phÒng giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo kỲ thi chỌn hỌc sinh...

20
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN THANH CHƯƠNG KHỐI 9 VÒNG 2 – NĂM HỌC 2011 - 2012 Môn thi: Ngữ Văn Thời gian làm bài: 150 phút ( không kthời gian giao đề) Câu 1 ( 3.0 điểm): Với đoạn văn sau: “ Cô tôi chưa dứt câu, cổ họng tôi đã nghẹn ứ khóc không ra tiếng. Giá những cổ tục đã đày đoạ mẹ tôi là một vật như hòn đá hay cục thuỷ tinh, đầu mẩu gỗ, tôi quyết vồ ngay lấy mà cắn, mà nhai, mà nghiến cho kỳ nát vụn mới thôi. ( Nguyên Hồng, Những ngày thơ ấu) em hãy: a- Chỉ ra thành phần chủ ngữ và vị ngữ trong câu đầu đoạn văn. b- Chỉ ra các biện pháp nghệ thuật mà tác giả đã sử dụng trong vế câu được gạch chân. c- Đánh giá về giá trị diễn đạt của các biện pháp nghệ thuật đã được chỉ ra ở ý b bằng một đoạn văn ngắn. Câu 2 ( 4.0 điểm): “ Cảnh ngày xuân” ( trích Truyện Kiều – Nguyễn Du) là bức tranh thiên nhiên, lhội mùa xuân tươi đẹp, trong sáng. Câu 3 ( 3.0 điểm): Câu chuyện: Cậu bé và cây si già Bờ ao đầu làng có một cây si già. Thân cây to, cành lá xum xuê, ngả xuống mặt nước. Một cậu bé đi ngang qua. Sẵn con dao nhọn trong tay, cậu hí hoáy khắc tên mình lên thân cây. Cây đau điếng, nhưng cố lấy giọng vui vẻ, hỏi cậu: - Chào cậu bé. Tên cậu là gì nhỉ? - Cháu tên là Ngoan. - Cậu có cái tên mới đẹp làm sao! Mặt cậu bé rạng lên. Cậu nói: - Cảm ơn cây. - Này, vì sao cậu không khắc tên lên người cậu? Như thế có phải tiện hơn không? – Cây hỏi. Cậu bé rùng mình, lắc đầu: - Đau lắm, cháu chịu thôi! - Vậy, vì sao cậu lại bắt tôi phải nhận cái điều cậu không muốn? (Theo Trần Hồng Thắng) Khi nội dung câu chuyện được khép lại cũng chính là lúc một bài học làm người có ý nghĩa sâu sắc được mở ra. Em hãy viết một bài văn nghị luận về bài học đó. Hết ĐỀ CHÍNH THỨC

Upload: vophuc

Post on 06-Feb-2018

231 views

Category:

Documents


2 download

TRANSCRIPT

Page 1: PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI CHỌN HỌC SINH …docview1.tlvnimg.com/tailieu/2014/20140421/letinnguyen/de_va_dap... · PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN THANH CHƯƠNG KHỐI 9 VÒNG 2 – NĂM HỌC 2011 - 2012

Môn thi: Ngữ Văn Thời gian làm bài: 150 phút ( không kể thời gian giao đề)

Câu 1 ( 3.0 điểm): Với đoạn văn sau: “ Cô tôi chưa dứt câu, cổ họng tôi đã nghẹn ứ khóc không ra tiếng. Giá những cổ

tục đã đày đoạ mẹ tôi là một vật như hòn đá hay cục thuỷ tinh, đầu mẩu gỗ, tôi quyết vồ ngay lấy mà cắn, mà nhai, mà nghiến cho kỳ nát vụn mới thôi.” ( Nguyên Hồng, Những ngày thơ ấu)

em hãy: a- Chỉ ra thành phần chủ ngữ và vị ngữ trong câu đầu đoạn văn. b- Chỉ ra các biện pháp nghệ thuật mà tác giả đã sử dụng trong vế câu được gạch

chân. c- Đánh giá về giá trị diễn đạt của các biện pháp nghệ thuật đã được chỉ ra ở ý b

bằng một đoạn văn ngắn. Câu 2 ( 4.0 điểm): “ Cảnh ngày xuân” ( trích Truyện Kiều – Nguyễn Du) là bức tranh thiên nhiên, lễ

hội mùa xuân tươi đẹp, trong sáng. Câu 3 ( 3.0 điểm):

Câu chuyện: Cậu bé và cây si già Bờ ao đầu làng có một cây si già. Thân cây to, cành lá xum xuê, ngả xuống mặt nước. Một cậu bé đi ngang qua. Sẵn con dao nhọn trong tay, cậu hí hoáy khắc tên mình lên thân cây. Cây đau điếng, nhưng cố lấy giọng vui vẻ, hỏi cậu:

- Chào cậu bé. Tên cậu là gì nhỉ? - Cháu tên là Ngoan. - Cậu có cái tên mới đẹp làm sao! Mặt cậu bé rạng lên. Cậu nói: - Cảm ơn cây. - Này, vì sao cậu không khắc tên lên người cậu? Như thế có phải tiện hơn không?

– Cây hỏi. Cậu bé rùng mình, lắc đầu: - Đau lắm, cháu chịu thôi! - Vậy, vì sao cậu lại bắt tôi phải nhận cái điều cậu không muốn?

(Theo Trần Hồng Thắng) Khi nội dung câu chuyện được khép lại cũng chính là lúc một bài học làm người

có ý nghĩa sâu sắc được mở ra. Em hãy viết một bài văn nghị luận về bài học đó. Hết

ĐỀ CHÍNH THỨC

Page 2: PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI CHỌN HỌC SINH …docview1.tlvnimg.com/tailieu/2014/20140421/letinnguyen/de_va_dap... · PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI THANH CHƯƠNG CẤP HUYỆN LỚP 9 Năm học 2011 – 2012

HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN NGỮ VĂN

( Hướng dẫn chấm gồm 03 trang)

A. HƯỚNG DẪN CHUNG: - Giám khảo vận dụng Hướng dẫn chấm phải chủ động, linh hoạt, tránh cứng

nhắc, máy móc và phải biết cân nhắc trong từng trường hợp cụ thể để ngoài việc kiểm tra kiến thức cơ bản, giám khảo cần phát hiện và trân trọng những bài làm thể hiện rõ tố chất của một học sinh giỏi ( kiến thức vững chắc, suy nghĩ sâu sắc, cảm thụ tinh tế, kỹ năng làm bài tốt, diễn đạt có cảm xúc, có giọng điệu riêng …); đặc biệt khuyến khích những bài viết thể hiện được sự sáng tạo và phong cách cá nhân của người làm bài.

- Giám khảo cần đánh giá bài làm của thí sinh một cách tổng thể ở từng câu và cả bài, tránh đếm ý cho điểm nhằm đánh giá một cách chính xác kiến thức và kỹ năng của thí sinh.

