tập 79 - số 03 - năm 2011

166
HOG f, NGHE I AND TECHNOLOGY 0t llfl il[NH lll

Upload: ngohuong

Post on 28-Jan-2017

240 views

Category:

Documents


12 download

TRANSCRIPT

Page 1: Tập 79 - Số 03 - Năm 2011

HOGf,

NGHEI

AND TECHNOLOGY

0t llfl il[NH lll

Page 2: Tập 79 - Số 03 - Năm 2011

a0 ctno DUC vA DAo rAoDAI HQC THAI NGUYEN

T+p ehi KHOA HQC vn C6NG NGHEJournal of Science and Technology

- tdng bi6n tAp:- Ph6 tdng bi6n tAp Thrrdng tn/c:- Ph6 Tdng bi6n tAp:- Trtt'&ng Ban bi6n tAp:- Thtr ky Tda soan:

GS.TS. ru QUANG HrdNPGS.TS. CHU HOANG MAUPGS.TS. TRAN THI VIOT TRUNG

az(

THS. Ltr TIEN DUNGTHS. DOAN OTJC UAT

TOA SOAN: Dai hoc Thr4i NguyOn, phudng TAn Thinh, thdnh phd Th6i NguyOn'

Tel. 02 8 0. 3 8 402 8 8. Fax. 0280. 3852665 * E-mail: tapchikhcn.dhtn@ gmail'com'

Gia,y ph6p Hoat dQng biio chi s6 1ZI)1GP-BTTTT, ngiry 261812010 cira BQ truong BQ Thong tin - Truyd-n^th0ng'

rn ioir .udn, iap zzior)nqdm 20rr taiNhh in eao ihat Nguyen. In xong vh nop luu chidu thi4ng 0V20ll.Bin dien tir tham khio iai rrang Web cira Trung ram Hoc 1i0u Dai hoc Th6i Nguyon: http://www'lrc-tnu-edu.vn

Page 3: Tập 79 - Số 03 - Năm 2011

THE LE GTII BAITap chi Khoa hgc vd C6ng nghQ Dai hoc Th6i Nguy6n thucrng xuyOn nhAn ddng

nhirng Ual Uao cua cdn bQ gidng d4y. can.bQ.nghien 9YY ud.6: illkhoa hQc'..trong vir

ngouiDui hoo Th6i Nguy6n nhdm cdng bd k€t qua nghidn ctlu, bhi t6ng quan hodc nhirng

thbng tin trao C6i ttruqc mgi linh vuc khoa hoc c6ng nghQ. Sau ddy ld the 1€ gui bdi cho Toa

soan:1. T4p chi chi nhAn ddng nhirng bai b6o khoa hoc chua c6ng bd tr6n c6c b5o. t4p chi

khoa hgc trong nr.rcrc vd qudc t6.

2. Bai b6o khoa h'c co thti v_i€t bing titing ViQt ho4c ti6ng Anh. . .. i .,3. Khi n6p cho roa so4n. m5i Uai b6o can duoc in thdnh hai b6n tr€n giAy A+. kem theo

dia CD.4. CAu trirc bai b6o.

4.1. TOn bai b6o.

4.2. Ho tOn tac gid hoqc nhom ttrc gia, co quan cdng t6c.

4.3. M5i bdi bA; khdng ddi qu6 5 trang (khoang 3.000 tu). Trong bdi b6o, o nhirng nQi

dung tac gi6 da lham khdo hoAc su dpng_k*i*, n.elri€n .P lit,::. tdi liCu khoa hoc kh6c, cAn

danh dAl tang sd (dat trong m6c r.u6ng tl) - ld sd thu tg cua tdi liQu x€p trong danh mgc tdi liOu

tham khao4.4. Torn tirt n6i dung bdi b6o: tOi tneu i50 tir bang ti6ng Vi€t va duoc dich sang tiOng

Anh (k€ ca ri€u AC Uai b6o;,,dtroi muc tom t6t ti6ng Vi€t co "Tir khoa"; duoi tom tdt ti6ng

Anh co "'Key words" (t6i thi6u 05 tu hodc cum tu).4.5. TAi li6u tham kh6o:- TLTK sip x€p theo vAn A,B,C, tdi liQu titlng nu6c ngodi kh6ng phiOn 6m, kh6ng

dich.- DOi vcyi tdc gia la ngudi Viqt Nam x6p theo thir tg A, B, C theo ftn (kh6ng dAo t6n

len trtroc ho).- Ddi voi tac gia la ngtrdi nu6c ngodi x6p theo lhu tg A, B, C theo hp. ,,- D6i vcri nhirng tai liOu khdng co t6n tac giit xOp thu tU A, B, C cua tir dau ti6n lOn c<v

quan ban hanh tdi liQu (vi duiB0 Gi6o dgc vd Ddo t4o x6p vAn B)'TLTK la s6ch. lufln 6:n cAn ghi ddy du cdc thong tin theo thu tu: t€n t6c gia hodc co quan ban

lrdnh. Nam xuAt ban). ftn sdch,Nhd xudt bdn. noi xudt ban.

TLTK ld bdi bao hoflc bai trong mQt cudn s6ch... cAn ghi dAy du c6c th6ng.tin.theo thfr

tu: T6n tac gia. (NAm cdng b6), "TOn biri b6o", TAn Mp chi hoQc sdch, Tdp, (56), c6c s6

trang (gach ngang giira2 chir s6).

5.Hinh thfrc trinh bay:- Ngoai.phAl tieu d6, t6c gia va tom tit bdi b6.o (dAu tr4ngl) vd Summary (cu6i bdi).

bdi b6o yeu .A,, phai trinh bdy tr6n kh6 ,A4 theo chidu doc. dugc chia 02 c6t v6i c6c th6ng

s6 Pagesetup cu th6 nhu sau:Top:3.1cm, Bottom: 3.1cm, Left: 3.0cm. Right: 2.8cm,

Header: 2.85cm, Footer: 2.85cm, With:7.25cm, Spacing:0.8cm. TOn bai b6o cO 12' chir in

d6m: 10i dung bai b6o cd I 1; Font chir Unicode; hinh v6, dd thi trinh bdy phu hqp voi dQ

ron-s cdt (7 .25 cn-r); c6c bdng bi€u qu6 l6n trinh bay tlreo trang ngang (Landscape)'

- D6i vcyi c6c bai b6o i.O frle" bdng cdc phAn mdm chuy6n dpng nhu Latex, ACD/Chem

Sketch hodc Science Helper for Word cfrng trinh bdy theo khudn dang n6u trOn.

6. Ndu bdi b6o kh6ng ducyc su dung. Ban biOn tap kh6ng tra l4i bAn th6o.

7. Titc gia hoac tac giachfnh trong nhom t6c giA cAn gni Aia chi, s6 di6n tho4i vdo cu6i

A^

BAN BIEN TAP

Page 4: Tập 79 - Số 03 - Năm 2011

oµ soT T¹p chÝ Khoa häc vµ C«ng nghÖ

Chuyên mục Mục lục Trang

KHOA

HỌC

HỘI

NHÂN

VĂN

-

KINH

TẾ

-

KHOA

HỌC

GIÁO

DỤC

-

THÔNG

TIN

TRAO

ĐỔI

NGÔ THUÝ NGA - Vai trò thể hiện tính lịch sự trong hành vi ngôn ngữ xin phép của trợ từ

tiếng Việt

3

NGUYỄN THÀNH LÂM - Dạy học đoạn trích “Vĩnh biệt cửu trùng đài” - kịch “Vũ Như Tô”

của Nguyễn Huy Tưởng theo đặc trưng thể loại

9

DƯƠNG THỊ HUYỀN - Địa vị cao của người phụ nữ trong xã hội Ai Cập cổ đại 17

LƯƠNG THỊ HẠNH - Thờ cúng tổ tiên và các thần che chở gia đình của người Tày Bắc Kạn 23

NGÔ NGỌC LINH - Ảnh hưởng và tác động của tám tháng đấu tranh du kích chống địch

khủng bố trên căn cứ địa Bắc Sơn - Võ Nhai đối với cách mạng Việt Nam

29

TRẦN CHÍ THIỆN, NGUYỄN THỊ THU HÀ - Giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường đầu tư

trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn

35

TRẦN ĐÌNH TUẤN - Số đề xuất nhằm giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường tại các làng nghề

tỉnh Bắc Ninh

39

ĐỖ ĐỨC BÌNH, NGUYỄN TIẾN LONG - Một số ý kiến về chất lượng tăng trưởng kinh tế

Việt Nam dưới góc độ hiệu quả và năng lực cạnh tranh của nền kinh tế

45

NGÔ XUÂN HOÀNG - Thực trạng lao động và việc làm trong các hộ nông dân huyện Phú

Lương tỉnh Thái Nguyên

51

NGUYỄN THỊ HỒNG YẾN, TRẦN PHẠM VĂN CƯƠNG - Phát triển sản phẩm dịch vụ

ngân hàng tại Chi nhánh Ngân hàng đầu tư và phát triển (BIDV)Hà Giang

59

THÁI THỊ THU TRANG, ĐÀM PHƯƠNG LAN - Hoàn thiện hệ thống báo cáo tài chính hợp

nhất tại tập đoàn FPT

67

NGUYỄN THỊ YẾN, ĐỖ VĂN GIAI - Phát triển nông nghiệp, nông thôn với giảm nghèo tỉnh

Thái Nguyên

77

NGUYỄN THỊ LAN ANH, NGUYỄN VÂN ANH - Văn hoá và môi trường kinh doanh của

doanh nghiệp

83

HOÀNG THỊ MỸ HẠNH - Những yếu tố tác động đến sự phát triển Kinh tế - Xã hội tỉnh Thái

Nguyên

89

ĐẶNG HUY NGÂN - Quản trị rủi ro trong đầu tư chứng khoán 93

VŨ XUÂN HÙNG, TRƯƠNG ĐẠI ĐỨC - Thực tập sư phạm và thực trạng năng lực sư phạm

của đội ngũ giáo viên dạy nghề

99

LÊ THỊ THU HƯƠNG - Phân hóa nội dung dạy học môn Toán ở Tiểu học 105 VŨ XUÂN HÙNG - Một số vấn đề về thực trạng rèn luyện năng lực dạy học trong thực tập sư

phạm của sinh viên các trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật

111 NGUYỄN THỊ QUẾ - Hiệu quả của phương pháp dạy học giao tiếp đối với khả năng sử dụng

tiếng anh của sinh viên năm thứ hai trường Đại học Khoa học, Đại học Thái Nguyên 117

TRẦN THU HƯƠNG, NGUYỄN XUÂN TRƯỜNG, TRẦN THANH VÂN, CHU

HOÀNG MẬU - Một số đề xuất phát triển chương trình đào tạo thạc sĩ của Đại học Thái

Nguyên

123

NGUYỄN BÁ DƯƠNG, ĐỖ NGỌC HANH - Phát triển tư duy lý luận để nâng tầm nhận thức

cho sinh viên về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta

129

NGÔ THỊ LAN ANH - Sự tiếp biến khái niệm “Tâm” trong phật giáo Việt Nam và những biểu

hiện của nó trong đời sống đạo đức người Việt Nam

133

NGUYỄN THỊ GẤM - Lối sống của nữ giảng viên trẻ Đại học Thái Nguyên đối với quần áo

thời trang

139

PHẠM THỊ THANH MAI - Định hướng và giải pháp đẩy mạnh phát triển năng lượng tái tạo

cho phát điện ở Việt Nam

145

NGUYỄN THỊ PHƯƠNG NGA - Khai thác tài nguyên du lịch ở Vườn Quốc gia Ba Bể phục

vụ mục đích du lịch sinh thái

153

NGUYỄN ĐỨC HẠNH - Nghiên cứu giảng dạy phần văn học địa phương tại một số tỉnh miền

núi phía Bắc Việt Nam - thực trạng và giải pháp

161

Journal of Science and Technology

79 (03)

N¨m 2011

Page 5: Tập 79 - Số 03 - Năm 2011

oµ soT T¹p chÝ Khoa häc vµ C«ng nghÖ

Category Content Page

SOCIAL SCIENCE

AND HUMANITY

-

ECONOMICS

-

educational

science

-

Information &

communication

NGO THUY NGA - The role of the politeness of vietnamese supporting words in the

linguistic behavior to ask someone’s permission

3

NGUYEN THANH LAM - Teaching extract "vĩnh biệt cửu trùng đài" - drama "Vũ Như Tô"

- Nguyen Huy Tuong by feature categories

9

DUONG THI HUYEN - High status of women in ancient egypt society 17

LUONG THI HANH - The practice of worshiping ancestors and the gods protecting the families of the tay people in Bac Kan, Viet Nam

23

NGO NGOC LINH - The impacts and influences of first eight months of guerrilla fighting

against enemy offensive at Bac Son base – Vo Nhai on Viet Nam’s revolution

29

TRAN CHI THIEN, NGUYEN THI THU HA - Basic solutions to the improvement of

investment environment in Bac Kan province

35

TRAN DINH TUAN - Proposals to solve environmental pollution problems in conventional craft production villages in Bac Ninh province

39

DO DUC BINH, NGUYEN TIEN LONG - The quality of vietnam economic growth rate

under the view point of the economic effectiveness and competitve capability of the economy

45

NGO XUAN HOANG - The current status on labors and working in farmer’s household of Phu Luong dicstrict, Thai Nguyen province

51

NGUYEN THI HONG YEN, TRAN PHAM VAN CUONG - Development of bank products

and services at bank for investment and development of Viet Nam - Ha Giang branch

59

THAI THI THU TRANG, DAM PHUONG LAN - Improving the system of consolidated financial statements in FPT Corporation

67

NGUYEN THI YEN, DO VAN GIAI - Development of agriculture, rural with poverty reduction in Thai Nguyen province

77

NGUYEN THI LAN ANH, NGUYEN VAN ANH - Culture and business environment of

the business

83

HOANG THI MY HANH - The impact factors to the economic development social Thai Nguyen

89

DANG HUY NGAN - Risk management in stock market 93

VU XUAN HUNG, TRUONG DAI DUC - Pedagogical practice and teachers' capacity

status of teachers of vocational training

99

LE THI THU HUONG - Differentiating mathematics content at primary school 105

VU XUAN HUNG - Some issues on the status of teaching competence in the pedagogical

practice of students of universities technical pedagogic

111

NGUYEN THI QUE - The effects of communicative approach on the performance in

english of the selected sophomore students of College of Siences – Thai Nguyen University 117

TRAN THU HUONG, NGUYEN XUAN TRUONG, TRAN THANH VAN, CHU

HOANG MAU - Some proposed of master curriculum development in Thai Nguyen University

123

NGUYEN BA DUONG, DO NGOC HANH - Develop theoretical thinking to raise

students’ wareness of the path to socialism of our country

129

NGO THI LAN ANH - The adoption and adaptation of the concept “tam” in vietnamese

buddhism and how it reveals in the Vietnamese’s moral life

133

NGUYEN THI GAM - Lifestyle of young female lecturers of Thai Nguyen University towards fashion clothing

139

PHAM THI THANH MAI - Orientation and solutions to developing renewable energy for

power in Viet Nam

145

NGUYEN THI PHUONG NGA - tourism resource exploitation in ba bể national park purpose for ecotourism

153

NGUYEN DUC HANH - study on teaching local literature at some mountainous provinces

in the north vietnam - current situation and solutions

161

Journal of Science and Technology

79(03)

N¨m 2011

Page 6: Tập 79 - Số 03 - Năm 2011

Ngô Thúy Nga Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 79(03): 3 - 7

3

VAI TRÕ THỂ HIỆN TÍNH LỊCH SỰ TRONG HÀNH VI NGÔN NGỮ

XIN PHÉP CỦA TRỢ TỪ TIẾNG VIỆT

Ngô Thuý Nga

*

Trường Đại học Sư phạm - ĐH Thái Nguyên

TÓM TẮT

Trợ từ tiếng Việt có vai trò quan trọng trong việc tạo nên tính uyển chuyển trong phát ngôn, nâng

cao hiệu lực phát ngôn. Lịch sự là yếu tố luôn có mặt trong lĩnh vực giao tiếp bằng ngôn ngữ.

Hành vi ngôn ngữ xin phép là một trong những hành vi ngôn ngữ đƣợc sử dụng phổ biến trong

hoạt động giao tiếp của ngƣời Việt. Các phát ngôn thực hiện hành vi ngôn ngữ xin phép mang tính

lịch sự nhờ sự có mặt của một số trợ từ nhƣ: ạ, nhé, với… Những trợ từ này có giá trị thể hiện sự

lễ phép, kính trọng để bộc lộ sự tôn trọng ngƣời nghe khi xin phép, đồng thời tạo nên không khí

giao tiếp gần gũi, thân mật, lịch sự.

Từ khoá: Trợ từ tiếng Việt; Tính lịch sự; Hành vi ngôn ngữ xin phép

1. Trợ từ tiếng Việt*

Trợ từ tiếng Việt có vai trò quan trọng trong

sự hỗ trợ cho hoạt động giao tiếp của ngƣời

Việt. Trợ từ góp phần tạo nên tính uyển

chuyển trong phát ngôn.

“Trợ từ là từ biểu thị thái độ. Nó không làm

phần đề, phần thuyết của nòng cốt, không làm

chính tố, phụ tố của ngữ. Nó là một yếu tố

thƣờng đƣợc gia thêm vào cho câu để biểu thị

sự ngạc nhiên, nghi ngờ, mỉa mai, vui mừng,

lễ phép, hay sự khẳng định đặc biệt”.[6; tr72]

“Trợ từ là từ thuộc lớp từ tình thái, không

đảm nhận chức vụ cú pháp trong câu, đƣợc sử

dụng trong phát ngôn để biểu thị một số ý

nghĩa nhƣ: thái độ, tình cảm, sự đánh giá,…

của ngƣời nói đối với nội dung phát ngôn, đối

với hiện thực và/hay đổi với ngƣời đối thoại,

hoặc để tham gia biểu thị các mục đích của

phát ngôn”.[4; tr71]

“Trợ từ: Từ chuyên dùng để thêm vào cho

câu, biểu thị thái độ của ngƣời nói, nhƣ ngạc

nhiên, nghi ngờ, mỉa mai, vui mừng v.v…”à”,

“ƣ”, “nhỉ”, v.v… là những trợ từ trong tiếng

Việt”.[5; tr1045]

Qua các định nghĩa trên ta thấy có một điểm

chung mà các nhà nghiên cứu thống nhất về

trợ từ là nó biểu thị thái độ, tình cảm, sự đánh

giá của ngƣời nói.

* Tel: 0912138870

Trong thực tế, các trợ từ không thể xuất hiện

độc lập mà phải tồn tại trong môi trƣờng phát

ngôn. Trong một phát ngôn, ngoài lõi nội

dung “lôgic” thì còn có những thông tin về

tình cảm, thái độ, yêu cầu, nguyện vọng…của

ngƣời nói, mối quan hệ giữa ngƣời nói với

ngƣời nghe…Những thông tin này một phần

đƣợc thể hiện trong phát ngôn nhờ các trợ từ.

Trợ từ phản ánh thái độ, tình cảm của ngƣời

nói trong phát ngôn. Do đó, việc sử dụng trợ

từ một cách hợp lí trong hội thoại sẽ góp phần

đáng kể vào sự thành công của hoạt động giao

tiếp. Trợ từ là một trong những yếu tố quan

trọng không thể vắng mặt khi các đối ngôn

muốn nâng cao hiệu lực phát ngôn. Trợ từ

góp phần thể hiện đƣợc mối quan hệ giữa

những ngƣời tham gia giao tiếp, sự đánh giá,

nhận xét về vị thế xã hội, tuổi tác, trình độ, sự

thân thiện…của ngƣời nói với ngƣời nghe.

2. Lịch sự là yếu tố thƣờng xuyên có mặt

trong đời sống con ngƣời, nhất là trong

lĩnh vực giao tiếp bằng ngôn ngữ.

Lịch sự:

* Có thái độ nhã nhặn, lễ độ khi tiếp xúc, phù

hợp với quan niệm phép tắc xã giao của xã

hội. Nói năng lịch sự.

* Đẹp một cách sang và nhã. Căn phòng lịch

sự. Ăn mặc lịch sự. [5; tr566]

“Các nhà văn hoá thuộc nhiều dân tộc khác

nhau đã quan niệm lịch sự là hành vi xã hội

có lễ độ hay là phép xã giao trong hành vi văn

hoá”. [1;tr100]

Page 7: Tập 79 - Số 03 - Năm 2011

Ngô Thúy Nga Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 79(03): 3 - 7

4

“Lịch sự trƣớc hết là vấn đề văn hoá, mang

tính đặc thù của từng nền văn hoá. Xã hội nào

cũng phải lịch sự, có điều cái gì lịch sự, đến

mức độ nào đƣợc coi là lịch sự, biểu hiện nào

là lịch sự lại bị qui định bởi riêng của từng

nền văn hoá”.[3; tr282]

Nói năng lịch sự là cách ứng xử ngôn ngữ

khéo léo, tế nhị, nhằm tránh xúc phạm hay áp

đặt, làm tăng sự vừa lòng đối với ngƣời đối

thoại để đạt đƣợc hiệu quả giao tiếp cao nhất.

Đồng thời lịch sự trong giao tiếp còn là cách

ứng xử phù hợp với những chuẩn mực giao

tiếp xã hội, thể hiện sự tôn trọng về thứ bậc,

tôn ti, địa vị, tuổi tác, giới tính…của ngƣời đối

thoại. Tất cả các khía cạnh nói trên kết hợp hài

hoà với nhau hình thành nên nội dung khái

niệm lịch sự trong giao tiếp của tiếng Việt.

Các đối tƣợng khác nhau trong đời sống xã

hội có thể biểu thị tính lịch sự khác nhau.

Chẳng hạn: nói năng lịch sự; ăn mặc lịch sự;

căn phòng lịch sự…

Trong phạm vi bài này, ngƣời viết chỉ đề cập

đến một khía cạnh nhỏ của phạm vi nói năng

lịch sự.

3. Hành vi ngôn ngữ là loại hành vi đƣợc

thực hiện khi các bên tham gia giao tiếp tạo

ra một phát ngôn trong cuộc thoại giao tiếp.

Hành vi xin phép là hành vi ngôn ngữ tồn tại

trong môi trƣờng một cuộc thoại xin phép.

Trong hành vi xin phép có các nhân tố nhƣ:

ngƣời nói, ngƣời nghe, động từ xin phép,

hành động (A) nào đó mà ngƣời nói đề xuất

và mong muốn đƣợc thực hiện. Mỗi nhân tố

có một vai trò nhất định nhƣ: ngƣời nói

(ngƣời xin phép), ngƣời nghe (ngƣời đƣợc xin

phép), ngƣời nói dùng động từ xin phép đƣợc

thực hiện một hành động nào đó trong tƣơng

lai để hƣớng tới một mục đích giao tiếp nhất

định, ngƣời nghe có trách nhiệm hồi đáp hành

vi xin phép của ngƣời nói.

VD1: Em xin phép thày cho em vào lớp.

Ví dụ trên là một phát ngôn xin phép gồm có

danh từ chỉ ngƣời nói (em - học sinh), danh từ

chỉ ngƣời nghe (thày giáo), động từ ngữ vi

(xin phép), hành động (A) (vào lớp).

“Hành vi xin phép là một hành vi ngôn ngữ

trong đó ngƣời nói (chủ thể của hành vi xin

phép) là ngƣời trực tiếp đề xuất hành vi xin

phép hƣớng đến ngƣời nghe (ngƣời tiếp nhận

hành vi xin phép) để nhằm đạt tới hai mục

đích cụ thể: 1.Thực hiện một hành động A

nào đó trong tƣơng lai (hành động A có thể

đƣợc thực hiện trực tiếp bởi ngƣời nói hoặc

đƣợc thực hiện bởi ngƣời thứ ba) và 2. Thể

hiện phép lịch sự hoặc phản lịch sự (mỉa mai,

châm chọc…) trong giao tiếp”. [2; tr45]

VD2:

Sp1 (Speaker 1 - ngƣời nói 1): Xin phép quan

lớn cho con về.

Sp2 (Speaker 2 - ngƣời nói 2): Anh về đâu?

Sp1: Dạ, con xin về tỉnh.

Sp2 : Đƣợc.

(Trích “Tiểu thuyết Nguyễn Công Hoan” tập

1; tr 304)

Hành vi ngôn ngữ xin phép có đích là thuyết

phục ngƣời nghe ủng hộ, tạo điều kiện cho

mình (ngƣời nói) hoặc cho ngƣời thứ ba thực

hiện hành động A. Đích của hành vi ngôn ngữ

xin phép rất đa dạng. Tuỳ ngữ cảnh, tình

huống giao tiếp… mà hành vi ngôn ngữ xin

phép hƣớng đến những mục đích giao tiếp

khác nhau. Phần lớn các cuộc thoại xin phép

có mục đích là: xin phép để đƣợc thực hiện A

trong tƣơng lai.

VD3:

Sp1: Xin phép Trƣởng khoa cho tôi đƣợc đến muộn 5 phút trong cuộc họp tối nay.

Sp2: Vâng, nhƣng đừng muộn hơn nữa nhé.

Trong đoạn thoại trên, đích của hành vi xin phép của ngƣời nói là muốn ngƣời nghe cho phép mình đến muộn 5 phút so với giờ quy định của cuộc họp.

VD4:

Sp1: Nhà con bị mệt, xin ông cho phép con hoãn đến hôm sau.

Sp2: Anh cứ về chăm sóc chị, chuyện sang cụ đồ Nguyễn không cần vội, chậm một vài ngày cũng không sao mà.

(Trích “Tiểu thuyết Nguyễn Công Hoan” tập 1; tr523).

Trong đoạn thoại này, đích của hành vi xin phép của ngƣời nói là muốn ngƣời nghe cho phép mình hoãn việc sang cụ đồ Nguyễn đến hôm sau.

Page 8: Tập 79 - Số 03 - Năm 2011

Ngô Thúy Nga Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 79(03): 3 - 7

5

Theo Đào Nguyên Phúc, có tới trên 90%

cuộc thoại xin phép có bản chất nhƣ trên.

Ngoài ra, có những khi ngƣời nói xin phép

ngƣời nghe nhằm thể hiện phép lịch sự với

ngƣời nghe, tôn trọng ngƣời nghe, đồng thời

cũng là tôn trọng chính thể diện của mình.

VD5:

Sp1: Xin phép các bạn, mình về trƣớc.

Sp2: Cậu thông cảm nhé, mình đang dở câu

chuyện.

Sp1: Không sao đâu, các bạn cứ tự nhiên.

Ngƣợc lại, có tình huống ngƣời nói cố tình sử

dụng chệch đích vốn có của hành vi ngôn ngữ

ấy để tỏ ra thiếu lịch sự với ngƣời nghe.

VD6:

Sp1: Xin phép chị đi, tôi đến đây không phải

để lấy nƣớc cho chị

Sp2: Sao chị lại nói thế, đấy là em nhờ chị.

Sp1: Nhờ mà nói thế à?

Sp2: Em xin lỗi.

Ở từng trƣờng hợp khác nhau, ngƣời nói xin

phép ngƣời nghe tạo điều kiện cho ngƣời thứ

ba thực hiện hành động A trong tƣơng lai.

(Ngƣời thứ ba có thể có mặt, cũng có thể

vắng mặt trong cuộc thoại).

VD7 (Ngƣời thứ ba có mặt ở bên cạnh Sp1

trong cuộc thoại)

Sp1: Bác ơi, cháu xin bác cho bạn Mai đi bảo

tàng với cháu ạ.

Sp2: Đi bây giờ à?

Sp1: Vâng, chúng cháu đi đến 11 giờ trƣa thì

về ạ.

Sp2: Hai đứa phải về đúng giờ nhé!

VD8 (Ngƣời thứ ba vắng mặt khi Sp1 đƣa ra

hành vi xin phép)

Sp1: Xin phép thầy cho bạn Lan vào lớp

muộm ạ.

Sp2: Bạn Lan đâu mà em phải xin phép hộ?

Sp1: Bạn ấy đang nhận tiền học bổng ở Tài vụ ạ.

Sp2: Em ngồi xuống.

Các tình huống nói trên đều là các hành vi xin

phép ở dạng tƣờng minh. Ngoài ra, trong thực

tế còn có hành vi xin phép nguyên cấp (không

có mặt động từ xin phép mà đƣợc thay bằng

các từ ngữ khác nhau nhƣ: vô phép, mạn

phép, trộm phép). Hành vi xin phép nguyên

cấp xét về bản chất nội dung ngữ pháp và

mục đích của ngƣời nói vẫn có giá trị nhƣ

hành vi xin phép tƣờng minh.

VD9:

Sp1: Tôi vô phép hai cậu nhé!

Sp2: Không sao, mời cậu cứ về trƣớc.

(Trích “Tiểu thuyết Nguyễn Công Hoan” tập

1; tr 275)

VD10:

Sp1: Con mạn phép quan lớn cho con bắt 10

phu tổng Tầm Phƣơng đƣơng làm ở chỗ ấy.

Sp2: Thôi thì vì dân các thày cứ liệu.

(Trích “Tiểu thuyết Nguyễn Công Hoan” tập

1; tr 243).

VD11:

Sp1: Lạy thày, con có ngƣời bạn có chân nghị

trƣờng, con trộm phép rủ anh con vào chào

thày để nghe bình văn, xin thày rộng cho.

Sp2: Đƣợc, hai thầy ngồi.

(Trích “Tiểu thuyết Nguyễn Công Hoan” tập

1; tr 491).

4. Trợ từ là một trong những yếu tố ngôn

ngữ gia tăng hiệu quả giao tiếp và tạo tính

lịch sự trong hành vi xin phép của ngƣời nói.

Trợ từ có khả năng giúp cho lời nói tế nhị,

không thô lỗ, cục cằn; thể hiện rõ mục đích

phát ngôn và tâm trạng của ngƣời nói khi phát

ngôn; ngƣời nghe có cơ sở lĩnh hội chính xác

sở nguyện của ngƣời nói.

Truyền thống của ngƣời Việt Nam khi giáo

tiếp là tôn trọng ngƣời có vị thế cao hơn

mình. Đó là cách ứng xử có văn hoá, lịch sự

và rất đƣợc coi trọng. Hành vi xin phép của

ngƣời nói nhiều khi phải viện tới sự có mặt

của những trợ từ có giá trị lễ phép, kính trọng

để thể hiện sự tôn trọng ngƣòi nghe khi xin

phép. Trợ từ tiếng Việt có nhiều vai trò khác

nhau khi xuất hiện trong phát ngôn. Thể hiện

tính lịch sự trong hành vi ngôn ngữ xin phép

thƣờng tập trung ở một số trợ từ nhất định.

- “Ạ”: Thể hiện sự kính trọng, lễ phép của

ngƣời nói với ngƣời nghe có vị thế cao hơn về

tuổi tác, địa vị xã hội…; Thể hiện sự thân tình

giữa ngƣời nói và ngƣời nghe.

Page 9: Tập 79 - Số 03 - Năm 2011

Ngô Thúy Nga Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 79(03): 3 - 7

6

- “Nhé”: Biểu thị tình cảm thân mật của ngƣời

nói với ngƣời nghe với ý mong muốn lời nói

của mình đƣợc chú ý hoặc mong muốn ngƣời

nghe đồng ý với ý kiến của mình.

“Với”: Biểu thị ý cầu khiến với thái độ thân

mật hoặc tha thiết của ngƣời nói với ngƣời

nghe.

VD12:

Sp1: Cháu xin phép bà, cháu đi học đây ạ.

Sp2: Đến giờ đi học chƣa?

Sp1: Đến giờ rồi ạ.

Sp2: Cháu đi đƣờng cẩn thận nhé!

VD13:

Sp1: Xin phép cậu cho con về quê ít bữa ạ.

Sp2: Anh về có việc gì?

Sp1: Dạ… Việc này…

Sp2: Khó nói thế sao?

Sp1: Dạ … con nhớ các cháu quá.

Sp2: Trời đất… tôi đồng ý, nhƣng anh phải

thu xếp lên sớm, ngày kia lại có chuyến hàng

từ Lạng Sơn xuống rồi.

Sp1: Vâng, con hứa chỉ hai ngày là con lên để

đi nhận hàng.

(Trích “Truyện ngắn hay” – 1992 – nxb Hội

nhà văn, HN, tr91).

Ở các ví dụ trên, giả sử vắng mặt trợ từ “ạ”

(Cháu xin phép bà, cháu đi học đây; Xin phép

cậu cho con về quê ít bữa) ta sẽ thấy mất hẳn

đi phƣơng tiện biểu thị thaí độ kính trọng, lễ

phép của ngƣời nói đối với ngƣời nghe.

VD14:

Sp1: Ngày mai bà về quê. Con xin phép bố mẹ

cho con đi với bà nhé!

Sp2: Ngày kia phải lên để thứ 2 đi học đấy.

Sp1: Vâng ạ.

Ở ví dụ này, nếu không có mặt từ “nhé” (Con

xin phép bố mẹ cho con đi với bà) thì cũng

không có phƣơng tiện biểu thị tình cảm thân

mật của ngƣời nói với ngƣời nghe với ý mong

muốn ngƣời nghe đồng ý với ý kiến của mình.

VD15:

Sp1: Chị là…

Sp2: Tôi là cô ruột của cháu X nằm ở phòng này.

Sp1: Xin phép chị cho tôi vào thăm cháu với!

Sp2: Chị phải đợi có ngƣời ra mới đƣợc vào. Không vào đông đƣợc đâu.

Sp2: Vâng.

Ở ví dụ này, nếu không có từ “với” (Xin phép chị cho tôi vào thăm cháu) thì ý nghĩa cầu khiến với thái độ tha thiết của ngƣời nói đối với ngƣời nghe không đƣợc bộc lộ.

Ngoài các chức năng ngữ dụng của các trợ từ “ạ”, “nhé”, “với” đƣợc làm rõ ở các ví dụ trên, các trợ từ này còn có khả năng thể hiện ý nghĩa cầu khiến, nghi vấn...

Cùng với trợ từ “ạ”, “nhé”, “với‟ vừa nêu ở trên, các trợ từ khác nhƣ “à”, “ƣ”, “nhỉ”… cũng có giá trị thể hiện sự kính trọng, lễ phép góp phần tạo nên tính lịch sự cho phát ngôn.

Trợ từ có mặt trong hành vi xin phép làm cho thái độ, tình cảm của ngƣời nói thể hiện trong phát ngôn trở nên tế nhị, hàm ẩn, có sức truyền cảm cao làm cho ngƣời nghe dễ dàng tiếp nhận phát ngôn, đồng thời tạo nên một không khí giao tiếp gần gũi, thân mật, lịch sự và có tính văn hoá truyền thống.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. Nguyễn Thiện Giáp (2000), Dụng học Việt

ngữ, Nxb ĐHQG HN.

[2]. Đào Nguyên Phúc (2007), Lịch sự trong đoạn

thoại xin phép của tiếng Việt, Luận án Tiến sĩ Ngữ

văn, Viện Ngôn ngữ học- Viện KHXH VN HN.

[3]. Đỗ Hữu Châu (2001), Đại cương ngôn ngữ

học, tập 2, Ngữ dụng học, Nxb Giáo dục HN.

[4]. Phạm Hùng Việt (2003), Trợ từ trong tiếng

Việt hiện đại, Nxb Khoa học xã hội,HN

[5]. Viện Ngôn ngữ học (2000), Từ điển Tiếng

Việt, Nxb Đà Nẵng – Trung tâm Từ điển học.

[6]. Ủy ban KHXH VN (1983), Ngữ pháp

tiếng Việt, Nxb KHXH, HN.

Page 10: Tập 79 - Số 03 - Năm 2011

Ngô Thúy Nga Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 79(03): 3 - 7

7

SUMMARY

THE ROLE OF THE POLITENESS OF VIETNAMESE SUPPORTING WORDS

IN THE LINGUISTIC BEHAVIOR TO ASK SOMEONE’S PERMISSION

Ngo Thuy Nga

*

College of Education – Thai Nguyen University

Vietnamese supporting words have played an important role in creating the flexibility of speech

and improving its effectiveness. Politeness always presents in the communicative process of

language. Asking someone‟s permission is one of the most common linguistic behaviors in the

communication of Vietnamese people. The speech carries out the linguistic behavior to ask

someone‟s permission politely due to the presence of several supporting words such as “ạ”, “nhé”,

“với”, and so on. These words are available to express the politeness and the respect to listeners,

and also create a friendly and outgoing communicative environment.

Key words: Vietnamese supporting words; The politeness; The linguistic behavior to ask

someone’s permission

* Tel: 0912138870

Page 11: Tập 79 - Số 03 - Năm 2011

Nguyễn Văn Hảo và cs Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 79(03): 35 - 38

8

Page 12: Tập 79 - Số 03 - Năm 2011

Nguyễn Thành Lâm Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 79(03): 9 - 16

9

DẠY HỌC ĐOẠN TRÍCH “VĨNH BIỆT CỬU TRÙNG ĐÀI” - KỊCH “VŨ NHƢ TÔ”

CỦA NGUYỄN HUY TƢỞNG THEO ĐẶC TRƢNG THỂ LOẠI

Nguyễn Thành Lâm

*

Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Quảng Ninh

TÓM TẮT

Tác phẩm kịch có những đặc điểm khác biệt so với các thể loại văn học khác. Thực tế nhà trƣờng

cho thấy việc dạy học thể loại kịch gặp nhiều khó khăn hơn so với các thể loại văn học khác. Đa số

giáo viên dạy nhƣ sách hƣớng dẫn, chƣa biết lựa chọn những kiến thức cơ bản, bài giảng chƣa phù

hợp với đối tƣợng học sinh, tham kiến thức mà chƣa áp dụng lý thuyết loại thể, dẫn đến hứng thú

học văn của học sinh chƣa đƣợc phát huy. Chính những biểu hiện nêu trên đã làm cho việc dạy học

kịch bản văn học ở trƣờng THCS, THPT chƣa mang lại hiệu quả cao.

Những lƣu ý khi dạy học và thiết kế giáo án thể nghiệm đoạn trích “Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài” –

kịch “Vũ Nhƣ Tô” của Nguyễn Huy Tƣởng là một minh chứng rõ nét cho phƣơng pháp tiếp cận

dạy học tác phẩm văn chƣơng theo đặc trƣng thể loại.

Từ khóa: Dạy học, kịch, thể loại

ĐẶT VẤN ĐỀ*

Trong chƣơng trình Ngữ văn Trung học cơ sở

và Trung học phổ thông, văn bản kịch chiếm

tỷ lệ rất khiêm tốn so với văn bản văn học

khác. Tâm lý phổ biến của đời sống văn học

nhà trƣờng là ít quan tâm đến kịch bản văn

học. Kinh nghiệm thƣởng thức kịch hạn chế,

tài liệu viết về kịch không nhiều, văn bản kịch

là loại văn bản có những nét đặc thù riêng.

Nhƣ chúng ta đã biết, kịch đƣợc giảng dạy

trong nhà trƣờng không phải với tính chất là

một loại hình nghệ thuật. Chúng ta giảng dạy

kịch trên phƣơng diện văn học, nhƣng kịch

không đơn thuần giống nhƣ tự sự bởi nó là

môn nghệ thuật tổng hợp, nó có mối quan hệ

với sân khấu nhƣ hình với bóng. Việc thƣởng

thức một tác phẩm thuộc thể loại kịch không

giống với mọi tác phẩm văn học khác.

Tiếp cận tác phẩm văn chƣơng, ngƣời đọc,

ngƣời học có thể đi theo nhiều con đƣờng

khác nhau. Mục đích cuối cùng là làm sao đạt

đƣợc hiệu quả tiếp nhận cao nhất. Các nhà

nghiên cứu văn học đã chỉ ra rằng: Một trong

những phƣơng pháp tiếp cận có hiệu quả là

dạy đọc - hiểu tác phẩm văn chƣơng theo đặc

trƣng thể loại.

Trong bài “Về vấn đề giảng dạy tác phẩm văn

học theo loại thể” của cuốn “Vấn đề giảng

* Tel: 0982856686

dạy tác phẩm văn học theo loại thể” tác giả

Trần Thanh Đạm đã chú ý đến ba thể loại văn

học lớn: Tự sự, trữ tình, kịch. Tác giả khẳng

định “Nhà văn sáng tác theo loại thể thì

người đọc cũng cảm thụ theo loại thể và

người dạy cũng giảng dạy theo loại thể”.

Chƣơng trình THPT đƣa vào ba tác phẩm

kịch, trong đó kịch của tác giả Việt Nam

chiếm số lƣợng là hai. Cụ thể là: Ở lớp 10

trích “Tình yêu và thù hận” – kịch “Rômêô

và Giuliet” của Uyliam Sêchxpia; ở lớp 11,

đoạn trích “Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài” – kịch

“Vũ Nhƣ Tô” của Nguyễn Huy Tƣởng; ở lớp

12, đoạn trích “Hồn Trƣơng Ba, da hàng thịt”

– kịch của Lƣu Quang Vũ. Trong phạm vi bài

viết này, chúng tôi muốn đƣa ra một biện

pháp thích hợp nhằm giảng dạy kịch: “Vĩnh

biệt Cửu Trùng Đài” trích “Vũ Nhƣ Tô” của

Nguyễn Huy Tƣởng.

MỘT VÀI LƢU Ý KHI DẠY KỊCH “VŨ

NHƢ TÔ”

- Khai thác ngôn ngữ, nhịp điệu kịch:

+ Ngôn ngữ kịch có tính tổng hợp cao (kể,

miêu tả, bộc lộ…), nhất là trong hồi cuối Vũ

Như Tô, nhà văn đã đồng thời khắc họa tính

cách, miêu tả tâm trạng, dẫn dắt hành động,

xung đột kịch khiến ngƣời đọc dễ dàng hình

dung cả một không gian bạo lực kinh hooàng

trong một nhịp điệu chóng mặt: Lê Tƣơng

Dực bị Ngô Hạch giết chết, Hoàng hậu nhảy

Page 13: Tập 79 - Số 03 - Năm 2011

Nguyễn Thành Lâm Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 79(03): 9 - 16

10

vào lửa tự vẫn (qua lời kể của Lê Trung Mại);

Nguyễn Vũ tự tử bằng dao (ngay trên sân

khấu), Đan Thiềm suýt bị bọn nội giám thắt

cổ ngay tại chỗ; Vũ Nhƣ Tô ra pháp trƣờng.

Rồi tiếng nhiếc móc, chửi rủa, la ó, than khóc,

máu, nƣớc mắt… tất cả hừng hực nhƣ trên

một chảo dầu sôi lửa bỏng khổng lồ.

+ Nhịp điệu kịch đƣợc tạo ra thông qua nhịp

điệu của lời nói – hành động (nhất là qua

khẩu khí, nhịp điệu, sắc thái lời nói – hành

động của Đan Thiềm – Vũ Nhƣ Tô đối đáp

với nhau và với phe đối nghịch; qua lời nói –

hành động của những ngƣời khác trong vai

trò đƣa tin, nhịp điệu “ra”, “vào” của các

nhân vật đầu và cuối mỗi lớp – các lớp đều

ngắn, có những lớp rất ngắn: chỉ dăm ba lƣợt

thoại nhỏ; những tiếng reo, tiếng thét, tiếng

động dội từ hậu trƣờng phản ánh cục diện,

tình hình nguy cấp, điên đảo trong các lời chú

thích nghệ thuật hàm súc của tác giả.

- Chú ý yếu tố lịch sử: Viết một vở kịch lịch

sử, Vũ Nhƣ Tô tất nhiên dựa trên các sử liệu:

sự kiện, nhân vật lịch sử, bối cảnh lịch sử.

Điều quan trọng là khai thác vận dụng các sử

liệu ấy nhƣ thế nào, sao cho phù hợp với yêu

cầu của bi kịch. Và lịch sử có lô gic và qui

luật của nó, tàn khốc, lạnh lùng. Cái lõi lịch

sử đƣợc nhà văn khai thác ở đây là câu

chuyện Vũ Nhƣ Tô xây Cửu trùng đài cho Lê

Tƣơng Dực (theo nhƣ sách Đại Việt sử kí và

Việt sử thông giám cương mục ghi lại). Đài

xây dang dở, ngƣời thợ tài hoa Vũ Nhƣ Tô đã

phải chịu cái chết oan khốc. Ở đây, để góp

phần làm nên cái khung cảnh và không khí bi

tráng của lịch sử, tác giả đã đặt hành động

kịch vào trong “một cung cấm”, nhiều nhân

vật kịch là những nhân vật lịch sử. Nhiều tên

đất tên ngƣời gắn với triều Lê… Đúng nhƣ lời

chú thích sân khấu của tác giả: Sự việc trong

vở kịch xảy ra ở Thăng Long trong khoảng

thời gian từ năm 1516 đến năm 1517, dƣới

triều Lê Tƣơng Dực.

- Thực tại đƣợc phản ánh trong bi kịch theo

lối cô đặc các mâu thuẫn bên trong, phơi bày

những xung đột sâu sắc của thực tại dƣới

dạng bão hòa và căng thẳng đến cực độ mang

ý nghĩa tƣợng trƣng nghệ thuật. Tác phẩm

thƣờng đặt độc giả trƣớc những câu hỏi phức

tạp, hóc búa, nhức nhối của cuộc sống. Trong

lời Đề tựa viết một năm sau khi viết xong vở

kịch, chính Nguyễn Huy Tƣởng đã công khai

bày tỏ nỗi băn khoăn của mình: “Đài Cửu

Trùng không thành, nên mừng hay nên tiếc?

Chẳng biết Vũ Như Tô phải hay những kẻ giết

Như Tô phải […]. Than ôi, Như Tô phải hay

những kẻ giết Như Tô phải? Ta chẳng biết. Cầm

bút chẳng qua cùng một bệnh với Đan Thiềm”.

Cho đến khi bi kịch hạ màn, ngƣời xem vẫn

chƣa thấy đâu câu trả lời dứt khoát của tác

giả. Nói đúng hơn ông nhƣờng câu trả lời cho

ngƣời đọc, ngƣời xem. Mâu thuẫn và tính

không dứt khoát trong cách giải quyết mâu

thuẫn này đƣợc thể hiện tập trung trong hồi

cuối của vở kịch. Cửu Trùng Đài sụp đổ và bị

đốt cháy, nhân dân trƣớc sau vẫn không hiểu

gì việc sáng tạo của nghệ sĩ, không hiểu nổi

Đan Thiềm, Vũ Nhƣ Tô cũng nhƣ “mộng

lớn” của hai nhân vật hiện thân cho tài sắc

này. Về phía khác, Đan Thiềm không cứu

đƣợc Vũ Nhƣ Tô và họ Vũ vẫn không thể,

không bao giờ hiểu đƣợc việc làm của quần

chúng và của phe cánh nổi loạn. Mâu thuẫn

mà vở bi kịch nêu lên thuộc loại mâu thuẫn

không bao giờ và không ai giải quyết cho thật

dứt khoát, ổn thỏa đƣợc, nhất là trong thời đại

Vũ Nhƣ Tô. Mâu thuẫn này may ra có thể giải

quyết đƣợc phần nào thỏa đáng khi mà đời

sống vật chất của nhân dân thật bình ổn, đời

sống tinh thần; nhu cầu về cái đẹp trong xã hội

đƣợc nâng cao lên rõ rệt. Mặc dầu vậy, chủ đề

và định hƣớng tƣ tƣởng của vở kịch vẫn đƣợc

phát triển tƣơng đối sáng tỏ. Một mặt, trên

quan điểm nhân dân, vở kịch lên án bạo chúa

tham quan, đồng tình với việc dân chúng nổi

dậy trừ diệt chúng; nhƣng mặt khác, trên tinh

thần nhân văn, vở kịch đã ca ngợi những nhân

cách nghệ sĩ chân chính và tài hoa nhƣ Vũ

Nhƣ Tô, những tấm lòng yêu quý nghệ thuật

đến mức quên mình nhƣ Đan Thiềm.

Đây là chủ đề đƣợc thể hiện chủ yếu qua

mâu thuẫn thứ hai của vở kịch: mâu thuẫn

giữa niềm khát khao hiến dâng tất cả cho

nghệ thuật của ngƣời nghệ sĩ đắm chìm trong

mơ mộng với lợi ích trực tiếp và thiết thực

của đời sống nhân dân. Vũ Nhƣ Tô là một tài

năng nhƣng chính vì không giải quyết đƣợc

mâu thuẫn giữa nghệ thuật và cuộc sống nên

ông đã thất bại.

Page 14: Tập 79 - Số 03 - Năm 2011

Nguyễn Thành Lâm Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 79(03): 9 - 16

11

- Xác định đƣợc một quan niệm nghệ thuật

đúng đắn: Nghệ thuật không thể đứng cao hơn

cuộc sống, ngƣời nghệ sĩ phải đứng về phía

nhân dân, chống lại cái ác, cái xấu, đồng thời

phải sáng tác những tác phẩm phục vụ cho

nhân dân có một chất lƣợng và giá trị lâu dài.

THIẾT KẾ GIÁO ÁN THỂ NGHIỆM DẠY HỌC KỊCH "VŨ NHƢ TÔ" CỦA NGUYỄN HUY TƢỞNG (TRÍCH HỒI V)

A. Mức độ cần đạt:

- Hiểu được bi kịch của người nghệ sỹ tài năng, giàu hoài bão và thái độ cảm thông trân trọng của nhà văn đối với họ.

- Thấy được nét đặc sắc trong nghệ thuật kịch của Nguyễn Huy Tưởng.

Trong đó trọng tâm kiến thức là:

+ Xung đột kịch, diễn biến tâm trạng, tính cách, bi kịch của Vũ Như Tô và Đan Thiềm trong hồi V.

+ Thái độ ngưỡng mộ, trân trọng của tác giả

đối với những nghệ sĩ tâm huyết và tài năng

nhưng phải chịu số phận bi thảm.

- Kĩ năng: Đọc – hiểu một trích đoạn kịch bản

văn học theo đặc trưng thể loại.

- Thái độ: Trân trọng, cảm thông với những

người nghệ sĩ trí thức có tài năng, hoài bão

lớn như Vũ Như Tô.

B. Phương tiện thực hiện: SGK 11- tập 1,

Chương trình chuẩn - NXB Giáo dục, 2007,

video clip kịch Vũ Như Tô, máy chiếu....

C. Phương pháp tiến hành: Sử dụng các

phương pháp như đọc phân vai, xây dựng hệ

thống lời gợi dẫn phối hợp với phương pháp

phân tích, bình giảng, so sánh để làm nổi bật

giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn trích

cũng như tác phẩm.

D. Tiến trình dạy học:

Hoạt động của thầy - trò Nội dung

Giáo viên hỏi học sinh dựa vào phần tiểu

dẫn: Nêu những nét tiêu biểu về cuộc đời

Nguyễn Huy Tưởng, vị trí của ông trong nền

văn học hiện đại? Kể tên những sáng tác của

Nguyễn Huy Tưởng và cho biết các sáng tác

ấy bộc lộ phong cách nghệ thuật nào?

I. Tìm hiểu chung

1.Tác giả: Nguyễn Huy Tưởng

Giáo viên bổ sung và nhấn mạnh một số điểm

cốt lõi:

+ Nguyễn Huy Tưởng (1912 - 1960), quê

huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh (nay thuộc

Đông Anh - Hà Nội).

+ Là người có thiên hướng rõ rệt về đề tài

lịch sử và thành công hơn cả ở thể loại kịch

và tiểu thuyết.

+ Trước cách mạng, ông là nhà văn tiến bộ

yêu nước, sau cách mạng ông là một trong

những nhà văn có công đầu trong việc xây

dựng nền văn học mới. Là nhà văn có ý thức

cao về trách nhiệm của người nghệ sĩ đối với

đất nước và nền nghệ thuật nước nhà.

+Văn phong Nguyễn Huy Tưởng giản dị,

trong sáng, giàu chất lãng mạn, bày tỏ tấm

lòng chân thành, tha thiết, khát khao sáng

tạo, trăn trở về công việc của người cầm bút.

+ Tác phẩm chính

Kịch Vũ Như Tô (1941), tiểu thuyết Đêm hội

Long Trì (1942),Tiểu thuyết Ân Tư (1945), vở

kịch Bắc Sơn (1946), Những người ở lại

Page 15: Tập 79 - Số 03 - Năm 2011

Nguyễn Thành Lâm Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 79(03): 9 - 16

12

(1948), Sống mãi với thủ đô (1961), Kí sự

Cao - Lạng (1981). Ông được Nhà nước tặng

Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ

thuật năm 1996.

Giáo viên hỏi học sinh những đặc điểm cơ

bản của kịch, sau đó giáo viên có thể chốt lại.

Cho học sinh xem 1 đoạn kịch Vũ Như Tô

2. Những đặc trưng cơ bản của thể loại kịch

- Kịch là loại hình nghệ thuật biểu diễn trên

sân khấu, là nghệ thuật tổng hợp với sự tham

gia diễn xuất của diễn viên, đạo cụ, âm nhạc,

hội họa. Kịch vừa thuộc sân khấu vừa thuộc

văn học.

- Kịch phản ánh đời sống qua các xung đột

kịch, tức xung đột cụ thể của các nhân vật,

thể hiện những mâu thuẫn sâu sắc về tư

tưởng quan điểm trong đời sống. Do đặc

điểm này, các nhân vật bị lôi cuốn vào các

xung đột căng thẳng từ đầu đến cuối. Nói

chung, nhân vật kịch không thảnh thơi như

nhân vật trong tác phẩm tự sự, trữ tình.

- Cốt truyện kịch được tổ chức thành hành

động kịch.

- Đối thoại kịch là cuộc đối thoại về lí trí, trí

tuệ, lương tâm đầy kịch tính.

- Ngôn ngữ kịch là ngôn ngữ có tính hành

động.

Giáo viên gọi học sinh nêu hoàn cảnh và mục

đích sáng tác.

3. Về vở kịch “Vũ Như Tô”

a. Hoàn cảnh và mục đích sáng tác

+ Kịch “Vũ Như Tô” là một vở bi kịch lấy

cảm hứng từ sự kiện lịch sử có thật xảy ra tại

Thăng Long vào khoảng năm 1516 - 1517

dưới triều Lê Tương Dực. Tác phẩm viết xong

vào mùa hè 1941. Đề tựa tháng 6/1992, đăng

trên tạp chí Tri Tân năm 1943 - 1944, in

trong tập kịch Nguyễn Huy Tưởng, NXB Văn

hoá Hà Nội, 1963.

+ Mục đích sáng tác: Đề cao vai trò của

người nghệ sĩ trong sáng tạo nghệ thuật.

Giáo viên gọi học sinh tóm tắt tác phẩm hoặc

giáo viên có thể tóm tắt.

b. Tóm tắt tác phẩm: Tác phẩm có 5 hồi

Sau khi đọc xong đoạn trích, giáo viên yêu

cầu học sinh xác định vị trí đoạn trích, tóm

tắt nội dung đoạn trích.

c. Vị trí đoạn trích Đoạn trích thuộc hồi V của vở kịch kể chuyện Đan Thiềm đến gặp Vũ Như Tô khuyên ông trốn đi vì nghe tin Trịnh Duy Sản nổi loạn. Vũ Như Tô không tin mình có tội nên không chạy trốn. Kết cục, quân nổi loạn đã đốt phá, thiêu huỷ Cửu Trùng Đài, giết chết Lê Tương Dực, Vũ Như Tô, Đan Thiềm.

Page 16: Tập 79 - Số 03 - Năm 2011

Nguyễn Thành Lâm Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 79(03): 9 - 16

13

Gợi dẫn 1: Kịch thường được xây dựng trên

cơ sở những mâu thuẫn lịch sử, xã hội hoặc

những xung đột muôn thuở (thiện và ác, ước

mơ và hiện thực). Trong hồi V đã tái hiện

những mâu thuẫn cơ bản nào?

II. Đọc - hiểu văn bản

1. Các mâu thuẫn cơ bản của kịch Vũ Như Tô

Các mâu thuẫn cơ bản của vở kịch được thể

hiện cụ thể trong hồi V là:

a. Mâu thuẫn giữa tập đoàn phong kiến thối

nát Lê Tương Dực với tầng lớp nhân dân

đang bị bần cùng vì sưu thuế, tạp dịch.

- Mâu thuẫn này chủ yếu thể hiện ở những

hồi trước của vở kịch, đã thành cao trào

trong hồi cuối này. Bạo chúa Lê Tương Dực

chết trong tay những người nổi loạn do Trịnh

Duy Sản cầm đầu, mọi uy quyền của bạo

chúa tiêu tan theo tro bụi Cửu Trùng Đài.

b. Mâu thuẫn giữa niềm khao khát hiến dâng

tất cả cho nghệ thuật của người nghệ sĩ đắm

chìm trong mơ mộng với lợi ích trực tiếp và

thiết thực của đời sống nhân dân. Mâu thuẫn

này xuất phát từ niềm khao khát của người

nghệ sĩ đắm chìm trong mơ mộng tập trung ở

sự việc xây dựng Cửu Trùng Đài (Đài càng

xây cao thì càng tốn kém nhiều, tổn thất lớn,

lại thêm các nạn đại dịch...).

Như vậy, dù muốn dù không Vũ Như Tô đã

bất đắc dĩ trở thành kẻ thù của nhân dân.

Cuối vở kịch người ta không chỉ nguyền rủa

mà còn theo lời của những kẻ cầm đầu cuộc

nổi loạn đốt phá tan tành Cửu Trùng Đài, bắt

bớ và trừng phạt tác giả của nó. Đây là lúc

mâu thuẫn xung đột kịch được đẩy lên đến

đỉnh điểm. Và nếu như trong hồi đầu, nó chỉ

là mâu thuẫn tiềm ẩn, thấp thoáng đằng sau

mâu thuẫn thứ nhất thì giờ đây, nó hầu như

đã hoà nhập vào mâu thuẫn thứ nhất. Thậm

chí lúc này dân chúng chỉ chăm chăm với

việc trả thù Vũ Như Tô và người cung nữ

"đồng bệnh" là Đan Thiềm chứ không quan

tâm đến việc trả thù bạo chúa Lê Tương Dực.

Gợi dẫn 2: Đan Thiềm là ai? Ở hồi V này,

Đan Thiềm đã có hành động gì và điều đó

chứng tỏ Đan Thiềm là người như thế nào?

2. Tìm hiểu nhân vật Đan Thiềm

a. Hành động, tính cách

- Đan Thiềm là một cung nữ đã bị ruồng bỏ,

là người thuyết phục Vũ Như Tô lợi dụng

quyền thế, tiền bạc của bọn bạo chúa để xây

dựng cho đất nước một công trình "bền như

trăng sao" "tranh tinh xảo hoá công" cho

"nhân dân nghìn thu còn hãnh diện". Lời

khuyên này chứng tỏ Đan Thiềm là một người

Page 17: Tập 79 - Số 03 - Năm 2011

Nguyễn Thành Lâm Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 79(03): 9 - 16

14

phụ nữ có trái tim lớn, tâm hồn lớn, ý thức rất

rõ về tinh thần dân tộc.

- Đan Thiềm là người biết trọng tài năng. Đó

là bậc "Mê đắm người tài hoa".

- Đến khi bạo loạn xảy ra, Đan Thiềm khuyên

Vũ Như Tô đi trốn (hồi V).

- Khi quân nổi loạn đến, Đan Thiềm có thể

quên mình để bảo vệ người tài. "Tướng quân

nghe tôi, bao nhiêu tội tôi xin chịu hết, nhưng

xin tướng quân tha cho ông cả. Ông ấy là một

người tài, tướng quân tha cho ông cả, nước

ta còn cần nhiều thợ tài để tô điểm".

- Đứng trước mộng lớn không thành, tâm trí

Đan Thiềm không hướng vào việc xây dựng

Cửu Trùng Đài thành hay bại mà hướng vào

sự sống còn của Vũ Như Tô.

- Khi tình thế không thể cứu vãn, Đan Thiềm

đành buông lời vĩnh biệt "Đài lớn tan tành!

Ông cả ơi! Xin cùng ông vĩnh biệt". Đó là lời

vĩnh biệt Cửu Trùng Đài, vĩnh biệt người tài

hoa. Hành động cao cả và cái chết của Đan

Thiềm ở hồi V đã khắc họa rõ nhân cách cao

đẹp của người cung nữ này.

Gợi dẫn 3: Trong lời đề tựa, Nguyễn Huy

Tưởng viết "Cầm bút chẳng qua cùng một

bệnh với Đan Thiềm. Theo em "bệnh Đan

Thiềm" là bệnh gì và tại sao "cầm bút" lại

cùng bệnh với Đan Thiềm?

b. Bệnh Đan Thiềm

-Mê đắm người tài hoa

3. Tìm hiểu nhân vật Vũ Như Tô

Gợi dẫn 4: Ngay ở những hồi đầu của vở kịch

đã cho thấy Vũ Như Tô là một kiến trúc sư

thiên tài. Ở hồi V này, cái tài ấy của Vũ Như

Tô được nhắc lại qua những lời thoại nào?

a. Tài năng

- Tài năng của Vũ Như Tô được nhắc lại

nhiều lần qua lời của Đan Thiềm.

- "Ông trốn đi, tài kia không nên để uổng.

Ông mà có mệnh hệ nào thì nước ta không

còn ai tô điểm nữa" (lớp I), "Trốn đi!" Đừng

để phí tài tử, trốn đi" (lớp V).

- “Xin tướng quân tha cho ông cả. Ông ấy là

một người tài” (lớp VII).

Gợi dẫn 5: Những lời nói và hành vi của Vũ

Như Tô trong hồi V cho ta thấy Vũ Như Tô là

người có tính cách như thế nào?

b. Nhân cách - Nhân cách cao cả, hoài bão lớn lao, nghệ sĩ chân chính, gắn bó với nhân dân, không khuất phục trước uy quyền, thà chết chứ không chịu đem tài năng của mình phục vụ hôn quân bạo chúa.

- Khát khao suốt đời là xây được một toà lâu

đài nguy nga tráng lệ, bền vững muôn đời, để

Page 18: Tập 79 - Số 03 - Năm 2011

Nguyễn Thành Lâm Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 79(03): 9 - 16

15

dân ta nghìn thu hãnh diện. Nguyễn Huy

Tưởng đã xây dựng được một hình tượng đẹp

về người trí thức Việt Nam "Một Vũ Như Tô

cao đẹp, lộng lẫy, nghệ sĩ và kẻ sĩ với khát

vọng mênh mông về cái đẹp, dân tộc và nhân

loại" (Đỗ Đức Hiểu, Bi kịch Vũ Như Tô, Tạp

chí văn học, số 10/ 1997).

Gợi dẫn 6: "Hạt nhân của bi kịch là lỗi lầm

của nhân vật" (A-nit-tôt). Theo em ở hồi V

này Vũ Như Tô đã mắc phải lỗi lầm gì? Bi

kịch của Vũ Như Tô là bi kịch gì?

c. Lỗi lầm và bi kịch

- Lỗi lầm của Vũ Như Tô là không chịu nghe

lời khuyên của Đan Thiềm. Nguyên nhân dẫn

đến sai lầm đó là Vũ Như Tô không thoát

khỏi trạng thái mơ màng, ảo vọng của mình.

Vũ Như Tô không tin rằng việc cao cả mình

làm lại có thể xem là tội ác. Không tin việc

quang minh chính đại của mình lại bị rẻ

rúng, nghi ngờ. Mơ hồ về thời cuộc, không

hiểu biết về chính trị. Đến khi vỡ mộng, bị

bắt, Cửu Trùng Đài bị đốt cháy, Vũ Như Tô

mới chợt nhận ra đau đớn kinh hoàng. Nỗi

đau ấy bật thành tiếng kêu khắc khoải, bi

thiết đến não nùng.

Gợi dẫn 7: Đặc sắc nghệ thuật Kịch "Vũ Như

Tô" được thể hiện như thế nào qua đoạn

trích?

4. Tìm hiểu nghệ thuật kịch trong đoạn

trích

- Miêu tả thành công diễn biến tâm trạng

nhân vật Vũ Như Tô và Đan Thiềm.

- Khắc họa tính cách nhân vật với cá tính rõ

nét.

- Nhịp điệu được tạo ra qua đối thoại, hành

động.

- Ngôn ngữ tổng hợp (kể, miêu tả, bộc lộ) đã

tạo ra không gian bạo loạn kinh hoàng.

Gợi dẫn 8: Cảm nhận của em sau khi học

xong đoạn trích?

5. Hướng dẫn học sinh tổng kết

- “Vũ Như Tô” là bi kịch của người nghệ sĩ,

không giải quyết đúng mối quan hệ lý tưởng,

khát vọng nghệ thuật và hiện thực xã hội,

giữa người nghệ sĩ và người công dân. Qua

đó, khẳng định rằng nghệ thuật chân chính

có giá trị lâu dài phải xuất phát từ nguyện

vọng chính đáng của nhân dân và lợi ích của

dân tộc.

Giáo viên có thể kiểm tra, đánh giá bằng

cách đặt câu hỏi, cho học sinh đọc một vài

lớp kịch.

6. Kiểm tra, đánh giá

- Mâu thuẫn xung đột chính trong đoạn kịch

này là gì? Hãy chứng minh đoạn kịch là cao

trào của vở kịch?

- Đọc phân vai để lắng nghe ngôn ngữ kịch

của Nguyễn Huy Tưởng.

Page 19: Tập 79 - Số 03 - Năm 2011

Nguyễn Thành Lâm Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 79(03): 9 - 16

16

Nhƣ vậy, việc chiếm lĩnh tác phẩm văn

chƣơng theo đặc trƣng loại thể sẽ giúp ta hiểu

sâu sắc tác phẩm, vấn đề này rất cần đƣợc chú

trọng từ khâu xác định định hƣớng khai thác

đến khâu thiết kế bài soạn, thực hành bài

giảng. Mỗi thể loại trong văn học đều có

những đặc trƣng riêng, do đó cần có những

nguyên tắc dạy riêng phù hợp với đặc trƣng

của từng thể loại.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. Trần Thanh Đạm (1978) Vấn đề giảng dạy tác

phẩm văn học theo loại thể. Nxb Giáo dục.

[2].Đỗ Đức Hiểu (1997), Bi kịch Vũ Như Tô, Tạp

chí Văn học (10).

SUMMARY

TEACHING EXTRACT "VĨNH BIỆT CỬU TRÙNG ĐÀI" - DRAMA "VŨ

NHƢ TÔ" NGUYEN HUY TUONG BY FEATURE CATEGORIES Nguyen Thanh Lam

*

Education and Training Department of Quang Ninh

Drama has quite different characteristics from other genres of literature. In fact, teaching drama

genre at school has more difficulty than other genres of literature. Most school teachers teach

lessons basing on guide books, not knowing how to select basic knowledge resulting the lesson is

not suitable to students. Additionally teachers are often greedy for much knowledge, not applying

the theory of the genre, that is why, the lesson doesn‟t attract students.

It is the above mentioned that makes teaching drama genre at lower and senior schools is not in

high efficiency.

Notes when teaching and designing lesson plans for the extract “Paying last respect to Cuu Trung

Dai” and Drama “Vu To Nhu” by Nguyen Huy Tuong are clear evidences for approaching

methodology of literature genres.

Key words: Teaching, drama, genre

* Tel: 0982856686

Page 20: Tập 79 - Số 03 - Năm 2011

Dƣơng Thị Huyền Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 78(02): 17 - 22

17

ĐỊA VỊ CAO CỦA NGƢỜI PHỤ NỮ TRONG XÃ HỘI AI CẬP CỔ ĐẠI

Dƣơng Thị Huyền

*

Trường Đại học Khoa học - Đại học Thái Nguyên

TÓM TẮT

Trong thế giới cổ đại, Ai Cập là quốc gia mà ngƣời phụ nữ có địa vị tƣơng đối cao. Không những

phụ nữ cung đình quyền quý có địa vị chính trị và tôn giáo cao mà ngay những ngƣời phụ nữ lao

động bình thƣờng cũng đƣợc hƣởng những quyền lợi về kinh tế, luật pháp và giao tiếp xã hội nhƣ

nam giới. Phụ nữ Ai Cập có quyền đƣợc có tài sản riêng, truy tố chồng ra tòa và ly dị, nhất là trong

những trƣờng hợp bị đối xử tệ. Quan hệ nam nữ trong xã hội là quan hệ hoàn toàn bình đẳng, trong

đó ngƣời phụ nữ đƣợc xã hội kính trọng. Đó là điều mà không phải chỉ những phụ nữ Hy Lạp, La Mã

thời bấy giờ khao khát mà ngay cả thời nay, phụ nữ nhiều nƣớc vẫn đang đấu tranh để giành lại.

Từ khóa: phụ nữ Ai Cập; địa vị của người phụ nữ; hôn nhân; gia đình

ĐẶT VẤN ĐỀ*

Trong xã hội nguyên thủy, chế độ mẫu hệ

xuất hiện trong một thời gian dài. Ngƣời phụ

nữ lúc đó phải gánh vác những trọng trách

nặng nề, lao động cực nhọc nhƣng họ hoàn

toàn có quyền tự do. Họ cai quản bộ lạc,

chăm sóc con gái, còn đàn ông đi kiếm ăn.

Bây giờ, lƣơng thực là của chung giúp cho

ngƣời phụ nữ chiếm ƣu thế trong xã hội và

gia đình. Dòng dõi của con cái sinh ra đƣợc

xác định về bên mẹ. Tất cả đã tạo nên cơ sở

cho sự thống trị của ngƣời phụ nữ. Nhƣng khi

nền kinh tế phát triển, nhất là khi bƣớc vào

thời đại khí, vai trò của ngƣời đàn ông trong

xã hội ngày càng đƣợc nâng cao, chế độ phụ

hệ dần đƣợc xác lập. Từ đó, vị trí và vai trò

của ngƣời phụ nữ bị suy giảm so với trƣớc.

Nhiều phụ nữ phụ thuộc vào chồng mình,

thậm chí còn bị đối xử rất tệ bạc. Khi bƣớc

vào xã hội văn minh thời cổ đại, địa vị của

ngƣời phụ nữ ngày càng thấp kém nhƣng Ai

Cập là một trong số ít các quốc gia còn duy

đƣợc địa vị và quyền lợi của ngƣời phụ nữ

nhƣ trong chế độ mẫu hệ thời nguyên thủy.

Ai Cập cổ đại là trung tâm văn minh sớm nhất

thế giới cổ đại, ra đời vào cuối thiên niên kỷ

IV TCN, ở lƣu vực sông Nil, phía Bắc châu

Phi. Nền văn minh Ai Cập nổi tiếng với các

kim tự tháp hùng vĩ, những bức tƣợng khổng

lồ, những xác ƣớp còn tồn tại đến ngày nay…

Chính vì vậy, đã có rất nhiều nhà khoa học,

* Tel: 0975702362; Email: [email protected]

nhà khảo cổ học tìm hiểu, nghiên cứu và

khám phá về đất nƣớc có nhiều điều bí ẩn

này. Nhƣng các tác giả với các tác phẩm, chủ

yếu tập trung nghiên cứu thiết chế chính trị,

tình hình kinh tế, xã hội và văn hóa của Ai

Cập qua các triều đại. Cho đến nay, chƣa có

một tác giả và tác phẩm nào đi sâu nghiên cứu

về địa vị và đời sống của ngƣời phụ nữ Ai

Cập thời cổ đại. Trong phạm vi bài viết này,

chúng tôi tập trung tìm hiểu các tài liệu khảo

cổ học mà các nhà khảo cổ đã khai quật đƣợc

ở Ai Cập nhƣ: những ngôi mộ hoàng tộc và

các đền đài, các xác ƣớp, các bích họa và

tƣợng, những ngôi nhà, làng mạc cùng với

những đồ dùng hàng ngày của ngƣời xƣa để

lại… Các phát hiện ấy giúp chúng ta hiểu rõ

hơn, tín ngƣỡng và lối sống của cƣ dân mà

trong đó phản ánh rõ nét đời sống và địa vị

của ngƣời phụ nữ. Phụ nữ Ai Cập có địa vị

ngang bằng thậm chí trong một số lĩnh vực

còn hơn hẳn nam giới. Đó là một điểm tiến

bộ, làm nên những giá trị của của nền văn

minh Ai Cập

VỀ CHÍNH TRỊ- XÃ HỘI

Khác với các quốc gia cổ đại phƣơng Đông,

những phụ nữ trong các cung đình có địa vị

chính trị tƣơng đối cao. Hầu hết các Pharaông

có nhiều vợ nhƣng chỉ có một ngƣời đƣợc

công nhận là “chính cung”. Bà là đệ nhất phu

nhân của vƣơng quốc. Tiếp sau là bà mẹ sinh

ra nhà vua, bà cũng đƣợc mọi ngƣời rất kính

trọng. Hoàng tử có đủ tƣ cách kế vị hay

không phải xem đó có phải là con của chính

cung hoàng hậu hay không. Nếu không phải

Page 21: Tập 79 - Số 03 - Năm 2011

Dƣơng Thị Huyền Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 79(03): 17 - 22

18

là con trai của hoàng hậu mà là con của thứ

phi thì phải lấy con gái hoặc em gái của

hoàng hậu, thậm chí phải lấy hoàng hậu thì

mới có tƣ cách trở thành quốc vƣơng. Do đó,

hoàng hậu của các triều đại giữ địa vị cực kỳ

quan trọng trong gia tộc, thƣờng tham dự vào

các hoạt động chính trị của nhà nƣớc.

Trở thành ngƣời đứng đầu của một quốc gia,

một dân tộc chƣa bao giờ là điều dễ dàng, đặc

biệt là đối với một ngƣời phụ nữ. Vậy mà ở

Ai Cập, nhiều phụ nữ Ai Cập đã trở thành Nữ

hoàng cai trị đất nƣớc trong một thời gian dài.

Nữ hoàng Nefertiti (1370 – 1330 trƣớc Công

nguyên) là vợ của vị Pharaong vĩ đại

Akhenaten. Nefertiti kết hôn với Akhenaten

vào năm trị vì thứ 2 của ông, khoảng năm

1.350 trƣớc Công nguyên. Chính theo ý thích

của Nefertiti, Akhenaten đã trao cho nàng

quyền lực tối ƣu trong một loại hình tôn giáo

mới, nhằm tôn vinh vị thần mặt trời Aten trên

mọi thần khác. Nefertiti đƣợc tôn vinh làm

Nữ thần bảo hộ nhà vua thay thế các vị thần

Isis, Nephthys, Selket và Neith trong tín

ngƣỡng cổ Ai Cập. Khi triều đại Akhenaten

đã suy tàn, Nefertiti càng trở nên quyền lực

hơn. Có thể vị vua đã bổ nhiệm Nefertiti là

ngƣời đồng nhiếp chính. Nefertiti đã trở

thành pharaoh Nefemeruaten, nghĩa là

“Người đàn bà mỹ lệ của Vầng hào quang sáng

chói Aten”. Hoàng hậu Nefertiti đƣợc coi là

ngƣời phụ nữ đẹp nhất thế giới trong thời đại

của mình. Bà không những đƣợc coi là biểu

tƣợng sắc đẹp của thời cổ đại mà còn là nguồn

cảm hứng cho các phong cách trang điểm, trang

phục, trang sức những năm sau này.

Nữ hoàng Hatchepsut đã trị vì Ai Cập từ

1479 TCN đến 1457 TCN. Bà lên nắm quyền

sau khi ngƣời anh trai, đồng thời cũng là

chồng mình, Pharaong Thutmose II qua đời

mà không có ngƣời kế vị. Hatshepsut là ngƣời

phụ nữ duy nhất đƣợc trao tƣớc hiệu

Pharaong ở Ai Cập. Một số biểu tƣợng mô tả

bà đeo bộ râu giả và mặc trang phục của các

vị đế vƣơng. Đền thờ của Hatshepsut cho thấy

những thành tựu đã đạt đƣợc trong thời gian

bà cai trị. Bà đã cho mở rộng giao thƣơng

xuống phía nam vốn bị gián đoạn bởi chiến

tranh. Bà đã thành lập một đội quân gồm toàn

nữ thủy thủ, có nhiệm vụ thám hiểm vùng đất

Punt (mũi Hảo Vọng của châu Phi. Chính đội

quân này đã mang về Ai Cập nhiều hàng hóa

có giá trị: gỗ mun, vàng, những động vật hiếm

và cây cảnh lạ. Một lời ca ngợi bên dƣới bức

điêu khắc trong đền thờ của bà: “Chưa từng có

vị vua nào trong lịch sử thế giới có thể mang

về cho đất nước mình nhiều thứ như thế”.

Công trình Kim tự tháp của Hatshepsut là một

trong những công trình xây dựng thể hiện

tham vọng của vị nữ Pharaong này so với các

vị Pharaong khác. Bà đã xây dựng hai tòa

tháp cao hơn 30m tại Tebơ, trung tâm hoàng

tộc và tín ngƣỡng của triều đại Thutmose.

Xung quanh đó, bà đã cho xây dựng những

con đƣờng hùng vĩ và những đền thờ uy

nghiêm. Tất cả những chi tiết này chứng tỏ

quyền lực của vị Nữ hoàng này là rất lớn

trong thời gian trị vì.

Cleopatra VII (69- 30 TCN), là con gái của

vua Ai Cập thuộc triều đại Ptolemy. Bà là một

Nữ hoàng Ai Cập nổi tiếng về sắc đẹp quyến

rũ, tính tình sắc sảo, thích quyền lực. Ngay từ

khi còn nhỏ, bà đã cai trị đất nƣớc cùng với

cha. Sau này, khi vua cha mất, dựa vào tƣớng

La Mã là Xêda và Ăngtoan, bà lên ngôi Nữ

hoàng Ai Cập (năm 51 TCN) và chi phối các

công việc chính trị của đất nƣớc.

Ở Ai Cập thời cổ đại, còn nhiều nữ hoàng có

quyền lực chính trị to lớn khác. Đây là điều

mà không phải một quốc gia cổ đại nào cũng

có đƣợc. Phụ nữ Hy Lạp cổ đại không đƣợc

tham gia vào công việc chính trị, không đƣợc

hƣởng quyền công dân. Điều đó thể hiện ở

việc họ không đƣợc tham dự vào các Đại hội

nhân dân, không thể giữ chức vụ trong guồng

máy cai trị hay bỏ phiếu trong các cuộc bầu cử.

Phụ nữ Ai Cập cổ đại đƣợc hƣởng đầy đủ

quyền giao tiếp xã hội. Họ đƣợc phép có mặt ở những chỗ công cộng nhƣ chợ phiên, nơi vui chơi giải trí, những buổi yến tiệc mà không bị cấm đoán, hạn chế. Phụ nữ thích chơi nhạc hoặc múa vào các dịp lễ hội hoặc tiệc tùng và một số ngƣời còn coi đó là nghề

của mình. Họ đã chơi nhiều loại nhạc cụ khác nhau nhƣ cây đàn lia cổ có bảy dây, đàn hạc, đàn luýt, sáo... Một số bài hát còn lƣu lại đến ngày nay nhƣng âm nhạc thì không để lại dấu vết vì không đƣợc ghi chép.

Page 22: Tập 79 - Số 03 - Năm 2011

Dƣơng Thị Huyền Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 78(02): 17 - 22

19

Phụ nữ Ai Cập rất quan tâm đến hình thức bề

ngoài. Điều đó thể hiện địa vị xã hội cao của

họ. Áo quần nhiều vẻ, không bị gò bó theo quy

định nhƣ phụ nữ Trung Quốc thời cổ trung đại.

Họ mặc quần áo bằng vải lanh, một loại vải

mỏng và thoáng mát rất thích hợp với khí hậu

nóng bức của đất nƣớc. Phụ nữ Ai Cập tự dệt

lấy quần áo và dệt thành những bộ có hoa văn,

màu sắc rất đẹp. Tấm áo dài, bó sát ngƣời và

có nếp là mốt thời Trung đế chế, đƣợc các bà

mặc trong những bữa cỗ bàn, tiệc tùng.

Ở Ai Cập, ngƣời phụ nữ biết dùng son phấn

sớm nhất thế giới. Mỹ phẩm của Ai Cập thời

kỳ này đƣợc làm từ chất khoáng. Phấn đen tô

mắt có gốc galen (sulphua), phấn xanh

malachite (xanh đồng) và son đỏ tô môi thì

làm từ ôxit sắt, còn phấn xoa má thì đƣợc làm

từ đất sét đỏ. Ngƣời ta tô mắt chắc hẳn để bảo

vệ đôi mắt chống lại nắng gắt. Trong tác

phẩm điêu khắc “Bức tượng chân dung Nữ

hoàng Nêphéctiti”, chúng ta thấy, lông mày

và môi của tƣợng đều tô màu, da màu rám

nắng thẫm.

Ngoài ra, phụ nữ Ai Cập cũng rất quan tâm

đến đầu tóc. Họ gội đầu thƣờng xuyên và hay

nhuộm tóc màu đỏ da cam. Những gia đình

giàu có thƣờng có thợ làm đầu. Họ còn dùng

tóc giả với những mái tóc dài và cầu kỳ hơn,

bên dƣới tóc giả, đầu nhiều khi đƣợc cạo trọc.

Đặc biệt, việc sử dụng nƣớc hoa trở nên rất

phổ biến ở những ngƣời phụ nữ tầng lớp trên

trong xã hội Ai Cập cổ đại. Các loại nƣớc hoa

đƣợc làm từ trầm hƣơng, nhựa trầm hƣơng và

các loại tinh dầu quý. Phụ nữ Ai Cập đều biết

cách trang điểm, họ không chỉ trang điểm cho

riêng mình mà còn trang điểm cho con cái và

chồng mình trong những dịp đặc biệt. Trong

những ngày lễ quan trọng, những ngƣời phụ

nữ đều mang tóc giả, tô son đánh phấn, xức

nƣớc hoa và đeo đồ trang sức.

Phụ nữ khi chết đƣợc chôn chung với chồng

mình, cùng hƣởng chung sự sang trọng của

ngôi mộ tùy theo đẳng cấp của chồng. Các

phụ nữ hƣởng đặc quyền có thể đƣợc ban tặng

rất nhiều nữ trang, kiềng cổ và những đồ

trang sức khác. Những phụ nữ hoàng tộc hoặc

phụ nữ của những gia đình giàu có còn đƣợc

ƣớp xác nhƣ đàn ông. Các nhà khảo cổ học đã

tìm thấy xác ƣớp của Nữ hoàng Hatshepsut, của

hoàng hậu và của các phụ nữ khác tại Thung

lũng các vị vua đã chứng minh điều này.

Ngƣời phụ nữ Ai Cập cũng giữ địa vị khá cao

trong lĩnh vực tôn giáo. Điều này đƣợc thể

hiện qua hệ thống các nữ thần. Ngƣời Ai Cập

thời cổ đại thờ hàng trăm vị thần linh khác

nhau với ý niệm các vị thần này sẽ che chở

cho con ngƣời trong cuộc sống hàng ngày.

Trong số hàng trăm vị thần ở Ai Cập, có rất

nhiều nữ thần bảo trợ cho ngƣời phụ nữ và

cho các hoạt động khác của con ngƣời: Nữ

thần Hathor- nữ thần bầu trời; Maat- nữ thần

sự thật, công lý và sự hài hòa của thế giới;

Mout- nữ thần đầu chim kền kền đƣợc thể

hiện nhƣ thần mẹ của nhà vua đang trị vì;

Isis- nữ thần sinh đẻ, là vợ của thần Osiris và

mẹ của thần Horus; nữ thần tổ ấm Toaueret

hoặc “nữ thần Lớn”, mang hình một con hà

mã cái bụng chửa, đây là nữ thần bảo trợ cho

những ngƣời phụ nữ trong lúc sinh nở… Nhƣ

vậy, thông qua tôn giáo, tín ngƣỡng, địa vị

cao của ngƣời phụ nữ trong xã hội Ai Cập

càng đƣợc khẳng định.

VỀ HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH

Trong tầng lớp bình dân, tình yêu nam nữ về

cơ bản đƣợc tự do. Đàn ông và phụ nữ Ai Cập

đã xem hôn nhân là điều đáng khát khao nhất

và thƣờng thành gia thất ở tuổi thiếu niên.

Nhiều cô gái lấy chồng từ tuổi mƣời hai,

mƣời ba và thƣờng kém chồng vài tuổi. Trên

bàn tay của một xác ƣớp Ai Cập, ngƣời ta đọc

thấy một dòng chữ viết tay chỉ ra rằng, đó là

xác của một phụ nữ đã kết hôn và mất vào lúc

11 tuổi.

Hôn nhân không đƣợc hợp thức hóa bằng

một nghi lễ tôn giáo, một đám cƣới thực sự

cũng nhƣ không đƣợc đăng ký trƣớc một cấp

chính quyền mà chỉ có sự thỏa thuận trƣớc

ngƣời làm chứng giữa hai bên nam nữ muốn

lập gia đình với nhau. Sự thỏa thuận này làm

cho việc kết hôn đƣợc nhân lên thành một sự

cam kết đặc biệt về tinh thần. Đôi khi có thể

có một hợp đồng công nhận tài sản của mỗi

bên. Mục đích của hợp đồng này chủ yếu

nhằm bảo vệ quyền lợi của ngƣời vợ khi

ngƣời vợ hay ngƣời chồng đòi ly dị. Những

điều đó, kết hợp với ý thức về lẽ phải đã góp

Page 23: Tập 79 - Số 03 - Năm 2011

Dƣơng Thị Huyền Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 79(03): 17 - 22

20

phần củng cố sự ổn định về hôn nhân và gia

đình. Mặt khác, hôn nhân ở Ai Cập cổ đại đều

rất chú ý đến sự ƣng thuận của các đôi trai

gái. Trong các bản khế ƣớc hôn nhân, ngƣời

đàn ông phải ký tên bằng một dòng chữ “Tôi

đã lấy em làm vợ” và ngƣời phụ nữ cũng có

quyền của mình, mặc dù chỉ là câu “Anh đã

lấy tôi làm vợ”. Đây là quan điểm rất tiến bộ,

khác hẳn với quan điểm “cha mẹ đặt đâu, con

ngồi đấy” trong hôn nhân của một số quốc gia

khác trên thế giới thời bấy giờ.

Chế độ hôn nhân ở Ai Cập cũng rất tiến bộ,

đó là chế độ hôn nhân một vợ một chồng. Bởi

những khế ƣớc hôn nhân luôn đảm bảo quyền

lợi vật chất cho vợ con họ một cách tốt nhất.

Trƣớc khi lấy vợ, ngƣời đàn ông phải trả cho

bố vợ tƣơng lai một khoản tiền khá lớn. Sau

khi ly dị, ngƣời chồng bắt buộc phải nuôi

ngƣời vợ cũ của mình với số tiền bằng 1/3 thu

nhập của anh ta. Những quy định này khiến

hầu hết đàn ông Ai Cập chỉ có điều kiện lấy

một vợ mà thôi. Luật pháp Ai Cập cũng có

nhiều điều khoản bảo vệ quyền lợi phụ nữ và

trẻ em. Nếu ngƣời chồng bỏ rơi vợ con thì

phải xử phạt rất nặng về kinh tế.

Một đặc điểm nữa của đám cƣới thời Ai Cập

cổ đại là phải “môn đăng hộ đối”. Cả hai đều

phải xuất thân từ cùng một tầng lớp xã hội.

Ngƣời ta không quan tâm tới chủng tộc hay

quốc tịch. Vua thƣờng hết hôn với những cô

gái từ vƣơng quốc khác làm vợ hai. Vua

Ramsset II đã cƣới công chúa của Hitti và

phong chức hoàng hậu nhƣ ngƣời vợ đầu tiên

của mình. Những nữ nô lệ cũng đƣợc hƣởng

nhiều đặc quyền trong hôn nhân. Muốn có

đƣợc cuộc hôn nhân bình thƣờng, những cô

gái nô lệ phải mua tự do cho mình hoặc làm

con nuôi của một ngƣời tự do trƣớc khi lấy

chồng. Sau những cuộc hôn nhân này, những

nữ nô lệ này sẽ trở thành ngƣời công dân và

đƣợc hƣởng mọi đặc quyền của một ngƣời

phụ nữ trong xã hội. Ngƣời đàn ông đƣợc tự

do nhận những đứa con nô lệ mà ông ta đã

sinh ra làm con nuôi.

Khát khao có con cái thật phổ biến nhƣ một

bảo đảm để đối phó với tƣơng lai. Một nhà

thông thái thuộc triều đại XVIII đã khuyên

nhủ “hãy lấy vợ khi bạn còn trẻ để cô ta có

thể sinh con trai cho bạn. Hạnh phúc thay

người đàn ông có nhiều con cái vì anh ta

được kính trọng nhờ con cái của mình” [4,

tr.29]. Ngƣời phụ nữ thực hiện thiên chức của

mình là sinh đẻ và nuôi dạy con cái. Các nhà

khảo cổ học đã phát hiện đƣợc những bức

tƣợng thể hiện sự mắn đẻ trong các ngôi đền,

ngôi mộ và ngôi nhà. Những bức tƣợng này

đƣợc dâng lên nữ thần Hathor “bà trời” mà

ngƣời Ai Cập cho là đóng vai trò chủ chốt

trong số phận của trẻ sơ sinh. Có nhiều bức

tƣợng khác thể hiện tâm trạng của ngƣời đàn

bà mong muốn sinh đƣợc nhiều con.

Trong gia đình, quan hệ vợ chồng đƣợc rập

theo mối quan hệ giữa các cặp vợ chồng Thần

Thánh “thời cổ sơ” hoàn toàn bình đẳng. Họ

đƣợc chồng yêu quý và kính trọng. Phụ nữ Ai

Cập giữ vai trò rất quan trọng trong gia đình,

họ đƣợc phong là “nội tướng” giúp đỡ ý kiến

cho chồng, trông nom quán xuyến mọi công

việc trong nhà và đóng góp một phần rất lớn

vào sự thịnh vƣợng của gia đình. Đƣợc chồng

chiều chuộng, đƣợc sự kính nể của con cái mà

mình mong cho đông đàn dài lũ, ngƣời phụ nữ

tìm thấy hạnh phúc ở chỗ cảm thấy mình là cột

trụ trong nhà và của tập thể gia đình. Con trai

cũng nhƣ con gái đều đƣợc chia sẻ một cách

công bằng sự chú ý chăm sóc của bố mẹ.

