knowledge for better healthcare y hỌc sinh sẢnhosrem.org.vn/ckfinder/userfiles/files/yhss 50 -...

6
Nhà xuất bản Tổng hợp ành phố Hồ Chí Minh Y HỌC SINH SẢN HỘI NỘI TIẾT SINH SẢN VÀ VÔ SINH THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TẬP 50 Knowledge for Better Healthcare

Upload: others

Post on 14-Oct-2020

1 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: Knowledge for Better Healthcare Y HỌC SINH SẢNhosrem.org.vn/ckfinder/userfiles/files/YHSS 50 - 10... · 2020. 4. 6. · Thừa cân, béo phì ở phụ nữ có hội chứng

Nhà xuất bản Tổng hợp�ành phố Hồ Chí Minh

Y HỌC SINH SẢNHỘI NỘI TIẾT SINH SẢN VÀ VÔ SINH THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH • TẬP 50

Knowledge for Better Healthcare

Page 2: Knowledge for Better Healthcare Y HỌC SINH SẢNhosrem.org.vn/ckfinder/userfiles/files/YHSS 50 - 10... · 2020. 4. 6. · Thừa cân, béo phì ở phụ nữ có hội chứng

MỤC LỤC Y HỌC SINH SẢN TẬP 50HỘI CHỨNG BUỒNG TRỨNG ĐA NANG

Điều trị nội khoa cho các vấn đề không liên quan đến hiếm muộn của hội chứng buồng trứng đa nangHồ Mạnh Tường

Đề kháng insulin trong hội chứng buồng trứng đa nang Lý Thiện Trung, Hồ Ngọc Anh Vũ

Vai trò của AMH trong hội chứng buồng trứng đa nang Võ Văn Cường

Hội chứng buồng trứng đa nang ở thanh thiếu niênPhạm Mỹ Hoàng Vân

Thừa cân, béo phì ở phụ nữ có hội chứng buồng trứng đa nang và cách quản lý Lê Long Hồ

Cập nhật tình hình nghiên cứu về tình trạng thiếu vitamin D ở phụ nữ mang hội chứng buồng trứng đa nangLâm Đỗ Phương Uyên

Cải thiện triệu chứng nam hóa ở phụ nữ hội chứng buồng trứng đa nangNguyễn Hà Ngọc Thiên Thanh, Thân Trọng Thạch

Hội chứng buồng trứng đa nang và mối liên quan với rối loạn tăng huyết áp thai kỳ Bùi Quang Trung

Nguy cơ đái tháo đường thai kỳ ở phụ nữ hội chứng buồng trứng đa nang Lê Tiểu My

Hội chứng buồng trứng đa nang và nguy cơ sinh nonNguyễn Khánh Linh

So sánh giữa myo-inositol và metformin trên lâm sàng, chuyển hóa và tham số di truyền ở hội chứng buồng trứng đa nang Tăng Quang Thái

Nên thực hiện IVF hay IVM ở bệnh nhân hội chứng buồng trứng đa nang?Nguyễn Hà Ngọc Thiên Thanh, Thân Trọng Thạch

Chia sẻ một số kinh nghiệm lâm sàng trongviệc lựa chọn bệnh nhân PCOM tối ưu cho IVMNguyễn Khánh Linh

Ngân hàng sữa mẹ bệnh viện Từ Dũ:công trình mang ý nghĩa khoa học và tính nhân vănNguyễn Thị Minh Tâm

Các hệ thống đánh giá và phân giai đoạn lạc nội mạc tử cung Lê Tiểu My

Đưa ra quyết định dựa trên thực chứng trong y học sinh sảnNguyễn Thùy Linh Trang, Châu Uy Bằng, Lê Đăng Khoa

