ĐoÀn giÁm sÁt Độc lập – tự do – hạnh phúc · 2. Đánh giá những kết quả...

18
ỦY BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI ĐOÀN GIÁM SÁT CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Hà Nội, ngày 08 tháng 8 năm 2018 BÁO CÁO TÓM TẮT KẾT QUẢ GIÁM SÁT Việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý và sử dụng nguồn vốn vay nước ngoài giai đoạn 2011-2016 Knh gi: Ủy ban Thưng v Quc hi, Thực hiện Nghị quyết s 412/2017/UBTVQH14 ngày 24/7/2017 của Ủy ban Thưng v Quc hi về Chương trình giám sát của Ủy ban Thưng v Quc hi năm 2018, Ủy ban Thưng v Quc hi (UBTVQH) đã ban hành Nghị quyết s 424/NQ-UBTVQH14 ngày 23/8/2017 về việc thành lập Đoàn giám sát chuyên đề Việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý và sử dụng nguồn vốn vay nước ngoài 1 giai đoạn 2011-2016. Đến nay, đoàn giám sát đã nhận được báo cáo của UBND 63 tỉnh, thành ph trực thuc trung ương, báo cáo giám sát của các Đoàn đại biểu Quc hi, Kiểm toán nhà nước, các b, ngành, cơ quan liên quan. Đoàn giám sát đã làm việc với Chnh phủ, mt s b, ngành, cơ quan 2 , 12 địa phương 3 nhóm các nhà tài trợ 4 ; tổ chức 01 hi thảo 5 và mt s hi nghị để thảo luận, lấy ý kiến các vị đại biểu Quc hi, đại diện các B, ngành, cơ quan, tổ chức hữu quan, các chuyên gia về các vấn đề thuc phạm vi giám sát và kết quả giám sát. Trên cơ sở xem xét Báo cáo s 302/BC-CP ngày 24/7/2018 của Chnh phủ, tổng hợp báo cáo của các b, ngành, địa phương và kết quả làm việc, khảo sát thực tế, Đoàn giám sát xin báo cáo Ủy ban thưng v Quc hi các ni dung chủ yếu về kết quả giám sát như sau: PHẦN I TÌNH HÌNH BAN HÀNH CHÍNH SÁCH, PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG NGUỒN VỐN VAY NƯỚC NGOÀI GIAI ĐON 2011-2016 1. Tình hình ban hành chính sách, pháp luật vquản lý và sử dụng nguồn vốn vay nước ngoài giai đoạn 2011-2016 1.1. Bối cảnh và đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng Bước vào giai đoạn 2011-2016, đất nước ta đã ra khỏi tình trạng kém phát triển, vào nhóm nước đang phát triển có thu nhập trung bình. Các lĩnh vực văn hóa, xã hi đạt thành tựu quan trọng trên nhiều mặt, nhất là xóa đói, giảm nghèo, diện mạo đất nước nhiều thay đổi. Tuy nhiên, cùng với những ảnh hưởng của khủng hoảng tài chnh và suy thoái kinh tế toàn cầu, tình hình kinh tế xã hi, tc đ tăng

Upload: others

Post on 29-Jan-2020

3 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

ỦY BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI

ĐOÀN GIÁM SÁT

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Hà Nội, ngày 08 tháng 8 năm 2018

BÁO CÁO TÓM TẮT KẾT QUẢ GIÁM SÁT

Việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý và sử dụng nguồn vốn vay

nước ngoài giai đoạn 2011-2016

Kinh gưi: Ủy ban Thương vu Quôc hôi,

Thực hiện Nghị quyết sô 412/2017/UBTVQH14 ngày 24/7/2017 của Ủy ban

Thương vu Quôc hôi về Chương trình giám sát của Ủy ban Thương vu Quôc hôi

năm 2018, Ủy ban Thương vu Quôc hôi (UBTVQH) đã ban hành Nghị quyết sô

424/NQ-UBTVQH14 ngày 23/8/2017 về việc thành lập Đoàn giám sát chuyên đề

“Việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý và sử dụng nguồn vốn vay nước

ngoài1 giai đoạn 2011-2016”. Đến nay, đoàn giám sát đã nhận được báo cáo của

UBND 63 tỉnh, thành phô trực thuôc trung ương, báo cáo giám sát của các Đoàn

đại biểu Quôc hôi, Kiểm toán nhà nước, các bô, ngành, cơ quan liên quan. Đoàn

giám sát đã làm việc với Chinh phủ, môt sô bô, ngành, cơ quan2, 12 địa phương3 và

nhóm các nhà tài trợ4; tổ chức 01 hôi thảo5 và môt sô hôi nghị để thảo luận, lấy ý

kiến các vị đại biểu Quôc hôi, đại diện các Bô, ngành, cơ quan, tổ chức hữu quan,

các chuyên gia về các vấn đề thuôc phạm vi giám sát và kết quả giám sát.

Trên cơ sở xem xét Báo cáo sô 302/BC-CP ngày 24/7/2018 của Chinh phủ,

tổng hợp báo cáo của các bô, ngành, địa phương và kết quả làm việc, khảo sát thực

tế, Đoàn giám sát xin báo cáo Ủy ban thương vu Quôc hôi các nôi dung chủ yếu về

kết quả giám sát như sau:

PHẦN I

TÌNH HÌNH BAN HÀNH CHÍNH SÁCH, PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ VÀ SỬ

DỤNG NGUỒN VỐN VAY NƯỚC NGOÀI GIAI ĐOAN 2011-2016

1. Tình hình ban hành chính sách, pháp luật về quản lý và sử dụng nguồn

vốn vay nước ngoài giai đoạn 2011-2016

1.1. Bối cảnh và đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng

Bước vào giai đoạn 2011-2016, đất nước ta đã ra khỏi tình trạng kém phát

triển, vào nhóm nước đang phát triển có thu nhập trung bình. Các lĩnh vực văn hóa,

xã hôi đạt thành tựu quan trọng trên nhiều mặt, nhất là xóa đói, giảm nghèo, diện

mạo đất nước nhiều thay đổi. Tuy nhiên, cùng với những ảnh hưởng của khủng

hoảng tài chinh và suy thoái kinh tế toàn cầu, tình hình kinh tế xã hôi, tôc đô tăng

2

trưởng trong nước và cân đôi nguồn lực tài chinh cho đầu tư phát triển gặp nhiều

khó khăn. Trong bôi cảnh đó, Đảng đã chủ trương “Xây dựng nền kinh tế đôc lập

tự chủ, phát huy nôi lực, đồng thơi tranh thủ ngoại lực để phát triển nhanh, bền

vững”. Nghị quyết sô 13-NQ/TW ngày 16/01/2012, Hôi nghị lần thứ 4 Ban Chấp

hành Trung ương Đảng khóa XI đã khẳng định vai trò của việc huy đông mọi

nguồn lực để phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hôi, đồng thơi, nhấn mạnh giải

pháp thu hút mạnh và sư dung có hiệu quả nguồn vôn ODA6.

Để hoàn thành các nhiệm vu trong bôi cảnh nhu cầu vôn cho phát triển kinh tế

- xã hôi lớn, khả năng huy đông nguồn nôi lực chưa đáp ứng đầy đủ, vôn đầu tư từ

ngân sách Nhà nước gặp nhiều khó khăn, việc huy đông từ các nguồn vôn trong và

ngoài nước là cần thiết, có vai trò hết sức quan trọng. Vì vậy, chủ trương huy đông

mọi nguồn lực cho đầu tư phát triển, trong đó có nguồn vôn ODA và vôn vay ưu

đãi của các nhà tài trợ nước ngoài là đúng đắn, kịp thơi, góp phần bổ sung nguồn

lực quan trọng cho công cuôc phát triển kinh tế - xã hôi của đất nước.

1.2. Các luật, nghị quyết của Quốc hội

Trong giai đoạn 2011-2016, hệ thông pháp luật của Việt Nam về quản lý nợ

công nói chung, và nguồn vôn vay nước ngoài nói riêng đã từng bước hoàn thiện,

đồng bô và thông nhất. Quôc hôi đã ban hành Hiến pháp sưa đổi năm 2013, Luật

Đầu tư công, Luật NSNN sưa đổi; Luật Đầu tư; Luật Đấu thầu; Luật Xây dựng.

Bên cạnh đó, môt sô Nghị quyết của Quôc hôi quy định môt sô vấn đề về liên quan

đến việc huy đông, quản lý và sư dung vôn ODA và vôn vay ưu đãi nước ngoài7.

1.3. Các văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ, Thủ tướng chính

phủ và các Bộ, ngành cơ quan Trung ương

Trên cơ sở các nghị quyết của Trung ương và Quôc hôi, thực hiện Luật quản

lý nợ công năm 2009 và căn cứ quy định của các Luật liên quan, Chinh phủ đã ban

hành 06 Nghị định, Thủ tướng Chinh phủ ban hành 11 Quyết định và 02 Đề án

định hướng thu hút, quản lý và sư dung nguồn vôn ODA và các khoản vay ưu đãi

khác của các nhà tài trợ nước ngoài, các Bô, ngành liên quan đã ban hành 22

Thông tư và Thông tư liên tịch hướng dẫn chi tiết các vấn đề cu thể thực hiện Luật

Quản lý nợ công... Theo đó, việc thể chế hóa chủ trương, chinh sách của Đảng,

Nhà nước trong huy đông và quản lý vôn ODA đã theo hướng đồng bô và nhất

quán với hệ thông quản lý nhà nước về đầu tư công, hài hòa hơn về quy trình, thủ

tuc với các nhà tài trợ, tiệm cận với các chuẩn mực và phù hợp thông lệ quôc tế,

góp phần hoàn thiện thể chế khai thác, bổ sung nguồn lực quan trọng từ bên ngoài

cho công cuôc phát triển đất nước.

