sức mạnh của tâm thức

21
Sức mạnh của tâm thức! Người Nhật rất hay nói về SỨC MẠNH CỦA LỜI NÓI, SỨC MẠNH CỦA TÂM THỨC, và hôm nay, Đào xin phép post 1 câu chuyện về vấn đề trên, theo đúng tính chất ngừơi Nhật! Hai người bạn chơi thân với nhau từ khi vừa cất tiếng khóc chào đời. Hai cô gái trải qua rất nhiều những thay đổi và cùng nhau vượt qua rất nhiều thử thách trong đời. Tình cảm của họ tưởng chừng như không thể nào lay chuyển được. Rồi họ cùng nhau góp vốn mở một quán café, và vấn đề phát sinh từ đây! Cô A thì muốn trang trí theo lối cổ điển còn cô B thì thích một phong cách hiện đại hơn. Nhưng vấn đề này không quá khó giải quyết, tuy vậy, nó tạo ra trong tân lý cô B một sự bất mãn nhỏ. Sau khi khó khăn lựa chọn được phong cách cho quán, cả hai cô gái náo nức bắt tay vào việc chuẩn bị các thứ khác. Một lần nữa, vấn đề cuối cùng đã phát sinh, việc mua bàn ghế đã khiến cả hai tranh cãi, cô A thì muốn mua từ cửa hàng C trong khi cô B thì lại chọn cửa hàng D với chất lượng tương đương nhau. Do cô A có vốn nhiều hơn, nên cuối cùng, cửa hàng C đã được chọn sau nhiều nỗ lực lý giải của cô A, cô B đành chấp nhận nhưng tỏ ra không chút hài lòng về quyết định ấy. Và trong những khoảng thời gian chuẩn bị còn lại cho đến khi khai trương, cô B tỏ ra không mấy nhiệt tình và đôi khi hơi khó chịu. Điều này làm cô A suy nghĩ rất nhiều. Cho đến ngày khai trương, mọi người đến quán đều khen phong cách quán tuyệt và nhất là chất lượng bàn ghế. Trong lòng cô B cảm thấy khó chịu vô cùng, cô nghĩ rằng, nếu chọn mua bàn ghế bân cửa hàng D thì còn tốt hơn, cô luôn tự tin rằng mình là người rất có mắt nhìn hàng! Và chất lượng bàn ghế lại tíêp tục được đưa ra bàn luận mỗi khi có khách lạ vào quán, và cô A vô tình trở thành trung tâm của mọi lời khen ngợi! Trong tâ thức cô B dần hình thành 1 sự đố kị, cô nghĩ rằng lẽ ra những lời nói ấy phải dành cho mình. Trong suốt những thời gian cùng điều hành quán, cô B luôn tồn tại trong đầu mình một viễn cảnh, các bàn ghế trong quán sẽ bị gì đó, thậm chí sẽ gãy đổ và không thể phục hồi. Cứ thế, ngày nào bước vào quán tâm thức cô B cũng mong muốn điều đó, cho đến một ngày, một cái bàn bị gãy một chân, đổ ập xuống, làm vỡ ly và gây ra một tai nạn nhỏ, một người khách bị mãnh vỡ rạch 1 đường trên tay. Tuy người khách không chấp việc này và cho nó chỉ là một tai nạn nhưng cô B lại cảm giác rằng, đó là 1 sự thật hiển nhiên, và đó chính là những gì cô muốn… “Đó là sức mạnh của tiềm thức, khi ta cứ cố nghĩ mãi về 1 vấn đề nào đó, và trong trường hợp này là 1 ý nghĩ tiêu cực, nó cuối cùng cũng sẽ xảy ra, cho dù vì bất kì lí do gì…Nhưng phải chăng, tiềm thức ấy khi gây ra những tác động thực bên ngoài lại mang đến những kết quả tốt???” Rồi chất lượng bàn ghế ngày càng tệ, khiến cô A phải bàn với cô B xem xét việc thay đổi. Lúc này cô B mới lên giọng nhấn mạnh lại việc lẽ ra lúc trước nên mua từ cửa hàng D.Cô A chỉ mĩm cừơi rồi hứa là sẽ chuyển sang dùng hàng của cửa hàng D. Và thế là cô B hài lòng về điều đó. Một hôm quán đóng cửa, cô A đi vắng, chỉ có cô B, nhân viên giao hàng từ cửa hàng D chạy đến và mang bàn ghế mới đến thay, sau khi xong việc, anh quay sang cám ơn cô B vì quán đã ủng hộ bàn ghế của cửa hàng từ khi quán mới khai trương! Lúc này cô B mới vỡ lẽ ra rằng, cô A đã theo ý mình mà chọn bàn ghế từ cửa hàng D, vậy mà chính cô đã luôn mong cho những nỗ lực của mình bị sụp đổ…. “Phải chăng lúc nào cũng nên những vấn đề theo một hứơng tiêu cực để rồi khi nhận ra, mình đã phụ lòng tốt của rất nhiều người” Có bao giờ bạn cảm nhận được sức mạnh của tâm thức? To be continute: sức mạnh của lời nói :) Coming soon!

Upload: bigpond

Post on 27-Jun-2015

487 views

Category:

Documents


1 download

TRANSCRIPT

Page 1: Sức mạnh của tâm thức

Sức mạnh của tâm thức!

Người Nhật rất hay nói về SỨC MẠNH CỦA LỜI NÓI, SỨC MẠNH CỦA TÂM

THỨC, và hôm nay, Đào xin phép post 1 câu chuyện về vấn đề trên, theo đúng tính chất

ngừơi Nhật!

Hai người bạn chơi thân với nhau từ khi vừa cất tiếng khóc chào đời. Hai cô gái trải

qua rất nhiều những thay đổi và cùng nhau vượt qua rất nhiều thử thách trong đời.

Tình cảm của họ tưởng chừng như không thể nào lay chuyển được.

Rồi họ cùng nhau góp vốn mở một quán café, và vấn đề phát sinh từ đây! Cô A thì

muốn trang trí theo lối cổ điển còn cô B thì thích một phong cách hiện đại hơn. Nhưng

vấn đề này không quá khó giải quyết, tuy vậy, nó tạo ra trong tân lý cô B một sự bất

mãn nhỏ. Sau khi khó khăn lựa chọn được phong cách cho quán, cả hai cô gái náo nức

bắt tay vào việc chuẩn bị các thứ khác. Một lần nữa, vấn đề cuối cùng đã phát sinh, việc

mua bàn ghế đã khiến cả hai tranh cãi, cô A thì muốn mua từ cửa hàng C trong khi cô

B thì lại chọn cửa hàng D với chất lượng tương đương nhau. Do cô A có vốn nhiều hơn,

nên cuối cùng, cửa hàng C đã được chọn sau nhiều nỗ lực lý giải của cô A, cô B đành

chấp nhận nhưng tỏ ra không chút hài lòng về quyết định ấy. Và trong những khoảng

thời gian chuẩn bị còn lại cho đến khi khai trương, cô B tỏ ra không mấy nhiệt tình và

đôi khi hơi khó chịu. Điều này làm cô A suy nghĩ rất nhiều. Cho đến ngày khai trương,

mọi người đến quán đều khen phong cách quán tuyệt và nhất là chất lượng bàn ghế.

Trong lòng cô B cảm thấy khó chịu vô cùng, cô nghĩ rằng, nếu chọn mua bàn ghế bân

cửa hàng D thì còn tốt hơn, cô luôn tự tin rằng mình là người rất có mắt nhìn hàng!

Và chất lượng bàn ghế lại tíêp tục được đưa ra bàn luận mỗi khi có khách lạ vào quán,

và cô A vô tình trở thành trung tâm của mọi lời khen ngợi! Trong tâ thức cô B dần hình

thành 1 sự đố kị, cô nghĩ rằng lẽ ra những lời nói ấy phải dành cho mình. Trong suốt

những thời gian cùng điều hành quán, cô B luôn tồn tại trong đầu mình một viễn cảnh,

các bàn ghế trong quán sẽ bị gì đó, thậm chí sẽ gãy đổ và không thể phục hồi. Cứ thế,

ngày nào bước vào quán tâm thức cô B cũng mong muốn điều đó, cho đến một ngày,

một cái bàn bị gãy một chân, đổ ập xuống, làm vỡ ly và gây ra một tai nạn nhỏ, một

người khách bị mãnh vỡ rạch 1 đường trên tay. Tuy người khách không chấp việc này

và cho nó chỉ là một tai nạn nhưng cô B lại cảm giác rằng, đó là 1 sự thật hiển nhiên, và

đó chính là những gì cô muốn…

“Đó là sức mạnh của tiềm thức, khi ta cứ cố nghĩ mãi về 1 vấn đề nào đó, và trong

trường hợp này là 1 ý nghĩ tiêu cực, nó cuối cùng cũng sẽ xảy ra, cho dù vì bất kì lí do

gì…Nhưng phải chăng, tiềm thức ấy khi gây ra những tác động thực bên ngoài lại mang

đến những kết quả tốt???”