Lựa chọn ưu tiên và chuyển viện trẻ sơ sinh bệnh tim bẩm sinhNguyễn Khôi

JOURNAL CLUBVị thế của nuôi trưởng thành noãn trong ống nghiệm trongkỹ thuật hỗ trợ sinh sản Nghiên cứu đầu tiên trên thế giới so sánh trực tiếp hiệu quảdự phòng sinh non trên song thai của hai biện pháp can thiệp: một thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên đối chứng được thực hiện tại Việt Nam Kết cục thai kỳ tiền sản giật khởi phát sớm theo phương thức chấm dứt thai kỳCập nhật hướng dẫn thực hành lâm sàngvề tăng huyết áp mạn tính trong thai kỳ Đồng thuận về định nghĩa thai chậm tăng trưởng chọn lọctrên thai kỳ song thaiKỹ thuật hỗ trợ sinh sản không làm tăng nguy cơ ung thưở trẻ em và thanh thiếu niênĐiều trị cấp cứu tăng huyết áp nặng cấp tính trong thai kỳvà thời kỳ hậu sảnU buồng trứng ở phụ nữ mãn kinh: phẫu thuật hay theo dõi?Hiệu quả sử dụng GnRH agonist so với hCGtrong gây phóng noãn ở bệnh nhân PCOS điều trị IUI:một thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên có nhóm chứng

TIN ĐÀO TẠO Y KHOA LIÊN TỤC

‹‹

06

10

15

18

22

25

30

34

37

41

44

50

54

57

60

65

69

74

76

78

79

81

82

83

8587

89

Mời viết bài Y học sinh sảnChuyên đề tập 52

LẠC NỘI MẠC TỬ CUNG - BỆNH TUYẾN CƠ TỬ CUNGTập 52 sẽ xuất bản vào tháng 12/2019.

Hạn gửi bài cho tập 52 là 20/8/2019.

Chuyên đề tập 53CHẨN ĐOÁN TIỀN SẢN - Y HỌC BÀO THAITập 53 sẽ xuất bản vào tháng 3/2020.Hạn gửi bài cho tập 53 là 20/11/2019.

Tập sách sẽ ưu tiên đăng tải các bài viết thuộc chủ đề như đã nêu ra ở từng tập. Ngoài ra, các bài viết khác trong lĩnh vực sức khỏe sinh sản có nội dung hay, hấp dẫn và mang tính cập nhật thông tin – kiến thức cũng sẽ được lựa chọn. Quy cách: 2.000 – 3.000 từ, font Times New Roman/Arial, bảng biểu rõ ràng, hình ảnh rõ và chất lượng cao, phần tài liệu tham khảo chính ở cuối bài vui lòng chỉ chọn 5 – 7 tài liệu tham khảo chính (quan trọng hoặc được trích dẫn nhiều nhất).Journal Club là chuyên mục nhằm giới thiệu đến độc giả các bài báo, đề tài quan trọng xuất hiện trên y văn trong thời gian gần, mang tính cập nhật cao. Quy cách bài cho mục Journal Club: 700 – 1.000 từ, bảng biểu rõ ràng và đính kèm y văn gốc.Để gửi bài duyệt đăng, vui lòng liên hệ: BS. Huỳnh Thị Tuyết ([email protected]), văn phòng HOSREM ([email protected]).Để gửi trang quảng cáo, vui lòng liên hệ: Anh Bá Đức ([email protected], 0934.024.906).

Hội viên liên kết Bạch kim 2019

Hội viên liên kết Vàng 2019

Page 3: Knowledge for Better Healthcare Y HỌC SINH SẢNhosrem.org.vn/ckfinder/userfiles/files/YHSS 50 - 10... · 2020. 4. 6. · Thừa cân, béo phì ở phụ nữ có hội chứng

41Y HỌC SINH SẢN 50

HỘI CHỨNGBƯỒNG CHỨNG ĐA NANGVÀ NGUY CƠ SINH NON

Nguyễn Khánh LinhBệnh viện Mỹ Đức Phú Nhuận

Chuyên mục Y học sinh sản lần này chuyên về chủ đề hội chứng buồng trứng đa nang (Polycystic ovarian syndrome – PCOS), nên có lẽ chúng tôi không cần nói lại về định nghĩa, tần suất, những đặc trưng và tiêu chuẩn chẩn đoán của PCOS nữa. Những kết cục bất lợi trong thai kỳ của PCOS cũng khá quen thuộc với chúng ta, như biến chứng liên quan đa thai, trẻ nhẹ cân so với tuổi thai, đái tháo đường thai kỳ và tăng huyết áp thai kỳ. Trong bài này, xin tập trung phân tích về nguy cơ sinh non, một nguy cơ không mới nhưng chưa được chú ý nhiều trên đối tượng bị PCOS.