1.4. Các văn bản của các cấp chính quyền địa phương

Qua giám sát cho thấy, các địa phương đã chủ đông rà soát các văn bản có

liên quan để kịp thơi triển khai, hướng dẫn thực hiện công tác vận đông nguồn vôn

vay ODA, vôn vay ưu đãi và các thủ tuc quản lý đầu tư, điều hành các dự án sư

3

dung vôn vay nước ngoài do địa phương quản lý, góp phần tháo gỡ vướng mắc,

đẩy nhanh tiến đô thực hiện dự án.

2. Đánh giá những kết quả đạt được trong ban hanh văn bản chính sách,

pháp luật về quản lý và sử dụng nguồn vốn vay nước ngoai giai đoạn 2011-2016

2.1 Tính cấp thiết và kịp thời

Trong giai đoạn 2011-2016, Quôc hôi, Chinh phủ, các cấp, các ngành đã nỗ

lực trong xây dựng, ban hành văn bản pháp luật để điều chỉnh việc quản lý và sư

dung vôn ODA, vôn vay ưu đãi nước ngoài. Các Nghị định hướng dẫn liên quan

đến nguồn vôn ODA và vôn vay ưu đãi nước ngoài đã tạo sự chuyển biến mạnh mẽ

từ khâu lựa chọn và xây dựng dự án, tổ chức thực hiện và quản lý, đến khâu kiểm

tra, giám sát, đánh giá dự án.

2.2. Tính phù hợp, thống nhất và ổn định

Nhìn chung, việc ban hành chinh sách, pháp luật về quản lý và sư dung vôn

vay nước ngoài giai đoạn 2011 - 2016 cơ bản đã được bổ sung phù hợp với yêu cầu

thực tế, tạo được khung pháp lý để triển khai thực hiện các chương trình, dự án;

tạo điều kiện thuận lợi cho các bô, ngành, địa phương huy đông và quản lý, sư

dung hiệu quả nguồn lực, phù hợp với yêu cầu thực tiễn, có điều chỉnh, sưa đổi, bổ

sung để phù hợp với thực tế. Trách nhiệm và việc xư lý trách nhiệm tập thể, cá

nhân, chế tài xư lý sau thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, khắc phuc hậu quả đã được

quy định tại các văn bản pháp luật.

3. Đánh giá những hạn chế, bất cập của hệ thống chính sách, pháp luật

Bên cạnh những kết quả đạt được, hệ thông các văn bản quy phạm pháp luật

của Việt Nam liên quan đến vôn ODA và vôn vay ưu đãi còn môt sô quy định chưa

thông nhất, chưa phù hợp với thông lệ quôc tế, chưa bảo đảm tinh ổn định. Cu thể

như sau:

Thứ nhất, về các văn bản luật: Khi Luật đầu tư công và Luật NSNN 2015 lần

lượt có hiệu lực, có môt sô quy định dẫn đến cách hiểu khác nhau, làm phát sinh

vướng mắc trong thực tiễn triển khai, trong đó nổi lên các vướng mắc trong quy

định về giải ngân.

Thứ hai, sô lượng các văn bản hướng dẫn về quản lý sư dung vôn vay nước

ngoài khá nhiều, song thiếu ổn định, thương xuyên thay đổi, điều chỉnh dẫn đến

nhiều địa phương lúng túng trong áp dung.

Thứ ba, các văn bản về quản lý và sư dung ODA và vôn vay ưu đãi chưa ban

hành kịp thơi và đồng bô với những thay đổi về luật pháp trong nước và những

thay đổi trong chinh sách của các nhà tài trợ khi Việt Nam trở thành nước thu nhập

trung bình. Môt sô quy định còn mâu thuẫn giữa Luật và Nghị định8;

Thứ tư, quy định về quy trình, thủ tuc hành chinh còn thiếu nhất quán, đồng

bô giữa pháp luật ở trong nước và quy định của Nhà tài trợ9.

4

Thứ năm, về hiệu lực, hiệu quả: môt sô nôi dung liên quan của Luật Quản lý

nợ công năm 2009 chưa hợp lý, thiếu các chế tài xư lý vi phạm và biện pháp quản

lý, giám sát.

PHẦN II

TINH HINH THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH, PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ VÀ SỬ

DỤNG NGUỒN VỐN VAY NƯỚC NGOÀI GIAI ĐOAN 2011-2016

1. Đánh giá kết quả đạt được trong huy động, quản lý và sử dụng nguồn

vốn ODA, vốn vay ưu đãi nước ngoài giai đoạn năm 2011 - 2016

1.1. Kết quả đàm phán, huy động nguồn lực

Giai đoạn 2011-2016, đã có 319 Hiệp định được ký kết với tổng giá trị đạt

khoảng đạt 33,643 tỷ USD, cao hơn 59% so với mức của thơi kỳ 2006 – 2010

trong đó ODA vôn vay và vôn vay ưu đãi đạt 32,296 tỷ USD, chiếm khoảng 96%

và ODA viện trợ không hoàn lại đạt 1,346 tỷ USD chiếm khoảng 4% so với tổng

vôn ODA và vôn vay ưu đãi đã ký kết cho thơi kỳ này10. Trong sô vôn vay đã đàm

phán, ký kết, phần sư dung để cấp phát cho các chương trình, dự án đầu tư không

có khả năng hoàn vôn thuôc nhiệm vu chi của NSNN khoảng 21,5 tỷ USD, chiếm

65% tổng trị giá ký kết; cho vay lại khoảng 11,8 tỷ USD, chiếm 35% giá trị ký

kết11. Bình quân trong giai đoạn 2011-2016, vôn ODA và vay ưu đãi nước ngoài

chiếm 37,6% tổng chi đầu tư phát triển từ NSNN cho thấy vai trò quan trọng của

nguồn lực vay ODA và ưu đãi nước ngoài.

Về dư nợ: đến 31/12/2016, nợ nước ngoài của quôc gia là 44,3%GDP12, trong

giới hạn cho phép (không quá 50%GDP theo Nghị quyết của Quôc hôi13).

1.2. Tình hình giải ngân vốn vay

Trong giai đoạn 2011 – 2016, tổng giải ngân cả giai đoạn khoảng 28 tỷ USD

(tương đương khoảng 560 nghìn tỷ VND), trong đó giải ngân nguồn vôn vay ODA

là 23,2 tỷ USD chiếm 82,3%, vôn vay ưu đãi là 3,2 tỷ USD chiếm 11% vay thương

mại là 1,7 tỷ USD, chiếm khoảng 6% tổng trị giá giải ngân.

1.3 Tình hình bố trí vốn đối ứng

Giai đoạn 2011-2016, việc bô tri vôn kế hoạch đầu tư trong từng ngành, lĩnh

vực của Bô, ngành trung ương và địa phương đã được quan tâm, theo đó đã ưu tiên

bô tri vôn đôi ứng cho dự án sư dung vôn ODA và vôn vay ưu đãi nước ngoài.

Trong đó, nguồn lực đôi ứng chủ yếu dành cho các công trình giao thông (31.146

tỷ đồng, chiếm tỷ trọng lớn trong tổng vôn đôi ứng); đôi với các địa phương, vôn

đôi ứng từ nguồn NSTW hỗ trợ có muc tiêu cho các dự án ODA của địa phương đã

tập trung ưu tiên khu vực Đồng bằng sông Cưu Long, Miền núi phía Bắc, Tây

Nguyên (Phu luc 5).

5

1.4 Tình hình trả nợ vay

Báo cáo của Chinh phủ cho thấy, việc trả nợ các khoản vay nước ngoài của

Chinh phủ về cơ bản được thực hiện chặt chẽ, đúng hạn, bao gồm cả nghĩa vu nợ

trực tiếp của Chinh phủ và nghĩa vu nợ cho vay lại, không để xảy ra tình trạng nợ

quá hạn ảnh hưởng tới cam kết, góp phần giúp Chinh phủ từng bước cải thiện hệ sô

tin nhiệm quôc gia.

1.5. Việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ, cơ chế phối hợp trong quản lý,

sử dụng nguồn vốn

Các bô, ngành, địa phương về cơ bản đã phôi hợp chặt chẽ từ khâu xây dựng

văn bản pháp quy, chiến lược, quy hoạch thu hút và sư dung ODA; xây dựng chinh

sách, biện pháp điều phôi trong thực hiện dự án, nâng cao hiệu quả sư dung ODA

trên địa bàn; chú trọng phôi hợp, lồng ghép các dự án, tổ chức các buổi chia sẻ

thông tin đa chiều giữa dự án với dự án, dự án với cơ quan quản lý, tổ chức kiểm

tra dự án. Đặc biệt, Chinh phủ đã thành lập Ban Chỉ đạo quôc gia về ODA và vôn

vay ưu đãi, phôi hợp chặt chẽ với các nhà tài trợ, đặc biệt Nhóm 6 Ngân hàng Phát

triển, đã nỗ lực trong điều hành để thu hút, sư dung nguồn lực đạt kết quả tôt.

1.6. Công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm toán

Việc thanh tra, kiểm toán các chương trình, dự án nhìn chung đã được thực

hiện đầy đủ theo các hình thức như: thanh tra, kiểm toán định kỳ, kiểm toán đôc

lập, kiểm toán hoàn thành dự án theo đúng các quy định hiện hành của Việt Nam

và nhà tài trợ. Các Bô, ngành liên quan đã phôi hợp để thực hiện công tác thanh

tra, kiểm tra, kiểm toán việc quản lý, sư dung vôn vay nước ngoài các chương

trình, dự án. Sau khi kiểm toán, các Bô đã tich cực thực hiện các kiến nghị của

Kiểm toán nhà nước14.