Tuy nhiên, trong trƣờng hợp, khi ngƣời phụ

nữ bị chồng đối xử tệ bạc hoặc khi cuộc sống

gia đình không hạnh phúc, ngƣời vợ có quyền

truy tố chồng ra tòa và ly dị chồng mà không

cần có thẩm quyền của ngƣời cha và ngƣời

chồng của họ. Luật pháp Ai Cập có nhiều

điều khoản bảo vệ những ngƣời phụ nữ ly

hôn. Họ đƣợc mang đi toàn bộ tài sản riêng

mà mình về nhà chồng và đƣợc hƣởng một

phần ba số tài sản của hai vợ chồng. Sau khi

ly hôn, ngƣời chồng vẫn phải chu cấp tiền cho

vợ của mình. Thậm chí, khi ngƣời chồng buộc

phải trả lại cho ngƣời vợ mà mình ly dị những

gì ngƣời vợ đã mang về nhà chồng thì ngƣời

chồng gần nhƣ bị phá sản. Các quy định này

đã bảo đảm cho quyền lợi của ngƣời phụ nữ,

có quyền quyết định số phận của mình đồng

thời là cơ sở để buộc ngƣời chồng thực hiện

nghĩa vụ của mình đối với vợ. Tuy nhiên, ở

Ai Cập, phụ nữ Ai Cập rất ít khi sử dụng đến

quyền này bởi ngày nay, các nhà khảo cổ học

Page 24: Tập 79 - Số 03 - Năm 2011

Dƣơng Thị Huyền Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 78(02): 17 - 22

21

tìm thấy nhiều bằng chứng trong nhiều bức

tranh, bức tƣợng cảm động về gia đình, cha

mẹ, con cái… cho thấy những cặp vợ chồng Ai

Cập cổ đại thƣờng chung sống rất hạnh phúc.

Trong khi đó, ở Lƣỡng Hà cổ đại, theo điều

khoản 129 của bộ luật Hammurabi, ngƣời

chồng là “ông chủ”, nghĩa là kẻ chiếm hữu

đầy quyền hành với vợ mình. Ngƣời chồng

mua vợ về nhƣ mua nô lệ. Bộ luật đã thể hiện

địa vị thấp kém và dễ bị xâm hại của ngƣời

phụ nữ ở xã hội Lƣỡng Hà cổ đại. Mặt khác,

ở Ấn Độ, trong quan hệ hôn nhân, phụ nữ

cũng bị phân biệt so với đàn ông. Điều 46,

chƣơng 9 của luật Manu quy định việc vợ bị

tƣớc quyền ly hôn, tức là phụ nữ không đƣợc

bỏ chồng dù cho ngƣời chồng đó tệ bạc nhƣ

thế nào. Điều 47, chƣơng 9 của luật cho phép

chồng đƣợc quyền bỏ vợ nếu ngƣời vợ ghét

chồng. Nhƣ vậy, trong xã hội cổ đại, phụ nữ

ở Ai Cập có quyền bình đẳng với đàn ông

trong lĩnh vực hôn nhân hơn hẳn một vài

quốc gia khác.

VỀ TÀI SẢN

Đa số phụ nữ Ai Cập là những ngƣời nông

dân ít đƣợc học hành nhƣng họ đã có đƣợc

một số quyền hành mà các phụ nữ thuộc các

xã hội Hy Lạp- La Mã không có. Đáng lƣu ý

nhất là tầm quan trọng của quyền sở hữu đất

đai của ngƣời phụ nữ, đất đai trong cả nƣớc

thuộc quyền sở hữu của nhà nƣớc, chia cho

các công xã nông thôn quản lý nhƣng ngƣời

phụ nữ cũng đƣợc chia ruộng đất, số đất đai

này sẽ đƣợc trao từ mẹ sang con gái. Ngƣời ta

cho rằng có lẽ vì chuyện mẹ của một ngƣời là

ai luôn là điều rõ ràng, trong khi quan hệ cha

con là chuyện không lấy gì làm chắc. Tƣơng

tự, ngƣời ta thƣờng khẳng định lai lịch của

mình bằng cách nêu tên mẹ, chứ không phải

tên của cha. Đây là điều khá đặc biệt ở Ai

Cập cổ đại, chứng tỏ vai trò và vị trí của

ngƣời phụ nữ.

Phƣơng pháp chuyển giao tài sản có nghĩa là

phụ nữ có thể sở hữu và cai quản cả đất đai và

tài sản khác. Do đó, phụ nữ Ai Cập khi lấy

chồng không phải chuyển tài sản cho chồng

mình. Mặt khác phụ nữ có chồng vẫn có

quyền quản lý tài sản riêng của mình, đƣợc

quyền hƣởng một phần tài sản của chồng. Phụ

nữ cũng có thể khởi kiện, mua bán tài sản và

làm di chúc. Ngƣời chồng không có quyền

pháp lý đối với tài sản của vợ. Họ đƣợc tùy ý

để lại di sản của mình cho bất cứ ngƣời con

nào mà mình muốn cho thừa kế. Trong các

gia đình Ai Cập, ngƣời con trai trƣởng vẫn

nắm đầy đủ mọi quyền hành. Nhƣng anh ta

không phải là ngƣời thừa kế toàn bộ tài sản

của cha mẹ. Số tài sản đó đƣợc chia đều cho tất

cả con cái, không phân biệt nam nữ. Khi lấy

chồng, ngƣời phụ nữ đƣợc mang theo số tài

sản mà cha mẹ chia cho về nhà chồng. Nhƣ

vậy, qua quyền thừa kế tài sản đã cho thấy, phụ

nữ Ai Cập cũng nhƣ nam giới đƣợc cấp đầy đủ

các quyền theo luật pháp của đất nƣớc.

Trong khi đó, ở La Mã cổ đại, một thiếu nữ

khi lập gia đình thì mất hoàn toàn quyền sở

hữu tài sản trong gia đình của mình.

VỀ CÔNG VIỆC CỦA PHỤ NỮ

Những ngƣời phụ nữ Ai Cập thuộc tầng lớp

giữa và dƣới đều đƣợc ngang hàng với nam

giới về kinh tế. Họ có thể có nghề nghiệp

riêng và hƣởng thù lao nhƣ nam giới.

Đối với ngƣời Ai Cập, việc ăn uống và cỗ bàn

là chuyện rất đƣợc chú ý. Những gia đình

giàu có ăn thịt, uống rƣợu vang và làm cỗ bàn

sang trọng mời bạn bè. Ngƣời nghèo chỉ có

những bữa ăn đạm bạc với bánh mì, cá và bia.

Do đó, đàn bà, con gái dành nhiều thời gian ở

nhà để làm bánh, làm rƣợu bia và thổi nấu.

Tại những gia đình giàu có, những công việc

ấy đƣợc giao cho những ngƣời hầu gái. Vì

vậy, những phụ nữ quyền quý chỉ lo đi tế lễ,

vui chơi giải trí và nuôi dạy con cái. Tại

những gia đình nghèo, phụ nữ phải tham gia

công việc đồng áng, nhất là khi nhân công

nam giới không đủ. Một số phụ nữ làm thợ

bánh mỳ, thợ dệt. Một số phụ nữ làm nghề ca

múa và biểu diễn vào các dịp lễ hội, các cuộc

tiệc tùng gia đình. Ngoài ra, phụ nữ Ai Cập

cũng có thể đi mua sắm, một sự kiện mà sử

gia Hy Lạp- Hêrôdôt, lƣu ý với đầy vẻ ngạc

nhiên khi ông viếng thăm Ai Cập, điều mà

ông rất ít thấy ở một quốc gia nào khác thời

bấy giờ.

Đàn ông thƣờng nắm giữ những chức vụ quan trọng ở quốc gia và trong hệ thống quan lại. Bên dƣới mức độ ảnh hƣởng chính trị này,

Page 25: Tập 79 - Số 03 - Năm 2011

Dƣơng Thị Huyền Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 79(03): 17 - 22

22

phụ nữ đã thực hiện những trách nhiệm nhƣ giám sát thợ dệt, ca sĩ và đầu bếp; một số là thủ quỹ cho những cơ sở buôn bán tƣ nhân. Một nghề đƣợc kính trọng là nghề bà mụ và những bà mụ đã đỡ đẻ cho đa số trẻ sơ sinh ở Ai Cập. Nhiều phụ nữ làm nghề khóc mƣớn cho các đám ma, để làm tăng thêm không khí đau buồn của lễ tang. Tiễn đƣa ngƣời quá cố về thế giới bên kia thƣờng có hai ngƣời đàn bà khóc mƣớn, biểu trƣng cho hai nữ thần Isis và Nephthy khóc em trai Osiris. Những ngƣời khóc mƣớn khác thì bôi tro lên mặt và đấm ngực để biểu thị sự đau buồn.

Trong số các chức vụ cao dành cho phụ nữ có nghề thầy tế lễ, thƣờng bao gồm các nữ tu sĩ tụng kinh hay chơi nhạc cụ ở các ngôi đền. Những nữ tu này thƣờng mặc một bộ áo da báo để thể hiện chức sắc tôn giáo của mình.

Thật ra, không phải tất cả các trẻ em Ai Cập đều đƣợc đến trƣờng, con gái nói chung lại càng ít đƣợc đi học so với con trai. Tuy vậy, cũng có một số con gái đƣợc học lên một cấp khá cao. Vì vậy, phụ nữ đã có thể làm nhiều nghề khác nhau trong cơ quan nhà nƣớc, trong ngành thƣơng mại thậm chí làm cả những nghề thuộc ngành khoa học: nghề thầy thuốc. Trong lịch sử loài ngƣời, phu nhân Pesechet là ngƣời đã trị bệnh cứu ngƣời ở Memphis từ thời các Kim Tự tháp, vào thiên niên kỷ III TCN.

KẾT LUẬN

Nhƣng phụ nữ chỉ đƣợc bình đẳng về pháp lý với đàn ông cùng giai cấp.

Ở Ai Cập cổ đại, phụ nữ có địa vị xã hội bình đẳng với nam giới, thậm chí còn có nhiều đặc

quyền hơn. Đây là điểm tiến bộ hơn rất nhiều so với các nền văn minh khác trên thế giới thời bấy giờ. Đó cũng là một trong những đặc trƣng chủ yếu của nền văn minh Ai Cập thời cổ đại. Nhân loại ngày nay vẫn đánh giá cao nền văn minh rực rỡ này không chỉ bởi những giá trị vật chất mà cƣ dân Ai Cập đã sáng tạo nên mà ở cả những quan niệm tốt đẹp của xã hội đối với quyền lợi của ngƣời phụ nữ.

Trong xã hội hiện đại ngày nay, địa vị của ngƣời phụ nữ ngày càng đƣợc nâng cao. Tuy nhiên, ở một số quốc gia trên thế giới, nhiều ngƣời phụ nữ vẫn bị đối xử một cách tệ bạc nhƣ không đƣợc tự do kết hôn, không đƣợc thừa kế tài sản, không đƣợc nhận những phúc lợi xã hội… Vẫn đề đấu tranh đòi quyền bình đẳng giới vẫn đang diễn ra tại nhiều quốc gia trên thế giới. Chính vì vậy, việc đánh giá đúng đắn địa vị cao của ngƣời phụ nữ Ai Cập cổ đại cho thấy quan niệm tiến bộ và trình độ văn minh của cƣ dân Ai Cập.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. Almanach những nền văn minh thế giới, Nxb

Văn hoá Thông tin, Hà Nội, 1995.

[2]. Avđiev V.I, Lịch sử phương Đông cổ đại,

Matxcơva, 1970.

[3]. Mortimer Chambers, Barbara Hanawalt,

David Herlihy, Theodore K.Rabb, Isser Woloch,

Raymond Grew, Lịch sử văn minh phương Tây,

Nxb Văn hóa Thông tin, Hà nội, 2004.

[4]. Nguyễn Quốc Hùng (Chủ biên), Những nền

văn minh rực rỡ cổ xưa, Tập 1 (Ai Cập, Tây Á,

Ấn Độ), Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1993.

[5]. Chiêm Tế, Lịch sử thế giới cổ đại, Tập 1,2,

Nxb Giáo dục, HN, 1978

SUMMARY

HIGH STATUS OF WOMEN IN ANCIENT EGYPT SOCIETY

Duong Thi Huyen

*

College of Sciences - Thai Nguyen University

In the ancient world, Egypt is a country where women have relatively high status. No royal women

Elites have the political and religious high that even those women with normal labor and enjoy the

benefits of economic, legal and social interaction with men. Egyptian women have the right to own

property, prosecution in court and divorce her husband, especially in cases of badly treated.

Relations between men and women in society is totally equal relationship, in which women are

socially respected. That's what these women not only Greek, Roman desire at that time that even

today, many countries women are still struggling to regain.

Keywords: Egyptian women, status of women, marriage, family

* Tel: 0975702362; Email: [email protected]

Page 26: Tập 79 - Số 03 - Năm 2011

Lƣơng Thị Hạnh Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 78(02): 23 - 28

23

THỜ CÖNG TỔ TIÊN VÀ CÁC THẦN CHE CHỞ GIA ĐÌNH

CỦA NGƢỜI TÀY BẮC KẠN Lƣơng Thị Hạnh*

Trường Đại học Khoa học - ĐH Thái Nguyên

TÓM TẮT

Thờ cúng tổ tiên của ngƣời Tày là một hoạt động có ý thức của con ngƣời, là tình cảm biết ơn,

tƣởng nhớ, hƣớng về cội nguồn quá khứ. Cơ sở của sự hình thành ý thức về thờ cúng tổ tiên là

niềm tin rằng linh hồn tổ tiên còn sống cùng với con cháu, có thể che chở và ban phúc cho con

cháu. Cho nên, xét về mặt đạo đức, ý thức về tổ tiên mang giá trị nhân văn sâu sắc, nó phát khởi

mối thiện tâm ở mỗi con ngƣời trong cộng đồng xã hội.

Thờ cúng Tổ tiên là một trong những hình thức tín ngƣỡng chủ đạo không chỉ có ở dân tộc Tày,

mà có ở tất cả các tộc ngƣời nƣớc ta, hầu nhƣ không có gia đình nào là không thờ cúng tổ tiên,

không thực hành lễ nghi theo tập tục trong gia đình và cộng đồng. Thờ cúng tổ tiên đã trở thành

một phong tục, là chuẩn mực đạo đức và nguyên tắc làm ngƣời, đồng thời là một phần quan trọng

trong đời sống tâm linh của ngƣời Tày nói riêng và ngƣời dân Việt Nam nói chung. Đó là một

phong tục đẹp, có tính chất giáo dục truyền thống cho các thế hệ.

Từ khóa: Tổ tiên; thờ cúng; tín ngưỡng; văn hóa; linh hồn; bàn thờ; huyết tộc; kiêng kỵ…

Thờ cúng tổ tiên là một hiện tƣợng mang tính

lịch sử - xã hội, tồn tại phổ biến ở nhiều nƣớc

trên Thế giới, trong đó có Việt Nam. Mặt tốt

của việc thờ cúng là nhắc nhở những ngƣời

đang sống phải nhớ đến nguồn, “ăn quả nhớ

kẻ trồng cây”, biết kính trọng, phụng dƣỡng

ông bà lúc sinh thời và thờ phụng khi mất.

Lâu dần, sự thờ phụng đã trở thành đạo lý,

thành lẽ sống, trở thành nét đẹp văn hoá

truyền thống của các dân tộc. Song kèm theo

nó là sự phiền toái, nặng nề khi mang màu sắc

mê tín dị đoan, vụ lợi, ảnh hƣởng không nhỏ

đến đời sống của con ngƣời.*

Trong quá trình phát triển của lịch sử, khái

niệm tổ tiên cũng có sự biến đổi, phát triển. Nó

không chỉ bó hẹp trong phạm vi huyết thống

gia đình, họ tộc… mà đã mở rộng ra phạm vi

cộng đồng xã hội ở ba cấp độ: Quốc gia thì thờ

Vua Hùng; làng bản thờ thần Thành Hoàng;

gia đình, dòng họ thì thờ tổ tiên.

Bài viết này, tác giả chỉ nghiên cứu về ý

nghĩa của việc thờ cúng Tổ tiên trong gia đình

và các vị thần che chở nhà cửa, làng bản của

ngƣời Tày Bắc Kạn, chứ không đi sâu tìm

hiểu về nguồn gốc và bản chất của tín ngƣỡng

thờ cúng và cũng không có ý định tìm hiểu về

đạo thờ Vua Hùng của quốc gia dân tộc.

* Tel: 0914 892 999; Email: [email protected]

Ngƣời Tày ở Bắc Kạn là tộc ngƣời đã cƣ trú

từ lâu đời, lại có số dân đông nhất trong toàn

tỉnh, theo điều tra dân số năm 1999, dân tộc

Tày có số dân là 149.459 ngƣời, chiếm

54,32% [3, tr.39]. Vì thế, ở vùng này ngôn

ngữ Tày cùng với tiếng phổ thông (tiếng

Kinh) đóng vai trò quan trọng trong giao tiếp

giữa các dân tộc. Hơn nữa, văn hóa truyền

thống của dân tộc Tày lại rất phong phú, đa

dạng là nét đặc trƣng cho văn hóa vùng cao

Bắc Kạn, Bên cạnh những đặc điểm chung,

giống nhau còn có những nét riêng rất độc

đáo, chẳng hạn tín ngƣỡng thờ cúng Tổ tiên là

một trong những nét riêng độc đáo đó.

Theo tập tục của ngƣời Tày, nơi đặt bàn thờ

tổ tiên bao giờ cũng là gian giữa của ngôi nhà

với ba hoặc bốn ống hƣơng tùy từng dòng họ,

dù bố cục của ngôi nhà 5 gian hay 7 gian, thì

gian giữa vẫn là nơi trang trọng nhất; Còn ở

ngƣời Hmông thì chỗ thờ cúng tổ tiên luôn

nằm ở vách tƣờng (liếp). Nơi thờ làm hết sức

đơn giản, thƣờng chỉ là mảnh giấy tiền bằng

giấy bản, có hình chữ nhật dán lên vách, liếp

thuộc gian giữa của ngôi nhà. Khi cần cúng

thì cắm hƣơng xuống đất, đặt mâm cúng ngay

chân vách (liếp). Cũng có gia đình gài ống

hƣơng vào vách coi là nơi thờ tổ tiên, lại có

hộ làm bàn thờ nhƣ ngƣời Tày, Kinh…

Tuy nhiên, dù bố cục và bài trí bàn thờ tổ tiên

giữa các tộc ngƣời có khác nhau, song đều

Page 27: Tập 79 - Số 03 - Năm 2011

Lƣơng Thị Hạnh Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 79(03): 23 - 28

24

xuất phát từ quan niệm cây phải có gốc, chim

phải có tổ, con ngƣời phải có cha mẹ, dòng họ

và quê hƣơng. Trong đó dòng họ là yếu tố

hàng đầu, tên ngƣời có thể thay đổi, có thể

nhiều quê, nhƣng họ thì không thể thay đƣợc,

dù có đi làm con nuôi từ bé, khi lớn lên nếu

biết đƣợc họ mình thì vẫn phải mang lại họ

của mình. Họ chính là nguồn gốc, mỗi dòng

họ lại có một nguồn gốc riêng. Do đó, ngƣời

Tày thờ cúng dòng họ, chứ không thờ một

con ngƣời cụ thể. Vì vậy, nếu trong gia đình

có ngƣời thân qua đời, ngƣời ta phải làm đủ

các thủ tục, các nghi lễ trong thời gian trở

tang, nhƣ cúng 40 ngày, 100 ngày, 1 năm, 3

năm là lễ đoạn tang (thực tế chỉ 2 năm). Theo

quan niệm của đồng bào, sau lễ đoạn tang linh

hồn ngƣời chết sẽ đƣợc giải thoát khỏi địa

ngục để về cõi thiên đƣờng với tổ tiên, vì thế

bát hƣơng, bài vị cũng đƣợc nhập chung với

bài vị tổ tiên và đƣợc thờ cúng chung ở đó.

THỜ CÖNG TỔ TIÊN

Theo quan niệm của ngƣời Tày, linh hồn

ngƣời đã mất luôn luôn ở trên bàn thờ tổ tiên

để đƣợc gần gũi con cháu, để hàng ngày theo

dõi và giúp đỡ phù hộ cho con cháu trong

việc làm ăn. Do vậy, việc thờ cúng tổ tiên

không chỉ thể hiện lòng biết ơn đối với cha

ông, với ngƣời đã khuất mà nhiều khi còn là

sự cầu mong, sự tạ lỗi, xin tha thứ… với tổ

tiên. Bởi tổ tiên luôn có sự chi phối đến số

phận tốt xấu của con cháu và có những quyền

năng khó lƣờng. Vì thế, việc thờ cúng tổ tiên

đã đƣợc duy trì qua nhiều thế hệ, chẳng ai bảo

ai mà cứ đời đời tiếp nhau thực hiện và trở

thành cốt lõi của thuần phong mỹ tục và là

hình thức thờ cúng quan trọng nhất trong đời

sống tâm linh của ngƣời Tày.

Về nội dung, hình thức và đối tƣợng thờ

cúng, cũng có nhiều loại và mức độ thờ cúng

khác nhau ít nhiều giữa các dân tộc. Ở ngƣời

Tày hình thức thờ cúng chủ yếu là thờ huyết

tộc, bên cạnh đó, cũng có một số ít hộ gia

đình ngƣời Tày thờ cúng bố mẹ vợ.

Các tổ tiên được thờ cúng:

- Thờ Tổ tiên theo huyết tộc: Trong mỗi gia

đình, việc thờ cúng tổ tiên trƣớc hết có tác

dụng củng cố mối quan hệ ruột thịt giữa

những ngƣời cùng máu mủ, dân gian có câu

“Một giọt máu đào hơn ao nƣớc lã” chính là

nói đến mối quan hệ máu mủ, huyết tộc này.

Các thế hệ tổ tiên đƣợc thờ phổ biến là 3 đời

từ cha mẹ, ông bà, cụ. Theo quan niệm của

đồng bào, bố mẹ, ông bà, các cụ là những

ngƣời trực tiếp gắn bó nuôi dƣỡng, bảo vệ,

phù hộ cho con cháu. Còn các đời, từ đời thứ

tƣ trở lên Tổ tiên biến thành thần chăm nom

nhà cửa, gia súc, tránh sự thâm nhập của các

ma quỷ lạ. Vì thế vào dịp Tết Nguyên Đán

ngƣời ta còn làm mâm cúng các vị Tổ tiên

này ở ngoài nhà (cúng ở dƣới sàn nhà đồng

bào gọi là an làng, để gia súc gia cầm không

bị toi dịch), nay nhiều gia đình đã bỏ lệ này.

Khi trong nhà có ngƣời thân vừa mới qua đời

thì không đƣợc đƣa lên cúng chung với tổ tiên

ngay mà phải thờ ở một góc riêng thấp hơn

bàn thờ tổ tiên đồng bào gọi là Bài vị (Chòong

eng), ngày nay còn có thêm tấm ảnh. Hàng

ngày, đến bữa ăn, con cháu xẻ cơm canh đặt

lên bàn thờ trong suốt 3 năm hoặc 1 năm, cũng

có nơi chỉ thực hiện trong vòng 100 ngày.

- Thờ cúng bố mẹ vợ: Việc thờ cúng bố mẹ

vợ chỉ là ngoại lệ chứ không phải là thông lệ,

thƣờng xẩy ra với những gia đình không có

ngƣời nối dõi tông đƣờng, không còn ngƣời

thừa tự theo trực hệ dòng cha, thì con gái đã

đi lấy chồng, rƣớc tổ tiên bố mẹ về thờ bên

nhà chồng. Nhƣng tổ tiên bố mẹ vợ chỉ đƣợc

cúng ở gian nhà phụ (có thể góc nhà) chứ

không đƣợc thờ chung trong gian chính của

gia đình, và không đóng vai trò trung tâm

trong nghi lễ thờ cúng của gia đình nữa.

Trong việc thờ cúng bố mẹ vợ, thƣờng chỉ thờ

cúng có một đời và những nghi lễ thờ cúng

cũng phải làm sau việc thờ cúng tổ tiên của

gia đình nhà chồng. Vậy, hồn ma tổ tiên trên

bàn thờ cƣ ngụ ở đâu? đồng bào cho rằng, hồn

ma trú ngụ trong bài vị hoặc bát hƣơng trên bàn

thờ hay trên vách thờ một cách chung chung

chứ chƣa có biểu tƣợng vật chất cụ thể.

Thiết chế bàn thờ: Tín ngƣỡng thờ cúng tổ tiên

đã thành quy ƣớc trong việc bố trí kiến trúc

nhà ở của ngƣời Tày. Trƣớc đây đồng bào chủ

yếu ở nhà sàn 5 gian, 7 gian. Dù bố cục nhà

theo chiều dọc hay chiều ngang thì tập quán,

với số gian nhƣ thế, bao giờ gian giữa cũng là

nơi trang trọng nhất, đặt bàn thờ tổ tiên.

Page 28: Tập 79 - Số 03 - Năm 2011

Lƣơng Thị Hạnh Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 78(02): 23 - 28

25

Bàn thờ tổ tiên trong tiếng Tày gọi Choòng

ham đƣợc đặt trang trọng tại gian giữa (phần

lớn để hƣớng phía trƣớc nhà, cũng có gia đình

để phía sau). Trƣớc bàn thờ tổ tiên gian giữa,

là nơi tiếp khách nam giới. Từ bàn thờ tổ tiên

bao quát mọi hoạt động của con cháu trong

nhà, cứ nhƣ tổ tiên vẫn hàng ngày, hàng đời

sống cùng con cháu, theo dõi, dẫn dắt mọi

công việc làm ăn của con cháu trong nhà. Bàn

thờ cúng tổ tiên của ngƣời Tày khá đơn giản,

không có hƣớng án sơn son thếp vàng nhƣ

ngƣời Kinh, có khi chỉ là một tấm ván đóng vít

vào tƣờng đủ đặt một bát hƣơng hoặc ba, bốn

bát hƣơng tùy từng gia đình. Những gia đình

khá giả, bàn thờ tổ tiên đƣợc làm cầu kỳ hơn,

có chạm trổ hình hoa, nhƣng không sơn son

thếp vàng. Bát hƣơng trên bàn thờ tổ tiên của

ngƣời Tày là thờ theo “chức danh”, không thờ

con ngƣời cụ thể, nhƣ bát hƣơng thờ tổ tiên

(thờ họ) thì đặt bên tay phải nhìn vào, thờ thổ

công chính giữa, bên tay trái thờ bà cô, ông

mãnh, cao hơn một chút phía trái thờ quan âm.

Nghi thức thờ cúng: Không có quy định bắt

buộc, đồng bào quan niệm, khi tổ tiên còn

sống ăn uống thứ gì, thì cúng giỗ tổ tiên thứ

đó trở thành lễ vật. Hàng tháng Tổ tiên đƣợc

con cháu cúng vào ngày rằm và mồng một với

nghi thức đơn giản chỉ thắp hƣơng, đèn, mời

trà hay rƣợu, có khi chỉ là nƣớc lã, ít khi có

xôi gà hay bánh kẹo. Vào những dịp lễ tết,

nhất là tết Nguyên đán và tết rằm tháng bảy,

cỗ bàn cúng Tổ tiên rất thịnh soạn, đủ các loại

bánh trái, rƣợu thịt. Khi trong gia đình có

công to việc lớn nhƣ cƣới xin, vào nhà mới, lễ

đầy tháng cháu, lễ tang ma,… bàn thờ Tổ tiên

cũng đƣợc bày cỗ linh đình, tuỳ từng nội

dung công việc mà bày cỗ bàn khác nhau,

chẳng hạn đám cƣới nhất thiết bàn thờ Tổ tiên

nhà gái phải có thủ lợn của chính con lợn nhà

trai mang sang, trong khi bàn thờ nhà trai chỉ

có con gà sống thiến. Kể cả khi nhà có việc

đột xuất dù lớn hay nhỏ, nhƣ trƣớc mỗi

chuyến đi xa, trƣớc ngày lên đƣờng dự kỳ thi,

khi một trẻ thơ mới cất tiếng khóc chào đời

trong gia đình, con xin đƣợc việc làm… thì

ngƣời ta đều thắp hƣơng cáo tổ tiên, thì đƣợc tổ

tiên phù hộ cho mọi việc tốt đẹp, may mắn.

Ở bàn thờ tổ tiên, ngày tết nguyên đán thƣờng

dựng hai bên, mỗi bên một đôi mía để cả

ngọn, có nhà để cả rễ. Cây mía ngọt, thể hiện

sự đoàn kết, thƣơng yêu, đùm bọc anh em

trong nhà, trong họ. Các đốt mía, biểu hiện

những nấc thang phát triển cho hiện thực cuộc

sống con cháu. Mía trở thành lễ vật cúng để

các cụ dùng làm gậy đi lại thăm nom con cháu.

Trong các dịp cúng lễ, thực hiện các nghi

thức thờ cúng chủ yếu là ngƣời cha, ngƣời

chủ gia đình. Trƣờng hợp cha mất sớm, con

còn nhỏ ngƣời mẹ sẽ trở thành ngƣời chủ trì

trong những dịp cúng lễ.

Những gia đình có ngƣời làm nghề thầy cúng

(Tào, Then, Pụt), hái thuốc chữa bệnh,... cũng

có riêng một bát hƣơng thờ Tổ sƣ nghề đƣợc

đặt cùng với gian thờ tổ tiên nhƣng ở vị trí

cao hơn và đặt chính giữa để phù hộ cho các

công việc hành nghề. Vào các dịp tết có mâm

cúng đồ chay. Đối với các thầy Tào, Then,

Pụt sau mỗi lần đi làm lễ cho gia đình nào đó,

thì gia đình đƣợc thầy làm lễ nhất thiết phải

có một con gà (gà luộc chín), vài ống gạo, một

lít rƣợu để giả lễ cho thầy. Đồ lễ này sẽ đƣợc

thầy mang về đặt lên trình báo với tổ sƣ nghề ở

nhà thầy, với hàm ý tạ ơn thánh thần đã giúp

thầy hoàn thành công việc giúp ngƣời. Nếu gia

chủ không có gà, thầy phải tự bắt gà nhà thịt để

cúng và trả ơn các thánh thần.

MỘT SỐ KIÊNG KỲ TRONG VIỆC

THỜ CÖNG TỔ TIÊN

- Những kiêng kỵ: Nhƣ đã trình bày ở phần

trên, ngƣời Tày thờ cúng Tổ tiên là thờ dòng

họ, họ chính là nguồn gốc, mỗi dòng họ lại có

một nguồn gốc riêng. Nhƣng trong cách thức

thờ cúng tổ tiên của các dòng họ cũng có cái

giống nhau, nhƣ hƣơng thắp có nhuộm chân

màu đỏ, cúng sớm tối bằng nƣớc trà mới pha,

cúng rƣợu cùng với thịt lợn, thịt gà và các loại

bánh trái tự làm, khi cúng nhà nào cũng thắp

đèn dầu, cúng xong đốt tiền (tiền bằng giấy

bản)… Những giống nhau về thờ cúng tổ tiên

giữa các dòng họ thì rất nhiều, song giữa các

dòng họ lại có sự khác nhau, nhƣ họ này thì

đƣợc cúng cá, họ khác lại không, có họ đƣợc

ăn thịt trâu, thịt bò, thịt chó… có họ lại kiêng,

nhất là những nhà có ngƣời làm nghề thầy cúng.

Nhƣ vậy, tùy từng dòng họ ngƣời Tày có

những kiêng kỳ riêng. Hầu hết các dòng họ

khi cúng ông bà tổ tiên không bao giờ cúng

Page 29: Tập 79 - Số 03 - Năm 2011

Lƣơng Thị Hạnh Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 79(03): 23 - 28

26

thịt sống, thịt trâu, thịt bò, thịt ngựa. Thịt

sống chỉ để cúng cho ngƣời mới chết (bằng cả

con lợn phủ phục trƣớc linh cữu); kiêng cúng

đồ ăn thừa, không cúng rƣợu uống dở; tết

nguyên đán, rằm tháng giêng, rằm tháng bảy,

đồ cúng đều phải để nguyên miếng (thịt lợn),

cả con (gà, vịt), còn lại các lần cúng khác thịt

có thể chặt ra sắp nhƣ mâm cơm rồi cúng

cũng đƣợc. Bàn thờ của ông bà tổ tiên chỉ

đƣợc quét dọn và lau chùi vào chiều 30 tết,

lúc khác không đƣợc quét dọn, xê dịch, không

đặt các đồ vật lên bàn thờ, trừ hƣơng vàng,

ấm chén, hoa quả, bánh kẹo, không gây ồn ào,

náo động trong gian bàn thờ, khi nằm cũng

tránh không quay chân về phía bàn thờ, sản

phụ trong tháng không đi qua hoặc đến chỗ

bàn thờ tổ tiên, vì mới đẻ chƣa đủ 40 ngày

ngƣời phụ nữ vẫn bị coi là “bẩn” sẽ gây ô uế

đến chốn linh thiêng của các cụ.

Ngoài việc thờ cúng tổ tiên là chính, trong các

gia đình ngƣời Tày ở Bắc Kạn còn có những

tín ngƣỡng dân gian khác liên quan tới việc

thờ cúng các vị thần phù hộ cho gia đình, làng

bản. Theo quan niệm của ngƣời Tày, thần là

một nhân vật siêu nhiên, là ngƣời trực tiếp với

cuộc sống của con ngƣời, thần là ngƣời làm

đƣợc một số việc ở một làng, một vùng. Thần

giúp con ngƣời có cuộc sống bình yên, nhƣ

con ngƣời không bệnh tật, cây trồng không

sâu bệnh, gia súc không toi dịch, xóm làng

không hỏa hoạn thiên tai.

THỜ CÖNG CÁC THẦN LINH CHE CHỞ

GIA ĐÌNH

Đồng bào Tày – Nùng có câu ngạn ngữ:

“Nặm hêết đây, Phầy hêết mjạc” nghĩa là

(Nước làm cho tốt, Lửa làm cho đẹp). Do đó,

trong các gia đình ngƣời Tày đều thờ bếp lửa

(thờ Táo Quân), “phi cằn phầy, phi pình

phầy” (ma bếp lửa). Theo quan niệm dân

gian, phi cằn phầy là vị thần giữ bếp núc, giữ

lửa, giữ gìn sự ấm cúng và quản lí mọi việc

trong gia đình, nếu để thần lửa phật ý thì nhà

cửa cũng nhƣ mọi vật đều bị cháy ra tro.

Đồng bào thờ ma bếp ngay tại bếp lửa chứ

không có bát hƣơng riêng. Dịp tết làm mâm

cúng và thắp hƣơng cạnh bếp lửa. Khi cơm

chín ma bếp lửa đƣợc ăn hƣơng, bữa ngon

đƣợc nếm trƣớc, mọi việc thăng trầm, hoà khí

hay lục đục trong nhà ma bếp đều hiểu rõ. Do

đó, đồng bào kiêng nói to tiếng, khóc lóc bên

bếp lửa, không gõ vào kiềng, vào khung gỗ

giữ đất bếp lửa, không đun củi bẩn, (nhất là

những cây bị sét đánh, cây khiêng nhà

táng…). Hàng năm cứ vào ngày 23 tháng

Chạp âm lịch, gia đình làm lễ đƣa Táo Quân

lên trời báo cáo Ngọc Hoàng công việc của

hộ mình quản lý nơi hạ giới. Đến ngày

mồng một đầu năm (Tết) Ngọc Hoàng sai

một Táo Quân mới đến thay thế, cho nên

ngƣời ta cúng vị thần này vào ngày 23

tháng chạp và mồng một đầu năm.

Khi con ra ở riêng, không đƣợc xin lửa gia

đình khác, mà phải chia lửa từ bếp lửa của

nhà bố mẹ cho con cái và đây cũng là một

nghi lễ quan trọng trong lễ vào nhà mới.

Đúng ngày giờ tốt, mở đầu lễ vào nhà mới

bằng nghi thức, thầy (hoặc một ngƣời có tƣ

cách đạo đức tốt, đông con cháu, cần cù làm

ăn, sản xuất giỏi) cầm bó đuốc cháy to châm

lửa từ nhà bố mẹ đẻ sang nhóm ở bếp giữa

nhà của nhà mới. Trong khi châm lửa, những

ngƣời có mặt đều cùng hô to “ún bấu táy

phầy, đây bấu táy pò mè” (ấm không gì bằng

lửa, tốt không gì bằng vợ chồng). Đồng bào

tin rằng hô nhƣ thì vậy gia đình sẽ hạnh phúc

và làm ăn dễ dàng. Ngƣời ta cố giữ cho lửa

cháy liên tục trong ba ngày không để tắt, vừa

gây không khí ấm áp trong nhà, đồng thời

cũng với ý nghĩa là lửa hãy thiêu hủy đi những

gì gọi là rủi ro, xua đuổi tà ma ám khí, vừa làm

cho nguyên vật liệu nhà mới đƣợc khô ráo.

Trong nghi lễ ma chay ở huyện Chợ Đồn, có

tục đốt lửa hơ xung quanh 4 góc áo quan

trƣớc khi đƣa ma ra khỏi nhà. Trên đƣờng

khiêng quan tài, ngƣời ta dùng các bó đuốc

lớn hơ phía dƣới áo quan. Sau khi chôn cất

xong, các con cháu cởi bỏ đồ tang hơ qua lửa,

với ý nghĩa là chiêu hồn cho ngƣời sống, kỳ

ma ngƣời chết và các loại ma quỷ khác theo

ngƣời sống về nhà. Có thể nói, lửa là vật

thiêng, là thần che chở gia đình. Vì vậy, trong

ý thức tâm linh của ngƣời Tày lửa đƣợc quan

niệm linh thiêng trong đời sống của họ.

Phổ biến ở mọi gia đình ngƣời Tày, còn có

bàn thờ Mẻ bjoóc hay Mẻ va (Mẹ Hoa), ngƣời

Kinh gọi là bà Mụ. Thờ Mẻ bjoóc cũng giống

nhƣ hình thức thờ Mẫu trong tín ngƣỡng dân

Page 30: Tập 79 - Số 03 - Năm 2011

Lƣơng Thị Hạnh Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 78(02): 23 - 28

27

gian của ngƣời Kinh. Nhƣng tín ngƣỡng thờ

Mẫu của ngƣời Kinh đƣợc phát triển thành hệ

thống thờ cúng có quy mô rất bề thế “Tam

Tòa Thánh Mẫu”, còn ở ngƣời Tày, tín

ngƣỡng thờ Mẫu tuy không phát triển bề thế

nhƣng nó giữ một vị trí hết sức quan trọng

trong đời sống tâm linh của đồng bào. Mẻ Va

trong thơ, then Tày – Nùng còn đƣợc gọi là

“Hoa Nƣơng Thánh Mẫu” là vị thần cai quản

việc nhân duyên, sinh nở nuôi dậy và bảo vệ

trẻ em. Bà ở trên cõi mƣờng phạ, bà có một

vƣờn đầy hoa. Hễ ngắt tặng nhà nào hoa bạc

thì sinh con gái, hoa vàng thì sinh con trai.

Xuất phát từ quan niệm cho rằng cái thai

trong bụng mẹ là một bông hoa đƣợc bà mụ

ban cho, do đó, bàn thờ Mẹ Hoa đƣợc lập

hôm trẻ đầy tháng (thậm chí có nhà 3 ngày đã

đặt bàn thờ Mụ), ngƣời ta làm ống hƣơng

bằng nứa cắm vào vách buồng ngƣời mẹ và

tấm phản nhỏ để đặt lễ. Cũng có gia đình bàn

thờ bà mụ đƣợc đóng rất cẩn thận ngay cửa

buồng của ngƣời mẹ. Nhà có bao nhiêu con

dâu thì bấy nhiêu bàn thờ mẻ bjoóc ngay vách

buồng của ngƣời mẹ. Bàn thờ bà mụ cũng

đƣợc thắp hƣơng nhƣ các bàn thờ khác trong

nhà, cúng lễ là đùi gà, bánh coóc mò, bánh

kẹo… Hễ ông bà, cha mẹ đi đâu về có quà

bánh phải đặt lên đó mời mẹ bjoóc trƣớc rồi

mới cho trẻ ăn. Nếu đôi vợ chồng nào lấy

nhau lâu mà chƣa có con, thì phải làm lễ xin

Mẹ Hoa ban hoa (ban con), đồng bào gọi đó

là “Lễ bắc cầu xin hoa”, nên tục ngữ Tày có

câu “Mẻ bjoóc păn mà, mẻ va păn hẩư” (Mẹ

hoa phân về, mẹ hoa chia cho).

Bên cạnh các hình thức thờ cúng nêu trên,

trong đồng bào Tày còn phổ biến hình thức

thờ cúng thổ công. Nơi thờ cúng thổ công

không hoàn toàn giống nhau, có vùng để ngay

bàn thờ tổ tiên, cũng có gia đình, có vùng lại

để ngoài sàn… Theo quan niệm của đồng bào

thổ công sẽ giúp cho gia đình xua đuổi các tà

ma ra khỏi khu vực nhà ở, trông nom gia súc

khỏi nanh vuốt của hổ, báo… làm cho gia súc

sinh sôi chật chuồng, con ngƣời đƣợc bình

yên, hạnh phúc.

Trong phạm vi bản hay liên bản của ngƣời

Tày đều có hình thức thờ thần bản mệnh của

cộng đồng bản, phổ biến nhất là miếu thờ thổ

thần và đình thờ Thành Hoàng làng.

THỜ THẦN BẢN MỆNH CỦA LÀNG BẢN

Do sinh sống chủ yếu bằng nông nghiệp,

trong điều kiện còn phụ thuộc nhiều vào thiên

nhiên: Thời tiết, khí hậu, đất đai và xuất phát

từ quan niệm “Vạn vật hữu linh”, đồng bào

tin rằng, trong thiên nhiên cũng có nhiều lực

lƣợng siêu nhiên tác động đến cuộc sống an

khang thịnh vƣợng, trƣờng tồn của cộng đồng

làng bản. Cũng tƣơng tự nhƣ thế, ở bất cứ nơi

nào trên mặt đất nhƣ rừng núi, đồng ruộng,

đất đai, sông suối… đều có các thần linh cai

quản. Do đó, khi tiến hành khai phá trồng trọt

đều phải xin phép các thần linh. Thần linh có

loại lành và loại dữ. Loại dữ không đƣợc thờ

cúng thƣờng xuyên, chỉ khi nào ngƣời, vật bất

an ngƣời ta mới cúng. Còn loại lành là những

phúc thần luôn phù hộ, bảo vệ con ngƣời, nên

đƣợc con ngƣời thờ cúng chu đáo, không chỉ

mang tính chất từng gia đình mà còn mang

tính chất cả cộng đồng làng bản.

- Thần thổ địa: Là vị thần bảo vệ làng bản,

núi rừng, phạm vi đất đai, cây trồng, gia súc.

Nguồn gốc của thần linh này xuất phát từ

quan niệm “Vạn vật hữu linh”, có loại chỉ là

những thần linh, ma quỷ trú ngụ ở gốc cây to,

các hòn đá lớn, trong thẳm, các vũng nƣớc

sâu. Có loại là những hồn ngƣời chết vào giờ

thiêng – hồn ma trở nên mạnh mẽ đã đánh

đuổi các thổ thần ngự trị trong một vùng. Có

loại là những nhân vật lịch sử khi chết đƣợc

thƣợng đế phong làm thổ địa (nhƣ Nùng Trí

Cao, Nùng Văn Vân,… ).

Theo quan niệm của ngƣời Tày, các vị thần

này có công lao xây dựng làng bản, có công

dẹp giặc, nên khi qua đời, họ đƣợc dân bản

nhớ ơn, thờ làm thần bản mệnh, nhƣ ở một số

bản thuộc xã Yên Thịnh (Chợ Đồn) thờ phúc

thần họ Ma (dòng họ thổ ty từ Tuyên Quang

sang) đã có công khai phá rừng rậm, tạo dựng

đồng ruộng, làng bản [2, tr. 87, 88]. Ngoài ra,

còn có thổ địa là lực lƣợng siêu nhiên đã đƣợc

thần thánh hoá. Đa số các vị thần này không

có tên mà chỉ đƣợc gọi chung là “thổ thần”.

Nơi thờ thần thƣờng ở đầu hay cuối làng bản,

tại một gốc cây to hoặc chân núi đá, nơi có

nhiều ngƣời qua lại. Ngƣời ta làm một cái

miếu nhỏ với đôi gắp gianh, đặt một ống

hƣơng. Vào dịp tết Nguyên Đán hay dịp lễ

Page 31: Tập 79 - Số 03 - Năm 2011

Lƣơng Thị Hạnh Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 79(03): 23 - 28

28

cầu mùa, các gia đình trong bản mang lễ vật,

hƣơng hoa tập trung ở miếu để cúng thổ thần.

Khi trong làng có ngƣời chết, có trẻ nhỏ mới

sinh, xây dựng công trình, đào móng nhà…

đều thắp hƣơng báo cho thổ thần biết.

- Thờ Thành hoàng

Bên cạnh sự phổ biến của miếu thờ thổ thần

là sự xuất hiện rải rác của những ngôi đình

thờ Thành Hoàng còn gọi là ma làng. Trong

quan niệm của ngƣời Tày nhiều khi đình còn

bao gồm cả đền. Vì vậy, tục thờ Thành Hoàng

của ngƣời Tày mang ý nghĩa dân gian sâu sắc,

nó đa dạng, ngoài thờ Thần Nông, đình còn

thờ những ngƣời có công khai phá đất đai, lập

bản, thờ phúc thần có công dẹp giặc và cả các

tà thần khác cầu mong cho bản mƣờng bình

yên nhƣ: Đình Đông Khăm xã Bằng Phúc thờ

hung thần Lƣơng Đình Xe, Lộc Đình Hồi;

Đình Nà Ngần xã Thƣợng Quan thờ Đinh

Quang Tƣơng, Chu Quang Hầu là ngƣời có

công khai phá vùng đất này; Đình xã Cao Kỳ;

Đình bản Tầu Đâu xã Cao Thƣợng thờ thần

Dƣơng Tự Minh...

Khác với thờ thổ công chỉ cắm hƣơng vào

gốc cây hoặc làm miếu nhỏ lợp đôi ba gắp

gianh, thì nhà thờ Thành Hoàng thƣờng làm

3 gian, ở nơi cao ráo, xa nhà, có ngƣời trông

coi thắp hƣơng gọi là Pò Thại. Thực trạng

các đình miếu thờ Thành Hoàng ngày nay ở

hầu khắp các vùng của tỉnh Bắc Kạn đã đổ

nát, chỉ còn lại dấu tích nhƣ sân đình, bãi vui

chơi, cây đa cổ thụ hoặc một số đoạn tƣờng

thành nhƣ các đình ở xã Yên Thịnh. Còn

việc thờ cúng Thành Hoàng hiện nay gần

nhƣ đã mất hẳn.

Tóm lại; Thờ cúng tổ tiên và các thần che

chở cho gia đình của ngƣời Tày Bắc Kạn đáp

ứng đƣợc nhu cầu tâm linh của đồng bào;

dân dã mà sâu sắc, sinh động mà quy củ, đơn

giản mà bền vững, là sự tƣởng nhớ những

ngƣời có công trong việc tạo lập cuộc sống

ngày nay trong mỗi gia đình và làng bản.

Đây là nét đẹp trong văn hóa của ngƣời Tày

Bắc Kạn cần đƣợc bảo lƣu và gìn giữ.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. Phan Kế Bính (1975), Việt Nam Phong tục,

Nxb Bút Việt, Sài Gòn.

[2]. Hoàng Ngọc La, Hoàng Hoa Toàn (1999), Tín

ngưỡng dân gian Tày lịch sử và hiện tại, Đề tài

nghiên cứu khoa học cấp bộ, Mã số: B98-05-10.

[3]. Hà Văn Viễn, Lƣơng Văn Bảo, Lâm Xuân

Đình, Triệu Kim Văn, Bàn Tuấn Năng, Đàm Thị

Uyên, Hoàng Thị Lan (2004); Bản sắc và truyền

thống văn hóa các dân tộc tỉnh Bắc Kạn, Nxb Văn

hóa Dân tộc, Hà Nội.

[4]. Đặng Nghiêm Vạn (2007), Văn hóa Việt Nam

đa tộc người, Nxbản Giáo dục, Hà Nội.

SUMMARY

THE PRACTICE OF WORSHIPING ANCESTORS AND THE GODS

PROTECTING THE FAMILIES OF THE TAY PEOPLE IN BAC KAN, VIETNAM

Luong Thi Hanh

*

College of Sciences - Thai Nguyen University

Ancestor worship of the Tay people is a human conscious activity, which shows their gratitude and

tribute towards their original point. The basis of the sense of ancestor worship is the belief that

ancestral spirits still live with their descendents and can protect and bless them. Therefore, in terms

of morality, the sense of ancestors has profound human values and it helps initialize human

kindness in each individual in the social community.

Ancestral worship is one of the leading forms of belief not only in the Tay minority but also in all

ethnic groups of our country. There are almost no families that do not worship their ancestors or

practice rituals according to the traditions of the family and community. Ancestral worship has

become a tradition, an ethical standard a human principle, and an important part of the spiritual life

of the Tay people in particular and Vietnamese people in general. It's a beautiful tradition which

helps educate about traditions for all generations.

Keywords: Ancestor; Worship; Belief; Culture; Spirit; Altar; Blood race; taboo

* Tel: 0914 892 999; Email: [email protected]

Page 32: Tập 79 - Số 03 - Năm 2011

Ngô Ngọc Linh Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 79(03): 29 - 34

29

ẢNH HƢỞNG VÀ TÁC ĐỘNG CỦA TÁM THÁNG ĐẤU TRANH DU KÍCH

CHỐNG ĐỊCH KHỦNG BỐ TRÊN CĂN CỨ ĐỊA BẮC SƠN – VÕ NHAI

ĐỐI VỚI CÁCH MẠNG VIỆT NAM

Ngô Ngọc Linh

*

Trường Đại học Khoa học - ĐH Thái Nguyên

TÓM TẮT

Thắng lợi của Tám tháng đấu tranh du kích chống địch khủng bố trên căn cứ địa Bắc Sơn – Võ

Nhai (1941-1942) không những có ý nghĩa quan trọng đối với phong trào cách mạng Bắc Sơn –

Võ Nhai, mà còn tạo đƣợc ảnh hƣởng sâu rộng đến một loạt phong trào cách mạng đang diễn ra

trên toàn quốc; Căn cứ địa Bắc Sơn – Võ Nhai hình thành, phát triển qua tranh đấu cũng là yếu tố

quan trọng đƣa đến sự ra đời của Khu giải phóng trong cao trào kháng Nhật cứu nƣớc (1945). Đội

du kích Bắc Sơn – Võ Nhai đƣợc coi là một trong những đội quân tiền thân của Quân đội nhân dân

Việt Nam.

Từ khóa: Đấu tranh du kích; Bắc Sơn – Võ Nhai; Đội du kích Bắc Sơn – Võ Nhai; Căn cứ địa

Bắc Sơn - Võ Nhai; Tám tháng đấu tranh du kích

Tám tháng đấu tranh du kích chống địch

khủng bố (từ tháng 07/1941 đến tháng

02/1942) diễn ra trên căn cứ địa Bắc Sơn –

Võ Nhai có những ý nghĩa lịch sử, bài học

kinh nghiệm rất quan trọng không chỉ đối với

phong trào cách mạng Bắc Sơn – Võ Nhai,

mà còn là bài học quan trong đối với phong

trào cách mạng cả nƣớc. Đó cũng chính là

động lực thúc đẩy cách mạng Việt Nam phát

triển mạnh mẽ hơn trong giai đoạn sau. Diễn

biến tiến trình vận động Cách mạng tháng

Tám 1945 đã chứng minh rõ sự ảnh hƣởng,

tác động của tám tháng đấu tranh du kích

chống địch khủng bố ở Bắc Sơn – Võ Nhai

trên nhiều phƣơng diện, cả về lý luận lẫn thực

tiễn cách mạng.*

Vấn đề “Tám tháng đấu tranh du kích trên

căn cứ địa Bắc Sơn – Võ Nhai” là một vấn đề

cũng đã đƣợc giới sử học quan tâm, nghiên

cứu. Tuy nhiên, các tác giả mới chỉ dừng lại ở

việc đề cập tới hoặc điểm qua một hay một

vài sự kiện có liên quan; mà chƣa nghiên cứu

một cách thực sự có hệ thống và ở mức độ

khái quát, toàn diện đến vấn đề này. Vì thế,

trong phạm vi của nghiên cứu nhỏ, chúng tôi

cố gắng đƣa ra và phân tích sâu về sự kiện

quan trọng này trên các góc độ ý nghĩa lịch sử

và bài học kinh nghiệm; từ đó chỉ ra đƣợc

những tác động, ảnh hƣởng sâu rộng của cuộc

* Tel: 0983851565

đấu tranh trên đối với phong trào cách mạng

Việt Bắc nói riêng và phong trào cách mạng

cả nƣớc nói chung.

1. Thắng lợi của tám tháng đấu tranh du kích

trên căn cứ địa Bắc Sơn – Võ Nhai có ảnh

hƣởng mạnh mẽ và là nguồn cổ vũ, động viên

lớn lao cho phong trào cách mạng toàn quốc,

bồi dƣỡng lòng yêu nƣớc, niềm tin về tƣơng

lai tƣơi sáng của cách mạng cho quần chúng

nhân dân. Sức mạnh tinh thần của quần chúng

chính là cội nguồn của mọi thắng lợi trong

Cách mạng tháng Tám 1945.

Nhƣ chúng ta đã biết, từ sau năm 1939, thực

dân Pháp đã câu kết với phát xít Nhật tiến

hành đàn áp, khủng bố phong trào cách mạng

khiến cho cách mạng Việt Nam có những tổn

thất lớn lao, vì thế đã xuất hiện một bộ phận

quần chúng cách mạng tỏ ra khủng hoảng,

mất niềm tin. Trong hoàn cảnh đó, thắng lợi

của cuộc đấu tranh chống địch khủng bố trên

căn cứ địa Bắc Sơn – Võ Nhai do Cứu quốc

quân lãnh đạo mang một ý nghĩa vô cùng sâu

sắc. Thắng lợi này đã vực dậy tinh thần và

củng cố niềm tin của quần chúng vào sự lãnh

đạo cách mạng của Đảng, vào một tƣơng lai

sáng ngời của sự nghiệp đấu tranh cách mạng.

Đó là nguồn cổ vũ, động viên to lớn, kịp thời

cho quần chúng, bồi dƣỡng lòng yêu nƣớc,

niềm tự hào dân tộc, lòng căm thù giặc sâu

sắc cho nhân dân. Điều này rất có lợi cho quá

Page 33: Tập 79 - Số 03 - Năm 2011

Ngô Ngọc Linh Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 79(03): 29 - 34

30

trình vận động cách mạng của Đảng, lực

lƣợng cách mạng của Đảng không ngừng

đƣợc bổ sung: “Ngọn lửa mà kẻ thù đã đốt

hàng chục nóc nhà trong cuộc khủng bố

tháng Hai cũng tắt theo những âm mưu tiêu

diệt Cứu quốc quân của chúng; Tuy vậy ngọn

lửa ấy đã cháy thành ngọn lửa căm thù trong

đồng bào đồng chí chúng ta.”(1). Đây là

những sự chuẩn bị vô cùng cần thiết cho việc

hình thành một cao trào đấu tranh cách mạng

trên toàn quốc, tiến tới khởi nghĩa giành chính

quyền trong những năm tiếp theo.

Tiếng súng đánh địch của Cứu quốc quân và

tự vệ căn cứ Bắc Sơn – Võ Nhai có tác dụng

thúc đẩy mạnh mẽ phong trào cách mạng toàn

quốc phát triển, đặc biệt ở các địa phƣơng

thuộc những khu vực lân cận: “sự ra đời và

mở rộng hoạt động của Trung đội Cứu quốc

quân II đã có ảnh hưởng tích cực tới việc xây

dựng lực lượng vũ trang cách mạng ở các

huyện khác trong tỉnh” (2). Noi gƣơng các

chiến sĩ Bắc Sơn - Võ Nhai, nhiều đội tự vệ,

quân du kích ở các địa phƣơng lần lƣợt hình

thành và có những hoạt động rất sôi nổi.

Thời kỳ 1941 – 1945 là thời kỳ phong trào

đấu tranh cách mạng nƣớc ta phát triển vƣợt

bậc, có nhiều thành tựu rực rỡ, đặc biệt là từ

sau khi Mặt trận Việt Minh ra đời. Tám tháng

đấu tranh du kích chống khủng bố trên căn cứ

địa Bắc Sơn – Võ Nhai là một trong những

tiếng súng đầu tiên báo hiệu cho cao trào cách

mạng đó. Sau sự kiện này, quần chúng thêm

tin tƣởng vào sự nghiệp cách mạng do Đảng,

Bác Hồ lãnh đạo. Họ nô nức tham gia các tổ

chức quần chúng của Việt Minh, thi đua đánh

địch, diệt địch bằng chiến thuật du kích trong

các đội du kích, tự vệ địa phƣơng. Phong trào

cách mạng 1941 – 1945 vì thế mà sôi nổi lên

từng tháng, từng ngày và nó lan nhanh, mạnh

từ địa phƣơng này sang địa phƣơng khác.

Sự phát triển của phong trào Việt Minh và sự

lớn mạnh của lực lƣợng vũ trang cách mạng

là những điều kiện quan trọng, quyết định để

Trung ƣơng Đảng ta phát động Cao trào

kháng Nhật cứu nƣớc (từ tháng 3 tháng

8/1945), rồi tiến tới tổng khởi nghĩa trong

Cách mạng Tháng Tám 1945.

2. Lực lƣợng quân du kích hình thành trong

cuộc đấu tranh này, đặc biệt là đội Cứu quốc

quân II đã trở thành một trong những hạt nhân

nòng cốt để xây dựng lực lƣợng vũ trang cách

mạng của Đảng. Thực tế cho thấy, đây là một

trong những đội quân tiền thân của lực lƣợng

vũ trang nhân dân Việt Nam (ngày

15/05/1945 hợp nhất với đội Việt Nam tuyên

truyền giải phóng quân thành Việt Nam giải

phóng quân tại Định Biên Thƣợng, Định Hóa,

Thái Nguyên).

Đội du kích cách mạng bắt đầu hình thành từ

trong cuộc Khởi nghĩa Bắc Sơn (1940). Tại

Hội nghị Trung ƣơng 7 (11/1940), Đảng ta

quyết định Đội du kích Bắc Sơn cần phải

đƣợc duy trì và phát triển, làm lực lƣợng nòng

cốt tiến tới xây dựng căn cứ địa lấy Bắc Sơn –

Võ Nhai là trung tâm; Đảng cũng vạch rõ

phƣơng hƣớng hoạt động của đội du kích là

vũ trang công tác, khi cần thì chống địch

khủng bố, xây dựng, mở rộng căn cứ địa cách

mạng. Thực hiện chủ trƣơng của Đảng, Đội

du kích Bắc Sơn ngày càng phát triển và lớn

mạnh qua đấu tranh; các trung đội Cứu quốc

quân I (1/5/1941), rồi Cứu quốc quân II

(15/9/1941) ra đời là những kết quả tất yếu

của quá trình phát triển đó. Trong quá trình

này, sự lãnh đạo về chủ trƣơng, đƣờng lối của

Đảng, thậm chí cả những nhân tố con ngƣời

cũng đƣợc thể hiện rất rõ (cử những cán bộ

cốt cán của Đảng tham gia lãnh đạo quân du

kích hoặc công tác lâu ngày tại khu căn cứ).

Khi khu căn cứ địa Bắc Sơn – Võ Nhai bị

khủng bố, Đảng ta đã luôn sát sao chỉ đạo,

động viên kịp thời đối với lực lƣợng du kích,

đặc biệt Đảng đã phát động một phong trào

ủng hộ du kích Bắc Sơn – Võ Nhai trên toàn

quốc nhằm hỗ trợ cho phong trào đấu tranh.

Nhƣng do thực dân Pháp bao vây chặt, cô lập

mạnh khu căn cứ nên phong trào này cũng

chƣa thực sự phát huy đƣợc những tác dụng

cần thiết.

Vậy, có thể thấy: trong quá trình lãnh đạo

cách mạng, Đảng ta đã rất coi trọng lực lƣợng

quân du kích Bắc Sơn – Võ Nhai và coi đó là

lực lƣợng vũ trang nòng cốt xây dựng, bảo vệ

căn cứ địa Bắc Sơn – Võ Nhai, một trong hai

căn cứ địa cách mạng trung tâm của cả nƣớc

bấy giờ (căn cứ địa thứ hai là Cao Bằng);

Page 34: Tập 79 - Số 03 - Năm 2011

Ngô Ngọc Linh Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 79(03): 29 - 34

31

Đảng cũng xác định lực lƣợng du kích Bắc

Sơn – Võ Nhai là một lực lƣợng cần phải

đƣợc duy trì, bồi dƣỡng và coi đó là một

trong những đội quân tiền thân của quân đội

nhân dân Việt Nam. Thực tế lịch sử cũng cho

thấy, các trung đội Cứu quốc quân Bắc Sơn –

Võ Nhai đã hợp nhất với Đội Việt Nam tuyên

truyền giải phóng quân (ra đời ngày

22/12/1944) thành Việt Nam Giải phóng quân

(tại Định Biên Thƣợng, Định Hóa, Thái

Nguyên, ngày 15/5/1945) – một đội quân

đƣợc coi là lực lƣợng Quân đội nhân dân Việt

Nam lâm thời của cách mạng Việt Nam.

Ngoài ra, ta cũng thấy, đã có không ít cán bộ,

chiến sĩ Trung đội Cứu quốc quân trƣởng

thành trong cuộc chiến đấu về sau đã trở

thành những vị tƣớng tài, chỉ huy giỏi trong

Quân đội nhân dân Việt Nam (Chu Văn Tấn,

Nguyễn Cao Đàm, Lê Dục Tôn, Mông Phúc

Quyền, Chu Phóng…). Vậy, ta có thể coi

Cứu quốc quân là một trong những đội

quân tiền thân của lực lượng vũ trang nhân

dân Việt Nam sau này. Đây là vấn đề mang ý

nghĩa lịch sử hết sức quan trọng.

3. Những thắng lợi của cuộc đấu tranh du

kích diễn ra trên căn cứ địa Bắc Sơn – Võ

Nhai đã đánh dấu sự lớn mạnh của khu căn cứ

địa cách mạng Bắc Sơn – Võ Nhai. Nó ảnh

hƣởng lớn đến sự hình thành, phát triển của

các khu căn cứ địa cách mạng khác trên toàn

quốc; Đặc biệt, sự phát triển đó là tiền đề cho

sự ra đời của chiến khu Hoàng Hoa Thám và

Khu giải phóng Việt Bắc (tháng 6/1945) –

những chiến khu có vị trí, vai trò rất to lớn

trong sự thành công của Cách mạng Tháng

Tám năm 1945.

Với tƣ cách là khu du kích đầu tiên trong thời

kỳ mới, theo chủ trƣơng chỉ đạo của Trung

ƣơng Đảng về vấn đề xây dựng căn cứ địa

Bắc Sơn – Võ Nhai (trong Hội nghị Trung

ƣơng 7 (1940)), quân và dân Bắc Sơn – Võ

Nhai cùng nhau đoàn kết, tích cực xây dựng

khu căn cứ. Chỉ trong vòng hơn một năm kể

từ ngày có chủ trƣơng trên, đến đầu năm

1942, một khu căn cứ địa cách mạng rộng lớn

đã đƣợc hình thành và ngày một phát triển.

Khu căn cứ này lấy Bắc Sơn – Võ Nhai làm

trung tâm, bao gồm nhiều địa phƣơng thuộc

các tỉnh: Thái Nguyên, Lạng Sơn, Bắc Giang,

Tuyên Quang. Việc mở rộng căn cứ địa Bắc

Sơn – Võ Nhai giúp cho quân du kích có

thêm địa bàn để hoạt động, chống địch khủng

bố; xây dựng, phát triển các cơ sở cách mạng.

Căn cứ địa này nối liền với căn cứ địa Cao

Bằng (nơi Bác Hồ và Trung ƣơng Đảng hoạt

động) và là bàn đạp để phát triển phong trào

cách mạng từ Bắc xuống Nam, từ miền núi

đến miền xuôi, xuống đồng bằng và thông tới

nhiều địa phƣơng khác, thúc đẩy cao trào

cách mạng trên toàn quốc. Thực tế cho thấy:

sự ra đời của một loạt các khu căn cứ cách

mạng trong thời kỳ tiếp theo nhƣ: Chiến khu

Hoàng Hoa Thám (hình thành đầu năm 1944,

gồm hai phân khu, lấy Sông Cầu là ranh giới:

Phân khu A là phân khu Nguyễn Huệ; phân

khu B là phân khu Quang Trung, do đồng chí

Chu Văn Tấn làm Chỉ huy trƣởng) và đặc biệt

là Khu giải phóng Việt Bắc (thành lập ngày

04/6/1945, gồm 6 tỉnh: Cao Bằng, Tuyên

Quang, Thái Nguyên, Bắc Kạn, Hà Giang,

Lạng Sơn, do Hồ Chủ tịch lãnh đạo Ủy ban

chỉ huy lâm thời Khu giải phóng) cũng là kết

quả của công tác xây dựng, mở rộng căn cứ

địa trong thời kỳ tám tháng đấu tranh du kích

chống địch khủng bố trên căn cứ địa Bắc Sơn

– Võ Nhai.

4. Xuất phát từ chủ trƣơng đặt nhiệm vụ giải

phóng dân tộc là nhiệm vụ cách mạng hàng

đầu của Đảng ta, quân và dân Bắc Sơn – Võ

Nhai đã quyết tâm đứng lên đấu tranh chống

địch khủng bố. Những thắng lợi to lớn cả trên

mặt trận quân sự lẫn mặt trận chính trị đã cho

thấy sự kết hợp nhuần nhuyễn, tài tình, khéo

léo giữa đấu tranh chính trị và đầu trang vũ

trang của quân và dân Bắc Sơn - Võ Nhai; nó

cũng nói lên sức mạnh của việc kết hợp hai

hình thức đấu tranh: chính trị và vũ trang

trong quá trình khởi nghĩa ở từng địa phƣơng.

Cuộc đấu tranh này là sự kiểm nghiệm, làm

tiền đề vững chắc cho việc phát động một một

cao trào khởi nghĩa từng phần, tiến tới tổng

khởi nghĩa giành chính quyền trên phạm vi

toàn quốc của Đảng ta.

Xuyên suốt thời kỳ 1939 – 1945, Đảng ta đã

vạch ra mục tiêu chính trị của cách mạng là

bằng mọi giá giành cho kỳ đƣợc độc lập, tự

do cho dân tộc. Thực hiện mục tiêu đó, Đảng

Page 35: Tập 79 - Số 03 - Năm 2011

Ngô Ngọc Linh Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 79(03): 29 - 34

32

đã đề ra nhiều hình thức hoạt động phong phú

nhƣ: Vận động, tuyên truyền, giác ngộ quần

chúng; tập hợp, rèn luyện họ, đƣa họ vào các

cuộc đấu tranh…,vì thế, hình thức đấu tranh

chính trị luôn xuyên suốt và đi trƣớc trong tất

cả các thời kỳ cách mạng. Song, nếu chỉ có

đấu tranh chính trị, không có đấu tranh vũ

trang thì cách mạng khó có thể thành công

đƣợc, nhất là dƣới ách cai trị, đô hộ của bọn

thực dân, phong kiến, phát xít tàn bạo nhƣ ở

Việt Nam. Đấu tranh vũ trang là để hỗ trợ cho

đấu tranh chính trị, thực hiện những nhiệm vụ

chính trị. Hai hình thức này có mối liên hệ

chặt chẽ, biện chứng, tạo ra sức mạnh to lớn,

có đủ khả năng đƣa cách mạng thành công.

Tuy nhiên, cũng tùy từng nơi, từng điều kiện

mà có khi ta lấy đấu tranh chính trị làm trọng,

có khi ta lại coi đấu tranh vũ trang là chính;

đấu tranh chính trị có thể đi trƣớc, quyết định,

đấu tranh vũ trang đi sau ủng hộ, hỗ trợ và

ngƣợc lại.

Khởi nghĩa Bắc Sơn và tám tháng đấu tranh

du kích đã để lại những bài học kinh nghiệm

sâu sắc về việc vận dụng, kết hợp hai hình

thức đấu tranh này. Khởi nghĩa Bắc Sơn lúc

đầu nặng về đấu tranh chính trị, sau mới đấu

tranh vũ trang giành chính quyền. Song, sau

khi chính quyền địch tan rã ở địa phƣơng thì

quân cách mạng lại không đƣa cách mạng tiến

lên, tỏ thái độ cầm chừng, không kiên quyết

đấu tranh vũ trang, giành quyền làm chủ, gây

dựng phong trào cách mạng trên địa bàn rộng,

tự bó hẹp khả năng đấu tranh của mình, vô

tình tạo cơ hội để địch đàn áp và cuộc khởi

nghĩa đã đi đến thất bại. Tám tháng đấu tranh

du kích chống địch khủng bố đánh dấu bƣớc

nhận thức mới trong hình thức đấu tranh của

quần chúng nhân dân địa phƣơng. Với chiến

thuật du kích - lấy chính trị làm trọng tâm

công tác để gây dựng phong trào quần chúng,

nhƣng vũ trang lại đóng vai trò quyết định để

bảo vệ quần chúng, bảo vệ cơ sở cách mạng,

chống địch khủng bố - quân du kích Bắc Sơn

– Võ Nhai đã vận dụng rất khéo hai hình thức

đấu tranh này: Thời kỳ đầu của tám tháng đấu

tranh du kích thì ta đã lấy đấu tranh chính trị

là chính (khi cần mới đấu tranh vũ trang)

nhằm gây dựng cơ sở cách mạng, tổ chức,

củng cố, phát triển lực lƣợng du kích quân về

mọi mặt (tập huấn, huấn luyện quân sự chính

trị); sang thời kỳ tiếp theo (từ tháng 9/1941

đến cuối năm 1941), trƣớc sự khủng bố ác liệt

của kẻ thù, ta lại chủ trƣơng đấu tranh vũ

trang bằng chiến thuật du kích để bảo vệ cơ

sở cách mạng, bảo vệ tài sản, tính mạng của

đồng bào…, vừa tiếp tục thực hiện đấu tranh

chính trị để hỗ trợ cho đấu tranh vũ trang

chống khủng bố bởi: “Muốn chống được

khủng bố phải có lực lượng võ trang của

mình chống lại kẻ địch” (3). Kết hợp nhuần

nhuyễn hai hình thức này, Cứu quốc quân đã

làm cho bộ máy chính quyền tay sai địch ở

địa phƣơng rệu rã, sụp đổ từng bộ phận, vì thế

sinh lực địch bị tiêu hao không nhỏ. Sang thời

kỳ cuối (cuối năm 1941 đến đầu năm 1942),

địch chủ trƣơng khủng bố mạnh hơn, chúng

thi hành nhiều thủ đoạn tàn bạo, tinh vi, khiến

quân cách mạng lâm vào thế nguy hiểm.

Trƣớc tình thế đó, ta đã quyết định tạm thời

chấm dứt các hoạt động vũ trang (nếu có cũng

chỉ là cầm chừng, trong những tình thế bắt

buộc), phân tán lực lƣợng vào trong dân

chúng, lãnh đạo dân chúng đấu tranh chính

trị, nhằm bảo toàn lực lƣợng, tránh những tổn

thất cho cách mạng.

Kế thừa những kinh nghiệm trên, trong những

năm 1944 – 1945, khi lực lƣợng cách mạng

đã lớn mạnh (đặc biệt từ sau sự kiện Đội Việt

Nam tuyên truyền giải phóng quân thành lập

22/12/1944), việc kết hợp đấu tranh chính trị

với đấu tranh vũ trang càng nhuần nhuyễn,

chặt chẽ hơn, “ta đã giành được từ thắng lợi

này đến thắng lợi khác, thực hiện khởi nghĩa

từng phần, tiến tới lập khu giải phóng rộng

lớn” (4). Trong khởi nghĩa tháng Tám năm

1945, có những nơi ta giành đƣợc chính

quyền qua đấu tranh chính trị, song cũng có

nơi ta phải sử dụng vũ trang để thực hiện mục

tiêu cách mạng (vì kẻ thù ngoan cố không đầu

hàng). Xét cho cùng thì muốn giành đƣợc

thắng lợi cuối cùng thì cần phải có bạo lực

chính trị, phải có đấu tranh vũ trang. Trong

quá trình đấu tranh cách mạng: “Đảng ta đã

khéo léo kết hợp hình thức đấu tranh chính trị

với hình thức võ trang. Một xứ thuộc địa và

bán phong kiến, kẻ thù vô cùng ác liệt, Đảng

đã giáo dục, tổ chức một đội quân chính trị

tiến lên có võ trang, chống kẻ thù có vũ khí

Page 36: Tập 79 - Số 03 - Năm 2011

Ngô Ngọc Linh Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 79(03): 29 - 34

33

mạnh gấp mấy mình, giành được thắng lợi.

Đảng đã biết phát động cuộc chiến tranh du

kích dựa vào nhân dân, lợi dụng địa hình

thuận lợi, đã biết dùng thuật lấy súng địch

bắn địch, làm tan rã hàng ngũ địch để giành

lấy thắng lợi” (5). Đây chính là những kinh

nghiệm trong đấu tranh cách mạng đã đƣợc

Đảng ta rút ra và vận dụng - trong đó có sự

kiện tám tháng đấu tranh du kích của nhân

dân Bắc Sơn – Võ Nhai.

5. Trong cuộc đấu tranh chống địch khủng bố trên căn cứ địa Bắc Sơn – Võ Nhai, Cứu quốc quân và những lực lƣợng khác của quần chúng cách mạng trực tiếp tham gia chiến đấu, đã thực hiện, hoàn thành xuất sắc chủ trƣơng, đƣờng lối chỉ đạo của Đảng và Hồ Chí Minh. Chính cuộc đấu tranh ấy đã góp phần đƣa chủ trƣơng, đƣờng lối của Đảng và tƣ tƣởng Hồ Chí Minh đi vào thực tiễn; kiểm nghiệm, rút ra nhiều bài học cho giai đoạn cách mạng sau.

Trƣớc hết ta phải khẳng định, chính những chủ trƣơng, đƣờng lối của Đảng là ngọn đuốc soi sáng cho phong trào cách mạng Việt Nam. Nghị quyết Hội nghị lần thứ 6 của Ban chấp hành Trung ƣơng Đảng tháng 11/1939 là một ví dụ, văn kiện này đánh dấu bƣớc chuyển hƣớng về đƣờng lối và phƣơng pháp cách mạng của Đảng. Sự ra đời của Nghị quyết, đặc biệt là những chủ trƣơng về phƣơng pháp cách mạng là cơ sở, là lý luận soi đƣờng cho việc bùng nổ nhiều cuộc khởi nghĩa vũ trang chống Pháp, trong đó có Khởi nghĩa Bắc Sơn (27/9/1940).

Tiếp đó, Trung ƣơng Đảng đã có ngay những chủ trƣơng chỉ đạo cụ thể cho phong trào cách mạng ở Bắc Sơn – Võ Nhai bằng những Quyết nghị tại Hội nghị Trung ƣơng 7 (11/1940), đặc biệt là Nghị quyết Hội nghị Trung ƣơng 8 (5/1941). Đây là những văn kiện có ý nghĩa định hƣớng, chỉ đạo trực tiếp cho phong trào đấu tranh của quân và dân Bắc Sơn – Võ Nhai, nhất là đối với những hoạt động của Cứu quốc quân. Ban chấp hành Trung ƣơng Đảng còn có nhiều sự quan tâm, chỉ đạo trực tiếp bằng nhiều biện pháp nhƣ: Phát động phong trào ủng hộ Bắc Sơn – Võ Nhai trên toàn quốc; cử cán bộ nối liên lạc với phong trào cách mạng Bắc Sơn – Võ Nhai; bổ sung cán bộ lên khu căn cứ địa tham

gia lãnh đạo phong trào; mở nhiều lớp tập huấn chính trị, quân sự do Ban Thƣờng vụ Trung ƣơng trực tiếp phụ trách…Mặt khác có thể thấy, cùng với truyền thống đánh du kích trong lịch sử dân tộc, những quan điểm quân sự của Nguyễn Ái Quốc về chiến tranh, chiến thuật du kích đã dần hình thành (đƣợc thể hiện trong một số tác phẩm về cách đánh du kích của Ngƣời viết đầu năm 1941) và đƣợc quân du kích lĩnh hội, áp dụng triệt để trong cuộc đấu tranh chống địch khủng bố, góp phần tạo nên những thắng lợi lớn của quân du kích.

Nhƣ vậy, có thể thấy: Thắng lợi của tám tháng chiến tranh du kích chống địch khủng bố trên căn cứ địa Bắc Sơn – Võ Nhai (1941-1942) đã ảnh hƣởng sâu rộng, mạnh mẽ đến phong trào cách mạng Việt Nam. Đó là nguồn cổ vũ, động viên rất kịp thời cho quần chúng nhân dân trong “đêm trước” của một cao trào khởi nghĩa chắc chắn sẽ xảy ra. Mặt khác, căn cứ địa Bắc Sơn – Võ Nhai hình thành, phát triển qua tranh đấu cũng là yếu tố quan trọng đƣa đến sự ra đời của Khu giải phóng trong cao trào kháng Nhật cứu nước (1945).

Diễn ra trong thời gian ngắn nhƣng cuộc đấu tranh trên đã để lại cho cách mạng Việt Nam nhiều bài học kinh nghiệm vô cùng quí giá về cả lý luận và thực tiễn. Đây là “vốn quí” đầu tiên của Đảng ta về đƣờng lối chỉ đạo cũng nhƣ công tác tổ chức, xây dựng lực lƣợng; về các vấn đề về kỹ thuật, chiến thuật… trong đấu tranh du kích; là cơ sở cho việc hình thành đƣờng lối, tƣ tƣởng chỉ đạo của Đảng về vấn đề chiến tranh du kích, chiến tranh nhân dân trong các thời kỳ cách mạng về sau này.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. Tổng kết căn cứ địa – chiến khu Việt Bắc - căn

cứ địa chủ yếu của mọi thời kỳ đấu tranh vũ trang

cách mạng của nhân dân ta (1966), Lƣu trữ Tỉnh

ủy tỉnh Thái Nguyên, tr.12.

[2]. Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Thái Nguyên (1999),

Thái Nguyên - Lịch sử đấu tranh vũ trang cách

mạng và Kháng chiến chống Pháp (1941 -1954),

Nhà máy in Quân đội, tr.75.

[3]. Chu Văn Tấn (1959), Đảng Cộng sản Đông

Dương – Người lãnh đạo cuộc Bắc Sơn khởi

nghĩa, Lƣu trữ Tỉnh ủy tỉnh Thái Nguyên, cặp 12,

số 26, tr.13.

[4]. Thư của Ban Trung ương Đảng Cộng sản

Đông Dương gửi các chiến sĩ Bắc Sơn,

17/12/1941, Kho lƣu trữ Trung ƣơng Đảng, tr.2.

Page 37: Tập 79 - Số 03 - Năm 2011

Ngô Ngọc Linh Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 79(03): 29 - 34

34

SUMMARY

THE IMPACTS AND INFLUENCES OF FIRST EIGHT MONTHS OF

GUERRILLA FIGHTING AGAINST ENEMY OFFENSIVE AT BAC SON BASE

– VO NHAI ON VIET NAM’S REVOLUTION.

Ngo Ngoc Linh

*

College of Sciences - Thai Nguyen University

Victory of the guerrilla struggle eight months against the terrorist enemy in Bac Son - Vo Nhai

base (1941-1942) not only has important implications for the revolutionary movement Bac Son -

Vo Nhai, but also create to influence a revolutionary mass movement taking place across the

country, The formation and development of Bac Son - Vo Nhai base is also an important factor

leading to the birth of the liberation zone in the anti -Japanese climax to save the country (1945).

Guerrilla Bac Son - Vo Nhai is considered a precursor of the army of the Vietnam People's Army.

Key words: Guerrilla struggle; Bac Son – Vo Nhai; Guerrilla Bac Son - Vo Nhai; Bac Son - Vo

Nhai base; the guerrilla struggle eight months

* Tel: 0983851565

Page 38: Tập 79 - Số 03 - Năm 2011

Trần Chí Thiện và ĐTG Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 79(03): 35 - 38

35

GIẢI PHÁP CHỦ YẾU CẢI THIỆN MÔI TRƢỜNG ĐẦU TƢ

TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC KẠN

Trần Chí Thiện

*, Nguyễn Thị Thu Hà

Trường ĐH Kinh tế & QTKD - ĐH Thái Nguyên

TÓM TẮT

Môi trƣờng đầu tƣ là động lực quan trọng để thu hút nhiều nguồn lực cho phát triển kinh tế- xã hội

của mỗi địa phƣơng. Bài viết này nhằm mục đích tổng hợp và phân tích ý kiến đánh giá của các

nhà doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn về môi trƣờng đầu tƣ của Tỉnh. Từ

đó, đƣa ra các giải pháp chủ yếu nhằm tăng cƣờng thu hút đầu tƣ trên địa bàn bao gồm đổi mới

chính sách ƣu đãi đầu tƣ, cải thiện chất lƣợng nguồn lao động, tạo cơ hội khai thác các tiềm năng

phát triển các ngành nghề và nâng cao chất lƣợng các dịch vụ hỗ trợ.

Từ khóa: giải pháp, cải thiện, môi trường đầu tư, tỉnh Bắc Kạn

ĐẶT VẤN ĐỀ

Bắc Kạn là một tỉnh miền núi phía Bắc, nằm

sâu ở trung tâm vùng núi Việt Bắc, có cơ sở

hạ tầng thấp kém, điều kiện kinh tế - xã hội

rất khó khăn, nguồn nhân lực hạn chế, nguồn

vốn đầu tƣ hạn hẹp. Thu hút đầu tƣ nhằm tăng

cƣờng nguồn nhân, tài, vật lực cho phát triển

là một trong những chiến lƣợc quan trọng

nhất giúp cho Bắc Kạn có thể dần theo kịp

trình độ phát triển chung của cả nƣớc. Bắc

Kạn muốn thành công trong việc thu hút đầu

tƣ cần tạo ra một môi trƣờng đầu tƣ thuận lợi.

Đánh giá môi trƣờng đầu tƣ của Tỉnh dƣới

góc nhìn của các nhà doanh nghiệp, từ đó rút

ra các giải pháp chủ yếu để cải thiện môi

trƣờng đầu tƣ, do đó, có ý nghĩa đặc biệt quan

trọng nhằm phát triển kinh tế-xã hội trên địa bàn.

CHỈ SỐ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA

TỈNH BẮC KẠN

Theo số liệu của Phòng Công nghiệp và

Thƣơng mại Việt Nam (VCCI), Chỉ số năng

lực cạnh tranh cấp tỉnh của Bắc Kạn (PCI)

của Bắc Kạn qua nhiều năm vẫn ở mức thấp.

Năm 2010, PCI của tỉnh đạt số điểm là 51,49,

xếp thứ 58 trong 63 tỉnh thành (VCCI, 2011).

Điều này chứng tỏ năng lực cạnh tranh, sự

hấp dẫn các nhà đầu tƣ vào Tỉnh còn hạn chế

rất nhiều so với các tỉnh, thành trong cả nƣớc.

Đồ thị 1. Các tiêu chí cấu thành nên PCI các năm 2009, 2010 của Bắc Kạn*

(Nguồn:VCCI, 2010, 2011)

* Tel: 0989291958; Email: [email protected]

Page 39: Tập 79 - Số 03 - Năm 2011

Trần Chí Thiện và ĐTG Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 79(03): 35 - 38

36

Qua đồ thị trên, ta thấy trong 9 tiêu chí:

- Có tới 4 tiêu chí đạt điểm rất thấp đang là

các cản trở chính trong thu hút đầu tƣ của

tỉnh, cần phải đƣợc tháo gỡ, gồm:

- Thiết chế pháp lý: 3,51/10

- Tính năng động và tiên phong của lãnh đạo

tỉnh: 4,55/10

- Đào tạo lao động: 4,65/10

- Chi phí không chính thức: 4,86/10

Có 3 tiêu chí đạt ở mức trung bình cần phấn

đấu vƣơn lên là:

- Dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp: 5,23/10

- Tính minh bạch và tiếp cận thông tin:

5,27/10

- Chi phí thời gian để thực hiện các quy định

của NN: 5,61/10

Có 2 tiêu chí đánh giá đạt mức khá cần tiếp

tục phát huy:

- Tiếp cận đất đai và sự ổn định sử dụng đất:

6,33/10

- Chi phí gia nhập thị trƣờng: 6,28/10

Từ các trị số của 9 tiêu chí trên, ta thấy môi

trƣờng đầu tƣ của tỉnh Bắc Kạn thật sự còn

kém hấp dẫn.

CÁC NHÀ ĐẦU TƢ ĐÁNH GIÁ MÔI

TRƢỜNG ĐẦU TƢ TỈNH BẮC KẠN

Năm 2010, nhóm nghiên cứu đã phỏng vấn

42 doanh nghiệp đang hoạt động sản xuất,

kinh doanh trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn theo

một bảng hỏi gồm 36 chỉ tiêu phản ánh đánh

giá của doanh nghiệp về 36 khía cạnh của môi

trƣờng đầu tƣ. Mỗi chỉ tiêu đƣợc từng doanh

nghiệp trả lời theo 5 mức của thang đo Likert

(rất không đồng ý, đồng ý, bình thƣờng-

không rõ quan điểm, đồng ý, rất đồng ý).

Tổng hợp lại, cho các kết quả sau:

Đánh giá mức độ cung cấp các dịch vụ công

a. Về dịch vụ cung cấp thông tin về lĩnh vực

Tỉnh thu hút đầu tư

Các doanh nghiệp chỉ quyết định đầu tƣ khi

đã có đầy đủ thông tin về lĩnh vực đầu tƣ. Tuy

nhiên, chất lƣợng cung cấp dịch vụ này không

cao. Còn tới 40,44% các nhà đầu tƣ cho rằng

việc cung cấp thông tin này là không tốt hoặc

rất không tốt. Có nhà đầu tƣ nhận đƣợc thông

tin, có nhà đầu tƣ không nhận đƣợc thông tin.

Nhƣ vậy, chƣa thực sự công bằng cho tất cả

các nhà đầu tƣ. Tỉnh chƣa có cơ quan chuyên

về xúc tiến đầu tƣ mà chỉ có Trung tâm xúc

tiến đầu tƣ thƣơng mại và du lịch trực thuộc

Ủy ban Nhân dân tỉnh. Hơn nữa, chất lƣợng

đội ngũ hiện nay của Trung tâm cũng chƣa

đáp ứng đƣợc yêu cầu của công tác này.

b. Về chất lượng dịch vụ hỗ trợ xúc tiến

thương mại

Kết quả khảo sát cho thấy, có 9,52% nhà đầu

tƣ đánh giá chất lƣợng dịch vụ này rất tốt,

60,9% đánh giá tốt, 26,19% đánh giá chƣa tốt

và chỉ có 2,38% đánh giá rất không tốt. Nhƣ

vậy, tỉnh Bắc Kạn đã cố gắng cung cấp dịch

vụ hỗ trợ xúc tiến thƣơng mại cho các doanh

nghiệp trên địa bàn. Phần đông các nhà đầu tƣ

hài lòng với dịch vụ này. Tuy vậy, vẫn còn tới

gần 30% các nhà doanh nghiệp không hài

lòng hoặc rất không hài lòng.

c. Về chất lượng dịch vụ hỗ trợ tuyển dụng và

môi giới lao động

Bắc Kạn là một địa phƣơng có chất lƣợng lao

động rất thấp. Năm 2009, tỷ lệ lao động không qua đào tạo ở tỉnh chiếm tới 84,2%; tỷ lệ lao động có trình độ đại học và cao đẳng trở lên chỉ có 4,88 (Cục Thống kê Bắc Kạn, 2010)

. Do vậy, các nhà đầu tƣ tại Bắc Kạn

gặp rất nhiều khó khăn trong việc tuyển dụng

lao động. Đánh giá về dịch vụ tuyển dụng, đào tạo và cung ứng lao động của chính quyền địa phƣơng, chỉ có 4,76% nhà đầu tƣ đánh giá rất tốt, 47,62% đánh giá tốt và 47,62% đánh giá không tốt. Nhƣ vậy, gần một nửa các nhà đầu tƣ cho rằng chất lƣợng dịch

vụ hỗ trợ tuyển dụng và môi giới lao động là không tốt. Tỉnh cần chú ý công tác này vì các dự án đầu tƣ không chỉ khó tuyển dụng lao động trình độ cao mà thậm chí còn khó cả tuyển dụng lao động phổ thông.

Đánh giá thủ tục cấp phép đầu tƣ

Có 11,9% nhà đầu tƣ cho rằng quá trình đăng

ký thủ tục đầu tƣ của Tỉnh rất khó khăn,

28,57% đánh giá khó khăn, 40,48% đánh giá

gặp chút ít khó khăn, chỉ có 19,05% đánh giá

không gặp khó khăn nào. Nguyên nhân là

việc tuyên truyền quảng bá về quy trình đăng

ký đầu tƣ chƣa thực sự đến với nhà đầu tƣ

hoặc đến với hiệu quả chƣa cao.

Page 40: Tập 79 - Số 03 - Năm 2011

Trần Chí Thiện và ĐTG Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 79(03): 35 - 38

37

Đánh giá mức độ minh bạch trong quản lý

Có tới 35,71% các nhà đầu tƣ cho rằng không thực sự thuận lợi cho họ để có thể tiếp cận đƣợc những thông tin và tài liệu phục vụ cho hoạt động đầu tƣ. Trong đó, 9,52% đánh giá là không thể tiếp cận, 26,19% cho rằng có thể tiếp cận nhƣng gặp khó khăn.