NGUY CƠ SINH NONCỦA PHỤ NỮ PCOSCho đến năm 2012, tại Hội nghị đồng thuận lần

thứ 3 của ESHRE và ASRM về các khía cạnh sức khỏe của bệnh nhân bị PCOS, các nhà khoa học cũng chỉ xác định các nguy cơ thai kỳ của bệnh nhân PCOS là: đái tháo đường thai kỳ, tăng huyết áp thai kỳ, tiền sản giật và con nhỏ so với tuổi thai. Nguy cơ sinh non của bệnh nhân PCOS không được đề cập đến.

Tuy nhiên, với các bằng chứng ngày càng nhiều về tăng tỷ lệ sinh non ở thai phụ PCOS, Hướng dẫn thực hành lâm sàng dựa trên bằng chứng của 4 tổ chức (CREPCOS, Đại học Monash, ASRM, ESHRE) vào năm 2018, đã khẳng định sinh non là một biến cố bất lợi trong thai kỳ ở bệnh nhân PCOS so với dân số không bị PCOS.

Tổng quan hệ thống của Boomsma và cộng sự (2006), Kjerulff và cộng sự (2011) đều cho thấy nguy cơ sinh non ở bệnh nhân PCOS cao gấp khoảng 2 lần so với nhóm chứng, với OR lần lượt là 1,75 (KTC 95%, 1,16 – 2,62) và 2,2 (KTC 95%, 1,59 – 3,04). Tổng quan hệ thống gần đây của Jun Z Qin và cộng sự năm 2013 được thực hiện trên 27 nghiên cứu, trong đó có 4.982 phụ nữ bị PCOS và 119.692 phụ nữ trong nhóm chứng được phân tích gộp. Kết quả cũng cho thấy những phụ nữ bị PCOS có nguy cơ sinh non cao gần gấp 2 lần (OR 1,93; KTC 95%, 1,45 – 2,57).

CƠ CHẾ TĂNG NGUY CƠ SINH NON Ở THAI PHỤ PCOSCơ chế sinh lý bệnh dẫn đến tỷ lệ sinh non gia

tăng ở thai phụ PCOS vẫn chưa được xác định rõ. Nhiều tác giả cho rằng đa thai sau điều trị hiếm muộn và béo phì là 2 yếu tố nguy cơ chính dẫn đến sinh non ở bệnh nhân PCOS. Tuy nhiên, sau khi loại trừ 2 yếu tố này, các nghiên cứu vẫn cho thấy thai phụ PCOS bị tăng nguy cơ sinh non so với nhóm chứng. Chúng ta sẽ điểm qua các yếu tố có khả năng góp phần làm tăng nguy cơ sinh non trên đối tượng PCOS.

Đa thai sau điều trị hiếm muộnPhụ nữ PCOS có nguy cơ đa thai cao hơn so

với nhóm chứng. Nguyên nhân là do kích thích gây phóng đơn noãn ở bệnh nhân PCOS thường cho số

Page 4: Knowledge for Better Healthcare Y HỌC SINH SẢNhosrem.org.vn/ckfinder/userfiles/files/YHSS 50 - 10... · 2020. 4. 6. · Thừa cân, béo phì ở phụ nữ có hội chứng

Y HỌC SINH SẢN 5042

nang noãn phát triển nhiều hơn so với nhóm không PCOS. Tỷ lệ đa thai ở nhóm PCOS khi dùng thuốc kích thích buồng trứng và gây phóng noãn ở nhóm PCOS có thể tăng gấp 9 lần nhóm chứng (9,1% so với 1,1%, KTC 95%, 3,5 – 23) (M. Mikola và cs, 2011). Trong trường hợp làm thụ tinh ống nghiệm, tỷ lệ đa thai của nhóm PCOS tương đương các nhóm khác, do có thể kiểm soát được số lượng phôi đưa vào buồng tử cung.

Đa thai là một nguyên nhân chính của sinh non. Tuy nhiên, ngay cả khi loại trừ yếu tố đa thai, thì thai phụ PCOS vẫn có nguy cơ sinh non cao hơn so với thai phụ không PCOS. Nghiên cứu đoàn hệ (TS Løvvik và cộng sự, 2015) trên dữ liệu dân số của Thụy Điển năm 2015 gồm 20.965 phụ nữ mang song thai từ 1995 đến 2009, trong đó có 226 phụ nữ được chẩn đoán PCOS. Kết quả nghiên cứu cho thấy thai phụ mang song thai bị PCOS có nguy cơ sinh non cao hơn so với thai phụ song thai không bị PCOS (51% so với 43%, RR 1,18; KTC 95%, 1,03 – 1,37), đặc biệt là sinh non nguyên phát (37% so với 28%; RR 1,3; KTC 95%, 1,09 – 1,55) và sinh cực non dưới 32 tuần (14% so với 8%; RR 1,62; KTC 95%, 1,1 – 2,37).

