tailieu hoi thao phaolo uni

229
UBVH trực thuộc HÐGM.VN Thánh Phaolô cuộc đời giáo huấn

Upload: gia-nhan

Post on 08-Jun-2015

171 views

Category:

Documents


4 download

DESCRIPTION

Thánh Phaolô, cuộc đời và giáo huấn

TRANSCRIPT

Page 1: Tailieu Hoi Thao Phaolo Uni

UBVH trực thuộc HÐGM.VN

Thánh Phaolô

cuộc đời và

giáo huấn

Page 2: Tailieu Hoi Thao Phaolo Uni

2

Tài liệu Hội thảo

Nội Dung

Lời Ngỏ..................................................................31. Pneuma Dynamis Trong Thư Phaolô .................42. Công Chính Hóa Theo Thánh Phaolô...............223. Thánh Phaolô, Người Rao Giảng Ða Văn Hóa .714. Giáo Huấn về Hôn Nhân Của Thánh Phaolô. .1095. Giáo Hội, Người Thừa Hưởng Và Làm Chứng Về Bản Thân Và Công Trình Của Ðức Kitô..............150

Page 3: Tailieu Hoi Thao Phaolo Uni

Lời ngỏ 3

Lời ngỏ

Ðể kỷ niệm 2000 năm ngày sinh của Thánh Phaolô, Giáo Hội Công Giáo dành riêng một năm mệnh danh là "Năm Phaolô", trải dài từ ngày 29.06.08 đến ngày 29.06.09. Ðây là một thời gian đặc biệt kính nhớ Thánh Phaolô nhằm khơi lại nỗ lực truyền giáo trong đời sống Giáo Hội. Ðó đây nhiều tín hữu đã đọc và học tập đời sống cũng như giáo huấn của vị tông đồ dân ngoại, thể hiện qua sách Tông Ðồ Công Vụ và bộ sưu tập Các Thư Thánh Phaolô như được sắp xếp trong Tân Ước.

Nếu ở giáo đô Rôma, đền thờ thánh Phaolô ngoại thành đã trở thành địa chỉ diễn ra mọi sinh hoạt kiểu mẫu của năm này, từ nghi lễ tôn giáo cho đến những sinh hoạt văn hóa và đại kết, thì tại các Giáo Hội địa phương cũng không thiếu những thể hiện đa dạng của hình thức kính tôn, cách riêng trong lãnh vực in ấn phổ biến những tài liệu và hình ảnh liên quan đến giáo lý cũng như những sinh hoạt truyền giáo và mục vụ của vị thánh trụ cột này.

Riêng UBVH trực thuộc HÐGM.VN, cảm kích trước chân dung của vị thánh mang tên "Saolô, cũng gọi là Phaolô" (Cv 13,9) và cảm nhận miên man kinh nghiệm hội nhập văn hóa trong truyền giáo của ngài, xin đứng ra tổ chức cuộc hội thảo mang tên "Thánh Phaolô, cuộc đời và giáo huấn" này. Ước mong đôi nét chấm phá nêu lên ở đây sẽ trở nên tiền đề cho những trao đổi chia sẻ tiếp theo, và với sự bang trợ của vị thánh Cả, mỗi

Page 4: Tailieu Hoi Thao Phaolo Uni

4

người sẽ gặp được ánh sáng cho mình trong nỗ lực thực thi sứ mạng truyền giáo của Giáo Hội

Giuse Vũ Duy ThốngChủ Tịch UBVH/HÐGM.VN

Pneuma Dynamis Trong Thư Phaolô

LM FX Vũ Phan Long, OFM

MởKhi đọc Kinh Thánh, chúng ta thấy Thiên Chúa

("Ðức Chúa", YHWH) được giới thiệu rất kỹ (x. chẳng hạn Xh 3,6; 3,13-14; 3,15; St 15,7; Gs 24,1-28). Ðức Kitô thì lại còn được giới thiệu rõ ràng hơn nữa (Cựu Ước: St 17,4; 2 Sm 7,1.16; Tv 110,1; Is 11,1; Is 7,14; Mk 5,1; Tân Ước: x. bốn Tin Mừng). Còn Thánh Thần (ruah, pneuma) dù là trong Cựu Ước hay Tân Ước, không bao giờ được giới thiệu: chỉ có một kiểu "khẳng định" về sự hiện diện của Ngài mà không hề có khởi sự lịch sử hoặc thần học, một sự hiện diện "tự nhiên" như thế, không giải thích; đơn giản chỉ là một ghi nhận! Những câu hỏi còn đó: Ngài là ai? Ngài từ đâu đến? Làm thế nào biết được Ngài cách thực nghiệm?

Quả thật, tất cả những ai đã thử nghiên cứu

Page 5: Tailieu Hoi Thao Phaolo Uni

Lời ngỏ 5

về Thánh Thần trong Kinh Thánh đều cảm thấy lúng túng. Làm sao "chụp" được một tấm hình Thánh Thần? Vì thế, chúng ta thấy suy tư của Ðức Giêsu trong Tin Mừng Gioan về Thánh Thần thật đúng khi Người so sánh Thánh Thần với một ngọn gió: "Gió muốn thổi đâu thì thổi; ông nghe tiếng gió, nhưng không biết gió từ đâu đến và thổi đi đâu" (Ga 3,8).

Làm thế nào có thể nói về Thánh Thần mà không làm méo mó gương mặt của Ngài? Tất cả những gì chúng ta có thể làm là hiến mình trọn vẹn cho kinh nghiệm Thánh Thần, bằng cách đi vào hiệp thông với chứng từ của các nhân vật trong Kinh Thánh, đặc biệt chứng từ của những vị thích nói về Thánh Thần. Trong số các vị này, Thánh Phaolô có một vị trí ưu tiên. Ông đã có kinh nghiệm về Thánh Thần. Ông đã ghi nhận được các biểu lộ của Thánh Thần trong Hội Thánh. Trong các thư của ông, điều được gọi là kinh nghiệm không là gì khác ngoài chính điều đã sống nay được suy tư trong đức tin. Cũng phải nói rằng Phaolô không bao giờ đặt vấn đề về "thần tính" của Thánh Thần, theo nghĩa tín lý về Ngôi Ba Thiên Chúa: cùng lắm, ông chỉ có thể nói rằng Thánh Thần là Thần Khí của Thiên Chúa và Thiên Chúa luôn tự mạc khải chính mình trong hành động cho Dân Người, chứ không qua những tuyên bố siêu hình về bản tính và ngôi vị của Ngài.

Phương pháp chúng ta sẽ theo là khởi đi từ bức thư đầu tiên của Phaolô, xem kinh nghiệm về Thánh Thần ngay từ đầu của ông là thế nào, rồi từ đó đi tới những thư khác. Bởi lẽ kinh nghiệm đầu đời tông đồ chắc chắn sẽ gây ấn tượng rất sâu đậm để trở thành một ánh sáng hướng dẫn vị Tông

Page 6: Tailieu Hoi Thao Phaolo Uni

6

Ðồ suy tư về Thánh Thần. Nói như thế là chúng ta phải từ khước - vì thật ra trong khuôn khổ bài này, chúng ta không thể - nghiên cứu 146 lần Phaolô nói tới Thánh Thần, để đi tới một tổng hợp.

I. Kinh nghiệm về Thánh Thần trong 1 Tx 1,4-5

Khi chúng ta đọc thư 1 Tx, bức thư đầu tiên của Phaolô, chúng ta thấy kinh nghiệm của Phaolô về pneuma được gắn liền với dynamis (1Tx 1,5). Kinh nghiệm này hẳn là "sợi chỉ đỏ" dẫn chúng ta đi tới. Quả thế, duyệt qua các thư, chúng ta gặp 7 đoạn văn trong đó pneuma và dynamis đi với nhau: Rm 15,13.19; 1Cr 2,4; 1Tx 1,5; Rm 1,4; Ep 3,16; 2 Tx 1,7. Tuy nhiên, vì hai thư Ep và 2 Tx là thư "đệ nhị Phaolô"1 bị đặt vấn đề về tác giả, chúng ta không dùng đến (vì chỉ muốn làm việc trên những bản văn chắc chắn của Phaolô), thì còn 1Tx 1,5; 1Cr 2,4-5 và Rm 15,19 theo thứ tự thời gian soạn thảo các thư. Vậy, chúng ta sẽ tập trung vào ba bản văn này để tìm hiểu mầu nhiệm Thánh Thần theo kinh nghiệm của Phaolô.

1. Ngữ cảnhTrong chuyến đi truyền giáo thứ nhất, lần đầu

tiên Phaolô đã đến thăm Thêxalônica và đã thiết lập tại đây một Hội Thánh vào khoảng mùa hè năm 50. Sau đó, vì gặp khó khăn với người Do Thái, ông đã phải vội vã ra đi, đến Athêna rồi đến Côrintô. Tại đây, sau khi đã nhận được tin tức may lành do Timôthê từ Thêxalônica mang về, ông viết Thư 1Tx, có lẽ vào đầu năm 51. Nay Phaolô có thể nhìn thanh thản hơn trên hoạt đông tông đồ của

1 Các nhà Kinh Thánh gọi là antilegomena.

Page 7: Tailieu Hoi Thao Phaolo Uni

Lời ngỏ 7

ông, và dưới ánh sáng của đức tin nay đã nên mạnh nhờ điều đã sống, ông có thể nhắc cho người Thêxalônica nhớ lại kinh nghiệm2 đã qua về biến cố Tin Mừng đến với họ (1Tx 1,4-5; 2,1-12) và việc họ đón nhận Tin Mừng (1Tx 1,6-10; 2,13-16), và rút ra một giáo huấn cho đức tin của họ:

4 Thưa anh em là những người được Thiên Chúa thương mến, chúng tôi biết (eidotes) rằng Thiên Chúa đã chọn anh em, 5 vì (hoti) khi chúng tôi loan báo Tin Mừng cho anh em, thì không phải chỉ có lời chúng tôi nói, mà còn có quyền năng, có Thánh Thần (en dynamei kai en pneumati), và một niềm xác tín (kai plêrophoria) sâu xa. Anh em biết, khi ở với anh em, chúng tôi đã sống thế nào để mưu ích cho anh em (1Tx 1,4-5).

Cho dù ngay từ đầu, Phaolô bày tỏ niềm vui khi thấy các tín hữu không những gắn bó với Tin Mừng, mà còn có một đời sống sống gương mẫu (1,2-3), giọng điệu của ông trong cc. 4 và 5 là giọng trấn an: eidotes ("vì [chúng tôi] biết") (c.4), hoti ("vì") (c.5). Cũng như toàn thể bức thư, câu nói ở đây của Phaolô nhắm khuyến khích, khẳng định, củng cố các Kitô hữu (x. 3,2), bởi vì đức tin của họ thì non trẻ, mà kẻ thù thì hùng mạnh (2,14). Phaolô đang làm công việc paraklêsis, an ủi và khuyến khích (như ở 2,3.12. Xem thêm 4,18; 5,11). Tuy nhiên, việc khuyến khích này không chỉ

2 Các từ oidate ("Anh em biết") khá nhiều (1,5; 2,1.5.11; 3,3.4; 4,2; 5,2) so với các thư khác, chứng tỏ Phaolô nại tới một kinh nghiệm sống về hiểu biết. Ðàng khác, kinh nghiệm của Phaolô và người Thêxalônica đan quyện vào nhau: trong 8 lần sử dụng oidate cho người Thêxalônica, 6 lần Phaolô nhắc lại hoàn cảnh riêng của ông.

Page 8: Tailieu Hoi Thao Phaolo Uni

8

mang tính luân lý suông, nhưng quy chiếu về công trình cứu độ (như Phaolô cũng sẽ làm cho người Côrintô: 1Cr 2,1-5, và cho người Galát: Gl 3,1-6).

2. Phân tích- Chúng tôi loan báo Tin Mừng cho anh em,

dịch sát, "Tin Mừng của chúng tôi không xảy đến cho anh em bằng lời nói suông": Phaolô nói đến một Tin Mừng do ông rao giảng. Ðây là hành động rao giảng và, qua hành động này là Tin Mừng, lời loan báo ơn cứu độ. Ðể khỏi gây hiểu lầm, Phaolô cũng nói đây là Tin Mừng của Thiên Chúa (2,2.8.9) hoặc Tin Mừng của Ðức Kitô (3,12), như thế là nhấn mạnh trên nguồn gốc thần linh của sứ điệp ông loan báo. Ðến 2,13, chúng ta sẽ nghe một câu tổng hợp: "Bởi thế, về phần chúng tôi, chúng tôi không ngừng tạ ơn Thiên Chúa, vì khi chúng tôi nói cho anh em nghe lời Thiên Chúa, anh em đã đón nhận, không phải như lời người phàm, nhưng như lời Thiên Chúa, đúng theo bản tính của lời ấy. Lời đó tác động nơi anh em là những tín hữu".

Chúng ta lại thấy, Phaolô không nói rằng ông đã rao giảng với quyền năng, với Thánh Thần và với một niềm xác tin sâu xa, y như thể mọi ơn lành đều là hoa trái của việc ông rao giảng. Ông ghi nhận rằng tại Thêxalônica đã xảy ra một điều lạ thường, trong đó ông đã thấy việc Thiên Chúa tuyển chọn người Thêxalônica. Và khi ông dùng động từ egenêthê ("xảy đến")3 dành cho Tin Mừng, chứ không nói về hoạt động của ông (như ở 2Cr 10,14: "mang theo Tin Mừng của Ðức Kitô"), ông muốn nhấn mạnh trên sứ điệp như là phương tiện

3 Trong Tân Ước, có 17 lần dùng egenêthê, thì 9 lần ở trong hai chương đầu của 1Tx, và 2 lần ở trong 1,5.

Page 9: Tailieu Hoi Thao Phaolo Uni

Lời ngỏ 9

thực hiện lời kêu gọi của Thiên Chúa hơn là trên những người mang sứ điệp.

- không phải chỉ có lời chúng tôi nói, mà còn có quyền năng: Bằng cách sử dụng kiểu song đối đối nghĩa (ouk . alla), dường như Phaolô muốn nêu bật một thứ đối nghịch giữa lời con người và quyền năng, giữa những gì thuộc về con người và những gì thuộc về Thiên Chúa. Tin Mừng được biểu lộ ra qua lời rao giảng thì không đủ; điều chính yếu là phải thấy Tin Mừng trước hết là quyền năng Thiên Chúa dùng để thực hiện ơn cứu độ nơi lòng tín hữu.

Còn "quyền năng" đây phải chăng là các phép lạ? Một sức mạnh được ban riêng cho Phaolô để ông mạnh dạn rao giảng? Thật ra, nếu muốn nói đến các "hoạt động quyền lực", các phép lạ, Phaolô quen dùng danh từ số phức dynameôn (1Cr 12,10.28.29; 2Cr 12,12; Gl 3,5, giống như phần còn lại của Tân Ước) hoặc một câu như en dynamei sêmeiôn kai teratôn (Rm 15,19). Dynamis gán cho Lời Chúa trong Phaolô và trong Tân Ước luôn có nghĩa là quyền-năng-đang-hành-động. Và đây chính là cách dùng của Cựu Ước: x. Is 55,11; Ðnl 9,5.

- có quyền năng, có Thánh Thần: dịch sát là "trong/với quyền năng và trong/với Thánh Thần": Lời khẳng định đầu tiên về pneuma của toàn corpus Paulinum được liên kết chặt chẽ với dynamis (giống như sau này trong 1Cr 2,4-5), "trong quyền năng và trong Thánh Thần". Ðây là một "phép thế đôi"4. Nếu nói về văn chương,

4 Phép thế đôi (hendiadys): Cách diễn tả một ý niệm duy nhất bằng hai từ liên kết với nhau bằng "và". Dĩ nhiên không phải chỉ nguyên thấy hai từ được liên kết với nhau bằng "và",

Page 10: Tailieu Hoi Thao Phaolo Uni

10

không có gì cho phép hiểu là pneuma hagion là về "ngôi vị", còn dynamis thì về "hoạt động", mà cũng không có gì khẳng định điều ngược lại. Nhưng theo các thư, chúng ta ghi nhận rằng Phaolô có cùng một quan niệm của Do Thái giáo và của cộng đoàn Kitô hữu tiên khởi: peuma là một ân huệ và một quyền năng của thời cuối cùng; ông không hề có ý coi thường quyền năng để đề cao ngôi vị. Trong quyền năng này, nhờ đó Tin Mừng được giới thiệu cho người Thêxalônica, Phaolô mời chúng ta nhận ra hoạt động của Thánh Thần: đây không phải là một định nghĩa, nhưng là một ghi nhận "post eventum".

Trong Cựu Ước, có những chỗ cho thấy rằng Thánh Thần chủ yếu là một sức mạnh của Thiên Chúa: qua Biển Ðỏ ("cánh tay của Ðức Chúa": Xh 14,21; 15,8; x. Is 63,7-64,11; "bàn tay của Thiên Chúa": 1V 18,46; 2V 3,15; Ed 3,14; 8,3). Các bản văn này không cung cấp cho Thần Khí những đặc điểm nhân vị hơn, nhưng gán cho Ngài một vai trò cho đến nay chưa được biết: Thần Khí là quyền năng cứu độ được Thiên Chúa dùng nhằm giải cứu Dân Người. Một điều ghi nhận nữa là hoạt động của Thần Khí vẫn được liên kết với các hành động quyền lực do loài người thực hiện (Ghít-ôn: Tl 6,34; Gíp-tác: Tl 11,29), nhưng Ngài lại xóa mình dần dần khi chế độ quân chủ với các định chế xuất hiện, giống như các biểu lộ ngoạn mục của Ngài có nhiều giữa các Kitô hữu thời Hội Thánh sơ khai (Cv), rồi biến mất khi các định chế xuất hiện. Tuy nhiên, Isaia loan báo rằng Thần Khí sẽ hiện diện thường trực trên Ðấng Mêsia (Is 11,2; 9,5). Các

là đã có thể kết luận đây là "phép thế đôi". Ðể xác định được như thế, cần phải chú giải.

Page 11: Tailieu Hoi Thao Phaolo Uni

Lời ngỏ 11

ngôn sứ, được Thần Khí Ðức Chúa soi sáng, là những chứng nhân về quyền năng của Thiên Chúa, quyền năng cứu độ (Is 42,1; Ge 3,1-8).

Nói tóm, qua toàn Cựu Ước, Thần Khí Ðức Chúa không được quan niệm như một ngôi vị, nhưng chỉ như một sức mạnh. Ruah là sự hiện diện của Ðức Chúa trên Dân Người, quyền năng mạc khải chắc chắn hoạt động bên ngoài Người, tuy không hoàn toàn tách biệt với Thiên Chúa.

Quả thật, Phaolô không rõ ràng về chân tính của Thần Khí, nhưng điều này là do chính Thần Khí ở trong Cựu Ước là như thế. Dù sao, cũng có thể nói rằng, nếu đã biết Phaolô trung thành với Cựu Ước, thì không thể nói "trong/với quyền năng và trong/với Thánh Thần" là hai thực tại tách biệt: đây chính là Thánh Thần đang hoạt động "với quyền năng". Công thức "với Thánh Thần", được đưa vào bằng kai (và), làm cho rõ nghĩa của công thức "với quyền năng" hơn, vì xác định quyền năng là gì; liên từ kai này có mục đích giải thích (epexegetical), có nghĩa là "nghĩa là". Chúng ta hiểu, uyền năng này, hoạt động khi Tin Mừng đến với người Thêxalônica, không phải là một sức mạnh vô danh, một quyền năng huyền bí, nhưng là hoạt động của Thần Khí. Ở chỗ khác, Phaolô sẽ nói đến quyền năng của Thần Khí (Rm 15,13.19), hoặc ở 2Tm 1,7, tác giả sẽ nói rằng Thần Khí quyền năng được Thiên Chúa ban cho người tin, nghĩa là nhắc lại rằng Thiên Chúa trang bị cho những người tin có quyền năng, nhờ Thần Khí của Người (x. Ep 3,16).

- với một niềm xác tín sâu xa (plêrophoria): Về ngữ pháp, plêrophoria được liên kết chặt chẽ với pneuma qua một từ kai không có en (trong/với),

Page 12: Tailieu Hoi Thao Phaolo Uni

12

khiến chúng ta hiểu plêrophoria là gì: cùng với pneuma, plêrophoria xác định rõ dynamis này là dynamis diễn tả cách thức nhờ đó Tin Mừng được biểu lộ.

Plêrophoria không phải là sự "vững vàng" hay là "xác tín" của người giảng (vì sẽ là parrêsia: x. Cv 28,31). Plêrophoria được tạo nên bởi hai động plêroô"làm đầy" và phoreô "mang". Plêroô được dùng cho Tin Mừng (Rm 15,19; Cl 1,25) theo nghĩa là đưa đến hoàn tất hoặc dùng cho Chúa Thánh Thần (5,18; Cv 13,52). Ðộng từ plêrôphoreô có nghĩa là "hoàn tất trọn vẹn" được dùng ở Rm 4,21; 14,5; Cl 4,12; 2Tm 4,5.17. Phaolô nhắc người Thêxalônica nhớ đến kinh nghiệm họ có về quyền năng của Tin Mừng đã đến với họ và mời gọi họ nhận ra ở đó có hoạt động của Thánh Thần, Ðấng đưa Tin Mừng này đến chỗ hoàn tất trọn vẹn. Bản dịch Nguyễn Thế Thuấn rất sát mà lại đúng: "bởi vì Tin Mừng chúng tôi loan báo không chỉ đến với anh em bằng lời nói mà thôi, nhưng một cách quyền năng, bằng Thánh Thần và sự dồi dào mọi thứ".

3. Kết luậnKinh nghiệm về Thánh Thần là một kinh

nghiệm đức tin, nghĩa là không thể đưa ra cho các khoa học gia phân tích. Ðây là một kinh nghiệm chỉ dành cho những ai tin, một điều được sống chỉ hiểu được trong đức tin và cho đức tin. Và bởi vì là một kinh nghiệm đức tin, kinh nghiệm về Thánh Thần này luôn luôn là một việc phân định, một việc nhận biết một sự hiện diện đang hoạt động mà không lệ thuộc con người. Ý thức về chính kinh nghiệm Thánh Thần luôn luôn là hoa trái của việc đọc trong đức tin các biến cố đã qua. Biến cố thô

Page 13: Tailieu Hoi Thao Phaolo Uni

Lời ngỏ 13

trở thành biến cố mang ơn cứu độ của Thiên Chúa, "hiển ngự". Ðọc với đức tin trong cầu nguyện hoặc trong suy ngẫm, thấy biến cố biến thành một cuộc hiển linh thực sự của Chúa Thánh Thần. Phaolô đã cố gắng diễn tả điều đã xảy ra trong thời gian và cho biết phải hiểu như thế nào. Ở đây điều ông nhận ra và khẳng định đầu tiên về pneuma là phải xác định như là dynamis. Ðây là một sự kiện trung tâm trong kinh nghiệm của Thánh Tông Ðồ về Thánh Thần.

II. Kinh ngiệm về Thánh Thần trong 1Cr 2,4-51. Ngữ cảnhTừ Athêna, Phaolô đã đến Côrintô trong thời

gian 50-52. Ông đã ở đây khoảng 18 tháng. Sau đó ông đã đến Êphêxô, tại đây ông đã nhận được các tin tức từ Côrintô. Và ông đã viết thư 1Cr để giải quyết một số vấn đề của cộng đoàn Côrintô.

Trong phần phi bác sự khôn ngoan thế gian (1,18-2,5), Phaolô đã viết:

4 Tôi nói (ho logos mou), tôi giảng (to kêrygma mou) mà chẳng có dùng lời lẽ khôn khéo (en sophias logois) hấp dẫn, nhưng chỉ dựa vào bằng chứng xác thực của Thần Khí và quyền năng (en apodeixei pneumatos kai dynameôs). 5 Có vậy (hina, "để", nghĩa hậu quả), đức tin của anh em (hê pistis hymôn) mới không dựa vào lẽ khôn ngoan người phàm (en sophia anthrôpôn), nhưng dựa vào quyền năng Thiên Chúa (en dynamei theou).

Bản dịch Nguyễn Thế Thuấn: "Và lời tôi nói, việc tôi rao giảng đã không cốt nơi lời lẽ có sức thuyết phục của khoa khôn ngoan, nhưng nơi việc chứng

Page 14: Tailieu Hoi Thao Phaolo Uni

14

minh bằng vào Thần Khí và quyền phép, ngõ hầu việc anh em tin không bằng vào sự khôn ngoan của người phàm, song bằng vào quyền phép của Thiên Chúa".

Dân Côrintô đã đi đến chỗ giảm thiểu Tin Mừng vào hàng một xác tín tôn giáo, chắc chắn là đặc biệt, nhưng chỉ được coi như thuộc bình diện sự khôn ngoan thế gian. Họ đảo ngược quan hệ nguyên thủy Thiên Chúa-con người thành con người-Thiên Chúa (2,5), để rồi phê phán các nhà rao giảng như phê phán các nhà hùng biện hoặc các triết gia, có giá trị tùy tài thuyết phục.

Khi viết cho người Côrintô, theo thói quen (1Tx 1,5; Gl 3,1tt), Phaolô mời các người nhận thư trở về nguồn. Bằng cách nhắc lại cho họ nhớ cách thức biến cố lời cứu độ đã đến với họ, ông nói lên lời chứng không những về cách thức ông quan niệm thừa tác vụ của ông, nhưng còn cả cách thức ông hiểu biến cố Lời, trên đó xây dựng đức tin của một cộng đoàn. Ðây là một minh chứng về Thánh Thần và quyền năng, chứ không phải một thuyết phục về khôn ngoan, hầu cho đức tin được đặt không phải trên sự khôn ngoan loài người, nhưng trên quyền năng của Thiên Chúa (2,4-5). Kinh nghiệm ở Thêxalônica đã hướng dẫn Phaolô ghi nhận được kinh nghiệm ở Côrintô: vẫn là Thánh Thần và quyền năng.

2. Phân tích- Tôi nói (ho logos mou), tôi giảng (to kêrygma

mou): dịch sát là "lời của tôi và việc rao giảng của tôi". Có thể nói logos là Tin Mừng mà Phaolô rao giảng, còn kêrygma là hành vi rao giảng. Cả hai từ ngữ là một khối duy nhất diễn tả một trật sứ điệp

Page 15: Tailieu Hoi Thao Phaolo Uni

Lời ngỏ 15

và quyền năng cứu độ và hoạt động của sứ giả. Và trung tâm của Tin Mừng mà Phaolô rao giảng chính là Ðức Giêsu Kitô chịu đóng đinh (1Cr 1,17-18.23-24; 2.2; x. Gl 3,1).

- quyền năng: Quả là có những sự kiện phi thường xảy ra khi Phaolô hoạt động, nhưng "quyền năng" đây, theo ngữ cảnh, không phải là các phép lạ. Bởi vì Phaolô sẽ mâu thuẫn nếu nói đến các phép lạ ở đây khi mà ông đã phi bác các phép lạ người Do Thái yêu cầu tại 1Cr 1,21-22, như là sự khôn ngoan người Hy Lạp yêu cầu và ông đã đưa dynamis theou ra mà chống lại (x. 2,25).

Lời nói của Phaolô (ho logos mou) không thể so sánh với sự khôn ngoan (sophia), bởi vì lời này là nội dung rao giảng (kêrygma), và kêrygma không tỏ ra như là sự khôn ngoan trong việc thuyết phục (peithoi), nhưng trong mạc khải (en apodeixei) chứng tỏ quyền năng, nghĩa là Thánh Thần (pneumatos kai dynameôs). Như ở 1Tx 1,5, hai từ này là một "phép thế đôi": "Thần Khí là quyền năng". Phaolô đang quy chiếu về quyền năng Thánh Thần và mời gọi những người nhận thư biết nhận ra sự hiện diện của Thần Khí trong quyền năng họ đã trải nghiệm trong biến cố Lời. Câu 4 gọi câu 5, vì câu này là chìa khóa của lập luận.

Lời lẽ của hai câu có tính chất crescendo: ở c.4, Phaolô không xác định sophias cũng như pneumatos và dynameôs là của ai. Sang c.5, ông trả lời: sự khôn ngoan, điều làm người Côrintô gọi là "khôn ngoan", chỉ là sự khôn ngoan của người phàm (en sophia anthrôpôn), trong khi Thần Khí, quyền năng mạc khải của Thần Khí là chính quyền năng của Thiên Chúa (dynamis theou).

Page 16: Tailieu Hoi Thao Phaolo Uni

16

Như thế, dynamis theou tỏ ra như là quyền năng mạc khải của Thánh Thần, Ðấng đang hoạt động như một sức mạnh to lớn, không những trong sứ điệp, là tiếng gọi của Thiên Chúa gửi đến cho loài người, và trong sứ giả, mà còn nơi người tín hữu để người này đáp trả cách chân thực lại tiếng gọi của Thiên Chúa. Như vậy, quyền năng này không chỉ làm vang lên tiếng gọi đi đến ơn cứu độ nơi lỗ tai và trong tim con người, mà còn gợi lên lời đáp trả đức tin; đây là công trình của Thánh Thần. Ðó là điều Phaolô muốn giúp hiểu những người Côrintô còn đang đầy kiêu ngạo (1Cr 4,19), vì dường như họ muốn phủ nhận nguồn gốc đức tin của họ; không thể nào đối chiếu giữa các tín hữu đích thực của Thánh Thần Thiên Chúa và sự khôn ngoan của loài người, bởi vì Thánh Thần chính là quyền năng của Thiên Chúa, quyền năng mà Thiên Chúa vận dụng để giúp đức tin và cứu độ loài người xuyên qua thừa tác vụ của Phaolô.

3. Kết luậnThánh Thần, Ðấng dùng quyền năng làm cho

người ta được đón nhận Lời, cũng là Ðấng một mình làm cho cuộc sống của tín hữu nên trưởng thành, chầm chậm, nhưng hữu hiệu. Người Côrintô không thể nào tách Lời của Ðức Kitô khỏi Thần Khí của Người, mà lại không làm què quặt tại nền móng chính kinh nghiệm của họ về Thần Khí: hẳn là họ sẽ khinh bỉ quyền năng của Thiên Chúa, Ðấng đã cho phép họ có kinh nghiệm ấy. Ta hiểu vì sao Phaolô phản ứng thật triệt để hầu đưa những kẻ "đầy kiêu ngạo" trở lại với mệnh lệnh căn bản đang điều hành đức tin chân chính của Kitô hữu: sự ngoan ngoãn với Thánh Thần.

Page 17: Tailieu Hoi Thao Phaolo Uni

Lời ngỏ 17

III. Kinh nghiệm về Thánh Thần trong Rm 15,18-19

1. Ngữ cảnhVào lúc Phaolô viết cho người Rôma, chuyến

đi truyền giáo cuối cùng đã sắp kết thúc. Ông đã ở bên Hy Lạp ba tháng, rất có thể đang ở Côrintô và sắp đưa của lạc quyên về Giêrusalem.

Ðã hai mươi năm rồi kể từ khi Phaolô bị Ðức Kitô "nắm bắt", và ông đã làm việc không ngơi nghỉ để phổ biến Tin Mừng cứu độ. Nay sắp kết thúc sứ mạng bên Ðông phương, ông chuẩn bị một cuộc phiêu lưu mới, sang Tây phương, sang Tây Ban Nha (Rm 15,24); nhất là Rôma, kinh đô của đế quốc, rất thu hút ông (Rm 15,23). Và bởi vì cộng đoàn Rôma không do ông sáng lập, ông phải chuẩn bị miền đất bằng cách viết một bức thư cho họ (Rm 15,14).

Thế là với tâm hồn thanh thản, Phaolô tổng kết một chút những năm đã qua. Thư Rm ở tại ngã ba đường nơi tư tưởng và công việc của ông hòa trộn rất hài hòa với nhau, vì ở đây ông không phải sửa chữa các tệ đoan hoặc tự vệ chống lại đối thủ nào. Tuy vậy, kinh nghiệm đầu đời tông đồ, "Thánh Thần là quyền năng", được ghi nhận trong Thư 1Tx, vẫn theo Phaolô cho tới bản văn về cuối đời là Thư Rm.

Bản văn trong đó Phaolô ghi lại kinh nghiệm về Thánh Thần là như sau:

18 Thật thế, tôi đâu dám nhắc đến chuyện nào khác, ngoài những gì Ðức Kitô đã dùng tôi mà thực hiện (kateirgasato) để đưa các dân ngoại về vâng phục, thực hiện bằng lời nói việc làm (logô kai ergô),

Page 18: Tailieu Hoi Thao Phaolo Uni

18

19 bằng sức mạnh của những dấu lạ điềm thiêng (en dynamei sêmeiôn kai teratôn), bằng quyền năng của Thánh Thần (en dynamei pneumatos). Như vậy, từ Giêrusalem, đi vòng đến tận miền Ilyri, tôi đã làm tròn (peplêrôkenai) sứ mạng loan báo Tin Mừng Ðức Kitô.

Bản văn này nằm trong phần kết thư nói về các dự định về các cuộc hành trình (15,14-33). Một lần nữa, Phaolô biện minh cho việc ông viết cho người Rôma bằng cách nhắc họ nhớ rằng ông là tông đồ của Ðức Giêsu Kitô (15,16), rồi trình bày cách ông hiểu thừa tác vụ của ông (15,17-21). Ðoạn văn trên không thuộc phần giáo lý, nhưng ta dễ dàng ghi nhận rằng ở đây cũng như ở 1Tx 1,5 và 1Cr 2,1-5, Phaolô đi quá phần tường thuật về những sự kiện. Ông đặc biệt nêu bật cách thức ông hiểu và giải thích hoạt động tông đồ của ông bằng cách đặt hoạt động này trong công trình của Thiên Chúa (Rm 15,17), và mời chúng ta nhận ra ở đó tính cách quy Kitô (15,18) và vai trò của Thánh Thần (15,19).

2. Phân tích- Thật thế, tôi đâu dám nhắc đến chuyện nào

khác, ngoài những gì Ðức Kitô đã dùng tôi mà thực hiện để đưa các dân ngoại về vâng phục,...: Phaolô muốn nói hai điều một lượt: trước tiên tôi đâu dám nói đến chuyện gì nếu không phải là hoạt động của Ðức Kitô (chứ không phải là nói về hoạt động của tôi), rồi tôi đâu dám nói đến chuyện gì nếu không phải là hoạt động của Ðức Kitô qua tôi (chứ không phải là qua một ai khác). Chỉ trong một câu,

Page 19: Tailieu Hoi Thao Phaolo Uni

Lời ngỏ 19

việc tông đồ của Phaolô được coi như thừa tác vụ của Ðức Kitô, Ðấng đang hành động "bằng lời nói việc làm (logô kai ergô), bằng sức mạnh của những dấu lạ điềm thiêng (en dynamei sêmeiôn kai teratôn), bằng quyền năng của Thánh Thần (en dynamei pneumatos)". Rồi bất chợt, Phaolô cho thấy rằng chính là xuyên qua trung gian bản thân ông mà Ðức Kitô đã có thể hành động như thế.

Ðiều đầu tiên quả rất đúng: một hằng số căn bản trong tư tưởng của Phaolô là tất cả đều thuộc về Ðức Kitô và tất cả đều đến từ Thiên Chúa. Ơn cứu độ đến từ Thiên Chúa qua Ðức Kitô và được nên trọn trong Thánh Thần, theo lược đồ lịch sử cứu độ của Thư Rm. Và ở bên trong lược đồ này, Phaolô hiểu thừa tác vụ tông đồ của ông và thi hành thừa tác vụ này (Rm 15,17-18; x. Rm 1,1).

- bằng lời nói việc làm (logô kai ergô): Phaolô có dùng công thức này trong 2Cr 10,11 (x. Cl 3,17; 2 Tx 2,17). Công thức này có nghĩa là toàn thể hoạt động của một cá nhân. Trong Cựu Ước, Thiên Chúa dùng Lời (ý muốn, các lời hứa) và hành động (các hành động) của Người mà cứu độ Dân Người (x. Lc 24,19; Cv 7,22).

Ở Rm 15,18, Phaolô khẳng định rằng Ðức Kitô, trong hoạt động rao giảng của vị tông đồ của Người, đã tỏ ra quyền năng trong lời nói và hành động. Bằng quyền năng cứu độ đến từ Chúa Cha, Người hiện diện trong các lời nói và các việc làm của người sứ giả mang Lời cứu độ; nói tóm, Người linh hoạt bằng quyền năng này tất cả hoạt động truyền giáo của vị tông đồ.

- bằng sức mạnh của những dấu lạ điềm thiêng (en dynamei sêmeiôn kai teratôn): Công

Page 20: Tailieu Hoi Thao Phaolo Uni

20

thứ này có rất nhiều trong Cựu Ước5 và trong Tân Ước6, được dùng để nói lên sự cao cả của việc Thiên Chúa tuyển chọn. Các dấu lạ điềm thiêng được coi là những biểu hiện của Ðức Chúa hầu làm cho những kẻ không tin phải xấu hổ và đưa tới đức tin (Nkm 9,10). Hoạt động cứu chuộc của Thiên Chúa nay được hoàn tất trong việc loan báo Tin Mừng: được thực hiện trong Ðức Giêsu Kitô, được vị tông đồ loan báo để đưa Dân ngoại đến chỗ vâng phục (Rm 15,18).

- bằng quyền năng của Thánh Thần (en dynamei pneumatos): Chúng ta đã gặp thuật ngữ này trong 1 Tx 1,5 và 1Cr 2,4-5, nhưng ở hai bản văn đó, thuật ngữ được diễn tả thành một công thức thế đôi dynamis kai pneuma; còn ở đây, có một sự đồng hóa, để hiểu rằng quyền năng và Thánh Thần không thể tách lìa nhau được: dynamis pneumatos (Rm 15,19; x. 15,13).

Theo cách kết cấu văn chương của Phaolô, có thể quy en dynamei pneumatos cho logô và en dynamei sêmeiôn kai teratôn cho ergô: đây là một phép chuyển hoán (chiasm), như sau:

a- logôb- ergôb- en dynamei sêmeiôn kai teratôn

a- en dynamei pneumatos

Trong trường hợp này, chúng ta gặp ở đây điều đã ghi nhận tại 1 Tx 1,5 và 1Cr 2,4-5, đó là Ðức Kitô hành động xuyên qua Tin Mừng (logô)

5 Ví dụ: Ðnl 4,34; 6,22; 7,19; Gs 24,5; Is 8,18; 20,3; Gr 32,20-31; Br 2,11; Et 10,9; Nkm 9,10; Tv 78,43.6 Mt 24,24; Mc 13,13; Ga 4,48; Cv 2,22; 2,43; 4,30; 5,12; 2Cr 2,12; 2 Tx 2,9; Dt 2,4.

Page 21: Tailieu Hoi Thao Phaolo Uni

Lời ngỏ 21

của Phaolô với quyền năng của Thánh Thần (Lagrange).

Nhưng M.A. Chevallier lại cho rằng hai en dynamei không được liên kết với logô kai ergô, nhưng đưa tới động từ kateirgasato: lặp lại en dynamei cho thấy có một crescendo có chút cường điệu và các từ en dynamei pneumatos là đỉnh cao của việc mô tả hành động của Ðức Kitô (kateirgasato) nhờ trung gian vị tông đồ.

Cả hai lập trường đều có giá trị. Dù vậy, ta vẫn hiểu được là tại sao Phaolô lại dành một chỗ quan trọng như thế cho quyền năng Thánh Thần trong việc loan báo Tin Mừng. Thánh Thần chính là Ðấng nhờ Ngài công trình Thiên Chúa đã hoàn tất nơi Ðức Giêsu Kitô và loan báo bởi các tông đồ cho Dân Ngoại, nay lại nên hữu hiệu nơi các ngài khi Thánh Thần làm cho Dân ngoại đón tiếp công trình này bằng cách chiến thắng tất cả những kháng cự bên trong. Theo Phaolô, kinh nghiệm về quyền năng Thánh Thần là kinh nghiệm về tính hữu hiệu của sứ điệp, một kinh nghiệm về quyền năng làm cho sứ điệp nên hữu hiệu về mọi phương diện. Nói tổng hợp, có thể nói rằng Rm 15,19 diễn tả hai đặc tính liên hệ đến Thánh Thần và Tin Mừng, mà chúng ta đã gặp ở 1Tx 1,5 và 1Cr 2,4-5: trước tiên, Phaolô nói lên sự lệ thuộc của ông vào Chúa Thánh Thần mỗi lần ông nói đến quyền năng cứu độ của Tin Mừng; rồi có một đặc điểm khác, đó là Phaolô cũng không hề phân biệt giữa hoạt động của Thánh Thần và hoạt động của Ðức Kitô (x. Rm 8,9-11; 2Cr 3,6.17.18).

- tôi đã làm tròn sứ mạng loan báo Tin Mừng Ðức Kitô: Peplêrôkenai, thì quá khứ hoàn thành (perfect) nói lên một sự kiện đã hoàn tất. Phần

Page 22: Tailieu Hoi Thao Phaolo Uni

22

cuối của c.19, được dẫn nhập bằng hôste ("như vậy"), cho thấy kết quả của hoạt động của Ðức Kitô nơi vị tông đồ của Người xuyên qua quyền năng của Thánh Thần, được bung mở trong biến cố Lời.

Ðộng từ plêroô được dùng với to euaggelion có một bản văn song song ở Cl 1,25: "làm cho lời Người nên hiện thực (plêrôsai ton logon tou theou)", Cha Nguyễn Thế Thuấn dịch là: "viên thành (công việc của) Lời Thiên Chúa". Theo Cha S. Lyonnet, giống như ở Cl 1,25, plêroun to euaggelion ở Rm 15,19 không có nghĩa là đưa tới chỗ hoàn tất công việc rao giảng Tin Mừng (Bản dịch CGKPV và nhiều bản dịch ngoại quốc, như J. Huby, đã dịch như thế), mà là "làm cho Tin Mừng được hoàn tất", nghĩa là làm sao cho Tin Mừng, sức mạnh cứu độ của Thiên Chúa, sản sinh ra tất cả các hoa trái của nó. Cha Nguyễn Thế Thuấn có lý khi dịch: "... tôi đã làm thành tựu (lời) Tin Mừng của Ðức Kitô". Ðọc như thế, chúng ta gặp một bản văn khác cũng có ngữ căn và ngữ cảnh tương tự: 2Tm 4,17 ("có Chúa đứng bên cạnh, Người đã ban sức mạnh cho tôi, để nhờ tôi mà việc rao giảng được hoàn thành (to kêrygma plêrophôthêthê), và tất cả các dân ngoại được nghe biết Tin Mừng"), nhưng ở đây thì đúng là tác giả nói đến công việc rao giảng.

Ngoài ra chúng ta không thể không nhớ lại bản văn 1 Tx 1,5, trong đó với cùng một ngữ cảnh, chúng ta gặp được một từ có cùng một ngữ căn: "to euaggelion egenêthê... en dynamei kai en pneumati hagiô kai [en] plêrophoria pollê". Ðộng từ plêroun ở Rm 15,19 không muốn nói về sự hoàn tất địa lý của việc loan báo Lời Chúa, mà là nói về

Page 23: Tailieu Hoi Thao Phaolo Uni

Lời ngỏ 23

các hoa trái của Lời, nghĩa là sự vâng phục của Dân ngoại (Rm 15,18). Ở đây, tại Rm 15,19, cũng như ở 1 Tx 1,5 và 1Cr 2,4-5, Phaolô cho biết rằng Tin Mừng đã được thực hiện thật sự và Ðấng chịu trách nhiệm thực hiện chính là Thánh Thần với quyền năng của Ngài.

Vậy toàn đoạn văn Rm 15,18-19 có nghĩa là: nếu không phải là chính công trình của Ðức Kitô, hẳn là tôi chẳng dám nói về tất cả những gì Người đã làm qua trung gian là tôi, để dẫn đưa dân ngoại tới ơn cứu độ, bằng lời nói và việc làm, với sức mạnh của những dấu lạ điềm thiêng, với chính quyền năng của Thánh Thần; chính vì thế, từ Giêrusalem tới Illiri, nhờ thừa tác vụ của tôi, Tin Mừng đã được hoàn tất. Ta hiểu rằng chính là nhờ quyền năng của Thánh Thần, mà Tin Mừng do Phaolô mang đến được hoàn tất giữa dân ngoại và như thế, từ tình trạng là biến cố phàm tục, Tin Mừng đã trở thành biến cố cứu độ: lời kêu gọi đã gợi lên khắp nơi lời đáp trả.

IV. Kết luậnNhư thế, chúng ta chỉ xét đến kinh nghiệm

sống của Phaolô về Thánh Thần dựa vào ba bản văn: 1Tx 1,5; 1Cr 2,4-5 và Rm 15,19. Như đã nói trên, còn biết bao nhiêu bản văn khác của Phaolô, nhưng chúng ta không có thời gian đề cập đến để có một cái nhìn toàn diện trên giáo huấn của Phaolô về Thánh Thần. Chẳng hạn Gl ch.3, nhất là Gl 4,1-7, để khám phá cách Thiên Chúa dùng Thánh Thần mà làm cho chúng ta trở thành con (huiothesia) và người thừa kế (klêronomos) của Người, hoặc Gl ch.5 để thấy tự do (eleutheria) Thiên Chúa ban cho chúng ta qua Thánh Thần là

Page 24: Tailieu Hoi Thao Phaolo Uni

24

thế nào (với các hoa trái của Thánh Thần: Gl 5,22-23). Chúng ta cũng có thể đọc một bản văn vừa cùng chiều hướng vừa bổ túc cho Gl, là Rm ch.8, để thấy người tín hữu sống theo Thánh Thần là như thế nào (đồng thừa kế [sygklêronomoi] với Ðức Kitô). Tuy nhiên, tất cả những giáo huấn này chắc chắn đều phát xuất từ kinh nghiệm của Phaolô về pneuma như là dynamis của 1Tx 1, 1Cr 2 và Rm 15

Page 25: Tailieu Hoi Thao Phaolo Uni

Công Chính HóaTheo Thánh Phaolô

LM Aug. Nguyễn Văn Trinh

Ngày 8 tháng 11 năm 2006, Ðức Giáo Hoàng Bênêđitô XVI nói về Thánh Phaolô trong huấn từ của ngài như sau:"Thánh Phaolô viết trong thư gởi tín hữu Rôma: "Thật vậy, chúng tôi tin rằng, người ta được nên công chính nhờ Ðức Tin, chứ không phải vì làm theo Lề Luật" (3, 28).