Rồi chất lượng bàn ghế ngày càng tệ, khiến cô A phải bàn với cô B xem xét việc thay

đổi. Lúc này cô B mới lên giọng nhấn mạnh lại việc lẽ ra lúc trước nên mua từ cửa hàng

D.Cô A chỉ mĩm cừơi rồi hứa là sẽ chuyển sang dùng hàng của cửa hàng D. Và thế là cô

B hài lòng về điều đó. Một hôm quán đóng cửa, cô A đi vắng, chỉ có cô B, nhân viên giao

hàng từ cửa hàng D chạy đến và mang bàn ghế mới đến thay, sau khi xong việc, anh

quay sang cám ơn cô B vì quán đã ủng hộ bàn ghế của cửa hàng từ khi quán mới khai

trương! Lúc này cô B mới vỡ lẽ ra rằng, cô A đã theo ý mình mà chọn bàn ghế từ cửa

hàng D, vậy mà chính cô đã luôn mong cho những nỗ lực của mình bị sụp đổ….

“Phải chăng lúc nào cũng nên những vấn đề theo một hứơng tiêu cực để rồi khi nhận

ra, mình đã phụ lòng tốt của rất nhiều người”

Có bao giờ bạn cảm nhận được sức mạnh của tâm thức?

To be continute: sức mạnh của lời nói :) Coming soon!

Page 2: Sức mạnh của tâm thức

Sức mạnh của tâm trí

Bí mật về nhận thức, tiềm thức và siêu thức

(The secret of couscious, subconscious and superconscious)

Nhận thức, tiềm thức và siêu thức. Thật là lộn xộn? không như vậy cho tới khi bạn

đọc xong bài viết này. Tâm trí bạn có sức mạnh lớn hơn rất nhiều so với những gì bạn

nghĩ. Hãy đọc: “Ngay khi bạn quyết định, cả vũ trụ sẽ hiệp lực giúp bạn” - Ralph

Waldo Emerson.

Điều mà tôi muốn chia sẻ với bạn ở đây không phải là cái gì đó siêu hình hay môt học

thuyết mới. Đó là những gì mà Napoleon Hill đã từng nhấn mạnh “Nó là phần quan

trọng nhất trong toàn bộ học thuyết về sự thành công”.

Vậy chúng ta có bao nhiêu tâm trí?

Nói một cách ngữ nghĩa, mỗi chúng ta chỉ có một tâm trí. Nhưng nó gồm có 3 phần:

nhận thức, tiềm thức và siêu thức. Hai cái đầu nằm bên trong chúng ta nhưng siêu

thức thì không. Nó là loại tâm trí nằm bên ngoài

Sức mạnh của nhận thức

Nhận thức là phần duy nhất của tâm trí thực hiện việc suy nghĩ. Đó là lý do tại sao hầu

hết mọi người đều sử dụng nhận thức để giải quyết vấn đề và đạt được mục tiêu. Tuy

nhiên sức mạnh của nhận thức lại là hữu hạn, trong sự so sánh với tiềm thức và siêu

thức.Sức mạnh quan trọng nhất của nhận thức là sức mạnh của sự quyết định.

Nó có sức mạnh để quyết định loại thông tin gì sẽ đi vào tiềm thức, nhưng hầu như

mọi người không sử dụng sức mạnh này. Họ để rác rưởi đi vào tiềm thức, và theo cách

đó những điều vô nghĩa đi vào, đi ra.

Nhận thức của bạn còn có sức mạnh trong việc lập trình lại tiềm thức, chủ yếu là

thông qua sự lặp lại(repetition). Lấy ví dụ như khi bạn học lái ô tô. Bạn sẽ phải nghĩ

một cách có ý thức rằng điều khiển từng bước như thế nào, sang số ra sao. Nhưng giờ

bạn không còn phải ý thức về những hành động này nữa. Chúng trở nên tự động và

như vậy bạn đã thực hiện điều đó một cách tiềm thức. Thông qua sự lặp lại bạn đã lập

trình cho tiềm thức của mình. Ngay khi nó nằm trong tiềm thức của bạn, nó trở nên tự

động.

Khi mà điều đó đúng với việc lái ô tô, thì nó cũng đúng với việc đạt được thành công

trong cuộc sống.

Sức mạnh của tiềm thức

Page 3: Sức mạnh của tâm thức

Tiềm thức đóng rất nhiều vai trò trong cuộc sống của bạn. Như những gì tôi biết,

chúng ta có thể phân loại chức năng của tiềm thức thành 5 loại.

1. . Nó duy trì và cân bằng trạng thái khỏe mạnh của cơ thể bạn. Đó là lý do tại sao cơ thể của chúng ta có thể tự chữa lành. Nó có sức mạnh chữa lành mọi bệnh tật mà bạn có thể nghĩ tới. Đó là nền tảng của tất cả những cái được gọi là liệu pháp tâm lý.

2. Nó bảo vệ chúng ta và đôi khi là những người mà chúng ta yêu quí khỏi tình trạng khẩn cấp hoặc nguy hiểm

3. Nó là một kho lưu trữ hàng triệu ký ức. Nó cất giữ tất cả những trải nghiệm trong quá khứ.

4. Nó giống như một thanh nam châm. Nó có sức mạnh để lôi kéo những thứ cộng hưởng với niềm tin của nó.

5. Nó giống như một chiếc radar. Nó gửi và nhận thông tin đế và đi từ siêu thức. Đây là chức năng mà chúng ta sẽ bàn đến trong một bài viết khác.

Mối quan hệ giữa nhận thức, tiềm thức và siêu thức có thể hiểu một cách nôm na như

thế này

Nhận thức của bạn được kết nối với tiềm thức và rồi qua đó lại được kết nối với siêu

thức. Điều này đúng với tâm trí của tôi cũng như của các bạn.

Từ sơ đồ này bạn có thể thấy rằng, tất cả chúng ta đều được kết nối với cấp độ của

siêu thức thông qua tiềm thức riêng lẻ của mỗi người. Nhận thức không kết nối trực

tiếp với siêu thức. Chúng ta dựa trên tiềm thức để gửi thông tin đến và nhận thông tin

từ siêu thức.

Vì nhận thức của bạn khắc sâu niềm khao khát, mong ước của bạn trên tiềm thức và

tiềm thức lại khắc sâu nó trên siêu thức để rồi hiệp lực với nhau khiến cho điều đó xảy

ra, như Ralph Waldo Emerson đã nói, “Ngay khi bạn quyết định, cả vũ trụ sẽ hiệp lực

giúp bạn”

Sức mạnh của siêu thức

Page 4: Sức mạnh của tâm thức

Napoleon Hill gọi nó là sự thông minh vô hạn (Infinite Intelligence). Các nhà khoa

học gọi nó là tâm trí của vũ trụ (Universal Mind). Thuật ngữ siêu thức được Brian

Tracy sử dụng khá rộng rãi và tôi thích sử dụng thuật ngữ này hơn. Gọi nó là gì thì

không quan trọng, cái chính là nó có thể làm gì cho bạn. Đây là những điều mà tôi biết

về siêu thức.

Chỉ có một siêu thức duy nhất (Tâm trí của vũ trụ) cho tất cả chúng ta kết nối tới

Nó giúp ta đưa ra những quyết định đúng đắn, vì nó có trí thông minh vô hạn. Nó có tất cả những câu trả lời bạn muốn, ngay cả lợi nhuận của

ngày mai. Nó là nguồn của tất cả những phát minh thực. Những nhà phát minh

lớn như Thomas Edison và Albert Einstein đã làm chủ được kỹ thuật tiếp nhận ý tưởng từ siêu thức. Bạn có nghĩ còn nơi nào khác để họ nhận những ý tưởng mới mẻ không?

Nó giúp bạn đạt được những mục tiêu. Điều này sẽ được giải thích ở đoạn kế tiếp đây.

Siêu thức cũng giống như một siêu máy tính mà sắp đặt tất cả thông tin mà tất cả các

máy tính con kết nối tới nó. Bằng việc nhấn mạnh mục tiêu của bạn trên tiềm thức,

siêu thức sẽ hồi đáp lại một cách phù hợp. Người mà bạn cần sẽ xuất hiện trong cuộc

sống của bạn, các cơ hội sẽ đến và những bài học sẽ cung cấp cho bạn sức mạnh nếu

bạn cần. Mọi thứ sẽ chuyển động một cách hài hòa để giúp bạn đạt được ước nguyện.

Ngay khi hiểu được sự thật về sức mạnh của siêu thức, bạn sẽ nhận ra rằng thành công

không phải do may mắn

(www.subconscious-secrets.com)

Luật của tiềm thức

Luật #1 của tâm trí chi phối sức khoẻ, sự giàu có và hạnh phúc của bạn.

Vũ trụ bị ảnh hưởng bởi luật lệ. Thành công bị ảnh hưởng bởi luật lệ. Tiềm thức của bạn

(subconscious) cũng bị ảnh hưởng bởi luật lệ.Luật của tiềm thức chính là luật của niềm tin.

Rất nhiều sách self-help nói về sức mạnh của niềm tin. Thông điệp thông thường mà họ đang

cố gắng đưa ra cơ bản dựa trên những gì mà Napoleon Hill đã nói : "Những gì tâm trí của

bạn có thể tưởng tượng ra được và tin tưởng , điều đó có thể đạt được."

Liệu có đúng rằng tất cả những gì tâm trí bạn tin tưởng thì đều đạt được hay đó chỉ là một lời

nói dối có chủ đích? Đây là câu hỏi mà tôi đã tự hỏi mình sau khi đọc một vài cuốn sách self-

help và tham gia một vài hội thảo về sự thành công. Tôi cũng đã đặt những câu hỏi như "Điều

gì sẽ xảy ra nếu tôi là một người không may mắn?" hoặc "cái gì sẽ xảy ra nếu tôi không được

định trước là sẽ thành công?"