- Hướng dẫn chấm chỉ nêu các ý chính và những thang điểm cơ bản; trên cơ sở đó, giám khảo có thể thống nhất để định ra các ý chi tiết và các thang điểm cụ thể hơn.

- Nếu thí sinh làm bài theo cách riêng nhưng vẫn đáp ứng được những yêu cầu cơ bản và bảo đảm tính hợp lý, có sức thuyết phục giám khảo căn cứ vào thực tế bài làm để cho điểm một cách chính xác, khách quan, khoa học.

- Điểm toàn bài là 10,0 chiết đến 0,25. B. HƯỚNG DẪN CHI TIẾT: Câu 1: a) Chỉ ra được thành phần chủ ngữ và vị ngữ của câu đầu đoạn văn. Cụ thể: Cô tôi chưa dứt câu, cổ họng tôi đã nghẹn ứ khóc không ra tiếng. CN1 VN1 CN2 VN2 =>1.0 điểm ( mỗi thành phần đúng cho 0.25 điểm). b) Chỉ ra biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong vế câu: “ tôi quyết vồ ngay lấy

mà cắn, mà nhai, mà nghiến cho kỳ nát vụn mới thôi.”. Cụ thể: - Biện pháp điệp ngữ: Từ “ mà” được nhắc đi nhắc lại đến 3 lần => 0.5 điểm. - Biện pháp liệt kê: (mà ) cắn, (mà) nhai, (mà) nghiến => 0.5 điểm. c) Đánh giá được giá trị diễn đạt của các biện pháp nghệ thuật đã chỉ ra. Cụ thể: - Nhấn mạnh các hành động (diễn ra trong ý nghĩ) của nhân vật bé Hồng … - Tô đậm tâm trạng uất nghẹn, đau khổ của bé Hồng trước những cổ tục đã đày

đoạ mẹ mình. - Góp phần khắc hoạ một cách sâu sắc tình yêu mãnh liệt của bé Hồng dành cho

mẹ. Câu 2: I. Đáp án: Bài làm cần bảo đảm những yêu cầu sau: 1. Về kiến thức: Dựa vào kiến thức đã học về đoạn trích “ Cảnh ngày xuân” để

chứng minh đó là bức tranh thiên nhiên, lễ hội mùa xuân tươi đẹp, trong sáng. Thí sinh

Page 3: PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI CHỌN HỌC SINH …docview1.tlvnimg.com/tailieu/2014/20140421/letinnguyen/de_va_dap... · PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI

có thể sử dụng hệ thống luận điểm một cách phong phú, linh hoạt miễn là làm sáng tỏ được vấn đề nghị luận mà đề bài đặt ra. Sau đây là một số gợi ý:

- Bức tranh thiên nhiên mùa xuân được hiện lên với không gian thoáng đãng, hình ảnh tươi sáng, đầy màu sắc… với sự vận động nhẹ nhàng theo bước đi của thời gian và dự cảm được gợi lên từ khung cảnh thiên nhiên ấy…

- Bức tranh lễ hội mùa xuân có sự xuất hiện của người (…), của vật (…). Đó là một khung cảnh rộn ràng, nhộn nhịp, sống động về cảnh lễ hội cũng như con người trong lễ hội du xuân.

- Đánh giá về ngòi bút miêu tả, về tâm hồn của nhà thơ Nguyễn Du được toát lên từ bức tranh thiên nhiên, lễ hội mùa xuân.

2. Về kỹ năng : + Hiểu đúng yêu cầu của đề, biết làm một bài văn nghị luận chứng minh. Biết kết hợp một cách nhuần nhuyễn các phép lập luận đã học. + Có kỹ năng triển khai luận điểm, luận cứ, bố cục sáng rõ, diễn đạt trôi chảy, không mắc lỗi về dùng từ, đặt câu, chính tả. II. Biểu điểm:

- Đảm bảo các yêu cầu về kiến thức và kỹ năng => 4.0 điểm - Đảm bảo các yêu cầu về kiến thức nhưng còn hạn chế về kỹ năng = > 3.0 điểm - Bài viết còn có những sai sót về kiến thức và mắc lỗi về kỹ năng => 2.0 điểm - Nội dung bài viết sơ sài.=> 1.0 điểm * Lưu ý: - Các thang điểm chi tiết khác giám khảo căn cứ vào thực tế bài làm để xác định. - Thí sinh có thể có nhiều cách diễn đạt khác nhau miễn là hợp lý. - Đặc biệt trân trọng những bài viết giàu cảm xúc, lập luận mạch lạc, chặt chẽ, thể hiện sự phát hiện, khám phá mang tính chiều sâu.

Câu 3: I. Đáp án: Đây là một đề bài mang tính chất mở nên có sự đòi hỏi cao về tính sáng tạo của

người làm bài. Thí sinh có thể có rất nhiều cách trình bày khác nhau miễn là giải quyết được yêu cầu mà đề bài đặt ra. Hướng dẫn chấm chỉ định hướng một số yêu cầu cơ bản như sau:

1. Về kiến thức: - Trên cơ sở nắm diễn biến và mối liên hệ của các sự việc, thí sinh cần xác định

được bài học toát lên từ câu chuyện đặc biệt là ở lời thoại cuối cùng của nhân vật cây si: “Vậy, vì sao cậu lại bắt tôi phải nhận cái điều cậu không muốn?”. Bài học đó là: những gì mà bản thân mình không muốn thì đừng bắt người khác phải nhận ( thí sinh có thể có nhiều cách diễn đạt khác nhau về nội dung bài học).

- Thí sinh phải xác định được nội dung bài học được rút ra từ câu chuyện chính là vấn đề nghị luận mà người làm bài phải triển khai thông qua hệ thống luận điểm, luận cứ và các phép lập luận. Vấn đề nghị luận ấy có thể được triển khai bằng nhiều luận điểm và luận cứ khác nhau miễn là có sức thuyết phục. Sau đây là một số gợi ý:

+ Từ câu chuyện thí sinh có thể xác định được trong cuộc sống, có nhiều điều mà bản thân mình không muốn nhận ( sự đau đớn, khổ đau, mất mát, bất hạnh...). Và dù vẫn có

Page 4: PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI CHỌN HỌC SINH …docview1.tlvnimg.com/tailieu/2014/20140421/letinnguyen/de_va_dap... · PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI

lúc không tránh được nhưng bản thân mỗi người không ai mong những điều đó đến với mình.

+ Không nên đem lại cho người khác những điều mà mình không muốn (nỗi đau đớn, khổ đau, sự mất mát hay bất hạnh…) dù vô tình hay cố ý.

