khai niem dai luong dien

28
webdien.com > THẢO LUẬN VỀ KỸ THUẬT ĐIỆN, THIẾT BỊ ĐIỆN CÔNG NGHIỆP > HỆ THỐNG ĐIỆN > Bảo vệ hệ thống điện > Tổng hợp về khí cụ điện đóng cắt PDA View Full Version : Tổng hợp về khí cụ điện đóng cắt Tuanduong 29-09-2009, 11:00 Cho mình hỏi tí pàkon: Trong thiết bị đóng cắt có 2 thông số Ics và Icu đều là dòng cắt ngắn mạch. Nhưng bản chất 2 cái này giống nhau khác nhau thế nào? Tên viết tắt cs và cu là gì vậy? Tại sao Ics < = Icu ? Xin được chỉ giáo! tami 29-09-2009, 12:19 Icu (Ultimate breaking capacity(kA)) : là dòng ngắn mạch tối đa, nó có khả năng chịu được dòng cực đại khi xảy ra sự cố của thiết bị. Ics (Service breaking capacity(%Icu)) : là dòng ngắn mạch thực tế, nó có khả năng cắt thực tế khi xảy ra sự cố của thiết bị, điều này phụ thuộc vào từng nhà sản xuất Thường thì Ics=75%Icu, đối với các loại xịn thì 100%Icu , Icu : + ), Ics : . VD, cùng là hãng LS(LG cu) co hai loai MCCB, loai co Ics=50%Icu, nhưng cũng có loại Ics=100%Icu, đó là do công nghệ của từng hãng có thể làm được đến đâu. nguyenledung 29-09-2009, 14:14 Cho mình hỏi tí pàkon: Trong thiết bị đóng cắt có 2 thông số Ics và Icu đều là dòng cắt ngắn mạch. Nhưng bản chất 2 cái này giống nhau khác nhau thế nào? Tên viết tắt cs và cu là gì vậy? Tại sao Ics < = Icu ? Xin được chỉ giáo! Icu: Ultimate breaking capacity(kA). Vấn đề ở đây tại sao có nó! Bạn có nhớ cầu chì không. Ví dụ cầu chì 5A thì năng lượng phá hủy sẽ là Rcc*5*5 trong vòng 1 giây. Như thế với dòng Icu = 65kA/1s

Upload: nguyen-xuan-sy

Post on 26-Nov-2015

105 views

Category:

Documents


5 download

TRANSCRIPT

Page 1: Khai Niem Dai Luong Dien

webdien.com > THẢO LUẬN VỀ KỸ THUẬT ĐIỆN, THIẾT BỊ ĐIỆN CÔNG NGHIỆP > HỆ THỐNG ĐIỆN > Bảo vệ hệ thống điện > Tổng hợp về khí cụ điện đóng cắtPDA

View Full Version : Tổng hợp về khí cụ điện đóng cắt

Tuanduong29-09-2009, 11:00Cho mình hỏi tí pàkon:Trong thiết bị đóng cắt có 2 thông số Ics và Icu đều là dòng cắt ngắn mạch. Nhưng bản chất 2 cái này giống nhau khác nhau thế nào? Tên viết tắt cs và cu là gì vậy? Tại sao Ics < = Icu ? Xin được chỉ giáo!tami29-09-2009, 12:19Icu (Ultimate breaking capacity(kA)) : là dòng ngắn mạch tối đa, nó có khả năng chịu được dòng cực đại khi xảy ra sự cố của thiết bị.Ics (Service breaking capacity(%Icu)) : là dòng ngắn mạch thực tế, nó có khả năng cắt thực tế khi xảy ra sự cố của thiết bị, điều này phụ thuộc vào từng nhà sản xuấtThường thì Ics=75%Icu, đối với các loại xịn thì 100%Icu

, Icu : + ), Ics : . VD, cùng là hãng LS(LG cu) co hai loai MCCB, loai co Ics=50%Icu, nhưng cũng có loại Ics=100%Icu, đó là do công nghệ của từng hãng có thể làm được đến đâu.nguyenledung29-09-2009, 14:14Cho mình hỏi tí pàkon:Trong thiết bị đóng cắt có 2 thông số Ics và Icu đều là dòng cắt ngắn mạch. Nhưng bản chất 2 cái này giống nhau khác nhau thế nào? Tên viết tắt cs và cu là gì vậy? Tại sao Ics < = Icu ? Xin được chỉ giáo!

Icu: Ultimate breaking capacity(kA). Vấn đề ở đây tại sao có nó! Bạn có nhớ cầu chì không. Ví dụ cầu chì 5A thì năng lượng phá hủy sẽ là Rcc*5*5 trong vòng 1 giây. Như thế với dòng Icu = 65kA/1s thì năng lượng phá hủy sẽ là: Rtđ*65*65 đây là năng lượng rất lớn. Do đó Icu cũng được xem là thông số độ bền tiếp điểm của các máy cắt! Vì thế có thể nói với mức Icu được kiểm định thì máy cắt sẽ có giá trị cao hay thấp.Ics: Service breaking capacity (kA). Thực tế các máy cắt sẽ dùng lại sau mỗi lần nhảy. Tuy nhiên rõ ràng sau mỗi lần nhảy thì chất lượng tiếp điểm sẽ đi xuống. Do đó cần nói rằng bao nhiêu nhảy lần thì tiếp điềm máy cắt sẽ bị phá. Ví dụ bạn tính dòng 3 lần máy cắt bị phá thì rõ ràng Ics=Icu/1.732.Tương tự nếu tính 4 lần thì bị phá hủy thì Ics = Icu/2 = 50%Icu.Do đó, thông thường người ta chỉ quan tâm đến dòng Icu nhiều hơn!Tuanduong29-09-2009, 16:15Như vậy thì phải quan tâm Ics nhiều hơn chứ sao quan tâm Icu nhiều hơn được?Tại vì phần lớn CB là dùng đi dùng lại nhiều lần. Ics mới là thực tế chứ.nguyenledung

Page 2: Khai Niem Dai Luong Dien

09-10-2009, 23:43Như vậy thì phải quan tâm Ics nhiều hơn chứ sao quan tâm Icu nhiều hơn được?Tại vì phần lớn CB là dùng đi dùng lại nhiều lần. Ics mới là thực tế chứ.

Bạn Tuanduong mến! Thực ra thì Ics và Icu chỉ là khái niệm nghe rất kỳ. Các hãng sẽ cho dòng Ics qua tiếp điềm CB trong 1 giây. Nếu chưa hỏng, họ lại làm tiếp lần nữa. Việc thực hiện chỉ dừng lại khi tiếp điểm CB bị chảy hoàn toàn. Khi đó họ lý luận rằng CB chịu dựng dòng Ics trong n giây nên dòng chịu dựng trong 1 giây của thiết bị là Ics*sqrt(n) = Icu.Như thế, ta có thể nói Ics là dòng thực nghiệm và Icu là dòng khả năng tới hạn. Rõ ràng dòng Icu sẽ quyết định giá thành của CB đúng không bạn!spk5310-10-2009, 18:26công thức này Ics*sqrt(n) = Icu anh coi trong tài liệu nào chỉ em với. thường trong tính toán ta chọn theo ics thì phải. nếu theo chuẩn 898 thì công thức này áp dụng dc không. em thấy ngaòi ra còn Icw,Icm. anh biết giải thích cho em vớinguyenledung10-10-2009, 21:34công thức này Ics*sqrt(n) = Icu anh coi trong tài liệu nào chỉ em với. thường trong tính toán ta chọn theo ics thì phải. nếu theo chuẩn 898 thì công thức này áp dụng dc không. em thấy ngaòi ra còn Icw,Icm. anh biết giải thích cho em với

Vấn đề bạn hỏi khá hay! Tôi đã suy nghĩ về điều này nhiều lắm! Tại sao lại là Icu và tại sao lại là Ics. Nếu bạn chú ý thì với hàng Schneider electric thì Icu = Ics với 1 số chủng loại. Với Siemens thì luôn có Icu = Ics*sqrt(3),… và cũng chính Siemens định nghĩa Ics là dòng mà thử nghiệm 3 lần, mỗi lần 1 giây thì phá hỏng tiếp điểm của họ. Vì thế, nếu chọn an toàn thì người ta chọn theo Icu bạn ạ. Công thức này nếu bạn xem một số catalogue cáp điện thỉ cũng nói rất nhiều. Nó chính là:I = k*S/sqrt(t)Với k là hệ số chủng loại dây, S là tiết diện, t là thời gian chịu đựng.Với tiếp điểm thì thời gian quy chuẩn là 1 giây để thử độ bền! Các cơ cấu bảo vệ của CB thường có thời gian nhỏ hơn và dòng cũng nhỏ hơn Icu rất nhiều.Vì thế, Icu coi như là độ bền của CB, còn chọn CB như thế nào bạn phài xem đặc tính tải của mình. Ví dụ ACB tổng có Icu = 65kA/1sec nhưng đặc tính thì chỉ là 20kA/0.01sec.Vậy Icu thường rất khó xảy ra trong thực tế. Theo tôi xác suất xảy ra Icu là 1/10.000.000 nên bạn có thể chẳng cần quan tâm đến Icu làm gì!spk5311-10-2009, 09:27vậy dòng Icm(rated short cỉcuit making capacity) dùng làm gì vậy anh.Son Nguyen12-10-2009, 11:14Đây là vấn đề rất đáng quan tâm và chính nó giúp phân loại sản phẩm có chất lượng cao, trung bình hay thấp. Cụ thể như sau:

Icu là Rated Breaking Capacity: chính là năng lực ngắt mạch thiết kế Ics là Service Breaking Capacity: khả năng ngắt mạch thực tế.