54,76% các doanh nghiệp cho rằng cần thiết hoặc rất cần thiết phải thiết lập trƣớc các mối quan hệ với các nhà quản lý thì sẽ dễ dàng hơn trong việc giải quyết đƣợc các công việc trong đầu tƣ hiện tại.

Đánh giá những chính sách ƣu đãi, hỗ trợ đầu tƣ

Dù còn gặp nhiều khó khăn, song Bắc Kạn đã xây dựng một hệ thống những chính sách ƣu đãi đối với các nhà đầu tƣ trong và ngoài nƣớc. Tuy nhiên, tỷ lệ nhà đầu tƣ không hài lòng với chính sách này vẫn còn cao, 52,38% các nhà đầu tƣ chƣa hài lòng- chứng tỏ chính sách này chƣa thực sự hài hòa trong tất cả các lĩnh vực đầu tƣ của tỉnh.

PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG TỚI MỨC ĐỘ SẴN LÕNG ĐẦU TƢ

Phƣơng pháp Phân tích Nhân tố (Factor Analysis) đƣợc vận dụng để ƣớc lƣợng mô hình hồi quy thông qua phần mềm SPSS.

Kiểm định Kaiser-Meyer-Olkin (KMO) để kiểm tra độ lớn của mẫu điều tra và kiểm định Bartlett để đánh giá tính hoàn chỉnh của bộ số liệu điều tra đều đảm bảo đạt yêu cầu.

36 chỉ tiêu về môi trƣờng đầu tƣ đƣợc sắp xếp, rút gọn thành 6 nhân tố: 1) Ƣu đãi của tỉnh cho hoạt động đầu tƣ (X1), 2) Chất lƣợng lao động (X2), 3) Tiềm năng phát triển của tỉnh (X3), 4) Dịch vụ hỗ trợ (X4), 5) Vai trò của chính quyền (X5) và 6) Tính sáng tạo, năng động của cán bộ quản lý cấp tỉnh; (X6).

Sử dụng phần mềm SPSS, hàm hồi quy tuyến tính phản ánh ảnh hƣởng của 6 nhân tố trên tới mức độ sẵn lòng đầu tƣ vào tỉnh của các doanh nghiệp (F) có dạng:

F = -1,299 + 0,359X1 + 0,404X2 + 0,362X3 + 0,423X4 +0,08X5 + 0,006X6

(t statistic ) (-3,621)***

(2,381)**

(2,340)**

(2,316)

** (2,228)

** (0,689) (0,051)

R2 = 0.819. n= 42;

***,** : mức ý nghĩa thống kê tƣơng ứng đạt 0,01 và 0,05. Các hệ số hồi quy β1, β2 , β3 và β4 đều có độ tin cậy là 95%

Các nhân tố trong mô hình giải thích 81,9% sự thay đổi về mức độ sẵn lòng đầu tƣ của các doanh nghiệp vào Tỉnh. Mức độ sẵn lòng đầu tƣ vào Tỉnh của doanh nghiệp cũng là một biến định tính với 5 mức độ có thể nhận các giá trị từ 1 đến 5 tƣơng ứng với 5 mức độ trong thang đo Likert (rất không sẵn lòng, không sẵn lòng, bình thƣờng-không rõ quan điểm, sẵn lòng, rất sẵn lòng).

Trong mô hình, có 4 nhân tố đƣợc khẳng định là có tác động đáng kể tới mức độ sẵn lòng đầu tƣ của doanh nghiệp với độ tin cậy cao là:

Nhân tố X1: ƣu đãi của Tỉnh đối với hoạt động đầu tƣ. Ƣu đãi càng lớn thì sẽ thu hút đƣợc nhiều nguồn lực cho địa phƣơng. Trong đó, cơ quan quản lý cần chú trọng vào ƣu đãi cả hoạt động trƣớc cấp phép, ƣu đãi hoạt động trong cấp phép và ƣu đãi cả trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp

Nhân tố X2: chất lƣợng nguồn lao động của địa phƣơng, chất lƣợng cung ứng nguồn lao động do chính quyền tỉnh thực hiện, chất lƣợng đào tạo nghề cho ngƣời lao động. Nhƣ vậy, để doanh nghiệp có ý định đầu tƣ vào Bắc Kạn thì quan tâm hàng đầu của họ là chất lƣợng nguồn lao động.

Nhân tố X3: tiềm năng phát triển của Tỉnh: triển vọng phát triển cơ sở hạ tầng và cơ hội khai thác tiềm năng phát triển ngành nông lâm nghiệp, ngành khai khoáng và ngành du lịch văn hoá - lịch sử và sinh thái. Đây là một mối quan tâm lớn của các nhà đầu tƣ.

Nhân tố X4 : chất lƣợng dịch vụ cung cấp thông tin do các cơ quan tỉnh thực hiện, chất lƣợng dịch vụ công nghệ, chất lƣợng chính sách phát triển các khu/cụm công nghiệp cũng là những điều thiết yếu mà nhà đầu tƣ mong muốn đƣợc đảm bảo.

Tóm lại, ƣu đãi đầu tƣ, chất lƣợng nguồn lao động, cơ hội khai thác tiềm năng phát triển các ngành nghề và chất lƣợng các dịch vụ hỗ trợ là những yếu tố mà địa phƣơng cần cải tiến để thu hút nhiều hơn các nhà đầu tƣ trong và ngoài nƣớc.

MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM CẢI THIỆN MÔI TRƢỜNG ĐẦU TƢ TỈNH BẮC KẠN Một là, nâng cao nhận thức của cộng đồng về vấn đề cải thiện môi trƣờng đầu tƣ. Từng ngành, từng cấp phải nhận thức đƣợc vai trò quan trọng của môi trƣờng đầu tƣ đối với sự

Page 41: Tập 79 - Số 03 - Năm 2011

Trần Chí Thiện và ĐTG Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 79(03): 35 - 38

38

phát triển của tỉnh, nhận thức các yếu tố ảnh hƣởng tới môi trƣờng đầu tƣ, từ đó chủ động xây dựng kế hoạch, chƣơng trình hành động và tổ chức cải thiện môi trƣờng đầu tƣ của cấp mình, ngành mình; phối hợp đồng bộ giữa các ngành, các cấp trong việc triển khai thực hiện các chính sách về cải thiện môi trƣờng đầu tƣ.

Hai là, phải tiếp tục cải cách hành chính, tạo ra sự minh bạch, thông thoáng trong quá trình quản lý của địa phƣơng. Tỉnh cần ban hành và niêm yết công khai các quy trình quản lý liên quan đến hoạt động đầu tƣ, ƣu đãi đầu tƣ; định kỳ gặp gỡ để trao đổi với các nhà đầu tƣ về các chính sách hỗ trợ đầu tƣ. Tỉnh nên sớm thành lập Trung tâm hỗ trợ pháp lý cho các doanh nghiệp. Trung tâm này có chức năng đƣa những chủ trƣơng, chính sách của nhà nƣớc và địa phƣơng đến với doanh nghiệp, đồng thời hỗ trợ doanh nghiệp khi có vƣớng mắc về chính sách trong quá trình hoạt động.

Ba là, quy hoạch các ngành nghề, các khu vực ƣu đãi đầu tƣ; rà soát, điều chỉnh hệ thống chính sách ƣu đãi đầu tƣ. Với lợi thế đất lâm nghiệp và đất chƣa sử dụng còn nhiều, với tiềm năng to lớn về du lịch sinh thái, văn hoá, lịch sử và tiềm năng phong phú về khoáng sản, Bắc Kạn cần quy hoạch đƣợc vùng nguyên liệu nông lâm nghiệp; quy hoạch các khu du lịch sinh thái, văn hoá - lịch sử; khảo sát, đánh giá về trữ lƣợng nguồn khoáng sản các loại ở từng điểm quặng. Từ đó, xây dựng chính sách ƣu đãi đầu tƣ vào phát triển vùng nguyên liệu và chế biến nông,

lâm sản và chính sách ƣu đãi đầu tƣ phát triển các khu du lịch và khai khoáng ở các khu mỏ tập trung.

Bốn là, xây dựng chính sách về đào tạo nguồn lao động, phối hợp với các trung tâm đào tạo trong vùng để đào tạo, bồi dƣỡng nâng cao chất lƣợng nguồn lao động của địa phƣơng. Thành lập trung tâm tƣ vấn và môi giới việc làm, định kỳ tổ chức giới thiệu lao động cho các doanh nghiệp trong Tỉnh.

Năm là, đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tƣ. Tỉnh cần phát hành các ấn phẩm giới thiệu về tỉnh Bắc Kạn, về các tiềm năng và các cơ hội đầu tƣ của tỉnh; về các chính sách ƣu đãi đầu tƣ. Tỉnh cần xây dựng Website với nội dung thông tin phong phú, cập nhật hơn để giới thiệu về tiềm năng, thế mạnh, các chủ trƣơng, chính sách ƣu đãi đầu tƣ của Tỉnh, các dự án kêu gọi đầu tƣ. Hàng năm, Tỉnh cần phải phối hợp với các đơn vị chuyên môn (các trƣờng đại học, Phòng Công nghiệp và Thƣơng mại Việt Nam- VCCI) mở các hội thảo về thu hút đầu tƣ, qua đó để quảng bá các tiềm năng, chính sách của Tỉnh đến các nhà đầu tƣ trong và ngoài nƣớc; phối hợp với các tỉnh trong khu vực mở hội chợ triển lãm thu hút đầu tƣ.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. Cục Thống kê Bắc Kạn (2010), Niêm giám

Thống kê tỉnh Bắc Kạn năm 2009.

[2]. VCCI (2010), Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp

tỉnh năm 2009.

[3]. VCCI (2011), Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp

tỉnh năm 2010.

SUMMARY

BASIC SOLUTIONS TO THE IMPROVEMENT OF INVESTMENT

ENVIRONMENT IN BAC KAN PROVINCE

Tran Chi Thien

*, Nguyen Thi Thu Ha

Thai Nguyen University of Economics and Business Administration - TNU

Investment environment is an important motivation to attract investment to each province. This

paper aims to sum-up and analyse viewpoints of entrepreneurs who are doing businesses in Bac

Kan on their assessment about the investment environment of the province. Based on that, it

suggests basic solutions to attracting more investments to the province including supporting policy

renovation, local labor quality enhancement, accessibility to the exploitation of resources

potentials and supporting services improvement.

Keywords: solutions, improvement, investment environment, Bac Kan province

* Tel: 0989291958; Email: [email protected]

Page 42: Tập 79 - Số 03 - Năm 2011

Trần Đình Tuấn Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 79(03): 39 - 44

39

MỘT SÔ ĐÊ XUÂT NHĂM GIAI QUYÊT VÂN ĐÊ Ô NHIÊM MÔI TRƢƠNG

TẠI CÁC LÀNG NGHỀ TỈNH BẮC NINH

Trân Đinh Tuân

*

Trương ĐH Kinh tế & QTKD - ĐH Thái Nguyên

TÓM TẮT

Làng nghề là một hình thái sản xuất đăc thu đƣợc hình thành từ yêu cầu tồn tại và phát triển của

nông thôn Việt Nam, khai thác mọi tiềm năng về thời gian, nhân lực và điều kiện vật chất ở nông

thôn Việt Nam . Làng nghề đã đem lại thu nhập cho ngƣời dân , đong gop cho ngân sach cua đia

phƣơng, thƣc hiên xoa đoi giam ngheo , xây dƣng nông thôn mơi . Tuy nhiên , hiên nay 100% các

làng nghề đều vi phạm các quy định của Luật Bảo vệ môi trƣờng làm cho cảnh quan và môi trƣờng

sông bi đe doa . Măc du tinh Băc Ninh đa quan tâm va co nhiêu cô găng trong công tac bao vê môi

trƣơng, nhƣng viêc vi pham vê sinh môi trƣơng vân gia tăng , trơ thành một vấn đề lớn cần giải

quyêt. Đê thƣc hiên tôt vân đê bao vê môi trƣơng tinh Băc Ninh cân thƣc hiên đông bô nhiêu giai

pháp trong đó có 6 giải pháp cơ bản theo nhƣ đề xuất của tác giả.

Tƣ khoa: Ô nhiêm môi trương, làng nghề Bắc Ninh, Bảo vệ môi trường, môi trương vơi cuôc sông

LÀNG NGHỀ TRONG PHÁT TRIỂN KINH

TÊ - XÃ HỘI Ở NÔNG THÔN VIỆT NAM

VÀ VẤN ĐỀ Ô NHIỄM MÔI TRƢỜNG*

Làng nghề là một hình thái sản xuất có tính

đặc thù, đƣơc hinh thanh nhăm khai thác mọi

tiềm năng về thời gian , nhân lực và điều kiện

vật chất ở nông thôn , găn liên vơi sƣ tồn tại

và phát triển của nông thôn Việt Nam.

Theo Thông tƣ 116/2006/TT-BNNPTNT của

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ngày

18/12/2006, làng nghề phải có đủ 3 tiêu

chuẩn: có tối thiểu 30% tổng số hộ trong làng

tham gia hoạt động ngành nghề; hoạt động

kinh doanh ổn định ít nhất đã 2 năm; chấp

hành tốt chính sách của Đảng và Nhà nƣớc.

Cũng theo Thông tƣ này, làng nghề truyền

thống phải đạt các tiêu chuẩn trên và phải có

ít nhất 1 nghề truyền thống (là nghề đã xuất

hiện tại làng trên 50 năm, tạo sản phẩm mang

bản sắc văn hóa dân tộc, gắn với tên tuổi của

một hay nhiều nghệ nhân trong làng).

Hiện nay, bên cạnh các làng nghề truyền

thống, ngày càng xuất hiện nhiều làng nghề

mới, xuất phát từ yêu cầu gia công các sản

phẩm của các cơ sở sản xuất và kinh doanh

lớn, đáp ứng các nhu cầu của thị trƣờng

không chi cho nhu câu trong nƣơc ma con cho

* Tel: 0912039920

yêu câu xuât khâu . Theo Báo cáo Môi trƣờng

quốc gia 2008, làng nghề tập trung chủ yếu tại

Đồng bằng sông Hồng (60%), miền Trung

(30%) và miền Nam (10%).

Đƣợc sự hỗ trợ của Nhà nƣớc, làng nghề đã

góp phần rất quan trọng trong việc cải thiện

bộ mặt của nông thôn mới ở Việt Nam, tạo

việc làm cho hơn 11 triệu ngƣời lao động

(chiếm 30% lực lƣợng lao động ở nông thôn ).

Đong gop môt phân đang kê cho ngân sach

của nhà nƣớc, ngân sach đia phƣơng, tăng thu

nhâp cho ngƣơi lao đông , góp phần xóa đói

giảm nghèo, xây dƣng nông thôn mơi.

Ngoài những mặt tích cực trên , hiên nay nan

ô nhiễm môi trƣờng tai cac lang nghê đang

trở thành vấn đề bức xúc. Làng nghề phát

triển, sản xuất kinh doanh đƣợc mở rộng thì

lƣợng chất thải gây ô nhiễm cũng phát sinh

ngày càng nhiều, tác động trực tiếp đến sức

khỏe ngƣời dân va anh hƣơng đên san xuât

nông lâm nghiêp . Theo bao cao điêu tra cua

các cơ quan chức năng cho thấy , 100% các

làng nghề đều bị ô nhiễm . Ƣớc tính mỗi ngày

các làng nghề thải ra từ 20 đến 30 tấn rác. Rác

thải rất đa dạng, chƣa qua xử lý, tồn tại trong

nhà, ngoài đƣờng. Rác và nƣớc thải đang ảnh

hƣởng không nhỏ tới đời sống của nhân dân.

Nguồn nƣớc, đất và không khí bị ô nhiễm đều

vƣợt nhiều lần các chỉ tiêu về vệ sinh môi

trƣờng... Các báo cáo còn khẳng định , do tác

Page 43: Tập 79 - Số 03 - Năm 2011

Trần Đình Tuấn Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 79(03): 39 - 44

40

động của các yếu tố vật lý (nhiệt độ, bức xạ,

bụi, lao động nặng nhọc, tƣ thế lao động gò

bó), yếu tố hóa học (các hóa chất hữu cơ, vô

cơ độc hại), yếu tố sinh học (virút, vi khuẩn,

nấm) trong môi trƣờng lao động và do không

đảm bảo các biện pháp bảo hộ lao động,

những ngƣời lao động trong các làng nghề

thuộc nhóm có nguy cơ cao đối với các bệnh

lý đƣờng xƣơng khớp và tim mạch. Tỷ lệ mắc

bệnh của những ngƣời lao động tại các làng

nghề cao hơn hẳn so với các vùng khác và

tuổi thọ trung bình của ngƣời lao động tại các

làng nghề thấp hơn từ 5 - 10 năm so với tuổi

thọ trung bình ở Việt Nam. Tỷ lệ mắc bệnh

của khu vực này cũng cao hơn nhiều lần so

với bình thƣờng. Ngoài ra, ô nhiễm làng nghề

ở mức độ cao còn gây ảnh hƣởng xấu tới các

hoạt động văn hóa, du lịch và làm nảy sinh

“xung đột môi trƣờng” đối với khu vực không

làm nghề,...

Vì vậy , việc bảo tồn và phát triển làng nghề

phải gắn liền với bảo vệ môi trƣờng . Đây la

vân đê không chi cua quôc gia , đia phƣơng ,

ngƣơi san xuât ma con đoi hoi sƣ th am gia

của cả cộng đồng.

TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ

VÀ VIỆC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁP

LUÂT MÔI TRƢƠNG TAI CAC LANG

NGHÊ TRÊN ĐIA BAN TINH BĂC NINH

Băc Ninh la tinh năm trong vung đông băng

châu thô sông Hông, vơi tổng diện tích 82.271

ha, dân sô la 1.022.300 ngƣơi, gôm 6 huyên,

thành phố Bắc Ninh và thị xã Từ Sơn, 126 xã,

phƣơng, thị trấn. Năm 2010 GDP cua tinh đat

9.696,8 tỷ đồng, cơ câu kinh tê chuyên dich tich

cƣc, khu vƣc công nghiệp – xây dƣng chiêm ty

trọng 66,2%, nông lâm nghiêp va thuy san la

10,2% và dịch vụ là 23,6%.

Theo báo cáo của UBND tỉnh , hiện nay toàn

tỉnh Bắc Ninh có 62 làng nghề (32 làng nghề

truyền thống , 30 làng nghề mới hình thành ),

đƣơc phân bô ơ tât ca cac đia phƣơng trong

tỉnh (xem bang 1). Băc Ninh co nhƣng lang

nghê nôi tiêng trong dân gian tƣ lâu đơi nhƣ :

nghê lam tranh dân gian Đông Hô (Thuân

Thành); nghê đuc va gia công đông , nhôm

Mân Xa (Yên Phong ), Đai Bô (Gia Bình),

Quảng Bố (Lƣơng Tai); nghê môc dân dung ,

mỹ nghệ Đồng Kỳ, Kim Bang (Tƣ Sơn); nghê

xây dƣng Nôi Duê , Duê Đông (Tiên Du ),...

Hoạt động sản xuất công nghiệp , tiêu thu

công nghiêp va lang nghê cua Băc Ninh đa

đong gop m ột phần quan trọng vào việc thúc

đây phat triên kinh tê xa hôi , đơi sông nhân

dân ngay cang đƣơc cai thiên , bô măt nông

thôn va đô thi đƣơc đôi mơi.

Do lịch sử để lại, các làng nghề phát triển tự

phát, không đƣợc quy hoạch nên đã và đang

bộc lộ nhiều yếu kém trong công tác bảo vệ

môi trƣờng, tình trạng ô nhiễm môi trƣờng

đang có chiều hƣớng gia tăng, một số nơi tình

trạng ô nhiễm đã báo động.

Bảng 1. Danh muc lang nghê ơ tinh Băc Ninh

TT Đia phƣơng

làng

nghê

Ngành nghê san xuât chinh

1 Yên Phong 16 Chê biên tinh bôt , sản xuất rƣợu , giây tai chê , đuc nhôm , tơ

tăm, môc cao câp, dịch vụ vật tƣ

2 Thuân Thanh 05 Làm tranh dân gian , tơ tăm, sản xuất các sản phẩm từ tre , nƣa,

lá, chê biến thực phẩm, nuôi ƣơm giông thuy san ,...

3 Gia Binh 08 Đuc va gia công đông , nhôm, môc dân dung , nông cu , thêu

ren xuât khâu, sản phẩm từ tre, nƣa, lá,...

4 Lƣơng Tai 06 Đuc va gia công đông , nhôm, đan lƣơi vo , nâu rƣơu, môc dân

dụng, cày, bƣa, vân tai thuy, chê biên san phâm tƣ gao,...

5 Quê Vo 05 Sản xuất các sản phẩm từ tre , nƣa, cói, sản xuất đồ gốm , sản

xuât công cu băng săt,...

6 Tiên Du 04 Xây dƣng, sản xuất sản phẩm từ tinh bột ,...

7 Tƣ Sơn 18 Sản xuất sắt thép , môc dân dung , mỹ nghệ , dêt, thƣơng

nghiêp, nâu rƣơu, xây dƣng,...

Tông công 62

Page 44: Tập 79 - Số 03 - Năm 2011

Trần Đình Tuấn Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 79(03): 39 - 44

41

Kêt quả khảo sát điều tra chất lƣợng môi

trƣờng mới nhất tại các làng nghề Bắc Ninh

do Sở Tài nguyên và Môi trƣờng tỉnh thực

hiện cho thấy, tất cả các mẫu nƣớc mặt , nƣớc

ngầm, môi trƣờng không khí tại đây đều có

dấu hiệu ô nhiễm với mức độ khác nhau . Đất

đai bi xoi mon , thoái hóa , chât lƣơng cac

nguôn nƣơc suy giam manh.

Ô nhiễm môi trƣờng không khí làng nghề chủ

yếu do than và sau đó là các nguyên liệu, hóa

chất dùng trong các ngành nghề. Vì vậy, khí

thải tại các làng nghề thƣờng là CO2, CO,

SO2, NOx, các chất hữu cơ bay hơi. Theo kết

quả nghiên cứu của Cục Công nghiệp địa

phƣơng, Bộ Công Thƣơng, năm 2008, riêng ở

làng nghề Đa Hội, Bắc Ninh, mỗi năm sử

dụng 270.000 tấn than, thải ra 2.457 tấn bụi,

81 tấn CO, 2.894,4 tấn SO2, 2.359,8 tấn NO2.

Tại các làng nghề tái chế phế liệu, sản xuất

vật liệu xây dựng, ô nhiễm không khí rất nặng

nề. Kết quả khảo sát cho thấy, bụi trong

không khí tại các làng nghề này vƣợt tiêu

chuẩn cho phép từ 3 - 8 lần, SO2 có nơi vƣợt

6,5 lần. Đối với các làng nghề chế biến lƣơng

thực và thực phẩm, khí thải thƣờng chứa SO2,

H2S, NH3,... và các khí có mùi hôi thối. Làng

nghề đồ gỗ mỹ nghệ Đồng Kỳ, thị xã Từ Sơn

cũng bị ô nhiễm nặng do nồng độ bụi , khí

thải, tiếng ồn và nhiệt độ cao từ các xƣởng

sản xuất và các hoạt động vận tải . Theo khảo

sát cua cơ quan chƣc năng , hàm lƣợng bụi ở

làng nghề này đều vƣợt quá tiêu chuẩn cho

phép từ 1,5-3,6 lần, tiếng ồn cao hơn 10-20

dBA. Trong khi đó, hầu hết các làng nghề

không có các biện pháp giảm thiểu bụi và các

khí thải độc hại. Phƣơng tiện bảo hộ lao động

hoặc không có, hoặc chỉ là những khẩu trang

và kính che mắt thông thƣờng. Nhiều hộ gia

đình sinh hoạt (ăn, uống, ngủ) ngay tại môi

trƣờng lao động.

Để phục vụ cho sản xuất, làng nghề sử dụng

rất nhiều nƣớc, đặc biệt là các làng nghề chế

biến lƣơng thực, thực phẩm. Nƣớc thải từ các

làng nghề chế biến lƣơng thực, thực phẩm

chứa nhiều COD, BOD5, tổng N,... có nơi

vƣợt tiêu chuẩn cho phép hàng trăm lần. Các

làng nghề tái chế phế liệu không có nhiều

nƣớc thải nhƣng nƣớc thải rất độc hại vì có

nhiều hóa chất, đặc biệt các kim loại nặng,

axit, xyanua... Các làng nghề dệt, nhuộm, da

có nhu cầu sử dụng hóa chất rất lớn. Khoảng

85 đến 90% các loại hóa chất này đƣợc hòa

vào nƣớc thải. Vì vậy, nƣớc thải từ các làng

nghề này chứa nhiều hóa chất độc hại. Nƣớc

thải từ các làng nghề cùng với nƣớc thải từ

các khu công nghiệp và các cơ sở y tế là

nguyên nhân chủ yếu gây ô nhiễm nặng nề

cho sông Cầu va sông Ngu Huyên Khê . Kết

quả phân tích cho thấy hầu hết các chỉ tiêu

kim loại nặng trong mẫu bùn ở đáy sông Ngũ

Huyện Khê đoạn đi qua làng nghề đều cao

hơn so với đoạn trƣớc khu vực làng nghề từ

1-2 lần. Ở đoạn sông chảy qua làng nghề sản

xuất thép Châu Khê, thị xã Từ Sơn, mức độ ô

nhiễm kim loại nặng nhƣ sắt tăng 2,1 lần,

đồng tăng 1.100 lần. Hàm lƣợng dầu mỡ vƣợt

tiêu chuân cho phep tƣ 6,6 đến 8 lân. Năm

làng nghề ven sông Ngu Huyên Khê (sản xuất

đồ gỗ mỹ nghệ Đồng Kỳ, tái chế sắt Đa Hội ,

sản xuất thép Châu Khê, tái chế giấy Phú Lâm

và tái chế giấy Phong Khê ) thƣờng xuyên đổ

các chất thải rắn và nƣớc thải độc hại trực tiếp

xuông hai bên bơ sông . Nƣớc thải trong tình

trạng thiếu khí dẫn đến quá trình phân huỷ

yếm khí các chất hữu cơ gây mùi hôi thối khó

chịu. Chất lƣợng nguồn nƣớc ở Phú Lâm đã

bị xuống cấp nghiêm trọng, đây là một trong

những nguyên nhân gây ra các bệnh về mắt,

bệnh da liễu, bệnh đƣờng ruột… cho ngƣời

dân sống trong vùng và khu vực xung quanh.

Môi trƣờng không khí đang bị suy giảm do

khí thải phát sinh trong quá trình sản xuất.

Khí thải từ lò hơi bao gồm nhiều thành phần

khí độc hại: SO2, NOx, CO... là nguồn gây ô

nhiễm môi trƣờng không khí lớn nhất. Trung

bình mỗi hộ sản xuất có từ 1-2 lò hơi, vì vậy

lƣơng khi thai hang ngay rât lơn.

Diện tích nƣớc mặt, đất canh tác trong các làng

nghề đã hoặc đang bị lấp dần bởi chất thải .

Một số ao nuôi cá đã có hiện tƣợng cá chết

hàng loạt do ô nhiễm từ nguồn nƣơc thai san

xuât. Làng tái chế giấy Phong Khê, thành phố

Bắc Ninh, hàng ngày thải ra môi trƣờng

khoảng 4.500-5.000m3 nƣớc thải chứa lƣợng

độc tố cao gấp nhiều lần tiêu chuẩn cho phép

nhƣ hàm lƣợng chất rắn lơ lửng cao hơn từ

4,5-11 lần, hàm lƣợng COD cao hơn từ 8-500

lần, hàm lƣợng Pb cao hơn 5,5 lần. Không chỉ

Page 45: Tập 79 - Số 03 - Năm 2011

Trần Đình Tuấn Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 79(03): 39 - 44

42

gây ô nhiễm nƣớc mặt, các làng nghề cũng

đang gây ô nhiễm nguồn nƣớc ngầm. Nƣớc

thải từ các làng nghề với khối lƣợng rất lớn và

bị ô nhiễm nặng nề nhƣng việc xử lý nƣớc thải

đã không đƣợc đầu tƣ phù hợp do nhiều

nguyên nhân. Nguyên nhân cơ bản là sự đầu tƣ

manh mún, thủ công, nhiều hình thức sở hữu

khác nhau và nhận thức, trách nhiệm về bảo vệ

môi trƣờng cũng rất khác nhau.

Chât thai răn tƣ cac lang nghê cung gây anh

hƣơng cho môi trƣơng ơ Băc Ninh . Một phần

không nhỏ từ các bã thải này đƣợc thải thẳng

ra môi trƣờng. Với các làng nghề tái chế phế

liệu, chất thải rắn rất đa dạng, là phôi sắt, rỉ

sắt, băng ghim và các tạp chất khác và ở mỗi

làng nghề quy mô trung bình, mỗi năm có thể

thải hàng nghìn tấn. Hầu hết, các chất thải rắn

của các làng nghề không đƣợc thu gom và xử

lý. Đa số chất thải rắn chỉ đƣợc chôn lấp đơn

thuần hoặc thiêu đốt, gây ô nhiễm thứ cấp.

Thƣc trang ô nhiêm trên đa gây anh hƣơng rât

lơn đên sƣc khoe con ngƣơi , cây trông , vât

nuôi, cảnh quan môi trƣơng,...

Ngƣời lao động trong làng nghề thƣờng

xuyên phải làm việc mỗi ngày 10-12 giờ

trong điều kiện diện tích làm việc chật hẹp,

mức ô nhiễm cao, không có trang phục và

thiết bị bảo hộ, không có biện pháp phòng

chống cháy nổ, mặc dù ở khắp các làng nghề

đều tiềm tàng những nguy cơ gây cháy nổ lò

hơi, điện, hóa chất, xăng dầu… Tất cả các yếu

tố trên tác động trực tiếp và thƣờng xuyên tới

môi trƣờng sống của ngƣời lao động và dân

cƣ trong làng nghề. Khoảng 60-70% số dân

cƣ trong khu vực mắc các bệnh thần kinh ,

ngoài da, đƣờng hô hấp , khô mắt , điếc và cả

bệnh ung thƣ đe doa tinh mang.

Theo điều tra của Tổng cục Môi trƣờng , năm

2009, chỉ riêng tại làng nghề Văn Môn (Bắc

Ninh), tỷ lệ bệnh hô hấp chiếm 44%, bệnh

ngoài da chiếm 13,1%,...

Nguyên nhân của tình trạng ô nhiêm là do

chính quyền địa phƣơng chƣa tham gia tich

cƣc vao công tac quan ly môi trƣơng , sƣ phôi

hơp giƣa cac nganh cac câp trong công tac

quản lý môi trƣờng chƣa chặt chẽ . Còn thiếu

các chế tài xử phạt các hành vi gây ô nhiễm

của các cơ sở sản xuất. Đối với các cơ sở nằm

trong các khu, cụm công nghiệp bên cạnh

làng nghề, chính quyền địa phƣơng không có

thẩm quyền kiểm tra, xử phạt mà chỉ đƣợc

phép phối hợp thanh kiểm tra cùng Ban quản

lý các khu công nghiệp tỉnh hoặc Ban quản lý

cấp huyện. Công tac thanh tra, kiêm tra, xƣ ly

vi pham hanh chinh vê môi trƣơng con nhiêu

hạn chế , chƣa kiên quyêt . Tại một số làng

nghề đã thành lập Tổ vệ sinh môi trƣờng

nhƣng thiếu kinh phí hoạt động. Hệ thống

thoát nƣớc chung của hầu hết các làng nghề

thƣờng xuyên bi ách tắc cục bộ , gây ô nhiễm

môi trƣơng do yêu tô lich sƣ lâu đơi cua lang

nghê, đầu tƣ mơi lai không đồng bộ . Có

nhƣng dƣ an hô trơ đâu tƣ xây dƣng hê thông

xƣ ly môi trƣơng nhƣng khôn g vân hanh hoăc

vân hanh không thƣơng xuyên , hiêu qua thâp.

Thêm vào đó , ý thức các hộ sản xuất còn rất

kém, hầu hết các hộ chỉ vi lơi ich ca nhân, chú

trọng sản xuất mà không quan tâm đến vấn đề

ô nhiễm môi trƣờng. Đặc biệt, các chủ cơ sở

sản xuất trong thƣc tê con không quan tâm

đến việc đầu tƣ cho việc xử lý chất thải , bảo

vê môi trƣơng.

Trƣớc thực tế đó , tỉnh Bắc Ninh đã có nhiều

giải pháp cải thiện và bảo vệ môi trƣờng nhƣ

ban hanh nhiêu văn ban quy đinh va chi đao

công tac b ảo vệ môi trƣờng ; năm 2006

UBND tinh đa thành lập Trung tâm Quan trắc

Tài nguyên và Môi trƣờng thuôc Sơ Tai

Nguyên va Môi trƣơng nhăm kiêm soat diên

biên môi trƣơng cua tinh ; lập quy hoạch 53

cụm công nghiệp để tách các cơ sở sản xuất ra

khỏi khu dân cƣ; hỗ trợ 100% kinh phí để xây

dựng nơi tập kết rác thải tại 100% thôn, làng,

khu phố ; xây dựng hệ thống xử lý nƣớc thải

tâp trung lang nghê Phong Khê vơi công suât

5.000 m3/ngày đêm; dƣ an xy ly nƣơc thai tâp

trung làng nghề ba nh bún Khắc Niệm (thành

phố Bắc Ninh ) công suât 400 m3/ngày đêm ;

xây dƣng 06 hê thông xƣ ly khi thai lo tai chê

kim loai mâu tai 3 làng nghề: Văn Môn (Yên

Phong), Đai Bai (Gia Binh ), Quảng Bố

(Lƣơng Tai); tỉnh đã ban hành kế hoạch di dơi

và xử lý các cơ sở ô nhiễm môi trƣờng

nghiêm trong trên đia ban (QĐ sô 84/QĐ-

UBND ngay 8/6/2009); tỉnh cũng đã tăng

cƣơng công tac thanh tra , kiêm tra cac lang

nghê va co biên phap xƣ ly vi pham nhƣ căt

Page 46: Tập 79 - Số 03 - Năm 2011

Trần Đình Tuấn Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 79(03): 39 - 44

43

điên, ngƣng câp vôn,... đôi vơi nhƣng cơ sơ vi

phạm vệ sinh môi trƣờng . Năm 2006 đa kiêm

tra va xƣ phat vi pham hanh chinh 138 cơ sơ

sản xuất tại 3 làng nghề Vạn An , Phong Khê,

Phú Lâm , năm 2009 và 2010 đa căt điên 35

cơ sơ tai chê nhƣ a vi pham cac quy đinh cua

Luât Bao vê môi trƣơng,…

MÔT SÔ ĐÊ XUÂT GIAI PHAP NHĂM

GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ Ô NHIỄM MÔI

TRƢƠNG TAI CAC LANG NGHÊ TINH

BĂC NINH

Đê ngăn chặn ô nhiễm môi trƣờng tại các làng

nghề, tỉnh Bắc Ninh cần có một hệ thống

đồng bộ các giải pháp , gồm chính sách - pháp

luật, đổi mới công nghệ sản xuất , triển khai

các công nghệ xử lý các chất thải , bảo hộ lao

động, nâng cao nhận thức của hô san xuât

kinh doanh va ngƣời lao động.

Các giải pháp trên cần đƣợc tiến hành đồng

thời và cần thời gian song cần phải có những

giải pháp ƣu tiên và khả thi . Có thể đề xuất

môt sô giai phap nhƣ sau:

Nhà nƣớc nên có một chƣơng trình xử lý ô

nhiễm môi trƣờng làng nghề mà vấn đề cốt lõi

là xây dựng các hệ thống xử lý nƣớc thải và

rác thải cho các làng nghề và cơ quan Nhà

nƣớc vận hành hệ thống đó. Các hộ sản xuất

tại các làng nghề đóng góp vào chƣơng trình

đó thông qua việc nộp thuế sản phẩm, phí xử

lý nƣớc thải và rác thải.

Đối với tỉnh Bắc Ninh cần thực hiện mộ t sô

giải pháp sau:

- Có chính sách hỗ trợ giải quyết môi trƣờng

đăc thu lang nghê , cả về đầu tƣ xây dựng cơ

sơ vât chât cho xƣ ly chât thai , cả về nhân lực

và có chế độ thỏa đáng cho cán bộ , ngƣơi lao

đông lam công tác bảo vệ môi trƣờng.

- Cân phai tăng cƣơng công tac thanh tra ,

kiêm tra cac cơ sơ san xuât . Có biện pháp

mạnh để phạt nặng , cƣơng chê,... đôi vơi cac

cơ sơ vi pham quy đinh vê sinh môi trƣơng.

- Cân co sƣ phôi hơp cua ngành Thuế ,

Công an trong viêc thu phi bao vê môi

trƣơng theo Nghi đinh 67/2003/NĐ-CP cua

Chính phủ . 1% tông chi ngân sach cho sƣ

nghiêp môi trƣơng cua tinh Băc Ninh cân

thƣc hiên ro rang , hiêu qua .

- Tăng cƣơng công tac thông tin, tuyên truyên

vê vê sinh môi trƣơng . Tăng cƣơng viêc đao

tạo, tâp huân chuyên môn cho can bô lam

công tac bao vê môi trƣơng va nâng cao trinh

đô cho ngƣơi san xuât vê vê sinh môi trƣơng .

Phát động các phong trào thi đua v ề Bảo vệ

môi trƣơng sông ơ cac lang nghê , thƣc hiên

viêc thƣơng phat kip thơi.

- Bên cạnh các quy định pháp luật về bảo vệ

môi trƣờng, cần có cơ chế khuyến khích hình

thành các hƣơng ƣớc, quy chế bảo vệ môi

trƣờng của các làng xã để buộc ca c hô san

xuât kinh doanh va mọi ngƣời lao động có

trách nhiệm bảo vệ môi trƣờng và giám sát

bảo vệ môi trƣờng.

- Tỉnh Bắc Ninh ngoài các làng nghề , hiên

nay đa co 53 cụm công nghiệp và trong tƣơng

lai đang tiêp tuc phat triên thêm , vì vây ngoai

viêc thƣc hiên công tac bao vê môi trƣơng ơ

các làng nghề , tỉnh cũng cần phải tổ chức tốt

công tac nay ơ cac cum công nghiêp.

Trên đây chi môt sô giai phap cơ ban đôi vơi

công tac bao vê môi trƣơng cho cac lang nghê

ở tỉnh Bắc Ninh . Nhận thức, trách nhiệm bảo

vệ môi trƣờng chỉ có thể thực sự thay đổi khi

có các giải pháp trên và hình thành nếp văn

hóa môi trƣờng tại các làng nghề Việt Nam.

KÊT LUÂN

Các làng nghề đã có từ lâu đời và sẽ còn tôn

tại mãi trong tƣơng lai , găn liên vơi lich sƣ

phát triển của nông thôn Việt Nam . Băc Ninh

là tỉnh có nhiều làng nghề truyền thống đã nổi

tiêng trong ca nƣơc , có những sản phẩm đã

xuât khâu ra nƣơc ngoai . Làng nghề đ ã có

nhƣng đong gop đang kê cho ngân sach cua

đia phƣơng , đem lai thu nhâp cao cho ngƣơi

dân, thƣc hiên xoa đoi giam ngheo , xây dƣng

nông thôn mơi . Tuy nhiên ngoai nhƣng măt

tích cực trên , các làng nghề cũng đang làm

cho canh quan va môi trƣơng sông bi đe doa .

100% các làng nghề đều vi phạm các quy

đinh cua Luât Bao vê môi trƣơng đang hang

ngày, hàng giờ ảnh hƣởng trực tiếp đến đời

sông cua ngƣơi dân đang sông tai cac lang

nghê va môi trƣơ ng xung quanh . Măc du cac

câp chinh quyên đia phƣơng đa quan tâm va

có nhiều cố gắng trong công tác bảo vệ môi

trƣơng, nhƣng viêc vi pham vê sinh môi

Page 47: Tập 79 - Số 03 - Năm 2011

Trần Đình Tuấn Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 79(03): 39 - 44

44

trƣơng vân gia tăng . Môt sô đê xuât vê giai

pháp trên nếu đƣợc thực hiện sẽ góp phần giải

quyêt vân đê bao vê môi trƣơng cua tinh Băc

Ninh trong tƣơng lai.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. Cục Thống kê tỉnh Bắc Ninh (2010), Niên

giám thống kê.

[2]. Sơ Tai nguyên Môi trƣơng tinh Băc Ninh , Các

báo cáo quan trắc môi trường hàng năm; Báo cáo

kêt qua thưc hiên Luât Bao vê môi trương tai cac

làng nghề và cụm công nghiệp;...

[3]. Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Ninh (2011), Tình

hình thực hiện chính sách , pháp luật môi trường

tại các làng nghê trên đia ban tinh Băc Ninh.

[4]. Tài liệu VN , Ô nhiễm môi trường làng nghề

tại Việt Nam, thực trạng và giải pháp

PROPOSALS TO SOLVE ENVIRONMENTAL POLLUTION PROBLEMS

IN CONVENTIONAL CRAFT PRODUCTION VILLAGES IN BAC NINH

PROVINCE

Tran Dinh Tuan*

Thai Nguyen College of Economics and Business Adminsitration

Conventional craft production at villages is a specific pattern of production which is formed from

the existing requirements and development of rural areas of Vietnam, and also to utilise time

available, manpower and material conditions in rural area of Vietnam. Conventional craft

production villages have brought income to local people, contributed to the local finances,

implemented poverty reduction, built new rural areas. However, currently, 100% of the villages

were violating the Law on Environmental Protection and threating to landscaping, and habitat.

Although Bac Ninh province has concerned and made the great efforts in environmental protection

program, but the violation of environmental sanitation is still growing, becoming a major problem

to be solved. To have a good solution on environmental protection, Bac Ninh province should

implement comprehensive solutions including six basic solution as proposed by this author.

Keywords: Environmental polution, Bac Ninh conventional craft production villages,

environmental protection, environment and life

* Tel: 0912039920

Page 48: Tập 79 - Số 03 - Năm 2011

Đỗ Đức Bình và ĐTG Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 79(03): 45 - 49

45

MỘT SỐ Ý KIẾN VỀ CHẤT LƢỢNG TĂNG TRƢỞNG KINH TẾ VIỆT NAM

DƢỚI GÓC ĐỘ HIỆU QUẢ VÀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NỀN KINH TẾ

Đỗ Đức Bình

1, Nguyễn Tiến Long

2*

1Trường Đại học Kinh tế Quốc dân 2Trường ĐH Kinh tế & QTKD - ĐH Thái Nguyên

TÓM TẮT

Qua 25 năm đổi mới, nhờ có đổi mới cơ chế chính sách và ứng dụng có hiệu quả những thành tựu

của khoa học công nghệ, mặc dù trong bối cảnh chịu ảnh hƣởng của khủng hoảng kinh tế thế giới

nhƣng nền kinh tế Việt Nam vẫn duy trì đƣợc tốc độ tăng trƣởng dƣơng. Cụ thể, thời kỳ 2006 -

2010 bình quân tăng trƣởng 7%/năm (trong đó 2008: 6,23%; 2009: 5,32% và năm 2010: 6,78%).

Tuy nhiên, số lƣợng tăng trƣởng của nền kinh tế tăng lên nhƣng chƣa chú trọng đến chất lƣợng và

hiệu quả của tăng trƣởng, sức cạnh tranh của nền kinh tế chƣa cao. Bài viết trên cơ sở làm rõ

những vấn đề lý luận về chất lƣợng tăng trƣởng, phân tích thực trạng chất lƣợng tăng trƣởng nền

kinh tế Việt Nam thời gian qua, đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lƣợng tăng trƣởng

kinh tế theo hƣớng hiệu quả và nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam.

Từ khoá: Chất lượng tăng trưởng, hiệu quả, năng lực cạnh tranh, nền kinh tế

QUAN NIỆM VỀ CHẤT LƢỢNG TĂNG TRƢỞNG KINH TẾ

*

Cho đến nay, đã có nhiều quan điểm khác nhau về chất lƣợng tăng trƣởng kinh tế. Chẳng hạn, nếu tiếp cận từ “cơ cấu ngành kinh tế”, thì chất lƣợng tăng trƣởng kinh tế là cơ cấu kinh tế tối ƣu và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hƣớng nâng cao hiệu quả. Nếu từ góc độ “hiệu quả”, chất lƣợng tăng trƣởng kinh tế đƣợc hiểu là năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, của doanh nghiệp hoặc của hàng hóa sản xuất trong nƣớc. Tổng quát hơn, theo quan điểm một số nhà kinh tế học nhƣ G. Beckeer, R.Lucas, J.Stiglitz,... thì cùng với quá trình tăng trƣởng, chất lƣợng tăng trƣởng đƣợc biểu hiện tập trung ở 04 tiêu chuẩn chủ yếu, đó là:

1) Năng suất nhân tố tổng hợp (TFP) cao bảo đảm cho việc duy trì tốc độ tăng trƣởng dài hạn và tránh đƣợc những biến động kinh tế từ bên ngoài;

2) Tăng trƣởng đi kèm với phát triển môi trƣờng bền vững;

3) Tăng trƣởng hỗ trợ cho việc nâng cao hiệu quả quản lý của Nhà nƣớc, đồng thời quản lý Nhà nƣớc hiệu quả sẽ thúc đẩy tăng trƣởng ở tỷ lệ cao hơn;

4) Tăng trƣởng phải đạt mục tiêu cải thiện phúc lợi xã hội và giảm đƣợc số ngƣời đói nghèo.

* Tel: 0912485659, Email: [email protected]

Tuy nhiên, trên thực tế, tùy thuộc vào điều

kiện và gắn với từng thời kỳ phát triển nhất

định của mình, mà từng quốc gia đã có những

cách tiếp cận khái niệm về chất lƣợng tăng

trƣởng khác nhau. Dù lựa chọn cách tiếp cận

khái niệm về tăng trƣởng nhƣ thế nào, nhƣng

theo chúng tôi, việc lựa chọn mô hình phát

triển là hết sức quan trọng, phải xem xét đồng

thời cả hai nhóm chỉ tiêu số lƣợng và chất

lƣợng tăng trƣởng, nhưng trong đó phải thực

sự coi trọng các chỉ tiêu chất lượng tăng

trưởng (04 yếu tố với tư cách là 04 tiêu

chuẩn nêu ở trên). Nói một cách khác, chất

lƣợng tăng trƣởng phải đƣợc thể hiện ở năng

suất, hiệu quả của các yếu tố đầu tƣ, phải đi

liền với tính hiệu quả và nâng cao năng lực

cạnh tranh của nền kinh tế, bao gồm cả các

yếu tố đầu vào nhƣ việc quản lý và phân bổ

các nguồn lực trong quá trình tái sản xuất, lẫn

các kết quả đầu ra của quá trình sản xuất với

chất lƣợng cuộc sống đƣợc cải thiện, các sản

phẩm đầu ra đƣợc phân phối đảm bảo tính

công bằng và góp phần bảo vệ và ổn định môi

trƣờng sinh thái.

KHÁI QUÁT HIỆN TRẠNG TĂNG

TRƢỞNG VÀ CHẤT LƢỢNG TĂNG

TRƢỞNG KINH TẾ Ở VIỆT NAM

Nhƣ chúng ta đều biết, ngay từ những năm

đầu của thời kỳ đổi mới (từ nửa cuối của

những năm 80 của thế kỷ trƣớc), đất nƣớc ta

đã có những thay đổi khá ngoạn mục từ một

Page 49: Tập 79 - Số 03 - Năm 2011

Đỗ Đức Bình và ĐTG Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 79(03): 45 - 49

46

nƣớc nhiều năm nông nghiệp tăng trƣởng âm

(phải nhập khẩu một lƣợng lƣơng thực không

nhỏ hàng năm) đã chuyển sang một nƣớc xuất

khẩu lƣơng thực lớn đứng thứ hai thế giới.

Trong 25 năm đổi mới, mặc dù thế giới đã trải

qua hai cuộc khủng hoảng kinh tế và tài chính

trầm trọng (bắt đầu vào năm 1997 và năm

2008) gây suy thoái, suy giảm cao nền kinh tế

trên toàn cầu, nhƣng nền kinh tế Việt Nam

liên tục trong các năm đạt tăng trƣởng dƣơng.

Cụ thể là:

- Thời kỳ 1986 -1990 bình quân tăng trƣởng

3,9%/năm;

- Thời kỳ 1991 -1995 bình quân tăng trƣởng

8,2%/năm;

- Thời kỳ 1996 - 2000 bình quân tăng trƣởng

6,7%/năm;

- Thời kỳ 2001 - 2005 bình quân tăng trƣởng

7,5%/năm;

- Thời kỳ 2006 - 2010 bình quân tăng trƣởng

7%/năm (trong đó 2008:6,23%; 2009: 5,32%

và năm 2010: 6,78%).

Có đƣợc thành tích trên là do nhiều nguyên

nhân, nhƣng trong đó phải kể đến sự tác động

tích cực của quá trình chuyển đổi sang nền

kinh tế thị trƣờng mở cửa, hội nhập kinh tế

quốc tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế khá

toàn diện và vững chắc. Chính chuyển dịch cơ

cấu kinh tế đã làm thay đổi cấu trúc của nền

kinh tế, chuyển dịch hàng triệu ngƣời từ khu

vực nông nghiệp sang sản xuất công nghiệp

và dịch vụ (trƣớc đổi mới cơ cấu kinh tế phải

xây dựng là công – nông nghiệp – hiện đại,

nay cơ cấu kinh tế phải hƣớng tới là công –

nông nghiệp – dịch vụ, trong đó, công nghiệp

và dịch vụ ngày càng chiếm tỷ trọng lớn trong

GDP, còn nông nghiệp ngày càng giảm).

Mặc dù đạt đƣợc những thành tựu tăng trƣởng

đƣợc phản ánh qua các con số kể trên, nhƣng

có thể khẳng định rằng thời gian qua Việt

Nam mới chỉ chú ý nhiều đến tăng trƣởng về

lƣợng (theo chiều rộng), mà chƣa chú trọng

đến chất lƣợng tăng trƣởng, hiệu quả tăng

trƣởng (tức tăng trƣởng kinh tế theo chiều

sâu). Trên thực tế, tăng trƣởng của ta đã bộc

lộ không ít bất cập làm chất lƣợng tăng

trƣởng thấp, không hiệu quả. Cụ thể là tăng

trƣởng chủ yếu dựa vào thâm dụng vốn, tài

nguyên và lao động. Tăng trƣởng không đi

liền với hiệu quả, gây nhiều bất ổn trong xã

hội và hủy hoại môi trƣờng sinh thái. Chính

các vụ việc gây hủy hoại môi trƣờng của một

số công ty đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài (FDI)

và những “kẽ hở lớn”, sự buông lỏng trong

quy trình kiểm tra, kiểm soát của các cơ quan

quản lý Nhà nƣớc các cấp đang tiếp tục đặt ra

vấn đề cấp thiết phải coi trong tiêu chí đảm

bảo môi trƣờng là yếu tố quan trọng nhất của

chất lƣợng tăng trƣởng kinh tế ở Việt Nam

hiện tại và tƣơng lai.

Trong năm 2010, mặc dù tình hình quốc tế và

trong nƣớc có nhiều khó khăn và bất ổn,

nhƣng Việt Nam đã đạt đƣợc nhiều thành tích

quan trọng và không đƣợc phép quá say mê,

thổi phồng các thành tích đã đạt đƣợc. Theo

báo cáo của Chính Phủ, có 16/21 chỉ tiêu đã

hoàn thành và hoàn thành vƣợt mức so với

Nghị quyết của Quốc hội. Tuy nhiên, chất

lƣợng tăng trƣởng vẫn chƣa cao, còn thiếu

tính bền vững; tăng trƣởng kinh tế nhƣng

chƣa gắn chặt với nâng cao đời sống nhân dân

– đây là một thực tế chƣa mấy đƣợc cải thiện.

Lạm phát cả năm ở mức gần 12%. Tăng

trƣởng kinh tế nhƣng chỉ số ICOR rất cao.

Điều đó có nghĩa là, đầu tƣ kém hiệu quả

(trung bình phải bỏ ra 10 đồng vốn mới đƣợc

1 đồng tăng trƣởng. Có lẽ ít nƣớc trên thế giới

có chỉ số ICOR cao nhƣ Việt Nam – theo

Thời báo kinh tế Việt Nam ngày 14/01/2011).

Từ thực tế này, chúng tôi cho rằng đã đến lúc

chúng ta phải có sự thay đổi mang tính “đột

phá”, “cách mạng” về tƣ duy, nhận thức đối

với tăng trƣởng kinh tế và chất lƣợng tăng

trƣởng kinh tế; phải thay đổi mô hình tăng

trƣởng để đảm bảo tính bền vững trong phát

triển. Kiên quyết chấm dứt tƣ duy, quan điểm

muốn GDP tăng cao thì cứ khai thác và bán

tài nguyên đi; phải thực sự nghiêm túc và

khoa học trong việc cân nhắc, lựa chọn giữa

ra sức triển khai các dự án khai thác tài

nguyên khoáng sản hay giữ lại đất rừng, đất

ruộng để ngƣời dân sinh sống. Hoặc phải chặt

phá hàng nghìn hecta rừng để làm thủy điện

hơn là giữ rừng bảo vệ môi trƣờng sinh thái.

Theo chúng tôi, đã đến lúc không đƣợc phép

đề cao “tốc độ” tăng trƣởng mà phải là coi

Page 50: Tập 79 - Số 03 - Năm 2011

Đỗ Đức Bình và ĐTG Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 79(03): 45 - 49

47

trọng chất lƣợng tăng trƣởng (hiệu quả tăng

trƣởng và nâng cao năng lực cạnh tranh của

nền kinh tế). Muốn vậy, không đƣợc phép

chấp nhận sự phát triển bằng mọi giá; phải

“giảm nhiệt” đối với sự đam mê thành tích;

hạn chế và sớm chấm dứt triệt để tình trạng

đẩy mạnh khai thác khoáng sản, dầu thô,… và

khẩn trƣơng đem bán đi. Mọi tƣ tƣởng và

hành động trái ngƣợc với xu thế này chỉ là xu

hƣớng chạy theo tốc độ tăng trƣởng, vẫn

ham tốc độ tăng trƣởng nhiều hơn chất

lƣợng tăng trƣởng.

NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG TĂNG

TRƢỞNG KINH TẾ THEO HƢỚNG HIỆU

QUẢ VÀ NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH

TRANH CỦA NỀN KINH TẾ

Từ thực trạng bất cập của mô hình tăng

trƣởng dẫn đến chất lƣợng tăng trƣởng thấp

nhƣ đã khái quát ở trên, chúng tôi cho rằng

cần phải nhất quán quan điểm đổi mới chuyển

đổi mô hình tăng trƣởng cho thích ứng với

điều kiện và bối cảnh mới nhằm đảm bảo tính

bền vững và ổn định trong phát triển. Cụ thể

là phải chuyển mô hình tăng trƣởng dựa trên

lao động rẻ, đầu tƣ vốn và tài nguyên lớn sang

mô hình tăng trƣởng mới là dựa trên năng

suất lao động, hiệu quả các yếu tố đầu tƣ và

năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, của

doanh nghiệp và hàng hoá Việt Nam trên

thƣơng trƣờng. Để thực hiện thành công sự

chuyển đổi này, trƣớc hết cần thực hiện tốt

một số giải pháp sau:

Nâng cao trình độ nhận thức, đổi mới tƣ

duy, quan điểm của các cấp lãnh đạo từ

Trung ƣơng đến địa phƣơng, ngành về

chất lƣợng tăng trƣởng

Đề cao chất lƣợng tăng trƣởng và không

ngừng nâng cao chất lƣợng tăng trƣởng

không phải chỉ là “khẩu hiệu”, mà quan

trọng hơn là phải đƣợc quán triệt về tƣ duy,

nâng cao nhận thức và có quan điểm đúng

đắn và nhất quán ngay từ khâu xây dựng

đƣờng lối, chủ trƣơng, chính sách, trong

hoạch định chiến lƣợc, trong kế hoạch dài,

trung và ngắn hạn và đặc biệt là trong thực

thi ở các cấp, ngành, các địa phƣơng, …

Về tƣ duy, nhận thức và quan điểm cần phải

thống nhất và nhất quán rằng một khi định

hƣớng chính sách, mô hình chất lƣợng tăng

trƣởng đúng, biện pháp thực thi và tổ chức

thực thi tốt, tất yếu sẽ đƣa lại kết quả, mục

tiêu nhƣ mong muốn. Trƣờng hợp mô hình,

chính sách nâng cao chất lƣợng tăng trƣởng

đúng, nhƣng biện pháp thực thi, cũng nhƣ tổ

chức thực hiện không phù hợp hoặc mô hình,

chính sách về chất lƣợng tăng trƣởng không

đúng, nhƣng chậm điều chỉnh một cách khoa

học, thậm chí bảo thủ không điều chỉnh, thì cả

hai trƣờng hợp đều dẫn đến ách tắc và rốt

cuộc là chất lƣợng tăng trƣởng không nhƣ

mong muốn (hiệu quả tăng trƣởng thấp).

Tiếp tục đổi mới và hoàn thiện chính sách

đầu tƣ theo hƣớng nâng cao chất lƣợng

tăng trƣởng

Để tạo đà tăng trƣởng và nâng cao chất lƣợng

tăng trƣởng, không quốc gia nào không có

nguồn vốn đầu tƣ trực tiếp từ ngân sách Nhà

nƣớc. Bên cạnh tính tích cực và tính hiệu quả

xã hội của nguồn vốn đầu tƣ này (cần cho

quốc kế dân sinh mặc dù có thể kém hiệu quả,

dù phải lỗ, …), trong nhiều năm qua hệ số

ICOR của khu vực Nhà nƣớc đã tăng lên

nhanh chóng. Đầu tƣ Nhà nƣớc (gồm đầu tƣ

NSNN, đầu tƣ bằng vốn trái phiếu Chính phủ,

tín dụng đầu tƣ Nhà nƣớc và đầu tƣ của các

DNNN) đang chiếm tỷ trọng lớn nhất trong

tổng đầu tƣ xã hội, nhƣng hiệu quả không

cao, đang phân tán và bao trùm ở hầu hết các

ngành kinh tế, kể cả các ngành mà khu vực tƣ

nhân có khả năng đầu tƣ phát triển.

Để thực hiện tái cơ cấu và nâng cao hiệu quả

đầu tƣ công, phải xã hội hoá đầu tƣ công.

Theo đó, không nên phân bổ đầu tƣ Nhà nƣớc

vào các ngành, các lĩnh vực mà tƣ nhân trong

nƣớc có thể kinh doanh nhƣ các loại dịch vụ

thƣơng mại, nhà hàng khách sạn, … phải lấy

hiệu quả kinh tế làm thƣớc đo và tiêu chí để

quyết định các dự án đầu tƣ.

Đối với việc thu hút FDI: không nên chỉ chú

trọng thu hút FDI, mà phải chú ý đặc biệt đến

vốn thực hiện và hiệu quả giải ngân vốn. Đã

đến lúc phải loại bỏ việc “trải thảm đỏ” trong

thu hút FDI, mà việc thu hút FDI phải gắn với

Page 51: Tập 79 - Số 03 - Năm 2011

Đỗ Đức Bình và ĐTG Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 79(03): 45 - 49

48

những điều kiện nhƣ “công nghệ xanh”, công

nghệ ít tiêu tốn năng lƣợng, nhiên liệu, …

kiên quyết loại bỏ công nghệ gây ô nhiễm

môi trƣờng, hạn chế sử dụng công nghệ bậc

trung, mà phải coi trọng công nghệ tiên tiến,

hiện đại (công nghệ nguồn) ở những quốc gia

công nghiệp. Tối ƣu là hƣớng vào thu hút các

Công ty xuyên quốc gia - TNC thuộc Top 500

TNC mẹ từ các quốc gia có nền kinh tế phát

triển. Chỉ có nhƣ vậy, Việt Nam mới thực sự

trở thành nƣớc công nghiệp vào năm 2020 và

mới có điều kiện đảm bảo hơn cho việc tham

gia vào mạng sản xuất, mạng phân phối và

chuỗi giá trị toàn cầu - điều kiện đủ để phát

triển bền vững trong tƣơng lai.

Nâng cao hiệu quả khai thác, sử dụng tài

nguyên cho tăng trƣởng

Đối với mỗi quốc gia nguồn tài nguyên hữu

hình và vô hình đang sở hữu không phải là vô

hạn. Do đó, nếu càng sử dụng và sử dụng kém

hiệu quả, lãng phí thì tất yếu sẽ sớm cạn kiệt

và nhiều khi phải trả giá đắt hơn nhiều so với

lợi ích mang lại. Thực tế đã chứng minh nếu

ra sức khai thác và sử dụng không có chiến

lƣợc và không theo quy hoạch đồng bộ, khoa

học chỉ vì mục tiêu đạt tốc độ tăng trƣởng thì

chất lƣợng tăng trƣởng thấp và phải trả giá

cho vấn đề xã hội và môi trƣờng. Chính vì

vậy, để phát triển bền vững về cả kinh tế, xã

hội và môi trƣờng, cần phải có chiến lƣợc,

quy hoạch một cách khoa học để khai thác và

sử dụng một cách hiệu quả các nguồn tài

nguyên thiên nhiên đã ban tặng cho chúng ta -

đây là một lợi thế mà nhiều quốc gia (nhƣ

Nhật Bản, Hàn Quốc, …) không có, hoặc nếu

có nhƣng không dồi dào và đa dạng.

Tăng số lƣợng và nâng cao chất lƣợng

nguồn nhân lực

Đất nƣớc sẽ vƣơn cao và hội nhập có hiệu

quả, vững chắc bƣớc vào nền kinh tế khu vực

và toàn cầu, nếu có chiến lƣợc đúng về con

ngƣời. Đây là nhân tố quyết định nhất đến

nâng cao năng suất lao động và tăng năng

suất lao động một cách bền vững. C.Mác đã

từng nhấn mạnh máy móc, thiết bị dù có hiện

đại đến đâu, nhƣng nếu không có con ngƣời

thì chúng chỉ là những vật chết. Tuy nhiên,

không bất cứ ai, mà phải là những con ngƣời

với những kiến thức, trình độ ngày càng cao

và ngày càng sản sinh ra công nghệ tiên tiến,

hiện đại và đƣa những thành tựu này vào cuộc

sống vì chính con ngƣời. Trong thời đại ngày

nay, thế giới đang bƣớc vào nền kinh tế tri

thức, nơi “tri thức đang trở thành nhân tố

quan trọng nhất quyết định mức sống - quan

trọng hơn đất đai, hơn công cụ sản xuất, hơn

lao động”. Đội ngũ trí thức (nguồn nhân lực

có chất lƣợng) - những ngƣời sản sinh ra tri

thức và ứng dụng sáng tạo tri thức sẽ có đóng

góp ngày càng lớn cho sự nghiệp phát triển

kinh tế, xã hội, … của quốc gia.

Đáp ứng yêu cầu này, trong những năm tới

ngành giáo dục và đào tạo tiếp tục phải có

những điều chỉnh và đổi mới có tính đột phá

một cách toàn diện và đồng bộ, nhƣng không

đƣợc phép nóng vội, chủ quan, mà phải có lộ

trình và bƣớc đi “bài bản” để góp phần cùng

đất nƣớc sớm tạo ra một đội ngũ nhân lực đủ

về số lƣợng, đặc biệt đáp ứng yêu cầu ngày

càng cao về chất lƣợng của sự nghiệp CNH,

HĐH, của hội nhập, cạnh tranh và phát triển.

Đội ngũ này không chỉ có tay nghề, học vấn,

trình độ khoa học công nghệ, mà còn phải có

tính chuyên biệt cao, tính năng động và tính

quyết đoán khoa học. Muốn vậy, đi liền với

việc tiếp tục thực hiện chủ trƣơng xã hội hoá

giáo dục và đào tạo, đa dạng hoá loại hình,

phƣơng thức đào tạo,… cần nâng cao hiệu

lực, hiệu quả kiểm tra, giám sát của các cơ

quan quản lý và phải kiên quyết “thổi còi” đối

với các đơn vị, cơ sở vi phạm để đảm bảo tính

nghiêm minh, công bằng và hiệu quả. Bên

cạnh đó, phải tạo ra môi trƣờng thuận lợi,

thực sự hấp dẫn nhằm tạo điều kiện cho mọi

ngƣời phát huy sức sáng tạo của mình cho đất

nƣớc. Cụ thể là phải có cơ chế, chính sách

tuyển chọn, sử dụng và đãi ngộ “nhân tài”

một cách rõ ràng, minh bạch và hấp dẫn nhằm

sử dụng có hiệu quả các nguồn nhân lực có

chất lƣợng của đất nƣớc.

KẾT KUẬN

Để có thể phát triển nền kinh tế Việt Nam

nhanh và bền vững đáp ứng đƣợc yêu cầu của

xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, đòi hỏi phải

Page 52: Tập 79 - Số 03 - Năm 2011

Đỗ Đức Bình và ĐTG Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 79(03): 45 - 49

49

có chiến lƣợc phát triển toàn diện. Tuy nhiên,

trƣớc mắt cần tập trung nâng cao chất lƣợng

và hiệu quả của tăng trƣởng, tạo đà cho nền

kinh tế để có thể cạnh tranh mạnh mẽ trên thị

trƣờng quốc tế. Thực hiện một số giải pháp cơ

bản ở trên sẽ là tiền đề cho nâng cao chất

lƣợng tăng trƣởng và sức cạnh tranh của nền

kinh tế Việt Nam, để đến năm 2020 Việt Nam

cơ bản trở thành nƣớc công nghiệp theo

hƣớng hiện đại.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. Báo cáo năng lực cạnh tranh Việt Nam, năm

2010, Hà Nội.

[2]. Kinh tế Việt Nam 2009. CIEM, Nxb Tài chính

2010, Hà Nội.

[3]. Tạp chí kinh tế và phát triển, các số tháng

12/2010 và số tháng 01/2011, Đại học Kinh tế

Quốc dân, Hà Nội.

[4]. Thời báo kinh tế Việt Nam, ngày 28/12/2010;

số ra các ngày 4, 14, 18 tháng 01 năm 2011, Hà

Nội.

SUMMARY

THE QUALITY OF VIETNAM ECONOMIC GROWTH RATE UNDER THE

VIEW POINT OF THE ECONOMIC EFFECTIVENESS AND COMPETITVE

CAPABILITY OF THE ECONOMY

Do Duc Binh1, Nguyen Tien Long

2

1National Economics University

2Thainguyen University of Economics and Business Administration – TNU

Over 25 years of innovation, with the innovative mechanism and policies, the effectivene

appliation of scientific and technical achivements, the Vietnam economy maintained positive

growth rate even though it is affected by the word economic crisis. In the period of 2006 – 2010,

the average growth rate was 7% per year (of which 6.23% in 2008, 5.32% in 2009 and 6.78% in

2010 in detail). However, the growth rate in quantity does not mean the high effetiveness, quality

and competitve capability of the economy. This paper with the clarification of theoritical basis for

economic growth quality analizes the current status of economic growth quality of Vietnam

economy and proposes some solutions to improve the economic growth quality in the direction of

high effectiveness and competitive capability for the economy of Vietnam

Key words: growth quality, effectiveness, competitive capability, economy

Tel: 0912485659, Email: [email protected]

Page 53: Tập 79 - Số 03 - Năm 2011

Đỗ Đức Bình và ĐTG Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 79(03): 45 - 49

50

Page 54: Tập 79 - Số 03 - Năm 2011

Ngô Xuân Hoàng Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 79(03): 51 - 58

51

THỰC TRẠNG LAO ĐỘNG VÀ VIỆC LÀM TRONG CÁC HỘ NÔNG DÂN

HUYỆN PHÖ LƢƠNG TỈNH THÁI NGUYÊN

Ngô Xuân Hoàng

*

Trường Cao đẳng Kinh tế -Kỹ thuật, ĐH Thái Nguyên

TÓM TẮT

Huyện Phú Lƣơng có 66.132 lao động, trong đó lao động nông thôn có khoảng hơn 56.635 ngƣời

chiếm 85,64% lực lƣợng lao động trong huyện. 95% lao động nông thôn là lao động phổ thông,

không có trình độ chuyên môn kỹ thuật. Hệ số sử dụng thời gian lao động trong nông hộ thấp, năm

2009 là 74,7%. Tỷ suất sử dụng lao động của các hộ nông dân trong các xã điều tra dao động từ

72,51 đến 82,34%. Giá trị lao động và thu nhập thấp, phần lớn không có tích lũy đó là nguyên nhân cơ

bản dẫn đến tình trạng đói nghèo ở khu vực nông thôn trong huyện.

Trong những năm gần đây, Huyện đã triển khai nhiều chủ trƣơng, chính sách để giải quyết việc làm cho

ngƣời lao động trong nông hộ và bƣớc đầu đã có chuyển biến tích cực, song chƣa cơ bản. Để giải quyết

việc làm cho lao động trong nông hộ, trong thời gian tới huyện cần tập trung giải quyết các vấn đề

sau: chuyển dịch cơ cấu cây trồng hợp lý và tăng diện tích gieo trồng; phát triển chăn nuôi; phát triển các

ngành nghề phi nông nghiệp; củng cố và xây dựng cơ sở hạ tầng; ổn định đất đai; tăng cƣờng đầu

tƣ vốn; tăng cƣờng khoa học kỹ thuật; Đào tạo nghề cho lao động nông thôn và đẩy mạnh xuất

khẩu lao động, đƣa lao động ra địa bàn ngoài huyện.

Từ khóa: Thực trạng, lao động, việc làm, hộ nông dân, Phú Lương

ĐẶT VẤN ĐỀ

*

Trong những năm qua, sản xuất nông nghiệp

huyện Phú Lƣơng đã dần đi vào ổn định và

phát triển với nhịp độ ngày càng nhanh. Sản

xuất nông nghiệp ở nhiều địa phƣơng trong

huyện đã bắt đầu chuyển sang hƣớng sản xuất

hàng hóa, mô hình kinh tế VAC, kinh tế trang

trại phát triển hầu hết ở các xã trong huyện.

Xuất hiện nhiều gia đình có quy mô chăn nuôi

lớn: hàng ngàn con gà, hàng chục con lợn

theo phƣơng pháp công nghiệp mang lại thu

nhập cao. Chăn nuôi cá theo phƣơng pháp

thâm canh với các giống có năng suất cao,

chất lƣợng tốt và chăn nuôi các loài đặc sản

đã dần dần thay thế thả cá theo kiểu quảng

canh. Cơ cấu ngành nông nghiệp chuyển dịch

theo hƣớng tỷ trọng chăn nuôi và dịch vụ

nông nghiệp ngày càng tăng, tỷ trọng ngành

trồng trọt giảm tƣơng ứng. Tuy nhiên với tốc

độ đô thị hóa và công nghiệp hóa cao, vấn đề

lao động việc làm trong các nông hộ cần đƣợc

tiếp tục xem xét và giải quyết, trong bài viết:

"Thực trạng lao động và việc làm trong các

hộ nông dân huyện Phú Lương tỉnh Thái

Nguyên" chúng tôi muốn đề cập tới vấn đề lao

* Tel: 0912.140.868

động việc làm trong các hộ nông dân ở huyện

Phú Lƣơng và đề xuất một số giải pháp khả thi

nhằm đáp ứng nhu cầu việc làm của lao động

trong nông hộ trên địa bàn trong những năm

trƣớc mắt và lâu dài.

PHƢƠNG PHÁP VÀ HỆ THỐNG CHỈ TIÊU

NGHIÊN CỨU

* Phương pháp nghiên cứu: Để tiến hành

nghiên cứu chúng tôi đã chọn 240 hộ nông

dân để điều tra. Các phƣơng pháp chuyên gia,

chuyên khảo, điều tra nhanh nông thôn, phân

tích định lƣợng, thống kê kinh tế…đã đƣợc sử

dụng để thu thập, phân tích thông tin, số liệu

trong quá trình nghiên cứu. Số liệu đƣợc kiểm

tra, chỉnh lý và phản ánh trong bảng thống kê,

đồ thị thống kê, bảng tính Exel.

* Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu: Trong quá

trình nghiên cứu chúng tôi đã sử dụng các chỉ

tiêu: Cơ cấu lao động theo trình độ văn hóa,

trình độ chuyên môn; Cơ cấu lao động theo

ngành nghề; Số ngày lao động bình quân/lao

động/năm; Thu nhập bình quân/hộ/năm; Thu

nhập bình quân/lao động/năm; Thu nhập bình

quân/lao động/ngày; Thu nhập bình quân/

ngày lao động phân theo ngành nghề; Tỷ suất

sử dụng thời gian lao động.

Page 55: Tập 79 - Số 03 - Năm 2011

Ngô Xuân Hoàng Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 79(03): 51 - 58

52

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

Thực trạng lao động và việc làm trong các

hộ nông dân.

a. Số lượng và chất lượng lao động.

Số lượng lao động: Nhìn chung số nhân khẩu

dƣới độ tuổi lao động chiếm tỉ lệ cao hơn số

lƣợng trên độ tuổi lao động, nhƣ vậy cho thấy

tiềm năng về lao động trẻ còn rất nhiều, lực

lƣợng lao động tƣơng lai này cần phải đƣợc

trang bị kiến thức về sản xuất để phục vụ cho

nền nông nghiệp.

Trong lực lƣợng lao động, có sự cân bằng về

giới. Với đặc điểm của sản xuất nông nghiệp,

lao động nam thƣờng có sức khỏe và trí óc

hơn lao động nữ, do vậy sự cân bằng về giới

trong độ tuổi lao động cần có sự phân công

cho phù hợp với sức khỏe và trình độ lao

động. Phân công công việc cho lao động nữ

làm công việc nhẹ nhàng và đơn giản hơn lao

động nam.

Chất lượng lao động: Lao động nông thôn của

các xã Yên Trạch, Động Đạt và Vô Tranh có

những đặc điểm đƣợc thể hiện qua bảng 02.

Số lao động ở trình độ văn hóa tốt nghiệp tiểu

học chiếm tỷ lệ lên tới 69.89% tức là 130 ngƣời

ở xã Yên Trạch, tiếp theo xã Động Đạt cơ cấu

này thấp hơn một chút đó là 68,42%, thấp nhất

là xã Vô Tranh là 66,82%. Nhƣ vậy có rất nhiều

lao động trong vùng điều tra của cả 3 xã này

đều có trình độ văn hóa thấp, mức tốt nghiệp

THPT và THCS là rất thấp. Qua số liệu trên cho

thấy trình độ văn hóa của cả 3 xã trong vùng

điều tra có trình độ văn hóa thấp, chỉ phù hợp

với trình độ lao động giản đơn, khó có thể tiếp

cận khoa học kỹ thuật hiện nay.

b. Tình hình trang bị đất đai cho người lao

động trong các hộ nông dân

Quy mô, cơ cấu đất đai các hộ điều tra của 3

xã đƣợc thể hiện qua diện tích các loại cây

trồng trong vùng điều tra đƣợc thể hiện qua

bảng 03. Bảng số liệu cho thấy diện tích trồng

lúa vùng điều tra trong 3 xã đều có tỷ lệ diện

tích trồng lúa lớn nhất so với cây trồng khác,

diện tích trồng cây sắn chiếm tỷ lệ nhỏ nhất,

cây ngô là sản phẩm để làm thức ăn chính cho

gia súc nhƣng cũng chỉ đạt tỷ lệ 4,56, 4,22 và

5,69 tƣơng ứng với các xã Yên Trạch, Động

Đạt và Vô Tranh. Diện tích trồng chè chiếm

một tỉ lệ khá cao, đặc biệt ở xã Động Đạt và Vô

Tranh có chất đất rất tốt để phát triển cây chè.

Bảng 01. Cơ cấu về độ tuổi của lao động tại xã điều tra

Chỉ tiêu

Yên Trạch Động Đạt Vô Tranh

Số lƣợng

(ngƣời) Cơ cấu

(%) Số lƣợng

(ngƣời) Cơ cấu

(%) Số lƣợng

(ngƣời) Cơ cấu

(%)

Tổng số 260 100 300 100 309 100

Dƣới độ tuổi lao động 59 22.69 63 21.00 61 19.74

Trong độ tuổi lao động 180 69.23 205 68.33 221 71.52

Trên độ tuổi lao động 21 8.08 32 10.67 27 8.74

Nguồn:Số liệu điều tra năm 2009

Bảng 02. Trình độ văn hóa của lao động tại xã điều tra

Chỉ tiêu

Yên Trạch Động Đạt Vô Tranh

Số lƣợng

(ngƣời) Cơ cấu

(%) Số lƣợng

(ngƣời) Cơ cấu

(%) Số lƣợng

(ngƣời) Cơ cấu (%)

Tổng 186 100 209 100 211 100

Chƣa học hết tiểu học 14 7,53 17 8,13 19 9,00

Tốt nghiệp tiểu học 130 69,89 143 68,42 141 66,82

Tốt nghiệp THCS 18 9,68 19 9,09 18 8,53

Tốt nghiệp THPT 24 12,90 30 14,35 33 15,64

Nguồn: Số liệu điều tra 2009

Page 56: Tập 79 - Số 03 - Năm 2011

Ngô Xuân Hoàng Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 79(03): 51 - 58

53

Bảng 03. Trang bị đất trồng trọt cho lao động tại xã điều tra

Chỉ tiêu

Yên Trạch Động Đạt Vô Tranh

Số lƣợng

(m2)

Cơ cấu

(%) Số lƣợng

(m2)

Cơ cấu (%) Số lƣợng

(m2)

Cơ cấu

(%)

1.Tổng diện tích 512.495 100 676.143 100 682.995 100

Diện tích trồng lúa 211.590 41,29 248.553 36,76 258.525 37,85

Diện tích trồng cây ngô 23.346 4,56 28.548 4,22 38.840 5,69

Diện tích trồng cây sắn 4.440 0,87 9.180 1,36 6.200 0,91

Diện tích trồng cây chè 123.687 24,13 145.637 21,54 160.793 23,54

Diện tích trồng các cây trồng

khác 149.432 29,16 244.225 36,12 218.637 32,01

2. Diện tích BQ/hộ 1.552 1.894 1.855

3. Diện tích BQ/L. động 520,5 578,7 598,9

Nguồn: Số liệu điều tra 2009

c. Kết quả sử dụng lao động của các ngành trong hộ nông dân.

* Ngành trồng trọt: Thực trạng về sử dụng

lao động và giá trị sản xuất của ngành trồng

trọt đƣợc thể hiện qua những cây trồng cụ thể

nhƣ cây lúa, cây sắn, cây ngô, cây chè, và một

số cây trồng khác. Để tính đƣợc ra giá trị sản

xuất của các loại cây trồng trên công lao động

phải tính toán đƣợc giá trị sản xuất của cây

trồng và số lao động đƣợc sử dụng cho loại

cây đó của vùng điều tra trong các xã đƣợc

thể hiện qua bảng số liệu 04. Qua bảng số liệu

về kết quả ngành trồng trọt của vùng điều tra

cho thấy giá trị sản xuất bình quân/lao

động/năm 2009 của các loại cây trồng chính

nhƣ sau:

Bảng 04. Kết quả sử dụng lao động ngành trồng trọt tại xã điều tra

Chỉ tiêu ĐVT Yên Trạch Động Đạt Vô Tranh

Tổng diện tích m2 512.495 676.143 682.995

1. Sản xuất lúa m2 211.059 248.553 258.525

Diện tích BQ/hộ m2 3.518 3.551 3.693

Lao động bình quân/hộ ngƣời 2 2 3

Giá trị sản xuất BQ/lao động đ 1.597,58 1.607,02 1.514,80

2. Sản xuất ngô m2 23.346 28.548 38.840

Diện tích BQ/hộ m2 389 408 555

Lao động bình quân/hộ ngƣời 1 1 1

Giá trị sản xuất BQ/lao động đ 1.956,78 1.762,21 1.845,35

3. Sản xuất sắn m2 4.440 9.180 6.200

Diện tích BQ/hộ m2 74 131 89

Lao động bình quân/hộ ngƣời 0,25 0,24 0,26

Giá trị sản xuất BQ/lao động đ 455,67 551,35 688,89

4. Sản xuất cây trồng khác m2 149.432 244.225 218.637

Diện tích BQ/hộ m2 2.490,53 3.488,93 3.123,39

Lao động bình quân/hộ ngƣời 0,67 0,67 0,64

Giá trị sản xuất BQ/lao động đ 698,70 673,89 754,06

5. Trồng rừng

Tổng số công lao động công 1.420 1.706 1.680

Tổng số lao động công 50 62 67

Lao động bình quân/hộ ngƣời 0,83 0,89 0,96

Giá trị sản xuất BQ/lao động đ 1.477,10 2.603,55 1.501,19

Nguồn: Số liệu điều tra 2009

Page 57: Tập 79 - Số 03 - Năm 2011

Ngô Xuân Hoàng Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 79(03): 51 - 58

54

Cây lúa ở xã Động Đạt có giá trị cao nhất là 1.607.020đ và thấp nhất là xã Vô Tranh là 1.514.800đ. Đối với cây ngô xã Yên Trạch lại đạt giá trị bình quân trên một lao động trên một năm cao nhất với mức 1.956.780đ và xã Động Đạt đạt giá trị thấp nhất là 1.762.210đ. Cây sắn ở xã Vô Tranh đạt mức 688.890đ và là mức cao nhất và xã Yên Trạch chỉ đạt mức 455.670đ. Đối với các cây trồng khác, tổng hợp giá trị của các laọi cây trồng khác cho thấy giá trị đạt ở mức rất thấp nhƣ ở xã Động Đạt chỉ đạt 673.890đ và xã Vô Tranh đạt giá trị cao nhất là 754.060đ.

Nhƣ vậy trong trồng trọt vẫn cần phải duy trì việc trồng lúa và kết hợp với việc xen canh gối vụ với các cây trồng khác đặc biệt là cây ngô vì cây này cho giá trị kinh tế cao. Diện tích trồng ngô xen canh gối vụ mới chỉ sử dụng hết khoảng 12% của diện tích trồng lúa, ngƣời dân nên thay thế các cây trồng khác bằng cây ngô thì sẽ thu đƣợc nhiều giá trị kinh tế hơn. Đối với ngành trồng rừng, theo kết quả của vùng điều tra năm 2009 thì xã Động Đạt có giá trị sản xuất bình quân/lao động/năm 2008 cao nhất là 2.603.550đ, và thấp nhất là xã Yên Trạch là 1.477.100đ.

* Ngành chăn nuôi

Qua kết quả điều tra của các hộ điều tra trong 3 xã cho thấy giá trị sản xuất bình quân /lao động /năm 2009 nhƣ bảng 05.

- Chăn nuôi trâu bò đạt giá trị sản xuất cao nhất nhƣ xã Yên Trạch có vùng chăn thả rộng lớn nên thuận lợi cho việc phát triển chăn nuôi loại đại gia súc này, cụ thể đã đạt 9.111.110đ. Xã Vô tranh là xã đạt giá trị sản xuất thấp nhất là 7.644.440đ

- Chăn nuôi lợn: Xã Yên trạch có giá trị sản xuất 4.711.760đ và đạt mức cao nhất, xã Động Đạt chỉ có 3.763.93đ và ở mức thấp nhất.

- Chăn nuôi gà: Xã Vô Tranh chỉ đạt 1.922.510đ, nhƣng xã Yên trạch đạt kết quả sản xuất bình quân cao lên tới 2.4449.280đ.

- Chăn nuôi các loại gia cầm khác: Xã Yên Trạch đạt mức cao nhất là 555.000đ, xã Vô Tranh đạt mức thấp nhất là 201.360đ và Vô Tranh là 358.750đ.

- Nuôi trồng thuỷ sản: Xã Vô Tranh là 527.500đ trên lao động trên năm 2007, xã Yên Trạch là 407.310đ và xã Động Đạt là 480.670đ.

Bảng 05. Kết quả sử dụng lao động ngành chăn nuôi tại xã điều tra

Chỉ tiêu ĐVT Yên Trạch Động Đạt Vô Tranh

1. Chăn nuôi trâu, bò

Tổng số con con 82 95 86

Lao động bình quân/hộ Ngƣời 1,20 1,21 1,29

Giá trị sản xuất BQ/lao động đ 9.111,11 8.941,18 7.644,44

Giá trị sản xuất BQ/hộ đ 10.933,33 10.857,14 9.828,57

2. Chăn nuôi lợn

Tổng số con con 180 164 185

Lao động bình quân/hộ ngƣời 1,70 1,74 1,83

Giá trị sản xuất BQ/lao động đ 4.711,76 3.763,93 4.046,88

Giá trị sản xuất BQ/hộ đ 8.010,00 7.653,33 7.400,00

3. Chăn nuôi gà

Tổng số con con 1.722 1.843 1.701

Lao động bình quân/hộ ngƣời 1 1 1

Giá trị sản xuất 1000đ 142.058 152.034 140.343

Giá trị sản xuất BQ/lao động đ 2.449,28 2.171,91 1.922,51

Giá trị sản xuất BQ/hộ đ 2.367,63 2.171,91 2.004,90

4. Chăn nuôi gia cầm khác

Tổng số con con 173 149 92

Lao động bình quân/hộ ngƣời 0,25 0,29 0,31

Giá trị sản xuất BQ/lao động đ 555,00 358,75 201,36

Giá trị sản xuất BQ/hộ đ 138,75 102,50 63,29

5. Nuôi trồng thủy sản

Lao động bình quân/hộ ngƣời 0,65 0,83 0,80

Giá trị sản xuất BQ/lao động đ 407,31 480,67 527,50

Giá trị sản xuất BQ/hộ đ 264,75 398,27 422,00

Nguồn: Số liệu điều tra 2009

Page 58: Tập 79 - Số 03 - Năm 2011

Ngô Xuân Hoàng Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 79(03): 51 - 58

55

d. Tình hình sử dụng thời gian lao động của

nông hộ

Hệ số sử dụng thời gian lao động của nông hộ

ở nông thôn mới chỉ đạt 74,7% (năm 2009).

Cơ hội việc làm trong địa bàn huyện chƣa

thực sự đáp ứng đƣợc nhu cầu của lao động

trong vùng. Tỷ suất sử dụng lao động vùng

điều tra của 3 xã dao động từ 72,51 đến

82,34%. Trong đó xã Động Đạt có tỷ xuất sử

dụng lao động cao nhất và tỷ suất lao động

chƣa đƣợc sử dụng là 17,66%, xã Yên trạch

còn dƣ thừa là 27,49% và xã Vô Tranh còn dƣ

thừa là 24,68%.

Kết quả một số chƣơng trình giải quyết

việc làm cho lao động của nông hộ.

a. Chương trình dạy nghề ngắn hạn

Đƣợc sự chỉ đạo của Sở Lao động TBXH và

Ban chỉ đạo xuất khẩu lao động huyện trung

tâm Dạy nghề, trung tâm Giới thiệu việc làm

của huyện đã triển khai đƣợc một số chƣơng

trình. Đặc biệt về đào tạo nghề năm 2007 mới

chỉ có 900 ngƣời nhƣng đến năm 2009 đã lên

tới 1.505 ngƣời, hơn nữa năm 2009 trung tâm

đã kết hợp với trƣờng Đại học Nông lâm Thái

Nguyên mở lớp đào tạo về quản lý kinh tế hộ

gia đình cho 194 cán bộ cấp xã và nông dân.

Về xuất khẩu lao động 3 năm qua trung tâm

đã tƣ vấn giới thiệu việc làm cho 212 lao

động đi xuất khẩu lao động ở các nƣớc: Đài

loan, Inonexia, Hàn Quốc... có mức lƣơng

bình quân khoảng 8 triệu đồng/tháng.

b. Về tín dụng nông thôn

+ Chƣơng trình cho vay đối với hộ nghèo:

Theo thống kê thì toàn huyện có 7.943 hộ

nghèo chiếm tỷ lệ 3,5% số hộ trên toàn

huyện, để đẩy nhanh chƣơng trình mục tiêu

xóa đói giảm nghèo trên địa bàn huyện, nghị

quyết Đảng bộ, Hội đồng nhân dân huyện Phú

Lƣơng đã đề ra mỗi năm phấn đấu giảm tỷ lệ

hộ nghèo xuống từ 2,5 đến 3%.

+ Chƣơng trình cho vay hộ sản xuất kinh

doanh vùng khó khăn, đƣợc triển khai thực

hiện trong năm 2007, NHCSXH huyện đã

triển khai cho vay thí điểm 3 xã: Phú Đô, Tức

Tranh, Động Đạt.

+ Chƣơng trình tín dụng cho vay đối với hộ

gia đình sản xuất kinh doanh, kinh doanh

vùng khó khăn, đƣợc thực hiện với mức lãi

xuất thấp hơn ngân hàng thƣơng mại, thủ tục

đơn giản, đối tƣợng vay vốn rộng, mức vay

vốn hộ sản xuất 30 triệu đồng trên hộ không

phải làm thủ tục thế chấp tài sản, phƣơng thức

cho vay theo tổ lập trong thôn, bản, thông qua

các tổ chức hội.

+ Thực hiện chính sách dân tộc và tôn giáo

Đảng, nhà nƣớc đã có chính sách cho vay vốn

đối với hộ nghèo đồng bào dân tộc thiểu số,

chƣơng trình thể hiện sự quan tâm của Đảng,

nhà nƣớc, đối với đồng bào nghèo dân tộc

thiểu số, đƣợc vay vốn để định canh định cƣ;

ổn định cuộc sống từng bƣớc phát triển kinh

tế gia đình, vƣơn lên thoát khỏi nghèo đói

cùng hòa nhập với cộng đồng.

+ Chƣơng trình cho vay giải quyết việc làm:

Đây là chƣơng trình quốc gia nhằm mục đích

giải quyết việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp

trong xã hội. Năm 2003, NHCS nhận bàn giao

2.997 triệu đồng nguồn vốn quỹ quốc gia giải

quyết việc làm từ kho bạc huyện chuyển sang

NHCS huyện quản lý, với 23 dự án. Sau 5

năm hoạt động NHCS huyện Phú Lƣơng đã

phối hợp với phòng Nội vụ huyện, các ngành

chức năng, đoàn thể xã hội thẩm định giải

quyết cho 116 dự án kết quả thực hiện. Doanh

số cho vay trong 5 năm là 9.250 triệu đồng,

doanh số thu nợ trong 5 năm là 1.312 triệu

đồng, dƣ nợ đến 31/12/2007 là 4.601 triệu

đồng, bao gồm 116 dự án,.