Page 5: Sức mạnh của tâm thức

Những cơ sở niềm tin của tôi thay đổi khi tôi đọc cuốn Spiritual Marketing của Dr. Joe

Vitale. (Mình có cuốn này đó, ai muốn đọc thì email cho mình nhá.) Nói đúng ra, câu "những

gì tâm trí có thể nghĩ tới và tin tưởng, điều đó có thể đạt được" nên phát biểu là "những gì

tiềm thức có thể tưởng tượng ra và tiềm thức của bạn tin tưởng thì điều đó có thể đạt

được". Đó là sức mạnh của tiềm thức.

Đây là lý do tại sao. Sức mạnh của tiềm thức cũng giống như nam châm. Nó thu hút, hấp dẫn

những gì tạo ra sự cộng hưởng với những niềm tin của nó. Nói rõ ra thì nếu bạn có niềm tin

chắc chắn trong tiềm thức, tiềm thức của bạn sẽ chuyển động (vibrate) dựa trên niềm tin này.

Đây là luật của vũ trụ về sự chuyển động và hấp dẫn (attraction). Nó là một luật lệ tồn tại

ngay cả khi bạn tin rằng có nó hay là không, như thể luật hấp dẫn của Newton. Hãy để tôi lặp

lại. Luật này ảnh hưởng tới bạn ngay cả khi bạn tin nó hay không!

Nếu tiềm thức của bạn tin rằng cuộc sống thật là khắc nghiệt, tất nhiên, cuộc sống của bạn sẽ

thật khắc nghiệt. Bạn sẽ gặp những con người và những tình huống

đem đến cho bạn một cuộc sống khổ cực. Nếu tiềm thức của bạn tin rằng tiền thật là khó

kiếm, tiền sẽ khó kiếm. Bạn sẽ chỉ thu hút những cơ hội mà sẽ phải dùng sự nỗ lực của một

siêu nhân để kiếm được một đồng!

Hãy để tôi khẳng định lại điều đã nói ở đoạn trên. Nếu cuộc sống hiện tại của bạn khổ cực,

điều đó là bởi tiềm thức của bạn tin rằng cuộc đời này thật khắc nghiệt. Nếu bạn nhận thấy

kiếm tiền thật khó, là bởi tiềm thức của bạn tin rằng tiền thật khó kiếm. Không có lý do nào

khác và cũng không cần đổ lỗi cho người khác vì cuộc sống khổ cực của bạn hoặc những

tình huống tài chính của bạn!

Thông điệp mà tôi đang cố gắng đưa ra ở đây đó là: "Những niềm tin bên trong tiềm thức của

bạn tạo ra cái thực tại"

Lời phát biểu ở trên có thể là một lời phát biểu quan trọng nhất mà một người cần phải hiểu

một cách đầy đủ và thông suốt để có thể đạt được thành công thực sự trong cuộc sống. "Tiền

thường là để thu hút chứ không phải để chạy theo" (Jim Rohn)

Chúng ta sử dụng sức mạnh của tâm trí để hình thành các ý tưởng, nhưng sức mạnh

tiềm thức lại thu hút kết quả. Hầu hết mọi người lại làm ngược lại. Họ sử dụng tâm trí

để đuổi theo kết quả, điều thường mang đến stress và lo lắng. Đó là sự khác biệt giữa việc

sử dụng sức mạnh của tâm trí và sức mạnh của tiềm thức.

Đây là một hình ảnh tốt cho việc liên tưởng tiềm thức của bạn giống như cái gì. Tiềm thức

của bạn giống như ổ đĩa cứng của máy vi tính, và những gì bạn nhìn thấy trên màn hình máy

tính là thực tại(reality) hoặc cuộc sống của bạn. Hãy tự hỏi bản thân mình, những thông tin

hiển thị trên màn hình máy tính đến từ đâu? Liệu có phải nó đến từ đĩa cứng? Nếu như màn

hình máy tính đang hiển thị thực tại cuộc sống của bạn vậy thì cái thực tại đó đến từ đâu?

Một cách logic, nó hẳn phải tới từ tiềm thức.

Điều này có nghĩa là thực tại của bạn hoặc cuộc sống mà bạn đang trải nghiệm thực sự là

sự phản chiếu của những niềm tin bên trong tiềm thức của bạn. Những người thay đổi từ công

việc này sang công việc khác đều nhận ra rằng họ vẫn gặp cùng một vấn đề ở tất cả mọi nơi

mà họ tới. Điều mà họ đã không hiểu đó là thay vì thay đổi tình huống bên ngoài, họ nên thay

đổi niềm tin bên trong mình. Ngay khi niềm tin của họ thay đổi, họ sẽ thu hút những người

Page 6: Sức mạnh của tâm thức

mới, công việc mới và thế giới quanh họ thay đổi tuỳ theo niềm tin mới bên trong tiềm thức

của họ.

Khi tôi nói với những tham gia hội thảo của tôi rằng niềm tin của bạn tạo ra thực tại của bạn,

một câu hỏi thông thường mà tôi nhận được đó là "Tôi không bao giờ tin tưởng vào loại thực

tại mà tôi đang đối mặt, nhưng tại sao tôi vẫn trải nghiệm chúng?"

Chúng ta cần phải hiểu rằng không phải cái gì mà bạn nghĩ tạo ra thực tại của bạn. Phải là cái

gì mà tiềm thức của bạn tin tưởng. Bạn có thể nghĩ rằng bạn tin cuộc sống thật là phong phú,

là bởi vì bạn đọc nhiều sách nói về điều đó. Nhưng một cách tiềm thức, bạn có thể không tin

tưởng, không chắc chắn.

Vậy thì làm sao để có thể biết rằng những niềm tin trong tiềm thức của bạn như thế nào?

Câu trả lời rất đơn giản. Hãy nhìn vào thực tại của bạn!

Thực tại của bạn là tấm gương phản chiếu cuộc sống của bạn. Nó phản chiếu những niềm tin

bên trong bạn. Nếu bạn sử dụng thực tại của mình

để hướng dẫn bản thân lập trình lại những niềm tin trong tiềm thức một cách kiên định, tôi

cam đoan rằng cuộc sống của bạn sẽ không bao giờ lặp lại như thế này nữa.

(www.subconscious-secrets.com)

Lời khẳng định (Affirmation)

Công cụ cho những người bắt đầu tái lập lại tiềm thức

Khẳng định là một trong những cách đơn giản nhất để tái lập lại tiềm thức của bạn. Nó đơn

giản chỉ là một quá trình lặp đi lặp lại mục tiêu và những niềm tin mới mà bạn muốn tâm trí

mình thấm nhuần.

Việc này có thể được hình thành dưới các dạng như viết, nói bằng lời hoặc nhẩm trong óc,

lắng nghe hay hành động cho đến khi những điều đó trở thành vững chắc, cố định trong tiềm

thức của bạn.

Nếu như lời khẳng định đến từ chính bạn thì được gọi là autosuggestion. Còn nếu nó đến từ

một người nào khác thì được gọi là heterosuggestion. Điều này thật là dễ hiểu.

Một vài ví dụ về hình thức autosuggestion:

Lặp lại lời khẳng định của bạn bằng cách nói to hoặc nhẩm trong óc.

Viết lại những lời khẳng định của bạn.

Lắng nghe những đoạn băng tự thu về những lời khẳng định của chính bạn (your

autosuggestion).

Giả vờ trở thành người mà bạn muốn. (VD xỏ chân vào giày của người mà bạn khâm

phục và giả vờ bạn là người đó).

Page 7: Sức mạnh của tâm thức

Một vài ví dụ về hình thức heterosuggestion:

Lắng nghe những CD về self-help, lời khẳng định hoặc những CD nuôi dưỡng

tiềm thức.

Đọc sách hoặc các bài báo.

Lắng nghe ý kiến của cha me, anh chị em ruột hoặc bạn bè.

Xem các chương trình TV.

Dù bạn thích hay không thì hàng ngày bạn đều đang thực hành việc khẳng định.

Khi bạn nói tiềm thức của bạn lắng nghe. Khi bạn càu nhàu về cuộc sống của mình,

tiềm thức của bạn lắng nghe và ngoan ngoãn tuân theo những chỉ dẫn của bằng cách

tặng cho bạn cuộc sống mà bạn vẫn đang càu nhàu về nó.

Vì vậy mà từ giờ về sau, hãy quan sát những gì bạn nói, đặc biệt những gì mà bạn hay

nói lặp lại nhiều lần.

Tôi tin rằng hiện nay có rất ít người thực sự luyện tập autosuggestion hàng ngày. Đó là

lý do tại sao có ít người thành công hơn trên trái đất này.

Cảnh báo !!! Nếu như bạn không thực hiện auto-suggestion thì bạn sẽ trở thành người

bị hetero-suggested. Hàng ngày bạn nghe những người bạn của mình phàn nàn về việc

nền kinh tế thật là tồi tệ, thật là khó để chọn được một loại cổ phiếu tốt, cuộc sống thật

khắc nghiệt..v..v..

Khi bạn lắng nghe điều gì được lặp đi lặp lại, tiềm thức của bạn sẽ bắt đầu tin rằng điều

đó là đúng. Rồi bạn sẽ nhận thấy trong thực tại của mình rằng điều đó là đúng (do luật

của sự hấp dẫn – the law of attraction). Cuối cùng bạn tin chắc rằng điều đó là đúng.

