các cụ già trông nom hoa màu, chăn nuôi gà, vịt, lợn. Cách cư trú phụ này khá phổ biến ở vùng người Giáy vì chăn nuôi xa làng, gia súc ít bị lây dịch bệnh.

Page 110: Thuyet trinh DT 01

*Thủ công nghiệp

Người Giáy ít nghề thủ công. Một vài nơi có người biết đan trần để đập lúa; họ cũng thường đem trần bán hoặc đổi lấy thóc. Tuy nhiên nghề này thường là những người già yếu làm. Các nghề đúc lưỡi cày, làm trang sức bằng bạc cũng chỉ có ít người làm ở một vài địa phương

Page 111: Thuyet trinh DT 01

Làm ngói là một trong những nghề thủ công của người Giáy ở Hà Giang. Ngói Âm dương (ngói máng) được tạo dáng bằng bàn xoay tạo hình ống, phơi khô rồi cắt lát trước khi đưa vào lò nung

Page 112: Thuyet trinh DT 01

* Chăn nuôi

Người Giáy chăn nuôi nhiều trâu, ngựa, lợn, gà, vịt. Ngựa dùng để thồ, để cưỡi, là con vật có giá trị hơn trâu, lợn, nên được chăn dắt chu đáo. Các gia súc khác thường thả rông, chỉ cho ăn bữa sớm và bữa tối

Page 113: Thuyet trinh DT 01

Nhóm Giáy vùng Hà Giang, Cao Bằng ở nhà sàn

Nhóm giáy ở vùng Lào Cai Lai Châu ở nhà đất

Nhà sàn hay nhà đất, gian giữa đều là nơi trang nghiêm: đặt bàn thờ tổ tiên, tiếp khách. Buồng các cặp vợ chồng trong gia đình quây ở các gian bên. Phụ nữ không nằm gian giữa. Bếp thường đặt ở gian bên; nay có nhiều nơi đã làm nhà để đun nấu riêng.

II, Văn hoá vật thể Nhà cửa

Bản làng của người Giáy ở Lào Cai

Page 114: Thuyet trinh DT 01

Cũng giống như các dân tộc khác thuộc nhóm ngôn ngữ Tày - Thái, người Giáy thường cư trú ở các thung lũng, nơi có nhiều điều kiện làm ruộng nước.

Page 115: Thuyet trinh DT 01

Trang phục truyền thống

Nữ phục Giáy mang phong cách từng địa phương khá đậm. Chẳng hạn, phụ nữ ở Hà Giang thì mặc váy và áo dài, gần với chiếc áo của người Nùng. Ngược lại, như trong ảnh, nữ giới ở Lào Cai lại mặc quần và áo ngắn.

Page 116: Thuyet trinh DT 01

Trang phục nữ Phụ nữ Giáy phổ biến mặc loại áo ngắn xẻ nách. Đây là loại áo ngắn trùm kín mông, xẻ nách phải, ống tay rộng. Cổ áo đường viền xẻ nách từ vai trái sang phải được viền và trang trí vải khác màu (thường là tương phản với nền áo) cũng như ở hai vai, giữa cánh tay và cửa tay. Cũng có loại áo như trên nhưng lại để chàm hoặc trắng nguyên không trang trí. Aáo mặc trong là loại áo cánh ngắn cộc tay, xẻ ngực, cổ tròn thấp và có hai túi dưới. Aáo xẻ nách cài cúc vải được tết cẩn thận với nhiều loại đẹp mắt. Phụ nữ Giáy thường đội khăn quấn thành nhiều kiểu khác nhau, cổ đeo vòng bạc. Nhóm Giáy Lao Cai, Lai Châu mặc quần chàm ngắn đến mắt cá chân, ống rộng. Tóc vấn theo kiểu vành khăn và thường đeo túi vải thêu hoa văn phổ biến ở đáy túi là hình răng chó. Phổ biến đi loại giày vải thêu hoa văn nhiều loại.

Trang phục truyền thống

Page 117: Thuyet trinh DT 01
Page 118: Thuyet trinh DT 01

Trang phục truyền thống

Trang phục nam Nam mặc áo cánh xẻ ngực, cổ tròn, đứng, cài cúc vải. Ao thường có ba túi, hai túi dưới, một túi trên bên phải. Thân áo hơi ngắn, màu chàm. Nam mặc quần ống đứng (rộng 35 - 40 cm), cạp to bản, không dũng dây cút mà chỉ vận vào người. Trước đây nam giới thường quấn khăn trên đầu. Có nhóm nam cũng mặc áo xẻ nách.

Page 119: Thuyet trinh DT 01
Page 120: Thuyet trinh DT 01
Page 121: Thuyet trinh DT 01
Page 122: Thuyet trinh DT 01

Văn hóa phi vật thể.:

*Ngôn ngữ: thuộc hệ ngôn ngữ Tày-Thái (hệ ngôn ngữ Nam –Á).

*Tổ chức xã hội: Nhìn chung quá trình phân hóa giai cấp trong dân tộc Giáy khá rõ ràng,nhưng bộ phận người Giáy ở Lào Cai diễn ra nhanh hơn,sâu sắc hơn các vùng khác.