Béo phìThừa cân có mối liên quan với kháng insulin,

tăng sản xuất testosterone và tăng kích thích hoạt động của thần kinh giao cảm. Bản thân thừa cân và béo phì cũng là các yếu tố nguy cơ của sinh non dù bệnh nhân không có PCOS. Tổng quan hệ thống và phân tích gộp của Sarah và cộng sự (2010) trên 84 nghiên cứu, với 1.095.834 phụ nữ, cho thấy nguy cơ sinh non thứ phát tăng ở nhóm thai phụ thừa cân và béo phì (RR 1,3; KTC 95%, 1,23 – 1,37).

Béo phì hiện diện ở 60 – 80% phụ nữ bị PCOS. Phân tích hồi quy đa biến (V. De Frene và cs, 2014) các trường hợp đơn thai diễn tiến cho thấy tỷ lệ sinh non cao hơn có ý nghĩa ở nhóm PCOS thừa cân (10/61) so với nhóm có cân nặng bình thường (2/71) (OR hiệu chỉnh 0,1; KTC 95%, 0 – 0,6; p = 0,01).

Nghiên cứu của Cnattingius và cộng sự (2013) cũng cho thấy béo phì (BMI > 30 đến 40 kg/m2) ảnh hưởng có ý nghĩa đến tần suất sinh non dưới 37 tuần và tác động xấu này thể hiện rõ nhất ở

nhóm sinh cực non (tuổi thai từ 22 đến 27 tuần). Tuy nhiên, nghiên cứu của Han và cộng sự (2011) lại không tìm thấy ảnh hưởng của thừa cân (BMI > 25 kg/m2) ở phụ nữ bị PCOS lên tần suất sinh non. Điều này cho thấy, béo phì có thể là yếu tố đóng góp thêm vào nguy cơ sinh non, nhưng cần có sự hiện diện của một yếu tố thiết yếu nào khác nữa mới có thể gây ra sinh non cho thai phụ PCOS.

Cường androgenCường androgen là một trong ba tiêu chuẩn để

chẩn đoán PCOS. Naver và cộng sự nghiên cứu trên 459 thai phụ PCOS và so sánh với 5.409 thai phụ không bị PCOS. Sau khi phân tích hồi quy đa biến các yếu tố BMI, tiền căn sinh, tuổi mẹ, thai phụ PCOS có nguy cơ sinh non cao hơn gấp 2,28 lần (KTC 95%, 1,51 – 3,45; p < 0,0001). Nhóm PCOS được chia làm 2 nhóm: cường androgen (184 ca) và không cường androgen (111 ca). Phân tích hồi quy đa biến điều chỉnh BMI, tuổi mẹ và tiền căn sinh, thai phụ PCOS cường androgen có nguy cơ sinh non cao gấp 2,78 lần so với nhóm dân số chung (KTC 95%, 1,62 – 4,77) còn nhóm không bị cường androgen thì không bị tăng nguy cơ sinh non so với dân số chung (OR 1,35; KTC 95%, 0,54 – 3,39; p = 0,516).

Đề kháng insulinCường insulin và đề kháng insulin là các đặc

trưng của bệnh nhân PCOS, song chưa được chứng minh là có mối liên quan với sinh non. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu (Wang G. và cộng sự, 2014; Vikas và cộng sự, 2016) đã cho thấy trẻ sinh non có nguy cơ bị tăng nồng độ insulin máu, đề kháng insulin vào thời điểm sinh và thời kỳ thơ ấu.

