m mục lục - ninhthuan.gov.vn tin cong thuong 20107/ky... · saûn xuaát kinh doanh tin theá...

20
Mc lc m m m m m m Tin trong tænh Thò tröôøng haøng hoùa ñaùng quan taâm trong tuaàn Xuaát nhaäp khaåu Saûn xuaát kinh doanh Tin theá giôùi Doanh nghieäp caàn bieát Trang 01 : Bìa, Mục lục Trang 02-04 : Tin trong tỉnh Trang 05-08 : Thị trường hàng hóa đáng quan tâm Trang 08-10 : Xuất nhập khẩu Trang 11-14 : Sản xuất kinh doanh Trang 14-16 : Tin thế giới Trang 17-20 : Doanh nghiệp cần biết SOÁ 20 T10-2017

Upload: others

Post on 04-Nov-2019

1 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: m Mục lục - ninhthuan.gov.vn tin cong thuong 20107/ky... · Saûn xuaát kinh doanh Tin theá giôùi Doanh nghieäp caàn bieát Trang 01 : Bìa, ... Thị trường chè nguyên

Muc luc

m

m

m

m

m

m

Tin trong tænhThò tröôøng haøng hoùa ñaùngquan taâm trong tuaànXuaát nhaäp khaåuSaûn xuaát kinh doanhTin theá giôùiDoanh nghieäp caàn bieát

Trang 01 : Bìa, Mục lục

Trang 02-04 : Tin trong tỉnh

Trang 05-08 : Thị trường hàng hóa đáng quan tâm

Trang 08-10 : Xuất nhập khẩu

Trang 11-14 : Sản xuất kinh doanh

Trang 14-16 : Tin thế giới

Trang 17-20 : Doanh nghiệp cần biếtSOÁ 20

T10-2017

Page 2: m Mục lục - ninhthuan.gov.vn tin cong thuong 20107/ky... · Saûn xuaát kinh doanh Tin theá giôùi Doanh nghieäp caàn bieát Trang 01 : Bìa, ... Thị trường chè nguyên

Soá 20 thaùng 10 naêm 2017

TIN TRONG TỈNH

TIN TRONG TÆNHSở Công Thương tổ

chức nghiệm thu cơ sở Đề án hỗ trợ ứng dụng máy móc thiết bị vào ngành may công nghiệp

Ngày 22/9/2017, tại Công ty CP may Tân Tiến Ninh Thuận; địa chỉ số 56 Nguyễn Thị Minh Khai, phường Mỹ Bình, thành phố Phan Rang - Tháp Chàm. Sở Công Thương tổ chức nghiệm thu cơ sở Đề án hỗ trợ ứng dụng máy móc thiết bị vào ngành may công nghiệp cho Công ty CP may Tân Tiến Ninh Thuận theo Hợp đồng số 124/HĐ-CNĐP ngày 27/3/2017 giữa Cục Công nghiệp địa phương và Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến thương mại Ninh Thuận (Trung tâm) về việc thực hiện Đề án Khuyến công quốc gia năm 2017. Tham gia đoàn nghiệm thu gồm có: Ông Phạm Đăng Thành - Giám đốc Sở Công Thương chủ trì, Ông Võ Viết Hiếu - Giám đốc Trung tâm; đại điện các phòng: Quản lý công nghiệp, Kỹ thuật an toàn-Môi trường thuộc Sở Công Thương; đại diện phòng Kinh tế thành phố Phan Rang - Tháp Chàm và chủ Doanh nghiệp Bà Hồ Thị Thu Hồng cùng với Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh phối hợp thực hiện.

Đề án Hỗ trợ ứng dụng máy móc thiết bị vào ngành may công nghiệp được Bộ

trưởng Bộ Công Thương phê duyệt tại Quyết định số 4869/QĐ-BCT ngày 12/12/2016 từ nguồn kinh phí khuyến công quốc gia năm 2017 với tổng kinh phí thực hiện Đề án là 555,5 triệu đồng; trong đó: nguồn kinh phí Khuyến công quốc gia hỗ trợ 200 triệu đồng, nguồn đơn vị thụ hưởng là 355,5 triệu đồng. Mục tiêu của Đề án là nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, tăng thu nhập cho doanh nghiệp, góp phần công nghiệp hóa công nghiệp nông thôn, giải quyết tình trạng thiếu lao động, khuyến khích các tổ chức, cá nhân đổi mới máy móc thiết bị trong ngành may công nghiệp.

Ngay từ tháng 4 năm 2017, Trung tâm phối hợp với Công ty CP may Tiến Thuận Ninh Thuận (Công ty) đã triển khai ký kết hợp đồng về việc hỗ trợ ứng dụng máy móc thiết bị vào ngành may công nghiệp (Hợp đồng số 01/HĐ-TTKC ngày 11/4/2017); đồng thời hướng dẫn đơn vị thụ hưởng triển khai khảo sát, lựa chọn đơn vị cung ứng thiết bị. Từ ngày 07-10/7/2017, Công ty đã ký hợp đồng kinh tế với 02 đơn vị cung ứng, gồm: Công ty TNHH ĐT-TM-DV Garmenttech (Hợp đồng số GMT2017-TTNT, ngày 07/7/2017) cung cấp 01 Máy in sơ đồ FD 1800m LAN và Công ty TNHH TM-XK Song

Sở Công Thương chủ trì cuộc họp và ký biên bảnnghiệm thu Đề án

Page 3: m Mục lục - ninhthuan.gov.vn tin cong thuong 20107/ky... · Saûn xuaát kinh doanh Tin theá giôùi Doanh nghieäp caàn bieát Trang 01 : Bìa, ... Thị trường chè nguyên

Soá 20 thaùng 10 naêm 2017

TIN TRONG TỈNH

Kim Long Hải (Hợp đồng số 01 SKLH-TT/HĐKT/2017, ngày 10/7/2017) cung cấp 01 Máy lập trình Golden CSA-3020XY. Giữa tháng 8/2017, các đơn vị cung ứng đã cung cấp đầy đủ máy móc thiết bị theo yêu cầu; hoàn thành lắp đặt chạy thử và nghiệm thu đúng tiến độ và thời gian quy định.

Được sự quan tâm của Cục Công nghiệp địa phương (nay là Cục Công Thương địa phương), sự chỉ đạo kịp

thời của Sở Công Thương; đến ngày 22/9/2017, Trung tâm và đơn vị thụ hưởng đã hoàn thành Đề án hỗ trợ ứng dụng máy móc thiết bị vào ngành may công nghiệp với các mục tiêu, nội dung, chỉ tiêu quy định tại Hợp đồng số 124/HĐ-CNĐP. Trong quá trình thực hiện, các đơn vị đã thực hiện đúng trình tự, thủ tục, triển khai đúng tiến độ, báo cáo tiến độ đầy đủ, báo cáo kết quả thực hiện đề án và lập hồ sơ chứng từ thanh

quyết toán theo quy định.Việc hỗ trợ ứng dụng

máy móc thiết bị vào ngành may công nghiệp đáp ứng yêu cầu phát triển sản xuất, giảm chi phí về thời gian và nhân công, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, mang lại hiệu quả kinh tế cao, tăng độ an toàn, đáp ứng nhu cầu của khách hàng và góp phần đẩy mạnh phát triển công nghiệp nông thôn của địa phương./.

Phòng QLCN

Máy in sơ đồ FD 1800m LAN

Máy lập trình Golden CSA-3020XY

Page 4: m Mục lục - ninhthuan.gov.vn tin cong thuong 20107/ky... · Saûn xuaát kinh doanh Tin theá giôùi Doanh nghieäp caàn bieát Trang 01 : Bìa, ... Thị trường chè nguyên

Soá 20 thaùng 10 naêm 2017

TIN TRONG TỈNH

Quy định, hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định số 68/2017/NĐ-CP về quản lý, phát triển cụm công nghiệp

Ngày 31/8/2017, Bộ trưởng Bộ Công Thương đã ban hành Thông tư số 15/2017/TT-BCT Quy định, hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định số 68/2017/NĐ-CP về quản lý, phát triển cụm công nghiệp. Thông tư này (gồm 3 Chương, 18 Điều và 2 Phụ lục kèm theo) quy định, hướng dẫn về Quy hoạch phát triển cụm công nghiệp; đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp; chế độ báo cáo, cơ sở dữ liệu và các mẫu văn bản, quy chế quản lý về cụm công nghiệp.

Đối tượng áp dụng của Thông tư gồm các doanh nghiệp, hợp tác xã, đơn vị đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp; các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh trong cụm công nghiệp; các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác liên quan đến quản lý, hoạt động của cụm công nghiệp.

Nội dung quan trọng và nổi bật nhất của Thông tư này là Quy hoạch phát triển cụm công nghiệp (Quy hoạch) được lập trên địa bàn cấp tỉnh thuộc nhóm quy hoạch ngành kết cấu hạ tầng sản xuất, được lập cho mỗi giai đoạn 10 năm, có xét triển vọng 10 năm tiếp theo. Thời hạn xem xét điều chỉnh Quy hoạch thực hiện 5 năm 1 lần, trừ trường hợp cần thiết Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trao đổi, thống nhất với Bộ Công Thương.

Triển khai nhiệm vụ Quy hoạch phát triển cụm công nghiệp, Thông tư quy định cụ

thể đề cương và dự toán kinh phí lập Quy hoạch, đơn vị chủ trì lập quy hoạch, hồ sơ quy hoạch, trách nhiệm thẩm định và phê duyệt quy hoạch. Theo đó, Sở Công Thương tổ chức lập, thẩm định đề cương, dự toán kinh phí lập Quy hoạch, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt; chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành và Ủy ban nhân dân cấp huyện lập Quy hoạch phát triển cụm công nghiệp trên địa bàn.

Về đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp, Thông tư quy định việc lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng cụm công nghiệp; xác định và quản lý chi phí quy hoạch chi tiết xây dựng cụm công nghiệp; dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp; nhiệm

vụ của đơn vị được giao làm chủ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp.

Ngoài ra, Thông tư quy định về đối tượng thực hiện chế độ báo cáo và thời gian thực hiện chế độ báo cáo định kỳ về cụm công nghiệp; công tác xây dựng, quản lý, vận hành cơ sở dữ liệu cụm công nghiệp; các biểu mẫu văn bản, quy chế quản lý về cụm công nghiệp;… Đồng thời để tổ chức triển khai thực hiện, Thông tư xác định trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị cụ thể: Cục Công Thương địa phương; Sở Công Thương và Phòng chuyên môn quản lý công thương thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện.

Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 16 tháng 10 năm 2017./.

Phòng QLCN

Ảnh minh họa

Page 5: m Mục lục - ninhthuan.gov.vn tin cong thuong 20107/ky... · Saûn xuaát kinh doanh Tin theá giôùi Doanh nghieäp caàn bieát Trang 01 : Bìa, ... Thị trường chè nguyên

Soá 20 thaùng 10 naêm 2017

THỊ TRƯỜNG HÀNG HÓA

Giá nhiều loại nông sản có xu hướng tăng

Theo Bộ NN&PT NT, sau khi các doanh nghiệp thắng thầu xuất khẩu gạo khiến nhu cầu trên thị trường nội địa tăng đẩy giá lên. Các mặt hàng nông sản cũng có xu hướng tăng.

