giao an ngu van 9 ca nam day du

544
Bùi Thanh Gòn- GV trường THCS Tân Vịnh- Lộc Hà- Hà Tĩnh Ngày soạn:4-9-2007 Tuần 1-Bài 1 Ngày giảng: Tiết1 - Phong cách Hồ Chí Minh (Trích) - Lê Anh Trà - A. Mục tiêu bài học : Giúp học sinh: - Thấy được vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hà hoà giữa truyền thống và hiện đại, dân tộc và nhân loại, thanh cao và giản dị. - Từ lòng kính yêu, tự hào về Bác, học sinh có ý thức tu dưỡng, họ tập rèn luyện theo gương Bác. B. Chuẩn bị : - Giáo viên: Tranh ảnh, bài viết về nơi ở, và nơi làm việ của Bác. - Học sinh: Sưu tầm tranh ảnh, bài viết về nơi ở và làm việc củ Bác. C. Tiến trình bài giảng : * Hoạt động 1 : Khởi động: 1-Tổ chức: 2-Kiểm tra: - Kiểm tra sự chuẩn bị đồ dùng học tập cho môn học của học sinh. - Kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh. 3-Bài mới : Giới thiệu bài: ở các lớp dưới các em đã được tìm hiểu một số văn bản viết về Hồ Ch Minh, giờ hôm nay với văn bản “Phong cách Hồ Chí Minh” chúng ta sẽ hiểu rõ hơ phong cách sống và làm việc của Bác. * Hoạt động 2 : Đọc, hiểu văn bản - Hướng dẫn HS đọc: Chậm rãi, bình tĩnh, khúc triết (GV đọc mẫu đọc). - Nhận xét cách đọc của học sinh. ? Dựa vào phần chú thích (SGK-7) hãy giải thích ngắn gọn các từ khó? I- Tiếp xúc văn bản : 1- Đọc, kể tóm tắt: 2- Tìm hiểu chú thích (SGK7): - Bất giác: Tự nhiên, ngẫu nhiên, khô dự định trước. - Đạm bạc: Sơ sài, giản dị, không cầu bày vẽ. 1

Upload: nguyen-duy

Post on 29-Jun-2015

3.157 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: Giao an ngu van 9  ca nam day du

Bùi Thanh Gòn- GV trường THCS Tân Vịnh- Lộc Hà- Hà Tĩnh

Ngày soạn:4-9-2007 Tuần 1-Bài 1Ngày giảng:

Tiết1 - Phong cách Hồ Chí Minh (Trích) - Lê Anh Trà -A. Mục tiêu bài học: Giúp học sinh:

- Thấy được vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hoà giữa truyền thống và hiện đại, dân tộc và nhân loại, thanh cao và giản dị.

- Từ lòng kính yêu, tự hào về Bác, học sinh có ý thức tu dưỡng, học tập rèn luyện theo gương Bác.B. Chuẩn bị: - Giáo viên: Tranh ảnh, bài viết về nơi ở, và nơi làm việc của Bác.

- Học sinh: Sưu tầm tranh ảnh, bài viết về nơi ở và làm việc của Bác.C. Tiến trình bài giảng:* Hoạt động 1: Khởi động:

1-Tổ chức:2-Kiểm tra:- Kiểm tra sự chuẩn bị đồ dùng học tập cho môn học của học sinh.- Kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh.3-Bài mới: Giới thiệu bài:ở các lớp dưới các em đã được tìm hiểu một số văn bản viết về Hồ Chí Minh,

giờ hôm nay với văn bản “Phong cách Hồ Chí Minh” chúng ta sẽ hiểu rõ hơn phong cách sống và làm việc của Bác.* Hoạt động 2: Đọc, hiểu văn bản

- Hướng dẫn HS đọc: Chậm rãi, bình tĩnh, khúc triết (GV đọc mẫuHS đọc).- Nhận xét cách đọc của học sinh. ? Dựa vào phần chú thích (SGK-7) hãy giải thích ngắn gọn các từ khó?

? Xác định kiểu văn bản cho văn bản này?? Văn bản được chia làm mấy phần?Nêu nội dung chính của từng phần?

I- Tiếp xúc văn bản:1- Đọc, kể tóm tắt:

2- Tìm hiểu chú thích (SGK7):- Bất giác: Tự nhiên, ngẫu nhiên, không dự định trước.- Đạm bạc: Sơ sài, giản dị, không cầu kỳ,bày vẽ.3- Bố cục:- Kiểu văn bản: Nhật dụng.- Văn bản trích chia làm 3 phần:+Đoạn 1: Từ đầu đến “rất hiện đại”Quá trình hình thành và điều kỳ lạ của phong cách văn hoá Hồ Chí Minh.+Đoạn 2: Tiếp đến “ Hạ tắm ao”Những vẻ đẹp cụ thể của phong cách sống và làm việc của Bác Hồ.+Đoạn 3: Còn lại: Bình luận và khẳngđịnh ý nghĩa của phong cách văn hoá HCM.II- Phân tích văn bản:1 - Con đường hình thành phong cách văn

1

Page 2: Giao an ngu van 9  ca nam day du

Bùi Thanh Gòn- GV trường THCS Tân Vịnh- Lộc Hà- Hà Tĩnh

- Một học sinh đọc lại đoạn 1.? Trong đoạn văn này tác giả đã khái quát vốn tri thức văn hoá của Bác Hồ nhưthế nào? (Thể hiện qua câu văn nào?).? Nhận xét gì về cách viết của tác giả?

? Tác dụng của biện pháp so sánh, kể vàbình luận ở đây?

? Bác có được vốn văn hoá ấy bằng những con đường nào?

? Điều kỳ lạ nhất trong phong cách vănhoá Hồ Chí Minh là gì?

? Nhận xét gì về nghệ thuật của tác giảtrong đoạn này? tác dụng? *Hoạt động 3:

hoá Hồ Chí Minh:- Vốn tri thức văn hoá của Bác: “Có thể nói ít có vị lãnh tụ nào lại am hiểu nhiều về các dân tộc và nhân dân thế giới, văn hoá thế giới sâu sắc như Hồ Chí Minh. So sánh một cách bao quát đan xengiữa kể và bình luận. Khẳng định vốn tri thức văn hoá củaBác rất sâu rộng.- Trong cuộc đời hoạt động cách mạng,Hồ Chí Minh đã đi qua nhiều nơi, tiếpsúc với nhiều nền văn hoá. Cụ thể là:+ Nói và viết thạo nhiều thứ tiếng ngoạiquốc: Nắm vững phương tiện giao tiếp làngôn ngữ - công cụ giao tiếp quan trọngđể tìm hiểu và giao lưu văn hoá với cácdân tộc trên thê giới.

+ Học trong công việc, trong lao động ởmọi lúc, mọi nơi (“Làm nhiều nghề khácnhau”).+ “Học hỏi, tìm hiểu văn hoá, nghệ thuậtđến một mức khá uyên thâm”Học hỏitìm hiểu đến mức sâu sắc.+ “Chịu ảnh hưởng của tất cả các nền vănhoá, tiếp thu mọi các đẹp, cái hay”Tiếpthu có chọn lọc.+ “Phê phán những tiêu cực của CNTB” “Tất cả những ảnh hưởng quốc tế đó đãnhào nặn với cái gốc văn hoá dân tộc …để trở thành một nhân cách rất Việt Nam… rất hiện đại”. Đó chính là điều kỳ lạ vì Người đã tiếpthu một cách có chọn lọc những tinh hoavăn hoá nước ngoài. Trên nền tảng vănhoá dân tộc mà tiếp thu những ảnh hưởngquốc tế. Bác đã kết hợp giữa truyền thốngvà hiện đại, giữa phương Đông và phươngTây, xưa và nay, dân tộc và quốc tếNghệthuật đối lập=>Phong cách Hồ Chí Minh: Kết hợp hàihoà …Củng cố, dặn dò:- Hệ thống bài học.

2

Page 3: Giao an ngu van 9  ca nam day du

Bùi Thanh Gòn- GV trường THCS Tân Vịnh- Lộc Hà- Hà Tĩnh

(Thực hiện ở tiết sau).

Hướng dẫn học sinh làm bài tập.

Bài tập: Nêu những biểu hiện của sự kếthợp hài hoà giữa truyền thống văn hoá dântộc và tinh hoa văn hoá nhân loại của Chủtịch Hồ Chí Minh?- Hướng dẫn về nhà: Học bài + soạn tiếp tiết 2 của văn bản.

Ngày soạn :4-9-2007 Ngày giảng:

Tíêt 2 - Phong cách Hồ Chí Minh (Tiếp) - Lê Anh Trà -A. Mục tiêu bài học: Giúp học sinh:

- Thấy được vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hoà giữa truyền thống và hiện đại, dân tộc và nhân loại, thanh cao và giản dị.

- Từ lòng kính yêu, tự hào về Bác, học sinh có ý thức tu dưỡng, học tập rèn luyện theo gương Bác.B. Chuẩn bị:

- Giáo viên: Tranh ảnh, các bài viết về Bác theo chủ đề.- Học sinh: Sưu tầm tranh ảnh, các bài viết về Bác theo sự hướng dẫn của giáo viên.

C. Tiến trình bài giảng:* Hoạt động 1: Khởi động:

1-Tổ chức:2-Kiểm tra:- Câu hỏi: Phong cách văn hoá Hồ Chí Minh được hình thành như thế nào? Điều kỳ lạ nhất trong phong cách văn hoá Hồ Chí Minh là gì?- Kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh.3-Bài mới: Giới thiệu bài:(Tiếp tục tìm hiểu văn bản).

* Hoạt động 2: Đọc, hiểu văn bản:

- Một học sinh đọc đoạn 2 và đoạn 3.? Nhắc lại nội dung chính của đoạn văn?

? Phong cách sống của Bác được tác giảđề cập tới ở những phương tiện nào? Cụ thể ra sao?

I- Tiếp xúc văn bản:II- Phân tích văn bản: (Tiếp)2 -Vẻ đẹp của phong cách Hồ Chí Minh: - Thể hiện ở lối sống giản dị mà thanh caocủa Người.+ Nơi ở, nơi làm việc: “Chiếc nhà sàn nhỏbằng gỗ”… “Chỉ vẹn vẹn có vài phòng tiếp khách, họp Bộ Chính trị, làm việc và ngủ… đồ đạc rất mộc mạc, đơn sơ”.

3

Page 4: Giao an ngu van 9  ca nam day du

Bùi Thanh Gòn- GV trường THCS Tân Vịnh- Lộc Hà- Hà Tĩnh

(Tích hợp với văn bản: “Đức tính giản dịcủa Bác Hồ”, vở kịch “Đêm trắng”, cácvăn bản thơ khác).? Học sinh liên hệ với những bài viết đãsưu tầm được.

? Nhận xét gì về cách đưa dẫn chứng, cách viết của tác giả?? Phân tích hiệu quả của các biện phápnghệ thuật trên?? Theo tác giả, lối sống của Bác chúngta cần nhìn nhận như thế nào cho đúng?

? Để giúp bạn đọc hiểu biết một cách sâu và sát vấn đề, tác giả đã sử dụng các biện pháp nghệ thuật gì?? Nêu tác dụng của các biện pháp nghệthuật?? Nêu cảm nhận của bản thân khi họcxong văn bản này?

*Hoạt động 3:

? Những đặc sắc về nghệ thuật của vănbản?

+ Trang phục: “Bộ quần áo bà ba nâu” “Chiếc áo trấn thủ”. “Đôi dép lốp thô sơ”+ Tư trang: “Tư trang ít ỏi, một chiếc valicon với vài bộ quần áo, vài vật kỷ niệm”.+ Việc ăn uống: “Rất đạm bạc”Những món ăn dân tộc không cầu kỳ “Cákho, rau luộc, dưa ghém, cà muối”. Nghệ thuật: Dẫn chứng tiêu biểu, kết hợp lời kể vớibình luận một cách tự nhiên,nghệ thuật đối lập (Chủ tịch nước mà hết sức giản dị).=>Nổi bật nét đẹp trong lối sống của Bác.- Nếp sống giản dị và thanh đạm của Báccũng giống như các nhà nho nổi tiếng trướcđây (Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm) –Nét đẹp của lối sống rất dân tộc, rất Việt Nam+ “Không phải là một cách tự thần thánhhoá, tự làm cho khác đời, hơn đời”.+ Đây cũng không phải là lối sống khắckhổ của những con người tự vui trong cảnhnghèo khó.+ Là lối sống thanh cao, một cách bồi bổcho tinh thần sảng khoái, một quan niệmthẩm mỹ (Cái đẹp là sự giản dị, tự nhiên).Nghệ thuật: Kết hợp giữa kể và bình luận,so sánh, dẫn thơ của Nguyễn Bỉnh Khiêm,dùng các loạt từ Hán Việt (Tiết chế, hiềntriết, thuần đức, danh nho di dưỡng tinh thần, thanh đạm, thanh cao,…)=> Cảm nhận sâu sắc nét đẹp trong lối sống giản dị mà thanh cao của Chủ tịchHồ Chí Minh. Giúp người đọc thấy đượcsự gần gũi giữa Bác Hồ với các vị hiền triếtcủa dân tộc.Tổng kết, ghi nhớ:1- Nghệ thuật:- Kết hợp giữa kể và bình luận.- Chọn lọc những chi tiết tiêu biểu.- Đan xen thơ, dùng chữ Hán Việt.- Nghệ thuật đối lập.2- Nội dung: - Con đường hình thành phong cách văn hoá Hồ Chí Minh.

4

Page 5: Giao an ngu van 9  ca nam day du

Bùi Thanh Gòn- GV trường THCS Tân Vịnh- Lộc Hà- Hà Tĩnh

? Nêu nội dung chính của văn bản?

- Hai học sinh đọc ghi nhớ. *Hoạt động 4:- Giáo viên hệ thống bài.- Hướng dẫn học sinh làm bài tập 1, bài tập 2 (Sách bài tập).

- Hướng dẫn học sinh về nhà.

- Vẻ đẹp của phong cách Hồ Chí Minh.3- Ghi nhớ: (SGK8)Vẻ đẹp của phong cách Hồ Chí Minh là sựkết hợp hài hoà giữa truyền thống văn hoádân tộc và tinh hoa văn hoá nhân loại, giữathanh cao và giản dị.Củng cố, dặn dò:1-Bài tập 1:(SGK8): Kể lại những câu chuyệnvề lối sống giản dị mà cao đẹp của Chủ tịchHồ Chí Minh.2-Bài tập 2: Tìm dẫn chứng để chứng minhBác không những giản dị trong lối sống mà Bác còn giản dị trong nói, viết.- Học bài.- Chuẩn bị bài “Các phương pháp hội thoại”

Ngày soạn 5-9-2007 Ngày giảng:

Tiết 3 - Các phương châm hội thoạiA. Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh:

- Nắm được nội dung phương châm về lượng và phương chậm về chất.- Biết vận dụng những phương châm này trong giao tiếp.

B. Chuẩn bị:- Giáo viên: hợp đồng , giấy A0- Học sinh: chuẩn bị bài theo hợp đồngg

C. Tiến trình bài giảng:* Hoạt động 1: Khởi động:

1-Tổ chức:2-Kiểm tra: Kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh.3-Bài mới: Giới thiệu bài:

Trong chương trình ngữ văn lớp 8, các em đã được tìm hiểu về vai XH trong hội thoại, lượt lời trong hội thoại. Để hoạt động hội thoại có hiệu quả, chúng ta cần nắm được tư tưởng chỉ đạo của hoạt động này, đó chính là phương châm hội thoại.* Hoạt động 2: Bài học:

5

Page 6: Giao an ngu van 9  ca nam day du

Bùi Thanh Gòn- GV trường THCS Tân Vịnh- Lộc Hà- Hà Tĩnh

1- Ngữ liệu và phân tích ngữ liệu theo HĐ * Ví dụ 1: Đoạn đối thoại.- Hai học sinh đọc.? Khi An hỏi “Học bơi ở đâu?” mà Ba trả lời“ở dưới nước” thì câu trả lời đó có đáp ứngđiều mà An cần biết không? Vì sao? Câu trả lời không làm cho An thoả mãn vì nó mơ hồ về ý nghĩa. An muốn biết Ba họcbơi ở địa điểm nào “ở đâu?” chứ không phảiAn hỏi bơi là gì?? Ba cần trả lời như thế nào? Câu trả lơi, ví dụ: “Mình học bơi ở bể bơicủa Nhà máy nước”.? Từ đây, em rút ra được bài học gì về giao tiếp?Khi nói, câu nói phải có nội dung đúng vớiyêu cầu của giao tiếp, không nên nói ít hơnnhững gì mà giao tiếp đòi hỏi.* Ví dụ 2: Truyện cười “Lợn cưới, áo mới”. - Hai học sinh đọc, kể lại truyện.? Vì sao truyện lại gây cười?Truyện gây cười vì cách nói của hai nhân vật.? Lẽ ra anh “Lợn cưới” và anh “áo mới” phảihỏi và trả lời như thế nào để người nghe đủbiết được điều cần hỏi và trả lời?Lẽ ra chỉ cần hỏi “Bác có thấy con lợn nàochạy qua đây không?”- Trả lời “(Nãy giờ) tôi chẳng thấy có con lợnnào chạy qua đây cả!”Như vậy, các nhân vật ở đây nói nhiều hơnnhững gì cần nói.? Qua ví dụ này, hãy cho biết khi giao tiếp tacần phải tuân thủ yêu cầu gì?Trong giao tiếp, không nên nói nhiều hơn những gì cần nói.? Qua hai ví dụ trên, giúp ta biết để tuân thủphương châm về lượng trong giao tiếp. Hãynhắc lại thế nào là phương châm về lượng.- Một học sinh ghi nhớ.*Ví dụ 3: Truyện cười “Quả bí khổng lồ” (SGK9).- Hai học sinh đọc.? Truyên cười này phê phán điều gì?Phê phán tính nói khoác.? Qua truyện cười trên, hãy cho biết cần tránhđiều gì trong gia tiếp?

2- Kết luận:a Phương châm về lượng:Khi giao tiếp cần nói cho có nội dung,nội dung của lời nói phải đáp ứng yêucầu của cuộc giao tiếp, không thiếu,không thừa (Phương châm về lượng).

* Ghi nhớ (SGK9).b-Phương châm về chất: Khi giao tiếp đừng nói những điều mà mình không tin là đúng hay khôngcó bằng chứng xác thực (Phương châmvề chất).

6

Page 7: Giao an ngu van 9  ca nam day du

Bùi Thanh Gòn- GV trường THCS Tân Vịnh- Lộc Hà- Hà Tĩnh

Trong giao tiếp, không nên nói những điềumà mình không tin là đúng sự thật-trái vớiđiều ta nghĩ.? Nếu không biết chắc ngày mai lớp lao độngthì em có thông báo điều đó với các bạn tronglớp không? Vì sao?? Tương tự, khi em không biết chắc vì sao bạnmình nghỉ học thì em có nên trả lời với thầy(cô) là bạn ấy nghỉ học vì ốm không? Vì sao?Em không nên thông báo với cả lớp, khôngtrả lời với thầy (cô) như vậy. Vì em chưa biếtchắc chắn.? Qua tình huống trên, hãy rút ra điều cầntránh trong giao tiếp?Trong giao tiếp, đừng nói những điều màmình không có bằng chứng xác thực-chưa có cơ sở để xác định là đúng.? Trong trường hợp này, trong lời nói của mình, ta nên sử dụng kèm những từ, ngữ nàocho phù hợp?Có thể sử dụng các từ ngữ: Hình như, emnghĩ là, …? Qua trên, em hãy cho biết trong hội thoại,cần phải lưu ý phương châm nào nữa (ngoàiphương châm về lượng đã tìm hiểu ở trên)?.- Một học sinh đọc ghi nhớ (SGK10). * Ghi nhớ (SGK10).

*Hoạt động 3:- Một học sinh đọc yêu cầu của bài tập.- Phát hiện lỗiPhân tích.- Trình bày trước lớp.

- Học sinh đọc yêu cầu cảu đề bài.- ĐiềnTrình bày trước lớp.

Luyện tập:1-Bài tập 1: (SGK10).a-… gia súc nuôi ở trong nhà.Lặp từ ngữ gia súc-nuôi ở trong nhà (Thừa)b-… loài chim có hai cánh.Thừa cụm từ “có hai cánh” vì đó là đặcđiểm của loài chim.

2-Bài tập 2: Chọn từ ngữ thích hợp điền vàochỗ trống:a-… nói có sách, mách có chứng.b-… nói dối.c-… nói mò.d-…nói nhăng, nói cuội.e-… nói trạng.=> Đều chỉ cách nói tuân thủ hoặc vi phạmphương châm về chất.

7

Page 8: Giao an ngu van 9  ca nam day du

Bùi Thanh Gòn- GV trường THCS Tân Vịnh- Lộc Hà- Hà Tĩnh

- Một học sinh đọc truyện.- Nêu yêu cầu của bài tập.- Làm bài tậpTrình bày.

- Một học sinh đọc yêu cầu của bài tập.- Suy nghĩTrình bày trước lớp.

- Hướng dẫn học sinh làm bài tập thêm.

3-Bài tập 3: Truyện cười “Có nuôi được không”.- ở đây phương châm về lượng đã khôngđược tuân thủ vì câu hỏi “Rồi có nuôi đượckhông?”Thừa.4-Bài tập 4: (SGK11).a- Các từ ngữ này được sử dụng trong hộithoại để bảo đảm tuân thủ phương châm vềchất nhằm báo cho người nghe biết là tínhxác thực của nhận định hay thông tin mìnhđưa ra chưa được kiểm chứng.b- Sử dung các từ ngữ này trong diễn đạt để tuân thủ phương châm về lượng: Báo chongười nghe biết việc nhắc lại nội dung đãcũ là do chủ ý của người nói.Bài tập 1, 4, 3 (Sách “Một số…”-Trang7,8.

* Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò.- Hệ thống lại hai nội dung: + Phương châm về lượng. + Phương châm về chất.- Học bài: + Xem lại các bài tập. + Làm bài tập 5 (SGK11).- Soạn: “Sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh”.

Ngày soạn :6-9-2007 Ngày giảng:

Tiết 4 - Sử dụng một số biện pháp nghệ thuậttrong văn bản thuyết minh

A. Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh:

- Hiểu việc sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh,làm cho văn bản thuyết minh sinh động, hấp dẫn.

- Biết cách sử dụng một số biện pháp nghệ thuật vào văn bản thuyết minh.B. Chuẩn bị:

- Giáo viên: câu hỏi , giâýAo- Học sinh: trả lời câu hỏi

C. Tiến trình bài giảng:* Hoạt động 1: Khởi động:

1-Tổ chức:2-Kiểm tra:

8

Page 9: Giao an ngu van 9  ca nam day du

Bùi Thanh Gòn- GV trường THCS Tân Vịnh- Lộc Hà- Hà Tĩnh

- Kiểm tra bài cũ: Kết hợp trong giờ.- Kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh.3-Bài mới: Giới thiệu bài:ở lớp 8, các em đã được học và vận dụng văn bản thuyết minh, giờ học này

chúng ta tiếp tục tìm hiểu và vận dụng kiểu văn bản này ở một yêu cầu cao hơn, đólà: Để văn bản thuyết minh sinh động, hấp dẫn và bớt khô khan thì cần sử dụng mộtsố biện pháp nghệ thuật.* Hoạt động 2: Bài học:

1- Ngữ liệu và phân tích ngữ liệu:? Nhắc lại khái niệm văn bản thuyết minh?Kiểu văn bản thông dụng trong mọi lĩnhvực đời sống nhằm cung cấp tri thức (Kiến thức) về đặc điểm, tính chất, nguyên nhân,…của các hiện tượng và sự vật trong tự nhiên,xã hội bằng phương thức trình bày, giới thiệu,giải thích.? Đặc điểm chủ yếu của văn bản thuyết minh?Cung cấp tri thức (Kiến thức) song đòi hỏiphải khách quan, xác thực và hữu ích cho con người.? Trong văn bản thuyết minh, người ta thườngdùng những phương pháp thuyết minh nào? Các phương pháp: Nêu định nghĩa, giảithích, phương pháp liệt kê, nêu ví dụ, dùng sốliệu, so sánh, phân tích, phân loại,…

* Ví dụ: Văn bản “Hạ Long-Đá và Nước”(SGK12,13)- Hai học sinh đọc văn bản.? Xác định đối tượng thuyết minh?Vịnh Hạ Long.?Bài văn thuyết minh đặc điểm gì của đối tượng?Sự kỳ lạ vô tận của Hạ Long do đá và nướctạo nên. Đó chính là vẻ đẹp hấp dẫn kỳ diệucủa Hạ Long.? Văn bản có cung cấp được tri thức khách quan về đối tượng không?Văn bản cung cấp tri thức khách quan về đối tượng đó là sự kỳ là của Hạ Long là vô tận.? Đặc điểm này có dễ dàng thuyết minh bằngcách đo đếm, liệt kê không? Vì sao?Không thể thuyết minh được đặc điểm nàymột cách dễ dàng bằng cách đo đếm, liệt kêđược vì đối tượng thuyết minh rất trừu tượng.? Trong văn bản này, tác giả đã sử dụng phương

2- Kết luận:Tìm hiểu việc sử dụng một số biện phápnghệ thuật trong văn bản thuyết minh.a-Ôn tập văn bản thuyết minh.

b-Viết văn bản thuyết minh có sửdụng một số biện pháp nghệ thuật:- Muốn cho văn bản thuyết minh đượcsinh động, hấp dẫn, người ta vận dụngthêm một số biện pháp nghệ thuật nhưkể chuyện, tự thuật, nhân hoá hoặccác hình thức vè, diễn ca (Trình bàybằng văn vần).- Các biện pháp nghệ thuật cần sửdụng thích hợp, góp phần làm nổi bậtđặc điểm của đối tượng thuyết minhvà gây hứng thú cho người đọc.

9

Page 10: Giao an ngu van 9  ca nam day du

Bùi Thanh Gòn- GV trường THCS Tân Vịnh- Lộc Hà- Hà Tĩnh

pháp thuyết minh nào là chủ yếu? Phương pháp liệt kê, giải thích.? Với các phương pháp thuyết minh này đãnêu ra được sự kỳ lạ của Hạ Long chưa? Tácgiả hiểu sự kỳ lạ ở đây là gì? (Thể hiện qua câu văn nào?).+ Với các phương pháp thuyết minh trênchưa thể nêu ra được sự kỳ lạ của Hạ Long. + Tác giả hiểu sự kỳ lạ của Hạ Long là: “Chính nước làm cho đá sống dậy… hồn”.? Để làm rõ “Sự kỳ lạ của Hạ Long là vô tận”một cách sinh động, hấp dẫn, tác giả còn vậndụng biện pháp nghệ thuật nào? Thể hiện cụthể ra sao? Sử dụng các biện pháp nghệ thuật:+ “Chính nước làm cho đá sống dậy… tâm hồn”.+ “Nước tạo nên sự di chuyển. Và di chuyểntheo mọi cách” tạo nên sự thú vị của cảnh sắc.+ Tuỳ theo góc độ và tốc độ di chuyển của dukhách, tuỳ theo cả hướng ánh sáng dọi vào các đảo đá, mà thiên nhiên tạo nên thế giớisống động, biến hoá đến lạ lùng: Biến chúngtừ những vật vô tri thành vật sống động có hồn.=> Tác giả sử dụng biện pháp tưởng tượng vàliên tưởng, tưởng tượng những cuộc dạo chơivới các khả năng dạo chơi (Tám chữ “Có thể”),khơi gợi những cảm giác có thể có (Thể hiệnqua các từ: Đột nhiên, bỗng, bỗng nhiên, hoáthân), dùng phép nhiên hoá.- Giới thiệu Vịnh Hạ Long không chỉ là đá vànước mà còn là một thế giới sống có hồn.? Như vậy, tác giả đã trình bày được sự kỳ lạcủa Hạ Long chưa? Nhờ biện pháp gì?? Qua văn bản trên hãy cho biết khi viết vănbản thuyết minh cần lưu ý điều gì để văn bảnđược sinh động, hấp dẫn?- Hai học sinh đọc ghi nhớ.

* Ghi nhớ (SGK13).

*Hoạt động 3:- Hai học sinh đọc văn bản.? Văn bản này có tính chất thuyếtminh không? Tính chất thuyết

Luyện tập:1-Bài tập 1: (SGK14).- Văn bản này có tính chất thuyết minh rất rõ ởviệc giới thiệu loài ruồi (Những tri thức khách

10

Page 11: Giao an ngu van 9  ca nam day du

Bùi Thanh Gòn- GV trường THCS Tân Vịnh- Lộc Hà- Hà Tĩnh

minh ấy thể hiện ở những điểm nào?

? Những phương pháp thuyết minhnào đã được sử dụng?

? Bài thuyết minh này có nét gì đặc biệt?

? Tác giả đã sử dụng biện phápnghệ thuật nào?? Biện pháp nghệ thuật ở đây cótác dụng gì?

- Một học sinh đọc yêu cầu củabài tập.- Giáo viên gợi ýHọc sinh làmbài tập.

quan về loài ruồi):+ Những tính chất chung về họ, giống, loài.+ Các tập tính sinh sống, sinh đẻ, đặc điểm cơ thể.Cung cấp các kiến thức đáng tin cậy: Từ đóthức tỉnh ý thức giữ gìn vệ sinh, phòng bệnh, ýthức diệt ruồi.- Phương pháp thuyết minh được sử dụng:+ Nêu định nghĩa.+ Phân loại.+ Số liệu.+ Liệt kê.- Một số nét đặc biệt của bài thuyết minh này:+ Về hình thức: Giống như văn bản tường thuậtmột phiên toà.+ Về cấu trúc: Giống như biên bản 1 cuộc tranhluận về mặt pháp lý.+ Về nội dung: Giống như một câu chuyện kể về loài ruồi.- Các biện pháp nghệ thuật: Nhân hoá, có tìnhtiết, miêu tả,…- Tác dụng của các biện pháp nghệ thuật:+ Làm cho văn bản trở nên sinh động, hấp dẫn,thú vị.+ Các biện pháp nghệ thuật này gây hứng thú cho bạn đọc nhỏ tuổi, vừa là truyện vui, vừa họcthêm tri thức.2-Bài tập 2: Nhận xét về biện pháp nghệ thuật được sử dụng để thuyết minh.- Nói về tập tính của chim én.- Biện pháp nghệ thuật: Lấy ngộ nhận hồi nhỏlàm đầu mối câu chuyện.

* Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò.- Giáo viên hệ thống lại bài: Sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong khi viết văn bản thuyết minh để làm cho văn bản này thêm sinh động, hấp dẫn.- Học sinh về nhà: + Học bài. + Làm bài tập 3, 4 (SBT6, 7).- Chuẩn bị bài: “Luyện tập sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh”.

Ngày soạn :7-9-2007 Ngày giảng:Tiết 5 - Luyện tập sử dụng một số biện pháp nghệ thuật

11

Page 12: Giao an ngu van 9  ca nam day du

Bùi Thanh Gòn- GV trường THCS Tân Vịnh- Lộc Hà- Hà Tĩnh

trong văn bản thuyết minhA. Mục tiêu cần đạt : Giúp học sinh biết vận dụng một số biện pháp nghệ thuật vào văn bản thuyết minh.B. Chuẩn bị:

- Giáo viên: Sưu tầm các bài viết có sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trongvăn bản thuyết minh có liên quan.

- Học sinh: Theo sự hướng dẫn của giáo viên.C. Tiến trình bài giảng:* Hoạt động 1: Khởi động:

1-Tổ chức:2-Kiểm tra:- Câu hỏi: Sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh

có tác dụng gì? Ta cần lưu ý điều gì khi sử dụng?- Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.3-Bài mới: Giới thiệu bài:Giờ trước chúng ta đã tìm hiểu việc sử dụng một số biện pháp nghệ thuật

trong văn bản thuyết minh. Để tạo lập một văn bản thuyết minh có sức thuyết phụccao các em cần vận dụng các biện pháp nghệ thuật một cách có hiệu quả. Giờ hômnay chúng ta cùng nhau luyện tập sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong vănbản thuyết minh.* Hoạt động 2: Bài học:

- Hai học sinh đọc lại đề bài.

? Xác định yêu cầu của đề bài?

- Chia lớp thành các nhóm.? Trình bày dàn ý, đọc phần mở bài của đề em đã chọn.

? Khi thuyết minh về cái quạt, emcần lập dàn ý như thế nào?? Sử dụng biện pháp nghệ thuật

I- Đề bài:Thuyết minh một trong các đồ dùng sau: Cáiquạt, cái bút, cái kéo, chiếc nón.II-Phân tích đề:- Kiểu văn bản: Thuyết minh.- Nội dung thuyết minh: Nêu được công dụng,cấu tạo, chủng loại, lịch sử của cái quạt (Cái kéo, cái bút, chiếc nón).- Hình thức thuyết minh: Vân dụng một số biện pháp nghệ thuật để làm cho bài viết vui tươi, hấp dẫn như kể chuyện, tự thuật, hỏi đáptheo lối nhân hoá.III- Trình bày và thảo luận:1- Học sinh ở từng nhóm trình bày:- Trình bày dàn ý chi tiết.- Dự kiến cách sử dụng biện pháp nghệ thuậttrong bài văn.Ví dụ: Thuyết minh về cái quạt:- Mở bài: Giới thiệu về cái quạt một cách kháiquát.- Thân bài: Giới thiệu cụ thể về cái quạt:+ Quạt là một đồ dùng như thế nào? (Phương pháp nêu định nghĩa).

12

Page 13: Giao an ngu van 9  ca nam day du

Bùi Thanh Gòn- GV trường THCS Tân Vịnh- Lộc Hà- Hà Tĩnh

vào bài văn như thế nào?

? Hãy đọc đoạn mở bài cho đề vănem đã chọn?- Học sinh cả lớp thảo luận, nhậnxét, bổ sung dàn ý của bạn?

Giáo viên nhận xét ưu, khuyết điểmcủa học sinh qua phần chuẩn bị bàivà qua giờ học.

*Hoạt động 3:

+ Họ nhà quạt đông đúc và có nhiều loại nhưthế nào? (Phương pháp liệt kê).+ Mỗi loại quạt có cấu tạo và công dụng như thế nào? (Phương pháp phân tích phân loại).+ Để sử dụng quạt có hiệu quả cần bảo quảnquạt như thế nào?- Kết bài: Nhấn mạnh vai trò của quạt trong cuộc sống.- Cách sử dụng biện pháp nghệ thuật trong bàivăn: Có thể dùng biện pháp nghệ thuật: Kể chuyện,tự thuật, nhân hoá, …- Đọc phần mở bài với đề văn đã chọn.2-Học sinh cả lớp thảo luận nhận xét, bổ sungsửa chữa dàn ý của bạn vừa trình bày:IV- Nhận xét, đánh giá:1-Ưu điểm:- Hầu hết học sinh có ý thức chuẩn bị bài.- Bước đầu có định hướng vận dụng các biệnpháp nghệ thuật vào bài viết.2-Tồn tại:- Một số học sinh chuẩn bị bài chưa kỹ.- Vận dụng các biện pháp nghệ thuật chưa thậtlinh hoạt.Luyện tập:Vận dụng một số biện pháp NT vào viết đoạn văn trong phần thân bài với các đề văn trên(TM về cái bút, cái kéo, cái quạt...)

* Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò: - Học sinh về nhà: + Xem lại bài + Làm bài tập. + Soạn văn bản “Đấu tranh cho một thế giới hoà bình”.

Tuần 2 - Bài 2Ngày soạn :8-9-2007

Ngày giảng:Tiết 6 - Đấu tranh cho một thế giới hoà bình (Trích)

- Gabrien Gacxia Macket -

A. Mục tiêu bài học: Giúp học sinh:- Hiểu được nội dung vấn đề đặt ra trong văn bản. Nguy cơ chiến tranh hạt

13

Page 14: Giao an ngu van 9  ca nam day du

Bùi Thanh Gòn- GV trường THCS Tân Vịnh- Lộc Hà- Hà Tĩnh

nhân đang đe doạ toàn bộ sự sống trên trái đất; nhiệm vụ cấp bách của toàn thể nhân loại là ngăn chặn nguy cơ đó, là đấu tranh cho một thế giới hoà bình.

- Thấy được nghệ thuật nghị luận của tác giả: Chứng cứ cụ thể, xác thực, cáchso sánh rõ ràng, giàu sức thuyết phục, lập luận chặt chẽ.B. Chuẩn bị:

- Giáo viên: Tài liệu liên quan đến bài học.- Học sinh: Những bài viết có liên quan.

C. Tiến trình bài giảng:* Hoạt động 1: Khởi động:

1-Tổ chức:2-Kiểm tra:- Câu hỏi: Phân tích vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh?

Sau khi đọc xong văn bản “Phong cách Hồ Chí Minh”, em đã học tập và rèn luyện như thế nào theo tấm gương Bác Hồ trong lối sống và việc tiếp thu văn hoá nước ngoài?

- Kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh.3-Bài mới: Giới thiệu bài:Chiến tranh đã qua đi từ lâu nhưng hậu quả của nó để lại còn hết sức nặng nề

với nhân dân Việt Nam: Đó chính là những di chứng do chất độc màu Da Cam màMỹ đã sử dụng trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam, trên thế giới hai quả bom nguyên tử mà Mỹ đã ném xuống Nhật Bản năm 1945, đến nay vẫn là vấn đề thế giới quan tâm. Vậy chúng ta cần có thái độ ….* Hoạt động 2: Đọc, hiểu văn bản

- Hướng dẫn học sinh đọc văn bản:Rõ ràng, rứt khoát, đanh thép.

? Dựa vào phần chu thích *, hãy giới thiệu những nét chính nhất vềtác giả Mác-két?

? Hãy giải thích các từ khó trong văn bản?

? Xác định kiểu văn bản?

I. Tiếp xúc văn bản : 1- Đọc, kể toám tắt : - Giáo viên đọc mẫuHọc sinh đọc.2- Tìm hiểu chu thích ( SGK19, 20).* Tác giả: Ga-bri-en Gác-xi-a Mác-két.- Nhà văn: Cô-lôm-bi-a.- Sinh năm 1928.- Ông là tác giả của nhiều tiểu thuyết và tậptruyện ngắn theo khuynh hướng hiện thựchuyền ảo.- Năm 1982, được nhận giải thưởng Nô-ben về văn học.- Tháng 8/1986, ông được mời tham dự cuộcgặp gỡ của nguyên thủ 6 nước với nội dungkêu gọi chấm rứt chạy đua vũ trang, thủ tiêuvũ khi hạt nhân để đảm bảo an ninh và hoà bình thế giới.- Văn bản này trích từ tham luận của ông.* Đọc và hiểu các chú thích 1, 2, 3, 4, 5, 6.3- Bố cục : - Văn bản này thuộc cụm văn bản nhật dụng.

14

Page 15: Giao an ngu van 9  ca nam day du

Bùi Thanh Gòn- GV trường THCS Tân Vịnh- Lộc Hà- Hà Tĩnh

? Xác định thể loại văn bản này?? Văn bản trích này có thể chia thànhmấy phần? Nội dung chính của từng phần? (Chia thành 4 phần):(1): Từ đầu đến “thế giới”.(2): Tiếp đến “cho toàn thế giới”.(3): Tiếp đến “Xuất phát của nó”.(4): Còn lại.

các nhóm trình bày kết quả H Đ nhóm

? Cho biết luận điểm mà tác giả nêura và tìm cách giải quyết trong vănbản này là gì?

? Để làm sáng tỏ luận điểm trên tácgiả đã sử dụng hệ thống luận cứ nhưthế nào?

? Cho nhận xét về luận điểm và hệthống luận cứ của văn bản này?

- Thể loại nghị luận chính trị xã hội.- Chia thành 3 phần hoặc 4 phần:(1): Từ đầu đến “sống tốt đẹp hơn”Nguy cơ chiến tranh hạt nhân đang đè nặnglên toàn trái đất.(2): Tiếp đến “xuất phát của nó”Chứng cứ và lý do cho sự nguy hiểm và philý của chiến tranh hạt nhân.(3): Còn lại: Nhiệm vụ của tất cả chúng ta vàđề nghị của tác giả.II. Phân tích văn bản:1- Tìm hiểu luận điểm và hệ thống luận cứ của văn bản : - Luận điểm của văn bản: Chiến tranh hạt nhân là một hiểm hoạ khủng khiếp đang đdoạ toàn thể loài người và mọi sự sống trên trái đất, vì vậy đấu tranh để loại bỏ nguy cơấy cho một thế giới hoà bình là nhiệm vụ cấpbách của toàn thể nhân loại.- Hệ thống luận cứ:+ Kho vũ khí hạt nhân đang được tàng trữ cókhả năng huỷ diệt cả trái đất và các hành tinhkhác trong hệ mặt trời.+ Cuộc chạy đua vũ trang đã làm mất đi khảnăng cải thiện đời sống cho hàng tỷ người.Những ví dụ so sánh trong các lĩnh vực xã hội,y tế, tiếp tế thực phẩm, giáo dục, … với nhữngchi phí khổng lồ cho chạy đua vũ trang đã chothấy tính chất phi lý của việc đó.+ Chiến tranh hạt nhân không chỉ đi ngược lại lý trí của loài người mà còn ngược lại vớilý trí của tự nhiên, phản lại sự tiến hoá, đưa tất cả thế giới về lại điểm xuất phát cách đâyhàng nghìn triệu năm.+ Vì vậy tất cả chúng ta phải có nhiệm vụ ngăn chặn cuộc chiến tranh hạt nhân, đấutranh vì một thế giới hoà bình. Các luận cứ mạch lạc, chặt trẽ, sâu sắc.=> Tính thuyết phục của cách lập luận.

* Hoạt động 3: Tổng kết – ghi nhớ (Thực hiện ở tiết sau). * Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò.- Hệ thống bài: Luận điểm, hệ thống luận cứ của văn bản.- Học sinh về nhà: + Học bài + Làm bài tập 1 (SBT)>

15

Page 16: Giao an ngu van 9  ca nam day du

Bùi Thanh Gòn- GV trường THCS Tân Vịnh- Lộc Hà- Hà Tĩnh

+ Soạn tiếp tiết 2.

Ngày soạn :9-9-2007 Ngày giảng:

Tiết 7 - Đấu tranh cho một thế giới hoà bình (Tiếp)

- Gabrien Gacxia Macket -A. Mục tiêu bài học: Giúp học sinh:

- Hiểu được nội dung vấn đề đặt ra trong văn bản. Nguy cơ chiến tranh hạt nhân đang đe doạ toàn bộ sự sống trên trái đất; nhiệm vụ cấp bách của toàn thể nhân loại là ngăn chặn nguy cơ đó, là đấu tranh cho một thế giới hoà bình.

- Thấy được nghệ thuật nghị luận của tác giả: Chứng cứ cụ thể, xác thực, cáchso sánh rõ ràng, giàu sức thuyết phục, lập luận chặt chẽ.B. Chuẩn bị:

- Giáo viên: Tư liệu liên quan đến bài học.- Học sinh: Tranh ảnh, những bài viết có liên quan đến bài học.

C. Tiến trình bài giảng:* Hoạt động 1: Khởi động:

1-Tổ chức:2-Kiểm tra:- Kiểm tra bài cũ: + Nêu luận điểm và hệ thống luận cứ của văn bản.

+ Nhận xét về tính chặt chẽ của hệ thống luận cứ ấy.- Kiểm tra sự chuẩn bị cho bài mới của học sinh.3-Bài mới: Giới thiệu bài:Giời trước, chúng ta đã tìm hiểu về luận điểm và hệ thống luận cứ của văn bản

“Đấu tranh cho một thế giới hoà bình”. Giờ này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu sâu hơnhệ thống luận cứ trong văn bản.* Hoạt động 2: Đọc, hiểu văn bản

- Học sinh đọc đoạn 1.? Tác giả đã mở đầu bài viết ntn?? Nhận xét về cách mở đầu bài viếtcủa tác giả?? Cho biết tác dụng của cách viết này?

? Tác giả còn giúp người đọc thấyrõ hơn sức tàn phá của kho vũ khíhạt nhân bằng cách nào?

II. Phân tích văn bản : (Tiếp theo)2- Hiểm hoạ chiến tranh hạt nhân : - “Chúng ta đang ở đâu? Hôm nay ngày 8/8/1986”- “Nói nôm na ra… mỗi người, không trừ trẻcon, đang ngồi trên một thùng 4 tấn thuốc nổ:Tất cả chỗ đó nổ tung lên sẽ làm biến hết thảy… mọi dấu vết của sự sống trên trái đất”. Việc xác định cụ thể thời gian, đưa ra số liệu cụ thể, câu hỏi rồi tự trả lời.=> Tính chất hiện thực và sự khủng khiếp củanguy cơ chiến tranh hạt nhân.- So sánh với một điển tích lấy từ thần thoại Hy Lạp “Nguy cơ ghê gớm đó đang đè nặnglên chúng ta như thanh gươm Đa-mô-clét”.- Những tính toán lý thuyết: Kho vũ khí ấy 16

Page 17: Giao an ngu van 9  ca nam day du

Bùi Thanh Gòn- GV trường THCS Tân Vịnh- Lộc Hà- Hà Tĩnh

? Cho biết tác dụng của cách viết trên?

Lập bảng so sánh- thảo luận nhóm-trình bày bbày KQ.? Theo tác giả sự tồn tại của vũ khíhạt nhân “Tiềm tàng trong các bệphóng, cái chết cũng làm tất cả chúng ta mất đi khả năng sống tốtđẹp hơn”, vì sao vậy?

? Nhận xét về nghệ thuật lập luậncủa tác giả?

? Tác dụng của nghệ thuật lập luậntrên?

“Có thể tiêu diệt tất cả các hành tinh đang soayquanh mặt trời, cộng thêm 4 hành tinh nữa vàphá huỷ thế thăng bằng của hệ mặt trời”.- So sánh sự nguy hiểm của chiến tranh hạt nhân với dịch hạch (So sánh ẩn dụ). Thu hút, gây ấn tượng mạnh mẽ với ngườiđọc về tính chất hệ trọng của vấn đề đang nói tới.3- Cuộc chạy đua vũ trang chuẩn bị cho chiếntranh hạt nhân đã làm mất đi khả năng để conngười được sống tốt đẹp hơn : - Năm 1981, UNICEF định ra một chương trình giải quyết những vấn đề cấp bách cho500 triệu trẻ em nghèo trên thế giới về y tế,giáo dục sơ cấp, … với 100 tỷ USD = Số tiềnnày gần bằng chi phí cho 100 máy bay ném bom chiến lược B.1B của Mỹ và dưới 1000 tênlửa vượt đại châu.- Lĩnh vực y tế: Kinh phí của chương trình phòng bệnh 14 năm và phòng bệnh sốt rét chohơn 1 tỷ người, cứu hơn 14 triệu trẻ em ChâuPhi-Bằng giá của 10 chiếc tàu sân bay Ni-mítmang vũ khí hạt nhân của Mỹ dự định sản xuất từ năm 1986 đến năm 2000.- Lĩnh vực tiếp tế thực phẩm: Năm 1985 (Theo tính toán của FAO), 575 triệu người thiếu dinhdưỡng-Không bằng kinh phí sản xuất 149 tênlửa MX, chỉ 27 tên lửa MX là đủ trả tiền nôngcụ cần thiết cho các nước nghèo trong 4 năm.- Lĩnh vực giáo dục: Xoá nạn mù chữ cho toànthế giới - Bằng tiền đóng 2 tầu ngầm mang vũkhí hạt nhân.Nghệ thuật: Đưa ra hàng loạt dẫn chứng vớinhững so sánh ở các lĩnh vực, với các số liệucụ thể.=> Sự tốn kém ghê gớm và tính chất phi lý củacuộc chạy đua vũ trang. Người đọc không khỏingạc nhiên, bất ngờ trước sự thật hiển nhiên mà phi lý: Nhận thức đầy đủ rằng, cuộc chạy đua vũ trang đã và đang cướp đi của thế giớinhiều điều kiện để cải thiện cuộc sống của conngười, nhất là ở các nước nghèo.4- Chiến tranh hạt nhân chẳng những đi ngượclại lý trí của con người mà còn phản lại sựtiến hoá của tự nhiên :

17

Page 18: Giao an ngu van 9  ca nam day du

Bùi Thanh Gòn- GV trường THCS Tân Vịnh- Lộc Hà- Hà Tĩnh

- Một học sinh đọc đoạn văn “Mộtnhà tiểu thuyết của nó”.? Theo tác giả “Chạy đua vũ tranglà đi ngược lại lý trí… đi ngược lạilý trí của tự nhiên”. Vì sao vây?

? Để làm rõ luận cứ này, tác giả đãđưa ra những chứng cứ nào?

? Nhận xét gì về chứng cứ mà tácgiả đưa ra?

? Với cách lập luận như trên, tác giảgiúp chúng ta nhận thức được điều gì?

- Một học sinh đọc đoạn văn cuối.? Sau khi chỉ ra cho chúng ta thấyhiểm hoạ của chiến tranh vũ khí hạt nhân, tác giả đã hướng người đọc tới điều gì? (Thể hiện cụ thể qua câu văn nào?).

? Với tác giả, ông đã đưa ra sáng kiến (đề nghị) gì?

? Chúng ta nên hiểu đề nghị nàycủa tác giả như thế nào?

*Hoạt động 3:? Những đặc sắc về nghệ thuật củavăn bản?

- “Lý trí của tự nhiên”: Quy luật của tự nhiên,logic tất yếu của tự nhiên. Như vậy: Chiến tranh hạt nhân không chỉtiêu diệt nhân loại mà còn tiêu huỷ mọi sự sống trên trái đất. Vì vậy nó phản tiến hoá,phản lại “Lý trí của tự nhiên”.- “Từ khi mới nhen nhúm sự sống trên trái đất… 380 triệu năm con bướm mới bay được, 180triệu năm nữa bông hồng mới nở… 4 kỷ địachất, con người mới hát được hay hơn chim vàmới chết vì yêu”.- “Chỉ cần bấm nút một cái là đưa cả quá trìnhvĩ đại và tốn kém đó của bao nhiêu triệu năm trở lại điểm xuất phát của nó”. Những chứng cứ từ khoa học địa chất, cổsinh học + Biện pháp so sánh.=> Nhận thức rõ ràng về tính chất: Phản tiến hoá, phản tự nhiện của chiến tranh hạt nhân.5- Nhiệm vụ khẩn thiết của chúng ta : - “Chúng ta đến đây để cố gắng chống lại việcđó, đem tiếng nói của chúng ta tham gia vàobản đồng ca của những người đòi hỏi một thế giới không có vũ khí và một cuộc sống hoàbình, công bằng”.Hướng người đọc với thái độ tích cực là đấutranh ngăn chặn chiến tranh hạt nhân, cho mộtthế giới hoà bình.- Đề nghị của tác giả: Lập ra một nhà bănglưu trữ trí nhớ:+ Nhân loại tương lai biết đến cuộc sống củachúng ta đã từng tồn tại, có đau khổ, có bấtcông, có tình yêu, hạnh phúc.+ Nhân loại tương lai biết đến những kẻ vìnhững lợi ích ti tiện mà đẩy nhân loại vào hoạdiệt vong. Nhân loại cần gìn giữ ký ức của mình, lịchsử sẽ lên án những thế lực hiếu chiến, đẩy nhânloại vào thảm hoạ hạt nhân.Tổng kết, ghi nhớ:1- Nghệ thuật : - Luận điểm đúng đắn, hệ thống luận cứ rànhmạch, đầy sức thuyết phục.- So sánh bằng nhiều dẫn chứng toàn diện, tậptrung.

18

Page 19: Giao an ngu van 9  ca nam day du

Bùi Thanh Gòn- GV trường THCS Tân Vịnh- Lộc Hà- Hà Tĩnh

? Nêu nội dung chính của văn bản?

Hai học sinh đọc ghi nhớ. *Hoạt động 4:- G/viên cho h/s nhắc lại luận điểmvà hệ thống luận cứ của văn bản.- Hướng dẫn h/s làm bài tập (SGK21)- Trình bày miệng trước lớp.

- Lời văn nhiệt tình.2- Nội dung : Chiến tranh hạt nhân đang đe doạ toàn thể loài người và mọi sự sống trên trái đất. Vì vậy,nhiệm vụ cấp bách của chúng ta là đấu tranhđể loạibỏ nguy cơ ấy.* Ghi nhớ: (SGK21)Củng cố, dặn dò:- Hệ thống: Khắc sâu luận điểm và hệ thốngluận cứ của văn bản.- Bài tập (SGK21): Nêu cảm nghĩ sau khi học xong văn bản “Đấu tranh cho một thế giới hoà bình” của G. G. Mác-két.- Về nhà: Học bài + Tìm thêm các tài liệu vềtác hại của chiến tranh và nguy cơ chiến tranhhạt nhân.- Soạn bài: “Các phương châm hội thoại”.

Ngày soạn :10-9-2007 Ngày giảng:

Tiết 8 - Các phương châm hội thoại (Tiếp theo)A. Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh:

- Nắm được nội dung phương châm quan hệ, phương châm cách thức và phương châm lịch sự.

- Biết vận dụng những phương châm này trong giao tiếp.B. Chuẩn bị:

- Giáo viên: Những ngữ liệu có liên quan đến bài học.Hợp đồng- Học sinh:Chuẩn bị thực hiện H Đ

C. Tiến trình bài giảng:* Hoạt động 1: Khởi động:

1-Tổ chức:2-Kiểm tra:Câu hỏi: Thế nào là phương châm hội thoại về lượng, phương châm hội thoại

về chất? Cho ví dụ minh hoạ?Kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh.3-Bài mới: Giới thiệu bài:Giờ trước, chúng ta đã tìm hiểu phương châm hội thoại về lượng, về chất.

Song để hội thoại vừa được đảm bảo về nội dung, vừa giữ được quan hệ chuẩn mựcgiữa các cá nhân tham gia vào hội thoại, ta sẽ cùng tìm hiểu vấn đề này trong giờhọc hôm nay.* Hoạt động 2: Bài học:1.Ngữ liệu và phân tích ngữ liệu:Theo H Đ* Ví dụ 1 (SGK21):

2.Kết luận:a- Phương châm quan hệ :

19

Page 20: Giao an ngu van 9  ca nam day du

Bùi Thanh Gòn- GV trường THCS Tân Vịnh- Lộc Hà- Hà Tĩnh

Câu thành ngữ “Ông nói gà, bà nói vịt”.? Câu thành ngữ này dùng để chỉ tình huống hộithoại như thế nào? Tình huống hội thoại mà trong đó mỗi ngườinói một đằng, không khớp với nhau, không hiểunhau.? Thử tưởng tượng điều gì sẽ xẩy ra nếu nhưxuất hiện tình huống hội thoại nay?Những con người sẽ không giao tiếp với nhauđược và những hoạt động xã hội sẽ trở nên rối loạn.? Qua đây, em rút ra bài học gì trong giao tiếp?- Một học sinh đọc ghi nhớ.* Ví dụ 2 (SGK21):Các thành ngữ: + “Dây cà ra dây muống” + “Lúng búng như ngậm hột thị”? Hai thành ngữ này, dùng để chỉ tình những cách nói như thế nào? Thành ngữ “Dây… muống” chỉ cách nói dàidòng, rườm rà.Thành ngữ “Lúng túng… hột thị” chỉ cách nói ấp úng, không thành lời, không rành mạch.? Những cách nói đó ảnh hưởng đến giao tiếpra sao? Làm cho người nghe khó tiếp nhận hoặc tiếpnhận không đúng nội dung được truyền đạt. Như vậy giao tiếp sẽ không đạt kết quả mong muốn.? Qua đây, em có thể rút ra được bài học gì trong giao tiếp? Khi giao tiếp, cần chú ý tới cách nói ngắn gọn, rành mạch.* Ví dụ 3 (SGK22):Câu “Tôi đồng ý với những nhận định về truyệnngắn của ông ấy”.? Có thể hiểu câu trên theo mấy cách? Được hiểu theo hai cách:+ Cách 1: Xác định cụm từ “của ông ấy” bổnghĩa cho “nhận định”. Câu trên có thể hiểu là:Tôi đồng ý với những nhận định của ông ấy vềtruyện ngắn.+ Cách 2: Xác định cụm từ “của ông ấy” bổnghĩa cho “truyện ngắn”. Câu trên có thể hiểulà: Tôi đồng ý với những nhận định của ai đó vềtruyện ngắn của ông ấy (Do ông ấy sáng tác).? Để người nghe không hiểu lầm phải nói như

Khi giao tiếp cần nói đúng vàođề tài giao tiếp, tránh nói lạc đề.

* Ghi nhớ (SGK21).

b- Phương châm cách thức:Khi giao tiếp, cần chú ý (tới) nóingắn gọn, rành mạch; tránh cáchnói mơ hồ (Phương châm cách thức)

20

Page 21: Giao an ngu van 9  ca nam day du

Bùi Thanh Gòn- GV trường THCS Tân Vịnh- Lộc Hà- Hà Tĩnh

thế nào? Có thể chọn một trong các cách sau:1. Tôi… của ông ấy về truyện ngắn.2. Tôi… nhận định về truyện ngắn mà ông ấysáng tác.3. Tôi… nhận định của các bạn về… truyện ngắn của ông ấy.? Qua ví dụ trên, rút ra được kết luận gì tronggiao tiếp của bản thân em? Khi giao tiếp, nếu không vì một lý do đặcbiệt thì không nên nói những câu mà người nghecó thể hiểu theo nhiều cách (Cách nói mơ hồ).- Đọc phần ghi nhớ (SGK22).* Ví dụ 4: Truyện “Người ăn xin” (SGK22):- Một học sinh đọc truyện.? Vì sao người ăn xin và cậu bé trong truyện đều cảm thấy mình đã nhận được từ người kiamột cáci gì đó? Hai người đều không có tiền bạc nhưng cả hai đều cảm nhận được tình cảm mà người kiađã giành cho mình, đó là tình cảm: Tôn trọng, chân thành và quan tâm đến người khác.? Em rút ra được bài học gì từ câu chuyện?Trong giao tiếp, cần phải tôn trọng người đốithoại (Dù hoàn cảnh, địa vị xã hội của người đốithoại như thế nào đi nữa, không nên cảm thấyngười đối thoại thấp kém hơn mình mà dùngnhững lời lẽ thiếu tịch sự).- Một học sinh đọc phần ghi nhớ.

* Ghi nhớ (SGK22).

c-Phương châm lịch sự : Khi giao tiếp, cần tế nhị và tôntrong người khác.* Ghi nhớ (SGK23).

*Hoạt động 3:- Một học sinh đọc yêu cầu bài tập.- Làm miệng Học sinh khác nhận xét, bổ sung (nếu có).

? Tìm một số câu tục ngữ, ca daocó nội dung tương tự.

Luyện tập:1-Bài tập 1: (SGK23)- Những câu tục ngữ, ca dao đó, cha ông ta muốn khẳng định vai trò của ngôn ngữ trongđời sống và khuyên chúng ta trong giao tiếpnên dùng những lời lẽ lịch sự, nhã nhặn.- Một số câu tục ngữ, ca dao có nội dung tương tự:+ “Chim khôn… dễ nghe”. + “Vàng… thử lời”.+ “Chẳng được miếng thịt miếng xôi”Cũng chẳng được lời nói cho nguôi tấm lòng”.+ “Một lời nói quan tiền, thúng thóc, một lờinói dùi đục cẳng tay”.

21

Page 22: Giao an ngu van 9  ca nam day du

Bùi Thanh Gòn- GV trường THCS Tân Vịnh- Lộc Hà- Hà Tĩnh

- Một học sinh đọc yêu cầu bài tập.- Trình bày miệng.- Học sinh khác nhận xét.

- Một học sinh đọc yêu cầu bài tập.- Trình bày miệng.- Học sinh khác nhận xét.

- Một học sinh đọc yêu cầu bài tập.- Trình bày miệng.

+ “Một câu nhịn là chín câu lành”.2-Bài tập 2: (SGK23)- Phép tu từ TV có liên quan trực tiếp tới phươngchâm lịch sự là: Phép nói giảm, nói tránh.Ví dụ: Cụ ấy đã chết cách đây 10 năm. Cụ ấy đã khuất núi 10 năm rồi. 3-Bài tập 3: (SGK23)a- … nói mát. d- … nói leo.b- … nói hớt. e- … nói ra đầu, ra đũa.c- … nói móc.- Cách nói a, b, c, d có liên quan tới phương châm lịch sự, cách nói e có liên quan đếnphương châm cách thức.4-Bài tập 4: (SGK23, 24)a- Người nói chuẩn bị hỏi về một vấn đề khôngđúng vào đề tài mà 2 người đang trao đổi. Tránh để người nghe hiểu rằng mình không tuân thủ phương châm quan hệ.b- Đôi khi, vì một lý do nào đó, người nói phảinói một điều mà nghĩ là điều đó sẽ làm tổn thương thể diện của người đối thoại. Để giảm nhẹ ảnh hưởng tới người nghe, người nói dùngcách diễn đạt này – Phương châm lịch sự.c- Những cách nói “Đừng nói leo, … với tôi”báo hiệu cho người nghe biết rằng người đó đã không tuân thủ phương châm lịch sự và cầnphải chấm rứt.

* Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò.- Hệ thống kiến thức bài học 3 nội dung:

+ Phương châm quan hệ.+ Phương châm cách thức.+ Phương châm lịch sự.

- Học sinh về nhà: + Học bài và xem lại các bài tập. + Làm bài tập 5 (SGK), bài tập (SBT).

+ Chuẩn bị bài: * “Sử dụng yếu tố miêu tả….”. * “Luyện tập sử dụng yếu tố miêu tả….”.

Ngày soạn : 11-9-2007 Ngày giảng:

Tiết 9 - Sử dụng yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh

A. Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh hiểu được văn bản thuyết minh có khi phải kết hợp với yếu tố

22

Page 23: Giao an ngu van 9  ca nam day du

Bùi Thanh Gòn- GV trường THCS Tân Vịnh- Lộc Hà- Hà Tĩnh

miêu tả thì mới hay.B. Chuẩn bị:- Giáo viên: Những đoạn văn, bài văn thuyết minh có sử dung yếu tố miêu tả.- Học sinh: Sưu tầm những đoạn văn thuyết minh có sử dụng yếu tố miêu tả.C. Tiến trình bài giảng:* Hoạt động 1: Khởi động:

1-Tổ chức:2-Kiểm tra:Kiểm tra bài cũ: Để văn bản thuyết minh sinh động, hấp dẫn, có sức thuyết

phục ta thường sử dụng một số biện pháp nghệ thuật, đó là những biện pháp nào?Khi sử dụng cần lưu ý điều gì? Đọc đoạn văn trong phần thân bài có sử dụng biệnpháp nghệ thuật (Đối tượng thuyết minh tự chon)?

Kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh.3-Bài mới: Giới thiệu bài:Năm lớp 8, chúng ta đã được tìm hiểu về yếu tố miêu tả trong văn bản tự

sự và nghị luận. Vậy yếu tố này có vai trò như thế nào trong văn bản thuyết minhvà chúng ta sẽ sử dụng vào quá trình thuyết minh một đối tượng cụ thể ra sao, mờicác em vào giờ học hôm nay.* Hoạt động 2: Bài học:1.Ngữ liệu và phân tích ngữ liệu:Văn bản “Cây chuối trong đời sống Việt Nam” (Nguyễn Trọng Tạo)- Hai học sinh đọc văn bản.? Giải thích nhan đề văn bản? Nhan đề của văn bản muốn nhấn mạnh:- Vai trò của cây chuôí đối với đời sống vật chấtvà tinh thần của người Việt Nam từ xưa đến nay.- Thái độ đúng đắn của con người trong việc trồngchăm sóc và sử dụng có hiệu quả các giá trị củacây chuối.? Tìm những câu trong bài thuyết minh về đặcđiểm tiêu biểu của cây chuối. Những câu văn thuyết minh:(1)- “Đi khắp Việt Nam … núi rừng” “Cây chuối rất ưa nước … cháu lũ”(2)- “Cây chuối là thức ăn … hoa, quả!”(3)- Giới thiệu quả chuối: Những loại chuối vàcông dụng của nó.+ “Quả chuối là một món ăn ngon”+ “Nào chuối hương … thơm hấp dẫn”+ “Mỗi cây chuối đều cho ta một buồng chuối … nghìn quả”+ Chuối xanh để chế biến thức ăn.+ Chuối để thờ cúng.

2.Kết luận:Tìm hiểu yếu tố miêu tả trongvăn bản thuyết minh.Để thuyết minh cho cụ thể, sinhđộnghấp dẫn, bài thuyết minhcó thể kết hợp sử dụng yếu tốmiêu tả. Yếu tố miêu tả có tácdụng làm cho đối tượng thuyếtminh được nổi bật, gây ấn tượng.

23

Page 24: Giao an ngu van 9  ca nam day du

Bùi Thanh Gòn- GV trường THCS Tân Vịnh- Lộc Hà- Hà Tĩnh

+ ……..? Chỉ ra những câu văn có yếu tố miêu tả về câychuối. “Đi khắp Việt Nam … núi rừng”“Không phải là quả tròn như trứng quốc … cuốc”.“Không thiếu những buồng chuối… tận gốc cây”“Chuối xanh … món gỏi”? Cho biết tác dụng của yếu tố miêu tả trên? Giúp người đọc hình dung các chi tiết về loạicây, lá, thân, quả của cây chuối - Đối tượng TM.? Theo yêu cầu của văn bản thuyết minh, bài vănnày, theo em có thể bổ sung những gì? Bổ sung:- Thuyết minh: Phân loại chuối, thân chuối, lá chuối, nõn chuối, hoa chuối, gốc (củ và rễ).- Có thể thuyết minh một số công dụng của câychuối, quả chuối xanh, quả chuối chín, lá chuốitươi, lá chuối khô, …- Miêu tả: + Thân cây: Tròn, mọng nước. + Tàu lá: Xanh rờn, bay xào xạc,… + Củ chuối: Gọt vỏ thấy một màu trắng mỡ màng như màu củ đậu đã bóc vỏ. ? Trong văn bản trên, tác giả đã sử dụng yếu tố miêutả vào bài viết, cho biết tác dụng của yếu tố này?- Hai học sinh đọc ghi nhớ. *Ghi nhớ (SGK25).

*Hoạt động 3:

- Một học sinh đọc yêu cầu bài tập.- Làm vào vở.- Trình bày trước lớp.- Học sinh khác nhận xét, bổ sung.

- Một học sinh đọc yêu cầu bài tập.- Làm miệng trước lớp.

- Hai học sinh đọc văn bản.? Chỉ ra những câu miêu tả trongvăn bản.

Luyện tập:1-Bài tập 1: Bổ sung yếu tố miêu tả vào các chi tiết thuyết minh.- Thân cây chuối thẳng và tròn như một cây cột trụ mọng nước gợi ra cảm giác mát mẻ rễ chịu.- Lá chuối tươi xanh rờn xào xạc trong nắng sớm.- Quả chuối chín màu vàng vừa bắt mắt, vừa dậylên một mùi thơm ngọt ngào, quyến rũ.- Nõn chuối màu xanh non cuốn tròn như mộtbức thư còn phong kín đang đợi gió mở ra.

2-Bài tập 2: Chỉ ra yếu tố miêu tả trong đoạn văn sau:- “Tách … nó có tai”- “Chén của ta không có tai”- “Khi mời ai … rất nóng”3-Bài tập 3: (SGK26, 27, 28)Văn bản “Trò chơi ngày xuân”- “Những ngày đầu năm, … lòng người”

24

Page 25: Giao an ngu van 9  ca nam day du

Bùi Thanh Gòn- GV trường THCS Tân Vịnh- Lộc Hà- Hà Tĩnh

*Hoạt động 4:

- “Qua sông Hồng, … mượt mà”- “Lân được trang trí công phu,… chạy quanh”- “Những người tham gia,… mỗi người”- “Bàn cờ là sân bãi rộng,… che lọng”- “Với khoảng thời gian nhất định,… khê”- “Sau hiệu lệnh … đôi bờ sông”.Củng cố, dăn dò:-Vai trò của yếu tố miêu tả trong văn bản TM-Học bài.-Chuẩn bị bài:" Luyện tập sử dụng yếu tố miêu tả trong VBTM"

Ngày soạn :12-9-2007 Ngày giảng:

Tiết 10 - Luyện tập sử dụng yếu tố miêu tảtrong văn bản thuyết minh

A. Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh rèn luyện kỹ năng sử dụng yếu tố miêu tả trong văn bản TM.

B. Chuẩn bị:- Giáo viên: Đoạn văn mẫu.- Học sinh: Chuẩn bị theo hướng dẫn trong sách giáo khoa.

C. Tiến trình bài giảng:* Hoạt động 1: Khởi động:

1-Tổ chức:2-Kiểm tra:Kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh.3-Bài mới: Giới thiệu bài:Giờ trước, chúng ta đã được tìm hiểu việc sử dụng yếu tố miêu tả trong văn

bản thuyết minh về mặt lý thuyết. Giờ học này, chúng ta sẽ vận dụng kỹ năng sửdụng yếu tố miêu tả vào thuyết minh một đối tượng cụ thể trong đời sống.* Hoạt động 2: Bài học :- Một học sinh đọc đề bài (SGK28).

? Đề bài yêu cầu trình bày vấn đềgì?? Cụm từ “Con trâu ở làng quê Việt Nam” bao gồm những ý gì?

? Với vấn đề này, ta cần trình bàynhững ý gì?

I-Đề bài: Con trâu ở làng quê Việt Nam.II-Phân tích đề - lập dàn ý:- Giới thiệu về con trâu ở làng quê Việt Nam.- Vai trò, vị trí của con trâu trong đời sống củangười nông dân, trong nghề nông của người Việt Nam: Đó là cuộc sống của người làm ruộng, con trâu trong việc đồng áng, con trâutrong cuộc sống làng quê, …* Dàn ý: - Mở bài: Giới thiệu về con trâu trên đồng ruộng Việt Nam.- Thân bài:

25

Page 26: Giao an ngu van 9  ca nam day du

Bùi Thanh Gòn- GV trường THCS Tân Vịnh- Lộc Hà- Hà Tĩnh

? Hãy lập dàn ý cho đề văn này.

? Dựa vào phần chuẩn bị ở nhà hãytrình bày phần mở bài: Vừa có nộidung thuyết minh, vừa có yếu tốmiêu tả.

- Trình bày đoạn văn thuyết minhvới từng ý (Dựa vào dàn ý của phần thân bài).- Trình bày miệng trước lớp Họcsinh khác nhận xét Giáo viênđánh giá.

? Trình bày đoạn kết bài.- Học sinh khác bổ sung.- Giáo viên đánh giá.

- Giáo viên nhận xét, đánh giá những ưu, khuyết điểm của họcsinh.

+ Con trâu trong nghề làm ruộng: Là sức kéo để cày bừa, kéo xe, trục lúa, …+ Con trâu trong lễ hội, đình đám.+ Con trâu nguồn cung cấp thịt, da để thuộc,sừng trâu để làm đồ mỹ nghệ.+ Con trâu là tài sản lớn của người nông dânViệt nam.+ Con trâu và trẻ chăn trâu, việc chăn nuôi trâu.- Kết luận.III-Trình bày: 1.Xây dựng đoạn mở bài: - Vừa có nội dung thuyết minh, vừa có yếu tố miêu tả con trâu ở làng quê Việt Nam.(Học sinh trình bày miệng Học sinh khácnhận xét Giáo viên đánh giá).2.Xây dựng đoạn trong phần thân bài:- Giới thiệu con trâu trong việc làm ruộng: (Trâu cày, bừa ruộng, kéo xe, chở lúa).- Con trâu với tuổi thơ ở nông thôn:(Hình ảnh đẹp của cuộc sống thanh bình ở làng quê Việt Nam)+ Cảnh trẻ en chăn trâu.+ Những con trâu cần cù gặm cỏ.3.Xây dựng đoạn kết bài:Chú ý tới hình ảnh: Con trâu hiền lành, ngoanngoãn,…IV- Nhận xét, đánh giá:1.Ưu điểm:- Các em đều có tinh thần chuẩ bị bài nghiêm túc.- Đã biết sử dụng yếu tố miêu tả vào bài viếtmột cách khá nhuần nhuyễn.- Viết được những đoạn văn miêu tả khá thuyếtphục: Vừa cung cấp được tri thức khách quan,vừa có hình ảnh.Ví dụ: ……………………….2.Tồn tại: - ở một số bài viết cần sử dụng yếu tố miêu tảlinh hoạt hơn.- Một số bài còn mắc lỗi diễn đạt, dùng từ.

* Hoạt động 3: Luyện tập:Viết lại phần thân bài một cách hoàn chỉnh. * Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò:- Hệ thống bài:

26

Page 27: Giao an ngu van 9  ca nam day du

Bùi Thanh Gòn- GV trường THCS Tân Vịnh- Lộc Hà- Hà Tĩnh

+ Vai trò, vị trí của yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh.+ Vai trò, vị trí của yếu tố miêu tả trong bài văn thuyết minh về con trâu ởlàng quê Việt Nam.

- Hướng dẫn học sinh về nhà:+ Xem lại bài và hoàn chỉnh bài văn.+ Soạn bài “Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em”

Tuần 3-Bài 3 Ngày soạn : 13-9-2007

Ngày giảng:

Tiết 11 - Tuyên bố thế giới về sự sống còn,quyền được bả0 vệ và phát triển của trẻ em. (Trích)

A. Mục tiêu bài học: Giúp học sinh:- Thấy được phần nào thực trạng cuộc sống của trẻ em trên thế giới hiện

nay, tầm quan trọng của vấn đề bảo vệ, chăm sóc trẻ em.- Hiểu được sự quan tâm sâu sắc của cộng đồng quốc tế đối với vấn đề bảo vệ,

chăm sóc trẻ em.B. Chuẩn bị:

- Giáo viên: Sưu tầm toàn văn bản “Tuyên bố …”.- Học sinh:

C. Tiến trình bài giảng:* Hoạt động 1: Khởi động:

1-Tổ chức:2-Kiểm tra:- Câu hỏi: Mỗi người chúng ta cần làm gì để góp phần vào công cuộc đấu

tranh vì một thế giới hoà bình? Em có suy nghĩ gì về đề nghị của tác giả?- Kiểm tra phần chuẩn bị bài của học sinh.3-Bài mới: Giới thiệu bài:“Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai”… câu hát giúp mỗi chúng ta ý thức rõ

hơn về vai trò của trẻ em với đất nước, với nhân loại. Song, hiện nay vấn đề chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ em bên cạnh những mặt thuận lợi còn đang gặp nhữngkhó khăn, thách thức cản trở không nhỏ ảnh hưởng sấu đến tương lai phát triển củacác em. Văn bản “Tuyên bố …” sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về vấn đề này.* Hoạt động 2: Đọc, hiểu văn bản

- Hướng dẫn học sinh cách đọc:I-Tiếp xúc văn bản:1.Đọc, kể toám tắt:

27

Page 28: Giao an ngu van 9  ca nam day du

Bùi Thanh Gòn- GV trường THCS Tân Vịnh- Lộc Hà- Hà Tĩnh

Mạch lạc, rõ ràng, truyền cảm.

? Đọc phần chú thích SGK(34,35)

? Xác định kiểu văn bản??Văn bản trích được chia thành mấyphần? Nêu nội dung từng phần?

? Nhận xét về bố cục của văn bản?

- Một học sinh đọc mục 1 - 2.? Trong phần mở đầu đã nêu ra vấn đề gì? (Vì sao lại cần phải họpHội nghị cấp cao thế giới để bànvề vấn đề này?).

? Nhận xét phần mở đầu?

- Một h/s đọc phần “Sự thách thức”? Để mở đầu phần này, bản “Tuyênbố” đã đề cập tới nội dung gì? (Thể

(Giáo viên đọc mẫu học sinh đọc nhận xét việc đọc văn bản của học sinh)2.Tìm hiểu chú thích: (SGK 34, 35)- Văn bản này là văn bản trích của Hội nghị cấpcao thế giới về trẻ em, họp tại trụ sở Liên hợpquốc ở Niu-oóc, ngày 30/9/1990.- Sau phần “Nhiệm vụ”, văn bản còn 2 phần:“Cam kết” và “Những bước tiếp theo” khẳng định quyết tâm và nêu ra một chương trình, các bước cụ thể cần phải làm.3.Bố cục:- Kiểu văn bản: Nhật dụng.- 4 phần:(1): 2 đoạn đầu: Khẳng định quyền được sống,quyền được phát triển của mọi trẻ em trên thếgiới và kêu gọi khẩn thiết toàn nhân loại hãy quan tâm đến vấn đề này.(2): Phần “Sự thách thức”: Thực trạng cuộcsống cực khổ của nhiều trẻ em trên thế giới.(3): Phần “Cơ hội”: Khẳng định những điềukiện thuận lợi cơ bản để cộng đồng quốc tếcó thể đẩy mạnh chăm sóc, bảo vệ trẻ em.(4): Phần “Nhiệm vụ”: Xác định những nhiệm vụ cụ thể có tính cấp bách. Bố cục chặt trẽ, hợp lý (Thể hiện ngay ở tiêu đề của các mục).II-Phân tích văn bản:1.Phần mở đầu:- Mục 1: Nêu vấn về, giới thiệu mục đích vànhiệm vụ của Hội nghị cấp cao thế giới, đó là:“Cam kết và ra lời kêu gọi khẩn thiết với toàn thể nhân loại: Hãy bảo đảm cho tất cả trẻ emmột tương lai tốt đẹp hơn”. Sự quan tâm sâu sắc của công đồng quốc tế. - Mục 2: Khái quát những đặc điểm, yêu cầucủa trẻ em, khẳng định quyền được sống, đượcphát triển trong hoà bình, hạnh phúc. Phần mở đầu nêu vấn đề gọn, rõ, có tính chất khẳng định.2-Phần “Sự thách thức”:- Mục 3: Vừa có vai trò chuyển đoạn, chuyểný, giới hạn vấn đề “Tuy nhiên, thực tế cuộc sống của nhiều trẻ em …”.- Thực tế cuộc sống của trẻ em:

28

Page 29: Giao an ngu van 9  ca nam day du

Bùi Thanh Gòn- GV trường THCS Tân Vịnh- Lộc Hà- Hà Tĩnh

hiện qua câu văn nào? Mục nào?).

- Thực tế cuộc sống của nhiều trẻ em được thể hiện trong phần nàyra sao?

? Các từ “hàng ngày”, “mỗi ngày”mở đầu các mục 4, 5, 6 cùng vớicác từ chỉ số lượng, những con sốcòn cho ta biết thêm điều gì về cuộc sống của trẻ em?

? Em còn biết được về cuộc sốngcủa trẻ em trên thế giới như thếnào nữa?

?Trước tình hình cuộc sống của trẻem như trên, trong phần này tác giả còn đề cập đến nội dung gì nữa?

+ Bị trở thành nạn nhân của chiến tranh và bạolực, của nạn phân biệt chủng tộc, sự xâm lược,chiếm đóng và thôn tính của nước ngoài.+ Chịu những thảm hoạ của đói nghèo, khủnghoảng kinh tế, của tình trạng vô gia cư, dịchbệnh, mù chữ, môi trường xuống cấp.+ Nhiều trẻ em chết do suy dinh dưỡng và bệnh tật (40.000 trẻ em). Các từ: “Hàng ngày” mở đầu mục 4. “Mỗi ngày” mở đầu mục 5, 6.Các từ chỉ số lượng: Vô số, hàng triệu trẻ em, 40.000 cho chúng ta thấy rõ thực tế cuộc sốngcủa nhiều trẻ em đang diễn ra hàng ngày. Đólà vấn đề bức xúc cần phải giải quyết để khắcphục.(Cuộc sống của trẻ em trên thế giới còn là nạnnhân của việc buôn bán trẻ em, trẻ em sớm phạm tội, trẻ em các nước Nam á sau trận động đất, sóng thần).- Mục 7: Trách nhiệm phải đáp ứng những tháchthức đã nêu trên thuộc về những nhà lãnh đạochính trị các nước.

* Hoạt động 3: Tổng kết, ghi nhớ (Thực hiện ở tiết sau). * Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò:

- Hệ thống bài: + Bố cục văn bản trích 4 phần. + Nội dung cụ thể của phần mở đầu, phần “Sự thách thức”

- Hướng dẫn học sinh về nhà: + Làm bài tập 1 (Sách bài tập). + Học bài và đọc lại văn bản. + Soạn tiếp tiết 2.

Ngày soạn :13-9-2007 Ngày giảng:

Tiết 12 - Tuyên bố thế giới về sự sống còn,quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em

(Tiếp theo)A. Mục tiêu bài học: Giúp học sinh:

- Thấy được phần nào thực trạng cuộc sống của trẻ em trên thế giới hiện nay, tầm quan trọng của vấn đề bảo vệ, chăm sóc trẻ em.

- Hiểu được sự quan tâm sâu sắc của cộng đồng quốc tế đối với vấn đề bảo vệ,

29

Page 30: Giao an ngu van 9  ca nam day du

Bùi Thanh Gòn- GV trường THCS Tân Vịnh- Lộc Hà- Hà Tĩnh

chăm sóc trẻ em.B. Chuẩn bị:

- Giáo viên: Sưu tầm toàn văn bản “Tuyên bố …”.- Học sinh: Sưu tầm những tư liệu có liên quan đến bài học.

C. Tiến trình bài giảng:* Hoạt động 1: Khởi động:

1-Tổ chức:2-Kiểm tra:- Câu hỏi: Phân tích để làm sáng tỏ nội dung cụ thể của phần mở đầu và

phần “Sự thách thức”?- Kiểm tra phần chuẩn bị bài của học sinh.3-Bài mới: Giới thiệu bài:Giờ trước chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu văn bản “Tuyên bố …”, giờ này

chúng ta cùng nhau tìm hiểu tiếp văn bản này để thấy được trước những khó khăn, thách thức với cuộc sống của trẻ em như vậy thì Hội nghị cấp cao thể giới về trẻ emsẽ có những giải pháp nào để đảm bảo mọtt tương lai tốt đẹp cho trẻ nhỏ.* Hoạt động 2: Đọc, hiểu văn bản

- Một học sinh đọc phần “Cơ hội”.? Hãy tóm tắt các điều kiện thuậnlợi cơ bản để cộng đồng quốc tếhiện nay có thể đẩy mạnh việc chămsóc và bảo vệ trẻ em.

? Trình bày những suy nghĩ của emvề sự quan tâm của Đảng, Nhà nước,các tổ chức xã hội với vấn đề chămsóc và bảo vệ trẻ em.

- Một học sinh đọc phần này trongvăn bản.

? Từ thực tế cuộc sống của trẻ emvà các cơ hội được trình bày ở phần

II-Phân tích văn bản: (Tiếp)3.Phần “Cơ hội”:- Sự liên kết lại của các quốc gia để cùng nhaugiải quyết vấn đề sẽ tạo ra sức mạnh toàn diệnvà tổng hợp của cộng đồng.- Công ước về quyền trẻ em khẳng định về mặtpháp lý, tạo thêm cơ hội mới để quyền và phúclợi của trẻ em được thực sự tôn trọng.- Những cải thiện của bầu chính trị thế giới, sựhợp tác quốc tế trên nhiều lĩnh vực, giải trừ quân bị, một số tài nguyên lớn sẽ được chuyển sang phục vụ các mục đích phi quân sự, tăngcường phúc lợi trẻ em.* Đảng, Nhà nước, các tổ chức xã hội, cá nhânđã luôn quan tâm tới vấn đề chăm sóc và bảo vệ trẻ em với nhiều hình thức, nhiều lĩnh vực, như y tế, giáo dục: Trường cho trẻ em khuyết tật , các bệnh viện nhi, các đợt khám chữa bệnhmiễn phí cho trẻ em dưới 6 tuổi, các việc làm từ thiện với những em nhỏ gặp hoàn cảnh khókhăn,…4.Phần “Nhiệm vụ”: Tính chất toàn diện, cụ thể của các nhiệm vụđược nêu ra: - Tăng cường sức khoẻ và chế độ dinh dưỡngcủa trẻ em, giảm tỷ lệ tử vong của trẻ em.- Quan tâm chăm sóc nhiều hơn và hỗ trợ mạnhemx

30

Page 31: Giao an ngu van 9  ca nam day du

Bùi Thanh Gòn- GV trường THCS Tân Vịnh- Lộc Hà- Hà Tĩnh

trước, bản “Tuyên bố” đã xác địnhnhiệm vụ cấp bách của cộng đồngquốc tế và từng quốc gia như thế nào?

(Dân số Việt Nam: 14/200 nướctrên thế giới, thứ 7 ở Châu á, thứ2 ở Đông Nam á).

(Kinh tế Việt Nam: 131/200 quốcgia, còn nợ nước ngoài nhiều).

? Để hoàn thành được những nhiệmvụ nêu trên thì cần phải có điềukiện gì?? Nhận xét về ý và lời ở đoạn văn này?? Em có suy nghĩ gì về vấn đề bảo vệ, chăm sóc trẻ em, về sự quan tâm của cộng đồng quốc tế với vấnđề này?

* Hoạt động 3? Nhận xét về nghệ thuật của bản“Tuyên bố”?

? Nêu nội dung chính của văn bản.

mẽ hơn đến trẻ em bị tàn tật và trẻ em có hoàncảnh sống đặc biệt khó khăn.- Tăng cường vai trò của phụ nữ, đảm bảo quyềnbình đẳng giữa nam và nữ, các em gái được đốisử bình đẳng như các em trai.- Bảo đảm cho trẻ em được học hết bậc giáo dụccơ sở và không để một em nào mù chữ.- Bảo đảm cho các bà mẹ được an toàn khi mangthai và sinh đẻ, kế hoạch hoá gia đình để tạođiều kiện cho trẻ em khôn lớn và phát triển.- Giáo dục tính tự lập, tự do, tinh thần tráchnhiệm và tự tin của trẻ em trong nhà trường,trong sự kết hợp giữa nhà trường với gia đình và xã hội.- Bảo đảm hoặc khôi phục lại sự tăng trưởng vàphát triển đều đặn kinh tế ở tất cả các nước,giải quyết vấn đề nợ nước ngoài của các nướcđang phát triển đang có nợ.- Mục 17 đưa ra điều kiện để thực hiện đượccác nhiệm vụ trên là: Phải có sự nỗ lực liên tụcvà phối hợp với nhau trong hành động của từngnước cũng như hợp tác quốc tế ý và lời rứt khoát, rõ ràng.* Bảo vệ quyền lợi, chăm lo đến sự phát triển của trẻ em là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của từng quốc gia và cả cộngđồng quốc tế Liên quan trực tiếp đến tươnglai của một đất nước và của toàn nhân loại.- Qua những chủ trương, chính sách, qua nhữnghành động cụ thể đối với việc bảo vệ, chăm sóctrẻ em mà ta nhận ra trình độ văn minh của mộtxã hội.- Vấn đề bảo vệ, chăm sóc trẻ em đang được cộng đồng quốc tế dành sự quan tâm thích đángvới các chủ trương, nhiệm vụ đề ra có tính cụthể, toàn diện.Tổng kết, ghi nhớ:1.Nghệ thuật:- Tính chặt chẽ, hợp lý trong bố cục.- Lời văn rứt khoát, mạch lạc, rõ ràng. 2.Nội dung:Bảo vệ quyền lợi, chăm lo đến trẻ em là mộttrong những vấn đề quan trọng, cấp bách có ýnghĩa toàn cầu.

31

Page 32: Giao an ngu van 9  ca nam day du

Bùi Thanh Gòn- GV trường THCS Tân Vịnh- Lộc Hà- Hà Tĩnh

- Một học sinh đọc gi nhớ. * Hoạt động 4- Giáo viên hệ thống lại bài.- Hướng dẫn học sinh làm bài tậpsách giáo khoa (Trang 36).Cần liên hệ với thực tế ở địa phương.

- Hướng dẫn học sinh về nhà.

* Ghi nhớ : (SGK 35).Củng cố, dặn dò:- Khắc sâu nội dung của văn bản.- Bài tập: Phát biểu ý kiến về sự quan tâm, chăm sóc của chính quyền địa phương, của cáctổ chức xã hội nơi em ở hiện nay đối với trẻ em. Trường dành cho trẻ em khuyết tật, các đợt khám chữa bệnh miễn phí cho trẻ em, …- Học bài.- Soạn bài “Các phương châm hội thoại”.

Ngày soạn :14-9-2007 Ngày giảng:

Tiết 13 - Các phương châm hội thoại (Tiếp theo)A. Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh:

- Nắm được mối quan hệ chặt chẽ giữa phương châm hội thoại và tình huống giao tiếp.

- Hiểu được những phương châm hội thoại không phải là những quy địnhbắt buộc trong mọi tình huống giao tiếp; vì nhiều lý do khác nhau, các phương châmhội thoại có khi không được tuân thủ.B. Chuẩn bị:

- Giáo viên: Những tình huống giao tiếp có liên quan đến bài học.H Đ - Học sinh: Thực hiện H ĐC. Tiến trình bài giảng:* Hoạt động 1: Khởi động:

1-Tổ chức:2-Kiểm tra: Câu hỏi: Thế nào là phương châm quan hệ, phương châm cách thức, phương

châm lịch sự trong hội thoại? Cho ví dụ?Kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh.3-Bài mới: Giới thiệu bài:Trong những giờ học trước, các em đã được tìm hiểu một số phương châm

hội thoại. Song chúng ta sẽ vận dụng những phương châm này vào tình huống giao tiếp cụ thể ra sao và phương châm hội thoại có phải là những quy định bắtbuộc trong mọi tình huống giao tiếp hay không?

Để lý giải được vấn đề này, chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay.* Hoạt động 2: Bài học:1.Ngữ liệu và phân tích ngữ liệu:Theo H Đ* Ví dụ 1: Truyện cười “Chào hỏi” (SGK36).- Một học sinh đọc truyện.? Nhân vật chàng rể có tuân thủ đúng phương châm lịch sự không? Trong tình huống này chàng ngốc đã làm một

2.Kết luận:a-Quan hệ giữa phương châm hộithoại với tình huống giao tiếp:

32

Page 33: Giao an ngu van 9  ca nam day du

Bùi Thanh Gòn- GV trường THCS Tân Vịnh- Lộc Hà- Hà Tĩnh

việc quấy rối, gây phiền hà cho người khác.? Thử tìm những tình huống khác mà lời hỏithăm như trên được dùng một cách thích hợp,bảo đảm tuân thủ phương châm lịch sự. Ví dụ: Bạn A lâu không về quê chơi. Hôm nay A được mẹ cho về thăn quê, A gặp bác B, lễ phép chào: - Cháu chào bác ạ! Dạo này bác và gia đình cókhoẻ không ạ? Cháu thấy bác hình như gầy hơn dạo trước, bác làm việc vất vả lắm phải không ạ? (Bạn A và bác B có quan hệ họ hàng…).? Vì sao ở truyện cười lời hỏi thăm đó không phù hợp, nhưng ở tình huống trên lại phù hợp? Tình huống trên, người chào hỏi có quan hệthân thích, ở trong hoàn cảnh lâu không gặp.Lời nói của ban A thể hiện sự quan tâm tới ngườibác của mình.? Qua trên, em rút ra được bài học gì trong giao tiếp? Cần phải chú ý đến đặc điểm của tình huống giao tiếp, vì một câu nói có thể thích hợp trongtình huống này, nhưng không thích hợp trongmột tình huống khác.? Hãy rút ra kết luận về quan hệ giữa phươngchâm hội thoại với tình huống giao tiếp?

- Một học sinh đọc ghi nhớ (SGK36).? Đọc lại các ví dụ đã tìm hiểu ở các bài trướcvề các phương châm hội thoại, cho biết trong những tình huống nào phương châm hội thoạikhông được tuân thủ? Các tình huống đều không tuân thủ phươngchâm hội thoại (Trừ tình huống trong phần họcvề phương châm lịch sự).* Ví dụ 2: Đoạn đối thoại (SGK37).- Một học sinh đọc.- Câu trả lời của Ba có đáp ứng nhu cầu thôngtin đúng như An mong muốn hay không? Câu trả lời không đáp ứng được nhu cầu thông tin của An.? Phươngchâm hội thoại nào đã không được tuânthủ trong câu trả lời của Ba? Vì sao lại như vậy?

Việc vận dụng phương châm hộithoại phải phù hợp với đặc điểmcủa tình huống giao tiếp (Nói vớiai? Nói khi nào? Nói ở đâu? Nói để làm gì?). *Ghi nhớ: (SGK36).b-Những trường hợp không tuânthủ phương châm hội thoại:Có thể bắt nguồn từ các nguyênnhân:- Người nói vô ý, vụng về, thiếuvăn hoá giao tiếp.- Người nói phải ưu tiên cho mộtphương châm hội thoại hoặc mộtyêu cầu khác quan trọng hơn.- Người nói muốn gây một sự chúý để người nghe hiểu câu nói theomột hàm ý nào đó.

33

Page 34: Giao an ngu van 9  ca nam day du

Bùi Thanh Gòn- GV trường THCS Tân Vịnh- Lộc Hà- Hà Tĩnh

Ba đã không tuân thủ phương châm về lượng.Vì Ba không biết chính xác chiếc máy bay đầutiên được chế tạo năm nào. Ba không nói điềumà mình không biết chính xác nên phải trả lờimột cách chung chung để tuân thủ phương châmvề chất.? Chỉ ra những tình huống tương tự trong c/sống. Ví dụ: - Bạn có biết nhà thầy hiệu trưởng ở đâu không?- Nhà thầy ở phường Nông Trang.* Ví dụ 3: Tình huống: Bác sỹ nói với một ngườimắc bệnh nan y (SGK37).? Phương châm hội thoại nào có thể không đượctuân thủ? Vì sao bác sỹ phải làm như vậy? Phương châm về chất không được tuân thủvì bác sỹ muốn bệnh nhân không vì tình trạngsức khoẻ của mình mà bi quan. Vì vậy cần phảiđộng viên người bệnh lạc quan, tin tưởng vàomột tương lai tốt đẹp: Đó là có thể chữa đượcbệnh. Như vậy bác sỹ đã làm một việc rất nhânđạo và rất cần thiết.? Nêu thêm 1 ình huống tương tự trong cuộc sống? Ví dụ: Người chiến sỹ khi không may bị sa vào tay giặc, không thể khai báo hết sự thật vềđơn vị mình.Hoặc khi nhận xét về hình thức hoặc tuổi tác củangười đối thoại, ta không thể nói họ sấu xí haygià trước tuổi.? Qua ví dụ trên, em hãy cho biết nguyên nhân của việc không tuân thủ phương châm hội thoạiở đây là gì? Do người nói phải ưu tiên cho một phươngchâm hội thoại hoặc một yêu cầu khác quantrong hơn.* Ví dụ 4: Câu nói “Tiền bạc chỉ là tiền bạc”? Người nói câu nói này có phải không tuân thủphương châm về lượng không? Xét về nghĩa tường minh thì câu nói này không tuân thủ phương châm về lượng (Khôngcung cấp thêm thông tin gì).- Xét về hàm ý: Có nghĩa là: Tiền bạc chỉ làphương tiện để sống, chứ không phải là mụcđích cuối cùng của con người. Răn dạy con người không nên chạy theo tiền

34

Page 35: Giao an ngu van 9  ca nam day du

Bùi Thanh Gòn- GV trường THCS Tân Vịnh- Lộc Hà- Hà Tĩnh

bạc mà quên đi nhiều thứ khác quan trọng hơn.? Hãy tìm thêm những câu nói tương tự?Ví dụ: Em là em, anh vẫn cứ là anh (Xuân Diệu) Nó là con của bố nó mà…? Qua ví dụ trên, hãy cho biết nguyên nhân nàokhiến người nói không tuân thủ phương châm hội thoại? Muốn gây sự chú ý, để người nghe hiểu câu nói theo một hàm ý nào đó.? Qua các ví dụ, tình huống trên, hãy cho biết những trường hợp nào không tuân thủ phươngchâm hội thoại?- Một học sinh đọc ghi nhớ (SGK). *Ghi nhớ (SGK37).

*Hoạt động 3:- Một học sinh đọc yêu cầu bài tập.- Hướng dẫn học sinh lầm bài tập.- Trình bày trước lớp.- Học sinh khác nhận xét.- Giáo viên đánh giá.

- Hướng dẫn học sinh làm bài tập.- Trình bày trước lớp.

* Hoạt động 4- Giáo viên hệ thống bài:

Luyện tập:1-Bài tập 1 (SGK38)- Câu trả lời của ông bố không tuân thủ phươngchâm hội thoại, phương châm cách thức, vì mộtđứa bé 5 tuổi không thể nhận biết được “Tuyển tập…” để nhờ đó mà tìm được quả bóng. Cáchnói của ông bố với cậu bé là không rõ (Đối vớingười khác thì có thể đây là câu nói có thôngtin rất rõ ràng).2-Bài tập 2 (SGK38)- Thái độ và lời nói của chân, tay, tai, mắt, miệngđã vi phạm phương châm lịch sự.- Việc không tuân thủ phương châm lịch sự ởđây là không có lý do chính đáng (Dựa vào nộidung câu chuyện).Củng cố, dặn dò:- Hệ thống nội dung bài học.+ Quan hệ giữa phương châm hội thoại với tìnhhuống giao tiếp,+ Những trường hợp không tuân thủ phươngchâm hội thoại.

35

Page 36: Giao an ngu van 9  ca nam day du

Bùi Thanh Gòn- GV trường THCS Tân Vịnh- Lộc Hà- Hà Tĩnh

- Hướng dẫn học sinh về nhà:- Học bài và xem lại các bài tập.- Làm bài tập 1, 3, 5-Sách “Một số kiến thức…”Bài 3: Câu: “Nói Sơn Tây chết cây Hà Nội” Thể hiện phương châm lịch sự (Khen ngườigiao tiếp với mình có cách nói, khoa nói tốt, đạt hiệu quả giao tiếp cao).=> Vi phạm phương châm về chất (Không có bằng chứng sát thực).- Chuẩn bị tốt cho giờ viết bài Tập làm văn số 1.

Ngày soạn : 18-9-2007 Ngày giảng:

Tiết 14,15 - Viết bài tập làm văn số 1A. Mục tiêu bài dạy: Giúp học sinh:

- Việt được bài văn thuyết minh theo yêu cầu có sử dụng biện pháp nghệthuật và miêu tả một cách hợp lý và có hiệu quả.B. Chuẩn bị:

- Giáo viên: Đề - Đáp án.- Học sinh: Ôn các kiến thức được học về văn thuyết minh, sử dụng một số

biện pháp nghệ thuật, sử dụng yếu tố miêu tả trong văn thuyết minh.C. Tiến trình bài dạy:* Hoạt động 1: Khởi động:

1-Tổ chức:2-Kiểm tra:Kiểm tra sự chuẩn bị cho giờ học của học sinh.3-Bài mới: Giới thiệu bài:Trong những giờ học trước, các em đã được tìm hiểu việc sử dụng một số

biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh cũng như sử dụng yếu tố miêutả như thế nào vào văn bản thuyết minh cho có hiệu quả. Giờ hôm nay, chúng tasẽ vận dụng những kiến thức đó vào tạo lập một văn bản thuyết minh hoàn chỉnh.* Hoạt động 2: Bài học:

- Chép đề bài lên bảng.

? Xác định kiểu văn bản cần tạo lập.? Xác định đối tượng thuyết minh?? Để thuyết minh được về cây lúaViệt Nam ta cần chú ý tới những đặc điểm nào của đối tượng?

I- Đề bài:Cây lúa Việt Nam.II-Yêu cầu chung:1.Nội dung:- Kiểu văn bản: Thuyết minh.- Đối tượng thuyết minh: Cây lúa Việt Nam.- Cần chú ý tới các đặc điểm của đối tượng:+ Đặc điểm về mặt sinh học (Thuộc loại câymột lá mầm, rễ chùm, ưa sống ở những vùngđầm lầy,…).+ Quá trình sinh trưởng của cây lúa (Mạ trưởng thành,…).

36

Page 37: Giao an ngu van 9  ca nam day du

Bùi Thanh Gòn- GV trường THCS Tân Vịnh- Lộc Hà- Hà Tĩnh

? Để làm được đề văn này ta phảihuy động vốn tri thức ở những mặtnào?- Giáo viên nêu yêu cầu của bài viết.

- Nêu yêu cầu về thái độ đối với học sinh trong giờ viết bài.

+ Là cây cung cấp lương thực cho đời sống con người,…+ Trước đây, cây lúa cung cấp lương thực cho con người ở phạm vi trong nước, những từ khi thế giới với xu hướng toàn cầu hoá thì cây lúacòn là nguồn cung cấp lương thực để xuất khẩu(Việt Nam là nước xuất khẩu gạo đứng thứ 2trên thế giới sau Thai Lan) Góp phần đưanền kinh tế nước nhàvtăng lên,… Vận dụng vốn tri thức ở các lĩnh vực: Sinhhọc, địa lý, lịch sử, văn hoá-xã hội.2.Hình thức:- Học sinh cần xác đinh đúng yêu cầucảu đề bài.- Bài làm có bố cục rõ ràng, logic, kết hợp biệnpháp nghệ thuật, yếu tố miêu tả.- Trình bày sạch sẽ, khoa học, chữ viết đúng chính tả.3.Thái độ:- Nghiêm túc, tích cực.- Thể hiện được vốn tri thức của bản thân với cây lúa ở đất nước mình.- Đồng thời thể hiện thái độ quý trọng loài câykhông những là nguồn cung cấp lương thựcnuôi sống con người mà còn góp phần pháttriển kinh tế đất nước.III-Đáp án chấm:1.Mở bài: (1 điểm).Giới thiệu chung về cây lúa Việt Nam.2.Thân bài: (7 điểm).Thuyết minh cụ thể ở các mặt sau:- Cây lúa-đặc điểm bên ngoài của nó (Rễ, thân,lá, hoa, hạt,…).- Quá trình phát triển của cây lúa.- Phân loại: Lúa nếp, lúa tẻ (Lại có nhiều loại).- Cách chăm bón cho loại cây này.- Cung cấp lương thực cho con người, cho giasúc (Truyền thuyết Lang Liêu làm bánh chưngbánh dày dâng vua chaNguyên liệu từ lúa gạo- Cây lúa còn là nguồn cung cấp mặt hàng xuấtkhẩu (Nước ta là nước xuất khẩu gạo thứ 2 trênthế giới sau Thái Lan) góp phần phát triển kinhtế đất nước.3.Kết bài: (1,5 điểm).Sức sống và sự gắn bó của cây lúa với con người

37

Page 38: Giao an ngu van 9  ca nam day du

Bùi Thanh Gòn- GV trường THCS Tân Vịnh- Lộc Hà- Hà Tĩnh

Việt Nam: Thang điểm:- Bài làm đủ ý, diễn đạt lưu loát Tối đa.- Bài làm đủ ý, còn mắc lỗi: 7 8 điểm.- Còn lại tuỳ mức độ cho điểm.

* Hoạt động 3: Luyện tập. * Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò:- Thu bài + Nhận xét giờ viết bài.- Hướng dẫn học sinh về nhà: Soạn văn bản “Chuyện người con gái Nam Xương”.

Tuần 4-Bài 3, 4 Ngày soạn : 20-9-2007

Ngày giảng:

Tiết 16 - Chuyện người con gái Nam Xương (Trích: “Truyền kỳ mạn lục”)

- Nguyễn Dữ -A. Mục tiêu bài dạy: Giúp học sinh:

- Cảm nhận được vẻ đẹp truyền thống trong tâm hồn của người phụ nữ ViệtNam qua nhân vật Vũ Nương.

- Thấy rõ số phận oan trái của người phụ nữ dưới chế độ phong kiến.- Tìm hiểu những thành công về nghệ thuật của tác phẩm: Nghệ thuật dựng

truyện, dựng nhân vật, sự sáng tạo trong việc kết hợp những yếu tố kỳ ảo với nhữngtình tiết có thực, tạo nêu vẻ đẹp riêng của loại truyện truyền kỳ.B. Chuẩn bị:

- Giáo viên: + Sưu tầm tác phẩm “Truyền kỳ mạn lục”. + Sưu tầm: Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam.

- Học sinh: Sưu tầm truyện cổ tích “Vợ chàng Trương”.C. Tiến trình bài giảng:* Hoạt động 1: Khởi động:

1-Tổ chức:

2-Kiểm tra:- Câu hỏi: Trình bày suy nghĩ của em về tầm quan trọng của vấn đề bảo

vệ, chăm sóc trẻ em, về sự quan tâm của cộng đồng quốc tế đối với vân đề này?- Kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh.3-Bài mới: Giới thiệu bài:Ngày nay ở xã Chân lý, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam vẫn còn đề thờ Vũ Nương

bên sông Hoàng Giang. Vậy Vũ Nương là ai? Nàng có phẩm chất gì đáng quý? Sốphận của nàng phải chăng chính là số phận của người phụ nữ dưới chế độ phong kiến?Để trả lời được những câu hỏi đó, mời các em tìm hiểu bài học.

38

Page 39: Giao an ngu van 9  ca nam day du

Bùi Thanh Gòn- GV trường THCS Tân Vịnh- Lộc Hà- Hà Tĩnh

* Hoạt động 2: Đọc, hiểu văn bản

- Hướng dẫn học sinh đọc: To, rõ,truyền cảm Nhận xét cách đọccủa học sinh.- H/sinh kể tóm tắt lại câu chuyện.

? Giới thiệu những nét chính về tácgiả?

? Em hiểu thế nào là truyền kỳ?

? Thế nào là ‘Truyền kỳ mạn lục”?

(áng “Thiên cổ kỳ bút”)

? Nêu nội dung tổng quát của vănbản này?

I-Tiếp xúc văn bản:1.Đọc-kể tóm tắt:(Giáo viên đọc mẫu Học sinh đọc).

