thỬ tÌm hiỂu luẬt biẾn Âm qua hai bẢn nÔm · và dẫn dắt tôi trên con đường...

22
TUT 08/2005 1 THTÌM HIU LUT BIN ÂM QUA HAI BN NÔM TRN UYÊN THI Chân thành cm t: Gs Lê Văn Đặng và Gs Nguyn Văn Sâm, nhng vThy đã khai tâm và dn dt tôi trên con đường hc chNôm; Ban Biên Tp TĐin ChNôm Trích Dn, đã cho tôi nhiu ý kiến quý báu. Mc lc: Tóm lược ......................................................................................................................................... 1 A. PHN I: PHÂN TÍCH ............................................................................................................. 2 I. Dn nhp và gii thiu văn bn .............................................................................................. 2 II. Phân tích.............................................................................................................................. 5 1. Phâm đầu.......................................................................................................................... 5 2. Phâm cui......................................................................................................................... 7 3. Thanh điu .......................................................................................................................... 8 III. Kết lun ............................................................................................................................... 9 B. PHN 2: DKIN ................................................................................................................ 11 I. Dkin.................................................................................................................................. 11 1.1. Phâm đầu.................................................................................................................... 11 1.1.1. Bng thng kê ...................................................................................................... 11 1.1.2. Bng t................................................................................................................. 12 1.2. Phâm cui................................................................................................................... 18 1.2.1. Bng thng kê ...................................................................................................... 18 1.2.2. Bng t................................................................................................................. 19 1.3. Thanh điu .................................................................................................................... 20 1.3.1. Bng thng kê ...................................................................................................... 20 II. Phlc .............................................................................................................................. 20 III. Tài liu tham kho chính................................................................................................... 22 Tóm lược Lut biến âm tmt âm Hán Vit sang âm Nôm tuy phc tp, nhưng phn ln có quy lut, quy tc chung. Bài viết này kho sát cu trúc chNôm có thành phn biu âm (gitá và thun Nôm) trong hai bn Nôm Cư Trn Lc Đạo Phú (TK XIII) và Dì GhCon Chng (TK XX), phân tích các trường hp biến âm ca các phâm đầu, phâm cui, và thanh điu 1 bng phương pháp thng kê, nhm mc đích đưa đến mt “Bng biến âm tng quát”, vi nhng trích dn thai văn bn nói trên, đồng thi nêu ra nhng trường hp biến âm có tlcao. 1 Còn có sbiến âm vvn (như cung > cong [UNG > ong)], nhưng nhng trường hp này quá nhiu, mà bng tli không đủ, nên chúng tôi lược b.

Upload: others

Post on 14-Jan-2020

2 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: THỬ TÌM HIỂU LUẬT BIẾN ÂM QUA HAI BẢN NÔM · và dẫn dắt tôi trên con đường học chữ Nôm; Ban Biên Tập Tự ... Bài vi ết này khảo ... biến chuyển

TUT 08/2005 1

THỬ TÌM HIỂU LUẬT BIẾN ÂM QUA HAI BẢN NÔM

TRẦN UYÊN THI

Chân thành cảm tạ:

Gs Lê Văn Đặng và Gs Nguyễn Văn Sâm, những vị Thầy đã khai tâm

và dẫn dắt tôi trên con đường học chữ Nôm; Ban Biên Tập Tự Điển Chữ Nôm Trích Dẫn,

đã cho tôi nhiều ý kiến quý báu. Mục lục: Tóm lược......................................................................................................................................... 1 A. PHẦN I: PHÂN TÍCH ............................................................................................................. 2 I. Dẫn nhập và giới thiệu văn bản .............................................................................................. 2 II. Phân tích.............................................................................................................................. 5

1. Phụ âm đầu.......................................................................................................................... 5 2. Phụ âm cuối......................................................................................................................... 7 3. Thanh điệu .......................................................................................................................... 8

III. Kết luận............................................................................................................................... 9 B. PHẦN 2: DỮ KIỆN ................................................................................................................ 11 I. Dữ kiện.................................................................................................................................. 11

1.1. Phụ âm đầu.................................................................................................................... 11 1.1.1. Bảng thống kê ...................................................................................................... 11 1.1.2. Bảng từ ................................................................................................................. 12

1.2. Phụ âm cuối................................................................................................................... 18 1.2.1. Bảng thống kê ...................................................................................................... 18 1.2.2. Bảng từ ................................................................................................................. 19

1.3. Thanh điệu .................................................................................................................... 20 1.3.1. Bảng thống kê ...................................................................................................... 20

II. Phụ lục .............................................................................................................................. 20 III. Tài liệu tham khảo chính................................................................................................... 22 Tóm lược Luật biến âm từ một âm Hán Việt sang âm Nôm tuy phức tạp, nhưng phần lớn có quy luật, quy tắc chung. Bài viết này khảo sát cấu trúc chữ Nôm có thành phần biểu âm (giả tá và thuần Nôm) trong hai bản Nôm Cư Trần Lạc Đạo Phú (TK XIII) và Dì Ghẻ Con Chồng (TK XX), phân tích các trường hợp biến âm của các phụ âm đầu, phụ âm cuối, và thanh điệu 1 bằng phương pháp thống kê, nhằm mục đích đưa đến một “Bảng biến âm tổng quát”, với những trích dẫn từ hai văn bản nói trên, đồng thời nêu ra những trường hợp biến âm có tỷ lệ cao. 1 Còn có sự biến âm về vần (như cung 弓 > cong [UNG > ong)], nhưng những trường hợp này quá nhiều, mà bảng từ lại không đủ, nên chúng tôi lược bỏ.

Page 2: THỬ TÌM HIỂU LUẬT BIẾN ÂM QUA HAI BẢN NÔM · và dẫn dắt tôi trên con đường học chữ Nôm; Ban Biên Tập Tự ... Bài vi ết này khảo ... biến chuyển

TUT 08/2005 2

A. PHẦN I: PHÂN TÍCH

I. Dẫn nhập và giới thiệu văn bản Chữ Nôm là một thứ chữ viết vay mượn từ chữ Hán, căn cứ trên âm Hán Việt đời nhà Đường, để ghi lại tiếng nói của người Việt Nam. Nhưng vì tiếng Hán Việt không đủ âm để ghi lại tiếng nói quốc hồn quốc tuý, nên người xưa đã mượn các âm Hán Việt qua hai hình thức sau đây (có khi ghép thêm với một thành phần khác):

• Mượn âm chính xác (chứ không mượn nghĩa), như mượn chữ Hán 沒 một (nghĩa là “hết, mất rồi, chết”) để ghi âm một của tiếng Việt, với nghĩa là “số một”.

• Mượn âm gần giống (vẫn không mượn nghĩa), tức mượn một âm Hán Việt na ná với âm Nôm, đọc trại đi, như mượn 毛 mao (lông) ghi mau, mượn 群 quần (bè bạn) ghi còn, 重trùng/trọng (nghĩa là “nặng”) ghi chồng, v.v…

Tuy nhiên, trải qua nhiều thế kỷ, ngữ âm tiếng Việt đã kinh qua nhiều thay đổi, những thay đổi nội tại cộng với những biến chuyển do tác động từ bên ngoài vào — khi thì lẻ tẻ, chậm chạp, khi thì ồ ạt — qua nhiều giai đoạn: Proto Việt Chứt 2 (cách đây 4,000 năm), Việt Mường... Rồi cách đây khoảng 1,000 năm, tiếng Việt tách khỏi hệ Việt Mường vì ảnh hưởng của tiếng Hán 3. Và ít lâu sau đó, chữ Nôm bắt đầu ra đời. Từ đó đến nay, diện mạo ngữ âm tiếng Việt cũng đã đổi khác; tiếng Việt mà ta đang nói hiện nay không hoàn toàn giống như tiếng Việt ở thế kỷ XVII, thế kỷ XV, và trước đó. Chính vì tính cách “gần giống” của sự vay mượn một âm phù từ tiếng Hán để ghi âm Nôm và sự biến chuyển không ngừng của ngữ âm tiếng Việt mà việc đọc Nôm, phiên Nôm trở nên phức tạp và khó khăn, không những đối với người đang tìm học chữ Nôm, mà ngay cả với các nhà Nôm học, các học giả Hán Nôm nữa. Chả thế mà người ta đã tốn khá nhiều giấy mực về việc phải đọc hai chữ “song viết 双曰” trong Quốc Âm Thi Tập của Nguyễn Trãi như thế nào.

Song viết, suông nhạt, song nhật, rồi rong vát, Vườn chữ Nôm bát ngát, chẳng làn đan.

