tập 111, số 11, 2013

161
HOG T, NGHE I AND TECHNOLOGY ISTNHIY IOEY T MEDITINE

Upload: buinhan

Post on 01-Feb-2017

252 views

Category:

Documents


14 download

TRANSCRIPT

Page 1: Tập 111, số 11, 2013

HOGT,

NGHEI

AND TECHNOLOGY

ISTNHIYIOEY T MEDITINE

Page 2: Tập 111, số 11, 2013

oµ Tạp chí Khoa h ọc và Công ngh ệ

CHUYÊN SAN NÔNG – SINH – Y

Mục l ục Trang

Hoàng Văn Thìn, Đàm Thị Tuyết - Thực trạng nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính ở trẻ dưới 5 tuổi tại 2 xã huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang 3

Lê Minh Chính - Thực trạng công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình của các nhà máy doanh nghiệp ở thị xã Sông Công tỉnh Thái Nguyên năm 2012 11

Tr ần Trung Kiên, Nguyễn Thị Quyên, Thái Thị Ngọc Trâm - Kết quả khảo nghiệm một số giống ngô lai vụ thu đông 2012 và vụ xuân 2013 tại huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang 19

Đinh Khắc Tiến, Nguyễn Ngọc Nông - Ảnh hưởng của mật độ và lượng phân đạm khác nhau đến sinh trưởng, năng suất của giống ngô lai DK 8868 trên đất soi bãi tại huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái 29

Nguyễn Văn Vinh, Tr ần Trung Kiên, Thái Th ị Ngọc Trâm - Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển của một số giống ngô lai tại tỉnh Hà Giang 33

Tr ần Trung Kiên, Tri ệu Thị Huệ, Lê Thị Kiều Oanh, Dương Ngọc Hưng - Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển của một số giống ngô lai mới chọn tạo tại Thái Nguyên 43

Bùi Lan Anh - Nghiên cứu sử dụng dung dịch ngâm củ tỏi (Allium sativum linnaeus) trong sản xuất rau họ hoa thập tự (brassicae) vụ đông xuân năm 2009 – 2010 tại Thái Nguyên 51

Hà Minh Tuân, Nguyễn Thị Bích Ngọc - Thực trạng và giải pháp thúc đẩy sản xuất và tiêu thụ rau an toàn tại Thái Nguyên 57

Nguyễn Ngọc Nông, Lê Viết Bảo, Hà Thái Nguyên - Kết quả khảo nghiệm một số giống khoai môn trên đất bãi tại huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái 63

Vũ Thị Lan, Cao Diễm Mi, Phạm Bích Ngọc, Chu Hoàng Hà, Lê Trần Bình - Sự tái sinh đa chồi trực tiếp từ các nguồn nguyên liệu khác nhau của giống khoai lang KB1 69

Lê Viết Bảo, Nguyễn Ngọc Nông - Kết quả khảo nghiệm một số giống khoai môn trên đất ruộng 1 vụ lúa tại huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái 75

Nguyễn Viết Hưng, Trần Văn Điền, Thái Thị Ngọc Trâm - Kết quả so sánh một số dòng, giống sắn có triển vọng tại trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên 79

Hà Thị Thanh Đoàn, Nguyễn Hữu Hồng, Nguyễn Văn Toàn - Ảnh hưởng của một số vật liệu che tủ hữu cơ đến năng suất, chất lượng chè tại Phú Hộ - Phú Thọ 87

Tr ần Văn Điền, Thái Thị Ngọc Trâm, Đặng Văn Thư, Nguyễn Viết Hưng, Hoàng Hải Hi ếu - Nghiên cứu khả năng sinh trưởng của giống chè PH8 và PH9 tại Thái Nguyên 93

Nguyễn Quang Tính, Đoàn Quốc Khánh - Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ ương nuôi cá rô phi trong quá trình xử lý chuyển đổi giới tính đực 21 ngày tuổi đến khả năng nhiễm bệnh trùng bánh xe và biện pháp phòng trị 101

Nguyễn Hưng Quang, Hà Thị Hảo, Trần Huê Viên, Mai Anh Khoa - Nghiên cứu thực trạng và nguyên nhân trâu bò chết hàng loạt trong vụ đông - xuân tại một số tỉnh thuộc khu vực trung du miền núi phía Bắc 107

Vũ Thị Hiền, Bùi Đình Hòa, Đỗ Hoàng Sơn, Nguyễn Thị Hồng, Phạm Thị Thanh Nga - Phân tích chuỗi giá trị ngành chăn nuôi lợn theo hình thức nuôi gia công trên địa bàn huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang 115

Nguyễn Mạnh Hà, Phùng Thị Hà - Nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng và khả năng sinh sản của lợn bản nuôi tại huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La 123

Dương Văn Sơn - Kết nối trồng trọt - chăn nuôi với chế biến nhỏ địa phương: một câu chuyện thành công của dự án 4FGF tại tỉnh Bắc Kạn 129

Đặng Xuân Cường, Vũ Ngọc Bội, Tr ần Thị Thanh Vân, Lê Như Hậu - Đánh giá hàm lượng phlorotannin với hoạt tính chống oxy hóa của rong nâu sargassum thu ở vịnh Nha Trang, Việt Nam 137

Tr ần Thị Phả, Đặng Văn Minh, Hoàng Văn Hùng, Đàm Xuân Vận - Nghiên cứu mối tương quan của một số tính chất đất với hàm lượng kim loại nặng trong đất và khả năng hấp thụ kim loại nặng trong cây sậy (phragmites autralis) 143

Nguyễn Công Hoan, Vũ Tiến Hinh, Nguyễn Văn Sinh - Sinh khối cây cá lẻ tếch (tectona grandis) và mối quan hệ giữa sinh khối với các nhân tố điều tra 149

Tr ần Thị Hoan, Từ Trung Kiên, Từ Quang Hiển - Ảnh hưởng của nồng độ bột lá sắn khác nhau trong bữa ăn đến sản lượng và chất lượng của trứng gà Lương Phượng 155

Journal of Science and Technology 111 (11)

Năm 2013

Page 3: Tập 111, số 11, 2013

oµ soT Tạp chí Khoa h ọc và Công ngh ệ

AGRICULTURE – BIOLOGY - MEDICINE

Content Page Hoang Van Thin, Dam Thi Tuyet - Status of acute respiratory infection in children under five years old at two communities, Hiep Hoa district – Bac Giang province

3

Le Minh Chinh - The performance of population and family planning in factories enterprises in Song Cong town Thai Nguyen in 2012

11

Tran Trung Kien, Nguyen Thi Quyen, Thai Thi Ngoc Tram - Testing results of some hybrid maize varieties in winter 2012 and spring 2013 in Vi Xuyen district, Ha Giang province

19

Dinh Khac Tien, Nguyen Ngoc Nong - Influence of different density and amount of fertilizer on growth and productivity of corn hybrids DK 8868 in alluvial land at Tran Yen district, Yen Bai province

29

Nguyen Van Vinh, Tran Trung Kien, Thai Thi Ngoc Tram - Study on the growth and development of some hybrid maize varieties in Ha Giang province

33

Tran Trung Kien, Trieu Thi Hue, Le Thi Kieu Oanh, D uong Ngoc Hung - Study on growth and development of the new hybrid maize varieties in Thai Nguyen

43

Bui Lan Anh - Study on the production of cruciferae vegetables during the winter -spring season 2009-2010 in thai nguyen using garlic -immersed solution 51

Ha Minh Tuan, Nguyen Thi Bich Ngoc – Situation and solutions to safe vegetable production and consumption in Thai Nguyen province

57

Nguyen Ngoc Nong, Le Viet Bao, Ha Thai Nguyen - Assay results on some taro varieties grown on plain soil in Tran Yen district, Yen Bai province

63

Vu Thi Lan, Cao Diem Mi, Pham Bich Ngoc, Chu Hoang Ha, Le Tran Binh - Direct shoot regeneration from diferent materials of KB1 sweet potapo variety

69

Le Viet Bao, Nguyen Ngoc Nong - Research results of some taro varieties on land of one rice crop field in Luc Yen district, Yen Bai province

75

Nguyen Viet Hung, Tran Van Dien, Thai Thi Ngoc Tram - Comparison of some promising varieties and cultivars of cassava plants in Thai Nguyen University of Agriculture and Forestry 79

Ha Thi Thanh Doan, Nguyen Huu Hong, Nguyen Van Toan - The impact of using biological organic fertilizers on productivity and quality of tea plant in Phu Tho province 87

Tran Van Dien, Thai Thi Ngoc Tram, Dang Van Thu, Nguyen Viet Hung, Hoang Hai Hieu - Study on the growth of PH8 and PH9 tea varieties in Thai Nguyen

93

Nguyen Quang Tinh, Doan Quoc Khanh - Studying the relationship between raise fish spawn density and trichodina appearance in using 17α methyltestosteron to sex change of tilapia process and treatment -preventation methods

101

Nguyen Hung Quang, Ha Thi Hao, Tran Hue Vien, Mai Anh Khoa - study on situation cattle and buffaloes mortality causative factors during spring - winter season in the northern mountains area of vietnam 107

Vu Thi Hien, Bui Dinh Hoa, Do Hoang Son, Nguyen Thi Hong, Pham Thi Thanh Nga - Analyse the value chain of pig contract farming in Viet Yen district - Bac Giang province 115

Nguyen Manh Ha, Phung Thi Ha - research characteristically on growth and capacity reproduction of ban pig raising in Yen Chau districs, Son La province 123

Duong Van Son - Crop-livestock linkages with local processing: a successful story of 4FGF project in Bac Kan 129

Dang Xuan Cuong, Tran Thi Thanh Van, Vu Ngoc Boi, Le Nhu Hau - Evaluation of phlorotannin content with antioxidant activities of brown algae sargassum collected in Nha Trang bay, Viet Nam

137

Tran Thi Pha, Dang Van Minh, Hoang Van Hung1, Dam Xuan Van - Study on correlation between soil properties with heavy metal content in the soil and the heavy metal absorption in reed plant (phragmites autralis)

143

Nguyen Cong Hoan, Vu Tien Hinh, Nguyen Van Sinh - Biomass and allometric equations for biomass predicting of teak (tectona grandis) planted at diferent sittes

149

Tran Thi Hoan, Tu Trung Kien, Tu Quang Hien - Effect of different levels of cassava leaf meal in the diet on productivity and eggs quality of Luongphuong hen

155

Journal of Science and Technology

111 (11) Năm 2013

Page 4: Tập 111, số 11, 2013

Hoàng Văn Thìn và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 111(11): 3 - 9

3

THỰC TRẠNG NHIỄM KHU ẨN HÔ HẤP CẤP TÍNH Ở TRẺ DƯỚI 5 TUỔI TẠI 2 XÃ HUYỆN HIỆP HÒA, TỈNH BẮC GIANG

Hoàng Văn Thìn1*, Đàm Thị Tuyết2

1Phòng y tế huyện Hiệp Hòa, Bắc Giang 2Trường Đại học Y Dược – ĐH Thái Nguyên

TÓM TẮT

Sử dụng phương pháp điều tra cắt ngang và nghiên cứu bệnh chứng để nghiên cứu về tình hình nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính và một số yếu tố nguy cơ đến nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính ở trẻ dưới 5 tuổi tại 2 xã thuộc huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang chúng tôi thấy: Tỷ lệ trẻ mắc nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính ở địa điểm nghiên cứu còn cao (39,5%), trong đó tỷ lệ không viêm phổi: Ho hoặc cảm lạnh (33,3%); Viêm phổi và viêm phế quản (5,6%); Viêm phổi nặng (0,6%.) Tỷ lệ mắc nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính cao ở lứa tuổi từ 12 - 35 tháng tuổi (43,8%). Các yếu tố nguy cơ đến nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính ở trẻ tại địa điểm nghiên cứu là: chuồng gia súc gần nhà, bếp đun trong nhà, cân nặng khi sinh, tình trạng hút thuốc lá trong nhà, thời gian cai sữa và tình hình tiêm chủng của trẻ. Từ khóa: Nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính, viêm phổi, tử vong

ĐẶT VẤN ĐỀ*

Ở các nước đang phát triển, nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính (NKHHCT) trong đó viêm phổi (VP) là một trong những bệnh chủ yếu gây tử vong ở trẻ nhỏ dưới 5 tuổi. Thống kê cho thấy mỗi trẻ trung bình trong một năm mắc NKHHCT từ 4- 9 lần / trẻ / năm, ước tính trên toàn cầu mỗi năm có khoảng 2 tỷ lượt trẻ mắc NKHHCT, trong đó khoảng 40 triệu lượt là viêm phổi [1].

Ở Việt Nam hiện nay NKHHCT vẫn là nguyên nhân gây mắc bệnh và tử vong cao nhất ở trẻ em dưới 5 tuổi. Nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính ở trẻ em hiện nay chiếm khoảng 40,6% ở tại cộng đồng [5] và nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính chiếm tỷ lệ cao nhất (40 -50%) trong tổng số trẻ đến khám và chữa bệnh tại các cơ sở y tế [1].

Tỷ lệ NKHHCT ở trẻ em miền núi theo báo cáo của các cơ sở y tế cho thấy không giảm, nhưng hiện nay thực trạng tỷ lệ này là bao nhiêu, nguy cơ gây NKHHCT trẻ em khu vực miền núi là gì? Nhất là vùng mà tỷ lệ hộ đói nghèo còn cao, có nhiều các dân tộc thiểu số sinh sống, trình độ nhận thức của người dân

* Email: [email protected]

không đồng đều, khả năng tiếp cận được với các dịch vụ y tế còn hạn chế. Do đó, để giảm thiểu NKHHCT cho trẻ em, trước hết cần tìm hiểu thực trạng và các yếu tố nguy cơ đến NKHHCT ở trẻ, làm cơ sở cho việc xây dựng các kế hoạch can thiệp nhằm nâng cao chăm sóc và phòng chống NKHHCT cho trẻ.

Hiệp Hòa là một huyện miền núi nằm ở phía tây tỉnh Bắc Giang, cuộc sống của người dân ở đây còn gặp nhiều khó khăn. Vậy, tỷ lệ nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính của trẻ ở đây là bao nhiêu, yếu tố nguy cơ nào dẫn đến nhiễm khuẩn hô hấp cấp ở trẻ, để giải quyết vấn đề nêu trên. chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài này nhằm các mục tiêu sau:

1. Mô tả tỷ lệ nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính ở trẻ em dưới 5 tuổi tại 2 xã thuộc huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang.

2. Xác định một số yếu tố nguy cơ dẫn đến nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính ở trẻ em dưới 5 tuổi tại địa điểm nghiên cứu.

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Đối tượng nghiên cứu

- Trẻ dưới 5 tuổi.

- Bà mẹ có con dưới 5 tuổi trong diện điều tra.

Page 5: Tập 111, số 11, 2013

Hoàng Văn Thìn và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 111(11): 3 - 9

4

Địa điểm và thời gian nghiên cứu

Nghiên cứu được tiến hành tại huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang năm 2012

Phương pháp nghiên cứu

Sử dụng: Nghiên cứu mô tả cắt ngang; nghiên cứu bệnh chứng

* Cỡ mẫu nghiên cứu mô tả, được tính theo công thức tính cỡ mẫu cho ước lượng một tỷ lệ trong quần thể.

( )( )

221 2

p 1 pn Z

p.α−

−=

ε

Trong đó: n: cỡ mẫu cần có; Z (1- α/2): Hệ số giới hạn tin cậy với α= 0,05

( )1 1, 962Z α− =

- Cỡ mẫu mô tả cho trẻ:

p: tỷ lệ trẻ dưới 5 tuổi mắc nhiễm khuẩn hô hấp cấp = 40,7% [5].

q: 1- p = 0,59

ε: sai số mong muốn, độ chính xác tương đối, chọn ε = 0,1 của tỷ lệ p

Thay vào công thức ta có: n = 553 trẻ

Cỡ mẫu tối thiểu cần đạt trong nghiên cứu mô tả là 553 trẻ. Thực tế chúng tôi điều tra được 673 trẻ.

* Cỡ mẫu Nghiên cứu bệnh chứng.

Nhóm bệnh: Trẻ dưới 5 tuổi mắc NKHHCT

Nhóm chứng: Trẻ dưới 5 tuổi không mắc NKHHCT

Cỡ mẫu được tính theo công thức sau:[2]

n: Cỡ mẫu cần có ở mỗi nhóm

Zα/2 : Hệ số giới hạn tin cậy = 1,96

p1 : Tỷ lệ cá thể phơi nhiễm với yếu tố nguy cơ ở nhóm bệnh.

Theo 1 nghiên cứu trước đây thì tỷ lệ trẻ cai sữa không đúng thời gian ở nhóm bệnh.

p1 = 0,605 (60,5%) [5].

p2: Tỷ lệ cá thể phơi nhiễm với yếu tố nguy cơ ở nhóm chứng. Theo một nghiên cứu trước đây thì tỷ lệ trẻ cai sữa không đúng thời gian ở nhóm chứng.

P2 = 0,50 (50%) [5].

ε: Mức độ chính xác mong muốn: ε = 0,33

Thay vào công thức trên tính được cỡ mẫu: n = 197 trẻ

* Phương pháp chọn mẫu

- Chọn mẫu chủ đích: Huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang

- Lập danh sách các xã, thị trấn trong toàn huyện và chọn ngẫu nhiên 2 xã để điều tra hộ gia đình và khám trẻ (xã Lương Phong và Hoàng Vân). Chọn ngẫu nhiên bằng phương pháp bốc thăm.

- Với mẫu nghiên cứu mô tả: lập danh sách trẻ dưới 5 tuổi trong 2 xã nghiên cứu, thông qua sổ theo dõi của trạm y tế, tổng số có 2021 trẻ. Nhóm nghiên cứu tiến hành điều tra theo Phương pháp ngẫu nhiên đơn hệ thống. dựa theo danh sách trên. Tổng số có 2021trẻ, cỡ mẫu cần nghiên cứu là 553 trẻ, vậy khoảng cách mẫu: k = 2021: 553 = 3,6 trẻ --> Kết quả thu được 673 trẻ vào diện nghiên cứu theo khoảng cách mẫu.

- Với nghiên cứu bệnh – chứng: theo tỷ lệ 1 bệnh, 2 chứng. Vậy 197 trẻ mắc NKHHCT vào nhóm bệnh và 394 trẻ không mắc NKHHCT và nhóm chứng.

Phương pháp thu thập số liệu

+ Số liệu về bệnh: Tiến hành khám trẻ bởi các bác sỹ bệnh viện huyện Hiệp Hòa và phân loại nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính ở cộng đồng theo tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế Thế giới.

+ Số liệu về các yếu tố nguy cơ: Phỏng vấn trực tiếp các bà mẹ (hoặc người chăm sóc trẻ) của những trẻ trong diện điều tra theo phiếu điều tra; quan sát tình trạng nhà cửa, vệ sinh môi trường.

Phương pháp xử lý số liệu: Các số liệu được xử lý theo phương pháp thống kê y học bằng các phần mền EPIDATA 3.02 và SPSS 16.0.

{1/[p1(1-p1)] + 1/[p2 (1- p2)}

n = z2α/2

[Ln (1- ε) ]2

Page 6: Tập 111, số 11, 2013

Hoàng Văn Thìn và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 111(11): 3 - 9

5

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Tình hình nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính của trẻ dưới 5 tuổi tại địa điểm nghiên cứu

Bảng 1. Tỷ lệ nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính của trẻ dưới 5 tuổi tại địa điểm nghiên cứu

Kết quả Mức độ NKHHCT

Tổng số trẻ điều tra (673)

Tỷ lệ (%)

Không viêm phổi: Ho hoặc cảm lạnh 224 33,3 Viêm phổi 38 5,6 Viêm phổi nặng hoặc bệnh rất nặng 4 0.6 Tổng số trẻ NKHHCT 266 39,5

Nhận xét: Tỷ lệ mắc nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính của trẻ tại đây còn cao chiếm (39,5%), trong đó không viêm phổi: Ho hoặc cảm lạnh (33,3%); viêm phổi và viêm phế quản (5,6%); viêm phổi nặng hoặc bệnh rất nặng (0,6%).

Bảng 2. Phân bố tỷ lệ NKHHCT theo nhóm tuổi

NKHHCT

Nhóm tuổi

Mắc Không mắc Tổng

n % n %

Dưới 1 tháng tuổi 13 27,1 35 72,9 48

Từ 2 - 11 tháng 29 29,6 69 70,4 98

Từ 12 - 35 tháng 113 43,8 145 56,2 258

Từ 36 - 59 tháng 111 41,3 158 58,7 269

Tổng 266 39,5 407 60,5 673

χ2 ;p χ2 = 9,46; p <0.05

Nhận xét: Có sự khác biệt về tỷ lệ nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính của trẻ giữa các nhóm tuổi. Tỷ lệ mắc NKHHCT cao nhất ở nhóm trẻ từ 12 - 35 tháng tuổi (43,8%) Còn thấp nhất ở nhóm trẻ < 1 tháng tuổi (27,1%) sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,05.

Bảng 3. Phân bố tỷ lệ NKHHCT theo giới

NKHHCT

Giới

Mắc Không mắc Tổng

n

Nam 145 40.9 210 59.1 355

Nữ 121 38.1 197 61.9 318

Tổng 266 39.5 407 60.5 673

χ2; p χ2 =0,54 ; p>0,05

Nhận xét: Không có sự khác biệt về tỷ lệ NKHHCT giữa trẻ nam và trẻ nữ, với p > 0,05

Kết quả về các yếu tố nguy cơ đến bệnh

Bảng 4. Liên quan giữa tỷ lệ mắc NKHHCT với tình trạng tiêm chủng

NKHHCT M ắc Không mắc OR CI95% P Không đủ hoặc đủ nhưng không

đúng lịch 47 17

6,95 3,89-12,73 <0,05 Đủ đúng lịch 150 377

Tổng 197 394

Page 7: Tập 111, số 11, 2013

Hoàng Văn Thìn và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 111(11): 3 - 9

6

Nhận xét: Tình trạng tiêm chủng của trẻ có liên quan chặt chẽ với mắc NKHHCT. Các trẻ được tiêm chủng không đủ hoặc đủ nhưng không đúng lịch có nguy cơ mắc NKHHCT cao hơn hẳn (gấp 6,95 lần) các trẻ được tiêm chủng đủ và đúng lịch (p<0,01).

Bảng 5. Liên quan tỷ lệ mắc NKHHCT với thời gian cai sữa của trẻ

NKHHCT Thời gian cai sữa

Mắc Không mắc OR CI95% P

Không đúng thời gian (<18 tháng)

97 126

2.06 1,45-2,93 <0,05 Đúng thời gian ( > 18 tháng) 100 268

Tổng 197 394

Nhận xét: Tình hình cai sữa của trẻ có liên quan chặt chẽ với mắc NKHHCT. Nhóm trẻ được cai sữa không đúng thời gian có nguy cơ mắc NKHHCT cao hơn (gấp 2,06 lần) các trẻ được cai sữa đúng thời gian với p<0,05.

Bảng 6. Liên quan giữa cân nặng khi sinh của trẻ với tỷ lệ mắc NKHHCT

NKHHCT Cân nặng khi sinh

Mắc Không mắc OR CI95% P

Thấp (<2500g) 34 35

2,14 1,28-3,56 <0,05 Bình thường (≥ 2500g) 163 359

Tổng 197 394

Nhận xét: Cân nặng khi sinh của trẻ có liên quan chặt chẽ với nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính của trẻ. Nhóm trẻ có cân nặng khi sinh thấp < 2500g có nguy cơ mắc nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính cao gấp 2,14 lần nhóm trẻ có cân nặng > 2500g trở lên với p <0,05.

Bảng 7. Liên quan giữa khoảng cách từ nhà đến chuồng gia súc với nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính

NKHHCT Chuồng gia xúc

Mắc Không mắc OR CI95% p

Gần nhà < 10 m 111 148

2.15 1,51-3,03 <0,05 Xa nhà ≥ 10 m 86 246

Tổng 197 394

Nhận xét: Chuồng gia súc gần nhà có liên quan đến nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính của trẻ. Nhóm Trẻ sống trong gia đình có chuồng gia súc gần nhà thì có nguy cơ mắc nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính cao gấp 2,15 lần với trẻ sống trong hộ gia đình có chuồng gia súc xa nhà với (p<0,05)

Bảng 8. Liên quan giữa tình trạng bếp đun trong nhà với nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính

NKHHCT Bếp đun nấu

Mắc Không mắc OR CI95% p

Trong nhà 48 23

1,76 1.08- 2.86 <0,05 Ngoài nhà 149 371

Tổng 197 394

Nhận xét: Tình hình đun bếp trong nhà có liên quan đến nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính của trẻ. Nhóm Trẻ sống trong gia đình có bếp đun trong nhà có nguy cơ mắc nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính cao gấp 1.76 lần với trẻ sống trong hộ gia đình không có bếp đun trong nhà (p<0,05).

Page 8: Tập 111, số 11, 2013

Hoàng Văn Thìn và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 111(11): 3 - 9

7

Bảng 9. Liên quan giữa tình trạng hút thuốc lá, thuốc lào trong nhà với nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính

NKHHCT Hút thuốc lá, lào

Mắc Không mắc OR CI 95% p

Gia đình có người hút thuốc lá, lào

155 235

2,49 1,68-3,72 <0,05 Không có người hút thuốc lá, lào

42 159

Tổng 197 394

Nhận xét: Hút thuốc lá, thuốc lào trong nhà liên quan chặt chẽ đến nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính của trẻ. Nhóm trẻ sống trong các hộ gia đình có người hút thuốc lá, lào trong nhà có nguy cơ mắc NKHHCT cao hơn 2,49 lần so với trẻ nhóm sống trong các hộ gia đình không có người hút thuốc lá, lào trong nhà (p<0,05).

BÀN LUẬN

Tình hình nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính của tr ẻ từ dưới 5 tuổi tại khu vực nghiên cứu

Đánh giá về tình hình NKHHCT của trẻ dưới 5 tuổi ở khu vực nghiên cứu tại thời điểm điều tra cho thấy tỷ lệ trẻ mắc NKHHCT chiếm 39,5% tỷ lệ này thấp hơn kết quả nghiên cứu của Mai Anh Tuấn và cộng sự năm 2008 (40,7%) [5]. Nhưng lại tương đối phù hợp với nghiên cứu của Hàn Trung Điền năm 2002 [2] và Nguyễn Đình Học năm 2006 (39,7%) [3].

Có lẽ vùng nghiên cứu của Mai Anh Tuấn là vùng cao, khó khăn, đời sống kinh tế, văn hóa xã hội còn thấp kém, vì Chợ Mới là một huyện vùng cao miền núi của tỉnh Bắc Kạn, 4 xã trong diện nghiên cứu đều là những xã thuộc chương trình 135 của Chính Phủ và hơn 80% số dân trong các xã là người dân tộc thiểu số. Nhiều hộ gia đình còn phải sống trong nhà tạm, tình hình chăm sóc sức khỏe nhân dân nói chung và chăm sóc sức khỏe trẻ em nói riêng chưa được tốt.

Kết quả bảng 1 cho thấy phân loại NKHHCT theo các thể, tỷ lệ mắc cao nhất ở thể không viêm phổi ho hoặc cảm lạnh (33,3%). Tỷ lệ trẻ mắc viêm phổi và viêm phế quản 5,6 % tổng số trẻ điều tra . Theo "Đánh giá hoạt động y tế cơ sở" năm 2004, viêm phổi vẫn là nguyên nhân tử vong cao nhất (31,3%) trong tổng số các nguyên nhân tử vong ở trẻ nhỏ, cao gấp 6 lần so với tử vong do tiêu chảy cấp (5,1%)[1].

Khi phân loại NKHHCT theo lứa tuổi của trẻ tại địa điểm nghiên cứu chúng tôi nhận thấy: tỷ lệ mắc NKHHCT chung có xu hướng tăng cao sau 12 tháng tuổi. Ở nhóm trẻ từ 12 đến 35 tháng, tỷ lệ mắc NKHHCT ở nhóm này là 43,8% cao nhất trong các nhóm tuổi. Kết quả của chúng tôi phù hợp với kết quả của Mai Anh Tuấn nhưng lại khác với kết quả nghiên cứu của Hà Văn Thiệu: nhóm trẻ dưới 1 tuổi có tỷ lệ mắc cao nhất (53,29%) còn nhóm trẻ từ 4 - 5 tuổi lại có tỷ lệ mắc thấp nhất (28,27%) [4].

Một số yếu tố nguy cơ

Trong nghiên cứu của chúng tôi, các yếu tố như cai sưa sớm, tiêm chủng không đủ, không đúng lịch có sự liên quan đến tình trạng NKHHCT ở trẻ dưới 5 tuổi.

Thời gian cai sữa không đúng và Tiêm chủng không đầy đủ, không đúng lịch có liên quan chặt chẽ với tình trạng NKHHCT của trẻ (bảng 4, bảng 5). Kết quả nghiên cứu của chúng tôi chỉ ra rằng, những trẻ cai sữa sớm không đúng thời gian có nguy cơ mắc nhiễm khuẩn hô hấp cấp cao gấp 2,06 lần nhóm trẻ cai sữa đúng với p <0,05. trẻ được tiêm chủng không đầy đủ hoặc đủ nhưng không đúng lịch, có nguy cơ mắc NKHH cao gấp 6,95 lần so với trẻ được tiêm phòng đủ và đúng lịch.

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng phù hợp với nhận định của nhiều tác giả khác ở các nước đang phát triển.Việc nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ có thể làm cho trẻ có tình trạng dinh dưỡng tốt hơn trong những tháng đầu sau khi sinh, và điều này cũng góp phần

Page 9: Tập 111, số 11, 2013

Hoàng Văn Thìn và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 111(11): 3 - 9

8

làm giảm số mới mắc bệnh nhiễm khuẩn và tình trạng nặng của trẻ [4], [5]. Điều này cho thấy để phòng NKHHCT thì việc cai sữa đúng thời gian và tiêm chủng cho trẻ đầy đủ, đúng lịch là thật sự cần thiết cho sức khỏe của trẻ.

Kết quả bảng 7 cho thấy, nhóm Trẻ sống trong gia đình có chuồng gia súc gần nhà thì có nguy cơ mắc nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính cao gấp 2,15 lần với trẻ sống trong hộ gia đình có chuồng gia súc xa nhà với (p<0,05). Trẻ sống trong điều kiện có bếp đun trong nhà có tỷ lê mắc NKHHCT cao hơn hẳn trẻ sống trong gia đình không có bếp đun trong nhà (bảng 8). Về khía cạnh này cũng được nhiều nghiên cứu trên thế giới đề cập đến: một số nghiên cứu về yếu tố phơi nhiễm với NKHHC trẻ em ở Brazil, trung Quốc đã cho thấy, ảnh hưởng của tình trạng nhà ở gần nguồn ô nhiễm, có vật nuôi trong gia đình và khói thuốc lá, là các yếu tố quyết định quan trọng, liên quan tới bệnh hô hấp của trẻ em [7],[8],[9]. Như vậy, kết quả nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với kết luận của các tác giả trên.

KẾT LUẬN

Qua các kết quả nghiên cứu, chúng tôi có những kết luận sau:

Tình hình mắc nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính của trẻ tại các xã điều tra:

- Tỷ lệ mắc NKHHCT là 39,5% trong đó:

+ Thể Không viêm phổi: Ho hoặc cảm lạnh: 33,3%

+ Thể Viêm phổi, viêm phế quản: 5,8%

+ Thể viêm phổi nặng hoặc bệnh rất nặng: 0,6%

- Lứa tuổi mắc nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính cao nhất là ở lứa tuổi từ 12 - 35 tháng tuổi (43,8%).

Các yếu tố nguy cơ đến nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính ở trẻ.

Các yếu tố nguy cơ đến NKHHCT tại địa điểm nghiên cứu:

- Cai sữa không đúng thời gian (dưới 18 tháng)

- Trẻ được tiêm chủng không đủ hoặc đủ nhưng không đúng lịch.

- Chuồng gia súc gần nhà

- Bếp đun trong nhà

- Gia đình có người hút thuốc lá, thuốc lào trong nhà

- Cân nặng khi sinh thấp dưới 2500g

TÀI LI ỆU THAM KHẢO 1. Bộ Y tế, dự án nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính trẻ em (2006), Hội thảo định hướng xây dựng kế hoạch hoạt động, tr.1-5. 2. Hà Trung Điền (2002), Nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính ở trẻ dưới 1 tuổi tại cộng đồng và tác động của truyền thông giáo dục sức khoẻ, Luận án tiến sỹ y học tr 46. 3. Nguyên Đình Học và CS (2006), "Đặc điểm lâm sàng của nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính ở trẻ từ 0 - 5 tuổi và giá trị của xét nghiệm CRP trong xác định căn nguyên vi khuẩn", Tạp chí Y học thực hành (4), Bộ Y tế tr.185-191 4. Hà Văn Thiệu, Nguyễn Hữu Kỳ (2003),"Nghiên cứu tình hình và một số yếu tố nguy cơ chủ yếu đến nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính trẻ em dưới 5 tuổi" , Tạp chí Y học Việt Nam, Tổng hội y học Việt Nam, tr.12. 5. Mai Anh Tuấn (2008), tình hình nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính và một số yếu tố liên quan đến NKHHCT ở trẻ dưới 5 tuổi tại huyện Chợ Mới tỉnh Bắc Kạn, Luận văn cao học, Đại học Y Dược Thái Nguyên 6. César G. Victoria, M.D, Pb.D (1991) , “Risk factors for Acute Lowao hoc erRespiratory Infections” Am J.Epidemiol. p133. 7. Dong G. H., Ding H. L., Ma Y. N., Jin J., et al (2008), "Housing characteristics, home environmental factors and respiratory health in 14,729 Chinese children", Rev Epidemiol Sante Publique, 56 (2), p. 97-107. 8. Macedo S. E., Menezes A. M., Albernaz E., Post P., Knorst M. (2007), "Risk factors for acute respiratory disease hospitalization in children under one year of age", Rev Saude Publica, 41 (3), p. 351- 358. 9. Prietsch S. O., Fischer G. B., Cesar J. A., et al (2008), "Acute lower respiratory illness in under-five children in Rio Grande, Rio Grande do Sul State, Brazil: prevalence and risk factors", Cad Saude Publica, 24 (6), p. 1429- 1438.

Page 10: Tập 111, số 11, 2013

Hoàng Văn Thìn và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 111(11): 3 - 9

9

SUMMARY STATUS OF ACUTE RESPIRATORY INFECTION IN CHILDREN UNDER FIVE YEARS OLD AT TWO COMMUNITIES, HIEP HOA DISTRICT – BAC GIANG PROVINCE

Hoang Van Thin1*, Dam Thi Tuyet2 1Hiep Hoa District Healthcare Department – Bac Giang province

2College of Medicine and Pharmacy - TNU

Using a cross-sectional survey and case- control studies to study on a situation of acute respiratory infection and some risk factors related to acute respiratory infection in under- five children at 2 communes in Hiep Hoa district - Bac Giang province, we found that: The prevalence rate of acute respiratory infection in children in the study area was still high (39.5%); the rate of children suffering from cough and cold was 33.3% ; the rate of children suffering from bronchitis was 5.6% and the rate of children suffering from a severe pneumonia was 0.6%. The prevalence rate of acute respiratory infection in children was still high from 12 -35 months old (43.8%) Factors risk to the acute respiratory infection in children in the study area are :animal sheds near the house, indoor kitchen, children’s birth weight, indoor smoking, The time of weaned children and immunization Key words: acute respiratory infection, pneumonia, death

Ngày nhận bài: 12/9/2013; Ngày phản biện: 13/10/2013; Ngày duyệt đăng: 15/11/2013 Phản biện khoa học: TS. Lê Minh Chính – Trường Đại học Y Dược - ĐH Thái Nguyên

* Email: [email protected]

Page 11: Tập 111, số 11, 2013

Hoàng Văn Thìn và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 111(11): 3 - 9

10

Page 12: Tập 111, số 11, 2013

Lê Minh Chính Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 111(11): 11- 17

11

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC DÂN SỐ - KẾ HOẠCH HÓA GIA ĐÌNH CỦA CÁC NHÀ MÁY, DOANH NGHI ỆP Ở THỊ XÃ SÔNG CÔNG TỈNH THÁI NGUYÊN N ĂM 2012

Lê Minh Chính * Trường Đại học Y Dược - ĐH Thái Nguyên

TÓM TẮT

Khu công nghiệp Sông Công tập trung trên 200 doanh nghiệp lớn nhỏ. Các nhà máy, doanh nghiệp lớn có từ 300 công nhân trở lên, vừa và nhỏ dưới 300 công nhân. Công tác DS-KHHGĐ của các nhà máy, xí nghiệp còn một số bất cập. Công tác y tế, trong đó có DS-KHHGĐ của các cơ sở có nhiều hình thức, như có y tế cơ quan chuyên trách, hoặc hợp đồng… hoạt động về DS-KHHGĐ còn bất cập. Mục tiêu: 1. Mô tả thực trạng tổ chức, hoạt động DS-KHHGĐ của các nhà máy ở thị xã Sông Công, Thái Nguyên; 2. Đề xuất một số giải pháp nhằm cải thiện công tác DS-KHHGĐ của các nhà máy. Đối tượng và phương pháp: Cán bộ y tế nhà máy (nhà máy có y tế cơ quan) và Cán bộ quản lý nhà máy (nhà máy không có y tế cơ quan) của 107 nhà máy, với 52 cán bộ y tế cơ quan và 55 cán bộ lãnh đạo cơ quan. Thời gian từ tháng 5 – 10/2012. Nghiên cứu mô tả cắt ngang kết hợp định lượng và định tính. Chỉ số nghiên cứu và chỉ tiêu đánh giá: Số lượng công nhân, tỷ lệ nữ, biên chế cán bộ y tế cơ quan, cơ sở làm việc, kinh phí và trang thiết bị cho y tế cơ quan, hoạt động DS - KHHGĐ và các dịch vụ liên quan... Kết quả: Sự quan tâm về công tác DS-KHHGĐ của lãnh đạo các nhà máy, doanh nghiệp chưa đồng đều. Kinh phí dành cho hoạt động này còn hạn chế ở hầu hết các cơ sở. Đa số các nhà máy, doanh nghiệp thiếu cán bộ y tế và chưa chú trọng công tác về DS-KHHGĐ. Từ khóa: Doanh nghiệp, Sông Công, Dân số - Kế hoạch hóa gia đình.

ĐẶT VẤN ĐỀ*

Kinh tế phát triển, các khu công nghiệp mới ra đời, thu hút số lượng lớn lao động, dân số tăng lên đáng kể, đã tác động đến nhiều mặt của đời sống xã hội trong đó có công tác DS-KHHGĐ. Thị xã Sông Công cách thành phố Thái Nguyên 20 km về phía bắc, cách thủ đô Hà Nội 60 km về phía nam. Khu công nghiệp Sông Công được hình thành từ những năm 1970, hiện với diện tích khoảng 470ha tập trung trên 200 doanh nghiệp lớn nhỏ đang hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Các nhà máy, doanh nghiệp được phân cấp: Doanh nghiệp lớn, vừa và nhỏ. Công tác y tế, trong đó có DS-KHHGĐ của các cơ sở cũng được quản lý dưới nhiều hình thức: Có nhà máy có trạm y tế cơ quan, có doanh nghiệp không có y tế cơ quan chuyên trách, mà hợp đồng với Trung tâm y tế đảm nhận [4], hoạt

* Tel: 0912257863; Email: [email protected]

động về DS-KHHGĐ còn nhiều bất cập. Bởi vậy nghiên cứu này được thực hiện, nhằm mục tiêu: 1. Mô tả thực trạng tổ chức, hoạt động DS-KHHGĐ của các nhà máy ở thị xã Sông Công Thái Nguyên; 2. Đề xuất một số giải pháp nhằm cải thiện công tác DS-KHHGĐ của các nhà máy doanh nghiệp.

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Đối tượng nghiên cứu bao gồm: Cán bộ y tế nhà máy (nhà máy có y tế cơ quan), Cán bộ quản lý nhà máy (nhà máy không có y tế cơ quan) và phụ nữ tuổi sinh đẻ được thực hiện các dịch vụ DS-KHHGĐ.

Địa điểm và thời gian nghiên cứu: Tất cả 107 nhà máy của Khu Công nghiệp Sông Công. Thời gian từ tháng 5 đến 10/2012.

Thiết kế nghiên cứu: Mô tả cắt ngang kết hợp định lượng và định tính.

Mẫu và phương pháp chọn mẫu: Chọn chủ đích 1 cán bộ y tế hoặc cán bộ quản lý ở mỗi

Page 13: Tập 111, số 11, 2013

Lê Minh Chính Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 111(11): 11- 17

12

nhà máy. Số cán bộ y tế cơ quan được chọn là 52 người, số cán bộ lãnh đạo là 55 người.

Chỉ số nghiên cứu và chỉ tiêu đánh giá: Số lượng công nhân, tỷ lệ công nhân nữ, biên chế cán bộ y tế cơ quan, cơ sở làm việc, kinh phí và trang thiết bị cho y tế cơ quan, hoạt động DS-KHHGĐ... Phân loại nhà máy và doanh nghiệp: Nhà máy hoặc doanh nghiệp nhỏ với <200 công nhân, vừa với từ 200 – 300 công nhân, lớn với >300 công nhân [4].

KẾT QUẢ VÀ BÀN LU ẬN

Đặc điểm chung của các nhà máy và doanh nghiệp

Bảng 1 cho thấy, phần lớn nhà máy thuộc vào loại quy mô nhỏ (72,0%), nhà máy quy mô vừa chiếm 6,5%, tỷ lệ công nhân nữ <50% chiếm

85%. Tỷ lệ nhà máy có và không có cán bộ y tế là tương đương nhau (48,6% và 51,4%).

Nhà máy quy mô nhỏ, điều kiện thực tế của các nhà máy cổ phần hóa và tư nhân, công đoàn chưa thực sự phát huy được vai trò, quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động về DS-KHHGĐ chưa được quan tâm hợp lý. Do vậy 51,4% nhà máy không có cán bộ y tế cơ quan, mặc dù trên 85% nhà máy có công nhân nữ chỉ chiếm dưới 50%. Các cơ sở này không có những chương trình truyền thông về DS-KHHGĐ và làm mẹ an toàn… Trước mắt cũng như lâu dài, tình trạng này là những hạn chế trong chăm sóc sức khỏe nói chung và DS-KHHGĐ nói riêng cho công nhân.

Bảng 1. Đặc điểm và phân loại của các nhà máy, doanh nghiệp (n = 107)

Chỉ số nghiên cứu Loại n %

Phân loại nhà máy, doanh nghiệp

Lớn 23 21,5 Vừa 7 6,5 Nhỏ 77 72,0

Tỷ lệ công nhân nữ > 50% 16 15,0 < 50% 91 85,0

Biên chế y tế cơ quan Có 52 48,6

Không 55 51,4

Bảng 2. Cơ sở vật chất phục vụ công tác dân số kế hoạch hóa gia đình

Chỉ số nghiên cứu n %

Phòng làm việc cho y tế cơ quan (n = 107) Có 52 48,6

Không 55 51,4

Trang thiết bị công tác DS-KHHGĐ (n = 52) Có 22 42,3

Không 30 57,7

Trang thiết bị khám chữa bệnh (n = 52) Có 50 96,2

Không 2 3,8

Kinh phí cho công tác DS-KHHGĐ (n = 107) Có 41 38,3

Không 66 61,7

Kết quả bảng 2 cho thấy 48,6% nhà máy có phòng làm việc cho y tế cơ quan và 96,2% có trang thiết bị khám chữa bệnh. Trong khi chỉ có 42,3% có trang thiết bị phục vụ cho công tác DS-KHHGĐ. Đặc biệt là còn 61,7% nhà máy không có kinh phí cho công tác DS-KHHGĐ.

Với số liệu phân tích nêu trên, cho thấy các nhà máy còn lúng túng trong việc sắp xếp, bố trí, chi phí và tư vấn cho công tác DS-KHHGĐ. Ngoài ra, công nhân mắc bệnh phải tự đi khám và điều trị tại các cơ sở y tế. Đặc biệt nếu xảy ra tai nạn lao động trong nhà máy, y tế nhà máy sẽ không có khả năng xử lý tại chỗ, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và tính mạng của người lao động.

Page 14: Tập 111, số 11, 2013

Lê Minh Chính Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 111(11): 11- 17

13

Thực trạng công tác dân số kế hoạch hóa gia đình tại nhà máy

Bảng 3. Sự phối hợp với các cơ quan để thực hiện công tác DS-KHHGĐ

Chỉ số nghiên cứu n %

Phối hợp với cơ quan khác

Có 85 79,4

Không 22 20,6

Lý do không phối hợp (22)

Thiếu quan tâm lãnh đạo nhà máy 3 13,6

Thiếu nguồn lực(nhân lực và vật lực) 19 86,4

Phối hợp với nhiều cơ quan khác

TTYT thị xã 73 85,9

Trung tâm ĐS-KHHGĐ 55 64,7

Hội liên hiệp PN xã 27 31,8

UBMTTQ Thị xã 26 30,6

Trạm YTX/Phường 64 75,3

Kết quả ở bảng 3 cho thấy 79,4% các nhà máy có sự phối hợp với các cơ quan khác trong công tác DS-KHHGĐ. Phối hợp nhiều nhất là trung tâm y tế thị xã là 85,9%, trạm y tế xã/phường là 75,3% với trung tâm DS-KHHGĐ là 64,7%. Nguyên nhân không phối hợp do lãnh đạo chưa quan tâm là 13,6%, thiếu nguồn lực chiếm 86,4%.

Bảng 4. Công tác dân số kế hoạch hóa gia đình tại nhà máy (n = 107)

Công tác DS-KHHGĐ n %

Kế hoạch công tác DS-KHHGĐ Có 77 72,0

Không 30 28,0

Thực hiện DS-KHHGĐ trong 6 tháng qua

Có 78 72,9

Không 29 27,1

Hoạt động DS-KHHGĐ đã thực hiện trong 6 tháng qua

Truyền thông Giáo dục sức khỏe 71 91,0

Cung cấp bao cao su 27 34,6

Cung cấp thuốc tránh thai 26 33,3

Tổ chức đặt Dụng cụ tử cung 21 26,9

Khám phụ khoa 48 61,5

Trong 6 tháng qua tỷ lệ nhà máy thực hiện công tác DS-KHHGĐ chiếm 72,9%. Trong đó hoạt động truyền thông giáo dục sức khỏe chiếm tỷ lệ cao nhất 91,0%. Các nhà máy làm tốt việc này thường là các nhà máy có phối kết hợp với các cơ quan như Trung tâm y tế, trạm y tế và Trung tâm DS-KHHGĐ, theo “Kế hoạch hành động” được hướng dẫn [5]. Các đối tượng có nhu cầu về dịch vụ DS-KHHGĐ của các nhà máy phải tìm đến các cơ sở y tế theo phương thức tự nguyện, đơn lẻ và thụ động, do đó hiệu quả phong trào chung cũng không cao.

Bảng 5. Lý do công tác DS - KHHGĐ không được thực hiện tại một số nhà máy

Lý do n %

Thiếu kinh phí 23 79,3

Thiếu phương tiện 4 13,8

Thiếu nhân lực 2 6,9

Cộng 29 100

Nguyên nhân chính mà các cơ sở không thực hiện được công tác DS-KHHGĐ là do thiếu kinh phí chiếm 79,3%, thiếu phương tiện là 13,8% và thiếu nhân lực 6,9%.

Page 15: Tập 111, số 11, 2013

Lê Minh Chính Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 111(11): 11- 17

14

Thực chất của vấn đề nêu trên là các nhà máy chưa chú trọng chi kinh phí cho hoạt động DS-KHHGĐ. Từ chỗ hạn chế kinh phí đã kéo theo không chú ý đầu tư phương tiện và không có cơ cấu nhân lực cho y tế. Nghiên cứu này chưa thu thập được được những số liệu của các nghiên cứu ở địa bàn khác về y tế của nhà máy, xí nghiệp và các doanh nghiệp. Bởi vậy chưa có đánh gía và nhận định xác đáng về thực trạng các hoạt động DS-KHHGĐ và dịch vụ y tế cơ quan. Thực trạng này cũng còn gặp ở nhiều địa bàn khác, ngay cả như ở Hà Nội [3].

Bảng 6. Phương tiện phục vụ công tác dân số kế hoạch hóa gia đình của nhà máy

Tổng hợp các loại phương tiện n %

Tăng âm, loa đài, micro 36 46,2 Tranh tuyên truyền 55 70,5 Băng rôn 57 73,1 Khác (Băng cassestte, đĩa VCD, CD) 32 41,0

Tranh tuyên truyền và băng rôn là phương tiện sử dụng nhiều nhất trong truyền thông DS-KHHGĐ, tỷ lệ lần lượt là 70,5 và 73,1%.

Với hình thức “Tranh tuyên truyền và băng rôn” cho các hoạt động DS-KHHGĐ ở các nhà máy đã trở thành chủ lực cho các phong trào. Đây là cách dễ thực hiện, chi phí cụ thể không ảnh hưởng tới các hoạt động khác của cơ quan, không cần sự phối hợp, sắp xếp thời gian của cơ quan cũng như sự ủng hộ hay không ủng hộ của công nhân viên chức (đối tượng truyền thông). Trong khi nếu thông qua truyền thông trên loa đài sẽ cần thời gian phù hợp, có nội dung và chuyên đề, trong khi người phụ trách lại thiếu và thiếu chuyên sâu.

Bảng 7. Hoạt động truyền thông giáo dục sức khỏe tại nhà máy (n = 71)

Giáo dục sức khỏe n %

Tần suất thực hiện

1 tháng/lần 9 12,7

2 tháng/lần 10 14,1

1 quý/lần 7 9,8

2 quý/lần 39 54,9

1 năm/lần 6 8,5

Hình thức Tự cơ quan tổ chức 16 22,5

Phối hợp cơ quan khác 55 77,5

Tần suất thực hiện hoạt động truyền thông giáo dục sức khỏe tại nhà máy cao nhất là 2 quý một lần (54,9%) và thấp nhất là 1 quý một lần (8,5%). Hình thức mời cơ quan bên ngoài cùng phối hợp chiếm tỷ lệ cao nhất (77,5%).

Các hoạt động truyền thông giáo dục sức khỏe tại các nhà máy doanh nghiệp hàng tháng, hàng quý không chỉ nhằm vào công tác DS-KHHGĐ, mà còn nhiều mặt khác, như các nội dung về vệ sinh - an toàn lao động, chăm sóc sức khỏe ban đầu, vệ sinh phòng bệnh nghề nghiệp, bệnh tim mạch, huyết áp, ung thư… Bởi vậy với tần suất hoạt động và cách thức tổ chức nêu trên (bảng 3.7) chưa thể đáp ứng yêu cầu, đặc biệt là với công tác DS-KHHGĐ.

* Hoạt động cung cấp bao cao su tạị nhà máy

Các nhà máy thực hiện cấp bao cao su một tháng một lần chiếm tỷ lệ cao nhất 44,4%. Rất ít nhà máy cấp bao cao su một năm một lần. Đa số công nhân tại các nhà máy phải tự mua bao cao su (74,1%). Thực tế cho thấy, theo cơ chế hiện nay việc người công nhân tự mua bao cao su cũng là hợp lý (bảng 8).

Page 16: Tập 111, số 11, 2013

Lê Minh Chính Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 111(11): 11- 17

15

Bảng 8. Hoạt động cung cấp bao cao su tạị nhà máy (n = 27)

Cung cấp bao cao su n %

Tần suất thực hiện

1 tháng/lần 12 44,4

2 tháng/lần 3 11,1

1 quý/lần 4 14,9

2 quý/lần 7 25,9

1 năm/lần 1 3,7

Hình thức Phát miễn phí 7 25,9

Tự mua 20 74,1

Bảng 9. Hoạt động cung cấp thuốc tránh thai tạị nhà máy (n = 26)

Cung cấp viên thuốc tránh thai n %

Tần suất thực hiện

1 tháng/lần 9 34,6

2 tháng/lần 4 15,4

1 quý/lần 4 15,4

2 quý/lần 8 30,8

1 năm/lần 1 3,8

Hình thức Phát miễn phí 10 38,5

Tự mua 16 61,5

Cơ sở y tế của các nhà máy, cung cấp thuốc tránh thai một tháng một lấn chiếm tỷ lệ cao hơn các tần suất khác 34,6%. Đa số công nhân tại các nhà máy sử dụng viên thuốc tránh thai đều với hình thức tự mua chiếm 61,5%.

Hiện nay với phương châm xã hội hóa các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, việc sử dụng bao cao su và viên thuốc tránh thai theo hình thức tự mua là hợp lý, không ảnh hưởng tới công tác DS-KHHGĐ, nêu cao được trách nhiệm của phụ nữ, trong thực hiện KHHGĐ. Đồng thời cũng tạo cơ hội lựa chọn dịch vụ theo điều kiện, nhu cầu, khả năng kinh tế và nhận thức của mỗi cá nhân. Đối với phụ nữ công nhân viên chức của các nhà máy, xí nghiệp điều này là phù hợp và không làm ảnh hưởng tới kinh tế gia đình.

Việc y tế cơ quan cấp bao cao su (phân tích ở bảng 9) hay cấp viên thuốc tránh thai, ngoài ý nghĩa thể hiện sự quan tâm của cơ quan, còn mang ý nghĩa tuyên truyền cụ thể. Do đó mặc dù với tỷ lệ bao cao su và thuốc tránh thai được cấp ít và chưa thường xuyên, nhưng vẫn được các nhà máy duy trì thực hiện, đó là giải pháp tốt, nâng cao hiệu quả của chương trình DS-KHHGĐ [2], cần được duy trì.

Bảng 10. Hoạt động đặt dụng cụ tử cung (DCTC) tránh thai ở các nhà máy (n = 21)

Hoạt động đặt DCTC tránh thai n %

Tần suất thực hiện

1 tháng/lần 2 9,5

2 tháng/lần 6 28,6 1 quý/lần 2 9,5

2 quý/lần 5 23,8

1 năm/lần 6 28,6

Hình thức Y tế cơ quan thực hiện 10 47,6 Phối hợp cơ quan khác 11 52,4

Page 17: Tập 111, số 11, 2013

Lê Minh Chính Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 111(11): 11- 17

16

Tần suất thực hiện đặt DCTC tại nhà máy là hai tháng một lần và hai quý một lần đều là 28,6%. Và hình thức mời cơ quan khác cũng được thực hiên nhiều hơn.

Thủ thuật đặt DCTC tránh thai tuy đơn giản, nhưng có chỉ định và kỹ thuật chặt chẽ mới đảm bảo mang lại hiệu quả và ít biến chứng. Bởi vậy việc phối hợp với các cơ sở có chuyên môn là rất cần thiết. Mặc dù với số lượng ít, chưa có cơ sở để đánh giá nhưng hình thức thực hiện đặt DCTC gần tương đương giữa y tế cơ quan và phối hợp như trên là chưa hợp lý với đặt DCTC. Trong khi hiện nay các kỹ thuật can thiệp (như đặt DCTC) có ảnh hưởng xâm hại vào sức khỏe, ngày càng phải được nâng cao, để đảm bào an toàn và hiệu quả nhất. Có như vậy mới đảm bảo được tốt công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu ở cộng đồng [1].

Bảng 11. Hoạt động khám phụ khoa tại nhà máy (n = 48)

Hoạt động khám phụ khoa n %

Tần suất thực hiện

1 tháng/lần 6 12,5

2 tháng/lần 8 16,7

1 quý/lần 5 10,4

2 quý/lần 26 54,2

1 năm/lần 3 6,2

Hình thức Y tế cơ quan thực hiện 13 27,1

Phối hợp cơ quan khác 35 72,9

Số lượng nhà máy tổ chức khám phụ khoa hai quý một lần chiếm tỷ lệ cao nhất 54,2%. Chỉ một số ít thực hiện một năm một lần. Hầu hết các nhà máy đều phối hợp với cơ quan khác (72,9%) trong việc tổ chúc khám phụ khoa tại nhà máy.

Các nhà máy có kế hoạch cho công tác DS-KHHGĐ chiếm tỷ lệ 72,0%, trong 6 tháng qua tỷ lệ nhà máy thực hiện là 72,9%. Trong các hoạt động truyền thông giáo dục sức khỏe ược lồng gép với DS-KHHGĐ, vận động đặt dụng cụ tráng thai, uống viên thuốc, dùng bao cao su và khám phụ khoa được quan tâm hợp lý.

Đề xuất một số giải pháp về công tác DS-KHHG Đ

- Tăng cường sự quan tâm của Cán bộ, Lãnh đạo các nhà máy với công tác DS-KHHGĐ

Công tác DS-KHHGĐ, là một phần quan trọng của Chiến lược phát triển dân số đất nước, bởi vậy cần được sự quan tâm của các cấp Đảng, Chính quyền và ban ngành. Thông qua sự phân công nhiệm vụ, đi đôi với các văn bản quy định, hướng dẫn cụ thể và sự quan tâm giám sát sao của cán bộ lãnh đạo các cấp.

- Tăng cường hiệu quả cung cấp dịch vụ DS-KHHGĐ

Củng cố và kiện toàn mạng lưới cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản (CSSKSS) và DS-KHHGĐ ở các nhà máy. Tăng cường công tác đào tạo chuẩn quốc gia về CSSKSS và KHHGĐ cho cán bộ y tế của các nhà máy.

- Phối hợp với các cơ quan tổ chức để thực hiện công tác DS-KHHGĐ

Việc phối hợp với cơ quan khác, nhằm thực hiện tốt công tác DS-KHHGĐ là cần thiết. Sự phối hợp này sẽ thuận tiện hơn cho nhà máy trong việc cung cấp các dịch vụ (như đặt DCTC, bao cao su và thuốc tránh thai). Đồng thời tạo điều kiện cho phụ nữ tiếp cận được các dịch vụ có hiệu quả và an toàn hơn.

KẾT LUẬN

Trên cơ sở các kết quả nghiên cứu, rút ra một số kết luận về công tác DS-KHHGĐ của các nhà máy ở thị xã Sông Công Thái Nguyên như sau:

- Số nhà máy không có cán bộ y tế là 48,6%, không có phòng làm việc cho y tế 51,4%.

- Số nhà máy có trang bị cho hoạt động DS-KHHGĐ 42,3%, không kinh phí là 61,7%.

Page 18: Tập 111, số 11, 2013

Lê Minh Chính Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 111(11): 11- 17

17

- Nhà máy phối hợp các cơ quan khác trong hoạt động DS-KHHGĐ là 79,4%.

- Cơ quan phối hợp: Trung tâm y tế 85,9%, trạm y tế 75,3%, Trung tâm Dân số 64,7%.

- Có 86,4% nhà máy thiếu nguồn lực nên không phối hợp trong công tác DS-KHHGĐ.

- Các nhà máy có kế hoạch cho công tác DS-KHHGĐ chiếm tỷ lệ 72,0%.

- Có 79,3% các nhà máy luôn thiếu kinh phí hoạt động cho công tác DS-KHHGĐ.

- Công nhân tại các nhà máy tự mua bao cao su chiếm 74,1%, thuốc tránh thai là 61,5%.

- Tần suất thực hiện đặt vòng tránh thai tại nhà máy là 28,6%.

- Số lượng nhà máy tổ chức khám phụ khoa hai quý một lần chiếm tỷ lệ 54,2%.

TÀI LI ỆU THAM KHẢO

1. Bộ Y tế - Vụ bảo vệ sức khoẻ BMTE&KHHGĐ (2005), Chăm sóc SKBMTE và KHHGĐ tại cộng đồng. Dự án CSSKBM chương trình chăm sóc sức khỏe ban đầu - UNICEF. 2. Hoàng Thế Cương (1995), Góp phần nghiên cứu biện pháp nâng cao hiệu quả của chương trình kế hoạch hóa gia đình giảm tỷ lệ phát triển dân số ở Hải Phòng, Luận án phó tiến sĩ Y học, Hà Nội. 3. Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình (2010), Niên giám thống kê Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, Hà Nội. 4. Ủy ban nhân dân thị xã Sông Sông (2011), Báo cáo tổng kết công tác phát triển kinh tế xã hội thị xã Sông Công năm 2011. 5. Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên (2012), Kế hoạch hành động thực hiện chiến lược Dân số và Sức khỏe sinh sản tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2011-2015.

SUMMARY THE STATUS OF POPULATION AND FAMILY PLANNING IN FACTORIES, ENTERPRISES IN SONG CONG TOWN, THAI N GUYEN IN 2012

Le Minh Chinh * College of Medicine and Pharmacy - TNU

Background: Song cong Industrial Park focuses on the 200 large and small enterprises. Plants, large enterprises with 300 employees or more, small and less than 300 workers. Population and family planning work of the factories, enterprises still face a number. Public health, population and family planning in which the base has many forms, such as health authorities responsible, or contract on population and family planning activities is still insufficient. Objective: 1. Describe the state organization, population and family planning activities of the plant in the town of Songcong, Thainguyen; 2. Proposed a number of measures to improve the population and family planning work of the factory. Subjects and methods: The medical staff plants (plants with Health agencies) and plant management staff (no plant health agencies) of 107 plants, with 52 medical staff international agencies and the 55 leaders of the agencies. Time from May 5 - 10/2012. Cross-sectional descriptive study combined quantitative and qualitative. The research and assessment criteria: The number of workers, the percentage of female, the staff of health agencies, facilities, funding and equipment for health agencies, activities DS -FP ... Classification of plant and enterprise. Results: Concern about population and family planning work of leadership between plants, factories uneven. Funding for this operation is limited in most facilities. Most of the factories, enterprises lack cadres and not focus on the work of population and family planning. Key words: Enterprise, Song Cong, Population and family planning.

Ngày nhận bài: 04/6/2013; Ngày phản biện: 21/7/2013; Ngày duyệt đăng: 15/11/2013 Phản biện khoa học: PGS.TS. Đàm Khải Hoàn – Trường Đại học Y Dược - ĐH Thái Nguyên

* Tel: 0912257863; Email: [email protected]

Page 19: Tập 111, số 11, 2013

Lê Minh Chính Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 111(11): 11- 17

18

Page 20: Tập 111, số 11, 2013

Trần Trung Kiên và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 111(11): 19 - 27

19

KẾT QUẢ KHẢO NGHIỆM M ỘT SỐ GIỐNG NGÔ LAI V Ụ THU ĐÔNG 2012 VÀ VỤ XUÂN 2013 TẠI HUYỆN VỊ XUYÊN, TỈNH HÀ GIANG

Tr ần Trung Kiên1*, Nguyễn Thị Quyên2, Thái Thị Ngọc Trâm1

1 Trường Đại học Nông Lâm – ĐH Thái Nguyên 2Sở Khoa học và Công nghệ Hà Giang

TÓM TẮT

Nghiên cứu được tiến hành trên 8 giống ngô tại huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang. Kết quả cho thấy các giống ngô tham gia thí nghiệm có thời gian sinh trưởng vụ Xuân là 111 - 115 ngày, vụ Thu Đông từ 101-104 ngày. Tất cả các giống ngô thí nghiệm đều có thời gian sinh trưởng thuộc nhóm trung ngày, thích hợp cho điều kiện tăng vụ tại Hà Giang. Các giống ngô thí nghiệm có chiều cao cây thấp, chiều cao đóng bắp đạt gần tối ưu, có số lá nhiều và ổn định, chỉ số diện tích lá đạt cao; khả năng chống chịu sâu bệnh, đổ gãy khá. Giống LVN092 có khả năng chống đổ, sâu bệnh tốt nhất. NSTT của các giống ngô thí nghiệm vụ Thu Đông 2012 biến động từ 61,1 - 84,1 tạ/ha. Vụ Xuân 2013, NSTT của các giống biến động từ 66,8 - 87,5 tạ/ha. Mô hình trình diễn giống LVN092 cho năng suất đạt 85,4 tạ/ha cao hơn giống đối chứng NK4300 từ 19,8%. Giống LVN092 được người dân lựa chọn để mở rộng diện tích gieo trồng ở các vụ sau. Từ khóa: Cây ngô, LVN092, mô hình, NK4300.

ĐẶT VẤN ĐỀ*

Cây ngô (Zea mays L., thuộc họ hòa thảo Poaceae hay Gramine). Ngô được trồng ở khắp nơi trên thế giới từ 3800 Nam đến 5800 Bắc và là một trong những cây lương thực quan trọng trong nền kinh tế toàn thế giới. Nhu cầu ngô của thế giới được dự báo sẽ là 852 triệu tấn vào năm 2020 (IRRI, 2003) [10], tăng 45% so với năm 1997, riêng Đông Nam Á nhu cầu tăng 70% so với năm 1997 (CIMMYT, IITA 2010) [8] và sẽ là 1 tỷ tấn vào năm 2020. Dân số thế giới ngày càng tăng nhanh, trong khi đó diện tích đất canh tác ngày càng thu hẹp do sa mạc hóa và xu thế đô thị hóa. Nền nông nghiệp thế giới ngày nay luôn phải trả lời làm thế nào để giải quyết đủ năng lượng cho 8 tỷ người vào năm 2021 và 16 tỷ người vào năm 2030.

Ngành sản xuất ngô nước ta thực sự có những bước tiến nhảy vọt từ đầu những năm 1990 đến nay, gắn liền với việc mở rộng giống lai và cải thiện các biện pháp kỹ thuật canh tác. Tuy nhiên, năng suất ngô của nước ta vẫn thấp hơn trung bình thế giới, năm 2012 đạt 86,9% (42,95/49,44 tạ/ha) và bằng 55,5% so với Mỹ (77,4 tạ/ha) (FAOSTAT, 2013) [9]. Mặt khác,

* Tel: 0983 360276 , Email: [email protected]

nhu cầu ngô ở nước ta trong thời gian tới là rất lớn, theo chiến lược của Bộ Nông nghiệp & PTNT, đến năm 2020 sản lượng ngô của Việt Nam cần đạt 8 - 9 triệu tấn/năm để đảm bảo cung cấp đầy đủ cho nhu cầu sử dụng trong nước và từng bước tham gia xuất khẩu.

Ở tỉnh Hà Giang, ngô là cây lương thực chính chỉ đứng sau cây lúa. Năm 2012, diện tích ngô là 52,5 nghìn ha, năng suất đạt 32,1 tạ/ha, sản lượng 168,7 nghìn tấn. Với diện tích trồng ngô lớn nhất vùng Đông Bắc nhưng năng suất ngô của tỉnh bằng 74,7% so với trung bình cả nước (Tổng cục thống kê, 2013) [5]. Nguyên nhân chủ yếu là sản xuất ngô nhờ nước trời, chỉ có một phần nhỏ diện tích ở vùng thấp là có tưới. Vì vậy, giải pháp tối ưu cho việc nâng cao năng suất và sản lượng ngô ở vùng này là sử dụng các giống ngô lai chịu hạn và áp dụng các biện pháp kỹ thuật mới. Do đó, cần phải chọn tạo được những giống ngô cho năng suất cao, có khả năng chống chịu tốt, phù hợp với điều kiện sinh thái của từng vùng. Để tìm ra được những giống ngô ưu việt nhất đưa vào sản xuất đại trà, cần tiến hành quá trình nghiên cứu, đánh giá, loại bỏ những giống không phù hợp, giúp cho quá trình đánh giá và chọn tạo giống đạt hiệu quả cao nhất.

Page 21: Tập 111, số 11, 2013

Trần Trung Kiên và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 111(11): 19 - 27

20

Xuất phát từ cơ sở khoa học và thực tiễn trên chúng tôi tiến hành nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển và năng suất của một số giống ngô lai mới tại huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang.

VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Vật liệu nghiên cứu: Gồm 7 giống ngô lai do Viện Nghiên cứu ngô chọn tạo: LVN66, VS36, LVN146, LVN092, LVN81, LVN883, VS71 và 1 giống đối chứng NK4300.

Địa điểm và thời gian nghiên cứu: Thí nghiệm khảo nghiệm cơ bản được tiến hành tại xã Đạo Đức, huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang vụ Thu Đông 2012 và vụ Xuân 2013. Khảo nghiệm sản xuất được tiến hành tại 3 xã: Đạo Đức, Kim Thạch, Phong Quang - Huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang.

Phương pháp nghiên cứu: Thí nghiệm khảo nghiệm cơ bản được bố trí theo khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh (RCBD) gồm 8 công thức với 3 lần nhắc lại. Diện tích 1 ô là 14 m2 (5 m x 2,8 m) trồng 4 hàng. Khoảng cách giữa các lần nhắc lại là 1 m. Mỗi lần nhắc lại các giống thí nghiệm được gieo liên tiếp nhau, mỗi giống trồng 4 hàng, hàng cách hàng 70 cm, cây cách cây 25 cm (mật độ 5,7 vạn cây/ha), gieo 2 hạt trên hốc và tỉa để một cây trên hốc. Các chỉ tiêu theo dõi được thực hiện ở 2 hàng giữa của ô. Xung quanh thí nghiệm có băng

bảo vệ, chiều rộng băng trồng ít nhất 2 hàng ngô, khoảng cách, mật độ như trong thí nghiệm. Thí nghiệm khảo nghiệm sản xuất được bố trí tuần tự không có nhắc lại, mỗi giống trồng trong một ô 1000 m2. Các chỉ tiêu theo dõi và phương pháp theo dõi được tiến hành theo hướng dẫn của CIMMYT, quy trình của Viện Nghiên cứu ngô và Quy phạm khảo nghiệm giống ngô Quốc gia số QCVN 01-56 : 2011/BNNPTNT [1].

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

Khả năng sinh trưởng và phát triển của các giống ngô thí nghiệm vụ Thu Đông 2012 và vụ Xuân 2013 tại huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang

Qua theo dõi các giống ngô thí nghiệm cho thấy trong vụ Thu Đông 2012 thời gian từ gieo đến chín sinh lý của các giống ngô thí nghiệm ngắn hơn vụ Xuân 2013, biến động từ 101 - 104 ngày, trong đó hai giống LVN092 và LVN81 có thời gian từ gieo đến chín sinh lý ngắn nhất (101 ngày) ngắn hơn so với đối chứng 1 ngày (NK4300: 102 ngày); Vụ Xuân, thời gian từ gieo đến chín sinh lý của các giống thí nghiệm biến động từ 112 - 115 ngày, dài hơn so với giống đối chứng từ 1 – 4 ngày (NK43000: 111 ngày), trong đó giống VS63 có thời gian sinh trưởng ngắn nhất (112 ngày).

Bảng 1. Thời gian sinh trưởng và phát triển của các giống ngô vụ Thu Đông 2012 và vụ Xuân 2013 tại Vị Xuyên - Hà Giang

Giống

Thời gian từ gieo đến… (ngày)

Tung phấn Phun râu Chín sinh lý

TĐ 2012 X 2013 TĐ 2012 X 2013 TĐ 2012 X 2013 LVN66 53 75 55 76 102 115

VS36 55 71 56 72 104 112

LVN146 56 76 58 76 102 115

LVN092 55 73 56 74 101 113

LVN81 54 74 54 76 101 115

LVN883 55 75 55 76 103 115

VS71 56 76 57 75 104 113

NK4300 (đ/c) 54 73 55 74 102 111

Page 22: Tập 111, số 11, 2013

Trần Trung Kiên và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 111(11): 19 - 27

21

Tóm lại, qua hai vụ thí nghiệm cho thấy các giống ngô thí nghiệm có thời gian sinh trưởng thuộc nhóm chín trung bình, rất thích hợp với điều kiện thời tiết khí hậu tỉnh Hà Giang, sẽ góp phần tăng vụ tăng hiệu quả sản xuất, đồng thời tránh được những điều kiện thời tiết khí hậu bất thuận.

Bảng 2. Chiều cao cây - chiều cao đóng bắp của các giống vụ Thu Đông 2012 và vụ Xuân 2013 tại Vị Xuyên - Hà Giang

Giống Chiều cao cây (cm)

Chiều cao đóng bắp (cm)

Tỷ lệ CC đóng bắp/CC cây (%)

TĐ 2012 X 2013 TĐ 2012 X 2013 TĐ 2012 X 2013 LVN66 208,5 202,3 82,2 73,0 39,3 36,2

VS36 190,5 199,3 86,6 74,3 45,4 37,3

LVN146 227,2 209,0 91,3 71,3 40,2 34,2

LVN092 220,4 206,3 92,2 82,7 41,8 40,2

LVN81 233,0 222,3 99,5 92,0 42,8 41,5

LVN883 214,3 209,3 108,9 86,0 51,2 41,1

VS71 214,6 207,6 98,8 90,3 46,0 43,4

NK4300 (đ/c) 250,2 241,0 104,3 101,3 41,7 42,1

CV (%) 4,3 5,3 12,4 8,8 13,7 8,7

LSD 0.05 16,4 19,9 20,7 13,0 10,4 6,0

Đặc điểm hình thái của các giống ngô thí nghiệm vụ Thu Đông 2012 và vụ Xuân 2013 tại huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang

Chiều cao cây của các giống ngô thí nghiệm

Số liệu bảng 2 cho thấy trong vụ Thu Đông 2012, chiều cao cây của các giống ngô tham gia thí nghiệm biến động từ 190,5 – 233,0cm. So với giống đối chứng, các giống tham gia thí nghiệm đều có chiều cao cây thấp hơn từ 17,2 - 59,7 cm, chắc chắn ở mức độ tin cậy 95%. Vụ Xuân 2013, chiều cao cây của các giống biến động từ 199,3 – 222,3 cm. Giống LVN81 có chiều cao cây cao nhất tương đương với giống đối chứng. Các giống còn lại có chiều cao thấp hơn giống đối chứng từ 31,7 - 41,7cm ở mức tin cậy 95%.