Nếu bạn không muốn trở thành nạn nhân của hetero-suggestion, bạn cần thực hiện việc

khẳng định hàng ngày. Điều này là quan trọng.

Sau đây là một vài lời khẳng định mà bạn có thể thực hiện:

Mọi lúc mọi nơi, tôi luôn trở nên tốt hơn và tốt hơn.

Mọi thứ tới với tôi thật đơn giản và dễ dàng.

Tôi là một thực thể sống động, tràn đầy ánh sáng và tình yêu.

Tôi được khai sáng một cách tự nhiên

Cuộc sống của tôi ngập tràn sự hoàn hảo.

Tôi có mọi thứ mà tôi chính tại nơi đây và ngay bây giờ.

Tôi là chủ nhân của cuộc đời mình..

Tất cả những gì tôi cần đã có ở bên tôi rồi.

Thật là tốt cho tôi vì đã có những thứ mà mình muốn.

Vũ trụ này thật giàu có và có đủ cho tất cả chúng ta.

Sự giàu có là trạng thái tự nhiên của tôi từ xưa. Tôi chấp nhận điều đó ngay lúc

này.

Sự giàu có vô hạn đang chảy tới cuộc sống của tôi một cách tự do ngay lúc này

đây.

Hàng ngày tôi luôn làm cho tài chính của mình tăng trưởng hơn.

Càng cho đi tôi càng nhận được nhiều hơn và cảm thấy hạnh phúc hơn.

Page 8: Sức mạnh của tâm thức

Bạn cũng có thể viết và đọc những lời khẳng định này trước khi bạn đi ngủ và ngay sau

khi bạn thức dậy hoặc thu (record) chúng lại để nghe đi nghe lại trước khi bạn ngủ.

Chìa khoá để thành công trong việc khẳng định đó là sự lặp lại

Tiềm thức của bạn cũng giống như bắp thịt (muscle). Bạn phải luôn khẳng định nó với

những điều mà bạn muốn.

Nếu bạn lười không thực hành việc khẳng định hàng ngày, thì ai đó sẽ làm việc này giúp

bạn và kết quả đôi khi sẽ không như những gì mà bạn mong muốn.

Với tôi, cách đơn giản nhất để giữ cho bản thân tôi tích cực đó là nghe những đĩa CD

self-help hàng ngày trên đường tới công sở.

Lợi ích của việc này bao gồm 2 phần:

Nó cho phép tôi bắt đầu một ngày với thái độ tích cực

Nó sắp xếp lại những niềm tin tích cực bên trong tiềm thức của tôi vì vậy mà

tiềm thức của tôi không bị ô nhiễm bởi những ý kiến tiêu cực mà tôi nghe được

nơi làm việc.

(www.subconscious-secrets.com)

Sự giao tiếp giữa trực giác - tiềm thức

Cách để tiềm thức giao thiệp được với bạn.

Liệu tiềm thức có thể giao tiếp được với bạn không?

Có. Nó thông qua trực giác của bạn.

Khi bạn yêu cầu tiềm thức của mình hướng dẫn hoặc giúp đỡ điều gì, bạn sẽ có một sự thôi

thúc, một sự kích thích hay linh cảm để thực hiện một việc gì đó.

Bạn có thể nhận được câu trả lời trong giấc mơ của mình hoặc một hình ảnh loé lên trong tâm

trí. Bằng trực giác, bạn biết được đây là thông điệp dành cho mình.

Bạn cũng có thể được trực giác mách bảo đọc một quyển sách nào đó hoặc nói chuyện với

một ai đó và rồi bạn tìm được câu trả lời ở đây.

Những người khác nhau thì có những cách thức tự nhiên hoặc những cách thức được ưa thích

hơn để nhận thông điệp từ tiềm thức. Một số người thông qua linh cảm, một số người thông

qua thị giác trong khi một số người lại bằng thính giác. Một số người lại giao thiệp với những

dấu hiệu ở bên ngoài như là sách vở, bài hát…

Page 9: Sức mạnh của tâm thức

Tôi không phải là chuyên gia trong lĩnh vực này, nhưng tôi có thể chia sẻ với các bạn bằng

những kinh nghiệm nhỏ bé của mình.

Với tôi, tôi luôn nhận thông điệp từ tiếng nói bên trong và những dấu hiệu bên ngoài. Nếu tôi

lập trình cho tiềm thức của mình thì tôi còn tìm được câu trả lời cho mình trong những giấc

mơ.

Tôi thực sự tin rằng thiền định có thể cải thiện sự giao tiếp của bạn với tiềm thức. Bạn càng

thiền định nhiều, thì trực giác của bạn càng nhạy bén.

Chìa khoá để nhận thông điệp từ tiềm thức đó là "Nhạy cảm với những gì đang diễn ra quanh

bạn và tin tưởng vào chính mình, cảm giác của mình và tiếng nói bên trong".

Vào lúc này bạn có thể nghĩ rằng trực giác là một cái gì đó lạ thường hoặc thần thánh. Thực

sự thì không phải vậy.

Trong 2 năm học về kĩ năng ra quyết định, giáo sư Daniel Isenberg của trường đại học kinh

doanh Harvard (Harvard Business School) nhận ra rằng 80% những nhà quản lý có thâm niên

mà ông nghiên cứu đều nói rằng họ thích sử dụng trực giác hơn đặc biệt là khi đưa ra những

quyết định phức tạp hoặc những quyết định có liên quan tới nhiều người khác.

Khi hỏi bất cứ một doanh nhân thành đạt nào rằng họ ra quyết định như thế nào. Câu hỏi mà

tôi đã từng hỏi trước đó. Hầu hết họ đều nói rằng sử dụng cảm giác bên trong (guts feeling).

Thế cảm giác bên trong là gì? Ồ, đó là trực giác.

Trực giác nên trở thành một phần trong tiến trình phát triển hàng ngày của chúng ta. Bạn

càng tin tưởng và sử dụng nó nhiều thì nó sẽ càng phục vụ bạn tốt hơn.

(www.subconscious-secrets.com

Sóng não alpha

Đây là một trong những bài mà tớ thích nhất của anh Keenneth (gọi thế cho nó thân mật chứ

anh ấy là ai - đừng có hỏi tớ lên mạng search thử xem ) về tiềm thức trên trang

www.subconscious-secrtes.com. Lần đầu tiên tớ được nghe về sóng não là trong slide về sức

mạnh của bộ não (The power of Brain) của các anh chị trên Tâm Việt. Lúc ấy xem thì chỉ

thấy thú vị thôi chứ không hỏi nhiều, cũng chả thắc mắc gì lắm. Rồi đến khi đọc cuốn

"Phương pháp học tập siêu tốc" (Quantum Learning) của Bobbi Deporter và Mike Hernaki,

trong phần nói về tạo khung cảnh học tập cũng nói qua về mối liên hệ giữa sóng não và âm

nhạc trong việc tạo ra môi trường tốt nhất cho việc tiếp thu của não. Thế là tớ bắt đầu nhớ

đến nó, sõng não ấy mà. Nhưng hồi đó thì tớ thích âm nhạc hơn, nên cứ tí tởn đi tìm hiểu xem

âm nhạc tác động đến cảm xúc như thế nào. Dần rồi quên mất sóng não. Tình cờ trong một

bài viết kể về cụ Dadi Janki một người có tâm trí ổn định nhất thế giới, có nói rằng cụ luôn

giữ trạng thái alpha trong suốt cả ngày. Thế là tớ lại nhớ ra về sóng não. Rồi tớ quyết định

tìm xem các bác sóng não là ai mà ghê gớm đến thế. Thế là tự dưng tớ tìm được một số tài

Page 10: Sức mạnh của tâm thức

liệu liên quan đến nó. Đây là bài mà tớ thích nhất. Vì nó nói khá dễ hiểu mà lại khái quát

được nhiều vấn đề. Còn có một quyển nữa là "How to sleep less and have more energy than

you ever had before" của Kacper M. Postawski cũng nói về sóng não. Nhưng mà tớ chưa có

đọc. Khi nào đọc xong tớ sẽ chia sẻ tiếp với các bạn nhé.(Nếu bạn muốn đọc trước thì email

cho tớ nhá) . Còn bây giờ thì đọc cái này trước đã

Trạng thái bí mật của tiềm thức

Sức mạnh của nhận thức, tiềm thức và siêu thức. Thật là lộn xộn. Sẽ không là như vậy

cho tới khi bạn đọc hết bài viết này!

Trong trường hợp đây là lần đầu tiên bạn nghe tới thuật ngữ này thì sóng não alpha là một

trong bốn loại tần số của sóng não.

Khi não của bạn giao động(vibrate) ở tần số 7- 14 Hz, bạn đang trong trạng thái alpha.

Sóng não alpha là loại sóng não bí ẩn nhất đã kích thích sự quan tâm của rất nhiều nhà nghiên

cứu trong những thập kỉ gần đây. Bạn sẽ hiểu tại sao ngay thôi.

Bạn đã bao giờ trải nghiệm khoảnh khắc loé sáng ngay khi đang tắm? Hoặc bỗng nhiên một

giải pháp cho một vấn đề nào đó xuất hiện ngay trước khi bạn ngủ?

Nếu bạn quan sát một cách cẩn thận, bạn sẽ nhận ra rằng những ý tưởng sáng tạo luôn xuất

hiện khi bạn trong trạng thái thư giãn, đó cũng chính là lúc bạn ở trong trạng thái alpha.

