nhÂn xem trang blog cỦa tÁc giẢ nguyỄn xuÂn...

10
NHÂN XEM TRANG BLOG CA TÁC GINGUYN XUÂN DIN NGHĨ VTRÌNH ĐỘ VĂN HÓA CA HI NHÀ VĂN VIT NAM Cui tun ri (11/02/2017), tôi tình cmxem trang blog, có bài ‘‘Hội Nhà Văn Việt Nam làm nhc Tin nhân giữa sân Văn Miếu’’ca Nguyn Xuân Din. Tác giđưa ra một ssvic cthvđại tang văn hóa, va xy ra Thăng Long, đất ngàn năm văn vật, kèm theo mt shình nh minh chng. Tôi mn phép tác giđăng lại nguyên văn bài viết, vì thiết nghĩ trăm nghe không bằng mt thy. Những điều mt thy tai nghe không những được ghi chép đầy đủ, mà còn được thu vào ng kính. Trong thời đại thông tin, thế giới như một ngôi làng (village global - McLuhan), sviệc này được khp nơi biết đến. Trăm năm bia đá thì mòn, Ngàn năm bia miệng vẫn còn trơ trơ. Chen gia 82 tm bia tiến sĩ trong Văn Miếu, tnay có thêm tm bia ming ca Hội Nhà Văn. Tôi không bình lun gì thêm vcác svic xy ra. Voltaire cho rng ta chhái trái chân lý mt khi đã chín mng. Trái chân lý vcái bia ming Văn Miếu đã ung thi, làm nhc nhi lương tri nhng ai còn nng lòng vi văn hóa nước nhà. Tôi có hai ghi nhn nhnht : mt đầu, và mt cui trang blog. Người chtrương không đặt tên cho trang blog. Thay vào đó là mặt nanh hdân gian, din tý nghĩa thị phi : Ngán cho cái mũi vô duyên, Câu thơ thi xã, con thuyền NghAn. Cao Bá Quát Thay cho tên gi là mt câu nói : ‘‘Tôi tặng blog này cho các bạn’’. Cui trang blog mi tht là lý thú. Ta lng nghe phn ng của trăm họ khi thy tn mt cái bia ming nng mùi và hết sc vô duyên này. Thì ra người dân Thăng Long tuy thp ctht, nhưng không bé miệng chút nào. Cổng Văn Miếu có tấm hình hai ‘‘nhân vật’’, âu phc chnh t, phăng phăng đi trước các tin nhân. Tnay, hai nhân vật đó trnên chnhân hai tm bia miệng văn hóa.

Upload: vuongque

Post on 21-May-2018

219 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

NHÂN XEM TRANG BLOG CỦA TÁC GIẢ NGUYỄN XUÂN DIỆN

NGHĨ VỀ TRÌNH ĐỘ VĂN HÓA CỦA HỘI NHÀ VĂN VIỆT NAM

Cuối tuần rồi (11/02/2017), tôi tình cờ mở xem trang blog, có bài ‘‘Hội Nhà Văn Việt Nam

làm nhục Tiền nhân giữa sân Văn Miếu’’của Nguyễn Xuân Diện. Tác giả đưa ra một số sự

việc cụ thể về đại tang văn hóa, vừa xảy ra ở Thăng Long, đất ngàn năm văn vật, kèm theo

một số hình ảnh minh chứng. Tôi mạn phép tác giả đăng lại nguyên văn bài viết, vì thiết nghĩ

trăm nghe không bằng một thấy. Những điều mắt thấy tai nghe không những được ghi chép

đầy đủ, mà còn được thu vào ống kính. Trong thời đại thông tin, thế giới như một ngôi làng

(village global - McLuhan), sự việc này được khắp nơi biết đến.

Trăm năm bia đá thì mòn,

Ngàn năm bia miệng vẫn còn trơ trơ.

Chen giữa 82 tấm bia tiến sĩ trong Văn Miếu, từ nay có thêm tấm bia miệng của Hội Nhà Văn.

Tôi không bình luận gì thêm về các sự việc xảy ra. Voltaire cho rằng ta chỉ hái trái chân lý

một khi đã chín mọng. Trái chân lý về cái bia miệng Văn Miếu đã ung thối, làm nhức nhối

lương tri những ai còn nặng lòng với văn hóa nước nhà.

Tôi có hai ghi nhận nhỏ nhặt : một ở đầu, và một ở cuối trang blog. Người chủ trương không

đặt tên cho trang blog. Thay vào đó là mặt nạ anh hề dân gian, diễn tả ý nghĩa thị phi :

Ngán cho cái mũi vô duyên,

Câu thơ thi xã, con thuyền Nghệ An.

Cao Bá Quát

Thay cho tên gọi là một câu nói : ‘‘Tôi tặng blog này cho các bạn’’.

Cuối trang blog mới thật là lý thú. Ta lắng nghe phản ứng của trăm họ khi thấy tận mắt cái bia

miệng nặng mùi và hết sức vô duyên này. Thì ra người dân Thăng Long tuy thấp cổ thật,

nhưng không bé miệng chút nào. Cổng Văn Miếu có tấm hình hai ‘‘nhân vật’’, âu phục chỉnh

tề, phăng phăng đi trước các tiền nhân. Từ nay, hai nhân vật đó trở nên chủ nhân hai tấm bia

miệng văn hóa.