Chiều cao đóng bắp của các giống ngô thí nghiệm

Kết quả theo dõi thí nghiệm cho thấy: Chiều cao đóng bắp của các giống ngô tham gia thí nghiệm vụ Thu Đông 2012 biến động từ 82,2 - 108,9 cm. Tỷ lệ chiều cao đóng bắp/chiều cao cây ở vụ Thu Đông từ 39,3 - 51,2%. Vụ Xuân 2013, chiều cao đóng bắp của các giống biến động từ 71,3 – 92,0 cm. Tỷ lệ chiều cao đóng bắp/chiều cao cây ở vụ Xuân biến động từ

34,2 - 43,4%. Qua hai vụ thí nghiệm cho thấy giống tham gia thí nghiệm có chiều cao cây, chiều cao đóng bắp tương đối ổn định, tỷ lệ chiều cao đóng bắp/chiều cao cây cao nhất là giống LVN883, thấp nhất là LVN66. Nhìn chung chiều cao tăng thì chiều cao đóng bắp cũng tăng và ngược lại.

Số lá và chỉ số diện tích lá của các giống ngô thí nghiệm

Kết quả theo dõi trong bảng 3 cho thấy các giống ngô thí nghiệm có số lá biến động ở vụ Thu Đông từ 18,6 - 20,3 lá. Trong đó, giống VS71 có số lá (20,3 lá) cao hơn giống đối chứng (NK4300: 19,3 lá) ở mức tin cậy 95%, giống LVN66 có số lá (18,6 lá) thấp hơn giống đối chứng ở mức độ tin cậy 95%, các giống còn lại đều có số lá tương đương với đối chứng. Ở vụ Xuân, các giống thí nghiệm có số lá biến động từ 19,0 - 20,3 lá, các giống ngô lai tham gia thí nghiệm có số lá tương đương so với giống đối chứng ở mức độ tin cậy 95%. Tóm lại, qua theo dõi thí nghiệm, chúng tôi thấy số lá trên cây của các giống ngô lai tham gia thí nghiệm tương đối ổn định ở cả hai vụ, hầu hết các giống tham gia thí nghiệm đều có số lá tương đương so với giống đối chứng.

Page 23: Tập 111, số 11, 2013

Trần Trung Kiên và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 111(11): 19 - 27

22

Chỉ số diện tích lá ở vụ Thu Đông 2012 của các giống biến động từ 3,0 – 3,8 m2 lá/m2 đất. Kết quả theo dõi vụ Xuân cho thấy chỉ số diện tích lá của các giống ngô lai thí nghiệm biến động 3,0 – 3,4 m2 lá/m2 đất. Các giống ngô lai mới thí nghiệm vụ Thu Đông 2012 và vụ Xuân 2013 có chỉ số diện tích lá tương đương so với giống đối chứng NK4300.

Khả năng chống chịu của các giống ngô lai thí nghiệm vụ Thu Đông 2012 và vụ Xuân 2013 tại huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang

Sâu đục thân (Ostrinia nubilalis, Ostrinia funacalis)

Kết quả theo dõi thí nghiệm cho thấy mức độ sâu đục thân phá hại các giống ngô thí nghiệm trong vụ Xuân cao hơn vụ Thu Đông, trong vụ Xuân tất cả các giống thí nghiệm đều bị sâu đục thân gây hại, điểm đánh giá cho các giống từ 1 - 2 tương đương tỉ lệ gây hại từ 0 - 15%, trong đó các giống VS63, LVN146, LVN883 ở mức điểm 2, các giống còn lại tương đương với đối chứng (điểm 1). Tuy vậy sâu đục thân phát triển không mạnh nên không gây ảnh hưởng lớn đến năng suất của các giống ngô tham gia thí nghiệm.

Bệnh đốm lá (Đốm lá lớn - Helminthosporium turcicum; Đốm lá nhỏ - H. maydis)

Các giống ngô lai thí nghiệm bị nhiễm bệnh đốm lá ở mức độ nhẹ ở cả hai vụ thí nghiệm. Ở vụ Thu Đông 2012, các giống ngô thí nghiệm bị nhiễm bệnh đốm lá từ điểm 1 – 2, trong đó hai giống VS36 và VS71 bị nhiễm bệnh ở mức độ điểm 2 cao hơn so với giống đối chứng NK4300 (điểm 1). Vụ Xuân 2013, các giống ngô thí nghiệm bị nhiễm bệnh đốm lá ở mức độ từ điểm 1 – 2, trong đó giống LVN81 bị nhiễm bệnh ở mức độ điểm 2 tương đương so với giống đối chứng NK4300.

Bệnh khô vằn (Rhizoctonia solani)

Các giống ngô thí nghiệm bị nhiễm bệnh khô vằn ở mức độ nhẹ ở cả hai vụ. Ở vụ Thu Đông, các giống thí nghiệm bị nhiễm bệnh khô vằn biến động từ 3,5 – 10,1%, trong đó nặng nhất là giống VS71 (10,1%) bị nặng hơn so với giống đối chứng. Vụ Xuân, tỷ lệ nhiễm bệnh khô vằn của các giống ngô thí nghiệm biến động từ 2,4 – 7,8%, nặng nhất là giống LVN883 (7,8%).

Bảng 3. Số lá trên cây và chỉ số diện tích lá của các giống ngô vụ Thu Đông 2012 và vụ Xuân 2013 tại Hà Giang

Giống Số lá/cây (lá) Chỉ số diện tích lá (m2lá/m2đất)

TĐ 2012 X 2013 TĐ 2012 X 2013

LVN66 18,6 19,5 3,4 3,4

VS36 19,3 19,4 3,5 3,2

LVN146 19,4 19,3 3,7 3,1

LVN092 19,3 19,0 3,4 3,3

LVN81 19,4 19,2 3,8 3,4

LVN883 19,0 19,1 3,0 3,0

VS71 20,3 20,3 3,1 3,0

NK4300 (đ/c) 19,3 19,6 3,7 3,2

CV (%) 2,0 2,7 7,4 5,5

LSD 0.05 0,7 0,9 0,4 0,3

Khả năng chống đổ của các giống tham gia thí nghiệm

Tất cả các giống ngô thí nghiệm có khả năng chống đổ tốt. Ở vụ Thu Đông 2012: Tỷ lệ đổ rễ của các giống ngô thí nghiệm biến động từ 0,0 – 6,2%. Trong đó, ba giống LVN66, VS36 và LVN092 không bị đổ rễ (0,0%). Vụ Xuân 2013, các giống ngô thí nghiệm bị đổ rễ biến động từ 0,0 – 6,3%, trong đó giống LVN66 không bị đổ rễ (0,0%).

Page 24: Tập 111, số 11, 2013

Trần Trung Kiên và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 111(11): 19 - 27

23

Bảng 4. Tỷ lệ nhiễm sâu bệnh của các giống ngô vụ Thu Đông 2012 và vụ Xuân 2013 tại Vị Xuyên - Hà Giang

Giống Sâu đục thân (điểm 1 - 5)

Bệnh đốm lá (điểm 1 - 5)

Bệnh Khô vằn (%)

TĐ 2012 X 2013 TĐ 2012 X 2013 TĐ 2012 X 2013 LVN66 1 1 1 1 3,5 2,4

VS36 1 2 2 1 6,3 3,6

LVN146 1 2 1 1 5,1 6,5

LVN092 1 1 1 1 3,6 5,5

LVN81 1 1 1 2 8,7 4,3

LVN883 1 2 1 1 5,6 7,8

VS71 1 1 2 1 10,1 3,7

NK4300 (đ/c) 1 1 1 2 5,2 3,8

Các giống ngô thí nghiệm có tỷ lệ gãy thân rất thấp vì gặp điều kiện không có mưa bão lớn và bị sâu đục thân hại nhẹ.Trong vụ Thu Đông 2012, các giống ngô thí nghiệm có tỷ lệ gãy thân rất ít, nhỏ hơn 5% (điểm 1) tương đương giống đối chứng. Vụ Xuân 2013, các giống ngô thí nghiệm có tỷ lệ gãy thân biến động từ điểm 1 - 2, trong đó hai giống LVN146 và LVN883 bị gẫy thân nặng nhất (điểm 2) nặng hơn so với giống đối chứng NK4300 (điểm 1).

Bảng 5. Tỷ lệ đổ rễ và khả năng chống đổ của các giống ngô vụ Thu Đông 2012 và vụ Xuân 2013 tại Vị Xuyên - Hà Giang

Giống Tỷ lệ đổ rễ (%) Tỷ lệ gãy thân (điểm 1 - 5)

TĐ 2012 X 2013 TĐ 2012 X 2013

LVN66 0,0 0,0 1 1

VS36 0,0 1,6 1 1

LVN146 3,1 6,3 1 2

LVN092 0,0 2,1 1 1

LVN81 6,2 3,7 1 1

LVN883 4,5 5,6 1 2

VS71 3,4 4,2 1 1

NK4300 (đ/c) 3,0 2,5 1 1

Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của các giống ngô tham gia thí nghiệm vụ Thu Đông 2012 và vụ Xuân 2013 tại huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang

Qua theo dõi các yếu tố cấu thành năng suất thí nghiệm của cả hai vụ Thu Đông và vụ Xuân cho thấy, số bắp/cây của giống LVN146 đạt 1,7 – 1,8 bắp trên cây, các giống còn lại đều có 1 bắp trên cây. Chiều dài bắp của các giống ngô biến động từ 14,6 – 20,2 cm. Hai giống LVN146 và LVN092 có chiều dài bắp (18,3-20,2cm) cao hơn so với đối chứng (15,6cm) ở mức tin cậy 95%. Đường kính bắp của các giống ngô thí nghiệm trong vụ Thu Đông biến động từ 4,2 – 4,5 cm, vụ Xuân biến động từ 4,2 - 4,5 cm. Số hàng hạt trên bắp của các giống ngô thí nghiệm vụ Thu Đông biến động từ 12,9 – 14,4 hàng, vụ Xuân 2013 số hàng hàng hạt/bắp biến động từ 13,6 – 14,7 hàng. Số hạt trên hàng trong vụ Thu Đông 2012 của các giống ngô thí nghiệm có biến động từ 26,4 – 33,4 hạt, vụ Xuân 2013 các giống thí nghiệm có số hạt trên hàng biến động từ 29,1 – 33,8 hạt. Tất cả các giống đều có đường kính bắp, số hàng trên bắp, số hạt/hàng tương đương với đối chứng ở mức tin cậy 95%.

Page 25: Tập 111, số 11, 2013

Trần Trung Kiên và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 111(11): 19 - 27

24

Khối lượng 1000 hạt vụ Thu Đông biến động từ 305,91 - 373,78g. Trong đó giống LVN146, LVN092 có khối lượng 1000 hạt cao hơn giống đối chứng ở mức tin cậy 95%, giống LVN883 có khối lượng 1000 hạt 305,91g thấp nhất và thấp hơn giống đối chứng ở mức tin cậy 95%. Khối lượng 1000 hạt của giống ngô thí nghiệm trong vụ Xuân 2013 biến động từ 322,5 - 334,2g. Các giống trong thí nghiệm có khối lượng 1000 hạt tương đương giống đối chứng ở mức tin cậy 95%.

Bảng 6. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống ngô trong vụ Thu Đông 2012 và Xuân 2013 tại Vị Xuyên – Hà Giang

Giống

Số bắp/cây (bắp)

CD bắp

(cm)

ĐK bắp

(cm)

Hàng/bắp

(hàng)

Hạt/hàng

(hạt)

KL1000

hạt (g)

TĐ 2012

X2013 TĐ

2012 X2013

TĐ 2012

X2013 TĐ

2012 X2013

TĐ 2012

X2013 TĐ

2012 X2013

LVN66 1,0 1,0 14,6 14,6 4,5 4,2 13,8 14,1 31,6 29,1 331,1 326,0

VS36 1,0 1,0 16,0 16,0 4,5 4,5 14,4 14,7 26,9 29,9 345,7 334,2

LVN146 1,7 1,8 20,2 20,2 4,4 4,4 12,9 13,6 33,4 31,4 358,6 329,3

LVN092 1,0 1,0 18,3 18,3 4,4 4,2 14,0 14,7 30,6 33,5 373,8 331,8

LVN81 1,0 1,0 14,6 14,6 4,5 4,5 13,7 13,8 26,4 30,6 338,2 328,5

LVN883 1,0 1,0 15,6 15,6 4,4 4,4 13,3 13,8 28,3 33,8 305,9 322,5

VS71 1,0 1,0 16,6 16,6 4,2 4,2 13,2 13,6 30,8 29,1 338,7 322,8

NK4300 (đ/c)

1,0 1,0 15,6 15,7 4,5 4,5 13,5 13,9 29,7 31,4 333,0 322,7

CV (%) - - 4,9 5,0 4,8 4,4 6,0 4,4 9,2 6,8 3,3 1,8

LSD 0.05 - - 1,4 1,4 0,4 0,3 1,4 1,1 4,8 3,7 19,8 10,1

Bảng 7. Năng suất lý thuyết và năng suất thực thu của các giống ngô thí nghiệm vụ Thu Đông 2012 và vụ Xuân 2013 tại Hà Giang

Giống Vụ Thu Đông 2012 Vụ Xuân 2013

NSLT (tạ/ha) NSTT (tạ/ha) NSLT (tạ/ha) NSTT (tạ/ha) LVN66 82,5 77,7 76,6 66,8 VS36 75,8 69,2 83,4 77,1 LVN146 88,4 81,3 80,3 75,0 LVN092 90,8 84,1 92,9 87,5 LVN81 69,8 63,3 79,2 68,3 LVN883 65,2 61,1 85,8 75,8 VS71 78,3 72,3 72,8 68,8 NK4300 (đ/c) 76,3 70,4 80,3 74,3 CV (%) 7,7 6,6 6,9 9,3 LSD 0.05 10,6 8,4 9,9 12,0

Năng suất được đánh giá trên 2 phương diện là năng suất lý thuyết và năng suất thực thu, kết quả theo dõi thí nghiệm được thể hiện ở bảng 7.

Kết quả theo dõi cho thấy: Năng suất lý thuyết của các giống ngô thí nghiệm vụ Thu Đông 2012 biến động từ 65,2 - 90,8 tạ/ha. Trong đó, giống LVN146, LVN092 có NSLT

biến động từ 88,4 - 90,8 tạ/ha cao hơn giống đối chứng (76,3 tạ/ha) ở mức độ tin cậy 95%, giống LVN883 có NSLT (65,2 tạ/ha) thấp hơn so với giống đối chứng. Vụ Xuân 2013, các giống có NSLT biến động từ 72,8 - 92,9 tạ/ha, giống LVN092 có NSLT cao nhất cao hơn giống đối chứng chắc chắn ở mức tin cậy 95%. Tóm lại, qua hai vụ thí nghiệm thì giống

Page 26: Tập 111, số 11, 2013

Trần Trung Kiên và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 111(11): 19 - 27

25

LVN092 đều cho năng suất cao và cao hơn so với đối chứng.

Năng suất thực thu của giống ngô thí nghiệm vụ Thu Đông 2012 biến động từ 61,1 - 84,1 tạ/ha. Trong đó, giống LVN146 và LVN092 có NSTT cao hơn so với giống đối chứng chắc chắn ở mức tin cậy 95%, giống LVN883 có NSTT (61,1tạ/ha) thấp hơn đối chứng ở mức tin cậy 95%, các giống còn lại có NSTT tương đương với đối chứng ở mức tin cậy 95%. Vụ Xuân 2013, NSTT của các giống biến động từ 66,8 - 87,5 tạ/ha. Trong đó giống LVN092 có NSTT cao nhất cao hơn so với giống đối chứng ở mức tin cậy 95%, các giống còn lại có NSTT tương đương so với giống đối chứng ở mức tin cậy 95%.

Mô hình trình di ễn giống ngô triển vọng

Qua nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển của các giống ngô lai mới vụ Thu Đông 2012 tại xã Đạo Đức, huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang cho thấy LVN092 là giống có khả năng sinh trưởng, phát triển tốt, do đó để có thêm cơ sở cho việc đánh giá, và lựa chọn được giống có triển vọng, trong vụ Xuân 2013 chúng tôi đã tiến hành mô hình trình diễn giống LVN092 song song với thí nghiệm khảo nghiệm so sánh giống. Mô hình trình diễn được thực hiện tại 3 xã Xã Đạo Đức, Kim Thạch, Phong Quang - Huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang. Địa điểm, quy mô trình diễn giống ưu tú được thể hiện ở bảng 9.

0

10

20

30

40

50

60

70

80

90

100

NSLT NSTT NSLT NSTT

Vụ Thu Đông 2012 Vụ Xuân 2013

Giống

Năng su ất (tạ/ha)

LVN66 VS36 LVN146 LVN092 LVN81 LVN883 VS71 NK4300 (đ/c)

Biểu đồ 1. Năng suất của các giống ngô thí nghiệm vụ Thu Đông 2012 và vụ Xuân 2013

tại huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang

Bảng 9. Kết quả thực hiện mô hình trình diễn giống ngô triển vọng vụ Xuân 2013 tại Vị Xuyên - Hà Giang

Tên hộ Địa điểm Diện tích (m2)

TGST (ngày) Năng suất (tạ/ha) LVN092

NK4300 (đc)

LVN092

NK4300 (đc)

Đỗ Văn Bảy Xã Đạo Đức, huyện Vị Xuyên 1000 111 106 85,8 71,4

Hoàng Văn Thập

Xã Kim Thạch, huyện Vị Xuyên 1000 112 109 84,8 71,2

Nguyễn Văn Thu

Xã Phong Quang, huyện Vị Xuyên

1000 113 109 85,6 71,3

Trung bình 1000 112 108 85,4 71,3

Kết quả bảng 9 cho thấy tại mô hình trình diễn giống LVN092 có thời gian sinh trưởng 112 ngày, dài hơn giống đối chứng NK4300 4 ngày. Năng suất thực thu của giống LVN092 đạt 85,4 tạ/ha, cao hơn 14,1 tạ/ha so với giống đối chứng NK4300 (71,3 tạ/ha). Như vậy, giống ngô triển vọng LVN092 đạt năng suất bằng 119,8% so với giống đối chứng NK4300.

Page 27: Tập 111, số 11, 2013

Trần Trung Kiên và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 111(11): 19 - 27

26

Để đánh giá toàn diện kết quả của mô hình trình diễn, nhóm nghiên cứu đã tiến hành phỏng vấn, lấy ý kiến của các hộ nông dân tham gia hội nghị đầu bờ về một số đặc điểm của giống LVN092. Kết quả đánh giá qua 30 hộ dân được tổng hợp như sau: LVN092 là giống có khả năng, sinh trưởng, phát triển tốt, có thời gian sinh trưởng phù hợp với công thức luân canh vụ Xuân của vùng; Có khả năng chống đổ tốt, tương đương với giống NK4300; Độ bao bắp đạt tiêu chuẩn, bắp kín; Hạt có dạng hạt bán đá, màu vàng cam. Tất cả các hộ nông dân tham gia hội thảo đều đánh giá giống LVN092 phù hợp với điều kiện của địa phương và mong muốn mở rộng sản xuất ở các vụ tiếp theo.

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

Các giống ngô tham gia thí nghiệm có thời gian sinh trưởng vụ Xuân là 111 - 115 ngày, vụ Thu Đông từ 101-104 ngày. Tất cả các giống ngô thí nghiệm đều có thời gian sinh trưởng thuộc nhóm trung ngày, thích hợp cho điều kiện tăng vụ tại Hà Giang.

Các giống ngô thí nghiệm có chiều cao cây thấp, chiều cao đóng bắp đạt gần tối ưu, có số lá nhiều và ổn định, chỉ số diện tích lá đạt cao; khả năng chống chịu sâu bệnh, đổ gãy khá. Giống LVN092 có khả năng chống đổ, sâu bệnh tốt nhất.

NSTT của các giống ngô thí nghiệm vụ Thu Đông 2012 biến động từ 61,1 - 84,1 tạ/ha. Trong đó, hai giống LVN146 và LVN092 có NSTT là 81,3 tạ/ha và 84,1 tạ/ha. Vụ Xuân 2013, NSTT của các giống biến động từ 66,8 - 87,5 tạ/ha, trong đó giống LVN092 có NSTT đạt 87,5 tạ/ha.

Mô hình trình diễn giống LVN092 cho năng suất đạt 85,4 tạ/ha cao hơn giống đối chứng NK4300 từ 19,8%. Giống LVN092 được người

dân lựa chọn để mở rộng diện tích gieo trồng ở các vụ sau.

Để có kết luận chính xác hơn về khả năng sinh trưởng phát triển, năng suất và khả năng thích ứng của các giống ngô lai mới, đề nghị tiếp tục khảo nghiệm trong các vụ sau và ở các vùng sinh thái khác nhau, để chọn được một số giống ngô lai phù hợp nhất cho sản xuất ở tỉnh Hà Giang.

TÀI LI ỆU THAM KHẢO

1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2011), Giống ngô - Quy chuẩn Quốc gia về khảo nghiệm giá trị canh tác và sử dụng của giống ngô,QCVN 01-56:2006/BNNPTNT, Thông tư số:: 48/2011/TT-BNNPTNT, ngày 05 tháng 7 năm 2011. 2. Phan Xuân Hào (2008), Một số giải pháp nâng cao năng suất và hiệu quả sản xuất ngô ở Việt Nam, Viện Nghiên cứu Ngô Trung ương. 3. Nguyễn Khôi (2008), Chọn tạo thành công hàng chục giống cây trồng mới, Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, số 39/2008. 4. Trần Trung Kiên, Thái Thị Ngọc Trâm, Hoàng Minh Công (2013), “Kết quả khảo nghiệm một số giống ngô lai nhập nội từ Trung Quốc tại vùng Trung du miền núi phía Bắc”, Tạp chí Khoa học và Công nghệ Đại học Thái Nguyên, Tập 107, số 07, 2013, Tr. 83 – 89. 5. Tổng cục thống kê, 2013. 6. Ngô Hữu Tình, Trần Hồng Uy, Võ Đình Long, Bùi Mạnh Cường, Lê Quý Kha, Nguyễn Thế Hùng (1997), Cây ngô, nguồn gốc, đa dạng di truyền và quá trình phát triển, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. 7. Trần Hồng Uy (1999), Ngô lai và sự phát triển của nó trong quá khứ - hiện tại và tương lai ở Việt Nam, Viện nghiên cứu ngô. 8. CIMMYT, IITA (2010), Maize - Global Alliance for Improving Food Security and the Livelihoods of theResource - poor in the Developing World, www.cimmyt.org. 9. FAOSTAT database 2013. 10. IPRI (2003).

Page 28: Tập 111, số 11, 2013

Trần Trung Kiên và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 111(11): 19 - 27

27

SUMMARY TESTING RESULTS OF SOME HYBRID MAIZE VARIETIES IN WINTER 2012 AND SPRING 2013 IN VI XUYEN DISTRICT , HA GIANG PROVINCE

Tran Trung Kien 1*, Nguyen Thi Quyen2, Thai Thi Ngoc Tram1

1 College of Agriculture and Forestry - TNU 2 Ha Giang Department of Science and Technology

The study was conducted on 8 maize varieties in Vi Xuyen district, Ha Giang province. The results showed that the researched maize varieties had growth period was 111-115 days (Spring season), 101-104 days (Fall Winter season). All varieties had growing period belong to the mid-term group, suitable for increasing season requirements in Ha Giang. The maize varieties had low tree height, nearly optimal cobcorn-making height, high and stable number of leaves, high LAI and good resistance to pests and diseases. The LVN092 had the best resistance to pests, diseases and collapse. The real yield of maize varieties ranged from 6.11 to 8.41 tons/ha in Fall Winter season 2012 and from 6.68 to 8.75 tons/ha in Spring 2013. LVN092 had real yield of 8.54 tons/ha in field model that was higher than the control 19,8%. LVN092 was also chosen to expand the cultivated area in the next season. Key words: Field model, LVN092, maize, NK4300 .

Ngày nhận bài: 06/9/2013; Ngày phản biện: 10/10/2013; Ngày duyệt đăng: 15/11/2013 Phản biện khoa học: PGS.TS. Đào Thanh Vân – Trường Đại học Nông Lâm - ĐH Thái Nguyên

* Tel: 0983 360276 , Email: [email protected]

Page 29: Tập 111, số 11, 2013

Trần Trung Kiên và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 111(11): 19 - 27

28

Page 30: Tập 111, số 11, 2013

Đinh Khắc Tiến và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 111(11): 29 - 32

29

ẢNH HƯỞNG CỦA MẬT ĐỘ VÀ LƯỢNG PHÂN ĐẠM KHÁC NHAU ĐẾN SINH TRƯỞNG, NĂNG SUẤT CỦA GIỐNG NGÔ LAI DK 8868 TRÊN ĐẤT SOI BÃI TẠI HUY ỆN TRẤN YÊN, TỈNH YÊN BÁI

Đinh Khắc Tiến1, Nguyễn Ngọc Nông2* 1Sở khoa học và Công nghệ tỉnh Yên Bái

2Trường Đại học Nông Lâm - ĐH Thái Nguyên

TÓM TẮT Cây ngô là một trong những cây trồng có vị trí quan trọng trong sản xuất nông nghiệp tại huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ và lượng phân đạm khác nhau đến sinh trưởng, năng suất của giống ngô lai DK 8868 trên đất soi bãi tại huyện Trấn Yên cho thấy: Ngô của các công thức trong thí nghiệm đều sinh trưởng, phát triển tốt. Thời gian sinh trưởng, phát triển từ 90-92 ngày trong vụ hè thu năm 2012. Năng suất ngô của các công thức trong thí nghiệm biến động từ 66,6 đến 79,4 tạ/ha/vụ, cao nhất là của công thức M3P3 (mật độ 5,7 cây/m2, lượng phân đạm 160 kgN + nền) đạt 79,4 tạ/ha, thấp nhất là của công thức M1P2 (mật độ 7,1 cây/m2, lượng phân đạm 120 kg N + nền) đạt 66,6 tạ/ha. Từ khóa: Ngô lai DK 8868, mật độ, phân đạm, đất soi bãi, sinh trưởng, năng suất.

ĐẶT VẤN ĐỀ*

Trấn Yên là huyện vùng thấp của tỉnh Yên Bái, sản xuất nông lâm nghiệp vẫn là thế mạnh của huyện trong nhiều năm qua. Cây ngô là cây truyền thống được người dân trồng nhiều trong những năm qua, ngoài những giống ngô cũ, có năng suất thấp thì hiện nay người dân đã được tiếp cận với nhiều giống mới có năng suất cao phù hợp với điều kiện tại địa phương như NK 4300, C919, DK 8868.... Tuy nhiên, kỹ thuật sản xuất ngô của người dân còn nhiều hạn chế, đặc biệt khi xác định mật độ, lượng phân đạm bón cho ngô trên đất soi bãi còn chưa phù hợp dẫn đến năng suất chưa cao, trung bình 32 tạ/ha/vụ. Chính vì vậy, việc nghiên cứu xác định mật độ hợp lý, lượng phân đạm thích hợp cho giống ngô lai DK 8868 tại huyện Trấn Yên là quan trọng và cần thiết.

Mục tiêu: So sáng các công thức về mật độ và lượng phân đạm khác nhau, xác định được mật độ và lượng phân đạm thích hợp cho giống ngô lai DK 8868 trên đất soi bãi tại huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái.

* Email: [email protected]

NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Nội dung Nghiên cứu và theo dõi các chỉ tiêu sinh trưởng, năng suất của 16 công thức trong thí nghiệm trên đất soi bãi. Địa điểm nghiên cứu: xã Đào Thịnh, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái. Thời gian: vụ hè thu năm 2012. Phương pháp nghiên cứu * V ật liệu nghiên cứu: Giống ngô lai DK 8868 * Điều kiện đất thí nghiệm: Thí nghiệm được bố trí trên đất soi bãi tại thôn 2, xã Đào Thịnh, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái. Tính chất đất: pH KCL: 6,44; OC: 0,94%; đạm tổng số: 0,08% N; lân tổng số: 0,11 %P2O5; ka li tổng số: 1,42 % K2O; đạm dễ tiêu NO3

-: 0,55 mg/100gr đất; đạm dễ tiêu NH4

+: 0,14 mg/100gr đất , lân dễ tiêu: 11,42 mg/100gr đất; ka li dễ tiêu: 13,53 mg/100gr đất. * Bố trí thí nghiệm đồng ruộng: Thí nghiệm gồm 16 công thức, 3 lần nhắc lại, bố trí thí nghiệm hai nhân tố kiểu khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh (RCBD): Công thức (CT) 1: M1P1, CT 2: M1P2, CT 3: M1P3, CT 4: M1P4, CT 5: M2P1, CT 6: M2P2, CT 7: M2P3, CT 8: M2P4, CT 9: M3P1, CT 10: M3P2, CT 11: M3P3, CT 12: M3P4, CT 13: M4P1, CT 14: M4P2, CT 15: M4P3, CT 16: M4P4. Trong đó M1: Mật độ 7,1 cây/m2, M2: Mật độ 6,2

Page 31: Tập 111, số 11, 2013

Đinh Khắc Tiến và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 111(11): 29 - 32

30

cây/m2, M3: mật độ 5,7 cây/m2, M4: mật độ 5,2 cây/m2; P1: lượng phân đạm 120N/ha, P2: lượng phân đạm 140N/ha, P3: lượng phân đạm 160N/ha, P4: lượng phân đạm 180N/ha. Nền phân bón/ha: 10 tấn phân chuồng, 80 P2O5 + 70 K2O. * Theo dõi các chỉ tiêu về sinh trưởng, năng suất của các công thức trong thí nghiệm theo tiêu chuẩn QCVN 01-56: 2011/BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN Ảnh hưởng của mật độ và lượng phân đạm khác nhau đến thời gian sinh trưởng của ngô ở các công thức trong thí nghiệm Ngô ở các công thức trong thí nghiệm có thời gian sinh trưởng dao động từ 90 ngày đến 92 ngày, nói chung mật độ và lượng phân đạm khác nhau ít có ảnh hưởng đến thời gian sinh trưởng của ngô trong thí nghiệm vụ hè thu năm 2012. Ảnh hưởng của mật độ và lượng phân đạm khác nhau đến chiều cao và số lá trên cây ngô ở các công thức trong thí nghiệm Chiều cao của ngô ở các công thức trong thí nghiệm dao động từ 235,1 cm đến 243,2 cm, trong đó ngô của công thức có chiều cao cao nhất là công thức M4P4 đạt: 243,2 cm, thấp nhất là công thức M1P1 đạt 235,1 cm. Ngô của các công thức có sự chệnh lệch về chiều cao, tuy nhiên sự chênh lệch không nhiều. Chiều cao đóng bắp của ngô ở các công thức trong thí nghiệm dao động từ 116,0 cm đến 120,9 cm, trong đó của công thức M1P1 có chiều cao thấp nhất đạt 116,0 cm, cao nhất là của công thức M4P4 đạt 120,9 cm. Mật độ và lượng phân đạm khác nhau ít có ảnh hưởng đến chiều cao đóng bắp của giống DK 8868. Số lá trên cây của ngô ở các công thức trong thí nghiệm dao động từ 17,7 đến 18,0 cm. Nhìn chung mật độ và lượng phân bón ít ảnh hưởng đến số lá trên cây của giống Dk 8868 trong thí nghiệm.

Ảnh hưởng của mật độ và lượng phân đạm khác nhau đến năng suất ngô của các công thức trong thí nghiệm

Qua nghiên cứu chỉ tiêu về năng suất của giống ngô lai DK 8868 ở các công thức khác nhau chúng tôi thu được kết quả ở bảng 1.

Bảng 1: Năng suất ngô của các công thức trong thí nghiệm vụ hè thu năm 2012

Chỉ tiêu Công thức

NSLT (tạ/ha)

NSTT (tạ/ha)

1. M1P1 80,4 68,0

2. M1P2 83,6 69,4

3. M1P3 84,5 72,1

4. M1P4 83,1 69,0

5. M2P1 78,1 66,6

6. M2P2 81,6 69,4

7. M2P3 86,4 72,2

8. M2P4 87,3 72,8

9. M3P1 84,2 71,6

10. M3P2 88,4 75,1

11. M3P3 92,4 79,4

12. M3P4 90,4 77,7

13. M4P1 84,4 72,6

14. M4P2 85,6 73,6

15. M4P3 89,8 76,0

16. M4P4 92,7 77,9

P(mật độ) <0,05 <0,05

P(đạm) <0,05 <0,05

P(mật độ *đạm) >0,05

(=0,124) >0,05

(=0,172) LSD05(mật độ) 1,85 1,53

LSD05(đạm) 1,85 1,53

LSD05(mật độ * đạm) 3,70 3,06

CVTN (%) 2,6 2,5

Qua kết quả bảng 1 và quá trình theo dõi thấy rằng, mật độ khác nhau và lượng phân đạm khác nhau đã có ảnh hưởng đến năng suất lý thuyết trong vụ hè thu năm 2012 ở mức tin cậy 95%. Mặc dù tương tác giữa mật độ và lượng phân đạm khác nhau đã không làm ảnh hưởng đến năng suất lý thuyết của giống ngô lai DK 8868 trong vụ hè thu năm 2012 ở mức tin cậy 95%. Năng suất lý thuyết của các công thức trong thí nghiệm dao động từ 78,1 đến 92,4 tạ/ha, cao nhất là các công thức M3P3 (tức là mật độ 5,7 cây/m2 và lượng phân đạm là 160N + nền) đạt: 92,4 tạ/ha, M4P4 đạt: 92,7 tạ/ha, M3P4 đạt 90,4 tạ/ha, thấp nhất là công thức M2P1 (tức là mật độ 6,2 cây/m2 và lượng phân đạm là 140N + nền)

Page 32: Tập 111, số 11, 2013

Đinh Khắc Tiến và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 111(11): 29 - 32

31

đạt: 78,1 tạ/ha. Sự chênh lệch năng suất ngô giữa công thức có năng suất cao nhất và thấp nhất là 14,3 tạ/ha.

Mật độ và lượng phân đạm khác nhau đã làm ảnh hưởng đến năng suất thực thu của giống ngô lai DK 8868 trong vụ hè thu năm 2012 ở mức tin cậy 95 %, tuy nhiên mối tương tác giữa mật độ và lượng phân bón không làm ảnh hưởng đến năng suất thực thu của giống ngô lai DK 8868 trong vụ hè thu năm 2012 ở mức tin cậy 95 %. Với mật độ từ 7,1 cây/m2 đến 5,2 cây/m2 và lượng phân đạm từ 120N đến 180N + nền cho 1 ha thì năng suất thực thu đạt từ 66,6 đến 79,4 tạ/ha. Cao nhất vẫn là của công thức M3P3 đạt 79,4 tạ/ha thấp nhất là của công thức M2P1 đạt 66,6 tạ/ha, với mức chênh lệch giữa công thức cao nhất và công thức thấp nhất là 12,8 tạ/ha.

Sơ bộ hạch toán hiệu quả kinh tế các công thức trong thí nghiệm

Đánh giá hiệu quả kinh tế các công thức trong thí nghiệm, chúng tôi đã tiến hành tính toán

dựa trên số liệu về năng suất thực thu của các công thức. Kết quả được trình bày ở bảng 2.

Bảng 2 cho thấy công thứ M3P3 có lợi nhuận cao nhất đạt: 23.442.000đ/ha/vụ, thấp nhất là công thức M1P4 đạt 15.494.000đ. Một số công thức đạt lợi nhuận cao như công thức M3P2: 21.046.000đ, công thức M4P4: 22.086.000đ..., một số công thức đạt lợi nhuận thấp là công thức M2P1: 16.602.000đ, công thức M1P1 đạt: 16.374.000đ.

KẾT LUẬN, ĐỀ NGHỊ

Kết luận

- Khi nghiên cứu các loại mật độ và lượng phân đạm khác nhau, ngô ở các công thức đều sinh trưởng, phát triển tốt.

- Mật độ và lượng phân đạm khác nhau ít có ảnh hưởng đến thời gian sinh trưởng của các công thức trong thí nghiệm, thời gian sinh trưởng từ 90 đến 92 ngày. Chiều cao, chiều cao đóng bắp và số lá trên cây ít chịu ảnh hưởng của mật độ và lượng phân đạm khác nhau.

Bảng 2: Sơ bộ hạch toán hiệu quả kinh tế của các công thức trong thí nghiệm vụ hè thu năm 2012

ĐVT: Đồng/ha Chỉ tiêu

Công thức Tổng chi Tổng thu Lãi

1. M1P1 29.866.000 46.240.000 16.374.000 2. M1P2 30.382.000 47.192.000 16.810.000 3. M1P3 30.910.000 49.028.000 18.118.000 4. M1P4 31.426.000 46.920.000 15.494.000 5. M2P1 29.686.000 45.288.000 15.602.000 6. M2P2 30.202.000 47.192.000 16.990.000 7. M2P3 30.730.000 49.096.000 18.366.000 8. M2P4 31.246.000 49.504.000 18.258.000 9. M3P1 29.506.000 48.688.000 19.182.000 10. M3P2 30.022.000 51.068.000 21.046.000 11. M3P3 30.550.000 53.992.000 23.442.000 12. M3P4 31.066.000 52.836.000 21.770.000 13. M4P1 29.326.000 49.368.000 20.042.000 14. M4P2 29.842.000 50.048.000 20.206.000 15. M4P3 30.370.000 51.680.000 21.310.000 16. M4P4 30.886.000 52.972.000 22.086.000

(Giá phân đạm urê: 12.000đ/kg, phân supe lân: 4.000đ/kg, phân Kaliclorua: 15.000đ/kg, phân chuồng: 400đ/ka, ngô giống: 90.000đ/kg; giá ngô hạt: 6.800đ/kg, công lao động: 270công/ha, thuốc BVTV: 945.000đ/ha)

Page 33: Tập 111, số 11, 2013

Đinh Khắc Tiến và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 111(11): 29 - 32

32

- Năng suất thực thu của ngô ở các công thức trong thí nghiệm đạt từ 68,0 tạ/ha đến 79,4 tạ/ha. Mật độ và lượng phân bón phù hợp nhất cho giống ngô lai DK 8868 trong vụ hè thu năm 2012 là mật độ 5,7 cây/m2 tương ứng với lượng phân bón là: 160N + 80P2O5 + 70K2O cho 1 ha/vụ + 10 tấn phân chuồng. Hay nói cách khác công thức M3P3 là phù hợp nhất. - Qua kết quả sơ bộ hạch toán hiệu quả kinh tế của các công thức trong thí nghiệm ở vụ hè thu năm 2012 cho thấy công thức M3P3 đạt lợi nhuận cao nhất: 23.442.000đ/ha/vụ. Đề nghị - Tiếp tục nghiên cứu các công thức về mật độ và lượng phân đạm khác nhau trong những vụ tiếp theo tại Trấn Yên để có kết luận chính xác. - Khuyến cáo mật độ và lượng phân bón phù hợp cho giống ngô lai DK 8868: Mật độ 5,7 cây/m2 tương ứng với lượng phân bón là: 160N + 80P2O5 + 70K2O cho 1 ha/vụ + 10 tấn phân chuồng.

TÀI LI ỆU THAM KHẢO 1. Cục Trồng trọt - Bộ NN&PTNT (2006), Hướng dẫn quy trình kỹ thuật thâm canh một số giống cây trồng, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

2. Phan Xuân Hào (2007), "Vấn đề mật độ và khoảng cách trồng ngô", Tạp chí Nông nghiệp và phát triển nông thôn, (12), tr. 39 - 41. 3. Bùi Huy Hiền (2002), "Tình hình sử dụng phân bón ở Việt Nam và vai trò của phân hỗn hợp NPK khi bón đầy đủ và cân đối để thâm canh cây trồng và bảo vệ môi trường", Hội thảo sản xuất và sử dụng phân bón Lâm Thao, Hà Nội, Tr. 1-2 4. Nguyễn Thế Hùng (1996), “Xác định chế độ bón phân tối ưu cho giống ngô LVN10 trên đất bạc màu vùng Đông Anh – Hà Nội”, Kết quả Nghiên cứu Khoa học Nông nghiệp 1995 – 1996, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội 5. Nguyễn Ngọc Nông (2000), Phân bón và dinh dưỡng cây trồng - Giáo trình cao học ngành Trồng trọt, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, Thái Nguyên. 6. Dương Thị Nguyên, Luân Thị Đẹp, Mai Xuân Triệu (2011), “Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ và khoảng cách gieo trồng tổ hợp ngô lai IL3 x IL6 trong vụ Xuân và vụ Thu năm 2010 tại một số tỉnh vùng Đông Bắc”, Tạp chí KH & CN - Đại học Thái Nguyên, số 9/(1), tr. 105 - 109 7. Viện Nghiên Cứu Ngô (2009), Báo cáo tổng kết đề tài: “Nghiên cứu mật độ và khoảng cách nhằm tăng năng suất và hiệu quả sản xuất ngô vùng đồng bằng sông Hồng”, Hà Nội

SUMMARY INFLUENCE OF DIFFERENT DENSITY AND AMOUNT OF FERTIL IZER ON GROWTH AND PRODUCTIVITY OF CORN HYBRIDS DK 8868 IN ALLUVIAL LAND AT TRAN YEN DISTRICT, YEN BAI PROVINCE

Dinh Khac Tien1, Nguyen Ngoc Nong2*

1Yen Bai Deparment of Science and Technology 2College of Agriculture and Forestry - TNU

Maize is one of the plants have an important role in agricultural production in Tran Yen district, Yen Bai province. The results of studying the effects of different density and amount of fertilizer on growth and yield of corn hybrids DK 8868 in alluvial land at Tran Yen district shows that formulations in experiments were at good growth and development. Time of growth and development was from 90-92 days in the summer-autumn of 2012. Productivity of the formula in experiments ranged from 66.6 to 79.4 kg/ ha/crop, the highest is M3P3 formula (density of 5.7 plants/m2, nitrogen of 160 kgN + background) with 79.4 kg/ha, the lowest is M1P2 formula (density of 7.1 plants/m2, fertilizer of 120 kg N + background) with 66.6 kg/ha. Key words: 8868 DK hybrid maize, density, fertilizer, alluvial land, growth, productivity.

Ngày nhận bài: 06/9/2013; Ngày phản biện: 21/9/2013; Ngày duyệt đăng: 15/11/2013 Phản biện khoa học: PGS.TS. Lương Văn Hinh – Trường Đại học Nông Lâm – ĐH Thái Nguyên

* Email: [email protected]

Page 34: Tập 111, số 11, 2013

Nguyễn Văn Vinh và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 111(11): 33 - 41

33

NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN CỦA MỘT SỐ GIỐNG NGÔ LAI T ẠI T ỈNH HÀ GIANG

Nguyễn Văn Vinh1, Trần Trung Kiên2*, Thái Thị Ngọc Trâm2

1Ban Quản lý Rừng phòng hộ huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang 2 Trường Đại học Nông Lâm – ĐH Thái Nguyên

TÓM TẮT

Các giống ngô tham gia thí nghiệm tại huyện Vị Xuyên – Hà Giang năm 2012 có thời gian sinh trưởng biến động từ 111 - 117 ngày (vụ Xuân) và từ 99 - 101 ngày (vụ Thu Đông), thuộc nhóm sinh trưởng trung ngày, phù hợp với vụ Xuân và vụ Thu Đông tại tỉnh Hà Giang. Các giống ngô tham gia thí nghiệm có các đặc điểm hình thái tốt, khả năng chống chịu sâu bệnh hại khá. Năng suất thực thu của các giống tham gia thí nghiệm vụ Xuân 2012 biến động từ 71,41 – 90,03 tạ/ha và từ 68,08 – 92,98 tạ/ha (vụ Thu Đông). Qua 2 vụ nghiên cứu cho thấy năng suất thực thu của hai giống CP111 và NK7328 đạt cao và ổn định. Giống NK7328 là giống có nhiều ưu việt, phù hợp với điều kiện canh tác của vùng và được người dân chấp nhận, mong muốn mở rộng ra sản xuất. Từ khóa: Giống ngô, Hà Giang, năng suất, ngô lai, Vị Xuyên.

ĐẶT VẤN ĐỀ*

Cây ngô (Zea mays L.) là một trong ba cây ngũ cốc quan trọng cung cấp lương thực cho con người và thức ăn cho vật nuôi. Trong những năm gần đây, việc chọn tạo và đưa vào thử nghiệm vào sản xuất những giống ngô lai mới có năng suất cao, ổn định và thích nghi với những vùng sinh thái khác nhau là vấn đề rất quan trọng góp phần đưa nhanh các giống ngô tốt vào sản xuất đại trà nhằm nâng cao năng suất, sản lượng ngô. Nhập nội giống cây trồng là một trong những phương pháp lâu đời nhất và rất có tác dụng trong công tác chọn tạo giống cũng như việc đưa năng suất cây trồng tăng cao, làm cho tập đoàn giống ngày càng phong phú, là nguồn gen quý để sử dụng trong công tác lai tạo, gây đột biến, từ đó tạo nguồn vật liệu khởi đầu tốt cho chọn giống. Ở nước ta, ngô là cây lương thực đứng thứ hai sau lúa với diện tích hàng năm trên 1 triệu ha. Trước năm 1981, hầu hết diện tích trồng ngô được gieo trồng bằng các giống địa phương phẩm chất tốt nhưng năng suất thấp không đủ phục vụ cho nhu cầu làm thức ăn cho con người và chăn nuôi. Từ 1981-1990 diện tích trồng các ngô thụ phấn tự do được chọn lọc như giống tổng hợp, giống hỗn hợp tăng dần nhưng năng suất cũng chưa cao,

* Tel: 0983 360276 , Email: [email protected]

không đủ đáp ứng nhu cầu sử dụng trong chăn nuôi. Những năm gần đây nước ta có chính sách mở cửa cho nhập nội nhiều giống ngô có năng suất cao, thích nghi với điều kiện địa phương để đáp ứng được nhu cầu sử dụng của con người và làm nguồn thức ăn dồi dào cho gia súc.

Ở tỉnh Hà Giang, ngô là cây lương thực chính chỉ đứng sau cây lúa. Năm 2012, diện tích ngô là 52,5 nghìn ha, năng suất đạt 32,1 tạ/ha, sản lượng 168,7 nghìn tấn. Với diện tích trồng ngô lớn nhất vùng Đông Bắc nhưng năng suất ngô của tỉnh bằng 74,7% so với trung bình cả nước (Tổng cục thống kê, 2013) [6]. Nguyên nhân chủ yếu là sản xuất ngô chủ yếu nhờ nước trời, chỉ có một phần nhỏ diện tích ở vùng thấp là có tưới. Vì vậy, giải pháp tối ưu cho việc nâng cao năng suất và sản lượng ngô ở tỉnh là sử dụng các giống ngô lai có khả năng chống chịu điều kiện bất thuận, trong đó quan trọng nhất là chịu hạn. Do đó, cần phải chọn tạo được những giống ngô cho năng suất cao, có khả năng chống chịu tốt, phù hợp với điều kiện sinh thái của tỉnh. Để tìm ra được những giống ngô ưu việt nhất đưa vào sản xuất đại trà, cần tiến hành quá trình nghiên cứu, đánh giá, loại bỏ những giống không phù hợp, giúp cho quá trình đánh giá và chọn tạo giống đạt hiệu quả cao nhất.

Page 35: Tập 111, số 11, 2013

Nguyễn Văn Vinh và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 111(11): 33 - 41

34

Xuất phát từ những cơ sở khoa học và thực tiễn trên chúng tôi tiến hành nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển của một số giống ngô lai tại tỉnh Hà Giang.

VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Vật li ệu nghiên cứu: Gồm 6 giống ngô lai mới: NK7328, CP111, CP555 (nhập nội từ Thái Lan); GS8 (do Công ty cổ phần Đại Thành sản xuất và phân phối); AK5443, SSC131 (do Công ty cổ phần giống cây trồng miền Nam lai tạo sản xuất) và 1 giống đối chứng là NK4300.

Địa điểm và thời gian nghiên cứu: Thí nghiệm khảo nghiệm cơ bản được tiến hành tại xã Đạo Đức, huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang vụ Xuân và Thu Đông năm 2012. Khảo nghiệm sản xuất được tiến hành tại 3 xã: Đạo Đức, Ngọc Linh, Bạch Ngọc - Huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang vụ Xuân năm 2013.

Phương pháp nghiên cứu: Thí nghiệm khảo nghiệm cơ bản được bố trí theo khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh (RCBD) gồm 7 công thức với 3 lần nhắc lại. Diện tích 1 ô là 14 m2 (5 m x 2,8 m) trồng 4 hàng. Thí nghiệm khảo

nghiệm sản xuất được bố trí tuần tự không có nhắc lại gồm 2 giống triển vọng và 1 giống đối chứng, mỗi giống trồng với diện tích 1000 m2, tổng diện tích mô hình là 9000 m2. Các chỉ tiêu theo dõi và phương pháp theo dõi được tiến hành theo hướng dẫn của Quy phạm khảo nghiệm giống ngô Quốc gia số QCVN 01-56 : 2011/BNNPTNT [1].

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

Khả năng sinh trưởng và phát triển của các giống ngô thí nghiệm

Số liệu ở Bảng 1 cho thấy: Thời gian từ khi gieo đến chín sinh lý của các giống tham gia thí nghiệm vụ Xuân 2012 biến động từ 111 - 117 ngày. Trong đó ba giống CP111, CP555 và NK7328 có thời gian sinh trưởng 111 - 113 ngày, ngắn hơn so giống đối chứng chắc chắn ở mức độ tin cậy 95%. Các giống còn lại có thời gian sinh trưởng tương đương với giống đối chứng. Vụ Thu Đông 2012 các giống ngô thí nghiệm chín sớm hơn so với vụ Xuân, thời gian sinh trưởng biến động từ 99 - 101 ngày, tương đương so với giống đối chứng NK4300 (100 ngày) ở mức độ tin cậy là 95%.

Bảng 1. Các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của các giống ngô thí nghiệm vụ Xuân và vụ Thu Đông 2012 tại huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang

Đơn vị: Ngày

STT Giống

Thời gian từ gieo đến…

Tung phấn Phun râu Chín sinh lý

Xuân T.Đông Xuân T.Đông Xuân T.Đông 1 CP111 74 53 76 54 111 99

2 CP555 72 55 74 56 113 101

3 AK5443 74 53 76 54 116 101

4 NK7328 74 54 76 55 113 101

5 GS8 73 55 75 56 117 100

6 SSC131 72 55 74 56 117 99

7 NK4300 (đ/c) 70 54 72 55 117 100

CV (%) 1,9 2,5 2,0 2,6 1,2 1,4

LSD0.05 2 2 2 3 2 3

Tóm lại, tất cả các giống tham gia thí nghiệm đều thuộc nhóm chín trung bình. Thời gian tung phấn, phun râu và chín sinh lý của các giống tham gia thí nghiệm vụ Thu Đông đều sớm hơn so với vụ Xuân.

Page 36: Tập 111, số 11, 2013

Nguyễn Văn Vinh và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 111(11): 33 - 41

35

Đặc điểm hình thái, sinh lý của các giống ngô thí nghiệm

Chiều cao cây và chiều cao đóng bắp của các giống ngô thí nghiệm

Qua Bảng 2 cho thấy: Chiều cao cây của các giống ngô thí nghiệm Vụ Xuân 2012 biến động từ 204,60 – 263,67 cm. Trong đó, giống GS8 và AK5443 có chiều cao cây đạt từ 204,60 - 221,17 cm, thấp hơn giống đối chứng NK4300 (249,57 cm) ở mức độ tin cậy 95%. Giống CP111 có chiều cao cây cao nhất đạt 263,67 cm, cao hơn giống đối chứng. Các giống còn lại có chiều cao cây tương đương với giống đối chứng ở mức độ tin cậy 95%. Vụ Thu Đông 2012, chiều cao cây của các giống thí nghiệm biến động từ 218,50 – 239,47 cm. Các giống trong thí nghiệm có chiều cao cây tương đương với đối chứng ở mức độ tin cậy 95%. Nhìn chung, các giống ngô tham gia thí nghiệm vụ Thu Đông năm 2012 có chiều cao cây thấp hơn so với vụ Xuân năm 2012.

Chiều cao đóng bắp của các giống thí nghiệm ở vụ Xuân 2012 đạt từ 80,53 - 129,33 cm. Trong đó, giống CP111 và NK7328 chiều cao

đóng bắp đạt từ 119,63 - 129,33 cm, cao hơn giống đối chứng NK4300 (99,53 cm) ở mức độ tin cậy 95%. Giống SSC131 có chiều cao đóng bắp thấp hơn đối chứng. Các giống còn lại tương đương với giống đối chứng ở mức độ tin cậy 95%. Chiều cao đóng bắp của các giống thí nghiệm ở vụ Thu Đông 2012 đạt từ 87,73 – 105,17 cm. Các giống đều có chiều cao đóng bắp tương đương với giống đối chứng ở mức độ tin cậy 95%.

Tỷ lệ giữa chiều cao đóng bắp trên chiều cao cây của các giống biến động từ 35,65 - 52,70% trong vụ Xuân 2012 và từ 37,88 - 44,44% trong vụ Thu Đông 2012. Hai giống CP111 và NK7328 có tỷ lệ chiều cao đóng bắp trên chiều cao cây ở cả hai vụ đều cao hơn đối chứng chắc chắn. Các giống còn lại có tỷ lệ chiều cao đóng bắp trên chiều cao cây tương đương với đối chứng. Nhìn chung các giống đều có tỷ lệ đóng bắp trên cao cây tương đối phù hợp với tiêu chuẩn của chọn tạo giống, tạo điều kiện cho quá trình thụ phấn, thụ tinh và đảm bảo khả năng chống đổ tốt.

Bảng 2. Chiều cao cây và chiều cao đóng bắp của các giống thí nghiệm vụ Xuân và Thu Đông năm 2012 tại huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang

STT Giống Chiều cao cây (cm)

Chiều cao đóng bắp (cm)

Tỷ lệ CC đóng bắp/CC cây (%)

Xuân T. Đông Xuân T. Đông Xuân T. Đông

1 CP111 263,67 238,53 119,63 105,17 45,34 44,10

2 CP555 237,67 228,20 104,77 100,80 43,97 44,44

3 AK5443 221,17 221,33 88,80 87,73 40,14 39,83

4 NK7328 246,47 229,30 129,33 101,63 52,70 44,06

5 GS8 204,60 218,50 87,73 87,73 36,01 40,12

6 SSC131 225,60 224,80 80,53 89,33 35,65 37,88

7 NK4300 (đ/c) 249,57 239,47 99,53 94,40 39,76 39,06

CV (%) 5,7 6,6 9,8 6,4 7,0 5,8

LSD0.05 24,04 26,73 17,40 10,84 5,25 4,26

Số lá trên cây và chỉ số diện tích lá của các giống ngô thí nghiệm

Qua bảng số liệu 3 cho thấy số lá trên cây của các giống ngô thí nghiệm vụ Xuân 2012 biến động từ 19,20 – 21,13 lá, vụ Thu Đông 2012 biến động từ 17,73 – 19,73 lá.

Page 37: Tập 111, số 11, 2013

Nguyễn Văn Vinh và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 111(11): 33 - 41

36

Bảng 3. Số lá trên cây và chỉ số diện tích lá của các giống ngô thí nghiệm vụ Xuân và Thu Đông năm 2012 tại Vị Xuyên – Hà Giang

TT Giống Vụ Xuân 2012 Vụ Thu Đông 2012

Số lá (lá) CSDTL

(m2 lá/m2 đất) Số lá (lá)

CSDTL (m2 lá/m2 đất)

1 CP111 21,13 4,35 18,73 3,03

2 CP555 21,00 3,83 19,00 3,18

3 AK5443 19,83 3,74 17,73 2,80

4 NK7328 20,93 4,68 19,73 4,07

5 GS8 19,93 3,72 18,27 3,90

6 SSC131 19,57 3,18 17,97 3,32

7 NK4300 (đ/c) 19,20 4,45 17,90 3,74

CV (%) 2,4 9,7 1,2 8,5

LSD0.05 0,88 0,69 0,41 0,52

Ở cả hai vụ thí nghiệm, giống CP555, CP111 và giống NK7328 có số lá trên cây cao đạt từ 18,73 – 21,13 lá, đạt cao hơn giống đối chứng chắc chắn ở mức tin cậy 95%. Các giống còn lại có số lá trên cây tương đương với giống đối chứng ở cả hai vụ nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu so sánh các giống thí nghiệm là phù hợp và trùng khớp với nhiều nghiên cứu của nhiều nhà khoa học đã thực hiện.

Chỉ số diện tích lá của các giống tham gia thí nghiệm trong vụ Xuân 2012 biến động từ 3,18 – 4,68 m2 lá/m2 đất. Các giống CP111, CP555, NK7328 có chỉ số diện tích lá biến động từ 3,83 – 4,68 m2 lá/m2 đất, tương đương với giống đối chứng NK4300 (4,45 m2 lá/m2 đất) ở mức độ tin cậy 95%. Các giống còn lại có chỉ số diện tích lá thấp hơn giống đối chứng chắc chắn ở mức tin cậy 95%. Vụ Thu Đông 2012, chỉ số diện tích lá của các giống tham gia thí nghiệm biến động từ 2,8 – 4,07 m2lá /m2 đất. Trong đó, giống CP111, CP555, AK5443 có chỉ số diện tích lá 2,8- 3,18 m2 lá/m2 đất, thấp hơn đối chứng ở mức độ tin cậy 95%. Các giống còn lại tương đương với giống đối chứng ở mức độ tin cậy 95%.

Khả năng chống chịu của các giống ngô tham gia thí nghiệm

Khả năng chống đổ

Ở vụ Xuân 2012, tỷ lệ đổ rễ của các giống ngô tham gia thí nghiệm biến động từ 0 – 4,2%, vụ Thu Đông 2012 biến động từ 0 –

3,4%. Trong đó giống NK7328 không bị đổ rễ (0,0%) tương đương với giống đối chứng NK4300. Các giống còn lại có tỷ lệ đổ rể ở mức thấp từ 1,2 – 4,2%. Các giống ngô lai thí nghiệm có tỷ lệ gãy thân thấp (dưới 5%) ở cả hai vụ (điểm 1) tương đương đối chứng NK4300. Tóm lại, qua hai vụ thí nghiệm cho thấy các giống ngô thí nghiệm đều có khả năng chống đổ tốt, tương đương giống đối chứng NK4300. Khả năng chống chịu sâu bệnh Sâu đục thân (Ostrinia nubillalis. Hubner) Kết quả ở Bảng 4 cho thấy trong vụ Xuân 2012 các giống ngô tham gia thí nghiệm bị nhiễm sâu đục thân được đánh giá điểm từ 1 – 2. Giống SSC131 và AK5443 bị nhiễm sâu đục thân ở điểm 2, bị hại nặng hơn giống đối chứng NK4300 (điểm 1). Các giống còn lại bị sâu đục thân hại nhẹ (điểm 1), tương đương với giống đối chứng. Vụ Thu Đông 2012, các giống ngô tham gia thí nghiệm bị nhiễm sâu đục thân được đánh giá điểm từ 1 – 2. Ba giống CP111, CP555 và NK7328 bị sâu đục thân ở mức điểm 1, nhẹ hơn so với giống đối chứng NK4300 (điểm 2). Các giống còn lại bị sâu đục thân hại tương đương giống đối chứng (điểm 2). Nhìn chung, tỷ lệ nhiễm sâu đục thân ở vụ Xuân thấp hơn so với vụ Thu Đông. Với mức độ gây hại của sâu đục thân như vậy không ảnh hưởng lớn đến sự sinh trưởng, phát triển, khả năng chống đổ, năng suất và phẩm chất của các giống ngô tham gia thí nghiệm trong hai vụ năm 2012.

Page 38: Tập 111, số 11, 2013

Nguyễn Văn Vinh và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 111(11): 33 - 41

37

Bảng 4. Tỷ lệ nhiễm sâu bệnh của các giống ngô thí nghiệm vụ Xuân và Thu Đông năm 2012

STT Giống Sâu đục thân (điểm 1 - 5)

Rệp cờ (điểm 1 - 5)

Bệnh Khô vằn (%)

Xuân T. Đông Xuân T. Đông Xuân T. Đông 1 CP111 1 1 1 2 2,2 3,2

2 CP555 1 1 1 1 6,9 7,5

3 AK5443 2 2 1 2 7,0 6,1

4 NK7328 1 1 1 1 3,4 3,6

5 GS8 1 2 2 2 8,8 7,4

6 SSC131 2 2 2 1 9,7 9,3

7 NK4300 (đ/c) 1 2 1 2 3,1 2,4

Rệp cờ (Aphis Maydis)

Vụ Xuân 2012, các giống ngô tham gia thí nghiệm bị nhiễm rệp cờ được đánh giá điểm từ 1 – 2. Giống GS8 và giống SSC131 bị nhiễm rệp cờ được đánh giá ở điểm 2, nặng hơn so với giống đối chứng NK4300 (điểm 1). Các giống còn lại của thí nghiệm bị nhiễm rệp cờ nhẹ (điểm 1) tương đương với giống đối chứng. Ở vụ Thu Đông 2012 cho thấy các giống tham gia thí nghiệm bị nhiễm bệnh nhiều hơn so với vụ Xuân, mức độ nhiễm rệp cờ được đánh giá điểm từ 1 – 2. Giống CP111, AK5443, GS8 bị nhiễm bệnh rệp cờ nặng hơn được đánh giá điểm 2, tương đương với giống đối chứng. Các giống còn lại bị nhiễm rệp cờ nhẹ (điểm 1), nhẹ hơn so với giống đối chứng.

Bệnh khô vằn (Rhizoctonia solani; Corticum sasakii)

Ở hai vụ nghiên cứu, mức độ nhiễm bệnh khô vằn ở các giống biến động từ 2,2 – 9,7%. Trong đó các giống CP111, NK7328 có tỷ lệ nhiễm bệnh khô vằn tương đương với giống đối chứng. Các giống còn lại có tỷ lệ nhiễm cao hơn so với đối chứng. Giống CP111, NK7328 có khả năng chống chịu bệnh khô vằn tốt hơn so với các giống khác trong thí nghiệm.

Tóm lại, các giống ngô lai mới trong thí nghiệm bị nhiễm sâu đục thân, rệp cờ, bệnh khô vằn ở mức độ nhẹ, chứng tỏ các giống này có khả năng chống chịu sâu bệnh tốt. Trong đó, ba giống CP111, CP555 và NK7328 có khả chống chịu sâu bệnh tốt hơn các giống khác và hơn giống đối chứng NK4300.

Trạng thái cây, trạng thái bắp và độ che kín bắp

Trạng thái cây của các giống thí nghiệm ở vụ Xuân 2012 được đánh giá điểm từ 1 – 2. Giống CP111, CP555 và NK7328 có trạng thái cây rất tốt được đánh giá điểm 1, tốt hơn giống đối chứng NK4300 (điểm 2). Giống AK5443, GS8 và SSC131 có trạng thái cây đánh giá điểm 2, tương đương với giống đối chứng. Vụ Thu Đông 2012, trạng thái cây được đánh giá từ điểm 1-3. Trong đó giống CP111, CP555 và giống NK7328 có trạng thái cây tốt đánh giá ở điểm 1 tương đương với đối chứng. Các giống còn lại có trạng thái cây (điểm 2 - 3), kém hơn so với đối chứng.

Trạng thái bắp của các giống thí nghiệm ở vụ Xuân 2012 biến động từ điểm 1 – 3. Giống GS8 có trạng thái bắp kém nhất đánh giá điểm 3, kém hơn giống đối chứng NK4300 (điểm 2). Giống CP111, AK5443 và SSC131 có trạng thái bắp đạt điểm 2 tương đương giống đối chứng. Hai giống CP555 và NK7328 được đánh giá ở điểm 1, tốt hơn giống đối chứng. Trạng thái bắp của các giống tham gia thí nghiệm vụ Thu Đông 2012 biến động từ điểm 1- 3. Giống AK5443 và GS8 có trạng thái bắp kém nhất được đánh giá điểm 3, kém hơn so với giống đối chứng NK4300 (điểm 2). Giống NK7328 có trạng thái bắp tốt nhất được đánh giá điểm 1, tốt hơn giống đối chứng. Các giống còn lại có trạng thái bắp tương đương đối chứng (điểm 2).

Page 39: Tập 111, số 11, 2013

Nguyễn Văn Vinh và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 111(11): 33 - 41

38

Độ che kín bắp của các giống thí nghiệm trong vụ Xuân 2012 được đánh giá điểm 1 – 3. Giống CP555 và giống NK7328 có độ che kín bắp được đánh giá điểm 1, tương đương với giống đối chứng NK4300 (điểm 1). Giống GS8 có độ che kín bắp kém nhất được đánh giá điểm 3. Các giống còn lại có độ che kín bắp được đánh giá điểm 2. Vụ Thu Đông 2012 các giống tham gia thí nghiệm có độ che kín bắp biến động từ điểm 1 – 3. Trong đó, ba giống CP111, CP555 và NK7328 có độ che kín bắp rất tốt được đánh giá điểm 1 tương đương với giống đối chứng NK4300. Hai giống AK5443 và GS8 có độ che kín bắp rất kém được đánh giá điểm 3, SSC131 đạt điểm 2, kém hơn giống đối chứng.

Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của các giống ngô thí nghiệm

Các yếu tố cấu thành năng suất của các giống ngô thí nghiệm

Số liệu Bảng 5 cho thấy: Chiều dài bắp của các giống ngô tham gia thí nghiệm vụ Xuân 2012 biến động từ 18,9 – 20,18 cm, vụ Thu Đông 2012 biến động từ 18,39 – 20,13 cm. Qua cả hai vụ các giống đều có chiều dài bắp tương đương với đối chứng NK4300 ở mức độ tin cậy 95%.

Đường kính bắp của các giống ngô tham gia thí nghiệm biến động từ 4,32 - 4,59 cm trong vụ Xuân 2012, từ 4,30 – 4,54 cm ở vụ Thu Đông 2012. Các giống ngô trong thí nghiệm đều có đường kính bắp tương đương với đối chứng ở cả hai vụ ở mức độ tin cậy 95%.

Số hàng trên bắp của các giống tham gia thí nghiệm ở vụ Xuân và vụ Thu Đông không có sự chênh lệch nhiều. Vụ Xuân 2012, số hàng trên bắp biến động từ 12,33 – 15,40 hàng, vụ Thu Đông 2012 biến động từ 12,53 – 15,40 hàng. Trong đó giống SSC131 có số hàng trên bắp thấp nhất, thấp hơn so với giống đối chứng ở mức độ tin cậy 95%. Các giống còn lại có số hàng trên bắp cao hơn đối chứng chắc chắn ở mức độ tin cậy 95%.

Số hạt trên hàng ở vụ Xuân 2012 biến động từ 38,27 – 40,40 hạt. Vụ Thu Đông 2012 có số hạt trên hàng biến động từ 38,17 – 41,16 hạt. Các giống đều có số hạt trên hàng tương đương với giống đối chứng ở mức độ tin cậy 95%.

Khối lượng 1000 hạt ở vụ Xuân 2012 biến động từ 293,55 – 335,11g. Khối lượng 1000 hạt ở vụ Thu Đông 2012 biến động từ 296,10 – 324,00g. Các giống có khối lượng nghìn hạt tương đương với giống đối chứng ở mức độ tin cậy 95% ở cả hai vụ.

Bảng 5. Các yếu tố cấu thành năng suất của các giống ngô thí nghiệm trong vụ Xuân và Thu Đông 2012 tại Vị Xuyên – Hà Giang

STT Giống CD bắp (cm)

ĐK bắp (cm)

Hàng/bắp (hàng)

Hạt/hàng (hạt)

KL1000 hạt (g)

Xuân TĐ Xuân TĐ Xuân TĐ Xuân TĐ Xuân TĐ

1 CP111 18,90 19,85 4,54 4,39 14,93 15,40 39,77 41,16 305,71 296,10

2 CP555 19,13 18,39 4,32 4,30 14,53 14,93 40,40 39,23 297,64 313,15

3 AK5443 19,72 19,51 4,53 4,47 15,40 15,40 39,40 39,77 293,55 301,34

4 NK7328 19,34 19,70 4,59 4,54 14,60 14,80 39,37 39,97 327,83 321,69

5 GS8 20,18 20,13 4,56 4,47 14,40 14,53 39,23 39,00 314,55 305,07

6 SSC131 19,32 19,22 4,35 4,40 12,33 12,53 38,27 38,17 335,11 324,00

7 NK4300

(đ/c) 18,95 18,47 4,43 4,46 13,67 13,73 39,67 39,5 305,71 311,34

CV (%) 6,3 5,2 4,5 4,8 2,4 2,0 5,9 5,4 5,4 4,7

LSD0.05 2,18 1,80 0,35 0,37 0,62 0,53 4,11 3,83 30,02 26,05

Page 40: Tập 111, số 11, 2013

Nguyễn Văn Vinh và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 111(11): 33 - 41

39

Năng suất lý thuyết và năng suất thực thu của các giống ngô thí nghiệm

Bảng 6. Năng suất lý thuyết và năng suất thực thu của các giống ngô thí nghiệm vụ Xuân và Thu Đông năm 2012 tại Vị Xuyên – Hà Giang

Đơn vị: tạ/ha

STT Giống Năng suất lý thuy ết Năng suất thực thu

Xuân Thu Đông Xuân Thu Đông 1 CP111 106,89 106,95 90,03 90,45

2 CP555 99,07 104,73 80,28 92,88

3 AK5443 105,28 105,39 88,21 89,26

4 NK7328 109,64 108,73 88,22 92,98

5 GS8 101,14 98,61 79,07 79,68

6 SSC131 90,34 88,47 71,41 68,08

7 NK4300 (đ/c) 95,07 96,56 81,26 79,52

CV (%) 6,7 7,00 6,6 6,6

LSD0.05 11,97 12,69 9,65 9,65

Bảng 7. Đặc điểm của giống và nhận xét của người dân về giống ngô NK7328 và CP111 trong mô hình trình diễn vụ Xuân 2013 tại huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang

Chỉ tiêu Đơn vị

tính

Giống

NK7328 CP111 NK4300

(đ/c) Thời gian sinh trưởng Ngày 113 116 114

Năng suất thực thu Tạ/ha 81,63 80,80 77,20 Khả năng sinh trưởng Điểm 1 1 1 Mức độ nhiễm sâu bệnh Điểm 1 1 1 Khả năng chống chịu với điều kiện ngoại cảnh bất thuận

Điểm 1 2 1

Khả năng thích ứng với điều kiện của địa phương Mức Tốt Tốt Tốt Ý kiến của nông dân Chấp nhận - -

Bảng số liệu 6 cho thấy năng suất lý thuyết của các giống ngô tham gia thí nghiệm vụ Xuân 2012 biến động từ 90,34 – 109,64 tạ/ha; vụ Thu Đông 2012 biến động từ 88,47 – 108,73 tạ/ha. Qua 2 vụ thí nghiệm giống NK7328 đều có năng suất lý thuyết cao và ổn định, biến động từ 108,73-109,64 tạ/ha và cao hơn giống đối chứng NK4300.

Năng suất thực thu của các giống ngô tham gia thí nghiệm vụ Xuân 2012 biến động từ 71,41 – 90,03 tạ/ha; ở vụ Thu Đông 2012 năng suất thực thu của các giống ngô thí nghiệm biến động từ 68,08 – 92,98 tạ/ha. Qua thí nghiệm nghiên cứu vụ Xuân và vụ Thu Đông năm 2012 cho thấy, năng suất thực thu

của hai giống CP111 và NK7328 đạt cao và ổn định ở cả hai vụ.

Kết quả trình di ễn giống ngô có triển vọng

Kết quả nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển của các giống ngô lai mới Vụ Xuân và Thu Đông năm 2012 tại Trung tâm Giống cây trồng Đạo Đức, huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang cho thấy giống NK7328 và CP111 là hai giống có khả năng sinh trưởng phát triển tốt, chống chịu khá và đạt năng suất cao nhất. Vì vậy, chúng tôi đã tiến hành xây dựng mô hình trình diễn giống NK7328 và CP111, giống đối chứng là NK4300 tại 3 điểm ở ba xã Đạo Đức, Bạch Ngọc, Ngọc Linh của huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang trong vụ Xuân 2013 với diện tích 1000 m2 /1 giống/1

Page 41: Tập 111, số 11, 2013

Nguyễn Văn Vinh và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 111(11): 33 - 41

40

điểm. Tổng diện tích mô hình trình diễn là 9000 m2. Kết quả mô hình trình diễn được thể hiện ở bảng 7.

Bảng 7 cho thấy, giống NK7328 và CP111 có thời gian sinh trưởng từ 113 – 116 ngày đều thuộc nhóm sinh trưởng trung ngày, tương đương với giống đối chứng. Trạng thái cây và trạng thái bắp của giống NK7328 được đánh giá ở điểm 1 tốt hơn giống đối chứng NK4300, của giống CP111 được đánh giá ở điểm 1 và 2, khá hơn giống đối chứng (điểm 2). Khả năng chống đổ của NK7328 tương đối tốt, đánh giá ở điểm 1 tương đương với đối chứng. Giống CP111 có khả năng chống đổ khá đánh giá ở điểm 2. Năng suất thực thu trung bình ba điểm trình diễn của giống NK7328 đạt 81,63 tạ/ha, giống CP111 đạt 80,8 ta/ha cao hơn so với đối chứng NK4300 (77,2 ta/ha).

Qua tổng hợp ý kiến đánh giá của các hộ nông dân tham gia Hội nghị đầu bờ, chúng tôi thấy giống NK7328, CP111 có khả năng sinh trưởng, phát triển tốt, thời gian sinh trưởng phù hợp với công thức luân canh vụ Xuân của huyện, mức độ nhiễm sâu bệnh nhẹ. Tuy nhiên, giống NK7328 có khả năng chống chịu với điều kiện bất thuận (điểm 1) tốt hơn so với giống CP111 (điểm 2). Qua mô hình trình diễn tại 3 địa điểm: Đạo Đức, Ngọc Linh và Bạch Ngọc cho thấy giống NK7328 là giống có nhiều ưu việt, phù hợp với điều kiện của địa phương và được người dân chấp nhận.

