phối hợp tái thông mạch vành trong điều trị tổn thương...

2
Phối hợp tái thông mạch vành trong điều trtổn thương nhiều nhánh động mạch vành - Nghiên cứu quan sát đa trung tâm Nguồn: JACC Biên dịch: Phòng CNTT, Khoa TMCT Tóm tắt s: Phối hợp tái thông mạch vành (Hybrid Coronary Revascularization, HCR) phối hợp phu thuật tim htối thiểu làm cầu nối động mạch liên thất trước với can thiệp mạch vành qua da (PCI) cho các nhánh mạch tổn thương còn lại không phải động mạch liên thất trước. HCR đang được sdụng ngày càng phbiến trong điều trtắc nhiều nhánh động mạch vành bao gồm hẹp đoạn đầu liên thất trước và ít nhất 1 mạch khác, nhưng hiệu qucủa chưa được nghiêm túc đánh giá. Mục tiêu: Được tài trbởi viện nghiên cứu sức khỏe quốc gia, đa trung tâm, nghiên cứu quan sát này đã được tiến hành để tìm hiểu các đặc điểm và kết qucủa bệnh nhân hội đủ các triệu chứng của bệnh động mạch vành được chđịnh lâm sàng HCR và PCI nhiều mạch phù hợp, nhằm tạo ra một khuôn mẫu thnghiệm được xác định là có hiệu quả. Phương pháp: Trong vòng 18 tháng, 200 bệnh nhân điều trHCR và 98 bệnh nhân điều trPCI nhiều mạch được tiến hành 11 trung tâm. Tiêu chí nghiên cứu đánh giá kết quban đầu là những biến cchính vtim và mạch máu não (MACCE) (ví dnhư tvong, đột quỵ, nhi máu tim, tái thông mạch vành trong vòng 12 tháng sau can thiệp). Mô hình hồi quy Cox được sdụng để thiết lập thời gian cho scMACCE đầu tiên. Điểm khuynh hướng được sdụng để cân bằng các nhóm. Kết quả: Độ tuổi trung bình t64.2 ± 11.5 tuổi, 25.5% bệnh nhân là nữ, 38.6% btiểu đường và 4.7% bệnh nhân có tiền sđột quỵ. 38% bệnh nhân tổn thương 3 thân động mạch vành, và điểm SYNTAX (Synergy Between PCI With Taxus and Cardiac Surgery) trung bình là 19.7 ± 9.6. Được điều chỉnh cho phù hợp với rủi ro bản, tlMACCE tương đương giữa các nhóm trong 12 tháng sau can thiệp (tlrủi ro (HR): 1.063; p=0.80) và trong vòng trung bình 17.6 tháng theo dõi (HR: 0.868; p=0.53). Kết luận: Dliệu quan sát tnghiên cứu đầu tiên này vtái thông mạch vành phối hợp chra rằng không có những khác biệt cthvtlMACCE trong 12 tháng giữa các bệnh nhân điều trPCI nhiều mạch và HCR – một phương thức mới. Cn thiết phải tiến hành một thnghiệm ngẫu nhiên với những kết qulâu

Upload: others

Post on 11-Jun-2020

2 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: Phối hợp tái thông mạch vành trong điều trị tổn thương ...benhvientimhanoi.vn/upload/10195/fck/files/15 Phoi...của bệnh nhân hội đủ các triệu chứng

Phối hợp tái thông mạch vành trong điều trị tổn thương nhiều nhánh động mạch vành - Nghiên cứu quan sát đa trung tâm

Nguồn: JACC

Biên dịch: Phòng CNTT, Khoa TMCT

Tóm tắt

Cơ sở: Phối hợp tái thông mạch vành (Hybrid Coronary Revascularization, HCR) phối hợp phẫu thuật tim hở tối thiểu làm cầu nối động mạch liên thất trước với can thiệp mạch vành qua da (PCI) cho các nhánh mạch tổn thương còn lại không phải là động mạch liên thất trước. HCR đang được sử dụng ngày càng phổ biến trong điều trị tắc nhiều nhánh động mạch vành bao gồm hẹp đoạn đầu liên thất trước và ít nhất 1 mạch khác, nhưng hiệu quả của nó chưa được nghiêm túc đánh giá.