Một số giải pháp chủ yếu nhằm giải quyết

việc làm cho lao động của nông hộ huyện

Phú Lƣơng

a. Giải pháp về chuyển dịch cơ cấu cây trồng

hợp lý và tăng diện tích gieo trồng

Xã Vô Tranh và xã Động Đạt là 2 xã có nhiều

đồi núi với độ dốc thoai thoải, hơn nữa chất

đất ở đây rất thích hợp với cây chè. Trong các

loại cây trồng đã đƣợc phân tích ở phần thực

trạng cho thấy giá trị sản xuất của cây chè là

khá cao và sử dụng không nhiều công lao

động. 1 sào trồng chè có thể đem lại giá trị

sản xuất 3 triệu đồng/công lao động/năm

trong đó các cây trồng khác không có đƣợc.

Vùng trồng lúa nƣớc 2 xã Động Đạt và Yên

Trạch có địa hình bằng phẳng nên sử dụng

phƣơng pháp luân canh, trồng xen canh gối

Page 59: Tập 79 - Số 03 - Năm 2011

Ngô Xuân Hoàng Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 79(03): 51 - 58

56

vụ. Khuyến khích các hộ trồng rau sạch vì thị

trƣờng hiện nay rất khan hiếm nguồn rau sạch

và củ, quả có giá trị dinh dƣỡng cao.

Xã Yên Trạch là xã vùng cao có địa hình

phức tạp, có nhiều núi cao thích hợp cho

trồng rừng, vừa chống xói mòn vừa đem lại

hiệu quả kinh tế cao cụ thể nhƣ trồng cây

Keo, Mỡ, Bạch đàn ... Vùng trồng lúa nƣớc

có quy mô manh mún nên dùng phƣơng thức

dồn điền đổi thửa để thuận lợi cho việc canh

tác sẽ giảm thiểu đƣợc công lao động, chuyển

lao động này sang công việc khác. Những

vùng đất đồi thoải hơn nên trồng chè có năng

suất cao nhƣ chè cành, chè Bát tiên ...

b. Giải pháp về phát triển chăn nuôi

Cụ thể về chăn nuôi theo hƣớng sản xuất hàng

hóa nhƣ nuôi gà sạch, đặc biệt là giống gà lai

chọi hình thức nuôi nhƣ giống gà truyền

thống vừa nhanh lớn lại vừa có giá trị sử dụng

cao. Nhu cầu của thị trƣờng sử dụng sản

phẩm hƣớng nạc và sản phẩm thịt lợn quay

bằng lợn siêu nạc đang đƣợc thị trƣờng ƣa

chuộng, do vậy phát triển mô hình nuôi lợn

siêu nạc với quy mô lớn, tiếp cận học tập kinh

nghiệm ở một số trang trại nuôi loại siêu nạc

ở huyện Phổ Yên. Với địa hình và không gian

rộng và có nhiều đồi núi để chăn thả nhƣ

huyện Phú Lƣơng nên mở những trang trại

nuôi thả trâu bò để lấy thịt, bên cạnh đó mở

những cơ sở chế biến thịt xô và thịt lọc cung

cấp cho thị trƣờng trong và ngoài huyện, sẽ

thu hút đƣợc một số lao động dƣ thừa trong

lao động nông thôn.

c. Giải pháp về phát triển các ngành nghề phi

nông nghiệp

Phát triển các ngành nghề phi nông nghiệp, đa

dạng hóa ngành nghề, chuyển dịch cơ cấu

kinh tế nông thôn theo hƣớng giảm tỷ trọng

của ngành nông nghiệp, tăng nhanh tỷ trọng

của ngành tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ và

thƣơng mại là biện pháp cơ bản, lâu dài để

giải quyết việc làm và tăng thu nhập cho

ngƣời lao động nông thôn. Phát triển ngành

nghề mây tre đan để tạo điều kiện cho những

lao động có sự khéo léo và sức khỏe kém đặc

biệt là lao động nữ không đủ điều kiện làm

những việc nặng nhọc, những lao động này

thƣờng không có cơ hội để tìm đƣợc việc làm

ngoài xã hội hoặc chỉ làm đƣợc những công

việc có thu nhập thấp.

d. Giải pháp về củng cố và xây dựng cơ sở

hạ tầng

Củng cố và phát triển cơ sở hạ tầng là giải

pháp quan trọng để phát triển kinh tế và giải

quyết việc làm cho ngƣời lao động huyện Phú

Lƣơng. Những khó khăn về cơ sở hạ tầng nhƣ

hiện nay đã cản trở rất lớn đến chuyển dịch cơ

cấu sản xuất, đến khả năng tự tạo việc làm và

tìm kiếm việc làm của ngƣời lao động trong

huyện. Muốn phát triển nghề trồng rừng cần

phải làm mới, làm kiên cố những con đƣờng

để phƣơng tiện vận tải vào đƣợc tận vùng

khai thác.

e. Giải pháp về đất đai

Hiện nay, đất canh tác của huyện vừa ít, vừa

manh mún lại vừa chƣa đƣợc sử dụng hợp lý.

Vì vậy, huyện cần phải có chính sách khuyến

khích ngƣời dân khai hoang phục hóa đƣa

diện tích đất chƣa sử dụng vào sản xuất.

Khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để

ngƣời dân tiến hành dồn điền đổi thửa cho

nhau để có diện tích canh tác trên mảnh lớn

hơn, tạo điều kiện thuận lợi cho việc áp dụng

tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất và phát

triển sản xuất hàng hóa. Những khu đất ở ven

quốc lộ 3, ven các đƣờng trục chính và khu

trung tâm nên quy hoạch chuyển vào đất thổ

cƣ để phát triển ngành nghề và dịch vụ. Cần

có những chính sách về đất đai hợp lý nhƣ

giải phóng mặt bằng, hỗ trợ tiền thuê đất,…để

khuyến khích các nhà đầu tƣ vào sản xuất trên

địa bàn nhằm tạo ra nhiều việc làm cho lao

động trong huyện.

f. Giải pháp về vốn

Nhà nƣớc cần mở rộng hơn nữa các chƣơng

trình cho vay vốn đến tận tay ngƣời dân thông

qua các tổ chức tín dụng, các ngân hàng, các

tổ chức đoàn thể ở địa phƣơng nhƣ hội phụ

nữ, hội nông dân, đoàn thanh niên việc cho

vay vốn phải xác định đúng đối tƣợng đƣợc

vay, số lƣợng vốn vay phải đảm bảo cho

ngƣời đi vay có đủ khả năng tái sản xuất mở

rộng, các phƣơng thức thu hồi vốn phải phù

hợp với đặc điểm và chu kỳ của sản xuất nông

nghiệp. Bên cạnh việc cho vay vốn cần làm

tốt công tác khuyến nông, hƣớng dẫn và tƣ

Page 60: Tập 79 - Số 03 - Năm 2011

Ngô Xuân Hoàng Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 79(03): 51 - 58

57

vấn cho ngƣời dân cách thức đầu tƣ và sử

dụng vốn vay để việc đầu tƣ mang lại hiệu

quả cao và phải giám sát việc sử dụng vốn

vay thông qua các tổ chức đoàn thể ở địa

phƣơng. Tránh tình trạng sử dụng vốn vay

không đúng mục đích và không có khả năng

hoàn trả. Ngoài ra có thể cho ngƣời nông dân

vay vốn bằng hiện vật thông qua hoạt động

của hợp tác xã dịch vụ nhƣ các tƣ liệu sản

xuất trong nông nghiệp. Ngƣời lao động,

trƣớc hết phải biết huy động vốn từ nguồn

vốn tự có của bản thân, của gia đình và quan

trọng là xác định đƣợc kế hoạch sử dụng và

phân bổ số vốn vay đó cho từng khâu của quá

trình sản xuất sao cho hợp lý và đem lại hiệu

quả đồng vốn cao nhất.

g. Giải pháp về khoa học kỹ thuật

Đối với ngƣời lao động nông nghiệp cần tập

trung nâng cao kỹ năng sản xuất của họ, từ

khâu chọn giống, làm đất canh tác, chăm sóc

và thu hoạch. Để thực hiện tốt điều này cần

tăng cƣờng công tác khuyến nông, cần trợ

giúp cho họ khâu kỹ thuật trong quy trình sản

xuất thử nghiệm, xây dựng mô hình điển hình

để chuyển giao khoa học kỹ thuật có hiệu quả.

Động viên và khuyến khích các hộ sản xuất

giỏi tham gia vào công tác khuyến nông để

việc chuyển giao khoa học kỹ thuật đạt kết

quả cao và sẽ dễ thuyết phục hơn.

Đối với lao động có tham gia hoạt động

ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, cần khuyến

khích họ mở rộng quy mô đầu tƣ theo chiều

sâu, lựa chọn áp dụng công nghệ phù hợp với

một số khâu để có điều kiện nâng cao năng

suất, chất lƣợng sản phẩm. Thông qua các tổ

chức đoàn thể giới thiệu những ngành nghề

mới phù hợp với địa phƣơng để ngƣời dân áp

dụng vào sản xuất nhằm giải quyết việc làm

cho ngƣời lao động và tạo điều kiện thúc đẩy

chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn.

h. Giải pháp về đào tạo nghề cho lao động

nông thôn

Hoàn chỉnh quy hoạch phát triển mạng lƣới

đào tạo nghề đến năm 2020. Tiếp tục nâng

cấp trung tâm dạy nghề của huyện, dự kiến

đến năm 2010 huyện thành lập trƣờng dạy

nghề thuộc tỉnh quản lý. Tiếp tục thực hiện

chính sách hỗ trợ đào tạo nghề cho các đối

tƣợng là lao động thuộc diện chính sách

ngƣời có công, chính sách xã hội và mở rộng

thêm đối tƣợng là lao động trẻ em, nông dân

không còn đất sản xuất. Thực hiện tốt chƣơng

trình đào tạo nghề cho nông dân của huyện,

nhằm tạo ra lực lƣợng lao động có trình độ để

đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội.

Tổ chức kết nối tuyển sinh dạy nghề giữa các

cơ sở đào tạo nghề, trƣờng nghề với các

doanh nghiệp, phát triển mô hình đào tạo

nghề theo địa chỉ, theo đơn đặt hàng.

i. Giải pháp về đẩy mạnh xuất khẩu lao động

và đưa lao động ra ngoài địa bàn làm việc

Chính quyền địa phƣơng cần hợp tác tốt với

các cơ quan chức năng trong việc tƣ vấn, đào

tạo, hỗ trợ để ngƣời lao động đƣợc tham gia

xuất khẩu, đƣa xuất khẩu lao động thành giải

pháp hiệu quả trong công tác tạo việc làm cho

ngƣời lao động nông thôn trên địa bàn huyện.

Bên cạnh công tác xuất khẩu lao động ra nƣớc

ngoài thì việc hợp tác với các công ty, các tổ

chức trong nƣớc để tìm và giải quyết việc làm

cho ngƣời lao động địa phƣơng cũng là một

giải pháp tốt và có hiệu quả cao.

KẾT LUẬN

Huyện Phú Lƣơng có 66.132 lao động, trong

đó lao động nông thôn có hơn 56.635 ngƣời

chiếm khoảng 85,64% lực lƣợng lao động

trong huyện. Khoảng 95% lao động nông thôn

là lao động phổ thông, không có trình độ

chuyên môn kỹ thuật. Hệ số sử dụng thời gian

lao động trong nông hộ thấp, năm 2009 bình

quân là 74,7%. Tỷ suất sử dụng lao động

trong nông hộ tại các xã điều tra dao động từ

72,51 đến 82,34%. Trong đó xã Động Đạt có

tỷ xuất sử dụng lao động cao nhất và tỷ suất

lao động chƣa đƣợc sử dụng là 17,66%, xã

Yên trạch còn dƣ thừa là 27,49% và xã Vô

Tranh còn dƣ thừa là 24,68%. Giá trị lao động

và thu nhập thấp, phần lớn không có tích lũy đó

là nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng đói

nghèo ở khu vực nông thôn hiện nay.

Trong những năm qua huyện đã có nhiều chủ

trƣơng, chính sách để giải quyết việc làm cho

ngƣời lao động, tạo ra việc làm cho hàng

nghìn ngƣời lao động. Hệ số sử dụng thời

gian lao động trong nông hộ tăng lên, chất

lƣợng nguồn lao động bƣớc đầu có tiến bộ,

Page 61: Tập 79 - Số 03 - Năm 2011

Ngô Xuân Hoàng Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 79(03): 51 - 58

58

từng bƣớc đáp đƣợc yêu cầu của thị trƣờng

lao động trong và ngoài tỉnh. Vấn đề giải

quyết việc làm đƣợc triển khai bƣớc đầu đã có

chuyển biến tích cực, song chƣa cơ bản.

Để giải quyết việc làm cho lao động trong

nông hộ, trong thời gian tới huyện cần tập

trung giải quyết các vấn đề sau: chuyển dịch

cơ cấu cây trồng hợp lý và tăng diện tích gieo

trồng; phát triển chăn nuôi; phát triển các

ngành nghề phi nông nghiệp; củng cố và xây

dựng cơ sở hạ tầng; ổn định đất đai; tăng

cƣơng đầu tƣ vốn; tăng cƣờng khoa học kỹ

thuật; Đào tạo nghề cho lao động nông thôn

và đẩy mạnh xuất khẩu lao động và đƣa lao

động ra địa bàn ngoài huyện.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. Phan Sĩ Mẫn, “Giải quyết việc làm ở nông

thôn trong giai đoạn hiện nay”, Tạp chí Nghiên

cứu kinh tế số 225 - 2/1997.

[2]. Phòng Thống kê huyện Phú Lƣơng, Niên giám

thống kê huyện Phú Lương năm 2007 -2009.

[3]. Vũ Văn Phúc (2005), "Giải quyết việc làm và sử

dụng hợp lý nguồn nhân lực lao động nông thôn

Việt Nam hiện nay", Tạp chí Kinh tế châu Á-Thái

Bình Dƣơng.

[4]. Trung tâm giới thiệu việc làm huyện Phú

Lƣơng tỉnh Thái Nguyên, Báo cáo cuối năm 2005,

2006, 2007.

[5]. Nguyễn Quốc Tuấn, Một số giải pháp tạo việc

làm cho lao động nông thôn xã Thạch Xá – Thạch

Thất – Hà Tây, ĐHKT&QTKD

[6]. Tạ Đình Tứ (2007 ), Thực trạng và một số

giải pháp nhằm giải quyết việc làm nâng cao

thu nhập cho người lao động xã Lương Sơn –

TP. Thái Nguyên.

[7]. Ngô Xuân Hoàng (2009), “Giải pháp chủ yếu

nhằm đáp ứng nhu cầu việc làm của lao động

nông thôn huyện Phú Lương – tỉnh Thái Nguyên”

Báo cáo kết quả đề tài NCKH cấp Bộ..

[8]. UBND huyện Phú Lƣơng (2007): Báo cáo thực

hiện kế hoạch KT-XH năm 2007.

SUMMARY

THE CURRENT STATUS ON LABORS AND WORKING IN FARMER’S

HOUSEHOLD OF PHU LUONG DICSTRICT, THAI NGUYEN PROVINCE

Ngo Xuan Hoang

*

College of Economic and Technology – TNU

Phu Luong district has 66,132 employees, of which the rural labor force has more than 56,635

accounts for 85.64% of the workforce in the district. About 95% of rural workers are unskilled

workers, with no technical expertise. Score labor time used in the household low as 74.7% in

2009. Ratio of the employers surveyed areas of the three communes ranged from 72.51 to 82.34%.

Value and low-income workers, the majority does not accumulate the basic causes that lead to

poverty in rural areas in the district.

In recent years many districts have policies to create jobs for workers, creating jobs for thousands

of workers. The issue of jobs initially deployed has changed, but not fundamental.

To create jobs for workers in the household, the district needs time to focus on the following

issues: restructuring and reasonable increase crop sown area, livestock development, developing

non-agricultural sectors, consolidate and build infrastructure, land stability, boost investment and

enhance scientific and technical vocational training for rural workers and boost the export of labor

and sending laborers into the area outside the district.

Key word: The carrent status, Labors, working, farmers, Phu Luong Dicstrict

* Tel: 0912.140.868

Page 62: Tập 79 - Số 03 - Năm 2011

Nguyễn Thị Hồng Yến và ĐTG Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 79(03): 59 - 66

59

PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM DỊCH VỤ NGÂN HÀNG

TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN (BIDV) HÀ GIANG

Nguyễn Thị Hồng Yến

*, Trần Phạm Văn Cƣơng

Trường ĐH Kinh tế & QTKD - ĐH Thái Nguyên

TÓM TẮT

Hội nhập kinh tế quốc tế, vấn đề mở cửa của ngành ngân hàng và thực tế nhu cầu dịch vụ ngày

càng phát triển đa dạng đòi hỏi các NHTM Việt Nam nói chung, BIDV Hà Giang nói riêng không

chỉ hoàn thiện các dịch vụ hiện có mà còn từng bƣớc tiếp tục phát triển các dịch vụ ngân hàng mới.

Dựa vào những tìm hiểu và đánh giá thực trạng cung ứng sản phẩm dịch vụ của BIDV Hà giang

nhằm đề xuất một số giải pháp khả thi vừa mang tính hoàn thiện các dịch vụ ngân hàng hiện có

đồng thời phát triển thêm một số dịch vụ đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của khách hàng, duy trì

thị phần và nâng cao khả năng cạnh tranh của Chi nhánh trong giai đoạn nền kinh tế của Việt Nam

sau khi gia nhập các tổ chức APEC, WTO,…

Từ khoá: ngân hàng thương mại, sản phẩm dịch vụ ngân hàng thương mại, phát triển sản phẩm,

giải pháp phát triển sản phẩm, BIDV Hà Giang

ĐẶT VẤN ĐỀ*

Trong xu hƣớng hội nhập kinh tế quốc tế đang

diễn ra mạnh mẽ, sự cạnh tranh trong lĩnh vực

kinh doanh tiền tệ ngày càng quyết liệt, đòi hỏi

các NHTM phải không ngừng phát triển và đổi

mới theo hƣớng hoàn thiện các sản phẩm dịch

vụ sẵn có, tiếp cận và ứng dụng các sản phẩm

dịch vụ mới. BIDV Hà Giang là ngân hàng nằm

trên địa bàn miền núi, với phạm vi hoạt động

rộng do đó các sản phẩm dịch vụ còn chƣa phát

triển, đơn điệu tính tiện ích chƣa cao, chƣa thực

sự lôi cuốn và hấp dẫn khách hàng. Bởi vậy,

phát triển sản phẩm dịch vụ Ngân hàng là một

tất yếu khách quan. Vấn đề đặt ra là phát triển

và nâng cao chất lƣợng dịch vụ nhƣ thế nào để

không đồng nhất nó với việc dàn trải nguồn lực.

Sản phẩm dịch vụ ngân hàng tại Chi nhánh là

toàn bộ sản phẩm liên quan đến hoạt động tiền

tệ, tín dụng, thanh toán, ngoại hối,… của hệ

thống ngân hàng đối với doanh nghiệp và công

chúng. Quan niệm theo nghĩa rộng này đƣợc

sử dụng để xem xét lĩnh vực dịch vụ ngân

hàng trong cơ cấu kinh tế của nền kinh tế quốc

dân của một quốc gia. Quan niệm này phù hợp

với cách phân ngành dịch vụ ngân hàng trong

dịch vụ tài chính của WTO và hiệp định

thƣơng Việt Nam - Hoa Kỳ cũng nhƣ hiệp

định song phƣơng khác của Việt Nam.

* Emai: [email protected]

SẢN PHẨM NGÂN HÀNG LÀ GÌ?

Sản phẩm ngân hàng là một khái niệm khá

phức tạp bởi tính tổng hợp, đa dạng và nhạy

cảm của hoạt động kinh doanh ngân hàng.

Sản phẩm ngân hàng đƣợc thể hiện dƣới dạng

dịch vụ. Theo Philip Kotler (Marketing

Managememt): dịch vụ đƣợc định nghĩa là

mọi hành động và kết quả mà một bên có thể

cung cấp cho bên kia, chủ yếu là vô hình và

không dẫn đến quyền sở hữu. Kết quả của

dịch vụ có thể hay không gắn liền với một sản

phẩm vật chất.(2)

Sản phẩm dịch vụ của ngân hàng là một tập hợp

các đặc điểm, tính năng, công dụng do ngân

hàng tạo ra và cung cấp cho khách hàng để thỏa

mãn những nhu cầu, mong muốn nhất định nào

đó của khách hàng trên thị trƣờng tài chính.

Mỗi sản phẩm dịch vụ ngân hàng đƣợc cấu

thành bởi 3 cấp độ: Phần sản phẩm cốt lõi, phần

sản phẩm hữu hình và phần sản phẩm bổ sung.

Các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng thƣơng

mại: nhận tiền gửi, cho vay (chiết khấu, cho

vay thƣơng mại, cho vay tiêu dùng, cho vay

tài trợ dự án, dịch vụ cho thuê tài chính);

dịch vụ thanh toán (séc, thƣ tín dụng, UNC,

UNT, thẻ thanh toán); dịch vụ bảo lãnh, dịch

vụ uỷ thác, dịch vụ tƣ vấn, dịch vụ bảo hiểm,

dịch vụ môi giới đầu tƣ chứng khoán, dịch

vụ đại lý, quản lý ngân quỹ, bảo quản vật có

giá, trao đổi ngoại tệ.

Page 63: Tập 79 - Số 03 - Năm 2011

Nguyễn Thị Hồng Yến và ĐTG Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 79(03): 59 - 66

60

PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM DỊCH VỤ

NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI

Phát triển dịch vụ đƣợc phân tích trên hai khía

cạnh: phát triển về chiều rộng và phát triển về

chiều sâu. Phát triển có nghĩa là phải luôn đƣa

ra đƣợc dịch vụ mới, đáp ứng đƣợc những

yêu cầu của khách hàng. Phát triển sản phẩm

dịch vụ ngân hàng hƣớng tới mở rộng khả

năng “cung” dịch vụ ngân hàng, đồng thời

góp phần kích “cầu” về dịch vụ ngân hàng

của nền kinh tế.(3)

THỰC TRẠNG VIỆC CUNG ỨNG SẢN

PHẨM DỊCH VỤ NGÂN HÀNG CHI

NHÁNH NGÂN HÀNG ĐẦU TƢ VÀ PHÁT

TRIỂN HÀ GIANG

Năm 1991 khi tỉnh Hà Tuyên đƣợc tách thành

hai tỉnh Hà Giang và Tuyên Quang, Ngân

hàng Đầu tƣ & Phát triển Hà Giang đƣợc

thành lập theo quyết định số 135/QĐ/NHNN

ngày 30/08/1991 của Thống đốc Ngân hàng

Nhà nƣớc Việt Nam.

Sơ đồ 1. Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng đầu

tƣ & Phát triển Hà Giang

Bảng 1. Mạng lƣới giao dịch tại Chi nhánh

qua 5 năm 2005 – 2009

Loại

hình

Năm

2005

Năm

2006

Năm

2007

Năm

2008

Năm

2009

Phòng

GD 02 02 02 02 03

ĐGD và

QTK 02 02 02 03 03

Tổng 04 04 04 05 06

Chi nhánh có hai phòng Giao dịch tại hai

huyện vùng thấp là phòng Giao dịch Bắc

Quang tại trung tâm huyện Bắc Quang và

phòng Giao dịch Vị Xuyên tại trung tâm

huyện Vị Xuyên và 2 QTK ở trung tâm Thị

xã. Để nâng cao hiệu quả hoạt động của

mạng lƣới hiện có, năm 2008 Chi nhánh đã

nâng cấp Bàn tiết kiệm số 01 tại trung tâm

thị xã lên thành Điểm giao dịch. Trong năm

2009, mở mới 01 Phòng giao dịch thuộc Chi

nhánh trên địa bàn Thị xã Hà Giang - tỉnh

Hà Giang.(1)

Thị phần hoạt động của Ngân hàng Đầu tƣ và

Phát triển Hà Giang chiếm tỷ trọng thấp, thị

phần huy động vốn năm 2009 là 29% (biểu đồ

01) và thị phần tín dụng là 9% (biểu đồ 02),

thị phần tín dụng thấp nguyên nhân một phần

do Chi nhánh chuyển ngoại bảng các khoản

nợ tồn đọng XDCB từ các năm trƣớc.(4)

Biểu đồ 1. Thị phần

HĐV của BIDV

Hà giang

Biểu đồ 2. Thị phần

tín dụng của BIDV

Hà giang

9

70

21

BIDV

Agribank

NHCSXH

9

70

21

BIDV

Agribank

NHCSXH

Trong những năm qua kinh doanh của Chi

nhánh bắt đầu có sự phát triển, lợi nhuận năm

sau cao hơn năm trƣớc. Cơ cấu một số khoản

mục thu chi của Chi nhánh các năm gần đây

nhƣ sau:

Biểu đồ 3. Kết quả kinh doanh của Chi nhánh

qua 5 năm 2005 - 2009

Số tiền (tỷ đồng)

-40

-20

0

20

40

60

80

100

2005 2006 2007 2008 2009

Năm

Doanh thuChi phíLợi nhuận

(Nguồn: Báo cáo thường niên BIDB Hà Giang)

P. Kế

hoạch

T.hợp

Giám đốc

Phó giám đốc

Phó giám đốc

P DVụ

K.

hàng

P.Qtrị

tín

dụng

Tổ QLý

& DVụ

Kho quỹ

P.Q.Hệ

kh.hàng

Quỹ

T.Kiêm

V. Xuyên

P.G.dịch

B.Quang

P. HC&

TCCB Quản lý

rủi ro

P.t/chinh

kế toán

Page 64: Tập 79 - Số 03 - Năm 2011

Nguyễn Thị Hồng Yến và ĐTG Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 79(03): 59 - 66

61

Nhóm sản phẩm huy động vốn

Hiện nay Chi nhánh đã và đang thực hiện nhiều biện pháp hữu hiệu trong công tác huy động vốn nhƣ:

Các sản phẩm phát hành thường xuyên: Tiền gửi thanh toán VND, tiền gửi thanh toán bằng ngoại tệ, tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn, tiết kiệm “ổ trứng vàng”, tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn, tiết kiệm rút trƣớc hạn hƣởng lãi bậc thang theo thời gian thực gửi, tiết kiệm bậc thang, tiết kiệm rút dần, tài khoản thanh toán lãi suất phân tầng (đối với khách hàng là tổ chức).

Các sản phẩm phát hành theo đợt: Tiết kiệm dự thƣởng, trái phiếu (thông thƣờng), trái phiếu tăng vốn, chứng chỉ tiền gửi ngắn hạn, kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi dài hạn.

Trong giai đoạn 2005 - 2009, Chi nhánh Ngân hàng đầu tƣ & Phát triển Hà Giang đã huy động đƣợc vốn lớn đáp ứng tốt nhu cầu cho vay, tốc độ tăng trƣởng vốn huy động tăng nhanh qua các năm, vốn huy động năm sau tăng hơn năm trƣớc. Tốc độ tăng trƣởng huy động vốn của Chi nhánh trên địa bàn là 20%. Trong đó cơ cấu tiền gửi đƣợc phân loại cụ thể nhƣ sau:

Biểu đồ 4. Hoạt động HĐV của BIDV

Hà Giang qua 5 năm 2005 - 2009

0

100

200

300

400

500

600

2005 2006 2007 2008 2009Năm

Số tiền (tỷ đồng) Nguồn vốn huy động

(Nguồn:B/cáo thường niên BIDB Hà Giang)

Từ những phân tích trên có thể thấy đặc điểm đầu tư tiền gửi của khách hàng tại BIDV Hà giang như sau: Về loại tiền: khách hàng vẫn ƣa chuộng tiền gửi VNĐ.

Về sản phẩm: các sản phẩm tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn thông thƣờng vẫn đƣợc khách hàng ƣu tiên lựa chọn.

Về kỳ hạn: Kỳ hạn 12 tháng đƣợc khách hàng ƣa chuộng vì đây là kỳ hạn có mức lãi suất hấp dẫn và phù hợp với khả năng kế hoạch hoá dòng tiền của khách hàng.

Sản phẩm tín dụng

Hoạt động tín dụng vẫn là hoạt động chính,

đóng góp phần lớn vào lợi nhuận của Chi

nhánh trong những năm vừa qua.Các sản phẩm

tín dụng hiện có tại Chi nhánh là: Cho vay hỗ

trợ nhu cầu nhà ở, cho vay mua ôtô, cho vay

cán bộ công nhân viên, thấu chi tài khoản, cho

vay CBCNV mua cổ phiếu phát hành lần đầu

trong các DNNNCPH, cho vay có bảo đảm

bằng cầm cố GTCG, thẻ tiết kiệm.

Chi nhánh đã xây dựng tiêu chuẩn và kế hoạch

chất lƣợng cho các quy trình tín dụng ngắn

hạn, trung và dài hạn trên nguyên tắc: tìm hiểu

nhu cầu đề đảm bảo việc cho vay của ngân

hàng đáp ứng đƣợc yêu cầu của khách hàng.

Bảng 2. Tiêu chuẩn chất lƣợng của quy trình tín

dụng ngắn hạn tại Chi nhánh

TIÊU CHUẨN CHỈ TIÊU

I. KHÁCH HÀNG MONG ĐỢI:

1. Phục vụ nhanh nhất,

thủ tục đơn giản, rõ

ràng, tiện lợi.

Cam kết thực hiện

đúng thời gian xét

duyệt đã công bố cho

từng sản phẩm kể từ

khi Ngân hàng nhận

đƣợc đầy đủ hồ sơ

hợp lệ và thông tin

cần thiết từ khách

hàng theo quy định

đến khi Quyết định

cấp tín dụng đƣợc

cấp có thẩm quyền

của Ngân hàng ký

duyệt.

2. Có thái độ đón tiếp,

hƣớng dẫn và phục vụ

khách hàng chu đáo.

2. Thái độ phục vụ

văn minh lịch sự, tận

tình chu đáo.

3. Đảm bảo cung ứng

đúng, đủ lƣợng tiền và

thời gian theo hợp đồng

tín dụng đã ký.

3. Giải ngân theo

đúng hợp đồng tín

dụng đã ký với khách

hàng

4. Lãi suất, phí thấp 4. Lãi suất, phí phù

hợp với thị trƣờng,

đảm bảo hoạt động

kinh doanh của ngân

hàng có hiệu quả.

II. PHÁP LUẬT YÊU CẦU: Thực hiện đúng và đầy

đủ các quy định của

pháp luật.

Tuân thủ đầy đủ các

quy định của pháp

luật đảm bảo an toàn,

hiệu quả trong hoạt

động của Ngân hàng

Page 65: Tập 79 - Số 03 - Năm 2011

Nguyễn Thị Hồng Yến và ĐTG Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 79(03): 59 - 66

62

Tốc độ tăng trƣởng tín dụng của Chi nhánh

trên địa bàn là 15%. Trong đó, cơ cấu tiền vay

đƣợc phân loại cụ thể nhƣ sau:

Biểu đồ 5. Hoạt động tín dụng của Chi nhánh

Ngân hàng Đầu tƣ và Phát triển Hà Giang

qua 5 năm 2005 - 2009

0

50

100

150

200

250

300

350

400

450

500

2005 2006 2007 2008 2009Năm

Số tiền (tỷ đồng) Tổng dư nợ

(Nguồn: Bảng cân đối kế toán của Chi nhánh

năm 2005, 2006, 2007, 2008, 2009)

Dƣ nợ tín dụng của Chi nhánh trên địa bàn

chiếm thị phần nhỏ (chủ yếu là cho vay hợp

vốn) nguyên nhân do ảnh hƣởng từ cho vay

xây lắp từ các năm trƣớc nợ xấu chiếm tỷ

trọng lớn nên Chi nhánh đặt trong tình trạng

kiểm soát đặc biệt của NHTW vì vậy tất cả

các khách hàng là doanh nghiệp và các khoản

vay cá nhân từ 50 triệu đồng trở lên phải

thông qua Hội đồng tín dụng. Mặt khác, do

mạng lƣới hoạt động của Chi nhánh còn

mỏng chƣa đƣợc bố trí rộng khắp tại các

huyện thị, hiện tại Ngân hàng Nông nghiệp,

NHCSXH có mạng lƣới rộng khắp ở các

huyện thị, đối tƣợng khách hàng cho vay đa

dạng ở cả các vùng nông thôn, cho vay hộ

nghèo… thủ tục cho vay, kiểm soát vay vốn

của các Ngân hàng này đơn giản hơn so với

Ngân hàng Đầu tƣ, việc cho vay chủ yếu căn

cứ vào tài sản thế chấp để quyết định cho vay.

Ngoài ra Hà Giang là một tỉnh nghèo nên các

đối tƣợng thuộc diện đƣợc vay vốn tại

NHCSXH lớn, lãi suất cho vay thấp nên trong

thời gian vừa qua dƣ nợ của NHCSXH tăng

trƣởng rất nhanh; trình độ dân trí của dân cƣ

trên địa bàn còn hạn chế nên việc hoàn thiện

hồ sơ vay theo yêu của Chi nhánh mất nhiều

thời gian; đội ngũ cán bộ của Chi nhánh còn

thiếu nên chƣa đáp ứng kịp thời nhu cầu vay

vốn của khách hàng. Chi nhánh chƣa khai

thác hết tiềm năng để tăng trƣởng tín dụng

đặc biệt là mảng tín dụng bán lẻ với các

khách hàng kinh doanh có doanh số chuyển

tiền lớn và sử dụng nhiều các dịch vụ tại

Ngân hàng.

Sản phẩm dịch vụ bảo lãnh

Đây là loại hình dịch vụ truyền thống nhƣng

vẫn rất phát triển vì đem lại thu nhập cao.

Hầu hết dịch vụ bảo lãnh đƣợc cung cấp cho

những khách hàng truyền thống, uy tín. Chi

nhánh rất nỗ lực trong việc đa dạng hoá về

thời hạn cũng nhƣ các loại hình bảo lãnh.

Thực hiện bảo lãnh theo thời hạn ngắn hạn,

trung - dài hạn cho các doanh nghiệp ngoài

quốc doanh, hợp tác xã và các thành phần

kinh tế khác với các loại hình dịch vụ bảo

lãnh: Bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh

tiền ứng trƣớc, bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh

dự thầu, bảo lãnh đảm bảo chất lƣợng hợp

đồng. Giá trị các khoản bảo lãnh tại Chi nhánh

chƣa cao nhƣng đã có sự tăng trƣởng lớn.

Biểu đồ 6. Tổng giá trị bảo lãnh tại Chi nhánh qua

5 năm 2005 - 2009

0

5

10

15

20

25

30

35

2005 2006 2007 2008 2009 Năm

Số tiền (tỷ đồng) Tổng giá trị bảo lãnh

Biểu đồ 7. Phí thu từ hoạt động bảo lãnh tại Chi

nhánh qua 5 năm 2005 - 2009

0

100

200

300

400

500

600

700

800

2005 2006 2007 2008 2009 Năm

Số tiền (triệu đồng) Phí thu dịch vụ bảo lãnh

(Nguồn:B/cáo thường niên BIDV Hà Giang)

Page 66: Tập 79 - Số 03 - Năm 2011

Nguyễn Thị Hồng Yến và ĐTG Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 79(03): 59 - 66

63

Các sản phẩm dịch vụ khác

Kết quả thu từ hoạt động dịch vụ khác tại Chi nhánh qua 5 năm 2005 - 2009 tăng trƣởng khá cao qua các năm: 2005; 2006; 2007; 2008 và năm 2009 lần lƣợt là: 286; 534; 930; 1578 và 1869 triệu đồng. Dịch vụ thanh toán vẫn là dịch vụ chủ đạo trong hoạt động dịch vụ tại Chi nhánh, các hoạt động dịch vụ khác có phát sinh song chiếm tỷ trọng thấp. Các hoạt động nhƣ kinh doanh ngoại tệ, chuyển tiền kiều hối, Chuyển tiền nhanh Westerunion..., có phát sinh nhƣng doanh số hoạt động thấp.

Biểu đồ 8. Kết quả thu phí dịch vụ khác tại Chi

nhánh qua 5 năm 2005 - 2009

0

200

400

600

800

1000

1200

1400

1600

1800

2000

2005 2006 2007 2008 2009 Năm

Số tiền (triệu đồng) Tổng phí thu dịch vụ khác

(Nguồn:Bảng cân đối kế toán của Chi nhánh năm

2005 - 2009)

* Dịch vụ thanh toán

Nguồn thu dịch vụ của Chi nhánh chủ yếu thu

từ chuyển tiền hàng của các hộ kinh doanh

buôn bán. Hoạt động dịch vụ thu đƣợc chủ

yếu từ nguồn dịch vụ thanh toán trong nƣớc.

- Dịch vụ thu tiền tại các điểm khách hàng

yêu cầu

Chi nhánh thực hiện dịch vụ này thông qua

hoạt động của tổ thu tiền lƣu động bằng việc

sẵn sàng đến địa điểm theo yêu cầu của khách

hàng để nhận tiền gửi của khách hàng. Dịch

vụ này đƣợc thực hiện nhằm tăng nguồn vốn

huy động của Chi nhánh.

- Dịch vụ thanh toán quốc tế và chi trả kiều

hối

Cùng với sự phát triển của hệ thống Ngân

hàng Việt Nam nói chung và sự phát triển của

hệ thống thanh toán quốc tế nói riêng, từ

tháng 9/2000, Chi nhánh đã đƣa nghiệp vụ

thanh toán quốc tế vào hoạt động.

Năm 2007 chuyển tiền kiều hối đƣợc 65 món, doanh số thanh toán xuất nhập khẩu đạt 1.779 nghìn USD đã phản ánh sự cố gắng không

nhỏ của Chi nhánh. Trong năm 2008 thực hiện thanh toán biên mậu qua Chi nhánh Lào Cai, Lạng Sơn. Chi trả kiều hối với WU và các dịch vụ thanh toán quốc tế khác, thu từ dịch vụ chuyển tiền quốc tế đạt 40 triệu đồng. Năm 2009 Lợi nhuận từ chuyển tiền kiều hối:

50 triệu đồng.

Hình thức thanh toán thư tín dụng L/C: hình thức này đƣợc Chi nhánh quan tâm trong mấy năm gần đây với tỷ trọng số món cũng nhƣ tỷ trọng doanh số thanh toán qua ngân hàng tăng qua các năm.

+ Thanh toán qua ngân hàng

Phạm vi thanh toán không chỉ bó hẹp trong một lƣợng khách hàng ít ỏi là các TCTD và doanh nghiệp mà đã mở rộng tới mọi tầng lớp dân cƣ. Do đó doanh số thanh otán qua ngân hàng đã tăng lên đáng kể với tỷ trọng thanh

toán bằng tiền mặt giảm, tỷ trọng thanh toán không dùng tiền mặt tăng nhanh. Thu từ dịch vụ thanh toán qua các năm: 2005; 2006; 2007; 2008 và 2009 lần lƣợt là 213; 333; 473; 784 và 1349 triệu đồng. Những con số trên chứng tỏ Chi nhánh đã làm tốt vai trò là trung gian

thanh toán đã thƣc hiện thanh toán một cách nhanh chóng, thuận tiện, an toàn theo nhu cầu của khách hàng.

Trong nghiệp vụ thanh toán vốn với các Ngân hàng khác để hoàn thành tiếp quá trình thanh toán cho khách hàng Chi nhánh đã áp dụng 4

phƣơng thức thanh toán là: thanh toán nội bộ hệ thống Ngân hàng đầu tƣ và Phát triển, thanh toán bù trừ, thanh toán qua tài khoản tại NHNN, thanh toán qua tài khoản của các TCTD.

Hiện nay, Chi nhánh đang sử dụng 4 hình

thức thanh toán qua Ngân hàng đó là: Séc, UNC chuyển tiền, UNT, thƣ tín dụng.

* Kinh doanh ngoại tệ

Kết quả kinh doanh ngoại tệ tại Chi nhánh qua 5 năm 2005 - 2009 có sự tăng trƣởng. Năm 2005 phí thu từ kinh doanh ngoại tệ đạt 16 triệu đồng. Năm 2006 là 21 triệu đồng. Năm 2007 (doanh số mua ngoại tệ đạt 539.423 USD, doanh số bán ngoại tệ đạt 438.423 USD) đạt 26 triệu đồng. Năm 2008 là 40 triệu đồng và năm 2009 là 57 triệu đồng.

Page 67: Tập 79 - Số 03 - Năm 2011

Nguyễn Thị Hồng Yến và ĐTG Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 79(03): 59 - 66

64

Năm 2007 Doanh số mua ngoại tệ đạt 539.423

USD, doanh số bán ngoại tệ đạt 438.423 USD,

chủ yếu là từ thu đổi ngoại tệ từ khách hàng và

bán lại cho Ngân hàng Đầu tƣ và Phát triển

Việt Nam. Chi nhánh chấp hành nghiêm túc

việc niêm yết tỷ giá và giới hạn trạng thái

ngoại hối, thực hiện mua bán giao ngay theo

đúng quy định về kinh doanh ngoại tệ, phí thu

từ kinh doanh ngoại tệ đạt 21 triệu đồng,

chiếm tỷ trọng 3,9%/tổng thu dịch vụ.

* Dịch vụ ngân quỹ

Ngân hàng thực hiện các dịch vụ nhƣ: thu/chi

tiền mặt lƣu động tại địa chỉ của cá nhân; thu

đổi tiền không đủ tiêu chuẩn lƣu thông (thu

đổi tiền VNĐ không đủ tiêu chuẩn lƣu thông,

nhờ thu đổi ngoại tệ tiền mặt không đủ tiêu

chuẩn lƣu thông), dịch vụ kiểm đếm tiền mặt

cho Chi nhánh. Tuy nhiên, kết quả đạt đƣợc

từ hoạt động này còn rất thấp.

* Dịch vụ thẻ

Bảng 3. Kết quả thực hiện dịch vụ thẻ tại Chi nhánh

Chỉ tiêu Năm

2007

Năm

2008

Năm

2009

Số lƣợng thẻ

phát hành luỹ

kế

Số thẻ phát

hành (thẻ) 2040 3240 2300 7580

Thu phí dịch

vụ thẻ (triệu

đồng)

53 101 161

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

của Chi nhánh qua các năm 2007, 2008, 2009)

Chi nhánh đã triển khai dịch vụ thẻ từ tháng

06/2007, tổng số lƣợng thẻ phát hành luỹ kế

tại Chi nhánh đến nay đạt 7580 thẻ, thu phí

dịch vụ thẻ đạt 161 triệu đồng.

Về số lƣợng, phân bố: lắp đặt 3 máy, trong

đó tại địa bàn thị xã Hà Giang là 2 máy và

địa bàn huyện Bắc Quang (thị trấn Việt

Quang) là 1 máy.

BIDV phát hành 3 loại thẻ ghi Nợ nội địa: thẻ

Power (tiếp nối thành công); thẻ E - trans 365+

(cho quý khách 365 ngày trong năm và hơn thế

nữa) và thẻ Vạn dặm (một bƣớc vạn dặm).

* Dịch vụ Internetbanking

Từ năm 2007 Chi nhánh đã bắt đầu triển khai

các sản phẩm mới nhƣ: Dịch vụ gửi - Nhận

tin nhắn ngân hàng qua ĐTDĐ (BSMS).

Trong năm 2008, số lƣợng sản phẩm dịch vụ

ngân hàng đƣợc gia tăng, một số sản phẩm

dịch vụ mới đã đƣợc triển khai nhƣ: Dịch vụ

vấn tin tài khoản trên Internet - BIVD (Direct

Banking); BIDV - VnTopup doanh thu về sản

phẩm dịch vụ gia tăng. Năm 2008 thu phí

dịch vụ BSMS đạt 30 triệu đồng, tăng gấp 10

lần so với năm 2007. Đến năm 2009 thì phí

thu dịch vụ tăng mạnh với con số tuyệt đối là

110 triệu đồng.

* Dịch vụ ngân hàng bảo hiểm

Dịch vụ ngân hàng bảo hiểm là sản phẩm liên

kết giữa BIC (Công ty 100% vốn BIDV) và

BIDV. Mục tiêu hoạt động của công ty là:

nguồn thu phí bảo hiểm chủ yếu là từ thu phí

Bảo hiểm gốc và chú trọng khai thác triệt để

nguồn khách hàng có quan hệ với BIDV. Các

dòng sản phẩm bảo hiểm bao gồm: Sản phẩm

bảo hiểm kết hợp xe cơ giới (bảo hiểm ôtô), bảo

hiểm Mô tô - xe máy, bảo hiểm tai nạn con

ngƣời, bảo hiểm ngƣời vay vốn, bảo hiểm kết

hợp con ngƣời, sản phẩm bảo hiểm Nhà tƣ nhân.

Biểu đồ 9. Doanh thu khai thác phí

bảo hiểm tại Chi nhánh

0

200

400

600

800

1000

1200

1400

1600

2007 2008 2009 Năm

Số tiền (triệu đồng) Doanh thu khai thác phí BH

ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ PHÁT TRIỂN SẢN

PHẨM DỊCH VỤ CỦA CHI NHÁNH

NGÂN HÀNG ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN

HÀ GIANG

Những kết quả đạt đƣợc

Dịch vụ ngân hàng tại Chi nhánh hiện nay có

nhiều tiến bộ, song xét về số lƣợng, chất

lƣợng và chủng loại thì đây cũng là giai đoạn

phát triển ban đầu. Nhiều dịch vụ đang ở giai

đoạn thử nghiệm, một khoảng cách rất xa so

với các ngân hàng trong khu vực thậm chí đối

với các ngân hàng trên địa bàn.

Page 68: Tập 79 - Số 03 - Năm 2011

Nguyễn Thị Hồng Yến và ĐTG Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 79(03): 59 - 66

65

Những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân của

hạn chế trong phát triển sản phẩm dịch vụ

ngân hàng Chi nhánh ngân hàng đầu tƣ và

phát triển Hà Giang

Những tồn tại, hạn chế

Danh mục dịch vụ cung ứng còn nghèo nàn

quy mô cung cấp dịch vụ còn nhỏ bé

Chất lượng một số dịch vụ còn hạn chế, thủ

tục rườm rà phức tạp

Việc cung cấp các sản phẩm dịch vụ vẫn

mang nặng tính truyền thống

Nguyên nhân của hạn chế

Nhân tố khách quan: Tình hình kinh tế xã hội,

nền kinh tế vẫn nặng về thanh toán tiền mặt,

tình hình cạnh tranh giữa các ngân hàng.

Nguyên nhân chủ quan: Chƣa có một chiến

lƣợc phát triển dịch vụ dài hạn và kế hoạch

phát triển cụ thể, năng lực tài chính của ngân

hàng còn ở mức thấp, ứng dụng dịch vụ thông

tin để phát triển các dịch vụ ngân hàng còn ở

mức rất hạn chế, chƣa có sự đầu tƣ thoả đáng

cho hoạt động phát triển dịch vụ ngân hàng

chiến lƣợc Marketing chƣa phù hợp để có thể

thu hút khách hàng, đƣa các dịch vụ mới đến

với khách hàng, nhân tố con ngƣời.

GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM

DỊCH VỤ NGÂN HÀNG TẠI CHI

NHÁNH

Để có thể phát triển sản phẩm dịch vụ ngân

hàng tại Chi nhánh BIDV Hà giang trong

thời gian tới cần thực hiện các giải pháp cơ

bản sau:

(1) Xây dựng chiến lƣợc sản phẩm toàn

diện, đủ sức cạnh tranh và xác định đúng

vị trí của nó trong hệ thống chiến lƣợc kinh

doanh(5)

Mở rộng danh mục sản phẩm một cách hợp

lý, hiệu quả.

Chi nhánh cần chú trọng tới việc hoàn thiện

sản phẩm, nâng cao chất lƣợng sản phẩm,

tăng tiện ích, tính năng của sản phẩm hiện có.

Đổi mới, cải tiến quy trình, thủ tục cung cấp

các sản phẩm dịch vụ đáp ứng ngày càng tốt

hơn nhu cầu khách hàng.

Bảng 4. Tiêu chí đánh giá chất lƣợng sản phẩm

dịch vụ tại Chi nhánh

Tiêu chí xác định chất lƣợng

sản phẩm dịch vụ ngân hàng

(xếp theo tầm quan trọng)

Điểm

(tổng = 100)

Mức độ tin cậy (khả năng đảm

bảo sản phẩm đã hứa hẹn một

cách chắc chắn và chính xác)

32

Thái độ nhiệt tình của nhân viên

ngân hàng đối với khách hàng 22

Sự bảo đảm (trình độ chuyên

môn và khả năng của nhân viên

ngân hàng trong việc gây đƣợc

tín nhiệm với khách hàng)

19

Sự thông cảm thái độ tỏ ra lo

lắng quan tâm đến khách hàng 16

Yếu tố hữu hình: cơ sở vật chất,

thiết bị,.... 11

(2) Nghiên cứu, áp dụng biểu phí cạnh tranh

(3) Củng cố và nâng cao tiềm lực tài chính

(4) Hoàn thiện hệ thống thông tin, nắm bắt nhu

cầu của các đối tƣợng khách hàng sử dụng sản

phẩm ngân hàng đặc biệt là các khách hàng

mục tiêu

Tăng cƣờng khả năng nắm bắt nhu cầu thị

trƣờng

Coi trọng và tổ chức tốt công tác nghiên cứu

khách hàng

Xây dựng, hoàn thiện và phát triển chiến lƣợc

khách hàng

(5) Đầu tƣ thoả đáng vào phát triển công

nghệ ngân hàng hiện đại, hệ thống hạ tầng

kỹ thuật công nghệ tiên tiến

(6) Củng cố, đầu tƣ đúng mức đa dạng

hoá kênh phân phối và thực hiện phân phối

có hiệu quả

(7) Xây dựng và khuyếch trƣơng hình ảnh

của Chi nhánh

(8) Xây dựng chính sách Marketing và ứng

dụng có hiệu quả kỹ thuật Marketing trong

quá trình cung cấp dịch vụ

(9) Đổi mới cơ chế tổ chức và hoạt động,

xây dựng các cơ chế khuyến khích, tạo

động lực đối với các bộ phận kinh doanh

(10) Đào tạo phát triển đội ngũ nhân lực

chuyên nghiệp đặc biệt là nhân viên thiết kế

sản phẩm và giao dịch trực tiếp quan hệ với

khách hàng

Page 69: Tập 79 - Số 03 - Năm 2011

Nguyễn Thị Hồng Yến và ĐTG Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 79(03): 59 - 66

66

KẾT LUẬN

Trên cơ sở vận dụng tổng hợp các phƣơng

pháp nghiên cứu, bám sát mục tiêu và phạm

vi nghiên cứu đề tài đã làm sáng tỏ và có một

số đóng góp cơ bản sau đây:

Một là: Hệ thống hoá những vấn đề cơ bản về

NHTM và dịch vụ của ngân hàng, từ đó nêu

lên vai trò của ngân hàng trong nền kinh tế,

đặc trƣng của dịch vụ NHTM, phát triển dịch

vụ ngân hàng, các tiêu thức phản ánh mức độ

phát triển cũng nhƣ những nhân tố ảnh hƣởng

đến sự phát triển sản phẩm dịch vụ ngân

hàng.

Hai là: Làm rõ thực trạng hoạt động dịch vụ

ngân hàng của Chi nhánh BIDV Hà Giang

trong những năm gần đây thông qua việc

đánh giá các nhân tố thúc đẩy phát triển, các

nhân tố kìm hãm phát triển dịch vụ của Chi

nhánh BIDV Hà Giang.

Ba là: Đề xuất một số giải pháp khả thi vừa

mang tính hoàn thiện các dịch vụ ngân hàng

hiện có của Chi nhánh BIDV Hà Giang, đồng

thời vừa phát triển một số dịch vụ mới đáp

ứng yêu cầu ngày càng cao của khách hàng,

duy trì thị phần và nâng cao khả năng cạnh

tranh của Chi nhánh BIDV Hà Giang trong

giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế, mở cửa

các hoạt động dịch vụ tài chính ngân hàng của

Việt Nam sau khi Việt Nam gia nhập các tổ

chức APEC, WTO,….

Bốn là: Đƣa ra một số kiến nghị với Chính

phủ, với NHNN Việt Nam, với BIDV Việt

Nam và các ban ngành có liên quan trong việc

hoạch định những chính sách, ban hành

những chính sách, phối kết hợp giữa các ban

ngành nhằm đƣa ra những chính sách hiệu

quả thúc đẩy phát triển sản phẩm dịch vụ

ngân hàng của BIDV Việt Nam nói chung và

BIDV Hà Giang nói riêng.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. Báo cáo tổng kết, báo cáo hoạt động kinh

doanh các năm 2005, 2006, 2007, 2008, 2009 của

Ngân hàng Đầu tƣ và Phát triển Hà Giang.

[2]. Đại học Kinh tế quốc dân (2002), Marketing,

Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội.

[3]. Lê Tiến Phúc (2001), Phát triển dịch vụ tài

chính - kế toán ở Việt Nam, Nhà xuất bản Tài

chính, Hà Nội.

[4]. Luận văn Thạc sỹ kinh tế.

[5]. Nguyễn Bá Minh (2001), “Xu hƣớng đa dạng

hoá dịch vụ ngân hàng trong chiến lƣợc kinh

doanh của NHTM ở nƣớc ta”, Tạp chí Ngân hàng,

số 3, trang 7 - 9.

SUMMARY

DEVELOPMENT OF BANK PRODUCTS AND SERVICES AT BANK

FOR INVESTMENT AND DEVELOPMENT OF VIET NAM - HA GIANG BRANCH

Nguyen Thi Hong Yen*, Tran Pham Van Cuong

Thai Nguyen University of Economics and Business Administration - TNU

International economic integration, the issue of opening the banking sector and the actual service

needs growing diversity requires commercial banks in Vietnam in general, BIDV Ha Giang in

particular not only improve existing services but also is continuing to develop new banking

services. Based on the study and assess the actual supply of products and services of Ha Giang

BIDV to propose a workable solution has improved the nature of banking services is also

developing additional services meet the increasing requirements of customers, maintain market

share and improve the competitiveness of the branch during the period of Vietnam's economy after

joining organizations APEC, WTO, ...

Keywords: commercial banking products, commercial banking services, product development,

product development solutions, BIDV Ha Giang

* Emai: [email protected]

Page 70: Tập 79 - Số 03 - Năm 2011

Thái Thị Thu Trang và ĐTG Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 79(03): 67 - 75

67

HOÀN THIỆN HỆ THỐNG BÁO CÁO TÀI CHÍNH HỢP NHẤT

TẠI TẬP ĐOÀN FPT

Thái Thị Thu Trang

*, Đàm Phƣơng Lan

Trường ĐH Kinh tế & QTKD - ĐH Thái Nguyên

TÓM TẮT

Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, vấn đề cạnh tranh ngày càng khốc liệt, tất yếu cần có hợp

nhất kinh doanh nhằm giảm đối thủ cạnh tranh, đa dạng hóa ngành nghề và mở rộng thị trƣờng. Do

đó thực tế yêu cầu về thông tin tài chính của các tập đoàn kinh tế Việt Nam nói chung và của Tập

đoàn FPT nói riêng thông qua hệ thống báo cáo tài chính hợp nhất ngày càng phải hiệu quả và toàn

diện. Những tìm hiểu và đánh giá thực trạng hệ thống báo cáo tài chính hợp nhất tại Tập đoàn

FPT nhằm đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống báo cáo tài chính hợp nhất, đáp ứng

yêu cầu cung cấp thông tin tài chính hiệu quả trong giai đoạn nền kinh tế Việt Nam sau khi thực

hiện cổ phần hóa và phát triển thị trƣờng chứng khoán.

Từ khóa: hợp nhất, báo cáo tài chính hợp nhất, hoàn thiện báo cáo tài chính hợp nhất, Tập đoàn FPT.

ĐẶT VẤN ĐỀ*

Với bối cảnh nền kinh tế nƣớc ta hiện nay

đang vận hành theo cơ chế thị trƣờng và trong

xu thế hội nhập, cạnh tranh diễn ra ngày càng

quyết liệt, tất yếu cần có hợp nhất kinh doanh

nhằm giảm đối thủ cạnh tranh, đa dạng hóa

ngành nghề và mở rộng thị trƣờng. Hệ thống

báo cáo tài chính hợp nhất ra đời cùng với sự

xuất hiện của mô hình tập đoàn kinh tế là một

hệ thống báo cáo mới, đặc thù và rất phức tạp

cần phải đƣợc nghiên cứu và hoàn thiện dần

trong thực tiễn.

CÔNG TY MẸ - CÔNG TY CON

Công ty mẹ - công ty con là một hình thức

liên kết và chi phối lẫn nhau bằng đầu tƣ, góp

vốn, bí quyết công nghệ, thƣơng hiệu hoặc thị

trƣờng, giữa các công ty có tƣ cách pháp

nhân, trong đó có một công ty giữ quyền chi

phối các công ty thành viên khác (gọi là công

ty mẹ) và các công ty thành viên khác bị công

ty mẹ chi phối (gọi là công ty con) hoặc có

một phần vốn góp của công ty mẹ (gọi là

công ty liên kết hoặc liên doanh).

Theo diễn giải của chuẩn mực kế toán quốc tế

IAS (International Accounting Standard),

công ty mẹ là một thực thể pháp lý có ít nhất

một đơn vị trực thuộc – công ty con. Công ty

con là thực thể pháp lý bị kiểm soát bởi công

ty mẹ[2]

. Kiểm soát ở đây đƣợc hiểu là: (1) sở

* Tel: 0982198499; Email: [email protected]

hữu trực tiếp hoặc gián tiếp nhiều hơn 50% số

phiếu bầu; hoặc (2) sở hữu 50% số phiếu bầu

hoặc ít hơn nhƣng nắm quyền đối với hơn

50% số phiếu bầu theo sự thỏa thuận với các

cổ đông khác; hoặc nắm quyền lãnh đạo, điều

hành liên quan đến các chính sách tài chính

hay sản xuất kinh doanh của công ty và đƣợc

quy định tại điều lệ, theo sự thỏa thuận hay

hợp đồng; hoặc có quyền bổ nhiệm hay miễn

nhiệm phần lớn các thành viên của Hội đồng

quản trị, ban lãnh đạo; hay có quyền quyết

định, định hƣớng đến phần lớn số phiếu bầu

tại các cuộc họp của hội đồng quản trị, ban

lãnh đạo.

THỰC TRẠNG HỆ THỐNG BÁO CÁO TÀI

CHÍNH HỢP NHẤT TẠI TẬP ĐOÀN FPT

Thành lập ngày 13/08/1988, FPT là Tập đoàn

công nghệ thông tin và viễn thông hàng đầu

Việt Nam với các mảng kinh doanh cốt lõi là

viễn thông, công nghiệp nội dung các dịch vụ

công nghệ thông tin.

Tập đoàn FPT (Tập đoàn) là doanh nghiệp tƣ

nhân lớn nhất Việt Nam theo xếp hạng của

VNR500 từ năm 2007 đến nay.

Nội dung của hệ thống báo cáo tài chính tại

Tập đoàn

Hệ thống báo cáo tài chính của công ty mẹ

và các công ty con

Công ty mẹ và các công ty con đều tổ chức bộ

máy kế toán riêng do đó hệ thống báo cáo đƣợc

lập là hệ thống báo cáo của đơn vị độc lập .

Page 71: Tập 79 - Số 03 - Năm 2011

Thái Thị Thu Trang và ĐTG Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 79(03): 67 - 75

68

Hệ thống báo cáo tài chính của Tập đoàn

Hệ thống báo cáo tài chính của Tập đoàn là hệ

thống báo cáo tài chính hợp nhất, bao gồm

công ty mẹ, các công ty liên kết và tất cả các

công ty con do Tập đoàn kiểm soát. Tập đoàn

bắt đầu thực hiện lập báo cáo tài chính hợp

nhất từ năm 2006.

Đa số các công ty con của Tập đoàn đƣợc hợp

nhất khi Tập đoàn nắm giữ trên 50% quyền

biểu quyết tại các công ty đó. Ngoài ra có hai

công ty khác biệt:

- Công ty CP viễn thông FPT: Tập đoàn sở hữu 41,62% vốn và có 41,62% quyền biểu quyết ở Công ty. Tuy nhiên, Tập đoàn có quyền bỏ đa số phiếu tại các cuộc họp của Hội đồng quản trị của Công ty và do đó có quyền chi phối các chính sách tài chính và hoạt động của Công ty. Nhƣ vậy, Tập đoàn có

quyền kiểm soát đối với Công ty và thực hiện hợp nhất các Báo cáo tài chính của Công ty vào các báo cáo tài chính hợp nhất của Tập đoàn

[1].

- Công ty CP dịch vụ trực tuyến FPT: Tập

đoàn sở hữu 34,67% vốn ở Công ty, trong đó

lợi ích trực tiếp là 23,33% và lợi ích gián

tiếp thông qua Công ty CP viễn thông FPT là

11,34%. Công ty CP viễn thông FPT cũng sở

hữu 27,22% vốn ở Công ty. Trên cơ sở Công

ty CP viễn thông FPT kiểm soát trên 50%

quyền biểu quyết thông qua các thỏa thuận

của họ với Tập đoàn và một nhà đầu tƣ cá

nhân khác của Công ty. Do đó, Tập đoàn

thực hiện hợp nhất các Báo cáo tài chính của

Công ty vào các báo cáo tài chính hợp nhất

của Tập đoàn[1]

.

Sơ đồ 1. Bộ máy tổ chức của Tập đoàn FPT

Bảng 1. Các công ty con tại ngày 31.12.2009 của Tập đoàn

Tên công ty con Quyền

sở hữu

Quyền

biểu quyết

Cty CP Hệ thống thông tin FPT 95% 95%

Cty CP phần mềm FPT 67,52% 67,52%

Cty CP thƣơng mại FPT 95% 95%

Cty CP viễn thông FPT 41, 62% 41,62%

Đại học FPT 100% 100%

Cty CP quảng cáo FPT 60% 60%

Cty TNHH bất động sản FPT 100% 100%

Cty TNHH truyền thông FPT 100% 100%

Cty TNHH dịch vụ tin học FPT 100% 100%

Cty CP dịch vụ trực tuyến FPT 34,67% 50,56%

Cty TNHH Phát triển khu công nghệ cao Hòa Lạc FPT 100% 100%

Cty CP FPT Visky 84,71% 100%

Page 72: Tập 79 - Số 03 - Năm 2011

Thái Thị Thu Trang và ĐTG Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 79(03): 67 - 75

69

Bảng 2. Các công ty liên kết tại ngày 31.12.2009

của Tập đoàn FPT

Tên công ty liên kết Tỷ lệ

phần sở hữu

Cty CP chứng khoán FPT 25%

Cty CP quản lý quỹ FPT 33%

Ngân hàng thƣơng mại CP

Tiên Phong 15,96%

- Theo quy định (Chuẩn mực kế toán 07 - Kế

toán các khoản đầu tƣ vào công ty liên kết),

các công ty đƣợc coi là công ty liên kết với

Tập đoàn khi Tập đoàn có ảnh hƣởng đáng kể

(nắm giữ ít nhất 20% quyền biểu quyết)

nhƣng không phải là công ty con hoặc công ty

liên doanh của Tập đoàn. Tuy nhiên đối với

Ngân hàng thƣơng mại CP Tiên Phong là

công ty liên kết đồng thời là công ty đƣợc hợp

nhất. Cụ thể nhƣ sau:

- Tập đoàn nắm giữ 15,96% tại Ngân hàng.

Tập đoàn có ảnh hƣởng đáng kể tới Ngân

hàng thông qua đại diện có vai trò chủ chốt

của Tập đoàn trong Hội đồng quản trị của

Ngân hàng. Do đó, Tập đoàn thực hiện hợp

nhất các Báo cáo tài chính của Ngân hàng vào

các báo cáo tài chính hợp nhất của Tập đoàn

theo phƣơng pháp vốn chủ sở hữu[1]

.

Hệ thống BCTC hợp nhất của Tập đoàn:

- Bảng cân đối kế toán hợp nhất - Mẫu số B0-

DN/HN

- BC kết quả hoạt động KD hợp nhất - Mẫu số

B02-DN/HN

- BC lƣu chuyển tiền tệ hợp nhất - Mẫu số

B03-DN/HN

- Thuyết minh báo cáo tài chính - Mẫu số

B09-DN/HN

Ngoài hệ thống báo cáo tài chính của Tập

đoàn cung cấp cho ngƣời sử dụng những

thông tin tổng hợp về tình hình tài chính của

đơn vị, từ năm 2007 Tập đoàn đã lập Báo cáo

thƣờng niên theo mẫu CBTT-02 Ban hành

kèm theo Thông tƣ số 38/2007/TT-BTC ngày

18/4/2007 của Bộ trƣởng Bộ Tài chính hƣớng

dẫn về việc Công bố thông tin trên thị trƣờng

chứng khoán.

Thực trạng luân chuyển chứng từ, tài liệu

lập báo cáo tài chính tại các công ty con

Do đặc điểm lĩnh vực kinh doanh khác nhau,

nguồn nhân lực còn hạn chế nên công tác lập

báo cáo tài chính cũng nhƣ cung cấp các

thông tin liên quan cho Tập đoàn phục vụ lập

báo cáo tài chính hợp nhất còn có những hạn

chế nhƣ: cách cung cấp thông tin phục vụ lập

báo cáo tài chính hợp nhất tại Tập đoàn là

chƣa phù hợp, kế toán của các công ty con

chƣa chủ động trong việc cung cấp thông tin,

chƣa nhận thức đƣợc vai trò quan trọng của

việc cung cấp thông tin của công ty mình với

việc lập BCTC hợp nhất của Tập đoàn.

Thời hạn lập và nộp báo cáo tài chính

Tập đoàn và các công ty con đều thực hiện

lập và nộp báo cáo tài chính vào cuối niên độ

kế toán cho các cơ quan chức năng theo quy

định. Đồng thời Tập đoàn lập báo cáo tài

chính giữa niên độ (dạng đầy đủ) theo quy

định tại thông tƣ số 38/2007/TT - BTC về

việc hƣớng dẫn công bố thông tin trên thị

trƣờng chứng khoán.

+ Đối với báo cáo niên độ:

Các công ty con phải lập, nộp báo cáo tài

chính và cung cấp thông tin qua mạng nội bộ

để Tập đoàn lập báo cáo tài chính hợp nhất

trong thời hạn 75 ngày.

Tập đoàn phải hoàn thành và nộp BCTC cho

các cơ quan chức năng trong thời hạn 90 ngày

kể từ ngày kết thúc năm tài chính.

Các báo cáo niên độ đều phải đƣợc kiểm toán

và ngày hoàn thành báo cáo tài chính niên độ

đƣợc tính từ ngày tổ chức kiểm toán đƣợc

chấp thuận ký báo cáo kiểm toán.

Là một công ty đại chúng, trong thời hạn

mƣời ngày, kể từ ngày có báo cáo tài chính

năm đƣợc kiểm toán, Tập đoàn phải công bố

thông tin định kỳ về báo cáo tài chính năm

theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 16

Luật chứng khoán.

+ Đối với báo cáo giữa niên độ:

Tập đoàn lập báo cáo tài chính giữa niên độ

và nộp cho các cơ quan chức năng trong thời

hạn 25 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài

chính. Một số công ty con cũng trong phạm vi

bắt buộc lập báo cáo giữa niên độ nhƣ Công

ty hệ thống thông tin FPT, Công ty cổ phần

viễn thông FPT.

Báo cáo giữa niên độ phải thực hiện kiểm

Page 73: Tập 79 - Số 03 - Năm 2011

Thái Thị Thu Trang và ĐTG Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 79(03): 67 - 75

70

toán, Tập đoàn phải công bố thông tin trong

vòng 5 ngày sau khi hoàn thành BCTC quý.

Trên thực tế, hệ thống báo cáo tài chính của Tập đoàn và các công ty con đều đƣợc lập và nộp trƣớc hạn quy định. Báo cáo tài chính năm đã đƣợc kiểm toán và công bố trên trang điện tử của Tập đoàn trong tháng 3 của năm sau, các báo cáo quý thƣờng đƣợc công khai trong vòng 10 ngày sau khi kết thúc quý.

Trình tự lập báo cáo tài chính hợp nhất

+ Bƣớc 1: Trên cơ sở các quy định về mẫu biểu báo cáo kế toán thống nhất toàn Tập đoàn (Theo QĐ số 15), các công ty con sẽ căn cứ vào sổ kế toán chi tiết và số kế toán tổng hợp tại công ty mình lập báo cáo tài chính riêng cho công ty và gửi về Ban Tài chính - Kế toán của Tập đoàn.

Đối với các giao dịch nội bộ của Tập đoàn có

liên quan đến các công ty con thì các công ty

con phải gửi chứng từ giao dịch nội bộ hoặc

bảng kê giao dịch nội bộ kèm theo để Ban Tài

chính - Kế toán dùng làm căn cứ để tổng hợp

số liệu lên Bảng cân đối thử trƣớc khi lập báo

cáo tài chính hợp nhất chính thức.

+ Bƣớc 2: Ban Tài chính - Kế toán tại Tập

đoàn tiến hành tổng hợp số liệu trên các báo

cáo tài chính của các công ty con và công ty

mẹ trong kỳ theo hai nhóm:

- Cộng các chỉ tiêu lại với nhau theo từng loại

tài sản ngắn hạn, tài sản dài hạn, nợ phải trả,

nguồn vốn chủ sở hữu, doanh thu, chi phí, thu

nhập của BCTC của các công ty con để Tập

đoàn thể hiện quyền kiểm soát của mình.

- Loại trừ phần vốn chủ sở hữu và kết quả của

lợi ích cổ đông thiểu số để báo cáo tài chính

đƣợc lập theo đúng quan điểm hợp nhất.

Phƣơng pháp lập cụ thể từng mẫu biểu nhƣ

sau:

Bảng cân đối kế toán hợp nhất

Bảng cân đối kế toán hợp nhất đƣợc lập trên

cơ sở hợp nhất các Bảng cân đối kế toán của

công ty mẹ và các công ty con theo từng

khoản mục tƣơng đƣơng của tài sản, nợ phải

trả, vốn chủ sở hữu theo nguyên tắc:

- Đối với các khoản mục của Bảng cân đối kế

toán không phải điều chỉnh thì đƣợc cộng trực

tiếp để xác định khoản mục tƣơng đƣơng của

của Bảng cân đối kế toán hợp nhất;

- Đối với các khoản mục phải điều chỉnh

đƣợc thực hiện điều chỉnh sau đó mới cộng để

hợp nhất các khoản mục này và trình bày trên

Bảng cân đối kế toán hợp nhất. Các chỉ tiêu

đã đƣợc điều chỉnh liên quan đến Bảng cân

đối kế toán hợp nhất của Tập đoàn gồm:

+ Các khoản đầu tƣ của công ty mẹ vào các

công ty con;

+ Lợi ích của cổ đông thiểu số;

+ Các khoản phải thu, phải trả nội bộ giữa các

đơn vị trong Tập đoàn;

+ Các khoản lãi, lỗ nội bộ chƣa thực sự phát

sinh;

Sơ đồ 3. Trình tự lập báo cáo tài chính hợp

nhất tại Tập đoàn FPT

Việc điều chỉnh một số chỉ tiêu cụ thể nhƣ

sau:

+ Các khoản đầu tƣ của công ty mẹ vào công

ty con: Khoản đầu tƣ vào các công ty con của

Tập đoàn đƣợc hạch toán theo chuẩn mực số

25 “Báo cáo tài chính hợp nhất và kế toán các

khoản đầu tƣ vào công ty con”. Khoản đầu tƣ

này đƣợc phản ánh theo giá gốc, trình bày tại

khoản mục “Đầu tƣ vào công ty con” - mã số

252 trên Bảng cân đối kế toán riêng của công

ty mẹ, và trình bày tại mục “Vốn chủ sở hữu”

- mã số 410 trên Bảng cân đối kế toán riêng

của công ty con (chi tiết cho các khoản mục

Vốn chủ sở hữu). Khi lập Bảng cân đối kế

Page 74: Tập 79 - Số 03 - Năm 2011

Thái Thị Thu Trang và ĐTG Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 79(03): 67 - 75

71

toán hợp nhất hàng năm, kế toán cần bù trừ

khoản đầu tƣ vào công ty con và vốn chủ

sở hữu của công ty con thuộc Tập đoàn

theo giá gốc.

Bút toán bù trừ:

Nợ TK 411 - Nguồn vốn kinh doanh

Có TK 222 - Đầu tƣ vào công ty con

Kết quả là sau khi thực hiện bút toán bù trừ,

giá trị khoản đầu tƣ vào công ty con sẽ không

thể hiện trên Bảng cân đối kế toán hợp nhất.

+ Các khoản phải thu, phải trả nội bộ Tập

đoàn: Kế toán tổng hợp của Tập đoàn tiến

hành đối chiếu các khoản phải thu nội bộ của

Tập đoàn với các công ty con (trên sổ, Bảng

tổng hợp của Tập đoàn) và khoản phải trả nội

bộ cho Tập đoàn (trên sổ, Bảng cân đối kế

toán, thuyết minh BCTC của công ty con) về

các khoản nhƣ: khoản phải trả về cung cấp

dịch vụ Internet của các công ty con, phải trả

về thuế... Hai số liệu này ở Tập đoàn và công

ty con tƣơng ứng khớp nhau và đƣợc bù trừ ra

khỏi số liệu hợp nhất trên Bảng cân đối kế

toán của Tập đoàn.

Kế toán hợp nhất sau khi đối chiếu và khớp

đúng số liệu và phản ánh bút toán điều chỉnh:

Khoản phải trả nội bộ của Tập đoàn:

Nợ TK 336-“Phải trả nội bộ”–Tập đoàn

285.500.550

Có TK 136-“Phải thu nội bộ”–Cty CP Hệ

thống TT 285.500.550

Khoản phải thu nội bộ của Tập đoàn:

Nợ TK 336 - “Phải trả nội bộ” - Cty CP Hệ

thống TT 190.170.431.338

Có TK 136 - “Phải thu nội bộ” – Tập đoàn

190.170.431.338

Cuối cùng, sau khi bù trừ các khoản phải thu,

phải trả giữa các đơn vị trong Tập đoàn, sẽ

không có số dƣ tại các tài khoản phải thu,

phải trả nội bộ trên Bảng cân đối kế toán hợp

nhất của Tập đoàn.

Báo cáo kết quả hoạt động KD hợp nhất

Báo kết quả KD hợp nhất đƣợc lập trên cơ sở

hợp nhất các Báo cáo kết quả hoạt động kinh

doanh của công ty mẹ và của các công ty con

trong tập đoàn theo từng khoản mục bằng

cách cộng các khoản mục tƣơng đƣơng theo

nguyên tắc:

- Đối với các khoản mục không phải điều

chỉnh thì đƣợc cộng trực tiếp để xác định

khoản mục tƣơng đƣơng của Báo cáo kết quả

KD hợp nhất.

- Đối với những khoản mục phải điều chỉnh

đƣợc thực hiện điều chỉnh sau đó mới cộng để

hợp nhất và trình bày Báo cáo kết quả hoạt

động kinh doanh hợp nhất. Các chỉ tiêu đã

đƣợc điều chỉnh liên quan đến hợp nhất Báo

cáo kết quả hoạt động KD gồm:

Bảng 3. Số dƣ với các bên liên quan của Công ty Cổ phần Hệ thống thông tin FPT

(Đơn vị tính: VNĐ)

31.12.2009 31.12.2008

Phải thu

Công ty Cổ phần FPT 285.500.550 69.776.805

Công ty Cổ phần phần mềm FPT 4.314.132.801 1.149.176.489

Công ty TNHH Phân phối FPT 426.775.650 -

Công ty Cổ phần viễn thông FPT 2.597.883.503 865.225.921

Các công ty con khác của Cty Cổ phần FPT 202.729.300 -

Cộng 7.827.021.804 2.084.179.215

Phải trả

Công ty Cổ phần FPT 190.170.431.338 465.578.700.214

Công ty Cổ phần phần mềm FPT 2.931.752.514 22.682.062

Công ty TNHH Phân phối FPT 13.018.239.484 -

Công ty Cổ phần viễn thông FPT 323.367.000 -

Các công ty con khác của Cty Cổ phần FPT 9.008.079.176 1.123.798.242

Cộng 215.451.869.512 466.725.180.518

Page 75: Tập 79 - Số 03 - Năm 2011

Thái Thị Thu Trang và ĐTG Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 79(03): 67 - 75

72

+Doanh thu, giá vốn hàng bán, lãi, lỗ nội bộ tập đoàn; + Lãi, lỗ nội bộ chƣa thực sự phát sinh;

+ Lợi ích của cổ đông thiểu số trong lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp; + Thuế thu nhập doanh nghiệp. Ví dụ: Số liệu về doanh thu thuần của Tập đoàn nhƣ bảng 4. Đây chính là doanh thu đã đƣợc hợp nhất, loại

trừ doanh thu với các đơn vị thành viên của Tập đoàn. Để có đƣợc số liệu hợp nhất kế toán tổng hợp doanh thu kinh doanh của Tập đoàn nhƣ bảng 5. Doanh thu nội bộ là doanh thu bán cho các đơn vị thành viên của Tập đoàn đã đƣợc loại

trừ toàn bộ. Nhƣ vậy, doanh thu hợp nhất của Tập đoàn là doanh thu bán cho các bên thứ ba (các đơn vị ngoài Tập đoàn), do đó chỉ tiêu “Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ” của Tập đoàn năm 2009 đƣợc trình bày trên Báo cáo kết quả kinh doanh hợp nhất

là: 18.404.026.239.626đ. Báo cáo lƣu chuyển tiền tệ hợp nhất

Với phƣơng pháp gián tiếp, Báo cáo lƣu chuyển tiền tệ của Tập đoàn đã đáp ứng đƣợc nhu cầu cung cấp thông tin về tài chính của Tập đoàn đa chiều và đầy đủ, đã thể hiện

đƣợc những điểm đặc thù đối với Báo cáo lƣu chuyển tiền tệ hợp nhất theo phƣơng pháp gián tiếp: + Lợi ích của cổ đông thiểu số trên Báo cáo kết quả kinh doanh hợp nhất không ảnh hƣởng đến lƣu chuyển tiền tệ, do đó phải

cộng trở lại nhƣ khấu hao để tính lƣu chuyển tiền tệ từ hoạt động sản xuất kinh doanh.

+ Cổ tức công ty con trả cho công ty mẹ sẽ không ảnh hƣởng đến lƣu chuyển tiền tệ hợp nhất của Tập đoàn. Cổ tức của công ty mẹ trả

cho cổ đông thiểu số sẽ làm giảm lƣu chuyển tiền tệ hợp nhất của Tập đoàn. Do đó cần có thuyết minh cổ tức trả cho cổ đông thiểu số. + Việc công ty mẹ mua thêm cổ phần thƣờng của cổ đông thiểu số là hoạt động đầu tƣ, do đó sẽ đƣợc báo cáo giảm tiền tệ hợp nhất ở

hoạt động đầu tƣ.

Thuyết minh báo cáo tài chính hợp nhất

Thuyết minh BCTC hợp nhất của Tập đoàn

đƣợc trình bày gồm 3 phần:

1. Giới thiệu tóm tắt về Tổng công ty: chức

năng, ngành nghề kinh doanh, cơ cấu vốn và

nhân sự.

2. Tóm tắt những chính sách kế toán chủ

yếu: là những chính sách kế toán mà Tập

đoàn và các công ty con sử dụng để lập

BCTC hợp nhất.

3. Phần thông tin chi tiết cho các khoản mục

đã đƣợc trình bày trên Bảng cân đối kế toán

và Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.

Tuy nhiên, Thuyết minh báo cáo tài chính của

Tập đoàn còn có những khiếm khuyết:

- Thuyết minh BCTC niên độ và giữa niên độ

chƣa thống nhất về nội dung.

- Nguyên tắc ghi nhận doanh thu và thông tin

chi tiết trên thuyết minh BCTC là chƣa lôgic.

Tập đoàn nên trình bày chi tiết cho các nhóm,

tƣơng ứng với thông tin chi tiết cho giá vốn,

để ngƣời sử dụng dễ dàng có đƣợc thông tin

chi tiết cũng nhƣ việc phân tích thông tin

đƣợc lôgic, mang tính thuyết phục hơn.

Bảng 4. Doanh thu thuần của Tập đoàn FPT

(Đơn vị tính: VNĐ)

2009 2008

Doanh thu bán hàng và CC dịch vụ 18.442.051.089.298 16.429.737.389.964

Trong đó:

Doanh thu bán hàng hóa, SP

Doanh thu CC dịch vụ

11.843.586.973.412

6.578.464.115.886

13.570.434.743.802

2.859.302.646.162

Các khoản giảm trừ doanh thu (18.024.849.672) (47.897.605.482)

Bảng 5. Doanh thu kinh doanh của Tập đoàn

(Đơn vị tính: VNĐ)

2009 2008

Doanh thu thuần bán cho các bên thứ ba 18.404.026.239.626 16.381.839.748.482

Doanh thu thuần bán cho các đơn vị thành viên của

Tập đoàn

337.637.012.224

424.328.396.327

Tổng doanh thu kinh doanh 18.741.663.251.850 16.806.168.180.809

Page 76: Tập 79 - Số 03 - Năm 2011

Thái Thị Thu Trang và ĐTG Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 79(03): 67 - 75

73

ĐÁNH GIÁ VỀ HỆ THỐNG BÁO CÁO TÀI CHÍNH HỢP NHẤT TẠI TẬP ĐOÀN FPT

Về báo cáo niên độ và báo cáo giữa niên độ:

Các BCTC này đều đƣợc kiểm toán bởi công

ty TNHH DELOITTE Việt Nam, đây là một

thành viên của nhóm “Big 4”- nhóm công ty

kiểm toán có chất lƣợng và độ tin cậy cao. Có

thể đánh giá hệ thống các chỉ tiêu trên báo cáo

tài chính của Tập đoàn theo chế độ hiện hành

đã đƣợc trình bày khá đầy đủ và hợp lý. Tập

đoàn thực hiện lập báo cáo giữa niên độ theo

chuẩn mực kế toán số 27 - Báo cáo tài chính

giữa niên độ. Về mặt nội dung, báo cáo tài

chính giữa niên độ gồm bốn BCTC nằm trong

nhóm đƣợc yêu cầu phải công bố. Tập đoàn

thực hiện lập báo cáo tài chính giữa niên độ

dạng đầy đủ, tuy nhiên các chỉ tiêu trên

BCTC niên độ và giữa niên độ còn có những

bất cập sau: Trên Bảng cân đối kế toán, chỉ

tiêu “Lợi ích của cổ đông thiểu số” có mã số

khác nhau. Trên Báo cáo kết quả hoạt động

kinh doanh giữa niên độ không trình bày chỉ

tiêu “Lãi cơ bản trên cổ phiếu”. Chƣa trình

bày phần thuyết minh trên cả 3 báo cáo giữa

niên độ để có thể liên hệ thông tin giữa 3 báo

cáo này và thuyết minh BCTC. Thuyết minh

BCTC còn sơ sài.

Về báo cáo tài chính hợp nhất:

+ Về nội dung của BCTC hợp nhất: Hệ thống

BCTC hợp nhất của Tập đoàn đã tuân thủ

theo chế độ kế toán hiện hành của Việt Nam

gồm:

- Bảng cân đối kế toán hợp nhất (Mẫu số B01/HN)

- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất (Mẫu số B02/HN) - Báo cáo lƣu chuyển tiền tệ hợp nhất (Mẫu số B03/HN) - Thuyết minh báo cáo tài chính hợp nhất (Mẫu số B01/HN)

Khi trình bày Bảng cân đối kế toán hợp nhất, Tập đoàn đã tách biệt đƣợc khoản lợi ích của cổ đông thiểu số trong tài sản thuần của công ty con và trình bày thành một chỉ tiêu riêng biệt trên BCTC. Đồng thời lợi ích của cổ đông thiểu số trong lợi nhuận sau thuế TNDN

của các công ty con đƣợc tách và trình bày theo một chỉ tiêu riêng biệt trên Báo cáo kết quả hoạt động KD hợp nhất.

Ngoài ra để Tập đoàn có thể thực hiện lập

BCTC hợp nhất, thì Tập đoàn đã mở sổ kế

toán hợp nhất (Mẫu số S01/HN)

+ Về phƣơng pháp lập BCTC hợp nhất: Mặc

dù mới thực hiện lập BCTC hợp nhất nhƣng

Tập đoàn đã sử dụng phƣơng pháp tài khoản

để thực hiện cho các bút toán điều chỉnh khi

lập BCTC hợp nhất, phƣơng pháp này đã đảm

bảo đƣơc tính thống nhất, tính khoa học trong

hệ thống các phƣơng pháp kế toán. Bằng việc

sử dụng bút toán Nợ - Có, đảm bảo đƣợc tính dễ

hiểu, dễ kiểm tra đối chiếu số liệu của thông tin

kế toán.

Tuy nhiên, do mới thực hiện hợp nhất và lập

báo cáo tài chính hợp nhất từ năm 2006, công

tác lập BCTC hợp nhất của Tập đoàn không

đƣợc lập kế hoạch chi tiết một cách đầy đủ.

Do đó đến cuối năm tài chính, khi đặt ra vấn

đề lập BCTC hợp nhất thì các khó khăn mới

đƣợc đề cập. Ngoài khó khăn về nhân sự thì các

thông tin phục vụ cho quá trình hợp nhất thƣờng

không đầy đủ, không kịp thời và không đủ chất

lƣợng đáp ứng yêu cầu hợp nhất. Lý do đơn

giản là các thông tin này đã không đƣợc theo

dõi đầy đủ và theo một mẫu biểu thống nhất từ

khi nó phát sinh.

PHƢƠNG HƢỚNG HOÀN THIỆN HỆ THỐNG BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI TẬP ĐOÀN FPT

Bổ sung thông tin trên báo cáo tài chính

của công ty cổ phần theo yêu cầu của thị

trƣờng chứng khoán;Bố trí lại các chỉ tiêu

trên báo cáo tài chính niên độ và giữa niên

độ thống nhất và hợp lý; Đồng nhất quy

trình khóa sổ và lập BCTC hợp nhất;

- Đồng nhất về chính sách kế toán áp dụng:

- Đồng nhất hệ thống mẫu biểu báo cáo:

- Quy định về thời hạn hoàn thành báo cáo tại

các công ty con.

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HỆ THỐNG BÁO

CÁO TÀI CHÍNH TẠI TẬP ĐOÀN FPT

Hoàn thiện Bảng cân đối kế toán

Hiện tại bảng cân đối kế toán dùng cho Tập

đoàn FPT vẫn còn một số khiếm khuyết chƣa

đáp ứng đƣợc nhu cầu thông tin của các đối

tƣợng. Để góp phần hoàn thiện bảng cân đối

kế toán cần bổ sung thêm vào Bảng cân đối

Page 77: Tập 79 - Số 03 - Năm 2011

Thái Thị Thu Trang và ĐTG Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 79(03): 67 - 75

74

kế toán hiện hành một số chỉ tiêu:

+ Chỉ tiêu “Phải thu vốn gọi chƣa góp của cổ

đông”. Chỉ tiêu khoản phải thu vốn gọi chƣa

góp đƣợc phản ánh riêng biệt và đƣợc bổ sung ở

phần Tài sản-Loại A-Mục III Các khoản phải

thu.

Chỉ tiêu này nhằm phản ánh lƣợng tài sản đơn

vị nhận đƣợc trong tƣơng lai khi các cổ đông

góp vốn theo thời điểm quy định trong hợp

đồng đặt mua cổ phiếu. Mã số đƣợc đề nghị là

137.

+ Chỉ tiêu “Phải trả cổ đông”: Đƣợc bổ sung ở

phần Nguồn vốn-Loại A-Mục I Nợ ngắn hạn và

đƣợc chi tiết theo hai nội dung thanh toán: cổ

tức trả bằng tiền và hoàn trả vốn góp của cổ

đông.

+ Chỉ tiêu “Nợ vay do phát hành trái phiếu”:

Đƣợc bổ sung ở phần Nguồn vốn-Loại A-Nợ

phải trả-Mục II Nợ dài hạn

+ Bổ sung các nội dung chi tiết liên quan đến

chỉ tiêu “Nguồn vốn kinh doanh”. Để cung

cấp thông tin đầy đủ chỉ tiêu nguồn vốn kinh

doanh cần đƣợc chi tiết theo nguồn hình

thành bao gồm: Vốn góp của cổ đông; Thặng

dƣ vốn cổ phiếu; Phát hành cổ tức cổ phiếu;

Vốn góp do biếu tặng; Vốn góp liên doanh

+ Bổ sung chỉ tiêu “Cổ tức phải trả bằng cổ

phiếu”.Chỉ tiêu đƣợc phản ánh ở phần Nguồn

vốn-Loại B-Nguồn vốn chủ sở hữu mã số

417.

+ Bổ sung chỉ tiêu “Vốn gọi chƣa góp”. Chỉ

tiêu đƣợc đặt ở phần Nguồn vốn-Loại B-

Nguồn vốn chủ sở hữu sau chỉ tiêu nguồn vốn

đầu tƣ xây dựng cơ bản, mã số đƣợc đề nghị

418.

