m doanh nghieäp caàn bieát mục lục tin 2015/ky 16 2015.pdf · hợp với chi cục quản...

20
Mc lc SOÁ 16 T8-2015 m m m m m Tin trong tænh Thò tröôøng haøng hoùa ñaùng quan taâm trong tuaàn Xuaát nhaäp khaåu Saûn xuaát kinh doanh Doanh nghieäp caàn bieát Trang 01 : Bìa, Mục lục Trang 02-07 : Tin trong tỉnh Trang 08-11 : Thị trường hàng hóa đáng quan tâm Trang 12-15 : Xuất nhập khẩu Trang 16-17 : Sản xuất kinh doanh Trang 18-20 : Doanh nghiệp cần biết

Upload: others

Post on 31-Dec-2019

2 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: m Doanh nghieäp caàn bieát Mục lục tin 2015/KY 16 2015.pdf · hợp với Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm thủy sản, tiến hành kiểm tra việc sử

Muc luc

SOÁ 16T8-2015

m

m

m

m

m

Tin trong tænh

Thò tröôøng haøng hoùa ñaùng quan taâm trong tuaàn

Xuaát nhaäp khaåu

Saûn xuaát kinh doanh

Doanh nghieäp caàn bieát

Trang 01 : Bìa, Mục lục

Trang 02-07 : Tin trong tỉnh

Trang 08-11 : Thị trường hàng hóa đáng quan tâm

Trang 12-15 : Xuất nhập khẩu

Trang 16-17 : Sản xuất kinh doanh

Trang 18-20 : Doanh nghiệp cần biết

Page 2: m Doanh nghieäp caàn bieát Mục lục tin 2015/KY 16 2015.pdf · hợp với Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm thủy sản, tiến hành kiểm tra việc sử

Soá 16 thaùng 08 naêm 2015

TIN TRONG TỈNH

TIN TRONG TÆNH25 phần trăm mẫu thủy

sản tươi sống dương tính với URE

Từ ngày 22/7/2015 đến ngày 31/7/2015, Chi cục Quản lý thị trường đã phối hợp với Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm thủy sản, tiến hành kiểm tra việc sử dụng URE trong chế biến bảo quản, kinh doanh thủy sản tươi sống bằng thiết bị kiểm tra nhanh. Kết quả có 11/44 mẫu, chiếm tỷ lệ 25% số mẫu được kiểm tra dương tính với URE.

Theo đó, các lực lượng chức năng đã lấy 44 mẫu/41 cơ sở (gồm 08 mẫu Mực và 36 mẫu cá các loại) để kiểm tra bằng thiết bị test nhanh, cụ thể: Bến cá Mỹ Tân 03 mẫu cá; Chợ Khánh Hải 04 mẫu (03 cá, 01 mực); Chợ Mương Cát 03 mẫu cá; Chợ Phan Rang 05 mẫu (03 cá; 02 mực); Chợ Phú Quý 04 mẫu (03 cá, 01 mực); Chợ Phước Mỹ 04 mẫu cá; Chợ Thanh Sơn 04 mẫu cá; Chợ Tháp Chàm 08 mẫu cá; Cơ sở hải sản Nhiên Lễ, Quyên và Hải Dương 03 mẫu mực; DNTN Hà Độ 01 mẫu cá; Siêu thị Coopmart 03 mẫu cá; Vựa hải sản Vũ Duy 02 mẫu (01 cá, 01 mực).

Kết quả kiểm tra:Âm tính (không có URE) là 33 mẫu;Dương tình (Có URE) là 11 mẫu (gồm: 10 mẫu

cá và 01 mẫu mực). Trong đó: Chợ Khánh Hải 01 mẫu cá/04 mẫu; Chợ Phan Rang 01 mẫu cá/05 mẫu; Chợ Phú Quý 01 mẫu cá/04 mẫu; Chợ Thanh Sơn 02 mẫu cá/04 mẫu; Chợ Tháp Chàm 04 mẫu cá/08 mẫu; Cửa hàng hải sản Hải Dương 01 mẫu mực/01 mẫu; DNTN Hà Độ 01 mẫu cá/01 mẫu.Theo lời khai của các cơ sở kinh doanh nguồn gốc 11 mẫu thủy sản dương tính (Có URE) được thu mua từ Cảng Đông Hải: 09 mẫu (08 mẫu cá, 01 mẫu mực ống); thu mua từ Vĩnh Hy: 01 mẫu cá; thu mua từ Bến cá Mỹ Tân: 01 mẫu cá.

Theo đánh giá, tỷ lệ mẫu thủy sản có URE là khá cao (25%), điều này cho thấy tình trạng sử dụng URE để bảo quản trong quá trình đánh bắt, kinh doanh thủy sản tươi sống là khá phổ biến; việc sử dụng thiết bị kiểm tra nhanh (test) có hạn chế là không thể phân biệt được URE có trong thủy sản là URE nội sinh hay ngoại sinh, hàm lượng nhiều hay ít; qua kiểm tra chưa xác định được việc sử dụng URE trong bảo quản thủy sản tươi sống là do các đối tượng đánh bắt

hay kinh doanh thủy sản; chưa truy xuất được nguồn gốc thủy sản có sử dụng URE là do các đối tượng nào cung cấp (Chủ ghe đánh bắt, các nậu, vựa, …).

Để hạn chế việc sử dụng URE trong chế biến bảo quản, kinh doanh thủy sản tươi sống, trong thời gian tới các ngành, địa phương và các lực lượng chức năng cần tiếp tục tăng cường công tác kiểm tra, giám sát ngăn ngừa việc sử dụng URE hoặc chất phụ gia cấm, ngoài danh mục được phép sử dụng trong bảo quản, kinh doanh thủy sản, đặc biệt chú ý các đối tượng là nậu, vựa phân phối, kinh doanh thủy sản, ghe đánh bắt xa bờ. Ngoài ra, cầntăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục, cảnh báo các mối nguy khi sử dụng URE, hóa chất cấm và các chất phụ gia khác ngoài danh mục được phép sử dụng để bảo quản thủy sản.

NGUYÊN VŨ – PHÒNG QLTM

Ảnh: Hoạt động mua bán thủy sản tươi sống

Page 3: m Doanh nghieäp caàn bieát Mục lục tin 2015/KY 16 2015.pdf · hợp với Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm thủy sản, tiến hành kiểm tra việc sử

Soá 16 thaùng 08 naêm 2015

TIN TRONH TỈNH

Rút ngắn thời gian tiếp cận điện năng đối với lưới điện trung áp của các cơ quan quản lý nhà nước trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.

Nhằm góp phần cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh của tỉnh theo Nghị quyết số 19/NQ-CP ngày 12 tháng 3 năm 2015 của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia 02 năm 2015-2016. Trên cơ sở đề nghị của Văn Phòng Chính phủ tại công văn số 4546/VPCP-KTN ngày 17 tháng 6 năm 2015 về việc rút ngắn thời gian tiếp cận điện năng đối với lưới điện trung áp; quy định tại Thông tư số 33/2014/TT-BCT ngày 10 tháng 10 năm 2014 của Bộ Công Thương Quy định một số nội dung về rút ngắn thời gian tiếp cận điện năng, Quyết định số 37/2008/QĐ-UBND ngày 01 tháng 02 năm 2008 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận Quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng đường bộ trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận và Quyết định số 377/2008/QĐ-UBND ngày 23 tháng 12 năm 2008 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận Quy định phạm vi giới hạn hành lang an toàn đường bộ trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.

Ngày 11 tháng 8 năm 2015, Ủy ban nhân tỉnh Ninh Thuận ban hành công văn số 3175/UBND-KTN về việc rút ngắn thời gian tiếp cận điện năng

đối với lưới điện trung áp của các cơ quan quản lý nhà nước trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận, theo đó:

Chủ tịch Ủy ban nhân tỉnh có ý kiến chỉ đạo như sau :

1. Về rút ngắn thời gian tiếp cận điện năng của khách hàng có xây dựng lưới điện trung áp theo quy định tại Thông tư số 33/2014/TT-BCT ngày 10/10/2014 của Bộ Công Thương, cụ thể:

a) Đối với ý kiến sự phù hợp quy hoạch phát triển điện lực tỉnh của các dự án điện (khoản 4, Điều 2 Thông tư số 33/2014/TT-BCT): Thời gian giải quyết trong 03 ngày làm việc, kể từ khi nhận được đề nghị của chủ đầu tư;

b) Đối với thỏa thuận vị trí cột/trạm điện và hành lang lưới điện (khoản 1, Điều 5 Thông tư số 33/2014/TT-BCT): Thời gian giải quyết không quá 05 ngày làm việc đối với lưới điện trung áp trên không và không quá 10 ngày làm việc đối với lưới điện trung áp ngầm;

c) Đối với cấp phép thi công xây dựng công trình điện (khoản 2, Điều 5 Thông tư số 33/2014/TT-BCT): Thời gian giải quyết không quá 07 ngày làm việc đối với lưới điện trung áp trên không và không quá 10 ngày làm việc đối với lưới điện trung áp ngầm.

2. Về rà soát và xây dựng hoặc sửa đổi, bổ sung thủ tục

hành chính có liên quan đến điện lực của cơ quan quản lý Nhà nước:

a) Đối với rà soát và xây dựng hoặc sửa đổi, bổ sung thủ tục hành chính về ý kiến sự phù hợp quy hoạch phát triển điện lực tỉnh của các dự án điện, giao Sở Công Thương có trách nhiệm rà soát, xây dựng hoặc sửa đổi, bổ sung thủ tục hành chính để tham mưu trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét ban hành.

b) Đối với rà soát và xây dựng hoặc sửa đổi, bổ sung thủ tục hành chính thỏa thuận vị trí cột/trạm điện và hành lang lưới điện; thủ tục cấp phép thi công xây dựng công trình điện nêu tại điểm b, điểm c khoản 1 của văn bản số 3175/UBND-KTN ngày 11 tháng 8 năm 2015 được giải quyết theo phân cấp tại Quyết định số 37/2008/QĐ-UBND ngày 01 tháng 02 năm 2008 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng đường bộ trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận và Quyết định số 377/2008/QĐ-UBND ngày 23 tháng 12 năm 2008 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận về phạm

(Hình ảnh thi công cấp điện cho khách hàng)

Page 4: m Doanh nghieäp caàn bieát Mục lục tin 2015/KY 16 2015.pdf · hợp với Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm thủy sản, tiến hành kiểm tra việc sử

Soá 16 thaùng 08 naêm 2015

vi giới hạn hành lang an toàn đường bộ trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.

Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận giao các Sở Xây dựng, Giao thông vận tải có trách nhiệm rà soát, xây dựng hoặc sửa đổi, bổ sung thủ tục hành chính để tham mưu trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét ban hành. Riêng Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố có trách nhiệm chỉ đạo các phòng chuyên môn rà soát, xây dựng hoặc sửa đổi, bổ sung thủ tục hành chính để trình Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố xem xét ban hành theo thẩm quyền.

