mỘt sỐ vẨn ĐÈ phiÊn Âm, hiỆu ĐÍnh vÀ chÚ giẢi · hoàn hảo. chúng tôi nghĩ...

8
MỘT SỐ VẨN ĐÈ PHIÊN ÂM, HIỆU ĐÍNH 1 m VÀ CHÚ GIẢI Đ I N A M U Ó C S D IẺ N CA Nguyễn Khắc Thuần Đại Nam Quốc sứ diễn ca là áng sử thi viết bàng chừ Nôm, gồm 2054 câu lục bát. Bản chữ Nôm mà hiện tại chúng tôi dang giữ ghi rõ tên tác giả là Lê Ngô Cát và Phạm Đình Toái (hai cây bút nổi tiếng tài hoa thời nhà Nguyễn). Vứi thể thơ lục bát rất được các thế hệ nhân dân ta yêu chuộng, sách này dã chuyển tài đến bạn đọc toàn bộ các sự kiện lớn, phàn ánh tiến trinh lịch sử Việt Nam từ khởi thủy đến hết thế kỷ XVIII. Mỗi sự kiện và vấn đề cùa lịch sử được giới thiệu vắn tắt, kèm theo lới bình gọn gàng và xác đáng. Đọc Đại Nam Quốc sứ diễn ca, ngoài kiến thức lịch sử, ai cũng đều dễ dàng nhận ra tình cảm lịch sử rất dáng quý của Lê Ngô Cát và Phạm Đình Toái. Chúng tôi cho rằng cách đánh giá của hai ông là tiến bộ. Có không ít đoạn của áng sử thi này giàu chất tráng ca, thể hiện lòng yêu nước nồng nàn của hai ông. Xưa nay, các nhà sử học Việt Nam đều đánh giá rất cao những giá trị tham khảo của Đại Nam Quốc sử diễn ca. Hầu như công trinh nào viết về lịch sử cổ và trung đại Việt Nam cùng đều trích dẫn sách này. Ở một chừng mực nhất định nào đó, chúng ta cùng có thể coi đây là tác phẩm sử thi lớn nhất về lịch sử chung cùa cả dàn tộc. Vì là sử thi nên Đại Nam Quốc str diễn ca không chia thành từng mục hay từng phần, từng chương hoặc từng hồi riêng biệt nhưng người dọc vẫn dễ dàng nhận ra cấu trúc chặt chỗ, có tuần tự trước sau rõ rệt. Người Việt Nam đầu tiên tiến hành phiên âm và chú giải Đọi Nam Quốc sứ diễn ca là Pétrus Ký . Bản phiên âm này được Trí Trung Đường cho in vào năm 1870. Tuy nhiên, bản do Pétrus Ký phiên âm và chú giải chỉ được các nhà khảo cứu căn cứ vào ghi chép của nhiều tài liệu tin Phó Phân Hiệu trường Phân hiệu Khoa học xã hội và Nhàn văn. Trườim khoa Việt Nam học, Trường Dại học Bình Dương. I. Pétrus Ký (1837-1898) họ tên đầy đủ là Trương Vĩnh Ký. nmrừi ấp Cái Mơn, xã Vĩnh Thành, tổng Minh Lý, huyện Tân Minh, phu Hòanií An. tinh Vĩnh Long. Đất quê ông nay thuộc huyện Chợ Lách, tỉnh Ben Tre. về phương diện chính trị, V kiến đánh giá về Pétrus Ký còn có những điểm chưa thống nhất nhung vê plurưng diện văn hóa, không ai có thể phù nhận ông là một nhà ngôn ngữ uyên bác, một nhà kháo cứu ràt uiàu tài năng và tâm huyết. 521

Upload: others

Post on 04-Feb-2020

8 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: MỘT SỐ VẨN ĐÈ PHIÊN ÂM, HIỆU ĐÍNH VÀ CHÚ GIẢI · hoàn hảo. Chúng tôi nghĩ rằng, nếu cổ gắng in kèm nguyên tác chữ Nôm thì chẳng những rất