Hoàn thiện Báo cáo kết quả hoạt động KD

Sau hàng quý, Tập đoàn nên tính lại EPS của 4 quý gần nhất (gồm LNST của 4 quý gần

nhất chia cho số cổ phiếu bình quân gia truyền lƣu hành trong 4 quý gần nhất), để có đƣợc những thông tin về khả năng sinh lời trên 1 đồng vốn cổ đông trong 4 quý gần nhất vừa qua, giúp cho nhà đầu tƣ đánh giá chính xác hơn “sức mạnh” của doanh nghiệp. Khi

đó chỉ tiêu “Lãi Cơ bản trên cổ phiếu” sẽ đƣợc trình bày chi tiết gồm:

+ Lãi trên cổ phiếu của kỳ báo cáo

+ Lãi trên cổ phiếu của 4 quý gần nhất (So

với thời điểm báo cáo)

Hoàn thiện Báo cáo lưu chuyển tiền tệ

+Hoàn thiện về cấu trúc báo cáo lưu chuyển

tiền tệ

+Hoàn thiện nội dung các chỉ tiêu trong báo

cáo lưu chuyển tiền tệ

Hoàn thiện Thuyết minh báo cáo tài chính

+ Đối với Thuyết minh BCTC giữa niên độ:

Bổ sung thông tin lãi trên cổ phiếu

- Cơ sở tính lãi cơ bản trên cổ phiếu: Việc

tính lãi cơ bản trên cổ phiếu đƣợc tính dựa

trên số lợi nhuận thuộc về cổ đông sở hữu cổ

phiếu phổ thông và số lƣợng bình quân gia

quyền của số cổ phiếu phổ thông đang lƣu

hành trong kỳ.

- Lợi nhuận thuần thuộc về cổ đông sở hữu cổ

phiếu phổ thông

Chỉ tiêu

Luỹ kế

đến quý

(N-1)

Luỹ kế

đến quý

N

Lợi nhuận thuần trong

kỳ (luỹ kế 4 quý gần

kỳ báo cáo nhất)

- Số cổ phiếu phổ thông BQ gia quyền đang

lƣu hành trong kỳ:

Chỉ tiêu

Luỹ kế

đến quý

(N-1)

Luỹ kế

đến

quý N

- Cổ phiếu phổ thông đã

phát hành đầu kỳ

- Ảnh hƣởng của số cổ

phiếu phổ thông phát

hành trong kỳ

- Ảnh hƣởng của cổ

phiếu giảm trong kỳ

Ghi âm

(...)

Ghi âm

(...)

- Số cổ phiếu phổ thông

BQ gia quyền cuối kỳ

+ Đối với Thuyết minh BCTC niên độ: Bổ

sung thông tin thuế và các khoản phải nộp

Nhà nƣớc

KẾT LUẬN

Trên cơ sở vận dụng tổng hợp các phƣơng

pháp nghiên cứu, bám sát mục tiêu và phạm

vi nghiên cứu đề tài đã làm sáng tỏ và có một

số đóng góp cơ bản sau đây:

Một là, hệ thống hóa những vấn đề cơ bản về hệ thống báo cáo tài chính hợp nhất. Từ đó nêu lên mục đích của báo cáo tài chính hợp nhất, trách nhiệm, nguyên tắc lập và trình bày báo cáo tài chính hợp nhất cũng nhƣ các vấn

Page 78: Tập 79 - Số 03 - Năm 2011

Thái Thị Thu Trang và ĐTG Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 79(03): 67 - 75

75

đề liên quan đến hợp nhất báo cáo tài chính.

Hai là, làm rõ thực trạng hệ thống báo cáo tài chính hợp nhất trên các khía cạnh: Nội dung; thời hạn lập và nộp, trình tự và phƣơng pháp lập báo cáo tài chính tại Tập đoàn FPT. Qua đó đánh giá những ƣu, nhƣợc điểm của hệ thống báo tài chính tại Tập đoàn.

Ba là, đề tài đã đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống báo cáo tài chính hợp nhất tại Tập đoàn nhằm đáp ứng nhu cầu thông tin ngày càng hiệu quả và nhanh chóng của các đối tƣợng sử dụng thông tin, nhất là sau giai đoạn Tập đoàn đã thực hiện cổ phần hóa và niêm yết cổ phiếu trên thị trƣờng chứng khoán.

Bốn là, tác giả đƣa ra một số kiến nghị với

Nhà nƣớc, Bộ Tài chính, Tập đoàn FPT

cũng nhƣ các ban ngành có liên quan việc

hoạch định chính sách, ban hành những

quyết định, thông tƣ nhằm hoàn thiện hệ

thống báo cáo tài chính hợp nhất của các

tập đoàn kinh tế Việt Nam nói chung và của

Tập đoàn FPT nói riêng.

Hoàn thiện hệ thống báo cáo tài chính hợp

nhất là một đề tài rộng lớn, có nhiều hƣớng

tiếp cận khác nhau đối với các tập đoàn kinh

tế. Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài này,

tác giả chỉ tập trung đi sâu nghiên cứu thực

trạng hệ thống báo cáo tài chính hợp nhất tại

Tập đoàn FPT và đƣa ra hƣớng tiếp cận riêng

cho FPT nhằm hoàn thiện báo cáo tài chính hợp

nhất trong giai đoạn hiện nay và thời gian tới.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. Báo cáo tài chính, báo cáo thường niên các

năm 2006, 2007, 2008, 2009 của Tập đoàn FPT.

[2]. ISA 27 (2007), International Accounting

Standars

[3]. Huỳnh Thị Ngọc Phƣợng (2007), Nguyên tắc

và phương pháp điều chỉnh các chỉ tiêu khi lập

báo cáo tài chính hợp nhất, Luận văn Thạc sỹ

kinh tế - Học viện Tài chính, Hà Nội.

[4]. Nguyễn Văn Công (2005), Chuyên khảo về

Báo cáo tài chính và lập, đọc, kiểm tra, phân tích

báo cáo tài chính, Nhà xuất bản Tài chính, Hà

Nội.

[5]. Ngô Thế Chi (2005), Lập báo cáo tài chính hợp

nhất theo chuẩn mực kế toán Việt Nam - VAS 25,

Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội.

[6]. Nguyễn Đình Đỗ, Nguyễn Tuấn Anh (2004),

Phương pháp lập báo cáo tài chính hợp nhất của các

tập đoàn kinh tế, Tạp chí nghiên cứu tài chính kế

toán, số 16, trang 19-20.

[7]. Võ Văn Nhị (2006), Hoàn thiện báo cáo tài

chính hợp nhất áp dụng cho Tổng công ty, công ty

mẹ - công ty con ở Việt Nam, Đề tài NCKH cấp

Bộ - Trƣờng ĐH Kinh tế TP.Hồ Chí Minh.

SUMMARY

IMPROVING THE SYSTEM OF CONSOLIDATED FINANCIAL STATEMENTS

IN FPT CORPORATION

Thai Thi Thu Trang

*, Dam Phuong Lan

Thainguyen University of Economics and Business Administration - TNU

In the trend of international economic integration, the enterprise consolidation is very essential to

reduce business competition, diversify the kinds of career and broaden the market. Therefore, the

currently financial information requirements of the economic group in Vietnam, in general and

FPT Group, in particular through its consolidated financial statements have to be more effective

and comprehensive. The current state understanding and assessment of the CFS system in FPT

Group aims to map out some solutions to improving the CFS system, meet the requirements of

providing effective financial information after the period of joint-stocking and developing

securities market in Vietnam.

Key words: consolidation, the consolidated financial statement (CFS), improving the

consolidated financial statement, FPT Group.

* Tel: 0982.198.499; Email: [email protected]

Page 79: Tập 79 - Số 03 - Năm 2011

Thái Thị Thu Trang và ĐTG Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 79(03): 67 - 75

76

Page 80: Tập 79 - Số 03 - Năm 2011

Nguyễn Thị Yến và ĐTG Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 79(03): 77 - 81

77

PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN VỚI GIẢM NGHÈO

TỈNH THÁI NGUYÊN

Nguyễn Thị Yến*, Đỗ Văn Giai

Trường Đại học Kinh tế & QTKD - ĐH Thái Nguyên

TÓM TẮT

Phát triển nông nghiệp, nông thôn và nghèo đói của Tỉnh Thái Nguyên có những mối quan hệ nhất

định và đã có sự thay đổi trong những năm trở lại đây. Tốc độ tăng trƣởng cao và liên tục trong

nông nghiệp; sử dụng có hiệu quả các nguồn lực cho sản xuất; cùng với việc đầu tƣ trong xây dựng

cơ sở hạ tầng; và sự đa dạng về địa hình là nhân tố có tác động tích cực đến thu nhập của hộ nông

dân, đặc biệt là những hộ nông dân nghèo.

Từ khoá: Nông nghiệp, nông thôn, nghèo đói, tăng trưởng, hộ nông dân.

MỐI QUAN HỆ GIỮA TĂNG TRƢỞNG KINH

TẾ NÔNG NGHIỆP VÀ GIẢM NGHÈO

Mặc dù quan hệ giữa tăng trƣởng kinh tế và

giảm nghèo (xác định bằng độ co dãn tăng

trƣởng của giảm nghèo có thể đƣợc định

nghĩa bằng sự thay đổi tƣơng đối của giảm

nghèo trong hai thời kỳ tính toán cho 1% tăng

thu nhập [6]) không phải mang tính cơ học,

song nhìn chung những nƣớc giàu có tỷ lệ

nghèo thấp hơn, và tăng trƣởng kinh tế cao và

bền vững sẽ dẫn đến giảm nghèo. Trong suốt

thập kỷ 90 của thế kỷ XX và đến năm 2009

Việt Nam đã đạt đƣợc thành tích tăng trƣởng

cao đi đôi với giảm nghèo nhanh chóng. Tuy

nhiên tác động giảm nghèo của tăng trƣởng

kinh tế đã suy giảm trong những năm gần

đây: 1% tăng trƣởng GDP đƣa đến giảm

0,77% số ngƣời nghèo trong những năm

1993- 1998, nhƣng chỉ còn 0,66% trong giai

đoạn 1998- 2002. Điều này cho thấy tác động

rất khác nhau của chính sách thúc đẩy tăng

trƣởng kinh tế của từng giai đoạn [1].

Trong những năm qua, Thái Nguyên đã tập

trung mọi nguồn lực cho sản xuất nhằm thúc

đẩy nhanh tốc độ tăng trƣởng kinh tế, đặc biệt

là phát triển kinh tế cho khu vực nông thôn.

Với tốc độ tăng trƣởng kinh tế bình quân giai

đoạn 2000- 2009 đạt trên 10%/ năm, tỷ lệ hộ

nghèo năm 2009 chỉ còn 13,9% đã làm cho

thấy thành tích tăng trƣởng kinh tế đi đôi với

giảm nghèo của Thái Nguyên khá ấn tƣợng.

Độ co giãn của tăng trƣởng với giảm nghèo

của Thái Nguyên có xu hƣớng tăng lên trong

khoảng thời gian từ năm 2006- 2009. Cụ thể,

năm 2007 khi thu nhập bình quân đầu ngƣời

tăng 1% thì hộ nghèo giảm xuống 0,03%,

năm 2009 là 0,15%. Thành tích mà tỉnh Thái

Nguyên đạt đƣợc về giảm nghèo là do một số

chính sách hỗ trợ kịp thời của nhà nƣớc trong

sản xuất và đời sống, cùng với nỗ lực của hộ

trong việc thoát nghèo.

Tuy nhiên, tăng trƣởng kinh tế tỉnh Thái

Nguyên đạt đƣợc do tăng thu nhập từ các hoạt

động kinh tế hiện hành (nông nghiệp) và tạo

ra nhiều hoạt động kinh tế mới thông qua việc

thu hút thêm lao động. Mặc dù tốc độ tăng thu

nhập bình quân đầu ngƣời trong giai đoạn

2006- 2009 khá cao nhƣng tốc độ giảm nghèo

tỉnh Thái Nguyên vẫn còn chậm, tỷ lệ hộ

nghèo giảm bình quân khoảng 2-3%/năm.

Bảng 1*Mối quan hệ giữa tăng trƣởng kinh tế và giảm nghèo tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2004 - 2009

Chỉ tiêu ĐVT 2006 2007 2008 2009

Thu nhập bình quân/ngƣời/năm Tr. đ 4,8 8,8 11,7 14,6

Tốc độ tăng TNBQ % 83,3 32,95 24,78

Tỷ lệ nghèo % 20,69 17,74 13,99

Giảm tỷ lệ hộ nghèo trong năm % -3,05 -2,95 -3,75

Độ co dãn tăng trƣởng của giảm nghèo % 0,03 0,08 0,15

(Nguồn: Niên giám TK Thái Nguyên 2006- 2009 và tính toán của tác giả)

* Tel: 0912737179, Email: [email protected]

Page 81: Tập 79 - Số 03 - Năm 2011

Nguyễn Thị Yến và ĐTG Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 79(03): 77 - 81

78

NGUỒN LỰC TRONG SẢN XUẤT NÔNG

NGHIỆP VỚI GIẢM NGHÈO

Trong hoạt động sản xuất, kinh tế hộ nông

dân tỉnh Thái Nguyên chủ yếu diễn ra và xoay

quanh các hoạt động sản xuất nông nghiệp.

Thu nhập và theo đó là mức sống của hộ sẽ

quyết định bởi các nguồn lực đầu vào trong

sản xuất nhƣ đất đai, vốn và lao động. Có

nghĩa là, mức sống của nông hộ cao hay thấp

phụ thuộc phần lớn vào việc sử dụng các

nguồn lực hiệu quả hay không hiệu quả.

Đất đai là loại tƣ liệu sản xuất không thể thay

thế trong hoạt động sản xuất nông nghiệp, đất

có ý nghĩa rất quan trọng trong việc tạo ra thu

nhập, đặc biệt là đối với những vùng có tỷ lệ

lực lƣợng lao động tập trung chủ yếu trong

khu vực nông nghiệp nông thôn nhƣ tỉnh Thái

Nguyên.

Để gia tăng thu nhập do đất mang lại, hai hình

thức thƣờng đƣợc các hộ nông dân áp dụng

đó là hình thức quảng canh và thâm canh.

Trong điều kiện thiếu vốn cho sản xuất thì

hình thức quảng canh sẽ đƣợc áp dụng là chủ

yếu, và điều này cũng đúng với hoạt động sản

xuất của hộ nông dân tỉnh Thái Nguyên. Sử

dụng hàm sản xuất Cobb- Douglas để phân

tích ảnh hƣởng của đất nông nghiệp đến thu

nhập của nông hộ đã cho thấy: Khi diện tích

đất nông nghiệp tăng lên 1% thì thu nhập bình

quân đầu ngƣời của hộ tăng lên 0,153%.

Tƣơng ứng, khi diện tích đất nông nghiệp

tăng lên 1ha, thu nhập bình quân của hộ sẽ

tăng lên 218,7 nghìn đồng/tháng [1].

Bảng 2. Diện tích đất nông lâm nghiệp bình quân

hộ nông dân khu vực miền núi Thái Nguyên

(ĐVT: ha)

Chỉ tiêu Hộ nghèo Hộ không

nghèo

Đất bằng 0,155 0.233

Đất dốc 0.493 0.850

Đất rừng 0.734 1.408

(Nguồn: Trần Chí Thiện, 2007)

Không thể phủ nhận vai trò quan trọng của

đất trong việc nâng cao thu nhập cho nông

hộ, tuy nhiên những nhóm hộ không nghèo,

có diện tích đất bình quân cao hơn dƣờng nhƣ

có sự thuận lợi hơn trong việc tạo ra thu nhập.

Kết quả ở bảng trên cho thấy: Diện tích đất

nông lâm nghiệp bình quân hộ nghèo thấp

hơn so với hộ không nghèo cả về quy mô diện

tích, chất đất và vị trí của đất. Trong khi hộ

nghèo có diện tích đất bằng bình quân là

0,233 ha; đất dốc là 0,85 ha và đất rừng là

0,734 ha thì hộ không nghèo có diện tích đất

tƣơng ứng là: 0,233; 0,850 và 1,408 ha. Với

hơn 90% số hộ nghèo tập trung trong khu vực

nông thôn, với quy mô diện tích đất manh

mún, nhỏ lẻ, là một trong những yếu tố cản

trở cho việc canh tác của hộ, đây cũng chính

là một trong những nguyên nhân ảnh hƣởng

đến nguồn thu nhập của hộ đƣợc tạo ra từ đất.

Trong điều kiện quỹ đất sản xuất nông lâm

nghiệp có xu hƣớng ngày càng thu hẹp, cùng

với phƣơng thức sản xuất quảng canh đã ảnh

hƣởng đến năng suất cây trồng của hộ nông

dân tỉnh Thái Nguyên. Nhằm tăng thu nhập

cho nông hộ bằng việc gia tăng năng suất trên

một đơn vị diện tích thì hình thức thâm canh

lại có ý nghĩa quan trọng. Tuy nhiên hình

thức này lại đòi hỏi nguồn vốn đầu tƣ lớn.

Thực tiễn đã chứng minh tác động của

chƣơng trình đầu tƣ trong nông nghiệp, nông

thôn đã tạo ra sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế

vùng nông thôn.

Nếu nhƣ vốn đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng

có tác động gián tiếp đến thu nhập của hộ thì

vốn đầu tƣ của các hộ gia đình có tác động

trực tiếp đến thu nhập của nông hộ. Trong

thời gian qua, vốn đầu tƣ cho sản xuất của

tỉnh Thái Nguyên đã không ngừng gia tăng về

số lƣợng và chất lƣợng, Tuy nhiên, hầu hết hộ

nông dân đều thiếu vốn, đặc biệt là những hộ

nông dân nghèo. Do vậy để có thể đầu tƣ

thâm canh, hộ nông dân thƣờng phải tìm các

nguồn vốn vay cho hoạt động sản xuất. Kết

quả khảo sát về nông hộ vay vốn năm 2008 đã

cho thấy: So với khu vực thành thị, khu vực

nông thôn có thu nhập thấp hơn nhƣng tỷ lệ

hộ vay vốn lại lớn hơn, trong khi khu vực

thành thị, tỷ lệ hộ vay vốn chiếm 43,1%, thì ở

nông thôn tỷ lệ này là 55,9%, cao hơn so với

khu vực thành thị 12,8 điểm phần trăm. Do

thiếu vốn, hộ phải vay các nguồn vốn từ bên

ngoài, điều này cũng đồng nghĩa với việc tăng

Page 82: Tập 79 - Số 03 - Năm 2011

Nguyễn Thị Yến và ĐTG Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 79(03): 77 - 81

79

thêm chi phí vốn vay. Nguồn chi phí này cũng

phần nào ảnh hƣởng đến thu nhập của nông

hộ, đặc biệt là những hộ nghèo.

Bên cạnh nguồn lực đất và vốn, lao động

cũng là một nguồn lực quan trọng trong việc

tạo ra thu nhập. Trong những năm qua, lực

lƣợng lao động khu vực tỉnh Thái Nguyên đã

có sự thay đổi đáng kể, đó là sự giảm xuống

về số lƣợng và sự gia tăng về chất lƣợng. Sự

thay đổi này đã có tác động tích cực đến sự

phát triển kinh tế xã hội khu vực nông thôn

tỉnh Thái Nguyên .

Năm 2006- 2008, tƣơng ứng với mức giảm về

số nhân khẩu bình quân hộ, số lao động bình

quân hộ cũng giảm từ 2,8 lao động/hộ năm

2006 xuống còn 2,64 lao động/hộ năm 2008,

tuy nhiên con số này vẫn cao hơn so với 2,57

lao động/hộ của bình quân chung cả nƣớc [5].

Xét theo nhóm thu nhập, năm 2008 khu vực

nông thôn nhóm thu nhập cao nhất có số lao

động bình quân hộ thấp nhất (1,93 lao động).

Điều này cho thấy, thu nhập đƣợc tạo ra

không chỉ từ quy mô số lƣợng lao động của

hộ mà còn từ chất lƣợng lao động và các yếu

tố khác. Xét theo trình độ học vấn, khu vực

nông, lâm nghiệp và thuỷ sản trình độ lao

động thấp, trình độ lao động chủ yếu là tốt

nghiệp tiểu học, chiếm tới 73,81%, trong khi

các ngành khác (dịch vụ, công nghiệp) tỷ lệ

này không có, hoặc nếu có cũng chỉ chiếm

một tỷ lệ rất nhỏ.

Số lƣợng và chất lƣợng lao động đã ảnh

hƣởng đến thu nhập của nông hộ, năm 2008

nhóm có thu nhập cao nhất đạt mức thu nhập

bình quân/khẩu là 23.169.000đ, trong khi

nhóm có thu nhập thấp nhất chỉ đạt

5.052.000đ, chênh lệch thu nhập giữa hai

nhóm này là 4,59 lần. Rõ ràng là nhóm hộ có

thu nhập cao tuy số lao động bình quân trên

hộ thấp hơn nhƣng do có thu nhập để đầu tƣ

vào giáo dục, nên trình độ lao động cao hơn

thu nhập có đƣợc cao hơn so với các nhóm hộ

có thu nhập thấp.

CƠ SỞ HẠ TẦNG NÔNG THÔN VỚI

GIẢM NGHÈO

Bên cạnh việc tăng thu nhập của hộ nông dân

bằng việc sử dụng có hiệu quả các nguồn lực

thì khả năng tiếp cận với cơ sở hạ tầng nông

thôn, đặc biệt là đƣờng giao thông nông thôn

cũng là một nhân tố quan trọng giúp hộ nông

dân đƣa ra những chiến lƣợc trong việc tạo ra

thu nhập. Tác động của cơ sở hạ tầng nông

thôn đến tăng thu nhập của hộ nông dân đƣợc

xem xét dƣới các khía cạnh nhƣ: (1) Việc

thực thi các chính sách nhà nƣớc và các dự

án; (2) Tiếp cận tiến bộ kỹ thuật; (3) Khả

năng tiếp cận với thị trƣờng; (4) Tìm hiểu các

cơ hội việc làm khác mà chủ yếu là các hoạt

động phi lâm nghiệp.

Trong những năm qua, Nhà nƣớc đã triển

khai nhiều chƣơng trình và dự án cho phát

triển nông nghiệp, nông thôn tỉnh Thái

Nguyên, nhƣ chƣơng trình phủ xanh đất trống

đồi núi trọc; Dự án 5 triệu ha rừng; Chƣơng

trình phát triển kinh tế xã hội các xã đặc biệt

khó khăn miền núi và vùng sâu, vùng xa (gọi

tắt là chƣơng trình 135)... Những dự án đầu tƣ

xây dựng cơ sở hạ tầng đã đạt đƣợc những

thành quả nhất định, trong đó không thể

không kể đến kết quả của chƣơng trình 135.

Từ năm 2006- 2009, tổng vốn thực hiện cho

đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn đạt

145.182,3 tr.đ /147.000 tr.đ bằng 98,76% so

với kế hoạch. Tổng số công trình đƣợc đầu tƣ

xây dựng trong giai đoạn này là 290 công

trình, trong đó: (1) Đầu tƣ tại xã đặc biệt khó

khăn là 207 công trình (giao thông 77 CT,

thuỷ lợi 20 CT, điện 05 CT, trƣờng học 88

CT, trạm y tế 11 CT, chợ 05 CT, nhà văn hoá

01 CT); (2) Đầu tƣ tại thôn, bản đặc biệt khó

khăn thuộc xã KVII là 83 công trình( giao

thông 39 CT, thuỷ lợi 07 CT, điện 02 CT,

trƣờng học 05 CT, nhà văn hoá 30 CT) [4].

Cơ sở hạ tầng nông thôn đƣợc cải thiện đã

giảm bớt chi phí trong việc di chuyển, nâng

cao khả năng thu hút sự hỗ trợ thông qua các

dự án, đặc biệt là các dự án của tổ chức phi

chính phủ nhƣ nhƣ PLAN, INSA- ETEA và

AIDA của Tây Ban Nha. Ngoài ra, hệ thống

giao thông thuận tiện cũng làm cho hoạt động

trao đổi, giao lƣu hàng hoá trong và ngoài

vùng có xu hƣớng ngày càng tăng lên.

Page 83: Tập 79 - Số 03 - Năm 2011

Nguyễn Thị Yến và ĐTG Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 79(03): 77 - 81

80

Bảng 3. Địa hình và sự phân bố tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên năm 2009

Đơn vị hành chính Tổng số

(xã, phƣờng)

Trong đó Tỷ lệ nghèo

(%) Vùng cao (xã) Miền núi (xã)

TP Thái Nguyên 28 7 2,86

TX Sông Công 9 1 6,35

Huyện Định Hoá 24 3 21 23,21

Huyện Võ Nhai 15 11 4 25,20

Huyện Phú Lương 16 16 19,60

Huyện Đồng Hỷ 18 2 16 15,99

Huyện Phổ Yên 18 6 17,59

Huyện Đại Từ 31 31 18,80

Huyện Phú Bình 21 7 10,23

Tổng số 180 16 109

(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên năm 2008 [3])

Nếu nhƣ trƣớc năm 1990, hoạt động sản xuất

của hộ nông dân chỉ đơn thuần là sản xuất tự

túc tự cấp, thì cho đến nay nhờ áp dụng khoa

học kỹ thuật vào sản xuất thông qua các hoạt

động khuyến nông, nên đã làm cho năng suất

lao động tăng lên. Sự dễ dàng di chuyển từ

nơi này đến nơi khác cũng đã giúp hộ nông

dân đa dạng hoá nguồn thu nhập. Trƣớc đây,

nguồn thu nhập của nông hộ chủ yếu từ hoạt

động sản xuất nông nghiệp thì cho đến nay

thu nhập của hộ còn bao gồm cả nguồn thu từ

hoạt động phi nông nghiệp. Các hoạt động phi

nông nghiệp trên địa bàn tỉnh gồm có: làm

việc trong các cơ quan nhà nƣớc, làm thuê

thời vụ và buôn bán nhỏ. Làm việc trong các

cơ quan nhà nƣớc và làm thuê (trong xã,

ngoài xã) đã giúp cho lao động nông thôn

tăng cƣờng và mở rộng các mối quan hệ, giúp

họ có đƣợc những thông tin về cơ hội việc

làm ở những khu vực có thu nhập cao hơn.

Nhờ sự gia tăng các mối quan hệ xã hội, cập

nhật thông tin về thị trƣờng lao động và tích

luỹ kinh nghiệm trong buôn bán đã làm cho

cơ cấu thu nhập của hộ nông dân có sự thay

đổi, thu nhập ngày càng tăng, đời sống ngày

càng đƣợc cải thiện. Công tác xoá đói giảm

nghèo đã đạt đƣợc kết quả tốt, giai đoạn

2006- 2009, tỷ lệ hộ nghèo ở các xã 135 bình

quân mỗi năm giảm 4,83%, (cao hơn mức

giảm bình quân toàn tỉnh).

ĐỊA HÌNH VỚI NGHÈO ĐÓI

Sự đa dạng về địa hình đã tạo ra những nét

riêng biệt trong hoạt động sản xuất cũng nhƣ

đời sống cho hộ nông dân tỉnh Thái Nguyên.

Với 3 vùng địa hình là vùng gò đồi; vùng núi

thấp đồi cao và vùng núi cao đã có tác động

đến sự phân bố dân cƣ, các phƣơng thức canh

tác nông lâm nghiệp và mức sống của hộ.

Không thể phủ nhận rằng, sự đa dạng về địa

hình đã tạo ra tập đoàn cây trồng đa dạng và

phong phú, đáp ứng ngày càng tốt hơn cho

nhu cầu cụ thể của ngƣời tiêu dùng. Tuy

nhiên, với loại đất đồi núi cao đƣợc hình

thành trên các loại đá mẹ có sự phân bố xen

kẽ, manh mún, bị chia cắt mạnh và dốc là

nguyên nhân của hiện tƣợng rửa trôi, xói

mòn, sự gặm mòn từ đỉnh núi đến chân núi ở

thung lũng. Trong khi địa hình phúc tạp, bị

chia cắt cùng với những thói quen canh tác

lạc hậu nên nguồn tài nguyên đất, rừng và

nƣớc ngày càng bị suy giảm. Điều này đã tác

động rất lớn đến sinh kế của hộ nông dân của

huyện Định Hoá, Đại Từ, Phú Lƣơng và đặc

biệt là huyện Võ Nhai (là huyện có số xã

vùng cao nhiều nhất với 11 xã, có tỷ lệ đói

nghèo cao nhất là 25, 2% cao hơn so với mức

bình quân chung toàn tỉnh là 11,21 điểm %).

Có thể nhận thấy rằng, hoạt động sản xuất

nông nghiệp khi tiến hành trên những vùng có

nhiều đồi, núi sẽ cho năng suất lao động thấp,

thu nhập trên lao động thấp, khả năng cải thiện

mức sống chậm, làm cho tỷ lệ đói nghèo cao.

Tóm lại, tốc độ tăng trƣởng kinh tế cao, sử

dụng các nguồn lực trong nông nghiệp nông

thôn có hiệu quả, đầu tƣ phát triển cơ sở hạ

tầng nông thôn đồng bộ và địa hình thuận lợi

là những yếu tố quan trọng để giảm nghèo

trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Nghiên cứu

này cũng đã góp phần lƣợng hoá mối quan hệ

Page 84: Tập 79 - Số 03 - Năm 2011

Nguyễn Thị Yến và ĐTG Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 79(03): 77 - 81

81

giữa các yếu tố trên với giảm nghèo, và cũng

chỉ ra xu hƣớng vận động của chúng trong

quá trình phát triển kinh tế - xã hội của khu

vực nông thôn tỉnh Thái Nguyên.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. Ngô Quang Thành và Nguyễn Việt Cƣờng,

Tăng trưởng kinh tế, nghèo đói, bất bình đẳng thu

nhập và chiến lược phát triển kinh tế Việt Nam,

TC Nghiên cứu kinh tế T3/2005.

[2]. Trần Chí Thiện, 2007, Thực trạng và giải

pháp xoá đói giảm nghèo cho đồng bào vùng núi

cao tỉnh Thái Nguyên, đề tài cấp bộ mã số: B2005-

18- 04.

[3]. Niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên 2009, tr 12

[4]. Ban Dân tộc tỉnh Thái Nguyên, Báo cáo tình

hình và kết quả thực hiện các chương trình, chính

sách dân tộc từ năm 2006 đến năm 2009

[5]. Cục Thống kê tỉnh Thái Nguyên, 2009, Báo

cáo mức sống dân cư tỉnh Thái Nguyên năm 2008.

[6]. WB, Tăng trưởng, nghèo đói và bất bình đẳng

SUMMARY

DEVELOPMENT OF AGRICULTURE, RURAL WITH POVERTY REDUCTION

IN THAI NGUYEN PROVINCE

Nguyen Thi Yen

*, Do Van Giai

Thai Nguyen University of Economics and Business Administration - TNU

Agricultural development, rural and poverty and the Thai Nguyen province has a certain

relationship and there was a change in those years. High speed and continuous growth in

agriculture, effective use of resources for production, along with investment in infrastructure

construction, and the variety of terrain is a factor affecting tubers positive income households,

especially poor farmers.

Key words: Agricultural, rural, poverty, growth, poor farmers

* Tel: 0912737179, Email: [email protected]

Page 85: Tập 79 - Số 03 - Năm 2011

Nguyễn Thị Yến và ĐTG Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 79(03): 77 - 81

82

Page 86: Tập 79 - Số 03 - Năm 2011

Nguyễn Thị Lan Anh và ĐTG Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 79(03): 83 - 87

83

VĂN HOÁ VÀ MÔI TRƢỜNG KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP

Nguyễn Thị Lan Anh*, Nguyễn Vân Anh

Trường ĐH Kinh tế & QTKD – ĐH Thái Nguyên

TÓM TẮT Trong nền kinh tế thị trƣờng hiện đại, văn hoá doanh nghiệp đƣợc coi nhƣ là một loại tài sản vô

hình, mà loại tài sản này có thể đƣa doanh nghiệp ngày càng làm ăn phát đạt, nhƣng mặt khác nếu

chúng ta không biết phát huy thì nó sẽ làm cho doanh nghiệp nhanh chóng đến chỗ phá sản. Vậy

văn hoá doanh nghiệp là gì ? Nhận thức nhƣ thế nào cho đúng ? Làm gì để nâng cao hiệu quả văn

hoá trong môi trƣờng kinh doanh của doanh nghiệp. Đây là một vấn đề mà tác giả muốn chia sẻ

trong bài báo

Từ khoá: Văn hoá kinh doanh của doanh nghiệp.

VĂN HOÁ CỦA DOANH NGHIỆP*

Văn hoá doanh nghiệp đã đƣợc đƣa ra bàn từ rất lâu, và cho đến nay vẫn đang còn nhiều

cách hiểu khác nhau, đó là: văn hoá doanh nghiệp là lực lƣợng tinh thần, tinh thần ở đây là toàn bộ sự phấn kích, cạnh tranh trong sản xuất kinh doanh theo đúng nghĩa lành mạnh; văn hoá doanh nghiệp là lực lƣợng vật chất, cách này cho rằng, nhờ có cách ứng xử văn

hoá mà doanh nghiệp tạo ra đƣợc một lƣợng vật chất nhiều hơn, tốt hơn văn hoá doanh nghiệp là lực lƣợng vật chất và tinh thần của doanh nghiệp. Cách này cho rằng, sự kết hợp hài hoà các yếu tố cần thiết trong mỗi doanh nghiệp để tạo ra bầu không khí làm việc hăng

say của ngƣời lao động, tạo ra nhiều của cải vật chất, vật chất đƣợc tạo ra một phần sử dụng vào tái tạo sức lao động để mọi ngƣời lại tiếp tục lao động sáng tạo ra nhiều sản phẩm có chất lƣợng tốt hơn và số lƣợng nhiều hơn. Bằng những quan niệm khác nhau mà

ngƣời ta ứng xử nó cũng khác nhau trong chính mỗi doanh nghiệp. Để hiểu đúng văn hoá doanh nghiệp chúng ta cần có điểm xuất phát đúng, tức là phải thừa nhận hai yếu tố cấu thành, đó là: văn hoá, theo đó là văn hoá phải gắn với doanh nghiệp.

Theo ông Amadau M.Bow, nguyên Tổng

giám đốc Unesco "Văn hoá là yếu tố cơ bản

cho sức sống của một dân tộc, nó tổng hợp

những hoạt động sáng tạo của một dân tộc,

những phương thức sản xuất và sở hữu,

những của cải vật chất, những hình thái tổ

chức, những tín ngưỡng và những đau

* Tel: 0916.258.995

thương, những sự nghiệp đang làm và những

giải trí, những mơ ước và khát vọng". Theo

Tổng giám đốc Unesco, ông Federico Mayor,

thì cách hiểu "Văn hoá bao gồm tất cả những

gì làm cho một dân tộc này khác với một dân

tộc khác, từ những sản phẩm tinh vi hiện đại

nhất cho đến tín ngưỡng, phong tục, tập quán,

lối sống và lao động" đã đƣợc cộng đồng

quốc tế chấp nhận và phê chuẩn năm 1982.

Theo PGS, TS Trần Ngọc Thêm, "Văn hoá là

một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất tinh

thần do con người sáng tạo và tích luỹ qua

quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương

tác giữa con người với môi trường tự nhiên

và xã hội của mình" theo PTS Lê Văn

Chƣởng "Văn hoá là tổng thể về những thành

tựu, những giá trị vật chất và tinh thần do con

người kiến tạo trong quá trình quan hệ với tự

nhiên, xã hội và đời sống tinh thần có tính

đặc thù của mỗi dân tộc".

Dù có những nét khác nhau trong những định

nghĩa nhƣng chúng có điểm giống nhau cơ

bản là:

(i) văn hoá vừa là những biểu hiện cơ bản của

con ngƣời trong quá trình sinh tồn và phát triển,

vừa là những hoạt động nhận thức thực tiễn

nhằm tạo ra những biến đổi của xã hội, của môi

trƣờng xung quanh và của bản thân mình.

(ii) văn hoá tác động theo ba quá trình: quá

trình cải tạo vật chất, quá trình cải tạo cơ cấu

xã hội, quá trình cải tạo tâm lý xã hội tức là

quan hệ giữa ngƣời với ngƣời.

(iii) văn hoá là một sản phẩm có tính cộng

đồng, từ đó triển khai thành một sản phẩm có

Page 87: Tập 79 - Số 03 - Năm 2011

Nguyễn Thị Lan Anh và ĐTG Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 79(03): 83 - 87

84

tính cá nhân với tƣ cách là một thành viên

trong cộng đồng.

Văn hoá có những đặc trƣng riêng và những

đặc trƣng đó tạo cho văn hoá những chức

năng khác nhau.

Thứ nhất, văn hoá có tính hệ thống, tức nó

bao gồm những mối liên hệ mật thiết giữa các

hiện tƣợng và sự kiện trong một nền văn hoá;

mỗi hệ thống văn hoá sẽ bao gồm những hệ

thống nhỏ hơn và là thành phần của một hệ

thống lớn hơn. Tính hệ thống đã tạo cho văn

hoá một chức năng tổ chức xã hội; nó thƣờng

xuyên làm tăng độ ổn định của xã hội.

Thứ hai, văn hoá có tính giá trị - giá trị vật

chất và tinh thần; giá trị sử dụng, giá trị đạo

đức và giá trị thẩm mỹ, giá trị đồng đại và

giá trị lịch sử. Chính tính giá trị này tạo cho

văn hoá một chức năng điều chỉnh xã hội,

giúp cho xã hội duy trì đƣợc trạng thái cân

bằng động.

Thứ ba, văn hoá có tính nhân sinh. Tính nhân

sinh cho phép phân biệt hoạt động văn hoá xã

hội và văn hoá tự nhiên. Đặc tính nhân sinh

tạo cho văn hoá chức năng giao tiếp, văn hoá

là nội dung để giao tiếp.

Thứ tư, văn hoá đƣợc hình thành và tích luỹ

qua nhiều thế hệ. Tính chất này của văn hoá

đƣợc duy trì bằng truyền thống đƣợc duy trì

bằng truyền thống, tạo cho văn hoá chức năng

giáo dục và phát triển.

NHỮNG NHÂN TỐ HÌNH THÀNH VĂN

HOÁ DOANH NGHIỆP

Ngày nay văn hoá doanh nghiệp đƣợc xem

xét nhƣ một phần không thể thiếu, đồng thời

cũng giữ một vị trí quan trọng trong việc xây

dựng thƣơng hiệu của doanh nghiệp. Nếu có

thể ví thƣơng hiệu là tài sản của doanh nghiệp

thì cũng có thể ví văn hoá doanh nghiệp là

những vật dụng đặc biệt để bảo vệ và cất giữ

tài sản đó. Mỗi doanh nghiệp có bản sắc văn

hoá riêng, bản sắc văn hoá đƣợc hình thành từ

các nhân tố:

Xây dựng triết lý kinh doanh của doanh

nghiệp: triết lý kinh doanh của doanh nghiệp

là tƣ tƣởng chung chỉ đạo toàn bộ suy nghĩ và

hoạt động của doanh nghiệp từ ngƣời lãnh

đạo, bộ phận quản lý và những ngƣời lao

động trong doanh nghiệp. Mỗi doanh nghiệp

thƣờng có triết lý kinh doanh riêng của mình

mặc dù có sự khác nhau nhƣ vậy, song nhìn

chung triết lý, kinh doanh của doanh nghiệp

có thể bao hàm trong nó.

- Mục tiêu của doanh nghiệp hƣớng tới sự

phát triển lâu dài, bền vững.

- Định hƣớng kinh doanh của doanh nghiệp

và việc phục vụ lợi ích của xã hội thông qua

phục vụ khách hàng.

- Đề cao giá trị con ngƣời đặt con ngƣời vào

vị trí trung tâm trong toàn bộ mối quan hệ

ứng xử trong doanh nghiệp.

Tinh thần của ngƣời sáng lập: nhƣ quan niệm

sống, cách nghĩ, cá tính của ngƣời sáng lập.

Quy phạm hành động hàng ngày: nhƣ mức độ

trách nhiệm, tính độc lập, và cơ hội mà một

cá nhân trong doanh nghiệp có đƣợc khi thực

hiện một nhiệm vụ nào đó.

Cấu trúc tổ chức: nảy sinh từ hệ thống quản

trị của doanh nghiệp nhƣ mức độ về quy tắc,

điều lệ và sự giám thị đƣợc sử dụng để quản

trị và kiểm soát hành vi của nhân viên.

Môi trƣờng xã hội: Bản sắc văn hoá dân tộc,

ngôn ngữ, sinh hoạt, tôn giáo, cơ cấu chính trị

- xã hội…

Các phong trào và ngày kỷ niệm của doanh

nghiệp ra đời từ các hoạt động theo nhóm nhƣ

về vui chơi, giải trí, trang phục, đề xuất ý

kiến…

Nhƣ vậy văn hoá doanh nghiệp là tổng hợp

những quan niệm mà các thành viên của

doanh nghiệp "học" đƣợc trong quá trình giải

quyết các vấn đề nội bộ và xử lý các vấn đề

với môi trƣờng xung quanh. Văn hoá doanh

nghiệp là "tổng hợp những quan niệm" vì thế

chƣa đảm bảo là tốt hay không tốt. Chẳng

hạn, quan niệm "khách hàng là thượng đế"

nếu nhìn theo một góc độ nào đó chỉ là một

quan niệm mang tính thực dụng. Hay trong

khi tiêu chuẩn đánh giá nhân viên của đa số

doanh nghiệp nƣớc ngoài chủ yếu dựa vào

năng lực, trình độ thì các doanh nghiệp Nhà

nƣớc của ta lại đề cao đạo đức, tính tập thể…

Khó có thể kết luận quan niệm nào đúng,

quan niệm nào sai nhƣng chắc chắn nó tác

động trực tiếp tới hành vi của doanh nghiệp,

từ đó tác động tới hiệu quả kinh doanh.

Page 88: Tập 79 - Số 03 - Năm 2011

Nguyễn Thị Lan Anh và ĐTG Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 79(03): 83 - 87

85

Ví dụ: Đặc điểm văn hoá của 2 doanh nghiệp A và B.

Doanh nghiệp A Doanh nghiệp B

Là một doanh nghiệp có nhiều quy tắc và điều

lệ đòi hỏi phải quân thủ.

Là một doanh nghiệp có rất ít qui tắc và điều lệ

Nhân viên có phạm vi hoạt động trong công

việc rất hẹp, nếu có việc bất thƣờng phải trình

báo cấp trên giải quyết.

Nhân viên đƣợc khuyến khích phát triển tài

năng chuyên môn tự giải quyết khó khăn, tự do

hỏi ý kiến cấp trên nếu cần.

Nhà quản trị không tin tƣởng nhân viên vì vậy

mà quản lý và kiểm soát chặt chẽ.

Nhân viên chăm làm và đáng tin cậy vì sự quản

lý rất lỏng lẻo.

Những đức tính đƣợc đề cao và khen thƣởng:

Cố gắng

Trung thành

Công tác

Tránh sai lầm

Thăng thƣởng giành cho những ngƣời có đóng

góp nhiều nhất cho doanh nghiệp ngay cả khi

họ bị nhìn nhận là có những ý kiến lạ lùng,

những cử chỉ khác thƣờng, những tập quán làm

việc không theo quy ƣớc.

Những đặc tính mô tả về văn hoá của hai

doanh nghiệp này là ổn định và thƣờng

xuyên, ít thay đổi theo thời gian. Doanh

nghiệp A đƣợc mô tả là một doanh nghiệp

nghiêm túc, lạnh lùng và không ƣa may rủi.

Còn doanh nghiệp B ngƣợc lại không nghiêm

túc, cơ cấu lỏng lẻo có tính nhân bản cao. Tuy

trái ngƣợc nhau nhƣ vậy nhƣng cả hai đều là

những doanh nghiệp đƣợc quản trị tốt.

MỐI QUAN HỆ GIỮA VĂN HOÁ DOANH

NGHIỆP VÀ QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP

Văn hoá doanh nghiệp hình thành cách nhìn

và quy định hoạt động của doanh nghiệp một

cách tự nhiên. Văn hoá doanh nghiệp có quan

hệ sâu sắc với động cơ hành động của doanh

nghiệp, tạo ra định hƣớng chiến lƣợc cho bản

thân doanh nghiệp. Rất nhiều công trình

nghiên cứu đã kết luận rằng các doanh nghiệp

thành công có nền văn hoá doanh nghiệp

mạnh đƣợc gây dựng trên cơ sở tinh thần

cộng đồng tập thể, đặc biệt là mối quan tâm

đối với những lợi ích của tập thể hoặc doanh

nghiệp. Đó là các công ty nổi tiếng IBM,

Proctec & Gamble, Mobil, Gillett. Ở nƣớc ta

hiện nay, Công ty phát triển đầu tƣ công nghệ

(FPT) cùng là một trong những đơn vị đi đầu

trong việc hình thành và xây dựng đƣợc văn

hoá doanh nghiệp mạnh. Mỗi doanh nghiệp

đều có văn hoá của mình, chỉ có điều văn hoá

đó có mạnh hay không và có tác động chủ yếu

là tích cực hay tiêu cực tới chất lƣợng kinh

doanh. Văn hoá doanh nghiệp mạnh chỉ khi

nó tác động tích cực tới hoạt động kinh

doanh, đồng thời đảm bảo tính bền vững. Một

doanh nghiệp có nền văn hoá mạnh sẽ có tác

dụng khuyến khích động viên nhân viên làm

việc tự nguyện, nhiệt tình, phát huy đƣợc tối

đa năng lực của mỗi cá nhân và hƣớng họ về

cùng một phía, đó là mục tiêu, tầm nhìn của

doanh nghiệp. Hơn thế nữa, nền văn hoá

doanh nghiệp mạnh sẽ có tác dụng thu hút,

duy trì những nhân viên có năng lực, có trình

độ gắn bó với doanh nghiệp. Rất nhiều nhà

doanh nghiệp lầm tƣởng rằng cứ trả lƣơng

cao sẽ thu hút, duy trì đƣợc ngƣời tài, tuy

nhiên tiền lƣơng mới chỉ là một phần, mà

quan trọng hơn là cá nhân đó phải cảm thấy

thích thú khi đƣợc làm việc trong tập thể.

Văn hoá doanh nghiệp ảnh hƣởng trực tiếp

đến những nhà quản trị, nó giới hạn sự lựa

chọn cho những khả năng hành động của nhà

quản trị. Những giới hạn này có thể đƣợc thể

hiện trong các quy định cũng có thể là những

quy ƣớc bất thành văn. Nhà quản trị cần nhận

thức đƣợc để có nghệ thuật thích hợp trong

quá trình quản trị. Chẳng hạn nhà quản trị

phải biết đƣợc trong doanh nghiệp mình

những tình hình nào cần bỏ qua, tình hình nào

cần nắm vững.

Văn hoá doanh nghiệp ảnh hƣởng đến chức

năng của quản trị, do đó cần có chiến lƣợc

quản trị thích hợp.

Chức năng hoạch định

Hoạch định là chức năng đầu tiên trong quá

trình quản trị, bao gồm :xác định mục tiêu, xây

dựng chiến lƣợc tổng thể, thiết lập một hệ

thống các kế hoạch để phối hợp các hoạt động.

Chức năng tổ chức:

Tổ chức: bao gồm việc xác định những việc

phải làm, những ai sẽ phải làm việc đó, các

Page 89: Tập 79 - Số 03 - Năm 2011

Nguyễn Thị Lan Anh và ĐTG Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 79(03): 83 - 87

86

công việc sẽ đƣợc phối hợp lại vơí nhau nhƣ

thế nào, những bộ phận nào cần phải đƣợc

thành lập, quan hệ phân công và trách nhiệm

giữa các bộ phận đó, và hệ thống quyền hành

trong doanh nghiệp.

Chức năng chỉ huy

Chỉ huy: công việc trong doanh nghiệp cần

phải có ngƣời thực hiện. Đáp ứng yêu cầu đó,

nhà quản trị phải tuyển chọn, thu dụng, bố trí,

bồi dƣỡng, sử dụng, động viên, kích thích.

Việc thiết lập quyền hành và sử dụng quyền

hành đó để giao việc cho nhân viên, ra nội

quy, quy chế làm việc, uỷ quyền cho thuộc

cấp, động viên nhân viên…. là chức năng thứ

3 của nhà quản trị,

Chức năng phối hợp

Chức năng này phối hợp theo chiều dọc là

phối hợp giữa các cấp quản trị và phối hợp

theo chiều ngang là phối hợp giữa các chức

năng,các lĩnh vực quản trị

Chức năng kiểm tra

Chức năng cuối cùng của nhà quản trị. Công

tác kiểm tra bao gồm việc xác định thu thập

thông tin về thành quả thực tế, so sánh thành

quả thực tế với thành quả kỳ vọng, và tiến

hành các biện pháp sửa chữa nếu có sai lệch,

nhằm đảm bảo tổ chức đang đi đúng đƣờng

để hoàn thành mục tiêu.

PHÁT TRIỂN LỢI THẾ CẠNH TRANH

CỦA DOANH NGHIỆP THÔNG QUA VĂN

HOÁ DOANH NGHIỆP

Muốn phát triển lợi thế cạnh tranh của doanh

nghiệp trƣớc hết phải phát huy đƣợc tối đa

nhân tố con ngƣời, trong đó nền văn hoá

doanh nghiệp mạnh sẽ có đóng góp quan

trọng "Một nền văn hoá doanh nghiệp mạnh

khi những giá trị then chốt được giữ vững và

chia sẻ rộng rãi trong doanh nghiệp". Các

thành viên trong doanh nghiệp càng chấp

nhận những giá trị then chốt nhƣ tinh thần

đồng đội, tinh thần trách nhiệm, sự cam kết

trung thành với doanh nghiệp, sự công bằng,

sự trung thực… thì văn hoá doanh nghiệp càng

mạnh và chủ nghĩa cá nhân sẽ bị thủ tiêu.

Để tạo dựng và duy trì một nền văn hoá

doanh nghiệp thực sự mạnh, các nhà quản trị

cần phải thiết lập những quy chế, giới hạn rõ

ràng, phù hợp cho cấp dƣới đảm bảo cho họ

thực hiện tốt công việc của mình. Những biện

pháp cụ thể mà nhà quản trị tập trung thực

hiện là:

Khuyến khích tinh thần cộng đồng trong

doanh nghiệp.

Matsushita Konosuke, ngƣời đã xây dựng sự

nghiệp từ một xƣởng làm đui bóng đèn nhỏ

bé trở thành tập đoàn Matsushita nổi tiếng của

Nhật Bản đã đi đến kết luận "trí tuệ tập thể là

sức mạnh cơ bản phát huy sự tuyệt vời của

các tố chất con người". Chính niềm tin đó đã

giúp ông thành công trong hơn 60 năm trên

cƣơng vị lãnh đạo.

Muốn xây dựng đƣợc tinh thần cộng đồng

trong doanh nghiệp, nhà quản trị không chỉ

tập trung vào công việc hàng ngày của nhân

viên mà còn tập trung vào cả các việc:

- Khuyến khích và tạo điều kiện hình thành

các nhóm công tác tự nhiên. Sự say mê và

tinh thần làm việc của nhóm tự nguyện

thƣờng hơn nhóm do nhà quản trị chỉ định.

- Kết hợp hài hoà giữa lợi ích của doanh

nghiệp và lợi ích của cá nhân.

Việc này đòi hỏi nhà quản trị phải nắm bắt

đƣợc nhu cầu, mục tiêu của các nhân viên và

biến những mục tiêu đó thành động lực thúc

đẩy họ trong công việc.

- Thƣờng xuyên tổ chức các hoạt động vui

chơi giải trí nhƣ thi đấu thể thao, dạ hội, dã

ngoại làm chất gắn kết giữa các thành viên

trong doanh nghiệp, tạo điều kiện cho các

nhân viên hiểu nhau hơn, đồng thời qua đó

giáo dục đƣợc tinh thần đồng đội.

Đảm bảo sự công bằng trong doanh nghiệp.

Trong doanh nghiệp, việc thƣởng phạt công

minh sẽ khuyến khích ngƣời lao động làm

việc có trách nhiệm hơn, trung thực hơn, duy

trì mối quan hệ gắn bó giữa các thành viên tốt

hơn. Muốn đảm bảo sự công bằng, nhà quản

trị phải:

- Thực hiện trả lƣơng, thƣởng, thăng chức,

giáng chức dựa trên đánh giá kết quả thực hiện

công việc và khả năng của ngƣời lao động.

- Thƣởng, phạt phải công khai để tất cả mọi

ngƣời đều biết.

Page 90: Tập 79 - Số 03 - Năm 2011

Nguyễn Thị Lan Anh và ĐTG Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 79(03): 83 - 87

87

- Quan tâm đến các yếu tố chi phối nhận thức

của ngƣời lao động về sự công bằng và tạo

điều kiện để ngƣời lao động có đƣợc sự nhận

thức đúng đắn.

Xây dựng và thực hiện hệ thống quy chế,

quy định của doanh nghiệp.

Trong doanh nghiệp cần có những quy chế,

quy định rõ ràng về chế độ làm việc, quản lý

các nguồn lực, chế độ thƣởng phạt… và đƣợc

công bố công khai cho tất cả mọi thành viên

trong doanh nghiệp biết để thực hiện. Sau khi

ban hành phải thực hiện ngay và phải thƣờng

xuyên kiểm tra giám sát việc thực hiện các

quy chế, quy định.

Tóm lại: Văn hoá doanh nghiệp không tự

nhiên mà có, nó phải đƣợc xây dựng, có nghĩa

là phải đƣợc hình thành và phát triển. Một

doanh nghiệp có văn hoá ở thời điểm này,

những có thể mất đi ở một thời điểm khác sau

đó. Vì vậy phải coi việc xây dựng văn hoá

doanh nghiệp là một nhiệm vụ thƣờng xuyên

của doanh nghiệp, là nhiệm vụ không chỉ của

chủ doanh nghiệp, của cán bộ quản ý doanh

nghiệp, mà còn là nhiệm vụ của tất cả ngƣời

lao động trong doanh nghiệp.

Văn hoá doanh nghiệp phải đƣợc xây dựng

bắt đầu tƣ việc xác định chiến lƣợc và sứ

mệnh của doanh nghiệp. Kinh doanh là một

sự nghiệp, mà công việc nghiêm túc, ngay từ

khi thành lập doanh nghiệp, phải xác định

đƣợc sứ mệnh doanh nghiệp, doanh nghiệp

đƣợc thành lập để làm gì, nhằm thực hiện

mục tiêu gì.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. PGS. TS. Lê Văn Tâm, PGS.TS Ngô Kim

Thanh ( 2008) Quản trị doanh nghiệp, Nhà xuất

bản Kinh tế quốc dân, Hà Nội.

[2]. PGS.TS Nguyễn Thức Minh ( 2008), Quản trị

kinh doanh, Nxb Tài chính, Hà Nội.

[3]. Ban Tuyên giáo TW, Hiệp hội doanh nghiệp

vừa và nhỏ Việt Nam, Hiệp hội UNESCO Việt

Nam…. ( 2008), Hội thảo phát triển văn hoá

doanh nghiệp.

[4].TS. Vũ Thị Nhài (2008) Nâng cao hiệu quả

văn hoá doanh nghiệp thời kỳ hội nhập, Học viện

chính trị hành chính quốc gia Hồ Chí Minh.

SUMMARY

CULTURE AND BUSINESS ENVIRONMENT OF THE BUSINESS

Nguyen Thi Lan Anh

*, Nguyen Van Anh

Thai Nguyen Universiy of Economics and Business Administration - TNU

In the modern market economy, entreprenure culture is viewed as an intangible asset. This kind of

asset can quickly promote the business of entreprenure. Otherwise, it can make the entreprenure

come to bankrupt if we don‟t know how to develope it. Then, what is entreprenure‟s culture? How

to understand in correctly? What to do inorder to raise the effective of entreprenure‟s culture in it‟s

business environment? This is one of point that the author want to share in this article.

Key words: Entreprenure’s business culture

* Tel: 0916.258.995

Page 91: Tập 79 - Số 03 - Năm 2011

Nguyễn Thị Lan Anh và ĐTG Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 79(03): 83 - 87

88

Page 92: Tập 79 - Số 03 - Năm 2011

Hoàng Thị Mỹ Hạnh Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 79(03): 89 - 92

89

NHỮNG YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN

KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH THÁI NGUYÊN

Hoàng Thị Mỹ Hạnh

*

Trường Đại học Sư phạm - ĐH Thái Nguyên

TÓM TẮT

Trong sự vận động không ngừng và chuyển biến mạnh mẽ nền kinh tế- xã hội cả nƣớc, thực hiện

sáng tạo đƣờng lối đổi mới của Đảng vào hoàn cảnh cụ thể của địa phƣơng, từ một nền kinh tế chủ

yếu là nông nghiệp, với tiềm năng sẵn có, tỉnh Thái Nguyên đã góp phần quan trọng cho sự phát

triển kinh tế - xã hội đất nƣớc. Với sự nỗ lực phấn đấu trong 13 năm từ khi tái lập tỉnh (1997 –

2010), Đảng bộ và nhân dân tỉnh Thái Nguyên đã đạt đƣợc những thành tựu bƣớc đầu quan trọng

trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội, song cũng còn bộc lộ những tồn tại, bất cập cần phải đƣợc khắc

phục. Trong sự phát triển đó, những tác động của bối cảnh quốc tế và khu vực đóng vai trò quan

trọng đối với quá trình phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thái Nguyên.

Từ khóa: Thái Nguyên, kinh tế, xã hội, văn hóa, hội nhập

Thái Nguyên là một tỉnh miền núi và trung du,

nằm trong vùng Đông Bắc. Phía bắc giáp Bắc

Kạn, phía nam giáp thành phố Hà Nội, phía

đông giáp với các tỉnh Lạng Sơn, Bắc Giang,

phía tây giáp với các tỉnh Tuyên Quang, Vĩnh

Phúc. Thái Nguyên không chỉ là một trong

những vùng chè nổi tiếng, mà nơi đây từng là

Thủ phủ Khu tự trị Việt Bắc, là “chiếc nôi” của

công nghiệp luyện kim Việt Nam, với khu

công nghiệp gang thép đƣợc xây dựng từ

những năm cuối thập kỷ 50 (thế kỷ XX). Sự ra

đời của các khu công nghiệp nặng, công

nghiệp nhẹ, cùng với nhiều khu mỏ, tạo cho

Thái Nguyên một dáng hình đặc trƣng một

trung tâm công nghiệp của miền Bắc.*

Trong sự vận động không ngừng và chuyển

biến mạnh mẽ nền kinh tế - xã hội cả nƣớc,

thực hiện sáng tạo đƣờng lối đổi mới của

Đảng vào hoàn cảnh cụ thể của địa phƣơng,

từ một nền kinh tế chủ yếu là nông nghiệp,

với tiềm năng sẵn có, tỉnh Thái Nguyên đã

góp phần quan trọng cho sự phát triển kinh tế-

xã hội đất nƣớc. Với sự nỗ lực phấn đấu

trong 13 năm từ khi tái lập tỉnh (1997 –

2010), Đảng bộ và nhân dân tỉnh Thái

Nguyên đã đạt đƣợc những thành tựu bƣớc

đầu quan trọng trên các lĩnh vực kinh tế - xã

hội, song cũng còn bộc lộ những tồn tại, bất

cập cần phải đƣợc khắc phục. Trong sự phát

triển đó, những tác động của bối cảnh quốc

* Tel: 0942781982; Email: [email protected]

tế và khu vực đóng vai trò quan trọng đối

với quá trình phát triển kinh tế - xã hội tỉnh

Thái Nguyên.

* Vấn đề thị trƣờng:

Quá trình hội nhập mang lại thị trƣờng rộng

lớn cho hàng hóa và dịch vụ của Thái

Nguyên. Hội nhập cũng cho phép hàng nhập

khẩu thâm nhập thị trƣờng Thái Nguyên dễ

dàng hơn. Giá cả hàng hóa và dịch vụ sẽ

mang tính cạnh tranh hơn và đƣợc quyết định

bởi quan hệ cung cầu trên thị trƣờng.

Việc nƣớc ta là thành viên của Hiệp hội các

quốc gia châu Á (ASEAN) và tham gia các

Hiệp định về thƣơng mại, đầu tƣ của tổ chức

này nhƣ Hiệp định Khu vực mậu dịch tự do

ASEAN (AFTA) với chƣơng trình trọng tâm

là ƣu đãi thuế quan có hiệu lực chung

(CEPT), Hiệp định Khu vực mậu dịch tự do

Trung Quốc – ASEAN (C – AFTA), Hiệp

định Khu vực đầu tƣ ASEAN (AIA) đã mở ra

nhiều cơ hội mở rộng thị trƣờng cho sản

phẩm xuất khẩu nƣớc ta nói chung và Thái

Nguyên nói riêng. Đặc biệt, việc nƣớc ta trở

thành thành viên chính thức của Tổ chức

Thƣơng mại thế giới (WTO) vào đầu năm

2007 đang mở ra rất nhiều cơ hội phát triển

thƣơng mại, hợp tác, đầu tƣ cho từng địa

phƣơng trong cả nƣớc.

Những xu thế này sẽ có những tác động thuận

lợi và bất lợi đối với Thái Nguyên. Thị trƣờng

ngày càng mở rộng cho phép tỉnh mở rộng

Page 93: Tập 79 - Số 03 - Năm 2011

Hoàng Thị Mỹ Hạnh Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 79(03): 89 - 92

90

thêm quy mô sản xuất, phát triển thêm nhiều

sản phẩm mới, tăng thêm kim ngạch xuất

khẩu... nhƣng cũng đặt tỉnh đứng trƣớc những

thách thức, cạnh tranh ngày càng gay gắt.

Do tỉnh có truyền thống sản xuất lâu đời và

nhu cầu đối với các mặt hàng luyện kim,

khoáng sản (thiếc, quặng kẽm) không ngừng

tăng lên, cho nên, đây là những sản phẩm có

khả năng cạnh tranh của Thái Nguyên. Tuy

nhiên, hạn chế đối với tỉnh là nguồn nguyên

liệu đầu vào ngày càng hạn hẹp nên không có

khả năng đáp ứng đủ nhu cầu thị trƣờng.

Đối với thị trƣờng chè, giá chè trên thế giới

đang có xu hƣớng giảm nhanh trong những

năm gần đây do lƣợng cung ứng trên thị

trƣờng vƣợt quá nhu cầu tiêu thụ. Tuy nhiên,

theo dự báo của Viện Nghiên cứu Thƣơng

mại (Bộ Thƣơng mại), giá chè có khả năng

phục hồi từ năm 2006 trở đi do tiêu thụ chè

tại các nƣớc nhập khẩu chè tiềm năng tăng lên

nhờ việc cắt giảm hàng rào thuế quan theo

Hiệp định về nông nghiệp của Tổ chức

thƣơng mại thế giới (WTO). Các nƣớc nhập

khẩu chè chủ yếu là Liên minh châu Âu (EU),

SNG, Pakixtan, Mỹ, Nhật Bản. Do thị trƣờng

chè có xu hƣớng dƣ thừa nên muốn mở rộng

thị trƣờng xuất khẩu chè, ngoài các thị trƣờng

truyền thống, Thái Nguyên cần khai thác các

thị trƣờng chè tiềm năng. Mặc dù, chè là một

mặt hàng xuất khẩu có tiếng lâu đời của Thái

Nguyên nhƣng giá chè xuất khẩu luôn thấp

hơn so với giá bán trong nƣớc. Muốn có đƣợc

nguồn thu ngoại tệ lớn hơn, tỉnh cần đa dạng

hóa các sản phẩm chè chế biến của mình theo

nhu cầu của thị trƣờng thế giới. Ngoài ra, yếu

tố chất lƣợng và vệ sinh thực phẩm cần đƣợc

liên tục nâng cao để đáp ứng yêu cầu ngày

càng khắt khe của các nƣớc nhập khẩu.

Hàng may mặc là một trong những mặt hàng

xuất khẩu chủ lực của Thái Nguyên, từ năm

2002 đến nay, giá trị xuất khẩu hàng năm

luôn chiếm 1/3 tổng kim ngạch xuất khẩu của

tỉnh. Nhu cầu nhập khẩu hàng may mặc trên

thế giới đƣợc dự báo tiếp tục tăng lên, nhất là

ở các nƣớc mới phát triển. Với việc bỏ qua

quota hàng dệt may theo Hiệp định đa sợi

(MFA) của WTO, mức độ cạnh tranh trong

xuất khẩu mặt hàng này sẽ tăng nhanh. Các

đối thủ cạnh tranh chủ yếu của nƣớc ta là

Trung Quốc và một số nƣớc khác ở khu vực

châu Á. Các nƣớc nhập khẩu hàng may mặc

lớn nhất trên thế giới là Liên minh châu Âu

(EU) và châu Mỹ. Thái Nguyên cần chú trọng

khai thác những thị trƣờng này, đặc biệt là thị

trƣờng Hoa Kỳ - thị trƣờng có sức mua rất lớn.

Thị trƣờng các sản phẩm dịch vụ là khu vực

thị trƣờng rộng lớn, đa dạng, có nhiều tiềm

năng phát triển nhƣng cũng rất khó cạnh tranh

trong tƣơng lai. Thái Nguyên chỉ nên lựa

chọn một số dịch vụ quan trọng, có giá trị gia

tăng cao mà mình có lợi thế để xuất khẩu.

Trƣớc mắt, Thái Nguyên nên tập trung vào

dịch vụ thƣơng mại, giao thông vận tải và

các dịch vụ xuất khẩu tại chỗ (du lịch sinh

thái, du lịch nghỉ dƣỡng, bán hàng lƣu

niệm, ngân hàng, bƣu chính viễn thông...)

phục vụ khách du lịch.

Hội nhập kinh tế quốc tế khiến cho hàng hóa,

dịch vụ của Thái Nguyên phải đối mặt với

nguy cơ cạnh tranh gay gắt hơn ngay cả trên

thị trƣờng nội địa. Các sản phẩm du lịch của

tỉnh có thể sẽ phải cạnh tranh với các sản

phẩm của một số nƣớc trong khu vực hoặc

của các địa phƣơng khác trong nƣớc nhƣ Bắc

Kạn, Lạng Sơn.

Xu thế này đòi hỏi Thái Nguyên phải có các

giải pháp và chính sách phù hợp trong các

chiến lƣợc phát triển của mình nhằm nâng cao

khả năng cạnh tranh để ngày càng có nhiều sản

phẩm có khả năng cạnh tranh trên thị trƣờng

trong nƣớc và quốc tế nhƣ cắt giảm thuế đối

với nhiều loại hàng hóa công nghiệp, thiết bị

điện tử, nông thủy sản; tăng cƣờng quan hệ

hợp tác kinh tế, thƣơng mại và đầu tƣ....

* Vấn đề chi phí sản xuất

Nhờ những ƣu đãi về điều kiện tiếp cận thị

trƣờng và thuế quan do hội nhập mang lại,

các doanh nghiệp sản xuất trong nƣớc nói

chung và các doanh nghiệp của Thái Nguyên

nói riêng có thể nhập khẩu vật tƣ, nguyên

liệu, máy móc, trang thiết bị (nhất là máy

móc, trang thiết bị công nghiệp luyện kim,

chế biến nông sản thực phẩm) với mức thuế

quan nhập khẩu thấp, nhờ đó giảm đƣợc chi

phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm và nâng

cao khả năng cạnh tranh.

Page 94: Tập 79 - Số 03 - Năm 2011

Hoàng Thị Mỹ Hạnh Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 79(03): 89 - 92

91

* Vấn đề tiếp cận tiến bộ khoa học và

công nghệ

Hội nhập kinh tế quốc tế cho phép Thái

Nguyên tiếp cận dễ dàng hơn nhiều với những thành tựu khoa học và công nghệ hiện đại của thế giới. Những tiến bộ khoa học và công nghệ trong lĩnh vực giống cây trồng, vật nuôi, thâm canh, chăn nuôi theo phƣơng thức công nghiệp, nuôi trồng thủy sản, luyện kim, chế

biến nông sản, kinh doanh thƣơng mại, dịch vụ... mà Thái Nguyên có thể tiếp cận đƣợc trong bối cảnh hội nhập sẽ tạo điều kiện cho tỉnh đa dạng hóa cây trồng, vật nuôi, tăng đáng kể năng suất cây trồng, vật nuôi; sản xuất, chế biến các sản phẩm có chất lƣợng

cao đạt tiêu chuẩn quốc gia và xuất khẩu; áp dụng các phƣơng thức quản lý và kinh doanh hiện đại, đạt tiêu chuẩn khu vực và quốc tế.

* Vấn đề hợp tác kinh tế giữa Thái Nguyên

với các nƣớc

Thái Nguyên có nhiều tiềm năng hợp tác với

các quốc gia châu Á (ASEAN, Trung Quốc) về du lịch. Việc các nƣớc ASEAN có các chƣơng trình xúc tiến hợp tác du lịch nhƣ “ASEAN – một điểm đến” là cơ hội tốt để Thái Nguyên hợp tác với các nƣớc hình thành các tour du lịch xuyên Á, thu hút ngày càng

nhiều khách quốc tế và nội địa. Tuy nhiên, điều này cần đƣợc thực hiện trong khuôn khổ chung về hợp tác du lịch giữa nƣớc ta với các nƣớc ASEAN.

Thái Nguyên còn có khả năng hợp tác phát triển công nghiệp luyện kim với các nƣớc sản

xuất lớn và hiện đại trong khu vực, trƣớc hết là Trung Quốc và Hàn Quốc.

Xu hƣớng chung của các nƣớc công nghiệp có thu nhập cao là chuyển giao dần các ngành sử dụng nhiều lao động và tài nguyên thiên nhiên sang các nƣớc đang phát triển

có thu nhập thấp, nguồn lao động dồi dào và giàu tài nguyên thiên nhiên. Đây là cơ hội rất lớn để Thái Nguyên hợp tác và thu hút đầu tƣ nƣớc ngoài.

Ngoài ra, Thái Nguyên có nhiều khả năng hợp tác về nghiên cứu và đào tạo với các nƣớc vì là nơi tập trung đông các trƣờng đại học, cao đẳng, trung học dạy nghề....

Với môi trƣờng đầu tƣ hấp dẫn của cả nƣớc, hơn nữa hệ thống kết cấu hạ tầng của tỉnh đƣợc cải thiện đáng kể trong những năm gần

đây, theo đánh giá của nhiều nhà đầu tƣ nƣớc ngoài , triển vọng đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài (FDI) vào nƣớc ta nói chung và Thái Nguyên nói riêng là tƣơng đối khả quan. Tỉnh cần tận dụng hiệu quả nguồn vốn này để nâng cao năng lực sản xuất và khả năng cạnh tranh của một số ngành và sản phẩm của mình, nhất là công nghiệp chế tạo cơ khí, công nghiệp điện tử, tin học, giáo dục – đào tạo. Một xu thế nổi bật trong luồng FDI quốc tế là các công ty, tập đoàn lớn trên thế giới đang đầu tƣ ngày càng nhiều vào xây dựng các trung tâm thƣơng mại, khách sạn, khu nghỉ dƣỡng, vui chơi giải trí cao cấp ở các nƣớc đang phát triển, nhất là các nƣớc ở châu Á. Do vậy, Thái Nguyên có thể tranh thủ nguồn vốn này để phát triển cơ sở hạ tầng cho du lịch và một số lĩnh vực dịch vụ khác, tạo thêm việc làm cho ngƣời lao động, đồng thời tranh thủ tiếp cận những kĩ năng quản lí, kinh doanh dịch vụ hiện đại.

Với sự tác động của bối cảnh quốc tế và khu

vực, cùng với những tiềm năng sẵn có của

mình, Thái Nguyên sẽ từng bƣớc khắc phục

những tồn tại, bất cập. Thái Nguyên sẽ tiếp

tục hoàn thành sứ mệnh là một trong những

trung tâm kinh tế, văn hóa, xã hội của vùng

trung du miền núi Bắc Bộ và là cửa ngõ giao

lƣu kinh tế - xã hội giữa vùng trung du miền

núi Bắc Bộ với vùng đồng bằng Bắc Bộ. Việc

định hƣớng kinh tế - xã hội phát triển theo

hƣớng Công nghiệp hóa sẽ góp phần làm tăng

năng lực sản xuất công nghiệp của tỉnh, thúc

đẩy sự phát triển công nghiệp của cả vùng.

Mặt khác, vai trò của tỉnh đƣợc nâng cao

trong việc thúc đẩy giao lƣu kinh tế, thƣơng

mại trong vùng và giữa vùng với các địa

phƣơng trong nƣớc cùng với các nƣớc khác,

nhất là các nƣớc trong khu vực.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. Niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên -Thai

Nguyen Statistical YearBook (2009),Thái Nguyên,

4/2010.

[2]. “Thái Nguyên- Thế và lực mới trong thế kỉ

XXI”, Nhà Xuất bản Chính trị Quốc gia, 2005.

[3]. Tỉnh ủy- Hội đồng nhân dân - Ủy ban nhân

dân tỉnh Thái Nguyên, Địa chí Thái Nguyên, NXB

Chính trị Quốc gia, 2009.

[4]. Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên, Báo cáo

quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh

Thái Nguyên đến năm 2020”, 5/2007.

Page 95: Tập 79 - Số 03 - Năm 2011

Hoàng Thị Mỹ Hạnh Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 79(03): 89 - 92

92

SUMMARY

THE IMPACT FACTORS TO THE ECONOMIC DEVELOPMENT

SOCIAL THAI NGUYEN

Hoang Thi My Hanh

*

College of Education Thai Nguyen University

In the non-stop movement and a vigorous economy and socio- country, implementing creative

renewal of the Party in the circumstances of the local economy from a mainly agricultural, with the

existing potentials, Thai Nguyen province has contributed significantly to economic development -

national society. With the joint efforts of the 13 years since the re-establishment (1997-2010), the

Party and people of Thai Nguyen has gained initial achievements in important economic sectors -

social, but also also reveal the shortcomings and inadequacies need to be overcome. In that

development, the impact of international context and the region plays an important role for

economic development - social, Thai Nguyen province.

Keyword: Thai Nguyên, economy, social, cultural, integration

* Tel: 0942781982; Email: [email protected]

Page 96: Tập 79 - Số 03 - Năm 2011

Đặng Huy Ngân Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 79(03): 93 - 98

93

QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG ĐẦU TƢ CHỨNG KHOÁN

Đặng Huy Ngân

*

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

TÓM TẮT

Bài viết trinh bay cơ sơ ly thuyêt của hai mô hình : mô hinh phân tích trung bình - phƣơng sai ,mô

hình Black -Scholes. Trên cơ sơ đo tac gia đƣa ra cac phƣơng an đâu tƣ nhăm han chê rui ro cho

nhà đầu tƣ khi tham gia thi trƣơng chƣng khoan .

Từ khóa: Mean- variance analysis, portfolios, option, European option

MỞ ĐẦU*

Từ những năm 50 của thế kỷ trƣớc Harry

Markowitz đã nghiên cứu lý thuyết quản lý

danh mục đầu tƣ. Nội dung chủ yếu của nó đề

cập tới việc đa dạng hoá và phân tán rủi ro

trên cơ sở lựa chọn một số chứng khoán

tƣơng quan hoặc tƣơng quan yếu nhằm hạn

chế rủi ro toàn cục của danh mục đầu tƣ. Năm

1973 hai nha kinh tê kiêm toan hoc My la

Fisher Black va Myron Scholes cho ra đơi mô

hình Bl ack-Scholes đê đinh gia tai san trong

môt thi trƣơng vơi thơi gian liên tuc .Tƣ kêt

quả đó ta có thể định giá chứng khoán và các

hơp đông quyên chon đê rôi đƣa ra cac

phƣơng an đâu tƣ phu hơp . Tại Việt Nam,

những nghiên cứu toán ứng dụng trong tài

chính nói chung còn it , tuy nhiên cũng đã có

nhiều kết quả khá sâu sắc. Bài viết này đê câp

đến một lĩnh vực khoa học mới mẻ và hứa

hẹn nhiều ứng dụng trong tƣơng lai.

MÔ HÌNH PHÂN TÍCH TRUNG BÌNH -

PHƢƠNG SAI

Một bài toán quan trọng trong quản lý danh

mục đầu tƣ là ta phải lựa chọn các chứng

khoán, tỷ trọng giá trị của chứng khoán sao

cho vừa giảm thấp nhất rủi ro (phƣơng sai hay

độ lệch chuẩn của lợi suất nhỏ nhất) vừa đạt

đƣợc một mức lợi nhuận mục tiêu nào đó.

a) Biên hiệu dụng: Giả sử một nhà đầu tƣ có

n tài sản đầu tƣ với véc tơ lợi nhuận là

1 2 nS (S ,S ,...,S ) và véc tơ trung bình

* Email: [email protected]

1 2 n( , ,..., ) . Ta xét tập các trung bình

và độ lệch chuẩn của phƣơng án đầu tƣ là:

2( ' ), ' ( ' ; ; ' 1nA E S E S E S e

Trong 2 phƣơng án đầu tƣ có cùng độ lệch

chuẩn, phƣơng án đầu tƣ nào có lợi nhuận

trung bình cao hơn đƣợc gọi là phƣơng án

trội. Nếu 2 phƣơng án có cùng lợi nhuận

trung bình, phƣơng án nào có độ lệch chuẩn

thấp hơn đƣợc gọi là phƣơng án trội hơn.

Biên hiệu dụng của tập A là tập tất cả các cặp

trung bình, độ lệch chuẩn mà chúng không

đƣợc làm trội hơn bởi 1 phƣơng án đầu tƣ nào

trong A.

Nhà đầu tƣ đƣơng nhiên quan tâm nhiều đến

biên hiệu dụng này để có thể đƣa ra quyết

định đầu tƣ.

Để xác định biên hiệu dụng của một tập A, ta

xét bài toán: cho trƣớc mức lợi nhuận m

và cực tiểu hoá độ lệch chuẩn (bài toán cho

trƣớc độ lệch chuẩn và tối đa hóa lợi nhuận

đƣợc giải quyết tƣơng tự).

Giả sử ma trận hiệp phƣơng sai của các cổ

phiếu là ma trận đối xứng xác định dƣơng

E (S )(S )' . Gọi là ma trận căn

bậc 2 của nghĩa là . ' . Ta có các bài

toán sau:

Bài toán 1: 1

2' . . min với ràng buộc

1' e

' . m

Page 97: Tập 79 - Số 03 - Năm 2011

Đặng Huy Ngân Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 79(03): 93 - 98

94

Sử dụng phƣơng pháp nhân tử Lagrange giải

hệ điều kiện cần

1 2

' 1

'

e

e

m

ta tìm đƣợc phƣơng án đầu tƣ m ,

với:

1 1

1

2 22

1

1

-1 -1 -1

-1 -1 -1

-1 -1 -1 ' -1

( ') [(e' e).( ') -(e' ) .e]

( ') (e' ) ( ' ) .e

.e . . (( .e) ( . ))

Do tính lồi của hàm mục tiêu và tính tuyến

tính của ràng buộc nên điều kiện đủ đƣợc thoả

mãn. Độ lệch chuẩn khi đó là:

'f(m) (m v) (m v) .

Ta cũng chứng minh đƣợc tính lồi của đƣờng

biên hiệu dụng

0( , ( ));A m f m m m (1)

với 0

' '

' '

em

e e

. Khi đó đƣờng biên

hiệu dụng là đƣờng cong phía dƣới với đƣờng

tiệm cận 0( ) ' m m .

b) Thị trƣờng tiền tệ: Xét thị trƣờng với tỉ

suất lợi nhuận là r, ở đó 00 r m . Trên sơ

đồ tài sản này biểu diễn bởi điểm (r,0).

Bài toán 2: Nhà đầu tƣ phải kết hợp đầu tƣ

vào một tài sản không rủi ro và một phƣơng

án đầu tƣ C nào đó thuộc biên hiệu dụng AE

theo cách nào để hiệu quả lại xuất hiện.

Từ điểm (r,0) kẻ tiếp tuyến tới đƣờng biên

hiệu dụng với tiếp điểm là * *,m và ta gọi

tiếp tuyến này là đƣờng giá trị. Ta có thể

chứng minh các phƣơng án trên đƣờng giá trị

có ƣu thế hơn so với các phƣơng án kết hợp

giữa một điểm trên biên hiệu dụng và điểm

(r,0).

Từ hệ điều kiện

* * * *

* * *

**

*

( ) '

( ) ( ) '( )

' ( )'( )

( )

f m

f m m r f m

mf m

f m

* * *

( ) '

( ) '

rm m

r

A

E

M

=f(m) = (m-m0)'. .

0 r,0 m0,0 m* m

*

p

Page 98: Tập 79 - Số 03 - Năm 2011

Đặng Huy Ngân Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 79(03): 93 - 98

95

Nhƣ vây vơi mô hinh thơi gian rơi rac ta co thê đƣa ra phƣơng an đâu tƣ hiêu qua , tuy nhiên cac diên biên tai chinh diên ra nhanh chóng và khó lƣờng, nhà đầu tƣ gặp khó khăn trong viêc điêu chinh danh muc đâu tƣ theo y muôn, câu hoi đăt ra la liêu co cach đâu tƣ nào khác vừa đem lại lợi nhuận vừa hạn chế tôi thiêu rui ro trên thi trƣơng chƣng khoan hay không?

MÔ HÌNH BLACK-SCHOLES

Giả sử ta có một thị trƣờng hoạt động liên

tục,có lãi suất không đôi, để đơn giản ta chƣa

xét chi phí giao dịch và cổ tức của cổ

phiêu.Ký hiệu St là giá cổ phiếu tại thời điểm

t, t

dS là lƣợng thay đổi của giá cổ phiếu trong

khoảng thời gian [t,t + dt]. Ta gia sƣ đô thay

đôi tƣơng đôi vê gia ti lê thuân vơi đô dai thơi

gian vơi môt ty lê nào đó:

t

t

dSdt

S .

Ngoài ra ta phải kể đến tác động của yếu tố

ngâu nhiên trong thi trƣơng . Các yếu t ố ngẫu

nhiên tao nên môt loai „nhiêu‟ ngâu nhiên .Đê

đơn gian ta xet nhiêu ngâu nhiên co phân phôi

xác suất chuẩn thể hiện qua vi phân ngẫu

nhiên t

dB của một chuyển đông Brown

tB vơi môt hê sô ty lê la nào đó .Do đo ta

đăt:

tt t t t t

t

dSdt dB dS S dt S dB

S

a) Công thưc Itô va công thưc nghiêm cua

phương trinh mô hinh Black-Scholes:

Xét quá trình Itô dXt=a(Xt,t)dt+b(Xt,t)dz (1),

a la phân quan tính ít thay đổi của Xt, b là

mƣc thay đôi ngâu nhiên theo thơi gian (Nêu

nghiên cƣu thi trƣơng gia cô phiêu phô thông

thì hầu hết chúng đều có một bộ phận cấu

thành của giá trị ít thay đổi có quán tính kéo

nhât đinh và phần bổ sung thêm cho phần

ngâu nhiên).

Bây giơ gia sƣ Y la ham cua qua trinh Itô vƣa

cho ,vân đê la xac đinh t

dY .

Xét trong một khoảng thời gian nhất định

công thƣc (1) có thể viết xấp xỉ nhƣ sau:

tX a t bdz. t

Loại bỏ các số hạng từ đạo hàm cấp 3 trơ đi ta

đƣơc:

Cho x dx; t dt ta đƣơc

22

2

1

2t

Y Y Y YdY (a b )dt b .dz

X t X X

Đây chinh la công thƣc Itô môt chiêu.Bây giơ

ta đăt ham

21

2f(t,x) exp ( )t x

;

Xét quá trình

2

0

1

2t t tS S exp ( )t B f(t,B )

Ta co

2 22

22

f f f( )f ; f ; f

t x x

Áp dụng công thức tích phân Itô ở trên ta

đƣơc

t t t tdS S dt S dB

Page 99: Tập 79 - Số 03 - Năm 2011

Đặng Huy Ngân Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 79(03): 93 - 98

96

Nhƣ vây phƣơng trinh thê hiên gia cô phiêu

theo thơi gian liên tuc la

2

0

1

2t tS S exp ( )t B

b) Đinh gia quyên chon băng môt phương an

đâu tư đê bao hô:

Xét một quyền chọn mua một cổ phiếu với

giá thực thi X thời điểm đáo hạn là T ;ký hiệu

TS là giá cổ phiếu tại thời điểm T.

+ Gọi V(S,t) là giá một quyền chọn mua ,giả

thiêt ham V (S,t) là hàm hai biến khả vi đến

môt câp nao đo . Ta se đi xây dƣng công thƣc

tính của V(S,t).

Sƣ dung công thƣc khai triên Taylor va t hay

dS băng biêu thƣc trong mô hinh Black -

Scholes, thƣc hiên tinh toan nhƣ ơ muc 2 ta

đƣơc phƣơng trinh đao ham riêng:

22 2

2

1

2

V V V VdV S S dt S dB

t S S S

(2)

Ta se cân băng gia tri cua quyên chon băng

cách tạo ra một phƣơng án đầu tƣ cù ng gia tri

do đo ta co phƣơng trinh

t t tV(S ,t) .S P (3)

St là giá một cổ phiếu, tP là giá một trái phiếu

thỏa mãn các phƣơng trình

t t t tdS S dt S dB ; t t

dP rPdt

3( ) dV ( S r P)dt SdB

Cân băng biêu thƣc dV nay vơi công thƣc (2)

ta đƣơc:

t

V(t) (S , t)

S

;

22 2

2

1

2

V Vr P S

t S

Măt khac V

P V S V SS

22 2

2

1

2

V V Vr(V S ) S

S t S

22 2

2

10

2

V V VS rS rV

t S S

Giải phƣơng trình đạo hàm riêng trên với các

điêu kiên biên:

i)V(S,T) (S X)

1S

V(S,T)ii) lim

S

iii)Nêu tai 0

t t mà 0

0S(t ) thì V(S,t) = 0

tại mọi 0

t t

Ta đƣơc kêt qua:

1 2

rT

t tV(S ,t) S N(d ) Xe N(d )

Vơi 2

1 2 1

1

2

Sd ln (r )T ;d d T

XT

2

21

2

x u

N(x) e du

+ Giá quyền chọn bán kiểu Châu Âu: Nhà đầu tƣ thƣc hiên mua môt cô phiêu vơi gia S , bán

môt quyên chon mua vơi gia C , đông thơi cũng mua một quyên chon ban vơi gia P (giá thƣc thi X , và thời gian đáo hạn T giống nh ƣ quyên chon mua). Giả sử thị trƣờng không có đô chênh thi gia.

Ta co đăng thƣc rT(S P C)e X

rTP C S e .X .Thay công thƣc gia

quyên chon mua vao va biên đôi ta đƣơc

công thƣc Black-Scholes đôi vơi quyên chon

bán là 1 2

rT

t tP(S ,t) S N( d ) Xe N( d )

Ví dụ : Ta sƣ dung chuôi gia cô phiêu cua công ty CP chƣng khoan Sai Gòn SSI tại thời điêm đong cƣa kể từ ngày 25/1/2006 đến ngày 03/03/2011.

Từ đó ta có đƣợc chuỗi lợi suất tƣơng ứng, và thu đƣợc độ dao động theo ngày của chuỗi lợi suất SSI: σ = 0.030595

- Độ dao động theo năm của chuỗi lợi suất

SSI:

483749.0030595.0*250*250 ngàynăă

- Trái phiếu có kỳ hạn 5 năm, phát hành ngày

15/6/2010, đáo hạn ngày 1/6/2015, lãi suất

danh nghĩa là 11,33%/năm, nhƣ vậy ta có thể

lấy mức lãi suất phi rủi ro Rf = 11.33%

- Ta tiến hành định giá quyền chọn mua hoặc

bán kiểu Âu về cổ phiếu SSI, kỳ hạn 6 tháng,

giá hiện thời của cổ phiếu SSI tạm lấy là giá

đóng cửa của SSI ngày 03/03/2011:

SSI=22 000 VND.

Page 100: Tập 79 - Số 03 - Năm 2011

Đặng Huy Ngân Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 79(03): 93 - 98

97

- Giá thực thi của quyền chọn: X=22 000 VND

- Với các thông số trên ta hoàn toàn tính đƣợc

giá của Call và Put kiểu Âu trên. Nhập các dữ

liệu đầu vào vào bảng tính Excel ta cũng thu

đƣợc: C = 3600 VND; P = 2300 VND

PHƢƠNG ÁN ĐẦU TƢ CƠ BẢN CÓ SỬ

DỤNG QUYỀN CHỌN

Xét một nhà đầu tƣ đầu tƣ vào cổ phiếu S .Sau

đây la môt sô kha năng đâu tƣ cơ ban co sƣ

dụng quyền chọn

a) Trương hơp nha đâu tư không co trong tay

cô phiêu

* Nêu gia cô phiêu hiên tai la S0 nhà đâu tƣ

sau khi phân tich đƣa ra dƣ bao gia cô phiêu

có thể tăng giá lên giá ST tại thời điểm T .

Nhƣng co thê đên thơi điêm T gia lai giảm

không đung nhƣ dƣ bao . Thê thi trong trƣơng

hơp nay ,để vừa giảm thiểu rủi ro mà vẫn thực

hiên theo dƣ bao nha đâu tƣ co thê đâu tƣ vao

môt quyên chon mua cô phiêu vơi gia thƣc

hiên 0S tại thời điểm T . Và lợ i nhuân thu

đƣơc la max{ST - S0,0} - C. Nhƣ vây rui ro

lơn nhât ma nha đâu tƣ phai chiu la C -giá

quyên chon mua . Không nhƣng thê sô vôn

ban đâu bo ra chi la C (Ở nhiều thị trƣờng

trên thê giơi gia cô phiêu co thê la râ t cao, do

vây nêu đâu tƣ trƣc tiêp vao cô phiêu thi sô

vôn bo ra cung se lơn va không phai ai cung

thƣc hiên đâu tƣ trƣc tiêp đƣơc).

Bây giơ co môt vân đê đăt ra la nêu trong

khoảng thời gian từ nay cho đến thời điểm

đáo hạn T nếu giá cổ phiếu tăng mạnh đến giá

T 'S nào đó (mà T‟<T, nghĩa là chƣa thực hiện

đƣơc quyên chon mua ) nhà đâu tƣ muôn giƣ

lơi nhuân, phòng trƣờng hợp giá có thể giảm

vây nha đâu tƣ se han h đông nhƣ thê nao , và

giá ST nào đảm bảo lợi nhuận.