Khi bạn ở trong trạng thái sóng não alpha, bạn sẽ thấy thoải mái và điềm tĩnh, dòng chảy của

sáng tạo trong bạn sẽ chảy nhanh hơn, bạn có thể gợi nhớ được nhiều điều tốt hơn. Nhưng

điều quan trọng hơn là, thời gian tốt nhất để tái lập lại tiềm thức của bạn, đó là khi bạn ở

trong trạng thái alpha.

Bên cạnh sóng não alpha, còn có các loại sóng não khác nữa đó là beta, theta và delta. Khi

bạn ở trong trạng thái beta, bạn nhận thức và tỉnh táo. Tần số sóng beta quá lớn có thể khiến

bạn cảm thấy stress và hụt hơi. Khi bạn ở trong trạng thái theta, bạn trở về với tiềm thức. Bạn

trở nên không nhận thức. Trạng thái mơ trong khi ngủ đó là theta. Khi bạn ở trong trạng thái

delta, bạn đang ngủ.Bạn không ý thức được điều gì đang xảy ra bởi vì bạn đang ở trong trạng

thái vô thức.

Hàng ngày, não của bạn chuyển từ trạng thái delta (trạng thái ngủ) sang beta (trạng thái tỉnh

táo) và sau đó lại từ beta chuyển về delta. Giữa hai trạng thái đó, bạn sẽ trải nghiệm về alpha

và theta.

Mối quan hệ đơn giản giữa các sóng não và các trạng thái nhận thức có thể được tóm lược

như sau

Page 11: Sức mạnh của tâm thức

Cứ mỗi khi tôi đưa ra mô hình này, có người lại hỏi tôi "Kenneth, thế còn sóng não alpha thì

sao?"

Alpha là cầu nối giữa nhận thức và tiềm thức của bạn.

Hãy tưởng tượng tâm trí của bạn như một ngôi nhà gồm 2 phòng ngăn cách nhau bởi

một cánh cửa.

Khi bạn trong trạng thái beta, bạn trong căn phòng của nhận thức. Cánh cửa bị đóng,

vì thế bạn không thể đi sang căn phòng của tiềm thức.

Khi bạn trong trạng thái theta, bạn trong căn phòng của tiềm thức. Cánh cửa bị đóng vì

vậy bạn không thể đi sang căn phòng của nhận thức. Đó là lý do tại sao mọi người

không thể nhớ chính xác họ đã mơ thấy gì.

Nhưng khi bạn ở trạng thái alpha, bạn giống như đang đứng ở chỗ cánh cửa và cửa

đang mở. Bạn ở căn phòng của nhận thức, thế thì bạn sẽ sang được căn phòng của tiềm

thức. Đó là thời điểm tốt nhất để tái lập lại tiềm thức. Đó cũng là lý do tại sao bạn loé

sáng khi bạn ở trong trạng thái sóng não alpha.

Để chứng minh điều này thì đơn giản thôi. Hàng ngày bạn đều mơ. Khi thức dậy, bạn

thường không nhớ được mình đã mơ thấy gì. Nhưng khoảnh khắc ngay khi bạn vừa

tỉnh dậy, là lúc bạn ở trong trạng thái alpha, bạn vẫn có thể nhớ được về giấc mơ của

mình, nhưng chỉ trong một khoảnh khắc ngắn ngủi. Khi mà bạn đã thức tỉnh hoàn toàn,

bạn lại quên đi giấc mơ của mình, bởi khi ấy bạn đã ở trong căn phòng beta.

Nếu bạn đọc bất kỳ cuốn sách nào về tự phát triển, bạn sẽ học được rằng thời gian tốt

nhất để thực hiện việc khẳng định (affirmation) hoặc hình dung (visualization) (một kỹ

thuật để tái lập lại tiềm thức) là trước khi bạn đi ngủ hoặc ngay sau khi thức dậy. Bây

giờ thì bạn có thể hiểu được đó là bởi vì khi ấy bạn ở trong trạng thái alpha.

Page 12: Sức mạnh của tâm thức

Bây giờ thì tôi đã có thể bước vào trạng thái alpha bất cứ lúc nào bởi vì tôi đã tham gia

một khoá học thiền trong trạng thái alpha (an alpha meditation course) tương tự như

việc điều khiển tâm trí của Silva (Silva mind control). Tôi có một tin tốt lành cho bạn

đây. Tôi đã tìm được một khoá học tương tự nhưng đã được cô đọng lại ở trên mạng và

nó hoàn toàn miễn phí. Ngạc nhiên? Tôi cũng thế. Và bạn có thể tới trang

www.subconscious-secrets.com/silvamind để đăng kí một khoá học miễn phí ngay bây

giờ.

(www.subconscious-secrets.com)

Cùng học về luật hấp dẫn với bậc thầy David Childerley.

Monday, 28. May 2007, 05:47

Tình cờ lên Youtube tớ tìm được cái này. Dạo này tớ cũng đang để ý đến The law of

Attraction, vì thế tớ muốn dịch lại để nhớ thêm nữa. Mà tớ thì hay quên lắm nên phải

nhắc thường xuyên thì mới nhớ được. Tớ dịch ra thế này cũng là để lặp lại cho nhớ ấy

mà.

Tất cả chúng ta đều làm việc với một năng lượng vô hạn. Tất cả mọi thứ trong vũ trụ đều được tạo nên bởi năng lượng… ngay cả

chúng ta! Chúng ta giống như những thanh nam châm… và năng lượng thu hút…

những thứ giống như năng lượng

Bất kể thứ gì đang diễn ra trong tâm trí bạn… là những thứ mà bạn đang thu hút tới cuộc sống của mình… ngay lúc này!

Bạn thu hút và bạn trở thành… những thứ mà bạn nghĩ tới nhiều nhất. Dạng năng lượng mạnh mẽ nhất và có hiệu lực lớn nhất được biết đến

trong vũ trụ là… SUY NGHĨ! Mỗi suy nghĩ đều có một tần số… những suy nghĩ phát ra một năng

lượng từ tính mà sẽ thu hút những thứ giống năng lượng ấy. Here lies the challenge… thoughts become things! (Câu này tớ không

biết dịch) Hầu hết mọi người đều nghĩ về những thứ mà họ không muốn… vì vậy

mà một cách mặc định họ thu hút thêm những thứ mà họ không muốn. Vì vậy nếu những suy nghĩ của bạn bị thu hút bởi những cảm xúc mạnh

mẽ (tốt hoặc xấu)… thì điều này sẽ đẩy nhanh quá trình tạo ra nó. Hãy nhớ là bạn thu hút những gì mà bạn nghĩ… vì vậy hãy chọn lựa

những suy nghĩ của mình một cách cẩn thận! Bạn đã bao giờ để ý rằng… những người mà nói nhiều về sự đau ốm thì

sẽ hay đau ốm… và những người mà nói nhiều về sự thịnh vượng thì luôn có thịnh vượng.

Page 13: Sức mạnh của tâm thức

Suy nghĩ dẫn tới cảm xúc… vì vậy những cảm xúc mà bạn đang có ngay lúc này phản ánh một cách hoàn hảo những thứ đang trong quá trình hình thành.

Và bạn nhận được chính xác những gì mà hạnh phúc đem lại. Cảm giác hạnh phúc sẽ thu hút thêm những tình huống khác mang lại hạnh phúc.

Bạn có thể bắt đầu cảm thấy bất cứ thứ gì mà bạn muốn ngay tại lúc này… và vũ trụ sẽ hồi đáp lại bài hát của bạn một cách tự nhiên.

Và bất cứ thứ gì mà suy nghĩ và cảm xúc của bạn đang tập trung vào… sẽ là những thứ mà bạn hút lại vào cuộc sống của bạn.

Hãy nhớ… bạn tạo ra vũ trụ của riêng mình và nó vẫn đang tiếp tục… vì

vậy rất quan trọng để có những cảm xúc tốt. Cuộc sống sẽ trở nên thật đáng ngạc nhiên… khi bạn áp dụng luật của

sự hấp dẫn một cách có ý thức. Vũ trụ cũng giống như tốc độ (like speed)… vì vậy đừng trì hoãn… đừng

nghĩ hai lần… đừng lưỡng lự (doubt) Khi cơ hội đã tới hoặc trực giác mách bảo… hãy hành động. Và vũ trụ sẽ tự sắp xếp lại một cách phù hợp… chỉ vì bạn thôi! Hãy tưởng tượng! Hãy hình dung ra tương lai của bạn. Hãy hình dung ra điều mà bạn muốn và cảm thấy cái cảm giác mà bạn

đã có nó rồi. Chỉ tập trung vào kết quả của mục tiêu và để phần còn lại cho vũ trụ. Ngày nay các nhà khoa học đã chứng minh được rằng một suy nghĩ tích

cực mạnh gấp hàng trăm lần suy nghĩ tiêu cực. Mỗi khi bạn có một suy nghĩ tiêu cực… ngay lập tức nghĩ về khoảnh

khắc hạnh phúc hay một ai đó mà bạn yêu thương. Vì chẳng ai có thể suy nghĩ hay cảm nhận thay cho bạn… chỉ có bạn…

chính bạn mà thôi! Bạn có những suy nghĩ kiên định về giá trị của bản thân không?

Đừng phí năng lượng vào những suy nghĩ tiêu cực… chỉ tập trung vào những gì bạn muốn mà thôi.

Và hãy hướng sự chú ý xa khỏi suy nghĩ về những thứ mà bạn không muốn.