Phản ứng viêm và miễn dịchPhản ứng viêm hay nhiễm trùng đã được chứng

minh là có liên quan đến sinh non. Nhiều chiến lược dự phòng nhắm đích tình trạng viêm đã được nghiên cứu thử nghiệm nhằm giảm tỷ lệ sinh non. Phản ứng viêm là tình trạng hệ thống miễn dịch của cơ thể (bạch cầu, các tế bào và yếu tố miễn dịch khác) phản ứng lại với các tác nhân khác, có thể là vi khuẩn, yếu tố lạ hoặc chính các mô/tế bào của cơ

Page 5: Knowledge for Better Healthcare Y HỌC SINH SẢNhosrem.org.vn/ckfinder/userfiles/files/YHSS 50 - 10... · 2020. 4. 6. · Thừa cân, béo phì ở phụ nữ có hội chứng

43Y HỌC SINH SẢN 50

thể. Vì vậy, yếu tố viêm và miễn dịch thường song hành với nhau trong cơ chế bệnh sinh của sinh non và nhiều bệnh lý khác.

Trên bệnh nhân PCOS, người ta cũng tìm thấy sự gia tăng nồng độ của các chất trung gian viêm, có thể là một phần trong cơ chế bệnh lý của PCOS. Nhiều nghiên cứu cho thấy phụ nữ PCOS có nồng độ CRP cao hơn so với những phụ nữ khác. Các yếu tố viêm khác cũng có thể tăng nồng độ, gồm cytokine viêm, lympho bào và mono bào. Tất cả các yếu tố này đều có liên quan đến đáp ứng miễn dịch và cũng được tìm thấy khi có phản ứng viêm. Nồng độ CRP cũng gia tăng trong bệnh lý đái tháo đường, tình trạng đề kháng insulin và các bệnh lý tim mạch – các tình trạng khá phổ biến trên bệnh nhân PCOS.

Một số chỉ dấu sinh học proteomic (cấu trúc và chức năng protein) liên quan đến viêm và miễn dịch đã được các nhà nghiên cứu người Anh (Nicolas và cộng sự, 2013) tìm kiếm trên bệnh nhân sinh non, bệnh nhân PCOS, trong nỗ lực giải thích mối liên quan giữa PCOS và nguy cơ sinh non. Các từ khóa được tìm kiếm gồm ‘‘proteomics’’, ‘‘proteomic’’, ‘‘preterm labour’’, ‘‘preterm birth’’, và ‘‘PCOS’’ hoặc ‘‘polycystic ovary syndrome’’. Rất tiếc, chưa có nghiên cứu nào phân tích các chỉ dấu sinh học proteomic trên bệnh nhân có cả hai đặc điểm là sinh non và PCOS. Tuy nhiên, có một số nghiên cứu tiến hành phân tích các chỉ dấu sinh học proteomic trên 2 nhóm riêng rẽ (nhóm sinh non và nhóm PCOS). Nhóm sinh non có 9 nghiên cứu với 201 chỉ dấu sinh học proteomic được xác định. Nhóm PCOS xác định thêm được 32 chỉ dấu sinh học proteomic.

Các nhà nghiên cứu đã tích hợp 2 nhóm nghiên cứu trên và xác định được 6 chỉ dấu sinh học chung mà nhóm sinh non và nhóm PCOS đều có biểu hiện khác biệt so với nhóm chứng. Các chỉ dấu sinh học này gồm: pyruvate kinase M1/M2, vimentin, fructose bisphosphonate aldolase A, heat shock protein beta–1, peroxiredoxin–1 và transferrin.

PKM1/M2 tăng có liên quan đến khả năng phân hủy glycogen cao của bánh nhau. Vimentin liên quan đến cơ chế viêm và miễn dịch. Transferrin tăng trong phản ứng đáp ứng cấp tính và stress. Heat shock protein beta–1 tăng do stress oxy hóa,

shock nhiệt, nhiễm trùng, viêm và thiếu máu cục bộ. Peroxiredoxin–1 tăng cũng là một biểu hiện của phản ứng miễn dịch. Các chỉ dấu sinh học này hầu hết phản ánh tình trạng viêm cùng cơ chế miễn dịch xảy ra đồng thời ở bệnh nhân PCOS và bệnh nhân sinh non. Nghiên cứu các chỉ dấu sinh học này trong tương lai có thể giúp xác định cơ chế sinh non ở bệnh nhân PCOS, từ đó tìm ra nhóm đối tượng PCOS có nguy cơ sinh non và hướng dự phòng sinh non thích hợp.