Trên cơ sơ phân tich ta co thê đƣa ra phƣơng

án nhƣ sau:

+ Phƣơng an 1: Nhà đầu tƣ bán quyền chọn

mua đa co vơi gia lơn hơn rT 'Ce để hiện thực

hóa lợi nhuân.

+ Phƣơng an 2: Nhà đầu tƣ mua thêm một

quyên chon ban (giá quyền chọn bán ký hiệu

là PT) vơi thơi điêm đao han la T , giá thực thi

chính là giá ST. Đê thu đƣơc lơi nhuân lơn

hơn lơi nhuân cua tai san phi rui ro t hì ta phải

có bất đẳng thức

0

rT r(T T')

T ' T 'P S S Ce .e

* Ngƣơc lai nêu nha đâu tƣ phân tich kha

năng gia cô phiêu nao đo co thê se giam nha

đâu tƣ se mua quyên chon ban vơi gia thƣc

hiên 0S tại thờ i điêm T . Và lợi nhuận thu

đƣơc la max{S0 - ST,0} - P. Trong trƣơng hơp

này rủi ro lớn nhất mà nhà đầu tƣ phải chịu là

P-giá quyền chọn bán.Cũng tƣơng tự nhƣ trên

nêu gia giam sâu tai thơi điêm T‟ chƣa phai

thơi điêm đao hạn thì nhà đầu tƣ có thể bán

quyên chon ban đa co vơi gia phu hơp đê hiên

thƣc hoa lơi nhuân hoăc mua thêm môt quyên

chọn mua (vơi gia thƣc hiên T 'S và thời điểm

đao han la T )và để thu đƣợc l ợi nhuận lớn

hơn lơi nhuân cua tai san phi rui ro thi ta phai

có bất đẳng thức

0

rT r(T T')

T ' T 'C S S Pe .e

* Nêu nha đâu tƣ không co cô phiêu va thƣc

hiên phƣơng an đâu tƣ nhƣ sau : Mua môt

quyên chon mua cô phiêu S vơi gia C (giá

thƣc thi la X, thơi gian cho đên đao han la T);

đông thơi cung lai ban môt quyên chon ban

vơi gia P (giá thực thi và thời gian đáo hạn

nhƣ quyên chon mua ). Vơi phƣơng an nay se

đam bao gia thƣc thi trong moi tinh huông la

X va lơi nhuân cua nha đâu tƣ la

T(P C) (S X)

Trong công thƣc trên sô hang (P-C) là sự

chênh lêch giƣa gia quyên chon mua va ban

vơi cung thông sô ky thuât do đo la tƣơng đôi

nhỏ ;nhƣ vây lơi nhu ận chủ yếu phụ thuộc

vào hiệu số ST - X mà thực chất là lƣợng thay

đôi gia giƣa gia cô phiêu luc đao han va gia

thƣc thi ; trong nhiêu trƣơng hơp hiêu sô co

thê la sô dƣơng lơn (lơi nhuân cao), ngƣơc lai

cũng có thể âm nhiêu (tôn thât lơn ).Hơn nƣa

chi phi bo ra ban đâu la (P C) nhỏ nên có

thê thƣc hiên nhiêu quyên chon do vây co thê

có lợi nhuận rất lớn,ngƣơc lai nha đâu tƣ cung

có thể phá sản .Vì vậy ta gọi đâu tƣ theo cach

này là sự đầu tƣ của những nhà đầu tƣ ƣa

mạo hiểm .Trong công thƣc trên nêu gia thƣc

thi băng gia hiên tai thi ta co thê xem phƣơng

Page 101: Tập 79 - Số 03 - Năm 2011

Đặng Huy Ngân Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 79(03): 93 - 98

98

án đầu tƣ trên nhƣ sự một đánh cƣợc vào sự

tăng gia cua cô phiêu sau khoảng thời gian T.

Trơ lai vi du ơ muc 3 ở trên giả sử nhà đầu tƣ 220 triêu vao cô phiêu SSI ngay thi lơi nhuân sau 6 tháng nữa là

110000 22

T(S ) trong

khi đo nêu đâu tƣ hêt vao quyên chon mua vơi gia thƣc hiên 22000 thì lợi nhuận là

2 2 1170000 22 17

T(S )

b) Trương hơp nha đâu tư co trong tay cô

phiêu:

Giả sử bạn là cổ đông của một công ty niêm yêt vi môt ly do nao đo ban không muôn ban cô phiêu cua minh nhƣng lai lo lăng v ề giá cổ phiêu co thê giam . Bạn có thể mua quyền chọn bán với giá hiện tại . Vơi cach nay ban mât phi la P đê đam bao gia tri cô phiêu đông thơi cung giƣ đƣơc lơi nhuân trong trƣơng hơp gia cô phiêu tăng.

- Môt ca ch khac ban co thê xem xet la ban

bán quyền chọn mua với số lƣợng phù hợp

và giá thực thi cao (Trong trƣơng hơp nay

nêu gia cô phiêu đi ngang thâp hơn gia thƣc

thi thi lơi nhuân ma ban thu đƣơc la gia

quyên chon mua ).

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1].Vƣơng Quân Hoàng, Ngô Phƣơng Chí:

Nguyên lý tài chính - Toán của thị trường tài

chính Nxb chính trị quốc gia 2000.

[2].Nguyễn Duy Tiến, Vũ Viết Yên: Lý thuyết xác

suất, Nxb. Giáo dục, 2001

[3].Trần Hùng Thao (2003): Nhập môn Toán học

tài chính; Nxb Khoa học và Kỹ thuật .

[4].A.N. Shiryaev; Essentials of Stochastic

Finance,1999, world Scientific.

[5].David.C.Hedth,Glen Swindle and

Editor,Introduction to Mathematical Finance,San

Diego,Califorlia,1997.

SUMMARY

RISK MANAGEMENT IN STOCK MARKET

Dang Huy Ngan

*

National Economics University

Vietnamese stock market is newly established and inherits a great deal of potential risks. Therefore,

how to manage risk wisely when investing in the market is essential for investors. This paper

presents two theoretical models: mean-variance analysis model and Black- Scholes model, in which

stochastic differentials and stochastic integrals are used. We also apply the models to propose several

investment plans for investors in order to reduce the risk when participating the market.

Keywords: Mean- variance analysis, portfolios, option, European option

* Email: [email protected]

Page 102: Tập 79 - Số 03 - Năm 2011

Vũ Xuân Hùng và ĐTG Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 79(03): 99 - 103

99

THỰC TẬP SƢ PHẠM VÀ THỰC TRẠNG NĂNG LỰC SƢ PHẠM

CỦA ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN DẠY NGHỀ

Vũ Xuân Hùng

1*, Trƣơng Đại Đức

2

1Tổng cục Dạy nghề, 2Trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật - ĐH Thái Nguyên

TÓM TẮT

Bài viết trình bày những nghiên cứu về ảnh hƣởng của hoạt động thực tập sƣ phạm tới năng lực sƣ

phạm của đội ngũ giáo viên dạy nghề nhƣ năng lực dạy học, năng lực giáo dục, năng lực quản lý, tổ

chức hoạt động sƣ phạm. Bên cạnh đó bài viết đã có những phân tích, đánh giá làm rõ thực trạng

năng lực dạy học, năng lực giáo dục và năng lực quản lý, tổ chức quá trình dạy học của đội ngũ giáo

viên dạy nghề để làm cơ sở đề xuất giải pháp nâng cao chất lƣợng hoạt động thực tập sƣ phạm tại các

trƣờng sƣ phạm kỹ thuật, nâng cao năng lực sƣ phạm của đội ngũ giáo viên dạy nghề. Theo đó,

hƣớng tiếp cận đào tạo theo năng lực thực hiện đã đƣợc coi là giải pháp hiệu quả để nâng cao chất

lƣợng hoạt động thực tập sƣ phạm, từ đó nâng cao năng lực sƣ phạm của giáo viên.

Từ khóa: Sư phạm kỹ thuật; Năng lực sư phạm, Thực tập sư phạm; Giáo viên dạy nghề;Năng lực

thực hiện

Chiến lƣợc phát triển nguồn nhân lực, nhất là

nguồn nhân lực lao động kỹ thuật là một

trong những yếu tố quan trọng trong phát

triển kinh tế-xã hội của mọi quốc gia, trong

đó có Việt Nam. Để đáp ứng yêu cầu phát

triển nguồn nhân lực, một trong những nhiệm

vụ cấp bách hiện nay là phát triển đào tạo

nghề nói chung, đội ngũ giáo viên dạy nghề

(GVDN) nói riêng. *

Trong thời gian qua, cùng với việc phát triển

mạng lƣới cơ sở dạy nghề, đội ngũ GVDN

cũng đƣợc phát triển mạnh cả về số lƣợng và

chất lƣợng, đóng góp quan trọng vào việc đào

tạo nguồn nhân lực cho sự nghiệp công

nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nƣớc. Tuy

nhiên, thực tế cho thấy năng lực nói chung,

năng lực sƣ phạm kỹ thuật của đội ngũ

GVDN tốt nghiệp các trƣờng sƣ phạm kỹ

thuật nói riêng còn nhiều bất cập. Trong nhiều

nguyên nhân, có nguyên nhân sâu xa từ việc

đào tạo nói chung, tổ chức thực tập sƣ phạm

(TTSP) nói riêng trong quá trình đào tạo

GVDN tại các trƣờng sƣ phạm kỹ thuật

(SPKT). Do vậy, thời gian tới đây, bên cạnh

nhiều giải pháp nâng cao năng lực đội ngũ

GVDN đòi hỏi phải tìm ra đƣợc những giải

pháp ngay trong hoạt động đào tạo, TTSP để

nâng cao năng lực sƣ phạm cho sinh viên,

ngƣời GVDN tƣơng lai.

* Tel: 098.375.2225; Email: [email protected]

ẢNH HƢỞNG CỦA TTSP TỚI NĂNG LỰC

SƢ PHẠM NGƢỜI GVDN

Đào tạo sƣ phạm kỹ thuật có thể nói là hoạt

động phức tạp nhất trong các hoạt động đào

tạo sƣ phạm. Đối tƣợng sinh viên trong các

trƣờng sƣ phạm kỹ thuật là những giáo viên

tƣơng lai, ngƣời quyết định quan trọng chất

lƣợng nguồn nhân lực lao động kỹ thuật trực

tiếp cho quốc gia. Do vậy, những yêu cầu về

năng lực đặt ra đối với ngƣời học trong quá

trình đào tạo rất cao, họ vừa có năng lực của

nhà sƣ phạm, vừa có năng lực của nhà chuyên

môn nghề nghiệp và vừa có năng lực của nhà

hoạt động xã hội. Những đòi hỏi đó đã hình

thành nên năng lực sƣ phạm kỹ thuật của

ngƣời GVDN (H1).

Hình 1. Mô hình cấu trúc năng lực

sƣ phạm kỹ thuật

Năng lực SPKT

Năng lực

chuyên

môn

Năng

lực sƣ

phạm

Năng lực

xã hội

Page 103: Tập 79 - Số 03 - Năm 2011

Vũ Xuân Hùng và ĐTG Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 79(03): 99 - 103

100

Trong các năng lực trên, năng lực sƣ phạm

đƣợc coi là năng lực chuyên biệt, đặc trƣng

của năng lực sƣ phạm kỹ thuật. Năng lực sƣ

phạm là tổ hợp những đặc điểm tâm lý của

nhân cách nhằm đáp ứng các yêu cầu của hoạt

động sƣ phạm và quyết định sự thành công

của hoạt động sƣ phạm. Năng lực sƣ phạm

tựa nhƣ là hình chiếu của hoạt động sƣ phạm.

Năng lực sƣ phạm một mặt đƣợc hình thành

và phát triển thông qua quá trình đào tạo tại

các trƣờng sƣ phạm kỹ thuật và mặt khác là

thông qua giai đoạn TTSP.

TTSP đƣợc coi là một bƣớc trong quy trình

rèn luyện năng lực sƣ phạm, là giai đoạn

luyện tập nâng cao ở trên đối tƣợng thực.

Thông qua giai đoạn này, ngƣời học tiến hành

củng cố, vận dụng kiến thức lý thuyết, rèn

luyện kỹ năng bằng việc thực hiện một cách

tƣơng đối độc lập nhiệm vụ dạy học, giáo dục

và cũng qua đó hình thành và phát triển năng

lực sƣ phạm của ngƣời GVDN.

Năng lực sƣ phạm đƣợc hình thành từ nhiều

các năng lực. Tuy nhiên, trong đó có một số

năng lực đóng vai trò chủ yếu, quyết định đến

năng lực này đó là: Năng lực dạy học, năng

lực giáo dục và năng lực quản lý, tổ chức hoạt

động sƣ phạm [3].

Năng lực dạy học (bao gồm cả dạy lý thuyết

và thực hành nghề hoặc dạy tích hợp) là một

năng lực tổng hợp của nhiều năng lực và là

năng lực quan trọng trong năng lực sƣ phạm.

Trong một số trƣờng hợp ngƣời ta chỉ cần

thông qua năng lực dạy học cũng có thể đánh

giá đƣợc năng lực sƣ phạm của ngƣời GVDN.

Năng lực dạy học đƣợc biểu hiện qua các

năng sƣ phạm nhƣ năng lực thiết kế dạy học

(soạn giáo án, đề cƣơng, nghiên cứu tài liệu

giảng dạy, chuẩn bị các điều kiện bài học…);

năng lực sử dụng phƣơng pháp dạy học (lựa

chọn, vận dụng, phối hợp...); năng lực chuẩn

bị, sử dụng các phƣơng tiện dạy học; năng lực

giao tiếp (sử dụng ngôn ngữ nói, viết, ngôn

ngữ hình thể...); năng lực kiểm tra, đánh giá.

Ngoài ra, năng lực dạy học còn thể hiện

thông qua các năng lực khác nữa nhƣ năng

lực phân tích chƣơng trình đào tạo; năng

lực viết, vẽ trên bảng; năng lực dự giờ, rút

kinh nghiệm v.v....

Một trong những nhiệm vụ quan trọng của

ngƣời GVDN là hình thành nhân cách ngƣời

lao động mới cho thế hệ trẻ. Muốn vậy, ngƣời

GVDN phải có năng lực giáo dục nghề

nghiệp. Năng lực đó thể hiện ở khả năng cảm

hóa, thuyết phục học sinh của ngƣời thầy.

Ngƣời GVDN phải biết đặc điểm tâm lý của

từng ngƣời học để có phƣơng pháp giáo dục

phù hợp với từng đối tƣợng, nhất là với đối

tƣợng cá biệt. Muốn làm tốt công tác giáo

dục, ngƣời GVDN phải thực sự gƣơng mẫu

về mọi mặt để ngƣời học noi theo. TTSP

không chỉ là điều kiện rèn luyện các năng lực

dạy học mà còn là môi trƣờng thuận lợi để

ngƣời học vận dụng những hiểu biết về tâm lý

học, giáo dục học vào tổ chức hoạt động giáo

dục không chỉ trong giờ học mà còn cả ngoài

giờ học. Vì vậy, ngƣời GVDN sẽ có cơ hội và

điều kiện để rèn luyện các năng lực sƣ phạm

cần thiết nhƣ: Năng lực xây dựng kế hoạch

cho các hoạt động sƣ phạm; năng lực hình

dung đƣợc hiệu quả của các tác động giáo

dục; các năng lực làm công tác chủ nhiệm;

năng lực tổ chức các hoạt động giáo dục

toàn diện v.v…

Dạy học, thực chất là quá trình tổ chức hoạt

động dạy học và giáo dục theo nghĩa hẹp, vì

vậy đòi hỏi ngƣời GVDN phải có năng lực

quản lý, tổ chức quá trình này. Năng lực quản

lý, tổ chức quá trình hoạt động thể hiện ở sự

phối hợp nhịp nhàng những hoạt động của

thầy và trò trong dạy lý thuyết, thực hành

nghề, tham quan thực tế và các hoạt động

ngoại khóa. Năng lực này đƣợc biểu hiện qua

các năng lực nhƣ: Năng lực tổ chức hoạt

động tập thể trong giờ học (hoạt động

nhóm); năng lực tổ chức hoạt động thực

hành, thực tập; năng lực xử lý thông tin;

năng lực lập kế hoạch; năng lực tổ chức thực

hiện nhiệm vụ giáo dục, đào tạo; năng lực

chỉ đạo, điều hành v.v…

Nhƣ vậy, ảnh hƣởng của giai đoạn TTSP

trong quá trình đào tạo GVDN tại các trƣờng

sƣ phạm kỹ thuật là đã rõ. Quá trình TTSP

đảm bảo chất lƣợng tốt sẽ giúp cho ngƣời

ngƣời học, ngƣời GVDN tƣơng lai thực hiện

tốt nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục, tổ chức và

luôn vững vàng trong thực tiễn nghề nghiệp

đa dạng và phong phú.

Page 104: Tập 79 - Số 03 - Năm 2011

Vũ Xuân Hùng và ĐTG Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 79(03): 99 - 103

101

THỰC TRẠNG NĂNG LỰC SƢ PHẠM

CỦA ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN GVDN

Trong những năm gần đây, đội ngũ GVDN đã

phát triển nhanh chóng. Theo số liệu thống kê

của Tổng cục Dạy nghề, tính đến tháng 12 năm

2009, cả nƣớc có 20.195 GVDN tại các trƣờng

cao đẳng nghề, trung cấp nghề và trung tâm

dạy nghề, trong đó, 4.678 giáo viên tại các

trƣờng cao đẳng nghề, 9.583 giáo viên tại các

trƣờng trung cấp nghề và 5.934 giáo viên tại

các trung tâm dạy nghề. Ngoài ra, còn có gần

16.000 giáo viên thuộc các cơ sở giáo dục có

tham gia dạy nghề, trong đó, riêng 142 trƣờng

đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp có

7.006 giáo viên tham gia dạy nghề [7].

Góp phần vào việc phát triển số lƣợng đội

ngũ GVDN, mạng lƣới các trƣờng sƣ phạm

kỹ thuật đào tạo GVDN đã đƣợc củng cố,

phát triển. Tính đến năm 2009, cả nƣớc có 4

trƣờng đại học sƣ phạm kỹ thuật (ĐHSPKT)

(Trƣờng ĐHSPKT Hƣng Yên, ĐHSPKT Nam

Định, ĐHSPKT Vinh, ĐHSPKT Thành phố

Hồ Chí Minh), 01 trƣờng cao đẳng sƣ phạm

kỹ thuật (Trƣờng Cao đẳng sƣ phạm kỹ thuật

Vĩnh Long), và 15 khoa sƣ phạm kỹ thuật của

một số trƣờng đại học kỹ thuật tham gia đào

tạo GVDN.

Hiện nay, mặc dù không nhiều nhƣng số

giáo viên tốt nghiệp các trƣờng sƣ phạm kỹ

thuật đang đóng vai trò nòng cốt trong các

cơ sở dạy nghề. Tuy nhiên, một điều tra,

khảo sát trong phạm vi cả nƣớc với 112

giáo viên tại 40 cơ sở dạy nghề (15 trƣờng

cao đẳng nghề, 10 trƣờng trung cấp nghề, 5

trung tâm dạy nghề) cho thấy năng lực sƣ

phạm của đội ngũ GVDN tốt nghiệp các

trƣờng sƣ phạm kỹ thuật còn yếu, mặc dù

đƣợc đào tạo cơ bản, cụ thể:

- Thực trạng về năng lực dạy học

Theo kết quả điều tra, khảo sát về năng lực

dạy học (gồm cả dạy lý thuyết và thực hành

hoặc tích hợp), trong 215 giáo viên có 15 giáo

viên đạt loại giỏi (chiếm 6,97%), 45 giáo viên

đạt loại khá (chiếm 20,92%), 75 giáo viên loại

trung bình (chiếm 34,87%) và 80 giáo viên

loại yếu (chiếm 37,2%). Trong số 80 giáo

viên loại yếu thì có 52 là giáo viên trẻ mới ra

trƣờng. Số giáo viên đạt loại khá, giỏi đều là

giáo viên có thâm niên giảng dạy từ 3 năm

trở lên.

Thông qua kết quả điều tra, khảo sát cho thấy

đội ngũ GVDN là những ngƣời tốt nghiệp các

trƣờng sƣ phạm kỹ thuật đã bộc lộ những

điểm yếu về năng lực dạy học nhƣ sau:

+ Việc thiết kế dạy học (soạn giáo án) thiếu

tính khoa học, thuần túy dựa trên nội dung

dạy học, rất ít giáo viên quan tâm đến việc

xác định đúng mục tiêu dạy học cũng nhƣ

phân tích dạy học. Giáo án chỉ là một tài liệu

liệt kê lại dàn bài và nội dung chính, kèm theo

tên phƣơng pháp giảng dạy mà giáo viên chọn

hoặc cảm thấy nên chọn, không thể hiện đƣợc

hoạt động học và các tiêu chí phải đạt đƣợc

của hoạt động học. Sự phân bố nội dung, thời

gian chƣa hợp lý nhất là trong phần hƣớng

dẫn thực hành; Còn một số giáo viên xác định

không đúng mục tiêu dạy học, nhầm lẫn giữa

mục tiêu dạy và mục tiêu học, giữa mục tiêu

và yêu cầu;

+ Chƣa nắm vững các phƣơng pháp dạy học,

nên lựa chọn phƣơng pháp không phù hợp với

nội dung và đối tƣợng. Khi thuyết trình, giáo

viên không thể hiện đƣợc mục tiêu dạy học,

vì thế học sinh không đƣợc định hƣớng đƣợc

vấn đề. Khi đàm thoại, sau khi đặt câu hỏi

nhiều giáo viên đã yêu cầu học sinh trả lời

ngay. Nếu học sinh trả lời đúng thì giáo viên

chuyển sang họat động khác, nếu sai thì giáo

viên “truy” đến cùng hoặc là tự trả lời. Nhƣ

thế, thực sự chƣa có sự đối thoại trong giờ

học và không đánh giá đúng mức câu trả lời

của học sinh. Do vậy, chƣa phát huy đƣợc

tính tích cực của học sinh để biến quá trình

đào tạo thành quá trình tự đào tạo.

+ Hạn chế về năng lực sử dụng phƣơng tiện

dạy học, lạm dụng các phƣơng tiện trực quan,

nhất là các phƣơng tiện dạy học hiện đại làm

cho bài giảng trở thành nơi phô diễn thiết bị,

công nghệ mà hiệu quả tác động đến ngƣời

học thấp.

+ Yếu về sử dụng ngôn ngữ, diễn đạt không

rõ ràng, ngƣời học khó tiếp thu bài.

+ Việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập

nặng về thành tích, không thực hiện đƣợc

chức năng quan trọng của kiểm tra, đánh giá

trong quá trình dạy học.

Page 105: Tập 79 - Số 03 - Năm 2011

Vũ Xuân Hùng và ĐTG Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 79(03): 99 - 103

102

- Thực trạng năng lực giáo dục

Theo kết quả điều tra, khảo sát có 23,25%

giáo viên yếu về năng lực giáo dục. Chíếm

phần lớn trong số giáo viên yếu kể trên là số

giáo viên trẻ, có thâm niên từ 1 đến 2 năm,

chƣa có nhiều kinh nghiệm giáo dục. Những

điểm yếu cơ bản về năng lực giáo dục của

GVDN đƣợc bộc lộ nhƣ sau:

+ Chƣa kết hợp đƣợc việc giáo dục thái độ

đối với từng công việc cũng nhƣ các phẩm

chất nghề nghiệp thông qua giờ giảng nhất là

đối với các giờ giảng lý thuyết thuần túy, làm

cho quá trình hình thành nhân cách ở ngƣời

học chƣa đƣợc rõ nét;

+ Chƣa tạo cho ngƣời học lòng say mê nghề

nghiệp;

+ Thiếu kinh nghiệm trong công tác giáo dục

cá biệt, hay dùng mệnh lệnh, không làm cho

ngƣời học khâm phục; xử lý các tình huống

sƣ phạm chƣa khéo léo, cứng nhắc.

Thực trạng năng lực quản lý, tổ chức quá

trình dạy học

Về năng lực quản lý, tổ chức quá trình dạy

học có 7,9% giáo viên bị xếp loại yếu và chủ

yếu trong số giáo viên trẻ mới ra trƣờng. Hạn

chế về năng lực quản lý, tổ chức quá trình dạy

học biểu hiện cụ thể trên một số nội dung sau:

+ Thiếu tính kế hoạch trong các hoạt động

dạy học, hoạt động giáo dục; chƣa phối hợp

tốt đƣợc hoạt động dạy học và giáo dục;

+ Tổ chức quá trình thực hành, thực tập chƣa

phù hợp với quy luật hình thành kỹ năng, kỹ

xảo nghề nghiệp nên kết quả thực tập của học

sinh chƣa cao;

+ Thiếu kinh nghiệm trong việc tổ chức các

hoạt động tập thể của lớp học. Việc tổ chức hoạt

động nhóm thực hiện một cách máy móc,

cƣỡng ép, dẫn đến không đạt hiệu quả cao.

ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG

LỰC SƢ PHẠM CHO ĐỘI NGŨ GVDN

Trong những năm gần đây, việc xây dựng,

nâng cao chất lƣợng đội ngũ nhà giáo nói

chung, GVDN nói riêng đã đƣợc sự quan tâm

của Đảng và Nhà nƣớc. Chỉ thị số 40/CT-TW

ngày 15/6/2004 của Ban Bí thƣ Trung ƣơng

Đảng; Quyết định số 09/2005/QĐ-TTg ngày

11/01/2005 của Thủ tƣớng Chính phủ đã

khẳng định rõ mục tiêu xây dựng đội ngũ nhà

giáo theo hƣớng chuẩn hóa, hiện đại hóa, đảm

bảo chất lƣợng, đủ về số lƣợng, đồng bộ về

cơ cấu tiếp cận với chuẩn khu vực và thế giới.

Để nâng cao năng lực sƣ phạm kỹ thuật nói

chung, năng lực sƣ phạm cho đội ngũ GVDN

nói riêng, ngoài các giải pháp nhƣ nâng cao

năng lực đào tạo của các cơ sở đào tạo, bồi

dƣỡng GVDN; xây dựng lại chƣơng trình, nội

dung đào tạo thì cần tập trung vào những giải

pháp cụ thể, mang tính đột phá trong từng

khâu, từng giai đoạn của quá trình đào tạo tại

các trƣờng sƣ phạm kỹ thuật.

Nhƣ đã trình bày ở trên, năng lực sƣ phạm

của GVDN đƣợc hình thành, phát triển chủ

yếu trong giai đoạn TTSP. Mặt khác, thực tế

năng lực sƣ phạm của đội ngũ GVDN, nhất là

năng lực dạy học, năng lực giáo dục và năng

lực quản lý, tổ chức dạy học còn rất yếu, do

vậy theo chúng tôi nên đột phá vào việc nâng

cao chất lƣợng TTSP tại các trƣờng sƣ phạm

kỹ thuật theo một cách tiếp cận mới: Tiếp cận

năng lực thực hiện.

TTSP theo tiếp cận năng lực thực hiện chú

trọng vào đầu ra của quá trình đào tạo, nghĩa

là ngƣời học sau khi kết thúc giai đoạn TTSP

có khả năng thực hiện nhiệm vụ giảng dạy,

giáo dục, quản lý và tổ chức dạy học theo tiêu

chuẩn đặt ra đối với từng nhiệm vụ, công việc

cụ thể, thể hiện mức độ cao nhất năng lực sƣ

phạm của ngƣời GVDN, đáp ứng đƣợc ngay

những đòi hỏi của thực tiễn giáo dục, đào tạo.

Theo hƣớng tiếp cận này, giải pháp trong giai

đoạn trƣớc mắt là cần tập trung nghiên cứu,

vận dụng, triển khai tiếp cận năng lực thực

hiện trong đào tạo GVDN nói chung và TTSP

nói riêng. Giải pháp này là cần thiết, cấp bách

và có tính khả thi.

Nhƣ vậy, có thể thấy hoạt động TTSP có ảnh

hƣởng lớn, quan trọng tới năng lực sƣ phạm

của ngƣời GVDN. Năng lực sƣ phạm rất

phong phú và phức tạp nên việc hình thành nó

ở ngƣời học không phải dễ dàng. Để ngƣời

GVDN có năng lực sƣ phạm tốt, khắc phục

những yếu kém, bất cập hiện nay, ngay trong

quá trình đào tạo, nhất là quá trình TTSP, cần

có những đổi mới để nâng cao chất lƣợng

Page 106: Tập 79 - Số 03 - Năm 2011

Vũ Xuân Hùng và ĐTG Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 79(03): 99 - 103

103

TTSP, có nhƣ vậy năng lực sƣ phạm của đội

ngũ GVDN mới thực sự đƣợc đảm bảo, góp

phần quan trọng vào việc nâng cao chất

lƣợng đào tạo nguồn nhân lực lao động kỹ

thuật cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện

đại hóa đất nƣớc.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1].Nguyễn Minh Đƣờng (2005), Tiếp cận hệ

thống trong nghiên cứu khoa học về sư phạm kỹ

thuật, Tạp chí Khoa học giáo dục, số 1, tháng

10/2005

[2].Nguyễn Đình Chỉnh (1991), Thực tập sư

phạm, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội

[3].Phạm Minh Hạc (2001), Tâm lý học, Nhà xuất

bản Giáo dục, Hà Nội

[4].Phan Kha (1992), Đánh giá đội ngũ giáo viên

dạy nghề. Đề tài Hd-92-95, Viện Viện Nghiên cứu

phát triển giáo dục, Hà Nội;

[5].Nguyễn Đức Trí (2004), Xây dựng mô hình

đào tạo giáo viên kỹ thuật ở trình độ đại học cho

các trường trung học chuyên nghiệp, dạy nghề-

Viện Nghiên cứu phát triển giáo dục, Hà Nội

[6].Quyết định số 09/2005/QĐ-TTg ngày

11/1/2005 của Thủ tƣớng Chính phủ về việc phê

duyệt đề án Xây dựng, nâng cao chất lƣợng đội

ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục giai đoạn

2005-2010;

[7].Bộ Lao động - Thƣơng binh và Xã hội, Dự

thảo Đề án phát triển đội ngũ giáo viên dạy nghề

giai đoạn 2009 - 2015

[8]. Hanno Hortsch (2003), Didaktik der

Berufsbildung, Hochschulskripten Universitaet

Dresden

SUMMARY

PEDAGOGICAL PRACTICE AND TEACHERS' CAPACITY STATUS OF

TEACHERS OF VOCATIONAL TRAINING

Vu Xuan Hung

1*, Truong Dai Duc

2

1General Department of Vocational Training, 2Thai Nguyen University

The paper presents research on the impact of pedagogical practice to the pedagogy competence of

vocational training teachers as teaching competence, education competence, management

organizational competence of teaching. Besides article has analysis and evaluation to clarify the

current status of teaching competence, education competence and management organizational

competence of vocational teachers as a basis for all solutions for improving the quality of

pedagogical practice at school technical teachers, teachers' capacity building of teachers training.

Accordingly, the approach to competence based training has been considered an effective solution

to improve the quality of pedagogical practice, thereby improving the capacity of vocational

training teacher.

Keywords: Pedagogical technical; pedagogy competence; practice pedagogical; vocational

training teacher

* Tel: 098.375.2225; Email: [email protected]

Page 107: Tập 79 - Số 03 - Năm 2011

Lê Thị Thu Hƣơng Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 79(03): 105 - 108

104

Page 108: Tập 79 - Số 03 - Năm 2011

Lê Thị Thu Hƣơng Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 79(03): 105 - 109

105

PHÂN HÓA NỘI DUNG DẠY HỌC MÔN TOÁN Ở TIỂU HỌC

Lê Thị Thu Hƣơng*

Trường Đại học Sư phạm – ĐH Thái Nguyên

TÓM TẮT

Trong lớp học phân hóa, giáo viên chủ động lên kế hoạch phân hóa cách thức tiếp cận với nội

dung, quy trình và sản phẩm của quá trình dạy học cho phù hợp với các cá nhân hoặc nhóm học

sinh. Mục đích của dạy học phân hóa là nhằm giúp tất cả các em cùng tiến bộ. Bài báo đề cập đến

định hƣớng phân hóa nội dung dạy học môn Toán ở Tiểu học dựa trên trình độ nhận thức và nhu

cầu học tập của học sinh. Ở đây chúng tôi xin giới thiệu một vài chiến lƣợc phân hóa nội dung dạy

học môn Toán ở Tiểu học cùng với những ví dụ là những tình huống dạy học thực tế mà chúng tôi

đã tiến hành dạy thực nghiệm tại trƣờng Tiểu học Phố Cò – TX Sông Công tỉnh Thái Nguyên và

thu đƣợc những kết quả khả quan.

Từ khóa: Dạy học phân hóa; phân hóa nội dung; trình độ nhận thức, tiểu học

ĐẶT VẤN ĐỀ*

Lí luận và thực tiễn dạy học cho thấy mọi

học sinh bình thƣờng đều có khả năng lĩnh

hội chuẩn chƣơng trình phổ thông [1] và

theo Levine (2003) “Bằng cách sử dụng dạy

học phân hóa, giáo viên có thể đáp ứng nhu

cầu của tất cả các cá nhân học sinh, giúp

các em đạt đƣợc, thậm chí vƣợt chuẩn

chƣơng trình” [3].

Theo Carol Ann Tomlinson (2004): Trong

một lớp học dạy học phân hóa, giáo viên phải

quan tâm đến ít nhất 3 yếu tố quan trọng sau:

(1) Nội dung – đầu vào, cái mà học sinh học;

(2) quy trình - cách thức học sinh chiếm lĩnh

tri thức, kĩ năng; và (3) sản phẩm – đầu ra,

cách học sinh thể hiện đƣợc những gì mà họ

đã học [2]. Ở đó, giáo viên đƣa ra những cách

khác nhau để ngƣời học tiếp cận với những

vấn đề mà họ tìm hiểu, theo một cách nào đó

phù hợp và diễn đạt, trình bày lại những kiến

thức mình lĩnh hội đƣợc. Thông thƣờng, tất cả

giáo viên đều thiết kế kế hoạch dạy học sao

cho ngƣời học có thể khai thác và phát huy

đƣợc tốt nhất tiềm năng của mình.

Có thể hiểu, nội dung dạy học là “đầu vào”

của quá trình dạy học. Đó là tất cả những gì

mà giáo viên “dạy” cho học sinh và muốn học

sinh “học” đƣợc [2]. Nội dung dạy học môn

Toán ở Tiểu học là những kiến thức Toán học

tuy đơn giản nhƣng rất quan trọng vì đó là

* Tel: 0982002919, Email: [email protected]

những kiến thức mở đầu, làm nền tảng cho

việc học toán sau này.

Carol Tomlinson (2004) cho rằng phân hóa

nội dung dạy học có thể đƣợc tƣ duy theo hai

cách: Một là, giáo viên có thể điều chỉnh

những gì mà ta dạy. Hai là, giáo viên có thể

điều chỉnh hoặc bổ sung cách chúng ta hƣớng

dẫn học sinh tiếp cận những gì mà chúng ta

muốn học sinh học [20]. Giáo viên có thể giao

nhiệm vụ phù hợp với trình độ nhận thức và

khả năng của học sinh thay vì giao cho tất cả

các em cùng một nhiệm vụ, trong đó có cả

những em có trình độ nhận thức khá – giỏi, cả

những em trung bình, yếu – kém. Bên cạnh

đó, giáo viên cũng có thể đƣa ra cho học sinh

những yêu cầu thực hiện nhiệm vụ giống

nhau nhƣng thay đổi sự hƣớng dẫn các em

tiếp cận với kiến thức, nhiệm vụ đó, yêu cầu

những học sinh khá – giỏi hoàn thành nhiệm

vụ với một thời gian ngắn hơn và làm việc

độc lập hơn trong khi cung cấp thêm những

hỗ trợ, gợi ý, hƣớng dẫn và thời gian cần

thiết. Có thể cần sử dụng cả sự hỗ trợ của các

bạn trong lớp để các em học trung bình, yếu –

kém vẫn hoàn thành đƣợc yêu cầu giống thế.

Nội dung dạy học có thể đƣợc phân hóa theo

trình độ nhận thức và nhu cầu học tập, hứng

thú học tập; phong cách học của học sinh và

tất nhiên, nó có thể đƣợc phân hóa cho phù

hợp với cả ba yếu tố này. Tuy nhiên, chúng

tôi chỉ tập trung vào việc phân hóa dựa trên

trình độ nhận thức của học sinh.

Page 109: Tập 79 - Số 03 - Năm 2011

Lê Thị Thu Hƣơng Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 79(03): 105 - 109

106

PHÂN HÓA NỘI DUNG DẠY HỌC

Dƣới đây là một số kế hoạch phân hóa nội

dung dạy học phù hợp với trình độ nhận thức

của học sinh.

a. Dạy học những kiến thức cơ bản

Trong quá trình dạy học, học sinh đƣợc học

rất nhiều khái niệm, quy tắc và các em cũng

quên nhiều những gì đã đƣợc học giống nhƣ

là để lại những khái niệm, quy tắc đó ở phía

sau để chuyển sang một vấn đề khác, một

kiến thức khác [2]. Thay vì học tập cần mẫn để

“nhồi nhét” một mớ kiến thức, bạn có thể giúp

học sinh hiểu rõ hơn và nắm đƣợc ý nghĩa của

tri thức đƣợc học thông qua việc nhấn mạnh

những khái niệm hoặc quy tắc cơ bản. Khi đó,

hệ thống tri thức mà các em thu đƣợc trong quá

trình dạy học sẽ trở nên vững chắc hơn.

Ví dụ 1:

- Giáo viên thực hiện: Cô giáo Triệu Thiên

Hƣơng – trƣờng Tiểu học Phố Cò

- Thời điểm thực hiện: Sau khi học sinh đã lập

đƣợc bảng nhân 2.

- Mục đích của giáo viên: Giúp học sinh ghi

nhớ Bảng nhân 2.

- Học sinh thực hiện: lớp 3B

- Hoạt động của giáo viên và học sinh: Giáo

viên chia học sinh trong lớp thành 2 nhóm:

+ Đối với học sinh trung bình – yếu: GV yêu

cầu các em nhận xét về hai tích liên tiếp trong

bảng nhân rồi rút ra kết luận (HS: hai tích liên

tiếp hơn kém nhau 2 đơn vị).

+ Đối với HS khá – giỏi: GV yêu cầu học

sinh nhận xét bảng nhân và giải thích rõ tại

sao lại rút ra đƣợc nhận xét đó (HS: hai tích

liên tiếp hơn kém nhau 2 đơn vị vì nếu viết

phép nhân đó dƣới dạng tổng thì tổng sau

nhiều hơn tổng trƣớc một số hạng bằng 2)

- Ý nghĩa của hoạt động: Thay vì phải học

thuộc lòng bảng nhân (học vẹt) học sinh có

thể tìm ra quy luật của các thừa số và tích

trong bảng để học thuộc bảng một cách dễ

dàng hơn. Đồng thời các em sẽ nhớ lâu và

hiểu sâu kiến thức đƣợc học hơn.

Việc học sinh hiểu rõ bản chất của một khái

niệm, một qui tắc hay một tính chất cơ bản sẽ

giúp các em: (1) hiểu chứ không chỉ là ghi

nhớ vấn đề; (2) ghi nhớ các kiến thức lí thuyết

và thực tiễn bởi vì điều đó có ý nghĩa hơn; (3)

tìm ra mối liên hệ giữa các đối tƣợng và các

khía cạnh của cùng một chủ đề; (4) liên hệ

kiến thức đƣợc học với thực tiễn cuộc sống và

(5) tìm ra mối liên hệ có ý nghĩa giữa những

kiến thức này với các kiến thức đƣợc học

trong thời gian tiếp theo. Đồng thời, nó cũng

giúp cho quá trình dạy học của bạn trở nên

hấp dẫn, lôi cuốn và hiệu quả hơn.

b. Chương trình dạy học tự chọn

Chƣơng trình dạy học này đƣợc phát triển bởi

Joe Renzulli ở Đại học Connecticut và đƣợc

thiết kế riêng cho những học sinh khá – giỏi

có thể tối ƣu hóa thời gian học tập của mình

(Reis & Renzulli, 1992) [4]. Theo Carol

Tomlinson (2004) [2, tr74], quá trình dạy học

tự chọn gồm 3 bƣớc:

Bƣớc 1: Giáo viên xác định những học sinh

nào có thể tham gia vào chƣơng trình dạy học

tự chọn và xác định kiến thức đã có, kiến thức

chƣa có của học sinh về vấn đề đó. Học sinh

có thể đƣa ra yêu cầu hoặc giáo viên có thể

quyết định nội dung chƣơng trình dạy học tự

chọn cho học sinh.

Những đánh giá ban đầu thƣờng xảy ra trƣớc

hoặc sớm hơn quá trình dạy học. Việc đánh

giá có thể diễn ra một cách chính thức (nhƣ

làm bài kiểm tra viết) hoặc đánh giá không

chính thức (ví dụ nhƣ giáo viên và học sinh

cùng ngồi thảo luận, trao đổi về chủ đề sẽ

học). Theo cách đánh giá này, giáo viên sẽ

nắm đƣợc những kiến thức và kĩ năng mà mỗi

học sinh đã có (ví dụ, học sinh nắm đƣợc

khoảng 70 – 75% nội dung dạy học hoặc

hơn). Những học sinh đƣợc tham gia vào

chƣơng trình dạy học này có thể đƣợc tách ra

khỏi nội dung và những hoạt động dạy học

của cả lớp mà họ đã nắm chắc để dành thời

gian cho những vấn đề nghiên cứu tiếp theo

mang tính thử thách hơn.

Bƣớc 2: Giáo viên xác định những kiến thức

và kĩ năng nằm trong vấn đề tìm hiểu mà học

sinh chƣa nắm vững hoặc chƣa nắm đƣợc và

lên kế hoạch để học sinh tìm hiểu, chiếm lĩnh

những điều đó. Kế hoạch này có thể yêu cầu

học sinh phải tham gia cùng các bạn khác

trong lớp để tìm hiểu một phần của nội dung

nghiên cứu, làm bài tập về nhà, nhờ đó, các

em sẽ đƣợc thực hành với những kĩ năng chƣa

Page 110: Tập 79 - Số 03 - Năm 2011

Lê Thị Thu Hƣơng Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 79(03): 105 - 109

107

nắm vững hoặc nắm đƣợc những kĩ năng này

để sẵn sàng chuyển sang bƣớc thứ 3.

Bƣớc 3: Bƣớc vào giai đoạn này, học sinh và

giáo viên thiết kế ra một nhiệm vụ nghiên cứu

để học sinh thực hiện trong khi những học

sinh khác vẫn thực hiện chung một yêu cầu.

Giáo viên và học sinh sẽ cùng thống nhất về

thời gian, cách thức, mục tiêu, tiêu chuẩn để

đánh giá và các nhân tố khác về việc hoàn

thành nhiệm vụ. Học sinh không phải mất thời

gian nghiên cứu lại vấn đề mà em đã đƣợc tìm

hiểu trong nội dung chƣơng trình tự chọn.

Ví dụ 2.1:

- Giáo viên thực hiện: Cô giáo Lƣu Thu Hà

- Đối tượng học sinh: Trong lớp 1A, GV chọn

ra đƣợc 7 học sinh giỏi tham gia vào nội dung

dạy học tự chọn;những học sinh còn lại làm

phần 1 bài tập 2 trang 88 SGK Toán 1.

- Những kiến thức, kĩ năng học sinh đã có:

Học sinh nắm đƣợc Bảng cộng và bảng trừ

trong phạm vi 10. Giáo viên có thể cần củng

cố cho học sinh mối quan hệ giữa phép cộng

và phép trừ.

- Bài 2 (SGK Toán 1 – tr88)

Số ?

- Nội dung dạy học tự chọn: Bạn Mai có một

số kẹo, Mai cho bạn Hƣơng 4 cái kẹo, sau đó

chị Nga lại cho Mai thêm 7 cái kẹo, chị Hà

cho thêm 2 cái kẹo, cuối cùng Mai có 10 cái

kẹo. Hỏi lúc đầu Mai có mấy cái kẹo?

Khi giải bài toán học sinh có thể vẽ sơ đồ sau

rồi lần lƣợt điền số thích hợp vào dấu hỏi (?)

- Mục đích của giáo viên:

Giúp học sinh khá giỏi rèn luyện và phát triển

khả năng mô hình hóa, sơ đồ hóa bên cạnh kĩ

năng tính toán thành thạo các phép tính cộng,

trừ trong phạm vi 10.

Ví dụ 2.2:

- Giáo viên thực hiện: Cô giáo Lƣu Thu Hà

- Đối tượng học sinh: Giáo viên chọn ra 20

em học sinh trong lớp tham gia vào nội dung

dạy học tự chọn, số còn lại làm bài tập 1 trang

101 SGK.

- Kiến thức, kĩ năng đã có: Biểu tƣợng các số từ

0 đến 12 và có kĩ năng so sánh các số đã học.

- Bài 1 (SGK tr101): Điền số thích hợp vào ô

trống:

- Nội dung dạy học tự chọn:

Hãy điền số và kí hiệu so sánh thích hợp:

- Mục đích của giáo viên: Ngoài việc củng cố

cho học sinh về biểu tƣợng của các số còn

củng cố thêm về kĩ năng so sánh các số đó.

c. Sử dụng các nguồn tài liệu học tập đa dạng

Nội dung dạy học trong sách giáo khoa

thƣờng đơn giản đối với một số học sinh

trong khi nó lại phức tạp đối với một số khác.

Sử dụng các nguồn tài liệu học tập khác nhau

và kết hợp chúng với những bổ sung khác sẽ

giúp giáo viên tiếp cận gần hơn với nhu cầu

học tập của từng các nhân học sinh. Giáo viên

có thể thu thập các tài liệu học tập này thông

qua sách, báo, sách tham khảo, internet,…

Đôi khi để tìm hiểu một vấn đề phức tạp,

những học sinh khá – giỏi có thể tìm thấy sự

hỗ trợ đắc lực từ những nguồn học liệu tham

khảo nhƣng cũng có khi họ chỉ cần đến nguồn

học liệu đơn giản là sách giáo khoa. Bên cạnh

đó, những học sinh trung bình, yếu – kém có

thể nhận thức một cách dễ dàng hơn thông

qua các sơ đồ hay mô hình đƣợc giới thiệu từ

những tài liệu tham khảo khác.

Ví dụ 3: Ở lớp 3B bên cạnh sách giáo khoa

Toán 3, cô giáo Triệu Thiên Hƣơng sử dụng

thêm sách tham khảo cho học sinh nhƣ sau:

10

-7 +2

-3

+8

10 + 2 ?

?

+ 7

- 4 ?

Page 111: Tập 79 - Số 03 - Năm 2011

Lê Thị Thu Hƣơng Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 79(03): 105 - 109

108

- Đối với học sinh trung bình – yếu: Vở bài

tập trắc nghiệm Toán 3

- Đối với học sinh khá - giỏi: Toán nâng cao

d. Kế hoạch học tập

Kế hoạch dạy học giữa giáo viên và học sinh

có thể đa dạng [2]. Nó cho phép học sinh có

thời gian để tự do trao đổi và hoạt động. Kế

hoạch dạy học có thể bao gồm cả phần kĩ

năng hoạt động và nội dung học tập thành

phần và nó hỗ trợ việc quản lí lớp học dạy

học phân hóa bởi vì các phần của bản kế

hoạch này đƣợc phân loại dựa trên nhu cầu

học tập của học sinh. Kế hoạch học tập này là

sự kết hợp giữa mục tiêu học tập của cá nhân

và các hoạt động độc lập. Học sinh cũng cần

đƣợc thảo luận và làm việc theo nhóm nhỏ

hoặc cá nhân dựa trên sự tiến bộ và nhu cầu

của mỗi em.

e. Các bài tập nhỏ

Khi giáo viên giới thiệu với toàn lớp một nội

dung dạy học, một số học sinh có thể nắm bắt

ngay đƣợc (hoặc có thể bỏ qua vì các em đã

thành thạo với kĩ năng, kiến thức đó). Bên

cạnh đấy, một số học sinh khác sẽ cảm thấy

khó khăn hoặc không tìm thấy mối liên hệ gì

giữa nội dung dạy học đó với vốn kiến thức,

kĩ năng đã có của mình. Với những trƣờng

hợp này, các bài tập nhỏ sẽ rất có ý nghĩa

trong việc phân hóa nội dung dạy học.

Dựa trên việc đánh giá vốn kiến thức, kĩ năng

đã có của học sinh, giáo viên có thể cần phải

dạy lại cho một bộ phận học sinh, tìm cách

tiếp cận dạy học khác với nhóm học sinh này

hoặc làm việc với một nhóm học sinh kia để

mở rộng kiến thức, kĩ năng cho các em.

Những bài tập nhỏ tỏ ra khá hiệu quả trong

việc thực hiện mục tiêu dạy học phân hóa.

Ví dụ 4:

- Giáo viên thực hiện: GV Triệu Thiên Hƣơng

- Đối tượng học sinh: Học sinh lớp 3B (nhóm

học sinh yếu - kém)

- Thời điểm thực hiện: Khi hƣớng dẫn học

sinh làm bài tập 4 trang 79 SGK Toán 2: Mỗi

gói mì cân nặng 80g, mỗi hộp sữa cân nặng

455g. Hỏi 2 gói mì và 1 hộp sữa cân nặng bao

nhiêu gam?

- Nội dung bài tập nhỏ: Để hƣớng dẫn học

sinh làm bài tập trên giáo viên đã đƣa ra bài

tập nhỏ sau:

Bài 4a: Mỗi gói mì cân nặng 80g. Hỏi 2 gói

mì cân nặng bao nhiêu gam?

- Mục đích thực hiện: Thông qua bài tập nhỏ

4a, học sinh có thể tính đƣợc cân nặng của 2

gói mì và từ đó tính đƣợc cân nặng của 2 gói

mì và 1 hộp sữa.

g. Sử dụng hệ thống hỗ trợ đa dạng

Giáo viên có thể phân hóa nội dung dạy học

phức tạp cho phù hợp với học sinh bằng cách

sử dụng hệ thống hỗ trợ đa dạng nhƣ học tập

cặp đôi, thông qua băng hình, công nghệ đa

phƣơng tiện, sự cố vấn của ngƣời lớn,…

Những chiến lƣợc này có thể giúp học sinh tối

đa hóa khả năng của các em.

Ví dụ 5: Ở lớp 3B trƣờng Tiểu học Phố Cò,

cô giáo Triệu Thiên Hƣơng đã dán Bảng cửu

chƣơng lên bức tƣờng phía cuối lớp học, nơi

học sinh có thể nhìn thấy thƣờng xuyên khi ra

chơi. Điều này sẽ giúp các em ghi nhớ bảng

dễ dàng hơn.

h. Các tài liệu in ấn có đánh dấu

Một giáo viên có thể đánh dấu những ý quan

trọng trong các văn bản hoặc tài liệu bổ sung

và lƣu lại một vài bản trên bàn giáo viên. Khi

học sinh gặp khó khăn trong việc nhận thức

toàn bộ một chƣơng, một bài, giáo viên có thể

cung cấp cho học sinh bản in đã đƣợc đánh

dấu này. Nhìn thoáng qua, tài liệu này cũng

giống nhƣ những tài liệu khác nhƣng vì chúng

đƣợc đánh dấu nên học sinh sẽ dễ dàng thông

qua nó để nắm đƣợc những ý chính, những

vấn đề cơ bản, thiết yếu [2].

Ví dụ 6: Dƣới đây là một bản ghi đã đƣợc

đánh dấu (chữ in đậm) của cô giáo Hoàng Thị

Hƣơng– giáo viên chủ nhiệm lớp 5B.

Diện tích xung quanh và diện tích toàn phần

của hình hộp chữ nhật

a) Diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật

là tổng diện tích bốn mặt bên của hình hộp chữ

nhật. Muốn tính diện tích xung quanh của

hình hộp chữ nhật ta lấy chu vi mặt đáy

nhân với chiều cao (cùng một đơn vị đo).

b) Diện tích toàn phần của hình hộp chữ

nhật là tổng của diện tích xung quanh và

diện tích hai đáy.

i. Tài liệu tóm lược vấn đề cơ bản

Hầu hết các giáo viên có kinh nghiệm đều có thể, với thời gian tối thiểu, tạo ra một đến hai

Page 112: Tập 79 - Số 03 - Năm 2011

Lê Thị Thu Hƣơng Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 79(03): 105 - 109

109

trang những vấn đề cơ bản của bài học. Bản tóm lƣợc nhƣ vậy có thể có ý nghĩa to lớn đối với những học sinh yếu – kém, gặp nhiều khó

khăn trong việc nắm bắt bài giảng hoặc tổ chức hoạt động. Các bản tóm lƣợc này có thể đƣợc trình bày dƣới dạng văn bản, sơ đồ hoặc hình ảnh minh họa. Nó cũng có thể là một danh sách những câu hỏi về các vấn đề then chốt trong bài. Bản tóm lƣợc này sẽ hỗ trợ GV

trong việc làm cho kiến thức trọng tâm của bài học trở nên dễ hiểu hơn, dễ nhớ hơn [2].

Ví dụ 7:

- Giáo viên thực hiện: Cô giáo Hoàng Thị Hƣơng, chủ nhiệm lớp 5B.

- Đối tượng học sinh: Nhóm học sinh yếu –

kém của lớp 5B.

- Thời điểm thực hiện: Khi dạy học bài Vận tốc, quãng đƣờng, thời gian (tr138 – SGK Toán 5)

- Nội dung của tài liệu tóm lược:

- Ý nghĩa của tài liệu tóm lược: Chỉ với

công thức trên, học sinh có thể nhớ ngay ra: Muốn tính vận tốc ta lấy quãng đƣờng chia cho thời gian.

i. Sự cố vấn của bạn học và người lớn

Tất cả mọi học sinh, không chỉ là những học sinh yếu – kém đều có thể nhận đƣợc những sự hỗ trợ, cố vấn từ phía ngƣời lớn, những ngƣời có thể trả lời câu hỏi của các em,

hƣớng dẫn các em cách thức rèn luyện kĩ năng,… [2] Một học sinh khá – giỏi lớp 5 có thể là một cố vấn tuyệt vời cho một học sinh lớp 3. Bạn cũng có thể tạo ra một hệ thống hỗ trợ mở rộng bằng cách sử dụng hệ thống con ngƣời và công nghệ trong lớp học, trƣờng

học, trong cộng đồng. Thông qua đó, trao cho mọi học sinh cơ hội học tập tốt hơn và có thể giúp đỡ ngƣời khác học tập tốt hơn.

Ví dụ 8: Trong lớp 3B, cô giáo chủ nhiệm Triệu Thiên Hƣơng đã thực hiện phân công em Đặng Lê Phƣơng (học sinh có trình độ nhận thức giỏi) ngồi cạnh em Trần Bình

Trọng (học sinh có trình độ nhận thức trung bình – yếu) trong các giờ học toán để em Phƣơng có thể giúp đỡ, hƣớng dẫn cho em Trọng khi cần thiết. Sau một học kì thực hiện phân công chỗ ngồi nhƣ vậy, cô Hƣơng thu đƣợc kết quả là em Trọng đã có nhiều tiến bộ

rõ rệt trong học tập. Đồng thời, khả năng diễn đạt của em Phƣơng cũng đƣợc rèn luyện và phát triển hơn.

Kết luận: Có nhiều cách để phân hóa nội

dung dạy học phù hợp với nhu cầu và trình độ nhận thức của từng ngƣời học và của bản thân giáo viên. Mục tiêu của phân hóa nội dung dạy học là đƣa ra cách thức tiếp cận với nội dung dạy học (kiến thức và kĩ năng) phù hợp với trình độ nhận thức của cá nhân học sinh

và giúp tất cả các em cùng tiến bộ.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2008), Hướng dẫn

thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng các môn học ở

Tiểu học – Lớp 3, Nxb Giáo dục.

[2]. Carol Ann Tomlinson (2004), How to

Differentiate Instruction in Mixed – Ability

Classrooms, Hawkwr Brownlow Education,

Australia.

[3]. M.Levine (2003). Celebrating diverse minds.

Educational Leadership, 61(2).

[4]. Reis, S., Renzulli, J., (1992), Using

Curriculum Compacting to Challenge the Above

Average, Educational Leadership 50(2), 51-57

SUMMARY

DIFFERENTIATING MATHEMATICS CONTENT AT PRIMARY SCHOOL

Le Thi Thu Huong

College of Education – Thainguyen University

In a differentiated classroom, the teacher proactively plans and carries out varied approaches to

content, process and product that meets students individually. The purpose of diferentiating

instruction is support students making progress in learning. This article mention of the way content

can be differentiated in response to a student‟s readiness level. Some examples (case study) were

experimented at Phoco Primary School successfully.

Key words: Differentiate instruction, differentiating content, readiness level, primary

Tel: 0982002919, Email: [email protected]

v = s : t

Page 113: Tập 79 - Số 03 - Năm 2011

Vũ Xuân Hùng Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 79(03): 109 - 114

110

Page 114: Tập 79 - Số 03 - Năm 2011

Vũ Xuân Hùng Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 79(03): 111 - 116

111

MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ THỰC TRẠNG RÈN LUYỆN NĂNG LỰC DẠY HỌC

TRONG THỰC TẬP SƢ PHẠM CỦA SINH VIÊN CÁC TRƢỜNG

ĐẠI HỌC SƢ PHẠM KỸ THUẬT

Vũ Xuân Hùng* - Tổng cục Dạy nghề

TÓM TẮT

Bài viết trình bày những nghiên cứu về thực trạng rèn luyện năng lực dạy học của sinh viên đại

học sƣ phạm kỹ thuật trong thực tập sƣ phạm. Nghiên cứu đã phân tích, đánh giá làm rõ những

hạn chế, bất cập trong mục tiêu, nội dung, quy trình và đánh giá kết quả rèn luyện năng lực dạy

học, đã dẫn tới năng lực dạy học của sinh viên chƣa cao. Có nhiều nguyên nhân nhƣ mục tiêu rèn

luyện thiếu cụ thể, thiếu tiêu chuẩn năng lực thực hiện; nội dung rèn luyện năng lực dạy học đơn

điệu; quy trình thiếu tính khoa học; đánh giá kết quả rèn luyện năng lực dạy học còn phiến diện.

Trên cơ sở đó bài viết đã đề xuất một số giải pháp khắc phục thực trạng trên nhƣ: Đổi mới mục

tiêu rèn luyện, nội dung rèn luyện, quy trình rèn luyện và đánh giá kết quả rèn luyện năng lực dạy

học theo tiếp cận năng lực thực hiện.

Từ khóa: Thực tập sư phạm; năng lực sư phạm; năng lực dạy học; sư phạm kỹ thuật; giáo viên

dạy nghề; thực trạng rèn luyện.

Thực tập sƣ phạm (TTSP) là công đoạn quan

trọng trong quá trình đào tạo ngƣời giáo viên

nói chung và giáo viên dạy nghề (GVDN) nói

riêng. Thông qua TTSP nhiều năng lực của

sinh viên đã đƣợc hình thành và phát triển,

trong đó năng lực dạy học (NLDH) đƣợc coi

là năng lực quan trọng, tạo nên sự hoàn thiện

trong nhân cách ngƣời GVDN. Tuy nhiên,

việc tổ chức TTSP nói chung, rèn luyện

NLDH nói riêng trong các trƣờng đại học sƣ

phạm kỹ thuật (ĐHSPKT) hiện nay còn nhiều

hạn chế, dẫn đến NLDH của sinh viên sau khi

tốt nghiệp còn yếu, làm ảnh hƣớng lớn đến

chất lƣợng đào tạo nguôn nhân lực lao động

kỹ thuật. Điều đó đòi hỏi các trƣờng

ĐHSPKT phải tìm ra hƣớng giải quyết những

tồn tại trên để nâng cao chất lƣợng đào tạo. *

KHÁI QUÁT VỀ TTSP VÀ RÈN LUYỆN

NLDH CỦA SINH VIÊN TRONG TTSP

TTSP là hoạt động thực tiễn của sinh viên tại

các cơ sở giáo dục sau phần học lý thuyết

nhằm mục đích củng cố và nâng cao nhận

thức và lòng yêu nghề, áp dụng các kiến thức

vào thực tiễn, rèn luyện các năng lực dạy học,

giáo dục.

TTSP là hoạt động vận dụng những tri thức

khoa học về chuyên môn, nghiệp vụ của sinh

* Tel: 098.375.2225; Email: [email protected]

viên vào việc tập luyện giảng dạy và giáo dục

học sinh nhằm hình thành NLDH của ngƣời

giáo viên tƣơng lai. Trong quá trình tiến thành

TTSP, sinh viên tập làm một cách trọn vẹn các

nhiệm vụ của ngƣời giáo viên trong thực tế [1].

TTSP của sinh viên các trƣờng ĐHSPKT có

những điểm khác biệt so với TTSP tại các

trƣờng sƣ phạm đào tạo giáo viên phổ thông

về môi trƣờng TTSP (môi trƣờng thực tập của

sinh viên ĐHSPKT là các cơ sở dạy nghề);

đối tƣợng học (học sinh học nghề); điều kiện

thực tập (cơ sở vật chất, trang thiết bị bao gồm

cả trang thiết bị, máy móc phục vụ cho việc

đào tạo nghề nghiệp). Điều này dẫn tới việc tổ

chức TTSP, rèn luyện NLDH của sinh viên

ĐHSPKT cũng có những khác biệt cần lƣu ý.

Từ những phân tích trên, chúng tôi quan niệm

TTSP của sinh viên ĐHSPKT là hoạt động

thực hành về nghiệp vụ SPKT nhằm hình

thành, phát triển các năng lực thực hiện

(NLTH) để tổ chức tốt hoạt động dạy học kỹ

thuật và giáo dục, hình thành và phát triển

nhân cách ngƣời GVDN.

TTSP là việc tổ chức rèn luyện nhiều năng

lực của GVDN, trong đó có NLDH. NLDH là

một thành phần quan trọng của năng lực sƣ

phạm và là một năng lực tổng hợp của nhiều

năng lực. Trong một số trƣờng hợp ngƣời ta

Page 115: Tập 79 - Số 03 - Năm 2011

Vũ Xuân Hùng Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 79(03): 111 - 116

112

chỉ cần thông qua NLDH cũng có thể đánh

giá đƣợc năng lực sƣ phạm của ngƣời giáo

viên. NLDH lại đƣợc biểu hiện cụ thể qua rất

nhiều các năng lực khác nhau, tùy thuộc vào

cách tiếp cận, phân loại mà có các tên gọi

khác nhau nhƣ nhóm năng lực chuẩn bị dạy

học; NLTH dạy học; năng lực tổ chức thực

hành và năng lực kiểm tra, đánh giá.

Để hình thành và phát triển NLDH, đòi hỏi

trong quá trình TTSP các trƣờng ĐHSPKT

phải tổ chức tốt hoạt động rèn luyện NLDH

của sinh viên một cách đồng bộ, toàn diện từ

mục tiêu, nội dung, quy trình đến đánh giá kết

quả rèn luyện NLDH của sinh viên. Nếu

không, nhiều hạn chế, bất cập sẽ xảy ra, làm

ảnh hƣởng lớn đến chất lƣợng đào tạo.

THỰC TRẠNG RÈN LUYỆN NLDH

TRONG TTSP

Thực tiễn nhiều năm qua cho thấy, công tác

rèn luyện NLDH nói riêng trong TTSP, khâu

rất quan trọng trong đào tạo GVDN ở các

trƣờng ĐHSPKT còn những khoảng cách

đáng kể mới đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp

đổi mới giáo dục nghề nghiệp. Qua việc khảo

sát thực trạng rèn luyện NLDH trong TTSP

tại các trƣờng ĐHSPKT và một số cơ sở dạy

nghề với các đối tƣợng là giảng viên hƣớng

dẫn (40 ngƣời), cán bộ quản lý (40 ngƣời),

sinh viên năm thứ 4 (300 em) và GVDN (250

ngƣời) cho thấy hoạt động rèn luyện NLDH

trong TTSP tại các trƣờng ĐHSPKT còn có

những tồn tại nhƣ sau

Về mục tiêu rèn luyện NLDH

Mục tiêu rèn luyện NLDH đƣợc các trƣờng

ĐHSPKT xác định chung trong mục tiêu

TTSP và chƣa thống nhất cho các trƣờng

ĐHSPKT trong cả nƣớc. Tuy nhiên, qua

nghiên cứu và tổng hợp của chúng tôi cho

thấy, về cơ bản mục tiêu chung về rèn luyện

NLDH của sinh viên ĐHSPKT trong TTSP

đều nhằm Chuẩn bị và thực hiện các bài học

lý thuyết, thực hành và tích hợp đƣợc phân

công với các mục tiêu cụ thể nhƣ sau:

- Hiểu đƣợc khái quát về công việc chuẩn bị

dạy lý thuyết, thực hành

- Soạn đƣợc bài dạy lý thuyết, thực hành theo

các chƣơng trình môn học;

- Chuẩn bị đƣợc đồ dùng, phƣơng tiện dạy

học; thiết bị, nguyên nhiên vật liêu

- Thực hiện đƣợc bài dạy lý thuyết, thực hành

theo các chƣơng trình môn học,

Kết quả khảo sát về mức độ phù hợp của

mục tiêu rèn luyện NLDH trong TTSP với

thực tiễn giáo dục, đào tạo ở các CSDN là

tƣơng đối phù hợp (chiếm 57,2%); 32 % ý

kiến cho rằng mục tiêu rèn luyện NLDH

trong TTSP là không phù hợp và ý kiến này

tập trung ở GVDN đang trực tiếp giảng dạy.

Có 6.1% ý kiến cho rằng mục tiêu rèn

luyện NLDH trong TTSP hoàn toàn không

phù hợp (xem thêm Bảng 1).

Bảng 1. Tổng hợp ý kiến đánh giá về mục tiêu rèn luyện NLDH trong TTSP

TT Mức độ

Giảng viên

hƣớng dẫn

Giáo viên dạy

nghề Sinh viên

Cán bộ

quản lý

Tỷ lệ

chung

SL % SL % SL % SL % %

5 Rất phù hợp 0 0.0 0 0.0 0 0.0 0 0.0 8.7

4 Phù hợp 6 15.0 4 1.6 17 5.6 1 3.3 28.0

3 Tƣơng đối phù hợp 20 50.0 137 54.8 181 60.3 17 56.6 57.2

2 Không phù hợp 8 20.0 87 34.8 97 32.3 7 23.3 32.0

1 Hoàn toàn không

phù hợp

6 15.0 22 8.8 5 1.6 5 16.6 6.1

Page 116: Tập 79 - Số 03 - Năm 2011

Vũ Xuân Hùng Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 79(03): 111 - 116

113

Nhƣ vậy, rèn luyện NLDH trong TTSP là

hoạt động thực hành của sinh viên ĐHSPKT

năm cuối khóa, nhƣng mục tiêu rèn luyện

NLDH trong TTSP vẫn chỉ mang tính chất

định tính, chung chung, chƣa chỉ ra đƣợc

những công việc cụ thể mà sinh viên cần phải

thực hiện cũng nhƣ những chuẩn thực hiện

các công việc trong quá trình rèn luyện năng

lực dạy học.

Về nội dung, quy trình rèn luyện NLDH

Để đáp ứng mục tiêu nhƣ trên, nội dung và

quy trình rèn luyện NLDH tại các trƣờng

ĐHSPKT cũng hết sức đơn giản. Tuy cũng có

khác nhau đôi chút song vẫn bao gồm những

nội dung cơ bản và đƣợc thực hiện theo quy

trình chung nhƣ sau:

Bƣớc 1. Hƣớng dẫn của giảng viên hƣớng dẫn

(các thao tác sƣ phạm cơ bản, cách soạn bài,

lên lớp ….); Bƣớc 2. Đi dự lớp để học tập

kinh nghiệm; Bƣớc 3. Nhận bài giảng và

chuẩn bị dạy học (soạn giáo án, chuẩn bị đề

cƣơng (lý thuyết hoặc thực hành) và chuẩn bị

phƣơng tiện dạy học); Bƣớc 4. Tập giảng tại

nhóm; Bƣớc 5. Lên lớp

Đánh giá chung về nội dung rèn luyện NLDH

trong TTSP có 20% đánh giá mức độ phù

hợp; 35,1% đánh giá tƣơng đối phù hợp và có

45,7% cho rằng không phù hợp (Bảng 2). Để

rèn luyện NLDH, không chỉ rèn luyện các kỹ

năng mà cả những kiến thức và thái độ đối

với từng công việc của nghề, trong khi đó

những nội dung này chƣa đƣợc các trƣờng

ĐHSPKT chú ý đến trong quá trình rèn luyện

NLDH. Do vậy, với cấu trúc nội dung rèn

luyện nhƣ hiện tại khó có thể đáp ứng đƣợc

yêu cầu đó.

Đánh giá chung về quy trình rèn luyện NLDH trong TTSP có 31,5% đánh giá mức độ phù hợp; 51.2% đánh giá tƣơng đối phù hợp; 24.1% đánh giá mức độ không phù hợp (Bảng 3) Trong quy trình rèn luyện các nội dung nêu trên, có 57,5% ý kiến cho rằng quy trình soạn giáo án hiện nay không phù hợp với thực tế. Điều này cũng phù hợp với đánh giá về năng lực chuẩn bị dạy học của sinh viên còn thấp.

Bảng 2. Tổng hợp ý kiến đánh giá sự phù hợp của nội dung rèn luyện NLDH trong TTSP

TT Mức độ

Giảng viên

hƣớng dẫn

Giáo viên

dạy nghề Sinh viên

Cán bộ

quản lý

Tỷ lệ

chung

SL % SL % SL % SL % %

5 Rất phù hợp 0 0 0 0 5 1.6 2 6.6 1.1

4 Phù hợp 3 7.5 8 3.2 50 16.6 3 10 20

3 Tƣơng đối phù hợp 10 25 99 39.6 95 31.6 14 46.6 35.1

2 Không phù hợp 22 55 112 44.8 138 46 11 36.6 45.6

1 Hoàn toàn không

phù hợp

5 12.5 31 12.4 12 4 0 0 7.7

Bảng 3. Tổng hợp ý kiến đánh giá sự phù hợp của quy trình rèn luyện NLDH trong TTSP

TT Mức độ

Giảng viên

hƣớng dẫn

Giáo viên dạy

nghề Sinh viên

Cán bộ

quản lý

Tỷ lệ

chung

SL % SL % SL % SL % %

5 Rất phù hợp 0 0 3 1.2 18 6.0 4 13.3 4.0

4 Phù hợp 12 30.0 15 6.0 69 23.0 5 16.6 31.5

3 Tƣơng đối phù hợp 21 52.5 147 58.8 131 43.6 19 63.3 51.2

2 Không phù hợp 6 15.0 69 27.6 73 24.3 2 6.6 24.1

1 Hoàn toàn không

phù hợp

1 2.5 16 6.4 9 3.0 0 0 4.1

Page 117: Tập 79 - Số 03 - Năm 2011

Vũ Xuân Hùng Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 79(03): 111 - 116

114

Qua đây có thể thấy, hệ thống các NLDH cần

rèn luyện chƣa đƣợc định hình rõ ràng, cụ thể;

Các nội dung rèn luyện NLDH trong TTSP có

cấu trúc chƣa chặt chẽ, thiếu logic, chƣa đầy

đủ, xa rời kiến thức lý thuyết trong việc rèn

luyện kỹ năng; sự liên kết các kiến thức về

tâm lý, giáo dục và những kỹ năng sƣ phạm

với lĩnh vực kiến thức chuyên môn nghề trong

các trƣờng ĐHSPKT còn yếu dẫn đến nhiều

trƣờng còn nhiều lúng túng khi xây dựng nội

dung rèn luyện NLDH trong TTSP. Mặt khác,

quy trình tổ chức rèn luyện NLDH trong

TTSP còn nặng về kinh nghiệm, chƣa có quy

trình cụ thể. Các bƣớc thực hiện các công việc

vẫn phụ thuộc chủ yếu vào kinh nghiệm của

từng trƣờng ĐHSPKT, thậm chí là của từng

giảng viên hƣớng dẫn, chƣa đƣợc thiết kế

theo một quy trình tổng quát một cách khoa

học vừa có cấu trúc đồng tâm, vừa có cấu trúc

tuyến tính để có thể vừa dễ dàng trong thực

hiện, vừa hiệu quả trong tổ chức rèn luyện

NLDH. Quy trình rèn luyện NLDH trong

TTSP chƣa mô hình hoá các bƣớc, các công

đoạn và toàn bộ qui trình thành một hệ thống

chuẩn để dễ thực hiện, có hiệu quả cao.

Về đánh giá kết quả rèn luyện NLDH

Đánh giá kết quả rèn luyện NLDH thực chất

là việc xác nhận, đƣa ra những nhận định về

NLDH của sinh viên, là kết quả của quá trình

rèn luyện NLDH trong TTSP. Đánh giá kết

quả rèn luyện NLDH trong TTSP ở các

trƣờng ĐHSPKT hiện nay cho thấy số sinh

viên đạt kết quả khá, giỏi là chủ yếu, cụ thể:

- Dự giờ, trao đổi học tập kinh nghiệm giảng

dạy: khá, giỏi chiếm 86%

- Chuẩn bị các bài dạy (lý thuyết, thực hành,

tích hợp): khá giỏi chiếm 83%

- Thực tập giảng dạy: khá, giỏi chiếm 75%

Ý kiến về mức độ phù hợp của việc đánh giá

kết quả rèn luyện NLDH so với thực tiễn

đƣợc thể hiện qua bảng 4.

Hiện nay, việc đánh giá kết quả rèn luyện

NLDH ở các trƣờng ĐHSPKT không thống

nhất, phiến diện. Nhiều trƣờng chỉ đánh giá

năng lực này của sinh viên thông qua một số

bài giảng thực tế với một bộ tiêu chí đánh giá

bài giảng. Điểm đánh giá kết quả NLDH của

sinh viên cũng chính là điểm đánh giá bài

giảng đó. Một loạt các công việc khác để hình

thành và phát triển NLDH nhƣ chuẩn bị dạy

học, thiết kế dạy học, soạn giáo án, đánh giá

bài giảng; tập giảng... thƣờng bị xem nhẹ.

Nhiều nội dung trong đó không có tiêu chí

đánh giá, nên nhiều khi có đánh giá nhƣng

mang tính cảm tính, đại khái, chung chung.

Cũng chính vì vậy, thông tin từ kết quả đánh

giá không phản ánh thực chất kết quả rèn

luyện NLDH của sinh viên, không giúp ích

cho việc điều chỉnh quá trình rèn luyện đó.

Việc đánh giá kết quả rèn luyện NLDH của

sinh viên trong TTSP đang bị mất đi ý nghĩa

đích thực của nó mà chỉ còn là một khâu

mang tính thủ tục.

Bảng 4. Tổng hợp ý kiến về đánh giá kết quả rèn luyện NLDH trong TTSP

TT Mức độ

Giảng viên

hƣớng dẫn

Giáo viên

dạy nghề Sinh viên

Cán bộ

quản lý

Tỷ lệ

chung

SL % SL % SL % SL % %

5 Rất phù hợp 0 0.0 0 0.0 0 0.0 0 0 0.0

4 Phù hợp 4 10.0 6 2.4 22 7.3 0 0 10.0

3 Tƣơng đối phù hợp 14 35.0 54 21.6 88 29.3 21 70.0 28.5

2 Không phù hợp 13 32.5 138 55.2 147 49.0 6 20.0 49.0

1 Hoàn toàn không

phù hợp

9 22.5 52 20.8 43 14.3 3 10.0 17.2

Page 118: Tập 79 - Số 03 - Năm 2011

Vũ Xuân Hùng Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 79(03): 111 - 116

115

Đánh giá chung về NLDH và rèn luyện

NLDH của sinh viên

Việc tổ chức TTSP nói chung, rèn luyện

NLDH nói riêng tại các trƣờng ĐHSPKT đã

phần nào hình thành và phát triển NLDH cho

sinh viên, đóng góp quan trọng vào việc cung

cấp số lƣợng đáng kể GVDN cho các CSDN

những năm qua. Tuy nhiên, từ những hạn chế

về mục tiêu, nội dung, quy trình và đánh giá

kết quả rèn luyện NLDH đã dẫn tới NLDH

của sinh viên chƣa cao. Kết quả nghiên cứu,

khảo sát thực trạng, kết hợp với đánh giá từ

thực tiễn cho thấy, NLDH của sinh viên còn

nhiều hạn chế, cụ thể:

- Năng lực chuẩn bị dạy học còn yếu nhất là

trong khâu thiết kế dạy học (soạn giáo án, đề

cƣơng bài giảng). Còn một số sinh viên còn

nhầm lẫn giữa mục đích và mục tiêu dạy học;

không biết thiết kế hoạt động dạy học để phát

huy đƣợc tính tích cực của ngƣời học;

- Năng lực thực hiện dạy học còn hạn chế;

dập khuôn, giáo điều trong sử dụng phƣơng

pháp; lúng túng trong sử dụng, khai thác

phƣơng tiện dạy học; tùy tiện trong kiểm tra,

đánh giá; thiếu linh hoạt trong xử lý tình huống

sƣ phạm… dẫn đến kết quả dạy học thƣờng

không đạt đƣợc mục tiêu, nhất là mục tiêu ngoài

(chất lƣợng công việc thực tiễn đòi hỏi);

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thực trạng

trên, nhƣng qua nghiên cứu của chúng tôi cho

thấy, nguyên nhân chủ yếu là do vấn đề tổ

chức rèn luyện NLDH trong TTSP, cụ thể:

- Thiếu tính cụ thể trong xác định mục tiêu

rèn luyện NLDH, thiếu chuẩn NLTH

(chuẩn đầu ra);

- Nội dung rèn luyện NLDH còn đơn điệu,

chủ yếu tập trung vào nội dung rèn luyện là

kỹ năng, chứ không phải là năng lực;

- Quy trình rèn luyện NLDH thiếu tính khoa

học; quy trình chƣa tối ƣu;

- Đánh giá kết quả rèn luyện NLDH còn phiến

diện, chƣa đảm bảo tính toàn diện, chính xác,

khách quan, không có đƣợc thông tin phản hồi

chính xác để điều chỉnh quá trình rèn luyện,

mang tính thủ tục; thiếu tiêu chuẩn đánh giá cho

từng nội dung rèn luyện NLDH cụ thể.

ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP KHẮC

PHỤC BẤT CẬP HIỆN NAY

Xu thế đổi mới nội dung, phƣơng pháp đào

tạo đang diễn ra mạnh mẽ ở nhiều cơ sở giáo

dục đại học, và cơ sở dạy nghề, trong khi đó,

hoạt động rèn luyện NLDH trong TTSP ở một

số trƣờng ĐHSPKT vẫn áp dụng nội dung,

phƣơng thức cũ, dẫn đến những bất cập cả về

mục tiêu, nội dung, quy trình tổ chức và

phƣơng thức đánh giá nhƣ đã trình bày ở trên.

Do vậy, cần có những đổi mới để khắc phục

những tồn tại đó, góp phần nâng cao chất

lƣợng đào tạo GVDN.

Từ thực trạng nêu trên, theo chúng tôi để khắc

phục những bất cập đó cần tập trung vào việc

đổi mới rèn luyện NLDH theo một tiếp cận

mới có nhiều ƣu điểm hiện nay, tiếp cận đào

tạo theo năng lực thực hiện. Đào tạo theo

NLTH nhằm hình thành và phát triển ở

ngƣời học những kiến thức, kỹ năng, thái độ

cần thiết để sau khi tốt nghiệp họ có năng

lực để hoàn thành tất cả các công việc của

nghề, đạt chuẩn chất lƣợng trong những

điều kiện nhất định.

Theo đó, cần thực hiện đồng bộ vào một số

giải pháp sau:

a) Đổi mới mục tiêu rèn luyện NLDH theo

tiếp cận NLTH;

b) Đổi mới nội dung rèn luyện NLDH theo

tiếp cận NLTH;

c) Đổi mới quy trình rèn luyện NLDH theo

tiếp cận NLTH;

d) Đổi mới đánh giá kết quả rèn luyện NLDH

theo tiếp cận NLTH.

Chắc chắn rằng, với tiếp cận NLTH, những

giải pháp nêu trên sẽ góp phần giải quyết có

hiệu quả những hạn chế trong việc tổ chức rèn

luyện NLDH trong TTSP hiện nay, nâng cao

NLDH của sinh viên ĐHSPKT./.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. Nguyễn Đình Chỉnh (1991), Thực tập sư

phạm, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội

[2]. Đại học Sƣ phạm kỹ thuật Tp. Hồ Chí Minh

(2002), Nâng cao chất lượng thực tập sư phạm,

Kỷ yếu hội thảo khoa học, Tp. Hồ Chí Minh

Page 119: Tập 79 - Số 03 - Năm 2011

Vũ Xuân Hùng Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 79(03): 111 - 116

116

[3]. Nguyễn Minh Đƣờng (2005), Đào tạo theo

năng lực thực hiện. Tài liệu bồi dƣỡng Giáo viên,

Hà Nội

[4]. Phạm Minh Hạc (2001), Tâm lý học, Nhà

xuất bản Giáo dục, Hà Nội

[5]. Lê Văn Hồng, Lê Ngọc Lan, Nguyễn Văn

Thàng (2001), Tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học

sư phạm, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia, Hà Nội

[6]. Từ điển Bách khoa toàn thƣ,

www.bachkhoatoanthu.gov.vn

SUMARY

SOME ISSUES ON THE STATUS OF TEACHING COMPETENCE IN THE

PEDAGOGICAL PRACTICE OF STUDENTS OF UNIVERSITIES TECHNICAL

PEDAGOGIC

Vu Xuan Hung*

General Department of Vocational Training

This article presents research on the realities of practice teaching competence of students of

universities technical pedagogy in pedagogical practice. Studies have clarified the limitations and

inadequacies in the objectives, content, process and evaluate the capacity of teaching practice,

leads to the capacity of student teaching is not high. Current situation on many reasons such as

lack of goal specific training, lack of standards competence, training content monotonous teaching

competence, the process lacks scientific assessment competence of teaching practice also sighted.

Based on that article proposed some measures to remedy the situation focuses on: Innovation

training objectives, training content, training process and evaluation of teaching practice capacity

approach by competence.

Keywords: pedagogical practice; pedagogy competence; teaching competence; technical

pedagogical, trainers, training status.

* Tel: 098.375.2225; Email: [email protected]

Page 120: Tập 79 - Số 03 - Năm 2011

Nguyễn Thị Quế Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 79(03): 117 - 121

117

THE EFFECTS OF COMMUNICATIVE APPROACH ON THE

PERFORMANCE IN ENGLISH OF THE SELECTED SOPHOMORE

STUDENTS OF COLLEGE OF SCIENCES - THAINGUYEN UNIVERSITY

Nguyen Thi Que

*

College of Sciences - Thai Nguyen University

SUMMARY Communicative Approach refers to the beliefs and theories of the language teaching, which

emphasize that the goal of language teaching is communicative competence. This is quite a new

method of teaching English for teachers of Thai Nguyen University in general and of College of

Sciences in particular. Therefore, this study sought to answer the question of whether

Communicative Language Teaching (CLT) improves the performance in English of selected

second year students of the College of Sciences, Thai Nguyen University in the first semester of

Academic Year 2009-2010. Two groups of students experienced two different teaching methods

namely traditional method and CLT participated in the study. Pre-test means scores showed no

significant difference between the control and experimental groups while comparisons of the post-

test means scores showed significant differences in the achievement. The study concluded that use

of various activities in CLT in teaching English helps motivate and enhance EFL students' learning

and mastery of English communication.

Key words: Communicative Approach, communicative competence, effectiveness, significant

difference, achievement, sophomore students, College of Sciences, Thai Nguyen University

INTRODUCTION*

English has nowadays gained itself the status

of a world language, an international language,

or a lingua franca in almost all settings.

Knowing English well means holding a golden

key to open the great world of knowledge,

culture, technology, sciences etc.

Nguyen [3] stated that since our Party and

State have adopted a policy of

multilateralization and diversification of

external relations, particularly as Vietnam is

now a member of the World Trade

Organization (WTO), the teaching and

learning of foreign languages are facing new

requirements, in terms of size, scope, new

training methods characterized by high

quality, in order to meet the need for socio-

economic development of the country in the

renewal period. General speaking, more

attention is drawn to teaching of how to

communicate, rather than applying the old

methods, which was simply to provide

foreign language knowledge (principally

teaching how to translate a document) for

students.

* Tel: 0963 888 288, Email: [email protected]

However, it comes as no surprise that the

capacity of using English as a means of

communication of Vietnamese learners is still

under acceptable level, which is really a tough

issue for our educators to think over. And

after four years of experience in teaching

English at Thai Nguyen University, College

of Sciences, the researcher does agree that

one of the factors that deter the improvement

in possessing good English skills of students

at the university comes from teachers‟ sides.

Despite the fact that today‟s generation of

students enjoys new educational methods that

focus more on the growth of the individual

rather than mere academic achievement, most

of the teachers at the university in particular

and in Viet Nam in general still prefer

applying the traditional method with “bookish

practice” [4] that no longer motivates students

in learning. And therefore, choosing a suitable

and appropriate method to stimulate and

improve students‟ English competence,

especially communicative competence is

always of the author‟s concern.

Of all the prominent methods in teaching

English that the writer has so far known,

Page 121: Tập 79 - Số 03 - Năm 2011

Nguyễn Thị Quế Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 79(03): 117 - 121

118

Communicative Language Teaching (CLT) or

Communicative Approach has proved to be

widely accepted in different parts of the world

as the priority in teaching and learning a

foreign language. It is because of the fact that

CLT came into existence with the stress

placed upon language competence, which can

be understood as the “unconscious intuitions

about language” [2] and communicative

competence or the “internalized knowledge of

the situational appropriateness of language”.

Canale [1] mentioned about the main focus of

CLT, which is the “What” and the “How” the

English language is taught to learners. He also

emphasized that more focus would be placed

on the use of language for communication of

meaning than learning language structures,

forms and vocabulary. Ultimately, the “What”

aims towards “communicative competence”,

the use of language „accurately‟ and

„appropriately‟. Meanwhile, the “How” deals

with the specific techniques and procedures

used to unconsciously „acquire‟ and

consciously „learn‟ a language through

communication.

Consequently, the CLT is really an

appropriate approach in teaching English to

students. The application of this method in

teaching – learning process is expected to

enhance students‟ achievement in English.

Thai Nguyen city where the writer works is

one of the educational centers of Viet Nam.

However, as being located in a mountainous

area, the teaching facilities and teaching

methods have not yet been upgraded. College

students of the College of Sciences come

from different parts of the country with

dissimilar habits and styles in learning

English, let alone some are completely

illiterate in English. And to non-native

teachers of English, teaching a foreign

language to college students, especially

teaching oral communication is really a big

challenge.

In recent years, new generation of worldwide

teachers has tried to apply modern methods in

teaching English in order to make the lessons

less monotonous. And CLT is one of the

methods of choice. A positive signal is that

teachers and educators in many countries in

the world and several big cities of Viet Nam

such as Ha Noi capital, Ho Chi Minh city, and

others have claimed the improvement in

students‟ performance when using this

method in teaching English. With the hope of

finding suitable methods in teaching English

to students as well as testing the effectiveness

of this method in this disadvantaged region,

the researcher bravely experiments CLT in

her teaching. The question to rise when

applying CLT in teaching English is that what

particular communicative activities are

considered appropriate to most students in a

class. Since there is no single activity that is

claimed best for all students and all teaching

fields, hence, the combination of varied

activities in CLT is taken into serious account

in teaching English here.

Of all the aforementioned observations, together

with the researcher‟s own interest in teaching

English, the Effects of Communicative

Approach on the English Performance of the

selected sophomore students of the College of

Sciences of Thai Nguyen University has been

chosen as her study.

SUBJECT AND METHODOLOGY

An experimental design specifically the

matched groups design was used to find out

the effects of Communicative Approach in

teaching English. Two comparable sections of

Second Year College of Sciences students

were used as respondents of the study. The

results of their English scores, second

semester of the first year 2008-2009; as well

as their age and gender were used for

matching purposes. There were 30 students

for each group. The control group was

subjected to the traditional method while the

experimental group was exposed to

Communicative Approach. The study was

conducted at College of Sciences, Thai

Nguyen University during the first semester

of the second year Bachelor in the Academic

Year 2009-2010.

A teacher-made achievement test was

validated and administered as a pre-tests and

post-test to both groups.

Page 122: Tập 79 - Số 03 - Năm 2011

Nguyễn Thị Quế Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 79(03): 117 - 121

119

The t-test of dependent sample means was

employed to compare the pre-test mean of the

two groups and post-test mean of the two

groups. The t-test of dependent sample means

was also used to compare the pre-test and

post-test mean of each group.

FINDINGS

The following are the findings of the study:

1. There is no significant difference on the pre-test mean scores of the two groups using Communicative approach and the traditional approach.

The control group obtained the mean score of

25.36 while the experimental group gained

25.13 in the mean score. When subjected to t-

test, the result revealed that there was no

significant difference between two groups in

the pre-test. Therefore, the two groups were

homogeneous at the beginning of the study.

2. The mean score of students in the post-test using the Communicative approach differs significantly from that of those using the traditional approach.

After the treatment period, the two groups

were given a post-test. The mean scores of the

control and experimental groups were 29.23

and 32.6 respectively. The t-test showed that

there is a significant difference in the post-test

of the two groups as shown equal to 2.106.

The result proved that Communicative

Approach is more effective in improving

students‟ competence in English than the

traditional method.

3. There is a significant difference between

the mean score of students in the pre-test and

in the post test scores using the traditional

method.

The pre-test mean score of the control group

was 25.36, while the post-test mean score of

this group was 29.23. The low scores in the

pre-test was due to the fact that the students

had little knowledge about the subject matters

that were still to be discussed. And the gain

scores somewhat revealed their acquisition of

previous study. When subjected to t-test, the

result showed that there is a significant

difference between pre-test mean scores and

post-test mean scores of the respondents in

the control group.