Người ta lấy râu ông nọ cắm cầm bà kia : hình cụ Phan Thanh Giản mà bảo là hình cụ

Nguyễn Khuyến. Trong Văn Miếu, nghe chăng nữ sĩ Hồ Xuân Hương nhắn nhủ mấy ông

quan to của Hội Nhà Văn :

Dắt díu nhau lên đến cửa chiền,

Cũng đòi học nói, nói không nên.

Ai về nhắn bảo phường lòi tói,

Muốn sống, đem vôi quét trả đền.

Sau đây, ta hãy chiêm ngắm chân dung thật của cụ Nguyễn Khuyến. Thuở bình sinh, cụ làm

bài thơ chữ Hán ‘‘Ưu phụ từ’’ (優婦詞), rồi tự dịch sang chữ nôm, đặt tên là ‘‘Lời vợ anh

phường chèo’’. Câu thơ ‘‘Tuổi đã già sao dại như ri’’dường như để tặng mấy ông quan văn

hóa. Hai câu cuối bài thơ diễn tả các ý kiến bộc trực nói về ông vua và (các) ông quan XHCN,

được nhiều người nói đến ở cuối trang blog.

Lê Đình Thông

(Paris, 14/02/2017)

---

Chân dụng cụ Nguyễn Khuyến

Ưu phụ từ (優婦詞)

(Lời vợ anh phường chèo)

Xóm bên đông có phường chèo trọ,

Đương nửa đêm với vợ chuyện trò:

Rằng: "Ta thường làm quan to,

Sao người coi chẳng ra trò trống chi?"

Vợ cả giận mắng đi mắng lại:

"Tuổi đã già, sao dại như ri!

Đêm hôm người chẳng biết chi,

Người như biết đến, thiếp thì hổ thay!

Đời có hai điều này nên sợ:

Sống chết người quyền ở tại tay.

Thế mà chàng lại chẳng hay,

Còn ai sợ đến phường này nữa chăng?

Vả chàng vẫn lằng nhằng túng kiết,

Sớm hôm chèo kiếm chác qua thì.

Vua chèo còn chẳng ra gì,

Huống hồ quan nhọ khác chi thằng hề."

Nguyễn Khuyến

---

Sau đây là nguyên văn bài viết của tác giả Nguyễn Xuân Diện :

HỘI NHÀ VĂN VIỆT NAM LÀM NHỤC TIỀN NHÂN GIỮA SÂN VĂN MIẾU

Tôi không hiểu Hội Nhà văn Việt Nam đầu não họ có bã đậu hay cái gì bên trong? Họ là hội

nghề nghiệp, là nơi hội tụ chữ nghĩa, vậy mà hôm nay Ngày Thơ Văn Miếu, họ làm ăn tắc

trách và cẩu thả không thể tha thứ được! Thi sĩ Hàn Mặc Tử thì họ in ảnh thi sĩ Yến Lan, cụ

Tam nguyên Yên Đổ thì họ in ảnh cụ Phan Thanh Giản. Ảnh thờ của cụ Chu Văn An thì họ

ghi là ảnh cụ Cao Bá Quát.

.

Ảnh hai ông chủ tịch hội (ảnh trên), vẫn còn sống, thậm chí vẫn đang chủ tịch mà họ viền

khung thẫm đen như cái tờ cáo phó. Muốn chửi quá !

.

Đó là chưa kể các câu thơ được cho là của người nọ người kia cũng rất lạ lẫm, coi chừng là

thơ chế của cậu lái xe cho ông Chủ tịch Hội.

Ảnh Chân dung được ghi là Nguyễn Khuyến thực ra là chân dung Cụ Phan Thanh Giản.

Chân dung cụ Chu Văn An (đời Trần) là ảnh thờ được ghi là Cao Bá Quát (đời Nguyễn)

Ảnh thi sĩ Yến Lan thì được ghi là thi sĩ Hàn Mặc Tử.

Câu thơ nổi tiếng “Trời còn để có hôm nay/ Tan sương đầu ngõ vén mây giữa trời” trong

Truyện Kiều của Nguyễn Du, đến ông Tây mũi lõ còn thuộc, mà bị ghi thành

“Đời còn để có hôm nay/ Tan sương đầu ngõ vén mây giữa trời”.

Son Kieu Mai: Ban tổ chức đem bút đi tô với sửa những chỗ sai trên Pano.

Đúng là muôn đời sau đít con trâu, không ngẩng mặt lên với đời được.

Lại nhớ câu Đỗ Chu bảo: Ăn mày lại gặp ăn mày.

Tôi đề nghị 10h sáng mai, 16 tháng Giêng, ông Hữu Thỉnh, Chủ tịch Hội Nhà văn, các Phó

Chủ tịch hội và toàn bộ Ban chấp hành Hội Nhà văn VN có cơi trầu dắt nhau ra giữa sân Văn

Miếu làm lễ tạ tội với các bậc thi hào của dân tộc. Riêng Chủ tịch hội Nhà văn VN Hữu Thỉnh

phải nằm úp xuống sân Văn Miếu để ông Thủ từ Văn Miếu (Tiến sĩ Lê Xuân Kiêu) đánh đủ

15 roi.

------------

Và ông Thủ từ Văn Miếu cần tuyên bố, đây là lần cuối cùng Văn Miếu cho Hội Nhà văn Việt Nam thuê

địa điểm để tổ chức Ngày Thơ tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám. Lần sau Hội Nhà văn Việt Nam kéo nhau

ra sân Mỹ Đình hoặc sân Hàng Đẫy mà làm.