1.7 Đánh giá hiệu quả của các dự án, công trình đầu tư từ nguồn vốn

ODA, vay ưu đãi nước ngoài giai đoạn 2011-2016

Các dự án, công trình đầu tư từ nguồn vôn ODA, vay ưu đãi nước ngoài giai

đoạn 2011-2016 cơ bản phù hợp với nhu cầu, định hướng phát triển kinh tế - xã hôi

và chủ trương của Đảng, Quôc hôi, Chinh phủ. Trong giai đoạn này, mặc dù gặp

nhiều khó khăn, thách thức song Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu phát triển

kinh tế, xã hôi quan trọng: tăng trưởng kinh tế được duy trì ở mức hợp lý, quy mô

và tiềm lực của nền kinh tế tiếp tuc tăng, các mặt của đơi sông xã hôi, kinh tế nông

nghiệp nông thôn có những bước khởi sắc.

Nhiều công trình, dự án trọng điểm quôc gia sư dung vôn ODA và vôn vay ưu

đãi trong các lĩnh vực: giao thông15, thủy lợi, năng lượng16, môi trương17... đã hoàn

thành, được đưa vào khai thác, góp phần hoàn chỉnh, hiện đại hóa hệ thông cơ sở

hạ tầng kinh tế - xã hôi. Môt phần quan trọng nguồn vôn ODA và vôn vay ưu đãi,

nhất là vôn viện trợ không hoàn lại đã được sư dung để hỗ trợ giảm nghèo bền

vững thông qua Chương trình 135 giai đoạn II, dự án phát triển cơ sở hạ tầng nông

6

thôn quy mô nhỏ ở các tỉnh miền núi phia Bắc và môt sô tỉnh Tây Nguyên; môt sô

dự án tạo lập sinh kế cho ngươi nghèo nông thôn và đồng bào dân tôc thiểu sô ở

môt sô địa phương như dự án phát triển nông nghiệp miền Tây Nghệ An; các dự án

trong lĩnh vực y tế, giáo duc, khoa học công nghệ... Nguồn vôn ODA đã góp phần

quan trọng để thúc tăng trưởng kinh tế, cải thiện đơi sông ngươi dân, đóng góp

đáng kể vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, nâng cao sức cạnh

tranh của nền kinh tế trong bôi cảnh hôi nhập kinh tế; đẩy mạnh đào tạo, nâng cao

năng lực cho đôi ngũ cán bô, góp phần phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao,

thúc đẩy quá trình chuyển giao công nghệ, tiếp thu khoa học kỹ thuật, kinh nghiệm

quản lý tiên tiến của các nước phát triển.

2. Những hạn chế, bất cập, nguyên nhân, trách nhiệm của tập thể, cá

nhân liên quan

2.1. Hạn chế, bất cập

Bên cạnh những kết quả, thành công của nhiều dự án sư dung vôn ODA và

vay ưu đãi nước ngoài, Đoàn giám sát nhận thấy, còn môt sô tồn tại, hạn chế trong

quản lý, sư dung nguồn vôn này, cu thể như sau:

Thứ nhất, việc đàm phán, ký kết hiệp định vay nợ còn môt sô bất cập

- Việc đàm phán, ký kết các hiệp định vay nợ chưa thông nhất đầu môi theo

quy định của Luật quản lý nợ công năm 2009 dẫn đến trong triển khai thực hiện

chưa thông nhất, gắn kết giữa đàm phán, ký kết với phân bổ, sư dung vôn và cân

đôi nguồn lực trả nợ.

- Việc huy đông nguồn lực ODA chưa có chiến lược mang tinh căn cơ, hiệu

quả, chặt chẽ, còn thể hiện tinh dàn trải, thiếu tập trung, chưa có trọng tâm, trọng

điểm, manh mún, chưa dành sự quan thâm thich đáng đến việc xem xét hiệu quả sư

dung vôn vay. Qua giám sát tại nhiều địa phương cho thấy, nhiều dự án có quy mô

nhỏ lẻ18, không mang tinh đồng bô, chưa gắn kết với quy hoạch tổng thể.

-Tinh đồng bô, kết nôi của môt sô dự án chưa được chú trọng đúng mức, dẫn

đến dự án chưa phát huy được hiệu quả bền vững, chưa có sức lan tỏa và kết nôi

vùng, miền làm giảm hiệu quả đầu tư19.

Thứ hai, công tác xây dựng kế hoạch, phân bổ vốn trong nhiều trường hợp

chưa sát với nhu cầu thực tế.

Từ năm 2015 trở về trước, vôn ODA được giải ngân theo tiến đô thực hiện

dự án thì kết quả giải ngân luôn lớn hơn nhiều so với dự toán được Quôc hôi thông

qua20, có những dự án giải ngân gấp nhiều lần kế hoạch vôn21. Bên cạnh đó, cũng

có nhiều địa phương có những dự án tỷ lệ giải ngân vôn nước ngoài rất thấp so với

tổng mức đầu tư của dự án22, việc giao kế hoạch vôn ODA và vôn vay ưu đãi nước

ngoài chỉ mang tinh hình thức, dẫn đến giải ngân thực tế vượt dự toán lớn, làm

tăng bôi chi ngân sách so với sô dự toán đã được Quôc hôi quyết định23.

7

Từ năm 2016, thực hiện quy định của Hiến pháp và Luật NSNN, vôn nước

ngoài phải giải ngân theo Kế hoạch đầu tư công trung hạn trong khi kế hoạch này

chưa sát với tiến đô thực hiện dự án dẫn đến nhiều vướng mắc. Như vậy, nếu cho

phép các dự án giải ngân theo tiến đô thì sẽ dẫn đến giải ngân vượt hạn mức Kế

hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020 rất lớn, không bảo đảm tuân thủ

Hiến pháp, Nghị quyết đã được Quôc hôi thông qua.

Bên cạnh đó, phân bổ vôn ODA, vay ưu đãi nước ngoài chưa thực sự đồng

đều giữa các vùng, miền. Nhiều địa phương khó khăn gặp trở ngại khi tiếp cận,

huy đông, xây dựng dự án sư dung vôn vay; tỷ trọng các dự án trong lĩnh vực giáo

duc, đào tạo, xã hôi thấp.

Thứ ba, chất lượng chuân bi một số dự án chưa đáp ứng yêu cầu,gây lãng

phí, hiệu quả thấp.

Công tác chuẩn bị dự án còn nhiều hạn chế, báo cáo nghiên cứu khả thi

thương phải điều chỉnh nhiều lần, có những dự án chuẩn bị và thực hiện trong nước

kéo dài vài năm, dẫn đến không còn tinh cấp thiết và làm cho thiết kế ban đầu

không còn phù hợp. Nhiều địa phương thiếu chủ đông trong việc chuẩn bị dự án,

có dự án không được tinh toán kỹ về tiến đô triển khai, công nghệ, thiết bị dẫn đến

sau khi ký hiệp định vay, phải trả phi cam kết cho nhà tài trợ nhưng chưa giải ngân

được24.

Thơi gian chuẩn bị dự án kéo dài25, chưa bám sát điều kiện thực tiễn, khi

thực hiện phải điều chỉnh nhiều lần, làm phát sinh chi phi26. Môt sô dự án có thơi

gian vận đông, thu hút nhà tài trợ kéo dài từ 3-5 năm làm mất tinh cấp thiết, lạc

hậu về công nghệ.

Thứ tư, quá trình thực hiện dự án còn nhiều bất cập

Qua giám sát tại nhiều địa phương, nhiều dự án vướng mắc trong triển khai

đền bù, giải phóng mặt bằng, ảnh hưởng đến tiến đô thực hiện, dẫn đến không

những phải kéo dài thơi gian thi công mà còn đôi vôn lên nhiều lần so với dự toán

ban đầu, ảnh hưởng lớn đến tiến đô hoàn thành và uy tin của phia Việt nam trước

các nhà tài trợ.

- Chất lượng, năng lực triển khai môt sô dự án chưa cao, không đáp ứng yêu

cầu giải ngân theo Hiệp định đã ký kết. Việc lựa chọn nhà thầu, các nhà tư vấn

trong nước chưa đáp ứng được yêu cầu cả về sô lượng, chất lượng để hỗ trợ việc

quản lý và sư dung nguồn vôn ODA, vôn vay ưu đãi. Môt sô chuyên gia tư vấn

nước ngoài thiếu kinh nghiệm và am hiểu thực tế Việt Nam.

- Việc bô tri vôn đôi ứng ở nhiều địa phương chưa đầy đủ, kịp thơi27, vôn đôi

ứng trung ương hỗ trợ thấp hơn nhu cầu của tỉnh, trong khi nguồn ngân sách tỉnh

không có khả năng cân đôi, không chủ đông trong bô tri các nguồn lực khác để đôi

ứng, đặc biệt là các dự án liên quan đến GPMB28, đây là môt trong những lý do

dẫn đến chậm tiến đô dự án.

8

Thứ năm, một số dự án khó khăn trong thực hiện nghĩa vụ trả nợ

Bên cạnh các khoản nợ nước ngoài được trả đầy đủ, đúng tiến đô cam kết thì

còn có những dự án trả nợ chậm tiến đô, có những dự án không có khả năng trả nợ,

đứng trước nguy cơ mất vôn, gây hậu quả nghiêm trọng cho NSNN29. Môt sô dự

án phải ứng vôn từ Quỹ tich lũy trả nợ để trả nợ, trong đó có môt sô dự án không

có khả năng thanh toán, phải chuyển nợ quá hạn30.