Chỉ nghĩ về những gì mang lại niềm vui cho bạn vì điều này sẽ khiến cho sự chuyển động của bạn đi đúng hướng.

Mỗi ngày hãy dành 5 phút để tưởng tượng rằng bạn đã có nó… bạn là người duy nhất tạo ra thực tại của mình… bạn đúng là như thế.

Hãy nhớ rằng… suy nghĩ sẽ trở thành hiện thực… vì vậy hãy luôn luôn nghĩ tới những điều tốt đẹp.

Hãy hành động ngay bây giờ để tận hưởng cuộc sống của bạn… Thiết lập sự tự do cho mình… bạn sẽ ngạc nhiên… về cái bạn thực sự là .

Bất cứ điều gì mà bạn muốn trong cuộc sống … sức khoẻ, sự giàu sang và hạnh phúc…

“MONG MUỐN CỦA BẠN LÀ MỆNH LỆNH VỚI TÔI”

Page 14: Sức mạnh của tâm thức

(www.DavidChilderley.com )

Đơn giản là ngừng tìm kiếm!

Monday, 28. May 2007, 05:58

Đây là câu mà học được trong phim “Lost”- Mất tích của Mỹ mới chiếu trên VTV3.

Một cô gái Hàn Quốc bỗng nhận ra chiếc nhẫn cưới của mình đã biến mất. Vì cô luôn

đeo nó nên không có cảm giác về nó có tồn tại hay không nên không biết mình bị mất

lúc nào và ở đâu. Cô đã tìm khắp nơi, lục tung mọi thứ lên, nhổ cả vườn su hào trong

lúc tức giận. Tình cờ có một ông già đi qua khu vườn đó và ngồi lại nói chuyện với

cô. Ông nói đã từng mất một thứ hết sức quí giá, ông cũng đã tìm kiếm nó khắp nơi

nhưng vô vọng. Thế rồi ông đã tìm lại được nó. “Ông đã làm thế nào vậy?”, cô gái

hỏi. “Đơn giản là tôi ngừng tìm kiếm.”

Cô gái suy nghĩ về những gì mà người đàn ông kia nói và rồi thôi không tìm kiếm

nữa. Hai hôm sau, cô đã quyết định nói cho những người bạn của mình chỗ cô đã bí

mật chôn một thứ quan trọng cách đây vài ngày. Và trong lúc bới lên cô đã thấy lại

chiếc nhẫn của mình. Hoá ra chiếc nhẫn bị tuột ra lúc cô dùng tay bới cát lên để chôn

cái vật kia.

Tớ thấy cái điều này thật thú vị, thế là bắt đầu trải nghiệm về nó.

- Hôm trước đi tìm quyển sách Bản ngã vô biên. Tớ tìm hết đống này đến đống kia mà

chẳng thấy nó đâu cả. Nhớ đến chuyện này, tớ thôi không ngó dáo dác nữa. Và kìa,

cuốn sách hiện ra ngay trước mắt tớ. Sao lúc nãy lại chả thấy nhỉ.

- Có một bản nhạc của Secret Garden mà hai chị em tớ rất thích. Lần đầu nghe trên

VOV5 đã mê rồi. Nhưng khổ nỗi chẳng nghe ra tên bài hát, chỉ nghe thấy mỗi cái tên

Secret Garden thế là đi tìm bài hát mang tên Secret Garden. Tìm mãi chả thấy. Lên

nghenhac.info search hoài, lên forum nghe ngóng mà có thấy đâu. Tất nhiên rồi, vì

Secret Garden là tên ban nhạc cơ mà.(Nhưng nhờ thế tớ biết thêm được rất nhiều điều

thú vị.) Thế là tớ bảo thôi không tìm nữa, thể nào rồi tớ cũng có được bài hát ấy. Mấy

hôm sau em tớ mang về cái đĩa Dream Catcher của Secret Garden và tớ đã biết bài ấy

tên là Track 05. Hì đùa thôi, bài ấy tên là Gates of Dawn. Nghe tuyệt lắm.

- Hồi làm project trên Aptech. Tớ cần cái componet về lịch. Tìm mãi, thử hoài chả

được. Chán, tớ bỏ cuộc. Thế là hôm sau thằng bạn làm cùng tớ khệ nệ vác đến cho tớ

một bộ công cụ tuyệt vời của Infragistics không chỉ có lịch mà còn nhiều thứ khác.

Tuyệt!

- Rồi có lần tớ tìm cái chun để gói vài thứ. Nhìn quanh không thấy. Đang chán thế là

nghĩ tới cái này, bảo mình thử không tìm nữa xem sao. Thế là tớ thấy nó nằm trên mặt

bàn. Tớ nói thật đấy, không phải bịa đâu.

Page 15: Sức mạnh của tâm thức

Nếu bạn không tin ư, bạn thử chơi đùa với điều này xem sao. Tớ tin là bạn sẽ có trải

nghiệm thú vị giống tớ đấy. Nếu bạn tìm hoài mà không thấy ư? Đơn giản là ngừng

tìm kiếm. Hãy cứ để nó đấy. Nhưng không phải là ngừng chú ý tới nó. Bạn cần có sự

tỉnh táo (alert) để tóm lấy nó khi mà nó tới. Thế nhé, đơn giản là ngừng tìm kiếm

nhưng vẫn giữ sự chú ý cho nó. Mà có gì hay bạn kể cho tớ nghe với nhé.

Chu kì của suy nghĩ

Tuesday, 29. May 2007, 06:13

Đây là bài học đầu tiên mà chị Cherie chia sẻ với lớp của tớ. Và cũng là một trong

những bài học mà tớ thấy thú vị.

Đầu tiên tớ sẽ giải thích về các khái niệm nhé.

Mind - tâm trí : Bên trong mỗi chúng ta đều có một màn hình tâm trí. Nó

giống như màn hình vô tuyến hay bảng điện tử vậy. Đó là nơi mà các suy nghĩ,

tình cảm, cảm xúc của chúng ta xuất hiện và bạn có thể nhìn thấy được.

Intellect – trí năng o Đây là một điểm của bản ngã (a point of self) . Trí năng là nơi thực hiện

các hành động như suy xét, đánh giá. Là nơi đón nhận các suy nghĩ,

quan sát xem nó có tốt hay xấu, hữu ích hay không, có muốn làm gì với

nó hay không

o Trí năng chứa trong nó sức mạnh của ý chí (well power).

o Nó có khả năng quyết định rằng sẽ làm việc này hay không, có muốn

tiếp tục lặp lại hay không. Khi chúng ta làm gì đó, nó sẽ đi vào giác

quan rồi tác động lại đến não.

Sanskaras( không biết có phải là dấu vết tính cách không - từ này không có

trong tiếng Anh và tớ cũng không biết dịch là gì. Có bạn nào biết không vậy)

Page 16: Sức mạnh của tâm thức

Sanskaras là nơi ghi lại những kí ức, những kỉ niệm, kinh nghiệm, thói quen của bạn.

Tức là kết quả của những hành động của bạn sẽ đều được nằm lại ở đây. Và dù đó là

kí ức tốt hay xấu, ít hay nhiều thì nó đều nằm ở đây cả. Có thể bạn nghĩ là bạn không

còn nhớ những kí ức đó nhưng nó vẫn nằm đâu đó ở đây. Khi bạn có thể gợi lại thì

bạn sẽ nhớ ra nó. Điều này giải thích tại sao tự dưng ta lại nhớ ra một chuyện xảy ra

cách đây đã lâu lắm rồi, là vì có một điều gì đó tác động vào bạn và gợi lại miền kí ức

nằm đâu đó trong Sanskaras. Khi bạn kích hoạt một kỉ niệm, quá khứ nào đó thì nơi

đây sẽ cung cấp cho bạn một số suy nghĩ.

Bây giờ bạn hãy thử xem chu kì của một suy nghĩ là như thế nào nhé.

Đầu tiên một suy nghĩ nào đó (hoặc một cảm xúc, tình cảm) xuất hiện trên màn

hình tâm trí (mind) bạn. Ví dụ như là khi lần đầu bạn học đi xe đạp. Suy nghĩ

xuất hiện “Làm sao để mình điều khiển chiếc xe này đây”. Khi bạn giữ suy

nghĩ này, thì nó sẽ được chuyển cho trí năng. Trí năng sẽ bảo bạn đầu tiên phải

nắm lấy cái ghi đông, đặt chân lên bàn đạp và đạp. Quyết định này của trí năng

sẽ được chuyển tới các giác quan, rồi tác động đến não. Não sẽ điều khiển bạn

làm việc đó. Bạn bắt đầu thể hiện những hành động ra bên ngoài (tương tác với

bên ngoài). Bạn nắm lấy ghi đông và đạp. Khi ấy bạn nhận lại được các kết quả

hồi đáp. Nếu đó là sự hồi đáp tích cực, nó sẽ được ghi lại và trở thành kinh

nghiệm tốt còn nếu không nó cũng được ghi lại vào Sanskaras và trở thành

kinh nghiệm tồi. Tuỳ theo kinh nghiệm nhận được, Sanskaras lại cung cấp một

số suy nghĩ tiếp theo cho tâm trí. Tất nhiên lần đầu bạn sẽ khó để giữ được

thăng bằng cho chiếc xe. Nó xiêu vẹo và còn làm cho bạn ngã nữa. Điều này sẽ

trở thành một kinh nghiệm tồi. Sanskaras chuyển kinh nghiệm này lên tâm trí.