Page 3: Khai Niem Dai Luong Dien

Đối với Nhật, Mỹ, chỉ được phép dùng Ics = 100% Icu=18kA trở lên Đối với EU, chỉ được phép dùng Ics = 100% Icu=40kA trở lên

Trong thiết kế, hầu như căn cứ vào Icu, vì bảng giá của các hãng ít k hi thể hiện Ics, như vậy, cũng có nghĩa là thiết kế đã quan tâm và tính toán dòng Icu đúng, nhưng khi đến tay người tiêu dùng, do có loại I cs=50%-75% Icu, ngưởi tiêu dùng thực tế nhận được 1 sản phẩm thấp cấp hơn thiết kế. Nhà tủ bảng nào cũng biết vấn đề này, tuy nhiên chẳng dại gì họ lại mua theo I cs cho đắt tiền.

Hiện tại Schneider, ABB, LS, Mítubishi có loại dòng nhỏ I cu=10kA trở lên, loại này là sản phẩm giá rẻ, nên áp dụng cho cao ốc tiêu chuẩn cao, là không phù hợp, vì thực tế là rất thấp, chưa kể nguồn gốc của laọi sản phẩm này hầu như chỉ từ Trung quốc, đóng mác các hãng trên ( chỉ trừ LS là từ Hàn quốc). Tại sao lại có hàng từ Italy, Nhật với dòng thấp thế này??? cũng là từ TQ thôi, chẳng qua đưa về Italy, Nhật, đóng gói và xuất đi các nước S.E.A chứ tại đó chẳng ai dám dùng laọi này. Như vậy có phải các hãng này đỏ hàng chất lượng thấp vào VN??? Chính xác là như vậy. Nhưng họ đưa được loại cấp thấp này vào VN, là tại chính chúng ta, là người tiêu dùng, chấp nhận việc này do cố tình hoay do vô tình.

Để tránh việc này, có 2 cách:

-Phân biệt hàng có I cs=50-75% Icu: hầu hết hàng 10k, 15k, 18k, 25k, 36k đều là laọi này

-Tính toán thiết kế theo Ics, không dùng Icu ( vì lúc đó Icu chỉ là danh nghĩa, không có giá trị).

1 đặc điểm nữa đặc trưng cho độ bền của Mccb, Acb là Mechanical/Electrical Endurance: Với các hàng tốt, thông số này là 20,000/10,000 lần ( ACB bằng 1/2 giá trị trên), còn hàng kém có thông số này là 10,000/5,000 lần.

Tính theo 2 tiêu chí I cs, Icu, và độ bền cơ khí / Điện, hiện chỉ có LS là có loại từ 10kA-50kA Metasol, và từ 50kA-150kA Susol, đáp ứng đúng 100% Icu, và 25,000/10,000 độ bền đógn cắt cơ, điện. Các hãng Châu Âu, nếu hàng tại châu Âu từ 40kA trở lên và cũng vậy.

Ngoài, ra có 1 cảnh báo cho thị trường VN, là do thương mại hóa quá mức, hiện 1 thương hiệu châu Âu đưa loại ACB sản xuất từ Tq vào VN với Icu từ 42kA, chất lượng rất thấp, và theo thống kê thị trường, các hãng LS, Siemens, Schneider, ABB, chỉ có duy nhất 1 hãng có ACB bị nổ nhiều chính là hãng đưa ACB từ TQ vào ( các bạn có thể biết là ai). ngoài ra 3 hãng còn lại, trong 3 năm qua, chưa có ACB nào bị nổ.

Cuối cùng nói Ics nhỏ hơn Icu không hoàn toàn đúng, vì khi thiết kế có Icu là 50kA chẳng hạn, mang thử nghiệm, vẫn có trường hợp lên đến 80kA mới bị nổ, như vậy Ics là 80kA, nhưng người ta vẫn ghi là 50kA thôi.giapty13-10-2009, 00:22hiện nay em đang học về phần mềm tính toán ngắn mạch MELSHORT2 nên cũng biết chút ít về vấn đề này.nếu bác nào đã từng sử dụng phần mềm này thì cho em tài liệu với nhé.

Page 4: Khai Niem Dai Luong Dien

Gmail của em là: [email protected] you !!!Son Nguyen13-10-2009, 10:34Bác Giapty, File mềm bên mình không có, chỉ có file catalogue kỹ thuật, trong đó có rất nhiều cách tính khác nhau. Bác cho địa chỉ, bên mình gửi qua bưu điện.powerlink07-11-2009, 14:38Cho mình hỏi tí pàkon:Trong thiết bị đóng cắt có 2 thông số Ics và Icu đều là dòng cắt ngắn mạch. Nhưng bản chất 2 cái này giống nhau khác nhau thế nào? Tên viết tắt cs và cu là gì vậy? Tại sao Ics < = Icu ? Xin được chỉ giáo!

Hai thông số này thường ở thiết bị đóng cắt, theo định nghĩa:

- Icu: là viết tắt của rated Ultimate short-circuit breaking Capacity: Dòng cắt sự cố định mức cơ bản,là dòng hiệu dụng mà máy cắt được thử theo điện áp thử nghiệm cụ thể ứng với chu trình: Cắt – t – Đóng Cắt (O – t – CO).

- Isc: là viết tắt của rated Service short-circuit breaking Capacity: Dòng cắt sự cố định mức theo yêu cầu riêng (ta tạm hiểu từ service như vậy), là dòng hiệu dụng mà máy cắt được thử theo điện áp thử nghiệm cụ thể ứng với chu trình gồm một lần cắt và hai lần đóng cắt: Cắt – t – Đóng Cắt – t – Đóng Cắt (O – t – CO – t - CO). Việc Option để order liên quan đến chu trình đóng cắt của máy cắt cho chế độ tự động đóng lại đường dây. Do chế độ thử nghiệm này nghiêm ngặt hơn so với dòng Icu, vì vậy mà dòng này thường nhỏ hơn dòng Icu. Theo các tiêu chuẩn thì trị số Ics = 25%, 50%, 75% hoặc 100% Icu.Ngoài ra, các thiết bị đóng cắt còn có thêm 2 thông số cơ bản nữa là:

- rated short-time (1s) withstand current: Khả năng chịu dòng ngắn mạch của máy cắt do nhà chế tạo đưa ra ứng với một khoảng thời gian (trong trường hợp này là 1s).Ký hiệu: Icw (Current Withstand)

- rated short-circuit making capacity(peak value): Dòng xung định mức mà máy cắt chịu được khi thử nghiệm đóng (making). Ký hiệu: Icm (Capacity Making)

* Tất cả các máy cắt được chế tạo theo tiêu chuẩn IEC60947-2 thì đều có các giá trị của Icu, Ics.* Các trị số Icu, Ics, và Icw đều là giá trị hiệu dụng.* Dòng Icm: phụ thuộc rất nhiều vào thành phần một chiều của dòng quá độ khi đóng (DC offset), điện áp tại thời điểm đóng cũng như hệ số công suất (pf) của của phụ tải ngắn mạch.tranvancuong06-01-2010, 16:22các bác trả lời giúp mình mấy câu hỏi về áptomat với:Câu1. Áp tô mát có dòng điện lớn hệ thống tiếp điểm gồm những bộ phận nào vậy?

Page 5: Khai Niem Dai Luong Dien

Câu2. Dòng điện tác động của áp tô mát phụ thuộc vào dòng điện nào sau đây:a. dòng điện định mức đi qua tiếp điểmb. dòng điện đi qua cuộn dâyc. dòng điện định mức của móc bảo vệd. dòng điện phụ tảiCâu3. Trong cấu tạo của áp tô mát dòng điện cực đại có bộ phận rơle dòng điện không vậy?Câu4: Áp tô mát dòng điện cực đại bảo vệ có bảo vệ được cả quá dòng và quá áp không vậy các bác?Câu5. Áp tô mát điện áp tháp co bảo vệ được công suất thấp không các bác?Câu6. Có phải thông số đầu vào cuộn dây của áp tô mát bảo vệ công suất công suất ngược là dòng điện và điện áp không các bác?Câu7. Áp tô mát dòng điện cực tiểu bảo vệ được khi điện nguồn đang làm việc sau đó có điện trở lại ngay có bảo vệ được không vậy?cdtdh208-06-2010, 13:52Bạn Son Nguyen nói rất đúng, hiện nay trên thị trương bán các loại MCCB thì chỉ quan tâm đến Icu thôi để đánh giá khả năng chịu đựng dòng cắt.kfvvnonline09-11-2010, 01:10các bác cho hỏi là trong đường dây 3 pha 3 dây thì mỗi dây sẽ có một dao cách ly đúng không nhỉ?kfvvnonline09-11-2010, 02:18điểm khác nhau giữa cầu dao chống giật và câu dao điện thường là gì vậy?Mồ côi vợ09-11-2010, 07:04có lẽ cầu dao chống giật cách li phần mang điện tốt hơn cầu giao thường nên "chống giật"tốt hơn khi chạm vào cầu dao.hờ hờ......cô Nhóc09-11-2010, 07:12có lẽ cầu dao chống giật cách li phần mang điện tốt hơn cầu giao thường nên "chống giật"tốt hơn khi chạm vào cầu dao.hờ hờ......Anh này chém gió kinh thế.