KẾT LUẬN

Các giống ngô lai tham gia thí nghiệm tại huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang năm 2012 có thời gian sinh trưởng biến động từ 111 - 117 ngày (vụ Xuân) và từ 99 - 101 ngày (vụ Thu Đông), thuộc nhóm sinh trưởng trung ngày, phù hợp với vụ Xuân và vụ Thu Đông tại tỉnh Hà Giang. Các giống ngô tham gia thí nghiệm có các đặc điểm hình thái tốt và ổn định, khả năng chống chịu sâu bệnh hại khá. Giống CP111, CP555 và NK7328 có khả năng

chống chịu sâu bệnh tốt nhất trong cả hai vụ thí nghiệm. Năng suất thực thu của các giống ngô lai thí nghiệm biến động từ 71,41 – 90,03 tạ/ha (vụ Xuân 2012), từ 68,08 – 92,98 tạ/ha (vụ Thu Đông 2012). Kết quả thí nghiệm ở hai vụ cho thấy, năng suất thực thu của hai giống CP111 và NK7328 đạt cao và ổn định.

Kết quả xây dựng mô hình trình diễn giống ngô triển vọng cho thấy, NK7328 là giống có nhiều ưu việt, phù hợp với điều kiện của huyện và được người dân chấp nhận, mong muốn mở rộng ra sản xuất.

TÀI LI ỆU THAM KHẢO

1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2011),

Giống ngô - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khảo

nghiệm giá trị canh tác và sử dụng của giống ngô,

QCVN01-56: 2011/BNNPTNT.Thông tư số

48/2011-BNNPTNT ngày 5 tháng 7 năm 201.V/v

Ban hành Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về khảo

nghiệm giống cây trồng

2. Cục chăn nuôi (2010), Năm nước nhập khẩu

ngô hàng đầu ở châu Á, www.cucchannuoi.gov.

3. Phan Xuân Hào (2008), Một số giải pháp nâng

cao năng suất và hiệu quả sản xuất ngô ở Việt

Nam, Viện Nghiên cứu Ngô Trung ương.

4. Trần Trung Kiên (2009), Nghiên cứu ảnh hưởng

của liều lượng đạm, lân, kali đến sinh trưởng,

phát triển, năng suất và chất lượng của giống ngô

chất lượng protein cao có triển vọng tại Thái

Nguyên, Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp. 5. Trần Trung Kiên, Thái Thị Ngọc Trâm, Hoàng Minh Công (2013), “K ết quả khảo nghiệm một số giống ngô lai nhập nội từ Trung Quốc tại vùng Trung du miền núi phía Bắc”, Tạp chí Khoa học và Công nghệ Đại học Thái Nguyên, Tập 107, số 07, 2013 Tr. 83 – 89. 6. Tổng cục thống kê, 2013. 7. Hallauer, A. R. (1991). Lecture for CIMMYT advanced course of maize improvement. CIMMYT, EI Batan, Oct Now. 8. Bauman Loyal (1981) “Revewer of method used by breeder to develop superior corn inbreds”, 36th annual corn and sorghum research conference.

Page 42: Tập 111, số 11, 2013

Nguyễn Văn Vinh và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 111(11): 33 - 41

41

SUMMARY STUDY ON THE GROWTH AND DEVELOPMENT OF SOME HYBRID MAIZE VARIETIES IN HA GIANG PROVINCE

Nguyen Van Vinh1, Tran Trung Kien 2*, Thai Thi Ngoc Tram2

1 Protection Forest Management Board of Vi Xuyen district, Ha Giang province 2 College of Agriculture and Forestry - TNU

The researched maize varieties in Ha Giang province in 2012 had growth time varied from 111-117 days (Spring Season) and from 99-101 days (Autumn Winter Season), belonged to the middle growth group that were suitable for Ha Giang Province. All maize varieties had good morphological characteristics and stability, quite resistance to pests and diseases. Actual yield of maize varieties in Spring 2012 ranged from 7.141 to 9.003 tons/ha and from 6.808 to 9.298 tons/ha (Autumn Winter). Research in 2 seasons showed that the actual yield of two varieties of CP111 and NK7328 were high and stable. NK7328 maize variety had many advantages and was suitable for cultivation of Ha Giang; this variety was concepted by local people and was hoped to be expand in production. Key words: Ha Giang, hybrid maize, maize varieties, yield, Vi Xuyen.

Ngày nhận bài: 26/7/2013; Ngày phản biện: 16/8/2013; Ngày duyệt đăng: 15/11/2013 Phản biện khoa học: TS. Nguyễn Viết Hưng – Trường Đại học Nông Lâm - ĐH Thái Nguyên

* Tel: 0983 360276 , Email: [email protected]

Page 43: Tập 111, số 11, 2013

Nguyễn Văn Vinh và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 111(11): 33 - 41

42

Page 44: Tập 111, số 11, 2013

Trần Trung Kiên và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 111(11): 43 - 50

43

NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN CỦA MỘT SỐ GIỐNG NGÔ LAI M ỚI CHỌN TẠO TẠI THÁI NGUYÊN

Tr ần Trung Kiên 1*, Tri ệu Thị Huệ2, Lê Thị Kiều Oanh1, Dương Ngọc Hưng3

1 Trường Đại học Nông Lâm – ĐH Thái Nguyên 2 Sở Khoa học và Công nghệ Thái Nguyên

3 Sở nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quảng Ninh

TÓM TẮT Thí nghiệm được tiến hành trên 6 giống ngô lai do Viện Nghiên cứu Ngô mới chọn tạo và giống đối chứng LVN4 vụ Xuân 2012 và 2013 tại Thái Nguyên. Kết quả thí nghiệm cho thấy: Thời gian sinh trưởng của các giống vụ Xuân biến động từ 109-119 ngày, đều thuộc nhóm sinh trưởng trung ngày, phù hợp với công thức luân canh tại Thái Nguyên. Các giống ngô thí nghiệm có chiều cao cây thấp, chiều cao đóng bắp đạt gần tối ưu, có số lá nhiều và ổn định, chỉ số diện tích lá đạt cao, khả năng chịu đổ gãy khá. Hai giống SB11-5 và SB12-9 có khả năng chịu hạn tốt nhất (điểm 2) ở cả hai vụ. Các giống ngô lai mới chọn tạo đều bị nhiễm sâu đục thân và sâu đục bắp mức độ nặng. Năng suất thực thu của các giống ngô thí nghiệm ở vụ Xuân 2012 đạt từ 49,87- 65,71 tạ/ha; vụ Xuân 2013 biến động từ 64,57 - 79,30 tạ/ha. Các giống có năng suất thực thu tương đương đối chứng ở mức độ tin cậy 95%. Giống SB12-6 là giống đạt năng suất thực thu cao và ổn định ở cả 2 vụ đạt từ 65,71 - 76,94 tạ/ha. Từ khoá: Chọn tạo, chống chịu, ngô lai, phát triển, sinh trưởng, Thái Nguyên.

ĐẶT VẤN ĐỀ*

Năng suất ngô ở Việt Nam vẫn chưa thật ổn định ở các vùng sinh thái, năng suất bình quân còn thấp so với khu vực, giá thành ngô cao hơn nhiều so với các nước trên thế giới, nhu cầu ngô cho thức ăn chăn nuôi vẫn chưa đáp ứng đủ. Ở vùng Trung du và miền núi phía Bắc, ngô là cây lương thực chính chỉ đứng sau cây lúa. Theo thống kê sơ bộ năm 2011, diện tích lúa là 670,7 nghìn ha, diện tích ngô là 464,9 nghìn ha. Năng suất ngô của vùng Trung du và miền núi phía Bắc chỉ đạt 36,5 tạ/ha (bằng 85,1% so với trung bình cả nước) (Tổng cục thống kê, 2013)[4]. Chủ yếu diện tích ngô trong vùng được trồng ở chân đất cao nhờ nước trời, chỉ có một phần nhỏ diện tích ở vùng thấp là có tưới. Vì vậy, giải pháp tối ưu cho việc nâng cao năng suất và sản lượng ngô ở khu vực này là sử dụng các giống ngô lai chịu hạn và áp dụng các biện pháp kỹ thuật mới. Do đó, cần chọn tạo được những giống ngô cho năng suất cao, có khả năng chống chịu tốt, phù hợp với điều kiện sinh thái của từng vùng. Để tìm ra được những giống ngô ưu việt * Tel: 0983 360276 , Email: [email protected]

nhất đưa vào sản xuất đại trà, cần tiến hành quá trình nghiên cứu, đánh giá, loại bỏ những giống không phù hợp, giúp cho quá trình đánh giá và chọn tạo giống đạt hiệu quả cao nhất.

Trung tâm Nghiên cứu và Sản xuất giống ngô Sông Bôi thuộc Viện Nghiên cứu Ngô đã tiến hành lai tạo thành công nhiều giống ngô lai mới có năng suất cao, chống chịu tốt, thích nghi rộng. Trung tâm đã thường xuyên phối hợp với Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên trong nghiên cứu chọn tạo giống ngô, cụ thể là tiến hành khảo nghiệm giống hàng vụ, hàng năm.Vì vậy, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển của một số giống ngô lai mới chọn tạo tại Thái Nguyên” nhằm chọn được giống ngô lai có triển vọng, cho năng suất cao, phù hợp với điều kiện thời tiết, khí hậu tại tỉnh Thái Nguyên

VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Vật li ệu nghiên cứu: Gồm 6 giống ngô mới do Trung tâm Nghiên cứu và Sản xuất giống ngô Sông Bôi chọn tạo: SB099, SB11-5, SB12-9, SB12-2, SB12-1, SB12-6 và LVN4 được chọn làm giống đối chứng.

Page 45: Tập 111, số 11, 2013

Trần Trung Kiên và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 111(11): 43 - 50

44

Địa điểm và thời gian nghiên cứu: - Địa điểm: Thí nghiệm được tiến hành tại Khu Thí nghiệm cây trồng cạn - Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. - Thời gian nghiên cứu: Thí nghiệm được tiến hành ở vụ Xuân 2012 (gieo ngày 25/2/2012) và vụ Xuân 2013 (gieo ngày 27/2/1013). Phương pháp nghiên cứu: Thí nghiệm được bố trí theo kiểu khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh (RCBD) gồm 7 công thức với 3 lần nhắc lại. Diện tích 1 ô là 14 m2 (5 m x 2,8 m), trồng 4 hàng với khoảng cách 70 x 25 cm (mật độ 5,7 vạn cây/ha). Khoảng cách giữa các lần nhắc lại là 1 m. Các chỉ tiêu theo dõi và phương pháp theo dõi được tiến hành theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khảo nghiệm giá trị canh tác và sử dụng của giống ngô QCVN 01-56: 2011/BNNPTNT (Bộ NN&PTNT, 2011)[1]. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN Các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của các giống ngô thí nghiệm vụ Xuân 2012 và vụ Xuân 2013 tại Thái Nguyên Qua bảng 1 cho thấy: Thời gian từ gieo đến chín sinh lý của các giống ngô tham gia thí

nghiệm vụ Xuân 2012 biến động từ 109 - 113 ngày, sớm hơn so với giống đối chứng LVN4 1 - 5 ngày. Trong đó, giống có thời gian sinh trưởng ngắn nhất là giống SB099 (109 ngày), muộn nhất là giống SB12-9 (113 ngày).

Trong vụ Xuân 2013, thời gian từ gieo đến chín sinh lý của các giống ngô tham gia thí nghiệm dài hơn so với vụ Xuân 2012, biến động từ 117 - 119 ngày. Trong đó, hai giống SB11-5 và SB12-6 có thời gian từ gieo đến chín sinh lý chín sớm nhất (117 ngày) bằng giống đối chứng LVN4. Ba giống SB099, SB12-2 và SB12-1 có thời gian từ gieo đến chín sinh lý muộn hơn so với giống đối chứng 1 ngày (118 ngày). Giống SB12-9 có thời gian từ gieo đến chín sinh lý muộn nhất (119 ngày), muộn hơn so với giống đối chứng 2 ngày.

Nhìn chung, qua 2 vụ thí nghiệm vụ Xuân 2012 và 2013 cho thấy thời gian sinh trưởng của các giống ngô tham gia thí nghiệm đều thuộc nhóm có thời gian sinh trưởng trung bình nên phù hợp với cơ cấu mùa vụ tại tỉnh Thái Nguyên và thuận lợi cho tăng vụ.

Bảng 1. Các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của các giống ngô thí nghiệm vụ Xuân 2012 và 2013 tại Thái Nguyên

Đơn vị: ngày

Chỉ tiêu

Giống

Vụ Xuân 2012 Vụ Xuân 2013

Thời gian từ gieo đến…. Thời gian từ gieo đến….

Tung phấn Phun râu Chín sinh lý Tung phấn Phun râu Chín sinh

lý SB099 61 63 109 62 64 118

SB11-5 64 64 110 63 65 117

SB12-9 64 63 113 60 62 119

SB12-2 62 63 112 60 62 118

SB12-1 64 65 112 67 69 118

SB12-6 65 64 113 63 65 117

LVN4 (đ/c) 60 61 114 59 61 117

Đặc điểm hình thái của các giống ngô thí nghiệm vụ Xuân 2012 và 2013 tại Thái Nguyên Số lá trên cây và chỉ số diện tích lá Bảng 2 cho thấy: Vụ Xuân 2012, số lá trên cây của các giống thí nghiệm biến động từ 17,36 - 19,26 lá. Trong đó, hai giống SB099 và SB12-2 có số lá trên cây đạt thấp nhất tương đương giống đối chứng LVN4 (17,76 lá) ở mức độ tin cậy 95%. Các giống còn lại đều có số lá cao hơn giống đối chứng chắc chắn ở mức độ tin cậy 95%. Vụ Xuân 2013, các giống ngô lai tham gia thí nghiệm có số lá trên cây biến động từ 17,83 - 19,23 lá. Theo kết quả xử lý thống kê cho thấy các giống ngô lai mới chọn tạo có số lá trên cây tương đương giống đối chứng chắc chắn ở mức độ tin cậy 95%.

Page 46: Tập 111, số 11, 2013

Trần Trung Kiên và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 111(11): 43 - 50

45

Bảng 2. Số lá trên cây và chỉ số diện tích lá của các giống ngô thí nghiệm vụ Xuân 2012 và 2013 tại Thái Nguyên

Chỉ tiêu

Giống

Vụ Xuân 2012 Vụ Xuân 2013

Số lá/cây (lá) CSDTL

(m2 lá/ m2 đất) Số lá/cây (lá)

CSDTL (m2 lá/ m2 đất)

SB099 17,36 2,94 17,83 3,14

SB11-5 18,83 4,10 19,20 3,66

SB12-9 19,26 4,26 18,67 3,61

SB12-2 18,06 3,67 18,17 3,36

SB12-1 18,63 3,72 19,23 3,52

SB12-6 18,80 3,66 18,97 3,80

LVN4 (đ/c) 17,76 3,08 18,83 3,38

P <0,01 <0,01 >0,05 <0,01

CV(%) 2,5 1,3 5,5 4,2

LSD.05 0,82 0,87 1,83 0,26

Chỉ số diện tích lá vụ Xuân 2012 của các giống biến động từ 2,94 - 4,26 m2 lá/m2 đất. Trong đó, hai giống SB11-5 và SB12-9 có chỉ số diện tích lá từ 4,10 - 4,26m2 lá/m2 đất, cao hơn so với đối chứng LVN4 (3,08m2 lá/m2 đất). Các giống còn lại tương đương với giống đối chứng chắc chắn ở mức độ tin cậy 95%. Ở vụ Xuân 2013 chỉ số diện tích lá biến động từ 3,14 - 3,80 m2 lá/m2 đất. Trong đó hai giống SB11-5 và SB12-6 có chỉ số diện tích lá từ 3,66 - 3,80 m2 lá/m2 đất, cao hơn so với đối chứng LVN4 (3,38m2lá/m2 đất). Các giống còn lại tương đương với giống đối chứng ở mức độ tin cậy 95%.

Chiều cao cây, chiều cao đóng bắp Bảng 3. Chiều cao cây và chiều cao đóng bắp của các giống ngô thí nghiệm

vụ Xuân 2012 và 2013 tại Thái Nguyên

Chỉ tiêu Giống

Chiều cao cây (cm) Chiều cao đóng bắp (cm)

Xuân 2012 Xuân 2013 Xuân 2012 Xuân 2013

SB099 136,17 150,23 79,60 74,57

SB11-5 185,60 168,97 96,63 92,03 SB12-9 183,30 181,73 97,00 87,70 SB12-2 177,33 179,57 94,46 91,33 SB12-1 181,27 185,27 93,17 85,63 SB12-6 180,43 178,43 96,90 91,23

LVN4 (đ/c) 157,87 171,70 78,17 84,67

P <0,01 <0,01 <0,01 <0,01

CV(%) 3,9 3,0 7,3 5,2

LSD.05 11,97 9,37 4,50 7,97

Kết quả ở bảng 3 cho thấy: Vụ Xuân 2012, chiều cao cây của các giống ngô lai tham gia thí nghiệm biến động từ 136,17 - 185,60 cm. Trong đó, giống SB099 có chiều cao cây thấp nhất (136,17 cm), thấp hơn giống đối chứng LVN4 (157,87 cm). Các giống còn lại có chiều cao cây cao hơn giống đối chứng chắc chắn ở

mức độ tin cậy 95%. Vụ Xuân 2013, chiều cao cây biến động từ 150,23 - 185,27 cm. Giống SB099 có chiều cao cây thấp nhất (150,23cm), thấp hơn so với giống đối chứng ở mức độ tin cậy 95%. Các giống SB12-9, SB12-1 có chiều cao cây từ 181,73- 185,27cm cao hơn so với giống đối chứng

Page 47: Tập 111, số 11, 2013

Trần Trung Kiên và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 111(11): 43 - 50

46

LVN4 (171,70 cm). Các giống còn lại có chiều cao cây tương đương so với giống đối chứng chắc chắn ở mức độ tin cậy 95%.

Chiều cao đóng bắp của các giống tham gia thí nghiệm vụ Xuân 2012 biến động từ 79,6 - 97,00 cm. Giống SB099 có chiều cao đóng bắp tương đương với giống đối chứng LVN4 (78,17 cm) ở mức độ tin cậy 95%. Các giống còn lại có chiều cao đóng bắp (93,17 - 97,00cm) cao hơn giống đối chứng ở mức độ tin cậy 95%. Vụ Xuân 2013 chiều cao đóng bắp biến động từ 74,57 - 92,03 cm. Trong đó giống SB099 có chiều cao đóng bắp thấp nhất (74,57 cm), thấp hơn so với giống đối chứng LVN4 (84,67 cm) ở mức độ tin cậy 95%. Các giống còn lại đều có chiều cao đóng bắp từ 85,63 - 92,03 cm tương đương so với giống đối chứng ở mức độ tin cậy 95%.

Các giống ngô lai thí nghiệm có tỷ lệ chiều cao đóng bắp trên chiều cao cây vụ Xuân 2012 biến động từ 51,33% (SB12-1) – 58,33% (SB099), vụ Xuân 2013 biến động từ 46,17 (SB12-1) – 54,45% (SB11-5). Qua hai vụ thí nghiệm cho thấy, các giống ngô lai mới chọn tạo có chiều cao đóng bắp bằng 1/2 chiều cao cây, đây là một đặc điểm tốt cho quá trình thụ phấn thụ tinh, khả năng chống

đổ gãy tốt, tạo điều kiện cho cơ giới hoá khâu thu hoạch.

Khả năng chống chịu của các giống ngô thí nghiệm vụ Xuân 2012 và 2013 tại Thái Nguyên

Khả năng chịu hạn, chống đổ của các giống tham gia thí nghiệm

Bảng 4 cho thấy: Vụ Xuân 2012 và 2013 các giống ngô tham gia thí nghiệm có khả năng chịu hạn tương đối tốt đạt từ điểm 2 - 3. Qua theo dõi thí nghiệm ở cả hai vụ, chúng tôi thấy các giống ngô tham gia thí nghiệm đều có khả năng chịu hạn khá. Trong đó, hai giống SB11-5, SB12-9 có khả năng chịu hạn tốt nhất ở cả hai vụ.

Vụ Xuân 2012, tỷ lệ đổ rễ của các giống ngô thí nghiệm biến động từ 3,56 – 6,63%, vụ Xuân 2013 biến động từ 4,42 -7,46%. Nhìn chung các giống thí nghiệm đều bị đổ rễ và có tỷ lệ đổ rễ tương đối thấp. Tỷ lệ gãy thân của các giống ngô lai mới chọn tạo ở cả 2 vụ đều thấp, nhỏ hơn 5% (điểm 1) tương đương so với giống đối chứng LVN4.

Như vậy, các giống ngô mới chọn tạo có khả năng chống đổ tương đối tốt vì có chiều cao cây thấp.

Bảng 4: Khả năng chịu hạn, tỷ lệ đổ rễ, gãy thân của các giống ngô thí nghiệm vụ Xuân 2012 và 2013 tại Thái Nguyên

Chỉ tiêu Giống

Chịu hạn (điểm 1 – 5) Đổ rễ (%) Gãy thân (điểm 1 - 5) Xuân 2012

Xuân 2013

Xuân 2012 Xuân 2013 Xuân 2012 Xuân 2013

SB099 3 3 6,20 7,13 1 1

SB11-5 2 2 5,73 5,79 1 1

SB12-9 2 2 3,56 4,42 1 1

SB12-2 2 3 4,84 5,33 1 1

SB12-1 3 3 4,40 4,86 1 1

SB12-6 3 2 6,63 7,46 1 1

LVN4(đ/c) 3 3 5,72 6,24 1 1

Tình hình nhiễm sâu bệnh hại của các giống ngô thí nghiệm

Sâu đục thân (Ostrinia nubilalis)

Bảng 5 cho thấy: Vụ Xuân 2012 và vụ Xuân 2013 tất cả các giống ngô lai tham gia thí nghiệm đều bị sâu đục thân hại ở mức độ điểm 5 tương đương so với giống đối chứng.

Qua theo dõi thí nghiệm ở cả hai vụ, chúng tôi thấy sâu đục thân phá hại trên tất cả các giống ngô tham gia thí nghiệm.

Page 48: Tập 111, số 11, 2013

Trần Trung Kiên và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 111(11): 43 - 50

47

Sâu đục bắp (Heliothis zea)

Số liệu bảng 5 cho thấy: Ở cả hai vụ thí nghiệm, mức độ nhiễm sâu đục bắp ở tất cả các giống thí nghiệm là tương đối cao (điểm 4 - 5), vì thế cần chú ý phòng trừ loại sâu này sớm khi gieo trồng các giống ngô này.

Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống ngô thí nghiệm vụ Xuân 2012 và 2013 tại Thái Nguyên

Số liệu bảng 6 và 7 cho thấy: Vụ Xuân 2012, các giống ngô tham gia thí nghiệm có chiều dài bắp dao động từ 14,57- 15,97cm. Giống SB099 có chiều dài bắp tương đương với đối chứng, các giống còn lại có chiều dài bắp thấp hơn so với giống đối chứng chắc chắn ở mức độ tin cậy 95%. Vụ Xuân 2013, chiều dài bắp của các giống ngô lai thí nghiệm dao động từ 16,23 - 17,76cm. Các giống có chiều dài bắp tương đương so với giống đối chứng ở mức độ tin cậy 95%.

Bảng 5. Tỷ lệ nhiễm sâu bệnh của các giống ngô thí nghiệm

vụ Xuân 2012 và 2013 tại Thái Nguyên

Đơn vị tính: Điểm 1- 5

Chỉ tiêu Giống

Sâu đục thân Sâu đục bắp

Xuân 2012 Xuân 2013 Xuân 2012 Xuân 2013

SB099 5 5 5 5

SB11-5 5 5 5 5

SB12-9 5 5 5 4

SB12-2 5 5 5 4

SB12-1 5 5 5 5

SB12-6 5 5 5 5

LVN4 (đ/c) 5 5 5 4

Bảng 6. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống ngô thí nghiệm vụ Xuân 2012 tại Thái Nguyên

Chỉ tiêu

Giống

Số bắp/cây (bắp)

Dài bắp (cm)

ĐK bắp (cm)

Số hàng/ bắp

(hàng)

Số hạt/ hàng (hạt)

M1000 hạt (g)

NSLT (tạ/ha)

NSTT (tạ/ha)

SB099 0,97 15,97 4,05 13,47 28,87 289,26 62,25 59,65

SB11-5 1,00 14,63 4,17 13,30 27,10 296,49 61,10 49,87

SB12-9 1,01 14,57 4,36 13,27 25,93 352,00 69,93 58,40

SB12-2 0,93 15,27 4,15 12,90 31,77 320,24 63,26 60,20

SB12-1 0,90 15,10 4,13 14,40 29,57 306,65 66,76 57,79

SB12-6 0,96 15,43 4,43 13,80 29,63 300,91 67,53 65,71

LVN4 (đ/c) 1,03 16,67 4,24 13,33 30,17 341,37 80,74 62,09

P >0,05 <0,05 <0,05 <0,01 >0,05 <0,01 <0,05 >0,05

CV(%) 6,4 4,6 2,6 2,8 7,4 4,5 10,1 14,9

LSD.05 0,11 1,27 0,20 0,67 3,82 24,81 12,09 15,93

Page 49: Tập 111, số 11, 2013

Trần Trung Kiên và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 111(11): 43 - 50

48

Bảng 7. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống ngô thí nghiệm vụ Xuân 2013 tại Thái Nguyên

Chỉ tiêu

Giống

Số bắp /cây

(bắp)

Dài bắp (cm)

ĐK bắp (cm)

Số hàng/ bắp

(hàng)

Hạt/ hàng (hạt)

M1000 hạt (g)

NSLT (tạ/ha)

NSTT (tạ/ha)

SB099 0,90 17,32 4,25 12,27 34,23 376,67 72,26 64,57

SB11-5 0,90 16,77 4,48 13,00 33,53 386,67 78,38 67,59

SB12-9 0,95 17,42 4,65 13,47 33,33 426,67 88,89 79,30

SB12-2 0,93 16,23 4,24 12,20 34,87 336,67 71,11 64,96

SB12-1 0,90 17,41 4,33 13,43 34,37 356,67 77,10 71,46

SB12-6 0,93 17,76 4,50 13,60 34,93 393,33 87,76 76,94

LVN4 (đ/c) 0,95 17,36 4,48 12,87 33,13 390,00 83,23 74,32

P >0,05 >0,05 <0,01 >0,05 >0,05 <0,05 <0,05 >0,05

CV(%) 2,6 3,2 1,4 3,7 4,9 4,4 7,6 9,0

LSD.05 0,42 0,96 0,11 0,86 2,96 26,76 10,75 11,44

Đường kính bắp của các giống ngô tham gia thí nghiệm vụ Xuân 2012 dao động từ 4,05 - 4,43cm. Giống SB099 có đường kính bắp nhỏ nhất (4,05cm), nhỏ hơn giống đối chứng LVN4 (4,24cm). Các giống còn lại có đường kính bắp tương đương với giống đối chứng ở mức độ tin cậy 95%. Vụ Xuân 2013, các giống ngô tham gia thí nghiệm có đường kính bắp dao động từ 4,24 - 4,65cm. Trong đó, giống SB12-9 có đường kính bắp (4,65cm) cao hơn giống đối chứng LVN4 (4,48cm) ở mức độ tin cậy 95%. Các giống SB11-5, SB12-6 có đường kính bắp tương đương với giống đối chứng. Các giống còn lại có đường kính bắp thấp hơn đối chứng chắc chắn ở mức độ tin cậy 95%.

Ở vụ Xuân 2012, số hàng trên bắp của các giống biến động từ 12,90 - 14,40 hàng. Giống SB12-1 có số hàng trên bắp cao nhất (14,4 hàng) và cao hơn giống đối chứng. Các giống còn lại có số hàng/bắp tương đương với giống đối chứng ở mức độ tin cậy 95%. Vụ Xuân 2013, các giống ngô lai tham gia thí nghiệm có số hàng/bắp dao động từ 12,20 - 13,47 hàng. Các giống trong thí nghiệm đều có số hàng/bắp tương đương với giống đối chứng LVN4 (12,87 hàng) ở mức độ tin cậy 95%.

Kết quả thí nghiệm cho thấy: Vụ Xuân 2012, số hạt trên hàng của các giống ngô tham gia thí nghiệm biến động từ 25,93 - 31,77 hạt, vụ Xuân 2013 biến động từ 33,33 - 34,93 hạt.

Các giống đều có số hạt trên hàng tương đương so với giống đối chứng chắc chắn ở mức độ tin cậy 95%.

Khối lượng nghìn hạt của các giống vụ Xuân 2012, dao động từ 289,26 - 352,00g. Trong đó, giống SB12-9, SB12-2 có khối lượng nghìn hạt tương đương với giống đối chứng. Các giống còn lại có khối lượng nghìn hạt từ 289,26 - 306,65g, thấp hơn so với giống đối chứng ở mức độ tin cậy 95%. Vụ Xuân 2013, các giống thí nghiệm có khối lượng 1000 hạt dao động từ 336,67 - 426,67g. Các giống SB12-2, SB12-1 có khối lượng 1000 hạt thấp hơn so với giống đối chứng LVN4 (390,00g). Giống SB12-9 có khối lượng 1000 hạt (426,67g) cao nhất và cao hơn so với giống đối chứng ở mức độ tin cậy 95%.

Kết quả thí nghiệm cho thấy: Vụ Xuân 2012, năng suất lý thuyết của các giống ngô thí nghiệm dao động từ 61,10 - 69,93 tạ/ha. Các giống ngô tham gia thí nghiệm đều có năng suất lý thuyết thấp hơn so với giống đối chứng LVN4 (80,74 tạ/ha) chắc chắn ở mức độ tin cậy 95%. Vụ Xuân 2013, các giống tham gia thí nghiệm có năng suất lý thuyết dao động từ 71,11 - 88,89 tạ/ha. Giống SB099, SB12-2 có năng suất lý thuyết thấp hơn so với giống đối chứng LVN4 (83,23

Page 50: Tập 111, số 11, 2013

Trần Trung Kiên và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 111(11): 43 - 50

49

tạ/ha). Các giống còn lại có năng suất lý thuyết tương đương với giống đối chứng ở mức độ tin cậy 95%.

Ở vụ Xuân 2012, các giống ngô lai tham gia thí nghiệm có năng suất thực thu đạt từ 49,87- 65,71 tạ/ha. Vụ Xuân 2013, biến động từ 64,57 - 79,30 tạ/ha. Các giống có năng suất thực thu tương đương đối chứng ở mức độ tin cậy 95%. Giống SB12-6 đạt năng suất thực thu cao và ổn định ở cả 2 vụ.

KẾT LUẬN

Các giống ngô thí nghiệm có thời gian sinh trưởng biến động từ 109 - 119 ngày, thuộc nhóm trung ngày phù hợp với công thức luân canh tại Thái Nguyên.

Giống SB11-5 và SB12-9 có khả năng chịu hạn tốt nhất (điểm 2) ở cả hai vụ.

Các giống ngô lai trong thí nghiệm đều có khả năng chống đổ tốt (điểm 1).

Khả năng chống chịu sâu bệnh của các giống ngô lai mới chọn tạo đều bị nhiễm sâu đục thân và sâu đục bắp mức độ nặng.

Giống ngô lai mới chọn tạo có năng suất thực thu qua hai vụ tương đương giống đối chứng LVN4 chắc chắn ở mức độ tin cậy 95%. Giống SB12-6 là giống có năng suất cao và ổn định ở cả 2 vụ, đạt từ 65,71 - 76,94 tạ/ha.

Đề nghị thử nghiệm giống SB12-6 trên diện tích rộng ở nhiều vùng sinh thái khác để khẳng định khả năng thích ứng của giống mới triển vọng.

TÀI LI ỆU THAM KHẢO 1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2011), “Giống ngô - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khảo nghiệm giá trị canh tác và sử dụng của giống ngô, QCVN01-56: 2011/BNNPTNT”, Thông tư số 48/2011-BNNPTNT ngày 5 tháng 7 năm 2011 V/v Ban hành Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về khảo nghiệm giống cây trồng. 2. Đỗ Tuấn Khiêm, Trần Trung Kiên (2005), "Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển của một số giống ngô chất lượng Protein cao vụ Thu Đông 2004 tại Thái Nguyên", Tạp chí nông nghiệp và phát triển nông thôn, Tháng 10/2005, Tr. 23 – 26. 3. Trần Trung Kiên, Thái Thị Ngọc Trâm, Hoàng Minh Công (2013), “Kết quả khảo nghiệm một số giống ngô lai nhập nội từ Trung Quốc tại vùng Trung du miền núi phía Bắc”, Tạp chí Khoa học và Công nghệ Đại học Thái Nguyên, Tập 107, Số 07, Tr. 83 - 89. 4. Tổng cục thống kê, 2013. 5. Mai Xuân Triệu (2013), “Nghiên cứu chọn tạo giống ngô lai cho vùng thâm canh giai đoạn 2011 - 2013”, Hội thảo Quốc gia về Khoa học cây trồng lần thứ nhất, ngày 5 – 6/9/2013 tại Hà Nội, Nxb Nông nghiệp, Tr. 354 – 363. 6. Lương Văn Vàng (2013), “Nghiên cứu chọn tạo giống ngô cho vùng khó khăn”, Hội thảo Quốc gia về Khoa học cây trồng lần thứ nhất, ngày 5 – 6/9/2013 tại Hà Nội, Nxb Nông nghiệp, Tr. 345 – 353. 7. Graham Brookes, (2011) Global impact of Biotech crops: Economic and environmental effects 1996-2009. PG Economics UK, 2011. 8. Minh Tang Chang and Peter L. Keeling (2005), Corn Breeding Achievement in United States, Report in Nineth Asian Regional Maize Worshop, Beijing, sep.2005.

Page 51: Tập 111, số 11, 2013

Trần Trung Kiên và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 111(11): 43 - 50

50

SUMMARY STUDY ON GROWTH AND DEVELOPMENT OF THE NEW HYBRID M AIZE VARIETIES IN THAI NGUYEN

Tran Trung Kien 1*, Trieu Thi Hue2, Le Thi Kieu Oanh1, Duong Ngoc Hung3

1College of Agriculture and Forestry - TNU 2Thai Nguyen Department of Science and Technology

3Quang Ninh Department of Agriculture and Rural Development

The experiment with new 6 hybrid maize varieties and LVN4 used as a control produced by National Maize Research Institute (NMRI) was carried out in two Spring seasons in 2012 and 2013 in Thai Nguyen. The results of experiment showed that the medium growth duration of the trialed varieties ranged from 109 to 119 days, which is suitable for the rotation crop pattern applied in Thai Nguyen province. They exhibited short plant height, reasonable height of ear position, a large-stable number of leaves and high leaf area index, good tolerance of plant lodging. SB11-5 and SB12-9 had the best drought resistance at score of 2. The harvested yields of new hybrid varieties were equivalent to control and achieved from 4.99 to 6.57 ton/ha and 6.46 – 7.93 ton/ha in 2012 and 2013, respectively. Among them, SB12-6 obtained high and stable harvested yield in both two Spring crops with values from 6.57 – 7.69 ton/ha. However, these varieties showed to be seriously damaged by stem and ear borers that need to indicate effective treatments. Key words: Breeding, development, growth, hybrid maize, Thai Nguyen, tolerance.

Ngày nhận bài: 18/9/2013; Ngày phản biện: 25/10/2013; Ngày duyệt đăng: 15/11/2013 Phản biện khoa học: PGS.TS. Nguyễn Hữu Hồng – Trường Đại học Nông Lâm - ĐH Thái Nguyên

* Tel: 0983 360276 , Email: [email protected]

Page 52: Tập 111, số 11, 2013

Bùi Lan Anh Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 111(11): 51 - 56

51

NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG DUNG DỊCH NGÂM CỦ TỎI (ALLIUM SATIVUM LINNAEUS ) TRONG SẢN XUẤT RAU HỌ HOA THẬP TỰ (BRASSICAE) VỤ ĐÔNG XUÂN NĂM 2009 – 2010 TẠI THÁI NGUYÊN

Bùi Lan Anh*

Trường Đại học Nông Lâm – ĐH Thái Nguyên

TÓM TẮT Dung dịch ngâm củ tỏi pha với nước theo tỷ lệ 1:10 kết hợp với 0,1% xà phòng đã có hiệu quả phòng trừ sâu hại cao, tạo điều kiện cho cây sinh trưởng, phát triển tốt và đạt năng suất cao hơn so với đối chứng 1 (phun nước lã) 19,47 – 22,90 tấn/ha và cao hơn so với đối chứng 2 (phun dung dịch xà phòng 0,1%) 17,73 – 20,45 tấn/ha; đồng thời không có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong sản phẩm thu hoạch. Hàm lượng Viamin C ở công thức phun dung dịch ngâm củ Tỏi cao hơn đối chứng từ 1,06 – 2,52 mg/100 g rau tươi. Từ khóa: Tỏi (Allium sativum Linnaeus), Brassicaceae, xà phòng, sâu xanh, sâu tơ, sâu khoang, bọ nhảy, rệp

ĐẶT VẤN ĐỀ* Rau họ hoa thập tự Brassicae (Cruistacae) là loài cây trồng phổ biến ở nhiều nước trên thế giới [8], nó không chỉ là nguồn thực phẩm bổ dưỡng cho con người mà còn là dược phẩm quý trong y học. Thời kỳ Hypocates đã sử dụng món rau bắp cải luộc với muối để chữa bệnh tiêu chảy. Cổ sử La Mã và Hy Lạp đã dùng rau bắp cải để chữa bệnh đau đầu, bệnh goute, chữa vết bầm, vết thương, nhiễm trùng da, mụn nước, nước ăn chân, chữa sưng, bệnh trĩ và tiêu độc. Binh sĩ Roman đã dùng lá bắp cải để chữa trị vết thương bằng cách giã nhỏ lá bắp cải rồi đắp vào vết thương, thay 1-3 lần/ngày [7]. Ngày nay, ở các nước phát triển đã dùng bắp cải để chữa bệnh đau cơ, đau thần kinh tọa, đau dây thần kinh, chữa bệnh viêm khớp bằng cách hơ nóng lá bắp cải rồi chườm lên chỗ bị đau; chữa bệnh viêm loét vì trong bắp cải có vitamin U. Đặc biệt, rau họ hoa thập tự có tác dụng ngăn ngừa 40-70% ung thư [5], [9], [10]. Chính vì vậy, diện tích và chủng loại rau họ hoa thập tự ở Việt Nam ngày càng tăng lên mạnh mẽ. Theo FAOSAT, 2012, năm 2010 diện tích rau họ hoa thập tự đạt 44.800ha, tăng 4,48% so với năm 2009 (đạt 42.881 ha) và cao hơn diện tích trung bình 5 năm (2006 – 2010 đạt 42.526,6 ha) 2.270,4 ha [4]. Chính sự gia tăng về diện tích, cùng với việc thâm canh tăng vụ, thay đổi cơ * Tel: 0973.051.734; Email: [email protected]

cấu cây trồng và quy hoạch vùng sản xuất rau chuyên canh làm cho tình hình sâu hại diễn biến phức tạp hơn, xuất hiện nhiều đối tượng sâu bệnh hại mới. Cho nên, số lượng và chủng loại thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) sử dụng cũng tăng lên mạnh mẽ gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sức khỏe con người và dư lượng thuốc tồn dư trong sản phẩm cao. Trước thực tế đó, để đảm bảo vừa sản xuất được rau đạt năng suất cao, chất lượng tốt, vừa giảm thiểu việc sử dụng hóa chất BVTV góp phần đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường, chúng tôi đã thực hiện đề tài:: “Nghiên cứu sử dụng dung dịch ngâm củ tỏi (Allium sativum Linnaeus) trong sản xuất rau họ hoa thập tự (Brassicae) vụ đông xuân năm 2009 – 2010 tại Thái Nguyên”. VẬT LIỆU, NỘI DUNG & PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Vật liệu và đối tượng nghiên cứu - Rau cải bắp (Brassica oleracea) giống KKcross. - Củ tỏi (Allium sativum Linnaeus), Nội dung - Nghiên cứu ảnh hưởng của việc dùng dung dịch ngâm củ Tỏi (Allium sativum Linnaeus) đến sinh trưởng của rau cải bắp. - Nghiên cứu hiệu quả của dung dịch ngâm củ Tỏi trong phòng trừ một số loài sâu hại chính trên rau cải bắp.

Page 53: Tập 111, số 11, 2013

Bùi Lan Anh Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 111(11): 51 - 56

52

- Nghiên cứu ảnh hưởng của việc dùng dung dịch ngâm củ Tỏi đến năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất rau bắp cải. - Nghiên cứu ảnh hưởng của việc dùng dung dịch ngâm củ Tỏi đến hàm lượng vitamin C và dư lượng thuốc BVTV trong rau bắp cải. Phương pháp * Bố trí thí nghiệm Thí nghiệm được bố trí theo kiểu khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh, gồm 3 công thức và 3 lần nhắc lại (LNL). Trong đó: + Công thức 1 (CT1) (Đối chứng 1): Phun nước lã + Công thức 2 (CT2) (Đối chứng 2): Phun dung dịch xà phòng bột OMO 0,1%. + Công thức 3 (CT3): Dung dịch ngâm củ Tỏi pha với nước lã theo tỷ lệ 1:10 + CT2 Cách pha dung dịch ngâm củ Tỏi: Lấy 1,0 kg củ Tỏi đem giã nhỏ rồi ngâm với 1,0 lít nước lã. Sau ngâm 24 giờ, lọc lấy dung dịch củ Tỏi (Lưu ý: Trong quá trình ngâm, cứ 1-2 giờ đảo 1 lần). * Quy trình trồng KKcross - Quy trình kỹ thuật trồng cải bắp KKcross được thực hiện đúng „Quy trình sản xuất rau cải an bắp an toàn 10 TCN 442-2001“ như trong Quyết định số 116/2001/QĐ-BNN [1]. - Thời vụ trồng: Vụ sớm, trồng vào ngày 15/8; chính vụ trồng ngày 15/10 và vụ muộn trồng ngày 15/12. - Mật độ trồng: 35.000 cây/ha; khoảng cách 60 x 40 cm. Diện tích ô thí nghiệm 20 m2. - Phân bón cho 1ha: 25 tấn phân chuồng + 300 kg N + 400 kg lân + 200 kg KCl.

- Phương pháp bón: Bón lót toàn bộ phân chuồng + phân lân

Bón thúc chia làm 3 lần:

+ Lần 1: Sau trồng 10 ngày, bón 70 kg N + 60 kg KCl

+ Lần 2: Sau trồng khoảng 25 ngày (bón vào thời kỳ bắt đầu trải lá): Bón 150 kg N + 80 kg KCl.

+ Lần 3: Sau trồng khoảng 40 ngày (Bón khi cây bắt đầu cuốn): Bón 80 kg N + 60 kg KCL

- Tưới nước: Ngày tưới 1 – 2 lần tùy vào điều kiện thời tiết và ẩm độ. - Chăm sóc:

+ Thời kỳ từ Trồng – Hồi xanh: Xới váng, dặm cây chết. + Thời kỳ Hồi xanh – Trải lá: Tưới rãnh, vun gốc, bón thúc lần 1, phun d2 ngâm củ Tỏi (Allium sativum Linnaeus) trừ sâu. + Thời kỳ Trải lá – Cuốn: Tưới rãnh, bón thúc lần 2, tỉa lá già, phun d2 ngâm củ Tỏi trừ sâu. + Thời kỳ Cuốn – Thu hoạch: Tưới nước, bón phân lần cuối, tỉa lá già và phun d2 ngâm củ Tỏi trừ sâu hại. Khi bắp cuốn chặt trước khi thu hoạch 20 ngày ngừng tưới nước và phun trừ sâu hại. * Các chỉ tiêu theo dõi, đánh giá - Các chỉ tiêu về sinh trưởng, phát triển (Thời gian sinh trưởng, số lá, đường kính bắp, khối lượng bắp trung bình và năng suất) được tiến hành theo Quy chuẩn Quốc gia về khảo nghiệm giá trị canh tác và giá trị sử dụng của giống cải bắp (QCVN 01-120:2013/ BNNPTNT) thuộc Thông tư Ban hành Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về khảo nghiệm giống cây trồng số 33/2013/TT-BNNPTNT ngày 21 tháng 06 năm 2013 [2]. - Hiệu quả phòng trừ sâu hại được tính theo công thức của Henderson C.F. & Tilton (1955) [6]. - Hàm lượng vitamin C trong rau bắp cải được xác định bằng phương pháp chuẩn độ Iốt [3]. - Xác định dư lượng thuốc BVTV trong rau bắp cải bằng bộ thử GT – Test Kit của Thái Lan. Phương pháp xử lý số liệu - Xử lý Số liệu theo chương trình thống kê SAS. - Đồ thị biểu thị các số liệu trung bình được vẽ theo chương trình Microsolf Word 2007 và Excel 2007 trên máy vi tính. KẾT QUẢ & THẢO LUẬN

Nghiên cứu ảnh hưởng của dung dịch ngâm củ Tỏi đến sinh trưởng của rau cải bắp

Ảnh hưởng dung dịch ngâm củ Tỏi đến thời gian sinh trưởng của rau cải bắp

Bảng 1 cho thấy, thời gian sinh trưởng của rau cải bắp từ trồng - trải lá; từ trồng – cuốn; từ trồng – thu hoạch ở công thức thí nghiệm đều ngắn hơn đối chứng 1 (Phun nước lã) chắc chắn ở mức độ tin cậy 95%.

Page 54: Tập 111, số 11, 2013

Bùi Lan Anh Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 111(11): 51 - 56

53

Bảng 1. Ảnh hưởng của dung dịch ngâm củ Tỏi đến thời gian sinh trưởng của rau cải bắp

Đơn vị tính: ngày

Công thức

Vụ Đông xuân sớm (Thời gian từ trồng đến...)

Vụ Đông xuân chính vụ (Thời gian từ trồng đến...)

Vụ Đông xuân muộn (Thời gian từ trồng đến...)

Tr ải lá Cuốn Thu hoạch Tr ải lá Cuốn Thu

hoạch Tr ải lá Cuốn Thu hoạch

CT1 (Đ/C1): Nước lã

25,14a* 43,56a 93,51a 26,06a 42,69a 92,43a 26,13a 41,86a 91,43a

CT2 (Đ/C2): xà phòng 0,1%

24,33bc 43,02ab 91,26c 24,97b 41,58bc 91,38bc 25,83b 41,05ab 90,94b

CT3: Củ Tỏi + CT2 24,79b 42,59c 92,17b 24,73bc 41,72b 91,69b 24,77c 40,36c 90,36bc

Số liệu trung bình của 2 năm 2009 và 2010

* Trong cùng một cột, số liệu theo sau các chữ khác nhau thì khác nhau có ý nghĩa với độ tin cậy 99% trong so sánh Duncan

Thời gian từ trồng đến thu hoạch của cải bắp dao động từ 90,36 – 93,51 ngày. Trong đó, thời gian sinh trưởng của rau cải bắp ở vụ ĐXS là dài nhất (đạt 91,26 – 93,51 ngày); tiếp đó ở vụ ĐXCV (đạt 91,38 – 92,43 ngày) và ngắn nhất là ở vụ ĐXM (đạt 90,36 – 91,43 ngày).

Ảnh hưởng dung dịch ngâm củ Tỏi đến khả năng ra lá và đường kính bắp

Bảng 2. Ảnh hưởng của dung dịch ngâm củ Tỏi đến khả năng ra lá và đường kính bắp cải

Công thức Số lá/cây (lá) Đường kính bắp (cm)

ĐXS ĐXCV ĐXM ĐXS ĐXCV ĐXM

CT1 (Đ/C1): Nước lã 24,27c* 27,82c 25,53c 37,0c 42,41c 38,92c

CT2 (Đ/C2): xà phòng 0,1%

25,71b 28,34b 26,56b 45,48b 51,90b 47,84b

CT3: Củ Tỏi + CT2 26,54a 29,04a 27,56a 67,66a 73,75a 70,0a

Số liệu trung bình của 2 năm 2009 và 2010

* Trong cùng một cột, số liệu theo sau các chữ khác nhau thì khác nhau có ý nghĩa với độ tin cậy 99% trong so sánh Duncan

Bảng 2 cho thấy: Số lá/cây ở công thức thí

nghiệm cao hơn ở 2 công thức đối chứng chắc

chắn ở mức độ tin cậy 99%. Trong đó, số lá ở

CT3 (phun d2 ngâm củ Tỏi) là cao nhất (đạt

26,54 – 29,04 lá); tiếp đến số lá ở CT2 (phun

dung dịch 0,1% xà phòng) đạt 25,71 – 28,34

lá và số lá/cây ở CT1 (phun nước lã) là thấp

nhất, chỉ đạt 24,27 – 27,82 lá.

Số lá/cây ở vụ đông xuân chính vụ (ĐXCV)

cao nhất (đạt 27,82 – 29,04 lá); tiếp đến ở vụ

đông xuân muộn (ĐXM) đạt 25,53 – 27,56 lá

và số lá/cây ở vụ đông xuân sớm (ĐXS) là

thấp nhất, chỉ đạt 24,27 – 26,54 lá.

Đường kính bắp ở công thức thí nghiệm cao hơn ở công thức đối chứng chắc chắn ở mức độ tin cậy 99%. Trong đó, đường kính bắp ở CT3 (phun d2 ngâm củ Tỏi) là cao nhất (đạt 67,66 – 73,75 cm); tiếp đến đường kính bắp ở CT2 (phun dung dịch 0,1% xà phòng) đạt 45,48 – 51,90 cm và đường kính bắp ở CT1

(phun nước lã) là thấp nhất, chỉ đạt 37,0 – 42,41 cm.

Đường kính bắp ở vụ đông xuân chính vụ (ĐXCV) cao nhất (đạt 42,41 – 73,75 cm); tiếp đến ở vụ đông xuân muộn (ĐXM) đạt 38,92 – 70,0 cm và đường kính bắp ở vụ đông xuân sớm (ĐXS) là thấp nhất, chỉ đạt 37,0 – 67,66 cm.

Page 55: Tập 111, số 11, 2013

Bùi Lan Anh Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 111(11): 51 - 56

54

Nghiên cứu hiệu quả của dung dịch ngâm củ Tỏi trong phòng trừ một số loài sâu hại chính trên rau cải bắp

Bảng 3. Hiệu lực của dung dịch ngâm củ Tỏi trong phòng trừ một số loài sâu hại chính trên rau cải bắp (TN ngoài đồng ruộng)

Đơn vị tính: %

Công thức thí nghiệm

Sau phun 1 ngày Sau phun 5 ngày Sâu xanh

Sâu tơ Sâu khoang

Bọ nhảy

Rệp Sâu xanh

Sâu tơ Sâu khoang

Bọ nhảy

Rệp

CT1 (Đ/C1): Nước lã

0,0c* 0,0c 0,0c 0,0c 0,0c 0,0c 0,0c 0,0c 0,0c 0,0c

CT2 (Đ/C2): xà phòng 0,1%

5,25b 3,96b 5,03b 2,37b 7,46b 8,26b 6,27b 7,88b 3,76b 11,80b

CT3: củ Tỏi+ CT2 8,29a 10,91a 9,58a 29,62a 18,34a 49,51a 55,09a 54,57a 11,56a 54,76a

* Trong cùng một cột, số liệu theo sau các chữ khác nhau thì khác nhau có ý nghĩa với độ tin cậy 99% trong so sánh Duncan

Bảng 4. Ảnh hưởng của dung dịch ngâm củ Tỏi đến năng suất và các yếu tố cấu thành năng suẩt bắp cải

CT thí nghiệm Độ chặt của bắp Khối lượng TB bắp (kg) Năng suất thực thu (tấn/ha)

ĐXS ĐXCV ĐXM ĐXS ĐXCV ĐXM ĐXS ĐXCV ĐXM CT1 (Đ/C1): Nước lã

>1 >1 >1 0,75c* 0,90c 0,81c 10,77c 12,40c 11,45c

CT2 (Đ/C2): xà phòng 0,1%

<1 <1 <1 0,83b 1,0b 0,89b 12,51b 14,91b 13,65b

CT3: Củ Tỏi +0,1% xà phòng

<1 <1 <1 1,56a 1,88a 1,68a 30,24a 35,36a 32,46a

* Trong cùng một cột, số liệu theo sau các chữ khác nhau thì khác nhau có ý nghĩa với độ tin cậy 99% trong so sánh Duncan

Bảng 3 cho thấy, dung dịch ngâm củ Tỏi kết hợp với 0,1% xà phòng bột có hiệu lực phòng trừ sâu hại rau cải bắp cao hơn cả 2 công thức đối chứng (phun nước lã – CT1 và đối chứng phun 0,1% xà phòng – CT2) chắc chắn ở mức độ tin cậy 95%. Trong đó, dung dịch ngâm củ Tỏi kết hợp với 0,1% xà phòng bột phát huy hiệu lực phòng trừ sâu xanh, sâu tơ, sâu khoang và rệp ngay sau phun 1 ngày (đạt 8,29-18,34%), sau đó hiệu lực tăng lên và đạt 49,51 – 55,09% sau phun 5 ngày. Còn đối với bọ nhảy, d2 ngâm củ Tỏi kết hợp với 0,1% xà phòng bột có hiệu lực phòng trừ không cao, đạt 29,62% sau phun 1 ngày và sau phun 5 ngày hiệu lực giảm rõ rệt, chỉ còn 11,56%.

Nghiên cứu ảnh hưởng của dung dịch ngâm củ Tỏi đến năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất bắp cải

Bảng 4 cho thấy: Độ chặt của bắp, khối lượng trung bình bắp và năng suất bắp cải đều cao hơn đối chứng cả 2 đối chứng (phun nước lã – CT1 và đối chứng phun 0,1% xà phòng – CT2) chắc chắn ở mức độ tin cậy 99%.

Khối lượng trung bình bắp ở vụ ĐXCV cao nhất (đạt 0,90 – 1,88 kg); tiếp đến ở vụ ĐXM (đạt 0,81 – 1,68 kg) và khối lượng trung bình bắp thấp nhất ở vụ ĐXS (đạt 0,75 – 1,56 kg).

Năng suất bắp cải ở CT3 là cao nhất (đạt 30,24 – 35,36 tấn/ha); tiếp đến ở CT2 (đạt 12,51 – 14,91 tấn/ha) và thấp nhất ở CT1 (đạt 10,77 – 12,40 tấn/ha).

Trong các thời vụ trồng, năng suất bắp cải ở vụ ĐXCV cao nhất (đạt 12,40 – 35,36 tấn/ha); tiếp đến ở vụ ĐXM (đạt 11,45 – 32,46) và năng suất bắp cải thấp nhất ở vụ ĐXS (đạt 10,77 – 30,24 tấn/ha).

Page 56: Tập 111, số 11, 2013

Bùi Lan Anh Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 111(11): 51 - 56

55

Nghiên cứu ảnh hưởng của việc dùng dung dịch ngâm củ Tỏi đến hàm lượng vitamin C và dư lượng thuốc BVTV trong rau bắp cải

Bảng 5. Ảnh hưởng của dung dịch ngâm củ Tỏi đến hàm lượng Vitamin C và dư lượng thuốc BVTV trong rau bắp cải

CT thí nghiệm Hàm lượng Vitamin C

(mg/100g rau tươi) Dư lượng thuốc BVTV

ĐXS ĐXCV ĐXM ĐXS ĐXCV ĐXM

CT1 (Đ/C1): Nước lã 22,74c* 24,01c 23,28c 0 0 0

CT2 (Đ/C2): xà phòng 0,1%

23,15b 24,95b 24,71b 0 0 0

CT3: Củ Tỏi + 0,1% xà phòng

25,26a 26,50a 25,77a 0 0 0

* Trong cùng một cột, số liệu theo sau các chữ khác nhau thì khác nhau có ý nghĩa với độ tin cậy 99% trong so sánh Duncan

Bảng 5 cho thấy, hàm lượng Vitamin C ở công thức thí nghiệm cao hơn đối chứng chắc chắn ở mức độ tin cậy 95% và hàm lượng Vitamin C trung bình trong rau bắp cải ở các công thức dao động từ 22,74 – 26,50 mg/100 g rau tươi.

Trong các thời vụ trồng cải bắp, hàm lượng Vitamin C trung bình trong rau bắp cải ở vụ ĐXCV cao nhất (đạt 24,01 – 26,50 mg/100 g rau tươi); tiếp đến ở vụ ĐXM (đạt 23,28 – 25,77 mg/100 g rau tươi) và thấp nhất ở vụ ĐXS, chỉ đạt 22,74 – 25,26 mg/100 g rau tươi.

Ở tất cả các công thức thí nghiệm đều không có dư lượng thuốc BVTV tồn dư trong sản phẩm.

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

Kết luận Thời gian sinh trưởng của cải bắp ở CT3 (phun dung dịch ngâm củ Tỏi + 0,1% xà phòng) ngắn hơn so với công thức đối chứng 1. Còn khả năng ra lá và đường kính bắp cải ở CT3 đều cao hơn cả 2 công thức đối chứng.

Dung dịch ngâm củ Tỏi kết hợp với 0,1% xà phòng có hiệu lực phòng trừ sâu xanh, sâu tơ, sâu khoang và rệp ngay sau phun 1 ngày (đạt 8,29-18,34%), sau đó hiệu lực tăng lên và đạt 49,51 – 55,09% sau phun 5 ngày. Còn đối với bọ nhảy, d2 ngâm củ Tỏi kết hợp với 0,1% xà phòng bột có hiệu lực phòng trừ không cao, đạt 29,62% sau phun 1 ngày và sau phun 5 ngày hiệu lực giảm rõ rệt (đạt 11,56%).

Năng suất bắp cải ở CT3 là cao nhất (đạt 30,24 – 35,36 tấn/ha); tiếp đến ở CT2 (đạt 12,51 – 14,91 tấn/ha) và thấp nhất ở CT1 (đạt 10,77 – 12,40 tấn/ha).

Trong các thời vụ trồng, năng suất bắp cải ở vụ ĐXCV cao nhất (đạt 12,40 – 35,36 tấn/ha); tiếp đến ở vụ ĐXM (đạt 11,45 – 32,46) và năng suất bắp cải thấp nhất ở vụ ĐXS (đạt 10,77 – 30,24 tấn/ha).

Hàm lượng Vitamin C ở công thức phun dung dịch ngâm củ Tỏi kết hợp với 0,1% xà phòng cao hơn so với 2 công thức đối chứng (phun nước lã và phun dung dịch xà phòng bột 0,1%) từ 1,06 – 2,52 mg/100 g rau tươi. Hàm lượng vitamin C trong rau bắp cải ở vụ ĐXCV cao hơn so với ở vụ ĐXS từ 1,24–1,27 mg/100 g rau tươi và cao hơn ở vụ ĐXM 0,73 mg/100 g rau tươi.

Đề nghị

Dung dịch ngâm củ Tỏi có hiệu quả cao trong phòng trừ sâu hại rau cải bắp nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho cây sinh trưởng phát triển tốt, đạt năng suất cao. Mặt khác, việc sản xuất rau bằng sử dụng dung dịch ngâm củ Tỏi còn không gây ô nhiễm môi trường, bảo vệ sức khỏe con người và những loài có ích; đồng thời không có dư lượng thuốc tồn dư trong sản phẩm.

Page 57: Tập 111, số 11, 2013

Bùi Lan Anh Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 111(11): 51 - 56

56

TÀI LI ỆU THAM KHẢO

1. Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn (2001), Quyết định về việc Ban hành Tiêu chuẩn ngành 10TCN 442-2001 đến 10TCN 448-2001, Số 116/2001/QĐ-BNN ngày 04 tháng 12 năm 2001. 2. Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn (2013), Thông tư Ban hành Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về Khảo nghiệm giống cây trồng, Số 33/2013/TT-BNNPTNT ngày 21 tháng 06 năm 2013. 3. Đoàn Văn Cung, Phạm Văn Luyến, Trần Thúc Sơn, Nguyễn Văn Sức và Trân Thị Tâm (1998), Sổ tay phân tích Đất, nước, phân bón, cây trồng. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội. 4. Faostat (2012), Food and agriculture organisation of the united nations. 5. Giovannucci E., Rimm E. B., Liu Y., Stampfer M. J. And Willett W.C. (2003), “A prospective study of Cruciferous vergetables and prostate cancer”, Cancer Epidemiol, Biomarkers Prev., Vol. 12, pp. 1403 – 1409.

6. Henderson C. F. and Tilton E. W. (1955), “Tests with acaricides against the brow wheat mite”, J. Econ. Entomol, Vol. 48, pp. 157 – 161. 7. IARC (2004), Cruciferous vegetables, isothiocyanates and indoles, Vol. 9, Lyon, Zance France. 8. Lim G. S and Sivapragasam A. and Ruwaida (1986), Impact assessment of Apantales plutellae on the Diamond bach moth, In: Talekar, N.S. and Griggs T.D. Diamond bach moth management, Proceedings of the first International worshop. AVRDC, Shanhua, Tainan, AVRDC. 9. Verhoeven D. T., Van Poppel G., Verhagen H. and Brandt P. A. (1996), “Epidemiological studies on Brassica vegetables and cancer risk”, Cancer Epidemiol Biomarkers Prev., Vol. 5 (9), pp. 733 - 748. 10. Vermeulen M., Van den Berg R., Freidig A. P., Van Bladeren P. J., and Vaes W. H. J. (2006), “Association between consumption of Cruciferous vegetables and condiments and excretion in urine of isothiocyanate mercapturic acids”, Jour. Agric. Food Chem., Vol. 54(15), pp. 5350 – 5358.

SUMMARY STUDY ON THE PRODUCTION OF CRUCIFERAE VEGETABLES DURING THE WINTER-SPRING SEASON 2009-2010 IN THAI NGUYEN USING GARLIC-IMMERSED SOLUTION

Bui Lan Anh* College of Agriculture and Forestry - TNU

The use of garlic-immersed solution plus 0.1% soap showed a high efficiency in controling insects, favored the growth, develpment and increased the yield of vegetables was 19.47 – 22.90 tonne/ha and 17.73 – 20.45 tonne/ha, respectively as compared to the control 1 (water spray) and control 2 (1% soap solution); at the same time, there was no pesticide residuals existing inside the harvested products. The content of Vitamin C in the treatment sprayed with garlic-immersed solution plus 0.1% soap was higher than controls ranging from 1.06 – 2.52 mg/100g FW. Key words: Garlic (Allium sativum Linnaeus), Brassicaceae, Detergent, Cabbageworm, Diamondback, Cutworm, Fleabeetles, Aphid

Các từ viết tắt trong bài báo: d2: Dung dịch ĐXS: Đông xuân sớm CT: Công thức ĐXCV: Đông xuân chính vụ Đ/C: Đối chứng ĐXM: Đông xuân muộn BVTV: Bảo vệ thực vật

Ngày nhận bài: 11/9/2013; Ngày phản biện: 09/10/2013; Ngày duyệt đăng: 15/11/2013

Phản biện khoa học: TS. Phan Thị Vân – Trường Đại học Nông Lâm - ĐH Thái Nguyên

* Tel: 0973.051.734; Email: [email protected]

Page 58: Tập 111, số 11, 2013

Hà Minh Tuân và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 111(11): 57 - 61

57

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY SẢN XUẤT VÀ TIÊU TH Ụ RAU AN TOÀN T ẠI THÁI NGUYÊN

Hà Minh Tuân *, Nguyễn Thị Bích Ngọc Trường Đại học Nông Lâm – ĐH Thái Nguyên

TÓM TẮT

Đề tài được triển khai nhằm phân tích thực trạng và đưa ra các giải pháp thúc đẩy sản xuất và tiêu thụ rau an toàn (RAT) tại Thái Nguyên. Phương pháp thu thập số liệu định tính và định lượng cùng với phương pháp phân tích và thúc đẩy sự tham gia của các bên liên quan (cơ quan chuyên môn và người sản xuất) được sử dụng để triển khai tại các khu vực trồng rau chính của tỉnh trong thời gian tháng 6-12/2011. Kết quả cho thấy, nhận thức của người tiêu dùng về RAT, cơ chế và năng lực hỗ trợ của chính quyền địa phương cũng như tầm nhìn lâu dài và động lực sản xuất RAT của người dân còn hạn chế. Cần có cơ chế hỗ trợ và chế tài chặt chẽ áp dụng cho người sản xuất, khuyến khích đầu tư của doanh nghiệp, đồng thời việc nâng cao nhận thức người tiêu dùng thông qua thông tin đại chúng và cộng đồng cần được tăng cường. Từ khóa: Rau an toàn, VietGAP, sản xuất, kênh tiêu thụ, thị trường.

ĐẶT VẤN ĐỀ*

Sự đô thị hóa nhanh chóng và đời sống cải thiện đã và đang thúc đẩy người dân quan tâm nhiều đến an toàn thực phẩm đối với các mặt hàng rau quả tại Vi ệt Nam đặc biệt là ở các thành phố lớn (Mergenthaler et al. 2007; Wijk 2008). Tuy nhiên, việc sản xuất rau sạch chưa đáp ứng được nhu cầu, mặc dù hướng dẫn về thực hành nông nghiệp tốt (VietGAP) đối với rau quả đã được Nhà Nước ban hành vào đầu năm 2008 (Nguyen 2008); ngộ độc thực phẩm do lạm dụng hóa chất BVTV xảy ra khá phổ biến (Jansen et al. 1996; Shepherd & Tam 2007). Do vậy, mở rộng và phát triển sản xuất RAT được coi như một chiến lược bền vững và hiệu quả về mặt môi trường, cần thiết được triển khai để khắc phục những vấn đề trên.

Tại Thái Nguyên, sản xuất rau đã được phát triển thành các khu chuyên canh tập trung (Đỗ Thị Thìn 2010). Một số hoạt động như tổ chức tập huấn, lựa chọn khu vực sản xuất đã được triển khai; tuy nhiên các chương trình này chưa thành công như mong đợi. Sự hạn chế về đầu tư, lập kế hoạch và hướng dẫn không chi tiết, thiếu nghiên cứu về thị trường, liên kết lỏng lẻo giữa các bên liên quan và chưa xây dựng được thương hiệu cho sản phẩm..., được coi là các yếu tố hạn chế chính việc phát triển sản

* Tel. 0912 849 009; Email: [email protected]

xuất RAT tại Thái Nguyên. Do vậy, đề tài được triển khai song song với hợp phần áp dụng quy trình sản xuất RAT cho một số loại rau điển hình tại Thái Nguyên nhằm mục đích: phân tích thực trạng và xác định các giải pháp trong việc sản xuất và tiêu thụ rau an toàn trên diện rộng cho tỉnh Thái Nguyên.

NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: Các cơ quan chuyên môn, đơn vị kinh doanh, và đại diện 30 hộ hộ trồng rau thuộc thành phố Thái Nguyên.

Nội dung nghiên cứu: phân tích thực trạng trong sản xuất và tiêu thụ RAT.

Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp triển khai được kết hợp cả phương pháp thu thập thông tin định tính và định lượng. Các thông tin tổng quan chung được thu thập bằng công cụ nghiên cứu tài liệu thứ cấp. Phân tích các bên liên quan (SA - Stakeholder Analysis) được áp dụng theo phương pháp tiếp cận của Varvasovszky & Brugha (2000).

Mức độ tham gia (levels of engagement) (Logan 2009) phụ thuộc vào từng nội dung, từ “thông báo” đến “tham vấn”, “hợp tác” và “trao quyền” cho người tham gia thảo luận và quyết định giải pháp riêng của họ trong việc phát triển sản xuất và tiêu thụ RAT.

Thời gian nghiên cứu: tháng 6-12/2011.

Page 59: Tập 111, số 11, 2013

Hà Minh Tuân và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 111(11): 57 - 61

58

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

SA được áp dụng trong hoạch định chính sách, quản lý và triển khai dự án (Brugha & Varvasovszky 2000). Dựa vào phân tích các bên liên quan theo phương pháp SA có thể xây dựng được các chiến lược để tối ưu hóa sự hỗ trợ hoặc giảm thiểu những tác động tiêu cực mà các bên liên quan có thể đem lại. Do đó, đối với từng bên liên quan, các phương pháp tiếp cận và mức độ thúc đẩy sự tham gia sẽ được áp dụng.

Kế thừa từ các nghiên cứu trước đây cùng với phương pháp Snowball (Phương pháp xác định các bên liên quan khác từ kết quả phỏng vấn các đối tượng trước đó) trong điều tra (Coleman 1958, Goodman 1961), các bên liên quan được xác định, gồm: (1) Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn (NN&PTNT) tỉnh (gồm các đơn vị trực thuộc như trong Hình 1); (2) Sở Khoa học và công nghệ; (3) Viện nghiên cứu Rau quả (Hà Nội); và (5) Trung tâm kiểm định và chứng nhận chất lượng Việt Nam (QUACERT).

Kết quả đối thoại và phỏng vấn cá nhân với các bên liên quan được trình bày trong Hình 1. Chi cục BVTV, phòng trồng trọt và trung tâm khuyến nông được Sở NN&PTNT giao nhiệm vụ hỗ trợ kỹ thuật cho người sản xuất. Một số mô hình sản xuất rau an toàn được triển khai được mô tả tóm tắt trong Bảng 1.

Mặc dù có khá nhiều mô hình cùng với các Hợp tác xã (HTX) sản xuất rau an toàn được thành lập với sự hỗ trợ ban đầu từ các cơ quan chức năng, tuy nhiên các mô hình này không được phát triển do nhiều nguyên nhân khác

nhau. Ví dụ, mô hình tại tổ 23, phường Túc Duyên, HTX gồm 30 hộ tham gia với tổng diện tích là 2ha. Các hộ tham gia được hỗ trợ hỗ trợ kỹ thuật thông qua tập huấn, hỗ trợ một phần phân bón hữu cơ, thuốc BVTV sinh học, bẫy bả côn trùng và 100% chi phí phân tích mẫu và chứng nhận chất lượng. Sau khi nghiệm thu dự án, đã có 30 hộ được cấp giấy chứng nhận là hộ sản xuất rau an toàn cho 05 loại rau chính.

Tuy nhiên, kết quả đối thoại với các bên liên quan đã cho thấy những khó khăn trong việc phát triển các mô hình vẫn còn tồn tại. Thứ nhất, do đầu tư hạn hẹp từ chính quyền địa phương, nên chỉ có một số ít hộ tham gia vào thử nghiệm, trong khi việc giám sát, quản lý và kiểm định chất lượng mẫu ở vụ trồng thứ hai trở đi cần có kinh phí, nhưng kinh phí này nằm ngoài khả năng của người dân . Thứ 2, sau khi được chứng nhận sản phẩm an toàn, người dân cần kiểm định chất lượng và xây dựng thương hiệu dưới sự hỗ trợ của Sở KH&CN. Quy trình này khá phức tạp và yêu cầu người chủ nhiệm HTX phải chủ động, kiên trì và nhiệt huyết. Tuy nhiên, không có HTX nào tại Thái Nguyên theo đuổi bước tiếp theo này. Đồng thời, sản phẩm RAT tại chợ do không có chứng nhận thương hiệu dẫn đến giá bán không có sự khác biệt so với sản phẩm thường. Điều này ám chỉ người mua không tin tưởng chất lượng sản phẩm mặc dù sản phẩm được sản xuất theo quy trình VietGAP.

Bảng 1. Một số mô hình sản xuất rau an toàn tại tỉnh Thái Nguyên

Địa điểm Diện tích (ha)

Số hộ tham gia

Năm tri ển khai

1. Hợp tác xã Kim Thái, thị trấn Ba Hàng, huyện Phổ Yên 5 29 2009

2. Xóm nhị Hòa, xã Đồng Bẩm, huyện Đồng Hỷ 3 50 2010

3. Xóm Cậy, xã Hương Thượng, huyện Đồng Hỷ 3 50 2010

4. Tổ 23, phường Túc Duyên, thành phố Thái Nguyên 2 30 2010

5. Xóm 6, xã Hồng Sơn, huyện Đại Từ 3 30 2011

Page 60: Tập 111, số 11, 2013

Hà Minh Tuân và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 111(11): 57 - 61

59

Chi cục Bảo vệ thực vật

Phòng Tr ồng trọt

Trung tâm Khuyến nông

NGƯỜI TRỒNG RAU

Chi cục quản lý chất lượng

Trung tâm ki ểm định chất lượng

SỞ KHOA H ỌC & CÔNG NGHỆ

Hỗ trợ về kỹ thuật canh tác, tập huấn và xây dựng mô hình.

Trung tâm QUACERT

Viện nghiên cứu rau hoa quả

Cung cấp mẫu theo dõi, giám sát, đánh giá và cấp chứng nhận VietGAP.

Kiểm định chất lượng và xây dựng thương hiệu

Người bán buôn

Người bán lẻ

Chợ Siêu thị

Hình 1. Phân tích các bên liên quan trong sản xuất và tiêu thụ RAT tại Thái Nguyên

Theo ông Lương Văn Vượng, Chi cục trưởng chi cục BVTV, sản phẩm rau khó được kiểm soát thông qua các kênh phân phối. Bao bì có thể bị làm giả hoặc sử dụng lại và dùng cho sản phẩm rau không an toàn. Đồng thời, diện tích sản xuất rau tại các hộ nhỏ lẻ và không đồng đều, người dân chủ yếu sản xuất theo hình thức tự phát, không có hạch toán kinh tế, và tầm nhìn chung về lợi ích lâu dài của sản xuất RAT. Thực tế này cũng gây ra khói khăn trong quản lý chất lượng rau ở quy mô lớn. Mặt khác, người dân vẫn bị động trông chờ hỗ trợ từ bên ngoài và không tuân thủ theo quy định và quy trình. Các dự án do tổ chức CIDSE (Tổ chức hợp tác vì sự đoàn kết và phát triển) hỗ trợ tại xã Huống Thượng (Đồng Hỷ), La Bằng (Đại Từ) và chính phủ Tây Ban Nha hỗ trợ tại Ngọc Lâm (Đồng Hỷ) đều không thành công là các minh chứng điển hình. Như vậy, để có sự phát triển bền vững, cần phải có sự liên kết của 04 nhà, Nhà nước, nhà khoa học, nhà sản xuất và nhà kinh doanh. Tuy nhiên, hiện nay mối quan hệ với nhà kinh doanh còn chưa chặt chẽ.