2.Tìm hiểu chú thích: (SGK48, 49, 50, 51).*Tác giả: Nguyễn Dữ (? - ?).- Người huyện Trường Tân-Thanh Niệm-Hải Dương.- Sống vào nửa đầu thế kỷ XVI, học trò củaTuyết Giang Phu Tử Nguyễn Bỉnh Khiêm. Thờikỳ này, chế độ phong kiến nhà Hậu Lê đã lâmvào khủng hoảng, các tập đoàn phong kiếntranh giànhquyền lực, loạn lạc liên miên.- Ông học rộng, tài cao, làm quan một năm rồixin về, ông ẩn dật ở vùng núi rừng Thanh Hoá.*Tác phẩm: Trích “Truyền kỳ mạn lục”.- Truyền kỳ: Loại văn suôi tự sự, có nguồn gốctừ văn học Trung Quốc, thịnh hành từ thời ĐườngCác nhà văn nước ta về sau đã tiếp nhận thể loạinày để viết những tác phẩm phản ánh cuốc sốngvà con người của đất nước mình.- Truyền kỳ mạn lục: Tác phẩm viết bằng chữ Hán, khai thác truyện cổ dân gian và các truyềnthuyết lịch sử, dã sử Việt Nam,…Tác phẩm gồm 20 truyện với nhiều đề tài: Chếđộ phong kiến suy thoái, bọn tham quan vô lại, hôn quân bạo chúa, tình yêu và hạnh phúc lứađôi, tình nghĩa vợ chồng, … Hầu hết các nhân vật đều là người nứoc ta, hầu hết các sự việc đều diễn ra ở nước ta. Nguyễn Dữ đã gửi gắm vào tác phẩm tâm tư, tình cảm, nhận thức của người tri thức có lương tri vào những vấn đề lớn của thời đại.3.Đại ý và bố cục:- Đại ý: Câu chuyện kể về số phận oan nghiệtcủa một người phụ nữ có nhan sắc, đức hạnhdưới chế độ phong kiến. Chỉ vì lời nói ngây thơ của trẻ con mà bị nghi ngờ, bị sỉ nhục, bị đẩyđến bước đường cùng, phải tự kết liễu cuộc đời mình để giãi bài và làm sáng tỏ tấm lòng trongsạch. Tác phẩm còn thể hiện mơ ước ngàn đờicủa nhân dân: Người tốt bao giờ cũng được đền

39

Page 40: Giao an ngu van 9  ca nam day du

Bùi Thanh Gòn- GV trường THCS Tân Vịnh- Lộc Hà- Hà Tĩnh

? Văn bản này được chia làm mấyphần? Nêu nội dung chính củatừng phần?

? Nhân vật Vũ Nương được tác giảgiới thiệu như thế nào? Nhận xét gìvề cách giới thiệu của ýac giả?

? Để hiểu hơn về nhân vật này, chúng ta cùng tìm hiểu nhân vậtVũ Nương trong nhiều hoàn cảnhmà nàng đã phải trải qua (Trongcuộc sống bình thường, khi tiễnchồng đi lính, khi xã chồng).? Trong cuộc sống thường ngày, Vũ Nương là người như thế nào?Nhận xét gì về thái độ của tác giảở đây?? Khi Trương Sinh đi lính, nàng bộc lộ những phẩm chất gì?(Nhận xét lời dặn dò của Vũ Nương)

? Khi phải sống xa chồng nàng bộclộ những đức tính gì?

? Lời trăng trối của mẹ chồng nànggiúp ta hiểu thêm được điều gì vềnàng?Vậy khi xã chồng nàng là người

trả xứng đáng, dù chỉ là ở một thế giới huyền bí.- Bố cục: 3 phần:(1): Từ đầu “cha mẹ đẻ mình”. Cuộc hôn nhân của Trương Sinh và Vũ Nương,sự xa cách vì chiến tranh và phẩm hạnh của nàng trong thời gian xã cách.(2): “Qua năm sau” “việc trót đã qua rồi”.Nỗi oan khuất và cái chết bi thẩm của Vũ Nương.(3): Còn lại.Cuộc gặp gỡ giữa Phan Lang và Vũ Nương trong động Linh Phi. Vũ Nương được giả oan.II-Phân tích văn bản:1.Nhân vật Vũ Nương:a-Những phẩm chất tốt đẹp của nàng:- Tính tình: Thuỳ mỵ, nết na, G/thiệu tính tình - Dáng vẻ và nhan sắc: Tốt đẹp Nhan sắc=>đẹp nết, đẹp người. * Trong cuộc sống bình thường:- Trương Sinh có tính đa nghi, phòng ngừa vợ.- Nàng giữ gìn khuôn phép, không để vợ chồngphải thất hoà. Lời kể ngắn nhưng tỏ thái độ trân trọng củatác giả.* Khi tiễn chồng đi lính:- Nàng dặn dò:+ Không monh vinh hiển, áo gắm phong hầu.+ Mong chồng được bình an trở về.+ Cảm thông trước những nỗi vất vả, gian laomà chồng sẽ phải chịu đựng.+ Nói lên nỗi khắc khoải, nhớ nhung của mình.Những lời nói ân tình, đằm thắm=>Yêu thương.* Khi xa chồng:- Nỗi buồn nhớ chồng dài theo năm tháng “mỗikhi thấy bướm lượn đầy vườn, mây che kín núithì nỗi buồn … ngăn được”.- Một mình chăm con nhỏ, chăm sóc mẹ già tậntình, chu đáo “Nàng hết sức thuốc thang … lấylời khôn khéo khuyên lơn”.- Lời trăng trối của mẹ chồng nàng: “…Say này, trời xét lòng mình…xanh kia quyết chẳng phụ con, cũng như con đã chẳng phụ mẹ” Bà đãghi nhận nhân cách và công lao của nàng với gia đình chồng.- Khi mẹ chồng mất: Hết lời thương xót, ma

40

Page 41: Giao an ngu van 9  ca nam day du

Bùi Thanh Gòn- GV trường THCS Tân Vịnh- Lộc Hà- Hà Tĩnh

phụ nữ, người con như thế nào?-Yêu thương chồng, con, hiếu thảo

? Khi nàng bị chồng nghi oan làkhông chung thuỷ, nàng đã làm gì?(Chú ý tới những lời thoại của nàng)? ở lời thoại 1, nàng đã nói những gì? Nhằm mục đích gì?

? ở lời thoại 2, nàng đã phân trầnvới chồng mình như thế nào?

? Lời thoại 3 của nàng trong hoàncảnh nào? Có nội dung gì??Em có suy nghĩ gì về lời thoại này?(So sánh với cổ tíchĐây là hànhđộng bột phát).

? Qua các tình huống trên đây, emcó nhận xét gì về tính cách của VũNương?

* Hoạt động 3: - Giáo viên hệ thống bài.- Yêu cầu học sinh tóm tắt lại VB.

chay, tế lễ như đối với cha mẹ đẻ mình.* Khi bị chồng nghi oan: Nàng đã phân trần với chồng:- Lời thoại 1: “Thiếp vốn con kẻ khó…cho thiếp”+ Nàng nói tới thân phận mình, tình nghĩa vợchồng và khẳng định tấm lòng thuỷ chung, trong trắng.+ Cầu xin chồng đừng nghi oan. Hết lòng tìm cách hàn gắn cái hạnh phúcgia đình đang có nguy cơ tan vỡ.- Lời thoại 2: “Thiếp sỡ dĩ…Vọng Phu kia nữa”Nỗi dau đớn, thất vọng, tuyệt vọng đành cam chịu số phận, hoàn cảnh (Bị đối sử bất công, gia đình tan nát,…)- Lời thoại 3: Lời nói của nàng ở bến Hoàng Giang“Kẻ bạc mệnh … phỉ nhổ”. Lời thề ai oán và phẫn uất, quyết lấy cái chếtđể chứng minh cho sự oan khuất và sự trong sạch của mình. Đây là hành động quyết liệt đểbảo toàn danh dự, vừa có nỗi tuyệt vọng, vừacó sự chỉ đạo của lý trí.Lời đối thoại, tự bạch sắp xếp hợp lý=>Khắchoạ tâm lý và tính cách.* Vũ Nương: Một người phụ nữ sinh đẹp, nếtna, hiền thục, lại đảm đang, tháo vát, thờ kínhmẹ chồng, rất mực hiếu thảo, một dạ thuỷ chungvới chồng, hết lòng vun đắp hạnh phúc gia đình,song lại phải chết một cách oan uổng, đau đớn.Củng cố, dặn dò:- Phẩm chất tốt đẹp của Vũ Nương.- Tóm tắt văn bản: “Chuyện người con gái NX" - Học bài, soạn tiếp tiết 2.

Ngày soạn :20-9-2007 Ngày giảng:

Tiết 17 - Chuyện người con gái Nam Xương (Trích: “Truyền kỳ mạn lục”- Tiếp)

- Nguyễn Dữ -A. Mục tiêu bài dạy: Giúp học sinh:

- Cảm nhận được vẻ đẹp truyền thống trong tâm hồn của người phụ nữ Việt Nam qua nhân vật Vũ Nương.

41

Page 42: Giao an ngu van 9  ca nam day du

Bùi Thanh Gòn- GV trường THCS Tân Vịnh- Lộc Hà- Hà Tĩnh

- Thấy rõ số phận oan trái của người phụ nữ dưới chế độ phong kiến.- Tìm hiểu những thành công về nghệ thuật của tác phẩm: Nghệ thuật dựng

truyện, dựng nhân vật, sự sáng tạo trong việc kết hợp những yếu tố kỳ ảo với nhữngtình tiết có thực, tạo nêu vẻ đẹp riêng của loại truyện kỳ ảo.B. Chuẩn bị:

- Giáo viên: + Sưu tầm tác phẩm “Truyền kỳ mạn lục”. + Sưu tầm: Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam.

- Học sinh: Sưu tầm truyện cổ tích “Vợ chàng Trương”.C. Tiến trình bài giảng:* Hoạt động 1: Khởi động:

1-Tổ chức:2-Kiểm tra:- Câu hỏi: Phân tích những phẩm chất tốt đẹp của Vũ Nương?- Kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh.3-Bài mới: Giới thiệu bài:Giờ trước, chúng ta đã tìm hiểu văn bản “Chuyện người con gái Nam Xương”,

qua giờ học ta đã cảm nhận được vẻ đẹp của Vũ Nương: Đẹp người, đẹp nết. Giờ họcnày ta tiếp tục tìm hiểu văn bản để thấy rõ số phận oan trái của nàng, cũng là củangười phụ nữ dưới chế độ phong kiến. Đồng thời qua tác phẩm, ta còn thấy rõ những thành công về nghệ thuật của tác giả Nguyễn Dữ. Cụ thể những nội dung trên như thế nào? Mời các em vào giờ học hôm nay.* Hoạt động 2: Đọc, hiểu văn bản:Nàng Vũ Nương bị nghi oan là không chung thuỷ với chồng. Hãytìm những nguyên nhân dẫn tớiviệc này??Cuộc hôn nhân giữa Trương Sinhvà Vũ Nương có điều gì cần lưu ý?Vì sao em biết? Cuộc hôn này có gìkhó khăn cho nhân vật Vũ Nương?? Theo em tính cách của TrươngSinh có phải là nguyên nhân dẫntới nỗi oan của vợ chàng?? Còn nguyên nhân nào dẫn tới nỗi oan của Vũ Nương?? Nhận xét gì về nguyên nhân này?

b- Nỗi oan khuất của Vũ Nương:- Cuộc hôn nhân giữa Trương Sinh và Vũ Nươngcó phần không bình đẳng:+ Trương Sinh xin với mẹ đem trăm lạng vàngcưới về.+ Lời của Vũ Nương: “Thiếp vốn con kẻ khó,được nương tựa nhà giàu”. Tạo cho Trương Sinh một cái thế: Có tiền +Có quyền (Cái thế của người chồng trong giađình, người đàn ông dưới chế độ phong kiến).- Tính cách của Trương Sinh: “Đa nghi, đối vớivợ phòng ngừa quá sức” + Tâm trạng khi trở vềcó phần nặng nề không vui “Cha về, bà đã mất…”- Lời nói của đứa con ngây thơ: “Ô hay! Thế raông cũng là cha tôi ư! …không như cha tôi trước kia…”. “Trước đây, thường có một ngườiđàn ông … Đản cả” Thông tin rất đáng tin, ngày một gay cấn:Như đổ thêm dầu vào lửa, tính đa nghi đã đến độ cao trào, chàng “đinh ninh là vợ hư”.=> Đây là tình huống bất ngờ.

42

Page 43: Giao an ngu van 9  ca nam day du

Bùi Thanh Gòn- GV trường THCS Tân Vịnh- Lộc Hà- Hà Tĩnh

? Bên cạnh các nguyên nhân trêntheo em còn nguyên nhân nào nữa?

? Trong truyện, tác giả đã sử dụngnhững yếu tố kỳ ảo nào?

? Em có nhận xét gìvề cách đưanhững yếu tố kỳ ảo vào trong truyệncủa tác giả? Cho biết tác dụng của cách đưa yếu tố kỳ ảo xen lẫn yếutố thực?

? Các yếu tố kỳ ảo được đưa vàotrong truyện có tác dụng gì? (ý nghĩa như thế nào?).

- Cách cư sử hồ đồ, độc đoán của Trương Sinh:+ Không đủ bình tĩnh để phán đoán, nghe lời con trẻ và không đủ bình tĩnh để phân tích đúng, sai.+ Bỏ ngoài tai những lời phân trần của vợ.+ Không tin cả những nhân chứng bênh vực chonàng (Họ hàng, làng xóm).+ Nhất quyết không nói duyên cớ để vợ có cơhội minh oan.- Do hoàn cảnh xã hội lúc bấy giờ:+ Xã hội trọng nam, khinh nữ.+ Đất nước có chiến tranh. Nghệ thuật tạo tình huống, xung đột, sắp xếplại một số tình tiết, thêm bớt hoặc tô đậm nhữngtình tiết có ý nghĩa, có tính chất quyết định đếnquá trình của truyện cho hợp lý, tăng cường tínhbi kịch và cũng làm cho truyện trở nên hấp dẫn, sinh động hơn.=> Bi kịch của Vũ Nương là một lời tố cáo xãhội phong kiến. Xem trọng quyền uy của kẻ giàu và của người đàn ông trong gia đình, đồngthời bày tỏ niềm cảm thương của tác giả đối vớisố phận oan nghiệt của người phụ nữ.2. Những yếu tố kỷ ảo trong truyện:- Phan Lang nằm mộng rồi thả rùa.- Phan Lang lạc vào động rùa của Linh Phi …gặp Vũ Nương … được đưa về dương thế.- Hình ảnh Vũ Nương hiện ra sau khi Trương Sinh lập đàn tràng giải nỗi oan cho nàng ở bếnHoàng Giang.* Cách thức đưa những yếu tố kỳ ảo vào trong truyện. Các yếu tố này được đưa xen kẽ với những yêu tố thực (Về địa danh, về thời điểmlịch sử, nhân vật lịch sử, sự kiên lịch sử, trangphục của các mỹ nhân, tình cảnh nhà Vũ Nương). Thế giới kỳ ảo gần với cuộc sống đơi thực,làm tăng thêm độ tin cậy, khiến người đọc không cảm thấy ngỡ ngàng.* ý nghĩa:- Hoàn chỉnh thêm những nét đẹp vốn có củanhân vật Vũ Nương: ở thế giới khác vẫn nặngtình với cuộc đời, khát khao được phục hồi danh dự.- Tạo nên một phầnkết thúc có hậu: Thể hiệnước mơ của nhân dân ta về sự công bằng: Người

43

Page 44: Giao an ngu van 9  ca nam day du

Bùi Thanh Gòn- GV trường THCS Tân Vịnh- Lộc Hà- Hà Tĩnh

? Hãy phân tích tình tiết kỳ ảo ởcuối truyện? (ở tình tiết này có thểhiện tính bi kịch hay không?).

* Hoạt động 3? Những đặc sắc về nghệ thuật củavăn bản?

? Nêu nội dung chính của văn bản?

- Đọc ghi nhớ SGK. * Hoạt động 4:

- Hướng dẫn học sinh làm bài tập:

tốt dù phải chịu oan khuất rồi cuối cùng cũngđược giải oan.- Chi tiết kỳ ảo ở cuối truyện “Vũ Nương ngồitrên một chiếc kiệu hoa đứng giữa dòng … lúcẩn, lúc hiện … bóng nàng loáng loáng mờ nhạtdần mà biến đi mất” Đây chỉ là ảo ảnh.=> An ủi cho số phận của Vũ Nương, đồng thờimột lần nữa tố cáo xã hội phong kiến: Trong xãhội ấy, người phụ nữ đức hạnh chỉ có thể tìmthấy hạnh phúc ở những nơi xã xăm, huyền bí.Tổng kết, ghi nhớ:1.Nghệ thuật:- Cách dẫn dắt tình tiết câu chuyện của tác giả:Dựa vào cốt truyện có sẵn, sắp xếp lại một sốtình tiết, thêm bớt, tô đậm những tình tiết có ýnghĩa, có tính chất quyết định đến diễn biến củatruyện cho hợp lý, tăng cường tính bi kịch, đồngthời làm cho truyện hấp dẫn, sinh động hơn.- Truyện có nhiều lời thoại và lời tự bạch củanhân vật, được sắp xếp rất đúng chỗ Câuchuyện sinh động, góp phần khắc hoạ quá trìnhtâm lý và tính cách của nhân vật.2.Nội dung:Qua câu chuyên về cuộc đời và cái chết thươngtâm của Vũ Nương, “Truyện người con gái NamXương” thể hiện niềm thương cảm đối với sốphận oan nghiệt của người phụ nữ dưới chế độphong kiến, đồng thời khẳng định vẻ đẹp truyềnthống của họ.*Ghi nhớ (SGK trang 51).Củng cố, dặn dò:- Hệ thống lại bài.- Vẻ đẹp của Vũ Nương.- Nỗi oan của nàng.- Yếu tố kỳ ảo trong tác phẩm.- Bài tập: Kể lại văn bản theo cách của em.- Yêu cầu: Đảm bảo các tình tiết, sự việc chínhcủa câu chuyện.- Đọc thêm bài thơ “Lại bài viếng Vũ Thị”.- Học bài.- Soạn: “Xưng hô trong hội thoại”.

Ngày soạn : 21-9-2007

44

Page 45: Giao an ngu van 9  ca nam day du

Bùi Thanh Gòn- GV trường THCS Tân Vịnh- Lộc Hà- Hà Tĩnh

Ngày giảng:

Tiết 18 - Xưng hô trong hội thoại. A. Mục tiêu bài dạy: Giúp học sinh:

- Hiểu được sự phong phú, tinh tế và giàu sắc thái biểu cảm của hệ thốngcác từ ngữ xưng hô trong Tiếng Việt.

- Hiểu rõ mối quan hệ chặt chẽ giữa việc sử dụng từ ngữ xưng hô với tìnhhuống giao tiếp.

- Nắm vững và sử dụng thích hợp từ ngữ đó.B. Chuẩn bị:

- Giáo viên: Bảng phụ.- Học sinh: Các tình huống liên quan tới bài học.

C. Tiến trình bài giảng:* Hoạt động 1: Khởi động:

1-Tổ chức:2-Kiểm tra:- Câu hỏi: Nêu những nguyên nhân khiến người nói không tuân thủ các

phương châm hội thoại? Mỗi một nguyên nhân cho một ví dụ minh hoạ?- Kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh.3-Bài mới: Giới thiệu bài:Trong các giờ trước, các em đã được tìm hiểu các phương châm hội thoại đó

là: Phương châm về chất, về lượng, quan hệ, cách thức, lịch sự. Để đạt được mục đích trong giao tiếp thì người nói cần phải chú ý tới việc vận dụng các phương châmhội thoại phù hợp với đặc điểm của tìnhhuống giao tiếp. Vì vậy, có những trường hợp không tuân thủ phương châm hội thoại. Ngoài những vấn đề này, trong giao tiếp chúng ta cần phải chú ý đến vấn đề gì nữa? Mời các em vào tìm hiểu giờ học hôm nay.* Hoạt động 2: Bài học:1.Ngữ liệu và phân tích ngữ liệu:? Em hãy nêu một số những từ dùng để xưng hôtrong tiếng Việt? Các từ ngữ xưng hô trong tiếng Việt: Tôi, tao, tớ, mình, mày, nó, hắn, gã, … chúnh tôi, chúng tớ,chúng tao, chúng mình, chúng mày, chúng nó, …Anh, em, chú, bác, cô, dì, cậu, mợ, ông ấy, bà ấy,chị ấy, …? Hãy cho biết cách dùng từ ngữ xưng hô ở trên? * Cách dùng với ngôi thứ:- Ngôi thứ nhất: Tôi, tao, tớ, … chúng tôi, chúng tao,..- Ngôi thứ hai: Mày, mi,…chúng mày,…- Ngôi thứ ba: Nó, hắn,…chúng nó, họ, bọn họ,…* Cách dùng để biểu lộ sắc thải biểu cảm:- Suồng sã: Mày, tao, chúng tao, bọn tao,…- Sắc thái thân mật: Anh, chị, em, …- Sắc thái trang trọng: Quý ông, quý bà, quý vị, …

2.Kết luận: Từ ngữ xưng hô vàviệc sử dụng từ ngữ xưng hô.

45

Page 46: Giao an ngu van 9  ca nam day du

Bùi Thanh Gòn- GV trường THCS Tân Vịnh- Lộc Hà- Hà Tĩnh

- Sắc thái trung hoà: Tôi, chúng tôi, …* Lưu ý: Trong Tiếng Việt còn một số trường hợp sau:- Đối tượng xưng hô thường dùng ở nhiều ngôi: Mình.- Đối tượng xưng hô chỉ gộp nhiều ngôi: Ta, chúngta, chúng mình, …- Đối tượng xưng hô chỉ gộp “Tương hỗ” nhau:Ví dụ: Từ giờ phút ấy, chúng tôi đã trở thành đồngchí của nhau => Từ ngữ xưng hô = Đại từ xưng hô+ Danh từ chung,…? Hãy so sánh từ ngữ xưng hô trong Tiếng Việt vớitừ ngữ xưng hô trong Tiếng Anh (Các em đang học),cho nhận xét?Ngôi Tiếng Việt Tiếng Anh1 Tôi, tao, tớ,chúng tôi… I, We.2 Mày, mi, anh … you3 Nó, họ, anh ấy, … It, they

he, she Từ ngữ xưng hô trong Tiếng Việt phong phú vàtinh tế hơn từ ngữ xưng hô trong Tiếng Anh.?Chính sự phong phú của từ ngữ xưng hô trong TiếngViệt mà có những tình huống, ta không biết xưng hônhư thế nào cho phải, em đã gặp những tình huốngtương tự như thế chưa, nêu ra cho cả lớp cùng thảo luận.Ví dụ: Về quê chơi, em gặp rất nhiêu anh, em, họhàng, có người en họ (Tuổi như bố, mẹ em) chào emrất lễ phép: Anh (Chị) mới về chơi. Lát nữa mời anh(Chị) đến nhà em chơi ạ! Em không biết trả lời nhưthế nào.=>Trong tình huống này, tuy hơi khó trong giao tiếpSong từ xưa các cụ đã có câu “Bằng củ khoai cứ vaimà gọi”. Em cứ xưng hô đúng với vai của mình.? Qua các ví dụ và tình huống trên, em hãy cho nhận xét về hệ thống từ ngữ xưng hô trong Tiếng Việt.*Ví dụ (SGK38, 39) : Hai đoạn trích (Trích từ DếMèn phiêu lưu ký của Tô Hoài) – Hai học sinh đọc.(Giáo viên dùng bảng phụ).? Em hãy xác định từ ngữ xưng hô ở hai đoạn trích? Đoạn trích a: - Anh – em (Dế Choắt). - Ta – Chú mày (Dế Mèn). Đoạn trích b: - Tôi – Anh (Dế Mèn). - Tôi – Anh (Dế Choắt). ? Phân tích sự thay đổi về cách xưng hô của Dế Mènvà Dế Choắt? Giải thích sự thay đổi đó?

* Tiếng Việt có một hệ thốngtừ ngữ xưng hô rất phong phú,tinh tế và giàu sắc thái biểucảm.

46

Page 47: Giao an ngu van 9  ca nam day du

Bùi Thanh Gòn- GV trường THCS Tân Vịnh- Lộc Hà- Hà Tĩnh

- ở đoạn trích a: Cách xưng hô của hai nhân vật rấtkhác nhau. Thể hiện sự bất bình đẳng:+ Dế Choắt: Kẻ ở vị thế yếu, cảm thấy mình thấp hèncần nhờ vả người khác.+ Dế Mèn: Kẻ ở vị thế mạnh: Kiêu căng và hách dịch- ở đoạn trích b: Cách xưng hô như nhau. Như vậy đãcó sự thay đổi: Vì Dế Choắt không còn coi mình làđàn em, cần nhờ vả, nương tựa Dế Mèn nữa. Dế Choắt nói với Dế Mèn những lời trăng trối với tư cách làmột người bạn. Cách xưng hô bình đẳng giữa hai nhân vật.(Dế Mèn cũng đã nhận ra lỗi lầm).? Qua ví dụ trên em có nhận xét gì về việc dùng từngữ xưng hô của cả hai nhân vật Dế Mèn và Dế Choắt? Việc sử dụng từ ngữ xưng hốât phù hợp (Phù hợpvới tính cách của nhân vật và hoàn cảnh, địa điểm của tình huống giao tiếp).? Qua đây, em hãy rút ra kết luận chung về việc sửdụng từ ngữ xưng hô?(Lưu ý với học sinh: ở lớp 8 đã học vai XH trong HTcần lưu ý: Vai XH thì có nhiều, những vai giao tiếpchỉ có một. Vì vậy cần sử dụng linh hoạt từ ngữ xưnghô cho phù hợp với vai giao tiếp và tình huống giao tiếp)- Một học sinh đọc ghi nhớ.

* Người nói cần căn cứ vào đối tượng và các đặc điểmkhác của tình huống giao tiếpđể xưng hô cho thích hợp.*Ghi nhớ (SGK39).

*Hoạt động 3:- Một học sinh đọc yêu cầu bài tập.- Một học sinh làm miệng.- Học sinh khác nhận xét, bổ sung.

- Một học sinh đọc yêu cầu bài tập.

Luyện tập:1-Bài tập 1: (SGK trang 39)“Ngày mai chúng ta làm lễ thành hôn, mời thầyđến dự”Lời mời trên có sự nhầm lẫn trong cách dùng từ:+ Chúng ta: Từ xưng hô chỉ ngôi “gộp” (Baogồm cả người nói và người nghe).- Có sự nhầm lẫn vì cô ta là người nước ngoài,mới học Tiếng Việt, chưa nắm vững; vì vậy còncó thói quen trong ngôn ngữ của tiếng mẹ đẻ.- Cô cần sử dụng từ: Chúng tôi hoặc chúng em(Từ xưng hô chỉ một nhóm ít nhất hai người,trong đó có người nói nhưng không có ngườinghe – Trong Tiếng Việt xếp những từ xưnghô này vào “ngôi trừ”.2-Bài tập 2: (SGK trang 40).Trong văn bản khoa học, nhiều khi tác giả củavăn bản chỉ là một người, nhưng vẫn xưng hô

47

Page 48: Giao an ngu van 9  ca nam day du

Bùi Thanh Gòn- GV trường THCS Tân Vịnh- Lộc Hà- Hà Tĩnh

- Giáo viên gợi ý cho học sinh.

- Học sinh trình bày miệng Họcsinh khác nhận xét, bổ sung.

- Học sinh đọc yêu cầu của bài tập.

- Học sinh đọc yêu cầu bài tập.- Học sinh làm bài tập miệng.- Học sinh khác nhận xét, bổ sung.

- Một học sinh đọc yêu cầu bài tập.- Học sinh làm bài tập miệng.- Học sinh khác nhận xét.- Giáo viên đánh giá.

- Một học sinh đọc yêu cầu bài tập.

chúng tôi chứ không xưng tôi. Giải thích vì sao?- Văn bản khoa học là những văn bản trình bày về các nội dung khoa học; bao gồm văn bảnkhoa học chuyên sâu, văn bản khoa học giáokhoa và văn bản khoa học phổ cập.- Việc dùng chúng tôi thay cho tôi nhằm tăng thêm tính khách quan cho những luận điểm khoa học trong văn bản. Ngoài ra việc dùng từngữ xưng hô như vậy còn thể hiện sự khiêm tốn của tác giả.- Song, trong những tình huống nhất định cầnnhấn mạnh ý kiến cá nhân thì dùng tôi tỏ rathích hợp hơn.3-Bài tập 3: (SGK trang 40).- Từ xưng hô mà cậu bé dùng với mẹ: - Mẹ (Thông thường.- Từ xưng hô mà Thánh Gióng dùng với sứ giả:Ta - ông (Cách xưng hô khác thường => Thểhiện sự khác thường của Thánh Gióng).4-Bài tập 4: (SGK trang 40).- Cách dùng từ xưng hô:+ Danh tướng: 1. Thầy – con; 2. Thầy – con.+ Thầy giáo già: Ngài.- Người học trò: Thể hiện thái độ kính cẩn vàlòng biết ơn của vị tướng với thầy giáo mình.Chúng ta cần nói theo tinh thần “Tôn sư trọng đạo”.5-Bài tập 5: (SGK trang 40, 41).- Trước năm 1945: Nước ta là một nước phongkiến. Người đứng đầu nhà nước là vua: Xưnghô với dân là trẫm.- Bác-Người đứng đầu nhà nước Việt Nam dânchủ công hoà: Xưng tôi và gọi dân chúng làđồng bào: Tạo cảm giác gần gũi với người nghe.Đánh dấu một bước trong quan hệ giữa nhândân với lãnh tụ (Lãnh tụ với nhân dân) trongmột nước dân chủ.6-Bài tập 6: (SGK trang 41).- Cai lệ: Thằng kia, … ông … mày.- Người nhà lý trưởng: Chị … chị … chị.- Chị Dậu: Nhà cháu…cháu…hai ông…cháu.- Cai lệ: Mày … mày.- Chị Dậu: Nhà cháu … ông.- Cai lệ: Ông … mày.- Chị Dậu: Cháu … ông … nhà cháu…

48

Page 49: Giao an ngu van 9  ca nam day du

Bùi Thanh Gòn- GV trường THCS Tân Vịnh- Lộc Hà- Hà Tĩnh

(*) Qua đoạn trích này, các em cầnchú ý: Khi phân tích nhân vật nênlưu ý tới việc làm, hành động củanhân vật cùng với việc sử dụng từngữ xưng hô. Vì qua đây thể hiện rõ diễn biến tâm lý và tình cảm củanhân vật.

* Hoạt động 4- Giáo viên hệ thống bài.

- Hướng dẫn học sinh về nhà

- Chị Dậu: Tôi … ông.- Chị Dậu: Mày … bà. Cai lệ: Kẻ có quyền lực: Cách xưng hộ thểhiện trịch thượng, hống hách. Chị Dậu: Lúc đầu hạ mình, nhẫn nhục vì làngười dân bị áp bức. Nhưng sau thay đổi hoàn toàn: Tôi-ông, bà-mày: Thể hiện thái độ phẫnuất, căm tức Cách phản kháng quyết liệt củamột con người bị dồn đến bước đường cùng.=> Thể hiện rõ nhan đề văn bản “Tức nước” thì ắt “Vỡ bờ”.Củng cố, dặn dò- Hệ thống từ ngữ xưng hô trong Tiếng Việt:Phong phú, tinh tế và giàu sắc thái biểu cảm.- Sử dụng từ ngữ xưng hô: Căn cứ vào đối tượngvà các đặc điểm khác của tình huống giao tiếp.- Học bài + Xem lại các bài tập.- Soạn: “Cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp”.

Ngày soạn :22-9-2007 Ngày giảng:

Tiết 19 - Cách dẫn trực tiếp và các dẫn gián tiếpA. Mục tiêu bài dạy: Giúp học sinh:

- Nắm được cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp trong khi viết văn bản.- Rèn luyện kỹ năng trích dẫn khi viết văn bản.

B. Chuẩn bị:- Giáo viên: Bảng phụ + Ví dụ mẫu.- Học sinh: Tìm các ví dụ phù hợp với nội dung bài học.

C. Tiến trình bài giảng:* Hoạt động 1: Khởi động:

1-Tổ chức:2-Kiểm tra:- Câu hỏi: Đọc thuộc phần ghi nhớ (SGK39), làm bài tập 3 (SGK40).- Kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh.3-Bài mới: Giới thiệu bài:Khi tạo tập văn bản viết, ta thường dẫn lời nói hay ý nghĩ của một người, một

nhân vật. Song các dẫn đó của ta đã đúng hay chưa? Có những cách dẫn nào; để tìmhiểu về vấn đề này, mời các em sẽ tìm hiểu bài học hôm nay.* Hoạt động 2: Bài học:1. Ngữ liệu và phân tích ngữ liệu:* Ví dụ 1: Hai đoạn trích (Trích “Lặng lẽ Sa Pa” -

2.Kết luận:a-Cách dẫn trực tiếp:

49

Page 50: Giao an ngu van 9  ca nam day du

Bùi Thanh Gòn- GV trường THCS Tân Vịnh- Lộc Hà- Hà Tĩnh

Nguyễn Thành Long)-SGK53.- Hai học sinh đọc.- Đoạn a: “… Đấy, bác cũng chẳng “thèm” người là gì?”. - Đoạn b: “Khách tới bất ngờ, chắc cu cậu chưa kịp quét tước dọn dẹp, chưa kịp gấp chăn chẳng hạn”.? ở đoạn trích a, b, bộ phận in đậm là lời nói hayý nghĩ của nhân vật, nó được ngăn cách với nhữngbộ phận trước đó bằng những dấu gì? Phần in đậm ở đoạn a là lời nói, vì trước đo cótừ “nói” trong phần lời của người dẫn.+ Được tách ra khỏ phần câu đứng trước bằng dấuhai chấm và dấu ngoặc kép (“ ”)- ở đoạn b, phần câu in đậm là ý nghĩ, vì trước đócó từ “nghĩ”.+ Dấu hiệu tách hai phần câu cũng là dấu hai chấmvàdấu ngoặc kép.? Trong cả hai đoạn trích, có thể thay đổi vị trí giữa các bộ phận in đậm với bộ phận đứng trướcnó được không? Nếu được thì hai bộ phận ấy ngăncách với nhau bằng những dấu gì? Có thể thay đổi vị trí giữa các bộ phận in đậmvới bộ phận đứng trước nó. Hai bộ phận ấy ngăncách với nhau bằng dấu ngoặc kép và dấu ( - ). Cụthể là:a: … “Đấy, bác … là gì” – Cháu nói. b: “Khách tới bất ngờ, …chẳng hạn” – Hoạ sỹ nghĩ thầm.? ở hai đoạn trích a, b trên, bộ phận in đậm đượcdẫn trực tiếp, em hiểu cách dẫn trực tiếp là cáchdẫn như thế nào?* Ví dụ 2: (SGK trang 53).- Hai học sinh đọc.a/. “Lão tìm lời lẽ giảng giải cho con hiểu. Lãokhuyên nó hãy dằn lòng bỏ đám này…, làng nàyđãchết hết con gái đâu mà sợ”. (Nam Cao ‘Lão Hạc”).b/. “Nhưng chớ hiểu lầm rằng Bác sống… ẩn dật” (Phạm Văn Đồng)?Trong đoạn trích a, bộ phận in đậm là lời nói hayý nghĩ? Nó được ngăn cách với bộ phận đứng trướcbằng dấu gì? Đoạn a, phần câu in đậm là lời nói: Nội dung của lời khuyên như có thể thấy ở từ “khuyên” trong

Nhắc lại nguyên văn lời nói hayý nghĩ của người hoặc nhân vật;Lời dẫn trực tiếp được đặt trongdấu ngoặc kép.

b-Cách dẫn gián tiếp:- Cách dẫn gián tiếp, tức là thuật lại lời nói hay ý nghĩ của ngườihoặc nhân vật, có điều chỉnh cho thích hợp; lời dẫn gián tiếp khôngđặt trong dấu ngoặc kép.

50

Page 51: Giao an ngu van 9  ca nam day du

Bùi Thanh Gòn- GV trường THCS Tân Vịnh- Lộc Hà- Hà Tĩnh

phần lời của người dẫn. Không có dấu hiệu ngăn cách phần này.?Trong đoạn trích b, bộ phận in đậm là lời nói hayý nghĩ? Đoạn b, bộ phận câu in đậm là ý nghĩa (Trướcđó có từ “Hiểu”).? Giữa bộ phận in đậm và bộ phận đứng trước có từ gì? Có thể thay bằng từ gì? Giữa phần ý nghĩ và phần lời của người dẫn cótừ rằng. Có thể thay từ rằng bằng từ là.? Cách dẫn như ở đoạn a, b trong ví dụ 2 được gọilà cách dẫn gián tiếp. Em hiểu như thế nào về cáchdẫn này?- Hai học sinh đọc phần ghi nhớ. * Ghi nhớ: (SGK trang 54).

*Hoạt động 3:- Một học sinh đọc yêu cầu bài tập.- Làm miệng trước lớp.

- Học sinh khác nhận xét, bổ sung.

- Hai học sinh đọc yêu cầu bài tập.- Hướng dẫn h/s làm bài tập này.- Học sinh dựa vào những gợi ýhoàn thành bài tập Trình bàymiệng trước lớp.

Luyện tập:1-Bài tập 1: (SGK trang 54).- Đoạn a, lời dẫn “A! Lão già tệ lắm!…mày à?”Đây là lời nói của cậu Vàng mà lão Hạc gáncho nó. Lời dẫn trực tiếp.- Đoạn b, lời dẫn “Cái vườn này … còn rẻ cả”.Đây là ý nghĩ của lão Hạc (Trước đó có ngữ“Lão tự bảo rằng”). Lời dẫn trực tiếp.2-Bài tập 2: (SGK trang 54, 55).a/. Dẫn trực tiếp:Trong “Báo cáo chính trị tại Đại hội đại biểutoàn quốc lần thức II của Đảng”, Chủ tịch HồChí Minh nêu rõ: “Chúng ta … anh hùng”.- Dẫn gián tiếp.Trong “Báo cáo…”, Chủ tịch Hồ Chí Minh đãkhẳng định rằng chúng ta …a/ Dẫn trực tiếp:Trong cuốn sách “Chủ tịch Hồ Chí Minh…thời đại”, đồng chí Phạm Văn Đồng viết: “Giảndị … làm được”.- Dẫn gián tiếp.Trong cuốn sách “Chủ tịch …”, đồng chí PhạmVăn Đồng khẳng định rằng giản dị.c/. Dẫn trực tiếp:Trong cuốn “Tiếng Việt … dân tộc”, ông ĐặngThai Mai khẳng định “Người Việt Nam …củamình”.

51

Page 52: Giao an ngu van 9  ca nam day du

Bùi Thanh Gòn- GV trường THCS Tân Vịnh- Lộc Hà- Hà Tĩnh

- Hai học sinh đọc yêu cầu bài tập.- Học sinh làm Trình bày miệng.

* Hoạt động 4- Giáo viên hệ thống bài

- Hướng dẫn học sinh về nhà

- Dẫn gián tiếp.Trong cuốn “Tiếng Việt … dân tộc”, ông ĐặngThai Mai đã khẳng định rằng “Người Việt Nam… của mình”.3-Bài tập 3: (SGK trang 55).Thuật lại lời của nhân vật Vũ Nương trong đoạntrích sau theo cách gián tiếp.Hôm sau…chiếc hoa vàng đã dặn Phan Langvề nói với chàng Trương rằng …Củng cố, dặn dò:Nội dung: + Lời dẫn gián tiếp. + Lời dẫn trực tiếp.- Học bài + Xem lại cácbài tập.- Làm bài tập: Chuyển các lời dẫn trực tiếp thành lời dẫn gián tiếp và chuyển đoạn hội thoại sau thành một đoạn văn kể chuyện:“Sinh dỗ dành Chẳng bao giờ bế Đản cả” (Nguyễn Dữ).- Chuẩn bị bài: “Luyện tập tóm tắt văn bản TS”

Ngày soạn :24-9-2007 Ngày giảng:

Tiết 20 - Luyện tập tóm tắt văn bản tự sự.A. Mục tiêu bài dạy: Giúp học sinh:

- Ôn tập, củng cố hệ thống hoá kiến thức về tóm tắt văn bản tự sự đã đượchọc từ kỳ I – Lớp 8.

- Tích hợp với các văn bản đã học và phần Tiếng Việt.- Rèn luyện kỹ năng tóm tắt văn bản tự sự theo các yêu cầu khác nhau:

Ngắn gọn hơn song vẫn đảm bảo đầy đủ các ý chính, nhân vật chính.B. Chuẩn bị:

- Giáo viên: Soạn bài + Đọc tư liệu.- Học sinh: Làm hết bài tập cũ + Ôn lại kiến thức văn bản tự sự.

C. Tiến trình bài giảng:* Hoạt động 1: Khởi động:

1-Tổ chức:2-Kiểm tra:- Câu hỏi: Thế nào là tóm tắt văn bản tự sự?Là kể lại một cốt truyện để người đọc hiểu được nội dung cơ bản của tác

phẩm ấy; khi tóm tắt cần chú ý:+ Phải căn cứ vào những yếu tố quan trọng nhất của tác phẩm là sự việc và

nhân vật chính.+ Có thể xen kẽ có mức độ những yếu tố bổ trợ các chi tiết, các nhân vật phụ,

miêu tả, biểu cảm, nghị luận, đối thoại và độc thoại nội tâm.

52

Page 53: Giao an ngu van 9  ca nam day du

Bùi Thanh Gòn- GV trường THCS Tân Vịnh- Lộc Hà- Hà Tĩnh

3-Bài mới: Giới thiệu bài mới:* Hoạt động 2: Nội dung bài:1.Ngữ liệu, phân tích ngữ liệu:a-Đọc các tình huống trong SGK<58>- Trong cả 3 tình huống trên, người tađều phải tóm tắt văn bản Em hãy rútra nhận xét về sự cần thiết phải tóm tắtvăn bản?- Hãy tìm hiêu và nêu lên các tình huốngkhác trong cuộc sống mà em thấy cầnphải vận dụng kỹ năng tóm tắt văn bảntự sự?b-Đọc các sự việc trong SGK<58>.? Các sự việc chính đã được nêu đầy đủchưa? Có thiếu không? Sự việc thiếu cóquan trọng không? Tại sao? Trình tự xếpsắp đã hợp lý chưa?- Sửa lại như thế nào?- Đọc ghi nhớ SGK? * Hoạt động 3- Hướng dẫn học sinh viết tóm tắt văn bảntự sự Trình bày.a)- Văn bản: Lão Hạc.b)- Văn bản: Chiếc lá …. * Hoạt động 3 - Giáo viên:

- Học sinh:

2. Kết luận:a-Sự cần thiết của việc tóm tắt văn bảntự sự:- Tóm tắt văn bản tự sự là một nhu cầu tất yếu do cuộc sống đặt ra.

b-Thực hành tóm tắt một văn bản tự sự- Văn bản tóm tắt phải ngắn gọn, nhữngchi tiết, sự kiện được lựa chọn phải đượctổ chức thành chỉnh thể thống nhất.

*Ghi nhớ: <SGK>Luyện tập:1-Bài tập 1: SGK trang 58.- Mời hai em trình bày, nhận xét:+ Ưu điểm:+ Tồn tại:Củng cố, dặn dò:- Hệ thống nội dung bài.- Khắc sâu kiến thức cơ bản.- Đọc lại ghi nhớ.- Về nhà làm hết bài tập trong SGK?- Đọc trước “Miêu tả trong văn bản miêu tả”.

Tuần 5-Bài 4, 5Ngày soạn :24-9-2007

Ngày giảng:Tiết 21 - Sự phát triển của từ vựng

A. Mục tiêu bài dạy: Giúp học sinh:- Nắm được các cách phát triển từ vựng thông dụng nhất.- Tích hợp với Văn – Tập làm văn.- Rèn học sinh kỹ năng mở rộng vốn từ theo các cách phát triển từ vựng.

B. Chuẩn bị:- Giáo viên: Soạn bài + Đọc tài liệu.

53

Page 54: Giao an ngu van 9  ca nam day du

Bùi Thanh Gòn- GV trường THCS Tân Vịnh- Lộc Hà- Hà Tĩnh

- Học sinh: + Đọc trước tiết 21. + Trả lời các câu hỏi trong SGK? C. Tiến trình bài giảng:* Hoạt động 1: Khởi động:

1-Tổ chức:2-Kiểm tra:- Câu hỏi: Thế nào là lời dẫn trực tiếp? Lời dẫn gián tiếp? Cho VD minh hoạ?- Làm bài tập 2 + 3 (Trang 54, 55).3-Bài mới: Giới thiệu bài mới:

* Hoạt động 2: Nội dung bài học:1.Ngữ liệu, phân tích ngữ liệu:* Đọc các ngữ liệu SGK.(1)- Giải nghĩa từ “Kinh tế”:- Từ “Kinh tế” với nghĩa cũ hiện nay cócòn dùng nữa hay không?- Nhận xét nghĩa của từ này?(2)- “Chị em sắm …. xuân”: Từ “Xuân”nghĩa là gì?- “Ngày xuân … dài”: Từ “Xuân” nghĩalà gì?- Hiện tượng chuyển nghĩa này được tiếnhành theo phương thức nào? (ẩn dụ).- Từ “Giờ kim … trao tay”: Từ “Tay” cónghĩa là gì?- “Cùng … tay luôn …”: Từ “Tay” nghĩalà gì?- Hiện tượng này chuyển nghĩa này theophương thức nào? (Hoán dụ).- Gọi 2 học sinh đọc ghi nhớ. * Hoạt động 3- Học sinh đọc bài tập số 1?- Nêu yêu cầu?- Học sinh trả lời Giáo viên uốn nắn?

- Đọc yêu cầucủa bài tập 2?- Giải nghĩa cách dùng từ “Trà” giống?Khác?- Giải thích nghĩa chuyển từ, nghĩa gốc“Đồng hồ”?

- Đọc yêu cầu của bài tập? Chứng minh đó là những từ nhiều

2.Kết luận:* Sự biến đổi và phát triển nghĩa của từngữ.- Xã hội phát triển, từ vựng của ngôn ngữ cũng không ngừng phát triển dựa trên cơsở nghĩa gốc.

- Phương thức chính để phát triển nghĩacủa từ ngữ là phương thức ẩn dụ và hoándụ.

* Ghi nhớ: (SGK trang 56).Luyện tập:1-Bài tập 1: (Trang 56).- a): Nghĩa gốc: Bộ phận cơ thể.- b): Hoán dụ:- c): ẩn dụ: Vị trí tiếp xúc …- d): ẩn dụ: < Tiếp xúc đất …2-Bài tập 2: (Trang 57).Giống: đã chế biến dùng để pha nước uống.Khác: Dùng để chữa bệnh.3-Bài tập 3: (Trang 57).- Đồng hồ diện: Dùng để đếm số đơn vịđiện đã tiêu thụ để tính tiền, …4-Bài tập 4: (Trang 57).- Hội chứng: Kính thưa; CT; phong bì;bằng dởm.

54

Page 55: Giao an ngu van 9  ca nam day du

Bùi Thanh Gòn- GV trường THCS Tân Vịnh- Lộc Hà- Hà Tĩnh

nghĩa?

- Đọc yêu cầu của đề bài?- Học sinh trả lời, giáo viên uốn nắn chohọc sinh?

- Ngân hàng.- Sốt.- Vua….5-Bài tập 5: (Trang 57).- Mặt trời (1) Chỉ sự việc của hiện tượng.- Mặt trời (2) ẩn dụ NT.

* Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò:- Học kỹ nội dung bài Hệ thống nội dung cơ bản của bài.- Đọc lại ghi nhớ.- Làm hoàn chỉnh bài tập vào vở.- Đọc trước tiết 25.

Ngày soạn :26-9-2007 Ngày giảng:

Tiết 22 - Chuyện cũ trong phủ Chúa Trịnh(Trích: “Vũ Trung tuỳ bút”)

- Phạm Đình Hổ -A. Mục tiêu bài dạy: Giúp học sinh:

- Hiểu được cuộc sống xa hoa vô độ của bọn vua chúa, quan lại dưới thờiLê - Trịnh và thái độ phê phán của tác giả.

- Học sinh nhận biết được đặc điểm cơ bản của tập làm văn tuỳ bút thời trungđại và giá trị nghệ thuật của đoạn văn tuỳ bút.

- Tích hợp với văn – tập làm văn – tiếng Việt.- Rèn luyện kỹ năng đọc và PT thể loại văn bản tuỳ bút trung đại.

B. Chuẩn bị:- Giáo viên: Soạn bài - Đọc tư liệu. - Học sinh: Đọc trước tiết 22.

C. Tiến trình bài giảng:* Hoạt động 1: Khởi động:

1-Tổ chức:2-Kiểm tra:- Em hãy liệt kê những chi tiết nói về đức tính tốt đẹp của Vũ Nương?- Sau khi đọc xong tác phẩm em có suy nghĩ gì về số phận của người phụ nữ

trong xã hội phong kiến trước đây?3-Bài mới: Giới thiệu bài:

* Hoạt động 2: Nội dung bài học:

- Giọng đọc bình thản, chậm rãi, hơi buồn, hàm ý phê phán kín đáo.

- Đọc 19 chú thích.- Giải nghĩa thêm 2 từ.

I-Tiếp xúc văn bản:1.Hướng dẫn đọc:- Giáo viên đọc mẫu – Hướng dẫn đọc.- Mời học sinh đọc văn bản?

2.Giải nghĩa từ khó:- Đọc 19 chú thích SGK (Trang 61, 62).- Hoạn quan: Là đàn ông bị thiến.

55

Page 56: Giao an ngu van 9  ca nam day du

Bùi Thanh Gòn- GV trường THCS Tân Vịnh- Lộc Hà- Hà Tĩnh

- Văn bản được viết theo thể loại nào?

- Đoạn trích chia làm mấy phần?- Nêu nội dung từng phần?

- Đọc đoạn 1?- Những cuộc đi chơi của Trịnh Sâm đượctác giả miêu tả như thế nào?- Thái độ của tác giả được biểu hiện ra sao?- Em hiểu câu: “Kẻ thức giả biết đó ….tường” hàm ý gì? Lịch sử đã chứng minhlời đoán này đúng như thế nào?

- Đọc đoạn 2?- Dựa thế chúa, bọn hoạn quan thái giámđã làm gì?- Vì sao chúng có thể làm được như vậy?Thực chất những hành động đó là gì?- Em có nhận xét như thế nào về cáchmiêu tả của tác giả? So với đoạn trên cógì khác?- Chi tiết cuối đoạn tác giả nêu ra nhằmmục đích gì?

* Hoạt động 3- Qua câu chuyện em có thể khái quátnguyên nhân khiến chính quyền Lê-Trịnhsuy tàn và sụp đổ không thể cứu vãn là gì?- Đặc sắc nghệ thuật của bài văn là ở điểm nào?- Từ đó có thể khái quát chủ đề tư tưởngvà nghệ thuật của văn bản?- So sánh sự giống nhau và khác nhau

- Cung giám: Nơi làm việc của hoạn quan.3.Thể loại văn bản:- Tuỳ bút: Một loại bút ký, thuộc thể loại tự sự, song có cốt truyện đơn giản (Tuỳ bút trung đại khác hẳn tuỳ bút hiện đại).4.Bố cục đoạn trích: 2 phần:- Cuộc sống xa hoa hưởng lạc của Trịnh Sâm- Lũ hoạn quan mượn gió bẻ măng.II-Tìm hiểu đoạn trích:1. Cuộc sống của Thịnh vương Trịnh Sâm:- Xây dựng đình đài liên tục, đi chơi liênmiên, huy động người phục dịch, bàynhiều trò lố lăng tốn kém, …- ỷ thế để cướp đoạt những của quý trongthiên hạ đem về tô điểm nơi phủ chúa.=> Tác giả tả, kể chi tiết, tỷ mỷ hầu như khách quan không để lộ thái độ, xúc cảmvà muốn để tự sự việc nói lên vấn đề.- Câu văn thể hiện thái độ dự đoán của tácgiả trước cảnh xa hoa, dâm đãng.2.Những hành động của bọn hoạn quan thái giám :- Ra ngoài doạ dẫm, dò xét tìm đồ quíhiếm để chiếm đoạt cướp đi hoặc tốngtiền nhân dân,… Đó là thủ đoạn vừa ăn cướp, vừa lalàng của bọn tay sai quái đản, chúng làmgđược như vậy là do chúng được chúa dungtúng Mọi phiền hà, thống khổ đều chút lên đầu người dân.- Mẹ tác giả tự chặt cây sợ tai vạ ập đến. Câu chuyện tăng tính chân thực. Với cách tả tỷ mỷ, chi tiết, cụ thể có vẻ như khách quan, lạnh lùng, song cócảm xúc đã hiện ra.Tổng kết, luyện tập1.Tổng kết:- Do đời sống sa hoá của vua chúa và sự nhũng nhiễu của bọn quan lại.- Lối văn ghi chép sự việc cụ thể, chân thực, sinh động.=> Ghi nhớ: Sách giáo khoa trang 63.2.Luyện tập: Tuỳ bút Truyện

56

Page 57: Giao an ngu van 9  ca nam day du

Bùi Thanh Gòn- GV trường THCS Tân Vịnh- Lộc Hà- Hà Tĩnh

giữa thể loại tuỳ bút, bút ký, ký sự vớitruyện?

- Cốt truyện đơn giản, mờ nhạt,…- Kết cấu lỏng lẻo tuỳcảm xúc người viết.- Giàu cảm xúc, chủquan.

- Chi tiết sự việc chân thực,…

- Thuộc loại tự sự,văn xuôi có chi tiết,sự việc, nhân vật,cảm xúc,..-Phải có cốt truyện, phức tạp, lắt léo.- Kết cấu chặt chẽ, có dụng ý nghệ thuật.- Tính cảm xúc, chủquan được thể hiệnkín đáo.- Chi tiết sự việc đượchư cấu.

* Hoạt động 4: Củng cố – dặn dò:- Hệ thống nội dung bài, khắc sâu kiến thức cho học sinh.- Đọc lại ghi nhớ.- Học kỹ nội dung bài.- Soạn bài: “Hoàng Lê nhất thống chí”.

Ngày soạn :27-9-2007 Ngày giảng:

Tiết 23 - Hoàng Lê nhất thống chí- Hồi thứ mười bốn-

(Của Ngô Gia Văn Phái-do Nguyễn Đức Vân, Kiều thu hoạch dịch)A. Mục tiêu bài dạy: Giúp học sinh:

- Cảm nhận được vẻ đẹp hào hùng của người anh hùng dân tộc, với chiếncông hiển hách đại phá quân Thanh; sự thảm bại của bọn xâm lược Tôn Sỹ Nghịvà số phận thê thảm, nhục nhã của bọn vua quan bán nước, hại dân.

- Thấy được ý thức, quan điểm tiến bộ của tác giả, hiểu khác quan về thểloại và đánh giá giá trị nghệ thuật của thể loại tiểu thuyết lịch sử, lối kể chuyện, miêu tả rất chân thực, sinh động.

- Tích hợp với Văn – Tiếng Việt – Tập làm văn.- Rèn luyện kỹ năng đọc, phân tích, tìm hiểu nhân vật trong tiểu thuyết.

B. Chuẩn bị:- Giáo viên: Giáo án + Tác phẩm Hoàng Lê nhất thống chí;

Bản đồ chiến dịch Tây Sơn.- Học sinh: Đọc kỹ văn bản Trả lời câu hỏi trong sách giáo khoa.

C. Tiến trình bài giảng:* Hoạt động 1: Khởi động:

1-Tổ chức:2-Kiểm tra:- Vì sao mẹ tác giả phải lo chặt bỏ những cây quý, đẹp trước cửa nhà mình?

Chỉ với sự việc đó đã nói lên điều gì về Chúa Trịnh và chính quyền của ông ta?

57

Page 58: Giao an ngu van 9  ca nam day du

Bùi Thanh Gòn- GV trường THCS Tân Vịnh- Lộc Hà- Hà Tĩnh

- Thế nào là tuỳ bút? Tuỳ bút trung đại, hiện đại khác truyện ở điểm nào?trong xã hội phong kiến trước đây?

3-Bài mới: Giới thiệu bài: Sơ lược về tác giả, tác phẩm.* Hoạt động 2: Nội dung bài học:

- Chú ý đọc với ngữ điệu phù hợp vớitừng nhân vật.- Yêu cầu học sinh kể tóm tắt đoạn tríchngắn gọn? Theo trình tự, …

- Dùng bản đồ để tóm tắt?

- Đọc 30 từ chú thích trong sách giáokhoa?- Giải thích thêm các từ?

- Theo em văn bản trích thuộc thể loạinào?

- Đoạn trích chia làm mấy phần? Lànhững phần nào? Nêu nội dung?

* Hoạt động 3 * Hoạt động 4

I-Tiếp xúc văn bản : 1.Hướng dẫn đọc – kể tóm tắt:- Giáo viên đọc mẫu Học sinh đọc.- Gọi 4-5 em học sinh đọc.*Tóm tắt:- Quân Thanh kéo vào chiến nước ta mộtcách dễ dàng, được tin cấp báo NguyễnHuệ lên ngôi hoàng đế Thân chinh đánh giặc.- Cuộc tiến quân thần tốc và những thắnglợi vẻ vang.- Sự thất bại thảm hại của bọn xâm lượcvà lũ bán nước Lê Chiêu Thống.2.Giải thích từ khó:- Đốc xuất đại bình: Chỉ huy, cổ vũ đoànquân lớn.3.Tìm hiểu thể loại:- Là tiểu thuyết lịch sử, chương hồi viếtbằng chữ Hán Chịu ảnh hưởng củaTam Quốc Chí.4.Bố cục đoạn trích:- Đoạn 1: Quân Thanh chiếm Thăng Long, Nguyễn Huệ xưng vương, trực tiếp cầmquân đánh giặc.- Đoạn 2: Cuộc tiến quân thần tốc và chiếnthắng oanh liệt của ta.- Đoạn 3: Sự thất bại của quân Thanh vàsố phận của vua, tôi Lê Chiêu Thống.- Đọc diễn cảm văn bản trích.- Hệ thống nội dung giờ học.- Học kỹ nội dung bài.- Chuẩn bị tiếp tiết 2.Luyện tập:Củng cố, dặn dò:

Ngày soạn :28-9-2007

58

Page 59: Giao an ngu van 9  ca nam day du

Bùi Thanh Gòn- GV trường THCS Tân Vịnh- Lộc Hà- Hà Tĩnh

Ngày giảng:Tiết 24 - Hoàng Lê nhất thống chí

- Hồi thứ mười bốn-(Tiếp)(Của Ngô Gia Văn Phái)

A. Mục tiêu bài dạy: Giúp học sinh:- Năm vững nghệ thuật, nội dung của văn bản trích.- Tích hợp với Văn – Tiếng Việt – Tập làm văn.- Rèn học sinh kỹ năng đọc, phân tích, tìm hiểu nhân vật trong tiểu thuyết.

B. Chuẩn bị:- Giáo viên: Giáo án + Đọc tài liệu.- Học sinh: Đọc văn bản chuẩn bị bài.

C. Tiến trình bài giảng:* Hoạt động 1: Khởi động:

1-Tổ chức:2-Kiểm tra:- Văn bản trích chia làm mấy phần? Nội dung?- Đọc đoạn 1?3-Bài mới: Giới thiệu bài:

* Hoạt động 2: Nội dung bài học:

- Trong khoảng thời gian ngắn từ 20/11đến 30/12/1788, khi nhận được tin cấpbáo của Đô đốc Nguyễn Văn Tuyết thìNguyễn Huệ đã có thái độ và quyết địnhgì? Ông đã làm được những việc gì?Điều đó chứng minh ông là người cóphẩm chất gì?

- Qua những lời phủ dụ của vua QuangTrung trong buổi duyệt binh lớn ở NghệAn với bọn Sở, Lân, Ngô Thì Nhậm vàcuộc trò chuyện với cống sĩ La Sơn chứngtỏ nhà vua còn có phẩm chất gì?

- Tìm những chi tiết chứng tỏ tài dùngbinh và chỉ huy của vua Quang Trung?

II-Tìm hiểu văn bản:1.Hình ảnh Nguyễn Huệ:- Từ đấu đến cuối Nguyễn Huệ luôn tỏra là con người có hành động mạnh mẽ,nhanh nhẹn, quả quyết, xông xáo và cóchủ đích rõ ràng, nhưng không phải làxốc nổi và độc đoán, mà có tính toántrước sau, có tham khảo ý kiến những cộng sự, những người giúp việc.- Ông là người chỉ huy quân sự cực kỳsắc xảo, nhà chính trị có cáh nhìn nhạybén, tự tin.- Lời dụ của nhà vua ở trấn Nghệ An:Ngắn gọn, hào hùng, kích động tinh thầntướng sỹ quyết tâm đánh giặc.- Lời phủ dụ của nhà vua với quan tướngthân cận … Ông là người lãnh đạo tốicao, rất hiểu sở trường, sở đoản của cácthuộc hạ, lại rất độ lượng, công minh.- Hành quân thần tốc, đông người lại antoàn, đảm bảo bí mật. Từ ngày 25 đến ngày 29 hành quân vượt 350km đường núi đèo,… Vua vừa tuyển binh, vừa duyệt binh,vừa tổ chức đội ngũ.

59

Page 60: Giao an ngu van 9  ca nam day du

Bùi Thanh Gòn- GV trường THCS Tân Vịnh- Lộc Hà- Hà Tĩnh

- Hình ảnh vua Quang Trung trong chiếntrận được miêu tả như thế nào?

- Taị sao tác giả vốn trung thành với nhàLê, không mấy cảm tình với Tây Sơn,thậm chí xem Tây Sơn như giặc mà tácgiả vẫn viết về Quang Trung và nhữngchiến công của đoàn quân áo vải mộtcách cảm tình đầy hào hứng?

- Em hãy chỉ ra những chi tiết và phân tích những chi tiết kể, tả bọn cướp nướcvà bán nước?

- Em có nhận xét như thế nào về lời kể,tả của tác giả ở đoạn văn này? * Hoạt động 3- Nêu nghệ thuật cơ bản tác giả sử dụngđể làm nổi bật chủ đề?

- Nêu nội dung cơ bản?

- Đọc ghi nhớ sách giáo khoa trang 72.

- Đánh là thắng, chiến đấu dũng mãnh,quyết tử, quân đội nghiêm minh.- Vua Quang Trung là một tổng chỉ huythực thụ: Định ra kế hoạch, cách tiến đánh từng trận cụ thể, tổ chức hành quânbất chấp nguy hiểm, …=> Hình ảnh thật oai phong lẫm liệt.- Đó là sự thật lịch sử mà các tác giả đãđược chứng kiến trực tiếp, là những ngườitrí thức có lương tâm, những người có tâmhuyết và tài năng, nên các ông không thểkhông tôn trọng lịch sử.- Mặt khác, các ông cũng thấy rõ sự thốinát, kém cỏi, hèn mạt của vua, chúa thờiLê - Trịnh.2-Hình ảnh bọn cướp nước và bán nước:a-Tổng đốc Tôn Sỹ Nghị:- Mưu cầu lợi riêng, bất tài, không biếtmình, biết địch, kiêu căng, chủ quan,tự nãm.b-Số phận của triều đình bán nước:- Chịu nỗi sỉ nhục của kẻ đầu hàng, bùnhìn, đê hèn.=> Đoạn văn tả chân thực, tác giả vẫn gửivào đó tình cảm ngậm ngùi, thương cảm.Tổng kết, luyện tập:1.Tổng kết:*Nghệ thuật: Kể, tả chân thực thể hiệnrất rõ cảm xúc.*Nội dung: Là bức tranh sinh động vềngười anh hùng Nguyễn Huệ-vị vua vănvõ song toàn. Đồng thời, cũng thấy đượctình cảnh thất bại ê chề, khốn đốn, nhụcnhã của bọn vua quan bán nước.*Ghi nhớ: Sách giáo khoa.2.Luyện tập:- Vẽ lại chân dung vua Quang Trung trong trận Ngọc Hồi, …

* Hoạt động 4: Củng cố – dặn dò:- Hệ thống nội dung toàn bài.- Đọc ghi nhớ.- Đọc một đoạn thơ của Ngô Thì Dụ.- Tìm đọc thêm: Kể chuyện Quang Trung của Nguyễn Huy Tưởng.- Học kỹ nội dung bài.

60

Page 61: Giao an ngu van 9  ca nam day du

Bùi Thanh Gòn- GV trường THCS Tân Vịnh- Lộc Hà- Hà Tĩnh

- Soạn bài: “Truyện Kiều của Nguyễn Du”.

Ngày soạn.30-9-2007............ Ngày giảng............

Tiết 25: Sự phát triển của từ vựng A- Mục tiêu cần đạt:* Giúp HS nắm được hiện tượng phát triển từ vựng của 1 ngôn ngữ bằng cách tăng số lượng từ ngữ nhờ;a, Tạo thêm từ ngữ mới.B, Từ mượn của Tiếng nước ngoài.Rèn kĩ năng : Sử dụng từ ngư.B- Chuẩn bị của thầy, trò : GV: từ điển tiếng việt – từ điển hán NômHS : Đọc trước, tìm VD về từ ngữ mớiC- Tiến trình tổ chức các hoạt động * Hoạt động 1: + Khởi động1-Tổ chức:2-Kiểm tra: Tìm 3từ có sự phát triển nghĩa? Đặt câu minh hoạ?3-Bài mới: Giới thiệu bài* Hoạt động 2 : Hình thành kiến thức

Hệ thống câu hỏi- HS đọc VD 1? (Gv ghi lại trên bảng)- Giải thích nghĩa của những từ đó ?( Mang theo người, sử dụng trong vùng phủ sóng của cơ sở ho thuê bao; Điện thoại nóng, ĐT dành riêng …VĐ khẩn cấp)

Trong đó TV có những từ ngx được cấu tạo theo mô hình: “X + tặc” Hãy tìm những từ ngữ mới x/h theo mô hình đó?-Kẻ đi phá rừng cướp tài nguyên?- Kẻ ăn cắp thông tin trên máy tính? Phát triển từ ngữ bằng cách nào? và mục đích việc phát triển từ ngữ?Cho ví dụ về 1 số từ ngữ mới?

ND kiến thức cần đạtI-Tạo từ ngữ mới:VD 1:- Điện thoại di động: Điện thoại vô tuyến nhỏ- Kinh tế tri thức: Nền KT dựa chủ yếu vao sx, lưu thông, phân phối sản phẩm có hàm lượng T. Thức cao- Đặc khu kinh tế: Khu vực dành thu hút vốn, CN nước ngoài.- Sở hũ trí tuệ: Quyền sở hữu những sản phẩm do hoạt động trí tuệ mang lại….VD2:- Lâm tặc: kẻ cướp tài nguyên rừng- Tin tặc: kẻ dùng kỹ thuật thâm nhập trái phép vào dữ liệu trên máy tính của người khác- KL; Tạo thêm từ ngữ mới làm vốn từ tăng lên là 1 hình thức phát triển của từ vựng.II- Mượn từ ngữ của tiếng nước

61

Page 62: Giao an ngu van 9  ca nam day du

Bùi Thanh Gòn- GV trường THCS Tân Vịnh- Lộc Hà- Hà Tĩnh

HS đọc đoạn Kiều và đoạn văn?Chỉ ra những từ Hán Việt trong các VD đó?( Từ Hán Việt đơn + ghép)

Tìm từ HV chỉ k/n; bệnh mất khả năng miễn dịch, gây tử vong?- Chỉ k/n; N/cứu 1 cách có hệ thống những điều kiện để tiêu thụ hàng hoá( nhu cầu, thị hiếu)? Tạo thêm từ ngữ bằng cách nào? Những từ đó mượn của nước nào?- Hai loại tiếng Hán và tiếng nước ngoài khác loại nào mượn nhiều hơn? ( Hán)- Hãy tìm các từ mượn tiếng nước ngoài trong Tiếng Việt.Gọi HS đọc SGK? * Hoạt động 3Làm theo nhóm tại chỗ báo kết quả sửa chữa kết luận.

Chia 3 nhóm, mỗi nhóm tìm 2 từ, thi nhanh, trong 3 phút lên bảng?- GV sửa chữa cách giải; KL

Chia 2 cột cho em lên đường điền vào cột.

* Hoạt động 4

ngoài.*Ví dụ:1, Thanh minh, tiết, lễ, tảo mộ, Đạm Thanh, hội, yến anh, bộ hành, xuân, tài nữ, giai nhân,*Bạc mệnh, duyên, phận, thần linh chứng giám, thiếp, đoan trang, tiết, trinh bạch, ngọc.2, Các từ đó là- AIDS Mượn tiếng Anh- MarkettingMượn tiếng nước ngoài để phát triển T.Việt (Viết nguyên dạng: Marketting) - Phiên âm trong tài liệu chuyên môn: maketing- Phiên âm trong tài liệu thông thường ma-két- ting.* Ghi nhớ: 1,2- 73, 74 - Luyện tập1-Bài 1:“ X+ trường”: chiến trường, công trường, nông trường, ngư trường, thương trường.“ X+ hoá”: Ôxi, lão, cơ giới, điện khí, CN, hiện đại…“ X+ điện tử”: Thư, thương mại, GD, chính phủ…2-Bài 2:- Bàn tay vàng - Đa dạng sinh học- Cơm bụi - Đường cao tốc- Công nghệ cao - Đường vành đai.- Công viên nước - Hiệp định khung- Thương hiệu.3-Bài 3Mãng xà. tô thuế Xà phòng, ô tôBiên phòng, phi án Ru đi ô

62

Page 63: Giao an ngu van 9  ca nam day du

Bùi Thanh Gòn- GV trường THCS Tân Vịnh- Lộc Hà- Hà Tĩnh

Tham ô, phê bình Cà phêNô lệ, ca sỹ Ca nô Củng cố- dặn dò- Đọc lại ghi nhớ- Học bài, hoàn thành các bài tập vào vở, làm bài tập 4-Tìm 5 từ gốc Âu, 10 từ Hán.Việt’’- Nắm vững đặc điểm phát triển từ vựng tiếng Việt- Chuẩn bị bài: “ Truyện Kiều của Nguyễn Du”

Ngày soạn.1-10-2007............Ngày giảng............

Tiết 26: Truyện Kiều của nguyễn du

A-Mục tiêu cần đạt:* Giúp HS- Nắm được những nét chủ yêu về cuộc đời, con người, sự nghiệp văn học của Nguyễn Du.- Nắm được cốt truyện, những gia trị cơ bản về nội dung, nghệ thuật của “ Truyện Kiều” từ đó thấy được “ Truyện Kiều” là một kiệt tác của vă học dân tộc. B-Chuẩn bị của thầy, trò: GV: ảnh lăng mộ ND + ảnh chụp các tập truyện Kiều khác

Những tư liệu về cuộc đời ND, lời bình cho tác phẩm “ Truyện Kiều”C- Tiến trình tổ chức các hoạt động * Hoạt động 1: + Khởi động1-Tổ chức:2-Kiểm tra: Phân tích hình tượng người anh hùng Nguyễn Huệ3-bài mới: Giới thiệu bài* Hoạt động 2 : Đọc hiểu văn bảnHệ thống câu hỏi- HS đọc phần giới thiệu t/ giả Nguyễn Du?- Đoạn trích cho em biết về những vấn đề gì trong cuộc đời của t/g?( HV: nhấn mạnh những điểm quan trọng)( XHPKVN khủng hoảng sâu sắc, phong trào nông dân liên tục, Tây Sơn 1 phen thay đổi sơ hà- thất bại- Nguyễn )( cha, anh đỗ tiến sỹ làm chức tể tướng.

I-ND kiến thức cần đạt1-Tác giả Nguyễn Du: ( 1765-1820)+, Sinh trưởng trong 1 thời đại có nhiều biến động dữ dội tác động tới tình cảm, nhận thức của Nguyễn Du hướng ngòi bút vào hiện thực +, Gia đình Nguyễn Du là gia đình đại quý tộc, nhiều đời làm quan, có truyền thống văn học; Nhỏ sống vinh hoa phú quý 9 tuổi mồ côi cha, 12 tuổi mồ côi mẹ Tácđộng lớn đến sáng tác

63

Page 64: Giao an ngu van 9  ca nam day du

Bùi Thanh Gòn- GV trường THCS Tân Vịnh- Lộc Hà- Hà Tĩnh

“ Bao giớ Ngàn Hống..Sông Lam...quan”( Phiêu bạt 10 năm đất Bắc, đói rét,bệnh,ở ẩn quê nghèo khổ- làm quan bất đắc dĩ)

(“ chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài”Mộng L.Đường “ Lời văn tả ra hình như máu chảy ở đầu ngọn bút, nước mắt thấm trên tờ giấy khiến ai đọc đến cũng phải thấm thía ngậm ngùi, đau đớn đến đứt ruột…Nếu không phải có con mắt thông thấu cả sáu cõi, tấm lòng nghĩ suốt cả nghìn đời thì tài nào có cái bút lực ấy” )- Sự nghiệp VH của ND có những điểm gì đáng chú ý?( GV giới thiệu thêm 1 số sáng tác lớn của ND)- Thuyết trình cho HS hiểu về nguồn gốc t/p- khẳng định sự sáng tạo của ND ( GV kể thêm sự sáng tạo ND: thêm, bớt)Tự sự – kể chuyện bằng thơ; Nghệ thuật XD nhân vật miêu tả TN…- HS đọc phần tóm tắt?- 3em lên tóm tắt 3 phần?- 1 em tóm tắt toàn bộ ( GV có thể đan xen những câu Kiều phù hợp)- Theo em truyện Kiều có những giá trị lớn?- Qua phần tóm tắt t/p em hình dung XH được p/a trong truyện Kiều là XH ntn?- Những nhân vật: MGS, HTH, BBà, BHạnh, Sở Khanh….là những kẻ ntn?- Cảm nhận của em về c/s, thân phận của TK cũng như của người phụ nữ trong XH cũ?- Theo em giá trị nhân đạo của 1 t/p thường được thể hiện qua những nội dung nào?Việc khắc hoạ nhân vật MSG, HTH trong cách miêu tả nhà thờ biểu hiện thái độ ntn?( GV: Đưa 1 số VD miêu tả về HTH, MGS)

+, Bản thân: Học giỏi nhưng nhiều lận đận bôn ba nhiều nơi, tiếp xúc nhiêù vùng văn hoá khác, nhiều cảnh đời số phận khácẩnh hưởng đến sáng tác.+, Là người có trái tim giàu yêu thương2,Những sáng tác văn học . - Chữ Hán: 243bài với 3tập thơ“Thanh Hiên Thi tập”“ Nam trung tạp ngâm”“ Băc hành tạp lục”- Chữ nôm:- “ Truyện Kiều” ( Đoạn trường tân thanh)“ Văn chiêu hồn”II- Truyện Kiều 1, Nguồn gốc tác phẩm-Từ 1 tác phẩm văn học Trung Quốc” Kim Vân Kiều truyện” Nguyễn Du đã sáng tạo nên kiệt tác văn học Việt Nam2, Tóm tắt tác phẩm : 3 phần- Gặp gỡ và đính ước- Gia biến và lưu lạc- Đoàn tụ.3, Giá trị nội dung và nghệ thuật.a,Giá trị nội dung+Giá trị hiện thực- Phản ánh xã hội đương thời qua những bộ mặt tà bạo của tầng lớp thống trị:( Bọn quan lại, tay chân, buôn thịt bán người Sở Khanh, Hoạn Thư…) tán ác , bỉ ổi…- P/a số phận những con người bị áp bức đau khổ đặc biệt là số phận bi kịch của người phụ nữ.+, Giá trị nhân đạo- Cảm thương sâu sắc trước những khổ đau của con người.- Lên án, tố cáo những thế lực tà bạo - Trân trọng, đề cao con người từ vẻ đẹp hình thức, phẩm chất ước mơ khát vọng chân chính.

b Giá trị nghệ thuật:( ngôn ngữ và thể

64

Page 65: Giao an ngu van 9  ca nam day du

Bùi Thanh Gòn- GV trường THCS Tân Vịnh- Lộc Hà- Hà Tĩnh

- ND xây dựng trong t/p 1nhân vật AH, là ai? Mục đích?- Cảnh TK báo ân, báo oán thể hiện T2 gì của t/p?( Gv thuyết trình 2 thanh tựu lớn về nghệ thuật)

GV minh hoạ cách sử dụng ng2, tả cảnh TN..( Đặc trưng thể loại truyện thơ )

Đọc ghi nhớ? *Hoạt động 3

* Hoạt động 4

loại )- ngôn ngữ : Tiếng Việt đạt tới đỉnh cao của ngôn ngữ nghệ thuật có chức năng biểu đạt + biểu cảm + thẩm mỹ( Vẻ đẹp của nghệ thuật ngôn từ: Giàu, đẹp)- Nguyễn kể chuyện : trực tiếp( lời nhân vật), gián tiếp ( lời tác giả), Nửa trực tiếp( lời tác giả mang suy nghĩ, giọng điệu nhân vật )- Khắc hoạ nhân vật: Dáng vẻ bên ngoài, đời sống nội tâm bên trong,- Miêu tả thiên nhiên đa dạng: Cảnh chân thực sinh động tả cảnh ngụ tình.*Ghi nhớ: SGK- 80Luyện tậpTóm tắt ngắn gọn truyện Kiều.Củng cố- dặn dò- Củng cố: chốt lại những nội dung chính- Dặn dò : Học bài. Nắm chắc nội dung, nghệ thuật truyện Kiều. Vì sao nói Nguyễn Du có công sáng tạo lớn trong truyện Kiều?Soạn : “ chị em Thuý Kiều”

Ngày soạn.3-10-2007............Ngày giảng............

Tiết 27: Chị em thuý Kiềutrích truyện kiều- nguyễn du

A-Mục tiêu cần đạt:* Giúp HS:- Thấy được nghệ thuật miêu tả nhân vật của ND: khắc hoạ những nét riêng về nhân sắc, tài năng, tích cách, số phận Thuý Vân, Thuý Kiều bằng bút pháp nghệ thuật cổ điển.- Biết vận dụng bài học để miêu tả nhân vật hình thành kỹ năng miêu tả nhân vật trong văn tự sựB-Chuẩn bị của thầy, trò : Minh hoạ chị em Thuý KiềuC-Tiến trình tổ chức các hoạt động * Hoạt động 1: + Khởi động1-Tổ chức:2-Kiểm tra: Nêu giá trị nội dung và nghệ thuật của truyện Kiều3-Bài mới: Giới thiệu bài* Hoạt động 2 : Đọc hiểu văn bản

65

Page 66: Giao an ngu van 9  ca nam day du

Bùi Thanh Gòn- GV trường THCS Tân Vịnh- Lộc Hà- Hà Tĩnh

Hệ thống câu hỏiGv đọc mẫu, nêu yêu cầu đọc: Miêu tả 2nhân vật bằng thái độ ngợi ca( giọng trân trọng )- Gọi HS đọc ? Vị trí đoạn trích?- Kiểm tra việc tìm hiểu chú thích ở 1 số chú thích:1,2,5,9,14?- Đoạn trích chia làm mấy phần ? Trình tự miêu tả ?

- Nêu đại ý của đọan trích?- Đọc đoạn 1? Vẻ đẹp 2 chị em TK được gt bằng h/a nào? T/g sd ngt gì khi miêu tả, giới thiệu nhân vật?- Nhận xét câu thơ cuối đoạn ?( câu thơ ngắn gọn có t/d gì?)- Nhận xét về cách gt 2 chị em của t/g?

- Đọc đoạn 2 : 4 câu tiếp?- Những h/a ngt nào mang tính ước lệ khi gợi tả vẻ đẹp của Thuý Vân?- Từ “ trang trọng” gợi vẻ đẹp ntn?- Những đường nét nào của TV được t/g nhắc tới?- BP ngt nào được sd khi miêu tả TV?- Nhận xét về những h/a AD ? Diễn xuôi ý 2 câu thơ. Vì sao tả TV trước.- Cảm nhận về vẻ đẹp của TV qua những yếu tố ngt đó? Chân dung Thuý Vân gợi tính cách, số phận ntn?( Mây thua, tuyết nhưỡng).- Đọc đoạn 3?- Câu thơ đầu tiên thể hiện ý gì?- Khi gợi tả vẻ đẹp TK t/g cũng sd những ngt mang tính ước lệ, có những điểm nào giống và khác khi miêu tả TV? ( Tại sao: Mắt?)( thể hiện phần tinh anh của tâm hồn,trí tuệ)- H/a AD “ làn thu thuỷ” gợi vẻ đẹp?- “ Nét xuân sơn” gợi tả vẻ đẹp?

ND kiến thức cần đạt1, Đọc.2, Tìm hiểu chú thích .- Vị trí đoạn trích : phần đầu t/p( giới thiệu gia cảnh nhà Vương viên ngoại)3, Bố cục 4 câu đầu : giới thiệu khái quát 2 chị em 4câu tiếp: Tả vẻ đẹp Thuý Vân12 câu tiếp tả vẻ đẹp của Thuý Kiều4 câu cuối: nhận xét về cuộc sống 2 chị em 4, Đại ý: : giới thiệu vẻ đẹp của 2 chị em Thuý. KiềuII- Phân tích văn bản1, Giới thiệu vẻ đẹp 2 chị em “ Tố Nga” cô gái đẹp“ Mai tuyết”: Ước lệ vẻ đẹp thanh cao, duyên dáng, trong trắng.“ Mười phân…” khái quát vẻ đẹp chung và vẻ đẹp riêng “ mỗi người một vẻ” Cách giới thiệu ngắn gọn nhưng nổi bật đặc điểm của 2 chị em2,Vẻ đẹp của Thuý Vân- “ trang trọng” gợi cao sang, quí phái.- Các đường nét: khuôn mặt, mái tóc, làn da,nụ cười, giọng nói so sánh ( hình ảnh ẩn dụ) với cao đẹp nhất của tự nhiên: Trăng, mây, hoa,tuyết, ngọc.

- Vẻ đẹp trung thực, phúc hậu, quý phái- Vẻ đẹp hài hoà êm đềm với xung quanh cuộc đời bình lặng, suôn sẻ.3,Vẻ đẹp Thuý Kiều- Khái quát đặc điểm nhân vật: sắc sảo. mặn mà.( So sánh về trí tuệ, mặn mà về tâm hồn)- Thu thuỷ.. xuân sơn” : ước lệ( giống)+, Không miêu tả tỉ mỉ tập trung đôi mắt+, Hình ảnh làn nước mùa thu dợn sóng gợi lên sống động vẻ đẹp đôi mắt

66

Page 67: Giao an ngu van 9  ca nam day du

Bùi Thanh Gòn- GV trường THCS Tân Vịnh- Lộc Hà- Hà Tĩnh

- T/g tả bao nhiêu câu thơ cho sắc của nàng? Còn tả vẻ đẹp gì của TK? Những tài của Kiều? Mục đích miêu tả tài của TK? Tài nào được tả sâu, kỹ?

Chân dung của K dự cảm sp ntn? Dựa vào câu thơ nào?( “ ghen, hờn; Bạc mệnh” )Em nhận xét gì về vẻ đẹp của TK?

Cảm hứng nhân đạo trong đoạn trích ?( Cảm hứng nhân đạo của t/p TK: đề cao giá trị con người; nhân phẩm, tài năng, khát vọng, ý thức về thân phận cá nhân …NT ước lệ cổ điển mang đặc điểm gì?Thái độ t/g khi miêu tả 2 nhân vật?

-Đọc ghi nhớ * Hoạt động 3: Đọc BT 1?Cho hs thảo luận Gv hướng dẫn trả lời câu 2

*Hoạt động 4:

sáng trong, long lanh, linh hoạt+, Hình ảnh “ nét xuân sơn” ( nét núi mùa xuân) gợi đôi lông mày thanh tú trên gương mặt trẻ trung+,“ Một hai…thành” điển cố(thành ngữ)giai nhân vẻ đẹp sắc sảo, trẻ trung, sống động.- Tài: Đa tài đạt đến mức lí tưởng+, Cầm, kỳ, thi, hoạ đều giỏi ca ngợi cái tâm đặc biệt của Thuý Kiều.+, Đặc biệt tài đàn: là sở trường, năng khiếu( Nghề riêng): Vượt lên trên mọi người ( ăn đứt)+, Cung “ Bạc mệnh” Kiều sáng tác ghi lại tiếng lòng 1 trái tim đa sầu đa cảm. Dự báo số phận éo le, đau khổ.KL: Kiều đẹp toàn diện cả nhan sắc, tài năng, tâm hồn 4,Cảm hứng nhân đạo của Nguyễn Du- Trân trọng,đề cao vẻ đẹp của con người ( Nghệ thuật lí tưởng hóa phù hợp với cảm hứng ngưỡng mộ, ngợi ca con người)5- Tổng Kết-Ghi nhớ- Nghệ thuật: lấy vẻ đẹp thiên nhiên gợi tả vẻ đẹp con người- Nguyễn Du Trân trọng ngợi ca vẻ đẹp con người ; gửi gắm quan niệm “ Tài – mệnh”*ghi nhớ : SGK - 83 Luyện tập:Cảm hứng nhân văn+ Tả vẻ đẹp TVân+ Tả vẻ đẹp TKiềuTrân trọng đề ca gợi con ngườiCủng cố-dặn dò:-Đọc thêm; đọc ghi nhớ -Nắm chắc NT ước lệ cổ điển-Học thuộc lòng, học bài-Soạn: “ Cảnh ngày xuân”

67

Page 68: Giao an ngu van 9  ca nam day du

Bùi Thanh Gòn- GV trường THCS Tân Vịnh- Lộc Hà- Hà Tĩnh

Soạn : 4-10-2007Giảng:

Tiết 28: Cảnh ngày xuân(Trích "Truyện Kiều" của Nguyễn Du)

A. Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh:- Thấy được nghệ thuật miêu tả thiên nhiên của Nguyễn Du, kết hợp bút pháo tả và gợi, SD từ ngữ giàu chất tạo hình để miêu tả cảnh ngày xuân với những đặc điểm riêng. Tác giả miêu tả mà nói lên được tâm trạng của nhân vật.- Vận dụng bài học để viết văn tả cảnhB.Chuẩn bị:GV: Truyện KiềuHS: Đọc và soạn bàiC.Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học*Hoạt động 1 – Khởi động:1.Tổ chức: 2-Kiểm tra: Phan tich doan “Chị em Thuý Kiều”, những nét nghệ thuật đặc sắc3-Bài mới : Giới thiệu bài*Hoạt động 2 - Đọc hiểu văn bản

Nêu cách đọc I-Tiếp xúc văn bản:Nhẹ nhàng, sang sửa chú ý ngắt nhịp phù hợp). Đọc mẫu 4 dòng đầu. Gọi HS đọc tiếp? Hỏi một số chú thích? so với đoạn “Chị em Thuý Kiều” đoạn này nằm ở vị trí nào?Nội dung chính của đoạn trích?Đoạn trích chia làm mấy đoạn? Nội dung?Đọc 4 câu đầu? Cách nói về thời gian của Nguyễn Du bằng 2 câu thơ đầu tiên?én thường xuất hiện? én đưa thư gợi tưởng? Thiều quang ? ý cả câu thơ?Chỉ ra các hình ảnh thiên nhiên là tín hiệu ngày xuân?Những hình ảnh ấy gợi ấn tượng gì về mùa xuân? (So sánh “cỏ non như khói...”Nguyễn Trãi)Từ “Điển” động từ khiến bức tranh tự nhiên như thế nào?

1.Đọc2.Tìm hiểu chú thích3.Xuất xứ: Sau đoạn “Chị em Thuý Kiều”4.Đại ý: Tả cảnh chị em Thuý Kiều đi chơi xuân trong tiết thanh minh5.Bố cục: 3 phầnII.Phân tích văn bản1.Bức tranh thiên nhiên mùa xuânén đưa tinMùa xuân trôi mau -> 3 thángChín chục -> ngoài 60 (Gợi hình ảnh sống động, thời gian mau)- Hình ảnh:+ Chim én đưa tin+ Thiều quang :ánh sáng+ Cỏ non xanh -> chân trời+ Cành lê trắng...Không gian khoáng đạt; cảnh mùa xuân trong trẻo tinh khôi đầy sức sống

68

Page 69: Giao an ngu van 9  ca nam day du

Bùi Thanh Gòn- GV trường THCS Tân Vịnh- Lộc Hà- Hà Tĩnh

Đọc tiếp 8 câu tiếp theo?Những hoạt động lễ hội được nhắn tới trong đoạn thơ?Lễ tạo mộ? Hồi Đạp Thanh?

Cảnh như bức tranh màu hài hoà“Điểm” -> bức tranh sinh động, có hồn.2.Cảnh lễ hội trong tiết thanh minh: - Lễ tảo mộ: Dọn dẹp, sửa sang phần mộ của người thân, thắp hương...- Hội đạp thanh: chơi xuân ở chốn đồng quê

Hệ thống từ ghép sử dụng phong phú hãy phân chia theo từ loại và nêu ý nghĩa của từng loại?

Từ ý nghĩa các từ ngữ đó đã thể hiện cảnh lễ hội như thế nào?(Quan cuộc du xuân , tác giả khắc hoạ 1 truyền thống văn hoá lễ hội xưa)Đọc 6 câu cuối? Cảnh vật, không khí mùa xuân trong 6 câu cuối có gì khách so với 4 câu đầu ?- Các từ láy có ý nghĩa biểu đạt như thế nào?

(Linh cảm điều sắp xảy ra: Gặp mộ đạm Tiên, gặp Kim Trọng)

- Các từ ghép:+ Gần xa, nô nức (TT) -> tâm trạng náo nức+ Yến anh, tài tử, giai nhân (DT): gợi sự đông vui náo nhiệt+ Sắm sửa, dập dìu (ĐT): không khí rộn ràng, náo nhiệt=> Không khí lễ hội: vui vẻ, tấp nập, nhộn nhịp3.Cảnh chị em Kiều du xuân trở về:- Bóng ngả về tây: Thời gian, không gian thay đổi? (yên lặng dần, không còn nhộn nhịp tưng bừng)- Tà tà, thanh thanh, nao nao, thơ thẩn-> Khoảng cách thiên nhiên:-> Tâm trạng người bâng khuâng, xao xuyến về một ngày vui xuân đã hết, linh cảm điều gì sắp xảy ra.

Nghệ thuật nổi bật của đoạn trích?Cảm nhận sâu sắc của em về cảnh trong đoạn trích?Đọc ghi nhớ?

4.Tổng kết – Ghi nhớ- Nghệ thuật: Tả cảnh thiên nhiên đặc sắc bằng bút pháp tả, gợi. Sử dụng từ ghép, từ láy giàu chất tạo hình- Nội dung: Bức tranh thiên nhiên lễ hội mùa xuân tươi đẹp, trong sáng* Ghi nhớ: SGK – 87

* Hoạt động 3 Luyện tậpSo sánh cảnh thiên nhiên trong 2 câu thơ cổ và 2 câu thơ Kiều?

- Sự tiếp thu thi cổ: Cỏ, chân trời, cành lê...- Sự sáng tạo: “Xanh tận chân trời” -> Không gian bao la. “Cành lê trắng điểm”. Bút pháp đặc tả, điểm nhấn, gợi sự thanh tao, tinh khiết.

* Hoạt động 4 – củng cố, dặn dò- Củng cố: Đọc lại bài thơ - Ghi nhớ- Dặn dò:

1. HTL, làm tiếp BT2. Chuẩn bị bài “Thuật ngữ”

69

Page 70: Giao an ngu van 9  ca nam day du

Bùi Thanh Gòn- GV trường THCS Tân Vịnh- Lộc Hà- Hà Tĩnh

Soạn : 5-10-2007Giảng:

Tiết 29: Thuật ngữ

A-Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh:- Hiểu được khái niệm thuật ngữ và một số đặc điểm cơ bản của nó.- Biết sử dụng chính xác các thuật ngữB-Chuẩn bị:GV: Bảng phụ, vốn thuật ngữ trong các ngành khoa họcHS: Đọc thuộc bài, trả lời các câu hỏiC-Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học:* Hoạt động 1 – Khởi động1-Tổ chức: 2-Kiểm tra: Phân biệt cách dẫn trực tiếp và gián tiếp ?3-Bài mới: - Giới thiệu bài:* Hoạt động 2: Hình thành kiến thứcHệ thống câu hỏi Nội dung kiến thực cần đạt- 2 HS đọc 2 ví dụ mục 1- So sánh 2 cách giải thích?Cách giải thích nào mà người không có kiến thức chuyên môn về hoá học không hiểu? (Cách 2 phải qua nghiên cứu khoa học -> không có kiến thức chuyên môn -> người tiếp nhận không thể hiểu được)

I. Thuật ngữ là gì?Ví dụ 1:a. Cách giải thích dựa vào đặc tính bên ngoài của sinh vật -> cảm tínhb. Giải thích dựa vào đặc tính bên trong của SV -> Nghiên cứu khoa học -> Môn hoá

Đọc VD2: Các câu định nghĩa?Những định nghĩa đó ở những bộ môn nào?- Thế nào là thuật ngữ?

Ví dụ 2:- Thạch nhũ -> Địa lý- Bazơ -> Hoá học- ẩn dụ -> Tiếng việt- Phân số thập phân -> Toán=> KL: Thuật ngữ là những từ ngữ biểu thị khái niệm khoa học, kỹ thuật, công nghệ

Các thuật ngữ trên có nghĩa khác không?GV đọc VD – nêu câu hỏi-> HS thảo luận, trả lời- Đặc điểm của thuật ngữ là gì?

II.Đặc điểm : a. Muối -> 1 thuật ngữ không có sắc thái biểu cảm chính xác đặc điểm của muốib. Ca dao có sắc thái biểu cảm-> những đắng cay, vất vả=>Kết luận:+ Mỗi thuật ngữ biểu thị 1 khái niệm, ngược lại+ Thuật ngữ không có tính biểu cảm

Đọc ghi nhớ chung * Ghi nhớ: SGK – 88, 89 * Hoạt động 3 – Luyện tập

70

Page 71: Giao an ngu van 9  ca nam day du

Bùi Thanh Gòn- GV trường THCS Tân Vịnh- Lộc Hà- Hà Tĩnh

- Chia 2 nhóm tìm thuật ngữ?- HS làm và trình bày

Bài 1:- Lực - Di chỉ- Xàm thực - Thụ phấn- Hiện tượng hoá học - Lưu lượng- Trường từ vựng - Trọng lực

- Khí ápYêu cầu giải nghĩa từ “phương trình”, xác định có phải thuật ngữ không?

Bài 2:- Phương trình -> ẩn dụNghĩa: chỉ mối liên hệ giữa dân số và các vấn đề xã hội

HS dựa vào gợi ý trong SGK để phát biểu thuật ngữ “Cá”

Bài 3:a. Hỗn hợp -> Thuật ngữb. Nghĩa thường:VD: Chè thập cẩm là 1 món ăn hỗn hợp nhiều thứ

Gọi HS lên bảng viết thuật ngữ và khái niệm của thuật ngữ.

Bài 4:Cá: Loại động vật có xương sống, ở dưới nước, bơi bằng vây nhưng không có thở bằng mang

* Hoạt động 4 – Củng cố, dặn dò-Khái quát ý cơ bản; đọc ghi nhớ - Học bài; hoàn thành BT còn lại- Nắm đặc điểm thuật ngữ, sưu tầm-Giờ sau: Trả bài TLV số 1

Soạn:8-10-3007Giảng:

Tiết 30: Trả tập làm văn số 1

A.Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh:- Đánh giá bài làm, rút kinh nghiệm,sửa chữa các sai sót về các mặt: ý từ, bố cục, câu, từ ngữ, chính tả- Rèn kỹ năng diễn đạt sửa lỗiB.Chuẩn bị:GV: Chấm bài; bài viết của HSC.Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học* Hoạt động 1 - Khởi động1-Tổ chức:2-Kiểm tra: Nêu cao phương pháp thuyết minh? Vai trò của miêu tả và các biện pháp nghệ thuật trong văn thuyết minh?3-Bài mới: Giới thiệu bài:* Hoạt động 2 Tổ chức trả bàiHướng dẫn tìm hiểu đề, nêu đáp án 1.Đề bài:

71

Page 72: Giao an ngu van 9  ca nam day du

Bùi Thanh Gòn- GV trường THCS Tân Vịnh- Lộc Hà- Hà Tĩnh

chungĐọc đề? -> GV chép đềNêu những ưu điểm của HS trong bài viết ở nhiều phương diện. Có dẫn chứng cụ thể (một số bài viết khá, tốt...)

Thuyết minh, cây lúa Việt Nam2.Đáp án3.Nhận xéta.Ưu điểm:- Nắm được đặc trưng phương pháp thuyết minh- Bố cục 3 đoạn rõ ràng- Nêu được các đặc điểm của cây lúa Việt Nam- Diễn đạt có tính nghệ thuật, cảm xúc- Sắp xếp các ý thuyết minh khoa học

- Chỉ ra những nhược điểm: Nội dung bài thuyết minh, cách sắp xếp các ý thuyết minh như thế nào?- Chỉ ra những lỗi về hình thức diễn đạt: Cách dùng từ, chính tả, viết câu với vấn đề thuyết minh

b.Nhược điểm:- Diễn đạt còn vụng- Nội dung 1 số bài còn sơ sài, thiếu ý -> sự hiểu biết ít- Một số chưa có ý thức vận dụng biện pháp nghệ thuật miêu tả trong bài viết- Viết câu chưa chuẩn?

GV thống kê những lỗi của HS ở những dạng khác nhauHướng dẫn phân tích nguyên nhân mắc lỗi -> cho HS sửa chữa dựa vào những nguyên nhân của từng loại lỗiHS chữa lỗi riêng

4.Chữa lỗi chung:- Lỗi diễn đạt: Do sắp xếp, dùng từ không chuẩn- Lỗi dùng từ: Dùng không trúng ý- Lỗi viết câu: Chưa xác định đúng các thành phần câu- Trả bài: HS sửa lỗi

*Hoạt động 3 – Củng cố, dặn dò-Phương pháp làm bài văn thuyết minh. 1 số lưu ý cần sửa-Sửa lỗi còn lại- Soạn bài “Kiều ở lầu Ngưng Bích”

Soạn :9-10-2007 Giảng:

Tiết 31: Kiều ở lầu ngưng bích(Trích: “Truyện Kiều” Nguyễn Du)

A.Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh:- Qua tâm trạng cô đơn, buồn tủi và nỗi niềm thương nhớ của Kiều, cảm nhận được tấm lòng thuỷ chung, hiếu thảo Kiều- Thấy được nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật của Nguyễn Du: Diễn biến tâm trạng được thể hiện qua ngôn ngữ độc thuoaị, nghệ thuật tả cảnh ngụ tình.

72

Page 73: Giao an ngu van 9  ca nam day du

Bùi Thanh Gòn- GV trường THCS Tân Vịnh- Lộc Hà- Hà Tĩnh

B.Chuẩn bị:Tranh minh hoạ Kiều ở lầu Ngưng BíchC.Tiến trình tổ chức cách oạt động dạy và học Hoạt động 1 – Khởi động:1-Tổ chức:2-Kiểm tra: ĐTL “Cảnh ngày xuân”, phan tich 4 câu đầu?3-Bàimới: Giới thiệu bài*Hoạt động 2 - Đọc hiểu văn bản:

I-Tiếp xúc văn bản:GV giới thiệu đoạn trích. Đọc mẫuHướng dẫn đọc, gọi HS đọc tiếp?Kiểm tra việc hiểu 1 số chú thích?Đoạn trích nằm ở phần nào?

1.Đọc2.Tìm hiểu chú thích3.Xuất xứ: Sau đoạn Mã Giám Sinhlừa Kiều, bị nhốt ở lầu xanh

Đại ý của đoạn trích? 4.Đại ý: Đoạn trích miêu tả tâm trạng Thuý Kiều trong cảnh bị giam lỏng ở lầu Ngưng Bích

Bố cục đoạn trích? ND từng phần?- Đọc 6 câu đầu? Khoá xuân? (sự giả dối; thực chất giam lỏng)Khung cảnh TN được nhìn qua con mắt của ai? được gọi ra bằng những hình ảnh nào?Những H/a gợi cảnh TN? con người như thế nào? (H/a “non xa, trăng gần, cát vàng, bụi hồng” có thể là cảnh thực, có thể là H/a ước lệ gợi sự mênh mông rợn gợp không gian -> diễn tả tâm trạng cô đơn của TK).

5.Bố cục: 3 phầnII.Phân tích văn bản:1.Hoàn cảnh cô đơn tội nghiệp của Kiều:- Cảnh: Bát ngát, cát vàng, bụi bay, dãy núi mờ xa-> không gian rộng lớn, hoang vắng, cảnh vật trơ trọi -> lầu Ngưng Bích chơ vơ -> con người càng lẻ loi.

- H/a “Mây sớm đèn khuya” gợi tính chất gì của TG? H/a đó góp phần diễn tả tâm trạng của Kiều như thế nào?TL 6 câu đầu diễn tả hoàn cảnh Kiều ở lầu?- Đọc 8 câu tiếp?- Lời đoạn thơ của ai? NT độc thoại có ý nghĩa gì?- Kiều nhớ tới ai? NHớ ai trước, ai sau? có hợp lý không? Vì sao? (phù hợp tâm lý, tinh tế: H/a trăng -> nhớ người yêu)- Kiều nhớ Kim Trọng như thế nào?- Em hiểu “tấm son.. phai” như thế nào?

- TG: “Mây sớm đèn khuyan” -> sụ tuần hoàn khép kín -> Kiều bị giam hãm, cô đơn (ngày đêm thui thủi quê người 1 thân)=> Nàng Kiều rơi vào cảnh cô đơn, cô độc hoàn toàn2.Nỗi lòng thương nhớ người thân, người yêu:a.Kiều nhớ Kim Trọng:- Nhớ buổi thề nguyền đính ước- Tưởng tượng Kim Trọng đang nhớ về mình vô vọng- “Tấm son... phai” -> Tấm lòng son của Kiều bị vùi dập hoen ố biết bao giờ gột rửa được=> Nhớ Kim Trọng với nỗi đau đớn xót

73

Page 74: Giao an ngu van 9  ca nam day du

Bùi Thanh Gòn- GV trường THCS Tân Vịnh- Lộc Hà- Hà Tĩnh

xa, khẳng định lòng chung thuỷ son sắtNỗi nhớ cha mẹ có gì khác với cách thể hiện nỗi nhỡ người yêu? (Tưởng – xót)- Những thành ngữ? Điển cố?

Trong cảnh ngộ ở lầu NB, Kiều là người đáng thương nhất nhưng nàng quên cảnh ngộ bản thân để nhớ thương, xót xa đến cha mẹ, người yêu -> Kiều là người ?

b. Nhớ cha mẹ:- Thương và xót cha mẹ+ Sớm chiều tựa cửa trông con+ Tuổi già sức yếu không người chăm sóc- Thành ngữ, điển cố: “Quạt nồng ấp lạnh”, “Sân lai, gốc tử”-> Tâm trạng nhớ thương, tấm lòng hiếu thảo của KiềuTL: Kiều là người tình thuỷ chung, người con hiếu thảo -> có lòng vị tha

- Đọc đoạn cuối? Cảnh là thực hay hư?- Mỗi cảnh vật đều có nét riêng nhưng lại có nét chung để diễn tả tâm trạng Kiều. Em hãy phân tích và chứng minh điều đó?(Tình trong cảnh ấy, cảnh trong tình này)(Sắc cỏ “dầu dầu” ấy nàng đã 1 lần nhìn thấy ngày nào trên mộ Đạm Tiên: “Sè sè... dầu dầu...” (Nhìn xa -> gần vừa buồn trông vừa lằng nghe...)Tiếng sóng vỗ khác sóng kêu?(Những chặng đường đầy cạm bẫy, nhiều máu và nước mắt có “ma đưa lối, quỷ dẫn đường” với Kiều đang ở phía trước đoạn thơ Kiều ở lầu NB như chứa đầy lệ: lệ của người con gái lưu lạc, đau khổ vì cô đơn lẻ loi, buồn thương chua xót vì mối tình đầu tan vỡ, xót xa nhớ thương cha mẹ, lo sợ cho thân phận số phận mình; lệ của nhà thơ, 1 trái tim nhân đạo bao la đồng cảm, xót thương cho người thiếu nữ tài sắc hiếu thảo mà bạc mệnh)- NX cách dùng điệp ngữ, từ láy, Câu hỏi tu từ trong đoạn cuối? Cách dùng nghệ thuật đó có tác dụng như thế nào trong việc diễn tả tâm trạng nhân vật?

3.Tâm trạng buồn lo, tuyệt vọng:- Tả cảnh ngụ tình: Buồn lo- Mỗi cặp câu -> một nỗi nhớ, nỗi buồn+ “Thuyền... thấp thoáng... xa xa” -> thân phận bơ vơ nơi đất khách+ “Cánh hoa trôi... biết là về đau” -> số phận chìm nổi long đong vô định+ Khắc “Chân mây mặt đất” -> xanh xanh, dầu dầu, tê tái, héo úa, mịt mờ -> nỗi đau tê tái+ Tiếng gió, tiếng sóng kêu quanh “ghế ngồi” -> âm thanh dữ dội -> biểu tượng tai hoạ khủng khiếp sắp giáng xuống -> Kiều lo âu sợ hãi*Nghệ thuật:- Láy:+ Cảnh xa - gần; màu sắc: đậm – nhạt; âm thanh: tĩnh - động-> Nỗi lo âu kinh sợ Kiều ngày 1 tăng- Điệp: “Buồn trông” -> điệp khúc của tâm trạng- Câu hỏi tu từ không trả lời -> sự bế tắc, tuyệt vọngTL: Tâm trạng Kiều buồn cô đơn, xót xa, lo âu, sợ hãi -> bế tắc, tuyệt vọng4.Tổng kết – Ghi nhớ:- Nghệ thuật: Miêu tả nội tâm nhân vật: Diễn biến tâm trạng qua (ngôn ngữ độc thoại, nghệ thuật tả cảnh ngụ tình)- Nội dung: Thương cảm cảnh ngộ Thuý Kiều; ngợi ca vẻ đẹp thuỷ chung,

74

Page 75: Giao an ngu van 9  ca nam day du

Bùi Thanh Gòn- GV trường THCS Tân Vịnh- Lộc Hà- Hà Tĩnh

- Em cảm nhận như thế nào về nghệ thuật đoạn trích?- Thái độ, tình cảm của Nguyễn Du với nhân vật như thế nào?- Đọc ghi nhớ

nhân hậu của Thuý Kiều* Ghi nhớ: SGK – 96

*Hoạt động 3 – Luyện tập:Em hiểu thế nào là nghệ thuật tả cảnh ngụ tình?