MỘT SỐ VẨN ĐÈ PHIÊN ÂM, HIỆU ĐÍNH• 1 m

VÀ CHÚ GIẢI Đ Ạ I N A M Ọ U Ó C S Ữ D I Ẻ N C A

Nguyễn Khắc Thuần

Đại Nam Quốc sứ diễn ca là áng sử thi viết bàng chừ Nôm, gồm 2054 câu lục bát. Bản chữ Nôm mà hiện tại chúng tôi dang giữ ghi rõ tên tác giả là Lê Ngô Cát và Phạm Đình Toái (hai cây bút nổi tiếng tài hoa thời nhà Nguyễn). Vứi thể thơ lục bát rất được các thế hệ nhân dân ta yêu chuộng, sách này dã chuyển tài đến bạn đọc toàn bộ các sự kiện lớn, phàn ánh tiến trinh lịch sử Việt Nam từ khởi thủy đến hết thế kỷ XVIII. Mỗi sự kiện và vấn đề cùa lịch sử được giới thiệu vắn tắt, kèm theo lới bình gọn gàng và xác đáng. Đọc Đại Nam Quốc sứ diễn ca, ngoài kiến thức lịch sử, ai cũng đều dễ dàng nhận ra tình cảm lịch sử rất dáng quý của Lê Ngô Cát và Phạm Đình Toái. Chúng tôi cho rằng cách đánh giá của hai ông là tiến bộ. Có không ít đoạn của áng sử thi này giàu chất tráng ca, thể hiện lòng yêu nước nồng nàn của hai ông.

Xưa nay, các nhà sử học Việt Nam đều đánh giá rất cao những giá trị tham khảo của Đại Nam Quốc sử diễn ca. Hầu như công trinh nào viết về lịch sử cổ và trung đại Việt Nam cùng đều trích dẫn sách này. Ở một chừng mực nhất định nào đó, chúng ta cùng có thể coi đây là tác phẩm sử thi lớn nhất về lịch sử chung cùa cả dàn tộc. Vì là sử thi nên Đại Nam Quốc str diễn ca không chia thành từng mục hay từng phần, từng chương hoặc từng hồi riêng biệt nhưng người dọc vẫn dễ dàng nhận ra cấu trúc chặt chỗ, có tuần tự trước sau rõ rệt. Người Việt Nam đầu tiên tiến hành phiên âm và chú giải Đọi Nam Quốc sứ diễn ca là Pétrus Ký . Bản phiên âm này được Trí Trung Đường cho in vào năm 1870. Tuy nhiên, bản do Pétrus Ký phiên âm và chú giải chỉ được các nhà khảo cứu căn cứ vào ghi chép của nhiều tài liệu tin

Phó Phân Hiệu trường Phân hiệu Khoa học xã hội và Nhàn văn. Trườim khoa Việt Nam học, Trường Dại học Bình Dương.

I. Pétrus Ký (1837-1898) họ tên đầy đủ là Trương Vĩnh Ký. nmrừi ấp Cái Mơn, xã Vĩnh Thành, tổng Minh Lý, huyện Tân Minh, phu Hòanií An. tinh Vĩnh Long. Đất quê ông nay thuộc huyện Chợ Lách, tỉnh Ben Tre. về phương diện chính trị, V kiến đánh giá về Pétrus Ký còn có những điểm chưa thống nhất nhung vê plurưng diện văn hóa, không ai có thể phù nhận ông là một nhà ngôn ngữ uyên bác, một nhà kháo cứu ràt uiàu tài năng và tâm huyết.

521

Page 2: MỘT SỐ VẨN ĐÈ PHIÊN ÂM, HIỆU ĐÍNH VÀ CHÚ GIẢI · hoàn hảo. Chúng tôi nghĩ rằng, nếu cổ gắng in kèm nguyên tác chữ Nôm thì chẳng những rất

VIỆT NAM HỌC - KỶ YÉU HỘI THẢO QUỐC TỂ LÀN THỨ T ư

cậy rồi nhắc lại chứ trên thực tế kể như đã bị thất truyền. Sau Pétrus Ký, một số hực giả tài hoa khác cũng tiến hành phiên âm và chú giải Đại Nam Quốc sử diễn ca nhưng bản được đón nhận và sử dụng nhiều nhất hơn 60 năm qua vẫn là bản do Hoàng Xuân Hãn1 thực hiện vào năm 1949. Tuy nhiên, công trình của GS. Hoàng Xuân Hãn xuất bản đã quá lâu, sổ người cần tham khảo thì nhiều mà sách giữ được lại quá ít2. Bên cạnh đó, bản do GS. Hoàng Xuân Hãn thực hiện cũng có mấy vấn đề rất cần được lun ý:

1. Trong các lần in trước đây, rất tiếc là bạn đọc chỉ thấy lời phiên âm và những lời chú giải của GS. Hoàng Xuân Hãn chứ không hề thấy nguyên tác chữ Nôm vốn được cho là của Lê Ngô Cát và Phạm Đình Toái. Đó có lẽ cũng là sự chưa hoàn hảo. Chúng tôi nghĩ rằng, nếu cổ gắng in kèm nguyên tác chữ Nôm thì chẳng những rất tiện lợi cho việc kiểm chứng của bạn đọc mà còn thiết thực góp phần bảo vệ và quảng bá di sản văn hóa của tổ tiên.

2. Là công trình được hoàn tất cách nay hơn 60 năm, đĩ nhiên, những lời chú giải của GS. Hoàng Xuân Hãn không thể nào phản ánh được các kết quả nghiên cứu mới.

Mặc dầu trình độ chữ Nôm còn khiêm tốn, chúng tôi vẫn mạnh dạn kế tục công việc của bậc tiền bổi tài danh đã khuất, tiến hành phiên âm lại và chú giải lại Đại Nam Quốc sử diễn ca sao cho đầy đủ và cập nhật hơn.

Nguyên tác Đại Nam Quốc sử diễn ca chúng tôi đang lưu giữ là của Tụ Văn Đường Tàng Bản (SS ỀL t£), tờ bìa ghi rõ sách được khắc in vào mùa thu, Mậu Thân, Duy Tân năm thứ bảy3 và đó là chút nhầm lẫn đầu tiên của nguyên bản. Lý do: năm Mậu Thân của đầu thế kỷ XX là năm 1908, còn như năm Duy Tân thứ bảy lại là năm Quý Sửu, tức năm 1913 chứ không phải năm Mậu Thân. Bản này có tổng cộng 140 tờ, ngoài đề mục tóm lược (10 tờ) ghi lời chú thích rõ ràng về các niên đại của từng sự kiện và từng thời đại lớn, phần còn lại (130 tờ) là nội dung chính của tác phẩm, gồm có 2.054 câu thơ chữ Nôm viết theo thể lục bát. Chữ của nguyên bản rõ ràng và sắc nét, chỉ tiếc người sử dụng trước chúng tôi đã tự ý đánh dấu và viết thêm những lời bình không được tao nhã, cho nên, thay vì cho scan để in kèm nguyên bản chữ Nôm Đại Nam Quốc sử diễn ca tương tự như đã từng làm

1. Hoàng Xuân Hãn (1908-1996) người làng Yên Hồ, huyện La Sơn, đất quê ông nay thuộc huyện Đức Thọ, tinh Hà Tĩnh, ô n g là một nhà giáo, nhà văn hỏa lùng danh. Từ năm 1951, Hoàng Xuân Hãn định cư tại Pháp và mất ở đó vào năm 1996, hưởng thọ 88 tuổi.

2. Kể cả những bản được tái bản vào năm 1951 và năm 1956.

3. Tờ bia có ba hàng chữ để dọc. Hàng thứ nhất ở bên trái ghi ~x 1ÈL M. ịẵ (Tụ Văn Đường Tàng Bản), hàng giữa chữ lớn [3 st Sifc (Đại Nam quốc sử diễn ca), hàng bên phải ghi I f 0T JÄ í %k (Duy Tân thất niên M ậu Thân, Thu).

522

Page 3: MỘT SỐ VẨN ĐÈ PHIÊN ÂM, HIỆU ĐÍNH VÀ CHÚ GIẢI · hoàn hảo. Chúng tôi nghĩ rằng, nếu cổ gắng in kèm nguyên tác chữ Nôm thì chẳng những rất

MỔT SỐ VẤN ĐỀ PHIÊN ÂM, HIỆU ĐÍNH VÀ CHÚ GIẢI...

trong nhiều bản dịch, hiệu đính và chú giải thư tịch chừ I lán, chúng tôi buộc phải tiến hành đánh máy lại. Tất nhiên, việc cun trọng kiểm chửng đố bào đảm độ chính xác và trung thực so với nguyên bản đã dược thực hiện rất nghiêm túc và công phu. Ở dây chúng tôi chi có hai phút thay đổi nho nhỏ. M ột /ờ trình bày các câu thơ lục bát viết bằng chừ Nôm đọc theo hàng ngang từ trái qua phải rồi lừ trên xuống dưứi chứ không phải đọc theò hàng dọc từ phải qua trái. Nói khác hơn, thư lục bát hiện đại được trình bày như thế nào thì bàn Nôm cùa tác phẩm Đại Nam Quốc sử diễn ca do chúng tôi đánh máy cũng trình bày tương tự như thế. Hui lù de cho bạn đọc tiện tra cứu, chúng tôi đã tự ý đánh máỵ số tỉ}ứ tự của các câu trong bản phiên âm, cứ 10 câu đánh sổ một lần, ví dụ 1 1 , 2 1 , 3 1 , 4 1 . . .

Trước đây, GS. Hoàng Xuân Hãn đã dựa vào những nội dung của phàn đề mục

tóm lược về lịch sử Việt Nam được ghi ở 10 tờ dầu trong nguycn bản dể đặt thêm tiêu đề cho từng đoạn cùa bản phiên âm. Cách làm đó có ý nghĩa giúp bạn đọc tiện lợi và dễ dàng hơn khi tham khảo nhưng chính thiện chí của GS đã vô tình khiến bạn đọc cứ tưởng tất cả đều là lời phiên âm từ n&uyên bản chữ Nôm chứ không nghĩ đó là phần do GS. Hoàng Xuân Hãn viết thêm. Vì sợ bạn đọc (nhất là bạn đọc trẻ) sỗ ngộ nhận nên chúng tôi không làm theo cách cùa GS. Hoàng Xuân Hãn.

*

* *

Xưa nay, hầu như bất cứ ai cũng đểu cho ràng áng sử thi lục bát viết bằng chữ Nôm mang tên Đại Nam Quốc sử diễn ca là của Lê Ngô Cát và Phạm Đình Toái' - hai cây bút nổi tiếng tài hoa sống vào thời nhà Nguyễn. Đành rằng nhận thức đó tuy không phải là hoàn toàn sai nhưng nghĩ cho kỹ lại thấy chưa đúng. Truy xét đến tận gốc sẽ thấy Đại Nam Quốc sử diễn ca có một lịch sử hình thành khá lâu dài mà điểm bắt đầu có lẽ là từ những năm cuối thế kỷ XVII. Xin sơ bộ trình bày tóm tắt kết quả khảo cứu của chúng tôi về xuất xứ văn bản cùa tác phẩm Đại Nam Quốc sử diễn ca như sau:

1. Vào khoảng cuối thế kỷ XVII, một tác phẩm diễn ca viết hàng chữ Nôm theo thể thơ lục bát giới thiệu lịch sử nước nhà từ khởi thủy đến thời thuộc Minh đã được biên soạn. Tác phẩm diễn ca này có tên là Thiên Nam ngữ lục (55 ỊỆĨ HP m -

Hiện tại chưa rõ ai là tác giả nên đành tạm xếp vào hàng khuyết danh, dù vậy Thiên Nam ngữ lục vẫn được các thế hệ nhân dân ta tràn trọng lưu truyền.

I . Xin vui lòng xem giới thiệu sơ lược về tiêu sử của liai ông ở phần sail.

523

Page 4: MỘT SỐ VẨN ĐÈ PHIÊN ÂM, HIỆU ĐÍNH VÀ CHÚ GIẢI · hoàn hảo. Chúng tôi nghĩ rằng, nếu cổ gắng in kèm nguyên tác chữ Nôm thì chẳng những rất

VIỆT NAM HỌC - KỶ YẾU HỘI THẢO QUÒC TÉ LÀN THỨ TƯ

2. Theo Quốc sử quán triều Nguyễn1 thì vào tháng 6 năm Tự Đức thứ mười2, quan Thị Giảng ở viện Tập Hiền có dâng nạp cho Hoàng Đế Tự Đức một bộ sử thi viết bằng chữ Nôm theo thể lục bát. Bộ sử thi này do một người học trò ờ Bắc Ninh tiến dâng. Sau đó, vào tháng 3 năm Mậu Ngọ (1858), Hoàng đế Tự Đức giao cho quan Biên tu là Lê Ngô Cát và quan Tư vụ là Trương Phúc Hào3 cùng thực hiện việc sửa chữa. Cũng tương tự như nhiều nhà khảo cứu văn bản khác, chúng tôi tán đồng quan điểm cho ràng bộ quốc sử chữ Nôm viết theo thể thơ lục bát mà các sử gia trong Quốc sử quán nhà Nguyễn nói đến ở đây chính là bộ Thiên Nam ngữ lục. Song, hai ông Lê Ngô Cát và Trương Phúc Hào không những sửa chữa mà còn viết thêm khá nhiều đoạn bởi Thiên Nam ngữ lục chi mới diễn Nôm lịch sử nước nhà từ khởi thủy đến hết thời thuộc Minh mà hai ông lại là người của thế kỳ XIX. Lê Ngô Cát và Trương Phúc Hào đã viết thêm phần diễn Nôm lịch sử Đại Việt thời Hậu Lê. Trong nhiệm vụ cụ thể này, phần công lao chủ yếu là của Lê Ngô Cát. Chừng như để khẳng định rằng công việc hai ông làm đã vượt khỏi khuôn khổ sửa chữa bình thường nên tác phẩm được mang tên gọi mới là Việt sử quốc ngữ (Jẳ í IM PP ).

3. Sau hai ông Lê Ngô Cát và Trương Phúc Hào, một số người giàu lòng yêu thích diễn Nôm lịch sử nước nhà (sống vào cuối thế kỷ XIX) đã tiến hành sửa chữa Việt sử quốc ngữ theo ý riêng và cách làm riêng của mình, đó là nguyên nhân chủ yểu dẫn đến sự ra đời của các tên sách mới hơn, như Việt sử quốc ngữ nhuận chính (iầ 3Ë ỈU BP $ 0 hoặc Lịch Đại Nam sử quốc âm ca (M ý í M ^ Sã E3 150-

4. Trong khoảng thời gian từ năm 1865 đến năm 1870, Phạm Đình Toái đã tiến hành sửa chữa tác phẩm Việt sử quốc ngữ thêm một lần nữa và lần này công việc được Phạm Đình Toái làm rất công phu. Tên sách Đại Nam Quốc sử diễn ca nói ở đây là do ông đặt. Thực ra, Phạm Đình Toái không phải sửa chữa một lần mà khá nhiều lần. Ở nửa sau của thế kỷ XIX, cuốn Đại Nam Quốc sử diễn ca đã từng được khắc in để bán. Tất nhiên, đó là bản khắc in bằng chữ Nôm. Đầu tiên phải kể đến là bản khắc in vào năm 1870 do Trí Trung Đường của Đặng Huy Trứ4 ở Hà Nội thực hiện và ngay sau đó, Pétrus Ký đã tiến hành phiên âm từ bản của Trí Trung Đường. Nhưng, vì có không ít lý do khiến cho Phạm Đình Toái không ưng ý nên

1. Đại Nam thục lục (Chính biên, đệ tứ kỳ, quyển 16).

2. Tức là năm Đinh Tỵ, 1857.3. Trương Phúc Hào: chúng tôi chưa rõ lai lịch của nhân vật này, tất cả tu liệu về ông chi vỏn

vẹn có vài dòng rất ngắn ngủi và sơ sài ghi trong bộ Đại Nam thực lục (Chính biên, đệ tứ kỳ,quyển 16)

4. Đặng Huy Trứ (1833-1885) người làng Bác Vọng, huyện Quảng Điền (nay là thôn Bác Vọng, xã Quảng Phú, huyện Quảng Điền, tinh Thừa Thiên Huế), đỗ Cử nhân khoa Quý Mão ( 1843) tại trường Thừa Thiên.

524

Page 5: MỘT SỐ VẨN ĐÈ PHIÊN ÂM, HIỆU ĐÍNH VÀ CHÚ GIẢI · hoàn hảo. Chúng tôi nghĩ rằng, nếu cổ gắng in kèm nguyên tác chữ Nôm thì chẳng những rất

MỘT SỐ VẤN ĐỀ PHIÊN ÂM, Hiệu ĐÍNH VÀ CHÚ GIẢI...

đến năm 1873, chính ông đã thuê thợ khắc in lại. Bàn này có thcm lời bình (đúng ra là lới tán dương) của Hoàng Giáp Lê Dinh Diên1. Năm 1881, Trí Trung Đường đã tiến hành khắc in lại và không bao lâu sau đó, cơ sờ Quàng Thịnh Đường (cũng ờ Hà Nội) lại tổ chức cho khắc in tiếp, đó là chưa kể tới bản Nôm của Tụ Văn Đường mà chúng tôi đã sử dụng để phiên âm, hiệu đính và chú giải.

5. Năm 1870, Pétrus Ký là người đầu tiên có công tiến hành phiên âm và chú giải Đại Nam Quốc sử diễn ca. Từ ấy đến nay, chúng ta còn có thêm một số bản phiên âm khác nữa và bản nào cũng đều thể hiện những cổ gắng riêng rất xứng đáng được các thế hệ bạn đọc trân trọng ghi nhận. Nhưng vì nhiều lý do khác nhau, các bàn phiên âm này không đủ để phục vụ cho nhu cầu tham khảo ngày càng lớn.

*

* *

Như trên đã nói, hiện nay hầu như bất cứ ai cũng đều cho rằng Đại Nam Quốc sứ diễn ca là của Lê Ngô Cát và Phạm Đình Toái. Nhưng, Lê Ngô Cát và Phạm Đình Toái là ai ? Lần theo ghi chép của thư tịch thế kỷ XIX, chúng tôi xin sơ bộ giới thiệu lý lịch vắn tắt của Lê Ngô Cát và Phạm Đình Toái như sau:

Lê Ngô C át (1827-1875) người làng Hương Lang, huyện Chương Đức, nay là huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội. Theo ghi chép của Cao Xuân Dục thì Lê Ngô Cát đỗ thứ ba trong khoa thi Hương năm Mậu Thân (1848) tại trường Hà Nội. Sau khi đỗ, Lê Ngô Cát được bổ làm Biên tu của Quốc sử quán triều Nguyễn và trong thời gian giừ chức Biên tu, nhờ có lời giới thiệu của Phan Thanh Giản và quan giữ chức Tư Vụ Trương Phúc Hào, ông đã được đích thân Hoàng để Tự Đức giao việc sửa chữa tác phẩm Thiên Nam ngữ lục. v ề sau ông được phong tới chức Án sát Cao Bằng. Năm 1873, thực dân Pháp nổ súng tấn công Hà Nội và Hà Nội nhanh chóng bị thất thủ. Chưa ai rõ trách nhiệm của ông trước sự kiện cụ thể này như thế nào, chỉ biết là ngay lập tức ông bị triều đình cách chức. Hai năm sau, năm 1875, Lê Ngô Cát qua đời, hường dương 48 tuổi.

Lê Ngô Cát là một trong những cây bút chừ Nôm nổi tiếng tài hoa của thế kỷ XIX. Ông bộc lộ khả năng hòa nhập nhanh nhóng với mạch cảm xúc và đặc trưng của Thiên Nam ngữ lục nên dù chi là người sửa chừa và viết tiếp, ông vẫn tạo ra được một bộ sử thi rất nhất quán cả về hình thức lẫn nội dung. Đọc Đại Nam Quốc sử diễn ca, chúng ta không dễ gì tìm ra được đâu là dấu tích của Thiên Nam ngữ lục

1. Lê Đình Diên (1824-1883) hiệu là Cúc Linh và Cúc Hiên, quê ờ làng Nhân Mục, huyện T hanh Trì, nay là thôn Hạ Đình, xã Khương Đình, huyện Thanh Trì, Hà Nội. Lê Dinh Diên đỗ Cử nhân khoa Mậu Thân (1848), đỗ Hoàng giáp khoa Ký Dậu (1849), từng được trao nhiều chức vụ quan trọng trong triều đình thời Tự Đức (1848-1883).

525

Page 6: MỘT SỐ VẨN ĐÈ PHIÊN ÂM, HIỆU ĐÍNH VÀ CHÚ GIẢI · hoàn hảo. Chúng tôi nghĩ rằng, nếu cổ gắng in kèm nguyên tác chữ Nôm thì chẳng những rất

VIỆT NAM HỌC - KỶ YÉU HỘI THẢO QUÓC TÉ LÀN TIIÚ TU

Vốn có trước ông đến hai thế kỷ và ở đâu là kết quả lao động của riêng ông (tất

nhiên là ngọai trừ phần viết về thời Hậu Lê - thời mà Thiên Nam ngữ lục chưa thể biết đến để viết).

Như trên đã nói, đành rằng tham gia sửa chữa Thiên Nam ngữ lục còn có quan giữ chức Tư Vụ là Trương Phúc Hào nhưng phần công lao chủ yếu lại thuộc về Lê Ngô Cát. Tương truyền sau khi dâng sách lên, ông được Hoàng đế Tự Đức khen ngợi, ban tặng cho ông một tấm lụa và hai đồng tiền, v ề nhà, Lê Ngô Cát nhân đó có câu:

Vua khen thằng C át có tài,

Ban cho cả i khố với hai đồng tiền.

Điều đáng lưu ý ở đây là chính giai thoại này cũng xác nhận phần thưởng chỉ dành riêng cho Lê N gô Cát chứ không có ai khác. Bởi lẽ này, hậu thế trân trọng đặt tên ông lên vị trí hàng đầu của tên tác giả Đại Nam Quốc sử diễn ca là hoàn toàn có lý.

Phạm Đình Toái người làng Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An. Theo ghi chép của Cao Xuân Dục trong Quốc triều hương khoa lục thì Phạm Đình Toái đỗ Cử nhân hàng thứ bảy trong khoa thi Hương tổ chức năm Nhâm Dần (1842) tại trường N ghệ An. Sau khi đỗ đạt, Phạm Đình Toái được bổ làm quan, nhưng quan lộ của ông rất gập ghềnh. Ông từng được bổ làm Án sát ở Bình Định rồi được thăng tới Bố chính và Hiệp Lý thương trường nhưng làm chưa được bao lâu đã bị cách chức. Một thời gian sau, Phạm Đinh Toái được phục chức, dược bổ làm Án sát Sơn Tây, song cũng chẳng bao lâu lại bị cách chức. Bấy giờ, do tình hình phía Bắc không được yên, ông vì có công mộ quân di tham gia chiến đấu nên được trao chức Hàn Lâm điển tịch rồi thăng làm Hồng Lô tự khanh và về hưu một thời gian ngắn thì mất. Thư tịch thế kỷ XIX không cho biết gì về năm sinh và năm mất của ông.

Phạm Đình Toái cũng là một trong số những cây bút chữ Nôm nổi tiếng tài hoa của thế kỷ XIX và ông là người có công kế tục Lê Ngô Cát sửa chữa Đại Nam Quốc sử diễn ca, nhưng khác với Lê Ngô Cát, ngay sau khi hoàn thành việc sửa chữa, Phạm Đình Toái đã cho khắc in và phát hành rộng rãi bộ Đại Nam Quốc sử diễn ca. Như đã nói ở trên, bàn khắc in đầu tiên là của Trí Trung Đường. Chúng tôi không có bản in này nhưng một số nhà khảo cứu di trước có cho biết, trong Lòi t h u ậ t được giới th iệu ở bản in vào m ùa thu năm T ự Đ ức thứ 23 (năm Canh N eọ ,

1870), Phạm Đình Toái khang định rằng bản cùa Lè N ẹỏ Cát có tat CCI ¡.887 cảu và ông đã bớt ra thèm vào đến 1.027 câu, trong đó dùng lại nguyên tác 396 câu, đoi mới 631 câu. Điếu này cũng có nghĩa là bủn Tụ Văn Đuòìig Tàng Ban mà chúng tôi sử dụng (2 .054 câu) dài hơn bản của Lê N e ô Cát 167 câu và nhiều hơn bàn cùa

526

Page 7: MỘT SỐ VẨN ĐÈ PHIÊN ÂM, HIỆU ĐÍNH VÀ CHÚ GIẢI · hoàn hảo. Chúng tôi nghĩ rằng, nếu cổ gắng in kèm nguyên tác chữ Nôm thì chẳng những rất

MỘT SỔ VẤN ĐỀ PHIÊN ÂM, HIỀU ĐÍNH VÀ CHÚ GIẢI...

Phạm Đình Toái đến 1.057 câu1. Một khi độ dài khác biệt den hơn một ngàn câu thì cấu trúc và nội dung cũng nhất định không thể nào hoàn toàn giống nhau được.

Điêu ai cũng đều tin là mỗi bản có một giá trị tham khảo riêng và nếu dứng ở góc độ đó mà xét thì cả hai bản đều có ý nghĩa bổ sung rất thiết thực cho nhau. Trên tinh thần chung của nhận thức như vậy, chúng tôi tiến hành phiên âm, hiệu đính và chú giải như là một cố gắng nhằm cung cấp tài liệu tham khảo cho bạn đọc. Với những áng sử thi vốn là công trình đại tập thành của nhiều thế hệ cầm bút khác nhau như trong trường hợp Đ ại Nam Quốc sử diễn ca thì có lẽ vấn đề quan trọng nhất là làm sao để hậu thế có thể tiếp cận và cảm nhận được cách nhìn về quốc thổne của các sử gia thời Nguyễn. Việc gắn tên của Phạm Đình Toái vào hàng tác giả của Đại Nam Quốc sử diễn ca, trước hết và chủ yếu là để bày tỏ sự trân trọng ghi nhận công lao góp phần sửa chữa rất đáng kể của ông. Trong lúc chờ đợi một công trình khảo cửu về văn bản chữ N ôm của tác phẩm này thật đầy đù và giàu sức thuyết phục, cũng giống như tuyệt đại đa số các nhà nghiên cứu từ trước đến nay, chúng tôi tạm thời coi Lê N gô Cát và Phạm Đình Toái là hai tác giả của Đ ại Nam Quốc sử diễn ca mặc dù nguyên bản chữ Nôm mà chúng tôi đang lưu giữ không ghi như thế.

*

* *

Cách nay gần 30 năm, chúng tôi có biên soạn cuốn Từ điển truyện Lục Vân Tiên2. Từ xưa đến nay, ai cũng biết Truyện Lục Vân Tiên là một tác phẩm thơ Nôm được viết vào đầu nửa sau thế kỷ XIX, tức là gần như cùng niên đại với Đại Nam Quốc sử diễn ca. Hai tác phẩm này cũng có số câu thơ lục bát gần bằng nhau3. Nhưng trong Truyện Lục Vân Tiên số điển tích và nhất là sổ lượng những từ cổ chiếm tỷ lệ cao hon. Xét kỹ hơn nữa, số lỗi chính tả chữ Nôm trong Truyện Lục Vân Tiên tương đổi nhiều, trái lại số lỗi chính tả chữ Nôm trong Đại Nam Quốc sử diễn ca hầu như không đáng kể. Dầu vậy, việc phiên âm, hiệu đính và chú giải Đại Nam Quốc sử diễn ca cũng không phải vì thế mà dễ dàng hơn.