Ðây là điều ngài viết trong Thư gởi tín hữu Galát: "Người ta được nên công chính không nhờ làm theo Lề Luật, nhưng nhờ Ðức Tin vào Ðức Chúa Giêsu Kitô; nên ngay cả chúng ta cũng phải tin vào Ðức Chúa Giêsu Kitô, để được nên công chính nhờ đức tin vào Ðức Kitô, và không phải nhờ làm theo Lề Luật; vì không ai sẽ được nên công chính vì làm theo Lề Luật" (2,16).

"Ðược nên công chính" nghĩa là được làm thành chính trực, được sự công minh đầy thương xót của Thiên Chúa chấp nhận để được đi vào sự hiệp thông với Ngài, và nhờ đó có khả năng thiết lập một mối liên hệ đích thực hơn nhiều với tất cả anh em chúng ta: và điều này xảy ra dựa trên việc [Thiên Chúa] hoàn toàn tha thứ các tội lỗi của chúng ta.

Page 26: Tailieu Hoi Thao Phaolo Uni

26 Lm. Aug. Nguyễn Văn Trinh

Thánh Phaolô công bố thật rõ ràng rằng điều kiện này của đời sống không tùy thuộc vào những việc lành chúng ta có thể làm, nhưng hoàn toàn tùy thuộc vào ân sủng của Thiên Chúa: Chúng ta "được trở nên công chính nhờ ân sủng của Thiên Chúa như một ân huệ, nhờ ơn cứu độ trong Ðức Chúa Kitô Giêsu" (3,24). Bằng những lời này, Thánh Phaolô diễn tả nội dung cơ bản của sự trở lại của ngài, chiều hướng mới của đời sống ngài là hiệu quả của cuộc gặp gỡ Ðức Kitô Phục Sinh của ngài (Trích Vietcatholic).

Ðể học hỏi tư tưởng "công chính hóa nhờ đức tin" của Thánh Phaolô, chúng ta nên nhìn lại suy tư của Thánh Nhân về "Ðức Kitô Phục Sinh" cũng là "Ðấng đã bị đóng đinh" , từ đó có thể đến với vấn đề "công chính hóa nhờ đức tin".

A. CUỘC GẶP GỠ VỚI ÐẤNG PHỤC SINHa) Một Phaolô bách hại

Dù đã được huấn luyện với một Rabbi có tư tưởng tự do, nhưng Thánh Phaolô vẫn là một Pharisêu cuồng tín. Chúng ta thấy Phaolô có mặt tại Giêrusalem không bao lâu sau khi Ðức Giêsu chết trên thập giá. Chúng ta gặp ngài trong cuộc tử đạo của Têphanô: "Các nhân chứng để áo mình dưới chân một thanh niên tên là Saolô" (Cv 7,58). Tiếp đó, chính Phaolô chủ động trong việc bách hại: "Còn ông Saolô thì cứ phá hoại Hội Thánh: ông đến từng nhà, lôi cả đàn ông lẫn đàn bà đi tống ngục" (Cv 8,3). Bách hại tại Giêrusalem không đủ, ông xin giấy giới thiệu để đi bách hại cả bên ngoài xứ Do Thái: "Ông Saolô vẫn còn hằm hằm đe dọa và giết chóc đối với các môn đệ Chúa, nên đã tới gặp thượng tế xin thư giới thiệu đến các hội đường

Page 27: Tailieu Hoi Thao Phaolo Uni

Công chính hoá theo Thánh Phaolô 27

Ðamát, để nếu thấy những người theo Ðạo, bất luận đàn ông hay đàn bà, thì bắt trói giải về Giêrusalem" (Cv 9,1-2).

Cho đến lúc gặp Ðức Giêsu phục sinh, Phaolô tuân giữ nhặt nhiệm những giới luật của nhóm Pharisêu; ngài tự nhận: "Trong việc giữ đạo Do Thái, tôi đã vượt xa nhiều đồng bào cùng lứa tuổi với tôi; hơn ai hết, tôi đã tỏ ra nhiệt thành với các truyền thống của cha ông" (Gl 1,14). Lòng nhiệt thành với Lề Luật đã biến Phaolô thành người đi bách hại các Kitô hữu tiên khởi:

- "Anh em hẳn đã nghe nói tôi đã ăn ở thế nào trước kia trong đạo Do Thái: tôi đã hăng say bắt bớ, và những muốn tiêu diệt Hội Thánh của Thiên Chúa" (Gl 1,13).

- "Tôi chịu cắt bì ngày thứ tám... giữ luật thì đúng như một người Pharisêu; nhiệt thành đến mức ngược đãi Hội Thánh; còn sống công chính theo Lề Luật, thì chẳng ai trách được tôi" (Pl 3,5-7).

- "Tôi đã được giáo dục để giữ Luật cha ông một cách nghiệm nhặt. Tôi cũng đã nhiệt thành phục vụ Thiên Chúa như tất cả các ông hiện nay. Tôi đã bắt bới Ðạo này, không ngần ngại giết kẻ theo Ðạo, đã đóng xiềng và tống ngục cả đàn ông lẫn đàn bà, như cả vị thượng tế lẫn toàn thể hội đồng kỳ mục có thể làm chứng cho tôi. Tôi còn được các vị ấy cho thư giới thiệu với anh em ở Ðamát, và tôi đi để bắt trói những người ở đó, giải về Giêrusalem trừng trị" (Cv 22,3-5).

Sách Công Vụ Tông Ðồ ghi lại ở đầu chương 8: "Phần ông Phaolô, ông tán thành việc giết ông

Page 28: Tailieu Hoi Thao Phaolo Uni

28 Lm. Aug. Nguyễn Văn Trinh

Têphanô" (Cv 8,1). Cuộc bách hại nhằm vào nhóm Helleno-Christen (những người Kitô hữu Do Thái theo văn hóa Hy Lạp). "Hồi ấy, Hội Thánh tại Giêrusalem trải qua một cơn bắt bớ dữ dội. Ngoài các Tông Ðồ ra, mọi người đều phải tản mác về các vùng quê miền Giuđê và Samari" (Cv 8,1). Cuộc bách hại này đã làm cho nhóm Helleno-Christen phải ra khỏi Giêrusalem, tản mác khắp nơi, mở đầu cho cuộc truyền giáo bên ngoài Giêrusalem:

- "Vậy những người phải tản mác này đi khắp nơi loan báo lời Chúa. Ông Philipphê xuống một thành miền Samari và rao giảng Ðức Kitô cho dân cư ở đó" (Cv 8,4-5).

- "Vậy những người phải tản mác vì cuộc bách hại xảy ra nhân vụ ông Têphanô, đi đến tận miền Phênixi, đảo Sýp và thành Antiochia. Họ không rao giảng lời Chúa cho ai ngoài người Do Thái. Nhưng trong nhóm, có mấy người gốc Sýp và Kyrênê; những người này, khi đến Antiochia, đã giảng cho cả người Hy Lạp nữa, loan Tin Mừng Chúa Giêsu cho họ. Và có bàn tay Chúa ở với họ, nên một số đông đã tin và trở lại cùng Chúa" (Cv 11,19-21).

Vấn đề được đặt ra là: Tại sao Phaolô lại bách hại Kitô hữu?

Ðừng nghĩ rằng chỉ có nhóm Pharisêu cuồng tín như ông Phaolô mới bách hại những người Helleno-christen, thật ra chúng ta đã gặp sự xung khắc giữa Judeo-Christen và Helleno-Christen ngay trong cộng đoàn Kitô Giáo. "Thời đó, khi số môn đệ thêm đông, thì các tín hữu Do Thái theo văn hóa Hy Lạp kêu trách những tín hữu Do Thái bản xứ, vì

Page 29: Tailieu Hoi Thao Phaolo Uni

Công chính hoá theo Thánh Phaolô 29

trong việc phân phát lương thực hằng ngày, các bà góa trong nhóm họ bị bỏ quên" (Cv 6,1). Chúng ta chú ý, người Helleno-Christen cũng là người Do Thái, nhưng theo văn hóa Hy Lạp, nói tiếng Hy Lạp. Vì không còn biết tiếng Aram, họ chỉ sử dụng quyển Thánh Kinh Septante bằng tiếng Hy Lạp mà thôi. Thường nhóm này có tư tưởng rộng rãi vì tiếp xúc với mọi người trên đế quốc và không còn coi trọng Lề Luật và truyền thống Do Thái nữa, nên bị nhóm Judeo-Christen nghi kỵ, như sau này chính Thánh Phaolô cũng đã bị như thế. Sự xung khắc giữa nhóm Do Thái tại quê hương và nhóm Do Thái kiều cư Hellenist đã có trước khi Kitô Giáo xuất hiện. Theo nhóm Pharisêu, tiếp xúc với người ngoại quốc sẽ bị ô uế và không được phép bước vào Ðền Thờ. Nhóm Sadduzêô lại còn nghi kỵ nhiều hơn nữa, vì họ cho rằng Thiên Chúa chỉ mạc khải qua tiếng Hipri mà thôi, không thể mạc khải qua tiếng Hy Lạp được, nên nhóm này từ chối quyển Thánh Kinh Septante, dù dịch Sách Thánh từ tiếng Hipri ra tiếng Hy Lạp.

Cuộc bách hại, chắc chắn không phải chỉ mình ông Phaolô, nhưng có nhiều người Pharisêu cùng tham gia vào. Có lẽ, tác giả sách Công Vụ Tông Ðồ muốn giới thiệu gương mặt làm thay đổi Hội Thánh thuở ban đầu, nên nhấn mạnh đến Thánh Nhân. Có bao giờ chúng ta đặt vấn đề: tại sao ông Phaolô lại quá nhiệt thành như thế không? Không thiếu người Pharisêu tại Giêrusalem, nhưng một người Pharisêu từ Tarsus lại hăng hái hơn những người Pharisêu tại Giêrusalem? Có lẽ ông Phaolô muốn trở thành một Rabbi chính thống!

a) Dù ông Phaolô xưng mình là Pharisêu chính thống, nhưng thâm tâm mọi người vẫn

Page 30: Tailieu Hoi Thao Phaolo Uni

30 Lm. Aug. Nguyễn Văn Trinh

nhìn ông là một Hellenist, người nói tiếng Hy Lạp, một kiều cư chịu ảnh hưởng của ngoại giáo. Ông Phaolô biết rõ tâm tư này, nên đã lồng lộn muốn minh chứng sự chính thống của mình và ra tay bách hại những người Helleno-Christen. Còn người Judeo-Christen, ông đã không đá động gì tới; chúng ta thấy bằng chứng rõ nét trong câu: "Hồi ấy, Hội Thánh tại Giêrusalem trải qua một cơn bắt bớ dữ dội. Ngoài các Tông Ðồ ra, mọi người đều phải tản mác về các vùng quê miền Giuđê và Samari" (Cv 8,1).

b) Muốn trở thành một Rabbi thực sự, phải qua một cuộc thi khảo vào khoảng 40 tuổi. Có lẽ ông Phaolô lên Giêrusalem để chuẩn bị thời gian thi khảo này. Ðể minh chứng sự chính thống, ông đã ra tay bách hại để minh chứng sự nhiệt thành của mình trước mặt người Pharisêu khác. Nhưng Thiên Chúa đã có con đường khác dành cho ngài.

c) Nếu chúng ta đọc lời kết án thánh Têphanô: "Tên này không ngừng nói những lời phạm đến Nơi Thánh và Lề Luật. Vì chúng tôi đã nghe hắn nói rằng Giêsu người Nadarét ấy sẽ phá hủy nơi này và thay đổi những tục lệ mà ông Môsê đã truyền lại cho chúng ta" (Cv 6,13-14). Chúng ta cũng thấy sau này Thánh Phaolô cũng bị kết án tương tự như thế: "Hỡi đồng bào Israel, giúp một tay nào! Nó kia kìa, tên vẫn đi mọi nơi dạy cho mọi người những điều phản dân, phạm đến Lề Luật và Nơi Thánh này! Nó còn đem cả mấy người Hy Lạp vào Ðền Thờ mà làm cho Nơi

Page 31: Tailieu Hoi Thao Phaolo Uni

Công chính hoá theo Thánh Phaolô 31

Thánh này ra ô uế" (Cv 21, 28). Nơi Thánh và Lề Luật là nền tảng của nhóm Pharisêu và cho chức vụ Rabbi; đụng chạm đến hai điều thánh thiên này là đụng chạm đến lý tưởng của nhóm Pharisêu, cũng như các Rabbi. Vì thế, lòng nhiệt thành đối với Lề Luật, theo họ cũng là lòng nhiệt thành với Thiên Chúa, thúc bách họ phải tiêu diệt bọn người chống đối này.

d) Lý do để Phaolô bách hại Kitô hữu chính vì niềm tin phục sinh của những người này: nếu thật sự Ðức Giêsu đã sống lại, tức là bản án của Công Nghị đã sai và chính quyền năng của Thiên Chúa đã minh chứng qua việc làm cho Ðức Giêsu phục sinh. Như thế chuyện Ðức Giêsu sống lại là một sự xúc phạm đến Công Nghị, lãnh đạo chóp bu của Do Thái Giáo;

e) Nhưng điểm quyết định của cuộc bách hại, chính là Kitô hữu tuyên xưng Ðấng Phục Sinh là Cứu Chúa, là Ðấng cứu độ. Nếu Ðấng Phục Sinh thực sự là Ðấng Cứu độ thì Lề Luật sẽ dư thừa, Do Thái Giáo sẽ bị dẹp tan. Ðịa vị trong tương lai của Phaolô sẽ gặp nguy hiểm. Như thế vì đạo đức, vì Lề Luật, vì Công Nghị, vì cái tôi trong tương lai, Phaolô đã gán cho nhóm Kitô hữu này là một giáo phái mới nguy hiểm, gây nguy cơ cho chính Do Thái Giáo. Phải triệt tiêu nhóm người phản loạn này để Do Thái Giáo tồn tại.

b) Cuộc gặp gỡ với Ðấng Phục Sinh

Chưa bao giờ Thánh Phaolô rời bỏ Do Thái

Page 32: Tailieu Hoi Thao Phaolo Uni

32 Lm. Aug. Nguyễn Văn Trinh

Giáo. Thiên Chúa của ngài vẫn luôn là Thiên Chúa của Cựu Ước. Nếu ngày xưa, ngài giải thích tất cả mọi việc từ Lề Luật, thì nay, ngài giải thích tất cả, nhất là ơn cứu độ, từ Ðức Giêsu thành Nazareth, Ðấng Phục Sinh.

Chính Thánh Phaolô nhiều lần nói về cuộc gặp gỡ của mình với Ðức Kitô Phục Sinh (Gl 1,15tt; Pl 3,7; 1Cr 15, 8-9; 2Cr 4,1.5-6); ngài nói về nội dung của cuộc diện kiến, chứ không nói cách thức hiện ra. Ngài cho cuộc diện kiến này là sự tuyển chọn của Thiên Chúa, Ðấng đã chọn ngài từ trong lòng mẹ, để mạc khải Con của Người cho ngài và gọi ngài là tông đồ cho muôn dân.

Cuộc thị kiến trên đường Ðamát đã biến đổi tất cả quan niệm của Thánh Phaolô về Ðức Giêsu Kitô, về ơn cứu độ, về giá trị của Lề Luật... biến đổi cả cuộc đời của Thánh Nhân:

- 1Cr 2,2: "Tôi đã không muốn biết đến chuyện gì khác ngoài Ðức Giêsu Kitô, mà là Ðức Giêsu Kitô chịu đóng đinh vào thập giá".

- 1Cr 4,10: "Chúng tôi điên dại vì Ðức Kitô".- Gl 2,20 : "Tôi sống, nhưng không phải là

tôi, mà là Ðức Kitô sống trong tôi".- Pl 3,8-9: "Tôi coi tất cả mọi sự là thiệt

thòi, so với mối lợi tuyệt vời, là được biết Ðức Kitô Giêsu, Chúa của tôi".

Chính Thánh Phaolô tuyên bố: "Thiên Chúa đã đoái thương mạc khải Con của Người cho tôi, để tôi loan báo Tin Mừng về Con của Người cho các dân ngoại" (Gl 1,15-16). Câu này gọi trọn cuộc trở lại của Thánh Phaolô:

1. Từ cuộc thị kiến, Thánh Phaolô xác tín: Ðức Giêsu là Con Thiên Chúa: Người đã chết,

Page 33: Tailieu Hoi Thao Phaolo Uni

Công chính hoá theo Thánh Phaolô 33

nhưng hiện tại đang sống trong vinh quang của Thiên Chúa, chia sẻ vào quyền năng của Thiên Chúa; Người là Ðầu của các tín hữu, có nghĩa là Hội Thánh của Thiên Chúa. Chính Thánh Phaolô trở thành chứng nhân cho vinh quang và hoạt động của Ðấng Phục sinh.

2. Sự mạc khải Con Thiên Chúa không chỉ nhắm vào chức vị là Con thiên linh của Ðức Giêsu; từ nay chỉ nơi Người chứ không trong Do Thái Giáo, nhân loại mới tìm được ơn cứu độ, cho đời sống tinh thần và nhiệm hiệp.

3. Từ thị kiến, Thánh Phaolô xác tín, Chúa đã gọi ngài: "Ta là Giêsu mà ngươi đang bắt bớ. Nhưng ngươi hãy trỗi dậy, đứng thẳng lên. Ta hiện ra với ngươi là để chọn ngươi làm đầy tớ và làm chứng nhân về những điều ngươi đã thấy, cũng như điều Ta sẽ hiện ra mà tỏ cho ngươi biết. Ta sẽ cứu ngươi thoát khỏi tay dân Do Thái và các dân ngoại: Ta sai ngươi đến với chúng để mở mắt cho chúng, ngõ hầu chúng rời bóng tối mà trở về cùng ánh sáng, thoát khỏi quyền lực Satan mà trở về cùng Thiên Chúa: ngõ hầu nhờ tin vào Ta, chúng được ơn tha tội và được hưởng phần gia tài với các người đã được thánh hiến" (Cv 26,15-18). Ngay giây phút thị kiến, Thánh Nhân đã thấy rõ: ơn cứu độ chỉ do Ðấng Phục Sinh mà có, chứ không do Lề Luật! Trên trần gian không có một phương tiện nào khác để đạt được ơn cứu độ ngoài việc tin vào Ðức Giêsu Kitô! Người thật là

Page 34: Tailieu Hoi Thao Phaolo Uni

34 Lm. Aug. Nguyễn Văn Trinh

Chúa và là Ðấng Cứu độ trần thế.Những bước đi truyền giáo chỉ để nói lên xác

tín mà Thánh Nhân đã được lãnh nhận từ nơi Ðấng Phục sinh! "Vì biết rằng con người được nên công chính không phải nhờ làm những gì Luật dạy, nhưng nhờ tin vào Ðức Giêsu Kitô, nên chúng ta cũng tin vào Ðức Kitô Giêsu, để được nên công chính, vì nhờ tin vào Ðức Kitô, chứ không phải nhờ làm những gì Luật dạy" (Gl 2,16).

c) Cuộc phục sinh của Chúa

Tất cả nội dung giáo lý của Thánh Phaolô đều xoay quanh mầu nhiệm Khổ Nạn và Phục Sinh của Ðức Kitô. Trước tiên chúng ta nhận thấy:

1. Thánh Phaolô là một người trung thành với nhóm Pharisêu; tin vào sự sống lại của con người: "Nếu kẻ chết không trỗi dậy, thì Ðức Kitô cũng đã không trỗi dậy!" (1Cr 15,16). Niềm tin này một mặt chống lại cái nhìn của nhóm Xađốc: "Thật vậy, người Xađốc chủ trương rằng chẳng có sự sống lại, chẳng có thiên sứ hay quỷ thần; còn người Pharisêu thì lại tin là có" (Cv 23,8); mặt khác, chống lại triết học Platon là thứ triết học rất thịnh hành vào thời của Thánh Nhân: "Vừa nghe nói đến người chết sống lại, kẻ thì nhạo cười, kẻ thì nói: "Ðể khi khác chúng tôi sẽ nghe ông nói về vấn đề ấy" (Cv 17,32-33). Triết thuyết này suy nghĩ theo lối NHỊ NGUYÊN, cho vật chất là xấu. Theo họ, thế giới linh thiêng, vĩnh cửu và bất biến hoàn toàn độc lập với thế giới vật chất mới thực; còn thế gian, nhất là

Page 35: Tailieu Hoi Thao Phaolo Uni

Công chính hoá theo Thánh Phaolô 35

thân xác là tù ngục của linh hồn; bằng bất cứ giá nào con người phải thoát khỏi tù ngục này để trở về nguyên ủy trên thế giới linh thiêng của mình. Những người theo triết học Hy Lạp khó chấp nhận mầu nhiệm Nhập Thể cũng như mầu nhiệm Phục Sinh của Kitô Giáo. Thế mà một nhóm nhỏ Kitô hữu đã rao truyền sự sống lại giữa văn hóa Hy Lạp trên toàn đế quốc La Mã. Thánh Phaolô còn khẳng định: "Mà nếu Ðức Kitô đã không trỗi dậy, thì lòng tin của anh em thật hão huyền, và anh em vẫn còn sống trong tội lỗi của anh em. Hơn nữa, cả những người đã an nghỉ trong Ðức Kitô cũng bị tiêu vong. Nếu chúng ta đặt hy vọng vào Ðức Kitô chỉ vì đời này mà thôi, thì chúng ta là những kẻ đáng thương hơn hết mọi người" (1Cr 15,16-19). Kitô Giáo tồn tại hay tiêu vong do mầu nhiệm phục sinh của Chúa!

2. Cuộc phục sinh của Ðức Kitô không phải là một sự kiện đơn độc, nhưng là nguyên lý và bảo đảm cho sự sống lại của chúng ta: "Vì nếu chúng ta tin rằng Ðức Giêsu đã chết và đã sống lại, thì chúng ta cũng tin rằng những người an giấc trong Ðức Giêsu, sẽ được Thiên Chúa đưa về cùng Ðức Giêsu" (1Tx 4,14). Trong thư 1 Côrinthô, Thánh Phaolô lại còn khẳng định: "Ðức Kitô đã trỗi dậy từ cõi chết, mở đường cho những ai đã an giấc ngàn thu. Vì nếu một người mà nhân loại phải chết, thì cũng nhờ một người mà kẻ chết được sống lại. Quả thế, như mọi người vì liên đới với Ađam mà

Page 36: Tailieu Hoi Thao Phaolo Uni

36 Lm. Aug. Nguyễn Văn Trinh

phải chết, thì mọi người nhờ liên đới với Ðức Kitô, cũng được Thiên Chúa cho sống. Nhưng mỗi người theo thứ tự của mình: mở đường là Ðức Kitô, rồi khi Ðức Kitô quang lâm thì đến lượt những kẻ thuộc về Người" (1Cr 15, 20-23). Vì thế chính Ðức Giêsu Kitô là niềm hy vọng của chúng ta: "Ðó là chính Ðức Kitô đang ở giữa anh em, Ðấng ban cho chúng ta niềm hy vọng đạt tới vinh quang" (Cl 1,27).

B. ÐẤNG PHỤC SINH CŨNG LÀ ÐẤNG TRƯỚC ÐÓ ÐÃ BỊ ÐÓNG ÐINH

"Trước hết, tôi đã truyền lại cho anh em điều mà chính tôi đã lãnh nhận, đó là: Ðức Kitô đã chết vì tội lỗi chúng ta, đúng như lời Kinh Thánh, rồi Người đã được mai táng, và ngày thứ ba đã trỗi dậy, đúng như lời Kinh Thánh" (1Cr 15,3-4).1. Thánh Phaolô khẳng định: "Hồi còn ở giữa

anh em, tôi đã không muốn biết đến chuyện gì khác ngoài Ðức Giêsu Kitô, mà là Ðức Giêsu Kitô chịu đóng đinh vào thập giá" (1Cr 2,2). Ðương nhiên, ngài đã biết "lời rao giảng về thập giá là một sự điên rồ" (1Cr 1,18) và nói rõ ràng: "Trong khi người Do Thái đòi hỏi những điềm thiêng dấu lạ, còn người Hy Lạp tìm kiếm lẽ khôn ngoan, thì chúng tôi lại rao giảng một Ðấng Kitô bị đóng đinh, điều mà người Do Thái coi là ô nhục không thể chấp nhận, và dân ngoại cho là điên rồ. Nhưng đối với những ai được Thiên Chúa kêu gọi, dù là Do Thái hay Hy Lạp, Ðấng ấy chính là Ðức Kitô, sức

Page 37: Tailieu Hoi Thao Phaolo Uni

Công chính hoá theo Thánh Phaolô 37

mạnh và sự khôn ngoan của Thiên Chúa. Vì cái điên rồ của Thiên Chúa còn hơn cái khôn ngoan của loài người, và cái yếu đuối của Thiên Chúa còn hơn cái mạnh mẽ của loài người" (1Cr 1,22-25).

Người Hy Lạp đi tìm sự khôn ngoan nơi thế giới thiên linh, quê hương đích thực của con người, từ đó có thể nhờ sự khôn ngoan sẽ giải thoát con người khỏi vật chất như tù ngục trần gian. Hình phạt thập giá của đế quốc La Mã là sự nhục nhã, minh chứng tội nhân đã không đi tìm sự khôn ngoan, lặn ngụp trong vật chất đến độ trần gian lại nguyền rủa; còn đối với người Do Thái còn có Luật:

"Khi một người có tội đáng phải án chết đã bị xử tử, và anh em đã treo nó lên cây, thì xác nó không được để qua đêm trên cây, nhưng anh em phải chôn ngay hôm ấy, vì người bị treo là đồ bị Thiên Chúa nguyền rủa. Anh em không được làm cho đất của anh em ra ô uế, đất mà Ðức Chúa, Thiên Chúa của anh em, ban cho em làm gia nghiệp" (Ðnl 21,22-23).Ðây cũng là lý luận mà sau này Tryphon, một

người Do Thái, nêu lên trong cuộc tranh luận với Justin (+165) nhà hộ giáo của chúng ta. Thánh Phaolô không muốn xóa đi gương mù gương xấu và là cớ vấp phạm, nhưng là còn làm sáng tỏ để giúp chúng ta thấy ý định của Thiên Chúa.

2. Thánh Phaolô rao giảng Tin Mừng và đây là Tin Mừng về sự CÔNG CHÍNH CỦA THIÊN CHÚA, như Thánh Nhân đã nêu lên chủ đề của cả lá thư gửi cho các tín hữu thành Rôma:

"Vâng, tôi không hổ thẹn vì Tin Mừng. Quả thế, Tin Mừng là sức mạnh Thiên Chúa dùng để cứu độ bất cứ ai có lòng tin, trước là người

Page 38: Tailieu Hoi Thao Phaolo Uni

38 Lm. Aug. Nguyễn Văn Trinh

Do Thái, sau là người Hy Lạp, Vì trong Tin Mừng, sự công chính của Thiên Chúa được mạc khải, nhờ đức tin đến đức tin, như có lời chép: Người công chính nhờ đức tin sẽ được sống" (Rm 1,16-17).Thánh Phaolô đã nói: "Chúng ta đã chứng

minh rằng mọi người, Do Thái cũng như Hy Lạp đều bị tội lỗi thống trị... Trước nhan Chúa, không người phàm nào được nhìn nhận là công chính"(Rm 3, 9.20). Tất cả đều xứng đáng để lãnh nhận cơn thịnh nộ của Thiên Chúa: đó là sự công chính của Thiên Chúa. Nhưng Thiên Chúa đã trút tất cả cơn giận của Ngài lên Người Con yêu quí của Ngài là Ðức Giêsu Kitô:

"Thật vậy, mọi người đã phạm tội và bị tước mất vinh quang Thiên Chúa, nhưng họ được trở nên công chính do ân huệ Thiên Chúa ban không, nhờ công trình cứu chuộc thực hiện trong Ðức Kitô Giêsu. Thiên Chúa đã đặt Người làm nơi xá tội nhờ máu của Người cho những ai có lòng tin. Như vậy, Thiên Chúa cho thấy Người là Ðấng Công Chính. Trước kia, trong thời Thiên Chúa nhẫn nại, Người đã bỏ qua các tội lỗi người ta phạm. Nhưng bây giờ, Người muốn cho thấy rằng Người vừa là Ðấng Công Chính, vừa làm cho kẻ tin vào Ðức Giêsu được nên công chính" (Rm 3,23-26)."Ðấng chẳng hề biết tội là gì, thì Thiên Chúa đã biến Người thành hiện thân của tội lỗi vì chúng ta, để làm cho chúng ta nên công chính trong Người" (2Cr 5,21)."Ðức Kitô đã chuộc chúng ta cho khỏi bị nguyền rủa vì Lề Luật, khi vì chúng ta Người trở nên đồ bị nguyền rủa, vì có lời chép: Ðáng

Page 39: Tailieu Hoi Thao Phaolo Uni

Công chính hoá theo Thánh Phaolô 39

nguyền rủa thay mọi kẻ bị treo trên cây gỗ" (Gl 3,13). "Vì Thiên Chúa đã không định cho chúng ta phải chịu cơn thịnh nộ, nhưng được hưởng ơn cứu độ, nhờ Ðức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta, Ðấng đã chết vì chúng ta" (1 Tx 5,9-10)."Mọi sự ấy đều do bởi Thiên Chúa là Ðấng đã nhờ Ðức Kitô mà cho chúng ta được hòa giải với Người, và trao cho chúng tôi chức vụ hòa giải. Thật vậy, trong Ðức Kitô, Thiên Chúa đã cho thế gian được hòa giải với Người. Người không còn chấp tội nhân loại nữa, và giao cho chúng tôi công bố lời hòa giải" (2Cr 5, 18-19).Những đoạn trên chúng ta thấy chính Thiên

Chúa Cha đã thực hiện sự công chính của Ngài trong Ðức Giêsu Kitô, nhưng Thánh Phaolô cũng nói về chính Ðức Giêsu Kitô đã vâng phục Thiên Chúa để cứu chúng ta:

"Ðể cứu chúng ta thoát khỏi cõi đời xấu xa hiện tại, Ðức Giêsu Kitô đã tự hiến vì tội lỗi chúng ta, theo ý muốn của Thiên Chúa là Cha chúng ta" (Gl 1,4)."Tình yêu Ðức Kitô thôi thúc chúng tôi, vì chúng tôi nghĩ rằng: nếu một người đã chết thay cho mọi người, thì mọi người đều chết. Ðức Kitô đã chết thay cho mọi người, để những ai đang sống không còn sống cho chính mình nữa, mà sống cho Ðấng đã chết và sống lại vì mình" (2Cr 5,14-15).Tất cả những tư tưởng bên trên của Thánh

Phaolô đều triển khai hai quan niệm của Cựu Ước:1. Lễ xá tội Trong ngày lễ hằng năm, vị thượng tế Aaron

phải dâng lên Ðức Chúa một con bò tơ và một con

Page 40: Tailieu Hoi Thao Phaolo Uni

40 Lm. Aug. Nguyễn Văn Trinh

dê, để xóa tội cho "chính mình và cho nhà mình" và "tạ tội cho dân". Sau khi lần lượt sát tế hai con vật, vị chủ tế phải thi hành nghi thức như sau:

"Nó sẽ dùng một ngón tay lấy máu con bò tơ rảy trên nắp xá tội, về phía đông; rồi đằng trước nắp xá tội, nó cũng dùng ngón tay mà rảy máu bảy lần.Nó sẽ sát tế con dê dùng làm lễ tạ tội cho dân, sẽ đem máu nó vào phía sau màn trướng, và cũng sẽ lấy máu đó mà rảy như đã rảy máu con bò tơ: nó sẽ rảy máu đó lên nắp xá tội, và đàng trước nắp xá tội" (Lv 16,14-15).2. Cái chết của người công chínhThánh Phaolô đã nhìn cái chết của Ðức Giêsu

là cái chết của "Tôi tớ của Ðức Chúa" đã được ngôn sứ Isaia báo trước trong đoạn Is 53:

"Ðức Chúa đã muốn người phải bị nghiền nát vì đau khổ. Nếu Người hiến thân làm lễ vật đền tội, Người sẽ được thấy kẻ nối dõi, sẽ được trường tồn,và nhờ Người, ý muốn của Ðức Chúa sẽ thành tựu. Nhờ nỗi thống khổ của mình, Người sẽ nhìn thấy ánh sáng và được mãn nguyện.Vì đã nếm mùi đau khổ, người công chính, tôi trung của Ta sẽ làm cho muôn người nên công chính và sẽ gánh lấy tội lỗi của họ" (Is 53,10-11).Ngay trong thời Macabê, quan niệm người

công chính phải chết để đem lại hạnh phúc cho nhiều người đã được phổ biến rộng rãi: "Phần tôi,

Page 41: Tailieu Hoi Thao Phaolo Uni

Công chính hoá theo Thánh Phaolô 41

cũng như các anh tôi, tôi xin phó dâng xác hồn theo luật pháp của cha ông, và khẩn cầu Thiên Chúa sớm thương đến dân tộc chúng tôi" (2Mcb 7,37).

Từ những quan niệm này Thánh Phaolô nhìn thấy cái chết của Ðức Kitô là hy lễ dâng lên Thiên Chúa để trở thành nguồn ơn cứu độ cho chúng ta.

C. CÔNG CHÍNH HÓA NHỜ ÐỨC TIN"Nếu miệng bạn tuyên xưng Ðức Giêsu là Chúa, và lòng bạn tin rằng Thiên Chúa đã cho Người sống lại từ cõi chết, thì bạn sẽ được cứu độ. Quả thế, có tin thật trong lòng, mới được nên công chính; có xưng ra ngoài miệng, mới được ơn cứu độ" (Rm 10,9-10)."Quả vậy, khi chúng ta không có sức làm được gì vì còn là hạng người vô đạo, thì theo đúng kỳ hạn, Ðức Kitô đã chết vì chúng ta. Hầu như không ai chết vì người công chính, họa may có ai dám chết vì một người lương thiện chăng. Thế mà Ðức Kitô đã chết vì chúng ta, ngay khi chúng ta còn là những người tội lỗi; đó là bằng chứng Thiên Chúa yêu thương chúng ta. Phương chi bây giờ chúng ta đã được nên công chính nhờ máu Ðức Kitô đổ ra, hẳn chúng ta sẽ được Người cứu khỏi cơn thịnh nộ của Thiên Chúa. Thật vậy, nếu ngay khi chúng ta còn thù nghịch với Thiên Chúa, Thiên Chúa đã để cho Con của Người phải chết mà cho chúng ta được hòa giải với Người, phương chi bây giờ chúng ta đã được hòa giải với Người, hẳn chúng ta sẽ được cứu nhờ sự sống của Người Con ấy. Nhưng không phải chỉ có thế, chúng ta còn có Thiên Chúa là niềm tự

Page 42: Tailieu Hoi Thao Phaolo Uni

42 Lm. Aug. Nguyễn Văn Trinh

hào, nhờ Ðức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta, Ðấng nay đã hòa giải chúng ta với Thiên Chúa" (Rm 5,6-11)."Thật vậy, chúng tôi nghĩ rằng: người ta được nên công chính vì tin, chứ không phải vì làm những gì Luật dạy" (Rm 3,28). Vấn đề CÔNG CHÍNH HÓA được Thánh Phaolô

trình bày trong những đoạn căn bản như sau:Gl 2,15-21 Rm 1,16-17; 3,21-31Pl 3,4-16

Công nghị của các Tông Ðồ tại Giêrusalem được mở ra để giải quyết vấn đề: người Kitô hữu có phải giữ Luật của Môsê hay không?

Mở đầu chương 15, sách Công Vụ nêu lên đề tài tranh luận trong Công Nghị Tông Ðồ:

"Có những người từ miền Giuđê đến dạy anh em rằng: "Nếu anh em không chịu phép cắt bì theo tục lệ Môsê, thì anh em không thể được cứu độ". Ông Phaolô và ông Banaba chống đối và tranh luận khá gay gắt với họ. Người ta bèn quyết định cử ông Phaolô, ông Banaba và một vài người khác lên Giêrusalem gặp các Tông Ðồ và các kỳ mục, để bàn về vấn đề đang tranh luận này..." (Cv 15,1-2)."Có những người thuộc phái Pharisêu đã trở thành tín hữu, bấy giờ đứng ra nói rằng: "Phải làm phép cắt bì cho người ngoại và truyền cho họ giữ luật Môsê. Các Tông Ðồ và các kỳ mục bèn họp nhau để xem xét vụ này" (Cv 15,5-6).Những người chống đối Thánh Phaolô và buộc

các người ngoại giáo mới gia nhập Kitô Giáo phải cắt bì để được ơn cứu độ, đã suy nghĩ thật đơn giản: Ông Abraham đã lãnh nhận lệnh phải cắt bì;

Page 43: Tailieu Hoi Thao Phaolo Uni

Công chính hoá theo Thánh Phaolô 43

đó là dấu chỉ đời đời giữa Thiên Chúa và miêu duệ của ông:

"Ðây là Giao Ước của Ta mà các ngươi phải giữ, Giao Ước giữa Ta với các ngươi, với dòng dõi ngươi sau này: mọi đàn ông con trai của các ngươi sẽ phải chịu cắt bì. Các ngươi phải chịu cắt bì nơi bao quy đầu đó là dấu hiệu Giao Ước giữa Ta với các ngươi. Sinh được tám ngày, mọi con trai của các ngươi sẽ phải chịu cắt bì... Giao Ước của Ta ghi dấu trong xác thịt các ngươi, sẽ thành Giao Ước vĩnh cửu. Kẻ không được cắt bì, người đàn ông con trai không được cắt bì nơi bao quy đầu, sẽ bị khai trừ khỏi dòng họ: nó đã phá vỡ Giao Ước" (St 17,10-14).Theo người Do Thái, người được cắt bì mới

thuộc dòng dõi của ông Abraham, mới thực sự là con của lời hứa. Thực ra, việc cắt bì nằm trong truyền thống P (Priesterschrift) và chỉ được thực hành cách nghiệm nhặt từ thời bị lưu đày. Theo họ, "máu cắt bì" được đánh giá và được đặt liên hệ với máu hiến tế, vì Thiên Chúa đã "Vượt Qua" các nhà của Israel trong đêm Vượt Qua mà không vào giết các con đầu lòng của người Israel, không phải vì họ đã giữ luật cắt bì, nhưng vì công đức của việc cắt bì.

Căn cứ vào đoạn Cv 15,1-2, chúng ta thấy sự xung khắc không xảy ra tại Giêrusalem mà là một nơi nào đó, có sự hiện diện của Thánh Phaolô. Chính từ nơi đó, cộng đoàn đã gởi Thánh Phaolô đến Giêrusalem để giải quyết vấn đề. Nếu nhìn lại các lá thư, chúng ta thấy sự kiện này đã xảy ra tại Galát:

1. Ðoạn Cv 15,5 cho chúng ta thấy, các đối

Page 44: Tailieu Hoi Thao Phaolo Uni

44 Lm. Aug. Nguyễn Văn Trinh

thủ của Thánh Phaolô là "những người thuộc phái Pharisêu đã trở thành tín hữu". Không những họ là những JUDEO-CHRISTEN, người Kitô hữu gốc Do Thái, mà còn nhấn mạnh "họ thuộc nhóm Pharisêu", những người tuân giữ Lề Luật ông Môsê cách cuồng tín nhất.

2. Họ buộc các Kitô hữu gốc ngoại giáo PAGANO-CHRISTEN, "phải làm phép cắt bì... và tuân giữ luật Môsê", nếu không thực hiện như thế "sẽ không thể được cứu độ" (Cv 15,1). Nếu xét cách đơn sơ, các người Pharisêu này muốn liên kết Kitô Giáo non trẻ với Do Thái Giáo; nếu nói cách mạnh mẽ hơn: họ muốn Do Thái hóa Kitô Giáo (Judaisierung des Christentums).

3. Nếu chúng ta đọc thư Galát sẽ thấy những phê bình của nhóm Pharisêu này còn tấn công vào Tin Mừng do Thánh Phaolô rao giảng và còn nghi ngờ về sứ vụ tông đồ của ngài. Theo những người này:

- Ông Phaolô chỉ là một người mới vào đạo, chứ không phải là môn đệ trực tiếp của Ðức Giêsu; chỉ có những tông đồ được Ðức Giêsu trực tiếp gọi mới thực sự là tông đồ, vì thế ông Phaolô phải thấp hơn tất cả các tông đồ khác và tùy thuộc vào các vị ấy: Người ta nghi ngờ sứ vụ tông đồ của ông Phaolô!

- Ông Phaolô không giảng dạy một giáo lý chính thống, nhưng chỉ ru những người ngoại giáo trong sự ngu dốt không biết đến Lề Luật Môsê, để dễ

Page 45: Tailieu Hoi Thao Phaolo Uni

Công chính hoá theo Thánh Phaolô 45

dàng thu hút họ vào đạo: người ta nghi ngờ về giáo lý của ông Phaolô!

- Theo họ, giáo lý của ông Phaolô về niềm tin vào Ðức Kitô mà không có những việc thực hiện Lề Luật, thì không trọn vẹn, cần phải bổ túc lại.

Cộng đoàn Galát đã gởi ông Phaolô và ông Banaba lên Giêrusalem để giải quyết vấn đề. Quyết nghị của Công Ðồng là dứt khoát từ nay không cắt bì cho người ngoại khi gia nhập Kitô Giáo, chỉ khuyên họ tuân giữ 4 điều: kiêng thức ăn đã cúng cho các thần ngoại giáo, tránh gian dâm, không ăn loài vật chưa cắt tiết và cấm ăn tiết (x. Cv 15,19-20; 15,29). Tất cả đều vui mừng: vì từ nay không còn phân biệt Do Thái hay Hy Lạp, có cắt bì hay không cắt bì.

Lá thư Galát mang tính bút chiến, lời nói gay gắt vì Thánh Phaolô phải làm chứng sứ vụ hợp pháp là tông đồ của ngài, đồng thời minh chứng giáo lý của mình đi đúng với giáo lý của các tông đồ. Lá thư Rôma cũng lấy lại đề tài "Công chính hóa nhờ đức tin", nhưng nói trong bình tĩnh và đầy lý luận chặt chẽ hơn. Chúng ta nhìn qua lá thư này để thấy lý luận của Thánh Nhân trong việc triển khai chủ đề chính yếu này.

Lá thư có 3 chủ đề chính:1. Trước khi Ðức Kitô đến, loài người đều sống

trong tình trạng tội lỗi, tự mình không thể nào đạt tới sự công chính và ơn cứu độ được: người Do Thái cũng như người ngoại giáo, và cả vũ trụ cũng rên siết dưới tình trạng tội lỗi này: "Quả thế, chúng ta đã chứng minh rằng mọi người, Do Thái cũng như người Hy Lạp đều bị tội lỗi thống trị" (Rm 3,9).

Người Do Thái ỷ rằng mình có Lề Luật và tự

Page 46: Tailieu Hoi Thao Phaolo Uni

46 Lm. Aug. Nguyễn Văn Trinh

hào vì có Thiên Chúa (x. Rm 2,17). Theo Thánh Phaolô: "Luật chẳng qua chỉ làm cho người ta ý thức về tội" (Rm 3,20). Ngài cho thấy trường hợp của ông Abraham vì tin mà được Thiên Chúa kể là người công chính. Thánh Nhân khẳng định: "Nếu gia nghiệp được dành cho những kẻ lệ thuộc vào Lề Luật, thì đức tin trở nên vô nghĩa, và lời Thiên Chúa hứa bị hủy bỏ. Quả thế Luật gây nên cơn thịnh nộ của Thiên Chúa, còn ở đâu không có Lề Luật, thì cũng không có vi phạm" (Rm 4,14-15).

a. Trước khi Ðức Giêsu đến, Lề Luật có nhiệm vụ hướng dẫn dân được Thiên Chúa tuyển chọn; nhưng Lề Luật không có khả năng cứu con người! "Trước khi đức tin đến, chúng ta bị Lề Luật giam giữ cho tới khi đức tin được mạc khải. Như thế Lề Luật đã thành người quản giáo dẫn chúng ta tới Ðức Kitô, để chúng ta được nên công chính nhờ đức tin. Nhưng khi đức tin đến, thì chúng ta không còn ở dưới quyền giám hộ nữa" (Gl 3,23-25).

b. Khi Ðức Giêsu đến, nhiệm vụ của Lề Luật đã xong. Trong thư Galát, Thánh Phaolô viết: "Tại vì Lề Luật mà tôi đã chết đối với Lề Luật, để sống cho Thiên Chúa" (Gl 2,19). Trong thư Galát, Thánh Nhân không giải thích rõ ràng lời này, nhưng trong lá thư Rôma, Thánh Nhân quảng diễn câu này qua Bí Tích Rửa Tội.

2. Thánh Phaolô trình bày giáo lý đặc thù của mình: CON NGƯỜI ÐƯỢC NÊN CÔNG CHÍNH KHÔNG PHẢI NHỜ LÀM NHỮNG GÌ LUẬT DẠY, NHƯNG NHỜ TIN VÀO ÐỨC GIÊSU KITÔ (Gl 2,15-21)

Page 47: Tailieu Hoi Thao Phaolo Uni

Công chính hoá theo Thánh Phaolô 47

Cốt lõi của tranh luận về sự công chính nằm ở chỗ nào? Thưa nằm ở ơn cứu độ: ai cứu chúng ta? Lề Luật của ông Môsê hay Ðức Giêsu?