3. Trong thời gian rà soát và xây dựng, sửa đổi thủ tục hành chính về ý kiến sự phù hợp quy hoạch phát triển điện lực tỉnh của các dự án điện; thỏa thuận vị trí cột/trạm điện và hành lang lưới điện; cấp phép thi công xây dựng công trình điện. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận giao Sở Công Thương, Sở Xây dựng, Sở Giao thông vận tải; Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố tiếp nhận và giải quyết hồ sơ của khách hàng có xây dựng công trình lưới điện trung áp theo đúng thời gian quy định tại khoản 4 Điều 2 và khoản 1, khoản 2 Điều 5 của Thông tư 33/2014/TT-BCT ngày 10 tháng 10 năm 2014 của Bộ Công Thương.

(Nguồn : Theo văn bản số 3175/UBND-KTN ngày 11/8/2015 của Ủy ban nhân tỉnh Ninh Thuận)

Phòng QLĐN

Khai mạc phiên chợ hàng Việt về huyện Ninh Sơn

Thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” do Bộ Chính trị phát động. Tối ngày 19/8/2015 Sở Công Thương tổ chức Lễ khai mạc phiên chợ hàng Việt về miền núi tại huyện Ninh Sơn thuộc Chương trình xúc tiến thương mại quốc gia năm 2015.

Phiên chợ se diễn ra đến hết ngày 23/8/2015, đây là Phiên chợ thứ 2 trong chuỗi các Phiên chợ đưa hàng Việt về nông thôn, miền núi trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận trong năm 2015. Tham gia Phiên chợ có trên 30 doanh nghiệp sản xuất kinh doanh với 50 gian hàng tiêu chuẩn của nhiều Doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh. Hàng hóa của các doanh nghiệp tham gia phiên chợ tập trung vào hàng tiêu dùng, đặc biệt là hàng thiết yếu mang thương hiệu Việt với chất lượng đảm bảo, phong phú, đa dạng về mẫu mã, giá cả hợp lý phục

vụ nhu cầu tiêu dùng hàng ngày của người dân trên địa bàn huyện.

Phiên chợ đưa hàng Việt về huyện Ninh Sơn năm 2015 được tổ chức là cơ hội cho các doanh nghiệp của Việt Nam tìm hiểu nhu cầu mua sắm của nhân dân trên địa bàn, từ đó sản xuất những mặt hàng có chất lượng, có mức giá hợp lý và phù với thị hiếu của người tiêu dùng; thiết lập các đại lý tiêu thụ, kênh phân phối trên địa bàn huyện Ninh Sơn. Tạo động lực đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền và vận động tới đồng bào và nhân dân trên địa bàn huyện Ninh Sơn nâng cao nhận thức tiêu dùng hàng hóa, sản phẩm do các doanh nghiệp trong nước sản xuất. Ngoài ra, tại phiên chợ các đơn vị tham gia đã tặng bình quân 45 suất cho các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong học tập tại huyện Ninh Sơn./.

Hữu Tinh – P.QLTM

TIN TRONG TỈNH

Ông Lê Văn Nguyên – Phó Giám đốc Sở Công Thương phát biểu khai mạc

Page 5: m Doanh nghieäp caàn bieát Mục lục tin 2015/KY 16 2015.pdf · hợp với Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm thủy sản, tiến hành kiểm tra việc sử

Soá 16 thaùng 08 naêm 2015

TIN TRONG TỈNH

Lễ trao giải sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp thành phố năm 2015

Triển khai thực hiện Kế hoạch số 2084/KH-UBND ngày 21/5/2015 của UBND tỉnh Ninh Thuận về bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu tỉnh Ninh Thuận năm 2015;

Ngày 20/8/2015, UBND thành phố Phan Rang - Tháp Chàm tổ chức Lễ trao giải sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp thành phố năm 2015. Sau hai tháng tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu tỉnh Ninh Thuận năm 2015, UBND thành phố Phan Rang - Tháp Chàm đã chỉ đạo UBND các phường, xã trên địa bàn thành phố thực hiện công tác tuyên truyền vận động các doanh nghiệp, cơ sở đăng ký sản phẩm tham gia bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp thành phố năm 2015. Sản phẩm tham gia bình chọn là sản phẩm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp do chính doanh nghiệp, cơ sở công nghiệp nông thôn sản xuất, không phải là sản phẩm sao chép, là một sản phẩm hoặc một bộ sản phẩm có khả năng sản xuất hàng loạt, với số lượng lớn, không phải là sản phẩm độc bản, đáp ứng được nhu cầu thị trường.

Song song với việc tiếp nhận sản phẩm đăng ký, UBND thành phố đã ban hành Quyết định thành lập Hội đồng bình chọn và tổ chức tiến hành cho điểm đánh giá sản phẩm bình chọn theo quy định. Tham dự Lễ trao giải, về cấp tỉnh có đại diện Sở Công Thương, Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến thương mại; về phía

thành phố, gồm: Thành viên Hội đồng bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp thành phố, Ban giám khảo bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu năm 2015, đại diện UBND 16 phường, xã và các doanh nghiệp, cơ sở có sản phẩm tham gia bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp thành phố năm 2015.

Kết quả có 10/21 sản phẩm đạt giải sản phẩm công nghiệp nông thôn tiên biểu cấp thành phố năm 2015, bao gồm các sản phẩm: Đũa cẩm trắc “cẩn ốc” của Công ty TNHH Mỹ nghệ Hương Quê; Hộp đèn rồng khắc trên gỗ và Tranh Tháp Chăm khắc trên gỗ của Hộ kinh doanh Thanh Quý; Tủ thờ gỗ gõ đỏ của Công ty TNHH MTV Hải Thảo; Cặp bình bông bằng gỗ ghép của Hộ kinh doanh Văn Tiệp; Mức rong sụn Cô 5 của Hộ kinh doanh Lê Nhân; Rượu vang nho Viết Nghi, Mật nho Viết Nghi, Táo sấy khô Viết Nghi của Cơ sở chế biến thực phẩm Viết Nghi và Mủ trôm thô của Công ty TNHH Dương Thảo. Các sản phẩm được cấp Giấy chứng nhận sản phẩm công nghiệp nông thôn

tiêu biểu cấp thành phố kèm tặng biểu tượng và tặng phẩm 900.000 đồng/sản phẩm.

Phát biểu tại Lễ trao giải các doanh nghiệp, cơ sở công nghiệp nông thôn đã ghi nhận việc bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu nhằm phát hiện và tôn vinh các sản phẩm có chất lượng, có giá trị sử dụng cao, có tiềm năng phát triển sản xuất, mở rộng thị trường, đáp ứng thị hiếu người tiêu dùng trong và ngoài nước, từ đó các doanh nghiệp, cơ sở đề xuất các cấp, ngành quan tâm hỗ trợ phát triển sản xuất và xúc tiến thương mại, góp phần thúc đẩy phát triển công nghiệp nông thôn.

Phó Chủ tịch UBND thành phố Phan Rang – Tháp Chàm, Chủ tịch Hội đồng bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp thành phố phát biểu định hướng và đề nghị: UBND các phường, xã tiếp tục triển khai công tác tuyên truyền, vận động đến các doanh nghiệp, cơ sở về mục đích, ý nghĩa của việc đăng ký tham gia bình chọn; các doanh nghiệp, cơ sở cần nắm vững thông tin về công tác bình chọn

Trao Giấy chứng nhận sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp thành phố năm 2015

Page 6: m Doanh nghieäp caàn bieát Mục lục tin 2015/KY 16 2015.pdf · hợp với Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm thủy sản, tiến hành kiểm tra việc sử

Soá 16 thaùng 08 naêm 2015

TIN TRONG TỈNH

để nâng cao năng lực sản xuất, chất lượng sản phẩm tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm và đăng ký ngày càng nhiều sản phẩm tham gia bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp thành phố. Đồng thời đề nghị Sở Công Thương, Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến thương mại tỉnh quan tâm tạo điều kiện cho doanh nghiệp, cơ sở tiếp cận được các nguồn vốn hỗ trợ, nhất là công tác xúc tiến thương mại, tham gia hội chợ triển lãm trong và ngoài nước./.

Phòng QLCN

Hội nghị tập huấn công tác khuyến công cho các doanh nghiệp, cơ sở công nghiệp nông thôn trên địa bàn tỉnh

Sáng ngày 20/8/2015, Sở Công Thương Ninh Thuận phối hợp với Trung tâm Khuyến và Xúc tiến thương mại đã tổ chức Hội nghị tập huấn công tác khuyến công cho các doanh nghiệp, cơ sở công nghiệp nông thôn trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận. Tham dự Hội nghị tập huấn gồm có các Sở, ngành của tỉnh như: Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Lao động-Thương binh và Xã hội, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Xây dựng; Đại diện Phòng Kinh tế thành phố Phan Rang-Tháp Chàm, Phòng Kinh tế và Hạ tầng 6 huyện; Báo Ninh Thuận và Đài Phát Thanh và Truyền hình tỉnh (đưa tin) cùng đại diện 50 cơ sở công nghiệp nông thôn trên địa bàn tỉnh tham dự.

Phát biểu khai mạc Hội nghị tập huấn, đồng chí Phạm Đăng Thành – Phó Giám đốc Sở Công Thương Ninh Thuận nêu rõ vai trò của công tác khuyến công là

hoạt động hỗ trợ, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, cơ sở công nghiệp nông thôn phát triển. Đây là những hoạt động mới, cần phải tăng cường thường xuyên công tác thông tin, tuyên truyền với nhiều hình thức, vì vậy việc tổ chức Hội nghị tập huấn công tác khuyến công nhằm giúp cho các doanh nghiệp, cơ sở công nghiệp nông thôn có điều kiện tiếp cận, nắm bắt thông tin, xây dựng kế hoạch, triển khai thực hiện đáp ứng được yêu cầu về công tác khuyến công, giúp hoạt động khuyến công triển khai ngày càng đạt hiệu quả.

Theo đó, chương trình Hội nghị tập huấn gồm các nội dung như: Nghị định số 45/2012/NĐ-CP ngày 21/5/2012 của Chính phủ về Khuyến công; Thông tư số 46/2012/TT-BCT ngày 28/12/2012 của Bộ Công Thương quy định chi tiết một số nội dung của Nghị định số 45/2012/NĐ-CP về Khuyến công; Thông tư số 36/2013/TT-BCT ngày 27/12/2013 của Bộ Công Thương quy định về việc xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện và quản lý kinh phí khuyến công quốc gia và một số phụ lục

và biểu mẫu; Thông tư Liên tịch số 26/2014/TTLT-BCT-BTC ngày 18/02/2014 của liên Bộ Công Thương, Bộ Tài chính về hướng dẫn trình tự lập, quản lý, sử dụng kinh phí Khuyến công quốc gia và kinh phí Khuyến công địa phương; Quyết định số 105/QĐ-UBND ngày 17/4/2014 của Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận về việc Ban hành Chương trình Khuyến công tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2014-2015 và định hướng đến năm 2020 và các văn bản liên quan chương trình khuyến công.

Hội nghị tập huấn se giúp cho các doanh nghiệp, cơ sở công nghiệp nông thôn nắm bắt các văn bản quy phạm pháp luật, về chủ trương, chính sách hoạt động khuyến công, kế hoạch phát triển công nghiệp của địa phương. Trên cơ sở đó, các doanh nghiệp, cơ sở căn cứ vào khả năng, cơ hội phát triển sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, xác định nhu cầu đề xuất hỗ trợ, phối hợp xây dựng, trình thẩm định và phê duyệt đề án để được hỗ trợ từ nguồn kinh phí khuyến công quốc gia và khuyến công địa phương hàng năm./.