DỰ PHÒNG SINH NONCHO BỆNH NHÂN PCOSTránh đa thai sau điều trị vô sinh có lẽ nên là

chiến lược hàng đầu để dự phòng sinh non, không chỉ ở bệnh nhân PCOS, mà còn ở tất cả nhóm đối tượng khác có thai sau điều trị vô sinh. Giảm đa thai không những giảm được tỷ lệ sinh non, mà còn góp phần làm giảm hầu hết các nguy cơ khác cho bệnh nhân PCOS, đặc biệt là đái tháo đường và tăng huyết áp thai kỳ. Kích thích buồng trứng gây đơn phóng noãn, hủy chu kỳ hoặc chuyển thụ tinh trong ống nghiệm trong trường hợp đa phóng noãn, chuyển 1 phôi chọn lọc vào buồng tử cung, giảm thai và tư vấn bệnh nhân về hậu quả của đa thai là các biện pháp nên được thực hiện. Ngoài ra, một mấu chốt quan trọng không kém là sự hiểu biết cùng sự quan tâm của bác sĩ điều trị về dự phòng đa thai và nguy cơ sinh non.

Giảm cân và thay đổi lối sống luôn được khuyến cáo áp dụng cho bệnh nhân PCOS trước khi có thai, nhằm giảm thiểu hầu hết các biến chứng của thai kỳ. Mặc dù béo phì không phải là cơ chế sinh lý bệnh chính gây sinh non ở bệnh nhân PCOS, kết quả của một số nghiên cứu rõ ràng ghi nhận béo phì và thừa cân góp phần làm tăng nguy cơ sinh non của bệnh nhân PCOS.

Vai trò của phản ứng viêm và miễn dịch ngày càng được xác định trong nhiều cơ chế sinh bệnh. Trong tương lai, điều trị nhắm đích vào phản ứng viêm và miễn dịch có thể được nghiên cứu nhằm giảm nguy cơ sinh non liên quan đến cơ chế này.

Mời xem tiếp

ở trang 49

Page 6: Knowledge for Better Healthcare Y HỌC SINH SẢNhosrem.org.vn/ckfinder/userfiles/files/YHSS 50 - 10... · 2020. 4. 6. · Thừa cân, béo phì ở phụ nữ có hội chứng

49Y HỌC SINH SẢN 50

Nghiên cứu của nhóm có một vài giới hạn. Đầu tiên, nhóm nghiên cứu không kiểm tra việc tuân thủ sử dụng myo-inositol và metformin bằng các chỉ số sinh hóa. Thêm vào đó, do giới hạn tài chính, nhóm nghiên cứu không đánh giá tác động của myo-inositol và metformin trên các biomarker và stress oxy hóa. Nhóm nghiên cứu tin rằng nồng độ testosterone tự do thì nhạy hơn định lượng của testosterone toàn phần để xác định sự dư thừa androgen. Không may là nhóm nghiên cứu không đánh giá tác động của myo-inositol và metformin lên nồng độ testosterone tự do. Trong một nghiên cứu gần đây, hầu hết bệnh nhân bị thừa cân, nhóm nghiên cứu xem xét điều trị thừa androgen và giảm cân là các mục tiêu chính cho những bệnh nhân mà vấn đề sinh sản không phải quan trọng nhất. Metformin và myo-inositol, là những chất tăng độ nhạy insulin, cải thiện các chỉ số chuyển hóa, nhân trắc học như cân nặng và BMI ở những phụ nữ bị hội chứng buồng trứng đa nang. Nhóm nghiên cứu tin rằng steroid sinh dục và chất kháng androgen vượt trội hơn metformin trong điều trị rậm lông, trong khi clomiphene citrate là điều trị đầu tay cho

kích thích rụng trứng ở những bệnh nhân hội chứng buồng trứng đa nang. Xem xét mục tiêu chính của nhóm nghiên cứu, nhóm nghiên cứu không so sánh tỷ lệ phóng noãn và các chỉ số đề kháng insulin ở hai nhóm. Những điều này nên được xem xét trong việc giải thích các kết quả của nhóm nghiên cứu.