Nếu Lề Luật cứu chúng ta - Ðức Giêsu sẽ dư thừa! "Nếu người ta được nên công chính do Lề Luật, thì hóa ra Ðức Kitô đã chết vô ích" (Gl 2,21); "Anh em mà tìm sự công chính trong Lề Luật, là anh em đoạn tuyệt với Ðức Kitô và mất hết ân sủng" (Gl 5,4); "Anh em mà chịu cắt bì thì Ðức Kitô sẽ không có ích gì cho anh em" (Gl 5,2).

Nếu Ðức Giêsu cứu chúng ta - Lề Luật sẽ dư thừa!

Thánh Phaolô đưa những lời trong Cựu Ước để minh chứng giáo lý của mình, và đỉnh cao là câu Gl 3,11: "Không ai được nên công chính trước mặt Thiên Chúa nhờ Lề Luật, đó là điều hiển nhiên, vì người công chính nhờ đức tin sẽ được sống". Câu này Thánh Phaolô trích dẫn ngôn sứ Khabacúc 2,4: "Người công chính thì sẽ được sống, nhờ lòng thành tín của mình" (PVCGK) ["mais un juste vit par sa fidélité" TOB]. Câu này trong Tân Ước được dịch theo nhiều cách (Rm 1,17: Gl 3,11; Dt 10,38); theo TOB, trong Tân Ước người ta dịch thay vì fidélité (trung thành) thường là foi (đức tin). Trong Cựu Ước, khi nói về sống là sống ngay trên trần gian này, còn Thánh Phaolô khi nói về sống là: được kết hợp với Ðức Kitô! "Tôi sống, nhưng không còn phải là tôi, mà là Ðức Kitô sống trong tôi" (Gl 2,20). Và nếu chúng ta đã thuộc về Ðức Kitô rồi qua Bí Tích Rửa Tội, thì Người sẽ ban cho Thần Khí đã làm cho Người từ trong cõi chết sống lại, tức là được sống mãi với Thiên Chúa.

Page 48: Tailieu Hoi Thao Phaolo Uni

48 Lm. Aug. Nguyễn Văn Trinh

"Chính để chúng ta được tự do mà Ðức Kitô đã giải thoát chúng ta". Ðức Giêsu đã chết để chúng ta được sống. Cái chết của Người đã giải thoát chúng ta khỏi tội, khỏi cái chết đời đời và đặc biệt khỏi Lề Luật: "Bởi được liên kết với thân thể Ðức Kitô, anh em đã chết đối với Luật Môsê" (Rm 7,4). Cái chết của Ðức Kitô giải thoát chúng ta để chúng ta được tự do. "Tự do" ở đây phải hiểu là: cái chết của Ðức Giêsu đã phá mọi rào chắn để chúng ta được kết hợp với Người: "Giờ đây, anh em thuộc về một người khác, tức là thuộc về Ðấng đã được Thiên Chúa cho sống lại từ cõi chết, để chúng ta sinh hoa kết quả cho Thiên Chúa" (Rm 7,5).

"Tin Mừng là sức mạnh Thiên Chúa dùng để cứu độ bất cứ ai có lòng tin, trước là người Do Thái, sau là người Hy Lạp. Vì trong Tin Mừng, sự công chính của Thiên Chúa được mạc khải, nhờ đức tin để đưa đến đức tin, như có lời chép: người công chính nhờ đức tin sẽ sống" (Rm 1,16-17). Ðây là chủ đề chính của lá thư Rôma. Nói cách khác: ÐỨC GIÊSU KITÔ, CON THIÊN CHÚA, LÀ ÐẤNG CỨU ÐỘ DUY NHẤT. Theo Thánh Phaolô, chính Thiên Chúa mạc khải tình thương của Ngài, cũng như thực hiện tất cả lời hứa trong Cựu Ước trong cuộc Phục sinh của Ðức Kitô. Chính sự phục sinh này minh chứng Ðức Giêsu là CON THIÊN CHÚA và là ÐẤNG CỨU ÐỘ DUY NHẤT của nhân loại. "Thật vậy, mọi người đã phạm tôi và bị tước mất vinh quang Thiên Chúa, nhưng họ được trở nên công chính do ân huệ Thiên Chúa ban không, nhờ công trình cứu chuộc thực hiện trong Ðức Kitô Giêsu" (Rm 3,23-24).

- Cái chết của Ðức Giêsu là hy tế dâng lên Thiên Chúa Cha, đã trở thành nguồn ơn cứu độ cho

Page 49: Tailieu Hoi Thao Phaolo Uni

Công chính hoá theo Thánh Phaolô 49

những ai tin vào Người: "Chúng ta sẽ được kể là công chính, vì tin vào Ðấng đã làm cho Ðức Giêsu, Chúa chúng ta, sống lại từ cõi chết; Ðức Giêsu chính là Ðấng đã bị trao nộp vì tội lỗi chúng ta và đã được Thiên Chúa làm cho sống lại để chúng ta được nên công chính" (Rm 4,24-25).

- Chúng ta được nên công chính nhờ tin. Ðức tin sẽ hướng chúng ta về công trình cứu độ của Thiên Chúa trong Ðức Giêsu mà đỉnh cao là cuộc phục sinh đem lại ơn cứu độ. Trong đức tin, con người mở tâm hồn mình ra đón nhận mầu nhiệm Vượt Qua để ân sủng của Thiên Chúa đến với mình. "Nếu miệng bạn tuyên xưng Ðức Giêsu là Chúa, và lòng bạn tin rằng Thiên Chúa đã làm cho Người sống lại từ cõi chết, thì bạn sẽ được cứu độ. Quả thế, có tin thật trong lòng, mới được nên công chính; có xưng ra ngoài miệng, mới được cứu độ" (Rm 10,9-10).

- Ðức tin là một sự hiệp thông toàn vẹn với cái chết và sự phục sinh của Ðức Kitô; và ngưỡng cửa để đi vào sự hiệp thông này chính là Bí Tích Rửa Tội. Chương 6 của lá thư Rôma triển khai về Bí Tích này. Khi được dìm vào nước thanh tẩy, chúng ta được dìm vào trong cái chết của Ðức Kitô, cùng được mai táng với Người, để rồi cùng với Người chúng ta hoàn toàn thuộc về Người: "Anh em cũng vậy, hãy coi mình như đã chết đối với tội lỗi, nhưng nay lại sống cho Thiên Chúa, trong Ðức Kitô Giêsu" (Rm 6,11). Con người cũ nơi chúng ta, con người của xác thịt, phải chết đi, để con người mới, con người thuộc về Ðức Kitô được sống trong chúng ta: "Tôi sống, nhưng không còn phải là tôi, mà là Ðức Kitô sống trong tôi" (Gl 2,20).

- Con người thuộc về Ðức Kitô là con người có

Page 50: Tailieu Hoi Thao Phaolo Uni

50 Lm. Aug. Nguyễn Văn Trinh

Thần Khí của Người trong mình (x. Rm 8,9). "Phàm ai được Thần Khí Thiên Chúa hướng dẫn, đều là con cái Thiên Chúa" (Rm 8,14). Chương 8 của thư Rôma nói về cuộc sống trong Thần Khí.

3. Vị trí của Israel trong kế hoạch cứu độ của Thiên Chúa

Ba chương 9-11 nói về Israel không tin vào Ðức Kitô! Thánh Phaolô rất đau buồn vì phần đông người Do Thái không tin vào Ðức Kitô. Ngài đau buồn vì ngài cũng là người Do Thái, đau buồn cho dân tộc của mình, một dân tộc được Thiên Chúa tuyển chọn với đầy đặc ân của Thiên Chúa: "Họ là người Israel, họ đã được Thiên Chúa nhận làm con, được Người cho thấy vinh quang, ban tặng các Giao Ước, Lề Luật, một nền phụng tự và các lời hứa; họ là con cháu các tổ phụ; và sau hết, chính Ðức Kitô, xét theo huyết thống, cũng cùng một nòi giống với họ" (Rm 9,4-5). "Thưa anh em, lòng tôi những ước mong và tôi cầu xin cho dân Do Thái được cứu độ" (Rm 10,1)

- Nhưng hiện tại dân Do Thái vẫn cứng lòng không tin vào Ðức Giêsu là Con Thiên Chúa: "Quả thế, tôi làm chứng cho họ là họ có lòng nhiệt thành đối với Thiên Chúa, nhưng lòng nhiệt thành đó không được sáng suốt; họ không nhận biết rằng chính Thiên Chúa làm cho người ta nên công chính, và họ tìm cách nên công chính tự sức mình" (Rm 10,2-3). Người Do Thái quá tự tin vào sức mạnh và công việc thực thi Lề Luật của chính họ. Vì cho rằng Lề Luật sẽ đem lại cho họ ơn cứu độ, nên họ không cần đến Ðức Giêsu.

- "Nhưng vì họ sa ngã mà Thiên Chúa cho

Page 51: Tailieu Hoi Thao Phaolo Uni

Công chính hoá theo Thánh Phaolô 51

các dân ngoại hưởng ơn cứu độ" (Rm 11,11). Thời gian cứng lòng tin của người Do Thái là thời gian Thiên Chúa quay về với dân ngoại.

- "Phải chăng Thiên Chúa đã ruồng bỏ dân Người? Không phải thế" (Rm 11,1). Israel bị ruồng bỏ chỉ là thời đoạn. Thiên Chúa không bao giờ quên lời hứa của Ngài. "Nếu vì người Do Thái sa ngã mà thế giới được ơn phúc dồi dào, nếu vì họ suy vi mà các dân ngoại được ơn phúc dồi dào, thì khi họ trở về đông đủ, tình trạng còn tốt đẹp biết mấy" (Rm 11,12). Cuối cùng toàn thể Israel sẽ được cứu độ: "Theo Tin Mừng, thì họ đã trở nên thù địch, và đó là vì anh em; nhưng theo ơn tuyển chọn, họ là những người được yêu thương, và đó là vì các tổ phụ. Quả thế, khi Thiên Chúa đã ban ơn và kêu gọi, thì Người không hề đổi ý" (Rm 11,28-29).

Vậy công chính hóa là gì?Công chính hóa nhằm vào ơn cứu độ của nhân

loại. Trước tiên có 3 điểm cần phải nắm vững:1. Chính Thiên Chúa khởi đầu ơn cứu độ

của Ngài cho chúng ta, hoàn toàn là hồng ân, chứ không do công đức gì của con người.

2. Thiên Chúa không bị ràng buộc do bất cứ tiền đề nào; ơn cứu độ vô điều kiện và thuần túy là ân sủng.

3. Con người tội lỗi nhận được sự công chính hoàn toàn do đức tin.

Ðó là giáo lý; chúng ta nhìn lại lý luận của

Page 52: Tailieu Hoi Thao Phaolo Uni

52 Lm. Aug. Nguyễn Văn Trinh

Thánh Phaolô về ơn công chính hóa:1. Trước Ðức Kitô, mọi người đều sống

trong tội lỗi, chỉ có thể đón nhận cơn thịnh nộ của Thiên Chúa.

2. Thiên Chúa trút cơn thịnh nộ của Ngài, cơn thịnh nộ đáng lý dành cho con người tội lỗi chúng ta, Ngài lại trút tất cả trên thập giá Ðức Kitô, để cho chúng ta thấy sự công chính của Ngài.

3. Ðức Kitô, Ðấng vô tội, đã lãnh lấy án phạt dành cho chúng ta, trên cây thập giá.

4. Cái chết của Người trở thành nguồn ơn cứu độ cho chúng ta.

5. Nhờ máu Ðức Kitô đền thay cho chúng ta, Thiên Chúa công bố sự công chính của chúng ta. Công chính hóa là một sự kiện mang tính pháp lý: tòa án công bố trắng án cho một bị cáo.

6. Chúng ta được Thiên Chúa công bố trắng án hoàn toàn là do công nghiệp của Ðức Kitô, hoàn toàn do ân sủng của Thiên Chúa, chứ không do bất cứ việc làm nào của chúng ta, hay như nơi người Do Thái, do việc thực hiện những gì Lề Luật dạy.

7. Về phía con người, việc công chính hóa chỉ nhờ vào đức tin, chứ không do chu toàn những điều Lề Luật dạy. Rm 3,28: "Người ta được nên công chính vì tin, chứ không phải vì làm những gì Luật dạy".

Ơn công chính hóa đem lại chúng ta những gì?

Page 53: Tailieu Hoi Thao Phaolo Uni

Công chính hoá theo Thánh Phaolô 53

1. Ơn công chính đem lại cho chúng ta ơn tha tội và cứu chúng ta khỏi cơn thịnh nộ của Thiên Chúa: "Phương chi bây giờ chúng ta đã được nên công chính nhờ máu Ðức Kitô đổ ra, hẳn chúng ta sẽ được Người cứu khỏi cơn thịnh nộ của Thiên Chúa" (Rm 5,9).

2. Ðược bình an với Thiên Chúa: "Vậy, một khi đã được nên công chính nhờ đức tin, chúng ta được bình an với Thiên Chúa, nhờ Ðức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta" (Rm 5,1).

3. Tình trạng công chính cho chúng ta quyền lợi được hưởng tất cả những lời chúc lành của Thiên Chúa dành cho người công chính.

4. Trở nên con thừa tự cùng với Ðức Kitô: "Một khi nên công chính nhờ ân sủng của Ðức Kitô, chúng ta được thừa hưởng sự sống đời đời, như chúng ta vẫn hy vọng" (Tt 3,7).

5. Bảo đảm hy vọng được chia sẻ vinh quang với Thiên Chúa: "Vì chúng ta tin, nên Ðức Giêsu đã mở lối cho chúng ta vào hưởng ân sủng của Thiên Chúa, như chúng ta đang được hiện nay; chúng ta lại còn tự hào về niềm hy vọng được hưởng vinh quang của Thiên Chúa" (Rm 5,2).

Chúng ta nên nhớ đây là ơn công chính hóa tiên khởi, nhờ qua Bí Tích Rửa Tội; đó là khởi điểm và là nguyên tắc cho đời sống của Kitô hữu, một đời sống dưới tác động của Thánh Thần, là con người đã chết cho tội lỗi mà nay chỉ biết sống cho

Page 54: Tailieu Hoi Thao Phaolo Uni

54 Lm. Aug. Nguyễn Văn Trinh

Chúa Kitô mà thôi:"Thật vậy, vì chúng ta đã nên một với Ðức Kitô nhờ được chết như Người đã chết, thì chúng ta cũng sẽ nên một với Người, nhờ được sống lại như Người đã sống lại. Chúng ta biết rằng: con người cũ nơi chúng ta đã bị đóng đinh vào thập giá với Ðức Kitô, như vậy, con người do tội lỗi thống trị đã bị hủy diệt, để chúng ta không còn làm nô lệ cho tội lỗi nữa. Quả thế, ai đã chết, thì thoát khỏi quyền lực của tội lỗi.Nếu chúng ta đã cùng chết với Ðức Kitô, chúng ta cũng sẽ cùng sống với Người: đó là niềm tin của chúng ta. Thật vậy, chúng ta biết rằng: một khi Ðức Kitô đã sống lại từ cõi chết, thì không bao giờ Người chết nữa, cái chết chẳng còn quyền chi đối với Người. Người đã chết, là chết đối với tội lỗi, và một lần là đủ. Nay Người sống, là sống cho Thiên Chúa. Anh em cũng vậy, hãy coi mình như đã chết đối với tội lỗi, nhưng nay lại sống cho Thiên Chúa, trong Ðức Kitô Giêsu" (Rm 6, 5-11). Vì ơn công chính hóa là khởi điểm cho cuộc

đời Kitô hữu: sau khi lãnh nhận Bí Tích Rửa Tội, Kitô hữu phải minh chứng mình là tạo vật mới của Ðức Kitô, con người của Thánh Thần. Chúng ta được công chính hóa nhờ đức tin, nhưng từ đó phải sống ơn công chính hóa này sao cho xứng với con người đã phục sinh như Ðức Kitô. Từ đó mới có thể hiểu được câu nói của Thánh Giacôbê: "Ðức tin không có hành động thì quả là đức tin chết". Thánh Phaolô nói về khởi đầu của ơn công chính hóa và Thánh Giacôbê nói về đời sống của đức tin, cho đến khi chúng ta lãnh nhận ơn công chính hóa

Page 55: Tailieu Hoi Thao Phaolo Uni

Công chính hoá theo Thánh Phaolô 55

cuối cùng trong ngày quang lâm của Ðức Kitô."Thưa anh em, ai bảo rằng mình có đức tin mà không hành động theo đức tin, thì nào có ích lợi gì? Ðức tin có thể cứu người ấy được chăng? Giả như có người anh em hay chị em không có áo che thân và không đủ của ăn hằng gnày, mà có ai trong anh em lại nói với họ: "Hãy đi bình an, mặc cho ấm và ăn cho no", nhưng lại không cho họ những thứ thân xác họ đang cần, thì nào có ích lợi gì?Cũng vậy, đức tin không có hành động thì quả là đức tin chết. Ðàng khác, có người sẽ bảo: "Bạn, bạn có đức tin; còn tôi, tôi có hành động. Bạn thử cho tôi thấy thế nào là tin mà không hành động, còn tôi, tôi sẽ hành động để cho bạn thấy thế nào là tin. Bạn tin rằng chỉ có một Thiên Chúa duy nhất. Bạn làm phải. Cả ma quỷ cũng tin như thế và chúng run sợ." Hỡi người đầu óc rỗng tuếch, bạn có muốn biết rằng đức tin không có hành động là vô dụng không? Ông Ápraham tổ phụ chúng ta, đã chẳng được nên công chính nhờ hành động, khi ông hiến dâng con mình là Ixaác trên bàn thờ đó sao? Bạn thấy đó: đức tin hợp tác với hành động của ông, và nhờ hành động mà đức tin nên hoàn hảo. Như thế ứng nghiệm lời Kinh Thánh đã chép: Ông Ápraham tin Thiên Chúa, và vì thế Thiên Chúa kể ông là người công chính và ông được gọi là bạn của Thiên Chúa.Anh em thấy đó, nhờ hành động mà con người được nên công chính, chứ không phải chỉ nhờ đức tin mà thôi. Rakháp, cô gái điếm cũng vậy: há chẳng phải nhờ hành động mà đã

Page 56: Tailieu Hoi Thao Phaolo Uni

56 Lm. Aug. Nguyễn Văn Trinh

được nên công chính, vì đã đón tiếp các sứ giả và đưa họ đi lối khác sao? Thật thế, một thân xác không hơi thở là một xác chết, cũng vậy, đức tin không có hành động là đức tin chết" (Gc 2,14-26).

Chúng ta nghe Ludwig OTT giải thích:Thánh Phaolô và Thánh Giacôbê. Khi Thánh Phaolô dạy rằng chúng ta được công chính hóa nhờ đức tin không cần đến các công việc của Lề Luật (Rm 3,28: "Chúng tôi nghĩ rằng: người ta được nên công chính vì tin, chứ không phải vì làm những gì Luật dạy" (so Gl 2,16), ngài hiểu nhờ đức tin, tức là nhờ đức tin sống động tỏ hiện qua việc thực thi bác ái (Gl 5,6); còn các việc do Lề Luật là những công việc dựa theo Lề Luật Cựu Ước tỉ như việc cắt bì; thế nên việc công chính hóa là việc tẩy sạch nội tâm và thánh hóa kẻ tội nhân chưa thuộc về Kitô Giáo nhờ việc họ nhận đức tin Kitô Giáo. - Còn về thánh Giacôbê hình như có một giáo lý ngược lại, ngài dạy rằng chúng ta được công chính hóa nhờ các công việc chứ không phải duy chỉ đức tin (Gc 2,24: "Anh em thấy đó, nhờ hành động mà con người được nên công chính, chứ không phải chỉ nhờ đức tin mà thôi"), ngài hiểu đức tin là đức tin chết (Gc 2,17; so Mt 7,21), các công việc là những công việc xuất phát từ đức tin Kitô Giáo; còn sự công chính là sự công chính Kitô Giáo trước tòa phán xét của Thiên Chúa. Thánh Phaolô chống lại những người Do Thái, tự khoe khoang về công việc Lề Luật của mình; vì thế ngài nhấn mạnh đến đức tin. Thánh Giacôbê

Page 57: Tailieu Hoi Thao Phaolo Uni

Công chính hoá theo Thánh Phaolô 57

nói chuyện với các Kitô hữu nguội lạnh; vì thế ngài nhấn mạnh đến các công việc bác ái. Nhưng cả hai vị Tông Ðồ đều nhất trí nói đến một đức tin sống động và tích cực.Các giáo phụ nhất trí với thực hành chuẩn bị cho các lớp dự tòng trong Giáo Hội cổ, dạy rằng, đức tin không đủ để đạt được ơn công chính. Thánh Augustinô xác quyết: "Nếu không có bác ái, đức tin không thể tồn tại, cũng không lợi ích gì cả" (De Trin. XV 18,32). So Sth 1 II 113,5" (OTT, tín lý II, trang71-72).

Vậy đức tin là gì? Trước khi chúng ta đi vào đề tài đức tin, cũng

nên nhìn lại:1. Mầu nhiệm Phục sinh của Ðức Kitô là

nền tảng của Kitô Giáo (1Cr 15,17).2. Phục sinh là câu trả lời cho vấn nạn

SCANDALUM CRUCIS cớ vấp phạm của cây thập tự:

a.Ðức Giêsu là Thiên Chúa, đã tự hạ và "vâng phục cho đến chết và chết trên cây thập tự" (Pl 2,8): Thiên Chúa minh chứng sự công chính của Ngài bằng cách trúc cơn thịnh nộ lên Con Yêu Quí nhất của Ngài.

b. Cái chết của Ðức Giêsu, Ðấng vô tội, trở thành nguồn ơn cứu độ cho nhân loại. Nhờ máu Người đổ ra trên thập giá, Thiên Chúa đã cho chúng ta được ơn công chính, tức là tuyên bố chúng ta được trắng án, sạch cả tội lỗi và được kết hiệp với Ngài nhờ Ðức Giêsu Kitô. 3. "Chính vì thế, Thiên Chúa đã siêu tôn

Page 58: Tailieu Hoi Thao Phaolo Uni

58 Lm. Aug. Nguyễn Văn Trinh

Người" (Pl 2,9). Ðức Kitô vẫn đang hiện diện giữa chúng ta.

a. Nhờ đức tin, chúng ta được công chính hóa, được kết hợp với Ðức Kitô;

b. Qua Bí Tích Rửa Tội, chúng ta lãnh nhận ơn tha thứ tội lỗi, trở thành một tạo vật mới trong Thánh Thần: chúng ta đã chết cho con người cũ và bây giờ chúng ta sống là sống cho Chúa: "Ðức Kitô đã chết thay cho mọi người, để những ai đang sống không còn sống cho chính mình nữa, mà sống cho Ðấng đã chết và sống lại vì mình" (2Cr 5,15).

Thiên Chúa muốn công chính hóa con người; nhưng Ngài không thể thực hiện nếu con người không hướng về Ngài bằng một hành động tinh thần và ý chí. Hành động dứt khoát này có được là nhờ đức tin.

Thánh Phaolô sử dụng thuật ngữ "đức tin - PISTIS" tất cả là 137 lần, nhưng không lần nào ngài định nghĩa cả! Thánh Nhân thường gọi đức tin của chúng ta là "lòng tin vào Ðức Giêsu" (Gl 2,16-20) hay "lòng tin vào Ðức Giêsu Kitô" (Rm 3,22-26), những cách nói này Thánh Nhân muốn nhấn mạnh niềm tin vào Thiên Chúa, Ðấng đã làm cho Ðức Giêsu trỗi dậy".

1. Ðức tin là một sự xác tín trong tinh thần: "Vì nếu chúng ta tin rằng Ðức Giêsu đã chết và đã sống lại, thì chúng ta cũng tin rằng những người an giấc trong Ðức Giêsu, sẽ được Thiên Chúa đưa về cùng Ðức Giêsu" (1 Tx 4,14). Người Do Thái và cả Thánh Phaolô đều gọi ông Abraham là tổ

Page 59: Tailieu Hoi Thao Phaolo Uni

Công chính hoá theo Thánh Phaolô 59

phụ của những người tin. Người Do Thái còn xác tín, Abraham đã lãnh lệnh Chúa phải cắt bì, ông đã thi hành và được gọi là công chính, nhưng Thánh Phaolô nhấn mạnh rằng, ông Abraham tin vào lời Chúa, nên mới được Thiên Chúa công nhận là người công chính: "Cũng như ông Abraham đã tin vào Thiên Chúa, và vì thế Thiên Chúa kể ông là người công chính" (Gl 3,16); "đức tin ông đã có trước khi được cắt bì" (Rm 4,12).

2. Ðức tin theo Thánh Phaolô đặt trọng tâm vào Ðức Giêsu Kitô, Ðấng đã được Thiên Chúa tôn vinh làm "Chúa và là Ðấng Cứu độ " (Cv 2,36). Truyền thống Tông Ðồ được ghi lại trong Kerygma đầu tiên bao gồm tất cả nội dung của Kitô Giáo: "Nếu miệng bạn tuyên xưng Ðức Giêsu là Chúa, và lòng bạn tin rằng Thiên Chúa đã làm cho Người sống lại từ cõi chết, thì bạn sẽ được cứu độ. Quả thế, có tin thật trong lòng, mới được nên công chính; có xưng ra ngoài miệng, mới được ơn cứu độ" (Rm 10,9-10). Như thế, đức tin của chúng ta hướng về công trình cứu độ của Thiên Chúa trong Ðức Kitô mà đỉnh cao là cuộc phục sinh đem lại ơn cứu độ cho nhân loại.

3. Ðức tin còn là một sự hiệp thông trọn vẹn vào mầu nhiệm Vượt Qua của Ðức Kitô nhờ qua Bí Tích Rửa Tội. Người lãnh nhận Bí Tích Rửa Tội được dìm vào cái chết của Ðức Giêsu Kitô, tham dự vào hành động cứu độ của Người; đồng thời bước ra khỏi nước để trở thành tạo vật mới của Thiên

Page 60: Tailieu Hoi Thao Phaolo Uni

60 Lm. Aug. Nguyễn Văn Trinh

Chúa, tham dự vào cuộc sống phục sinh của Ðức Kitô: "Vậy phải nói sao? Chúng ta cứ ở mãi trong tội lỗi để ân sủng càng lan tràn ư? Không phải thế! Chúng ta là những kẻ đã chết đối với tội lỗi, thì làm sao còn sống mãi trong tội được. Anh em không biết rằng: khi chúng ta được dìm vào nước thanh tẩy, để thuộc về Ðức Kitô Giêsu, là chúng ta được dìm vào trong cái chết của Người sao? Vì được dìm vào trong cái chết của Người, chúng ta đã được sống lại từ cõi chết nhờ quyền năng vinh hiển của Chúa Cha, thì chúng ta cũng được sống một đời sống mới" (Rm 6,1-4). Cuộc sống của Kitô hữu là một "sự vâng phục của đức tin", "sống đức mến như Chúa Kitô", "sống trong Thánh Thần của Người" và "sống trong mong đợi ngày quang lâm vinh hiển của Ðức Kitô": "Quả vậy, phàm ai được Thần Khí Thiên Chúa hướng dẫn, đều là con cái Thiên Chúa. Vì Thần Khí mà anh em đã lãnh nhận được, đâu phải là tinh thần nô lệ, khiến anh em phải sợ sệt như xưa; nhưng là Thần Khí làm cho anh em nên nghĩa tử, khiến chúng ta được kêu lên: Abba! Cha ơi! Chính Thần Khí chứng thực cho thần trí chúng ta rằng, chúng ta là con cái Thiên Chúa. Vậy đã là con, thì cũng là thừa kế, mà được Thiên Chúa cho thừa kế, thì tức là đồng thừa kế với Ðức Kitô; vì một khi cùng chịu đau khổ với Người, chúng ta sẽ cùng được hưởng vinh quang với Người" (Rm 8, 14-17).

Sau hai nghìn năm Kitô Giáo, sách GLHTCG

Page 61: Tailieu Hoi Thao Phaolo Uni

Công chính hoá theo Thánh Phaolô 61

định nghĩa cho chúng ta đức tin là gì!

1) GLHTCG số 153: Ðức tin là một ân sủngKhi Thánh Phêrô tuyên xưng Ðức Giêsu là

Ðấng Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống, Ðức Giêsu tuyên bố với Thánh Nhân rằng: "Phàm nhân không tài nào mạc khải cho anh điều ấy được, nhưng chính là Cha của Thầy, Ðấng ngự trên trời đã mạc khải" (Mt 16,17) (x.Gl 1,15; Mt 11,25). Ðức tin là hồng ân của Thiên Chúa, là nhân đức siêu nhiên do Người phú bẩm. Ðể có được đức tin này, cần có ân sủng Thiên Chúa đi trước giúp đỡ và có sự trợ giúp bên trong của Chúa Thánh Thần, Ðấng thúc đẩy và qui hướng con tim về cùng Thiên Chúa, mở mắt tinh thần và ban cho "mọi người cảm thấy dịu ngọt khi đón nhận và tin theo chân lý" (DV 5).2) GLHTCG số 154: Ðức tin là một hành vi nhân linh

Chỉ có thể tin nhờ ân sủng và những trợ lực bên trong của Thánh Thần. Tuy vậy, tin vẫn là một hành vi đích thực của con người. Tin tưởng Thiên Chúa và gắn bó với những chân lý mạc khải không đi ngược với tự do và trí khôn con người. Ngay trong những giao tiếp giữa người với người, chúng ta không đi ngược với phẩm giá của mình khi tin những gì người khác nói về chính họ hoặc về ý hướng của họ, và khi tin tưởng vào những lời hứa của họ (chẳng hạn lời hứa hôn nhân) để hiệp thông với họ. Vậy càng không ngược lại với phẩm giá con người, nếu "với đức tin, chúng ta hoàn toàn sáng suốt và tự do qui phục Thiên Chúa, Ðấng mạc khải" (x. Cđ Vatican I; DS 3008), hiệp thông mật thiết với Người.

Page 62: Tailieu Hoi Thao Phaolo Uni

62 Lm. Aug. Nguyễn Văn Trinh

GLHTCG số 155Trong đức tin, trí khôn và ý chí con người hợp

tác với ân sủng Thiên Chúa: "Tin là một hành vi của trí khôn chấp nhận chân lý mạc khải theo lệnh của ý chí được ân sủng Thiên Chúa tác động" (Th. Tôma Aq. toàn thư 2-2,2,9; x.Cđ Vatican I:DS 3010).GLHTCG số 156: Ðức tin và trí khônGLHTCG số 160: Ðức tin là hành vi tự do

Ðể là một hành vi của con người, "đức tin mà con người đáp lại Thiên Chúa phải là tự nguyện. Do đó, không ai bị cưỡng bức phải chấp nhận đức tin trái với ý muốn. Thật vậy, tự bản chất đức tin là một hành vi tự ý". Hẳn nhiên, Thiên Chúa mời gọi con người phục vụ Người trong tinh thần và trong chân lý; con người có bổn phận theo lương tâm đáp lại lời mời gọi ấy, nhưng không bị cưỡng ép... Ðức Kitô đã thể hiện điều này cách tuyệt hảo" (DH 11). Thật vậy, Ðức Kitô đã mời gọi người ta tin và hoán cải, Người hoàn toàn không cưỡng ép ai. "Người đã làm chứng cho chân lý, nhưng không muốn dùng sức mạnh để bắt buộc những kẻ đối lập phải tin theo. Nước Người phát triển nhờ tình yêu, tình yêu mà chính Người tỏ lộ trên thập giá, để lôi kéo mọi người đến với mình" (DH 11). 3) GLHTCG số 161: Ðức tin cần thiết để được cứu độTin vào Ðức Giêsu Kitô và Ðấng đã cử Người đến để cứu độ chúng ta là điều cần thiết để đạt được ơn cứu độ ấy (x. Mc 16,16; Ga 3,36; 6,40 e.a). Vì "không có đức tin thì không thể đẹp lòng Thiên Chúa" (Dt 11,6) và cũng không thể chia sẻ chức vị làm con Thiên Chúa, nên không ai được công chính hóa mà không cần Ðức Tin, và "nếu không

Page 63: Tailieu Hoi Thao Phaolo Uni

Công chính hoá theo Thánh Phaolô 63

bền chí trong đức tin cho đến cùng" (Mt 10,22; 24,13), không ai đạt tới cuộc sống muôn đời" (Cđ Vatican I: DS 3012; x. Cđ Trentô:DS 1532).4) Ðức tin của Hội Thánh GLHTCG số 166: Chúng tôi tin

Ðức tin là một hành vi cá nhân: Con người tự nguyện đáp lại lời mời gọi của Thiên Chúa, Ðấng tự mạc khải. Nhưng đức tin không phải là một hành vi riêng rẽ. Không ai có thể tin một mình, cũng như không ai có thể sống một mình. Không ai tự ban cho mình đức tin, cũng như không ai tự ban cho mình sự sống. Người tin nhận được đức tin từ kẻ khác, phải truyền đức tin lại cho kẻ khác. Tình yêu của chúng ta đối với Ðức Giêsu và tha nhân, thúc giục chúng ta nói với người khác về đức tin của chúng ta. Như thế, mỗi tín hữu là một mắt xích trong dây chuyền rộng lớn các tín hữu. Tôi không thể tin mà không có đức tin của người khác đỡ nâng, và với đức tin của tôi, tôi góp phần vào việc nâng đỡ đức tin của kẻ khác.GLHTCG số 167: "Tôi tin" (Kinh Tin Kính Các Tông Ðồ)

Ðây là đức tin của Hội Thánh, được mỗi tín hữu tuyên xưng, đặc biệt lúc chịu phép Thánh Tẩy. "Chúng tôi tin" (Kinh Tin Kính Nicéa): Ðây là đức tin của Hội Thánh, được các giám mục họp thành Công Ðồng hoặc, thông thường hơn, được cộng đoàn tín hữu cử hành phụng vụ cùng tuyên xưng. "Tôi tin": đây cũng là Hội Thánh, Mẹ chúng ta, đang lấy đức tin mà đáp lời Thiên Chúa, và dạy chúng ta nói: "tôi tin", "chúng tôi tin".

D. CUỘC TRANH LUẬN VỀ CÔNG CHÍNH HÓANgày 31.10.1517, theo truyền thuyết, Martin

Page 64: Tailieu Hoi Thao Phaolo Uni

64 Lm. Aug. Nguyễn Văn Trinh

Luther, một tu sĩ dòng thánh Augustinô, đang là giáo sư Thánh Kinh của đại học Wittenberg, đã dán 95 luận đề của ông trước đại thánh đường, nơi ông dạy học. Thực ra trước đó, Luther đã trao tay cho nhiều giáo sư 92 luận đề về Bí Tích Xóa giải và giấy Ân Xá để tranh luận. Ðây cũng việc thường xuyên của các đại học để tranh luận. Vấn đề của Luther gay cấn vì đụng tới tài chánh của Ðức Giáo Hoàng. Vào thời gian đó, Ðức Giáo Hoàng đang xây cất đại thánh đường Phêrô tại Rôma, nên cần một số tiền rất lớn; Ðức Giáo Hoàng nghĩ ra tờ Ân Xá được trả bằng tiền để xóa bớt việc đền tội, thường là rất nặng vào thời gian đó. Ðức Giáo Hoàng ra lệnh Luther phải rút các luận đề này; Luther từ chối, thế là ông đã đưa một phần Giáo Hội nước Ðức đến ly khai. Vết thương nặng nề của Giáo Hội kéo dài đến ngày hôm nay.

Giáo lý của giáo phái Tin Lành tập trung vào việc CÔNG CHÍNH HÓA NHỜ ÐỨC TIN. Từ đó đến nay, chủ đề này trở thành trung tâm tranh luận giữa Công Giáo và Tin Lành. Ngày 31.10.1999 đại diện hai Giáo Hội đã ngồi lại và ra một tuyên bố chung về Công Chính Hóa tại Ausburg, nước Ðức. Cả hai bên xác định lập trường của mình về giáo lý công chính hóa.

Trước khi đi vào cuộc trao đổi, cả hai Giáo Hội nhìn lại nền tảng Thánh Kinh về giáo lý công chính hóa. Nền tảng này gồm 5 số như sau:

Số 8: Ðể có thể đi vào những quan điểm mới, cách thức hướng chúng ta đến việc lắng nghe Lời Chúa trong Sách Thánh. Chúng ta cùng lắng nghe Tin Mừng, "Thiên Chúa yêu thế gian đến nỗi đã ban Con Một, để ai tin vào Con của Người thì khỏi phải chết,

Page 65: Tailieu Hoi Thao Phaolo Uni

Công chính hoá theo Thánh Phaolô 65

nhưng được sống muôn đời" (Ga 3,16). Tin Mừng này được trình bày nhiều cách trong Sách Thánh. Trong Cựu Ước, chúng ta nghe Lời Chúa nói về tình trạng tội lỗi của con người (Tv 51,1-5; Ðn 9,5-6; Koh 8,9-10: Esra 9,6-7) và sự không vâng phục của con người (St 3,1-19; Neh 9,16-17.26) cũng như về sự công chính (Is 46,13; 51,5-8; 56,1 [so 53,11]; Gr 9,24) và về án phạt của Thiên Chúa (Koh 12,14; Tv 9,5-6; 76,7-9).Số 9: Trong Tân Ước, các đề tài "công chính" và "công chính hóa" được trình bày nhiều cách trong các Phúc Âm Matthêu (5,10; 6,33; 21,32) Thánh Gioan (16,8-11), trong thư Do Thái (5,13; 10,37-38) và trong thư Giacôbê (2,14-26). Hồng ân cứu độ cũng được trình bày nhiều cách trong các thư của Thánh Phaolô, dưới các đề tài: "giải thoát để hưởng tự do" (Gl 5,1-13; so Rm 6,7) như "hòa giải với Thiên Chúa" (2Cr 5,18-21) như "sống cho Thiên Chúa trong Ðức Kitô Giêsu" (Rm 6,11.23) hay là "thánh hóa trong Ðức Kitô Giêsu" (so 1Cr 1,2; 1,30; 2Cr 1,1). Nhưng nổi bật nhất vẫn là cách diễn tả "hồng ân Thiên Chúa công chính hóa tội nhân trong đức tin" (Rm 3,23-25), tư tưởng này nổi bật trong thời Cải Cách.Số 10: Thánh Phaolô diễn tả Tin Mừng là sức mạnh của Thiên Chúa để cứu những người bị quyền lực tội lỗi thống trị: như là Tin Mừng "nhờ đức tin để đưa đến đức tin" (Rm 1,16-17) và ban ơn công chính (Rm 3,21-31). Thánh Phaolô rao giảng Ðức Kitô là "sự công chính của chúng ta" (1Cr 1,30), khi ngài áp dụng

Page 66: Tailieu Hoi Thao Phaolo Uni

66 Lm. Aug. Nguyễn Văn Trinh

vào Ðấng Phục Sinh những gì ngôn sứ Giêrêmia công bố về Thiên Chúa (Gr 23,6). Mọi chiều kích công trình cứu độ của Người bắt nguồn từ cái chết và sự phục sinh của Ðức Kitô, chỉ vì Người là "Chúa của chúng ta, Ðấng đã bị trao nộp vì tội lỗi chúng ta và đã được Thiên Chúa làm cho sống lại để chúng ta được nên công chính" (Rm 4,25). Mọi người đều cần đến sự công chính của Thiên Chúa, chỉ vì "mọi người đã phạm tội và bị tước mất vinh quang Thiên Chúa" (Rm 3,23; so Rm 1,18-3,20; 11,32; Gl 3,22). Trong thư Galát (3,6) và thư Rôma (4,3-9), Thánh Phaolô hiểu niềm tin của ông Abraham (St 15,6) là niềm tin vào Thiên Chúa, Ðấng công chính hóa tội nhân (Rm 4,5) và nại đến Cựu Ước để nhấn mạnh Tin Mừng rằng mọi người có thể nhận lãnh sự công chính, nếu họ, như ông Abraham, tin tưởng vào lời hứa của Thiên Chúa. "Người công chính nhờ đức tin sẽ sống" (Kb 2,4; so Gl 3,11; Rm 1,17). Trong thư của Thánh Phaolô, sự công chính của Thiên Chúa cũng đồng thời là sức mạnh của Ngài cho mọi người tin (Rm 1,16-17). Trong Ðức Kitô, Ngài đã để cho sự công chính của Ngài thành sự công chính của chúng ta (2Cr 5,21). Sự công chính hóa được trao ban cho chúng ta nhờ Ðức Kitô Giêsu, "Ðấng Thiên Chúa đã đặt làm nơi xá tội nhờ máu của Người cho những ai có lòng tin" (Rm 3,25; so 3,21-28). "Quả vậy, chính do ân sủng và nhờ lòng tin mà anh em được cứu độ "đây không phải bởi sức anh em, mà là một ân huệ của Thiên Chúa" (Ep 2,8).Số 11: Công chính hóa là sự tha thứ tội lỗi (Rm

Page 67: Tailieu Hoi Thao Phaolo Uni

Công chính hoá theo Thánh Phaolô 67

3,23-25; Cv 13,39; Lc 18,14), sự giải thoát khỏi quyền lực thống trị của tội lỗi và cái chết (Rm 5,12-21) và khỏi lời nguyền rủa của Lề Luật (Gl 3,10-14). Công chính hóa là sự đón nhận vào hiệp thông với Thiên Chúa ngay từ bây giờ, nhưng chỉ thực viên mãn trong vương quốc tương lai của Thiên Chúa (Rm 5,1-2). Công chính hóa được thực hiện trong việc lãnh nhận Chúa Thánh Thần trong Bí Tích Rửa Tội như là việc tháp nhập vào trong một Thân Thể (Rm 8t.9t; 1Cr 12,12-13). Tất cả hoàn toàn đến từ Thiên Chúa nhờ Chúa Kitô, qua việc nhờ ân sủng tin vào "Tin Mừng về Con Thiên Chúa" (Rm 1,1-3).Số 12: Người được công chính sống từ niềm tin; niềm tin đến từ Lời Chúa (Rm 10,17) và hoạt động trong tình yêu (Gl 5,6), đó là hoa trái của Chúa Thánh Thần (Gl 5,22-23). Thế nhưng các quyền lực và tham vọng vẫn còn tấn công người tin từ bên ngoài lẫn bên trong (Rm 8,35-39; Gl 5,16-21) và kéo họ vào tội lỗi (1Ga 1,8.10), nên họ phải luôn lắng nghe các lời hứa của Thiên Chúa để xưng thú tội lỗi của mình (1Ga 1,9) hầu được khuyến cáo và chia sẻ vào Mình Máu Ðức Kitô để cố gắng sống theo ý muốn của Thiên Chúa. Vì thế Thánh Tông Ðồ nói với những người tin: "Anh em hãy biết run sợ mà gắng sức lo sao cho mình được cứu độ! Vì chính Thiên Chúa tác động đến ý chí cũng như hành động của anh em do lòng yêu thương của Người" (Pl 2,12-13). Tin Mừng vẫn luôn tồn tại: "Những ai ở trong Ðức Kitô Giêsu, thì không bị lên án nữa" (Rm 8,1) và Ðức Kitô sống trong họ (Gl 2,20). Nhờ vào

Page 68: Tailieu Hoi Thao Phaolo Uni

68 Lm. Aug. Nguyễn Văn Trinh

hành động công chính của Ðức Kitô mà "mọi người cũng được Thiên Chúa làm cho nên công chính, nghĩa là được sống" (Rm 5,18).Dù cùng đặt nền tảng trên Thánh Kinh với

những đoạn như trên, hai Giáo Hội trình bày các diễn giải của mình để không còn kết án nhau nữa, nhưng cố gắng để hiểu nhau hơn. Nói như thế, không có nghĩa là cả hai Giáo Hội đều đồng ý về cách giải thích chung, nhưng từ nay dựa vào cách diễn giải để đi đến đại kết.

Chúng ta đã biết Giáo Hội Tin Lành dựa vào 5 điểm cơ bản của họ để triển khai giáo phái của mình. Chúng ta có thể kể như sau:

Sola gratia (Duy Ân điển) có nghĩa là: ơn cứu độ chỉ do ân sủng của Thiên Chúa nhờ vào cái chết thập giá của Ðức Kitô Giêsu mà thôi, chứ không do bất cứ công đức hay nỗ lực nào của con người.

Sola fide (Duy Ðức tin): đây là giáo lý "Công Chính Hóa" dựa theo Thánh Phaolô: con người được Thiên Chúa tuyên bố là công chính chỉ bởi đức tin mà thôi. Tin Lành muốn loại bỏ tất cả những truyền thống đạo đức của Kitô Giáo từ xưa đến giờ, cũng như các Bí Tích trong Hội Thánh; họ chỉ nhận Bí Tích Rửa Tội và một hai giáo phái nhận Bí Tích Tiệc Thánh.

Sola scriptura (Duy Thánh Kinh): Theo Tin Lành, chỉ có Thánh Kinh là nền tảng của đức tin; trong khi Công Giáo nhấn mạnh đức tin dựa trên Thánh Kinh, Thánh Truyền và Huấn Quyền. Với điểm này Tin Lành muốn loại bỏ hàng giáo phẩm, loại bỏ mọi thứ trung gian giữa Thiên Chúa và con người.

Page 69: Tailieu Hoi Thao Phaolo Uni

Công chính hoá theo Thánh Phaolô 69

Solus Christus hoặc Solo Christus: Ðức Giêsu là trung tâm của Kitô Giáo. Tin Lành loại bỏ tất cả các thánh, nhất là Ðức Maria ra khỏi sự thờ phượng. Chỉ Ðức Giêsu là trung gian duy nhất giữa Thiên Chúa và loài người. Khi không tin các Thánh, anh em Tin Lành cũng không tin vấn đề nguyện giúp cầu thay của các thánh.

Soli Deo gloria (Duy Thiên Chúa được tôn vinh): Mọi vinh quang đều qui về Thiên Chúa, vì duy chỉ mình Ngài đem lại ơn cứu độ cho chúng ta. Ngay cả đức tin Ngài cũng ban cho chúng ta do lòng thương xót của Ngài. Hàng giáo phẩm giữ vị trí trung gian đều bị loại, vì Tin lành cho rằng hàng giáo phẩm giành lấy vinh quang của Thiên Chúa.