Trong tháng 8 vừa qua, giá lúa, gạo tại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long biến động tăng đối với lúa thường và giảm nhẹ đối với lúa chất lượng cao. Thời tiết bất lợi, mưa lũ nhấn chìm gần 70ha canh tác lúa Thu Đông tại An Giang gây thiệt hại nặng khiến giá lúa tại đây tăng khoảng từ 100-200 đồng/kg so với cuối tháng 7.

Đặc biệt, sau khi các doanh nghiệp trong nước trúng thầu bán 175.000 tấn gạo cho Philippines, giá lúa thường IR50404 đã tăng khá. Nguyên nhân được lý giải là do Philip-pines yêu cầu 120.000 tấn gạo phải được giao trong tháng Tám nên các doanh nghiệp đã thắng thầu trước đó tranh thủ đưa hàng sang Philippines khiến nhu cầu trên thị trường nội địa tăng đẩy giá lên.

Tại Bình Phước, giá bán buôn hạt điều nhân loại W240 và W320 tăng 5.000 đồng/kg lên các mức tương ứng là 270.000 đồng/kg và 260.000 đồng/kg so với mức giá đầu tháng 8 là 265.000 đồng/kg và 255.000 đồng/kg.

Nguyên nhân là do nguồn

cung khan hiếm, chủ yếu từ các đại lý găm hàng trong khi nhu cầu để phục vụ sản xuất bánh Trung thu đang gia tăng.

Do nhu cầu thị trường tăng lên, các doanh nghiệp tăng giá thu mua để đáp ứng các đơn hàng xuất khẩu đã ký nên đẩy giá tiêu nội địa tăng. So với cuối tháng Bảy, giá tiêu tại Gia Lai tăng 6.000 đồng/kg lên 86.000 đồng/kg. Giá tiêu tại Bà Rịa-Vũng Tàu, Đắk Lắk, Đắk Nông và Đồng Nai tăng 5.000 đồng/kg lên 87.000-89.000 đồng/kg.

Bên cạnh đó, giá mủ cao su nguyên liệu tại Bình Phước tăng nhẹ, từ 285 đồng/độ lên 295 đồng/độ. Thị trường chè nguyên liệu trong nước có xu hướng ổn định. Tại Thái Nguyên, giá chè cành chất lượng cao giữ mức185.000 đồng/kg, chè xanh búp khô 135.000 đồng/kg.

Tại Bảo Lộc (Lâm Đồng), giá chè nguyên liệu (búp tươi) sản xuất chè xanh vẫn giữ mưc 9.000 đồng/kg, giá chè nguyên liệu sản xuất chè đen tăng 1.000 đồng/kg lên 6.000 đồng/kg.

Trước đó, Bộ NN&PTNT cho biết, kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thuỷ sản tháng 8 năm 2017 ước đạt 3,1 tỷ USD, đưa tổng giá trị xuất khẩu 8 tháng đầu năm 2017 đạt 23,66 tỷ USD, tăng 13,5% so với cùng kỳ năm 2016, Thời báo Tài chính Việt Nam đưa tin.

Trong đó, so với cùng kỳ năm 2016, giá trị xuất khẩu các mặt hàng nông sản chính ước đạt 12,6 tỷ USD, tăng 17,2%; hàng thuỷ sản ước đạt 5,13 tỷ USD, tăng 18,1%; hàng lâm sản chính ước đạt 5,07 tỷ USD, tăng 9,6%.

Một số mặt hàng chủ yếu có giá trị xuất khẩu trong tháng 8 tăng về số lượng và giá trị. Cụ thể, mặt hàng gạo có khối lượng XK ước đạt 504 nghìn tấn với giá trị đạt 220 triệu USD, đưa khối lượng xuất khẩu gạo 8 tháng đầu năm 2017 ước đạt 3,96 triệu tấn và 1,75 tỷ USD, tăng 19,8% về khối lượng và tăng 17,5% về giá trị so với cùng kỳ năm 2016.

Cùng với đó, mặt hàng cao su có khối lượng xuất khẩu cao su tháng 8 đạt 160 nghìn tấn với giá trị đạt 243 triệu USD, đưa khối lượng xuất khẩu cao su 8 tháng ước đạt 795 nghìn tấn và 1,36 tỷ USD, tăng 11,2% về khối lượng và tăng 52% về giá trị so với cùng kỳ năm 2016.

Giá trị xuất khẩu thủy sản tháng 8 ước đạt 749 triệu USD, đưa khối lượng xuất khẩu thủy sản 8 tháng ước đạt 5,13 tỷ USD, tăng 18,1%..

Giá cá tra nguyên liệu tại Đồng bằng sông Cửu Long ổn định ở mức cao

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, trong

Page 6: m Mục lục - ninhthuan.gov.vn tin cong thuong 20107/ky... · Saûn xuaát kinh doanh Tin theá giôùi Doanh nghieäp caàn bieát Trang 01 : Bìa, ... Thị trường chè nguyên

Soá 20 thaùng 10 naêm 2017

THỊ TRƯỜNG HÀNG HÓA

tháng Tám, giá cá tra nguyên liệu tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long ổn định ở mức tương đối cao và có xu hướng tăng giá ở một số nơi.

Giá cá tra đang dao động ở mức 22.000-25.000 đồng/kg tùy theo chất lượng cá và phương thức thanh toán. Bên cạnh đó, nguồn cung cá vào size ở mức thấp.

Tại Vinh Long, giá trung bình cá tra thịt trắng trong size đang ở mức 24.000 đồng/kg, tăng 2.000 đồng/kg so với tháng trước; tại Đồng Tháp cá tra đang có giá từ 22.500-23.500 đồng/kg, tăng 1.000 đồng/kg so với tháng trước; còn tại An Giang giá cá tra hiện ở mức 23.000-23.500 đồng/kg. Đáng chú ý, giá cá tra giống có xu hướng tăng giá do nhu cầu thả nuôi tăng cao.

Theo đánh giá của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, từ đầu năm đến nay, giá cá tra có xu hướng tăng, nên người nuôi dần ổn định sản xuất, diện tích nuôi hiện có đạt 4.746ha, tăng 1,9% so với cùng kỳ năm ngoái.

Bước vào vụ thu hoạch chính, sản lượng cá tra tám tháng của các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long đạt 815.500 tấn, tăng 10% so với cùng kỳ. Đồng Tháp là địa phương có sản lượng cá tra thu hoạch lớn nhất đạt 303.400 tấn, tăng tới hơn 25% so với cùng kỳ.

Tuy nhiên, trong tháng Tám, thời tiết không thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản, mưa lớn bất thường, sự biến động lớn của các yếu tố môi trường (DO, nhiệt độ, độ mặn, pH,...) làm giảm sức đề kháng của

thủy sản nuôi, vì vậy tình hình dịch bệnh trên thủy sản có chiều hướng tăng so với các tháng đầu năm.

Đáng chú ý, mới đây, Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ đã quyết định kiểm tra 100% các lô hàng nhập khẩu vào ngày 2/8 là sớm hơn một tháng so với dự kiến (1/9) theo Chương trình thanh tra cá da trơn của Hoa Kỳ.

Theo quy định, 100% lô hàng phải được kiểm tra về hồ sơ, bao gói, nhãn mác, cuối cùng là từng thùng hàng phải đóng tem kiểm soát. Do đó, doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn do việc phát sinh thêm thời gian, chi phí cho việc thông quan một lô hàng. Tuy nhiên, cho tới thời điểm này chưa ghi nhận sự ách tắc nào trong xuất khẩu cá da trơn của Việt Nam sang Hoa Kỳ.

Tây Nguyên trúng đậm sầu riêng, giá bán cao hơn năm ngoái

Thời điểm hiện nay, bà con nông dân các tỉnh Tây Nguyên đang bước vào mùa thu hoạch sầu riêng với niềm phấn khởi, bởi mùa vụ năm nay trúng đậm.

Theo khảo sát, hiện trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên, sầu riêng có giá trung bình từ 45-50.000 đồng/kg, cao hơn năm trước từ 5-7.000 đồng/kg, loại sầu riêng loại 1 có giá cao từ 47 -52.000 đồng/kg (năm 2016 sầu riêng có giá từ 35-40.000 đồng/kg). Không chỉ vậy, năm nay bà con vui mừng khi sầu riêng được mùa, tỷ lệ đậu quả cao.

Hiện nay, ở Tây Nguyên

cây sầu riêng được đánh giá là một trong những loại cây trồng cho thu nhập kinh tế cao, nên diện tích loại cây này tăng lên đáng kể. Theo số liệu từ Sở NN&PTNT Đăk Lăk, hiện trên địa bàn tỉnh có khoảng gần 3.000 ha sầu riêng (tăng gần 300 ha so với năm 2016). Cây sầu riêng tập trung chủ yếu tại các huyện Krông Păc, Tp. Buôn Ma Thuột, Cư M’gar, Ea Kar, Krông Buk, Cư Kuin…

Tại tỉnh Đăk Nông, diện tích sầu riêng có khoảng hơn 1.000 ha, trong đó, sầu riêng trồng tại Đắk Mil có diện tích và năng suất vượt trội so với các địa phương khác.

Tỉnh Lâm Đồng cũng có hàng ngàn ha sầu riêng, trong đó huyện Đạ Huoai được coi là “thủ phủ” cây sầu riêng của tỉnh, toàn huyện hiện có 2.000 ha, chủ yếu trồng những loại giống cao cấp như: Mong Thong, Ri6, Đô Na…

Giá lợn quay đầu giảm do nguồn cung dư thừa

Sau một thời gian tăng giá, hiện giá lợn tại “thủ phủ” chăn nuôi Đồng Nai lại quay đầu giảm khiến người chăn nuôi chịu lỗ từ 4.000 – 6.000 đồng/kg.

Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai, cho rằng nguyên nhân dẫn đến giá lợn quay đầu giảm trong những ngày gần đây là do nguồn cung đang dư thừa.

Nguồn cung lợn hiện nay đang dư thừa là do đàn lợn được phối giống cách đây 8 - 10 tháng hiện đã đến kỳ xuất chuồng. Thời điểm hiện nay, mặc dù đàn nái trên địa bàn

Page 7: m Mục lục - ninhthuan.gov.vn tin cong thuong 20107/ky... · Saûn xuaát kinh doanh Tin theá giôùi Doanh nghieäp caàn bieát Trang 01 : Bìa, ... Thị trường chè nguyên

Soá 20 thaùng 10 naêm 2017

THỊ TRƯỜNG HÀNG HÓA

Đồng Nai giảm so với cùng thời điểm năm ngoái, tuy nhiên lượng lợn thịt lại đang tăng. Đây là cao điểm của điểm của chu kỳ phối giống cách đây 8 - 10 tháng và hiện những đàn lợn này đã đến kỳ xuất chuồng.

Theo thống kê của ngành nông nghiệp tỉnh Đồng Nai, vào đầu tháng 7/2017 khi giá lợn giảm sâu nhất trong nhiều năm qua, tổng đàn của tỉnh đã giảm xuống còn 1,7 triệu con. Tuy nhiên, hiện nay tổng đàn lợn trên địa bàn Đồng Nai đã tăng lên khoảng 1,8 triệu con.

Một lý do khách quan khác khiến giá lợn giảm những ngày vừa qua là do tâm lý tiêu dùng. Theo Hiệp hội Chăn nuôi, tháng 7 âm lịch là tháng mà nhiều người dân ăn chay, do đó lượng thịt lợn tiêu thụ sẽ giảm, trong khi nguồn cung lớn dẫn đến giá giảm.