(Nguyễn Văn Sâm) Mặc dầu vậy, tuy chưa hề được công nhận là một thứ văn tự chính thức, chữ Nôm không phải đã được sản sinh một cách tuỳ tiện, mà tuân theo một số quy tắc, quy luật nhất định, kể cả sự vay mượn âm phù Hán để ghi chữ Nôm. Về lãnh vực này, đã có một số nghiên cứu rất khoa học của các nhà Nôm học/ngôn ngữ học như Văn Hựu, Trần Kinh Hoà, Hoàng Xuân Hãn, Nguyễn Tài Cẩn, v.v… Bài viết này không có tham vọng tiếp nối các công trình đó, mà chỉ dựa trên cấu trúc chữ Nôm trong hai bản Nôm Cư Trần Lạc Đạo Phú (CTLĐ) và Dì Ghẻ Con Chồng (DGCC) — những cứ liệu hiện có — để khảo sát sự biến âm từ âm Hán Việt sang âm Nôm, hỗ trợ bằng phương pháp thống kê, nhằm đạt đến hai mục đích: 2 Còn gọi là Tiền Việt Chứt. Việt Chứt = Việt Mường + Pọng Chứt. Nguyễn Tài Cẩn: “Căn cứ vào những thành tựu mới nhất công bố trong khoảng vài mươi năm lại đây, hiện nay có thể kết luận: tiếng Việt là một ngôn ngữ thuộc nhóm Việt Mường, tiểu chi Việt Chứt, nằm trong khối Việt Katu thuộc khu vực phía Đông của ngành Môn Khmer, họ Nam Á.” (tr. 381). 3 Xem Nguyễn Ngọc San, trang 21.

Page 3: THỬ TÌM HIỂU LUẬT BIẾN ÂM QUA HAI BẢN NÔM · và dẫn dắt tôi trên con đường học chữ Nôm; Ban Biên Tập Tự ... Bài vi ết này khảo ... biến chuyển

TUT 08/2005 3

a. Lọc ra những trường hợp biến âm có tỷ lệ cao, để khẳng định, bổ sung cho những công

trình đi trước, hoặc làm cơ sở cho những công trình nghiên cứu sau này; b. Lập một “Bảng biến âm tổng quát”, với những thí dụ cụ thể trích từ hai bản Nôm này,

dùng như một tài liệu tham khảo. Hai tác phẩm, tổng cộng 3,807 chữ (1835 chữ không trùng lặp), một ra đời vào đầu thế kỷ XIII 4, một vào đầu thế kỷ XX, tuy bổ sung cho nhau về mặt “từ cổ” và “từ hiện đại”, nhưng không thể đại diện cho cả kho tàng chữ Nôm, vốn rất phong phú, có quá trình hình thành và phát triển khoảng 8 thế kỷ. Những phân tích và kết luận của chúng tôi chỉ dựa trên những dữ kiện trong phạm vi mà hai tác phẩm này cung cấp, một số mang tính tổng quát, nhất là những trường hợp có tỷ lệ cao. Về các âm Hán Việt, tức cách đọc bắt nguồn từ chữ Hán vào cuối đời Đường, chúng tôi dùng tự điển Thiều Chửu làm cơ sở, vì quyển tự điển này có các âm đọc tương đối chuẩn, gần với cách đọc âm Hán Việt của người Việt Nam nhất. Nếu ta dùng ký hiệu:

>, để chỉ sự biến âm từ một âm Hán Việt sang âm Nôm X, để chỉ âm phù mà ta vay mượn, tức âm Hán Việt 5 y, để chỉ âm Nôm ngày nay y’, để chỉ âm Nôm trước một thời điểm nào đó (thế kỷ XVII, XV, hay trước đó) 6

thì thực ra có 2 mô hình tổng quát:

a) X > y: kể từ khi chữ Nôm ra đời cho đến nay, âm Hán Việt và âm Nôm vẫn không thay đổi. Một vài thí dụ cho trường hợp này là M > m (mao 毛 > mau 毛), C > g (cập 及 > gặp 及), S > x (sơ 初 > xưa 𠸗),…

b) X > y’ y: âm Nôm ở vào giai đoạn đầu đã khác với âm Nôm ngày nay. Đó là trường hợp B > b v [bao 包 > vào 𠓨 ]. Trước kia, nó vốn là mô hình B > b, nhưng sau này, qua sự biến hoá của ngữ âm, nó trở thành mô hình B > v. Một thí dụ khác là trường hợp ba 巴 + lăng 陵 > blăng trăng 𢁋. Ở vào thời điểm trước thế kỷ XVII, chữ trăng được đọc là blăng (theo Alexandre de Rhodes) 7.

4 Mặc dầu CTLĐ ra đời từ TK XIII, nhưng bản Nôm cổ nhất mà ta có được ngày nay của CTLĐ là bản năm 1745, được in trong Thiền Tông Bản Hạnh. Cho nên, đứng về mặt từ vựng, ta có một cứ liệu ở TK XIII, nhưng đứng về mặt cấu trúc chữ Nôm, đây là sản phẩm của TK XVIII. 5 Chữ Nôm ra đời khi các âm Hán Việt đã được Việt hoá, một số còn lưu lại cách đọc Hán Việt cổ, tiền Hán Việt, nhưng tuyệt đại đa số là âm Hán Việt đã Việt hoá. 6 Tất nhiên, thứ tiếng “mẹ” mà ta vay mượn, tức tiếng Hán, cũng không nằm ngoài quy luật tiến hoá của ngôn ngữ nói chung. Những từ gốc Hán vay mượn từ thời Tây Hán, Đông Hán, Tam Quốc,... có diện mạo ngữ âm khác với các từ vay mượn ở đời Đường. Trong phạm vi của bài viết này, mà mục đích chỉ là khảo sát sự biến âm từ âm Hán Việt sang âm Nôm, X gần như đứng yên, chỉ có y là có khi thay đổi. 7 Giả thuyết về phụ âm kép (bl-, kl-, ml-, sl-, tl-) được nhiều nhà ngôn ngữ học đưa ra, một số là người Tây phương, nhưng chưa đủ sức thuyết phục đối với một số nhà Nôm học/học giả Hán Nôm. Chúng tôi tạm thời dùng giả thuyết này để lý giải những trường hợp nêu ra, trong khi chờ đợi những cách lý giải khác có sức thuyết phục hơn.

Page 4: THỬ TÌM HIỂU LUẬT BIẾN ÂM QUA HAI BẢN NÔM · và dẫn dắt tôi trên con đường học chữ Nôm; Ban Biên Tập Tự ... Bài vi ết này khảo ... biến chuyển

TUT 08/2005 4

Cư Trần Lạc Đạo Phú (CTLĐ) là một trong những bài phú về thiền nổi tiếng, và là một trong những tác phẩm Nôm xưa nhất còn lưu truyền được đến ngày nay, do vua Trần Nhân Tông (1279-1293) viết lúc Ngài còn là Thái Thượng Hoàng, gồm 10 hội, 1623 chữ, 853 chữ không trùng lặp, trong đó 62% là chữ Hán, 32% là chữ giả tá, 2% là chữ đọc nghĩa, và chỉ có 4% là chữ thuần Nôm. Chúng tôi chọn bản Nôm (năm 1745) và phiên âm trong Toàn Tập Trần Nhân Tông của Lê Mạnh Thát, NXB TP HCM, 2000. Dì Ghẻ Con Chồng (DGCC) là một truyện thơ khuyết danh, khắc ván năm Khải Định thứ sáu (1921), Phước An tàng bản, thể thơ lục bát, gồm 2184 chữ, 994 chữ không trùng lặp, trong đó có 46% là chữ Hán, 25% là chữ giả tá, và đến 29% là chữ thuần Nôm [trong đó, 1% là chữ giả tá Nôm] 8. Bản Quốc Ngữ do chúng tôi phiên âm, dưới sự hướng dẫn của Gs Nguyễn Văn Sâm.

• 8 Hán: mượn nguyên chữ Hán, như trâm anh 簪纓 , kinh sử 經史. • Giả tá: mượn âm của một chữ Hán đọc trại đi thành âm Nôm. Thí dụ: 牢 lao > sao, 停 đình > dừng, 朗 lãng >

rạng. • Thuần Nôm: “chữ kép”, chữ Nôm sáng tạo gồm 2 hay nhiều thành phần, thường là một phần biểu ý, một phần

biểu âm, có khi là âm + âm (hội âm), ý + ý (hội ý), có khi là âm + dấu phụ/dấu nháy, có khi phần biểu âm là một âm Nôm. Dạng này gồm cả những chữ “Nôm trùng Hán”, tức những chữ Nôm, tuy có cách viết cùng với chữ Hán, nhưng có cấu tạo (trong cách giải thích chữ Nôm) khác hẳn với cách hiểu của người Hán (吨, 搞, 攊,, 捇). Trong bài viết này, các chữ hội ý không được xét đến, vì không có âm phù. Một số chữ thuần Nôm:

𥆾 nhìn = 目 mục (ý) + 忍 nhẫn (âm) 𥙧 nhẽ = 禮 lễ (âm) + 爾 nhĩ (âm) [礼 là dị dạng của 禮 (lễ). 尔 viết tắt chữ 爾 nhĩ.]