Ngoài 5 điểm niềm tin này, còn một câu rất quan trọng đối với anh em Tin Lành là SIMUL IUSTUS, SIMUL PECCATOR - VỪA LÀ NGƯỜI CÔNG CHÍNH VỪA LÀ TỘI NHÂN.

Chúng ta nghe Ludwig OTT giải thích:"Ý niệm công chính hóa của anh em Cải CáchKhởi điểm giáo lý về công chính hóa của Luther là sự xác tín rằng bản tính con người đã hoàn toàn hư hoại do tội của Ađam và nguyên tội nằm cách mô thức trong các vật dục xấu (concupiscence). Luther nhìn công chính hóa là một hành động có tính thẩm phán (actus forensis), qua đó Thiên Chúa tuyên bố một tội nhân là kẻ công chính, dù nội tại người ấy vẫn chưa công chính và vẫn là tội nhân. Về mặt tiêu cực, sự công chính hóa không phải là việc tẩy xóa tội lỗi thật sự,

Page 70: Tailieu Hoi Thao Phaolo Uni

70 Lm. Aug. Nguyễn Văn Trinh

nhưng chỉ là không tính sổ nữa hay là bao trùm lấy các tội. Về mặt tích cực, ơn này không phải là một sự canh tân hay thánh hóa bề trong, nhưng chỉ là xác nhận bên ngoài sự công chính của Chúa Kitô. Ðiều kiện chủ quan của sự công chính hóa là đức tin phó thác (la foi fiduciale), có nghĩa là sự xác tín của con người, kết hợp với sự chắc chắn của ơn Cứu Ðộ, xác tín rằng Thiên Chúa nhân từ, vì Ðức Kitô, tha thứ tội lỗi cho họ. So Conf. Aug. và Apol. Conf. Art. 4; Art Smalc. P. III, art. 13; Formula Concordiae P. II c.3.. Quan niệm Công Giáo về sự công chínhDựa vào câu Cl 1,13, Công Ðồng Triđentinô định nghĩa sự công chính hóa là "chuyển đạt từ tình trạng con người được sinh ra như con cháu Ađam thứ nhất, sang tình trạng ân sủng và được Thiên Chúa nhận làm con nhờ vị Ađam thứ hai là Ðức Giêsu Kitô, Ðấng Cứu Ðộ chúng ta - translatio ab eo statu, in quo homo nascitur filius primi Adae, in statum gratiae et adoptionis filiorum Dei per secundum Adam Jesum Christum Salvatorem nostrum" D 796. Về mặt tiêu cực, ơn công chính là một sự tẩy xoá thật sự tội lỗi; về mặt tích cực, là một sự thánh hóa và canh tân siêu nhiên con người nội tâm: non est sola peccatorum remissio, sed et sanctificatio et renovatio interioris hominis (D 799). Công Ðồng Triđentinô kết án lý thuyết về ơn công chính của anh em Cải Cách là lạc đạo, khi cho công chính hóa chỉ là che đậy hay là không tính đến tội lỗi và chỉ là công nhận bên ngoài sự công chính của Ðức Kitô" (OTT, tín lý II, trang 64-65).

Page 71: Tailieu Hoi Thao Phaolo Uni

Công chính hoá theo Thánh Phaolô 71

Giáo lý "Công chính hóa", về phía Công Giáo, được trình bày trong phần DE GRATIA - ÂN SỦNG HỌC. Chúng ta chỉ cần nhìn lại trong sách GLHTCG:

GLHTCG số 1996 định nghĩa Ân Sủng như sau:Chúng ta được công chính hóa nhờ ân sủng của Thiên Chúa. Ân sủng là một ân huệ, một trợ giúp nhưng không mà Thiên Chúa ban để chúng ta đáp lại tiếng gọi của Người: trở thành con cái Thiên Chúa (x. Ga 1,12-18), làm nghĩa tử (x. Rm 8,14-17), tham dự vào bản tính Thiên Chúa (x. 2Pr 1, 3-4) và vào sự sống đời đời (x. Ga 17,3).GLHTCG số 2003:Ân sủng trước tiên và chính yếu là hồng ân Thánh Thần để công chính hóa và thánh hóa chúng ta. Nhưng ân sủng cũng gồm các hồng ân Chúa Thánh Thần ban để liên kết chúng ta vào công trình của Người, ban cho chúng ta khả năng cộng tác vào công trình cứu độ tha nhân và làm phát triển Thân Thể Chúa Kitô là Hội Thánh. Ðó là các ân sủng Bí Tích, mỗi Bí Tích ban ơn riêng. Ngoài ra, còn có các ân sủng đặc biệt gọi là đặc sủng theo từ Hy Lạp Thánh Phaolô sử dụng có nghĩa là đặc ân, quà tặng nhưng không, ân huệ (x. LG 12). Dù có đặc tính nào đi nữa, đôi khi là ngoại thường, như ơn làm phép lạ hay nói tiếng lạ, các đặc sủng cũng đều qui hướng về ơn thánh hóa và có mục đích phục vụ lợi ích chung của Hội Thánh. Các đặc sủng đều phục vụ cho đức mến để xây dựng Hội Thánh (x. 1Cr 12).Về giáo lý công chính hóa, GLHTCG dạy: GLHTCG số 1987: Ân sủng của Chúa Thánh

Page 72: Tailieu Hoi Thao Phaolo Uni

72 Lm. Aug. Nguyễn Văn Trinh

Thần có quyền năng công chính hóa chúng ta, nghĩa là thanh tẩy chúng ta sạch tội lỗi, và được "Thiên Chúa làm cho nên công chính nhờ tin vào Ðức Giêsu Kitô" (Rm 3,22) và nhờ Bí Tích Thánh Tẩy: (T. Tôma Aquinô 1-2; 90,4). "Nếu chúng ta đã cùng chết với Ðức Kitô, chúng ta cũng sẽ cùng sống với Người, đó là niềm tin của chúng ta. Vì biết rằng: một khi Ðức Kitô đã sống lại từ cõi chết, thì không bao giờ Người chết nữa, cái chết chẳng còn quyền chi đối với Người. Người đã chết là chết đối với tội lỗi, và một lần là đủ. nay Người sống là sống cho Thiên Chúa. Anh em cũng vậy, hãy coi mình như đã chết đối với tội lỗi, nhưng nay lại sống cho Thiên Chúa, vì được kết hợp với Ðức Giêsu Kitô" (Rm 6,8-11).GLHTCG số 1988: Nhờ quyền năng Thánh Thần, chúng ta dự phần vào cuộc khổ nạn của Ðức Kitô bằng cách chết cho tội lỗi, và dự phần vào sự phục sinh của Người bằng việc tái sinh vào đời sống mới; chúng ta là những chi thể của Thân Thể Người là Hội Thánh (x. 1Cr 12), là những ngành nho được ghép vào Thân nho là chính Ðức Kitô (x. Ga 15,1-4):

"Nhờ Thánh Thần chúng ta được tham dự vào đời sống Thiên Chúa. Nhờ lãnh nhận Thánh Thần, chúng ta được thông phần bản tính Thiên Chúa....Vì thế, những kẻ nào được Chúa Thánh Thần ở cùng, đều được thần hóa (T. Atanasiô 1, 24).

GLHTCG số 1989: Công trình đầu tiên Chúa Thánh Thần thực hiện nơi con người là sự hoán cải, nghĩa là cho họ nên công chính như lời rao giảng của Ðức Giêsu từ buổi đầu của

Page 73: Tailieu Hoi Thao Phaolo Uni

Công chính hoá theo Thánh Phaolô 73

Tin Mừng: "Anh em phải sám hối, vì triều đại Thiên Chúa đã đến gần" (Mt 4,17). Dưới tác động của ân sủng, con người quay về với Thiên Chúa và từ bỏ tội lỗi, nhờ đó được Thiên Chúa ban ơn tha thứ và sự công chính. "Như thế, công chính hóa không chỉ là tha tội, mà còn thánh hóa và canh tân con người nội tâm" (Cđ Trentô: DS 1528).GLHTCG số 1990: Ơn công chính hóa giải thoát con người và thanh luyện tâm hồn khỏi tội lỗi nghịch với tình yêu Thiên Chúa. Ơn công chính hóa xuất phát từ sáng kiến của Thiên Chúa giàu lòng thương xót và hằng tha thứ. Khi được công chính hóa, con người được hòa giải với Thiên Chúa, được giải phóng khỏi ách tội lỗi và được chữa lành.GLHTCG số 1991: Ơn công chính hóa còn là việc chúng ta đón nhận sự công chính Chúa ban cho, nhờ tin vào Ðức Giêsu Kitô. Sự công chính ở đây chỉ sự công minh chính trực của tình yêu Thiên Chúa. Cùng với ơn công chính hóa, Thiên Chúa ban cho chúng ta đức tin, cậy và mến, và ơn biết phục tùng thánh ý Chúa.GLHTCG số 1992: Chúng ta được công chính hóa nhờ cuộc khổ nạn của Ðức Kitô, Ðấng đã dâng mình trên Thánh Giá làm của lễ sống động, thánh thiện và đẹp lòng Thiên Chúa, và Máu Người trở nên phương tiện đền tội cho mọi người. Chúng ta lãnh nhận ơn công chính hóa nhờ Bí Tích Thánh Tẩy, Bí Tích của đức tin. Ơn công chính hóa giúp ta sống phù hợp với sự công chính của Thiên Chúa, Ðấng dùng quyền năng của lòng thương xót biến đổi nội tâm ta nên công chính. Mục đích của ơn công

Page 74: Tailieu Hoi Thao Phaolo Uni

74 Lm. Aug. Nguyễn Văn Trinh

chính hóa là tôn vinh Thiên Chúa, tôn vinh Ðức Kitô, và ban tặng cho ta sự sống vĩnh cửu (Cđ Trentô: DS 1529)."Nhưng ngày nay, Thiên Chúa đã cho thấy cách Người làm cho người ta nên công chính mà không cần đến luật Môsê. Ðiều này sách luật Môsê và các ngôn sứ làm chứng. Quả thế, Thiên Chúa làm cho người ta nên công chính nếu họ tin vào Ðức Giêsu Kitô. Tất cả những ai tin đều được như thế: bất kể là người Do Thái hay dân ngoại. Thật vậy, mọi người đã phạm tội và bị tước mất vinh quang Thiên Chúa, nhưng họ được trở nên công chính do ân huệ Thiên Chúa ban nhưng không nhờ công trình cứu chuộc thực hiện trong Ðức Giêsu Kitô. Thiên Chúa đã định cho Ðức Kitô Giêsu phải đổ máu mình ra làm hi lễ đem lại ơn tha tội cho những ai tin. Như vậy, Thiên Chúa cho thấy Người là Ðấng Công Chính. Trước kia, trong thời Thiên Chúa nhẫn nại, Người đã bỏ qua các tội lỗi người ta phạm. Nhưng bây giờ, Người muốn cho thấy rằng, Người là Ðấng Công Chính, nghĩa là Người vừa công chính vừa làm cho kẻ sống nhờ lòng tin vào Ðức Giêsu Kitô được nên công chính" (Rm 3,21-26).GLHTCG số 1993: Ơn công chính hóa mở đầu cho sự cộng tác giữa ân sủng Thiên Chúa và sự tự do của con người. Về phía con người, ơn công chính hóa được biểu lộ qua sự ưng thuận tin theo lời Thiên Chúa mời gọi hoán cải, và qua sự cộng tác bằng đức mến vào tác động của Chúa Thánh Thần, Ðấng khởi xướng và gìn giữ sự ưng thuận đó:

Page 75: Tailieu Hoi Thao Phaolo Uni

Công chính hoá theo Thánh Phaolô 75

Khi Thiên Chúa dùng ơn soi sáng của Chúa Thánh Thần, đánh động tâm hồn con người, con người không phải là không làm gì nhưng đã đón nhận ơn soi sáng này và là ơn họ có thể khước từ. Tuy nhiên, không có ân sủng Chúa, họ cũng không thể nhờ ý chí tự do của mình đạt tới sự công chính trước mặt Thiên Chúa (Cđ. Trentô, DS 1525).GLHTCG số 1994: Ơn công chính hóa là công trình tuyệt hảo của tình yêu Thiên Chúa được biểu lộ trong Ðức Giêsu Kitô và được Chúa Thánh Thần ban tặng. Thánh Âutinh cho rằng "việc công chính hóa kẻ vô đạo là một công trình còn lớn lao hơn cả việc tạo dựng trời đất", bởi vì "trời đất sẽ qua đi, còn ơn cứu độ và công chính hóa các kẻ được tuyển chọn vẫn tồn tại" (x. Ev, G 72,3). Thánh Nhân còn cho rằng sự công chính hóa các kẻ tội lỗi vượt trên công trình tạo dựng các thiên thần trong sự công chính, vì cho thấy rõ hơn lòng thương xót lớn lao của Thiên Chúa.GLHTCG số 1995: Chúa Thánh Thần là vị thầy nội tâm. Ơn công chính hóa khai sinh "con người nội tâm" (x. Rm 7,22; Eph 3,16) và đem lại ơn thánh hóa toàn thể con người:

"Trước đây, anh em đã dùng chi thể của anh em làm nô lệ những điều ô uế và sự vô luân, để trở thành vô luân, thì nay, anh em cũng hãy dùng chi thể làm nô lệ sự công chính để trở nên thánh thiện... Giờ đây, anh em đã được giải thoát khỏi ách tội lỗi mà trở thành nô lệ của Thiên Chúa, anh em thu được kết quả là được trở nên thánh thiện, và rốt cuộc được

Page 76: Tailieu Hoi Thao Phaolo Uni

76 Lm. Aug. Nguyễn Văn Trinh

sống đời đời" (x. Rm 6,19.22).KẾT

Anh em Tin Lành xem giáo lý về Công Chính hóa là nội dung cơ bản cho giáo phái của mình. Và từ ngày 31.10.1517, đặc biệt là qua Công Ðồng Triđentinô, cuộc tranh luận càng ngày càng gay gắt. Ngày nay qua tuyên bố chung vào ngày 31.10.1999 đã giúp tình hình tranh luận bớt căng thẳng, nhưng di biệt vẫn là dị biệt, qua việc trình bày sẽ không tìm cớ để loại bỏ nhau, kết án nhau, nhưng nhìn vào lời của Ðức Kitô để cố gắng bước vào hướng đại kết.

Ðể kết thúc bài trao đổi, chúng ta nên nhìn lại vài nét chính của Công Giáo đối với vấn đề này:

1. Giáo lý công chính hóa của Thánh Phaolô được nêu lên trong việc đối kháng với những người Kitô hữu gốc Do Thái, muốn các Kitô hữu gốc ngoại giáo phải tuân giữ Lề Luật của ông Môsê, nhất là việc cắt bì. Thánh Phaolô lên tiếng chống đối, đấu tranh để cho mọi người thấy: chính Ðức Kitô là Ðấng Cứu độ chứ không phải Lề Luật của Cựu Ước. Thêm nữa thái độ vụ Luật đưa đến một đường lối TỰ ÐỘ: họ xem việc cố gắng tuân giữ Lề Luật như là điều kiện để Thiên Chúa "phải" ban cho họ ơn cứu độ. Như thế họ xem Thiên Chúa bị ràng buộc vào Lề Luật và trở thành đối tác của họ: tuân giữ Lề Luật để được ơn cứu độ! Cái nhìn tự độ này sẽ không chấp nhận bất cứ một Ðấng cứu độ nào, cũng như một công trình cứu độ, tức là họ loại Ðức Giêsu ra bên ngoài: không cần Ðức Giêsu cũng có thể được cứu độ! Thánh Phaolô

Page 77: Tailieu Hoi Thao Phaolo Uni

Công chính hoá theo Thánh Phaolô 77

khẳng định: mọi ơn cứu độ đều xuất phát từ Ðức Kitô Giêsu!

2. Anh em Tin Lành đã đưa giáo lý công chính hóa ra khỏi khung đấu tranh của Thánh Phaolô với nhóm JUDEO-CHRISTEN, muốn Do Thái hóa Kitô Giáo, để đi vào chiều kích chống đối với Hội Thánh phẩm trật. DUY CHỈ THÁNH KINH, DUY CHỈ ÂN SỦNG, DUY CHỈ ÐỨC TIN... để đi đến "công chính hóa nhờ đức tin", chỉ là cố gắng loại bỏ Thánh Truyền, hàng giáo phẩm, nói chung là điều mà họ gọi là trung gian nhân, loại ra khỏi không gian thần thánh, để con người được tự do đến với Thiên Chúa. Nhưng một khi chống đối hàng giáo phẩm, chống đối huấn quyền của Hội Thánh, Tin Lành đã đẻ ra hàng trăm nghìn giáo phái khác nhau và kình chống nhau. Ðiều nguy hiểm nhất trong giáo lý công chính hóa là mệnh đề: SIMUL IUSTUS, SIMUL PECCATOR. Theo Tin Lành:

a. Tội nguyên tổ đã phá hủy hoàn toàn bản tính con người, cho đến độ con người làm gì cũng thành tội. Muôn đời con người là tội nhân; ân sủng công chính hóa không thay đổi bản chất tội nhân của con người. Vì thế, con người không lập được bất cứ công đức nào (MERITUM) dù là nhỏ nhất.

b. Ơn công chính không tha thứ tội lỗi của con người, không thánh hóa con người, chỉ như chiếc áo choàng bao trùm con người và đưa vào thiên đàng.

c. Như thế, trên thiên đàng chỉ đầy

Page 78: Tailieu Hoi Thao Phaolo Uni

78 Lm. Aug. Nguyễn Văn Trinh

những tội nhân! Thiên Chúa chỉ khen thưởng ơn công chính của Ðức Giêsu Kitô mà thôi.

d. Một ý nghĩ như thế xúc phạm đến Thiên Chúa là Ðấng Thánh tuyệt đối. Thiên Chúa phải chung đụng với tội nhân! Cả thiên đàng đều là tội nhân.

e. Cách giải thích về nguyên tội sẽ loại bỏ tất cả nền luân lý trên trái đất này! Thay vì, Lề Luật trong Cựu Ước, thì hôm nay, anh có làm bất cứ đều thiện hảo gì cũng vô ích.

f. Chỉ có đức tin mới gắn bó con người với Ðức Giêsu và là điều kiện để được ơn cứu độ! Làm sao tôi biết tôi có đức tin? Tôi là tội nhân, chắc chắn đức tin của tôi cũng sẽ lệch lạc! Ðức tin phải như thế nào mới cứu thoát tôi? Không có một huấn quyền nào của Tin Lành có thể trả lời.

3. Công Giáo cũng xác tín vào giáo lý "Công chính hóa nhờ đức tin", nhưng phải có một sự chuẩn bị để lãnh nhận:

- "Nghe thế, họ đau đớn trong lòng, và hỏi ông Phêrô cùng các Tông Ðồ khác: Thưa các anh, vậy chúng tôi phải làm gì?" Ông Phêrô đáp: "Anh em hãy sám hối, và mọi người hãy chịu phép rửa nhân danh Ðức Giêsu Kitô, để được ơn tha tội; và anh em sẽ nhận được ân huệ là Chúa Thánh Thần" (Cv 2,37-38).

- GLHTCG số 2027: Không ai lập được công trạng để lãnh nhận ân sủng tiên khởi mở đầu cho hoán cải.

Page 79: Tailieu Hoi Thao Phaolo Uni

Công chính hoá theo Thánh Phaolô 79

- GLHTCG số 2018: Cũng như ơn hoán cải, ơn công chính có hai mặt. Dưới tác động của ân sủng, con người quay về với Thiên Chúa và từ bỏ tội lỗi; nhờ đó, được Thiên Chúa ban ơn tha thứ và sự công chính.

- GLHTCG số 2013: "Vì thế, mọi người đều thấy rõ ràng, tất cả các Kitô hữu, bất cứ theo bậc sống hay địa vị nào, đều được kêu gọi tiến đến sự viên mãn của đời sống Kitô Giáo và đến sự trọn lành của đức mến" (x. LG 40). Thiên Chúa mời gọi con người nên thánh: "Anh em hãy nên hoàn thiện, như Cha của anh em, Ðấng ngự trên trời là Ðấng hoàn thiện" x. Mt 5,48)."Ðể đạt được sự trọn lành đó, tín hữu phải sử dụng những sức lực mà Chúa Kitô đã ban nhiều ít tùy ý Người, để... khi thực hành thánh ý Chúa Cha trong tất cả mọi sự, họ sẽ hết lòng tìm vinh danh Chúa và phục vụ tha nhân. Như thế, sự thánh thiện của dân Thiên Chúa sẽ sinh hoa trái dồi dào, như lịch sử Hội Thánh đã từng minh chứng rõ ràng qua đời sống của bao vị thánh" (x. LG 40).

Như thế theo Công Giáo, ơn công chính hóa chỉ là ơn khởi đầu, để rồi từ đó Kitô hữu phải làm chứng rằng mình đã thuộc về Ðức Kitô. Vì thế đức tin cần phải có hành động, nếu không đức tin đó sẽ chết!

Xin cám ơn anh em: "Nguyện xin Thiên Chúa là Cha chúng ta, và xin Chúa Giêsu Kitô ban cho anh em ân sủng và bình an"(Rm 1,7)

Page 80: Tailieu Hoi Thao Phaolo Uni

80 Lm. Aug. Nguyễn Văn Trinh

THÁNH PHAOLÔ,NGƯỜI RAO GIẢNG

ÐA VĂN HÓA

LM Ðaminh Nguyễn Ðức Thông CSsR

Dù không đủ tiêu chuẩn để được gọi là tông đồ (Cv 1,21-22),Thánh Phaolô vẫn là tông đồ, một tông đồ được chính Chúa phục sinh kêu gọi và là một tông đồ nổi bật như một ngôi sao sáng nhất trong lịch sử. Thánh Gioan Kim Khẩu thậm chí còn coi người trọng hơn nhiều thiên thần và tổng lãnh thiên thần7. Chắc chắn sau Chúa Giêsu, Thánh Nhân là một trong những vị tông đồ được biết đến

7 X. Panegirico, 7, 3).

Page 81: Tailieu Hoi Thao Phaolo Uni

Công chính hoá theo Thánh Phaolô 81

nhiều nhất8. Trong khuôn khổ của bài viết này, ta sẽ cùng tìm hiểu cuộc đời, ơn gọi làm tông đồ và cách thức rao giảng Tin Mừng của Thánh Nhân.

I. CUỘC ÐỜI CỦA THÁNH PHAOLÔ1. Nguồn gốcDựa vào sách Công Vụ và các thư của người,

ta biết rằng Thánh Phaolô sinh tại Tarsô, Cilicia nay thuộc Thổ Nhĩ Kỳ (Cv 22,26-28; x. 16,37). Tarsô là một thành phố lớn, nổi tiếng về văn hoá, khoa học và nhất là triết học, có thể cạnh tranh với Athens và Alexandria9. Thánh Nhân xuất thân từ một gia đình có truyền thống đạo đức (2Tm 1,3), và gắn bó với truyền thống Pharisiêu, "chịu cắt bì đúng ngày thứ tám, thuộc dòng tộc Israel, họ Benjamin, là người Hipri, con của người Hipri; giữ luật thì đúng như một người Pharisiêu; nhiệt thành đến mức ngược đãi Hội Thánh; còn sống công chính với Lề Luật, thì chẳng ai trách vào đâu được" (Pl 3,5-6).

Thánh Giêrônimô, chẳng biết dựa vào đâu, đã cho rằng cha mẹ người là dân Gischala, một thị trấn nhỏ của Galilê, khi thị trấn này bị người Rôma chiếm đóng, đã bỏ Gischala, đến sống tại Tarsô10.

2. Thánh Phaolô, con người của ba nền văn hóa11.

Thánh Phaolô là một người Do Thái, đồng thời người cũng nói được tiếng Hy Lạp và là công dân Rôma.

8 HÐGM Ðức, Tài Liệu Học Hỏi về Thánh Phaolô, bản dịch của LM Augustinô Nguyễn Văn Trinh, NXB Tôn Giáo 2008, tr. 92.9 Ibid., tr. 122. 10 Ibid., tr. 11911 Benedictô XVI, Huấn Từ về Thánh Phaolô, ngày 2.7.2008.

Page 82: Tailieu Hoi Thao Phaolo Uni

82 Lm. Aug. Nguyễn Văn Trinh

2.1. Phaolô với văn hóa và truyền thống Israel.

2.1.1. Bối cảnh văn hoá, xã hội.Vào đầu thế kỷ thứ nhất, Israel là một thiểu

số khoảng 10% trong đế quốc Rôma và chỉ khoảng 3% trong thành Rôma. Niềm tin và cách sống của họ hoàn toàn khác biệt với môi trường chung quanh, khiến họ có thể bị chế giễu, kỳ thị hoặc được thán phục. Cicêrô, một nhà hùng biện nổi tiếng đã không chỉ khinh thường tôn giáo của họ mà còn khinh thường cả thành Giêrusalem12. Còn bà Poppea, vợ vua Nêrô lại có cảm tình vơi họ13. Juliô Caesar thì chính thức công nhận những quyền lợi của họ14. Ngày nay số người Do Thái sống lưu vong nhiều hơn số người sống tại Palestine.

2.1.2. Quá trình bản thân và nền giáo dục Thánh Nhân hấp thụ.

Từ lúc mới sinh, Thánh Nhân đã có quyền công dân Rôma, nhưng vì là người Do Thái, nên gia đình đã đặt cho người một tên gọi rất Do Thái là Saulus (Cv 7,58; 8,1.3), cũng là tên vị vua đầu tiên của Israel. Người cũng thuộc chi tộc của vua ấy, chi tộc Benjamin (1Sm 9,1). Còn tên theo công dân Rôma là Paulos (người nhỏ bé, tiếng La Tinh là Paulus hay Paullus). Từ khi công khai hoạt động trên đế quốc Rôma, người sử dụng tên Phaolô cho dễ làm việc15.

Gia đình Thánh Nhân rất đạo đức, nên dù xa

12 Xem Pro Flacco, 66 - 69.13 Xem Ant. of the Jews, 20, 195. 252, V, 16. 14 Ibid., 14, 100 - 216.15 HÐGM Ðức, Tài Liệu Học Hỏi về Thánh Phaolô, bản dịch của LM Augustinô Nguyễn Văn Trinh, NXB Tôn Giáo 2008, tr. 120.

Page 83: Tailieu Hoi Thao Phaolo Uni

Công chính hoá theo Thánh Phaolô 83

quê vẫn giữ luật cách nghiêm minh nên đã gửi Thánh Nhân lên Giêrusalem để thụ giáo với Rabbi Gamaliel16. Thánh Nhân nói với người Do Thái: "Tôi là người Do Thái, sinh ở Tarsô, miền Cilicia, nhưng tôi đã được nuôi dưỡng tại thành này; dưới chân ông Gamaliel, tôi đã được giáo dục để giữ Luật cha ông một cách nghiêm nhặt. Tôi cũng đã nhiệt thành phục vụ Thiên Chúa như tất cả các ông hiện nay" (Cv 22,3).

Ngài được gửi lên Giêrusalem với hy vọng sẽ trở thành Rabbi và người rất hãnh diện về trường phái Gamaliel (Cv 22,3; 26,4). Theo chương trình truyền thống đào tạo Rabbi, thì 5 tuổi, cậu bé phải học Kinh Thánh; khoảng 10 tuổi phải học Mischna; 13 tuổi phải tuân giữ các qui luật; 15 tuổi phải học Talmud, cách giải thích Lề Luật17. Như thế, có thể Thánh Phaolô đã học xong chương trình căn bản này lúc 13 hoặc 14 tuổi, và sau đó người đã được gửi lên Giêrusalem18.

Tại Giêrusalem, Thánh Phaolô đã phải:a) Học thần học của Do Thái giáo, và những

phương pháp chú giải Kinh Thánh, phải đọc qua các sách chú giải Kinh Thánh của các Rabbi tên tuổi, gọi chung là Midraschim. Những sách hiện còn giữ được gồm:

- Mekhilta (mẫu mực, luật lệ: sách chú giải một phần quyển Xuất Hành)

16 Gamaliel là một Rabbi nổi tiếng. Ông biết tiếng Hy Lạp và yêu cầu đệ tử của ông cũng phải học tiếng văn minh này, nên thất khó có thể bảo rằng ông nghi kỵ người ngoại quốc. 17 Charles, The Apocrypha and Pseudepigrapha of The Old Testament, Oxford 1913 tập II, tr. 710. 18 HÐGM Ðức, Tài Liệu Học Hỏi về Thánh Phaolô, bản dịch của LM Augustinô Nguyễn Văn Trinh, NXB Tôn Giáo 2008, tr. 128.

Page 84: Tailieu Hoi Thao Phaolo Uni

84 Lm. Aug. Nguyễn Văn Trinh

- Sifra (Sách chú giải quyển Lêvi)- Sifrê hay Sifri (các sách chú giải quyển Dân

Số và Ðệ Nhị Luật)b) Học cách đọc Sách Thánh, nghĩa là ngoài ý

nghĩa mặt chữ, còn phải hiểu được ý nghĩa mầu nhiệm, ý nghĩa kín ẩn và các ý nghĩa biểu trưng.

c) Ngoài những sách truyền thống, còn hai loại sách nữa là Halacha và Haggada.

- Haggada (thuật chuyện, diễn văn, trình bày) không liên quan gì tới việc chú giải Kinh Thánh hay Lề Luật mà chỉ chú tâm đến lịch sử, tín điều, luân lý, những câu chuyện xây dựng, chú tâm đến việc nhìn lịch sử để áp dụng vào hoàn cảnh hiện tại, để giải quyết những khó khăn gặp trong Kinh Thánh hay đưa ra những lời khuyên luân lý19.

- Halacha là cách chú giải thường được thực hiện trong các hội đường, nên tự do hơn cách của Haggada, và đôi khi đưa đến những chuyện huyền thoại. Người ta tập chỉ dùng một chữ để hiểu cả câu và tìm ý nghĩa biểu trưng để cố đi vào trong mầu nhiệm Thiên Chúa20.

d) Ngoài những sách vở và phương pháp có sẵn, mỗi trường phái Rabbi lại có những luật chú giải riêng: Rabbi Hillel, ông nội của Gamaliel có 7 luật, Rabbi Ismael đưa ra 13 luật và Rabbi Êliézer ben José Hagelili có 32 luật. Bảy luật của Hillel gồm:

- Lý luận từ điều nhỏ đến điều lớn hoặc ngược lại và phân biệt lý luận chính xác hay chỉ gợi ý.

- Lý luận loại suy- Ðặt liên hệ giữa các bản văn: lấy một đoạn

làm nền, khi được giải thích cặn kẽ, đoạn ấy sẽ là

19 Ibid., 13020 Ibid., 130.

Page 85: Tailieu Hoi Thao Phaolo Uni

Công chính hoá theo Thánh Phaolô 85

nền cho các đoạn khác- Luật này giống như luật thứ ba, nhưng đòi

phải có hai, ba bản văn làm nền.- Kết luận chung sẽ giải quyết những nố đặc

biệt và ngược lại.- Việc loại suy các đoạn văn sẽ đưa đến loại

suy trong cách chú giải các đoạn. Luật này khác với luật thứ hai chỉ áp dụng cho việc chú giải Lề Luật, còn luật này áp dụng chung cho toàn bộ Kinh Thánh.

- Xác định ý nghĩa một đoạn văn dựa theo văn mạch.

Trước mặt và cùng với Rabbi, các môn sinh phải thực tập cho đến khi thật nhuần nhuyễn trong thuật chú giải. Nếu thế thì Thánh Phaolô phải ở lại Giêrusalem ít là 10 năm21.

e) Ngoài ra Thánh Phaolô còn học thêm nghề làm lều (Cv 18, 3), chính nhờ nghề này mà người đã có thể tự túc về mọi mặt (x. 1Cr 4,12), và đã không thành gánh nặng cho người khác (1 Tx 2,9).

Học xong, Thánh Nhân trở về Tarsô và lúc ấy có lẽ là lúc Chúa Giêsu bắt đầu cuộc đời công khai của Người, nên Thánh Nhân đã không biết Chúa Giêsu trong cuộc đời tại thế của Người22.

Tóm lại, với tư cách là người Do Thái, Thánh Phaolô chưa bao giờ rời bỏ Do Thái giáo23, và cũng không bao giờ có ý muốn chống lại nguồn gốc Do Thái của mình24. Với tư cách là Rabbi, dẫu chịu ảnh hưởng của triết học Hy Lạp và những điều mới mẻ của Kitô Giáo, Thánh Phaolô vẫn không bao giờ rời

21 Ibid., 131. 22 Ibid., 129. 23 Ibid., 13924 Ibid., 90

Page 86: Tailieu Hoi Thao Phaolo Uni

86 Lm. Aug. Nguyễn Văn Trinh

bỏ những phương pháp chú giải đã học được25.2. 2. Thánh Phaolô với văn hóa Hy Lạp2. 2. 1. Nền văn hóa Hy Lạp thời Thánh

PhaolôTheo Ðức Thánh Cha Benedictô XVI26, thì nền

văn hóa thời Thánh Phaolô là một nền văn hóa Hy Lạp cổ (Hellenistic), một nền văn hóa mà sau Alexander Ðại Ðế, đã thành di sản chung ít ra là của vùng Ðông Ðịa Trung Hải và Trung Ðông, và cũng là một nền văn hóa đã hội nhập nhiều yếu tố của các nền văn hóa vẫn bị coi là man di, đến độ một văn sĩ thời ấy đã nhận xét rằng: "Không còn phân biệt được giữa Hy Lạp và dân Man di"27.

2.2.2. Thánh Phaolô với những ngành triết học Hy Lạp

Ngoài việc theo học với các thầy Do Thái ở các hội đường bằng tiếng Aram, Thánh Phaolô chắc chắn cũng phải đến các trường ngoại giáo, nên bắt buộc phải tiếp xúc với văn chương và triết học Hy Lạp như Stoa (Stoizismus - Khắc Kỷ), Epikureimus (Chủ Nghĩa Khoái Lạc) và Sceptizismus (Hoài Nghi)28, là những triết học thịnh hành trong đế quốc Rôma thời ấy.

a) Triết học Khắc Kỷ:Khoa triết học này nổi tiếng từ thế kỷ thứ IV

tcn. Thời Platon và Aristôte, triết học này xoay quanh polis (chính trị) của thành phố. Nhưng từ thời Alexander Ðại Ðế, đế quốc được mở rộng từ Macedonia đến Ấn Ðộ. Khi Alexander qua đời, xảy ra cuộc tranh giành trên toàn đế quốc, đó là cuộc

25 Ibid., 129.26 Benedictô XVI, Huấn Từ về Thánh Phaolô, ngày 2.7.2008. 27 Plutarch, De Alexander Magni luck aut virtute, 6. 8. 28 Benedictô XVI, Huấn Từ về Thánh Phaolô, ngày 2.7. 2008.

Page 87: Tailieu Hoi Thao Phaolo Uni

Công chính hoá theo Thánh Phaolô 87

chiến Diodeken. Triết học này gặp khủng hoảng với polis và triết học Stoa ra đời, gây ảnh hưởng lớn trên đế quốc Hy Lạp và sau đó là Rôma29.

Stoa có nghĩa là hội trường rộng lớn nằm giữa hai hàng cột lớn, nơi tập trung các triết gia mà chúng ta dịch là triết gia khắc kỷ. Người ta chia trường phái khắc kỷ này thành ba thời kỳ: cổ, trung và thời hoàng đế Rôma.

- Stoa cổ (thế kỷ 4-3 tcn) do Zenon thành Kition (khoảng 336 - 264) thành lập khoảng trước năm 300. Zenon tự tử. Người kế tục ông là Kleanthes (331-280), ông này cũng nhịn đói cho đến chết. Người thứ ba là Chrysippos (280 - 207). Ông này mới thực là người quảng bá trường phái Stoa, đến độ có người bảo rằng: "Không có Chrysippos, sẽ không có Stoa"30.

- Stoa trung (thế kỷ 2-1 tcn) gồm Panaitios thành Rhoados (khoảng 180-110 tcn) và Poseidonios thành Apameia (khoảng 135 - 52 tcn).

Stoa mới gồm Lucis Annaeus Seneca (khoảng năm 1-65), Gaius Musonius Rufus (khoảng 30-80); Epiktetos (khoảng 50-138); hoàng đế Rôma Marcus Aurelius (121-180).

Chung chung, phái Stoa nhìn vũ trụ như một thể thống nhất, trong đó mọi hiện tượng và liên hệ đều do một nguyên lý thiên linh cai quản. Còn triết gia là người biết nhận thực về vị trí của mình trong trật tự vũ trụ, chấp nhận và cố thực hiện cách hoàn hảo số phận của mình bằng cách thực tập sự tự chủ để có được sự bình an trong tâm hồn và

29 HÐGM Ðức, Tài Liệu Học Hỏi về Thánh Phaolô, bản dịch của LM Augustinô Nguyễn Văn Trinh, NXB Tôn Giáo 2008, tr. 122. 30 Ibid., 123.

Page 88: Tailieu Hoi Thao Phaolo Uni

88 Lm. Aug. Nguyễn Văn Trinh

tiến đến sự khôn ngoan31.- Triết học của phái Stoa gồm ba phần: logik

(lý luận); physis (vật lý) và Ethik (đạo đức)Logik nằm trong trăn trở của việc tìm hiểu

nguồn gốc của nhận thức nơi con người. Theo phái Stoa, thì linh hồn con người như một tờ giấy trắng, thực tại và kinh nghiệm ngày càng tô thật nhiều lên tờ giấy này. Những ý niệm dần dần hình thành, trở nên những Logos Spermatikos, như những hạt giống gieo trong tâm tư ta. Tiêu chuẩn để xác định chân lý là Katalepsis, phẩm chất của quan niệm mà con người không chống lại được.

Physis: nhóm Stoa biến thuyết Nhị Nguyên (Dualismus) của Aristôte thành Nhất Nguyên Thuyết (Monismus). Chất và mô, vật thể và tinh thần chỉ là một. Vũ trụ luận của phái Stoa mang tính duy vật. Thiên Chúa và linh hồn, nhân đức và hiệu quả, khôn ngoan và chân lý đều mang tính hữu dạng. Trong tất cả chất thể này có những sức lực nội tại, có ý chí, đang hoạt động. Nguyên động lực là thiên tính, hiện hữu trong tất cả vạn vật. Có một sự thống nhất giữa chất thể và nguyên động lực. Nguyên động lực này là lửa, thẩm thấu mọi vật, sáng tạo, làm sinh động và chuyển động mọi sự. Lửa cũng được nhìn theo hướng Pneuma (thể khí), là hơi thở làm sinh động mọi sự. Như thế nguyên động lực cũng là lửa nguyên thủy, là sinh khí nguyên thuỷ, là linh hồn vũ trụ và là lý trí vạn vật (Logos). Nguyên động lực này được coi là thần Zeus, và được gọi là thiên tính, vì thượng đế, lý trí, định mệnh và tự nhiên vẫn chỉ là một, vì khi vũ trụ tự hình thành, thì vũ trụ sẽ cảm nhận mình là

31 Ibid., 124.

Page 89: Tailieu Hoi Thao Phaolo Uni

Công chính hoá theo Thánh Phaolô 89

thượng đế và là thượng đế thật32.Ethik (đạo đức): đây là đỉnh cao của phái

Stoa. Logik và physis phải đưa đến ethic, nếu không sẽ vô nghĩa. Mục đích của con người là sự an bình nội tâm và hạnh phúc của bản thân mình, vì thế, họ phải trung tín với bản thân (Zenon), hòa hợp với thiên nhiên (Kleanthes), và sống theo tự nhiên của cả cá nhân lẫn vũ trụ (Chrysippo), vì nếu như những loài không có lý trí phải tuân theo sự tuần hoàn của tự nhiên cách mù quáng, thì những loài có lý trí sẽ tuân theo Logos hay luật vũ trụ thiên linh từ chính quyết định của mình. Như thế sống theo tự nhiên có nghĩa là sống theo lý trí tự xác định chính mình, nên nhân đức cao nhất chính là Autarkie (sự tự chủ). Sự tự chủ này sẽ giúp người ta bình thản trước mọi kích động như khoái cảm, đau buồn, kể cả bệnh tật33.

b) Trường phái Epikurismus:Ðồng thời với trường phái Stoa là trường phái

Epikurismus (chủ nghĩa khoái lạc) do Epikur thành lập. Trường phái này loại bỏ tính chất nhân quả trong vũ trụ; không chối bỏ thần thánh nhưng lại cho rằng những vị này không có liên hệ gì đối với việc sáng tạo hay điều khiển vũ trụ. Mục đích của cuộc sống là tìm khoái lạc, nên phải dẹp bỏ những gì ngăn cản khoái lạc.

c) Trường phái SceptizismusTiếng Hy Lạp là sképsis, có nghĩa là hoài nghi.

Sképtesthai có thể có nghĩa là hoài nghi dựa trên nền tảng lý trí, hoặc sự bất tín dựa trên nền tảng lý trí34 hay phủ nhận khả năng có thể đạt được sự

32 Ibid., 124 - 125.33 Ibid., 126.34 Balfour, "Defence of Phil. Doubt", tr. 296

Page 90: Tailieu Hoi Thao Phaolo Uni

90 Lm. Aug. Nguyễn Văn Trinh

thật; tất cả các nghĩa trên đây đều đụng đến mọi lãnh vực của tri thức con người.

Chủ nghĩa hoài nghi khi ấy là việc phủ nhận có hệ thống khả năng biết chắc chắn về một vật nào đó của con người. Chủ nghĩa hoài nghi này khác với thuyết bất khả tri, vì thuyết này chỉ phủ nhận khả năng hiểu biết siêu hình học và thần học tự nhiên thôi; cũng khác với chủ nghĩa thực chứng, chủ nghĩa này chỉ phủ nhận việc ta biết được bất cứ điều gì vượt quá qui luật, nhờ đó các hiện tượng liên hệ với nhau; khác với chủ nghĩa vô thần, vì chủ nghĩa này chỉ phủ nhận sự hiện hữu của Thiên Chúa, chứ không phủ nhận khả năng biết Người có thật hay không của ta35.

Chủ nghĩa hoài nghi xuất hiện vào thế kỷ thứ V trước Công Nguyên tại Hy Lạp do một số triết gia đặt vấn đề làm sao ta có thể biết chắc về sự hiểu biết của ta. Người ta thuật lại rằng chính Protagoras Abdera (480- 411 tcn) đã nói: "Con người là thước đo mọi sự". Gorgias (485-380 tcn) lại nói: "Không có gì hiện hữu cả; và giả như có đi nữa, thì ta cũng không thể biết được; nếu có gì hiện hữu mà ta biết được, thì ta vẫn không thể truyền đạt được". Các tư tưởng gia ấy hình thành một nhóm gọi là Sophist (giáo sư triết học xưa).

Ngoài triết học, Thánh Phaolô cũng biết đến các tôn giáo khác, nhất là các tôn giáo huyền nhiệm và các tôn giáo có dính dáng đến triết học như Pytagorien.

2.3. Thánh Phaolô là công dân Rôma

35 Walker, L. (1912). Scepticism. In The Catholic Encyclopedia. New York: Robert Appleton Company. Retrieved January 27, 2002 from New Advent: http://www.newadvent.org/cathen/13516b.htm

Page 91: Tailieu Hoi Thao Phaolo Uni

Công chính hoá theo Thánh Phaolô 91

Sách Công Vụ Tông Ðồ cho thấy Thánh Phaolô là người có quyền công dân Rôma. "Ông Phaolô nói với họ: Chúng tôi là những công dân Rôma, không có án gì cả, mà họ đã đánh đòn chúng tôi trước công chúng. Bây giờ họ lại lén lút tống chúng tôi ra! Không được! Họ phải đích thân đến đưa chúng tôi ra!" (Cv 16,37).

Và người có quyền này ngay từ thuở mới sinh:"Họ vừa nọc ông Phaolô ra để đánh đòn thì

ông nói với viên đại đội trưởng đứng gần đó: một người công dân Rôma chưa được xét xử, các ông có được phép đánh đòn không?. Nghe vậy, viên đại đội trưởng đi báo cáo cho vị chỉ huy rằng: Ông định làm gì bây giờ? Ðương sự là công dân Rôma! Vị chỉ huy liền đến gặp ông Phaolô và hỏi: Ông nói cho tôi biết: ông là công dân Rôma sao? Ông Phaolô trả lời: Phải. Vị chỉ huy nói tiếp: Tôi đây, tôi phải tốn bao nhiêu tiền của mới mua được quyền công dân ấy. Ông Phaolô đáp: Còn tôi, sinh ra đã có quyền ấy rồi. Lập tức, những người sắp tra tấn ông rút lui, còn vị chỉ huy thì phát sợ, vì biết ông Phaolô là công dân Rôma mà mình lại đã còng ông ấy" (Cv 22,25-29).

Thánh Phaolô là người của ba nền văn hoá, nên khi thi hành sứ vụ, Thánh Nhân đã tận dụng cả ba nền văn hóa này để loan báo Tin Mừng về Ðức Kitô phục sinh.

II. ƠN GỌI LÀM TÔNG ÐỒ CỦA THÁNH PHAOLÔ

Thánh Phaolô luôn khẳng định chính Thiên Chúa đã tuyển chọn người, và đã tách riêng người ra để loan báo Tin Mừng về Con của Người. "Tôi là Phaolô, tông đồ không phải do loài người, cũng

Page 92: Tailieu Hoi Thao Phaolo Uni

92 Lm. Aug. Nguyễn Văn Trinh

không phải nhờ một người nào, nhưng bởi Ðức Giêsu Kitô và Thiên Chúa là Cha" (Gl 1,1). "Chính Thiên Chúa đã dành riêng tôi ngay từ khi tôi còn trong lòng mẹ, và đã gọi tôi nhờ ân sủng của Người" (Gl 1,15). Thánh Phaolô còn khẳng định cách mạnh mẽ rằng "Rao giảng Tin Mừng không phải là lý do để tự hào, mà đó là một sự cần thiết bắt buộc tôi phải làm. Khốn thân tôi, nếu tôi không rao giảng Tin Mừng" (1Cr 9,16). Rao giảng Tin Mừng chính là việc tế tự của người. "Tôi viết thế là dựa vào ân sủng của Thiên Chúa đã ban cho tôi làm người phục vụ Ðức Giêsu Kitô giữa các dân ngoại, lo việc tế tự là rao giảng Tin Mừng của Thiên Chúa" (Rm 15,16). Nhưng đâu là con đường đưa Thánh Nhân tới chỗ nhận ra ơn gọi làm tông đồ của người?