1.Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình?Miêu tả cảnh qua cái nhìn của nhân vật -> diễn tả tâm trạng nhân vậtVD: 1 số đoạn trong Thuý Kiều+ Người lên ngựa... Rừng phong thu đã nhuốm màu quan san+ Dưới cầu nước chảy trong veo...+ 8 câu cuối đoạn trích

*Hoạt động 4 – Củng cố, dặn dò

GV hướng dẫn qua đoạn trích “Mã Giám Sinh mua kiều”

-Hệ thống kiến thức, đọc ghi nhớ -Học thuộc lòng-Đọc thêm, so sánh với “Kiều gặp Kim Trọng” -> Dụng ý thể hiện lòng nhân đạo “-Soạn bài:Mã Giám Sinh mua Kiều

Ngày soạn:10-10-2007Ngày giảng:

Tiết 32: MIêu tả trong văn bản tự sự

A-MỤC TIấU BÀI DẠY: Giỳp học sinh:- Thấy được vai trũ của yếu tố miờu tả hành động, sự việc và cảnh vật và

con người trong văn tự sự.- Rèn luyện các kĩ năng vận dụng các phương thức biểu đạt trong một

VB.B-CHUẨN BỊ:

- Đoạn văn mẫu - Ôn lại kiến thức ngữ văn 8 có liên quan tới bài học.

C-TIẾN TRèNH BÀI DẠY:* Hoạt động 1: Khởi động

1-Tổ chức: 2-Kiểm tra: KT sự chuẩn bị bài của học sinh.

3-Bài mới: Giới thiệu bài: Ở chương trỡnh NV 8, chỳng ta đó được tỡm hiểu “Miờu tả và bản chất trong VB tự sự”. Giờ học hụm nay chỳng ta cựng tỡm hiểu tiếp vai trũ của miờu tả trong VB tự sự. Từ đó các em vận dụng viết các đoạn văn bài văn.

* Hoạt động 2: Bài học75

Page 76: Giao an ngu van 9  ca nam day du

Bùi Thanh Gòn- GV trường THCS Tân Vịnh- Lộc Hà- Hà Tĩnh

1. Ngữ liệu và phõn tớch ngữ liệu: * Ví dụ: đoạn trớch (SGK tr 91) - 2 HS đọc VD.? Đoạn trích trên kể về trận đánh nào?

-> Trận đánh đồn Ngọc Hồi.?Trong trận đánh này Quang Trung xuất hiện (làm gỡ) như thế nào?-> Quang Trung chỉ huy tướng sĩ: Rất mưu trí, oai phong.

?Hóy chỉ ra cỏc chi tiết MT trong đoạn trích? Các chi tiết ấy nhằm thể hiện những đối tượng nào?

+ “Nhõn cú giú bấc… làm hại mỡnh”+ “Quõn Thanh chống khụng nổi …mà chết”+ “Quân Tây Sơn thừa thế…lung tung”Làm nổi bật quân Thanh và quân Tây Sơn.

?Bạn kể lại ND đoạn trích với 4 sự việc (SGK tr91) đó được chưa, vỡ sao?-> Mới chỉ là liệt kờ cỏc sự việc diễn ra theo trỡnh tự thời gian và mới chỉ trả lời được câu hỏi “việc gỡ đó xảy ra” chưa trả lời được xảy ra ntn? Chưa sử dụng yếu tố miêu tả.

=> Câu chuyện khô khan, không sinh động.?Hóy rỳt ra nhận xột: Yếu tố miờu tả cú vai trũ ntn đối với VB tự sự?

1 HS đọc ghi nhớ.

2. Kết luận: Tỡm hiểu yếu tố miêu tả trong văn bản tự sự.

Trong văn bản tự sự, sự miờu tả cụ thể, chi tiết về cảnh vật, nhõn vật và sự việc có tác dung làm cho câu chuyện trở nên hấp dẫn, gợi cảm, sinh động.* Ghi nhớ: ( SGK)

* Hoạt động 3: Luyện tập.- 1 HS đọc yêu cầu bài tập- Làm vào vở- Trỡnh bày trước lớp -> nhận xét- GV đánh giá

- Đọc yêu cầu BT

Bài tập 1: SGK tr 92.- Thuý Võn “Mõy thua…màu da” “Khuân trăng đầy đặn nét ngài nở nang Hoa cười ngọc thốt…”- Thuý Kiều “Làn thu thuỷ… …Liễu hờn kộm xanh”- Tả cảnh: “Cỏ non xanh tận chõn trời Cành lê trắng điểm một vài bông hoa” “Tà tà búng ngả về tõy …Dịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc

76

Page 77: Giao an ngu van 9  ca nam day du

Bùi Thanh Gòn- GV trường THCS Tân Vịnh- Lộc Hà- Hà Tĩnh

- Làm miệng trước lớp- HS nhận xột- GV đánh giá.

ngang”=> VB sinh động, hấp dẫn, giàu chất thơ.Bài tập 3: SGK tr92Giải thích trước lớp về vẻ đẹp chị em Thuý Kiều.Gợi ý: dựa vào VB “Chị em Thuý Kiều”

*Hoạt động 4: Củng cố, dặn dũ.- GV hệ thống, khắc sõu ND.

- Hướng dẫn HS về nhà học và làm BT, chuẩn bị bài.

2 ND: + Vai trũ của yếu tố miờu tả trong VB tự sự. + Vận dụng vào việc các đoạn văn, văn bản.- Học bài + làm bài tập 2 (SGK/92) + 2,3,4 (SBT/38,39)- Soạn : Trau dồi vốn từ.

---------------------------------------------------------

Sọan:12-10-2007 Giảng:

Tết 33 - Trau dồi vốn từA.MỤC TIấU BÀI HỌC: Giỳp HS:

- Hiểu được tầm quan trọng của việc trau dồi vốn từ.- Muốn trau dồi vốn từ trước hết phải rèn luyện để biết được đầy đủ

chính xác nghĩa và cách dùng của từ.- Ngoài ra muốn trau dồi vốn từ cũn phải biết cỏch làm tăng vốn từ.

B.CHUẨN BỊ.- GV: Đọc thêm từ điển + TL tham khảo.- HS: tra từ điển Hán Việt , Tiếng Việt.

C.TIẾN TRèNH BÀI DẠY . *Hoạt động 1: Khởi động.1-Tổ chức: 2.Kiểm tra:

- Câu hỏi: Thế nào là thuật ngữ? đặc điểm của thuật ngữ? Tỡm những thuật ngữ thuộc lớnh vực Lịch sử.

- Kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS3.Bài mới: Giới thiệu bài: Làm thế nào để hiểu biết được đầy đủ và chính xác nghĩa của từ, qua đó ta cũn biết cỏch dựng từ đúng, không những thế vốn từ của ta ngày càng thêm phong phú. Không có cách nào khác là trau dồi vốn từ. Cụ thể về vấn đề này ntn?, mời cả lớp vào giờ học hôm nay.*Hoạt động 2: Bài học

1. Ngữ liệu và phõn tớch ngữ liệu:* VD 1: (SGK/99, 100)- 1 HS đọc.?Cho biết T/g Phạm Văn Đồng muốn núi gỡ?

2. Kết luận:a, Rèn luyện để nắm vững nghĩa của từ và cách dùng từ.

77

Page 78: Giao an ngu van 9  ca nam day du

Bùi Thanh Gòn- GV trường THCS Tân Vịnh- Lộc Hà- Hà Tĩnh

->Muốn làm rừ 2 ý: 1. Tiếng Việt là một ngôn ngữ có khả năng rất lớn để đáp ứng nhu cầu diễn đạt của người viết. 2. Muốn phát huy khả năng tối đa của Tiếng Việt, mỗi cỏ nhõn phải khụng ngừng trau dồi ngụn gữ của mỡnh mà trước hết phải trau dồi vốn từ.* VD 2: (SGK/100)- 1 HS:?Xác định lối diễn đạt trong những câu sau:a, thừa từ đẹp về thắng cảnh: Cảnh đẹpb, Sai từ dự đoán: vỡ dự đoán: “đoán trước tỡnh hỡnh sự việc nào đó xảy ra trong tương lai” Thay bằng từ ước đoán, phỏng đoán.C, Sai từ đẩy mạnh: có nghĩa là “thúc đẩy cho phát triển nhanh lên”. Mà ở đây nói về quy mô: mở rộng hay thu hẹp.?Giải thớch vỡ sao lại cú những lỗi trờn?-> Người viết không biết chính xác nghĩa và cách dùng từ mà mỡnh sử dụng.? Để “biết dung tiếng ta” cần phải làm gỡ?-> Nắm được đầy đủ, chính xác nghĩa của từ và cách dùng từ.- 1 HS đọc ghi nhớ.* VD 3: (SGK/100, 101)1HS đọc ý kiến của Tô Hoài.?Em hiểu ý kiến sau đây ntn?-> Nhà văn Tô Hoài phân tích quá trỡnh trau dồi vốn từ của đại thi hào Nguyễn Du bằng cách học lời ăn, tiếng nói của nhân dân.?So sỏnh hỡnh thức trau dồi vốn từ ở cỏc VD?- VD1: Trau dồi vốn từ bằng cách rèn luyện để biết đầy đủ và chính xác nghĩa và cách dùng từ (có thể đó biết nhưng chưa biết rừ)- VD 2: Học hỏi để biết thêm những từ mà mỡnh chưa biết.?Qua VD trên cho biết làm thế nào để tăng vốn từ?- 1 HS đọc.

Muốn sử dụng tốt Tiếng Việt trước hết cần trau dồi vốn từ. Rèn luyện để nắm được đầy đủ và chính xác nghĩa của từ và cách dùng từ là việc rất quan trọng để trau dồi vốn từ.

*Ghi nhớ: (SGK)b, Rèn luyện để làm tăng vốn từ.- Rèn luyện để biết thêm những từ chưa biết làm tăng vốn từ là việc thường xuyên phải làm để trau dồi vốn từ.

*Ghi nhớ: (SGK).*Hoạt động 3: Luyện tập

- Đọc yêu cầu BT- Làm miệng trước lớp- H/s khỏc nhận xột, bổ xung- Hướng dẫn H/s làm bài.

1-Bài tập 1: (SGK/101)- Hậu quả: b - Tinh tỳ: b- Đoạt: a2-Bài tập 2: (SGK/101)A, Mẫu:- Dứt, khụng cũn gỡ: tuyệt chủng, tuyệt giao…

78

Page 79: Giao an ngu van 9  ca nam day du

Bùi Thanh Gòn- GV trường THCS Tân Vịnh- Lộc Hà- Hà Tĩnh

- Hướng dẫn H/s làm bài tập.

Đọc yêu cầu BT?Nêu cách thể hiện để làm tăng vốn từ?

Đọc yêu cầu BT-Hướng dẫn H/s làm bài- Trỡnh bày miệng.

- Cực kỡ, nhất: Tuyệt đỉnh, tuyệt mật…B, Đồng:- Cùng nhau, giống nhau: Đồng âm, đồng bào…- Trẻ em: Đồng giao, đồng ấu…- Chất (đồng): Chất đống…3-Bài tập 3: Sửa lỗia, Im lặng thay bằng tĩnh lặng (phự hợp với vật…)b, Thành lập: lập nờn, xõy dựng nờn thay bằng thiết lậpc, Cảm xúc: sự rung động trong lũng do tiếp xỳc với sự việc gỡ thay bằng cảm phục.4-Bài tập 5: (SGK/103)

- Chỳ ý quan sỏt, lắng nghe lời núi hằng ngày của mọi người xung quanh và trên các phương tiện thông tin đại chúng.

- Đọc sách báo.- Ghi chép những từ ngữ mới + tra từ điển từ ngữ khú.+ Bài tập 6: (SGK/104).

Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống:a, điểm yếu d, láu táub, mục đích cuối cùng e, hoảng loạnc, đề bạt5-Bài tập 9: (SGK/104)Mẫu: - Bất: bất biến, bất chớnh

- Bớ: Bớ danh - Trữ: trữ lượng, tàng trữ

*Hoạt động 4: Củng cố, dặn dũ.- Hệ thống, khắc sõu nội dung bài

- Hướng dẫn H/s về nhà làm bài.

- 2 hỡnh thức trau dồi vốn từ + Rèn luyện để biết đầy đủ, chính xác + Rèn luyện để biết thêm những từ chưa biết- Học bài + Hoàn thành những bài tập cũn lại- Chuẩn bị cho viết bài TLV số 2.

-------------------------------------------------------Soạn:13-10-2007Giảng:

Tiết 34 - Viết bài tập làm văn số 2A.MỤC TIấU BÀI DẠY: Giỳp học sinh:

- Biết vận dụng những kiến thứcđó học để thực hành viết một bài văn tự sự kết hợp với miêu tả cảnh vật, con người, hành động.- Rèn luyện kĩ năng diễn đạt, trỡnh bày.

B.CHUẨN BỊ:

- Giáo viên: Đề + Đáp án

79

Page 80: Giao an ngu van 9  ca nam day du

Bùi Thanh Gòn- GV trường THCS Tân Vịnh- Lộc Hà- Hà Tĩnh

- Học sinh: Lập dàn ý chi tiết 4 đề trong SGK.C.TIẾN TRèNH BÀI DẠY:

*Hoạt động 1: Khởi động:1- Tổ chức: 2-Kiểm tra : KT sự chuẩn bị cho giờ viết bài của H/s3-Bài mới: . Giới thiệu bài: Các em đó được tỡm hiểu về miờu tả trong VB tự sự, giờ học này chỳng ta sẽ vận dụng những kiến thức đó vào tạo lập một VB tự sự kết hợp VB miêu tả cảnh vật, con người, hành động.*Hoạt động 2: Bài mới.GV chép đề bài lên bảng

?Xác định kiểu văn bản cần tạo lập?? Để tạo lập được VB này, ta cần vận dụng những kĩ năng nào vào bài viết??VB tạo lập cần cần đảm bảo những nội dung gỡ?

- Nờu yờu cầu của bài viết.

Những yêu cầu về thái độ trong giờ viết bài của học sinh.

I.Đề bài: Tưởng tượng 20 năm sau, vào một ngày hè, em về thăm lại trường cũ. Hóy viết thư cho một bạn học hồi ấy kể lại buổi thăm trường đầy xúc động đó.II.Yờu cầu chung: 1.Nội dung: - Kiểu văn bản: Tự sự- Vận dụng các kĩ năng: Kể chuyện + tưởng tượng + miêu tả.- Cỏc nội dung cần nờu ra trong bài làm. + Vị trí của người kể chuyện: đó trưởng thành, có một công việc, một vị trí nào đó trong xã hội, mong trở lại thăm ngôi trường cũ. + Lí do trở lại thăm trường (đi công tác qua, hè về quê tới thăm trường…) + Đến thăm trường vào buổi nào? + Đến thăm trường đi với ai? + Đến trường gặp ai? + Quang cảnh trường như thế nào? (cú gỡ thay đổi, có gỡ cũn nguyờn vẹn?) + Hồi tưởng lại cảnh trường ngày xưa mỡnh học (Những gỡ gợi lại kỉ niệm buồn, vui của tuổi học trũ, trong giờ phỳt đó bạn bè hiện lên như thế nào?)2.Hỡnh thức: - Cần xác định đúng yêu cầu của đề bài: Kể chuyện.- Hỡnh thức viết bài: lỏ thư gửi người bạn cũ.- Bài viết kết hợp tự sự + miờu tả.- Trỡnh bày sạch, đẹp, khoa học.3.Thái độ:- Nghiờm tỳc trong giờ viết bài.- Bài viết thể hiện được sự kết hợp nhuần nhuyễn các kĩ năng đó học (dung từ, đặt câu,

80

Page 81: Giao an ngu van 9  ca nam day du

Bùi Thanh Gòn- GV trường THCS Tân Vịnh- Lộc Hà- Hà Tĩnh

Nêu đáp án.

diễn đạt, kể chuyện ,miêu tả...)- Qua bài làm học sinh cần thể hiện tỡnh cảm yờu mến quý trọng mỏi trường mỡnh đó học với kỉ niệm buồn vui của tuổi học trũ.III.Đáp án chấm:- Mở bài: (1 điểm) + Lí do viết thư của bạn.- Thân bài: (7 điểm)Nội dung bức thư + Lời thăm hỏi bạn. + Kể cho (nghe) biết về buổi thăm trường đầy xúc động: . Lí do trở lại thăm trường . Thời gian đến thăm trường . Đến thăm trường với ai? . Quang cảnh trường ntn? . Suy nghĩ của bản than- Kết bài: (1 điểm)Lời chỳc, lời chào, lời hứa hẹn.

*Hoạt động 3: Luyện tập.GV giao bài tập cho H/s về nhà

Đề bài: Kể lại một giấc mơ, trong đó em được gặp lại người than đó xa cỏch lõu ngày.- Hóy lập dàn ý cho đề văn trên.- Viết đoạn trong phần than bài trong đó có kết hợp kể và miêu tả.

*Hoạt động 4: Củng cố, dặn dũ.

- GV thu bài- Nhận xột giờ viết bài của H/s- Hướng dẫn về nhà

- Làm bài tập- Soạn "Mã Giám Sinh mua Kiều"

Soạn:14-10-2007

Tiết 36 Mã Giám Sinh mua Kiều(T1)

Trích Truyện Kiều-Nguyễn Du

81

Page 82: Giao an ngu van 9  ca nam day du

Bùi Thanh Gòn- GV trường THCS Tân Vịnh- Lộc Hà- Hà Tĩnh

A-Mục tiêu cần đạt 1.Kiến thức; Khắc hoạ chân dung Mã Giám Sinh, một tên buôn người, tư thế và tâm trạng của Kiều-nạn nhân của sự biến và đồng tiền.2.Đoạn thơ kể chuyện tỉ mỉ, giọng điệu khách quan nhưng mang màu sắc châm biếm3.Củng cố và rèn kĩ năng đọc thơ lục bát kể chuyện, phân tích nhân vật qua cử chỉ ngôn ngữ và hành độngB-Chuẩn bịPhiếu học tập, C- Tổ chức các hoạt động dạy và học: Hoạt động 1:Khởi động1.Tổ chức:2,Kiểm tra:kiem tra 15 ph phân tích 8 câu cuối đoạn Kiều ở lầu Ngưng Bích?Vì sao Kiều phải bán mình chuộc cha? Quyết định ấy sẽ dẫn đến điều gì trong cuộc đời Kiều?3, Bài mới:Hoạt động 2:Đọc hiểu văn bản

Giáo viên nêu yêu cầu, đọc mẫu, gọi HS đọc

Đoạn trích chia làm mấy phần?ý mỗi phần?

Đọc P1Tóm tắt NDphần trước:Kiều ngỏ lời bán mình chuộc cha mụ mối đưa người đến mua. ?MGS xuất hiện ntn? tìm chi tiết miêu tả về con người này??NXgì về cách ăn nói của MGS?Hắn là người ntn?Diện mạo MGS được miêu tả qua chi tiết nào? NX gì về cách sử dụng từ ngữ của tác giả?

I.Đọc bài:Chú ý phân biệt hai giọng người kể chuyện và hai nhân vật. Lời Mã Giám Sinh nói hai lần với hai ngữ điệu khác nhau. Lời mụ mối đưa đảy. Lời người kể chuyện từ tốn khách quan.II.Giải thích từ khó: SGKIII.Bố cục: 2 phần.Phần 1: Đến “ kíp ra ” Mã Giám Sinh đến nhà Kiều.Phần 2: ( còn lại ) việc mua bán Kiều.IV.Phân tích:1.Mã Giám Sinh đến nhà Kiều:-người viễn khách : khách ở xavấn danh -hỏi tên rằng Mã Giám Sinhhỏi quê rằng…*Cách nói năng thiếu chủ ngữ, cộc lốc, không rõ ràng.Đó là con người kém văn hoá, đáng ngờ.-trạc ngoại tứ tuầnmày râu nhẵn nhụi, áo quần bảnh bao*Dùng từ láy tượng hình,miêu tả Mã Giám Sinh là con người chau chuốt, chú trọngvề hình thức-Thầy, tớ lao xao

82

Page 83: Giao an ngu van 9  ca nam day du

Bùi Thanh Gòn- GV trường THCS Tân Vịnh- Lộc Hà- Hà Tĩnh

Hành vi của MGS được miêu tả qua những từ ngữ nào?*Nhận xét của em về từ ngữ? VêMGS khi hắn đến nhà Kiều?

Ghế trên ngồi tót sỗ sàng*Từ láy diễn tả sự ồn ào thô lỗ. Mã Giám Sinh đến nhà Kiều trong dáng vẻ bảnh bao, đi đứng ồn ào, ăn nói thô kệch gian trá.

*Hoạt động 3:Tổng kết, ghi nhớ: Thực hiện ở tiết sau

*Hoạt động 4:củng cố dặn dò-Hệ thống bài:*Sử dụng phiếu học tập Câu hỏi: Từ “tót” hay ở chỗ nào? +Nhắc lại nội dung vừa phân tích-Hướng dẫn học sinh về nhà: +Tìm hiểu phần còn lại

Soạn:16-10-2007 Tiết:37 Mã Giám Sinh mua Kiều(t2

Giảng: Trích Truyện Kiều-Nguyễn Du

A-Mục tiêu cần đạt:

-Giúp HS thấy được bộ mặt thật của Mã Giám Sinh, một tên buôn người khoác áo thanh lịch và thực chất của cuộc mua bán-Nguyễn Du mỉa mai, khinh bỉ MGS nhưng ông bộc lộ kín đáo, cố gắng để nhân vật tự bộc lộ bản chất-Củng cố và rèn kĩ năng phân tích nhân vật qua hình dáng, cử chỉ, ngôn ngữ và hành độngB-Chuẩn bị:Phiếu học tập

C-Tổ chức các hoạt động dạy và học*Hoạt động 1:Khởi động1.Tổ chức :2.Kiểm tra:Đọc thuộc lòng đoạn trích Mã Giám Sinh mua Kiều và nêu nhận xét về Mã Giám Sinh khi hắn mới đến nhà Kiều?3. Bài mới:*Hoạt động 2:Đọc hiểu văn bản

Đọc lại đoạn trích IV-Phân tích:

83

Page 84: Giao an ngu van 9  ca nam day du

Bùi Thanh Gòn- GV trường THCS Tân Vịnh- Lộc Hà- Hà Tĩnh

Trong màn kịch mua bán có những nhân vật nào?Tâm trạng Thuý Kiều khi gặp Mã Giám Sinh như thế nào?

Mụ mối có những hành động lời nói như thế nào? Em có nhận xét gì về mụ?

Mã Giám Sinh đặt vấn đề mua Kiều như thế nào?Em có nhận xét gì về cách đặt vấn đề đó?

Việc ngã giádiễn ra như thế nào?Phân tích hành động(cò kè) ngã giá của Mã Giám Sinh và kết quả của việc thoả thuận?

? Trong việc mua bán này Mã Giám Sinhlà con người như thế nào?

Đọc bốn câu cuối-bốn câu thơ đó nói lên điều gì?

2. Cuộc mua bán:*Thuý Kiều:-Bước đi một bước, lệ mấy hàngNgại ngùng…buồn như cúc, gầy như mai->Nghệ thuật so sánh,Kiều vô cùng đau đớn xót xa-Mụ mối:Vén tóc bắt tay, đắn đo cân sắc cân tài, ép cung…thử bài quạt thơ, tuỳ cơ dặt dìu=>Mụ sành sỏi trong việc mua bán ngườimụ coi nàng Kiều là một món hàng để mụ kiếm lời-Mã Giám Sinh:+Rằng mua ngọc đến Lam KiềuSính nghi xin dạy bao nhiêu cho tường=>Lời nói tỏ vẻ văn hoa nhưng thái độ lại thực dụng+nghìn vàng-cò kè bớt một thêm haigiờ lâu ngã giá vàng ngoài bốn trăm=>cò kè: mặc cả, thêm bớt-vô nhân đạo khi dùng với con người, đau đớn khi dùng cho con người*Mã Giám Sinh là một con người keo kiệt hắn lợi dụng,bắt bí để trả với giá rẻ nhất.Hắn bộc lộ bản chất của một tên lái buôn, một kẻ vô nhân đạo-Canh thiếp, nạp thái vu quyTiền lưng đã sẵn việc gì chẳng xong=>Việc cưới xin-thực chất là mua bán đã xong, tất cả do đồng tiền quyết định.V.Tổng kết:-Nghệ thuật kể chuyện rất gọn, mạch lạc, kết hợp miêu tả chân dung thể hiện tính cách nhân vật bằng một vài từ rất đời thường mà rất đúng, rất đắt -Nội dung:Đoạn trích làm nổi bật bản chất bịp bợm của Mã Giám Sinh, qua đó tác giả thể hiện thái độ khinh bỉ loại

84

Page 85: Giao an ngu van 9  ca nam day du

Bùi Thanh Gòn- GV trường THCS Tân Vịnh- Lộc Hà- Hà Tĩnh

người như hắn và tố cáo xã hội bị đồng tiền ngự trị

*Hoạt động 3:Luyện tậpThảo luận nhóm: câu hỏi 1.Em đọc được từ văn bản Mã Giám Sinh mua Kiều:a, Một tính cách và một thân phận nào của con người?b, Từ đó cho thấy một thực trạng xã hội như thế nào?c,Thái độ và tình cảm của Nguyễn Du khi kể lại sự việc này?2. Trong cuộc mua bán này, Kiều hiện lên như một giá trị đẹp bị lăng nhục. Em có nghĩ như thế không?*Phiếu học tập:Trắc nghiệm:1.Cách ăn mặc của Mã Giám Sinh cho em suy nghĩ gì?a, Một chàng phong lưu nho nhã.b, Một kẻ trai lơ, giả dối.c, Một người đứng đắn lịch sự.d, Một người bóng bẩy hào nhoáng.2,Trong đoạn trích, tác giả đã sử dụng nghệ thuật nào để tả Mã Giám Sinh?a, Lý tưởng hoá nhân vật.b, Ước lệ.c, Khái quát hoá nhân vật.d, Tả thực.3,Cụm từ nào trong câu nói của Mã Giám Sinh mâu thuẫn với lời giới thiệu của bà mối?a, Cũng gần.b, Huyện Lâm Thanh.c, Mã Giám Sinh.d. Mua ngọc.4, Câu thơ “Đắn đo cân sắc cân tài” được tác giảdùng nghệ thuật nào?

a. ẩn dụ,b. Hoán dụ c. Thậm xưng,d. Nói tránh.

5.Tâm trạng của Kiều bộc lộ trong đoạn trích là gì?a, Chán nản buông xuôi,b. Nhẹ nhõm vì đã bán mình cứu cha và em.c. Căm giận Mã Giám Sinh.d, Ngại ngùng, e lệ, đau đớn xót xa,

*Hoạt động 4:Củng cố , dặn dò

85

Page 86: Giao an ngu van 9  ca nam day du

Bùi Thanh Gòn- GV trường THCS Tân Vịnh- Lộc Hà- Hà Tĩnh

Đọc thêm: Sao Trời giở thói đa đoan?

Giai nhân nỡ để lên bàn cân đo!Cũng giao giá cũng ỡm ờ.

Cò kè thêm bớt bày trò con buôn.Nghìn năm sau hẳn vẵn còn

Rùng mình ghê tởm chuyện buồn bán mua!*Hướng dẫn về nhà:Phát biểu ý kiến của em về vai trò của đồng tiền trong đoạn trích vừa học-Chuẩn bị bài mới:+Tìm hiểu về tác giả Nguyễn Đình Chiểu+Tóm tắt cốt truyện Lục Vân Tiên+Soạn bài :Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga.

Soạn:20-10-2007Giảng:

Tiết 38: Lục Vân Tiên cứu Kiều nguyệt nga - Nguyễn Đình Chiểu -

A.MỤC TIấU BÀI HỌC:

Giỳp học sinh:- Nắm được cốt truyện và những điều cơ bản về T/g, tác phẩm.- Qua đoạn trích hiểu được khát vọng cứu người, giúp đời của T/g và phẩm chất của 2 nhõn vật: Lục Võn Tiờn, Kiều Nguyện Nga- Tỡm hiểu đặc trưng phương thức khắc hoạ tính cách nhân vật của truyện.

B.CHUẨN BỊ:

- GV: Tỡm đọc truyện "Lục Vân Tiên" + tư liệu tham khảo- HS: Sưu tầm + đọc toàn truyện

C.TIẾN TRèNH BÀI DẠY:

*Hoạt động 1; Khởi động:1.Tổ chức:2.Kiểm tra:- Cõu hỏi: Võn tớch cảnh Thuý Kiều bỏo oỏn- KT sự chuẩn bị bài của H/s3.Bài mới: Giới thiệu bài: Có một tác phẩm được G. Ô - ba - rê đánh giá "như là một trong những sản phẩm hiếm có của trí tuệ con người, có cái ưu điểm lớn là diễn tả được trung thực những tỡnh cảm của cả một dõn tộc"- đó chính là tác phẩm "Lục Vân Tiên". Chúng ta cùng vào bài học hôm nay để hiểu một phần của tác phẩm vỡ những nột chớnh nhất về T/g.*Hoạt động 2: Đọc - Hiểu văn bản- Hướng dẫn H/s đọc: to, rừ, I.Tiếp xỳc với VB.

86

Page 87: Giao an ngu van 9  ca nam day du

Bùi Thanh Gòn- GV trường THCS Tân Vịnh- Lộc Hà- Hà Tĩnh

truyền cảm, thay đổi giọng cho phù hợp với câu thơ kể, tả, đối thoại.- 1 H/s đọc chú thích (SGK/112)?Giới thiệu những nột chớnh về T/g?GV diễn giảng thờm.

?Giới thiệu những nột tiờu biểu về tỏc phẩm?

1. Đọc, kể tóm tắt :

2.Tỡm hiểu chỳ thớch: (SGK/112, 113, ->115)a,Tác giả: Nguyễn Đỡnh Chiểu (1822 - 1888)- Tục gọi là Đỗ Chiểu- Sinh tại Tân Thới - Gia Định (quê mẹ)- Quê cha Bồ Điền - Phong Điền - Thừa Thiên Huế- Năm 1843, thi đỗ tú tài (21 tuổi)- Là người có nghị lực sống và cống hiến cho đời.+ Bước vào đời hăm hở, đầy khát vọng+ Bất hạnh ập tới thật khắc nghiệt (26 tuổi bị mù, dở dang đường công danh, đường tỡnh duyờn trắc trở, về quờ nhà gặp buổi loạn li)+ Khụng gục ngó trước số phận: ngẩng cao đầu sống, sống có ích đến hơi thở cuối cùng+ Gỏnh vỏc 3 trọng trỏch: Làm thầy giỏo Thầy thuốc Nhà thơ + Là thầy giỏo danh tiếng, khắp miền lục tỉnh (khi ông mất cả cánh đồng Ba Tri rợp trắng khăn tang của các thế hệ học trũ)+ Ở cương vị thầy thuốc, hết lũng cứu nhõn độ thế.+ Để lại cho đời bao trang thơ bất hủ, được lưu truyền rộng rói: "Lục Võn Tiờn", "Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc"- Là người cú lũng yờu nước và tinh thần bất khuất chống giặc ngoại xâm+ Kiên quyết giữ vững lập trường kháng chiến, tích cực tham gia kháng chiến, cùng các lónh tụ nghĩa quõn bàn bạc việc đánh giặc, viết văn thơ khích lệ tinh thần kháng chiến của nhân dân.+ Khi cả Nam kỡ rơi vào tay giặc, vẫn nêu cao tinh thần bất khuất trước kẻ thù "thua cuộc rồi lưng vẫn thẳng, đầu vẫn ngẩng cao, ngay kẻ thù cũng phải kính nể", giữ trọn lũng trung thành với Tổ Quốc, với nhõn dõn cho tới lỳc mất.b.Tỏc phẩm: "Truyện Lục Võn Tiờn"- Truyện thơ nôm: kể nhiều hơn để đọc, để xem.- Sáng tác khoảng đầu những năm 50 - trước thế kỉ XIX.

87

Page 88: Giao an ngu van 9  ca nam day du

Bùi Thanh Gòn- GV trường THCS Tân Vịnh- Lộc Hà- Hà Tĩnh

- GV diễn giảng?Truyện được viết theo kết cấu ntn?

?Truyện được viết nhằm mục đích gỡ?

?Nhận xột gỡ về đặc điểm thể loại của truyện?

?VB trích được chia làm mấy phần, nêu nội dung chính của từng phần?

- Được lưu truyền rộng rói dưới hỡnh thức sinh hoạt văn hoá dân gian như "kể thơ", "nói thơ vân Tiên", "hát Vân Tiên"…- Có ảnh hưởng sâu rộng tới toàn quốc.- Gồm 2082 câu thơ lục bát- Truyện được kết cấu theo kiểu truyền thống của loại truyện phương đông: theo từng chương hồi, xoay quanh diễn biến của các nhân vật chính.- Truyện được viết ra nhằm mục đích trực tiếp là truyện dạy đạo lí làm người:+ Xem trọng tỡnh nghĩa giữa con người với con người trong XH: tỡnh cha mẹ, con cỏi, vợ chồng, tỡnh yờu.+ Đề cao tinh thành nghĩa hiệp, sẵn sàng cứu khốn phũ nguy.+ Thể hiện khát vọng của nhân dân hướng tới lẽ công bằng và những điều tốt đẹp trong cuộc đời (kết thỳc cú hậu)- Thể loại: mang tính chất kể: chú trọng đến hành động của nhân vật nhiều hơn là miêu tả nội tâm -> tính chất của nhân vật cũng thường bộc lộ qua việc làm. lời nói, cử chỉ cuả họ.c,Túm tắt truyện:- 3 bố cục:+ 2 phần: 14 câu đầu: Lục Vân Tiên đánh tan bọn cướp Cũn lại: Cuộc trũ chuyện giữa Lục Võn Tiờn với Kiều Nguyện Nga sau trận đánh.

* Hoạt động 3: củng cố, dặn dũ:- Hệ thống bài

- Hướng dẫn H/s về nhà học bài.

- Những nét chính về: + T/g Ng. Đỡnh Chiểu + Tỏc phẩm "Truyện Lục Võn Tiờn"- Túm tắt ngắn gọn tỏc phẩm- Tỡm đọc toàn tác phẩm- Soạn tiếp bài.

------------------------------------------------------------------------Soạn:21-10-2007Giảng:

Tiết 39: Lục vân tiên cứu kiều nguyệt NGA

88

Page 89: Giao an ngu van 9  ca nam day du

Bùi Thanh Gòn- GV trường THCS Tân Vịnh- Lộc Hà- Hà Tĩnh

(Nguyễn Đỡnh Chiểu)A.MỤC TIấU BÀI HỌC:

Giúp học sinh: - Nắm được cốt truyện và những điều cơ bản về T/g, tác phẩm.- Qua đoạn trích hiểu được khát vọng cứu người, giúp đời của T/g và phẩm chất của 2 nhân vật: Lục Vân Tiên, Kiều Nguyện Nga- Tỡm hiểu đặc trưng phương thức khắc hoạ tính cách nhân vật của truyện.

B.CHUẨN BỊ:

- GV: Tỡm đọc truyện "Lục Vân Tiên" + tư liệu tham khảo + tranh chân dung- HS: Sưu tầm + đọc toàn truyện

C.TIẾN TRèNH BÀI DẠY:

*Hoạt động 1: Khởi động:1.Tổ chức:2.Kiểm tra: - Cõu hỏi: Trỡnh bày những điểm chính về T/g, tác phẩm.- KT sự chuẩn bị bài của H/s3.Bài mới: Giới thiệu bài: GV dẫn dắt vào bài.*Hoạt động 2: Đọc - hiểu văn bản.

- 1 H/s đọc lại đoạn 1?Hỡnh ảnh Lục Võn Tiờn đánh cướp được miêu tả ở những câu thơ nào?

?Nhận xột gỡ về NT của T/g trong đoạn này??H/ảnh Lục Võn Tiờn hiện lờn ntn??Nhõn vật Lục Võn Tiờn gợi cho nhớ tới hỡnh ảnh những nhõn vật nào trong truyện cổ Trung Hoa, trong truyện dõn gian?

?Sau trận đánh, Lục Vân Tiên có thái độ, cách cư xử với Kiều

II. Phõn tớch văn bản1. Nhõn vật Lục Võn Tiờn.- Trước đoạn trích này là cảnh Vân Tiên thấy nhân dân đau khổ bèn hỏi thăm và được biết ở đó bọn cướp Phong Lai hung hón đang hoành hành. Mọi người khuyên chàng không nên tự chuốc lấy nguy hiểm.- "ghé lại bên đàngBẻ cõy làm gậy nhằm làng xụng vụ…chớ quen…hại dõn…tả đột hữu xôngKhỏc nào Triệu Tử phỏ vũng Đương Dang…một gậy thỏc rày thõn vong"-> Sử dụng cỏc động từ, so sỏnh, từ lỏy=> dũng cảm, anh hựng và tấm lũng vị nghĩa vong thõn (vỡ việc nghĩa, quờn thõn mỡnh)

Hình ảnh Lục Vân Tiên được so sánh với dũng tướng Triệu tử Long - trận Đương Dang - truyện "Tam quốc diễn nghĩa"Hình ảnh Lục Vân Tiên được khắc hoạ theo một mô típ quen thuộc ở truyện nôm truyền thống: 1 chàng trai tài giỏi, cứu một cô gái thoát khỏi tỡnh huống hiểm nghốo, rồi từ õn nghĩa đến tỡnh yờu.-> Niềm mong ước của tác giả và cũng là của nhân dân (trong thời buổi hỗn loạn, người ta trông mong ở những người tài đức, dám ra tay

89

Page 90: Giao an ngu van 9  ca nam day du

Bùi Thanh Gòn- GV trường THCS Tân Vịnh- Lộc Hà- Hà Tĩnh

Nguyệt Nga và Kim Liên ntn? (thể hiện qua những câu thơ nào?)

?Qua đây em cũn hiểu thờm được gỡ về tớnh cỏch và phẩm chất cuả Lục Võn Tiờn??Quan niệm về người anh hùng của Nguyễn Đỡnh Chiểu thể hiện ở những câu thơ nào? giải thích ý nghĩa quan niệm đó? * Đây cũng là quan niệm của Ng. Du qua nhân vật Từ Hải "Anh hùng ... bất bằng mà tha"-> Xuất phỏt từ cõu núi củaMạnh Tử "Kiến nghĩa bất vi vụ dũng dó" (thấy việc nghĩa mà khụng làm khụng phải là người anh hùng)?Nhận xột chung về Lục Võn Tiờn. theo em T/g gửi gắm gỡ qua nhõn vật này??H/ảnh Nguyệt Nga được hiện lên qua những lời lẽ mà nàng giói bày với Lục Võn Tiờn, hóy tỡm những lời lẽ của nàng qua đoạn trích?Em cú nhận xột gỡ về lời lẽ của nàng?

?Qua đây em hiểu được điều gỡ ở Kiều Nguyệt Nga??Nguyệt nga suy nghĩ gỡ về

cứu nạn giúp đời).- Sau khi đánh thắng bọn cướp Phong Lai"+ Hỏi: ai than khúc ở trong xe này?+…nghe nói động lũngĐáp rằng: Ta đó trừ dũng lõu laKhoan khoan ngồi đó chớ raNàng là phận gỏi ta là phận trai…Nghe nói liền cườiLàm ơn há dễ trông người trả ơn"-> Vân Tiên: hơi -> động lũng -> tỡm cỏch an ủi -> õn cần hỏi han -> nghe nói muốn được lạy tạ vội gạt đi ngay -> từ chối lời mời về thăm nhà của Nguyệt Nga để cho nàng đền đáp công ơn (đoạn sau cũn từ chối nhận chiếc chõm vàng của nàng…)=> hào hiệp, chớnh trực, trọng nghĩa khinh tài, từ tõm, nhõn hậu, (sẵn sàng giúp đỡ người khác, có lũng thương người, ngay thẳng…)- Quan niệm về người anh hùng:"Nhớ cõu kiến nghĩa bất viLàm người thế ấy cũng phi anh hùng"-> thấy việc nghĩa mà bỏ qua khụng làm thỡ khụng phải là người anh hùng.=> Với Võn Tiờn làm việc nghĩa là một bổn phận, một lẽ tự nhiên, không coi đó là công trạng - đó là cách cư xử mang tinh thần nghĩa hiệp của các bậc anh hùng hảo hán.* Lục Vân Tiên: anh dũng, tài năng, có tấm lũng vị nghĩa vong thõn, hào hiệp, chớnh trực, trọng nghĩa khinh tài, từ tõm, nhõn hậu

-> Hình ảnh lí tưởng mà tác giả gửi gắm niềm tin và ước vọng.2.Nhõn vật Kiều Nguyệt Nga.-" Thưa rằng……làm con đâu dám cói chaVí dầu ngàn dặm đàng xa cũng đành…trước xe quân tử tạm ngồiXin cho tiện thiếp lạy rồi sẽ thưa?"-> Cách xưng hô khiêm nhường, nói năng vui vẻ, dịu dàng, mực thước, trỡnh bày vấn đề rừ ràng, khỳc triết, đáp ứng đầy đủ niềm thăm hỏi ân cần của Lục Vân Tiên, thể hiện chân thành

90

Page 91: Giao an ngu van 9  ca nam day du

Bùi Thanh Gòn- GV trường THCS Tân Vịnh- Lộc Hà- Hà Tĩnh

việc làm của Lục Võn Tiờn đối với mỡnh? thể hiện cụ thể qua lời núi nào??Em hiểu những cõu núi này cú ý nghĩa gỡ?

?Nhận xột chung về nhan vật Kiều Nguyệt Nga?

niềm cảm kích, xúc động của mỡnh.=> Lời lẽ của một cụ gỏi khuờ cỏc, thuỳ mị, nết na, cú học thức.*- Lõm nguy chẳng gặp giải ngayTiết trăm năm cũng bỏ đi một hồi"…"lấy chi cho phớ tấm lũng cựng ngươi"-> Nàng là người chịu ơn, Lục Vân Tiên đó cứu cả cuộc đời trong trắng của nàng, nàng áy náy, băn khoăn, tỡm cỏch đền đáp, dù nàng hiểu rằng có đền đáp đến mấy cũng là chưa đủ cuối cùng nàng đó tự nguyện gắn bú cuộc đời với chàng)*Người con gái nết na, đức hạnh theo quan niệm truyền thống cổ xưa.

*Hoạt động 3: Tổng kết, ghi nhớ

?Nhận xột gỡ về ngụn ngữ của VB (trớch)?

?Nhận xột gỡ về NT xõy dựng nhõn vật của T/g??Nờu nội dung chớnh của văn bản (trớch)?

1. Nghệ thuật:- Ngụn ngữ mộc mạc, bỡnh dị, gần với lời núi thụng thường, mang màu sắc địa phương Nam Bộ- Ngôn ngữ thơ đa dạng phù hợp với diễn biến tỡnh tiết (Đoạn đầu: lời Vân Tiên đầy phẫn nộ, tướng cướp kiêu căng, đoạn sau: cuộc đối thoại giữa Lục Vân Tiên và Nguyệt Nga thỡ lời lẽ mềm mỏng, xỳc động, chân thành.- Nghệ thuật xây dựng nhân vật: qua hành động, cử chỉ, lời nói.2. Nội dung:văn bản trích thể hiện khát vọng hành đạo giúp đời của tác giả và khắc hoạ những phẩm chất tốt đẹp của 2 nhân vật Lục Vân Tiên và Kiều Nguyệt Nga* Ghi nhớ: SGK/115

*Hoạt động 4: Củng cố, dặn dũ.- Hệ thống bài

- Hướng dẫn học sinh làm bài tập.

- Nhõn vật + Lục Võn Tiờn: dũng cảm, tài ba, trọng nghĩa. + Kiều Nguyệt Nga: hiền hậu, nết na, õn tỡnh- Nghệ thuật xõy dựng nhõn vật của T/g- Làm bài tập (SGK/116)- Học thuộc lũng Vb (trớch) + học bài- Soạn: "Miờu tả nội tõm trong VB tự sự"

----------------------------------------------------------------------------------Ngày soạn:22-10-2007

91

Page 92: Giao an ngu van 9  ca nam day du

Bùi Thanh Gòn- GV trường THCS Tân Vịnh- Lộc Hà- Hà Tĩnh

Ngày giảng:

Tiết 40 - MIêu tả nội tâm trong văn bản tự sựA,MỤC TIấU BÀI HỌC:

Giúp học sinh: - Hiểu được vai trũ của miờu tả nội tõm và mối quan hệ nội tõm với ngoại hỡnh trong khi kể chuyện.- Rèn luyện kĩ năng kết hợp: kể chuyện với miêu tả nội tâm nhân vật khi viết bài văn tự sự.

B.CHUẨN BỊ : - GV: đọc tài liệu tham khảo- H/s: Soạn bài theo SGK

C.TIẾN TRèNH BÀI DẠY:

*Hoạt động 1: Khởi động1-Tổ chức:2.Kiểm tra: KT sự chuẩn bị bài của học sinh3.Bài mới: Giới thiệu bài: Ở các lớp dưới, các em đó được làm quen với miêu tả, song chủ yếu được đề cập tới miêu tả ở dạng bên ngoài. Đối với người đó là miêu tả ngoại hỡnh. Trong chương trỡnh NV9, cỏc em sẽ được cung cấp một số hiểu biết về miêu tả hoàn cảnh, ngoại hỡnh và nội tâm. Đối tượng miêu tả của nội tâm là những suy nghĩ, tỡnh cảm, diễn biến tõm trạng của nhõn vật. Để tỡm hiểu sõu hơn về vấn đề này mời các em vào bài học hôm nay.*Hoạt động 2: Bài mới I. Bài học.1.Ngữ liệu và phõn tớch ngữ liệu:* Ngữ liệu 1 : Đoạn trích "Kiều ở lầu Ngưng Bích"?Trong đoạn trích những câu thơ nào tả cảnh?-> "Trước lầu Ngưng Bích khoá xuõn…Cỏt vàng cồn nọ bụi hồng dặm kia"Và "Buồn trụng cửa bể chiều hụm…Ầm ầm tiếng sóng kờu quanh ghế ngồi"?Dấu hiệu nào cho em biết các câu thơ này tả cảnh?-> Đối tượng miêu tả ở những câu thơ này là: Khung cảnh thiên nhiên ở lầu Ngưng Bích (núi, trăng…)?Tỡm những cõu thơ miêu tả tâm trạng của Thuý Kiều-> "Bên trời góc bể bơ vơ,…có khi gốc tử đó vừa người ôm"?Dấu hiệu nào cho em biết đoạn thơ trên miêu tả tâm trạng của nàng Kiều?

-> Tập trung miêu tả tâm trạng của nàng

2. Kết luận:*Tỡm hiểu yếu tố miờu tả nội tõm trong văn bản tự sự.

-> có thể quan sát được trực tiếp, có thể cảm nhận được bằng các giác quan.

-> Không quan sát được một cách trực tiếp.

92

Page 93: Giao an ngu van 9  ca nam day du

Bùi Thanh Gòn- GV trường THCS Tân Vịnh- Lộc Hà- Hà Tĩnh

Kiều:nỗi nhớ về Kim Trọng, cha mẹ, nghĩ về thân phận cô đơn, bơ vơ nơi đất khách quê người.?Những câu thơ tả cảnh cú mối quan hệ ntn với việc thể hiện nội tõm nhõn vật?-> Từ việc miêu tả khung cảnh thiên nhiên ở lầu Ngưng Bích mênh mông, hoang vắng, rợn ngập ta thấy tâm trạng của Kiều ở đây cô đơn, lẻ loi, buồn rầu, lo lắng, sợ hói…

- Tả cảnh cữa bể chiều hụm, ngọn nước lớn, cánh hoa trôi, nội cỏ tàn úa, gió cuốn…là phương tiện để thể hiện tâm trạng của Kiều: cô đơn, nỗi nhớ nhà, quê hương, lo lắng cho thân phận trim nổi trước cuộc đời, mông lung, lo âu, kinh sợ (nghệ thuật tả cảnh ngụ tỡnh)?Cho biết miờu tả nội tâm có tác dụng ntn đối với việc khắc hoạ nhân vật trong VB tự sự?->Miờu tả nội tõm cú vai trũ và tỏc dụng rất to lớn trong việc khắc hoạ đặc điểm, tính cách nhân vật (nhân vật là yếu tố quan trọng nhất của tác phẩm tự sự. Xây dựng nhân vật nhà văn thường miờu tả ngoại hỡnh và miờu tả nội tõm. Miờu tả nội tõm nhằm tỏi hiện lại những trăn trở dằn vặt, những rung động tinh vi trong tỡnh cảm, tư tưởng của nhân vật -> chân dung tinh thần của nhân vật).?Qua ngữ liệu trờn, em hiểu thế nào là miờu tả nội tõm trong VB tự sự?*Ngữ liệu 2: (Đoạn văn SGK/117)- 1 H/s đọc.? Đoạn văn trên Nam Cao miêu tả ai, với những đặc điểm gỡ?-> Miờu tả Lóo Hạc với những đặc điểm về nét mặt, đầu…(tư thế)?Qua những đặc điểm được miêu tả trên đây, em thử đoán xem Lóo Hạc đang cú những cảm xỳc, ý nghĩ ntn?->Tâm trạng đau khổ, dằn vặt của Lóo Hạc khi bỏn con Vàng.? Đoạn văn trên cũng được coi là đoạn văn miêu tả nội tâm của Lóo Hạc, em cú nhận xột gỡ về cỏch miờu tả của T/g?-> Miờu tả nội tõm Lóo Hạc qua nột mặt, cử chỉ

*Miờu tả nội tõm trong văn bản tự sự là tỏi hiện những ý nghĩ, cảm xỳc và diễn biến tõm trạng của nhõn vật. Đó là biện pháp quan trọng để xây dựng nhân vật, làm cho nhân vật sinh động.

*Người ta có thể miêu tả trực tiếp bằng cách diễn tả những ý nghĩ, cảm xỳc, tỡnh cảm của nhõn vật; cũng cú thể miờu tả nội tõm giỏn tiếp bằng cỏch miờu tả cảnh vật, nột mặt, cử chỉ, trang phục của nhõn vật.* Ghi nhớ: SGK/117

93

Page 94: Giao an ngu van 9  ca nam day du

Bùi Thanh Gòn- GV trường THCS Tân Vịnh- Lộc Hà- Hà Tĩnh

-> cỏch miờu tả giỏn tiếp.?Qua ngữ liệu trờn hóy cho biết cú mấy miờu tả nội tõm -> 2 cỏch: Trực tiếp + giỏn tiếp.?Tỡm một số đoạn văn. Thơ đó học mieu tả nội tõm nhõn vật.

- 1 H/s đọc ghi nhớ.*Hoạt động 3: Luyện tập- 1H/s đọc yêu cầu của BT- Hưỡng dẫn H/s làm bài. Bám sát vào đoạn trích.- Cần chỉ ra được những câu thơ MT nội tâm của Kiều?- Trỡnh bày trước lớp.- H/s khỏc nhận xột.

- Hướng dẫn H/s làm bài tập: chuyển toàn bộ lời kể của T/g sang lời của nhân vật Thuý Kiều, chỳ ý xưng hô cho phù hợp.- Trỡnh bày trước lớp- H/s khỏc nghe, nhận xột- GV đánh giá.- Hướng dẫn H/s làm BT- Trỡnh bày trước lớp- H/s khỏc nhận xột, bổ xung- GV đánh giá

1-Bài tập 1: SGK/117Thuật lại đoạn trích "Mó Giỏm Sinh…" bằng văn xuôi, chú ý miờu tả nội tõm Thuý Kiều."Nỗi mỡnh thờm tức nỗi nhà…Ngừng hoa bong then trông gương mặt dày"-> Buồn rầu, tủi hổ, đau đớn ê chề khi mỡnh bị coi như một món hang không hơn. Là người luôn ý thức được nhân phẩm, Kiều đau ức trước cuộc đời ngang trái (đau vỡ tỡnh duyờn trắc trở, uất vỡ "nỗi nhà" bị vu oan giỏ hoạ. Bao trựm tõm trạng Kiều ở đây là sự đau đớn, tái tê)2-Bài tập 2: SGK/117Đóng vai nàng Kiều viết đoạn văn kể lại việc báo ân báo oán, trong đó bộc lộ trực tiếp tâm trạng của Kiều lúc gặp Hoạn Thư.- Tâm trạng Kiều lúc gặp Hoạn Thư: oán giận (lời lẽ mềm mỏng, lễ phép, những thực ra là châm biếm, mỉa mai, chỡ chiết -> Nghe Hoạn Thư "trỡnh bày" phõn võn khó xử -> quyết tha bổng cho Hoạn Thư.3- Bài tập 3: SGK/117Kể lại diễn biến sự việc, chỳ ý miờu tả tõm trạng sau khi gõy ra việc khụng hay với bạn(ví dụ: tâm trạng băn khoăn, hối hận khi việc không hay đó đó xảy ra)

*Hoạt động 4: Củng cố, dặn dũ- Hệ thống nội dung bài học

- Hướng dẫn học sinh học và chuẩn bị bài

- Miờu tả nội tõm trong văn bản tự sự - vai trũ của nú- 2 cỏch miờu tả nội tõm- Học bài + xem lại và hoàn thành cỏc bài - Soạn : " Lục Võn Tiờn gặp nạn"- Chuẩn bị cho chương trình địa phương phần văn

Tuần 9 - Bài 9Soạn:23-10-2007Giảng:

Tiết 41: Lục vân tiên gặp nạn (Trích truyện Lục Vân Tiên) - Nguyễn Đình Chiểu -

94

Page 95: Giao an ngu van 9  ca nam day du

Bùi Thanh Gòn- GV trường THCS Tân Vịnh- Lộc Hà- Hà Tĩnh

A.MỤC TIấU BÀI HỌC:

Giúp học sinh: - Qua phân tích sự đối lập giữa cái thiện và cái ác trong đoạn thơ, nhận biết được thái độ tỡnh cảm và lũng tin của T/g gửi gắm với những người lao động bỡnh thường.- Tỡm hiểu và đánh giá nghệ thuật sắp xếp tỡnh tiết và nghệ thuật ngụn ngữ trong đoạn trích.

B.CHUẨN BỊ:

- GV: Truyện "Lục Vân Tiên" + tranh chân dung Đồ Chiểu- H/s: Tỡm đọc VB "Truyện Lục Vân Tiên"

C.TIẾN TRèNH BÀI DẠY:

*Hoạt động 1: Khởi động1.Tổ chức:2.Kiểm tra:- Câu hỏi: Đọc thuộc lũng và diễn cảm Vb trớch "Lục Võn Tiờn cứu Kiều Nguyệt Nga"- Kiểm tra sự chuẩn bị bài của H/s3.Bài mới: Giới thiệu bài:*Hoạt động 2: Đọc - hiểu văn bản- Hướng dẫn H/s đọc: to, rừ, đúng nhịp thay đổi giọng đọc cho phù hợp với nhân vật->Nhận xột

?Cho biết vị trí của đoạn trích?

?Xác định bố cục của VB?(trích) nêu nội dung chính của từng phần??Cho biết chủ đề của đoạn trích?- 1 H/s đọc lại 8 câu thơ đầu ?Cho biết hoàn cảnh của Lục Võn Tiờn lỳc này?

?Lục Vân Tiên gặp Trịnh Hâm, có lời nhờ Trịnh Hâm giúp đỡ. Trịnh Hâm đó giỳp đỡ bạn ntn?

?Nhận xét về việc làm của Trịnh Hâm?(liệu đó có phải là hành động bộc phát?)

?Hóy chỉ ra nguyên nhân dẫn tới hành động của Trịnh Hâm?

I.Tiếp xúc văn bản:1.Đọc - kể tóm tắt:

2. Tỡm hiểu chỳ thớch: SGK/120- Thuộc phần 2 của truyện- Vân Tiên và tiểu đồng bị Trịnh Hâm hóm hại do đố kị, ghanh ghét tài năng của Vân Tiên.3.Bố cục:2 phần: + 8 câu đầu: Trịnh Hâm hóm hại Võn Tiờn + Cũn lại: Võn Tiờn được cứu giúp- Chủ đề: Sự đối lập giữa cái thiện và cái ác.II.Phõn tớch VB.1.Tội ỏc của Trịnh Hõm.- Hoàn cảnh của Lục Vân Tiên: tiền hết, mù loà, bơ vơ nơi đất khách.- Trịnh Hâm đó "giỳp đỡ" Lục Vân Tiên"Đêm khuya lặng lẽ như tờ…khi ấy ra tayVõn Tiờn bị ngó xụ ngay xuống vời…giả tiếng kờu trời…lấy lời phụi pha"-> việc làm có sự sắp xếp, chuẩn bị, mưu

95

Page 96: Giao an ngu van 9  ca nam day du

Bùi Thanh Gòn- GV trường THCS Tân Vịnh- Lộc Hà- Hà Tĩnh

- Gv diễn giảng thờm.

?Giải thớch vỡ sao ngay cả khi Võn Tiờn bị mự loà mà hắn vẫn hóm hại bạn mỡnh??Trịnh Hâm hiện lên ở đây là con người ntn??Nhận xét về giá trị nghệ thuật của đoạn thơ?-> Sắp xếp hợp lớ cỏc tỡnh tiết, hành động nhanh, lời thơ mộc mạc.?Vân Tiên bị Trịnh Hâm đẩy xuống song, chàng đó được ai cứu giúp??Tỡm những cõu thơ cho thấy sự giúp đỡ của gia đỡnh ụng Ngư với LVT??Nhận xét về từ ngữ trong 2 câu thơ??2 câu thơ cho em biết việc làm của gia đỡnh ụng Ngư ntn?T/c gia đỡnh ụng Ngư dành cho LVT là T/c ntn??Sau khi cứu sống LVT, gia đỡnh ụng Ngư cũn giỳp LVT những gỡ?

?Qua những việc làm gia đỡnh ụng Ngư đối với LVT, em thấy họ là người ntn??Cuộc sống của gia đỡnh ụng Ngư được MT qua những câu thơ nào?Nhận xét về lời thơ, hỡnh ảnh?

?Cảm nhận cuộc sống của em về gia đỡnh ụng Ngư?

tính trước sau (lừa tiểu đồng vào rừng trói lại…ra nói với Vân Tiên rằng tiểu đồng bị cọp vồ. Hắn đưa Vân Tiên lên thuyền rồi hứa đưa bạn về quê nhà, sau đó hắn ra tay hóm hại bạn)- Nguyên nhân: tính đố kị, ganh ghét tài năng, lo cho con đường tiến thân của mỡnh(ngay từ khi mới gặp nhau, kết bạn với nhau thấy Vân Tiên tài cao, Trịnh Hâm đó cú thỏi độ: "Kiệm, Hõm là đứa so đoThấy Tiên dường ấy âu lo trong lũngKhoa này Tiên ắt đầu côngHâm dầu có đậu cũng không xong rồi")- Dù bạn đó mự song Trịnh Hõm vẫn ra tay hóm hại, chứng tỏ sự độc ác dường như đó ngấm vào mỏu thịt hắn, đó trở thành bản chất con người hắn.=>Trịnh Hõm: độc ác, bất nhõn (đang tay hóm hại con người đang cơn hoạn nạn…), bất nghĩa (Võn Tiờn là bạn của hắn), mưu mô, xảo quyệt.2. Việc làm nhân đức và nhân cách cao cả của ông Ngư:

- Được Giao Long "dỡu đỡ"- Được ông Ngư và gia đỡnh cứu sống

- Hối con vầy lửa một giờÔng hơ bụng dạ mụ hơ mặt mày"

-> từ ngữ mộc mạc, không gọt đẽo, trau chuốt-> kể lại sự việc=> cả nhà dường như nhốn nháo, hối hả lo chạy chữa để cứu sống Vân Tiên, mội người một việc. Đó chính là tỡnh cảm chõn thành của gia đỡnh ụng Ngư đối với người bị nạn.- Biết tỡnh cảnh khốn khổ của Võn Tiờn :+ Ông Ngư sẵn lũng cưu mang chàngNgư rằng: "Người ở cùng ta

96

Page 97: Giao an ngu van 9  ca nam day du

Bùi Thanh Gòn- GV trường THCS Tân Vịnh- Lộc Hà- Hà Tĩnh

?Qua cuộc sống của ông Ngư, Nguyễn Đỡnh Chiểu muốn gửi gắm khỏt vọng gỡ?

?Qua nhân vật ông Ngư, Nguyễn Đỡnh Chiểu gửi gắm điều gỡ về con người và cuộc đời?

Hụm nay hẩm hút với già cho vui"+ Không hề tính toán đến cái ơn cứu mạng mà Vân Tiên chẳng hề báo đáp:"…lũng lóo chẳng mơDối lũng nhơn nghĩa há chờ trả ơn"-> Tấm lũng bao dung, nhõn ỏi, hào hiệp của ụng Ngư đối lập với tính ích kỉ, nhỏ nhen, độc ác của Trịnh Hâm.- Cuộc sống của Ngư ông:"Rày roi mai vịnh vui vầy…Tắm mưa chải gió trong vời Hàn gia ng"-> lời thơ thanh thoát, uyển chuyển, hỡnh ảnh thơ đẹp, gợi cảm=> Cuộc sống phóng khoáng, hoà nhập bầu bạn với thien nhiên. Đó là cuộc sống trong sạch, ngoài vũng danh lợi, hoàn toàn xa lạ với những toan tớnh nhỏ nhen, ớch kỉ, mưu danh, trục lợi, sẵn sàng trà đạp lên đạo đức, nhân nghĩa.- Lời núi về cuộc sống của mỡnh của Ngư ông chính là tiếng lũng của Nguyễn Đỡnh Chiểu: khỏt vọng về một cuộc sống tốt đẹp. một lối sống đáng mơ ước đối với con người.(tác giả như nhập thân vào nhận vật ông Ngư)* Nguyễn Đỡnh Chiểu gửi gắm khỏt vọng vào niềm tin về cái thiện vào con người lao động bỡnh thường, bộc lộ quan điểm nhân dân tiến bộ. Ông hiểu cái xấu, cái ác thường lẩn khuất sau những mũ cao, áo dài của bọn ngời có địa vị cao sang, nhưng vẫn cũn những cỏi đẹp, đáng kính trọng, đáng khao khát, tôn tại bền vững nơi những con người nghèo khổ mà nhân hậu, vị tha, trọng nghĩa khinh tài.

*Hoạt động 3: Tổng kết, ghi nhớNgôn ngữ đặc sắc về nghệ thuật của VB?

1. Nghệ thuật:- Cỏch sắp xếp cỏc tỡnh tiết hợp lớ, diễn biến hành động nhanh gọn.- Lời thơ mộc mạc, giản dị- Hỡnh ảnh thơ đẹp, gợi cảm, giàu cảm xúc2. Nội dung: Sự đối lập giữa cái thiện và cái ác, giữa nhân cách cao cả và những toan tính

97

Page 98: Giao an ngu van 9  ca nam day du

Bùi Thanh Gòn- GV trường THCS Tân Vịnh- Lộc Hà- Hà Tĩnh

thấp hèn, đồng thời thể hiện thái độ quý trọng và niềm tin của T/g với nhõn dõn lao động

* Hoạt động 4: Củng cố, dặn dũ- Gv hệ thống bài

- Hướng dẫn H/s làm bài- Trỡnh bày trước lớp

- Hướng dẫn H/s về nhà học bài.

- Tội ỏc của Trịnh Hõm- Việc làm nhân nghĩa và nhân cách cao cao đẹp của ông Ngư.- Các nhân vật thiện: Ông Ngư, ông Tiều, chú tiẻu đồng, bà lóo dệt vải trong rừng.-> họ là những con người nghèo khổ mà nhân hậu, vị tha, trọng nghĩa khinh tài- Học bài: Học thuộc đoạn trích- Soạn: + Bài chương trỡnh địa phương phần văn + Tổng kết về từ vựng

Soạn:24-10-2007Giảng:

Tiết 42:CHương trình địa phương phần vănA.MỤC TIấU BÀI HỌC: Giỳp học sinh:

- Bổ sung vốn hiểu biết về văn học địa phương bằng việc nắm được những tác giả và một số tác phẩm từ sau 1975 viết về địa phương mỡnh- Bước đầu biết cách sưu tầm, tỡm hiểu tỏc giả, tỏc phẩm văn học địa phương- Hỡnh thành sự quan tõm và yờu mến với văn học của địa phương.

B.CHUẨN BỊ:

- GV: Sưu tầm các tác giả, tác phẩm ở địa phương (hoặc viết về địa phương) từ sau 1975 đến nay-H/s: Sưu tầm các tác giả, tác phẩm ở địa phương hoặc viết về địa phương từ sau 1975 đến nay (theo hướng dẫn của GV)

C.TIẾN TRèNH BÀI DẠY:

*Hoạt động 1: Khởi động1.Tổ chức:2.Kiểm tra: Kiểm tra sự chuẩn bị bài của H/s3.Giới thiệu bài: Trong chương trỡnh địa phương ở lớp 8, các em đó bước đầu tỡm hiểu VH địa phương đến năm 1975. Ở chương trỡnh địa phương năm nay, các em sẽ tiếp tục tỡm hiểu để bổ sung những hiểu biết về VH địa phương từ sau năm 1975.*Hoạt động 2: Bài mới

- Gv hướng dẫn học sinh lần lượt thực hiện các hoạt động

I.Học sinh tập hợp theo tổ bản thống kờ mà mỡnh đó sưu tầm được:- Cỏc thành viờn trong tổ (nhúm) nộp bản thống kờ

98

Page 99: Giao an ngu van 9  ca nam day du

Bùi Thanh Gòn- GV trường THCS Tân Vịnh- Lộc Hà- Hà Tĩnh

- Gv hỡnh thành 1 bảng thống kờ đầy đủ (dựa vào tư liệu và bản thống kê của H/s)

- Tổ trưởng (nhóm trưởng) tập hợp vào thành một bảnII.Các tổ đọc trước lớp bản thống kê của tổ mỡnh (danh sách T/g, tác phẩm đó sưu tầm)- Bổ sung vào bản thống kờ của mỡnh những tỏc phẩm , T/g cũn thiếu

STT TấN TÁC GIẢ NĂM SINH - QUÊ TÁC PHẨM CHÍNH

1 Nguyễn Đỡnh Ảnh4/3/1942

Sơn Dương Lõm Thao - PThọ

- Chào đất nước (1970); Trăng rừng (1977)- Trước cổng trời (1989); Gió biệt một cỏnh sao chiều (1984); Sắc cầu vồng (1998)

2 Nguyễn Ngọc Bỏi1945

Vũ Yển Thanh Ba - P.Thọ

- Trầm tĩnh cỏnh rừng (1990); thấp thoỏng búng mỡnh (1991); đa mồ côi (1992); Thời áo lính (1993); Thạch thảo miền rừng (1994)

3 Tạ Minh Chõu13/12/1949

Thuỵ Võn - Việt Trỡ

- Đi ngược hoàng hôn (1994)- Lời rao trong đêm (2001)

4 Đào Ngọc Chung 10/3/1939

- Trăng khuyết (1972); Phía núi xa mờ (1993); Kỉ niệm dọc đường (1994); Đường cỏ hương quê (1999)

5 Phan Chỳc9/9/1937

Thọ Trường - Thọ Xuân - Thanh Hoá

- Lửa phượng (2001)- kớ ức xanh (2004)

6 Phạm Tiến Duật14/1/1941

Thị xó Phỳ Thọ

- Ở hai đầu núi (1981); Nhóm lửa (1996)- Vầng trăng và những quầng lửa (1983)

7 Kim Dũng1/6/1939

Bạch Hạc - Việt Trỡ

Mùa lúa mùa trăng (1978); Khát vọng (1982); Trăng trên phố (1994); Thức với dũng song (2001)

8 Trần Dư20/4/1949

Lim - Bắc NinhỞ một vựng quờ; Tổ quốc; Hỡnh trong thơ

9Nguyễn Công

Dương

6/9/1939Mờ Linh Vĩnh

Phỳc

- Mặt trời của em (1977)- Cỏ ướt (1992); Cánh gió (1997)

10 Trịnh Hoài Đức 14/7/1945Thuỵ Võn - Việt

Thả lờn vũm nhớ (2002)

99

Page 100: Giao an ngu van 9  ca nam day du

Bùi Thanh Gòn- GV trường THCS Tân Vịnh- Lộc Hà- Hà Tĩnh

Trỡ

11Dương Dương Thảo

15/4/1972Đông Anh - Hà

NộiNắng lưu ly (1996)

12 Nguyễn Hưng Hải8/4/1959

Hùng Đô-TamNông

Ban mai chóng mặt (1989); Đêm Thị Mầu (1994); Thềm trăng

13 Đỗ Thị Thu Hiền25/5/1969

Cổ Tiết - Tam Nụng

Vệt nắng đầu tiên; Hũ vàng của cha; Cổ tích người lữ hành

14 Lê Như Kí3/7/1934

Lõm ThaoHoa vựng chố (1978)

15 Nguyễn Văn Mạch10/9/1942

Hạ Giỏp Phự Ninh Phỳ Thọ

Hoa gạo thỏng 3 (1999)

16 Ngụ Quang Nam1941

Tiền Hải-Thỏi Bỡnh

Rừng cọ; Điệp khúc lời ru; Tỡm nhau; Bỳt tre; Duyờn một vầng trăng

17 Trần Thị Nương15/11/1953

Phụ Khỏnh-Hạ Hoà

Đừng đánh mất (1993); Tiếng gọi từ trăng núi (1995); Bóo tớm (1999); Ngọn lửa (2002)

18 Trần Nhương17/12/1942

Thạch Sơn -L. Thao

Gương mặt tôi yêu (1980); Bài thơ tỡnh của lớnh (1987); Sắc màu và con chữ (1998)

19 Khỏnh Nguyễn10/1/1942

Vĩnh Yờn -V.Phỳc

Lời từ đất (1973); Nắng lên cao (1975); Chân trời (1977); Tranh trên đất (1997)

20 TrầnThị Thắng

1848Hạ Hoà - Phỳ Thọ

Quờ: Tiờn Lữ Hưng Yên

- Thơ tỡnh mang theo (1989)- Hoa cỳc dại (1996)- Hoa nắng (1998)

21Ng. Thị Minh

Thụng12/12/1949

Lõm Thao P.ThọĐất nước (1991); Bông hồng sau chiến tranh (1998)

22 Nguyễn Văn Toại27/5/1940

Xuân Lăng L. Thao

Thảo nguyờn hoạ mi (1972); Gom nhặt nhưng ngày (2003)

23 Nguyễn Bựi Vợi

5/11/1933Cát Văn

Thanh Chương Nghệ An

- Gửi người yêu (1956)- Giú và lửa (1982)

24 Nguyễn Văn Cầu7/1934

Tam Nụng Phỳ Thọ

Tập truyện "Ngưỡng cửa mùa xuân"Tập thơ "Giọt sữa"

25 Hà Thị Hải 1970 K ớ ức sụng L ụ

100

Page 101: Giao an ngu van 9  ca nam day du

Bùi Thanh Gòn- GV trường THCS Tân Vịnh- Lộc Hà- Hà Tĩnh

Phong Chõu P. Thọ

26 Hà Phạm Phỳ15/9/1943

Đan Hoà - Hạ Hoà Phú Thọ

Hát về người (1981); Hương nắng tiếng chim (1982); Cỏ yêu (1999)

27 L õm Quý18/4/1947

Quang Yờn Lập Thạch

Tỡnh Thơ cao Lan (1997)Điều có thật trong dân gian (1988)

- H/s nhận xột- GV đánh giá

III. Đại diện từng tổ đọc trước lớp bài viết tốt nhất của tổ mỡnh(Giải thích và nêu cảm nghĩ về 1 trong những T/p viết về địa phương)

* Hoạt động 3: Luyện tập Hướng dẫn H/s về nhà

Sưu tầm và đọc những tác phẩm viết về địa phương

* Hoạt động 4: Củng cố, dặn dũ - HD học sinh

- Tiếp tục tỡm đọc các tác phẩm- soạn: Tổng kết về từ vựng

------------------------------------------------------------------Soạn:24-10-2007Giảng:

Tiết 43: Tổng kết về từ vựng(Từ đơn, từ phức, từ nhiều nghĩa)

A.MỤC TIấU BÀI HỌC:

Giúp học sinh nắm vững hơn và biết vận dụng những kiến thức về từ vựng đó học từ lớp 6 đến lớp 9 (từ đơn, từ phức, thành ngữ, nghĩa của từ, từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ)

B.CHUẨN BỊ:

- GV: Giao hợp đồng học tập cho học sinh.- H/s: Ôn lại các nội dung đó học về từ vựng + chuẩn bị bài theo hợp đồng.

C.TIẾN TRèNH BÀI DẠY:

*Hoạt động 1: Khởi động1.Tổ chức:2.Kiểm tra: - KT sự chuẩn bị bài của H/s

- Kết hợp kiểm tra trong giờ3.Giới thiệu bài: Để củng cố các kiến thức đó học từ lớp 6 đến lớp 9 về từ vựng, từ đó các em có thể nhận diện và vận dụng khái niệm, hiện tượng đó học một cỏch tốt hơn, chúng ta cùng vào tỡm hiểu giờ học hụm nay.*Hoạt động 2: Bài mới ( dạy theo hợp đồng)?Nhắc lại KN: từ đơn, từ phức? cho VD?

I.Ôn lại khái niệm từ đơn, từ phức, phân biệt các loại từ phức.- Từ đơn: từ do 2 tiếng tạo nên: gà, vịt…

101

Page 102: Giao an ngu van 9  ca nam day du

Bùi Thanh Gòn- GV trường THCS Tân Vịnh- Lộc Hà- Hà Tĩnh

?Nhắc lại cỏc loại từ phức, cỏch phõn biệt?

- 1 H/s đọc BT 2- Làm bài tập -> trỡnh bày trước lớp

- 1 H/s đọc yêu cầu BT

?Nhắc lại khỏi niệm thành ngữ?

- Đọc yêu cầu BT- Hướng dẫn H/s làm bài- Trỡnh bày BT trước lớp

- 1 H/s đọc yêu cầu BT- Làm BT -> trỡnh bày trước lớp (chia nhóm)

- Từ phức: Do 2 hoặc nhiều tiếng tạo nờn: 2 loại + Từ ghép: được cấu tạo bởi những tiếng có quan hệ với nhau về nghĩa: VD: nhà cửa… + từ láy: được cấu tạo bởi các tiếng có quan hệ với nhau về mặt âm VD: ầm ầm, rào rào…* Bài tập 2: SGK/122- từ ghép: giam giữ, tươi tốt, cỏ cây, đưa đón, rơi rụng, mong muốn, bọt bèo, bó buộc, nhường nhịn, ngặt nghèo- Từ lỏy: nho nhỏ, gật gự, lạnh lung, xa xụi, lấp lỏnh* Bài tập 3: SGK/123- Từ láy: có sự giảm nghĩa so với nghĩa gốc: trăng trắng, đèm đẹp, nho nhỏ, lành lạnh, xâm xấp- Từ lỏy có sự tăng nghĩa so với nghĩa gốc: sạch sành sanh, sát sàn sạt, nhấp nhôII. Thành ngữ:1. Khỏi niệm là loại cụm từ có cấu tạo cố định biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh. Nghĩa của thành ngữ thường là nghĩa bóng2. Bài tậpa. Bài tập 2: SGK/123 mục II- Tổ hợp từ là thành ngữ: b, c, d, e+ "Đánh trống bỏ dùi": làm việc không đến nơi, bỏ dở, thiếu trách nhiệm+ "Chó treo mèo đậy": muốn giữ gỡn thức ăn với chó thỡ phải treo lờn, với mốo thỡ phải đậy lại+ "Được voi đũi tiờn": tham lam được cái này muốn cái khác hơn+ "Nước mắt cá sấu": sự thông cảm thương xót, giả dối nhằm đánh lừa- Tục ngữ: "Gần mực…thỡ rạng": hoàn cảnh, mụi trường XH có ảnh hưởng quan trọng đến tính cách, đạo đức của con người.b.Bài tập 3: Mục II- Thành ngữ có yếu tố chỉ động vật:+ + Đầu voi đuôi chuột: công việc lúc đầu làm tốt nhưng cuối cùng lại không ra gỡ+ Như chó với mèo: xung khắc, không hợp nhau- Thành ngữ cú yếu tố chỉ thực vật:+ Cây nhà lá vườn: những thức rau, hoa, quả do nhà trồng được (không cầu kỡ, bày vẽ)+ Cưỡi ngựa xem hoa: việc làm mang tớnh chất

102

Page 103: Giao an ngu van 9  ca nam day du

Bùi Thanh Gòn- GV trường THCS Tân Vịnh- Lộc Hà- Hà Tĩnh

Đọc yêu cầu BT

?Thế nào là nghĩa của từ??Muốn hiểu đúng nghĩa của từ ta phải làm gỡ?

Hướng dẫn H/s làm BT

Trỡnh bày BT trước lớpH/s khỏc nhận xộtGv đánh giá

? Từ nhiều nghĩa có đặc điểm gỡ??Hiện tượng chuyển nghĩa của từ?

Hướng dẫn Hs làm BT.

hỡnh thức, khụng cú hiệu quả caoc.Bài tập 4: 2 dẫn chứng việc sử dụng thành ngữ trong văn chươngVD: Vợ chàng quỷ quỏi tinh maPhen này kẻ cắp bà già gặp nhau (Thuý Kiều bỏo õn bỏo oỏn)"…cỏi con mặt sứa gan lim này""…tuồng mèo mả gà đồng"(Sựng bà núi về Thị Kớnh)II.Nghĩa của từ:1.Khỏi niệm- Nghĩa của từ là toàn bộ nội dung mà từ biểu thị- Muốn hiểu đúng nghĩa của từ ta phải đặt từ trong câu cụ thể2.Bài tập:1.Chọn cách hiểu đúng trong những cách hiểu sau:Nghĩa của từ mẹ là: "người phụ nữ, có con, nói trong quan hệ với con"2.Chọn cách giải thích đúng, giải thích vỡ sao lại chọn cỏch giải thớch đó- cách giải thích đúng b: vỡ cỏch giải thớch; a vỡ phạm một nguyờn tắc quan trọng phải tuõn thủ khi giải thớch nghĩa của từ, vỡ đó dựng một cụm từ cú nghĩa thực thể để giải thích cho một từ chỉ đặc điểm, tính chất (độ lượng - tính từ)IV.Từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ;1.Khỏi niệm: từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ- từ cú thể cú một hoặc nhiều nghĩa- Hiện tượng chuyển nghĩa của từ: trong từ nhiều nghĩa , nghĩa gốc là nghĩa xuất hiện từ đầu là cơ sở để hỡnh thành cỏc nghĩa khỏc. Nghĩa chuyển được hỡnh thành trờn cơ sở nghĩa gốc, có quan hệ với nghĩa gốc2.Bài tập:- Từ hoa trong thềm hoa, lệ hoa được dùng theo nghĩa chuyển sang nó chỉ có nghĩa như vậy trong văn cảnh này, chưa có trong từ điển -> không được coi là hiện tượng chuyển nghĩa của từ

*Hoạt động 3: Luyện tập1-Bài tập 1: Giải thớch cỏc thành ngữ sau trong "Truyện Kiều"

103

Page 104: Giao an ngu van 9  ca nam day du

Bùi Thanh Gòn- GV trường THCS Tân Vịnh- Lộc Hà- Hà Tĩnh

- Hướng dẫn H/s làm bàiĐầu (2) được dùng theo nghĩa gốcĐầu (4) dùng theo nghĩa tu từĐầu (1), (3) dùng theo nghĩa từ vựngĐầu (1), (3), (4) -> chuyển nghĩa

- "Gỡn vàng giữ ngọc"- "cá chậu chim lồng": chỉ hạng người tầm thường cam chịu sống trong vũng giam hóm, cõu thỳc:- Mưa sở mây tần- Nhạt phấn phai son- Lá thắm chỉ hồng: việc xe duyên vợ chồng, việc nhân duyên do trời định2-Bài tập 2: Từ đầu trong các trường hợp sau, từ nào được dùng theo nghĩa gốc, từ nào được dùng theo nghĩa chuyển, từ nào được dùng theo nghĩa vựng, từ nào được dùng theo nghĩa tu từ? vỡ sao?- "Đầu súng trăng treo" (1)- "Ngũi đầu cầu nước trong như ngọc" (2)- "Trờn đầu những rác cùng rơm" (3)- "Đầu xanh cú tội tỡnh gỡ" (4)

* Hoạt động 4: Củng cố, dặn dũ Hệ thống bài

- Hướng dẫn học sinh về nhà

- 4 nội dung: Từ đơn, từ phức, thành ngữ, nghĩa của từ, hiện tượng chuyển nghĩa của từ - từ nhiều nghĩa- Học + ụn tập lại cỏc kiến thức + làm BT- Soạn tiếp bài "Tổng kết về từ vựng"

-------------------------------------------------------------------------------

Soạn:25--10-2007Giảng:

Tiết 44:Tổng kết về từ vựng(Từ đồng âm- Trường từ vựng)

A.MỤC TIấU BÀI HỌC:

Giúp H/s nắm vững hơn và biết vận dụng những kiến thức về từ vựng đó học từ lớp 6 đến lớp 9 (từ đồng âm, từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ, trường từ vựng)

B.CHUẨN BỊ:

- GV: giao hợp đồng học tập cho học sinh.- H/s: chuẩn bị bài theo hướng dẫn của GV

C.TIẾN TRèNH BÀI DẠY:

*Hoạt động 1: Khởi động1.Tổ chức:2.Kiểm tra: - Kiểm tra sự chuẩn bị bài của H/s- Kết hợp kiểm tra trong giờ

104

Page 105: Giao an ngu van 9  ca nam day du

Bùi Thanh Gòn- GV trường THCS Tân Vịnh- Lộc Hà- Hà Tĩnh

3Bài mới: Giới thiệu bài: Giờ học trước, chúng ta đó cựng ụn lại những kiến thức về từ vựng đó học (từ đơn,….hiện tượng chuyển nghĩa của từ). Giờ này chúng ta ôn lại các nội dung: từ đồng âm,…trường từ vựng để giúp các em nắm vững hơn và biết vận dụng các kiến thức này vào giải quyết các bài tập.*Hoạt động 2: Bài mớiTiến hành theo hợp đồng.?Thế nào là từ đồng õm?

Phân biệt từ nhiều nghĩa với hiện tượng từ đồng âm? Cho VD?

Làm bài tập (mục V/SGK 124)

?Thế nào là từ đồng nghĩa? Cho VD?HD H/s làm bài tập mục VI.Chọn cáhc hiểu đúng trong những cách sau đây? Giải thích vỡ sao lại chọn như vậy?- Đọc yờu cầu BT 3- Làm BT- Trỡnh bày miệng trước lớp

?Nhắc lại khỏi niệm từ trỏi nghĩa? Cho VD

Đọc yêu cầu BT- Trỡnh bày trước lớp

V.Từ đồng âm:1.Khỏi niệm: - Từ đồng âm là những từ phát âm giống nhau nhưng nghĩa khác nhau- Từ đồng âm: ý nghĩa của các từ này khụng cú mối lien hệ với nhau- Từ nhiều nghĩa: các nghĩa khác nhau của từ có lien quan đến nhau2.Bài tập:a, Từ lá ở đây là từ nhiều nghĩa:Lỏ 1: nghĩa gốcLỏ 2 (lỏ phổi): mang nghĩa chuyểnb, Đường 1: đường ra trậnĐường 2: như đường => từ đồng âm nghĩa khỏc nhau khụng cú nghĩaVI.Từ đồng nghĩa:1.Khỏi niệm: Là những từ cú nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau VD: mẹ và mỏ, chết - hi sinh2.Bài tập: a.Bài tập 2: Chọn cách hiểu d: "các từ đồng nghĩa với nhau có thể không thay thế được cho nhau trong nhiều trường hợp sử dụng"

b.Bài tập 3: Khi người ta đó ngoài 70 xuõn…-> từ xuõn thay thế cho từ tuổi=> xuân một mùa trong năm đồng nghĩa 1 tuổi (lấy bộ phận để chỉ toàn thể - hỡnh thức chuyển nghĩa theo hỡnh thức hoỏn dụ)- Từ xuân ở đây được sử dụng để tránh lặp từ, đồng thời thể hiện tinh thần lạc quan của tác giảVII.Từ trỏi nghĩa1.Khỏi niệm: Là những từ có nghĩa trái ngược nhau xét trên một cơ sở chung nào đóVD: già>< trẻ (độ tuổi)2.Bài tập:

105

Page 106: Giao an ngu van 9  ca nam day du

Bùi Thanh Gòn- GV trường THCS Tân Vịnh- Lộc Hà- Hà Tĩnh

- GV diễn giảng thờm

?Nêu khái niệm về cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ? Cho VD

- 1 HS lờn bảng, lập bảng hệ thống

- 1 H/s trỡnh bày miệngH/s khỏc bổ sung

?Nhắc lại khỏi niệm từ vựng? Cho VD?

- HD H/s làm BT- Trỡnh bày trước lớp

a.Bài tập 1: cặp từ cú quan hệ trỏi nghĩa:Xấu - đẹp, xa - gần, rộng - hẹpb.Bài tập 2: - Cựng nhúm với sống - chết cú: chẵn - lẻ; chiến tranh - hoà bỡnh (trỏi nghĩa lượng phân: biểu thị 2 khái niệm đối lập nhau và loại trừ nhau, thường không có khả năng kết hợp đợc với nững ừ chỉ ức độ: rất, hơi, lắm, quá)- Cùng nhóm với già - trẻ: yêu - ghét, cao - thấp, nông - sâu, giàu - nghèo (trái nghĩa thang độ: biểu thị khái niệm có tính chất thang độ, khẳng định cái này không có nghĩa là phủ định cái kia, có khả năng kết hợp được với các từ chỉ mức độ: rất, hơi, lắm, quỏ)VIII.Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ:1.Khỏi niệm:- từ được coi là nghĩa rộng khi phạm vi nghĩa của từ bao hàm phạm vi nghĩa của 1 số từ khác- Từ được coi là nghĩa hẹp khi phạm vi nghĩa của từ được bao hàm trong phạm vi nghĩa của từ khácVD: Động vật: chú, mốo, gà, lợn2.Bài tập- Từ: từ dơn và từ phức- Từ phức: từ ghộp và từ lỏy + Từ ghép: chính phụ + đẳng lập + Từ lỏy: lỏy toàn bộ + lỏy bộ phận Lỏy bộ phận: Lỏy õm và lấy vần- Giải thích nghĩa của những từ trong sơ đồ VD: Từ láy âm là từ láy các bộ phận phụ âm đầuIX.Trường từ vựng1.Khỏi niệm. là tập hợp tất cả những từ cú một nột chung về nghĩaVD: Trường từ vựng đồ dùng học tập: vở, sách bút…2 bài tập 2 từ cùng tường từ vựng là tắm - bể -> tăng giá trị biểu cảm của câu nói, tăng sức tố cáo tội ác thực dân Pháp

* Hoạt động 3: Luyện tậpHướng dẫn H/s làm bài 1-Bài tập 1: Tỡm cỏc từ và cụm từ đồng nghĩa

với chị Dậu qua lời dẫn truyện của tác giả trong đoạn trích "Tức nước vỡ bờ"2-Bài tập 2: Tỡm cỏc từ trỏi nghĩa trong 6 cõu

106

Page 107: Giao an ngu van 9  ca nam day du

Bùi Thanh Gòn- GV trường THCS Tân Vịnh- Lộc Hà- Hà Tĩnh

đầu trong "Kiều ở lầu Ngưng Bích", chỉ rừ tỏc dụng của chỳng

* Hoạt động 4: Củng cố, dặn dũ- Hệ thống bài

- Hướng dẫn H/s làm BT- Hướng dẫn H/s về nhà

- các nội dung: : từ, đồng âm, …, trường từ vựng- Học + ôn lại các nội dung đó học- Làm cỏc bài tập- Soạn "Đồng chí"- Lập dàn ý đề bài viết số 2

-------------------------------------------------------------------------------Soạn:25-10-2007Giảng:

Tiết 45: TRả bài tập làm văn số 2A.MỤC TIấU BÀI HỌC:

Giúp H/s: - Nắm vững hơn cách làm bài văn tự sự kết hợp với miêu tả; nhận ra được những chỗ mạnh, chỗ yếu của mỡnh khi viết loại bài văn này- Rèn kĩ năng tỡm hiểu đề, lập dàn ý và kĩ năng diễn đạt

B.CHUẨN BỊ:

- GV: Bài viết của H/s + cỏc lỗi trong bài + cỏch chữa- H/s: Lập dàn ý chi tiết đề văn đó viết ở bài TLV số 2

C.TIẾN TRèNH BÀI DẠY

*Hoạt động 1; Khởi động1.Tổ chức:2.Kiểm tra: Kiểm tra việc chuẩn bị bài của H/s3Bài mới: Giới thiệu bài: Chúng ta đó cựng nhau viết bài TLV số 2: đó là kiểu bài yêu cầu kể chuyện kết hợp với miêu tả. Để đánh giá xem bài viết của các em đó làm: được những gỡ, cũn điểu gỡ chưa hoàn thành hoặc cần tránh. Tất cả những điều trên, chúng ta cùng nhau thực hiện trong giờ học này.*Hoạt động 2: Bài mới

?Hóy xỏc định yêu cầu của đề bài? (kiểu VB, các kĩ năng cần vận dụng vào bài viết)

?Hóy lập dàn ý cho đề văn- H/s khỏc theo dừi bổ sung?Sử dụng yếu tố miờu tả vào cỏc ý nào thỡ phự hợp?-> Sử dụng yờu tố miờu tả vào cỏc ý: 2, 4, 5 trong phần thõn bài (cần linh

I.Đề bài: Tưởng tượng 20 năm sau, vào một ngày hè, em về thăm lại trường cũ. Hóy viết thư cho một bạn học hồi ấy kể lại buổi thăm trường đầy xúc động đóII.Phân tích đề, lập dàn ý:1.Phân tích đề:- Kiểu VB: tự sự kết hợp với miờu tả- Vận dụng các kĩ năng: kể chuyện + tưởng tượng + miêu tả2.Lập dàn ý:a, Mở bài: (1 điểm)Lí do viết thư cho bạnb, Thân bài: (7 điểm) Nội dung bức thư- Lời thăm hỏi bạn

107

Page 108: Giao an ngu van 9  ca nam day du

Bùi Thanh Gòn- GV trường THCS Tân Vịnh- Lộc Hà- Hà Tĩnh

hoạt)

GV nhận xét ưu điểm và nhược điểm

?Nhận xột và chỉ ra những tồn tại trong bài làm của H/s

Đưa ra các lỗi trong bài -> H/s sửa

- Kể cho bạn biết về buổi thăm trường đầy xúc động: + Lí do trở lại thăm trường+ Thời gian đến thăm trường+ Đến thăm trường với ai+ Quang cảnh trường ? (lớp học cũ ra sao…)c, Kết bài: ( 1 điểm)- Lời chỳc, lời chào, lời hứa hẹn- Kớ tờnIII.Nhận xét ưu, nhược điểm1.Ưu điểm: - Các em đó xỏc định được yêu cầu của đề bài (kiểu văn bản cần tạo lập, các kĩ năng cần sử dụng trong bài viết)- Vận dụng yếu tố miờu tả vào bài khỏ linh hoạt- Bài viết sinh động, giàu cảm xúc: ví dụ bài làm của H/s:Hoài ,Vân, Lan (9c), Ngọc Hoa, Thảo (9a)- Diễn đạt lưu loát, bố cục bài viết khá chặt chẽVD:- trỡnh bày sạch đẹp.2.Tồn tại:- Bố cục bài làm ở một số em chưa mạch lạc, cần chú ý tách ý, tách đoạn. VD:

- Sử dụng yếu tố miêu tả chưa linh hoạt, đôi khi qua lạm dụng làm cho bài viết thiếu tập chung. VD:- Cũn mắc lỗi diến đạt, dùng từ, đặt câu:- cũn sai chớnh tả- Chữ viết ở một số bài cũn cẩu thả, chưa khoa học.VD:- Một số bài làm cũn sơ sài, kết quả chưa caoVD:IV.Sửa lỗi và giải đáp thắc mắc:- Lỗi chớnh tả: + Sum suờ -> xum xuờ + Buổi xớm -> sớm + Sợ xệt -> sợ sệt + dảnh dỗi -> rảnh rỗi- Lỗi dựng từ: + sắm sửa đoan trang -> khang trang + nột chữ thanh bạch -> thanh thanh + lao vào cuộc sống như một con thiêu thân -> lăn lộn với cuộc sống + thời gian giới hạn -> cú hạn

108

Page 109: Giao an ngu van 9  ca nam day du

Bùi Thanh Gòn- GV trường THCS Tân Vịnh- Lộc Hà- Hà Tĩnh

GV đọc mẫu những đoạn văn, bài văn viết tốt- Trả bài cho H/s

bõng khuõn -> bõng khuõng + trội dậy trong lũng -> trỗi dậy + Đập vào mắt mỡnh -> hiện ra trước mắt- Lỗi diễn đạt: + trống trường bắt đầu đánh -> điểm + mỡnh Mai Anh đây -> mỡnh là Mai Anh đây + qua tay dạy dỗ của cụ -> qua bàn tay cụ dỡu dắt + Tớ phải dừng bỳt vỡ cũng muộn rồi tớ phải đi ngủ -> Tớ xin dừng bút vỡ trời đó khuya… + có người điều khiển tiền nong -> người lónh đạo sang suốt…- Dấu cõu:. Những cây bang, cây bằng lăng. -> thay bằng dấu , . Hằng lại an ủi mỡnh cố gắng lờn. Làm mỡnh gợi nhớV.Đọc, so sánh, nhận xét, công bố điểmVI.Trả bài:

*Hoạt động 3: Luyện tập- Giao nhiệm vụ cho H/s - Sửa lỗi trong bài

- Viết lại đoạn văn có yếu tố miêu tả cho phù hợp*Hoạt động 4: Củng cố, dặn dũ

- Hướng dẫn H/s về nhà - Xem lại bài + Soạn VB "Đồng chí"

---------------------------------------------------------------------------Tuần 10 - bài 10, 11

Soạn:26-10-2007 Giảng:

Tiết 46: Đồng chí - Chính Hữu -

A.MỤC TIấU BÀI DẠY: Giỳp học sinh:- Cảm nhận được vẻ đẹp chân thực, giản dị của tỡnh đồng chí, đồng đội và hỡnh ảnh của người lính cách mạng được thể hiện trong bài thơ.- Nắm được nghệ thuật đặc sắc của bài thơ: chi tiết chân thực, hỡnh ảnh gợi cảm và cụ đúc, giàu ý nghĩa biểu trưng.- Rèn luyện năng lực cảm thụ và phân tích các chi tiết nghệ thuật, cỏc hỡnh ảnh trong tỏc phẩm thơ giàu cảm hứng hiện thực mà không thiếu sức bay bổng.

B.CHUẨN BỊ:

- GV:- H/s: tỡm đọc thêm tài liệu tham khảo

Ctiến trình BÀI DẠY:

*Hoạt động 1: Khởi động

109

Page 110: Giao an ngu van 9  ca nam day du

Bùi Thanh Gòn- GV trường THCS Tân Vịnh- Lộc Hà- Hà Tĩnh

1.Tổ chức:2.Kiểm tra:- Câu hỏi: Đọc thuộc lũng và diễn cảm VB trớch "Lục Võn Tiờn gặp nạn". Nờu nội dung chớnh của VB này.- Kiểm tra sự chuẩn bị bài của H/s3.Bài mới: Giới thiệu bài: Từ sau CM tháng 8, trong việc hiện đại VN xuất hiện một đề tài mới: Tỡnh đồng chí, tỡnh đồng đội của người chiến sĩ cách mạng - anh bộ đội Cụ Hồ. Chính Hữu là một trong những nhà thơ đầu tiên đóng góp thành công vào đề tài ấy bằng bài thơ đặc sắc: "Đồng chí"

* Hoạt động 2: Đọc hiểu văn bản

- Hướng dẫn H/s đọc: chậm rói, tỡnh cảm…GV đọc mẫu -> H/s đọc

?Dựa vào phần chỳ thớch, giới thiệu những nột chớnh về T/g?

?Bài thơ ra đời trong hoàn cảnh nào?

?Bài thơ được làm theo thể thơ gỡ? đặc điểm?

?Tỡm bố cục của bài thơ? Nêu nội dung chính của bài thơ?

- 1 H/s đọc 7 câu thơ đầu?Theo T/g tỡnh đồng chí (giữa tôi và anh) bắt nguồn trên những cơ sở nào?Họ có đặc điểm gỡ chung về hoàn cảnh xuất thõn?

I.Tiếp xỳc VB.1. Đọc

2.Tỡm hiểu chỳ thớch: (SGK/129, 130)* Chính Hữu (Trần Đỡnh Đắc)- Sinh năm: 1926- Quờ: Can Lộc – Hà Tĩnh- Từ người lính trung đoàn thủ đô trở thành nhà thơ quân đội- Thơ ông chủ yếu viết về người lính và hai cuộc kháng chiến, đặc biệt là tỡnh cảm cao đẹp của người lính.- Tỏc phẩm chính: Tập "Đầu…treo"- Nhận giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học nghệ thuật năm 2000* Tỏc phẩm:- Chính Hữu cùng đơn vị tham gia chiến dịch Việt Bắc- Viết bài thơ vào đầu năm 1948 (tại nơi ông phải nằm điều trị bệnh)3.Bố cục:- Thể loại: thơ tự do (các câu với số tiếng khác nhau, chủ yếu là vần chân, nhịp thơ không cố định theo dũng mạch cảm xỳc)- Bố cục: 3 phần1) 6 câu đầu: những cơ sở của tỡnh đồng chí2) 11 cõu tiếp: những biểu hiện và sức mạnh của tỡnh đồng chí3) Cũn lại: Hỡnh ảnh người lính trong bài thơ.II.Phận tớch văn bản:1 Cơ sở hỡnh thành tỡnh đồng chí:- "Quê hương anh Làng tụi nghốo"

110

Page 111: Giao an ngu van 9  ca nam day du

Bùi Thanh Gòn- GV trường THCS Tân Vịnh- Lộc Hà- Hà Tĩnh

?Vỡ sao từ mọi phương trời xa lạ, họ lại có được tỡnh đồng chí?

?Em hiểu câu thơ "Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ" ntn?

?Từ các câu thơ trên, đến câu thơ thứ 7 tác giả viết: "Đồng chí!", em thấy có đặc điểm gỡ đặc biệt ở đây?( như một cái lưng ong. Nửa trên là một mảng quy nạp (như thế này là đồng chí), mảng dưới là 1 mảng diễn dịch (đồng chí cũn là như thế này nữa)- 1 cấu trúc chính luận cho một bài thơ trữ tỡnh - Nguyễn Đức Quyền- 1 H/s đọc 10 câu thơ tiếp?3 câu thơ đầu cho em biết tỡnh đồng chí ở đây biểu hiện ntn?

?Em hiểu từ "mặc kệ" ở đây ntn?

?Hiểu câu thơ "Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính" ntn cho đúng?

?7 dũng thơ cuối cho em biết thêm được gỡ ở tỡnh đồng chí? (nhận xét gỡ về NT của T/g qua những cõu thơ này? PT tác dụng)

->NT: đối, thành ngữ=> Hoàn cảnh xuất thân có điểm tương đồng: đều là người nông dân lao động nghèo khổ, cùng giai cấp- "Tụi với anh đôi người xa lạ…chẳng hẹn quen nhau,Súng bên súng, đầu sát bên đầu"-> hỡnh ảnh song đôi- Từ mọi phương trời xa lạ, cùng chung mục đích, lí tưởng đó tập hợp lại trong hang ngũ quõn đội cách mạng và trở nờn thõn quen nhau. Tỡnh đồng chí cũn được nảy sinh từ sự cùng chung nhiệm vụ sát cánh bên nhau trong chiến đấu- "Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ"-> Tỡnh đồng chí, đồng đội nảy nở và trở nên bền chặt trong sự chan hoà, chia sẻ mọi gian lao cũng như niềm vui trong cuộc sống thiếu thốn, gian khổ.- "Đồng chớ!"-> 2 tiếng - 1từ - dấu chấm than - một nốt nhấn=> như một phát hiện, 1 lời khẳng định, lời kết lại có ý ở những cõu thơ trên, đồng thời lại có vai trũ như một cái bản lề gắn kết đoạn đầu và đoạn thứ 2 của bài thơ với nội dung: biểu hiện cụ thể và cảm động của tỡnh đồng chí giữa những người lính (nhà thơ Tố Hữu từng viết: Rột Thỏi Nguyờn rột về Yờn Thế Gió qua rừng đèo Khế gió sang)

2 Những biểu hiện của tỡnh đồng chí:- "Ruộng nương anh gửi bạn thõn càyGian nhà khụng mặc kệ giú lung layGiếng nước gốc đa nhớ người ra lính"-> Cảm thụ sõu xa những tâm tư nỗi lũng của nhau: nỗi nhớ nhà, tỡnh cảm lỳc lờn dờng ra trận"…mặc kệ giú lung lay"-> Câu thơ ngang tàng, đượm chất lóngmạn, như muốn nâng đỡ con người vượt lên cái bất đắc dĩ của hoàn cảnh.- "Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính" (ẩn dụ tu từ)-> khụng núi là mỡnh nhớ, chỉ núi ai khỏc nhớ

111

Page 112: Giao an ngu van 9  ca nam day du

Bùi Thanh Gòn- GV trường THCS Tân Vịnh- Lộc Hà- Hà Tĩnh

?Câu thơ "thương nhau tay nắm lấy bàn tay" gợi cho em suy nghĩ gỡ?

?Qua các câu thơ trên hỡnh ảnh anh bộ đội Cụ Hồ buổi đầu kháng chiến hiện lên ntn?1 H/s đọc đoạn kết bài thơ?Em cú suy nghĩ gỡ về hỡnh ảnh thơ trong các câu thơ này?

?Nờu cảm nhận của em về hỡnh ảnh thơ ở cuối VB "Đầu súng trăng treo"

?Cảm nhận của em về hỡnh ảnh người lính qua bài thơ này?

=> cách tự vựơt lên mỡnh, nộn tỡnh riờng vỡ sự nghiệp chung- "Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnhSốt run người vầng trán ướt mồ hôi…chõn khụng giày"-> Các câu thơ song đôi, đối ứng, tả thực=> cùng nhau chia sẻ những gian lao, thiếu thốn. Đó là sự đồng cảm sâu sắc giữa những người đồng đội.- "Thương nhau tay nắm lấy bàn tay"-> Tỡnh cảm gắn bú sõu sắc giữa những người lính=> Sức mạnh của tỡnh cảm keo sơn gắn bó: giúp người lính vượt qua mọi gian khổ* Chân dung anh bộ đội Cụ Hồ buổi đầu kháng chiến gian khổ, thiếu thốn nhưng tỡnh đồng chí sưởi ấm lũng họ.3.Đoạn kết bài thơ:"Đêm nay rừng hoang sương muốiĐứng cạnh bờn nhau chờ giặc tớiĐầu súng trăng treo"- Rừng hoang sương muối là hỡnh ảnh tả thực: cảnh rừng đêm giá rét- trong thời gian và khụng gian núi lờn 3 hỡnh ảnh:+ người lính+ Khẩu sỳng+Vầng trăng-> Gắn kết với nhau: sức mạnh của tỡnh đồng đội giúp họ vượt lên những khắc nghiệt của thời tiết và mọi gian khổ thiếu thốn, đó sưởi ấm lũng họ.- "Đầu súng trăng treo""suốt đêm vầng trăng ở bầu trời cao xuống thấp dần và có lúc như treo lơ lửng ở trên đầu mũi súng" (suy nghĩ của tác giả.-> hỡnh ảnh được nhận ra từ những đêm hành quân phục kích của tác giả.+ Súng và trăng: gần và xa thực tại và mơ mộng chất chiến đấu và chất trữ tỡnh chiến sĩ và thi sĩ-> Cỏc mặt này bổ sung cho nhau, hài hoà với nhau của cuộc đời người lính cách mạng(biểu tượng của thơ kháng chiến: kết hợp chất

112

Page 113: Giao an ngu van 9  ca nam day du

Bùi Thanh Gòn- GV trường THCS Tân Vịnh- Lộc Hà- Hà Tĩnh

hiện thực và cảm hứng lóng mạn)* Hỡnh ảnh người lính:- Xuất thân từ nông dân: tự vượt lên chính mỡnh, nộn tỡnh riờng vỡ sự nghiệp chung- Họ phải trải qua bao gian lao, thiếu thốn- Đẹp nhất là tỡnh đồng chí, đông dội gắn bó keo sơn

*Hoạt động 3:Tổng kết, ghi nhớ

?Nhận xột về NT của VB này?

?Nờu nội dung chớnh của VB này?

1 H/s đọc ghi nhớ

1.Nghệ thuật:- Thể thơ tự do, lời thơ giản dị, mộc mạc, cô đọng- Các câu thơ song đôi, đối ứng tả thực2 Nội dung: Bài thơ thể hiện hỡnh tượng người lính cách mạng. và sự gắn bó keo sơn của họ qua những chi tiết hỡnh ảnh, ngụn ngữ giản dị*Ghi nhớ

b *Hoạt động 4: Củng cố, dặn dũ b Hệ thống nội dung bài- Hướng dẫn H/s làm bài tập (SGK)

- Hướng dẫn H/s về nhà

- Vỡ sao tác giả lại đặt tên cho bài thơ là Đồng chí?-> Đồng chí: cùng chung chí hướng, lí tưởng -> cách xưng hô của những người cùng trong 1 đoàn thể cách mạng.=> Đồng chí là bản chất cách mạng của tỡnh đồng đội và thể hiện sâu sắc tỡnh đồng đội- Học bài + đọc thuộc lũng, diễn cảm bài thơ- Soạn: Bài thơ về tiểu đội xe không kính"

---------------------------------------------------------------------------Soạn:27-10-2007Giảng:

Tiết 47: Bài thơ về tiểu đội xe không kính- Phạm Tiến Duật -

A.MỤC TIấU BÀI HỌC: Giỳp học sinh:- Cảm nhận được nét độc đáo của hỡnh tượng những chiếc xe không kính cùng hỡnh ảnh những người lái xe Trường Sơn hiên ngang, dũng cảm, sôi nổi trong bài thơ.- Thấy đợc những nét riêng của giọng điệu, ngôn ngữ bài thơ- Rèn luyện kĩ năng phân tích hỡnh ảnh, ngụn ngữ thơ

B.CHUẨN BỊ:

- GV:- H/s: Đọc + soạn bài theo hướng dẫn

C.TIẾN TRèNH BÀI DẠY:

*Hoạt động 1: Khởi động1.Tổ chức:

113

Page 114: Giao an ngu van 9  ca nam day du

Bùi Thanh Gòn- GV trường THCS Tân Vịnh- Lộc Hà- Hà Tĩnh

2.Kiểm tra:- Cõu hỏi: Phõn tớch hỡnh ảnh "Đầu súng trăng treo" trong bài thơ "Đồng chí" của Chính Hữu- Kiểm tra sự chuẩn bị bài của H/s3.Bài mới: Giới thiệu bài: Trong mỗi người chắc không ai không thuộc bài hát "Trường Sơn đông Trường Sơn tây" phổ thơ của nhà thơ Phạm Tiến Duật. Giờ học này chúng ta sẽ tỡm hiểu thờm về người lính trường sơn năm xưa qua một bài thơ nữa của ông: đó là "Bài thơ về tiểu đội xe không kính"*Hoạt động 2: Đọc - Hiểu văn bản

- HD H/s đọc: giọng vui , khoẻ khoắn, dứt khoát. GV đọc mẫu -> H/s đọc tiếp

?Giới thiệu những nột chớnh vềT/g?