唒 dấu = khẩu 口 (dấu nháy) + dậu 酉 (âm)

・ rày = 日 nhật (ý) +𠫅 dày (âm) [𠫅 dày = 厚 hậu (ý) + 苔 đài (âm), dày là một âm phù Nôm]. • Đọc nghĩa: Trong CTLĐ, chữ “đọc nghĩa”, tức mượn ý của một chữ Hán mà đọc theo âm Nôm, khá nhiều: 紙

chỉ > giấy, 讀 độc > đọc, 絲 ti > tơ, trảm 斬 > chém, miêu 猫 > mèo, vụ 務 > mùa, nhiễm 染 > nhuốm, tầm 寻 >

tìm, dịch 役 > việc, chúng 众 > mấy, tích 惜 > tiếc… Các học giả chưa thống nhất quan niệm về các chữ loại này (đọc nghĩa, hay là một trường hợp biến âm?) Chúng tôi tạm loại những chữ này ra khỏi phần biến âm, và tạm coi đây là những truờng hợp đọc nghĩa.

• Giả tá Nôm: Mượn một âm Nôm, có khi giữ nguyên lối đọc, có khi đọc trại đi, để ghi một âm Nôm khác, với nghĩa khác. Thí dụ trong câu

嘆 哭朱荄、責𡗶責坦災・城・ Tiếng than tiếng khóc chua cay / Trách trời trách đất tai bay thình lình (DGCC, t. 2a) lình mượn âm Nôm lành làm âm phù (chữ tự tạo, khác với “dữ”). Lành ・ = 令 lệnh (âm) + 善 thiện (ý).

Page 5: THỬ TÌM HIỂU LUẬT BIẾN ÂM QUA HAI BẢN NÔM · và dẫn dắt tôi trên con đường học chữ Nôm; Ban Biên Tập Tự ... Bài vi ết này khảo ... biến chuyển

TUT 08/2005 5

II. Phân tích 1. Phụ âm đầu Trong khi khảo sát luật biến âm, chúng tôi thấy có 2 trường hợp:

1) Những trường hợp có tỷ lệ rất cao, được biểu thị bằng Đồ thị, chứng tỏ có quy luật nhất định. Đây là trọng tâm nghiên cứu của bài viết này.

2) Những trường hợp có tỷ lệ ít hơn, được liệt kê đầy đủ trong Bảng thống kê ở phần Dữ kiện, xếp theo tỷ lệ từ cao đến thấp. Đối với những trường hợp này, chúng tôi chỉ đưa ra kết quả thống kê thuần tuý, mà không dám có kết luận gì.

Kết quả thống kê từ 2 bản Nôm trên cho thấy những trường hợp biến âm có tỷ lệ cao — theo thứ tự — là: TR > ch, L > r, L > s, Đ > d, C > g, D > r, L > tr, D > gi, D > gi, B > v, K > c, K > g, PH > b, …

0

2

4

6

8

10

12

14

16

18

TR >ch

L > r L > s Đ > d S > x C > g D > r L > tr D > gi B > v K > c K > g PH > b

Đồ thị biến âm - Phụ âm đầu

CTLĐDGCC

• TR > ch [trĩ 豸 > chạy 𧼋], CH > tr [chư 諸 > trưa 𣌆]: Có đến 5% (17) trường hợp TR

> ch trong DGCC, nhưng chỉ có 2.7% (8) trong CTLĐ, trong khi trường hợp ngược lại, CH > tr, thì hoàn toàn không thấy trong CTLĐ. Từ điển Việt Bồ La ghi các từ thuần Việt có phụ âm tr- bằng bl-, tl- (nhất là tl-), còn các từ Hán Việt thì ghi bằng tr-. Phụ âm ch- có lẽ xuất hiện trước phụ âm tr-.

Tương tự, trong câu 燒燒𢭸案更斜、𥊚・𣈖𧡊魂・傳𠾇。 Thiu thiu tựa án canh tà / Mơ màng bỗng thấy hồn ra chuyện trò (DGCC, t. 3a) bỗng mượn âm Nôm bóng làm âm phù. Bóng 𣈖 = 日 nhật (ý) + 奉 phụng (âm).

Page 6: THỬ TÌM HIỂU LUẬT BIẾN ÂM QUA HAI BẢN NÔM · và dẫn dắt tôi trên con đường học chữ Nôm; Ban Biên Tập Tự ... Bài vi ết này khảo ... biến chuyển

TUT 08/2005 6

• L > r [lỗi 耒 > rồi 耒, lộng 弄 > rộng 𢌌]: Trong tiếng Hán vốn không có phụ âm r-, nên phải mượn l- 9 để ghi r- trong chữ Nôm. Những từ có phụ âm r- phần lớn là từ thuần Việt; nếu chúng có mặt trong các từ gốc Hán thì đó là những từ tiền Hán Việt hoặc là Hán Việt đã được Việt hóa.

• L > s [lao 牢 > sao 牢, lãng 朗 > sáng 𤎜]: Đây là trường hợp L > sl s (mô hình thứ hai). Tiếng Việt xưa có phụ âm kép sl-, mà chữ Nôm mượn phụ âm l- của tiếng Hán để ghi lại. Dần dần, theo thời gian, sl- biến phần lớn ra s-, và một ít ra s- lẫn l-. Chúng ta thấy có nhiều trường hợp này trong DGCC (12, tức 4%) hơn là CTLĐ (3, tức 1%).

• Đ > d [đạm 淡 > dặm 淡, đa 多 > da ]: Theo Gs Bửu Cầm (tr. 18), có lẽ ngày xưa đ- và d- gần nhau lắm, chứng cứ là hiện nay còn sót lại nhiều chữ có hai phụ âm này được dùng thay thế cho nhau mà đồng nghĩa với nhau. Thí dụ:

Cái dĩa = cái đĩa Con dao = con đao Dẻo dai = đẻo đai … • S > x [sơ 初 > xưa 𠸗], C > g [ca 哥 > gà ]: đây là những trường hợp các phụ âm có

cách phát âm gần giống nhau (mô hình X > y). Cả hai trường hợp đều xuất hiện nhiều hơn trong DGCC, và những trường hợp ngược lại [X > s, G > c] thì không có.

• D > r [dân 民 > răn 呡, di 移 > rời 移] : Chưa rõ vì sao không có trường hợp này trong CTLĐ. Ngược lại, chúng ta thấy có đến 2.99% [10 trường hợp] trong DGCC. Có thể chỉ là một sự ngẫu nhiên. Ta cần thêm một bản Nôm khác để xác định điều này.

• L > tr [luận 論 > trọn 論, lai 來 > trai ]: Thuộc mô hình thứ hai (L > bl, tl, kl tr). Trong DGCC, có 9 trường hợp (2.7%), trong khi trong CTLĐ chỉ có 1 trường hợp duy nhất [lã/lữ 呂 > trở 呂]. Các nhà ngôn ngữ học lịch sử cho rằng phụ âm tr- chỉ xuất hiện sau này, có lẽ vào khoảng sau thể kỷ XVII, còn xưa kia thì tiếng Việt có các phụ âm kép bl-, tl-, kl- mà sau này biến cả thành tr-. Quốc Âm Thi Tập còn ghi lại vết tích này: 抅䂓世閉𦛌沃、曲考之𢁑槐 Co que thế bấy ruột ốc, Khúc khuỷu làm chi trái hòe (Phúc Khê Nguyên Bản, 1868, b. 44, c. 3-4), chữ 𢁑 trái được ghi là 巴 ba (âm) + 賴 lại (âm) = blái > trái.

• D > gi [dũ 愈 > gió ] hoặc rất ít [Gi > D]. Trong DGCC, có 8 trường hợp (2.42%), trong khi CTLĐ chỉ có 1 trường hợp (0.34%). Trường hợp ngược lại (GI > d) rất ít (2 trong DGCC, 0 trong CTLĐ). Phụ âm d- có nguồn gốc là đ-. Ở trên, ta thấy mô hình Đ > d khá nhiều. Còn phụ âm gi- thì có nguồn gốc là ch-. Ở thế kỷ XVII, đã có phụ âm gi-, như gì, giá... nhưng các từ gốc Hán thì lại có nguồn gốc là k- (Nguyễn Ngọc San, tr. 69).

• B > v [bao 包 > vào 𠓨, bì 皮 > vừa 皮]: Thuộc mô hình B > b v, hoặc B > ph v. Trong CTLĐ hoàn toàn không có trường hợp B > v mà DGCC lại có đến 7 (2.11%). Theo các nhà ngôn ngữ học, mô hình B > v chắc chắn chỉ mới có gần đây. Đó là vì phụ âm v- trong tiếng Việt vốn có 2 nguồn gốc là w- và p-. “Mãi đến thế kỷ XVII mới có hiện tượng lẫn lộn, xóa nhòa ranh giới giữa hai nguồn gốc khác nhau ấy” (Nguyễn Tài Cẩn, tr. 30). Theo Nguyễn Ngọc San (tr. 67), “một số từ có v- hiện nay thời Tiền Việt Chứt vốn có phụ âm đầu là p- hoặc b-.” Cũng theo ông, quá trình hoán chuyển từ b- sang v- kéo dài khá lâu, cho nên ở miền Bắc có lúc còn cả hai biến thể: băm/vằm, be/ve, bón/vón (tr. 66).

9 Trong Hán ngữ cũng không có phụ âm g-/gh-.

Page 7: THỬ TÌM HIỂU LUẬT BIẾN ÂM QUA HAI BẢN NÔM · và dẫn dắt tôi trên con đường học chữ Nôm; Ban Biên Tập Tự ... Bài vi ết này khảo ... biến chuyển

TUT 08/2005 7

• K > c [kỳ 其 > cười 唭, kỵ 忌> cậy 𢚁] : Đây chỉ là một trường hợp hai phụ âm có cách phát âm rất giống nhau.

• K > g [kỷ 几 > ghẻ 𤴪, kiên 坚 > ghen 悭]: Trong tiếng Hán, vốn không có phụ âm g-/gh, nên để ghi phụ âm g-/gh trong chữ Nôm, phải mượn một phụ âm khác, như k-. Theo Nguyễn Tài Cẩn (tr. 32), mô hình này có thể đã xuất hiện khoảng từ thế kỷ XIII-XIV trở về trước. Có 5 trường hợp (1.69%) trong CTLĐ, và 2 trường hợp (0.60%) trong DGCC.

• PH > b [phủ 否> bữa 𣇊; phụng 奉 > bụng 䏾]: Ở trên, ta có nói đến phụ âm v- xuất hiện sau b-. Theo các nhà ngôn ngữ học, b- lại có trước ph-. Có 5 trường hợp (1.51%) trong DGCC và 1 trường hợp (0.34%) trong CTLĐ.

Những mô hình có 3-4 trường hợp trở lên (trong cả hai tác phẩm): S > th (S > sl --> th), TR > gi, CH > tr, KH > qu, TH > x. Những mô hình có 2 trường hợp (trong cả hai tác phẩm): C > k, CH > gi, D > đ, D > kh, GI > ch, GI > r, PH > v, QU > c, S > r.

2. Phụ âm cuối

Thường, sự biến âm về phụ âm cuối rất ít, không nhiều như phụ âm đầu. Tiếng Việt có các phụ âm cuối sau đây: -c, -ch, -m, -n, -ng, -nh, -p, -t. Trường hợp tìm thấy nhiều nhất là NH > ng [minh 明> mừng 𢜠, bình 平 > bừng 𤇊, vinh 榮 > vâng 㘇 ... ], rồi đến C > t [chúc 祝 > chút , đức > đút , sắc 色 > sắt 色]. Các trường hợp khác không nhiều: CH > c: bạch 白> bạc 白 T > p: nột 訥 > nạp 訥 C > p: khác 恪 > khắp 恪 N > m: miên 綿 > mềm 綿 T > c: mạt 末 > mắc 末 T > m: cát 吉 > cầm 拮

Page 8: THỬ TÌM HIỂU LUẬT BIẾN ÂM QUA HAI BẢN NÔM · và dẫn dắt tôi trên con đường học chữ Nôm; Ban Biên Tập Tự ... Bài vi ết này khảo ... biến chuyển

TUT 08/2005 8

0

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

NH > ng C > t CH > c T > p C > p N > m NH > c T > c T > m

Đồ thị biến âm - Phụ âm cuối

DGCCCTLĐ

Những trường hợp có trong CTLĐ mà không có trong DGCC: CH > c: bích 碧 > biếc 碧 N > m: miên 綿 > mềm 綿 T > c, m: mạt 末 > mắc 末, cát 吉 > cầm 拮 Những trường hợp có trong DGCC mà không có trong CTLĐ: C > p, t: khác 恪 > khắp 恪, chúc 祝 > chút

3. Thanh điệu

Về thanh điệu, trường hợp nhiều nhất là NGANG > huyền [chi 之 > gì 之, lăng 夌 > rừng 棱, long 竜 > trồng 槞], rồi đến NẶNG > huyền [lộng 弄 > lòng 𢚸].

Page 9: THỬ TÌM HIỂU LUẬT BIẾN ÂM QUA HAI BẢN NÔM · và dẫn dắt tôi trên con đường học chữ Nôm; Ban Biên Tập Tự ... Bài vi ết này khảo ... biến chuyển

TUT 08/2005 9

0

5

10

15

20

25

30

35

40

45

50

NG

AN

G >

huyền

NẶN

G >

huyền

NẶ

NG

> sắc

NG

à >

sắc

HỎ

I > sắc

NG

à >

hỏi

NG

AN

G >

sắc

SẮC

> n

gang

SẮC

> hỏì

NG

à >

nặn

g

NG

AN

G >

hỏi

Đồ thị biến âm - Thanh điệu

CTLĐDGCC

Các trường hợp NẶNG > sắc [lập 立 > lấp 拉] NGÃ > sắc [liễm 歛 > sớm ] NGANG > sắc [chiêm 占 > chém 拈] SẮC > ngang [toái 碎 > tôi 碎] cũng khá nhiều. Những trường hợp ít hơn: SẮC > hỏi: tố 素 > tỏ 𤍊 NGÃ > nặng: lễ 禮 > lạy 𥛉 [= 礼 (âm) + 拜 (ý). 礼 là dị dạng của 禮 (lễ)]. NGANG > hỏi: ư 於 > ở 於 Không có trường hợp HỎI > huyền, HUYỀN > hỏi, HUYỀN > sắc trong cả 2 tác phẩm.

III. Kết luận

Luật biến âm từ một âm Hán Việt sang âm Nôm tuy phức tạp, nhưng không phải là tuỳ tiện, mà có quy tắc, quy luật nhất định. Khảo sát sự biến âm này, bằng phương pháp thống kê, là một công việc thiết thực, giúp cho việc đọc Nôm, phiên Nôm được dễ dàng và chính xác hơn, đồng thời giúp ta tìm hiểu quá trình phát triển của ngữ âm tiếng Việt. Công việc này, những quy tắc này không phải là đã chưa từng được các nhà nghiên cứu khác thực hiện và khám phá, song mục

Page 10: THỬ TÌM HIỂU LUẬT BIẾN ÂM QUA HAI BẢN NÔM · và dẫn dắt tôi trên con đường học chữ Nôm; Ban Biên Tập Tự ... Bài vi ết này khảo ... biến chuyển

TUT 08/2005 10

đích của bài viết này là đi đến những kết luận và thí dụ cụ thể, xuất phát từ những văn bản cụ thể. Đối với những trường hợp có tỷ lệ cao, nó vừa mang tính cụ thể, lại vừa mang tính tổng quát, vì vừa áp dụng cho văn bản đang khảo sát, lại vừa có thể áp dụng cho cả kho tàng chữ Nôm nói chung. Qua việc khảo sát thành phần biểu âm trong cấu trúc chữ Nôm từ hai bản Nôm ngắn, chúng tôi rút ra được một số trường hợp biến âm có tỷ lệ cao:

• Phụ âm đầu: TR > ch, L > r, L > s, Đ > d, C > g, D > r, L > tr, D > gi, D > gi, B > v, K > c, K > g, PH > b, S > th, TR > gi, CH > tr, KH > qu, …

• Phụ âm cuối: NH > ng, C > t. Các trường hợp khác không nhiều (CH > c, T > p, C > p, N > m, T > c, T > m)

• Thanh điệu: NGANG > huyền, NẶNG > huyền, NẶNG > sắc, NGÃ > sắc, NGANG > sắc, SẮC > ngang,… Không có trường hợp HỎI > huyền, HUYỀN > hỏi, HUYỀN > sắc trong cả 2 tác phẩm.

Những trường hợp còn lại được liệt kê đầy đủ trong Bảng thống kê và Bảng từ dưới đây, trong phần Dữ kiện. Vì số lượng chữ và tác phẩm dùng trong công trình thử nghiệm nho nhỏ này còn hạn chế, chúng tôi chỉ có thể đưa ra những kết luận cho một số trường hợp sau khi đã đối chiếu với kết quả của những công trình nghiên cứu trước. Chúng tôi cũng chưa thể đi sâu vào phân tích sự chuyển biến của ngữ âm tiếng Việt qua các thời đại. Và đồng thời yếu tố ngữ âm địa phương cũng không được xét đến. Nếu có thể dùng một vài tác phẩm có độ dài tương đối, đại diện cho mỗi thời kỳ, và đại diện cho từng địa phương khác nhau, thì công việc khảo sát sự biến âm này sẽ mang lại nhiều kết quả có tính cách tổng quát, toàn diện và chính xác hơn. Với kỹ thuật điện toán tân tiến hiện có — các bộ chữ Nôm Unicode, bàn gõ chữ Hán Nôm, tự điển chữ Nôm on-line 10, v.v…— việc chuyển đổi các văn bản Nôm “chết” sang dạng điện tử đã trở nên dễ dàng, và là một công việc cấp thiết. Chúng tôi nghĩ đến một trạm mạng lưu trữ các văn bản chữ Nôm đánh máy dưới dạng Unicode (theo tiêu chuẩn mã quốc tế), mà máy nào cũng đọc được, từ Cư Trần Lạc Đạo Phú, Đắc Thú Lâm Tuyền cho tới Quốc Âm Thi Tập, Bạch Vân Am Quốc Ngữ Thi Tập, cho tới tất cả các dị bản Truyện Kiều, Chinh Phụ Ngâm, Cung Oán Ngâm Khúc, Mai Hoa Tiên, Lục Vân Tiên, Tống Tử Vưu v.v… Đó sẽ là một nguồn văn bản phong phú, dồi dào không những cho người đọc chỉ muốn tìm hiểu thêm về các tác phẩm văn học cổ điển của Việt Nam, mà còn là một kho cứ liệu quý giá cho các nhà nghiên cứu Hán Nôm nữa. Tuy nhiên, đây là một công việc đòi hỏi nhiều thời gian và sự góp sức của tất cả những người quan tâm đến chữ Nôm khắp năm châu bốn bể. Mong thay!

Virginia, 08/2005

TUT E-mail: [email protected]

Trang nhà: http://www.trangnhahoaihuong.com

10 Tự Điển Chữ Nôm Trích Dẫn, Bàn gõ Hán Nôm và bộ chữ Hán Nôm: http://viethoc.com/hannom/index.php

Page 11: THỬ TÌM HIỂU LUẬT BIẾN ÂM QUA HAI BẢN NÔM · và dẫn dắt tôi trên con đường học chữ Nôm; Ban Biên Tập Tự ... Bài vi ết này khảo ... biến chuyển

TUT 08/2005 11

B. PHẦN 2: DỮ KIỆN I. Dữ kiện

1.1. Phụ âm đầu 1.1.1. Bảng thống kê - Phụ âm đầu Tổng cộng có 295 chữ có phụ âm đầu trong CTLĐ và 331 chữ trong DGCC (chỉ tính những chữ giả tá và thuần Nôm, bỏ những chữ “đọc nghĩa” và các loại khác).

HÁN > nôm CTLĐ DGCC Cả hai %CTLĐ %DGCC %Cả hai TR > ch 8 17 25 2.71% 5.14% 3.99% L > r 7 10 17 2.37% 3.02% 2.72% L > s 3 12 15 1.02% 3.63% 2.40% Đ > d 7 5 12 2.37% 1.51% 1.92% S > x 3 9 12 1.02% 2.72% 1.92% C > g 4 7 11 1.36% 2.11% 1.76% D > r 0 10 10 0.00% 3.02% 1.60% L > tr 1 9 10 0.34% 2.72% 1.60% D > gi 1 8 9 0.34% 2.42% 1.44% B > v 0 7 7 0.00% 2.11% 1.12% K > c 5 2 7 1.69% 0.60% 1.12% K > g 4 2 6 1.36% 0.60% 0.96% PH > b 1 5 6 0.34% 1.51% 0.96% S > th 3 2 5 1.02% 0.60% 0.80% TR > gi 3 2 5 1.02% 0.60% 0.80% CH > tr 0 4 4 0.00% 1.21% 0.64% KH > qu 3 1 4 1.02% 0.30% 0.64% TH > x 1 2 3 0.34% 0.60% 0.48% C > k 0 2 2 0.00% 0.60% 0.32% CH > gi 0 2 2 0.00% 0.60% 0.32% D > đ 0 2 2 0.00% 0.60% 0.32% D > kh 1 1 2 0.34% 0.30% 0.32% GI > ch 2 0 2 0.68% 0.00% 0.32% GI > d 0 2 2 0.00% 0.60% 0.32% GI > r 1 1 2 0.34% 0.30% 0.32% PH > v 1 1 2 0.34% 0.30% 0.32% QU > c 1 1 2 0.34% 0.30% 0.32% S > r 0 2 2 0.00% 0.60% 0.32% T > ch 2 0 2 0.68% 0.00% 0.32% B > ph 1 0 1 0.34% 0.00% 0.16% C > m 0 1 1 0.00% 0.30% 0.16% C > ng 0 1 1 0.00% 0.30% 0.16% CH > x 0 1 1 0.00% 0.30% 0.16% Đ > ch 0 1 1 0.00% 0.30% 0.16% Đ > l 1 0 1 0.34% 0.00% 0.16% Đ > r 0 1 1 0.00% 0.30% 0.16%

Page 12: THỬ TÌM HIỂU LUẬT BIẾN ÂM QUA HAI BẢN NÔM · và dẫn dắt tôi trên con đường học chữ Nôm; Ban Biên Tập Tự ... Bài vi ết này khảo ... biến chuyển

TUT 08/2005 12

H > g 0 1 1 0.00% 0.30% 0.16% H > v 0 1 1 0.00% 0.30% 0.16% KH > c 0 1 1 0.00% 0.30% 0.16% KH > th 1 0 1 0.34% 0.00% 0.16% KH > v 0 1 1 0.00% 0.30% 0.16% L > c 1 0 1 0.34% 0.00% 0.16% L > h 1 0 1 0.34% 0.00% 0.16% L > th 1 0 1 0.34% 0.00% 0.16% NH > n 1 0 1 0.34% 0.00% 0.16% QU > kh 1 0 1 0.34% 0.00% 0.16% S > gi 1 0 1 0.34% 0.00% 0.16% T > d 1 0 1 0.34% 0.00% 0.16% T > tr 0 1 1 0.00% 0.30% 0.16% T > x 0 1 1 0.00% 0.30% 0.16% TH > d 1 0 1 0.34% 0.00% 0.16% TH > h 1 0 1 0.34% 0.00% 0.16% TH > tr 0 1 1 0.00% 0.30% 0.16% TR > d 1 0 1 0.34% 0.00% 0.16% TR > đ 0 1 1 0.00% 0.30% 0.16% TR > l 0 1 1 0.00% 0.30% 0.16% TR > x 1 0 1 0.34% 0.00% 0.16% X > th 1 0 1 0.34% 0.00% 0.16%

1.1.2. Bảng từ - Phụ âm đầu

Bảng từ liệt kê tất cả các chữ Nôm có trong hai tác phẩm CTLĐ và DGCC (loại bỏ chữ trùng lặp giữa hai tác phẩm), xếp theo thứ tự phụ âm đầu. Số “ID” là số chữ trong tác phẩm, thí dụ chữ 逋 (số ID = 607) là chữ thứ 607 trong DGCC.

ID Âm phù Âm Nôm Phần còn lại Loại Tp Ghi chú

B > ph, v

607 bô 逋 phô 逋 Giả tá CTLĐ Hội 5 628 bàng 傍 vàng 傍 Giả tá DGCC

281 bao 包 vào 𠓨 nhập 入 Thuần Nôm DGCC

81 bị 備 vợ nữ 女 Thuần Nôm DGCC Phần chỉ âm là dị thể và viết giản nét của 備 (bị).

560 bì 皮 vừa 皮 Giả tá DGCC

1582 bố 布 vua 𤤰 vương 王 Thuần Nôm DGCC

627 bội 倍 vội 倍 Giả tá DGCC

92 bôi 盃 vui 𢝙 tâm 忄 Thuần Nôm DGCC

C > g, k, k, m, ng

1044 ca 哥 gà điểu 鳥 Thuần Nôm DGCC 𤔄 là dị dạng của 哥 (ca). 278 các 閣 gác 閣 Giả tá CTLĐ Hội 2

Page 13: THỬ TÌM HIỂU LUẬT BIẾN ÂM QUA HAI BẢN NÔM · và dẫn dắt tôi trên con đường học chữ Nôm; Ban Biên Tập Tự ... Bài vi ết này khảo ... biến chuyển

TUT 08/2005 13

1656 cái 丐 gái 𡛔 nữ 女 Thuần Nôm DGCC

1846 cai 荄 gây 核 mộc 木 Thuần Nôm DGCC

440 cận 近 gần 𧵆 bối 貝 Thuần Nôm DGCC

斤 viết giản nét của 近 (cận). Phần gợi ý cùng dùng bộ 貝

(bối) như chữ 賖 (xa), không góp ý nghĩa cho chữ 𧵆 (gần).

219 cập 及 gặp 﨤 xước 辶 Thuần Nôm DGCC 388 cập 及 gặp 及 Giả tá CTLĐ Hội 3 1480 cát 吉 ghét 恄 tâm 忄 Thuần Nôm DGCC

788 cáo 吿 gáo đẩu 斗 Thuần Nôm CTLĐ Hội 6

1441 cốt 骨 gót 𨃴 túc 足 Thuần Nôm DGCC 1202 cương 剛 gang 剛 Giả tá CTLĐ Hội 9 1041 cao 高 kêu 嗃 khẩu 口 Thuần Nôm DGCC

1094 cơ 箕 kia 箕 Giả tá DGCC

1593 cập 及 mập 𥄫 mục 目 Thuần Nôm DGCC

1285 cẩn 謹 ngẩn 謹 Giả tá DGCC

CH > gi, tr, x

482 chi 之 gì 之 Giả tá DGCC

1463 chử 渚 chưa 𣠖 vị 未 Thuần Nôm DGCC

508 chức 聀 giấc 聀 Giả tá DGCC

123 chiêu 招 trêu 𠶅 khẩu 口 Thuần Nôm DGCC

1587 chư 諸 trơ 諸 Giả tá DGCC

566 chư 諸 trưa 𣌆 nhật 日 Thuần Nôm DGCC

335 chúng 衆 trống 衆 Giả tá DGCC

596 chiêm 占 xem 䀡 mục 目 Thuần Nôm DGCC

D > đ, gi, kh, r

1316 dần 夤 đần 夤 Giả tá DGCC

2146 diệp 葉 đẹp mỹ 美 Thuần Nôm DGCC

620 dã 也 giã 也 Giả tá DGCC

1606 dận 胤 giận 胤 Giả tá DGCC

1214 dậu 酉 giấu 𨁪 túc 足 Thuần Nôm DGCC

709 dầu 𠱋 giàu cự 巨 Thuần Nôm DGCC 𠱋 là một âm phù Nôm

686 di 夷 gì 夷 Giả tá DGCC

198 dư 余 giờ 𣇞 nhật 日 Thuần Nôm DGCC

1270 dũ 愈 gió phong 風 Thuần Nôm DGCC

619 dục 欲 giục 欲 Giả tá DGCC

1416 dương 揚 giương 揚 Giả tá CTLĐ Hội 9

122 diếu 窖 khéo 窖 Giả tá DGCC

Page 14: THỬ TÌM HIỂU LUẬT BIẾN ÂM QUA HAI BẢN NÔM · và dẫn dắt tôi trên con đường học chữ Nôm; Ban Biên Tập Tự ... Bài vi ết này khảo ... biến chuyển

TUT 08/2005 14

1168 dâm 淫 rầm 嗂 khẩu 口 Thuần Nôm DGCC

滛 là dị dạng của 淫. 嗂 viết giản

nét bộ 氵 từ tập hợp chữ 口 và

淫 (dâm).

1665 dân 民 răn 呡 khẩu 口 Thuần Nôm DGCC

2000 dày 𠫅 rày nhật 日 Thuần Nôm DGCC Phần biểu âm là giả tá Nôm 厚 (hậu), âm: 苔 (đài).

255 dĩ 以 rĩ 以 Giả tá DGCC

636 di 夷 rì 夷 Giả tá DGCC

453 di 移 rời 移 Giả tá DGCC

254 du 油 rầu 油 Giả tá DGCC

74 dữ 與 rỡ 懙 tâm 忄 Thuần Nôm DGCC

187 dụng 用 ròng 𣳔 thủy 氵 Thuần Nôm DGCC

Đ > ch, d, l, r

1344 đồn 屯 chôn thổ 土 Thuần Nôm DGCC là dị dạng của 屯 (đồn). 716 đa 多 da bì 皮 Thuần Nôm CTLĐ Hội 5 424 đại 代 dạy 𠰺 khẩu 口 Thuần Nôm DGCC

585 đạm 淡 dặm 淡 Giả tá CTLĐ Hội 5

243 đăng 登 dâng thượng上 Thuần Nôm DGCC

1096 đặng 鄧 dựng 鄧 Giả tá CTLĐ Hội 8 101 đâu 兜 dâu mộc 木 Thuần Nôm DGCC là dị dạng của 兜 (đâu).

922 đấu 闘 dấu 闘 Giả tá CTLĐ Hội 7

1728 điều 迢 dìu 迢 Giả tá DGCC 26 đình 停 dừng 停 Giả tá CTLĐ Hội 1 1605 độc 獨 dọc 獨 Giả tá CTLĐ Hội 10

661 đồn 屯 dọn thủ 扌 Thuần Nôm DGCC là dị dạng của 屯 (đồn). 880 đột 揬 dọt 揬 Giả tá CTLĐ Hội 6 570 đột 𥤮 lọt 𥤮 Giả tá CTLĐ Hội 5 1427 đình 停 rành 停 Giả tá DGCC

GI > ch, d, r 230 giác 角 chác 角 Giả tá CTLĐ Hội 2 517 giám 监 dám 监 Giả tá DGCC

362 giang 江 dang 𢬥 thủ 扌 Giả tá Nôm DGCC dan > dang

1379 gia 耶 rà 耶 Giả tá CTLĐ Hội 9

116 giới 戒 rối mịch 糸 Thuần Nôm DGCC

H > g, v

1471 hội 会 gọi 哙 khẩu 口 Thuần Nôm DGCC 会 viết tắt chữ 會 (hội).

110 hoàng 黃 vàng 鐄 kim 金 Thuần Nôm DGCC 払 viết tắt chữ 撞 (tràng).

K > c, g

Page 15: THỬ TÌM HIỂU LUẬT BIẾN ÂM QUA HAI BẢN NÔM · và dẫn dắt tôi trên con đường học chữ Nôm; Ban Biên Tập Tự ... Bài vi ết này khảo ... biến chuyển

TUT 08/2005 15

886 kì 奇 cả 奇 Giả tá DGCC 1097 kiều 橋 cầu 橋 Giả tá CTLĐ Hội 8 756 kính 勁 cứng 勁 Giả tá CTLĐ Hội 6

153 kỵ 忌 cậy 𢚁 tâm 忄 Thuần Nôm DGCC 1306 kỳ 其 cờ 棋 mộc 木 Thuần Nôm CTLĐ Hội 9 692 kỳ 其 cười 唭 khẩu 口 Thuần Nôm CTLĐ Hội 5 390 kỳ 期 cờ 期 Giả tá CTLĐ Hội 3

579 kê 稽 ghê 稽 Giả tá CTLĐ Hội 5

1479 kiên 坚 ghen 悭 tâm 忄 Thuần Nôm DGCC 坚 viết tắt 堅 (kiên).

10 kỷ 几 ghẻ 𤴪 nạch 疒 Thuần Nôm DGCC 1532 kỹ 技 ghẻ 技 Giả tá CTLĐ Hội 10. KH > c, qu, th, v

1069 khối 塊 cõi 塊 Giả tá DGCC 818 khoáng 鑛 quặng 鑛 Giả tá CTLĐ Hội 6 37 khuê 圭 quê 圭 Giả tá DGCC

686 khuy 𧇊 quay 𧇊 Giả tá CTLĐ Hội 5 980 khóa 課 thuở 課 Giả tá CTLĐ Hội 7

537 khuông 匡 vuông 𣃱 phương方 Thuần Nôm DGCC

L > c, h, r, s, th, tr

1320 lũ 寠 cũ 𪛺 Giả tá CTLĐ Hội 9 1347 liễm 歛 hượm 歛 Giả tá CTLĐ Hội 9 282 la 羅 ra xuất 出 Thuần Nôm DGCC giản nét từ 羅 (la).

333 la 羅 ra xuất 出 Thuần Nôm DGCC 罒 giản nét từ 羅 (la).

164 la ra sinh 生 Thuần Nôm CTLĐ Hội 2

658 lăng 夌 rừng 棱 木 mộc Thuần Nôm DGCC

553 lãng 浪 rằng 浪 Giả tá DGCC 1177 lật 栗 rất 栗 Giả tá CTLĐ Hội 8 571 lâu 婁 rau 蒌 thảo 艹 Thuần Nôm DGCC 娄 là một dạng của của 婁 (lâu) .

593 lỗ 魯 rõ 𤑟 hỏa 火 Thuần Nôm DGCC

274 lỗi 耒 rồi 耒 Giả tá DGCC 18 lỗi 耒 rồi 耒 Giả tá CTLĐ Hội 1 849 lộng 弄 rộng 𢌌 quảng 廣 Thuần Nôm DGCC

1028 long 龍 rồng 𧏵 trùng 虫 Thuần Nôm DGCC 竜 là 1 dị thể của 龍 (long).

115 luật 律 ruột 𦛌 nhục 月 Thuần Nôm DGCC 聿 viết tắt chữ 律 (luật). 208 luyện 煉 rèn 煉 Giả tá CTLĐ Hội 2 911 lai 來 say dậu 酉 Thuần Nôm CTLĐ Hội 7

867 lãng 朗 sáng 𤎜 hỏa 火 Thuần Nôm DGCC

610 lang 郎 sang 𨖅 xước 辶 Thuần Nôm DGCC

Page 16: THỬ TÌM HIỂU LUẬT BIẾN ÂM QUA HAI BẢN NÔM · và dẫn dắt tôi trên con đường học chữ Nôm; Ban Biên Tập Tự ... Bài vi ết này khảo ... biến chuyển

TUT 08/2005 16

168 lao 牢 sao 牢 Giả tá DGCC

224 lâu 娄 sau 𡢐 hậu 后 Thuần Nôm DGCC

236 lâu 婁 sâu 溇 thủy 氵 Thuần Nôm DGCC

625 lâu 婁 sau hậu 后 Thuần Nôm DGCC娄 là dị dạng của 婁 (lâu).后

(hậu) đồng nghĩa với 後 (hậu).