Thứ sáu, công tác giám sát, đánh giá hiệu quả dự án chưa thường xuyên

Qua giám sát cho thấy, công tác vận đông, thu hút nguồn vôn ODA đã được

Chinh phủ, các bô, ngành, địa phương chú trọng nhưng lại chưa quan tâm tương

xứng đến giám sát, đánh giá hiệu quả dự án. Tại các địa phương, thanh tra, kiểm

tra, kiểm toán việc quản lý và sư dung vôn vay ODA phần lớn chưa có thông tin,

đánh giá cu thể; sô địa phương có dự án được thanh tra, kiểm tra còn hạn chế, ít

phát hiện những sai phạm lớn, chưa được tiến hành thương xuyên do tâm lý đây là

nguồn vôn của Nhà tài trợ được thực hiện theo các Hiệp định đã ký kết. Công tác

đánh giá dự án mới tập trung vào tiến đô thực hiện và mức đô hoàn thành muc tiêu,

chưa đánh giá hiệu quả đầu tư, tinh bền vững và tác đông về kinh tế, xã hôi và môi

trương của dự án.

Thứ bảy, hiệu quả sử dụng nguồn lực ODA ở một số dự án chưa cao

- Tại môt sô dự án, để đạt được muc tiêu, thì mức chi phi phải bỏ ra là khá

lớn trong khi hiệu quả sư dung chưa thực sự tương xứng, qua giám sát tại môt sô

địa phương cho thấy, trong sô những dự án được coi là thành công thì chất lượng

công trình chưa cao, công nghệ chưa tiên tiến, chưa tương xứng với nguồn lực đầu

tư, tinh lan tỏa thấp. Môt sô dự án chậm tiến đô đi đôi với việc tăng tổng mức đầu

tư lớn31, suất đầu tư tăng cao32, tổng chi phi phải trả để đạt được muc tiêu lớn hơn

nhiều so với dự kiến ban đầu, công nghệ trở nên lạc hậu do chậm tiến đô.

- Việc sư dung vôn vay chưa phù hợp, đầu tư thiếu tinh toán căn cơ, môt sô

dự án hoàn thành nhưng không mang lại hiệu quả kinh tế - xã hôi33. Có nhiều

chương trình trùng muc tiêu cùng thực hiện trên môt địa bàn34. Có dự án đầu tư

không những không mang lại hiệu quả mà còn để lại môt khoản vay lớn, không có

khả năng trả nợ và sô lãi thì ngày môt tăng.

- Các khoản vay ODA có lãi suất thấp của các nhà tài trợ song phương

thương đi kèm với các điều kiện ràng buôc về mặt chinh sách, giới hạn về lựa chọn

nhà thầu, nhà cung cấp thiết bị, gián tiếp dẫn đến chi phi vôn thực tế cao hơn dự

toán ban đầu35.

- Môt sô dự án sư dung kinh phi chi thương xuyên, tổ chức hôi thảo, hôi

nghị tập huấn với nôi dung chưa phù hợp, chưa mang lại hiệu quả cao.

2.2. Nguyên nhân của hạn chế, bất cập

(i) Nguyên nhân khách quan

9

- Các dự án, công trình đầu tư lớn về giao thông vận tải, thủy lợi... tại nhiều

địa phương phải giải phóng mặt bằng với khôi lượng lớn, ảnh hưởng trực tiếp đến

đơi sông dân cư, công tác đền bù, di dơi đòi hỏi nhiều thơi gian, phức tạp trong

giải quyết hài hòa lợi ich.

- Tại các địa phương có địa hình, địa chất khó khăn trong thi công công trình,

dẫn đến phải điều chỉnh tăng tổng mức đầu tư; tính đặc thù khi hậu theo vùng36

cũng làm ảnh hưởng đến tiến đô thi công, gây chậm tiến đô.

- Môt sô công trình đòi hỏi sư dung trang thiết bị công nghệ cao (như thiết bị

bệnh viện), khi tiến đô thực hiện chậm, kéo theo thiết bị cần được điều chỉnh để

phù hợp với giai đoạn mới, môt sô loại vật liệu tăng giá theo thơi gian... đã làm

tăng chi phí.

- Quy định của nhà tài trợ khác nhau, chưa hài hòa với luật pháp trong nước,

các khoản vay song phương thương kèm theo những điều kiện của nhà tài trợ,

trong nhiều trương hợp gây bất lợi cho Việt Nam37.

(ii) Nguyên nhân chủ quan

Một là, khuôn khổ pháp luật chưa hoàn thiện

Giai đoạn 2011-2016, Luật Quản lý nợ công năm 2009, việc phân công, phân

nhiệm nhiều cơ quan cùng quản lý nợ công ở các công đoạn khác nhau dẫn đến

tình trạng quản lý phân tán và không gắn trách nhiệm đi vay và trách nhiệm trả nợ,

trách nhiệm quản lý và giải trình chưa rõ. Thủ tuc, quy trình còn phức tạp.

Hai là, nhận thức về ý nghĩa của nguồn lực ODA và vay ưu đãi trong môt sô

bô phận cán bô còn hạn chế, còn quan niệm nguồn vôn tài trợ là “cho không”, việc

Chinh phủ đi vay và cấp phát cho các địa phương, địa phương không phải chịu áp

lực trả nợ, trả lãi, vì vậy, chưa thực sự chú trọng đến trách nhiệm phải quản lý, sư

dung tiết kiệm, hiệu quả. Các Bô, ngành và địa phương chưa thực sự quyết liệt,

chủ đông trong quá trình triển khai, vẫn còn tư tưởng “ỷ lại, trông chơ” nguồn vôn

ODA và vay ưu đãi do Ngân sách Trung ương cấp phát và chơ vôn đôi ứng NSTW

bổ sung.

Ba là, năng lực hạn chế, chưa chuyên nghiệp

Năng lực quản lý, điều hành của môt sô Ban quản lý dự án còn hạn chế, trình

đô ngoại ngữ của đôi ngũ cán bô không đảm bảo, việc tổ chức thực hiện dự án còn

thiếu tinh chuyên nghiệp, đặc biệt là đôi với những dự án sư dung vôn vay ODA có

sư dung kỹ thuật công nghệ cao38. Cơ quan chủ quản, Chủ dự án, Ban quản lý dự

án chưa phát huy được vai trò làm chủ trong xây dựng văn kiện dự án, báo cáo

nghiên cứu khả thi.

Bốn là, trong môt sô trương hợp, chưa chấp hành nghiêm kỷ luật tài chinh

Còn tình trạng các cơ quan, đơn vị chưa chấp hành nghiêm kỷ luật tài chinh,

dẫn đến lãng phi nguồn lực như: bô tri vôn kế hoạch hàng năm không đúng đôi

10

tượng, vượt tỷ lệ quy định39, giao vôn chưa phù hợp với đăng ký của các bô, ngành

địa phương dẫn đến giải ngân ngoài dự toán lớn; môt sô bô, cơ quan trung ương và

địa phương giao dự toán không đúng trình tự, phân bổ vôn chậm, thiếu tập trung,

sư dung vôn của dự án sai muc đich, không đúng đôi tượng40 hoặc chưa phù hợp

với điều khoản hợp đồng41; vi phạm quy định của nhà tài trợ dẫn đến việc dừng cấp

vôn gây lãng phi nguồn vôn đã đầu tư42.

Năm là, phương pháp triển khai thực hiện chưa phù hợp

- Chưa có chiến lược, định hướng huy đông, phân bổ và sư dung nguồn lực

ODA và vôn vay ưu đãi hợp lý, khả thi, hiệu quả gắn với quy hoạch tổng thể về

phát triển kinh tế - xã hôi mang tinh liên vùng, liên ngành, nhiều dự án mang tính

đơn lẻ, không mang tinh lan tỏa cao.

- Chưa có những tiêu chi cu thể, những điều kiện chặt chẽ để môt dự án được

lựa chọn để phân bổ, đầu tư từ nguồnvôn ODA và vay ưu đãi, dẫn đến có những

dự án chưa đáp ứng được yêu cầu về tinh cấp thiết, hiệu quả thiết thực.

2.3. Trách nhiệm của tập thể, cá nhân co liên quan

- Quôc hôi, các cơ quan của Quôc hôi chịu trách nhiệm giám sát việc ban

hành văn bản quy phạm pháp luật, giám sát việc huy đông, phân bổ, sư dung vôn

vay, trả nợ và quản lý nợ công. Trong giai đoạn 2011-2016, Quôc hôi đã chú trọng

tổ chức giám sát tình hình thực hiện pháp luật về quản lý nợ công với muc tiêu chủ

yếu để phuc vu việc sưa đổi Luật Quản lý nợ công. Tuy nhiên, việc giám sát

chuyên sâu về quản lý, sư dung vôn vay ODA và vay ưu đãi nước ngoài chưa được

tiến hành thương xuyên. Nôi dung này chủ yếu lồng ghép trong các đợt giám sát về

ngân sách nhà nước hàng năm, khâu thực hiện giám sát việc ban hành văn bản quy

phạm pháp luật chưa được chú trọng đúng mức.