Table 1. T-test Results of the Pre-test Scores of the Control and Experimental Groups

Groups Mean

Scores

Mean

Difference

t-computed t- tab

α = 0.05; df= 58

Remarks

Control

Experimental

25.36

25.13

0.23 0.159

1.67

Not

Significant

Note: t-tab: t value tabulated; df: degrees of freedom

Table 2. T-test Results of the Post-test Scores of the Control and Experimental Groups

Groups Mean

Scores

Mean

Difference

t-computed t- tab

α = 0.05; df= 58

Remarks

Control

Experimental

29.23

32.6

3.37 -2.106

1.67

Significant

Note: t-tab: t value tabulated; df: degrees of freedom

Table 3. T-test Results on the Pre-test and Post-test Scores of the Control Group

Control

Group

Mean

Scores

Mean

Difference

t-computed t- tab

α = 0.05; df=29

Remarks

Pre-test

Post-test

25.36

29.23

3.87 -6.87

1.699

Significant

Note: t-tab: t value tabulated; df: degrees of freedom

Page 123: Tập 79 - Số 03 - Năm 2011

Nguyễn Thị Quế Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 79(03): 117 - 121

120

4. The mean score of students in the pre-test

differs significantly from that in the post-test

using Communicative approach.

The pre-test mean score of the experimental

group was 25.13, while the post-test of this

group was 32.6. When subjected to t-test, it

was revealed that there is a significant

difference between the pre-test and post-test

scores at 0.05 probability level.

5. Students exposing to Communicative

Approach performed better than those using

the traditional method.

The mean gain scores of the control and the

experimental groups were 3.87 and 7.47

respectively. The t-test proved that there is a

significant difference in the mean gain scores

between two groups. The results also revealed

that the students being taught with

Communicative Approach performed better

than those being exposed to the traditional

method of teaching English.

CONCLUSIONS

Based on the findings of this study, the

following conclusions were drawn:

1. The hypothesis that there is a significant

difference in the pre-test scores of the two

groups using Communicative Approach and

Traditional Approach is not supported in this

study.

2. The hypothesis that the mean gain scores

in the post test of students using

Communicative Approach significantly differ

from those using the traditional method is

supported. It is evident that the mean score of

students using Communicative Approach is

significantly higher than that of students using

the traditional method.

3. The hypothesis indicating that there is a

significant difference between the pre-test

scores and the post-test scores of the control

group using the traditional method is also

supported in this study

4. The hypothesis that the mean gain scores

in the post test significantly differ from those

in the pre-test of students using

Communicative Approach is supported.

5. And the hypothesis that students in the

experimental group using Communicative

Approach perform better than those in the

control group using the traditional approach is

also supported.

RECOMMENDATIONS

Based on the conclusions of this study, the

following recommendations were drawn:

1. The results of the study prove that the mean scores of students using Communicative Approach is significantly higher than those of students using the traditional method. Therefore, teachers of English in the College of Sciences in particular and teachers in Vietnam in general may adapt Communicative Approach in their teaching with regard to applying different activities following this method to motivate and improve student‟s skills in English.

2. The study also reveals that there is a significant difference between the pre-test scores and the post-test scores of the control group using the Traditional Method. Hence, this method is still favorable for teachers to integrate in their teaching.

Table 4. T-test Results on the Pre-test and Post-test Scores of the Experimental Group

Experimental

Group

Mean

Scores

Mean

Difference

t-computed t- t-tab

α = 0.05; df=29

Remarks

Pre-test

Post-test

25.13

32.6

7.47 -11.019

1.699

Significant

Note: t-tab: t value tabulated; df: degrees of freedom

Table 5. T-test for Two Independent Samples for Mean Gain Scores

Groups Mean Gain Scores t-computed t- tab α = 0.05; df=58 Remarks

Control

Experimental

3.87

7.47

-4.087

1.67

Significant

Note: t-tab: t value tabulated; df: degrees of freedom

Page 124: Tập 79 - Số 03 - Năm 2011

Nguyễn Thị Quế Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 79(03): 117 - 121

121

3. The results infers that success in teaching

English to students may depend not so much

on the teachers‟ competency or the students‟

capability but more than the approaches and

strategies that the teacher may use. As a

consequence, it is recommended that teachers

of English take into serious consideration all

the conditions to apply these innovative

approaches as well as combine harmoniously

different methods in their teaching so that

they could facilitate the students‟ learning to

reach their utmost acquisition of the language.

REFERENCES

[1]. Canale, M (1993). From Communicative

Competence to Communicative Language

Pedagogy. In: Jack C. Richards & Richard

W.Schmidt. (Eds.), Language and communication.

London: Longman. 5th

printing.

[2]. Noam Chomsky (2005), On Nature and

Language. Cambridge University Press.

[3]. Nguyen Huy Can (2007). Teaching and

Learning Foreign Languages in Vietnam: The

Current Situation and some Solutions. English

Foreign Language Journal.

[4]. Phan Le Ha (2004). University Classrooms in

Vietnam: Contesting the stereotypes. English

Language Teaching Journal.

TÓM TẮT

HIỆU QUẢ CỦA PHƢƠNG PHÁP DẠY HỌC GIAO TIẾP ĐỐI VỚI KHẢ NĂNG

SỬ DỤNG TIẾNG ANH CỦA SINH VIÊN NĂM THỨ HAI TRƢỜNG ĐẠI HỌC

KHOA HỌC, ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

Nguyễn Thị Quế

*

Trường Đại học Khoa học - ĐH Thái Nguyên

Đƣờng hƣớng dạy học giao tiếp (CLT) bao gồm những lý thuyết về giảng dạy ngôn ngữ, trong đó

nhấn mạnh mục tiêu cần hƣớng tới của việc dạy ngôn ngữ đó là khả năng giao tiếp của ngƣời học.

Đây là một phƣơng pháp khá mới mẻ đối với giảng viên tiếng Anh của Đại học Thái Nguyên nói

chung và Đại học Khoa học nói riêng. Do đó, nghiên cứu này tập trung giải đáp câu hỏi liệu rằng

CLT có cải thiện khả năng tiếng Anh của sinh viên năm thứ 2, trƣờng Đại học Khoa học, Đại học

Thái Nguyên của học kỳ I năm học 2009-2010. Hai nhóm sinh viên đƣợc giảng dạy bằng hai

phƣơng pháp truyền thống và phƣơng pháp dạy học giao tiếp đã tham gia thử nghiệm trong nghiên

cứu. Điểm trung bình trƣớc khi thử nghiệm của 2 nhóm không có sự khác biệt đáng kể trong khi

điểm trung bình sau khi thử nghiệm 2 phƣơng pháp thể hiện sự khác biệt rất lớn trong khả năng sử

dụng tiếng Anh của 2 nhóm. Kết quả của đề tài cho thấy việc sử dụng đa dạng các hoạt động theo

đƣờng hƣớng dạy học giao tiếp trong giảng dạy tiếng Anh thực sự tạo ra động lực học tập và nâng

cao khả năng sử dụng tiếng Anh của sinh viên.

* Tel: 0963 888 288, Email: [email protected]

Page 125: Tập 79 - Số 03 - Năm 2011

Nguyễn Thị Quế Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 79(03): 117 - 121

122

Page 126: Tập 79 - Số 03 - Năm 2011

Trần Thu Hƣơng và ĐTG Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 79(03): 123 - 127

123

SOME PROPOSED OF MASTER CURRICULUM DEVELOPMENT

IN THAI NGUYEN UNIVERSITY

Tran Thu Huong, Nguyen Xuan Truong, Tran Thanh Van, Chu Hoang Mau

Thai Nguyen University

ABSTRACT

Study on finding solutions to improve the quality of current master training are problems that

many educators and societies care about. In which making the master training program under

new approach plays a very important role in organizing master training program. Based on the

assessment of current state of undergraduate and master training in Thai Nguyen University

and the change in training regulation of the Ministry of Education and Training and the

requirement of society, this paper presents the orientation of principle and method for

designing and building a master program including curriculum, standard output and detailed

subject outline. This contributes to improving the quality of graduate training institutions.

Key words: Standard of output, details outline, curriculum, program development, masters.

INTRODUCTION*

In recent years, the process of renewing the

economy of Vietnam has achieved many

significant achievements, the life of the

people has been continuously improved. In

2007, Vietnam officially became one of the

member of the World Trade Organization [1].

The development of economic and social

demands higher requirements for the national

education system, particularly for

undergraduate education. Government of

Vietnam issued Resolution No. 14/2005/NQ-

CP on comprehensive reform of

undergraduate education to Vietnam for the

period of 2006-2020 to promote the reform of

higher education so that in 2020 Vietnam has

an advanced system of higher education [2].

Directive No 296/CT-TTg on 27/02/2010 of

the Prime Minister on the reform of higher

education management during the period

2010-2012 and building strategies period of

2011-2015 to towards to 2020 which

indicated the development of model of higher

education must be ensured as well as

improving the quality of training. Resolutely

put an end to uncontrolled quality training.

Need to create mechanisms and dynamics of

state management and Academic management

institutions to ensure implementation of goals

* Tel: 0912215929

and improving the quality of training [2]. In

the report of Education and Training of

Ministry on the development of solutions and

higher education systems to ensure and

improve the quality of training has been

confirmed: "In general the quality of higher

education, especially the Academic of masters

and doctors are still limited, It has been

affecting for the economy in a relatively long

time "and one of the solutions to ensure and

improve the quality of Academic in the period

of 2009 -2012 is "standardizing and

improving the quality of academic programs"

[3]. Reforms academic program and built the

standard output of the academic program is

one of the problems of quality undergraduate

academic should be discussed and clarified.

SITUATION OF MASTER ACADEMIC

PROGRAM OF THAI NGUYEN

UNIVERSITY

Thai Nguyen University is interdisciplinary

university in education system of Viet Nam

which is assigned to educate 20 specialities in

Doctoral of philosophy program and 40

specialities in master program by ministry of

education. Before 2006, master program

training was composed 100 units but the

structure of program has been reformed 2

times for suitable with education system after.

The first time in 2005 – 2008 periods, the

master academic program was followed as

Page 127: Tập 79 - Số 03 - Năm 2011

Trần Thu Hƣơng và ĐTG Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 79(03): 123 - 127

124

school year education system with 70 units

and delivered in 3 blocks of knowledge as:

general knowledge block (English and

Philosophy subjects), basic knowledge block

and specialized knowledge block and master

thesis included 15 units. From 2008-2009

school years, credit education system has

been applied to replace school year education

system including master academic program.

Master academic program include 50 credits

and to be able to graduate within 2 years with

3 blocks of knowledge, thesis and to be

delived follow as:

The general knowledge block (5 credits)

include philosophy and English subject.

English is not compulsory subject; depend on

the condition of school and the demand of

students to decide, but graduate students have

to submit English international certificate

before defend their thesis.

The basis knowledge includes 21 credits. The

specialized knowledge includes 12 credits,

and the master thesis includes 12 credits.

The differences of academic programs are

considered the different of contents,

compulsory subjects, elective subjects and

master thesis.

Regulation master's degree training issued

under Circular No. 10/2011/TT-BGDDT

dated Feb 28, 2011 by the Minister of

Education and Training has decided about 30

– 35 credits in master academic program and

to be derived in theory module(80%) and

master thesis (20%). The theory module

includes as: (i) the general knowledge block

with 3 credits of philosophy subject (social

science humanities specialized) or 2 credits

(others specialized); (ii) the basis and

specialized knowledge blocks including

compulsory and elective subjects (30% in

elective subjects) [5]. And the graduate school

must to finish the proposal of master academic

program at the last of 2011. Thus, improved

master academic programs of each institution

are required and are conducted regularly.

All of the schools base on the form of

ministry of education and training to set up

their academic program. But during the

process, some subjects which are available

proof and material facilities have been taught

and do not mention to the logical and

demands of program structures. It is common

in graduate academic program design that the

subjects belong to proof who set up the

program is more frequency in list of program

or they do not want to combine with other

subjects to become a new one. They did not

carry out surveys of the quality of graduation

students and not yet analyze and assess the

real needs of the knowledge that society

needs also.

In currently, our master quality is not satisfy

the requirements of social because of each

training institution have one type of training

only and to be affected others social problems

relative professors and students, material

facilities, reference books, Hences, it is

necessary to reform the structure of program

of each specialized for suitable and meet the

demands of socialities. The purpose of

development academic programs are able to

set up training programs to support each other

subjects and detail plan for integrating

between personal skills and communication

skills; product creation skills, processes,

systems to make sure the quality of

graduation students [1]. Beside that, English

is one of indispensable requirement to be able

to graduate of students. Thus, development of

master academic program is the best method

to improve the quality of masters.

PROPOSE A NEW APPROACH TO

CURRICULUM DEVELOPMENT

MASTER

The changing of curriculum will be affected

to all of lectures, staffs, and potential of

Vietnam National University have overcome

the difficulties during the process base on 12

factors as considered culture changing and 3

steps in organization: Starting right - Motivate

key activities.

- Institutionalizing change [1]. Base on the

status of master academic program of Thai

Nguyen University, we recommend some

strategies approach to improve the quality of

master.

Page 128: Tập 79 - Số 03 - Năm 2011

Trần Thu Hƣơng và ĐTG Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 79(03): 123 - 127

125

Curriculum development and requirement

satisfy of master graduation

Base on the master academic program

regulation of ministry of education and

training and status of College of Thai Nguyen

University to complete the master curriculum.

However, when developing training programs

should be rebuilt from scratch, pay attention

to continuity and can perform the procedure

as follows:

(1) Curriculum framework of each specialized

will be followed the rules and orientation of

Thai Nguyen University. And it is able to

design with 2 types of framework: (1)

Curriculum framework have only course

work and without thesis, but master students

have to finish a term paper before graduation

and not allow to take PhD with the same

specialized. (2) curriculum framework

include course work with general knowledge

block, basis knowledge block, and specialized

knowledge block and thesis with 20% of

course work among. The ones who graduate

to be able to take PhD.

(2) Graduate school has responsibility to

inform to faculties for review the objectives

and the existing framework. Establish project

team to develop training programs as the core

members of the Department of eel

management training program.

(3) Base on the objectives and curriculum

framework, the members of project team put

forward a proposed draft program and new

standard output (first version).

(4) Members of project team present to the

Scientific Council of Faculty Training

professionals to gather opinions and discuss

preliminary approval of the standard output to

deploy the survey process.

(5) Surveyed groups of stakeholders:

Teachers, graduate students, alumnus and

recruitors.

(6) Collection, processing and analyzing

information to propose the standard output

and curriculum framework (second version).

(7) Divisions have being made discussions for

introducing the third version to the Scientific

Council of Faculty Training professionals.

(8) Council for Science and Training to

discuss and make final decisions on

curriculum frameworks and standards of

professional output of the master that subject

(9) Complete the curriculum framework and

standard output of specialized training master

degree (final version)

The new curriculum framework should not

follow the old one to design. Do not base on

the potential available lecturers must be based

on the objectives and the standards output of

training programs. Base on survey the

stakeholders on the objectives and outputs

standard to design programs which include

training modules with appropriate subjects. In

the curriculum framework may have the new

courses, combine 2 or 3 subjects to form a

new course and it can be absent some subjects

which present in the old program. The new

curriculum framework is the brainchild and

will be tested, evaluated and improved during

the training process.

Standard output is the basis for set up an

integrated training program to ensure

achieving specific objectives. Integrated

curriculum includes many courses in close

contact with each other to provide the

knowledge, skills and attitudes for each

different level. It can be done by methods:

'from up to down‟ assume the hypothesis,

estimate the knowledge, skills, and attitudes

of standard output to decide the contents of

courses. Hence, we have from the standard

output of the whole program to determine the

structure of academic programs and then will

build a detailed outline for each subject; or

other method : from the current state of the

old academic program, with the outline of the

old subjects, but the link between the subject

has not been clearly defined, the standard

output of each subject is also unclear, we

have to redefine the standard output of each

subject in a match with the standard output of

the whole program, identified the integrated

sequence of subjects to edit the old course

outline proposals to new one.

It is not only base on the objectives of

training but also base on the survey

Page 129: Tập 79 - Số 03 - Năm 2011

Trần Thu Hƣơng và ĐTG Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 79(03): 123 - 127

126

stakeholders to set up the standard output.

The results of standard output survey may

show some problems: (i) which output is not

any stakeholders interested in? (ii) Which

output do not support by any subject? (iii)

The relative importance of each standard

output compared to the standard output Left

[7]. The objective of master academic

program is the product to be achieved after

the training process. Standard output is the

product-specific knowledge, skills, attitudes

can be measured to assess training objectives.

The construction of the training program

should have a consensus and concerns of the

leaders, lecturers, and academic program have

to meet the demands of stakeholder.

Survey the stakeholder

The results of survey stakeholder play an

important to assess practicability, logical of

standard output [8]. Objects are selected to be

surveyed are faculty, alumni and the

recruiters. Before conducting the survey, the

questionnaire design, methodologies of

survey must be done, and after conducting the

survey, all of information will be analyzed

and assessed. Questionnaire design, process

and methodologies have been suited with

each respondent.

Set up the detail outline

The detail outline and standard output are the

main component of master academic

program. A training program integrates many

subjects are related closely together to

provide knowledge, skills and attitudes for

each different level and in a sequence

determined [9]. Each course will be

determined by standard output specific

subjects to be able to achieve the standard

output of the training program.

Detailed course outline can be built under the

order include the following: (1) Determine the

objectives of subjects; (2) Determine the

correlation between the subjects under

consideration with other subjects in the series

subjects of the overall program;(3) Determine

the standard output follow criterion: scientific

knowledge, skills and attitude; (4) Determine

the correlation between the standard output

and standard output subject of training

programs, base on 3 criteria: Utilize- Teach-

Introduction; (5) Finally, selection

appropriate teaching methods for each of the

course content, the assessment methods to

ensure the attainment of the standard output

of the subjects mentioned.

It is complexity to develop the academic

program, identify the standard output, and

design the detail outline of subjects, so it is

necessary the corporation and effort of

managers and teachers for successful. The

managers have to innovate the method of

management and design the outline of

subjects. The teachers must boldly change,

have strong faith, always update their

knowledge and dare to innovate on the best

experiences of themselves. They must be

willing to listen and accept the opinions of

colleagues and others, enthusiasm, humility -

learning from mistakes and perseverance,

patience. Thus, the development of master

academic programs is archived efficiency and

goals.

REFERENCES

[1].Vietnam National University (2010),

"Proceeding an example CDIO model at the

Vietnam National University", Proceedings of

seminar on standard output and curriculum

development follow the model CDIO, pp. A1-A9

[2].www.chinhphu.vn (2005) Resolution No.

14/2005/NQ-CP on comprehensive reform of

Vietnam education period of 2006-2020 .

[3].Ministry of Education and Training (2010),

Innovation in management system of higher

education period 2009 to 2012, Education

Publishing House, pp. 28-44.

[4].Thai Nguyen University (2008-2010), Master

Academic program of Thai Nguyen University.

[5].Ministry of Education and Training (2011),

Regulations of Master Academic issued under

Circular No. 10/2011/TT-BGDDT on February

28, 2011 by the Minister of Education & Training

[6].Ho Tan Nhut, Doan Thi Minh Trinh (2009),

Reform and building training programs in

technical by method of approaching CDIO,

Publishing house of Vietnam National University.

[7].Dinh Ba Tien, Le Hoai Bac, Tran Dan Nhu,

Duong Anh Duc (2010), "Building Process of

Building standard output and training programs of

the Department of Information Technology, Ha

Page 130: Tập 79 - Số 03 - Năm 2011

Trần Thu Hƣơng và ĐTG Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 79(03): 123 - 127

127

Noi university of Science and Technology in

CDIO", Proceedings of Seminar on standard

output and curriculum development follow the

model CDIO, pp. B1 1-12.

[8].Lam Quang Vu, Van Chi Nam, Tran Minh

Triet (2010), "Survey of access on standard output

of Department of Information Technology, Ha Noi

university of Science and Technology",

Proceedings of Seminar on standard output and

curriculum development follow the model CDIO,

pp. B2 :1-12.

[9].Ho Bao Quoc, Le Hoai Bac (2010), "Some

experiences in developing syllabus of subjects

follow CDIO", Proceedings of Seminar on

standard output and curriculum development

follow the model CDIO, p. B3 :1-9.

TÓM TẮT MỘT SỐ ĐỀ XUẤT PHÁT TRIỂN CHƢƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO THẠC SĨ

CỦA ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

Trần Thu Hƣơng*, Nguyễn Xuân Trƣờng, Trần Thanh Vân, Chu Hoàng Mậu

Đại học Thái nguyên

Chất lƣợng đào tạo và nghiên cứu tìm giải pháp nâng cao chất lƣợng đào tạo thạc sĩ hiện nay đang

là vấn đề đƣợc nhiều nhà giáo dục học và cả xã hội quan tâm. Trong các giải pháp đó việc thiết kế

chƣơng trình đào tạo thạc sĩ theo hƣớng tiếp cận mới có vị trí hết sức quan trọng trong tổ chức đào

tạo thạc sĩ hiện nay. Trên cơ sở đánh giá hiện trạng về chƣơng trình đào tạo đại học và thạc sĩ hiện

nay của Đại học Thái Nguyên, những thay đổi trong quy chế đào tạo của Bộ Giáo dục &Đào tạo

và yêu cầu của xã hội, bài báo trình bày định hƣớng về nguyên tắc cũng nhƣ cách thức thiết kế và

xây dựng chƣơng trình đào tạo thạc sĩ bao gồm cả khung chƣơng trình, chuẩn đầu ra và đề cƣơng

chi tiết môn học, góp phần nâng cao chất lƣợng đào tạo thạc sĩ của các cơ sở đào tạo sau đại học.

Từ khóa: Chuẩn đầu ra, đề cương chi tiết, khung chương trình, phát triển chương trình, thạc sĩ

* Tel: 0912215929

Page 131: Tập 79 - Số 03 - Năm 2011

Trần Thu Hƣơng và ĐTG Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 79(03): 123 - 127

128

Page 132: Tập 79 - Số 03 - Năm 2011

Nguyễn Bá Dƣơng và ĐTG Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 79(03): 129 - 131

129

PHÁT TRIỂN TƢ DUY LÝ LUẬN ĐỂ NÂNG TẦM NHẬN THỨC CHO SINH

VIÊN VỀ CON ĐƢỜNG ĐI LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở NƢỚC TA

Nguyễn Bá Dƣơng

1, Đỗ Ngọc Hanh

2*

Học viện Chính trị, Bộ Quốc phòng

TÓM TẮT Trong bài viết, các tác giả đã tập trung luận giải vai trò của tƣ duy lý luận đối với hoạt động thực

tiễn của con ngƣời. Phát triển tƣ duy lý luận là việc làm cấp thiết, có ý nghĩa cả về lý luận và thực

tiễn đối với sinh viên ở các trƣờng Đại học, Cao đẳng hiện nay. Đồng thời, các tác giả đã chỉ rõ

định hƣớng phát triển tƣ duy lý luận của sinh viên; trên cơ sở đó, đề xuất một số giải pháp đột phá

nhằm phát triển tƣ duy lý luận của sinh viên, đáp ứng yêu cầu, đòi hỏi cấp bách của việc nâng cao

chất lƣợng giáo dục Việt Nam hiện nay.

Từ khóa: Nâng tầm nhận thức cho sinh viên

Trong bối cảnh lịch sử mới, sự nghiệp cách

mạng vẻ vang của toàn Đảng, toàn dân đòi

hỏi phải phát huy hơn nữa sức mạnh của khối

đại đoàn kết dân tộc. Sức mạnh đó phải đƣợc

bắt nguồn trƣớc hết từ nhận thức đúng đắn

của mọi ngƣời về con đƣờng đi lên chủ nghĩa

xã hội (CNXH) của đất nƣớc, trong đó có một

bộ phận vô cùng quan trọng là thế hệ trẻ nói

chung, sinh viên các trƣờng đại học, cao đẳng

nói riêng:*

“Giữ vững mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền

với CNXH là mục tiêu phấn đấu của toàn

Đảng, toàn dân và toàn quân ta, là trách

nhiệm vẻ vang của thế hệ trẻ, là biểu hiện cụ

thể của chủ nghĩa yêu nƣớc Việt Nam trong

thời kỳ mới. Chúng ta phấn đấu để xây dựng

và phát triển đất nƣớc, nhất thiết không thể để

tụt hậu so với các nƣớc xung quanh, đó là ý

chí, là quyết tâm không gì lay chuyển đƣợc

của dân tộc ta, của chính thế hệ thanh niên,

của sinh viên Việt Nam và đội ngũ tri thức trẻ

đang hoạt động trên khắp mọi lĩnh vực của

đời sống xã hội” [2].

Để nhận thức đúng đắn về con đƣờng đi lên

CNXH mà Đảng, Bác Hồ và nhân dân ta đã

lựa chọn; sinh viên phải thực hiện thắng lợi

các nhiệm vụ xã hội của mình, tránh tình

huống rơi vào sai lầm, khuyết điểm. Muốn

nhƣ vậy, họ cần sự chỉ dẫn của lý luận khoa

học. Song, thực tiễn lịch sử đã cho thấy rằng,

không phải khi nào sự vận dụng lý luận vào

* Tel: 0919.604.599; Email: [email protected]

thực tiễn cũng có thể đạt tới một hiệu quả cao,

bởi việc vận dụng đó đòi hỏi chủ thể vận

dụng lý luận phải có một trình độ tƣ duy lý

luận nhất định.

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Lý

luận nhƣ cái kim chỉ nam, nó chỉ phƣơng

hƣớng cho chúng ta trong công việc thực tế.

Không có lý luận thì lúng túng nhƣ nhắm mắt

mà đi” [3]. Nhận rõ tác dụng vô cùng to lớn

của tƣ duy lý luận, Ph.Ăng ghen từng nhấn

mạnh: “Một dân tộc muốn đứng vững trên

đỉnh cao của khoa học thì không thể không có

tƣ duy lý luận” [1].Tƣ duy lý luận có vai trò

quan trọng đối với các lĩnh vực hoạt động của

xã hội, con ngƣời; đặc biệt là quá trình nhận

thức về con đƣờng đi lên CNXH ở nƣớc ta

đối với sinh viên hiện nay.

Sự phát triển vững bền của đất nƣớc theo định

hƣớng XHCN đòi hỏi tất yếu phải trang bị

cho sinh viên những nhận thức chính trị,

những kiến thức về mục tiêu, con đƣờng đi

lên CNXH của đất nƣớc, những kiến thức

chuyên môn, nghiệp vụ, ngay từ khi còn ngồi

trên ghế nhà trƣờng. Đây là điều có ý nghĩa

vô cùng quan trọng và cấp bách bởi vì, đứng

trƣớc những biến động phức tạp của tình hình

chính trị thế giới, khu vực; trƣớc chiến lƣợc

“diễn biến hoà bình” của chủ nghĩa đế quốc

và các thế lực thù địch, tập trung chống phá

trên lĩnh vực tƣ tƣởng đối với thế hệ trẻ, nhận

thức của sinh viên các trƣờng đại học, cao

đẳng về con đƣờng đi lên CNXH ở nƣớc ta

vẫn còn nhiều vấn đề bất cập. Họ có những

Page 133: Tập 79 - Số 03 - Năm 2011

Nguyễn Bá Dƣơng và ĐTG Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 79(03): 129 - 131

130

hạn chế về kiến thức lý luận, tƣ duy lý luận,

thiếu sự quan tâm đến tình hình kinh tế, chính

trị, văn hoá, xã hội của đất nƣớc. Nguy hiểm

hơn, một bộ phận sinh viên với trình độ tƣ

duy lý luận thấp kém, thiếu niềm tin vào con

đƣờng đi lên CNXH, quá đề cao lợi ích vật

chất, chƣa nhận thức đầy đủ vai trò, trách

nhiệm của mình đối với đất nƣớc.

Phát triển tƣ duy lý luận để nâng tầm nhận

thức của sinh viên về con đƣờng đi lên

CNXH ở nƣớc ta hiện nay cần thực hiện tốt

những định hƣớng cơ bản sau:

Thứ nhất, phát triển tƣ duy lý luận của sinh

viên phải hƣớng tới việc hoàn thiện phẩm

chất, năng lực toàn diện của họ.

Trƣớc yêu cầu xây dựng “con ngƣời xã hội chủ

nghĩa” để đáp ứng cuộc đấu tranh trên mặt trận

chính trị - tƣ tƣởng hiện nay, đòi hỏi sinh viên

cần phải có một chất lƣợng mới toàn diện.

Chất lƣợng mới toàn diện đó là kết quả tổng

hợp của sự phát triển nhiều yếu tố, trong đó sự

phát triển tƣ duy lý luận giữ vai trò nền tảng,

chi phối tới sự phát triển, hoàn thiện nhân cách

toàn diện của ngƣời sinh viên.

Thứ hai, phát triển tƣ duy lý luận phải hƣớng

vào nâng cao trình độ khoa học, các hoạt

động chuyên môn của sinh viên .

Quá trình học tập, công tác ở các trƣờng Đại

học, Cao đẳng, đội ngũ sinh viên cần phải

đƣợc trang bị kỹ năng, phƣơng pháp biết

thuyết phục, vận động, tổ chức và hƣớng dẫn

mọi ngƣời dân, mọi tổ chức trong nhà trƣờng

thực hiện thắng lợi đƣờng lối, nhiệm vụ chính

trị của Đảng; làm cho mọi ngƣời, mọi tổ chức

hoạt động một cách tự giác, sáng tạo, đúng

với đƣờng lối, quan điểm của Đảng bằng công

tác giáo dục chính trị, tƣ tƣởng và công tác tổ

chức. Để làm đƣợc điều này, sinh viên phải có

tính khoa học rất cao. Phát triển tƣ duy lý luận

cần hƣớng tới nâng cao trình độ khoa học, các

hoạt động chuyên môn của sinh viên .

Thứ ba, phát triển tƣ duy lý luận của sinh viên

phải gắn liền với quá trình hình thành ở họ

các phẩm chất trí tuệ cơ bản.

Trong hoạt động nhận thức cũng nhƣ trong

hoạt động thực tiễn, tƣ duy lý luận và các

phẩm chất trí tuệ của sinh viên luôn có quan

hệ chặt chẽ với nhau. Trí tuệ với tƣ cách là

nhận thức lý tính đã đạt tới trình độ cao luôn

đòi hỏi mỗi ngƣời, nếu muốn có một năng lực

trí tuệ nhất định, thì phải luôn nỗ lực tự giác

cao và thƣờng xuyên. Không ai có thể đem lại

cho họ một năng lực trí tuệ nào đó nếu mỗi

ngƣời không tự tìm đến với nó. Trí tuệ không

phải là một “khả năng thiên phú”, cũng không

thể có trí tuệ bằng những trao đổi vật chất.

Một trí tuệ uyên bác là một trí tuệ không chỉ

am hiểu tri thức vừa rộng, vừa sâu, mà ở mức

cao hơn, trí tuệ ấy phải đƣợc sử dụng vào

trong thực tiễn cuộc sống một cách tích cực,

lành mạnh, làm cho cuộc sống vận động, phát

triển theo hƣớng ngày càng phong phú hơn,

đậm chất nhân văn hơn. Bởi vậy, một trong

những định hƣớng cơ bản đặt ra là sự phát

triển tƣ duy lý luận của sinh viên phải gắn

liền với quá trình hình thành ở họ những

phẩm chất trí tuệ cơ bản.

Phát triển tƣ duy lý luận nhằm nâng tầm nhận

thức cho sinh viên về con đƣờng đi lên

CNXH ở nƣớc ta, đòi hỏi Đảng, Nhà nƣớc,

các cơ quan, ban ngành phải có biện pháp

thiết thực, hiệu quả để bảo đảm sự phát triển

vững bền của đất nƣớc theo CNXH; tập trung

vào một số biện pháp nhƣ:

Một là, đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền,

giáo dục chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ

Chí Minh, đường lối quan điểm của Đảng

nhằm bồi dưỡng tư duy lý luận, nâng cao

nhận thức của sinh viên về mục tiêu, lý tưởng,

con đường đi lên CNXH ở nước ta.

Đây là giải pháp có ý nghĩa chiến lƣợc trong

việc nâng cao nhận thức của sinh viên về con

đƣờng đi lên CNXH ở nƣớc ta. Để thực hiện

tốt giải pháp này cần phải:

- Nâng cao chất lƣợng đội ngũ giáo viên

giảng dạy các môn khoa học Mác- Lênin, tƣ

tƣởng Hồ Chí Minh, Lịch sử Đảng cộng sản

Việt nam, các môn khoa học xã hội và nhân

văn khác, góp phần nâng cao nhận thức chính

trị cho sinh viên trong nhà trƣờng.

- Tích cực đổi mới phƣơng pháp, hình thức

giáo dục chính trị; trên cơ sở giữ vững định

hƣớng chính trị trong mỗi bài giảng, mỗi hình

thức giáo dục. V.I.Lênin đã dạy “…Trong bất

kỳ một trƣờng học nào, điều quan trọng nhất

Page 134: Tập 79 - Số 03 - Năm 2011

Nguyễn Bá Dƣơng và ĐTG Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 79(03): 129 - 131

131

là phƣơng hƣớng chính trị và tƣ tƣởng của

các bài giảng” [4]; nghĩa là phải thể hiện đƣợc

tính đảng, tính giai cấp, tính khoa học trong

nội dung của từng chủ đề.

- Sự quan tâm của các cấp ủy đảng, các cơ

quan chức năng của ngành giáo dục đào tạo,

các nhà trƣờng, các tổ chức chính trị xã hội

trong giáo dục, nâng cao nhận thức của sinh

viên về con đƣờng đi lên chủ nghĩa xã hội ở

nƣớc ta.

Hai là, thường xuyên tổ chức các buổi Hội

thảo khoa học, Diễn đàn, Trao đổi… của sinh

viên các trường; tập trung chủ đề: “Con

đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta”

Phát huy sức mạnh tổng hợp của Đoàn TNCS

Hồ Chí Minh, đặc biệt là tổ chức đoàn trong

các trƣờng đại học và cao đẳng để nâng cao

chất lƣợng, hình thức giáo dục chính trị cho

sinh viên; trong đó có vấn đề “Nâng cao nhận

thức của sinh viên về con đƣờng đi lên chủ

nghĩa xã hội ở nƣớc ta”.

Hàng năm, tổ chức các buổi Hội thảo: “Nhận

thức của sinh viên về con đƣờng đi lên chủ

nghĩa xã hội ở nƣớc ta hiện nay”; các buổi

Diễn đàn: “Tuổi trẻ với khoa học và công

nghệ”; các buổi trao đổi trực tiếp giữa sinh

viên với các đồng chí lãnh đạo Đảng và nhà

nƣớc…

Ba là, phát huy vai trò xung kích, sáng tạo

của tuổi trẻ trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

Việt Nam xã hội chủ nghĩa

Hàng năm, Trung ƣơng Đoàn TNCS Hồ Chí

Minh phát động phong trào “Mùa hè xanh”

khơi dậy lòng yêu nƣớc và vai trò xung kích

của tuổi trẻ, động viên họ tham gia các phong

trào “Thanh niên tình nguyện”, “Sinh viên vì

ngày mai của đất nƣớc…”. Đây là những hoạt

động thiết thực, bổ ích, có ý nghĩa chính trị to

lớn đối với sinh viên ở các trƣờng Đại học,

Cao đẳng hiện nay.

Tạo điều kịên để sinh viên phát huy tính tích

cực, độc lập, sáng tạo trong học tập, rèn

luyện, nghiên cứu khoa học…, đồng thời định

hƣớng cho sinh viên, để họ tự tìm tòi sáng tạo

và tham gia có hiệu quả vào quá trình xây

dựng và phát triển đất nƣớc.

Thế hệ trẻ nói chung và sinh viên ở các

trƣờng Đại học, Cao đẳng nói riêng cần có

một bản lĩnh vững vàng, một lý tƣởng sống

đúng đắn; bản lĩnh đó, lý tƣởng đó chỉ có

đƣợc trên cơ sở sinh viên có trình độ tƣ duy lý

luận cao, nhận thức đúng đắn và khoa học về

CNXH và con đƣờng đi lên CNXH của đất

nƣớc - con đƣờng mà cả dân tộc đã lựa chọn

và đang phấn đấu đi lên.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. Ph.Ăng ghen (1876), C.Mác & Ph.Ăng ghen,

Toàn tập, tập 20, Nxb. CTQG, Hà Nội 1994,

tr.489.

[2]. Nông Đức Mạnh (2003), Bài phát biểu của

Nguyên Tổng Bí thƣ Nông Đức Mạnh tại Đại hội

đại biểu toàn quốc lần thứ VII Hội Sinh viên Việt

Nam.

[3]. Hồ Chí Minh (1948), Hồ Chí Minh, Toàn tập,

tập 5, Nxb. CTQG, Hà Nội 1995, tr.223.

[4].V.I.Lênin (1923), V.I.Lênin, Toàn tập, tập 47,

Nxb Tiến bộ, Matxcơva 1981, tr.248.

ABSTRACT

DEVELOP THEORETICAL THINKING TO RAISE STUDENTS’

AWARENESS OF THE PATH TO SOCIALISM OF OUR COUNTRY

Nguyen Ba Duong, Do Ngoc Hanh*

Military Politics Academy, Ministry of Defense.

In this article, the authors have focused on interpreting the role of theoretical thinking to human

practical activities. Development of theoretical thinking is urgent need, which theorectically and

practically has meaning to students at universities and colleges today. Simultaneously, the authors

have clearly oriented students' thinking theoretical development; on that basis, we propose some

innovative solutions to develop students' theoretical thinking, to meet the requirements, urgency of

improving the education quality in Vietnam now.

Keywords: raise students’ awareness

* Tel: 0919.604.599; Email: [email protected]

Page 135: Tập 79 - Số 03 - Năm 2011

Nguyễn Bá Dƣơng và ĐTG Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 79(03): 129 - 131

132

Page 136: Tập 79 - Số 03 - Năm 2011

Ngô Thị Lan Anh Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 79(03): 133 - 137

133

SỰ TIẾP BIẾN KHÁI NIỆM “TÂM” TRONG PHẬT GIÁO VIỆT NAM

VÀ NHỮNG BIỂU HIỆN CỦA NÓ TRONG ĐỜI SỐNG ĐẠO ĐỨC

NGƢỜI VIỆT NAM

Ngô Thị Lan Anh

*

Trường Đại học sư phạm - ĐH Thái Nguyên

TÓM TẮT

Chữ "Tâm" trong Phật giáo là nội dung quan trọng góp phần tạo nên giá trị văn hóa Phật giáo. Khi

vào Việt Nam, hầu hết nghĩa của chữ "Tâm" vẫn đƣợc giữ lại. Vốn có cảm tình và ƣa chuộng đạo

Phật, nên ngƣời Việt Nam rất đề cao chữ "Tâm". Từ cái “Tâm” trong sáng, thuần khiết đã hình thành

ở ngƣời Việt Nam lối sống bình dị, chất phác, thật thà, rất đỗi thuỷ chung, có nghĩa có tình, có trƣớc,

có sau góp phần xây dựng lên một nền đạo đức phù hợp với các chuẩn mực xã hội, hƣớng nhân dân

vào việc thực hành những điều thiện, tránh xa điều ác; đem lại sự thanh thản trong “Tâm” mỗi con

ngƣời. Bên cạnh những mặt tích cực, cái "Tâm" trong quá trình hoà nhập vào đời sống ngƣời Việt,

vẫn còn có cả những mặt tiêu cực cần có những biện pháp thích hợp để khắc phục.

Từ khóa: Phật giáo; Phật giáo Việt Nam; “Tâm”; tiếp biến; đời sống đạo đức

ĐẶT VẤN ĐỀ*

Trong xu thế hội nhập và mở cửa hiện nay,

Đảng ta xác định văn hóa là nền tảng tinh

thần của đời sống xã hội, là mục đích và động

lực của sự phát triển [1, tr.213]. Việt Nam

trên con đƣờng hội nhập, không thể không bắt

đầu từ những giá trị văn hóa truyền thống

trong đó có văn hóa Phật giáo. Chữ "Tâm"

trong Phật giáo là nội dung quan trọng góp

phần tạo nên giá trị văn hóa Phật giáo. Triết lý

về chữ "Tâm" trong Phật giáo có ý nghĩa rất

sâu sắc, nó đã ảnh hƣởng không nhỏ tới đời

sống đạo đức của ngƣời Việt Nam trong quá

khứ cũng nhƣ trong hiện tại và cả tƣơng lai.

SỰ TIẾP BIẾN KHÁI NIỆM "TÂM"

TRONG PHẬT GIÁO VIỆT NAM

Theo quan niệm của Phật giáo phạm trù

“Tâm” có thể khái quát thành sáu cấp độ nhƣ

sau: 1. "Tâm" là trái tim bằng xƣơng, bằng

thịt (Phật giáo không để ý tới nghĩa này); 2.

"Tâm" là thức (vijnàna) và theo một nghĩa

nào đó, nó chính là ý thức thông thƣờng của

con ngƣời; 3. Nhƣng không chỉ ý thức, "Tâm"

còn là toàn bộ thế giới bên trong, cái chủ

quan, tâm hồn, tình cảm, ý đồ, tinh thần, tâm

lý. "Tâm" không chỉ là lý mà còn là tình. Cái

"Tâm" này chính là manas; 4. Ở góc độ

"Tâm" là thức thứ tám, thì nó bao gồm cả

* Email: [email protected]

tiềm thức, vô thức; 5. "Tâm" còn là sự tổng

hợp của tất cả cái "Tâm" theo nghĩa thứ hai,

thứ ba, thứ tƣ; 6. Trong Phật giáo, "Tâm" còn

là bản thể vũ trụ, đó chính là tâm thể, Chân

tâm [2, tr.31].

Khi vào Việt Nam, hầu hết nghĩa của chữ

"Tâm" vẫn đƣợc giữ lại. Vốn có cảm tình và

ƣa chuộng đạo Phật, nên ngƣời Việt Nam rất

đề cao chữ "Tâm". Quan niệm về “Tâm” của

Phật giáo ở Việt Nam phát triển theo hai

khuynh hƣớng:

Một là, cái "Tâm" theo hƣớng bác học mà nội

dung của nó bao gồm cả sáu cấp độ nhƣ đã

đƣợc trình bày ở phần trên. Cách hiểu về

"Tâm" theo khuynh hƣớng này, chịu ảnh

hƣởng trực tiếp từ quan niệm "Tâm" của Phật

giáo Trung Hoa. Chữ này có nghĩa khá rộng,

vừa chỉ tinh thần, ý thức, lại vừa chỉ tình cảm,

lý trí; vừa là trái tim lại vừa là tên chung để

chỉ những phẩm chất của trí óc. Ngoài ra, nó

còn chỉ những cái ở giữa (trung gian, trung

tâm). Khi Phật giáo du nhập vào Trung Quốc,

chữ này có nội hàm và ngoại diên càng mở

rộng. Ngoài nghĩa trên, nó còn chỉ tám thức

(bát thức): nhãn thức, nhĩ thức, thiệt thức,

thân thức, tị thức, ý thức, mạtna thức (thức

thứ bẩy), Alạida thức (thức thứ tám) và kết

hợp với nhau giữa chúng. Trong Phật giáo

còn một cái "Tâm" nữa, đó là tự tính, thanh

tịnh "Tâm" (Kiên thực tâm) hay Nhƣ Lai

Tạng tâm (Chân nhƣ).

Page 137: Tập 79 - Số 03 - Năm 2011

Ngô Thị Lan Anh Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 79(03): 133 - 137

134

"Tâm" đƣợc hiểu là nơi cƣ trú của hoạt động

tinh thần con ngƣời. Nó còn mang ý nghĩa là

lƣơng tâm, đạo đức, tấm lòng, lòng bao dung,

nhân ái, độ lƣợng, vị tha, thƣơng ngƣời nhƣ

thể thƣơng thân. "Tâm" còn biểu hiện là sự

cảm thông, biết chia xẻ với ngƣời khác lúc

hoạn nạn, khó khăn. "Tâm" là tâm tính, tâm

can, tâm tƣ, tâm khảm, là toàn tâm toàn ý cho

công việc, cho sự nghiệp, lý tƣởng của mình.

Trong đời sống đạo đức ở nƣớc ta, cái "Tâm"

bác học cũng đã ảnh hƣởng nhiều tới con

ngƣời Việt Nam.

Hai là, cái "Tâm" bình dân, nó góp phần hình

thành nên nền Phật giáo dân gian ở Việt Nam.

Đây chính là một trong những biểu hiện sự

biến đổi của Phật giáo khi vào Việt Nam, để

hoà hợp với đời sống và sự nhận thức của

ngƣời dân nơi đây. Trong sáu cấp độ "Tâm"

nói trên, ở Việt Nam, Phật giáo, đặc biệt Phật

giáo dân gian nhấn mạnh mặt chủ quan, tình

cảm theo khía cạnh thứ ba trong khái niệm

"Tâm".

"Tâm" hiểu theo cách này chính là lòng,

bụng, dạ, ruột… là phần bên trong của cơ thể

con ngƣời, là cái quan trọng nhất, dễ nhận

biết đƣợc. "Tâm" là tâm lực, là sự tập trung

cao độ của sức lực con ngƣời. Ở mỗi ngƣời,

ai cũng tồn tại cái “Tâm” trong mình. Vì thế,

trong cƣ xử giữa con ngƣời với con ngƣời,

điều quan trọng là tấm lòng, là thành "Tâm",

thực bụng, sống hết lòng vì nhau.

Vì thế, với ngƣời Việt Nam, ngƣời ta thƣờng

sử dụng chữ lòng thay cho chữ "Tâm". Điều

này đƣợc phản ánh đậm nét trong kho tàng ca

dao, tục ngữ Việt Nam, trong các câu chuyện

cổ dân gian… Theo kết quả khảo cứu của

GS.TS Nguyễn Hùng Hậu:

"Trong cuốn "Tục ngữ ca dao dân ca Việt

Nam" của Vũ Ngọc Phan (in lần thứ tám, Nxb

Khoa học xã hội, 1978)… nếu gộp cả lòng,

bụng, dạ, ruột vào làm một thì tần suất xuất

hiện chữ lòng lớn gấp 26 lần tần xuất hiện

chữ "Tâm".

Nhƣng ngƣợc lại, trong các văn bản thành văn

bằng chữ Hán trƣớc năm 1282, tức trƣớc khi

có chữ nôm thì ta chỉ thấy có chữ "Tâm", và

sau này mới thay bằng chữ lòng. Đọc thơ văn

Trần Nhân Tông, ông dùng cả hai chữ "Tâm"

và lòng. Điều này lại dẫn ta tới một kết luận

cao hơn: ngƣời Việt dùng chữ lòng là chủ

yếu, dùng chữ lòng nhiều hơn chữ "Tâm".

Phần lớn những ngƣời tri thức có tinh thần

độc lập tự chủ về sau họ thƣờng dùng chữ

nôm, tức chữ lòng thay cho chữ "Tâm", mặc

dù cách viết hai chữ này nhƣ nhau. Qua đây ta

thấy chữ lòng xuất hiện và xuất phát từ chữ

"Tâm" [3, tr.407].

Có thể thấy rõ, trong suy nghĩ của ngƣời Việt

Nam, cái "Tâm" bắt nguồn từ trong chính bản

thân chúng ta. Bụng chúng ta nghĩ gì, thì hành

động của chúng ta sẽ nhƣ vậy. Cho nên, muốn

trở thành ngƣời tốt thì cần phải có cái "Tâm",

tức là chúng ta phải sống bằng cả tấm lòng

của mình, mọi cƣ xử, hành động phải từ đáy

lòng mình mà ra. Phải luôn giữ cho mình sự

ngay thẳng trong "Tâm", mới mong có đƣợc

sự ngay thẳng trong công việc, cuộc đời. Cho

nên cha ông ta mới dặn dò cháu con rằng:

Ở sao cho vừa lòng ngƣời

Dù ai giục đứng, giục ngồi mà nao.

Ngay trong cách thể hiện tình cảm lứa đôi, ngƣời Việt Nam cũng lấy bụng, lòng, dạ, ruột… ra bộc bạch tình cảm của mình. Coi đó là sự thành "Tâm" của mình đối với ngƣời mình thƣơng, mình yêu. Chỉ có những tình cảm đƣợc khơi mạch từ trong sâu thẳm cõi lòng mỗi con ngƣời mới là tình cảm chân thành, đáng quý, đáng đƣợc trân trọng, nâng niu. Cho nên mới có những hình ảnh nhƣ:

- Thƣơng anh bụng sát tận da

Anh thì không biết tƣởng là đói cơm

- Thƣơng anh, em chẳng nói ra

Trong ruột thì héo, ngoài da thì vàng.

Trong gia đình, tình cảm của con cái đối với

cha mẹ mình cũng đƣợc bắt nguồn từ trong

ruột, bụng, dạ... mỗi ngƣời:

- Chiều chiều xách giỏ hái rau

Ngó lên mả mẹ, ruột đau nhƣ dần.

Tấm lòng của ngƣời con hƣớng về cha mẹ

mình đến mức "ruột đau nhƣ dần" cho thấy

một sự hiếu đễ rất lớn của ngƣời Việt Nam

đối với bậc sinh thành dƣỡng dục. Không chỉ

trong tình cảm, mà trong cả việc đánh giá,

nhìn nhận về con ngƣời, ngƣời Việt Nam

cũng dựa vào yếu tố bụng, dạ, lòng… coi đó

nhƣ thƣớc đo để căn cứ vào đó mà phán xét:

Page 138: Tập 79 - Số 03 - Năm 2011

Ngô Thị Lan Anh Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 79(03): 133 - 137

135

- Sông sâu còn có kẻ dò

Lòng ngƣời nham hiểm, ai đo cho vừa.

- Dao vàng cắt ruột máu rơi

Ruột đau chẳng mấy bằng lời em than.

Nhƣ vậy, cái "Tâm" trong cách hiểu của

ngƣời Việt Nam theo dân gian nó là lòng,

bụng, dạ, ruột.... Cách hiểu này thật dân dã,

chân chất nhƣ bản tính con ngƣời Việt Nam,

khiến ai cũng hiểu đƣợc, nhận ra đƣợc cái

"Tâm" trong mỗi con ngƣời và biến nó trở

thành hành động của bản thân mình. Cái

"Tâm" ấy thấm đẫm hồn Việt, tính nhân văn,

nhân đạo trong đó. Đồng thời, nó cũng tạo ra

một màu sắc riêng trong quan niệm về "Tâm"

của Phật giáo Việt Nam. Bởi nó không chỉ

bao chứa tất cả thế giới nội tâm bên trong mà

còn bao chứa trong đó cả những mạch nguồn

cảm xúc, thăng hoa trí tuệ, sự cảm thông, sẻ

chia của mỗi con ngƣời sống trên cõi đời này.

MỘT SỐ BIỂU HIỆN CỦA "TÂM" TRONG

ĐỜI SỐNG CỦA NGƢỜI VIỆT NAM

“Tâm” trong Phật giáo Việt Nam đƣợc biểu

hiện ra vô cùng phong phú mà trong khuôn

khổ bài viết này chỉ nêu lên một số biểu

hiện sau:

Về mặt tích cực, hiện nay trong cuộc sống có

hiện tƣợng giả dối, nói một đƣờng làm một

nẻo. Trong cơ chế thị trƣờng, hiện tƣợng này

có chiều hƣớng phát triển. Bởi vậy, quan

niệm thật "Tâm", thật bụng của nhà Phật giúp

cho con ngƣời điều chỉnh hành vi của mình,

vì nếu không sẽ bị quả báo. Ngƣời lãnh đạo

không chỉ có tầm nhìn xa mà phải có cái

“Tâm” nữa. “Tâm” và “Tầm” không tách rời

nhau, trong lãnh đạo quản lý. Biểu hiện của

“Tâm” và “Tầm” theo một nghĩa nào đó cũng

là biểu hiện của đức và tài. Nhiều ngƣời ca

thán, ở một số cán bộ thiếu cả “Tâm” lẫn

“Tầm”. Bởi vậy, Đảng và Nhà nƣớc cần có cơ

chế cụ thể để chọn đƣợc ngƣời có cả “Tâm”

lẫn “Tầm” ra lãnh đạo, có nhƣ thế sự nghiệp

công nghiệp hoá, hiện đại hoá mới nhanh đi

đến thắng lợi.

“Tâm” biểu hiện trong cuộc sống của người

Việt đó là lòng hiếu thảo, sự hiếu thuận, sống

có tình, có nghĩa, có trước, có sau.

Là ngƣời Việt Nam, đạo lý làm ngƣời đầu

tiên phải học đó là hiếu kính với cha mẹ, ông

bà. Nó đã ăn sâu vào tâm khảm ngƣời Việt

Nam, trở thành bản tính tự nhiên. Dƣới sự ảnh

hƣởng của các tôn giáo mà lớn nhất là đạo

Phật, lời dạy của Phật về việc nhớ ơn và báo

ơn cha mẹ đã khắc sâu hơn nữa trong mỗi con

ngƣời Việt Nam.

Tu đâu mà bằng tu nhà

Thờ cha kính mẹ mới là chân tu.

Với ngƣời Việt Nam dƣới ảnh hƣởng “Tâm”

của Phật giáo, nhân dân luôn nhắc nhở nhau

sống có tình, có nghĩa, có lƣơng tri với nhau,

để cùng nhau tạo lập một cuộc sống tốt lành,

tránh bị quả báo theo luật nhân quả. Ca dao

có câu:

- Cây xanh thì lá cũng xanh

Cha mẹ hiền lành để đức cho con.

“Tâm” theo hướng tích cực còn biểu hiện ra

ở lối sống từ bi, bác ái, không làm điều ác,

tích cực làm điều thiện, điều nhân đức.

Trƣớc khi Phật giáo vào Việt Nam, ở nƣớc ta

đã có truyền thống thƣơng ngƣời, nó xuất

phát từ chính cuộc sống của ngƣời Việt cổ đại

và phát triển theo lịch sử phát triển của dân

tộc Việt Nam. Những nét đẹp trong truyền

thống ngƣời Việt thể hiện ở tinh thần:

- Lá lành đùm lá rách.

- Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ.

Khi tƣ tƣởng từ bi của Phật giáo vào Việt

Nam, đã làm cho tình thƣơng của con ngƣời

Việt Nam đƣợc nhân lên, mở rộng. Lòng yêu

thƣơng con ngƣời, sự độ lƣợng bao dung,

khuyến thiện, trừ ác, sống vị tha… cái đó đã

phần nào ảnh hƣởng đến đời sống ngƣời Việt.

Con ngƣời biết lo lắng cho ngƣời khác hơn

bản thân; biết bao dung độ lƣợng hơn, biết tha

thứ cho ngƣời lỗi lầm biết hối cải. “Một

miếng khi đói bằng một gói khi no”, đã trở

thành phƣơng châm sống của ngƣời Việt Nam.

Tình thƣơng ấy còn là tình thƣơng muôn vật.

Cấm sát sinh, bố thí bắt nguồn từ đó.

Khi có cái “Tâm” thiện, cuộc sống sẽ an lạc,

thảnh thơi, thăng bằng, sống hoà hợp với môi

trường xung quanh và những người đồng loại.

Page 139: Tập 79 - Số 03 - Năm 2011

Ngô Thị Lan Anh Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 79(03): 133 - 137

136

Trong cơ chế thị trƣờng hiện nay, những giây

phút này thật là quá hiếm, hình ảnh các ngôi

chùa với những cảnh quan tƣơi đẹp là điểm

dừng chân lí tƣởng cho tâm hồn mỗi con

ngƣời trong cuộc sống huyên náo nơi trần thế.

Những kiến trúc và cảnh vật trong chùa đã

mang đến với mỗi con ngƣời sự bình yên,

thảnh thơi, thƣ thái, bỏ lại đằng sau những lo

toan tất bật của cuộc sống.

Nhƣ vậy, cái "Tâm" trong quá trình hoà nhập

vào đời sống ngƣời Việt, bên cạnh những mặt

tích cực nhƣ đã trình bày ở trên, vẫn còn có

cả những mặt tiêu cực.

Một là, do quá đề cao chữ “Tâm”, nên ngƣời

Việt Nam có vẻ hơi nghiêng về tình cảm. Trong

hành động của bản thân mỗi ngƣời, nhiều khi vì

tấm lòng, vì chữ tình mà thành ra hỏng việc, bị

kẻ xấu lợi dụng để làm điều sai trái.

Quan niệm "một trăm cái lý, không bằng một

tý cái tình" đã trở thành thói quen của ngƣời

Việt. Họ giải quyết công việc không theo lý

mà chỉ luỳ tình. Ngƣời càng thân thì càng

đúng. Vì thế, ở rất nhiều làng quê Việt Nam

với lối hành xử theo kiểu trọng tình hơn trọng

lý đã khiến trật tự kỷ cƣơng làng nƣớc khó

đƣợc thực thi.

Hai là, vì cái "Tâm" của Phật giáo thể hiện tƣ

duy hƣớng nội, cho nên do ảnh hƣởng cái

“Tâm” của nhà Phật mà một số ngƣời Việt có

vẻ thiên trọng về tình cảm, đề cao cái thiện từ

"Tâm" mà ra. Vì thế, nó có phần ít quan tâm

đến khoa học kỹ thuật, ít quan tâm làm thế

nào cho của cải vật chất ngày càng tăng, làm

thế nào để giải phóng con ngƣời về mặt xã

hội… Đồng thời, nếu chỉ thế, thì cái ác sẽ vẫn

tồn tại, hiện hữu, phát triển trong đời sống của

chúng ta. Bởi vậy, không thể chỉ bằng sự nỗ

lực, rèn luyện của bản thân mỗi ngƣời, mà

còn cần phải có sự đấu tranh để loại trừ cái

xấu, cái ác khỏi cuộc sống xã hội.

Ba là, Phật giáo cho rằng “cuộc đời là bể

khổ”, hạnh phúc không phải ở trong chính đời

sống của con ngƣời, mà là ở nơi cực lạc. Điều

này, đã dẫn tới những tiêu cực, làm nhụt chí

phấn đấu của con ngƣời trong đời sống hiện

thực, sự bi quan, chán nản đối với hiện tại,

với những gì đang xảy ra trong chính đời

sống hiện thực của con ngƣời.

Con đƣờng tu luyện để “dĩ Phật trị Tâm” mà Phật giáo nêu ra cũng chƣa phải là giải pháp tối ƣu nhất. Bởi nó mới chỉ dựa vào năng lực, sự nhận thức của cá nhân mỗi con ngƣời. Đòi hỏi ở mỗi ngƣời tính tự giác, tinh thần tự phấn đấu vƣơn lên của mỗi con ngƣời, đó chƣa phải là con đƣờng có thể quy tụ đƣợc sức mạnh của quần chúng trong việc đấu tranh xoá bỏ những bất công trong xã hội hiện tại và xây dựng một xã hội hiện thực tốt đẹp hơn nơi trần thế.

Cho nên, rất nhiều ngƣời khi gặp phải những bất trắc, trắc trở trong cuộc đời đã tìm tới cửa Phật để ẩn náu mình, vô hình chung họ đang quay lƣng với hiện tại và quay trở về với quá khứ. Họ coi cửa Phật là “ốc đảo” để họ rũ bỏ trần ái, tu dƣỡng "Tâm" mình, để trở nên “thanh thản”, sống một đời sống bình lặng, vô lo trƣớc cuộc đời.

Tóm lại, “Tâm” của Phật giáo khi vào Việt Nam đã hoà nhập vào đời sống tín ngƣỡng của ngƣời Việt Nam, chi phối mọi hoạt động của quần chúng nhân dân. Với cách hiểu “Tâm” là tâm lực, là lòng chân thành, là sự ngay thẳng nó tồn tại trong tất cả ngƣời Việt Nam. Ai cũng có thể tìm thấy cái “Tâm” trong bản thân mình và nếu thực hiện theo cái “Tâm” Đức Phật chúng ta sẽ có Phật ở bên mình. Vì thế, cái “Tâm” trong Phật giáo đã chi phối, tác động lớn tới đời sống đạo đức của ngƣời Việt Nam, trong đó có cả những tác động tích cực và cả những hạn chế nhất định.

Để khắc phục những hạn chế và phát huy những giá trị tích cực trong quá trình ảnh hƣởng của cái “Tâm” trong Phật giáo nói riêng và Phật giáo nói chung tới đời sống đạo đức của con ngƣời Việt Nam hiện nay, Đảng và Nhà nƣớc ta cần quan tâm hơn nữa tới các hoạt động tôn giáo trong đó có hoạt động của Phật giáo. Thực hiện các biện pháp để nâng cao trình độ nhận thức, đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân, đặc biệt đồng bào có đạo. Khuyến khích họ gắn niềm tin tôn giáo với chủ trƣơng, đƣờng lối chính sách của Đảng và Nhà nƣớc, để cùng đóng góp công sức vào công cuộc xây dựng đất nƣớc ngày một giàu đẹp hơn, có vị thế trên trƣờng quốc tế.

Chúng ta cần phải có sự phối hợp chặt chẽ

giữa các ban ngành chức năng, các lực lƣợng

khác nhau trong xã hội để tạo nên sức mạnh

tổng hợp trong việc thực hiện công tác tôn

giáo, đƣa hoạt động của các tôn giáo trong đó

Page 140: Tập 79 - Số 03 - Năm 2011

Ngô Thị Lan Anh Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 79(03): 133 - 137

137

có hoạt động của Phật giáo đi vào ổn định,

trật tự tuân thủ theo quy định pháp luật, đồng

thời cũng không gây ảnh hƣởng tới quyền tự

do tín ngƣỡng của nhân dân, để nhân dân tin

tƣởng và đi theo con đƣờng mà Đảng và Chủ

tịch Hồ Chí Minh lựa chọn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. Đảng cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội

đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính trị Quốc

gia, Hà Nội, 2006.

[2]. Nguyễn Hùng Hậu, Góp phần tìm hiểu tư

tưởng triết học Phật giáo Trần Thái Tông, Nxb

Khoa học xã hội, Hà Nội, 1996.

[3]. Nguyễn Hùng Hậu, Triết lý trong văn hoá

Phương Đông, Nxb Đại học Sƣ Phạm, Hà Nội, 2004.

[4]. Vũ Ngọc Phan, Tục ngữ ca dao dân ca Việt

Nam", (in lần thứ tám), Nxb Khoa học xã hội, 1978.

SUMMARY

THE ADOPTION AND ADAPTATION OF THE CONCEPT “TÂM” IN

VIETNAMESE BUDDHISM AND HOW IT REVEALS IN THE VIETNAMESE’S

MORAL LIFE

Ngo Thi Lan Anh

* College of Education- Thainguyen University

In Buddism, “Tâm” (heart) is an important aspect partly contributing to the value of buddhistic

culture. When being introduced into Vietnam, “Tam” still remains almost all of its meanings.

Thanks to the available love for Buddhism, Vietnamese people highly respect the aspect of “Tam”.

Owning pure and warm hearts, the Vietnamese have led a plain, rustic and faithful life with a

closely sentimental attachment. This helps much to build a cultural basis that is appropriate for

social morals and leads the people to follow the good as well as to avoid the bad, which will bring

a peaceful heart for everyone. Apart from the positive points, “Tam” on the process of being

integrated in Vietnam unavoidably contains the negative points that need solving appropriately.

Key words: Buddhism; Vietnamese Buddhism; “Tam” (Heart); adoption and adaptation; moral life

* Email: [email protected]

Page 141: Tập 79 - Số 03 - Năm 2011

Ngô Thị Lan Anh Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 79(03): 133 - 137

138

Page 142: Tập 79 - Số 03 - Năm 2011

Nguyễn Thị Gấm Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 79(03): 139 - 144

139

LỐI SỐNG CỦA NỮ GIẢNG VIÊN TRẺ ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

ĐỐI VỚI QUẦN ÁO THỜI TRANG

Nguyễn Thị Gấm

Trường ĐH Kinh tế & QTKD - ĐH Thái Nguyên

SUMMARY Nghiên cứu “lối sống của ngƣời tiêu dùng nữ đối với quần áo thời trang” đƣợc thực hiện nhằm xác

định các đoạn thị trƣờng quần áo thời trang của nữ giảng viên trẻ thuộc Đại học Thái Nguyên với

mục đích cung cấp thông tin cho các nhà sản xuất kinh doanh mặt hàng thời trang công sở trên địa

bàn thành phố Thái Nguyên. Kết quả nghiên cứu cho thấy có sự khác nhau về lối sống giữa những

nữ giảng viên trẻ của đại học và họ là những ngƣời đánh giá cao tính hợp thời trang, lịch sự, tao

nhã và phù hợp với bản thân hơn là các yếu tố về chất lƣợng và giá cả. Dựa vào kết quả nghiên

cứu, một vài kiến nghị đã đƣợc đề xuất.

Từ khoá: Lối sống, người tiêu dùng, hành vi mua, thời trang

ĐẶT VẤN ĐỀ*

Ngày nay nhu cầu về chất lƣợng cuộc sống

trong đời sống của ngƣời dân Việt Nam nói

chung và của cán bộ giảng viên các trƣờng

đại học nói chung ngày càng tăng. Ngoài nhu

cầu cơ bản của cuộc sống, thì trang phục đẹp,

hợp thời trang và chất lƣợng tốt,... là một

trong những mối quan tâm đặc biệt của các

cán bộ giáo viên trẻ trong các trƣờng đại học.

Trong xu hƣớng thay đổi đó, những nữ giảng

viên đại học đã sử dụng trang phục nhƣ thế

nào? Phong cách sống lựa chọn thời trang của

họ ra sao? Những yếu tố gì ảnh hƣởng tới

quyết định mua của họ? còn là một câu hỏi

đối với các nhà nghiên cứu, nhà sản xuất và

những đơn vị kinh doanh thời trang nói chung

và đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh trên

địa bàn Thái Nguyên nói riêng.

Cho đến nay chƣa có một đề tài nào nghiên

cứu phong cách sống cũng nhƣ những yếu tố

ảnh hƣởng đến quyết định mua của cán bộ

giảng viên đại học để giúp cho các công ty

sản xuất cũng nhƣ các cửa hàng thời trang

công sở có đƣợc những chiến lƣợc kinh doanh

của mình phù hợp hơn. Vì thế, chúng tôi lựa

chọn đề tài nghiên cứu “Lối sống của

người tiêu dùng nữ là các cán bộ giảng

viên trẻ Đại học Thái Nguyên đối với quần

áo thời trang”.

* Tel: 0912805980; email: [email protected]

MỤC TIÊU, ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Mục tiêu của bài viết là (1) nghiên cứu phong cách sống của ngƣời tiêu dùng nữ là cán bộ giáo viên trẻ của Đại học học Thái Nguyên (ĐHTN) và (2) xác định những yếu tố ảnh hƣởng đến quyết định mua của họ để cung cấp thêm sự hiểu biết sâu hơn về hành vi mua của nữ giáo viên trẻ với kỳ vọng kết quả thu đƣợc sẽ cung cấp thông tin hữu ích cho các nhà kinh doanh trong quá trình xây dựng chiến lƣợc kinh doanh sản phẩm quần áo thời trang trên địa bàn thành phố.

Đối tƣợng nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu phong cách sống và hành vi mua của cán bộ giáo viên trẻ trong độ tuổi từ 22 – 35 của ĐHTN.

Phƣơng pháp nghiên cứu

Số liệu thứ cấp đƣợc thu thập từ các ấn phẩm, tài liệu đã công bố về hành vi ngƣời tiêu dùng và thời trang

Số liệu sơ cấp đƣợc thu thập từ điều tra ngẫu nhiên 110 cán bộ giáo viên nữ của ĐHTN từ tháng 12 năm 2009, trong đó, 40 mẫu điều tra tại Trƣờng Đại học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh, 35 mẫu Trƣờng Đại học Sƣ phạm và 35mẫu ở Khoa Công nghệ Thông tin. Phiếu điều tra đƣợc lấy từ phiếu điều tra của Khi Tchan Lan (2000).

Phƣơng pháp phân tích: Đề tài nghiên cứu sử dụng phƣơng pháp phân tích yếu tố và phân tích mô tả để nghiên cứu hành vi của ngƣời tiêu dùng nữ là giảng viên trẻ của Đại học Thái Nguyên.

Page 143: Tập 79 - Số 03 - Năm 2011

Nguyễn Thị Gấm Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 79(03): 139 - 144

140

Công cụ phân tích: phần mềm SPSS phiên bản 16 đƣợc sử dụng làm công cụ phân tích số liệu sơ cấp.

Giả thuyết nghiên cứu

H1. Các giáo viên nữ của ĐHTN có lối sống khác nhau

H2. Các nữ giáo viên của ĐHTN đánh giá tính hợp thời trang (lịch sự), phù hợp với bản thân của quần áo thời trang hơn so với các

yếu tố khác

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

Chúng tôi xem những nữ giảng viên trong độ tuổi từ 22 khi mới tốt nghiệp ra trƣờng cho đến tuổi 35, có gia đình, có con, có tích luỹ là nhóm nữ giáo viên trẻ. Ở độ tuổi này, xu

hƣớng thời trang là một trong những yếu tố mà nhiều khách hàng nữ theo đuổi. Mẫu nghiên cứu bao gồm 110 các giáo viên nữ trẻ trong độ tuổi từ 22 đến 35 tuổi của Đại học Thái Nguyên, trong đó số giảng viên nữ trẻ trong độ tuổi từ 25 – 30 chiếm tới 64%.

Lối sống

Kiểm định KMO và Bartlett‟s Test có giá trị Kaiser Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy có giá trị là 0.564, lớn hơn giá trị cho phép là 0,5, có nghĩa là các số liệu đem phân tích là có ý nghĩa.

Lối sống của cán bộ giáo viên nữ (sau đây gọi là ngƣời tiêu dùng nữ) đƣợc phân tích bằng phƣơng pháp Phân tích các yếu tố (factor analysis). Phân tích này cho kết quả ma trận gồm 6 nhóm. Để tiện phân tích, chúng tôi đặt tên cho mỗi nhóm yếu tố ngƣời tiêu dùng và

đặc điểm của từng nhóm khách hàng (phụ lục 1) đƣợc thể hiện nhƣ sau:

Nhóm 1, nhóm khách hàng theo thời trang truyền thống. Chúng ta có thể thấy đây là những ngƣời quan tâm đến hình thức, thích sản phẩm rẻ tiền, lựa chọn quần áo phù hợp

với nơi mình sẽ đến, mua quần áo phù hợp với những quần áo mình đã có. Điểm đáng chú ý là họ có quan tâm tới khuynh hƣớng thời trang và cố gắng bắt kịp nó.

Nhóm 2: Những người tìm kiếm chất lượng và

nhãn hiệu. Đây là những ngƣời quan tâm tới

chất lƣợng hơn giá cả, có nhãn hiệu yêu

thích, tin tƣởng vào sản phẩm của các công

ty nổi tiếng với chất lƣợng tốt và không

mặc quần áo đã lỗi mốt.

Nhóm 3: Người đổi mới thời trang. Đây là những ngƣời thích những loại quần áo bắt mắt, phù hợp với thời cuộc, mua quần áo phù

hợp với các quần áo khác và họ là những ngƣời chú ý tới khuynh hƣớng thời trang và cố gắng bắt kịp nó.

Nhóm 4: Đây là một nhóm có sự biểu hiện không rõ và tƣơng tự nhƣ biểu hiện của nhóm khách hàng khác. Chúng tôi tạm gọi là nhóm

những người theo xu hướng thời trang. Họ là những ngƣời quan tâm tới sự phù hợp của quần áo đối với mình khi quyết định mua,là ngƣời chú ý tới khuynh hƣớng thời trang và cố gắng bắt kịp nó.

Nhóm 5: Những người quan tâm tới kinh tế.

Họ là những ngƣời chú ý đến giá cả, chứ không quan tâm đến chất lƣợng và thiết kế, có thể mua ở gần nhà cho dù có đắt hơn một chút và thƣờng lựa chọn các cửa hàng hay nhãn hiệu đã quen biết trƣớc đây để mua.

Nhóm 6: Đây là một nhóm có sự biểu hiện

không rõ và tƣơng tự nhƣ biểu hiện của nhóm khách hàng khác. Chúng tôi tạm gọi là nhóm những khách hàng thực tế. Họ quan tâm đến tính thiết thực của quần áo và tìm mua ở nhiều của hàng khác nhau, miễn là tìm mua đƣợc quần áo rẻ.

Để xác định số các trƣờng hợp trong từng nhóm trên chiếm bao nhiêu trong tổng số mẫu nghiên cứu, chúng tôi sử dụng phƣơng pháp phân tích quick cluster. Kết quả phân tích ANOVA cho thấy nhóm 1 có 3 trƣờng hợp (2,7%), nhóm 2 có 8 trƣờng hợp (7,3%),

nhóm 3 có 1 trƣờng hợp (0,9%), nhóm 4 có 30 trƣờng (27,3%), nhóm 5 có 42 trƣờng hợp (38,2) và nhóm 6 có 26 trƣờng hợp (23,6%).

Kết quả nghiên cứu giá trị của F và mức ý

nghĩa của F <0.05 (xem Phụ lục 2 ANOVA)

cho thấy có đủ cơ sở để bác bỏ giả thuyết

không có sự khác nhau về phong cách sống

giữa các giảng viên nữ trẻ của ĐHTN và chấp

nhận giả thuyết thứ nhất (H1) là có sự khác

nhau về phong cách sống giữa các nữ giảng

viên này.

Hành vi mua quần áo thời trang của ngƣời

tiêu dùng nữ

* Phần thông tin chung:

Chúng tôi quan tâm tâm tìm hiểu loại quần áo mà những ngƣời đƣợc phỏng vấn thích mặc.

Page 144: Tập 79 - Số 03 - Năm 2011

Nguyễn Thị Gấm Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 79(03): 139 - 144

141

Có tới 60.9% số ngƣời trả lời là thích mặc quần áo hợp với mình, 33,6% thích mặc quần áo thuận tiện và thoải mái. Chỉ có 5% thích đồ mốt thời trang. Không ai trong số ngƣời trả lời thích mặc quần áo truyền thống. Điều này có hoàn toàn đúng với nghiên cứu này khi đối tƣợng nghiên cứu là những khách hàng nữ, trẻ tuổi, những ngƣời thƣờng có xu hƣớng theo đuổi những thời trang tân tiến.

Liên quan tới hình ảnh về quần áo thời trang mà đối tƣợng đƣợc nghiên cứu theo đuổi, chúng tôi thấy tới 58,2% số ngƣời đƣợc trả lời mong muốn trang phục mình mặc thể hiện đƣợc sự thanh lịch, tao nhã cũng nhƣ hình ảnh nữ tính (19,1%) của chủ nhân. Kết quả nghiên cứu này phù hợp với đối tƣợng nghiên cứu là những ngƣời trẻ tuổi, cần thể hiện sự thanh lịch, tao nhã của mình đối những ngƣời xung quanh, cũng nhƣ khi đứng trên bục giảng. Điều đáng ngạc nhiên là chỉ có 8,2% mong muốn hình ảnh thể thao và 5,5% muốn quần áo thể hiện hình ảnh trí thức.

* Hành vi mua quần áo thời trang:

Chúng tôi đi sâu tìm hiểu nguồn thông tin

chính về thời trang của đối tƣợng nghiên cứu.

Hầu hết các nữ giảng viên trẻ đều có đƣợc

thông tin về thời trang từ bạn bè đồng niên

của mình. Nguồn thông tin này chiếm tới

36,4% số ngƣời đƣợc hỏi, từ tivi 11,8% và

từ tạp chí phụ nữ 10,9%. Còn các nguồn

thông tin khác nhƣ nhân viên bán hàng,

internet,… đều phân bố đều trong khoảng

dƣới 10%.

Một câu hỏi đặt ra tại sao họ mua quần áo mới? Câu trả lời là tôi mua nó để thay đổi theo mùa và vì tôi thích nó chiếm tới 56,4 % số ngƣời đƣợc trả lời. 15,5% số ngƣời đƣợc hỏi cho rằng họ mua quần áo đó vì nghĩ rằng nó sẽ phù hợp với quần áo khác và 14,5% mua quần áo để có sự đa dạng trong tủ quần áo. Cũng rất ít ngƣời nói họ mua vì họ hết quần áo. Chỉ có 1,8 % ngƣời trả lời mua sản phẩm đó vì nó theo gu thẩm mỹ của mình hay vì muốn tạo ra sự mới mẻ và tự tin hơn.

Chúng tôi quan tâm tới việc nghiên cứu ngƣời tiêu dùng nữ đánh giá yếu tố nào là quan trọng nhất khi mua quần áo. Kết quả nghiên cứu cho thấy 56.4% ngƣời đƣợc hỏi trả lời họ đánh giá tính hợp thời trang và lịch sự của quần áo. Điều này hoàn toàn phù hợp với đặc thù nghề nhà giáo là cần có thời trang lịch sự, song đảm bảo hợp thời trang và hợp với thời cuộc. Con số này cũng nói lên rằng, hầu hết các giảng viên nữ trẻ trong đại học đều quan tâm đến xu hƣớng thời trang trong trang phục của mình. Tính thiết thực, kiểu cách, chất liệu và sự thoái mái là những yếu tố đi sau khi đánh giá về thời trang. Đặc biệt là rất ít ngƣời quan tâm đến nhãn hiệu (1,8%). Điều này có thể đƣợc giải thích là do tính chất nghề nghiệp, nên mối tâm lớn dành cho việc mua những quần áo đảm bảo tính lịch sự và hợp thời trang. Bên cạnh đó, do độ tuổi của đối tƣợng nghiên cứu là những nữ giảng viên trẻ, những ngƣời ƣa thích thời trang, thích thay đổi nên vấn đề về nhãn hiệu yêu thích không phải là mối quan tâm của họ.

Bảng 1. Lý do mua quần áo

Tại sao bạn mua quần áo

Tần suất %

Để có sự đa dạng trong tủ quần áo 16 14,.5

Thay đổi theo mùa 31 28,2

Bởi tôi thích quần áo đó 31 28,2

Để thay đổi tâm trạng 3 2,7

Bởi tôi chẳng có gì để mặc 6 5,5

Bởi trong tủ quần áo không còn cái

nào phù hợp 3 2,7

Toi mua nó vì mọi ngƣời nói với tôi

rằng tôi cần mua quần áo 1 0,9

Tôi mua nó bởi tôi nghĩ rằng nó sẽ phù

hợp với quần áo khác của tôi 17 15,5

Khác 2 1,8

Tổng số 110 100,0 Tai sao ban mua quan ao

KhacToi mua boi nghi rang no se phu

hop voi quan ao khac cua

toi

Toi mua quan ao khi moi

nguoi noi voi toi rang

toi can mua quan

ao

Boi trong tu quan ao khong con

cai nao phu hop

Boi toi chang con gi de mac

De thay doi tam trang

Boi toi thich quan

ao do

Thay doi theo mua

De co su da dang trong tu quan ao

Percen

t

30

20

10

0

Tai sao ban mua quan ao

Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả

Page 145: Tập 79 - Số 03 - Năm 2011

Nguyễn Thị Gấm Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 79(03): 139 - 144

142

Bảng 2. Những yếu tố đánh giá khi mua thời trang

Đánh giá yếu tố quan trọng nhất

khi mua quần áo

Tần

số %

Hợp thời trang, lịch

sự 62 56,4

Tính thiết thực 18 16,4

Thuận tiện 5 4,5

Kích cỡ 2 1,8

Chất liệu 10 9,1

Nhãn hiệu 2 1,8

Kiểu cách 9 8,2

Giá cả 2 1,8

Tổng số 110 100,0

Ban thuong danh gia yeu to nao nhat khi mua quan ao

Gia caKieu cachNhan hieuChat lieuKich coThuan tienTinh thiet thuc

Hop thoi trang, lich

su

Per

cen

t

60

50

40

30

20

10

0

Ban thuong danh gia yeu to nao nhat khi mua quan ao

Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả

Có thể nói xu hƣớng mua sắm hiện đại đã

đƣợc phát triển trong giới tiêu dùng đối với

mặt hàng quần áo thời trang. Các siêu thị và

cửa hàng thời trang là địa điểm mua sắm

chính của phần lớn số ngƣời đƣợc điều tra

(65%). Số ít còn lại là mua ở các cửa hàng

quần áo nhỏ (9,1%), chợ (9,1) hay nhà may

(11,8%), nơi mà trƣớc đây vẫn đƣợc coi là

những địa điểm mua truyền thống của những

ngƣời tiêu dùng nữ khi mua quần áo. Điểm

đáng chú ý ở đây là các nữ giảng viên trẻ,

những ngƣời thích tính lịch sự và hợp thời

trang, lại không quan tâm nhiều đến việc mua

quần áo tại các cửa hàng giảm giá (1,8%), khi

mà các quần áo đó phần lớn đều là những

mốt đã cũ hay không còn hợp thời nữa. Kết

quả nghiên cứu còn cho thấy phƣơng thức bán

hàng qua mạng đối với những nữ giảng viên

trẻ chƣa phải là cách tiếp cận phù hợp (chỉ có

0.9% mua hàng qua mạng).

Các nữ giảng viên trẻ chính là những ngƣời

cuối cùng ra quyết định lựa chọn quần áo

thời trang cho mình. Tỷ lệ này chiếm tới

84,5%. Chỉ có 9,1% là do ngƣời yêu, bạn

trai hay chồng quyết định. Ảnh hƣởng của

gia đình tới quyết định mua của họ không

phải là lớn, chỉ có 2,7% số ngƣời lựa chọn

câu trả lời này.

Điều gì ảnh hƣởng tới quyết định mua của

những nữ giảng viên trẻ nhiều nhất khi họ đến

các cửa hàng mua quần áo. Chính việc mua

quần áo để mặc có ảnh hƣởng lớn nhất đến

quyết định mua của họ (60,9%). Chỉ trên

10% chịu ảnh hƣởng từ bạn bè và 9.1% từ

cách sắp xếp của cửa hàng. Ngoài ra, giới

thiệu của nhân viên (6,4%) và có một số yếu

tố khác (4,5%) nhƣ tiền có ảnh hƣởng tới

quyết định mua của họ.

Từ kết quả phân tích trên, chúng tôi có thể kết

luận giảng viên nữ Đại học Thái Nguyên đánh

giá cao tính hợp thời trang, lịch sự, tao nhã và

phù hợp với bản thân hơn là các yếu tố và

chất lƣợng và giá cả. Điều này do đặc thù

tính chất của công việc, nên việc đánh giá trên

là hoàn toàn phù hợp.

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT

Kết quả nghiên cứu 110 nữ giảng viên trẻ trong độ tuổi từ 22 đến 35 cho thấy có sự khác nhau về phong cách sống giữa các nữ giảng viên trẻ của Đại học Thái Nguyên. Phƣơng pháp phân tích yếu tố cho ra 6 nhóm khách hàng khác nhau. Trong đó, nhóm những ngƣời thực tế (nhóm 6, chiếm 23,6%) và nhóm ngƣời tâm đến vấn đề kinh tế (nhóm 5 – 38,2%) và nhóm những ngƣời theo xu hƣớng thời trang (nhóm 4- 27,3%) chiếm tới 94% số mẫu nghiên cứu. Chỉ có 1 trƣờng hợp (chiếm 0,9%) là ngƣời đi đầu trong việc đổi mới thời trang (nhóm 3), 8 trƣờng hợp (chiếm 7,3%) là những ngƣời luôn quan tâm đến nhãn hiệu quần áo khi mua (nhóm 2) và có 3 trƣờng hợp (chiếm 2,7%) là ngƣời theo tƣ tƣởng truyền thống trong thời trang (nhóm 1).

Page 146: Tập 79 - Số 03 - Năm 2011

Nguyễn Thị Gấm Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 79(03): 139 - 144

143

Giả thuyết thứ hai cũng đƣợc chứng minh qua

kết quả nghiên cứu giảng viên nữ thuộc Đại

học Thái Nguyên đánh giá cao tính hợp thời

trang, lịch sự, tao nhã và phù hợp với bản

thân hơn là các yếu tố và chất lƣợng và giá cả.

Từ nghiên cứu trên chúng tôi có một số đề xuất sau: 1. Do nhóm khách hàng là giảng viên nữ đƣợc phân chia thành nhiều nhóm đối tƣợng khác nhau ( 6 nhóm) với những đặc điểm khác nhau, khi sản xuất hay kinh doanh cần chú ý tới các đặc tính riêng biệt đó để có đƣợc các chiến lƣợc kinh doanh phù hợp với từng đối tƣợng. Cụ thể là, nhóm đối tƣợng khách hàng quan tâm đến kinh tế, những ngƣời theo xu hƣớng thời trang và nhóm những ngƣời thực tế là các nhóm chiếm số đông thì việc đƣa ra các sản phẩm nên có giá phải chăng song đảm bảo tính hợp thời trang, những nhãn hiệu quen biết là yếu tố quan trọng để có thể dẫn đến quyết định mua của ngƣời tiêu dùng. 2. Sự phù hợp của quần áo đối với chủ nhân và quần áo phải thể hiện đƣợc hình ảnh thanh lịch và tao nhã, nên việc thiết kết cũng nhƣ kinh doanh các mặt hàng quần áo, cần chú ý tới các đặc điểm trên để có đƣợc những thiết kế phù hợp với hình ảnh của một nữ giảng viên trẻ. 3. Việc đƣa sản phẩm thời trang tới ngƣời tiêu dùng nên sử dụng kênh phân phối qua các siêu thị và shop thời trang.

Hạn chế: Đề tài nghiên cứu chỉ tập trung nghiên cứu đối tƣợng nữ giảng viên trẻ thuộc ĐHTN với 110 mẫu. Với số mẫu trên chƣa thực sự đủ đại diện cho toàn bộ giảng viên đại học nói chung, cũng nhƣ ngƣời tiêu dùng nữ ở độ tuổi 22-35 nói chung. Vì vậy, kết quả

nghiên cứu chỉ có thể áp dụng trong giới hạn nữ giáo viên trẻ của Đại học. Để hiểu sâu hơn về hành vi mua thời trang của ngƣời tiêu dùng nữ trên địa bàn Thái Nguyên nói riêng và các khu vực khác nói chung thì cần có nghiên cứu chuyên sâu hơn và với số mẫu nghiên cứu lớn hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1].Anderson WT and Golden LL (1984). Life

style and psygraphics: a critical view and

recommendation. Advances in Consumer

Research, vol 11, 1984.

[2].David L Loudon, Albert J Della Bitta (1993).

Consumer behavior, 4th

edition, McGraw – Hill

International editions, New York 1993.

[3].Hirschman EC and Holbrook MB (1982).

Hedonic cunsumption:emerging concepts,

methods and propositions. Journal of Marketing,

vol 46, 1982, trang 92-101.

[4].Khi Tchan Lan (2000). Female cconsumers’s

lifestyle and patterns of buying behavior of

fashiion clothing in Russian. MS thesis, 2000

[5].Philip Kotler (2008). Principles of Marketing.

Prentice Hall.

[6].Shifman và cộng sự (2003). Consumer

Behavior.

[7].Sproles G.B (1974). Fashion Theory.

Advances in Consumer Research, vol 1, 1974,

trang 463-472

[8].Tatzel M. (1982). Skill and motivation in

clothes shopping: fashion-conscious, independent,

anxious and apathetic consumers. Journal of

retailing. Vol 58, No4, 1982. trang 90-97.

[9].Tiger D.J and et all (1976). Fashin

involvement and buying behavior: a

methodological study. Advances in Consumer

Research, vol 3, 1976

SUMMARY

LIFESTYLE OF YOUNG FEMALE LECTURERS OF

THAI NGUYEN UNIVERSITY TOWARDS FASHION CLOTHING Nguyen Thi Gam

*

Thai Nguyen University of Economics anh Business Administration - TNU A study on “Lifestyle of young female lecturers of Thai Nguyen University towards fashion

clothing” is conducted in order to identify the segments of fashion clothing of Thai Nguyen

University‟s young female lecturers to provide useful information for manufacturers and traders of

fashion products in Thai Nguyen City. The research findings showed that there are several distinct

lifestyle types among young female lecturers of the university. They value fashinableness,

elegance and clothes “that look good on me” than quality and price. Baed on these findings, some

recommendations were forwarded.

* Tel: 0912805980; email: [email protected]

Page 147: Tập 79 - Số 03 - Năm 2011

Nguyễn Thị Gấm Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 79(03): 139 - 144

144

Phụ lục 1. Đặc điểm của các nhóm khách hàng

Nhóm khách hàng Đặc điểm Factor’s

loadings

Nhóm 1:

Ngƣời theo thời

trang truyền thống

Dù có làm gì đi chăng nữa, tôi luôn quan tâm đến hình thức của mình .745

Tôi thích loại sản phẩm rẻ tiền -.692

Khi ra ngoài tôi luôn chọn quần áo phù hợp với nơi tôi đến .671

Tôi thƣờng mua quần áo phù hợp với quần áo khác của tôi .449

Tôi chú ý tới khuynh hƣớng thời trang và cố gắng bắt kịp nó .442

Nhóm 2: Ngƣời

tìm kiếm chất

lƣợng và nhãn

hiệu

Tôi nghĩ rằng chất lƣợng quan trọng hơn giá cả .730

Tôi không mặc quần áo đã lỗi mốt .726

Tôi có nhãn hiệu quần áo yêu thích .513

Tin những công ty nổi tiếng sẽ sản xuất sản phẩm có chất lƣợng tốt .388

Nhóm 3:

Ngƣời đổi mới thời

trang

Tôi thích mặc loại quần áo “bắt mắt” .756

Tôi có nhãn hiệu yêu thích .538

Tôi thƣờng mua quần áo phù hợp với quần áo khác của tôi .484

Tôi chú ý tới khuynh hƣớng thời trang và cố gắng bắt kịp nó .374

Nhóm 4: Ngƣời

theo xu hƣớng thời

trang

Khi mua tôi luôn xem xét quần áo đó có phù hợp với tôi không .740

Tin những công ty nổi tiếng sẽ sản xuất sản phẩm có chất lƣợng tốt .652

Tôi chú ý tới khuynh hƣớng thời trang và cố gắng bắt kịp nó -.437

Nhóm 6:

Ngƣời quan tâm

đến kinh tế

Tôi quan tâm tới giá hơn chất lƣợng và thiết kế sản phẩm -.751

Tôi thích mua sắm ở cửa hàng gần nhà nhất, dù đắt hơn một chút .701

Tôi thƣờng lựa chọn những nhãn hiệu quen biết đã mua trƣớc đây .503

Nhóm 6:

Những ngƣời thực

tế

Tính thiết thực của quần áo quan trọng hơn màu sắc và thiết kế .826

Tôi mua quần áo ở nhiều cửa hàng khác nhau và tìm mua loại quần

áo rẻ .678

Phụ lục 2. Kết quả phân tích ANOVA

Cluster Error

F Sig. Mean Square df Mean Square df

Nhóm 1 11.366 5 .502 104 22.657 .000

Nhóm 2 11.471 5 .497 104 23.098 .000

Nhóm 3 8.398 5 .644 104 13.033 .000

Nhóm 4 3.088 5 .900 104 3.432 .007

Nhóm 5 12.418 5 .451 104 27.531 .000

Nhóm 6 4.398 5 .837 104 5.256 .000

Page 148: Tập 79 - Số 03 - Năm 2011

Phạm Thị Thanh Mai Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 79(03): 145 - 152

145

ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH PHÁT TRIỂN NĂNG LƢỢNG

TÁI TẠO CHO PHÁT ĐIỆN Ở VIỆT NAM

Phạm Thị Thanh Mai

*

Trường ĐH Kinh tế & QTKD - ĐH Thái Nguyên

TÓM TẮT

Năng lƣợng là động lực phát triển kinh tế - xã hội. Cùng với tăng trƣởng kinh tế, nhu cầu sử dụng

năng lƣợng cho sản xuất và đời sống ngày một tăng cao, trong khi nguồn năng lƣợng hoá thạch

ngày một khan hiếm, việc tiêu thụ năng lƣợng này đang gây ra ô nhiễm môi trƣờng nghiêm trọng.