Đối với lượng lợn xuất đi Trung Quốc, hiện nay trung bình mỗi ngày các hộ chăn nuôi ở Đồng Nai xuất bán từ 20 - 40 xe cho thương lái mua lợn đi Trung Quốc, trung bình mỗi xe chở khoảng 150 con.

Nhận định về giá lợn trong thời gian tới, Hiệp hội Chăn nuôi cho rằng, lượng lợn của Đồng Nai xuất bán vào thị trường TP. Hồ Chí Minh vẫn ổn định với khoảng 10.000 con/ngày. Tuy nhiên, do chu kỳ của nguồn cung, theo dự báo đến cuối năm 2017 số lượng lợn trong dân sẽ giảm, do đó khi nguồn cung giảm, cầu tăng thì giá có thể sẽ nhích lên.

Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai cho biết, giá lợn hơi ngày

5/9 tại Đồng Nai bán ra tại chuồng là 36.000 đồng/kg, giảm khoảng 4.000 - 6.000 đồng/kg so với thời điểm đầu tháng 8. Với mức giá này, người chăn nuôi vẫn phải chịu lỗ khoảng trên 4.000 đồng/kg lợn hơi.

Tôm ĐBSCL trúng mùa, được giá

Hiện giá tôm sú loại 30 con/kg được thương lái thu mua tại ao từ 215 nghìn đồng/kg, tăng khoảng 20.000 đồng so với cách đây một tháng trước. Giá tôm thẻ cũng tăng nhẹ từ 1.000 - 3.000 đồng/kg, dao động ở mức 100 - 130.000 đồng/kg tùy loại.

Lý do khiến cho giá tôm giữ mức cao vào thời điểm này là vì nhu cầu nhập khẩu tôm của nhiều nước tăng mạnh để phục vụ các lễ hội cuối năm.

Không chỉ được giá mà năm nay nhiều vùng nuôi tôm ở ĐBSCL còn trúng mùa. 8 tháng đầu năm nay sản lượng tôm nước lợ của toàn vùng ĐBSCL đã đạt hơn 644 nghìn ha, tăng hơn 40% so với cùng kỳ năm ngoái.

Giá cá lóc ở Trà Vinh tăng trở lại

Khoảng 1 tuần nay, giá cá lóc trên địa bàn tỉnh Trà Vinh tăng trở lại. Hiện cá lóc loại I được thương lái mua tại ao với giá từ 30.000 - 31.000 đồng/kg, tăng 4.000 đồng/kg so với tuần trước. Theo một số nông dân nuôi cá lóc, với giá bán này, người nuôi vẫn chưa có lãi do giá thành của cá lóc thương phẩm là 31.000 đồng/kg.

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Trà Vinh cho biết, thị trường tiêu thụ có vai trò quan trọng, quyết định việc chi phối phát triển sản xuất hàng hóa nông sản. Song, thị trường này hiện rất khó đoán, tình trạng “được mùa, mất giá” thường xuyên diễn ra. Nhiều tháng nay, giá cá lóc thương phẩm chỉ bằng hoặc thấp hơn giá thành khiến người nuôi ở Trà Vinh gặp nhiều khó khăn. Nguyên nhân bởi nhiều tỉnh ở Đồng bằng sông Cửu Long ngày càng mở rộng diện tích nuôi cá lóc nên cung vượt cầu, dẫn đến giá luôn ở mức thấp.

Đa phần các diện tích nuôi cá lóc trong tỉnh là tự phát, không nằm trong quy hoạch. Trước đó, ngành nông nghiệp và chính quyền địa phương từng khuyến cáo nông dân không nên mở rộng diện tích nuôi cá lóc vì tiềm ẩn rủi ro về thị trường, do loại thủy sản này hiện chủ yếu tiêu thụ nội địa. Cùng với đó, hạ tầng thủy lợi ở một số địa phương chưa đáp ứng nên về lâu dài sẽ tác động xấu đến môi trường và nguy cơ dịch bệnh. Tuy nhiên, người dân vẫn liên tục mở rộng diện tích. Đến nay, toàn tỉnh có khoảng 222 ha nuôi cá lóc, tăng 15 ha so với cùng kỳ năm trước; trong đó, huyện Trà Cú có diện tích nuôi cá lóc nhiều nhất tỉnh, với khoảng 720 hộ thả nuôi hơn 141 ha.

Theo phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Châu Thành cho biết, năm 2010, toàn huyện chỉ có 1 - 2 hộ nuôi cá lóc nhưng đến nay có hơn 100 hộ phá bỏ nhiều

Page 8: m Mục lục - ninhthuan.gov.vn tin cong thuong 20107/ky... · Saûn xuaát kinh doanh Tin theá giôùi Doanh nghieäp caàn bieát Trang 01 : Bìa, ... Thị trường chè nguyên

Soá 20 thaùng 10 naêm 2017

XUẤT NHẬP KHẨU

diện tích trồng lúa, vườn để đào ao nuôi cá lóc trên tổng diện tích 13 ha. Huyện Châu Thành hiện không quy hoạch diện tích nuôi cá lóc; các diện tích nuôi này đều là tự phát của người dân.

Dừa khô Bến Tre khan hàng giá tăng cao kỷ lục

Tuy trái dừa khô giá tăng cao nhưng năng suất giảm

nên nhà vườn không đủ hàng để bán cho thương lái.

Hiện nay, giá dừa khô ở xứ dừa Bến Tre ở mức từ 120.000-140.000 đồng/chục (12 quả), đây là mức giá cao nhất so với từ trước đến nay. Tuy trái dừa khô giá tăng cao nhưng năng suất giảm nên nhà vườn không đủ hàng để bán cho thương lái.

Giá dừa tăng cao là ở thời

điểm này, số vườn dừa đến giai đoạn thu hoạch giảm; trong khi nhiều doanh nghiệp có nhu cầu xuất khẩu các mặt hàng từ trái dừa khô tăng nên dẫn đến khan hàng, sốt giá. Nhà vườn tỉnh Bến Tre cho biết, thời gian gần đây giá dừa khô ở mức cao nên người dân rất phấn khởi tập trung chăm sóc vườn dừa.

Thị trường xuất khẩu mực, bạch tuộc ngày càng rộng mở

Tính đến hết tháng 7, XK mực, bạch tuộc Việt Nam đạt tổng giá trị 333 triệu USD, tăng 63% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong giai đoạn này, mực là sản phẩm XK chủ lực của Việt nam chiếm hơn 60% tổng giá trị XK, còn lại là các sản phẩm bạch tuộc.

Trong đó, Việt Nam có xu hướng XK nhiều các sản phẩm mực hơn so với với cùng kỳ năm trước. Hiện XK mực chiếm hơn 60% tổng giá trị XK mực, bạch tuộc của cả nước trong 7 tháng đầu năm nay.

So với cùng kỳ năm 2016, 7 tháng đầu năm nay, XK các mặt hàng mực, bạch tuộc của Việt Nam đều tăng so với cùng kỳ. Cụ thể, XK các sản phẩm mực tăng 62%. Trong đó, XK mực

tươi, sống và đông lạnh tăng mạnh nhất 89% so với cùng kỳ, đây cũng là sản phẩm mực XK chủ lực của Việt Nam trong 7 tháng đầu năm. XK mực chế biến khác tăng 74%, còn XK mực khô/nướng tăng 21%.

XK bạch tuộc tăng 40% so với 7 tháng đầu năm 2016. Bạch tuộc tươi sống, đông lạnh và khô tăng mạnh nhất 47%, chiếm 83% tổng giá trị XK bạch tuộc của Việt Nam trong giai đoạn này. XK bạch tuộc chế biến tăng 14%.Việt Nam hiện đang XK mực, bạch tuộc sang 59 thị trường, mở rộng hơn 9 thị trường so với cùng kỳ năm 2016. Trong 7 tháng đầu năm nay, 9 thị trường XK chính đều tăng NK mực, bạch tuộc từ Việt Nam. Trong cơ cấu thị trường NK mực, bạch tuộc; tỷ trọng XK sang Hàn Quốc, Nhật Bản, ASEAN giảm; tỷ trọng XK

sang EU và Trung Quốc tăng so với cùng kỳ năm 2016.

Hàn QuốcXK mực, bạch tuộc sang

Hàn Quốc vẫn tiếp tục trên đà tăng trưởng tốt. Kim ngạch XK mực, bạch tuộc của Việt Nam sang Hàn Quốc trong 7 tháng đầu năm đạt 115 triệu USD, tăng 41% so với cùng kỳ năm ngoái. Hàn Quốc tiếp tục duy trì là thị trường NK số 1 của Việt Nam, chiếm 34% tỷ trọng, đồng thời là thị trường NK nhiều nhất bạch tuộc của Việt Nam.

Bạch tuộc tươi/đông lạnh là sản phẩm được XK nhiều nhất trong cơ cấu nhuyễn thể chân đầu của Việt Nam XK sang Hàn Quốc, sản phẩm chiếm ưu thế thứ 2 là mực khô, sản phẩm thứ 3 được XK nhiều sang Hàn Quốc là mực tươi/đông lạnh.

Nhật BảnNhật Bản là thị trường

Trung tâm TTCN&TM

Page 9: m Mục lục - ninhthuan.gov.vn tin cong thuong 20107/ky... · Saûn xuaát kinh doanh Tin theá giôùi Doanh nghieäp caàn bieát Trang 01 : Bìa, ... Thị trường chè nguyên

Soá 20 thaùng 10 naêm 2017

XUẤT NHẬP KHẨU

NK lớn thứ 2 mực, bạch tuộc Việt Nam, đồng thời là thị trường NK mực lớn nhất của Việt Nam. XK sang Nhật Bản chiếm 23% tổng kim ngạch XK mực, bạch tuộc. Kim ngạch XK mực, bạch tuộc sang thị trường Nhật Bản trong 7 tháng đầu năm nay đạt 77 triệu USD, tăng 41% so với cùng kỳ năm ngoái.

Sản lượng khai thác mực, bạch tuộc nguyên liệu tại Nhật Bản giảm, tỷ giá đồng yên tăng một phần là nguyên nhân khiến các nhà NK Nhật Bản tăng cường NK mặt hàng này từ Việt Nam.

EUTiếp sau Nhật Bản là EU,

giá trị XK mực, bạch tuộc thị trường này trong 7 tháng đầu năm đạt 63 triệu USD, tăng 96% so với cùng kỳ. Đáng chú ý, trong giai đoạn này XK mực, bạch tuộc sang Pháp và Hà Lan tăng ấn tượng ở mức 3 con số. Trong đó, Pháp NK rất nhiều mực của Việt Nam, còn Hà Lan NK rất nhiều cả mực và bạch tuộc trong 7 tháng đầu năm nay.

Mực nguyên liệu đông lạnh (030749) là sản phẩm NK chính của Hà Lan. Hà Lan NK mực, bạch tuộc nguyên liệu để chế biến XK sang các nước khác trong khối EU. Nhu cầu NK mặt hàng này của các nước EU trong những tháng đầu năm nay đều tăng nên đây là lý do XK mực, bạch tuộc của Việt Nam sang Hà Lan tăng mạnh.