- Chinh phủ chịu trách nhiệm thông nhất quản lý nhà nước về nợ công, phân

công trách nhiệm của từng cơ quan và trách nhiệm phôi hợp giữa các cơ quan quản

lý ngành và địa phương trong quản lý nợ công. Mặc dù trong giai đoạn 2011-2016,

Chinh phủ đã có nhiều nỗ lực để công tác quản lý, đạt được những kết quả nhất

định. Tuy nhiên, hiệu quả của môt sô dự án, công trình đạt được chưa tương xứng

với chi phi và nghĩa vu nợ mà Nhà nước đã phải trả, đang phải trả và sẽ phải trả

trong tương lai. Là cơ quan chịu trách nhiệm thông nhất quản lý nợ công, song còn

tình trạng thiếu thông nhất đầu môi ở khâu đàm phán, ký kết các hiệp định vay nợ;

chưa kịp thơi đề xuất sưa đổi các quy định của Luật để sớm khắc phuc hạn chế này

trong tổ chức thực hiện. Môt sô dự án được Chinh phủ bảo lãnh vay vôn còn xảy ra

tình trạng để thất thoát, mất vôn, khó khăn trong thực hiện nghĩa vu trả nợ như đã

xảy ra trên thực tế thơi gian qua.

- Bô Kế hoạch và Đầu tư chịu trách nhiệm chủ trì xây dựng danh muc yêu cầu

tài trợ vôn ODA; theo dõi, đánh giá sau đôi với các chương trình, dự án sư dung

nguồn vôn ODA của Chinh phủ; cân đôi nguồn vôn ODA trong dự toán ngân sách

11

nhà nước hàng năm cho các chương trình, dự án. Tuy nhiên, thơi gian qua, việc

xây dựng kế hoạch có lúc chưa bảo đảm chất lượng, chưa báo cáo kịp thơi với

Quôc hôi, các cơ quan của Quôc hôi về tình trạng huy đông hiện nay đã vượt mức

trần theo Nghị quyết của Quôc hôi về Kế hoạch đầu tư công trung hạn.

- Bô Tài chinh là cơ quan đầu môi giúp Chinh phủ thông nhất quản lý nhà

nước về nợ công, NHNN thực hiện nhiệm vu đàm phán, ký kết đôi với các khoản

vay ODA, vay ưu đãi của WB/ADB, tổ chức đàm phán, ký kết thoả thuận vay

nước ngoài theo phân công của Chinh phủ; phôi hợp cùng các bô hữu quan thực

hiện chức năng quản lý nhà nước. Tuy nhiên, công tác phôi hợp giữa các bô,

ngành, nhất là Bô Tài chinh, Bô KH và ĐT, Ngân hàng nhà nước Việt Nam có lúc

chưa chặt chẽ dẫn đến có trương hợp sô liệu chênh lệch trong báo cáo về thực

trạng huy đông, giải ngân vôn ODA và vôn vay ưu đãi.

- Trong môt sô trương hợp, trách nhiệm của môt sô bô ngành, địa phương

thực hiện còn chưa cao, để xảy ra các sai phạm trong quản lý song chưa làm rõ

trách nhiệm, nhất là trách nhiệm cá nhân ngươi đứng đầu các cơ quan, đơn vị sư

dung vôn. Trách nhiệm bô tri vôn đôi ứng của nhiều bô, ngành, địa phương chưa

được đầy đủ, dẫn đến chậm tiến đô, ảnh hưởng đến uy tin Việt Nam đôi với các

nhà tài trợ. Trách nhiệm kiểm tra, thanh tra, kiểm toán để kiểm soát thực trạng

chưa tương xứng với yêu cầu đặt ra. Trách nhiệm đưa ra các giải pháp để khắc

phuc tồn tại, vi phạm chưa được thể hiện đầy đủ, chưa có lô trình cu thể để khắc

phuc những hạn chế, vướng mắc đang diễn ra.

- Môt sô chủ đầu tư chưa nêu cao tinh thần trách nhiệm, chưa tich cực đôn

đôc nhà thầu tư vấn đôc lập hồ sơ chuẩn bị đầu tư (từ khâu lập dự án, lập thiết kế

bản vẽ thi công - dự toán...), chưa kiên quyết xư lý đôi với các nhà thầu thi công

chậm tiến đô so với hợp đồng đã ký và chưa xây dựng tiến đô triển khai các dự án

ngay từ khâu chuẩn bị đầu tư để làm cơ sở kiểm tra, đôn đôc tiến đô thực hiện dự án.

PHẦN III

VỀ ĐỊNH HƯỚNG, GIẢI PHÁP, KIẾN NGHỊ

1. Định hướng huy động ODA trong giai đoạn tiếp theo

Giai đoạn tiếp theo (2021-2025) Việt Nam đã trở thành nước có thu nhập

trung bình, theo đó, nguồn vôn ODA giảm dần (tôt nghiệp IDA năm 2017, tôt

nghiệp ADF từ năm 2019), xu hướng phải tiếp cận với các nguồn vôn vay với chi

phi cao hơn, trong khi nợ công, nợ Chinh phủ tăng cao, sức ép trả nợ các khoản

vay cũ tăng dần. Đoàn giám sát kiến nghị môt sô định hướng căn bản như sau:

1. Tiếp tuc quán triệt và thực hiện đúng chủ trương, đương lôi của Đảng về

huy đông, quản lý và sư dung nguồn vôn ODA, vôn vay ưu đãi nước ngoài gắn với

12

định hướng tái cơ cấu nền kinh tế, cơ cấu lại đầu tư công. Thực hiện nghiêm kỷ

luật tài chinh theo quy định của Hiến pháp, Luật NSNN và các văn bản pháp luật

liên quan. Huy đông vôn vay phải được kế hoạch hóa, gắn kết đồng bô với Kế

hoạch đầu tư công trung hạn, Kế hoạch vay, trả nợ quôc gia phải bảo đảm khả

năng trả nợ, trong giới hạn các chỉ tiêu an toàn về nợ công, nợ Chinh phủ, nợ nước

ngoài của quôc gia, đảm bảo an ninh tài chinh quôc gia.

2. Xây dựng chiến lược, và kế hoạch trong từng giai đoạn cu thể về huy

đông, sư dung vôn vay nước ngoài phù hợp với điều kiện nguồn vôn ODA, mức đô

ưu đãi của các nguồn vôn các nhà tài trợ để tập trung nguồn lực đầu tư cho những

lĩnh vực có tinh đôt phá, có sức lan tỏa, mang lại hiệu quả kinh tế - xã hôi thiết

thực, góp phần thúc đẩy tăng trưởng.

- Đôi với nguồn ODA viện trợ không hoàn lại: Cần ưu tiên hỗ trợ giảm

nghèo bền vững, các lĩnh vực xã hôi (y tế, giáo duc,…), phát triển thể chế và

nguồn nhân lực, khoa học, kỹ thuật, chuyển giao kiến thức và công nghệ…

- Đôi với vôn vay ODA: Cần tập trung cho những dự án có quy mô lớn,

mang tinh lan tỏa cao, có tinh chất liên vùng, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, thúc

đẩy quá trình phát triển kinh tế - xã hôi của vùng, miền, bảo đảm tinh đồng bô, phù

hợp quy hoạch, phát huy tôi đa hiệu quả dự án để thực hiện các muc tiêu, chỉ tiêu

đã được Quôc hôi quyết định.

- Đôi với vôn vay ưu đãi: Cần tập trung lựa chọn các dự án có khả năng thu

hồi vôn đã trả nợ trong lĩnh vực kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hôi. Cần thực hiện

nghiêm quy định không vay để chi thương xuyên.

3. Các dự án sư dung nguồn vôn ODA và vay ưu đãi nước ngoài cần tinh

toán, cân nhắc, so sánh hiệu quả, chi phi so với vay trong nước, tránh lệ thuôc vào

các nhà đầu tư nước ngoài; đồng thơi, phải được đánh giá kỹ về hiệu quả kinh tế - xã

hôi và tác đông đôi với nợ công. Chủ đông ngay từ khâu xây dựng kế hoạch, lập

phương án đầu tư, giữ vị thế của Việt Nam trong đàm phán với các nhà tài trợ để bảo

đảm chi phi hợp lý, bảo đảm quyền lợi và lợi ich hợp pháp của bên tiếp nhận vôn.

4. Giảm tỷ lệ cấp phát, tăng cương tỷ lệ cho vay lại để các địa phương nâng

cao trách nhiệm quản lý, sư dung vôn vay. Quản lý chặt chẽ việc bảo lãnh Chinh

phủ cho các khoản vay, thực hiện nghiêm các quy định cu thể các điều kiện, tiêu

chi bảo lãnh, tăng cương hơn nữa trách nhiệm của cơ quan có thẩm quyền trong

cấp bảo lãnh. Thúc đẩy, tạo cơ chế cho các đơn vị tự vay, tự trả. Nâng cao trách

nhiệm của ngươi đứng đầu, ngươi quyết định dự án đầu tư sư dung vôn vay nước

ngoài.

2. Một số kiến nghị của đoàn giám sát

2.1. Đối với Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội

(1) Tiếp tuc hoàn thiện khuôn khổ pháp lý cho huy đông, quản lý và sư dung

nguồn lực ODA và vôn vay ưu đãi nước ngoài.

13

(2) Kiên quyết giữ tỷ lệ bôi chi, không cho phép vượt trần tổng mức vôn đầu

tư từ nguồn NSNN, giữ vững an ninh tài chinh quôc gia, chỉ tiêu an toàn nợ công

trong giới hạn đã được Quôc hôi quyết định tại các nghị quyết.

(3) Tăng cương công tác giám sát việc ban hành các văn bản quy phạm pháp

luạt, trong đó có các văn bản hướng dẫn và tổ chức thực hiện Luật Quản lý nợ

công (sưa đổi); giám sát việc thực hiện Nghị quyết của Quôc hôi, UBTVQH, các

văn bản pháp luật liên quan về huy đông, quản lý và sư dung vôn ODA.