Việt Nam có tiềm năng to lớn về NLTT, phát triển NLTT là góp phần giảm tiêu thụ than, dầu, khí

đồng thời giảm phát thải khí nhà kính. Tuy nhiên đây là nội dung còn mới nên khi triển khai Việt

Nam còn gặp nhiều khó khăn, rào cản. Bài báo này sẽ trình bày về tình hình sản xuất, sử dụng và

dự báo nhu cầu tiêu thụ điện ở Việt Nam đến năm 2030; Thực trạng khai thác và tiềm năng nguồn

NLTT cho phát điện ở Việt Nam; Những khó khăn thách thức trong triển khai nghiên cứu ứng dụng

NLTT; Định hƣớng và một số giải pháp đẩy mạnh phát triển NLTT cho phát điện ở Việt Nam.

Từ khóa: Năng lượng, tái tạo, phát điện, phát triển, bền vững

ĐẶT VẤN ĐỀ*

Năng lƣợng (NL) là động lực phát triển kinh

tế - xã hội. Cùng với tăng trƣởng kinh tế, nhu

cầu sử dụng năng lƣợng cho sản xuất và đời

sống ngày một tăng cao, trong khi nguồn

năng lƣợng hoá thạch ngày một khan hiếm,

giá cả đắt đỏ. Mặt khác sức ép về môi trƣờng

ngày càng tăng. Vấn đề đảm bảo nhu cầu

năng lƣợng an ninh và bền vững là những

thách thức có tính thời đại. Việt Nam cũng

không nằm ngoài quy luật chung đó. Để giảm

bớt khó khăn về nguồn năng lƣợng và giảm

thiểu ảnh hƣởng xấu tới môi trƣờng; việc phát

triển và sử dụng các nguồn năng lƣợng tái tạo

(NLTT) đã trở thành chiến lƣợc của hầu hết

các quốc gia trên thế giới.

Việt Nam là nƣớc đƣợc đánh giá có nguồn tài

nguyên năng lƣợng tái tạo phong phú và đa

dạng nhƣ: Thuỷ điện nhỏ, sinh khối, năng

lƣợng gió, mặt trời, địa nhiệt... có thể đƣợc

khai thác sử dụng cho các nhu cầu năng

lƣợng, đặc biệt là cung cấp điện cho các khu

vực ở xa lƣới điện. Tuy nhiên cho tới nay

Việt Nam còn gặp rất nhiều khó khăn, thách

thức trong việc chuyển đổi nguồn năng lƣợng

dồi dào này thành điện năng sử dụng. Hiện

nay chúng ta chỉ mới khai thác và sử dụng

đƣợc một phần rất nhỏ của tiềm năng, theo số

* Tel: 0912804979; Email: [email protected]

liệu thống kê chƣa đầy đủ, lƣợng năng lƣợng

sử dụng đƣợc chỉ khoảng 1,5 - 1,8% tiềm

năng của NLTT [4], mặt khác giá thành cao,

tính ổn định thấp. Vì thế, hỗ trợ phát triển

NLTT đang là vấn đề đƣợc quan tâm trong

chiến lƣợc phát triển năng lƣợng ở Việt Nam.

Trên cơ sở những tài liệu, thông tin đã công bố về tình hình sử dụng điện năng, dự báo nhu cầu năng lƣợng điện, tiềm năng và hiện trạng khai thác, sử dụng nguồn NLTT bài báo đƣa ra một số định hƣớng và giải pháp nhằm đẩy mạnh phát triển NLTT cho phát điện ở Việt Nam.

HIỆN TRẠNG KHAI THÁC NGUỒN

NĂNG LƢỢNG TÁI TẠO CHO PHÁT

ĐIỆN Ở VIỆT NAM

Các hệ thống điện hiện tại ở Việt Nam bao gồm nhà máy nhiệt điện khí trên (39%), các nhà máy thủy điện (37%), và than đốt nhiệt. Việc truyền tải và phân phối điện năng tại Việt Nam vẫn còn tổn hao lớn ngay cả khi nó đã đƣợc giảm mạnh từ 22% năm 1995 xuống 12% năm 2005. Điện lực Việt Nam đã phát triển một kế hoạch để giảm tổn thất truyền tải và phân phối đến dƣới 8% vào năm 2025 [2], [3] Sự phát triển của ngành năng lƣợng điện tại Việt Nam đƣợc quản lý bằng cách sử dụng Quy hoạch phát triển, trong đó ƣớc tính nhu cầu và kế hoạch phát triển chung của ngành điện trong thời gian 10 năm, tính đến 10 năm tiếp theo.

Page 149: Tập 79 - Số 03 - Năm 2011

Phạm Thị Thanh Mai Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 79(03): 145 - 152

146

Hiện trạng và dự báo nhu cầu năng lƣợng điện ở Việt Nam

Hình 1. Bản đồ phân bố các nguồn điện ở Việt Nam giai đoạn 2005 – 2010 [5]

Nhu cầu tiêu thụ điện (TWh) tại kịch bản cao

Nhu cầu tiêu thụ điện (TWh) tại kịch bản thấp

Nhu cầu tiêu thụ điện (TWh) tại kịch bản trung bình

Nhu cầu tải cao điểm (GW) tại kịch bản trung bình

Nhu cầu tải cao điểm (GW) tại kịch bản cao

Nhu cầu tải cao điểm (GW) tại kịch bản thấp

Hình 2. Hiện trạng và dự báo nhu cầu năng lƣợng điện tại Việt Nam 1995 – 2030 [1]

Nhà máy than

hiện có

Nhà máy than

dự kiến

Nhà máy thủy

điện hiện có

Nhà máy thủy

điện dự kiến

Nhà máy dầu

khí hiện có

Nhà máy dầu

khí dự kiến

Page 150: Tập 79 - Số 03 - Năm 2011

Phạm Thị Thanh Mai Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 79(03): 145 - 152

147

Năm 1990, khi Chính phủ Việt Nam phát

động một cuộc cải cách toàn diện, cải cách

này đã giúp cải thiện điều kiện sống của nhân

dân và đã thúc đẩy sự phát triển của nền kinh

tế quốc gia. Giá trị sản xuất trong nƣớc

(GDP) tại Việt Nam đã tăng trƣởng nhanh

chóng 8,2% năm trong thời gian 1991-1995.

Sự tăng trƣởng kinh tế mạnh lý do chính là

nhu cầu điện đã tăng 13,5% so với cùng kỳ.

Nhu cầu đó đã tăng trƣởng nhanh hơn, tăng

14%, trong giai đoạn 1995-2005, cùng với

phát triển kinh tế. Tổng sơ đồ quy hoạch phát

triển điện VI đã xây dựng dựa trên kịch bản

sự phát triển của thành phần kinh tế khu vực

và phân tích, so sánh bằng cách sử dụng ba

phƣơng pháp dự báo của nhiều đàn hồi, hồi

quy và cƣờng độ. Theo kế hoạch này, nhu cầu

điện dự kiến sẽ tăng 15%/năm trong bối cảnh

nhu cầu thấp và 18%/năm trong kịch bản cao

nhu cầu trong giai đoạn 2010-2030. [1]

Tiềm năng nguồn năng lƣợng tái tạo ở Việt Nam

Loại nguồn

Tiềm năng

(ĐV tự

nhiên)

Tiềm năng

(Quy

KTOE)

Khả năng khai thác

SX điện (MW) Khu vực/đối tƣợng sử

dụng

1. Thủy điện nhỏ > 4000 MW > 1376

+ Kỹ thuật: >4000

+ Kinh tế: 2200

+ Muốn khai thác hơn

cần hỗ trợ giá

Khu vực miền núi: Đông

Bắc; Tây Bắc, Bắc Trung

bộ; Nam Trung Bộ; Tây

Nguyên. Cho nối lƣới và

lƣới điện mini

2. Gió

+ WB: >8700

-100000 MW

+ EVN: 1785

MW

Chƣa xác

định

+ Kinh tế: không kinh

tế ở giá bán hiện nay.

Cần hỗ trợ

+ Miền trung, tây nguyên,

các đảo

+ Các khu vực ven biển

và nơi có gió địa hình

khác

3. Mặt trời 4-5

kWh/m2/ngày

> 40000000 > 15 MW cho khu

vực ngoài lƣới

+ Nhiệt mặt trời: Tất cả

các khu vực dân cƣ

+ Điện mặt trời: Khu vực

dân cƣ ngoài lƣới

4. Sinh khối

+Gỗ củi

27,60

triệu tấn 9 660

Cho hộ gia đình, Tiểu thủ

công nghiệp các tỉnh

+ Phụ phẩm nông

nghiệp

72,37 triệu

tấn 21 711

+ Trấu: 197-225

+ Bã mía: 221-276

Trấu: Khu vực Đồng bằng

sông Mê Kông

Bã mía: Khu vực chế biến

đƣờng

5. NL sinh học

+Khí sinh khối >570 triệu m

3 285 58

+ Hộ gia đình nông thôn

+ Trang trại, Khu chế biến

+Nhiên liệu sinh

học

Chƣa xác

định Chƣa xác định

+ Giao thông vận tải

+ Sản xuất điện

6. Địa nhiệt 300- 400

MW 250

+ Hiện tại giá không

kinh tế . Cần hỗ trợ

Khu vực miền Trung, Tây

Bắc

7. Thủy triều > 100 MW Chƣa xác

định Chƣa xác định Các tỉnh duyên hải

8. Rác thải sinh

hoạt

10,54 triệu

tấn 1 581 222 Các khu đô thị

Nguồn: Báo cáo Chiến lược, Quy hoạch NLTT, BCT, 2008

Page 151: Tập 79 - Số 03 - Năm 2011

Phạm Thị Thanh Mai Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 79(03): 145 - 152

148

Thực trạng khai thác nguồn năng lƣợng tái

tạo ở Việt Nam

a. Khai thác các nguồn NLTT để sản xuất điện

Hiện tại, có 5 loại NLTT đã đƣợc khai thác để

sản xuất điện, theo thống kê chƣa đầy đủ tổng

công suất lắp đặt khoảng 1260MW. Các

nguồn NLTT đang đƣợc khai thác là thuỷ

điện nhỏ (1100MW), sinh khối (150MW), rác

thải sinh hoạt (2,4MW), mặt trời (1,25MW)

và gió (1,2MW nhƣng chƣa hoạt động đƣợc).

Chi phí đầu tƣ cho sản xuất điện từ NLTT

hiện nay còn cao, nhất là đối với điện gió và

điện mặt trời.

- Thủy điện nhỏ (1500-2500) USD/kW tuỳ

theo vùng.

- Pin mặt trời (10.000- 11.000) USD/kWP.

- Điện gió (2500-3500) USD/kW.

Tổng sản lƣợng điện sản xuất từ các nguồn

NLTT trên mới chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ,

khoảng 1,8% tổng nhu cầu điện (năm 2005).

Trong đó, mới chỉ có 3 loại NLTT sản xuất

điện bán lên lƣới điện là thuỷ điện nhỏ (trên

100MW), sinh khối (bã mía 30MW), và rác thải

sinh hoạt (2,4MW). Giá mua điện hiện nay từ

các dự án điện tái tạo khoảng 4USCents/kWh là

không hấp dẫn các nhà đầu tƣ.

Ngoài ra, NLTT có thể khai thác và sử dụng

hiệu quả cho các khu vực dân cƣ xa lƣới điện

quốc gia. Hiện tại vẫn còn gần 500 xã phần

lớn nằm ở các vùng nông thôn miền núi và

hải đảo, chƣa có điện, trong đó có tới 200 xã

lƣới điện quốc gia không thể kéo tới đƣợc do

hiệu quả kinh tế quá thấp. Chƣơng trình điện

khí hoá nông thôn đã đặt mục tiêu đạt 90% số

hộ có điện vào 2010 và 100% số hộ có điện

vào 2020, trong đó khuyến khích sử dụng các

nguồn NLTT để cung cấp điện cho các vùng

lƣới điện quốc gia không thể kéo đến.

Có hai hình thức cung cấp điện từ NLTT cho

các khu vực ngoài lƣới đang đƣợc khai thác:

lƣới điện độc lập quy mô nhỏ; cung cấp điện

cho hộ gia đình riêng rẽ.

Theo kết quả điều tra, hiện có khoảng 50

nghìn hộ dân đang sử dụng điện từ các

nguồn thủy điện nhỏ, cực nhỏ, pin mặt trời,

gió, biogas.

b. Khai thác NLTT để cấp nhiệt và nhiên liệu

+ Củi gỗ và các phế thải nông - lâm nghiệp:

Đây là một nguồn NL khá quan trọng ở khu

vực nông thôn. Hiện có gần 70% dân số nông

thôn đang sử dụng các dạng nhiên liệu này để

đáp ứng nhu cầu nhiệt. Ngoài ra chúng cũng

đƣợc sử dụng làm nhiên liệu trong một số

ngành sản xuất tiểu thủ công nghiệp địa

phƣơng nhƣ sản xuất vật liệu xây dựng, chế

biến lƣơng thực-thực phẩm. Tổng tiêu thụ củi

gỗ và các phế thải nông - lâm nghiệp cho các

mục đích sử dụng nhiệt khoảng 13,5 triệu

TOE (tấn dầu tƣơng đƣơng), chiếm khoảng

38% tổng tiêu thụ NL cuối cùng của Quốc gia

(năm 2005).

+ Khai thác và sử dụng Khí sinh học

(KSH): Công nghệ KSH hiện đang đƣợc phát

triển và ứng dụng mạnh mẽ ở khu vực nông

thôn (hộ gia đình và quy mô trang trại). KSH

đang đƣợc sử dụng để đun nấu, thắp sáng và

gần đây chạy máy phát điện. Hiện cả nƣớc đã

xây dựng đƣợc hơn 80.000 công trình KSH

các loại. NL tạo ra hàng năm từ nguồn này

ƣớc đạt khoảng 50 nghìn TOE/năm.

+ Sử dụng NL mặt trời đun nƣớc nóng:

Các thiết bị đun nƣớc nóng mặt trời đƣợc chế

tạo trong nƣớc hoặc nhập khẩu đang đƣợc sử

dụng ngày càng phổ biến chủ yếu ở khu vực

thành thị. Năm 2005, cả nƣớc mới lắp đặt

4000m2 (2700 thiết bị), tỷ lệ giữa số thiết bị

với số hộ thành thị chỉ đạt 0,35%. Nhƣng

trong năm 2007, cả nƣớc đã lắp đặt đƣợc

khoảng trên 48000m2 (20000 thiết bị), đạt tỷ

lệ là 0,65%.Hiện cả nƣớc có khoảng 60 nhà

cung cấp thiết bị đun nƣớc nóng mặt trời. Đun

nƣớc nóng bằng NL mặt trời với mục đích là

tiết kiệm điện. Nhu cầu lắp đặt thiết bị này sẽ

tăng mạnh trong thời gian tới.

+ Sử dụng nhiên liệu sinh học (NhLSH):

Ngày 20/11/2007 Thủ tƣớng Chính phủ ký

Quyết định 177/2007/QĐ-TTg về việc phê

duyệt "Đề án phát triển nhiên liệu sinh học

(NLSH)". Hiện nay, trong nƣớc đang hình

thành 6 dự án sản xuất cồn nhiên liệu

(ethanol), trung bình mỗi dự án có công suất

khoảng 100 triệu lít/năm. (Một dự án dự kiến

sẽ đi vào sản xuất trong năm 2009–2010, một

dự án mới khởi công 6-2009) sẽ cung cấp một

Page 152: Tập 79 - Số 03 - Năm 2011

Phạm Thị Thanh Mai Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 79(03): 145 - 152

149

lƣợng ethanol khá lớn có khả năng đảm bảo

xăng E5 (xăng pha 5% ethanol) cho nhu cầu

trong nƣớc. Tuy nhiên, để sử dụng chúng một

cách an toàn và bền vững cần có các tiêu

chuẩn về chất lƣợng. Mặt khác sản xuất

ethanol đại trà cần đƣợc quy hoạch đất đai và

cây trồng tránh tình trạng thiếu hụt nguyên

liệu và ảnh hƣởng tới lƣơng thực.

c. Những khó khăn thách thức trong triển

khai nghiên cứu ứng dụng NLTT ở Việt Nam

Việc nghiên cứu, thử nghiệm và phát triển

năng lƣợng tái tạo ở VN đã đƣợc triển khai

khoảng 30 năm nhƣng kết quả còn rất hạn

chế. Có thể tóm tắt nhƣ sau :

- Phát triển có kết quả các động cơ gió phát

điện và bơm nƣớc ở công suất dƣới 1 kW

- Sản xuất các dàn đun nƣớc nóng dùng năng

lƣợng mặt trời,

- Lắp đặt các dàn pin mặt trời công suất nhỏ.

- Sản xuất và lắp đặt các trạm thủy điện nhỏ.

- Sản xuất các loại bếp đun ( than, củi,

rơm…) hiệu suất cao.

- Phát triển hơn 50 ngàn công trình biogas

quy mô gia đình và một số công trình quy mô

trang trại.

Tuy nhiên do không có cơ quan quản lý theo

dõi chuyên về năng lƣợng tái tạo nên không

có số liệu thống kê và đánh giá đầy đủ về tình

hình phát triển năng lƣợng tái tạo ở nƣớc ta.

Trong quá trình triển khai nghiên cứu ứng

dụng NLTT ở Việt Nam, thể hiện những khó

khăn thách thức chủ yếu nhƣ sau:

+ Thiếu khung thể chế, chính sách và các qui

định để khuyến khích phát triển, sử dụng;

+ Thiếu nghiên cứu điều tra cơ bản do đó

thiếu nguồn số liệu tin cậy cho quy hoạch và

phát triển các dự án;

+ Chi phí đầu tƣ cao đặc biệt đối với sản xuất

điện từ các nguồn NLTT cao hơn nhiều so với

các nguồn điện cổ điển, nên không hấp dẫn

các nhà đầu tƣ;

+ Một số vấn đề kỹ thuật và dịch vụ khác:

. Khả năng tiếp cận các nguồn vốn vay cho

phát triển NLTT còn hạn chế

. Thiếu công nghệ và các kỹ năng thực hiện

các dự án điện NLTT

. Thiếu dịch vụ cung cấp công nghệ trong

nƣớc và các dịch vụ sau lắp đặt.

. Thiếu các tiêu chuẩn kỹ thuật cho các thiết

bị NLTT.

. Thiếu nguồn số liệu tin cậy về tiềm năng

NLTT

+ Nhận thức về tổ chức và phát triển NLTT

còn hạn chế.

ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP ĐẨY

MẠNH PHÁT TRIỂN NLTT CHO PHÁT

ĐIỆN Ở VIỆT NAM

Định hƣớng phát triển năng lƣợng tái tạo

cho phát điện ở Việt Nam

Việc định hƣớng phát triển năng lƣợng tái tạo

ở nƣớc ta cần dựa vào các yếu tố sau :

a. Đặc thù khí hậu và sản xuất ở toàn lãnh

thổ và từng vùng miền

Đặc thù khí hậu ở nƣớc ta là khí hậu nhiệt đới

ẩm, nhờ vậy mà có tốc độ tăng trƣởng sinh

khối cao, đồng nghĩa với tiềm năng năng

lƣợng sinh khối rất lớn. Theo số liệu thống kê

năm 2004, tổng năng lƣợng sơ cấp tiêu thụ

trong nƣớc là 28,8 triệu TOE (dầu 38,3%,

than 26,8%, thuỷ điện 20,2%, khí đốt 14,7%).

Tổng tiêu thụ năng lƣọng phi thƣơng mại (củi

gỗ, than gỗ, phụ phẩm nông nghiệp nhƣ trấu ,

bã mía…) cũng tức là năng lƣợng sinh khối là

14,82 triệu TOE. Nhƣ vậy năng lƣợng sinh

khối sinh khối chiếm khoảng 33% tổng tiêu

thụ năng lƣợng trong nƣớc. Tuy nhiên năng

lƣợng sinh khối hiện nay vẫn trong tình trạng

thả nổi, để mặc cho dân tự lo.

Trấu là nguồn năng lƣợng sinh khối đang bỏ

phí, nhiều nơi đốt bỏ đi hoặc đổ xuống sông,

gây ô nhiễm. Trấu chiếm trên 20% trọng

lƣợng của thóc. Với sản lƣợng thóc hiện nay,

mỗi năm có gần 10 triệu tấn trấu. Cứ 2,7 kg

trấu cho 1kWh điện. Chỉ cần tận dụng trên nửa

lƣợng trấu hàng năm đƣa vào phát điện, mỗi

năm sản xuất đƣợc khoảng 2 tỷ kWh điện.

Khí sinh học cũng đƣợc coi là nguồn năng

lƣợng tái tạo. Các công trình khí sinh học quy

mô gia đình đủ cung cấp lƣợng khí dùng cho

đun nấu và thắp sáng. Các công trình khí sinh

học quy mô trang trại (lợn hoặc bò) với quy

mô từ hàng trăm đến hàng nghìn con thì

lƣợng khí sinh ra rất lớn, chỉ có các máy phát

Page 153: Tập 79 - Số 03 - Năm 2011

Phạm Thị Thanh Mai Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 79(03): 145 - 152

150

điện công suất hàng chục tới hàng trăm kW

mới tiêu thụ hết khí. Hiện nay các công trình

khí sinh học quy mô gia đình đang phát triển

mạnh ở 30 tỉnh/thành phố và sẽ phủ kín toàn

quốc trong vài năm tới. Tuy nhiên các công

trình khí sinh học quy mô trang trại còn phát

triển chậm và chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu của

trên 16000 trang trại chăn nuôi.

Nhƣ vậy năng lƣợng sinh khối và khí sinh học

là nguồn năng lƣợng tái tạo có tiềm năng lớn

nhất ở nƣớc ta, nó có thể đảm bảo năng lƣợng

đun nấu cho khoảng 70 triệu dân sống ở nông

thôn, thậm chí ven đô, đồng thời cung cấp

điện cho nhu cầu ở nông thôn.

b. Những tiến bộ kỹ thuật của thế giới về từng

chuyên ngành

Tiến bộ kỹ thuật trong lĩnh vực năng lƣợng

mặt trời là Pin mặt trời nối lƣới (grid

connected Photovoltaic) đã mở ra triển vọng

rất lớn về sử dụng pin mặt trời. Từ chỗ điện

từ pin mặt trời cung cấp qua ắc quy đã hạn

chế công suất sử dụng ở quy mô kW thì nay

pin mặt trời nối lƣới không còn hạn chế công

suất sử dụng. Pin mặt trời nối lƣới là giải

pháp tốt cho việc xã hội hoá sản xuất điện vì

vốn đầu tƣ không lớn và phân tán, không cần

nhiên liệu, không cần nhân viên kỹ thuật quản

lý. Điều cần thiết nhất là chính sách khuyến

khích của nhà nƣớc (ƣu đãi đầu tƣ, giá cả,

miễn giảm thuế…) và các công ty điện phải

cùng hợp tác với dân, vì pin mặt trời nối lƣới

là nguồn điện phủ đỉnh cho lƣới điện (giờ

nắng từ 9 giờ đến 17 giờ). Có chính sách tốt

cùng với tổ chức tốt, mỗi năm ta có thể phát

triển hàng chục MWp pin mặt trời nối lƣới.

Tiến bộ kỹ thuật trong lĩnh vực giàn đun

nƣớc nóng bằng năng lƣợng mặt trời là hệ

thống xy phông nhiệt với bộ thu ống chân

không làm tăng hiệu suất nhiệt.

Tiến bộ kỹ thuật chính về máy phát điện gió

là đã giảm tốc độ khởi động máy phát điện

500kw từ 6m/giây xuống 2,5 m/giây. Nhờ vậy

Việt Nam có nhiều thuận lợi để phát triển

phong điện.

Qua các thông tin nêu trên cho thấy, trọng

tâm phát triển năng lƣợng tái tạo nên tập

trung vào :

1/ Năng lượng sinh khối.

2/ Sản xuất điện từ các nguồn năng lượng

tái tạo như trấu, khí sinh học và pin mặt trời

nối lưới.

Đối với các nguồn năng lƣợng tái tạo khác

đều đƣợc khuyến khích phát triển.

Các giải pháp đẩy mạnh phát triển năng

lƣợng tái tạo

a. Xây dựng và triển khai chương trình sản

xuất điện từ năng lượng tái tạo (gọi tắt là

chương trình điện tái tạo).

Chƣơng trình điện tái tạo gồm 3 thành phần,

mỗi thành phần đƣợc tổ chức thành 1 dự án.

- Sản xuất điện từ trấu gọi tắt là điện trấu,

- Sản xuất điện từ khí sinh học gọi tắt là điện

khí sinh học,

- Sản xuất điện từ pin mặt trời nối lƣới gọi tắt

là điện pin mặt trời nối lƣới,

Chƣơng trình đƣợc triển khai theo 3 bƣớc ;

- Bƣớc 1: Xây dựng đề án khả thi và trình

duyệt.

- Bƣớc 2: Triển khai các điểm trình diễn và

rút kinh nghiệm.

- Bƣớc 3 : Triển khai mở rộng.

Hiệp hội Năng lƣợng là tổ chức lớn, có uy tín

nên chủ trì xây dựng và triển khai Chƣơng

trình điện tái tạo. Cụ thể cần đƣa ra các mốc

thời gian cho từng bƣớc, từng giai đoạn và đề

xuất các đơn vị tham gia xây dựng đề án khả

thi nhƣ: Trung tâm Enerteam lập đề án khả thi

về điện trấu; Trung tâm khí sinh học lập đề án

khả thi về điện khí sinh học; Trung tâm tiết

kiệm năng lƣợng lập đề án khả thi về điện pin

mặt trời nối lƣới. Từ đó, trung tâm tƣ vấn

năng lƣợng sẽ tổng hợp thành đề án khả thi

của chƣơng trình điện tái tạo để Hiệp hội

Năng lƣợng trình duyệt.

Nên ƣu tiên mô hình nguồn điện tập trung có

lƣới tải và phân phối điện mini 220V-50Hz.

Nguồn điện này thích hợp với các thiết bị

điện phổ thông; điều hoà đƣợc nhu cầu phụ

tải, giảm thiểu lãng phí; quản lý vận hành,

bảo trì bảo dƣỡng thuận lợi dễ dàng. Với hệ

thống này có thể tổ chức tổ kỹ thuật chuyên

trách và thuận lợi hơn cho việc bán điện.

Không cần có các dịch vụ đặc biệt. Nếu có

Page 154: Tập 79 - Số 03 - Năm 2011

Phạm Thị Thanh Mai Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 79(03): 145 - 152

151

điều kiện có thể kết hợp với các nguồn năng

lƣợng khác (hệ lai ghép). Cần tổ chức mạng

lƣới dịch vụ cung cấp các phụ kiện chuyên

dụng trong hệ điện NLTT nhƣ đèn 12VDC,

Bộ Điều khiển, Bộ Biến đổi điện,....Cần biên

soạn các tài liệu hƣớng dẫn vận hành, bảo trì,

bảo dƣỡng dƣới dạng ngắn gọn, dễ hiểu cung

cấp rộng rãi cho ngƣời dân khu vực dự án.

b. Thành lập cơ quan quản lý phát triển năng lượng tái tạo

NLTT chiếm tỷ trọng đáng kể trong hệ thống năng lƣợng của nƣớc ta, đa dạng và phân tán, nhƣng do nhà nƣớc chƣa có chính sách khuyến khích phát triển NLTT, và chƣa có cơ quan chuyên trách quản lý phát triển NLTT, nên NLTT không phát triển đƣợc ở nƣớc ta. Vì vậy muốn phát triển NLTT thì nhà nƣớc cần thành lập cơ quan quản lý phát triển NLTT (tƣơng đƣơng cấp Cục). Cơ quan này có chức năng nhƣ sau:

- Xây dựng chính sách khuyến khích phát triển NLTT để trình chính phủ phê duyệt.

- Tổ chức triển khai chính sách khuyến khích phát triển NLTT đã đƣợc chính phủ phê duyệt.

c. Tăng cường đầu tư nghiên cứu cơ bản về NLTT

Nƣớc ta có tiềm năng rất lớn về NLTT nhƣng cho tới nay vẫn chƣa có những nghiên cứu đầy đủ, cụ thể và chính xác rằng tiềm năng đó là bao nhiêu, khả năng khai thác và sử dụng đến mức độ nào. Chính vì vậy cần tăng cƣờng đầu tƣ cho những nghiên cứu cơ bản về NLTT để có số liệu đầy đủ, hệ thống và tin cậy về tiềm năng khai thác, sử dụng NLTT cho phát điện cho từng vùng, miền ở Việt Nam.

d). Xây dựng chính sách khuyến khích, hỗ trợ hoạt động nghiên cứu ứng dụng NLTT

Không có sự hỗ trợ này thì không thể triển khai rộng rãi công nghệ nguồn điện thích hợp với nông thôn vùng sâu vùng xa. Có thể nói gần nhƣ tất cả các nƣớc phát triển và rất nhiều nƣớc đang phát triển đều đã có chính sách hỗ trợ ứng dụng điện NLTT. Đã đến lúc nƣớc ta cần phải có các chính sách, chiến lƣợc quốc gia về NLTT.

e. Xây dựng cơ chế quản lý sau dự án:

Nên có sự tham gia của chính quyền đoàn thể

quần chúng địa phƣơng vào công tác quản lý

này. Tổ kỹ thuật cần đƣợc lựa chọn và đào tạo

kỹ càng, không nên tổ chức một cách hình

thức. Nên ƣu tiên mô hình nguồn điện tập

trung có lƣới tải và phân phối điện mini

220V-50Hz. Nguồn điện này thích hợp với

các thiết bị điện phổ thông; điều hoà đƣợc

nhu cầu phụ tải, giảm thiểu lãng phí; quản lý

vận hành, bảo trì bảo dƣỡng thuận lợi dễ

dàng. Với hệ thống này có thể tổ chức tổ kỹ

thuật chuyên trách và thuận lợi hơn cho việc

bán điện. Không cần có các dịch vụ đặc biệt.

Nếu có điều kiện có thể kết hợp với các

nguồn năng lƣợng khác (hệ lai ghép). Cần tổ

chức mạng lƣới dịch vụ cung cấp các phụ

kiện chuyên dụng trong hệ điện pin mặt trời

nhƣ đèn 12VDC, Bộ Điều khiển, Bộ Biến đổi

điện,....Cần biên soạn các tài liệu hƣớng dẫn

vận hành, bảo trì, bảo dƣỡng dƣới dạng ngắn

gọn, dễ hiểu cung cấp rộng rãi cho ngƣời dân

khu vực dự án.

KẾT LUẬN

Nguồn năng lƣợng truyền thống của nƣớc ta

đang suy giảm dần do trữ lƣợng có hạn, công

nghệ khai thác còn lạc hậu, tổn thất, lãng phí

lớn, chƣa hiệu quả và chƣa có kế hoạch khai

thác hợp lý, kèm theo đó là việc tiêu thụ năng

lƣợng này đang gây ra ô nhiễm môi trƣờng

nghiêm trọng. Việt nam có tiềm năng to lớn về

năng lƣợng tái tạo, phát triển năng lƣợng tái

tạo là góp phần giảm tiêu thụ than, dầu, khí

đồng thời giảm phát thải khí nhà kính. Vì thế,

Việt Nam cần hỗ trợ phát triển NLTT để bảo

vệ môi trƣờng, đảm bảo năng lƣợng phát triển

theo hƣớng hiệu quả và bền vững trong chiến

lƣợc phát triển an ninh năng lƣợng quốc gia.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. Bộ Công thƣơng, 2007 - Tổng sơ đồ phát triển

Điện lực VN giai đoạn 2006-2015 và định hướng

đến 2025.

[2]. Điện lực Việt Nam, 2006a. Kế hoạch Báo cáo.

Hà Nội, Việt Nam.

[3]. Điện lực Việt Nam, 2006b. Báo cáo tổng kết

của giá nhiên liệu và công nghệ thế hệ trong

ngành điện Việt Nam, Hà Nội, Việt Nam.

[4]. Nguyễn Thƣờng, Hội thảo quốc tế về phát triển

năng lƣợng Việt Nam lần thứ 2, Hà Nội-2008

[5]. Nhan T. Nguyen, Minh Ha. Duong, Economic

potential of renewable energy in Vietnam’s power

sector, Energy Policy 37 (2009) 1601–1613,

France.

[6]. Website: www.unfccc.org.cdm

Page 155: Tập 79 - Số 03 - Năm 2011

Phạm Thị Thanh Mai Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 79(03): 145 - 152

152

SUMMARY

ORIENTATION AND SOLUTIONS TO DEVELOPING RENEWABLE ENERGY

FOR POWER IN VIETNAM

Pham Thi Thanh Mai

*

Thai Nguyen University of Economics and Business Administration - TNU

Energy is the driving force of economic development - social. Along with economic growth,

energy demand for production and living on a rise, while fossil energy sources on a scarce, the

energy consumption is causing serious environmental pollution. Vietnam has great potential for

renewable energy, renewable energy development is to reduced consumption of coal, oil, gas and

reduce greenhouse gas emissions. But this is also new content so when deployed VietNam still

faces many difficulties and barriers. This paper will present the status of production, use and

forecast the demand for electricity in Vietnam to 2030; situation and the potential exploitation of

renewable energy sources for electricity generation in Vietnam; These challenges and the research

in renewable energy applications; orientation and a number of measures to promote development

of renewable energy for electricity generation in Vietnam.

Key words: Energy, renewable, power generation, development, sustainability

* Tel: 0912804979; Email: [email protected]

Page 156: Tập 79 - Số 03 - Năm 2011

Nguyễn Thị Phƣơng Nga Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 79(03): 153 - 159

153

KHAI THÁC TÀI NGUYÊN DU LỊCH Ở VƢỜN QUỐC GIA BA BỂ

PHỤC VỤ MỤC ĐÍCH DU LỊCH SINH THÁI

Nguyễn Thị Phƣơng Nga

Trường Trung học phổ thông Vùng cao Việt Bắc

TÓM TẮT

Vƣờn quốc gia Ba Bể có nhiều tiềm năng cho phát triển du lịch sinh thái. Tài nguyên tự nhiên là

thế mạnh của vƣờn quốc gia để hình thành các tuyến điểm du lịch với nhiều địa danh du lịch.

Thảm thực vật với thành phần loài đa dạng, các kiểu rừng nhiệt đới ẩm thuận lợi cho phát triển du

lịch sinh thái. Địa chất, địa hình, khí hậu, sông ngòi tạo nên các thắng cảnh đẹp. Bên cạnh đó,

phong tục tập quán, sản phẩm văn hoá truyền thống tạo nên cho Ba Bể sức hấp dẫn riêng, thu hút

khách du lịch.

Từ khóa: Tài nguyên du lịch, du lịch sinh thái, vườn quốc gia Ba Bể.

MỞ ĐẦU*

Du lịch sinh thái là hình thức du lịch dựa vào

thiên nhiên, gắn với bản sắc văn hoá địa

phƣơng với sự tham gia của cộng đồng hƣớng

tới phát triển bền vững. Vƣờn quốc gia

(VQG) Ba Bể có nhiều tiềm năng cho phát

triển du lịch sinh thái. Vƣờn quốc gia có diện

tích 10.048 ha do Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc

Kạn quản lý, đƣợc phân thành các khu vực:

phân khu bảo vệ nghiêm ngặt có 3931 ha,

phân khu hành chính dịch vụ có 34 ha, phân

khu phục hồi sinh thái có 6083 ha. Năm 2004,

vƣờn quốc gia Ba Bể đƣợc UNESCO công

nhận là vƣờn di sản ASEAN và hiện tại đang

trong quá trình đề nghị xét duyệt hồ sơ công

nhận là di sản thiên nhiên thế giới.

Vƣờn quốc gia Ba Bể đƣợc thành lập nhằm

mục đích bảo tồn cảnh quan tự nhiên đặc

trƣng cho hệ sinh thái rừng nguyên sinh trên

núi đá vôi. Khu vƣờn này bảo tồn đa dạng

sinh học cho 1281 loài thực vật bậc cao, trong

đó có 77 loài bị đe dọa ở mức quốc gia và

toàn cầu, 53 loài đƣợc ghi trong Sách đỏ Việt

Nam... Với vai trò là tăng cƣờng chức năng

phòng hộ đầu nguồn cho hồ Ba Bể, nhằm

phục vụ trực tiếp đời sống và sản xuất của

cộng đồng dân cƣ trong khu vực. Đồng thời,

vƣờn quốc gia Ba Bể phát triển, mở mang du

lịch sinh thái tạo điều kiện cho ngƣời dân

trong khu vực có thêm thu nhập dựa trên cơ

sở du lịch cộng đồng, nâng cao nhận thức về

bảo vệ môi trƣờng cho ngƣời dân.

* Tel: 0983746476; Email: [email protected]

TÀI NGUYÊN DU LỊCH VƢỜN

QUỐC GIA BA BỂ

Tài nguyên du lịch tự nhiên.

* Hệ động và thực vật

Thảm thực vật với độ che phủ 73,68% diện

tích rừng kín thƣờng xanh, trong đó rừng

nguyên sinh ít bị tác động chiếm 40,39% tổng

diện tích vƣờn quốc gia. Đây là một trong

những vƣờn quốc gia có độ che phủ và tỷ lệ

rừng nguyên sinh cao trong hệ thống các khu

rừng đặc dụng của Việt Nam và các khu vực

núi đá vôi trên thế giới.

Kiểu rừng kín thƣờng xanh mƣa ẩm nhiệt đới

trên núi đá vôi có diện tích 3421 ha, chiếm

34,11% tổng diện tích vƣờn quốc gia, phân bố

thành các mảng tƣơng đối lớn trên địa hình

núi đá vôi. Thực vật tạo rừng khá phong phú,

phổ biến là các loài nhƣ Nghiến, Trai, Mậy

Tẹo, Ô rô, Teo Nông, Lát Hoa, Sâng, Cà Lồ,

Đinh.... Rừng thƣờng chia làm 4 tầng: tầng ƣu

thế sinh thái gồm các cây có kích thƣớc lớn

phổ biến nhƣ Xoan nhừ, Mọ, Cà Lồ, Trai,

Gội, Lim xẹt, Chò Chỉ... Chiều cao cây rừng

thƣờng đạt 20 - 30 m, đƣờng kính bình quân

trên dƣới 30cm. Tầng dƣới tán rừng cao dƣới

15m, gồm các cây gỗ nhỏ hơn nhƣ các loài

trong chi Đại phong tử, Chi Trâm, Chò xanh,

Ô Rô...... Tầng cây bụi cao dƣới 5 m với

nhiều loài khác nhau và phân bố rải rác dƣới

tán rừng, phổ biến là các loài Ba Gạc, Đùng

Đình, Búng Báng, Lấu, Găng, Hồng bì dại....

Tầng thảm tƣơi ở các thung lũng ẩm ƣớt phát

triển dày đặc, còn trên sƣờn núi đá dốc thƣa

thớt hơn. Các loài phổ biến là các loài trong

Page 157: Tập 79 - Số 03 - Năm 2011

Nguyễn Thị Phƣơng Nga Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 79(03): 153 - 159

154

họ Gai, họ Thài Lài, họ Tai Voi, họ Ô Rô, họ

Thu Hải, họ Lan, họ Ráy.... Thực vật ngoại

tầng cũng khá phong phú.

Kiểu rừng thƣờng xanh bị tác động trên núi

đá vôi có tổng diện tích 3345ha, chiếm

34,11% diện tích vƣờn quốc gia Ba Bể. Đây

là kiểu rừng bị tác động bởi những hoạt động

khai thác của con ngƣời nhƣng cũng đã phục

hồi theo hƣớng hồi nguyên. Kiểu phụ này

phân bố rải rác khắp vƣờn quốc gia với 3

phân tầng rõ rệt. Tầng ƣu thế sinh thái có rất

nhiều loài tham gia tạo tán rừng liên tục với

các loài nhƣ Sấu, Đinh thối, Cơi, Dọc, Vối,

Mùng quân nhớt, Kháo nhớt, Trâm trắng,

Sâng, Đẻn, Kẹn... Tầng dƣới tán rừng bao

gồm những cây tái sinh của tầng ƣu thế cùng

các loài nhƣ Rau sắng, Thiết đinh, Hèo Gân

đầy, Mùng quân, Sanh, Cám, Dâu da xoan,

Na hồng... Tầng cây thảm bụi tƣơi cao trên

dƣới 5m, gồm các loài Đơn, các loài Lấu,

các loài phổ biến trong họ Ráy, họ Dƣơng

xỉ, họ Kim cang, họ Nam mộc hƣơng, họ

Cam quýt...

Kiểu rừng thƣờng xanh bị tác động trên núi

đất chiếm diện tích không đáng kể trong vƣờn

quốc gia với khoảng 6,34% diện tích tự nhiên

và phân bố chủ yếu ở phía bắc và tây bắc của

vƣờn quốc gia.

Kết quả ban đầu của cuộc khảo sát hệ thực vật

vƣờn quốc gia Ba Bể có 162 loài, 672 chi,

1281 loài thực vật bậc cao. Áp dụng khung

phân loại các yếu tố địa lý của Nguyễn Nghĩa

Thìn (1999) và Lê Trần Trấn (1999) có kết

quả sau:

- Yếu tố toàn cầu có 1 loài cây (Thầu dầu)

chiếm 0,19% tổng số loài.

- Yếu tố liên nhiệt đới gồm 8 loài, chiếm

1,49% tổng số loài của toàn hệ

- Yếu tố nhiệt đới châu Á gồm 3 loài là Cà

Gai, Chùm Bo, Dầu Mè, chiếm 0,56% trong

tổng số loài trong họ.

- Yếu tố châu Á gồm 70 loài, chiếm 13,01%

tổng số loài trong hệ.

- Yếu tố Đông Nam Á gồm 67 loài, chiếm

12,4% số loài trong hệ.

- Yếu tố Nam Trung Quốc gồm 51 loài,

chiếm 9,5% số loài trong hệ.

- Yếu tố Đông Dƣơng gồm 50 loài, chiếm

9,5% số loài trong hệ.

- Yếu tố đặc hữu Việt Nam gồm 52 loài,

chiếm 9,6% số loài trong hệ.

- Yếu tố đặc hữu miền Bắc Việt Nam gồm 35

loài, chiếm 6,52% số loài trong hệ.

- Yếu tố đặc hữu Ba Bể: loài Trúc dây

- Yếu tố cổ nhiệt đới gồm 3 loài, chiếm 2,4%

số loài trong hệ thực vật

Về động vật, đã phát hiện 77 loài thực vật quý

hiếm trong sách đỏ Việt Nam và sách đỏ

IUCN. Khu hệ động vật bƣớc đầu thống kê

đƣợc 553 loài động vật có xƣơng sống, trong

đó thú có 81 loài, bò sát 27 loài, chim 322

loài, cá 106 loài... Trong số các loài đã thống

kê có 76 loài ghi trong sách đỏ Việt Nam

(2002), 32 loài cần ƣu tiên bảo vệ mức độ

toàn cầu và đã ghi trong sách đỏ các loài động

vật có nguy cơ bị đe doạ của IUCN, 1997.

Bảng thống kê các loài động vật của 5 vƣờn

quốc gia điển hình trong đó có vƣờn quốc gia

Ba Bể cho thấy hệ thú rừng của Ba Bể có mức

độ đa dạng đƣợc liệt vào thứ hạng cao nhất,

chiếm tới 29% số loài toàn quốc.

Bảng 1. Tài nguyên thú rừng ở một số vƣờn quốc gia trong cả nƣớc

STT Tên vƣờn quốc gia Loài Họ Bộ % số loài toàn quốc

1 VQG Ba Bể 81 26 8 29

2 VQG Ba Vì 43 21 8 19

3 VQG Cát Bà 20 10 5 9

4 VQG Bến En 53 21 10 23

5 VQG Bạch Mã 55 23 9 24

Page 158: Tập 79 - Số 03 - Năm 2011

Nguyễn Thị Phƣơng Nga Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 79(03): 153 - 159

155

* Đặc điểm địa chất, địa hình.

Các điều kiện tự nhiên khác cũng thuận lợi

cho phát triển du lịch sinh thái ở vƣờn quốc

gia Ba Bể. Đặc điểm địa hình nơi đây khá

phức tạp, bao gồm phức hệ sông - suối - hồ -

đầm- núi đá - núi đất xen kẽ với nhau với 3

kiểu địa hình chính:

- Kiểu địa hình núi trung bình nằm ở phía

nam và đông nam của vƣờn quốc gia, cới dãy

Phia-Bi Ooc cao trên 1000m. Đặc điểm của

dãy núi có độ dốc lớn, khá hiểm trở, là nơi

đầu nguồn của sông Chợ Lèng.

- Kiểu địa hình núi đá vôi phân bố tập trung

xung quanh hồ Ba Bể, dọc theo hai bên bờ

sông Năng, độ cao trung bình của núi đá vôi

khoảng 600 - 700m. Kiểu địa hình núi đá vôi

hiểm trở, sƣờn dốc đứng, bị chia cắt mạnh.

Phía bắc là dãy Lung Nham và núi Án với

đỉnh cao trên 1000m, phía đông là dãy Khau

Vai với độ cao từ 800 - 1000m.

- Kiểu địa hình hồ và thung lũng với hồ Ba

Bể là trung tâm của vùng, đồng thời là trung

tâm của vƣờn quốc gia. Đây là hồ kiến tạo lớn

nhất nƣớc ta. Hồ co hẹp lại ở giữa có dạng

một hành lang bị kẹp giữa các dãy núi đá vôi.

giữa hồ có 3 đảo nhỏ, trong đó đảo lớn nhất là

An Mã, đáy hồ không bằng phẳng và có nhiều đá

ngầm. Hồ dài 9km, chu vi của hồ là 22km, độ

sâu trung bình 17 - 23m, nơi sâu nhất là 35m,

tổng lƣợng nƣớc trong hồ đạt khoảng 90 triệu m3.

Cấu trúc địa chất của khu vực khá phức tạp,

trong vùng có phổ biến các thung lũng và các

cánh đồng karst khá rộng ăn thông với nhau,

nhiều núi karst trở thành núi sót, độ cao

khoảng 800 - 900 m. Nhiều nơi trong khu vực

địa hình karst, sông Năng và sông Chợ Lèng

chảy qua nhƣ một lát xẻ sâu. Đặc biệt, khi

sông chảy ngầm qua núi đã tạo thành Động

Puông và động Na Phòng có vòm rộng và

cao, trở thành những địa điểm du lịch thu hút

khách khi tới thăm Ba Bể.

* Đặc điểm Khí hậu, thủy văn

Khí hậu của vùng nằm hoàn toàn trong vùng

khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, sự bốc hơi

nƣớc của hồ Ba Bể diễn ra liên tục quanh năm

tạo nên tiểu khí hậu xung quanh hồ mát mẻ và

ẩm. Chênh lệch về nhiệt độ, độ ẩm giữa các

tháng trong năm không lớn. Nhiệt độ trung bình

năm là 22oC, nhiệt độ không khí trung bình cao

nhất là 390C, nhiệt độ trung bình thấp nhất là

0,60C. Lƣợng mƣa trung bình năm: 1343,5 mm,

độ ẩm tƣơng đối trung bình năm: 83%.

Hệ thống thuỷ văn VQG Ba Bể bao gồm 4

con sông, suối chính nối với hồ Ba Bể. Phía

nam và tây nam có sông Chợ Lèng, suối Bó

Lù và Tà Han đổ nƣớc vào hồ với tổng diện

tích lƣu vực là 420 km2. Ba con sông, suối

này đổ nƣớc vào hồ, sau khi đƣợc điều tiết,

một phần nƣớc hợp lƣu với sông Năng ở phía

bắc hồ, tiếp tục chảy về sông Gâm. Sông

Năng là một nhánh thƣợng nguồn của sông

Gâm và sông Lô, chảy theo hƣớng đông tây.

Tổng diện tích lƣu vực sông Năng là 1.420

km2. Cả 4 con sông, suối nói trên đều bắt

nguồn từ những đỉnh núi cao, địa hình dốc,

thƣờng gây ra lũ lớn.

Hồ Ba Bể là trung tâm của vƣờn quốc gia, có

diện tích rộng hơn 500 ha. Nếu tính cả hồ phụ

và mặt nƣớc sông rộng 575 ha. Tốc độ dòng

chảy trung bình 0,5 m/s. Về mùa lũ dòng chảy

ứ lại, mực nƣớc dâng cao. Hồ vừa mang tính

chất của hồ nƣớc thiên nhiên vừa mang tính

chất của một khúc sông rộng và sâu (đƣợc coi

là phụ lƣu của sông Năng).

Tài nguyên du lịch nhân văn.

Ngoài nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên

phong phú, đa dạng thì tài nguyên du lịch

nhân văn với các lễ hội truyền thống của đồng

bào các dân tộc cũng mang lại những nét đặc

trƣng cho Ba Bể.

* Các di tích lịch sử

Vƣờn quốc gia Ba Bể là khu vực sinh sống

lâu đời của một số dân tộc và lịch sử của khu

vực cũng gắn liền với lịch sử dựng nƣớc và

giữ nƣớc của dân tộc ta. Do đó nơi đây cũng

có nhiều di tích lịch sử có thể khai thác phục

vụ hoạt động du lịch.

- Động Puông: Có chiều dài 300 m, cao 50m.

Đây là thủy động, một đoạn con sông Năng

chảy xuyên qua núi đá vôi, trƣớc khi sông

chảy đến thác Đầu Đẳng. Đây là phần còn sót

lại của hệ thống hang động và suối ngầm

trƣớc đây. Dấu hiệu chứng minh hệ thống này

từng tồn tại chính là các nhũ đá treo lơ lửng

Page 159: Tập 79 - Số 03 - Năm 2011

Nguyễn Thị Phƣơng Nga Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 79(03): 153 - 159

156

trên những vách động. Động Puông đã từng là

nơi dấu quân trong trong các cuộc giao tranh

giũa nhà Lê và nhà Mạc thế kỉ XVI. Những

phế tích về thành nhà Mạc vẫn còn đƣợc giữ

lại các đài quan sát trên núi Puông.

- Động Na Phòng thực chất là một hang sâu

và nhiều ngóc ngách nên đã từng là nơi trú

ngụ của quân nhà Mạc trong các cuộc giao

tranh. Đây cũng là nơi Đài tiếng nói Việt

Nam đặt cơ sở hoạt động thời kì đầu cuộc

kháng chiến chống thực dân Pháp (1946-

1954). Động Tiên nằm ở phía bắc của hồ Ba

Bể, cách mặt hồ 15 m, cửa hang cao 15m và

rộng 35m. Động có nhiều thạch nhũ, đá xếp

nếp nhiều tầng. Từ động Tiên có thể ngắm

toàn cảnh Hồ Ba Bể. Các nhà khảo cổ học đã

từng xác định khoảng 12 nghìn năm trƣớc đây

các cƣ dân thời kì đồ đá mới đã từng định cƣ

tại đây. Nhiều công cụ bằng đá nhƣ rìu, dao,

cuốc cùng nhiều cối chày và nhiều vỏ ốc bị

vùi lấp đã đƣợc tìm thấy.

- Động Thẳm Thinh: Đây là nơi mà các nhà

nghiên cứu cho rằng con ngƣời đã định cƣ

sớm nhất ở Ba Bể vào cuối thời kì đồ đá cũ,

khoảng 17 - 22 nghìn năm trƣớc đây. Các

bằng chứng khảo cổ học tại đây cho thấy

ngƣời nguyên thuỷ sống dựa vào săn bắn, hái

lƣợm và đã làm ra các công cụ sản xuất để lấy

các sản phẩm cần thiết từ sông Chợ Lèng nằm

cách đó không xa.

- Tại các địa điểm nhƣ Nà Cà, Nà Têm và

Khau La bƣớc đầu đã tìm thấy một số di chỉ

khảo cổ của nền văn hoá Hà Giang thuộc hậu

kì đá mới - sơ kì kim khí (4000 năm - 3000

năm trƣớc đây).

Ngoài ra khu vực VQG Ba Bể còn có các di

tích khác nhƣ Đảo Pò Dạ Mải có bia đá khắc

vua Khải Định thứ 9, có miếu thờ Bà Goá.

Trên đảo An Mã có có miếu thờ vua thuỷ tề

và quan nhà Lê.

* Văn hoá của dân tộc thiểu số

Văn hoá các dân tộc của Ba Bể cũng để lại

dấu ấn sâu sắc cho khách du lịch. Ngƣời Tày

định cƣ dọc theo thung lũng các sông suối và

thung lũng các tỉnh Đông Bắc nƣớc ta. Trong

VQG Ba Bể, ngƣời Tày chiếm đa số trong

tổng số dân. Do vậy văn hoá dân tộc Tày trở

thành văn hoá đặc trƣng cho khu vực này.

Ngƣời Tày định cƣ thành từng làng bản đông

đúc. Ngôi nhà truyền thống của họ là nhà sàn.

Ở VQG Ba Bể, ngƣời Tày chọn hƣớng nhà

theo thuật phong thuỷ: Tiền thoáng hậu thế.

Phía sau nhà dựa vào núi. Phía trƣớc là con

sông hoặc cánh đồng rộng, thoáng. Cửa nhà

không hƣớng vào nhà ngƣời khác, không

hƣớng thẳng vào con đƣờng. Quan trọng nhất

của căn nhà sàn là bộ khung nhà gồm cột,

kèo, xà. Gỗ làm nhà thƣờng là gỗ tốt nhƣ

nghiến, chò chỉ, đinh, lim… Nhà kết cấu theo

kiểu 5 - 7 gian, hàng cột kê trên đá tảng. Các

cột liên kết với nhau bằng xà dài xuyên qua

các cột. Mái nhà lợp bằng ngói âm dƣơng,

nhẹ nhƣng cách nhiệt tốt. Ngoài ra, có thể lợp

bằng tranh hoặc lá cọ. Xung quanh nhà thƣng

bằng ván gỗ hoặc che bằng liếp nứa.

Về ẩm thực, ngƣời Tày trƣớc kia ăn cơm nếp

là chính trong bữa ăn hàng ngày. Hiện nay đã

thay đổi thói quen, nhƣng hầu nhƣ gia đình

nào cũng có ninh và chõ đồ xôi. Trong các

ngày lễ tết, họ thƣờng làm các loại bánh trái

nhƣ bánh chƣng, bánh dầy, bánh gai, bánh

gio, bánh rán,bánh trôi, bánh khảo… Cùng

với chế biến các món ăn từ lƣơng thực, ngƣời

Tày còn chế biến các món ăn từ thịt, cá, xào

nấu rau, măng, .... Những món ăn dân dã nhƣ

thịt gà xào gừng nghệ, thịt lợn hầm nhừ với lá

mác mật, cá hầm với quả trám trắng, cá,

nhộng tằm, nhộng ong khoái, nấm đất xào nấu

với măng chua, bát canh rau ngót rừng ... rất

đƣợc đồng bào ƣa thích. Ở Ba Bể còn có mắm

tép, tôm chua và rƣợu ngô đƣợc coi là đặc sản

của vùng.

Về trang phục: Bộ y phục cổ truyền của ngƣời

Tày là áo chàm đƣợc làm từ vải sợi bông tự

dệt, nhuộm chàm, hầu nhƣ không có thêu thùa

trang trí. Khi mặc thƣờng kèm theo còng cổ

và xà tích bằng bạc. Phụ nữ đầu vấn khăn,

mặc áo dài tới bắp chân, ống tay hẹp, xẻ nách,

cài cúc ở bên phải, thắt lƣng bằng vải.

Về phong tục, lễ hội: Trong một năm có nhiều

ngày tết với ý nghĩa khác nhau. Tết nguyên

đán, rằm tháng 7 và tết thanh minh (mùng 3

tháng 3) đƣợc tổ chức linh đình hơn cả. Hội

xuân Ba Bể đƣợc tổ chức hàng năm kéo dài

trong 3 ngày mùng 9, 10, 11 tháng 1 âm lịch.

Lễ hội là nơi phô diễn bản sắc các dân tộc với

Page 160: Tập 79 - Số 03 - Năm 2011

Nguyễn Thị Phƣơng Nga Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 79(03): 153 - 159

157

nhiều trò chơi truyền thống nhƣ đua thuyền

độc mộc trên hồ Ba Bể, ném còn, chọi bò,

múa sạp…cùng nhiều hoạt động văn hoá khác

của đồng bào dân tộc Tày cũng nhƣ các dân

tộc khác trong vùng để cầu khấn cho vụ mùa

năm mới mƣa thuận gió hòa, an khang thịnh

vƣợng. Thuyền độc mộc là phƣơng tiện đi lại

đặc sắc của ngƣời dân tộc Tày nơi đây và

cũng là nét đặc sắc của du lich Ba Bể. Xƣa

kia hầu nhƣ nhà nào cũng có thuyền nhƣng

nay đƣờng sá mở mang, thuyền máy và xuồng

máy nhiều nên thuyền độc mộc ít dần. Để làm

đƣợc thuyền độc mộc ngƣời ta phải xẻ cây gỗ

to rồi tính toán tỉ mỉ, chính xác, chi li rồi đục,

đẽo, vạt, bào…tốn rất nhiều thời gian và công

sức nên thuyền độc mộc đƣợc coi nhƣ tài sản

có giá trị của mỗi gia đình.

Các sản phẩm văn hoá truyền thống của đồng

bào các dân tộc thể hiện đời sồng tinh thần

phong phú, các lễ hội truyền thống với nhiều

loại nhạc cụ nhƣ: đàn tính của ngƣời Tày,

khèn và sáo của ngƣời Mông... Tết đến trong

các bản làng của ngƣời Tày, tiếng đàn Tính

và điệu hát then thƣờng vang lên rộn rã đón

xuân về. Âm nhạc đối với dân tộc Tày dƣờng

nhƣ có một sức mạnh kỳ diệu. Họ dùng đàn

tính và những điệu then để biểu lộ tâm tƣ tình

cảm của mình. Tiếng đàn giúp họ quên đi bao

vất vả, lo toan đời thƣờng, đắm mình trong

dòng âm thanh đầy sức quyến rũ để hy vọng

vào một ngày mai tƣơi sáng hơn. Tiếng Khèn

ngấm sâu vào máu thịt ngƣời Mông, thân

quen nhƣ miếng "mèn mén" (bột ngô đồ) mẹ

mớm từ lúc mới biết ăn dặm. Con trai 13 tuổi

đã có cây Khèn trên vai mỗi khi lên nƣơng,

xuống chợ. Âm thanh của Khèn mạnh mẽ nhƣ

chính cuộc sống ngƣời Mông, bởi nếu không

kiên cƣờng mạnh mẽ, ngƣời Mông xƣa kia

chắc khó lòng đƣơng đầu nổi với sự khắc

nghiệt nơi núi cao, đá dựng.

KHẢ NĂNG KHAI THÁC TÀI NGUYÊN

PHỤC VỤ MỤC ĐÍCH DU LỊCH SINH

THÁI Ở VƢỜN QUỐC GIA BA BỂ

Hiện nay, VQG Ba Bể đã khai thác tài nguyên

tự nhiên cũng nhƣ tài nguyên nhân văn để

hình thành các tuyến, điểm du lịch để thu hút

khách du lịch. Các điểm du lịch nổi bật của

VQG Ba Bể chủ yếu nhƣ khu đảo An Mã,

khu động Ao Tiên, khu Pắc Ngòi, hình thành

các tuyến du lịch sinh thái và du lịch nhân văn

trong khu vực hồ Ba Bể.

Tuyến tham quan hồ Ba Bể

Đây là tuyến thu hút khách du lịch lớn nhất

hiện nay. Khách tham quan có thể lên thuyền

từ bến phía đông hoặc bến Pác Ngòi đi bằng

thuyền trên hồ ngắm cảnh và ghé thăm các

điểm danh thắng kì thú nhƣ: Đảo Bà Goá, đảo

An Mã, động Tiên, Ao Tiên, hang Thẳm Kít.

Hồ Ba Bể là hồ nƣớc ngọt tự nhiên đẹp nhất

nƣớc ta với diện tích khoảng 500 ha. Thực

chất hồ Ba Bể gồm 3 hồ lớn thông nhau là Pé

Lầm, Pé Lù và Pé Lèng. Hồ dài 9 km, rộng

0,2 - 1,0 km (thậm chí tới 1,7 km vào mùa

nƣớc lớn). Hồ có chu vi là 22 km, độ sâu

trung bình từ 17 - 23m, nơi sâu nhất lên tới

35m. Tổng lƣợng nƣớc trong hồ lên tới 90

triệu m3. Hồ bốn mùa nƣớc trong xanh, tràn

đầy. Nơi đây đƣợc ví nhƣ một Hạ Long trên

cạn. Trong khu vực hồ có các thắng cảnh nhƣ:

- Đảo Bà Goá (Pò Dạ Mải): Đảo này nằm

cạnh ở bến Phía nam, là một đảo đá. Trên đảo

có các cây cổ thụ nhƣ lát, nghiến, trai xen kẽ

gợi nên cảnh đẹp hữu tình. Trên đảo có di tích

và đền thờ Bà Goá.

- Đảo An Mã: Là đảo đá vôi, đảo cao hơn

mực nƣớc hồ khoảng 27 - 30 m. Trên đảo có

nhiều cây cổ thụ. Nóc đảo có nhiều chỗ có đất

mùn, có thể trồng rau xanh đƣợc. Xƣa kia có

đền thờ vua thuỷ tề và các quan nhà Lê. Đây

là chốn tâm linh cầu bình an, rất cần cho các

tuyến du lịch.

- Động Tiên: Nằm ở phía bắc của Hồ Ba Bể,

cách mặt hồ 15m, cửa hang cao 15m và rộng

35m. Động có nhiều thạch nhũ, đá xếp nếp

nhiều tầng. Từ Động Tiên có thể ngắm toàn

cảnh Hồ Ba Bể. Các nhà khảo cổ học đã từng

xác định khoảng 12 nghìn năm trƣớc đây các

cƣ dân thời kì đồ đá mới đã từng định cƣ tại

đây. Nhiều công cụ bằng đá nhƣ rìu, dao,

cuốc cùng nhiều cối chày và nhiều vỏ ốc bị

vùi lấp đã đƣợc tìm thấy.

- Ao Tiên: Nằm ở phía bắc của hồ, nằm trên

núi đá vôi, cách mép hồ 120m, rộng 1,5 ha.

Mặt hồ yên tĩnh, nƣớc trong xanh, nơi đƣợc ví

nhƣ là “gƣơng trời”.

Page 161: Tập 79 - Số 03 - Năm 2011

Nguyễn Thị Phƣơng Nga Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 79(03): 153 - 159

158

- Hang Thẳm Kít: Hang nằm ở độ cao 200m,

cửu hang cao 10 - 20 m, rộng 50 - 80 m. Ánh

sáng vào sâu tận vách đá các phòng ngoài.

Động có nhiều phòng, nhiều ngách sâu, bố trí

thành nhiều tầng lớp

- Động Chân Voi: Động nằm gần hang Thẳm

Kít. Động rộng và nông, thạch nhũ trên vách

đá ở cửa hang tạo thành nhiều cột nhƣ chân

voi, vòi voi. Đây là một trong những điểm

đẹp để ngắm hồ nên cần đƣợc tôn tạo lại.

- Động Ba Cửa: Cách hang Chân Voi 50 m.

Cửa hang nhìn sang phía tây nam và xóm Pác

Ngòi. Hang cách mặt hồ 2 m, có 3 cửa vào

hình tròn. Vách có thạch nhũ nhiều tầng, có

một ngách hầm dài 70m đƣa tới vách hồ nhìn

thấy đảo Bà Goá.

- Động Na Phòng: Nằm gần bến phía nam

khoảng 2,5km và cách bản Bó Lù khoảng 2,0

km. Miệng hang nhìn về phía Bắc. Hang cao

từ 80 - 90m và rộng 100 – 200m.

- Bản Pác Ngòi nằm ngay bên bờ hồ Ba Bể,

thuộc xã Nam Mẫu, là một trong 10 làng văn

hoá tiêu biểu của cả nƣớc. Năm 2008, bản

đƣợc Bộ Văn hoá - Thể thao và Du lịch chọn

xây dựng thành làng văn hoá đặc sắc. Pác

Ngòi hiện có 80 hộ dân với 400 nhân khẩu.

Ngƣời Tày chiếm 98,5%. Bởi vậy có thể xem

Pác Ngòi nhƣ bản văn hoá Tày nằm trên địa

thế cửa sông, bên danh thắng hồ Ba Bể.

Tuyến hồ Ba Bể đi thác Đầu Đẳng

Theo tuyến, khách tham quan lên bến phía

đông đi tham quan trên hồ, dọc sông Năng và

xuôi theo sông thăm thác Đầu Đẳng sau đó

quay ngƣợc lại. Ngoài các điểm tham quan ở

tuyến trên Hồ thì còn có thể thêm điểm tham

quan bản Him Đăm. Đây là một bản du lịch

văn hoá dân tộc Tày.

Thác Đầu Đẳng nằm ở phía tây bắc, xuôi theo

sông Năng khoảng 3km, gần bản Tà Kèn của

ngƣời Tày. Thác nằm gần nơi tiếp giáp giữa

Bắc Kạn với tỉnh Tuyên Quang. Thác Ðầu

Ðẳng nằm giữa hai dãy núi đá vôi, có độ dốc

lớn, là nơi con sông Năng bị chặn lại bởi

những tảng đá lớn, nhỏ xếp chồng lên nhau

với độ dốc chừng 500m, tạo thành một thác

nƣớc ngoạn mục kỳ vĩ, hoà với phong cảnh

rừng nguyên sinh tạo ra một ấn tƣợng khó

quên. Không những vậy, tại đây còn xuất hiện

loại cá chiên (có những con nặng trên 10kg)

là loại cá hiếm thấy hiện nay.

Tuyến Hồ Ba Bể đi Động Puông

Khách du lịch đi bằng thuyền từ bờ hồ phía

nam đi tham qua trên mặt hồ, sau đó ngƣợc

dòng sông Năng đi thăm Động Puông và

thành Nhà Mạc. Tuyến này có thể thăm tất cả

các điểm của tuyến hồ. Ngoài ra còn thêm 2

điểm là Động Puông và thành Nhà Mạc.

Ra khỏi Hồ Ba Bể du khách sẽ đi thuyền vào

dòng sông Năng. Sông Năng bắt nguồn từ dãy

Phia Dạ, chảy qua ven hồ Ba Bể nơi hợp lƣu

là đầu bản Cám. Từ đây, ngƣợc sông Năng

trên hẻm sông chừng 6 km hai bên là vách dá

dựng đứng chạm vào Động Puông huyền ảo

đặc sắc (Có lẽ đọc là động Cuông thì đúng

với phát âm của dân tộc Tày địa phƣơng và

đúng với thực tế hơn vì Cuông có nghĩa là “

rỗng”).

Các tuyến tham quan đi bộ

- Tuyến Keo Siu- An Mã. Khách đi bộ từ Keo

Siu, cách khu trung tâm hành chính dịch vụ

khoảng 1 km theo đƣờng đi bộ tham quam

kiểu rừng trên núi đá, qua cầu treo xuống đảo

An Mã. Tuyến này có thể tham quan các loại

cây nghiến, cây thung cổ thụ.

- Tuyến đi bộ Buốc Lốm - Thành Nhà Mạc.

Khách du lịch qua sông theo đƣờng du lịch

qua sông theo đƣờng đi bộ lên trên đỉnh núi

Lung Nham (phía dƣới là động Puông). Tại

đây khách du lịch có thể tổ chức cắm trại, pic

níc hoặc leo lên chòi quan sát phong cảnh

hoặc động vật hoang dã.

- Tuyến Pác Ngòi - Động Hua Mạ - Khu du

lịch sinh thái Đồn Đèn. Tuyến này du khách

có thể thăm quan bản Pác Ngòi, Động Na

Phòng sau đó quay ngƣợc lại dọc theo sông

Năng 5 km đến động Hua Mạ. Sau đó tiếp tục

đến thăm khu du lịch sinh thái Đồn Đèn, thăm

bản Nà Cọ, Bản Nà Niêng. Ngoài ra, trên

đƣờng trở về có thể ghé vào thác Tát Mạ (hay

còn gọi là Thác Bạc - Hoàng Trĩ).

Động Hua Mạ nằm cách hồ Ba Bể khoảng 6

km về phía nam. Động Hua Mạ còn gọi là

động treo vì động nằm ở lƣng chừng núi, có

độ cao so với mực nƣớc biển là 350m, chiều

Page 162: Tập 79 - Số 03 - Năm 2011

Nguyễn Thị Phƣơng Nga Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 79(03): 153 - 159

159

dài hơn 700 m, trần động có chỗ cao và rộng

tới 40 - 50m. Động có cửa vào ở phía đông

thông ra phía nam. Theo các nhà chuyên môn

và du khách đến thăm thì động Hua Mạ đƣợc

đánh giá là một trong những động đẹp nhất

trong khu vực và có thể sánh với những hang

động đẹp của Vịnh Hạ Long.

KẾT LUẬN

Vƣờn quốc gia Ba Bể đƣợc thành lập nhằm mục đích bảo tồn cảnh quan tự nhiên đặc trƣng cho hệ sinh thái rừng nguyên sinh trên núi đá vôi. Với vai trò là tăng cƣờng chức năng phòng hộ đầu nguồn cho hồ Ba Bể, nhằm phục vụ trực tiếp đời sống và sản xuất của cộng đồng dân cƣ trong khu vực. Ngoài các chức năng trên, hiện nay vƣờn quốc gia Ba Bể phát triển, mở mang du lịch sinh thái tạo điều kiện cho ngƣời dân trong khu vực có thêm thu nhập dựa trên cơ sở du lịch cộng đồng, nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trƣờng cho ngƣời dân. Tuy nhiên, do cơ sở hạ tầng chƣa phát triển, đặc biệt là đƣờng giao thông, công tác quảng bá chƣa tốt... cho nên khả năng phát triển du lịch còn hạn chế. Với sự đầu tƣ của nhà nƣớc, sự quan tâm của các cấp, các ngành, đặc biệt là tỉnh Bắc Kạn, du lịch Ba Bể sẽ có cơ hội phát triển trong những năm sắp tới, đặc biệt là hình thức du lịch cộng đồng và du lịch sinh thái.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. Báo cáo tổng hợp “Nhu cầu và cơ hội thiết lập

cơ chế tài chính bền vững cho VQG Ba Bể và khu

bảo tồn thiên nhiên Na Hang”, Tổ chức bảo tồn

quốc tế IUCN, 2002.

[2]. Báo cáo Thực trạng du lịch VQG Ba Bể 2005,

2006, 2207, 2008, 2009. Trung tâm du lịch sinh

thái VQG Ba Bể.

[3]. Phạm Trung Lƣơng (1999), Tiềm năng, hiện

trạng và định hướng phát triển du lịch sinh thái ở

Việt Nam. Tuyển tập báo cáo hội thảo xây dựng

chiến lƣợc quốc về phát triển du lịch sinh thái ở

Việt Nam.

[4]. Phạm Nhật - Lê Trọng Trải (1993), Báo cáo

chuyên đề tài nguyên động vật VQG Ba Bể mở

rộng. Viện Điều tra quy hoạch rừng, 3/1993.

[5]. Phạm Nhật (2003), Đa dạng thú VQG Ba Bể:

Thực trạng và giải pháp bảo tồn. Báo cáo hội thảo

khoa học quốc gia VQG Ba Bể, khu bảo tồn thiên

nhiên Na Hang.

[6]. Nguyễn Minh Tuệ (chủ biên), Địa lý du lịch,

Nxb Giáo dục, Hà Nội, 2010.

[7]. Viện nghiên cứu phát triển du lịch (2002),

Quy hoạch chung khu du lịch hồ Ba Bể đến 2010

và định hướng đến 2020.

[8]. Một số trang Web:

- www.vuonquocgia.com

- www.dulichvietnam.com.vn

- www.backan.gov.vn

- www.babenatinonalpark.org

SUMMARY

TOURISM RESOURCE EXPLOITATION IN BA BỂ NATIONAL PARK

PURPOSE FOR ECOTOURISM

Nguyen Thi Phuong Nga

*

Vietbac High school

Ba Be National Park has great potential for ecotourism development. Natural resources is the

strength of the national park for the formation of many tourist destinations tourist destination.

Vegetation with diverse species composition, tropical moist forest types favorable for development

of ecotourism. Geology, topography, climate, rivers create beautiful landscapes. Customary

practices, traditional cultural products created for Ba Be own attractiveness, attract tourists.

Key words: Ba Be National Park, ecotourism development, resources of tourist.

* Tel: 0983746476; Email: [email protected]

Page 163: Tập 79 - Số 03 - Năm 2011

Nguyễn Thị Phƣơng Nga Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 79(03): 153 - 159

160

Page 164: Tập 79 - Số 03 - Năm 2011

Nguyễn Đức Hạnh Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 79(03): 161 - 163

161

NGHIÊN CỨU GIẢNG DẠY PHẦN VĂN HỌC ĐỊA PHƢƠNG TẠI MỘT SỐ

TỈNH MIỀN NÖI PHÍA BẮC VIỆT NAM – THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP

Nguyễn Đức Hạnh

*

Trường ĐH Sư phạm - ĐH Thái Nguyên

TÓM TẮT

Trong chƣơng trình Ngữ văn giảng dạy ở cấp THCS có phần văn học địa phƣơng giảng

dạy cho từng tỉnh. Qua khảo sát của chúng tôi tại 6 tỉnh miền núi phía Bắc, việc giảng dạy

chƣơng trình văn học địa phƣơng vẫn còn nhiều bất cập. Tình trạng thiếu giáo trình thống

nhất, giảng dạy một cách tự phát vẫn còn xảy ra. Vì thế, chúng tôi muốn đề xuất một số

giải pháp để giải quyết những tồn tại này.

Từ khóa: Văn học địa phương, nghiên cứu giảng dạy, miền núi phía Bắc Việt Nam

THỰC TRẠNG VÀ NGUYÊN NHÂN*

Thực trạng

1. Sau khi hoàn thành cuốn “Văn học Thái

Nguyên” năm 2008, chúng tôi tiếp tục thực

hiện đề tài “Nghiên cứu triển khai giảng dạy

phần văn học địa phƣơng cho cấp Trung học

cơ sở tại hai tỉnh Bắc Kạn và Tuyên Quang”.

Từ thực tế khảo sát việc giảng dạy phần văn

học địa phƣơng cho cấp Trung học Cơ sở tại

một số tỉnh nhƣ Thái Nguyên, Bắc Kạn,

Tuyên Quang, Hà Giang… chúng tôi thật sự

lo lắng trƣớc một thực trạng: trong rất nhiều

năm qua, việc thực hiện chƣơng trình văn học

địa phƣơng 24 tiết theo quy định của Bộ Giáo

dục và Đào tạo ở cấp Trung học Cơ sở hầu

nhƣ bị bỏ trắng. Các trƣờng Trung học Cơ sở

trên địa bàn các tỉnh đƣợc khảo sát đều không

có một giáo trình thống nhất. Tình trạng giảng

dạy tùy tiện tự phát đã xảy ra và kéo dài trong

nhiều năm. Các thầy cô giáo tại các trƣờng

Trung học Cơ sở đành phải khắc phục bằng

cách tìm đƣợc tài liệu nào thì giảng dạy bằng

tại liệu ấy, nếu không tìm đƣợc tài liệu thì

biến tiết học về văn học địa phƣơng thành tiết

học hát tập thể hay giáo viên chuyển bài học

khác vào để lấp “chỗ trống”. Thực trạng đáng

buồn và khá phổ biến này vẫn tồn tại mà

ngành giáo dục ở nhiều tỉnh vẫn chƣa có giải

pháp thích hợp để tháo gỡ. Đến năm 2010,

nhờ có dự án Việt Bỉ, các trƣờng Cao đẳng Sƣ

* Tel: 0913394322

phạm các tỉnh đều thực hiện và xuất bản một

giáo trình có tên gọi “Văn hóa, văn học và

ngôn ngữ địa phương tại tỉnh X” của mình.

Nhƣng với mục tiêu biên soạn cho công tác

giảng dạy và học trong trƣờng Cao đẳng Sƣ

phạm, lại không chỉ tập trung nghiên cứu

phần văn học địa phƣơng, giáo trình này

không đáp ứng đƣợc mục tiêu giảng dạy phần

văn học địa phƣơng cho cấp Trung học Cơ sở

tại từng tỉnh. Chƣơng trình ấy đòi hỏi phải có

một giáo trình dành riêng cho nó.

2. Với thực trạng kể trên, các giáo viên dạy

văn tại các trƣờng Trung học Cơ sở ở từng

tỉnh gặp nhiều khó khăn. Chƣơng trình giảng

dạy phần văn học địa phƣơng theo quy định

của Bộ Giáo dục và Đào tạo không đƣợc thực

hiện nghiêm túc. Các em học sinh ở cấp

Trung học Cơ sở gặp nhiều thiệt thòi khi

không đƣợc học các tác phẩm của các tác giả

đang sống và viết trên ngay quê hƣơng mình.

Tình trạng tùy tiện tự phát của các giáo viên

văn khi dạy chƣơng trình này, tuy là giải pháp

đối phó và tạm thời, vẫn dẫn tới hậu quả là

những tác phẩm không phù hợp với tâm sinh

lý và trình độ tiếp nhận của học sinh cấp

Trung học Cơ sở vẫn đƣợc giảng dạy. Điều

đó có thể dẫn học sinh tới cái nhìn lệch lạc

phiến diện, thậm chí là sai lầm về văn học địa

phƣơng của tỉnh mình. Trong cơ chế ai cũng

có thể bỏ tiền ra in sách của mình hôm nay,

tiêu chuẩn cấp phép xuất bản của nhiều nhà

xuất bản có nhiều điều khoản chặt chẽ, nhƣng

Page 165: Tập 79 - Số 03 - Năm 2011

Nguyễn Đức Hạnh Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 79(03): 161 - 163

162

không hề có tiêu chí là tác phẩm ấy phải hay,

vì vậy vẫn có nhiều tác phẩm kém chất lƣợng

đƣợc xuất bản và có mặt trong đời sống xã

hội. Với sự non nớt trong nhận thức, nếu

các em học sinh cấp Trung học Cơ sở phải

học tác phẩm yếu kém ấy thì hậu quả còn

nguy hại hơn.

Nguyên nhân

Vậy nguyên nhân nào dẫn tới thực trạng đáng

buồn kể trên? Theo chúng tôi có một số

nguyên nhân cơ bản sau:

1. Các Sở Giáo dục và Đào tạo tại các tỉnh

phần lớn chƣa thực hiện hết trách nhiệm của

mình. Bởi thực trạng kể trên đã kéo dài nhiều

năm, ai cũng biết nhƣng cấp lãnh đạo cao

nhất trong ngành giáo dục ở từng tỉnh lại chƣa

có giải pháp cụ thể nhằm giải quyết thực

trạng ấy. Hơn thế nữa, dù có những khó khăn

cả về phía chủ quan và khách quan, việc

không thực hiện nghiêm túc chƣơng trình

giảng dạy do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban

hành cũng là một thiếu sót không thể để kéo

dài hơn đƣợc nữa.

2. Công tác lý luận và phê bình văn học ở các

Hội Văn học nghệ thuật các tỉnh còn yếu và

nhiều bất cập trong cơ chế hoạt động. Với lực

lƣợng còn rất “mỏng”, hầu hết lại không

chuyên, kinh phí rất eo hẹp, việc biên soạn

một giáo trình văn học địa phƣơng là không

hề dễ dàng.

3. Các trƣờng Cao đẳng Sƣ phạm ở từng tỉnh

có nhiệm vụ đào tạo giáo viên từ cấp học của

Mầm non, Tiểu học, Trung học Cơ sở có trình

độ từ Trung cấp đến Cao đẳng Sƣ phạm cho

tỉnh nhà. Đây cũng là nơi tập trung đội ngũ

giáo viên có trình độ cao nhất của từng địa

phƣơng, nếu tỉnh đó chƣa có trƣờng Đại học

nhƣ Bắc Kạn, Tuyên Quang, Hà Giang,

Lạng Sơn…Nếu các trƣờng Cao đẳng Sƣ

phạm của từng tỉnh sớm phát huy vai trò

“đầu tàu” của mình thì thực trạng đáng

buồn kể trên đã không tồn tại.

3. Sự phối kết hợp giữa Sở Giáo dục và Đào

tạo, Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh và trƣờng

Cao đẳng Sƣ phạm tỉnh chƣa tốt. Với một

giáo trình văn học địa phƣơng nhƣ chúng tôi

đã thực hiện ở Thái Nguyên, việc phối kết

hợp giữa ba cơ quan kể trên đã đem lại kết

quả tích cực.

GIẢI PHÁP VÀ MỘT SỐ BÀI HỌC

KINH NGHIỆM

Giải pháp

1. Giải pháp đầu tiên và quan trọng nhất là ý

thức trách nhiệm của các Sở Giáo dục và Đào

tạo ở các tỉnh. Chỉ có Sở Giáo dục và Đào tạo

mới có thể có nguồn kinh phí (hoặc từ nguồn

ngân sách hoặc từ nguồn xã hội hóa) để biên

soạn giáo trình văn học địa phƣơng bám sát

chƣơng trình đã quy định của Bộ Giáo dục và

Đào tạo cho tỉnh mình. Việc thực hiện kế

hoạch đó không thể thiếu sự phối hợp chặt

chẽ với Hội Văn học Nghệ thuật địa phƣơng

và trƣờng Cao đẳng Sƣ phạm của từng tỉnh.

2. Mời các chuyên gia có kinh nghiệm từ các

Trƣờng Đại học để biên soạn giáo trình văn

học địa phƣơng cho tỉnh mình.

3. Bộ Giáo dục và Đào tạo có chủ trƣơng và

kinh phí cho các Sở Giáo dục và Đào tạo tại

các tỉnh thực hiện nhiệm vụ này. Không chỉ

dừng lại ở đó, cần có một tầm nhìn xa để xây

dựng các bộ giáo trình văn học địa phƣơng

cho từng vùng văn hóa trên cả nƣớc nhƣ văn

học địa phƣơng vùng văn hóa Việt Bắc, Tây

Bắc, đồng bằng sông Hồng, Tây Nguyên,

đồng bằng sông Cửu Long… Để từ đó, giáo

viên và học sinh cấp Trung học Cơ sở từng

tỉnh vừa có cái nhìn chuyên biệt vừa có cái

nhìn toàn diện khi đặt nền văn học địa

phƣơng của tỉnh mình đối sánh với các nền

văn học địa phƣơng cùng nằm trong một vùng

văn hóa. Chỉ có nhƣ vậy, chúng ta không chỉ

tạo sự thống nhất về giáo trình trong chƣơng

trình giảng dạy phần văn học địa phƣơng cho

từng tỉnh, mà còn qua đó giáo dục cho học

sinh tình yêu, lòng tự hào với quê hƣơng, đất

nƣớc, qua thành tựu của văn học địa phƣơng

gần gũi với mỗi ngƣời.

Một số bài học kinh nghiệm

Sau khi nghiên cứu và biên soạn xong ba cuốn

giáo trình văn học địa phƣơng cho ba tỉnh Thái

Nguyên, Bắc Kạn và Tuyên Quang, chúng tôi

thấy có một số bài học kinh nghiệm sau:

1. Sở Giáo dục và Đào tạo Thái Nguyên đã có

một cách làm hay khi chủ động hợp tác với

Page 166: Tập 79 - Số 03 - Năm 2011

Nguyễn Đức Hạnh Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 79(03): 161 - 163

163

Hội Văn học Nghệ thuật Thái Nguyên, một số

chuyên gia có kinh nghiệm của trƣờng Đại

học Sƣ phạm – Đại học Thái Nguyên cùng

biên soạn cuốn “Văn học Thái Nguyên” in

lần đầu 26.000 cuốn và có sự phản hồi tích

cực từ các trƣờng Trung học Cơ sở trên toàn

tỉnh. Hiện nay, yêu cầu hoàn thiện và tái bản

đã đƣợc đặt ra, nhóm biên soạn đang tích cực

làm việc để sớm đáp ứng yêu cầu đó.

2. Cái khó nhất là xây dựng tiêu chí để tuyển

chọn tác phẩm đƣa vào giảng dạy trong nhà

trƣờng. Chúng tôi đã xây dựng một số tiêu chí

sau để tuyển chọn tác phẩm: Tác phẩm hay

của tác giả là ngƣời địa phƣơng; Tác phẩm

hay của những tác giả đang sống và viết ở địa

phƣơng; ƣu tiên tác phẩm hay viết về đát và

ngƣời ở địa phƣơng ấy; Dù viết về đề tài nào

thì tác phẩm đƣợc lựa chọn cũng phải phù

hợp với tâm sinh lí và trình độ tiếp nhận của

học sinh cấp Trung học Cơ sở.

3. Sau khi biên soạn, giáo trình ấy không chỉ

đƣợc đƣa ra hội thảo mà còn đƣợc dạy thử

nghiệm ở một số trƣờng Trung học Cơ sở

trong tỉnh (từ trƣờng ở thành phố đến trƣờng

ở vùng sâu, vùng xa). Từ việc xử lí các ý kiến

phản hồi thu đƣợc mà chỉnh lí để giáo trình

phục vụ thiết thực cho đối tƣợng tiếp nhận.

KẾT LUẬN

Việc xây dựng giáo trình văn học địa phƣơng

là việc làm trƣớc hết của ngành giáo dục ở

từng tỉnh. Việc mời, thuê khoán chuyên gia

thực hiện cũng cần có sự phối hợp đồng bộ

với Sở Giáo dục và Đào tạo, Hội Văn học

Nghệ thuật ở từng địa phƣơng. Bởi mỗi nền

văn học địa phƣơng ở từng tỉnh đều có bản

sắc riêng, lại gắn bó chặt chẽ với điều kiện,

đặc điểm kinh tế chính trị, văn hóa, xã hội của

từng địa phƣơng, do đó, giáo trình văn học

địa phƣơng không chỉ thấm đƣợm tinh hoa

của văn hoc tỉnh nhà mà còn phải làm nổi bật

bản sắc văn hóa của tỉnh, của vùng miền.

Không chỉ có thế, bên cạnh thành tựu thì hạn

chế và hƣớng phát triển của nền văn học địa

phƣơng ấy cũng phải đƣợc đề cập tới. Chỉ có

nhƣ vậy, giáo trình văn học địa phƣơng mới

đáp ứng đƣợc mục tiêu và nhiệm vụ đặt ra

trong chƣơng trình giảng dạy phần văn học

địa phƣơng cho cấp Trung học Cơ sở do Bộ

Giáo dục và Đào tạo ban hành. Dù đã là

muộn, công việc biên soạn giáo trình văn học

địa phƣơng của từng tỉnh cũng là một nhiệm

vụ cấp thiết đòi hỏi sự „đi đầu” của từng Sở

Giáo dục và Đào tạo và sự chung tay của các

cơ quan văn hóa trong tỉnh./.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1].TS. Nguyễn Đức Hạnh, “Nghiên cứu triển khai

giảng dạy phần văn học địa phương cho cấp Trung

học Cơ sở tại hai tỉnh Bắc Kạn và Tuyên Quang” –

Đề tài cấp Bộ, Mã số B2009 – TN04 – 10.

[2]. Nhiều tác giả, “Văn học Thái nguyên”. Sở

Giáo dục và Đào tạo Thái Nguyên, (2008)

[3]. Nhiều tác giả, “Văn hóa, văn học và ngôn ngữ

địa phương tỉnh Thái Nguyên”, Trƣờng Cao đẳng

Sƣ phạm Thái Nguyên, (2010).

[4]. Nhiều tác giả, “Văn hóa, văn học và ngôn ngữ

địa phương tỉnh Tuyên Quang”, trƣờng Cao đẳng

Sƣ phạm Tuyên Quang, (2010).

SUMMARY

STUDY ON TEACHING LOCAL LITERATURE AT SOME MOUNTAINOUS

PROVINCES IN THE NORTH VIETNAM - CURRENT SITUATION AND

SOLUTIONS Nguyen Duc Hanh

* - College of Education - TNU

In the teaching of literature program for secondary schools. There is a part for teaching at

provincial level. Our survey in six northern mountainous provinces, teaching literature localities

program has still inadequate.

Lack of uniform syllabus, spontaneous teaching is still occurring. So, we want to propose some

solutions to address these shortcomings.

Key words: local literature, research teaching, mountainous northern Vietnam

* Tel: 0913394322