Cầu dao chống giật là cầu dao có bảo vệ chống dòng rò ra các thiết bị. Như vậy khi có dòng rò ra thiết bị (thí dụ máy nước nóng trong nhà tắm) thì cầu dao sẽ nhảy, người đang tắm không bị giật.

Còn nếu chém gió thì phải chém như thế này:

Cầu dao chống giật là cầu dao chỉ cho đóng cắt một cách nhẹ nhàng. Nếu giật mạnh quá, thì sẽ rời ra thành từng mảnh.cô Nhóc09-11-2010, 07:20

Page 6: Khai Niem Dai Luong Dien

Có loại dao đơn, 3 pha đóng cắt riêng biệt. Tuy nhiên, đa số là dao 3 cực, đóng mở bằng 1 bộ truyền động chung.Mồ côi vợ09-11-2010, 07:29Anh này chém gió kinh thế.

Cầu dao chống giật là cầu dao có bảo vệ chống dòng rò ra các thiết bị. Như vậy khi có dòng rò ra thiết bị (thí dụ máy nước nóng trong nhà tắm) thì cầu dao sẽ nhảy, người đang tắm không bị giật.

Còn nếu chém gió thì phải chém như thế này:

Cầu dao chống giật là cầu dao chỉ cho đóng cắt một cách nhẹ nhàng. Nếu giật mạnh quá, thì sẽ rời ra thành từng mảnh.

thưa cô!cầu dao khác CB nhá. còn khác nhau như thế nào thì không nói nữa.(ai không biết thì tự tìm hiểu).tôi biết chủ top viết nhầm nhưng thôi cứ bàn thử coi sao.giờ cô nói rồi thì thôi.cảm ơn cô có lời khen, dao bén nên tôi chém nhẹ mà.hờ hờ....cô Nhóc09-11-2010, 07:41Hi hi, CB là tiếng của ông ngoại, cầu dao tiếng của ông nội. Theo ngữ cảnh mà tự hiểu thôi anh à. Bất chánh danh là đây.yppah09-11-2010, 08:04Cái thank của em là dành cho nhát chém này :2::2::2::2::2::2:

Còn nếu chém gió thì phải chém như thế này:

Cầu dao chống giật là cầu dao chỉ cho đóng cắt một cách nhẹ nhàng. Nếu giật mạnh quá, thì sẽ rời ra thành từng mảnh.Mồ côi vợ09-11-2010, 08:27Hi hi, CB là tiếng của ông ngoại, cầu dao tiếng của ông nội. Theo ngữ cảnh mà tự hiểu thôi anh à. Bất chánh danh là đây.Cảm ơn cô nhé.chắc do mình hậu sinh nên không biết mấy thừ thông dụng ngày xưa.thế mà lâu nay cứ phân biệt CB và cầu dao rõ ràng.vậy nếu gọi là cầu dao thì làm sao biết là cầu dao thô sơ(đóng cắt bằng dao)ngày trước và các cầu dao hiện nay đang ắp dụng rộng rãi vậy cô?quocthai09-11-2010, 09:18Hehe. Ngày xưa người ta gọi cái CB là cái cầu dao tự động.Em trai hậu đậu09-11-2010, 09:29

Page 7: Khai Niem Dai Luong Dien

Anh này chém gió kinh thế.

Cầu dao chống giật là cầu dao có bảo vệ chống dòng rò ra các thiết bị. Như vậy khi có dòng rò ra thiết bị (thí dụ máy nước nóng trong nhà tắm) thì cầu dao sẽ nhảy, người đang tắm không bị giật.

Còn nếu chém gió thì phải chém như thế này:

Cầu dao chống giật là cầu dao chỉ cho đóng cắt một cách nhẹ nhàng. Nếu giật mạnh quá, thì sẽ rời ra thành từng mảnh.

Nếu chẳng may người có chạm phải chỗ hở điện, Cầu dao cũng nhảy, người cũng hem bị giật phải ko ạ

Chống giật thì phải chịu được lực giật lớn chứ chị nhóc.(Như chống sét,chịu dòng).Thế nên cầu dao chống giật cho phép đóng cắt bằng búa tạ chứ nhỉ :3:Khỏicầnyêu09-11-2010, 09:47Em hem biết dao của bác Mồ côi vợ sắc như thế nào nhưng em đọc bài của Cô Nhóc thì....tự nhiên phì cười :yoyo70:Ý em hỉu là cầu dao hay CB chống giật đều chỉ 1 thứ,chỉ khác là cách gọi,đọc comment của mọi người hài thật :2:lightingbolt09-11-2010, 10:25Ngày trước dân mình gọi CB cũng là cầu dao, sau này có mới có ELCB (dân làm điện thường quen gọi là cầu dao chống giật) nhưng dân mình nhiều người k hiểu rõ, cứ tưởng CB là cầu dao chống giật.

Tóm lại, tuỳ hoàn cảnh mà hiểu thôi.kfvvnonline21-11-2010, 09:21CB (circuit breaker) là cầu dao thường đóng cắt dòng điện khi xảy ra sự cố như ngắn mạch, quá tải. khi đó thì dòng điện lớn hơn giá trị bình thường nên dòng chạy trong cuộn dây lớn và thắng được lực hút của lò xo nên mạch được cắt ra.ELCB (earth leakage circuit breaker) là cầu dao chống giật đóng cắt dòng khi xảy ra sự cố dòng bị rò rỉ dựa vào nguyên lý so sánh độ sai khác giữa dòng vào và dòng ra của thiết bị.hoanggaara10-01-2011, 21:241) Cầu dao là khí cụ điện hạ áp được sử dụng để đóng cắt hoặc đổi sơ đồ kết dây của mạch điện thao tác trực tiếp bằng tay.2) Cầu chì là loại khí cụ được sử dụng để bảo vệ quá tải hoặc ngắn mạch cho thiết bị hoặc lưới điện.3) Aptomat loai khí cụ điện đóng cắt và bảo vệ chính trong mạch điện hạ áp. Nó được sử dụng để đóng cắt từ xa và tự động cắt mạch khi thiết bị điện hoặc đường dây phía sau nó bị ngắn mạch hoặc quá tải, quá áp, kém áp, chạm đất...4) Congtactor là loại khí cụ điện hạ áp được sử dụng để điều khiển đóng cắt mạch từ xa hoặc bằng nút ấn các mạch điện lực có phụ tải điện áp đến 500V, dòng điện đến 600A.