1. Thánh Phaolô là một tín đồ Do Thái giáo cuồng nhiệt đến độ bắt bớ Hội Thánh

Như đã nói ở trên, Thánh Phaolô là một Rabbi Do Thái rất nhiệt thành, vượt xa những người cùng trang lứa, và sống công chính với lề luật đến độ vô phương trách cứ. Thánh Nhân tâm sự với tín hữu Galat: "Trong việc giữ đạo Do thái, tôi đã vượt xa nhiều đồng bào cùng lứa tuổi với tôi; hơn ai hết, tôi đã tỏ ra nhiệt thành với các truyền thống của cha ông" (Gl 1,13). Còn với tín hữu Philipphê, người viết: "Giữ luật thì đúng như một người Pharisêu; nhiệt thành đến mức ngược đãi Hội thánh; còn sống công chính theo Lề Luật, thì chẳng ai trách được tôi" (Pl 3,5-7).

Chính vì lòng nhiệt thành ấy đối với việc phục vụ Thiên Chúa mà người đã bắt bớ Hội Thánh: "Tôi đã được giáo dục để giữ Luật cha ông một cách

Page 93: Tailieu Hoi Thao Phaolo Uni

Công chính hoá theo Thánh Phaolô 93

nghiệm nhặt. Tôi cũng đã nhiệt thành phục vụ Thiên Chúa như tất cả các ông hiện nay. Tôi đã bắt bớ Ðạo này, không ngần ngại giết kẻ theo Ðạo, đã đóng xiềng và tống ngục cả đàn ông lẫn đàn bà, như cả vị thượng tế lẫn toàn thể hội đồng kỳ mục có thể làm chứng cho tôi"(Cv 22,3-5).

Giết chết các tín hữu ở Giêrusalem thôi chưa đủ, ông còn muốn giết hại cả các tín hữu tại những nơi khác. Thánh Luca kể: "Ông Saolô vẫn còn hằm hằm đe dọa và giết chóc đối với các môn đệ Chúa, nên đã tới gặp thượng tế xin thư giới thiệu đến các hội đường Ðamát, để nếu thấy những người theo Ðạo, bất luận đàn ông hay đàn bà, thì bắt trói giải về Giêrusalem" (Cv 9,1-2).

Hai lý do khiến Thánh Phaolô bắt bớ các Kitô hữu, đó là:

- Người không thể chấp nhận một tôn giáo mới, một tôn giáo không coi lề luật của Thiên Chúa mà lại đặt một người tên là Giêsu, chịu đóng đinh và đã sống lại làm trọng tâm, đã thế lại còn nối kết con người ấy với việc tha tội. Nơi thánh và Lề luật là nền tảng của nhóm Pharisiêu và Rabbi, đụng đến hai điều ấy là đụng đến chính lý tưởng của họ. Ðây là điều không những không thể chấp nhận được mà còn gây gương mù, gương xấu nên Thánh Phaolô thấy mình có nhiệm vụ phải tiêu diệt gương xấu này36.

- Thánh Phaolô muốn chứng minh sự chính thống của mình. Tuy là một Pharisiêu, nhưng người lại nói tiếng Hy Lạp và chịu ảnh hưởng của tôn giáo ngoại đạo, nên luôn bị mọi người nghi kỵ, vì thế người đã mạnh tay bách hại các Kitô hữu

36 Benedictô XVI, Bài Nói Chuyện trong buổi triều yết ngày 25.10.2006.

Page 94: Tailieu Hoi Thao Phaolo Uni

94 Lm. Aug. Nguyễn Văn Trinh

gốc Hy Lạp37.Rất nhiều lần trong sách Công Vụ cũng như

trong các thư của người, Thánh Phaolô đã nhắc lại cuộc bách hại này (1Cr 15,9; Gl 1,23; Cv 9,1). Vậy cái gì đã khiến Thánh Phaolô chuyển hướng?

2. Cuộc chuyển hướng của Thánh Phaolô2. 1. Biến cố ÐamátChắc chắn phải có một cái gì đó, một cái gì

rất thật, rất cụ thể, và rất lớn đã xảy ra, đảo lộn tất cả mọi sự và mọi nấc thang giá trị của cuộc đời Thánh Phaolô, đã khiến người chuyển hướng hoàn toàn, như thể bỏ hàng ngũ của mình mà sang phía địch vậy. Biến cố ấy đã được thánh Luca mô tả trong (Cv 9,1-18; 22,6-16 và 26,9-23). Ðó là biến cố Chúa Giêsu phục sinh hiện ra và kêu gọi người làm tông đồ, một biến cố người mô tả là "người đã được Ðức Kitô chiếm đoạt" (Pl 3,12). Trong khi thánh Luca kể lại sự kiện với nhiều tình tiết như ánh sáng của Chúa Giêsu phục sinh đã chạm đến và hoàn toàn biến đổi người, thì các thư của Thánh Nhân lại chỉ nói đến thị kiến (x. 1Cr 9,1), đến một sự soi sáng (x. 2Cr 4,6), việc Chúa phục sinh hiện ra với người (x. 1Cr 15,8) và nhất là một mạc khải và một ơn gọi tông đồ (Gl 1,15-16)38.

Việc Chúa phục sinh hiện ra cho Thánh Phaolô được giải thích bằng hai cách khác nhau:

- Nhóm thứ nhất theo thuyết duy lý, phủ nhận mọi khả năng siêu nhiên, và sự can thiệp có tính quan phòng của Thiên Chúa, coi việc chuyển hướng và giáo lý của Thánh Phaolô chỉ là một quá trình biến đổi nội tâm lâu dài. Họ cho rằng Thánh

37 Ibid., 137. 38 Benedictô XVI, ngày 25.10.2006

Page 95: Tailieu Hoi Thao Phaolo Uni

Công chính hoá theo Thánh Phaolô 95

Phaolô đã trở thành một Kitô hữu từ lâu, trước cả thị kiến tại Ðamát, nên đã công nhận sự chuyển hướng ấy chỉ là một quá trình tự nhiên diễn ra nơi người.

- Trái với nhóm thứ nhất, nhóm thứ hai chấp nhận tất cả những gì Tân Ước viết, coi sự chuyển hướng của Thánh Phaolô là một "mạc khải của Thiên Chúa cho người" (1Cr 2, 10), là một hồng ân cao cả (x. 2Cr 12,2-4) để người "làm chứng cho Chúa phục sinh" (Cv 23, 11). Thánh Phaolô không ngần ngại nói về biến cố ấy như sau: "Thiên Chúa đã đoái thương mạc khải Con của Người cho tôi, để tôi loan báo Tin Mừng về Con của Người cho các dân ngoại" (Gl 1,15-16)39.

2.2. Nhận thức mới của Thánh Phaolô sau biến cố Ðamát

Thị kiến trên đường Ðamát đã biến đổi tất cả quan niệm của Thánh Phaolô về Thiên Chúa, về Ðức Kitô, về ơn cứu độ, đã hoàn toàn biến đổi cả cuộc sống của người.

2.2.1. Thiên Chúa là một vị Thiên Chúa biến thù thành bạn.

Có lẽ nhận thức đầu tiên của Người chính là Thiên Chúa không chỉ yêu thương, tha thứ cho kẻ tội lỗi mà còn kêu gọi một kẻ thù đang "hằm hằm đe dọa và giết chóc đối với các môn đệ Chúa" (Cv 9,1-2), làm tông đồ (1Tm 1,13-14).

Ðức Kitô đã chết để ta ngay khi ta còn là thù nghịch để ta được nên công chính. Chúa Giêsu đã vui lòng chết cho ta ngay khi ta còn là tội nhân, để ta được cứu khỏi cơn thịnh nộ của Thiên Chúa, được nên công chính, được hoà giải với Thiên Chúa, được cứu sống và được tự hào trong Thiên 39 Ibid., 143 - 144.

Page 96: Tailieu Hoi Thao Phaolo Uni

96 Lm. Aug. Nguyễn Văn Trinh

Chúa. "Khi chúng ta không có sức làm được gì vì còn là hạng người vô đạo, thì theo đúng kỳ hạn, Ðức Kitô đã chết vì chúng ta. nếu khi chúng ta còn là thù nghịch với Thiên Chúa, Thiên Chúa đã cho Con của Người phải chết để ta được hoà giải với Người, phương chi bây giờ ta đã được hoà giải rồi, hẳn chúng ta sẽ được cứu nhờ sự sống của Người Con ấy..."(Rm 5,6-11).

2.2.2. Ðây là một ân sủng chung chung cho mọi người.

Từ kinh nghiệm này, Thánh Phaolô đã xác tín đây không phải là một ân sủng dành riêng cho người thôi, mà cho mọi người. "Ðây là lời đáng tin, đáng nhận mọi đàng, là Ðức Kitô Giêsu đã đến thế gian để cứu những người tội lỗi mà người thứ nhất là tôi. Sở dĩ tôi được xót thương như thế là vì Thiên Chúa muốn đưa tôi ra làm gương cho tất cả những ai tin vào Người" (1Tm 1,15-16).

2.2.3. Thiên Chúa không còn tiếc gì ta nữa: Thiên Chúa chỉ có một người con duy nhất và đã phó nộp cho ta, thì Thiên Chúa còn tiếc gì ta nữa và còn gì trên trần gian này có thể tách ta ra khỏi Thiên Chúa được nữa. "Nếu Thiên Chúa phò ta, ai sẽ chống lại ta? Người đã không tha cho chính Con Một, nhưng đã phó nộp vì chúng ta hết thảy..." nên "Không có gì có thể tách chúng ta ra khỏi lòng mên của Thiên Chúa trong Ðức Kitô, Chúa chúng ta" (Rm 8,31-39).

2.3. Các giá trị mới theo quan điểm của Thánh Phaolô

Từ biến cố quan trọng trên, Thánh Phaolô đã thiết lập một nấc thang giá trị mới.

2.3.1. Ở trong Ðức Kitô: Giá trị tuyệt đối và cũng là cùng đích của cuộc sống con người từ nay

Page 97: Tailieu Hoi Thao Phaolo Uni

Công chính hoá theo Thánh Phaolô 97

không phải là Do Thái hay Hy Lạp, cắt bì hay không cắt bì mà là được ở với Ðức Kitô, và ở trong Ðức Kitô. "Tôi coi tất cả là thiệt thòi, so với mối lợi tuyệt vời là được biết Ðức Kitô, Chúa của tôi. được ở trong Người, ... được nên đồng hình, đồng dạng với cái chết của Người với hy vọng có ngày cũng được sống lại từ trong cõi chết..." (Pl 3,5-14).

2.3.2. Tôi sống, nhưng không phải là tôi: Sống, chết bây giờ cũng còn không quan trọng nữa, vì với người, "Sống là Ðức Kitô, còn chết là một mối lợi. Tôi hăm hở muốn chết để được ở với Ðức Kitô" (Pl 1,20), "tôi cùng chịu đóng đinh vào thập giá với Ðức Kitô. Tôi sống, nhưng không còn phải là tôi sống mà là Ðức Kitô sống trong tôi" (Gl 2,19-20).

2.3.3. Chỉ mình Ðức Kitô là quan trọng: "Tôi đã không muốn biết đến chuyện gì khác ngoài Ðức Giêsu Kitô, mà là Ðức Giêsu Kitô chịu đóng đinh vào thập giá." (1Cr 2,2).

2.3.4. Vui mừng được chịu khổ vì Ðức Kitô: Thánh Phaolô chấp nhận mọi đau khổ vì Ðức Kitô, để được ở với Ðức Kitô và để được thông phần phúc của Tin Mừng. "Chúng tôi đã nên trò cười cho thế gian, cho thiên hạ và cho loài người. Chúng tôi điên dại vì Ðức Kitô... cho đến bây giờ chúng tôi vẫn chịu đói khát trần truồng, bị hành hạ và lang thang phiêu bạt, chúng tôi phải vất vả và tự tay làm lụng. Bị nguyền rủa, chúng tôi chúc lành, bị bắt bớ, chúng tôi cam chịu, bị vu khống, chúng tôi đem lời an ủi. Cho đến bây giờ, chúng tôi đã nên như rác rưởi của thế gian, như phế vật đối với mọi người" (1Cr 4,9-12).

Hơn nữa, Thánh Phaolô còn hăm hở muốn mang vào thân cho đủ mức "những gian nan thử

Page 98: Tailieu Hoi Thao Phaolo Uni

98 Lm. Aug. Nguyễn Văn Trinh

thách Ðức Kitô còn phải chịu, vì lợi ích cho thân thể Người là Hội Thánh" (Cl 1, 24; 2 Tm 2, 9) và để "sự sống của Ðức Kitô được biểu lộ nơi thân mình" chúng ta (2Cr 4, 10). Người lại còn "cảm thấy vui sướng khi mình yếu đuối, khi bị sỉ nhục, hoạn nạn, bắt bớ, ngặt nghèo vì Ðức Kitô" (2Cr 12, 10).

Thánh Nhân đã kể ra những đau khổ cụ thể người phải chịu vì Ðức Kitô: "Năm lần bị người Do Thái đánh bốn mươi roi bớt một roi, ba lần bị đánh đòn; một lần bị ném đá; ba lần bị đắm tàu; một ngày một đêm lênh đênh trên biển cả... tôi còn gặp bao nguy hiểm trên sông, nguy hiểm do trộm cướp, nguy hiểm do đồng bào, nguy hiểm vì dân ngoại, nguy hiểm ở thành phố, trong sa mạc, ngoài biển khơi, nguy hiểm do những kẻ giả danh là anh em..." (2Cr 11,23-29).

Như thế, ngay từ lúc gặp gỡ Chúa Phục sinh tại Ðamát, Thánh Phaolô đã thấy rõ:

- Chúa Giêsu chính là Con Thiên Chúa, đã chết nhưng hiện vẫn còn đang sống trong vinh quang, đang tham dự vào quyền năng của Thiên Chúa, Người là đầu của các tín hữu. Thánh Phaolô đã được gọi làm chứng cho vinh quang và hoạt động của Người.

- Ơn cứu độ chỉ do Chúa Giêsu phục sinh mà có chứ không do Lề Luật. "Anh em mà chịu cắt bì thì Ðức Kitô sẽ không còn ích gì cho anh em; anh em mà tìm sự công chính trong Lề Luật, là anh em đoạn tuyệt với Ðức Kitô, mất hết ân sủng" (Gl 5,2-3). Từ nay chỉ nơi Chúa phục sinh, nhân loại mới tìm được ơn cứu độ cho đời sống tinh thần và nhiệm hiệp40.

- Trên trần gian này không còn một phương 40 Ibid., 145

Page 99: Tailieu Hoi Thao Phaolo Uni

Công chính hoá theo Thánh Phaolô 99

tiện nào khác để đạt được ơn cứu độ ngoài việc tin vào Ðức Kitô Giêsu. Người là Thiên Chúa thật và là Ðấng cứu độ trần gian41.

Các cuộc truyền giáo của Thánh Phaolô chỉ để nói về kinh nghiệm người đã có được từ biến cố Ðamát.

III. VIỆC LOAN BÁO TIN MỪNG CỦA THÁNH PHAOLÔ

Thánh Phaolô được chính Chúa phục sinh hiện ra, kêu gọi làm tông đồ, được mạc khải cho biết những mầu nhiệm mà các thế hệ trước không được biết (Ep 3,3-6), được đưa lên đến tận tầng trời thứ ba (2Cr 12,1-4), được tình yêu của Ðức Kitô thúc bách (2Cr 5, 14), nên người không rao giảng bất cứ một Tin Mừng, hay một ai khác ngoài Chúa Giêsu và là Chúa Giêsu chịu đóng đinh (2Cr 4, 5; 1Cr 1, 22; Gl 6, 14). Thánh Phaolô cũng là một con người thuộc ba nền văn hoá, và đã tận dụng được tất cả những gì mình có, để loan báo Ðức Kitô, ơn cứu độ (Lc 2,30)42 cho những người thuộc những nền văn hóa khác nhau ấy.

1. Tin Mừng Thánh Phaolô rao giảng 1.1. Tin Mừng của Thiên Chúa Trước tiên Thánh Phaolô xác định Tin Mừng

người rao giảng không do tự loài người mà do chính Ðức Kitô mạc khải cho người. "Tin Mừng tôi loan báo không phải do loài người. Vì không ai trong loài người đã truyền lại hay dạy cho tôi Tin

41 Ibid., 146.42 Durrwell, Ðức Kitô, Cuộc Vượt Qua Của Ta, Phục Sinh, Vai Trò Không Thể Thiếu Trong Ơn Cứu Ðộ Của Ta. Liguori, Missouri 2000; bản dịch của LM Ðaminh Nguyễn Ðức Thông, 2008, tr. 77- 78.

Page 100: Tailieu Hoi Thao Phaolo Uni

100 Lm. Aug. Nguyễn Văn Trinh

Mừng ấy, nhưng là chính Ðức Kitô đã mạc khải" (Gl 1,11-12).

1.2. Lý do rao giảng Tin Mừng Thánh Phaolô không rao giảng chính mình,

không lừa dối ai và không tìm tư lợi và cũng chẳng tìm cách làm vui lòng ai: "Lời giảng của chúng tôi không do sự sai lầm, không có dụng ý xấu, không nhằm lừa dối ai, nhưng vì Thiên Chúa đã thử luyện chúng tôi và giao phó Tin Mừng cho chúng tôi, thì chúng tôi cứ vậy mà rao giảng, không phải để làm vừa lòng người phàm mà để làm đẹp lòng Thiên Chúa, Ðấng thử luyện tâm hồn chúng tôi. Không bao giờ chúng tôi đã dùng lời xu nịnh, như anh em biết; không bao giờ chúng tôi đã viện cớ để che đậy lòng tham, có Thiên Chúa chứng giám; không bao giờ chúng tôi đã tìm cách để được một người phàm nào tôn vinh, dù là anh em hay người khác, trong khi chúng tôi có thể đòi anh em phải trọng đãi, với tư cách là tông đồ của Ðức Kitô" (1Tx 2,3-7).

Người nhấn mạnh "nếu tôi còn muốn làm đẹp lòng người đời, thì tôi không phải là tôi tớ của Ðức Kitô" (Gl 1,10).

Ðiều Phaolô tìm kiếm trong việc rao giảng Tin Mừng không phải là quà tặng nhưng là những gì sinh hoa kết quả dồi dào nơi người nghe (Pl 4, 17).

1.3. Bám chặt vào lời ChúaPhaolô đòi những kẻ rao giảng Tin Mừng cũng

phải theo gương người. "Anh em hãy theo gương chúng tôi, đừng đi ra ngoài những gì đã viết, kẻo sinh ra kiêu ngạo, theo người này mà chống người khác" (1Cr 4,6). Với người đệ tử thân tín, Phaolô ân cần căn dặn: "Nếu có ai dạy một giáo lý khác, không theo sát các lời lành mạnh, tức là các lời

Page 101: Tailieu Hoi Thao Phaolo Uni

Công chính hoá theo Thánh Phaolô 101

của Ðức Kitô Giêsu, Chúa chúng ta và không theo sát giáo lý phù hợp với đạo thánh, thì người ấy lên mặt kiêu căng, không biết gì cả, nhưng mắc bệnh ham tranh luận và thích cãi chữ. Do đó sinh ra ganh tỵ, tranh chấp, lộng ngôn nói xấu, đấu khẩu liên miên giữa những người đầu óc lệch lạc, mất cả chân lý và coi việc giữ đạo là một nguồn lợi" (2Tm 6, 3-6).

1.4. Miễn là Ðức Kitô được rao giảngVậy ưu tư của Thánh Phaolô là rao giảng Tin

Mừng và người vui mừng khi thấy Tin Mừng tiến triển, dẫu bị mang xiềng xích, tù tội. Người vui mừng cả khi có những người rao giảng Tin Mừng chỉ vì ganh tỵ, không có lòng ngay, tưởng làm thế là gây thêm khổ cho người lúc bị tù tội, nhưng người khẳng định: "Miễn là Ðức Kitô được rao giảng là tôi mừng rồi" (Pl 1,12-18). Phaolô đã làm gì để Tin Mừng được tiến triển?

2. Nguyên tắc rao giảng Tin Mừng của Phaolô: trở thành mọi sự cho mọi người

Nếu vì Tin Mừng, Thánh Phaolô đã dám chấp nhận mang xiềng xích như một tên gian phi (2Tm 2,9), thì chắc chắn người cũng dám nên mọi sự cho mọi người với hy vọng cứu được một số người. Ðó chính là nguyên tắc rao giảng Tin Mừng của người: "Tôi là người tự do, không lệ thuộc vào ai, nhưng tôi đã trở thành nô lệ của mọi người, hầu chinh phục được nhiều người. Với người Do Thái, tôi đã trở nên Do Thái, để chinh phục người Do Thái. Với những ai sống theo Lề Luật, tôi đã trở nên người sống theo Lề Luật, để chinh phục được những người sống theo Lề Luật. Ðối với những ai sống ngoài Lề Luật, tôi đã trở nên người sống

Page 102: Tailieu Hoi Thao Phaolo Uni

102 Lm. Aug. Nguyễn Văn Trinh

ngoài Lề Luật, dù tôi không sống ngoài luật của Thiên Chúa, nhưng sống trong Luật của Ðức Kitô. Tôi đã trở nên yếu với người yếu, để chinh phục những người yếu. Tôi đã trở nên mọi sự cho mọi người, để bằng mọi cách cứu được một số người. Vì Tin Mừng, tôi làm tất cả những điều đó, để cùng được thông chia phần phúc của Tin Mừng" (1Cr 19-23).

3. Cách thức rao giảng của PhaolôGiống như Chúa Giêsu, Thánh Phaolô đã sử

dụng những hình ảnh cụ thể để minh họa cho sứ điệp người rao giảng. Nếu Chúa Giêsu đã sử những dụ ngôn gần gũi với con người như hạt cải; dúm men; người gieo giống; cỏ lùng (Mt 13), đồng tiền bị mất; người cha hoang phí (Lc 15), thì Thánh Phaolô cũng đã sử dụng những hình ảnh rất cụ thể, thực tế trong các thư và các bài giảng của người như việc xây cất để diễn tả lối sống của mỗi người (1Cr 3,10-15), đền thờ để mô tả các Kitô hữu (1Cr 3,16); Sara và Haggard để nói về hai Giao Ước (Gl 4,21-28); sự kết hợp vợ chồng để nói lên mầu nhiệm giữa Ðức Kitô và Hội Thánh (Ep 5,21-32); thân mình để diễn tả Hội Thánh (Rm 12, 1tt; 1Cr 12,12tt).

Hơn nữa, Phaolô đã hy sinh tất cả mọi thứ xảo thuật của ngôn từ43 để sứ điệp người chuyển giao được rõ ràng, cụ thể. "Quả thế, Ðức Kitô chẳng sai tôi đi làm phép rửa, nhưng sai tôi đi rao giảng Tin Mừng, và rao giảng không phải bằng lời lẽ khôn ngoan, để thập giá Ðức Kitô khỏi ra vô hiệu" (1Cr 1,17). Sức mạnh của lời rao giảng của Phaolô không phải là những triết lý cao siêu nhưng là sức

43 Ibid., 62.

Page 103: Tailieu Hoi Thao Phaolo Uni

Công chính hoá theo Thánh Phaolô 103

mạnh của Thiên Chúa. "Chúng tôi đánh đổ các kiểu lý luận và mọi thái độ kiêu căng chống lại sự hiểu biết Thiên Chúa. Chúng tôi bắt mọi tư tưởng phải đầu hàng để đi tới chỗ vâng phục Ðức Kitô" (2Cr 10,5).

4. Phaolô là một người rao giảng đa văn hoá.

4.1. Hội nhập văn hóa 4.1.1 Lịch sử của việc hội nhập văn hóaHội nhập văn hóa là một thuật ngữ được sử

dụng trong Kitô Giáo, nhất là trong Hội Thánh Công Giáo Rôma, có liên quan tới việc thích nghi cách thức trình bày giáo huấn của Hội Thánh cho những nền văn hóa ngoài Kitô Giáo, và làm cho giáo huấn của Hội Thánh thấm nhập vào trong các nền văn hóa ấy.

Việc Kitô Giáo sống chung với các nền văn hóa khác đã có từ thời các tông đồ. Chúa Giêsu truyền lệnh cho các môn đệ của Người rao giảng Tin Mừng cho tới tận cùng trái đất (Mt 28,28; Mc 16,15), nhưng lại không bảo họ phải rao giảng thế nào. Bài giảng của Thánh Phaolô tại Areopago (Cv 17,22-33) có thể được coi là cố gắng hội nhập văn hóa đầu tiên44 dù thất bại. Khoảng năm 50, các tông đồ đã triệu tập Công Ðồng đầu tiên của Hội Thánh, Công Ðồng Giêrusalem, để bàn xem có nên đưa dân ngoại và hội nhập văn hóa của dân ngoại vào trong Hội Thánh chăng.

Những xung đột văn hóa giữa các Kitô hữu gốc Do Thái và gốc Dân Ngoại vẫn tiếp tục cho tới khi Kitô Giáo được du nhập vào trong nền văn hóa

44 Franzen Kirchengeschichte, 18

Page 104: Tailieu Hoi Thao Phaolo Uni

104 Lm. Aug. Nguyễn Văn Trinh

La - Hy45. Những cuộc hội nhập văn hóa tương tự cũng đã xảy ra khi Ðế Quốc Rôma sụp đổ và những nền văn hóa Trung Cổ và Germanic bắt đầu chiếm ưu thế, một tiến trình kéo dài hàng thế kỷ46. Những người tiên phong trong việc hội nhập văn hóa trong lịch sử truyền giáo gồm thánh Patrick ở Ái Nhĩ Lan và các thánh Syrilô và Methôđiô truyền giáo cho các dân tộc Slavic tại Ðông Âu. Sau cuộc ly khai năm 1054, Hội Thánh Công Giáo Rôma phần lớn bị giới hạn trong Tây Âu. Với những cuộc thập tự chinh, những cố gắng mở rộng tầm ảnh hưởng đối với những nền văn hóa Trung Ðông và Ðế Quốc Latinh tại Constantinôpôli (1204-1261) đã bị thất bại hoàn toàn. Cuộc Cải Cách Tin Lành đã tạo nên một sự chia cắt trong Hội Thánh phương Tây. Tuy nhiên, trong khi đó, việc khám phá ra Châu Mỹ, Châu Á, Châu Phi của người Tây Ban Nha và Bồ Ðào Nha đã mở rộng tiếp xúc với những nền văn hóa và văn mimnh khác47.

4.1.2. Việc hội nhập văn hóa sau những khám phá ấy

Sau những khám phá ra những vùng đất mới và sau Công Ðồng Trentô (1545-1563), phong trào này đã trở thành có hệ thống hơn, khi Hội Thánh Rôma phải suy nghĩ xem phải đánh giá thế nào về những yếu tố của các nền văn hóa ngoài Kitô Giáo xưa. Trong số này có những khuôn mặt đáng để ý như José de Anchieta đối với dân bản xứ tại Brazil, Roberto de Nobili tại Nam Ấn Ðộ, Alexandre de Rhôdes tại Việt Nam.

Các cha Dòng Tên Matteo Ricci, Adam Schall

45 Franzen Kirchengeschichte, 319.46 Franzen Kirchengeschichte, 319.47 Franzen Kirchengeschichte, 321.

Page 105: Tailieu Hoi Thao Phaolo Uni

Công chính hoá theo Thánh Phaolô 105

von Bell và những vị khác đã thành công trong việc đưa Kitô Giáo vào Trung Quốc. Ricci và Schall đã được Hoàng Ðế Trung Quốc tại Bắc Kinh bổ nhiệm làm những nhà toán học, các nhà chiêm tinh, thậm chí làm quan triều đình. Nhà thờ Công Giáo đầu tiên được xây dựng tại Bắc Kinh năm 165048. Ricci đã thích nghi đức tin Công Giáo với lối suy nghĩ của người Trung Hoa, khi cho phép nhiều điều trong đó có việc thờ cúng tổ tiên, một việc ông cho rằng chỉ là một tập tục văn hoá. Toà Thánh không đồng ý, coi đó là một hành vi thờ phượng và như thế là tôn thờ ngẫu tượng, và vào năm 1692 và 1742, đã ngăn cấm bất cứ một thích nghi nào trong cái gọi là mâu thuẫn về những nghi lễ Trung Hoa. Hoàng Ðế Trung Hoa cảm thấy như bị phỉnh gạt, nên không cho phép bất cứ một hình thức thực hành Kitô Giáo nào khác. Năm 1721, Hội Thánh đã trải qua những thất bại đau đớn khi Hoàng Ðế Kangxi coi các thừa sai Kitô Giáo là những kẻ phi pháp49. Theo Franzen, "chính sách ấy của Vatican đã giết chết công cuộc truyền giáo tại Trung Quốc"50.

4.1.3. Các giáo huấn của các Ðức Thánh Cha4.1.3.1. Ðức Lêô XIII Ðức Lêô XIII khuyến khích sự đa dạng của các

nền văn hóa khác nhau, khi đưa Hội Thánh Armenia trở lại hợp nhất với Hội Thánh Công Giáo vào năm 1879. Người chống lại những cố gắng latinh hóa các Hội Thánh theo Nghi Lễ Ðông

48 Franzen Kirchengeschichte, 323.49 McManners, Oxford Illustrated History of Christianity (1990), p. 328, Chapter 9 The Expansion of Christianity by John McManners 50 Franzen 324

Page 106: Tailieu Hoi Thao Phaolo Uni

106 Lm. Aug. Nguyễn Văn Trinh

Phương, khi tuyên bố rằng các Hội Thánh ấy vẫn tạo nên một truyền thống cổ xưa và giá trị nhất và tạo nên một biểu tượng của sự hợp nhất có tính Thiên Chúa của Hội Thánh Công Giáo. Trong Thông Ðiệp Praeclara Gratulationis năm 1894, người ca ngợi sự đa dạng về văn hóa và phụng vụ của việc diễn tả đức tin trong Hội Thánh. Còn trong Thông Ðiệp Orientalum Dignitatis, người nhắc lại nhu cầu cần phải duy trì và vun xới sự đa dạng và tuyên bố các nền văn hóa khác nhau là một kho tàng phong phú của Hội Thánh51. Người chống lại những chính sách Latinh hóa của Vatican và ra một sắc lệnh về một số biện pháp để duy trì tính nguyên vẹn và đặc trưng của những cách diễn tả văn hóa khác nhau52.

4.1.3.2. Ðức Benedictô XV và Pio XITrong khi Ðức Piô IX và Ðức Piô X có khuynh

hướng hơi hướng chiều về Latinh, thì Ðức Benedictô XV lại đặc biệt quan tâm tới sự phát triển của các hoạt động truyền giáo, là những hoạt động chịu quá nhiều thiệt thòi suốt thời gian Ðại Chiến Thế giới thứ nhất. Hội nhập văn hóa đối với người trước tiên có nghĩa là sự phát triển hàng giáo sĩ địa phương. Vào ngày 20.11.1919, Người kêu gọi người Công Giáo trên toàn thế giới, nâng đỡ việc truyền giáo và nhất là nâng đỡ sự phát triển hàng giáo sĩ địa phương, bằng cách giảm bớt việc âu hóa các cuộc truyền giáo của Công Giáo53. Ðức Piô XI cũng theo đường lối ấy, khi đề cao hàng giáo sĩ địa phương, các nền văn hóa địa phương

51 Duffy 241 52 Duffy 241 53 Franzen 382

Page 107: Tailieu Hoi Thao Phaolo Uni

Công chính hoá theo Thánh Phaolô 107

được nhìn nhận hơn. Cuối cùng, người đã tổ chức một hội nghị về truyền giáo tại Rôma năm 1922 và mỗi năm đích thân tấn phong cho các giám mục thuộc Châu Á, Châu Phi và Châu Mỹ Latinh54. Khi người qua đời, đã có tới 240 giáo phận và giáo điểm nằm trong tay các giám mục địa phương.

4.1.3.3. Ðức Piô XIINăm 1939, Ðức Piô XII, ngay trong những

tuần lễ đăng quang của người, đã triệt để thay đổi chính sách đã tồn tại suốt 250 năm của Vatican và cho phép Trung Hoa được tôn kính những thành viên của gia đình đã khuất55. Ngày 8.12.1939, Thánh Bộ Truyền Bá Ðức Tin theo yêu cầu của Ðức Piô XII, đã tuyên bố rằng những phong tục ấy của Trung Hoa không còn được coi là dị đoan nữa mà đúng ra phải được coi là một cách thức xứng hợp để tỏ lòng tôn kính các thân nhân của họ, nên đây là điều người Công Giáo được phép làm56. Hội Thánh bắt đầu lại nở rộ với hai mươi tổng giáo phận mới, bảy mươi chín giáo phận và ba mươi tám giám quản tông toà, nhưng chỉ nở rộ cho tới năm 1949, khi cuộc cánh mạng công sản thống lĩnh đất nước này57.

4.1.4. Nội dung của hội nhập văn hóaÐã nói đến rao giảng Tin Mừng là ta phải nói

tới hội nhập văn hoá. Ðức Pio XII viết trong Summi Pontificatus rằng việc đánh giá cách sâu sắc hơn những nền văn minh khác nhau và những phẩm chất tốt đẹp của nền văn minh ấy là điều cần thiết

54 Franzen 38255 Franzen 32456 J Smit, Pope Pius XII, New York 1950 pp. 186-187.57 Franzen 325

Page 108: Tailieu Hoi Thao Phaolo Uni

108 Lm. Aug. Nguyễn Văn Trinh

cho việc rao giảng Tin Mừng của Ðức Kitô58. Năm 1944, trong bài nói chuyện với các giám đốc Hội Truyền Giáo trực thuộc giáo hoàng, ngài nói: "Vị tiền hô của Tin Mừng và sứ giả của Ðức Kitô là một tông đồ. Nhiệm vụ của những người này không đòi họ phải cấy nền văn minh và văn hóa Âu châu vào trong các vùng đất xa lạ, để nó bén rễ và lớn lên. Nhiệm vụ của họ trong việc tiếp xúc với các dân tộc ấy, những dân tộc đôi khi kiêu hãnh về nền văn hóa lâu đời và phát triển cao độ của mình, là dạy dỗ và uốn nắn họ để họ sẵn sàng tự nguyện và cách thực tế chấp nhận những nguyên tắc của đời sống và luân lý Kitô Giáo; tôi xin thêm rằng những nguyên tắc của bất cứ nền văn hóa nào, với điều kiện đó là một nền văn hóa tốt đẹp và lành mạnh và những nguyên tắc đem lại cho nền văn hóa ấy nhiều sức mạnh hơn trong việc bảo vệ phẩm giá con người và đạt được hạnh phúc cho con người"59.

Ðức Gioan Phaolô II cũng đã đề cập tới vấn đề này trong nhiều thông điệp và nhất là trong Thông Ðiệp Redemptoris Missio năm 1990. Trong Thông Ðiệp này, người đã đề cập tới:

- Việc nhập thể của Tin Mừng vào trong các nền văn hóa địa phương và việc đưa những nền văn hóa ấy vào trong đời sống Hội Thánh60.

- Việc biến đổi cách cụ thể các giá trị văn hóa đích thật nhờ việc hội nhập các nền văn hóa ấy

58 Evangelii 59 Evangelii 60 60 John Paul II, encyclical Slavorum Apostoli, June 2, 1985, No. 21: AAS 77 (1985), 802-803; Address to the Pontifical Council for Culture plenary assembly, Jan. 17, 1987, No. 5: AAS 79 (1987), 1204-1205.

Page 109: Tailieu Hoi Thao Phaolo Uni

Công chính hoá theo Thánh Phaolô 109

vào Kitô Giáo và đưa Kitô Giáo vào trong những nền văn hóa khác nhau của nhân loại61.

- Hiện ta nhìn nhận rằng hội nhập văn hóa là một thuật ngữ thần học, được định nghĩa trong Redemptoris Missio như việc đối thoại không ngừng giữa đức tin và văn hoá62.

4. 2. Phaolô tận dụng cả ba nền văn hóa trong việc rao giảng Tin Mừng.

Nếu hội nhập văn hóa là nhìn nhận trong các nền văn hóa khác, những gì là tốt đẹp, phù hợp với các giá trị Kitô Giáo và giúp cho người ta sống những giá trị ấy theo tinh thần Kitô Giáo, đồng thời làm cho các giá trị Kitô Giáo nhập thể trong các nền văn hóa ấy, thì Thánh Phaolô không chỉ là một người rao giảng trong một môi trường đa văn hóa mà còn là một người hội nhập văn hoá, khi sống nguyên tắc trở nên Do Thái đối với người Do Thái; Hy Lạp đối với người Hy Lạp; nô lệ với người nô lệ.

4 . 2. 1. Do Thái đối với người Do Thái Chưa bao giờ Thánh Phaolô rời bỏ Do Thái

giáo. Thiên Chúa của người vẫn là Thiên Chúa của Cựu Ước. Chỉ khác một điều là nếu ngày xưa, người dùng Lề Luật để giải quyết mọi vấn đề, thì nay người giải quyết mọi sự trong Chúa Giêsu phục sinh63. "Những gì xưa kia tôi cho là có lợi thì nay, vì Ðức Kitô, tôi cho là thiệt thòi" (Pl 3,7).

Trong bài giảng đầu tiên của người trong Cv 13,16-41, ta thấy được phương pháp và nội dung của Tin Mừng Thánh Phaolô rao giảng: Chúa Giêsu chính là Ðấng Thiên Chúa đã hứa với Ðavid (13,26-22). Người vô tội nhưng đã bị giết chết để ứng 61 Redemptoris Missio 52-54. 62 Ethiopia and Inculturation, Brendan Cogavin C.S.Sp. 63 Ibid., 139.

Page 110: Tailieu Hoi Thao Phaolo Uni

110 Lm. Aug. Nguyễn Văn Trinh

nghiệm lời Kinh Thánh. Nhưng Thiên Chúa đã cho Người trỗi dậy từ cõi chết. Trong nhiều ngày, Người đã hiện ra với những kẻ từng theo Người từ Galilê lên Giêrusalem. Phaolô còn chứng minh cho họ thấy rằng tất cả những gì Thiên Chúa đã hứa trong Cựu Ước, thì Người đã thực hiện trong Chúa Giêsu: "Ðiều Thiên Chúa hứa với cha, ông chúng ta, thì Người đã thực hiện cho chúng ta là con cháu các ngài, khi làm cho Ðức Giêsu sống lại" (13,32-33). Từ đó Chúa Giêsu trở thành nguồn ơn cứu độ cho nhân loại. Ðây là cốt lõi của thần học Phaolô: "Vậy thưa anh em, xin biết cho điều này, chính nhờ Ðấng ấy mà ơn tha tội được loan báo cho anh em; và tất cả những gì anh em đã không được tha để nên công chính nhờ Luật Môsê, thì nhờ Người, mọi kẻ tin đều được công chính" (Cv 13,38-39)64.

Thánh Phaolô cũng khẳng định với vua Agrippa: "Tôi không nói gì khác ngoài những điều các ngôn sứ và Môsê đã báo trước sẽ xảy ra, đó là Ðức Kitô sẽ chịu đau khổ và là người đầu tiên sống lại từ cõi chết, để loan báo ánh sáng cho dân Do Thái cũng như cho các dân ngoại" (Cv 26,22-23).

Phaolô đã trở nên người Do Thái đối với người Do Thái, đã giữ lại truyền thống tốt đẹp của Do Thái giáo, nhưng đồng thời cũng tin mừng hóa truyền thống ấy, khi giúp người Do Thái sống cuộc sống hằng ngày, và tuân giữ Lề Luật trong một tinh thần mới. "Anh em hãy coi chừng quân chó má! Hãy coi chừng bọn thợ xấu! Hãy coi chừng những kẻ giả danh cắt bì! Chúng ta mới thật là những người được cắt bì, những người thờ phượng Thiên Chúa nhờ Thần Khí của Người, những người 64 Ibid., 150.

Page 111: Tailieu Hoi Thao Phaolo Uni

Công chính hoá theo Thánh Phaolô 111

hiên ngang hãnh diện vì Ðức Kitô, chứ không phải vì xác thịt" (Pl 3,2-3).

Nếu không mặc lấy tinh thần Tin Mừng để sống cuộc sống hằng ngày, thì có cắt bì cũng chẳng ăn thua gì. "Trong Ðức Kitô, cắt bì hay không cắt bì đều không có giá trị, chỉ có đức tin hành động nhờ đức mến (Gl 5,6), "cắt bì hay không cắt bì không quan trọng, điều quan trọng là trở nên một thụ tạo mới" (Gl 6,15).

Trong thư Côlôsê, Thánh Phaolô đã nói rõ cắt bì của Kitô Giáo là cùng chết, cùng chịu mai táng và cùng trỗi dậy với Ðức Kitô: "Trong Người, anh em được chịu phép cắt bì không do tay người phàm, nhưng là phép cắt bì của Ðức Kitô, có sức lột bỏ con người tội lỗi của anh em. Anh em đã cùng được mai táng với Ðức Kitô khi chịu phép rửa, lại cùng được trỗi dậy với Người, vì tin vào quyền năng của Thiên Chúa, Ðấng làm cho Người trỗi dậy từ cõi chết..." (Cl 2,11-13).

Ðối với những kẻ quan niệm rằng họ được cứu độ hay đúng hơn họ có thể tự cứu lấy mình khi làm những điều luật dạy, Thánh Phaolô quả quyết rằng con người được nên công chính không phải nhờ làm những gì Luật dạy, nhưng nhờ đức tin vào Ðức Giêsu Kitô" (Gl 2,16). Người còn mạnh mẽ khẳng định: "Anh em mà tìm sự công chính trong Lề Luật, là anh em đoạn tuyệt với Ðức Kitô và mất hết ân sủng" (Gl 5,4).

4.2.2. Hy Lạp đối với người Hy LạpNhư ta đã đề cập tới ở trên, triết học Hy Lạp

thời Thánh Phaolô cũng có những giá trị như sự khôn ngoan65, hay trách nhiệm đối với đồng loại; sự giải thoát khỏi tất cả những ràng buộc thể lý và 65 Ibid., 110.

Page 112: Tailieu Hoi Thao Phaolo Uni

112 Lm. Aug. Nguyễn Văn Trinh

dân tộc để họ trở thành một thực thể tinh thần thuần túy66. Ngoài ra còn có những học thuyết coi vũ trụ như một vật thể hoà hợp vĩ đại, học thuyết về sự bình đẳng giữa mọi người, những ý tưởng về cần kiệm, công bằng và tự chủ67. Về tôn giáo, Sênêca dạy rằng: "Thiên Chúa ở gần anh em, ở với anh em và ở trong anh em"68.

Phaolô đã tận dụng tất cả những giá trị ấy khi loan báo Tin Mừng cho người Hy Lạp. Khi nói chuyện tại một thính đường của các triết gia theo chủ nghĩa khoái lạc ở Areopago tại Athens, lợi dụng việc họ có đền thờ kính thần Vô Danh, Thánh Phaolô đã dựa vào đó để loan báo Thiên Chúa và Ðức Kitô phục sinh cho họ "quí vị tôn thờ Ðấng quí vị không biết" (Cv 17, 22-31). Người cũng đã mượn chính tư tưởng của họ để nói với họ: "Ngài không ngự trong những đền thờ do tay con người dựng lên. chính ở trong Ngài mà chúng ta sống, cử động và hiện hữu" (Cv 17,24-28)69.

Triết học Hy Lạp hướng người ta tới một thực thể tinh thần thuần túy, Thánh Phaolô đã sử dụng giá trị ấy khi quả quyết: "Bất cứ ai trong anh em được thánh tẩy để được thuộc về Ðức Kitô, đều mặc lấy Ðức Kitô. Không còn chuyện phân biệt Do Thái hay Hy Lạp, nô lệ hay tự do, đàn ông hay đàn bà, nhưng tất cả anh em chỉ là một trong Ðức Kitô" (Gl 3, 27-29).

Khi viết cho tín hữu Philipphê: "Những gì là chân thật, những gì là cao quí, những gì là chính trực, những gì là tinh tuyền, những gì là đáng yêu,

66 M. Pohlenz, La Stoa, I, Florence 2, 1978, tr. 565tt. 67 Ibid., 111.68 Lettere a Lucilio, 41, 1.69 Ibid., 112.

Page 113: Tailieu Hoi Thao Phaolo Uni

Công chính hoá theo Thánh Phaolô 113

những gì mang lại tiếng tốt và nếu có gì là nhân đức, là đáng khen, thì hãy nghĩ đến những điều đó" (Pl 4, 8), Thánh Phaolô đang khuyên họ giữ lấy những gì là tốt đẹp trong truyền thống văn hóa của họ70.

Tuy nhiên người không dừng lại ở đó, người đã hướng người ta đến với Ðức Kitô. "Trong khi người Do Thái đòi hỏi những điềm thiêng, dấu lạ, còn người Hy Lạp tìm kiếm lẽ khôn ngoan, thì chúng tôi lại rao giảng một Ðức Kitô chịu đóng đinh, điều mà người Do thái coi là ô nhục, không thể chấp nhận và dân ngoại cho là điên rồ. Nhưng đối với những ai được Thiên Chúa kêu gọi, thì dù là Do Thái hay Hy Lạp, Ðấng ấy chính là Ðức Kitô, sức mạnh và sự khôn ngoan của Thiên Chúa" (1Cr 1,22-24).