+ Không được ích kỷ hay thờ ơ, dửng dưng, vô tình trước hậu quả của những lời nói hay hành động mà chính bản thân mình đã gây nên đối với người khác và phải biết đặt mình trong hoàn cảnh của người khác để thấu hiểu, sẻ chia và thông cảm…

+ Mỗi con người không chỉ biết đem lại niềm vui, niềm hạnh phúc cho bản thân mà còn cần biết đem lại cho người khác niềm vui, niềm hạnh phúc…

+ Bài học rút ra cho bản thân trong quan hệ với người khác. 2. Về kỹ năng: + Có kỹ năng xác định được vấn đề nghị luận. + Hiểu đúng yêu cầu của đề, biết làm một bài văn nghị luận trong đó có sự kết

hợp một cách nhuần nhuyễn các phép lập luận như giải thích, chứng minh, phân tích, bình luận…

+ Có kỹ năng triển khai luận điểm, luận cứ, bố cục sáng rõ, diễn đạt trôi chảy, không mắc lỗi về dùng từ, đặt câu, chính tả.

II. Biểu điểm: - Đảm bảo các yêu cầu về kiến thức và kỹ năng => 3.0 điểm

- Đảm bảo các yêu cầu về kiến thức nhưng còn hạn chế về kỹ năng = > 2.0 điểm - Nội dung bài viết thể hiện tính sơ sài.=> 1.0 điểm * Lưu ý: - Các thang điểm chi tiết khác giám khảo căn cứ vào thực tế bài làm để xác định. - Thí sinh có thể có nhiều cách lập luận khác nhau miễn là hợp lý. - Đặc biệt trân trọng những bài viết giàu cảm xúc, lập luậnsắc sảo, mạch lạc, chặt chẽ, thể hiện sự phát hiện, khám phá mang tính chiều sâu.

……………………………..hết ……………………

Page 5: PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI CHỌN HỌC SINH …docview1.tlvnimg.com/tailieu/2014/20140421/letinnguyen/de_va_dap... · PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI

SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC KÌ THI CHỌN HSG LỚP 9 CẤP TỈNH NĂM HỌC 2012-2013ĐỀ THI MÔN: NGỮ VĂN

Thời gian làm bài: 150 phút, không kể thời gian giao đề

Câu 1 (3,0 điểm).

Đại văn hào người Nga M.Goorki từng tâm niệm: Nơi lạnh nhất không phải

là Bắc Cực mà là nơi không có tình thương .

Suy nghĩ của anh (chị) về nhận định trên.

Câu 2 (7,0 điểm).

Nhà thơ Xuân Diệu cho rằng: Thơ hay là hay cả hồn lẫn xác, hay cả bài.

Qua thi phẩm Mùa xuân nho nhỏ của nhà thơ Thanh Hải, anh (chị) hãy làm

sáng tỏ nhận định trên.

----------------HẾT----------------

Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.

Họ tên thí sinh…………………….....………..Số báo danh………………………..

ĐỀ CHÍNH THỨC

Page 6: PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI CHỌN HỌC SINH …docview1.tlvnimg.com/tailieu/2014/20140421/letinnguyen/de_va_dap... · PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI

1

SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC HƯỚNG DẪN CHẤM THI CHỌN HSG CẤP TỈNHLỚP 9 THCS NĂM HỌC 2012-2013

MÔN: NGỮ VĂN(Gồm 04 trang)

Câu 1 (3,0 điểm)I. Yêu cầu về kĩ năngBiết cách làm bài văn nghị luận xã hội: Bố cục và hệ thống ý sáng rõ. Biết vận

dụng phối hợp nhiều thao tác nghị luận. Hành văn trôi chảy. Lập luận chặt chẽ. Dẫnchứng chọn lọc, thuyết phục. Không mắc các lỗi diễn đạt, dùng từ, ngữ pháp, chính tả.

II. Yêu cầu về kiến thứcHọc sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo

những ý cơ bản sau:1. Giải thích- Bắc Cực nằm ở cực Bắc của trái đất, quanh năm băng tuyết bao phủ. Sự sống

ở nơi đây thật khó khăn, khắc nghiệt. Cái lạnh nơi Bắc Cực là sự giá lạnh của thờitiết, của thiên nhiên do vị trí địa lí gây ra. Cái lạnh ở Bắc Cực không ngăn cản đượcsự sống của sự vật và niềm say mê khám phá những vùng đất lạ của con người.

- Tình thương là tình cảm yêu thương, sự chia ngọt, sẻ bùi tự nguyện giữa conngười với con người trong cuộc sống. Nơi thiếu tình thương là nơi giữa con người vàcon người không tồn tại tình người, không có sự cảm thông, th ấu hiểu và chia sẻ. Cáilạnh ở nơi không có tình thương là cái lạnh trong lòng người, là sự băng giá của tráitim.

- Nhà văn Nga so sánh cái lạnh của đất trời với cái lạnh của lòng người. BắcCực là nơi lạnh giá của đất trời, nhưng con người sống thiếu tình thương thì còn lạnhhơn ở Bắc Cực. Cách so sánh giàu ý nghĩa biểu cảm cho chúng ta thấy được tầm quantrọng và ý nghĩa của tình thương trong cuộc sống.

2. Luận bàn về câu nói- Đây là một nhận định hoàn toàn đúng đắn.- Tình thương chính là sự đồng cảm, sẻ chia với mọi nỗi khổ đau, bất hạnh của

con người. Nhờ có tình thương, con người biết quan tâm, giúp đỡ người khác, nhờ cótình thương con người sống gần gũi với nhau hơn. Tình thương sẽ cứu chuộc thế giới.( First new )… ( Dẫn chứng minh họa).

- Nếu không có tình thương, con người sẽ trở nên lạnh lùng, thờ ơ, vô cảm trướcnỗi khổ đau của người khác, khi đó cuộc sống con người trở nên lạnh giá hơn ở BắcCực. Con người sẽ thu mình trong vỏ bọc cô đơn, sẽ không có gia đình, không cócộng đồng, không có nhân loại, không có sự sống…( Dẫn chứng minh họa).

3. Mở rộng, nâng cao- Khẳng định câu nói của M. Goorki là bài học cuộc sống sâu sắc, có ý nghĩa

với mọi thời đại. Con người không thể sống mà thiếu tình thươ ng.- Trong cuộc sống hiện đại càng cần đến tì nh thương, sự đồng cảm và chia sẻ.

Những biểu hiện của tình thương giữa con người và con người trong cuộc sống hômnay: Xây dựng những môi trường thân thiện, nhân ái, chung tay góp sức ủng hộ quỹvì người nghèo, xây dựng nhà tình nghĩa, những ngôi nhà mơ ước...

Page 7: PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI CHỌN HỌC SINH …docview1.tlvnimg.com/tailieu/2014/20140421/letinnguyen/de_va_dap... · PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI

2

- Phê phán những người sống thiếu tình thương, không biết đồng cảm, sẻ chiavới đau khổ, bất hạnh của con người.