PHÒNG QLCN

Toàn cảnh Hội nghị tập huấn công tác khuyến công

Page 7: m Doanh nghieäp caàn bieát Mục lục tin 2015/KY 16 2015.pdf · hợp với Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm thủy sản, tiến hành kiểm tra việc sử

Soá 16 thaùng 08 naêm 2015

TIN TRONG TỈNH

Quyết định thành lập Hội đồng bình chọn sản phẩm Công nghiệp Nông thôn tiêu biểu cấp Tỉnh

Triển khai thực hiện Thông tư số 26/2014/TT¬-BCT ngày 28/8/2014 của Bộ Công Thương quy định về việc tổ chức bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu.

Ngày 12 tháng 8 năm 2015, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận đã ký ban hành Quyết định số 1752/QЬ-UBND về việc tổ chức lại Hội đồng bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp tỉnh.

Theo đó, thành phần Hội đồng bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp tỉnh có 9 thành viên, gồm: Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh – Chủ tịch Hội đồng; Phó Giám đốc Sở Công Thương – Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng và 7 Thành viên là lãnh đạo các Sở, ban ngành gồm: Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư; Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ; Phó Giám đốc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội; Phó Giám đốc Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch; Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Phó Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ môi trường thuộc Sở Tài Nguyên và Môi trường; Giám đốc Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến thương mại.

Hội đồng bình chọn có nhiệm vụ sau:

- Hướng dẫn các cơ sở

công nghiệp nông thôn lập hồ sơ đăng ký sản phẩm tham gia bình chọn; tổ chức bình chọn; trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt kết quả bình chọn, quyết định công nhận và cấp Giấy chứng nhận sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu.

- Thành lập Ban Giám khảo để giúp Hội đồng bình chọn đánh giá và bình chọn các sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu. Ban Giám khảo nghiên cứu hồ sơ, sản phẩm và tổ chức bình chọn theo các nguyên tắc, tiêu chí được quy định tại Thông tư số 26/2014/TT-BCT ngày 28/8/2014 của Bộ Công Thương và chịu trách nhiệm trước Hội đồng bình chọn về kết quả bình chọn.

- Thành lập Tổ chuyên môn giúp việc để tham mưu Hội đồng bình chọn hướng dẫn, tiếp nhận hồ sơ và sản phẩm đăng ký bình chọn, thực hiện các công việc liên quan đến công tác bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu.

- Quyết định về cơ cấu và số lượng sản phẩm được cấp Giấy chứng nhận. Lựa chọn các sản phẩm được công nhận của cấp tỉnh trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt để đăng ký tham gia bình chọn ở cấp khu vực theo đúng quy định.

- Giải quyết các vướng mắc; xử lý kiến nghị và khiếu nại liên quan đến kết quả bình chọn do Hội đồng cấp tỉnh thực hiện.

- Thông báo kết quả bình

chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp tỉnh đến các cơ sở công nghiệp nông thôn có sản phẩm tham gia bình chọn. Đề xuất thời gian tổ chức trao Giấy chứng nhận cho các cơ sở công nghiệp nông thôn có sản phẩm được công nhận trình Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định.

Tổ chức và hoạt động của Hội đồng bình chọn:

- Sở Công Thương là cơ quan Thường trực của Hội đồng bình chọn có trách nhiệm hướng dẫn, quy định thời gian và nơi tiếp nhận hồ sơ đăng ký tham gia bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp huyện và tỉnh.

- Thành viên của Hội đồng bình chọn làm việc theo chế độ kiêm nhiệm. Việc bổ sung hoặc thay thế các thành viên của Hội đồng bình chọn do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định.

Trong thời gian hoạt động, Hội đồng bình chọn được sử dụng con dấu của Ủy ban nhân dân tỉnh (khi phát hành văn bản do Chủ tịch Hội đồng bình chọn ký) và sử dụng con dấu của Sở Công Thương (khi phát hành văn bản do Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng bình chọn ký). Quyết định có hiệu lực kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 1625/QĐ-UBND ngày 24 tháng 8 năm 2012 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận./. PHÒNG QLCN

Page 8: m Doanh nghieäp caàn bieát Mục lục tin 2015/KY 16 2015.pdf · hợp với Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm thủy sản, tiến hành kiểm tra việc sử

Soá 16 thaùng 08 naêm 2015

THỊ TRƯỜNG HÀNG HÓA

Thị trường hàng hóa trong nước tuần qua: giá gạo và cao su ổn định, điều tăngTuần qua, tại miền Bắc lương thực đứng giá, miền Nam nhìn chung ổn định đến giảm nhẹ

tùy theo từng địa phương. Giá điều khô tại Đắk Lắk ngày 11/8 tăng nhẹ lên mức 25.500 đ/kg...Lúa gạoTuần qua, tại miền Bắc lương thực đứng giá, miền Nam nhìn chung ổn định đến giảm nhẹ

tùy theo từng địa phương.Cụ thể, giá lúa tẻ thường ở miền Bắc phổ biến ở mức 6.500 – 8.500 đ/kg, giá gạo tẻ thường

ở mức 12.000 – 14.000 đ/kg.Tại Bạc Liêu giá lúa giảm 50 đ còn 5.225 đ/kg, gạo nguyên liệu giảm 50 đ/kg, nguyên liệu

lức còn 6.075 đ/kg, nguyên liệu trắng còn 6.250 đ/kg.Theo VFA, 7 tháng đầu năm, XK gạo cả nước đã đạt 3,3 triệu tấn, trị giá 1,4 tỷ USD, giảm

9% về lượng và 5,5% về giá. Dù tình hình chung còn nhiều khó khăn, nhưng điểm sáng nhất trong XK gạo 7 tháng đầu năm chính là phân khúc gạo cao cấp.

Cụ thể, sau 7 tháng, XK gạo cao cấp (loại 5% tấm) đã đạt 28,8% tổng lượng gạo XK của cả nước, tăng gần 30% so với cùng kỳ. Gạo thơm đứng thứ 2 với tỷ lệ 24,67% tổng lượng gạo XK, tăng 15,36% so với cùng kỳ. Nhờ lượng tăng của 2 loại này, gạo Việt Nam đã quay lại chiếm giữ vị trí cao ở nhiều thị trường. Đơn cử như sau 2 năm rất khó khăn khi phải cạnh tranh gay gắt với gạo từ Ấn Độ và Thái Lan, kim ngạch XK gạo vào thị trường châu Phi trong 7 tháng đã đạt 15,83% tổng kim ngạch XK gạo của nước ta, tăng đến 47,53%, trong đó gạo thơm là loại gạo được châu Phi ưa chuộng nhất.

ĐiềuGiá điều khô tại Đắk Lắk ngày 11/8 tăng nhẹ lên mức 25.500 đ/kg.Giá điều nhân xuất khẩu ngày 10/8ĐVT: USD/lb, FOB Tp.HCM

W240 3,6-3,65W320 3,45-3,5W450/SW320/LBW320 3,3-3,35DW 3,2-3,25WS/ WB 3,1-3,15LWP 3,0-3,05

(Nguồn: Hiệp hội Điều Việt Nam)Xuất khẩu điều của Việt Nam liên tiếp nhiều năm qua đều đứng hạng thứ nhất trên thế giới.

Tuy nhiên, ngành điều hiện vẫn tồn tại nhiều bất cập như: thiếu nguyên liệu; số lượng doanh nghiệp tham gia xuất khẩu quá nhiều dẫn tới cạnh tranh không lành mạnh, chất lượng sản phẩm xuất khẩu không đồng đều, làm thiệt hại chung cho toàn ngành...

Với thực tế này, Hiệp hội Điều Việt Nam đã đề xuất Bộ NN&PTNT xem xét thông qua chủ trương thành lập Quỹ hỗ trợ liên kết sản xuất và xuất khẩu điều. Theo đó, Quỹ được thành lập với nguồn thu từ 4 nguồn: hỗ trợ của Nhà nước, phần thu trên đầu tấn xuất khẩu của tất cả doanh nghiệp chế biến xuất khẩu điều, nguồn tài trợ và nguồn thu khác.

Năm 2015, Bộ NN&PTNT se hỗ trợ Hiệp hội Điều Việt Nam kinh phí khoảng 1 tỉ đồng cho dự án khuyến nông ghép cải tạo vườn từ năm 2015-2016. Hiệp hội Điều Việt Nam đã thuê chuyên

Page 9: m Doanh nghieäp caàn bieát Mục lục tin 2015/KY 16 2015.pdf · hợp với Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm thủy sản, tiến hành kiểm tra việc sử

Soá 16 thaùng 08 naêm 2015

THỊ TRƯỜNG HÀNG HÓA

gia đánh giá độc lập kết quả dự án khuyến nông của hiệp hội năm 2014 và chủ động triển khai nhanh 100 điểm ghép cải tạo với tổng nguồn vốn 1 tỉ đồng từ kinh phí của hội trong năm nay.

Tính đến hết tháng 6, Việt Nam đã xuất khẩu được 149.961 tấn điều trị giá 1,08 tỉ USD, tăng 13,7% về lượng và 28% về trị giá. Hoa Kỳ, Trung Quốc và Hà Lan vẫn duy trì là 3 thị trường nhập khẩu điều lớn nhất của Việt Nam.

Cao suTuần qua, giá cao su nguyên liệu tại Bình Phước giữ ổn định ở mức thấp 7.040 đ/kg đối với

mủ cao su dạng nước (32 độ/kg). Giá cao su thành phẩm tại Bình Phước, Gia Lai, Đồng Nai, Bình Dương cũng diễn biến giảm trong tuần qua, với mức giảm tương đối mạnh. Cụ thể: cao su SVR 3L giảm từ 26.800 đ/kg (30/7) xuống chỉ còn 25.300 đ/kg (6/8); cao su SVR10 giảm từ 22.100 đ/kg xuống chỉ còn 20.800 đ/kg.

Xuất khẩu cao su của Việt Nam 7 tháng đầu năm 2015 đạt 519 nghìn tấn, trị giá 760 triệu USD, tăng 13,6% về lượng nhưng giảm 9,2% về trị giá so với cùng kỳ năm 2014.

Về hoạt động thương mại tại cửa khẩu Móng Cái, xuất khẩu cao su hỗn hợp sang thị trường Trung Quốc qua tuyến biên giới phía Bắc vẫn trầm lắng trong tuần qua, riêng cửa khẩu Móng Cái đã tạm ngừng giao dịch do mưa lớn. Nhu cầu đối với mặt hàng cao su hỗn hợp giảm sút đã làm giá nguyên liệu này tiếp tục hạ.

Cụ thể, sản phẩm cao su hỗn hợp chất lượng loại 1 của các Công ty, đơn vị thuộc Tập đoàn Cao su Việt Nam giảm khoảng 200 NDT/tấn, xuống còn 9.300 NDT/tấn. Sản phẩm cao su chất lượng loại 2 của lực lượng cao su “tiểu điền” giảm từ 9.200 NDT/tấn xuống còn 9.000 NDT/tấn. Tình hình giao dịch các sản phẩm cao su hỗn hợp trong tuần qua kém nhộn nhịp. Riêng cửa khẩu quốc tế Móng Cái đã ngừng hẳn vì thiếu khách mua hàng, mặt khác nước sông biên giới những ngày qua luôn dâng cao, vận chuyển hàng bằng thuyền nhỏ gặp nhiều khó khăn. Tại các cửa khẩu Lạng Sơn, Lào Cai, Cao Bằng tuy vẫn có giao dịch kín cả tuần, song khối lượng bình quân chỉ đạt khoảng 550 tấn. Các đơn vị xuất khẩu đang mở rộng tiếp thị để nâng khối lượng giao dịch lên 800 tấn/ngày ở cả ba cửa khẩu. Hiện tại, ba cửa khẩu này vẫn giao dịch ổn định qua đường tiểu ngạch theo quy định của phía Trung Quốc.