Thánh Phaolô viết cho các tín hữu Côlôsê đừng để "ai gài bãy bằng những mồi triết lý và những tư tưởng giả dối rỗng tuếch theo truyền thống người phàm và theo những yếu tố vũ trụ chứ không theo Ðức Kitô" ( Cl 2, 8).

Phaolô chỉ thị cho Timôtê: "Hãy tha thiết khuyên người ta đừng cãi chữ. còn những chuyện nhảm nhí, trống rỗng, anh hãy tránh xa, vì những kẻ nói những chuyện ấy sẽ tiến sâu vào con đường vô luân. Lời họ như một thứ ung nhọt cứ loét thêm ra" (1Tm 2,16-17). Vì "sẽ đến thời người ta sẽ không còn chịu nghe giáo lý lành mạnh, nhưng theo những dục vọng của mình mà tìm kiếm hết thầy này đến thầy nọ, bởi ngứa tai muốn nghe. Họ ngoảnh tai đi không nghe chân lý, nhưng hướng về những chuyện hoang đường" (2Tm 4,3-4).

Với Thánh Phaolô những "phép mầu, dấu lạ, 70 Ibid., 111.

Page 114: Tailieu Hoi Thao Phaolo Uni

114 Lm. Aug. Nguyễn Văn Trinh

điềm thiêng" là do Satan đem lại hầu làm cho những kẻ không có lòng yêu mến chân lý phải hư đi ( 2Tx 2,9-10).

Như thế, Phaolô trở thành Hy Lạp với người Hy Lạp, không phải để thành người Hy Lạp mà là để Kitô Giáo hóa những người Hy Lạp.

4.2.3 Trở nên mọi sự cho mọi ngườiVào thời của Thánh Phaolô, có những tập tục

và truyền thống hôm nay ta cho là không thích hợp với Kitô Giáo, như vấn đề nô lệ, sự bất bình đẳng giữa nam với nữ. Nhưng những vấn đề này thời ấy chưa phải là một vấn đề xã hội. Chắc chắn một tôn giáo non trẻ như Kitô Giáo không thể thay đổi được tình trạng xã hội ấy. Nhưng Thánh Phaolô đã cài vào trong đó một dúm men Tin Mừng, khi giúp cả chủ lẫn nô lệ, cả vợ lẫn chồng, cả nam lẫn nữ sống theo tinh thần của Ðức Kitô

4.2.3.1.Vấn đề nô lệ: vào thời của Thánh Phaolô, vấn đề nô lệ là một sự kiện xã hội phổ biến. Thánh Phaolô không lên án chế độ nô lệ, mà còn khuyên nô lệ phải vâng lời chủ theo một tinh thần mới: "Kẻ làm nô lệ hãy vâng lời những người chủ ở đời này trong mọi sự. Ðừng chỉ vâng lời trước mặt, như muốn làm đẹp lòng người ta, nhưng với lòng đơn sơ, vì kính sợ Chúa. Bất cứ việc gì, hãy làm tận tâm như thể làm cho Chúa, chứ không phải làm cho người đời, vì biết rằng anh em sẽ nhận được phần thưởng Chúa ban, là gia nghiệp dành cho dân Người. Ðức Kitô là chủ, anh em hãy phục vụ Người" (Cl 3,22-24).

"Ai có chủ là tín hữu, thì đừng lấy cớ họ là anh em mà coi thường; trái lại phải hầu hạ chủ tốt hơn nữa, bởi lẽ người được mình phục vụ là tín hữu và là anh em yêu quí" (1Tm 6,1-2). Phục tùng chủ

Page 115: Tailieu Hoi Thao Phaolo Uni

Công chính hoá theo Thánh Phaolô 115

trong mọi sự, làm đẹp lòng chủ và đừng cãi lại, đừng ăn cắp là làm cho đạo lý của Thiên Chúa, Ðấng Cứu độ chúng ta, được rạng rỡ mọi bề (Tt 2,9).

Tuy nhiên dưới ánh sáng đức tin, Thánh Phaolô đã nhìn nhận người nô lệ cũng là một con người với tất cả ý nghĩa của từ này. Trường hợp anh Ônêsiô là một cá biệt. Chiếu theo luật thời ấy, tội phạm của anh đáng bị trừng phạt. Thánh Phaolô xin ông Philêmôn cư xử khoan dung hơn với anh, không chỉ không trừng phạt mà còn trọng đãi anh như một người bình đẳng, vì anh đã thành Kitô hữu 71. Như thế, tuy chưa phá bỏ được hình thức nô lệ, nhưng Thánh Phaolô đã đòi các tín hữu phải thay đổi não trạng. Người chủ không được coi nô lệ như vật sở hữu, nhưng như người anh em (Plm 6).

4.2.3.2. Vấn đề phụ nữ trong cộng đoànTrong thư gửi Timôtê, Thánh Phaolô giới thiệu

cho phụ nữ một thứ đồ trang sức mới. Ðó không phải là kiểu tóc cầu kỳ, vàng bạc, ngọc trai. nhưng là những việc lành. trong khi nghe dạy dỗ, thì phải thinh lặng và hết lòng tùng phục. Thánh Phaolô cấm phụ nữ giảng dạy và thống trị đàn ông (1Tm 2,11-12). Theo Thánh Phaolô, đây là điều luật dạy, "vì phụ nữ mà lên tiếng trong cộng đoàn thì không còn thể thống gì", và đây cũng là mệnh lệnh của Chúa (1Cr 14, 34, 37).

4.2.3.3. Việc giữ ngày, giữ thángÐây là việc dị đoan, không phù hợp với Tin

Mừng, nên đã bị Thánh Phaolô bắt phải dẹp bỏ. Trong thư Rôma, Thánh Phaolô như chấp nhận việc người ta giữ ngày, giữ tháng, nhưng với điều

71 Nhóm Phiên Dịch Các Giờ Kinh Phụng Vụ, Dẫn Vào Thư Philêmôn.

Page 116: Tailieu Hoi Thao Phaolo Uni

116 Lm. Aug. Nguyễn Văn Trinh

kiện là làm để kính Chúa (Rm 14,6). Còn trong thư Galat, Thánh Phaolô lại kịch liệt chống lại việc này. "Trước kia, khi chưa biết Thiên Chúa, anh em làm nô lệ những vật tự bản chất không phải là thần. Nhưng nay anh em đã biết Thiên Chúa. sao anh em lại còn muốn làm nô lệ chúng một lần nữa. Anh em cẩn thận giữ ngày, giữ tháng, giữ mùa, giữ năm! Anh em làm tôi sợ rằng tôi đã vất vả uổng công vì anh em" (Gl 4,8-11).

4.2.3.4. Việc ăn của cúng.Thánh Phaolô rất thoáng về vấn đề này. Vì

một số tín hữu nghĩ rằng ăn của cúng là tôn thờ ngẫu tượng, nhưng Thánh Phaolô vẫn cho phép ăn. Vì mọi sự Thiên Chúa tạo dựng đều tốt (1Tm 4,3), và mọi thức ăn đều thanh sạch (Rm 14, 20). Hơn nữa, có ngẫu tượng đâu, chỉ có một mình Thiên Chúa thôi (x. 1Cr 8,1-6). Nhưng người khuyên "người ăn thì vì Chúa mà ăn... Còn kẻ không ăn, thì cũng không ăn vì Chúa" (Rm 14,7).

Thánh Phaolô cũng lưu ý: "Người ăn đừng có khinh kẻ không ăn, còn kẻ không ăn cũng đừng xét đoàn kẻ ăn, vì Thiên Chúa đón nhận người ấy" (Rm 14,3). Còn nếu việc ăn uống này mà nên cớ vấp phạm cho người khác, thì tốt nhất đừng ăn (Rm 14,20).

4.2.3.5. Việc cắt bì đối với các Kitô hữu không phải là Do Thái

Thánh Phaolô không muốn áp đặt lên những người không phải là Do Thái, những luật chỉ buộc người Do Thái. Ðó là vấn đề cắt bì và giữ luật Môsê. Trong thực tế, người đã để cho người ta cắt bì cho Timôtê, con của một bà mẹ Do Thái (Cv 16,1-3), nhưng không để cho người ta cắt bì cho Titô, một người ngoại, vì Kitô hữu không cần phải

Page 117: Tailieu Hoi Thao Phaolo Uni

Công chính hoá theo Thánh Phaolô 117

cắt bì mà chỉ cần đức tin (Rm 4,11)72. Ðức tin mới làm cho người ta nên con cái Abraham chứ không phải là cắt bì (Gl 3,7). Trong Ðức Kitô, và nhờ Tin Mừng, "dân ngoại được thừa kế gia nghiệp với người Do Thái, cùng làm thành một thân thể và cùng chia sẻ điều Thiên Chúa hứa" (Ep 3,6; 2,12-13). Chính Thánh Nhân đã kịch liệt chống lại lập trường của những người từ Giuđê đến, buộc các anh em Kitô hữu gốc dân ngoại phải cắt bì (Cv 15,1-2). Thực ra ở đây Thánh Nhân không chỉ chống lại việc cắt bì cho dân ngoại, mà còn chống lại những người đã coi việc cắt bì và giữ luật như phương thế đem lại ơn cứu độ, như cách thức để họ tự cứu mình mà không cần Chúa Giêsu; và nhất là chống lại việc người Do Thái muốn thái giáo hóa Kitô Giáo73.

Tóm lại, Thánh Phaolô đã nên giống mọi người để mọi người cũng nên giống như Phaolô trong lòng tin vào Chúa Giêsu phục sinh. "Tôi van xin anh em hãy nên giống như tôi, vì tôi đã nên giống như anh em (Gal 4,12).]

4. 3. Thánh Phaolô yêu mến những kẻ tin vào lời người rao giảng

Mục đích của việc rao giảng của Phaolô là đem Chúa Giêsu đến cho con người để họ cũng được hạnh phúc và có niềm hy vọng chắc thực như người. Ðộng lực của việc rao giảng của Thánh Nhân chính là lòng yêu mến Thiên Chúa và yêu thương con người.

Vì Tin Mừng và vì hạnh phúc của đồng loại, Thánh Phaolô đã chẳng quan tâm gì tới bản thân mình. "Mạng sống tôi, tôi coi thật chẳng ra gì,

72 Ibid., 73. 73 Ibid., 152.

Page 118: Tailieu Hoi Thao Phaolo Uni

118 Lm. Aug. Nguyễn Văn Trinh

miễn sao tôi chu toàn sứ vụ đã nhận từ nơi Chúa Giêsu, là long trọng làm chứng cho Tin Mừng về ân sủng của Thiên Chúa" (Cv 12,24), "sẵn sàng tiêu phí cả sức lực lẫn con người tôi vì linh hồn anh em" (2Cr 12,15).

4. 4. Thánh Phaolô kịch liệt lên án những kẻ phá vỡ niềm tin của các tín hữu

Thánh Phaolô cảnh cáo Hội Thánh tại Ephêsô: "Khi tôi đi rồi, thì sẽ có những sói dữ đột nhập vào anh em, chúng không tha đoàn chiên. Ngay từ giữa hàng ngũ anh em sẽ xuất hiện những người giảng dạy những điều sai lạc, hòng lôi cuốn các môn đệ theo chúng" (Cv 20,30).

Ðó là "những tông đồ giả, là thợ gian xảo, đột lốt tông đồ của Ðức Kitô"(2Cr 11,13); "những kẻ gây chia rẽ và làm cớ vấp ngã. hạng người đó chẳng phục vụ Ðức Kitô, Chúa chúng ta mà phục vụ chính cái bụng của mình. Họ dùng những lời lẽ ngon ngọt, nịnh bợ mà quyến rũ những tâm hồn đơn sơ" (Rm 16,1-18); "quân chó má, bọn thợ xấu, quân thiến hụt" (Pl 3,2); những kẻ lường gạt, làm đảo lộn nhiều gia đình, dạy những điều không được phép vì lợi lộc thấp hèn (Tt 1,10-11).

Ðối với những kẻ ấy Thánh Phaolô tuyên bố dứt khoát "không nhượng bộ, dù chỉ trong giây lát (Gl 2,5), "cần khóa miệng chúng lại" (Tt 1,10-11), và "xin Thiên Chúa loại trừ chúng" (Gl 1, 8).

Còn đối với các tín hữu nhẹ dạ nghe theo những người ấy, Thánh Phaolô đã nặng lời quở trách: Sao anh em trở mặt mau lẹ thế với Ðấng đã kêu gọi anh em nhờ ân sủng của Ðức Kitô, để theo một Tin Mừng khác. Không có Tin Mừng nào khác đâu, mà chỉ có một vài kẻ phá rối anh em và muốn làm xáo trộn Tin Mừng của Ðức Kitô thôi.... Trước

Page 119: Tailieu Hoi Thao Phaolo Uni

Công chính hoá theo Thánh Phaolô 119

đây anh em đã đón tiếp tôi như sứ giả của Ðức Kitô, đã sẵn sàng móc mắt hiến cho tôi. Chả lẽ vì nói sự thật cho anh em mà tôi thành kẻ thù của anh em sao? (x. Gl 1,6-7). Và Người khẳng định: "Anh em là những người con bé nhỏ của tôi mà tôi phải quặn đau sinh ra một lần hữa cho đến khi Ðức Kitô được hình thành nơi anh em" (Giáo lý 19).

IV. KẾT LUẬNThánh Phaolô là một Pharisiêu nhiệt thành với

Do Thái giáo đến độ bắt bớ Hội Thánh Ðức Kitô. Trong biến cố Ðamát, được gặp gỡ Chúa Giêsu phục sinh, Thánh Nhân đã chuyển hướng, đã coi mọi sự là thua lỗ, bất lợi, chỉ còn một mối lợi tuyệt vời là được biết Ðức Kitô, và được ở trong Người. Từ đó, Thánh Nhân đã rong ruổi loan báo Tin Mừng, bất chấp những gian nan thử thách.

Vì là một người thuộc ba nền văn hoá, Thánh Nhân đã khôn khéo tận dụng tất cả những gì có được để đem Chúa Giêsu đến cho mọi người. Người đã nên Do Thái đối với người Do Thái, Hy Lạp đối với người Hy Lạp, đã nên mọi sự cho mọi người, không phải để lấy lòng người ta nhưng để Ðức Kitô được rao giảng. Nói theo kiểu hội nhập văn hóa hôm nay, thì Thánh Nhân đã biết giữ lại những giá trị của các nền văn hoá, giúp họ sống các giá trị ấy theo tinh thần Kitô Giáo và đưa các giá trị của Tin Mừng vào trong các nền văn hoá. Chính vì thế, người không ngần ngại thách thức tất cả những gì không phải là Tin Mừng trong những nền văn hóa ấy, không áp đặt lên dân ngoại những gì là của riêng người Do Thái, sẵn sàng chống lại tất cả những kẻ dùng những mồi triết lý để mê hoặc người ta.

Page 120: Tailieu Hoi Thao Phaolo Uni

120 Lm. Aug. Nguyễn Văn Trinh

Thánh Nhân đã làm tất cả những điều ấy vì lòng yêu mến Ðức Kitô và vì lòng yêu thương con người chứ không phải là vì những lợi lộc thấp hèn hoặc vì muốn lấy lòng người ta.

Với tư cách là những môn đệ của Chúa Giêsu sống tại Châu Á hôm nay, một môi trường đa văn hóa và tôn giáo, có lẽ ta cần theo gương Thánh Phaolô, làm cho đức tin đâm rễ sâu trên Châu Á để người ta không coi đó như một món hàng nhập cảng và "trình bày đức tin Kitô Giáo bằng những cách thức phù hợp với sự hiểu biết về tâm linh và sự khôn ngoan về luân lý bẩm sinh của linh hồn Á Châu, để dân chúng dễ dàng đón nhận và làm cho đức tin này thành đức tin của chính họ"74.

Ta cũng cần cởi mở và chân thành với những giá trị trong Hồi Giáo, Phật Giáo, Ấn Giáo, Khổng Giáo và những người theo các tôn giáo khác trên đất nước ta, giúp họ sống các giá trị ấy theo tinh thần Tin Mừng75.

Ðây là một đề tài rất mới, người trình bày lại không chuyên môn, nên chắc chắn còn rất nhiều hạn chế, hy vọng trong năm Thánh Phaolô này, các chuyên gia Kinh Thánh và văn hóa sẽ tiếp tục đào sâu đề tài này, để ta có được một bức tranh toàn diện hơn về vấn đề này và có thể theo bước chân Thánh Phaolô mà loan báo Ðức Kitô cách hữu hiệu hơn cho con người hôm nay.

74 Bênêdictô XVI, Bài Nói Chuyện Với Các Giám Mục Của Hội Ðồng Giám Mục Mã Lai, Singapore Và Brunei, ngày 6.6.2008.75 Xem Ibid.,

Page 121: Tailieu Hoi Thao Phaolo Uni

Giáo Huấn Về Hôn Nhân

Của Thánh PhaolôLM Giuse Ðỗ Ngọc Bảo OP

"Lạy Ngài, Ngài là ai?";"Ta là Giêsu mà ngươi đang bắt bớ" (Cv 9,5).

DẪN NHẬP1. Thánh Phaolô, con người của Ân Sủng và

Tông Ðồ Dân NgoạiHẳn cuộc gặp gỡ Ðức Kitô trên đường Ðamát

đã làm đảo lộn cuộc đời Thánh Phaolô. Qua Ðức Kitô mà ông đang tìm cách bắt hại, cũng chính là Ðấng trao ban mình cho ông, Phaolô thực sự đã khám phá ra dung nhan đích thực của Thiên Chúa

Page 122: Tailieu Hoi Thao Phaolo Uni

122 Lm. Phêrô Nguyễn Văn Võ

mà ông vẫn hằng tìm kiếm. Khi nhận ra mình được thương mến và được cứu thoát bởi chính Ðấng mình đang tìm bách hại; thì hơn bất cứ ai ông đã kinh nghiệm được thế nào là ân sủng của Thiên Chúa. Một trong các thư vẫn được gọi là "các thư mục vụ", được viết vào cuối thế kỷ thứ I, gợi lại một cách đáng khâm phục ân sủng ông đã đón nhận này (1Tm 1,12-14).

Từ kinh nghiệm ấy sẽ phát sinh lòng gắn bó rất đặc biệt của Thánh Phaolô với con người của Ðức Kitô và một cuộc đời được thay đổi triệt để."Người đã đoái thương mạc khải Con của Người cho tôi", để tôi loan báo Tin Mừng về Con của Người cho dân ngoại" (Gl 1,16).

Thêm vào ân sủng mạc khải trên đường Ðamát là ân sủng thứ hai: việc loan báo. Chính Thánh Phaolô nhìn nhận việc đó: Thiên Chúa đã dùng ân sủng của Ngài mà đặt riêng Thánh Nhân ra, ngay từ khi còn trong lòng mẹ, để sai Thánh Nhân đi loan báo Con của Ngài1.

2. Nhà thiết lập và quản trị các Giáo HộiLà nhà truyền giáo không biết mỏi mệt,

Thánh Phaolô đã rảo qua hàng ngàn cây số để loan báo Tin Mừng và thiết lập các cộng đoàn. Trong sách Công Vụ Tông Ðồ, Thánh Phalô nhắc lại ba hành trình lớn. Ba hành trình này dẫn Thánh Phaolô và các bạn đến đảo Kyprô, ở Pamphilia và Lycaonia (giữa những năm 46 và 49), đến nơi người Galát, đến Philípphê, Thêxalônica, Athènes và Côrintô (giữa những năm 50 và 52), đến

1 Paul Le Pasteur, Pierre Debergé, 2003. Bản Việt ngữ của Tu Viện Rất Thánh Mân Côi Gò Vấp, tr. 20.

Page 123: Tailieu Hoi Thao Phaolo Uni

GH: người thừa hưởng và làm chứng về bản thân & công trình của Đức Kitô 123

Galatia, Êphêxô, Côrintô và Milê (giữa những năm 54 và 58). Tuy nhiên, Thánh Phaolô không chỉ bằng lòng với việc thiết lập các cộng đoàn. Công việc loan báo Tin Mừng và thiết lập cộng đoàn của Thánh Nhân sẽ đồng hành với mối lo toan sao cho các cộng đoàn mình đã thiết lập được lớn lên trong đức tin và lòng mến2.

Ðồng hành với các cộng đoàn Giáo Hội đó, Thánh Phaolô đã trình bày, giải đáp những vấn đề về đức tin, đồng thời giải quyết những vấn đề về luân lý, kỷ luật tại những cộng đoàn đặc thù đó. Trong bài này, chúng ta sẽ đề cập đến giáo huấn về hôn nhân của Thánh Phaolô.

Như ta biết, Thánh Phaolô bàn rất nhiều về hôn nhân. Trước hết ở chương 7 Thư thứ nhất Côrintô, chương này cực kỳ phong phú về mặt giáo huấn; đó là cả một thiên khảo luận tín lý và luân lý về hôn nhân, và các ý tưởng được trình bày ở đó không còn thay đổi gì thêm, về mặt tiếp cận đời sống cũng như theo diễn tiến nghiên cứu của các nhà thần học; thiên tài của Thánh Tông Ðồ đã xác định những điều đó với sự chính xác và viên mãn.

Còn một chỗ khác: Thư gửi tín hữu Êphêsô 5,22-33. Ý tưởng chủ yếu của thư này là "sự kết hiệp giữa các tín hữu với Ðức Kitô, và trong Ðức Kitô như các chi thể của nhiệm thể" (Prat, La théologie De Saint Paul, Paris, 1904, t. I, p. 335). Những lời khuyên dành cho những người đã kết hôn vẫn không khiến ngài đảo ngược ý tưởng của mình; trái lại nó được dùng để trình bày hôn nhân dưới một khía cạnh mới mà ở đó ngài mơ về một 2 Sđd, tr. 52.

Page 124: Tailieu Hoi Thao Phaolo Uni

124 Lm. Phêrô Nguyễn Văn Võ

phẩm giá và một sự thánh thiện cao cả hơn. Khi triển khai những tương quan giữa Ðức Kitô và Giáo Hội, những mối tương quan được tóm tắt trong công thức: " [Thiên Chúa] đã làm cho [Ðức Kitô] trở thành đầu của Giáo Hội toàn bộ, là thân mình Người" (Ep 1,22.23) ngài đã nhìn ở đấy lý tưởng mà các gia đình Kitô Giáo phải họa lại: cũng giống như Ðức Kitô, là Ðầu của Hội Thánh, người chồng có quyền điều khiển và ra lệnh, nhưng cũng có bổn phận yêu thương và bảo vệ; vai trò của người vợ cũng giống như vai trò của Giáo Hội, là suy phục, tôn kính và đối xử êm đềm.

I. CHƯƠNG 7 THƯ THỨ NHẤT GỬI TÍN HỮU CÔRINTÔ

Trước hết, dường như đó là câu trả lời trực tiếp cho những vấn đề mà những người liên lạc với Phaolô đã đề ra cho ngài. Ở đây những giải pháp thực hành luôn hòa quyện với những nguyên tắc đạo lý.1. Tính hợp pháp của hôn nhân

Vào thời này, ở tại Côrintô, có những nhóm người khổ hạnh chủ trương buộc các tín hữu sống đức khiết tịnh trọn vẹn, hoặc cấm họ kết hôn hoặc cấm họ sử dụng những khả thể của một cuộc hôn nhân đã được kết ước. Dùng ngay câu nói mà những người Côrintô đề cập, Phaolô trả lời: "Ðàn ông không gần đàn bà là điều tốt" (c.1). Chính Phaolô cũng nỗ lực thực hành lý tưởng này. Ngài muốn cho mọi người đàn ông cũng làm như vậy3.

3 Có nhiều giả thuyết về hoàn cảnh riêng của Phaolô. Ngài là một người góa vợ (J. JEREMIAS, dans Zeit. f. d. Neutestam. Wiss., 1926, p. 310; 1929, p. 321). Ngài đã kết hôn với một phụ nữ Do Thái không trở lại, và đôi bên đã ly thân (Ph.-R.

Page 125: Tailieu Hoi Thao Phaolo Uni

GH: người thừa hưởng và làm chứng về bản thân & công trình của Đức Kitô 125

Nhưng một lý tưởng như vậy không hề dễ dàng; nó đòi hỏi một ân sủng, một hồng ân đặc biệt của Thiên Chúa (c.7). Như vậy, hôn nhân được coi như một phương thuốc chữa trị tình tư dục, một lối phòng vệ dành cho những người vì không nhận được hồng ân đó nên không thể giữ mình (c.2). Từ quan điểm này, hôn nhân là hoàn toàn hợp pháp; kết hôn không hề là điều tội lỗi (cc. 28,36)4. Ở một số trường hợp, thậm chí hôn nhân có thể trở thành một nghĩa vụ luân lý, melius est enim nubere quam uri (cc 8-9). Tuy nhiên, không nên tìm kiếm điều đó khi người ta có thể tránh được (c.27)5.2. Tính không thể tháo gỡ của hôn nhân

Ðàng khác, nơi những người liên lạc với Phaolô tại Côrintô, ta có thể gặp được những Kitô hữu đã kết hôn trước hoặc sau khi trở lại, và những người này thường muốn ly dị, điều được thực hành rộng rãi trong thế giới Hy Lạp - La Mã, thậm chí cả nơi người Do Thái. Ðối với những con người này, nhà Tông Ðồ đưa ra một lệnh truyền,

MENOUD, dans Rev de Théol, et de Phil., 1951, p. 23, n. I). Ngài hoàn toàn sống độc thân (J. -J. VON ALLMEN, Maris et femmes daprès saint Paul, p. 116, n. 3).4 Trong Thư thứ nhất gửi cho Timôthê, Phaolô mạnh dạn đứng lên chống lại một số thầy dạy giả hiệu (chắc chắn chịu ảnh hưởng nhóm ngộ đạo), những người này "ngăn cản việc kết hôn" (4,3-4); họ là "những người giả hình lừa dối" (4,2).5 Chỉ có một trường hợp mà hôn nhân bị cấm cản: đó là khi người ta tận hiến cho Thiên Chúa với một lời xác định công khai là sẽ không kết hôn; chẳng hạn các bà góa đã đăng ký "vào nhóm các bà góa", nếu họ muốn tái giá, thì họ đáng "bị án phạt bởi đã không giữ lời cam kết ban đầu với Ðức Kitô" (1Tm 5,9-12).

Page 126: Tailieu Hoi Thao Phaolo Uni

126 Lm. Phêrô Nguyễn Văn Võ

lệnh truyền này đến từ Chúa (c.1)6. Trước hết, Phaolô đề cập đến trường hợp người phụ nữ muốn từ bỏ chồng mình: chị không được làm thế (c.10). Nhưng trong trường hợp chị làm điều đó, thì chỉ còn hai khả năng: hoặc ở vậy không tái giá nữa, hoặc phải hòa giải với chồng mình (c.11). Như vậy, đối với người phụ nữ, có thể có những trường hợp ly thân hợp pháp, nhưng không được hiểu cách khác. Việc ly thân này không cho phép chị ta được lập một cuộc hôn nhân mới. Ðó là mặc nhiên khẳng định rằng mối dây liên kết người phụ nữ với chồng thì bền vững, không thể tháo gỡ. Mối liên kết này chỉ có thể bị tiêu hủy với cái chết của người chồng (c.39; xc Rm 7,2-3). Còn về người đàn ông, Phaolô chỉ nói thật vắn tắt: "Người chồng không được rẫy vợ mình" (c.11). Vậy có chăng những trường hợp ngoại lệ, mà ở đó người đàn ông có thể rẫy vợ cách hợp pháp? Và nếu có thật những trường hợp đó, thì người đàn ông có quyền tái hôn không? Không có điều đó. Tuy nhiên, nếu giả định rằng có những trường hợp cho phép người đàn ông rẫy vợ thì, trong tư tưởng của Thánh Tông Ðồ, ta có thể nhận định rằng người đàn ông cũng phải ở vậy không được tái hôn hoặc làm lại đời sống vợ chồng. Thực vậy, như Phaolô đã khẳng định ở trên (c.4-5), người chồng và người vợ có chung những quyền lợi và phải chịu chung những bổn phận7.

2.1. Trường hợp những cuộc hôn nhân

6 Hơn nữa, để biện minh cho việc nại đến thế giá của Ðức Kitô, ta không nên khẳng định rằng Phaolô xưng mình có một mặc khải riêng. Ðơn giản hơn, ta nên giả thiết rằng ngài chỉ dựa trên một trong những lời lẽ của Ðức Kitô liên quan đến việc ly dị, và đã được đưa vào giáo huấn thông thường.

Page 127: Tailieu Hoi Thao Phaolo Uni

GH: người thừa hưởng và làm chứng về bản thân & công trình của Đức Kitô 127

khác đạoTiếp theo, Thánh Tông Ðồ đề cập đến vấn đề

khó khăn gây ra do những cuộc hôn nhân giữa các Kitô hữu và người ngoại giáo. Tuy nhiên, đó không phải là những "cuộc hôn nhân khác đạo" sẽ giao kết trong tương lai, nhưng là những cuộc sống chung đã có mà trong đó một người phối ngẫu trở lại và đã lãnh nhận Phép Rửa, đang khi người khác vẫn không tin. Trong trường hợp người vợ hay người chồng không tin nhưng vẫn đồng ý tiếp tục sống chung với người phối ngẫu nay đã là Kitô hữu8 thì Phaolô nói với người phối ngẫu Kitô hữu là không được rẫy bỏ người phối ngẫu vẫn là dân ngoại (c.12-13). Và ngài đã biện minh cho giải pháp đó bằng lập luận sau đây: "Thật vậy, chồng

7 Người ta sẽ nhận ra sự uyển chuyển trong lối diễn tả qua những thuật ngữ Phaolô sử dụng: cấm phụ nữ xa lìa chồng mình (χωρισθηναι), nhưng đối với người chồng thì cấm rẫy vợ mình (αφιέναι). Cách nói này phù hợp với từ vựng Do Thái về việc ly dị. Theo luật Do Thái, quyền ly dị chỉ dành riêng cho người chồng. Còn người vợ không được phép rẫy chồng mình; tất cả những gì chị ta có thể làm, đó là lìa xa người chồng, lìa xa để tránh khỏi những sự ngược đãi của người chồng. Trong luật lệ Hy Lạp - La Mã thời đó thì không như vậy, những luật lệ này thừa nhận quyền chủ động ly dị cho cả phụ nữ. Có lẽ vì vậy mà, sau đó một chút (1Cr 7,12-13), nhân nói về những cuộc hôn nhân "khác đạo", được đăng ký dưới chế độ lề luật Hy Lạp - La Mã, Phaolô đã dùng từ ngữ đuổi đi, cả về phía đàn ông lẫn đàn bà (xc D. DAUBE, The New Testement and Rabbinic Judaism, Londres, 1956, p. 362-363).8 Người ta hiểu những nỗi khó khăn mà việc đón nhận đức tin của một trong hai người phối ngẫu, vào thời này, có thể gây ra: đó là hai quan niệm về cuộc đời và hai lối sống, có nguy cơ liên tục đối nghịch nhau.

Page 128: Tailieu Hoi Thao Phaolo Uni

128 Lm. Phêrô Nguyễn Văn Võ

ngoại đạo được thánh hóa nhờ vợ, và vợ ngoại đạo được thánh hóa nhờ người chồng có đạo. Chẳng vậy, con cái anh em sẽ là ô uế, trong khi thật ra chúng là thánh"9 (c.14). Trái lại, trong trường hợp mà người phối ngẫu không tin, trước những đòi hỏi của đời sống Kitô Giáo, không chịu tiếp tục sống chung, và chủ động chia tay, thì Thánh Tông Ðồ cho rằng người phối ngẫu Kitô hữu không có nghĩa vụ phải ngăn cản việc chia ly này. "Trong trường hợp như vậy, anh hay chị không còn bị ràng buộc (δεδδυλωται), cứ theo chữ sẽ có nghĩa là: không còn bị ràng buộc, tìm lại được tự do của mình (c.15). Lý do cho thái độ này là như sau: Thiên Chúa kêu gọi những kẻ thuộc về Người được hưởng bình an, và người phối ngẫu Kitô hữu không thể chắc chắn dẫn đưa người phối ngẫu vẫn còn là dân ngoại đi về đức tin chân chính và ơn cứu độ được (c.16).

Vì người phối ngẫu có đức tin không còn bị ràng buộc, đã tìm lại được tự do, người này có thể

9 Một số người cho rằng sự thánh thiện ở đây không ám chỉ việc thánh hóa nội tâm cho bằng trạng thái thánh hiến, trạng thái thuộc về Thiên Chúa, Ðấng làm nền tảng cho sự thánh thiện. "Từ sự kiện kết hiệp với một phần tử của dân thánh, người phối ngẫu không có đạo được gắn kết cách nào đó với Thiên Chúa thật và với Giáo Hội của Ngài, và những người con sinh ra từ sự kết hiệp này đương nhiên là những phần tử của dân thánh" (Bible de Je1rusalem, note ad locum), được coi như các thánh, có nghĩa là được coi như Kitô hữu. Số khác lại cho rằng Phaolô muốn ám chỉ việc những người phối ngẫu "chỉ là một thân thể, cuộc đời của họ chỉ là một, việc thánh hóa người này bảo đảm cho việc thánh hóa người kia, nghĩa là tất cả gia đình đều được hưởng tất cả những gì mà Thần Khí Thiên Chúa cư ngụ nơi một trong hai người phối ngẫu đem lại" (H. CAZELLES, art. Mariage, dans DBS, col. 930).

Page 129: Tailieu Hoi Thao Phaolo Uni

GH: người thừa hưởng và làm chứng về bản thân & công trình của Đức Kitô 129

lập một cuộc hôn nhân mới không? Mặc dù Phaolô không nói lên điều đó rõ ràng, nhà chú giải thời Trung Cổ đã hiểu rằng đoạn văn này cho thấy người phối ngẫu có đức tin sẽ có thể được tái hôn. Ðó là điều mà ta gọi là đặc ân Thánh Phaolô. Các nhà chú giải Công Giáo hiện đại thường cho rằng trong bản văn của Thánh Phaolô, có "một cơ sở đủ cho lối giải thích đó"10.

10 E.-B. ALLO, Ire Épitre aux Corinthiens, Paris, 1934, p. 168. Tuy nhiên, một số nhà chú giải ngoài Công Giáo lại cho rằng ở đây Phaolô chỉ muốn nói đến một sự phân lìa thân xác (ví dụ các tác giả Anh giáo ROBERTSON và PLUMMER, I Corinthians, Internat. Critic. Comment., Édimbourg, 1914, p. 143). Một số nhà chú giải Công Giáo cũng theo ý kiến này. Thuật ngữ phân cách (χωριζεσθαι), được dùng ở đây cũng như phía trên, thực ra không ám chỉ việc bãi bỏ mối ràng buộc hôn nhân. Còn về diễn ngữ: "Chồng hay vợ không bị ràng buộc", chỉ có ý nghĩa rằng họ không buộc phải sống chung với nhau, tức là sống chung với phía ngoại giáo. Nếu Phaolô muốn ban cho người phối ngẫu có đạo được quyền tái hôn, thì hẳn là ngài đã nêu rõ điều đó. Dẫu sao, cũng giống như c. 12: "Còn với những người khác, thì tôi nói -chính tôi chứ không phải Chúa", sẽ dẫn đến tính không thể tháo gỡ của mối ràng buộc hôn nhân trong trường hợp những cuộc hôn nhân khác đạo, như lối chú giải thông thường đã nói lên. Liệu ta có thể nghĩ rằng để biện minh cho một luật trừ đối với thiên luật về tính không thể tháo gỡ của hôn nhân, mà chính Chúa đã thiết định, Phaolô lại bằng lòng với chuyện nại đến thế giá tông đồ riêng của mình (ego dico non Dominus)? Trái lại, công thức sẽ dễ hiểu hơn, nếu ta hiểu "những người khác" (οί λοιποί) không phải là những tín hữu kết hôn với một người phối ngẫu ngoại giáo, nhưng là những người độc thân và những bà góa của câu 8, mà Phaolô cho ý kiến là cứ ở trong trạng thái hiện thời của họ, trừ phi họ không thể tiết dục. Thực vậy, đó chỉ đơn thuần là một lời khuyên, và Phaolô chứng tỏ mình cần nói lên điều đó rõ ràng sau khi đã nhân danh Chúa (non ego sed Dominus) nêu lên tính không thể

Page 130: Tailieu Hoi Thao Phaolo Uni

130 Lm. Phêrô Nguyễn Văn Võ

Nguyên tắc tổng quát áp dụng cho hôn nhân cũng như những gì khác là việc trở lại Kitô Giáo không được thay đổi trạng thái đời sống. "Ngoại trừ trường hợp này (trường hợp hôn nhân khác đạo mà ở đó đôi khi cần phải có sự chia lìa), như Chúa đã định cho mỗi người làm sao, như Thiên Chúa đã kêu gọi mỗi người thế nào, thì cứ sống như vậy: đó là điều tôi truyền dạy trong mỗi Hội Thánh" (c.17; x. 20,24).

2.2. Những cuộc tái hônTuy nhiên, người ta không thấy chỗ nào

Phaolô lên án những cuộc tái hôn sau cái chết của một người phối ngẫu. Ðiều kiện duy nhất ngài đặt ra cho cuộc hôn nhân của góa phụ trong 1Cr 7,39, được diễn tả nhẹ nhàng bởi công thức: "miễn là trong Chúa", điều này hẳn muốn nói rằng người chồng thứ hai phải là một Kitô hữu.

Do kinh nghiệm riêng, trong thư thứ nhất gửi Timôthê (5,14), Phaolô còn muốn rằng các bà góa, vì những bất tiện trong trạng thái của mình, nên tái giá. Tuy nhiên ngài không muốn chấp nhận vào hàng ngũ các giám quản, phó tế hay trưởng lão,

tháo gỡ tuyệt đối của hôn nhân. Về công thức: ego dico non Dominus, người ta phải nối kết với công thức của câu 25, mà lần này đi trước đoạn văn bổ túc đề tài của các câu 8-9: "Về vấn đề độc thân, tôi không có chỉ thị nào của Chúa, nhưng tôi chỉ khuyên nhủ anh em với tư cách là người -nhờ Chúa thương- đáng được anh em tín nhiệm" (Xin coi P. DULAU, The Pauline Privilege; Is it Promulgated in the First Epistle to the Corinthians? The Catholic Biblical Quarterly, t. 13 1951, p. 146-152). Lối chú giải này tuy vậy không có nghĩa rằng Giáo Hội không có quyền tháo gỡ mối dây của cuộc hôn nhân giao kết giữa hai người ngoại giáo khi một người trở lại đạo và người kia, vẫn là ngoại giáo, từ khước sống hòa bình trong hôn nhân, nhưng chỉ là quyền năng này đặt nền tảng khác với chuyện đơn thuần dựa vào chương 7 của thư 1 Côrintô.

Page 131: Tailieu Hoi Thao Phaolo Uni

GH: người thừa hưởng và làm chứng về bản thân & công trình của Đức Kitô 131

những con người đã kết hôn nhiều lần (1Tm 3,2.12; Tt 1,5-7). Cũng vậy, chỉ được ghi vào sổ các bà góa những người dường như đã tạo nên một dạng trật tự hay một đoàn đảm nhận một số trách vụ trong cộng đoàn, những người chỉ kết hôn một lần (1Tm 5,9). Phải chăng đó là vì sự kiện tái hôn gây nên trong Giáo Hội sơ khai một mối nghi ngờ về chuyện không tiết dục, hay ít nhất bị coi như một dấu hiệu kém khiết tịnh?11.3. Tính duy nhất của hôn nhân

Giống như Ðức Giêsu, cũng chính khi nói về tính không thể tháo gỡ của hôn nhân, thì Phaolô cũng gián tiếp nói đến tính nhất phu nhất phụ. Trong thư gửi tín hữu Rôma 7,2.3, ngài chỉ nói đến người vợ và chính thức công bố người này sẽ mắc tội ngoại tình nếu như chồng vẫn còn sống mà lại đi sống với một người đàn ông khác. Nhưng ở quan điểm này, cả hai vợ chồng đều bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ; cả hai phải tùy thuộc vào nhau trong những mối tương quan và trong đời sống gia đình, cả hai đều có nghĩa vụ sống chung thủy v.v..4. Sự thánh thiện của hôn nhân

4. 1. Mục tiêu của hôn nhân

11 Theo C. LATTEY, Unius uxoris vir, Verbum Domini, 28 (1950) 288-290, điều mà trên thực tế Phaolô cấm, đó là chuyện người ta chọn vào hàng giám quản, trưởng lão hoặc phó tế những con người đã ly dị hoặc tái hôn, vì có thể có những Kitô hữu đến từ Dân ngoại hoặc từ Do Thái giáo, hoặc ngay cả những con người đa thê, như có thể có trong số những Kitô hữu đến từ Do Thái giáo. Cũng vậy, góa phụ không được ly dị hoặc tái giá. Tác giả đề nghị ý kiến của mình là có cơ sở chắc chắn.

Page 132: Tailieu Hoi Thao Phaolo Uni

132 Lm. Phêrô Nguyễn Văn Võ

Trước hết là việc truyền chủng nhân loại, tức là việc sinh sản và giáo dục con cái. Nhưng điều đó lại rất cao vời và rất thánh, vì không những nó đảm bảo việc tiếp nối công trình của Ðấng Tạo Hóa, nhưng còn tiếp diễn và mở rộng gia đình những con cái Thiên Chúa. Cả Ðức Giêsu, cả Phaolô đều không thấy nhấn mạnh đến tầm cao cả của hôn nhân trên quan điểm này. Tuy nhiên, Thánh Tông Ðồ có cho ta thoáng thấy ý tưởng của ngài: Ngài lưu ý các bà vợ là, trong các cuộc hội họp tôn giáo, họ phải giữ một thái độ nết na và đằm thắm, đặc biệt không được lên tiếng, và trong khi biện minh cho qui luật của ngài bằng cách gợi lại lỗi của người đàn bà đầu tiên, ngài thêm: "Tuy nhiên, người đàn bà sẽ được cứu nhờ sinh con cái, nếu kiên trì giữ đức tin, đức mến và sự thánh thiện với lòng đơn sơ giản dị" (1Tm 2,15). Như vậy ta thấy Thánh Phaolô đánh giá cao và tôn trọng chức năng sinh sản của các đôi vợ chồng Kitô Giáo.

Hôn nhân có mục tiêu này theo ý hướng của Ðấng Tạo Hóa. Trong tinh thần của những người kết hôn, có thể có một điều gì khác, một sự thỏa mãn tư dục hoặc ngay cả giác quan, một mục tiêu rõ ràng là thấp kém hơn so với điều trước. Tuy nhiên, ngay đối với những người chỉ nhắm tới khía cạnh thấp kém đó trong hôn nhân, thì cả Ðức Giêsu cũng như Thánh Phaolô đều không kết án họ.

Khi Ðức Giêsu công bố tính không thể tháo gỡ của hôn nhân, các Tông Ðồ tỏ ra ngạc nhiên trước sự cứng rắn đến thế: như vậy thà không kết hôn còn hơn. Và Ðức Giêsu đã trả lời bằng cách phân biệt có nhiều loại người không hưởng thụ khoái lạc giác quan, tức là các hoạn nhân theo bản văn Tin

Page 133: Tailieu Hoi Thao Phaolo Uni

GH: người thừa hưởng và làm chứng về bản thân & công trình của Đức Kitô 133

Mừng. Hoàn hảo nhất là những người chủ ý từ khước điều đó vì Nước Trời. Nhưng điều đó không được ban cho mọi người, và để thể hiện việc từ bỏ đó, cần phải có một ơn đặc biệt (Mt 19,11). Trong tư tưởng của Ðức Kitô, cứ ở trong sự trinh khiết sẽ hoàn hảo hơn; nhưng qui luật chung, thông thường, trừ ra đặc ân và việc kêu gọi đặc biệt của ân sủng, vẫn là cuộc đời hôn nhân. Ngay cả khi người ta kết hôn vì cảm thấy không thể sống trinh khiết được, bởi lẽ không thể cũng không muốn từ bỏ những thỏa mãn mà hôn nhân đem lại, thì họ vẫn không có lỗi gì.

Ta cũng phải xét lý lẽ này khi đọc những đoạn văn mà Thánh Phaolô so sánh hôn nhân với đời sống trinh khiết hoặc đời sống góa phụ, 1Cr 7,8-9.25-40; 1Tm 5,9-16. Với những người độc thân và quả phụ, tôi nói thế này: Họ cứ ở vậy như tôi thì tốt cho họ. Nếu không tiết dục được, họ cứ kết hôn, vì thà kết hôn còn hơn là bị thiêu đốt (1Cr 7,8-9).

Quan niệm này dường như chỉ nhìn trong hôn nhân một nơi trú ẩn cho những ai không nhận được hồng ân tiết dục, một phương thế để tránh sự phóng túng, quan niệm này hôm nay dường như gây sốc cho một số người. Nhưng nói như vậy là quên mất rằng thế giới tư tưởng của Thánh Phaolô và các Kitô hữu thế hệ ngài có hơi xa lạ với chúng ta. Ðối với họ, thì người Kitô hữu đã chết đi và sống lại cách huyền nhiệm với Ðức Kitô qua Phép Rửa, thì cách nào đó đã sống trong thế giới tương lai, điều đó chỉ được biểu lộ trọn vẹn trong ngày Chúa quang lâm, ngày đó không còn xa (1Cr 7,29). Họ thuộc về thế gian như ta thấy, nhưng

Page 134: Tailieu Hoi Thao Phaolo Uni

134 Lm. Phêrô Nguyễn Văn Võ

một cách nào đó lại không còn thuộc về thế gian này. Không chỉ sự cần kề của ngày quang lâm mới khiến cho hôn nhân là vô dụng, nhưng còn có chuyện bầu khí tương lai đã hiện diện và nằm trong hy vọng ngay ở thế gian này, "mà bộ mặt nó đang qua đi" (1Cr 7,31). Vậy mà, trong thế giới tương lai, neque nubent neque nubentur, Ðức Giêsu đã nói: "Những người phục sinh cũng giống như các thiên thần của Thiên Chúa trên trời. Trong hoàn cảnh đó, hôn nhân biểu trưng cho bộ mặt một trạng thái cách nào đó đã lỗi thời. Cần phải tránh đưa những viễn tượng cánh chung này thành một sự hạ giá siêu hình về hôn nhân, dựa trên một lối quan niệm sai lầm về tương quan giữa xác thịt và tinh thần.