Page 8: Khai Niem Dai Luong Dien

Congtactor có hai vị trí đóng - cắt. tấn số có thể lên đến 1500 lần/giờ.5) Khởi động từ là một loại thiết bị điện dùng để điều khiển từ xa việc đóng cắt đảo chiều và bảo vệ quá tải(nếu có gắn thêm role nhiệt) cho các động cơ roto lồng sóc. Khời động từ khi có một congtacto gọi là khởi động từ đơn, thường dùng để đóng cắt động cơ điện. Khởi động từ có hai congtactor gọi là khởi động từ kép, thường dùng khởi động và điều khiển đảo chiều động cơ điện. Muốn khởi động từ bảo vệ được ngắn mạch phải mắc thêm cầu chì.6) Role điện là một loại thiết bị điẹn tự động, thường được lắp đặt ở mạch điện nhị thứ, dùng để điều khiển đóng căt hoặc báo tín hiệu, bảo vệ an toan trong quá trình vận hành của thiết bị điện mạch nhất thứ trong hệ thống điện.7) Máy cắt điện là một loại khí cụ điện cao áp, dùng để đóng căt mạch điện cao áp tại chỗ hoặc từ xa, khi lưới điện vận hành bình thường, không bình thường, hoặc khi bị sự cố ngắn mạch trong hệ thống điện.8) Dao cách ly là một loại khí cụ điện cao áp, được sử dụng để đóng cắt mạch điện cao áp khi không có điện, tạo ra khoảng cách an toàn trông thấy được giữa các bộ phận mang điện và bộ phận đã cắt điện.langmantuoi5030-01-2011, 16:391) Cầu dao là khí cụ điện hạ áp được sử dụng để đóng cắt hoặc đổi sơ đồ kết dây của mạch điện thao tác trực tiếp bằng tay.2) Cầu chì là loại khí cụ được sử dụng để bảo vệ quá tải hoặc ngắn mạch cho thiết bị hoặc lưới điện.3) Aptomat loai khí cụ điện đóng cắt và bảo vệ chính trong mạch điện hạ áp. Nó được sử dụng để đóng cắt từ xa và tự động cắt mạch khi thiết bị điện hoặc đường dây phía sau nó bị ngắn mạch hoặc quá tải, quá áp, kém áp, chạm đất...4) Congtactor là loại khí cụ điện hạ áp được sử dụng để điều khiển đóng cắt mạch từ xa hoặc bằng nút ấn các mạch điện lực có phụ tải điện áp đến 500V, dòng điện đến 600A.Congtactor có hai vị trí đóng - cắt. tấn số có thể lên đến 1500 lần/giờ.5) Khởi động từ là một loại thiết bị điện dùng để điều khiển từ xa việc đóng cắt đảo chiều và bảo vệ quá tải(nếu có gắn thêm role nhiệt) cho các động cơ roto lồng sóc. Khời động từ khi có một congtacto gọi là khởi động từ đơn, thường dùng để đóng cắt động cơ điện. Khởi động từ có hai congtactor gọi là khởi động từ kép, thường dùng khởi động và điều khiển đảo chiều động cơ điện. Muốn khởi động từ bảo vệ được ngắn mạch phải mắc thêm cầu chì.6) Role điện là một loại thiết bị điẹn tự động, thường được lắp đặt ở mạch điện nhị thứ, dùng để điều khiển đóng căt hoặc báo tín hiệu, bảo vệ an toan trong quá trình vận hành của thiết bị điện mạch nhất thứ trong hệ thống điện.7) Máy cắt điện là một loại khí cụ điện cao áp, dùng để đóng căt mạch điện cao áp tại chỗ hoặc từ xa, khi lưới điện vận hành bình thường, không bình thường, hoặc khi bị sự cố ngắn mạch trong hệ thống điện.8) Dao cách ly là một loại khí cụ điện cao áp, được sử dụng để đóng cắt mạch điện cao áp khi không có điện, tạo ra khoảng cách an toàn trông thấy được giữa các bộ phận mang điện và bộ phận đã cắt điện.

HeheTúm lại, KHÍ CỤ ĐIỆN là gì và THIẾT BỊ ĐIỆN là gì vậy Pà Kon? Tại sao cùng có công dụng là dùng để đóng cắt, mà khởi động từ được gọi là THIẾT BỊ, mấy thứ còn lại cũng dùng để đóng/cắt như MC, DCL, cầu chì, aptomat... thì lại được gọi là KHÍ CỤ?

Page 9: Khai Niem Dai Luong Dien

Jeny12330-01-2011, 22:26Khí cụ điện chỉ dùng cho các phần tử đóng cắt bảo vệ, thiết bị điện thì ý nghĩa rộng hơn bao gồm các phần tử đóng cắt, bảo vệ, tiêu thụ điện.Bởi vậy KĐT người ta vẫn có thể gọi là khí cụ điện , MC có thể gọi là thiết bị điện...đều được.langmantuoi5030-01-2011, 22:45Khí cụ điện chỉ dùng cho các phần tử đóng cắt bảo vệ, thiết bị điện thì ý nghĩa rộng hơn bao gồm các phần tử đóng cắt, bảo vệ, tiêu thụ điện.Bởi vậy KĐT người ta vẫn có thể gọi là khí cụ điện , MC có thể gọi là thiết bị điện...đều được.

Lang... thấy cũng chưa được rõ lắm bạn ơi.lykhanh2809-03-2011, 09:26b có tài liệu j về dao cách ly kiểu khung truyền ko?+++---o0o---+++Lang... thấy cũng chưa được rõ lắm bạn ơi.

B có tài liệu j về dao cách ly? Dao cách ly kiểu khung truyền và nguyên lý hoạt động DCL kiểu khung truyền ko? có thì gửi cho t với. ThankS!haibiz21-03-2011, 23:23vậy CB ko phải là Aptomat hả các bác.hienluong220922-03-2011, 14:12Cho e hỏi thế aptomat lam sao đóng cắt từ xa được vậyJeny12331-03-2011, 15:44vậy CB ko phải là Aptomat hả các bác.

ATM là tiếng liên xô cũ ( thường gọi trong mạng hạ áp ) ; còn CB ( circuit breaker ) là tên viết tắt T.Agakho00718-04-2012, 14:28Aptomat làm gì điều khiển dc từ xa, chỉ có contactor và relay thuj.Bạn trên nói sai rùi, công dụng của là aptomat dùng bảo vệ quá tảj, ngắn mạch, sụt áp.Pt là biến áp ( tên khác VT,TU, BU)Ct là biến dòng( tên khác TI, BI)Evan07-05-2012, 20:21giá trị Icu càng cao thì thiết bị càng mắc tiền, đây cũng là vấn đề quan trọng khi dự toán cho công trình, nếu ko cần thiết sử dụng Icu quá cao thì ngân sách sẽ giảm nhiềunguyenthang_hd07-05-2012, 20:38Cho e hỏi thế aptomat lam sao đóng cắt từ xa được vậyaptomat không phải là thiết bị đóng cắt bạn à, chức năng chính của nó là bảo vệ.

Page 10: Khai Niem Dai Luong Dien

yakhont07-05-2012, 22:28aptomat không phải là thiết bị đóng cắt bạn à, chức năng chính của nó là bảo vệ.

Nói vậy không chính xác rồi, aptomat là khí cụ đóng cắt mạch điện. Nó được đóng hoặc cắt bằng tay và nó có khả năng tự cắt khi có sự cố xảy.nguyenthang_hd08-05-2012, 11:54Nói vậy không chính xác rồi, aptomat là khí cụ đóng cắt mạch điện. Nó được đóng hoặc cắt bằng tay và nó có khả năng tự cắt khi có sự cố xảy.nói chính xác áptomat là khí cụ tự động ngắt khi gặp sự cố và đóng cắt bằng tay , nó được dùng để bảo vệ các thiết bị lưới điện hạ áp, với sự cố quá tải, ngắn mạch, sụt áp...!duongpgd08-05-2012, 11:58nói chính xác áptomat là khí cụ tự động ngắt khi gặp sự cố và đóng cắt bằng tay , nó được dùng để bảo vệ các thiết bị lưới điện hạ áp, với sự cố quá tải, ngắn mạch, sụt áp...!Cũng có khi được lắp thêm bộ thao tác đóng cắt bằng điện.nguyenthang_hd08-05-2012, 12:02Cũng có khi được lắp thêm bộ thao tác đóng cắt bằng điện.hj, bộ thao tác đóng cắt bàng điên? cái này thì mình chư được nghe bao giờ cả.!yakhont08-05-2012, 12:03nói chính xác áptomat là khí cụ tự động ngắt khi gặp sự cố và đóng cắt bằng tay , nó được dùng để bảo vệ các thiết bị lưới điện hạ áp, với sự cố quá tải, ngắn mạch, sụt áp...!

Nói sai thì công nhận đi, đừng như các anh bình luận viên bóng đá.duongpgd08-05-2012, 13:21hj, bộ thao tác đóng cắt bằng điên? cái này thì mình chư được nghe bao giờ cả.!Cái này chỗ mình sử dụng khá nhiều với loại 600A và 1000A của Fuji, nó không khác gì loại kia nhưng có gắn thêm bộ này vào để điều khiển từ xanguyenthang_hd10-05-2012, 11:40Nói sai thì công nhận đi, đừng như các anh bình luận viên bóng đá.sai thì sửa thui mà hj. không biết lên sai cũng là chuyện thường thui. :))+++---o0o---+++Cái này chỗ mình sử dụng khá nhiều với loại 600A và 1000A của Fuji, nó không khác gì loại kia nhưng có gắn thêm bộ này vào để điều khiển từ xacái này có phải giống như bộ khống chế không bạn!duongpgd10-05-2012, 13:10sai thì sửa thui mà hj. không biết lên sai cũng là chuyện thường thui. :))+++---o0o---+++

cái này có phải giống như bộ khống chế không bạn!

Page 11: Khai Niem Dai Luong Dien

Có mô tơ ( vạn năng hoặc DC) để kéo cái cần đóng CB,một mạch khởi động từ kép...và một số công tắc hành trình.donguneti10-05-2012, 16:07attomat thì ít loại có mơ tơ đóng cắt chỉ có cuộn đóng và cuộn cắt được bán riêng lắp đặt theo yêu cầu công việc cụ thểdang nam22-05-2012, 21:36mong các pro trợ giúp mình với, co 1 thắc mắc mà không sao hiểu đượcĐó là khi sảy ra sự cố ngắn mạch, hay là quá tải ở một điển trên đoạn dây, thì dòng điện ở đâu là lớn nhất, mong các bạn có thể giải thích kỷ thêm cho mình, để có thể hiểu dỏ hơn về vấn đề này. và nó có ý nghĩa gì trong việc lựa chọn thiết bị bảo vệ. cho mình dược phép thanks trước nhahey28-05-2012, 11:55Các bạn làm ơn cho mình hỏi . Lắp đặt trạm biến áp 320kva 3p.10(22)kv - 0.2kv thì dùng chống sét van loại nào, cầu chì tự rơi có cắt tải loại nào?,và các thiết bị đóng cắt hạ thế gì? Mình mới đi làm chưa có kinh nghiệm mong được chỉ giáo.Cám ơn các bạnrikimanu03-06-2012, 01:23khi nào dùng aptomat khi nào dùng cầu chì đây các bácvanduong_190922-06-2012, 00:13HeheTúm lại, KHÍ CỤ ĐIỆN là gì và THIẾT BỊ ĐIỆN là gì vậy Pà Kon? Tại sao cùng có công dụng là dùng để đóng cắt, mà khởi động từ được gọi là THIẾT BỊ, mấy thứ còn lại cũng dùng để đóng/cắt như MC, DCL, cầu chì, aptomat... thì lại được gọi là KHÍ CỤ?