Mục tiêu: Được tài trợ bởi viện nghiên cứu sức khỏe quốc gia, đa trung tâm, nghiên cứu quan sát này đã được tiến hành để tìm hiểu các đặc điểm và kết quả của bệnh nhân hội đủ các triệu chứng của bệnh động mạch vành được chỉ định lâm sàng HCR và PCI nhiều mạch phù hợp, nhằm tạo ra một khuôn mẫu thử nghiệm được xác định là có hiệu quả.

Phương pháp: Trong vòng 18 tháng, 200 bệnh nhân điều trị HCR và 98 bệnh nhân điều trị PCI nhiều mạch được tiến hành ở 11 trung tâm. Tiêu chí nghiên cứu đánh giá kết quả ban đầu là những biến cố chính về tim và mạch máu não (MACCE) (ví dụ như tử vong, đột quỵ, nhồi máu cơ tim, tái thông mạch vành trong vòng 12 tháng sau can thiệp). Mô hình hồi quy Cox được sử dụng để thiết lập thời gian cho sự cố MACCE đầu tiên. Điểm khuynh hướng được sử dụng để cân bằng các nhóm.

Kết quả: Độ tuổi trung bình từ 64.2 ± 11.5 tuổi, 25.5% bệnh nhân là nữ, 38.6% bị tiểu đường và 4.7% bệnh nhân có tiền sử đột quỵ. 38% bệnh nhân tổn thương 3 thân động mạch vành, và điểm SYNTAX (Synergy Between PCI With Taxus and Cardiac Surgery) trung bình là 19.7 ± 9.6. Được điều chỉnh cho phù hợp với rủi ro cơ bản, tỷ lệ MACCE tương đương giữa các nhóm trong 12 tháng sau can thiệp (tỷ lệ rủi ro (HR): 1.063; p=0.80) và trong vòng trung bình 17.6 tháng theo dõi (HR: 0.868; p=0.53).

Kết luận: Dữ liệu quan sát từ nghiên cứu đầu tiên này về tái thông mạch vành phối hợp chỉ ra rằng không có những khác biệt cụ thể về tỷ lệ MACCE trong 12 tháng giữa các bệnh nhân điều trị PCI nhiều mạch và HCR – một phương thức mới. Cần thiết phải tiến hành một thử nghiệm ngẫu nhiên với những kết quả lâu

Page 2: Phối hợp tái thông mạch vành trong điều trị tổn thương ...benhvientimhanoi.vn/upload/10195/fck/files/15 Phoi...của bệnh nhân hội đủ các triệu chứng

dài để so sánh một cách chắc chắn hiệu quả của hai phương pháp tái thông mạch này.(Nghiên cứu quan sát tái thông mạch phối hợp; NCT01121263)

Các quan điểm

Năng lực chăm sóc bệnh nhân và các kỹ năng thông dụng: Trong một nghiên cứu đa trung tâm, HCR, phối hợp phẫu thuật tim hở tối thiểu làm cầu nối động mạch liên thất trước với can thiệp mạch vành qua da (PCI) cho các nhánh mạch tổn thương còn lại không phải là động mạch liên thất trước, kết hợp với tỷ lệ hỗn hợp của tử vong, đột quỵ, nhồi máu cơ tim, và tái thông tắc mạch trong năm đầu theo dõi có kết quả tương đương với can thiệp qua da tổn thương nhiều mạch.

Các mục tiêu tiếp theo: Cần tiến hành các nghiên cứu ngẫu nhiên để so sánh kết quả lâm sàng dài hạn giữa 2 phương pháp tái thông mạch máu. (Biên dịch: KS. Nguyễn Vũ Huy Toàn – Phòng CNTT; Hiệu đính: BS. Nguyễn Đức Hưng – Khoa TMCT)