Giá gạo bắt đầu tăng trở lại ở khu vực ĐBSCLTheo Hiệp hội lương thực Việt Nam, trong tuần này, giá một số loại lúa gạo ở khu vực Đồng

bằng sông Cửu Long đã tăng nhẹ, từ 50- 100 đồng/kg so với tuần trước đó. Cụ thể, giá lúa khô tại kho khu vực ĐBSCL loại lúa dài hiện có mức giá khoảng 5.150 – 5.250

đồng/kg, tăng 50 đồng/kg so với tuần trước đó. Giá gạo thành phẩm 5% tấm không bao bì tại mạn hiện khoảng 7.200 – 7.300 đồng/kg, cũng có mức tăng 50 đồng/kg. Giá gạo nguyên liệu loại 1 làm ra gạo 5% tấm hiện khoảng 6.500 – 6.600 đồng/kg tùy từng địa phương, tăng 100 đồng/kg so với tuần trước.

Một số loại lúa gạo khác vẫn có mức giá ổn định so với tuần trước đó như: giá lúa khô tại kho loại thường vẫn dao động từ 4.900-5.000 đồng/kg; loại gạo 15% tấm 6.950 – 7.050 đồng/kg và gạo 25% tấm khoảng 6.800 – 6.900 đồng/kg tùy chất lượng và địa phương; gạo nguyên liệu làm ra gạo 25% tấm là 6.200 – 6.300 đồng/kg tùy chất lượng và địa phương.

Riêng tại tỉnh Kiên Giang, trong 10 ngày đầu tháng 8, thị trường lúa gạo tại đây có sự gia tăng đáng kể, từ 50 – 400 đồng/kg so với tháng 7. Giá lúa tươi tại ruộng tăng 400 đồng/kg, lúa loại I (hạt dài) có mức giá 4.400- 4.700 đồng/kg, lúa loại II (thường là giống lúa IR50404) có giá dao động từ 3.800- 4.300 đồng/kg. Giá lúa khô tại kho trong tỉnh trung bình tăng từ 100- 300 đồng/kg, lúa khô loại thường (IR50404) 4.950- 5.300 đồng/kg tăng từ 100- 200 đồng/kg, lúa dài khô 5.400- 5.700 đồng/kg tăng từ 100- 300 đồng/kg, tùy chất lượng. Giá gạo nguyên liệu tăng nhẹ 50 đồng/kg so với kỳ trước, loại I làm ra gạo 5% tấm có giá 6.350- 6.450 đồng/

Page 10: m Doanh nghieäp caàn bieát Mục lục tin 2015/KY 16 2015.pdf · hợp với Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm thủy sản, tiến hành kiểm tra việc sử

Soá 16 thaùng 08 naêm 2015

THỊ TRƯỜNG HÀNG HÓA

kg, loại II làm ra gạo 25% tấm có giá 6.100- 6.200 đồng/kg, tùy chất lượng.Giá lúa gạo tăng được lý giải là do diện tích lúa Hè Thu vẫn chưa thu hoạch xong và chất

lượng gạo ở khu vực này cũng tăng lên đáng kể. Theo số liệu của Cục Trồng trọt, tính đến ngày 13/8, các tỉnh, thành phố vùng ĐBSCL đã xuống giống vụ Hè Thu năm 2015 được khoảng 1,668 triệu ha trong khi diện tích gieo trồng theo kế hoạch chỉ ở mức 1,6 triệu ha. Thu hoạch Hè Thu đạt khoảng 950.000 ha với năng suất khoảng 5,5-5,6 tấn/ha, sản lượng thu được khoảng 5,27 triệu tấn lúa. Hiện các tỉnh, thành phố vùng ĐBSCL đã xuống giống vụ Thu Đông 2015 được khoảng 600.000 ha trong tổng số 830.000 ha diện tích kế hoạch.

Về tình hình xuất khẩu gạo, tính từ đầu năm đến ngày 13/8, cả nước xuất khẩu 3,343 triệu tấn gạo, trị giá FOB 1,383 tỷ USD, trị giá CIF 1,428 tỷ USD. Theo dự báo của các chuyên gia, xuất khẩu gạo của Việt Nam se phục hồi trở lại trong những tháng cuối năm 2015.

Giá cá đồng tại Cà Mau tăng gấp đôi so cùng kỳLà địa phương có sản lượng cá đồng đạt 30.000 - 40.000 tấn/năm nhưng thời điểm này, tại

Cà Mau, nguồn cung loại cá này đang khan hiếm, giá bán tăng đột biến.Trên thị trường, hiện cá lóc loại 4 con/kg giá 120.000 đồng/kg, tăng 40.000 đồng/kg so cùng

kỳ; cá rô loại 8 con/kg giá 130.000 đồng/kg, tăng 50.000 đồng/kg so cùng kỳ; cá trê 100.000 đồng/kg, tăng 30.000 đồng/kg so với cùng kỳ. Các loại cá đồng khác như cá bổi, cá thát lát đều ở mức 80.000 đồng/kg. Nhìn chung, giá các loại cá đồng tăng xấp xỉ gấp đôi so với cùng kỳ.

Theo các nhà phân phối cá đồng ở Cà Mau, nguyên nhân khan hiếm là do tình trạng săn bắt cá non xảy ra thường xuyên. Trong khi đó, tại địa phương, cá đồng là nguồn thực phẩm chủ yếu, cung cấp cho 1,2 triệu người trong tỉnh. Cá đồng tự nhiên là thực phẩm không thể thiểu trong các bữa ăn hàng ngày của mỗi gia đình tại địa phương. Những năm trước đây, Cà Mau có phát động phong trào nuôi cá đồng sử dụng thức ăn công nghiệp, mục đích thay thế nguồn cá đồng tự nhiên đang cạn kiệt. Tuy nhiên, nuôi theo hình thức này chất lượng cá không ngon như cá tự nhiên nên người tiêu dùng không mặn mà với sản phẩm.

Diện tích nuôi cá đồng tại Cà Mau đang giảm dần, từ 500.000 ha, sản lượng mỗi năm xấp xỉ 80.000 tấn xuống hiện còn 150.000 ha, sản lượng bằng nửa so với trước đó. Theo dự báo, sản lượng cá đồng se tiếp tục giảm trong những năm tới.

Cá tra giảm giá mạnhHiện nay, cá tra cỡ 800-900 gam/con giảm giá mạnh, còn 20.000-21.000 đ/kg, mức ngang

bằng giá thành SX và thấp nhất từ đầu năm đến nay.Theo các nhà máy thu mua chế biến cá tra XK tại Cần Thơ, do một số thị trường nhập khẩu

cá lớn đang chững lại, giảm giá nên ảnh hưởng đến cá tra nguyên liệu trong nước. Theo Hiệp hội Cá tra Việt Nam, vùng nuôi cá tra ở ĐBSCL hiện chủ yếu do các DN xây dựng vùng nuôi chiếm 88%, số còn lại là các hộ nuôi cá tra nhỏ lẻ.

Giá lợn hơi giảm từng ngàyViệc giảm giá này là hậu quả tất yếu khi mà người tiêu dùng e ngại với thịt lợn trước thông

tin nhiều trang trại trong khu vực vẫn sử dụng chất cấm trong chăn nuôi.Theo ông Nguyễn Trí Công, Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai, trong tuần qua, giá lợn

hơi trên địa bàn tỉnh này liên tục giảm xuống.Cụ thể, giá lợn hơi từ mức 47.000 đ/kg đã giảm xuống chỉ còn 44.000-45.000 đ/kg hồi giữa

tuần. Thông tin từ một số chủ trang trại nuôi lợn cho thấy đến đầu tuần này, giá lợn hơi tiếp tục giảm xuống chỉ còn 42.000-43.000 đ/kg.

Page 11: m Doanh nghieäp caàn bieát Mục lục tin 2015/KY 16 2015.pdf · hợp với Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm thủy sản, tiến hành kiểm tra việc sử

Soá 16 thaùng 08 naêm 2015

THỊ TRƯỜNG HÀNG HÓA

Trung tâm TTCN&TM

Ông Nguyễn Trí Công cho biết, ngành nông nghiệp Đồng Nai cùng Hiệp hội Chăn nuôi của tỉnh đang khẩn trương đưa ra các biện pháp chấn chỉnh, nhằm không để tái diễn việc lạm dụng chất cấm trong chăn nuôi, qua đó lấy lại niềm tin của người tiêu dùng với sản phẩm thịt lợn.

Ngoài ra ngành nuôi lợn ở Đông Nam bộ cũng đã bắt đầu ít nhiều chịu sức ép về giá bán từ thịt lợn đông lạnh nhập khẩu. Mấy năm trước, thịt lợn nhập khẩu với số lượng còn khá khiêm tốn, dù giá trị nhập năm sau thường tăng nhiều so với năm trước đó.

Năm 2014, cả nước ta nhập 3.811 tấn thịt lợn đông lạnh, một con số khá còn khá khiêm tốn so với sản lượng thịt lợn cả nước là khoảng 4 triệu tấn. Nhưng sang năm nay, nhập khẩu thịt lợn đã tăng khá mạnh.

Trong 5 tháng đầu năm, đã có trên 2.000 tấn thịt lợn đông lạnh được nhập khẩu về Việt Nam, trị giá gần 4 triệu USD. Về lượng tăng 46,6% và giá trị tăng 59,5% so với cùng kỳ năm ngoái.

Giá xăng giảm 768 đồng/lít từ 15h ngày 19/8Liên Bộ Công thương – Tài chính vừa có văn bản thông báo về việc điều hành giá xăng, dầu

bán lẻ. Theo đó, kể từ 15 giờ chiều 19/8, giá xăng RON 92 giảm xuống còn 18.536 đồng/lít.Theo văn bản này, Liên Bộ quyết định giữ nguyên mức trích lập Quỹ bình ổn giá xăng dầu

như hiện hành. Sau khi thực hiện trích lập Quỹ bình ổn giá xăng dầu, giá một số mặt hành xăng dầu se được điều chỉnh giảm.

Cụ thể, giá xăng RON 92 giảm 768 đồng/lít, về mức giá 18.536 đồng/lít. Giá xăng E5 giảm tương tự, về mức 18.041 đồng/lít. Giá dầu diesel 0,05% S giảm 441 đồng/lít, về mức giá 13.521 đồng/lít. Giá dầu hỏa giảm 703 đồng/lít, về mức giá 12.409 đồng/lít. Giá dầu mazút giảm 736 đồng/kg, về mức giá tối đa là 10.136 đồng/kg.

Các mức giá cụ thể:Đơn vị: đồng/lít, kg

Mặt hàng Giá cơ sở cũ Giá cơ sở mớiXăng RON 92 19.304 18.536Xăng E5 18.809 18.041Dầu diesel 0,05S 13.862 13.421Dầu hỏa 13.112 13.112Dầu madút 10.872 10.136

Giờ điều chỉnh giá bán do thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu quy định nhưng không muộn hơn 15h ngày 19/8/2015. Với lần điều chỉnh này, giá xăng dầu đã giảm lần thứ 6 kể từ đầu năm đến nay.