Thiết bị điện = Khí cụ điện + Máy điện :yoyo70:nguyenthang_hd02-07-2012, 17:00khi nào dùng aptomat khi nào dùng cầu chì đây các báckhi điều kiện kinh tế của bạn tốt thì bạn dùng aptomat,và khi nào kinh te kho khan ban hay dung toi cau chi!yakhont02-07-2012, 20:39Thiết bị điện = Khí cụ điện + Máy điện :yoyo70:

Theo những người viết sách định nghĩa: Khí cụ điện là các thiết bị điện dùng để đóng ,cắt , bảo vệ , đo lường, điều khiển, ổn định các mạch điện. Và nữa, Thiết bị điện = Khí cụ điện + Máy điện + Thiết bị sử dụng điện khác.phamtu9021-07-2012, 20:52cho em hỏi 1 câu nhé : nếu 1 nhà máy có công suất cần 1 đoạn dây cáp 1x300, nhưng đấu vào là 1x250. Thì có hiện tượng gì xảy ra, cáp có bị nổ không và liệu khi xảy ra sự cố có thiết bị tự đóng ngắt không.

Page 12: Khai Niem Dai Luong Dien

thuan nguyen03-10-2012, 14:45huuu...tim ve TI TU mietma khong thay daunguyenthang_hd21-10-2012, 17:43cho em hỏi 1 câu nhé : nếu 1 nhà máy có công suất cần 1 đoạn dây cáp 1x300, nhưng đấu vào là 1x250. Thì có hiện tượng gì xảy ra, cáp có bị nổ không và liệu khi xảy ra sự cố có thiết bị tự đóng ngắt không.nếu bạn dùng 250 thì vẫn dùng được bt, vì thực sự ra mà nói có mấy nhà thầu nào làm đúng được như thiết kế đâu toàn làm dười tiêu chuẩn thiết kế thui, nhưng vẫn hoạt động được bt, và câu hỏi nó có bị nổ khi gặp sự cố không thì mình khẳng định là chắc chắn nhưng phải là sự cố lớn ( rất hiếm gặp) và khi xảy ra sự cố thì thiết bị vẫn đóng ngắt cho bạn như bìnhh thường.ngieusuyen29-10-2012, 16:29nếu bạn dùng 250 thì vẫn dùng được bt, vì thực sự ra mà nói có mấy nhà thầu nào làm đúng được như thiết kế đâu toàn làm dười tiêu chuẩn thiết kế thui, nhưng vẫn hoạt động được bt, và câu hỏi nó có bị nổ khi gặp sự cố không thì mình khẳng định là chắc chắn nhưng phải là sự cố lớn ( rất hiếm gặp) và khi xảy ra sự cố thì thiết bị vẫn đóng ngắt cho bạn như bìnhh thường.

Èo!... bạn làm cho nhà thầu nào mà tài vậy ta. Lúc nghiệm thu bên chủ đầu tư họ không kiểm tra cáp hay họ nhận phong bì rồi vậy. Đã thiết kế là cáp n x 300 thì buộc phải lắp đúng vậy, có chăng ăn gian ở chất lượng cáp (lởm) thôi.Khi thiết kế bao giờ cũng có thêm hệ số dự phòng, nếu may mắn nó còn nằm trong cái vùng an toàn ấy thì còn được. Còn khi nhà máy của bạn Phamtu90 có công suất tiêu thụ cần cáp n x 300 mà đấu cáp n x 250 thì ban đầu là cáp nóng bỏng lên, một lúc nữa thì ... (chịu, không biết).nguyenthang_hd29-10-2012, 16:45Èo!... bạn làm cho nhà thầu nào mà tài vậy ta. Lúc nghiệm thu bên chủ đầu tư họ không kiểm tra cáp hay họ nhận phong bì rồi vậy. Đã thiết kế là cáp n x 300 thì buộc phải lắp đúng vậy, có chăng ăn gian ở chất lượng cáp (lởm) thôi.Khi thiết kế bao giờ cũng có thêm hệ số dự phòng, nếu may mắn nó còn nằm trong cái vùng an toàn ấy thì còn được. Còn khi nhà máy của bạn Phamtu90 có công suất tiêu thụ cần cáp n x 300 mà đấu cáp n x 250 thì ban đầu là cáp nóng bỏng lên, một lúc nữa thì ... (chịu, không biết).đang nói về vấn đề có dùng được không thôi chứ không liên quan đến vấn đề nghiệm thu bạn ak.hnthuan201129-10-2012, 22:42Vấn đề bạn hỏi khá hay! Tôi đã suy nghĩ về điều này nhiều lắm! Tại sao lại là Icu và tại sao lại là Ics. Nếu bạn chú ý thì với hàng Schneider electric thì Icu = Ics với 1 số chủng loại. Với Siemens thì luôn có Icu = Ics*sqrt(3),… và cũng chính Siemens định nghĩa Ics là dòng mà thử nghiệm 3 lần, mỗi lần 1 giây thì phá hỏng tiếp điểm của họ. Vì thế, nếu chọn an toàn thì người ta chọn theo Icu bạn ạ. Công thức này nếu bạn xem một số catalogue cáp điện thỉ cũng nói rất nhiều. Nó chính là:I = k*S/sqrt(t)Với k là hệ số chủng loại dây, S là tiết diện, t là thời gian chịu đựng.Với tiếp điểm thì thời gian quy chuẩn là 1 giây để thử độ bền! Các cơ cấu bảo vệ của CB thường có thời gian nhỏ hơn và dòng cũng nhỏ hơn Icu rất nhiều.

Page 13: Khai Niem Dai Luong Dien

Vì thế, Icu coi như là độ bền của CB, còn chọn CB như thế nào bạn phài xem đặc tính tải của mình. Ví dụ ACB tổng có Icu = 65kA/1sec nhưng đặc tính thì chỉ là 20kA/0.01sec.Vậy Icu thường rất khó xảy ra trong thực tế. Theo tôi xác suất xảy ra Icu là 1/10.000.000 nên bạn có thể chẳng cần quan tâm đến Icu làm gì!

Em còn thắc mắc giữa Ics và Icw mong cố vấn giúp đỡnhờ cố vấn nguyenledung giải thích giùm em! thanks!!tubui03-11-2012, 11:30cam on nhieu heynguyenlong9010-11-2012, 17:14mình đồng ý với ý kiến đầu tiên là;Icu (Ultimate breaking capacity(kA)) : là dòng ngắn mạch tối đa, nó có khả năng chịu được dòng cực đại khi xảy ra sự cố của thiết bị.Ics (Service breaking capacity(%Icu)) : là dòng ngắn mạch thực tế, nó có khả năng cắt thực tế khi xảy ra sự cố của thiết bị, điều này phụ thuộc vào từng nhà sản xuấtThường thì Ics=75%Icu, đối với các loại xịn thì 100%Icu

, Icu :+ ), Ics : . VD, cùng là hãng LS(LG cu) co hai loai MCCB, loai co Ics=50%Icu, nhưng cũng có loại Ics=100%Icu, đó là do công nghệ của từng hãng có thể làm được đến đâu.hnthuan201131-12-2012, 20:21Ics: thực chất là dòng thao tác đóng lặp lại.cho phép CB đóng cắt dòng ngắn mạch nhiều lần liên tục, tùy theo khả năng Ics lớn hay nhỏ mà số lần đóng cắt lặp lại nhiều hay ít, lâu hay mau.xsalehn14-01-2013, 18:47có thiết bị nào bảo vệ quá điện áp trong nhà ko.Giả sử ba pha mất trung tính ạkse0ungri19-02-2013, 22:02có ai có tài liệu về máy cắt k cho e xin ít ạbatmanqn21-02-2013, 17:47có thiết bị nào bảo vệ quá điện áp trong nhà ko.Giả sử ba pha mất trung tính ạk

theo em thì bác lắp thêm rơ le bảo vệ quá áp cho mỗi pha là được.hnthuan201102-03-2013, 16:28có CB bảo vệ quá áp.tdungk702-03-2013, 21:04Chào mọi người,

Đúng theo như bạn powerlink đã trả lời ở phần trên của thread này, mình xin chốt lại về dòng Icu

Page 14: Khai Niem Dai Luong Dien

và Ics như sau để các bạn khỏi lăn tăn:

Icu: máy cắt phải có khả năng cắt dòng Icu trong 2 lần cắt theo chu trình Cắt-nghỉ-Đóng, Cắt mà không bị phá hủy máy cắt. Máy cắt sau đó phải được kiểm tra lại về khả năng dẫn dòng điện định mức In, hoặc phải được thay thế.