?Xác định thể thơ của VB?

?Tỡm bố cục củaVB?

?Em cú nhận xột gỡ về nhan đề bài thơ?

?T/g thêm 2 chữ "bài thơ" vào nhan đề trên có tác dụng gỡ?

?Hỡnh ảnh những chiếc xe khụng kớnh trong bài thơ được hiện lên qua những câu thơ nào?

?Nhận xột gỡ về hỡnh ảnh của

I.Tiếp xúc văn bản:1.Đọc

2.Tỡm hiểu chỳ thớch: (SGK/132, 133)* Phạm Tiến Duật (1941)- Quờ: Thanh Ba- Phỳ Thọ- Là gương mặt tiêu biểu của htế hệ nhà thơ trẻ thời kháng chiến chống Mĩ cứu nước* Bài thơ ở trong chum thơ của Phạm Tiến Duật được tặng giải nhất cuộc thi thơ do báo văn nghệ năm 1969 - 1970 tổ chức3.Bố cục:- Thể thơ câu dài, nhịp điệu linh hoạt như văn xuôi, ít vần- 7 khổ thơ: xoay quanh và làm nổi bật chủ đề: cảm xúc và suy nghĩ của tác giả về những chiếc xe không kính và những người chiến sĩ lái xe trên Trường Sơn thời chống MĩII.Phân tích văn bản:1.Nhan đề bài thơ và hỡnh ảnh những chiếc xe khụng kớnh:*Nhan đề bài thơ "Bài thơ…không kính"- dài- Tưởng như có chỗ thừa (các từ "bài thơ về") -> mới lạ và độc đáo, thu hút người đọc=> chất thơ của hiện thực khốc liệt trong chiến tranh, đó cũn là chất thơ của tuổi trẻ hiên ngang, dũng cảm, trẻ trung, vượt lên thiếu thốn, gian khổ, nguy hiểm của chiến tranh.*Hỡnh ảnh những chiếc xe khụng kớnh:- "Bom giật bom rung kớnh vỡ mất rồi"- "Không có kính rồi xe không có đèn, không có mui xe, thùng xe có xước

114

Page 115: Giao an ngu van 9  ca nam day du

Bùi Thanh Gòn- GV trường THCS Tân Vịnh- Lộc Hà- Hà Tĩnh

những chiếc xe khụng kớnh ở đây (T/g sử dụng biện pháp nghệ thuật gỡ?)Qua đây em hiểu được gỡ về T/g?

Hỡnh ảnh người chiến sĩ lái xe trên tuyến đường Trường Sơn được thể hiện trong những câu thơ nào? (qua khổ 1: hỡnh ảnh người chiến sĩ hiện lên ntn?)?Ngồi trên những chiếc xe không kính chiến sĩ lái xe có ấn tượng và cảm giác gỡ??Chiến sĩ đang trong những hoàn cảnh nào?

?Với những chiếc xe không có kính, người chiến sĩ lái xe đó thể hiện thỏi độ gỡ? (tỡm những cõu thơ nói về điều đó)?Nhận xột về biện pháp nghệ thuật trong các câu thơ trên? Tác dụng của các biện pháp nghệ thuật ở đây??Qua những câu thơ trờn và cỏc cõu "Nhỡn nhau mặt lấm cười ha ha - gặp bè bạn…Bắt tay nhau qua cửa kính vỡ rồi" em hiểu được gỡ về tỏc phong của người lái xe Trường Sơn?Em cú suy nghĩ gỡ về hai cõu thơ cuối?

Qua phần phân tích trên đây, hóy nhận xột chung về người chiến sĩ lái xe trên tuyến đường Trường Sơn năm xưa?

xe vẫn chạy vỡ Miền Nam phớa trước"=> Tả thực diễn tả bằng 2 câu thơ rất gần với văn xuôi, giọng điệu thản nhiên.=> Hồn thơ nhạy cảm với nét ngang tang và tinh nghịch, thớch cỏi mới lạ.(hỡnh ảnh xe cộ, tàu thuyền xưa nay đưa vào trong thơ thường được "mĩ lệ hoá", "lóng mạn hoỏ" và mang ý nghĩa tượng trưng hơn tả thực. VD: Chiếc xe tam mó (thơ Púkin), tiếng hát con tàu (Chế Lan Viên )2.Hỡnh ảnh những chiến sĩ lỏi xe:- "Ung dung buồng lỏi ta ngồiNhỡn đất nhỡn trời nhỡn thẳng"-> Tư thế ung dung hiên ngang- "Nhỡn thấy giú xoa vào mắt đắng…như sa như ùa vào buồng lái"-> điệp từ, so sánh=> Người lái xe tiếp xúc trực tiếp với thế giới bên ngoài, họ cảm nhận được những cảm giác, từng vẻ đẹp của thiên nhiên (bầu trời, cánh chim) ùa vào trong buồng lái. Đó là cảm giác mạnh đột ngột khi xe chạy nhanh trên đường băng, khi trời tối thỡ trước mắt là sao trời, khi đường cua đột ngột trên dốc thỡ đột ngột thấy cánh chim (người lái xe phải đối mặt với địa thế con đường cheo leo hiểm nguy và cũng đầy thú vị)- "Khụng cú kớnh ừ thỡ cú bụi…chưa cần rửa phỡ phốo chõm điếu thuốc…khụng cú kớnh, ừ thỡ ướt áo…chưa cần thay lái trăm cây số nữa"

-> Cấu trỳc câu thơ được lặp lại=> Thái độ ngang tang, bất chấp khó khăn, gian khổ, hiểm nguy- "Nhỡn nhau mặt lấm cười ha ha…gặp bè bạn suốt dọc đường đi tớiBắt tay qua cửa kớnh vỡ rồi"-> Tỏc phong sống nhanh nhẹn, hoạt bỏt, sụi nổi, tinh nghịch, ấm ỏp tỡnh đồng đội- "Xe vẫn chạy vỡ miền nam phớa trướcChỉ cần trong xe cú một trỏi tim"-> khẳng định quyết tâm giải phóng miền nam không lay chuyển, tỡnh yờu miền Nam là sức

115

Page 116: Giao an ngu van 9  ca nam day du

Bùi Thanh Gòn- GV trường THCS Tân Vịnh- Lộc Hà- Hà Tĩnh

mạnh vụ song (xe cú thể thiếu nhiều thứ, nhưng không thể thiếu được trái tim hướng về miền Nam - xe chạy = trái tim = xương máu của những người chiến sĩ anh hùng)*Hỡnh ảnh những người chiến sĩ lái xe: trẻ trung, tinh nghịch , ngang tàng mà kiên định lạc quan, yêu đời-> khí thế quyết tâm giải phóng miền Nam của toàn dân, toàn quân ta, khẳng định con người mạnh hơn sắt thép

*Hoạt động 3: Tổng kết, ghi nhớ?Nhận xét về những đặc sắc về nghệ thuật của bài thơ?

Nội dung chính của bài thơ?

1. Nghệ thuật:- Thể thơ tự do (kết hợp linh hoạt thể bảy chữ và thể tám chữ)- Điệp từ, điệp cấu trúc câu- Ngôn ngữ, giọng điệu giàu tính khẩu ngữ, tự nhiên khoẻ khoắn2.Nội dung:- Hỡnh ảnh người lính lái xe Trường Sơn với tư thế hiên ngang, tinh thần lạc quan, dũng cảm bất chấp khó khăn nguy hiểm và ý chí chiến đấu giải phóng miền Nam

*Hoạt động 4: Củng cố, dặn dũHệ thống bài

Hướng dẫn H/s làm bài tập- Hướng dẫn H/s về nhà

- Nhan đề bài thơ -> độc đáo thu hút- Hỡnh ảnh những chiếc xe khụng cú kớnh- Hỡnh ảnh người lính lái xe- Bài tập 1, 2 SGK/133- Học bài + làm bài tập (SBT)- Soạn "Tổng kết từ vựng…"- Ôn tập chuẩn bị cho kiểm tra 1 tiết văn học trung đại.

----------------------------------------------------------------------------------Soạn:28-10-2007Giảng:

Tiêt 48: KIểm tra về truyện trung đại

A.MỤC TIấU BÀI HỌC: Giỳp học sinh:- Nắm lại những kiến thức cơ bản về truyện trung đại Việt Nam: những thể loại chủ yếu, giá trị nội dung và nghệ thuật của những tác phẩm tiêu biểu- Qua bài kiểm tra, đánh giá được trỡnh độ của mỡnh về cỏc mặt kiến thức và năng lực diễn đạt

B.CHUẨN BỊ:

- GV: Cõu hỏi kiểm tra - đáp án

116

Page 117: Giao an ngu van 9  ca nam day du

Bùi Thanh Gòn- GV trường THCS Tân Vịnh- Lộc Hà- Hà Tĩnh

- H/s: ễn tập theo gợi ý (SGK/134)C.TIẾN TRèNH BÀI DẠY :

*Hoạt động 1: Khởi động1.Tổ chức:2.Kiểm tra: KT sự chuẩn bị bài của H/s (giấy, bỳt)3.Bài mới: Giới thiệu bài: Mục đích của giờ học này là kiểm tra, đánh giá được trỡnh độ của mỡnh về các mặt kiến thức và kĩ năng diễn đạt sau khi học xong các tác phẩm văn học trung đại*Hoạt động 2: Bài mới

- GV giao đề cho học sinh- Đề bài: -

1.Phần trắc nghiệm: Chọn phương án đúng nhất và khoanh trũn vào chữ cỏi đầu dũng của phương án đóCõu 1: Cỏc tỏc phẩm nào là truyện nụm, truyện truyền kỡ, tiểu thuyết lịch sử chương hồi, tuỳ bút, sắp xếp lại cho đúng?

Tờn tỏc phẩm1. Hoàng Lờ nhất thống chớ2. Chuyện cũ trong phủ chỳa Trịnh3. Cảnh ngày xuõn4. Lục Võn Tiờn gặp nạn5. Kiều ở lầu Ngưng Bích6. Chuyện người con gái Nam Xương

Thể loạia. Truyện truyền kỡb. Truyện cổ tớchc. Tuỳ bỳtd. Tiểu thuyết lịch sử chương hồie. Truyện Nụm khuyết danhf. Truyện Nụm

Cõu 2: Nhận định nào nói đúng nhất về tác giả "Truyện Kiều"A. Cú kiến thức sõu rộng và là một thiên tài văn họcB. Từng trải cú vốn sống phong phỳC. Là một nhà nhận đạo chủ nghĩa lớnD. Cả A, B, C đúng

Cõu 3: Dũng nào núi khụng đúng về Nghệ thuật của "Truyện Kiều"A. Sử dụng ngôn ngữ dân tộc và thể thơ lục bát một cách điêu luyệnB. Nghệ thuật dẫn chuyện hấp dẫnC. Trỡnh bày diễn biến sự việc theo chương hồiD. Nghệ thuật miờu tả thiờn nhiờn tài tỡnhE. . Nghệ thuật khắc hoạ và miờu tả tõm lớ nhõn vật sõu sắc

Cõu 4: Qua đoạn trích "Kiều ở lầu Ngưng Bích", Kiều hiện lên như thế nào?A. Là người tỡnh chung thuỷB. Là người con hiếu thảoC. Là người có tâm lũng vị thaD. cả A, B. C đúng

Cõu 5: Đoạn trích "Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt nga" thể hiện khát vọng gỡ của tác giả. ?

A. Cứu người giúp đờiB. Trở nờn giàu sang phỳ quýC. Cú cụng danh hiển hỏch

117

Page 118: Giao an ngu van 9  ca nam day du

Bùi Thanh Gòn- GV trường THCS Tân Vịnh- Lộc Hà- Hà Tĩnh

D. Có tiếng tăm vang dộiCõu 6: Cuộc sống của ông Ngư trong văn bản "Lục võn Tiờn gặp nạn"

A. Cuộc sống khó khăn nghèo khổB. Cuộc sống trong sạch, tự do, ngoài vũng danh lợiC. Cuộc sống thơ mộng không có thựcD. Cuộc sống nhỏ nhen, mưu danh, trục lợi

2. Phần tự luận: (7 điểm)Cảm nhận của em về số phận và phẩm chất của người phụ nữ Việt Nam qua 2 nhân vật Vũ Thị Thiết và Thuý KiềuII. Đáp án:1.Phần trắc nghiệm :

Cõu 1: 1, d 2, c 3, f 4, f 5, d 6, aCõu 3: C Cõu 5: ACõu 2: D Cõu 4: Cõu 6: B

2.Phần tự luận : Số phận: Đau khổ, bất hạnh, oan khuất, tài hoa, bạc mệnh, hồng nhan đa truân- Nàng Vũ Thị Thiết:+ Xinh đẹp, chung thuỷ, hiếu thảo, hết lũng vỡ chồng vỡ con+ Không được sum họp vợ chồng hạnh phúc+ Một mỡnh nuụi mẹ già, dạy con trẻ+ Bị chồng nghi oan, phải tỡm đến cái chết, vĩnh viễn không thể doàn tụ với gia đỡnh- Nàng Kiều:+ Tài sắc vẹn toàn+ Bi kịch tỡnh yờu, mối tỡnh tan vỡ+ Phải bỏn mỡnh chuộc cha+ Phải vào lầu xanh 2 lần, 2 lần tữ tử, 2 lần làm con ở.*Học sinh làm bài.Hoạt động3: Thu bài và nhận xét giờ kiểm tra.Hoạt đông4:Hướng dẫn học bài:Chuẩn bị bài:Tổng kết từ vựng.

-------------------------------------------------------------------------Soạn:30-10-2007Giảng:

Tiết 49: Tổng kết về từ vựng(Sự phát triển của từ vựng - Trau dồi vốn từ)

A.MỤC TIấU BÀI HỌC: Giỳp H/s: Nắm vững hơn và biết vận dụng những kiến thức về từ vựng ở học ở

lớp 6 đến lớp 9 (sự phát triển của từ vựng, từ mượn, từ Hán Việt, thuật ngữ và biệt ngữ XH, các hỡnh thức trau dồi vốn từ)

B.CHUẨN BỊ:

118

Page 119: Giao an ngu van 9  ca nam day du

Bùi Thanh Gòn- GV trường THCS Tân Vịnh- Lộc Hà- Hà Tĩnh

- GV: Bảng phụ- H/s: ễn tập các nội dung đó học

C.TIẾN TRèNH BÀI DẠY:

*Hoạt động 1: Khởi động1.Tổ chức:2.Kiểm tra: (Kết hợp trong giờ)3Bài mới: Giới thiệu bài: Các giờ trước chúng ta đó ụn lại những kiến thức về từ vựng (Từ…trường từ vựng). Giờ học này, chúng ta ôn lại những nội dung cũn lại về từ vựng đó học (Sự phỏt triển của từ vựng…trau dồi vốn từ)*Hoạt động 2: Bài mới?Nhắc lại cỏc cỏch phỏt triển nghĩa của từ?

1 H/s lên bảng điền ND thích hợp vào sơ đồ SGK/135?Tỡm dẫn chứng minh hoạ cho những cỏch phỏt triển của từ vựng?

Hướng dẫn H/s trả lời câu hỏi 3(SGK/135)

?Nhắc lại khái niệm từ mượn?

- Hướng dẫn H/s làm BT- Trỡnh bày miệng trước lớp

I.Sự phỏt triển của từ vựng:1.Cỏc cỏch phỏt triển của từ vựng:2 cỏch:-Cỏch 1: Phỏt triển nghĩa của từ ngữ: + Thờm nghĩa mới + Chuyển nghĩa-Cỏch 2: Phỏt triển số lượng từ ngữ + tạo từ mới + Vay mượn2.Bài tập:a. Chuyển nghĩa: + Trao tay + Tay buôn người (nghĩa chuyển)- Tạo từ ngữ mới:+ từ ngữ mới xuất hiện: mụ hỡnh X + Y…VD: văn + học -> văn học+ từ ngữ mới xuất hiệnVD: du lịch sinh thỏi: khu chế xuất- Vay mượn: Kịch trường…b. Khụng cú nghĩa mà từ vựng chỉ phỏt triển theo cỏch phỏt triển số lượng từ ngữ vỡ:- Số lượng các sự vật,, hiện tượng, khái niệm mới là vô hạn, do đó nếu ứng với khái niệm , sự vật, hiện tượng mới lại phải có thêm 1 từ ngữ mới thỡ số lượng các từ ngữ quá lớn, qúa cồng kềnh, rườm rà, mặt khác số lượng từ ngữ cú giới hạnII.Từ mượn:1.Khỏi niệm: Từ mượn là những từ Tiếng Việt vay mượn tiếng nước ngoài để biểu thị những sự vật, hiện tượng, đặc điểm mà Tiếng Việt chưa có từ ngữ thật thích hợp để biểu thị2.Bài tập:*Chọn nhận định đúng:- Nhận định : Tiếng Việt vay mượn nhiều từ ngữ

119

Page 120: Giao an ngu van 9  ca nam day du

Bùi Thanh Gòn- GV trường THCS Tân Vịnh- Lộc Hà- Hà Tĩnh

?Nhắc lại khỏi niệm từ HỏnViệt

Hướng dẫn H/s làm bài tập.

Nhắc lại khỏi niệm thuật ngữ và biệt ngữ XH? Cho VD?

H/s thảo luận cõu hỏi? (SGK/136)

?Cú cỏc hỡnh thức trau dồi vốn từ nào?

Hướng dẫn học sinh làm bài tập.- Trỡnh bày miệng trước lớp?

của các ngôn ngữ khác là để đáp ứng nhu cầu giao tiếp của người Việt*Những từ mượn như: săm, lốp, (bếp) ga, phanh,…là những từ đó được Việt hoá hoàn toàn về âm, nghĩa, cách dùng, những từ này không khác gỡ những từ được coi là thuần Việt như bàn ghế, trâu, bũ…- Cỏc từ: a-xớt, hidro, vitamin: cũn giữ nhiều nột ngoại lai - chưa được Việt hoá hoàn toàn (từ gồm nhiều âm tiết, mỗi âm tiết có chức năng, cấu tạo vỏ âm thanh cho từ chứ không có nghĩa gỡ.III.Từ Hỏn-Việt1.Khỏi niệm: Từ Hán Việt là từ mượn của tiếng Hán, nhưng được phát âm và dùng theo cách dùng của người Việt: Quốc gia, gia đỡnh, giỏo viờn…2.Bài tập:Chọn quan niệm đúng: bIV.Thuật ngữ và biệt ngữ xó hội:1.Khỏi niệm:- Thuật ngữ: là ngữ biểu thị khái niệm khoa học, cụng nghệ và thường được dùng trong các văn bản khoa học, cụng nghệ: phẫu thuật, siờu õm…- Biệt ngữ xó hội: là những từ ngữ chỉ dựng trong 1 trong một tầng lớp xó hội nhất địnhVD: cậu, mợ chỉ cha mẹ: cách gọi của tầng lớp thượng lưu trong xó hội cũ.2.Bài tập:* Vai trũ của thuật ngữ trong đời sống hiện nay:Cuộc sống hiện nay: thời đại khoa học, công nghệ phát triển mạnh mẽ, có ảnh hưởng lớn đối với đời sống con người. Trỡnh độ dân trí của người Việt Nam ngày càng nõng cao, nhu cầu giao tiếp và nhận thức của mọi người về những vấn đề khoa học, công nghệ ngày càng tăng. Trong tỡnh hỡnh đó, thuật ngữ đóng vai trũ quan trọng và ngày càng trở nờn quan trọng hơn.* Liệt kờ một số thuật ngữ là biệt ngữ xó hội: cậu, mợ, cha, linh mục, xứ đạo…V.Trau dồi vốn từ:1.Cỏc hỡnh thức trau dồi vốn từ:- Cách 1: Rèn luyện để nắm đầy đủ và chính xác nghĩa của từ- Cách 2: Rèn luyện để biết thêm những từ chưa

120

Page 121: Giao an ngu van 9  ca nam day du

Bùi Thanh Gòn- GV trường THCS Tân Vịnh- Lộc Hà- Hà Tĩnh

biết, làm tăng vốn từ2.Bài tập:*Giải thớch nghĩa của những từ sau:- Bách khoa toàn thư: từ điển bách khoa, ghi đầy đủ tri thức của cỏc ngành.- Bảo hộ mậu dịch: chính sách bảo vệ sản xuất trong nước chống lại sự cạnh tranh của hàng hoá nước ngoài trên thị trường nước mỡnh.- Dự thảo: + ĐT: thảo ra để đưa thông qua= DT: bản thảo để đưa thông qua- Đại sứ quán: cơ quan đại diện chính thức và toàn diện của một nhà nước ở nước ngoài, do một đại sứ đặc mệnh toàn quyền đứng đầu- Hậu duệ: con cháu của người đó chết- Khẩu khí: khí phách của con người toát ra từ lời nói- Môi sinh: môi trường sống của sinh vật*Sửa lỗi dựng từ:a, Bộo bổ:: tính chất cung cấp chất bổ dưỡng cho cơ thể -> thay bằng từ bộo bở: dễ mang lại nhiều lợi nhuậnb, đạm bạc: có ít thức ăn, toàn thứ rẻ tiền, chỉ đủ ở mức tối thiểu -> thay bằng từ tệ bạc: khụng nhớ gỡ ơn nghĩa, không giữ trọn tỡnh nghĩa trước sau trong quan hệ đối xửc, tấp nập: gợi tả quang cảnh đông người qua lại không ngớt -> thay bằng tới tấp: nghĩa là liên tiếp, dồn dập, cái này chưa qua, cái khác đó tới

*Hoạt động 3: Luyện tậpBài tập 1: Xác định nghĩa của từ cao trong các trường hợp sau: Núi này cao; sản lượng lúa rất cao; bản nhạc có nhiều nốt cao; đây là giầy cao cổBài tập 2: Tỡm cỏc thuật ngữ thuộc cỏc mụn: Văn học, toỏn học, Sinh vật học, Hoỏ họcBài tập 3: Tỡm cỏc từ địa phương trong văn bản văn bản trớch của "Truyện Lục Võn Tiờn" tỡm các từ địa phương tương ứng

*Hoạt động 4: Củng cố, dặn dũ- GV củng cố bài- Hướng dẫn H/s về nhà

- Hệ thống bài- Học bài + hoàn thiện cỏc BT- Soạn: Nghị luận trong VB tự sự

-----------------------------------------------------Soạn:1-11-2007Giảng:

Tiết 50: NGHị luận trong văn bản tự sự

121

Page 122: Giao an ngu van 9  ca nam day du

Bùi Thanh Gòn- GV trường THCS Tân Vịnh- Lộc Hà- Hà Tĩnh

A.MỤC TIấU BÀI HỌC:Giỳp học sinh:- Hiểu thế nào là NL trong VB tự sự, vai trũ và ý nghĩa cho yếu tố nghị luận trong VN tự sự- Luyện tập nhận diện các yếu tố NL trong VB tự sự và viết đoạn văn có sử dụng các yếu tố nghị luận

B.CHUẨN BỊ:

- GV: Bài soạn + đọc tài liệu tham khảo- H/s: Soạn bài theo hướng dẫn

C.TIẾN TRèNH BÀI DẠY:

*Hoạt động 1: Khởi động1.Tổ chức:2.Kiểm tra: KT sự chuẩn bị bài của H/s3.Bài mới: Giới thiệu bài: Tự sự chớnh là bức tranh gần gũi nhất với cuộc sống, mà cuộc sống thỡ hết sức đa dạng, phong phú với đầy đủ các tỡnh huống cảnh ngộ, tất cả cỏc kiểu nhõn vật, cỏc mẫu người ta vẫn thường gặp hàng ngày. Để tập chung khắc hoạ kiểu nhân vật hay triết lí, hay suy nghĩ trăn trở, về lí tưởng về cuộc đời, về yờu ghột thỡ cỏc T/g sử dụng yếu tố nghị luận để tô đậm tính chất nhân vật mà mỡnh muốn khắc hoạ. Giờ học này, chỳng ta cựng tỡm hiểu kĩ về NL trong VB tự sự.*Hoạt động 2: Bài mớiTỡm hiểu yếu tố nghị luận trong VB tự sự?1.Ngữ liệu và phõn tớch ngữ liệu: Ngữ liệu 1 : Đoạn văn SGK/137 (trích "Lóo Hạc")- 1 H/s đọc? Đoạn văn trên có nội dung gỡ?-> Những suy nghĩ nội tõm của nhõn vật ụng giỏo trong "Lóo Hạc". Như một cuộc đối thoại ngầm, ông giáo đối thoại với chính mỡnh, thuyết phục chớnh mỡnh, rằng vợ mỡnh khụng ỏc để "chỉ buồn chứ không nỡ giận"? Để đi đến kết luận đó, nhân vật ông giáo đó đưa ra các luận điểm và lập luận theo logic nào?-> Luận điểm: nếu ta không cố mà tỡmhiểu những người xung quanh thỡ ta luụn cú cớ để tàn nhẫn và độc ác với họ (nêu vấn đề)- Phát triển vấn đề: Vợ tôi không phải là người ác, nhưng sở dĩ thị trở nên ích kỉ, tàn nhẫn là vỡ thị đó quỏ đau khổ:+ Khi người ta đau chân thỡ chỉ nghĩ đến cái chân đau (từ một quy luật tự nhiên)+ khi người ta khổ đau thỡ người ta không cũn nghĩ đến ai được nữa+ vỡ cỏi bản tớnh tốt của người ta bị những nỗi lo lắng, buồn đau, ích kỉ che lấp mất- Kết thúc vấn đề: Tôi biết vậy nên chỉ buồn chứ không nỡ giận?Nhận xột gỡ về việc ử dụng từ ngữ, cõu văn ở đoạn văn trên?-> Sử dụng cỏc cõu hụ ứng thể hiện các phán đoán dưới dạng Nếu…thỡ; vỡ thế…cho nờn; sở dĩ...là vỡ; khi A…thỡ B- Các câu văn khẳng định, ngắn gọn, khúc triết như diễn đạt những chân lí

122

Page 123: Giao an ngu van 9  ca nam day du

Bùi Thanh Gòn- GV trường THCS Tân Vịnh- Lộc Hà- Hà Tĩnh

* Ngữ liệu 2: Đoạn trích SGK/138Thoắt trông nàng đó chào thưa…làm ra thỡ cũng ra người nhỏ nhen- 1 H/s đọc?Cuộc đối thoại giữa Hoạn Thư và Thuý Kiều được diễn ra dưới hỡnh thức nào:-> Hỡnh thức nghị luận (rất phự hợp với một phiờn toà)?Trong phiên bản này, Kiều là người buộc tội Hoạn Thư, nàng đó cú cỏch lập luận ntn?-> Lập luận:+ Sau lời chào mỉa mai là lời đay nghiếnXưa nay đàn bà có mấy người ghê gớm, cay nghiệt như mụXưa nay, càng cay nghiệt lắm thỡ càng chuốc lấy oan trỏi?Nhận xột gỡ về kiểu cõu?-> câu khẳng định: càng...càng?Hoạn Thư có cách lập luận ra sao?-> Đưa ra 4 luận điểm:1. Tôi là đàn bà ghen tuông là chuyện thường tỡnh2. Tôi cũng đó đối xử rất tốt với cô khi ở gác viết kịch: khi cô trốn khỏi nhà, tôi cũng chẳng đuổi theo3. Tôi với cô đều trong cảnh chồng chung - chắc gỡ ai nhường cho ai4. Tôi cũng đó gõy đau khổ cho cụ nờn bõy giờ chỉ biết trụng nhờ vào lũng khoan dung rộng lớn của cụ (nhận tội, đề cao tang bốc Kiều)?Lập luận của Hoạn Thư có T/ dụng gỡ?-> + Kiều phải công nhận tài của Hoạn Thư "khôn ngoan" + Kiều bị đặt vào một tỡnh huống khú xử? Ở 2 ngữ liệu trờn T/g Nam Cao và Nguyễn Du đó sử dụng yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự. Hóy trao đổi nhóm để rút ra những dấu hiệu và đặc điểm của nghị luận trong 1 văn bản?-> nghị luận thực chất là các cuộc đối thoại với các nhận xét phán đoán, các lí lẽ nhằm thuyết phục người nghe, người đọc (có khi thuyết phục chính mỡnh) về một vấn đề, một quan điểm, một tư tưởng nào đó- Trong đoạn văn nghị luận, thường dùng nhiều câu khẳng định, phủ định, các cặp quan hệ từ: nếu...thỡ; khụng những...mà cũn; càng ...càng...- Thường dùng nhiều từ ngữ: Tại sao:thật vậy, tuy thế, trước hết, tóm lại, tuy nhiên...?Qua cỏc ngữ liệu trờn, em rỳt ra kết luận gỡ về yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự?Trong văn bản tự sự để người đọc người nghe phải suy nghĩ về một vấn đề nào đó, người viết và nhõn vật cú khi nghị luận bằng cỏch nờu lờn cỏc ý kiến, nhận xột cựng những lớ lẽ, dẫn chứng. Nội dung đó thường được diễn đạt bằng hỡnh thức lập luận, làm cho cõu chuyện thờm phần triết lớ- 1 H/s đọc ghi nhớ SGK/138

*Hoạt động 3: Luyện tập- 1 H/s đọc yêu cầu BT * Bài tập 1: SGK/139

123

Page 124: Giao an ngu van 9  ca nam day du

Bùi Thanh Gòn- GV trường THCS Tân Vịnh- Lộc Hà- Hà Tĩnh

- Trỡnh bày miệng trước lớp

- 1H/s đọc yêu cầu BT

Thụng qua hỡnh thức lập luận hóy nhận xột về tớnh cỏch nhõn vật ụng Hai?

- Lời văn trong đoạn trích là lời của ông giáo- Thuyết phục chớnh mỡnh- Thuyết phục điều: vợ mỡnh khụng ỏc để mà "chỉ buồn chứ không nỡ giận"* Bài tập 2: (H/s làm theo phần đó tỡm hiểu ở nội dung ngữ liệu 2)* Bài tập 3: BT bổ sung sỏch tham khảo Đoạn văn: "Nhưng sao...này chưa?..."-> nửa tin nửa ngờ, nhục nhó, xấu hổ,lo ,lắng cho tương lai của bản thân và gia đỡnh

*Hoạt động 4: Củng cố, dặn dũ- Hệ thống bài

- HD H/s về nhà

- vai trũ của yếu tố nghị luận trong tự sự- Cỏch sử dụng- Học bài + hoàn thành cỏc BT- Soạn "Đoàn thuyền đánh cá

Tuần 11: Bài 11, 12Soạn:2-11-2007 Giảng:

Tiết 51: Đoàn thuyền đánh cá

- Huy Cận A.MỤC TIấU BÀI DẠY:Giỳp học sinh:

- Thấy được và hiểu được sự thống nhất của cảm hứng về thiên nhiên vũ trụ và cảm hứng về lao động của T/g đó tạo nờn những hỡnh ảnh đẹp, tráng lễ, giàu màu sắc lóng mạn trong bài thơ "Đoàn thuyền đánh cá"- Rèn luyện kĩ năng cảm thụ và phân tích các yếu tố NT (hỡnh ảnh, ngụn ngữ, õm điệu) mà cổ điển, vừa hiện đại trong bài thơ.

B.CHUẨN BỊ:

- GV: Chân dung nhà thơ Huy Cận và đọc tài liệu tham khảo- H/s: Soạn bài theo hướng dẫn

C.TIẾN TRèNH BÀI DẠY:

*Hoạt động 1: Khởi động1-Tổ chức:2-Kiểm tra: Đọc thuộc lũng và diễn cảm bài thơ "Tiểu đội xe không kính", hỡnh ảnh những chiến sĩ hiện lờn với những phẩm chất gỡ?3-Bài mới: Giới thiệu bài: Ch H/s xem chõn dung Huy Cận (thi nhõn Việt Nam) để dẫn vào bài mới*Hoạt động 2: Đọc - hiểu văn bản

- HD H/s đọc VB: to, rừ, chớnh xỏc, thể hiện sự phấn chấn, hào hứng - Nhịp

I.Tiếp xỳc văn bản:1. Đọc2. Tỡm hiểu chỳ thớch: (SGK/141)

124

Page 125: Giao an ngu van 9  ca nam day du

Bùi Thanh Gòn- GV trường THCS Tân Vịnh- Lộc Hà- Hà Tĩnh

4/3, 2-2/3?Giới thiệu những nột chớnh về T/g?

?Cho biết hoàn cảnh ra đời của T/p?

?Tỡm bố cục của bài thơ, nêu ND chính của từng phần?

? Đọc toàn bài thơ, hóy KQ cảm hứng bao trựm của "Đoàn thuyền đánh cá"

- 1 H/s đọc diễn cảm 2 khôổthơ đầu?Cảnh hoàng hôn trên biển được T/g miêu tả qua những câu thơ nào??Nhận xột gỡ về NT của T/g sử dụng ở đây??2 câu thơ trên, giúp em cảm nhận được cảnh hoàng hôn trên biển ntn? (em hiểu ntn về hỡnh ảnh "song...cửa")?Cảnh đoàn thuyền đánh cá khởi hành có gỡ cần chỳ ý.?từ lại cú ý nghĩa gỡ??hỡnh ảnh "cõu hỏt căng buồm" có ý nghĩa ntn?(BPNT nào được sử dụng ở

*Tác giả: Huy Cận - Quờ: Vụ Quảng - Hà Tĩnh- Nổi tiếng trong phông trào thơ mới với tập "Lửa thiêng"- Tham gia cách mạng từ năm 1945, sau cách mạng giữ nhiều trọng trỏch trong chớnh quyền , là một trong những nhà thơ tiêu biểu của nền thơ hiện đại Việt Nam- Nhà nước trao tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học nghệ thuật cho ông năm 1996*Tỏc phẩm:- Năm 1958, ông đi thực tế ở vùng mỏ Quảng Ninh bài thơ ra đời trong thời gian ấy và in trong tập thơ "Trời mỗi ngày lại sang"3.Bố cục:3 phần:1) 2 khổ đầu: Cảnh lên đường và tâm trạng náo nức của con người2) 4 khổ tiếp theo: Cảnh hoạt động của đoàn thuyền đánh cá giữa biển trời ban đêm3) Cũn lại: cảnh đoàn thuyền trở về trong buổi bỡnh minhII.Phân tích văn bản:* Cảm hứng bao trum của bài thơ:- Cảm hứng về thiờn nhiờn vũ trụ- Cảm hứng về lao động của tác giả-> hai cảm hứng này hoà quyện và thống nhất trong toàn bộ bài thơ1.Cảnh hoàng hôn trên biển và cảnh đoàn thuyền đánh cá khởi hành:* "Mặt trời xuống biển như hũn lửaSóng đó cài then đêm sập cửa"-> Nghệ thuật: nhõn hoỏ, so sỏnh, ẩn dụ (hỡnh ảnh then song; cửa đêm), hai vần trắc "lửa - cửa" liền nhau => cảnh rộng lớn gần gũiVũ trụ như là một ngôi nhà lớn, màn đêm buông xuống như một tấm cửa khổng lồ với những lượn song là then cửa*Cảnh đoàn thuyền đánh cá khởi hành:"...lại ra khơi"-> công việc hàng ngày, đây là một trong trăm nghỡn chuyến đi trên biển- Câu hát căng buồm cùng gió khơi -> phóng đại... đến dệt lưới ta đoàn cá ơi

125

Page 126: Giao an ngu van 9  ca nam day du

Bùi Thanh Gòn- GV trường THCS Tân Vịnh- Lộc Hà- Hà Tĩnh

đây? T/d của BPNT này?)-1 H/s đọc 4 khổ thơ tiếp theo?cảnh đoàn thuyền đi trên biển được T/g miêu tả trong khung cảnh nào?Sử dụng NT gỡ??T/d của biện phỏp này?

*Hoạt động3:Luyện tập ,củng cố :

*Hoạt động 4: Củng cố dặn dò

-> hỡnh ảnh ẩn dụ: gắn kết 3 sự vật, hiện tượng cánh buồm, gió khơi và câu hát của người đánh cá

hỡnh ảnh khoẻ khoắn, mới lạ và đẹp lóng mạn (cõu hỏt của người đánh cá, tiếng hát vang khoẻ bay cao cùng gió, hoà với gió thổi căng cánh buồm cho con thuyền lướt nhanh ra khơi) câu hát chan chứa niềm vui

Trả lời các câu hỏi sau :1. Hai khổ thơ đầu của bài thơ diễn tả điều gì?2. Biện pháp tu từ nào được dùng trong hai

câu thơ sau : Mặt trời xuống biển như hòn lửa Sóng đã cài then đêm sập cửa

-Học thuộc lòng bài thơ.-Chuẩn bị tiếp nội dung còn lại

Tuần 11: Bài 11, 12Soạn: 3-11-2007Giảng:

Tiết 52: Đoàn thuyền đánh cá (T2)

- Huy Cận A.MỤC TIấU BÀI DẠY:Giỳp học sinh:

- Thấy được và hiểu được sự thống nhất của cảm hứng về thiên nhiên vũ trụ và cảm hứng về lao động của T/g đó tạo nờn những hỡnh ảnh đẹp, tráng lễ, giàu màu sắc lóng mạn trong bài thơ "Đoàn thuyền đánh cá"- Rèn luyện kĩ năng cảm thụ và phân tích các yếu tố NT (hỡnh ảnh, ngụn ngữ, õm điệu) mà cổ điển, vừa hiện đại trong bài thơ.

B.CHUẨN BỊ:

- GV: Chân dung nhà thơ Huy Cận và đọc tài liệu tham khảo- H/s: Soạn bài theo hướng dẫn

C.TIẾN TRèNH BÀI DẠY:

126

Page 127: Giao an ngu van 9  ca nam day du

Bùi Thanh Gòn- GV trường THCS Tân Vịnh- Lộc Hà- Hà Tĩnh

*Hoạt động 1: Khởi động1-Tổ chức:2-Kiểm tra: Đọc thuộc lũng và diễn cảm bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá”, phân tích phần13-Bài mới: Giới thiệu bài: Ch H/s xem chân dung Huy Cận (thi nhân Việt Nam) để dẫn vào bài mới

?Cảnh đoàn thuyền đánh cá trên biển hiện lên qua những câu thơ nào? Hỡnh ảnh con thuyền đánh cá ở đây hiện lên ntn??Công việc của người đánh cá được thể hiện qua những câu thơ nào??Nhận xột gỡ về BPNT được sử dụng trong các câu thơ trên??T/d của cỏc biện phỏp trờn là gỡ?

?Thành quả lao động của đoàn thuyền đánh cá sau một đêm lao động vất vả được miêu tả bằng hỡnh nào??NT? T/d?

?Các loài cá trên biển được T/g miêu tả ở những câu thơ nào?

2 Cảnh biển đêm và cảnh đánh cá:- Thuyền ta lái gió với buồm trăngLướt giữa mây cao với biển bằng...gừ thuyền đó cú nhịp trăng caoSao mờ kéo lưới kịp trời sang-> thủ pháp phóng đại, liên tưởng táo bạo, bất ngờ=> hỡnh ảnh người lao động và công việc của họ được đặt vào không gian rộng lớn của biển trời trăng sao để làm tăng thêm kích thước và tầm vóc vị thế của con người. Ở đây cũn là sự hài hoà giữa con người với thiên nhiên vũ trụ: con thuyền ra khơi có gió làm lái, trăng làm buồm, gừ thuyền đuổi cá vào lưới cũng theo nhịp trăng, lúc sao mờ thỡ kộo lưới.... Đó là khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ hoà nhập với con người* Cảnh đoàn thuyền đánh cá:- "Thuyền ta...Ra đậu dặm xa dũ bụng biểnDàn đan thế trận lưới vây giăng"-> hỡnh ảnh con thuyền kỡ vĩ, hoà nhập với thiờn nhiờn, vũ trụ

"Ta hỏt bài ca gọi cỏ vàoGừ thuyền đó cú nhịp trăng cao-> tưởng tượng lón mạn- Sao mờ kéo lưới kịp trời sangTa kéo xoăn tay chùm cá nặng-> tả thực-> bỳt phỏp lóng mạn, trớ tưởng tượng + tả thực=> công việc lao động nặng nhọc của người đánh cá đó thành bài ca đầy niềm tin, nhịp nhàng với thiên nhiên- Hỡnh ảnh cỏc loài cỏ trờn biển: + Cỏ thu...

127

Page 128: Giao an ngu van 9  ca nam day du

Bùi Thanh Gòn- GV trường THCS Tân Vịnh- Lộc Hà- Hà Tĩnh

?BPNT được sử dụng ở đây??T/d của BPNT này?

? Đoàn thuyền đánh cá trở về được T/g miêu tả qua những câu thơ nào?( 1 H/s đọc khổ thơ cuối)?Nhận xột gỡ về cỏc cõu thơ "câu hát căng buồm"?

+ cỏ song...+ Vẩy bạc đuôi vàng+ Mắt cỏ huy hoàng-> liên tưởng, tưởng tượng bay bổng từ quan sát hiện thực, liệt kê=> vẻ đẹp của bức tranh sơn mài, lung linh, huyền ảo- Vẩy bạc đuôi vàng loé rạng đông,Lưới xếp buồm lên đón nắng hồng-> NT: ẩn dụ, hoỏn dụ - hỡnh ảnh lóng mạn, tỡnh tứ=> trong ỏnh nắng ban mai rực rỡ, hiện lờn hàng nghỡn, hàng vạn con cỏ lấp lỏnh vẩy bạc, đuôi vàng xếp ăm ắp trờn những con thuyền3.Cảnh đoàn thuyền đánh cá trở về:"Câu hát trăng buồm cùng gió khơi...mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi"- "Câu hát căng buồm" - lặp lại gần như toàn bộ câu thơ ở khổ thơ 1 -> niềm vui thắng lợi sau một chuyến ra khơi may mắn, tôm cá đầy khoang- "Đoàn thuyền...mặt trời" -> hào hứng, chạy đua tốc độ với thời gian2 câu cuối "Mặt trời đội biển...Mắt cỏ..."-> tưởng tượng sáng tạo

=> sự tuần hoàn của thời gian: ánh sáng nhô lên, mặt trời ló mặt., kết thúc một đêm.

*Hoạt động 3: Tổng kết, ghi nhớ (SGK/142)?Nhận xét về đặc sắc NT của bài thơ?

?Nêu nội dung chính của bài thơ?

1 Nghệ thuật:- Âm hưởng khoẻ khoắn, sôi nổi, phôi pha, bay bổng, lạc quan- Cỏch gieo vần linh hoạt (vần liền liền xen lẫn vần cỏch)- Liên tưởng, tưởng tượng phong phỳ2 Nội dung: Sự hài hoà giữa thiên nhiên và con người lao động, bộc lộ niềm vui, niềm tự hào của nhà thơ trước đất nước và cuộc sống

*Hoạt động 4: Củng cố, dặn dũ

128

Page 129: Giao an ngu van 9  ca nam day du

Bùi Thanh Gòn- GV trường THCS Tân Vịnh- Lộc Hà- Hà Tĩnh

- Hệ thống bài- Hướng dẫn H/s luyện tập

- Đọc diễn cảm bài thơ- Học thuộc lũng bài thơ- Soạn tiếp "Bếp lửa"

Soạn:4-11-2007Giảng: Tiết 53 - Tổng kết về từ vựng

(Từ tượng thanh, Tượng hình,Một số phép tu từ, Từ vựng)

A.MỤC TIấU BÀI HỌC; Giỳp học sinh:Nắm vững hơn và biết vận dụng những kiến thức về từ vựng đó hoọctừ

lớp 6 đến lớp 9 (từ tượng hỡnh, từ tượng thanh, một số phép tu từ từ vựng: so sánh, ẩn dụ, nhân hoá, hoán dụ, nói quá, nói giản, nói tránh, điệp ngữ, chơi chữ)

B.CHUẨN BỊ:

Giáo viên: Chuẩn bị hợp đồng học tậpHọc sinh:chuẩn bị bài theo hợp đồngC.TIẾN TRèNH BÀI DẠY:

*Hoạt động 1: Khởi động1. Tổ chức: 2.Kiểm tra: (kết hợp trong giờ)3.Bài mới: Giới thiệu bài:*Hoạt động 2: Bài mới: Tiến hành dạy theo hợp đồng

?Kể tên các phép tu từ từ vựng đó học??THế nào là phộp tu từ so sỏnh?? Ẩn dụ là gỡ?

I.Từ tượng thanh và từ tượng hỡnh:1.Khỏi niệm:a.Từ tượng thanh: Mô phỏng âm thanh của thiên nhiên của con ngườib.Từ tượng hỡnh: Gợi tả hỡnh ảnh, dỏng vẻ, trạng thỏi của sinh vật2.Bài tập:a,Tỡm tờn những loài vật là từ tượng thanh:VD: Tu hỳ, tắc kố, quốc...b,Tỡm cỏc từ tượng hỡnh, phõn tớch giỏ trị sử dụng- Cỏc từ: lốm đốm, lê thê, loáng thoáng, lồ lộ-> miêu tả đám mây 1 cách cụ thể, sống độngII.Một số phộp tu từ, từ vựng:1.Khỏi niệm:a.So sỏnh: đối chiếu sự việc này, sự vật này, sự vật khác có nét tương đồng với nó nhằm tăng sức gợi hỡnh, gợi cảm cho sự diễn đạtb.Ẩn dụ: Là gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng

129

Page 130: Giao an ngu van 9  ca nam day du

Bùi Thanh Gòn- GV trường THCS Tân Vịnh- Lộc Hà- Hà Tĩnh

?Nhõn hoỏ là gỡ?

Thế nào là BPTT hoỏn dụ?

Núi quỏ là gỡ?

Thế nào là núi giản, núi trỏnh?

Điệp ngữ là gỡ?

Thế nào là chơi chữ?

HD H/s làm BT- Trỡnh bày miệng trước lớp.

tên sự vật ,hiện tượng khác có nét tương đồng với nó nhằm tăng sức gợi hỡnh, gợi cảm cho sự diễn đạtc.Nhõn hoỏ: Gọi hoặc tả con vật, cây cối, đồ vật...bằng những từ ngữ vốn trước dùng để gọi hoặc tả con người, làm cho thế giới loài vật, cây cối trở nên gần gũi với con ngườid.Hoỏn dụ: Gọi tên sự vật, hiện tượng khái niệm bằng tên của một sự vật, hiện tượng, khái niệm khác có quan hệ gần gũi với nó nhằm tăng sức gợi hỡnh gợi cảme,Núi quỏ: là biện pháp tu từ phóng đại mức độ, quy mô, tính chất của sự vật, hiện tượng được miêu tả để gây ấn tượng mạnh, tăng sức biểu cảmg,Núi giảm, núi trỏnh: Là biện pháp tu từ dùng cách diễn đạt tế nhị, uyển chuyển, tránh gây cảm giác đau buồn, ghê sợ nặng nề, tránh thô tục, thiếu lịch sựh,Điệp ngữ: Là biện pháp lặp lại từ ngữ (hoặc một câu) để làm nổi bật ý gõy cảm xỳc mạnh. Cỏch lặp lại gọi là phộp điệp ngữ, từ ngữ lặp lại gọi là điệp ngữi,Chơi chữ: lợi dụng đặc sắc về âm, nghĩa của từ ngữ để tạo sắc thái dí dỏm, hài hước...làm câu văn hấp dẫn thú vị hơn2.Bài tập: *Phõn tớch nột nghệ thuật độc đáo của những câu thơ sau:a,hoa, cánh -> Thúy Kiều và cuộc đời của nàngcây, lá -> gia đỡnh của Thuý Kiều (Kiều bỏn mỡnh để cứu gia đỡnh)=> Phộp ẩn dụ tu từb,So sỏnh: tiếng đàn của Thuý Kiều với tiếng hạc, tiếng suối, tiếng gió thoảng, tiếng trời đổ mưac,Phộp núi quỏ: Sắc đẹp và tài năng của Thuý Kiềud,Phộp núi quỏ: Gác quan Âm nơi Thuý Kiều bị Hoạn Thư bắt ra chép kinh rất gần với phũng đọc của Thúc Sinh. Tuy cùng ở trong khu vườn nhà Hoạn Thư, gần nhau từng gang tấc nhưng giờ đây 2 người đó cỏch trở gấp mười quan san -> tả sự xa cách giữa thân phận cảnh ngộ của Thuý Kiều và Thỳc Sinhe,Phép chơi chữ: Tài - Tai

130

Page 131: Giao an ngu van 9  ca nam day du

Bùi Thanh Gòn- GV trường THCS Tân Vịnh- Lộc Hà- Hà Tĩnh

-> Thân phận người phụ nữ trong xã hội cũ* Phân tích nét NT đặc sắc của những đoạn thơ sau:a,Phép điệp ngữ + từ đa nghĩa => thể hiện tỡnh cảm của mỡnh: mạnh mẽ và kớn đáob.Núi quỏ: Sự lớn mạnh của nghĩa quân Lam Sơnc.Phộp so sỏnh: miêu tả sắc nét và sinh động âm thanh của tiếng suối và cảnh rừng dưới đêm trăngd.Nhõn hoỏ: thiên nhiên trong bài (ánh trăng): có hồn gắn bó với con ngườie.Phộp ẩn dụ: Em bộ - mặt trời 2-> gắn bó của đứa con với người mẹ, đó là nguồn sống, nguồn nuôi sống niềm tin của mẹ với ngày mai.

*Hoạt động 3: Luyện tậpHướng dẫn H/s làm bài tập. Bài tập bổ sung:

Bài tập 1: Phân tích giá trị biểu cảm trong những câu thơ:Đoạn trường thay lúc phân kỡ,Vú cõu khấp khểnh, bỏnh xe gập ghềnh-> 2 từ gợi hỡnh gợi lờn sự khụng bằng phẳng của con đường, câu thơ chia làm 2 vế, mỗi vế có một từ tượng hỡnh gợi lờn những chông gai trắc trở trên đường đi, dự báo một tương lai không tốt lành và cũng là nhịp thổn thức của lũng người trong hoàn cảnh éo le (Thuý Kiều cựng Thỳc Sinh rời khỏi nhà sau khi làm lễ cưới hỏi)Bài tập 2: Viết một đoạn văn với nội dung tự chọn có sử dụng một số phép tu từ từ vựng đó học.

*Hoạt động 4: Củng cố, dặn dũ

- GV củng cố- Hướng dẫn H/s về nhà

- Hệ thống bài- ễn lại nội dung bài- Soạn "Khỳc hỏt ru..."

Soạn:5-11-2007Giảng:

Tiết 54: Tập làm thơ tám chữ

A.MỤC TIấU BÀI HỌC: Giỳp học sinh: - Nắm được đặc điểm, khả năng miêu tả, biểu hiện phong phú của thể thơ tám chữ

131

Page 132: Giao an ngu van 9  ca nam day du

Bùi Thanh Gòn- GV trường THCS Tân Vịnh- Lộc Hà- Hà Tĩnh

- Qua hoạt động làm thơ tám chữ mà phát huy tinh thần sang tạo, sự hứng thú học tập, rèn luyện thêm năng lực cảm thụ thơ ca.

B.CHUẨN BỊ:

- GV: Sưu tầm những bài thơ tám chữ- HS: chuẩn bị theo hướng dẫn

C.TIẾN TRèNH BÀI DẠY:

*Hoạt động 1: Khởi động:1.Tổ chức:2.Kiểm tra: KT sự chuẩn bị bài của H/s3.Bài mới: Giới thiệu bài: GV dẫn vào bài*Hoạt động 2: Bài mới- 1 HS đọc đoạn thơ a- 1 HS đọc đoạn thơ b- 1 HS đọc đoạn thơ c?Nhận xột số chữ trong mỗi dũng ở cỏc đoạn thơ trên??Tỡm những chữ cú chức năng gieo vần??Nhận xột về cỏch gieo vần??Cách ngắt nhịp ở mỗi đoạn thơ?

?Cách gieo vần, ngắt nhịp ở đoạn thơ này?

?Qua các đoạn thơ vừa được tỡm hiểu trên đây, hóy rỳt ra đặc điểm của thể thơ 8 chữ?

I. Nhận diện thể thơ tám chữ:- Số chữ trong mỗi dũng thơ: 8- Những chữ có chức năng gieo vầna,Đoạn thơ aTan - ngần, mới - gội, bừng - rừng, gắt - mật- Cỏch ngắt nhịp:1: 2 / 3 / 32: 3 / 2 / 33: 3 / 2 / 34: 3 / 3 / 2b, Đoạn thơ bvề - nghe, học - nhọc, bà - xa-> Gieo vần chõn liờn tiếp theo từng cặp- Cỏch ngắt nhịp:1. 3 / 3 / 22. 4 / 2 / 23. 4 / 44. 3 / 3 / 2c,Đoạn c- Gieo vần: các từ: ngát - hát; non - son; đứng - dựng; tiên - nhiên hiệp vần với nhau -> vần chân gión cỏch- Ngắt nhịp:1. 3 / 3 / 22. 3 / 2 / 33. 3 / 3 / 24. 3 / 2 / 3*Ghi nhớ: (SGK/150)- Đặc điểm của thể thơ 8 chữ: + Mỗi dũng cú 8 chữ + Cách ngắt nhịp đa dạng + Có thể gồm nhiều đoạn dài (không hạn định số câu) + Cú thể chia thành cỏc khổ (4 cõu 1 khổ)

132

Page 133: Giao an ngu van 9  ca nam day du

Bùi Thanh Gòn- GV trường THCS Tân Vịnh- Lộc Hà- Hà Tĩnh

- HD H/s làm bài tập

- GV hướng dẫn H/s các bước thực hiện

+ Phổ biến là cách gieo vần chân (được gieo liên tiép hoặc gián tiếp)II.Luyện tập nhận diện thể thơ 8 chữ:1-Bài 1: Điền từ thích hợp1. ca hỏt 3. bỏt ngỏt2. ngày qua 4. muụn hoa2-Bài 2: Điền từ thích hợp vào chỗ trống1. cũng mất 2. đất trời 3. tuần hoàn3-Bài 3: Đoạn thơ trong bài "Tựu trường" - Huy Cận- Sai ở câu thơ thứ 3- Vỡ: Lẽ ra õm tiết cuối của cõu thơ này phải mang thanh bằng và hiệp vần với từ gương ở cuối câu thơ trên- Chép đúng: cuối câu thứ 3 là từ: vào trường4-Bài 4: Trỡnh bày bài thơ, đoạn thơ tự làmIII.Thực hành làm thơ tám chữ:1-Bài tập 1: Tỡm những từ đúng thanh đúng vần để điền vào chỗ trống trong khổ thơ sau:Gợi ý: - Từ điền vào chỗ trống ở cõu 3: phải là thanh B - Ở cõu thứ 4 phải cú khuụn õm a để hiệp với chữ xa ở cuối dũng thứ 2 và mang thanh B- Khổ thơ này được chép chính xác là:Trời trong biếc khụng qua mõy gợn trắngGiú nồm nam lộng thổi cỏnh diều xaHoa lựu nở đầy một vườn đỏ nắngLũ bướm vàng lơ đóng lướt bay qua2-Bài tập 2: Làm thêm một câu thơ cho phù hợp với ND cảm xúc và đúng vần của các câu thơ trước- Gợi ý: Cõu thơ này phải có 8 chữ và chữ cuối phải có khuôn âm ương hoặc a, mang thanh bằng3-Bài tập 3: Đại diện tổ, nhóm đọc và bỡnh trước lớp bài thơ đó chuẩn bị- Trao đổi nhóm để chọn một bài đăc sắc hơn cả- Trỡnh bày trước lớp- Cả lớp tham gia nhận xét, đánh giá

*Hoạt động 3: Luyện tậpBài tập: Làm một bài thơ 8 chữ với nội dung tự chọn

133

Page 134: Giao an ngu van 9  ca nam day du

Bùi Thanh Gòn- GV trường THCS Tân Vịnh- Lộc Hà- Hà Tĩnh

*Hoạt động 4: Củng cố, dặn dũ- Nhắc lại đặc điểm thể thơ 8 chữ- Hướng dẫn H/s về nhà

- 1 H/s nhắc lại đặc điểm thể thơ 8 chữ- Hoàn thành bài thơ- Sưu tầm những bài thơ 8 chữ- Soạn "Khỳc hỏt ru..."

-------------------------------------------------------------------------------Soạn:6-11-2007Giảng:

Tiết 55: Trả bài kiểm tra văn

A.MỤC TIấU BÀI DẠY: Giỳp học sinh- Qua bài viết củng cố lại nhận thức về các truyện trung đại đó học từ giỏ trị nội dung tư tưởng đến hỡnh thức thể loại, bố cục, lời kể chuyện.- Nhận rừ được ưu nhược điểm trong bài viết của mỡnh để có ý thức sửa chữa, khắc phục- Rèn kĩ năng: Sửa chữa bài viết của bản thân, nhận xét bài làm của bạn

B.CHUẨN BỊ:

- GV: Bài kiểm tra + đáp án + các lỗi trong bài của HS- HS: Lập dàn ý bài viết

C.TIẾN TRèNH BÀI DẠY:

*Hoạt động 1: Khởi động1.Tổ chức : 2.Kiểm tra: KT sự chuẩn bị bài của HS3. Bài mới - Giới thiệu bài: GV dẫn vào bài*Hoạt động 2: Bài mớiĐọc lại đề bài I.Đề bài

1.Phần trắc nghiệm: (3 điểm)Cõu 1: Tỏc phẩm nào là truyện Nụm, truyện truyền kỡ, tiểu thuyết lịch sử chương hồi, tuỳ bút?a. Quang Trung đại phá quân Thanhb. Chuyện cũ trong phủ chỳa Trịnhc. Cảnh ngày xuõnd. Lục Võn Tiờn gặp nạne. Kiều ở lầu Ngưng Bíchf. Người con gái Nam XươngCõu 2: Nhận định nào nói đúng nhất về tác giả "Truyện Kiều"Cõu 3: Dũng nào núi khụng đúng về NT của " Truyện Kiều"Cõu 4: Qua đoạn trích "Kiều ở lầu Ngưng Bích" Kiều hiện lên ntn?Cõu 5: Đoạn trích "Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga" thể hiện khát vọng gỡ ở T/gCõu 6: Cuộc sống của ông Ngư được miêu tả trong đoạn thơ "Lục Vân Tiên gặp nạn" là cuộc sống ntn?

134

Page 135: Giao an ngu van 9  ca nam day du

Bùi Thanh Gòn- GV trường THCS Tân Vịnh- Lộc Hà- Hà Tĩnh

Nêu đáp án

Nhận xét bài làm của H/s trước lớp

2.Phần tự luận: (7 điểm) Cảm nhận của em về số phận và phẩm chất của người phụ nữ Việt Nam qua 2 nhân vật Vũ Nương và Thuý KiềuII.Đáp án:Cõu 1: Phần trắc nghiệm1) a. tiểu thuyết lịch sử chương hồi b. tuỳ bỳt c. Truyện Nụm d. Truyện Nụm e. Truyện Nụm f. Truyện truyền kỡ2) D 4. D 6. B3) C 5. ACõu 2: Phần tự luận:Cần làm nổi bật được những điểm sau:*Số phận bi kịch của người phụ nữ Việt Nam trong xã hội cũ- Với Vũ Nương: + Không được sum họp vợ chồng hạnh phúc, một mỡnh chăm sóc mẹ già, con nhỏ dại+ Bị chồng nghi oan, phải tỡm đến cái chết, vĩnh viễn không được đoàn tụ với chồng con- Với Thuý Kiều:+ Mối tỡnh đầu tan vỡ+ Bỏn mỡnh chuộc cha+ Hai lần phải vào lầu xanh, 2 lần tự tử, 2 lần đi tu, 2 lần phải làm con ở+ Quyền sống và quyền hạnh phỳc bị cưỡng đoạt nhiều lần*Phẩm chất của người phụ nữ Việt Nam qua 2 nhõn vật:- Là những người phụ nữ đẹp người đẹp nết+ Thuỷ chung son sắt+ Hiếu thảo+ Nhõn hậu, bao dung+ Khỏt vọng tự do, cụng lớ và chớnh nghĩaIII Nhận xột về bài làm của H/s1 Ưu điểm:- Xác định đúng yêu cầu của đề bài- Phần trắc nghiệm làm rất tốt- Phần tự luận: Nêu được những ý cơ bản- Một số bài viết tốt đạt kết quả cao:- Một số bài trỡnh bày sạch sẽ, khoa học:2.Tồn tại:

135

Page 136: Giao an ngu van 9  ca nam day du

Bùi Thanh Gòn- GV trường THCS Tân Vịnh- Lộc Hà- Hà Tĩnh

Trả bài cho H/s

- Phần tự luận hiểu song viết chưa sâu- Hầu hết mới nêu suy nghĩ chưa có dẫn chứng từ tác phẩm -> chưa thuyết phục- Cũn mắc nhiều lỗi dựng từ, diễn đạt, câu chính tả:- Một số bài kết quả thấpIV.Trả bài, giải đáp thắc mắc, sửa lỗi1.Trả bài:2.Giải đáp thắc mắc:3.Sửa lỗi:VD:+ Sinh đẹp - xinh đẹp + Luôn vẫn tốt đẹp -> lặp: bỏ một từ luụn + Giỳp Kiều làm quanV. Đọc bỡnh những đoạn bài viết tốt:

*Hoạt động 3: Luyện tậpChữa những lỗi trong bài viết*Hoạt động 4: Củng cố, dặn dũ

Hệ thống bài

HD H/s về nhà

- Nhận xột ý thức học tập trong giờ- Xem lại bài + bổ sung ND cũn thiếu trong bài làm- Soạn VB Bếp lửa.

Ngày soạn 8-11-2007Ngày dạy:

Tiết 56 Bếp lửa Bằng Việt

-A.MỤC TIấU BÀI DẠY: Giỳp học sinh:

- Cảm nhận được những tỡnh cảm, cảm xỳc của nhõn vật trữ tỡnh - người chỏu và hỡnh ảnh người bà giàu tỡnh yờu thương, giàu đức hi sinh trong bài thơ- Thấy được nghệ thuật diễn tả cảm xúc thông qua hồi tưởng kết hợp miêu tả, tự sự, bỡnh luận, của T/g trong bài thơ.

B.CHUẨN BỊ:

- GV: đọc tài liệu tham khảo- H/s: Soạn bài theo hướng dẫn

C.TIẾN TRèNH BÀI DẠY:

*Hoạt động 1: Khởi động1.Tổ chức:2.Kiểm tra:- Đọc thuộc lũng bài "Đoàn thuyền...". nêu ND chính của bài?

136

Page 137: Giao an ngu van 9  ca nam day du

Bùi Thanh Gòn- GV trường THCS Tân Vịnh- Lộc Hà- Hà Tĩnh

- KT sự chuẩn bị bài của H/s3.Bài mới: Giới thiệu bài: (GV dẫn vào bài)*Hoạt động 2: Đọc - hiểu văn bản?H/d H/s đọc: to, rừ, chớnh xỏc, chậm rói, tỡnh cảm, lắng đọng...GV đọc mẫu - H/s đọc

?Giới thiệu những nột chớnh về T/g? T/p?

?Cho biết mạch cảm xúc của bài thơ?

?Tỡm bố cục của bài thơ? Và nội dung chính của từng phần?

?Những kỉ niệm nào về tỡnh bà chỏu được gợi lên?

I-Tiếp xúc văn bản:1.Đọc:

2.Tỡm hiểu chỳ thớch (SGK/145)*Tác giả: Bằng Việt - Nguyễn Việt Bằng sinh 1941- Quờ: Thạch Thất - Hà Tõy- Làm thơ từ đầu 1960- Hiện là chủ tịch hội liờn hiệp VHNT Hà Nội*Tỏc phẩm: sang tác năm 1963 - T/g đang là sinh viên học ngành Luật ở Liên Xô3.Bố cục:- Mạch cảm xúc của bài thơ: đi từ hồi tưởng đến hiện tại, từ kỉ niệm đến suy ngẫm- Bài thơ là lời của người cháu ở nơi xa nhớ về bà và những kỉ niệm với bà, nói lên lũng kớnh yờu và những suy ngẫm về bà- Bố cục: 4 phần"1, phần mở đầu: 5 dũng đầuHỡnh ảnh bếp lửa khơi nguồn cho dũng hồi tưởng cảm xúc về bà2, 4 khổ tiếp: hồi tưởng những kỉ niệm tuổi thơ sống bên bà và hỡnh ảnh bà gắn liền với hỡnh ảnh bếp lửa3, khổ 6: suy ngẫm về bà và cuộc đời bà4, khổ cuối: người cháu đó trưởng thành, đi xa song không nguôi nhớ bà.II.Phân tích văn bản:1.Những hồi tưởng về bà và tỡnh bà chỏu:- Sự hồi tưởng được bắt đầu từ hỡnh ảnh thân thương ấm áp về bếp lửa- Bài thơ gợi lại cả một thời thơ ấu bên người bà: tuổi thơ ấy nhiều gian khổ, thiếu thốn nhọc nhằn"Năm ấy... đói mỏiBố đi đánh xe khô rạc ngựa gầy""...năm ấy giặc đốt làng cháy tàn cháy rụi"-> Bóng đen của nạn đói năm 1945, có mối lo của giặc tàn phá xóm làng, có hỡnh ảnh chung của nhiều gia đỡnh Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Pháp: mẹ và cha đi công tác xa,

137

Page 138: Giao an ngu van 9  ca nam day du

Bùi Thanh Gòn- GV trường THCS Tân Vịnh- Lộc Hà- Hà Tĩnh

?Người cháu đó suy ngẫm về bà và hỡnh ảnh bếp lửa ntn?

cháu sống trong sự cưu mang dạy dỗ của bà, sớm phải có ý thức tự lập, sớm phải lo toan- Kỉ niệm về bà và những năm tuổi thơ luôn gắn với hỡnh ảnh bếp lửa, bếp lửa hiện lờn như tỡnh bà ấm ỏp, như chỗ dựa tinh thần, như sự cưu mang đùm bọc đầy chi chút của bà+ Sự xuất hiện của tiếng chim tu hú:quen thuộc như giục gió, khắc khoải một điều gỡ da diết lắm, khiến lũng người trỗi dậy những hoài niệm nhớ mong -> gợi ra tỡnh cảnh vắng vẻ, nhớ mong của 2 bà chỏu2.Những suy ngẫm về bà và hỡnh ảnh bếp lửa:- Hỡnh ảnh bà luụn gắn liền với hỡnh ảnh bếp lửa, ngọn lửa-> bà là người nhóm lửa, người gửi cho ngọn lửa luôn ấm nồng và toả sang trong mỗi gia đỡnh- Sự tần tảo, đức hi sinh chăm lo cho mọi người của bà được T/g thể hiện trong một chi tiết:"Mấy chục năm rồi, đến tận bây giờ...Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm"-> nhóm lên niềm yêu thương, niềm vui sưởi ấm, san sẻ và cũn "nhúm dậy cả những tõm tỡnh, tuổi nhỏ"Hỡnh ảnh bà luụn gắn với hỡnh ảnh bếp lửa (10 lần)-> Bếp lửa được bà nhen lên không phải chỉ bằng nhiên liệu ở bên ngoài mà cũn được nhen nhóm từ ngọn lửa trong lũng bà - ngọn lửa của sự sống, lũng yờu thương, niềm tin (ngọn lửa với ý nghĩa trừu tượng)=> Bà không chỉ là người nhóm lửa, giữ lửa mà cũn là người truyền lửa - ngọn lửa của sự sống, niềm tin cho các thế hệ nối tiếp.

*Hoạt động 3: Tổng kết, ghi nhớ (SGK/146)?Nét đặc sắc về NT của bài thơ?

?Qua bài thơ T/g muốn thể hiện chiều sâu tư tưởng gỡ?

1.Nghệ thuật:- Sỏng tạo hỡnh ảnh bếp lửa vừa thực vừa mang ý nghĩa biểu tượng- Kết hợp miờu tả, biểu cảm, tự sự- Giọng điệu và thể thơ 8 chữ phù hợp với cảm xúc hồi tưởng và suy ngẫm2.Nội dung: Triết lớ thầm kớn: Những gỡ là thân thiết nhất của tuổi thơ mỗi người đều có sức toả sáng, nâng đỡ con người suốt hành trỡnh

138

Page 139: Giao an ngu van 9  ca nam day du

Bùi Thanh Gòn- GV trường THCS Tân Vịnh- Lộc Hà- Hà Tĩnh

dài, rộng của cuộc đời. Tỡnh yờu thương bà và lũng biết ơn bà chính là biểu hiện cụ thể của tỡnh yờu thương, sự gắn bó với gia đỡnh, quờ hương và đó cũng là khởi đầu của tỡnh yờu con người, tỡnh yờu đất nước

*Hoạt động 4: Củng cố, dặn dũ

- Hệ thống bài- H/d H/s làm bài tập

- H/d H/s về nhà

- Bài tập: "Có người nói rằng" hỡnh ảnh bà trong bài thơ là hỡnh ảnh người nhóm lửa, người giữ lửa" em suy nghĩ gỡ về nhận xột đó?- Học thuộc lũng bài thơ + phân tích bài thơ

- ễn lại cỏc biện phỏp tu từ cũn lại:- Chuẩn bị bài:Khúc hát ru những em bé lớn

trên lưng mẹ

Soạn: 9-11-2007 Tiết 57- Hướng dẫn đọc thêmGiảng: Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ

Nguyễn Khoa Điềm

A. Mục tiêu bài học : -Giúp HS cảm nhận từ bài thơ:

- Tình yêu thương con thắm thiết và ước vọng cao cả của người mẹ dân tộc Tà -ôi trong gian khổ của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước .

- Tình cảm thương mến ,trân trọng của tác giả.- Hình thức hát ru với giọng ngọt ngào,tha thiết và những hình ảnh sáng

tạo mới lạ là vẻ đẹp hình thức nổi bật của văn bản này.

B. Chuẩn bị: ảnh chân dung nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm, bản nhạc bài hát:Lời ru trên nương

C. Tổ chức các hoạt động dạy và học: *Hoạt động 1:Khởi động1, Tổ chức:2.Kiểm tra:Đọc thuộclòng bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt

139

Page 140: Giao an ngu van 9  ca nam day du

Bùi Thanh Gòn- GV trường THCS Tân Vịnh- Lộc Hà- Hà Tĩnh

Phân tích đoạn thơ: Lên bốn tuổi….. Kêu chi hoài trên những cánh đồng xa3. Bài mới*Hoạt động2 Hướng dẫn đọc hiểu văn bảnHS đọc bài

Tìm hiểu thể loại và bố cục của bài thơ?

Hiện lên ở lời ru thứ nhất là hình ảnh người mẹTà ôi đang làm gì?

Từ lời ru này ,một người mẹ ntn đã hiện lên ?

Trong lời ru của mẹ có điều ước gì ?

Em suy nghĩ gì về điều ước này?

Những điều ước ấy đã nói với ta về một người mẹ ntn?

Em cảm nhận như thế nào về hình ảnh mặt trời trong hai câu thơ:Mặt trời của băp thì nằm trên đồi.Mặt trời của mẹ em nằm trên lưng.

Trong lời ru tiếp theo, mẹ có điều gì day dứt?

1.Đọc bài:-Chú ý: Giọng đọc tha thiết ,lưu ý các đoạn điệp khúc.2, Thể loại và bố cục:-Thể loại:Thơ 8 chữ-Bố cục:Gồm 3 đoạn, mỗi đoạn lại gồm 2 lời ru (lời ru của nhà thơ và lời ru của mẹ)3, Hướng dẫn tìm hiểu nội dung bài:a,Khúc hát của người mẹ thương con, thương bộ đội.Mẹ giã gạo ,mẹ nuôi bộ đội . . . và tim hát thành lời=>Người mẹ chịu thương chịu khó và giàu đức hy sinh, người mẹ yêu con vô cùng.-Con mơ cho mẹ hạt gạo trắng ngầnMai sau con lớn vung chày lún sân.=>Điều ước ấy thật giản dị và cao quí,vì đó là điều mong mỏi của người mẹ lao động nghèo dành cho kháng chiến.* Người mẹ giàu tình thương, giàu lòng yêu nước.b,Khúc hát ru của người mẹ thương con, thương dân làng.-ánh sáng của thiên nhiên nuôi sống cây cỏ-Đứa con, ánh sáng của đời mẹ, nguồn sức mạnh giúp mẹ vượt qua những gian khó nhọc nhằn.-Mẹ thương A kay ,mẹ thương làng đói.->Mẹ thương dân làng-Con mơ cho mẹ hạt bắp lên đều,Mai sau con lớn vung chày lún sân.*Điều ước giản dị, chân thật,vì ấm no của mọi người. mẹ là người biết

140

Page 141: Giao an ngu van 9  ca nam day du

Bùi Thanh Gòn- GV trường THCS Tân Vịnh- Lộc Hà- Hà Tĩnh

Hình ảnh người mẹ ở đoạn cuối được khắc hoạ qua những chi tiết nào?

Có điều gì mới hơn ở người mẹ này?

Vì sao mẹ phải làm những việc đó?

Trong lời ru cuối có điều thương mới nào?

Mẹ mong ước điều gì?

Qua bài thơ tác giả ca ngợi ai?Khúc hát ru có gì kế thừa và đổi mới so với những khúc hát ru truyền thống?

sống vì người khác.c, Khúc hát ru của người mẹ thương con thương đất nước.Mẹ đi chuyển lán mẹ đi đạp rừngMẹ địu em để giành trận cuốiTừ trên lưng mẹ em đến chiến trường

-Mẹ không chỉ yêu thương mà còn hành động vì tình yêu thương.-Vì giặc Mĩ không để cho gia đình bản làng của mẹ được sống bình yên =>Mẹ là người can đảm ,dũng cảm.-Mẹ thương đất nước: Mẹ thương A kay mẹ thương đất nước. vì đất nước đang gian lao chống lại giặc Mĩ.- Mẹ ước được gặp Bác Hồ, mẹ ước con được làm người tự do.*Mẹ là người yêu nước nồng nàn, tha thiết với độc lập tự do.4. Tổng kết:-Người mẹ Tà ôi anh hùng ,đảm đang, gắn liền tình yêu con với lòng yêu nước.-Là khúc hát ru ân tình cách mạng, thể thơ mới tám tiếng, vần nhịp đều có những đổi mới hiện đại.*Ghi nhớ:SGK

Hướng dẫn học bài:-Học bài-Chuẩn bị bài : Anh trăng

Soạn:10-11-2007Giảng:

Tiết 58 : ánh trăng - Nguyễn Duy -

A-mục tiêu bài dạy. Giúp HS:

141

Page 142: Giao an ngu van 9  ca nam day du

Bùi Thanh Gòn- GV trường THCS Tân Vịnh- Lộc Hà- Hà Tĩnh

- Hiểu được ý nghĩa của hình ảnh vầng trăng, từ đó thấm thía cảm xúc ân tình với quá khứ gian lao, tình nghĩa của Nguyễn Duy và biết rút ra bài học về cách sống cho mình.- Cảm nhận được sự kết hợp hài hoà giữa yếu tố trữ tình và yếu tố tự sự trong bố cục, giữa tính cụ thể và tính khái quát trong hình ảnh của bài thơ.

B-chuẩn bị.

GV: Chân dung nhà thơ Nguyễn Duy + tài liệu tham khảo.HS: Đọc tài liệu tham khảo.

C-tiến trình bài dạy.

*Hoạt động 1: Khởi động.1-Tổ chức:2-Kiểm tra:CH: Đọc thuộc lòng văn bản “Khúc hát ru…”, hình ảnh người mẹ trong bài thơ hiện lên như thế nào?3-Bài mới: Giới thiệu bài.(GV dẫn vào bài thơ)*Hoạt động 2: Đọc – hiểu văn bản.

HD hs đọc: to, rõ, truyền cảm, ngắt nhịp đúng, thay đổi giọng đọc cho phù hợp với nội dung của bài.? Giới thiệu những nét chính về tác giả.

? Giới thiệu nét chính về tác phẩm.

? Bài thơ được viết theo thể thơ gì.? Tìm bố cục của bài thơ, nêu nội dung chính của từng phần.

1 HS đọc 3 khổ thơ đầu.? Sự thay đổi tình cảm của tác

I-Tiếp xúc văn bản.1-Đọc:

2-Tìm hiểu chú thích: (SGK 156, 157)*Tác giả: Nguyễn Duy (sinh năm 1948)- Tên Khai sinh: Nguyễn Duy Nhuệ.- Quê: Phường Thanh Vệ- thành phố Thanh Hoá.- Năm 1966: gia nhập quân đội.

- Được nhận giải nhất cuộc thi thơ của báo văn nghệ năm 1972-1973.*Tác phẩm: Rút ra từ tập thơ “Anh trăng” được tặng giải A của hội nhà văn Việt Nam năm 1984.3-Bố cục:- Thể thơ: 5 tiếng- Bố cục 3 phần:+Phần1: 3 khổ đầu Quan hệ giữa tác giả và vầng trăng từ hồi nhỏ đến khi sống ở thành phố.+Phần2: Khổ thứ 4 Tình huống gặp lại vầng trăng.+Phần3: Khổ 5,6 Cảm xúc và suy ngẫm của tác giả.II-Phân tích văn bản.1-Vầng trăng với cuộc sống từ nhỏ đến khi về ở thành phố của nhà thơ.

142

Page 143: Giao an ngu van 9  ca nam day du

Bùi Thanh Gòn- GV trường THCS Tân Vịnh- Lộc Hà- Hà Tĩnh

giả với vầng trăng qua thời gian thể hiện qua những câu thơ nào.

? Sự thay đổi đó diễn ra ntn.

? Theo em sự việc ở khổ thứ 4 còn có ý nghĩa gì.(Vầng trăng di qua ngõ- như người dưng qua đường)

1HS đọc lại khổ thơ thứ 4.? Nhận xét gì về việc sử dụng từ ngữ của tác giả.? Tác dụng của việc sử dụng các TT,ĐT này.

? Nhận xét về tư thế, tâm trạng, cảm xúc của tác giả khi đột ngột gặp lại vầng trăng.? NX về nghệ thuật của tác giả khi diễn tả cảm xúc, tâm trạng của nhân vật trữ tình.? Tác dụng của BPNT đó.

1HS đọc khổ thơ cuối.? Hình ảnh trăng cứ tròn vành vạnh” có những ý nghĩa gì.

- “Vầng trăng thành tri kỷ” - “Ngỡ không bao giờ quên Cái vầng trăng tình nghĩa” - “Vầng trăng đi qua ngõ Như người dưng qua đường” Hồi nhỏ thời chiến tranh sống hồn nhiên, gần gũi với thiên nhiên. Quan hệ gần gũi, thân thiết đến mức như đôi bạn thân thiết.- Khi về thành phố: coi thường , dửng dưng, vì không còn cần đến nó.( NT: ước lệ) Khi thay đổi hoàn cảnh: người ta dễ dàng lãng quên quá khứ, nhất là quá khứ nhọc nhằn, gian khổ. Trước vinh hoa phú quý người ta dễ có thể thay đổi tình cảm với nghĩa tình đã qua, phản bội lại chính mình. Đó chính là quy luật của cuộc sống tình cảm con người, không ít người sống và nghĩ như vậy, coi đó là chuyện bình thường đương nhiên.2-Khi gặp lại vầng trăng trong hoàn cảnh điện tắt. - NT: + Sử dụng các tính từ: thình lình, đột ngột, vội, tối om. + Các động từ: bật, tung, tắt. “Thình lình”: sự bất ngờ ( không báo trước) “Vội”, “bật”, “tung”: sự khó chịu và hành động khẩn trương, hối hả để tìm nguồn sáng. “Đột ngột”: tự nhiên, bất ngờ, ngỡ ngàng.* Khi đèn điện tắt, nhân vật trữ tình vội vã đi tìm nguồn sáng thì bất ngờ gặp ánh trăng của trăng, của vầng trăng tròn vành vạnh khi xưa.3-Cảm xúc và suy ngẫm của nhân vật trữ tình.- “Ngửa mắt lên nhìn mặt” Tư thế tập trung chú ý, mặt đối mặt.- “Có cái gì…. NT: so sánh, liệt kê, điệp ngữ, Như là dùng từ diễn tả tâm trạng, cảm Như là….” xúc: không trực tiếp, không cụ thể “có cái gì” từ láy. Tâm trạng cảm động chợt dâng trào khi gặp lại vầng trăng, gợi nhớ biết bao kỷ niệm: những nơi anh đã sống, đã gắn bó, đã đi qua …

143

Page 144: Giao an ngu van 9  ca nam day du

Bùi Thanh Gòn- GV trường THCS Tân Vịnh- Lộc Hà- Hà Tĩnh

? Phân tích từ “giật mình” trong câu thơ cuối

- “Trăng cứ tròn vành vạnh” Ngoài nghĩa đen, còn có nghĩa tượng trưng cho vẻ đẹp của nghĩa tình quá khứ đầy đặn, thuỷ chung… của thiên nhiên, của cuộc đời con người, đất nước.- “ánh trăng im phăng phắc” Nhân hoá, từ láy. Nghiêm khắc nhắc nhở, có gì đó không vui, sự trách móc trong im lặng, sự tự vấn lương tâm, con người có thể lãng quên quá khứ nhưng thiên nhiên nghĩa tình quá khứ thì luôn tròn đầy bất diệt.- “…. giật mình” cảm giác và phản xạ tâm lí có thật của một người biết suy nghĩ, chợt nhận ra sự vô tình, bạc bẽo, sự nông nổi trong cách sống của mình; sự ăn năn, tự trách, tự thấy phải thay đổi cách sống; không bao giờ được làm người phản bội quá khứ, phản bội thiên nhiên .

*Hoạt động 3: Tổng kết, ghi nhớ.

? Nêu những nét đặc sắc về nghệ thuật của bài thơ.

? Nêu chủ đề và khái quát ý nghĩa của bài thơ.

.

-1HS đọc ghi nhớ

1- Nghệ thuật.- Thể thơ 5 chữ với giọng điệu tâm tình. - Kết hợp hài hoà giữa tự sự với trữ tình.2- Nội dung.* Chủ đề: Từ 1 câu chuyện riêng, bài thơ cất lên lời tự nhắc nhở thấm thía về thái độ, tình cảm đối với những năm tháng quá khứ gian lao, tình nghĩa , đối với thiên nhiên, đất nước bình dị, hiền hậu.-*ý nghĩa khái quát của bài thơ: + ý nghĩa với cả 1 thế hệ.+ ý nghĩa với nhiều người, nhiều thời: thái độ đối với quá khứ, với người đã khuất và với chính mình.+ Nằm trong mạch cảm xúc “uống nước nhớ nguồn”, gợi lên đạo lý sống thuỷ chung đã thành truyền thống tốt đẹp của dân tộc.*Ghi nhớ(SGK/ 157)

*Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò.- Hệ thống bài.- HD hs làm bài tập.-HD về nhà.

- Nhấn mạnh chủ đề và ý nghĩa khái quát của bài thơ.- Làm bài tập 2(SGK 157)

144

Page 145: Giao an ngu van 9  ca nam day du

Bùi Thanh Gòn- GV trường THCS Tân Vịnh- Lộc Hà- Hà Tĩnh

- Học thuộc lòng + đọc diễn cảm bài thơ. - Phân tích bài thơ.- Soạn tổng kết về từ vựng.

Soạn:11-11-2007Giảng:

Tiết 59: tổng kết từ vựng

A-mục tiêu bài dạy.Giúp HS:- Biết vận dụng những kiến thức về từ vựng đã học để phân tích những hiện tượng ngôn ngữ trong thực tiễn giao tiếp, nhất là trong văn chương.

B-chuẩn bị.- Bài soạn + tài liệu tham khảo.- HS chuẩn bị bài theo hướng dẫn.

C-tiến trình lên lớp . *Hoạt động 1: Khởi động.1-Tổ chức:2-Kiểm tra: KT sự chuẩn bị bài của học sinh.3-Bài mới: Giới thiệu bài:(GV dẫn vào bài)*Hoạt động 2: Bài mới.

HS đọc yêu cầu bài tập.So sánh 2 dị bản của câu ca dao.

? Nhận xét cách hiểu nghĩa từ ngữ của người vợ trong truyện cười sau.? Vì sao người vợ lại hỏi như vậy.

1-Bài tập 1(SGK 158)a- “Râu tôm…. Chồng chan vợ húp gật đầu khen ngon”. “Gật đầu” : cúi xuống ngẩng lên ngay, thường để chào hỏi hay tỏ sự đồng ý(động từ).b- Râu tôm …. Chồng chan, vợ húp gật gù khen ngon. “Gật gù” Động từ, từ láy tượng hình (mô tả tư thế) gật nhẹ và nhiều lần, biểu thị thái độ đồng tình, tán thưởng. Như vậy: gật gù thể hiện thích hợp hơn ý nghĩa cần biểu đạt; tuy món ăn rất đạm bạc nhưng đôi vợ chồng ăn rất ngon miệng vì họ biết chia sẻ những niềm vui đơn sơ trong cuộc sống.Bài tập 2 (SGK 158)-Chồng: + Đội này chỉ có một chân sút. -Vợ +rõ khổ có 1 chân thì còn chơi bóng … Người vợ không hiểu cách nói của người chồng: Nói theo biện pháp tu từ hoán dụ ( lấy bộ phận chỉ toàn thể) nghĩa là cả đội bóng chỉ có

145

Page 146: Giao an ngu van 9  ca nam day du

Bùi Thanh Gòn- GV trường THCS Tân Vịnh- Lộc Hà- Hà Tĩnh

-HS đọc yêu cầu của bài tập.Các từ : vai , miệng, chân, tay được dùng theo nghĩa gốc hay nghĩa chuyển…Phương thức ẩn dụ hay hoán dụ?

- HS đọc yêu cầu bài tập.Vận dụng kiến thức đã học về trường từ vựng để phân tích cái hay trong cách dùng từ của bài thơ.?

-1HS đọc yêu cầu bài tập.? Tìm 5 VD về những sự vật, hiện tượng được gọi tên theo cách dựa vào đặc điểm riêng biệt của chúng.

-1HS đọc đề bài.Đọc truyện cười.? Chi tiết nào trong truyện gây cười.

một người giỏi ghi bàn. ở đây người vợ hiểu theo nghĩa đen.2-Bài tập 3: (SGK 159)- Những từ được dùng theo nghĩa gốc: miệng,. chân , tay.- Những từ được dùng theo nghĩa chuyển.+ Vai: phương thức hoán dụ.+ đầu: phương thức ẩn dụ (phần mũi súng nơi đạn được thoát ra).3-Bài tập 4(SGK 160)- Nhóm từ : đỏ, xanh, hồng nằm cùng trường nghĩa.- Nhóm từ: lửa, cháy, tro thuộc cùng trường từ vựng chỉ lửa và những sự vật, hiện tượng có quan hệ với lửa. Các từ thuộc 2 trường từ vựng lại có quan hệ chặt chẽ với nhau. màu áo đỏ của cô gái thắp lên trong mắt chàng trai và bao người khác ngọn lửa. Ngọn lửa đó lan toả trong con người anh say đắm, ngất ngây.(đến mức có thể cháy thành tro) và lan ra cả không gian, làm không gian cũng biến sắc( Cây xanh …..theo hồng) Xây dựng được những hình ảnh gây ấn tượng mạnh mẽ vơí người đọc, qua đó thể hiện mạnh mẽ tình yêu mãnh liệt.4-Bài tập 5 (SGK 159)- Các sự vật hiện tượng đó được gọi tên theo cách dùng từ ngữ có sẵn với một nội dung mới dựa vào đặc điểm của sự vật, hiện tượng được gọi tên.- VD: chim lợn: là loài chim cú có tiếng kêu eng éc như lợn.- Xe cút kít: xe thô sơ có một bánh gỗ 2 càng, do người sử dụng đẩy, khi chuyển động thường có tiếng kêu cút kít.- Mực: Động vật sống ở biển, thân mềm, chân ở đầu có hình tua, có túi chứa chất lỏng đen như mực.5-Bài tập 6: (SGK 160)- Chi tiết gây cười: “Đừng … gọi bác sĩ , gọi cho bố ông đốc tờ!” Phê phán thói sính dùng từ ngữ nước ngoài của ông bố – dù đã sắp bị nguy hiểm đến tính

146

Page 147: Giao an ngu van 9  ca nam day du

Bùi Thanh Gòn- GV trường THCS Tân Vịnh- Lộc Hà- Hà Tĩnh

mạng.*Hoạt động 3: Luyện tập.

HD hs làm bài tập bổ sung.+ Viết đoạn văn ngắn.+ Trình bày miệng trước lớp.+ Nhận xét đánh giá.

Bài tập bổ sung:1- Viết 1 đoạn văn ngắn ( nội dung tự chọn) có sử dụng một số biện pháp tu từ đã học.2- Viết 1 đoạn văn ngắn trong đó có sử dụng những từ cùng thuộc trường từ vựng những người trong gia đình.

*Hoạt động 4: Củng cố , dặn dò.-Hệ thống bài.

-HD học sinh về nhà

- Các nội dung đã ôn luyện về trường từ vựng. .-Hoàn thiện các bài tập-Soạn bài mới: Luyện tập viết đoạn văn tự sự.

Soạn:12-11-2007Giảng:

Tiết 60: luyện tập viết đoạn văn tự sựcó sử dụng yếu tố nghị luận

A-mục tiêu bài dạy. Giúp HS: -Biết cách đưa các yếu tố nghị luận vào bài văn tự sự một cách hợp lý.

B-chuẩn bị.GV: Bài soạn + đọc tư liệu tham khảo.HS: Chuẩn bị bài theo hướng dẫn.

C-tiến trình bài dạy.*Hoạt động 1: Khởi động.1-Tổ chức:2-Kiểm tra:KT sự chuẩn bị bài của HS + kết hợp trong giờ.3-Bài mới: Giới thiệu bàiCác em đã được tìm hiểu về mặt lý thuyết yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự. Giờ học này chúng ta cùng nhau luyện tập viết đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố nghị lụân.*Hoạt động 2: Bài mới.

1HS đọc đoạn văn(SGK 160)? yếu tố nghị luận thể hiện ở những câu văn nào.

? Chỉ ra vai trò của các yếu tố nghị luận trong việc làm nổi bật

I-Thực hành tìm hiểu yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự.*Đoạn văn: “Lỗi lầm và sự biết ơn”- Yếu tố nghị luận thể hiện ở các câu văn :+ “Những điều viết lên cát sẽ mau chóng xoá nhoà theo thời gian…, trong lòng người”. + “Vậy mỗi chúng ta… ghi những ân nghĩa lên đá”.- Vai trò của các yếu tố nghị luận trên:Làm cho câu chuyện sâu sắc, giàu tính triết lý

147

Page 148: Giao an ngu van 9  ca nam day du

Bùi Thanh Gòn- GV trường THCS Tân Vịnh- Lộc Hà- Hà Tĩnh

ND của đoạn văn.? Nếu lược bỏ các yếu tố nghị luận đó đi có được không, vì sao. Không được vì giảm đi tính tư tưởng của đoạn văn.? Bài học rút ra từ đoận văn trên là gì

1 HS đọc yêu cầu bài tập.? Em cần trình bày những gì trong đoạn văn.-Dựa vào gợi ý viết thành đoạn văn.-Trình bày miệng trướclớpHS khác nhận xét , bổ sung.-GVđánh giá

-1HS đọc yêu cầu bài tập.-Đọc tham khảo văn bản “Bà nội”.? Tìm yếu tố nghị luận trong văn bản.? Yếu tố nghị luận trong văn bản có vai trò gì.- GV gợi ý học sinh làm bài tập. Viết vào vở.- Trình bày trước lớp.- HS khác nhận xét , bổ sung.- GV đánh giá

giàu tính giáo dục cao.

- Bài học rút ra từ câu chuyện là sự bao dung, lòng nhân ái, biết tha thứ và ghi nhớ ân nghĩa, ân tình.II-Thực hành viết đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố nghị luận.1-Bài tập 1 (SGK 161)* Gợi ý: những nội dung cần trình bày trong đoạn văn:-Buổi sinh hoạt lớp diễn ra như thế nào?+ thời gian : tiết 5 ngày thứ 7+Địa điểm :tại phòng học của lớp +Người điều khiển: lớp trưởng+Không khí của buổi sinh hoạt : nghiêm túc-Nội dung của buổi sinh hoạt: tổng kết việc thực hiện các nội dung , kế hoạch trong tuần+Phát biểu về vấn đề: Nam là người bạn tốt ( lý do:lớp tuyên dương những bạn đã biết giúp đỡ các bạn khác… nhưng không có bạn Nam )-Thuyết phục cả lớp với lý lẽ như thế nào?(đưa ra ví dụ, lời phân tích…)2-Bài tập 2(SGK/ 161)*Đọc tham khảoVB “ Bà nội” của Duy Khán.-Yếu tố nghị luận:+ “Người ta bảo … hư làm sao được”.+ “Bà nói những câu … nó gãy” Vai trò: thể hiện rõ tình cảm của người cháu với phẩm chất, đức hy sinh của người bà. Đồng thời thể hiện suy ngẫm của tác giả về nguyên tắc giáo dục.* Viết đoạn văn:Gợi ý: + Người em kể là ai? + Người đó đã để lại một việc làm, lời nói hay một suy nghĩ? Điều đó diễn ra trong hoàn cảnh nào? + Nội dung cụ thể là gì? Nội dung đó giản dị mà sâu sắc, cảm động như thế nào?

148

Page 149: Giao an ngu van 9  ca nam day du

Bùi Thanh Gòn- GV trường THCS Tân Vịnh- Lộc Hà- Hà Tĩnh

+ Suy nghĩ , bài học rút ra từ câu chuyện trên.

*Hoạt động 3: Luyện tập

GV đọc đề bài cho học sinh chép.HD học sinh làm bài tập.

Bài tập bổ sung.Dùng yếu tố nghị luận để viết tiếp những câu văn sau đây để tạo thành đoạn văn tự sự có nội dung chứng minh hoặc giải thích cho nhận xét của nhân vật: “Tôi say mê môn Toán, nhưng không phải vì thế mà tôi sợ học văn như một số đứa bạn cùng lớp”.

*Hoạt động 4: Củng cố , dặn dò.-Hướng dẫn HS về nhà:

- Hoàn thành các bài tập. - Đọc , soạn văn bản “Làng”

tuần 13- bài 13.Soạn:13-11-2007Giảng:

tiết 61: làng ( trích)- Kim Lân -

A-Mục tiêu bài dạy.Giúp HS: - Cảm nhận được tình yêu làng quê thắm thiết , thống nhất với lòng yêu

nước và tinh thần kháng chiến ở nhân vật Ông Hai trong truyện. Qua đó thấy được 1 biểu hiện cụ thể, sinh động về tinh thần yêu nước của nhân dân ta trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp. - Thấy được những nét đăc sắc trong nghệ thuật: Xây dựng tình huống tâm lý, miêu tả sinh động diễn biến tâm trạng, ngôn ngữ của nhân vật quần chúng. - Rèn luyện năng lực phân tích nhân vật trong tác phẩm tự sự, đặc biệt là phân tích tâm lý nhân vật.

B-chủân bị . - GV: Chân dung nhà văn Kim Lân, toàn bộ văn bản “Làng”.- HS: tìm đọc toàn bộ văn bản “Làng”, soạn bài theo hướng dẫn.

C-tiến trình bài dạy.*Hoạt động 1: Khởi động.1-Tổ chức:2-Kiểm tra:-Đọc TL và diễn cảm văn bản Anh trăng”. Nêu ý nghĩa khái quát của bài thơ?

149

Page 150: Giao an ngu van 9  ca nam day du

Bùi Thanh Gòn- GV trường THCS Tân Vịnh- Lộc Hà- Hà Tĩnh

3-Bài mới: Giới thiệu bài:Mỗi người dân Việt Nam đều gắn bó với làng quê của mình, nơi sinh ra và sống suốt cả cuộc đời cần lao giản dị. Sống nhờ làng , chết cũng nhờ làng … Người dân trong sáng tác của nhà văn Kim Lân đã thể hiện tình yêu quê hương làng xóm của mình như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu trong giờ học hôm nay.*Hoạt động 2: Đọc – hiểu văn bản.

HD hs đọc: To, rõ, chính xác từ ngữ trong văn bản, thể hiện được diễn biến tâm trạng của nhân vật Ông Hai.- GV đọc mẫu – HS đọc.- GV nhận xét.- Yêu cầu 1,2 hs tóm tắt văn bản.? Giới thiệu những nét chính về tác giả Kim Lân.

?Tác phẩm được sáng tác trong hoàn cảnh nào.

?Tìm bố cục của văn bản,nêu nội dung chính của từng phần.

GV kể lại một số chi tiết thể hiện tình yêu làng quê của ông Hai ở phần đầu của truyện.

I-Tiếp xúc văn bản.1-Đọc – kể tóm tắt.

2-Tìm hiểu chú thích (SGK 171,172)*Tác giả: Kim Lân.- Tên khai sinh :Nguyễn Văn Tài.- Sinh năm 1920.Mât năm 2007- Quê: Từ Sơn- Bắc Ninh.- Là nhà văn có sở trường về truyện ngắn.- Am hiểu và gắn bó với nông thôn và người nông dân.*Tác phẩm.- Viết trong thời kỳ đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp. Đăng lần đầu tiên trên tạp chí văn nghệ: 1948. - Khai thác 1 tình cảm bao trùm và phổ biến trong con người thời kháng chiến tình cảm yêu quê hương , đất nước.3-Bố cục:Ba phần: - Phần 1: Từ đầu đến “không nhúc nhích”. Tâm trạng của ông Hai khi nghe tin làng chợ Dầu làm Việt gian theo Tây. - Phần 2: “Đã ba bốn hôm nay” đến “đôi phần”. Tâm trạng đau khổ , xấu hổ , buồn bực của ông hai ba bốn ngày sau đó. - Phần 3: Còn lại. Tình cờ ông Hai mói biết đó là tin đồn nhảm. Ông vô cùng phấn khởi và tự hào về làng mình.

150

Page 151: Giao an ngu van 9  ca nam day du

Bùi Thanh Gòn- GV trường THCS Tân Vịnh- Lộc Hà- Hà Tĩnh

? TG đã đặt nhân vật ông Hai vào tình huống như thế nào.

?Tâm trạng của ông Hai thể hiện ra sao trong tình huống này

? Nhận xét gì về tình huống truyện trong việc thể hiện nội dung và nghệ thuật của tác phẩm..

II-Phân tích văn bản1-Tình huống truyện*Tình yêu làng quê của ông Hai trong phần đầu của truyện:-Tính hay khoe về làng từ xưa cho đến nay:với ông Hai làng chợ Dầu thật không đâu bằng và cái gì cũng đáng tự hào:+Nhà ngói san sát sầm uất như tỉnh. + Đường làng toàn lát đá xanh .+Làng có phòng thông tin tuyên truyền sáng sủa,rộng rãi nhất vùng,chòi phát thanh cao bằng ngọn tre ,chiều chiều loa gọi cả làng đều nghe thấy.+Những ngày kháng chiến dồn dập ở làng,ông gia nhập phong trào từ hồi còn bóng tối.+Những công trình không để đâu hết (những hố ,những ụ, những giao thông hào…)-Khi chính quyền vận động đi tản cư ông không muốn đi cứ nấn ná mãi…*Đặt nhân vật ông Hai vào tình huống: - Tin làng chợ Dầu theo giặc mà chính ông nghe được từ miệng những người tản cư từ dưới xuôi lên. - Cái tin ấy đến với ông vào một buổi trưa giữa lúc tâm trạng của ông đang rất phấn chấn vì nghe được nhiều tin ta đánh giặc trên tờ báo ở phòng thông tin.*Tâm trạng của ông Hai:-Từ chỗ sững sờ đến chưa tin hẳn, rồi ông phải tin vì những người nói ra tin đó họ vừa ở dưới xuôi lên (diễn biến tâm trạng của ông Hai sẽ phân tích sâu hơn ở tiết sau.)_Tình huống truyện rất phù hợp với diễn biến tâm lý của nhân vật.-Về mặt nghệ thuật : tạo nên một cái nút thắt trong câu chuyện ,gây ra một mâu thuẫn giằng xé tâm trí ông lão , tạo điều kiện để thể hiện tâm trạng và phẩm chất ,tính cách của nhân vật thêm chân thực và sâu sắc , góp phần giải quyết chủ đề của tác phẩm.

*Hoạt động 3:Củng cố ,dặn dòGV hệ thống bài:-Chủ đề củaVB: Tình yêu làng, yêu nước chân thành của người nông dân Việt Nam trong kháng chiến chống Pháp . -Tình huống truyện.

151

Page 152: Giao an ngu van 9  ca nam day du

Bùi Thanh Gòn- GV trường THCS Tân Vịnh- Lộc Hà- Hà Tĩnh

HD về nhà : -Tóm tắt truyện. -Soạn tiếp tiết 2.

Soạn:14-11-2007Giảng:

Tiết 62: làng (trích) - Kim Lân -

A-mục tiêu bài dạy.Giúp HS: - Cảm nhận được tình yêu làng quê thắm thiết , thống nhất với lòng yêu nước và tinh thần kháng chiến ở nhân vật Ông Hai trong truyện. Qua đó thấy được 1 biểu hiện cụ thể, sinh động về tinh thần yêu nước của nhân dân ta trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp. - Thấy được những nét đăc sắc trong nghệ thuật: Xây dựng tình huống tâm lý, miêu tả sinh động diễn biến tâm trạng, ngôn ngữ của nhân vật quần chúng. - Rèn luyện năng lực phân tích nhân vật trong tác phẩm tự sự, đặc biệt là phân tích tâm lý nhân vật.

B-chuẩn bị.- GV: Đọc tài liệu tham khảo:

- HS: soạn bài theo hướng dẫn.C-tiến trình bài dạy.

*Hoạt động 1: Khởi động.1-Tổ chức:2-Kiểm tra: - CH: Tóm tắt văn bản “Làng”, phân tích tình huống truyện? - Kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh.3-Bài mới: Giới thiệu bài: - Khi nghe tin cả làng chợ Dầu theo giặc , Ông Hai có tâm trạng như thế nào? Diễn biến tâm trạng của Ông ra sao? Qua đó ta hiểu được gì về nhân vật này cũng như những người nông dân VN trong cuộc kháng chiến chống Pháp. Tất cả những nội dung đó sẽ được giải đáp trong giờ học hôm nay.*Hoạt động 2: Đọc-hiểu văn bản.

1HS đọc từ đầu bay dật dờ.? Trước khi nghe tin xấu về làng, tâm trạng của ông Hai được miêu tả như thế nào.? Tìm các từ ngữ diễn tả điều đó.? Từ tâm trạng của ông Hai, em có suy nghĩ gì về tình cảm của người nông dân Việt Nam

II-Phân tích văn bản (tiếp). 2-Diễn biến tâm lý của ông Hai.a Trước khi nghe tin xấu về làng.- Nhớ làng da diết “nghĩ đến những ngày làm việc cùng anh em …. nhớ làng quá”.-ở phòng thông tin, ông nghe được nhiều tin hay:

+ Một em cắm quốc kỳ… Tin chiến thắng + Một anh trung đội trưởng… của quân ta.+ Đội nữ du kích…+ Bao nhiêu tin đột kích nữa…

152

Page 153: Giao an ngu van 9  ca nam day du

Bùi Thanh Gòn- GV trường THCS Tân Vịnh- Lộc Hà- Hà Tĩnh

trong kháng chiến chống Pháp.

? Khi nghe tin làng mình theo Tây tâm trạng ông Hai được thể hiện như thế nào.? Khi về đến nhà ông Hai có tâm trạng gì. Phân tích diễn biến tâm trạng của ông lão.

? Qua những chi tiết trên đây. Hãy hệ thống tâm trạng của ông Hai khi nghe tin làng chợ đầu theo Tây.? Những ngày sau nghe tin làng theo Tây ông Hai có tâm trạng gì?? Qua câu chuyện với mụ chủ nhà, vợ chồng ông Hai đã bị đẩy tới tình cảnh nào?

? Để nguôi ngoai bớt đi tâm trạng đau đớn, dằn vặt của bản thân,ông lão đã làm gì.? Qua đoạn trò chuyện với đứa

“Ruật gan ông lão cứ múa cả lên, vui quá!” Một niềm vui, niềm tự hào của người nông dân, trước thành quả cách mạng của làng quê. Đây là biểu hiện tình yêu làng, yêu nước của người nông dân Việt Nam trong kháng chiến chống Pháp.b-Khi nghe tin làng theo Tây- Tin đến với ông đột ngột , bất ngờ làm ông sững sờ,bàng hoàng “Cổ ông lão nghẹn ắng hẳn lại,da mặt tê rân rân …” Cảm xúc: đau đớn tê tái - Về nhà: “Nằm vật ra giường” … “Nhìn lũ con, tủi thân, nước mắt ông lão cứ dàn ra. Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư? Chúng nó cũng bị người ta rẻ dúng hắt hủi đấy ư? …” + Ông băn khoăn không biết có nên tin hay không vì ở làng ông “ họ toàn là những người có tinh thần cả mà …”+ Song chứng cứ như vậy thì sai làm sao được nên ông phải tin.+ Khi trò chuyện với vợ ông Hai bực tức , gắt gỏng vô cớ, đau đớn, trằn trọc thở dài.*Tâm trạng: ngỡ ngàng , sững sờ , xấu hổ, nhục nhã, căm giận, bực bội, đau đớn, lo lắng.

c Tâm trạng của ông Hai mấy ngày sau đó.- Suốt mấy hôm ông không dám đi đâu, luôn bị ám ảnh về chuyện làng theo Tây. Cứ thấy một đám đông túm lại … ông cũng chột dạ … “ thoáng nghe những tiếng Tây Việt gian … lủi ra một góc nhà , nín thít. Thôi lại chuyện ấy rồi!”- Gia đình ông không biết sẽ sống nhờ ở đâu, tâm trạng của ông lúc này thật bế tắc truyệt vọng.- Có ý nghĩ “Hay là quay về làng” nhưng “ vừa chớm nghĩ như vậy, lập tức phản đối ngay” … “nước mắt ông dàn ra. Về làng … làm nô lệ cho thằng tây .. thế rồi ông quyết định “ Làng thì yêu thật nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù”. Tình cảm tự do tình cảm cách mạng,

153

Page 154: Giao an ngu van 9  ca nam day du

Bùi Thanh Gòn- GV trường THCS Tân Vịnh- Lộc Hà- Hà Tĩnh

con út , em cảm nhận được gì ở nhân vật ông Hai.