2.2. Đối với Chính phủ

(1) Cần xây dựng chiến lược huy đông vôn vay nước ngoài phù hợp với tình

hình thực tiễn, với điều kiện nguồn vôn ODA, mức đô ưu đãi của các nguồn vôn

các nhà tài trợ dành cho Việt Nam đang giảm dần. Từng bước giảm tỷ trọng vay

ODA, vay ưu đãi nước ngoài, tập trung vay vôn ODA để thực hiện các muc tiêu,

chỉ tiêu đã được Quôc hôi quyết định.

Cần tuân thủ nghiêm các quy định tại các nghị quyết và các văn bản pháp

luật liên quan để điều hành việc huy đông, quản lý, sư dung nguồn lực ODA và

vôn vay ưu đãi nước ngoài theo hướng không được vượt tỷ lệ bôi chi và mức trần

tổng vôn đầu tư từ nguồn NSNN 2 triệu tỷ đồng trong giai đoạn 2016-2020, giữ

vững chỉ tiêu an toàn nợ công đã được Quôc hôi quyết định.

(2) Nghiên cứu, xây dựng tiêu chi lựa chọn các dự án, tiêu chi đánh giá hiệu

quả các dự án sư dung vôn ODA, vôn vay ưu đãi, tạo cơ sở để bảo đảm tinh chặt

chẽ, hiệu quả, minh bạch trong ký kết hiệp định, bảo đảm quyền lợi của phia Việt

Nam trong tiếp nhận nguồn vôn; kiên quyết loại bỏ các dự án không thực sự cấp

bách, không phù hợp với điều kiện, tiêu chi về hiệu quả kinh tế và khả năng trả nợ,

không vay cho chi thương xuyên.

(3) Đôi với việc vượt trần 300.000 tỷ đồng tổng mức đầu tư từ nguồn ODA

giai đoạn 2016-2020, đề nghị Chinh phủ:

Thứ nhất, Chính phủ cần chỉ đạo sơ kết, đánh giá toàn diện, khách quan 3

năm thực hiện Nghị quyết của Quôc hôi về Kế hoạch đầu tư công trung hạn 2016-

2020, Kế hoạch tài chinh 5 năm và đề xuất giải pháp tổng thể cân đôi, điều hòa

nguồn lực tài chinh đã được Quôc hôi quyết định trong những năm còn lại của kế

hoạch 5 năm (năm 2019-2020) nhằm nâng cao hiệu quả quản lý, sư dung vôn, báo

cáo Quôc hôi tại kỳ họp thứ 6 (tháng 10/2018).

Thứ hai, đề nghị Chinh phủ chỉ đạo các cơ quan hữu quan khẩn trương đánh

giá tình hình thực hiện giải ngân và hiệu quả của các dự án sư dung vôn vay ODA

theo Điều 78, 80, 81 Luật Đầu tư công. Từ đó, khẩn trương triển khai các thủ tuc

điều chuyển vôn nước ngoài cấp phát từ NSTW từ dự án giải ngân thấp sang dự án

có khả năng giải ngân cao hơn theo quy định hiện hành đồng thơi xây dựng định

hướng huy đông, đổi mới nâng cao hiệu quả quản lý, sư dung vôn ODA, vôn vay

ưu đãi nước ngoài trong thơi gian tới.

14

Thứ ba, đề nghị xác định rõ trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có

liên quan, đặc biệt trách nhiệm cá nhân của ngươi đứng đầu các cơ quan, tổ chức

nếu có sai phạm.

Thứ tư, xem xét, có phương án bổ sung vôn những dự án đã có trong kế

hoạch đầu công trung hạn đang thực hiện có nhu cầu vôn để tiếp tuc giải ngân;

Tổng hợp, xem xét, đề xuất phương án bổ sung các dự án hoàn tất thủ tuc và đã ký

hiệp định vay vôn vào kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020 trình

UBTVQH xem xét, cho ý kiến đúng quy định của pháp luật.

(4) Xây dựng trình Quôc hôi cơ chế điều hòa kế hoạch vôn nước ngoài giữa

các bô, ngành và địa phương, điều hòa kế hoạch vôn từ các dự án giải ngân chậm

cho các dự án có khả năng giải ngân trên cơ sở tổng mức vôn nước ngoài đã được

Quôc hôi phê duyệt.

(5) Khẩn trương triển khai quy định thông nhất đầu môi quản lý nợ tại Luật

Quản lý nợ công năm 2017. Tiếp tuc nghiên cứu, đề xuất sưa đổi Luật Đầu tư

công, đảm bảo tinh đồng bô, thông nhất với Luật Ngân sách nhà nước và Luật

quản lý nợ công, bảo đảm tinh công khai, minh bạch, công bằng trong quá trình

thực hiện.

(6) Tăng cương trách nhiệm của Bô Tài chinh (là cơ quan đầu môi giúp

Chinh phủ thông nhất quản lý nhà nước về nợ công) trong việc phôi hợp với Bô Kế

hoạch và Đầu tư, Ngân hàng nhà nước và các bô, ngành, địa phương, bảo đảm tinh

chặt chẽ trong quản lý, đàm phán, ký kết, sư dung hiệu quả vôn vay và đặc biệt

phải bảo đảm khả năng trả nợ.

(7) Hiện đại hóa công tác quản lý nguồn lực ODA thông qua nâng cấp hệ

thông công nghệ thông tin, bảo đảm thương xuyên, kịp thơi cập nhật việc đàm

phán, ký kết đến triển khai thực hiện, tình hình giải ngân... tạo điều kiện sớm phát

hiện những bất cập phát sinh để có giải pháp xư lý kịp thơi.

(8) Đẩy mạnh công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát theo thẩm quyền về

quản lý và sư dung nguồn vôn vay nước ngoài.

2.3. Đối với các địa phương

(1) Chủ đông rà soát, báo cáo Bô Kế hoạch và Đầu tư tình hình triển khai

thực hiện, giải ngân, đề xuất điều chỉnh, bô tri kế hoạch đầu tư công để triển khai

các dự án, hiệp định vay vôn đã được ký kết, thực hiện trong giai đoạn 2016-2020

phù hợp với tiến đô cam kết với các nhà tài trợ.

(2) Tăng cương công tác quản lý các dự án sư dung vôn vay nước ngoài trên

địa bàn; phôi hợp với các nhà tài trợ để đàm phán, tháo gỡ các vướng mắc về thủ

tuc, bảo đảm hài hòa giữa pháp luật Việt Nam và quy định của Nhà tài trợ.

(3) Tich cực phôi hợp với các Bô, ngành liên quan và nhà đầu tư trong quá

trình giải phóng mặt bằng, không để ảnh hưởng đến tiến đô triển khai các dự án đã

được ký kết.

15

(4) Nâng cao năng lực của cán bô quản lý ODA, nhà tư vấn và nhà thầu thi

công dự án; thương xuyên quán triệt và nâng cao nhận thức cho cán bô, công chức

và ngươi dân về vai trò, ý nghĩa của nguồn vôn ODA.

(5) Đẩy mạnh công tác kiểm tra, giám sát, kiểm toán và quyết toán công

trình, việc bàn giao đưa các dự án đi vào sư dung, đảm bảo sư dung có hiệu quả

nguồn vôn vay; chấn chỉnh công tác quản lý đầu tư, đảm bảo thực hiện nghiêm túc

chế đô báo cáo về các dự án sư dung nguồn vôn ODA và vay ưu đãi nước ngoài.

Trên đây là Báo cáo tóm tắt kết quả giám sát chuyên đề “thực hiện chính

sách, pháp luật về quản lý và sử dụng nguồn vốn vay nước ngoài giai đoạn 2011-

2016”, Đoàn giám sát xin trân trọng báo cáo UBTVQH./.

ĐOÀN GIÁM SÁT

16

1 Nguồn vôn vay nước ngoài trong phạm vi Đoàn giám sát bao gồm nguồn vôn hỗ trợ phát triển chinh thức

(ODA)và vôn vay ưu đãi từ các nhà tài trợ nước ngoài. 2 Đoàn Giám sát đã tổ chức làm việc với Bô GTVT, Bô Kế hoạch và Đầu tư, Bô Tài Chinh, Bô Tài nguyên và Môi

trương, Bô NN và PTNT, Bô Y tế, Bô GDĐT, Ngân hàng Nhà nước, Tổng công ty Điện lực Việt nam, Tổng công ty

công nghiệp tàu thủy Việt Nam. 3 Bao gồm: Lai Châu, Sơn La, Thanh Hóa, TP.Hà Nôi, TP. Hồ Chi Minh, TP. Cần Thơ, Bạc Liêu, Cà Mau, Quảng

Trị, Kon Tum, Quảng Ngãi và TP. Đà Năng 4 Bao gồm: Ngân hàng Thế giới (WB); Cơ quan Phát triển Pháp (AFD); Ngân hàng Tái thiết Đức (KFW); Cơ quan

Hợp tác Quôc tế Nhật Bản (JICA); Ngân hàng Xuất nhập khẩu Hàn Quôc (Korea Eximbank). 5 Hôi thảo về “Thực trạng quản lý và sư dung nguồn vôn vay nước ngoài tại Việt Nam giai đoạn 2011 - 2016” tổ chức

ngày 05/3/2018 tại Thành phô Đà Năng. 6 Nghị quyết sô 13-NQ/TW ngày 16/01/2012 của Hôi nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa

XI về “Xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bô nhằm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại

vào năm 2020” đã khẳng định “Huy đông mạnh mẽ mọi nguồn lực của xã hôi, bảo đảm lợi ich hợp lý để thu hút các

nhà đầu tư, kể cả các nhà đầu tư nước ngoài vào phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hôi”, và đưa ra giải pháp “Thu

hút mạnh và sư dung có hiệu quả nguồn vôn ODA. Đẩy mạnh vận đông các đôi tác, các nhà tài trợ tiếp tuc cung cấp

ODA để phát triển kết cấu hạ tầng, nhất là các công trình lớn. Rà soát, sưa đổi, bổ sung các văn bản pháp luật có liên

quan; ưu tiên bô tri vôn đôi ứng và tháo gỡ khó khăn để đẩy nhanh tiến đô giải ngân, hoàn thành các dự án.”. 7 Nghị quyết sô 77/2014/QH13 ngày 11/10/2014 của Quôc hôi về Kế hoạch phát triển kinh tế xã hôi năm 2015; Nghị

quyết sô 142/2016/QH13 ngày 12/4/2016 của Quôc hôi về Kế hoạch phát triển kinh tế xã hôi 5 năm 2016-2020;

Nghị quyết sô 25/2016/QH14 của Quôc hôi về Kế hoạch tài chinh 5 năm quôc gia 2016-2020; Nghị quyết sô

26/2016/QH14 của Quôc hôi về Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020 “Nâng cao hiệu quả sư dung

vôn đầu tư công; bảo đảm nợ công, nợ Chinh phủ, nợ nước ngoài của quôc gia trong giới hạn an toàn theo quy định.

Bảo đảm tiến đô giải ngân vôn đầu tư xây dựng cơ bản, nhất là các nguồn vôn ngân sách nhà nước, trái phiếu Chinh

phủ, ODA…”. 8 Luật Đầu tư công quy định Thủ tướng Chinh phủ phê duyệt ở bước chủ trương đầu tư chương trình, dự án trong

khi Nghị định 16/2016/NĐ-CP về quản lý và sư dung vôn hỗ trợ phát triển chinh thức và vôn vay ưu đãi của các

Nhà tài trợ nước ngoài quy định Thủ tướng Chinh phủ phê duyệt ở bước đề xuất chương trình, dự án; không hướng

dẫn việc thành lập Ban chuẩn bị dự án đôi với các hoạt đông thực hiện trước trong giai đoạn chuẩn bị các dự

án; không có quy định cu thể về việc theo dõi, xây dựng kế hoạch vôn hằng năm và trung hạn đôi với các

chương trình, dự án Ô do Bô, ngành là cơ quan chủ quản. 9 Theo quy định của Ngân hàng Thế giới, việc xác định giá trị trúng thầu không căn cứ vào giá trị dự toán gói thầu

mà chỉ xét đến giá của nhà thầu tham gia có giá thấp nhất, nên trong môt sô trương hợp, giá trị trúng thầu đều giá trị

dự toán gói thầu; đồng thơi, trong quá trình thực hiện, việc điều chỉnh, bổ sung hồ sơ thiết kế dự toán đều căn cứ vào

đơn giá trúng thầu để bổ sung dự toán. Điều này chưa phù hợp với Luật Đấu thầu của Việt Nam. 10 Sô liệu theo báo cáo sô 302/BC-CP của Chinh phủ ngày 24/7/2018. 11 Sô liệu theo báo cáo của Bô Tài chinh ngày 02/7/2018. 12 Theo sô liệu báo cáo kiểm toán chuyên đề nợ công năm 2016 của Kiểm toán nhà nước. 13 Nghị quyết 25/2016/QH14 của Quôc hôi về Kế hoạch tài chinh 5 năm quôc gia 2016-2020 quy định muc tiêu bảo

đảm an toàn nợ công: “nợ nước ngoài của quôc gia không quá 50%GDP”. 14 Bô Nôi vu thực hiện kiến nghị tại Thông báo kết quả kiểm toán sô 166/TB-KTNN ngày 03/3/2015; Bô GTVT:

giai đoạn 2011-2016 đã thực hiện được 60% kiến nghị kiểm toán, trong đó tổng sô đã xư lý 2.393,5 tỷ đồng bao

gồm thu hồi nôp NSNN 78,6 tỷ đồng, giảm thanh toán, giảm giá trị hợp đồng: 230,86 tỷ đồng; xư lý khác 2.084 tỷ

đồng… 15 Như: Dự án đương cao tôc Nôi Bài – Lào Cai, Dự án đương cao tôc Long Thành – Dầu Giây, Dự án đương cao

tôc Bến Lức – Long Thành, cầu Vĩnh Thịnh, cầu Nhật Tân, Đương nôi Nhật Tân – Nôi Bài, Nhà ga hành khách

quôc tế T2 Sân bay Nôi Bài; 16Dự án điện Phả Lại, Hàm Thuận – Đa Mi, Phú Mỹ, Ô Môn, dự án đương dây truyền tải điện quôc gia, các dự án

điện nông thôn. Dự án đương dây 500KV Pleiku – Mỹ Phước – Cầu Bông. 17 hệ thông cấp nước sinh hoạt như Dự án cấp nước thành phô Lai Châu; Dự án cấp nước Sông Công, tỉnh Thái

Nguyên,... Các thành phô lớn như Hà Nôi, Thành phô Hồ Chi Minh, Hải Phòng, Đà Năng 18 Sô liệu của Kho bạc nhà nước: năm 2016 khoảng 500 dự án ở nhiều cấp: trung ương, tỉnh, huyện… 19 Như: Công trình cầu Hưng – Hà đã thi công xong cầu nhưng còn vướng mắc chưa hoàn thành đương nôi, chưa

đưa vào khai thác sư dung phát huy hiệu quả kinh tế, xã hôi. Dự án phát triển cảng Cái Mép – Thị Vải: kết quả kiểm

toán Quyết toán NSNN năm 2011 cho thấy, hệ thông đương giao thông chưa tương xứng với quy mô bến cảng; công

suất thiết kế của các cảng đã xây dựng và đưa vào hoạt đông vượt công suất so với quy hoạch. Chương trình muc

tiêu nước sạch và VSMT Nông thôn năm 2013: Tỉnh yên Bái có 24,8% công trình không hoạt đông và 14,3% công

trình hoạt đông kém hiệu quả; Quảng Nam 40/394 công trình không hoạt đông, 99/394 công trình hoạt đông kém

17

hiệu quả, đa sô các công trình chưa khai thác tôi đa công suất thiết kế, chưa đấu nôi với hô dân sư dung)… hệ thông

tàu điện của thành phô Hà Nôi thiếu đồng bô do được đầu tư bởi các nguồn vôn vay từ các nhà tài trợ khác nhau,

trang thiết bị, kỹ thuật khác nhau... 20 Năm 2015, Chinh phủ giao chậm kế hoạch vôn ngoài nước được Quôc hôi bổ sung 30.000 tỷ đồng (đến ngày

27/4/2017 mới giao). Bô KH&ĐT trình Chinh phủ phương án điều chỉnh kế hoạch đầu tư vôn nước ngoài chậm so

với ý kiến của Chinh phủ tại Công văn sô 499/CP-KTTH ngày 12/10/2015 (dự kiến báo cáo UBTVQH vào Quý II

năm 2016 nhưng thực tế báo cáo ngày 25/01/2017) 21 Tỉnh Quảng Trị: Dự án quản lý thiên tai (WB5) kế hoạch bô tri 13,6 tỷ đồng trong khi giải ngân là 113,096 tỷ

đồng (giải ngân gấp hơn 8 lần sô vôn đã bô tri); Dự án Phuc hồi và quản lý bền vững rừng phòng hô tỉnh Quảng Trị

(JICA) kế hoạch vôn bô tri 57 tỷ đồng trong khi giải ngân là 116,278 tỷ đồng (giải ngân gấp 2 lần sô vôn đã bô tri). 22 Tỉnh Quảng Trị: Dự án Phát triển cấp nước Đông Hà và vùng Phu cận, Dự án Nâng cấp cơ sở vật chất ngành y tế

tỉnh Quảng Trị, Dự án Hệ thông cấp nước xã Hải Chánh, huyện Hải Lăng (Italia) thơi gian khởi công đều từ năm

2013 và đều được bô tri vôn kế hoạch trong giai đoạn 2011-2016 nhưng đến hết năm 2016 không giải ngân được. Tỉnh Quảng Ngãi: 65,31% (bao gồm vôn viện trợ); tỉnh Quảng Nam: 56%; tỉnh Đắk Nông: 16,8% (vôn NSTW giai

đoạn 2011-2015) và 18% (vôn trong nước giai đoạn 2011-2015) so với tổng vôn ODA; tỉnh Tây Ninh: vôn ODA bô

tri cho dự án Phát triển các đô thị hành lang sông Mekong mở rông tại Môc Bài-Tây Ninh không giải ngân được

năm 2014, vôn TPCP bô tri cho dự án này chỉ giải ngân được 7%; sô vôn đôi ứng năm 2015 của dự án hợp phần

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Tây Ninh chỉ giải ngân được 13%... 23 Theo sô liệu các báo cáo của Chinh phủ trình Quôc hôi: Năm 2011 giải ngân vôn ODA vượt dự toán 5.775 tỷ

đồng, năm 2012 vượt 17.143 tỷ đồng, năm 2013 vượt 29.422 tỷ đồng, năm 2014 vượt 26.169 tỷ đồng, năm 2015

vượt 30.725 tỷ đồng, năm 2016 vượt 17.033 tỷ đồng. 24 Điển hình như Dự án Metro Hồ Chi Minh vay của Chinh phủ Đức có tổng sô vôn vay theo Hiệp định là 137 triệu