Tóm lại, sử dụng myo–inositol so với metformin trong 12 tuần ở những bệnh nhân hội chứng buồng trứng đa nang có nồng độ insulin cao hay bình thường, đều thấy những tác động có lợi lên nồng độ testosterone toàn phần, thang điểm mFG, nồng độ hs-CRP huyết tương và biểu hiện gen của IL-1, nhưng không ảnh hưởng lên các nội tiết tố khác, nồng độ NO hay biểu hiện gen của IL-8 và TNF-α. Inositol có thể tác động tích cực lên dịch nang bằng việc giảm tác động oxy hóa lên protein dịch nang, cũng như phục hồi chất lượng noãn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Jamilian, Mehri, et al. "Comparison of myo–inositol and metformin on clinical,

metabolic and genetic parameters in polycystic ovary syndrome: a randomized

controlled clinical trial." Clinical endocrinology (2017).

Tiếp theo

trang 43HỘI CHỨNG BUỒNG TRỨNG ĐA NANG VÀ NGUY CƠ SINH NON

KẾT LUẬNThai phụ PCOS có nguy cơ sinh non cao

gấp 2 lần so với nhóm chứng. Đa thai, béo phì, cường androgen, phản ứng viêm và miễn dịch là các yếu tố có liên quan nhiều nhất đến nguy cơ sinh non của bệnh nhân PCOS. Cần thêm nhiều nghiên cứu để xác định chính xác cơ chế gây tăng nguy cơ sinh non ở bệnh nhân PCOS. Những thai phụ PCOS cần được tư vấn kỹ lưỡng hơn về tất cả các nguy cơ trong thai kỳ, bởi lẽ đây là đối tượng có nhiều rối loạn nội tiết chuyển hóa ảnh hưởng đến sức khỏe trong suốt cuộc đời của họ.

TÀI LIỆU THAM KHẢO1. International evidence-based guideline for the assessment and management

of polycystic ovary syndrome 2018. Copyright Monash University, Melbourne Australia 2018.

2. Jun Z Qin, Li H Pang, Mu J Li, Xiao J Fan, Ru D Huang and Hong Y Chen. Obstetric complications in women with polycystic ovary syndrome: a systematic review and meta-analysis. Reproductive Biology and Endocrinology 2013, 11:56.

3. M. Mikola, V. Hiilesmaa, M. Halttunen, L. Suhonen, A. Tiitinen. Obstetric outcome in women with polycystic ovarian syndrome. Human Reproduction, Volume 16, Issue 2, February 2001, Pages 226-229.

4. Naver KV, Grinsted J, Larsen SO, et al. Increased risk of preterm delivery and pre-eclampsia in women with polycystic ovary syndrome and hyperandrogenaemia. BJOG 2014;121(5): 575–581.

5. Nicolas Galazis, Nikolina Docheva, Kypros H. Nicolaides, and William Atiomo. Proteomic Biomarkers of Preterm Birth Risk in Women with Polycystic Ovary Syndrome (PCOS): A Systematic Review and Biomarker Database Integration. PLoS ONE 2013 8(1): e53801. doi:10.1371/journal.pone.0053801.

6. Sarah D McDonald, Zhen Han, Sohail Mulla, Joseph Beyene. Overweight and obesity in mothers and risk of preterm birth and low birth weight infants: systematic review and meta-analyses. BMJ 2010; 341 doi: https://doi.org/10.1136/bmj.c3428.

7. The Amsterdam ESHRE/ASRM-Sponsored 3rd PCOS Consensus Workshop Group. Consensus on women’s health aspects of polycystic ovary syndrome (PCOS). Human Reproduction, Vol.27, No. I pp. 14-24, 2012.

8. TS Løvvik, A-K Wikström, M Neovius, O Stephansson, N Roos, E Vanky. Pregnancy and perinatal outcomes in women with polycystic ovary syndrome and twin births: a population-based cohort study. BJOG 2015;122:1295–1302.

9. V. De Frene, S. Vansteelandt, G. T’Sjoen, J. Gerris, S. Somers, L. Vercruysse and P. De Sutter. A retrospective study of the pregnancy, delivery and neonatal outcome in overweight versus normal weight women with polycystic ovary syndrome. Human Reproduction, Vol.29, No.10 pp.2333-2338, 2014.

10. Vikas Payal, Rakesh Jora, Pramod Sharma, Pradeep Kumar Gupta, and Mukesh Gupta. Premature birth and insulin resistance in infancy: A prospective cohort study. Indian J Endocrinol Metab. 2016 Jul-Aug; 20(4): 497–505.