? Tác giả đã giải quyết tình huống trong văn bản như thế nào? Tâm trạng của nhân vật ông Hai đã có sự thay đổi ra sao khi nghe tin cải chính làng chợ Dầu không phải theo Tây. ? Nhận Xét gì về vai trò của các nhân vật khác trong văn bản với việc thể hiện chủ đề của tác phẩm.

lòng yêu làng, yêu nước đã thực sự hoà quện trong tâm hồn ông. Mối mâu thũân trong nội tâm và tình thế của nhân vật dường như đã thành sự bế tắc, đòi hỏi phải được giải quyết.- Ông Hai trò chuyện với đứa con út.+ Muốn đứa con ghi nhớ “ Nhà ta ở làng chợ Dầu”. Tình yêu sâu nặng với làng quê.+ “ủng hộ Cụ Hồ con nhỉ … anh em đồng chí biết cho bố con ông Cụ Hồ trên đầu trên cổ xét cho bố con ông.” Tấm lòng thuỷ chung với kháng chiến với cách mạng là biểu tượng là Cụ Hồ.+ “Cái lòng của bố con ông … đôi phần” Tình cảm sâu nặng, bền vững, thiêng liêng của ông, của gia đình ông với kháng chiến, với cách mạng.d-Tâm trạng của ông Hai khi nghe tin cải chính.- Làng chợ Dầu theo Tây chỉ là tin đồn nhảm …- Ông Hai vui mừng phấn chấn đi khoe khắp nơi.- Ông Hai trở lại là người vui tính , yêu làng yêu nước. Đó là tình cảm thống nhất xuyên suốt trong toàn bộ văn bản của nhân vật ông Hai. * Với các nhân vật khác: Vợ ông Hai, mụ chủ nhà dù chỉ xuất hiện thoáng qua nhưng cũng thể hiện rất rõ tình yêu quê hương , đất nước.

*Hoạt động 3: Tổng kết, ghi nhớ (SGK 174)

? Nhận xét về nghệ thuật đặc sắc của văn bản.

? Nêu nội dung chính của văn bản này.

1HS đọc ghi nhớ (SGK 174)

1 Nghệ thuật - Xây dựng tình huống truyện đặc sắc.- Miêu tả diễn biến tâm lý nhân vật sâu sắc.- Ngôn ngữ nhân vật sinh động, thể hiện rõ cá tính của nhân vật.2-Nội dung: - Tình yêu làng lòng yêu nước, tinh thần kháng chiến của người nông dân trong thời kỳ đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp*Ghi nhớ(SGK174)

*Hoạt động 4: Củng cố dặn dò.

154

Page 155: Giao an ngu van 9  ca nam day du

Bùi Thanh Gòn- GV trường THCS Tân Vịnh- Lộc Hà- Hà Tĩnh

- GV hệ thống bài.- HD hs làm bài tập.

HD hs về nhà.

- Tình huống truyện.- Diễn biến tâm trạng của ông Hai.- Làm bài tập 1,2 (SGK )- Học bài.- Soạn : + Chương trình địa phương. + Đối thoại, độc thoại …

Soạn:15-11-2007Giảng:

tiết 63: chương trình địa phương phần tiếng việt

A-mục tiêu bài dạy.Giúp HS:-Hiểu được sự phong phú của các phương ngữ trên các vùng miền, đất nước. - Có ý thức sử dụng từ ngữ địa phương trong những văn cảnh cho phù hợp.

B-chuẩn bị.- GV: Bảng phụ một số đoạn thơ có từ ngữ địa phương.- HS: sưu tầm từ ngữ địa phương theo yêu cầu trong SGK.

C-tiến trình bài dạy.*Hoạt động 1: Khởi động.1-Tổ chức: 2-Kiểm tra:Kiểm tra việc chuẩn bị bài của học sinh.3-Bài mới: Giới thiệu bài: (Dựa vào mục tiêu tiết học để giới thiệu bài)*Hoạt động 2: Bài mới.

-1HS đọc yêu cầu bài tập -Trình bày phần chuẩn bị trước lớp.

-HS khác theo dõi, nhận xét, bổ sung (nếu có ).-GV đánh giá.

1-Bài tập 1 (SGK 175)Tìm trong phương ngữ em đang sử dụng, hoặc một phương ngữ mà em biết những từ ngữ:a- Chỉ các sự vật, hiện tượng, … không có tên gọi trong các phương ngữ khác và trong ngôn ngữ toàn dân.- VD: + Tắc: một loại quả họ quýt. + Nốc: chiếc thuyền.(Phương ngữ Nghệ Tĩnh) + Sương: gánh + Bọc: cái túi áo(Phương ngữ Thừa Thiên – Huế)b- Đồng nghĩa nhưng khác về âm với từ ngữ trong các phương ngữ khác hoặc trong ngôn ngữ toàn dân.

155

Page 156: Giao an ngu van 9  ca nam day du

Bùi Thanh Gòn- GV trường THCS Tân Vịnh- Lộc Hà- Hà Tĩnh

1HS đọc yêu cầu bài tập

-Trình bày miệng trước lớp.- HS khác nghe , nhận xét, bổ xung. -GV đánh giá.

1HS đọc yêu cầu bài tập -Làm bài tập, trình bày trước lớp.- Nhận xét, bổ xung

HS đọc yêu cầu bài tập.GV hướng dẫn HS làm bài tập? Tìm từ ngữ địa phương

Bắc Trung Nam mẹ Mạ má bố ba, bọ ba, tía quả trái trái bát chén chén

c- Đồng âm nhưng khác về nghĩa với từ ngữ trong các phương ngữ khác hoặc trong ngôn ngữ toàn dân.- Hòm: + ở miền Bắc: chỉ một số đồ đựng có nắp đạy. + ở miền Trung, Nam: Chỉ áo quan( quan tài).- Nón: + miền Trung và từ ngữ toàn dân: chỉ một hứ đồ dùng làm bằng lá, để đội đầu, có hình chóp. + miền Nam: chỉ nón và mũ nói chung.- Bắp: + miền Bắc: có thể dung chỉ bắp chân, tay + miền Trung , Nam: chỉ bắp ngô.2-Bài tập 2: (SGK 175)- Những từ ngữ địa phương như ở bài tập 1.a không có từ ngữ tương đương trong phương ngữ khác và trong ngôn ngữ toàn dân vì: Có những sự vật,hện tượng xuất hiện ở địa phương này nhưng không xuất hiện ở địa phương khác do có sự khác biệt giữa các vùng miền về điều kiện tự nhiên, đặc điểm tâm lý, phong tục tập quán. Tuy nhiên sự khác biệt đó không quá lớn.( Từ ngữ thuộc nhóm này không nhiều) - Một số từ ngữ này có thể chuyển thành từ ngữ toàn dân vì những sự vật, hiện tượng mà những từ ngữ này gọi tên. Vốn chỉ xuất hiện ở một địa phương, nhưng sau đó dần phổ biến trên cả nước.3-Bài tập 3:(SGK 175)- Hai bảng mẫu ở bài tập 1- bảng b, c.- Từ ngữ toàn dân ở bảng b – từ ngữ ở miền Bắc: cá quả, lợn, ngã, ốm.- Cách hiểu thuộc ngôn ngữ toàn dân: ốm- bị bệnh.4-Bài tập 4 (SGK 176)- Những từ ngữ địa phương trong đoạn trích: Chi, rứa, nờ, tui, cớ răng, ưng, mụ thuộc phương ngữ Trung được dùng phổ biến ở các tỉnh: Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên – Huế. -Tác dụng góp phần thể hiện chân thực hơn hình ảnh của một vùng quê và tình cảm, suy nghĩ, tính cách của một người mẹ trên vùng quê ấy; làm tăng sự

156

Page 157: Giao an ngu van 9  ca nam day du

Bùi Thanh Gòn- GV trường THCS Tân Vịnh- Lộc Hà- Hà Tĩnh

? Các từ ngữ này thuộc phương ngữ nào.? Tác dụng của từ ngữ địa phương trong đoạn trích.

sống động,gợi cảm của tác phẩm

*Hoạt động 3: Luyện tập. Bài tập bổ xung:Tìm Một số văn bản có sử dụng từ ngữ địa phương, cho biết các văn bản có sử dụng từ ngữ địa phương chiếm số lượng nhiều hay ít, điều đó nói lên ưu điểm gì của Tiếng Việt? Xác định nhiệm vụ của em khi học từ địa phương.

*Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò- GV hệ thống bài: + Vai trò của từ ngữ địa phương. + Cách sử dụng từ ngữ địa phương- HD học sinh về nhà:

+ Tiếp tục hoàn thiện bài tập+ Soạn: Đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm …

Soạn:16-11-2007Giảng:

tiết 64: đối thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự

A-mục tiêu bài dạy.Giúp HS: - Hiểu thế nào là đối thoại, thế nào là độc thoại và độc thoại nội tâm, đồng thời thấy được tác dụng của chúng trong văn bản tự sự. - Rèn luyện kỹ năng nhận diện và tập kết hợp các yếu tố này trong khi đọc cũng như trong viết văn tự sự.

B-Chuẩn bị.- GV: Bảng phụ hoặc đèn chiếu.- HS : Soạn bài theo câu hỏi trong SGK.

C-Tiến trình bài dạy.*Hoạt động 1: Khởi động.1-Tổ chức:2-Kiểm tra: Kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh.3-Bài mới: Giới thiệu bài:Trong văn bản tự sự ta thường gặp người đối thoại có khi là độc thoại hay độc thoại nội tâm. Vậy yếu tố này có vai trò gì và khi sử dụng cần lưu ý

157

Page 158: Giao an ngu van 9  ca nam day du

Bùi Thanh Gòn- GV trường THCS Tân Vịnh- Lộc Hà- Hà Tĩnh

những điểm nào? Giờ học hôm nay sẽ giúp chúng ta hiểu được những vấn đề trên.*Hoạt động 2: Bài học1-Ngữ liệu và phân tích ngữ liệu.* Đoạn trích (SGK 167).- 1HS đọc.? Trong 3 câu đầu đoạn trích , ai nói với ai. Tham gia câu chuyện có ít nhất mấy người. Hai người tản cư đang nói chuyện với nhau.(ít nhất là hai người)? Dấu hiệu nào cho ta biết đó là một cuộc trò chuyện trao đổi. Dấu hiệu: + Có 2 lượt người qua lại; nội dung nói của mỗi người đều hướng tới người tiếp chuyện (về mặt nội dung). + Về mặt hình thức: 2 gạch đầu dòng(2 lượt lời).? Hình thức diễn đạt trên có tác dụng như thế

nào trong việc thể hiện diễn biến của câu chuyện và thái độ của những người tản cư.

Tạo cho câu chuyện như cuộc sống thực, dẫn dắt các tình tiết trong truyện (sự việc phát triển), thể hiện thái độ căm giận của những người tản cư đối với dân làng chợ Dầu.

? Câu “Nắng gớm, về nào …” Ông Hai nói với ai, đây có phải là 1 câu đối thoại không? Vì sao? Không hướng tới 1 người tiếp chuyện cụ thể nào cả, cũng không liên quan gì đến chủ đề mà 2 người đàn bà tản cư đang trao đổi. Sau câu nói của ông lão chẳng có ai đáp lại. Đây không phải là đối thoại, ông lão đang nói với chính mình 1 câu bâng quơ, đánh trống lảng để tìm cách thoái lui . Đó là một độc thoại .? Đoạn trích còn có những câu kiểu này không. VD: “Ông lão …. rít lên” - Chúng bay … thế này”? Cách diễn đạt như trên có tác dụng gì. Khắc hoạ sâu sắc tâm trạng dằn vặt , đau đớn xấu hổ , nhục nhã khi nghe tin làng chợ Dầu theo giặc, câu chuyện sinh động hơn .

2- Kết luận:- Tìm hiểu yếu tố đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự.

- Đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm là những hình thức quan trọng để thể hiện nhân vật trong văn bản tự sự .- Đối thoại hình thức đối đáp , trò chuyện giữa 2 hoặc nhiều người. Mỗi lượt lời là 1 lần gạch đầu dòng.- Độc thoại: Lời của 1 người nào đó nói với chính mình hoặc nói với ai đó trong tưởng tượng, nói thành lời thì phía

158

Page 159: Giao an ngu van 9  ca nam day du

Bùi Thanh Gòn- GV trường THCS Tân Vịnh- Lộc Hà- Hà Tĩnh

? Những câu “Chúng nó … Việt gian đấy ư?” là những câu hỏi ai ? NX gì về hình thức của các câu hỏi này? Ông Hai hỏi chính mình , diễn ra trong suy nghĩ và tình cảm của ông Hai. Tâm trạng dằn vặt , đau đớn khi nghe tin làng mình theo giặc. - Hình thức : Không có gạch đầu dòng vì không thốt ra thành lời độc thoại nội tâm.? Qua việc phân tích các ngữ liệu trên đây, cho biết để thể hiện nhân vật trong văn bản tự sự ta có những hình thức nào.? Thế nào là đối thoại, độc thoại , độc thoại nội tâm.-1 HS đọc ghi nhớ.

trước có gạch đầu dòng.- Độc thoại nội tâm : Lời của một người nào đó nói với chính mình hoặc là nói với một ai đó trong tưởng tượng song không nói thành lời, không có gạch đầu dòng.

* Ghi nhớ ( SGK 178)

II-Luyện tập:1 HS đọc yêu cầu bài tập.? Đoạn văn có mấy lời chào, mấy lời đáp.? NX gì về lời đáp của ông Hai.-Tác dụng của hình thức đối thoại.

HD hs làm bài tập.

1-Bài tập 1 SGK 178- 3 lời chào (vợ ông lão)- 2 lời đáp (ông lão)Sau lời chào 1 Không đáp mà nằm rũ …nói gì- 2 “Khẽ nhúc nhích” “gì”.- 3 “Biết rồi”. Tâm trạng chán chường , buồn bã , đau khổ và thất vọng của ông Hai.2-Bài tập 2 SGK 179.

*Hoạt động 3: Bài tập.HD hs làm bài tập bổ sung. Bài tập bổ sung:

Cho nhân vật là 2 người bạn, tình huống là một sự hiểu nhầm đáng tiếc. Viết 1 đoạn văn tự sự sử dụng hình thức đối thoại và độc thoại.

*Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò.- Hệ thống bài.- HD về nhà.

- Đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm.- Học bài + hoàn thành các bài tập.- Soạn “Luyện nói…”

Soạn:18-11-2007Giảng:

Tiết 65: luyện nói :tự sự kết hợp với nghị luận và miêu tả nội tâm

A-mục tiêu bài dạy . Giúp HS:

159

Page 160: Giao an ngu van 9  ca nam day du

Bùi Thanh Gòn- GV trường THCS Tân Vịnh- Lộc Hà- Hà Tĩnh

-Biết cách trình bày một vấn đề trước tập thể lớp với nội dung kể lại sự việc theo ngôi thứ nhất hoặc thứ ba. Trong khi kể có kết hợp với miêu tả nội tâm, nghị luận, có đối thoại và độc thoại.

B-chuẩn bị . GV: Định hướng cho họ việc chuẩn bị ở nhà+ đọc TLTK.HS: Chuẩn bị bài theo hướng dẫn của GV.

C-tiến trình bài dạy . *Hoạt động 1: Khởi động.1-Tổ chức:2-Kiểm tra :? Thế nào là đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự , các hình thức trên có vai trò gì khi xây dựng văn bản tự sự.Kiểm tra việc chuẩn bị bài của HS..3-Bài mới: Giới thiệu bài:Khả năng nói trước tập thể , trước đám đông, không phải ai cũng có được. Vì vậy luyện nói là một trong những kỹ năng được môn Ngữ văn bổ sung và chú ý nhiều hơn trước . Gìơ học này với những kiến thức đã chuẩn bị theo hướng dẫn , các em sẽ thể hiện khả năng nói của mình trước tập thể lớp.*Hoạt động 2: Bài mới.

1 HS đọc đề các bài tập (3 bài tập SGK 179)

? Xác định yêu cầu của các bài tập trên. Chia lớp thành 3 nhóm, mỗi nhóm cử đại diện trình bày dàn ý của 1 bài tập.

I-Đề bài:1-Bài tập 1:Tâm trạng của em sau khi để xảy ra 1 chuyện có lỗi với bạn.2-Bài tập 2: Kể lại buổi sinh hoạt lớp, ở đó em đã phát biểu ý kiến để chứng minh Nam là một bạn rất tốt.Bài tập 3:Dựa vào nội dung phần đầu tác phẩm : “Chuyện người con gái Nam Xương”(Từ đầu đến “Bấy giờ …qua rồi”), hãy đóng vai Trương Sinh để kể lại câu chuyện và bày tỏ niềm ân hận.II-Phân tích đề – dàn ý :*Yêu cầu: Cả 3 đề đều là kể chuyện song phải biết kết hợp sử dụng yếu tố nghị luận, miêu tả nội tâm, các hình thức đôí thoại , độc thoại.*Lập dàn ý:a-Bài tập 1:Gợi ý: - Diễn biến của sự việc: + Nguyên nhân nào dẫn tới lỗi của em với bạn. + Sự việc gì ? Có lỗi với bạn ở mức độ nào. + Có ai chứng kiến hay chỉ một mình em biết. - Tâm trạng:+ Tại sao em phải suy nghĩ, dằn vặt? Do em tự vấn lương tâm hay có ai nhắc nhở?

160

Page 161: Giao an ngu van 9  ca nam day du

Bùi Thanh Gòn- GV trường THCS Tân Vịnh- Lộc Hà- Hà Tĩnh

Cử đại diện nhóm trình bày trước lớp.HS khác nghe, nhận xét, bổ sung ( nếu có) GV nhận xét ưu , nhược điểm của HS trong giờ học. GV đánh gía, ghi điểm cho những HS đã trình bày trươc lớp.

+ Em có suy nghĩ gì?b-Bài tập 2: Gợi ý :- Buổi sinh hoạt lớp diễn ra như thế nào(thời gian? địa điểm? người điều khiển? không khí của buổi sinh hoạt?) - Nội dung của buổi sinh hoạt lớp (sinh hoạt lớp với nội dung gì? em dã phát biểu để chứng minh Nam là người bạn rất tốt như thế nào: Lý do, dẫn chứng)c-Bài tập 3:Gợi ý: - Xác định ngôi kể - Xác định cách kể+ Hoá thân vào nhân vật Trương Sinh để kể lại câu chuyện.+ Làm nổi bật sự dằn vặt, đau khổ ở Trương Sinh.III-Học sinh trình bày.- Bài tập 1: Nhóm 1- Bài tập 2: Nhóm 2- Bài tập 3: Nhóm 3IV-Nhận xét, đánh giá.1-Ưu điểm:2-Tồn tại:3-Đánh giá, ghi điểm.

*Hoạt động 3: Luyện tập.Bài tập: Tự chọn 1 trong 3 đề văn trên để viết thành một bài văn hoàn chỉnh.

*Hoạt động 4: Củng cố , dặn dò:- Củng cố: GV nhấn mạnh vai trò của giờ luyện nói.- Hướng dẫn về nhà: + Hoàn thành bài tập ở phần luyện tập.

+ Soạn văn bản: “Lặng lẽ Sa Pa”.

Tuần 14: Bài 14.Soạn:19-11-2007Giảng:

Tiết 66: lặng lẽ sa pa ( trích) - Nguyễn Thành Long -

A-mục tiêu bài dạy.

161

Page 162: Giao an ngu van 9  ca nam day du

Bùi Thanh Gòn- GV trường THCS Tân Vịnh- Lộc Hà- Hà Tĩnh

Giúp HS: - Cảm nhận được vẻ đẹp của các nhân vật trong truyện, chủ yếu là nhân vật anh thanh niên trong công việc thầm lặng, trong cách sống và những suy nghĩ , tình cảm, trong quan hệ với mọi người.- Phát hiện đúng và hiểu được chủ đề của truyện, từ đó hiểu được niềm hạnh phúc của con người trong lao động.- Rèn kỹ năng cảm thụ và phân tích các yếu tố của tác phẩm truyện: miêu tả nhân vật, những bức tranh thiên nhiên.

B-chuẩn bị.- GV : Đọc toàn bộ tác phẩm + chân dung nhà văn Nguyễn Thành Long.- HS : Soạn bài theo hệ thống câu hỏi trong SGK .

C-tiến trình bài dạy.*Hoạt động 1: Khởi động.1-Tổ chức:2-Kiểm tra:CH:- Phân tích diễn biến tâm trạng của nhân vật Ông Hai trong văn bản “Làng”? -Kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS.3-Bài mới: Giới thiệu bài:Từ cuộc gặp gỡ với những con người đang lặng lẽ, miệt mài làm việc cho đất nước ở Sa Pa – Nơi nghỉ mát kỳ thú nhưng cũng là nơi sống và làm việc của những con người lao động với những phẩm chất trong sáng, cao đẹp, Nguyễn Thành Long đã viết nên một truyện ngắn đặc sắc, dào dạt chất thơ.*Hoạt động 2: Đọc - hiểu văn bản:

Hướng dẫn học sinh đọc: to, rõ, chính xác, chậm rãi, tình cảm, sâu lắng (GV đọc mẫu – HS đọc – nhận xét).

? Giới thiệu những nét chính về tác giả Nguyễn Thành Long.? Nêu hoàn cảnh sáng tác văn bản.? Tìm bố cục của văn bản, nêu nội dung chính của từng phần.

I-Tiếp xúc văn bản.1-Đọc – kể tóm tắt.(Kết hợp kể tóm tắt với đọc)

2-Tìm hiểu chú thích (SGK 188, 189)*Tác giả: Nguyễn Thành Long (1925- 1991)- Quê : Duy Xuyên, Quảng Nam.- Là cây bút chuyên viết truỵện ngắn và ký.*Tác phẩm: Là kết quả chuyến đi Lào Cai trong mùa hè 1970 của tác giả.3-Bố cục: 3 phần- Phần 1: Từ đầu đến “Người lái xe lại nói” Xe dừng lại lấy nước, bác lái xe giới thiệu với ông hoạ sỹ già và cô kỹ sư 1 trong những người cô độc nhất thế gian.- Phần 2: Tiếp theo đến “như thế” Cuộc gặp gỡ và trò chuyện giữa anh thanh niên với ông hoạ sỹ, cô kỹ sư.- Phần 3: Còn lại. Họ chia tay, ông hoạ sỹ và cô kỹ sư trẻ xuống đồi cứ vấn vương vì sao anh thanh niên không

162

Page 163: Giao an ngu van 9  ca nam day du

Bùi Thanh Gòn- GV trường THCS Tân Vịnh- Lộc Hà- Hà Tĩnh

? Trong truyện có những nhân vật nào;

? Nhân vật chính là ai.? Nhân vật nào có vị trí quan trọng trong truyện, vì sao.

? Nêu chủ đề của truyện.

tiễn ra tận xe.II-Phân tích văn bản.1-Hệ thống nhân vật và chủ đề của truyện.*Hệ thống nhân vật:- Bác lái xe, ông hoạ sỹ, cô kỹ sư, anh thanh niên, ông kỹ sư ở vườn rau, anh kỹ sư khí tượng lập bản đồ sét …- Nhân vật chính:anh thanh niên.-Nhân vật có vị trí quan trọng trong truyện:ông hoạ sĩ, vì truyện mặc dù không kể theo ngôi thứ nhất nhưng đã được trần thuật chủ yếu từ điểm nhìn và ý nghĩ của nhân vật ông hoạ sỹ.*Chủ đề của truyện: Ca ngợi những con người lao động mới đang ngày đêm lặng lẽ âm thàm làm việc cống hiến hết mình cho sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc trong những năm chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ.

*Hoạt động 3: Củng cố , dặn dò.- GV hệ thống bài: Khắc sâu hệ thống nhân vật và chủ đề tác phẩm.,- Hướng dẫn về nhà:+ Kể tóm tắt văn bản + học bài. + Soạn tiếp bài.

Soạn:21-11-2007Giảng:

Tiết 67: lặng lẽ sa pa ( trích)- Nguyễn Thành Long -

A-mục tiêu bài dạy.Giúp HS: - Cảm nhận được vẻ đẹp của các nhân vật trong truyện, chủ yếu là nhân vật anh thanh niên trong công việc thầm lặng, trong cách sống và những suy nghĩ , tình cảm, trong quan hệ với mọi người. - Phát hiện đúng và hiểu được chủ đề của truyện, từ đó hiểu được niềm hạnh phúc của con người trong lao động. - Rèn kỹ năng cảm thụ và phân tích các yếu tố của tác phẩm truyện: miêu tả nhân vật, những bức tranh thiên nhiên.

B-chuẩn bị.- GV : Đọc tài liệu tham khảo.- HS : Soạn bài theo hệ thống câu hỏi trong SGK .

C-tiến trình bài dạy . *Hoạt động 1: Khởi động.1-Tổ chức:2-Kiểm tra:

163

Page 164: Giao an ngu van 9  ca nam day du

Bùi Thanh Gòn- GV trường THCS Tân Vịnh- Lộc Hà- Hà Tĩnh

- Tóm tắt văn bản “Lặng lẽ Sa Pa”, nêu chủ đề của truyện? -Kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS.3-Bài mới: Giới thiệu bài:Giờ trước chúng ta đã tìm hiểu hệ thống nhân vật trong văn bản, giờ học này các em sẽ được tìm hiểu sâu hơn vào từng nhân vật, đặc biệt là các nhân vật anh thanh niên, ông hoạ sỹ.*Hoạt động 2: Đọc – hiểu văn bản.

? Nhân vật anh thanh niên có xuất hiện từ đầu VB không, xuất hiện trong hoàn cảnh nào .

? Cho biết hoàn cảnh sống và làm việc của nhân vật anh thanh niên . ? Nhận xét gì về công việc của nhân vật .

? Em có suy nghĩ gì về hoàn cảnh sống và làm việc của anh thanh niên .?Anh thanh niên đã có suy nghĩ gì về công việc của mình .

? Cách tổ chức ,sắp xếp công việc của anh thanh niên ra sao .? Trong cuộc trò chuyện giữa anh thanh niên với các nhân

II-Phân tích văn bản (tiếp).2-Nhân vật anh thanh niên.- Không xuất hiện từ đầu truyện.- Hiện ra trong cuộc gặp gỡ giữa các nhân vật khác với anh khi xe của họ dừng để nghỉ.- Hiện ra trong chốc lát, đủ đế các nhân vật khác ghi nhận một ấn tượng, một “ký hoạ chân dung” về anh rồi dường như lại khuất lấp vào trong mây mù bạt ngàn và cái lặng lẽ muôn thuở của núi cao Sa Pa hiệnlên qua sự nhìn nhận , suy nghĩ , đánh giá của các nhân vật khác .*Hoàn cảnh sống và làm việc:- Một mình trên đỉnh núi cao, quanh năm suốt tháng giữa cỏ cây và mây núi SaPa.- Công việc: “đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mây, đo chấn động mặt đất, dự vào việc báo trước thời tiết hàng ngày, phục vụ sản xuất, phục vụ chiến đấu” đòi hỏi phải tỉ mỉ , chính xác, có tinh thần trách nhiệm cao. Hoàn cảnh sống và làm việc thật đặc biệt: vắng vẻ, cô đơn… *Những suy nghĩ của nhân vật về công việc.- ý thức được công việc của mình và lòng yêu nghề, thấy được công việc thầm lặng ấy là rất có ích cho cuộc sống, cho mọi người.- Có suy nghĩ thật đúng và sâu sắc về công việc đối với cuộc sống con người “ khi ta làm việc, ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được… cất nó đi, cháu buồn đến chết mất”- Còn có sách làm bạn cuộc sống không cô đơn, buồn tẻ.- Tổ chức, sắp xếp cuộc sống một mình ở trạm khí tượng thật ngăn nắp, chủ động: trồng hoa , nuôi gà , tự học và đọc sách ngoài giờ làm việc.

164

Page 165: Giao an ngu van 9  ca nam day du

Bùi Thanh Gòn- GV trường THCS Tân Vịnh- Lộc Hà- Hà Tĩnh

vật khác,em thấy nhân vật này còn bộc lộ những nét tính cách và phẩm chất gì nữa .

? Nhận xét chung về nhân vật anh thanh niên

? Vai trò của nhân vật ông hoạ sĩ trong tác phẩm .

? Nhân vật cô kĩ sư hiện lên trong truyện như thế nào .

? Nhân vật bác lái xe có vai trò gì trong truyện . .

- Những nét tính cách và phẩm chất đáng mến: cởi mở, chân thành, quý trọng tình cảm của mọi người, khao khát được gặp gỡ và trò chuyện với mọi người, khiêm tốn, thành thực.* Yêu công việc, hết mình vì công việc, chân thành cởi mở, mến khách, khiêm tốn. 3-Nhân vật ông hoạ sĩ và các nhân vật khác*Nhân vật ông hoạ sĩ-Hầu như người kể chuyện đã nhập vào cái nhìn và suy nghĩ của nhân vật ông hoạ sĩ để quan sát , miêu tả cảnh thiên nhiên đến nhân vật chính của chuyện :anh thanh niên . -Ngay từ phút đầu gặp anh thanh niên , bằng sự từng trải nghề nghiệp và niềm khao khát của người nghệ sĩ đi tìm đối tượng nghệ thuật , ông đã xúc động bối rối : “ Vì hoạ sĩ bắt gặp một điều thật ra ông vẫn ao ước được biết , ôi , một nét thôi cũng đủ khẳng định một tâm hồn , khơi gợi một ý sáng tác , một nét đủ là giá trị một chuyến đi dài .”-Ông hoạ sĩ muốn ghi lại hình ảnh anh thanh niên bằng nét bút kí hoạ , “người con trai ấy đáng yêu thật , nhưng làm cho ông nhọc quá . Với những điều làm cho người ta suy nghĩ về anh.Và về những điều anh suy nghĩ trong cái vắng vẻ vòi vọi hai nghìn sáu trăm mét trên mặt biển , cuồn cuộn tuôn ra khi gặp người .”-Ông còn có những xúc cảm về anh thanh niên và những điều khác nữa được khơi gợi từ câu chuyện của anh thanh niên làm cho chân dung nhân vật chính thêm sáng đẹp *Các nhân vật khác -Nhân vật cô kĩ sư :cuộc gặp gỡ bất ngờ với anh thanh niên khiến cô thấy “bàng hoàng”, “ cô hiểu thêm cuộc sống một mình dũng cảm tuyệt đẹp của người thanh niên ,về cái thế giới những con người như anh mà anh kể , và về con đường cô đang đi tới”. Đó là sự bừng dậy của những tình cảm lớn lao , cao đẹp khi người ta gặp được những ánh sáng đẹp đẽ toả ra từ cuộc sống , từ tâm hồn người khác .- Nhân vật bác lái xe:Qua lời kể của nhân vật này , ông hoạ sĩ , cô gái , người đọc được kích thích sự chú ý , đón

165

Page 166: Giao an ngu van 9  ca nam day du

Bùi Thanh Gòn- GV trường THCS Tân Vịnh- Lộc Hà- Hà Tĩnh

chờ sự xuất hiện của anh thanh niên , cũng qua đó ta còn biết được những nét sơ lược về nhân vật người thanh niên .*Thông qua những cảm xúc , suy nghĩ cùng thái độ cảm mến của các nhân vật phụ , hình ảnh anh thanh niên hiện ra càng rõ nét và đẹp hơn .-Ngoài ra trong tác phẩm còn có những nhân vật không xuất hiện trực tiếp mà chỉ được giới thiệu qua lời của nhân vật khác nhưng cũng góp phần thể hiện chủ đề của tác phẩm (Ông kĩ sư ở vườn rau , anh cán bộ nghiên cứu sét )

*Hoạt động3 :Tổng kết - ghi nhớ (SGK189 )? Nhận xét về nghệ thuật đặc sắc của văn bản .

? Nêu nội dung chính của truyện .

. .

1-Nghệ thuật- Câu chuyện đậm chất trữ tình -Tình huống hợp lý - Cách kể chuyện tự nhiên , kết hợp giữa tự sự ,trữ tình với bình luận .- Nghệ thuật quy chiếu tầng bậc .2-Nội dung Hình ảnh những con người lao động bình thường , tiêu biểu là anh thanh niên làm công tác khí tượng ở một mình trên núi cao . Qua đó , truyện khẳng định vẻ đẹp của con người lao động và ý nghĩa của những công việc thầm lặng .

*Hoạt động 4:Củng cố , dặn dò- GV hệ thống bài : Chủ đề của VB-Hướng dấn HS làm bài tập :Bài tập SGK (190 ) + 5 bài tập trong SBT (86) -Hướng dẫn về nhà : + Học bài và làm các bài tập .

+Chuẩn bị tốt cho giờ viết bài tập làm văn số 3 .

Soạn:22-11-2007Giảng:

Tiết 68 ,69: Viết bài tập làm văn số 3

A-Mục tiêu bài dạyGiúp HS : -Biết vận dụng những kiến thức đã học để thực hành viết một bài văn tự sự có sử dụng yếu tố miêu tả nội tâm và nghị luận . -Rèn luyện kĩ năng diễn đạt , trình bày.

B-chuẩn bị.GV: Bài soạn ( đề, đáp án).HS: Chuẩn bị theo hướng dẫn của GV.

C-tiến trình bài dạy.

166

Page 167: Giao an ngu van 9  ca nam day du

Bùi Thanh Gòn- GV trường THCS Tân Vịnh- Lộc Hà- Hà Tĩnh

*Hoạt động 1: Khởi động.1-Tổ chức:2-Kiểm tra:Kiểm tra sự chuẩn bị của HS cho giờ viết bài3-Bài mới: Giới thiệu bài:Chúng ta đã tìm hiểu các yếu tố nghị luận , miêu tả nội tâm … với việc tạo lập văn bản tự sự. giờ học này các em vận dụng kiến thức đã học và tạo lập 1 văn bản theo yêu cầu.*Hoạt động 2: Bài mới.

-HS đọc đề bài

?Xác định yêu cầu của đề bài . (kiểu văn bản cần tạo lập? Sự dụng các yếu tố nghị luận , đối thoại , độc thoại , độc thoại nội tâm…trong văn bản này như thế nào? )

?Trong bài viết ta cần đưa ra các ý nào , sắp xếp các ý đó ra sao .

-Nêu yêu cầu về hình thức trình bày trong bài viết của HS .

I-Đề bài .Tưởng tượng và kể lại cuộc trò chuyện của mình với nhân vật người anh hùng Nguyễn Huệ và trận đại phá quân Thanh.II-Yêu cầu chung.1-Tìm hiểu đề.- Kiểu văn bản: Văn bản tự sự kết hợp với yếu tố miêu tả, nghị luận, đối thoại, độc thoại…- Nội dungTưởng tượng và kể lại cuộc trò chuyện của mình với nhân vật người anh hùng Nguyễn Huệ và trận đại phá quân Thanh.2-Lập dàn ý:a- Mở bài:Giới thiệu hoàn cảnh gặp gỡ nhân vật Nguyễn Huệ.b- Thân bài :+ Những cảm nhận về nhân vật( ngoại hình to cao, oai phong, trang phục kiểu tướng võ xưa, lời nói sang sảng, ấm áp,nét mặt hiền hậu, bao dung …)+ Nhân vật Nguyễn Huệ kể lại cuộc hành quân thần tốc và trận đại thắng quân Thanh.(theo các sự việc chính trong văn bản)+ Nhận xét của bản thân về nhân vật qua lời nhân vật kểchuyện,: tài trí, quyết đoán, có tầm nhìn xa trông rộng, tài dùng binh như thần, lẫm liệt, oai phong trong trận chiến. c-Kết bài:+ Kết thúc sự việc .+ Nhấn mạnh hình ảnh người anh hùng yêu nước, tài trí.3-Hình thức- Chữ viết sạch sẽ , không sai lỗi chính tả ,

167

Page 168: Giao an ngu van 9  ca nam day du

Bùi Thanh Gòn- GV trường THCS Tân Vịnh- Lộc Hà- Hà Tĩnh

- Nêu yêu cầu về thái độ làm bài trong giờ với học sinh .

không viết tắt , viết số . - Bài viết trình bày khoa học 4-Thái độ làm bài.-Cần có thái độ nghiêm túc trong giờ . -Tích cực viết bài-Thể hiện được những kiến thức đã học từ văn bản “Hoàng Lê nhất thống chí” và những kiến thức được học từ văn bản tự sự .III-Đáp án chấm bài1-Mở bài (1điểm )Giới thiệu hoàn cảnh gặp nhân vật Nguyễn Huệ . 2- Thân bài-Kể lại những cảm nhận về nhân vật (2 điểm )- Nhân vật nguyễn Huệ kể lại cuộc hành quân thần tốc và trận đại phá quân Thanh (3 điểm )- Nhận xét của bản thân về nhân vật Nguyễn Huệ (2 điểm )3- Kết bài (1 điểm )- ấn tượng về lần gặp gỡ . -Nhấn mạnh hình ảnh gnười anh hùng yêu nước tài trí Nguyễn Huệ .

*Hoạt động 3: Luyện tập-GVgiao bài tập về nhà cho HS : + Đọc lại văn bản (Hoàng Lê nhất thống chí) . +Viết lại phần thân bài cho đề văn trên .

*Hoạt động 4 : Củng cố , dặn dò-GV : +Thu bài

+ Nhận xét giờ viết bài . -Hướng dẫn HS về nhà : +Hoàn thành bài tập .

+Sọan : “ Người kể chuyện trong văn bản tự sự”.

Soạn:24-11-2007Giảng:

Tiết 70: người kể chuyện trong văn bản tự sự .

A-Mục tiêu bài dạy

168

Page 169: Giao an ngu van 9  ca nam day du

Bùi Thanh Gòn- GV trường THCS Tân Vịnh- Lộc Hà- Hà Tĩnh

Giúp HS :-Hiểu và nhận diện được thế nào là kể chuyện , vai trò và mối quan hệ giữa người kể chuyện với ngôi kể trong văn bản tự sự . -Rèn luyện kĩ năng nhận diện và kết hợp các yếu tố này trong khi đọc văn cũng như khi viết văn .

B-Chuẩn bị-GV : bài soạn + các đoạn văn mẫu . -HS :chuẩn bị bài theo hướng dẫn của GV.

C-Tiến trình bài dạy*Hoạt động 1: Khởi động 1-Tổ chức: 2 - Kiểm tra : -Kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS 3-Bài mới: Giới thiệu bài : ở các lớp 6 ,7, 8 chúng ta đã được học về ngôi kể và chuyển đổi ngôi kể, trong chương trình Ngữ văn lớp 9, các em tiếp tục được học nâng cao hơn một bước về người kể chuyện và ngôi kể trong văn tự sự, cụ thể như thế nào ? chúng ta cùng tìm hiểu trong giờ học hôm nay.*Họat động 2:Bài mới

Bài học1-Ngữ liệu và phân tích ngữ liệu *Đoạn trích SGK/192 -1 HS đọc? Cho biết đoạn trích trên kể về ai, về sự việc gì Kể về phút chia tay giữa người hoạ sĩ già , cô kĩ sư và anh thanh niên ?Ai là người kể về các nhân vật và sự việc trên . Người kể là vô nhân xưng , không xuất hiện trong câu chuyện.? Những dấu hiệu nào cho biết ở đây các nhân vật không phải là người kể chuyện Các nhân vật đều trở thành đối tượng miêu tả một cách khách quan . Mặt khác, ngôi kể và lời văn không có sự thay đổi (không xưng tôi hoặc xưng tên một trong ba nhân vật đó )? Những câu “giọng cười nhưng đầy tiếc rẻ”, “những người con gái sắp xa ta, …nhìn ta như vậy”…là nhận xét của người nào , về ai . Lời nhận xét của người kể chuyện về anh thanh niên và suy nghĩ của anh ta .- Câu “những người con gái…như vậy”, người kể chuyện như nhập vai vào nhân vật anh

2-Kết luậnVai trò của người kể chuyện trong văn bản tự sự-Trong văn bản tự sự ,ngoài hình thức kể chuyện theo ngôi thứ nhất (xưng “tôi”) còn có hình thức kể chuyện theo ngôi thứ ba .Đó là người kể chuyện giấu mình nhưng có mặt khắp nơi trong văn bản. Người kể này dường như biết hết mọi việc, mọi hành động , tâm tư , tình cảm của các nhân vật.Người kể chuyện có vai trò dẫn dắt người đọc vào câu chuyện: giới thiệu nhân vật và tình huống , tả người và tả cảnh vật ,đưa ra các nhận xét đánh giá về những điều được kể .

169

Page 170: Giao an ngu van 9  ca nam day du

Bùi Thanh Gòn- GV trường THCS Tân Vịnh- Lộc Hà- Hà Tĩnh

thanh niên để nói hộ suy nghĩ và tình cảm của anh ta , nhưng vẫn là câu trần thuật của người kể chuyện . Câu nói đó vang lên không chỉ nói hộ anh thanh niên mà là tiếng lòng của rất nhiều người trong tình huống đó .? Nếu câu nói này là câu nói trực tiếp của anh thanh niên thì ý nghĩa , tính khái quát của câu nói có sự thay đổi không . Tính khái quát sẽ bị hạn chế rất nhiều .? Vì sao có thể nói : Người kể chuyện ở đây dường như thấy hết và biết tất mọi việc , mọi hành động , tâm tư , tình cảm của các nhân vật . Căn cứ vào chủ thể đứng ra kể câu chuyện , đối tượng được miêu tả , ngôi kể, điểm nhìn và lời văn , ta có thể nhận xét như trên.? Qua ngữ liệu trên , hãy cho biết trong văn bản tự sự ta có thể kể theo những ngôi nào , tác dụng của từng ngôi.? Người kể chuyện trong văn bản tự sự có vai trò gì .

*Ghi nhớ (SGK/193) .

*Hoạt động 3:Luyện tập1HS đọc yêu cầu BT-Hướng dẫn HS làm bài tập- HS trình bày miệng trước lớp .-HS khác nhận xét , bổ sung . - GV đánh giá

-HS đọc yêu cầu bài tập .-GV hướng dẫn HS làm bài tập

1-Bài tập 1 ( SGK/193)Cách kể ở đoạn trích này là nhân vật “ tôi”(ngôi thứ nhất)-chú bé – trong cuộc gặp gỡ cảm độngvới mẹ mình sau những ngày xa cách .-Ưu điểm và hạn chế của ngôi kể này:+ Giúp cho người kể dễ đi sâu vào tâm tư , tình cảm miêu tả được những diễn biến tâm lý tinh vi , phức tạp đang diễn ra trong tâm hồn nhân vật “tôi”.+Hạn chế: trong việc miêu tả bao quát các đối tượng khách quan sinh động , khó tạo ra cái nhìn nhiều chiều ,do đó đễ gây nên sự đơn điệu trong giọng văn trần thuật .2-Bài tập 2 (b) :(SGK/194) Chọn một trong ba nhân vật là người kể chuyện , sau đó chuyển đoạn văn trích ở mục I thành một đoạn văn khác , sao cho nhân vật , sự kiện , lời văn và cách kể phù hợp với ngôi thứ nhất .

*Hoạt động 4: Củng cố , dặn dò- GV hệ thống bài : Ngôi kể , người kể chuyện trong văn bản tự sự - Hướng dẫn bề nhà: +Học bài

170

Page 171: Giao an ngu van 9  ca nam day du

Bùi Thanh Gòn- GV trường THCS Tân Vịnh- Lộc Hà- Hà Tĩnh

. +Hoàn thành các bài tập . +Soạn VB: “Chiếc lược ngà”

Ngày soạn:30-11 Ngày giảng: TUẦN 14- BÀI14-15 Tiết 71 CHIẾC LƯỢC NGÀ (T1) Nguyễn Quang Sáng

A- Mục tiêu bài học :Cảm nhận được tình cha con sâu nặng trong hoàn cảnh éo le của cha con anh Sáu. Nắm được nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật, đặc biệt là nhân vật bé Thu, nghệ thuật xây dựng tình huống truyện bất ngờ mà tự nhiên, lời kể chuyện ở ngôi thứ nhất dung dị, đậm chất Nam Bộ.-Tích hợp với phần Tiếng Việt ở bài kiểm tra phần Tiếng Việt, với phần tập làm văn ở bài ôn tập- Rèn kĩ năng đọc , kể diễn cảm.B- Chuẩn bị:-ảnh chân dung nhà văn Nguyễn Quang Sáng.-Phiếu học tậpC-Tổ chức các hoạt động dạy và học*Hoạt động 1:Khởi động1. Tổ chức:2.Kiểm tra:

- Kể tóm tắt nội dung truyện Lặng lẽ Sa Pa.Vì sao nói truyện ngắn này bàng bạc chất thơ, có thể coi như một bài thơ bằng văn xuôi về cảnh vật và con người ở Sa Pa?

- Vì sao tất cả các nhân vật trong truyện, kể cả nhân vật chính đều không được đặt tên ?Bác lái xe cho rằng , anh thanh niên là một trong những người cô độc nhất thế gian, em có đồng ý với ý kiến ấy không? tại sao?

- Phát biểu chủ đề truyện: 3.Bài mới :*Hoạt động 2 :Đọc hiểu văn bảnGiáo viên hướng dẫn học sinh đọc bài

Các nhóm treo kết quả bài tập tóm tắt ở nhà.Đại diện 2 nhóm lên trình bàyCác nhóm khác nhận xét bổ sung

I. Tiếp xúc văn bản.1. Đọc , kể tóm tắt:

- Đọc bài- Tóm tắt

2.Tìm hiểu chú thích:a. Tác giả:

171

Page 172: Giao an ngu van 9  ca nam day du

Bùi Thanh Gòn- GV trường THCS Tân Vịnh- Lộc Hà- Hà Tĩnh

?Nêu những hiểu biết của em về nhà văn Nguyễn Quang Sáng?

-Giải thích từ khó trong SGK

Đoạn trích chia làm mấy phần?Nêu ý mỗi phần?

? Nhận xét gì về ngôi kể? ngôi kể ấy có tác dụng gì?

Quan sát đoạn truyện kể về nhân vật bé Thu trong những ngày ông Sáu về thăm nhà, tìm những chi tiết kể về lần đầu bé Thu gặp cha?-Bé Thu tròn mắt nhìn. Đó là đôi mắt nhìn như thế nào?(Mở to không chớp, biểu lộ sự ngạc nhiên)-Bé Thu vụt chạy và kêu thét- Đó là những cử chỉ như thế nào?(nhanh , mạnh, biểu lộ ý muốn cầu cứu)Những cử chỉ và tiếng kêu ấy biểu hiện cảm xúc gì của bé Thu tronglúc này?

Nguyễn Quang Sáng sinh năm 1932 ,quê ở An GiangTừ sau 1954 tập kết ra Bắc, viết vănTác phẩm có nhiều thể loại chủ yếu viết về cuộc sống và con người Nam Bộ trong hai cuộc kháng chiến cũng như sau hoà bình.b. Từ khó: 15 từ ở SGK3.Bố cục và ngôi kể:- Bố cục: 3phần+P1:Từ đầu đến “bắt nó về”- Tình trạng cha con anh Sáu trước buổi chia tay.+P2:Tiếp đến:tuột xuống” –Buổi chia tay đầy nước mắt.+P3 còn lại:Anh Sáu ở chiến khu làm chiếc lược ngà và hi sinh.- Ngôi kể:Ngôi thứ nhất,đặt vào nhân vật anh Ba.Tác dụng: tăng độ tin cậy và tính trữ tình của câu truyện.II. Phân tích Văn bản:1. Nhân vật bé Thu:a. Thái độ và tình cảm của bé Thu trong hai ngày đầu.-Nghe gọi con bé giật mình, tròn mắt nhìn. Nó ngơ ngác , lạnh lùng.Con bé thấy lạ quá , mặt nó bỗng tái đi, vụt chạy và kêu thét : má, má.

=>Bé Thu lo lắng và sợ hãi.

*Luyện tập:Phiếu học tập:Trả lời các câu hỏi sau1. Văn bản này sử dụng phương thức biểu đạt nào?Có sự tham gia của phương thức nào khác không?( tự sự và có sự tham gia của miêu tả, lập luận như là các yếu tố bổ sung)

3. Tên truyện : Chiếc lược ngà có liên quan như thế nào đến nội dung câu truyện này?( Chiếc lược ngà là cầu nối tình cảm cha con ông Sáu. Nó

172

Page 173: Giao an ngu van 9  ca nam day du

Bùi Thanh Gòn- GV trường THCS Tân Vịnh- Lộc Hà- Hà Tĩnh

là kỉ vật của người cha vô cùng yêu con để lại cho con trước lúc hi sinh)

*Hoạt động 3 :Củng cố , dặn dò-Kể tóm tắt nội dung truyện.+Về nhà: Nhóm 1(dãy 1): tìm các chi tiết :trong hai ngày tiếp theo thái độ và tình cảm của bé Thu đối với anh Sáu diễn biến như thế nào? Nhóm 2(dãy 2):Tìm hiểu về thái độ và hành động của bé Thu trong buổi chia tay.Nhóm 3(dãy 3):Tìm hiểu các chi tiết về ông Sáu.

Ngày soạn:1-12 Ngày giảng: Tiết 72: CHIẾC LƯỢC NGÀ (T2) Nguyễn Quang SángAMục tiêu bài học:Cảm nhận được tình cha con sâu nặng trong hoàn cảnh éo le của cha con anh Sáu. Nắm được nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật, đặc biệt là nhân vật bé Thu, nghệ thuật xây dựng tình huống truyện bất ngờ mà tự nhiên, lời kể chuyện ở ngôi thứ nhất dung dị, đậm chất Nam Bộ.-Tích hợp với phần Tiếng Việt ở bài kiểm tra phần Tiếng Việt, với phần tập làm văn ở bài ôn tập- Rèn kĩ năng đọc , kể diễn cảm.B- Chuẩn bị:-ảnh chân dung nhà văn Nguyễn Quang Sáng.-Phiếu học tậpCác nhóm chuẩn bị bài theo yêu cầu của giáo viênC-Tổ chức các hoạt động dạy và học*Hoạt động 1:Khởi động1. Tổ chức:2,Kiểm tra:Kể tóm tắt nội dung đoạn trích. Phân tích thái độ và tình cảm của bé Thu trong phút đầu gặp hai người khách lạ. Lí giải nguyên nhân của thái độ ấy?3. Bài mới: Giáo viên tóm tắt nội dung tiết 1- giới thiệu vào bài tiết 2*Hoạt động 2: Đọc hiểu văn bản?Trong hai ngày đêm tiếp theo thái độ và tình cảm của bé Thu đối với anh Sáu diễn ra như thế nào?Nhóm 1 trình bàyKhi mời ông Sáu vào ăn cơm, bé Thu nói như thế nào?Nhận xét gì về cách nói ấy?

a. Thái độ và tình cảm của bé Thu trong hai ngày đầu (tiếp)

-Vô ăn cơm-Cơm chín rồi=>Nói trống không- không chấp nhận ông Sáu là cha.-Khi ông Sáu bỏ trứng cávào chén nó

173

Page 174: Giao an ngu van 9  ca nam day du

Bùi Thanh Gòn- GV trường THCS Tân Vịnh- Lộc Hà- Hà Tĩnh

Trong bữa ăn bé Thu đã có phản ứng gì?

Phản ứng đó cho thấy thái độ của bé Thu đối với ông Sáu như thế nào?

Phản ứng đó có phải là dấu hiệu của đứa trẻ hư không ? tại sao?

Nhóm 2 trình bày?Anh mắt bé Thu ngày ông Sáu đi như thế nào?

Điều đó biểu lộ một nội tâm như thế nào?

Bé Thu phản ứng như thế nào khi nghe ông Sáu nói ‘ Thôi ,ba đi nghe con”?

Đó là tâm trạng như thế nào?

Nhận xét gì về nghệ thuật khắc hoạ nhân vật bé Thu trong đoạn trích trên? Từ đó bé Thu hiện lên với tính cách gì trong cảm nhận của em?

? Vì sao người thân mà ông Sáu khao khát được gặp nhất chính là đứa con? Tìm chi tiết miêu tả cảnh ông Sáu lần đầu trông thấy con-lúc ấy tâm trạng của ông như thế nào?

?Hình ảnh ông Sáu khi bị con khước từ được miêu tả như thế nào?Tâm trạng của ông ra sao?

,nó hất cái trứng ra, cơm văng tung toé cả mâm.Ông Sáu đánh nó, nó sang bà ngoại , khóc.=>Nó cự tuyệt một cách quyết liệt hơn trước tình cảm của ông Sáu.-Không phải là đứa bé hư vì bé Thu không chấp nhận một người khác với cha mình trong tấm ảnh =>Chứng tỏ tình cảm thương yêu của nó với cha.b. Thái độ và hành động của bé Thu trong buổi chia tay- Cái nhìn không ngơ ngác, không lạnh lùng ,nó nhìn với vẻ nghĩ ngợi sâu xa=>Tâm lí thăng bằng, không còn lo lắng sợ hãi nữa.-Nó bỗng kêu thét lên : “Ba..a..ba..a” ,nhanh như sóc, nó thót lên và dang tay ôm chặt lấy cổ ba nó, nói trong tiếng khóc.-Nó hôn ba nó…-Ôm chầm lấy ba nó, mếu máo…=>Tình yêu nỗi nhớ, niềm ân hận, nuối tiếc của bé Thu bị dồn nén lâu nay bùng ra mạnh mẽ, hối hả ,cuống quýt, mãnh liệt ào ạt.*Miêu tả dáng vẻ ,lời nói cử chỉ. để bộc lộ nội tâm kết hợp bình luận về nhân vật=>Bé Thu: hồn nhiên chân thật trong tình cảm, mãnh liệt trong tình yêu thương.2. Nhân vật ông Sáu -Từ tám năm nay ông chưa một lần gặp mặt đứa con gái đầu lòng mà ông vô cùng thương nhớ.Gọi “Thu ! Con.”, vừa bước , vừa khom người đưa tay chờ đón con.=>Vui và tin đứa con sẽ đến với mình.-Đứng sững, nỗi đau đớn khiến mặt anh sầm lại, hai tay buông xuống như bị gãy.->Buồn bã ,thất vọng.-Nhìn con ,khe khẽ lắc đầu cười. Khi

174

Page 175: Giao an ngu van 9  ca nam day du

Bùi Thanh Gòn- GV trường THCS Tân Vịnh- Lộc Hà- Hà Tĩnh

?Ông Sáu đã có những biểu hiện gì khi bé Thu phản ứng trước và trong bữa cơm??Từ những biểu hiện đó nỗi lòng nào của ông được bộc lộ?

Theo dõi đoạn truyện kể về ngày ông Sáu ra đi.?Em nghĩ gì về đôi mắt anh Sáu nhìn con và nước mắt của người cha lúc chia tay?

Khi ở chiến khu ông Sáu có những suy nghĩ và việc làm như thế nào?

Những suy nghĩ và việc làm ấy thể hiện tình cảm của ông đối với con như thế nào?

con hất miếng trứng cá, anh vung tay đánh, hét lên.=>Tình yêu thương của người cha trở nên bất lực.Ông buồn vì tình yêu thương của người cha chưa được con đền đáp.-Nhìn con với đôi mắt trìu mến lẫn buồn rầu, một tay ôm con ,một tay lau nước mắt rồi hôn lên mái tóc con=>Đó là đôi mắt giàu tình yêu thương và độ lượng, đó là nước mắt sung sướng, hạnh phúc của người cha cảm nhận được tình ruột thịt từ con mình.-ở chiến khu: ân hận vì đã đánh con, tự mình làm chiếc lược ngà, tẩn mẩn khắc từng nét “Yêu nhớ tặng Thu con của ba”. Lúc sắp qua đời móc cây lược, nhìn bác Ba hồi lâu.=>Nhớ con, giữ lời hứa với con. Ông là người cha có tình yêu thương con sâu nặng. Một người cha yêu con đến tận cùng.

*Tổng kết-Luyện tập?Đọc đoạn trích em cảm nhận được vẻ đẹp nào của tình cha con của bé Thu?Từ đó giá trị tình cảm nào của con người được khẳng định trong chiến tranh??Để thể hiện các nhân vật và thái độ của mình nhà văn đã có cách kể chuyện như thế nào?-Một học sinh đọc Ghi nhớ

-Tình cha con sâu nặng, bền chặt dù trong hoàn cảnh éo le.Trong chiến tranh, những giá trị tình cảm của con người càng trở nên thắm thiết , bền chặt.-Cách kể tự nhiên, giản dị, kết hợp nhiều phương thức biểu đạt.

*Ghi nhớ: SGK *Củng cố ,dặn dò:-Hệ thống lại nội dung bài.-Chuẩn bị bài : Ôn tập Tiếng Việt.-Chuẩn bị kiểm tra Tiếng Việt, kiểm tra về thơ và truyện hiện đại.

Ngày soạn:2-12Ngày giảng:

Tiết 73: Ôn tập Tiếng Việt (Các phương châm hội thoại…cách dẫn gián tiếp)

175

Page 176: Giao an ngu van 9  ca nam day du

Bùi Thanh Gòn- GV trường THCS Tân Vịnh- Lộc Hà- Hà Tĩnh

A.Mục tiêu bàI học1. Hệ thống hóa những kiến thức tiếng Việt đã học ở học kì I lớp 9.2. Tích hợp các văn bản văn và các bài Tập làm văn đã học.3. Rèn luyện các kĩ năngtổng hợp về sử dụng tiếng Việt trong nói và viết.B. Chuẩn bị:1. Hợp đồng học tập.2.Bảng phụ, phiếu học tập.C.Tiến trình bài dạy:*Hoạt động 1: Khởi động1. Tổ chức

2. Kiểm tra: Kiểm tra 15 phútĐề bài : Câu 1 : Điền các thành ngữ vào sau các phần giải thích sau:A, Cảnh sống tù túng , bó buộc, mất tự do là …………………………………………B,Cảnh sống không nhà cửa, dãi dầu ,khổ cực là………………………………………C, Mọi việc bắt đầu đều khó khăn là…………………………………………………... Câu 2 :Đọc lời thoại sau của Sùng Bà nói với Thị Kính: Ôi chao ơi là mặt! Chém bổ băm vằm xả xích mặt!A, Tìm những từ ngữ nổi bật trong lời thoại thể hiện tính cách của nhân vật Sùng Bà.B, Từ ngữ đó biểu hiện?a.Sự đau đớn trong nội tâm nhân vật.b.Sự đay nghiến ,ngoa ngoắt, biểu hiện sự xung đột sâu sắc.c.Sự nóng giận tức thời của nhân vật.Đáp án:Câu 1: 4,5 điểm(điền đúng mỗi thành ngữ: 1,5 điểm)A,Cá chậu chim lồng.B,Màn trời chiếu đất.C,Vạn sự khởi đầu nan.Câu 2A.Từ ngữ nổi bật trong lời thoại của Sùng bà: chém, bổ, băm, vằm , xả, xích (mặt) (4 điểm)B,(chọn b) (1,5 điểm) 3. Bài mới:*Hoạt động 2Giao hợp đồng cho học sinh-Nhóm 1:nêu các phương châm hội thoại đã học? Cho ví dụ. Làm bài tập

I. Ôn tâp lí thuyết1. Các phương châm hội thoại:a, Phương châm về lượng

176

Page 177: Giao an ngu van 9  ca nam day du

Bùi Thanh Gòn- GV trường THCS Tân Vịnh- Lộc Hà- Hà Tĩnh

1.-Nhóm 2:Xưng hô trong hội thoại là gì? Cho ví dụ. Làm bài tập 2-Nhóm 3:Cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp là gì? Cho ví dụ . Làm bài tập 3

*Các nhóm thảo luận sau đó cử đại diện lên trình bày.các thành viên trong lớp đóng góp ý kiến bổ sung. _Giáo viên kết luận

*các nhóm trình bày bài tập của nhóm mình. -Các nhóm khác nhận xét-Giáo viên kết luận.

b,Phương châm về chấtc, Phương châm quan hệd,Phương châm cách thứce, Phương châm lịch sự2.Xưng hô trong hội thoại-Người nói cần căn cứ vào đặc điểm của tình huống giao tiếp để xưng hô cho thích hợp.3. Cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếpa, Dẫn trực tiếpb. Dẫn gián tiếp.II. Luyện tập1. Bài tập 1Trong giờ Vật lí, thầy giáo hỏi một học sinh :-Em cho thầy biết sóng là gì?Học sinh giật mình , trả lời:-Thưa thầy "Sóng "là bài thơ của Xuân Quỳnh ạ!2. Bài tập 2- Khi xưng hô ,người nói tự xưng mình một cách khiêm nhường là "xưng khiêm "và gọi người đối thoại một cách tôn kính gọi là " hô tôn ".Ví dụ:-Vua tự xưng là "quả nhân "(người kém cỏi ) để thể hiện sự khiêm tốn và gọi các nhà sư là "cao tăng "để thể hiện sự tôn kính.-Các nhà nho tự xưng là "hàn sĩ ", "kẻ hậu sinh " và gọi người khác là "tiên sinh ".3. Bài tập 3.*Chuyển thành lời dẫn gián tiếpVua Quang Trung hỏi Nguyễn Thiếp là quân Thanh sang đánh, nếu nhà vua đem binh ra chống cự thì khả năng thắng thua như thế nào.Nguyễn Thiếp trả lời rằng bấy giờ trong nước trống không, lòng người tan rã, quân Thanh ở xa tới ,không biết tình hình quân ta yếu hay mạnh, không hiểu rõ nên đánh hay nên giữ

177

Page 178: Giao an ngu van 9  ca nam day du

Bùi Thanh Gòn- GV trường THCS Tân Vịnh- Lộc Hà- Hà Tĩnh

ra sao, vua Quang Trung ra Bắc không quá mười ngày quân Thanh sẽ bị dẹp tan.*Nhận xét-Trong lời thoại ở đoạn trích nguyên văn: vua Quang Trung xưng "Tôi " (ngôi thứ nhất ), Nguyễn Thiếp gọi vua là "Chúa công "(ngôi thứ hai )-Trong lờidẫn gián tiếp :Người kể gọi vua Quang Trung là "nhà vua ", "vua Quang Trung " (ngôi thứ ba )

* Hoạt động 3 Củng cố dặn dò-Hệ thống toàn bài._Hướng dẫn học bài: Ôn tập kiến thức , làm lại các bài tập.-Giờ sau kiểm tra viết.

Ngày soạn:3-12Ngày dạy: Tiết 74 KIỂM TRA TIẾNG VIỆT

A. Mục tiêu cần đạt 1. Đánh giá kết quả học tập của học sinh về kiến thức Tiếng Việt đã học ở học kì I.2. Rèn kĩ năng sử dụng Tiếng Việt trong việc viết văn và giao tiếp xã hội.3. Giáo dục ý thức tự giác khi làm bài kiểm tra.B. Chuẩn bị:Giáo viên :Đề và đáp án.Học sinh: Ôn tập kiến thức.C. Tổ chức các hoạt động dạy và học:*Hoạt động 1 Khởi động 1. Tổ chức2. Kiểm tra:3. Bài mới:Hoạt động2* Giáo viên giaođề bài cho học sinh.Học sinh nhận đề và làm bàiĐỀ BÀIPhần trắc nghiệmCâu 1:Có năm phương châm hội thoai sau:A. Phương châm về lượngB. Phương châm về chất CPhương châm quan hệ

178

Page 179: Giao an ngu van 9  ca nam day du

Bùi Thanh Gòn- GV trường THCS Tân Vịnh- Lộc Hà- Hà Tĩnh

D. Phương châm cách thứcE. Phương châm lịch sựĐúng hay sai?Câu 2: Thế nào là phương châm về lượng?A. Khi giao tiếp cần nói cho có nội dung, nội dung của lời nói phải đúng yêu cầu của giao tiếp, không thiếu , không thừa.B. Khi giao tiếp cần nói đúng vào đề tài tránh lạc đề.C. Khi giao tiếp cần nói tế nhị và tôn trọng người khác .Câu 3Thành ngữ : "Dây cà ra dây muống " dùng để chỉ những cách thức nói như thế nào?A. Nói ngắn gọn.B. Nói rành mạchC. Nói mơ hồ .Câu 4Em chọn cách nói nào sau đây để thể hiện phương châm lịch sự trong giao tiếp?A. Bài thơ của anh dở lắm.A1. Bài thơ của anh chưa được hay lắm.B. Anh mở cho tôi cái cửa.B1. Anh có thể mở giúp tôi cái cửa được không?Câu 5 :Hai câu hội thoại trong truyện "Lợn cưới áo mới "- Bác có thấy con lợn cưới của tôi chạy qua đây không?-Từ lúc tôi mặc cái áo mới này tôi chẳng thấy con lợn nào chạy qua đây cả!Đã không tuân thủ phương châm hội thoại nào?A. Phương châm về lượng B Phương châm về chất.C. Phương châm lịch sự.Câu 6.Điền Từ ngữ thích hợp vào các cách giải thích sau:a, Đường thành và hào nước bao quanh một địa điểm để phòng vệ là từ……………….b,Nơivuachúaởlàtừ………………………………………………………………….c, Nơi chôn cất vua chúa ,vĩ nhân lúc chết là từ……………………………………….d, Người làm việc trong công sở ,trong cơ quan nói chung là từ………………………….Phần II Tự luận1. Hai câu thơ sau sử dụng biện pháp tu từ gì? Phân tích ý nghĩa của biện pháp tu từ đó. Ông Trời nổi lửa đằng đông Bà Sân vấn chiếc khăn hồng đẹp thay ! (Trần Đăng Khoa)

179

Page 180: Giao an ngu van 9  ca nam day du

Bùi Thanh Gòn- GV trường THCS Tân Vịnh- Lộc Hà- Hà Tĩnh

2.Viết một đoạn văn ngắn theo cách diễn dịch (nội dung tự chọn) trong đoạn có sử dụng một thành ngữ.*Đáp án I. Phần trắc nghiệm: 3 điểm (Mỗi câu đúng cho 0,5 điểm)Câu 1:Đúng.Câu 2: BCâu 3: CCâu 4:A1, B1Câu 5:ACâu 6:-a, :Thành trìb,cung đìnhc,lăng tẩmd, công chứcII. Phần tự luận1. Câu 1 (3 điểm )-Hai câu thơ sử dụng biện pháp nhân hóa (1 điểm ).-Biện pháp nhân hóa trong hai câu thơ đã tạo nên hình ảnh sinh động của sự vật khi trời chuyển mưa. Những sự vật tưởng như vô tri vô giác nhưng trở nên cụ thể , sống động, mang đầy hình ảnh và màu sắc trong cảm nhận của người đọc. (2 điểm )2. Câu 2 (4 điểm )-Viết đúng đoạn văn diễn dịch: 2 điểm.-Đoạn có đủ nội dung :1 điểm -Trong đoạn sử dụng 1 thành ngữ :1 điểm.*Hoạt động 3 :1. Thu bài.2. Nhận xét giờ kiểm tra.3. Hướng dẫn học bài: Ôn tập lại tòan bộ kiến thức tiếng Việt đã học ở học kì I

Ngày soạn:5-12Ngày dạy: Tiết 75 KIỂM TRA VỀ THƠ VÀ TRUYỆN HIỆN ĐẠI

A. Mục tiêu cần đạt1. Trên cơ sở học sinh tự ôn tập, nắm vững văn bản, giá trị nội dung và nghệ thuật của các văn bản thơ , truyện hiện đại đã học từ tuần 10 đến tuần 15 để làm bài kiểm tra viết 1 tiết tại lớp. Qua đó đánh giá kết quả học tập của các em về kiến thức, kĩ năng , thái độ.2. Tích hợp kiến thức Tiếng Việt và Tập làm văn.B. Chuẩn bị:Hướng dẫn học sinh tự ôn tập kiến thức.C. Tổ chức các hoạt động dạy và học:

180

Page 181: Giao an ngu van 9  ca nam day du

Bùi Thanh Gòn- GV trường THCS Tân Vịnh- Lộc Hà- Hà Tĩnh

*Hoạt động 1 Khởi động1. Tổ chức:

2.Kiểm tra:3. Học sinh làm bài kiểm tra:* Hoạt động 2:Giáo viên giao đề cho học sinh.Học sinh làm bài , giáo viên giám sát Đề bài

Phần trắc nghiệm : Hãy chọn phương án trả lời em cho là đúng.Câu 1: Bài thơ Đồng chí được viết theo thể thơ nào ?A. Thất ngôn bát cú đường luật.B. Tự do.C. Lục bát. D. Tám chữ.Câu 2 : Chủ đề bài thơ Đồng chí là gì ?A. Ca ngợi tình đồng chí keo sơn gắn bó giữa những người lính Cụ Hồ trong cuộc kháng chiến chống Pháp.B. Tình đoàn kết gắn bó giữa hai anh bộ đội cách mạng.C. Sự nghèo túng , vất vả của những người nông dân mặc áo lính. D. Vẻ đẹp của hình ảnh " đầu súng trăng treo "Câu 3: Những biện pháp nghệ thuật nào đã được sử dụng trong hai câu thơ: Mặt trời xuống biển như hòn lửa Sóng đã cài then đêm sập cửa.A. So sánh.B. So sánh và ẩn dụ.C. Hoán dụ.D. Phóng đại và tượng trưng.Câu 4: Từ ngữ sáng tạo và biểu cảm nhất trong bài thơ Bếp lửa và Anh trăng là từ nào trong số các từ sau: Bếp lửa ánh trăng1. Chờn vờn.2. Nồng đợm.3. Sống mũi còn cay.4. Dai dẳng.5. ấp iu6. Hoài.

1.Tri kỉ2. Hồn nhiên.3. Tình nghĩa.4. Rưng rưng.5. Im phăng phắc.6. Giật mình.

Câu 5. Vì sao hình ảnh bếp lửa lại trở thành kì diệu , thiêng liêng đối với nhà thơ Bằng Việt ?A. Gắn với người bà cũng rất lì diệu thiêng liêng.B. Gắn với kí ức tuổi thơ kì diệu thiêng liêng.

181

Page 182: Giao an ngu van 9  ca nam day du

Bùi Thanh Gòn- GV trường THCS Tân Vịnh- Lộc Hà- Hà Tĩnh

C. Gắn với những tháng năm gian khổ mà vui thời kháng chién chống Pháp.D. Tổng hợp cả 3 ý trên.Câu 6. Vì sao Nguyễn Duy lại giật mình khi nhìn vầng trăng im phăng phắc?A. Ân hận tự trách mình đã sớm quên quá khứ- những ngày gian nan mà hào hùng thời đánh Mĩ.B. Tự thấy mình bội bạc với những đồng đội đã hi sinh cho hòa bình hạnh phúc hôm nay.C. Lương tâm thức tỉnh, giày vò bản thân có đèn quên trăng, có mới nới cũ.D. Tổng hợp những ý trên.Phần tự luận:Phân tích vẻ đẹp của nhân vật anh thanh niên trong truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long (Đoạn trích đã học).Đáp án:Phần trắc nghiệm:Câu 1; B.Câu 2: ACâu 3:BCâu 4:-Bài Bếp lửa:Âp iu-Bài Anh trăng:Giật mìnhCâu 5: DCâu 6: D

Tự luận: (6đ)+ Giới thiệu: (1 điểm)- Tác phẩm, tác giả, nhân vật trong tác phẩm- Vẻ đẹp của anh thanh niên+ Phân tích phẩm chất của anh thanh niên (4 điểm)- Say mê, có tinh thần trách nhiệm với nghề nghiệp. Công việc thầm lặng mà cần thiết cho xã hội- con người- Sôi nổi, cởi mở chân thành yêu đời với mọi người. Sống ngăn nắp khoa học.- Khát khao được đọc sách, được học tập.- Khiêm tốn, lịch sự, tế nghị, luôn quan tâm đến người khác.+ Bài học liên hệ bản thân (1 điểm)

*Hoạt động 3 Củng cố dặn dò1. Thu bài, nhận xét giờ kiểm tra.2. Hướng dẫn học bài: -Ôn tập lại các bài đã học.-Chuẩn bị bài: Cố hương.

Ngày soạn:7-12Ngày day: TUẦN 16-BÀI 15 -16

182

Page 183: Giao an ngu van 9  ca nam day du

Bùi Thanh Gòn- GV trường THCS Tân Vịnh- Lộc Hà- Hà Tĩnh

Tiết 76 CỐ HƯƠNG(T1) Lỗ TấnA. Mục tiêu cần đạt:1. Hướng dẫn học sinh đọc kể tóm tắt văn bản, tìm hiểu tác giả và hoàn cảnh sáng tác, ngôi kể, bố cục của văn bản. Từ đó cảm nhận được nhân vật " tôi " trên đường trở về quê cũ.2. Tích hợp với Tiếng Việt và Tập làm văn ở bài Ôn tập.3. Rèn kĩ năng đọc, kể , phân tích tâm trạng nhân vật.B. Chuẩn bị:-ảnh chân dung Lỗ Tấn.Tập "Tuyển tập truyện ngắn Lỗ Tấn"C. Tổ chức các hoạt động dạy và học.*Hoạt động 1: Khởi động1. Tổ chức2. Kiểm tra:-Tóm tắt ngắn gọn truyện ngắn Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang SángQua tất cả những cử chỉ ,lời nói của bé Thu trong những ngày ông Sáu ở nhà và ngày ông Sáu ra đi, trong cảm nhận của em Thu là một em bé như thế nào?3. Vào bài mới* Hoạt động 2 Đọc hiểu văn bản.

-Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc bài.

? Hãy tóm tắt ngắn gọn nội dung văn bản.

Giới thiệu ảnh Lỗ Tấn và Tuyển tập truyện ngắn Lỗ Tấn.?Dựa vào phần giới thiệu ở SGK, em hãygiới thiệu về Lỗ Tấn

-Giải thích từ khó SGK?Văn bản có bố cục mấy phần? Nêu ý mỗi phần.

I . Tiếp xúc văn bản1. Đọc bài-Đọc Tóm tắt:Sau hai mươi năm xa quê, nhân vật "tôi " trở về thăm làng cũ. So với những ngày trước cảnh vật và con người thật tàn tệ , nghèo hèn.Mang nỗi buồn thương nhân vật "tôi "rời cố hương ra đi với ước vọng cuộc sống làng quê mình sẽ được đổi thay.2. Tìm hiểu chú thích.a, Tác giả:Lỗ Tấn (1881-1936) là nhà văn nổi tiếng của Trung Quốc.Công trình nghiên cứu và tác phẩm văn chương của ông rất đồ sộ.b, Từ khó SGK3. Bố cục:Ba phần-Phần 1 : đến "tôi đang làm ăn sinh sống " Tình cảm và tâm trạng của

183

Page 184: Giao an ngu van 9  ca nam day du

Bùi Thanh Gòn- GV trường THCS Tân Vịnh- Lộc Hà- Hà Tĩnh

?Nhận xét gì về cách kể?

?Truyện được kể ở ngôi thứ mấy?tác dụng của ngôi kể đó đối với vă bản.

Truyện gồm những nhân vật nào? Tìm những hình ảnh nghệ thuật có ý nghĩa đặc biệt trong truyện?

"tôi "trên đường về quê.b, Phần 2: đến"sạch trơn như quét" Tình cảm và tâm trạng của "tôi "trong những ngày ở quê,cuộc gặp gỡ với Nhuận Thổ,chị Hai Dương.c, Phần 3:còn lại :Tâm trạng và ý nghĩ của " tôi "trên đường rời quê.*cách kể theo trình tự thời gian, với sự thay đổi không gian, đan xen quá khứ với hiện tại=>kết cấu như vậy cũng góp phần làm nổi rõ chất trữ tình biểu cảm và triết lí trong dòng tự sự của truyện.4.Ngôi kể: Chọn ngôi kể thứ nhất làm tăng đậm chất trữ tình của truyện.(nhưng không đồng nhất "tôi" với tác giả )5. Nhân vật và hình ảnh nghệ thuật rất đặc biệt trong truyện:-Nhân vật:"tôi ", Nhuận Thổ, chị Hai Dương, Bé Hoàng,ThủySinh,những người làng.-Hai hình ảnh:+Hình ảnh "cố hương"+hình ảnh con đườngĐó là hai hình ảnh giàu ý nghĩa biểu cảm và ý nghĩa biểu trưng.

*Hoạt động3 Củng cố dặn dò1. Kể tóm tắt truyện.2. Hướng dẫn học bài: Chuẩn bị nội dung các câu hỏi trong bài.

Ngày soạn:8-12Ngày dạy: TUẦN 16-BÀI 15 -16

Tiết 77 CỐ HƯƠNG( T2) Lỗ TấnA. Mục tiêu cần đạt:1. Hướng dẫn học sinh đọc kể tóm tắt văn bản, tìm hiểu tác giả và hoàn cảnh sáng tác, ngôi kể, bố cục của văn bản. Từ đó cảm nhận được nhân vật " tôi " trên đường trở về quê cũ,những ngày ở cố hương . Tinh thần phê phán xã hội cũ , nỗi buồn thương cho quê hương .2. Tích hợp với Tiếng Việt và Tập làm văn ở bài Ôn tập.3. Rèn kĩ năng đọc, kể , phân tích tâm trạng nhân vật.B. Chuẩn bị:

184

Page 185: Giao an ngu van 9  ca nam day du

Bùi Thanh Gòn- GV trường THCS Tân Vịnh- Lộc Hà- Hà Tĩnh

-ảnh chân dung Lỗ Tấn.Tập "Tuyển tập truyện ngắn Lỗ Tấn"C. Tổ chức các hoạt động dạy và học.*Hoạt động 1: Khởi động1. Tổ chức2. Kiểm tra: Kể tóm tắt truyên Cố hương, Nêu nhận xét về ngôi kể,trình tự kể .3. Bài mới*Hoạt động 2 Đọc hiểu văn bản (tiếp)1. Theo dõi phần đầu văn bản , cho biết:

a, Cảnh làng trong con mắt người trở về sau hai mươi năm xa cách đã hiện ra như thế nào?

b, Cảnh đó dự báo một cuộc sống như thế nào đang diễn ra nơi cố hương ?

c, Trước cảnh ấy , tiếng nói nào vang lên trong nội tâm người trở về?

d,Em đọc được cảm giác nào của nhân vật từ tiếng nói vọng nội tâm này?

Từ đó , tình cảm nào của người trở về đối với cố hương được bộc lộ?

2. a, Chuyến về quê lần này của nhân vật "tôi" có gì đặc biệt?

b, Điều đó gợi liên tưởng đến hiện thực cuộc sống như thế nào ở cố hương?

3. Nhận xét nghệ thuật kể chuyện trong phần truyện này?

II.Phân tích1.Trên đường trở về thăm quê cũ Đang độ giữa đông ; xa gần thấy thấp thoáng mấy thôn xóm tiêu điều , hoang vắng , nằm im lìm dưới vòm trời màu vàng úa.Tàn tạ, nghèo khổ.

A, đây thật có phải là làng cũ mà hai mươi năm trời nay tôi hằng ghi lấy hình ảnh trong kí ức không?

Ngạc nhiên , chua xót

Yêu quê đến độ xót xa cho sự nghèo khổ của làng quê mình.

Sau hơn hai mươi năm xa quê : ý định là để từ giã nó lần cuối cùng ; vĩnh biệt ngôi nhà yêu dấu và từ giã làng cũ thân yêu , đem gia đình đến nơi đất khách tôi đang làm ăn sinh sống .Cuộc sống nơi quê ngày một nghèo khó khiến nhiều gia đình buộc phải rời làng đi nơi khác để tìm cách sinh sống .Sự gia tăng yếu tố miêu tả và biểu cảm giúp cho chỉ trong một đoạn văn ngắn mà vừa tái hiện hình ảnh của làng quê , vừa bộc lộ xúc động của lòng người.Tiêu điều, xơ xác và đáng thương ,

185

Page 186: Giao an ngu van 9  ca nam day du

Bùi Thanh Gòn- GV trường THCS Tân Vịnh- Lộc Hà- Hà Tĩnh

4. Từ đó , hình ảnh cố hương đă hiện lên như thế nào trong con mắt và tấm lòng người về thăm quê.

đáng thất vọng.

2. Những ngày " tôi" ở cố hươngTheo dõi phần văn bản tiếp theo :

1.Những ngày ở quê , nhân vật "tôi" đă gặp nhiều người quen cũ, trong đó , cuộc gặp với nhân vật nào được kể nhiều nhất?

2.Mối quan hệ của nhân vật tôi với Nhuận Thổ đựoc kể trong những thời điểm nào?

3. Trong kí ức "tôi ":a, Hình ảnh Nhuận Thổ xưa gắn với cảnh tượng nào?Tại sao nhân vật "tôi " lại gọi đó là một cảnh tượng thần tiên?

Khi đó hình ảnh Nhuận Thổ như thế nào?

Trong tâm trí nhân vật "tôi "người bạn ấy như thế nào?

Trong quan sát của người trở về sau hai mươi năm, hình ảnh Nhuận Thổ như thế nào?

Nhuận Thổ và chị Hai Dương.

-Nhuận Thổ thời qúa khứ '-Nhuận Thổ thời hiện tại

Một vầng trăng tròn vàng thắm treo lơ lửng trên nền trời xanh đậm ….chạy mất.=>Đó là một cảnh tượng sáng sủa, dấu hiệu của cuộc sống thanh bình và hạnh phúc nơi làng quê, giờ chỉ còn trong giấc mơ.-Nhuận Thổ : Khuôn mặt tròn trĩnh, da bánh mật, đầu đội mũ lông chiên bé tí tẹo, cổ đeo vòng bạc sáng loáng.Thấy ai là bẽn lẽn, chỉ không bẽn lẽn với một mình tôi thôi.Bẫy chim sẻ rất tài, biết nhiều chuyện lạ lùng lắm.=>một chú bé khôi ngô, khỏe mạnh,hồn nhiên ,hiểu biết, nhanh nhẹn, gần gũi và nhiều tình cảm, có tình bạn thân thiện, bình đẳng.-Sau hai mươi năm:Khuôn mặt vàng sạm, lại có thêm những nếp răn sâu hoắm, mi mắt viền đỏ húp mọng lên, mũ rách tươm, áo bông mỏng dính,người co ro cúm rúm, bàn tay thô kệch nặng nề, nứt nẻ

186

Page 187: Giao an ngu van 9  ca nam day du

Bùi Thanh Gòn- GV trường THCS Tân Vịnh- Lộc Hà- Hà Tĩnh

Em có nhận xét gì về nhân vật Nhuận Thổ hiện tạo qua các chi tiết trên?Nguyên nhân của sự thay đổi đó là gì?

?Trong kí ức của nhân vật "tôi ", chị Hai Dương là người như thế nào?cách gọi ngày trước có ý nghĩa gì?

Hai mươi năm sau người phụ nữ ấy xuất hiện trước nhân vật "tôi "với bộ dạng, lời nói,hành động như thế nào?

?Em có nhận xét gì về sự thay đổi này? Những thay đổi ấy đã tạo ra một con người như thế nào?

?Kể về hai con người ở quê, người kể chuyện muốn ta hiểu gì về cuộc sống đang diễn ra nơi cố hương của ông?Thái độ của ông đối với cuộc sống ấy như thế nào?

Chào rất rành mạch "Bẩm ông"Lại xin tất cả các đống tro..=>Thay đổi toàn diện theo chiều hướng xấu, kì lạ nhất là thay đổi tính nết :trở nên tự ti, tham lam.Nhuận Thổ hiện tại già nua,tiều tụy,hèn kém.Sự thay đổi có nguyên nhân từ cách sống lạc hậucủa người nông dân, từ hiện thực đen tối của xã hội áp bức.*Nhân vật chị Hai Dương:-Trước đây gọi là nàng Tây Thi đậu phụ:Cách gọi bộc lộ tình cảm thân thiện với người phụ nữ láng giềng từng là một người đẹp người ,đẹp nết.-Hai mươi năm sau:Một người đàn bà trên dưới năm mươi tuổi, lưỡng quyền nhô ra, môi mỏng dính, hai tay chống nạnh, chân đứng chạng ra giống hệt cái com pa"Ai chà! Anh bây giờ làm quan rồi,..Hừ! chẳng cái gì giấu được chúng tôi đâu!Miệng lẩm bẩm, tiện taygiật luôn đôi bít tất tay của mẹ tôi giắt vào lưng quần ,cút thẳng.=>Thay đổi toàn diện cả hình dạng lẫn tính tình -Đó là biểu hiện suy thoái của lối sống và đạo đức ở làng quê.Những thay đổi ấy đã tạo ra một con người xấu xí tham lam, trơ trẽn đến độ lưu manh, mất hết vẻ lương thiện của người nhà quê.*Kể về hai con ngườ ở quê đã thay đổi hoàn toàn, người kể muốn ta hiểu:Cuộc sống quẩn quanh, bế tắc, nghèo khổ khiến làng quê ngày một tàn tạ, con người ngày một khổ sở, hèn kém và bất lương.Từ đó bộc lộ nỗi xót thương, bất lực và căm ghét xã hội lúc bấy giờ.

Hoạt động 3 Củng cố dặn dò:

187

Page 188: Giao an ngu van 9  ca nam day du

Bùi Thanh Gòn- GV trường THCS Tân Vịnh- Lộc Hà- Hà Tĩnh

1.Giáo viên hệ thống toàn bộ nội dung vừa học.2. Hướng dẫn học bài:Tìm hiểu tiếp:khi rời cố hương.

Ngày soạn:8-12Ngày dạy TUẦN 16-BÀI 15 -16

Tiết 78 CỐ HƯƠNG(T3) LỖ TẤNA. Mục tiêu cần đạt:1. Hướng dẫn học sinh đọc kể tóm tắt văn bản, tìm hiểu tác giả và hoàn cảnh sáng tác, ngôi kể, bố cục của văn bản. Từ đó cảm nhận được nhân vật " tôi " trên đường trở về quê cũ,những ngày ở cố hương . Tinh thần phê phán xã hội cũ , nỗi buồn thương cho quê hương .2. Tích hợp với Tiếng Việt và Tập làm văn ở bài Ôn tập.3. Rèn kĩ năng đọc, kể , phân tích tâm trạng nhân vật.B. Chuẩn bị:-ảnh chân dung Lỗ Tấn.Tập "Tuyển tập truyện ngắn Lỗ Tấn"C. Tổ chức các hoạt động dạy và học.*Hoạt động 1: Khởi động1. Tổ chức2. Kiểm tra :Những ngày ở quê, nhận vật "tôi "gặp gỡ những ai? Cảm nhận về những nhân vật ấy như thế nào?3. Bài mới*Hoạt động 2 Đọc hiểu văn bản (tiếp)?Vì sao khi rời cố hương, nhân vật tôi lai cảm thấy lòng tôi không một chút lưu luyến và vô cùng ngột ngạt?

Khi rời cố hương , nhân vật tôi mong ước điều gì?

?Trong niềm hi vọng của nhân vật tôi, xuất hiện một cảnh tượng như thế nào?

3. Khi rời cố hương:-Cố hương bây giờ chỉ còn là xơ xác nghèo hèn,xa lạ từ cảnh vật đến con người.-Mong cho thế hệ con cháu không bao giờ cách bức nhau, không phải chạy vạy như tôi, không phải khốn khổ mà đần độn như Nhuận Thổ, không phải khốn khổ mà tàn nhẫn như người khác. chúng nó cần phải sống một cuộc đời mới. Đó là làng quê tươi đẹp, con người sống tử tế với nhau- Trong niềm hi vọng, xuất hiện cảnh tượng:Một cánh đồng cát, màu xanh biếc, cạnh bờ biển,trên vòm trời xanh đậm, treo lơ lửng một vừng

188

Page 189: Giao an ngu van 9  ca nam day du

Bùi Thanh Gòn- GV trường THCS Tân Vịnh- Lộc Hà- Hà Tĩnh

?Em hiểu ý nghĩ cuối cùng của nhân vật "Tôi " như thế nào?

Ông mong muốn điều gì?

trăng tròn vàng thắm.=>Đó là ước mong yên bình ấm no cho làng quê.*ý nghĩ cuối cùng của nhân vật "tôi": Trên mặt đất vốn làm gì có đường. Người ta đi mãi thì thành đường thôi.=>Hình ảnh ẩn dụ, cũng như những con đường trên mặt đất,mọi thứ trong cuộc sống này không tự có sẵn. Nhưng nếu muốn, bằng sự cố gắng và kiên trì con người sẽ có tất cả.-Tác giả muốn thức tỉnh người dân làng mình không cam chịu cuộc sống nghèo hèn, áp bức.Ông tin ở thế hệ con cháu sẽ mở đường đến ấm no hạnh phúc cho quê hương.III. Tổng kếtGhi nhớ SGK.

*Hoạt động 3 Luyện tập (thảo luận nhóm)Trả lời các câu hỏi sau:1. Đọc truyện Cố hương em cảm nhận được một bức tranh làng quê như thế nào? Từ đó tình cảm ,tư tưởng nào của người kể chuyện đối với làng quê và hiện thực xã hội lúc bấy giờ được bộc lộ?2 .Em hiểu gì về Lỗ Tấn từ ước vọng đổi đời cho quê hương của ông?Ươc vọng đó có trở thành hiện thực trên đất nước của ông của ông hay không?3. Em mong ước gì cho làng quê của mình?* Hoạt động 4 Củng cố dặn dò.-Hệ thống kiến thức toàn bài.-Hướng dẫn về nhà:Chuẩn bị bài Những đứa trẻ.

Ngày soạn:9-12Ngày dạy: Tiết 79 ÔN TẬP TẬP LÀM VĂN (T1)

A. Mục tiêu cần đạt:1. Hệ thống hóa kiến thức về Tập làm văn đã học.2. Tích hợp với Tiếng Việt và Văn.3. Rèn kĩ năng tổng hợp kiến thức.B. Chuẩn bị:-Giáo viên :Hợp đồng học tập.-Học sinh:Chuẩn bị các câu hỏi và bài tập trong SGK.C. Tổ chức các hoạt động dạy và học:*Hoạt động 1 Khởi động1. Tổ chức:

189

Page 190: Giao an ngu van 9  ca nam day du

Bùi Thanh Gòn- GV trường THCS Tân Vịnh- Lộc Hà- Hà Tĩnh

2. Kiểm tra(Kết hợp trong giờ )3. Bài mới:* Hoạt động2:Ôn tập kiến thức.-Giáo viên giao hợp đồng học tập cho các nhóm.-Các nhóm thảo luận.-Đại diện nhóm trình bày kết quả của nhóm.(Có 6 nhóm, mỗi nhóm một câu)-Các thành viên trong lớp lắng nghe và nhận xét.-Giáo viên kết luận,

1. Câu1:Các nội dung lớn và trọng tâm:a, Văn bản thuyết minh: Trọng tâm là luyện tập việc kết hợp giữa thuyết minh với các yếu tố như nghị luận giải thích, miêu tả.b, Văn bản tự sự:- Sự kết hợp giữa tự sự với biểu cảm và miêu tả nội tâm nhân vật, giữa tự sự với nghị luận.-Một số nội dung mới trong văn bản tự sự như đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong tự sự, người kể chuyện và vai trò người kể chuyện trong văn bản tự sự.2. Câu 2: Vai trò vị trí, tác dụng của biện pháp nghệ thuật và miêu tả trong văn bản thuyết minh:Thuyết minh là giúp cho người đọc, người nghe, hiểu biết về đối tượng, do đó:-Cần phải giải thích các thuật ngữ, các khái niệmcó liên quan đến tri thức về đối tượng, giúp cho người đọc, người nghe dễ dàng hiểu biết về đối tượng.-Cần phải miêu tả để giúp người nghe có hứng thú khi tìm hiểu về đối tượng, tránh gây sự khô khan nhàm chán.3. Câu 3:Phân biệt văn thuyết minh có yếu tố miêu tả, tự sự với văn miêu tả ,tự sự.a, Văn bản thuyết minh:-Trung thành với đăc điểmcủa đối tượng một cách khách quan ,khoa học.-Cung cấp đầy đủ tri thứcvề đối tượng cho người nghe, người đọc.b,Văn bản lập luận giải thích:-Dùng vốn sống trực tiếp (do tuổi đời

190

Page 191: Giao an ngu van 9  ca nam day du

Bùi Thanh Gòn- GV trường THCS Tân Vịnh- Lộc Hà- Hà Tĩnh

và hoàn cảnh sống quyết định) và vốn sống gián tiếp (học tập qua sách vở và qua các phương tiện thông tin) để giải thích một vấn đề nào đó ,giúp người nghe, người đọc hiểu vấn đề đó.-Giới thiệucho người nghe, người đọc một cách hiểu vấn đề theo một quan điểm, lập trường nhất định.c, Văn bản miêu tả:- Xây dựnghình tượngvề một đối tượng nào đó thông qua quan sát ,liên tưởng so sánh và cảm xúc chủ quan của người viết.-Mang đến cho người nghe, người đọc một cảm nhận mới về đối tượng.4. Câu 4:Nội dung văn bản tự sự ở SGK Ngữ văn 9 tập I :Nhận diện các yếu tố miêu tả nội tâm, nghị luận, đối thoai và độc thoại, đọc thoại nội tâm, người kể chuyện trong văn bản tự sự.-Thấy rõ vai trò ,tác dụngcủa các yếu tố trên trong văn bản tự sự.-Kĩ năng kết hợpcác yếu tố trên trong một văn bản tự sự.5. Câu 5: Đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm-Vai trò tác dụng và hình thức thể hiện trong văn bản tự sự.(SGK)6.Câu 6:Tìm 2 đoạn văn tự sự (HS đọc đoạn văn đã chuẩn bị ở nhà)

*Hoạt động3: Luyện tập.Hoạt động nhóm Mỗi dãy làm một bài tập.-Đọc trong nhóm ._Đại diện nhóm trình bày trước lớp.-Nhận xét của lớp và của giáo viên.

1. Viết đoạn văn có yếu tố miêu tả nội tâm.2. Viết đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố nghị luận3.Viết đoạn văn tự sự có sử dụng cả yếu tố miêu tả nội tâm và yếu tố nghị luận.

*Hoạt động4: Củng cố dặn dò:-Hệ thống kiến thức vừa ôn tập.-Hướng dẫn học bài:Chuấn bị tiếp các câu hỏi còn lại ở bài Ôn tập (tiếp)

191

Page 192: Giao an ngu van 9  ca nam day du

Bùi Thanh Gòn- GV trường THCS Tân Vịnh- Lộc Hà- Hà Tĩnh

Ngày soạn:10-12Ngày dạy: Tiết 80 ÔN TẬP TẬP LÀM VĂN (T2)

A. Mục tiêu cần đạt:1. Hệ thống hóa kiến thức về Tập làm văn đã học.2. Tích hợp với Tiếng Việt và Văn.3. Rèn kĩ năng tổng hợp kiến thức.B. Chuẩn bị:-Giáo viên :Hợp đồng học tập.-Học sinh:Chuẩn bị các câu hỏi và bài tập trong SGK.C. Tổ chức các hoạt động dạy và học:*Hoạt động 1 Khởi động1. Tổ chức:2. Kiểm tra(Kết hợp trong giờ )3. Bài mới:* Hoạt động2:Ôn tập kiến thức.1. Giáo viên giao hợp đồng học tập cho học sinh.2. Hoạt động nhóm- Các nhóm thảo luận , ghi kết quả vào giấy to sau đó dán lên bảng.3. Các nhóm cử đại diện lên trình bày.4. Học sinh nhận xét.5. Giáo viên kết luận.*phân công các nhóm như sau:-Nhóm 1: Câu 7.-Nhóm 2: câu 8.Nhóm 3:câu 9.- Nhóm 4: câu 10 -Nhóm 5: câu 11.-Nhóm 6: câu 12.

Ôn tập (tiếp)

7. Câu 7:So sánh sự giống và khác nhaua, Giống nhau: Văn bản tự sự phải có:-Nhân vật chính và một số nhân vật phụ.-Cốt truyện :Sự việc chính và một số sự kiện phụ.b, Khác nhau:Ơ lớp 9 có thêm:-Sự kết hợp giữa tự sự với biểu cảm và miêu tả nội tâm.-Sự kết hợp giữa tự sự vớicác yếu tố nghị luận.-Đối thoại và độc thoại nội tâm trong tự sự.-Người kể chuyện và vai trò của người kể chuyện trong văn bản tự sự.8 .Câu 8:Nhận diện văn bảna, Gọi tên một văn bản ,người ta căn cứ vào phương thức biểu đạt chính của văn bản đó.Ví dụ:-Phương thức tái tạo hiện thực bằng

192

Page 193: Giao an ngu van 9  ca nam day du

Bùi Thanh Gòn- GV trường THCS Tân Vịnh- Lộc Hà- Hà Tĩnh

cảm xúc chủ quan: Văn bản miêu tả.-Phương thức lập luận: Văn bản nghị luận.-Phương thức tác động vào cảm xúc: Văn biểu cảm.-Phương thức tái tạo hiện thực bằng nhân vật và cốt truyện: Văn bản tự sự.(Không nên tuyệt đối hóa ranh giới giữa các phương thức)b, Trong một văn bản có đủ các yếu tố miêu tả, biểu cảm, nghị luận mà vẫn gọi đó là văn bản tự sự vì các yếu tố ấy chỉ có ý nghĩa bổ trợ cho phương thức chính là "Kể lại hiện thực bằng con người và sự việc ".c, Trong thực tế , ít gặp hoặc không có văn bản nào chỉ vận dụng một phương thức biểu đạt duy nhất.9 Câu 9:Khả năng kết hợpa, Tự sự + Miêu tả +Nghị luận +Biểu cảm + Thuyết minh.b, Miêu tả +Tự sự +Biểu cảm +Thuyết minh.c,Nghị luận+Miêu tả +Biểu cảm +Thuyết minh.d, Biểu cảm +Tự sự +Miêu tả +Nghị luận.10,Câu 10 :Giải thícha, bố cục ba phần là bố cục mang tính qui phạm đối với học sinh khi viết bài Tập làm văn. Nó giúp cho học sinh bước đầu làm quen với tư duy cấu trúc khi xây dựng văn bản.b, Một số tác phẩm tự sự đã được học không phải bao giờ cũng phân biệt rõ bố cục ba phần nói trên vì các nhà văn quan tâm đén vấn đề tài năng và cá tính sáng tạo.11. Câu 11 Những kiến thức và kĩ năng về kiểu văn bản tự sự của phần Tập làm văn đã soi sáng thêm rất nhiều cho việc đọc -hiểu văn bản,tác phẩm văn học tương ứng

193

Page 194: Giao an ngu van 9  ca nam day du

Bùi Thanh Gòn- GV trường THCS Tân Vịnh- Lộc Hà- Hà Tĩnh

Học sinh viết đoạn văn sau đó đọc trước lớp.

trong sách giáo khoa.Ví dụ:-Khi học về đối thoại và đọc thoại nội tâm trong văn bản tự sự ,các kiến thức về Tập làm văn đã giúp cho người họchiểu sâu sắc hơn về các nhân vật trong Truyên Kiều.12. Câu 12Những kiến thức và kĩ năng về tác phẩm tự sự của phần Đọc hiểu văn bản và phần Tiếng Việt tương ứng đã cung cấp cho học sinh những tri thức cần thiết để làm bài văn tự sự. Đó là những gợi ý, hướng dẫn bổ ích về nhân vật, ngôi kể ,sự việc ,các yếu tố nghị luạn, miêu tả …Ví dụ: Từ các bài: Lão Hạc, Chiếc lược ngà, Lặng lẽ Sa Pa…học sinh học tập được cách kể chuyện ở ngôi thứ nhất xưng Tôi,ngôi thứ ba,về cách kết hợp tự sự, biểu cảm và nghị luận với miêu tả…*Luyện tập:Viết đoạn văn ngắn với nội dung tự chọn về một cuộc đối thoại giữa hai người.

*Hoạt động 3:Củng cố dặn dò:- Hệ thống toàn bài.-Hướng dẫn về nhà:Ôn tập lại toàn bộ nội dung phần Tập làm văn đã học.

Tuần 17 - Bài 16-17Ngày soạn:12-12Ngày giảng:

Tiết 81: Trả bàI tập làm văn số 3A.Mục tiêu bàI học: Giúp HS:- Nắm vững các kiến thức kĩ năng làm bài văn tự sự có sử dụng yếu tố

miêu tả nội tâm và yếu tố nghị luận.

194

Page 195: Giao an ngu van 9  ca nam day du

Bùi Thanh Gòn- GV trường THCS Tân Vịnh- Lộc Hà- Hà Tĩnh

- Nhận thấy những ưu điểm, khuyết điểm trong bài làm tìm phương hướng khắc phục chuẩn bị cho bài kiểm tra tổng hợp.

B.Chuẩn bị:- Gv: Chấm bài – chữa lỗi, chữa bài.

- HS: Tự chữa lỗi: diễn đạt, lỗi câuC.Tiến trình bàI dạy:

*Hoạt động 1: Khởi động1.Tổ chức.2.Kiểm tra.3.Bài mới: Giới thiệu bài. Trả bài để cho các em rút kinh nghiệm

chuẩn bị tốt cho bài làm tổng hợp HK1

*Hoạt động 2: Bài mới:

I.Đề bàiTưởng tượng và kể lại cuộc trò chuyện của mình với nhân vật người anh hùng Nguyễn Huệ về trận đại phá quân Thanh

Em hiểu đề này như thế nào?

II.Phân tích đề – Lập dàn ý1.Phân tích đề:- Thể loại: kể chuyện tưởng tượng có kết hợp miêu tả và nghị luận- Nội dung:Trận đại phá quân Thanh của Nguyễn Huệ - Phạm vi tư liệu: Dựa vào hồi 14 Hoàng Lê nhất thống chí SGK9- tập 1.

Hướng dẫn HS lập dàn ý sơ lược

2.Dàn ý:

a.Mở bài:Giới thiệu hoàn cảnh gặp gỡ Nguyễn Huệ – Người anh hùng áo vải

Em kể bằng cách nào?

? Nên kết hợp tụ sự với miêu tả và nghị luận ở phần nào trong bàI làm của mình?

b.Thân bài:*Bước1: Kể lại cảm nhận của em về nhân vật

- Ngoại hìnhTrang phụcLời nóiNết mặtTiếng cuời(Tự sự + miêu tả+ biểu cảm)

*Bước 2: Nhân vật Nguyễn Huệ kể lại - Cuộc hành quân thần tốc (kể, tả)- Trận đại bại của Tôn Sỹ Nghị và quân Thanh (Trần

thuật)195

Page 196: Giao an ngu van 9  ca nam day du

Bùi Thanh Gòn- GV trường THCS Tân Vịnh- Lộc Hà- Hà Tĩnh

- Sự thảm hại của vua tôi Lê Chiêu Thống *Bước3: Nhân xét của em về Quang Trung qua lời kể của ông

- Tài chí quyết đoán.- Có tầm nhìn xa, trông rộng.- Có tài dụng binh- Lẫm liệt, oai phong( Nghị luận)

c.Kết bài:Kết thúc sự việc Khẳng định, nhấn mạnh hình ảnh Nguyễn Huệ và bài

học rút ra.GV nhận xét ưu khuyết điểm của học sinh trong bàI làm.

III.Nhận xét:1.Ưu điểm:

- Nắm vững thể loại và yêu cầu của bài - Bài viết có tiến bộ - Phần nội dung làm nổi bật được trận đại phá quân

ThanhBố cục được sắp xếp theo trình tự kể ở một số bài

tốt.2.Nhược điểm:

- Phần nghị luận kết hợp trong bài còn lúng túng, diễn đạt nhiều câu còn vụng.

- Một số bài chưa có nỗ lực nên còn lủng củng, sơ sài.

- Còn mắc nhiều lỗi câuIV-Chữa lỗi, giải đáp thắc mắc :

GV giảI đáp thắc mắcHS tự chữa lỗi trong bàI làm của mình

1. Lỗi diễn đạt2. Lỗi dùng từ3. Lỗi câu

V.Đọc so sánh, công bố điểm:Đọc một baì viết tốtĐọc một bài viết còn nhiều lỗi HS tự nhận xét bài làm của mình

VI.Trả bài: Trả bài và lấy điểm vào sổ*Hoạt động 3: Luyện tập: Kết hợp trong bài*Hoạt động 4: Củng cố – dặn dò Về nhà tự ôn bài chuẩn bị cho kiểm tra tổng hợp cuối học kỳ I

Ngày soạn:Ngày dạy: Tiết 82+83

196

Page 197: Giao an ngu van 9  ca nam day du

Bùi Thanh Gòn- GV trường THCS Tân Vịnh- Lộc Hà- Hà Tĩnh

KIỂM TRA TỔNG HỢP HỌC KÌ I

A. Mục tiêu cần đạt:1. Nhằm đánh giá kiến thức cơ bản của học sinh ở cả ba phần : Đọc -hiểu văn bản, Tiếng Việt và Tập làm văn đã học ở kì I lớp 9.-Khả năng vận dụng những kiến thức và kĩ năng Ngữ văn đã học một cách tổng hợp ,toàn diện.2.Nội dung và kiến thức đề kiểm tra phải đảm bảo yêu cầu tích hợp giữa ba phần và với thực tế một cách hài hòa, cân đối và hiệu quả.3. Hình thức kiểm tra: viết ,thời gian: 90 phút.4.Rèn các kĩ năng trả lời câu hỏi và làm bài tự luận.B. Chuẩn bị:-Thầy : Chuẩn bị đề , đáp án.-Trò:Ôn tập theo sự hướng dẫn của thầy.C. Tổ chức các hoạt động dạy và học:*Hoạt động 1: Khởi động1. Tổ chức:2. Kiểm tra:3. Bài mới : Học sinh làm bài kiểm tra.*Hoạt động 2:I. Giáo viên giao đề cho học sinh.- học sinh làm bài.Giáo viên quan sát - coi kiểm tra.II. Đề bài:PHẦN TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN ( 4 điểm, 13 câu, mỗi câu 0,25 điểm, câu 13 được 1 điểm, mỗi ý nối đúng 0,25 điểm )Khoanh tròn vào một chữ cái trước câu trả lời đúng.