Theo tính toán của nhà điều hành, trong chu kỳ 15 ngày gần nhất, giá xăng dầu thế giới có xu hướng giảm. Do đó, cơ quan điều hành yêu cầu tiếp tục không sử dụng quỹ bình ổn và giảm giá bán lẻ trong nước. Đây là lần giảm thứ 4 liên tiếp của giá xăng dầu.

Trước đợt điều chỉnh này, giá xăng RON 92 đã trải qua 5 lần giảm (tổng cộng 3.620 đồng) và 4 lần tăng (tổng cộng 5.040 đồng) từ đầu năm. Trong đó, giá bán cao nhất được ghi nhận ngày 19/6, khi một lít xăng RON 92 được phân phối với giá 20.710 đồng một lít.

Từ tháng 5, thuế bảo vệ môi trường đối với xăng được áp dụng tăng từ 1.000 đồng lên 3.000 đồng một lít, dầu diesel từ 500 đồng lên 1.500 đồng. Tuy nhiên, cơ quan điều hành cũng tiến hành giảm thuế nhập khẩu và cam kết việc điều chỉnh thuế môi trường không ảnh hưởng đến giá xăng.

Page 12: m Doanh nghieäp caàn bieát Mục lục tin 2015/KY 16 2015.pdf · hợp với Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm thủy sản, tiến hành kiểm tra việc sử

Soá 16 thaùng 08 naêm 2015

XUẤT NHẬP KHẨU

Xuất khẩu 7 tháng đầu năm 2015 tăng trưởng ở nhiều mặt hàngKim ngạch hàng hóa xuất khẩu tháng Bảy tăng 10,8% o với cùng kỳ năm trước, nâng kim ngạch

xuất khẩu 7 tháng của Việt Nam ước đạt 92,3 tỷ USD, tăng 9,5% so với cùng kỳ năm 2014.Một số mặt hàng xuất khẩu có kim ngạch tăng cao so với cùng kỳ năm trước: điện thoại các

loại và linh kiện đạt 17,1 tỷ USD, tăng 28,2%; hàng dệt may đạt 12,6 tỷ USD, tăng 9,9%; điện tử, máy tính và linh kiện đạt 8,7 tỷ USD, tăng 57,8%; giày dép đạt 7,1 tỷ USD, tăng 22,3%; máy móc thiết bị dụng cụ phụ tùng đạt 4,5 tỷ USD, tăng 10,3%; gỗ và sản phẩm gỗ đạt 3,8 tỷ USD, tăng 10,4%; túi xách, vali, mũ, ô dù đạt 1,7 tỷ USD, tăng 16,6%; hạt điều đạt 1,4 tỷ USD, tăng 28,2%; sắn và sản phẩm của sắn đạt 937 triệu USD, tăng 38,5%.

Mặt khác, có những mặt hàng xuất khẩu giảm cả về lượng và kim ngạch so với cùng kỳ năm trước như: cà phê giảm 33,2% về lượng và giảm 33% về kim ngạch; gạo giảm 3,5% và giảm 8,7%; than đá giảm 73,1% và giảm 60,6%; dầu thô giảm 0,3% và giảm 47,1%; xăng dầu giảm 4,8% và giảm 40,2%; sắt thép giảm 9,3% và giảm 15,7%. Kim ngạch xuất khẩu thủy sản đạt 3,6 tỷ USD, giảm 15% so với cùng kỳ năm trước; phương tiện vận tải và phụ tùng đạt 3,1 tỷ USD, giảm 9,9%.

Về thị trường hàng hóa xuất khẩu trong 7 tháng, Hoa Kỳ vẫn là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch ước tính đạt 18,9 tỷ USD, tăng 19,1% so với cùng kỳ năm 2014; tiếp đến là EU đạt 17,8 tỷ USD, tăng 13,2%; ASEAN đạt 10,7 tỷ USD, giảm 2,4%; Trung Quốc đạt 9,3 tỷ USD, tăng 8,3%; Nhật Bản đạt 7,9 tỷ USD, giảm 6,5%; Hàn Quốc đạt 4,3 tỷ USD tăng 17,5%.

Dự báo xuất khẩu tôm sang Mỹ tăng nửa cuối nămNửa đầu năm 2015, XK tôm Việt Nam sang Mỹ đạt 262,7 triệu USD, giảm 50,2% so với cùng

kỳ năm 2014 - mức giảm mạnh nhất trong số 3 thị trường NK tôm chính của Việt Nam. Nguyên nhân là do nhu cầu tôm Việt Nam từ Mỹ thấp, giá XK giảm và đồng USD tăng giá.

Đồng USD tăng giá mạnh khiến cho áp lực cạnh tranh tại đây rất lớn, các nước đẩy mạnh XK sang Mỹ khiến giá NK bị ép giảm. Tôm Việt Nam khó cạnh tranh nổi với Ấn Độ và Indonesia khi giá trung bình cao hơn hẳn 1-2 USD/kg. 6 tháng đầu năm, giá tôm Việt Nam xuất sang Mỹ trung bình là gần 12 USD/kg, trong khi tôm Ấn Độ 10,2 USD, tôm Indonesia 10,3 USD/kg.

Giá tôm Việt Nam trên thị trường Mỹ đã bị giảm 1,5 - 2 USD/kg so với cùng kỳ năm ngoái mà vẫn cao hơn tôm Ấn Độ, Indonesia và Thái Lan 1,5 – 2 USD/kg.

Theo Cục Nghề cá Biển Quốc gia Mỹ (NMFS), nửa đầu năm 2015, khối lượng NK tôm vào Mỹ đạt 268.402 tấn, tăng 8% so với 248.236 tấn của cùng kỳ năm 2014. Giá trị NK giảm đáng kể 14,7% từ 3,05 tỷ USD 6 tháng đầu năm 2014 xuống 2,6 tỷ USD của cùng kỳ năm nay.Giá NK trung bình cũng giảm 21% từ 12,28 USD/kg năm ngoái xuống 9,68 USD/kg năm nay.

Tháng 6/2015, khối lượng NK đạt 8.531 tấn, giảm 6,8% so với 9.118 tấn của cùng kỳ năm 2014. Giá trị NK đạt 59,5 triệu USD, giảm 27% so với 81,9 triệu USD của cùng kỳ năm ngoái.

Khối lượng NK tăng đáng kể là do sản lượng tôm của các nước sản xuất phục hồi sau dịch EMS. Các nước bị thiệt hại nặng nề như Thái Lan cũng đang tăng XK trong khi các nước khác tiếp tục tăng sản lượng để đưa sản lượng tôm quay về mức bình thường trước khi EMS xảy ra.

Thái Lan đã XK sang Mỹ 31.152 tấn tôm, tăng 18% so với 26.205 tấn của cùng kỳ năm ngoái. Ấn Độ cũng tăng XK từ 40.666 tấn nửa đầu năm ngoái lên 55.617 tấn của cùng kỳ năm nay trong khi XK của Indonesia tăng từ 47.918 tấn trong 6 tháng đầu năm 2014 lên 59.009 tấn năm nay. Ecuador cung cấp 45.089 tấn tôm cho Mỹ trong 6 tháng đầu năm nay, giảm so với 46.653 tấn

Page 13: m Doanh nghieäp caàn bieát Mục lục tin 2015/KY 16 2015.pdf · hợp với Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm thủy sản, tiến hành kiểm tra việc sử

Soá 16 thaùng 08 naêm 2015

XUẤT NHẬP KHẨU

của năm ngoái.NK tôm nguyên con vào Mỹ trong đó có cả tôm dễ lột vỏ (easy peel) tăng 9,4% trong tháng

6/2015 và tăng 14,3% trong nửa đầu năm nay.Tháng 6/2015, NK tôm cỡ lớn 31-40 con/kg vào Mỹ tăng trong khi NK tôm cỡ nhỏ và cỡ 41-50

con/kg giảm. NK tôm cỡ 16-20 con trong tháng 6 tăng 101,5% so với tháng 6/2014 và cỡ 21-25 con tăng 76,6%.

Tháng 6/2015, NK tôm lột vỏ vào Mỹ tăng trong đó NK từ Ấn Độ, Indonesia, Ecuador và Thái Lan lần lượt tăng 19,5% so với tháng 6/2014 và tăng 1,1% so với nửa đầu năm 2014.

Trong tháng 6/2015, NK tôm hấp chín giảm 3% tuy nhiên vẫn tăng trong nửa đầu năm nay. NK tôm bao bột tăng trong cả tháng 6/2015 và nửa đầu năm nay.

Ngày 3/3/2015, Bộ Thương mại Mỹ (DOC) đã công bố kết quả sơ bộ rà soát hành chính lần thứ 9 (POR9) thuế CBPG tôm đông lạnh NK từ Việt Nam giai đoạn từ 01/2/2013 đến 31/01/2014. Theo kết quả sơ bộ này, mức thuế trung bình 0,93% đã giảm mạnh so với mức thuế của kỳ xem xét lần trước POR8 với 6,37%. Nếu kết quả sơ bộ được giữ nguyên trong kết quả cuối cùng, XK tôm Việt Nam vào Mỹ se thuận lợi hơn.

Hiệp định TTP trong tương lai sắp tới được ký kết cũng se mở ra nhiều cơ hội và lợi thế cho Việt Nam hơn so với các nước cung cấp khác trên thị trường Mỹ vì họ chưa đàm phán và ký kết Hiệp định tương tự như Việt Nam.

Cuối tháng 7/2015, nhu cầu từ trường Mỹ cao hơn, cùng với các yếu tố về nguồn cung và thuế CBPG, XK tôm Việt Nam sang thị trường Mỹ 6 tháng cuối năm dự kiến tăng so với nửa đầu năm. Tuy nhiên mức tăng trưởng không cao do đồng USD vẫn cao và các nhà XK Việt Nam phải cạnh tranh mạnh về giá trên thị trường này. Nửa cuối năm nay, XK tôm sang Mỹ dự kiến đạt 375 triệu USD, giảm 30% so với cùng kỳ năm 2014. Dự báo XK tôm sang Mỹ cả năm đạt 638 triệu USD, giảm 40% so với năm 2014.

Giá TB tôm NK vào Mỹ (USD/kg)Nguồn cung T1-5/2014 T1-5/2015 Tăng, giảm(%)

Tổng TG 12,52 9,99 -20,2Ấn Độ 13,47 10,19 -24,3Indonesia 13,87 10,33 -25,5Việt Nam 14,59 11,92 -18,3Ecuador 10,57 7,72 -26,9Thái Lan 13,30 11,08 -16,7Mexico 18,37 15,52 -15,6Trung Quốc 8,99 6,91 -23,1Malaysia 10,59 9,79 -7,6Peru 11,50 8,42 -26,7Honduras 9,29 7,40 -20,4

Xuất khẩu hàng dệt may 7 tháng đầu năm và những ảnh hưởng khi Nhân dân tệ giảm giá

Theo số liệu thống kê sơ bộ từ tổng cục Hải quan, 7 tháng đầu năm 2015 xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường nước ngoài tăng trưởng 9,7% về kim ngạch so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 12,61 tỷ USD.