Xuất khẩu tôm sang Mỹ dự kiến tăng nửa cuối năm nay

Tiếp tục xu hướng giảm của QIV/2016, XK tôm sang Mỹ trong 2 quý đầu năm 2017 giảm 7,5% đạt 276,4 triệu USD. Tính tới 15/7/2017, XK tôm sang thị trường này đạt 306,5 triệu USD; giảm 5,3% so với cùng kỳ năm 2016. Do giảm NK nên Mỹ đã phải nhường vị trí số 1 cho Nhật Bản và giữ vị trí thứ 4 về NK tôm Việt Nam.

XK tôm Việt Nam sang Mỹ nửa đầu năm nay có chiều hướng đi xuống do tác động việc Bộ Thương mại Mỹ (DOC) tăng thuế chống bán phá giá trong quyết định sơ bộ của đợt xem xét hành chính lần thứ 11 (POR11), đồng USD sụt giá do tác động từ các chính sách mới liên quan tới bảo hộ sản xuất trong nước của Tổng thống Donald Trump. Bên cạnh đó, sự cạnh tranh mạnh mẽ từ Ấn Độ (đối thủ cạnh tranh chính của Việt Nam trên thị trường Mỹ) cũng phần nào làm giảm XK tôm Việt Nam sang Mỹ.

Theo số liệu của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA), năm 2016, Mỹ NK 605.711 tấn tôm, trị giá 5,7 tỷ USD; tăng 3% về khối lượng và 4% về giá trị so với năm 2015. Sáu tháng đầu năm 2017, Mỹ tiếp tục tăng NK tôm với 287.255 tấn, trị giá 2,8 tỷ USD; tăng 9% về khối lượng và 15% về giá trị so với cùng kỳ năm 2016.

Tôm thịt nguyên liệu đông lạnh (HS0306170040) là sản phẩm được NK nhiều nhất vào Mỹ. Ấn Độ là nhà cung cấp lớn nhất mặt hàng này cho Mỹ, tiếp đó là Indone-sia và Việt Nam. Ấn Độ tăng mạnh về khối lượng và giá trị cung cấp mặt hàng này lần lượt là 56% và 62% trong khi Indonesia giảm 3% về khối lượng nhưng tăng 4% về giá trị. Việt Nam đứng thứ 3 giảm 32% về khối lượng và 30% về giá trị.

Tôm thịt chế biến đông lạnh (HS1605211030) là sản phẩm được NK nhiều thứ hai vào Mỹ. Thái Lan là nhà cung cấp lớn nhất, Việt Nam và Indonesia lần lượt đứng thứ hai và ba. Thái Lan giảm 3% về khối lượng nhưng tăng 8% về giá trị cung cấp mặt hàng này cho Mỹ. Việt Nam đứng thứ hai giảm 3% và 5% lần lượt về khối lượng và giá trị. Indonesia đứng thứ ba tăng lần lượt 14% và 18%. Ấn Độ và Trung Quốc đứng ở các vị trí tiếp theo tăng mạnh XK mặt hàng này sang Mỹ với mức tăng trưởng 3 con số.

Sáu tháng đầu năm 2017, Ấn Độ là nguồn cung tôm lớn nhất cho Mỹ, chiếm trên 30,5% tổng giá trị NK tôm vào Mỹ. Tiếp đó Indo-nesia chiếm 20,5%; Thái Lan chiếm 11,5%, Ecuador 10,8% và Việt Nam đứng thứ 5 chiếm gần 9%.

Trong tốp 5 nguồn cung chính cho Mỹ, NK tôm vào Mỹ từ Ấn Độ tăng trưởng tốt

Page 10: m Mục lục - ninhthuan.gov.vn tin cong thuong 20107/ky... · Saûn xuaát kinh doanh Tin theá giôùi Doanh nghieäp caàn bieát Trang 01 : Bìa, ... Thị trường chè nguyên

Soá 20 thaùng 10 naêm 2017

XUẤT NHẬP KHẨU

Trung tâm TTCN&TM

nhất 59% và 64% lần lượt về khối lượng và giá trị; NK từ Việt Nam giảm nhiều nhất lần lượt và 17% và 16%.

Việt Nam, Ấn Độ, Thái Lan, Indonesia và Ecuador là các nguồn cung cấp tôm chính cho thị trường Mỹ trong những tháng đầu năm nay và hầu hết các nước đều bị Mỹ áp thuế chống bán phá giá. Thế nhưng, do mức thuế chống bán phá giá Mỹ áp cho tôm Việt Nam cao nên sức cạnh tranh tôm của Việt Nam ở thị trường Mỹ kém hơn.

Mới đây, DOC quyết định dựa trên mức lương ở Ấn Độ để làm quy chiếu so sánh với Việt Nam thay vì dùng mức lương ở Bangladesh như trước đây. Quyết định này cũng làm tăng thuế CBPG đối với tôm Việt Nam.

Mặc dù thuế CBPG cao nhưng do nhu cầu tiêu thụ tôm của thị trường Mỹ tăng nửa cuối năm nay,nên XK tôm Việt Nam sang Mỹ giai đoạn này dự kiến tăng so với cùng kỳ năm ngoái mặc dù tốc độ tăng trưởng không cao.

Do khó khăn trong XK sang Mỹ, DN nên đa dạng hóa thị trường để đảm bảo kim ngạch XK ổn định. DN cũng cần đảm bảo tuân thủ quy định của Mỹ về chất lượng sản phẩm, quy trình sản xuất đồng thời chủ động phối hợp tích cực với cơ quan Nhà nước trong đàm phán tháo gỡ thị trường và đấu tranh với những quy định của Mỹ có tác động bất lợi tới XK của Việt Nam để từ đó duy trì kim ngạch XK sang thị trường chủ lực này.

Nhập khẩu tôm của Mỹ, T1-T6/2017 (GT: nghìn USD, KL: tấn; Nguồn: FAS.USDA)

Nguồn cung

2016 T1-T6/2016 T1-T6/2017 Tăng, giảm (%)

GT KL GT KL GT KL GT KL

TG 5.712.723 605.649 2.401.788 264.707 2.754.711 287.255 15 9

Ấn Độ 1.499.902 154.233 511.586 54.127 840.720 86.008 64 59

Indonesia 1.108.360 117.163 542.619 58.506 563.441 56.387 4 -4

Thái Lan 826.336 82.248 318.683 33.605 315.597 30.283 -1 -10

Việt Nam 687.922 63.886 295.023 27.394 247.382 22.793 -16 -17

Ecuador 584.927 73.221 283.195 37.176 297.502 37.049 5 --

Mexico 294.805 25.326 127.087 11.178 101.810 7.341 -20 -34

Trung Quốc 233.167 34.839 99.583 15.368 143.559 19.922 44 30

Peru 83.097 9.516 48.764 5.977 53.045 5.771 9 -3

Argentina 69.522 7.732 27.774 3.250 53.740 5.703 93 76

Bangladesh 61.455 4.102 30.062 1.891 11.739 755 -61 -60

Page 11: m Mục lục - ninhthuan.gov.vn tin cong thuong 20107/ky... · Saûn xuaát kinh doanh Tin theá giôùi Doanh nghieäp caàn bieát Trang 01 : Bìa, ... Thị trường chè nguyên

Soá 20 thaùng 10 naêm 2017

SẢN XUẤT KINH DOANH

Giá cá ngừ vằn Ecua-dor tăng cao hơn so với tại Bangkok

Giá cá ngừ vằn của Ec-uador đang tăng vọt, vượt qua cả mức giá cá ngừ vằn tại Thái Lan, trong lúc hoạt động khai thác tại khu vực Thái Bình Dương đang ở mức thấp và lệnh cấm khai thác veda đang diễn ra tại khu vực Đông Tây Thái Bình Dương.

Giá cá ngừ vằn Ecuador đã nhanh chóng tăng từ mức 2.000 USD/tấn lên mức 2.100 USD/tấn và sau đó đạt mức 2.200 USD/tấn và có xu hướng tiếp tục tăng lên. Giá có thế sẽ đạt mức 2.400 USD/tấn trong vài tuần tới. Nhưng hiện tại Ecuador đã có một số giao dịch được thực hiện ở mức 2.350 USD/tấn cho thấy xu hướng giá đang tăng.

Trong khí đó, giá cá ngừ vằn tại Bangkok cũng đang tăng, bất chấp việc các nhà sản xuất đồ hộp hạn chế mua vào ở mức giá cao như hiện này và giảm bớt hoạt động sản xuất. Hoạt động khai thác tại khu vực Đông Thái Bình Dương đã giảm mạnh trong những tháng gần đây, khiến các nhà máy sản xuất đồ hộp địa phương bị thiếu nguồn cung nguyên liệu.

Hơn nữa, đội tàu của Tây Ban Nha dự kiến sẽ dùng hết hạn ngạch của mình tại khu vực Ấn Độ Dương trong khoảng tháng 9-10, điều này đã góp phần làm tăng nhu cầu nguyên liệu tại Ecuador. Một nguồn tin cho biết, nhu cầu tại châu Âu vẫn ở mức tốt, một số khách hàng dự đoán sản lượng khai thác tại Ấn Độ Dương trong tháng 9 và 10 sẽ giảm mạnh do hạn ngạch khai thác cá ngừ vây vàng.

Trong khi, tại Ấn Độ Dương, giá EXW cá ngừ vằn đã đạt mức 2.200 USD/tấn. Tại Tây Ban Nha, giá cá ngừ vằn đang ở mức từ 2.000 - 2.050 EUR/tấn. Tại Ấn Độ Dương, giá bán cho các nhà máy địa phương cũng tăng lên trên mức 1.850 EUR/tấn và tại Abijan là khoảng 1.800 EUR/tấn. Châu Âu là thị trường XK lớn nhất của các sản phẩm cá ngừ đóng hộp Ecuador, chiếm 63% tổng XK trong 4 tháng đầu năm 2017, trị giá 77,2 triệu USD.

Đội tàu cá ngừ Ecuador cũng sẽ phải tuân thủ các biện pháp đã được thông qua trong tháng trước tại hội nghị của Ủy ban Cá ngừ nhiệt đới Bắc Nam Mỹ, cụ thể lệnh cấm khai thác veda

kéo dài thêm 10 ngày đối với tất cả các tàu lưới vây khai thác bằng thiết bị dẫn dụ cá (FADs).

Các nhà sản xuất đồ hộp Ecuador đang phải cạnh gay gắt với các nhà sản xuất châu Á, những công ty đang coi Chile và Peru như là các thị trường tiềm năng. Các nhà sản xuất cá ngừ đóng hộp Ecuador đang cáo buộc việc cạnh tranh này là không công bằng vì các nước châu Á khai thác không có trách nhiệm.

XK cá ngừ đóng hộp của Ecuador sang Peru, Argen-tina và các nước khác trong 4 tháng đầu năm 2017 giảm so với cùng kỳ năm 2016, mặc dù XK sang Colombia và Chile tăng so với cùng kỳ.

Trong khi đó, Ecuador đang trong quá trình sửa đổi luật nghề cá và nuôi trồng thủy sản hiện hành của nước này, với sự tham gia thảo luận về các tiêu chí cho luật mời của đại diện ngành cá ngừ, ngành nuôi tôm và các ngành khai thác thủy sản khác.