Tâm trí nhận lấy điều này rồi bảo rằng, hay là đạp thật nhanh thì sẽ không bị

ngã. Trí năng sẽ xem xét, nó bảo cách này không được và sẽ không thực hiện

điều này. Trí năng sẽ nhận suy nghĩ tiếp theo từ tâm trí. Tâm trí bảo rằng, sẽ

cần giữ thăng bằng cho xe thay vì việc đạp nhanh. Trí năng suy xét rồi chấp

nhận việc này. Não bắt đầu điều khiển bạn theo điều mà trí năng yêu cầu. Và

bạn cảm thấy tốt hơn. Sanskaras ghi lại điều này thành một kinh nghiệm tốt.

Thế rồi bạn lại tiếp tục lặp lại cái chu kì này với một suy nghĩ khác, ví dụ như

là cần thả lỏng tay hơn thay vì cứ ghì chặt lấy cái ghi đông chẳng hạn.

Khi biết được chu kì suy nghĩ này rồi, bạn sẽ không khó khăn lắm trong việc

hiểu thói quen được hình thành như thế nào. Khi mà bạn làm điều gì đó

nhiều lần (repeat) thì nó sẽ trở thành thói quen. Như khi bạn đã quen với việc đi

xe đạp. Thế thì mỗi lần bạn ngồi lên xe, bạn sẽ không còn phải hỏi rằng mình

nên làm gì đầu tiên, mình cần làm gì để điều khiển chiếc xe này. Bạn tự động

(automatic) ngồi lên xe và điều khiển nó. Trí năng không còn tham gia nữa.

Còn Sankaras vẫn ghi nhận điều này. Lỡ chẳng may có lần bạn bị tai nạn chẳng

hạn, Sankaras biến nó trở thành một kỉ niệm hoặc một kinh nghiệm cần nhớ.

Lấy thêm một ví dụ nữa với việc hút thuốc lá nhé. Đây là ví dụ của chị Cherie

chia sẻ với chúng tớ. Cần chú ý một chút rằng chị Cherie sống ở London và ở

đó thì được tôn trọng hay nói hẹp lại là được chấp nhận trong một nhóm (nhóm

bạn, nhóm làm việc…) là điều hết sức quan trọng. OK. Bạn chơi với một nhóm

bạn. Và mọi người đều hút thuốc cả trừ bạn. Ai cũng nói với bạn rằng việc hút

Page 17: Sức mạnh của tâm thức

thuốc lá là thể hiện làm người lớn, như thế là chứng tỏ được bản thân mình. Họ

chế giễu bạn, nói bạn vẫn còn là một đứa trẻ khi mà không biết hút thuốc. Bạn

cảm thấy bị cô lập, và bạn không thích cái cảm giác này. Sanskaras chuyển suy

nghĩ lên tâm trí. Tâm trí bảo rằng sẽ thử hút thuốc. Trí năng suy xét và rồi bạn

bắt đầu thử hút thuốc. Lần đầu tiên bạn hút thử, thấy nó thật là kinh khủng. (À,

thấy mọi người nói vậy thôi chứ tớ chưa có bao giờ thử, nên không có biết

đâu). Sanskaras ghi lại cảm giác này. Nhưng kết quả từ môi trường ngoài tác

động vào bạn thì sao? Những người bạn trong nhóm của bạn nhìn nhận bạn

khác đi. Họ khuyến khích bạn nữa. Và bạn có cảm giác được tôn trọng. Điều

này thì còn lớn hơn cả cái cảm giác khó chịu do việc hút thuốc mang lại. Lần

khác, bạn lại quyết định hút thuốc, Sankaras cung cấp cho bạn cả cảm giác khó

chịu của lần đầu hút thuốc lẫn cảm giác khi được tôn trọng. Tâm trí đưa ra

những suy nghĩ và thuyết phục trí năng. Trí năng suy xét và nếu tâm trí của bạn

thuyết phục được trí năng thì rồi trí năng sẽ nói ừ, tại sao không thử một lần

nữa nhỉ. Một lần nữa thôi cũng chẳng làm sao. Và rồi bạn lại tiếp tục với cái

chu kì này. Khi điều này trở thành thói quen bạn sẽ tự động hút thuốc chứ

không còn phải hỏi trí năng nữa. Bạn sẽ không còn suy xét xem có nên làm

việc này hay không, điều này có tốt hay không. Một cách tự động, bạn làm điều

này. Thế khi ấy trí năng ở đâu? À khi đó trí năng sẽ đi chơi. Vì bạn không cần

đến nó nên nó quyết định đi du lịch một chuyến xem sao. Bạn đã quên sử dụng

trí năng. Nhưng chỉ cần bạn nhớ đến nó thì nó sẽ về với bạn ngay. Thật đấy.

Vì vậy mà rất quan trọng để phát triển những thói quen tốt. Khi ấy bạn sẽ yên tâm với

mô hình mà mình tạo ra. Và cũng hết sức quan trọng với những gì bạn lặp lại thường

xuyên. Đó đang là quá trình tạo ra thói quen đó. Nếu áp dụng cả luật sức hút (The

law of attraction) ở đây thì những gì bạn lặp lại thường xuyên sẽ thu hút những thứ

giống với nó. Thế nên bạn thử để ý xem những gì bạn hay lặp lại, cảm xúc gì? Suy

nghĩ gì? Thói quen gì? Chỉ cần quan sát và nhận ra nó thôi. Như vậy là giỏi lắm rồi.

Khi bạn để ý tới nó thì trí năng sẽ giúp bạn suy xét xem điều đó là tốt hay xấu, nên

hay không nên. Và trí năng sẽ giúp bạn làm điều mà bạn muốn.

Còn một điều nữa mà mình chưa nhắc tới đó là cái kính lọc (glasses). Chính nhận thức

sẽ là cái kính lọc để bạn nhìn ra cuộc sống ở ngoài kia. Nếu bạn mang một cái kính

đen thì cuộc sống ở ngoài kia luôn có một màu xám xịt. Nhưng nếu bạn mang một cái

kính màu hồng thì mọi chuyện lại khác. Thực ra cái thái độ hay cái kính ấy phản chiếu

cách nhìn nhận bên trong bạn lên người khác chứ không phải là cái thực của họ.

Điều này giải thích tại sao mỗi người có một cách nhìn nhận khác nhau về cùng một

sự việc, cùng một con người. Khi bạn nhìn một điều gì đó thì lập tức Sankaras gửi cho

bạn những gì nó ghi nhận được từ những điều học được trong quá khứ như nhũng định

kiến của xã hội, một kỉ niệm nào đó của bạn về điều tương tự…, rồi nó gửi tới màn

hình tâm trí, tâm trí nhào nặn chúng và nếu không sử dụng trí năng thì mặc định bạn

sẽ tạo ra màu kính theo cái cách mà bạn nghĩ chứ không phải thực sự nó là thế. Mà

mỗi người thì có một Sankaras, có một tâm trí khác nhau. Thế thì cách mà mỗi người

nhìn một sự việc theo một cách khác nhau cũng là điều dễ hiểu. Bạn sẽ không nhìn

được cái thực đâu, bạn nhìn nó qua kính của mình. Vậy nên hãy cẩn thận với nhìn

nhận, đánh giá của mình nhé.

Page 18: Sức mạnh của tâm thức

Còn một điều nữa, là khi bạn còn nhỏ, khi bạn học cách để tương tác với cuộc sống

bên ngoài, bạn sử dụng trí năng của mình rất nhiều. Nhưng dần khi lớn lên, những thứ

bạn lặp lại trở thành tự động, bạn không còn hỏi đến trí năng nữa và tâm trí của bạn sẽ

trở nên mạnh hơn trí năng nhiều, nó sẽ nắm quyền ra quyết định. Vì vậy nếu muốn trở

thành chủ nhân với chính mình, bạn hãy hỏi trí năng trước khi ra quyết định. Đầu tiên

bạn hãy bắt đầu với những cái nhỏ để học được kĩ năng. Ví dụ như khi cầm quyển

sách lên, bạn hãy hỏi xem đây là cái gì, nó sử dụng để làm gì, có gì hay ho khi sử

dụng nó, có nên đọc nó hay không … Điều này bạn biết rồi phải không, nhưng bạn tập

như thế để có cơ hội hỏi trí năng của mình và sử dụng sức mạnh phân định của trí

năng để quyết định. Sau đó bạn có thể bắt đầu với cái to hơn, kiểm tra xem cái gì là

ích lợi cho mình dẫn tới phát triển thói quen mang lại sự bình an, yêu thương cho tôi

và cho mọi người à giành lại sức mạnh ở bên trong, không phụ thuộc vào bên

ngoài.

Điều cuối cùng tớ muốn chia sẻ trong bài viết này đó là khi bạn sử dụng trí năng, bạn

sẽ có quyền quyết định tóm lấy (catch) cái suy nghĩ ấy hay không. Suy nghĩ và tình

cảm luôn xuất hiện trên màn hình của tâm trí, giống như những đám mây trên bầu trời

vậy. Hết cái này đến cái kia. Nếu bạn không bắt lấy cái suy nghĩ hay cảm xúc ấy thì

nó sẽ trôi đi. Nhưng nếu bạn bắt lấy nó, ví dụ như một sự việc nào đó làm bạn tổn

thương chẳng hạn, thế thì Sankaras sẽ được kích hoạt và rồi cung cấp cho bạn tất cả

những cảm xúc tổn thương ấy và bạn sẽ cảm thấy đau. Nhưng nếu bạn sử dụng trí

năng để quyết định sẽ không tóm lấy cái suy nghĩ ấy thế thì nó sẽ trôi qua. Sankaras sẽ

không kích hoạt điều gì cả. Tớ đã chơi đùa với cái mô hình này và thấy rất là thích

thú. Mỗi khi tớ nghĩ tới một ai đó làm mình thấy buồn thì tớ lại hình dung ra màn hình

tâm trí ở trước mặt, và tớ nhìn thấy suy nghĩ ấy trôi qua. Vì tớ không bắt lấy nó, nên

tớ không kích hoạt cái cảm xúc kia. Điều này làm tớ đỡ mệt hơn rất nhiều và như thế

tớ sẽ có cơ hội để béo lên một chút. Hhi hi. Bạn hãy thử xem nhé.