Hoa Kỳ là thị trường tiêu thụ lớn nhất sản phẩm dệt may của Việt Nam, 7 tháng đầu năm xuất khẩu sang thị trường này đạt gần 6,3 tỷ USD, chiếm tới 50% trong tổng kim ngạch xuất khẩu dệt may của cả nước, tăng 13,24% so với cùng kỳ năm 2014.

Nhật Bản là thị trường lớn thứ 2 của hàng dệt may Việt Nam, chiếm 11,76% trong tổng kim ngạch, với trên 1,48 tỷ USD, tăng 5,19%.

Page 14: m Doanh nghieäp caàn bieát Mục lục tin 2015/KY 16 2015.pdf · hợp với Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm thủy sản, tiến hành kiểm tra việc sử

Soá 16 thaùng 08 naêm 2015

XUẤT NHẬP KHẨU

Thị trường lớn thứ 3 là Hàn Quốc, chiếm 7,43%, với 937,75 triệu USD, tăng nhẹ 1,74% so cùng kỳ.Nhận xét về mức độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may sang các thị trường thì thấy

hầu như các thị trường lớn vẫn đạt mức tăng trưởng dương về kim ngạch, còn đa phần xuất khẩu sang các thị trường nhỏ thì sụt giảm mạnh. Điều đặc biệt chú ý là xuất khẩu sang thị trường Gana tuy chỉ đạt 0,87 triệu USD, nhưng so với cùng kỳ thì tăng mạnh tới 217,93% về kim ngạch.

Hiện nay, nhiều doanh nghiệp dệt may cho rằng, việc Trung Quốc phá giá đồng nhân dân tệ và NHNN nới biên độ tỷ giá se khiến sức ép cạnh tranh đối với hàng dệt may gia tăng. doanh nghiệp lo bị đối tác ép giá khi ký hợp đồng thời gian tới. Trong vài tháng tới, những vấn đề phát sinh từ phá giá đồng nhân dân tệ của Trung Quốc se lộ ra.

Việc phá giá này ảnh hưởng lớn với doanh nghiệp dệt may trong nước là chắc chắn do họ là cường quốc về xuất khẩu nguyên phụ liệu may mặc. Như với thị trường Mỹ, các doanh nghiệp Trung Quốc đang chiếm tới 45-50% tổng nhập khẩu hàng may mặc của Mỹ trong khi doanh nghiệp Việt chỉ chiếm 5-7%.

Đồng nhân dân tệ của họ giảm giá, giá hàng xuất khẩu se giảm theo, doanh nghiệp Việt se bị ảnh hưởng. Đó là chưa kể doanh nghiệp Việt đang phải nhập từ 50%-55% nguyên phụ liệu từ Trung Quốc.

Đại diện một doanh nghiệp dệt may lớn ở khu vực phía Bắc cho biết, Trung Quốc mạnh tay phá giá đồng tiền khiến hàng hóa xuất khẩu của họ càng có lợi thế. Nếu Việt Nam không mạnh tay phá giá như họ thì đương nhiên se bị thua khi xuất khẩu. Tuy nhiên, nếu Việt Nam cũng chạy đua phá giá đồng tiền thì sức ép về nghĩa vụ trả nợ vay se rất lớn.

Với các doanh nghiệp dệt may, dự báo trong vòng 2 tháng tới se chịu sức ép giảm giá rất lớn. Những doanh nghiệp dệt may lớn có hợp đồng dài nhất là đến quý I/2015, còn lại đa phần từ tháng 9, 10, 11 trở đi se phải chịu sức ép từ các đối tác trong việc bị yêu cầu điều chỉnh giảm giá xuất khẩu nếu muốn duy trì sức cạnh tranh với hàng dệt may xuất khẩu của Trung Quốc.

Theo bà Đặng Phương Dung, Phó Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas), khi Trung Quốc phá giá đồng nhân dân tệ thì se ảnh hưởng hai chiều đến các doanh nghiệp dệt may xuất khẩu. Họ phá giá đồng nhân tệ khiến hàng xuất khẩu của họ cạnh tranh hơn. Tuy nhiên, các doanh nghiệp Việt Nam cũng được hưởng lợi một phần do giá nguyên, phụ liệu nhập khẩu cũng rẻ hơn. Khi đó, cơ hội giảm giá hàng xuất khẩu cũng có. Vấn đề duy nhất là về dài hạn, việc Trung Quốc phá giá đồng tiền se là điều rất đáng lo.

Đại diện Bộ Công Thương cho biết, việc Trung Quốc phá giá đồng tiền chắc chắn có ảnh hưởng đối với việc hàng hóa xuất khẩu vào Việt Nam. Tuy nhiên, mức độ ảnh hưởng se tùy thuộc vào mặt hàng, khối lượng nhập.

Số liệu thống kê sơ bộ của TCHQ về xuất khẩu hàng dệt may 7 tháng đầu năm 2015ĐVT: USD

Thị trường 7T/2015 7T/2014 +/-(%) 7T/2015 so với cùng kỳ

Tổng kim ngạch 12.614.415.841 11.498.950.294 +9,70Hoa Kỳ 6.297.113.063 5.560.849.509 +13,24Nhật Bản 1.483.224.257 1.410.012.303 +5,19Hàn Quốc 937.754.020 921.700.663 +1,74Anh 399.139.971 313.129.940 +27,47Đức 390.490.009 448.841.754 -13,00Trung Quốc 341.665.091 255.389.717 +33,78Canada 328.634.054 279.690.351 +17,50Tây Ban Nha 310.335.677 398.259.701 -22,08Hà Lan 287.424.467 209.809.761 +36,99Pháp 167.539.440 106.448.332 +57,39

Page 15: m Doanh nghieäp caàn bieát Mục lục tin 2015/KY 16 2015.pdf · hợp với Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm thủy sản, tiến hành kiểm tra việc sử

Soá 16 thaùng 08 naêm 2015

XUẤT NHẬP KHẨU

Trung tâm TTCN&TM

Hồng Kông 128.380.038 96.584.884 +32,92Italia 128.263.670 110.982.012 +15,57Đài Loan 124.970.019 106.643.489 +17,18Campuchia 114.293.779 81.553.662 +40,15Bỉ 107.046.523 113.043.529 -5,31Australia 81.416.220 73.864.845 +10,22Indonesia 77.407.862 47.742.621 +62,14Tiểu VQ Arập TN 75.295.315 66.680.694 +12,92Chi Lê 60.357.667 54.881.507 +9,98Mexico 53.528.758 63.386.254 -15,55Nga 47.046.640 88.621.238 -46,91Đan Mạch 46.402.102 48.297.954 -3,93Braxin 43.652.981 38.388.767 +13,71Thụy Điển 38.914.334 45.448.580 -14,38Singapore 38.629.034 26.523.766 +45,64Malaysia 38.604.568 33.683.727 +14,61Philippin 33.948.442 21.291.814 +59,44Ả Râp Xê Út 33.231.632 31.431.438 +5,73Thái Lan 28.843.890 23.514.523 +22,66Ba Lan 24.429.179 27.559.265 -11,36Thổ Nhĩ Kỳ 24.423.363 40.353.867 -39,48Bangladesh 19.128.512 14.805.118 +29,20Panama 16.351.820 12.670.193 +29,06Achentina 14.947.756 9.898.107 +51,02Nauy 14.810.131 12.802.454 +15,68Nam Phi 11.748.643 13.288.812 -11,59New Zealand 9.123.638 8.095.273 +12,70Israel 8.471.686 9.525.068 -11,06Ấn Độ 8.111.902 11.667.499 -30,47Myanma 8.012.722 8.394.073 -4,54Áo 6.923.866 8.083.387 -14,34Phần Lan 6.623.132 9.496.629 -30,26Séc 5.941.452 10.425.585 -43,01Thụy Sỹ 5.070.696 7.425.482 -31,71Nigieria 4.928.379 14.921.159 -66,97Senegal 4.895.231 7.248.633 -32,47Lào 4.319.694 4.820.286 -10,39Hy Lạp 4.172.090 2.840.679 +46,87Angola 3.335.641 5.716.365 -41,65Ucraina 2.667.127 4.593.611 -41,94Ai cập 2.505.925 3.311.569 -24,33Slovakia 1.727.423 3.279.243 -47,32Hungary 1.180.540 5.044.603 -76,60Gana 868.821 273.276 +217,93Bờ biển Ngà 418.148 16.028.153 -97,39

Page 16: m Doanh nghieäp caàn bieát Mục lục tin 2015/KY 16 2015.pdf · hợp với Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm thủy sản, tiến hành kiểm tra việc sử

Soá 16 thaùng 08 naêm 2015

SẢN XUẤT KINH DOANH

Đề nghị Nhật mở cửa cho xoài, thanh long và vải tươi Việt NamBộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Cao Đức Phát đã đề nghị phía Nhật Bản mở cửa

đối với ba loại trái cây là xoài, thanh long ruột đỏ và vải tươi của Việt Nam, đồng thời, phía Việt Nam cũng se mở cửa đối với một số loại nông sản của Nhật Bản trong thời gian tới.

Tại Đối thoại “Hợp tác nông nghiệp Việt Nam-Nhật Bản” diễn ra ngày 12/8 tại Hà Nội, Bộ trưởng Phát cho hay, hợp tác nông nghiệp Việt Nam và Nhật Bản đã phát triển rất tốt đẹp trong thời gian qua. Hai bên đã tăng cường thúc đẩy thương mại hàng nông lâm thủy sản; đặc biệt Việt Nam đã tạo điều kiện và mở cửa một số mặt hàng thịt bò, thịt lợn, thịt gia cầm từ Nhật Bản xuất khẩu vào Việt Nam.

Tuy nhiên, phía Việt Nam cũng đề nghị phía Nhật Bản sớm cho phép xuất khẩu xoài Việt Nam sang Nhật Bản vào tháng 9 tới nhân chuyến thăm Nhật Bản của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng. Đồng thời, Bộ trưởng Phát cũng đề nghị Nhật Bản xem xét xúc tiến mở cửa thị trường đối với thanh long ruột đỏ và vải tươi của Việt Nam.

Tại buổi đối thoại, hai bên cam kết se tạo điều kiện để các doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư trực tiếp vào Việt Nam cũng như liên doanh, liên kết đầu tư sản xuất nông nghiệp theo chuỗi, nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, tạo giá trị gia tăng cho sản phẩm nông nghiệp trong các lĩnh vực chăn nuôi, trồng trọt, sản xuất giống, chế biến nông lâm thủy sản, bảo quản, công nghệ sau thu hoạch, giảm tổn thất sau thu hoạch...

Hai bên se thúc đẩy mô hình hợp tác công tư (PPP) trong lĩnh vực nông nghiệp, quan tâm hợp tác nâng cao chuỗi giá trị nông sản thực phẩm từ khâu sản xuất đến thu hoạch và phân phối sản phẩm, khảo sát, nghiên cứu mở rộng vùng nguyên liệu phục vụ cho sản xuất và thúc đẩy thương mại...

Cũng tại buổi đối thoại, ông Hayashi Yoshimasa, Bộ trưởng Bộ Nông Lâm Ngư nghiệp Nhật Bản, đề nghị phía Việt Nam mở cửa với trái táo Nhật Bản vào tháng 9 tới, đồng thời yêu cầu Việt Nam tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp Nhật Bản trong lĩnh vực nông nghiệp, thực phẩm.