Giá gạo của Ấn Độ và Thái Lan giảm trong nửa đầu tháng 7

Hãng tin Reuters đưa tin: Giá gạo của Ấn Độ và Thái

Page 12: m Mục lục - ninhthuan.gov.vn tin cong thuong 20107/ky... · Saûn xuaát kinh doanh Tin theá giôùi Doanh nghieäp caàn bieát Trang 01 : Bìa, ... Thị trường chè nguyên

Soá 20 thaùng 10 naêm 2017

SẢN XUẤT KINH DOANH

Lan, 2 nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới, đã giảm trong tuần qua do nhu cầu nhu xuất khẩu yếu.

Trong phiên giao dịch 13/7, giá gạo RI-THBKN5-P1 5% tấm của Thái Lan được chào bán ở mức 400 - 405 USD/tấn (FOB Bangkok), thấp hơn so với 420 – 430 USD/tấn của tuần trước. Một thương nhân Thái Lan cho biết giá gạo giảm là do các nhà xuất khẩu bắt đầu tạm dừng việc mua lúa khi các đơn hàng xuất khẩu đã được chuẩn bị xong. Ông Chooki-at Ophaswongse, Chủ tịch danh dự của Hiệp hội các nhà xuất khẩu gạo Thái Lan cho biết Thái Lan sẽ bước vào mùa thu hoạch lúa trái vụ vào tháng 8 tới, đây cũng là một lý do làm cho giá gạo tại Thái Lan đi xuống.

Tại Ấn Độ, giá gạo đồ RI-INBKN5-P1 5% tấm đã giảm 8 USD/tấn xuống còn 411 - 414 USD/ tấn. Một nhà xuất khẩu tại bang Andhra Pradesh cho biết, các nhà nhập khẩu đã yêu cầu các công ty Ấn Độ hạ giá bán, do giá gạo tại một số thị trường khác đã giảm, trong khi đó nhu cầu gạo từ các nước châu Á, châu Phi đang yếu, do các nước này đang chờ giá giảm thêm. Ngoài ra, việc đồng rupi đã tăng giá hơn 5% tính từ đầu năm 2017 đến nay đã khiến lợi nhuận của các nhà xuất khẩu Ấn Độ giảm xuống. Hiện nay, Ấn Độ chủ yếu xuất khẩu gạo phi Bas-mati sang các nước châu Phi

và gạo Basmati chất lượng cao sang Trung Đông.

Ông Badrul Hasan, lãnh đạo cơ quan nhập khẩu ngũ cốc Bangladesh cho biết, Bangladesh sẽ nhập khẩu khoảng 1,2 triệu tấn gạo trong năm 2017 để bổ sung cho nguồn gạo dự trữ và ngăn chặn giá gạo đang tăng cao ở trong nước. Nước này sẽ mua 150.000-200.000 tấn gạo từ Thái Lan và 200.000 tấn từ Ấn Độ theo thỏa thuận giữa hai chính phủ, số còn lại sẽ mua thông qua đấu thầu. Một đoàn đàm phán của Thái Lan và một đoàn của Ấn Độ sẽ tới Dhaka trong tuần tới (17-22/7) để hoàn tất các hợp đồng mua bán này.

Bangladesh đang nhập khẩu 200.000 tấn gạo trắng giá 430 USD/tấn và 50.000 tấn gạo đồ giá 470 USD/tấn từ Việt Nam theo hợp đồng giữa hai chính phủ. Bangladesh cho biết mặc dù mua gạo qua đấu thầu giá sẽ thấp hơn nhưng để nhận được hàng phải mất nhiều thời gian và nhiều trường hợp nhà xuất khẩu không thực hiện hợp đồng.

Gạo xuất khẩu được giáKhông chỉ tăng cả về

lượng và trị giá, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam tăng dần qua các tháng và duy trì ở mức cao từ tháng 6 cho đến nay.

Báo cáo của Bộ Công Thương cho thấy, xuất khẩu gạo trong 8 tháng đầu năm

2017 ước đạt 4 triệu tấn, tăng 22,7% so với cùng kỳ 2016, trị giá đạt 1,78 tỷ USD, tăng 20,3%.

Xuất khẩu gạo tăng so với cùng kỳ năm 2016 cả về số lượng và trị giá nhờ sự tăng trưởng xuất khẩu tại các thị trường Trung Quốc, Malay-sia, Philippines, Bangladesh, theo cả hợp đồng tập trung và hợp đồng thương mại và cả sự tăng trưởng ở các khu vực thị trường mới, còn nhiều tiềm năng.

Tại thị trường Malaysia, đã ký được các hợp đồng tập trung với tổng khối lượng 150.000 tấn; tại thị trường Bangladesh ký được các hợp đồng tập trung với tổng khối lượng là 250.000 tấn; tại thị trường Philippines, 4 thương nhân Việt Nam đã trúng thầu cung cấp 175.000 tấn gạo.

Đáng chú ý, giá gạo xuất khẩu tăng trong tháng 6 và duy trì ở mức cao trong các tháng tiếp theo đã góp phần tiêu thụ lúa gạo hàng hóa với mức giá cao, có lợi cho người nông dân sản xuất lúa.

Thời điểm ngày 1/6, giá gạo 5% tấm là 370-380 USD/tấn và gạo 25% tấm là 340-350 USD/tấn. Có thời điểm trong tháng 7, giá gạo 5% tấm của Việt Nam đã đạt mức 405-415 USD/tấn và gạo 25% là 380-390 USD/tấn. Đến ngày 25/8, giá gạo 5% tấm xuất khẩu là 380-390 USD/tấn và và gạo 25% tấm là 360-370 USD/tấn, dù có giảm nhưng vẫn cao hơn

Page 13: m Mục lục - ninhthuan.gov.vn tin cong thuong 20107/ky... · Saûn xuaát kinh doanh Tin theá giôùi Doanh nghieäp caàn bieát Trang 01 : Bìa, ... Thị trường chè nguyên

Soá 20 thaùng 10 naêm 2017

SẢN XUẤT KINH DOANH

thời điểm đầu tháng 6 từ 10-20 USD/tấn.

Không chỉ được giá, cơ cấu gạo xuất khẩu tiếp tục có sự chuyển dịch tích cực. Xuất khẩu giảm mạnh ở phân khúc gạo cấp trung bình và cấp thấp; tăng mạnh ở dòng gạo cao cấp, các loại gạo chất lượng cao, giá trị cao (gạo nếp, japonica, gạo lứt). Điều này phù hợp với định hướng phát triển thị trường xuất khẩu.

Trong Chiến lược phát triển thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam giai đoạn 2017 - 2020, định hướng đến năm 2030 vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt có đề ra mục tiêu phấn đấu điều chỉnh giảm dần lượng gạo hàng hóa xuất khẩu nhưng giữ ổn định và tăng trị giá xuất khẩu gạo; chuyển dịch cơ cấu mặt hàng xuất khẩu; tăng tỷ lệ gạo xuất khẩu trực tiếp và mang thương hiệu gạo Việt Nam.

Cơ cấu thị trường điều chỉnh phù hợp với mục tiêu chuyển dịch cơ cấu thị trường xuất khẩu và xu thế diễn biến thị trường gạo thế giới.

Cụ thể, phấn đấu vào năm 2030 lượng gạo xuất khẩu khoảng 4 triệu tấn; tỷ trọng gạo trắng thường chỉ chiếm khoảng 25%, trong đó gạo phẩm cấp thấp và trung bình không vượt quá 10% tổng lượng gạo xuất khẩu; gạo thơm, gạo đặc sản, gạo japonica chiếm khoảng 40%, gạo nếp chiếm

khoảng 25%; tăng dần tỷ trọng các sản phẩm gạo có giá trị gia tăng cao như gạo tăng cường vi chất dinh dưỡng, gạo đồ, gạo hữu cơ, bột gạo, sản phẩm chế biến từ gạo, cám gạo và một số phụ phẩm khác từ lúa gạo (khoảng trên 10%).

Nuôi thủy sản ngoài khơi có xu hướng tăng đến năm 2050

Các nhà nghiên cứu cho biết sản lượng thủy sản và động vật có vỏ từ các trang trại nuôi trồng thủy sản ngoài khơi có thể giúp cung cấp protein thiết yếu cho dân số toàn cầu dự kiến tăng hơn 33% lên 10 tỷ người vào năm 2050.

Theo báo cáo trên tạp chí Nature Ecology & Evo-lution, sản lượng nuôi trồng ngoài khơi tại các vùng biển thích hợp có thể mang lại 15 tỷ tấn thủy sản mỗi năm, gấp hơn 100 lần mức tiêu thụ thủy sản trên toàn thế giới.

Nuôi trồng thủy sản ven biển và trong đất liền đã chiếm hơn 50% lượng thủy sản tiêu thụ trên khắp thế giới. Nhiều vùng, đặc biệt ở châu Phi và châu Á, phụ thuộc rất lớn vào nguồn pro-tein từ thủy sản.

Tuy nhiên, ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, chi phí sản xuất gia tăng và cạnh tra-nh gay gắt về sở hữu đường bờ biển đã làm sản xuất trong các khu vực này khó có thể mở rộng vô thời hạn.

Trong khi đó, sản lượng đánh bắt thủy sản tự nhiên, hầu hết ở mức ổn định hoặc giảm nhẹ.

Con người đang bỏ quên vùng biển ngoài khơi, hoặc ít nhất là các vùng lãnh hải xa lên đến 200 mét (650 feet) để xây dựng các trang trại nuôi trồng thủy sản cho thương mại.

Các đại dương mang lại một cơ hội lớn cho việc sản xuất thực phẩm, nhưng việc khai thác các ngư trường ngoài khơi vẫn chưa được chú trọng.

Để đánh giá tiềm năng này, một nhóm các nhà nghiên cứu do Rebecca Gen-try, Giáo sư tại Đại học Cali-fornia Santa Barbara chủ trì, đã thực hiện một loạt các tính toán.

Trước tiên, họ chia tách đại dương thành một mạng lưới, không kể các khu vực quá sâu hoặc đã được sử dụng để khai thác dầu, các công viên biển hoặc các tuyến vận chuyển.

Nghiên cứu cho thấy khoảng 11,4 triệu km2 (4,4 triệu dặm vuông) của đại dương có thể được sử dụng để nuôi cá, và 1,5 triệu km2 dành cho việc nuôi các loài hai mảnh vỏ như vẹm.

Sau đó, để tính sinh khối thủy sản có thể thu hoạch được, nhóm nghiên cứu kết hợp 120 loài cá và 60 loài hai mảnh vỏ vào các ô trong mạng lưới, phụ thuộc vào nhiệt độ của nước và các yếu tố khác như mật độ oxy.

Page 14: m Mục lục - ninhthuan.gov.vn tin cong thuong 20107/ky... · Saûn xuaát kinh doanh Tin theá giôùi Doanh nghieäp caàn bieát Trang 01 : Bìa, ... Thị trường chè nguyên

Soá 20 thaùng 10 naêm 2017

TIN THẾ GIỚI

Trung tâm TTCN&TM

Hiện nay, chỉ có hơn 40 loài chiếm 90% sản lượng thủy sản toàn cầu. Chỉ có 4% tổng số này bao gồm các loài cá có vảy, chẳng hạn như cá hồi, cá chẽm, cá mú và cá vược.

Nghiên cứu cho thấy tất cả các loài thủy sản tự nhiên trên toàn thế giới có thể được đánh bắt từ một khu vực có kích thước bằng hồ Michigan, hoặc Bỉ và Hà Lan cộng lại.

Gần như mọi quốc gia ven biển đều có tiềm năng nuôi trồng thủy sản biển ngoài khơi và có thể đáp ứng được nhu cầu thủy sản trong nước. Các nước này thường

chỉ khai thác một phần nhỏ trong lãnh thổ đại dương của mình.

Các quốc gia có tiềm năng cao nhất là Indonesia, Ấn Độ và Kenya, các nước này cũng dự báo dân số sẽ gia tăng mạnh mẽ.

Max Troell, một nhà khoa học thuộc Trung tâm Phục hồi Stockholm (Stockholm Resilience Center), người không tham gia nghiên cứu, cho biết không gian hiện tại không phải là yếu tố hạn chế đối với việc mở rộng nuôi trồng thủy sản đại dương.

Trong một bài bình luận trong tạp chí Nature Ecology & Evolution, ông cho biết,

tuy vậy, các rào cản vẫn còn tồn tại trước khi sản xuất có thể được loại bỏ để đáp ứng một phần đáng kể nhu cầu toàn cầu.

Theo ông, những thách thức lớn đối với sự mở rộng trong ngắn hạn ngành nuôi trồng thuỷ sản là sự phát triển của các loại thức ăn bền vững, và việc hiểu rõ cách thức các hệ thống nuôi trồng thủy sản đại dương quy mô lớn tương tác với các hệ sinh thái và phúc lợi của con người.

Ngoài ra, chi phí sản xuất và vận chuyển cũng có thể là một trở ngại đáng kể.

Tây Ban Nha: Sản lượng bạch tuộc ở Galicia giảm, giá tăng

Sản lượng khai thác bạch tuộc ở Galicia giảm 26,5% so với cùng kỳ năm ngoái xuống còn 249,7 tấn vào tháng 7/2017, tháng đầu tiên của vụ khai thác năm 2016-2017.

Trong khi đó doanh thu trong tháng đạt gần 2 triệu EUR, giảm 3,5% so với tháng 7/2016. Kết quả này cho thấy sản lượng giảm được bù đắp một phần nhờ giá bạch tuộc tăng 31%, mức giá bạch tuộc trung bình đạt 8,01 EUR/kg .

Sản lượng tại A Coruna giảm 37% xuống còn 15 tấn so với hơn 24 tấn vào tháng 7/2016, và doanh thu cũng giảm 23% xuống còn hơn 103.800 EUR.

Tại Ribeira, sản lượng khai thác bạch tuộc trong tháng 7 giảm 22% so với cùng kỳ năm ngoái, doanh thu giảm 2% xuống còn 448.600 EUR.

Tại Bueu và Vigo, sản lượng bạch tuộc cũng giảm. Trong đó, sản lượng tại Bueu đạt 37 tấn, trị giá gần 326.500 EUR trong tháng 7/2017, so với 46 tấn với gần 295.200 EUR vào tháng 7/2016. Tại Vigo, sản lượng

giảm 28% xuống 32,5 tấn, trong khi đó doanh thu tăng 1,7%, lên gần 293.000 EUR.

Kết thúc vụ khai thác bạch tuộc năm 2016-2017 ở Gali-cia, tổng doanh thu tại các thị trường tăng 41%, đạt 18,9 triệu EUR.

Thị trường lúa gạo thế giới: Giá giảm ở hầu hết các nước xuất khẩu chủ chốt do nhu cầu yếu

Giá gạo tuần qua giảm ở cả Thái Lan, Việt Nam và Ấn Độ do nhu cầu yếu.

Gạo 5% tấm của Thái Lan giảm xuống 370 – 375 USD/

Page 15: m Mục lục - ninhthuan.gov.vn tin cong thuong 20107/ky... · Saûn xuaát kinh doanh Tin theá giôùi Doanh nghieäp caàn bieát Trang 01 : Bìa, ... Thị trường chè nguyên

Soá 20 thaùng 10 naêm 2017

TIN THẾ GIỚI

tấn, FOB Bangkok, giảm so vứi 375- 377 USD/tấn một tuần trước.

Gạo từ vụ thu hoạch mới cũng bắt đầu có bán trên thị trường, góp phần làm giảm giá.

“Nhu cầu trên thị trường xuất khẩu hiện ở mức thấp, có thể do người mua chờ giá giảm thêm nữa”, Reuters dẫn lời một thương gia ở Bangkok cho biết.

Các thương nhân dự báo giá gạo Thái Lan sẽ tiếp tục giảm trong tuần này, và sẽ tương đối ổn định cho đến cuối tháng 10.

Theo Chủ tịch Hiệp hội xuất khẩu gạo Thái Lan, giá trị đồng baht tăng có thể ảnh hưởng ít nhiều đến tính cạnh tranh của gạo Thái Lan trên thị trường thế giới.

Chủ tịch Hiệp hội xuất khẩu gạo Thái Lan Charoen Laothammathat ngày 1/9 tuyên bố Thái Lan vẫn là nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới.

Ông Laothammathat cho biết Thái Lan đã xuất khẩu 6,41 triệu tấn gạo trong 7 tháng đầu năm nay, qua đó duy trì vị trí nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới.

Cũng theo ông Laotham-mathat, Ấn Độ và Việt Nam lần lượt đứng sau Thái Lan về khối lượng xuất khẩu gạo. Tuy nhiên, ông Laot-hammathat lưu ý giá trị đồng baht tăng có thể ảnh hưởng ít nhiều đến tính cạnh tranh của gạo Thái Lan trên

thị trường thế giới.Trước đó, cùng ngày,

Chính phủ Thái Lan thông báo sẽ cung cấp các khoản tín dụng và hỗ trợ nông dân trị giá 2,2 tỷ USD nhằm bình ổn giá gạo, mặt hàng lương thực từ lâu có vai trò chiến lược trong nền chính trị của nước này.

Đầu tháng 7 vừa qua, Bộ Thương mại Thái Lan cho biết đang tìm phương án bình ổn giá gạo trước thời điểm vụ mùa vào quý III/2017. Bộ này khẳng định sẽ không có việc mua gạo với giá cao hơn giá thị trường và không thực hiện thu mua dự trữ trong kho quốc gia khiến tăng chi phí dự trữ và tạo áp lực lên giá.

Dự báo, tiêu thụ nội địa và xuất khẩu của Thái Lan trong năm 2017 là 26,4 triệu tấn. Trong khi đó, khả năng cung ứng dự báo đạt 29,5 triệu tấn.

Tại Việt Nam, gạo 5% tấm giá cũng giảm xuống 385 – 390 USD/tấn, FOB cảng Sài Gòn, từ mức 385 – 395 USD/tấn tuần trước.

Nguyên nhân do nhu cầu mới ở mức thấp dù vụ thu hoạch lúa Hè Thu đã kết thúc.

“Thị trường tương đối yên tinh trong bối cảnh nhu cầu thấp. Giá đã giảm ở Thái Lan, do đó giá gạo Việt Nam cũng giảm theo”, Reuters dẫn lời một thương nhân ở TP HCM giảm.

Thái Lan và Việt Nam là

nước xuất khẩu gạo lớn thứ 2 và 3 thế giới.

Tại Ấn Độ, nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới, giá gạo 5% tấm cũng giảm 3 USD/tấn xuống 400 – 403 USD/tấn.

Nhu cầu yếu do đồng ru-pee mạnh lên làm giảm sức hấp dẫn của gạo Ấn Độ.

“Chúng tôi bị mắc kẹt về giá. Khách hàng chỉ trả dưới 400 nhưng chúng tôi không thể chấp thuận vì rupee mạnh|”, Reuters dẫn lời một nhà xuất khẩu ở Kakinada thuộc bang Andhra Pradesh miền Nam Ấn Độ cho biết.

Xuất khẩu gạo non-bas-mati của Ấn Độ chắc chắn sẽ còn tiếp tục chậm trong vài tháng tới vì giá đắt trong bối cảnh rupee vẫn chưa có dấu hiệu ngừng tăng và giá lúa gạo trên thị trường trong nước cũng tăng.

Trong khi đó, Bangladesh thông báo mua 250.000 tấn gạo trắng của Campuchia với giá 453 USD/tấn theo hợp đồng liên Chính phủ.

Trước đó, Bangladesh đã nhập khẩu 200.000 tấn gạo trắng với giá 430 USD/tấn và 50.000 tấn gạo đồ với giá 470 USD/tấn của Việt Nam cũng theo hợp đồng liên Chính hủ.

Nhu cầu từ Bangladesh rất quan trọng với giá gạo trên thị trường thế giới trong nawmnay vì Chính phủ nước này đang phải chật vật để làm đầy kho dự trữ nhằm ngăn giá trong nước tăng

Page 16: m Mục lục - ninhthuan.gov.vn tin cong thuong 20107/ky... · Saûn xuaát kinh doanh Tin theá giôùi Doanh nghieäp caàn bieát Trang 01 : Bìa, ... Thị trường chè nguyên

Soá 20 thaùng 10 naêm 2017

TIN THẾ GIỚI

Trung tâm TTCN&TM

cao sau khi lũ lụt hồi tháng 4 gây thiệt hại khoảng 1 triệu tấn gạo.

Một số thông tin liên quanPhilippines tăng nhập

khẩu gạo giúp tăng thương mại gạo thế giới

Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) cho biết Philippines sẽ giúp tăng thương mại gạo thế giới năm nay lên mức cao thứ 3 trong lịch sử.

Trong báo cáo tháng 8, USDA nâng dự báo về thương mại gạo thế giới thêm 700.000 tấn lên 43,2 triệu tấn, con số này cao hơn 7% so với năm trước và là kỷ lục cao thứ 3 trong lịch sử.

Dự báo về nhập khẩu gạo Philippines năm 2017 được nâng thêm 200.000 tấn lên 1,6 triệu tấn dựa trên cuộc đấu giá mới đây của Chính phủ để mua 250.000 tấn và 800.000 tấn nữa mà tư thương sẽ mua từ nay tới cuối năm.

Trong số các nước nhập khẩu, USDA điều chỉnh tăng dự báo về nhập khẩu của Philippines, Bờ Biển Ngà, Cuba, Guinea, Iraq, Mada-gascar, Saudi Arabia, Sene-gal, Sierra Leone và Các Tiểu Vương quốc Arập Thống nhất, nhưng hạ dự báo về nhập khẩu của Bangladesh, Trung Quốc, Ai Cập, Lào và Sri Lanka.

Sản lượng lúa sớm của Trung Quốc năm 2017 giảm 3,2%

Cơ quan thống kê quốc

gia Trung Quốc cho biết sản lượng lúa sớm năm 2017 của nước này giảm 3,2% xuống 31,74 triệu tấn, do cả năng suất và diện tích đều giảm.

Diện tích lúa sớm giảm 2,8% xuống 5.463 ha, vì thiếu nhân lực lao động.

Năng suất lúa sớm cũng giảm 0,4% do nhiệt độ cao.

Chính phủ Campuchia lên kế hoạch đẩy mạnh xuất khẩu gạo

Là nước xuất khẩu gạo lớn thứ năm thế giới, Chính phủ Campuchia đã lên kế hoạch mỗi năm xuất khẩu một triệu tấn gạo. Tuy nhiên, trên thực tế rất khó đạt được mục tiêu này cho dù Campuchia có lịch sử trồng lúa gạo đã lâu.

Campuchia hiện còn có hơn 1.000 loại giống lúa nguyên sinh, gạo của một số vùng liên tục nhiều năm được bình chọn là gạo ngon nhất thế giới. Xuất khẩu gạo thơm Hương nhài (Jasmine) của Campuchia đứng thứ hai trên thế giới. Khu vực sản xuất lúa gạo chủ yếu tập trung ở hai bên bờ sông Me-kong có đất đai phì nhiêu, nguồn nước dồi dào của hồ Tông Lê Sáp cũng đã cung cấp môi trường sinh trưởng tốt cho cây lúa.

Thái Lan tiếp tục là nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới

Chủ tịch Hiệp hội xuất khẩu gạo Thái Lan Charoen Laothammathat ngày 1/9 tuyên bố Thái Lan vẫn là nước xuất khẩu gạo lớn nhất

thế giới.Ông Laothammathat cho

biết Thái Lan đã xuất khẩu 6,41 triệu tấn gạo trong 7 tháng năm nay, qua đó duy trì vị trí nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới.

Cũng theo ông Laotham-mathat, Ấn Độ và Việt Nam lần lượt đứng sau Thái Lan về khối lượng xuất khẩu gạo. Tuy nhiên, ông Laot-hammathat lưu ý giá trị đồng baht tăng có thể ảnh hưởng ít nhiều đến tính cạnh tranh của gạo Thái Lan trên thị trường thế giới.

Trước đó, cùng ngày, Chính phủ Thái Lan thông báo sẽ cung cấp các khoản tín dụng và hỗ trợ nông dân trị giá 2,2 tỷ USD nhằm bình ổn giá gạo, mặt hàng lương thực từ lâu có vai trò chiến lược trong nền chính trị của nước này.

Đầu tháng Bảy vừa qua, Bộ Thương mại Thái Lan cho biết đang tìm phương án bình ổn giá gạo trước thời điểm vụ mùa vào quý 3/2017. Bộ này khẳng định sẽ không có việc mua gạo với giá cao hơn giá thị trường và không thực hiện thu mua dự trữ trong kho quốc gia khiến tăng chi phí dự trữ và tạo áp lực lên giá.

Dự báo, tiêu thụ nội địa và xuất khẩu của Thái Lan trong năm 2017 là 26,4 triệu tấn. Trong khi đó, khả năng cung ứng dự báo đạt 29,5 triệu tấn.

Page 17: m Mục lục - ninhthuan.gov.vn tin cong thuong 20107/ky... · Saûn xuaát kinh doanh Tin theá giôùi Doanh nghieäp caàn bieát Trang 01 : Bìa, ... Thị trường chè nguyên

Soá 20 thaùng 10 naêm 2017

DOANH NGHIỆP CẦN BIẾT

Điều kiện để thanh long Việt Nam thâm nhập vào thị trường Úc

Để nhập khẩu trái thanh long vào thị trường Úc, các doanh nghiệp Việt Nam cần lưu ý các điều kiện nhập khẩu rất chi tiết và nghiêm ngặt...

Thương vụ Việt Nam tại Úc cho biết, ngày 24/8/2017, Úc đã chính thức công bố cho phép nhập khẩu trái thanh long của Việt Nam vào nước này. Như vậy, tại thời điểm hiện tại, Việt Nam là nước đầu tiên và duy nhất được cấp phép nhập khẩu (NK) thanh long tươi vào Úc.

Tuy nhiên, để nhập khẩu trái thanh long vào Úc, doanh nghiệp Việt Nam cần lưu ý các điều kiện nhập khẩu rất chi tiết và nghiêm ngặt.

Theo đó, thứ nhất là phải có Giấy phép NK do Bộ Nông nghiệp và Nguồn nước Úc cấp. Theo đó, trước khi NK thanh long vào Úc, DN cần nộp đơn xin giấy phép NK tới Bộ Nông nghiệp và Nguồn nước Úc. DN có thể nộp đơn qua mạng internet.

Thứ hai là có Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật gốc do Cục Bảo vệ thực vật Việt Nam cấp. Cụ thể, trước khi XK, thanh long phải được kiểm dịch và cấp Giấy chứng nhận không bị nhiễm côn trùng trong diện kiểm soát an toàn sinh học. Giấy chứng nhận kiểm dịch thực

vật gốc phải đi kèm với mỗi lô hàng và phải điền thông tin một cách chính xác. DN xem thông tin trên trang web của Tổ chức bảo vệ thực vật quốc tế (IPPC).

Thanh long muốn NK vào Úc phải có nguồn gốc, sản xuất từ Việt Nam phù hợp với các điều kiện và chương trình có liên quan.

Để phù hợp với yêu cầu này, trên Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật phải ghi rõ bằng tiếng Anh với nội dung: “Trái cây trong lô hàng này được sản xuất tại Việt Nam phù hợp với các điều kiện nhập khẩu thanh long tươi vào Úc và phù hợp với chương trình “Xuất khẩu trái cây tươi của Việt Nam vào Úc” và đã được kiểm dịch và không có bất kỳ loại côn trùng nào trong diện kiểm soát an toàn sinh học của Úc”.

Thanh long tươi từ Việt Nam phải được xử lý trước khi vận chuyển hàng bằng phương pháp nhiệt hơi (VHT) với thời gian 40 phút ở nhiệt độ 46,5oC, độ ẩm 90% trở lên tại một cơ sở xử lý được Cục Bảo vệ Thực vật Việt Nam phê duyệt.

Bất cứ lô hàng nào không có Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật đầy đủ hoặc chứng từ ghi không nhất quán với nhãn hàng thì sẽ bị giữ lại cho đến khi Bộ Nông

nghiệp Úc tham vấn với Cục Bảo vệ Thực vật Việt Nam để làm rõ và ra quyết định.

Hàng hoá phải không có côn trùng và bệnh dịch và không được lẫn các chất ô nhiễm, bao gồm lá cây, cành cây, đất, hạt cỏ dại, mảnh vụn và các loại thực vật khác trừ 1cm cuống của quả thanh long.

Bao bì phải được làm từ vật liệu tổng hợp hoặc vật liệu chế biến cao nếu có nguồn gốc thực vật. Bao bì không được làm bằng nguyên liệu thực vật chưa qua chế biến.

Các thùng carton hoặc kiện hàng đơn lẻ phải được dán nhãn với một số nhận dạng duy nhất để thuận tiện cho việc truy xuất nguồn gốc. Kiện hàng phải được buộc chắc chắn. Các thông tin sau phải được nhìn rõ trên mỗi thùng carton: Sản phẩm của Việt Nam cho thị trường Úc; mã cơ sở xử lý; số nhận dạng xử lý (TIN).

Sản phẩm đã được xử lý phải được bảo vệ khỏi các côn trùng gây hại trong quá trình đóng gói và sau khi đóng gói, xử lý, lưu kho và vận chuyển giữa các địa điểm. Sản phẩm đã được kiểm tra và chứng nhận của cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam phải được duy trì trong điều kiện an toàn để không bị lẫn với trái cây xuất khẩu đi các thị trường khác hoặc để tiêu thụ

Page 18: m Mục lục - ninhthuan.gov.vn tin cong thuong 20107/ky... · Saûn xuaát kinh doanh Tin theá giôùi Doanh nghieäp caàn bieát Trang 01 : Bìa, ... Thị trường chè nguyên

Soá 20 thaùng 10 naêm 2017

DOANH NGHIỆP CẦN BIẾT

tại thị trường trong nước.Container phải được Cục

Bảo vệ Thực vật Việt Nam kiểm tra trước khi xếp hàng để đảm bảo không có côn trùng và các lỗ thông hơi phải được phủ kín không cho côn trùng xâm nhập.

Bộ Nông nghiệp và Nguồn nước Úc có thể lấy mẫu và kiểm dịch bất cứ lô hàng nào. Lô hàng phải được kiểm tra bởi các cán bộ an toàn sinh học tại cảng đến đầu tiên. Không được phép chuyển tiếp bằng đường hàng không hoặc đường bộ cho đến khi lô hàng được thông quan từ điểm kiểm soát an toàn sinh học.

Nếu lô hàng bị phát hiện có côn trùng sống có nguy cơ an toàn sinh học thì sẽ được yêu cầu xử lý, hoặc tái xuất, hoặc tiêu huỷ. Chi phí này do người NK chi trả. Nếu lô hàng bị phát hiện có dấu hiệu của bệnh dịch, lô hàng sẽ bị Bộ Nông nghiệp giữ lại và đánh giá rủi ro về an toàn sinh học để xác định xem hàng hóa của nhà NK được thông quan, xác định thêm hay xử lý, tái xuất, hoặc tiêu huỷ.

Các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản sang Mỹ cần chú ý

Chương trình SIMP chỉ áp dụng đối với thủy sản từ nước ngoài được nhập khẩu vào Mỹ.

Chương trình giám sát nhập khẩu thủy sản (SIMP) của Mỹ đưa ra các yêu cầu về cấp phép, khai báo dữ liệu và lưu giữ hồ sơ đối với việc

nhập khẩu một số sản phẩm cá và hải sản ưu tiên. Đây là các loài thủy sản được xác định là có nhiều khả năng bị đánh bắt (IUU) và/ hoặc gian lận hải sản.

DANH SÁCH 13 LOÀI ƯU TIÊN THEO QUY ĐỊNH CỦA SIMP

1. Bào ngư2. Cá tuyết Đại Tây Dương3. Cua xanh (Đại Tây

Dương)4. Cá nục heo (Mahi-Mahi)5. Cá mú6. Cua hoàng đế (đỏ)7. Cá tuyết Thái Bình Dương8. Cá hồng9. Hải sâm10. Tôm11. Cá kiếm12. Cá mập13. Cá ngừ vây dài, cá ngừ

mắt to, cá ngừ vằn, cá ngừ vây xanh, cá ngừ vây vàng.

Chương trình SIMP chỉ áp dụng đối với thủy sản từ nước ngoài được nhập khẩu vào Mỹ. Theo đó, tất cả các thông tin về chuỗi hành trình của sản phẩm cá hay hải sản từ khi thu hoạch đến khi nhập cảng vào Mỹ phải được lưu giữ trong hồ sơ của nhà nhập khẩu.

Dữ liệu lưu giữ đó sẽ cho phép truy xuất nguồn gốc của các loài thủy sản ưu tiên, kể từ khi sản xuất hoặc đánh bắt cho tới khi nhập cảng vào Mỹ. Nó sẽ cho biết các loài hải sản đó có được thu hoạch hoặc sản xuất hợp pháp hay không.

Các thông tin yêu cầu khai báo

Theo quy định của SIMP,

hàng hóa là thủy sản nhập khẩu vào Mỹ cần được khai báo các thông tin về tổ chức sản xuất, sự kiện thu hoạch tại thời điểm nhập cảng.

Thông tin về tổ chức sản xuất hoặc đánh bắt gồm: Tên và quốc tịch của tàu đánh bắt, giấy chứng nhận được phép khai thác, mã nhận dạng tàu duy nhất (nếu có), loại ngư cụ.

Lưu ý, cần chỉ rõ khu vực khai thác, loại ngư cụ theo quy ước khai báo và mã mà cơ quan có thẩm quyền thực thi quyền hạn pháp lý đối với hoạt động đánh bắt ngoài tự nhiên sử dụng. Nếu không có yêu cầu khai báo, cần sử dụng mã khu vực đánh bắt và mã ngư cụ theo theo quy ước của Tổ Chức Lương Thực và Nông Nghiệp Liên Hiệp Quốc (FAO).