EUR, hàng năm phải trả phi cam kết 342.500 EUR; tổng sô phi cam kết phải trả cho Dự án đến 31/12/2016 là 1,358

triệu EUR); Sô liệu kiểm toán nhà nước: Đôi với dự án thoát nước nhằm cải thiện môi trương Hà Nôi: dự án không

sư dung hết vôn vay (Vôn ODA đã huy đông 23,983 triệu JPY, tổng sô vay theo hiệp định là 32.333 triệu JPY, sô

không sư dung hết: 8.349,16 triệu JPY nhưng vẫn phải trả phi cam kết với sô tiền 5,96 tỷ đồng (BCKT NSNN năm

2016). 25 Theo Báo cáo của thành phô Đà Năng, thủ tuc trình phê duyệt đề xuất dự án, chủ trương đầu tư, văn kiện dự án ở

các bô ngành tôn rất nhiều thơi gian, thông thương từ lúc trình phê duyệt đến lúc được phê duyệt mất từ 02 đến 03

năm, ảnh hưởng đến quá trình chuẩn bị dự án ở cấp địa phương và việc cho vay của Nhà tài trợ. 26 Báo cáo cảu UBND TP Hà Nôi: Chất lượng lập văn kiện dự án sư dung vôn vay ODA do tư vấn nước ngoài lập

chưa sát với thực tế, khi thực hiện phải điều chỉnh, bổ sung nhiều lần, làm phát sinh chi phi. Việc điều chỉnh tổng

mức đầu tư của dự án xây dựng tuyến đương sắt đô thị thành phô hà Nôi sô 2, đoạn Nam Thăng Long – Trần Hưng

Đạo kéo dài làm ảnh hưởng đến tiến đô giải ngân của Hiệp định vay vôn đã ký kết. 27 Theo sô liệu báo cáo kiểm toán NSNN năm 2016: Dự án đương cao tôc Đà Năng - Quảng Ngãi: vôn đôi ứng

NSNN thiếu 39% theo hiệp định ký kết; Dự án Cải thiện nông nghiệp có tưới - WB 7: Do nguồn đôi ứng từ ngân

sách địa phương hàng năm không đủ dẫn đến Chinh phủ phải bô tri bổ sung nguồn vôn TPCP 11,9 tỷ đồng; Dự án

Tăng cương kỹ năng nghề & Chương trình đào tạo nghề 2008: Chưa bô tri vôn đôi ứng xây lắp (1.110.000 USD),

chưa bô tri vôn đôi ứng để chi phi quản lý dự án (81.201 USD); Dự án đầu tư xây dựng công trình Cảng cưa ngõ

Quôc tế Hải Phòng (hợp phần A) - Giai đoạn khởi đông: KHV đôi ứng (gồm cả vôn NSNN ứng trước) đã giao 1.007

tỷ đồng chiếm 10,8%/TMĐT (thiếu 1,09%); Dự án Cấp nước sạch và vệ sinh môi trương nông thôn vùng miền trung

vôn vay ADB giai đoạn 2010-2016: Đến thơi điểm kiểm toán, vôn đôi ứng của các địa phương còn thiếu 16,95 tỷ

đồng. 28 Báo cáo của Tỉnh Hà Giang, 29 Theo Báo cáo sô 1242/CNT-TCKT ngày 30/7/2018 của Tổng công ty công nghiệp Tàu thủy, khoản vôn vay ODA

do Chinh phủ Việt Nam vay của Chinh phủ Ba Lan, cho TCT công nghiệp tàu thủ Việt Nam đến nay không có khả

năng trả nợ, các sản phẩm của dự án như: Công ty Công nghiệp tàu thủy Nha Trang đã nôp đơn phá sản…các khoản

nợ chưa được xư lý dứt diểm và tiếp tuc tăng lãi, chi phi hằng năm. 30 Tinh đến 31/12/2016 còn 09 dự án được Chinh phủ bảo lãnh với dư nợ 4.618 tỷ đồng, trong đó 05 dự án có nợ quá

hạn 1.760 tỷ đồng; 60 dự án cho vay lại có nợ quá hạn tương đương 10.551 tỷ đồng; hầu hết các dự án được thực

hiện trước năm 2010, sư dung vôn không hiệu quả, khó khăn trong việc trả nợ, khoanh nợ, cơ cấu lại nợ. 31 Báo cáo kiểm toán quyết toán NSNN năm 2011: Dự án phát triển cảng quôc tế Cái Mép – Thị Vải: tăng TMĐT

8.160 tỷ đồng; Báo cáo kiểm toán quyết toán NSNN năm 2013: Dự án Nhà máy nhiệt điện Nghi Sơn 1 tăng 10.515

tỷ đồng; Dự án xây dựng đương cao tôc Nôi Bài – Lào Cai tăng 10.148 tỷ đồng. Báo cáo kiểm toán quyết toán

NSNN năm 2014: Dự án xây dựng đương cao tôc thành phô Hồ Chi Minh - Long Thành - Dầu Giây điều chỉnh lần

1 tăng 6.001 tỷ đồng, lần 2 tăng thêm 4.738 tỷ đồng; Dự án thoát nước nhằm cải tạo môi trương Hà nôi - Dự án II

điều chỉnh 3 lần, từ 5.063,7 tỷ đồng lên 9.693,8 tỷ đồng (tăng 91,4%)… 32 Theo báo cáo kiểm toán quyết toán NSNN năm 2013: Suất đầu tư của dự án Nhà máy Nhiệt điện Nghi sơn 1 theo

TMĐT điều chỉnh tăng gấp 2 lần so với đơn giá của Bô Xây dựng.

18

33 Báo cáo kiểm toán quyết toán NSNN năm 2013: Chương trình muc tiêu quôc gia về giáo duc và đào tạo: Tỉnh

Quảng Ngãi: Ký túc xá trương trung cấp nghề Đức Phổ đạt 53,1% tổng sô chỗ ở, trương ĐH Phạm Văn Đồng chỉ

đạt 50,5% tổng sô chỗ ở, KTX Trung tâm dạy nghề Trà Bồng 75 chỗ không có học viên ở… 34 Theo báo cáo kiểm toán quyết toán NSNN năm 2011: Môt sô chương trình, dự án trùng lắp như: Chương trình

MTQG về văn hóa, CT dạy nghề lao đông nông thôn; CT MTQG về nước sạch và vệ sinh môi trương, chương trình

nông thôn mới, chương trình 135… 35 Dự án Trương Cao đẳng Việt Nam – Hàn Quôc – Quảng Ngãi. 36 Đôi với khu vực vùng Đồng bằng Sông cưu long: đặc trưng vùng sông nước với nền đất yếu, chi phi thi công cầu,

đương sẽ cao hơn, mặt khác, việc thi công các công trình gặp nhiều khó khăn trong mùa mưa. 37 Theo báo cáo của UBND thành phô Hà Nôi: Tuyến đương sắt đô thị thi điểm thành phô Hà Nôi, đoạn Nhổn - ga

Hà Nôi: nhà tài trợ ADB yêu cầu chủ đầu tư phải lập khung chinh sách GPMB và tái định cư để nhà tài trợ phê

duyệt, gây ảnh hưởng đến tiến đô chung của dự án. 38 Báo cáo của UBND thành phô Hà Nôi. 39 Theo báo cáo KTNN NSNN năm 2015: Bô KHĐT bô tri vôn không đúng đôi tượng hoặc vượt tỷ lệ quy định tại

các chương trình 332,47 tỷ đồng (12 dự án); bô tri vôn đôi ứng vượt tỷ lệ quy định 2,75 tỷ đồng (02 dự án) 40 Dự án đầu tư xây dựng nhà máy nhiệt điện Vũng Áng 1: Dùng vôn dự án Nhà máy nhiệt điện Vũng Áng 1 thanh

toán cho dự án Sân phân phôi 500Kv 73,2 tỷ đồng; Dự án phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn bền vững các tỉnh Miền

núi phia Bắc: Tiểu dự án cải tạo, nâng cấp hệ thông cấp nước vùng Phương Xá - huyện Cẩm Khê và xã Xuân Lũng,

Xuân Huy - huyện Lâm Thao tỉnh Phú Thọ là những xã có đôi tượng thu hưởng chưa phù hợp với muc tiêu dự án

nêu trong Hiệp định vay vôn; Dự án phát triển hệ thông tưới Bắc Sông Chu - Nam Sông Mã: sư dung nguồn vôn

NSTW thanh toán chi phi giám sát khảo sát xây dựng không thuôc danh muc của dự án 0,6 tỷ đồng; Dự án quản lý

thiên tai (VN-HAZ) WB5: Sư dung nguồn vôn TPCP cấp cho dự án để chi trả cho gói thầu chuẩn bị dự án WB8 sô

tiền 13,5 tỷ đồng; Dự án cải thiện vệ sinh môi trương thành phô Nha Trang: Sư dung vôn đôi ứng từ ngân sách tỉnh

để chi trả tiền đền bù giải phóng mặt bằng cho dự án khác (Dự án khu đô thị mới phia Tây Lê Hồng Phong) 30 tỷ

đồng. 41 Dự án đầu tư xây dựng nhà máy nhiệt điện Vũng Áng 1: Dùng vôn dự án để mua than, dầu cho hoạt đông chạy

thư và phát điện thương mại 1.116,9 tỷ đồng thuôc trách nhiệm của nhà thầu. 42 Dự án phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn bền vững các tỉnh Miền núi phia Bắc: Tiểu dự án Cum hồ chứa nước

sinh hoạt huyện Đồng Văn - tỉnh Hà Giang đã đầu tư 6,2 tỷ đồng.