1.Cách nói nào sau đây đảm bảo phương châm quan hệ trong hội thoại?A. Nói đúng chủ đề, không lạc đề.B. Nói những điều mình tin là đúng và có chứng cứ xác thực.C. Nói ngắn gọn, rành mạch ,tránh nói mơ hồ.D. Nói tế nhị, tôn trọng người đối thoại.2. Trong các từ cùng chỉ một loại cá sau, từ nào là phương ngữ Nam Bộ?A. cá lóc.B. cá quả.C. Cá tràu.D. Cá chuối.Đoc đoan trích sau và trả lời các câu hỏi từ 3 đến 12:

" Cả làng chúng nó Việt gian theo Tây…" , cái câu nói của người đàn bà tản cư hôm trước lại vang dội lên trong tâm trí ông.

197

Page 198: Giao an ngu van 9  ca nam day du

Bùi Thanh Gòn- GV trường THCS Tân Vịnh- Lộc Hà- Hà Tĩnh

Hay là quay về làng?..Vừa chớm nghĩ như vậy , lập tức ông lão phản đối ngay. Về làm gì cái làng ấy nữa. Chúng nó theo Tây cả rồi. Về làng tức là bỏ kháng chiến, bỏ Cụ Hồ…Nước mắt ông lão giàn ra. Về làng tức là chịu quay lại làm nô lệ cho thằng Tây. Ông lão nghĩ ngay đến mấy thằng kì lí chuyên môn khua khoét ngày trước lại ra vào hống hách ở trong cái đình. Và cái đình lại như của riêng chúng nó, lại thâm nghiêm ghê gớm, chứa toàn những sự ức hiếp đè nén. Ngày ngày chúng nó lại dong ra,dong vào, đánh tổ tôm mà bàn tư việc làng với nhau trong ấy. Những hạng khố rách áo ôm như ông có đi qua cũng chỉ có dám liếc trộm vào, rồi cắm đầu xuống mà lủi đi.Anh nào dám ho he, hóc hách một tí thì chúng nó tìm cách để hại, cắt phần ruộng, truất ngôi, trừ ngoại, tống ra khỏi làng…Ông Hai nghĩ rợn cả người. Cả cuộc đời đen tối, lầm than cũ nổi lên trong ý nghĩ ông. Ông không thể trở về làng ấy được nữa. Về bây giờ ông chịu mất hết à?Không thể được! Làng thì yêu thật , nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù. ( Trích Làng, Kim Lân, Ngữ văn 9 , tập một )

3. Dòng nào nêu đúng phương thức biểu đạt của đoạn trích trên ?A. Tự sự kết hợp với miêu tả, biểu cảm.B.Lập luận kết hợp với miêu tả, biểu cảm.C. Miêu tả kết hợp với biểu cảm.D. Biểu cảm kết hợp với thuyết minh.4.Nét đặc sắc nhất về nghệ thuật trong đoạn trích trên là gì?A. Nghệ thuật tả cảnh chi tiết , gợi cảm.B. Nghệ thuật miêu tả tâm trạng nhân vật tinh tế.C. Cách kể chuyện xen lẫn biểu cảm sinh động , chân thực.D. Nghệ thuật xây dựng tình huống truyện hấp dẫn.5. Câu " Làng thì yêu thật nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù. " là câu gì?A. Câu đơn. B. Câu đặc biệt.C. Câu ghép.D. Câu rút gọn.6.Đoạn trích trên thể hiện tâm trạng của ai?A. Ông Hai.B. Tác giả.C. Người đàn bà tản cư.D. Mụ chủ nhà.

198

Page 199: Giao an ngu van 9  ca nam day du

Bùi Thanh Gòn- GV trường THCS Tân Vịnh- Lộc Hà- Hà Tĩnh

7. Đoạn trích được thể hiện bằng hình thức ngôn ngữ nào?A. Độc thoại.B. Đối thoại. C. Đối thoại xen độc thoại.D. Độc thoại nội tâm.8. Thành phần gạch chân trong câu: "Cả làng chúng nó Việt gian theo Tây… cái câu nói của người đàn bà tản cư hôm trước lại vang dội lên trong tâm trí ông." là lời dẫn gián tiếp đúng hay sai ?A. Đúng.B. Sai.9.Thành phần gạch chân trong câu: " Anh nào dám ho he, hóc hách một tí thì chúng nó tìm cách để hại, cắt phần ruộng, truất ngôi , trừ ngoại, tống ra khỏi làng…" được viết theo biện pháp tu từ nào?A. Liệt kê.B. Lặp từ.C. Điệp ngữ.D. ẩn dụ.10. Dấu … ở cuối câu văn dẫn ở câu 9 có tác dụng gì ?A. Làm giãn nhịp điệu câu văn.B. Thể hiện lời nói ngắt quãng.C. Thể hiện sự liệt kê chưa hết.D. Chuẩn bị cho sự xuất hiện một nội dung bất ngờ.11. Câu " Không thể được!" trong đoạn văn trên thuộc loại câu nào ?A. Nghi vấn.B. Cầu khiến.C. Cảm thán.D. Trần thuật.12. Từ nào sau đây không là từ Hán Việt ?A. Tản cư.B. Đè nén.C.Kháng chiến.D. Lầm than.13. Nối tên một văn bản trong côt A với một nhận định tương ứng trong cột B:

A Ba, Đấu tranh cho một thế giới hòa bình.

1, Là một văn bản thuyết minh sinh động ,hấp dẫn, có kết hợp sử dụng các yếu tố miêu tả.

b, Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ

2, Là một văn bản nghị luận nổi tiếng với cách lập luận chặt chẽ, chứng cứ xác thực.

c, Cây chuối trong đời sống Việt Nam.

3, Là một văn bản biểu cảm có sự kết hợp nhuần nhuyễn với yếu tố tự

199

Page 200: Giao an ngu van 9  ca nam day du

Bùi Thanh Gòn- GV trường THCS Tân Vịnh- Lộc Hà- Hà Tĩnh

sự, miêu tả, bình luận.d, Bếp lửa. 4, Là một văn bản biêủ cảm có sự

kết hợp của yếu tố tự sự, giọng điệu ngọt ngào , trìu mến.

e, Bài thơ về tiểu đội xe không kính.

……………………………………..nối với …………………………………………...

……………………………………..nối với …………………………………………..

……………………………………..nối với …………………………………………..

……………………………………..nối với …………………………………………...

TỰ LUẬN:1.Câu 1 (2 điểm )Tóm tắt truyện ngắn Làng của nhà văn Kim Lân (khoảng 7 câu )2.Câu 2 (4 điểm )Giới thiệu bài thơ Đồng chí của Chính Hữu.III. ĐÁP ÁN:Phần trắc nghiệm khách quan (4 điểm )Từ câu 1 đến câu 12 mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm.

Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12Đáp án

A A A B C A D A A C C B

Câu 13 được 1 điểm, mỗi ý nối đúng được 0.25 điểm:-Nối a với 2.- Nối b với 4.-Nối c với 1.-Nối d với 3.Tự luận: (6 điểm )Câu 1 ( 2 điểm)-Nội dung:Tóm tắt được những nội dung chính của truyện ngắn Làng của Kim Lân (1 điểm )-Hình thức:Viết đúng kiểu đoạn văn tóm tắt văn bản tự sự (khoảng 7 câu ), đoạn viết liền mạch, ý lưu loát, không mắc lỗi , diễn đạt đúng từ. (1 điểm)Câu 2 (4 điểm )*Nội dung (3 điểm)

200

Page 201: Giao an ngu van 9  ca nam day du

Bùi Thanh Gòn- GV trường THCS Tân Vịnh- Lộc Hà- Hà Tĩnh

-Giới thiệu tác giả Chính Hữu, hoàn cảnh sáng tác và nét khái quát về bài thơ Đồng chí (0,5 điểm )-Giới thiệu nội dung cơ bản của bài thơ Đồng chí: Vẻ đẹp chân thực, bình dị và tình đồng chí, đồng đội của người lính thời kì kháng chiến chống Pháp. (2 điểm)-Giới thiệu những thành công nổi bật về nghệ thuật của bài thơ Đồng chí:Cách dùng từ, đặt câu, cách sử dụng hình ảnh, bộc lộ cảm xúc…(0,5 điểm)*Hình thức(1 điểm)-Viết đúng kiểu bài văn thuyết minh về một tác phẩm văn học.-Văn viết mạch lạc, lưu loát, không mắc lỗi chính tả, diễn đạt đúng từ và ngữ pháp.*Hoạt động 3 Củng cố ,dặn dò :1. Thu bài, nhận xét giờ kiểm tra.2. Dặn dò học sinh : Về nhà ôn tập toàn bộ nội dung các văv bản đã học ở học kì I, các thể loại văn Tự sự, Thuyết minh.

Ngày soạn:14-12

Ngày giảng: Hướng dẫn đọc thêmTiết 84: Những đứa trẻ ( Tiết 1)

(Trích: Thời thơ ấu - Mác-xim GO-rơ-ki -)A.Mục tiêu bàI học:- Cảm động trước những tâm hồn trẻ thơ trong trắng, sống thiếu tình

thương và hiểu rõ nghệ thuật kể chuyện của M-GO- Rơ - ki trong đoạn trích tự thuật này.

Rèn kỹ năng đọc, kể, phân tích tác phẩm tự sự, tự thuậtB.Chuẩn bị:Thầy: Chân dung M-GO-Rơ-ki và tác phẩm thời thơ ấuTrò: Đọc kỹ: “Thời thơ ấu” và soạn bài theo SGKC.Tiến trình bàI dạy:

*Hoạt động 1: Khởi động1.Tổ chức:2.Kiểm tra:

? Phân tích hình ảnh con đường ở đoạn cuối truyện “ Cố Hương” của Lỗ Tấn? Trong chuyện “Cố Hương" tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nào rất thành công chỉ rõ và lấy nhân vật Nhuận Thổ để chứng minh

3.Bài mới: Giới thiệu bài:- Chúng ta đã tiếp xúc với văn học Nga qua tác giả Ê-Ren-Bua. Hôm

nay chúng ta vào tìm hiểu chuyện tự thuật đời mình của đại văn hào Nga Mac-Xim_Go- Rơ-ki: “Thời thơ ấu”*Hoạt động 2: Đọc, hiểu văn bản.

I-Tiếp xúc văn bản

201

Page 202: Giao an ngu van 9  ca nam day du

Bùi Thanh Gòn- GV trường THCS Tân Vịnh- Lộc Hà- Hà Tĩnh

GV – HS đọcLưu ý các đoạn đối thoại HS tóm tắt theo gợi ý của GV

1.Đọc, kể tóm tắt:

Em có nhận xét gì về bố cục của bài văn

2.Tìm hiểu chú thích: a.Tác giả: Mac-xim Go-rơ-ki

Tên A-lêch-xâyPê-S-Cốp nhà văn lớn của nước Nga và thế giới thế kỷ 20b.Tác phẩm: “Thời thơ ấu" gồm 13 chương đoạn trích những đứa trẻ ở chương 9 khi A-Li-Ô-Sa khoảng 9,10 tuổi.3.Bố cục: 3 phần

-Phần 1: đầu->cúi xuống: Tình bạn tuổi thơ trong trắng

-Phần 2: tiếp ->đến nhà tạo: Tình bạn bị cấm đoán

-Phần 3: Còn lại: Tình bạn vẫn tiếp tục Câu chuyện được kể theo trình tự thời gian,

theo ngôi kể thứ nhất Quan sát văn bản cho biết: hoàn cảnh của những đứa trẻ trong đoạn trích

II.Phân tích văn bản:1.Những đứa trẻ sống thiếu tình thương:

- Hoàn cảnhA-Li-Ô-Sa: bố mất, mẹ đi lấy chồng, ở với ông

bà ngoại, bà hiền hậu, ông thì rất dữ đònA-Li-Ô-Sa thường bị ông đánh-> Nhà thường dân hèn hạ Ba đứa trẻ nhà ông đại tá: Sống trong cảnh

giàu sang nhưng mẹ đẻ đã chết ở với gì ghẻ bị bố cấm đoán và luôn bị đánh đòn

Vì sao những đứa trẻ lại sớm quen thân và quý mến nhau(Học sinh thảo luận và trả lời)GV tổng kết

Trong thời thơ ấu của mình điều gì để lại ấn tượng sau nhiều năm nhà văn vẫn nhớ?

Chúng có hoàn cảnh giống nhau: Đều sống thiếu tình thương, thiếu mái ấm của cha mẹ và gia đình nên chúng trở thành thân thiết đó là tình cảm tự nhiên rất ngây thơ, trong trắng, hồn nhiên của trẻ thơ.-> ấn tượng để lại sâu đậm trong lòng nhà văn: - Ngọt ngào của tình cảm trong trắng trẻ thơ đồng thời hình ảnh ông đại tá mặc áo choàng đen như một bóng đen đè nặng lên tuổi thơ của những đứa trẻ sống thiếu tình thương này

*Hoạt động 3: Củng cố – dặn dò- Nêu nhận xét của em về những đứa trẻ trong đoạn trích - Về nhà học bài, chuẩn bị tiếp câu hỏi 3,4 SGK

Ngày soạn:15-12

Ngày giảng: Hướng dẫn đọc thêm202

Page 203: Giao an ngu van 9  ca nam day du

Bùi Thanh Gòn- GV trường THCS Tân Vịnh- Lộc Hà- Hà Tĩnh

Tiết 85: Những đứa trẻ (tiết 2)(Trích: Thời thơ ấu - Mac-xim Go-rơ-ki)

A.Mục tiêu cần đạt : T85 phân tích phần 2: Tuổi thơ trong trắng mơ mộng – tổng kết

B.Chuẩn bị: Tác phẩm “Thời thơ ấu”C.Tiến trình bàI dạy:

*Hoạt động 1: Khởi động1.Tổ chức:2.Kiểm tra: Những đứa trẻ tại sao lại trở thành thân thiết?3.Bài mới: Giới thiệu bài: Những đứa trẻ khác nhau về đẳng cấp nhưng rất giống nhau ở tuổi thơ

trong trắng mơ mộng. Điều này thể hiện rõ trong tác phẩm.*Hoạt động 2: Đọc – hiểu văn bản

II.Phân tích1.Tuổi thơ thiếu tình thương

? Tìm trong bài văn những chi tiết kể về cảm nhận của A-Li-Ô-Sa về 3 đứa trẻ hang xóm?(Những đứa trẻ đến với nhau theo lối nào? Em nhận xét gì về chúng?)- Chúng nói với nhau những chuyện gì? nói trong tư thế nào?

2.Tuổi thơ trong trắng mơ mộng + Những đứa trẻ đến với nhau theo kiểu trẻ thơ- Không đi bằng cổng chính- Khi ngồi vắt vẻo trên cây- Khi qua cái lỗ, cái ngách hẹp của hàng rào*Nói chuyện với nhau trong tư thế: ngồi xổm, quì xuống, chỉ “ khe khẽ” với nhau.*Nơi trò truyện: Trên cái xe trượt tuyết đã hỏng.-> Cuộc hẹn hò vụng trộm là cả một thế giới thần tiên.Cả bọn đều sung sướng, cảm động và “Chúng vừa ngắm nhìn nhau, vừa nói chuyện rất lâu”

? Những chuyện của bọn trẻ là gì?

*Truyện của bọn trẻ- Về người mẹ đã mất sẽ trở về và mụ dì ghẻ trong cổ tích.Chuyện cổ tích bà đã kể “Những con chim non bẫy được"-> Chuyện rôm rả mà chẳng quan trọng gì

? Thái độ của người kể và người nghe?

-> Người kể thì say sưa, khi nào quên thì đợi đấy để chạy về nhà “hỏi lại bà tôi đã”-> Người nghe: chăm chú, nếu không tin thì được giải thích để tin: 2 đứa em : “im lặng lắng nghe”thằng anh: "mỉm cười"

? Qua bài văn em có nhận xét gì về biệt tài kể chuyện của A-Lếch-Xây Pê-S cốp?(Thảo luận)

+ Cách kể chuyện: đan xen giữa chuyện đời thường và chuyện cổ tíchKhéo léo dựng chuyện li kỳ và dẫn dắt truyện rất hấp dẫn tài tình

*Hoạt động 3: Tổng kết- Ghi nhớ203

Page 204: Giao an ngu van 9  ca nam day du

Bùi Thanh Gòn- GV trường THCS Tân Vịnh- Lộc Hà- Hà Tĩnh

1.Nghệ thuật: - Biệt tài kể chuyện ? Những nét đặc sắc của nghệ thuật và nội dung?

2.Nội dung: Tình bạn thân thiết giữa những đứa trẻ sống thiếu tình thương.

Đọc ghi nhớ SGK 234 3.Ghi nhớ: SGK 234*Hoạt động 4: Củng cố – dặn dò

-Về nhà học bài, ôn tập chuẩn bị cho học kỳ II-Soạn: Bàn về đọc sách (Chu Quang Tiềm)- Tự ôn tập học kỳ I

Tuần 18 - Bài 17Ngày soạn:16-12Ngày giảng:

Tiết 86: Trả bàI kiểm tra tiếng việtA.Mục tiêu cần đạt:

Giúp HS: Nắm chắc những kiến thức tiếng việt đã học: Phần từ vựng, phương châm hội thoại, xưng hô trong hội thoại giúp các em sử dụng tiếng việt tốt trong giao tiếp.

B.Chuẩn bị:-Thầy: Chấm bài - Chữa lỗi- Trò: Tự chữa lỗiC.Tiến trình bàI dạy:

*Hoạt động 1: Khởi động1.Tổ chức:2.Kiểm tra: Kết hợp trong bài 3.Bài mới: Giới thiệu bài:

*Hoạt động 2: Bài mới

I.Đề bài:1.Phần trắc nghiệm (3đ)2. Phần tự luận (7đ)II.Yêu cầu:1.Nội dung:- Trình bày đúng, đủ rõ phần trắc nghiệm.- Phần tự luận:Trình bày đủ, đúng kiến thức ở cả hai bài viết.- Có sáng tạo trong cách viết, trình bày nội dung hai hình thức.- Sạch sẽ, không sai lỗi trong diễn đạt, lỗi chính tả.III.Đáp án, biểu điểm.I. Phần trắc nghiệm: 3 điểm (Mỗi câu đúng cho 0,5 điểm)Câu 1:Đúng.Câu 2: B

204

Page 205: Giao an ngu van 9  ca nam day du

Bùi Thanh Gòn- GV trường THCS Tân Vịnh- Lộc Hà- Hà Tĩnh

Câu 3: CCâu 4:A1, B1Câu 5:ACâu 6:-a, :Thành trìb,cung đìnhc,lăng tẩmd, công chứcII. Phần tự luận1. Câu 1 (3 điểm )-Hai câu thơ sử dụng biện pháp nhân hóa (1 điểm ).-Biện pháp nhân hóa trong hai câu thơ đã tạo nên hình ảnh sinh động của sự vật khi trời chuyển mưa. Những sự vật tưởng như vô tri vô giác nhưng trở nên cụ thể , sống động, mang đầy hình ảnh và màu sắc trong cảm nhận của người đọc. (2 điểm )2. Câu 2 (4 điểm )-Viết đúng đoạn văn diễn dịch: 2 điểm.-Đoạn có đủ nội dung :1 điểm -Trong đoạn sử dụng 1 thành ngữ :1 điểm. IV.Nhận xét-Ưu điểm : Bài có nhiều tiến bộ, nắm chắc kiến thức tiếng Việt -Nhược điểm: Trình bày đoạn văn chưa lưu loát, rành mạchV.Chữa bài – Trả bài.

*Hoạt động 3: Luyện tập*Hoạt động 4: Củng cố – dặn dò

Về nhà tự chữa bài- ôn tập bài cũ học kỳ I chuẩn bị cho học kỳ II

205

Page 206: Giao an ngu van 9  ca nam day du

Bùi Thanh Gòn- GV trường THCS Tân Vịnh- Lộc Hà- Hà Tĩnh

Ngày soạn:16-12Ngày giảng:

Tiết 87: Trả bàI kiểm tra văn.A.Mục tiêu bàI học:- Qua trả bài củng cố khắc phục sâu hệ thống nhận thức về thơ và

truyện hiện đại Việt Nam từ nội dung tư tưởng tác phẩm đến những giá trị nghệ thuật.

206

Page 207: Giao an ngu van 9  ca nam day du

Bùi Thanh Gòn- GV trường THCS Tân Vịnh- Lộc Hà- Hà Tĩnh

- Tích hợp với TLV –TV đã học- Rèn kỹ năng sửa chữa, viết bài.B.Chuẩn bị:- Thầy:Chấm bài – lỗi trong bài học sinh để chữa.- Trò: Tự chữa bài.C.Tiến trình bàI dạy:

*Hoạt động 1: Khởi động1.Tổ chức:2.Kiểm tra:3.Bài mới: Giới thiệu bài:

*Hoạt động 2: Bài mới

I.Đề bài:A.Trắc nghiệm.B.Tự luận.

Đọc lại đề

GV nêu hướng dẫn yêu cầu của đề

II.Yêu cầu:1.Nội dung- Trình bày đúng, đủ rõ chính xác yêu cầu của đề về nội dung phần trắc nghiệm.- Phần tự luận: Nêu được và nhận xét có dẫn chứng vẻ đẹp cua nhân vật anh thanh niên trong truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa”Trình bày có liên kết các vấn đề, mạch lạc rõ ràng 2.Hình thức:- Sạch sẽ và trình bày khoa học hợp lý - Không sai lỗi chính tả, lỗi câu.III.Đáp án, biểu điểmA.Trắc nghiệm: (3đ) Câu 1: B Câu 4: ấp iu, giật mình Câu 2: A Câu 5: D Câu 3: B Câu 6: D

GV nêu đáp án B.Tự luận: (6đ)+ Giới thiệu: - Tác phẩm, tác giả, nhân vật trong tác phẩm- Vẻ đẹp của anh thanh niên

HS tự so sánh + Phân tích phẩm chất của anh thanh niên - Say mê, có tinh thần trách nhiệm với nghề nghiệp. Công việc thầm lặng mà cần thiết cho XH- con người- Sôi nổi, cởi mở chân thành yêu đời với mọi người. Sống ngăn nắp khoa học.- Khát khao được đọc sách, được học tập.- Khiêm tốn, lịch sự, tế nghị, luôn quan tâm đến

207

Page 208: Giao an ngu van 9  ca nam day du

Bùi Thanh Gòn- GV trường THCS Tân Vịnh- Lộc Hà- Hà Tĩnh

-GV nhận xét

người khác.+ Bài học liên hệ bản thânIV.Nhận xét:1.Ưu điểm: Nắm chắc kiến thức ở phần tự luận Phần trắc nghiệm làm tốt Hình thức 1 số bài tốt, khoa học, cách diễn đạt lưu loát ở một số bài tự luận.2.Nhược điểm:- 3 HS nắm vững kiến thức văn bản không chắc- Phần tự luận việc đưa dẫn chứng để phân tích còn gượng ép, vụng về khi dẫn dắt phân tích -Diễn đạt vẫn chưa thực sự lưu loát-Chữ viết còn sai lỗi còn ẩuV.Trả bài – Chữa lỗi

HS tự chữa lỗi bàI viết Chữa lỗi- Đọc một số bàI tốt và chưa tốtVI.Công bố điểm Lấy điểm vào sổ

*Hoạt động 3: Luyện tập*Hoạt động 4: Củng cố – dặn dò- Nhận xét bài học: Sưu tầm một số bài thơ 8 chữ- H.D tự ôn tập học kỳ I-Soạn kỹ bài 2 học kỳ II

Ngày soạn:19-12Ngày giảng:

Tiết 88: Tập làm thơ tám chữA.Mục tiêu bàI học:

- Nắm được đặc điểm, khả năng miêu tả của thể thơ tám chữ- Tiếp tục tìm hiểu những bài thơ tám chữ theo đề tài tự chọn hay viết

tiếp những câu thơ vào bàI thơ cho trước- Hoàn thiện một bài thơ tám chữ của mình trình bày trước lớp B.Chuẩn bị : - Thầy: 1 số đoạn thơ, bài thơ 8 chữ- Trò: Tìm hiểu, sưu tầm 1 bài thơ 8 chữ ngoài chương trìnhC.Tiến trình bàI dạy:

*Hoạt động 1: Khởi động 1.Tổ chức.2.Kiểm tra: Việc chuẩn bị của HS + Việc nắm luật thơ 8 chữ3.Bài mới: Giới thiệu bài:Tiếp tục học về thể thơ 8 chữ đã học ở trong T54

*Hoạt động 2: Bài mới:I.Tìm hiểu một số đoạn thơ tám chữ“ Nét mong manh/ thấp thoáng /cánh hoa bayCảnh cỏ hàn/ nơi nước đọng/ bùn lầyThú san lạn/ mơ hồ/ trong ảo mộng

208

Page 209: Giao an ngu van 9  ca nam day du

Bùi Thanh Gòn- GV trường THCS Tân Vịnh- Lộc Hà- Hà Tĩnh

Chí hăng hái/ ganh đua/ đời náo động? Em hãy đọc hai đoạn thơ.? Nêu nhận xét của em về: cách ngắt nhịp, cách gieo vần trong thơ 8 chữ

Tôi đều yêu/ , đều kiếm/, đều say mê”(Cây đàn muôn điệu – Thế Lữ)Cây bên đường/, trụi lá/ đứng tần ngầnKhắp xương nhánh/ chuyển/ một luồng tê táiVà giữa vườn im,/ hoa rung sợ hãiBao nỗi phôi pha/, khô héo rụng rời(Tiếng gió- Xuân Diệu)* Nhận xét:- Ngắt nhịp đa dạng, linh hoạt theo cảm xúc- Cách gieo vần linh hoạt nhiều nhưng chủ yêu và phổ biến nhất là vần chân (được gieo liên tiếp hoặc gián cách)II.Viết thêm để hoàn thiện khổ thơ

GV nêu yêu cầu 1.Yêu cầu:- Câu mới phải có 8 chữ- Đảm bảo lôgíc về nghĩa với những câu đã cho- Lưu ý gieo vần chân (liền – gián cách)2.Viết thêm một câu:

HS luyện tập theo đoạn thơ mẫu GV cho

a) Cành mùa thu đã mùa xuân nảy lộc Hoa gạo nở rồi, nở đỏ bên sông Tôi cũng khác tôi, sau lần gặp trước …………………………………….. (Trước dòng sông - Đỗ Bạch Mai)*Gợi ý: Có thể chọn - Mà sông xưa vẫn chảy………….. - Bởi đời tôi cũng đang chảy……… - Sao thời gian cũng chảy…………. (Mà sông bình yên nước chảy theo dòng?)b) Biết làm thơ chưa hẳn là thi sỹ Như người yêu khác hẳn với tình nhân Biển dù nhở không phải là ảo mộng …………………………………….. (Vô đề – Nguyễn Công Trứ)*Gợi ý: Có thể chọn (nguyên tác: một cành đào chưa thể gọi mùa xuân) - Chợt quen nhau chưa thể gọi………… - Mẫt cành hoa đâu đã gọi ………đóa hồng)c) Có lẽ nào để trượt khỏi tay em Những trái chín chắt chiu từ đất mẹ Những trái chín lẫn buồn vui tuổi trẻ ……………………………………. (Tôi nắm chặt hơn cành táo nhọn gai) (Có một đêm như thế mùa xuân – Hoàng Thế

209

Page 210: Giao an ngu van 9  ca nam day du

Bùi Thanh Gòn- GV trường THCS Tân Vịnh- Lộc Hà- Hà Tĩnh

Sinh)*Gợi ý: Có thể chọn - Những trái chín có từ ngày…… (thơ bé) - Ai hát tặng ai để nhớ…………. - Tôi thẫn thờ nắm cành táo……..

*Hoạt động 3: Luyện tập-HS suy nghĩ viết thêm câu thơ để hoàn thiện khổ thơ ->

trình bày*Hoạt động 4: Củng cố – dặn dò- Nhận xét và khắc sâu nhịp, vần thơ 8 chữ- Về nhà: Tập làm thơ tám chữ theo đề tài tự chọn.

Tiết 89: Tập làm thơ tám chữ

A.Mục tiêu bàI học: như tiết 88Tiết 89: Cho HS trình bày bài thơ của mình sáng tác, hoặc sưu tầm(đọc- bình)B.Chuẩn bị: ( như tiết 88)C.Tiến trình bàI dạy:

*Hoạt động 1: Khởi động1.Tổ chức:2.Kiểm tra: Sự chuẩn bị của HS3.Giới thiệu bài: (Nêu yêu cầu tiết học)

*Hoạt động 2: Bài thực hành1.Đề tài: Tự chọntrong cuộc sống- tình cảm

GV nêu đề bài: tự chọn

- Trình bày theo nhóm; nhóm chọn bài – bổ sung hoàn thiện 1 bài thơ tám chữ ít nhất phải có 2 khổ thơ-> cử người trình bày- HS trong lớp chú ý nhận xétGV đọc một số bài thơ tự làm -> cho HS làm tiếp thành bài -> đặt tiêu đề cho bàI thơ

2.Tiến hành:- Tập làm bài thơ tám chữ a) Tập trình bày bài thơ của mình theo nhóm (bàn)b) Trình bày bài thơ trước lớpĐại diện: HS (nhóm) trình bày bài thơ+ Đọc bài thơ+ Bình bài thơc) GV đọc một đoạn thơ cho HS làm tiếp thành bài *Nhớ bạn Ta chia tay nhau phượng đỏ đầy trời Nhớ những ngày rộn rã tiếng cười vui Và nhớ những đêm lửa trại tuyệt vời Quây quần bên nhau long lanh lệ rơi *Nhớ trường Nơi ta đến hàng ngày quen thuộc thế Sân trường mênh mông, nắng cũng mênh

210

Page 211: Giao an ngu van 9  ca nam day du

Bùi Thanh Gòn- GV trường THCS Tân Vịnh- Lộc Hà- Hà Tĩnh

mông Khăn quàng tung bay rực rỡ sắc hồng Nay xa bạn bè, sao thấy bâng khuâng

*Hoạt động 3: Luyện tập*Hoạt động 4: Củng cố – dặn dò- Nhận xét giờ thực hành cuả HS- Chọn một bài hay bình nội dung- Về nhà tự làm 1 bài thơ tặng bạn theo đề tài mùa xuân.

Ngày soạn:Ngày giảng:

Tiết 90: Trả bàI kiểm tra tổng hợp cuối học kì IA.Mục tiêu bàI học:+ Hệ thống hóa, củng cố các kiến thức ở 3 phân môn trong ngữ văn 9

tập 1 làm cơ sở để tiếp thu kiến thức ở các phần tiếp theo+ Đánh giá đựơc các ưu điểm, nhược điểm của một bài viết cụ thể. ở

phần tự luận và các kiến thức cơ bản trong phần trắc nghiệm B.Chuẩn bị:- Thầy: Đề bài, đáp án - Trò: tự chữa bài, rút kinh nghiệmC.Tiến trình bàI dạy:

*Hoạt động1: Khởi động1.Tổ chức:2.Kiểm tra:3.Bài mới: Giới thiệu bài:

*Hoạt động 2: Bài mới:I.Đề bài: Tiết 82+83II.Yêu cầu: Giáo viên nêu yêu cầu về nội dung và hình thức.

1.Nội dung2.Hình thức

III.Đáp án chấm bàiPhần trắc nghiệm khách quan (4 điểm )Từ câu 1 đến câu 12 mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm.

Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12Đáp án

A A A B C A D A A C C B

Câu 13 được 1 điểm, mỗi ý nối đúng được 0.25 điểm:-Nối a với 2.- Nối b với 4.-Nối c với 1.-Nối d với 3.

211

Page 212: Giao an ngu van 9  ca nam day du

Bùi Thanh Gòn- GV trường THCS Tân Vịnh- Lộc Hà- Hà Tĩnh

Tự luận: (6 điểm )Câu 1 ( 2 điểm)-Nội dung:Tóm tắt được những nội dung chính của truyện ngắn Làng của Kim Lân (1 điểm )-Hình thức:Viết đúng kiểu đoạn văn tóm tắt văn bản tự sự (khoảng 7 câu ), đoạn viết liền mạch, ý lưu loát, không mắc lỗi , diễn đạt đúng từ. (1 điểm)Câu 2 (4 điểm )*Nội dung (3 điểm) -Giới thiệu tác giả Chính Hữu, hoàn cảnh sáng tác và nét khái quát về bài thơ Đồng chí (0,5 điểm )-Giới thiệu nội dung cơ bản của bài thơ Đồng chí: Vẻ đẹp chân thực, bình dị và tình đồng chí, đồng đội của người lính thời kì kháng chiến chống Pháp. (2 điểm)-Giới thiệu những thành công nổi bật về nghệ thuật của bài thơ Đồng chí:Cách dùng từ, đặt câu, cách sử dụng hình ảnh, bộc lộ cảm xúc…(0,5 điểm)*Hình thức(1 điểm)-Viết đúng kiểu bài văn thuyết minh về một tác phẩm văn học.-Văn viết mạch lạc, lưu loát, không mắc lỗi chính tả, diễn đạt đúng từ và ngữ pháp.IV.Nhận xét – trả bài:*Hoạt động 3: Luyện tậpHọc sinh chữa bài của mình theo đáp án.*Hoạt động 4: Củng cố – dặn dò-Về nhà ôn tập các bài đã học ở ki I.-Chuẩn bị bài:Bàn về đọc sách.

HỌC KÌ II

Soạn:4-1-2008Giảng:

TUẦN 19 -BÀI 18

Tiết 91 Bàn về đọc sách (T1)

Chu Quang TiềmA.Mục tiêu cần đạt:

212

Page 213: Giao an ngu van 9  ca nam day du

Bùi Thanh Gòn- GV trường THCS Tân Vịnh- Lộc Hà- Hà Tĩnh

-Hướng dẫn học sinh đọc,tìm hiểu tác giả, từ khó, bố cục văn bản. Hiểu được sự cần thiết của việc đọc sách qua bài nghị luận sâu sắc, giàu tính thuyết phục.-Tích hợp với Tiếng Việt ở bài Khởi ngữ, với Tập làm văn ở bài Phép phân tích và tổng hợp.-Rèn kĩ năng tìm và phân tích luận điểm, luận chứng trong văn bản nghị luận.B. Chuẩn bị:Bảng phụ.C. Tiến trình bài dạy:*Hoạt động 1: Khởi động1. Tổ chức:2. Kiểm tra: Sự chuẩn bị của học sinhGiới thiệu chương trình học kì II.3. Bài mới:*Hoạt động 2: Đọc hiểu văn bảnGiáo viên nêu yêu cầu đọc,hướng dẫn học sinh đọc, gọi học sinh độc bài.

?Văn bản thuộc thể loại gì?

Nêu những hiểu biết của em về tác giả?Giải nghĩa các từ khó SGK

Văn bản có bố cục mấy phần? Nêu ý mỗi phần.

Theo dõi phần đầu văn bản và cho biết:-Bàn về sự cần thiết của việc đọc sách,tác giả đưa ra những luận điểm nào?-Nếu học vấn là những hiểu biết…học tập thì học vấn thu được từ đọc sách là gì?-Khi cho rằng học vấn không chỉ là

I. Tiếp xúc văn bản:1. Đọc:-Đọc rõ ràng rành mạch,nhưng vẫn với giọng tâm tình, nhẹ nhàng như lời trò chuyện.-Chú ý hình ảnh so sánh trong bài.2.Thể loại:-Văn bản nghị luận (lập luận giải thích một vấn đề xã hội)3. Tìm hiểu chú thích:a, Tác giả(SGK)b,Từ khó(SGK)4. Bố cục: 2 phầnP1(phát hiện thế giới mới):Đọc sách là con đường quan trọng của học vấn.P2 (còn lại):Đọc sách cần đọc chuyên sâu mới thành học vấn.II. Phân tích1. Vì sao phải đọc sách?*Luận điểm:"Đọc sách…….của học vấn"-Đó là những hiểu biết của con người do đọc sách mà có.-Học vấn được tích lũy từ mọi mặt trong hoạt động, học tập của con người.-Trong đó đọc sách là một mặt nhưng đó là mặt quan trọng.

213

Page 214: Giao an ngu van 9  ca nam day du

Bùi Thanh Gòn- GV trường THCS Tân Vịnh- Lộc Hà- Hà Tĩnh

chuyện đọc sách…của học vấn. Tác giả muốn ta nhận thức được điều gì về đọc sách và quan hệ đọc sách với học vấn?*Luận điểm về sự cần thiết của việc đọc sách,tác giả phân tích rõ trong trình tự các lí lẽ nào?

-Theo tác giả: Sách là…nhân loại=>Em hiểu ý kiến này như thế nào?

?Những cuốn sách giáo khao em đang học có phải là di sản tinh thần không?-Vì sao tác giả lại quả quyết rằng:Nếu….xuất phát.?

Hoạt đông nhóm:Các nhóm trả lời câu hỏi:1.Theo ý kiến của tác giả, Đọc sách là hưởng thụ,là chuẩn bị trên con đường học vấn.Em hiểu ý kiến này như thế nào?2.Em hưởng thụđược những gì từ việc đọc sách Ngữ văn để chuẩn bị cho học vấn của mình?3.Với những lí lẽ trên của tác giả đem lại cho em hiểu biết gì về sách và lợi ích của việc đọc sách?

-Muốn có học vấn không thể không đọc sách.*Lí lẽ:-Sách là kho tàng…tinh thần nhân loại.-Nhất định….trong quá khứ làm xuất phát .-Đọc sách là hưởng thụ……….con đường học vấn.=>Sách là thành tựu đáng quý, muốn nâng cao học vấn cần dựa vào thành tựu này.-Tủ sách của nhân loại đồ sộ, có giá trị.Sách là những giá trị quý giá,là tinh hoa trí tuệ, tư tưởng, tâm hồn của nhân loại được mọi thế hệ lưu giữ cẩn thận.*Có, vì nó là một phần tinh hoa học vấn của nhân loại.Vì :Sách lưu giữ tất cả học vấn của nhân loại. Muốn nâng cao học vấn cần kế thừa thành tựu này.

(Các nhóm trả lời vào bảng phụ)

*Sách là vốn quý của nhân loại,đọc sách là cách để tạo học vấn, muốn tiến lên trên con đường học vấn, không thể không đọc sách.

*Hoạt động 3:Củng cố dặn dò:-Hệ thống toàn bài.-Học sinh nhắc lại nội dung cơ bản vừa học.-Về nhà học bài và trả lời các câu hỏi còn lại trong bài.

Ngày soạn:4-1-2008Ngày dạy: TUẦN 19 -BÀI 18

214

Page 215: Giao an ngu van 9  ca nam day du

Bùi Thanh Gòn- GV trường THCS Tân Vịnh- Lộc Hà- Hà Tĩnh

Tiết 92 Bàn về đọc sách (T2) Chu Quang TiềmA.Mục tiêu cần đạt:-Hướng dẫn học sinh đọc,tìm hiểu tác giả, từ khó, bố cục văn bản. Hiểu được sự cần thiết của việc đọc sách qua bài nghị luận sâu sắc, giàu tính thuyết phục.-Tích hợp với Tiếng Việt ở bài Khởi ngữ, với Tập làm văn ở bài Phép phân tích và tổng hợp.-Rèn kĩ năng tìm và phân tích luận điểm, luận chứng trong văn bản nghị luận.B. Chuẩn bị:Bảng phụ.C. Tiến trình bài dạy:*Hoạt động 1: Khởi động1. Tổ chức:2. Kiểm tra:Tác giả Chu Quang Tiềm khuyên chúng ta nên chọn sách và đọc sách như thế nào? Em đã học theo lời khuyên đó như thế nào?3.Bài mới*Hoạt động 2: Đọc hiểu văn bảnTrong phần văn bản tiếp theo, tác giả đã bộc lộ suy nghĩ của mình về việc đọc sách như thế nào? Quan niệm nào được xem là luận điểm chính?-Quan niệm đọc chuyên sâu được phân tích qua những lí lẽ nào?

*Hoạt động nhóm:Hãy tóm tắt ý kiến của tác giả về cách đọc chuyên sâu và cách đọc không chuyên sâu?-Em hãy nhận xét về thái độ bình luận và cách trình bày lí lẽ của tác giả?

Em nhận thức được gì từ lời khuyên này của tác giả?

-Nhận xét của tác giả về cách đọc

II.Phân tích(tiếp)2. Đọc sách như thế nào?*Luận điểm:Đọc sách để nâng cao học vấn cần đọc chuyên sâu.*Lí lẽ:-Sách nhiều khiến người ta không chuyên sâu-Đọc sách không cốt lấy nhiều, quan trọng nhất là phải chọn cho tinh, đọc cho kĩ.-Đọc chuyên sâu nhưng không bỏ qua đọc thưởng thức.

-Xem trọng cách đọc chuyên sâu, coi thường cách đọc không chuyên sâu.-Phân tích qua so sánh đối chiếu và dẫn chứng cụ thể.-Đọc sách để tích lũy, nâng cao học vấn cần đọc chuyên sâu, tránh tham lam ,hời hợt.-Đọc lạc hướng là tham lam nhiều mà không thực chất.-Vì sách vở ngày càng nhiều.

215

Page 216: Giao an ngu van 9  ca nam day du

Bùi Thanh Gòn- GV trường THCS Tân Vịnh- Lộc Hà- Hà Tĩnh

lạc hướng như thế nào?-Vì sao lại có hiện tượng đọc lạc hướng?Cái hại của đọc lạc hướng là gì?

-Tác giả đã có cách nhìn và trình bày như thế nào về vấn đề này?

-Em nhận được lời khuyên nào từ việc này? Từ đó em liên hệ gì đến việc đọc sách của mình?-Hãy tóm tắt quan niệm của tác giả về việc chọn tinh, đọc kĩ và đọc để trang trí(HS tóm tắt)-Tác giả đã tỏ thái độ như thế nào về cách đọc sách này?

-Là người đọc sách em nhận được từ ý kiến trên lời khuyên bổ ích nào?Từ đó em liên hệ gì đến việc đọc sách của bản thân?

-Theo tác giả thế nào là đọc để có kiến thức phổ thông?Ví sao tác giả lại đặt vấn đề đọc để có kiến thức phổ thông?

-Em có nhận xét gì về cách trình bày lí lẽ của tác giả?Từ đó em nhận được gì từ lời khuyên này?

-Những kinh nghiệm đọc sách nào được truyền tới người đọc?

*Hoạt động nhóm:Theo em lời khuyên nào bổ ích nhất??Nêu nhận xét của em về nghệ thuật và nội dung của văn bản?

Đọc Ghi nhớ

-Đọc lạc hướng lãng phí thời gian và sức lực trên những cuốn sách vô thưởng vô phạt, bỏ lỡ cơ hội đọc sách quan trọng cơ bản.-Báo động về cách đọc tràn lan-Kết hợp phân tích bằng lí lẽ với liên hệ thực tế làm học vấn giống như đánh trận.-Đọc sách không đọc lung tung mà cần đọc có mục đích cụ thể.

-Tác giả đề cao cách chọn tinh, đọc kĩ, phủ nhận cách đọc chỉ để trang trí bộ mặt.-Đọc sách cần đọc tinh, kĩ hơn là đọc nhiều mà đọc dối.-Đọc để có kiến thức phổ thông là đọc rộng ra theo yêu cầu của các môn học từ THCS đến năm đầu đại học.-Vì đây là yêu cầu bắt buộc đối với học sinh.Các học giả cũng không bỏ qua đọc để có kiến thức phổ thông. Vì các môn học liên quan với nhau, không có học vấn nào cô lập.-Tác giả kết hợp phân tích lí lẽ với liên hệ so sánh toàn diên ,tỉ mỉ…-Đọc sách cần chuyên sâu nhưng cần cả đọc rộng.=>Đọc sách cốt để chuyên sâu, ngoài ra còn phải đọc để có học vấn rộng phục vụ cho chuyên sâu.

III.Tổng kết -Nghệ thuật:Phân tích lí lẽ, đối chiếu so sánh-Nội dung;*Ghi nhớ:SGK

*Hoạt động 3.Củng cố dặn dò:

216

Page 217: Giao an ngu van 9  ca nam day du

Bùi Thanh Gòn- GV trường THCS Tân Vịnh- Lộc Hà- Hà Tĩnh

-Hệ thống toàn bài.Nhấn mạnh trọng tâm.-Học sinh nhắc lại nội dung bài học.-Về nhà: Học bài , Soạn bài:Tiếng nói của văn nghệ

Ngày soạn:5-1-2008Ngày dạy: Tiết 93 -Tiếng Việt KHỞI NGỮ

A. Mục tiêu cần đạt:-Học sinh nắm được khái niệm Khởi ngữ,đặc điểm,công dụng của khởi ngữ trong câu.-Tích hợp với Văn qua văn bản Bàn về đọc sách-Với Tập làm văn ở bài Phep phân tích và tổng hợp.Rèn kĩ năng nhận diện khởi ngữ và vận dụng khởi ngữ trong nói ,viết.B.Chuẩn bị:Bảng phụC.Tiến trình bài dạy*Hoạt động 1. Khởi động1. Tổ chức:2.Kiểm tra3.Bài mới: *Hoạt động 2: Hình thành khái niệm

Đọc 3 ngữ liệu SGKXác định CN trong câu

-Khởi ngữ đứng ở vị trí nào?

-Xác định CN,khởi ngữ trong câu-Tác dụng của khởi ngữ?

Tìm CN?Xác định khởi ngữ, vị trí ,tác dụng?

I.Đặc điểm và công dụng của khởi ngữ trong câu:1.Ngữ liệu:a-Còn anh(1),anh(2) không ghìm nổi xúc động.+anh1:là chủ ngữ+anh2:là khởi ngữ=>Khởi ngữ đứng trước CN,không có quan hệ trực tiếp với vị ngữ theo quan hệ CN-VN.b-Giàu(1),tôi cũng giàu(2) rồi.+CN:tôi+Khởi ngữ:giàu=>Khởi ngữ đứng trước CN và báo trước nội dung thông báo trong câu.c-Về các thể văn trong lĩnh vực văn nghệ, chúng ta có thể tin ở tiếng ta,không sợ nó thiếu giàu và đẹp.-CN: chúng ta-Khởi ngữ: Về…văn nghệ

217

Page 218: Giao an ngu van 9  ca nam day du

Bùi Thanh Gòn- GV trường THCS Tân Vịnh- Lộc Hà- Hà Tĩnh

?Khởi ngữ là gì?

Đọc Ghi nhớ SGK

Đọc bài tập 1Học sinh làm bài sau đó gọi 2 em lên bảng trình bày.

Đọc bài tập 2-Làm bài-Gọi 2 học sinh lên bảng

Bài tập 3 và 4:làm theo nhóm sau đó trình bày

Học sinh viết đoạn văn sau đó trình bày trước lớp.

-Vị trí:đứng trước CN-Tác dụng:Thông báo về đề tài được nói đến trong câu.+Trước các khởi ngữ có thêm các quan hệ từ:còn,đối với, về*Khởi ngữ là thành phần câu,đứng trước CN,nêu lên đề tài được nói đến trong câu.Trước các khởi ngữ thường có thêm các quan hệ từ.*Ghi nhớ:SGKII.Luyện tập1. Bài tập 1SGKTìm các khởi ngữ trong các đoạn trích-Các khởi ngữ:a,điều nàyb,đối với chúng mìnhc,một mình2.Bài tập 2Chuyển phần in đậm trong câu thành khởi ngữa,Anh ấy làm bài cẩn thận lắm.->Về làm bài,anh ấy cẩn thận lắm.b,Tôi hiểu rồi nhưng tôi chưa giải được.->Hiểu thì tôi hiểu rồi,nhưng tôi chưa giải được.3. Bài tập bổ trợXác định các khởi ngữ trong các câu sau:a, Mà y, y không muốn chịu của Oanh một tí gì gọi là tử tế.b,Cái khăn vuông thì chắc đã phải soi gương mà sửa đi sửa lại.c.Nhà, bà ấy có hàng dãy nhà ở các phố.Ruộng, bà ấy có hàng trăm mẫu ở nhà quê.*Trả lời:a,Mà yb,Cái khăn vuôngc,Nhà,ruộng4.Bài tập 4:Viết một đoạn văn ngắn có sử dụng

218

Page 219: Giao an ngu van 9  ca nam day du

Bùi Thanh Gòn- GV trường THCS Tân Vịnh- Lộc Hà- Hà Tĩnh

khởi ngữ

* Hoạt động 3:Củng cổ dặn dò-Hệ thống toàn bài,Học sinh nhắc lại Ghi nhớ.-Về nhà: học bài,đọc trước bài Các thành phần biệt lập

Ngày soạn:6-1-2008Ngày dạy: Tiết 94-Tập làm văn PHÉP PHÂN TÍCH VÀ TỔNG HỢPA.Mục tiêu cần đạt:-Học sinh nắm được khái niệm về phân tích và tổng hợp.-Tích hợp với văn qua văn bản:Bàn về đọc sách, với Tiếng Việt bài:Khởi ngữ-Rèn kĩ năng phân tích và tổng hợp trong nói và viết.B,Chuẩn bị:Bảng phụC. Tiến trình bài dạy:*Hoạt động 1:Khởi động1.Tổ chức2.Kiểm tra:3.Bài mới:*Hoạt động 2:

Học sinh đọc ngữ liệu SGK

-Thông qua một loạt dẫn chứng ở đoạn mở bài,tác giả đã rút ra nhận xét về vấn đề gì?

-Hai luận điểm chính trong văn bản là gì?

Để xác lập 2 luận điểm trên,tác giả dùng phép lập luận nào?Phép lập luận này đứng ở vị trí nào trong văn bản?

I.Tìm hiểu phép lập luận phân tích và tổng hợp1.Ngữ liệu:Trang phục2.Nhận xét:-Tác giả rút ra nhận xétvề vấn đề ăn mặc chỉnh tề,cụ thể là sự đồng bộ,hài hòa giữa quần áo,giày ,tất trong trang phục của con người.Hai luận điểm:+Trang phục phải phù hợp với hoàn cảnh,tức là tuân thủ những quy tắc ngầm mang tính văn hóa xã hội.Trang phục phù hợp với đạo đức là giản dị và hài hòa với môi trường sống xung quanh.Tác giả dùng phép lập luận phân tích cụ thể.a,Luận điểm 1:Ăn cho mình,mặc cho người-Cô gái một mình trong hang sâu…chắc không đỏ chót móng

219

Page 220: Giao an ngu van 9  ca nam day du

Bùi Thanh Gòn- GV trường THCS Tân Vịnh- Lộc Hà- Hà Tĩnh

-Để chốt lại vấn đề tác giả dùng phép lập luận nào? Phép lập luận này đứng ở vị trí nào trong câu?-Nêu vai trò của phép lập luận phân tích tổng hợp?

?theo em để làm rõ về một sự việc hiện tượng nào đó người ta làm như thế nào?

*Phân tích là gì?tổng hợp là gì?Học sinh đọc Ghi nhớ SGK

Hoạt động nhóm:Phân tích luận điểm"Học vấn không chỉ là chuyện đọc sách,nhưng đọc sách vẫn là con đường quan trọng của học vấn".-Hoạt động nhóm làm bài tập 2

chân,móng tay.-Anh thanh niên đi tát nước…chắc không sơ mi phẳng tăp.-Đi đám cưới…chân lấm tay bùn.-Đi dự đám tang không được ăn mặc quần áo lòe loẹt,nói cười oang oang.b,Luận điểm 2:Y phục xứng kì đức-Dù mặc đẹp đến đâu…làm mình tự xấu đi mà thôi.-Xưa nay cái đẹp bao giờ cũng đi với cái giản dị,nhất là phù hợp với môi trường.=>Các phân tích trên làm rõ nhận định của tác giả là:"ăn mặc ra sao cũng phải phù hợp với hoàn cảnh chung nơi công cộng hay toàn xã hội"*Tác giả dùng phép lập luận tổng hợp bằng một kết luận ở cuối văn bản: "Thế mới biết….là trang phục đẹp"=>Vai trò:+Giúp ta hiểu sâu sắc các khía cạnh khác nhau của trang phục đối với từng người từng hoàn cảnh cụ thể.+Hiểu ý nghĩa văn hóa và đạo đức của cách ăn mặc, nghĩa là không ăn mặc tùy tiện,cẩu thả như một số người tầm thường tưởng đó là sở thích và quyền "bất khả xâm phạm"-Dùng phép lập luận phân tích và tổng hợp2.Ghi nhớ:SGK/10

II.Luyện tập:1.Bài tập 1Phân tích:-Học vấn là thành quả tích lũy…đời sau.-Bất kì ai muốn phát triển học thuật……-Đọc sách là hưởng thụ….2.Bài tập 2-Bất cứ lĩnh vực học vấn nào…chọn

220

Page 221: Giao an ngu van 9  ca nam day du

Bùi Thanh Gòn- GV trường THCS Tân Vịnh- Lộc Hà- Hà Tĩnh

sách mà đọc.-Phải chọn những cuốn sách "đích thực,cơ bản"-Đọc sách cũng như đánh trận…

*Hoạt động 3:Củng cố dặn dò:-Làm bài tập trắc nghiệm(Bảng phụ)-Hệ thống toàn bài,nhấn mạnh trọng tâm.-Dặn dò:+Học bài-Chuẩn bị bài:Luyện tập phân tích và tổng hợp********************************************************************Ngày soạn:7-1-2008Ngày dạy: Tiết 95 Tập làm văn LUYỆN TẬP PHÂN TÍCH VÀ TỔNG HỢPA.Mục tiêu cần đạt:-Rèn kĩ năng nhận diẹn văn bản phân tích và tổng hợp-Luyện kĩ năng viết văn bản phân tích và tổng hợp-Bồi dưỡng tư duy phân tích.-Giáo dục ý thức tự giác học tập của học sinh.B.Chuẩn bị: Bảng phụC.Tiến trình bài dạy*Hoạt động1Khởi động1.Tổ chức:2.Kiểm tra: Thế nào là phép phân tích tổng hợp?3.Bài mới*Hoạt động2:Luyện tậpHoạt động theo nhóm 5 em-Nhóm 1:Bài tập 1-Nhóm 2 và nhóm 3: Bài tập 2-Nhóm 4 và nhóm 5:Bài tập 3-Nhóm 6:Bài tập 4*Đại diện các nhóm trình bày, các thành viên trong lớp nhận xét, bổ xung ý kiến.*Giáo viên kết luận

I.Bài tập 1:Phân tích1.Đoạn a-Luận điểm:"Thơ hay cả hồn lẫn xác…-Trình tự phân tích:Thứ nhất:Cái hay thể hiện ở các làn điệu xanh..Thứ hai:Cái hay thể hiện ở các cử động…Thứ ba:Cái hay thể hiện ở các vần thơ..2.Đoạn b:Luận điểm và trình tự phân tích-Luận điểm"Mấu chốt của thành đạt là ở đâu"-Trình tự phân tích:

221

Page 222: Giao an ngu van 9  ca nam day du

Bùi Thanh Gòn- GV trường THCS Tân Vịnh- Lộc Hà- Hà Tĩnh

-Thế nào là học qua loa,đối phó?

-Nêu những biểu hiện của học đối phó?

-Phân tích bản chất của lối học đối phó?

-Nêu tác hại của lối học đối phó?

*Dựa vào văn bản Bàn về đọc sách để lập dàn ý

+Do nguyên nhân khách quan(Đây là điều kiện cần) :Gặp thời,hoàn cảnh,điều kiện học tập thuận lợi,tài năng trời phú+Do nguyên nhân chủ quan(Đây là điều kiện đủ)Tinh thần kiên trì phấn đấu,học tập không mệt mỏi và không ngừng trau dồi phẩm chất đạo đức tốt đẹp.II.Bài tập 2:Thực hành phân tích một vấn đề1,Học qua loa có những biểu hiện sau:-Học không có đầu có đuôi,không đến nơi đến chốn,cái gì cũng biết một tí…-Học cốt chỉ để khoe mẽ có bằng nọ,bằng kia….2.Học đối phó có những biểu hiện sau:-Học cốt để thầy cô không khiển trách,cha mẹ không mắng,chỉ lo việc giải quyết trước mắt.-Kiến thưc phiến diện nông cạn…3.Bản chất:-Có hình thức học tập như:cũng đến lớp,cũng đọc sách,cũng có điểm thi cũng có bằng cấp.-Không có thực chất,đầu óc rỗng tuếch…4.Tác hại:-Đối với xã hội:Những kẻ học đối phó sẽ trở thành gánh nặng lâu dài cho xã hội về nhiều mặt.-Đối với bản thân:Những kẻ học đối phó sẽ không có hứng thú học tập…III.Bài tập 3:Thực hành phân tích một văn bảnDàn ý:-Sách là kho tàng về tri thức được tích lũy từ hàng nghìn năm của nhân loại-Vì vậy,bất kì ai muốn có hiểu biết đều phải đọc sách.-Tri thưc trong sách bao gồm những

222

Page 223: Giao an ngu van 9  ca nam day du

Bùi Thanh Gòn- GV trường THCS Tân Vịnh- Lộc Hà- Hà Tĩnh

Viết đoạn văn

kiến thức khoa học và kinh nghiệm thực tiễn.-Càng đọc sách càng thấy kiến thức của nhân loại mênh mông.=>Đọc sách là vô cùng cần thiết nhưng cũng phải biết chọn sáhc mà đọc và phải biết cách đọc mới có hiệu quả.IV.Bài tập 4:Thực hành tổng hợpYêu cầu:Viết đoạn văn tổng hợp những điều đã phân tích trong bài"Bàn về đọc sách"

*Hoạt động 3 Củng cố dặn dò:-Nhận xét giờ học,nhấn mạnh trọng tâm.-Dặn dò: Về nhà làm lại các bài tập vừa phân tích vào vở.-Đọc trước bài:Nghị luận về một sự việc hiện tượng đời sống.*******************************************************************

Tuần 20: Bài 19Soạn:8-1-2008Giảng:

Tiết 96: Tiếng nói của văn nghệ (trích) - Nguyễn Đình Thi - A-Mục tiêu bài dạy: Giúp học sinh :

- Hiểu được nội dung của văn nghệ và sức mạnh kỳ diệu của nó đối với đời sống con người.

- Hiểu thêm cách viết bài văn nghị luận qua tác phẩm nghị luận ngắn gọn, chặt chẽ và giàu hình ảnh của Nguyễn Đình Thi.

B-Chuẩn bị:- Giáo viên: Chân dung Nguyễn Đình Thi, toàn văn bài viết.- Học sinh : Tìm đọc toàn văn bài viết trong mấy vấn đề về văn

học, hoặc tuyển tập Nguyễn Đình Thi (tập3). C.Tiến trình bài dạy

*Hoạt động 1: Khởi động:1-Tổ chức:

2-Kiểm tra:- Phân tích tầm quan trọng và ý nghĩa của việc đọc sách ? Nhận xét về cách trình bày luận điểm này của tác giả?

-Cần chọn sách và đọc sách như thế nào? -Kiểm tra sự chuẩn bị bài , đồ dùng học tập của học sinh.

223

Page 224: Giao an ngu van 9  ca nam day du

Bùi Thanh Gòn- GV trường THCS Tân Vịnh- Lộc Hà- Hà Tĩnh

3-Bài mới: Giới thiệu bài:Văn nghệ có nội dung và sức mạnh như thế nào? Nhà nghệ sỹ sáng tác tác phẩm với mục đích gì? Văn nghệ đến với người tiếp nhận bằng con đường nào? Nhà văn Nguyễn Đình Thi đã góp phần trả lời câu hỏi trên qua bài nghị luận “Tiếng nói của văn nghệ”-văn bản mà chúng ta được tìm hiểu trong giờ học hôm nay.*Hoạt động 2: Đọc - hiểu văn bản:

GV hướng dẫn HS đọc.Yêu cầu đọc to, rõ, chính xác, diễn cảm.GV đọc mẫu - học sinh đọc. GV nhận xét học sinh đọc.

? Dựa vào phần chú thích * trong SGK, hãy giới thiệu những nét chính về tác giả.

?Cho biết hoàn cảnh ra đời của văn bản.

Chú ý các chú thích 1,2,3,4,6,11.

? Xác định kiểu văn bản.

? VB (trích) được chia làm mấy phần, nêu luận điểm của từng phần.

I-Tiếp xúc văn bản:1-Đọc văn bản:

2-Tìm hiểu chú thích: (SGK trang 16,17)*Tác giả: Nguyễn Đình Thi (1924-2003)- Quê ở Hà Nội- Hoạt động văn nghệ khá đa dạng: làm thơ, viết văn, soạn kịch, sáng tác nhạc, viết lý luận phê bình…- Năm 1996 Ông được Nhà nước tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.*Tác phẩm: Hoàn cảnh ra đời của tiểu luận “Tiếng nói của văn nghệ”. - Viết năm 1948- Trong thời kỳ chúng ta đang xây dựng một nền văn học nghệ thuật mới đậm đà tính dân tộc đại chúng, gắn bó với cuộc kháng chiến vĩ đại của nhân dân: Kháng chiến chống Pháp.- In trong cuốn “Mấy vấn đề văn học”(XB năm 1956).3-Bố cục:- Kiểu văn bản nghị luận về một vấn đề văn nghệ.- 2 phần:(1): Từ đầu đến “một cách sống của tâm hồn”.Trình bày luận điểm: Nội dung của văn nghệ: cùng với thực tại khách quan, nội dung của văn nghệ còn là nhận thức mới mẻ, là tất cả tư tưởng tình cản của cá nhân nghệ sỹ. Mỗi tác phẩm văn nghệ lớn là một cách sống của tâm hồn, từ đó làm thay đổi hẳn mắt ta nhìn, óc ta nghĩ”(2): Còn lại: Sức mạnh kỳ diệu của văn nghệ.

224

Page 225: Giao an ngu van 9  ca nam day du

Bùi Thanh Gòn- GV trường THCS Tân Vịnh- Lộc Hà- Hà Tĩnh

? Nhận xét về bố cục , hệ thống luận điểm của văn bản.

Theo dõi văn bản: Phần 1(Từ đầu đến Nguyễn Du hay Tônx Tôi).? Nhắc lại luận điểm trong phần 1 của văn bản.? Luận điểm này đươc thể hiện trong những câu văn nào.? Để làm sáng tỏ luận điểm trên, tác giả đã đưa ra và phân tích những dẫn chứng nào.

? Nhận xét về cách lập luận của tác giả.? Em học tập được gì ở phương pháp lập luận của tác giả khi tạo lập VB nghị luận. Thảo luận (Chọn lọc dẫn chứng, lập luận chặt chẽ sẽ tạo lập được văn bản có sức thuyết phục với người đọc)- Tiếp tục theo dõi phần (đoạn

Với 2 luận điểm:(1) - Tiếng nói của văn nghệ rất cần thiết đối với đời sống của con người, nhất là trong hoàn cảnh chiến đấu, sản xuất vô cùng gian khổ của dân tộc ta ở những năm đầu kháng chiến.(2)- Văn nghệ có khả năng cảm hoá , sức mạnh lôi cuốn của nó thật là kỳ diệu bởi đó là tiếng nói của tình cảm, tác động tới mỗi con người qua những rung cảm sâu xa từ trái tim.- Các phần trong văn bản có sự liên kết chặt chẽ, mạch lạc, các luận điểm vừa có sự giải thích cho nhau, vừa được tiếp xúc tự nhiên theo hướng ngày càng phân tích sâu sức mạnh đặc trưng của văn nghệ.II-Phân tích văn bản:1-Nội dung của văn nghệ:*Luận điểm: Văn nghệ không chỉ phản ánh thực tại khách quan mà còn thể hiện tư tưởng, tình cảm của nghệ sỹ, thể hiện đời sống tinh thần của cá nhân người sáng tác.“Tác phẩm nghệ thuật …góp vào đời sống xung quanh”*Đưa ra 2 dẫn chứng:(1)-Hai câu thơ tả cảnh mùa xuân trong “truyện Kiều” với lời bình:-Hai câu thơ làm chúng ta rung động với cái đẹp lạ lùng mà tác giả đã miêu tả.-“ cảm thấy trong lòng ta có những sự sống tươi trẻ luôn luôn tái sinh ấy”.Đó chính là lời gửi, lời nhắn - một trong những nội dung của “truyện Kiều”.(2)-Cái chết thảm khốc của An-na Ca rê- nhi - na(Trong tiểu thuyết cùng tên của L. Tônx tôi) làm cho người đọc “đầu óc bâng khuâng nặng những suy nghĩ trong lòng còn vương vấn những vui buồn không bao giờ quên được nữa . Đó chính là lời gửi, lời nhắn của L.Tônx tôi.Chọn lọc đưa ra 2 dẫn chứng tiêu biểu, dẫn ra từ 2 tác phẩm nổi tiếng của 2 tác giả vĩ đại của văn học dân tộc và thế giới cùng với những lời phân tích bình luận sâu sắc.

225

Page 226: Giao an ngu van 9  ca nam day du

Bùi Thanh Gòn- GV trường THCS Tân Vịnh- Lộc Hà- Hà Tĩnh

văn từ “Lời gửi của nghệ thuật đến một cách sống của tâm hồn”)? Theo tác giả, lời gửi của nghệ thuật, ta cần hiểu như thế nào cho đúng.? Để thuyết phục người đọc người nghe, tác giả đưa ra những dẫn chứng nào.? Vậy lời gửi của nghệ thuật, hiểu một cách ngắn gọn nhất là gì.

? Như vậy nội dung của văn nghệ là gì.

? Tiểu luận: Nội dung của văn nghệ khác với nội dung của các bộ môn khoa học xã hội khác ở những điểm nào.

*Lời gửi của nghệ thuật: - “Lời gửi của nghệ thuật không những là một bài học luận lí hay một triết lý về đời người hay những lời khuyên xử thế hay một sự thực tâm lý hoặc xã hội”.- Lời gửi của nghệ thuật còn là tất cả những say sưa, vui buồn, yêu ghét, mơ mộng, phấn khích…” Đưa ra 2 dẫn chứng(“Truyện Kiều”, tiểu thuyết “An-na Ca-rê-nhi-na”) Tác phẩm văn nghệ không cất lên những lời thuyết lý khô khan mà chứa đựng tất cả những say sưa, vui buồn, yêu ghét, mơ mộng của nghệ sỹ. Nó mang đến cho chúng ta bao rung động, ngỡ ngàng trước những điều tưởng chừng đã rất quen thuộc.*Nội dung của văn nghệ là hiện thực mang tính cụ thể sinh động, là đời sống tình cảm của con người qua cái nhìn và đời sống tình cảm có tính cá nhân của người nghệ sỹ. Nội dung của văn nghệ còn là dung cảm là nhận thức của người tiếp nhận .Nó sẽ được mở rộng , phát huy vô tận qua thế hệ người đọc, người xem. (Những bộ môn khoa học khác như: Lịch sử , địa lý… khám phá , miêu tả và đúc kết bộ mặt tự nhiên hay xã , hội các quy luật khách quan. Văn nghệ tập chung khám phá thể hiện chiều sâu tính cách , số phận con người, thế giới bên trong tâm lý , tâm hồn con người.)

*Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò.-Khắc sâu: nội dung phản ánh, thể hiện của văn nghệ?-Về nhà học bài: + Câu hỏi: Phân tích nội dung phản ánh , thể hiện của văn nghệ.

226

Page 227: Giao an ngu van 9  ca nam day du

Bùi Thanh Gòn- GV trường THCS Tân Vịnh- Lộc Hà- Hà Tĩnh

*********************************************

227

Page 228: Giao an ngu van 9  ca nam day du

Bùi Thanh Gòn- GV trường THCS Tân Vịnh- Lộc Hà- Hà Tĩnh

Soạn:9-1-2008Giảng:

Tiếp 97: Tiếng nói của văn nghệ (tiếp) - Nguyễn Đình Thi -

A-Mục tiêu bài dạy.Tiếp tục giúp học sinh:- Hiểu được sức mạnh kỳ diệu của văn nghệ với đời sống con người.

- Hiểu thêm cách viết bài văn nghị luận qua tác phẩm nghị luận ngắn gọn , chặt chẽ và giàu hình ảnh của Nguyễn Đình Thi.B-Chuẩn bị . - GV: sưu tầm toàn văn bài viết trong “ Mấy vấn đề về văn học” hoặc “Tuyển tập Nguyễn Đình Thi” (tập III) - HS: soạn kỹ bài.C-Tiến trình bài dạy.*Hoạt động 1: Khởi động.1-Tổ chức : 2-Kiểm tra:- Phân tích nội dung phản ánh của văn nghệ trong phần I của văn bản .- Kiểm tra việc chuẩn bị bài của học sinh 3-Bài mới: Giới thiệu bài:Tiết trước , chúng ta đã cùng tìm hiểu nội dung phản ánh của văn nghệ. Giờ học này, chúng ta tiếp tục tìm hiểu phần còn lại của văn bản , để thấy được sức mạnh kỳ diệu của nó đối với đời sống con người.* Hoạt động 2 : Đọc- hiểu văn bản (tiếp)

228

Page 229: Giao an ngu van 9  ca nam day du

Bùi Thanh Gòn- GV trường THCS Tân Vịnh- Lộc Hà- Hà Tĩnh

Để hiểu được sức mạnh kì diệu của văn nghệ, trước hết phải lý giải được vì sao con người cần đến tiếng nói của văn nghệ?(Chú ý đoạn văn “ chúng ta nhận của những nghệ sĩ….cách sống của tâm hồn”).? Lấy VD từ các tác phẩm văn nghệ đã được học và đọc thêm để làm sáng tỏ.

? Như vậy nếu không có văn nghệ thì đời sống con người sẽ ra sao.*Chú ý phần văn bản từ “sự sống ấy “ đến hết?Trong đoạn văn T/G đã đưa ra quan niệm của mình về bản chất của văn nghệ. Vậy bản chất của văn nghệ là gì??Từ bản chất của văn nghệ, T/G đã diễn giải và làm rõ con đường đến với người tiếp nhận- tạo nên sức mạnh kì diệu của nghệ thuật là gì.

II-Phân tích văn bản1-Nội dung của văn nghệ2-Sức mạnh kì diệu của văn nghệ đối với đời sống con người.*Con người cần đến tiếng nói của văn nghệ:-“Mỗi tác phẩm lớn như rọi vào bên trong chúng ta một ánh sáng riêng…làm cho thay đổi hẳn mắt ta nhìn, óc ta nghĩ ”Văn nghệ giúp cho chúng ta được cuộc sống đầy đủ hơn, phong phú hơn với cuộc đời, với chính mình. VD: Các bài thơ “ánh trăng” của Nguyễn Duy, “Bài học đường đời đầu tiên” ( trích “Dế Mèn phiêu lưu ký”) của Tô Hoài, “Bức tranh của em gái tôi”-của Tạ Duy Anh.-Văn nghệ với đời sống quần chúng nhân dân-những con người Việt Nam đang chiến đấu,sản xuất trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp: “ những người rất đông …bị tù trung thân trong cuộc đời u tối, vất vả không mở được mắt” thì tiếng nói của văn nghệ là sợi dây buộc chặt họ với cuộc đời thường bên ngoài , với tất cả những sự sống, hoạt động, những vui buồn gần gũi.-Văn nghệ góp phần làm tươi mát sinh hoạt khắc khổ hàng ngày, giữ cho cuộc đời luôn vui tươi. Tác phẩm văn nghệ hay giúp cho con người luôn vui lên, biết rung cảm và ước mơ trong cuộc đời còn lắm vất vả cực nhọc. Nếu không có văn nghệ thì cuộc sống tinh thần thật nghèo nàn, buồn tẻ tù túng.*Bản chất của văn nghệ:-Là “tiếng nói tình cảm”. Tác phẩm văn nghệ chứa đựng “ tình yêu ghét, niềm vui buồn” của con người chúng ta trong đời sống thường ngày. – Nghệ thuật còn nói nhiều với tư tưởng” nhưng là tư tưởng không khô khan, trừu tượng mà lắng sâu, thấm vào những cảm xúc , những nỗi niềm. *Con đường đến với người tiếp nhận, tạo nên sức mạnh kì diệu của văn nghệ:-Tác phẩm văn nghệ lay động cảm xúc,đi vào nhận thức, tâm hồn chúng ta qua con đường tình cảm…Đến với một tác phẩm văn nghệ, chúng ta được sống cùng cuộc sống miêu tả trong đó, được yêu, ghét, vui, buồn, đợi chờ…cùng các nhân vật và người nghệ sĩ.

229

Page 230: Giao an ngu van 9  ca nam day du

Bùi Thanh Gòn- GV trường THCS Tân Vịnh- Lộc Hà- Hà Tĩnh

? Khi tác động bằng nội dung và cách thức đặc biệt này thì vâưn nghệ đã giúp con người điều gì.? Nhận xét về nghệ thuật lập luận của T/G, tác dụng của nghệ thuật lạp luận đó.

-“nghệ thuật không đứng ngoài trỏ vẽ cho ta đường đi, nghệ thuật vào đốt lửa trong lòng chúng ta, khiến chúng ta phải tự bước lên trên đường ấy”. Văn nghệ giúp mọi người tự nhận thức mình, tự xây dựng mình. Như vậy văn nghệ thực hiện các chức năng của nó một cách tự nhiên có hiệu quả lâu bền và sâu sắc.-Nghệ thuật lập luận: cách viết giàu hình ảnh, dẫn chứng phong phú, sát thực, giọng văn say sưa chân thành. Sức thuyết phục cao.

*Hoạt động 3: Tổng kết,ghi nhớ( SGK/17)? cảm nhận của em về cách viết văn nghị luận của tác giả qua văn bản này

? Nêu nội dung chính của văn bản “Tiếng nói của văn nghệ”.

2 HS đọc ghi nhớ.

1-Nghệ thuật- Bố cục chặt chẽ, hợp lý, cách dẫn dắt tự nhiên.- Cách viết giàu hình ảnh, nhiều dẫn chứng về thơ văn và về đời sống thực tế.-Giọng văn toát lên lòng chân thành, niềm say sưa, đặc biệt hứng dâng cao ở phần cuối.2-Nội dungVăn nghệ nối sợi dây đồng cảm kì diệu giữa nghệ sĩ với bạn đọc thông qua những rung động mãnh liệt, sâu xa của trái tim. Văn nghệ giúp con người được sống phong phú hơn và tự hoàn thiện nhân cách , tâm hồn mình.* Ghi nhớ (SGK 17)

*Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò- GV hệ thống bài: +Sức mạnh kì diệu của văn nghệ với đời sống con người. +Cách viết bài văn nghị luận qua văn bản của Nguyễn Đình Thi.- Hướng dẫn HS làm bài tập (SGK/17): HS tự chọn một tác phẩm văn nghện mà mình yêu thích, sau đó phân tích ý nghĩa tác động của tác phẩm ấy với mình.- GV hướng dẫn HS về nhà: +Làm các BT ( SBT ). +Soạn VB: “Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới”.

Ngày soạn:10-1-2008Ngày giảng:

Tiết 98: Các thành phần biệt lập

230

Page 231: Giao an ngu van 9  ca nam day du

Bùi Thanh Gòn- GV trường THCS Tân Vịnh- Lộc Hà- Hà Tĩnh

A.Mục tiêu bài dạy: Giúp học sinh:- Nhận biết 2 thành phần biệt lập: tình thái, cảm thán.- Nắm chắc được công dụng của mỗi thành phần trong câu.- Biết đặt câu có thành phần tình thái, cảm thán.

B. Chuẩn bị: - Giáo viên: đèn chiếu, phần ngữ liệu và bài tập vận dụng.- Học sinh: chuẩn bị bài theo hướng dẫn. C.Tiến trình bài dạy:*Hoạt động 1: Khởi động1-Tổ chức: 2-Kiểm tra ( kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh)3-Bài mới: Giới thiệu bài:Các em đã được tìm hiểu về các thành phần câu như CN, VN, bổ ngữ trực tiếp, trạng ngữ…các thành phần câu này nằm trong cấu trúc ngữ pháp cuả câu. Giừo học này chúng ta sẽ được tìm hiểu về các thành phần không nằm trong cấu trúc cú pháp của câu. Đó là các thành phần gì và vai trò của chúng trong câu ra sao ? Chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay.*Hoạt động 2: Bài học

1.Ngữ liệu và phân tích ngữ liệu*Ngữ liệu 1: (SGK 18)? Các từ ngữ: “chắc”, “có lẽ”, trong những câu trên thể hiện nhận định của người nói đối với sự việc nêu ở trong câu như thế nào. “Chắc”, “có lẽ” là nhận định của người nói đối với sự việc được nói trong câu: “chắc” thể hiện độ tin cậy cao, “có lẽ”: thể hiện đọ tin cậy thấp hơn.? Nếu không có những từ “chắc”, “có lẽ:” nói trên thì nghĩa sự việc của câu chứa chúng có khác đi không ? Vì sao ? Nếu không có những từ “chắc”, “có lẽ” thì sự việc nói trong câu vẫn không có gì thay đổi.Vì các từ ngữ “chắc”, “có lẽ” chỉ thể hiện nhận định của người nói đói với sự việc trong câu, chứ không phải là thông tin sự việc của câu ( chúng không nằm trong cấu trúc cú pháp của câu)? Các từ “chắc”, “có lẽ” được gọi là thành phần tình thái. Em hiểu thế nào là thành phần tình thái ?

2.Kết luận:

* Thành phần tình thái được dùng để thể hiện cách nhìn của người nói đối với sự việc được nói đến trong câu

231

Page 232: Giao an ngu van 9  ca nam day du

Bùi Thanh Gòn- GV trường THCS Tân Vịnh- Lộc Hà- Hà Tĩnh

? Tìm những câu thơ, câu văn dùng thành phần tình thái hay trong chương trình Ngữ Văn.VD: 1- “Sương chùng chình qua ngõ Hình như thu đã về” ( “sang thu”- Hữu Thỉnh) 2- “Lần đầu tiên trong lịch sử Việt Nam và có lẽ cả thế giới, có một vị Chủ tịch nước lấy chiếc nhà sàn nhỏ bằng gỗ bên cạnh chiếc ao làm “cung điện “ của mình.(“Phong cách Hồ Chí Minh”- Lê Anh Trà)(GV diễn giảng thành phần tình thái trong câu chia thành các loại: 1-Những yếu tố tình thái gắn với độ tin cậy của sự việc được nói đến. 2-Những yếu tố tình thái gắn với ý kiến của người nói(VD theo tôi, ý ông ấy...) 3-Những yếu tố tình thái chỉ thái độ của người nói đối với người nghe (VD à, ạ, nhỉ, nhé... đứng cuối câu)*Ngữ liệu 2: (SGK 18)a) ồ, sao mà độ ấy vui thế.( Kim Lân, “Làng”)b) Trời ơi, chỉ còn có 5 phút( Nguyễn Thành Long, “Lặng lẽ Sa Pa ”- Học sinh đọc to phần ngữ liệu, chú ý các từ gạch chân.? Các từ ngữ “ồ”, “trời ơi” trong những câu trên có chỉ sự vật hay sự việc gì không ? Các từ ngữ: “ồ”, “trời ơi” không chỉ sự vật sự việc. ? Nhờ những từ ngữ nào trong câu mà chúng ta hiểu được tại sao người nói kêu “ồ” hoặc kêu “trời ơi” Chúng ta hiểu được tại sao người nói kêu “ồ ”, “trời ơi” là nhờ phần câu tiếp theo sau những tiếng này ( đó là: sao mà độ ấy vui thế, chỉ còn có 5 phút)Chính những phần câu tiếp sau các tiếng đó giảI thích cho người nghe biết tại sao người nói cảm thán.? Các từ “ồ ”, “trời ơi” được dùng để làm gì ?

*Các thành phần cảm thán được dùng để bộc lộ tâm lý của người nói ( vui, buồn, mừng, giận...)

* Các thành phần tình thái, cảm thán là những bộ phận không tham gia vào việc diễn đạt nghĩa sự việc của câu nên dược gọi là thành phần

232

Page 233: Giao an ngu van 9  ca nam day du

Bùi Thanh Gòn- GV trường THCS Tân Vịnh- Lộc Hà- Hà Tĩnh

Các từ “ồ ”, “trời ơi” không dùng để gọi ai cả chúng chỉ giúp người nói giãi bày nỗi lòng của mình.? Các từ “ồ ”, “trời ơi” được gọi là thành phần cảm thán. Em hiểu như thế nào là thành phần cảm thán ? Vị trí của thành phần cảm thán trong câu? ?Tìm những câu thơ, câu văn dùng thành phần cảm thán hay trong chương trình Ngữ Văn VD “Ôi kỳ lạ và thiêng liêng – bếp lửa” (“Bếp lửa”- Bằng Việt)? Các thành phần tình thái và thành phần cảm thán được gọi là các thành phần biệt lập. Vậy em hiểu thế nào là thành phần biệt lập.1 H/ S đọc ghi nhớ?

biệt lập.

*Ghi nhớ (SGK18)

*Hoạt động 3: Luyện tập-Một học sinh đọc yêu cầu của bài tập.- Học sinh lên bảng làm bài tập.- Học sinh khác nhận xét bổ sung. (nếu có)- Giáo viên nhận xét, đánh giá.

-1HS đọc theo yêu cầu BT-1HS lên bảng làm bài tập

1-Bài tập 1 (SGK 19)Tìm các thành phần tình thái, cảm thán?a. Có lẽ thành phần tình thái.b. Chao ôi thành phần cảm thán.c. Hình như thành phần tình thái.d. Chả nhẽ thành phần tình thái.2-Bài tập 2: (SGK-19)Sắp xếp những từ ngữ: chắc là, dường như, chắc chắn,có lẽ, chắc hẳn, hình như, có vẻ như...theo trinh tự tăng dần sự tin cậy (hay độ chắc chắn)-> Dường như, hình như, có vẻ như, có lẽ, chắc là, chắc hẳn, chắc chắn.3-Bài tập 3: (SGK-19)-Trong 3 từ: chắc,hình như, chắc chắn +Với từ : chắc chắn, người nói phải chịu trách nhiệm cao nhất về độ tin cậy của sự việc do mình nói ra. +Với từ: hình như, người nói chịu trách nhiệm thấp nhất về độ tin cậy của sự việc do mình nói ra.-Tác giả Nguyễn Quang Sáng chọn từ "Chắc"trong câu:" Với lòng...chắc anh nghĩ rằng... cổ anh" vì niềm tin vào sự việc có thể diễn ra theo 2 khả năng:

233

Page 234: Giao an ngu van 9  ca nam day du

Bùi Thanh Gòn- GV trường THCS Tân Vịnh- Lộc Hà- Hà Tĩnh

-H/s đọc yêu cầu bài tập.-Hướng dẫn học sinh cách làm.-Trình bày trước lớp.-H/s nhận xét.-GV nhận xét đánh giá

+ Thứ nhất theo tình cảm huyết thống thì sự việc sẽ phải diễn ra như vậy.+ Thứ hai do thời gian và ngoại hình, sự việc cũng có thể diễn ra khác đi một chút.4-Bài tập 4 (SGK19)

*Hoạt động 4:Củng cố dặn dò-Hệ thống toàn bài.-Về nhà: Học bài,làm lại các bài tập.-Chuẩn bị bài:Các thành phần biệt lập -tiếp.

Soạn : 11-1-2008Giảng:

Tiết 99. nghị luận về một sự việc,hiện tượng đời sống

A.Mục tiêu cần đạt:Giúp học sinh biết cách làm bài nghị luận về 1 sự việc, hiện tượng đời sốngB.Chuẩn bị:1 số ĐV, VB về kiểu bài này.C.Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học*Hoạt động 1: – Khởi động:1-Tổ chức:2-Kiểm tra: -Em hiểu biết gì về kiểu bài nghị luận ?3-Bài mới: -Giới thiệu bài*Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới Đọc VB “Bệnh lề mề” I.Tìm hiểu bài nghị luận về 1 sự vật, hiện

tượng đời sốngTác giả bàn luận về hiện tượng gì trong đời sống ?

1.Ví dụ: “Bệnh lề mề”

Theo em trong đời sống còn có nhiều hiện tượng khác ? (Cãi lộn, quay cóp, nhổ bậy, nói tục, nói dối, ham chơi điện tử...)

a.Những biểu hiện:Sai hẹn, đi chậm, không coi trọng mình và người khác -> Nêu bật được vấn đề của hiện tượng

234

Page 235: Giao an ngu van 9  ca nam day du

Bùi Thanh Gòn- GV trường THCS Tân Vịnh- Lộc Hà- Hà Tĩnh

- Hiện tượng ấy có những biểu hiện như thế nào ?

bệnh lề mề

- Cách trình bày hiện tượng trong văn bản có nêu được vấn đề của hiện tượng bệnh lề mề không ?- Nguyên nhân của hiện tượng đó là do đâu ?

b.Nguyên nhân của hiện tượng đó:

- Coi thường việc chung, thiếu tự trọng, thiếu tôn trọng người khác

- Bệnh lề mề có tác hại gì ? c.Những tác hại của bệnh lề mề- Làm phiền mọi người, làm mất thì giờ; làm nảy sinh cách đối phó

- Tác giả phân tích tác hại của bệnh lề mề như thế nào ?

- Phân tích tác hại:+ Nhiều vấn đề không được bàn bạc thấu đáo hoặc lại phải kéo dài thời gian.+ Người đến đúng giờ cứ phải đợi+ Giấy mời phải ghi sớm hơn 30 – 1h

Đọc đoạn văn kết ? đoạn văn nói lên điều gì ?

d.Nêu giải pháp khắc phục

Đó là những giải pháp gì? - Mọi người phải tôn trọng nhau

- Nếu không thật cần thiết -> không tổ chức họp

Thế nào là nghị luận về 1 vấn đề đời sống xã hội ? Yêu cầu về nội dung hình thức của bài nghị luận ?

- Những cuộc họp mọi người phải tự giác tham dự đúng giờ

Đọc ghi nhớ ? 2.Kết luận – Ghi nhớII.Luyện tập:1-Bài 1:

HS phát biểuGV ghi lên bảng-> HS thảo luận lựa chọn, bày tỏ thái độ đồng tình, phản đối ?

Nêu sự việc, hiện tượng tốt đáng biểu dương của các bạn trong trường hoặc ngoài xã hội. Xem hiện tượng nào đáng viết bài nghị luận, hiện tượng nào không đáng viết

*Hoạt động 3 – Củng cố, dặn dò-Đọc lại ghi nhớ-Đọc kỳ bài văn; học bài- Tìm đọc văn bản thuộc kiểu bài này- Chuẩn bị theo yêu cầu bài “Cách làm bài

235

Page 236: Giao an ngu van 9  ca nam day du

Bùi Thanh Gòn- GV trường THCS Tân Vịnh- Lộc Hà- Hà Tĩnh

văn nghị luận... đời sống”

********************************************************************

Soạn : 12-1-2008Giảng:

Tiết 100: Cách làm bài nghị luậnvề một sự việc, hiện tượng đời sống

A.Mục tiêu cần đạt:Giúp học sinh biết cách làm bài văn nghị luận về 1 sự việc, hiện tượng đời sốngB.Chuẩn bị:1 số đề bài; 1 số văn bản mẫuC.Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học*Hoạt động 1 – Khởi động:1-Tổ chức:2-Kiểm tra: Đọc ghi nhớ.. ?3-Bài mới: Giới thiệu bài*Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới Đọc 4 đề văn trong SGK – 22 I.Tìm hiểu các đề bàiCác đề bài trên có điểm gì giống nhau?

- Giống nhau:

Chỉ ra những điểm giống nhau đó ?

+ Đối tượng: là sự việc, hiện tượng đời sống+ Phần nên yêu cầu: thường có mệnh lệnh(nêu suy nghĩ, nhận xét, ý kiến, bảy tỏ thái độ của mình)

- Sự khác nhau giữa các đề ? - Khác nhau:1. + Có sự việc, hiện tượng tốt -> biểu dương, ca ngợi+ Có sự việc, hiện tượng không tốt -> lưu ý, phê bình, nhắc...2. + Có đề cung cấp sẵếnự việc,hiện tượng dưới dạng 1 truyện kể, mẫu tin để người làm bài sử dụng + Có đề không cung cấp nội dung sẵn mà chỉ gọi tên, người làm bài phải trình bày, mô tảụư việc, hiện tượng đó

Đọc đề bài trong sgk – 23 ? II.Tìm hiểu cách làm bàiMuốn làm bài văn nghị luận phải qua những

VD: Đề bài về tấm gương Phạm Văn. Nghĩa

bước nào? (Tìm hiểu đề, tìm ý, lập dàn

1.Tìm hiểu đề, tìm ý:

236

Page 237: Giao an ngu van 9  ca nam day du

Bùi Thanh Gòn- GV trường THCS Tân Vịnh- Lộc Hà- Hà Tĩnh

ý, viết bài, kiểm tra) a. Nghĩa là người biết thương mẹ, giúp mẹ việc đồng áng

Bước tìm hiểu đề cần tìm hiểu rõ ý ?(Tính chất,nhiệm vụ của đề’ Phạm Văn Nghĩa là ai? làm

b. Nghĩa là người biết kết hợp học và hành

việc gì, ý nghĩa việc đó? Việc thành đoàn phát động phong trào học tập Phạm Văn Nghĩa

c. Nghĩa là người biết sáng tạo làm tời cho mẹ kéo

có ý nghĩa như thế nào ? )-> Nêu suy nghĩ về học tập Phạm VănNghĩa ?

d. Học tập Nghĩa là học tập yêu cha mẹ, học lao động, học cách kết hợp học -> hành, học sáng tạo – làm những việc nhỏ mà có ý nghĩa lớn

- GV giới thiệu khung, dàn ý trong SGK

2.Lập dàn bài:(HS ghi khung bài trong SGK vào vở)

- HS cụ thể hoá các mục nhỏ thành dàn ý chi tiết theo các ý đã tìm ?

- Mở bài: SGK- Thân bài:

a. Phân tích ý nghĩa việc làm Phạm Văn Nghĩa: a, b, cb. Đánh gía việclàm Phạm Văn Nghĩa: dc. Đánh giá ý nghĩa việc phát động phong trào học tập Phạm Văn Nghĩa:+ Tấm gương đời thường, bình thường ai cũng có thể làm dược+ Từ 1 gương có thể nhiều người tốt -> xã hội tốt -> Tấm gương bình thường nhưng có ý nghĩa lớn- Kết bài: SGK

- Chia nhóm 4 nhón MB, ý a, b, c 3.Viết bài:- HS viết ĐV, trình bày ? HS viết từng đoạn- HS khác bổ sung ? Giáo viên nhận xét, kết luận.

4.Đọc lại bài, sửa chữa

Nêu rõ các bước để làm 1 bài văn nghị

*Ghi nhớ: SGk – 24

luận về sự việc,hiện tượng đời sống? Đọc ghi nhớ ?

*Hoạt động 3 – Củng cố, dặn dò- Củng cố: Lập dàn bài cho đề 4 mục I SGK – 22

(GV gợi ý dựa vào đề đã làm lập dàn ý). Gọi HS trả lời

- Dặn dò: + Học bài. Nắm vững phương pháp làm bài

HS khác bổ sung + Lập dàn ý chi tiết cho đề bài 4

237

Page 238: Giao an ngu van 9  ca nam day du

Bùi Thanh Gòn- GV trường THCS Tân Vịnh- Lộc Hà- Hà Tĩnh

+ Viết bài nghị luận về tình hình địa phươngtheo yêu cầu và cách làm SGK

********************************************************************Tuần 21-Bài 19+20

Ngày soạn : 13-1-2008 Ngày giảng:

Tiết 101: Hướng dẫn chuẩn bịcho chương trình địa phương phần tập làm văn

A.Mục tiêu cần đạt: Giúp hoc sinh - Ôn lại những kiến thức về văn nghị luận nói chung. - Tập trung suy nghĩ về một hiện tượng thực tế ở địa phương . - Tích hợp với các văn bản văn và các bài tiếng việt, tập làm văn. - Rèn kĩ năng viết bài văn nghị luận về một sự vật, hiện tượng xã hội ở địa phương.

B.Chuẩn bị: -Thầy: Chuẩn bị nội dung. -Trò: Chuẩn bị nội dung giáo viên đã hướng dẫn giờ trước.

C.Tiến trình lên lớp: *Hoạt động 1: Khởi động 1.Tổ chức: 2.Kiểm tra:Việc chuẩn bị bài của học sinh ở nhà.

3.Bài mới: Giới thiệu bài: Hiện nay trong thực tế có rất nhiều vấn đề con người phải quan tâm để tìm giải pháp tối ưu như vấn đề môi trường, vấn đề quyền trẻ em, vấn đề xã hội… Đó là những vấn đề mà tất cả các quốc gia trên thế giới phải quan tâm đồng thời nó là vấn đề cụ thể của từng địa phương phải giải quyết. Hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu về và viết về một vấn đề thực tế ở địa phương mình.

*Hoạt động 2: Nội dung

1.Hướng dẫn một số vấn đề cần làm a.Xác định những vấn đề có thể viết ở địa

phương ? ở địa phương em, em thấy vấn đề - Vấn đề môi trường:nào cần phải bàn bạc trao đổi thống + Hậu quả của việc phá rừng lũ lụt, hạn

hán…nhất thực hiện để mang lại lợi ích + Hậu quả của việc chặt phá cây xanh ô

nhiễm chung cho mọi người? bầu không khí.- Vấn đề môi trường. + Hậu quả của rác thải bừa bãi khó tiêu hủy.? Vậy khi viết về vấn đề môi trườngthì cần viết về những khía cạnh nào?

238

Page 239: Giao an ngu van 9  ca nam day du

Bùi Thanh Gòn- GV trường THCS Tân Vịnh- Lộc Hà- Hà Tĩnh

- Vấn đề về quyền trẻ em - Vấn đề quyền trẻ em.? Khi viết về vấn đề này thì thực tế ở + Sự quan tâm của chính quyền địa phương

đến trẻ địa phương em cần đề cập đến những em (xây dựng, sửa chữa trường học…).khía cạnh nào? + Sự quan tâm của nhà trường đến trẻ em (xây dựng khung cảnh sư phạm phù hợp..) + Sự quan tâm giúp đỡ của gia đình.-Vấn đề về xã hội - Vấn đề xã hội:? Khi viết về vấn đề này ta cần khai + Sự quan tâm giúp đỡ đối với các gia đình thuộc thác những khía cạnh nào ở địa diện chính sách phương mình? + Những tấm gương sáng trong thực tế(về

lòng nhân ái, đức hi sinh …) b. Xác định cách viết? Vậy khi viết bất cứ một vấn đề gì ta - Yêu cầu về nội dungcần phải đảm bảo những yêu cầu gì + Sự việc hiện tượng được đề cập phai mang

tínhvề nội dung? phổ biến trong xã hội + Phải trung thực có tính xây dựng, không sáo rỗng

+ Phân tích nguyên nhân phải đảm bảo tính khách

quan và có sức thuyết phục + Nội dung bài viết giản dị dễ hiểu tránh dài

dòng? Vậy bố cục của một văn bản cần có - Yêu cầu về hình thức: mấy phần? Là những phần nào? Để làm + Phải đủ bố cục ba phần (MB, TB, KB). rõ những phần đó cần trình bày ra sao? + Phải có đủ luận điểm, luận cứ, lập luận.

2. Hướng dẫn tìm hiểu một số văn bản ? Đọc lần lượt từng văn bản (đính kèm) a. Văn bản: Người hùng tuổi 15.Yêu cầu học sinh xác định những vấn b. Văn bản: Chiến tích.đề sau: c. Văn bản: Nỗi đau. ? Sự việc hiện tượng nào trong xã hội d. Văn bản: Cô nữ sinh nghèo học giỏi.được đề cập? ? Em có nhận xét gì về cách nêu sựviệc, hiện tượng, cách đánh giá và phân tích của tác giả?(có đảm bảo tính trung thực khách quan và thuyết phục không) ? Nội dung của bài viết như thế nào? ? Luận điểm, luận cứ, lập luận ra sao?*Hoạt động 3: Luyện tập? Vậy khi viết về một vấn đề ở địa - Chú ý: Khi viết về một vấn đề ở địa phương ta

cần phương ta cần viết như thế nào để đảm đảm bảo các yêu cầu:

239

Page 240: Giao an ngu van 9  ca nam day du

Bùi Thanh Gòn- GV trường THCS Tân Vịnh- Lộc Hà- Hà Tĩnh

bảo yêu cầu cả về nội dung lẫn hình + Tình hình, ý kiến và nhận định của cá nhân phải

thức? rõ ràng, cụ thể có thuyết minh, lập luận, thuyết phục. + Tuyệt đối không được nêu tên người, tên cơ quan

đơn vị cụ thể có thật, vì như vậy là phạm vi tập làm văn đã trở thành một phạm vi khác. * Hoạt động 4: Củng cố- dặn dò: - Hệ thống nội dung toàn bài, khắc sâu kiến thức cơ bản. - Về nhà viết một văn bản hoàn chỉnh (chọn một trong các vấn đề đã hướng dẫn) - Soạn bài: Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới (theo câu hỏi sách giáo khoa- trang 30)********************************************************************************

Ngày soạn : 14-1-2008 Ngày giảng:

Tiết 102: Chuẩn bị hành trang vào thế kỷ mới

- Vũ Khoan -

A.Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh - Nhận thức được những điểm mạnh, điểm yếu trong tính cách và thói quen của con người Việt Nam, yêu cầu gấp rút phải khắc phục điểm yếu, hình thành đức tính và thói quen tốt khi đất nước đi vào công nghiệp hoá-hiện đại hoá đất nước. - Nắm được trình tự lập luận và nghệ thuật nghị luận của tác giả. - Tích hợp với tiếng việt và tập làm văn. - Rèn kĩ năng đọc, hiểu, phân tích văn bản nghị luận về vấn đề con người, xã hội.

B.Chuẩn bị: - Thầy: Chuẩn bị chân dung tác giả Vũ Khoan, cuốn sách: Một góc nhìn của tri thức (tập 1-NXB trẻ; thành phố Hồ Chí Minh, 2002). - Trò: Đọc kỹ văn bản chuẩn bị theo câu hỏi trong sách giáo khoa-trang 30.

C.Tiến trình lên lớp: * Hoạt động 1: Khởi động 1.Tổ chức: 2. Kiểm tra: Kiểm tra bài cũ.

-Văn bản “Tiếng nói của văn nghệ” có mấy luận điểm, là những luận điểm nào?

-Sau khi học xong văn bản: “Tiếng nói của văn nghệ” em có nhận xét như thế nào về bố cục, về cách viết, về giọng văn của tác giả đã sử dụng trong văn bản? 3.Bài mới: Giới thiệu bài:

240

Page 241: Giao an ngu van 9  ca nam day du

Bùi Thanh Gòn- GV trường THCS Tân Vịnh- Lộc Hà- Hà Tĩnh

Vào Thế kỷ XXI, thanh niên Việt Nam ta đã, đang và sẽ chuẩn bị những gì trong hành trang của mình. Liệu đất nước ta có thể sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không? Một trong những lời khuyên, những lời trò chuyện về một trong những nhiệm vụ quan trong hàng đầu của thanh niên được thể hiện trong bài nghị luận của đồng chí Phó Thủ tướng Vũ Khoan viết nhân dịp đầu năm 2001.* Hoạt động 2: Đọc hiểu văn bản:

- Yêu cầu học sinh đọc to, rõ ràng, mạch lạc, tình cảm phấn chấn.- Giáo viên đọc mẫu, mời 3 học sinh đọc.- Giáo viên nhận xét cách đọc của học sinh.? Dựa vào phần chú thích (*) trong SGKhãy giới thiệu những nét chính về tác giả?? Đọc các chú thích SGK (29)? Chú ý các từ ? Giải nghĩa.

(Động lực; kinh tế tri thức; thế giớimạng; bóc ngăn cắn dài).

? Văn bản này thuộc kiểu văn bản gì?? Loại văn bản nghị luận.

? Văn bản này có bố cục mấy phần?Nội dung từng phần.

? Quan sát toàn bộ văn bản xác định luận điểm trung tâm và hệ thống luận cứ trong văn bản?

? Đọc phần nêu vấn đề?? Em có nhận xét như thế nào về cách nêuvấn đề của tác giả ? Việc đặt vấn đề vào thời điểm đầu thế kỉ mới có ý nghĩa như thế nào?

I-Tiếp xúc văn bản. 1.Đọc văn bản

2.Giải thích từ khó.- Động lực: Là lực tác động vào vật, đồ vật hay đối tượng.- Kinh tế tri thức: Chỉ một trình độ phát triển rất cao của nền kinh tế mà trong đó tri thức trí tuệ chiếm tỷ trọng cao trong các giá trị của sản phẩm trong tổng sản phẩm kinh tế quốc dân.- Thế giới mạng: Liên kết, trao đổi thông tin trên phạm vi toàn thế giới nhờ hệ thống máy tính liên thông.- Bóc ngắn cắn dài: Thành ngữ chỉ lối sống, lối suy nghĩ làm ăn hạn hẹp nhất thời khôngcó tầm nhìn xa.3.Kiểu loại văn bản:

- Nghị luận về một vấn đề xã hội,giáo dục- Nghị luận giải thích.

4.Bố cục: 3 phầnPhần 1: Đặt vấn đề.Phần 2: Giải quyết vấn đề.Phần 3: Kết thúc vấn đề.

II.Phân tích văn bản- Luận điểm trung tâm:Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới. - Hệ thống luận cứ (4). 1.Nêu vấn đề.-Nêu vấn đề một cách trực tiếp, rõ ràng, ngắn gọn, cụ thể-ý nghĩa: Đây là thời điểm quan trọng, thiêng liêng, đầy ý nghĩa đặc biệt là lớp trẻ Việt Nam phải nắm vững cái mạnh,

241

Page 242: Giao an ngu van 9  ca nam day du

Bùi Thanh Gòn- GV trường THCS Tân Vịnh- Lộc Hà- Hà Tĩnh

? Vì sao như vậy, lần lượt trong các phầnviết tiếp theo tác giả sẽ giúp ta sáng tỏ?? Đọc phần 2? Đoạn 1?? Luận cứ đầu tiên được triển khai là gì?Người viết đã luận chứng nó như thế nào?

? Đọc đoạn 2 và 3 (Phần 2)?? Ngoài 2 nguyên nhân trên còn những nguyên nhân nào khác khi nhìn rộng ra cả nước, cả thời đại và thế giới?

? Tất cả những nguyên nhân đó dẫn đến vấn đề gì?

? Đọc đoạn 4 + đoạn 5 (Phần 2)?? Tác giả đã nêu những cái mạnh, cái yếu nào của con người Việt Nam? Nguyên nhân vì sao có cái yếu?

? So với đoạn 4 thì ở đoạn 5 tác giả phân tích những cái mạnh, cái yếu của người Việt Nam như thế nào? Ông sử dụng nhữngthành ngữ nào? Tác dụng? ? Đọc đoạn 6 và đoạn 7? Phát hiện những cái mạnh, cái yếu trong tính cách và thói quen của người Việt Nam?

? Em có nhận xét như thế nào về cách lập luận của tác giả?(Cụ thể, rõ ràng, lôgíc) Sức thuyết phục cao? Đọc phần 3?? Tác giả nêu lại mục đích và sự cần thiết

cái yếu của con người Việt Nam từ đó phải rèn luyện những thói quen tốt khi bước vào nền kinh tế mới.2- Giải quyết vấn đề. *Luận cứ quan trọng đầu tiên là sự chuẩn bị cho bản thân con người để bước vào thế kỉ mới. - Luận chứng làm sáng tỏ luận cứ. + Con người là động lực phát triển của lịch sử. Không có con người, lịch sử không thể tiến lên, phát triển. + Trong nền kinh tế tri thức, trong thế kỉ XXI vai trò con người càng nổi trội. + Một thế giới khoa học công nghệ phát triển nhanh. + Sự giao thoa, hội nhập giữa các nền kinh tế ngày càng sâu rộng.*Luận cứ trung tâm của văn bản là : -Chỉ rõ những cái mạnh, cái yếu của con người Việt Nam trước mắt lớp trẻ. - Cái mạnh truyền thống: Thông minh, nhạy bén với cái mới Đó là cái mạnh cốt tử của toàn dân có tầm quan trọng hàng đầu và lâu dài Cái yếu được tiềm ẩn trong cái mạnh nhanh chóng khắc phục mới phát huy được cái mạnh.- Cái mạnh: Cần cù, sáng tạo trong công việc Đáp ứng với thực tế cuộc sống hiện đại. Cái mạnh vẫn tiềm ẩn cái yếu, những khuyết tật.- Cái mạnh: Đoàn kết, thương yêu, giúp đỡ nhau trong lịch sử dựng nước, giữ nước xong thực tế hiện nay còn đố kị, còn lối sống thứ bậc.- Cái mạnh: Bản tính thích ứng nhanh Cái yếu: Kì thị kinh doanh + thói quen bao cấp, ỷ lại, kém năng động, tự chủ, khôn vặt, ……

242

Page 243: Giao an ngu van 9  ca nam day du

Bùi Thanh Gòn- GV trường THCS Tân Vịnh- Lộc Hà- Hà Tĩnh

của khâu đầu tiên có ý nghĩa quyết định khi bước vào thế kỉ mới là gì? Vì sao?? Em có nhận xét như thế nào về nhiệm vụ tác giả nêu ra? *Hoạt động 3? Tác giả đã sử dụng những tín hiệu nghệ thuật gì trong văn bản?

? Nội dung chủ yếu mà văn bản đề cậpđến là gì?

? Hãy tìm một số câu thành ngữ, tục ngữ nói về điểm mạnh, điểm yếu của con người Việt Nam trong dãy sau? Bảng phụ + Phiếuhọc tập.

3.Kết thúc vấn đề- Mục đích: “Sánh vai… châu”- Con đường, biện pháp: Lấp đầy

những điểm mạnh, vứt bỏ những điểm yếu Làm cho lớp trẻ nhận rõ điểm mạnh, điểm yếu tạo thói quen tốt để vận dụng vào thực tế.

- Nhiệm vụ đề ra thật cụ thể, rõ ràng, giản dị, tưởng như ai cũng có thể làm theo.

Tổng kết-Luyện tập1.Tổng kết *Nghệ thuật: + Ngôn ngữ báo chí, gắn với đời sống, cách nói trực tiếp, dễ hiểu, giản dị. + Sử dụng cách so sánh của người Nhật, người Hoa trong cùng một sự việc, hiện tượng xong lại có các thói quen và ứng xử khác nhau. + Sử dụng thành ngữ, tục ngữ, ca dao cụ thể, sinh động. *Nội dung: Phát huy những điểm mạnh, hạn chế, vứt bỏ những điểm yếu để đưa nước ta tiến lên sanh vai với các quốc gia 5 châu. * Ghi nhớ: SGK (Trang 30)2.Luyện tập.