Ics: máy cắt phải có khả năng cắt dòng Ics trong 3 lần cắt theo chu trình Cắt-nghỉ-Đóng, Cắt-nghỉ- Đóng, Cắt mà không làm phá hủy máy cắt. Máy cắt sau đó phải tiếp tục dẫn được dòng định mức In của nó mà không cần đến một sự bảo trì hay kiểm tra nào.

Vậy: - Nếu dòng ngắn mạch thực tế Ishort nhỏ hơn Ics -> có thể thao tác nhiều lần máy cắt mà không sợ sự cố ngắn mạch làm hỏng máy cắt- Nếu Ics<Ishort<Icu -> sau một chu trình Cắt-nghỉ-Đóng, Cắt phải kiểm tra lại máy cắt, hoặc thay thế.- Nếu Ishort>Icu -> máy cắt được xem như là bị phá hủy, nói cách khác là nhà sản xuất không cover máy cắt còn xài được.thinhdoan16-05-2013, 14:54thế các bác nghĩ sao về cầu dao, MCB, MCCB nhỉ???titanic198612-06-2013, 00:20cho em hỏi 1 câu nhé : nếu 1 nhà máy có công suất cần 1 đoạn dây cáp 1x300, nhưng đấu vào là 1x250. Thì có hiện tượng gì xảy ra, cáp có bị nổ không và liệu khi xảy ra sự cố có thiết bị tự đóng ngắt không.

Bạn có thể sử dụng được tùy vào phương thức lắp đặt cáp mà dòng điện định mưc của cáp có thể tăng lên hoặc giảm xuống.Và trên thực tế khi thiết kế người ta chọn dòng của 100% tải để chọn dây dẫn.cuongcdmt.vnts07-08-2013, 15:14Chào bạn giapty, bạn cho mình xin phần mền tính toán ngắn mạch được không?,Mình muốn tham khảo mấy phần mềm này.Mình xin cmar ơn bạn trước.

Thân!

Khái niệm về giá trị điện

Uc là gì ? (điện áp

Page 15: Khai Niem Dai Luong Dien

Chú ý: Thông tin sản phẩm chỉ mang tính tham khảo, bạn hãy liên lạc trực tiếp với gian hàng để có được thông tin chính xác về sản phẩm.

Sửa chữa trạm biến áp  Các tiêu chí cần quan tâm khi lựa chọn chống sét Chống sét được sử dụng trong hệ thống điện nhằm mục đích hạn chế quá điện áp gây nên do sét hoặc do thao tác, nhờ đó cho phép giảm được khoảng cách cách điện cũng như mức cách điện của các thiết bị- . Với mục đích nêu trên việc lựa chọn chống sét trong hầu hết các ứng dụng là xác định được giá trị định mức nhỏ nhất cho phép của chống sét mà không làm hư hỏng chống sét đồng thời đảm bảo điện áp dư ở mức cho phép không gây ra phóng điện ở các thiết bị được nó bảo vệ hoặc đảm bảo một xác suất phóng điện của thiết bị được bảo vệ ở mức có thể chấp nhận được. Ngày nay hầu hết các loại chống sét được sử dụng trên lưới điện là loại chống sét ô-xít kim loại (ZnO) không khe hở. Khi lựa chọn chống sét để áp dụng tại các vị trí lắp đặt khác nhau cần phải hết sức lưu ý đến các thông số sau đây của chống sét: MCOV (Maximum fundamental frequency continuous operating voltage applied to the arrester): Điện áp làm việc liên tục lớn nhất ở tần số 50Hz đặt lên chống sét TOV (Temporary fundamental frequency overvoltages to which the arrester may be exposed): Điện áp quá áp tạm thời ở tần số 50Hz mà chống sét có thể phải chịu đựng Năng lượng: năng lượng cần phải được hấp thụ bởi chống sét để giới hạn các xung đóng cắt MCOV - Là điện áp lớn nhất của hệ thống có thể giáng liên tục lên chống sét cần phải được xác định khi lựa chọn. Chống sét được lựa chọn phải có giá trị MCOV ít nhất là bằng nhưng thường được lựa chọn lớn hơn một chút so với điện áp liên tục lớn nhất của hệ thống. Ví dụ: nếu điện áp định mức của hệ thống 22kV có trung tính nối đất không bao giờ vượt quá 24kV (10%) thì điện áp làm việc liên tục lớn nhất có thể đặt lên chống sét đường dây kiểu pha-đất là 24kV/√3 = 13,86kV. Trong trường hợp này ta có thể lựa chọn chống sét van loại HE18 có giá trị MCOV bằng 15,3kV rms. TOV - Đôi lúc giá trị điện áp tần số công nghiệp giáng lên chống sét có thể vượt quá giá trị MCOV, chẳng hạn như trong lưới điện có trung tính cách đất, khi có một pha bị sự cố chạm đất, giá trị điện áp giáng lên trên hai pha

 

không bị sự cố bằng điện áp pha-pha, nghĩa là bằng √3 lần so với giá trị MCOV của hệ thống (tức là điện áp pha-đất). Quá điện áp tạm thời còn có thể xảy ra khi đóng điện vào đường dây truyền tải hoặc khi sa thải phụ tải. Năng lượng - Khi chống sét hạn chế các xung thao tác đóng cắt trên một đường dây truyền tải, nó có thể hấp thụ một lượng năng lượng rất lớn. Mức năng lượng hấp thụ vượt quá khả năng hấp thụ của chống sét có thể sẽ dẫn tới sự phá huỷ tức thời đối với chống sét cũng như làm hư hỏng chống sét. Điều này cũng rất quan trọng đối với khả năng TOV của chống sét khi hấp thụ năng lượng, gây đốt nóng vật liệu chống sét. Một điện áp quá áp tạm thời lớn kèm với việc hấp thụ một năng lượng lớn có thể dẫn tới việc thoát nhiệt ra bên ngoài và làm hư hỏng chống sét. Đối với các thiết bị có điện áp nhỏ hơn 52kV, quá điện áp do thao tác đóng cắt không tạo thành vấn đề nghiêm trọng với lưới điện trên không và sự phối hợp cách điện chủ yếu được dựa trên các quá điện áp do sét. Mức bảo vệ hay là điện áp phóng điện của chống sét là giá trị điện áp còn lại sau khi chống sét phóng điện, nó là một hàm số của dạng sóng, độ dốc đầu sóng cũng như cường độ dòng điện phóng. Khi lựa chọn chống sét cần luôn luôn duy trì một khoảng cách giữa mức bảo vệ của chống sét (giá trị điện áp dư của chống sét) và mức cách điện của thiết bị được bảo vệ để đề phòng mức bảo vệ của chống sét có thể ngẫu nhiên bị xê dịch do độ dốc đầu sóng lớn hơn, giá trị dòng điện phóng lớn hơn,... hoặc mức cách điện

Page 16: Khai Niem Dai Luong Dien

của thiết bị bị suy giảm do lão hoá hoặc giá trị mức cách điện đưa ra dựa trên các thí nghiệm trong phòng thí nghiệm mô phỏng không hoàn toàn chính xác các điều kiện trong thực tế. Tiêu chuẩn IEC 71-2 qui định về phối hợp cách điện đã đưa ra khuyến nghị về mức độ dự phòng cách điện của thiết bị sau khi chống sét làm việc như sau: Đối với lưới điện có cấp điện áp <52kV với các thiết bị nhạy cảm với quá điện áp xung sét nên áp dụng một hệ số dự phòng ≈ 1,4 giữa mức chịu đựng quá điện áp xung sét của thiết bị được bảo vệ với mức bảo vệ xung của chống sét. Đối với các thiết bị ít nhạy cảm hơn đối với quá điện áp có thể áp dụng một hệ số dự phòng 1,2 trong một số trường hợp cụ thể. Cách tính như sau: Hệ số dự phòng = (mức chịu đựng xung sét của t.bị / mức bảo vệ xung của chống sét)