4. 2. Tính biểu tượng thánh thiêng của hôn nhân Kitô Giáo. Bí tích

a. Hôn nhân, một biểu tượngNhững điều chúng ta vừa nói đều đúng với

mọi hôn nhân. Nhưng có một sự thánh thiện thuộc cấp bậc cao hơn, thuộc về hôn nhân Kitô Giáo; nó là biểu trưng sự kết hiệp giữa Ðức Kitô và Giáo Hội.

Tính biểu tượng này đã được Thánh Phaolô trình bày trong một đoạn văn hết sức quan trọng, Ep 5,22-33. "Người làm vợ hãy tùng phục chồng như tùng phục Chúa, vì chồng là đầu của vợ cũng như Ðức Kitô là Ðầu của Hội Thánh, chính Người là Ðấng cứu chuộc Hội Thánh, thân thể Người. Và như Hội Tháng tùng phục Ðức Kitô thế nào thì vợ cũng phải tùng phục chồng trong mọi sự như vậy"...

Ý tưởng về Giáo Hội, nhiệm thể của Ðức Kitô, là một trong những ý tưởng mà Thánh Phaolô còn

Page 135: Tailieu Hoi Thao Phaolo Uni

GH: người thừa hưởng và làm chứng về bản thân & công trình của Đức Kitô 135

lặp lại nhiều lần trong các thư tù ngục, và từ ý tưởng này ngài rút ra những kết luận lớn lao nhất về sự trổi vượt của Ðức Kitô, hoặc do vai trò cứu độ và thánh hóa của Người, hoặc về những tương quan giữa các Kitô hữu và thủ lãnh của mình hoặc giữa họ với nhau. Thư gửi tín hữu Êphêsô kết thúc bằng một chuỗi những lời khuyên luân lý mà dường như gắn bó với ý tưởng chung, do qui luật nên thánh được diễn tả ở câu 1: "Vậy anh em hãy bắt chước Thiên Chúa vì anh em là con cái được Người yêu thương" (Ep 5,1).

Mục tiêu của Thánh Phaolô không trực tiếp khẳng định đặc tính biểu tượng của hôn nhân; điều ngài muốn, đó là đề nghị với các đôi vợ chồng một kiểu mẫu phải thể hiện. Ngài không nói đến hôn nhân như một điều gì đã rõ có sức đưa ngài lên chiêm ngưỡng một điều gì chưa biết mà hôn nhân là dấu chỉ; ngài mời gọi những đôi vợ chồng hãy ngước nhìn thực tại cao vời hơn mà họ nhận biết, mặc dù vẫn là mầu nhiệm, để họ thể hiện lại trong cuộc sống của mình. Ngài không triển khai một ẩn dụ; đó chỉ là một khuyến dụ luân lý đòi người ta thể hiện, một lý tưởng siêu nhiên. Về điều này, thì lối giải thích truyền thống không thêm gì vào tư tưởng của Thánh Phaolô.

Trong tất cả đoạn văn trên, người ta không thể phủ nhận rằng Thánh Tông Ðồ đã khẳng định sự thánh thiện của hôn nhân và cho chúng ta ý tưởng cao vời nhất của hôn nhân. Không hề coi thường việc kết hiệp vợ chồng, ngài làm cho nó nên cao trọng vô cùng khi tìm được nơi nó một sự tương tự với sự kết hiệp thánh thiện và thánh hóa của Ðức Kitô với Hội Thánh Người.

Page 136: Tailieu Hoi Thao Phaolo Uni

136 Lm. Phêrô Nguyễn Văn Võ

b. Hôn nhân, một bí tích Tính biểu tượng của hôn nhân nằm ở gốc rễ

đạo lý của Giáo Hội vốn đặt hôn nhân trong số bảy bí tích được Chúa Giêsu Kitô thiết lập. Về việc thiết lập bí tích hôn nhân, ta không tìm được một dấu vết nào trong Tin Mừng, cũng chẳng tìm được bằng chứng thuyết phục nào trong các Thư. Công đồng Triđentinô đã thừa nhận việc thiếu những bằng chứng Thánh Kinh này, vì trong phần trình bày vắn tắt đạo lý về hôn nhân, sau khi khẳng định rằng chính Ðức Kitô đã tái lập tính đơn nhất và không thể tháo gỡ, đã thêm rằng: Gratiam vero, quae naturalem illum amorem perficeret et indissolubilem unitatem confirmaret conjugesque sanctificaret, ipse Christus venerabilium sacramentorum institutor atque perfector sua nobis passione promeruit. Quod Pautus Apostotus innuit, dicens: "Viri,diligite..." moxque subjungens: "Sacramentum hoc magnum est, ego autem dico in Christo et in Ecclesia". Sess. XXIV, Doctrina de sacramento matrimonii. Denzinger Bannwart, n. 969.

Ðặc biệt là đoạn văn mà chúng ta trích từ thư gửi tín hữu Êphêsô 5,22-33, tạo nên dự phòng vững chắc mà Giáo Hội dựa vào đó để đưa ra tín điều về bí tích hôn phối.

- Tính biểu tượng của hôn nhân Luận chứng người ta có thể rút ra từ đó, đã

được một số nhà thần học mở rộng quá mức; các vị này như thể muốn khôn ngoan hơn Giáo Hội, đã tự cho rằng mình tìm thấy ở đấy một bằng chứng xác thực chứ không chỉ là kiểu nói bóng gió, hoặc đúng hơn các vị đã biện luận như thể đã có một bằng chứng. Không nên quên rằng, nếu Thánh

Page 137: Tailieu Hoi Thao Phaolo Uni

GH: người thừa hưởng và làm chứng về bản thân & công trình của Đức Kitô 137

Phaolô nhìn trong hôn nhân một dấu chỉ về một điều thánh thiêng, thì không phải theo nghĩa ta hiểu bí tích là một dấu chỉ. Ðiều chủ yếu cho bí tích là làm dấu chỉ cho ân sủng được phát sinh; đang khi theo bản văn của Thánh Phaolô, thì chỉ có nghĩa là hôn nhân là dấu chỉ cho sự kết hiệp giữa Ðức Kitô và Giáo Hội, sự kết hiệp mà hôn nhân không làm ra; nó nói lên một điều và làm phát sinh một điều khác. Thánh Thomas đã ghi nhận rõ ràng thế này: Unio Christi ad Ecclesiam non est res contenta in hoc sacramento, sed res significata et non contenta; et talem rem nullum sacramentum efficit. Sed habet aliam contentam et significatam quam efficit. In IVum Sent., dist. XXVI, q. II, a. 1, ad 4um. - Người ta nghĩ rằng đã thiết lập được giá trị chứng minh của bằng chứng khi nói rằng hôn nhân, biểu trưng cho sự kết hiệp giữa Ðức Kitô và Giáo Hội, thì cũng qua đó biểu trưng cho ân sủng, vì chính nhờ ân sủng mà Ðức Giêsu thánh hóa Giáo Hội; đó là ân sủng, đời sống thần thiêng mà, từ đầu là Ðức Kitô, lan tỏa trong toàn thân huyền nhiệm là Giáo Hội. Ðiều đó là rất thực; nhưng hơi một chút đã đẩy biểu tượng lên, và cố làm điều đó, thì người ta sẽ đi tới kết luận không chờ đợi này, đó là người chồng thánh hóa người vợ như Ðức Kitô thánh hóa Giáo Hội; và như vậy hôn nhân không phải là nguồn ân sủng cho người chồng, nhưng chỉ cho người vợ, chẳng hơn gì việc kết hiệp với Giáo Hội không là nguồn thánh thiện cho Ðức Kitô.

Không phải chúng ta từ khước mọi giá trị của bản văn; nhưng thêm một lần nữa đây mới chỉ là một giá trị chỉ dẫn. Cha Prat, sau khi nghiên cứu

Page 138: Tailieu Hoi Thao Phaolo Uni

138 Lm. Phêrô Nguyễn Văn Võ

bản văn và tìm hiểu phê bình những luận đề quá lố của một số nhà thần học, đã kết luận như sau: "Khi người ta đã biết trước rằng hôn nhân là một bí tích, người ta có thể tìm thấy trong bản văn này một sự ám chỉ rõ ràng hơn kém đối với nghi thức bí tích; bằng không, có lẽ người ta cũng chẳng tính đến chuyện tìm bằng chứng ở đó" (Op. cit., t. n, p. 330). Quả thực không cần phải nói gì hơn.

Tóm lại, không khiên cưỡng ý nghĩa hoặc giá trị bản văn của Thánh Phaolô, dường như ta thấy ở đó một chỉ dẫn và một mời gọi. Một chỉ dẫn: hôn nhân không chỉ là một trạng thái áp đặt những bổn phận khó khăn trong một số trường hợp và đòi hỏi những ân huệ đặc biệt; những bổn phận này, qua sự kiện tương tự với những mối tương quan giữa Ðức Kitô và Giáo Hội, không phải là nhận thêm một khó khăn nữa, nhưng đã nhận được một sự nâng cao, đặt chúng vào lãnh vực siêu nhiên; đó là một tước hiệu mới để cho ân sủng Thiên Chúa gán vào hôn nhân. Cũng còn là một lời mời gọi, ngỏ với Giáo Hội và thúc giục Giáo Hội hoàn tất ý tưởng đã được Thánh Phaolô diễn tả qua đạo lý về hôn nhân - bí tích, (mời gọi) nhìn trong hôn nhân được thánh hóa bởi Ðức Kitô, không chỉ một biểu tượng biểu thị một sự gì thánh thiện và có sức thánh hóa, nhưng là nhìn ở đấy một biểu tượng và một nguồn mạch ân sủng. Thực vậy, đặc biệt khởi đi từ ý tưởng biểu tượng hiệp nhất giữa Ðức Kitô và Giáo Hội mà các Giáo Phụ đã đi tới ý tưởng về bí tích. Và việc biến chuyển diễn ra khá nhanh chóng. Không nhất thiết, như một mệnh đề bị kết án bởi sắc lệnh Lamentabili gợi lên, là thần học về ân sủng và bí tích đã được xây dựng trọn vẹn (Denzinger Bannwart, n. 2051); sau khi Giáo Hội

Page 139: Tailieu Hoi Thao Phaolo Uni

GH: người thừa hưởng và làm chứng về bản thân & công trình của Đức Kitô 139

đã ý thức về giá trị thánh hóa của hôn nhân, thì Giáo Hội đặt hôn nhân vào hàng các bí tích, trước cả khi khái niệm bí tích được xác định hoặc trước cả khi xác định con số các bí tích được thiết lập bởi Ðức Giêsu Kitô. Như vậy, để lấy lại những công thức khác nhau mà chúng ta vẫn sử dụng, Giáo Hội đáp lại lời mời gọi mặc nhiên mà bản văn của Thánh Phaolô đã ngỏ với mình; bằng cách hoàn tất ý tưởng của Thánh Tông Ðồ, Giáo Hội gán cho điều dự phòng được ngài đề nghị việc kiến thiết đạo lý mà tư tưởng này đã gợi lên; thay vì một quan niệm rõ ràng và đầy đủ, thì Giáo Hội nói đến sự chỉ dẫn (innuit) mà Thư gửi tín hữu Êphêsô đem lại.

- Từ ngữ SACRAMENTUMToàn bộ triển khai của Thánh Phaolô trong việc so sánh giữa hôn nhân Kitô Giáo và việc kết hiệp của Ðức Kitô với Giáo Hội Người được kết thúc bằng câu sau: Тοψ μυστήριον τουτο μέγα έγαέ έστίν, έγώ δε λέγω είς Хριστν χαι είς την έχχλησίαν, mà bản Vulgata phiên dịch thành: Sacramentum hoc magnum est, ego autem dico in Christo et in Ecclesia. Eph., V, 32.

Ðối với các nhà soạn thảo Doctrina de sacramento matrimonii ở Công Ðồng Triđentinô dường như đoạn văn này và nhất là từ ngữ sacramentum là chỉ dẫn chính mà các vị tìm được nơi Thánh Phaolô. Thực vậy, trước khi bản thảo được chấp thuận chung cuộc, đã có một bản khác được đề nghị ngày 5.9.1563, không hoàn hảo về những điểm khác, nhưng lại chi tiết hơn về bản văn này. Bản thảo đó được diễn tả như sau: Sanctitatem vero huic (matrimonio) lege evangelica uberius infusam, naturalis illius

Page 140: Tailieu Hoi Thao Phaolo Uni

140 Lm. Phêrô Nguyễn Văn Võ

caritatis perfectricem, docuit in haec verba Paulus: Viri, diligite uxores vestras, sicut et Christus dilexit Ecclesiam; et mox subdibit: Sacramentum hoc magnum est, ego autem dico: In Christo et Ecclesia, id sc. innuens, quod mutua viri et mulieris conjunctio non solum Christi et Ecclesiae conjunctionem representet, sed et non otiosam Christi ipsos conjuges jungentis referat gratiam, presentemque testetur et sufficiat. Theiner, Acta concilii Tridentini, t. II, p. 387; Concilium Tridentinum, Fribourg-en-B., 1924, t. IX, p. 761. Công thức này không được giữ nguyên như thế, nhưng, trong các cuộc tranh luận, nó không hề bị phê bình, và người ta có thể tìm thấy ở đấy tư tưởng của các Nghị phụ và các thần học gia công đồng. Vậy mà, nếu đọc cẩn thận, nó cho thấy trong bản văn Viri, diligite, v.v., sự khẳng định về đặc điểm biểu tượng của hôn nhân; và chính trong các từ ngữ sacramentum hoc, v.v., mà công thức này nhìn ra chỉ dẫn về phẩm giá bí tích, giá trị thánh hóa của hôn nhân.

Thực ra, không có bằng chứng hoặc chỉ dẫn mới nào để rút ra từ ngữ sacramentum. Nó chỉ phiên dịch từ ngữ Hy Lạp μυστήριον, và không hề có ý nghĩa nghi thức biểu trưng và tạo ra ân sủng. Từ ngữ μυστήριον mà Thánh Phaolô nói trong các thư tù đày, đó là "kế hoạch được Thiên Chúa thiết lập từ đời đời, nhưng chỉ được mạc khải trong Tin Mừng, là cứu độ mọi người không phân biệt chủng tộc, bằng cách đồng nhất họ với Người Con Chí Ái trong sự hiệp nhất của nhiệm thể (Prat, La théologie de saint Paul, t. I, p. 369). Mầu nhiệm cao cả này, Phaolô đã nêu lên những pha chính trong một đoạn mà ở đó, cũng như trong đoạn văn

Page 141: Tailieu Hoi Thao Phaolo Uni

GH: người thừa hưởng và làm chứng về bản thân & công trình của Đức Kitô 141

này, ngài gọi là μυστήριον μέγα, và bản Vulgata dùng diễn ngữ như ở đây là sacramentum magnum: "Phải công nhận rằng mầu nhiệm đạo thánh thật là cao cả, mầu nhiệm này xuất hiện trong xác thịt, được chứng thực là công chính bởi Thần Khí, được tỏ lộ cho các thiên thần, được rao giảng giữa muôn dân, được tin kính trong thế giới, được tôn lên trong vinh quang" (1Tm 3,16). Mầu nhiệm mà Thánh Tông Ðồ nói đến nhân đề tài hôn nhân là một điều gì đó ước chừng. Thánh Phaolô nhìn nơi những bổn phận hỗ tương của đôi vợ chồng một sự tương tự với những mối tương quan giữa Ðức Kitô và Giáo Hội mà, được nối kết bởi một cuộc hôn nhân huyền nhiệm đích thực, tạo nên chỉ một thân thể duy nhất. "Mầu nhiệm này thật là cao cả. Tôi muốn nói về Ðức Kitô và Hội Thánh". Mầu nhiệm, không thể là cuộc hôn nhân giữa người chồng và người vợ: không có gì huyền nhiệm trong việc kết hiệp này. Ðiều là huyền nhiệm, chính là mối liên kết huyền nhiệm đã nối kết Giáo Hội với Phu Quân thần thiêng của mình; đó là kế hoạch của Thiên Chúa muốn cứu độ con người trong cuộc hôn nhân vô hình này; đó cũng là tính biểu tượng sâu sắc cho phép ta nhìn ra trong sự kết hiệp giữa người chồng và người vợ, một hình ảnh giảm thiểu cuộc hôn nhân hoàn hảo giữa Ðức Giêsu Kitô và Hội Thánh của Người.

Và, trong câu sacramentum hoc magnum est, chúng ta lại tìm thấy cũng một điều dự phòng đã thấy ở trên, tính biểu tượng thánh thiêng của hôn nhân Kitô Giáo; nhưng không có gì làm chứng thêm, không có gì vượt qua từ ngữ innuit mà Công Ðồng Triđentinô đã dùng.

Page 142: Tailieu Hoi Thao Phaolo Uni

142 Lm. Phêrô Nguyễn Văn Võ

c. Tính ưu việt của khiết tịnh hoàn hảoTrong chương 7 thư gửi tín hữu Côrintô,

Phaolô luôn trở lại tính ưu việt của khiết tịnh hoàn hảo đối với hôn nhân. "Ai cưới người trinh nữ của mình, thì làm một việc tốt, nhưng ai không cưới, thì làm một việc tốt hơn" (c.36-38). Nguyên lý của tính ưu việt này, Nhà Tông Ðồ nhận thấy điều đó trong sự kiện đời sống độc thân, nam và nữ, được đón nhận vì Chúa, đã đem lại một cuộc giải phóng khỏi những ràng buộc nhân loại, khỏi những lo toan trần thế và những trở ngại đủ loại chắc chắn đi kèm theo trạng thái hôn nhân (c.32-34). Tuy nhiên, ngài không có ý định đặt ra công thức trái ngược: ngài chỉ muốn kêu mời những ai cảm thấy mình được ơn gọi, đến một trạng thái tốt hơn, "được gắn bó với Chúa mà không bị giằng co" (c.35). Còn về những người đã kết hôn, thì trong những ràng buộc của hôn nhân, họ phải thực hành một chút gì đó của tính siêu thoát giải phóng của đức khiết tịnh hoàn hảo (c.29).5. Những quyền lợi và nghĩa vụ hỗ tương của

các đôi vợ chồngCũng thật thú vị khi căn cứ vào các thư của

Thánh Phaolô, xác định hoàn cảnh hỗ tương mà hôn nhân đặt người nam người nữ vào đấy, và những bổn phận mà hôn nhân áp đặt trên cả hai người. Qua đó người ta sẽ phân định về sự tiến bộ mênh mông mà Kitô Giáo đã tạo cho gia đình, bằng cách giải phóng người phụ nữ khỏi thân phận thấp hèn và tùy thuộc thường có nơi các nền văn minh ngoại giáo; người ta xác tín về chân lý tuyệt đối của lời khẳng định của một nhà chú giải Thánh Phaolô: "Tuyệt tác luân lý của Kitô Giáo là đã thánh hóa hôn nhân"(Prat, La théologie de saint

Page 143: Tailieu Hoi Thao Phaolo Uni

GH: người thừa hưởng và làm chứng về bản thân & công trình của Đức Kitô 143

Paul, t. II, p. 401).Về điểm này, người ta có thể tóm tắt tư tưởng

Thánh Phaolô bằng hai từ: bình đẳng về quyền lợi, có tôn ti về vai tro.5.1. Bình đẳng về quyền lợi

Người phụ nữ không còn là đồ vật của đàn ông, nô lệ của đàn ông, nhưng là người bạn đời: người vợ bình đẳng với người chồng trong mọi quyền lợi chính yếu, người chồng cũng có những bổn phận đối với vợ y như bổn phận người vợ đối với người chồng, và điều đó có được nhờ sự cho đi không lấy lại, vốn nối kết người này với người kia. Mỗi người không còn thuộc về riêng mình, nhưng thuộc về người mà mình đã trao hiến.

Nguyên tắc này được Thánh Tông Ðồ khẳng định nhân đề tài những chuyện quan hệ vợ chồng. Hai vợ chồng có cùng những quyền lợi để hưởng thụ hoặc yêu cầu, cùng những bổn phận là không được từ chối, đến độ mà một người trong đó không được nại đến lý do tôn giáo để tự chuẩn chước, nếu không có sự đồng ý của người phối ngẫu. Về điều này, có sự bình đẳng hoàn hảo nhất giữa đôi vợ chồng. "Chồng hãy làm tròn bổn phận đối với vợ và vợ đối với chồng cũng vậy. Vợ không có quyền trên thân xác mình, nhưng là chồng; cũng vậy, chồng không có quyền trên thân xác mình, nhưng là vợ. Vợ chồng đừng từ chối nhau, trừ phi hai người đồng ý sống như vậy trong một thời gian, để chuyên lo cầu nguyện" (1Cr 7,3-5). Người vợ có đủ lý do mạnh mẽ để được bình đẳng với chồng trong tất cả những gì liên quan đến tính đơn nhất và tính không thể tháo gỡ của hôn nhân. Người chồng được thỏa mãn với người vợ, cũng

Page 144: Tailieu Hoi Thao Phaolo Uni

144 Lm. Phêrô Nguyễn Văn Võ

như người vợ được thỏa mãn với chồng mình, vì không ai còn thuộc riêng về mình, nhưng đã trao cho người khác; đó chính là luật chung thủy hỗ tương áp đặt lên cả hai người. Và cũng vậy, việc trao hiến là không thể thu hồi, cả hai đều không có quyền lấy lại, và người chồng không có quyền rẫy vợ, cũng như người vợ không có quyền phá vỡ mối dây đã kết hiệp người đó với chồng: "Còn với những người đã kết hôn, tôi ra lệnh này, không phải tôi, mà là Chúa: vợ không được bỏ chồng, mà nếu đã bỏ chồng, thì phải ở độc thân hoặc phải làm hòa với chồng; và chồng cũng không được rẫy vợ" (1Cr 7,10,11). Hơn nữa, sự bình đẳng còn lên tới độ, khi Thánh Phaolô đưa ra một ngoại trừ duy nhất cho tính không thể tháo gỡ đó, mà người ta gọi là đặc ân Thánh Phaolô, thì ngài đã ủng hộ người phối ngẫu Kitô Giáo, không phân biệt nam nữ. 5.2. Phẩm trật các vai trò

Sự bình đẳng giữa người nam và người nữ trước quyền lợi và bổn phận của hôn nhân, mà Phaolô đã khẳng định cũng trong chương này, không ngăn cản ngài nhấn mạnh đến sự không bình đẳng giữa các giới phái, không chỉ theo chức năng, mà còn theo bản chất. Ðối với ngài, phụ nữ dường như là thứ yếu về mặt sinh ra. Ðàn ông là thủ lãnh của phụ nữ, giống như Ðức Kitô là thủ lãnh của mọi người, và Thiên Chúa là thủ lãnh của Ðức Kitô (1Cr 11,3). Và không chỉ trong kết hiệp hôn nhân, mà tự nhiên còn là thế. Quả thực, đàn ông không được rút ra từ đàn bà, nhưng đàn bà từ đàn ông (1Cr 11,8). Adam được tạo dựng đầu tiên, tiếp đó mới tới Eva (1Tm 2,13). Ðàn ông là hình ảnh và phản chiếu Thiên Chúa, phụ nữ là hình ảnh

Page 145: Tailieu Hoi Thao Phaolo Uni

GH: người thừa hưởng và làm chứng về bản thân & công trình của Đức Kitô 145

của đàn ông (1Cr 11,7). Ðàn ông không được tạo dựng vì đàn bà, nhưng đàn bà vì đàn ông (1Cr 11,9). Không phải Adam đã bị cám dỗ, nhưng là người nữ, một khi bị cám dỗ, đã phạm tội (1Tm 2,14).

Người nữ cũng cần suy phục chồng mình (Cl 3,18), và trong những cuộc hội họp đạo giáo thì phụ nữ phải trùm khăn, theo lối biểu trưng của người xưa, thì khăn là dấu chỉ sự thuộc về và qui phục đàn ông (1Cr 11,10); ở nhà thờ phụ nữ phải yên lặng (1Cr 14,34-35); và, ăn mặc đoan trang, khi nghe lời dạy dỗ, phải thinh lặng và hết sức phục tùng, không được giảng dạy hay thống trị đàn ông (1Tm 2,9-14). Phụ nữ sẽ được cứu nhờ sinh con cái, nếu kiên trì giữ đức tin, đức mến và sự thánh thiện (1Tm 2,15)12.

Những tuyên bố trên phải được giải thích trong những bối cảnh sự kiện, chứ không được tách rời chúng. Ðức tin Kitô Giáo, trong những cộng đoàn đầu tiên, cũng giải phóng đáng kể người phụ nữ, vì đây là lần đầu tiên, ít nhất trong lãnh vực tinh thần, người phụ nữ được Tin Mừng đưa lên ngang hàng với đàn ông. Nêu lên nguyên tắc là trong Ðức Kitô "không còn đàn ông đàn bà" (Gl 3,28), những người phụ nữ, đặc biệt ở tại Côrintô, thường tin rằng mình có quyền có những hành động trái ngược với những điều thuộc về nữ 12 Có lẽ những lời cuối cùng không phải là chuyện Phaolô khen ngợi việc làm mẹ cho bằng khuyến dụ người phụ nữ ở yên theo vị thế mà tạo hóa đã đặt định: không phải khi ngược đãi đàn ông, muốn điều khiển và giảng dạy như đàn ông mà người nữ được cứu độ, nhưng là khi sống phù hợp với vai trò phụ nữ của mình: là trở thành người mẹ thay vì muốn làm đàn ông.

Page 146: Tailieu Hoi Thao Phaolo Uni

146 Lm. Phêrô Nguyễn Văn Võ

giới như người xưa vẫn quan niệm. Ngoài chuyện tiếng tăm của Kitô Giáo mới khai sinh có nguy cơ bị xúc phạm đối với người xa lạ, thì việc giải phóng bất thần này cũng có thể tạo nên mối nguy hiểm làm mất cân bằng trong một xã hội không có truyền thống như vậy, đặc biệt đối với gia đình tập trung vào quyền bính trổi vượt của đàn ông. Phaolô đã hết sức phản ứng lại những quá trớn và những mối nguy hiểm có thực hoặc có thể xảy ra đó. Như vậy, người ta sẽ sai lầm khi đến với những bản văn này bằng tinh thần bút chiến chống lại phụ nữ, hoặc bởi ước muốn chống lại một sự tiến bộ hợp pháp, thậm chí cần thiết, trong hoàn cảnh người phụ nữ. Mặt khác, chính Thánh Tông Ðồ cũng kêu mời chúng ta phải uyển chuyển về những khẳng định của ngài và phải xác định những giới hạn mà người phụ nữ phải lệ thuộc trong lãnh vực tự nhiên và xã hội: "Thật thế, như người nữ tự người nam mà có, thì người nam cũng bởi người nữ mà sinh ra, và mọi sự đều tự Thiên Chúa mà có" (1Cr 11,11). Ðàn ông và đàn bà trên thực tế là những hữu thể bổ túc cho nhau, lệ thuộc nhau và sẽ thiếu sót nếu không có người khác; cả hai đều bình đẳng trước Thiên Chúa, Ðấng tạo dựng nên họ. Và nếu Eva là người đầu tiên bị dụ dỗ vì con rắn, thì sau cùng do Adam mà tội lỗi lẻn vào trần gian (Rm 5,12)13.

II. CHƯƠNG 5 (cc 22-32) THƯ GỬI TÍN HỮU ÊPHÊSÔ

13 Xc. E. A. LEONARD, S. Paul on the Status of Women, The Cath. Bibl. Quart., 12 (1950) 311-320. - A ROSE, Lépouse dans lassemblée chrétienne (1Cr 11,2-16), Bible et Vie chrétienne, n. 34 (1960), p. 13-19. - E. KAHLER, Die Frau in den paulinischen Briefen, Zurich/Francfort-sur-le-Main, 1960.

Page 147: Tailieu Hoi Thao Phaolo Uni

GH: người thừa hưởng và làm chứng về bản thân & công trình của Đức Kitô 147

Ðoạn này có một cung giọng khác hẳn cung giọng của chương 7 Thư thứ nhất gửi tín hữu Côrintô có lẽ là vì chuyện xóa bỏ những viễn tượng cánh chung, đặc trưng của thư gửi tín hữu Êphêsô.1. Ðối chiếu giữa hôn nhân con người với sự

kết hiệp giữa Ðức Kitô và Giáo Hội (cc 22-31)

Phaolô cho thấy một sự song hành giữa hôn nhân con người với việc kết hiệp giữa Ðức Kitô và Giáo Hội, những thuật ngữ đối chiếu soi sáng cho nhau. Tính biểu tượng được Thánh Tông Ðồ nêu lên có nguồn gốc trong Cựu Ước, và để áp dụng điều đó cho Ðức Kitô và Giáo Hội, đã lấy lại đề tài truyền thống trình bày Israen như tân nương của Giavê (x. 2Cr 11,2). Nếu việc so sánh với hôn nhân giúp ta hiểu được bản chất sự kết hiệp giữa Ðức Kitô và Giáo Hội thì sự kết hiệp này lại tạo nên một kiểu mẫu lý tưởng cho cuộc hôn nhân nhân loại và cho thấy đâu là thái độ mà người đàn ông và đàn bà phải đối xử với nhau.

Người đàn bà phải suy phục chồng mình trong mọi sự, cũng như Giáo Hội phải suy phục Ðức Kitô. Lý do chính cho sự suy phục này là người đàn ông là thủ lãnh của đàn bà, như Ðức Kitô là thủ lãnh của Giáo Hội, thân mình Người mà Người đã cứu độ (c.22-24)14. Về phần người chồng, họ phải yêu 14 Tuy nhiên, người ta ghi nhận rằng Phaolô không nói: "Hỡi các bà vợ, hãy vâng phục các ông chồng", như sau này sẽ dặn dò con cái: "Hãy vâng phục cha mẹ" (6,1) hoặc với các người nô lệ: "Hãy tuân phục chủ các ngươi" (6,6), nhưng đã nói: "Hãy suy phục". Ở đây có một sự uyển chuyển. Việc người vợ suy phục người chồng không phải là sự tùy thuộc của một người chưa trưởng thành hoặc của một nữ tỳ, nhưng là của một ngôi vị đã trưởng thành và tự do, có quyền lợi vốn

GIÁO HUẤN VỀ HÔN NHÂN

Page 148: Tailieu Hoi Thao Phaolo Uni

148 Lm. Phêrô Nguyễn Văn Võ

mến vợ mình như Ðức Kitô yêu mến Giáo Hội. Quyền bính của người chồng phải là một quyền bính đượm tình yêu thương, thứ tình yêu được sinh động bởi sự tận tụy cao cả nhất, không từ chối một hy sinh nào: chuẩn mực cho tình yêu này là tình yêu của Ðức Kitô, Ðấng đã chịu chết trên thập giá vì Giáo Hội, để thánh hóa Giáo Hội và thanh tẩy Giáo Hội khỏi mọi vết nhơ. Cũng như Ðức Kitô yêu mến Giáo Hội là thân mình của Người, thì người chồng cũng phải yêu mến vợ mình, vì người này cũng được coi là thân mình của người chồng. Khi yêu mến vợ mình, làm việc và hy sinh vì người vợ, đem lại thiện hảo cho vợ, thì thực ra người chồng cũng đã yêu chính mình. Vậy mà cứ tự nhiên thì ai nấy đều tự yêu mình. Chẳng có ai ghét bỏ thân xác mình; trái lại, mỗi người đều nuôi dưỡng và chăm sóc thân xác mình. Ðó cũng là cách mà Ðức Kitô đối xử với Giáo Hội, đem lại cho chúng ta đầy ân phúc, chúng ta là những chi thể của thân mình Người. Và vì người phụ nữ trong hôn nhân trở nên như thân xác của người chồng, một cách nào đó cũng là chính bản thân mình, nên Thiên Chúa đã nói: "này đây người đàn ông sẽ từ bỏ cha mẹ để gắn bó với vợ mình, và cả hai chỉ làm nên một thân xác".

2. "Mầu nhiệm này là cao cả..." (c.32)Lúc này Thánh Tông Ðồ đưa ra suy tư sau đây

tiếp theo bản văn Sáng Thế mà ngài vừa trích dẫn,

đặt người đó được ngang hàng với người nam (1Cr 7,3-5). Và rồi sự bình đẳng nền tảng này giữa người nam và người nữ trong hôn nhân không hề không tương thích với một trật tự phẩm trật về các chức năng, và do đó có một sự tùy thuộc chức năng giữa người phụ nữ với chồng mình ở trong nhà.

Page 149: Tailieu Hoi Thao Phaolo Uni

GH: người thừa hưởng và làm chứng về bản thân & công trình của Đức Kitô 149

chứng tỏ rằng người chồng và người vợ đã nên một trong hôn nhân: Тοψ μυστήριον τουτο μέγα έγαέ έστίν, έγώ δε λέγω είς Хριστν χαι είς την έχχλησίαν, - điều mà ta có thể dịch: "Mầu nhiệm này thật cao cả. Tôi muốn nói về Ðức Kitô và Hội Thánh".

Cách thức hiểu câu văn phần lớn tùy thuộc vào ý nghĩa chính xác ta gán cho từ μυστήριον, mầu nhiệm.Ta biết rằng μυστήριον phái sinh bởi động từ μυειν, ban đầu có nghĩa là đóng, khép (môi). Theo nguyên nghĩa, mầu nhiệm là một điều gì bị che khuất và bí mật. Từ μυστήριον, mà bản Phổ Thông (Vulgata) dịch, có khi là mysterium (thông thường hơn), có khi là sacramentum (là trường hợp ở đây), xuất hiện 28 lần trong Tân Ước, trong đó có 21 lần trong các thư của Phaolô. Ðối với Phaolô, từ này mang nhiều ý nghĩa. Nó ám chỉ kế hoạch hay chương trình của Thiên Chúa liên quan đến ơn cứu độ của loài người, và được cất giấu dưới nhiệm cuộc xưa, giờ đây được tỏ lộ và mạc khải cho mọi người qua tác vụ của Thánh Tông Ðồ (1Cr 2,7-10; Rm 16,25-26; Cl 1,16-27). Nó còn có nghĩa: tri thức tôn giáo được ban bởi mạc khải, sự thông giao thần thiêng liên quan đến ơn nói tiên tri hoặc ơn ngôn ngữ (1Cr 13,2; 14,2; 15,51). Có một lần nó được dùng theo nghĩa tiến trình bí ẩn của một hoạt động của satan trong thế giới (2Tx 2,7). Sau cùng, một lần khác, và trong bối cảnh ta phải lưu tâm, nó mang ý nghĩa là: biểu tượng tôn giáo, dấu chỉ nghĩa bóng, tiêu trưng, về một thực tại cao vời và thánh thiêng (như trong Kh 1,20). Thực ra, có lẽ

Page 150: Tailieu Hoi Thao Phaolo Uni

150 Lm. Phêrô Nguyễn Văn Võ

không phải Phaolô dùng mầu nhiệm ở đây để ám chỉ giao ước thần bí giữa Ðức Kitô và Giáo Hội, nhưng là ám chỉ mối tương quan biểu trưng giữa hôn nhân con người với sự kết hiệp của Ðức Kitô với Giáo Hội, như nó xuất hiện qua việc đối chiếu của Thánh Tông Ðồ giữa hai thuật ngữ, sự đối chiếu ở suốt bối cảnh, và đã nhiều lần được lặp lại với những tiểu từ: ως (c. 23), ώς-ουτως (c. 24), ούτως (c. 28), χαδώς (c. 29)15.

Nghĩa tổng quát nên gán cho câu văn sẽ là như sau: sự kết hiệp thân mật giữa người chồng và người vợ trong hôn nhân, như Thiên Chúa đã muốn ngay từ ban đầu và công bố trong câu trích dẫn từ sách Sáng Thế, tạo nên một biểu tượng tôn giáo có tầm quan trọng lớn: Тοψ μυστήριον τουτο μέγα έγαέ έστίν16; sự kết hiệp thân mật này giữa người chồng và người vợ trong hôn nhân quả thực là dấu chỉ hình bóng cho sự kết hiệp giữa Ðức Kitô và Giáo Hội: έγώ δε λέγω είς Хριστν χαι είς την

15 D. DEDEN, Le mystère paulinien, ETL, 12 (1936) 406-411). - K. PRUMM, art. Mystère dans la Bible, dans DBS, 6 (1957) 223-224 (le Mystère paulinien). - J. HUBY, Les épitres de la captivité, Paris, 1935, p. 225-238. - H. SCHLIER, Der Brief an die Epheser, Dusseldorf, 1958, p. 252-280. - J. A. ROBILLARD, Le symbolisme du mariage selon saint Paul, RSPT, 21 (1932) 242-247. - H. TROADEC, Ce mystère est grand (Éphésiens, 5, 22-23), Bible et Vie Chrétienne, 28 (1959) 9-13. - H. OSTER, Le mariage humain est le signe du mariage entre le Christ et lÉglise, LAnneau dOr, n. 51-52 (1953) 234-237. - A. KOCH, Symbolismus der Ehe, Stimmen der Zeit, 134 (1932-1933) 336-338.16 Từ έγαέ, lớn, nhắm đến tầm quan trọng hay tầm cỡ của mầu nhiệm, chứ không nhắm đến sự tối tăm hay tính cách khó hiểu.

Page 151: Tailieu Hoi Thao Phaolo Uni

GH: người thừa hưởng và làm chứng về bản thân & công trình của Đức Kitô 151

έχχλησίαν17.Ý nghĩa biểu trưng, tiêu trưng, và giấu ẩn, mà

hôn nhân mang nơi mình, thì đem lại cho hôn nhân ý nghĩa và phẩm giá tuyệt vời, nhưng cũng nói đến những bổn phận hỗ tương của hai người phối ngẫu. Vì trong lúc việc kết hiệp giữa người chồng và người vợ trong hôn nhân là hình bóng sự kết hiệp giữa Ðức Kitô và Giáo Hội, thì sự hiệp nhất yêu thương giữa Ðức Kitô và Giáo Hội lại là gương mẫu hoàn hảo mà việc kết hiệp giữa người chồng và người vợ phải họa theo.

III. MỘT SỐ VẤN NẠN1. Ðặc ân Thánh Phaolô

Ðức Kitô, trong Mt 5,31-32, đã nói đến tính cách không thể tháo gỡ trong hôn nhân: điều gì mà Thiên Chúa đã nối kết, con người không được phân ly (Mt 19,1-9).

Thánh Phaolô cũng đồng quan điểm với Ðức Kitô, tuy nhiên, về điểm này, Thánh Tông Ðồ cũng đưa ra một ngoại trừ về luật không thể tháo gỡ, và 17 Dẫu sao lối giải thích được đề nghị vẫn không loại trừ chuyện kết hiệp giữa Ðức Kitô và Giáo Hội là một mầu nhiệm theo lối hiểu của Phaolô, và thậm chí mầu nhiệm tuyệt vời, vì việc kết hiệp này thuộc về nội dung kế hoạch cứu độ của Thiên Chúa dành cho nhân loại, mà nó tạo nên trung tâm cách nào đó, và vì nó được trình bày như đối tượng của một đạo lý xưa được giấu kín và nay được tỏ bày qua việc mặc khải (xc Ep 1,9-10; 3,3-6). Và có lẽ Thánh Phaolô không dùng từ mầu nhiệm để ám chỉ trực tiếp trong đoạn này về sự kết hiệp giữa Ðức Kitô và Giáo Hội, nhưng là nói đến sự kết hiệp giữa người chồng và người vợ trong hôn nhân, dĩ nhiên không được xét tại thân, nhưng trong mối tương quan, trong sự qui chiếu (είς) tiêu trưng đến sự kết hiệp giữa Ðức Kitô và Giáo Hội.

Page 152: Tailieu Hoi Thao Phaolo Uni

152 Lm. Phêrô Nguyễn Văn Võ

ngài nói rõ mình không đưa ra giáo huấn của Thầy mình, nhưng là của chính ngài: "Còn với những người khác, thì tôi nói - chính tôi chứ không phải Chúa..." (1Cr 7,12). Ðó là Casus Apostoli, hay là đặc ân Phaolô.

Vậy, phải chăng Thánh Phaolô đã cư xử trái ngược với luật của Chúa? Ðể trả lời cho vấn nạn này, chúng ta hãy lắng nghe sự giải thích của các nhà thần học.

"Còn với những người khác, thì tôi nói - chính tôi chứ không phải Chúa - nếu anh em nào có vợ ngoại đạo mà người này bằng lòng ở với người ấy, thì người ấy đừng rẫy vợ. Người vợ nào có chồng ngoại đạo mà người này bằng lòng ở với người ấy, thì người ấy đừng bỏ chồng. Thật vậy, chồng ngoại đạo được thánh hóa nhờ vợ, và vợ ngoại đạo được thánh hóa nhờ người chồng có đạo. Chẳng vậy, con cái anh em sẽ là ô uế, trong khi thật ra chúng là thánh. Nếu người ngoại đạo muốn bỏ người kia, thì cứ bỏ; trong trường hợp đó, chồng hay vợ có đạo không bị luật hôn nhân ràng buộc: Thiên Chúa đã kêu gọi anh em sống bình an với nhau!" (1Cr 7,12-15).

Không phải là Chúa đã ra lệnh như khi nói về luật không thể tháo gỡ của hôn nhân. Mà là chính Phaolô, nhưng với thế giá mà ngài có được từ Thiên Chúa như tông đồ, như người sáng lập các Giáo Hội, như người giải thích có uy tín luật Chúa Kitô, như được linh hứng bởi Thần Khí của Chúa. Do đó, Bộ Thánh Vụ, trong một tuyên bố ngày 11.7.1886, đã nói rằng đặc ân này "đã được chấp thuận bởi Ðức Kitô Chúa chúng ta để hỗ trợ cho đức tin, và được công bố bởi tông đồ Phaolô...".

"Những người khác" đề cập ở đây là những

Page 153: Tailieu Hoi Thao Phaolo Uni

GH: người thừa hưởng và làm chứng về bản thân & công trình của Đức Kitô 153

người tuy sống trong hôn nhân, nhưng không kết hôn theo nghĩa đầy đủ Kitô Giáo của từ ngữ, những người đã kết ước hôn nhân lúc còn là dân ngoại; vì, như cha Lemonnyer đã nói, Thánh Tông Ðồ không giả định một người Kitô hữu lại có thể kết hôn với một người không có đạo (Épitres De Saint Paul, Paris, 1906, t. I, p. 124). Trường hợp nhắm đến ở đây là trường hợp hôn nhân được giao kết giữa hai người không có đạo, rồi sau đó một người trở lại đạo, còn người kia không. Trong trường hợp này Giáo Hội luôn áp dụng đặc ân được thông ban bởi Thánh Tông Ðồ.

Vậy trong trường hợp này thì bổn phận người trở lại đạo là thế nào? Trước hết người đó phải tôn trọng luật chung về tính không thể tháo gỡ. Cuộc hôn nhân của người đó là thành sự và dĩ nhiên là bền vững. Nhưng Phaolô trên nguyên tắc cũng bênh vực chuyện bỏ người phối ngẫu ngoại đạo, và ngài đưa ra những lý lẽ khá là kỳ diệu: "Người chồng ngoại giáo sẽ được thánh hóa bởi người vợ có đạo, v.v.". Ý nghĩa việc thánh hóa này có ra sao, thì ý tưởng vẫn rõ ràng. Ðó không phải là một lời khuyên đơn giản, nhưng là một lệnh truyền: những đôi vợ chồng phải sống chung với nhau, người có đạo không được rẫy bỏ người không đạo, μη αφιέτω. Những bất tiện trầm trọng có thể nảy sinh từ việc khác đạo: tính không thể tháo gỡ của hôn nhân là ưu tiên trên hết, trừ ra mối nguy hiểm nghiêm trọng mà ở một số trường hợp đức tin của người phối ngẫu có đạo bị ảnh hưởng; thay vì chấp nhận để cho đức tin gặp nguy cơ bị tiêu vong, Thánh Tông Ðồ công bố một miễn trừ đối với luật không thể tháo gỡ .

Page 154: Tailieu Hoi Thao Phaolo Uni

154 Lm. Phêrô Nguyễn Văn Võ

Những lời lẽ Phaolô sử dụng là khá mơ hồ: "Nếu người ngoại đạo muốn bỏ người kia thì cứ bỏ" (1Cr 7,15). Nhưng từ rất lâu Giáo Hội qua học thuyết và thực hành của mình đã xác định ý nghĩa. Ðó là nói về tất cả những gì đe dọa trực tiếp đến đức tin của người phối ngẫu trở lại đạo, không chỉ là việc xóa bỏ đời sống chung và chính thức từ chối việc chung sống với nhau, nhưng còn là ngược đãi hay bạo hành vì lý do trở lại đạo, những việc thác loạn, v.v., mà đứng trên quan điểm đức tin, thì tương đương với việc từ chối pacifice cohabitare (sống chung hòa bình). Thánh Gioan Kim Khẩu chẳng hạn, đã giải thích đoạn này như sau: "Diễn ngữ: nếu người không có đạo muốn bỏ, có nghĩa gì? Chẳng hạn nếu người đó muốn bạn hy sinh, muốn bạn cũng là phường vô đạo, vì bạn là người vợ của họ, hay muốn bạn ra đi. Thà phá vỡ hôn nhân còn hơn là bỏ đạo chân thật" (In Epist. I ad Corinth., hom. XIX, n. 3, P. G., t. LXI, col. 155). Trong những trường hợp này, nếu đức tin của người trở lại đạo thực sự bị đe dọa, thì luật tự nhiên buộc người đó phải ra đi còn hơn là để thiệt hại phần linh hồn. Nhưng ngay cả khi mối nguy hiểm thác loạn không được rõ ràng, thì Thánh Tông Ðồ, tuy không ra lệnh, nhưng vẫn cho phép từ bỏ người phối ngẫu ngang ngược và bạo hành. Ðó chính là một đặc ân đích thực mà ngài chấp nhận và, đây là danh xưng của sự nhượng bộ này trong thần học: người ta gọi điều đó là đặc ân Thánh Phaolô. "Phaolô cho phép; mạnh nhất là khuyên nhủ; nhưng không truyền lệnh. Nhưng ngài muốn tránh cho phía Kitô Giáo mọi hối tiếc và bối rối bằng cách gợi ý cho họ rằng Thiên Chúa mời gọi chúng ta sống an bình, và chuyện một ngày

Page 155: Tailieu Hoi Thao Phaolo Uni

GH: người thừa hưởng và làm chứng về bản thân & công trình của Đức Kitô 155

kia người phối ngẫu không có đạo trở lại đạo là quá xa xôi và bấp bênh không thể buộc họ phải hy sinh sự bình an, niềm vui và tự do. Chỉ cần người không có đạo từ bỏ trước, hoặc là từ chối sống chung, hoặc làm cho việc sống chung là nguy hiểm hoặc không thể được về mặt luân lý do những lăng mạ, ngược đãi hoặc đe dọa, đem lại vấp phạm hoặc chiến tranh cho đời sống vợ chồng" (F. Prat, La théologie de saint Paul, Paris, 1924, t. I, p. 134).