*Nói về điểm mạnh của người Việt Nam- Uống nước nhớ nguồn.- Trông trước ngó sau.- Miệng nói tay làm.- Được mùa chớ phụ ngô khoai.*Nói về điểm yếu của người Việt Nam- Đủng đỉnh như chĩnh trôi sông.- Vén tay áo xô, đốt nhà táng giấy.

*Hoạt động 4: Củng cố – dặn dò- Hệ thống nội dung bài

+ Nghệ thuật. + Nội dung.

- Hướng dẫn làm bài tập 2 (SGK-Trang 31)

243

Page 244: Giao an ngu van 9  ca nam day du

Bùi Thanh Gòn- GV trường THCS Tân Vịnh- Lộc Hà- Hà Tĩnh

- Học kĩ nội dung bài- Soạn bài: “Chó sói và cừu trong thơ” - Ngụ ngôn của La- phông- ten theo câu hỏi SGK trang 41.

*****************************************************************************Ngày soạn : 15-1-2008 Ngày giảng:

Tiết 103: Các thành phần biệt lập (tiếp theo)A.Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh

- Nhận biết hai thành phần biệt lập: Gọi- đáp và phụ chú. - Nắm được công dụng riêng của mỗi thành phần trong câu.

- Biết đặt câu có thành phần gọi - đáp, thành phần phụ chú.- Tích hợp với văn, tập làm văn.

B.Chuẩn bị:- Thầy: Đèn chiếu (Phần ngữ liệu và bài tập vận dụng).- Trò: Chuẩn bị theo hướng dẫn.

C.Tiến trình lên lớp: * Hoạt động 1: Khởi động 1.Tổ chức: 2.Kiểm tra:

-Ta đã học các thành phần biệt lập nào? Tác dụng của nó.-Trình bày bài tập số 4 trang 19?

3.Bài mới: Giới thiệu bài: Giờ trước chúng ta đã học thành phần cảm thán, thành phần tình thái trong câu mặc dù nó không tham gia vào việc diễn đạt sự việc của câu xong nó cũng có những tác dụng nhất định: Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu những thành phần biệt lập đó?

*Hoạt động 2: Đọc hiểu văn bản:1.Ngữ liệu- Phân tích ngữ liệu*Ngữ liệu 1( SGK- Trang 31)? Các từ ngữ: “này”; “thưa ông” từ ngữnào được dùng để gọi, từ ngữ nào được dùng để đáp?- Từ “này” dùng để gọi; cụm từ “thưa ông”dùng để đáp.? Những từ ngữ dùng để gọi-đáp có tham gia diễn đạt nghĩa sự việc của câu hay không? Tại sao?- Những từ ngữ “này”, “thưa ông” không tham gia vào việc diễn đạt nghĩa sự việc củacâu vì chúng là thành phần biệt lập.? Trong các từ ngữ gọi-đáp ấy, từ ngữ nào được dùng để tạo lập cuộc thoại, từ ngữ nào

2.Kết luận:

244

Page 245: Giao an ngu van 9  ca nam day du

Bùi Thanh Gòn- GV trường THCS Tân Vịnh- Lộc Hà- Hà Tĩnh

được dùng để duy trì cuộc thoại?- Từ “này” được dùng để tạo lập cuộc thoại,mở đầu sự giao tiếp.- Cụm từ “thưa ông” dùng để duy trì cuộc thoại, thể hiện sự hợp tác đối thoại.? Các từ ngữ “này”, “thưa ông” được gọilà thành phần gọi- đáp. Em hiểu thế nàolà thành phần gọi- đáp?

- Một học sinh đọc yêu cầu bài tập 1 (Trang 32)? Học sinh xác định học sinh khác nhận xét bổ xung giáo viên nhận xét, đánh giá?

*Ngữ liệu 2 (SGK-Trang 31+32)- Học sinh đọc rõ ràng ngữ liệu chú ý các

từ ngữ gạch chân.? Nếu lược bỏ những từ ngữ gạch chân “và cũng là đứa con duy nhất của anh”“tôi nghĩ vậy” thì nghĩa của sự việc của mỗicâu có thay đổi không? Vì sao?- Nếu ta lược bỏ những từ ngữ gạch chân thì nghĩa sự việc của các câu không thay đổi. Vì những từ ngữ đó là thành phần biệt lập được viết thêm vào, nó không nằm trong cấu trúc cú pháp của câu.? Cụm từ “và cũng là đứa con duy nhất của anh” được thêm vào để chú thích cho cụm từ nào?- Chú thích cho cụm từ “đứa con gái đầulòng”.? Cụm chủ vị “tôi nghĩ vậy” chú thích điềugì?- Cụm chủ vị “tôi nghĩ vậy” chú thích điều suy nghĩ riêng của nhân vật “tôi”.? Các cụm từ “và cũng là đứa con duy nhất của anh”, “tôi nghĩ vậy” là thành phần phụ chú. Em hiểu thế nào là thành phần phụ chú?? Các thành phần gọi - đáp và phụ chú đượcgọi là các thành phần biệt lập. Vậy em hiểuthế nào là thành phần biệt lập?- Hai học sinh đọc ghi nhớ?

*Thành phần gọi-đáp được dùng để tạo lập cuộc thoại để duy trì quan hệ giao tiếp.

*Bài tập 1- Trang 32Tìm thành phần gọi-đáp trong đoạn trích.

- Từ dùng để gọi “này”.- Từ dùng để đáp “vâng”.- Quan hệ trên - dưới.- Thân mật: Hàng xóm láng giềng cùng cảnh ngộ.

* Thành phần phụ chú được dùng để bổ sung một số chi tiết cho nội dung chính của câu.

* Các thành phần gọi - đáp và phụ chú là những bộ phận không tham gia vào việc diễnđạt nghĩa sự việc của câu nên được gọi là thành phần biệt lập.*Ghi nhớ (SGK trang 32).Luyện tập:

245

Page 246: Giao an ngu van 9  ca nam day du

Bùi Thanh Gòn- GV trường THCS Tân Vịnh- Lộc Hà- Hà Tĩnh

* Hoạt động 3- Học sinh đọc to bài tập 2 xác định yêucầu? Một học sinh nhận xét, bổ sung giáo viên nhận xét, đánh giá.

- Học sinh đọc to yêu cầu bài tập 3. Xác định theo yêu cầu? Từng đoạn trích họcsinh nhận xét, bổ sung giáo viên nhận xét, đánh giá?

- Học sinh đọc to yêu cầu bài tập 4? Xác định theo yêu cầu? Học sinh nhận xét,bổ sung giáo viên nhận xét đánh giá?

- Học sinh đọc to yêu cầu bài tập 5? ? Giáo viên hướng dẫn học sinh cách viết. ? Học sinh viết bài trình bày trước lớp.? Giáo viên nhận xét, đánh giá uốn nắn.

* Hoạt động 4:

1.Bài tập 2 (SGK trang 32). Tìm thành phần gọi - đáp trong câu ca dao? Lời gọi - đáp đó hướng đến ai?- Cụm từ dùng để gọi “bầu ơi”.- Đối tượng hướng tới của sự gọi: Tất cả các thành viên trong cộng đồng người Việt.2.Bài tập 3 (SGK trang 33). Tìm thành phần phụ chú trong các đoạn trích? Cho biết chúng bổ sung điều gì?a)- “Kể cả anh” giải thích cho cụm từ “mọi người”/b)- “Các thầy cô…người mẹ” giải thích cho cụm từ “những người nắm giữ chìa khoá… này”c)- “Những người thực sự của …kỉ tới” giải thích cho cụm từ “lớp trẻ”.d)- “Có ai ngờ” thể hiện sự ngạc nhiên của nhân vật “Tôi”.- “Thương thương quá đi thôi” thể hiện tình cảm trìu mến của nhân vật “Tôi” với nhân vật “Cô bé nhà bên”.3.Bài tập 4 (SGK trang 33). Thành phần phụ chú ở mỗi câu trong bài tập 3 liên quan đến những từ ngữ nào trước đó?- Các thành phần phụ chú ở bài tập 3 liên quan đến những từ ngữ mà nó có nhiệm vụ giải thích hoặc cung cấp thông tin phụ vềthái độ, suy nghĩ, tình cảm của các nhân vậtđối với nhau.4.Bài tập 5 (SGK trang 33).- Viết đoạn văn ngắn trình bày suy nghĩ của em về việc thanh niên chuẩn bị hành trang bước vào thế kỷ mới, trong đó có chứa thành phần phụ chú. Củng cố-Dặn dò:- Hệ thống nội dung bài: Học sinh cần nắm chắc:+ Thành phần gọi - đáp.+ Thành phần phụ chú.- Hướng dẫn học bài.+ Học thuộc phần ghi nhớ (SGK trang 32).+ Hoàn thiện bài tập 5.+ Chuẩn bị viết bài viết số 5.

246

Page 247: Giao an ngu van 9  ca nam day du

Bùi Thanh Gòn- GV trường THCS Tân Vịnh- Lộc Hà- Hà Tĩnh

********************************************************************************Ngày soạn : 16-1-2008 Ngày giảng:

Tiếtt 104-105: Viết bài tập làm văn số 5 : Nghị luận về một sự việc, hiện tượng của đời sống.

A.Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh - Ôn tập tổng hợp các kiến thức đã học về văn nghị luận. - Tích hợp các kiến thức đã học về văn, tiếng Việt, tập làm văn.

- Kiểm tra kỹ năng viết văn bản nghị luận về sự việc, hiện tượng, xã hội.B.Chuẩn bị:

- Thầy: Ra đề, đáp án chấm.- Trò: Ôn tập kỹ kiến thức vận dụng để viết bài.

C.Tiến trình lên lớp: * Hoạt động 1: Khởi động 1.Tổ chức: 2.Kiểm tra: Đồ dùng (giấy, bút để viết bài). 3.Bài mới: Giới thiệu bài: *Hoạt động 2: Nội dung

- Giáo viên đọc đề trước 1 lần?- Chép đề lên bảng?- Đọc lại đề giải quyết những thắc mắc của học sinh?

- Học sinh đọc to, rõ ràng đề bài?- Xác định đề thuộc kiểu loại nào?

- Xác định nội dung cần viết:

- Xác định rõ hình thức?

- Giáo viên nêu một số yêu cầu về mặttổ chức lớp khi làm bài.

- Chấm điểm 10 ? Mở bài: + ý 1: 1đ. + ý 2: 1đ.

? Thân bài: + ý 1: 2đ.

I.Đề bài: Một hiện tượng khá phổ biến hiện nay là vứt rác ra đường hoặc những nơi công cộng. Ngồibên hồ, dù là hồ đẹp nổi tiếng, người ta cũng tiện tay vứt rác xuống…Em hãy đặt một nhan đề để gọi ra hiện tượng ấy và viết bài văn nêusuy nghĩ của mình.II.Yêu cầu:1.Thể loại: Nghị luận về sự vật, hiện tượngtrong xã hội.2.Nội dung: Hậu quả ghê gớm của việc vứt rác thải bừa bãi. 3.Hình thức: Đảm bảo bố cục 3 phần chặt chẽ, mạch lạc, trình bày sạch, khoa học.4.Tổ chức:- Trật tự, nghiêm túc viết bài.III.Đáp án, thang điểm chấm bài1.Mở bài (2đ): - Giới thiệu hiện tượng vứt rác bừa bãi là phổ biến hiện nay.

247

Page 248: Giao an ngu van 9  ca nam day du

Bùi Thanh Gòn- GV trường THCS Tân Vịnh- Lộc Hà- Hà Tĩnh

+ ý 2: 1.5đ. + ý 3: 1.5đ.

*Hoạt động 3:

* Hoạt động 4:

- Nêu khái quát tác hại của việc làm này.2.Thân bài (5đ): - Phân tích hiện tượng vứt rác bừa bãi trong thực tế hiện nay là phổ biến. - Đánh giá việc vứt rác bừa bãi gây những hậu quả . - Nếu không vứt rác bừa bãi có kết thúc ra sao?3.Kết bài (2đ):- Khẳng định, phủ định vấn đề vứt rác bừa bãi - Rút ra bài học cho bản thân.4.Hình thức (1đ): - Trình bày sạch sẽ, khoa học, bố cục rõ ràng, mạch lạc. - Nhắc lại yêu cầu cần thiết khi viết một văn bản nghị luận xã hội.

+ Về nội dung. + Về hình thức.

Thu bài-Nhận xét - Thu bài viết của lớp. - Nhận xét giờ viết bài. Củng cố-Dặn dò: - Khắc sâu khái niệm văn nghị luận về sự việc, hiện tượng đời sống và cách - Chuẩn bị trước bài: Nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lý.

********************************************************************************

Soạn :Giảng:

Tiết 106: Chó sói và cừu Trong thơ ngụ ngôn của La-Phông-Ten ( Trích – Hi-pô-lit ten)

A.Mục tiêu cần đạt:Giúp học sinh hiểu được bài nghị luận văn chương đã dùng biện pháp so sánh hình tượng con cừu và chó sói trong thơ ngụ ngôn của LaPhông Ten với những dòng viết về hai con vật ấy của nhà khoa học Đuy-Phông nhằm làm nổi bật đặc trưng của sáng tác nghệ thuật: in đậm dấu ấn cách nhìn, cách nghĩ riêng của nghệ sỹ

248

Page 249: Giao an ngu van 9  ca nam day du

Bùi Thanh Gòn- GV trường THCS Tân Vịnh- Lộc Hà- Hà Tĩnh

- Tích hợp Tập làm văn (Nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lý) phần tiếng Việt (gọi, đáp, phụ chú, liên kết câu, đoạn văn) phần văn 1 số bài thơ ngụ ngôn của Laphong Ten- Kĩ năng: Tìm, phân tích luận điểm, luận chứng; so sánh cách viết của nhà văn và nhà khoa học về cùng 1 đối tượng.

B.Chuẩn bị: Một số bài thơ La phông TenC.Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học*Hoạt động 1: Khởi động:1-Tổ chức:2-Kiểm tra: Đọc ghi nhớ “Hành trang...” ?Đọc lại câu mở đầu, câu cuối văn bản, sự lặp ý của câu mở đầu, câu cuối thể hiện chủ định gì và đối tượng nào mà t/g bài báo hướng tới ?(Khắc sâu chủ đề – hướng tới lớp trẻ hiện nay)3-Bài mới: Giới thiệu bài*Hoạt động 2: Đọc hiểu văn bản:

- GV đọc mẫu, nêu t/c đọc (thơ đúng I.tiếp xúc văn bảnnhịp; lời doạ dẫm của chó sói, van xin thê thảm của cừu non)

1.Đọc2.Tìm hiểu chú thích:

- Gọi 2 HS lần lượt đọc tiếp ? -Tác giả: Là triết gia, sử học, nghiên cứu văn học, viện sỹ viện Hàn Lâm Pháp

- Đọc chú thích * ?- Nêu vài nét về t/g – t/p ?

+ Tác giả công trình nghiên cứu văn học nổi tiếng “La Phong Ten và thơ ngụ ngôn của ông” (3 phần, mỗi phần nhiều chương)

- Gọi KT việc đọc hiểu các chú thích khác ?

-Tác phẩm: Đoạn trích từ chương II, phần 2

Tìm bố cục đoạn trích ? 3.Bố cục – lập luận:+ Đầu -> "chết rồi thì vô dụng":Nhìn nhận của Buy-phông và La- phông-ten về chó sói và cừu+ Còn lại: Lời bình của tác giả về hai cách nhìn trên

Cách lập luận của t/g ?Xác định mạch NL ở từng phần ? - Mạch nghị luận:(Khi bạn về con cừu t/g thay bước 1 bằng trích đoạn thơ ngụ ngôn LPTen

+ Dưới ngòi bút của La Phông-ten+ Dưới ngòi bút của Đuy-Phông

-> nhờ đó bài văn nghị luận trở nên sinh động hơn

+ Dưới ngòi bút của La Phông Ten

II.Phân tích văn bảnĐọc “Đuy-phông –> xua đi” ? nhà khoa học có viết về 1 con cừu cụ thể ? viết về chúng như thế nào ? và tỏ thái độ gì -> con cừu ? Đọc đoạn “Đuy-phông viết... vô dụng” nhà khoa

1.Hai con vật dưới ngòi bút nhà khoa học- Viết về loài cừu (con cừu nói chung) loài chó sói (con chó sói nói chung)

249

Page 250: Giao an ngu van 9  ca nam day du

Bùi Thanh Gòn- GV trường THCS Tân Vịnh- Lộc Hà- Hà Tĩnh

học có viếtvề 1 con cừu cụ thể ? Viết về chúng như thế nào ? Nêu dẫn chứng ?

bằng ngòi bút chính xác của nhà khoa học nêu những đặc tính cơ bản của chúng

(Tình mẫu tử loài nào cũng có; nối bất hạnh của chó sói không được nhắc đến vì đấy không phải là nét cơ bản của nó ở mọi lúc, mọi nơi)

-Tóm tắt những ghi chép của Buy Phông về chó sói?-Tình cảm của ông đối với con vật này như thế nào?Nhận xét của Buy Phông về chó sói có đúng không?

- Không nhắc đến “tình mẫu tử thân thương của loài cừu; không nhắc đến nỗi bất hạnh của chó sói"->Sói là loài vật đáng ghét, đáng trừ->Cừu là con vật đần độn, nhút nhát, thụ động, không biết trốn tránh hiểm nguy.*Nhìn nhận của Buy Phông về chó sói:-Buy Phông nhìn thấy những hoạt động bản năng về thói quen và sự xấu xí.-Ông khó chịu và thấy ghét con sói vì lúc sống chúng có hại, lúc chết cũng vô dụng.=>Đó là lời nhận xét đúng vì dựa trên sự quan sát những biểu hiện bản năng xấu của con vật nàyCủng cố-Dặn dò:-Đọc lại phần phân tích, nhắc lại nội dung chính đã học.-Học bài và chuẩn bị những nội dung còn lại.

********************************************************************Ngày soạn:Ngày dạy: Tiết 107 Văn học

Chó sói và cừu Trong thơ ngụ ngôn của La-Phông-Ten ( Trích – Hi-pô-lit ten)

A.Mục tiêu cần đạt:Giúp học sinh hiểu được bài nghị luận văn chương đã dùng biện pháp so sánh hình tượng con cừu và chó sói trong thơ ngụ ngôn của LaPhông Ten với những dòng viết về hai con vật ấy của nhà khoa học Đuy-Phông nhằm làm nổi bật đặc trưng của sáng tác nghệ thuật: in đậm dấu ấn cách nhìn, cách nghĩ riêng của nghệ sỹ- Tích hợp Tập làm văn (Nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lý) phần tiếng Việt (gọi, đáp, phụ chú, liên kết câu, đoạn văn) phần văn 1 số bài thơ ngụ ngôn của Laphong Ten- Kĩ năng: Tìm, phân tích luận điểm, luận chứng; so sánh cách viết của nhà văn và nhà khoa học về cùng 1 đối tượng.B.Chuẩn bị:Bảng phụC.Tổ chức các hoạt động dạy và học*Hoạt động 1:Khởi động

250

Page 251: Giao an ngu van 9  ca nam day du

Bùi Thanh Gòn- GV trường THCS Tân Vịnh- Lộc Hà- Hà Tĩnh

1.Tổ chức:2.Kiểm tra:Tóm tắt cách nhìn nhận của Buy-Phông về cừu, ông nêu lên những đặc điểm nào của cừu?3Bài mới*Hoạt động 2:Đọc hiểu văn bản(Tiếp)

Hoạt động nhóm:Tóm tắt cách nhìn nhận của La Phông ten về cừu.

Đọc đoạn thơ này ta hiểu thêm gì về con cừu?Tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?

Tình cảm của La Phông ten đối với con vật này như thế nào?

Em nghĩ gì về cách cảm nhận này?

Trong thơ của La Phông ten chó sói hiện ra như thế nào?

Tình cảm của La Phông ten với chúng?Em nghĩ gì về cách cảm nhận này?-Tác giả đã bình luận 2 cách nhìn ấy như thế nào?(HS trình bày)Em hiểu đầu óc phóng khoáng hơn của nhà thơ như thế nào?Theo em nhà thơ thấy và hiểu con sói khác với nhà bác học ở điểm nào?-Buy Phông và La Phông ten bình luận như thế nào?Nêu nhận xét của em về cách nghị luận của tác giả trong đoạn bình luận này?

II.Phân tích (Tiếp)*Nhìn nhận của La Phông -ten về cừu-Mọi chuyện đều đúng(như Buy- Phông)-Nhưng không chỉ có vậy…-Khi bị sói gầm lên đe dọa…..còn đang bú mẹ.=>Hình ảnh con cừu cụ thể đã được nhân hóa như một chú bé ngoan đạo,ngây thơ,đáng thương,nhỏ bé,yếu ớt và tội nghiệp.-Tỏ thái độ xót thương thông cảm như với con người bất hạnh: " Thật cảm động…tốt bụng như thế "-Nhắc đến tình mẫu tử thân thương cảm động.-Kết hợp cái nhìn khách quan và cảm xúc chủ quan tạo được hình ảnh vừa chân thực vừa xúc động về con vật này.*Nhìn nhận của La-Phông -Ten về chó sói:Sói là bạo chúa của cừu, là bạo chúa khát máu, là con thú điên, là gã vô lại.-Bộ mặt lấm lét…-> Sói là loài vật tàn bạo khát máu.-Ông vùa ghê sợ vừa đáng thương, đó là cách nhìn chân thực gợi cảm xúc.2.Lời bình của tác giả:-Đó là sự suy nghĩ tưởng tượng không bị gò bó khuôn phép theo định kiến.-Nhà thơ thấy và hiểu con sói là một kẻ độc ác, khổ sở, trộm cướp, ngờ nghệch hóa rồ vì luôn bị đói.

251

Page 252: Giao an ngu van 9  ca nam day du

Bùi Thanh Gòn- GV trường THCS Tân Vịnh- Lộc Hà- Hà Tĩnh

Nêu nhận xét của em về nghệ thuật và nội dung của văn bản này?

-Buy phông dựng một vở kịch về sự độc ác,La Phông ten dựng một vở hài kịch về sự ngu ngốc.=>Dùng so sánh đối chiếu để làm nổi bật quan điểm từ đó xác nhận đặc điểm riêng sáng tạo nghệ thuật.III. Tổng kết1.Nghệ thuật:So sánh đối chiếu,cái nhìn phóng khoáng,cách bình luận ngắn gọn.2.Nội dung: Đặc điểm của sói và cừu,tình cảm của tác giả.

*Hoạt động 3 Luyện tập?Điểm sáng tạo của La Phông ten trong việc tả cừu và sói là gì?*Hoạt động 4:Củng cố dặn dò-Hệ thống toàn bài.-Hướng dẫn về nhà: Học bài, soạn bài Con cò.********************************************************************

Soạn : Giảng:

Tiết 108: nghị luận về một vấn đềtư tưởng đạo đức

A.Mục tiêu cần đạt:Giúp H/s biết làm bài nghị luận về 1 vấn đề tư tưởng, đạo đứcRèn kĩ năng : Nhận diện, rèn luyện kĩ năng viết 1 văn bản nghị luận xã hội về vấn đề tư tưởng, đạo lý.

B.Chuẩn bị: Một số đề văn, 1 số đề văn về 1 vấn đề tư tưởng, đạo lý.C.Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học

*Hoạt động 1: Khởi động:1-Tổ chức:2-Kiểm tra: Thế nào là Nghị luận về 1 sự việc, hiện tượng, đời sống ? Những nội dung chính cần có ( bố cục) của 1 bài nghị luận đời sống ?3-Bài mới: Giới thiệu bài*Hoạt động 2: Đọc - hiểu văn bản:Đọc văn bản “ Tri thức là sức mạnh” I.Tìm hiểu chung:

1.Ví dụ : “ Tri thức là sức mạnh”Văn bản trên bàn về vấn đề gì ? Nhận xét :

a. Văn bản bàn về giá trị của tri thức khoa học và người trí thức

Vẳn bản có thể chia làm mấy/? chỉ ra nội dung của mỗi phần và mối

b. Văn bản chia làm 3 phần

252

Page 253: Giao an ngu van 9  ca nam day du

Bùi Thanh Gòn- GV trường THCS Tân Vịnh- Lộc Hà- Hà Tĩnh

quan hệ của chúng với nhau? - Mở bài ( đoạn 1): Nêu vấn đề- Thân bài ( gồm 2 đoạn ): Nêu 2 ví dụ Chứng minh tri thức là sức mạnh+ 1 Đoạn nêu tri thức cứu 1 cỗ máy khoẻ số phận 1 đống phế liệu+ Một đoạn: Nêu tri thức là sức mạnh của cách mạng Bác Hồ đã thu hút người nhà tri thức lớn theo Người.- Phần kết ( đoạn còn lại )Phê phán 1 số người không biết quý trọng tri thức, sử dụng không đúng chỗ?

Đánh dấu câu mang luận điểm chính trong bài ? Các câu luận điểm đó đã nêu rõ ràng, dứt khoát ý kiến của người viết chưa ?

c. Các câu có luận điểm : 4 câu/mởbài; câu mở đầu + 2 câu kết đoạn 2; câu mở đoạn 3; câu mở đoạn vàcâu kết đoạn 4.

VB sử dụng phép lập luận nào là chính?

=> tất cả các câu luận điểm đã nêu rõ ràng rứt khoát ý kiến của người viết về vấn đề.d. Phép lập luận chủ yếu : Chứng minh+ Dùng sự thực thực tế để nêu vấn đề tư tưởng, phê phán tư tưởng không biết trọng tri thức, dùng sai mục đích.

Bài nghị luận về 1 vấn đề tư tưởng đạo đức khác với bài nghị luận về 1 sự việc, hiện tượng đời sống ?

2. Sự khác nhau nghị luận về một sự việc hiện tượng đời sống – Nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lý- Từ sự việc, hiện tượng đời sống mà nêu ra những vấn đề tư tưởng.- Từ tư tưởng, đạo lý, sau khi giải thích phân tích thì vận dụng sự thật đời sống để chứng minh -> khẳng định hay phủ định vấn đề

Đọc ghi nhớ Sgk – 36 * Ghi nhớ: Sgk – 36 * Hoạt động 3 –Luyện tập

Đọc văn bản phần luyện tập Văn bản “Thời gian là vàng”VB trên thuộc loại văn bản nghị luận nào?

a. Nghị luận về 1 vấn đề tư tưởng, đạo lý

nào ? b. Văn bản nghị luận về giá trị của thời gian

- Văn bản nghị luận về vấn đề gì ? - Câu l điểm chính của từng đoạn- Chỉ ra các l.điểm chính + Thời gian là sự

sống+ Thời gian là tiền bạc

+ Thời gian là thắng lợi

+ Thời gianlà tri thức

(Sau mỗi luận điểm là 1 dẫn chứng để

253

Page 254: Giao an ngu van 9  ca nam day du

Bùi Thanh Gòn- GV trường THCS Tân Vịnh- Lộc Hà- Hà Tĩnh

chứng minh thuyết phục)Phép lý luận chủ yếu trong bài là gì ?

c. Lập luận chủ yếu là phân tích và chứng minh (Luận điểm được triển khai theo lối: Phân tích những biểu hiện chứng tỏ thời gian là vàng, đưa dẫn chứng để chứng minh)

*Hoạt động 4 – Củng cố, dặn dò- Đọc lại ghi nhớ ?- Chuẩn bị bài “Liên kết câu và liên kết đoạn văn”

Soạn : Giảng:

Tiết 109: liên kết câu và liên kết đoạn vănA.Mục tiêu cần đạt :

Giúp học sinh nâng cao hiểu biết và kỹ năng sử dụng phép liên kết đã học từ bậc tiểu học.- Nhận biết liên kết nội dung và liên kết hình thức giữa các câu và các đoạn văn- Nhận biết 1 số biện pháp liên kết thường dùng trong việc tạo lập văn bản.- Kĩ năng: Phân tích liên kết văn bản và sử dụng phép liên kết trong việc tạo lập văn bản.

B.Chuẩn bị:Bảng phụ 1 số đoạn văn sử dụng phép liên kết nội dung, hình thức.C.Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học*Hoạt động 1: Khởi động:1-Tổ chức:2-Kiểm tra: Thế nào là thành phần tình thái, phụ chú ?

Gọi chấm đoạn văn chuẩn bị ở nhà.3-Bài Mới: Giới thiệu bài *Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới Đọc ví dụ trong SGK /I ? I.Khái niệm liên kết

a. Đoạn văn trên bàn về vấn đề gì ? Chủ đề ấy có quan hệ như thế nào

1.Ví dụ: Đoạn văna.Đoạn văn bàn về cách người nghệ

254

Page 255: Giao an ngu van 9  ca nam day du

Bùi Thanh Gòn- GV trường THCS Tân Vịnh- Lộc Hà- Hà Tĩnh

với chủ đề chung của văn bản ? sỹ phản ánh thực tại.-Đây là một trong những yếu tố ghép vào chủ đề chung: thói văn nghệ

b. Nội dung chính của mỗi câu trong đoạn văn trên?

b.Nội dung chính các câu:

1.Tác phẩm nghệ thuật phản ánh thực tại 2-Khi phản ánh thực tại, nghệ sỹ muốn nói lên một điều mới mẻ

Những nội dung ấy có quan hệ như thế nào ? với chủ đề của đoạn văn? Nhận xét

3-Các mới mẻ ấy là lời gửi của 1 nghệ sỹ

về trình tự sắp xếp các câu trong đoạn văn?

-> Các nội dung này đều hướng vào chủ đề của đoạn văn trình tự các ý sắp xếp hợp lý, logíc

c. Mối quan hệ chặt chẽ về nội dung giữa các câu trong đoạn văn được thể hiện bằng những biện pháp nào (các từ in đậm) ?

c.Mối quan hệ ND được thể hiện ở:- Lặp từ ngữ: Tác phẩm-tác phẩm.

- Từ cùng trường với “tác phẩm” –> nghệ sỹ- Từ thay thế: nghệ sỹ -> anh- Quan hệ: nhưng

GV nêu 1 số ví dụ khác.“Chúng ta muốn hoà bình...nô lệ”“ND ta có 1 lòng ... đó là 1...”

- Từ ngữ đồng nghĩa “Cái đã có rồi, đồng nghĩa với “Những vật liệu mượn ở thực tại”

Đọc ghi nhớ ? *Ghi nhớ: SGK - 43 II.Luyện tậpĐọc yêu cầu BT?GV gọi lần lượt từng HS trả lời từng y/c một

1.Chủ đề chung đoạn văn: Khẳng định năng lực trí tuệ của con người Việt Nam – quan trọng hơn – là những hạn chế cần khắc phục: đó là sự thiếu hụt về kiến thức, khả năng thực hành, sáng tạo yếu do cách học thiếu thông minh gây ra- Nội dungcủa các câu văn đều tập trung vào vấn đề đó- Trình tự sắp xếp hợp lý của các ý trong câu:+ Mặt mạnh của trí tuệ Việt Nam + Những điểm còn hạn chế

+ Cần khắc phụ hạn chế để đáp ứng sự phát triển của nền kinh tế mới

Đọc yêu cầu BT2 ? 2. Các câu được liên kết với nhau

255

Page 256: Giao an ngu van 9  ca nam day du

Bùi Thanh Gòn- GV trường THCS Tân Vịnh- Lộc Hà- Hà Tĩnh

bằng những phép liên kết sau:Giaó viên gọi từng em trả lời bài tập? - “Bản chất trời phú ấy” nối câu 2 -> C1

(đồng nghĩa)- “Nhưng” (nối)- “ấy là” C4 – C3 (nối)- “Lỗ hổng” C4 – C5 (lặp)

- “Thông minh” C5 và C1 (lặp)

Gọi 1 em trình bày đoan văn ? 3.Viết đoạn văn ngắn nêu tác hại của sự lười học (HS làm việc)- GV nhận xét – cho điểm

* Hoạt động 3 – Củng cố, dặn dò- Hệ thống kiến thức đã học- Đọc lại ghi nhớDặn dò:- Học bài; hoàn chỉnh các bài tập vào vở- Tìm đọc các đoạn văn học tập cách triển khai chủ đề, liên kết của đoạn văn.- Viết đoạn văn chủ đề tự chọn có sử dụng phép liên kết nội dung, hình thức.- Đọc và trả lời câu hỏi bài “Luyện tập liên kết câu, liên kết đoạn văn”

Soạn : Giảng:

Tiết 110: luyện tập liên kết câu và liên kết đoạn văn

A.Mục tiêu cần đạt:- Ôn tập, củng cố kiến thức đã học về liên kết câu, liên kết đoạn văn- Rèn kĩ năng phân tích liên kết văn bản và sử dụng phép liên kết khi viết văn bản.

B.Chuẩn bị: Một số bài tậpC.Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học

*Hoạt động 1 – Khởi động:1-Tổ chức:2-Kiểm tra: Kiểm tra vở BT (2 em), Kiểm tra viết đoạn văn ?3-Bài mới: Giới thiệu bài

*Hoạt động 2 Luyện tập: Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 1, 2 ? 1-Bài 1:Yêu cầu 2 HS lên bảng làm bài tập 1, 2?

a.Phép liên kết câu và liên kết đoạn

256

Page 257: Giao an ngu van 9  ca nam day du

Bùi Thanh Gòn- GV trường THCS Tân Vịnh- Lộc Hà- Hà Tĩnh

HS khác làm bài, nhận xét - Trường học – trường học (lặp -> liên kết câu)

GV bổ sung, cho điểm - “như thế” thay cho câu cuối (thế -> liên kết đoạn)b.Phép liên kết câu và đoạn văn- Văn nghệ – văn nghệ (lặp -> liên kết câu)- Sự sống – sự sống; văn nghệ – văn nghệ (lặp – liên kết đoạn)c.Phép liên kết câu:- Thời gian – thời gian-thời gian; con người – con người – con người (lặp)d.Phép liên kết câu:Yếu đuối – mạnh; hiền - ác (trái nghĩa)2-Bài 2:Các cặp từ trái nghĩa theo yêu cầu của đề- Thời gian (vật lý) – thời gian (tâm lý)- Vô hình- hữu hình- Giá lạnh – nóng bỏng- Thẳng tắp – hình tròn- Đều đặn – lúc nhanh lúc chậm

Đọc yêu cầu bài 3,4 ? 3-Bài 3:Chia 4 nhóm làm a. Lỗi về liên kết nội dung: Các câu không

phục vụ chủ đề của đoạn vănGọi đại diện tưng nhóm lên bảng chữa?

-> Thêm 1 số từ ngữ, câu để tạo sự liên kết giữa câu

HS nhóm khác bổ sung ?GV bổ sung, cho điểm ?

“Cắm đi 1 mình trong đêm. Trận đại đại đội 2 của anh ở phái bãi bồi bên 1 dòng sông. Anh chợt nhớ hồi đầu mùa lạc hai bố con anh cùng viết đơn xin ra mặt trận. Bây giờ, mùa thu hoạch lạc đã vào chặng cuối”b. Lỗi về liên kết nội dung: Trật tự các sự việc nêu trong câu không hợp lý-> Thêm trạng ngữ chỉ thời gian vào câu 2, để làm rõ mối quan hệ thời gian giữa các sự việc“Suốt 2 năm anh ốm nặng, chị làm quần quật...”4-Bài 4: Lỗi về liên kết hình thứca.Lỗi: Dùng từ ở câu 2 và 3 không thống nhất-> Thay đại từ “nó” -> “chúng”b.Lỗi: Từ “văn phòng” và từ “hội trường” không cùng nghĩa với nhau trong trường

257

Page 258: Giao an ngu van 9  ca nam day du

Bùi Thanh Gòn- GV trường THCS Tân Vịnh- Lộc Hà- Hà Tĩnh

hợp này-> Thay từ “hội trường” ở câu 2 -> “văn phòng”

GV giao thêm 2 đề cho lớp Bài 5:Yêu cầu 2 HS lên bảng làm bài ? Bài tập thêmHS nhận xét ?GV bổ sung – cho điểm

*Hoạt động 3 – Củng cố, dặn dò-Thế nào là liên kết nội dung ? (Chủ đề, lôgíc)- Thế nào là liên kết hình thức ? (Phép liên kết , phương tiện liên kết)- Đã học, thường sử dụng những phép liên kết nào ?- Nếu không sử dụng liên kết câu, đoạn văn thì sẽ ra sao?- Học kỹ, nắm vững lý thuyết- Tìm thêm 1 số ví dụ trong các văn bản đã học- Viết đoạn văn chủ đề tự chọn có sử dụng liên kết câu, đoạn- Soạn “Con cò”

Tuần 23Ngày soạn:Ngày giảng: Tiết 111 Hướng dẫn đọc thêm Con cò

- Chế Lan -Viên -A.Mục tiêu bài học:

-Học sinh cảm nhận được vẽ đẹp và ý nghĩa của hình tượng con cò trong bài thơ được phát triển từ những câu hát ru xưa để ngợi ca tình mẹ và những lời ru.-Học sinh thấy được sự vận dụng sáng tạo ca dao của tác giả, và những đặc điểm về hình ảnh, thể thơ, giọng điệu của bài thơ.-Rèn luyện kĩ năng cảm thụ và phân tích thơ đặc biệt là những hình tượng thơ được sáng tạo bằng liên tưởng tưởng tượng.

B.Chuẩn bị:-GV: Tác giả Chế Lan Viên là nhà thơ xuất sắc của nền thơ hiện đại Việt Nam, có phong cách nghệ thuật rõ nét và độc đáo. Đó là phong cách suy tưởng triết lí đậm chất trí tuệ và tính hiện đại: Ví dụ: Người đi tìm hình của nước.-H/s: Soạn bài đọc và tìm hiểu các yêu cầu của bài thơ.

C.Tiến trình bài dạy:

258

Page 259: Giao an ngu van 9  ca nam day du

Bùi Thanh Gòn- GV trường THCS Tân Vịnh- Lộc Hà- Hà Tĩnh

*Hoạt động 1: Khởi động:1.Tổ chức:2.Kiểm tra:-Kiểm tra bài cũ:+Nhà khoa học Buy-Phông nhận xét về loài cừu, loài chó sói căn cứ vào đâu? Có đúng không? Phân tích các dẫn chứng?+Bài văn là bài nghị luận văn chương, xác định là như vậy vì sao?-Kiểm tra sự chuẩn bị cho bài mới của học sinh.3.Bài mới: Giới thiệu bài: Giới thiệu về tác giả Chế Lan Viên là nhà thơ suất sắc của nền thơ hiện đại Việt Nam, có phong cách sáng tác thơ rõ nét và độc đáo, đó là phong cách suy tưởng triết lí, đậm chất trí tuệ và tính hiện đại – Bài thơ “Con Cò” là bài thơ thể hiện khá rõ phong cách nghệ thuật đó của tác giả.*Hoạt động 2: Đọc hiểu văn bản:

GV: Nêu yêu cầu cần đọc-Thể thơ tự do, nhịp điệu biến đổi có nhiều câu thơ điệp lại, tạo nhịp điệu gần với điệu hát ru Chú ý thay đổi giọng điệu, nhịp điệu.-GV đọc mẫu 1 đoạn

-GV giới thiệu: Bố cục bài thơ được dẫn dắt theo sự phát triển của hình tượng trung tâm – Hình tượng Con Cò trong mối quan hệ với cuộc đời con người được xuyên suất cả bài thơ.? Có 3 đoạn trong bài thơ, nêu nội dung khái quát của từng đoạn?? ý nghĩa biểu tượng qua hình tượng con Cò vừa thống nhất vừa có sự phát triển qua các đoạn của bài như thế nào?? H/S đọc đoạn 1.? Những câu ca dao nào được tác giả viết ra trong lời hát ru của mẹ.? Bắt đầu bằng những câu ca dao nào?? Gợi tả không gian, khung cảnh của làng quê, phố xã như thế nào?? Tiếp đến là lời ru bằng những câu ca dao nào?

I.Tiếp xúc văn bản:1.Đọc văn bản:-Chú ý thay đổi giọng điệu, nhịp điệu của bài thơ.-Các hình ảnh xây dựng hình tượng con cò.2.Tìm hiểu chú thích:-Chú thích (1) Trang 47Chú thích (1) Trang 473.Bố cục: -3đoạn (như đã chia trong SGK)+Đoạn 1: Hình ảnh con cò qua những lời ru bắt đầu đến với tuổi ấu thơ.

+Đoạn 2: Hình ảnh con cò đi vào tiềm thức của tuổi ấu thơ sẽ theo cùng con người trên mọi chặng đường đời.+Đoạn 3: Từ hình ảnh con cò, suy ngẫm và triết lí về ý nghĩa của lời ru và lòng mẹ đối với cuộc đời mỗi người.II.Phân tích văn bản:1.Hình ảnh con cò qua những lời ru bắt đầu đến với tuổi thơ.-“Con cò bay la-Con cò bay lả-Con cò cổng phủ-Con cò Đồng Đăng”

259

Page 260: Giao an ngu van 9  ca nam day du

Bùi Thanh Gòn- GV trường THCS Tân Vịnh- Lộc Hà- Hà Tĩnh

? Con cò là tượng trưng cho ai? Với cuộc sống như thế nào?

? Mẹ ru bằng những lời ru nào của mẹ?? Mẹ nói với con cò bằng lời ru, chính là mẹ đang nói với ai nữa?? Câu thơ có mấy hình tượng (2 hình tượng con cò và đứa con bé bỏng).? Nhịp điệu, lời thơ như thế nào(Tha thiết ngọt ngào)? Tình mẹ với con như thế nào?(Nhân từ, rộng mở, tràn đầy yêu thương)? Kết thúc đoạn thơ được diễn tả giấc ngủ của con như thế nào?Vì sao giấc ngủ của con lại chẳng phân vân?

*Hoạt động 3:1.Luyện tập ở tiết 1 -Gv ra 4 yêu cầu cho phần luyện tập.

Gợi ý: Yêu cầu 3: Sự liên tưởng độc đáo

qua 2 câu thơ “Ngủ yên! Ngủ yên....”

Hai câu thơ có 2 hình tượng thơ

-Gv nêu yêu cầu về nhà cho học sinh.

gợi tả không gian, khung cảnh quen thuộc, sự nhịp nhàng thong thả, bình yên.-“Con cò ăn đêm-Con cò xa tổ-Con cò cành mềmCò sợ xáo măng.”Hình ảnh con cò tượng trưng cho người mẹ, người phụ nữ trong cuộc sống vất vả.-Ngủ yên! Ngủ yên! cò ơi, chớ sợ!Cành có mềm, mẹ đã sẵn tay nâng!Câu thơ nhịp điệu nhẹ nhàng, lời thơ thiết tha giàu cảm xúc, mà vẫn có ý nghĩa biểu tượng sâu sắc thể hiện tình mẹ nhân từ, yêu thương, che trở cho con.

-Con ngủ chẳng phân vân.Gợi ru một hình ảnh thanh bình, mẹ đã ru con bằng những câu ca dao là cả điệu hồn dân tộc và bằng tình mẹ giành cho con.Lời ru ngọt ngào, dịu dàng tràn đầy tình yêu thương của mẹ đến với tuổi ấu thơ để vỗ về, nuôi dưỡng tâm hồn cho con. Qua hình ảnh con cò với nhiều ý nghiã biểu trưng sâu sắc.Củng cố, dặn dò-Đọc bài thơ theo yêu cầu.-Hình ảnh con cò trong những lời ru của mẹ như thế nào?-Sự liên tưởng độc đáo để cho hình ảnh thơ có tính đa nghĩa, biểu trưng qua những câu thơ nào? phân tích vẻ đạp của những câu thơ đó?-Phong cảnh nghệ thuật độc đáo, sáng tạo của Chế Lan Viên là gì? Thể hiện qua đoạn 1 của bài thơ như thế nào:-Học và tìm hiểu 2 đoạn cho tiết 2

260

Page 261: Giao an ngu van 9  ca nam day du

Bùi Thanh Gòn- GV trường THCS Tân Vịnh- Lộc Hà- Hà Tĩnh

của bài -Hoàn thành các yêu cầu cần về luyện tập ở tiết 1 của bài ./.

Soạn:Giảng:

Tiết 112 Hướng dẫn đọc thêm Con cò (Tiếp theo)

- Chế Lan Viên -A.Mục tiêu cần đạt:

-Học sinh cảm nhận được vẽ đẹp và ý nghĩa của hình tượng con cò trong bài thơ tiếp tục được thể hiện ở đoạn 2,3.-Học sinh thấy được sự vận dụng ca dao của tác giả, và những đặc điểm về nghệ thuật khác của bài thơ.-Rèn luyện kĩ năng phân tích, cảm thụ thơ đặc biệt là những hình tượng thơ được sáng tạo bằng liên tưởng tưởng tượng ở đoạn 2,3.

B.Chuẩn bị:-GV: Bài soạn cho tiết 2Liên hệ với các bài thơ khác của Chế Lan Viên.-H/s: Học bài theo yêu cầu của tiết 1 đã nêu.

C.Tiến trình bài dạy:*Hoạt động 1: Khởi động:1.Tổ chức:2.Kiểm tra:-Hình ảnh con cò trong lời ru của mẹ với con như thế nào? ở đoạn 1? Hình ảnh đó có ý nghĩa gì?-Lời ru của mẹ ở đoạn 1, tác giả đã sử dụng nhịp điệu, giọng điệu lời thơ như thế nào? Hình ảnh thơ nào có sự liên tưởng sáng tạo độc đáo ở đoạn 1? Phân tích vẻ đẹp của nó.-Kiểm tra việc chuẩn bị bài mới: Nội dung của 2 đoạn thơ tiếp theo của bài thơ.3.Bài mới: Giới thiệu bài:Bố cục của bài thơ được dẫn dắt theo sự phát triển của hình tượng trung tâm, xuyên suốt cả bài thơ đó là hình tượng con cò trong mối quan hệ với cuộc đời con người.Sẽ cảm nhận rõ điều đó tiếp tiết 2 của bài.*Hoạt động 2: Đọc - hiểu văn bản:

-H/s: Đọc đoạn 2 của bàiII.Phân tích văn bản:2.Hình ảnh con cò sẽ theo cùng

261

Page 262: Giao an ngu van 9  ca nam day du

Bùi Thanh Gòn- GV trường THCS Tân Vịnh- Lộc Hà- Hà Tĩnh

? Lời ru của mẹ, hình ảnh con cò đã được thể hiện qua câu thơ nào?? Nhận xét của em về nhịp diệu của câu thơ (của lời ru)(Đều đặn nhẹ nhàng, vấn vương tha thiết của tiếng ru con)? Hình ảnh con cò đối với đứa con lúc này như thế nào?? Những hình ảnh thơ nào mới lạ đối với em?? Các hình ảnh thơ này gợi cho em cảm nghĩ gì? Các hình ảnh thơ đó có ý nghĩa gì?? Nghệ thuật độc đáo của tác giả khi xây dựng hình tượng thơ trong 2 câu thơ này này là gì....? Lời ru của mẹ được tiếp tục thể hiện ntn?? Lời ru thể hiện ước mong của mẹ như thế nào? Tình mẹ giành cho con ntn?(Một cuộc sống ấm áp, tươi sáng được che chở và nâng niu....)? Nhà thơ có sự vận dụng sáng tạo ca dao ntn? Có sự xây dựng hình ảnh thơ giàu ý nghĩa biểu trưng ntn? Qua đoạn 2?? ý nghĩa của hình ảnh con cò trong đoạn 2?? Đọc đoạn 3? Lời mẹ ru con được thể hiện ntn?? Hình ảnh con cò có ý nghĩa biểu tượng cho tấm lòng người mẹ như thế nào.? Nhà thơ đã khái quát lên tình mẹ như một quy luật qua câu thơ nào?? Đó là quy luật thể hiện tình cảm của người mẹ ntn?.

con người trên mọi chặng đường đời.-Ngủ yên! Ngủ yên! Ngủ yên-Cho cò trắng đến làm quen...-Con ngủ yên thì cò cũng ngủ

Gần gũi, tha thiết-Cánh của cò, hai đứa đắp chung đôi.-Cánh trắng cò bay theo gót đôi chân.Sự liên tưởng, tưởng tượng phong phú, hình ảnh con cò được bay ra từ những câu ca dao để sống trong tâm hồn mỗi con người, nâng đỡ con người.

-Lớn lên, lớn lên, lớn lên...-Con làm thi sĩ-Cánh cò trắng lại bay hoài không nghỉTrước hiên nhà Và trong hơi mát câu văn.Qua hình ảnh con cò, gợi ra ý nghĩa biểu tượng về lòng mẹ, về sự dìu dắt nâng đỡ dịu dàng và bền bỉ của người mẹ. Nghệ thuật sáng tạo hình tượng độc đáo, hình tượng con cò sẽ theo cùng con người suốt cuộc đời đó là biểu tượng của tình mẹ ngọt ngào, che trở và nâng đỡ.3 .ý nghĩa của lời ru và lòng mẹ với cuộc đời cuả mỗi người-Dù ở gần con,Dù ở xa con....,Cò mãi yêu con.-> Lời thơ giản dị mà thấm đượm tình mẹ tha thiết giàng cho con, hình ảnh thơ có ý nghĩa biểu tượng sâu sắc.-Con dù lớn vẫn là con của mẹĐi hết đời, lòng mẹ vẫn theo con.-> Khái quát lên thành một quy luật

262

Page 263: Giao an ngu van 9  ca nam day du

Bùi Thanh Gòn- GV trường THCS Tân Vịnh- Lộc Hà- Hà Tĩnh

G/V: Mở rộng đó là phong cảnh nghệ thuật độc đáo trong thơ Chế Lan Viên.“Lũ chúng con ngủ trong giường chiếc hẹpGiấc mơ con đè nát cuộc đời conHạnh phúc đựng trong một tà áo hẹp...”G/v gợi ý học sinh mở rộng tình cảm của mẹ giành cho con nhân từ, mở rộng, bền vững, che chở cho con qua những câu ca dao, qua thơ của Nguyễn Duy. “Ta đi tron kiếp con người Cũng không đi hết mấy lời mẹ ru”? Đọc đoạn cuối? Những dòng thơ cuối với âm hưởng lời ru ntn?(Âm hưởng lời hát ru tha thiết ngọt ngào)

? Thể thơ tự do tác giả sử dụng có khả năng thể hiện cảm xúc ntn? (Linh hoạt)? Nt đã khai thác và làm mới vẻ đẹp của ca dao ntn?(s/d ca dao, liên tưởng độc đáo, tạo suy ngẫm, triết lí....)? Biểu hiện đáng quý nào trong tấm lòng nhà thơ được bộc lộ?? ý nghĩa lớn lao của lời ru đối với mỗi người ntn?

của tình cảm có ý nghĩa bền vững, rộng lớn và sâu sắc mở ra những suy ngẫm thành những triết lý sâu sa. Để ngợi ca và biết ơn tình mẹ giành cho con.

-Một con cò thôiCon cò mẹ hátCũng là cuộc đờiVỗ cánh qua nôi-> Lời hát ru tha thiết ngọt ngào ý nghĩa lớn lao của hình ảnh con cò là biểu hiện cao cả đẹp đẽ của tình mẹ và tình đời rộng lớn dành cho mỗi cuộc đời con người.*Về nghệ thuật: Thể thơ tự do cho cảm xúc thể hiện được tính linh hoạt, hình ảnh con cò và ý nghĩa biểu trưng sâu sắc khai thác và làm mới vẻ đẹp của ca dao; có sức sáng tạo độc đáo suy ngẫm sâu lắng, triết lý sâu sa.*Về nội dung:-Trân trọng và biết ơn vẻ đẹp của người mẹ và của tâm hồn dân tộc trong những lời hát ru.-ý nghĩa của lời hát ru đối với cuộc sống của mỗi con người

*Hoạt động 3: Tổng kết, ghi nhớ *H/S đọc phần ghi nhớ (SGK trang 48)

*Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò.-G/V yêu cầu củng cố lại phần tổng kết về nghệ thuật và nội dung đã thể hiện ở cuối bài

-Giá trị nghệ thuật và nội dung của bài thơ-Bài tập 1,2 trang 48,49

263

Page 264: Giao an ngu van 9  ca nam day du

Bùi Thanh Gòn- GV trường THCS Tân Vịnh- Lộc Hà- Hà Tĩnh

G/V: Nêu yêu cầu củng cố ở BT1,2Trang 48,49

G/v: Nêu yêu cầu về nhà cho học sinh

BT1: Gợi ý hướng làm: “ Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ”; có những lời ru trực tiếp từ người mẹ. Khúc hát ru thống nhất giữa tình yêu con và tình yêu cách mạng. ở bài thơ này qua điệu hát ru là ý nghĩa của lời ru và ngợi ca tình mẹ với đời sống mỗi người.BT2: Dựa và sự phân tích để bình đoạn thơ (Lời thơ có tính triết lí mà vẫn gần gũi thiết tha...)-Học thuộc lòng bài thơ-Đọc thêm trang 49-P/tích bài thơ như đã hướng dẫn phân tích-Hoàn thành bài tập và soạn bài “Mùa xuân nho nhỏ”

Soạn:Giảng:

Tiết 113: Trả bài tập làm văn số 5A.Mục tiêu cần đạt:

–H/s nhận được kết quả bài viết số 5, những ưu điểm, những lỗi đã mắc về nội dung và hình thức bài viết-Sửa những lỗi đã mắc trong bài viết, viết lại những đoạn văn.-Rèn kĩ năng viết văn cho H/S.

B.Chuẩn bị:-G/V: Kết quả bài viết số 5: Điểm số và những nhận xét, những ví dụ trong bài làm của học sinh.-H/S: +Lý thuyết dạng văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống.+Yêu cầu của đề bài bài viết số 5

C.Tiến trình lên lớp:*Hoạt động 1: Khởi động1.Tổ chức: 2.Kiểm tra:-Việc chuẩn bị của học sinh cho tiết trả bài3.Bài mới: Giới thiệu bài:

Sự cần thiết của tiết trả bài với H/S.*Hoạt động 2:G/V: Đọc lại đề bài, bài viết số 5H/S: Ghi đề vào vở.

I.Đề bài:Một hiện tượng khá phổ biến hiện nay là vứt rác ra đường hoặc nơi công cộng.

264

Page 265: Giao an ngu van 9  ca nam day du

Bùi Thanh Gòn- GV trường THCS Tân Vịnh- Lộc Hà- Hà Tĩnh

? Kiểu đề thuộc thể loạinào?? Nội dung của đề Y/C?

? Hình thức của bài viết?

? Đặt nhan đề để gọi ra hiện tượng của vấn đề cần nghị luận?

G/V: Cho H/S nêu ý kiến trước lớp về việc đặt nhan đề.G/V: Định hướng qua một ví dụ.

? Yêu cầu của việc mở bài ntn?

? Tìm luận điểm để giải quyết cho đề bài?? Việc sắp xếp các luận điểm ntn?

? Thái độ, quan điểm của người viết trước vấn đề này ntn?

? Qua văn bản ở lớp 8 “Thông tin về ngày trái đất năm 2000” có những thông tin gì em cần nhớ?(Dùng làm luận cứ cho bài văn)

? Em có sự khẳng định gì về vấn đề?

? Bài học cho bản thân là gì?

G/V: Nhận xét ưu điểm, khuyết điểm của bài viết.

Ngồi bên hồ dù là hồ đẹp nổi tiếng, người ta cũng tiện tay vứt rác xuống....Em hãy đặt một nhan đề để gọi ra hiện tượng ấy và viết bài văn nêu suy nghĩ của mình.II.Phân tích đề, dàn ý1.Phân tích đề:-Thể loại: Nghị luận về sự việc, hiện tượng ĐS.-Nội dung: Đặt nhan đề cho một vấn đề cần nghị luận; Hậu quả ghê gớm của việc vứt rác thai rbừa bãi.-Hình thức: Bố cục chặt chẽ, các luận điểm rõ ràng, nghị luận mạch lạc và có sức thuyết phục.2.Dàn ý:a.Mở bài:*Đặt tiêu đề cho hiện tượng cần nghị luậnVí dụ:-Hãy giữ sạch môi trường -Bạn đã làm gì cho cuộc sống của chúng ta?-Con người cần đối xử với môi trường như thế nào?*Mở bài:Giới thiệu việc vứt rác bừa bãi hiện nay là một thói quen xấu gây tác hại như thế nào?b.Thân bài:-Các luận điểm cần nghị luận+Hiện thực của việc vứt rác thải bừa bãi của con người gây tác hại ghê gớm đến môi trường, ảnh hưởng đến cuộc sống của con người.+Vấn đề bảo vệ môi trường không phải là một vấn đề của quốc gia mà của toàn cầu.+Những việc làm cụ thể để bảo vệ môi trường, giữ sạch môi trường. ý nghĩa lớn lao của vấn đề này.-Có luận cứ sát thực, phù hợp cho các luận điểm đã nêu.c.Kết bài:-Khẳng định lại sự cần thiết phải hành

265

Page 266: Giao an ngu van 9  ca nam day du

Bùi Thanh Gòn- GV trường THCS Tân Vịnh- Lộc Hà- Hà Tĩnh

+ Về nội dung?+ Về hình thức?

G/V: Nhận xét rõ những nhược điểm của bài viết

+Nhược điểm chủ yếu trong bài chưa thực hiện tốt và chưa đầy đủ?

G/v: Trả bài cho học sinh nhận được cụ thể kết quả về điểm.G/v: Tổng hợp điểm của bài viết.G/v: Đọc 1 số đoạn văn viết tốt có nêu tên H/S.Đọc 1 số đoạn viết yếu (Không nêu tên học sinh)G/v: y/c H/S sửa lỗi bài viếtH/S: Sửa những lỗi đã mắc cụ thể trong bài viết của mình.H/S:Có những thắc mắc gì cần giải đáp.G/v: Nêu y/c củng cố.H/S: Thực hiện những yêu cầu chưa hoàn thành.G/v: Nêu yêu cầu về nhà cho H/S

*Hoạt động 3:

động của mỗi người để giữ sạch môi trường.-Bài học cho bản thân.III.Nhận xét ưu, khuyết điểm:1.Ưu điểm:-H/S đã nghị luận được đúng thể loại mà đề bài yêu cầu; vấn đề đó rất bức xuác và có ý nghĩa với cuộc sống, nghị luận rõ hiện thực và tác hại của việc vứt rác thải bừa bãi, lên án phê phán.-Bố cục đầy đủ, chặt chẽ, các luận điểm rõ ràng.2.Nhược điểm-Việc sắp xếp các luận điểm ở một số bài chưa hợp lý, còn thiếu.-Việc đặt nhan đề cho vấn đề còn chưa có tính khái quát ở một số bài.-Lí lẽ để bàn bạc sau mỗi dẫn chứng và lí lẽ để khẳng định vấn đề chưa sâu.3.Trả bài cho học sinh:-Trả bài; tổng hợp các điểm của bài viết.-Nêu tên một số bài khá, giỏi, đọc một số đoạn văn viết tốt.-Một số đoạn mắc lỗi đọc trước lớp tránh nêu tên học sinh.IV.Sửa lỗi và giải đáp thắc mắc:-Y/c học sinh sửa lỗi về nội dung, về hình thức trong bài viết của mình.-Lỗi về dùng từ, viết câu, viết đoạn-Lỗi về chữ viết-Tự viết lại những đoạn văn đã mắc lỗi.*Giải đáp thắc mắc cho học sinh (nếu có).Củng cố, dặn dò:-Kiểm tra: y/c giải quyết đề bài bài viết số 5.-Kiểm tra lại việc sửa lỗi của H/S.-Viết lại những đoạn đã mắc lỗi trong bài viết.-Đọc tham khảo các bài văn nghị luận về sự việc hiện tượng đời sống-Chuẩn bị bài mới dạng nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lý đã học phần lý thuyết.

266

Page 267: Giao an ngu van 9  ca nam day du

Bùi Thanh Gòn- GV trường THCS Tân Vịnh- Lộc Hà- Hà Tĩnh

Soạn:Giảng:

Tiết 114: Cách làm bài văn nghị luậnvề một vấn đề tư tưởng đạo lý. (Tiết 1)

A.Mục tiêu cần đạt:-Giúp H/S biết làm nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí-Rèn luyện kĩ năng viết văn nghị luận

B.Chuẩn bị:-G/V: Bài soạn, các ngữ liệu phục vụ cho tiết học, bảng phụ, máy chiếu.-H/S: Bài cũ: Lý thuyết văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí.

C.Tiến trình lên lớp:*Hoạt động 1: Khởi động1.Tổ chức:2.Kiểm tra:-Thế nào là nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí?-Yêu cầu về nội dung và hình thức của bài nghị luận này?-Trả lời câu hỏi phần luyện tập SGK trang 363.Bài mới: Giới thiệu bài :Sự cần thiết của việc bày tỏ ý kiến cá nhân, bàn bạc, nhận định đánh giá, về một vấn đề thuộc tư tưởng, đạo đức, lối sống của mỗi người trong cuộc sống xã hội. Cách làm cụ thể ntn?*Hoạt động 2: I.Bài học:1.Ngữ liệu và phân tích ngữ liệu-Đọc, tìm hiểu 10 đề bài SGK trang 51, 52.(Có bảng phụ ghi 10 đề bài treo trên bảng).? Các đề bài trên có điểm gì giống nhau?(Đều nghị luận về một vấn đề thuộc lĩnh vực tư tưởng, đạo đức, lối sống)? ở đề 1, đề 3, đề 10 cách hỏi có gì khác (có mệnh lệnh).? Học sinh tự đặt 1 số đề bài tương tự?*Đọc đề bài:Suy nghĩ về đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”? “Suy nghĩ” đòi hỏi người viết phải thể hiện những yêu cầu gì?(Thể hiện sự hiểu biết, sự đánh giá ý nghĩa của vấn đề này)? Cụ thể đề yêu cầu gì(Giải thích đúng câu tục ngữ, thể hiện suy nghĩ nêu ý kiến về câu tục ngữ).

2.Kết luậna.Đề bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí:-Yêu cầu trình bày ý kiến, giải thích chứng minh, so sánh, đối chiếu, phân tích tổng hợp để làm rõ vấn đề.

-Đề có lệnh hoặc đề mở.

b.Cách làm bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lý:+Bước 1: Tìm hiểu đề và tìm ý:*Tìm hiểu đề:-Chú trọng yêu cầu của đề-Thường là những câu tục ngữ, danh ngôn chú trọng ý nghĩa của các từ ngữ, hình ảnh.

*Tìm ý:

267

Page 268: Giao an ngu van 9  ca nam day du

Bùi Thanh Gòn- GV trường THCS Tân Vịnh- Lộc Hà- Hà Tĩnh

? Tìm hiểu đề phải chú trọng đến những yêu cầu gì của đề?G/V gợi ý: Khi tìm ý để giải quyết vấn đề ta thường nêu câu hỏi: Nghĩa là gì? Đúng, sai ntn? Có tác dụng ra sao? ý nghĩa ntn?H/S: Dùng những câu hỏi cho đề bài đã nêu để tìm ý?? Dựa vào các ý đã tìm sắp xếp và lập thành một dàn bài?? Mở bài cho đề bài trên ntn?(giới thiệu câu tục ngữ và nội dung đạo lí làm người, đạo lý cho toàn xã hội).? Giải thích câu tục ngữ ntn?“Nước? Nguốn? Uống nước?Nhớ nguồn là nhớ về đâu? ”? Nhận định, đánh giá của em về câu tục ngữ. (Câu tục ngữ nêu rõ nội dung gì? Có ý nghĩa gì? có tác dụng ra sao?) ? Em có sự khẳng định vấn đề ntn? ý nghĩa lớn lao của vấn đề là gì? Bài học gì cho em qua đề bài trên?

*Hoạt động 4: G/v: Nêu y/c phần củng cố:+Y/c của việc tìm hiểu đề.+Y/c của việc lập dàn bài.+Trình bày miệng dàn bài cho đề đã nêu:(Dùng bảng phụ dàn bài cho đề bài đã nêu sau khi đã thống nhất)G/v: Nêu y/c về nhà(Chú ý: ở tiết 2 tiếp bước 3, bước 4)

-Đặt những câu hỏi để tìm ý là gì? Như thế nào? Tại sao? tác dụng gì? ý nghĩa ra sao?.....-Mục đích: Phân chia vấn đề thành các luận điểm.+Bước 2: Lập dàn bài*Mở bài:Giới thiệu vấn đề tư tưởng, đạo lí cần bàn luận.*Thân bài:-Giải thích nội dung vấn đề rõ ràng-Chứng minh sự đúng, sai của tư tưởng đạo lí-Nhận định, đánh giá về tư tưởng đạo lí đó trong cuộc sống.*Kết bài:-Tổng hợp ý kiến, khẳng định lại vấn đề-Nêu nhận thức, tỏ ý hành động.Củng cố, dặn dò:-Nêu rõ y/c của việc tìm hiểu đề và tìm ý cho bài văn nghị luận này?-Lập dàn bài cho bài văn nghị luận này yêu cầu cụ thể là gì?-Trình bày miệng dàn bài cho đề bài đã nêu.-Học và vận dụng các bước trong phần cách làm bài ở tiết 1.-Đọc tiếp SGK trang 53, 54 cho tiết 2 .-Ra các đề bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí.

Soạn:Giảng:

Tiết 115: Cách làm bài văn nghị luậnvề một vấn đề tư tưởng, đạo lí (Tiết 2)

A.Mục tiêu cần đạt:-Giúp học sinh biết làm bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí. Tiếp tục các bước còn lại của bài học.

268

Page 269: Giao an ngu van 9  ca nam day du

Bùi Thanh Gòn- GV trường THCS Tân Vịnh- Lộc Hà- Hà Tĩnh

-Rèn luyện kỹ năng viết văn nghị luận.B.Chuẩn bị:

-G/V: Bài soạn, các ngữ liệu phục vụ cho tiết học, bảng phụ, máy chiếu.-H/S: Đọc và tìm hiểu tiếp cho tiết 2 của bài học các nội dung đã học ở tiết 1 của bài.

C-Tiến trình lên lớp*Hoạt động 1: Khởi động:1.Tổ chức:2.Kiểm tra:-Đề bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí?-Yêu cầu của các bước tìm hiểu đề, tìm ý và bước lập dàn bài cho bài văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí?-BT đã luyện tập.3.Bài mới: Giới thiệu bài :Yêu cầu các bước tiếp theo để hoàn thiện yêu cầu cách làm bài nghị luận về một tư tưởng đạo lí?*Hoạt động 2: I.Bài học:1.Ngữ liệu và phân tích ngữ liệu -Đề bài: Suy nghĩ về đạo lí“Uống nước nhớ nguồn”+Đọc VD phần mở bài trang 53 (SGK)? Có nhiều cách mở bài; Đó là những cách mở bài nào?? Những ý cần bàn luận cho đề bài là gì?(Giải thích nội dung câu tục ngữ)? Những nhận định đánh giá câu tục ngữ?(Câu tục ngữ là lời dạy, lời khuyên; Câu tục ngữ có nhiều lớp nghĩa)? Có sự khẳng định gì về câu tục ngữ? Nhiệm vụ của mỗi người là gì qua học câu tục ngữ?? Trong bài nghị luận cần những yêu cầu gì về lời văn và việc liên kết đoạn?

? Đọc phần C (Kết bài)SGK Trang 54? Y/c của phần kết bài là gì?

? Sự cần thiết của bước 4 ntn?? Giúp em sửa được những lỗi gì trong quá trình viết bài văn ?

2.Kết luận+Bước 3: Viết bài:a.Mở bài:- Có nhiều cách mở bài.b.Thân bài:-Những ý cần viết, mỗi ý hình thành một đoạn văn.+Giải thích chứng minh vấn đề của đề bài.+Nhận định, đánh giá, khẳng định vấn đề.

-Lời văn chặt chẽ, mạch lạc và biểu cảm sống động.-Thực hiện việc liên kết các đoạn văn để có tính thống nhất, hoàn chỉnh. C.Kết bài:-Đi từ nhận thức đến hành động.-Có tính chất tổng kết.

+Bước 4: Đọc lại bài viết và sửa chữa.*Ghi nhớ:

269

Page 270: Giao an ngu van 9  ca nam day du

Bùi Thanh Gòn- GV trường THCS Tân Vịnh- Lộc Hà- Hà Tĩnh

? Muốn làm tốt bài văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí cần chú ý vận dụng các phép lập luận gì?? Yêu cầu dàn bài cho bài văn nghị luận này.

*Hoạt động 3:H/S: Đọc đề 7 trong SGK.? Y/c tìm ý gì để làm rõ vấn đề tinh thần tự học.VD: Giải thích rõ thế nào là tự học?VD: Cần có tinh thần tự học ntn?VD: ý nghĩa lớn lao của vấn đề này?*Hoạt động 4:G/V: Nêu y/c phần củng cố.Chú ý: +Các bước làm bài văn.+Y/c về lời văn.+Y/c về dùng các phép lập luận cho bài văn.-G/V: Nêu yêu cầu về nhà+Vận dụng lí thuyết để viết bài hoàn chỉnh.+Hoàn thành viết 2 đề văn.

-Ngoài các yêu cầu chung cần chú ý vận dụng các phép lập luận giải thích, chứng minh, phân tích, tổng hợp cho dạng nghị luận này.-Yêu cầu về dàn bài cho bài văn.(Đọc ghi nhớ trang 54 SGK).II.Luyện tập:-Làm dàn bài cho đề 7 ở mục I“Tinh thần tự học”-Yêu cầu học sinh biết giải thích, phân tích để tìm ý cho đề bài.-Lập được dàn bài rõ 3 phần.

Củng cố, dặn dò:-Nêu rõ yêu cầu của các bước làm một bài văn nghị luận về tư tưởng đạo lí?-Chú ý vận dụng các phép lập luận nào để làm bài văn nghị luận này?-Kiểm tra phần luyện tập.-Học bài theo yêu cầu phần bài học.-Viết bài cho đề đã luyện tập-Viết bài đề 9 SGK Trang 52.

Ngày soạn:20-2-2008Ngày dạy: TIẾT 116 MÙA XUÂN NHO NHỎ Thanh Hải A.Mục tiêu cần đạt:

-HS cảm nhận được xúc cảm của nhà thơ trước mùa xuân thiên nhiên, đất nước và khát vọng đẹp đẽ muốn làm một mùa xuân nho nhỏ cống hiến cho cuộc đời. Từ đó mở ra những suy nghĩ về ý nghĩa, giá trị cuộc sống của cá nhân là sống có ích, sống là để cống hiến cho cuộc đời chung.-Tích hợp với Tiếng Việt và Tập làm văn .-Rèn kĩ năng đọc ,cảm tụ, phân tích hình ảnh thơ trong mạch vận động của tứ thơ.

B.Chuẩn bị:-Chân dung nhà thơ Thanh Hải.-Sưu tầm một số tranh ảnh về hình ảnh mùa xuân đất nước.C.Tổ chức các hoạt động dạy và học*Hoạt động 1: Khởi động1. Tổ chức2.Kiểm tra:

270

Page 271: Giao an ngu van 9  ca nam day du

Bùi Thanh Gòn- GV trường THCS Tân Vịnh- Lộc Hà- Hà Tĩnh

-Đọc thuộc lòng bài thơ Con cò.-Từ hình ảnh con cò nhà thơ đã khái quát lên quy luật mang tính triết lí nào về lòng mẹ?3. Bài mới*Hoạt động 2: Đọc hiểu văn bản-Giáo viên hướng dẫn HS đọc bài.

_HS giới thiệu về tác giả(theo nội dung SGK)-Giới thiệu ảnh chân dung của tác giả-Giải thích các từ khó :SGK

?Em có nhận xét gì về thể thơ?

-Tìm bố cục bài thơ, nêu ý mỗi phần?

-Đọc đoạn 1

? Tín hiệu của mùa xuân được miêu tả qua những chi tiết nào?

-Nêu nhận xét của em về nghệ thuật? Cảnh sắc được miêu tả như thế nào?

-Mùa xuân của đất nước được thể hiệnqua hình ảnh nào? NT gì? Hình ảnh nào độc đáo?

Taị sao tác giả chỉ nói đến mùa xuân của người cầm súng và người ra đồng?

I. Tiếp xúc văn bản: 1. Đọc bài: 2. Tìm hiểu chú thích: -Tác giả: Thanh Hải (Phạm Bá Ngoãn)-(1930-1980), quê ở huyện Phong Điền,Thừa Thiên-Huế...-Từ khó: SGK3. Thể thơ: Thể thơ 5 tiếng, nhịp 3/2 hoặc 2/34.Bố cục: 2 đoạn-Đ1: 3 khổ thơ đầu :Cảm nghĩ về mùa xuân đất nước.-Đ2:3 khổ thơ sau:cảm nghĩ về mùa xuân của lòng người.II.Phân tích:1.Mùa xuân của thiên nhiên, mùa xuân của đất nước.

-Dòng sông xanh, bông hoa tím biếcCon chim chiền chiện,hót vang lừngTừng giọt long lanh rơi.......tôi hứng.=>NT đảo trật tự cú pháp(câu 1), miêu tả màu sắc âm thanh, cách chuyển đổi cảm giác(tôi hứng)- Cảnh gợi không gian phóng khoáng nhưng lại đằm thắm , dịu dàng, tươi mát. Mùa xuân Việt Nam thật là tươi đẹp.-Mùa xuân người cầm súngLộc giắt đầy quanh lưng mùa xuân người ra đồngLộc trải dài nương mạ=>NT điệp từ, điệp cấu trúc, hình ảnh độc đáo(Lộc xuân)Mùa xuân đến với con người: người cầm súng, người ra đồng-Họ là hai lực lượng tiêu biểu bảo vệ và dựng xây đất nước. Họ đem lộc xuân về, họ gieo lộc xuân, góp vào mùa xuân đất nước -Tất cả: Hối hả, xôn xao.

271

Page 272: Giao an ngu van 9  ca nam day du

Bùi Thanh Gòn- GV trường THCS Tân Vịnh- Lộc Hà- Hà Tĩnh

Nhịp điệu mùa xuân của đất trời, của con người, của đất nước được thể hiện như thế nào?

(Điệp ngữ, từ láy, so sánh)=>Nhịp điệu khẩn trương, náo nức. Đó là nhịp điệu của lịch sử, của thời đại, của đất nước đi lên phía trước không ngừng, không nghỉ.2. Mùa xuân nho nhỏ của mỗi người:-Ta làm: Con chim hót Một cành hoa Một nốt trầm xao xuyến=>Ao ước được góp phần vào làm tươi đẹp mùa xuân.“Ta” :Số ít mang sắc thái trang trọng, vừa là số nhiều, vừa nói được niềm riêng, vừa diễn đạt được cái chung. Đó là tâm sự, ước vọng của nhiều cuộc đời, của một cuộc đời muốn gắn bó, cống hiến cho đất nước.+Liên tưởng: Từ mùa xuân đất nước đến mùa xuân nho nhỏ của mỗi người.+Điệp cấu trúc:Ta làm...Ta nhập...Dù là....=>Tất cả làm cho bài thơ có một sức sống riêng.III.Tổng kết:-NT: Điệp ngữ, so sánh, ẩn dụ...-ND: Cảm hứng của nhà thơ trước mùa xuân của thiên nhiên, đất nước..

*Hoạt động 3: Luyện tập-Học sinh trả lời câu hỏi trắc nghiệm(Bảng phụ)*Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò-Nêu cách hiểu của em về nhan đề bài thơ?-Về nhà: Học bài và chuẩn bị bài:Viếng lăng Bác.********************************************************************Ngày soạn:21-2-2008Ngày dạy: Tiết 117 VIẾNG LĂNG BÁC Viễn PhươngA.Mục tiêu cần đạt:

272

Page 273: Giao an ngu van 9  ca nam day du

Bùi Thanh Gòn- GV trường THCS Tân Vịnh- Lộc Hà- Hà Tĩnh

-Giúp HS nắm được : Viếng lăng Bác là bài thơ ghi lại cảm xúc sâu sắc của nhà thơ và bài thơ cũng là tình cảm chung của nhân dân Nam Bộ, nhân dân cả nước đối với Bác.-Tích hợp với những bài thơ văn viết về Bác đã học, với Tiếng Việt và Tập làm văn.-Rèn đọc, hiểu thơ trữ tình, phân tích các hình ảnh ẩn dụ.B, Chuẩn bị:ảnh chân dung nhà thơ Viễn Phương và tranh ảnh về lăng Bác.C.Tổ chức các hoạt động dạy và học*Hoạt động 1: Khởi động1.Tổ chức2.Kiểm tra-Đọc thuộc lòng và phân tích phần 1 của bài thơ Mùa xuân nho nhỏ.--Đọc thuộc lòng và phân tích phần 2 của bài thơ Mùa xuân nho nhỏ.3.Bài mới:*Hoạt động 2:Đọc hiểu văn bản:Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc bài

-Đọc phần giới thiệu về tác giả ở SGK.

Tìm bố cục bài thơ và mạch cảm xúc của tác giả trong bài.

Đọc khổ thơ thứ nhất, nhận xét gì về cách xưng hô, cách dùng từ “thăm”? tình cảm của tác giả đối với Bác như thế nào?

I.Tiếp xúc văn bản:1.Đọc bài:2.Tìm hiểu chú thích:a.Tác giả:-Viễn Phương tên thật là Phan Thanh Viễn, sinh năm 1928, quê ở An Giang.-Ông là nhà thơ, là cây bút sớm nhất của lực lượng văn nghệ giải phóng Miền Nam.b. Từ khó :SGK3. Bố cục: 2 phần-P1: đến “trong tim”:Lòng kính yêu, tiếc thương Bác.P2:(còn lại) Lời hứa với Bác.*Mạch cảm xúc:-Cảm xúc trước lăng Bác: Hai khổ thơ đầu.-Cảm xúc trong lăng Bác:khổ thứ ba.-Cảm xúc khi rời lăng Bác: khổ thơ cuối.II.Phân tích:1.Cảm xúc trước lăng Bác*Khơ thơ thứ nhất-Con ở Miền Nam ra thăm lăng Bác=>Cách xưng hô thân thương, kính trọng, dùng từ “thăm” thay từ “viếng” qua đó thể hiện tình cảm của tác giả

273

Page 274: Giao an ngu van 9  ca nam day du

Bùi Thanh Gòn- GV trường THCS Tân Vịnh- Lộc Hà- Hà Tĩnh

Đến lăng Bác, tác giả miêu tả những gì? Bằng nghệ thuật gì? Những hình ảnh đó có ý nghĩa như thế nào?

Đọc khổ thơ 2, có những “mặt trời” nào xuất hiện?ý nghĩa ẩn dụ của hình ảnh “mặt trời” thứ hai là gì?

-?Lời thơ ở hai câu đó gợi lên cảnh tượng như thế nào?

Lăng là nơi đặt thi hài của người quá cố, nhưng người con thăm lăng Bác lại có một hình dung như thế nào về Bác?

? Nghệ thuật gì? tác dụng?-Trong lời thơ tiếp theo xuất hiện một hình ảnh ẩn dụ. Đó là hình ảnh nào?

-Từ nào trong lời thơ “mà sao nghe

đối với Bác thật tha thiết, thành kính thiêng liêng.-Hàng tre bát ngátxanh xanh Việt Nam.Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng=>Nghệ thuật liên tưởng, nhân hoá tượng trưng. Tre kiên cường bất khuất, hiên ngang. Lăng Bác thật gần gũi ở giữa tre như ở giữa làng quê Việt Nam.*Khổ thơ thứ hai:-Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăngThấy một mặt trời trong lăng rất đỏ->Mặt trời của vũ trụ(1), mặt trời của con người(2)Con người Bác với những biểu hiện sáng chói về tư tưởng yêu nước và lòng nhân ái mênh mông có sức toả sáng mãi mãi.Qua đó nói lên tình yêu và lòng quí trọng sâu sắc của nhà thơ dành cho Bác.-Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớKết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân=>Những dòng người nặng trĩu nhớ thương đang lặng lẽ nối nhau vào lăng viếng Bác, tạo hình tượng một vòng hoa lớn dâng lên Bác.Nhà thơ bộc lộ lòng thành kính đối với Bác.2. Cảm xúc trong lăng Bác-Bác nằm trong giấc ngủ bình yênGiữa một vầng trăng sáng dịu hiền=>Bác đang trong giấc ngủ yên,giấc ngủ thanh bình và vĩnh hằng của một con người đã cống hiến trọn đời cho cuộc sống bình yên của nhân dân , đất nước.-Nghệ thuật ẩn dụ, ca ngợi Bác.-“Trời xanh là mãi mãi”->Công đức của Bác đối với mọi người là cao đẹp, cuộc đời Bác vốn cao đẹp như thế trong cảm nhận của

274

Page 275: Giao an ngu van 9  ca nam day du

Bùi Thanh Gòn- GV trường THCS Tân Vịnh- Lộc Hà- Hà Tĩnh

nhói ở trong tim” có sức biểu cảm lớn? “nhói” nghĩa là gì? tác giả bộc lộ cảm xúc như thế nào?

-Cùng với “nước mắt dâng trào” khi rời lăng,người con đã nguyện ước những điều gì?

-Tác giả sử dụng nghệ thuật gì? Những ước muốn đó thể hiện tình cảm đối với Bác như thế nào?

Em học tập được gì từ nghệ thuật biểu cảm của tác giả?

Bài thơ đã nói hộ lòng ta những tình cảm nào với Bác Hồ?

mọi người.-Mà sao nghe nhói...“nhói”:Đau đột ngột, quặn thắt=>Đây là nỗi đau tinh thần, tác giả tự cảm nhận nỗi đau mất mát trong đáy sâu tâm hồn mình về sự ra đi của Bác.3.Cảm xúc khi rời lăng Bác-Muốn làm : Con chim hót Đoá hoa toả hương Cây tre trung hiếu=>Điệp ngữ “muốn làm” nhấn mạnh ý thơ thiết tha, chân thành, giọng thơ sâu lắng, bồi hồi. Ba hình ảnh ẩn dụ: chim, hoa, tre thể hiện những niềm ước muốn, những tình cảm thành kính, thiêng liêng. Nhân dân Việt Nam mong muốn được ở bên Bác, canh giấc ngủ cho Người.III. Tổng kết:-Nghệ thuật :kết hợp miêu tả với biểu cảm, tạo hình ảnh ẩn dụ tượng trưng.-Nội dung:Lòng ngưỡng vọng, xót thương và ơn nghĩa với Bác.

*Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò-Theo em vì sao bài thơ Viếng lăng Bác được phổ nhạc?(Tình cảm trong bài thơ cao quý, tha thiết, chân thành, lắng đọng và nói lên được tình cảm của nhiều người đối với Bác)-Nếu có thể, em hãy hát bài hát này.+ Về nhà: Học bài, soạn bài Sang thu*******************************************************************

Ngày soạn: 22-2-2008Ngày dạy:

Tiết 118 Tâp làm văn NGHỊ LUẬN VỀ TÁC PHẨM TRUYỆN ( HOẶC ĐOẠN TRÍCH)A.Mục tiêu cần đạt:

275

Page 276: Giao an ngu van 9  ca nam day du

Bùi Thanh Gòn- GV trường THCS Tân Vịnh- Lộc Hà- Hà Tĩnh

-Nắm được nội dung và phương pháp của kiểu bài nghị luận về tác phẩm truyện.-Tích hợp với văn qua văn bản:Mùa xuân nho nhỏ, Viếng lăng Bác- Với Tiếng Việt ở các bài đã học.-Rèn kĩ năng nhận diện và viết văn bản nghj luận về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích.B. Chuẩn bị:-Bảng phụ ghi ngữ liệu-Các nhóm chuẩn bị các câu hỏi trong bài( chuẩn bị ở nhà)C. Tổ chức các hoạt động dạy và học*Hoạt động 1 Khởi động1. Tổ chức2. Kiểm tra: Sự chuẩn bị của các nhóm3. Bài mới:*Hoạt động 2 Hình thành khái niệm mớiĐọc văn bản ở SGK

-Các nhóm trình bày sản phẩm đã chuẩn bị ở nhà.Nhóm 1: câu aNhóm 2và 3:câu bNhóm 4, 5, 6 :câu cCác nhóm nhận xét, bổ sung ý kiến cho nhóm khác*Câu a: Vấn đề nghị luận của văn bản này là gì?Hãy đặt một nhan đè thích hợp cho văn bản.*Câu b:Vấn đề nghị luận được người viết triển khai qua những luận điểm nào? tìm những câu nêu lên hoặc cô đúc luận điểm của văn bản.*Câu c: Để khẳng định các luận điểm, người viết đã lập luận(dẫn dắt, phân tích, chứng minh) như thế nào?Nhận xét về những luận cứ được người viết đưa ra để làm sáng tỏ cho từng luận điểm?

I.Tìm hiểu bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)1.Văn bản:a, Câu a:-Vấn đề nghị luận của bài văn:Những phẩm chất, đức tính đẹp, đáng yêu của nhân vật anh thanh niên.-Nhan đề thích hợp cho văn bản là: “Hình ảnh anh thanh niên làm công tác khí tượng trong truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa của nhà văn Nguyễn Thành Long” hay “Vẻ đẹp của một con người, một lối sống trong Lặng lẽ Sa Pa”b, Câu b: Tóm tắt các luận điểm(qua những câu có ý nghĩa nêu lên hoặc cô đúc luận điểm)-“Dù được miêu tả nhiều hay ít, trực tiếp hay gián tiếp.........đã để lại cho chúng ta nhiều ấn tượng khó phai mờ, (Các câu nêu vấn đề nghị luận)-“Trước tiên, nhân vật anh thanh niên này đẹp ở tấm lòng yêu đời, yêu nghề, ở tinh thần trách nhiệm cao với công việc lắm gian khổ của mình”(Câu nêu luận điểm)-“ Nhưng anh thanh niên này thật đáng yêu......một cách chu đáo” (Câu

276

Page 277: Giao an ngu van 9  ca nam day du

Bùi Thanh Gòn- GV trường THCS Tân Vịnh- Lộc Hà- Hà Tĩnh

?Thế nào là nghị luận về một tác phẩm truyện hoặc đoạn trích?-Đọc Ghi nhớ

Đọc bài tập ở SGK?Văn bản nghị luận về vấn đề gì?

Câu văn nào mang luận điểm của văn bản?-Tác giả tập trung phân tích nội tâm hay phân tích hành động của nhân vật lão Hạc?

nêu luận điểm)-“ Công việc vất vả....lại rất khiêm tốn (Câu nêu luận điểm)-“Cuộc sống của chúng ta...đáng tin yêu” (đoạn cuối bài-những câu cô đúc vấn đề nghị luận)c, Câu c:Để khẳng định các luận điểm, người viết đã:-Nêu lên các luận điểm thật rõ ràg, ngắn gọn, gợi sự chú ý của người đọc.-Phân tích rõ, chứng minh một cách thuyết phục bằng những dẫn chứng cụ thể, sử dụng các luận cứ một cách sinh động, đó cũng là những chi tiết, hình ảnh đặc sắc của tác phẩm. Đặc biệt ,đoạn tóm tắt truyện được lồng vào giữa đã giúp người đọc theo dõi câu chuyện và nhân vật dễ dàng hơn.+Bài văn được dẫn dắt tự nhiên, có bố cục chặt chẽ:Mở đầu là nêu vấn đề, hai đoạn tiếp đi vào phân tích, diễn giải, rồi đoạn cuối khẳng định và nâng cao vấn đề.3.Ghi nhớ: SGK

II.Luyện tậpĐoạn văn Trang 64-Văn bản bàn về : “Tình thế lựa chọn Sống-Chết và vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật lão Hạc”-Câu văn mang luận điểm:“Từ việc miêu tả....ngay từ đầu”-Tập trung phân tích diễn biến nội tâm vì đó là quá trình chuẩn bị cho cái chết dữ dội của nhân vật.

*Hoạt động 3 Củng cố ,dặn dò-Hệ thống toàn bài-Nhắc lại Ghi nhớ

277

Page 278: Giao an ngu van 9  ca nam day du

Bùi Thanh Gòn- GV trường THCS Tân Vịnh- Lộc Hà- Hà Tĩnh

-Về nhà: Học bài, đọc kĩ bài Cách làm bài nghị luận về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích

Ngày soạn:23-2-2008Ngày dạy: Tiết 119 Tập làm văn CÁCH LÀM BÀI NGHỊ LUẬN VỀ TÁC PHẨM TRUYỆN ( HOẶC ĐOẠN TRÍCH)A.Mục tiêu cần đạt:-Biết cách viết bài nghị luận về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích theo đúng các yêu cầu của kiểu bài.-Rèn kĩ năng thực hành các bước khi làm bài nghị luận về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích, cách tổ chức, triển khai các luận điểm.-Rèn luyện tư duy tổng hợp và phân tích khi viết văn bản nghị luận.B. Chuẩn bị:Bảng phụC.Tổ chức các hoạt động dạy và học1. Tổ chức:2. Kiểm tra: Thế nào là nghị luận về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích?3.Bài mới:* Hoạt động 2: Hình thành khái niệmĐọc 4 đề trong SGK

Câu a:Các đề bài trên đã nêu ra những vấn đề nghị luận nào về tác phẩm truyện?

Câu b:Các từ “suy nghĩ, phân tích” trong đề bài đòi hỏi bài phải làm khác nhau như thế nào?

I.Đề bài nghị luận về tác phẩm truyện hoặc đoạn trícha, Đề bài: 4 đề b, Nhận xét:-Câu a: Các đề bài trên nghị luận về:Đề 1: Nghị luận về thân phận người phụ nữ trong xã hội cũ.Đề 2: Nghị luận về diễn biến cốt truyệnĐề 3: Thân phận Thuý Kiều trong đoạn tríchĐề 4: Đời sống tình cảm trong chiến tranh.-Câu b:+Giống nhau: đều là nghị luận về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích.+Khác nhau:“suy nghĩ” là xuất phát từ sự cảm, hiểu của mình để nhận xét, đánh giá tác phẩm.“phân tích” là xuất phát từ tác phẩm (cốt truyện, nhân vật, sự việc, tình tiết) để lập luận và sau đó nhận xét,

278

Page 279: Giao an ngu van 9  ca nam day du

Bùi Thanh Gòn- GV trường THCS Tân Vịnh- Lộc Hà- Hà Tĩnh

Đọc phần tìm hiểu đề, tìm ý và nêu nhận xét ?

Đọc phần Lập dàn bàiĐọc phần Viết bài

Nêu các bước làm bài-các phần bài cơ bản-Đọc Ghi nhớ

đánh giá tác phẩm.II.Các bước làm bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)*Đề bài:Suy nghĩ về nhân vật ông Hai trong truyện ngắn Làng của Kim Lân.1.Tìm hiểu đề:-Yêu cầu:nghị luận về nhân vật trong tác phẩm.-Phương pháp:xuất phát từ sự cảm, hiểu của bản thân về nhân vật.2. Tìm ý:-Phẩm chất nổi bật của nhân vật: Tình yêu làng gắn bó hoà quện với lòng yêu nước (nét mới trong đời sống tinh thần của người nông dân trong cuộc kháng chiến chống Pháp.)-Các biểu hiện:+Các tình huống bộc lộ tình yêu làng, yêu nước.+Các chi tiết nghệ thuật:tâm trạng,lời nói, cử chỉ, hành động... chứng tỏ tình yêu làng yêu nước.+ý nghĩa của những tình cảm mới mẻ ấy của nhân vật.3.Lập dàn bài: SGK trang 664. Viết bài:a, Mở bài: có hai cáchC1:Đi từ khái quát đến cụ thể(Từ nhà văn đến tác phẩm và nhân vật)C2:Nêu trực tiếp những suy nghĩ của người viết.b,Thân bài:-Tình yêu làng gắn với tình yêu nước...-Nghệ thuật xây dựng nhân vật ông Hai...c, Kết bài: Là nhân vật tạo được ấn tượng sâu sắc..5.Kiểm tra và sửa chữa:-Kiểm tra lại cấu trúc văn bản.-Kiểm tra sự liên kết câu, liên kết đoạn.

279

Page 280: Giao an ngu van 9  ca nam day du

Bùi Thanh Gòn- GV trường THCS Tân Vịnh- Lộc Hà- Hà Tĩnh

-Đọc đề bài, các nhóm 1,2,3 viết Mở bàicác nhóm 4,5,6 viết một đoạn thân bài-Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét.

-Kiểm tra về cách dùng từ, đặt câu.*Ghi nhớ:SGK/68

III. Luyện tập:Đề bài:Suy nghĩ của em về truyện ngắn Lão Hạc của nhà văn Nam Cao.

*Hoạt động 3: Củng cố,dặn dò:-Nhắc lại nội dung Ghi nhớ-Về nhà :học bài, chuẩn bị bài Luyện tập làm bài nghị luận về tác phẩm truyện(hoặc đoạn trích)********************************************************************Ngày soạn:24-2-2008Ngày dạy: Tiết 120 Tập làm vănLUYỆN TẬP LÀM BÀI NGHỊ LUẬN VỀ TÁC PHẨM TRUYỆN (HOẶC ĐOẠN

TRÍCH)- VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 6 Ở NHÀ

A.Mục tiêu cần đạt-Ôn tập lại kiến thức đã học ở hai tiết 118 và 119-Tích hợp với các văn bản đã học.Rèn kĩ năng tìm hiểu đề, tìm ý và kĩ năng viết văn.-Ra đề về nhà cho học sinh viết bài Tập làm văn số 6 , rèn kĩ năng viết bài nghị luận về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích.B.Chuẩn bị:-Học sinh chuẩn bị bài Luyện tập ở nhà-Đề bài viết số 6C. Tổ chức các hoạt động dạy và học*Hoạt động 1 Khởi động1. Tổ chức:2. Kiểm tra: Nêu các bước làm bài nghị luận về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích, nêu nội dung các phần trong bài nghị luận ấy.(Ghi nhớ)3. Bài mới:*Hoạt động 2 Luyện tậpCác nhóm trình bày kết quả tìm ý theo các câu hỏi phần gợi ý ở SGK-Nhận xét giữa các nhóm.

I.Tìm hiểu đề, tìm ý

280

Page 281: Giao an ngu van 9  ca nam day du

Bùi Thanh Gòn- GV trường THCS Tân Vịnh- Lộc Hà- Hà Tĩnh

Học sinh luyện viết bài.-Trình bày đoạn vừa viết.-Nhận xét, góp ý, sửa chữa (nếu cần)

Đề bài:Cảm nhận của em về đoạn trích truyện Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng.1.Đề bài yêu cầu trình bày cảm nhận của bản thân về đoạn trích, đó là câu chuyện cảm động về tình cha con trong chiến tranh.2.Tìm ý:-Hoàn cảnh câu chuyện-Tình cảm của bé Thu dành cho cha.-Tình cảm ông Sáu dành cho con.II. Lập dàn ý:a, Mở bài:Giới thiệu tác phẩm, đoạn trích, nội dung cơ bản của đoạn trích.b,Thân bài: Phân tích đoạn trích theo các ý vừa tìm.*Hoàn cảnh của câu chuyện: Ông Sáu đi kháng chiến, tám năm sau mới có dịp về thăm nhà, bé Thu nhất quyết không nhận ông là cha...*Tình cảm bé Thu dành cho ông Sáu...*Tình cảm ông Sáu dành cho con.....*Tình cảm yêu thương cha sâu sắc, dứt khoát rạch ròi đầy cá tính của bé Thu và tình cảm yêu thương con sâu nặng của ông Sáu làm cho người đọc xúc động và thấm thía nỗi đau thương mất mát, éo le do chiến tranh gây ra.c,Kết bàiIII. Luyện viết bài-Mỗi nhóm chon viết một đoạn theo các ý cơ bản trong phần dàn ý

*Đề bài viết số 6: viết ở nhàHãy phân tích giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo của “Chuyện người con gái Nam Xương” (Trích Truyền kì mạn lục) của Nguyễn Dữ.*Hoạt động 3: Củng cố ,dặn dò-Về nhà học lại lí thuyết làm bài nghị luận về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích.Viết bài làm văn số 6

281

Page 282: Giao an ngu van 9  ca nam day du

Bùi Thanh Gòn- GV trường THCS Tân Vịnh- Lộc Hà- Hà Tĩnh

-Đọc bài Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.******************************************************************** Tuần 25 : Bài 24Soạn:25-2-2008Giảng:

Tiết 121: Sang thu

- Hữu Thỉnh -A-Mục tiêu bài học: Giúp học sinh :- Phân tích được những cảm nhận tinh tế của nhà thơ Hữu Thỉnh về sự

biến đổi của đất trời từ cuối hạ sang đầu thu.- Rèn luyện thêm năng lực cảm thụ thơ ca.B-Chuẩn bị:

- Giáo viên : Chân dung nhà thơ Hữu Thỉnh, tập thơ “ Từ chiến hào đến thành phố”.- Học sinh : Soạn bài : Đọc và tìm hiểu bài thơ theo câu hỏi SGK

C-Tiến trình bài học:

*Hoạt động 1 : Khởi động1-Tổ chức: 2-Kiểm tra :

-Đọc thuộc lòng và diễn cảm bài thơ “Viếng lăng Bác”, phân tích những hình ảnh : Hàng tre, mặt trời, vầng trăng, tràng hoa, trời xanh trong bài thơ.

- Kiểm tra sự chuẩn bị bài mới của HS.3-Bài mới: Giới thiệu bài :

Hữu Thỉnh là nhà thơ viết nhiều, viết hay về mùa thu. Nhiều vần thơ thu của ông mang cảm xúc bâng khuâng, vấn vương trước đất trời trong trẻo đang chuyển biến nhẹ nhàng. Bài thơ “Sang thu” là một ví dụ.*Hoạt động 2 : Đọc – Hiểu văn bản

I-Tiếp xúc văn bản:

GV : Hướng dẫn HS đọc : Yêu cầu đọc to, rõ, chính xác, giọng nhẹ nhàng, nhịp chậm, khoan thai, trầm lắng và thoáng suy tư

1-Đọc

GV đọc mẫu -> 2 HS đọc

- Nhận xét việc đọc của HS

? Giới thiệu những nét chính về tác giả (dựa vào chú thích * trong SGK)

2-Tìm hiểu chú thích (SGK - 71)*Tác giả: Hữu Thỉnh

282

Page 283: Giao an ngu van 9  ca nam day du

Bùi Thanh Gòn- GV trường THCS Tân Vịnh- Lộc Hà- Hà Tĩnh

- Tên : Nguyễn Hữu Thỉnh

- Sinh năm 1942

- Quê : Tam Dương – Vĩnh Phúc

Chú ý các chú thích 1, 2 (SGK) - Ông viết nhiều, viết hay về những con người, cuộc sống ở nông thôn, về mùa thu.

? Xác định bố cục của văn bản, nêu ND của từng phần(GV lưu ý: bài thơ gồm 3 khổ, các khổ tiếp

3-Bố cục: 2 phần-Phần1: Khổ thơ đầu: Cảm nhận không gian làng quê sang thu.

nối nhau cùng thể hiện những quan sát và cảm nhận tinh tế của tác giả về thiên nhiên lúc vào mùa thu nên không nhất thiết phải tìm bố cục bài thơ một cách rành mạch.)

-Phần 2: Khổ thơ 2,3: Cảm nhận không gian đất trời sang thu

II-Phân tích văn bản:

- 1 HS đọc diễn cảm khổ thơ đầu 1-Khổ thơ đầu:Tín hiệu báo thu về

? Sự biến đổi của đất trời sang thu được tác giả cảm nhận bắt đầu từ những dấu hiệu nào .

Bỗng nhận ra hương ổi Phả vào trong gió se Sương chùng chình qua ngõ Hình như thu đã về

- Những dấu hiệu thể hiện sự biến đổi của đất trời sang thu: “hương ổi”, “gió se”, “sương chùng chình”

? Em hiểu như thế nào về các dấu hiệu này? Tác giả nhận các dấu hiệu này bằng giác quan gì.

+“Hương ổi”: Sự cảm nhận bằng khứu giác mùi thơm của ổi lan toả trong không gian (cây ổi, quả ổi rất quen thuộc, gắn bó với người dân làng quê miền Bắc, đã đi vào các tác phẩm văn nghệ)

(GV diễn giảng : Phả vào : Toả vào, trộn lẫn, ở đây là hương ổi toả vào trong gió)

+”Gió se” cảm nhận bằng xúc giác, gió hơi lạnh

+“Sương chùng chình”: Cảm nhận bằng thị giác, sương bay cố ý chậm lại, bay nhẹ

? Các từ “Bỗng” “hình như” muốn diễn tả sự cảm nhận của tác giả như thế nào?

+“Bỗng” sự đột ngột, bất ngờ, có phần ngạc nhiên

283

Page 284: Giao an ngu van 9  ca nam day du

Bùi Thanh Gòn- GV trường THCS Tân Vịnh- Lộc Hà- Hà Tĩnh

+“Hình như” thành phần tình thái: thể hiện sự cảm nhận của tác giả có một chú chưa thật rõ ràng, chưa thật chắc chắn vì còn ngỡ ngàng, ngạc nhiên.

? Để thể hiện sự biến chuyển của đất trời sang thu, tác giả đã sử dụng những biện pháp nghệ thuật đặc sắc nào. Phân tích tác dụng của các biện pháp nghệ thuật đó.

-> Nghệ thuật: sử dụng từ láy, nhân hoá=> Sự biến đổi của đất trời nơi làng quê khi mùa thu bắt đầu tới được cảm nhận bằng một tâm bồn nhạy cảm, gắn bó với cuộc sống nơi làng quê.

- Sự biến chuyển của đất trời sang thu còn được cảm nhận qua một số dấu hiệu khác nữa. Cụ thể như thế nào, chúng ta tiếp tục tìm hiểu 2 khổ thơ còn lại của văn bản.- 1 HS đọc diễn cảm khổ thơ thứ 2

2-Hai khổ thơ cuối:* Khổ thơ thứ 2: Quang cảnh đất trời ngả dần sang thu Sông… dềnh dàng Chim… vội vã Có đám mây… Vắt nửa mình…

? Đất trời sang thu được tác giả phát hiện qua những dấu hiệu nào.

? Tác giả đã sử dụng các BPNT đặc sắc nào để diễn tả sự biến đổi của đất trời sang thu? Phân tích T/d của các BPNT đó.

-> Nghệ thuật: Nhân hoá, từ láy , đối lập, liên tưởng, tưởng tượng độc đáo. Sự cảm nhận tinh tế của tác giả trước cảnh đất trời đang ngả dần sang thu.

(Gợi ý: Vì sao tác giả viết:

Sông :… dềnh dàng, chim… vội vã

Đám mây… vắt nửa mình ?

-> “Sông… dềnh dàng” mùa thu sang nước sông bắt đầu cạn, chảy chậm lại…

+ “Chim… vội vã” Sang thu trời lạnh dần, chúng phải gấp gáp làm tổ tha mồi

+ “Đám mây… vắt nửa mình” ở đây là sự liên tưởng sáng tạo thú vị. Gợi hình ảnh đám mây mùa hạ còn sót lại, mỏng nhẹ, kéo dài trên bầu trời đã bắt đầu xanh trong của mùa thu)

284

Page 285: Giao an ngu van 9  ca nam day du

Bùi Thanh Gòn- GV trường THCS Tân Vịnh- Lộc Hà- Hà Tĩnh

Trời đất sang thu còn có sự biến đổi ntn nữa, chúng ta cùng tìm hiểu khổ thơ cuối của văn bản

*Khổ thơ cuối: Những biến chuyển trong lòng cảnh vật. Vẫn còn bao nhiêu nắng Đã vơi dần cơn mưa

- 1 HS đọc diễn cảm khổ thơ cuối Sấm cũng bớt bất ngờ

? Thiên nhiên sang thu còn được gợi ra bằng những hình ảnh nào với đặc điểm gì ?

Trên hàng cây đứng tuổi- Những dấu hiệu biến đổi của của thiên nhiên

-> HS thảo luận , trình bày + Nắng: còn nhiều nhưng nhạt dần

HS khác bổ sung + Mưa: Đã ít hơn những cơn mưa rào ào ạt, bất ngờ

GV chốt lại + Sấm : Bớt dần những tiếng sấm nổ vang trời (vì thường gắn với những cơn mửa rào mùa hạ)

? Trình bày cảm nhận của em về 2 dòng thơ cuối bài ?

- Hai câu thơ cuối:Sấm cũng bớt bất ngờ

(GV gợi ý: Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì để diễn đạt sự suy ngẫm của mình)

Trên hàng câyđứng tuổi-> Nghệ thuật: tả thực, ẩn dụ

=> Lúc sang thu, bớt đi những tiếng sấm bất ngờ trên hàng cây lâu năm. Khi con người đã từng trải thì cũng vững vàng hơn trước những tác động bất thường của ngoại cảnh, của cuộc đời.

*Hoạt động 3 : Tổng kết, ghi nhớ (SGK)

? Nêu các biện pháp nghệ thuật độc đáo trong văn bản (GV chốt lại từ các mục đã phân tích)

1- Nghệ thuật:

? Văn bản “Sang thu” thể hiện nội dung gì ?-2 HS đọc ghi nhớ

2- Nội dung:*Ghi nhớ (SGK-71)

*Hoạt động 4 : Củng cố, dặn dò

- Khắc sâu nghệ thuật đặc sắc và nội dung chính của văn bản

- Đọc diễn cảm bài thơ

- 1 HS đọc yêu cầu bài tập - Bài tập (SGK/72)

285

Page 286: Giao an ngu van 9  ca nam day du

Bùi Thanh Gòn- GV trường THCS Tân Vịnh- Lộc Hà- Hà Tĩnh

- GV hướng dẫn HS làm bài tập - Sưu tầm, đọc trước lớp một số bài thơ viết về mùa thu ví dụ: “Tiếng thu” -Lưu Trọng Lư, “Đây mùa thu tới” –Xuân Diệu

-GV nêu yêu cầu về nhà với HS - Học thuộc và đọc diễn cảm bài thơ

- Phân tích bài thơ

- Hoàn thành bài tập

- Soạn bài : “Nói với con”

******************************************Soạn:26-2-2008Giảng:

Tiết 122 : Nói với con

- Y Phương -A-Mục tiêu bài học: Giúp học sinh :- Cảm nhận được tình cảm thắm thiết của cha mẹ đối với con cái, tình

yêu quê hương sâu nặng cùng niềm tự hào với sức sống mạnh mẽ, bền bỉ của dân tộc mình qua lời thơ của Y Phương.

- Bước đầu hiểu được cách diễn tả độc đáo, giàu hình ảnh cụ thể, gợi cảm của thơ ca miền núi.