VD: MBA có điện áp chịu đựng xung sét là 170kV, chống sét bảo vệ dùng loại VARISIL HE42 có mức bảo vệ xung sét (điện áp dư xung sét) là 108,1kV, khi đó ta có thể tính ra được hệ số dự phòng cách điện là 170/108,1 = 1,57 phù hợp với khuyến nghị của tổ chức tiêu chuẩn IEC. 2- Hướng dẫn lựa chọn chống sét cho lưới trung ápa) Lưới điện 35kV có trung tính cách đất Ví dụ: cần lắp đặt chống sét để bảo vệ cho MBA 35kV được chế tạo theo tiêu chuẩn IEC-76. Các MBA được chế tạo theo tiêu chuẩn IEC-76 có các mức các điện như sau: Điện áp hiệu dụng Điện áp chịu đựng của Điện áp chịu đựng của thiết bị t.bị ở tần số công nghiệp xung sét (đỉnh) (kV rms) (kV rms) (kV) 7,2 20 60 12 28 75 24 50 125 36 70 170 Chống sét được lắp đặt kiểu pha-đất tại đầu cực MBA 35kV trong lưới trung tính cách đất. Điện áp pha-đất của lưới 35kV là 35kV/√3 = 20,21kV. Theo qui phạm, giá trị điện áp vận hành lớn nhất của hệ thống bằng 1,1 giá trị điện áp định mức của hệ thống, như vậy điện áp vận hành liên tục lớn nhất cho phép của hệ thống 35kV sẽ là 38,5kV. Đối với hệ thống 35kV có trung tính cách đất, theo qui phạm cho phép được vận hành khi xảy ra sự có chạm đất một pha tối đa trong 2h. Giá trị điện áp vận hành liên tục pha-đất lớn nhất của hệ thống là 38,5kV/√3 = 22,23kV, như vậy chống sét được lựa chọn cần phải có giá trị MCOV phải bằng hoặc lớn hơn trị số nêu trên. Giá trị quá điện áp tạm thời khi xảy ra sự cố chạm đất 1 pha của hệ thống sẽ bằng giá trị điện áp pha-pha (38,5kV), tức là bằng 1,9 lần (1,9 pu) giá trị điện áp pha-pha đất (20,21kV) và kéo dài trong 2h. Như vậy chống sét được lựa chọn có đặc tính TOV thoả mãn điều kiện quá điện áp tạm thời với mức 1,9 pu và kéo dài trong 2h. Căn cứ vào các tiêu chí về MCOV và TOV, căn cứ vào các loại chống sét của ALSTOM ta chọn được chống sét loại HE42 có các giá trị: * Uc (MCOV) = 33,6kV > 22,23kV - điện áp pha-đất lớn nhất của hệ thống

* Giá trị TOV được tính bằng Utov/Ur = 38,5kV/42kV = 0,92 pu, tra theo đặc tính TOV của van HE42, thời gian cho phép ở mức quá áp 0,92 pu của HE42 đối với chống sét mới là vô cùng và khoảng 20000 sec tương đương 5,5h khi trước đó đã phải chịu xung thao tác đóng cắt 100kA 4/10µs. Chống sét van loại HE42 ở dòng phóng 10kA có mức cách điện (điện áp phóng điện dư xung sét) là 108,1kV rms và mức dự phòng cách điện được tính bằng 170kV/1108,1kV = 1,57. Mức dự phòng cách điện này là hoàn toàn đáp ứng yêu cầu bảo vệ MBA 35kV theo khuyến nghị trong tiêu chuẩn IEC 71-2, vì vậy việc chọn chống sét HE42 trong ứng dụng nêu trên là chính xác. Tuy nhiên hiện nay Tổng công ty điện lực Việt nam đã có văn bản yêu cầu các công ty điện lực phải đưa bảo vệ đi cắt máy cắt khi trạm đất vào làm việc cho các lưới điện trung áp có trung tính cách đất trong thành phố hoặc đi qua các khu đông dân cư. Như vậy sau khi đưa bảo vệ chống chạm đất vào làm việc, thời gian quá điện áp tạm thời cho phép khi chạm đất một pha chính bằng thời gian đi cắt máy cắt của bảo vệ, lâu nhất trong khoảng 3s. b) Lưới điện 22kV có trung tính cách đất hoặc qua kháng, tổng trở Ví dụ: cần lắp đặt chống sét để bảo vệ cho MBA 22kV được chế tạo theo tiêu chuẩn IEC-76. Các thông số của hệ thống 22kV trung tính cách đất

Page 17: Khai Niem Dai Luong Dien

như sau: - Điện áp định mức của hệ thống: 22kV - Điện áp làm việc pha-pha liên tục lớn nhất của hệ thống: 24kV - Điện áp làm việc pha-đất liên tục lớn nhất của HT: 13,86kV - Điện áp quá áp tạm thời pha-đất lớn nhất (Utov): 24kV - Thời gian vận hành cho phép khi bị chạm đất 1 pha (quá áp tạm thời): + Khi không có bảo vệ đi cắt, chỉ báo tín hiệu 2 h + Khi có bảo vệ đi cắt MC khi sự cố chạm đất 3 sec - Yêu cầu bảo vệ chống sét ở mức dòng xung sét: 10kA - Mức hấp thụ năng lượng yêu cầu: 4kJ/kV Để lựa chọn chống sét ta xem xét tiêu chí đầu tiên là mức hấp thụ năng lượng. Chống sét ALSTOM dòng HE có mức hấp thụ năng lượng 4,8kJ/kV đáp ứng yêu cầu, có thể lựa chọn để xem xét tiếp. Tiêu chí tiếp theo được sử dụng để lựa chọn là điện áp làm việc liên tục pha-đất lớn nhất. Chống sét van phải có điện áp làm việc liên tục Uc > điện áp làm việc liên tục pha-đất lớn nhất của HT (13,86kV). Các loại chống sét từ HE18 trở lên có Uc > 13,86kV sẽ được lựa chọn để xem xét tiếp.

* Trong trường hợp không có bảo vệ đi cắt MC khi xảy ra sự cố pha-đất, thời gian quá điện áp yêu cầu là 2h. Ta xem xét thử lựa chọn loại HE24 có Uc = 20kV và Ur = 24kV. Mức quá áp tạm thời được tính: Utov / Ur = 24kV / 24 kV = 1 pu Căn cứ vào đặc tính TOV (của chống sét mới) của dòng chống sét HE ta có thời gian chịu quá điện áp tạm thời ở mức 1 pu là 150000 sec tương đương 417h. Như vậy việc lựa chọn HE24 là hoàn toàn phù hợp. Yếu tố cuối cùng cần xem xét đó là khả năng phối hợp cách điện với thiết bị được bảo vệ, thể hiện bằng mức dự phòng cách điện. Chống sét loại HE24 ở dòng phóng 10kA có mức cách điện (điện áp phóng điện dư xung sét) là 65,1kV rms. Mức dự phòng cách điện của MBA 22kV được chế tạo theo tiêu chuẩn IEC 76 được tính như sau: 150kV/65,1kV = 2,3 > 1,4 phù hợp với khuyến nghị của IEC 71-2. Như vậy việc lựa chọn chống sét HE24 để bảo vệ MBA 22kV trong lưới trung tính cách đất không có bảo vệ đi cắt máy cắt khi sự cố 1 pha với đất là hoàn toàn phù hợp. * Trong trường hợp có trang bị bảo vệ đi cắt MC khi xảy ra sự cố pha-đất, thời gian quá điện áp chỉ tồn tại tối đa 3s. Ta xem xét thử lựa chọn loại HE18 có Uc = 15,3kV, Ur = 18kV. Mức quá áp tạm thời được tính: Utov / Ur = 24kV / 18 kV = 1,17 pu Căn cứ vào đặc tính TOV (của chống sét mới) của dòng chống sét HE ta có thời gian chịu quá điện áp tạm thời ở mức 1,17 pu xấp xỉ 50 sec. Như vậy việc lựa chọn HE18 là hoàn toàn phù hợp. Yếu tố cuối cùng cần xem xét đó là khả năng phối hợp cách điện với thiết bị được bảo vệ, thể hiện bằng mức dự phòng cách điện. Chống sét loại HE18 ở dòng phóng 10kA có mức cách điện (điện áp phóng điện dư xung sét) là 49,1kV rms. Mức dự phòng cách điện của MBA 22kV được chế tạo theo tiêu chuẩn IEC 76 được tính như sau: 150kV/49,1kV = 3,05 > 1,4 phù hợp với khuyến nghị của IEC 71-2. Như vậy việc lựa chọn chống sét HE18 để bảo vệ MBA 22kV trong lưới trung tính cách đất có trang bị bảo vệ đi cắt máy cắt khi sự cố 1 pha với đất là phù hợp. c) Lưới điện 22kV có trung tính nối đất trực tiếp

Ví dụ: cần lắp đặt chống sét để bảo vệ cho MBA 22kV được chế tạo theo tiêu chuẩn IEC-76. Các thông số của hệ thống 22kV trung tính nối đất như sau: - Điện áp định mức của hệ thống: 22kV - Điện áp làm việc pha-pha liên tục lớn nhất của hệ thống: 24kV - Điện áp làm việc pha-đất liên tục lớn nhất của HT: 13,86kV - Điện áp quá áp tạm thời pha-đất lớn nhất (Utov): 13,86kV - Yêu cầu bảo vệ chống sét ở mức dòng xung sét: 10kA - Mức hấp thụ năng lượng yêu cầu: 4kJ/kV Để lựa chọn chống sét ta xem xét tiêu chí đầu tiên là mức hấp thụ năng lượng. Chống sét ALSTOM dòng HE có mức hấp thụ năng lượng 4,8kJ/kV đáp ứng yêu cầu, có thể lựa chọn để xem xét tiếp. Tiêu chí tiếp theo được sử dụng để lựa chọn là điện áp làm việc liên tục pha-đất lớn nhất. Chống sét van phải có điện áp làm việc liên tục Uc > điện áp làm việc liên tục pha-đất lớn nhất của HT (24/√3 = 13,87kV). Các loại chống sét từ HE18 trở lên có Uc > 13,87kV sẽ được lựa chọn để xem xét tiếp. Ta xem xét thử lựa chọn loại HE18 có Uc = 15,3kV, Ur = 18kV. Mức quá áp tạm