Về thị trường tiêu thụ, hiện tại có 02 địa điểm bán rau an toàn tại thành phố Thái Nguyên là siêu thị Minh Cầu thuộc công ty cổ phần thực phẩm Thái Nguyên và cửa hàng Tuấn Tự tại chợ Minh Cầu. Theo ông Ngô Tất Khanh (trưởng phòng kinh doanh siêu thị Minh Cầu), công ty đã hỗ trợ vật liệu làm nhà lưới cho các hộ dân tại tổ 23, phường Túc Duyên trên diện tích 04 sào và thu mua sản phẩm đầu ra với giá hơn giá bán buôn và thấp hơn giá bán lẻ tại thị trường. Mặc dù sản phẩm được đóng gói mang nhãn hiệu RAT Túc Duyên và bán giá bằng với giá rau thường trên thị trường, tuy nhiên rất ít khách hàng mua do nhiều nguyên nhân. Thứ nhất, nhận thức của người tiêu dùng về vấn đề sức khỏe và sản phẩm an toàn còn hạn chế. Thứ hai, nhãn hiệu sản phẩm trên bao bì chưa đảm bảo độ tin cậy. Thực tế tại thời điểm phỏng vấn và quan sát tại siêu thị, sản phẩm RAT không được bán, và theo ông trưởng phòng kinh doanh, sản phẩm rau không phải là sản phẩm mang lại lợi nhuận chính cho siêu thị, hiện nay họ đang tập trung vào các mặt hàng khác.

Page 61: Tập 111, số 11, 2013

Hà Minh Tuân và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 111(11): 57 - 61

60

Thông tin này được bổ sung thông qua việc phỏng vấn trực tiếp HTX sản xuất rau tổ 23, phường Túc Duyên, nơi cung cấp sản phẩm RAT cho siêu thị. Theo ông Dương Văn Thu có 02 lý do dẫn đến việc dừng sản xuất theo mô hình RAT. Thứ nhất, người dân chỉ nhận được 15 triệu đồng trong tổng số 60 triệu đồng do sở NN&PTNT hỗ trợ do bị trừ các chi phí về thiết kế và các thủ tục khác. Do vậy, người dân quyết định không xây dựng nhà sơ chế do không đủ kinh phí. Lý do thứ hai, và là lý do quan trọng hơn, số lượng sản phẩm của HTX bán cho siêu thị chỉ tiêu thụ được 3-5kg/ngày. Trong khi, giá bán sản phẩm thậm chí thấp hơn giá bán lẻ của sản phẩm rau truyền thống. Do vậy, người dân đã dừng sản xuất RAT với lý do không có lợi nhuận, trong khi họ phải tốn nhiều thời gian và công sức tuân thủ theo các quy trình và thủ tục nghiêm ngặt sản xuất RAT theo tiêu chuẩn VietGAP. Ông Thu cũng cho biết với một luống trồng Thì Là (Anethum graveolens) 20m2 theo phương pháp canh tác truyền thống, ông có thể thu lại được 1,2 triệu đồng sau một vụ. Điều này có nghĩa, động lực của người sản xuất là lợi nhuận trực tiếp cho gia đình họ.

Địa điểm bán RAT thứ hai là quầy bán rau nhỏ tại chợ Minh Cầu (quầy Tuấn Tự). Tuy nhiên, khi đến phỏng vấn và quan sát trực tiếp cho thấy, sản phẩm được bán tương tự như sản phẩm rau truyền thống, không có nhãn mác bao bì, và giá bán tương tự với rau thường với lý do chi phí cho bao bì cao trong khi giá bán sản phẩm không được nâng lên do tính cạnh tranh giữa các quầy hàng tại chợ (Hình 2).

Hình 2. Quầy hàng Tuấn Tự tại chợ Minh Cầu

Từ đó có thể kết luận, động lực phát triển sản xuất và tiêu thụ RAT là phải xây dựng được lòng tin cho người tiêu dùng thông qua thông tin đại chúng & cộng đồng; xây dựng được thương hiệu sản phẩm. Để làm được việc này, cần có những đầu tư và hỗ trợ hợp lý cho việc giám sát, đánh giá và kiểm định chất lượng nghiêm ngặt từ phía chính quyền địa phương và các cơ quan chuyên môn. Doanh nghiệp tiêu thụ RAT ở trong và ngoài tỉnh cần được tạo điều kiện và cơ hội tham gia để có thể thu hút thêm đầu tư cũng như địa chỉ tiêu thụ ổn định và tin cậy. Đồng thời, theo bà Hiệp (PGĐ trung tâm kiểm định chất lượng), nguồn vốn từ chương trình nông thôn mới nên được tận dụng để hỗ trợ cho người sản xuất.

Kết quả thảo luận nhóm với 30 hộ dân trồng rau cho thấy, các hộ có đủ trình độ và kinh nghiệm trong sản xuất RAT. Tuy nhiên, cần có thị trường ổn định, công nhận sản phẩm của họ với giá bán cao hơn sản phẩm truyền thống; giới thiệu các công ty kinh doanh có hợp đồng lâu dài; đồng thời cần có hỗ trợ cán bộ kỹ thuật và tài chính trong giám sát, đánh giá và kiểm định chất lượng thường xuyên để duy trì chất lượng và thương hiệu sản phẩm.

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

Kết luận Đề tài đã mô tả được thực trạng về tình hình sản xuất và tiêu thụ RAT tại Thái Nguyên, phân tích được những tồn tại và hạn chế trong việc mở rộng quy mô trên toàn tỉnh, gồm nhận thức của người tiêu thụ; năng lực và cơ chế hỗ trợ của chính quyền địa phương; nhận thức, động lực và đặc điểm của người sản xuất trên địa bàn.

Đề nghị Cần có cơ chế hỗ trợ tốt hơn từ chính quyền địa phương nhằm tạo ra động lực và ý thức của người sản xuất cũng như sự gắn kết tốt hơn giữa sản xuất và tiêu thụ; quy định minh bạch về tài chính; quy chế xử phạt trường hợp vi phạm và quy trình giám sát, đánh giá, kiểm định chất lượng cũng như xây dựng thương hiệu chặt chẽ. Nâng cao nhận thức người tiêu dùng thông qua thông tin đại chúng và cộng đồng.

Page 62: Tập 111, số 11, 2013

Hà Minh Tuân và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 111(11): 57 - 61

61

TÀI LI ỆU THAM KHẢO [1]. Brugha, R & Varvasovszky, Z 2000, 'Stakeholder analysis: a review', Health Policy and Planning, vol. 15, no. 3, pp. 239-46. [2]. Coleman, J.S. 1958. ‘Snowball sampling: Problems and techniques of chain referral sampling’. Human Organization 17: 28-36. [3]. Đỗ Thị Thìn 2010, ‘Sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa’, Báo Thái Nguyên, cập nhật ngày 22/11/2010 từ website: <http://www. baothainguyen.org.vn/home/Newsdetail.aspx?cid=108&id=9637>. [4]. Goodman, L.A. 1961. Snowball sampling. The Annals of Mathematical Statistics 32(1): 148-170. [5]. Jansen, HGP, Midmore, DJ, Binh, PT, Valasayya, S & Tru, LC 1996, 'Profitability and sustainability of peri-urban vegetable production systems in Vietnam', Netherlands Journal of Agricultural Science, vol. 44, no. 2, pp. 125-43. [6]. Logan City Council 2009, ‘Community engagement strategy’, accessed on 26 Dec. 2011 from website: http://www.logan.qld.gov.au/__ data/assets/pdf_file/0016/64510/communityengagementstrategy.pdf

[7]. Mergenthaler, M, Weinberger, K & Qaim, M 2009, 'The food system transformation in developing countries: A disaggregate demand analysis for fruits and vegetables in Vietnam', Food Policy, vol. 34, no. 5, pp. 426-36. [8]. Nguyen, QV 2008, 'Good Agricultural Practices for Vietnamese fresh fruit and vegetables producers – Process of development', viewed 23 October, <www.card.com.vn/news/.../presentation %20paper%20fruit.pdf>. [9]. Shepherd, AW & Tam, PTG 2007, 'Improving the Safety of Marketed Horticultural Produce in Asia with Particular Reference to Vietnam', in PJ Batt (ed.), Proceedings of the second international symposium on improving the performance of supply chains in the transitional economies, Hanoi, Vietnam, pp. 301-8. [10]. Varvasovszky, Z & Brugha, R 2000, 'How to do (or not to do) a stakeholder analysis', Oxford University Press, vol. 15, no. 3, pp. 338-45. [11]. Wijk, Sv 2008, The market for vegetables in North Vietnam, Wageningen University, Wageningen.

SUMMARY SITUATION AND SOLUTIONS TO SAFE VEGETABLE PRODUCTIO N AND CONSUMPTION IN THAI NGUYEN PROVINCE

Ha Minh Tuan * , Nguyen Thi Bich Ngoc College of Agriculture and Forestry - TNU

The study was carried out to analyse the current situation for recommending appropriate solutions to sustainable safe vegetable production and sales in Thai Nguyen province. Quantitative and qualitative data collection methods together with stakeholder analysis and engagement were employed to involve related stakeholders (relevant agencies and producers) in the province during 6-12/2011. The results showed that the growers’ awareness regarding safe vegetables, support mechanisms and capacity of local government as well as limited shared vision and motivation for production among growers were the main hindrances for development of safe vegetable production and sales. Thus, better support structure and regulations for farmers and entrepreneurs’ investment should be enhanced. Additionally, and consumers’ awareness should be raised via mass media and communities. Key words: safe vegetable, VietGAP, production, consumers, market.

Ngày nhận bài: 25/9/2013; Ngày phản biện: 17/10/2013; Ngày duyệt đăng: 15/11/2013

Phản biện khoa học: TS. Nguyễn Thúy Hà – Trường Đại học Nông Lâm - ĐH Thái Nguyên

* Tel. 0912 849 009; Email: [email protected]

Page 63: Tập 111, số 11, 2013

Hà Minh Tuân và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 111(11): 57 - 61

62

Page 64: Tập 111, số 11, 2013

Nguyễn Ngọc Nông và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 111(11): 63 - 67

63

KẾT QUẢ KHẢO NGHIỆM M ỘT SỐ GIỐNG KHOAI MÔN TRÊN ĐẤT BÃI T ẠI HUY ỆN TRẤN YÊN, TỈNH YÊN BÁI

Nguyễn Ngọc Nông1, Lê Viết Bảo2*, Hà Thái Nguyên1

1Trường Đại học Nông Lâm – ĐH Thái Nguyên 2Trường Trung cấp Kinh tế - Kỹ thuật tỉnh Yên Bái

TÓM TẮT

Yên Bái là tỉnh miền núi, có nhiều loại cây trồng bản địa có giá trị, trong đó có cây khoai môn (khoai tím). Cây khoai môn được trồng chủ yếu tại huyện Lục Yên, tuy nhiên, trong nhiều năm trở lại đây diện tích trồng loài cây này giảm mạnh. Để mở rộng diện tích và phát triển sản xuất hàng hóa bền vững cây trồng này tại tỉnh Yên Bái, việc thực hiện nghiên cứu, khảo nghiệm các giống khoai môn khác nhau không chỉ tại huyện Lục Yên mà ở các huyện khác là rất quan trọng. Qua kết quả khảo nghiệm cơ bản 5 giống khoai môn trên đất bãi tại huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái cho thấy: cả 5 giống khoai môn: Khoai môn Yên Bái 1, Yên Bái 2, Yên Bái 3, Hà Giang và Bắc Kạn đều sinh trưởng, phát triển tốt. Thời gian sinh trưởng của các giống từ 225 đến 232 ngày, năng suất thực thu của 05 giống khoai môn dao động từ 24,6 tấn/ha đến 29,0 tấn/ha, cao nhất là giống khoai môn Yên Bái 1, đạt: 29,0 tấn/ha. Hiệu quả kinh tế đạt từ 25.490.000đ đến 58.800.000đ, cao nhất là giống khoai môn Yên Bái 1, đạt: 58.800.000đ, thấp nhất là giống khoai môn Bắc Kạn, đạt: 25.490.000đ. Từ khóa: Giống khoai môn, đất bãi, khảo nghiệm, năng suất.

ĐẶT VẤN ĐỀ*

Cây khoai môn có tên khoa học là Colocasia esculenta (L.) Schott thuộc chi Colocasia, họ Araceae[1],[2] đã được trồng lâu đời tại huyện Lục Yên và được nghiên cứu, thử nghiệm mở rộng diện tích ra một số huyện tại tỉnh Yên Bái như Trấn Yên, Yên Bình, Văn Chấn từ năm 2010. Cây khoai môn là loại cây trồng có giá trị kinh tế cao trong sản xuất nông nghiệp ở Yên Bái, nếu năng suất đạt trung bình từ 15 đến 17 tấn/ha, với giá bán khiêm tốn là 5.000đ/kg thì có tổng thu trên 75 triệu đồng/ha, trừ các khoản chi phí thu lãi 30-40 triệu đồng/ha.

Qua quá trình thử nghiệm thấy rằng loài cây này thích hợp trên một số loại đất như đất ruộng một vụ, đất bãi, đất soi bãi [4]. Tuy nhiên, việc nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở việc trồng giống khoai môn có nguồn gốc tại huyện Lục Yên. Để việc mở rộng diện tích có thể thực hiện được trên một số loại đất tại Yên Bái thì việc nghiên cứu, khảo nghiệm một số giống khoai môn có nguồn gốc ở các tỉnh miền núi phía Bắc trên đất bãi tại huyện Trấn Yên là rất quan trọng. Qua kết quả * Tel: 0912785261; Email: [email protected]

nghiên cứu sẽ tuyển chọn được các giống khoai môn tốt, thích hợp với điều kiện khí hậu, đất đai tại huyện Trấn Yên để đưa vào cơ cấu giống cây trồng. Kết quả nghiên cứu là cơ sở cho việc mở rộng diện tích, đặc biệt trên đất bãi, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế cây khoai môn và chuyển đổi cơ cấu cây trồng hợp lý tại địa phương.

Mục tiêu nghiên cứu: Qua khảo nghiệm, so sánh các giống khoai môn, xác định được giống khoai môn triển vọng, phù hợp với điều kiện khí hậu đất đai tại địa phương, từ đó tiếp tục nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật phù hợp vào năm 2012.

VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Vật li ệu nghiên cứu Vật liệu nghiên cứu gồm 05 giống khoai môn địa phương được thu thập tại 03 tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam, gồm: Khoai môn Yên Bái 1, Yên Bái 2, Yên Bái 3, khoai môn Hà Giang, khoai môn Bắc Kạn.

Điều kiện thí nghiệm Thí nghiệm được bố trí trên đất bãi tại thôn 2, xã Đào Thịnh, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái. Tính chất đất: pH KCL: 4,26; OC: 1,04%; đạm

Page 65: Tập 111, số 11, 2013

Nguyễn Ngọc Nông và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 111(11): 63 - 67

64

tổng số: 0,09% N; lân tổng số: 0,21 %P2O5; ka li tổng số: 0,25 % K2O; đạm dễ tiêu NO3

-: 0,56 mg/100g đất; đạm dễ tiêu NH4

+: 0,91 mg/100g đất , lân dễ tiêu: 14,24 mg/100g đất; ka li dễ tiêu: 13,86 mg/100g đất.

Phương pháp nghiên cứu * Bố trí thí nghiệm đồng ruộng: Thí nghiệm được bố trí với 5 công thức (5 giống), 3 lần nhắc lại theo kiểu khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh (RCBD): Công thức (CT) 1: Khoai môn Yên Bái 1 (Đối chứng), CT 2: khoai môn Yên Bái 2, CT 3: Khoai môn Yên Bái 3, CT 4: Khoai môn Khoai môn Hà Giang, CT 5: Khoai môn Bắc Kạn.

* Bi ện pháp kỹ thuật áp dụng cho thí nghiệm: Trồng ngày 15 tháng 01 năm 2011, lượng phân bón cho 1 ha: 0,5 tấn vôi bột, 20 tấn phân chuồng, 80 kgN, 100 kg P2O5, 100 kg K2O. Bón lót phân chuồng, vôi và lân; bón thúc 2 lần sử dụng đạm và kali khi khoai được 4-5 lá và 7-9 lá. Mật độ: 33.000 cây/ha.

* Các chỉ tiêu theo dõi: Thời gian sinh trưởng được tính từ khi gieo đến khi thu hoạch; một số đặc điểm hình thái chính về dọc lá, phiến lá và củ; số lá/cây, chiều cao cây, năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất.

* Phương pháp theo dõi: Do chưa có quy trình theo dõi về cây khoai môn của Nhà nước nên việc theo dõi các chỉ tiêu được tuân theo các phương pháp nghiên cứu trong trồng trọt, đảm bảo số mẫu theo quy định. Tại các ô thí nghiệm tiến hành định điểm để theo dõi, mỗi ô theo dõi 5 điểm theo đường chéo góc, mỗi điểm 10 cây, tính kết quả trung bình, 10 ngày theo dõi một lần. Chiều cao cây: đo từ gốc

đến vút lá, số lá: đánh dấu, đếm tổng số lá/cây, khối lượng củ: cân 30 củ/ô tính trung bình, năng suất thực thu: thu toàn bộ ô thí nghiệm, quy ra tấn/ha... Các số liệu được tổng hợp và xử lý trên phần mềm thống kê IRRISTAT 4.0.

Căn cứ vào kết quả về năng suất của các giống khoai môn trong thí nghiệm và giá sản phẩm thực tế tại thời điểm thu hoạch để tính toán hiệu quả kinh tế trên cơ sở tổng chi và tổng thu, từ đó xác định giống có hiệu quả kinh tế cao nhất.

Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 01/ 2011 đến 12/2011

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

Một số chỉ tiêu về sinh trưởng của các giống khoai môn Kết quả so sánh, đánh giá một số chỉ tiêu chính về khả năng sinh trưởng của 05 giống tham gia khảo nghiệm trình bày ở bảng 1 cho thấy:

Các giống khoai môn có thời gian sinh trưởng dao động từ 225 ngày đến 232 ngày, trong đó, giống khoai môn Yên Bái 1 có thời gian: 225 ngày, dài nhất là giống Hà Giang: 232 ngày, giống Bắc Kạn: 229 ngày, giống Yên Bái 2: 226, giống Yên Bái 3: 230 ngày.

Vào thời điểm tháng 7 các giống đều có chiều cao cây cao nhất, sau đó giảm dần vào các tháng 8 và 9 đến khi thu hoạch. Chiều cao đạt cao nhất ở giống Hà Giang 143,4 cm, thấp nhất là giống Bắc Kạn chỉ 129,8cm, giống Yên Bái 1 đạt 142,6 cm, Giống Yên Bái 2 đạt 142,7 cm, giống Yên Bái 3 là 136,3cm.

Bảng 1. Một số chỉ tiêu về sinh trưởng phát triển của các giống khoai môn trong thí nghiệm tại huyện Trấn Yên, Yên Bái năm 2011

Chỉ tiêu Giống

Thời gian sinh trưởng (ngày)

Chiều cao cây tại thời điểm

tháng 7 (cm)

Số lá (lá/cây)

Khoai môn YB1 225 142,6 18,1

Khoai môn YB2 226 142,7 17,9

Khoai môn YB3 230 136,3 18,2

Khoai môn H.Giang 232 143,4 17,3

Khoai môn B.Kạn 229 129,8 16,6

LSD 0,05 8,97 0,58

CV (%) 3,4 1,8

Page 66: Tập 111, số 11, 2013

Nguyễn Ngọc Nông và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 111(11): 63 - 67

65

Kết quả theo dõi số lá/cây cho thấy: các giống khoai môn nghiên cứu có số lá dao động từ 16,6 đến 18,2 lá trong đó giống Yên Bái 1: 18,1 lá, giống Yên Bái 2: 17,9 lá, giống Yên Bái 3: 18,2 lá, giống Hà Giang: 17,3 lá, giống Bắc Kạn: 16,6 lá.

Đặc điểm hình thái của các giống khoai môn trong thí nghiệm Qua theo dõi, so sánh và đánh giá nhận thấy, các giống khoai môn được thu thập và trồng tại xã Đào Thịnh, huyện Trấn Yên có đặc điểm về hình thái, thân lá và một số đặc điểm nông học không thay đổi so với giống trồng tại nơi thu thập. 05 giống này có sự khác nhau rõ về một số đặc điểm hình thái dọc, phiến lá và củ Theo kết nghiên cứu của PGS.TS Nguyễn Ngọc Nông [3] thì giống khoai môn Bắc Kạn có đặc điểm về hình thái dọc, phiến lá và củ giống đặc điểm nghiên cứu tại Trấn Yên, Yên Bái cụ thể tại bảng 2.

Bảng 2: Một số đặc điểm hình thái và nông học của các giống khoai môn trong thí nghiệm nghiệm tại huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái năm 2011

Giống Chiều

cao cây (m)

Dọc lá Phiến lá Củ cái Củ con

Khoai môn Yên Bái 1

1,5-1,6 Màu tím đen Màu xanh vàng, gân tím, mép lá gợn sóng

Hình trụ lệch tâm, thịt củ trắng, vỏ lụa mầu tím

Ít, hình tròn dài, vỏ lụa tím, ruột củ trắng

Khoai môn Yên Bái 2

1,5-1,6 Màu tím Màu xanh, gân tím

Hình tròn, thịt củ trắng

Ít, hình tròn ngắn, ruột củ trắng

Khoai môn Yên Bái 3

1,4-1,5 Mầu xanh trắng Mầu xanh nõn chuối, lá hình tim

Hình tròn, thịt củ trắng

Ít, hình tròn dài, ruột củ trắng

Khoai môn Hà Giang

1,5-1,6 Mầu xanh tối mầu

Mầu xanh Hình trụ dài, thịt củ trắng

Nhiều, hình trụ, ruột củ trắng

Khoai môn Bắc Kạn

1,2-1,3 Mầu xanh đậm, gần phiến lá mầu tím

Mầu xanh, hình trái tim, rốn lá mầu tím

Hình trụ đều, thịt củ nhiều tia sợi tím

Nhiều, hình trụ, ruột củ nhiều tia sợi tím

Năng suất, các yếu tố cấu thành năng suất của các giống khoai môn trong thí nghiệm

Qua đánh giá các yếu tố cấu thành năng suất của các giống khoai môn trong thí nghiệm, thu được kết quả trình bày ở bảng 3.

Bảng 3: Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suấtcủa các giống khoai môn trong thí nghiệm tại huyện Trấn Yên, Yên Bái năm 2011

TT Tên giống Mật độ cây/m2

Củ cái/cây Củ con/cây NSLT

(tấn/ha) NSTT

(tấn/ha) Số củ P.củ (Kg) Số củ

P.củ (kg)

1 Khoai môn YB1 3,3 1 0,76 8,5 0,029 33,2 29,0

2 Khoai môn YB2 3,3 1 0,73 5,6 0,028 29,3 25,2

3 Khoai môn YB3 3,3 1 0,71 6,3 0,028 29,2 25,0

4 Khoai môn H.giang 3,3 1 0,79 5,8 0,031 32,0 27,0

5 Khoai môn B.Kạn 3,3 1 0,48 11,7 0,032 28,2 24,6

CV (%) 2,9 2,7

LSD05 1,65 1,35

Page 67: Tập 111, số 11, 2013

Nguyễn Ngọc Nông và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 111(11): 63 - 67

66

Bảng 4: Hiệu quả kinh tế của các giống khoai môn trong thí nghiệm tại huyện Trấn Yên, Yên Bái năm 2011

TT Tên giống

Thu (1000đ/ha) Chi (1000đ/ha)

Lãi (1000đ/ha) Củ cái Củ con

1 Khoai môn Yên Bái 1 109.750 14.180 65.130 58.800 2 Khoai môn Yên Bái 2 103.600 8.940 65.130 47.410 3 Khoai môn Yên Bái 3 100.300 9.980 65.130 45.150 4 Khoai môn Hà Giang 109.750 10.120 65.130 54.740 5 Khoai môn Bắc Kạn 69.000 21.620 65.130 25.490

Ở mức tin cậy 95%, giống khoai môn Yên Bái 1 có sự chênh lệch về năng suất so với các giống khoai môn khác. Giữa các giống khoai môn Yên Bái 2, khoai môn Yên Bái 3 và giống khoai môn Bắc Kạn không có sự khác nhau về năng suất.. Năng suất thực thu (NSTT) của các giống đạt từ 24,6 tấn/ha (giống Bắc Kạn) đến 29,0 tấn/ha (giống Yên Bái 1). NSTT cao nhất ở giống khoai môn Yên Bái 1, thấp nhất ở giống khoai môn Bắc Kạn Năng suất lý thuyết (NSLT) của các giống tương đối cao so với NSTT. Giống có năng suất lý thuyết cao nhất vẫn là giống Khoai môn Yên Bái 1: 33,2 tấn/ha, giống có năng suất thấp nhất là giống khoai môn Bắc Kạn: 28,2 tấn/ha

Qua kết quả đánh giá về năng suất và ý kiến nhận xét của người dân thấy rằng, giống khoai môn Yên Bái 1 có năng suất cao nhất, và được 100% số người dân được hỏi sẽ lựa chọn vào sản xuất.. Chính vì vậy, đã lựa chọn giống khoai môn Yên Bái 1 là giống có triển vọng để tiếp tục khảo nghiệm sản xuất và nghiên cứu một số biện pháp về mật độ, thời gian trồng và lượng phân bón trong năm 2012.

Đánh giá hiệu quả kinh tế các giống khoai môn trong thí nghiệm

Qua theo dõi, đánh giá và tính toán giá sản phẩm tại thời điểm thu hoạch khoai năm 2011, đã tính toán hiệu quả kinh tế và thu được kết quả ở bảng 4.

Bảng 4 cho thấy rằng giống khoai môn Yên Bái 1 có hiệu quả kinh tế cao nhất, 1 ha nếu được đầu tư, chăm sóc trên đất bãi có lãi là: 58.800.000đ, thấp nhất là giống khoai môn Bắc Kạn đạt: 25.490.000đ do có năng suất thấp hơn các giống khác trong thí nghiệm.

Các giống khoai môn Yên Bái 2 đạt: 47.410.000đ, Yên Bái 3 đạt: 45.150.000đ, khoai môn Hà Giang đạt: 54.740.000đ sau giống Yên Bái 1.

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

Kết luận

Tất cả 5 giống khoai môn được khảo nghiệm trên đất bãi tại xã Đào Thịnh, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái đều biểu hiện khả năng sinh trưởng, phát triển tốt. Thời gian sinh trưởng của các giống dao động từ 225 đến 232 ngày. Chiều cao cây tại thời điểm tháng 07 (tháng cây đạt chiều cao tối đat) của các giống khoai môn dao động từ: 129,8 đến 143,4 cm. Số lá của các giống khoai môn dao động từ 16,6 đến 18,2 lá. Năng suất thực thu của các giống khoai môn đạt từ 24,6 tấn/ha đến 29,0 tấn/ha, cao nhất là giống khoai môn Yên Bái 1: 29,0 tấn/ha, thấp nhất là giống khoai môn Bắc Kạn: 24,6 tấn/ha, giống khoai môn Yên Bái 2 đạt 25,2 tấn/ha, giống khoai môn Yên Bái 3: 25,0 tấn/ha, giống Hà Giang đạt: 27,0 tấn/ha.

- Từ kết quả khảo nghiệm đã xác định được giống khoai môn Yên Bái 1 phù hợp với chân đất bãi của huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái. Giống có thời gian sinh trưởng 225 ngày, củ cái hình trụ lệch tâm, thịt củ màu trắng, khối lượng trung bình củ cái 0,76kg, có 8 củ con, chất lượng ăn nếm ngon. Trồng khoai môn Yên Bái 1 cho hiệu quả kinh tế cao nhất trong 5 giống khảo nghiệm, đạt: 58.800.000đ/ha.

Đề nghị

- Lựa chọn giống khoai môn Yên Bái 1 là giống có triển vọng và tiếp tục khảo nghiệm sản xuất và nghiên cứu một số biện pháp kỹ

Page 68: Tập 111, số 11, 2013

Nguyễn Ngọc Nông và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 111(11): 63 - 67

67

thuật về mật độ, thời gian trồng và lượng phân bón thích hợp trong năm 2012, làm cơ sở mở rộng diện tích sản xuất giống khoai môn Yên Bái 1 trên đất bãi để tăng hiệu quả kinh tế, chuyển đổi cơ cấu cây trồng tại địa phương.

TÀI LI ỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Thị Ngọc Huệ, Đinh Thế Lộc (2005).

Cây có củ và kỹ thuật thâm canh, quyển 3, khoai

môn – sọ. Nhà xuất bản Lao động xã hội.

2. Nguyễn Thị Ngọc Huệ, Nguyễn Văn Viết (2004). “ Tài nguyên di truyền khoai môn - sọ ở Việt Nam”. Nhà xuất bản nông nghiệp, Hà Nội. 3. Nguyễn Ngọc Nông, Nguyễn Đình Thi, Hoàng Hải, “Chuyển giao tiến bộ kỹ thuật xây dựng mô hình thâm canh cây khoai môn tại tỉnh Bắc Kạn”, Tạp chí Khoa học và Công nghệ-Đại học Thái Nguyên, 2006. trang 40-50. 4. Trung tâm UDTBKH&CN Yên Bái (2012). Báo cáo kết quả thực hiện dự án nông thôn miền núi, “ Ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật xây dựng mô hình phát triển khoai môn tại tỉnh Yên Bái theo hướng sản xuất hàng hoá”.

SUMMARY ASSAY RESULTS ON SOME TARO VARIETIES GROWN ON PLAIN SOIL IN TRAN YEN DISTRICT, YEN BAI PROVINCE

Nguyen Ngoc Nong1, Le Viet Bao2*, Ha Thai Nguyen1

1College of Agrigulture and Forestry - TNU 2Yen Bai Economics and Technology School

Yen Bai is a mountainous province with many valuable indigenous crops including taros (purple taros). Taro crops are grown primarily in Luc Yen district; however, their area of crop has dramatically shrunk in recent years. In order to expand the area and increase the sustainable productivity of this crop in Yen Bai, it is essential to conduct research and experiments on different taro varieties not only in Luc Yen but also in other districts. Research results of five taro varieties on a plot of alluvial land in Tran Yen district, Yen Bai province have showed that all five taro varieties: Yen Bai 1, Yen Bai 2, Yen Bai 3, Ha Giang and Bac Kan grow and develop well. Growth duration of these varieties vary from 225 to 232 days. Net yields range from 24.6 to 29.0 tons per ha, with Yen Bai 1 peaking at 29 tons per ha. The economic efficiency ranges from 25.49 to 58.8 million VND, with Yen Bai 1 reaching a high of 58.8 million VND and Bac Kan reaching a low of 25.49 million VND. Key words: Taro varieties, alluvial land, test, yield.

Ngày nhận bài: 25/9/2013; Ngày phản biện: 15/10/2013; Ngày duyệt đăng: 15/11/2013

Phản biện khoa học: GS.TS Nguyễn Thế Đặng – Trường Đại học Nông Lâm – ĐH Thái Nguyên

* Tel: 0912785261; Email: [email protected]

Page 69: Tập 111, số 11, 2013

Nguyễn Ngọc Nông và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 111(11): 63 - 67

68

Page 70: Tập 111, số 11, 2013

Vũ Thị Lan và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 111(11): 69 - 74

69

SỰ TÁI SINH ĐA CHỒI TRỰC TIẾP TỪ CÁC NGUỒN NGUYÊN LI ỆU KHÁC NHAU C ỦA GIỐNG KHOAI LANG KB1

Vũ Thị Lan1,2*, Cao Diễm Mi 2, Phạm Bích Ngọc1, Chu Hoàng Hà1, Lê Trần Bình1

1 Viện Công nghệ Sinh học, Viện HLKH và Công nghệ Việt Nam; 2 Trường Đại học Khoa học - ĐH Thái Nguyên

TÓM TẮT

Bài báo trình bày kết quả về sự tái sinh chồi trực tiếp từ các nguồn nguyên liệu khác nhau của giống khoai lang KB1, bao gồm các mảnh cắt cuống lá, mảnh lá, đoạn thân. Môi trường sử dụng là môi trường MS bổ sung các chất điều hòa sinh trưởng khác nhau. Sự tái sinh đa chồi đã đạt được trên cả ba nguồn nguyên liệu nghiên cứu: i) đối với cuống lá nuôi cấy trên môi trường MS* ở giai đoạn 1 bổ sung 2,4D 0,5 mg/l, giai đoạn 2 bổ sung 1 mg/l BAP hoặc bổ sung 1 mg/l NAA và 8 mg/l AgNO3; ii) đối với mảnh lá nuôi cấy trên môi trường MS* bổ sung 1 mg/l NAA và 8 mg/l AgNO3 hoặc môi trường MS* bổ sung 0,5 mg/l 2,4D (giai đoạn 1) và 2 mg/l TDZ (giai đoạn 2); iii) đối với đoạn thân nuôi cấy trên môi trường MS* bổ sung 10 % nước dừa, 0,5 mg/l kinetin, 1mg/l BAP. Từ khóa: cuống lá, đoạn thân, mảnh lá, Ipomoea batatas L, tái sinh chồi

MỞ ĐẦU*

Khoai lang là cây lương thực quan trọng đứng hàng thứ bảy trên thế giới sau lúa mì, lúa nước, ngô, khoai tây, lúa mạch, sắn và được trồng tại hơn 100 quốc gia trên thế giới. Ở Việt Nam khoai lang được trồng phổ biến khắp các vùng vì không đòi hỏi thâm canh cao mà vẫn có thể cung cấp lượng lớn sinh khối làm lương thực, thực phẩm cho con người và thức ăn cho chăn nuôi [4]. Các giống khoai lang đang trồng ở các vùng chuyên canh chủ yếu là giống địa phương năng suất và phẩm chất không cao, khả năng chống chịu sâu bệnh trung bình. Phương pháp chuyển gen sẽ cung cấp một cách thức bổ sung cho phương thức chọn giống truyền thống để cải thiện giống khoai lang. Để tạo được cây chuyển gen thì việc tìm hiểu khả năng tái sinh của các giống khoai lang là rất cần thiết để xây dựng quy trình tái sinh in vitro.

Trên thế giới đã có một số công trình khoa học nghiên cứu về khả năng tái sinh chồi từ các bộ phận khác nhau của cây khoai lang, có thể tái sinh chồi trực tiếp từ mảnh lá, cuống lá [1], [2], hoặc từ rễ bất định, tái sinh qua mô sẹo, tái sinh qua phôi soma [5]. Ở nước ta, sự * Tel: 091 450 4250; Email: [email protected]

tái sinh in vitro của một số giống khoai lang Vi ệt Nam đã được nghiên cứu, nhưng vẫn còn những hạn chế như: hệ thống tái sinh phức tạp, thời gian nuôi cấy dài và chưa có các nghiên cứu về hệ thống tái sinh của một số giống khoại lang địa phương có năng suất và chất lượng tốt. Bài báo này trình bày các kết quả nghiên cứu tái sinh đa chồi trực tiếp từ các nguyên liệu khác nhau của giống khoai lang KB1 với nhiều tổ hợp môi trường khác nhau.

VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Vật li ệu nghiên cứu: Mảnh lá, cuống lá, đoạn thân in vitro của giống khoai lang KB1 do Phòng Công nghệ Tế bào thực vật - Viện Công nghệ Sinh học - Viện Hàn Lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam cung cấp. Phương pháp nghiên cứu Tái sinh đa chồi trực tiếp từ cuống lá Chúng tôi sử dụng phương pháp nuôi cấy hai giai đoạn: Giai đoạn 1, cuống lá dài từ 1-1,5 cm được cắt từ cây con in vitro khoảng 2 tuần tuổi nuôi cấy trên môi trường MS* (MS bổ sung 3 % sucrose, 2,23 g/l KCl, 8 g/l agar) bổ sung 0,5 mg/l 2,4D từ 2 - 3 ngày, sau đó chuyển sang giai đoạn 2 nuôi cấy trên môi trường MS* bổ sung các chất điều hòa sinh

Page 71: Tập 111, số 11, 2013

Vũ Thị Lan và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 111(11): 69 - 74

70

trưởng khác nhau: bổ sung 1 mg/l BAP (ĐC2) hoặc 0,5 mg/l TDZ (ĐC3) hoặc 1 mg/l NAA và 8 mg/l AgNO3 (ĐC4). Môi trường nuôi cấy một giai đoạn bổ sung 1 mg/l NAA và 8 mg/l AgNO3 (ĐC1).

Tái sinh đa chồi trực tiếp từ mảnh lá Mảnh lá có kích thước 0,3x0,3 cm hoặc 0,3x0,5 cm được cắt từ cây con in vitro khoảng 2 tuần tuổi được nuôi cấy theo hai phương pháp sau: Phương pháp nuôi cấy 1 giai đoạn: các mẫu cấy được nuôi trên môi trường MS bổ sung 1 mg/l BAP (EB1) hoặc bổ sung kết hợp 0,5 mg/l kinetin và 1mg/l BAP (EKB2) hoặc bổ sung 1 mg/l NAA và 8 mg/l AgNO3 (ĐC 1); Phương pháp nuôi cấy hai giai đoạn: giai đoạn 1, mảnh lá được nuôi cấy trên môi trường MS bổ sung 0,5 mg/l 2,4D từ 2 - 3 ngày, sau đó chuyển sang môi trường giai đoạn 2 là MS* bổ sung 0,5 mg/l TDZ (ĐC 3) hoặc 2 mg/l TDZ (ĐL1) hoặc 1mg/l BAP (ĐL 2).

Tái sinh đa chồi trực tiếp từ đoạn thân Chúng tôi sử dụng ba loại nguyên liệu đoạn thân là đoạn thân dài 0,7-1,0 cm của cây con in vitro được chẻ đôi hoặc không chẻ hoặc sử dụng các lát cắt ngang đoạn thân ở ngọn, đốt 1, đốt 2 dày khoảng 2 mm. Các nguồn nguyên liệu này được cấy lên môi trường MS* bổ sung 10% nước dừa và kết hợp với BAP ở các nồng độ (0,5; 1,0; 2,0 mg/l), kí hiệu là CB1, CB2, CB3 hoặc kết hợp với 0,5 mg/l kinetin và 1,0 mg/l BAP (CKB2).

Điều kiện nuôi cấy: Các bình nuôi cấy được đặt trong buồng nuôi cấy, đảm bảo điều kiện ánh sáng khoảng 3000 - 10000 lux và nhiệt độ trung bình của buồng nuôi cấy là 260C

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

Nghiên cứu tái sinh đa chồi trực tiếp từ cuống lá

Kết quả nghiên cứu cho thấy ở các môi trường nghiên cứu từ ĐC1 đến ĐC4 khả năng tạo đa chồi trực tiếp từ cuống lá có sự khác biệt rõ rệt (Bảng 1). Ở môi trường nuôi cấy 1 giai đoạn bổ sung 1 mg/l NAA và 8 mg/l AgNO3 (môi trường ĐC1) thì sau 30 - 60 ngày theo dõi các mẫu vẫn không tạo chồi.

Đối với phương pháp nuôi cấy hai giai đoạn, bổ sung 0,5 mg/l 2,4D ở giai đoạn 1 và bổ sung 1 mg/l BAP ở giai đoạn 2 (môi trường ĐC2) thì sau 30 ngày mẫu cấy bắt đầu tạo chồi (4,17%). Sau 40 ngày và 60 ngày thì tỉ lệ tạo chồi tăng lên đạt lần lượt là 8,33 % và 12,5 %. Đối với môi trường bổ sung TDZ 0,5 mg/l ở giai đoạn 2 (ĐC 3), tỉ lệ tạo chồi đạt rất thấp (3,33%) sau 30 đến 60 ngày nuôi cấy. Đối với môi trường ở giai đoạn 2 bổ sung 1 mg/l NAA và 8 mg/l AgNO3 (ĐC 4), thời gian tạo chồi lâu hơn phải sau khoảng 50 ngày một số mẫu mới hình thành chồi, sau 60 ngày tỉ lệ tạo chồi lại đạt cao nhất (15%).

Đối với thí nghiệm tạo đa chồi từ cuống lá, song song với việc nghiên cứu ảnh hưởng của môi trường nuôi cấy đến khả năng tạo chồi, chúng tôi cũng đã thử nghiệm ba cách cấy cuống lá trên môi trường: cắm đầu cơ bản xuống, cắm ngược đầu cơ bản lên, đặt cuống lá nằm ngang. Qua quan sát kết quả cho thấy, khi mẫu cấy nằm ngang, mô sẹo sùi kín mẫu, khối mô sẹo to, rắn, màu xanh, có phát sinh nhiều rễ, nếu để lâu trên môi trường, các rễ này phát triển dài, không tạo chồi. Đối với mẫu cấy cắm đầu cơ bản xuống, mô sẹo sùi to ở đầu cơ bản tiếp xúc với môi trường, hình thái mô sẹo giống với hướng cấy nằm ngang, cũng không tạo chồi. Chồi chỉ hình thành ở một số môi trường khi hướng cấy cắm ngược đầu cơ bản lên trên. Với hướng cấy này, đầu cơ bản không sùi tạo mô sẹo giống như hai hướng cấy trước mà chỉ phồng to lên xốp, trắng hoặc vàng nhạt sau khoảng 10 ngày. Kết quả này phù hợp với kết quả nghiên cứu của Dessai và đồng tác giả (1995) [1].

Tỉ lệ mẫu cuống lá tạo chồi ở giống KB1 đạt thấp, sau khoảng 30 ngày nuôi cấy, chồi hình thành ở phần đầu cơ bản. Tuy nhiên, chỉ có khoảng 12-15% mẫu cấy tạo chồi sau 60 ngày nuôi cấy. Kết quả này thấp hơn nhiều so với kết quả nghiên cứu của Dessai và đồng tác giả (1995) [1] khi nuôi cấy kiểu gen PI 318846-3 trong vòng 28 ngày trên môi trường bổ sung thidiazuron 0,2 mg/l (TDZ) cho tỉ lệ tái sinh đạt 78,2%. Điều này cho thấy sự tái sinh có thể phụ thuộc vào giống.

Page 72: Tập 111, số 11, 2013

Vũ Thị Lan và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 111(11): 69 - 74

71

Bảng 1. Tái sinh đa chồi trực tiếp từ cuống lá

Môi tr ường Số mẫu Tỉ lệ mẫu tạo chồi (%) sau:

Số chồi 30 ngày 40 ngày 60 ngày

ĐC1 20 0 0 0 0

ĐC2 24 4,17 8,33 12,5 1 – 2

ĐC3 30 3,33 3,33 3,33 1

ĐC4 20 0 0 15,0 1 – 2

Hình 1. Tái sinh chồi trực tiếp từ cuống lá: A) Cuống lá sau cảm ứng 2-3 ngày; B) Cuống lá sùi mô sẹo sau 20 ngày; C) Chồi tái sinh từ cuống lá sau 40 - 60 ngày.

Bảng 2. Sự tái sinh đa chồi từ mảnh lá

Phương pháp nuôi cấy

Môi trường

Số mẫu (mẫu)

Tỉ lệ mẫu tạo chồi (%) sau: Số chồi (chồi) 30 ngày 40 ngày 60 ngày

1 giai đoạn

EB1 24 0 0 12,15 1 – 2

EKB2 17 9,09 17,15 17,15 1

ĐC 1 30 10,0 20,00 26,67 1 – 2

2 giai đoạn

ĐC 3 8 0 0 12,5 1

ĐL 1 7 42,85 42,85 51,14 2 – 4

ĐL 2 10 0 0 0 0

Hình 2. Tái sinh đa chồi trực tiếp từ mảnh lá A) Mảnh lá ban đầu, B) Cây tái sinh trên môi trường bổ sung

1 mg/l NAA và 8 mg/l AgNO3 (ĐC1) ở cả hai phương pháp nuôi cấy một giai đoạn hoặc hai giai đoạn); C) Cây tái sinh từ mảnh lá bằng phương pháp nuôi cấy hai giai đoạn (ĐL1) bổ sung 0,5 mg/l 2,4D

(giai đoạn 1), bổ sung 2 mg/l TDZ (ở giai đoạn 2)

Tái sinh đa chồi trực tiếp từ mảnh lá

Sự tái sinh của mảnh lá trên môi trường nuôi cấy một giai đoạn: Trên ba môi trường nghiên cứu đều có sự phát sinh chồi, nhưng thời gian tạo chồi có sự khác biệt (Bảng 2).

Môi trường bổ sung BAP 1 mg/l (EB1), tỉ lệ đạt khá thấp 12,15% và sau 60 ngày mới tạo chồi. Môi trường phù hợp để tái sinh cây khoai lang từ mảnh lá đối với nuôi cấy 1 giai đoạn là môi trường ĐC1 bổ sung 1 mg/l NAA

B A C

B A C

Page 73: Tập 111, số 11, 2013

Vũ Thị Lan và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 111(11): 69 - 74

72

và 8 mg/l AgNO3, thời gian tạo chồi sớm (30 ngày), tỉ lệ tạo chồi đạt cao nhất (26,67%) sau 60 ngày, chồi được tạo ra từ phần cuống của lá, chồi mập, sinh trưởng và phát triển tốt. Kết quả này phù hợp với kết quả của Gong và đồng tác giả (2004) [5] khi nghiên cứu qui trình tái sinh cây trực tiếp từ mảnh lá của giống khoai lang Gaozi No.1.

Sự tái sinh của mảnh lá trên môi trường nuôi cấy 2 giai đoạn: Môi trường nuôi cấy khác nhau ở giai đoạn 2 đã có ảnh hưởng khác biệt lên sự hình thành chồi. Môi trường bổ sung 1 mg/l BAP (ĐL2) không có khả năng kích thích hình thành chồi trực tiếp từ mảnh lá, sau 60 ngày nuôi cấy không có chồi hình thành. Môi trường bổ sung 0,5 mg/l TDZ, tỉ lệ tạo chồi đạt là 12,5% sau 60 ngày nuôi cấy. Trên môi trường nuôi cấy ở giai đoạn 2 bổ sung 2 mg/l TDZ ( ĐL1), tỉ lệ tạo chồi đạt 51,14% sau 60 ngày nuôi cấy, có từ 2- 4 chồi/mẫu, đó là các chồi đơn, hình thành riêng rẽ từ khối mô sẹo xung quanh mép lá. Tuy nhiên, số lượng mẫu cấy còn hạn chế nên chúng tôi sẽ tiếp tục kiểm tra sự tái sinh của môi trường này với số lượng mẫu lớn hơn. Quan sát sự tái sinh của mảnh lá, chúng tôi nhận thấy, lá ngọn cho tần số tái sinh cao hơn so với những lá ở dưới và các mẫu lấy từ các phần cơ bản khác của chồi. Kết quả này là phù hợp với các kết luận của các tác giả khác khi nghiên cứu tái sinh từ mảnh lá khoai lang.

Tái sinh đa chồi tr ực tiếp từ đoạn thân Đoạn thân không chẻ

Từ bảng 3 cho thấy đối với các đoạn thân không chẻ sau 7 ngày nghiên cứu tỉ lệ tạo chồi đạt từ 93,38% đến 96,67% và tương đối ổn định đến 15 ngày (96-98%), số chồi/mẫu ở môi trường CB3 và CKB2 đạt 1,51 và 1,53 (chồi), chồi sinh trưởng và phát triển tốt. Riêng môi trường CKB2 chồi mập, xanh đậm hơn so với chồi ở môi trường chỉ bổ sung BAP và kinetin

Đoạn thân chẻ đôi

Đối với đoạn thân chẻ đôi hệ số nhân chồi cao hơn so với đoạn thân không chẻ được nuôi cấy trên các môi trường tương ứng. Tuy nhiên tỉ lệ tạo chồi thấp, chồi hình thành sớm chủ yếu từ các mẫu cấy là đoạn thân chẻ có chứa nách lá, còn các đoạn thân chẻ không chứa nách thì sùi tạo mô sẹo to, màu xanh nhạt, không tạo chồi trên các môi trường này. Điều này có thể các môi trường nghiên cứu này chưa phù hợp cho tạo chồi từ mô sẹo thân hoặc mô sẹo thân không tạo chồi. Ở môi trường CB1-CB3 và CKB2, sau 7 ngày tỉ lệ tạo chồi thấp cụ thể lần lượt là 33,75%, 42,75%, 28,33%, 46,3% nhưng số chồi/mẫu cao đạt từ 1,37 – 1,75 (chồi). Sau 15 ngày tỉ lệ tạo chồi không tăng, chỉ tăng số chồi trung bình/mẫu, đạt cao nhất ở môi trường CBK2 là 2,11 (chồi).

Bảng 3. Tái sinh đa chồi ở đoạn thân không chẻ và đoạn thân chẻ đôi

Kí hi ệu môi

trường

Chất ĐHST 7 ngày 15 ngày

BAP Kinetin Tỉ lệ tạo chồi

(%) Số chồi TB (chồi/mẫu)

Tỉ lệ tạo chồi (%)

Số chồi TB (chồi/mẫu)

Đoạn thân không chẻ

CB1 0,5 - 94,00 ± 4,00 1,12 ± 0,06 98,0 ± 4,47 1,34 ± 0,09

CB2 1,0 - 96,67 ± 3,33 1,14 ± 0,08 97,5 ± 5,00 1,41 ± 0,04

CB3 2,0 - 93,50 ± 1,50 1,19 ± 0,18 96,0 ± 5,48 1,51 ± 0,14

CKB2 1,0 0,5 93,38 ± 0,63 1,26 ± 0,11 96,0 ± 5,48 1,53 ± 0,05

Đoạn thân chẻ đôi

CB1 0,5 - 33,75 ± 11,08 1,37 ± 0,09 40,0 ± 18,25 1,61 ± 0,08

CB2 1,0 - 42,75 ± 3,89 1,43 ± 0,08 42,75 ± 3,89 1,82 ± 0,10

CB3 2,0 - 28,33 ± 10,4 1,75 ± 0,43 28,33 ± 10,4 2,0 ± 0,25

CKB2 1,0 0,5 46,30 ± 3,23 1,67 ± 0,15 46,30 ± 3,23 2,11 ± 0,60

Page 74: Tập 111, số 11, 2013

Vũ Thị Lan và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 111(11): 69 - 74

73

Bảng 4. Tái sinh đa chồi của của lát cắt ngang đoạn thân

Lát cắt ngang

Chỉ tiêu nghiên cứu Môi tr ường

CB1 CB2 CB3 CKB2

Ngọn Tỉ lệ tạo chồi (%) 57,89 63,63 72,72 70,58

Số chồi (cái) 1,25 1,55 1,38 1,67

Đốt 1 Tỉ lệ tạo chồi (%) 50,00 54,54 45,45 40,00

Số chồi (cái) 1,0 1,38 1,50 1,75

Đốt 2 Tỉ lệ tạo chồi (%) 40,00 53,85 36,36 37,50

Số chồi (cái) 1,0 1,33 1,75 1,70

Hình 3. Tái sinh đa chồi từ đoạn thân: A) Đoạn thân không chẻ; B) Đoạn thân chẻ đôi C) Lát cắt ngang đoạn thân

Lát cắt ngang đoạn thân Từ bảng 4 trên cho thấy, các lát cắt ngang thân ở các vị trí khác nhau có khả năng tạo chồi là khác nhau. Ở lát cắt ngọn tỉ lệ tạo chồi tại các môi trường CB1 - CB3, CKB2 đều cao hơn ở 2 vị trí còn lại là lát cắt đốt 1 và đốt 2. Tuy nhiên, số chồi/mẫu ở các lát cắt tương đối đồng đều, ở ngọn từ 1,25- 1,67 (chồi), ở đốt 1 từ 1-1,75 (chồi) và ở đốt 2 là từ 1 - 1,75 (chồi). Chồi hình thành sớm ở lát cắt ngang có chứa nách lá, còn các lát cắt không chứa nách lá thì mẫu cấy đều sùi mô sẹo, tạo thành các khối mô sẹo khá to, cứng có màu xanh hoặc vàng nhạt nhưng không tạo chồi sau khoảng 30 ngày. Do vậy, các lát cắt ngang ở gần đỉnh sinh trưởng là thích hợp cho nhân chồi ở cây khoai lang trên môi trường CKB2. Tuy nhiên, số chồi trên mẫu thấp hơn so với đoạn thân có chứa nách lá chẻ dọc.

KẾT LUẬN

Môi trường nuôi cấy hai giai đoạn phù hợp để tái sinh đa chồi trực tiếp từ cuống lá là môi trường MS* ở giai đoạn 1 bổ sung 0,5 mg/l 2,4D, giai đoạn 2 bổ sung 1 mg/l BAP (ĐC2) hoặc 1 mg/l NAA và 8 mg/l AgNO3 (ĐC4). Môi trường phù hợp để tái sinh chồi khoai

lang từ mảnh lá là môi trường MS* bổ sung 1 mg/l NAA và 8 mg/l AgNO3 (ĐC1) hoặc môi trường 2 giai đoạn (ĐL1): MS* bổ sung 0,5 mg/l 2,4D (giai đoạn 1) và 2 mg/l TDZ (giai đoạn 2). Môi trường phù hợp cho nhân chồi từ đoạn thân (không chẻ, chẻ đôi, lát cắt ngang) là môi trường CKB2: MS* bổ sung 10 % nước dừa, 0,5 mg/l kinetin, 1 mg/l BAP.

Lời cảm ơn. Công trình được hỗ trợ về trang thiết bị và hóa chất của phòng CNTBTV, Viện CNSH, Viện HLKH và CN Việt Nam

TÀI LI ỆU THAM KHẢO

1. Dessai AP; Gosukonda RM; Blay E; Dumenyo CK; Medina - Bolivar F; Prakash CS, (1995) “Plant regeneration of sweet potato (Ipomoea batatas L.) from leaf explants in vitro using a two stage protocol”, Scientia Horticulturae, Vol 62, 217 – 224. 2. Gosukonda RM, Prakash CS, Porobodessai A, Blay E, Peterson, (1995), “Thidiazuron - induced adventitious shoot regeneration of sweet potato Ipomoea batatas”, In Vitro Cellular & Developmental Biology, Vol. 31(2): 65 - 71. 3. Gong Y, Gao F and Tang K, (2004), In vitro high frequency direct root and shoot regeneration in sweet potato using the ethylene inhibitor silver

B A C

Page 75: Tập 111, số 11, 2013

Vũ Thị Lan và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 111(11): 69 - 74

74

nitrate”, South Afican Journal of Botany, Vol 71(1): 110-113. 4. Đinh Thế Lộc, (1984), Cây khoai lang, Nxb Nông Nghiệp.

5. Zheng Q, Dessai A P, Prakash CS, (1996), “Rapid and repetitive plant regeneration in sweetpotato via somatic embryogenesis”, Plant Cell Reports,Vol 15 (6): 381-385.

SUMMARY DIRECT SHOOT REGENERATION FROM DIFERENT MATERIALS OF KB1 SWEET POTATO VARIETY

Vu Thi Lan 1, 2*, Cao Diem Mi2, Pham Bich Ngoc1, Chu Hoang Ha1, Le Tran Binh1

1Institute of Biotechnology, VAST 2 College of Science – TNU

This paper represents some results aboat direct shoot regeneration from different materials of KB1 variety including petiole, leaf, stem internode explants. Media is MS* medium (MS added 3% sucrose, 2,23 g/l KCl, 8 g/l agar) and plant growth regulation. Direct shoot regeneration has gained from all meterials. The most medium for direct shoot regeneration from petiole explant are MS* medium added 0.5 mg/l 2,4D (stage 1), 1mg/l BAP (ĐC2) or 1 mg/l NAA + 8 mg/l AgNO3 (ĐC4) in stage 2. The most medium for direct shoot regeneration from leaf explants are MS* medium added 1 mg/l NAA + 8 mg/l AgNO3 (ĐC1) or two stage medium: MS* added 0,5 mg/l 2,4D (stage 1) and 2 mg/l TDZ (stage 2). The most medium for direct shoot regeneration from stem internode explants is CKB2 medium: MS* medium added 10% coconut milk, 0.5 mg/l kinetin, 1.0 mg/l BAP. Key words: Ipomoea batatas L., leaf, petiole, shoot regeneration, stem internode

Ngày nhận bài: 02/8/2013; Ngày phản biện: 30/8/2013; Ngày duyệt đăng: 15/11/2013

Phản biện khoa học: Nguyễn Thị Hải Yến – Trường Đại học Khoa học – ĐH Thái Nguyên

* Tel: 091 450 4250; Email: [email protected]

Page 76: Tập 111, số 11, 2013

Lê Viết Bảo và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 111(11): 75 - 78

75

KẾT QUẢ KHẢO NGHIỆM M ỘT SỐ GIỐNG KHOAI MÔN TRÊN ĐẤT RUỘNG 1 VỤ LÚA TẠI HUY ỆN LỤC YÊN, TỈNH YÊN BÁI

Lê Viết Bảo1, Nguyễn Ngọc Nông2*

1Trường Trung cấp Kinh tế - Kỹ thuật tỉnh Yên Bái 2Trường Đại học Nông Lâm – ĐH Thái Nguyên

TÓM TẮT

Cây khoai môn là cây trồng đặc sản ở miền núi. Kết quả khảo nghiệm 5 giống khoai môn trên đất ruộng 1 vụ tại huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái cho thấy: cả 5 giống khoai môn (Khoai môn Yên Bái 1, Yên Bái 2, Yên Bái 3, Bắc Kạn và Hà Giang) đều sinh trưởng, phát triển tốt. Thời gian sinh trưởng, phát triển của các giống từ 235 đến 240 ngày, phù hợp để bố trí cây trồng vụ đông sau khi thu hoạch khoai môn trên đất 1 vụ. Năng suất củ của giống khoai môn Yên Bái 1 đạt cao nhất: 303,1 tạ/ha, giống khoai môn Hà Giang: 280,8 tạ/ha, giống khoai môn Yên Bái 3: 269,9 tạ/ha, giống khoai môn Yên Bái 2: 265,2 tạ/ha, giống khoai môn Bắc Kạn đạt thấp nhất: 241,0 tạ/ha. Từ khóa: Giống, khoai môn, ruộng 1 vụ, năng suất.

ĐẶT VẤN ĐỀ *

Cây khoai môn có tên khoa học là Colocasia Autiquarum Schott, đã được trồng từ lâu tại huyện Lục Yên, trở thành cây đặc sản của địa phương. Tuy nhiên, do kỹ thuật trồng, chăm sóc chủ yếu dựa vào kinh nghiệm cổ truyền, diện tích còn nhỏ lẻ, phân tán, năng suất và hiệu quả kinh tế thấp. Vì vậy, việc nghiên cứu khảo nghiệm tuyển chọn các giống khoai môn thích hợp với điều kiện khí hậu, đất đai tại địa phương nhằm đưa giống tốt vào cơ cấu giống cây trồng, làm cơ sở cho việc mở rộng diện tích đặc biệt trên đất ruộng 1vụ lúa, hạn chế hiện tượng phá rừng làm rẫy, nâng cao hiệu quả kinh tế cây khoai môn và chuyển đổi cơ cấu cây trồng hợp lý tại địa phương là hết sức cần thiết.

Mục tiêu: So sánh các giống khoai môn, xác định được giống khoai môn triển vọng, phù hợp với điều kiện khí hậu đất đai tại địa phương trên đất ruộng 1 vụ lúa tại huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái để từ đó nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật phù hợp vào năm 2012.

NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Nội dung Khảo nghiệm và theo dõi các chỉ tiêu sinh trưởng, năng suất của 5 giống khoai môn trên đất ruộng 1 vụ. Địa điểm nghiên cứu: xã Liễu * Email: [email protected]

Đô, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái. Thời gian: năm 2011.

Phương pháp nghiên cứu * V ật liệu nghiên cứu: 5 giống khoai môn được thu thập tại các địa phương khu vực phía Bắc Việt Nam, gồm: Khoai môn Yên Bái 1, 2, 3; khoai môn Bắc Kạn, khoai môn Hà Giang. * Điều kiện đất thí nghiệm: Thí nghiệm được bố trí trên đất ruộng 1 vụ tại thôn Cây Thị, xã Liễu Đô, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái.

Tính chất đất: pH KCL: 3,70; OC: 1,42%; đạm tổng số: 0,14% N; lân tổng số: 0,10 %P2O5; ka li tổng số: 0,19 % K2O; đạm dễ tiêu NO3

-: 1,95 mg/100gr đất; đạm dễ tiêu NH4

+: 0,92 mg/100gr đất , lân dễ tiêu 8,61 mg/100gr đất; ka li dễ tiêu: 5,42 mg/100gr đất.

* Bố trí thí nghiệm đồng ruộng: Thí nghiệm gồm 5 công thức, mỗi công thức tương ứng với một giống, 3 lần nhắc lại, bố trí theo kiểu khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh (RCBD): Công thức (CT) 1: Khoai môn Yên Bái 1 (Đối chứng), CT 2: khoai môn Yên Bái 2, CT 3: Khoai môn Yên Bái 3, CT 4: Khoai môn Khoai môn Hà Giang, CT 5: Khoai môn Bắc Kạn. Mật độ trồng 33.000 cây/ha. Lượng phân bón/ha: 0,5 tấn vôi bột, 20 tấn P/C, 80kg N, 100kg P2O5, 100kg K2O.

* Theo dõi các chỉ tiêu về sinh trưởng, năng suất của các giống trong thí nghiệm.

Page 77: Tập 111, số 11, 2013

Lê Viết Bảo và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 111(11): 75 - 78

76

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

Đặc điểm hình thái một số giống khoai môn trong thí nghiệm

Giống khoai môn Hà Giang: Lá mầu xanh, dọc lá mầu xanh hơi tối mầu, cao 1,5 - 1,6 m. Ăn củ cái, củ con nhiều, trọng lượng củ cái từ: 0,7- 0,9 kg, hình trụ dài. Giống khoai môn Bắc Kạn: Dọc màu xanh đậm, lá hình tim, dọc gần phiến lá và dốn lá mầu tím, ruột củ nhiều tia sợi tím, chiều cao trung bình 1,2-1,3 m, trọng lượng củ cái TB 0,4- 0,6 kg/củ, nhiều củ con, củ hình trụ đều. Khoai môn Yên Bái 1: Dọc, gân lá màu tím đen, lá mầu xanh vàng gợn sóng, cây cao 1,5-1,6 m. Ruột củ trắng, trọng lượng củ TB 0,6- 0,8 kg/củ, ít củ con, củ hình trụ lệch tâm. Khoai môn Yên Bái 2: Dọc, gân lá màu tím, lá mầu xanh, cây cao 1,5-1,6 m. Ruột củ trắng, trọng lượng củ TB 0,7- 0,8 kg/củ, ít củ con, củ tròn đều. Khoai môn Yên Bái 3: Dọc, gân lá màu xanh trắng, lá mầu xanh nõn chuối, lá to, hình trái tim, cây cao 1,4-1,5 m. Ruột củ trắng, trọng lượng củ TB 0,7- 0,8 kg/củ, củ hình tròn, ít củ con, củ con dài.

Thời gian sinh trưởng, phát triển của các giống khoai môn

Các giống khoai môn có thời gian sinh trưởng dao động từ 235 ngày đến 240 ngày, trong đó,

giống khoai môn Yên Bái 1, 2: 235 ngày, dài nhất là giống Yên Bái 3: 240 ngày, 2 giống Bắc Kạn, Hà Giang: 237 ngày.

Chiều cao và số lá trên cây của các giống khoai môn

Vào thời điểm tháng 07 các giống đều có chiều cao cao nhất, sau đó giảm dần vào các tháng 8 và 9 đến khi thu hoạch. Chiều cao đạt cao nhất là giống Hà Giang đạt 147,2 cm, thấp nhất là giống Bắc Kạn chỉ đạt 127,5cm, giống Yên Bái 1 đạt 146,1 cm, Giống Yên Bái 2: đạt 145,3 cm, giống Yên Bái 3 đạt: 141,6cm.

Sau quá trình theo dõi, các giống có số lá dao động từ 17,3 đến 18,6 lá trong đó giống Yên Bái 1: 18,5 lá, giống Yên Bái 2: 18,3 lá, giống Yên Bái 3: 17,8 lá, giống Hà Giang: 18,6 lá, giống Bắc Kạn: 17,3 lá.

Năng suất, các yếu tố cấu thành năng suất và đánh giá chất lượng củ của các giống khoai môn trong thí nghiệm

* Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất các giống khoai môn trong thí nghiệm

Qua nghiên cứu các yếu tố cấu thành năng suất của các giống khoai môn trong thí nghiệm chúng tôi thu được kết quả ở bảng 1.

Bảng 1: Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống khoai môn trên đất ruộng 1 vụ năm 2011

TT Tên giống

Mật độ cây/m2

Củ cái/cây Củ con/cây NSLT (tạ/ha)

NSTK (tạ/ha) Số củ

P.củ (Kg)

Số củ P.củ (kg)

I Đất ruộng L.Y

1 Khoai môn YB1 3,3 1 0,77 10,16 0,029 351,3 303,1

2 Khoai môn YB2 3,3 1 0,75 6,9 0,028 311,3 265,2

3 Khoai môn YB3 3,3 1 0,72 8,1 0,028 312,4 269,9

4 Khoai môn H.giang 3,3 1 0,78 7,4 0,031 333,1 280,8

5 Khoai môn B.Kạn 3,3 1 0,46 12,2 0,032 280,6 241,0

PCT 0,000 0,000

CV (%) 2,9 2,7

LSD05 17,21 13,98

Page 78: Tập 111, số 11, 2013

Lê Viết Bảo và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 111(11): 75 - 78

77

Bảng 2: Hiệu quả kinh tế của các giống khoai môn trong thí nghiệm trên đất ruộng 1 vụ năm 2011

TT Tên giống

Thu (1000đ/ha) Chi (1000đ/ha)

Lãi (1000đ/ha) Củ cái Củ con

1 Khoai môn Yên Bái 1 109.265.000 16.918.000 65.130.000 61.053.000 2 Khoai môn Yên Bái 2 105.190.000 10.966.000 65.130.000 51.026.000 3 Khoai môn Yên Bái 3 102.760.000 12.874.000 65.130.000 50.504.000 4 Khoai môn Hà Giang 108.110.000 12.914.000 65.130.000 55.894.000 5 Khoai môn Bắc Kạn 64.285.000 22.494.000 65.130.000 21.649.000

Ở mức tin cậy 95%, các giống có sự chênh lệch đáng kể về năng suất, giống Yên Bái 2 và 3 không có sự khác nhau về năng suất. Năng suất lý thuyết (NSLT) của các giống tương đối cao, trung bình năng suất lý thuyết đạt >280 tạ/ha. Giống có năng suất lý thuyết cao nhất là giống Khoai môn Yên Bái 1: 351,3 tạ/ha. Giống có năng suất thấp nhất là giống khoai môn Bắc Kạn: 280,6 tạ/ha. Năng suất thống kê (NSTK) của các giống đạt từ 241,0 ta/ha (giống Bắc Kạn) đến 303,1 tạ/ha (giống Yên Bái 1).

Qua kết quả về năng suất và ý kiến đánh giá của người dân thấy rằng, giống khoai môn bản địa Yên Bái 1 có năng suất cao nhất, một số chỉ tiêu về chất lượng củ qua cảm quan mặc dù có phần kém hơn so với giống khoai môn Bắc Kạn nhưng có hương vị thơm ngon. Chính vì vậy, chúng tôi lựa chọn giống khoai môn Yên Bái 1 là giống có triển vọng để tiếp tục nghiên cứu một số biện pháp về mật độ, thời gian trồng và lượng phân bón trong năm 2012.

Đánh giá hiệu quả kinh tế các giống khoai môn trong thí nghiệm

Đánh giá hiệu quả kinh tế các giống khoai môn trong thí nghiệm, chúng tôi đã tiến hành tính toán dựa trên số liệu về năng suất thực thu của các giống. Kết quả được trình bày ở bảng 2.

Qua bảng 2 thấy rằng giống khoai môn Yên Bái 1 có hiệu quả kinh tế cao nhất, nếu được đầu tư, chăm sóc, 1 ha đất ruộng 1 vụ có lãi là: 61.053.000đ. Thấp nhất là giống khoai môn Bắc Kạn đạt: 21.649.000đ do có năng suất thấp hơn các giống khác. Các giống

khoai môn Yên Bái 2 đạt: 51.028.000đ, Yên Bái 3 đạt: 50.504.000đ, khoai môn Hà Giang đạt: 55.894.000đ sau giống Yên Bái 1.

KẾT LUẬN, ĐỀ NGHỊ

Kết luận

- 5 giống khoai môn được khảo nghiệm trên đất ruộng 1 vụ tại xã Liễu Đô, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái đều sinh trưởng, phát triển tốt.

- Thời gian sinh trưởng, phát triển của các giống dao động từ 235 đến 240 ngày đảm bảo cho việc bố trí cây vụ đông sau khi thu hoạch khoai môn nhằm tăng hiệu quả kinh tế. Về chiều cao cây giống khoai môn Bắc Kạn thấp nhất trong 5 giống nghiên cứu, các giống còn lại không có sự chênh lêch đáng kể. Số lá các giống không có sự chênh lệch đáng kể.

- Năng suất thực thu của các giống khoai môn đạt từ 241,0 tạ/ha đến 303,1 tạ/ha, cao nhất là giống khoai môn Yên Bái 1: 303,1 tạ/ha, thấp nhất là giống khoai môn Bắc Kạn: 241,0 tạ/ha, giống khoai môn Yên Bái 2 đạt 265,2 tạ/ha, giống khoai môn Yên Bái 3: 269,9 tạ/ha, giống Hà Giang đạt: 280,8 tạ/ha.

Đề nghị

- Lựa chọn giống khoai môn Yên Bái 1 là giống có triển vọng và tiếp tục nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật về mật độ, thời gian trồng và lượng phân bón thích hợp trong năm 2012.

- Khuyến khích mở rộng diện tích sản xuất giống khoai môn Yên Bái 1 trên quy mô lớn hơn trên địa bàn, coi trọng trồng khoai môn trên đất ruộng một vụ, để hạn chế tình trạng phá rừng làm rẫy.

Page 79: Tập 111, số 11, 2013

Lê Viết Bảo và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 111(11): 75 - 78

78

TÀI LI ỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Thị Ngọc Huệ, Nguyễn Xuân Việt (2001). “Biến dị izozim và mối quan hệ giữa các dạng bội, nhiễm sắc thể ở loài khoai môn, C.esculenta (L)Schott”, Tạp chí khoa học, Đại học Sư phạm, Hà Nội. 2. Nguyễn Thị Ngọc Huệ, Nguyễn Văn Viết (2004), Tài nguyên di truyền khoai môn - sọ ở Việt Nam, Nhà xuất bản Nông Nghiệp, Hà Nội.

3. Nguyễn Thị Ngọc Huệ, Đinh Thế Lộc (2005). Cây có củ và kỹ thuật thâm canh, quyển 3, khoai môn – sọ. Nhà xuất bản Lao động xã hội. 4. Nguyễn Ngọc Nông, Nguyễn Đình Thi, Hoàng Hải, "Chuyển giao tiến bộ kỹ thuật xây dựng mô hình thâm canh cây khoai môn tại tỉnh Bắc Kạn", Tạp chí Khoa học và Công nghệ - Đại học Thái Nguyên, 2006. Trang 40 -50. 5. Tổ nghiên cứu cây có củ Viện KHNN (1965). Cây khoai nước. Kết quả nghiên cứu khoa học nông nghiệp 1965, Hà Nội, tr 243-258, 259-266.

SUMMARY RESEARCH RESULTS OF SOME TARO VARIETIES ON LAND OF ONE RICE CROP FIELD IN LUC YEN DISTRICT, YEN BAI PROVINCE

Le Viet Bao1, Nguyen Ngoc Nong2* 1Yen Bai Economics and Technology School 2College of Agriculture and Forestry - TNU

Varieties of taro: Yen Bai 1, Yen Bai 2, Yen Bai 3, Ha Giang, Bac Kan, which were surveyed on soil of one crop field in Luc Yen district, Yen Bai province were all growing and developing well. Time for growth and development of the varieties ranges from 235 to 240 days to ensure the arrangement of winter crops after harvesting taro in order to increase economic efficiency. Statistics productivity of taro varieties ranges from 241.0 quintals/hectare to 303,1 quintals/hectare, the highest one is Yen Bai 1 taro varieties: 303,1 quintals/hectare, the lowest one is Bac Kan taro varieties: 241,0 quintals/hectare, Yen Bai 2 taro varieties reach 265,2 quintals/hectare, Yen Bai 3 taro varieties reach 269,9 quintals/hectare, Ha Giang taro varieties reach 269,9 quintals/hectare. The varieties of Ha Giang, Yen Bai and Bac Kan has high economic efficiency. Bac Kan taro varieties have the best quality, followed by Yen Bai, Ha Giang varieties and 2 varieties of Lao Cai. Key words: Variety, taro, land of one rice crop, product.

Ngày nhận bài: 28/8/2013; Ngày phản biện: 20/9/2013; Ngày duyệt đăng: 15/11/2013

Phản biện khoa học: TS. Nguyễn Chí Hiểu – Trường Đại học Nông Lâm – ĐH Thái Nguyên

* Email: [email protected]

Page 80: Tập 111, số 11, 2013

Nguyễn Viết Hưng và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 111(11): 79 - 85

79

KẾT QUẢ SO SÁNH MỘT SỐ DÒNG, GIỐNG SẮN CÓ TRIỂN VỌNG TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÁI NGUYÊN

Nguyễn Viết Hưng* , Trần Văn Điền, Thái Thị Ngọc Trâm Trường Đại học Nông Lâm – ĐH Thái Nguyên

TÓM TẮT

Thí nghiệm so sánh giống sắn được nghiên cứu tại Thái Nguyên bao gồm 7 dòng, giống là Xanh Vĩnh Phú (XVP), KM397, KM414, KM98-7, OMR35-8-2, CM9942-2 và GM155-17. Kết quả nghiên cứu cho thấy một số dòng, giống sắn có đặc điểm sinh trưởng, phát triển tốt hơn là KM414, CM9942-2, KM98-7 và GM155-17. Giống KM414, KM987 và dòng CM9942-2 có NSCT, NSSVH, NSCK, NSTB cao hơn hẳn các dòng, giống sắn tham gia thí nghiệm. Giống KM98-7, dòng CM9942-2 và giống KM414 dẫn đầu về chỉ tiêu chất lượng là TLCK, TLTB. 4 dòng, giống là KM414, CM9942-2, KM98-7, GM155-17 có lãi thuần cao hơn hẳn các dòng, giống tham gia thí nghiệm và cao hơn giống đối chứng XVP từ 0,29 triệu đồng/ha đến 12,17 triệu đồng/ha. Từ khóa: Cây sắn, năng suất, chọn lọc giống, khảo nghiệm giống.