Page 123: Thuyet trinh DT 01

*Văn hóa:

Người Giáy không có chữ viết riêng, một số rất ít người già, thầy cúng ở xen kẽ người Tày sử dụng thành thạo chữ nôm Tày, còn đa phần trí nhớ là phương tiện duy nhất để lưu truyền như truyện cổ, tục ngữ, thơ ca, đồng dao, câu đố …Có nhiều truyện giải thích hiện tượng tự nhiên, có nhiều truyện thơ dài, có truyện kết hợp lời kể với lời hát. Dân ca phong phú, gồm nhiều loại, mỗi loại có nhiều bài, điệu khác nhau, đặc biệt các hình thức hát giao duyên nam nữ là sinh hoạt sôi nổi và hấp dẫn.

Biểu diễn nhạc cụ truyền thống của người Giáy

Page 124: Thuyet trinh DT 01

PHONG TỤC TẬP QUÁN. Theo phong tục Giáy, trong các gia đình vị thế nổi bật là người chồng, người cha. Con cái lấy họ theo cha

Cưới xin:

Gồm nhiều nghi lễ: dạm hỏi, thả mối, ăn hỏi, cưới và lại mặt. Trong lễ ăn hỏi nhà trai đưa cho nhà gái một vòng cổ và một vòng tay để "đánh dấu". Trong lễ cưới ngoài chi phí cho ăn uống, nhà trai còn phải mang cho nhà gái một số thực phẩm và tiền để làm quà tặng họ hàng gần; mỗi người một con gà, một con vịt và một đồng bạc trắng. ở người Giáy cũng có tục kéo vợ như người Hmông

Page 125: Thuyet trinh DT 01

Sinh đẻ:

Khi có thai phụ nữ phải kiêng nhiều thứ: không đun củi từ ngọn lên gốc (sợ đẻ ngược), không đến đám tang hay nơi thờ cúng (sợ mất vía). Gần đến ngày đẻ, họ phải cúng mụ. Trẻ đầy tháng cúng báo tổ tiên, đặt tên và lập lá số cho trẻ để sau này đem so tuổi khi lấy vợ.

Ma chay:

Người Giáy cho rằng Người Giáy quan niệm thế giới có 3 tầng:tầng trên trời,tầng con người đang sống,tầng dưới đất.Tầng trên trời được mô tả đẹp đẽ,sung sướng.Tầng dưới đất thì nhỏ bé,khác với tầng giữa như người địu con ở bắp chân,đeo dao ở cổ chân,khi người ta chết, nếu ma chay chu đáo thì sẽ được lên trời sống sung sướng cùng với tổ tiên, nếu không sẽ bị đưa xuống âm ti hoặc biến thành con vật. Vì thế, ở những gia đình khá giả đám tang có thể kéo dài tới 5-7 ngày và có thêm một số nghi lễ như thả đèn trôi sông, rước hồn đi dạo... Con cái để tang bố mẹ một năm. Lễ đoạn tang thường được tổ chức vào dịp cuối năm.

Page 126: Thuyet trinh DT 01

Thờ cúng:

Bàn thờ đặt ở gian giữa, thường có ba bát hương theo thứ tự từ trái sang phải thờ táo quân, trời đất và tổ tiên. Trong trường hợp chủ nhà là con nuôi hay con rể thừa tự muốn thờ họ bố mẹ đẻ thì đặt thêm một bát hương ở bên trái. Những gia đình không thờ bà mụ trong buồng thì đặt thêm một bát hương ở bên phải. Ở một số gia đình ngoài bàn thờ lớn còn đặt một bàn thờ nhỏ để thờ bố mẹ vợ. Phía dưới bàn thờ lớn ngay trên mặt đất đặt một bát hương cúng thổ địa, ở hai

bên cửa chính có hai bát hương thờ thần giữ cửa.

Page 127: Thuyet trinh DT 01

Lễ tết:

Người Giáy ăn Tết như các dân tộc ở vùng Ðông Bắc: Tết Nguyên đán, Thanh minh, Ðoan

ngọ... Tháng Giêng trong ngôn ngữ Giáy gọi là “Đươn xiêng” (tháng Tết); “Vắn xiêng” (ngày Tết); “Cưn xiêng” (ăn Tết); “liều xiêng” (chơi Tết). Họ bắt đầu ăn Tết từ ngày mổ lợn cho

đến ngày 29 tháng Giêng,

Phụ nữ Giáy làm bánh chuẩn bị ngày Tết

Page 128: Thuyet trinh DT 01

LỄ HỘI:

Hội Roóng Poọc dân tộc Giáy là hội mùa xuân, quen gọi là hội xuống đồng. Được tổ chức để mừng những công việc của gia đình, của làng bản,    Mừng năm cũ đã qua, cầu mong các vị thần tiên phù hộ cho năm mới nhiều tốt lành, may mắn.

Page 129: Thuyet trinh DT 01

lễ hội ném cơm

Page 130: Thuyet trinh DT 01

Quan hệ xã hội:

Trước Cách mạng tháng Tám, xã hội người Giáy có sự phân hoá giai cấp rõ rệt. Tầng lớp trên là những chức dịch trong bộ máy chính

quyền ở xã, thôn bản, nhiều người được hưởng ruộng công do dân cày cấy, có rừng thảo quả do dân trồng, có lính phục dịch, có người lo việc tang, việc cưới, đôi khi có cả đội xoè. Nông dân, ngoài đóng

thuế còn phải làm lao dịch và cống nạp cho các chức dịch.

Đồng bào Giáy sống hòa đồng, đoàn kết, tôn trọng tập quán của dân tộc khác, không có tính biệt lập dân tộc riêng, dù ở đâu họ cũng luôn sát cánh cùng các dân tộc khác cần cù lao động, sáng tạo, xây

dựng quê hương, đất nước.