Tớ viết bài này để nhắc nhở mình ghi nhớ nhiều hơn cái mô hình này. Dạo này tớ hay

quên lắm. Mà biết đâu nó còn có thể giúp được bạn nào đó.

Life is beautiful!!!

==

(Bài viết sử dụng kiến thức trong bài giảng của chị Cherie, khách mời của UCIE -

tháng 5/2007)

Là – Làm – Có (Be – Do - Have)

Thursday, 21. June 2007, 10:33

Một cách tự nhiên để có được những gì mà bạn mong muốn

Tôi viết bài này bởi vì tôi nghĩ nó quan trọng đối với bạn.

Page 19: Sức mạnh của tâm thức

Tôi còn nhớ, trong một buổi học mà tôi đã hướng dẫn, có một

cuộc đối thoại như thế này…

Tôi đã hỏi một trong những học viên rằng: "Nếu tất cả mọi thứ

là có thể đối với anh, thế thì anh muốn đạt được điều gì?"

"Tôi muốn làm chủ doanh nghiệp!", học viên đó trả lời.

"Tại sao anh lại muốn trở thành chủ doanh nghiệp?" Tôi hỏi

"Bởi vì như vậy tôi sẽ kiếm được rất nhiều tiền.”

"Thế thì tại sao anh lại không trở thành một chủ doanh nghiệp

ngay lúc này", tôi hỏi.

"Err, bởi vì tôi không có đủ tiền. Nếu tôi có đủ tiền, tôi sẽ là chủ doanh

nghiệp"

"Nếu tôi có đủ số tiền mà anh cần để hỗ trợ việc kinh doanh

của anh, vậy anh muốn kinh doanh cái gì? " tôi hỏi.

"Tôi không biết, tôi chưa nghĩ về nó."

"Nếu anh không biết, vậy anh sẽ bắt đầu việc kinh doanh của

mình như thế nào?"

"Khi nào tôi có tiền tôi sẽ nghĩ về nó. Có rất nhiều thứ chúng

ta có thể kinh doanh."

Học viên đó là một người Có – Làm – Là (Have - Do - Be ) thông

thường. Hầu hết mọi người đều rơi vào trường hợp này.

Với một người Có – Làm – Là (Have – Do - Be), họ luôn nói với

mọi người rằng nếu họ có điều này hoặc có điều kia thì họ sẽ

làm điều này và làm điều kia trước khi trở thành người mà họ

muốn là (the person whom they want to be). Với những người như

vậy thì đầu tiên là Có (Have), tiếp theo là Làm (Do) và cuối

cùng là Là (Be).

Thật không may, vũ trụ không hoạt động như vậy.

Nếu anh ta tiếp tục hành xử theo mô hình Có – Làm – Là như

vậy, anh ta sẽ không bao giờ trở thành người mà anh ta muốn

Là.

Khi tôi tham dự lần đầu buổi hội thảo về việc tạo ra sự giàu

sang, người diễn thuyết đã nói với chúng tôi rằng nếu bạn muốn

trở thành triệu phú, bạn phải ăn mặc giống như một triệu phú,

đi đứng như một triệu phú và tưởng tượng rằng chính bạn là một

triệu phú. Anh ta khuyên chúng tôi nên đi vào một khách sạn 5

Page 20: Sức mạnh của tâm thức

sao, tưởng tượng rằng chính chúng tôi ở trong khách sạn đó và

giữ lấy cái cảm giác của sự giàu sang và thành công.

Lúc đó tôi đã nghĩ rằng "Tất cả những điều này thật là vô lý!"

Khi tôi bắt đầu hiểu được sức mạnh của tiềm thức, tôi bắt đầu

hiểu được những gì mà anh ta muốn nói.

Đây là điều đang diễn ra…

Khi bạn tưởng tượng mình là một triệu phú và cư xử như một

triệu phú, bạn đang thực sự "lừa gạt" tiềm thức rằng bạn là

một triệu phú, và bởi vì tiềm thức của bạn không thể phân biệt

được đâu là cái thực và đâu là hình ảnh được tưởng tượng một

cách sống động, nên nó tin rằng bạn thực sự là một triệu phú.

Tiềm thức của bạn không có sự chọn lựa nhưng nó mang cái thực

đó đến với bạn!

Hãy trở thành người mà bạn muốn là trước, sau đó mọi thứ sẽ tự nó

đến.

Như thế nào?

1. Bên trong bản thân mình, bạn bắt đầu phát triển cái ý niệm về triệu phú. Ngay khi bạn có ý niệm về triệu phú bạn sẽ bắt đầu

làm những việc mà một người triệu phú sẽ làm. Ví dụ bạn sẽ bắt

đầu đọc rất nhiều. Những người triệu phú đích thực thì thường

đọc rất thường xuyên và rất rộng. Bạn sẽ bắt đầu kết nối với

nhiều người, phát triển những tính cách thân mật, phát triển ý

thức kinh doanh tốt và khả năng định giá trong việc tạo ra

những cơ hội tốt và rất nhiều phẩm chất khác nữa của một triệu

phú đích thực.

2. Cùng lúc đó, tiềm thức của bạn bắt đầu lôi kéo những những con người, những sự kiện và những cơ hội hàng triệu dollar mà sẽ

đẩy bạn tới cái đích của mình. Bạn sẽ nhận được cuộc gọi của

một người bạn với cơ hội kinh doanh hoặc bạn sẽ gặp một người

nào đó sẵn lòng đỡ đầu cho việc kinh doanh đầy rủi ro của bạn.

Rất nhiều điều may mắn có thể xảy ra. Nhưng liệu bạn có nghĩ

rằng đó là may mắn?

3. Cuối cùng, bằng việc hành động trên những cơ hội may mắn, bạn bắt đầu kiếm tiềm, tiết kiệm tiền, đầu tư tiền và tạo ra nhiều

tiền hơn. Rốt cuộc, bạn có đủ sự tích trữ để gọi chính mình là

một triệu phú.

Toàn bộ quá trình để là một triệu phú, hoặc để đạt được bất kỳ

cái đích nào, đó là:

Là – Làm – Có (Be – Do – Have)

Cho đến giờ chúng ta đã bàn luận về 2 loại người.

Page 21: Sức mạnh của tâm thức

Loại người thứ nhất là loại Có – Làm – Là (Have – Do – Be).

Những người này cần có mọi thứ sẵn sàng trước khi họ sẵn lòng

làm điều gì đó. Nhưng những người này sẽ chẳng bao giờ có cái

gì sẵn sàng vì thực sự trên tinh thần họ chưa sẵn sàng.

Loại người thứ hai là loại Là – Làm – Có (Be – Do – Have).

Những người này làm việc cùng với luật của vũ trụ và họ đạt

được những thành công lớn lao.

Còn có một loại người thứ ba.

Đó là loại Làm – Có – Là (Do – Have – Be). Những người này có

động lực để làm một điều gì đó, nhưng động lực của họ thường

dưới dạng lợi ích vật chất, cái mà họ muốn có/sở hữu.

Họ làm bất cứ điều gì và tất cả mọi thứ để đeo đuổi những nhu

cầu vật chất mà không hề có suy nghĩ rằng họ thực sự muốn gì

từ cuộc sống, họ sẽ là gì.

Họ nghĩ rằng khi họ có những cái ô tô to, những ngôi nhà lớn

thì họ sẽ hạnh phúc. Nhưng khi họ có được những thứ vật chất

này, họ nhận ra rằng họ vẫn chẳng hề hạnh phúc. Vì vậy mà họ

tiếp tục giành lấy nhiều thứ hơn nữa, với ý nghĩ rằng khi họ

có nhiều hơn, họ sẽ là nhiều hơn.

Họ có thể đạt được một số thành công bởi luật nhân quả (the

law of sowing and reaping). Nhưng họ vẫn phải dựa vào những

cái tôi của họ (their egos) để có được những thứ đó. Khi mà

cái tôi của họ thất bại, họ cũng thất bại.

Và bởi vì họ không hiểu rằng họ có quyền năng mang may mắn đến

cho mình, nên họ đã phải làm việc cực kỳ vất vả để có đạt được

những kết quả mà họ muốn. Khi mà mọi thứ không như kế hoạch

hay dự định, họ thường trở nên hoảng loạn và trở nên giận dữ

bởi vì họ chẳng có thứ gì để dựa vào ngoại trừ cái tôi của

mình.

Vậy thì bạn thuộc nhóm người nào? Và bạn muốn trở thành người

thuộc nhóm nào?

Còn tôi, tôi đã chuyển từ Làm – Có – Là sang Là – Làm – Có.

Tôi vui vì mình đã làm được điều này.

(www.subconscious-secrets.com)

.