Hai bên đều cho rằng, hợp tác nông nghiệp giữa hai nước có rất nhiều tiềm năng và triển vọng tốt đẹp, hứa hẹn mang lại lợi ích chung cho nhân dân hai nước. Đây cũng là lĩnh vực mà lãnh đạo cấp cao hai Nhà nước, hai Chính phủ hết sức quan tâm và chỉ đạo sát sao.

Xuất khẩu sang Nam Phi tăng trưởng mạnhQuan hệ Việt Nam – Nam Phi ngày càng phát triển, thương mại 2 chiều 6 tháng đầu năm 2015

đã đạt 593,16 triệu USD; trong đó xuất khẩu sang Nam Phi đạt 536,9 triệu USD, nhập khẩu từ thị trường này chỉ 56,26 triệu USD, tức là mức xuất siêu lên tới 480,64 triệu USD.

Hàng hóa xuất sang Nam Phi 6 tháng đầu năm tăng trưởng mạnh tới 41,23% về kim ngạch so với cùng kỳ năm ngoái; trong đó điện thoại và linh kiện xuất khẩu nhiều nhất với 280,5 triệu USD, chiếm 52,24% trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa sang Nam Phi; bên cạnh đó nhóm hàng máy vi tính cũng đạt kim ngạch cao trên 104,85 triệu USD, chiếm 19,53%.

Xét về mức tăng trưởng kim ngạch so với cùng kỳ năm ngoái thì thấy hầu hết các nhóm hàng xuất khẩu sang Nam Phi đều đạt mức tăng trưởng dương về kim ngạch so với cùng kỳ năm ngoái; trong đó xuất khẩu tăng mạnh ở nhóm hàng máy vi tính, sản phẩm điện tử tăng tới 289,9%; bên cạnh đó xuất khẩu bánh và sản phẩm ngũ cốc cũng tăng mạnh tới trên 91%, hạt điều tăng 44,93%, gỗ và sản phẩm gỗ tăng 43,62%.

Ngược lại, xuất khẩu cà phê sang Nam Phi lại sụt giảm rất mạnh tới 62,6% so với cùng kỳ, chỉ đạt 5,41 triệu USD; xuất khẩu chất dẻo nguyên liệu cũng giảm 47,59%, đạt 0,37 triệu USD.

Các dự báo phát triển kinh tế của Việt Nam và Nam Phi trong năm 2015 đều rất khả quan. Việt

Page 17: m Doanh nghieäp caàn bieát Mục lục tin 2015/KY 16 2015.pdf · hợp với Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm thủy sản, tiến hành kiểm tra việc sử

Soá 16 thaùng 08 naêm 2015

SẢN XUẤT KINH DOANH

Trung tâm TTCN&TM

Nam đặt mục tiêu tăng trưởng GDP ở mức 6,2% so với 5,98% năm 2014, với kim ngạch xuất khẩu dự kiến tăng hơn 10%. Nền kinh tế Nam Phi cũng được dự báo tăng trưởng 2,6% so với 1,4% trong năm 2014, với kim ngạch thương mại tăng khoảng 9%.

Trong 5 năm qua, Nam Phi đã đầu tư hơn 100 tỷ USD vào cơ sở hạ tầng và có kế hoạch đầu tư thêm 400 tỷ USD trong 15 năm tới. Đây là cơ hội tốt để Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu, đặc biệt là xuất khẩu ximăng - mặt hàng mà Việt Nam có thế mạnh.

Những động lực quan trọng giúp thúc đẩy quan hệ thương mại giữa hai nước trong năm 2015 là triển vọng phát triển kinh tế của Việt Nam và Nam Phi đều tốt.

Việt Nam tiếp tục chú trọng phát triển quan hệ với các nước châu Phi, trong đó có Nam Phi; và hoạt động ngoại giao kinh tế, xúc tiến thương mại, thông tin tuyên truyền tiếp tục được đẩy mạnh trong năm 2015 se tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiếp tục thúc đẩy quan hệ thương mại song phương.

Tuy nhiên, việc hai nước chưa thiết lập quan hệ trực tiếp về ngân hàng đang gây khó khăn trong khâu thanh toán hàng hóa xuất nhập khẩu song phương.

Việc hai nước chưa có đường hàng không và hàng hải trực tiếp cũng là trở ngại hoạt động giao thương. Ngoài ra, các doanh nghiệp Việt Nam vẫn chưa quan tâm đúng mức đến các thị trường rất tiềm năng ở châu Phi nói chung và Nam Phi nói riêng, chưa chú trọng công tác thông tin, khảo sát địa bàn, tham gia hội chợ triển lãm...

Triển vọng hợp tác giữa Việt Nam và các nước này rất lớn do quan hệ chính trị thuận lợi trong khi phía bạn có nhu cầu nhập khẩu nhiều mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, đặc biệt là mặt hàng gạo.

Nam Phi có thể đóng vai trò như một trung tâm thúc đẩy quan hệ với các nước miền Nam châu Phi, là cơ sở hậu cần cho các hoạt động thúc đẩy quan hệ và hoạt động của các doanh nghiệp Việt Nam tại các nước trong khu vực này.

Số liệu thống kê sơ bộ của TCHQ về xuất khẩu sang Nam Phi 6 tháng đầu năm 2015ĐVT: USD

Mặt hàng 6T/2015 6T/2014 +/-(%) 6T/2015 so với cùng kỳ

Tổng kim ngạch 536.896.118 380.148.844 +41,23Điện thoại các loại và linh kiện 280.497.047 206.608.123 +35,76Máy vi tính,sản phẩm điện tử và linh kiện 104.851.616 26.898.400 +289,81

Giày dép các loại 49.478.369 41.235.801 +19,99Máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác 13.948.474 13.345.392 +4,52

Hàng dệt may 9.972.284 11.284.143 -11,63Hạt tiêu 8.773.417 7.370.349 +19,04Gạo 8.668.793 8.744.491 -0,87Hạt điều 5.894.818 4.067.489 +44,93Gỗ và sản phẩm gỗ 5.840.982 4.066.832 +43,62Cà phê 5.410.598 14.465.449 -62,60Sản phẩm từ sắt thép 4.911.819 3.599.441 +36,46Sản phẩm hoá chất 3.834.052 3.654.234 +4,92Phương tiện vận tải và phụ tùng 2.604.881 2.336.435 +11,49Bánh kẹo và sản phẩm từ ngũ cốc 1.723.928 902.014 +91,12Chất dẻo nguyên liệu 366.610 699.550 -47,59

Page 18: m Doanh nghieäp caàn bieát Mục lục tin 2015/KY 16 2015.pdf · hợp với Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm thủy sản, tiến hành kiểm tra việc sử

Soá 16 thaùng 08 naêm 2015

DOANH NGHIỆP CẦN BIẾT

Những hàng hóa được hưởng ưu đãi thuế khi FTA Việt Nam-EU có hiệu lực

Ngày 8/8, Bộ Công Thương cho biết sau gần 3 năm đàm phán, với 14 phiên chính thức và nhiều phiên giữa kỳ ở cấp Bộ trưởng, cấp Trưởng đoàn và các nhóm kỹ thuật, Việt Nam và EU đã đạt được thỏa thuận nguyên tắc về toàn bộ các nội dung cơ bản của Hiệp định Thương mại Tự do giữa Việt Nam và EU (EVFTA).

Theo Bộ Công Thương, ngay sau khi Hiệp định này có hiệu lực, EU se xóa bỏ thuế nhập khẩu đối với khoảng 85,6% số dòng thuế, tương đương 70,3% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU.

Sau 7 năm kể từ khi Hiệp định có hiệu lực, EU se xóa bỏ thuế nhập khẩu đối với 99,2% số dòng thuế, tương đương 99,7% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Đối với khoảng 0,3% kim ngạch xuất khẩu còn lại, EU cam kết dành cho Việt Nam hạn ngạch thuế quan với thuế nhập khẩu trong hạn ngạch là 0%.

Đối với các nhóm hàng quan trọng như dệt may, giày dép và thủy sản (trừ cá ngừ đóng hộp và cá viên), EU se xóa bỏ hoàn toàn thuế nhập khẩu cho các sản phẩm của Việt Nam trong vòng 7 năm kể từ khi Hiệp định có hiệu lực. Với cá ngừ đóng hộp, EU đồng ý dành cho Việt Nam một lượng hạn ngạch thuế quan thỏa đáng.

Với mặt hàng gạo, EU dành cho Việt Nam một lượng hạn ngạch đáng kể đối với gạo xay xát, gạo chưa xay xát và gạo thơm. Gạo nhập khẩu theo hạn ngạch này được miễn thuế hoàn toàn. Riêng gạo tấm, thuế nhập khẩu se được xóa bỏ theo lộ trình. Đối với sản phẩm từ gạo, EU se đưa thuế nhập khẩu về 0% trong vòng 7 năm.

EU cũng se xóa bỏ thuế ngay đối với mặt hàng mật ong khi Hiệp định có hiệu lực và không áp dụng hạn ngạch thuế quan. Toàn bộ các sản phẩm rau củ quả, rau củ quả chế biến, nước hoa quả khác, túi xách, vali, sản phẩm nhựa, sản phẩm gốm sứ thủy tinh về cơ bản se được xóa bỏ thuế quan ngay khi Hiệp định có hiệu lực.

Ngược lại, đối với xuất khẩu của EU, cam kết của Việt Nam đối với các mặt hàng chính là với ô tô, xe máy, Việt Nam cam kết đưa thuế nhập khẩu về 0% sau từ 9 tới 10 năm. Riêng xe máy có dung tích xy-lanh trên 150 cm3 có lộ trình xóa bỏ thuế nhập khẩu là 7 năm. Còn với rượu vang, rượu mạnh, bia, thịt lợn và thịt gà, Việt Nam đồng ý xóa bỏ thuế nhập khẩu trong thời gian tối đa là 10 năm. Về thuế xuất khẩu, Việt Nam cam kết xóa bỏ phần lớn thuế xuất khẩu sau lộ trình nhất định; chỉ bảo lưu thuế xuất khẩu đối với một số sản phẩm quan trọng, trong đó có dầu thô và than đá.

Các nội dung khác liên quan tới thương mại hàng hóa, Việt

Nam và EU cũng thống nhất các nội dung liên quan tới thủ tục hải quan, SPS, TBT, phòng vệ thương mại,... tạo khuôn khổ pháp lý để hai bên hợp tác, tạo thuận lợi cho xuất khẩu, nhập khẩu của các doanh nghiệp.

Cũng theo Bộ Công Thương, liên quan đến lĩnh vực thương mại dịch vụ và đầu tư, cam kết của Việt Nam và EU về thương mại dịch vụ đầu tư nhằm tạo ra một môi trường đầu tư cởi mở, thuận lợi cho hoạt động của các doanh nghiệp hai bên. Cam kết của Việt Nam đi xa hơn cam kết trong WTO; c am kết của EU cao hơn trong cam kết trong WTO và tương đương với mức cam kết cao nhất của EU trong những Hiệp định FTA gần đây của EU.

Các lĩnh vực mà Việt Nam cam kết thuận lợi cho các nhà đầu tư EU gồm một số dịch vụ chuyên môn, dịch vụ tài chính, dịch vụ viễn thông, dịch vụ vận tải, dịch vụ phân phối. Hai bên cũng đưa ra cam kết về đối xử quốc gia trong lĩnh vực đầu tư, đồng thời thảo luận về nội dung giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư và nhà nước.