Page 18: Khai Niem Dai Luong Dien

thời được tính: Utov / Ur = 13.87kV / 18 kV = 0,77 pu Căn cứ vào đặc tính TOV (không phải chịu xung thao tác đóng cắt) của dòng chống sét HE ta có thời gian chịu quá điện áp tạm thời ở mức 0,77 pu là vô cùng lớn. Như vậy việc lựa chọn HE18 là phù hợp. Yếu tố cuối cùng cần xem xét đó là khả năng phối hợp cách điện với thiết bị được bảo vệ, thể hiện bằng mức dự phòng cách điện. Chống sét loại HE18 ở dòng phóng 10kA có mức cách điện (điện áp phóng điện dư xung sét) là 49,1kV rms. Mức dự phòng cách điện của MBA 22kV được chế tạo theo tiêu chuẩn IEC 76 được tính như sau: 150kV/49,1kV = 3,05 > 1,4 phù hợp với khuyến nghị của IEC 71-2. Như vậy việc lựa chọn chống sét HE18 để bảo vệ MBA 22kV trong lưới trung tính nối đất là phù hợp. d) Lưới điện 10kV có trung tính cách đất Ví dụ: cần lắp đặt chống sét để bảo vệ cho MBA 10kV được chế tạo theo tiêu chuẩn IEC-76. Các thông số của hệ thống 10kV trung tính cách đất như sau:- Điện áp định mức của hệ thống: 10kV - Điện áp làm việc pha-pha liên tục lớn nhất của hệ thống: 11kV - Điện áp làm việc pha-đất liên tục lớn nhất của HT: 6,35kV - Điện áp quá áp tạm thời pha-đất lớn nhất (Utov): 11kV - Thời gian vận hành cho phép khi bị chạm đất 1 pha (quá áp tạm thời): + Khi không có bảo vệ đi cắt, chỉ báo tín hiệu 2 h + Khi có bảo vệ đi cắt MC khi sự cố chạm đất 3 sec - Yêu cầu bảo vệ chống sét ở mức dòng xung sét: 10kA - Mức hấp thụ năng lượng yêu cầu: 4kJ/kV Để lựa chọn chống sét ta xem xét tiêu chí đầu tiên là mức hấp thụ năng lượng. Chống sét ALSTOM dòng HE có mức hấp thụ năng lượng 4,8kJ/kV đáp ứng yêu cầu, có thể lựa chọn để xem xét tiếp. Tiêu chí tiếp theo được sử dụng để lựa chọn là điện áp làm việc liên tục pha-đất lớn nhất. Chống sét van phải có điện áp làm việc liên tục Uc > điện áp làm việc liên tục pha-đất lớn nhất của HT (11/√3 = 6,36kV). Các loại chống sét từ HE09 trở lên có Uc > 6,36kV sẽ được lựa chọn để xem xét tiếp. * Trong trường hợp không có bảo vệ đi cắt MC khi xảy ra sự cố pha-đất, thời gian quá điện áp yêu cầu là 2h. Ta xem xét thử lựa chọn loại HE10 có Uc = 8,4kV, Ur = 10kV. Mức quá áp tạm thời được tính: Utov / Uc = 11kV / 10 kV = 1,1 pu Căn cứ vào đặc tính TOV (không phải chịu xung thao tác đóng cắt) của dòng chống sét HE ta có thời gian chịu quá điện áp tạm thời ở mức 1,1 pu chỉ là 65sec < 2h. Như vậy việc lựa chọn HE10 là không phù hợp. Ta xem xét lựa chọn loại HE12 có Uc = 10.2kV, Ur = 12kV. Mức quá áp tạm thời được tính: Utov / Uc = 11kV / 12 kV = 0,92 pu Căn cứ vào đặc tính TOV (của chống sét mới) của dòng chống sét HE ta có thời gian chịu quá điện áp tạm thời ở mức 0,92 pu là vô cùng và sau khi chịu một xung thao tác đóng cắt 100kA 4/10µs là 20000 sec tương đương 55,5h. Như vậy việc lựa chọn HE12 là phù hợp. Yếu tố cuối cùng cần xem xét đó là khả năng phối hợp cách điện với thiết bị được bảo vệ, thể hiện bằng mức dự phòng cách điện. Chống sét loại HE12 ở dòng phóng 10kA có mức cách điện (điện áp phóng điện dư xung sét) là 32,8kV rms. Mức dự phòng cách điện của MBA 10kV được chế tạo theo tiêu chuẩn IEC 76 được tính như sau:75kV/32,8kV = 2,28 > 1,4 phù hợp với khuyến nghị của IEC 71-2. Như vậy việc lựa chọn chống sét HE12 để bảo vệ MBA 10kV trong lưới trung tính cách đất không có bảo vệ đi cắt máy cắt khi sự cố 1 pha với đất là phù hợp. * Trong trường hợp có trang bị bảo vệ đi cắt MC khi xảy ra sự cố pha-đất, thời gian quá điện áp chỉ tồn tại tối đa 3s. Ta xem xét thử lựa chọn loại HE09 có Uc = 7,65kV, Ur = 9kV. Mức quá áp tạm thời được tính: Utov / Uc = 11kV / 9 kV = 1,22 pu Căn cứ vào đặc tính TOV (của chống sét mới) của dòng chống sét HE ta có thời gian chịu quá điện áp tạm thời ở mức 1,22 pu xấp xỉ 7 sec. Như vậy việc lựa chọn HE09 là hoàn toàn phù hợp. Yếu tố cuối cùng cần xem xét đó là khả năng phối hợp cách điện với thiết bị được bảo vệ, thể hiện bằng mức dự phòng cách điện. Chống sét loại HE09 ở dòng phóng 10kA có mức cách điện (điện áp phóng điện dư xung sét) là 28,1kV rms. Mức dự phòng cách điện của MBA 10kV được chế tạo theo tiêu chuẩn IEC 76 được tính như sau: 75kV/28,1kV = 2,67 > 1,4 phù hợp với khuyến nghị của IEC 71-2. Như vậy việc lựa chọn chống sét HE09 để bảo vệ MBA 10kV trong lưới trung

Page 19: Khai Niem Dai Luong Dien

tính cách đất có trang bị bảo vệ đi cắt máy cắt khi sự cố 1 pha với đất là phù hợp. 3- Lựa chọn chống sét AREVA (ALSTOM T&D) cho lưới trung áp Theo cách lựa chọn chống sét dựa vào các tiêu chí đã được các tổ chức tiêu chuẩn IEC và IEEE ban hành nêu trên, căn cứ vào dãy sản phẩm chống sét HE của AREVA (ALSTOM T&D), ta có bảng lựa chọn chống sét HE để bảo vệ cho các thiết bị trong lưới phân phối trung áp như sau: Điện áp hệ thống Trung tính Chế độ rơ le bảo vệ máy cắt tổng 6kV 10kV 22kV 35kV Nối đất trực tiếp HE06 HE09 HE18 HE36 Cắt NM 1 pha HE06 HE09 HE18 HE36 Nối đất qua tổng trở, kháng Không cắt NM 1 pha HE09 HE12 HE27 HE42 Cắt NM 1 pha HE06 HE09 HE24 HE36 Cách ly Không cắt NM 1 pha HE09 HE12 HE27 HE42Các loại chống sét trong bảng lựa chọn nêu trên được chọn sát với các yêu cầu kỹ thuật của các hệ thống. Tuy nhiên trên thực tế hoàn toàn có thể áp dụng các gam thiết bị lớn hơn miễn là thoả mãn các yêu cầu về phối hợp cách điện với thiết bị được bảo vệ, chẳng hạn, căn cứ vào điện áp phóng điện dư hoàn toàn có thể: - Dùng HE24 để bảo vệ cho thiết bị trong lưới 22kV có trung tính nối đất trực tiếp - Dùng HE42 để bảo vệ cho thiết bị trong lưới 35kV có trung tính nối đất qua cuộn dập hồ quang mà vẫn đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật, đặc biệt là yêu cầu về độ dự phòng cách điện cho thiết bị được bảo vệ. Việc sử dụng các gam thiết bị chống sét lớn hơn để bảo vệ cho thiết bị dù đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật nhưng thường có chi phí cao hơn. Vì vậy tuỳ theo người sử dụng và cân nhắc giữa các yếu tố kinh tế và kỹ thuật mà quyết định   Để mua,bán ,sửa chữa,bảo hành ,báo giá sản phẩm Chống sét van. Liên hệ: