kÉt hỢp sỨc mẠnh quỐc gia dÂn...

12
KÉT HỢP SỨC MẠNH QUỐC GIA DÂN Tộc VÀ SỨC MẠNH THỜI ĐẠI TRONG QUÁ TRÌNH VIỆT NAM HỘI NHẬP QUÓC TÉ: TIÉP CẬN THEO MỘT SÓ LÝ THUYẾT QUAN HỆ QUỐC TÉ VÀ THựC TÉ TRIẺN KHAI Nguyễn Thải Yên Hương* Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại là một thuật ngữ được sử dụng xuyên suốt trong lịch sử đấu tranh cách mạng cùng như trong quá trình xây dựng và phát triển của Việt Natn, là một quyết sách đúng đắn của Đảng Cộng sản Việt Nam khi đề ra đường lối quốc tế trong giai đoạn đấu tranh giải phóng đất nước và là bài học có ý nghĩa quan trọng. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH năm 1991 (được bổ sung, phát triển năm 2011) đã nêu nhiều bài học quý; trong đó, "Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, sức mạnh trong nước với sức mạnh quốc tế được coi là một trong những bài học lớn của cách mạng Việt Nam. Sức mạnh dân tộc, trong nước là một trong các yếu tố quan trọng quyết định sự phát triển của một quốc gia trong khi đó sức mạnh quốc tế và thời đại sẽ là nhân tố quyết định vị thế của quốc gia đó trên bình diện đối ngoại. Triển khai nghị quyết Đại hội Đảng XI, Việt Nam đang chủ động và tích cực hội nhập quốc tế, đòi hỏi các nhà nghiên cứu và hoạch định chính sách có cách tiếp cận đa chiều đối với các vấn đề quan hệ quốc tế. Vì vậy, nên chăng nên xem xét vấn đề kết hợp sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại, nhân tố nội lực và nhân tố ngoại lực để tạo ra sức mạnh tổng hợp thúc đẩy đất nước phát triển, hội nhập thành công và bền vững dưới góc độ các lý thuyết quan hệ quốc tế đang được các nhà nghiên cứu vận dụng nhằm góp phần làm phong phú thêm cho nền tảng lý luận của Việt Nam. Trên thực tế, chủ đề “Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại” đã được nhiều nhà nghiên cứu của Việt Nam công bố trong các tạp chí nghiên cứu và ' PGS. TS, Học viện Ngoại giao. 1. Đảng Cộng sàn Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội XI cùa Đàng, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr. 4. 184

Upload: others

Post on 29-Aug-2019

2 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

KÉT HỢP SỨC MẠNH QUỐC GIA DÂN T ộ c VÀ SỨC MẠNH THỜI ĐẠI TRONG QUÁ TRÌNH

VIỆT NAM HỘI NHẬP QUÓC TÉ: TIÉP CẬN THEO MỘT SÓ LÝ THUYẾT QUAN HỆ QUỐC TÉ

VÀ THựC TÉ TRIẺN KHAI

Nguyễn Thải Yên Hương*

Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại là một thuật ngữ được sử dụng xuyên suốt trong lịch sử đấu tranh cách mạng cùng như trong quá trình xây dựng và phát triển của Việt Natn, là một quyết sách đúng đắn của Đảng Cộng sản Việt Nam khi đề ra đường lối quốc tế trong giai đoạn đấu tranh giải phóng đất nước và là bài học có ý nghĩa quan trọng. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH năm 1991 (được bổ sung, phát triển năm 2011) đã nêu nhiều bài học quý; trong đó, "Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, sức mạnh trong nước với sức mạnh quốc tế được coi là một trong những bài học lớn của cách mạng Việt Nam. Sức mạnh dân tộc, trong nước là một trong các yếu tố quan trọng quyết định sự phát triển của một quốc gia trong khi đó sức mạnh quốc tế và thời đại sẽ là nhân tố quyết định vị thế của quốc gia đó trên bình diện đối ngoại.

Triển khai nghị quyết Đại hội Đảng XI, Việt Nam đang chủ động và tích cực hội nhập quốc tế, đòi hỏi các nhà nghiên cứu và hoạch định chính sách có cách tiếp cận đa chiều đối với các vấn đề quan hệ quốc tế. Vì vậy, nên chăng nên xem xét vấn đề kết hợp sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại, nhân tố nội lực và nhân tố ngoại lực để tạo ra sức mạnh tổng hợp thúc đẩy đất nước phát triển, hội nhập thành công và bền vững dưới góc độ các lý thuyết quan hệ quốc tế đang được các nhà nghiên cứu vận dụng nhằm góp phần làm phong phú thêm cho nền tảng lý luận của Việt Nam.

Trên thực tế, chủ đề “Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại” đã được nhiều nhà nghiên cứu của Việt Nam công bố trong các tạp chí nghiên cứu và

' PGS. TS, Học viện Ngoại giao.

1. Đảng Cộng sàn Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội XI cùa Đàng, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr. 4.

184

KẾT HỢP SỨC MẠNH QUỐC GIA DÂN TỘC VÀ sức MẠNH THỜI ĐẠI...

các cuộc hội thảo. Tuy nhiên, với mong muốn đóng góp một cách tiếp cận khác, trên cơ sở sử dụng một sổ lý thuyết quan hệ quốc tế, bài viết sẽ phân tích về xuất phá điểm, quá trình chuyển biến về nhận thức cùa Việt Nam đối với vấn dề kết hợp sức nạnh quốc gia dân tộc và sức mạnh thời đại. Ngoài ra, bài viết cũng có một số phâi tích về mối quan hệ giữa chính sách hội nhập quốc tế toàn diện với vấn đề kết hợpsức mạnh dàn tộc và sức mạnh thời đại.

1. Vấn đề “Kết hợp giũa sức mạnh dân tộc và sức mạnh thòi đại” dưói gócđộ lý luận quan hệ quốc tế

Cùng với sự phát triển của hệ thống quan hệ quốc tế, hệ thống lý thuyết ra đời nhằn góp phần lý giải những hiện tượng hay những vấn đề mới xuất hiện. Mặc dù liènquan đến nội dung kết hợp sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại hiện chưa có một lý thuyết nào cụ thể đề cập nhưng vì đây là một “hiện tượng” trong quan hệ quố: tế nên tác giả sẽ vận dụng một số trường phái lý thuyết để lý giải cho sự hình thàrh và phát triển cùa “hiện tượng” này. Hiện nay, nghiên cứu quan hệ quốc tế có nhiái trường phái lý luận được nhắc đến thường xuyên nhưng một số trường phái nhuchủ nghĩa hiện thực, kiến tạo và tự đo có thể được coi là góp phần lý giải cho vấnđề kết hợp giữa sức mạnh của quốc gia với sức mạnh thời đại bời vì các trường phá này đề cập tới bản chất của hệ thống quan hệ quốc tế là các quốc gia được coi là C1Ủ thể và có mối quan hệ với hệ thống quốc tế và phụ thuộc lẫn nhau.

Sức mạnh quốc gia là khái niệm quan trọng trong quan hệ quốc tế, nhất là theo gócđộ của chủ nghĩa hiện thực. Mọi cố gắng nhằm giúp độc giả hiểu về chủ nghĩa hiệi thực đều mở đầu bàng cách bàn về thuật ngữ quan trọng này. Như A.F.K Orgmski lập luận thì “trước khi có thể hiểu được cách thức các quốc gia ứng xử với nhai, có hai điều chúng ta phải biết về mỗi quốc gia: đó là quốc gia muốn gì và có khả năng làm những gì? Nói cách khác, chúng ta phải biết mục tiêu và đánh giả đưạ sức mạnh của quốc gia” Một cách tự nhiên, sức mạnh quốc gia là một trong nhĩng phạm trù được sử dụng để chỉ tiềm năng của con người và quốc gia cụ thể. Troig từ điển về Chinh trị và chính phủ Mỹ, sức mạnh quốc gia được tạo nên bởi nhioi yếu tố như vị trí địa lý, tài nguyên thiên nhiên, trình độ kỹ thuật, tiềm lực quâi sự (bao gồm cả công nghệ quốc phòng, năng lực của giới lãnh đạo, chất lượng và iố lượng của quân đội), dân số, đặc điểm dân tộc, tinh thần dân tộc, đường lối đổi Ìgoại2, Hans Morgenthau thì nhận xét: “các chính khách suy nghĩ và hành động

1. A F. K Organski (1968), World Politics, Alfred A. Knopf Publisher, New York, tr. 61.

2. H.)C viện Quan hệ Quốc tế (2007), Hans J. Morgenthau, “Sáu nguyên tắc của chù nghĩa hiện thrc chính trị”, Lý luận Quan hệ Quốc té, tr. 32-43.

185

VIỆT NAM HỌC - KỶ YÉU HỘI THẢO QUỐC TÉ LÀN THỨ T ư

VÌ lợi ích được định nghĩa là sức mạnh”1. Nhưng như Paul R. Viotti - Mark V. Kauppi bình luận trong cuốn Lý luận quan hệ quốc tế, ngay trong những người theo chủ nghĩa hiện thực cũng không có sự nhất trí rõ rệt về cách định nghĩa thuật ngữ sức mạnh. Một số người cho rằng sức mạnh là tổng cộng các khả năng quân sự, kinh tế, công nghệ, ngoại giao cùng nhiều khả năng khác mà quốc gia có. Những người khác lại cho rằng sức mạnh không phải là một vài giá trị tuyệt đối nào đó được xác định cho mỗi quốc gia mà là khả năng trong tương quan với khả năng cùa các quốc gia khác2.

Các định nghĩa trên đây đều là khái niệm tĩnh về sức mạnh quốc gia, theo đó sức mạnh là một thuộc tính của quốc gia và là tổng cộng các khả năng của quốc gia bất kể là được xem xét một cách biệt lập hay trong tương quan với các quốc gia khác. Một định nghĩa khác về sức mạnh quốc gia mang tỉnh động lại chú trọng vào những tác động qua lại giữa các quốc gia. Ảnh hưởng của một quốc gia (hoặc khả năng gây ảnh hưởng, gây sức ép) không chỉ được xác định bởi khả năng của quốc gia đó mà còn bởi: i) ý muốn của quốc gia đó về sử dụng khả năng của mình và ii) việc quốc gia đó khống chế hoặc gây ảnh hưởng lên các quốc gia khác. Vì vậy, có thể hiểu được sức mạnh bằng cách quan sát hành vi của các quốc gia khi có sự tác động qua lại giữa các quốc gia. Thập kỷ cuối của thế kỷ XX và thập niên đầu thế kỷXXI đã chứng kiến sự điều chinh và xác định lại sức mạnh quốc gia, sức mạnh bên trong và bên ngoài nhằm phù hợp môi trường chiến lược quốc tế mới sau Chiến tranh lạnh.

Như vậy, sức mạnh dân tộc hiểu theo nghĩa rộng là sự kết hợp của nhiều nhân tố kinh tế, quân sự, chính trị, ngoại giao, ý chí chính trị, đoàn kết dân tộc, đồng thuận xã hội và tính đúng đắn của chính sách. Nói cách khác đó là sự tổng hòa của cả sức mạnh cứng và sức mạnh mềm. Đồng thời, sức mạnh quốc gia dân tộc cũng là sự thống nhất, đồng thuận của dân tộc vào hướng đi đúng đán. Lúc đó, quốc gia dân tộc đó sẽ bất khả chiến bại và không thể có thế lực nào có thể khuất phục họ.

Trong khi đó, sức mạnh thời đại chính là sự vận động và xu hướng phát triển lớn về trào lưu nhận thức của nhân loại. Những xu hướng và trào lưu này luôn có những nội dung mới, là tấm gương phản ánh sự phát triển tất yếu của lịch sử và tiến triển mới trong hệ thống chính trị thế giới. Thời đại là một phạm trù cơ bản của chủ nghĩa duy vật lịch sử, và mỗi một thời đại đều được đặc trưng bởi tính chất, nội

1. Hans J . Morgenthau (1978), Politics Among Nations: The Struggle fo r Power and Píace, tái bản lần thứ 5, Nxb. Alfred A. Knopf, Newyork, tr. 5.

2. Paul R. Viotti-Mark V. Kauppi (2001), Lý luận quan hệ quốc tế, Học viện Quan hệ Quốc tế, Hà Nội, tr. 67.

186

KỂT HỢP SỨC MẠNH QUỐC GIA DÂN TỘC VÀ sức MẠNH THỜI ĐẠI...

ding và động lực của nó. Theo chù nghĩa Mác - Lênin mỗi hình thái kinh tế - xã hội tưrng ứng với một thời dại lịch sử và thời đại hiện nay là thời đại quá độ từ chủ n^hĩa tư bàn lên chủ nghĩa xã hội mở đầu bằng Cách mạng tháng Mười Nga. Khi Lên Xô sụp đổ nhiều ý kiến cho ràng cần xem lại tính chất của thời đại hiện nay. Smg Đảng và Nhà nước Việt Nam vẫn khẳng định ràng đó là bước thụt lùi cùa chủ nịhĩa xã hội và không thế lực nào có thể quay ngược bánh xe lịch sử. vấn đề là plân lích rõ những mâu thuẫn cùa thời đại và xác định được những đặc điểm giai đ<ạn hiện nay cùa thời đại.

Trên thế giới hiện đang diễn ra quá trình toàn cầu hoá cả về kinh tế lẫn văn hta với những tác động sâu sắc tới đời sống quốc tế, tạo sự quan tâm của tất cả các niớc khác nhau trên thế giới. Các nước đứng trước sự lựa chọn hết sức khó khăn, h(ặc bị loại ra khỏi cuộc đua với các thành viên khác hoặc tham gia vào cuộc chơi võ những luật chơi mới. Tuy nhiên, vì lợi ích khẳng định vị trí của mình và phát trển kinh tế hầu hết các quốc gia đều tham gia vào quá trình này. Vì vậy, nếu quốc gù nào nắm vững Iihừng xu thế mới của thời đại và biết điều chinh chính sách phù híp với xu thể thời đại thì sẽ có thêm thuận lợi về mặt khách quan; trái lại, nếu đi nịược lại hoặc tự tách mình khỏi xu thế chung, không coi trọng, tuân thủ những luật lệnghiêm ngặt của nền kinh tế thế giới, thì sẽ rất nguy hại cho an ninh và phát triển c\a dân tộc.

Chủ nghĩa hiện thực, là một lý thuyết được đề cập nhiều trong nghiên cứu qian hệ quốc tế thì cho ràng1:1) sức mạnh quốc gia là tổng cộng các khả năng quân s\, kinh tế, công nghệ, ngoại giao cùng nhiều khả năng khác mà quốc gia có trong ta’ ; 2) sức mạnh quốc gia không phải là một vài giá trị tuyệt đối nào đó được xác dịih cho mồi quốc gia như kiểu quốc gia đó nằm tách biệt hẳn một nơi, mà là nlững khả năng trong tương quan với khả năng của các quốc gia khác và 3) sức minh tương đối của quốc gia thể hiện rõ ràng nhất thông qua kết quả tác động qua lạ giữa các quốc gia. Rõ ràng như vậy, vấn đề kết hợp sức mạnh dân tộc với sức minh thời đại là điều đã được các lý thuyết quan hệ quốc tế đề cập đến mặc dù lclông nêu thẳng vào vấn đề.

Trải qua lịch sử đấu tranh giữ nước và dựng nước của dân tộc Việt Nam. quan đum về kết hợp sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại của Đảng Cộng sản Việt Nim và của Chù tịch Hồ Chí Minh xuất phát từ quan điểm Mác xít về giải quyết miu thuần dựa trên vai trò quyết định của yếu tố bên trong và tác động, ảnh hường cia yếu tố bên ngoài, cũng như từ tính chất cách mạng Việt Nam và xu thế thời

l.Xem Hans J. Morgenthau (2007), “Sáu nguyên tắc của chù nghTa hiện thực chính trị", Lý 'uận Quan hệ Quốc tể, Học viện Quan hệ quốc tế, tr. 32-43.

187

VIỆT NAM HỌC - KỶ YÉU HỘI THẢO QUỐC TÉ LÀN THỨ TƯ

đại1. Đảng Cộng sản Việt Nam luôn giương cao ngọn cờ độc lập tự chủ, hoà bình và hợp tác để phát triển là thuận chiều với xu thế của thời đại, phù hợp với mục tiêu chung của nhân dân thế giới.

Với những phân tích đã nêu, có thể nhận thấy rằng mặc dù kết hợp sức mạnh dân tộc, quốc gia với sức mạnh thời đại là một phương sách sáng suốt của Việt Nam nhưng các lý thuyết quan hệ quốc tế hiện hành khi phân tích những phát triển trong hệ thống quan hệ quốc tế cũng có thể vận dụng để giải thích sự vận động này.

2. Những bước chuyển biến trong nhận thức của Việt Nam về vấn đề “Kết hợp sức mạnh quốc gia dân tộc với sức mạnh thòi đại”

Nhận thức về thời đại đóng vai trò quyết định trong việc xác định mục tiêu chiến lược lâu dài của Việt Nam là độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội (CNXH) bởi vì việc kết hợp sức mạnh của bản thân mỗi quốc gia với sức mạnh của cục diện thế giới trong mỗi giai đoạn của lịch sử phụ thuộc khá nhiều vào tư duy lãnh đạo của mỗi một quốc gia. Nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan khẳng định: “Đối với Đảng ta nếu không xác định được tính chất thời đại thì không thể xác định được phương hướng tiến lên của đất nước, không thể định ra chiến lược và sách lược đối nội cũng như đối ngoại đúng đắn, không thể tập hợp toàn dân phấn đấu cho mục tiêu hợp với xu thế của thời đại, không thể đấu tranh có hiệu quả với những luận điểm sai trái, thù địch”2.

Tuy nhiên, để nhận thức đúng được tính chất quá độ lên CNXH của thời đại lại là một quá trình. Trên cơ sở chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, Việt Nam đi từ quy luật phổ biến về sự thống nhất giữa tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất với quan hệ sản xuất và từ bốn mâu thuẫn cơ bản của thời đại để xác định chiều hướng vận động của lịch sử nhân loại, tính chất thời đại. Nhận thức đó chi phối mạnh mẽ đường lối đối ngoại Việt Nam. Chủ tịch Hồ Chí Minh là người Việt Nam đầu tiên có phương pháp khoa học để phân tích tình hình thế giới và tình hình trong nước. Người đã “phân tích hệ thống, toàn diện để chỉ ra những mối quan hệ biện chứng giữa Việt Nam với khu vực, thế giới, các xu thế lớn và các quy luật chung đang tác động đến Việt Nam. Phương pháp tư duy này là một bước phát triển nhảy vọt đối với nhận thức con đường giải phóng dân tộc Việt Nam”3. Bên cạnh tư duy dài hạn về thời đại, Việt Nam cũng chú trọng nghiên cứu bối cảnh thế giới trong từng giai đoạn.

1. Nguyễn Di Niên (2002), Tư tưởng Ngoại giao Hồ Chí Minh, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr. 122.

2. Vũ Khoan, 20 năm đui mới trong lĩnh vực đổi ngoại, Mofa.gov.vn.

3. Nguyễn Dy Niên (2002), Tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nọi.tr. 205.

188

KẾT HỢP SỨC MẠNH QUỐC GIA DÂN TỘC VÀ sức MẠNH THỜI ĐAI...

Những năm 1945-1946, với tư duy độc lập tự chù, Việt Nam đã gắn tính chất cùa thời đại và bôi cảnh quôc tế vào nhiệm vụ của cách mạng theo cách riêng của mini. Thành công lớn nhất của giai đoạn này là Việt Nam đã kết hợp phong trào yèunước, đại đoàn kết dân tộc với trào lưu giải phóng dân tộc và cách mạng vô sàn trêrthế giới, bởi vì “Cuộc chiến tranh giành độc lập của các dân tộc... không phải là mài đầu cho cuộc đại chiến thế giới lần thứ ba như người ta tưởng; đó chỉ là một bộ phậi của phong trào tranh đấu xây dựng hoà bình và giữ vững hoà bình trên thế giới hiệi nay mà thôi.”

Đến năm 1950, sau khi cách mạng Trung Quốc thành công và sau chiến thắng trorg chiến dịch biên giới cùa quân và dân Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói rò rong lời kêu gọi nhân dịp kỷ niệm Cách mạng tháng Tám và ngày Độc lập 2/9/1950: “Ta đã đứng hẳn về phè dân chủ và nhập vào khối 800 triệu nhân dân chốig đế quốc, chắc rằng thắng lợi chính trị ấy sẽ là cái đà cho những thắng lợi sau này'2. Trong báo cáo chính trị đọc trước Đại hội Đảng lần thứ 2 (1951) Hồ Chủ tịch khẳig định rằng “ngày này thế giới chia làm hai phe rõ rệt” và Việt Nam đứng về phedân chủ. Nghị quyết của Đại hội II cũng vạch rõ “Đảng Lao động Việt Nam có ngha vụ giúp đỡ các đồng chí và những tổ chức cách mạng Miên, Lào để họ lãnh đụocuộc kháng chiến của dân tộc giành lấy thắng lợi cuối cùng. Ngoài ra Đảng còn có ihiệm vụ ủng hộ phong trào giải phóng dân tộc ở Đông Nam Á và góp sức vào côn; cuộc bảo vệ hoà bình và dân chủ thế giới” .

Trong hai cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc và hai cuộc chiến tranh biên giới mọi quyết sách, thắng lợi hay hạn chế của Việt Nam đều gắn liền với những diễi biến của tình hình thế giới, cách thức triển khai chính sách đối ngoại và mức độ liều thế giới của Việt Nam. Sự kết hợp hài hòa với lợi ích dân tộc trong bối cảm thế giới có nhiều thay đổi, nhận thức về kết hợp sức mạnh dân tộc và sức mạih thời đại trong giai đoạn 1945-1975 cơ bản phục vụ tốt cho chính sách đối ngoii của Việt Nam.

Bước sang giai đoạn 1975-1986, tư duy đối ngoại Việt Nam bị chi phối mạnh bởi ư duy nặng về ý thức hệ. Đảng Cộng sản Việt Nam tiếp tục khẳng định thời đại ngà' nay là “thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên CNXH trên phạm vi toàn thé

1. Đtng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đàng toàn tập, Tập 8, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr 22.

2. ỉồ Chí Minh Toàn tập, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1996, tr. 411.

3. Đtng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đảng toàn tập, Tập 8, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr 40.

189

VIỆT NAM HỌC - KỶ YỂU HỘI THẢO QUỐC TÉ LẰN THỨ TƯ

giới”1. Tuy đây là điều hoàn toàn đúng đắn nhưng tư duy chủ quan và chưa nhận thức đầy đủ về thời đại quá độ lên CNXH là một quá trình lịch sử tương đối dài, có

những đòi hỏi khách quan và những bước đi cần thiết, Việt Nam nóng vội thúc đẩy sự phát triển nhanh thời kỳ quá độ của thời đại.

Với tư duy đối ngoại hướng về đấu tranh giai cấp trên bình diện toàn cầu, Đại hội IV của Đảng Cộng sản Việt Nam khẳng định: “Trên thể giới, cuộc đấu tranh để giải quyết vấn đề “ai thắng ai” giữa một bên là CNXH, độc lập dân tộc và hoà bình với một bên là CNĐQ và các lực lượng phản động, hiếu chiến đang diễn ra quyết liệt và phức tạp”2. Để phục vụ cho cuộc đấu tranh đó, Đại hội xác định: “Sức mạnh của thời đại chúng ta là sức mạnh tổng hợp của ba dòng thác cách mạng, những lực lượng đang quyết định nội dung chủ yểu, phương hướng chủ yếu và những đặc điểm chủ yếu của lịch sử phát triển của xã hội loài người, những lực lượng đang thúc đẩy sự quá độ của thế giới từ CNTB lên CNXH”3. Có thể thẩy ràng, tuy đã bắt đầu đổi mới tu duy đối ngoại, song Đại hội VI (12-1986) vẫn.nhấn mạnh tới “Ba dòng thác cách mạng”.

Từ năm 1988, nhãn quan của Việt Nam từng bước có thay đổi. Các nhà lãnh đạo đất nước từng bước chuyển từ tư duy theo ý thức hệ sang tư duy khoa học trong đánh giá cục diện thế giới và chuyển sang nhìn thế giới một cách toàn diện hom. Đến Đại hội Đảng lần thứ VII và Cương lĩnh 1991, Việt Nam bắt đầu quá trình hình thành các luận điểm mới về thời đại và tình hình thế giới và từng bước rút ra đặc điểm của giai đoạn hiên nay của thời đại và xu thế quan hệ quốc tế. Nghị quyết Đại hội Đảng VIII nêu rõ “Các nước đều đứng trước những cơ hội để phát triển. Nhưng do ưu thế về vốn, công nghệ, thị trường, v.v.thuộc về các nước TBCN phát triển và các công ty đa quốc gia, cho nên các nước chậm phát triển và đang phát triển đứng trước những thách thức to lớn”.4 Tư duy khách quan này giúp có kế hoạch thực tế, tận dụng thành quả của cách mạng khoa học - công nghệ trên thể giới một cách đúng mức. Tuy nhiên, do ra đời khi CNXH ở Liên Xô chưa sụp đổ nên Cương lĩnh 1991 chưa thoát hết cách nhìn thể giới dưới lăng kính “đấu tranh giai cấp”, vẫn phản ánh tư duy cũ về cuộc đấu tranh “ai thắng ai” giữa chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa tư bản và “Đặc điểm nổi bật trong giai đoạn hiện nay của thời đại là cuộc đấu tranh giai cấp và dân tộc gay go, phức tạp của nhân dân các nước vì hoà bình, độc

1. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội IV, Nxb. Sự thật, Hà Nội, tr. 167.

2. Đảng Cộng sản Việt Nam (1977), Văn kiện Đại hội IV, Nxb. Sụ thật, Hà Nội, tr. 48 - 49.

3. Đảng Cộng sàn Việt Nam (1977), Văn kiện Đại hội IV, Nxb. Sự thật, Hà Nội, tr.176.

4. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội VIII, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr. 76-77.

190

KẾT HỢP SỨC MẠNH QUỐC GIA DÂN TỘC VÀ sức MẠNH THỜI ĐẠI...

lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội. CNXH hiện đứng trước nhiều khó khăn thử thách. Lịch sử thế giới đang trải qua những bước quanh co, song loài người cuối cùng nhất định sẽ tiến tới CNXH vì đó là quy luật tiến hoá của lịch sử”1.

Đen đại hội IX, tư duy của Việt Nam có bước phát triển mới. Từ 5 đặc điểm và 5 xu thế của Đại hội VIII, Đại hội IX khái quát hoá lại thành hai xu thế và một đặc điểm ‘Toàn cầu hoá kinh tế là một xu thế khách quan, lôi cuốn ngày càng nhiều nước tham gia, vừa có mặt tích cực vừa có mặt tiêu cực, vừa hợp tác, vừa đẩu tranh”; “Hoà bình, hợp tác và phát triển vẫn là xu thể lớn, phản ánh đòi hỏi bức xúc cùa các quốc gia dân tộc”2.

Và bước đột phá thể hiện trong Cương lĩnh 2011, trong đó nêu rõ “Đặc điểm nổi bật trong giai đoạn hiện nay của thời đại là các nước với chế độ xã hội và trình độ phát triển khác nhau cùng tồn tại, vừa hợp tác vừa đấu tranh, cạnh tranh gay gắt vì lợi ích quốc gia, dân tộc. Cuộc đấu tranh của nhân dân các nước vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ, phát triển và tiến bộ xã hội dù gặp nhiều khó khăn, thách thức, nhưng sẽ có những bước tiến mới”3. Với “đặc điểm nổi bật của giai đoạn hiện nay cùa thời đại”, lần đầu tiên Cương lĩnh 2011 nêu rõ nội dung của thời kỳ quả độ của thời đại là: các nước có chế độ chính trị xã hội khác nhau cùng tồn tại, vừa hợp tác, vừa đấu tranh vì lợi ích dân tộc. Quan điểm “chủ nghĩa tư bản còn tiềm năng phát triển” và “theo quy luật tiến hoá của lịch sử, loài người nhất định sẽ tiến tới chủ nghĩa xã hội” đã chỉ rõ: chủ nghĩa xã hội là định hướng đúng đắn của tương lai xã hội loài người. Có thể khẳng định rằng đây là thực tế khách quan và đồng thời chứng tỏ việc Việt Nam chọn “định hướng XHCN” là khoa học.

3. Hội nhập quốc tế - bước phát triển cao của việc kết hợp sức mạnh dân tộc và sức mạnh thòi đại

Với những bài học và những phát triển trong cách tiếp cận của Việt Nam thời gian qua, cùng với kinh nghiệm cùa các nước, có thể thấy rằng tuy có lúc có những tính toán không phù hợp nhưng về cơ bản lịch sử của đất nước đã cho thấy sự chủ động về thời cơ, kết hợp được sức mạnh bên trong và bên ngoài sẽ góp phần cho thành công. Hiện nay, Việt Nam đang triển khai chính sách hội nhập quốc tế - đó là “sự tham gia vào mọi mặt của đời sống quốc tế và khu vực” với tinh thần “nâng cao

1. Lè Mậu Hàn (2009), Các cương lĩnh cách mạng cùa Đàng Cộng sàn Việt Nam, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr. 126-128.

2. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội IX, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr. 13-14.

3. Đàng Cộng sản Việt Nam (1981), Văn kiện Đại hội V, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr. 139.

191

VIỆT NAM HỌC - KỶ YẾU HỘI THẢO QUÓC TÉ LÀN THỦ T ư

ý chí tự lực tự cường, giữ vững bản sắc dân tộc” . Đây có thể được nhìn nhận là một bước phát triển cao hơn của việc kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời (lại, tranh thủ nguồn lực bên ngoài để phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước dựa trên những cơ sở sau:

• Lợi ích của quốc gia dân tộc sẽ được gắn liền với lợi ích của các nước trong khu vực là trước hết, sau đó là các nước trên thế giới khi tham gia hội nhập quốc tế. Lý do chính là vì theo chủ nghĩa hiện thực, các quốc gia là chủ thể trong hệ thống chính trị quốc tế. Vì vậy, để trở thành một quốc gia bình thường trong cộng đồng quốc tế hay khu vực, để được chấp nhận và đối xử công bàng, tranh thủ được lợi ích và sự ủng hộ của các nước, cao hơn nữa là “sự đồng lòng" và bảo vệ thì quốc gia đó khi hoạch định hoặc triển khai chính sách đều phải tính toán đến lợi ích chung của khu vực và loài người. Nguyên tắc kết hợp lợi ích dân tộc và lợi ích quốc tế, bình đẳng cùng có lợi, bảo đảm độc lập, chủ quyền dân tộc sẽ chì đạo toàn bộ quá trình giải quyết các quan hệ giai cấp và dân tộc, quốc gia và quốc tế ; cho phép tìm kiếm, phát huy cái thống nhất, cái tương đồng; khắc phục cái mâu thuẫn, cái dị biệt, cùng các quốc gia phấn đấu vì hòa bình, độc lập và phát triển . Một ví dụ sổng động gần đây nhất là mặc dù có những bất đồng tức thời nhưng việc các nước ASEAN thể hiện được sự đoàn kết đối với vấn đề biển Đông thể hiện qua thông cáo chung tháng 8/2012 vừa qua đã là một thực tế chứng minh cho sự kết hợp giữa lợi ích của mỗi thành viên và lợi ích chung của khu vực.

• Hội nhập quốc tế sẽ tạo điều kiện cho chủ thể quan hệ quốc tế có thể hợp tác với các quốc gia, chủ yếu là giữa các chủ thể nhà nước, khi các bên nhận thức điợc mối quan tâm chung, hoặc để đối phó với những mối quan tâm mới gọi chung là những vấn đề “xuyên biên giới" mà bất cứ quốc gia nào, dù mạnh đến đâu cĩng không thể một mình xử lý được. Bên cạnh đấy, hội nhập quốc tế sẽ tạo điều kiện cho các quốc gia có điều kiện từng bước điều chình bản thân theo mục tiêu va lộ trình đã xác định trước và có tầm nhìn theo hướng thế giới đang vận động tiến lên trong thời đại toàn cầu hóa, từ đó tăng thêm vị thế của quổc gia trong hệ thống qaốc tế và khu vực. Tuy nhiên, độc lập tự chủ sẽ vẫn là nguyên tắc chủ đạo nhàm phát huy được tính truyền thống và hiện đại của mỗi chủ thể quốc tế. Cụ thể là đối với Việt Nam hiện nay, khi tham gia hội nhập vẫn quán triệt đường lối đối ngoại iộc

1. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Vãn kiện Đại hội IX, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà NỈội. ¿ . 120.

2. Lê Văn Yên, “Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về kết hợp sức mạnh dân tộc với sức nạnh thời đại trong giai đoạn hiện nay”, Bộ Ngoại giao, Ban Nghiên cứu lịch sử ngoại >¡ao (2009), Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh, thời kỳ hội nhập quốc té, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr. 137.

192

KẾT HỢP SỨC MẠNH QUỔC GIA DÂN TỘC VÀ s ứ c MẠNH THỜI ĐẠI.

lập tự chú, hòa bình và phát triển, phải giừ vừng cốt cách và truyền thống Việt Nam, phải làm cho nhân tố Việt Nam phát huy được trên trường quốc tế. Cái được lớn nhất đối với tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế trước đây và hội nhập quốc tế hiện nay của Việt Nam là thay đổi tư duy về phát triển của đất nước.

• Hội nhập quốc tế tạo ra sự tùy thuộc lẫn nhau một cách sâu sắc giữa các quốc gia, dân tộc không chỉ về kinh tể mà còn cả về chính trị. Nó khiến cho quan điểm về độc lập, tự chủ của mỗi quốc gia được xem xét từ góc độ toàn diện và biện chứng hưn. Theo đó, khi thế và lực cùa một quốc gia tăng lên, sức mạnh quốc gia dàn tộc sẽ gắn với sức mạnh của thời đại. Lý do chính là vì “tầm nhìn" của mỗi quốc gia sẽ không theo chiều “hướng nội" mà sẽ nhìn nhận theo chiều “hướng ngoại", có nghĩa là có quan tâm tới khả năng ảnh hưởng của quốc gia đó đối với bên ngoài. Trường phái chức năng mới cho rằng hội nhập kinh tế sẽ tạo ra sức ép dẫn tới hội nhập chính trị, và hội nhập chính trị tới lượt nó sẽ thúc đẩy nhanh hơn nữa hội nhập kinh tể trên diện rộng.

Những người ủng hộ vai trò của hợp tác kinh tế quổc tế đối với Quan hệ Quốc tế cho rằng các nước quan hệ với nhau về mặt kinh tế càng nhiều thì khả năng hợp tác giừa các nước đó càng cao. Lý do là vì quan hệ kinh tế đã tạo ra sự ràng buộc về mặt lợi ích, làm cho các nước thấy rõ cái giá phải trả cho việc làm xấu đi hoặc cắt bỏ các mối quan hệ kinh tế cũng như lợi ích của việc duy trì và củng cổ quan hệ kinh tế. Nói cách khác, sự lệ thuộc thịnh vượng kinh tế đối với nhau làm cho các nước giảm đi khả năng sử dụng vũ lực chổng lại nhau.1 Ngoài ra, do tác động của cách mạng khoa học công nghệ, tư duy của các nước về thế giới quan và chiến lược đối ngoại, thay đổi phương thức quan hệ giữa các nước, và là động lực chính đẩy nhanh sự thay đổi tương quan lực lượng giữa các quốc gia trong thế giới ngày càng lệ thuộc lẫn nhau.

• Hội nhập quốc tế có tác dụng góp phần làm tăng sức mạnh an ninh, quốc phòng của mỗi quốc gia. Lý do chính là vì, hội nhập quốc tể sẽ giúp cho các quốc gia phát huy được sức mạnh nội lực và các điều kiện quốc tế để xây dựng kinh tế lớn mạnh, tạo điều kiện phát triển văn hóa, xã hội, làm tiền đề vật chất cho việc tăng cường quốc phòng, an ninh2. Đồng thời, hội nhập quốc tế cũng tạo ra yêu cầu mới đổi với quốc phòng, an ninh, buộc quốc phòng, an ninh cũng phải phát triển để đáp ứng với những biến chuyển của tình hình mới. Việt Nam hiện nay về tiềm lực kinh tế chỉ là một nước tầm trung nhưng thông qua các quan hệ đối tác chiến lược cụ thể về an ninh và quốc phòng với một số nước lớn có thể mạnh, tiềm năng như Nga,

1. Schumpeter, xem Michael Doyle (2001), Ways o f war and peace, New York, Norton Press.

2. Nguyễn Xuân Thắng (chủ biên) (2011), Độc lập tự chù và hội nhập quốc tế cùa Việt Nam trong bối cảnh mới, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội. tr.75.

193

VIỆT NAM HỌC - KỶ YÉU HỘI THẢO QUỐC TÉ LÀN THỨ TƯ

Nhật Bản, Án Độ... có thể xây dựng nền tảng cho hợp tác về chiều sâu trong các lĩnh vực khác.

• Hội nhập quốc tế thúc đẩy mở rộng hợp tác, tham gia các diễn đàn, cơ chế hợp tác đa phương khu vực và thế giới của các quốc gia, tạo điều kiện cho sự trao đổi, đối thoại tạo cơ sở cho việc xây dựng lòng tin giữa các nước - một nhân tố quan trọng tạo nên sự hợp tác giữa các nước một cách thực chất và mang lại kết quả. Bên cạnh đấy, hội nhập quốc tế cũng tạo điều kiện cho các quốc gia tận dụng lợi thế so sánh, thúc đẩy các hoạt động hợp tác kinh tế thương mại, tạo thêm công ăn việc làm trong nước và cải thiện đời sống của người dân. Những thành tựu này sẽ tăng thêm niềm tin của người dân vào lãnh đạo đất nước tạo thêm động lực cho việc huy động nội lực cho sự nghiệp phát triển quốc gia.

Như vậy, có thể thấy rằng sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại sẽ được phối hợp và phát huy nếu quá trình hội nhập quốc tế của một quốc gia được triển khai đồng bộ để có thể phát huy được nội lực kết hợp với ngoại lực cho quá trình triển khai chính sách của mình.

4. Những thách thức và nhiệm vụ đặt ra đổi với việc kết hợp sức mạnh dân tộc và thời đại

Thế giới hiện nay đã bước sang thập niên thứ hai của thế kỷ XXI với đổi thay sâu sắc so với giai đoạn lịch sử trước đây. Trong giai đoạn hiện nay, Việt Nam thực hiện mờ cửa, hội nhập, là bạn của tất cả các nước, phấn đấu vì hòa bình, độc lập và phát triển, với phương châm đa dạng hỏa, đa phương hóa quan hệ quốc tế trên nhiều lĩnh vực, cả về chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật...Tuy nhiên, trong quá trình triển khai Việt Nam cũng có những bài học quý giá rút ra trong suốt quá trình xây dựng và phát triển quốc gia về kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại vẫn giữ nguyên giá trị. Những bài học này sẽ giúp cho các nhà hoạch định và triển khai chính sách có được cái nhìn mới theo “tầm nhìn toàn cầu”1.

Hơn 25 năm đổi mới vừa qua, Việt Nam đã đạt được những thành tựu hết sức quan trọng, vị thế và uy tín quốc tể của Việt Nam đã được nâng lên một tầm cao mới, từ đỏ tạo được sự chuyển biến căn bản trong quan hệ đối ngoại, phù hợp với lợi ích an ninh và phát triển đất nước. Tuy nhiên, cũng phải nhận thấy, thế và lực mà Việt Nam đang có hiện nay chưa vừng chắc. Trên thực tể, Việt Nam vẫn là một nước đang phát triển, trình độ phát triển kinh tế, khoa học, kỹ thuật còn thấp, các nguy cơ tụt hậu về kinh tế và thách thức về chủ quyền lãnh thổ vẫn tồn tại và diễn biến phức tạp, không thể xem nhẹ nguy cơ nào. Vì vậy, Việt Nam cần khai thác mọi

I. Nguyễn Xuân Thắng (chủ biên) (2011), Độc lập tự chù và hội nhập quốc tế cùa Việt Nam trong bói cảnh mới, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, tr.79.

194

KỂT HỢP SỨC MẠNH QUỐC GIA DÂN TỘC VÀ s ứ c MẠNH THỜI ĐẠI...

lợi thế và nguồn lực của đất nước để làm nền tảng cho việc mở rộng quan hệ hợp tác và đa phươne hóa một cách có hiệu quả.

Thực hiện kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại trong thời kỳ mở cửa và hội nhập với thế giới, Việt Nam đã thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển, giữ vừng và phát huy được truyền thống Việt Nam làm cho nhân tổ Việt Nam phát huy trên trường quốc tế. Bên cạnh đó, đườns lối này đàm bảo được các nguyên tắc kết hợp lợi ích dân tộc với lợi ích quốc tế, bình đang cùng có lợi, đảm bào độc lập và chủ quyền dân tộc. Trước những thách thức do toàn cẩu hóa tạo ra, cần tăng cường đoàn kết, hợp tác quốc tế, phát huy sức mạnh “nội sinh” và “ngoại sinh” để khắc phục mâu thuẫn, dị biệt và phát huy cái thống nhất, tương đồng trong quan hệ với các nước1.

Trong bổi cảnh khùng hoảng kinh tế thế giới và những diễn biến phức tạp diễn ra tại các khu vực trên thế giới, việc bảo vệ quyền lợi của người dân và các doanh nghiệp càng đặt ra một cách nghiêm túc hơn. Do đó, đổi với Việt Nam, vấn đề đào tạo bồi dưỡng kiến thức về pháp luật quốc tế bao gồm cả công pháp và tư pháp quốc tế cũng trở nên cấp bách không thể làm một sớm một chiều. Lý do chính là vì kiến thức luật quốc tế trong một thời gian khá dài không được đầu tư. Gần đây việc đào tạo các luật gia về luật quốc tế tuy đã được chú trọng nhưng nhận thức vẫn mới dừng trên phương diện chủ trương chính sách, cần có một sự phổi hợp chặt chẽ hơn giữa các cơ quan trong cả nước.

Việt Nam sẽ chủ động, tích cực thúc đẩy, mở rộng hợp tác, tham gia các diễn đàn, cơ chế hợp tác đa phương ở khu vực và thế giới; luôn là thành viên tích cực, có trách nhiệm trong xử lý các vấn đề quốc tế. Trong một số trường hợp cụ thể, nếu xét về lợi ích quốc gia dân tộc, đôi khi cần có những biện pháp xử lý hợp “tình” hợp “lý” để có thể tranh thủ được sự nhất trí và ủng hộ của các nước có thái độ thân thiện với Việt Nam không nên có thái độ “cháy nhà hàng xóm”.

Như vậy, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại là một nhân tố không thể thiếu, đặc biệt đối với một nước nhỏ như Việt Nam trong mọi hoàn cảnh. Điều khác nhau giữa thời bình và thời chiến chi là phương pháp tập hợp lực lượng và đối tượng cần tranh thủ. Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại tạo thành được sức mạnh tổng hợp với điều kiện: phát huy tối đa nội lực, nắm bắt cho được xu thế của thời đại và từ đó hoạch định và triển khai một chính sách đối ngoại đúng đẳn và phát huy nghệ thuật ngoại giao “đĩ bất biến ứng vạn biến" của tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh.

I . Nguyền Xuân Thắng (chủ biên) (2011), Độc lập tự chù và hội nhập quốc tể cùa Việt Nam trong bối cành mới, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, tr. 137.

195