Về mua sắm của Chính phủ, Việt Nam và EU thống nhất các nội dung tương đương với Hiệp định mua sắm của Chính phủ (GPA) của WTO. Với một số nghĩa vụ như đấu thầu qua mạng, thiết lập cổng thông tin điện tử để đăng tải thông tin đấu thầu… Việt Nam có lộ trình để thực hiện; EU cũng cam kết dành hỗ trợ kỹ thuật cho Việt

Page 19: m Doanh nghieäp caàn bieát Mục lục tin 2015/KY 16 2015.pdf · hợp với Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm thủy sản, tiến hành kiểm tra việc sử

Soá 16 thaùng 08 naêm 2015

DOANH NGHIỆP CẦN BIẾT

Nam để thực thi các nghĩa vụ này. Việt Nam bảo lưu có thời hạn quyền dành riêng một tỷ lệ nhất định giá trị các gói thầu cho nhà thầu, hàng hóa, dịch vụ và lao động trong nước.

Đối với sở hữu trí tuệ, cam kết gồm cam kết về bản quyền, phát minh, sáng chế, cam kết liên quan tới dược phẩm và chỉ dẫn địa lý... Về cơ bản, các cam kết về sở hữu trí tuệ của Việt Nam là phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành.

Về chỉ dẫn địa lý, khi Hiệp định có hiệu lực, Việt Nam se bảo hộ trên 160 chỉ dẫn địa lý của EU (bao gồm 28 thành viên) và EU se bảo hộ 39 chỉ dẫn địa lý của Việt Nam. Các chỉ dẫn địa lý của Việt Nam đều liên quan tới nông sản, thực phẩm, tạo điều kiện cho một số chủng loại nông sản của Việt Nam xây dựng và khẳng định thương hiệu của mình tại thị trường EU.

Hiệp định EVFTA cũng bao gồm các Chương liên quan tới cạnh tranh, doanh nghiệp nhà nước, phát triển bền vững, hợp tác và xây dựng năng lực, pháp lý-thể chế. Các nội dung này phù hợp với hệ thống pháp luật của Việt Nam , tạo khuôn khổ pháp lý để hai bên tăng cường hợp tác, thúc đẩy sự phát triển của thương mại và đầu tư giữa hai bên.

Dấu hiệu của thương hiệu thực sự dẫn đầu

Thương hiệu dẫn đầu, thương hiệu số 1, thương hiệu duy nhất về abc. Các ông chủ thương hiệu có quyền nói điều muốn nói. Nhưng không phải cứ nói dẫn đầu là khách hàng tin rằng họ dẫn đầu.

Chỉ một số thương hiệu

rơi vào một số “thế” và điều kiện rất thuận lợi để giúp họ trở thành kẻ dẫn đầu. Các dấu hiệu và biểu hiện sau cho thấy một thương hiệu đúng là dẫn đầu thực sự, cho dù họ không nói điều này hoặc nói điều này không thường xuyên.

Thương hiệu dẫn đầu là cái tên đại diện cho một chủng loại sản phẩm.

Thương hiệu dẫn đầu được nhắc đến đầu tiên khi bạn có nhu cầu về một chủng loại sản phẩm.

Có nhu cầu đi taxi, nhớ đến Mai Linh

Cần chai nước lọc, nhớ đến La Vie

Muốn mua một cái smartphone, nhớ đến Iphone

Có cuộc hẹn công việc với đối tác, nhớ đến Starbucks

Muốn mua chiếc quần bò, nhớ đến Levis

Có khả năng chi trả hay không là chuyện khác. Thương hiệu dẫn đầu phải là cái tên xuất hiện đầu tiên trong suy nghĩ của khách hàng khi họ có nhu cầu. Thương hiệu dẫn đầu là cái tên đại diện cho một chủng loại sản phẩm.

Thương hiệu dẫn đầu không rơi vào đôi co với đối thủ

Họ là những người khổng lồ trầm lặng. Khi bị gây chiến bởi đối thủ, hiếm khi họ đôi co tiếng bấc tiếng chì trong truyền thông. Không phải họ không có khả năng ngoa ngôn. Nhưng khi đã dẫn đầu họ có vị thế đủ lớn để im lặng trở thành câu trả lời đanh đá nhất. Thương hiệu dẫn đầu cũng đủ tỉnh táo để không bị đối thủ lợi dụng bằng cách mặc kệ cho đối thủ độc thoại. Nếu cần lên tiếng họ nói vừa phải, vừa đủ để bày tỏ quan điểm là chính.

Không phải để đáp trả chi tiết cho những lời khiêu chiến.

Nhớ hồi Trung Nguyên tấn công tới tấp Starbucks khi thương hiệu này mới vào Việt Nam. Người đứng đầu Trung Nguyên là anh Đặng Lê Nguyên Vũ vận hết công lực để tung ra một series ngôn ngữ mang tính chất rất khiêu khích: Starbucks là loại nước đường có mùi cà phê, Starbucks là thương hiệu không có bản sắc hay Starbucks đang bối rối vì Trung Nguyên. Tất nhiên gã khổng lồ Starbucks dư thừa sự khôn ngoan để không đứng hàng rào nhà mình mắng lại cậu hàng xóm hiếu chiến. Mặc kệ hàng ngày hàng xóm cứ ra rả, chỉ duy nhất một lần Starbucks lên tiếng. Rất kiệm lời: chúng tôi rất tôn trọng văn hoá uống cà phê của người Việt Nam, tôn trọng các thương hiệu cà phê Việt Nam và chúng ta mỗi người đều có sân chơi riêng của mình.

Thương hiệu dẫn đầu cạnh tranh với chính họ thay vì cạnh tranh với đối thủ

Mỗi khi còn quá bận tâm và mất ăn mất ngủ vì đối thủ, bạn chưa phải là kẻ dẫn đầu thực sự. Thương hiệu dẫn đầu bền vững cần tạo ra một rào cản cạnh tranh đủ lớn để không bị ảnh hưởng bởi mỗi bước di chuyển của đối thủ gần nhất. Sau khi tạo ra vành đai phòng thủ tuyến xa này rồi, nhiệm vụ của một thương hiệu dẫn đầu là thách thức và làm mới chính họ. Họ hiểu rằng nếu không biết cách làm mới chính mình để giữ sự phù hợp thương hiệu cao nhất, đối thủ se làm điều đó thay họ. Và đương nhiên đối thủ cũng thay họ nhận tiền của khách hàng.

Thương hiệu dẫn đầu tạo ra

Page 20: m Doanh nghieäp caàn bieát Mục lục tin 2015/KY 16 2015.pdf · hợp với Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm thủy sản, tiến hành kiểm tra việc sử

Soá 16 thaùng 08 naêm 2015

Chịu trách nhiệm xuất bản: Sở Công Thương Tỉnh Ninh Thuận

Đc: Đường 16 tháng 4,

Phường Mỹ Hải,

TP. Phan Rang Tháp Chàm -

Ninh Thuận

Ban biên tập: Nguyễn Thanh Hoan

Tổng biên tập

Nguyễn Hoàng Lưu : Phó ban

Lê Văn Nguyên : Phó ban.

* Thành viên: Nguyễn Bá Đoán

Nguyễn Huỳnh Lâm

Phan Văn Luông

Quảng Thị Như Tâm

Phan Ngọc Thông

Nơi in:

Cty CP In Ninh Thuận

Giấy phép xuất bản số:

03/GP-XBBT

Ngày cấp 23\12\2014

của Sở Thông tin và Truyền

thông Ninh Thuận

Số lượng 300 bản/số.

Khổ 19x27cm,

Nộp lưu chiểu hàng số

DOANH NGHIỆP CẦN BIẾT

nhu cầu thay vì chỉ thoả mãn nhu cầu

Sony walkman tạo ra nhu cầu về máy nghe nhạc cầm tay

Ipot sau đó tạo ra nhu cầu về máy nghe nhạc với ổ đĩa cứng

Iphone tạo ra nhu cầu smartphone màn hình cảm ứng rộng

Starbucks tạo ra nhu cầu cà phê Espresso cho người dân Mỹ

Vuvuzela tạo ra nhu cầu uống bia tươi trong không gian quán bar rộng lớn

Vinasoy tạo ra nhu cầu uống sữa đậu nành đóng chai

Sage tạo ra nhu cầu được “huấn luyện” về thương hiệu và truyền thông của các doanh nghiệp

Thương hiệu dẫn đầu thường là những người tiên phong tạo ra một thị trường mới với sản phẩm dịch vụ hoàn toàn mới. Trong 22 quy luật marketing mà hai ông Al Ries và Jack Trout đã viết, quy luật The leadership là quy luật đầu tiên. Và đây cũng là đặc điểm chuyên môn nổi trội nhất của các thương hiệu dẫn đầu.

Thương hiệu dẫn đầu thường có triết lý thương hiệu rõ ràng

Hầu hết các thương hiệu dẫn đầu đều hoạt động và vận hành bộ máy dưới tinh thần của một triết lý thương hiệu xuyên suốt. Triết lý thương hiệu này truyền cảm hứng và tạo bản sắc cho nội bộ công ty. Và triết lý thương hiệu giúp họ khác biệt dẫn đầu.

“Suy nghĩ khác biệt” của Apple là động lực để họ có lãnh đạo độc đáo và mỗi sản phẩm của họ là một cuộc cách mạng độc đáo: Ipot định nghĩa lại máy nghe nhạc cầm tay, Iphone định nghĩa lại như thế nào là một

smartphone, Mac định nghĩa lại như thế nào là một laptop và Apple watch định nghĩa lại như thế nào một chiếc đồng hồ trong thời đại kỹ thuật số.

Thương hiệu dẫn đầu luôn duy trì được năng lượng

Dấu hiệu của một thương hiệu dẫn đầu đích thực là luôn tạo ra năng lượng để tự phát triển và lan toả năng lượng này đến thị trường. Các hoạt động truyền thông của họ luôn gây chú ý, tạo hiệu ứng trên thị trường và kết nối tương tác tốt với khách hàng.

Thương hiệu dẫn đầu có nhiều lợi thế và hiệu ứng sức mạnh cộng sinh thúc đẩy sự cân nhắc và hành vi mua hàng của khách hàng. Đó là lý do các thương hiệu nỗ lực để vươn lên số một và top dẫn đầu. Khi thực sự dẫn đầu mà không chịu nói ra thì đó là một sự lãng phí sức mạnh thương hiệu rất đáng tiếc. Nhưng khi còn rất xa các dấu hiệu để xem là dẫn đầu mà vẫn ra rả dẫn đầu và số một thì đó cũng là một sự lãng phí. Lãng phí thời gian và tiền bạc để nói về những điều không đáng tin đối với khách hàng. Trong mười người nghe có thể có một người tin. Nhưng một người này se hết tin khi trải nghiệm sản phẩm dịch vụ có thực tế không giống như khi họ nghe quảng cáo: đó không hề là thương hiệu dẫn đầu.

Thương hiệu số một, thương hiệu dẫn đầu, thương hiệu duy nhất. Bản thân những từ này rất có sức mạnh. Nhưng nó chỉ dành cho những thương hiệu thực sự đã có sức mạnh hoặc se có sức mạnh trong nhóm dẫn đầu.

Trung tâm TTCN&TM