1. Một câu thơ lục bát hoàn chinh phải gồm đù hai vế, vế trên 6 chữ, vế dưới 8 chữ. Nếu hiểu mỗi vế là một câu thì cả hai bản của Lê Ngô Cát và Phạm Đình Toái đều quá ngắn nên chúng tôi rất lấy làm ngờ, tiếc là không có nguyên bản cùa hai ông để khảo chứng. Vả chăng, cũng nếu quan niệm rằng mỗi vế là một câu thì cả Lê Ngô Cát và Phạm Đình Toái đều kết thúc tác phẩm của mình bằng một câu 6 chữ bỏ lùng, điều rất khó có thể xảy ra trong

thơ lục bát cổ điển.

2. Nhà xuất bản Thành phố Hồ Chí Minh, 1988. Nhà xuất bản Thanh niên tái bản 2004 và nay đang dược chuẩn bị để tái bản tiếp.

3. Đại Nam Quốc sử diễn ca có 2.054 câu còn Truyện Lục Vân Tiên có 2.076 câu. Hai tác phẩm này cũng được khắc in gần như đồng thời với nhau.

527

Page 8: MỘT SỐ VẨN ĐÈ PHIÊN ÂM, HIỆU ĐÍNH VÀ CHÚ GIẢI · hoàn hảo. Chúng tôi nghĩ rằng, nếu cổ gắng in kèm nguyên tác chữ Nôm thì chẳng những rất

VIỆT NAM HỌC - KỶ YÉU HỘI THẢO QUỐC TẾ LÀN THỨ T ư

Các bản Đại Nam Quốc sử diễn ca được giới thiệu trước đây thường chỉ mới dừng lại ở việc phiên âm còn như hiệu đính và chú giải rất ít được quan tâm. Đành rằng phiên âm là việc làm khó khăn đầu tiên và quan trọng nhất nhưng nếu khòng mạnh dạn hiệu đính lại nhừng chỗ cần hiệu đính, bạn đọc (nhất là bạn đọc trẻ) sẽ gặp không ít trở ngại vì thiếu cơ sờ tư liệu đổi sánh để tìm ra chồ đúng sai. Nếu không cẩn trọng tiến hành chú giải gọn gàng, đầy đủ mà súc tích về tất cà các điển tích và từ ngữ cổ, chẳng phải ai cũng tiếp nhận được những kiến thức lịch sử mà tác phẩm Đại Nam Quốc sử diễn ca muốn chuyển tải. Có lẽ do thời của các bậc uyên thâm tiền bối là thời phần đông độc giả vốn quen thuộc với điển tích và từ ngữ cổ nên công việc hiệu đính và chủ giải không được chú ý đầy đủ. Nói đó là sự phù hợp tự nhiên với bối cảnh xã hội trước đây cũng được mà cà gan gọi đó là hạn chế của các bậc túc Nho một thuở cũng được.

Sau nhiều năm lặng lẽ tiến hành thăm dò năng lực tiếp cận của sinh viên các trường đại học và đội ngũ cán bộ làm công tác nghiên cứu khoa học xã hội trẻ tuổi, từ thực tế chưa hoàn hảo của những bản phiên âm Đại Nam Quốc sử diễn ca đã được công bổ, chúng tôi thấy cần thiết phải có một bản phiên âm, hiệu đính và chú giải Đại Nam Quốc sử diễn ca mới hơn, đầy đủ và dễ tham khảo hơn. Đó chính là lý do chủ yếu khiến chúng tôi quyết tâm tiến hành phiên âm, hiệu đính và chú giải Đại Nam Quốc sử diễn ca. Công việc này được dựa trên các nguyên tắc cụ thể như sau:

1. Khi phiên âm, với những từ có nhiều âm khác nhau, chúng tôi chọn vồ sử dụng âm nào phù hợp nhất với niêm luật và nhạc vận của thơ lục bát.

2. Khi tiến hành hiệu đính, chúng tôi bám thật sát thành quả nghiên cứu chính thống của các cơ quan chuyên nghiệp trong từng lĩnh vực khác nhau. Những chỗ nào còn có sự khác biệt thì ghi rõ nội dung và mức độ của sự khác biệt đỏ.

3. Khi chú giải, cơ sở thông tin tư liệu quan trọng nhất mà chúng tôi triệt để sử dụng là những thư tịch cổ được đa số các nhà nghiên cứu giàu uy tín đánh giá là đáng tin cậy nhất. Cũng trong khi chú giải, nếu thấy chỗ nào nguyên tác có sự nhầm lẫn thì chúng tôi phân tích rõ nguyên nhân của sự nhầm lẫn

Chắc chấn quá trình phiên âm, hiệu đính và chú giải của chúng tôi không thể tránh hết mọi sơ suất, nhưng hy vọng sẽ được đồng nghiệp và bạn đọc góp ý để hoàn thiện hơn.

528