4. Bài học nhận thức và hành động- Tình thương là tình cảm vô cùng quý giá đối với con người. Con người sống

không có tình thương chỉ là quái vật.- Cần sống nhân hậu, yêu thương mọi người để cuộc sống thêm ý nghĩa.III. Biểu điểm- Điểm 3,0: Đáp ứng được các yêu cầu nêu trên; Văn viết có cảm xúc. Dẫn

chứng chọn lọc và thuyết phục. Có thể còn một vài sai sót nhỏ.- Điểm 2,0: Cơ bản đáp ứng được các yêu cầu nêu trên. Dẫn chứng chưa thật

phong phú. Có thể còn một vài sai sót nhỏ.- Điểm 1,0: Chưa hiểu chắc yêu cầu của đề bài. Kiến thức sơ sài. Còn mắc

nhiều lỗi.- Điểm 0: Không hiểu đề, sai lạc phương pháp.

Câu 2 (7,0 điểm)I. Yêu cầu về kĩ năngHiểu đề, biết cách làm bài văn nghị luận văn học. Biết phân tích dẫn chứng để

làm sáng tỏ vấn đề. Bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ. Hành văn trôi chảy. Văn viết cócảm xúc. Không mắc các lỗi diễn đạt, dùng từ, ngữ pháp, chính tả.

II. Yêu cầu về kiến thứcHọc sinh có thể làm theo nhiều cách nhưng phải làm sáng tỏ những nội dung

cơ bản sau:1. Giải thích ý kiến của Xuân Diệu

- Có nhiều cách định nghĩa về thơ, có thể nói khái quát: t hơ là một hình thức sángtác văn học nghiêng về thể hiện cảm xúc thông qua cách tổ chức ngôn từ đặc biệt,giàu nhạc tính, giàu hình ảnh và gợi cảm…

- Thơ hay là hay cả hồn lẫn xác, hay cả bài. Hồn: Tức là nội dung, ý nghĩa của bàithơ. Xác: Tức là nói đến hình thức nghệ thuật của bài thơ thể hiệ n ở thể loại, việc tổchức ngôn từ, hình ảnh, nhịp điệu, cấu tứ…

- Như vậy, theo Xuân Diệu thơ hay là có sự sáng tạo độc đáo về nội dung cũng nhưhình thức nghệ thuật, khơi gợi tình cảm cao đẹp và tạo đ ược ấn tượng sâu sắc đối vớingười đọc. Chỉ khi đó thơ mới đạt đến vẻ đẹp hoàn mĩ của một chỉnh thể nghệ thuật.

- Ý kiến của Xuân Diệu hoàn toàn xác đáng bởi nó xuất phát từ đặc thù sáng tạocủa văn chương nghệ thuật . Cái hay của một tác phẩm văn học được tạo nên từ sự kếthợp hài hòa giữa nội dung và hình thức. Một nội dung mới mẻ có ý nghĩa sâu sắcphải được truyền tải bằng một hình thức phù hợ p thì người đọc mới dễ cảm nhận, tácphẩm mới có sức hấp dẫn bền lâu.

2. Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải là bài thơ hay cả hồn lẫn xác, hay cả bài.a. Về nội dung- Bài thơ là cảm xúc mãnh liệt, chân thành của tác giả trước mùa xuân của

thiên nhiên, đất nước.+ Chỉ bằng vài nét vẽ đơn sơ mà đặc sắc, với những hình ảnh thân quen, bình

dị, nhà thơ đã gợi lên một phong cảnh mùa xuân tươi tắn, thơ mộng, đậm phong vị xứHuế: Dòng sông xanh, bông hoa tím biếc, chim chiền chiện hót vang trời. Bức tranhxuân có không gian thoáng đãng, có màu sắc tươi tắn hài hòa, có âm thanh rộn rã tươi

Page 8: PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI CHỌN HỌC SINH …docview1.tlvnimg.com/tailieu/2014/20140421/letinnguyen/de_va_dap... · PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI

3

vui, cảnh vật tràn đầy sức sống. Nhà thơ có cái nhìn trìu mến với cảnh vật . Đặc biệt,cảm xúc của nhà thơ trước mùa xuân được thể hiện trong một động tác trữ tình đónnhận, vừa trân trọng vừa tha thiết trìu mến: “Từng giọt…tôi hứng”. Hình ảnh thơ trởnên lung linh đa nghĩa, vừa là thơ vừa là nhạc, vừa là họa, thể hiện được cảm xúc saysưa, ngây ngất của tác giả trước cảnh đất trời xứ Huế vào xuân. Phải có một tình yêutha thiết, một tâm hồn lạc quan với cuộc sống mới có thể đón nhận mùa xuân và viếtvề mùa xuân như vậy.

+ Từ mùa xuân của thiên nhiê n, đất trời, tác giả cảm nhận về mùa xuân của đấtnước. Hình ảnh lộc xuân theo người ra trận, theo người ra đồng làm đẹp ý thơ vớicuộc sống lao động và chiến đấu, xây dựng và bảo vệ - hai nhiệm vụ không thể táchrời. Có thể nói, chính con người đã tạo nên sức sống của mùa xuân thiên nhiên , đấtnước. Sức sống của đất nước, của dân tộc cũng được tạo nên từ sự hối hả, náo nứccủa người cầm súng, người ra đồng. Nhà thơ bộc lộ niềm tự hào về một đất nước anhhùng và giàu đẹp. Đất nước mãi trường tồn, vĩnh cửu cùng vũ trụ, sẽ tỏa sáng nhưnhững vì sao trong hành trình đi đến tương lai rự c rỡ, đi đến bến bờ hạnh phúc. Đó làý chí quyết tâm, niềm tin sắt đá, niềm tự hào lạc quan của cả dân tộc.

- Trước mùa xuân lớn của đất nước, nhà thơ tâm niệm về mùa xuân riêng củamỗi cuộc đời và dạt dào khát vọng hiến dâng.

+ Nhà thơ nguyện ước làm con chim hót dâng cho đời tiếng ca vui, làm bônghoa trong hương sắc của muôn hoa, làm nốt trầm xao xuyến trong bản hòa tấu muônđiệu, muôn lời ca, làm một mùa xuân nho nhỏ để hòa góp chung vào mùa xuân lớnlao của đất nước. Đó là khát vọng sống hòa nhập vào cuộc sống của đất nước, cốnghiến phần tốt đẹp dù nhỏ bé của mình cho cuộc đời chung. Đây là một quan niệmsống đẹp và đầy trách nhiệm. Làm một mùa xuân là sống đẹp, giữ mãi sức xuân đểcống hiến, cống hiến khi ở tuổi thanh xuân – khi tóc bạc, bất chấp thời gian, tuổi tác:“Một mùa xuân…tóc bạc”. Đây không chỉ là khát vọng của mỗi con người mà làkhát vọng của mọi lớp người, mọi lứa tuổi, tất cả đều phấn đấu không mệt mỏi chođất nước.

+ Những câu thơ này không chỉ là lời tự nhắn nhủ bản thân mình mà còn như mộtsự tổng kết, đánh giá của tác giả về cuộc đời. Vượt lên đớn đau của bệnh tật, Thanh Hảivẫn sáng lên một bản lĩnh, một tình yêu cuộc sống mãnh liệt, một khát vọng mạnh mẽđược cống hiến cả cuộc đời mình, được hóa thân vào mùa xuân đất nước.

b. Về hình thức- Nhan đề Mùa xuân nho nhỏ là một sáng tạo bất ngờ, độc đáo mà rất hợp lí ,

chứa đựng chiều sâu chủ đề tư tưởng mà tác giả muốn gửi gắm qua thi phẩm.- Mạch cảm xúc, mạch ý tạo thành tứ thơ tự nhiên mà chặ t chẽ, lô gích, dựa

trên sự phát triển của hình ảnh mùa xuân. Từ mùa xuân của đất trời sang mùa xuâncủa đất nước và mùa xuân của mỗi người góp vào mùa xuân lớn của cuộc đời chung.

- Bài thơ được viết bằng thể thơ ngũ ngôn không ngắt nhịp trong từng câu,nhạc điệu trong sáng, tha thiết, gần gũi với dân ca miền Trung, xứ Huế. Sử dụng cáchgieo vần liền giữa các khổ thơ tạo sự liền mạch của dòng cảm xúc.

- Hình ảnh thơ: Kết hợp những hình ảnh tự nhiên giản dị với những hình ảnhgiàu ý nghĩa biểu trưng, khái quát. Điều đáng chú ý là những hình ảnh biểu trưng nàythường được phát triển từ những hình ảnh thực, tạo nên sự lặp lại mà nâng cao, đổimới của hệ thống hình ảnh (cành hoa, con chim, mùa xuân).

Page 9: PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI CHỌN HỌC SINH …docview1.tlvnimg.com/tailieu/2014/20140421/letinnguyen/de_va_dap... · PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI

4

- Ngôn ngữ thơ hàm súc, gợi hình, gợi cảm. Có những câu thơ cứ như câu nóitự nhiên, không trau chuốt từ ngữ nhưng vẫn mang âm hưởng thi ca. Cách sử dụngnghệ thuật đảo cấu trúc ngữ pháp, câu hỏi tu từ, ẩn dụ chuyển đổi cảm giác, điệp từ,điệp ngữ, điệp cấu trúc ngữ pháp độc đáo, giàu ý nghĩa. Cách sử dụng đại từ nhânxưng: “tôi – ta”…

- Giọng điệu bài thơ thể hiện đúng tâm trạng, cảm xúc của tác giả. Giọng điệucó sự biến đổi phù hợp với nội dung từng đoạn: Vui tươi, say sưa ở đoạn đầu; trầmlắng, thiết tha ở đoạn bộc bạch những tâm niệm; sôi nổi và tha thiết ở đoạn kết.

3. Đánh giá, nâng cao- Sức hấp dẫn từ nội dung và nghệ thuật của bài thơ Mùa xuân nho nhỏ đã tác động

sâu sắc đến người đọc bao thế hệ, khơi gợi từ tình yêu thiên nhiên đến tình yêu quêhương, đất nước, từ khát vọng nhỏ bé, khiêm nhường của một cá nhân nâng lên thành lẽsống cao đẹp giàu giá trị nhân văn. Vì thế với Mùa xuân nho nhỏ ta không thể chỉ đọcmột lần, không chỉ đọc bằng lí trí hay tình cảm mà phải đọc bằng cả tâm hồn.

- Bài học cho người nghệ sĩ: Những bài thơ hay góp phần làm phong phú t hêmcho thơ ca nhân loại. Vì vậy, bằng tài năng và tâm huyết của mình, nhà thơ hãy sángtạo nên những thi phẩm hay và giàu sức hấp dẫn từ nội dung đến hình thức . Điều đóvừa là thiên chức vừa là trách nhiệm của nhà thơ, là yêu cầu thiết yếu, sống còn củasáng tạo nghệ thuật.

- Sự tiếp nhận ở người đọc thơ: Cần thấy thơ hay là hay cả hồn lẫn xác. Từ đó cósự tri âm, sự đồng cảm với tác phẩm, với nhà thơ để có thể sẻ chia những tình cảmđồng điệu. Khi ấy, thơ sẽ có sức sống lâu bền trong lòng người đọc nhiều thế hệ.

III. Biểu điểm- Điểm 7,0: Đáp ứng được yêu cầu nêu trên, văn viết sâu sắc, diễn đạt trong

sáng. Bài viết thể hiện sự sáng tạo, cảm thụ riêng. Có thể còn một vài sai sót nhỏ.- Điểm 5-6: Cơ bản đáp ứng được yêu cầu trên, văn viết chưa thật sâu sắc

nhưng diễn đạt trong sáng. Có thể mắc một vài sai sót nhỏ.- Điểm 3-4: Cơ bản hiểu yêu cầu của đề. Bố cục bài viết rõ ràng. Chọn và phân

tích được dẫn chứng song ý chưa sâu sắc. Có thể mắc một vài sai sót nhỏ.- Điểm 1-2: Chưa hiểu rõ yêu cầu của đề. Diễn đạt lúng túng, trình bày cẩu thả.- Điểm 0: Sai lạc cả nội dung và phương pháp.

Lưu ý:- Giám khảo nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài

làm của thí sinh. Cần khuyến khích những bài viết có chấ t văn, có những suy nghĩsáng tạo.

- Việc chi tiết hóa điểm số của các câu, các ý phải đảm bảo không sai lệch vớitổng điểm của câu và được thống nhất trong hội đồng chấm. Điểm lẻ được làm trònđến 0,5 điểm sau khi đã chấm xong và cộng tổng điểm toàn bài.

Page 10: PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI CHỌN HỌC SINH …docview1.tlvnimg.com/tailieu/2014/20140421/letinnguyen/de_va_dap... · PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI

ĐỀ THI CHÍNH

THỨC

Câu 1 (4 điểm)

Cảm nhận của em về những câu thơ sau :

“ Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm

Nhóm niềm yêu thương khoai sắn ngọt bùi

Nhóm nồi xôi gạo mới sẻ chung vui

Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ

Ôi kì lạ và thiêng liêng- bếp lửa!”

Câu 2 (4 điểm )

Trong tác phẩm Những tấm lòng cao cả của Ét- môn- đô- Đơ A- mi- xi,

nguời mẹ đã nói với con mình:

“ Trường học ví như người mẹ, người mẹ đã dứt con ở tay ta khi con nói

chưa sõi để trả lại ta một đứa con khoẻ mạnh, tử tế và siêng năng”

Hãy trình bày những suy nghĩ của mình về lời nhắn nhủ trên bằng một văn

bản (không quá hai trang giấy thi).

Câu 3 ( 12 điểm )

Có người cho rằng: Chiếc lược ngà là truyện thuộc loại đọc thời nào

cũng hay vì nó không phải là truyện của một thời mà là của muôn thời-

chuyện tình cảm, tình nghĩa của con người.

Phân tích truyện ngắn “ Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng để

làm sáng tỏ ý kiến trên.

ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 9

Năm học :2010-2011

Môn thi :Ngữ văn

Thời gian làm bài :150 phút(Không kể thời gian giao đề)

(Đề thi gồm 01 trang)

Page 11: PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI CHỌN HỌC SINH …docview1.tlvnimg.com/tailieu/2014/20140421/letinnguyen/de_va_dap... · PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI

HƯỚNG DẪN CHẤM THI HỌC SINH GIỎI LỚP 9

NĂM HỌC 2010-2011

Môn thi : Ngữ văn

Câu 1

*Yêu cầu về nội dung :

- HS phải nắm được nội dung của đoạn thơ là bày tỏ những suy ngẫm

của nhà thơ về người bà và công việc nhóm bếp lửa của bà.

- Chỉ ra các biện pháp được sử dụng trong đoạn thơ:

+ Điệp từ “nhóm” được nhắc lại 4 lần và đứng đầu các dòng thơ có tác

dụng khơi nguồn cho dòng cảm xúc, sự hồi tưởng của nhà thơ và suy ngẫm

về công việc nhóm bếp lửa của bà.

+ Kết hợp với các điệp từ là các tầng nghĩa : vừa tả thực vừa mang ý

nghĩa ẩn dụ. Người đọc thấy được sự tần tảo cần cù trong công việc nhóm

Page 12: PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI CHỌN HỌC SINH …docview1.tlvnimg.com/tailieu/2014/20140421/letinnguyen/de_va_dap... · PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI

bếp lửa của bà . Đồng thời thấy được ngọn lửa ấm áp của tình yêu thương

mà bà dành cho cháu; bà đã nhen nhóm trong tâm hồn cháu tình yêu thương,

gắn bó với làng xóm, quê hương và thắp lên trong tâm hồn cháu những ước

mơ khát vọng, niềm vui, niềm tin của tuổi thơ …

+Câu cảm thán “Ôi kì lạ thiêng liêng - bếp lửa!”thể hiện sự dồn nén

cảm xúc và bày tỏ niềm yêu mến, lòng biết ơn đối với người bà thân yêu của

mình.Bếp lửa và bà là hình ảnh thân thuộc của quê hương yêu dấu.Bếp lửa

là ngọn lửa của tình yêu thương của bà. Ngọn lửa ấy đã sưởi ấm tâm hồn nhà

thơ trong những ngày xa quê hương , học tập ở nước ngoài.

Như vậy, bếp lửa được bà nhen lên không phải chỉ bằng nhiên liệu ở

bên ngoài, mà còn chính là được nhen nhóm lên từ ngọn lửa trong lòng bà -

ngọn lửa của sức sống, của lòng yêu thương, niềm tin thầm lặng mà mãnh

liệt. Bà vừa là người nhóm lửa, giữ lửa và truyền lửa, truyền sự sống niềm

tin cho các thế hệ nối tiếp.

*Yêu cầu về hình thức:

- Bài viết có bố cục đầy đủ mở bài, thân bài - kết bài. Đây là một bài

viết ngắn mang tính cảm thụ văn học thông qua việc phân tích các giá trị

biểu cảm của biện pháp tu từ.

-Đảm bảo sự phân tích chặt chẽ giữa các phần trong bài viết.

Cách cho điểm

- Điểm 4: Đáp ứng tốt các yêu cầu trên, không mắc lỗi.

- Điểm 3 : Đáp ứng được 2/3 yêu cầu, còn mắc một số lỗi.

- Điểm 2: Đạt 1/2 yêu cầu, còn mắc một số lỗi diễn đạt, dùng từ.

- Điểm 1: Đạt được dưới 1/2 yêu cầu, mắc nhiều lỗi.

Câu 2

*Yêu cầu về nội dung:

Page 13: PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI CHỌN HỌC SINH …docview1.tlvnimg.com/tailieu/2014/20140421/letinnguyen/de_va_dap... · PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI

- Hiểu được mối quan hệ thắm thiết, gắn bó của trường học đối với mỗi

con người qua cách nói so sánh giàu ý nghĩa “trường học ví như người mẹ”.

Từ đó người mẹ muốn nhắn nhủ tới người con của mình hãy suốt đời biết

ơn ngôi trường như biết ơn người mẹ của mình.

Vì:

+ Mái trường là ngôi nhà thứ hai của mỗi con người, gắn bó với con

người từ khi ấu thơ cho đến lúc trưởng thành. Ở đó ta nhận được tình yêu

thương che chở, sự chăm sóc tận tụy của thầy cô, bạn bè.

+Mái trường là nơi vun trồng trí tuệ, tâm hồn, để rời mái trường ta trở

thành những đứa con khoẻ mạnh, siêng năng, có kiến thức, kĩ năng sống, có

trình độ văn hoá….Như vậy trường học không chỉ là nơi đem đến cho con

người nhiều kiến thức mà là nơi giúp con người trưởng thành cả về tinh

thần và thể lực.

- Biết ơn mái trường cũng là việc làm thể hiện truyền thống đạo lí

“Uống nước nhớ nguồn”. Lòng biết ơn cần được biến thành hành động thiết

thực như kính trọng thầy cô giáo, yêu quý giúp đỡ bạn bè, phần đấu học tập

tốt…

* Yêu cầu về hình thức:

- Học sinh biết cách tạo một văn bản nghị luận có độ dài theo yêu cầu,

kết cấu chặt chẽ, bố cục rõ ràng, sử dụng tốt các thao tác nghị luận. Hệ thống

lập luận có sức thuyết phục cao.

- Diễn đạt lưu loát, văn viết có cảm xúc, không mắc lỗi diễn đạt, kiến

thức…

Cách cho điểm

- Điểm 4: Đáp ứng tốt các yêu cầu trên, không mắc lỗi.

- Điểm 3 : Đáp ứng được 2/3 yêu cầu, còn mắc một số lỗi.

- Điểm 2: Đạt 1/2 yêu cầu, còn mắc một số lỗi.

Page 14: PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI CHỌN HỌC SINH …docview1.tlvnimg.com/tailieu/2014/20140421/letinnguyen/de_va_dap... · PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI

- Điểm 1: Đạt được dưới 1/2 yêu cầu, mắc nhiều lỗi.

- Điểm 0: Không nhận thức được vấn đề hoặc không viết gì.

Câu 3

* Yêu cầu về nội dung

Ý 1: Cần hiều được đúng lời nhận xét về tác phẩm. Truyện ngắn Chiếc

lược ngà không chỉ là câu chuyện đơn thuần viết về tình cảnh éo le, những

mất mát của con người trong chiến tranh. “Chiếc lược ngà” đã trở thành câu

chuyện muôn thời- chuyện tình cảm, tình nghĩa của con người vì nó là câu

chuyện cảm động về tình cha con cao đẹp, sâu nặng, tình đồng đội thắm

thiết. Câu chuyện đã khẳng định một chân lí vĩnh hằng: tình cảm gia đình,

tình cha con, tình mẫu tử là tình cảm thiêng liêng, sâu nặng nhất vượt lên

trên trở ngại, thậm chí cả chiến tranh…Thông điệp này mãi còn có giá trị

muôn đời.

Ý 2: - Phân tích và chứng minh tình cảm cha con cảm động trong tác

phẩm:

+ Tình yêu cha sâu sắc và mãnh liệt của bé Thu dành cho cha.

+ Tình yêu thương con sâu sắc của anh Sáu dành cho bé Thu.

- Phân tích tình đồng đội của bác Ba dành cho anh Sáu :

+ Là người bạn thân thiết của Anh Sáu, bác Ba không chỉ là người

chứng kiến toàn bộ câu chuyện mà còn luôn bày tỏ sự xúc động, đồng cảm,

chia sẻ với cha con anh Sáu

+ Hoàn thành tâm niệm của anh Sáu là trao lại cây lược cho Thu

và tình cảm giống như tình cha con đã được nảy nở giữa bác Ba với bé Thu.

Ý 3 : Đánh giá chung:

Truyện ngắn “Chiếc lược ngà” thể hiện tình cha con cao đẹp, sâu

nặng, tình đồng đội thắm thiết của con người Việt Nam trong cảnh ngộ éo le

của chiến tranh. Tác phẩm ra đời vào năm 1966, thời điểm cuộc chiến tranh

Page 15: PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI CHỌN HỌC SINH …docview1.tlvnimg.com/tailieu/2014/20140421/letinnguyen/de_va_dap... · PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI

chống Mĩ đang diễn ra ác liệt có mất mát, đau đớn, yêu thương, nhưng toàn

bộ câu chuyện thấm đẫm tình người cao đẹp. Cảm hứng nhân văn sâu sắc

của nhà văn đã tạo nên sức hấp dẫn riêng cho tác phẩm. Người đọc không

chỉ thấm thía những mất mát hi sinh lặng thầm của người lính mà còn trân

trọng những con người xông pha nơi trận mạc tâm hồn vẫn chan chứa yêu

thương. Câu chuyện hướng người đọc đến những tình cảm cao đẹp, biết căm

ghét chiến tranh, biết sống hết mình vì những gì tốt lành đang hiện hữu.

*Yêu cầu về hình thức

- Học sinh biết vận dụng các kĩ năng làm bài nghị luận về một tác

phẩm văn học.

- Có dẫn chứng cụ thể khi phân tích chứng minh các luận điểm, có

bình giá một số chi tiết quan trọng làm nổi bật yêu cầu của đề.

- Bố cục bài văn rõ ràng, mạchh lạc có đủ 3 phần mở bài – thân bài-

kết luận. Luận điểm được trình bày rõ, đảm bảo tính liên kết.

- Lời văn diễn đạt trong sáng.

Biểu điểm:

* Điểm 11-12:

Bài viết phải giải quyết triệt để những yêu cầu về nội dung. Bố cục,

luận điểm rõ ràng, mạch lạc. lời văn giàu cảm xúc lôi cuốn.

* Điểm 9-10 :

Bài viết đáp ứng được hơn 2/3 yêu cầu của đề. Bố cục, luận điểm rõ

ràng, văn viết trôi chảy.

* Điểm 7-8 :

Bài viết đáp ứng được dưới 2/3 yêu cầu của đề. Bố cục, luận điểm rõ

ràng, nội dung bài viết còn chưa sâu sắc.

* Điểm 5-6 :

Page 16: PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI CHỌN HỌC SINH …docview1.tlvnimg.com/tailieu/2014/20140421/letinnguyen/de_va_dap... · PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI

Đáp ứng 1/2 yêu cầu của đề. Bố cục rõ ràng, nội dung bài viết chưa sâu

sắc, diễn đạt chưa thoát ý.

* Điểm 3-4 :

Đáp ứng được một phần yêu cầu của đề, ý còn lộn xộn, mắc nhiều lỗi

diễn đạt, dùng từ.

* Điểm 1-2 :

Nội dung bài viết quá sơ sài, lan man chưa có trong tâm. Bố cục không

rõ ràng, mắc quá nhiều lỗi diễn đạt, dùng từ.

Lưu ý : Điểm tổng của toàn bài là tổng điểm của từng câu không

làm tròn.

Page 17: PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI CHỌN HỌC SINH …docview1.tlvnimg.com/tailieu/2014/20140421/letinnguyen/de_va_dap... · PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI
Page 18: PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI CHỌN HỌC SINH …docview1.tlvnimg.com/tailieu/2014/20140421/letinnguyen/de_va_dap... · PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI

PHÒNG GD&ĐT VĨNH TƯỜNG

ĐỀ THI CHỌN HSG LỚP 9 CẤP HUYỆN NĂM HỌC 2013 - 2014

Môn: Ngữ văn Thời gian làm bài: 150 phút

Câu 1: (2,0 điểm) Viết về cảnh đất trời mùa xuân ở đoạn trích Cảnh ngày xuân (Truyện Kiều –

Nguyễn Du), có ý kiến cho rằng: Từ cặp lục bát thứ nhất sang cặp lục bát thứ hai có sự biến đổi của mạch thơ; riêng cặp lục bát thứ hai đã thể hiện tài tình nghệ thuật “thi trung hữu họa”.

Em hãy viết đoạn văn trình bày ý kiến của mình về nhận xét trên? Câu 2: (2,0 điểm) Khi nói về quê hương, Đỗ Trung Quân cho rằng:

Quê hương mỗi người chỉ một Như là chỉ một mẹ thôi. (Quê hương)

Em hiểu thế nào về quan niệm của nhà thơ? Từ đó hãy bày tỏ suy nghĩ của em về quê hương?

Câu 3: (6,0 điểm) Nhận xét về truyện “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long, có ý kiến cho

rằng: “Tác phẩm như một bài thơ về vẻ đẹp trong cách sống và suy nghĩ của con người lao động bình thường mà cao cả, những mẫu người của một giai đoạn lịch sử có nhiều gian khổ và hi sinh nhưng cũng thật trong sáng, đẹp đẽ. Từ hình ảnh những con người ấy gợi lên cho ta những suy nghĩ về ý nghĩa của cuộc sống, của lao động tự giác, về con người và về nghệ thuật”.

Qua truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa”, em hãy làm sáng tỏ nhận xét trên.

Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm

Họ và tên thí sinh: ..........................................................SBD: ......................

ĐỀ CHÍNH THỨC

Page 19: PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI CHỌN HỌC SINH …docview1.tlvnimg.com/tailieu/2014/20140421/letinnguyen/de_va_dap... · PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI

PHÒNG GD&ĐT VĨNH TƯỜNG HD CHẤM HSG LỚP 9 NĂM HỌC 2013-2014 MÔN: NGỮ VĂN

Câu 1: * Bài viết trình bày dưới hình thức một đoạn văn. * Nội dung cần đạt được như sau:

Đồng ý với nhận xét trên + Sự biến đổi của mạch thơ

Hai câu đầu gợi dòng chảy thời gian bất tận, nhịp thơ êm xuôi:“Ngày xuân con én…ngoài sáu mươi”. Hình ảnh “chim én đưa thoi” vừa gợi không gian, vừa ngụ ý mùa xuân qua nhanh.

Hai câu tiếp theo, mạch thơ dừng lại, mở ra một không gian mênh mông, không còn ranh giới giữa trời và đất: “ Cỏ non xanh tận chân trời…một vài bông hoa” . + Nghệ thuật “Thi trung hữu họa” ở cặp thơ thứ hai:

Trời đất một màu xanh non tươi tốt của cỏ mùa xuân. Trên nền màu xanh non ấy điểm xuyết sắc trắng của hoa lê. Hai màu: xanh, trắng là những gam màu sáng tươi dịu mát, tôn nhau lên, màu trắng hoa lê làm cỏ như xanh hơn và sắc trắng của hoa càng trở nên thanh khiết trên nền cỏ xanh mịn.

Cách dùng từ “trắng điểm” (chứ không phải là điểm trắng) giúp ta nhận ra tín hiệu của mùa xuân ở vẻ đẹp ẩn chìm mà sống động của tạo vật vốn vô tri vô giác. Có thể liên hệ đến câu thơ cổ của Trung Quốc: “ Phương thảo liên thiên bích/ Lê chi sổ điểm hoa”. + Khả năng rung động tinh tế của thi nhân trước cái đẹp của mùa xuân . ( Không cho điểm tối đa những bài viết không trình bày đúng hình thức của một đoạn văn). Câu 2: * Yêu cầu chung: HS hiểu đề, viết sát chủ đề đã nêu. Biết cách làm một bài văn nghị luận có bố cục hợp lí, lập luận chặt chẽ. Trình bày ý mạch lạc, rõ ràng. Văn viết trong sáng, có cảm xúc. * Yêu cầu cụ thể: + Quan niệm về quê hương của nhà thơ Đỗ Trung Quân : - Câu thơ nằm trong thi phẩm viết về quê hương. Trong thi phẩm ấy, nhà thơ gợi ra những cách hiểu về quê hương. - Cách so sánh độc đáo, thú vị : quê hương và mẹ.Ý ngĩa của cách so sánh ấy là để khẳng định quê hương chính là nguồn cội, nơi chôn nhau cắt rốn, nơi gắn bó, nuôi dưỡng sự sống, đặc biệt là sự sống tinh thần, tâm hốn. Qua lối so sánh khẳng định để nêu bật tình cảm với quê hương. Quê hương là điều quý giá vô ngần mà mỗi con người không thể thiếu. Hình bóng quê hương đi theo

Page 20: PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI CHỌN HỌC SINH …docview1.tlvnimg.com/tailieu/2014/20140421/letinnguyen/de_va_dap... · PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI

con người suốt cả cuộc đời, trở thành điểm tựa về tinh thần của con người trong cuộc sống. Nếu thiếu đi điểm tựa này, cuộc sống của con người trở nên chông chênh, lệch lạc. Đồng thời, qua cách so sánh, tác giả cũng khơi dậy, nuôi dưỡng tình cảm với quê hương : tình cảm với mẹ là tình cảm tự nhiên như một bản năng, tình cảm với quê hương là tình cảm tự nhiên, thuần khiết trong tâm hồn mỗi con người. - Gợi mở một cách sống, cách làm người : Phải biết coi trọng gốc rễ, hướng về cội nguồn, biết yêu quê hương. Thiếu đi tình cảm này là một khiếm khuyết trong đời sống tâm hồn, tình cảm khiến con người không được làm người một cách trọn vẹn. + Suy nghĩ của bản thân: - Quê hương là bến đỗ bình yên cho mỗi con người... - Mỗi người không được quên đi nguồn cội, gốc gác, quê hương. Dù ai đi đâu, ở đâu cũng sẽ luôn tự nhắc nhở hãy nhớ về cội nguồn yêu thương. Nuôi dưỡng tình cảm với quê hương có nghĩa là nuôi dưỡng tâm hồn, để con người được làm người theo nghĩa đầy đủ nhất. - Đặt tình cảm với quê hương trong quan hệ với tình yêu đất nước, cần hướng về quê hương song không có nghĩa là chỉ hướng về mảnh đất nơi mình sinh ra mà phải biết tôn trọng và yêu quý tất cả những gì thuộc về Tổ quốc. - Có thái độ phê phán trước những hành vi, suy nghĩ chưa tích cực về quê hương : chê quê hương nghèo khó, lạc hậu ; làm thay đổi một cách tiêu cực dáng vẻ quê hương mình... - Trách nhiệm xây dựng quê hương. * Mở bài, kết bài viết tốt mỗi phần được điểm. Câu 3: * Về kỹ năng: Hiểu đúng yêu cầu của đề bài. Biết cách làm bài văn nghị luận bố cục rõ ràng, kết cấu hợp lí. Diễn đạt tốt, không mắc các lỗi chính tả , dùng từ , ngữ pháp. * Về nội dung : Học sinh có thể sắp xếp trình bày theo nhiều cách khác nhau, có thể có những ý kiến riêng miễn sao phải phù hợp với yêu cầu của đề bài. Dù triển khai theo trình tự nào cũng cần đạt được những ý chính sau đây. A/ Tác phẩm như một bài thơ về vẻ đẹp trong cách sống và suy nghĩ của con người lao động bình thường mà cao cả, những mẫu người của một giai đoạn lịch sử có nhiều gian khổ và hi sinh nhưng cũng thật trong sáng, đẹp đẽ. Qua các nhân vật với những công việc và lứa tuổi khác nhau, nhà văn muốn khái quát những phẩm chất cao đẹp của con người mới trong thời kì xây dựng Chủ nghĩa xã hội và chống Mĩ cứu nước. Họ có những suy nghĩ đúng đắn, lặng lẽ cống hiến cho tổ quốc, tâm hồn trong sáng và giàu lòng nhân ái. 1/ Vẻ đẹp cao cả chung của các nhân vật.