Thông tin về sự kiện thu hoạch gồm loại hình thu hoạch, thời điểm và địa điểm thu hoach. Thông tin về loài cá - Mã loài gồm 3 chữ cái theo FAO (Hệ thống Thông Tin Thủy Sản và Khoa Học Thủy Sản - ASFIS), ngày thu hoạch, hình thức sản phẩm khi bốc dỡ (bao gồm cả số lượng và trọng lượng sản phẩm), khu vực đánh cá ở biển/sông hoặc nuôi trồng thủy sản, điểm bốc dỡ đầu tiên, tên (các) công ty mà tại đó cá được bốc dỡ hoặc giao nhận.

Lưu ý, trong trường hợp lô hàng nhập khẩu được gom từ nhiều sự kiện thu hoạch thì mỗi sự kiện liên quan với lô hàng nhập khẩu đó phải

Page 19: m Mục lục - ninhthuan.gov.vn tin cong thuong 20107/ky... · Saûn xuaát kinh doanh Tin theá giôùi Doanh nghieäp caàn bieát Trang 01 : Bìa, ... Thị trường chè nguyên

Soá 20 thaùng 10 naêm 2017

DOANH NGHIỆP CẦN BIẾT

được khai báo. Tuy nhiên, nhà nhập khẩu không cần liên kết với một loài cá hoặc một phần cụ thể của lô hàng với bất kỳ sự kiện thu hoạch đơn lẻ nào. Tức không cần chỉ rõ phần nào của lô hàng đến từ một sự kiện thu hoạch cụ thể nào đó.

Các nhà nhập khẩu Mỹ có trách nhiệm lưu giữ hồ sơ về chuỗi hành trình sản phẩm đã trình bày chi tiết ở trên; thông tin về mọi hoạt động chuyển tàu cho sản phẩm (tờ khai của tàu thu hoạch/tàu vận tải, vận đơn); hồ sơ về việc chế biến, tái chế biến và pha trộn sản phẩm.

Ngôn ngữ sử dụng trong hồ sơ?

Chương trình SIMP không yêu cầu các tài liệu được dịch sang tiếng Anh nhưng những nhà nhập khẩu Mỹ phải xem lại và xác minh sự chính xác của các tài liệu được lưu giữ, bất kể bằng ngôn ngữ nào.

Ưu tiên đối với các công ty nhỏ?

Chương trình miễn các yêu cầu này cho nhà nhập khẩu đối với việc xác định những tàu nhỏ - hoặc cơ sở nuôi trồng thủy sản quy mô nhỏ - nếu nhà nhập khẩu cung cấp các thành phần dữ liệu được yêu cầu khác dựa trên báo cáo thu hoạch tổng hợp.

Báo cáo thu hoạch tổng hợp được định nghia là báo cáo đề cập đến hoạt động thu hoạch tại một điểm gồm duy nhất trong một ngày từ các tàu nhỏ (tức là các tàu dài 12 mét hoặc có trọng tải từ 20 tấn trở xuống); và hoạt

động bốc dỡ của một tàu đánh cá nhỏ ở ngoài biển.

Chương trình SIMP có hiệu lực từ khi nào?

Việc tuân theo các yêu cầu khai báo và lưu giữ hồ sơ theo quy định dành cho các loài ưu tiên, trừ tôm và bào ngư, sẽ bắt đầu có hiệu lực từ ngày 01/01/ 2018.

Bởi, thủy sản nhập cảng vào thị trường thương mại Mỹ vào hoặc sau ngày 01/01/2018 sẽ phải được khai thác trước ngày này. Do vậy, bộ thông tin về hoạt động khai thác sẽ liên quan đến hoạt động đánh bắt xảy ra trước ngày tuân thủ. Các nhà nhập khẩu của Mỹ phải hợp tác với các nhà cung cấp để đảm bảo rằng thông tin về sự kiện thu hoạch có tồn tại cho mọi sản phẩm trong chuỗi cung ứng trước khi được nhập cảng vào Mỹ.

Nhiều cơ hội lớn ở thị trường thủy sản Trung Quốc

Xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang Trung Quốc liên tục tăng mạnh trong những năm qua và vẫn còn nhiều tiềm năng tăng trưởng trong những năm tới khi nhu cầu Nhập khẩu thủy sản củaTrung Quốc được dự báo sẽ tăng chóng mặt, có thể đạt tới 20 tỷ USD vào 2020.

Theo Tổng cục Hải quan, trong 7 tháng đầu năm nay, giá trị thủy sản của Việt Nam XK sang Trung Quốc là 543,164 triệu USD, tăng tới 55,02% so với cùng kỳ 2016.

Nếu tính các thị trường

đơn lẻ, với giá trị XK như trên, Trung Quốc hiện đã trở thành thị trường lớn thứ 3 của thủy sản Việt Nam sau Mỹ và Nhật Bản. Riêng về mức tăng trưởng, Trung Quốc là thị trường dẫn đầu trong số 10 thị trường đơn lẻ lớn nhất của thủy sản Việt Nam và bỏ xa mức tăng trưởng của thị trường đứng thứ 2 là Nhật Bản (tăng 31,12%).

Tiềm năng tăng trưởng XK thủy sản Việt Nam sang Trung Quốc vẫn còn rất lớn trong những năm tới, nhất là với các mặt hàng tôm và cá tra. Do những khó khăn về rào cản, thị trường tại các thị trường truyền thống là Mỹ, Nhật Bản,EU…, các DN thủy sản Việt Nam đang có xu hướng chuyển sang thị trường Trung Quốc ngày càng nhiều.

Thực tế cho thấy Trung Quốc không chỉ là thị trường thay thế đầy tiềm năng, mà có thể trở thành một trong những thị trường quan trọng nhất của thủy sản Việt Nam trong những năm tới, bởi nhu cầu NK thủy sản của nước này là rất lớn và đang có xu hướng tăng mạnh. Theo hải quan Trung Quốc, 6 tháng đầu năm nay, giá trị NKthủy sản của nước này là 4,2 tỷ USD, tăng 17% so cùng kỳ 2016. Dự kiến trong cả năm 2017, Trung Quốc sẽ NK 8 tỷ USD thủy sản, bằng với tổng giá trị XK thủy sản của Việt Nam. Trong những mặt hàng thủy sản mà Trung Quốc đang có xu hướng tăng mua mạnh nhất, có cá tra Việt

Page 20: m Mục lục - ninhthuan.gov.vn tin cong thuong 20107/ky... · Saûn xuaát kinh doanh Tin theá giôùi Doanh nghieäp caàn bieát Trang 01 : Bìa, ... Thị trường chè nguyên

Soá 20 thaùng 10 naêm 2017

* Chịu trách nhiệm xuất bản: Sở Công Thương Tỉnh Ninh ThuậnĐc: Đường 16 tháng 4, Phường Mỹ Hải, TP. Phan Rang - Tháp Chàm, Ninh Thuận * Trưởng Ban biên tập: Giám đốc sở* Phó Trưởng Ban biên tập: Phó Giám đốc sở phụ trách hoạt động Văn phòng* Thành viên thường trực: Chánh Văn phòng sở, Phó Chánh Văn phòng sở phụ trách công nghệ thông tin,

Chuyên viên quản trị mạng: Thư ký* Các Thành viên: Chánh Thanh tra sở, Trưởng phòng Kế hoạch - Tài chính - Tổng hợp, Trưởng phòng

Quản lý công nghiệp, Trưởng phòng Quản lý thương mại, Trưởng phòng Kỹ thuật an toàn - Môi trường, Trưởng phòng Quản lý năng lượng.

Nơi in: Cty CP In Ninh Thuận. Giấy phép xuất bản số: 01/GP-XBBT, ngày cấp 24\11\2016 của Sở Thông tin và Truyền thông Ninh Thuận. Số lượng 300 bản/số. Khổ 19x27cm, Nộp lưu chiểu hàng số

DOANH NGHIỆP CẦN BIẾT

Trung tâm TTCN&TM

Nam. Dự báo đến năm 2020, giá trị NK thủy sản của Trung Quốc có thể đạt 20 tỷ USD.

TS Yang Yong (Cty TNHH Guangzhou Nutriera Bio-technology – Trung Quốc), cũng cho biết Trung Quốc đang là thị trường có mức tăng trưởng NK thủy sản mạnh nhất trong số những thị trường tiêu thụ lớn trên thế giới.

Sở di Trung Quốc phải NK thủy sản với giá trị rất lớn như trên và đang tiếp tục tăng mạnh là do nguồn cung nội địa của nước này đang ngày càng không đáp ứng được so với nhu cầu. Về khai thác, Trung Quốc đang có chủ trương giảm đánh bắt từ tự nhiên để bảo vệ nguồn lợi thủy sản. Nuôi trồng thủy sản ở Trung Quốc cũng đang gặp khó khăn về nhân công, đất đai, dịch bệnh…

Trongkhi đó, nhu cầu tiêu thụ thủy sản ở Trung Quốc đang tăng rất mạnh. Sự gia tăng dân số, nhất là tăng tỷ lệ dân số thuộc tầng lớp trung lưu (dự kiến

đến 2022,tầng lớp trung lưu chiếm 54% dân số Trung Quốc), làm gia tăng mạnh nhu cầu tiêu thụ thủy sản. Tiêu thụ thủy sản ở khu vực thành thị của Trung Quốc hiện đã vượt mức 40 kg/người/năm. Nhiều khả năng đến 2020, tiêu thụ thủy sản bình quân ở Trung Quốc sẽ đạt 35,9 kg/người.

Chính vì vậy, để đáp ứng nhu cầu trong nước và nguyên liệu cho các nhà máy chế biếnthủy sản XK, Chính phủ Trung Quốc đang có những chính sách khuyến khích NK thủy sản. Đây cũng là một điều kiện thuận lợi cho việc XK thủy sản Việt Nam sang Trung Quốc.

Bên cạnh đó, Việt Nam còn có những lợi thế lớn về vị trí địa lý, ưu đãi thuế quan trong ACFTA… Đặc biệt, 2 mặt hàng thủy sản có giá trị XK lớn nhất của Việt Nam là tôm và cá tra, đều đang có nhu cầu rất lớn từ Trung Quốc. Với mặt hàng tôm,Trung Quốc hiện đang là thị trường lớn thứ 4 của Việt

Nam và là thị trường lớn nhất của con tôm sú. Còn với con cá tra, Việt Nam đang đứng thứ 4 trong số những nước cung cấp cá thịt trắng cho Trung Quốc.

Chính vì vậy, theo dự báo của VASEP, XK tôm và cá tra Việt Nam sang Trung Quốc trong những năm tới vẫn có dư địa tăng trưởng ở 2 con số, để đáp ứng nhu cầu tăng lên của tầng lớp trung lưu và bình dân ở nước này. Riêng với con cá tra, TS YangYong khẳng định, cá tra Việt Nam có nhiều ưu điểm như sức sống tốt, năng suất cao, đầu vào về dinh dưỡng thấp, thịt trắng, xương ít... Nếu chất lượng thịt(hương vị) và dinh dưỡng được cải thiện, thể hiện được sự khác biệt với cá rôphi và các loại cá thịt trắng khác, thì sẽ ngày càng được người tiêu dùng TrungQuốc tin tưởng sử dụng và phổ biến hơn.