ĐẶT VẤN ĐỀ*

Sắn (Manihot esculenta Crantz) là cây lương thực, thực phẩm chính cho hơn 500 triệu người trên thế giới, tổ chức Nông lương thế giới (FAO) xếp sắn là cây lương thực quan trọng, sau lúa gạo, ngô và lúa mì, ở các nước đang phát triển [4]. Tinh bột sắn là một thành phần quan trọng trong chế độ ăn của hơn một tỷ người trên thế giới. Đặc biệt trong thời gian tới, sắn là nguyên liệu chính cho công nghiệp chế biến nhiên liệu sinh học (ethanol) [6].

Ở nước ta những năm gần đây, cây sắn thực sự đã trở thành cây hàng hoá góp phần rất lớn trong công cuộc xoá đói giảm nghèo. Hiện nay cả nước có 53 nhà máy với công suất trên 50 tấn tinh bột ngày đêm và khoảng hơn 2.000 cơ sở chế biến thủ công. Sản lượng tinh bột hàng năm xấp xỉ 1 triệu tấn, góp phần đáng kể cho nền kinh tế quốc dân [1]. Cây sắn ở nước ta hiện nay càng có nhu cầu cao trong công nghiệp chế biến tinh bột, thức ăn chăn nuôi, thực phẩm, dược liệu và cũng đang trở thành cây hàng hóa, tạo việc làm tăng thu nhập cho người dân, nhất là ở vùng núi và trung du.

* Email: [email protected]

Trước sự phát triển và nhu cầu ngày càng tăng về năng suất và chất lượng sắn thì cần đòi hỏi có một nguồn giống sắn tốt, đạt năng suất cao đồng thời đảm bảo về mặt chất lượng, thích hợp trên nhiều loại đất khác nhau, nên công tác chọn lọc giống sắn tốt phục vụ kịp thời nhu cầu hiện nay đang được các nhà khoa học trong và ngoài nước quan tâm.

VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP

Đối tượng nghiên cứu gồm 7 dòng, giống tham gia thí nghiệm trong đó có 4 giống là Xanh Vĩnh Phú (XVP), KM397, KM414, KM98-7 và 3 dòng là OMR35-8-2, CM9942-2, GM155-17.

Thời gian nghiên cứu từ tháng 3/2011 - tháng 1/2012 tại ĐH Nông Lâm Thái Nguyên.

Thí nghiệm được bố trí theo kiểu khối ngẫu nghiên hoàn chỉnh gồm 7 công thức với 3 lần nhắc lại. Diện tích ô thí nghiệm: 5m x 4m = 20m2/ô. Mật độ trồng sắn 1 m x 1 m = 10.000 cây/ ha . Lượng phân bón 10 tấn phân chuồng + 40 kg N + 40 kg P205 + 80 kg K2O. Các thí nghiệm đồng ruộng được áp dụng biện pháp kỹ thuật theo quy trình khảo nghiệm giống sắn [2]. Phân tích kết quả thí nghiệm theo IRRISTAT 5.0 và phần mềm Microsoft Excel [5].

Page 81: Tập 111, số 11, 2013

Nguyễn Viết Hưng và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 111(11): 79 - 85

80

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

Tỷ lệ nảy mầm và thời gian nảy mầm của các dòng, giống sắn tham gia thí nghiệm

Bảng 1: Tỷ lệ mọc mầm và thời gian mọc mầm của các dòng, giống sắn tham gia thí nghiệm

Tên dòng, giống Tỷ lệ mọc mầm

(%)

Thời gian mọc mầm (ngày)

Bắt đầu Kết thúc

Xanh Vĩnh Phú(đ/c) 97,0 13 19

OMR35-8-2 98,6 14 20

KM414 100,0 15 21

KM397 100,0 12 21

CM9942-2 97,0 15 20

KM98-7 98,0 13 19

GM155-17 96,0 15 19

Bảng 2: Một số đặc điểm nông học của 7 dòng, giống sắn tham gia thí nghiệm

Tên dòng, giống Chiều cao thân chính

(cm) Chiều cao cây

(cm) Đường kính gốc

(cm)

XVP(đ/c) 219,87 294,47 3,23

OMR35-8-2 213,27 301,20 2,78

KM414 190,27 276,07 3,09

KM397 232,73 310,80 3,05

CM9942-2 200,60 284,00 2,90

KM98-7 251,93 304,33 2,85

GM155-17 338,40 338,40 3,37

Một số đặc điểm nông học của các dòng, giống sắn tham gia thí nghiệm Trong cùng một thời vụ trồng, điều kiện tự nhiên, mật độ trồng, chế độ dinh dưỡng và chăm sóc như nhau nhưng tỷ lệ nảy mầm, thời gian bắt đầu mọc mầm và kết thúc mọc mầm của các dòng, giống là khác nhau. Đó là do đặc điểm của dòng, giống khác nhau quyết định.

Bảng số liệu 1 cho thấy: Tỷ lệ mọc mầm của các dòng, giống sắn tham gia thí nghiệm là khá cao (trên 95%) và tương đối đồng đều. Giống KM414 và KM397 có tỷ lệ mọc mầm cao nhất đạt 100% cao hơn giống đối chứng (XVP) là 3%. Dòng GM155-17 có tỷ lệ mọc mầm thấp nhất đạt 96% thấp hơn giống đối chứng 1%.

Khoảng thời gian mọc mầm của các dòng, giống cũng khác nhau, dao động từ 4-9 ngày.

Giống KM397 có khoảng thời gian mọc mầm kéo dài nhất là 9 ngày dài hơn giống đối chứng (XVP) là 3 ngày, dòng GM155-17 có thời gian mọc mầm ngắn nhất (4 ngày) ngắn hơn giống đối chứng là 2 ngày. Các dòng, giống còn lại đều có thời gian mọc mầm bằng nhau và bằng giống đối chứng (XVP) là 6 ngày.

Qua bảng số liệu 2 cho thấy: Chiều cao thân chính của các dòng, giống sắn tham gia thí nghiệm tương đối cao dao động từ 190,27 cm đến 338,40 cm. Cao nhất là dòng GM155-17 với 338,40 cm cao hơn giống đối chứng XVP là 118,53 cm. Thấp nhất là giống KM414 chỉ đạt 190,27 cm thấp hơn giống đối chứng XVP là 29,6 cm.

Chiều cao cuối cùng của các dòng, giống sắn dao động từ 284,00 cm đến 338,40 cm. Trong đó dòng GM155-17 có chiều cao cuối cùng

Page 82: Tập 111, số 11, 2013

Nguyễn Viết Hưng và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 111(11): 79 - 85

81

cao nhất đạt 338,40 cm cao hơn giống đối chứng XVP (294,47 cm) là 43,93 cm. Giống KM414 và dòng CM9942-2 có chiều cao cuối cùng thấp hơn giống đối chứng XVP lần lượt là 18,4 cm và 10,47 cm. Các dòng, giống còn lại đều có chiều cao cuối cùng lớn hơn 300 cm và dao động từ 301,20 cm đến 338,40 cm.

Đường kính gốc của các dòng, giống sắn tham gia thí nghiệm đều lớn hơn 2,5 cm trở lên. Dòng GM155-17 có đường kính gốc lớn nhất đạt 3,37 cm lớn hơn giống đối chứng XVP là 0,14 cm. Các giống còn lại có đường kính gốc dao động từ 2,78 cm đến 3,09 cm và đều nhỏ hơn so với giống đối chứng (XVP).

Một số yếu tố cấu thành năng suất của các dòng, giống sắn tham gia thí nghiệm

Bảng số liệu 3 cho thấy:

Chiều dài củ của các dòng, giống sắn dao động từ 25,40 cm đến 31,35 cm. Cao nhất là giống Xanh Vĩnh Phú có chiều dài củ đạt 31,35 cm. Dòng CM9942-2 có chiều dài củ ngắn nhất chỉ đạt 25,40 cm và thấp hơn giống đối chứng Xanh Vĩnh Phú là 5,95 cm.

Đường kính củ của các dòng, giống sắn tham gia thí nghiệm đều từ 3 cm trở lên và dao động từ 3,47 cm đến 4,60 cm. Giống KM414 có đường kính củ cao nhất đạt 4,60 cm và cao hơn giống đối chứng (XVP) là 0,22cm, thấp nhất là dòng OMR35-8-2 với đường kính củ đạt 3,47 cm thấp hơn so với giống đối chứng (XVP) là 0,91 cm. Các giống còn lại đường kính củ dao động từ 3,84 cm đến 4,29 cm, các

dòng, giống này có đường kính củ đều thấp hơn giống đối chứng (XVP).

Số củ trên gốc của các dòng, giống sắn là khá cao. Số củ dao động từ 7,33 củ/gốc đến 14,93 củ/gốc. Trong đó giống KM414 có số củ/gốc cao nhất với 14,93 củ nhiều hơn so với giống đối chứng (XVP) là 4,73 củ/gốc. Giống OMR35-8-2 có số củ trên gốc thấp nhất chỉ đạt 7,33 củ/gốc thấp hơn 2,87 củ/gốc so với giống Xanh Vĩnh Phú (đ/c). Các dòng, giống còn lại có số củ trên gốc cao hơn giống Xanh Vĩnh Phú (10,20 củ/gốc) từ 0,6 củ/gốc đến 3,2 củ/gốc.

Khối lượng trung bình củ trên gốc của các dòng, giống sắn tham gia thí nghiệm dao động từ 3,02 kg đến 4,17 kg. Cao nhất là giống KM414 với khối lượng trung bình củ đạt 4,17 kg cao hơn 1,11 kg so với giống đối chứng Xanh Vĩnh Phú. Thấp nhất là giống OMR35-8-2 có khối lượng trung bình củ trên gốc chỉ đạt 3,02 kg thấp hơn giống đối chứng Xanh Vĩnh Phú là 0,04 kg.

Năng suất và chất lượng của các dòng, giống sắn

Năng suất sinh vật học của các dòng, giống sắn

Biểu đồ 1 cho thấy:

Đa số các dòng, giống sắn tham gia thí nghiệm đều có năng suất thân lá cao hơn giống đối chứng Xanh Vĩnh Phú. Duy chỉ có dòng CM9942-2 có năng suất thân lá thấp hơn giống đối chứng Xanh Vĩnh Phú 0,37 tấn/ha.

Bảng 3: Một số yếu tố cấu thành năng suất các dòng, giống sắn tham gia thí nghiệm

Dòng, giống sắn Chiều dài củ

(cm) Đường kính

củ (cm) Số củ/gốc (củ)

Khối lượng TB củ/gốc

(kg) Xanh Vĩnh Phú (đ/c) 31,35 4,38 10,20 3,06

OMR35-8-2 29,16 3,47 7,33 3,02

KM414 27,17 4,60 14,93 4,17

KM397 25,41 3,84 11,20 3,06

CM9942-2 25,40 4,01 12,80 3,48

KM98-7 29,29 4,29 13,40 3,68

GM155-17 27,87 3,99 10,80 3,08

Page 83: Tập 111, số 11, 2013

Nguyễn Viết Hưng và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 111(11): 79 - 85

82

11,93

30,6

12,2

30,2

12,46

41,67

13,1

30,6

11,56

34,8

14,33

38,33

12,03

30,87

0

10

20

30

40

50

60

Năng su ất (tấn/ha)

Xanh VĩnhPhú (đ/c)

OMR 35-8-2

KM414 KM397 CM9942-2 KM98-7 GM155-17

Dòng, gi ống

Năng suất củ tươi (tấn/ha)

Năng suất thân lá (tấn/ha) Biểu đồ 1: Năng suất sinh vật học của các dòng, giống sắn tham gia thí nghiệm

Các dòng, giống sắn tham gia thí nghiệm có năng suất củ tươi dao động từ 30,2- 41,67 tấn/ha. Giống KM414 có năng suất củ tươi đạt cao nhất với 41,67 tấn/ha cao hơn giống đối chứng XVP là 11 tấn/ha tăng 35,86%. Thấp nhất là giống OMR35-8-2 có năng suất củ tươi đạt 30,2 tấn/ha thấp hơn giống đối chứng XVP là 0,47 tấn/ha giảm 1,53%.

Các dòng, giống sắn tham gia thí nghiệm có năng suất sinh vật học biến động lớn và dao động trong khoảng từ 42,40 tấn/ha đến 54,13 tấn/ha. Giống KM414, KM98-7 và dòng CM9942-2 có năng suất sinh vật học cao hơn giống đối chứng XVP ở mức tin cậy là 95%. Các dòng, giống còn lại gồm OMR35-8-2, KM397, GM155-17 có năng suất sinh vật học dao động từ 42,40 tấn/ha đến 43,70 tấn/ha có năng suất sinh vật học không sai khác so với giống đối chứng.

Chỉ số thu hoạch của các dòng, giống sắn

Chỉ số thu hoạch (CSTH) của cây sắn đánh giá khả năng thích ứng và cho năng suất của các dòng, giống sắn tham gia thí nghiệm.

CSTH = (NSCT / NSSVH ) x 100 (%)

Biểu đồ 2 cho thấy: Chỉ số thu hoạch của các dòng, giống sắn tham gia thí nghiệm đều dao động trong khoảng 70 - 76,93%. Giống KM414 có chỉ số thu hoạch cao nhất đạt 76,93 và cao hơn giống đối chứng XVP (71,92%) là 5,0%.

70,071,19

76,9375,07

72,50

72,80

71,92

66

68

70

72

74

7678

XanhVĩnhPhú(đ/c)

OMR 35-8-2

KM414 KM397 CM9942-2

KM98-7 GM155-17

Dòng, gi ống

CSTH (%)

Biểu đồ 2: Chỉ số thu hoạch của các dòng,

giống sắn tham gia thí nghiệm

Tỷ lệ chất khô và năng suất củ khô của các giống sắn Tỷ lệ chất khô: Tỷ lệ chất khô của các dòng, giống sắn tương đối cao dao động trong khoảng từ 35,62% đến 39,12%. Dòng GM155-17 có tỷ lệ chất khô cao nhất đạt 39,12% và cao hơn giống đối chứng 3%. Giống KM414 có tỷ lệ chất khô thấp hơn giống đối chứng Xanh Vĩnh Phú (36,12%) là 0,5%.

Năng suất củ khô của các dòng, giống sắn dao động từ 10,90 tấn/ha đến 14,82 tấn/ha. Giống KM414, KM98-7 và dòng CM9942-2 có có năng suất củ khô cao hơn đối chứng từ 1,98 - 3,76 tấn/ha (18,8 – 33,99%) ở mức tin cậy là 95%. Các dòng, giống còn lại là dòng GM155-17, giống KM397 và dòng OMR35-8-2 có năng suất củ khô là 12,07 tấn/ha, 11,91 tấn/ha và 10,90 tấn/ha không sai khác so với giống đối chứng Xanh Vĩnh Phú.

Page 84: Tập 111, số 11, 2013

Nguyễn Viết Hưng và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 111(11): 79 - 85

83

36,12 36,19 35,62

38,8837,46 37,59

39,12

11,06 10,9

14,82

11,9113,04

14,412,07

0

5

10

15

20

25

30

35

40

45

Xanh VĩnhPhú (đ/c)

OMR 35-8-2

KM414 KM397 CM9942-2 KM98-7 GM155-17

Dòng, gi ống

Tỉ lệ chất khô %

Ns củ khô (tấn/ha) Biểu đồ 3: Tỷ lệ chất khô và năng suất củ khô của

các dòng, giống sắn tham gia thí nghiệm

Tỷ lệ tinh bột và năng suất tinh bột của các dòng, giống sắn Các dòng, giống tham gia thí nghiệm đều có tỷ lệ tinh bột cao hơn giống đối chứng và dao động từ 24,16% đến 28%. Dòng GM155-17 có tỷ lệ tinh bột đạt 28% cao hơn giống đối chứng 3,84%. Thấp nhất là giống KM414 với tỷ lệ tinh bột đạt 23,53% và thấp hơn giống đối chứng 0,63%. Các giống còn lại có tỷ lệ tinh bột dao động trong khoảng từ 24,26% đến 26,1% và đều cao hơn so với giống đối chứng Xanh Vĩnh Phú là 0,1% đến 1,94%.

Các dòng, giống tham gia thí nghiệm có năng suất tinh bột dao động từ 7,29 tấn/ha đến 9,99 tấn/ha. Trong đó giống KM98-7 có năng suất tinh bột đạt 9,99 tấn/ha cao hơn

giống đối chứng XVP (7,39 tấn/ha) là 2,6 tấn/ha và tăng 35,18%. Giống KM414 đạt 9,78 tấn/ha và cao hơn so với giống đối chứng là 2,39 tấn/ha tăng 32,88%. Dòng CM9942-2có năng suất tinh bột đạt 9,01 tấn/ha và cao hơn 1,62 tấn/ha so với giống đối chứng và tăng 21,91%.

24,16 24,2623,53

27,66

25,90 26,10

28,00

7,39 7,29

9,788,48 9,01

9,998,64

0

5

10

15

20

25

30

Xanh VĩnhPhú (đ/c)

OMR 35-8-2

KM414 KM397 CM9942-2 KM98-7 GM155-17

Dòng, giốngTỉ lệ tinh bột %

Ns tinh bột (tấn/ha) Biểu đồ 4: Tỷ lệ tinh bột và năng suất tinh bột của

các dòng, giống sắn tham gia thí nghiệm

Ba dòng, giống còn lại là OMR35-8-2, GM155-17 và KM397 có năng suất tinh bột từ 7,29 tấn/ha đến 8,64 tấn/ha và đều không sai khác so với giống đối chứng Xanh Vĩnh Phú.

Từ kết quả trên ta thấy giống KM98-7, KM414, dòng CM9942-2 là những dòng, giống có tỷ lệ tinh bột và năng suất tinh bột cao hơn giống đối chứng Xanh Vĩnh Phú ở mức độ tin cậy là 95%.

Hoạch toán hiệu quả kinh tế của các dòng, giống sắn tham gia thí nghiệm

Bảng 4: Kết quả hạch toán kinh tế của 7 dòng, giống sắn thí nghiệm

Tên dòng, giống sắn Năng suất củ tươi

(tấn/ha) Tổng thu (tr.đ/ha)

Tổng chi (tr.đ/ha)

Lãi thuần (tr.đ/ha)

Xanh Vĩnh Phú (đ/c) 30,60 33,66 13,80 19,86 OMR35-8-2 30,20 33,22 13,80 19,42 KM414 41,67 45,83 13,80 32,03 KM397 30,60 33,66 13,80 19,86 CM9942-2 34,80 38,28 13,80 24,48 KM98-7 38,33 42,16 13,80 28,36 GM155-17 30,87 33,95 13,80 20,15

Ghi chú: Lượng phân Urê bón là 130kg/ha x 9.500đ/kg = 1.235.000đ (1). Lượng phân supe lân bón 243kg/ha x 3.500đ/kg = 850.000đ (2). Lượng phân Kali clorua bón 143 kg/ha x 12.000 đ/kg = 1.716.000đ (3). Công lao động 100 công/ha x 80.000đ/công = 8.000.000đ (4). Giá sắn củ tươi năm 2011 là 1.100đ/kg. Tổng chi = (1) + (2) + (3) + (4). Tổng thu = Năng suất củ tươi x Giá sắn củ tươi /kg.

Page 85: Tập 111, số 11, 2013

Nguyễn Viết Hưng và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 111(11): 79 - 85

84

Bảng số liệu 4 cho thấy:

Trong cùng một điều kiện thí nghiệm (phân bón, đất, khí hậu) có 4 dòng, giống đạt hiệu quả kinh tế cao và cao hơn giống đối chứng từ 0,29 triệu đồng/ha đến 12,17 triệu đồng/ha.

Giống KM414 đạt lợi nhuận kinh tế cao nhất với 32,03 triệu đồng/ha và cao hơn giống đối chứng Xanh Vĩnh Phú là 12,17 triệu đồng/ha.

Thấp nhất là giống OMR35-8-2 với tổng thu đạt 33,22 triệu đồng/ha và có lãi thuần đạt 19,42 triệu đồng/ha và thấp hơn so với giống đối chứng là 0,44 triệu đồng/ha.

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

Từ kết quả thí nghiệm 7 dòng, giống sắn, chúng tôi có một số nhận xét như sau:

Về đặc điểm sinh trưởng, phát triển : Có 4 dòng, giống tham gia thí nghiệm là KM414, CM9942-2, KM98-7, GM155-17 có đặc điểm sinh trưởng, phát triển tốt hơn các dòng, giống khác.

Về các yếu tố cấu thành năng suất: Có 3 dòng, giống là KM414, CM9942-2, KM98-7 tham gia thí nghiệm là trội hơn hẳn so với các giống khác, tiếp đến là dòng GM155-17.

Về năng suất sắn : Giống KM414, KM987 và dòng CM9942-2 có NSCT, NSSVH, NSCK, NSTB cao hơn hẳn các dòng, giống sắn tham gia thí nghiệm. NSCT của các dòng trên cao hơn hẳn giống đối chứng từ 4,2 tấn/ha đến 11,07 tấn/ha.

Về chất lượng các dòng, giống sắn : (TLCK, TLTB, NSCK, NSTB) Trong 7 dòng, giống tham gia thí nghiệm thì có 3 giống KM98-7, dòng CM9942-2 và giống KM414 dẫn đầu về chỉ tiêu chất lượng so với các dòng, giống sắn tham gia thí nghiệm.

Hiệu quả kinh tế : Có 4 dòng, giống là KM414, CM9942-2, KM98-7, GM155-17 có lãi thuần cao hơn hẳn các dòng, giống tham gia thí nghiệm và cao hơn giống đối chứng XVP từ 0,29 triệu đồng/ha đến 12,17 triệu đồng/ha.

Đề nghị tiếp tục nghiên cứu so sánh các dòng, giống sắn này trong những năm tới để đánh giá được chính xác hơn sự ổn định về năng suất, chất lượng của chúng. Các giống KM414, KM98-7, dòng CM9942-2 có khả năng sinh trưởng và cho năng suất cao hơn giống đối chứng XVP và các dòng, giống khác tham gia thí nghiệm nên có thể đưa ra trồng khảo nghiệm trên diện rộng.

TÀI LI ỆU THAM KHẢO

1. Phạm Văn Biên (1998), Sắn Việt Nam trong vùng sắn châu Á, hiện trạng và tiềm năng, kỷ yếu hội thảo “K ết quả nghiên cứu và khuyến nông sắn Việt Nam”, Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam. 2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, quy phạm khảo nghiệm giống sắn 10TCN 297-97, 1997. 3. Nguyễn Xuân Hải, Nguyễn Kế Hùng 1985, Trần Ngọc Quyền, Hoàng Kim, Võ Văn Tuấn, Tuyển tập giống sắn, 1990. 4. Trần Ngọc Ngoạn, “Giáo trình cây sắn” , Nxb Nông nghiệp Hà Nội, 2007 5. Đỗ Ngọc Oanh, Hoàng Văn Phụ, Nguyễn Thế Hùng, Hoàng Thị Bích Thảo (2004), Giáo trình phương pháp thí nghiệm đồng ruộng, nhà xuất bản Nông nghiệp. 6. Phạm Anh Tuấn - Vai trò của nhiên liệu sinh học đối với phát triển nông nghiệp và nông thôn, http:www.nhandan.com.vn. 7. http://www.agroviet.gov.vn. 8. http://mard.gov.vn

Page 86: Tập 111, số 11, 2013

Nguyễn Viết Hưng và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 111(11): 79 - 85

85

SUMMARY COMPARISON OF SOME PROMISING VARIETIES AND CULTIVAR S OF CASSAVA PLANTS IN THAI NGUYEN UNIVERSITY OF AGRICUL TURE AND FORESTRY

Nguyen Viet Hung*, Tran Van Dien, Thai Thi Ngoc Tram College of Agriculture and Forestry - TNU

Comparison experiment of cassava varieties that was conducted in Thai Nguyen included 7 varieties and cultivars which were Xanh Vĩnh Phú, KM397, KM414, KM98-7, OMR35-8-2, CM9942-2 and GM155-17. The research results showed that some varieties and cultivars which had better growth and development were KM414, CM9942-2, KM98-7 and GM155-17. The KM414, KM987 varieties and CM9942-2 cultivar had higher Fresh tube yield, Biology yield, Dry tube yield and Starch yield than other varieties and cultivars. Varieties KM98-7, KM414 and cultivar CM9942-2 were at the top of quality which included dry matters and starch. Varieties KM414, KM98-7 and cultivars CM9942-2, GM155-17 had higher interest than other treatments in which higher than the control Xanh Vinh Phu from 0.29 million VND to 12.17 million VND per hecta. Key words: Cassava plants, yield, variety selection, variety test.

Ngày nhận bài: 24/6/2013; Ngày phản biện: 15/7/2013; Ngày duyệt đăng: 15/11/2013

Phản biện khoa học: PGS.TS Nguyễn Thế Hùng – Trường Đại học Nông Lâm – ĐH Thái Nguyên

* Email: [email protected]

Page 87: Tập 111, số 11, 2013

Nguyễn Viết Hưng và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 111(11): 79 - 85

86

Page 88: Tập 111, số 11, 2013

Hà Thị Thanh Đoàn và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 111(11): 87 - 91

87

ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ VẬT LI ỆU CHE TỦ HỮU CƠ ĐẾN NĂNG SUẤT, CHẤT LƯỢNG CHÈ TẠI PHÚ HỘ - PHÚ THỌ

Hà Thị Thanh Đoàn1*, Nguyễn Hữu Hồng2, Nguyễn Văn Toàn3

1 Trường Đại học Hùng Vương – Phú Thọ 2 Trường Đại học Nông Lâm – ĐH Thái Nguyên

3 Viện KHKT Nông lâm nghiệp miền núi phía Bắc

TÓM TẮT Sử dụng vật liệu che tủ hữu cơ có tác dụng ngăn ngừa cỏ dại, cải thiện độ ẩm, hàm lượng mùn và vi sinh vật trong đất, tạo nguồn phân hữu cơ tại chỗ cung cấp cho chu kỳ phát triển hàng năm của cây đảm bảo cây sinh trưởng, phát triển tốt, tăng năng suất, chất lượng chè. Sử dụng vật liệu che tủ hữu cơ làm tăng năng suất chè từ 9-14% so với không che tủ. Tỷ lệ chè A+B đạt trên 80%. Từ khóa: Vật liệu che tủ hữu cơ, năng suất, chất lượng, rơm rạ, tế guột, cỏ dại tổng hợp, cành lá chè đốn, ép xanh

ĐẶT VẤN ĐỀ*

Ở Việt Nam, cây chè có thể trồng được ở hầu hết trên các loại đất với điều kiện là ở độ cao so với mặt biển từ 20m trở lên, mực nước ngầm ở sâu dưới 1m, có trị số PHKCL 4- 6, lượng mưa trung bình từ 1200 mm/năm trở lên, độ ẩm không khí khoảng 80%, độ dốc không quá 300, tầng dày trên 50cm (Nguyễn Ngọc Kính [3], Đỗ Ngọc Quỹ [4])

Phú Thọ là một trong những tỉnh có diện tích trồng chè lớn nhất cả nước. Đất được hình thành trên nhiều loại đá mẹ khác nhau như phiến sét, phiến thạch mica, gnai...dưới những thảm thực vật khác nhau, có mức độ Feralit khác nhau, vì lẽ đó mà đất đai vùng Phú Thọ không đồng đều, hàm lượng các chất dinh dưỡng trong đất chênh lệch nhau đáng kể [2]. Đất thường chua, pHKCL có chỗ < 4,5. Đất tích lũy nhiều sắt, nhôm, hàm lượng chất hữu cơ thấp, nhiều nương chè hàm lượng chất hữu cơ chỉ chung quanh 1%, đạm tổng số thường <0,2%, kali rất nghèo trung bình khoảng 0,15- 0,2% (Lương Đức Loan, Nguyễn Tử Siêm- 1979, Vũ Ngọc Tuyên- 1977) [2][5]. Hướng đi cơ bản để canh tác bền vững trên đất dốc ở vùng cao nhiệt đới là cải thiện và giữ gìn đất, biện pháp rẻ tiền và đa dụng nhất là tái sử dụng tàn dư cây trồng làm vật liệu che phủ (Lê Quốc Doanh, Nguyễn Văn Bộ, Hà Đình Tuấn, 2005) [1]. Từ đó tăng năng * Tel: 0985158685; Email: [email protected]

suất chất lượng chè theo hướng bền vững. Xuất phát từ thực tiễn đó chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: Nghiên cứu ảnh hưởng của vật liệu che tủ hữu cơ đến năng suất, chất lượng chè tại vùng Phú Hộ - Phú Thọ.

NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Đối tượng nghiên cứu

Các vật liệu tủ: Rơm rạ, tế guột, cỏ dại tổng hợp, cành lá chè sau đốn.

Thời gian và địa điểm nghiên cứu

- Thời gian: Từ tháng 1/2010 đến tháng 12/2012.

- Địa điểm: Viện Khoa học Kỹ thuật Nông lâm nghiệp miền núi phía Bắc, xã Phú Hộ, TX Phú Thọ.

Nội dung nghiên cứu

Nghiên cứu ảnh hưởng của các vật liệu che tủ hữu cơ đến khả năng năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất cũng như chất lượng chè LDP1 tại vùng Phú Hộ - Phú Thọ.

Phương pháp nghiên cứu

* Phương pháp bố trí thí nghiệm

Thí nghiệm bố trí theo khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh, gồm 5 công thức, mỗi công thức gồm 3 lần nhắc lại.

Diện tích 1 ô thí nghiệm = 45 m2 (dài 10 m x 3 hàng x 1,5 m).

Page 89: Tập 111, số 11, 2013

Hà Thị Thanh Đoàn và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 111(11): 87 - 91

88

Khối lượng vật liệu rác tủ 1 lần ở các công thức là 3 kg/m2,, tương đương 30 tấn/ha

- Công thức 1: 30N/ 1 tấn sản phẩm, không che tủ (Đối chứng – ĐC)

- Công thức 2: 30N/ 1 tấn sản phẩm, che phủ bằng rơm, rạ

- Công thức 3: 30N/ 1 tấn sản phẩm, che phủ bằng tế, guột

- Công thức 4: 30N/ 1 tấn sản phẩm, che phủ bằng cỏ dại tổng hợp

- Công thức 5: 30N/ 1 tấn sản phẩm, cành lá chè đốn ép xanh

* Phương pháp phân tích và sử lý số liệu Các số liệu thu thập được xử lý theo chương trình IRRISTAST

* Các chỉ tiêu theo dõi Các chỉ tiêu về: Mật độ búp, trọng lượng búp, chiều dài búp, tỷ lệ búp có tôm, năng suất, chất lượng chè (theo TCVN 1053 – 71)

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

Ảnh hưởng của vật li ệu che tủ hữu cơ đến các yếu tố cấu thành năng suất chè

Kết quả theo dõi ảnh hưởng của vật liệu che tủ đến một số yếu tố cấu thành năng suất chè qua các năm cho thấy:

- Mật độ búp ở các công thức có tủ cao hơn hẳn so với công thức không tủ và không có sự sai khác giữa các công thức sử dụng vật liệu che tủ. Sau 3 năm mật độ búp ở các công thức đạt từ 200,37 - 208,85 búp/m2. Trong đó công thức che tủ bằng cành lá chè đốn cho mật độ búp cao nhất và thấp nhất là công thức đối chứng không tủ (chỉ đạt 170,67 búp/m2).

- Các công thức sử dụng vật liệu che tủ đều cho trọng lượng búp cao hơn hẳn so với công thức đối chứng. Sau 3 năm tiến hành che tủ, trọng lượng búp ổn định ở mức từ 0,94 - 0,96 gam/búp và không có sự sai khác ở các vật liệu che tủ. Trong khi đó chiều dài búp ở các công thức che tủ ở hai năm đầu tiến hành thí nghiệm không có sự sai khác do với đối chứng. Đến năm thứ 3, chiều dài búp ở công thức 3 và công thức 5 có chiều dài búp cao hơn hẳn công thức đối chứng ở mức tin cậy 95%. Điều này có lợi cho sản xuất chè

nguyên liệu vì ở các công thức sử dụng vật liệu che tủ, độ đồng đều và độ mập của búp cao hơn hẳn so với công thức đối chứng (không sử dụng vật liệu che tủ).

- Tỷ lệ búp có tôm là một chỉ tiêu quan trọng đánh giá chất lượng chè nguyên liệu. Các công thức sử dụng vật liệu che tủ đều cho tỷ lệ búp có tôm cao hơn công thức đối chứng và không có sự sai khác giữa các công thức có tủ. Sau 3 năm tiến hành thí nghiệm công thức 3 (sử dụng tế guột) và công thức 5 (sử dụng cành lá chè đốn) cho tỷ lệ búp có tôm cao hơn hẳn so với công thức đối chứng, trong đó cao nhất là công thức 5 đạt 95,28 % ở mức tin cậy 95 %.

Qua đó cho thấy các công thức sử dụng vật liệu che tủ hữu cơ cho các yếu tố cấu thành năng suất chè đều cao hơn công thức đối chứng. Trong đó sử dụng vật liệu che tủ là cành lá chè đốn ép xanh và tế guột cho hiệu quả cao nhất điều đó được thể hiện ở bảng 1.

Ảnh hưởng của vật li ệu che tủ hữu cơ đến năng suất chè

Kết quả theo dõi năng suất chè ở các công thức tham gia thí nghiệm ở các năm nghiên cứu (bảng 2) cho thấy:

- Năm thứ nhất, các công thức sử dụng vật liệu che tủ hữu cơ đều có năng suất trung bình lứa hai cao hơn hẳn so với công thức đối chứng không sử dụng vật liệu che tủ. Sản lượng chè cả năm của các công thức sử dụng vật liệu che tủ đều cao hơn hẳn so với công thức đối chứng tuy nhiên không có sự sai khác giữa các công thức sử dụng vật liệu che tủ khác nhau.

- Các công thức sử dụng vật liệu che tủ đều có năng suất trung bình lứa hái và sản lượng chè hàng năm cao hơn hẳn so với công thức đối chứng (không sử dụng vật liệu che tủ) và không có sự sai khác giữa các công thức sử dụng các vật liệu che tủ khác nhau.

- Tuy nhiên sau ba năm tiến hành thí nghiệm. Các công thức sử dụng vật liệu che tủ năng suất, sản lượng tăng đáng kể. Trong đó công thức sử dụng cành lá chè đốn cho năng suất tăng mạnh nhất (2,53 tạ/ha).

Page 90: Tập 111, số 11, 2013

Hà Thị Thanh Đoàn và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 111(11): 87 - 91

89

Bảng 1. Ảnh hưởng của vật liệu che tủ đến các yếu tố cấu thành năng suất chè LDP1 qua các năm

Năm Công thức Mật độ búp

(búp/m2) Khối lượng búp

(gam/búp) Chiều dài búp 1

tôm 2 lá (cm) Tỷ lệ búp có

tôm (%)

2010

CT1 (Đ/C) 110,33 0,80 5,7 82,18 CT2 144,35 0,92 6,1 90,29 CT3 151,56 0,90 6,1 93,48 CT4 146,17 0,90 6,2 92,25 CT5 154,41 0,92 6,2 92,72

CV% 8,4 6,0 4,6 8,8 LSD05 22,32 0,10 0,53 9,78

2011

CT1 (Đ/C) 130,20 0,79 6,09 81,92 CT2 164,46 0,91 6,69 91,00 CT3 173,96 0,91 6,64 94,37 CT4 156,65 0,91 6,75 91,27 CT5 168,69 0,92 6,69 94,06

CV% 10,0 5,6 5,6 6,0 LSD05 29,97 0,09 0,70 10,15

2012

CT1 (Đ/C) 170,67 0,81 6,10 79,26 CT2 200,37 0,94 6,77 92,00 CT3 207,74 0,96 6,99 94,51 CT4 202,15 0,94 6,82 92,75 CT5 208,85 0,96 6,88 95,28

CV% 7,2 4,7 5,4 5,1 LSD05 26,91 0,08 0,68 8,71

Bảng 2. Ảnh hưởng của vật liệu che tủ đến năng suất chè qua các năm

Công thức Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Năng suất TB lứa hái

(tạ/ha)

Tổng SL năm (tạ/ha/)

Năng suất TB lứa hái

(tạ/ha)

Tổng SL năm (tạ/ha)

Năng suất TB lứa hái (tạ/ha)

Tổng SL năm (tạ/năm)

CT1(Đ/C) 9,39 103,333 10,06 110,667 10,33 113,630

CT2 10,52 115,704 11,89 130,815 12,47 137,185

CT3 10,74 118,148 12,30 135,259 13.00 143,037

CT4 10,60 116,593 11,97 131,704 12,77 140,519

CT5 10,57 116,222 12,20 134,148 13,10 144,074

CV% 5,1 8,1 5,6 7,6 5,8 6,8

LSD05 0,99 10,894 0,57 6,368 0,65 7,247

Ảnh hưởng của vật li ệu che tủ hữu cơ đến chất lượng chè nguyên liệu Kết quả theo dõi ảnh hưởng của vật liệu che tủ hữu cơ đến phẩm cấp chè nguyên liệu qua các năm nghiên cứu, thu được kết quả thể hiện ở bảng 3.

Page 91: Tập 111, số 11, 2013

Hà Thị Thanh Đoàn và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 111(11): 87 - 91

90

Bảng 3. Ảnh hưởng của vật liệu che tủ đến phẩm cấp chè nguyên liệu

Năm Công thức Chè A (%)

Chè B (%)

Chè A+B (%) So với đối chứng

2010

CT1 (Đ/C) 27,10 50,53 77,63 - CT2 32,03 52,88 84,91 7,28 CT3 30,77 54,50 85,27 7,63 CT4 31,07 53,70 84,77 7,13 CT5 30,85 53,87 84,72 7,08

2011

CT1 (Đ/C) 27,37 50,87 78,23 - CT2 31,57 53,85 85,41 7,18 CT3 32,07 54,47 86,53 8,30 CT4 30,50 54,23 84,73 6,50 CT5 33,72 53,73 87,45 9,22

2012

CT1 (Đ/C) 26,40 51,03 77,43 - CT2 32,30 52,40 84,70 7,27 CT3 34,07 53,80 87,87 10,43 CT4 32,00 54,10 86,10 8,67 CT5 33,90 54,50 88,40 10,97

Số liệu bảng 3 cho thấy: Các vật liệu che tủ có ảnh hưởng lớn đến phẩm cấp chè nguyên liệu. Tỷ lệ chè loại A ở các công thức che tủ cao hơn công thức đối chứng và có sự chênh lệch giữa các công thức sử dụng vật liệu che tủ khác nhau.

Sau 3 năm tiến hành thí nghiệm che tủ, tỷ lệ chè A+B ở các công thức có tủ đều cao hơn đối chứng biến động từ 84,70 - 88,40 %. Trong đó cao nhất là công thức 5 (cao hơn đối chứng 10,97%), tiếp đến là công thức 3 (10,45 %).

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

Kết luận

- Sử dụng các vật liệu che tủ hữu cơ có mật độ búp, trọng lượng búp, chiều dài búp đều cao hơn hẳn so với công thức đối chứng không sử dụng vật liệu che tủ. Trong đó sử dụng cành lá chè đốn và tế guột cho mật độ búp cao nhất (208,85 búp/m2).

- Các công thức sử dụng vật liệu che tủ đều cho tỷ lệ búp có tôm cao hơn công thức đối chứng và không có sự sai khác giữa các công

thức có tủ. Sau 3 năm tiến hành thí nghiệm công thức sử dụng tế guột và công thức sử dụng cành lá chè đốn cho tỷ lệ búp có tôm cao hơn hẳn so với công thức đối chứng, trong đó cao nhất là công thức sử dụng cành lá chè đốn (95,28 %).

- Các vật liệu che tủ có ảnh hưởng đến năng suất chè. Trong đó công thức sử dụng vật liệu che tủ là cành lá chè đốn cho năng suất cao nhất (144,074 tạ/ha).

- Các vật liệu che tủ có ảnh hưởng lớn đến phẩm cấp chè nguyên liệu. Tỷ lệ chè loại A ở các công thức che tủ cao hơn công thức đối chứng. Sau 3 năm tiến hành thí nghiệm, tỷ lệ chè A+B ở các công thức có tủ đều cao hơn đối chứng biến động từ 84,70 - 88,40%. Trong đó cao nhất là công thức sử dụng cành lá chè đốn (cao hơn đối chứng 10,97%).

Đề nghị

Sử dụng cành lá chè sau đốn ép xanh cho tại chỗ tạo nguồn phân hữu cơ cung cấp cho nương chè sinh trưởng, phát triển tốt, tăng năng suất, chất lượng chè.

Page 92: Tập 111, số 11, 2013

Hà Thị Thanh Đoàn và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 111(11): 87 - 91

91

TÀI LI ỆU THAM KHẢO 1. Lê Quốc Doanh, Nguyễn Văn Bộ, Hà Đình Tuấn (2003), Nông nghiệp vùng cao: Thực trạng và giải pháp, Nxb Nông nghiệp. 2. Lương Đức Loan, Nguyễn Tử Siêm (1979), Tính chất đất đỏ vàng và biện pháp cải tạo, Kết quả nghiên cứu những chuyên đề chính về thổ nhưỡng-nông hóa (1969 - 1979), Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.

1. Nguyễn Ngọc Kính (1979), Giáo trình cây chè, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội. 2. Đỗ Ngọc Quỹ, Nguyễn Kim Phong (1979), Cây chè Việt Nam, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội. 3. Vũ Ngọc Tuyên, Trần Khải (1977), Những loại đất chính miền Bắc Việt Nam, Nhà xuất bản Nông thôn, Hà Nội.

SUMMARY THE IMPACT OF USING BIOLOGICAL ORGANIC FERTILIZERS ON PRODUCTIVITY AND QUALITY OF TEA PLANT IN PHU THO P ROVINCE

Ha Thi Thanh Doan1*, Nguyen Huu Hong2, Nguyen Van Toan3

1 Hung Vuong University – Phu Tho province 2 College of Agriculture & Forestry - TNU

3 Northern moutainous Agriculture and Forestry Science and Technology Institue

Tea is a perennial industrial plant with long harvesting cycle (from 30 to 40 years). It brings high and stable economic efficiency on sloping upland of the Northern mountainous regions of Vietnam. To increase its copetition amongst various world's tea productions, it is necessary to create a brand for tea products. Safe tea production, organic tea is a right direction at present. Therefore, we need to reduce the use of chemical fertilizer and increase organic fertilizer for tea plantations. Addition of biological organic fertilizers replace part of chemical fertilizers, the yield increased from 2.7 - 16.6%. Quality of finished tea in the addition of biological organic fertilizer formula also biological differences compared to control no biological organic fertilizers. Key words: Biological organic fertilizers, chemical fertilizers, productivity, quality, tea cultivation

Ngày nhận bài: 25/9/2013; Ngày phản biện: 17/10/2013; Ngày duyệt đăng: 15/11/2013

Phản biện khoa học: TS. Dư Ngọc Thành – Trường Đại học Nông Lâm – ĐH Thái Nguyên

* Tel: 0985158685; Email: [email protected]

Page 93: Tập 111, số 11, 2013

Hà Thị Thanh Đoàn và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 111(11): 87 - 91

92

Page 94: Tập 111, số 11, 2013

Trần Văn Điền và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 111(11): 93 - 100

93

NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG CỦA GIỐNG CHÈ PH8 VÀ PH9 TẠI THÁI NGUYÊN

Tr ần Văn Điền, Thái Thị Ngọc Trâm, Đặng Văn Thư,

Nguyễn Viết Hưng*, Hoàng Hải Hi ếu Trường Đại học Nông Lâm – ĐH Thái Nguyên

TÓM TẮT

Kết quả nghiên cứu khả năng sinh trưởng của 2 giống chè PH8 và PH9 tại Thái Nguyên cho thấy: Tỉ lệ sống sau trồng mới của các giống chè đều đáp ứng theo yêu cầu đặt ra. Các giống chè nghiên cứu đều sinh trưởng tốt hơn so với giống chè đối chứng. Chè được trồng ở xã Hòa Bình – huyện Đồng Hỷ cho kết quả sinh trưởng tốt hơn những nơi khác. Các giống chè nghiên cứu đều bị nhiễm sâu bệnh hại, nhưng ở mức độ chưa cao. Giống PH8 có năng suất tuổi 3 cao nhất trung bình đạt 5,53 tấn/ha, cao hơn đối chứng 1,43 tấn/ha chắc chắn ở mức tin cậy 95%. Năng suất chè tuổi 3 trồng ở xã Hòa Bình đạt cao nhất 5,92 tấn/ha (giống PH8). Giống PH8 có nguyên liệu chế biến ra sản phẩm chè ôlong có chất lượng tốt nhất. Từ khóa: Cây chè,chè xanh, chè ô-long, sinh trưởng, năng suất.

ĐẶT VẤN ĐỀ*

Cây chè (Camellia Sinensis (L) O Kuntze) là cây công nghiệp lâu năm, nguồn gốc ở vùng nhiệt đới nóng ẩm. Hiện nay, trên thế giới có 63 nước trồng chè với diện tích tập trung chủ yếu ở các nước Châu á và Châu phi. Sản phẩm từ cây chè đã và đang được sử dụng rộng rãi trên khắp thế giới dưới nhiều hình thức khác nhau, nhưng phổ biến nhất vẫn là đồ uống. Con người uống chè không chỉ để thưởng thức hương vị thơm ngon, độc đáo của nó mà còn do uống chè rất có lợi cho sức khỏe. Các nhà khoa học Nhật Bản khi nghiên cứu các loại thực phẩm chức năng chế biến từ chè đã khẳng định uống chè có tác dụng bổ dưỡng cho cơ thể, chống phóng xạ, ngăn ngừa và chống bệnh tim mạch, viêm nhiễm [7]...

Thị trường xuất khẩu chè của Việt Nam những năm gần đây có nhiều biến động và bước đầu được cải thiện, tuy nhiên, mức giá chè vẫn còn thấp so với giá chè bình quân thế giới và thấp hơn nhiều so với các nước Ấn Độ, Srilanca, Kenya.... Một trong những nguyên nhân cơ bản đã được chỉ ra là do sản phẩm chè của ta kém đa dạng về mặt hàng và chất lượng chưa cao. Nhìn chung, giống chè phù hợp cho chế biến sản phẩm chè đen vẫn

* Email: [email protected]

chiếm tỷ lệ lớn - khoảng 70%, 30% còn lại là giống phù hợp cho chế biến chè xanh và các sản phẩm chè khác (trong đó diện tích phù hợp cho chế biến chè ô-long chỉ chiếm khoảng 3%). Với cơ cấu giống theo sản phẩm như trên, rõ ràng tính đa dạng và hấp dẫn của sản phẩm chè Việt Nam còn kém dẫn đến sức cạnh tranh trên thị trường thế giới còn rất nhiều hạn chế. Do đó, vấn đề chuyển đổi cơ cấu giống chè theo hướng tăng dần tỷ lệ các giống chè mới đáp ứng yêu cầu chế biến các sản phẩm chè chất lượng cao là một hướng đi tất yếu.

Thái Nguyên là tỉnh có diện tích trồng chè đứng thứ hai trong cả nước, có lịch sử sản xuất chè lâu đời. Xác định cây chè là cây trồng quan trọng, tỉnh Thái Nguyên đã có định hướng giữ ổn định diện tích, tập trung thâm canh theo hướng nâng cao chất lượng, an toàn sản phẩm chè; thay thế dần diện tích chè Trung du bằng các giống chè mới phù hợp với điều kiện sinh thái, thổ nhưỡng Thái Nguyên, đồng thời có năng suất, chất lượng cao, đặc biệt là các giống chè làm nguyên liệu chế biến chè ô-long cao cấp. Xuất phát từ thực tế trên chúng tôi tiến hành nghiên cứu về khả năng sinh trưởng của 2 giống chè PH8 và PH9 tại Thái Nguyên.

Page 95: Tập 111, số 11, 2013

Trần Văn Điền và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 111(11): 93 - 100

94

VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Vật liệu nghiên cứu các giống chè: PH8, PH9 và giống LDP1 làm đối chứng. Địa điểm nghiên cứu: xã Hùng Sơn, huyện Đại Từ; xã Hòa Bình, huyện Đồng Hỷ và xã Quyết Thắng, thành phố Thái Nguyên. Thời gian nghiên cứu: 3 năm (2010 – 2012)

Phương pháp bố trí thí nghiệm: Các giống được bố trí trồng trên diện rộng, độc lập với nhau. Mỗi giống được theo dõi cố định ở 3 điểm (hộ) khác nhau, mỗi điểm (hộ) được coi như một lần nhắc. Diện tích bố trí theo dõi là 1.000 m2/giống/điểm. Mật độ trồng 2,2 vạn cây/ha; khoảng cách trồng: hàng x hàng = 1,3 m, cây x cây = 0,35 m. Phân bón: Năm thứ nhất: bón 150 kg ure/ha, 90 kg KCl /ha và 1.000 kg supelan/ha; Năm thứ hai: bón 200 kg ure/ha, 120 kg KCl/ha và 1.000 kg supelan/ha; Năm thứ ba: bón 300 kg ure/ha, 150 kg KCl/ha, 1.000 kg supelan/ha.

Theo dõi các chỉ tiêu thí nghiệm và phương pháp nghiên cứu được áp dụng theo quy phạm khảo nghiệm tính khác biệt, tính đồng nhất và tính ổn định của giống chè 10TCN7474: 2006 [1]. Phân tích kết quả thí

nghiệm theo IRRISTAT 5.0 và phần mềm Microsoft Excel [5].

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

Tỷ lệ sống của cây chè con sau trồng

Tỷ lệ sống là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá sinh trưởng của nương chè trồng mới. Nương chè sau trồng muốn có tỷ lệ sống cao ngoài yếu tố chất lượng cây giống, còn cần thời vụ trồng thích hợp (điều kiện ngoại cảnh, đặc biệt là lượng mưa là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến tỷ lệ sống của cây chè), kỹ thuật trồng, chế độ chăm sóc tốt...Theo dõi tỷ lệ sống của cây chè sau trồng chúng tôi thu được số liệu thể hiện ở bảng 1.

Số liệu bảng 1 cho thấy: tỷ lệ sống tại 3 điểm trong 3 năm của các giống đều đạt khá cao (> 80%). Năm thứ 3 sau trồng, các giống chè nghiên cứu đều có tỷ lệ sống đạt > 90% (đáp ứng theo yêu cầu đặt ra). Giống PH8 và PH9 có tỷ lệ sống sau trồng cao hơn so với giống LDP1; giống PH9 có tỷ lệ sống sau trồng cao hơn so với giống PH8 nhưng sai khác không có ý nghĩa thống kê. Trồng chè tại xã Hòa Bình cho tỷ lệ sống sau trồng của các giống nghiên cứu đạt cao nhất.

Bảng 1. Tỷ lệ sống của các giống chè nghiên cứu giai đoạn sau trồng mới

TT Địa điểm Tên giống Tỷ lệ sống (%)

Năm thứ nhất sau trồng

Năm thứ hai sau trồng

Năm thứ ba sau tr ồng

1 Xã Quyết Thắng – TP. Thái Nguyên

PH8 85,5 90,4 92,5

PH9 90,1 95,5 94,9

LDP1 85,3 90,0 91,5 LSD0,05

CV% 2,22 1,3

2,81 1,5

3,15 1,7

2 Xã Hoà Bình – Huyện Đồng Hỷ

PH8 90,2 95,6 96,2

PH9 90,6 98,0 97,4

LDP1 85,5 90,6 93,7 LSD0,05

CV% 1,84 1,0

2,0 1,1

1,3 0,7

3 Xã Hùng Sơn – Huyện Đại Từ

PH8 85,4 90,7 95,5

PH9 90,1 90,9 94,9

LDP1 80,9 85,9 90,4 LSD0,05

CV% 3,31 1,9

1,74 1,0

1,52 0,8

Page 96: Tập 111, số 11, 2013

Trần Văn Điền và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 111(11): 93 - 100

95

Bảng 2. Tình hình sinh trưởng của các giống chè nghiên cứu giai đoạn KTCB

TT Địa điểm Tên

giống

Cao cây (cm) Rộng tán (cm) Đường kính gốc

(mm) Chè tuổi

2 Chè tuổi

3 Chè tuổi

2 Chè tuổi

3 Chè tuổi

2 Chè tuổi

3

1 Xã Quyết Thắng – TP. Thái Nguyên

PH8 45,4 53,2 32,4 39,8 0,85 1,42

PH9 47,3 52,5 35,3 40,7 0,93 1,37

LDP1 43,7 49,7 30,2 35,2 0,83 1,05

2 Xã Hoà Bình – Huyện Đồng Hỷ

PH8 54,9 59,0 34,5 40,6 0,98 1,49

PH9 57,5 60,5 36,3 42,3 0,96 1,53

LDP1 40,4 56,3 31,3 36,9 0,89 1,26

3 Xã Hùng Sơn – Huyện Đại Từ

PH8 42,3 48,8 32,7 40,2 0,91 1,37

PH9 45,8 49,9 34,4 43,6 0,93 1,44

LDP1 40,2 44,7 29,5 34,5 0,82 1,28

Trung bình

PH8 47,53 53,67 33,20 40,20 0,91 1,43

PH9 50,20 54,30 35,33 42,20 0,94 1,45

LDP1 41,43 50,23 30,33 35,53 0,85 1,20

LSD0.05 1,75 1,68 1,93 2,09 0,59 0,08

CV% 1,85 4,28 2,49 2,53 3,34 1,88

Khả năng sinh trưởng của các giống chè nghiên cứu Theo dõi một số chỉ tiêu sinh trưởng thân, cành của các giống chè trồng khảo nghiệm chúng tôi thu được kết quả thể hiện ở bảng 2.

Các số liệu ở bảng 2 cho thấy: Các giống chè đều sinh trưởng tốt tại các địa điểm trồng trên địa bàn nghiên cứu và sinh trưởng tốt hơn so với giống chè đối chứng LDP1 chắc chắn ở mức tin cậy 95%. Trồng chè ở xã Hòa Bình – huyện Đồng Hỷ cho kết quả sinh trưởng tốt hơn những nơi khác, cụ thể:

Các giống chè nghiên cứu có chiều cao cây trung bình ở tuổi 3 dao động từ 50,23 – 54,3 cm. Giống PH9 có chiều cao cây lớn nhất và cao hơn giống đối chứng LDP1 4,07 cm chắc chắn ở mức tin cậy 95%. Trong 3 địa điểm nghiên cứu thì chè trồng ở xã Hòa Bình – huyện Đồng Hỷ cho kết quả chiều cao cây lớn nhất với 60,5 cm (giống PH9).

Chiều rộng tán trung bình ở giai đoạn tuổi 3 của các giống dao động từ 30,33 – 35,33 cm trong đó lớn nhất là giống PH9, hơn giống đối chứng LDP1 5,0 cm chắc chắn ở mức tin cậy 95%. Chè được trồng ở xã Hùng Sơn – huyện

Đại Từ cho kết quả chiều rộng tán lớn nhất đạt 43,6 cm (giống PH9).

Đường kính gốc chè trung bình ở giai đoạn tuổi 3 của các giống dao động từ 1,2 – 1,45 cm trong đó đường kính gốc lớn nhất là giống PH9. Tại các địa bàn nghiên cứu, chè được trồng tại xã Hòa Bình – huyện Đồng Hỷ cho kết quả đường kính gốc lớn nhất đạt 1,53 cm (giống PH9).

Tình hình sâu bệnh hại trên các giống chè nghiên cứu Theo dõi một số loài sâu hại chính của các giống chè so sánh với giống đối chứng tại 3 địa điểm cho kết quả sau thể hiện ở bảng 3.

Các số liệu ở bảng 3 cho thấy: Trong 3 năm theo dõi từ chè tuổi 1 đến chè tuổi 3, các giống chè nghiên cứu đều bị nhiễm sâu bệnh hại, tuy nhiên mức độ nhiễm chưa cao và đều ở mức dưới ngưỡng gây thiệt hại về kinh tế. Cụ thể:

Tỷ lệ nhiễm bọ cánh tơ, nhện đỏ của các giống chè nghiên cứu tại cả 3 địa bàn dao động từ 2,8 - 4,29% và 2,24 – 4,57%, đều thấp hơn so với giống đối chứng chắc chắn ở mức tin cậy 95%.

Page 97: Tập 111, số 11, 2013

Trần Văn Điền và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 111(11): 93 - 100

96

Bảng 3. Tình hình sâu bệnh hại trên các giống chè nghiên cứu

TT Địa điểm Tên

giống

Bọ cánh tơ (con/búp)

Rầy xanh (con/khay)

Nhện đỏ (con/lá)

Bọ xít muỗi (% búp bị hại)

Chè tuổi 1

Chè tuổi 2

Chè tuổi 3

TB Chè

tuổi 1 Chè

tuổi 2 Chè

tuổi 3 TB

Chè tuổi 1

Chè tuổi 2

Chè tuổi 3

TB Chè

tuổi 1 Chè

tuổi 2 Chè

tuổi 3 TB

1

Xã Quyết Thắng

PH8 2,90 3,03 2,97 2,97 4,51 3,51 4,01 4,01 2,13 2,39 2,21 2,24 0,27 0,40 0,34 0,34

PH9 2,41 2,86 3,13 2,80 2,72 3,67 4,58 3,66 2,14 2,41 2,32 2,29 0,28 0,36 0,31 0,32

LDP1 3,26 3,90 4,41 3,86 6,12 4,32 5,22 5,22 4,11 3,23 3,67 3,67 0,48 0,74 0,62 0,61

LSD0,05

CV% - - -

0,22 3,4

- - - 0,21 2,4

- - - 0,36 6,5

- - - 0,09 11,6

2

Xã Hoà Bình

PH8 2,28 3,94 3,12 3,11 6,23 4,29 5,26 5,26 4,07 3,23 3,66 3,65 0,47 0,80 0,63 0,63

PH9 2,73 3,41 3,07 3,07 5,17 3,56 4,36 4,36 3,84 2,87 3,37 3,36 0,24 0,87 0,57 0,56

LDP1 3,72 3,84 4,28 3,95 5,46 4,21 4,83 4,83 4,76 4,32 4,54 4,54 0,42 0,47 0,44 0,44

LSD0,05

CV% - - -

0,36 5,3

- - - 0,44 4,6

- - - 0,5 6,5

- - - 0,06 5,9

3

Xã Hùng Sơn

PH8 2,61 3,47 3,04 3,04 5,24 3,49 4,39 4,37 3,72 3,00 3,37 3,36 0,21 0,89 0,56 0,55

PH9 2,89 3,10 4,04 3,34 4,56 3,61 4,04 4,07 2,27 2,36 2,31 2,31 0,32 0,43 0,39 0,38

LDP1 4,60 3,87 4,40 4,29 5,38 4,20 4,77 4,78 4,84 4,30 4,58 4,57 0,52 0,54 0,53 0,53

LSD0,05

CV% - - -

0,27 4,0

- - - 0,42 4,8

- - - 0,47 6,3

- - - 0,06 6,3

Page 98: Tập 111, số 11, 2013

Trần Văn Điền và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 111(11): 93 - 100

97

Tỉ lệ nhiễm rầy xanh của giống PH8 dao động từ 3,66 – 5,26% và tỉ lệ nhiễm nặng nhất ở xã Hòa Bình, nhiễm nặng hơn giống đối chứng LDP1 0,43% chắc chắn ở mức tin cậy 95%. Tỉ lệ nhiễm bọ xít muỗi của các giống nghiên cứu dao động từ 0,32 – 0,63%. Tại xã Hòa Bình, tỉ lệ nhiễm bọ xít muỗi của các giống cao hơn giống đối chứng chắc chắn ở mức tin cậy 95% từ 0,12 – 0,19%. Ở các địa bàn nghiên cứu còn lại, tỉ lệ nhiễm rầy xanh và bọ xít muỗi của 2 giống PH8 và PH9 đều thấp hơn giống đối chứng (độ tin cậy 95%).

Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất Theo dõi một số chỉ tiêu về yếu tố cấu thành năng suất và năng suất các giống chè trồng khảo nghiệm, chúng tôi thu được kết quả thể hiện ở bảng 4:

Số liệu ở bảng 4 cho thấy:

Tổng số búp chè trên cây ở giai đoạn tuổi 3 trung bình của các giống dao động từ 192,9 – 296,53 búp, trong đó giống PH8 có tổng số

búp trên cây cao hơn giống đối chứng 59,42 búp, chắc chắn ở mức tin cậy 95%. Tổng số búp trên cây của giống PH8 trồng ở xã Hòa Bình đạt cao nhất (305,24 búp).

Khối lượng búp ở giai đoạn tuổi 3 trung bình của các giống chè dao động từ 0,84 – 1,14 g/búp trong đó giống PH9 có khối lượng búp cao hơn giống đối chứng 0,3 g, chắc chắn ở mức tin cậy 95%. Trong 3 địa điểm nghiên cứu thì chè trồng ở xã Hòa Bình cho kết quả khối lượng búp lớn nhất đạt 1,2 g (giống PH9).

Năng suất chè ở giai đoạn tuổi 3 trung bình của các giống dao động từ 4,1 – 5,53 tấn/ha trong đó giống PH8 có năng suất cao hơn đối chứng 1,43 tấn/ha chắc chắn ở mức tin cậy 95%. Năng suất chè trồng ở xã Hòa Bình đạt cao nhất 5,92 tấn/ha (giống PH8), cao hơn mức trung bình của giống 0,39 tấn/ha.

Bảng 4. Năng suất và một số yếu tố cấu thành năng suất các giống chè nghiên cứu

TT Địa điểm Tên

giống

Tổng số búp/cây (búp)

Khối lượng búp (g/búp)

Năng suất (tấn/ha)

Chè tuổi 2

Chè tuổi 3

Chè tuổi 2

Chè tuổi 3

Chè tuổi 2

Chè tuổi 3

1 Xã Quyết Thắng – TP. Thái Nguyên

PH8 145,84 285,71 0,85 0,92 2,52 5,30

PH9 119,32 183,14 1,08 1,16 2,58 4,21

LDP1 192,37 260,21 0,69 0,78 2,60 4,14

2 Xã Hoà Bình – Huyện Đồng Hỷ

PH8 145,64 305,24 0,90 0,95 2,65 5,92

PH9 119,02 195,38 1,18 1,20 2,72 4,59

LDP1 168,57 235,67 0,74 0,79 2,66 4,21

3

Xã Hùng Sơn – Huyện Đại Từ

PH8 153,18 298,63 0,87 0,90 2,62 5,38

PH9 125,60 200,19 1,02 1,06 2,65 4,28

LDP1 148,78 215,46 0,86 0,94 2,52 3,95

Trung bình

PH8 148,22 296,53 0,87 0,92 2,60 5,53

PH9 121,31 192,90 1,09 1,14 2,65 4,36

LDP1 169,91 237,11 0,76 0,84 2,59 4,10

LSD0.0

5 2,10 14,13 0,14 0,14 0,37 0,60

CV% 0,70 2,90 7,80 7,43 7,17 6,53

Năng suất của các giống chè nghiên cứu ở giai đoạn tuổi 3 được minh họa qua biểu đồ 1.

Page 99: Tập 111, số 11, 2013

Trần Văn Điền và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 111(11): 93 - 100

98

Biểu đồ 1. Năng suất trung bình của các giống chè – giai đoạn tuổi 3

Chất lượng sản phẩm chè xanh, chè ôlong chế biến từ nguyên liệu các giống chè nghiên cứu Kết quả một số chỉ tiêu sinh hóa đánh giá chất lượng sản phẩm chè xanh, chè ôlong chế biến từ nguyên liệu các giống chè trồng khảo nghiệm được thể hiện ở bảng 5.

Bảng 5. Chất lượng sản phẩm chè xanh và chè ôlong chế biến từ nguyên liệu các giống chè nghiên cứu

TT Địa điểm Tên

giống

Tanin (%) Chất hòa tan (%) Axit amin (%)

Chè xanh

Chè ô-long

Chè xanh

Chè ô-long

Chè xanh

Chè ô-long

1

Xã Quyết Thắng – tp Thái Nguyên

PH8 30,42 20,76 43,20 41,12 2,35 1,80

PH9 29,97 20,67 44,37 33,31 1,79 1,20

LDP1 33,88 20,38 42,17 32,45 1,56 1,26

2 Xã Hoà Bình – Đồng Hỷ

PH8 31,24 20,12 43,34 42,19 2,38 2,05

PH9 29,64 22,16 44,35 32,57 1,76 1,19

LDP1 32,67 21,56 42,69 30,28 1,83 1,14

3 Xã Hùng Sơn – Đại Từ

PH8 30,67 20,65 43,21 42,03 2,39 2,15

PH9 30,12 21,53 44,39 30,27 1,79 1,15

LDP1 33,49 20,62 43,38 29,64 1,47 1,18

Trung bình

PH8 30,78 20,51 43,25 41,78 2,37 2,00

PH9 29,91 21,45 44,37 32,05 1,78 1,18

LDP1 33,35 20,94 42,75 30,79 1,62 1,19

LSD0.0 2,11 0,34 0,87 5,77 0,46 0,53

CV% 3,7 5,1 4,2 2,6 6,3 5,8

Các số liệu ở bảng 5 cho thấy:

Hàm lượng chất tannin trung bình trong sản phẩm chè xanh và chè ô long của các giống chè nghiên cứu dao động từ 29,91 – 33,35% và 20,51 – 21,45%. Với sản phẩm chè xanh, các giống đều có hàm lượng tannin thấp hơn đối chứng từ 2,57 – 3,44 % chắc chắn ở mức tin cậy 95%. Với sản phẩm chè ô-long, giống PH8 có hàm lượng tannin thấp hơn giống đối chứng 0,43%, giống PH9 có hàm lượng tannin cao hơn giống đối chứng 0,51% (độ tin cậy 95%). Trong các địa điểm nghiên cứu thì trồng chè ở xã Hòa Bình cho hàm lượng tannin thấp nhất (29,64% với sản phẩm chè xanh – giống PH9 và 20,12% - giống PH8).

Page 100: Tập 111, số 11, 2013

Trần Văn Điền và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 111(11): 93 - 100

99

Hàm lượng chất hòa tan trung bình của các giống nghiên cứu trong sản phẩm chè xanh dao động từ 42,75 – 44,37%. Các giống chè nghiên cứu đều có hàm lượng chất hòa tan cao hơn giống đối chứng LDP1, trong đó giống PH9 có hàm lượng chất hòa tan cao hơn đối chứng 1,62% (chắc chắn ở mức tin cậy 95%). Với sản phẩm chè ô-long, giống PH8 có hàm lượng chất hòa tan cao hơn giống đối chứng 10,99% (độ tin cậy 95%). Trồng chè ở xã Hùng Sơn cho hàm lượng chất hòa tan ở sản phẩm chè xanh cao nhất (giống PH9 – 44,39%), trong khi đó chè ô-long ở xã Hùng Sơn lại có hàm lượng chất hòa tan cao nhất đạt 42,19% - giống PH8.

Hàm lượng các axitamin trung bình trong sản phẩm chè dao động từ 1,47 – 2,37% (chè xanh) và 1,18 – 2,00 % (chè ô-long). Giống chè PH8 có hàm lượng axitamin trong chè cao hơn giống đối chứng LDP1 0,75% (sản phẩm chè xanh) và 0,81% (sản phẩm chè ô-long) chắc chắn ở mức tin cậy 95%. Sản phẩm chè xanh và chè ô-long ở xã Hùng Sơn cho hàm lượng axitamin cao nhất lần lượt đạt 2,19% và 2,15%.

Như vậy có thể nhận thấy trong 3 giống chè nghiên cứu, chỉ có giống PH8 có nguyên liệu phù hợp cho chế biến sản phẩm chè ôlong, nguyên liệu của các giống PH9 và LDP1 không phù hợp cho chế biến sản phẩm chè ôlong. Trong các xã trồng khảo nghiệm, xã Hòa Bình có nguyên liệu chè của giống PH8 chế biến ra sản phẩm chè ôlong có chất lượng tốt nhất.

KẾT LUẬN

Qua theo dõi, đánh giá cho thấy:

Tỉ lệ sống sau trồng mới của các giống chè đều đáp ứng theo yêu cầu đặt ra. Các giống chè đều sinh trưởng tốt tại các địa điểm trồng trên địa bàn nghiên cứu và sinh trưởng tốt hơn so với giống chè đối chứng LDP1 chắc chắn ở mức tin cậy 95%. Trồng chè ở xã Hòa Bình – huyện Đồng Hỷ cho kết quả sinh

trưởng tốt hơn những nơi khác. Các giống chè nghiên cứu đều bị nhiễm sâu bệnh hại, tuy nhiên mức độ nhiễm chưa cao và đều ở mức dưới ngưỡng gây thiệt hại về kinh tế.

Giống PH8 có năng suất ở tuổi 3 cao nhất, cao hơn đối chứng 1,43 tấn/ha chắc chắn ở mức tin cậy 95%. Năng suất chè tuổi 3 trồng ở xã Hòa Bình đạt cao nhất 5,92 tấn/ha (giống PH8), cao hơn mức trung bình của giống 0,39 tấn/ha.

Giống PH8 có nguyên liệu phù hợp cho chế biến sản phẩm chè ôlong, xã Hòa Bình có nguyên liệu chè của giống PH8 chế biến ra sản phẩm chè ôlong có chất lượng tốt nhất.

Khuyến nghị bổ sung giống PH8, PH9 vào cơ cấu giống chè chế biến chè xanh tại Thái Nguyên. Tuy nhiên, ưu tiên lựa chọn giống PH8 hơn so với giống PH9. Cần đánh giá thêm khi sử dụng nguyên liệu giống chè PH8 để chế biến chè ôlong tại tỉnh Thái Nguyên.

TÀI LI ỆU THAM KHẢO 1. Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, (2006). Quy phạm khảo nghiệm tính khác biệt, tính đồng nhất và tính ổn định của giống chè 10TCN 7474: 2006. 2. Nguyễn Xuân An (2006). Nghiên cứu khả năng nhân giống một số giống chè mới bằng phương thức giâm cành và ghép tại GiaLai-ĐắkLák. Luận án TS Khoa học Nông nghiệp, ĐHNN1, Hà Nội. 3. Đỗ Văn Ngọc và cộng sự (2010). Báo cáo kết quả thực hiện dự án “Phát triển các giống chè chất lượng cao giai đoạn 2006-2010” 4. Đông A Sáng (2004). Trà, văn hoá đặc sắc Trung Hoa. Nxb Văn hoá thông tin, Hà Nội. 5. Nguyễn Văn Toàn (1994). "Một số đặc điểm sinh trưởng phát triển các biến chủng chè ở Phú Hộ và ứng dụng vào chọn tạo giống ở thời kỳ chè con". Luận án PTS Khoa học nông nghiệp. 6. Pr Dong Lijuan. Selection and breeding of improved tea seeds. Training Course On Tea Comprehensive Production For Developing Countries, organizing by Hunan Agricultural Group, from 5th June to 20th September 2008, at Changsha-Hunan-China.

Page 101: Tập 111, số 11, 2013

Trần Văn Điền và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 111(11): 93 - 100

100

SUMMARY STUDY ON THE GROWTH OF PH8 AND PH9 TEA VARIETIES IN THAI NGUYEN

Tran Van Dien, Thai Thi Ngoc Tram, Dang Van Thu,

Nguyen Viet Hung* , Hoang Hai Hieu College of Agriculture and Forestry – TNU

Research results on the growth of two varieties of tea, PH8 and PH9, in Thai Nguyen showed that the survival rate after planting of all treatments were met the requirements. All treatments had better growth than the control. Planting Tea in Hoa Binh - Dong Hy district had better growth results than others. The studied tea varieties were infected with pests, but not in high level. PH8 tea variety had the highest yield (3rd year), with average of 5.53 tons/ha, higher than the control 1.43 tons/ha (confidence level of 95%). Productivity of tea planted in Hoa Binh Commune in the 3rd year was the highest with 5.92 tons/ha (PH8). PH8 tea variety supplied ingredients for o-long tea products have the best quality. Key words: Tea plants, green tea, o-long tea, growth, productivity

Ngày nhận bài: 23/8/2013; Ngày phản biện: 08/9/2013; Ngày duyệt đăng: 15/11/2013

Phản biện khoa học: TS. Dương Trung Dũng – Trường Đại học Nông Lâm – ĐH Thái Nguyên

* Email: [email protected]

Page 102: Tập 111, số 11, 2013

Nguyễn Quang Tính và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 111(11): 101 - 106

101

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MẬT ĐỘ ƯƠNG NUÔI CÁ RÔ PHI TRONG QUÁ TRÌNH X Ử LÝ CHUY ỂN ĐỔI GI ỚI TÍNH ĐỰC 21 NGÀY TUỔI ĐẾN KHẢ NĂNG NHIỄM BỆNH TRÙNG BÁNH XE VÀ BI ỆN PHÁP PHÒNG TRỊ

Nguyễn Quang Tính* , Đoàn Quốc Khánh Trường Đại học Nông Lâm- ĐH Thái Nguyên

TÓM TẮT

Nghiên cứu đã cho thấy sự ảnh hưởng của mật độ ương nuôi đến khả năng xuất hiện bệnh Trùng bánh xe trên cá rô phi trong quá trình xử lý giới tính: khả năng nhiễm và lây lan bệnh càng nhanh khi mật độ nuôi càng tăng. Không những vậy, nghiên cứu cũng chỉ ra rằng trong quá trình xử lý giới tính cá rô phi nên sử dụng mật độ ương nuôi là 6 con/lít sẽ cho kết quả tốt nhất. Kết quả nghiên cứu đã khẳng định việc sử dụng các loại hóa chất như muối ăn, phèn xanh, thuốc tím và formalin. Tuy nhiên, phèn xanh có tác dụng điều trị bệnh tốt hơn các hóa chất còn lại, không những vậy nghiên cứu cũng khẳng định việc sử dụng phèn xanh với nồng độ 0,7g/m3, định kỳ 7 ngày phun một lần để phòng bệnh cho cá trong quá trình ương nuôi mang lại hiệu quả phòng bệnh cao nhất, chỉ có 6% số cá bị nhiễm trùng bánh xe sau 21 ngày ương nuôi. Từ khóa: Rô phi, ký sinh trùng, trùng bánh xe, hóa chất

ĐẶT VẤN ĐỀ*

Nuôi trồng thủy sản đang phát triển rất mạnh và có vị trí hết sức quan trọng trong phát triển kinh tế nước ta. Theo chiến lược của ngành thuỷ sản, đến năm 2015, xuất khẩu thuỷ sản đạt 891 nghìn tấn, giá trị kim ngạch xuất khẩu trên 4 tỷ USD. Cá rô phi được xác định là đối tượng nuôi chủ lực trong nuôi trồng thủy sản nước ngọt và mục tiêu đến năm 2020 sẽ xuất khẩu được trên 300 nghìn tấn. Một thực tế cho thấy, ngành đang gặp khó khăn lớn trong công tác sản xuất con giống, đặc biệt trong công tác sản xuất cá rô phi đơn tính đực, vì tỷ lệ ương nuôi cá bột lên cá giống bị hao hụt nhiều. Nguyên nhân chính là do ô nhiễm môi trường nước ao nuôi, dịch bệnh và hệ thống sinh thái bị phá hủy. Vấn đề ô nhiễm nước ao nuôi là do lượng thức ăn dư thừa không được sử dụng hết và là cơ hội cho những nhóm vi sinh vật có hại phát triển trong đó có một số loại bệnh do ngoại ký sinh trùng gây ra lây lan nhanh, tỷ lệ chết khá cao cho các loài cá nước ngọt nhất là đối với cá hương và cá giống gây thiệt hại lớn cho nghề nuôi dẫn tới không đáp ứng được nhu cầu con giống cho nông dân. Tại Thái Nguyên, trong những năm

* Tel: 0988.675.651

gần đây ngành nuôi trồng thuỷ sản có bước phát triển mạnh mẽ. Bên cạnh các đối tượng nuôi truyền thống như cá trắm, trôi, chép… phong trào nuôi cá rô phi cũng ngày càng phát triển, góp phần làm xóa đói giảm nghèo tại địa phương, cải thiện đời sống các hộ dân được nhiều hộ nông dân nuôi thả. Tuy nhiên, nghề nuôi cá rô phi còn gặp nhiều khó khăn do con giống không đảm bảo chất lượng, các cơ sở sản xuất giống còn gặp nhiều khó khăn trong công tác xử lý cá 21 ngày tuổi do dịch bệnh ngoại ký sinh trùng gây ra. Vì vậy, việc xác định đúng nguyên nhân gây bệnh để có biện pháp phòng và trị bệnh sẽ có một ý nghĩa quan trọng đối với ngành thủy sản, sẽ góp phần nâng cao năng suất, chất lượng cũng như hiệu quả kinh tế hơn nữa cho người dân. Từ những mục đích trên chúng tôi nghiên cứu đề tài này.

NGUYÊN VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM

Nguyên liệu

- Cá Rô phi vằn dòng GIFT, được ương nuôi tại Trung tâm thực hành thực nghiệm, trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên

- Hóa chất Formalin, phèn xanh (CuSO4.5H2O), thuốc tím (KMnO4), muối ăn (NaCl) để phòng, trị bệnh

Page 103: Tập 111, số 11, 2013

Nguyễn Quang Tính và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 111(11): 101 - 106

102

Phương pháp nghiên cứu

Theo dõi tình hình nhiễm bệnh trùng bánh xe cá 21 ngày tuổi ở các mật độ nuôi khác nhau

Thời gian tiến hành thu mẫu được thực hiện vào các ngày thứ 7; 12; 17; 21 trong qui trình xử lý cá rô phi đơn tính đực 21 ngày tuổi

Nghiên cứu ký sinh trùng dựa theo phương pháp nghiên cứu ký sinh trùng của Viện sỹ V.A. Dogiel (1929), có sự bổ sung của Bùi Quang Tề và Hà Ký, 2007 [6] cho phù hợp với điều kiện khí hậu Việt Nam.

Sơ đồ bố trí thí nghi ệm

4 con/l 6 con/l 8 con/l Bể 1 Bể 4 Bể 7

Bể 2 Bể 5 Bể 8 Bể 3 Bể 6 Bể 9

Sơ đồ bố trí thí nghi ệm điều tr ị bệnh

Diễn giải Bể 1 Bể 2 Bể 3 Bể 4 Hóa chất

Số mẫu (con)

Thời gian tắm ( phút )

Formalin (250ppm)

300 30-60

CuSO4.5H2O (5ppm)

300 5-15

KMnO4 (20ppm)

300 30-40

NaCl (4%) 300 5-15

Sơ đồ bố trí thí nghi ệm phòng bệnh

Diễn giải Bể 1 Bể 2 Bể 3 Bể 4 Hóa chất Formalin

(25ppm) CuSO4.5H2O

(0,7ppm) KMnO4 (2ppm)

Bể đối chứng

Thời gian sử dụng Định kỳ 7 ngày sử dụng 01 lần

Phương pháp xử lý số liệu

Tất cả số liệu được xử lý theo phương pháp thống kê sinh vật học, phần mềm Microsoft Excel 2007, trên máy tính kỹ thuật cá nhân.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ

Các yếu tố môi trường trong quá trình ương nuôi cá 21 ngày

Bảng 1. Dao động các yếu tố môi trường trong quá trình ương nuôi

Chỉ tiêu

Tháng

Nhiệt độ (0C) DO (mg/l) pH

Sáng Chiều Sáng Chiều Sáng Chiều

03/2012 17,6±4,9 20,5±4,5 4,5±0,2 5,6±0,3 7,2±0,3 7,6±0,3 04/2012 23,1±1,9 29,5±8,5 4,4±0,1 5,8±0,1 7,4±0,1 8,0±0,1 05/2012 23,4±5,4 32,3±10,3 4,5±0,2 5,6±0,3 7,5±0,2 8,2±0,2

09/2012 24,3±3,7 30,5±4,5 4,6±0,1 5,8±0,1 7,1±0,1 7,4±0,1

10/2012 22,1±4,4 28,6±5,5 4,4±0,1 5,5±0,1 7,0±0,2 7,4±0,2

Nhận xét: trong quá trình ương nuôi cá hương lên cá giống từ tháng 03 - 05/2012 và tháng 09-10/2012, nhiệt độ các tháng luôn thay đổi với tỷ lệ chênh lệch giữa ngày và đêm là khá lớn cụ thể là: Tháng 3 nhiệt độ nằm trong khoảng từ 17,6 - 21,50C; tháng 4 nhiệt độ nằm trong khoảng từ 23,1 -29,50C; tháng 5 là 23,4-32,30C; tháng 9 là 24,3 – 30,50C và tháng 10 có ngưỡng nhiệt độ nằm trong khoảng 22,1 – 28,60C. Với ngưỡng nhiệt độ như trên là phù hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của cá rô phi.

Page 104: Tập 111, số 11, 2013

Nguyễn Quang Tính và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 111(11): 101 - 106

103

Bảng 2. Kết quả kiểm tra cường độ nhiễm, tỷ lệ nhiễm trùng bánh xe trên cá 21 ngày tuổi

Ngày tuổi

Số lượng mẫu (con)

Mật độ nuôi (con/lít)

4 6 8

TLN %

CĐN

Tỷ lệ sống

TLN %

CĐN

Tỷ lệ sống

TLN %

CĐN

Tỷ lệ sống

7 50 16 + 90,7 22 + 91,1 26 + 90

12 50 22 + 87,8 30 + 85,1 36 + 84.6 17 50 28 + 80,3 34 ++ 78,5 48 ++ 75.3

21 50 36 ++ 78,6 44 ++ 76,9 68 ++ 71.8

* Ghi chú: Cường độ nhiễm nhẹ (+) vài trùng/lamen; Cường độ nhiễm TB (++) từ 10 đến vài chục trùng/lamen; Cường độ nhiễm nặng (+++) trên 100 trùng/lamen

Kết quả bảng 1 cho thấy, nồng độ DO và pH trong các tháng là tương đối ổn định, rất thích hợp cho quá trình ương nuôi cá rô phi. Cụ thể là DO nằm trong khoảng 4,4 - 5,8 mg/l và pH nằm trong khoảng 7,0 - 8,2. Tuy nhiên, các số liệu về pH trong các tháng 4 và tháng 5, khoảng pH dao động trong ngày vượt quá ngưỡng 0,5. Với ngưỡng pH này có thể gây sốc cho cá ương nuôi. Vì vậy, cần lưu ý điều chỉnh ngưỡng pH sao cho không dao động quá 0,5 trong ngày.

Cường độ nhiễm, tỷ lệ nhiễm ngoại ký sinh trùng trên cá

Nhận xét: quá trình xử lý giới tính cá rô phi 21 ngày tuổi có tỷ lệ nhiễm bệnh trùng bánh xe rất cao và tỷ lệ này cũng tăng dần theo thời gian ương nuôi và nó đạt mức cao nhất ở cuối giai đoạn xử lý (ngày thứ 21). Không những vậy, tình trạng nhiễm bệnh cũng ngày càng nặng. Cũng qua kết quả nghiên cứu của bảng trên, mật độ ương nuôi có ảnh hưởng lớn đến sự xuất hiện bệnh và tình trạng nhiễm bệnh cũng như khả năng lây lan của bệnh trùng bánh xe trong quá trình xử lý cá 21 ngày tuổi. Với những bể cá được ương nuôi ở mật độ 4con/lít có tỷ lệ nhiễm và tình trạng lây lan bệnh là thấp nhất: ở 7 ngày tuổi chỉ có 16% cá nhiễm bệnh với mức độ nhẹ và tốc độ lây lan dịch bệnh chậm, đến ngày thứ 21 tỷ lệ nhiễm mới đạt 36%. Trong khi đó tỷ lệ nhiễm ở ngày thứ 7 của những bể cá được xử lý ở mật độ 8 con/lít là 26% và tỷ lệ này tăng rất nhanh và đạt mức 68% cá thể nhiễm bệnh vào ngày thứ 21. Điều này hoàn toàn phù hợp với sự

phát sinh và phát triển dịch bệnh, những ao, bể nuôi có mật độ nuôi càng cao thì tốc độ lây lan dịch bệnh càng nhanh (Bùi Quang Tề và Hà Ký, 2007)[2]. Kết quả cho thấy rất rõ sự ảnh hưởng của bệnh trùng bánh xe đến tỷ lệ sống của cá xử lý 21 ngày: Tỷ lệ sống của cá được ương nuôi với mật độ 4 con/lít là 78,6%; 6 con/lít là 76,9 và ở mật độ 8 co/lít chỉ là 71,8%. Kết quả này hoàn toàn phù hợp với các nghiên cứu trước đây của các tác giả Bùi Quang Tề, (2001)[1] Trần Thị Hà, (1999)[3] Hà Ký và Thành Văn Uyển, (1963)[5].

Kết quả điều tr ị ngoại ký sinh trùng bằng hóa chất

Sau khi kiểm tra phát hiện tỷ lệ nhiễm và cường độ nhiễm trùng bánh xe như trên. Chúng tôi nhận thấy cá 21 ngày tuổi thường bị nhiễm bệnh với tỷ lệ cao, vì vậy chúng tôi đã chọn nồng độ hóa chất ở ngưỡng cao và khoảng thời gian tối đa để tiến hành điều trị bệnh cho cá. Kết quả điều trị được thể hiện trên bảng 3.

Nhận xét: bệnh trùng bánh xe dễ dàng được điều trị bằng các loại hóa chất thông dụng như formaline; thuốc tím; muối ăn hay phèn xanh. Khi sử dụng các loại hóa chất này để điều trị đều cho kết quả khỏi bệnh là khá cao. Tuy nhiên, dễ dàng nhận thấy phèn xanh có tác dụng tốt nhất trong công tác điều trị bệnh trùng bánh xe (với tỷ lệ khỏi bệnh là 98,67%) tiếp đến là formaline (94,33%) và hiệu quả điều trị bệnh khi sử dụng thuốc tím và muối ăn là gần

Page 105: Tập 111, số 11, 2013

Nguyễn Quang Tính và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 111(11): 101 - 106

104

như nhau (với kết quả lần lượt là 91,66% và 91,47%). Điều này có thể lý giải vì phèn xanh là hóa chất đặc trị các bệnh ngoại kí sinh trùng đoen bào (Bùi Quang Tề và Hà Ký, 2007)[2]; Lom J. And G.Grupcheva (1976) [7]; Chen chin leu (1973)[6]. Điều này hoàn toàn phù hợp với các nghiên cứu trướ đây của Trần Thị Hà, (1999) [3], Lom J. And G.Grupcheva (1976) [7].

Bảng 3. Kết quả điều trị ở giai đoạn cá hương bằng phương pháp tắm

STT Hóa chất Nồng độ Số mẫu điều tr ị

(con/loài) Thời gian tắm

(phút) Tỷ lệ khỏi

(%) 1 Formalin 250ppm 300 60 94,33

2 CuSO4.5H2O 5ppm 300 15 98,67

3 KMnO4 20ppm 300 30 91,66

4 NaCl 3% 300 15 91,47

Kết quả phòng bệnh bằng các loại hóa chất

Bảng 4. Kết quả phòng bệnh bằng phương pháp phun hóa chất trong quá trình xử lý cá rô phi 21 ngày tuổi

STT Hóa chất Nồng độ Số mẫu kiểm

tra Ngày kiểm

tra

Kết quả kiểm tra bệnh Tỷ lệ nhiễm

bệnh (%)

Cường độ nhiễm bệnh

1 Formalin 25ppm 50 21 10 +

2 CuSO4.5H2O 0,7ppm 50 21 6 +

3 KMnO4 2ppm 50 21 12 +

ĐC Không sử dụng

hóa chất 50 21 68 ++

Bảng 5. Kết quả phòng bệnh bằng phương pháp sử dụng hóa chất để tắm cho cá trong quá trình xử lý cá rô phi 21 ngày tuổi

STT Hóa chất Nồng độ Số mẫu kiểm tra

Ngày kiểm tra

Kết quả kiểm tra bệnh Tỷ lệ nhiễm

bệnh (%)

Cường độ nhiễm bệnh

1 Formalin 25ppm 50 21 18 +

2 CuSO4.5H2O 0,7ppm 50 21 12 +

3 KMnO4 2ppm 50 21 20 +

ĐC Không sử

dụng hóa chất 50 21 70 ++

Nhận xét: bảng 4 và 5 cho thấy, sử dụng hóa chất định kỳ phun trực tiếp hoặc định kỳ tắm cho cá để phòng bệnh trùng bánh xe trong quá trình xử lý cá rô phi 21 ngày tuổi đem lại hiệu quả khá cao so với lô đối chứng. Cũng từ kết quả này cho biết việc sử dụng hóa chất phèn xanh đem lại hiệu quả phòng bệnh cao nhất, chỉ có chưa đến 6% và 11,7% số cá bị nhiễm trùng bánh xe ở mức độ nhẹ, tiếp đến là formaline tỷ lệ nhiễm là 9,4% & 17,5% và

Thuốc tím cho hiệu quả phòng bệnh thấp nhất trong ba loại hóa chất sử dụng, tỷ lệ nhiễm bệnh là 11% & 20,3%. Trong khi đó nếu không sử dụng bất kỳ loại hóa chất nào để phòng bệnh trong quá trình xử lý giới tính cho cá thì tỷ lệ nhiễm bệnh là rất cao, có tới 68,43% - 70,19% số cá bị nhiễm bệnh ở mức trung bình. Kết quả này tương đương với các kết quả nghiên cứu của tác giả Hoàng Hải Thanh, (2010) [4] .

Page 106: Tập 111, số 11, 2013

Nguyễn Quang Tính và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 111(11): 101 - 106

105

Kết quả trên cũng cho thấy, phương pháp sử dụng hóa chất phun trực tiếp xuống ao nuôi có hiệu quả tốt hơn so với phương pháp sử dụng hóa chất để tắm định kỳ cho cá trong quá trình ương nuôi để xử lý giới tính cá rô phi. Điều này là hoàn toàn phù hợp bởi vì phương pháp dùng hóa chất để phun vào bể ương nuôi cá khả năng tiêu diệt mầm bệnh mang tính liên tục và có tác dụng tiêu diệt mầm bệnh tồn tại trên cơ thể cá và ở môi trường ương nuôi. Vì vậy, hiệu quả phòng bệnh sẽ tốt hơn so với phương pháp chúng ta chỉ tiến hành bắt cá nên tắm định kỳ vì phương pháp này chỉ có tác dụng trị ký sinh trùng bám trên cá mà không có tác dụng tiêu diệt mầm bệnh trong môi trường ương nuôi.

KẾT LUẬN

- Mật độ ương nuôi ảnh hưởng đến quá trình phát sinh và phát triển của bệnh: mật độ ương nuôi càng cao thì khả năng lây lan dịch bệnh càng nhanh.

- Mật độ ương nuôi thích hợp trong quá trình xử lý cá rô phi 21 ngày là 6 con/lít.

- Hóa chất Phèn xanh có tác dụng tốt nhất trong công tác điều trị bệnh trùng bánh xe với tỷ lệ khỏi bệnh sau khi điều trị là xấp xỉ 99%.

- Các loại hóa chất: Thuốc tím; Formaline và Phèn xanh có tác dụng tốt trong công tác phòng bệnh trùng bánh xe trong quá trình xử lý cá rô phi 21 ngày và Phèn xanh có tác dụng

tốt nhất khi kết quả chỉ có chưa đến 6% số cá nhiễm bệnh sau quá trình xử lý giới tính.

- Sử dụng phương pháp phun hóa chất định kỳ vào bể ương nuôi có tác dụng phòng bệnh tốt hơn phương pháp sử dụng hóa chất để tắm định kỳ cho cá.

TÀI LI ỆU THAM KHẢO

1. Bùi Quang Tề (2001), Ký sinh trùng của một số loài cá nước ngọt ở Đồng bằng sông Cửu Long và giải pháp phòng trị chúng, Luận án tiến sỹ sinh học. 2. Bùi Quang Tề – Hà Ký (2007), Kí sinh trùng cá nước ngọt Việt Nam, Nxb Khoa học và kỹ thuật. 3. Trần Thị Hà (1999), Nghiên cứu ký sinh trùng ở nhóm cá chép Ấn Độ (Labeo rohita) và (Cirrhina mrigala) giai đoạn cá con nuôi tại Đình Bảng (Bắc Ninh), Đông Anh (Hà Nội) và biện pháp phòng trị bệnh do chúng gây ra. Luận văn Thạc sỹ Nông nghiệp. 4. Hoàng Hải Thanh (2010), Điều tra tình hình nhiễm ngoại kí sinh trùng trên cá chép tại trường ĐHNL. Đề tài NCKH cấp cơ sở 5. Hà Kí, Thành Văn Uyển (1963), Ảnh hưởng của nhiệt độ đối với sự nhiễm trùng bánh xe ở cá chép hương và cách phòng trị.tập san sinh vật địa học, tập 2, số 4, trang 232, 233. 6. Chen chin leu (1973), Fisheries Office of Hubei. Parasite fauna of freshwater fish in Hubei, publishers of scientific China. 7. Lom J. And G.Grupcheva (1976), “Protozoa Parasites of Carp (Cyprynus carpio L): A Comparative study of occurrence in Bulgaria and Czechoslovakia, with the description of Trichodina perforata sp.” Folia Parasitologica, Praha.

Page 107: Tập 111, số 11, 2013

Nguyễn Quang Tính và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 111(11): 101 - 106

106

SUMMARY STUDYING THE RELATIONSHIP BETWEEN RAISE FISH SPAWN DENSITY AND TRICHODINA APPEARANCE IN USING 17 α METHYLTESTOSTERON TO SEX CHANGE OF TILAPIA PROCESS AND TREATMENT-PREVENTATION METHODS

Nguyen Quang Tinh*, Doan Quoc Khanh College of Agriculture and Forestry – TNU

The results of study shows that the appearence of trichodina was effected by culture density. It increase which lead to rose sharply trichodina density in using 17α Methyltestosteron to sex change of Tilapia process. Beside the study defined that 6 juvenile per liter is the best raise fish spawn density. The results specify that natriclorid, copper sulphate, potassium permanganate and formalin which were good result for treating. However, copper sulphate that was used to treat Trichodina is the best chemical. Moreover, using 0.7 ppm copper sulphate mixure in water to preventing in juvernil culture is the best. Key words: Tilapia, parasite,Trichodina, chamicals

Ngày nhận bài: 14/5/2013; Ngày phản biện: 17/6/2013; Ngày duyệt đăng: 15/11/2013 Phản biện khoa học: PGS.TS Đặng Xuân Bình – Trường Đại học Nông Lâm – ĐH Thái Nguyên

* Tel: 0988.675.651

Page 108: Tập 111, số 11, 2013

Nguyễn Hưng Quang và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 111(11): 107 - 113

107

NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG VÀ NGUYÊN NHÂN TRÂU BÒ CH ẾT HÀNG LOẠT TRONG VỤ ĐÔNG - XUÂN TẠI MỘT SỐ TỈNH THUỘC KHU VỰC TRUNG DU MI ỀN NÚI PHÍA B ẮC

Nguyễn Hưng Quang1*, Hà Thị Hảo1, Tr ần Huê Viên1, Mai Anh Khoa2

1Trường Đại học Nông Lâm – ĐH Thái Nguyên 2Đại học Thái Nguyên

TÓM TẮT

Nghiên cứu được tiến hành trên địa bàn 3 tỉnh trung du miền núi phía Bắc đó là Bắc Kạn, Lạng Sơn và Sơn La. Nội dung nghiên cứu bao gồm đánh giá thực trạng chăn nuôi, thực trạng trâu bò chết hàng loạt trong vụ Đông - Xuân, và tìm hiểu nguyên nhân trâu bò chết hàng loạt trên địa bàn nghiên cứu. Để xác định nguyên nhân gây chết, nghiên cứu vận dụng mô hình phương trình Binary Logistic (Logit) để mô tả mức độ ảnh hưởng của các nhân tố là nguyên nhân dẫn tới việc trâu bò chết hàng loạt. Kết quả cho thấy giai đoạn 2008-2011, tổng số trâu bò 3 tỉnh Lạng Sơn, Sơn La và Bắc Kạn có xu hướng giảm dần qua các năm (tỉnh Lạng Sơn giảm 19,34%; tỉnh Bắc Kạn giảm 26,91%). Số lượng trâu bò chết hàng loạt trong vụ Đông Xuân tương đối lớn, số lượng chiếm từ 1 - 5% tổng đàn, cá biệt năm 2011 có địa phương chiếm tới 5,92% (Lạng Sơn). Trâu bò bị chết phần lớn nằm trong độ tuổi dưới 12 tháng, chiếm từ 44,61 - 47,78%. Gây chết cho trâu bò vào vụ Đông - Xuân gồm có 3 nhóm nguyên nhân chủ yếu đó là do thiếu thức ăn xanh, không dự trữ phụ phẩm nông nghiệp; do thời tiết khắc nghiệt, rét đậm rét hại kéo dài; và do người dân chủ quan trong việc chăm sóc trâu bò vụ Đông Xuân và sự kết hợp của các nguyên nhân trên (P<0,005). Từ khóa: Trâu bò; Chết rét; Nguyên nhân; Miền núi; Mô hình tuyến tính.

MỞ ĐẦU*

Việt Nam là một nước nông nghiệp, chính vì vậy con trâu, con bò từ lâu đã gắn bó với người nông dân. Trâu, bò ngoài cung cấp sức kéo cho sản xuất nông nghiệp, còn cung cấp nguồn thực phẩm là thịt, sữa và sừng cho ngành mỹ nghệ (Preston và Leng, 1991). Chính vì vậy, chăn nuôi đại gia súc luôn được coi như một ngành nghề quan trọng đem lại thu nhập cho nông hộ.

Khu vực miền núi phía Bắc Việt Nam có điều kiện tự nhiên tương đối thuận lợi cho phát triển chăn nuôi đại gia súc. Tuy nhiên, theo số liệu thống kê, số lượng trâu bò các tỉnh trong khu vực miền núi phía Bắc trong giai đoạn gần đây có xu hướng liên tục giảm (đàn trâu giảm 7,44%, đàn bò giảm 12,87% trong 3 năm 2008 - 2011). Có nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan dẫn đến tình trạng trên. Một trong những nguyên nhân chính là do trâu bò chết rét trong điều kiện bất lợi

* Tel: 0985588164; Email: [email protected]

trong những năm gần đây (Đặng Xuân Bình và cs, 2010). Theo Cục chăn nuôi, năm 2008 và 2010 là những năm trâu bò chết nhiều do rét. Tại thời điểm 17/2/2008, tổng số các loại trâu bò đã bị chết rét, chết đói trong đợt rét đậm tại các tỉnh phía Bắc là 51.962 con, trong đó chủ yếu là bê, nghé non (chiếm 75%); bò, trâu già (25%).

Để đối phó với đặc điểm khí hậu thời tiết ngày càng diễn biến phức tạp ở miền núi phía Bắc như hiện nay thì cần có những giải pháp cụ thể, thích hợp. Thường thì vào mùa đông trời lạnh giá, sương muối, thức ăn khan hiếm đã làm ảnh hưởng xấu đến sức khỏe trâu bò. Hơn nữa, một trong những nguyên nhân gây chết là do dịch bệnh xảy ra vào đúng mùa đông lạnh nhiều khi trâu bò vừa bị rét vừa không đủ nguồn thức ăn dẫn đến tình trạng trên. Chính vì vậy, việc xác định chính xác những nguyên nhân và từ đó đưa ra các giải pháp về quản lý, kỹ thuật để khắc phục tình trạng trên là cần thiết và cấp bách.

Page 109: Tập 111, số 11, 2013

Nguyễn Hưng Quang và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 111(11): 107 - 113

108

NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Đối tượng và thời gian - Trâu, bò, bê, nghé được chăn nuôi trong các nông hộ trên địa bàn 3 tỉnh Bắc Kạn, Lạng Sơn, Sơn La.

- Thời gian: Tiến hành từ tháng 5/2011 đến tháng 1/2013.

Nội dung nghiên cứu - Đánh giá tình hình chăn nuôi trâu bò trên địa bàn nghiên cứu.

- Đánh giá thực trạng trâu bò chết hàng loạt trong vụ Đông - Xuân.

- Nghiên cứu xác định nguyên nhân gây ra tình trạng trâu bò chết hàng loạt.

Phương pháp thu thập số liệu - Thu thập số liệu sơ cấp: Điều tra, đánh giá tại nông hộ bằng phương pháp điều tra, đánh giá có sự tham gia của nông dân, đánh giá cho điểm kết hợp với phỏng vấn theo bộ câu hỏi trực tiếp các hộ có trâu bò chết và không có trâu bò chết trong vụ Đông - Xuân từ 2008 - 2012. Tổng số mẫu nghiên cứu (n) là 433 hộ. Số liệu sau khi điều tra thu thập được xử lý trên phần mềm thống kê SPSS 21.0 và EVIEWS 6.0.

- Thu thập thông tin thứ cấp: Tiến hành thu thập các thông tin thống kê cấp xã, huyện về tình hình và thực trạng trâu bò chết hàng loạt qua các năm 2008 - 2011.

Các chỉ tiêu theo dõi - Thống kê số lượng trâu, bò trên địa bàn nghiên cứu.

- Số lượng trâu, bò chết qua các năm gần đây.

- Xác định cơ cấu độ tuổi trâu, bò chết hàng loạt.

- Thống kê xác định các nhóm nguyên nhân gây chết.

Phương pháp nghiên cứu - Sử dụng phương pháp định tính để thu thập thông tin về tình hình chăn nuôi trâu bò của các hộ dân trên địa bàn nghiên cứu. Từ đó, tìm ra các yếu tố ảnh hưởng tới nguyên nhân trâu bò bị chết và sử dụng thang đo Likert để đo lường các yếu tố trên. Phương pháp định lượng được sử dụng để phân tích bao gồm đánh giá thang đo bằng hệ số Cronbach’s

Alpha, trích rút các nhân tố bằng phương pháp Phân tích Nhân tố khám phá (EFA).

- Để đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố tới việc trâu bò chết, nghiên cứu vận dụng mô hình phương trình Binary Logistic (Logit), phương trình được mô tả như sau:

- Trong đó: Biến phụ thuộc Y là biến hộ có trâu bò chết hay không (Y = 1 nếu hộ có trâu bò chết, Y = 0 nếu hộ không không có trâu bò chết).

- Các biến độc lập: Xi (i = 1→4); Pi là xác suất hộ có trâu bò chết (với Y =1).

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

Thực trạng sản xuất chăn nuôi trâu bò trên địa bàn nghiên cứu

Số lượng và sản lượng thịt trâu bò vùng trung du miền núi phía Bắc giai đoạn 2008 - 2012

Số lượng trâu bò vùng trung du và miền núi phía Bắc giai đoạn 2008 - 2012 có xu hướng giảm rõ rệt, cụ thể đàn trâu giảm 212,27 nghìn con tương ứng 12,57%, đàn bò giảm 178,89 nghìn con tương ứng 16,47%.

Năm 2010, số lượng trâu bò vùng trung du và miền núi phía Bắc có xu hướng tăng nhẹ, tuy nhiên tốc độ tăng thấp, tương ứng 1,65% và 0,84% so với năm 2009. Ngược lại, năm 2011 cả số lượng trâu và bò đều giảm mạnh.

Sản lượng thịt hơi từ trâu và bò có xu hướng giảm rõ rệt, so sánh sản lượng thịt hơi năm 2012 so với năm 2008, thịt trâu giảm 29,10% và thịt bò giảm 14,92%.

Số lượng trâu bò trên địa bàn nghiên cứu giai đoạn 2008 - 2011

Giai đoạn từ năm 2008 - 2011 số lượng trâu bò trên địa bàn ba tỉnh Lạng Sơn, Bắc Kạn và Sơn La có xu hướng tăng đàn rất chậm. Số lượng trâu bò của tỉnh Sơn La tăng 25.700 đầu con giai đoạn 2008-2011 (7,83% so với năm 2008), trong đó đàn trâu tăng 7.540 con (tăng 4,76%), đàn bò tăng gần gấp 3 lần (18.160 con tăng 10,69%).

Page 110: Tập 111, số 11, 2013

Nguyễn Hưng Quang và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 111(11): 107 - 113

109

Bảng 1. Số lượng và sản lượng thịt trâu bò vùng trung du và miền núi phía Bắc giai đoạn 2008 – 2012

Năm

Trâu Bò

Số lượng (nghìn con)

Tốc độ tăng (%)

Sản lượng thịt (tấn)

Tốc độ tăng (%)

Số lượng (nghìn con)

Tốc độ tăng (%)

Sản lượng thịt (tấn)

Tốc độ tăng (%)

2008 1.688,50 - 31.265 - 1.086,17 - 20.517 - 2009 1.690,17 0,10 29.897 -4,38 1.057,74 -2,62 23.758 15,80 2010 1.717,98 1,65 34.513 15,44 1.066,65 0,84 26.971 13,52 2011 1.562,80 -9,03 36.212 4,92 946,34 -11,28 30.011 11,27 2012 1.476,23 -5,54 22.166 -38,79 907,28 -4,13 17.456 -41,83

Hai tỉnh Lạng Sơn và Bắc Kạn, số lượng trâu bò đều có xu hướng giảm dần qua các năm. Cụ thể số lượng tổng đàn trâu bò của tỉnh Lạng Sơn giảm 40.868 con (giảm 19,34% so với năm 2008); tỉnh Bắc Kạn giảm 30.647 con giảm 26,91% so với năm 2008. Điều này cũng phù hợp với xu thế chung là giảm tổng đàn gia súc lớn (trâu bò) trên địa bàn cả nước trong những năm gần đây.

Về quy mô đàn ta thấy, các tỉnh Lạng Sơn, Bắc Kạn có số lượng trâu nhiều hơn bò. Cụ thể năm 2008 cơ cấu số lượng trâu và bò của Lạng Sơn là 76,15% và 23,85%; đến năm 2011 là 77,7% và 22,3%. Tỉnh Bắc Kạn cơ cấu tương ứng là 68,22% và 31,78% (2008); 73,13% và 26,87% (2011). Quy mô tăng đàn trâu, bò của tỉnh Sơn La tương đối ổn định qua giai đoạn 2008 - 2011, tăng 7,83%.

Bảng 2. Số lượng trâu bò trên địa bàn nghiên cứu giai đoạn 2008 - 2011

Địa phương

Diễn giải

Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Số lượng

(con) Tỷ lệ (%)

Số lượng (con)

Tỷ lệ (%)

Số lượng (con)

Tỷ lệ (%)

Số lượng (con)

Tỷ lệ (%)

Lạng Sơn

Trâu 160.879 76,15 155.668 77,35 155.350 77,80 132.400 77,70

Bò 50.389 23,85 45.589 22,65 44.339 22,20 38.000 22,30

Tổng đàn 211.268 100 201.257 100 199.689 100 170.400 100

Bắc Kạn

Trâu 77.700 68,22 75.215 70,82 73.925 73,17 60.879 73,13

Bò 36.200 31,78 30.984 29,18 27.110 26,83 22.374 26,87

Tổng đàn 113.900 100 106.199 100 101.035 100 83.253 100

Sơn La

Trâu 158.560 48,28 162.460 47,93 170.200 47,08 166.100 46,91

Bò 169.840 51,72 176.480 52,07 191.300 52,92 188.000 53,09

Tổng đàn 328.400 100 338.940 100 361.500 100 354.100 100

Thực trạng trâu bò chết hàng loạt trong vụ Đông Xuân tại khu vực nghiên cứu Giai đoạn 2008 - 2011 trên địa bàn các tỉnh Lạng Sơn, Bắc Kạn và Sơn La đều có trâu bò chết hàng loạt trong vụ Đông Xuân với số lượng tương đối lớn. Số lượng chiếm từ 1 - 5% tổng đàn, cá biệt năm 2011 có địa phương chiếm tới 5,92% (Lạng Sơn). Các năm 2008, 2011 thời tiết diễn biến thất thường trong đó có các đợt rét đậm rét hại kéo dài trong vụ Đông Xuân làm cho trâu bò bị chết với số lượng nhiều.

Theo số liệu thống kê, trâu là đối tượng bị chết nhiều khi thời tiết diễn biến xấu kéo dài. Cụ thể năm 2008 tổng số trâu bị chết cả ba địa phương là 15.838 con (3,99% tổng đàn), trong khi đó tổng bò chết là 4.505 con (1,76% tổng đàn); năm 2011 tương ứng là 17.896 con (4,98% tổng đàn) và 7.644 con (3,08% tổng đàn). Nghiên cứu trước đây ở cũng đã chỉ ra trâu bò là loài vật nuôi có khả năng thích nghi cao, chịu đựng kham khổ tốt và ít bệnh tật (Tô Du, 2004). Tuy nhiên với điều kiện khắc nghiệt của thời tiết rét đậm thì quá trình phân giải glucogen để sinh nhiệt càng nhanh

Page 111: Tập 111, số 11, 2013

Nguyễn Hưng Quang và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 111(11): 107 - 113

110

(Nguyễn Đăng Vang và Phạm Sỹ Tiệp, 2005), do vậy nếu thiếu nguồn năng lượng cung cấp sẽ dẫn đến tình trạng trâu bò chết (Mader, 2003).

Bảng 3. Số lượng trâu bò chết trong vụ Đông Xuân giai đoạn 2008 - 2011

(Đơn vị tính: con)

Địa phương

Diễn giải Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

Số lượng Tỷ lệ (%)

Số lượng Tỷ lệ (%)

Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%)

Lạng Sơn

Trâu 5.230 3,25 2.284 1,47 2.772 1,78 8.521 6,44 Bò 986 1,96 526 1,15 1.254 2,83 1.568 4,13

Tổng đàn 6.216 2,94 2.810 1,40 4.026 2,02 10.089 5,92

Bắc Kạn Trâu 4.118 5,30 1.810 2,41 1.726 2,33 2.025 3,33 Bò 1.410 3,90 586 1,89 874 3,22 756 3,38

Tổng đàn 5.528 4,85 2.396 2,26 2.600 2,57 2.781 3,34

Sơn La Trâu 6.490 4,09 2.385 1,47 4.138 2,43 7.350 4,43 Bò 2.109 1,24 2.647 1,50 5.728 2,99 5.320 2,83

Tổng đàn 8.599 2,62 5.032 1,48 9.866 2,73 12.670 3,58

Bảng 4. Kết quả điều tra xác định độ tuổi trâu bò chết trong vụ Đông - Xuân

(Đơn vị tính: con)

Địa phương

Năm 2008 - 2009 Năm 2011 - 2012

Tổng số

Dưới <12

tháng

Từ 1- 8 năm

Trên >8

năm

Tổng số

Dưới <12

tháng

Từ 1- 8 năm

Trên >8

năm Hữu Kiên - Chi Lăng 320 153 102 65 895 355 409 131 Quan Sơn - Chi Lăng 70 45 0 25 142 76 23 43 Nhạn Môn - Pác Nặm 134 81 11 42 134 71 21 42 Công Bằng - Pác Nặm 522 212 127 183 518 237 87 194 Quang Phong - Na Rì 122 57 24 41 134 60 30 44 Hà Hiệu - Ba Bể 26 14 3 9 31 14 7 10 Tà Hộc - Mai Sơn 58 31 8 19 67 35 11 21 Long Hẹ - Thuận Châu 144 74 22 48 168 84 33 51 Tổng số 1.396 667 297 432 2.089 932 621 536 Tỷ lệ (%) 100 47,78 21,28 30,95 100 44,61 29,73 25,66

Kết quả nghiên cứu xác định độ tuổi trâu bò chết tại một số địa phương nghiên cứu Kết quả điều tra xác định độ tuổi trâu bò chết trong hai vụ Đông - Xuân trong bảng 4 cho thấy đối tượng bê nghé dưới 12 tháng tuổi và trên 8 năm tuổi có tỷ lệ chết cao. Số hộ có trâu bò bị chết nằm trong độ tuổi dưới 12 tháng tuổi chiếm 47,78% tương ứng 667 con (2008 - 2009) và 44,61% tương ứng 932 con (2011 - 2012). Số lượng trâu bò bị chết trên 8 năm tuổi lần lượt là 30,95% và 25,66% tương ứng 432 con và 536 con. Kết quả này phù hợp với phát hiện của Nguyễn Đăng Vang và

Phạm Sỹ Tiệp (2005): bê, nghé và trâu bò già (nằm ngoài độ tuổi từ 1 đến dưới 8 năm tuổi) thường có sức đề kháng yếu, việc thu nhận và tiêu hóa thức ăn kém, do vậy ở lứa tuổi này chúng thường bị suy giảm sức khỏe nghiêm trọng khi phải đối mặt với thời tiết khắc nghiệt. Hơn nữa thời tiết quá lạnh trong những năm gần đây còn làm gia tăng tình hình dịch bệnh trên đàn gia súc cũng như giảm khả năng sản xuất thức ăn cho trâu bò trong vụ Đông - Xuân. Tương tự như vật tác giả Young (1983) cũng lý giải rằng: Đối với các loại gia súc ăn cỏ, thân nhiệt phụ thuộc tương đối lớn vào môi trường bởi môi trường

Page 112: Tập 111, số 11, 2013

Nguyễn Hưng Quang và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 111(11): 107 - 113

111

lấy thức ăn thường là những nơi trống trải, nên chúng dễ bị ảnh hưởng bởi thời tiết lạnh. Theo Winchester (1964), đối với các gia súc ăn cỏ còn non dưới 7 tháng tuổi sức chống chịu với điều kiện thay đổi của ngoại cảnh thấp, cụ thể là giảm tiêu thụ thức ăn, tăng chuyển hóa năng lượng trong cơ thể. Dietz và cs (2003); Mader và cs, 2010 nghiên cứu cho thấy ở bê non chỉ có thể chịu đựng được thời gian tối đa 90 phút, khi nhiệt độ môi trường ở mức 50C.

Trâu bò là loài vật nuôi có khả năng thích nghi cao, chịu đựng kham khổ tốt và ít bệnh tật, do vậy rất dễ nuôi và ít rủi ro. Tuy nhiên, với điều kiện thời tiết khắc nghiệt, thể trạng gia súc không tốt (gầy gò, ốm yếu), thiếu thức ăn… thì khả năng chịu đựng của trâu bò rất kém trong

mùa Đông Xuân, do đó có cả những con trong độ tuổi từ 1-8 tuổi vẫn bị chết.

Kết quả nghiên cứu nguyên nhân gây chết trâu bò trong vụ Đông - Xuân

Qua đánh giá thực trạng trâu bò chết rét của 433 hộ dân tại 3 tỉnh nghiên cứu bằng việc vận dụng mô hình phương trình Binary Logistic (Logit) cho thấy: Hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha của 10 chỉ tiêu đều lớn hơn 0,5. Điều đó chứng tỏ các thông tin thu được từ 433 hộ đáng tin cậy để sử dụng cho nghiên cứu. Bên cạnh đó kết quả kiểm định KMO với giá trị là 0,64 đảm bảo hiệu quả phân tích (0,5 <KMO < 1) và kiểm định Bartlett có mức độ tin cậy cao (sig = 0,000 < 0,05), thỏa mãn các điều kiện để phân tích nhân tố.

Bảng 5. Kết quả phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới trâu bò chết

TT Các nguyên nhân chủ yếu Hệ số tin cậy các nhóm nhân tố

1 2 3 4

1 Chuồng trại nhốt trâu bò 0.742

2 Lùa trâu bò về tránh rét 0.706

3 Giữ ấm trâu bò vụ Đông - Xuân 0.699

4 Chế biến dự trữ thức ăn -0.650

5 Nguồn cỏ tự nhiên trong vụ Đông - Xuân 0.623

6 Trồng cỏ trong vụ Đông - Xuân -0.541

7 Cho trâu bò ăn thức ăn tinh đúng kỹ thuật -0.778

8 Dự trữ thức ăn tinh 0.648

9 Biết xử lý khi trâu bò bị bệnh -0.763

10 Chữa khi trâu bò bị cước chân, giun, sán… 0.687

Bảng 6. Kết quả tìm hệ số phương trình hồi quy

Dependent Variable: Y Method: ML - Binary Logit (Quadratic hill climbing) Sample: 433 Included observations: 433 Convergence achieved after 6 interations

Variable Coefficient z-Statistic Prob. X1 -2.654088 -8.336226 0.0000 X2 0.127230 0.454299 0.6496 X3 -1.225704 -4.186580 0.0000 X4 -2.813104 -7.208818 0.0000 C 21.62878 8.631402 0.0000

McFadden R-squared 0.594423 Probability(LR stat) 0.000000 Obs with Dep=0 122 Total obs 433 Obs with Dep=1 311

Page 113: Tập 111, số 11, 2013

Nguyễn Hưng Quang và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 111(11): 107 - 113

112

Kết quả chạy mô hình tại bảng 5 cho biết có 4 nhân tố ảnh hưởng được rút ra đó là:

Nhân tố 1: Nhân tố giữ ấm cho trâu bò (X1)

Nhân tố 2: Nhân tố thức ăn xanh (X2)

Nhân tố 3: Nhân tố thức ăn tinh (X3)

Nhân tố 4: Nhân tố chữa bệnh cho trâu bò (X4)

Mô hình phương trình hồi quy

Y = 1-@LOGIT(-(C(1) + C(2)*X 1 + C(3)*X 2 + C(4)*X 3 + C(5)*X 4))

Kết quả phương trình hồi quy Logit

Y = 1-@LOGIT(-(21.62877927-2.654087837*X1+0.1272301246*X2-1.22570394*X3-2.813104379*X4))

Kết quả phân tích mô hình cho thấy hiện tượng trâu bò chết hàng loạt trong vụ Đông - Xuân (Y) phụ thuộc vào các biến nhân tố sau: Nhân tố giữ ấm cho trâu bò (X1); Nhân tố thức ăn xanh và thức ăn tinh (X2, X3); và nhân tố phòng, chữa bệnh cho trâu bò (X4) (P.sig = 0,000 < 0,05). Điều đó chứng tỏ rằng nguyên nhân gây chết cho trâu bò trong vụ Đông - Xuân là do trâu bò thiếu thức ăn thô xanh, do thời tiết khắc nghiệt, rét đậm rét hại kéo dài mà người dân chủ quan trong việc chăm sóc trâu bò, ngoài ra còn thêm yếu tố dịch bệnh xảy ra trên đàn gia súc tại thời điểm này.

Mô hình hồi quy tuyến tính bội cho biết R2 = 0,594, nói lên độ thích hợp của mô hình là 59,4%, hay nói cách khác các biến độc lập giải thích được 59,4% sự biến thiên về việc trâu bò bị chết chứng tỏ tính khoa học và tin cậy cao của mô hình.

KẾT LUẬN

Số lượng trâu bò vùng trung du miền núi phía Bắc và sản lượng thịt hơi giai đoạn 2008 - 2012 có xu hướng giảm rõ rệt. Số lượng con giảm từ 12,57 - 16,47%, sản lượng thịt hơi giảm 14,92 - 29,10%. Số lượng trâu bò 3 tỉnh Lạng Sơn, Sơn La và Bắc Kạn cũng có xu hướng giảm dần qua các năm (tỉnh Lạng Sơn giảm 19,34%; tỉnh Bắc Kạn giảm 26,91%).

Giai đoạn 2008 - 2011 trên địa bàn các tỉnh Lạng Sơn, Bắc Kạn và Sơn La đều có trâu bò chết hàng loạt trong vụ Đông Xuân với số

lượng chết tương đối lớn. Số lượng chiếm từ 1-5% tổng đàn, cá biệt năm 2011 có địa phương chiếm tới 5,92% (Lạng Sơn). Trâu bò bị chết phần lớn nằm trong độ tuổi dưới 12 tháng tuổi chiếm từ 44,61 - 47,78% và trên 8 năm tuổi.

Nguyên nhân gây chết cho trâu bò vào vụ Đông - Xuân gồm có 3 nhóm nguyên nhân chủ yếu đó là: (1) Thiếu thức ăn thô xanh và không dự trữ phụ phẩm nông nghiệp; (2) Do thời tiết khắc nghiệt, rét đậm rét hại kéo dài; (3) Do người dân chủ quan trong việc chăm sóc trâu bò vụ Đông Xuân, thêm yếu tố dịch bệnh trên đàn gia súc.

TÀI LI ỆU THAM KHẢO

1. Đặng Xuân Bình, Nguyễn Thị Kim Dung, Nguyễn Thị Hà, Lê Bá Hiệp (2010), Khảo sát sự lưu hành của vi khuẩn Pasteurella multocida ở gia súc một số tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam, Tạp chí KHKT Thú y, Tập XVI, Số 2. 2. R. E. Dietz, J. B. Hall, W. D. Whittier, F. Elvinger and D. E. Eversole (2003), Effects os feeding supplemental fat to beef cows on cold tolerance in newborn calves, J Anim Sci 81, P.885-894. 3. Tô Du (2004), Sổ tay chăn nuôi trâu bò ở gia đình, Nxb Lao động - Xã hội. 4. T. L. Mader (2003), Environmental stress in confined beef cattle, J Anim Sci 81, E110-E119. 5. T. L. Mader, L. J. Johnson and J. B. Gaughan (2010), A comprehansive index for assessing environmental stress in animals, J Anim Sci 88, P. 2153-2165. 6. Preston T. R. và Leng R. A. (1991), Các hệ thống chăn nuôi gia súc nhai lại dựa trên nguồn tài nguyên sẵn có ở vùng nhiệt đới và á nhiệt đới, Nhóm dịch: Lê Viết Ly, Lê Ngọc Dương, Nguyễn Viết Hải, Nguyễn Tiến Vởn, Lê Đức Ngoan và Đàm Văn Tiện, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. 7. B. A. Young (1983), Ruminant cold stress: Effect on production, J Anim Sci 57, P.1601-1607. 8. Nguyễn Đăng Vang và Phạm Sỹ Tiệp (2005), Sinh thái vật nuôi và ứng dụng trong chăn nuôi gia súc, gia cầm, Nxb lao động và xã hội. 9. Clarence F. Winchester (1964), Symposyum on growth: Environment and growth, J Animal Sci 23, P.254-264

Page 114: Tập 111, số 11, 2013

Nguyễn Hưng Quang và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 111(11): 107 - 113

113

SUMMARY STUDY ON SITUATION CATTLE AND BUFFALOES MORTALITY CAUSATIVE FACTORS DURING SPRING - WINTER SEASON IN THE NORTHERN MOUNTAINS AREA OF VIETNAM

Nguyen Hung Quang1*, Ha Thi Hao1, Tran Hue Vien1, Mai Anh Khoa2

1College of Agriculture and Forestry – TNU 2Thai Nguyen University

The study was conducted in three provinces (Lang Son, Son La, Bac Kan) in northern mountains area of Vietnam to reveal the causative factors which lead to the high mortality rate of animals during Spring - Winter season . The results on buffaloe and cattle meat production in the period of 2008 - 2012 has decreased significantly. Number of livestock decreased from 12.57 to 16.47%, meat production decreased from 14.92 to 29.10%. Approximately from 1 to 5% of the total livestock died during Spring - Winter season 2008 - 2011. The age of dead livestock from under 12 months old (from 44.61 to 47.78% of total dead livestock ). The model of Binary Logistic (Logit) showed that: There were three causative factors accounted for the high mortality rate during Spring - Winter seasons (1) Lack of green fodder and agricultural by-products storage, (2) Due to cold stress as very low temperature and high humanity for long period; (3) Farmer were not aware to take care of their livestock during on Spring - Winter season, and additional factor such as diseases was also involved Key words: Cattle; Cold stress; Mortality causative factors; Northern Mountains Area; Statistics model.

Ngày nhận bài: 25/9/2013; Ngày phản biện: 17/10/2013; Ngày duyệt đăng: 15/11/2013

Phản biện khoa học: ThS. Nguyễn Hữu Thọ - Trường Đại học Nông Lâm – ĐH Thái Nguyên

* Tel: 0985588164; Email: [email protected]

Page 115: Tập 111, số 11, 2013

Nguyễn Hưng Quang và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 111(11): 107 - 113

114

Page 116: Tập 111, số 11, 2013

Vũ Thị Hiền và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 111(11): 115 - 122

115

PHÂN TÍCH CHU ỖI GIÁ TR Ị NGÀNH CHĂN NUÔI LỢN THEO HÌNH TH ỨC NUÔI GIA CÔNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN VIỆT YÊN, TỈNH BẮC GIANG

Vũ Thị Hiền* , Bùi Đình Hòa, Đỗ Hoàng Sơn, Nguyễn Thị Hồng, Phạm Thị Thanh Nga

Trường Đại học Nông Lâm – ĐH Thái Nguyên

TÓM TẮT Chăn nuôi lợn theo hình thức nuôi gia công trên địa bàn huyện Việt Yên nói riêng và trên địa bàn tỉnh Bắc Giang nói chung khá phát triển, cụ thể sản lượng xuất chuồng lợn hơi tăng từ 2.700 tấn năm 2010 lên 3.105 tấn năm 2012, do vậy chăn nuôi gia công lợn được coi là một trong những mô hình mang lại hiệu quả kinh tế cho các hộ. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực đạt được thì trong chuỗi giá trị ngành chăn nuôi lợn theo hình thức nuôi gia công vẫn tồn tại một số hạn chế đó là sự phân chia lợi nhuận thiếu sự đồng đều cụ thể theo kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ %VA của công ty C.P luôn cao nhất (chiếm 54,95% tổng VA của cả chuỗi), trong khi đó các hộ chăn nuôi gia công không chỉ chịu rất nhiều áp lực về việc phải đảm bảo giữ được đầu con giống, đầu tư trang thiết bị, bỏ nhiều công sức song thu nhập mang lại chưa tương xứng, giá mà công ty trả chưa thỏa đáng và người dân luôn là người bị thiệt. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy rằng, để thúc đẩy chuỗi giá trị chăn nuôi gia công trong những năm tới cần triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp về hỗ trợ vốn, đào tạo nâng cao kỹ năng quản lý, kỹ thuật chăn nuôi, tăng cường liên kết giữa các tác nhân trong chuỗi, tăng giá gia công, giảm sự chênh lệch lợi nhuận trong chuỗi. Đồng thời cần làm tốt công tác kiểm dịch, phòng bệnh, xử lý ô nhiễm môi trường và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Từ khóa:Chuỗi giá trị,chăn nuôi lợn gia công, Việt Yên, Bắc Giang

ĐẶT VẤN ĐỀ*

Chăn nuôi gia công là một hình thức hợp tác giữa doanh nghiệp và người chăn nuôi để phát triển chăn nuôi công nghiệp trong nông thôn, nhằm sản xuất sản phẩm chăn nuôi có chất lượng cao, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, chi phí đầu vào thấp và năng suất chăn nuôi cao. Công ty Charoen Pokphand (C.P) Việt Nam bắt đầu phát triển hệ thống chăn nuôi lợn gia công với người chăn nuôi Việt Nam từ năm 2001, đến nay đã có trên 60.000 lợn nái các loại thuộc các cấp giống khác nhau như giống cụ kỵ (GGP), giống ông bà (GP) và giống bố mẹ (PS), hằng năm cung cấp hàng triệu lợn con giống cho thị trường (Jirawit Rachatanan và Kiều Minh Lực - Tạp chí chăn nuôi 7-06)[4].

Huyện Việt Yên là một trong những huyện có những điều kiện thuận lợi cho phát triển chăn nuôi trang trại ở Bắc Giang. Trong những năm qua, hình thức chăn nuôi gia công trên địa bàn khá phát triển, đặc biệt là chăn nuôi lợn. Có rất nhiều các trang trại quy mô hàng

* Tel:0976932426, Email: [email protected]

ngàn con. Song, do khó khăn về vốn đầu tư nên các trang trại phải liên kết với các công ty để phát triển chăn nuôi, vô hình dung trở thành lao động làm thuê cho các công ty cám điều này dẫn đến người dân địa phương chịu thiệt nhiều đường. Để trả lời cho câu hỏi liệu rằng người dân khi tham gia vào chuỗi chăn nuôi gia công có được hưởng lợi gì không? Sự phân chia lợi ích giữa doanh nghiệp và các trang trại tham gia đã công bằng chưa? Người dân được gì và mất gì khi tham gia vào chuỗi này? Tại sao hình thức này vẫn thu hút được nhiều trang trại lớn tham gia? Đây là những vấn đề cấp thiết cần tiến hành nghiên cứu phân tích chuỗi giá trị ngành chăn nuôi lợn theo hình thức nuôi gia công trên địa bàn Huyện Việt Yên – Tỉnh Bắc Giang để tìm ra giải pháp hữu hiệu nhất để thúc đẩy phát triển chăn nuôi lợn quy mô trang trại trên địa bàn, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Nghiên cứu này tập trung vào các tác nhân tham gia trong chuỗi giá trị chăn nuôi lợn theo hình thức nuôi gia công, sử dụng phương

Page 117: Tập 111, số 11, 2013

Vũ Thị Hiền và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 111(11): 115 - 122

116

pháp thu thập thông tin bằng bảng hỏi đã thiết kế sẵn, tiến hành điều tra 7 trang trại lợn hiện tại đang nuôi gia công cho công ty C.P ở 3 xã Việt Tiến, Tự Lạn và Thượng Lan, một bộ phiếu điều tra các cán bộ quản lý và cán bộ kỹ thuật của công ty C.P, các tác nhân khác đề tài tiến hành chọn ngẫu nhiên để điều tra 30 hộ đang hoạt động giết mổ, bán buôn nguồn nguyên liệu lấy từ các trang trại nuôi gia công cho C.P, 20 hộ đang hoạt động chế biến các sản phẩm từ thịt lợn của các trang trại, 20 hộ đang kinh doanh bán lẻ và 30 người tiêu dùng thịt lợn trên địa bàn để thu thập thông tin phục vụ nghiên cứu. Số liệu sau khi điều tra được tổng hợp và xử lý phân tích trên phần mềm EXCEL đồng thời sử dụng phương pháp phân tích chi phí lợi nhuận theo Kaplinsky và Morris (2001).

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

Thực trạng chăn nuôi lợn theo hình thức nuôi gia công trên địa bàn huyện Việt Yên - Bắc Giang

Quy trình vận hành chuỗi giá trị ngành chăn nuôi lợn theo hình thức nuôi gia công

Chăn nuôi gia công là một hình thức hợp tác giữa doanh nghiệp và người chăn nuôi để phát triển chăn nuôi công nghiệp trong nông thôn, nhằm sản xuất sản phẩm chăn nuôi có chất lượng cao, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, giá thành thấp và năng suất chăn nuôi cao. Công ty C.P. Việt Nam bắt đầu phát triển hệ thống chăn nuôi lợn gia công với người chăn nuôi Việt Nam từ năm 2001, đến nay đã có trên 60.000 lợn nái các loại thuộc các cấp giống khác nhau như GGP (giống cụ kỵ), GP (giống ông bà) và PS (giống bố mẹ), hàng năm cung cấp hàng triệu lợn con giống và lợn thịt cho thị trường. Trong quy trình chăn nuôi theo phương thức gia công ta có thể thấy được sự liên kết chặt chẽ giữa công ty CP và các hộ chăn nuôi. Điều này thể hiện qua hình 1.

Hình 1. Quy trình vận hành chuỗi giá trị ngành chăn nuôi lợn gia công tại Việt Yên

Bảng 1. Tình hình phát triển chăn nuôi lợn gia công trên địa bàn Huyện Việt Yên trong 3 năm (2010 – 2012)

Chỉ tiêu ĐVT 2010 2011 2012

SL Tỷ lệ (%)

SL Tỷ lệ (%)

SL Tỷ lệ (%)

1. Tổng đàn lợn Con 30.500 100 31.300 100 34.500 100 - Lợn nái sinh sản Con 3.500 11,48 3.300 10,54 3.450 10,00

- Lợn thịt Con 27.000 88,52 28.000 89,46 31.050 90,00

2. Sản lượng xuất chuồng Tấn 3.204 100 3.275,2 100 3.588 100

- Lợn con Tấn 504 15,73 475,20 14,51 483 13,46

- Lợn thịt hơi Tấn 2.700 84,27 2.800 85,49 3.105 86,54

(Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra cán bộ của công ty CP)

Qua hình 1 cho thấy: Trong quy trình chăn nuôi gia công. Công ty CP Việt Nam sẽ cung cấp, hỗ trợ toàn bộ giống, thuốc thú y, thức ăn cũng như các kỹ sư vừa đảm nhiệm khâu kỹ thuật, vừa đảm nhiệm khâu quản lý trực tiếp làm việc tại các trang trại (tùy thuộc vào quy mô trang trại

Công ty CP Việt Nam Cung cấp, hỗ trợ: - Giống - Thức ăn - Thuốc thú Y - Kỹ thuật

Hộ nuôi gia công (trang trại) - Nuôi lợn nái gia công - Nuôi lợn thịt gia công

Thị trường CB và tiêu thụ - Thị trường CB và tiêu thụ trong nước. - Thị trường xuất khẩu (chủ yếu là Trung Quốc)

Page 118: Tập 111, số 11, 2013

Vũ Thị Hiền và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 111(11): 115 - 122

117

nhóm kỹ thuật có thể gồm từ 3 – 7 người/ trang trại), các hộ chăn nuôi để tham gia quy trình chăn nuôi lợn gia công cần phải có diện tích đất đủ lớn để xây dựng chuồng trại phù hợp với quy mô chăn nuôi đồng thời phải đảm bảo an toàn dịch bệnh, xa khu dân cư và các trại chăn nuôi khác, có cơ sở hạ tầng như đường giao thông, nguồn điện và nguồn nước thuận lợi. Tình hình phát triển mô hình chăn nuôi lợn gia công trên địa bàn huyện Việt Yên – Bắc Giang

Do những điều kiện thời tiết, dịch bệnh thường xuyên xảy ra đồng thời chi phí các yếu tố đầu vào như: Thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y,….liên tục tăng. Bên cạnh đó, thị trường đầu ra của sản phẩm thịt lợn luôn có sự biến động lớn. Chính vì những lý do trên, các hộ chăn nuôi lợn trên địa bàn huyện Việt Yên đặc biệt là các hộ chăn nuôi với quy mô trang trại lớn luôn lo lắng về sự rủi ro, thiếu vốn đầu tư, thiếu kỹ thuật,… do đó họ đã có xu hướng liên kết với các công ty kinh doanh thức ăn gia súc để gia công cho các công ty này, vừa đảm bảo an toàn mà không chịu áp lực đầu ra. Số lượng trang trại chăn nuôi gia công lợn cho công ty C.P trên địa bàn huyện Việt Yên luôn biến động năm 2010 có 7 trang trại, nhưng đến năm 2011 có 2 trang trại không liên kết chăn nuôi gia công cho công ty CP nữa đó là trang trại của bà Trường Hằng ở xã Việt Tiến và 1 trang trại của bà Tuyết ở xã Hồng Thái. Tuy nhiên, đến năm 2012 lại có thêm 1 trang trại lợn thịt mới liên kết với công ty CP đó là trang trại của ông Chu Thế Văn ở xã Tự Lạn. Như vậy, hiện tại có 6 hộ trên địa bàn đang nuôi lợn gia công cho công ty CP tập trung ở 3 xã Tự Lạn, Việt Tiến và Thượng Lan trong đó có hộ ông Nguyễn Văn Nguyệt ở xã Thượng Lan có 2 trang trại, 1 trang trại lợn nái và 1 trang trại lợn thịt.

Tình hình phát triển chăn nuôi lợn gia công trên địa bàn huyện Việt Yên được thể hiện qua bảng 1, từ kết quả ở bảng 1 ta thấy tình hình phát triển chăn nuôi lợn gia công trên địa bàn huyện qua 3 năm 2010 - 2012 có xu hướng gia tăng cả về quy mô và sản lượng

xuất chuồng. Cụ thể, năm 2010 tổng số đàn lợn đạt 30.500 con trong đó số đàn lợn thịt chiếm đa số (88,52 % tổng số đàn lợn), sản lượng xuất chuồng đạt 3.204 tấn nhưng đến năm 2012 con số này tăng lên với tổng số đàn lợn đạt 34.500 con (tăng 4000 con so với năm 2010) trong đó số đàn lợn thịt tăng lên là 31.050 con (chiếm 90% tổng số đàn lợn), sản lượng xuất chuồng đạt 3.588 tấn (tăng 384 tấn so với năm 2010).

Chuỗi giá tr ị ngành chăn nuôi lợn theo hình thức nuôi gia công của các trang trại trên địa bàn huyện Việt Yên – Bắc Giang Chuỗi giá trị ngành chăn nuôi lợn theo hình thức nuôi gia công trên địa bàn huyện Việt Yên tương đối phức tạp với sự tham gia của nhiều tác nhân như: + Công ty CP Việt Nam: Là tác nhân chính trong chuỗi, có vai trò cung cấp giống, thức ăn, thuốc thú y và hỗ trợ kỹ thuật cho các hộ nuôi gia công lợn. + Hộ nuôi lợn nái gia công: Là tác nhân có vai trò sản xuất giống để cung cấp cho các hộ gia công lợn thịt. + Hộ nuôi lợn thịt gia công: Là tác nhân có vai trò quan trọng trong việc sản xuất thịt lợn hơi cung cấp ra thị trường. + Các hộ giết mổ và bán buôn: Là tác nhân có vai trò thu mua lợn hơi về giết mổ rồi bán buôn cho các hộ bán lẻ. Đây là tác nhân có vai trò quan trọng trong chuỗi. + Hộ chế biến: Là tác nhân góp phần gia tăng thêm giá trị cho chuỗi, các sản phẩm chế biến của các hộ chủ yếu là giò, chả và ruốc. + Hộ bán lẻ: Có vai trò phân phối các sản phẩm trực tiếp đến người tiêu dùng, mỗi ngày họ mổ khoảng 3 – 4 con, sau khi bán buôn họ tiếp tục bán lẻ. + Người tiêu dùng: Có vai trò tiêu thụ các sản phẩm, thúc đẩy sự hoạt động của chuỗi. Các tác nhân trong chuỗi có sự liên kết chặt chẽ với nhau, đặc biệt là sự liên kết chặt chẽ giữa công ty CP và các hộ gia công (lợn nái và lợn thịt). Cụ thể chuỗi giá trị được thể hiện qua hình 2 như sau:

Page 119: Tập 111, số 11, 2013

Vũ Thị Hiền và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 111(11): 115 - 122

118

Hình 2: Sơ đồ chuỗi giá trị ngành chăn nuôi lợn theo hình thức nuôi gia công trên địa bàn huyện Việt Yên – Bắc Giang

(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra cán bộ của công ty C.P và các hộ nuôi gia công)

Các kênh tiêu thụ chính trong chuỗi giá trị ngành chăn nuôi lợn theo hình thức nuôi gia công trên địa bàn huyện Việt Yên

Hình 2 cho thấy chuỗi giá trị ngành chăn nuôi lợn theo hình thức nuôi gia công trên địa bàn huyện Việt Yên rất phức tạp, với nhiều tác nhân tham gia, sự liên kết giữa các tác nhân tạo nên các kênh tiêu thụ. Từ sơ đồ chuỗi giá trị ngành chăn nuôi lợn gia công tại huyện Việt Yên nêu trên chúng tôi xác định các kênh tiêu thụ chính trong chuỗi như sau:

Page 120: Tập 111, số 11, 2013

Vũ Thị Hiền và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 111(11): 115 - 122

119

Nhìn vào các kênh phân phối trên ta có thể thấy ngành chăn nuôi lợn gia công trên địa bàn huyện Việt Yên chịu sự chi phối của 4 kênh tiêu thụ, trong đó kênh 1, kênh 2 và kênh 3 đóng vai trò chủ yếu trong chuỗi. Kênh 1 có vị trí quan trọng trong chuỗi vì nó thể hiện được sự liên kết chặt chẽ, mô hình khép kín trong chăn nuôi gia công mà công ty CP đang tiến hành thực hiện,các sản phẩm chăn nuôi từ các hộ gia công lợn nái sẽ được công ty điều chuyển nội bộ cho các hộ gia công lợn thịt trên địa bàn (sản lượng này chiếm tới 98%). Sau đó các sản phẩm thịt lợn hơi sẽ được chuyển về nhà máy chế biến của công ty để chế biến và sản xuất ra các sản phẩm xuất khẩu nước ngoài cũng như tiêu thụ tại các siêu thị, cửa hàng trong nước, các sản phẩm chế biến của công ty CP chủ yếu là xúc xích, thịt hộp, thịt được đóng gói và bảo quản lạnh,… kênh này chiếm tới 70% sản phẩm thịt lợn sản xuất ra). Phân tích chi phí và lợi nhuận của các tác nhân tham gia vào chuỗi giá trị ngành chăn nuôi lợn theo hình thức nuôi gia công tại Việt Yên Kết quả phân tích trình bày ở bảng 2 cho thấy, tất cả các chỉ tiêu về hiệu quả kinh tế đều dương, điều này chứng tỏ các tác nhân khi tham gia vào chuỗi giá trị chăn nuôi lợn gia công đều có lợi nhuận. Cụ thể, xét về giá trị sản xuất (GO) thì cao nhất là các hộ chế biến, song chi phí trung gian của các hộ chế biến rất cao nên lợi nhuận mà các hộ thu được vẫn thấp hơn công ty C.P (với lợi nhuận ròng 371,9 nghìn đồng/100kg lợn hơi, trong khi các hộ chế biến chỉ thu lợi nhuận ròng là 280,016 nghìn đồng). Trong khi đó, các hộ gia công lợn thịt mặc dù chi phí ban đầu bỏ ra

rất lớn, song các hộ chỉ là chăn nuôi gia công cho công ty C.P và hưởng tiền gia công nên giá trị sản xuất tạo ra không lớn, cho nên lợi nhuận ròng thu được cũng rất thấp, chỉ với 19,57 nghìn đồng/100kg lợn hơi.

Sự hình thành giá và giá trị gia tăng của các tác nhân theo kênh tiêu thụ

Để thấy được cụ thể sự thay đổi về giá cũng như giá trị gia tăng qua các kênh tiêu thụ, chúng tôi tổng hợp qua các kênh theo bảng 3 như sau:

Bảng 3 cho thấy được sự thay đổi về giá bán cuối cùng của thịt lợn qua từng kênh. Ở kênh 1, kênh ít tác nhân tham gia nhất, giá bán cuối cùng mà người tiêu dùng phải trả là 4.250 nghìn đồng, trong đó chi phí trung gian là 3.473,6 nghìn đồng và tạo ra giá trị gia tăng là 776,4 nghìn đồng. Xét về khía cạnh người tiêu dùng thì chi phí mua hàng ở kênh 1 là thấp nhất, nên kênh 1 có hiệu quả về chi phí. Tại kênh 2, ta có thể thấy sự thay đổi về giá rõ rệt hơn khi có sự tham gia của tác nhân là các hộ giết mổ, bán buôn vá các hộ bán lẻ nên giá bán của sản phẩm thịt lợn tăng lên là 4.455 nghìn đồng, chi phí trung gian là 3.368,37 nghìn đồng và tạo ra giá trị gia tăng là 1.086,63 nghìn đồng. Như vậy, từ kênh này giá bán đã cao hơn kênh 1, và chi phí cũng tăng lên, do đó người tiêu dùng sẽ phải mua thịt lợn với giá cao hơn.

Tại kênh 3, giá bán thay đổi rất nhiều do hình thức chế biến của các tác nhân hộ chế biến xuất hiện nên giá bán các sản phẩm cao hơn rất nhiều với giá là 4.787 nghìn đồng trong đó chi phí trung gian là 3.374,082 nghìn đồng và giá trị gia tăng tạo ra là 1.412,918 nghìn đồng.

Bảng 2: Tổng hợp chi phí, lợi nhuận và hiệu quả kinh tế của các tác nhân tham gia trong chuỗi giá trị (tính BQ/100 kg lợn hơi)

ĐVT: 1000đ

Chỉ tiêu Công ty

C.P Hộ chăn nuôi (lợn

thịt) Hộ giết mổ, bán buôn

Hộ bán lẻ Hộ chế biến

GO 4.250,0 330,0 4.340,0 4.455,0 4.787,0

IC 3.473,6 201,1 4.195,21 4.289,56 4.460,712

VA 776,4 128,0 144,79 165,44 326,288

GPr 371,9 72,9 128,702 150,44 294,016

NPr 371,9 19,57 123,702 145,44 280,016

(Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra của tác giả)

Page 121: Tập 111, số 11, 2013

Vũ Thị Hiền và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 111(11): 115 - 122

120

Bảng 3. Sự hình thành giá và giá trị gia tăng của các tác nhân theo kênh tiêu thụ (Tính bình quân cho 100 kg lợn hơi)

Diễn giải ĐVT Công ty C.P Hộ giết mổ, BB Hộ bán lẻ Hộ chế biến Chuỗi giá

tr ị Kênh 1

PS (giá bán) 1000đ 4.250 4.250 IC 1000đ 3.473,6 3.473,6 VA 1000đ 776,4 776,4

%VA % 100 100 Kênh 2

PS (giá bán) 1000đ 4.250 4.340 4.455 4.455 IC 1000đ 3.473,6 4.195,21 4.289,56 3.368,37 VA 1000đ 776,4 144,79 165,44 1.086,63

%VA % 71,45 13,32 15,23 100 Kênh 3

PS (giá bán) 1000đ 4.250 4.340 4.455 4.787 4.787 IC 1000đ 3.473,6 4.195,21 4.289,56 4.460,712 3.374,082 VA 1000đ 776,4 144,79 165,44 326,288 1.412,918

%VA % 54,95 10,25 11,71 23,09 100

(Nguồn tổng hợp từ kết quả điều tra của tác giả)

Như vậy, qua phân tích cho thấy, tại kênh 3 do sự tham gia đầy đủ của các tác nhân nên giá trị tạo ra tại kênh này rất cao, hơn nữa giá bán sản phẩm thịt lợn ở kênh này cũng cao nhất, chủ yếu là do chi phí trung gian cao, giá trị gia tăng lớn. Do đó, nếu người tiêu dùng mua sản phẩm thịt lợn theo kênh này thì sẽ chịu giá cao nhất, và bị thiệt nhiều nhất, và giá trị gia tăng cao nhất nên kênh này cho hiệu quả về giá trị kinh tế. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM THÚC ĐẨY CHUỖI GIÁ TRỊ CHĂN NUÔI LỢN THEO HÌNH THỨC NUÔI GIA CÔNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN VIỆT YÊN Nhóm các giải pháp chung cho chuỗi giá trị chăn nuôi lợn gia công Qua kết quả phân tích chuỗi giá trị ngành chăn nuôi lợn theo hình thức nuôi gia công trên địa bàn huyện Việt Yên – Bắc Giang, chúng tôi thấy rằng để phát triển mô hình chăn nuôi lợn gia công và tăng lợi nhuận cho các hộ chăn nuôi chúng ta cần thực hiện đồng bộ các giải pháp sau: - Cần có chính sách hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi về vốn ưu đãi cho các hộ chăn nuôi.

- Cần có quy hoạch xây dựng các trang trại hợp đảm bảo vệ sinh nhằm hạn chế tác động gây ô nhiễm môi trường từ hoạt động chăn nuôi.

- Công ty C.P cần có chính sách gia tăng giá gia đồng thời có chính sách hỗ trợ vốn đầu tư theo quy mô của các trang trại tạo điều kiện cho các hộ yên tâm sản xuất.

- Cần tăng cường hơn nữa các hoạt động tập huấn kỹ năng quản lý và kỹ thuật chăn nuôi cho các chủ trang trại để tăng hiệu quả quản lý cũng như chăn nuôi của các hộ gia công.

- Cần làm tốt công tác xử lý chất thải chăn nuôi, giảm nguy cơ gây ô nhiễm môi trường bằng cách xây dựng hệ thống trang trại hợp vệ sinh, xây hầm biogas và sử dụng chế phẩm sinh học E.M (effective microorganisms) trong xử lý chất thải chăn nuôi.

Giải pháp cụ thể cho từng tác nhân * Đối với công ty C.P

- Có chính sách khuyến khích đầu tư

- Cần có chính sách tác động để công ty có thể tăng mức giá gia công cho các hộ chăn nuôi.

- Cần làm tốt công tác vệ sinh an toàn thực phẩm đối với các sản phẩm chế biến của công ty.

- Nhà nước và địa phương cần có sự liên kết với công ty trong việc hỗ trợ vốn đầu tư ban đầu cho các hộ chăn nuôi. * Hộ chăn nuôi gia công

Page 122: Tập 111, số 11, 2013

Vũ Thị Hiền và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 111(11): 115 - 122

121

- Tạo điều kiện thuận lợi cho các hộ gia công có thể tiếp cận với các nguồn vốn ưu đãi cho việc đầu tư xây dựng trang trại và các trang thiết bị ban đầu trong sản xuất chăn nuôi. - Khuyến khích các hộ gia công liên kết với các tác nhân kinh doanh tham gia vào quá trình sản xuất để tăng nguồn vốn đầu tư, kỹ năng và kinh nghiệm quản lý nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cao. - Cần chủ động giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi, khi có vấn đề cần xử lý ngay, xây dựng các khu xử lý chất thải phù hợp với quy mô chăn nuôi của trang trại. - Cần nâng mức giá gia công lên để tạo thêm lợi nhuận cho các hộ chăn nuôi gia công. Tạo niềm tin cho các hộ yên tâm sản xuất lâu dài. *Đối với các hộ kinh doanh khác - Khuyến khích các hộ kinh doanh trong ngành chăn nuôi lợn gia công tham gia liên kết với các hộ chăn nuôi và các tác nhân khác bằng việc ký kết các hợp đồng kinh tế nhằm ổn định thị trường và gắn chặt trách nhiệm của mỗi bên đặc biệt là vấn đề đảm bảo an toàn chất lượng sản phẩm từ sản xuất đến tiêu thụ. - Cần tập huấn về vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm cho các tác nhân khi tham gia vào chuỗi. Vận động các hộ kinh doanh nên đăng ký cấp phép cho cơ sở kinh doanh của mình. KẾT LUẬN VÀ KI ẾN NGHỊ Kết luận Trên cơ sở nghiên cứu chuỗi giá trị ngành chăn nuôi lợn theo hình thức nuôi gia công trên địa bàn huyện Việt Yên chúng tôi đưa ra một số kết luận như sau:

- Hình thức chăn nuôi lợn gia công trên địa bàn có sự phát triển rõ rệt cả về số đầu con và sản lượng xuất chuồng qua 3 năm từ 2010 - 2012, cụ thể năm 2010 tổng đàn lợn gia công là 30.500 con (với sản lượng là 3.204 tấn) đến năm 2012 con số này tăng lên 34.500 con với sản lượng là 3.588 tấn. - Sự phân chia lợi nhuận giữa các tác nhân trong chuỗi chưa đồng đều, hưởng lợi nhuận cao nhất là công ty C.P và thấp nhất là các hộ gia công, cụ thể qua khảo sát điều tra và phân tích chi phí và lợi nhuận bình quân/100 kg lợn hơi cho thấy lãi ròng mà công ty C.P nhận được là 371,9 nghìn đồng, trong khi đó các hộ

gia công chỉ nhận được lãi ròng là 19,57 nghìn đồng, rất thấp so với chi phí ban đầu mà các hộ đầu tư. - Tiêu thụ các sản phẩm từ chăn nuôi gia công chủ yếu qua 3 kênh tiêu thụ, trong đó chênh lệch giá qua các kênh tiêu thụ là rất lớn, lớn nhất là ở kênh 3 do có sự tham gia của đầy đủ các tác nhân, sự chênh lệch giá lên đến 537 nghìn đồng/100kg lợn hơi và đẩy giá trị gia tăng của chuỗi lên là 1.412,918 nghìn đồng/100kg lợn hơi. Do đó, tác nhân chịu thiệt nhiều nhất là các hộ chăn nuôi và người tiêu dùng. - Để thúc đẩy chuỗi giá trị chăn nuôi gia công phát triển trong những năm tới cần triển khai thực hiện các giải pháp về hỗ trợ vốn, đào tạo nâng cao kỹ năng quản lý, kỹ thuật chăn nuôi, tăng giá gia công, giảm sự chênh lệch lợi nhuận trong chuỗi. Đồng thời cần làm tốt công tác kiểm dịch, phòng bệnh, xử lý ô nhiễm môi trường và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Ki ến nghị Kiến nghị đối với nhà nước - Cần có những chính sách ưu đãi cho phát triển chăn nuôi như ưu đãi về đất đai, thuế, vay vốn để phát triển và mở rộng quy mô sản xuất, nâng cao năng suất và thu nhập. Quản lý và giám sát chặt chẽ việc thực hiện các quy định về đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và xử lý môi trường. - Đẩy mạnh vai trò cũng như hoạt động của hiệp hội chăn nuôi Việt Nam để bảo vệ chính đáng cho người chăn nuôi. Đối với chính quyền địa phương - Cần xây dựng quy hoạch chi tiết cho các vùng phát triển sản xuất chăn nuôi phù hợp với quy hoạch của địa phương. Hỗ trợ, tạo điều kiện pháp lý thông thoáng để thu hút các doanh nghiệp vào phát triển chăn nuôi, đặc biệt là chăn nuôi gia công.

- Hỗ trợ tạo điều kiện cho các hộ gia công có địa bàn để mở rộng quy mô sản xuất đảm bảo hạn chế tối đa sự ô nhiễm môi trường.

- Tổ chức các lớp tập huấn về kỹ năng quản lý trang trại, kỹ thuật chăn nuôi cho các hộ. - Tuyên truyền vận động các hộ kinh doanh chế biến đăng ký giấy phép và tuân thủ chặt chẽ các

Page 123: Tập 111, số 11, 2013

Vũ Thị Hiền và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 111(11): 115 - 122

122

quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm và đảm bảo chất lượng cho các sản phẩm.

Kiến nghị đối với công ty C.P

- Cần có chính sách hỗ trợ vốn đầu tư ban đầu xây dựng trang trại và các trang thiết bị đầu vào cho các trang trại.

- Cần tăng giá gia công trong những thời điểm mà giá thị trường gia tăng.

- Cần mở các lớp tập huấn cho các hộ trong chăn nuôi để giảm hao hụt cho các hộ chăn nuôi.

- Cần có đội ngũ kỹ sư, bác sỹ thú y tốt để hỗ trợ các hộ về mảng kỹ thuật.

- Giá thức ăn đầu vào ổn định.

Kiến nghị đối với các hộ chăn nuôi gia công lợn

- Hộ chăn nuôi nên lựa chọn quy mô chăn nuôi phù hợp với điều kiện kinh tế của gia đình.

- Tăng cường liên kết với các tác nhân khác để huy động sự hỗ trợ lẫn nhau về vốn cũng như kinh nghiệm sản xuất. - Cần tuân thủ đúng với những gì đã ký với hợp đồng của công ty. - Thực hiện tốt công tác đảm bảo vệ sinh trong chăn nuôi, hạn chế ô nhiễm tới môi trường xung quanh.

TÀI LI ỆU THAM KHẢO 1. Phạm Vân Đình (1999), Phương pháp phân tích ngành hàng nông nghiệp, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. 2. Michael van den Berg, Marije Boomsma và các tác giả: Hướng dẫn thực hành phân tích chuỗi giá trị. 3. Vũ Đình Tôn và Piere Fabre, Phương pháp phân tích ngành hàng, Rome, 1994. 4. Jirawit Rachatanan và Kiều Minh Lực, Tập đoàn C.P. Việt Nam phát triển chăn nuôi công nghệ trong nông hộ, Tạp chí chăn nuôi số 7 năm 2006.

SUMMARY ANALYSE THE VALUE CHAIN OF PIG CONTRACT FARMING IN VIET YEN DISTRICT - BAC GIANG PROVINCE

Vu Thi Hien *, Bui Dinh Hoa, Do Hoang Son,

Nguyen Thi Hong, Pham Thi Thanh Nga College of Agricuture and Forestry – TNU

Pig contract farming in Viet Yen district in particular and Bac Giang province in general are quite developement, such as pig production increased from 2,700 tons in 2010 to 3,105 tons in 2012 and is consider as one of the effective model for the household economy. However, besides the positive gain in the value chain of pig contract farming still exist some drawbacks such as the lack of discrete co - operation among chain actors and the lack of profit sharing evenly, specific findings research shows that the rate % VA of CP companies are the highest (accounting for 54.95 % of total VA of the value chain) while people not only take a lot of pressure to make sure to keep the top seed, equipment investment, which pains bring income incommensurate. Price which companies pay less satisfactory, not consistent with market prices. So, farmers are always suffer. The reseaches suggest that to promote the value chain of contract farming in the coming years to implement synchronization solutions for financial support and training to improve management skills, production techniques raising, increased processing costs, reduce the gap in the chain profits. Also need to work effectively quarantine, disease prevention, environmental remediation and ensure food hygiene and safety. Key words: Value Chain, pig contract farming, Viet Yen, Bac Giang

Ngày nhận bài: 30/9/2013; Ngày phản biện: 28/10/2013; Ngày duyệt đăng: 15/11/2013

Phản biện khoa học: ThS. Nguyễn Hữu Thọ - Trường Đại học Nông Lâm – ĐH Thái Nguyên

* Tel:0976932426, Email: [email protected]

Page 124: Tập 111, số 11, 2013

Nguyễn Mạnh Hà và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 111(11): 123 - 128

123

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH TRƯỞNG VÀ KH Ả NĂNG SINH SẢN CỦA LỢN BẢN NUÔI TẠI HUY ỆN YÊN CHÂU, TỈNH SƠN LA

Nguyễn Mạnh Hà* , Phùng Thị Hà Trường Đại học Nông Lâm – ĐH Thái Nguyên

TÓM TẮT

Đề tài tiến hành nghiên cứu, đánh giá khả năng sinh trưởng và khả năng sinh sản của lợn Bản, một giống lợn địa phương nuôi tại tỉnh Sơn La. Kết quả nghiên cứu của đề tài nhằm cung cấp số liệu phục vụ cho công tác bảo tồn và khai thác nguồn gen quý của giống lợn bản địa. Nghiên cứu sinh trưởng của 32 lợn Bản từ sơ sinh đến 12 tháng tuổi cho kết quả: sau 12 tháng, lợn tăng khối lượng được 42,17 kg/con so với khối lượng lúc sơ sinh (0,46 ± 0,01 kg/con lúc sơ sinh và 42,63 ± 0,52 kg/con sau 12 tháng tuổi). Nghiên cứu đặc tính sinh dục và khả năng sinh sản của 31 lợn nái Bản hậu bị và 31 nái Bản sinh sản cho kết quả: tuổi động dục lần đầu 148,45 ± 0,77 ngày, khối lượng động dục lần đầu khoảng 20 kg, khối lượng phối giống lần đầu là 25,45 kg, chu kỳ động dục 21,35 ± 0,29 ngày, số con đẻ ra/ổ 6,84 con, khối lượng sơ sinh trung bình/con là 0,46 kg, tỷ lệ con còn sống tới 24 giờ 98,63% con; tỷ lệ sống đến cai sữa 97,50%, khoảng cách lứa đẻ 210,48 ngày (tương đương 1,7 lứa/năm). Từ khóa: Lợn Bản, sinh trưởng, sinh sản

ĐẶT VẤN ĐỀ*

Nghiên cứu bảo tồn và khai thác nguồn gen của các giống lợn địa phương đang là xu thế chung hiện nay. Hiệu quả của công tác này vừa đảm bảo phát triển và cung cấp con giống tại chỗ, phù hợp với phong tục tập quán và trình độ của người dân, vừa bảo tồn và khai thác nguồn gen quý của các giống lợn bản địa, trong đó có lợn Bản.

Lợn Bản là giống lợn địa phương được nuôi phổ biến trong nông hộ đồng bào dân tộc Thái, tỉnh Sơn La. Lợn Bản được nuôi dưỡng theo phương thức cổ truyền, mức độ đầu tư thấp nên sinh trưởng phát triển chậm, khối lượng cơ thể không cao. Tuy nhiên lợn Bản cũng giống với các giống lợn nội khác là có khả năng chịu đựng tốt với sự thay đổi của thời tiết khí hậu, có sức đề kháng cao đối với bệnh tật. Một ưu điểm khác của lợn Bản là phẩm chất thịt thơm ngon, phù hợp với thị hiếu tiêu dùng của người dân.

Để có thêm tư liệu phục vụ cho công tác bảo tồn và khai thác gen của con lợn Bản, đề tài tiến hành nghiên cứu một số đặc điểm sinh trưởng, khả năng sinh sản lợn Bản nuôi tại huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La.

* Email: [email protected]

ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Đối tượng nghiên cứu

- Lợn nái Bản hậu bị: 31 con

- Lợn nái Bản sinh sản: 31 con

- Lợn Bản con từ sơ sinh đến 12 tháng tuổi: 32 con

Địa điểm, thời gian tiến hành

- Địa điểm:

+ Khảo sát đàn lợn Bản tại 3 xã: Yên Sơn, Phiêng Khoài, Chiềng On huyện Yên Châu tỉnh Sơn La.

+ Phân tích mẫu tại phòng thí nghiệm của Viện Chăn nuôi quốc gia

Nội dung nghiên cứu

Xác định khả năng sinh trưởng qua các tháng tuổi của lợn thịt

- Sinh trưởng tích lũy (kg/con)

- Sinh trưởng tuyệt đối (g/con/ngày)

- Sinh trưởng tương đối (%)

Xác định khả năng sinh sản

- Các chỉ tiêu sinh lý sinh dục của lợn nái Bản hậu bị:

+ Tuổi động dục lần đầu (tháng)

Page 125: Tập 111, số 11, 2013

Nguyễn Mạnh Hà và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 111(11): 123 - 128

124

+ Tuổi phối giống lần đầu (tháng) + Tuổi đẻ lứa đầu (tháng)

+ Khối lượng động dục lần đầu (kg) + Chu kỳ động dục (ngày) + Thời gian động dục (ngày) - Khả năng sản xuất của lợn nái cơ bản: + Số con sơ sinh/ ổ + Số con sơ sinh còn sống sau 24h/ổ

+ Số con cai sữa/ổ + Số lứa/năm + Số con cai sữa/nái/năm + Khối lượng sơ sinh toàn ổ + Khối lượng lợn qua các tháng tuổi Phương pháp nghiên cứu Xác định khối lượng của đàn lợn

Theo dõi trực tiếp đàn lợn đã được đánh số tai. Lợn cái hậu bị, lợn con và lợn thịt 3 - 5 tháng tuổi cân trực tiếp.

Cách cân: Cân vào buổi sáng trước khi ăn, sử dụng cân đồng hồ Nhơn Hòa

Sinh trưởng tích lũy (g, kg…): Khối lượng của vật nuôi tích lũy được trong một thời gian. Các thông số thu được qua các lần đo là biểu hiện sự sinh trưởng tích lũy, kí hiệu là W1, W2, …, Wn ứng với thời điểm đo t1, t2, …, tn.

- Lợn cái hậu bị trên 5 tháng tuổi, lợn cái kiểm định, lợn cái cơ bản, lợn thịt trên 5 tháng tuổi, tính khối lượng bằng phương pháp trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua các chiều đo: Dài thân, vòng ngực. Sử dụng công thức tính khối lượng:

Khối lượng = VN2 x DT x 87,5. Trong đó: VN: vòng ngực (m)

DT: dài thân (m) Sinh trưởng tuyệt đối: khối lượng cơ thể vật nuôi tăng lên trong một đơn vị thời gian. Sinh trưởng tương đối R (%): là tỷ lệ phần của phần tăng lên về khối lượng của cơ thể ở cuối kỳ so với thời kỳ đầu. - Một số chiều đo để xác định sự sinh trưởng, phát dục của cơ thể: DT, VN, CV.

Phương pháp đo: Để lợn đứng ở vị trí bằng phẳng tự nhiên.

Dài thân: Từ điểm giữa đường nối hai gốc tai chạy dọc theo cột sống đến khấu đuôi, đo bằng thước dây, thước dây phải đặt sát với cột sống theo đường cong hay võng của cột sống.

Vòng ngực: Chu vi xung quanh lồng ngực, tiếp giáp xương bả vai. Đo bằng thước dây.

Cao vây: Từ mặt đất đến đỉnh cao nhất của xương bả vai đo bằng thước dây.

Xác định khả năng sinh sản của lợn nái

- Tuổi động dục lần đầu, chu kỳ động dục, thời gian động dục trở lại, số con sơ sinh/lứa, số con còn sống sau 24h/ổ, số con còn sống đến cai sữa: Phỏng vấn trực tiếp các hộ nuôi kết hợp với theo dõi trực tiếp đàn lợn.

- Khối lượng động dục lần đầu, khối lượng phối giống lần đầu, khối lượng sơ sinh, khối lượng lúc cai sữa: Xác định bằng phương pháp cân trực tiếp (khối lượng sơ sinh được cân trước khi cho lợn con bú).

Phương pháp xử lý số liệu

- Toàn bộ số liệu thu thập được xử lý theo phương pháp thống kê sinh vật và phương pháp thường quy trong chăn nuôi (Nguyễn Văn Thiện, 1997) [7].

- Sử dụng phần mềm Mintab 15.

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

Sinh trưởng tích lũy

Kết quả theo dõi quá trình sinh trưởng của đàn lợn giai đoạn từ sơ sinh tháng đến 12 tháng tuổi được trình bày ở bảng 1.

Giai đoạn từ sơ sinh đến 3 tháng: lợn Bản sinh trưởng tương đối đều, khối lượng bình quân sau 1 tháng tuổi đạt 2,28 kg; 2 tháng tuổi là 5,42 kg; 3 tháng tuổi bình quân đạt 8,49 kg.

Giai đoạn từ 3 đến 6 tháng tuổi: Giai đoạn này lợn con đã thích nghi với thức ăn cung cấp từ bên ngoài nên khối lượng bắt đầu tăng nhanh và đồng đều qua các tháng. Khối lượng tăng trung bình trong giai đoạn này là 3,56kg/tháng.

Giai đoạn từ 6 đến 9 tháng lợn vẫn tiếp tục sinh trưởng nhanh vì giai đoạn này khả năng

Page 126: Tập 111, số 11, 2013

Nguyễn Mạnh Hà và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 111(11): 123 - 128

125

hấp thụ thức ăn của lợn là tốt nhất, hơn nữa trong thời gian gần đây người dân cũng đã quan tâm hơn tới việc vỗ béo sớm cho lợn để bán cho thương lái.

Đến giai đoạn 9-12 tháng lợn tăng trưởng chậm dần, khối lượng bình quân đạt 42,63 kg.

So sánh với lợn Sóc lúc 12 tháng tuổi đạt 40,45kg, Trương Tấn Khanh (1999) [2] lợn Bản có khối lượng cơ thể lớn hơn, so với lợn Mường Khương, lợn Ba Xuyên ở 12 tháng tuổi lần lượt là 69,31kg và 100,52kg thì lại thấp hơn.

Bảng 1. Sinh trưởng tích lũy của lợn Bản

Tháng tuổi n Khối lượng bình quân (kg)

XmX ± Cv (%)

SS 32 0,46 ± 0,01 17,53

1 32 2,28 ± 0,11 17,85

2 32 5,42 ± 0,21 21,69

3 31 8,49 ± 0,20 13,42

4 31 11,89 ± 0,20 9,46

5 31 15,63 ± 0,24 8,67

6 31 19,18 ± 0,31 9,02

7 31 22,48 ± 0,34 8,40

8 31 26,28 ± 0,44 9,30

9 31 30,64 ± 0,54 9,73

10 31 35,03 ± 0,61 9,73

11 31 38,81 ± 0,57 8,14

12 31 42,63 ± 0,52 6,83

Sinh trưởng tuyệt đối và tương đối Từ kết quả theo dõi sinh trưởng tích lũy thu được qua các tháng tuổi chúng tôi tiến hành tính sinh trưởng tuyệt đối và sinh trưởng tương đối, kết quả thể hiện ở bảng 2.

Bảng 2. Sinh trưởng tuyệt đối và tương đối của lợn Bản

Tháng tuổi

Sinh trưởng tuyệt đối (g/con/ngày)

Sinh trưởng tương đối (%)

n X

mX ± Cv (%) n X

mX ± Cv (%)

SS - 1 32 60,47 ± 3,59 33,62 32 130,01 ± 2,98 12,98

1 - 2 32 104,62 ± 3,75 19,96 32 82,07 ± 1,36 9,24

2 - 3 31 102,26 ± 1,96 10,66 31 45,41 ± 1,81 22,14

3 - 4 31 113,33 ± 1,62 7,96 31 33,74 ± 0,79 13,04

4 - 5 31 124,62 ± 2,69 12,01 31 27,23 ± 0,50 10,32

5 – 6 31 118,49 ± 3,16 14,85 31 20,39 ± 0,38 10,51

6 – 7 31 109,78 ± 1,59 8,07 31 15,86 ± 0,22 7,71

7 – 8 31 126,88 ± 4,30 8,07 31 15,53 ± 0,38 13,74

8 – 9 31 145,37 ± 4,80 18,86 31 15,27 ± 0,41 15,11

9 - 10 31 146,13 ± 3,93 14,98 31 13,35 ± 0,27 11,48

10 – 11 31 125,91 ± 3,45 15,26 31 10,37 ± 0,39 21,27

11 - 12 31 127,42 ± 3,14 13,74 31 9,48 ± 0,32 18,55

Page 127: Tập 111, số 11, 2013

Nguyễn Mạnh Hà và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 111(11): 123 - 128

126

- Sinh trưởng tuyệt đối: giai đoạn từ sơ sinh đến 1 tháng tăng 60,47g/con/ngày, từ 1 tháng tuổi đến 2 tháng tuổi đạt 104,62g/con/ngày, từ tháng thứ 2 đến tháng 3 giảm xuống 102,26 g/con/ngày do giai đoạn này lượng sữa mẹ bắt đầu giảm dần trong khi nhu cầu về dinh dưỡng của lợn con ngày một tăng, hơn nữa lợn con lại không được bổ sung thêm các loại thức ăn giau dinh dưỡng từ bên ngoài nên tăng trọng có giảm sút so với tháng trước đó. Từ tháng 3 đến tháng 5 mức tăng trọng tương đối ổn định lần lượt là 113,33 g/con/ngày và 124,62g/con/ngày. Nhưng đến tháng thứ 6, tháng thứ 7 khối lượng lại tăng chậm dần và bắt đầu tăng lại từ tháng thứ 8 bởi đây là giai đoạn người dân bắt đầu nuôi vỗ béo. Khối lượng của lợn tăng nhanh, dao động từ khoảng 145,37 đến 146,13g/con/ngày.

So sánh với kết quả nghiên cứu của một số giống lợn nội của Nguyễn Thiện và cs (2005) [6]: Ở 12 tháng tuổi sinh trưởng tuyệt đổi ở lợn Mường Khương đạt 300-400 g/con/ngày; lợn Thuộc Nhiêu đạt 310-380 g/con/ngày. Như vậy sinh trưởng tuyệt đối của lợn Bản là tương đối chậm mặc dù vẫn tuân theo quy luật sinh trưởng của vật nuôi.

- Sinh trưởng tương đối: giảm dần qua các tháng tuổi, trong đó giảm mạnh từ tháng thứ 6 trở đi mặc dù ở giai đoạn này sinh trưởng tuyệt đối vẫn tăng. sinh trưởng tương đối của lợn Bản qua các tháng tuổi cũng tuân theo quy luật phát triển chung của vật nuôi đó là giảm dần qua các tháng tuổi.

Đặc điểm sinh sản của lợn nái Bản Một số chỉ tiêu sinh lý sinh dục của lợn nái Bản hậu bị

Sinh lý sinh dục là một hoạt động quan trọng trong việc duy trì nòi giống. Năng suất sinh sản và khả năng sản xuất của lợn nái phụ thuộc rất nhiều vào đặc điểm sinh lý sinh dục. Nghiên cứu đặc điểm sinh lý sinh dục của lợn cái hậu bị không những có ý nghĩa về mặt khoa học mà nó còn có ý nghĩa về mặt ứng dụng trong thực tiễn sản xuất. Dựa vào kết quả thu được qua theo dõi đặc điểm sinh lý sinh dục ở một giai đoạn nuôi hậu bị mà người chăn nuôi có biện pháp kỹ thuật tác động để nâng cao năng suất sinh sản của bản thân con lợn nái đó.

Khảo sát trực tiếp 31 lợn nái Bản hậu bị về một số chỉ tiêu sinh lý, sinh dục thu được kết quả ở bảng 3.

Tuổi động dục lần đầu của lợn nái Bản là 148,45 ± 0,77 ngày. So với một số giống lợn nội khác thì lợn nái Bản có tuổi động dục lần đầu muộn hơn, cụ thể: tuổi động dục lần đầu của lợn Lang Hạ Lang, Cao Bằng là 116 ngày (Lục Đức Xuân (1997) [8]), tuổi động dục lần đầu của lợn Ỉ là 120-135 ngày; lợn Móng Cái là 130–140 (Nguyễn Thiện và CS (2005) [6])

Khối lượng động dục lần đầu của lợn Bản là 20,25 ± 0,54 kg, tương đương so với lợn Ỉ, lợn Móng Cái từ 20 - 25 kg (Phạm Hữu Doanh, Lưu Kỷ (1996) [1]), lợn Bảo Lạc, Cao Bằng là 18,03 kg (Mông Thị Xuyến (2009) [9]).

Chu kỳ động dục của lợn Bản là 21,35 ± 0,29 ngày tương đương với lợn nái đen địa phương ở Ba Bể, Bắc Kạn là 21,14 ngày (Nguyễn Hưng Quang (2000) [4]).

Bảng 3. Một số chỉ tiêu sinh lý sinh dục của lợn nái Bản hậu bị (n=31)

Chỉ tiêu Đơn vị tính Kết quả (X

mX ± )

Tuổi động dục lần đầu Ngày 148,45 ± 0,77 Khối lượng động dục lần đầu Kg 20,25 ± 0,54 Tuổi phối lần 1 Ngày 181,39 ± 0,44 Khối lượng phối lần 1 Kg 25,45 ± 0,26 Thời gian ĐD Ngày 3,08 ±1,12 Chu kỳ động dục Ngày 21,35 ± 0,29 Thời gian mang thai Ngày 114,98 ± 0,23

Page 128: Tập 111, số 11, 2013

Nguyễn Mạnh Hà và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 111(11): 123 - 128

127

Bảng 4. Khối lượng và tỷ lệ sống của lợn con sau sinh

Chỉ tiêu Đơn vị tính Kết quả

X ±X

m Cv

Khối lượng sơ sinh/con Kg 0,46 ± 0,01 17,85 Tỷ lệ sống tới 24h sau đẻ % 98,63 ± 0,80 0,08 Khối lượng lúc cai sữa/con Kg 5,27 ± 0,05 5,78 Tỷ lệ nuôi sống đến cai sữa % 97,50 ± 1,07 6,14

Bảng 5. Thời gian động dục trở lại và thời gian mang thai của lợn nái Bản

Chỉ tiêu Đơn vị tính Kết quả

X ±X

m

Cv

Thời gian động dục sau cai sữa Ngày 12,94 ± 0,27 11,80 Thời gian mang thai Ngày 114,98 ± 0,23 1,10 Khoảng cách lứa đẻ Ngày 210,48 ± 1,63 4,31

Khả năng sinh sản của lợn nái Bản

- Khối lượng và tỷ lệ sống của lợn con sau sinh

Khảo sát khối lượng và tỷ lệ sống của đàn con sau sinh từ đàn nái Bản, kết quả được trình bày ở bảng 4.

Số con sơ sinh/ổ của lợn nái Bản là 6,84 ± 0,22 con, thấp hơn so với lợn Móng Cái có số con sơ sinh/ổ là 10 - 12 con (Phạm Hữu Doanh, Lưu Kỷ (1996) [3]) và lợn Hạ Lang - Cao Bằng là 8,88 con (Lục Đức Xuân (1997) [8]).

Khối lượng sơ sinh của lợn Bản bình quân 0,46 kg/con tương đương với khối lượng sơ sinh của một số giống lợn địa phương khác như: lợn Lang Hạ Lang, Cao Bằng 0,43kg/con (Lục Đức Xuân, 1997) [8]), lợn Ỉ 0,45kg/con, (Phạm Hữu Doanh, Lưu Kỷ, 1996) [1].

Tỷ lệ con còn sống sau 24h đạt 98,63 %, tỷ lệ này là khá cao trong điều kiện chăn nuôi nông hộ miền núi. Một trong những lý do khiến tỷ lệ con còn sống sau 24h cao là vì người dẫn đã có sự quan tâm đến lợn nái trước và sau đẻ như: chuẩn bị chuồng, ổ đẻ, hỗ trợ kỹ thuật trong quá trình lợn đẻ. Nhờ có sự quan tâm của người dân nên tỷ lệ lợn con còn sống đến cai sữa cũng đạt khá cao: 97,50%.

- Thời gian động dục trở lại và mang thai ở lợn nái

Thời gian động dục trở lại sau cai sữa có vai trò rất quan trọng trong việc nâng cao năng suất sinh sản của lợn nái. Khảo sát thời gian động dục trở lại sau cai cai sữa cho lợn con và thời gian mang thai của lợn nái Bản, kết quả được trình bày ở bảng 5.

Thời gian động dục lại sau cai sữa: Thời gian động dục trở lại sau cai sữa trung bình của lợn Bản là 12,94 ± 0,27 ngày, thời gian này kéo dài hơn so với lợn Móng Cái từ 5-7 ngày (Trần Văn Phùng và cs, (2004) [3]).

Khoảng cách lứa đẻ của lợn nái Bản bình quân 210,48 ngày/lứa, tương ứng 1,7 lứa/năm. Hệ số lứa đẻ như vậy còn thấp, có khả năng tác động để nâng cao hơn nữa.

KẾT LUẬN

Lợn Bản là giống lợn địa phương có tầm vóc nhỏ, khả năng sinh trưởng của lợn Bản tương đối chậm: 6 tháng tuổi có khối lượng trung bình là 19,18 kg, 9 tháng tuổi là 30,64kg, 12 tháng tuổi là 42,63 kg.

Khối lượng động dục lần đầu trung bình 20 kg, khối lượng phối giống lần đầu là 25,45 kg. Các chỉ tiêu sinh lý sinh dục như thời gian động dục (3,08 ngày), chu kì động dục (21,35 ngày) cũng không có khác biệt nhiều với một số giống lợn nội khác.

Page 129: Tập 111, số 11, 2013

Nguyễn Mạnh Hà và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 111(11): 123 - 128

128

Lợn nái Bản địa phương có số con đẻ ra/ổ là 6,84 con, khối lượng sơ sinh trung bình/con là 0,46 kg, tỷ lệ con còn sống tới 24 giờ là 98,63% con; tỷ lệ sống đến cai sữa 97,50%, khoảng cách lứa đẻ 210,48 ngày (tương đương 1,7 lứa/năm).

TÀI LI ỆU THAM KHẢO 1. Phạm Hữu Doanh, Lưu Kỷ (1996), Kỹ thuật chăn nuôi lợn nái mắn đẻ sai con, Nxb Nông Nghiệp, Hà Nội, Tr 35 - 51. 2. Trương Tấn Khanh (1999), Báo cáo thực hiện Bảo tồn nguồn gene vật nuôi Việt Nam, Hà nội, 1999. 3. Trần Văn Phùng, Từ Quang Hiển, Trần Thanh Vân, Hà Thị Hảo (2004), Giáo trình chăn nuôi lợn, Nxb Nông Nghiệp, Tr 11- 58. 4. Nguyễn Hưng Quang, 2000, Điều tra một số đặc điểm sinh trưởng và sinh sản của lợn nái Móng Cái, nái đen địa phương trong nông hộ tại khu vực Ba Bể - Bắc Kạn, Luận văn thạc sỹ khoa

học Nông nghiệp, Trường đại học Nông Lâm Thái Nguyên, Thái Nguyên. 5. Võ Văn Sự (2004), Át lát các giống vật nuôi ở Việt Nam, Nxb Nông Nghiệp 6. Nguyễn Thiện, Trần Đình Miên, Võ Trọng Hốt (2005), Con lợn ở Việt Nam, Nxb Nông Nghiệp, Hà Nội, Tr.215 – 615. 7. Nguyễn Văn Thiện (1997), Phương pháp nghiên cứu trong chăn nuôi, Nxb Nông Nghiệp, Tr. 104 – 134. 8. Lục Đức Xuân (1997), Điều tra một số chỉ tiêu sinh học của giống lợn Hạ Lang - tỉnh Cao Bằng, Luận văn thạc sỹ khoa học nông nghiệp, Trường đại học Nông Lâm Thái Nguyên, Thái Nguyên. 9. Mông Thị Xuyến (2009), Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học và khả năng sản xuất của lợn Bảo Lạc, Huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng, Luận văn thạc sỹ khoa học nông nghiệp, Trường đại học Nông Lâm Thái Nguyên, Thái Nguyên.

SUMMARY RESEARCH CHARACTERISTICALLY ON GROWTH AND CAPACITY REPRODUCTION OF BAN PIG RAISING IN YEN CHAU DISTRIC S, SON LA PROVINCE

Nguyen Manh Ha*, Phung Thi Ha

College of Agriculture and Forestry – TNU

The study is to evluate growth and reproducible caparcity of Ban pig, the local pig keeping in Son La province. The result of subject provide data for conservation and exploitation the valuable gen of local pig Research on growth of 32 Ban pig from giving birth to 12 age month, the result show that: after 12 age month, the body weight of piglet increased 42.17 kg/piglet comparision with body weight at giving birth (0.46 ± 0.01 kg/piglet at giving birth and 42.63 ± 0.52 kg/piglet after 12 age month). The result of research on sexual particularity and reproducible caparcity of 31 female sow and 31 reproduction sow show that: the first estrus cycle is 148.45 ± 0.77 day, the body weigth at the first estrus cycle is 20kg, the body weigth at the first insemination is 25.45kg, the estrus cycle is 21.35 ± 0.29 days, number of piglet/litle is 6.84, the everage weigth of giving birth is 0.46kg, the living rate after 24 houres is 98.63%; the living rate from giving birth to weaning is 97.50%, the time between two litter is 210.48 days. Key words: Ban pig, growth, reproduction

Ngày nhận bài: 25/9/2013; Ngày phản biện: 17/10/2013; Ngày duyệt đăng: 15/11/2013

Phản biện khoa học: PGS.TS. Trần Văn Phùng- Viện Khoa học sự sống- Đại học Thái Nguyên

* Email: [email protected]

Page 130: Tập 111, số 11, 2013

Dương Văn Sơn Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 111(11): 129 - 136

129

KẾT NỐI TRỒNG TRỌT - CHĂN NUÔI VỚI CHẾ BIẾN NHỎ ĐỊA PHƯƠNG: MỘT CÂU CHUYỆN THÀNH CÔNG CỦA DỰ ÁN 4FGF TẠI T ỈNH BẮC KẠN

Dương Văn Sơn*

Trường Đại học Nông Lâm - ĐH Thái Nguyên TÓM TẮT

Dự án 4FGF đã làm việc cùng với những nông dân trồng sắn, trồng dong riềng và chăn nuôi ở tỉnh Bắc Kạn nhằm cải thiện mối liên kết với công nghiệp chế biến và thúc đẩy sản xuất bền vững thông qua hệ thống trồng trọt và chăn nuôi cải tiến. Các nhà nghiên cứu đã nghiên cứu xác định được các giống sắn, giống dong riềng có năng suất cao thích hợp với điều kiện xã Kim Lư (huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn) cùng với các biện pháp kỹ thuật canh tác (mật độ trồng, bón phân,…) để làm tăng năng suất các giống mới, góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất sắn và dong riềng, cung cấp củ tươi cho nhà máy chế biến ngay địa phương. Nhà máy chế biến tinh bột sắn và dong riềng quy mô nhỏ được đảm bảo bởi thị trường cung cấp củ tươi ổn định ngay tại địa phương, đồng thời làm gia tăng giá trị cho người trồng sắn và dong riềng và đảm bảo hệ thống sản xuất bền vững thông qua việc sử dụng sản phẩm phụ chế biến (xơ bã) để làm thức ăn chăn nuôi. Các nhà nghiên cứu đã tổ chức những lớp học Đồng ruộng Nông dân và thử nghiệm chế biến ủ chua bã sắn, bã dong riềng kết hợp với một số loại thức ăn sẵn có địa phương để làm thức ăn chăn nuôi lợn và trâu, đồng thời sử dụng phân bón do chăn nuôi gia tăng để làm hầm biogas để đun nấu và thắp sáng trong nông hộ. Ngoài ra, một nguồn phân bón lớn từ chăn nuôi lợn có thể cung cấp trở lại cho sản xuất sắn và dong riềng để gia tăng năng suất, đảm bảo sản xuất bền vững, hoặc sử dụng lượng lớn phân chuồng này để làm hầm biogas. Hiệu quả kinh tế thu được từ mối liên kết hai chiều sản xuất-chế biến và các tương tác tốt hơn giữa trồng trọt và chăn nuôi đã làm cho hệ thống sản xuất có sức cạnh tranh hơn. Liên kết giữa doanh nghiệp chế biến địa phương, các nhà quản lý, nhà khoa học, những hộ nông dân trồng sắn, trồng dong riềng và chăn nuôi đều được hưởng lợi thông 137 qua cải thiện những mối liên kết với doanh nghiệp chế biến tinh bột quy mô nhỏ tại địa phương. Đây là mối liên kết trong đó các bên tham gia đều có lợi, tất cả cùng thắng, được đánh giá là thành công của dự án 4FGF. Từ khóa: Doanh nghiệp chế biến, liên kết trồng trọt-chăn nuôi, sản xuất sắn, sản xuất dong riềng, thức ăn chăn nuôi

MỞ ĐẦU

** Dự án Kết nối sinh kế người nghèo với thị trường công nghiệp nông nghiệp (Dự án Viện trợ không hoàn lại, mã số Grant 1031/CIAT) được biết đến với tên gọi là Dự án Lương thực, Thức ăn chăn nuôi, Nhiên liệu và Cây lấy sợi vì một tương lai xanh tươi hơn (4FGF) đã làm việc cùng với những nông dân trồng sắn và dong riềng ở xã Kim Lư (huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn) nhằm cải thiện mối liên kết với công nghiệp chế biến và thúc đẩy sản xuất bền vững thông qua hệ thống trồng trọt và chăn nuôi cải thiện cùng với một nhà máy chế biến tinh bột sắn và dong riềng ướt quy mô nhỏ ngay tại địa phương. Dự án kéo dài hơn 3 năm, bắt đầu từ cuối năm 2009 đến hết năm 2012 với ba hợp phần chính sau đây: Hợp

* Tel 0912 349 765, E-mail: [email protected]

phần 1: Hệ thống nông nghiệp đa dạng để đảm bảo an ninh lương thực và thu nhập; Hợp phần 2: Liên kết nhà sản xuất - nhà chế biến đối với thị trường công nghiệp nông nghiệp và phát triển doanh nghiệp; Hợp phần 3: Liên minh học tập chia sẻ các kiến thức để thúc đẩy sự đổi mới [1]. Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi xin trích giới thiệu câu chuyện kết nối trồng trọt (sắn, dong riềng), chăn nuôi (lợn, trâu) ở quy mô nông hộ với thị trường chế biến quy mô nhỏ ngay tại địa phương xã Kim Lư (huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn). ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP Đối tượng nghiên cứu: (1) Hộ nông dân trồng sắn, trồng dong riềng và chăn nuôi lợn hoặc trâu ở xã Kim Lư, (huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn) cùng với các kỹ thuật tiến bộ mới trong sản xuất sắn, dong riềng như: giống mới, kỹ thuật canh tác (mật độ, bón phân,

Page 131: Tập 111, số 11, 2013

Dương Văn Sơn Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 111(11): 129 - 136

130

quản lý xói mòn) và chế biến thức ăn chăn nuôi lợn và trâu từ sản phẩm phụ của nhà máy chế biến tinh bột; (2) Hợp tác xã Đồng Tâm (thuộc xã Kim Lư, huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn), một doanh nghiệp tư nhân với nhà máy chế biến tinh bột sắn và dong riềng ướt, được thành lập năm 2008, công suất chế biến 10-15 tấn củ tươi/ngày.

Nội dung nghiên cứu: (1) Về trồng trọt: Nghiên cứu thí nghiệm và trình diễn hiện trường để sản xuất sắn và dong riềng bền vững, bao gồm các thí nghiệm trình diễn giống sắn, giống dong riềng mới, thí nghiệm trình diễn kỹ thuật canh tác (mật độ, bón phân, quản lý xói mòn); (2) Về chăn nuôi: Nghiên cứu chế biến (ủ chua), bảo quản và sử dụng sản phẩm phụ (xơ bã) từ nhà máy chế biến tinh bột, kết hợp với một số nguồn thức ăn sẵn có địa phương để làm thức ăn cho lợn và trâu; (3) Hợp tác xã chế biến tinh bột sắn và dong riềng: Nghiên cứu, liên kết nhà máy với hộ nông dân trồng sắn, trồng dong riềng và hộ chăn nuôi sử dụng xơ bã từ chế biến tinh bột. Việc sử dụng các giống sắn, dong riềng mới để xây dựng vùng nguyên liệu cho nhà máy.

Phương pháp nghiên cứu: (1) Các hoạt động nghiên cứu thí nghiệm, thử nghiệm và trình diễn hiện trường được thực hiện theo tiếp cận Phát triển Kỹ thuật có sự tham gia (Participatory Technology Development-PTD), Lớp học Đồng ruộng Nông dân (Farmer Field School-FFS) và phương pháp Nghiên cứu Đồng ruộng Nông dân (On-farm Research). Các thí nghiệm, thử nghiệm trình diễn hiện trường được thực hiện với sự tham gia của nông dân, những người trực tiếp thí nghiệm, cán bộ khuyến nông và nhà nghiên cứu. Số liệu thí nghiệm được xử lý sai số bằng chương trình IRRI STAT version 5.0. (2) Sử dụng một số phương pháp xã hội học như: Điều tra bảng hỏi, phỏng vấn bán cấu trúc, thảo luận nhóm và quan sát trực tiếp để thu thập các thông tin số liệu liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp chế biến, các kết nối giữa người trồng sắn, trồng dong riềng, người chăn nuôi với nhà máy chế biến, tác

động của dự án 4FGF cũng như việc sử dụng các giống mới để xây dựng vùng nguyên liệu cho nhà máy chế biến.

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

Kết quả nghiên cứu thí nghiệm trình di ễn để sản xuất bền vững sắn và dong riềng

Nếu như sắn là cây trồng quan trọng thứ 3 sau lúa và ngô (toàn xã Kim Lư có 395 hộ trồng sắn, chiếm 72,9% số hộ), đóng góp 21,7% thu nhập về trồng trọt của hộ nông dân, thì dong riềng (181 hộ trồng dong riềng, chiếm 33,3% số hộ trong xã) hiện nay đang nổi lên như là cây hàng hóa mạnh và nông dân có thu nhập cao từ việc bán dong riềng cho các nhà máy chế biến [5]. Bắt đầu từ năm 2010, dự án 4FGF đã có những can thiệp bằng các huấn luyện đào tạo, thí nghiệm, thử nghiệm trình diễn hiện trường về giống mới và kỹ thuật thâm canh nhằm xác định giống mới và các biện pháp kỹ thuật canh tác, các biện pháp quản lý phù hợp nhằm đạt hiệu quả kinh tế, được nông dân địa phương cũng như doanh nghiệp chế biến chấp nhận.

Đối với sắn, thí nghiệm liên tục trong các năm 2010, 2011 và 2012, các nhà nghiên cứu của dự án đã xác định được 2 giống sắn KM21-12 và Rayong 9 có năng suất củ tươi cao nhất (30,8 và 34,5 tấn/ha), cao hơn đối chứng KM94 từ 8,3 đến 12 tấn/ha; Năng suất tinh bột từ 27,7 đến 30,4%, trong khi đó đối chứng KM94 đạt 27,6% (Bảng 1) [3]. Các biện pháp kỹ thuật thâm canh (đối với giống KM21-12) nên bón phân (cho 1 ha) với li ều lượng 160N+80P205+160K20 với mật độ trồng 12.500 cây/ha [4].

Sắn thường trồng trên đất dốc, gây ra hiện tượng xói mòn, vì vậy nên được trồng xen với cây họ đậu (như lạc, đậu đen hoặc cỏ). Kết quả thí nghiệm cho thấy: Khi trồng xen, năng suất sắn đạt từ 29,8-31,6 tấn/ha, cao hơn đối chứng không trồng xen từ 16,4-23,4%. Năng suất thân lá cây trồng xen đạt 23-28 tấn để che phủ bề mặt đất khi sắn chưa khép tán, nên có tác dụng hạn chế xói mòn đất, lượng đất xói mòn giảm từ 30-65% so với không trồng xen. Đồng thời còn thu được hạt cây trồng

Page 132: Tập 111, số 11, 2013

Dương Văn Sơn Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 111(11): 129 - 136

131

xen (ngô, lạc, đậu đen) đạt năng suất 0,75-2,15 tạ/ha. Với kết quả này, đã có 150 ha giống sắn KM21-12 và Rayong 9 được mở rộng tại các xã vùng dự án 3PAD thuộc 3 huyện Na Rì, Ba Bể và Pác Nặm.

Bảng 1. Kết quả so sánh một số dòng, giống sắn (Thí nghiệm năm 2011 tại xã Kim Lư, Na Rì, Bắc Kạn)

TT Tên dòng, giống sắn

Số củ/cây Khối lượng củ

(kg/cây)

Năng suất củ tươi (tấn/ha)

Hàm lượng tinh bột (%)

1 KM98-7 7,93 2,61 26,1 25,2

2 HM 911 8,36 1,84 18,4 25,8

3 DT2 13,8 2,34 23,4 28,5

4 KM94 (Đ/C) 7,9 2,25 22,5 27,6

5 HM 125 10,0 2,39 23,9 25,4

6 DT1 9,4 2,87 28,7 29,6

7 KM21-12 12,0 3,08 30,8 27,7

8 Rayong 9 9,6 3,45 34,5 30,4

CV% 18,6

LSD 05 2,4

Đối với dong riềng, thí nghiệm liên tục ba năm 2010, 2011 và 2012, chúng tôi đã xác định được các dòng, giống DR1, VCIP và 49 có năng suất củ tươi cao, đạt từ 63,54 đến 72,5 tấn/ha, cao hơn đối chứng địa phương từ 152 đến 187,5%. Năng suất tinh bột ướt đạt từ 14,04 đến 16,97 tấn/ha, cao hơn đối chứng 117,8 đến 163,1%. Hàm lượng Amylo cao, đạt 50,9 - 53,1%, cao hơn đối chứng 3,0 - 7,5% (Bảng 2) [3]. Các biện pháp kỹ thuật canh tác (mật độ trồng, bón phân,… ) phù hợp với điều kiện địa phương, lượng phân bón cho một ha gồm bón 300N + 200 P205 + 200 K20 và trồng với mật độ 4 khóm một mét vuông là hợp lý nhất [4].

Bảng 2. Năng suất và chất lượng một số dòng, giống dong riềng (Thí nghiệm năm 2011 tại xã Kim Lư, Na Rì, Bắc Kạn)

Tên dòng, giống dong riềng

Năng suất củ tươi (tấn/ha)

Tỷ lệ tinh bột (%)

Tỷ lệ chất khô (%)

Năng suất tinh bột ướt

(tấn/ha)

Năng suất tinh bột khô

(tấn/ha) DR3 63,54 22,1 14,2 14,04 9,02 21 69,17 22,1 14,5 15,29 10,03 DR70 24,58 23,0 14,8 5,65 3,64 49 66,67 23,1 15,2 15,40 10,13 DR1 72,50 23.4 15,4 16,97 11,17 DR49 55,83 20.8 14,9 11,61 8,32 VCIP 71,25 23,00 15,3 16,39 10,90 VC 65,00 22,7 14,5 14,76 9,43 Địa phương (Đ/C) 25,21 25,62 17,1 6,45 4,31 CV% 12,5

LSD 05 3,45

Page 133: Tập 111, số 11, 2013

Dương Văn Sơn Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 111(11): 129 - 136

132

Với kết quả này, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Bắc Kạn đã tiếp nhận kết quả và nhân nhanh các giống dong riềng mới này để có thể đưa trồng tại các địa phương trên toàn tỉnh, góp phần làm gia tăng diện tích dong riềng của toàn tỉnh Bắc Kạn một cách rất nhanh chóng, tăng từ 270 ha (năm 2010), lên 551 ha trong năm 2011 và đạt 1.841 ha trong năm 2012 [6].

Kết quả nghiên cứu chế biến và sử dụng sản phẩm phụ (xơ bã) từ nhà máy chế biến tinh bột kết hợp với một số nguồn thức ăn sẵn có địa phương để làm thức ăn chăn nuôi Bã sắn và bã dong riềng từ chế biến tinh bột là nguồn phụ phẩm dồi dào. Trong xơ bã thải còn khá nhiều dinh dưỡng như: Tỷ lệ tinh bột cao (bã sắn: 60-68%, bã dong riềng: 72% vật chất khô), đạm thô 2-3%, xơ thô 12-14%, năng lượng trao đổi: 2.300 Kcal/kg vật chất khô [6]. Tuy nhiên, hai loại bã này có rất nhiều nước (bã sắn: 81-89%, bã dong riềng: 88%). Vì vậy, hai loại bã thải này cần được chế biến ủ chua, bảo quản và sử dụng đúng cách để tạo nguồn thức ăn lâu dài, có chất lượng tốt hơn, góp phần giảm ô nhiễm môi trường. Phương pháp chế biến ủ chua bã sắn, bã dong riềng kết hợp với một số loại thức ăn có sẵn địa phương này có những đặc điểm nổi bật sau đây: (1) Chế biến được các loại sản phẩm phụ sẵn có địa phương; (2) Tận dụng được các nguồn nguyên liệu sẵn có, các sản phẩm phụ trồng trọt, sản phẩm phụ chế biến tinh bột sắn, tinh bột dong riềng; (3) Sản phẩm chế biến có mùi thơm ngon, giảm hàm lượng độc tố; (4) Không cần thêm men, không cần nấu chín, cho ăn trực tiếp, sử dụng dễ dàng, thuận tiện, tiết kiệm củi đun, hạn chế phá rừng, bảo vệ tài nguyên rừng; (5) Tránh thất thoát lãng phí, tạo nguồn thức ăn để sử dụng lâu dài, bảo quản lâu trên 6 tháng và có thể sử dụng quanh năm; (6) Sử dụng cho các loại lợn (nái, thịt), trâu, bò, và (7) Tăng giá trị dinh dưỡng của thức ăn do quá trình ủ chua;

Sử dụng bã chế biến tinh bột để làm thức ăn chăn nuôi sẽ làm giảm chi phí thức ăn, tăng lợi nhuận và giảm thời gian nuôi và tăng số đầu vật nuôi. Thí nghiệm sử dụng thức ăn

chăn nuôi lợn đã chỉ cho thấy: Cám đậm đặc có thể được thay thế bởi các thức ăn sẵn có địa phương, bao gồm từ 50-70% bã sắn ủ chua. Trên thực tế có thể có thể sử dụng các công thức ủ chua sau đây: (1) Ủ chua 99,5% săn củ tươi + 0,5% muối, (2) Ủ chua 99,5% bã sắn + 0,5% muối, (3) Ủ chua 93,5% bã sắn + 6% cám gạo + 0,5% muối, (4) Ủ chua 89,5% bã sắn + 10% lá sắn + 0,5% muối, (5) Ủ chua 99,5% củ sắn hoặc củ khoai đã băm hoặc bã sắn + 0,5% muối (cho lợn hoặc trâu/bò), và (6) Ủ chua 96,5% bã dong riềng + 3% bột ngô + 0,5% muối (cho trâu/bò).

Tỷ lệ bã sắn ủ chua trong khẩu phần ăn cho lợn cũng cần xác định. Kết quả thí nghiệm (Bảng 3) cho thấy: Nếu dùng toàn bộ cám đậm đặc (không sử dụng bã ủ chua) hoặc sử dụng bã ủ chua với tỷ lệ quá ít (25%) đều có tiêu tốn thức ăn cao (49.400 và 40.800 đồng/kg tăng trọng), dẫn đến tiền chi phí thức ăn cao (2.869.000 đồng và 2.462.000 đồng/đầu lợn), nên thu nhập đạt thấp (2.179.000 đồng và 2.293.000 đồng/đầu lợn). Kết quả là lợi nhuận đạt cao nhất là sử dụng 75% bã sắn ủ chua + 25% cám đậm đặc, đạt 1.214.000 đồng/đầu lợn [4].

Ngoài lợn, dự án còn sử dụng thức ăn ủ chua cho trâu, một loại đại gia súc phổ biến ở địa phương. Kết quả cũng tương tự như đối với lợn, rất có tác dụng tốt trong việc vỗ béo đàn trâu. Việc sử dụng thức ăn ủ chua đặc biệt có ý nghĩa đối với mùa đông khi mà nguồn cung cấp thức ăn xanh (cỏ) bị hạn chế do trời khô và rét.

Về cơ bản, kỹ thuật công nghệ ủ chua này có một số đặc điểm và tác động nổi bật sau đây: (1) Việc chế biến các sản phẩm của cây sắn (lá, củ) và sản phẩm phụ trong chế biến tinh bột (xơ bã) là khả năng có thể thực hiện dễ dàng để làm thức ăn chăn nuôi; (2) Tạo việc làm cho phụ nữ nông thôn trong các hoạt động chuẩn bị vật tư, chế biến ủ chua, bảo quản và cho gia súc ăn; (3) Tạo thị trường để doanh nghiệp có thể bán bã sắn và bã dong riềng. Doanh nghiệp chế biến tinh bột ướt có thêm từ 6-26% thu nhập từ việc bán bã (dong riềng, sắn). Hiện nay, đang có nhu cầu cao của nông dân về bã để phát triển chăn nuôi;

Page 134: Tập 111, số 11, 2013

Dương Văn Sơn Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 111(11): 129 - 136

133

(4) Chăn nuôi phát triển sẽ gia tăng phân bón để duy trì độ màu mỡ đất cho trồng trọt (nhất là sắn và dong riềng) và làm hầm biogas, bảo vệ môi trường nông thôn. Trên thực tế, dự án 4FGF đã hỗ trợ để xây dựng thành công 2 hầm biogas với dung tích 14 mét khối mỗi hầm, có đủ khí gas, đáp ứng nhu cầu đun nấu và thắp sáng trong gia đình, nên hộ nông dân không cần củi đun, hạn chế phá rừng, bảo vệ tài nguyên rừng.

Bảng 3. Tiêu tốn thức ăn, tiền thức ăn, thu nhập và lợi nhuận ở các công thức thức ăn lợn

(Thí nghiệm năm 2011 tại xã Kim Lư, Na Rì, Bắc Kạn)

Công thức thí nghiệm

Tiêu tốn thức ăn (đ/kg tăng trọng)

Tiền thức ăn (đ/đầu lợn)

Thu nhập (đ/đầu lợn)

Lợi nhuận (đ/đầu lợn)

25% bã sắn + 75% thức ăn hỗn hợp

40.800 2.462.000 2.293.000 -169.000

50% bã sắn + 50% thức ăn hỗn hợp

29.600 1.862.000 2.393.000 531.000

75% bã sắn + 25% thức ăn hỗn hợp

18.100 1.106.000 2.320.000 1.214.000

100% cám đậm đặc 49.400 2.869.000 2.179.000 -691.000

Bảng 4. Tác động bước đầu của dự án 4FGF đối với Hợp tác xã chế biến Đồng Tâm

Chỉ tiêu so sánh Trước can thiệp

(2009) Sau can thiệp

(2011) Số hộ trong xã bán củ tươi cho nhà máy Một số ít hộ 208 Số nhóm nông dân ký hợp đồng 0 5 Số hộ trong xã sử dụng bã sắn cho chăn nuôi 0 80 Khối lượng sắn củ tươi bán cho nhà máy (kg/hộ) 1.718 1.854 Tỷ lệ giống mới được nhà máy mua (%) 20 80

Nghiên cứu kết nối hộ trồng sắn, trồng dong riềng và hộ chăn nuôi với nhà máy chế biến tinh bột

Hợp tác xã Đồng Tâm được thành lập và bắt đầu hoạt động chế biến tinh bột sắn ướt từ năm 2008 và đến năm 2010 lắp đặt thêm dây chuyền chế biến tinh bột dong riềng. Nếu như trước năm 2010 (trước khi có can thiệp của dự án 4FGF), cả xã Kim Lư chỉ có một số ít hộ nông dân trồng sắn và dong riềng, và sắn được trồng chủ yếu để làm sắn lát khô bán cho 3 nhà thu gom địa phương hơn là bán cho Hợp tác xã chế biến Đồng Tâm, thì đến năm 2011, Hợp tác xã này đã thu mua củ tươi từ 208 hộ trồng sắn và dong riềng trong tổng số 543 hộ toàn xã. Năm 2010, Hợp tác xã Đồng Tâm phải thu mua nguyên liệu củ tươi từ các địa phương thuộc tỉnh Lạng Sơn, Cao Bằng, cách 50-80 Km và phải chi trả giá cao cho vận chuyển. Đến năm 2011, đã có khoảng 50% sản lượng củ tươi đến từ xã Kim Lư và

50% còn lại đến từ các xã lân cận, có cự ly cách xa khoảng 10-40 Km. Chỉ tính riêng năm 2011, tại xã Kim Lư đã có 5 nhóm nông dân với tổng số 208 hộ đã ký hợp đồng để cung cấp nguyên liệu củ tươi cho nhà máy. Trong đó có 4 nhóm sắn với tổng số 167 hộ nông dân và 1 nhóm dong riềng với 41 hộ nông dân. Trong số 208 hộ nông dân ở xã Kim Lư hợp tác cung cấp nguyên liệu củ tươi cho nhà máy thì có khoảng 40% số hộ (tương đương 80 hộ) mua bã sắn và dong riềng từ Hợp tác xã chế biến tinh bột Đồng Tâm để làm thức ăn chăn nuôi của chính gia đình [4]. Nông dân thường vận chuyển sắn củ tươi bán cho nhà máy, khi về họ chở các bao tải bã sắn trên xe (thường là xe máy) để vận chuyển về nhà để làm thức ăn chăn nuôi, tiết kiệm thời gian và chi phí vận chuyển.

Sản lượng sắn củ tươi bán cho nhà máy chế biến cũng tăng lên từ khi có can thiệp của dự án. Điều tra 11 hộ có bán sắn cho thấy: nếu

Page 135: Tập 111, số 11, 2013

Dương Văn Sơn Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 111(11): 129 - 136

134

như năm 2009, trung bình 11 hộ này bán được 1.718 kg/hộ, đến năm 2010 tăng lên 2.309 kg/hộ, và năm 2011 tuy giá sắn giảm mạnh, nhưng sản lượng sắn củ tươi bán cho nhà máy vẫn đạt 1.854 kg mỗi hộ [5].

Mặt khác, trước khi có dự án 4FGF, bà con nông dân ở xã Kim Lư hầu như không biết sử dụng bã sắn để làm thức ăn chăn nuôi, vì vậy nhà máy phải bơm bỏ bã thải xuống sông, gây ô nhiễm môi trường. Từ khi có can thiệp của dự án 4FGF bằng các huấn luyện đào tạo và thí nghiệm trình diễn sử dụng bã thải để làm thức ăn chăn nuôi đã loại bỏ hoàn toàn được vấn đề ô nhiễm trên đây, đồng thời doanh nghiệp có thêm 6-26% thu nhập từ việc bán bã dong riềng và bã sắn để làm thức ăn chăn nuôi. Do dự án 4FGF đã tạo ra thị trường để nông dân mua bã sắn về làm thức ăn chăn nuôi, nên hiện nay nhà máy không đủ bã để bán vì nhu cầu nông dân sử dụng bã sắn để chăn nuôi rất lớn [3].

Sự chấp nhận các giống sắn và dong riềng mới đã đem lại lợi ích cho cả nông dân và doanh nghiệp chế biến. Nếu như người nông dân có được lợi ích từ năng suất củ tươi cao hơn, thì doanh nghiệp chế biến thu được lợi ích từ năng suất tinh bột cao hơn. Tỷ lệ phần trăm các giống mới (có hàm lượng tinh bột cao hơn) được doanh nghiệp chế biến mua đã tăng lên đáng kể, từ 20% năm 2009, lên 50% năm 2010 và 80% năm 2011, thời điểm mà dự án 4FGF đã có những can thiệp vào sản xuất sắn [4].

Vì năng suất tinh bột của các giống sắn KM21-12 và Rayong 9 cao hơn giống đối chứng KM94 là 20% và 60%, nên doanh nghiệp chế biến đã quyết định hỗ trợ để nhân mở rộng 84 ha hai giống mới này và cung cấp hom giống cho 113 hộ nông dân đã bán củ tươi cho nhà máy chế biến. Doanh nghiệp cho không nông dân hom giống sắn khi trồng, đổi lại họ sẽ nhận được giá hấp dẫn hơn khi thu mua củ tươi lúc thu hoạch. Trong khi doanh nghiệp có lợi ích từ việc cung cấp nguyên liệu củ tươi tại chỗ, thì người nông dân sẽ có lợi từ việc bán nhiều hơn từ 19% (đối với giống KM21-12) và 47% (đối với giống Rayong 9) so với nếu họ trồng giống cũ trên cùng diện tích. Ngoài ra, họ cũng có thể bán hom giống sắn cho các nông dân khác sau khi thu hoạch [4].

Mô hình kết nối trồng trọt-chăn nuôi (hộ trồng sắn, trồng dong riềng và hộ chăn nuôi) với nhà máy chế biến quy mô nhỏ tại xã Kim Lư được biểu diễn trên hình 1. Ta thấy: rõ ràng có sự liên kết Trồng trọt-Chăn nuôi trong hệ thống nông nghiệp nông hộ với doanh nghiệp chế biến là Hợp tác xã chế biến tinh bột Đồng Tâm. Mối liên kết giữa doanh nghiệp chế biến quy mô nhỏ địa phương, các nhà quản lý, nhà khoa học, những hộ nông dân trồng sắn, trồng dong riềng và hộ chăn nuôi đều được hưởng lợi thông qua cải thiện những mối liên kết với doanh nghiệp chế biến tinh bột quy mô nhỏ tại địa phương. Đây là mối liên kết trong đó các bên tham gia đều có lợi, tất cả đều thắng, được đánh giá là thành công của dự án 4FGF.

Hộ nôngthôn

Chế biến bã

Cây lương thực và cỏ

Phân bón

Chế biến

Trồng trọt

Chăn nuôi

Sắn/Dong riềng/Cây

thức ăn xanh chăn nuôi

Hình 1. Mô hình kết nối hiệu quả giữa trồng trọt-chăn nuôi với chế biến nhỏ

Page 136: Tập 111, số 11, 2013

Dương Văn Sơn Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 111(11): 129 - 136

135

KẾT LUẬN

Bằng phương pháp tiếp cận này, dự án 4FGF đã thiết lập các nhóm nông dân hợp tác tại xã Kim Lư (Na Rì, Bắc Kạn) về sản xuất sắn bền vững (giới thiệu giống sắn mới, kỹ thuật bón phân, mật độ trồng, quản lý xói mòn, trồng xen canh), sản xuất dong riềng (giới thiệu giống dong riềng mới, kỹ thuật thâm canh) và sử dụng các phụ phẩm sẵn có địa phương (bã sắn, bã dong riềng, thân lá khoai lang, củ sắn, lá sắn,…) để chế biến thức ăn chăn nuôi trâu và lợn nhằm phát triển đàn trâu và lợn, đồng thời sử dụng phân bón từ chăn nuôi phát triển để làm hầm biogas, cải thiện môi trường chuồng trại chăn nuôi, cung cấp nhiên liệu để đun nấu và thắp sáng trong các hộ nông dân. Đồng thời các nhóm nông dân này đã hợp tác với doanh nghiệp để cung cấp nguyên liệu củ tươi cho nhà máy chế biến tinh bột cũng như sử dụng sản phẩm phụ (xơ bã) để làm thức ăn chăn nuôi, tạo ra mô hình khép kín và có sự hỗ trợ giữa trồng trọt - chăn nuôi và bảo vệ môi trường nông thôn, cũng như mô hình thành công về kết nối trồng trọt-chăn nuôi với chế biến nhỏ ngay tại địa phương.

Phát triển chế biến sắn và dong riềng ngay tại địa phương đang được đánh giá là hướng đi

tốt để thúc đẩy sản xuất, tạo thị trường, thực hiện công nghiệp nông thôn, tạo ra sản phẩm mang thương hiệu địa phương, góp phần xóa đói giảm nghèo thông qua sự kết nối ”bốn nhà”: nhà doanh nghiệp - nông dân - nhà khoa học - nhà quản lý. Đây là mối liên kết trong đó các bên tham gia đều có lợi, tất cả đều thắng. Sự kết nối giữa người sản xuất với doanh nghiệp chế biến trong trường hợp về sắn và dong riềng ở xã Kim Lư (huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn) được đánh giá là sự thành công của dự án 4FGF.

TÀI LI ỆU THAM KHẢO 1. International Center for Tropical Agriculture (CIAT) and International Center for Potato (CIP), 2008. Programme for Linking Livelihoods of Poor Smallholder Farmers to Emerging Environmentally Progressive Agro-Industrial Markets. Project document. 2. CIAT, 2010. 1031-CIAT Annual 2010 Progress Report 3. CIAT, 2011. 1031-CIAT Annual 2011 Progress Report 4. CIAT, 2012. 1031-CIAT Annual 2012 Progress Report 5. CIAT, 2012. Kết quả điều tra đánh giá tác động dự án 4FGF tại xã Kim Lư 6. VAAS, CIAT, IFAD, CIP và 3PAD, 2013. Tài liệu hướng dẫn sinh kế bền vững cho người nghèo vùng cao tỉnh Bắc Kạn.

Page 137: Tập 111, số 11, 2013

Dương Văn Sơn Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 111(11): 129 - 136

136

SUMMARY CROP-LIVESTOCK LINKAGES WITH LOCAL PROCESSING: A SUCCESSFUL STORY OF 4FGF PROJECT IN BAC KAN

Duong Van Son* College of Agriculture and Forestry - TNU

The 4FGF Project is working with cassava and canna farmers in Bac Kan province to improve linkages with processing industries and to promote sustainable production systems through improved integration of crop/livestock systems. Our researchers have identified a high-yielding canna and cassava varieties adapted to growing conditions at Kim Lu commune (Na Ri, Bac Kan) and made site-specific recommendations for management practices (fertilizer, planting densities) to maximize yields of new varieties. Localized processing provides secure markets, adds value for cassava and canna growers, and it can improve sustainability of production systems if production and processing by-products are used to feed livestock. Our researchers organized farmer field schools to train farmers in livestock feeding practices that utilize cassava and canna processing residues and locally available feeds to improve profitability of household-scale livestock production. Development outcomes from livestock (pig) feeding trial demonstrations could be summarised as: Higher weight gain, shorter fattening time, more cycles, faster rotation of cash capital, more pigs raised per one cycle,... In addition, manure from intensified livestock production provides fertilizers, to increase yields of cassava and canna, and household energy from biogas. Eco-efficiencies gained from improved two-way producer/processor linkages and better crop/livestock integration make production systems more competitive, as households can increase income with less cash outlay for fertilizers and livestock feed. Linkages between the local processor, local authorities, cassava and canna and livestock producers are benefiting through improved the linkages with the small-scale starch processor. The linkage of crops-livestock with local processing at small-scale level is known as the success of the 4FGF Project based on win-win partnership. Key words: Processor, crop-livestock linkage, cassava production, canna production, livestock feeding

Ngày nhận bài: 16/5/2013; Ngày phản biện: 11/6/2013; Ngày duyệt đăng: 15/11/2013

Phản biện khoa học: TS. Bùi Đình Hòa – Trường Đại học Nông Lâm – ĐH Thái Nguyên

* Tel 0912 349 765, E-mail: [email protected]

Page 138: Tập 111, số 11, 2013

Đặng Xuân Cường và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 111(11): 137 - 141

137

EVALUATION OF PHLOROTANNIN CONTENT WITH ANTIOXIDANT ACTIVITIES OF BROWN ALGAE SARGASSUM COLLECTED IN NHA TRANG BAY, VIET NAM

Dang Xuan Cuong1*, Tran Thi Thanh Van1 Vu Ngoc Boi2, Le Nhu Hau1

1Nha Trang Institute of Technology Application and Researching, VAST 2Nha Trang University

SUMMARY

Brown algae Sargassum has many bioactive subtances such as: phlorotannin, fucoidan, alginate, laminaran,…. Bioactive subtances have bioactives such as: antioxidant, antibacterial, antifungal, anticancer, anti HIV, radioprotective effect, antiallergic effect,…. Phlorotannin content with reducing power and total antioxidant activity of 16 brown algae species Sargassum collected in Nha Trang bay, Viet Nam were researched. These species were collected in the growth time. The result showed phlorotannin/ polyphenol content was the highest in brown algae Sargassum swartzii. Reducing power and total antioxidant activity were the highest in S. crassifolium species. Phlorotannin content and antioxidant activities were the lowest in S. baccularia species. Reducing power activity was the stronger than total antioxidant activity in 16 the researched brown algae species. Key words: antioxidant, brown algae, Nha Trang, phlorotannin, Sargassum, reducing power

INTRODUCTION*

Brown algae was natural resources with abundance and diversification of bioactive such as antioxidant, antibacterial, antifungal, anticoagulant and antiradiation UV-B, wound healing and cell structure regeneration [8]. Many recent research showed that antioxidant activity from brown algae was one of bioactives which was focused in the most research on the world and this activity was studied by [2]; [8]. It is interesting that most of the studies on the antioxidant activity were indicated a close relationship between contents, structure and antioxidant mechanisms of polyphenols / phlorotannin in the brown seaweed.

The before research showed phlorotannins were phenolic compounds with polymer nature of phloroglucinol, identified in many families of brown algae phylum, such as: Alariaceae, Fucaceae and Sargassaceae. Many research showed phenolic compounds in brown algae was phlorotannin [8]; [18]. Strong antioxidant activity of purification phlorotannin from some brown algae species

* Email: [email protected]

had close relationship with skeleton molecule [2]. Simultaneous, high antioxidant polyphenols had close relationship with phenol ring and through electronic trap on phenol ring to scavenge OH-, ROO-, O2

-.

Phlorotannins in brown algae had 8 phenol ring linked to each other. So, their free radical scavenging activity was higher than polyphenol of terrestrial plant, such as catechins in green tea with 4 phenol ring [5]. Molecular size spectrum of phlorotannin was very wide, from (400 - 400.000 Da) and phlorotannins content in each seaweed species was also different (0.5 - 20% dry matter) [8].

Move over, free radical was a molecule that lack of a electron, so that their electrolysis was usually not equal, they trended to take electrolysis from other molecule and took form new free radicals, this thing caused function disturbance of cell [1]. Free radical effect on human health popular follow 3 pathway: adaptive with antioxidant system, cause injury to life cell and kill living cell in human that showed [3]. Inside, mechanism of living cell killing could make necrosis or living cell death in a synmatic way. Radicals

Page 139: Tập 111, số 11, 2013

Đặng Xuân Cường và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 111(11): 137 - 141

138

such as: superoxide, hydroxyl, peroxyl, alkoxyl, hydroperoxyl, nitric oxide and nitrogen dioxide were evaluated to be free radical [3].

So, the paper researched on antioxidant activities and phlorotannin content evaluation of 16 brown algae species collected in Khanh Hoa coast, Viet Nam. The data of this study will contribute to promote the application of antioxidants from seaweed into food and pharmaceutical.

MATERIALS AND METHODS

Sample collection, classification and preservation

16 brown algae species Sargassum were collected in Nha Trang bay, Viet Nam. The samples were classified [12] after collected, the seaweed was cleaned by sea water, dried to 19% moisture and preserved at room temperature.

Sample preparation

Maceration extraction method was used in the study. Extraction at room temperature, 24-hour time with the ratio of solvent: material (25:1). 100g dry weight (19% humidity) was used for each experiment. The dry sample was crushed and ground into a powder form and passed through a 40 mesh sieve. After extraction, the extract was filtered in the dark. The collected extract was analysed phlorotannin with antioxidant activity.

Determination of phlorotannin content

Total phlorotannin content

Total phlorotannin content (TPC) was determined according to Folin-Ciocalteus’ method as described by [18], phloroglucinol being the standard substance. 01 ml Folin-Ciocalteus’ 10% was added to 300 µl extract and the compound was kept for 5 minutes. The compound was added with 2 ml Na2CO3 10% mixed and kept for 90 minutes in the dark and finally the absorbance was measured at 750 nm by the UV-Vis Spectrophotometer JenWay 6400/ 6405.

Method of bioactive test Total antioxidant activity

Total antioxidant (TA) activity was determined following the method by [13]. 900µl distilled water and 3 ml A solvent (H2SO4 0.6 M, sodium phosphate 28 mM and ammonium Molybdate 4 mM) were added to 100µl extract. The compound was kept for 90 minutes at 950C. Acid ascorbic was used as the standard substance and the absorbance was measured at 695 nm. Reducing power activity

Reducing power activity was determined according to the method of [20]. Firstly, 0.5ml phosphate buffer (pH = 7.2) was added to 500µl extract. Secondly, 0.2 ml K3[Fe(CN)6] 1% was added to the compound. The compound was kept at 500C for 20 minutes. Thirdly, 500µl CCl3COOH 10% with 300µl distilled water and 80µl FeCl3 0.1% were added. Finally, the compound was measured at 655 nm with the FeSO4 standard substance.

Data analysis

The experiments have been repeated 3 times (n = 3), anova and regression were analysed using Microsoft Excel 2010 software.

RESULTS AND DISCUSSION

Phlorotannin content Figure 2 showed phlorotannin content vacillate from 0.0497 ± 0.006 to 6.8940 ± 0.09mg/g dry algae and the average of 3.2014 ± 0.03mg/g dry algae. Inside, S. baccularia species got the lowest phlorotannin content, phlorotannin content in S. swartzii was the highest in the researched species. Phlorotannin content in S. muticum species was 6% dry algae [1]. Phlorotannin content in S. polyceratium; S. angustifolium; S. filipendula; S. cinereum; S. hystrix; S. siliquosum and S. mcclurei species vacillate from 0.006 - 0.65g PGE/100g the extract with the extract ratio of 10:1 (v/w) [16]. Phlorotannin content of S. vulgare got 12.71 ± 0.54mg acid gallic/g extract when it was extracted at room temperature and got 12.66 ±

Page 140: Tập 111, số 11, 2013

Đặng Xuân Cường và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 111(11): 137 - 141

139

0.65mg acid gallic/g extract when it was extracted using soxhlet method with the ratio of 10:1 (v/w) that showed by [11]. These things were performed clearly in the figure 2.

Fig 2. Phlorotannin content of 16 brown algae

species Sargassum

Sargassum pteropleuron and Sargassum ramifolium species growth in the tropical marine of Mexico have the phlorotannin content of 0.76 ± 0.04 and 0.95 ± 0.10% dry algae [10]. So phlorotannin content of brown algae species Sargassum growth in Nha Trang bay were the lower than some species Sargassum and black tea in the world. However, all phlorotannin/ polyphenol of all plant in the world has phenol rings and the electron trap on these rings.

Total antioxidant activity The results showed TA activity of the studied species vacillate from 0.1105 ± 0.003 to 56.021 ± 0.011mg acid ascorbic/g dry algae, the average of 8.2213 ± 0.061mg acid ascorbic/g dry algae. Inside, TA activity was the lowest in S. baccularia species and highest in S. crassifolium species. TA activity of S. pallidum species vacillate from 0.04 ± 0.02 đến 52.08 ± 0.02µmol FeSO4/mg dry algae [6]. These things were illustrated clearly in the figure 3.

Fig 3. Total antioxidant activity of 16 brown algae species Sargassum

TA activity of the ethyl acetate fraction from brown algae S. marginatum growth in India correspond 39.62 mg ascorbic acid/g extract that noticed by [4]. So brown algae species growth in Nha Trang bay had the lower TA activity than the over species, except S. crassifolium species with the TA activity of 56.021mg/g dry algae. TA activity was determined on reaction of extract with phosphomolybdenum to eliminate Mo6+ to Mo5+ and form the green solution in the acid condition.

Reducing power activity The RP activity of brown algae was showed in the most researchs [15], [19]. RP activity was from 0.105 – 0.505 µmol FeSO4/mg that noticed by [6]. The absorption of RP activity of five brown seaweed species S. fusiforme, S. kjellmanianum, S. pallidum, S. thunbergii và S. horneri correspond with 0.706 ± 0.074; 0.982 ± 0.081; 0.744 ± 0.064; 0.607 ± 0.011 and 0.748 ± 0.071 that noticed [9]. Amphiroa sp., Halimeda macroloba, S. binderi and T. conoides species had the RP activity of 69.204 ± 0.71; 14.323 ± 0.051 and 15.597 ± 0.072mg acid gallic/ 1g sample that noticed [14]. The experiment results were illustrated more clearly in the figure 4.

Fig 4. Reducing power activity of 16 brown algae

species Sargassum RP activity of 16 studied brown algae species vacillate from 0.4736 ± 0.005 to 110.028 ± 0.036mg FeSO4/g dry algae, inside RP activity was the highest in S. crassifolium species and the lowest in S. baccularia species. This thing noticed that reducing power of other algae species in the world is very diversiform. The experiment showed RP activity of extract which contain

Page 141: Tập 111, số 11, 2013

Đặng Xuân Cường và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 111(11): 137 - 141

140

phlorotannin/ polyphenol from 16 studied species was stronger than their TA activity. Antioxidant activity of phlorotannin may be due to the structure characteristic with 8 phenol rings to form the electron trap and reducing power [5].

CONCLUSIONS The research results of 16 brown algae species collected in Nha Trang bay, Viet Nam in the specific condition showed phlorotannin, total antioxidant and reducing power activity were the lowest in S. baccularia species, correspond 0.0497 ± 0.006mg phloroglucinol, 0.1105 ± 0.003mg acid ascorbic and 0.4736 ± 0.005mg FeSO4 dry algae; phlorotannin content was the highest in S. swartzii species, corresponds 6.8940 ± 0.09mg phloroglucinol/g dry algae; total antioxidant and reducing power activity was the highest in S. crassifolium species, correspond 56.021 ± 0.011mg acid ascorbic, 110.028 ± 0.036mg FeSO4/g dry algae.

Acknowledgements Support during this work by the Viet Nam Ministry of Science and Technology and Viet Nam Academy of Science and Technology were acknowledged.

REFERENCES 1. Afzal M., Armstrong D., 2002. Fractionation of herbal medicine for identifying antioxidant activity. Methods in Molecular Biology, Oxidative Stress Biomarkers and Antioxidant Protocols, Humana Press Inc., 186, 293-299. 2. Ahn G. N., Kim K. N., Cha S. H., Song C. B., Lee J., Heo M. S., Yeo I. K., Lee Nam-Ho, Jee Y. H., Kim J. S., Heu M. S., Jeon Y. J., 2007. Antioxidant activities of phlorotannins purified from Ecklonia cava on free radical scavenging using ESR and H2O2 - mediated DNA damage. Eur Food Res Technol, 226, 71–79. 3. Barry H., 2001. Free Radicals and other reactive species in Disease. Nature Publishing Group, Encyclopedia Of Life Sciences, 1-7. 4. Chandini S. K.; Ganesan P.; Bhaskar N., 2008. In vitro antioxidant activities of three selected brown seaweeds of India. Food Chemistry, 107(2), 707-713. 5. Hemat R. A. S. 2007. Fat and muscle dysfunction, In R. A. S. Hemat (Ed.) Andropathy, 83–85.

6. Hong Y., Chunhong Z., Yi S., Xin Z., Jun L., Qiuhui H., Xiaoxiong Z., 2009. Antioxidant activities in vitro of ethanol extract from brown seaweed Sargassum pallidum. Eur Food Res Technol, 230, 101–109. 7. Jormalainen, V., & Honkanen, T. 2004. Variation in natural selection for growth and phlorotannins in the brown alga Fucus vesiculosus. Journal of volutionary Biology, 17, 807–820. 8. Kang K., Park Y., Hwang H. J., Kim S. H., Lee J. G., Shin H. C., 2003. Antioxidative Properties of Brown Algae Polyphenolics and Their Perspectives as Chemopreventive Agents Against Vascular Risk Factors. Arch Pharm Res., 26, 286-293. 9. Luo H. Y., Wang B., Yu C. G., Qu Y. L. and Su C. L., 2010. Evaluation of antioxidant activities of five selected brown seaweeds from China. Journal of Medicinal Plants Research, 4(18), 2557-2565. 10. Mayalen Z., Daniel R., Yolanda F. P., 2007. Antioxidant activities in tropical marine macroalgae from the Yucatan Peninsula, Mexico. Appl Phycol., 19, 449-458. 11. Naja K., Mawlawi H., Chbani A., 2012. Antioxidant and Antifungal activities of Padina Pavonica and Sargassum Vulgare from the Lebanese Mediterranean Coast. Advances in Environmental Biology, 6(1), 42-48. 12. Phạm Hoàng Hộ, 1969. Rong biển Việt Nam – Khu vực phía Nam. T.T. học liệu Sài Gòn 13. Prieto P., Pineda M. and Aguilar M., 1999. Spectrophotometric quantitation of antioxidant capacity through the formation of a phosphomolybdenum complex: Specific application to the determination of vitamin E. Analytical Biochemistry, 269, 337–341. 14. Rashmi C. V., Sabu A. S. and Anil C., 2010. Bio-Prospecting of a Few Brown Seaweeds for Their Cytotoxic and Antioxidant Activities. eCAM 1-9 doi:10.1093/ecam/neq024. 15. Senevirathne M., Kim S. K., Siriwardhana N., Ha J. H., Lee K. W., Jeon Y. J., 2006. Antioxidant potential of Ecklonia cava on reactive oxygen species scavenging, metal chelating, reducing power and lipid peroxidation inhibition. Food Sci Tech Int., 12, 27–38. 16. Siti A. B., Sri R., Djagal W. M. and Iwan Y.B. L., 2012. Antioxidant activity of brown algae Sargassum species extract from the coastline of Java island. American Journal of Agricultural and Biological Sciences, 7(3), 337 - 346.

Page 142: Tập 111, số 11, 2013

Đặng Xuân Cường và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 111(11): 137 - 141

141

17. Solène C., Franck D., Eric D., Erwan A., 2006. Intra-thallus phlorotannin content and antioxidant activity in Phaeophyceae of temperate waters. Botanica Marina, 49(1), 39-46. 18. Swanson A. K. and Druehl L. D., 2002. Induction, exudation and the UV protective role of kelpphlorotannins. Aquatic Botany, 73, 241 - 253.

19. Yuan Y. V., Bone D. E., Carrington M. F., 2005. Antioxidant activity of dulse (Palmaria palmata) extract evaluated in vitro. Food Chem., 91, 485–494. 20. Zhu Q. T., Zhu Q. Y., Hackman R. M., Ensunsa J. L., Holt R. R., Keen C. L., 2002. Antioxidative activities of oolong tea. Journal of Agricultural and Food Chemistry, 50, 6929–6934.

TÓM TẮT ĐÁNH GIÁ HÀM L ƯỢNG PHLOROTANNIN V ỚI HOẠT TÍNH CH ỐNG OXY HÓA CỦA RONG NÂU SARGASSUM THU Ở VỊNH NHA TRANG, VI ỆT NAM

Đặng Xuân Cường1*, Vũ Ngọc Bội2 Tr ần Thị Thanh Vân1, Lê Như Hậu1

1Viện Nghiên cứu và Ứng dụng Công nghệ Nha Trang, VAST 2Đại học Nha Trang

Rong nâu Sargassum chứa rất nhiều hoạt chất sinh học như phlorotannin, fucoidan, alginate, laminaran,…. Những hoạt chất này có hoạt tính sinh học như chống oxy hóa, kháng khuẩn, kháng nấm, kháng ung thư, kháng HIV, chống dị ứng, kháng viêm…. Hàm lượng phlorotannin với hoạt tính chống oxy hóa tổng và khử sắt của 16 loài rong nâu Sargassum thu ở vịnh Nha Trang, Việt Nam đã được nghiên cứu. Những loài rong này được thu mẫu trong thời gian sinh trưởng. Kết quả nghiên cứu cho thấy hàm lượng phlorotannin/ polyphenol trong rong nâu S. swartzii là cao nhất. Hoạt tính khử sắt và chống oxy hóa tổng cao nhất ở loài S. crassifolium. Loài S. baccularia có hàm lượng phlorotannin và hoạt tính chống oxy hóa là thấp nhất. Hoạt tính khử sắt mạnh mẽ hơn hoạt tính chống oxy hóa tổng trong 16 loài được nghiên cứu. Từ khóa. Chống oxy hóa, Nha Trang, khử sắt, phlorotannin, rong nâu, Sargassum.

Ngày nhận bài: 30/10/2013; Ngày phản biện: 08/11/2013; Ngày duyệt đăng: 15/11/2013

Phản biện khoa học: GS.TS Từ Quang Hiển – Đại học Thái Nguyên

* Email: [email protected]

Page 143: Tập 111, số 11, 2013

Đặng Xuân Cường và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 111(11): 137 - 141

142

Page 144: Tập 111, số 11, 2013

Trần Thị Phả và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 111(11): 143 - 148

143

NGHIÊN CỨU MỐI TƯƠNG QUAN CỦA MỘT SỐ TÍNH CH ẤT ĐẤT VỚI HÀM L ƯỢNG KIM LO ẠI NẶNG TRONG ĐẤT VÀ KH Ả NĂNG HẤP THỤ KIM LO ẠI NẶNG TRONG CÂY SẬY (Phragmites autralis)

Tr ần Thị Phả1*, Đặng Văn Minh 2, Hoàng Văn Hùng1, Đàm Xuân Vận1

1Trường Đại học Nông Lâm – ĐH Thái Nguyên 2Đại học Thái Nguyên

TÓM TẮT

Nghiên cứu mối tương quan của một số tính chất đất với hàm lượng kim loại năng trong đất và khả năng hấp thụ kim loại nặng trong cây sậy ta thấy rằng, khả năng tích lũy kim loại nặng trong cây Sậy (rễ và thân, lá) có mối tương quan thuận với hàm lượng kim loại nặng trong đất và dung tích hấp thu của đất và có tương quan nghịch với pH và chất hữu cơ trong đất . Từ khóa: Tương quan, kim loại nặng, pH, cây sậy

ĐẶT VẤN ĐỀ* Qua các nghiên cứu khoa học về thực vật xử lý ô nhiễm môi trường, các nhà khoa học phát hiện Sậy là một loại cây có khả năng tồn tại, hấp thụ các kim loại nặng trong nước thải và đã được ứng dụng trong xử lý nước thải ở một số bệnh viện nước ta, … Ở Việt Nam hiện nay, cây Sậy (Phragmites autralis) có nhiều trong tự nhiên ở nhiều tỉnh thành và được sử dụng với các mục đích khác nhau như: chống xói mòn, sạt lở và ứng dụng sử lý nước thải cửa sông và phòng chống thiên tai. Với những tính năng vượt trội, cây Sậy còn sử dụng để xử lý đất ô nhiễm, trong đó có ô nhiễm kim loại nặng. Tại các khu vực mỏ khai thác quặng Thái Nguyên, cây sậy thích nghi và phân bố nhiều hơn tại các khu vực bãi thải sau khai thác quặng. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là cây Sậy (Phragmites australis), là một loài cây lớn thuộc họ Hòa thảo (Poaceae) có nguồn gốc ở những vùng đất lầy ở cả khu vực nhiệt đới và ôn đới trên thế giới. Nội dung nghiên cứu + Xây dựng mối tương quan giữa hàm lượng kim loại nặng trong đất với hàm lượng kim loại nặng (KLN) hấp thụ trong cây Sậy.

* Tel: 0982.091200, Email: [email protected]

+ Xác định mối tương quan của một số tính chất đất với hàm lượng kim loại nặng trong đất và khả năng hấp thụ trong cây Sậy.

Phương pháp nghiên cứu Phương pháp điều tra thu thập tài liệu - Thu thập số liệu về điều kiện tự nhiên – kinh tế - xã hội của các khu vực khai thác mỏ quặng trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.

Phương pháp kế thừa - Thu thập tài liệu, số liệu về tình hình đất bị ô nhiễm KLN tại Thái Nguyên

Phương pháp phân tích đất và thực vật - pH(KCl): Được chiết bằng dung dịch KCl 1N, đo bằng máy pH meter, tỷ lệ đất nước là 1/2,5

- Chất hữu cơ xác định bằng phương pháp Dumas trên thiết bị phân tích đa nguyên tố CNS TruSpec LECO USA.

- Xác định hàm lượng KLN trong đất và trong các loài thực vật bằng máy ASS M6 - Thermo.

Phương pháp xử lý số liệu - Số liệu được tổng hợp, phân tích và xử lý bằng phần mềm MS Excel và SAS 9.0

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

Khả năng hấp thụ kim loại nặng của cây Sậy trên đất bãi thải sau khai thác quặng Hiện trạng ô nhiễm kim loại nặng Trong quá trình khảo sát tại khu vực nghiên cứu, tôi đã tiến hành lấy mẫu đất và tập chung

Page 145: Tập 111, số 11, 2013

Trần Thị Phả và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 111(11): 143 - 148

144

phân tích hàm lượng tổng số của 3 nguyên tố, đó là: As, Pb, Cd. Kết quả phân tích được thể hiện trong bảng 1.

Từ kết quả phân tích đất tại bảng 1 ta thấy, trong tất cả các mẫu phân tích đều chứa hàm lượng của 3 nguyên tố kim loại nặng. Tuy nhiên, điều đáng chú ý đó là tất cả các mẫu phân tích đều có hàm lượng kim loại nặng vượt quá quy chuẩn cho phép. Cụ thể:

Tại mỏ chì kẽm Cuội Nắc hàm lượng Pb cao hơn từ 4,2 - 4,8 lần, hàm lượng Cd cao gấp 10 - 17 lần, hàm lượng As cao hơn gấp 14,6 - 20,8 lần tiêu chuẩn cho phép.

Mỏ titan cây Châm 1 có, hàm lượng Pb cao hơn từ 2,7 - 7,1 lần, hàm lượng Cd cao gấp 13

- 15 lần, hàm lượng As cao hơn gấp 9,5 - 21,3 lần tiêu chuẩn cho phép.

Mỏ sắt Trại Cau có hàm lượng Pb cao hơn từ 2,4 - 5,1 lần, hàm lượng Cd cao gấp 15,5 - 18,5 lần, hàm lượng As cao hơn gấp 15,1 - 33,6 lần tiêu chuẩn cho phép.

Mỏ titan Cây Châm 2 có hàm lượng Zn gấp từ 5,7 - 8,7 lần, hàm lượng Pb cao hơn từ 10,2 - 25,8 lần, hàm lượng Cd cao gấp 1,49 - 3,4 lần, hàm lượng As cao hơn gấp 4,4 - 12,8 lần tiêu chuẩn cho phép.

Mỏ chì kẽm Làng Hích có hàm lượng Pb cao hơn từ 14,5 - 18,4 lần, hàm lượng Cd cao gấp 2,3 - 2,8 lần, hàm lượng As cao hơn gấp 5 - 10,8 lần tiêu chuẩn cho phép.

Bảng 1. Kết quả phân tích mẫu kim loại nặng tại khu vực nghiên cứu

Mỏ Khai Thác KH Mẫu

Các Chỉ Tiêu

Pb (mg/kg) Cd (mg/kg) As (mg/kg)

Mỏ chì - kẽm Cuội Nắc

Đ1 321,98 34,38 185,49

Đ2 342,80 32,82 176,70

Đ3 291,24 21,18 250,31

Mỏ Titan Cây Trâm 1

Đ4 340,56 24,96 114,39

Đ5 189,92 18,24 141,75

Đ6 351,68 30,48 256,12

Đ7 225,98 26,34 220,94

Mỏ sắt Trại Cau

Đ8 375,68 37,14 269,64

Đ9 357,12 35,22 182,35

Đ10 174,84 31,44 404,01

Mỏ Titan Cây Trâm 2

Đ11 1566,89 6,81 53,64

Đ12 718,23 2,99 154,80

Đ13 1810,52 5,69 121,05

Mỏ chì - kẽm Làng Hích

Đ14 1293,62 4,64 61,20

Đ15 1016,24 5,76 122,40

Đ16 1137,93 2,79 130,05

QCVN: 03:2008/BTNMT 70 2 12

Khả năng hấp thụ kim loại nặng của cây Sậy trên đất bãi thải sau khai thác quặng

Để đánh giá khả năng hút kim loại nặng tại vùng đất ô nhiễm sau khai thác quặng, trên mỗi điểm mỏ nghiên cứu tiến hành lấy toàn bộ rễ, thân, lá của 03 mẫu cây Sậy đại diện cho các điều kiện địa hình khác nhau (chân đồi, sườn đồi, đỉnh đồi), bảo quản rối mang về xử lý và phân tích hàm lượng các KLN Pb, Cd, As trong các bộ phận của cây. Kết quả phân tích trình bày ở bảng 2.

Page 146: Tập 111, số 11, 2013

Trần Thị Phả và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 111(11): 143 - 148

145

Bảng 2. Khả năng hấp thụ KLN của cây Sậy trên đất bãi thải sau khai thác

ĐVT: mg/kg

Mỏ Khai Thác KH Thân + lá Rễ

Pb Cd As Pb Cd As

Mỏ chì - kẽm Cuội Nắc

C1 25,52 7,95 19,67 80,17 19,68 167,69

C2 20,42 6,43 16,26 68,45 17,48 161,65

C3 33,47 5,84 31,64 144,27 23,03 190,72

Mỏ Titan Cây Trâm 1

C4 34,75 6,36 15,17 163,69 25,93 113,67

C5 45,31 7,94 24,29 92,51 20,04 172,15

C6 47,90 8,83 32,39 100,48 27,62 233,81

C7 55,88 6,29 16,67 112,36 33,38 187,94

Mỏ sắt Trại Cau

C8 30,43 8,08 32,33 97,78 26,13 197,37

C9 33,46 8,49 30,43 102,40 27,35 173,23

C10 36,48 8,89 34,53 108,96 28,57 308,96

Mỏ Titan Cây Trâm 2

C11 70,47 3,93 8,68 196,21 6,45 60,26

C12 75,54 1,75 25,35 161,86 3,62 80,67

C13 66,63 0,96 22,38 161,05 5,14 92,42

Mỏ chì - kẽm Làng Hích

C14 72,42 7,43 7,96 137,97 3,33 104,10

C15 76,58 2,45 13,27 131,34 5,13 126,64

C16 75,45 1,25 16,20 154,62 2,76 93,93

Kết quả phân tích cho thấy hàm lượng kim loại nặng trong tất cả các mẫu phân tích của cây Sậy đều rất cao.

- Hàm lượng các nguyên tố kim loại nặng hấp thụ trong các mỏ khai thác là khác nhau, cụ thể:

Hàm lượng Pb trung bình hấp thụ trong mỏ chì kẽm Cuội Nắc là 62,05 mg/kg, mỏ titan cây Châm 1 là 81,61 mg/kg, mỏ sắt Trại Cau 68,25 mg/kg, mỏ titan cây Châm 2 là 121,96 mg/kg và mỏ chì kẽm Làng Hích 108,26 mg/kg.

Hàm lượng Cd hấp thụ trung bình trong mỏ chì kẽm Cuội Nắc trung bình là 13,04 mg/kg, mỏ titan cây Châm 1 là 17,04 mg/kg, mỏ sắt Trại Cau 17,91 mg/kg, mỏ titan cây Châm 2 là 3,64 mg/kg và mỏ chì kẽm Làng Hích 3,72 mg/kg.

Hàm lượng As hấp thụ trung bình trong mỏ chì kẽm Cuội Nắc trung bình là 97,93 mg/kg, mỏ titan cây Châm 1 là 99,51 mg/kg, mỏ sắt Trại Cau 129,47 mg/kg, mỏ titan cây Châm 2 là 48,29 mg/kg và mỏ chì kẽm Làng Hích 60,35 mg/kg.

- Hàm lượng kim loại nặng hấp thụ của cây Sậy trong rễ lớn hơn so với thân lá.

Tại mỏ chì kẽm Cuội Nắc hàm lượng Pb gấp từ 3,14 - 4,31 lần trong thân lá, hàm lượng Cd gấp từ 2,45 - 3,94 lần, hàm lượng As gấp từ 6,02 - 9,94 lần.

Mỏ Titan Cây Châm 1 hàm lượng Pb gấp từ 2,01 - 4,71 lần trong thân lá, hàm lượng Cd gấp từ 2,52 - 4,30 lần, hàm lượng As gấp từ 7,08 - 11,27 lần.

Tại mỏ sắt Trại Cau hàm lượng Pb gấp từ 2,98 - 3,21 lần trong thân lá, hàm lượng Cd gấp từ 3,21 - 3,23 lần, hàm lượng As gấp từ 5,69 - 8,94 lần.

Ở mỏ Titan cây Trâm 2 hàm lượng Pb gấp từ 2,14 - 2,41 lần trong thân lá, hàm lượng Cd gấp từ 1,64 - 5,35 lần, hàm lượng As gấp từ 4,12 - 6,94 lần. Tại mỏ chì kẽm Làng Hích hàm lượng Pb gấp từ 1,71 - 2,54 lần, hàm lượng Cd gấp từ 31,64 - 5,35 lần, hàm lượng As gấp từ 5,79 - 13,07 lần.

Page 147: Tập 111, số 11, 2013

Trần Thị Phả và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 111(11): 143 - 148

146

Mối tương quan của một số tính chất đất với hàm lượng KLN trong đất và khả năng hấp thụ trong cây Sậy Sự tương quan giữa hàm lượng kim loại nặng hấp thụ trong cây với hàm lượng kim loại nặng trong đất và pH đất Trên cơ sở mẫu phân tích hàm lượng kim loại nặng trong đất, trong cây và pH đất. Sử dụng phần mềm SAS phân tích tương quan giữa hàm lượng kim loại nặng tích lũy trong cây Sậy với hàm lượng kim loại nặng trong đất và pH đất xác đình được các mối tương quan như sau:

Bảng 1: Phương trình tương quan giữa hàm lượng kim loại nặng hấp thụ trong cây với hàm lượng kim loại nặng trong đất và pH đất

STT Nguyên tố KLN

trong cây Phương trình tương quan Hệ số tương quan

1 Pb Rễ y = 121,69 + 0,05 x1 - 4,89 z R2= 0,498

Thân + lá y = 37,98 + 0,03 x1 - 1,21 z R2= 0,569

2 Cd Rễ y = 11,01 + 0,71 x2 - 1,35 z R2= 0,802

Thân + lá y = 5,34 + 0,17 x2 - 0,48 z R2= 0,7001

3 As Rễ y = 81,90 + 0,67 x3 - 7,97 z R2= 0,8763

Thân + lá y = 16,19 + 0,08 x3 - 1,48 z R2= 0,7043 Trong đó:

y: Hàm lượng kim loại nặng tích lũy trong cây x1: Hàm lượng Pb trong đất. x2: Hàm lượng Cd trong đất.

x3: Hàm lượng As trong đất. z: Giá trị pH đất. Phương trình mối tương quan giữa hàm lượng kim loại nặng tích lũy trong cây (rễ và thân+lá) với hàm lượng kim loại nặng trong đất của 3 nguyên tố Pb, Cd, As trong đất và pH đất đều có dạng:

y = α + a x1 - b x2. Trong đó: x1 là hàm lượng kim loại nặng trong đất, x2 là giá trị pH đât.

Từ phương trình mối tương quan trên có thể thấy sự tích lũy kim loại nặng trong rễ và thân lá của cây có mối tương quan thuận với hàm lượng kim loại nặng có trong đất và tương

quan nghịch với nồng độ pH trong đất. Có nghĩa, khả năng tích lũy kim loại nặng trong cây (rễ và thân +lá) tăng khi hàm lượng kim loại nặng trong đất tăng, pH đất giảm và ngược lại. Khi pH trong đất càng tăng làm cho các nguyên tố kim loại nặng bị cố định chặt vào các thành phần khoáng đất và chuyển hóa thành dạng khó tiêu, làm giảm sự linh động trong đất gây cản trở quá trình hấp thụ của thực vật.

Tương quan giữa hàm lượng kim loại nặng hấp thụ trong cây với hàm lượng kim loại nặng trong đất và dung tích hấp thu của đất (CEC)

Ứng dụng phần mềm thống kê SAS phân tích mối tương quan giữa hàm lượng kim loại nặng hấp thụ trong cây Sậy với hàm lượng kim loại nặng trong đất và dung tích hấp thu của đất xác định được các mối tương quan như sau.

Bảng 2. Phương trình tương quan giữa hàm lượng kim loại nặng hấp thụ trong cây với hàm lượng kim loại nặng trong đất và dung tích hấp thu của đất (CEC)

STT Nguyên tố KLN

trong cây Phương trình tương quan Hệ số tương quan

1 Pb Rễ y = - 25,34 + 0,05 x1 + 15,06 i R2= 0,5893 Thân + lá y = - 8,14 + 0,03 x1 + 4,93 i R2= 0,6030

2 Cd Rễ y = - 26,90 + 0,69 x2 + 3,95 i R2= 0,8708 Thân + lá y = - 0,39 + 0,08 x2 + 1,10 i R2= 0,6704

3 As Rễ y = - 33,33 + 0,67 x3 + 0,11 i R2= 0,8527 Thân + lá y = - 1,63 + 0,17 x3 + 0,09 i R2=0,7043

Page 148: Tập 111, số 11, 2013

Trần Thị Phả và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 111(11): 143 - 148

147

Trong đó:

y: Hàm lượng kim loại nặng tích lũy trong cây

x1: Hàm lượng Pb trong đất.

x2: Hàm lượng Cd trong đất.

x3: Hàm lượng As trong đất.

i: Dung tích hấp thu của đất (CEC).

Phương trình mối tương quan giữa hàm lượng kim loại nặng tích lũy trong cây (rễ và thân+lá) với hàm lượng kim loại nặng trong đất của 3 nguyên tố Pb, Cd, As trong đất và dung tích hấp thu của đất có dạng:

y = - α + a x1 + b x2.

Trong đó: x1 là hàm lượng kim loại nặng trong đất, x2 là dung tích hấp thu của đất.

Từ phương trình mối tương quan trên có thể thấy sự tích lũy kim loại nặng trong rễ và thân lá của cây có mối tương quan thuận với hàm lượng kim loại nặng có trong đất và dung tích hấp thu của đất. Có nghĩa, khả năng tích lũy kim loại nặng trong cây (rễ và thân +lá) tăng khi hàm lượng kim loại nặng trong đất tăng và dung tích hấp thu của đất lớn. Ngược lại khả năng tích lũy trong cây bị hạn chế khi hàm lượng kim loại nặng trong đất giảm và dung tích hấp thu của đất kém. Dung tích hấp thu của đất cao làm tăng khả năng linh động của các khoáng chất cũng như các ion kom loại nặng, tăng khả năng hấp thụ của thực vật.

Tương quan giữa hàm lượng kim loại nặng hấp thụ trong cây với hàm lượng kim loại nặng trong đất và hàm lượng chất hữu cơ (CHC) trong đất Sử lý số liệu phân tích mối tương quan giữa hàm lượng kim loại nặng hấp thụ trong cây Sậy với hàm lượng kim loại nặng trong đất và

hàm lượng chất hữu cơ (CHC) trong đất bằng phần mềm SAS xác định được các mối tương quan như bảng 3.

Trong đó:

y: Hàm lượng kim loại nặng tích lũy trong cây

x1: Hàm lượng Pb trong đất.

x2: Hàm lượng Cd trong đất.

x3: Hàm lượng As trong đất.

k: Hàm lượng chất hữu cơ trong đất (CHC).

Phương trình mối tương quan giữa hàm lượng kim loại nặng tích lũy trong cây (rễ và thân+lá) với hàm lượng kim loại nặng trong đất của 3 nguyên tố Pb, Cd, As trong đất và chất hữu cơ trong đất (CHC) có dạng: y = α + a x1 - b x2.

trong đó: x1 là hàm lượng kim loại nặng trong đất, x2 là hàm lượng chất hữu cơ trong đất.

Từ phương trình mối tương quan trên có thể thấy sự tích lũy kim loại nặng trong rễ và thân lá của cây có mối tương quan thuận với hàm lượng kim loại nặng có trong đất và tương quan nghịch với hàm lượng chất hữu cơ trong đất. Có nghĩa, khả năng tích lũy kim loại nặng trong cây (rễ và thân +lá) tăng khi hàm lượng kim loại nặng trong đất tăng và hàm lượng chất hữu trong đất ít. Ngược lại, khả năng tích lũy của cây giảm khi hàm lượng kim loại nặng trong đất giảm và lượng chất hữu cơ trong đất cao. Khi hàm lượng chất hữu cơ trong đất cao sẽ làm tăng khả năng hấp phụ các nguyên tố kim loại nặng bởi các nhóm hidroxy của đất thành dạng kết tinh hoặc một phần tinh thể của khoáng sét làm cho hàm lượng nguyên tố kim loại nặng trong đất giảm, khả năng tích lũy kim loại nặng của cây giảm.

Bảng 3: Phương trình tương quan giữa hàm lượng kim loại nặng hấp thụ trong cây với hàm lượng kim loại nặng trong đất và chất hữu cơ trong đất

STT Nguyên tố KLN trong

cây Phương trình tương quan

Hệ số tương quan

1 Pb Rễ y = 99,74 + 0,05 x1 - 2,49 k R2= 0,4753 Thân + lá y = 46,71 + 0,03 x1 - 9,07 k R2= 0,6187

2 Cd Rễ y = 16,21 + 0,64 x2 - 5,63 k R2= 0,8598 Thân + lá y = 3,85 + 0,16 x2 - 0,63 k R2= 0,6740

3 As Rễ y = 85,37 + 0,60 x3 - 18,27 k R2= 0,8743 Thân + lá y = 11,19 + 0,08 x3 - 1,37 k R2= 0,6671

Page 149: Tập 111, số 11, 2013

Trần Thị Phả và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 111(11): 143 - 148

148

KẾT LUẬN

Hiện trạng ô nhiễm môi trường đất sau khai thác khoáng sản tại mỏ chì kẽm Cuội Nắc, mỏ titan cây Chân, mỏ sắt trại Cau và mỏ chì kẽm Làng Hích được đánh giá thông qua hàm lượng kim loại nặng của 3 nguyên tố Pb, Cd, As trong đất đều vượt quá tiêu chuẩn cho phép trong đất nông nghiệp của Việt Nam nhiều lần.

Khả năng tích lũy kim loại nặng trong cây Sậy (rễ và thân, lá) có mối tương quan thuận với hàm lượng kim loại nặng trong đất và tương quan nghịch với nồng độ pH trong đất.

Khả năng tích lũy kim loại nặng trong cây Sậy (rễ và thân, lá) có mối tương quan thuận với hàm lượng kim loại nặng có trong đất và dung tích hấp thu của đất.

Khả năng tích lũy kim loại nặng trong cây Sậy (rễ và thân, lá) có mối tương quan thuận với hàm lượng kim loại nặng trong đất và tương quan nghịch với hàm lượng chất hữu cơ trong đất.

TÀI LI ỆU THAM KHẢO 1. Lê Đức và Trần Thị tuyết Thu, (2000), Bước đầu nghiên cứu khả năng hấp phụ và tích lũy Pb trong bèo tây và rau muống trên nền bị ô nhiễm, Thông báo khoa học của các trường đại học, Bộ giáo dục và Đào tạo, Hà Nội, 2000. 2. Lê Văn Khoa, Nguyễn Xuân Cự, Trần Thiện Cường, Nguyễn Đình Giáp, 2010, Giáo trình “Ô nhiễm môi trường đất và biện pháp xử lý” , Nxb Giáo dục Việt Nam, Hà Nội. 3. Trần Thị Phả (2009). Sự tích lũy kim loại nặng trong đất và thực vật tại khu vực mỏ sắt Trại Cau - huyện Đồng Hỷ - tỉnh Thái Nguyên. Kỷ yếu Hội nghị khoa học trẻ toàn Quốc khối Nông – Lâm – Ngư – Thủy năm 2009, lần thứ 5, trang 359-364 4. Trần Thị Phả (2012). Nghiên cứu khả năng tích tụ một số kim loại nặng trong đất và trong rễ các loài thực vật chủ yếu tại khu vực khai thác quặng ở huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên. Đề tài cấp Bộ, mã số B2010-TN02-10 5. Đặng Đình Kim (2007), đề tài “Nghiên cứu sử dụng thực vật để cải tạo đất bị ô nhiễm kim loại nặng tại các vùng khai thác khoáng sản", thuộc Chương trình KH - CN trọng điểm cấp nhà nước về tài nguyên, môi trường và thiên tai - KC 08.04/06-10, Viện Công nghệ môi trường, Vi ện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, ĐH Quốc gia Hà Nội.

SUMMARY STUDY ON CORRELATION BETWEEN SOIL PROPERTIES WITH H EAVY METAL CONTENT IN THE SOIL AND THE HEAVY METAL ABSOR PTION IN REED PLANT (Phragmites autralis)

Tran Thi Pha1*, Dang Van Minh2, Hoang Van Hung1, Dam Xuan Van1

1College of Agriculture and Forestry – TNU 2Thai Nguyen University

Study on correlation between soil properties with heavy metal concentrations in soil and absorption of heavy metals in reeds was found that the ability to accumulate heavy metals in reed (roots and stems, leaves) have positive correlations with the amount of heavy metals in soil and soil absorption capacity, negative correlations with pH and organic matter in the soil. Key words: Correlation, heavy metals, pH, reed

Ngày nhận bài: 22/3/2013; Ngày phản biện: 02/4/2013; Ngày duyệt đăng: 15/11/2013

Phản biện khoa học: GS.TS Nguyễn Thế Đặng – Trường Đại học Nông Lâm – ĐH Thái Nguyên

* Tel: 0982.091200, Email: [email protected]

Page 150: Tập 111, số 11, 2013

Nguyễn Công Hoan và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 111(11): 149 - 153

149

SINH KH ỐI CÂY CÁ L Ẻ TẾCH (Tectona grandis) VÀ MỐI QUAN HỆ GIỮA SINH KH ỐI VỚI CÁC NHÂN T Ố ĐIỀU TRA

Nguyễn Công Hoan1*, Vũ Tiến Hinh2, Nguyễn Văn Sinh3

1Trường Đại học Nông Lâm – ĐH Thái Nguyên 2Trường Đại học Lâm nghiệp Việt Nam 3Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật

TÓM TẮT

Những nghiên cứu về sinh khối rừng trồng Tếch ở Việt Nam nói chung và tại Sơn La nói riêng còn rất ít, nghiên cứu này được thực hiện tại tỉnh Sơn La. Kết quả cho thấy, sinh khối cây cá lẻ Tếch tập chung chủ yếu ở phần thân cây, kế tiếp đó là sinh khối rễ, sinh khối cành và thấp nhất là sinh khối lá. Đã xây dựng được mối quan hệ giữa tổng sinh khối khô với đường kính ngang ngực (D1,3) và chiều cao vút ngọn (Hvn) bằng phương trình Pk = -56,6 + 884,6*(D1,3

2*hvn) – 591,5*(D1,32*hvn)

2. Có thể sử dụng phương trình này để tính toán nhanh, dự báo sinh khối khô cho rừng trồng Tếch dựa vào các nhân tố điều tra lâm phần. Từ khóa: Sinh khối khô, phương trình tương quan, rừng trồng Tếch thuần loài.

ĐẶT VẤN ĐỀ*

Tếch (Tectona grandis) là loài cây gỗ lớn, gỗ quý, sinh trưởng tương đối nhanh và có biên độ sinh thái rộng của vùng nhiệt đới và á nhiệt đới, phân bố tự nhiên ở Ấn Độ, Thái Lan, Lào và được trồng thành công trên diện tích hàng triệu ha ở vùng Nam Á và Đông Nam Á [2], [5], [6]. Hiện nay Tếch cũng được trồng ở khu vực Trung Mỹ [3], [4], [7]. Đến năm 2000, diện tích rừng trồng Tếch toàn cầu đạt 5,7 triệu ha [5].

Ở Việt Nam, Tếch đã được trồng từ những năm đầu của thế kỷ XX tại một số tỉnh như: Đồng Nai, Sông Bé, Tây Ninh, Đắc Lắc, Hà Nội, Sơn La... nay còn có những cây cao trên 25 m và đường kính trên dưới 1 m. Hiện nay, Tếch là một trong 14 loài cây trồng rừng chủ đạo ở Việt Nam có tác dụng tốt trong phòng hộ và cải tạo môi trường sinh thái [1]. Tuy nhiên, giá trị thực tế được công nhận cho rừng trồng Tếch mới chỉ được tính thuần túy thông qua trữ lượng gỗ. Trong khi giá trị bảo vệ môi trường của rừng chưa được định lượng cụ thể, đặc biệt so với một số cây trồng rừng nhiệt đới khác, cây Tếch có chu kỳ kinh doanh dài hơn, đáp ứng tốt các yêu cầu dự án chi trả dịch vụ môi trường rừng ở Việt Nam trong tương lai.

* Tel: 0912587142; Email: [email protected]

ĐỐI TƯỢNG, MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Đối tượng nghiên cứu: Rừng trồng Tếch (Tectona grandis) thuần loài, tuổi 13 tại Sơn La.

Mục tiêu nghiên cứu: Xác định được sinh khối cây cá lẻ Tếch và xác lập quan hệ giữa tổng sinh khối khô (Pk) với các nhân tố điều tra D1,3 và Hvn lâm phần. Nội dung nghiên cứu: Nghiên cứu về cấu trúc sinh khối cây cá lẻ Tếch; mối quan hệ giữa tổng sinh khối khô cây cá lẻ với các nhân tố điều tra.

Phương pháp nghiên cứu + Phương pháp ô tiêu chuẩn: Lập 54 ô tiêu chuẩn (OTC) diện tích 1000 m2 (25 x 40m). Trong mỗi OTC, tiến hành đo đếm các chỉ tiêu như đường kính ngang ngực (D1,3), chiểu cao vút ngọn (Hvn), chiều cao dưới cành (Hdc). Sau đó, chia lâm phần thành 3 cấp kính có số cây bằng nhau, từ đó xác định cây tiêu chuẩn bình quân cho mỗi cấp kính. Tổng số cây chặt hạ là 36.

+ Phương pháp thu thập sinh khối tươi cây tiêu chuẩn: Sau khi chặt hạ, cây được phân thành các bộ phận: thân, cành, lá và rễ. Riêng phần rễ, đào và lấy tất cả rễ có đường kính lớn hơn 2 mm. Các bộ phận được cân ngay tại chỗ để xác định sinh khối tươi. Kế tiếp, ở mỗi bộ phận lấy 1 mẫu mang về sấy để tính sinh khối khô. Mẫu của các bộ phận được lấy ở ba

Page 151: Tập 111, số 11, 2013

Nguyễn Công Hoan và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 111(11): 149 - 153

150

vị trí khác nhau và trộn đều để thành một mẫu, riêng mẫu thân được lấy ở các vị trí: gốc, giữa thân và ngọn cây. Khối lượng mỗi mẫu là 0,5 kg.

+ Phương pháp xác định sinh khối khô cây tiêu chuẩn: Mẫu lấy về được sấy khô ở nhiệt độ 105oC trong phòng thí nghiệm. Trong quá trình sấy, sau 3 lần kiểm tra bằng cân điện tử có độ chính xác 0,1 % nếu thấy trọng lượng mẫu sấy không đổi thì đó chính là trọng lượng khô của từng bộ phận.

+ Phương pháp xử lý số liệu: Số liệu thu thập được xử lý trên phần mềm ứng dụng SPSS 11.5 theo phương pháp thống kê toán học trong lâm nghiệp. Các phương trình tương quan giữa tổng sinh khối khô cây Tếch với các nhân tố điều tra được lựa chọn trên cơ sở kiểm tra giá trị của hệ số tương quan, các

tham số của phương trình hồi quy và sai số tiêu chuẩn nhỏ nhất.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

Cấu trúc sinh khối tươi cây cá lẻ Tếch Cấu trúc sinh khối tươi cây cá lẻ Tếch theo cấp kính được trình bày trong bảng 1.

Kết quả tính toán bảng 1 cho thấy, cấu trúc sinh khối các bộ phận cây cá lẻ Tếch rất khác nhau ở mỗi cấp kính. Sinh khối tập trung chủ yếu ở phần thân trung bình chiếm 52,6%, tiếp đó là sinh khối rễ chiếm 21,4%, và sinh khối cành chiếm 19,4%, thấp nhất là sinh khối lá chiếm 6,6%.

Như vậy, đối với Tếch cấu trúc sinh khối từng bộ phận của cây cá lẻ phân theo thứ tự: Sinh khối thân > sinh khối rễ > sinh khối cành > sinh khối lá. Kết quả được thể hiện ở hình 1.

Bảng 1. Cấu trúc sinh khối tươi cây cá lẻ Tếch theo cấp kính

Cấp kính

Cấu trúc sinh khối tươi bộ phận cây cá lẻ (kg/cây) Tổng

(cm)

(m)

Thân Cành Lá Rễ

Kg % Kg % Kg % Kg % Kg

I (10,1 - 13,7) 12,2 10,8 63,7 53,9 17,3 13 8,5 7,1 28,7 25,3 118,4

II (14,4 - 17,7) 15,8 13,7 136,9 55,3 39,8 15,7 16,5 6,7 54,4 22,4 247,6

III (17,6 - 25,2) 19,3 16,2 232,5 48,6 143,6 29,7 29,2 6,1 78,9 16,6 484,3

Bình quân 15,7 13,6 144,4 52,6 66,9 19,4 18,1 6,6 54 21,4 283,5

Hình 1. Tỷ lệ % sinh khối tươi các bộ phận cây cá lẻ

Xác định tỷ lệ sinh khối khô các mẫu Từ trong lượng tươi và trong lượng khô của mẫu ta tính được tỷ lệ sinh khối khô của các bộ phận cây cá lẻ theo cấp kính. Kết quả được trình bày ở bảng 2.

Page 152: Tập 111, số 11, 2013

Nguyễn Công Hoan và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 111(11): 149 - 153

151

Bảng 2. Tỷ lệ sinh khối khô các bộ phận cây cá lẻ Tếch theo cấp kính

Cấp kính (cm)

(m)

Sinh khối khô của mẫu sau khi sấy (kg/mẫu)

Tỷ lệ sinh khối khô từng bộ phận

Thân Cành Lá Rễ Thân Cành Lá Rễ

I (10,1 - 13,7) 12,2 10,8 0,24 0,22 0,18 0,21 0,48 0,44 0,35 0,42

II (14,4 - 17,7) 15,8 13,7 0,23 0,21 0,17 0,19 0,45 0,43 0,35 0,39

III (17,6 - 25,2) 19,3 16,2 0,21 0,20 0,16 0,18 0,43 0,39 0,32 0,37

Bình quân 15,7 13,6 0,23 0,21 0,17 0,20 0,45 0,41 0,34 0,39

Từ số liệu ở bảng 2 đã cho thấy, tỷ lệ sinh khối khô bình quân chung cho 3 cấp kính tương ứng với các bộ phận thân, cành, lá, rễ lần lượt là: 0,45; 0,41; 0,34; 0,39 (hay 45,2%; 41,7%; 34,1%; 39,2%).

Cấu trúc sinh khối khô cây Tếch Cấu trúc sinh khối khô cây tiêu chuẩn chính là phần sinh khối tươi sau khi đã được tách nước bằng phương pháp sấy khô. Sinh khối khô cây Tếch bao gồm sinh khối khô phần thân, cành, lá và rễ. Kết quả xác định sinh khối khô được tổng hợp ở bảng 3.

Bảng 3. Cấu trúc sinh khối khô cây cá lẻ Tếch ở Sơn La theo cấp kính

Cấp kính (cm)

(m)

Sinh khối khô các bộ phận cây cá lẻ (kg/cây) Tổng (kg/cây) Kg % Kg % Kg % Kg %

I (10,1 - 13,7) 12,2 10,8 113,7 51 64,7 28,8 10,7 4,8 33,8 15,6 223

II (14,4 - 17,7) 15,8 13,7 64,1 59,5 17,4 15,4 5,6 5,5 20,7 20,4 107,8

III (17,6 - 25,2) 19,3 16,2 27,2 56,1 6,9 13,7 3,0 5,7 11,3 23,3 48,4

Bình quân 15,7 13,6 68,3 55,9 29,7 19,1 6,4 5,3 21,9 19,7 126,36

Kết quả cho thấy, sinh khối khô cây Tếch trung bình là 126,4 kg/cây, trong đó: phần thân nặng 68,3 kg/cây; phần cành nặng 29,7 kg/cây; phần lá nặng 6,4 kg; phần rễ là 21,9 kg/cây.

Cùng với sự dao động của tỷ lệ sinh khối khô giữa các bộ phận của cây Tếch thì các bộ phận cây Tếch cũng có phần đóng góp vào tổng sinh khối khô của cả cây rất khác nhau, trong đó tỷ lệ % sinh khối khô của cây Tếch tập trung chủ yếu ở phần thân cây 55,6%, tiếp đến là phần cành 19,3%, phần rễ chiếm 19,8% và thấp nhất là phần lá cây chỉ chiếm 5,3%. Kết quả được thể hiện ở hình 2.

Hình 2. Tỷ lệ % sinh khối khô các bộ phận cây cá lẻ

Page 153: Tập 111, số 11, 2013

Nguyễn Công Hoan và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 111(11): 149 - 153

152

Bảng 4. Phương trình tương quan giữa Pk cây Tếch với D1,3 và Hvn

Phương trình tương quan Các chỉ tiêu thống kê

R2 Sig.f l∆l b0 b1 b2 b3

Pk = 316,6 + 132,2*Ln(d21,3*hvn). 0,973 0,000 11,32 316,

6 132,2 - -

Pk = -57,8 + 897,7*(d21,3*hvn) - 629,8*(d2

1,3*hvn)2 + 30,8*(d2

1,3*hvn)3.

0,987 0,000 5,13 -57,8 897,7 -

629,8 30,8

Pk = Exp (5,9 + (-0,2/(d21,3*hvn)). 0,985 0,000 6,43 5,9 -0,2 - -

Pk = -56,6 + 884,6*(d21,3*hvn) -591,5*(d2

1,3*hvn)2.

0,987 0,000 5,03 -56,6 884,6 -

591,5 -

Pk = 0,4* (d2,6*h-0,7) 0,925 0,000 17,26 0,4 2,6 -0,7 -

Xác lập phương trình giữa tổng sinh khối khô với các nhân tố điều tra lâm phần Có hai cách xác lập phương trình sinh khối: (1) Xác lập quan hệ giữa sinh khối khô từng bộ phận thân cây với đường kính và chiều cao; (2) Xác lập quan hệ giữa tổng sinh khối khô của cây với đường kính và chiều cao.

Để đơn giản cho việc thiết lập phương trình sinh khối khô cũng như sử dụng phương trình sinh khối khô xác định sinh khối khô cho đối tượng cây đứng, đề tài vận dụng cách thứ hai nêu trên để xây dựng phương trình. Để xác lập phương trình sinh khối, đề tài thử nghiệm các dạng quan hệ dưới đây:

Pk = b0 + b1*Ln(d21,3*hvn).

Pk = b0 + b1*(d21,3*hvn)+ b2*(d

21,3*hvn)

2 + b3*(d

21,3*hvn)

3.

Pk = Exp (b0 +(b1/(d21,3*hvn)).

Pk = b0 + b1*(d21,3*hvn) + b2*(d

21,3*hvn)

2.

Pk = b0* db1

1,3*hb2

vn. Kết quả tính cụ thể được tổng hợp ở bảng 4.

Kết quả từ bảng 4 cho thấy, thực sự tồn tại mối quan hệ giữa tổng sinh khối khô cây cá lẻ với một số nhân tố điều tra dễ xác định như đường kính ngang ngực và chiều cao vút ngọn. Đa số các phương trình được lập có hệ số xác định R2 cao từ 0,925 – 0,987, sai tiêu chuẩn thấp và các tham số đều tồn tại, các phương trình xây dựng được đều có dạng đơn giản, dễ áp dụng.

Tuy nhiên, phương trình Pk= -56,6 + 884,6*(d2

1,3*hvn) – 591,5*(d21,3*hvn)2 có hệ số

xác định cao nhất với R2 = 0,987, các hệ số

đều tồn tại (Sig.f < 0,05), sai số tương đối có giá trị nhỏ nhất l∆l = 5,13. Vì vậy, phương trình này được coi là phương trình sinh khối khô của rừng Tếch trồng ở Sơn La. Phương trình được viết cụ thể là:

Pk = -56,6 + 884,6*(d21,3*h vn) – 591,5*(d2

1,3*h vn)2.

Trong đó: Pk là sinh khối khô cây Tếch (kg/cây); D1,3 là đường kính ngang ngực (cm); Hvn là chiều cao vút ngọn (m).

KẾT LUẬN

- Tổng sinh khối tươi cây cá lẻ rừng trồng Tếch tuổi 13 ở Sơn La dao động từ 71,3 – 658,7 kg/cây, trong đó sinh khối tươi chủ yếu tập chung ở phần thân cây, sau đó đến sinh khối cành và sinh khối rễ; cuối cùng là sinh khối lá. Tỷ lệ sinh khối tươi giữa các bộ phận cấu thành nên cây Tếch như sau: thân cây chiếm tỷ lệ 52,6%; cành cây chiếm tỷ lệ 19,3%; rễ cây chiếm tỷ lệ 21,4% và lá cây chiếm tỷ lệ 6,6%. - Tỷ lệ bình quân sinh khối khô so với sinh khối tươi ban đầu tương ứng với các bộ phận thân, cành, lá, rễ lần lượt là: 0,45; 0,41; 0,34; 0,39 (hay 45%; 41%; 34%; 39%). - Sinh khối khô cây Tếch trung bình là 126,4 kg/cây, trong đó sinh khối khô tập trung chủ yếu ở phần thân cây 55,6%, tiếp đến là phần cành 19,3%, phần rễ chiếm 19,8% và thấp nhất là phần lá cây chỉ chiếm 5,3%.

- Quan hệ giữa tổng sinh khối khô với các nhân tố điều tra lâm phần của rừng Tếch trồng ở Sơn La có dạng là: Pk = -56,6 + 884,6*(D1,3

2*hvn) – 591,5*(D1,32*hvn)

2.

Page 154: Tập 111, số 11, 2013

Nguyễn Công Hoan và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 111(11): 149 - 153

153

TÀI LI ỆU THAM KHẢO 1. Quyết định Bộ Nông nghiệp số: 433/QĐ-BNN-KHCN, ngày 18 tháng 2 năm 2003. 2. Enters T. (2000), Site, technology and productivity of teak plantations in Southeast Asia. Unasylva 201, Vol. 51, 2000. Tr.55-61. 3. Mittelman A. (2000), Teak planting by smallholders in Nakhon Sawan, Thailand. Unasylva 201, Vol. 51, 2000. Tr. 62-65. 4. Margaret Kraenzel, Alvaro Castillo, Tim Moore, Catherine Potvin (2001), Carbon storage of harvest-age teak (Tectona grandis) plantations, Panama. Forest Ecology and Management 173 (2003) 213-225.

5. Pandey D. and Brown C. (2000), Teak: a global overview. Unasylva 201, Vol. 51, 2000. Tr. 3-13. 6. Pérez, D. (2005), Stand growth scenarios for Tectona grandis plantations in Costa Rica. Academic dissertation. The Finnish Society of Forest Science. ISSN 1795-7389; ISBN 951-651-100-7. 7. Sreejesh K. K., Thomas T. P., Rugmini P., Prasanth K. M. and Kripa P. K. (2013), Carbon Sequestration Potential of Teak (Tectona grandis) Plantations in Kerala. Research Journal of Recent Sciences. Vol. 2(ISC-2012), 167-170 (2013). ISSN 2277-2502.

SUMMARY BIOMASS AND ALLOMETRIC EQUATIONS FOR BIOMASS PREDIC TING OF TEAK (TECTONA GRANDIS) PLANTED AT DIFERENT SITTE S

Nguyen Cong Hoan1*, Vu Tien Hinh2, Nguyen Van Sinh3

1College of Agriculture and Forestry - TNU 2Vietnam Forestry University

3 Institute of Ecology and Biological Resources

In Son La province, Teak has been planted since 1997 in a national investment program. This study has been conducted in order to define biomass, regression equation between dry biomass and basal diameter and total height of the trees in pure Teak plantations. Thirty six model-trees have been cut and root out for the study. The results have shown that the relation between Pk and D1,3 and Hvn can be expressed by the following equation: Pk = -56,6 + 884,6*(D1,3

2*hvn) – 591,5*(D1,32*hvn)

2. This equation can be used for calculating dry biomass of Teak plantation in Son La province. Key words: biomass, regression equation, Teak plantation

Ngày nhận bài: 27/9/2013; Ngày phản biện: 18/10/2013; Ngày duyệt đăng: 15/11/2013

Phản biện khoa học: TS. Trần Quốc Hưng – Trường Đại học Nông Lâm – ĐH Thái Nguyên

* Tel: 0912587142; Email: [email protected]

Page 155: Tập 111, số 11, 2013

Nguyễn Công Hoan và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 111(11): 149 - 153

154

Page 156: Tập 111, số 11, 2013

Trần Thị Hoan và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 111(11): 155 - 160

155

EFFECT OF DIFFERENT LEVELS OF CASSAVA LEAF MEAL IN THE DIET ON PRODUCTIVITY AND EGGS QUALITY OF LUONGPHUONG HEN

Tran Thi Hoan1*, Tu Trung Kien1, Tu Quang Hien2

1College of Agriculture and Forestry – TNU, 2Thai Nguyen University

SUMMARY The experiment was conducted with 4 different percentages of cassava leaf meal (4 %, 6 %, 8 % and 10 %) in the diet of Luongphuong laying hens. The results showed that: the diet containing 4, 6 and 8 % of cassava leaf meal increased laying rate and egg productivity compared to the control diet (P < 0,05). When the percentage of cassava leaf meal in diet was increased from 4 % to 10 % , the carotenoids content in the egg yolk increased from 31.39 to 55.03 mg % of dry matter and the yolk score by Roche yolk colourimetric fan (RYCF) increased from 11.57 to 13.57 points. The diets having 4, 6 and 8 % cassava leaf meal increased the rate of embryonated eggs, hatching eggs and 1 class chicks, reduced FCR, the cost of feed per 10 hatching eggs and 1st class chicks (P <0.05). These above indicators of laying hens fed a diet containing 10% cassava leaf meal was equivalent to the control group. These indicators of hen groups fed diets with 6 to 8 % cassava leaf meal were higher with significant differences compared with the diet having 0% , 4 % and 10 % cassava leaf meal. Thus, adding cassava leaf meal in diet for laying hens from 6 to 8 % is a suitable rate. Keywords: cassava leaf meal, Roche yolk colourimetric fan (RYCF).

INTRODUCTION*

Cassava is a crop plant widely cultivated in Southeast Asia and Latin America. Cassava leaves are rich in protein and carotenoids; protein content from 23 to 26 % in dry matter (DM), carotenoids from 476 - 625 mg/kg DM (Tran Thi Hoan, 2012). Additional cassava leaf meal (CLM) for laying hens increased the colour of egg yolk, the rate of embryonated eggs and eggs hatched. But CLM has a high proportion of fiber, about 11 - 15 % of DM and contains cyanogenic glucosides which causes HCN poisoning in animals. Therefore, there is a need to identify a suitable propotion of CLM in the diet for laying hens. Our research was carried out to find out it.

MATERIALS AND METHODS

Experiments were conducted using 450 laying hens and 45 roosters of Luong Phuong breed, divided into 5 groups: a control group (CG), and experimental groups (EG) 1 , 2 , 3 and 4. Each group consists of 90 hens and 9 roosters (3 sets of 30 hens and 3 roosters). The

* Tel: 0988 520086

research started when the hens were 20 weeks of age and ended at 55 weeks of age (corresponding to 3 weeks before laying and finishing at 32 weeks of laying).

The diet of the control group without CLM, and experimental groups 1, 2, 3, 4 are 4, 6, 8 and 10 % respectively of the CLM. Diets of all five groups were a mixture of materials, such as: corn, wheat bran, soybean by-product, fish meal, cassava leaf meal and other supplement feed. The diets of the control group and 4 experimental groups had the same level of metabolic energy (2700 kcal/kg) and crude protein content (16 %). Soybean oil was used to balance the energy in the diet of the experimental groups to control group.

Parameters to be measured includes: livability, laying rate, egg productivity, physical and chemical properties of the egg, hatching egg, embryonated egg and hatched eggs and class 1 chicks feed costing for 10 eggs, the cost of feed for hatching eggs and 1st class chick.

Statistical analysis by ANOVA - GLM in Minitab software version 14.

Page 157: Tập 111, số 11, 2013

Trần Thị Hoan và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 111(11): 155 - 160

156

Table 1: Survival rate, egg productivity, the rate of hatching eggs

Indicators Unit Control group

EG 1

4 % CLM

EG 2

6 % CLM

EG 3

8 % CLM

EG 4

10 % CLM

Survival rate

Laying rate

Egg productivity

Hatching eggs productivity

Rate of hatching eggs

%

%

egg/hen

egg/hen

%

86.67 ± 1.36

57.44a ±1.24

132.70a ±1.15

107.94a±1.63

81.34 ±0.72

87.78 ±1.36

61.23b ± 1.08

140.84b±2.15

116.19b ±1.57

82.50 ±1.20

86.67±3.60

62.04b±1.09

143.30b±1.99

117.08b±1.45

81.70±1.16

90.00 ±2.35

61.01b±1.36

141.11b±1.10

114.09b±1.23

80.85 ±1.34

87.78±3.60

58.64a±0.79

135.46a±0.79

109.25a±1.27

80.65±1.03

Horizontally, the data with different an alphabetical are significantly different (P < 0.05)

Table 2: Physical indicators of egg

Indicators Unit Control group

EG 1

4 % CLM

EG 2

6 % CLM

EG 3

8 % CLM

EG 4

10 % CLM

Egg weight

Morphological index

Yolk’s weight

White’s weight

Yolk/white

g

%

g

g

%

55.12 ± 0.58

1.31

15.87 ± 0.46

31.91 ± 0.32

49.73

55.21 ±0.71

1.32

15.93±0.46

31.68 ±0.38

50.28

55.08±0.75

1.33

15.33±0.56

31.28±0.32

49.00

55.75±0.71

1.32

15.38±0.41

31.24±0.40

49.23

55.09±0.05

1.32

15.60±0.42

31.25±0.31

49.92

RESULTS AND DISCUSSION

Livability, laying percentage, egg productivity Livability rate, laying rate and egg productivity were mornitored for 32 weeks. The results are showed in table 1.

Data in Table 1 shows the survival rate of these group are almost similar, from 86.67 % to 90.00 %; the diets having 10 % CLM did not affect the survival rate of the chickens. Laying rate of the experimental group 1 (4 % CLM), experimental group 2 (6 % CLM) and experimental group 3 (8 % CLM) was significantly higher compared with the control group (P < 0.05), and experimental group 4 (10 % CLM) is equivalent to the control group. Laying rate directly affects egg production, and therefore egg productivity and hatching egg of the experimental groups 1, 2 , and 3 were higher than the control group with significant differences (P < 0.05), while the experimental group 4 had no significant

difference compared with the control group (P > 0.05). The rate of hatching eggs of the 5 groups was nearly equal, from 80.65 to 82.50 % with no significant differences. Thus, the diet having cassava leaf meal from 4-8 % significantly increased the rate of laying and egg productivity.

With 10% of CLM in the diet the indicators decreased close to the control group. This result is similar to the results of Nguyen Duc Hung (2005) and Ho Thi Bich Ngoc (2013) when studying addition of Leuceana leaf meal and stylo grass meal in the diet of laying hens.

Some physical and chemical indicators of eggs

Physical indicators of eggs.

In each group, 200 eggs were weighed and 30 eggs were used to determine the remaining indicators. The results are showed in Table 2. The data in table 2 shows that: weight, morphology index, yolk weight, white weight

Page 158: Tập 111, số 11, 2013

Trần Thị Hoan và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 111(11): 155 - 160

157

and the rate of yolk/white of the 5 groups are the same, with no significant differences (P > 0.05). This demonstrates that the different rates of CLM in the diet didn’t affect these indicators mentioned above.

Chemical indicators of egg

Twenty eggs of each group were analyzed with the indicators: dry matter, protein of yolks and whites, and carotenoids of yolk. Results are shown in Table 3. Data in Table 3 show that: the rate of yolk dry matter tended to increase in the four experimental groups compared with the control group, and DM percentage of white, by contrast, the rate of yolk protein and whites also similar developments. However, in the 5 groups the indicators show no significant differences (P > 0,05). This proves that the rate of 4 - 10 % CLM in the diet did not significantly affect the indicator above.

The content of carotenoids in dry matter of egg yolks increased in proportion to the level of CLM in the diets. When the rate of cassava leaf meal increased from 4 to 10 %, the concentration of carotenoids increased from 31.39 to 55.03 mg % dry matter. This is explained as follows: increased rate of CLM in diet from 4-10 % increased levels of carotenoids in the diet from 34.56 to 65.04 mg % dry matter, according to Bornstein and Bartov, (1966), and about 20-60 % of feed carotenoids will be transferred into the yolk. Thus, when increasing the rate of CLM in diet it causes increased levels of carotenoids in egg yolks. Carotenoids content of the 4 experimental groups have significant differences compared with control group, and among them also several significant differences in the level from P < 0.05 to 0.001.

Table 3: Chemical indicators of egg

Indicator Unit Control group

EG 1 4 % CLM

EG 2 6 % CLM

EG 3 8 % CLM

EG 4 10 % CLM

Eggs yolk DM

Yolk’s protein

White dry matter

White’s protein

Yolk’s cartenoids

Yolk’s colour

%

% DM

%

% DM

mg % DM

score

44.08 ± 0.68

14.56 ± 0.60

14.76 ±0.48

13.16 ± 1.04

15.05a ± 0.93

9.25a ± 0.44

45.39 ± 1.00

14.95 ± 0.51

14.17 ±0.36

12.81 ± 1.83

31.39b ± 1.83

11.57b ± 0.22

45.58 ± 0.77

14.91 ± 0.56

14.48 ±0.32

12.96 ± 1.71

37.52c ± 1.50

12.71bc±0.20

45.77 ± 1.99

15.31 ± 0.65

14.37 ±0.80

12.64 ± 1.32

46.42d ± 1.88

13.29c ± 0.20

45.32 ± 0.79

15.17 ± 0.60

13.89 ±0.38

12.56 ± 1.69

55.03e ± 1.60

13.57c ± 0.22

Horizontally, the data with different an alphabetical are significantly different (P < 0.05)

Table 4: The rate of embryonated eggs, hatching, class 1 chicks

Indicator Unit Control group

EG 1

4 % CLM

EG 2

6 % CLM

EG 3

8 % CLM

EG 4

10 % CLM

The number of hatching eggs

Embryonated eggs/ hatching eggs

Hatched eggs/embryonated eggs

Class 1 chicks /hatched

Class 1 chicks / hatching eggs

Egg

%

%

%

%

2079

88.70a

87.69a

92.36a

71.84a

2079

91.48b

89.65ab

93.16ab

76.40b

2079

92.45b

90.48b

94.79bc

79.29c

2079

92.88b

91.16b

95.90 c

81.19 c

2079

91.25b

87.98a

92.15a

73.78a

Horizontally, the data with different an alphabetical are significantly different (P < 0.05)

Page 159: Tập 111, số 11, 2013

Trần Thị Hoan và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 111(11): 155 - 160

158

The colour of the egg yolk was measured by a colorimetric fan of Roche (1988) on a scale of 1-15. Fan score of egg yolks is a mirror to refect carotenoid content in egg yolk. So the fan’s point of the experimental groups was higher than control group with significant differences (P < 0.05 to 0.001). In the 4 experimental groups, the fan's point of experimental group 3 (8 % CLM) and experimental group 4 (10 % CLM) had significant differences with experimental group 1 (4 % CLM) but no significant differences compared with experimental group 2 (6 % CLM).

Thus, increasing the rate of CLM in the diet increased the levels of carotenoids and fan scores of egg yolks.

The rate of embryonated eggs, hatching eggs, class 1 chicks

The number of eggs per group for hatching is 2079 eggs. Results of monitoring of hatching eggs are shown in Table 4.

Data in Table 4 shows the percentage of embryonated eggs of the four experimental groups are higher than the control group with significant differences (P < 0.05), but between them there are no other significant differences. For hatchability and the rate of class 1 chick/chicks hatched, only experimental group 2 (6 % CLM) and experimental group 3 (8 %CLM) show significant differences compared with control

group (P < 0.05), while the rate of 4 % and 10 % CLM in the diet (experimental group 1 and 4) had no significant impact in these indicators. It can be explained as follows: the impact of carotenoids effect depends on its concentration in the feed. The research on astaxanthin supplementation in the diet of salmon finfish showed the increased levels of astaxanthin in feed (0.4, 1.0, 13.7 ppm), the survival rate of salmon finfish also increased from 17 to 70 and 90 % (quoting from Tu Quang Hien, 2013). The rate of 10 % CLM in the diet may have made high levels of toxic HCN adversely affect hatchability and class 1 chick/chick hatched.

The rate of class 1 chicks/hatching eggs is an indicator reflecting the total of three indicators mentioned above, the rate of experimental group 1, 2, 3 was higher with significant differences compared with control group and experimental group 4. In the three experimental groups (1, 2, 3), the experimental group 2 and 3 were higher and showed significant differences compared to experimental group 1. Thus, the rate of 6 % and 8 % CLM in the diet had a better impact on the quality of eggs than the rate of 4 % and 10 %.

FCR and feed costs for producing eggs and class 1 chicks.

FCR for 10 eggs and one class 1 chick is shown in Table 5.

Table 5: FCR and feed cost for 10 eggs, 10 hatching eggs and 1st class chick.

Criteria Unit Control group

EG 1

4 % CLM

EG 2

6 % CLM

EG 3

8 % CLM

EG 4

10 % CLM

FCR/10 eggs

FCR /10 hatching eggs

Feed cost/10 eggs

Feed cost /10 hatching eggs

Feed cost /1 class 1 chick

kg

kg

%

%

%

2.58a ±0.02

3.17a ±0.05

100.0a

100.0a

100.0a

2.47bc ±0.03

3.00b ± 0.08

90.56b

90.55b

87.97b

2.46bc±0.02

3.02b±0.11

91.25b

91.17b

85.32c

2.45c ±0.03

3.04b±0.12

92.20b

92.94b

84.90c

2.56ab±0.07

3.17a±0.04

99.22a

100.34a

97.70d

Different subcriptions in the same row are significant differnent (P < 0.005)

Page 160: Tập 111, số 11, 2013

Trần Thị Hoan và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 111(11): 155 - 160

159

Data in Table 5 shows the FCR and feed cost for 10 eggs and 10 hatching eggs of experimental group 1 (4 % CLM), experimental group 2 (6 % CLM), and experimental group 3 (8 % CLM) are significantly different lower than the control group (P < 0.05), and experimental group 4 (10 % CLM) is equivalent to the control group.

The cost of feed for one class 1 chick is an indicator of the general evaluation of the effectiveness of the feed. This indicator of the 4 experimental groups were lower compared with the control group with significant differences (P < 0.05 to 0.001), in which the experimental group 2 and 3 are lowest, with only 85 % compared with the control group, experimental group 1 is 87.97 % and experimental group 4 is 97.70 % as compared with control group.

Conclusion

After researching the 4 levels of of cassava leaf meal inclusion (4 , 6 , 8 and 10 %) in the diet, the inclusion of 6 and 8 % increased the following indicators: laying rate, egg productivity, percentage of embryonated eggs, hatched, class 1 chicks, and reduced the following indicators: FCR, feed cost for egg production, hatching eggs and one class 1

chick compared with 4 and 10 %. Therefore, the combination of cassava leaf meal in the diet of laying hens with the rate 6-8 % is appropriate.

REFERENCES

1. Bornstein S., and Bartov I. (1966), “Studies on egg yolk pigmentation. A comparison between visual scoring of yolk color and colorimetric assay of yolk carotenoids”, poultry Science 45, pp. 287 – 296. 2. Ho Thi Bich Ngoc (2012), Research cultivating, processing, storage, and used of Stylosanthes guianensis CIAT 184 for broiler chickens and Luongphuong laying hens. PhD thesis of Agricultural Sciences. Thainguyen University. 3. Nguyen Duc Hung (2004), Determine the chemical composition, nutrition value and affect of leucaena leaf meal were treated to the productivity of broiler chicken and laying hens. PhD thesis of Agricultural Sciences. Thainguyen University. 4. Roche (1988), Vitamin and Fine chemicals, egg yolk pigmentation with carophyll. 3rd. Hoffmann - La Roche Ltd., Basel, Switzerland, pp.1218. 5. Tran Thi Hoan (2012), Research cassava cultivating for leaves collection and used cassava leaf meal in diet of broiler chickens and Luongphuong laying hens. PhD thesis of Agricultural Sciences, Thainguyen University.

6. Tu Quang Hien (2013). Animal nutrition and feed. Agricultural Publishing House, Hanoi.

Page 161: Tập 111, số 11, 2013

Trần Thị Hoan và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 111(11): 155 - 160

160

TÓM TẮT ẢNH HƯỞNG CỦA NỒNG ĐỘ BỘT LÁ SẮN KHÁC NHAU TRONG B ỮA ĂN ĐẾN SẢN LƯỢNG VÀ CHẤT LƯỢNG CỦA TRỨNG GÀ LƯƠNG PHƯỢNG

Tr ần Thị Hoan1*, Từ Trung Kiên1, Từ Quang Hiển2

1Trường Đại học Nông Lâm – ĐH Thái Nguyên, 2Đại học Thái Nguyên

Thí nghiệm được thực hiện với 4 tỷ lệ bột lá sắn BLS trong khẩu phần của gà đẻ Lương Phượng (4%, 6%, 8% và 10%). Kết quả cho thấy: Khẩu phần có 4%, 6% và 8% bột lá sắn đã làm tăng tỷ lệ đẻ, năng suất trứng so với khẩu phần không có BLS (đối chứng) với sự sai khác rõ rệt (P < 0,05). Khi tỷ lệ BLS trong khẩu phần tăng từ 4% lên 10%, hàm lượng carotenoid tổng số trong lòng đỏ trứng tăng từ 31,39 lên 55,05 mg% vật chất khô và độ đậm màu của lòng đỏ trứng đo theo quạt so màu của Roche (RYCF) tăng từ 11,57 lên 13,57 điểm. Khẩu phần có 4, 6 và 8% BLS đã làm tăng tỷ lệ trứng có phôi, ấp nở và gà con loại I, làm giảm tiêu tốn và chi phí thức ăn cho 10 trứng giống và gà con loại I so với khẩu phần không có bột lá (đối chứng) với sự sai khác rõ rệt (P < 0,05). Khẩu phần chứa 10% BLS có các chỉ tiêu này tương đương với đối chứng. Khẩu phần chứa 6% và 8% BLS có các chỉ tiêu nêu trên sai khác rõ rệt so với các lô 0%, 4% và 10% BLS. Vì vậy, tỷ lệ BLS trong khẩu phần của gà mái đẻ Lương Phượng ở mức 6% đến 8% là hợp lý. Từ khóa: bột lá sắn, RYCF

Ngày nhận bài: 27/9/2013; Ngày phản biện: 18/10/2013; Ngày duyệt đăng: 15/11/2013

Phản biện khoa học: TS. Mai Anh Khoa – Đại học Thái Nguyên

* Tel: 0988 520086