Việc phân ly này có bản chất thế nào? Phaolô trả lời: "Trong những trường hợp như vậy, anh hay chị không còn bị ràng buộc". Những lời lẽ này đã được Giáo Hội giải thích theo nghĩa thuận lợi nhất, tức là việc xóa bỏ mối ràng buộc hôn nhân, khiến cho người chồng hay vợ có đạo được tự do hoàn toàn và có quyền lập một hôn ước mới. Ambrosiaster diễn tả thế này: Si infidelis odio Dei descedit, fidelis non erit reus dissoluti matrimonii: major enim causa Dei est quam matrimonii... Non est peccatum ei qui dimittitur propter Deum, si alii se junxerit. In Epist, I ad Corinth., VII, 15, P. L., t. XVII, col. 219. Như vậy, phải chăng Thánh Tông Ðồ đã mâu thuẫn với Thầy mình, và khi vị Thầy này công bố hôn nhân là bất khả tháo gỡ không chút ngoại trừ, thì Người có nghĩ đến chuyện cho phép tháo gỡ nó? Không phải vậy; vì hôn nhân mà Ðức Giêsu công bố là tuyệt đối không thể tháo gỡ, đó phải là thứ hôn nhân mà Người thánh hóa bằng cách làm cho nó thành một bí tích, bí tích này biểu trưng sự hiệp nhất không khiếm khuyết giữa Người với Hội Thánh của mình; đó là hôn nhân Kitô Giáo; đang khi Phaolô nêu lên trường hợp hôn nhân giữa

Page 156: Tailieu Hoi Thao Phaolo Uni

156 Lm. Phêrô Nguyễn Văn Võ

những người không có đạo, và về hôn nhân này thì ngài cũng công bố tính không thể tháo gỡ mà không một lợi ích nào khác có thể đi ngược lại, trừ ra ích lợi của đức tin. Sự phân biệt này đã được nêu rõ bởi Thánh Ambrôsiô: "Khi nói: nếu người không có đạo..., Thánh Tông Ðồ chứng tỏ một cách tuyệt vời rằng, nơi người Kitô hữu không có một động lực nào hợp thức hóa cho việc ly dị, và có những cuộc hôn nhân không phát sinh từ Thiên Chúa" (Expositio Evangelii sec. Lucam, VIII, 2, P. L., t. XV, col. 1765).

Hiển nhiên là trước khi sử dụng đặc ân này, người ta phải biết chắc chắn là phía người phối ngẫu ngoại đạo đã có một ý đồ xấu. Chính vì vậy Giáo Hội đòi hỏi một số những mẫu thức cho phép bảo đảm được điều đó, đặc biệt là việc phân phô (interpellation).

1. "Hỡi những người vợ, hãy tùng phục chồng"

"Vì lòng kính sợ Ðức Kitô, anh em hãy tùng phục lẫn nhau. Người làm vợ hãy tùng phục chồng mình như tùng phục Chúa, vì chồng là đầu của vợ cũng như Ðức Kitô là Ðầu của Hội Thánh, chính Người là Ðấng cứu chuộc Hội Thánh, Thân Thể của Người. Và như Hội Thánh tùng phục Ðức Kitô thế nào, thì vợ cũng phải tùng phục chồng trong mọi sự như vậy" (Ep 5,22-24).

Ðoạn văn trên xem ra coi thường người phụ nữ. Ðể trả lời vấn nạn này, ta hãy nghe Pierre Debergé giải thích:

Nếu như có bản văn nào của Tân Ước khơi dậy một sự hiểu lầm, thì phải nói đúng là đoạn văn trong thư gửi tín hữu Êphêsô trên đây. Tuy nhiên,

Page 157: Tailieu Hoi Thao Phaolo Uni

GH: người thừa hưởng và làm chứng về bản thân & công trình của Đức Kitô 157

nhận xét đầu tiên này là quan trọng: chỉ có ba câu dành để nói đến các bổn phận của những người vợ trong khi có đến bảy câu liên can đến các bổn phận của những người chồng (5,25-32). Sự bất cân đối này là đáng chú ý. Phải chăng như thế có nghĩa là những người làm chồng cần được giáo huấn nhiều hơn những người làm vợ về vấn đề liên can đến đời sống gia đình? Câu hỏi cũng đáng được đặt ra, nhưng có một điều chắc: đó là tác giả của đoạn văn này (vấn đề tác giả thư này là Thánh Phaolô, còn là vấn đề tranh luận) ra như trước hết muốn nói với những người làm chồng. Chính vì đó mà, một cách khéo léo, tác giả bắt đầu bằng cách nhắc cho những người làm vợ rằng các bà phải tùng phục chồng. Tại sao? Tại vì một lời giảng công bố mục đích của việc người vợ tùng phục và hủy bỏ mọi thứ phẩm trật có lẽ sẽ không được đón nhận! Khi trước hết nêu lên những gì được mọi người nhìn nhận, tác giả đoạn văn này biết rằng mình sẽ không loại trừ một ai, và thính giả của ông một khi đã chấp nhận sẽ tiếp tục lắng nghe. Vậy chính ở chỗ đó mọi sự sẽ thay đổi: bỏ qua một bên những đặc quyền của phái nam, tác giả chỉ nói với những người làm chồng về các bổn phận của họ. Những bổn phận này bó buộc một cách khác với những bổn phận của vợ họ: "Người làm chồng, hãy yêu thương vợ, như chính Ðức Kitô yêu thương Hội Thánh và hiến mình vì Hội Thánh. Như vậy, người thánh hóa và thanh tẩy Hội Thánh bằng nước và lời hằng sống, để trước mặt Người, có một Hội Thánh xinh đẹp, lộng lẫy, không tỳ ố, không vết nhăn hoặc bất cứ một khuyết điểm nào, nhưng thánh thiện và tinh tuyền. Cũng thế, chồng phải

Page 158: Tailieu Hoi Thao Phaolo Uni

158 Lm. Phêrô Nguyễn Văn Võ

yêu vợ như yêu chính thân thể mình".Chính đó là nét mới mẻ của Tin Mừng: những

người chồng phải hiến mình cho vợ cũng như Ðức Kitô đã hiến mình cho Hội Thánh. Thoạt nhìn, nếu như tác giả không phản kháng một tình trạng văn hóa trong đó vị thế quyền hành được nhìn nhận đối với người chồng, thì tác giả bức thư như thế chứng minh vị trí cao nhất của người chồng trong Ðức Giêsu Kitô, trở thành vị trí cao nhất của lòng yêu mến. Ðối lại với những lạm dụng của người chồng do vị trí làm người chủ gia đình, lòng yêu mến noi gương Ðức Kitô như thế trở thành nền tảng của yêu cầu đối với những người chồng là phải hiến thân hoàn toàn cho vợ của mình.

Khi quả quyết rằng mối tương quan giữa chồng với vợ không thể nào lại được xác định bởi những mặc cảm tự tôn nhưng nhờ một thái độ thành hình do tinh thần không chiếm hữu và từ bỏ, khi mời gọi những người làm vợ cũng thực sự trọng kính chồng của mình, tác giả bức thư này còn nâng hôn nhân lên hàng bí tích của Tình Yêu Ðức Kitô đối với Hội Thánh. Ðồng thời, tác giả loan báo rằng bản chất thực sự của sự kết hợp vợ chồng làm một được mạc khải cho chúng ta nhờ hành vi dâng tiến của Ðức Kitô là Ðấng, khi nộp mình vì nhân loại, đã biểu lộ cho thấy chiều sâu và sự lớn lao vĩ đại của Tình Yêu Thiên Chúa.

Nhưng hơn ai hết, tác giả bức thư này biết rằng, trong trật tự mới đã được Ðức Kitô mở ra, mỗi phần tử trong đôi vợ chồng phải cố vượt thắng cơn cám dỗ của riêng mình. Ðối với người vợ, được mời gọi kính trọng chồng, đó là không phải tỏ ra một thái độ tùng phục giả tạo và cũng không có kiểu cách tùng phục nhưng thực ra là thống trị

Page 159: Tailieu Hoi Thao Phaolo Uni

GH: người thừa hưởng và làm chứng về bản thân & công trình của Đức Kitô 159

chồng! Còn phần người chồng, tuy có những ưu điểm của nam giới, cũng phải học để đừng theo những phản xạ có tính cách thống trị. Một sự biến đổi như thế trong những mối tương quan con người đòi phải có sự sám hối của cả người này lẫn người kia. Sự biến đổi như thế cũng kèm theo một sự nhìn nhận nhau, không ai trong hai giữa đời sống vợ chồng được coi người kia như người xa lạ hoặc như một thứ đồ vật mình sở hữu18.

2. "Nếu phụ nữ mà không đội khăn voan, thì hãy cạo trọc đầu!"

Lại thêm một lần nữa, bức thư coi nhẹ phẩm giá của người phụ nữ?

Muốn hiểu đúng "lệnh" này của Thánh Phaolô (1Cr 11,6), cần phải đặt nó vào trong khung cảnh của các chương 11 đến 14 thư thứ nhất gửi các tín hữu Côrintô. Lúc bấy giờ, Thánh Phaolô được yêu cầu giải quyết một số vấn nạn liên quan đến việc phụng tự, chẳng hạn vấn đề những người phụ nữ tham gia các cuộc cử hành phụng vụ mà không đội khăn voan trên đầu. Ðối với Thánh Nhân, đây chính là cơ hội để đưa ra một suy nghĩ nền tảng về mối tương quan giữa người đàn ông với người phụ nữ: "Tôi muốn anh em biết rằng thủ lãnh của người nam là Ðức Kitô, thủ lãnh của người nữ là người nam, và thủ lãnh của Ðức Kitô là Thiên Chúa. Phàm người nam nào cầu nguyện hoặc nói tiên tri mà che đầu, thì làm nhục kẻ làm đầu mình, vì người ấy như thể trọc đầu vậy. Người nữ mà để đầu trần, thì cứ cắt tóc đi! Nhưng nếu cắt tóc hay

18 Thánh Phaolô: Người Mục Tử, Pierre Debergé. Bản dịch của Tu viện Rất Thánh Mân Côi Gò Vấp, tr. 94.

Page 160: Tailieu Hoi Thao Phaolo Uni

160 Lm. Phêrô Nguyễn Văn Võ

trọc đầu là một điều xấu đối với người nữ, thì hãy che đầu lại!" (1Cr 11,3-6).

Những chỉ thị của Thánh Phaolô ở trên nằm trong bối cảnh của thế giới tôn giáo trong đó những người phụ nữ phải ở chỗ riêng chứ không chung với những người đàn ông và không có vai trò nào trong việc phụng tự. Các bà cũng giới thiệu mình nhờ mái tóc. Trong thế giới Do Thái chẳng hạn, khi đi ra ngoài hoặc đến những nơi công cộng, các phụ nữ luôn cột tóc bằng các dải khăn hoặc một cái lưới bao tóc, và đội lên trên một chiếc khăn voan nhỏ đủ che đầu và trán. Xõa tóc, rũ tóc trên vai ("để đầu trần") là một thái độ không thích hợp, là lý do để người phụ nữ đã kết hôn đi ra ngoài đường như thế bị rẫy.

Ngược lại, trong một số tôn giáo "huyền bí" thuộc thế giới Hy-La, chẳng hạn những cuộc hội họp kính thần Dyonisos, các phụ nữ chỉ mang một dải băng để giữ tóc cho xõa ngang vai. Và các nữ tư tế của thần Isis, một phụng vụ phổ biến ở Côrintô, thì nổi tiếng về những bộ tóc bù xù! Sau cùng, trong thành Côrintô vốn mang tiếng, các phụ nữ có lẽ tự do hơn, và đây là điều chỉ có thể gây nên một sự ngờ vực nào đó. Khi ấy, ta hiểu được khó khăn nổi lên ở Côrintô khi mà các phụ nữ xuất hiện trong cộng đoàn Kitô hữu để cầu nguyện hoặc nói tiên tri mà lại để "đầu trần". Với một câu hỏi: trong một cộng đoàn gồm những người môn đệ bình đẳng, trong đó người nam cũng như người nữ cùng nhau cầu nguyện và nói tiên tri (1Cr 11,5), các Kitô hữu phụ nữ có phải tiếp tục mang một tấm khăn voan không?

Trong bối cảnh này, có lẽ để tránh nguy cơ lẫn lộn với những phụng tự ngoại giáo, và cũng có

Page 161: Tailieu Hoi Thao Phaolo Uni

GH: người thừa hưởng và làm chứng về bản thân & công trình của Đức Kitô 161

thể cả nguy cơ có một sự chia rẽ trong cộng đoàn Kitô hữu, Thánh Phaolô ủng hộ việc duy trì tấm khăn voan. Ðúng hơn, Thánh Nhân nhấn mạnh đến dấu chỉ mà tấm khăn voan là tượng trưng: trong khi vẫn nhấn mạnh đến sự khác biệt, tấm khăn voan biểu lộ khả năng của những người phụ nữ tham gia một cách trọn vẹn và tự do vào cộng đoàn cầu nguyện (1Cr 11,13-15). Vì "tấm khăn voan trên đầu" ở đây không phải là dấu chỉ sự lệ thuộc, như người ta vẫn hay cắt nghĩa như thế, nhưng là dấu chỉ về quyền mà người phụ nữ có để cầu nguyện và nói tiên tri trong cộng đoàn. Cần phải nói thêm rằng, theo cái nhìn của Thánh Phaolô, khi bỏ tấm khăn voan, các Kitô hữu ở Côrintô bỏ đi dấu chỉ về căn tính của người phụ nữ; các bà đã bỏ đi những gì làm cho các bà khác biệt. Vậy, nếu những người đàn ông và những người phụ nữ cùng có một phẩm giá chung và cùng cầu nguyện chung với nhau, thì điều không phải là kém quan trọng, theo chính phạm vi của sự sáng tạo, là họ phải khác nhau (1Cr 11,11-12).

Hơi bối rối, Thánh Phaolô kết thúc lập luận của mình bằng cách nại đến truyền thống: "Ngoài ra, nếu có ai nghĩ mình phải cãi lý, thì đó không phải là thói quen của chúng tôi, cũng như không phải là thói quen trong các Hội Thánh của Thiên Chúa" (1Cr 11,16). Như vậy, vấn đề phong tục tập quán, sự thích hợp, chứ không phải là một quyền nào đó thuộc về Thiên Chúa, đã bắt các bà phải đội khăn trong các Hội Thánh! Ðấy là một minh họa cho nguyên tắc lớn của Thánh Phaolô: "Ðược phép làm mọi sự, nhưng không phải mọi sự đều có

Page 162: Tailieu Hoi Thao Phaolo Uni

162 Lm. Phêrô Nguyễn Văn Võ

ích" (1Cr 10,23)19.

3. "Ðàn bà phải thinh lặng""Khi nghe lời dạy dỗ, đàn bà phải thinh lặng

và hết lòng phục tùng. Tôi không cho phép đàn bà giảng dạy hay thống trị đàn ông, trái lại họ phải thinh lặng, vì Adam được tạo dựng trước, rồi mới đến Eva. Cũng không phải Adam đã bị dụ dỗ, nhưng là người đàn bà đã phạm tội, khi bị dụ dỗ. Tuy nhiên, người đàn bà sẽ được cứu nhờ sinh con cái, nếu kiên trì giữ đức tin, đức mến và sự thánh thiện, với lòng đơn sơ giản dị".

Tại sao lại có điều phân biệt như vậy? Bản văn trên trong thư thứ nhất gửi cho ông

Timôthê (2,11-15) nêu lên bổn phận của người phụ nữ là phải thinh lặng. Tệ hơn nữa, từ trình thuật Sáng Tạo, tác giả bức thư - không thể là Thánh Phaolô - tưởng có thể rút ra kết luận về vị trí nhất định là thứ yếu của người phụ nữ so với người đàn ông. Ðồng thời, nếu như người phụ nữ được coi là thứ yếu trong lãnh vực sáng tạo, thì lại còn bị trình bày như là đi đầu trong phạm vi tội lỗi!

Ðiều ấy ắt hẳn không phù hợp với trình thuật của sách Sáng Thế, lại càng không hợp với toàn thể tác phẩm của Thánh Phaolô. Tuy vậy, theo dòng lịch sử, người ta sẽ khai triển một nhân học cho là có thể lập được thực tế của một sự dị biệt có tính cách cấu tạo của bản tính giữa người đàn ông và người phụ nữ. Người ta sẽ trình bày như thể là được mạc khải một khuôn mẫu trong đó người đàn ông đảm bảo mọi vai trò cả về vị trí lẫn quyền bính. Từ một cách giải thích rất đậm nét coi trọng đàn ông, người ta suy diễn ra một khuôn

19 Sđd, tr. 97.

Page 163: Tailieu Hoi Thao Phaolo Uni

GH: người thừa hưởng và làm chứng về bản thân & công trình của Đức Kitô 163

mẫu và cho là theo ý muốn của Thiên Chúa, và vì thế bất biến!20

4. "Phụ nữ phải làm thinh trong các buổi hội họp"

Lại một phát biểu có vẻ tiêu cực. Phải hiểu thế nào về câu nói trên?

Bối cảnh của lệnh trên cũng hệt như bối cảnh của lệnh trước. Ở đây cũng thế, Thánh Phaolô phải ra lệnh như vậy trước những lộn xộn xảy ra trong các hội họp phụng tự. Ðặc biệt hơn, Thánh Nhân phải điều chỉnh lại sự lan tràn một số hiện tượng thần khí (nói các ngôn ngữ, nói tiên tri) làm lộn xộn diễn tiến của các cộng đoàn cầu nguyện, những hiện tượng này đôi khi biến chứng thành vô chính phủ. Thánh Phaolô mở đầu bằng một nguyên tắc: "Tất cả phải nhằm xây dựng Hội Thánh" (1Cr 14,26). Tiếp đó, Thánh Nhân áp dụng nguyên tắc bằng cách đưa ra ba qui tắc. Hai qui tắc đầu nhằm vào việc nói các ngôn ngữ. Qui tắc thứ ba liên quan đến vấn đề chúng ta đang nói đến ở đây: "Phụ nữ phải làm thinh trong các buổi họp [...]. Nếu họ muốn tìm hiểu điều gì thì cứ về nhà hỏi chồng" (1Cr 14,34-35).

Một số nhà chú giải đã coi các câu trên là một thêm thắt vào lúc bộ sưu tập các thư Thánh Phaolô thành hình, có thể là do ảnh hưởng của 1Tm 2,11-15. Chúng tôi lại thích cho rằng qui tắc này nằm trong cùng một hướng đi với hai qui tắc trước: đối diện với một số những lộn xộn, giới hạn cách diễn tả của cá nhân để cổ võ việc xây dựng cộng đoàn. Chính vì đó - vì những lý do thuộc riêng về cộng

20 Sđd, tr 99.

Page 164: Tailieu Hoi Thao Phaolo Uni

164 Lm. Phêrô Nguyễn Văn Võ

đoàn Côrintô - mà Thánh Phaolô giới hạn những can thiệp "đoàn sủng" của các phụ nữ và Thánh Nhân xin các bà hỏi chồng của mình khi về nhà. Nhưng Thánh Nhân không có ý xác định vị trí của phụ nữ trong các cộng đoàn Kitô hữu, càng không muốn bắt các bà phải im lặng. Thánh Nhân điều chỉnh một trường hợp lộn xộn cụ thể trong khung cảnh cộng đoàn phụng tự ở Côrintô. Chỉ có thế thôi21.

KẾTTrong 1Cr 11,11-12, Thánh Phaolô viết:

"Trong Chúa, không nam thì chẳng có nữ, và không nữ thì chẳng có nam. Vì nếu người nữ tự người nam mà có, thì người nam cũng bởi người nữ mà sinh ra, và mọi sự đều tự Thiên Chúa mà có".

Ðây rõ là dấu chỉ cho thấy một thần học về sự khác biệt chiếm ngụ suy tư mục vụ và thần học của Thánh Phaolô: "Thần học về căn tính đối lại với sự đổ đồng, về cái tách biệt đối lại cái bị coi là dửng dưng, thần học về tha tính đối lại với một sự cào bằng duy bình đẳng" (Daniel Marguerat). Ðây cũng là dấu chỉ cho thấy tư tưởng của Thánh Phaolô không phải là có tính cách nhất thời, giai đoạn. Như vậy, muốn hiểu hết tầm quan trọng về mục vụ, cần đặt tư tưởng ấy vào trong môi trường văn hóa và tôn giáo đã chứng kiến tư tưởng ấy ra đời. Và cũng đừng - chúng tôi hy vọng như thế - vội vàng gán cho Thánh Phaolô những ý tưởng thực ra chả thuộc về Thánh Nhân chút nào. Và cũng phải luôn thắc mắc "không biết sự ngờ vực rất thật của một số người đàn ông trong Hội Thánh đối với phụ nữ lại chẳng phải (quá ư dễ dàng) được

21 Sđd, tr. 100.

Page 165: Tailieu Hoi Thao Phaolo Uni

GH: người thừa hưởng và làm chứng về bản thân & công trình của Đức Kitô 165

đặt dưới trướng của Thánh Phaolô hay sao" (Annie Jaubert)22.

Và để kết thúc, có lẽ phù hợp nhất chúng ta nên trích dẫn một tư tưởng khác của Thánh Phaolô:

"Bất cứ ai trong anh em được thanh tẩy để thuộc về Ðức Kitô, đều mặc lấy Ðức Kitô. Không còn chuyện phân biệt Do Thái hay Hy Lạp, nô lệ hay tự do, đàn ông hay đàn bà. Nhưng tất cả anh em chỉ là một trong Ðức Kitô" (Gl 3,27-28)

THƯ MỤCDictionnaire de Théologie Catholique. A. Vacant - É. Amann: Các Từ Mục Saint Paul, Mariage.Histoire de LÉglise, Michel Lemonnier, O.P.Le Mariage. P. AdnèsPaul, le pasteur. Pierre Debergé. Cahiers Evangile, số 126. Bản Việt ngữ của Tu viện Rất Thánh Mân Côi Gò Vấp.

22 Sđd, tr. 102.

Page 166: Tailieu Hoi Thao Phaolo Uni

166 Lm. Phêrô Nguyễn Văn Võ

GIÁO HỘI NGƯỜI THỪA HƯỞNG

VÀ LÀM CHỨNG VỀ BẢN THÂN

VÀ CÔNG TRÌNH CỦA ÐỨC KITÔ

(Rm 12,7-8; 1Cr 12-14; Ep 1, 23. 2,11-22; 3,1-13;

4,1-16; 5, 22-23; Cl 1,24-29)

LM Phêrô Nguyễn Văn Võ

Ngược với những gì chúng ta thường nghĩ, Giáo Hội không bị giảm thiểu vào cơ cấu như chúng ta biết, cũng không bị giảm thiểu vào kinh nghiệm hạn hẹp chúng ta có. Giáo Hội là cộng đoàn những người tin vào Chúa Giêsu Kitô và họ có bổn phận làm chứng cho niềm tin này. Giáo Hội đã nhận lời loan báo về bản thân Ðức Giêsu Kitô và công trình của Người. Giáo Hội về phần mình

Page 167: Tailieu Hoi Thao Phaolo Uni

GH: người thừa hưởng và làm chứng về bản thân & công trình của Đức Kitô 167

phải loan truyền lời loan báo này. Ðối với Phaolô và đối với Giáo Hội, loan báo Tin Mừng là cấp bách. Tương quan bền vững đối với Ðức Kitô là nền tảng tính đặc thù của Phaolô, vượt trên những gì con người có thể so sánh.

I. Giáo Hội thừa hưởng mầu nhiệm Chúa Kitô1. Chỉ có một Chúa, một Giáo HộiGiáo Hội tương quan hỗ tương với biến cố sự

chết và sự sống lại của Ðức Kitô. Giáo Hội sống và loan truyền biến cố này cho đến ngày cánh chung (Ep 4,4) "Quả vậy chỉ có một lời kêu gọi của Thiên Chúa là Cha được biểu lộ trong một Ðức Chúa đã qui tụ Giáo Hội; chỉ có một đức tin là nền móng của Giáo Hội, chỉ có một nghi thức khai tâm sát nhập Giáo Hội vào Chúa Kitô" (Ep 4,5-6). Chỉ có một Chúa. Bởi vì chỉ có một Chúa, đây là điểm tạo ra khác biệt với các tôn giáo khác, những tôn giáo đầy các thần thánh. Chỉ có một cộng đoàn được Ðức Chúa triệu tập để sống nhờ Người và để loan truyền về Người. Thân thể được cấu tạo bởi cộng đoàn những người tin, không phải là một cộng đoàn dư thừa có tầm vóc thứ yếu. Trái lại, đó là thân thể Ðức Kitô hằng sống được Thánh Thần tác động và không thể thiếu đối với Ðức Kitô (Ep 2,11-22). (Hình ảnh Giáo Hội là một ngôi nhà được liên kết chặt chẽ nhờ hoạt động của Thánh Thần). Quả vậy, làm thế nào để biết ơn gọi của con người, được kêu gọi từ muôn thuở đề làm con Thiên Chúa, nếu ơn gọi đó không được loan báo? Sự cần thiết của lời loan báo này giả thiết sự hiện hữu Giáo Hội.

GIÁO HỘI, NGƯỜI THỪA HƯỞNG VÀ LÀM CHỨNG

Page 168: Tailieu Hoi Thao Phaolo Uni

168 Lm. Phêrô Nguyễn Văn Võ

Phaolô là người đã nhận lãnh từ Giáo Hội sự hiểu biết Ðức Kitô và cho thấy, cuộc sống của ngài hoàn toàn liên quan đến Ðức Kitô.

Không có Ðức Kitô, không có Giáo Hội. Cũng thế, Ðức Kitô không thể được thế giới nhận biết nếu Giáo Hội không làm chứng về Người. Vì thế những khẳng định về Giáo Hội đều gắn liền với Ðức Kitô. Từ đây, người ta không thể tuyên xưng Thiên Chúa mà không nhìn nhận Giáo Hội là thành tố của mạc khải. (Kinh Tin Kính Các Tông đồ).

2. Sự kết hiệp không thể phân ly giữa Chúa Kitô và Giáo Hội

a. Khái niệm về thân thểÐể diễn tả bản chất của Giáo Hội, ẩn dụ thân

thể là quan trọng nhất. Ẩn dụ này hội tụ nhiều nguồn mạch và biểu lộ nhiều khía cạnh. Hình ảnh thân thể xuất hiện trước hết trong khung cảnh Thánh Thể (1Cr 10,16-17). Vì những Kitô hữu được Ðức Giêsu Kitô quy tụ về dự bữa ăn Thánh Thể và chia sẻ tấm bánh là thân thể của Chúa, nên việc tham dự này là hiệp thông giữa những người Kitô hữu với Chúa, và giữa Kitô hữu với nhau. Vậy đây không là một cộng đoàn tín hữu tự tách mình khỏi Giáo Hội. Chính Ðức Kitô, khi quy tụ các tín hữu thành một thân thể và nuôi dưỡng họ bằng chính thân thể mình đã làm nên Giáo Hội.

Phaolô vận dụng hình ảnh thân thể, như triết lý Hy Lạp đã vận dụng, liên quan đến một thành phố được diễn tả như một thân thể xã hội. Ý niệm này làm nổi bật sự hiệp nhất hữu cơ và hữu hình của cộng đoàn những con người cùng tuyên xưng một đức tin vào Ðức Kitô và phục vụ Ðức Kitô. Vì thế, giữa lòng thân thể này, các chi thể tuy khác nhau, nhưng lại làm phong phú cho cộng đoàn.

Page 169: Tailieu Hoi Thao Phaolo Uni

GH: người thừa hưởng và làm chứng về bản thân & công trình của Đức Kitô 169

Ðây là sự khác biệt cần được tôn trọng. Các chi thể bổ túc cho nhau, tùy thuộc vào nhau và tôn trọng lẫn nhau. Cộng đoàn Kitô hữu không thể gắn bó với chân lý mình tuyên xưng, nếu cộng đoàn không ý thức mình phải là gì và không hành động để sống những khía cạnh khác biệt này. Bên trong thân thể, mỗi người một vị trí và một vài trò cần hòa hợp để phát triển (Ep 4,15-16). Ðiều đó không có nghĩa, Giáo Hội bị bỏ mặc cho thiện chí của mỗi người, nhưng Giáo Hội được trao phó cho Thánh Thần , Ðấng làm cho Giáo Hội hoạt động, và khi giáo dục lương tâm Kitô hữu, Thánh Thần làm cho Giáo Hội phân biệt với bất kỳ nhóm nào khác.

Thánh thần dẫn Giáo Hội vào trong chiều sâu của mầu nhiệm mà Giáo Hội có trách nhiệm. Phaolô dám nói: "anh em là thân thể của Ðức Kitô, và ai theo phận nấy làm chi thể" (1Cr 12,27).

Sau này, trong thư gửi cho Cl và thư gửi cho Ep, ý niệm về thân thể còn có tầm quan trọng hơn. Khái niệm đó giúp xác định Giáo Hội gồm toàn thể các tín hữu dù họ ở bất cứ nơi đâu. Nói về Giáo Hội bằng hạn từ thân thể, không chỉ ám chỉ một cộng đoàn địa phương Corinthô, Roma hay Thessalonia, mà còn ám chỉ cả Giáo Hội phổ quát.

Thật vậy, hình ảnh thân thể hoàn toàn phù hợp để nói về một thực tại quy tụ các Kitô hữu quanh Ðức Kitô hằng sống. Hơn nữa, hình ảnh đó còn là lợi điểm cho Phaolô tránh hạn từ "dân", không phải vì hạn từ này không có giá trị. Nhưng vào thời điểm ấy, hạn từ này khá hàm hồ. Thật vậy, Ðề cập cộng đoàn Kitô hữu bằng hạn từ "dân" sẽ bao hàm những điều kiện gia nhập Giáo Hội. Thời điểm này gia nhập Giáo Hội phải có những

Page 170: Tailieu Hoi Thao Phaolo Uni

170 Lm. Phêrô Nguyễn Văn Võ

điều kiện của Dân tuyển chọn, nghĩa là tuân phục lề luật và đã cắt bì. Nhưng quan niệm như thế là không quan tâm đến tính chất phổ quát của Ðức Kitô và ơn cứu độ của Người và không dành cho Ðức Kitô chỗ đứng đặc thù và của Người. Ep 3,6: "...Không điều kiện nào". Giáo Hội là một thực tại hoàn toàn mới mẻ và Phaolô buộc phải nói đến tính chất độc đáo của Giáo Hội: dưới mắt Phaolô, chỉ có hạn từ thân thể mới diễn tả Giáo Hội.

b. "Ðầu" và thân thể Thư gởi Cl và Ep ứng dụng khái niệm về "Ðầu"

để nói về Ðức Kitô trong tương quan với Giáo Hội. Thật vậy, nói về Giáo Hội với hạn từ thân thể đòi người ta phải xác định vị trí của Ðức Kitô trong mối quan hệ với thân thể - và xác định Người là đầu của thân thể, có nghĩa, Người là nguyên nhân sự sống. Ðức Kitô là Ðầu có nghĩa, Giáo Hội hiện hữu do ý muốn của Ðức Kitô và có nguồn gốc từ nơi Người: (Ep 1,22-23). Người là Ðầu vì Người là Chúa. Một vị Chúa không phải là một nhà thống trị, nhưng là Ðấng trao ban sự sống, vì Người là nguồn mạch sự sống. Ý niệm về sự sung mãn của Giáo Hội tương ứng với khái niệm về quyền tối cao của Ðức Kitô (Cl 1,18).

Vì thế, lối trình bày Ðức Kitô là Ðầu giúp diễn tả sự kết hiệp không thể phân ly giữa Người với Giáo Hội, thân thể của Người. Và khi Giáo Hội được Giáo Phụ gọi là "thân thể mầu nhiệm", điều đó có nghĩa, Giáo Hội được linh hoạt bởi Thánh Thần Ðức Kitô.

c. Hình ảnh hôn nhân Cuối thư Ep, một hình ảnh khác không thể

thiếu, được sử dụng để diễn tả tương quan giữa

Page 171: Tailieu Hoi Thao Phaolo Uni

GH: người thừa hưởng và làm chứng về bản thân & công trình của Đức Kitô 171

Chúa Kitô và Giáo Hội là hình ảnh hôn ước (Ep 5,22-33). Giáo Hội được trình bày như là hiền thê của Ðức Kitô qua cách thức Phaolô trình bày tương quan vợ chồng.

Khi nói người vợ phải tùng phục chồng, Phaolô đã quy hướng họ về thái độ của Giáo Hội với Ðức Kitô. Khi đòi những người chồng yêu thương vợ mình, Phaolô đã quy hướng họ về tình yêu khôn sánh của Ðức Kitô đối với Giáo Hội (Ep 5,25-26). Tình yêu này được diễn tả bởi việc Người hiến dâng chính mình trên thập giá. Khi phó nộp mình cho Giáo Hội, Người muốn tự hiến mình cho một Hội Thánh vinh quang, không vết nhơ, không nét nhăn hay chút gì như thế (Ep 5,27). Tình yêu của Ðức Kitô, tình yêu luôn mới mẻ, làm cho Giáo Hội xứng đáng với Người và làm cho Giáo Hội có khả năng yêu thương như Giáo Hội đã được yêu thương. Một mặt, khẳng định này giả thiết điểm quy chiếu về sự phối hợp hôn nhân giữa người nam và người nữ (St 2,24) được tạo dựng theo hình ảnh Thiên Chúa (St 1,27). Mặt khác những tương quan hôn nhân trong Cựu Ước được dùng để mô tả theo thể thức biểu tượng những tương quan của Thiên Chúa đối với dân của Ngài (Hs). Khái niệm giao ước được diễn tả qua đời sống hôn nhân đã được Ðức Kitô hoàn tất. Ðức Kitô, do tình yêu mà Người dành cho Giáo Hội, đã làm cho Giáo Hội thành thân thể của Người. Như thế, hình ảnh đời sống hôn nhân trở thành cách thức thích hợp nhất để hiểu, đâu là tình yêu mà Ðức Kitô trao ban cho Giáo Hội và đâu là tình yêu của Giáo Hội đối với Ðức Kitô.

Page 172: Tailieu Hoi Thao Phaolo Uni

172 Lm. Phêrô Nguyễn Văn Võ

Chính vì thế Giáo Hội không thể bị phân hóa, chia rẽ Giáo Hội là chia rẽ Ðức Kitô. Tuy nhiên, trong lịch sử, Giáo Hội đã nhiều phen bị xâu xé. Các thư Phaolô vẫn còn đó để nhắc lại cho chúng ta nhu cầu cấp bách phải làm việc không ngừng cho sự hiệp nhất của Giáo Hội (có thể khai triển thêm hình ảnh thân thể = hiệp nhất).

Một số hình ảnh khác về Giáo Hội- Căn nhà: hiểu theo nghĩa Do Thái-Hy Lạp

= gia đình (Ep 2,19). Hình ảnh này diễn tả sự hiệp thông gia đình, cộng đồng hiệp thông trong sự sống.

- Một công trình kiến trúc (1Cr 3,10-11; Ep 2,20) hay nơi cư ngụ (Ep 2,22). Hai hình ảnh này gợi lên tính vững chắc, sức phát triển và kết cấu hữu cơ. Ðức Giêsu Kitô là nền móng hay viên đá góc (Ep 2,20).

- Ðền thờ của Thiên Chúa (Ep 2,21): Giáo Hội trong Thánh Thần => năng động.

II. SỨ MẠNG CỦA GIÁO HỘIGiáo Hội là nhân chứng của Ðức Giêsu Kitô.

Ðể chu toàn sứ mạng làm chứng mà Ðức Kitô giao phó cho Giáo Hội cho đến ngày tận thế, Giáo Hội cần phải yêu mến Ðức Kitô. Ðức Kitô đã muốn Giáo Hội được cấu trúc thế nào đó, để Giáo Hội có thể đứng vững trong lịch sử.

1. Sứ vụ của Giáo Hội trong tính chất riêng biệt

Ðể làm chứng cho Ðức Kitô, Giáo Hội phải có cấu trúc. Giáo Hội không đối lập với cấu trúc. Ðức Kitô bảo đảm những điều kiện thuộc cấu trúc của Giáo Hội để Giáo Hội có thể được thực hiện. Vì Giáo Hội nhận mình xuất phát từ Ðức Kitô, nên

Page 173: Tailieu Hoi Thao Phaolo Uni

GH: người thừa hưởng và làm chứng về bản thân & công trình của Đức Kitô 173

thân thể này được cấu trúc cho phù hợp với Ðấng đã ban cho mình những ân huệ để phát triển. Sự hiệp nhất của Giáo Hội không đồng nhất cũng không hỗn lộn. Giáo Hội không đặt nền tảng trên chính mình nhưng được Thánh Thần làm cho sống động (1Cr 12,4-9). Giáo Hội là người đầu tiên hưởng nhờ sự hiện diện của Ðức Kitô Phục Sinh. Nhưng không vì thế mà phần còn lại của nhân loại bị loại trừ. Vì căn tính vinh quang của mình, Ðức Kitô làm viên mãn mọi sự (Ep 4,10) bằng những ân huệ của Người. Sự hiện diện này là điều kiện tồn tại của Giáo Hội và của việc Giáo Hội làm chứng tá.

Giáo Hội cần có những ân huệ cũng như những thừa tác vụ để sống, chu toàn công việc của mình và để trung thành với Ðức Kitô (đặc sủng, cơ cấu).

Chính vì thế Ðức Kitô đã "ban cho người này làm tông đồ" (Rm 12,7-8 ; 1Cr 12,28 ; Ep 4, 11). Ðức Kitô đã trao phó cho Phaolô và cho các tông đồ chu toàn việc rao giảng về Người, việc gìn giữ ký ức sống động về Người, về sự chết, sự phục sinh, về công trình và sứ điệp của Người cho tất cả mọi người. Các tiên tri, các tiến sĩ là những người được giao phó trách nhiệm giáo huấn, loan báo Ðức Kitô và làm cho mọi người ngày càng hiểu biết đức tin. Các mục tử dẫn đắt các thành phần Giáo Hội không theo trí tưởng tượng, hay cảm nghĩ riêng, nhưng theo mẫu mực Chúa Kitô, mỗi người có vị trí của mình tuỳ theo sứ vụ được trao phó, không tự ý gán cho mình vai trò nào. Ðó là cấu trúc xuất phát từ những bức thư Phaolô. Vào thời sau này, các thư mục vụ đã thêm những chức

Page 174: Tailieu Hoi Thao Phaolo Uni

174 Lm. Phêrô Nguyễn Văn Võ

năng khác: kỳ lão (presbyteros), giám quản (episcopos). Kỳ lão là từ ngữ của hội đường, chỉ một nhân vật điều khiển cộng đoàn và đảm nhận trách nhiệm mục tử liên quan đến đức tin và phong hóa.

Còn đối với giám quản, các vị là người trông coi các cộng đoàn sẽ luôn trung thành với Ðức Kitô và cũng trở nên những sứ giả của Tin Mừng trong đường lối tông truyền. Hai chức năng này, giả thiết trong giai đoạn Giáo Hội mở rộng và đã xa cách hội đường.

Dù sao, Ðức Kitô đã không thiết lập quyền bính, nhưng Người ban quyền phục vụ dựa trên cuộc sống của Người. Giáo Hội có sứ mạng loan báo Ðức Kitô, một Ðức Kitô chịu đóng đinh, chướng ngại và điên rồ. Sứ mạng loan báo Ðức Kitô không thể làm cho thập giá Ðức Kitô trở nên hư không trống rỗng. Khi loan báo Ðức Kitô cho người khác, những thừa tác viên phải loan báo Ðức Kitô cho chính mính, ngõ hầu hoán cải mỗi ngày một hơn.

2. Các thừa tác vụ và ân ban nhằm xây dựng thân thể

Giáo Hội loan báo Ðức Kitô cần dẫn dắt các Kitô hữu đến sự hiểu biết Ðức Kitô. Vì thân mình Ðức Kitô luôn được hình thành, luôn cần được xây dựng, các ân ban đều hướng đến việc xây dựng Ðức Kitô, để trong đó, mọi người được nên thành toàn, để tất cả nên một trong đức tin, và được hiểu biết Con Thiên Chúa. Trong tiến trình hướng đến việc thành toàn này, Kitô hữu được Giáo Hội dẫn đến với Ðức Kitô phải từ bỏ nếp sống "trẻ con, tròng trành trôi dạt theo mỗi chiều gió đạo lý, giữa trò bịp bợm của người đời, giữa sự xảo quyệt khéo

Page 175: Tailieu Hoi Thao Phaolo Uni

GH: người thừa hưởng và làm chứng về bản thân & công trình của Đức Kitô 175

bày mưu ma chước quỷ để mê hoặc" (Ep 4,14). Sự lừa lọc ở chỗ làm cho người ta tưởng, họ có thể tương đối hóa Ðức Kitô, ngay cả qua mặt Người. Sự mê hoặc đó không thể nào được chấp nhận trong Giáo Hội mà sứ vụ là tuyên xưng lòng trung thành với Ðức Kitô là đầu của thân thể. Giáo Hội thân mình có sứ vụ duy trì tính độc đáo của mình, như là tính độc đáo Ðức Kitô trong lịch sử. Việc xây dựng Giáo Hội hoàn toàn liên quan đến căn tính của Ðức Kitô. Chính vì để tiến về Chúa Kitô, mỗi thành phần trong Giáo Hội phải lớn lên, ngõ hầu một con người thành toàn được thể hiện, đạt đến tầm mức xứng với sự viên mãn của Ðức Kitô. Hoạt động của Giáo Hội là loan báo Ðức Kitô, nhưng để loan báo, Giáo Hội không ngừng canh tân để dẫn dắt con người đến việc nhận biết Ðức Kitô trong chân lý. Ðà tiến của Giáo Hội là hướng về sự hoàn tất đã được hứa ban.

3. Giáo Hội hiện diện và khai mở cho thế giới

Giáo Hội không phục vụ cho một ý thức hệ nào. Giáo Hội phải phục vụ mọi người trong Thế giới hiện thực, bằng cách giáo dục các thành phần để làm cho họ nên một thân thể, một cộng đoàn làm chứng một nghịch lý là Ðức Kitô. Giáo Hội phải thực hiện điều đó, cho dù những điều kiện sống hay trạng huống của thế giới thế nào đi nữa, cho dù có những thăng trầm lịch sử hay có những bước tiến, những thụt lùi của các nền văn hóa. Trong công việc của mình, Giáo Hội đương đầu với những khó khăn mà Phaolô đã phải đương đầu. Giáo Hội phải đương đầu với sự khước từ của những người

Page 176: Tailieu Hoi Thao Phaolo Uni

176 Lm. Phêrô Nguyễn Văn Võ

khôn ngoan, của những ai coi sứ điệp của Giáo Hội là điên rồ. Giáo Hội loan báo Tin Mừng trong hoàn cảnh thuận lợi cũng như không thuận lợi cho tới ngày Chúa trở lại hoàn tất mọi sự. Giáo Hội không thể để cho Thế giới đóng khung, giam hãm Giáo Hội, hay lèo lái Giáo Hội đi theo những cùng đích của thế gian, hay mưu mô làm cho Giáo Hội tan rã. Giáo Hội được giao phó Tin Mừng, và Tin Mừng này liên quan đến mọi người không trừ ai, một Tin Mừng, con người luôn chờ đợi. Vì thế Giáo Hội có bổn phận nói về Ðức Kitô trong sự tôn trọng lương tâm của mỗi người. Nếu Giáo Hội không làm điều đó, không ai sẽ làm thay cho Giáo Hội. Như thế Giáo Hội trở thành suy yếu sức mạnh của sứ điệp Tin Mừng. Giáo Hội không tự giam mình trong những bức tường hay thu mình lại và không thể làm cho Ðức Kitô im lặng. Chính Ðấng Phục Sinh đem lại những chiều kích mới mẻ cho Giáo Hội, không phải Giáo Hội đóng khung Ðức Kitô trong những ranh giới của con người. Giáo Hội phải làm cho thế giới điều mà Ðức Kitô đã làm - là nguyên lý của sự bình an, không sợ hãi bị tan biến trong thế giới, với điều kiện là Giáo Hội luôn quy chiếu về Ðức Kitô - sự hiện hữu của Giáo Hội có những âm vang trên vũ trụ (Ep 3,9-11).

KẾT LUẬNSứ mạng của Giáo Hội là loan báo về bản thân

và hành động của Chúa Kitô cho đến ngày tận thế. Bấy giờ Giáo Hội được đồng hóa với cả nhân loại sẽ được hưởng kiến Thiên Chúa diện đối diện (1Cr 13,12).