1207 lâu 娄 sau cư 車(dấu phụ) Thuần Nôm CTLĐ Hội 9

839 lịch 歷 sạch 𤁋 thủy 氵 Thuần Nôm CTLĐ Hội 6

304 liễm 歛 sớm đán 旦 Thuần Nôm DGCC

565 liễm 歛 sớm 𣌋 nhật 日 Thuần Nôm DGCC

109 lỗi 磊 suối 𤂬 thủy 氵 Thuần Nôm DGCC

1745 lôi 雷 soi 𥋸 mục 目 Thuần Nôm DGCC

2106 lôn 侖 son 𣘈 chu 朱 Thuần Nôm DGCC

2156 long 龍 sông 滝 thủy 氵 Thuần Nôm DGCC 775 lăng 夌 thưng 䈊 trúc 竺 Thuần Nôm CTLĐ Hội 6 1433 lữ 呂 trở 呂 Giả tá CTLĐ Hội 9

2150 lai 來 trai nam 男 Thuần Nôm DGCC

68 lai 來 trai 𤳇 nam 男 Thuần Nôm DGCC

445 lâm 林 trăm 𤾓 bách 百 Thuần Nôm DGCC

1005 liên 連 trên 𨕭 thượng上 Thuần Nôm DGCC

1839 long 竜 trồng 𡏡 thổ 土 Thuần Nôm DGCC

531 long 竜 trông 𥉫 mục 目 Thuần Nôm DGCC

353 luận 論 trọn 論 Giả tá DGCC

743 lược 畧 trước tiền 前 Thuần Nôm DGCC

623 lược 畧 trước 𠠩 tiền 前 Thuần Nôm DGCC NH > n 46 nhược 若 nước 渃 thủy 氵 Thuần Nôm CTLĐ Hội 1 PH > b, v

669 phiếm 泛 bấm 泛 Giả tá CTLĐ Hội 5

1488 phủ 否 bữa 𣇊 nhật 日 Thuần Nôm DGCC

164 phụng 奉 bỏng tiểu 小 Thuần Nôm DGCC

387 phụng 奉 bỗng 𣈖 nhật 日 Giả tá Nôm DGCC bóng > bỗng

415 phụng 奉 bóng 𩃳 vũ 雨 Thuần Nôm DGCC

256 phụng 奉 bụng 䏾 nhục 月 Thuần Nôm DGCC

136 phi 丕 vậy 丕 Giả tá CTLĐ Hội 2

QU > c, kh

213 quần 群 còn 群 Giả tá DGCC

1376 quang 光 khoang 光 Giả tá CTLĐ Hội 9

Page 17: THỬ TÌM HIỂU LUẬT BIẾN ÂM QUA HAI BẢN NÔM · và dẫn dắt tôi trên con đường học chữ Nôm; Ban Biên Tập Tự ... Bài vi ết này khảo ... biến chuyển

TUT 08/2005 17

S > gi, r, th, x

1280 sàng 床 giàng 床 Giả tá CTLĐ Hội 9

594 sàng 床 ràng 𤉜 hỏa 火 Thuần Nôm DGCC

893 sước 逴 rước 逴 Giả tá DGCC

624 sài 柴 thầy 偨 nhân 亻 Thuần Nôm DGCC

879 sài 柴 thầy 柴 Giả tá CTLĐ Hội 6

162 sơ 疎 thơ 疎 Giả tá DGCC 239 sở 所 thửa 所 Giả tá CTLĐ Hội 2 782 sơ 疎 thưa 疎 Giả tá CTLĐ Hội 6

1357 sát 察 xét 察 Giả tá DGCC

1424 sát 殺 xát 殺 Giả tá DGCC

1422 say 差 xây 差 Giả tá DGCC

1826 say 醝 xơi khẩu 口 Thuần Nôm DGCC Phần biểu âm là giả tá Nôm

977 siêu 超 xiêu 超 Giả tá DGCC

16 sơ 初 xưa 初 Giả tá DGCC

6 sơ 初 xưa 𠸗 cổ 古 Thuần Nôm DGCC

1364 sô 芻 xô 芻 Giả tá CTLĐ Hội 9

273 song 双 xong 双 Giả tá DGCC

2155 sủng 寵 xuống hạ 下 Thuần Nôm DGCC Phần chỉ âm viết giản nét chữ 寵 (sủng).

T > ch, d, tr, x 77 tổ 祖 chỗ 祖 Giả tá CTLĐ Hội 1 931 tuất 卒 chút 卒 Giả tá CTLĐ Hội 7 159 tất 悉 dứt 悉 Giả tá CTLĐ Hội 2

538 tồn 存 tròn viên 圓 Thuần Nôm DGCC

284 tốt 卒 xót tâm 忄 Thuần Nôm DGCC là dị dạng của 卒.

TH > ch, d, h, x

810 thiên 羶 chen 羶 Giả tá DGCC 774 thược 杓 duộc 杓 Giả tá CTLĐ Hội 6 763 thán 嘆 han 嘆 Giả tá CTLĐ Hội 6 74 thanh 青 xanh 青 Giả tá CTLĐ Hội 1

393 thiên 千 xin 吀 khẩu 口 Thuần Nôm DGCC

179 thôn 吞 xôn sơn 山 Thuần Nôm DGCC

TR > ch, d, đ, gi, l, x

216 trá 吒 cha 仛 nhân 亻 Thuần Nôm DGCC Phần chỉ âm viết giản nét chữ 吒 (trá)..

857 trá 吒 cha 吒 Giả tá CTLĐ Hội 6

763 trác 卓 chắc 卓 Giả tá DGCC 835 trai 㪰 chay 㪰 Giả tá CTLĐ Hội 6

Page 18: THỬ TÌM HIỂU LUẬT BIẾN ÂM QUA HAI BẢN NÔM · và dẫn dắt tôi trên con đường học chữ Nôm; Ban Biên Tập Tự ... Bài vi ết này khảo ... biến chuyển

TUT 08/2005 18

1001 trai 齋 chay 齋 Giả tá CTLĐ Hội 7

558 trang 庄 chăng 庄 Giả tá DGCC

105 trang 庄 chẳng 庄 Giả tá DGCC

113 tràng 払 chàng 払 Giả tá DGCC

451 trang chẳng Giả tá DGCC

949 tràng 幢 chàng 幢 Giả tá CTLĐ Hội 7

957 tranh 争 chanh 争 Giả tá DGCC 1380 trạo 掉 chèo 掉 Giả tá CTLĐ Hội 9 671 trĩ 豸 chạy 𧼋 tẩu 走 Thuần Nôm DGCC

1404 triếp 輒 chép 輒 Giả tá DGCC

1564 triệu 召 chịu 𠹾 thọ 受 Thuần Nôm DGCC 1021 triệu 召 chịu 召 Giả tá CTLĐ Hội 7 1866 trịnh 郑 chạnh 郑 Giả tá DGCC

569 trợ 助 chợ 𢄂 thị 市 Thuần Nôm DGCC

1992 trứ 著 chước 著 Giả tá DGCC

1544 trữ 𧵤 chữa 𧵤 Giả tá DGCC

14 trùng 重 chồng phu 夫 Thuần Nôm DGCC

644 trùng 重 chùng 重 Giả tá DGCC 1050 trưng 徵 chưng 徵 Giả tá CTLĐ Hội 8 802 trùy 搥 chùi 搥 Giả tá CTLĐ Hội 6 298 truyện 傳 chuyện 傳 Giả tá DGCC

1131 trùy 搥 dồi 搥 Giả tá CTLĐ Hội 8

858 trọc 濁 đục 濁 Giả tá DGCC

1148 trà 茶 già lão 老 Thuần Nôm DGCC

290 triền 纒 gìn 纒 Giả tá CTLĐ Hội 3

1465 triệu 召 gieo 招 thủ 扌 Thuần Nôm CTLĐ Hội 9

657 trữ 宁 giữa trung 中 Thuần Nôm DGCC 1099 trùy 搥 giồi 搥 Giả tá CTLĐ Hội 8 513 trời 𡗶 lời 𠳒 khẩu 口 Thuần Nôm DGCC

621 trĩ 雉 xể 雉 Giả tá CTLĐ Hội 5 X > th 610 xá 赦 tha 赦 Giả tá CTLĐ Hội 5

1.2. Phụ âm cuối

1.2.1. Bảng thống kê - Phụ âm cuối Tổng cộng 249 chữ có phụ âm cuối trong DGCC và 159 chữ trong CTLĐ.

HÁN > nôm DGCC CTLĐ Cả hai %DGCC %CTLĐ %Cả hai NH > ng 10 4 14 4.02% 2.52% 3.43% C > t 3 0 3 1.20% 0.00% 0.74%

Page 19: THỬ TÌM HIỂU LUẬT BIẾN ÂM QUA HAI BẢN NÔM · và dẫn dắt tôi trên con đường học chữ Nôm; Ban Biên Tập Tự ... Bài vi ết này khảo ... biến chuyển

TUT 08/2005 19

CH > c 0 2 2 0.00% 1.26% 0.49% T > p 1 1 2 0.40% 0.63% 0.49% C > p 1 0 1 0.40% 0.00% 0.25% N > m 0 01 1 0.00% 0.63% 0.25% NH > c 1 0 1 0.40% 0.00% 0.25% T > c 0 1 1 0.00% 0.63% 0.25% T > m 0 1 1 0.00% 0.63% 0.25%

1.2.2. Bảng từ - Phụ âm cuối

ID Âm phù Âm Nôm Phần còn lại Loại Tp Ghi chú

C > p, t 763 khác 恪 khắp 恪 Giả tá DGCC 66 chúc 祝 chút tiểu 小 Thuần Nôm DGCC 317 đức đứt Giả tá DGCC viết giản nét chữ 德 đức. 1035 sắc 色 sắt 色 Giả tá DGCC CH > c 72 bạch 白 bạc 白 Giả tá CTLĐ Hội 1 47 bích 碧 biếc 碧 Giả tá CTLĐ Hội 1 N > m 83 miên 綿 mềm 綿 Giả tá CTLĐ Hội 1 NH > ng 73 minh 明 mừng 𢜠 tâm 忄 Thuần Nôm DGCC

127 tỉnh 省 tiếng 㗂 khẩu 口 Thuần Nôm DGCC

143 vĩnh 永 vắng 永 Giả tá DGCC 232 bình 平 bằng 平 Giả tá DGCC 320 thanh 青 thiêng linh 靈 Thuần Nôm DGCC 403 đình 停 đừng 停 Giả tá DGCC 664 bình 平 bừng 𤇊 hỏa 火 Thuần Nôm DGCC

1235 vinh 榮 vâng 㘇 khẩu 口 (dấu nháy)

Thuần Nôm DGCC

1347 vinh 榮 văng 榮 Giả tá DGCC 2002 vinh 荣 vang 荣 Giả tá DGCC 荣 là dị dạng của 榮 vinh. 756 kính 勁 cứng 勁 Giả tá CTLĐ Hội 6 26 đình 停 dừng 停 Giả tá CTLĐ Hội 1 995 kinh 經 kiêng 經 Giả tá CTLĐ Hội 7 1550 vĩnh 永 vắng 永 Giả tá CTLĐ Hội 10 T > c, m, p 1285 mạt 末 mắc 末 Giả tá CTLĐ Hội 9 1367 cát 吉 cầm 拮 thủ 扌 Thuần Nôm CTLĐ Hội 9 759 nột 訥 nạp 訥 Giả tá CTLĐ Hội 6

Page 20: THỬ TÌM HIỂU LUẬT BIẾN ÂM QUA HAI BẢN NÔM · và dẫn dắt tôi trên con đường học chữ Nôm; Ban Biên Tập Tự ... Bài vi ết này khảo ... biến chuyển

TUT 08/2005 20

1.3. Thanh điệu

1.3.1. Bảng thống kê – Thanh điệu Tổng cộng 540 chữ được khảo sát về thanh điệu trong DGCC và 313 chữ trong CTLĐ.

HÁN > nôm DGCC CTLĐ Cả hai %DGCC %CTLĐ %Cả hai NGANG > huyền 48 26 74 8.89% 8.31% 8.68% NẶNG > huyền 25 15 40 4.63% 4.79% 4.69% NẶNG > sắc 20 13 33 3.70% 4.15% 3.87% NGÃ > sắc 17 9 26 3.15% 2.88% 3.05% HỎI > sắc 11 13 24 2.04% 4.15% 2.81% NGÃ > hỏi 11 6 17 2.04% 1.92% 1.99% NGANG > sắc 13 4 17 2.41% 1.28% 1.99% SẮC > ngang 8 9 17 1.48% 2.88% 1.99% SẮC > hỏì 5 6 11 0.93% 1.92% 1.29% NGÃ > nặng 6 3 9 1.11% 0.96% 1.06% NGANG > hỏi 7 2 9 1.30% 0.64% 1.06% NẶNG > ngang 6 1 7 1.11% 0.32% 0.82% NGÃ > huyền 3 4 7 0.56% 1.28% 0.82% HỎI > ngang 3 2 5 0.56% 0.64% 0.59% NẶNG > ngã 1 4 5 0.19% 1.28% 0.59% NGANG > ngã 3 2 5 0.56% 0.64% 0.59% SẮC > huyền 3 2 5 0.56% 0.64% 0.59% HỎI > ngã 3 1 4 0.56% 0.32% 0.47% NGANG > nặng 1 3 4 0.19% 0.96% 0.47% HỎI > nặng 3 3 0.00% 0.96% 0.35% HUYỀN > ngang 3 0 3 0.56% 0.00% 0.35% NẶNG > hỏi 2 1 3 0.37% 0.32% 0.35% NGÃ > ngang 2 1 3 0.37% 0.32% 0.35% SẮC > nặng 0 3 3 0.00% 0.96% 0.35% HUYỀN > nặng 1 1 2 0.19% 0.32% 0.23% HUYỀN > ngã 1 0 1 0.19% 0.00% 0.12% SẮC > ngã 1 0 1 0.19% 0.00% 0.12% HỎI > huyền 0 0 0 0.00% 0.00% 0.00% HUYỀN > hỏi 0 0 0 0.00% 0.00% 0.00% HUYỀN > sắc 0 0 0 0.00% 0.00% 0.00%

II. Phụ lục Trang đầu Cư Trần Lạc Đạo Phú

Page 21: THỬ TÌM HIỂU LUẬT BIẾN ÂM QUA HAI BẢN NÔM · và dẫn dắt tôi trên con đường học chữ Nôm; Ban Biên Tập Tự ... Bài vi ết này khảo ... biến chuyển

TUT 08/2005 21

Trang đầu Dì Ghẻ Con Chồng

Page 22: THỬ TÌM HIỂU LUẬT BIẾN ÂM QUA HAI BẢN NÔM · và dẫn dắt tôi trên con đường học chữ Nôm; Ban Biên Tập Tự ... Bài vi ết này khảo ... biến chuyển

TUT 08/2005 22

III. Tài liệu tham khảo chính

Alexandre de Rhodes (1651). Bản dịch tiếng Việt (1991). Tự điển Việt Bồ La. TP HCM: NXB Khoa Học Xã Hội.

Bửu Cầm. Dẫn nhập nghiên cứu chữ Nôm. Tài liệu giảng dạy. Sài gòn: Đại học Văn Khoa.

Hoàng Xuân Hãn (1978-1979). Văn Nôm và chữ Nôm đời Trần-Lê, phái thiền Trúc Lâm Yên Tử. Tập san Khoa học Xã hội, Paris, số 5, 6 và 7.

Dương Quảng Hàm (1942). Chữ Nôm và công việc khảo cứu cổ văn Việt Nam. Bản dịch của Lê Văn Đặng. http://www.viethoc.org

Huỳnh Tịnh Paulus Của (1896). Đại Nam Quấc Âm Tự Vị. Sài Gòn. Lê Mạnh Thát (2000). Toàn tập Trần Nhân Tông. Sài gòn: NXB TP Hồ Chí Minh. Lê Văn Đặng (2002). Giới thiệu chữ Nôm, cấp I & II. Tài liệu giảng dạy. California,

USA: Ban tu thư Viện Việt Học. Nguyễn Ðình Hoà (1992). Graphemic Borrowings from Chinese - The Case of Chu Nom

- Vietnam’s Demotic Script. Taipei, Taiwan: Bulletin of the Institute of History and Philosophy, Volume 61, part 2.

Nguyễn Đình Hoà, Nguyễn Khắc Kham, Lê Văn Đặng (2001). Monograph on Nôm Characters. California, USA: Viet-Hoc Publishing Department.

Nguyễn Ngọc San (2003). Tìm hiểu tiếng Việt lịch sử. Việt Nam: NXB Đại Học Sư Phạm. Nguyễn Tài Cẩn (1985). Một số vấn đề về chữ Nôm. Hà Nội: NXB Ðại Học và Trung

Học Chuyên Nghiệp. Nguyễn Tài Cẩn (2001). Một số chứng tích về Ngôn ngữ, Văn tự, và Văn hóa. Hà Nội:

NXB Đại Học Quốc Gia. Nhiều tác giả (1985). Nghiên cứu Hán Nôm. Hà Nội: Viện Nghiên Cứu Hán Nôm. Nhiều tác giả (2005). Tự điển chữ Nôm trích dẫn, bản điện tử.

http://www.viethoc.com/hannom/tdnom_beta.php Trần Kinh Hòa (1949). Niên đại và hình thái sáng chế chữ Nôm. Bản dịch của Đoàn

Khoách. Huế: Tạp chí Đại Học. Trần Văn Giáp (2002). Lược khảo vấn đề chữ Nôm. Lê Văn Đặng thực hiện văn bản.

USA: Ngày Nay. Thiều Chửu (2002). Tự điển Thiều Chửu, bản điện tử. Đặng Thế Kiệt, Lê Văn Đặng,

Nguyễn Hữu Vinh, Nguyễn Doãn Vượng thực hiện. http://www.viethoc.org