B-Chuẩn bị : - Giáo viên : Chân dung nhà thơ Y Phương - HS : Đọc, soạn bài theo câu hỏi trong SGK

C-Tiến trình bài học :

*Hoạt dộng 1 : Khởi động

1-Tổ chức

2-Kiểm tra :

- Kiểm tra bài cũ : Câu hỏi : Đọc thuộc lòng và diễn cảm bài thơ “ Sang thu”, phân tích sự biến chuyển của đất trời từ mùa hạ sang mùa thu trong một khổ thơ của văn bản (tự chọn).

- Kiểm tra sự chuẩn bị bài mới của học sinh.

3-Bài mới: Giới thiệu bài :

Lòng thương yêu con cái, ước mong thế hệ sau tiếp nối xứng đáng, phát huy truyền thống của tổ tiên, của quê hương vốn là một tình cảm cao đẹp của con người Việt Nam từ xưa đến nay. Bài thơ “Nói với con” của nhà thơ Y Phương cũng nằm trong nguồn cảm hứng rộng lớn, phổ biến ấy nhưng tác giả lại có cách nói xúc động của riêng mình. Đều tạo nên cái riêng, động đáo ấy là gì? Chúng ta cùng tìm hiểu bài thơ

*Hoạt động 2 : Đọc – Hiểu văn bản

286

Page 287: Giao an ngu van 9  ca nam day du

Bùi Thanh Gòn- GV trường THCS Tân Vịnh- Lộc Hà- Hà Tĩnh

I-Tiếp xúc văn bản

- GV : Hướng dẫn HS đọc : to, rõ, chính xác, giọng ấm áp, yêu thương, ngọt ngào

1-Đọc

- GV đọc mẫu -> HS đọc

- NX việc đọc của HS

2- Tìm hiểu chú thích (SGK/73)

? Dựa vào chú thích * hãy giới thiệu những nét chính về tác giả

* Tác giả Y Phương

- Tên khai sinh : Hứa Vĩnh Sước

- Dân tộc Tày

- Sinh năm : 1948

- Quê : Cao Bằng

- Hiện là Chủ tịch Hội Văn học nghệ thuật Cao Bằng

3- Bố cục

? Tìm bố cục của văn bản, nêu nội dung chính của từng phần ?

2 phần:

(1): Từ đầu -> “đẹp nhất trên đời”

Con lớn trong tình yêu thương, sự nâng đỡ của cha mẹ, trong cuộc sống lao động nên thơ của quê hương.

(2) Còn lại

Lòng tự hào về sức sống mạnh mẽ, bền bỉ, về truyền thống cao đẹp của quê hương và niềm mong ước con hãy kế tục xứng đáng truyền thống ấy.

? Nhận xét về bố cục của bài thơ -> Bố cục lô gic, chặt chẽ

II- Phân tích văn bản

- 1 HS đọc diễn cảm đoạn 1 1- Đoạn 1

- Theo dõi 4 câu thơ đầu Chân phải bước tới cha

? ở 4 câu thơ đầu, tác giả cho chúng ta biết được điều gì

Chân trái bước tới mẹMột bước chạm tiếng nói

Hai bước tới tiếng cười

287

Page 288: Giao an ngu van 9  ca nam day du

Bùi Thanh Gòn- GV trường THCS Tân Vịnh- Lộc Hà- Hà Tĩnh

- Tả,kể đứa trẻ lẫm chẫm tập đi, tập nói lớn lên từng ngày trong tình yêu thương, trong sự nâng đón và mong chờ của cha mẹ.

? Nhận xét gì về các hình ảnh, các diễn đạt ở 4 câu thơ trên? T/d của các hình ảnh và cách diễn đạt đó?

- Với các hình ảnh cụ thể, cách diễn đạt dường như vô lý song lại tạo ra sự độc đáo, đặc sắc trong tư duy và cách diễn đạt người miền núi

-> Tạo không khí gia đình đầm ấm, quấn quýt.

? Ngoài 4 câu thơ trên, còn có câu thơ nào cũng nói về cuộc sống gia đình hạnh phúc, đầm ấm.

Cha mẹ mãi nhớ về ngày cướiNgày đầu tiên đẹp nhất trên đời

? Con được lớn trong tình yêu thương sự nâng đỡ của cha mẹ, bên cạnh đó con còn được lớn, trưởng thành từ đâu nữa.(Theo dõi tiếp khổ thơ thứ nhất từ câu 5 -> câu 10)

-> Cha mẹ mãi thương yêu nhau => Cuộc sống gia đình thật hạnh phúc.- Con dần không lớn, trưởng thành trong cuộc sống lao động, trong thiên nhiên thơ mộng và nghĩa tình sâu nặng của quê hương.

? Em hiểu “Người đồng mình”: có nghĩa là gì , có thể thay thế từ này bằng những từ nào khác ? NX về cách nói ? (-> có thể thay bằng các từ : người bản mình, người buôn mình, người quê mình…)

+ “Người đồng mình”: Những người cùng sống trong một môi trường -> quê hương tác giả => cách nói mộc mạc mang tính địa phương của người dân tộc Tày.

? Cuộc sống lao động của người đồng mình được gợi lên qua các hình ảnh nào

+ Đan lờ cài nan hoaVách nhà ken câu hát

? Nhận xét gì về các từ cài, ken trong hai câu thơ trên.? Cuộc sống lao động của “Người đồng mình” là cuộc sống như thế nào.

-> Sử dụng các động từ: cài, ken=> Miêu tả cụ thể cuộc sống lao động cần cù, tươi vui, ngoài ra còn thể hiện sự gắn bó, quấn quýt trong lao động, làm ăn của đồng bào quê hương.

- Hãy theo dõi hai câu thơ Rừng cho hoa

? Hai câu thơ gợi cho em suy nghĩ gì?

Con đường cho những tấm lòng

HS suy nghĩ , phát biểuHS khác bổ sungGV chốt lại

-> Rừng núi quê hương thật thơ mộng và nghĩa tình. Vẻ đẹp của thiên nhiên không chỉ là ở màu sắc, cái ta nhìn thấy mà còn là cả “tấm lòng”: đó là sự che chở, nuôi dưỡng con người cả về tâm hồn, lối sống.

288

Page 289: Giao an ngu van 9  ca nam day du

Bùi Thanh Gòn- GV trường THCS Tân Vịnh- Lộc Hà- Hà Tĩnh

“Người đồng mình” có những đức tính cao đẹp gì ? Người cha mong ước gì ở con mình, để giải đáp điều này, chúng ta tiếp tục tìm hiểu phần còn lại của văn bản

- 1 HS đọc diễn cảm 2- Đoạn 2

? theo dõi từ câu thơ: “Người đồng mình thương lắm con ơi

“Người đồng mình thương lắm con ơi

.........................................................

-> Không lo cực nhọc ” Không lo cực nhọc”

Trong các câu thơ trên, người cha đã nói với con về những đức tính gì của người đồng mình

-> Ngữ điệu cảm thán, nghệ thuật so sánh, điệp ngữ, sử dụng thành ngữ, cách nói khác lạ .

(Nhận xét về ngữ điệu của câu thơ, cách diễn đạt của tác giả)

=> Cuộc sống vất vả mà mạnh mẽ, khoáng đạt bền bỉ gắn bó với quê hương dẫu còn nhọc nhằn, nghèo đói của “người đồng mình”

? Từ đó, người cha mong muốn ở con điều gì ?

-Mong muốn của người cha : con phải có nghĩa tình chung thuỷ với quê hương, biết chấp nhận và vượt qua gian nan thử thách bằng ý chí và bằng niềm tin của mình

- Theo dõi các câu thơ còn lại “Người đồng mình” thô sơ da thịt

? ở các câu thơ này, người cha tiếp tục nói với con về những đức tính gì của “người đồng mình”

…Nghe con”

(Gợi ý: Em hiểu các câu thơ trên như thế nào)

-> Giọng điệu tha thiết, cách nói mộc mạc có sức khái quát`

` -> Đức tính của “người đồng mình” giàu chí khí, niềm tin, không nhỏ bé về tâm hồn về ý chí và mong ước xây dựng quê hương. Chính họ đã làm nên quê hương với truyền thống với phong tục tập quán tốt đẹp.

? Từ những đức tính quý báu này của “người đồng mình”, người cha mong ước ở con điều gì .

- Người cha mong muốn con biết tự hào về truyền thống quê hương, dặn dò con cần tự tin mà vững bước trên đường đời

? Qua bài thơ, em cảm nhận được tình cảm của người cha dành cho con ntn? Điều lớn lao nhất mà cha muốn truyền cho con là gì.

* Bài thơ- Nêu lên tình cảm yêu thương, trìu mến, thiết tha và niềm tin tưởng của người cha qua lời nói với con

289

Page 290: Giao an ngu van 9  ca nam day du

Bùi Thanh Gòn- GV trường THCS Tân Vịnh- Lộc Hà- Hà Tĩnh

(HS thảo luận -> phát biểuGiáo viên chốt lại)

- Điều lớn lao nhất mà người cha muốn truyền cho con chính là lòng tự hào về sức sống mạnh mẽ, bền bỉ, về truyền thống cao đẹp của quê hương và niềm tự tin khi bước vào đời.

*Hoạt động 3 : Tổng kết, ghi nhớ (SGK 74)-GV hướng dẫn HS tổng kết nghệ thuật, nội dung của bài thơ theo phần đã phân tích )*Ghi nhớ (SGK trang74) - 1 HS đọc ghi nhớ.

*Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò

- GV củng cố bài - Khắc sâu nghệ thuật đặc sắc và nội dung chung của bài thơ

- Đọc diễn cảm bài thơ

HS đọc yêu cầu bài tập - Làm bài tập (SGK 74)

GV hướng dẫn HS làm bài tập - Bài thơ “Nói với con” và bài thơ “Con cò” có điểm gì chung ? Hãy phân tích để làm sáng tỏ.

- Học bài

- Hoàn thành bài tập

- Soạn : Mây và sóng

****************************************Soạn:27-2-2008Giảng:

Tiết 123: Nghĩa tường minh và hàm ýA-Mục tiêu bài học :

Giúp học sinh xác định được nghĩa tường minh và hàm ý trong câu.B-Chuẩn bị :

Giáo viên : Bảng phụHọc sinh : đọc trước bàiC-Tiến trình bài học :

*Hoạt động 1 : Khởi động1-Tổ chức 2-Kiểm tra :

-Viết 1 đoạn văn ngắn có sử dụng phép liên kết câu, phân tích tác dụng của phép liên kết trong đoạn văn đó.

- Kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh.

290

Page 291: Giao an ngu van 9  ca nam day du

Bùi Thanh Gòn- GV trường THCS Tân Vịnh- Lộc Hà- Hà Tĩnh

3-Bài mới: Giới thiệu bài :Trong cuộc sống hàng ngày để diễn đạt những tâm tư, tình cảm,

nguyện vọng của bản thân có khi ta nói ra trực tiếp điều muốn nói. Song trong một số hoàn cảnh, tình huống nhất định ta lại không diễn đạt điều muốn nói một cách trực tiếp bằng những từ ngữ trong lời nói. Để hiểu rõ hơn về hai cách diễn đạt trên, chúng ta vào tìm hiểu bài học hôm nay.*Hoạt động 2 : Bài học

1-Ngữ liệu và phân tích ngữ liệu 2-Kết luận

*Đoạn văn trích (SGK trang 74, 75) Phân biệt nghĩa tường minh và hàm ý

- GV dùng bảng phụ

- 2 HS đọc ngữ liệu? Qua câu “Trời ơi, chỉ còn có năm phút !”, em hiểu anh thanh niên muốn nói điều gì .

- Nghĩa tường minh là phần thông báo được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong câu.

-> Anh thanh niên muốn nói thêm rằng anh rất tiếc vì thời gian còn lại quá ít? Em hãy suy nghĩ xem vì sao anh không nói thẳng điều đó với hoạ sĩ và cô gái

- Hàm ý là phần thông báo tuy không được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong câu nhưng có thể suy ra từ những từ ngữ ấy.

-> Anh không muốn nói thẳng điều đó vì :

- Có thể do anh ngại ngùng

- Muốn che giấu tình cảm của mình

=> Cách nói của anh thanh niên ở trên được gọi là câu nói chứa hàm ý.

? Câu nói thứ hai của anh thanh niên “Ô! Cô còn quên chiếc mùi soa đây này!” có ẩn ý gì không.

-> Câu nói không có ẩn ý, câu nói này thông báo với cô gái việc cô để quên chiếc khăn mùi soa ở trên bàn. Nội dung thông báo này được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong lời nói.

=> Đó là câu nói có nghĩa tường minh

? Qua ngữ liệu trên, cho biết thế nào là nghĩa tường minh và hàm ý.

? Cho ví dụ ở đó người nói có sử dụng nghĩa tường minh và hàm ý

VD : A hỏi B

291

Page 292: Giao an ngu van 9  ca nam day du

Bùi Thanh Gòn- GV trường THCS Tân Vịnh- Lộc Hà- Hà Tĩnh

- A : Tối nay cậu đi xem xiếc không ?

- B: Mình chưa làm xong các bài tập.

( Câu hỏi của A có nghĩa tường minh, câu trả lời của B có hàm ý : Có thể không đi vì lý do chưa làm xong các bài tập)

- 1 HS đọc ghi nhớ *Ghi nhớ (SGK/75)

*Hoạt động 3 : Luyện tập- 1 HS đọc yêu cầu bài tập 1-Bài tập 1 (SGK/75)

- HS làm bài tập -> trình bày- HS khác bổ sung

a) Câu“Nhà hoạ sĩ tặc lưỡi đứng dậy”, với cụm từ “tặc lưỡi”: cho thấy hoạ sĩ cũng chưa muốn chia tay anh thanh niên.

-GV đánh giá -> Đây là cách dùng “hình ảnh” để diễn đạt ý của ngôn ngữ nghệ thuật

b) Trong câu cuối đoạn văn, những từ ngữ miêu tả thái độ của cô gái liên quan tới chiếc mùi soa là:"Mặt đỏ ửng"vì ngượng.

“Nhận lại chiếc khăn” vì đó là khăn của cô mà cô đã để quên như lời anh thanh niên nói.

->Đây là một hành động không thể khác được

-> Qua các hình ảnh này, ta có thể hiểu được rằng : Cô gái đang bối rối đến vụng về vì ngượng. Cô ngượng vì định kín đáo để lại khăn làm kỉ vật cho người thanh niên, thế mà anh lại quá thật thà tưởng cô bỏ quên, nên gọi cô để trả lại

- 1 HS đọc yêu cầu bài tập 2-Bài tập 2 (SGK/75)

- Trình bày miệng trước lớp - Hàm ý của câu : “Tuổi già cần nước chè:

- HS khác bổ sung (nếu có) ở Lào Cai đi sớm quá” : Bác lái xe muốn nói : “Ông hoạ sĩ già chưa kịp uống nước chè đấy”

3-Bài tập 3 (SGK/75, 76)

- 1HS đọc yêu cầu bài tập - Câu có chứa hàm ý trong đoạn văn

- Làm BT và trình bày miệng “Cơm chín rồi !”

- HS khác bổ sung (nếu có)- GV đánh giá

- Nội dung của hàm ý: con bé muốn một lần nữa gọi ông Sáu vào ăn cơm.

4-Bài tập 4 (SGK/76)

- 1HS đọc yêu cầu bài tập Các câu in đậm trong đoạn trích

- Trình bày miệng - Hà, nắng gớm,về nào…

292

Page 293: Giao an ngu van 9  ca nam day du

Bùi Thanh Gòn- GV trường THCS Tân Vịnh- Lộc Hà- Hà Tĩnh

- HS khác bổ sung (nếu có)- GV đánh giá

-> Đây là câu nói lảng (nói sang chuyện khác tránh đề tài đang bàn của mọi người dân đi tản cư)

- Tôi thấy người ta đồn…

-> Đây là câu nói dở dang của bà lão .

=> Cả hai câu in đậm đều không chứa hàm ý .

*Hoạt động 4 : Củng cố, dặn dò

- Các nội dung cần nắm chắc:

+ Nghĩa tường minh

+ Hàm ý

+Phân biệt nghĩa tường minh và hàm ý

- Học bài + xem lại và hoàn thành các bài tập

- Tìm thêm các tình huống trong đời sống mà ở đó người nói có sử dụng hàm ý

- Chẩn bị bài:Nghĩa tường minh và hàm ý(tiếp)

**************************************Soạn:28-2-2008Giảng:

Tiết 124: Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ

A-Mục tiêu bài học: Giúp học sinh :

- Hiểu rõ thế nào là nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.

- Nắm vững các yêu cầu đối với một bài nghị luận về đoạn thơ, bài thơ để có cơ sở tiếp thu, rèn luyện tốt về kiểu bài này ở các tiết tiếp theo.

B-Chuẩn bị :

- GV : Đèn chiếu (bảng phụ).

- HS : Đọc và soạn kỹ bài.

C-Tiến trình bài học:

*Hoạt động 1 : Khởi động

1-Tổ chức :

2-Kiểm tra :

- Kiểm tra việc chuẩn bị bài của HS

3-Bài mới: Giới thiệu bài :

Trong những giờ học trước, các em đã được tìm hiểu một số dạng ở bài văn nghị luận. NLvề một sự việc, hiện tượng đời sống, nghị luận về một vấn

293

Page 294: Giao an ngu van 9  ca nam day du

Bùi Thanh Gòn- GV trường THCS Tân Vịnh- Lộc Hà- Hà Tĩnh

đề tư tưởng, đạo lý, nghị luận về tác phẩm truyện ( hoặc đoạn trích). Giờ học này, chúng ta tiếp tục tìm hiểu một dạng của bài văn nghị luận, đó là nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.

*Hoạt động 2 : Bài học

1-Ngữ liệu và phân tích ngữ liệu 2-Kết luận

* Văn bản: “Khát vọng hoa nhập, dâng hiến cho đời” Hà Vinh

Tìm hiểu bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ

2 HS đọc ? Vấn đề nghị luận: Hình ảnh mùa xuân và tình cảm thiết tha của Thanh Hải trong bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ”

- Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ là trình bày nhận xét, đánh giá của mình về nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ, bài thơ ấy .

? Văn bản để nêu lên những luận điểm gì về hình ảnh mùa xuân trong bài thơ?

- Nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ, bài thơ được thể hiện qua ngôn từ, hình ảnh, giọng điệu…Bài văn nghị luận cần phải phân tích các yếu tố ấy để có những nhận xét, đánh giá cụ thể, xác đáng.

-> Những luận điểm được nêu lên trong bài.+ Hình ảnh mùa xuân trong bài thơ của Thanh Hải mang nhiều tầng ý nghĩa. Trong đó, hình ảnh nào cũng thật gợi cảm, thật đáng yêu .

+ Hình ảnh mùa xuân rạo rực của thiên nhiên, đất nước trong cảm xúc thiết tha, trìu mến của nhà thơ .

+ Hình ảnh mùa xuân nho nhỏ thể hiện khát vọng hoà nhập, dâng hiến được nối kết tự nhiên với hình ảnh mùa xuân thiên nhiên, đất nước

- Bài văn Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ cần có bố cục mạch lạc, rõ ràng,lời văn gợi cảm thể hiện rung động chân thành

? Người viết đã sử dụng những luận cứ nào để làm sáng tỏ các luận điểm đó .

của người viết

-> Để chứng minh cho các luận điểm đó, người viết đã chọn giảng, bình các câu thơ, hình ảnh đặc sắc, đã phân tích giọng điệu trữ tình, kết cấu của bài thơ .

? Hãy chỉ ra các phần mở bài, thân bài, kết bài của văn bản trên.

-> Mở bài : Từ đầu -> “đáng trân trọng”

- Thân bài: Từ “Hình ảnh mùa xuân…”

-> “của mùa xuân”

294

Page 295: Giao an ngu van 9  ca nam day du

Bùi Thanh Gòn- GV trường THCS Tân Vịnh- Lộc Hà- Hà Tĩnh

Phần này, tác giả tình bày sự cảm nhận, đánh giá cụ thể những đặc sắc nổi bật về nội dung, nghệ thuật của bài thơ, là sự triển khai của luận điểm .

- Kết bài : Đoạn văn cuối

? Em có nhận xét gì về bố cục của văn bản này?

-> Bố cục chặt chẽ, có đầy đủ các phần thông thường của một văn bản, giữa các phần có sự liên kết tự nhiên về ý và về diễn đạt .

? Cách diễn đạt trong từng đoạn của văn bản có làm nổi bật được luận điểm không.

* Nhận xét về cách diễn đạt:- Cách dẫn dắt vấn đề hợp lí.- Cách phân tích hợp lí.- Cách tổng kết khái quát hoá có sức th/phục.

Cách diễn đạt này đã làm nổi bật được luận điểm.

Văn bản “Khát vọng hoà nhập, dâng hiến cho đời” của tác giả Hà Vinh là một bài thơ văn nghị luận tiêu biểu về bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ”. Vậy em hiểu nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ nghĩa là gì?

? Bài văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ phải đảm bảo những yêu cầu gì?2 HS đọc ghi nhớ

*Ghi nhớ ( SGK trang/78)

*Hoạt động 3 :Luyện tập

- Hai HS đọc yêu cầu bài tập- GV gợi ý HS tìm thêm luận điểm- Trình bày trước lớp- HS khác bổ sung- GV đánh giá

Ví dụ:- Luận điểm về “nhạc điệu của bài thơ” (vì bất kỳ một bài thơ hay nào cũng có nhạc hàm chứa trong nó, bài thơ đã được nhạc sỹ Trần Hoàn phổ nhạc)- Luận điểm về bức tranh mùa xuân của bài thơ” (thể hiện ở hình ảnh, màu sắc, không gian,... được miêu tả trong bài thơ)

*Hoạt động 4: Củng cố - dặn dò.295

Page 296: Giao an ngu van 9  ca nam day du

Bùi Thanh Gòn- GV trường THCS Tân Vịnh- Lộc Hà- Hà Tĩnh

- GV hệ thống bài.

- GV nêu yêu cầu về nhà với HS.

- Khắc sâu khái niệm bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.- các yêu cầu đối với một bài nghị luận về đoạn thơ, bài thơ.- Học thuộc lòng phần ghi nhớ- Hoàn thành bài tập- Đọc và soạn bài: Cách làm bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.

*****************************************Soạn:29-2-2008Giảng:

Tiết 125: cách làm bài văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ

A-Mục tiêu bài học . Giúp HS:- Biết cách viết bài văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ cho đúng với các yêu cầu đã học ở tiết trước.- Rèn luyện kỹ năng thực hiện các bước khi làm bài NL về một đoạn thơ, bài thơ, cách tổ chức triển khai các luận điểm.

B-Chuẩn bị.

- GV: Bảng phụ hoặc đèn chiếu.- HS: Đọc và soạn bài theo hướng dẫn.

C-Tiến trình bài học.

*Hoạt động 1: Khởi động.1-Tổ chức:2-Kiểm tra: -Thế nào là nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ. Bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ phải đảm bảo những yêu cầu gì?3-Bài mới: Giới thiệu bài:

Giờ học trước, các em đã tìm hiểu bài nghị luận về một đoạn thơ , bài thơ , các yêu cầu với bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ . Giờ học này chúng ta cùng tìm hiểu cách làm cụ thể.*Hoạt động 2: Bài học

1-Ngữ liệu và phân tích ngữ liệu.*Ngữ liệu 1 (SGK-79, 80): 8 đề bài.( GV dùng bảng phụ hoặc đèn chiếu)2 HS đọc.? Các đề bài trên được cấu tạo như thế nào.

2-Kết luận:a-Đề bài văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.-Nêu yêu cầu nghị luận về một đoạn thơ bài thơ.- Cấu tạo đề:

296

Page 297: Giao an ngu van 9  ca nam day du

Bùi Thanh Gòn- GV trường THCS Tân Vịnh- Lộc Hà- Hà Tĩnh

-> Một số đề không kèm theo lệnh cụ thể: đề 4, đề 7.- Một số đề có chứa từ ngữ phân tích, cảm nhận, cẩm nhận và suy nghĩ đó là những lệnh (chỉ định) cụ thể.? Các từ như trong đề bài phân tích, cảm nhận , cảm nhận và suy nghĩ biểu thị những yêu cầu gì đối với bài làm.-> - Từ phân tích: yêu cầu nghiêng về phương pháp. - Từ cảm nhận : yêu cầu nghị luận trên cơ sở cảm thụ của người viết. -Từ suy nghĩ : yêu cầu nghị luận nhấn mạnh tới nhận định, phân tích của người làm bài.? Với các đề không có lệnh, ta phải làm công việc gì.->Với đề bài không có lệnh, người viết bày tỏ ý kiến của mình về vấn đề được nêu ra trong bài.? Qua việc phân tích các đề bài ở trên, em rút ra nhận xét gì về đề bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.*Ngữ liệu 2: (SGK-80,81)Đề bài : phân tích tình yêu quê hương trong bài thơ “Quê hương” của Tế Hanh.? Để thực hiện yêu cầu của đề bài, ta phải tiến hành những bước nào, nhiệm vụ cụ thể của từng bước.-> Bước 1: Tìm hiểu đề và tìm ý. ? Xác định yêu cầu của đề( vấn đề nghị luận , phương pháp nghị luận, các tư liệu cần sử dụng để làm bài) ->Tìm hiểu đề: - Vấn đề nghị luận: Những biểu hiện của tình yêu quê hương. - Phương pháp nghị luận: phân tích. - Tư liệu cần sử dụng: bài thơ “Quê hương” của Tế Hanh, các bài thơ, tài liệu tham khảo về quê hương, đất nước.? Dựa vào các câu hỏi gợi ý trong SGK,

+ Đề có kèm theo lệnh.+ Đề không kèm theo lệnh.

b-Cách làm bài văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.*Các bước làm bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.-Bước 1: Tìm hiểu đề và tìm ý: +Tìm hiểu đề: đọc kỹ đề, xác định yêu cầu dựa vào những từ ngữ then chốt. +Tìm ý dựa vào yêu cầu của đề để đặt ra những câu hỏi tìm ý.-Bước 2: Lập dàn bài. +Mở bài: Giới thiệu đoạn thơ, bài thơ và bước đầu nêu nhận xét, đánh giá của mình. +Thân bài: Lần lượt trình bày những suy nghĩ, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ , bài thơ. +Kết bài: Khái quát giá trị ý nghĩa của đoạn thơ, bài thơ.-Bước 3: Viết bài.-Bước 4: Đọc lại bài viết và sửa lỗi.

297

Page 298: Giao an ngu van 9  ca nam day du

Bùi Thanh Gòn- GV trường THCS Tân Vịnh- Lộc Hà- Hà Tĩnh

hãy tìm ý cho đề văn. ->Tìm ý:- Nội dung: + khi xa quê, nhà thơ luôn nhớ về quê hương. + Nỗi nhớ quê hương thể hiện qua các tâm trạng, hình ảnh màu sắc, mùi vị...- Nghệ thuật: cách miêu tả chọn lọc hình ảnh, ngôn ngữ, cấu trúc, nhịp điệu, tiết tấu. - Qua đây em hãy cho biết những thao tác cần có khi tiến hành tìm hiểu đề và tìm ý.? Hãy lập dàn bài cho đề văn trên. -> Bước 2: Lập dàn bài (SGK-81)2 HS đọc.? Từ dàn bài mẫu, hãy rút ra những nội dung cần trình bày khi lập dàn bài cho bài nghị luận về 1 đoạn thơ, bài thơ nói chung.(Dàn bài gồm mấy phần: phần Mở bài, phần Thân bài, phần Kết bài cần trình bày những nội dung gì?).? Sau khi đã lập dàn bài, để có 1 bài văn hoàn chỉnh ta cần tiến hành những bước nào, nội dung cụ thể của từng bước.->Bước3: Viết bài (SGK)->Bước 4:Đọc lại bài viết và sửa chữa (SGK)*Ngữ liệu 3 (SGK- 81đến 83) Văn bản : “Quê hương trong tình thương, nỗi nhớ”.2 HS đọc.? Tìm bố cục của văn bản trên, nhận xét về bố cục đó.-> Bố cục: 3 phần.+ Mở bài: Từ đầu đến “ khởi đầu rực rỡ”.+ Thân bài: Từ “Nhà thơ” đến “thành thực của Tế Hanh”.+ Kết bài: Còn lại.-> Bố cục mạch lạc, chặt chẽ.? Trong phần thân bài, người viết đã trình bày những nhận xét gì về tình yêu quê hương trong bài thơ.

* Cách tổ chức và triển khai luận điểm:Bài Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ cần nêu lên được các nhận xét, đánh giá và sự cảm thụ riêng của người viết. Những nhận xét, đánh giá ấy phải gắn với sự phân tích, bình giá ngôn từ, hình ảnh, giọng điệu, nội dung cảm xúc,... của tác phẩm.

298

Page 299: Giao an ngu van 9  ca nam day du

Bùi Thanh Gòn- GV trường THCS Tân Vịnh- Lộc Hà- Hà Tĩnh

-> Những nhận xét chính:Nhà thơ đã viết “Quê hương” bằng tất cả tình yêu tha thiết, trong sáng đầy thơ mộng của mình:- Những hình ảnh đẹp như mơ, đầy sức mạnh khi ra khơi.- Cảnh trở về tấp nập, no đủ.- Hình ảnh người dân chài giữa đất trời lộng gió với vị nồng mặn của biển khơi.- Hình ảnh, ngôn từ của bài thơ giàu sức gợi cảm, thể hiện 1 tâm hồn phong phú, rung động tinh tế.? Những suy nghĩ, ý kiến ấy được dẫn dắt, khẳng định bằng cách nào, được liên kết với phần Mở bài , Kết bài ra sao.-> + Những suy nghĩ, ý kiến luôn được gắn cùng sự phân tích, bình giảng cụ thể hình ảnh, ngôn từ, giọng điệu ... của bài thơ. + Phần Thân bài nối kết với phần Mở bài chặt chẽ, tự nhiên. Đó là sự phân tích, chứng minh làm sáng tỏ nhận xét bao quát đã nêu ở phần Mở bài . + Từ các luận điểm được triển khai trong phần Thân bài đã dẫn tới phần Kết bài: đánh giá sức hấp dẫn, khẳng định ý nghĩa của bài thơ.? Văn bản này có tính thuyết phục, sức hấp dẫn không? Vì sao?-> Những lý do tạo nên tính hấp dẫn và sức thuyết phục của văn bản:+ Bố cục văn bản mạch lạc, rõ ràng.+ Văn bản ngắn, tập trung trình bày, nhận xét, đấnh giá về những giá trị đặc sắc nổi bật nhất về nội dung cảm xúc và nghệ thuật của bài thơ. Khi nói về các trạng thái cảm xúc của tác giả, người viết phân tích, bình giảng ngay sự đặc sắc của các hình ảnh, của nhịp điệu thơ tương ứng và đã rút ra luận điểm từ các luận cứ cụ thể rõ ràng. *Ghi nhớ(SGK- 83)

299

Page 300: Giao an ngu van 9  ca nam day du

Bùi Thanh Gòn- GV trường THCS Tân Vịnh- Lộc Hà- Hà Tĩnh

+ Người viết đã trình bày cảm nghĩ, ý kiến bằng cả lòng yêu mến, rung cảm thiết tha đối với bài thơ “Quê hương”.? Qua bài văn trên, em hãy rút ra kết luận về các yêu cầu cơ bản để làm tốt bài văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.2 HS đọc ghi nhớ

*Hoạt động 3: Luyện tập.

- HS đọc yêu cầu bài tập (SGK- 84).- Hướng dẫn HS tìm ý( trả lời các câu hỏi trong phần gợi ý SGK)

-Đề bài: Phân tích khổ thơ đầu bài “Sang thu” của Hữu Thỉnh?Yêu cầu lập dàn ý chi tiết.-Mở bài : Giới thiệu bài thơ nói chung, khổ thơ nói riêng.-Thân bài : + Phân tích cảm nhận về mùa thu sang thông qua các biện pháp nghệ thuật: -Nhân hoá: “ phả vào”, “chùng chình” - Miêu tả: “gió se” - Việc sử dụng các từ: “bỗng”, “hình như” . + Nhận xét, đánh giá thành công của tác giả.-Kết bài : Nêu giá trị của khổ thơ.

*Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò:

GV hệ thống bài.

GV nêu yêu cầu về nhà với học sinh.

- Đặc điểm của đề bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.- Các bước làm bài.-Những yêu cầu khi làm bài.- Đọc bài đọc thêm (SGK- 84,85)- Học bài.- Hoàn thành dàn ý chi tiết của đề văn trong phần luyện tập.

Ngày soạn:1-3-2008

Ngày dạy:

TIẾT 126 MÂY VÀ SÓNG

R.Ta – go

300

Page 301: Giao an ngu van 9  ca nam day du

Bùi Thanh Gòn- GV trường THCS Tân Vịnh- Lộc Hà- Hà Tĩnh

Nguyễn Khắc Phi dịch

A-Mục tiêu cần đạt:

-Kiến thức: Giúp học sinh cảm nhận được tình mẫu tử thiêng liêng, thấy được đặc sắc nghệ thuật trong sáng tạo thơ bằng đối thoại tưởng tượng và xây dựng hình ảnh thiên nhiên mang ý nghĩa tượng trưng.

-Tích hợp với phần Văn bài Ôn tập thơ, với Tiếng Việt bài Nghĩa tường minh và hàm ý.

-Rèn kĩ năng đọc và phân tích thơ tự do.

B. Chuẩn bị:

-Chân dung nhà thơ Ta- go.

C. Tổ chức các hoạt động dạy và học:

*Hoạt động 1 Khởi động

1. Tổ chức:

2. Kiểm tra bài cũ:

Đọc thuộc lòng bài thơ Nói với con.

-Người cha, qua việc dặn dò con, muốn thể hiện và gửi gắm điều gì?

3. Bài mới:

*Hoạt động 2 Đọc hiểu văn bản

GV nêu yêu cầu đọc. đọc mẫu, gọi học sinh đọc.

Đọc phần giới thiệu về tác giả và bài thơ trong SGK

Bài thơ chia làm mấy đoạn? Nêu ý mỗi đoạn.

I.Tiếp xúc văn bản:

1. Đọc bài:

-Yêu cầu giọng đọc thay đổi và phân biệt giữa lời kể của em bé với những lời đối thoại giữa em bé với người ở trên mây và trong sóng.

2.Tìm hiểu chú thích:

*Tác giả: Ra-bin-đra-nát Ta-go (1861-1941) là nhà thơ hiện đại lớn nhất của Ân Độ. Ông đã để lại một gia tài văn hoá nghệ thuật đồ sộ.

-Bài thơ Mây và sóng in trong tập Si-su(Trẻ thơ) xuất bản năm 1909.

3. Bố cục: 2 đoạn

Đ1 : đến “bầu trời xang thẳm” –Cuộc

301

Page 302: Giao an ngu van 9  ca nam day du

Bùi Thanh Gòn- GV trường THCS Tân Vịnh- Lộc Hà- Hà Tĩnh

Đọc đoạn 1

Trong cuộc trò chuyện với em bé, mây đã nói với em những gì?

Đó là những trò chơi như thế nào?

Em bé đã trả lời như thế nào? câu hỏi của em ẩn chứa điều gì?

Những người trên mây nói với em bé như thế nào? câu trả lời hàm chứa điều gì?

Mặc dù rất muốn đi chơi, nhưng lí do gì khiến em bé từ chối? Em hiểu gì về em bé qua sự lựa chọn ấy?

ở nhà với mẹ, em bé đã tưởng tượng ra một trò chơi như thế nào?Đó là trò chơi như thế nào?Em bé thể hiện tình cảm gì?

trò chuyện của em bé với mây và mẹ.

Đ2 (còn lại):Cuộc trò chuyện của em bé với sóng và mẹ.

II.Phân tích văn bản:

1.Cuộc trò chuyện của em bé với mây và mẹ :

-Mây nói với em bé:

“Bọn tớ chơi từ khi thức dậy cho đến lúc chiều tà. Bọn tớ chơi với bình minh vàng...với vầng trăng bạc”

=>Đó là một trò chơi rất vui vẻ trên bầu trời cao rộng, có cả vầng trăng bạc làm bạn.

-“Nhưng làm thế nào mình lên đó được?

=> Em bé tỏ ra rất muốn đi chơi cùng mây.(Điều này phù hợp với tâm lí của tuổi thơ)

-Họ đáp: “Hãy đến nơi tận cùng trái đất ...lên tận tầng mây”=>Cách đi thật dễ dàng, chẳng phải cố gắng gì nhiều.

-“ Mẹ mình đang đợi ở nhà”, “Làm sao có thể rời mẹ mà đến được?” => Câu trả lời nêu lên một tình thế, lí do để từ chối.

Em bé không đi chơi mà ở nhà với mẹ, em yêu mây nhưng yêu mẹ nhiều hơn.

-“Con là mây . mẹ là trăng...mái nhà ta sẽ là bầu trời xanh thẳm”

=>Trò chơi tưởng tượng, trong trò chơi này em bé có cả mây, bầu trời

302

Page 303: Giao an ngu van 9  ca nam day du

Bùi Thanh Gòn- GV trường THCS Tân Vịnh- Lộc Hà- Hà Tĩnh

Sóng đã nói với em bé những gì?

Em bé đã nghe được điều gì từ những lần gọi đó của sóng?

Em bé có muốn đi không? Tại sao?

Điều gì đã khiến em bé từ chối lời rủ rê đó?

Em bé đã nghĩ ra trò chơi như thế nào?

Nhận xét về ý nghĩa ba câu thơ trên?

Vì sao em bé lại nghĩ ra được trò chơi ấy?Trò chơi lần này có hấp dẫn hơn trò chơi trước không? Vì sao?

Nêu những đặc sắc về nghệ thuật và nội dung của bài thơ?

và mẹ.Em yêu thiên nhiên nhưng yêu mẹ nhiều hơn.

2. Cuộc trò chuyện của em bé với sóng và mẹ:

Sóng nói với em : “Bọn tớ ca hát từ sáng sớm...Bọn tớ ngao du...” =>Sóng rủ em cùng dạo chơi trên biển.

-“Nhưng làm thế nào...” =>Em bé muốn đi cùng sóng , em bị hấp dẫn , cuốn hút bởi những lời rủ rê của những người trong sóng.

-“Buổi chiều mẹ luôn muốn mình ở nhà, làm sao có thể rời mẹ mà đi được?”

=>Em đã lựa chọn không đi chơi mà ở nhà với mẹ. Tình thương yêu mẹ đã thắng lời mời gọi hấp dẫn của những người trong sóng.

-“Con là sóng...

Và không ai trên thế gian này biết mẹ con ta ở chốn nào.”

=>Ba câu thơ không chỉ diễn tả cách chơi của bé mà còn thể hiện niềm hạnh phúc ngập tràn. Tình mẹ con là thiêng liêng và bất tử.

-Em bé rất yêu mẹ nhưng cũng yêu biển cả. Trò chơi hay hơn vì sóng đưa cả hai mẹ con đến những bến bờ xa lạ.

III. Tổng kết:

-Những đặc sắc nghệ thuật: Đối thoại lồng trong lời kể, hình ảnh tượng trưng, sự tưởng tượng bay bổng, sự hoá thân của tác giả vào nhân vật em bé.

303

Page 304: Giao an ngu van 9  ca nam day du

Bùi Thanh Gòn- GV trường THCS Tân Vịnh- Lộc Hà- Hà Tĩnh

-Nội dung:Ca ngợi tình mẫu tử thiêng liêng và bất diệt

*Hoạt động 3 Củng cố , dặn dò:

-Thảo luận nhóm:

1,Bài thơ nói với ta những điều tốt đẹp nào trong cuộc sống tình cảm của con người?

2, Qua bài thơ, ta hiểu thêm những điều đáng quí nào trong tâm hồn và tài năng của nhà thơ Ta-go ?

-Dặn dò: Về nhà học thuộc lòng bài thơ, học phần phân tích,

Chuẩn bị:Bài Ôn tập về thơ.

********************************************************************Ngày soạn:3-3Ngày dạy: Tiết 127 ÔN TẬP VỀ THƠA.Mục tiêu cần đạt1. Giúp học sinh hệ thống hoá kiến thức đã học về các tác phẩm thơ Việt Nam hiện đại trong chương trình Ngữ văn lớp 9Bước đầu hình thành hiểu biết sơ lược về thành tựu và đặc điểm của thơ hiện đại Việt Nam từ sau Cách mạng tháng Tám 1945.-Rèn kĩ năng so sánh, hệ thống hoá, cảm thụ và phân tích thơ trữ tình.B.Chuẩn bị:Giáo viên chuẩn bị hợp đồng: Hợp đồng học tập :Ôn tập về thơ

Nhiệm vụ Bắt buộc Hoạt động

Địa điểm Đáp án Hoàn thành

Tự đánh giá

1.Lập bảng thống kê –câu 1SGK

Có cá nhân-làm vào vở

ở nhà viết

2.Lập bảng thống kê-câu 2SGK

có cá nhân –làm vào vở

ở nhà viết

3.Trả lời ý 2 câu 2

có nhóm lớp viết

304

Page 305: Giao an ngu van 9  ca nam day du

Bùi Thanh Gòn- GV trường THCS Tân Vịnh- Lộc Hà- Hà Tĩnh

4.Trả lời câu hỏi 3

có nhóm lớp viết

5.trả lời câu hỏi 4

có nhóm lớp viết

6. Trả lời câu hỏi 5

có nhóm lớp viết

7.Trò chơi

không cá nhân lớp

-Học sinh chuẩn bị bài theo hợp đồng của giáo viên (giao trước 1 tuần)C. Tổ chức các hoạt động dạy và học:*Hoạt động 1 Khởi động1. Tổ chức2.Kiểm tra: Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh 3. Bài mớiI. Giao nhiệm vụ:-Nhiệm vụ 3: nhóm 1-Nhiệm vụ 4: nhóm 2 và 3-Nhiệm vụ 5:Nhóm 4 và 5-Nhiệm vụ 6: nhóm 6II. Các nhóm hoạt động (thời gian: 20 phút) ,sau đó trình bày trước lớp .Các nhóm khác: lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến.III.Đáp án:1.Nhiệm vụ 3: Các bài thơ thể hiện cuộc sống đất nước và tư tưởng, tình cảm của con người:-Trong hai cuộc kháng chiến:Gian khổ, trường kì và thắng lợi vẻ vang.Nhân dân, đất nước anh hùng.-Công cuộc lao động xây dựng đất nước và những quan hệ tốt đẹp của con người.-Tình cảm,tư tưởng, tâm hồn của con người trong một thời kì lịch sử có nhiều biến động sâu sắc.2. Nhiệm vụ 4: Chủ đề tình mẹ con trong ba bài thơ: Con cò, Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ, Mây và sóng.a,Những điểm chung:-Ca ngợi tình mẹ con thiêng liêng, thắm thiết.-Sử dụng lời hát ru, lời nói của con với mẹ.b, Những điểm riêng:(Ghi bảng phụ)3.Nhiệm vụ 5: Hình ảnh người lính và tình đồng chí, đồng đội trong ba bài thơ: Đồng chí, Bài thơ về tiểu đội xe không kính, Anh trăng-Vẻ đẹp trong tính cách và tâm hồn của anh bộ đội Cụ Hồ, người lính cách mạng trong những hoàn cảnh khác nhau.-Tình đồng chí, đồng đội gấn gũi ,giản dị, thiêng liêng của những người nông dân nghèo khổ trong kháng chiến chống Pháp cùng chung cảnh ngộ, chia sẻ vui buồn.

305

Page 306: Giao an ngu van 9  ca nam day du

Bùi Thanh Gòn- GV trường THCS Tân Vịnh- Lộc Hà- Hà Tĩnh

-Những người chiến sĩ lái xe Trường Sơn trong kháng chiến chống Mĩ:Lạc quan, bình tĩnh, tư thế ngang tàng, ý chí kiên cường, dũng cảm vượt khó khăn hiểm nguy.-Tâm sự của người lính sau chiến tranh, gợi lại những kỉ niệm gắn bó của người lính với thiên nhiên đất nước, với đồng đội trong những năm tháng gian lao chiến tranh, từ đó nhắc nhở về đạo lí, nghĩa tình thuỷ chung.4. Nhiệm vụ 6:Nhận xét về bút pháp nghệ thuật-Đoàn thuyền đánh cá (Huy Cận): Bút pháp lãng mạn, nhiều so sánh, liên tưởng, tưởng tượng. Giọng tươi vui, khoẻ khoắn. Hình ảnh đặc sắc.-Đồng chí (Chính Hữu): Bút pháp hiện thực, hình ảnh chân thực,cụ thể chọn lọc, cô đúc, hình ảnh đặc sắc:Đầu súng trăng treo.-Con cò (Chế Lan Viên): Bút pháp dân tộc-hiện đại: Phát triển hình ảnh con cò trong ca dao và lời hát ru. Hình ảnh đặc sắc:con cò- cánh cò.-Mùa xuân nho nhỏ (Thanh Hải): Bút pháp hiện thực,lãng mạn, chất Huế đậm đà. Lời nguyện ước chân thành, hình ảnh đặc sắc:mùa xuân nho nhỏ.IV. Trò chơi:-Chuẩn bị: Các mảnh bìa ghi tên tác gỉa, bài thơ, năm sáng tác.-Thi sắp xếp đúng : Tên tác giả-bài thơ-năm sáng tác.*Hoạt động 3 Củng cố dặn dò-Nhận xét giờ học-Hướng dẫn về nhà: Ôn tập để giờ sau kiểm tra viết 1 tiết.********************************************************************Ngày soạn:4-3-2008Ngày dạy: Tiết 128 NGHĨA TƯỜNG MINH VÀ HÀM Ý (TIẾP) A.Mục tiêu cần đạt: –Củng cố khái niệm về nghĩa tường minh và hàm ý .-Tích hợp với văn : văn bản Mây và sóng, với Tập làm văn ở kiểu bài nghị luận.-Rèn luyện kĩ năng sử dụngvà giải mã hàm ý trong giao tiếp.B.Chuẩn bị:Bảng phụ. C.Tổ chức các hoạt động dạy và học:*Hoạt động 1: Khởi động1. Tổ chức:2. Kiểm tra:Thế nào là nghĩa tường minh và hàm ý? Cho ví dụ. 3.Bài mới:*Hoạt động 2: Hình thành khái niệm mớiĐọc đoạn trích và trả lời câu hỏi1.Nêu hàm ý của những câu in đậm. ?Vì sao chị Dậu không dám nói thẳng với con mà phải dùng hàm ý?

I.Điều kiện sử dụng hàm ý1. Ngữ liệu:*Hàm ý của những câu in đậm:-Câu “ Con chỉ được ăn ở nhà bữa này nữa thôi” có hàm ý : Sau bữa ăn

306

Page 307: Giao an ngu van 9  ca nam day du

Bùi Thanh Gòn- GV trường THCS Tân Vịnh- Lộc Hà- Hà Tĩnh

2, Câu 2:Hàm ý trong câu nói nào của chị Dậu rõ hơn? Vì sao chị Dậu phải nói rõ hơn như vậy? Chi tiết nào cho thấy cái Tí đã hiểu hàm ý trong câu nói của mẹ?

Vậy để sử dụng hàm ý trong giao tiếp cần phải có những điều kiện nào?

Đọc bài tập 1 và trả lời câu hỏi :Người nói, người nghe những câu in đậm là ai? Xác định hàm ý của mỗi câu ấy. Theo em người nghe có hiểu hàm ý của người nói không?những chi tiết nào chứng tỏ điều ấy?

này , con không được ở nhà với thầy mẹ và các em nữa, thầy mẹ đã bán con rồi.+Điều này thật đau lòng nên chị Dậu không dám nói thẳng ra.-Câu “Con sẽ ăn ở nhà cụ Nghị thôn Đoài” có hàm ý:Mẹ đã bán con cho cụ Nghị thôn Đoài rồi .*Hàm ý ở câu 2 rõ hơn.-Chị Dậu phải nói rõ hơn như vậy vì chính chị cũng không chịu đựng nổi sự đau đớn khi phải kéo dằinhngx phút giây lừa dối cái Tí.-Các chi tiết chứng tỏ cái Tí đã hiểu hàm ý trong câu nói của mẹ là: nó giãy nảy, liệng củ khoai, oà lên khóc và hỏi “U bán con thật đấy ư ?”.2. Ghi nhớ (SGK)II. Luyện tập:1.Bài tập 1a, Người nói là anh thanh niên, người nghe là ông hoạ sĩ và cô gái.-Hàm ý của câu in đậm là:Mời bác và cô vào nhà uống nước.-Hai người nghe đều hiểu hàm ý đó, chi tiết chứng tỏ sự hiểu đó là: “Ông theo liền anh thanh niên vào nhà ...Ngồi xuống ghế”.b,Người nói là anh Tấn, người nghe là chị hàng đậu (ngày trước)-Hàm ý:Chúng tôi không thể cho được.-Người nghe hiểu hàm ý đó, thể hiện ở câu nói: “Thật là càng giàu....càng giàu có!”.c,Người nói là Thuý Kiều, người nghe là Hoạn Thư.-Hàm ý câu thứ nhất là:Quyền quý cao sang như tiểu thư mà cũng có lúc phải cúi đầu làm tội nhân như thế này ư?-Hàm ý câu thứ hai là: Tiểu thư không nên ngạc nhiênvề sự trừng

307

Page 308: Giao an ngu van 9  ca nam day du

Bùi Thanh Gòn- GV trường THCS Tân Vịnh- Lộc Hà- Hà Tĩnh

Dùng bảng phụ ghi bài tập

Đọc yêu cầu bài tập 4 và trả lời

phạt này.-Hoạn Thư hiểu nên đã “hồn lạc phách xiêu, khấu đầu dưới trướng liệu điều kêu ca.2. Bài tập 3Điền vào lượt lời của B một câu có hàm ý từ chối:a, A:Mai về quê với mình đi! B:Rất tiếc, mình đã nhận lời Hoa rồi! A:Đành vậy!b,B:Mình phải đến bệnh viện thăm bà nội.c,B:Mình còn phải làm các bài tập mà thầy vừa giao.3. Bài tập 4:Thông qua sự so sánh giữa “hi vọng” với “con đường” của Lỗ Tấn, chúng ta có thể hiểu được hàm ý của tác giả là:”Tuy hi vọng chưa thể nói là thực hay hư, nhưng cố gắng và kiên trì thực hiện thì vẫn có thể thành công”.

*Hoạt động 3 Củng cố , Dặn dò:-Hệ thống kiến thức về hàm ngôn qua 2 tiết học.-Dặn dò:Chuẩn bị học tiết Chương trình địa phương Tiếng Việt.********************************************************************Ngày soạn:8-3-2008Ngày dạy: Tiết 129 KIỂM TRA VĂN (PHẦN THƠ)

A.Mục tiêu cần đạt:1. Kiểm tra đánh giá kết quả học tập các văn bản thơ đã học trong chương trình Ngữ Văn lớp 9 kì II.2.Rèn luyện và đánh giá kĩ năng viết văn: cảm nhận, phân tích mộtđoạn thơ, một hình ảnh, hoặc một vấn đề trong thơ trữ tình.B. Chuẩn bị:Gv: Đề bài và đáp án.Hs: Ôn tập kiến thức đã học.

308

Page 309: Giao an ngu van 9  ca nam day du

Bùi Thanh Gòn- GV trường THCS Tân Vịnh- Lộc Hà- Hà Tĩnh

C.Tổ chức các hoạt động dạy và học:* Hoạt động 1 Khởi động:1. Tổ chức:2.Kiểm tra3.Bài mới:*Hoạt động 2 :Kiểm tra viết.I. ĐỀ BÀI:Phần trắc nghiệm: 1.Hình ảnh cây tre và hình ảnh mặt trời trong bài Viếng lăng Bác là hình ảnh gì?A.Tả thực.B.So sánhC.Ân dụD.Hoán dụE. Tượng trưng2. Giọt long lanh trong bài Mùa xuân nho nhỏ là giọt gì?A. Mưa xuânB.Sương sớmC.Âm thanh tiếng chim chiền chiệnD. Tưởng tượng của nhà thơ3.Em bé trong bài Mây và sóng không đi theo những người xa lạ trên mây, trong sóng là vì sao?A.Bé chưa biết bơi, bé không biết bayB. Bé sợ xa nhà vì bé còn nhỏ quáC.Bé thương yêu mẹ, không muốn làm mẹ buồn4. Con cò trong bài Con cò là hình ảnh gì?A. Cò con- Hình ảnh ẩn dụ cho conB.Cò mẹ- Hình ảnh ẩn dụ cho người mẹC.Cuộc đời- Hình ảnh quê hươngD. Cả ba ý trên5.Nét đậm đà phong vị Huế trong bài thơ Mùa xuân nho nhỏ được thể hiện ở đâu?A.Hình ảnh, màu sắc: dòng sông xanh, bông hoa tím biếc.B.Âm thanh, ca nhạc dân gian: Nam ai, Nam bình, nhịp phách tiềnC.Nhịp điệu, giọng điệu trong thể thơ 5 chữ, khi khoan thai dịu dàng, khi hối hả khẩn trương.D. Cả 3 ý trên.6. Chép những câu ca dao nói về con cò mà Chế Lan Viên đã vận dụng sáng tạo để viết bài thơ Con cò.Phần tự luận:Theo em cái hay và vẻ đẹp của hai cặp câu thơ sau: “ Có đám mây mùa hạ Vắt nửa mình sang thu”

309

Page 310: Giao an ngu van 9  ca nam day du

Bùi Thanh Gòn- GV trường THCS Tân Vịnh- Lộc Hà- Hà Tĩnh

“Sấm cũng bớt bất ngờ Trên hàng cây đứng tuổi”là ở đâu?Viết một đoạn văn khoảng một trang giấy trình bày ý kiến của mình. II. Đáp án:Phần trắc nghiệm:Từ câu 1 đến câu 5 mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểmCâu 1 2 3 4 5Đáp án A,C,E D C D D

Câu 6:Chép đúng các bài ca dao mà tác giả đã vận dụng trong bài thơ Con cò ( 3 bài, mỗi bài 0,5 điểm)

a,Con cò bay lả bay laBay từ cổng phủ bay ra cánh đồng.

b, Con cò bay lả bay laBay từ cửa phủ bay về Đồng Đăng

c,Con cò mà đi ăn đêm......Đừng xáo nước đục đau lòng cò con.

Phần tự luận:Bài văn ngắn phải có các ý sau đây:1,Giới thiệu bài thơ Sang thu của Hữu Thỉnh và cảm hứng chủ đạo: Cảm nhận tinh tế khoảnh khắc giao mùa từ hạ sang thu ở miền Bắc Việt Nam. (1 điểm)2,Phát hiện và phân tích cái hay và vẻ đẹp cùng ý nghĩa triết lí của hai cặp câu thơ (4 điểm)-ở hai câu thơ “Có đám mây mùa hạ-Vắt nửa mình sang thu” là vẻ đẹp duyên dáng mềm mại của đám mây được hình dung như dáng điệu của người con gái trẻ trung duyên dáng thể hiện chính xác cái khoảnh khắc giao mùa qua cách quan sát và liên tưởng rất tinh tế. (1,5 điểm)-ở hai câu “Sấm cũng bớt bất ngờ –Trên hàng cây đứng tuổi” là quan sát, cảm nhận và suy nghĩ, liên tưởng từ hiện tượng thiên nhiên với sự trưởng thành của tư duy, tâm hồn, tính cách của con người. Giải thích: Hàng cây đứng tuổi, tại sao sấm lại bớt đi cái bất ngờ trước hàng cây đứng tuổi? (2,5 điểm)*Hoạt động 3 Củng cố dặn dò:-Nhận xét giờ kiểm tra.-Chuẩn bị bài Tổng kết văn bản nhật dụng Theo hợp đồng.********************************************************************Soạn:9-3-2008Giảng:

Tiết 130: Trả bài tập làm văn số 6 (viết ở nhà)

A.Mục tiêu cần đạt:

310

Page 311: Giao an ngu van 9  ca nam day du

Bùi Thanh Gòn- GV trường THCS Tân Vịnh- Lộc Hà- Hà Tĩnh

–H/s nhận được kết quả bài viết số 6, những ưu điểm, những lỗi đã mắc về nội dung và hình thức bài viết-Sửa những lỗi đã mắc trong bài viết, viết lại những đoạn văn.-Rèn kĩ năng viết văn cho H/S.

B.Chuẩn bị:-G/V: Kết quả bài viết số 6: Điểm số và những nhận xét, những ví dụ trong bài làm của học sinh.-H/S: +Lý thuyết dạng văn nghị luận về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích.+Yêu cầu của đề bài bài viết số 6

C.Tiến trình lên lớp:*Hoạt động 1: Khởi động1.Tổ chức: 2.Kiểm tra:-Việc chuẩn bị của học sinh cho tiết trả bài3.Bài mới: Giới thiệu bài:

Sự cần thiết của tiết trả bài với H/S.*Hoạt động 2:G/V: Đọc lại đề bài, bài viết số 6H/S: Ghi đề vào vở.

? Kiểu đề thuộc thể loạinào?? Nội dung của đề Y/C?

? Hình thức của bài viết?

? Yêu cầu của việc mở bài ntn?

? Tìm luận điểm để giải quyết cho đề bài?? Việc sắp xếp các luận điểm ntn?-Giá trị hiện thực của truyện được thể hiện như thế nào?

I.Đề bài: Hãy phân tích giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo của “Chuyện người con gái Nam Xương” (Trích Truyền kì mạn lục) của Nguyễn Dữ.II.Phân tích đề, dàn ý1.Phân tích đề:-Thể loại: Nghị luận về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích. -Nội dung: Phân tích giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo của Chuyện người con gái Nam Xương. -Hình thức: Bố cục chặt chẽ, các luận điểm rõ ràng, nghị luận mạch lạc và có sức thuyết phục.2.Dàn ý:a.Mở bài:Giới thiệu về tác giả, tác phẩm, truyện có giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo sâu sắc.b.Thân bài:1. Giá trị hiện thực: Truyện tố cáo xã hội phong kiến bất công, gây nhiều đau khổ cho người phụ nữ.a,Chiến tranh phong kiến gây nhiều đau khổ cho con người :

311

Page 312: Giao an ngu van 9  ca nam day du

Bùi Thanh Gòn- GV trường THCS Tân Vịnh- Lộc Hà- Hà Tĩnh

Giá trị nhân đạo của truyện được thể hiện như thế nào?

Phần kết bài cần nêu những gì?

G/V: Nhận xét ưu điểm, khuyết điểm của bài viết.

+ Về nội dung?+ Về hình thức?

G/V: Nhận xét rõ những nhược điểm của bài viết

+Nhược điểm chủ yếu trong bài chưa thực hiện tốt và chưa đầy đủ?

G/v: Trả bài cho học sinh nhận

-Trương Sinh phải đi lính, xa cách mẹ già, vợ trẻ....->Nguyên nhân gián tiếp gây ra cái chết cho người vợ trẻ sau này.-Người dân chạy loạn đắm thuyền chết vô số.b,Lễ giáo phong kiến bất công khóên người đàn ông có được quyền hành hạ, ruồng rẫy người phụ nữ dẫn đến cái chết đầy oan khuất cho người vợ chung thuỷ, hiếu nghĩa (nguyên nhân trực tiếp)2.Giá trị nhân đạo:Truyện đề cao phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ: Đảm đang, hiếu nghĩa, thuỷ chung.-Đảm đang...-Hiếu nghĩa- Thuỷ chung c.Kết bài: -Khẳng định lại giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo của truyện.-Vũ Nương là hình tượng đẹp trong văn chương Việt Nam thế kỉ XVI.III. Đáp án chấm:1.Mở bài: 1 điểm2. Thân bài :8 điểm-Giá trị hiện thực:(3 điểm)-Giá trị nhân đạo:(5 điểm)3. Kết bài:1 điểmIV.Nhận xét ưu, khuyết điểm:1.Ưu điểm:-H/S đã nghị luận được đúng thể loại ,nội dung mà đề bài yêu cầu. -Bố cục đầy đủ, chặt chẽ, các luận điểm rõ ràng.2.Nhược điểm-Việc sắp xếp các luận điểm ở một số bài chưa hợp lý, còn thiếu.-Việc phân tích còn chưa có tính khái quát ở một số bài.-Lí lẽ sau mỗi dẫn chứng và lí lẽ để khẳng định vấn đề chưa sâu.3.Trả bài cho học sinh:-Trả bài; tổng hợp các điểm của bài viết.-Nêu tên một số bài khá, giỏi, đọc một số đoạn văn viết tốt.

312

Page 313: Giao an ngu van 9  ca nam day du

Bùi Thanh Gòn- GV trường THCS Tân Vịnh- Lộc Hà- Hà Tĩnh

được cụ thể kết quả về điểm.G/v: Tổng hợp điểm của bài viết.G/v: Đọc 1 số đoạn văn viết tốt có nêu tên H/S.Đọc 1 số đoạn viết yếu (Không nêu tên học sinh)G/v: y/c H/S sửa lỗi bài viếtH/S: Sửa những lỗi đã mắc cụ thể trong bài viết của mình.H/S:Có những thắc mắc gì cần giải đáp.G/v: Nêu y/c củng cố.H/S: Thực hiện những yêu cầu chưa hoàn thành.G/v: Nêu yêu cầu về nhà cho H/S

-Một số đoạn mắc lỗi đọc trước lớp tránh nêu tên học sinh.IV.Sửa lỗi và giải đáp thắc mắc:-Y/c học sinh sửa lỗi về nội dung, về hình thức trong bài viết của mình.-Lỗi về dùng từ, viết câu, viết đoạn-Lỗi về chữ viết-Tự viết lại những đoạn văn đã mắc lỗi.*Giải đáp thắc mắc cho học sinh (nếu có).Củng cố, dặn dò:-Kiểm tra: y/c giải quyết đề bài bài viết số 6.-Kiểm tra lại việc sửa lỗi của H/S.-Viết lại những đoạn đã mắc lỗi trong bài viết.-Đọc tham khảo các bài văn nghị luận về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích. -Chuẩn bị viết bài tập làm văn số 7.

Ngày soạn:12-3Ngày dạy:

Tuần 27 - Bài 26.Tiết 131: tổng kết văn bản nhật dụng

A-Mục tiêu bài họC: Giúp HS:

- Trên cơ sở nhận thức tiêu chuẩn đầu tiên và chủ yếu của văn bản nhật dụng là tính cập nhật của nội dung, hệ thống hoá được chủ đề của các văn bản nhật dụng trong chương trình Ngữ văn THCS.

- Nắm được một số đặc điểm cần lưu ý trong cách thức tiếp xúc văn bản nhật dụng.

B-Chuẩn bị:- GV: Đèn chiếu( hoặc bảng phụ)- HS: Soạn kỹ bài theo hướng dẫn của giáo viên.

C-Tiến trình bài học:* Hoạt động 1 : Khởi động .

1-Tổ chức:

2- Kiểm tra:

- Kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh + kết hợp KT trong giờ học.

3-Bài mới: Giới thiệu bài:

-Trong chương trình Ngữ văn THCS các em đã được tìm hiểu một hệ thống các văn bản nhật dụng. Giờ học này chúng ta cùng ôn tập lại toàn bộ nội dung, kiến thức cần nắm chắc ở các văn bản này.*Hoạt động 2:

313

Page 314: Giao an ngu van 9  ca nam day du

Bùi Thanh Gòn- GV trường THCS Tân Vịnh- Lộc Hà- Hà Tĩnh

- HS đọc khái niệm văn bản nhật dụng- HS trao đổi, thảo luận.? Từ KN này ta cần lưu ý những điểm nổi bật nào.? Cho biết các văn bản nhật dụng đã được học thuộc những đề tài nào.? Văn bản nhật dụng trong chương trình có chức năng gì.

? Trong khái niệm văn bản nhật dụng có đề cập tới tính cập nhật, em hiểu tính cập nhật ở đây như thế nào.? VB nhật dụng có tính cập nhật như trên , vậy việc học VB nhật dụng có ý nghĩa gì.? Hãy cho biết việc học các văn bản nhật dụng có nên tách khỏi các tác phẩm văn học khác trong môn Ngữ văn hay không. Vì sao (HS thảo luận, phát biểu, giáo viên chốt lại)

I-Khái niệm văn bản nhật dụng:1-Khái niệm:- Không phải là khái niệm thể loại.- Không chỉ kiểu văn bản- Chỉ đề cập tới chức năng, đề tài và tính cập nhật của ND văn bản.2-Đề tài:-Đề tài rất phong phú: thiên nhiên, môi trường, văn hoá, giáo dục, chính trị, xã hội .....3-Chức năng:Đề cập, bàn luận, thuyết minh , tường thuật, miêu tả, đánh giá... những vấn đề, những hiện tượng.... gần gũi, bức thiết đối với cuộc sống trước mắt của con người và cộng đồng.4 -Tính cập nhật: Là gắn với cuộc sống bức thiết, hằng ngày, song tính bức thiết phải gắn với những vấn đề cơ bản của cộng đồng, cái thường nhật phải gắn với những vấn đề lâu dài của sự phát triển lịch sử, xã hội.Như vậy : việc học VB nhật dụng sẽ tạo điều kiện tích cực để thể hiện nguyên tắc giúp học sinh hoà nhập với xã hội, thâm nhập thực tế cuộc sống.5-Lưu ý:Những văn bản nhật dụng trong chương trình là một bộ phận của môn Ngữ văn, VB được chọn lọc phải có giá trị văn chương ( không phải là yêu cầu cao nhất song đó vẫn là một yêu cầu quan trọng) đáp ứng được yêu cầu bồi dưỡng kiến thức và rèn luyện kỹ năng của môn Ngữ văn.

II-Hệ thống nội dung văn bản nhật dụng.

314

Page 315: Giao an ngu van 9  ca nam day du

Bùi Thanh Gòn- GV trường THCS Tân Vịnh- Lộc Hà- Hà Tĩnh

? Trình bày bảng hệ thống nội dung VB nhật dụng.- HS trình bày - HS khác bổ sung - GV đánh giá- GV hệ thống ( dùng đèn chiếu hoặc bảng phụ)? Kể tên một số văn bản nhật dụng đọc thêm có trong chương trình và SGK. Các văn bản : Trường học (tập 1 lớp 7 trang 9) Bản thống kê về động cơ hút thuốc lá của thanh thiếu niên Hà Nội.Bản tin về cái chết do nghiện ma tuý của con một số nhà tỷ phú Mĩ (SGK Ngữ văn 8-tập1(trang 122, 123)

Tên văn bản1-Cầu Long Biên-chứng nhân lịch sử.2-Động Phong Nha 3-Bức thư của thủ lĩnh da đỏ

4-Cổng trường mở ra

5-Mẹ tôi6-Cuộc chia tay của những con búp bê7-Ca Huế trên Sông Hương8-Thông tin về Ngày Trái Đất.....9-Ôn dịch, thuốc lá10-Bài toán dân số11-Tuyên bố thế giới ... 12-Đấu tranh cho 1 thế giới hoà bình

13- Phong cách Hồ Chí Minh

Nội dung-Giới thiệu và bảo vệ di tích lịch sử-Giới thiệu danh lam thắng cảnh-Quan hệ giữa thiên nhiên và con người-Giáo dục, gia đình, nhà trường và trẻ em.-Người mẹ và nhà trường-Quyền trẻ em.-Văn hoá dân gian-Bảo vệ môi trường-Chống tệ nạn ma tuý, thuốc lá- Dân số và tương lai loài người-Quyền sống con người(Quyền trẻ em).-Chống chiến tranh , bảo vệ hoà bình thế giới-Hội nhập với thế giới và giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc

*Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò:GV hệ thống bài - Nắm chắc: + Khái niệm nhật dụng

+ ND các văn bản nhật dụng .-Bài tập: Sưu tầm một VB nhật dụng từ các phương tiện thông tin đại chúng mà em cập nhật được.-Học bài -Soạn tiếp tiêta 2.

Ngày soạn:12-3Ngày giảng:

Tiết 132: tổng kết văn bản nhật dụngA-Mục tiêu bài học: Giúp học sinh:

- Hệ thống hoá các hình thức văn bản và kiểu văn bản mà các tác phẩm văn học nhật dụng đã dùng.

315

Page 316: Giao an ngu van 9  ca nam day du

Bùi Thanh Gòn- GV trường THCS Tân Vịnh- Lộc Hà- Hà Tĩnh

- Nắm được 1 số đặc điểm cần lưu ý trong cách thức tiếp cận bản nhật dụng.B-Chuẩn bị

- GV : bảng phụ hoặc đèn chiếu

- HS : soạn bài theo hướng dẫnC-Tiến trình bài học

* Hoạt động 1 : Khởi động:1-Tổ chức: 2-Kiểm tra:

- Kiểm tra bài cũ : Trình bày khái niệm và nội dung các văn bản nhật dụng đã học.

- Kiểm tra sự chuẩn bị bài mới của học sinh

3-Bài mới: Giới thiệu bài:

Để hệ thống hoá hình thức và kiểu văn bản mà các văn bản nhật dụng trong chương trình đã sử dụng; nắm chắc một số các đặc điểm cần lưu ý trong cách thức tiếp cận văn bản nhật dụng, chúng ta tiếp tục tiến hành giờ học hôm nay.* Hoạt động 2 :

III – Hình thức văn bản nhật dụngTên văn bản Th/loại

VBP/thức b/đạt

316

Page 317: Giao an ngu van 9  ca nam day du

Bùi Thanh Gòn- GV trường THCS Tân Vịnh- Lộc Hà- Hà Tĩnh

Lập bảng hệ thống hình thức các VB nhật dụng đã học?(Gợi ý: xếp các văn bản này vào các kiểu văn bản- thể loại cụ thể,chỉ ra phương thức biểu đạt ở từng văn bản)- Học sinh trình bày- HS khác nhận xét, bổ sungGV tổng kết( dùng đèn chiếu hoặc bảng phụ)

1- Cầu Long Biên chứng nhân lịch sử. 2- Động Phong Nha.3- Bức thư của thủ lĩnh da đỏ4- Cổng trường mở ra5- Mẹ tôi6- Cuộc chia tay của những con búp bê7- Ca Huế trên Sông Hương8- Thông tin về Ngày Trái Đất năm 20009- Ôn dịch, thuốc lá10- Bài toán dân số11- Tuyên bố Thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em12- Đấu tranh cho 1 thế giới hoà bình13- Phong cách Hồ Chí Minh

Bút ký

T. minhThưB.cảmB.CảmT. ngắn

T.minhT. minh

T. minhN.luậnN. luận

N. luận

N.luận

Tự sự + miêu tả+ biểu cảmTM + M.tảNL + B. cảmB. cảm + T.sựTS + BC + MTTự sự +miêu tả

T. minh + MT N luận + TM

TM + NL+BCT.sự + N luận Nghị luận

NL + B cảm

T.sự + N luận

? Qua bảng hệ thống trên đây, em rút ra kết luận gì về hình thức của văn bản nhật dụng.? Hãy tìm và phân tích tác dụng của việc kết hợp các phương thức biểu đạt trong 1 văn bản cụ thể.? Qua các văn bản nhật dụng thuộc kiểu văn bản nghị luận em còn biết thêm phép lập luận nào nữa. Qua văn bản “Ôn dịch, thuốc lá” ta còn được biết tới phép lập luận phản bác: “Có người bảo: Tôi hút, tôi bị bênh, mặc tôi!Xin đáp lại: Hút thuốc là quyền của anh, nhưng anh không có quyền...”? Từ các kiến thức về văn bản nhật dụng trên đây, em hãy trình bày phương pháp học văn bản nhật dụng sao cho có kết qủa tốt nhất.Cho ví dụ minh hoạ? (HS thảo luận - phát biểu - GV chốt

*Kết luận: - Cũng giống như các văn bản tác phẩm văn học, văn bản nhật dụng thường không chỉ dùng 1 phương thức biểu đạt mà kết hợp nhiều phương thức để tăng tính thuyết phục.- Văn bản nhật dụng có thể sử dụng mọi thể loại, mọi kiểu văn bản.

IV.Phương pháp học văn bản nhật dụng-Một số đặc điểm cần lưu ý: 1.Đọc thật kỹ các chú thích về sự kiện,

317

Page 318: Giao an ngu van 9  ca nam day du

Bùi Thanh Gòn- GV trường THCS Tân Vịnh- Lộc Hà- Hà Tĩnh

lại ) hiện tượng hay vấn đề.2.Phải tạo được thói quen liên hệ: -Với thực tế bản thân.-Với thực tế cộng đồng ( từ cộng đồng nhỏ, gần gũi đến cộng đồng lớn)3.Có ý kiến, quan niệm riêng với những vấn đề được nêu ra và có đủ bản lĩnh, kiến thức, cách thức bảo vệ những quan điểm ý kiến ấy. Có thể đề xuất giải pháp.4.Vận dụng các kiến thức của các môn học khác để đọc- Hiểu văn bản nhật dụng và ngược lại ( vì nội dung văn bản nhật dụng đặt ra có liên quan đến khá nhiều môn học khác)5.Căn cứ vào những đặc điểm hình thức của văn bản và phương thức biểu đạt trong lúc phân tích nội dung 6.Kết hợp xem tranh, ảnh theo dõi các phương tiện thông tin đại chúng một cách thường xuyên.

*Hoạt động 3: Tổng kết, ghi nhớ (SGK 96)? Qua nội dung vừa tổng kết trên đây, hãy cho biết: văn bản nhật dụng phải đảm bảo yêu cầu gì về mặt nội dung.?Từ đó rút ra KL gì về việc học văn bản ND? Nhận xét về hình thức của văn bản nhật dụng , khi đọc – hiểu cần lưu ý điểm gì?-HS đọc tổng kết –ghi nhớ(SGK/96)

*Tính cập nhật về nội dung là tiêu chuẩn hàng đầu của văn bản. Điều đó đòi hỏi lúc học văn bản nhật dụng , nhất thức phải liên hệ với thực tiễn cuộc sống.* Hình thức của văn bản nhật dụng rất đa dạng. Cần căn cứ vào đặc điểm hình thức, trước hết là những hình thức văn bản cụ thể, thể loại và phương thức biểu đạt để phân tích tác phẩm

*Hoạt động 4: củng cố, dặn dòGV khắc sâu kiến thức cho HS.

GV hướng dẫn HS làm bài tập: Trình bày thực trạng, nêu giải pháp cho tình trạng này. GV giao nhiệm vụ về nhà cho HS

- Hình thức văn bản nhật dụng .-Phương pháp học văn bản nhật dụng -Bài tập: Làm thế nào để khắc phục tình trạng học tủ, học lệch trong lớp em.- Ôn kỹ kiến thức về các văn bản nhật dụng đã học.-Soạn bài: “ Bến quê”

318

Page 319: Giao an ngu van 9  ca nam day du

Bùi Thanh Gòn- GV trường THCS Tân Vịnh- Lộc Hà- Hà Tĩnh

Ngày soạn: 13-3 Ngày giảng:

Tiết 133: Chương trình địa phương tiếng việtA.Mục tiêu bài học: Giúp HS:

- Nhận biết một số từ ngữ địa phương.-Có thái độ đúng với việc sử dụng từ ngữ địa phương trong đời sống cũng như nhận xét về cách sử dụng từ ngữ địa phương trong những văn bản phổ biến rộng rãi (Như trong văn chương nghệ thuật )

B.Chuẩn bị: -GV: đèn chiếu ( bảng phụ) -HS :chuẩn bị bài theo hướng dẫn C.Tiến trình bài học

*Hoạt động 1: Khởi động1.Tổ chức:2.Kiểm tra: -Kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh.3.Bài mới: Giới thiệu bài:Nước ta có ba vùng ngôn ngữ lớn: Bắc Bộ, Trung Bộ và Nam Bộ. Với từng vùng ngôn ngữ này có những lớp từ ngữ đặc thù. Giờ học này, chúng ta cùng nhận biết từ ngữ địa phương qua một số bài tập cụ thể. Bên cạnh đó cần xác định thái độ đúng trong việc sử dụng từ ngữ địa phương.* Hoạt động 2;

?Nhắc lại khái niệm từ địa phương. Cho ví dụ.

-HS đọc yêu cầu bài tập.-HS lên bảng làm bài tập -HS khác nhận xét, bổ sung -GV đánh giá

I.Lý thuyếtKhái niệm từ địa phương:Khác với từ ngữ toàn dân, từ ngữ địa phương là từ ngữ chỉ sử dụng ở một ( hoặc một số ) địa phương nhất định.II.Bài tập1.Bài tập 1 (SKG 97 -98)Tìm từ ngữ địa phương, chuyển những từ ngữ điạ phương đó sang từ ngừ toàn dân tương ứng.

Đoạn trích Từ địa phương Từ toàn dân

a - thẹo- lặp bặp

- ba

- sẹo- lắp bắp- bố, cha

b -ba-má-kêu-đâm

-bố, cha-mẹ-gọi

-trở thành

319

Page 320: Giao an ngu van 9  ca nam day du

Bùi Thanh Gòn- GV trường THCS Tân Vịnh- Lộc Hà- Hà Tĩnh

-đũa bếp-(nói) trổng

- vô

-đũa cả-(nói) trống không

-vào

c -ba-lui cui-nắp

-nhắm-giùm

-(nói) trổng

-bố, cha-lúi húi-vung-cho là-giúp

-(nói ) trống

HS đọc yêu cầu bài tập.-Trình bày bài tập trước lớp-HS khác nhận xét, bổ xung-GV đánh giá

-GV dùng đèn chiếu (bảng phụ)HS đọc yêu cầu bài tập Trình bày bài tập trước lớp -GV nhận xét, đánh giá

HS đọc yêu cầu bài tập-Hướng dẫn HS: Dựa vào các bài tập trên để hoàn thành bài tập. -HS đọc yêu cầu bài tập.-HS trao đổi- thảo luận phát biểu.- GV chốt lại ?Qua văn bản “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng em có nhận xét gì về việc sử dụng từ ngữ địa phương của tác giả.

? Qua các bài tập trên, em hãy nêu ý kiến về việc sử dụng từ ngữ địa phương trong nói, viết (mặt

2.Bài tập 2(SGK 98)a-Kêu: - Là từ toàn dân- Có thể thay bằng từ nói to.b-Kêu:- Là từ địa phương- Tương đương với từ toàn dân: gọi.3.Bài tập 3(SGK 98)Câu đố1: -Từ địa phương +Trái + Chi - Từ toàn dân: + Quả + GìCâu đố 2: -Từ địa phương: + Kêu + Trống hổng trống hảng -Từ toàn dân + Gọi + Trống huếch trống hoác

4.Bài tập 4(SGK 99)

5.Bài tập 5(SGK 99)a.Không nên để cho bé Thu trong truyện “chiếc lược ngà” dùng từ ngữ toàn dân. Vì bé Thu chưa có dịp giao tiếp rộng rãi ở bên ngoài địa phương mình.b.Trong lời kể, tác giả cũng dùng một số từ ngữ địa phương dễ hiểu để nêu sắc thái

320

Page 321: Giao an ngu van 9  ca nam day du

Bùi Thanh Gòn- GV trường THCS Tân Vịnh- Lộc Hà- Hà Tĩnh

tích cực, mặt hạn chế của từ địa phương,cách sử dụng).-HS trao đổi- thảo luận- phát biểu.GV đánh giá, chốt lại.

của vùng đất nơi sự việc được diễn ra. Tuy nhiên, tác giả chủ định không dùng quá nhiều từ ngữ điạ phương để khỏi gây khó hiểu cho người đọc không phải ở địa phương đó.*Kết luận:-Từ ngữ địa phương vừa có mặtt tích cực, vừa có mặt tiêu cực. Mặt tích cực là bổ sung, làm phong phú thêm từ ngữ toàn dân. Mặt tiêu cực là gây trở ngại cho việc giao tiếp giữa các vùng, miền khác nhau trong một nước. Vì vậy: Khi sử dụng cần chú ý làm thế nào để phát huy mặt tích cực và hạn chế mặt tiêu cực của nó. (VD: Sử dụng với đối tượng giao tiếp là người cùng địa phương hoặc người ở địa phương khác nhưng có hiểu biết về tiếng địa phương mình.)-Khi tạo lập văn bản: Sử dụng từ ngữ địa phương một cách hợp lý sẽ có tác dụng tạo sắc thái riêng cho văn bản, song cần chú ý không nên sử dụng khi không thật cần thiết.

*Hoạt động 3: Luyện tập-GV giao bài tập -Hướng dẫn HS làm bài tập

Bài tập:-Tìm một số văn bản đã học có sử dụng từ ngữ địa phương? Nhân xét việc sử dụng từ ngữ địa phương của tác giả.

*Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò-Hệ thống bài-GVgiao nhiệm vụ về nhà cho HS

-Việc sử dụng từ ngữ địa phương trong nói, viết-Xem lại bài-Ôn lại các kiến thức “Bài nghị luận về một bài thơ đoạn thơ”-Chuẩn bị giờ sau viết bài làm văn số 7.

Soạn:15-3-2008

321

Page 322: Giao an ngu van 9  ca nam day du

Bùi Thanh Gòn- GV trường THCS Tân Vịnh- Lộc Hà- Hà Tĩnh

Giảng:Tiết 134,135: Viết bài tập làm văn số 7

A.Mục tiêu bài học:

Bài tập làm văn số 7 nhằm đánh giá HS ở các phương diện chủ yếu sau:

-Biết cách vận dụng các kiến thức và kỹ năng khi làm bài nghị luận về một tác phẩm truyện ( hoặc đoạn trích), bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ đã được học ở các tiết trước đó.

-Có những cảm nhận, suy nghĩ riêng và biết vận dụng một cách linh hoạt, nhuần nhuyễn các phép lập luận phân tích, giải thích, chứng minh,.…..trong quá trình làm bài.

-Có kỹ năng làm bài tập làm văn nói chung (bó cục, diễn đạt, ngữ pháp, chính tả, …) B.Chuẩn bị:-GV: Đề kiểm tra + đáp án chấm bài.-HS: Ôn luyện kỹ cách làm bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ + giấy, bút. C.Tiến trình bài học:*Hoạt động 1: Khởi động1.Tổ chức

2.Kiểm tra: -Sự chuẩn bị đồ dùng cho giờ viết bài (giấy, bút ) của HS

3.Bài mới: Giới thiệu bài:

Trong những giờ trước các em đã hiểu được nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ là gì, nắm được cách làm dạng bài này. Để vận dụng các kiến thức đã học ở dạng bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ, giờ học hôm nay chúng ta cùng thực hành tạo lập dạng văn bản này.

*Hoạt động 2: -GV chép đề bài lên bảng.-HS đọc lại đề

?Xác định yêu cầu của đề (kiểu văn bản cần tạo lập, vấn đề nghị luận)-?Văn bản tạo lập cần đảm bảo những nội dung gì

I.Đề bàiHình ảnh bếp lửa trong bài thơ “Bếp Lửa” của Bằng Việt.II.Yêu cầu chung.1.Nội dung -Thể loại: Nghị luận về một bài thơ.-Vấn đề nghị luận: H/ảnh bếp lửa trong bài thơ “ Bếp Lửa” -Những nội dung cần trình bày trong bài viết:+Hình ảnh bếp lửa xuyên suốt toàn bộ bài thơ : - Gợi lại những kỷ niệm về người bà và tình bà cháu. - Thể hiện lòng kính yêu, biết ơn của người cháu đi xa, đã trưởng thành với bà, với gia đình, quê hương, đất nước. - Sáng tạo hình ảnh bếp lửa vừa thực, vừa mang ý

322

Page 323: Giao an ngu van 9  ca nam day du

Bùi Thanh Gòn- GV trường THCS Tân Vịnh- Lộc Hà- Hà Tĩnh

GV nêu yêu cầu về hình thức của bài viết

nghĩa biểu tượng.2.Hình thức:-Bố cục đủ 3 phần: Mở bài, thân bài, kết bài.-Giữa các phần các đoạn phải đảm bảo sự liên kết chặt chẽ với nhau.-Bài viết trình bày sạch đẹp, khoa học.3.Thái độ:-Nghiêm túc, tích cực trong giờ viết bài.-Bài viết thể hiện được các kiến thức, kỹ năng đã học trong bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ và qua văn bản “ Bếp Lửa”.-Bài viết thể hiện nhận xét, đánh giá của bản thân về hình ảnh bếp lửa trong bài thơ.III.Đáp án chấm.1.Mở bài: (2điểm)Giới thiệu bài thơ “Bếp lửa”, nêu ý kiến khái quát của mình về hình ảnh bếp lửa trong bài thơ.2.Thân bài: (5điểm)Phân tích, nêu nhận xét, đánh giá về hình ảnh bếp lửa trong bài thơ:- Hình ảnh bếp lửa xuyên suốt toàn bộ bài thơ.-Hình ảnh bếp lửa khơi nguồn cho dòng hồi tưởng cảm xúc về bà.-Hình ảnh bếp lửa gợi nhắc cuộc sống –kỉ niệm tuổi thơ sống bên bà và hình ảnh người bà.-Hình ảnh bếp lửa gợi những suy nghĩ về cuộc đời bà.-Hình ảnh bếp lửa luôn gắn với hình ảnh người bà. Bếp lửa bình dị, thân thuộc mà kỳ diệu , thiêng liêng.- Sự sáng tạo hình ảnh bếp lửa vừa thực vừa mang ý nghĩa biểu tượng. 3.Kết bài: (2 điểm) Lòng kính yêu trân trọng, biết ơn của người cháu với người bà và cũng là đối với gia đình, quê hương, đất nước.4.Hình thức (1 điểm)-Trình bày sạch đẹp, khoa học, bố cục mạch lạc, rõ ràng.

*Hoạt động 3: Luyện tập-GV nêu yêu cầu luyện tập với HS

Bài tập: Lập giàn ý cho đề văn sau: Trình bày suy nghĩ về khổ thơ kết thúc bài: “ánh trăng” của Nguyễn Duy

* Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò -GV thu bài -Nhắc lại yêu cầu cần thiết khi làm bài nghị luận về

323

Page 324: Giao an ngu van 9  ca nam day du

Bùi Thanh Gòn- GV trường THCS Tân Vịnh- Lộc Hà- Hà Tĩnh

-Nhận xét giờ viết bài:+Ưu điểm+Tồn tại-GV củng cố: Yêu cầu HS nhắc lại một số kiến thức cơ bản.-GV nêuYC về nhà với HS

một đoạn thơ, bài thơ:+Về nội dung.+Về hình thức.-Cách làm bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.

-Lập dàn ý chi tiết cho đề văn trên.-Soạn bài: “Bến quê”

Ngày soạn:Ngày dạy: Tiết 136 Hướng dẫn đọc thêm BẾN QUÊ(T1) (Trích) Nguyễn Minh ChâuA.Mục tiêu cần đạt:1. Giúp học sinh cảm nhận từ văn bản: -Những vẻ đẹp bình dị của cuộc sống nơi bến quê qua cảm nhận của một người từng trải.-Tình yêu thiết tha cuộc sống nơi quê hương trong những ngày cuối cùng của cuộc đời một con người.2.Sự kết hợp tự sự với miêu tả và biểu cảm trong một cốt truyện giàu yếu tố tâm lí là nét nổi bật trong truyện ngắn này.B. Chuẩn bị:-Tập Tuyển tập truyện ngắn Nguyễn Minh Châu.C. Tổ chức các hoạt động dạy và học:*Hoạt động 1 Khởi động1.Tổ chức:2. Kiểm tra:Đọc thuộc lòng và nêu giá trị nội dung và nghệ thuật bài thơ Nói với con của Y Phương.3.Bài mới:*Hoạt động 2 Đọc hiểu văn bảnGiáo viên hướng dẫn học sinh đọc và kể tóm tắt cốt truyện.

?Dựa vào phần giới thiệu ở SGK, em hãy nêu những nét cơ bản về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của nhà văn Nguyễn Minh Châu?

I.Tiếp xúc văn bản:1.Đọc và kể:* Đọc : Thể hiện giọng trầm tĩnh, suy tư xúc động và đượm buồn .Chú ý giọng trữ tình, xúc cảm ở một số đoạn tả cảnh.*Kể tóm tắt:2. Tìm hiểu chú thích:-Tác giả: Nguyễn Minh Châu (1930-1989) Một trong những cây bút văn xuôi tiêu biểu của nền văn học Việt

324

Page 325: Giao an ngu van 9  ca nam day du

Bùi Thanh Gòn- GV trường THCS Tân Vịnh- Lộc Hà- Hà Tĩnh

Hãy tìm hiểu bố cục văn bản này theo cốt truyện?

Hãy nhận xét về thể loại , phương thức biểu đạt của truyện? Nêu cảm nhận ban đầu của em về tên truyện Bến quê?

? Trong truyện, nhân vật Nhĩ đã được đặt trong tình huống như thế nào?

? Tại sao nói đó là tình huống trớ trêu, nghịch lí nhưng cũng không trái tự nhiên, không phải là hoàn toàn bịa đặt vô lí?

-Tình huống đó đã giúp tác giả thể hiện những điều gì về khắc hoạ nhân vật và chủ đề tác phẩm?

Nam thời chống Mĩ và là hiện tượng nổi bật trong văn học nước ta những năm 80 của thế kỉ XX.- Từ khó: SGK3. Bố cục:Theo cốt truyện -Cuộc trò chuyện của Nhĩ với Liên (...bậc gỗ mòn lõm)-Nhĩ nhờ con trai sang bên kia sông, lại nhờ bọn trẻ giúp anh ngồi sát cửa sổ để ngắm cảnh và nghĩ ngợi.(Còn lại)4.Thể loại: truyện ngắn , kết hợp kể ,tả, trữ tình và triết lí một cách giản di, nhỏ nhẹ mà thấm thía.-Tên truyện gợi những hình ảnh quen thuộc về làng quê và gợi tình thân thương.II. Phân tích1.Tình huống truyện, tình huống của nhân vật chính: Nhĩ-Căn bệnh hiểm nghèo khiến anh gần như bại liệt toàn thân...Tất cả mọi sinh hoạt của anh đều phải nhờvào sự giúp đỡ của người khác,mà chủ yếu là Liên-vợ anh. Anh đang sống những ngày cuối cùng của cuộc đời mặc dù trước đó anh đã từng có điều kiện đi rất nhiều nơi trên thế giới.-Tình huống này trớ trêu như một nghịch lí vì Nhĩ là một người làm công việc phải đi nhiều, vậy mà cuối đời anh lại bị buộc chặt vào giường bệnh.-Nhĩ phát hiện ra vẻ đẹp của bờ bãi bên kia sông, quen mà lạ và anh không thể đi tới đó được dù chỉ một lần. Anh nhờ con trai thực hiện khao khát của mình, nhưng cậu bé lại để lỡ chuyến đò.=>Từ đó tác giả muốn tâm sự và khái quát những quy luật, triết lí cuộc đời bình thường, giản dị nhưng không phải lúc nào cũng sớm nhận

325

Page 326: Giao an ngu van 9  ca nam day du

Bùi Thanh Gòn- GV trường THCS Tân Vịnh- Lộc Hà- Hà Tĩnh

ra mà phải trải qua bao trải nghiệm, có khi phải đến cuối đời, trong những hoàn cảnh trớ trêu mà buộc bản thân phải nếm trải.=>Đó cũng là chủ đề và đặc sắc của câu chuyện.

Hoạt động 3 Củng cố, dặn dò: -Tóm tắt nội dung đoạn trích.-Về nhà chuẩn bị tiếp những nội dung còn lại theo các câu hỏi ở SGK

******************************************************************** Ngày soạn:Ngày dạy: Tiết 137 Hướng dẫn đọc thêm BẾN QUÊ(T2) (Trích) Nguyễn Minh ChâuA.Mục tiêu cần đạt:1. Giúp học sinh cảm nhận từ văn bản: -Những vẻ đẹp bình dị của cuộc sống nơi bến quê qua cảm nhận của một người từng trải.-Tình yêu thiết tha cuộc sống nơi quê hương trong những ngày cuối cùng của cuộc đời một con người.2.Sự kết hợp tự sự với miêu tả và biểu cảm trong một cốt truyện giàu yếu tố tâm lí là nét nổi bật trong truyện ngắn này.B. Chuẩn bị:-Tập Tuyển tập truyện ngắn Nguyễn Minh Châu.C. Tổ chức các hoạt động dạy và học:*Hoạt động 1 Khởi động1.Tổ chức:2. Kiểm tra:? Phân tích tình huống truyện, tình huống của nhân vật Nhĩ.

2. Bài mới*Hoạt động 2: Đọc hiểu văn bản? Qua cái nhìn và cảm nhận của Nhĩ, cảnh vật, thiên nhiên hiện lên ở những chi tiết nào?

? Cảnh vật được miêu tả theo trình

II.Phân tích 2.Những cảm xúc và suy nghĩ của nhân vật Nhĩ:*Cảnh vật, thiên nhiên:-Những chùm hoa bằng lăng cuối mùa thưa thớt nhưng đậm sắc hơn-Dòng sông màu đỏ nhạt như rộng thêm ra-Vòm trời như cao hơn-Bờ bãi màu vàng thau xen màu xanh non

326

Page 327: Giao an ngu van 9  ca nam day du

Bùi Thanh Gòn- GV trường THCS Tân Vịnh- Lộc Hà- Hà Tĩnh

tự nào? Có tác dụng gì?

Nhĩ đã hỏi Liên những gì? Thái độ của Liên ra sao?

?Nhĩ đã cảm nhận được điều gì với mình?

-Tìm hiểu cuộc đối thoại giữa Liên với Nhĩ, qua thái độ, cử chỉ của chị với chồng, qua suy tư của Nhĩ với vợ->Liên là người vợ như thế nào? Nhĩ đã cảm nhận về vợ như thế nào?

? Khao khát cuối cùng của Nhĩ là gì? vì sao anh lại có khao khát đó? Nhận xét gì về tâm trạng của Nhĩ lúc này?

Để thực hiện khao khát đó, Nhĩ đã làm gì? Điều đó có thực hiện được không? Từ đây anh đã rút ra một qui luật nào nữa trong cuộc đời mỗi con

=>Cảnh vật được tả theo tầm nhìn của Nhĩ, từ gần đến xa. Tạo thành không gian có chiều sâu, rộng.Cảnh vật được cảm nhận một cách tinh tế, vừa quen, vừa lạ, tưởng chừng như lần đầu tiên Nhĩ cảm thấy tất cả vẻ đẹp và sự giàu có của nó.*Với Liên:-Hỏi : “Đêm qua em có nghe thấy gì không?”, “Hôm nay là ngày mấy?”-Liên im lặng, né tránh=>Bằng trực giác, Nhĩ đã nhận ra mình chẳng còn sống đựơc bao lâu nữa. Anh phải đối mặt với hoàn cảnh bi đát, không lối thoát.+Liên nói:-Anh cứ yên tâm...-Có hề sao đâu...Chị âu yếm , vuốt ve bên vai chồng+Lần đầu tiên Nhĩ để ý thấy Liên mặc áo vá, “Suốt đời anh chỉ làm em khổ tâm...mà em vẫn nín thinh”...Cũng như cánh bãi bồi, tâm hồn Liên vẫn giữ nguyên vẹn những nét tần tảo và chịu đựng hi sinh từ đời xưa....=> Nhĩ càng thấu hiểu vợ với lòng biết ơn sâu sắc và cảm động. Liên thương yêu chồng, tần tảo, hi sinh vì chồng con.Nhĩ đã tìm thấy chỗ dựa và sức mạnh tinh thần chính là từ tổ ấm gia đình. Hình ảnh so sánh thật là sát hợp.*Khao khát của Nhĩ:-Đặt chân lên bãi bồi bên kia sông ->Đây chính là sự thức tỉnh về những giá trị bền vững, sâu xa trong cuộc sống chen vào những ân hận, xót xa.Như có cái gì không phải với quê hương, với tuổi trẻ của mình.-Nhờ con sang sông, đứa con bị cuốn hút vào đám cờ thế bên đường nên để lỡ chuyền đò duy nhất trong ngày

327

Page 328: Giao an ngu van 9  ca nam day du

Bùi Thanh Gòn- GV trường THCS Tân Vịnh- Lộc Hà- Hà Tĩnh

người?

? Hành động kì quặc của Nhĩ là gì? ý nghĩa của hành động ấy?

Nhận xét về nghệ thuật ,nội dung của truyện?

=>Nhĩ không giận con vì biết nó chưa hiểu ý mình.Anh rút ra quy luật: Đời người thật khó tránh được những điều vòng vèo hoặc chùng chình.Một quy luật khác được rút ra từ trải nghiệm của Nhĩ là sự cách biệt khác nhau giữa các thế hệ già, trẻ, cha con :Dù rất thương nhau nhưng đâu dễ hiểu nhau. Làm thế nào để các thế hệ thật hiểu nhau, bổ sung cho nhau đem lại niềm vui cho nhau khi chưa muộn.*Hành động kì quặc của Nhĩ:-Giơ cánh tay gầy khoát khoát như đang khẩn thiết ra hiệu cho một ai đó=>Anh muốn giục đứa con nhưng qua đó thức tỉnh mọi người hãy sống khẩn trương, sống có ích đừng la cà, chùng chình dềnh dàng, vô bổ. Hãy dứt ra khỏi nó, để hướng tới những giá trị đích thực, vốn rất giản dị, gần gũi và bền vững.III.Tổng kết:Ghi nhớ SGK

*Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò:-Chủ đề của truyện này là gì?-Liên hệ bản thân em có lần nào “chùng chình, vòng vèo” trong một việc nào đó không?_Về nhà: Học bài, chuẩn bị bài:Những ngôi sao xa xôi********************************************************************Ngày soạn:Ngày dạy: Tiết 138 ÔN TẬP TIẾNG VIỆT LỚP 9 (t1) A.Mục tiêu cần đạt: -Hệ thống hoá kiến thức về: Khởi ngữ và các thành phần biệt lập.Liên kết câu và liên kết đoạn vănNghĩa tường minh và hàm ý-Tích hợp với các văn bản Văn và Tập làm văn đã học.-Rèn luyện kĩ năng sử dụng các thành phần câu, nghĩa tường minh và hàm ýB. Chuẩn bị:Bảng phụC.Tổ chức các hoạt động dạy và học:

328

Page 329: Giao an ngu van 9  ca nam day du

Bùi Thanh Gòn- GV trường THCS Tân Vịnh- Lộc Hà- Hà Tĩnh

*Hoạt động 1 Khởi động1. Tổ chức2. Kiểm tra: Kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh3. Bài mới*Hoạt động 2 Tiến hành giờ Ôn tập

Hoạt động nhóm: các nhóm tiến hành kiểm tra phần lí thuyết giữa các thành viên

Đọc nội dung bài tập 1(bảng phụ) Điền câu trả lời vào các ô

Từng học sinh viết đoạn văn->Đọc trước nhómMỗi nhóm cử đại diện lên trình bày trước lớp.-Nhận xét, chữa bài của các nhóm? Thế nào là liên kết câu và liên kết đoạn văn?*Học sinh trả lời trong nhóm, sau đó trả lời trước lớp

I.Ôn tập Khởi ngữ và các thành phần biệt lậpA, Ôn tập lí thuyết:1. Khởi ngữ2.Các thành phần biệt lập:a,Thành phần tình tháib,Thành phần cảm thánc,Thành phần gọi đápd,Thành phần phụ chúB,Bài tập1. Bài tập 1

Khởi ngữ

tình thái cảm thán

gọi đáp

Phụ chú

a,Xây cái lăng ấy

b,Dường như

d,Vất vả quá

d,Thưa ông

c,những người....như vậy

2.Bài tập 2: Viết đoạn vănGợi ý:-Xác định chủ đề của đoạn-Trong đoạn có câu chứa khởi ngữ, một câu chứa thành phần tình tháiII.Ôn tập về liên kết câu và liên kết đoạn văn-Liên kết câu và liên kết đoạn văn

329

Page 330: Giao an ngu van 9  ca nam day du

Bùi Thanh Gòn- GV trường THCS Tân Vịnh- Lộc Hà- Hà Tĩnh

*Hoạt động 3: Củng cố dặn dò-Hệ thống kiến thức vừa ôn tập-Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài tập về nhà: +Làm bài tập 1, 2, 3 mục II+Ôn tập nghĩa tường minh và hàm ý+Làm các bài tập mục III

Ngày soạn:25-3-2008Ngày dạy: Tiết 139 ÔN TẬP TIẾNG VIỆT LỚP 9 (t2)A.Mục tiêu cần đạt: -Hệ thống hoá kiến thức về: Khởi ngữ và các thành phần biệt lập.Liên kết câu và liên kết đoạn vănNghĩa tường minh và hàm ý-Tích hợp với các văn bản Văn và Tập làm văn đã học.-Rèn luyện kĩ năng sử dụng các thành phần câu, nghĩa tường minh và hàm ýB. Chuẩn bị:Bảng phụC.Tổ chức các hoạt động dạy và học:*Hoạt động 1 Khởi động1. Tổ chức2. Kiểm tra: Kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh3. Bài mới*Hoạt động 2 Tiến hành giờ Ôn tập (tiếp theo)

Đọc bài tập 1, các nhóm làm vào bảng phụ

II.Ôn tập về liên kết câu và liên kết đoạn vănB.Bài tập1. Bài tập 1Gọi tên phép liên kết được thể hiện bằng các từ ngữ in đậm trong các đoạn văn:a, Sử dụng phép nối: nhưng, nhưng rồi, và

330

Page 331: Giao an ngu van 9  ca nam day du

Bùi Thanh Gòn- GV trường THCS Tân Vịnh- Lộc Hà- Hà Tĩnh

Ghi kết quả vào bảng tổng kết

Mỗi nhóm phân tích một đoạn sau đó trình bày trước lớp

Trả lời câu hỏi

Đọc bài tập 1, tìm hàm ý trong câu

Đọc bài tập 2, tìm hàm ý trong câu

b,Sử dụng phép lặp từ vựng:cô béphép thế đại từ:cô bé->nóc, Sử dụng phép thế đại từ: bây giờ cao sang rồi....chúng tôi nữa ->thế2. Bài tập 2: ghi kết quả vào bảng phụ (theo mẫu ở SGK)Phép liên kết:

lặp từ ngữ

đồng nghĩa, trái nghĩa,liên tưởng

thế nối

từ ngữ tương ứng

cô bé

+cô bé-nó+thế

nhưng, nhưng rồi,và

3.Bài tập 3Phân tích sự liên kết giữa nội dung và hình thức ở đoạn văn đã làm trong bài tập 2 mục III.Ôn tập về nghĩa tường minh và hàm ýA.Lí thuyếtThế nào là nghĩa tường minh và hàm ý?B.Bài tập1. Bài tập 1-Đọc câu chuyện Chiếm hết chỗ-Hàm ý câu: “ở dưới ấy các nhà giàu chiếm hết cả chỗ rồi!” là: Địa ngục mới chính là nơi giành cho các ông nhà giàu2. Bài tập 2a, Câu : “Tớ thấy họ ăn mặc rất đẹp”là-Đội bóng chơi không hay-Tôi không muốn bình luận về việc này.b,Câu: “Tớ báo cho Chi rồi” là-Tôi chưa báo cho Nam và Tuấn-Tôi không muốn nhắc đến Nam và Tuấn=>Người nói đã cố ý vi phạm phương châm về lượng

*Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò

331

Page 332: Giao an ngu van 9  ca nam day du

Bùi Thanh Gòn- GV trường THCS Tân Vịnh- Lộc Hà- Hà Tĩnh

-Hệ thống kiến thức vừa ôn tập-Chuẩn bị bài Tổng kết về ngữ pháp

Ngày soạn:25-3-2008Ngày dạy: Tiết 140 Tập làm văn: LUYỆN NÓI NGHỊ LUẬN VỀ MỘT ĐOẠN THƠ, BÀI THƠA.Mục tiêu cần đạt:Ôn lại lí thuyết và kĩ năng của kiểu bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.-Tích hợp với các văn bản thơ đã học, với kiến thức Tiếng Việt.-Rèn luyện kĩ năng lập dàn ý, nói theo dàn ýB. Chuẩn bị: Học sinh chuẩn bị lập dàn ý phân tích bài thơ Mùa xuân nho nhỏC.Tổ chức các hoạt động dạy và học*Hoạt động 1 Khởi động1.Tổ chức2.Kiểm tra: Sự chuẩn bị bài của học sinh3.Bài mới*Hoạt động 2:Hoạt động nhóm:Lập dàn ý

I.Lập dàn ý:1. Mở bài:-Giới thiệu tác giả, bài thơ2.Thân bài:a,.Mùa xuân của thiên nhiên, mùa xuân của đất nước.-Dòng sông xanh, bông hoa tím biếcCon chim chiền chiện,hót vang lừngTừng giọt long lanh rơi.......tôi hứng.=>NT đảo trật tự cú pháp(câu 1), miêu tả màu sắc âm thanh, cách chuyển đổi cảm giác(tôi hứng)- Cảnh gợi không gian phóng khoáng nhưng lại đằm thắm , dịu dàng, tươi mát. Mùa xuân Việt Nam thật là tươi đẹp.-Mùa xuân người cầm súngLộc giắt đầy quanh lưng mùa xuân người ra đồngLộc trải dài nương mạ=>NT điệp từ, điệp cấu trúc, hình ảnh độc đáo(Lộc xuân)Mùa xuân đến với con người: người cầm súng, người ra đồng-Họ là hai lực lượng tiêu biểu bảo vệ và dựng xây đất nước. Họ đem lộc xuân về,

332

Page 333: Giao an ngu van 9  ca nam day du

Bùi Thanh Gòn- GV trường THCS Tân Vịnh- Lộc Hà- Hà Tĩnh

Cả lớp lắng nghe, nhận xét bài của mỗi nhóm

họ gieo lộc xuân, góp vào mùa xuân đất nước -Tất cả: Hối hả, xôn xao.(Điệp ngữ, từ láy, so sánh)=>Nhịp điệu khẩn trương, náo nức. Đó là nhịp điệu của lịch sử, của thời đại, của đất nước đi lên phía trước không ngừng, không nghỉ.b, Mùa xuân nho nhỏ của mỗi người:-Ta làm: Con chim hót Một cành hoa Một nốt trầm xao xuyến=>Ao ước được góp phần vào làm tươi đẹp mùa xuân.“Ta” :Số ít mang sắc thái trang trọng, vừa là số nhiều, vừa nói được niềm riêng, vừa diễn đạt được cái chung. Đó là tâm sự, ước vọng của nhiều cuộc đời, của một cuộc đời muốn gắn bó, cống hiến cho đất nước.+Liên tưởng: Từ mùa xuân đất nước đến mùa xuân nho nhỏ của mỗi người.+Điệp cấu trúc:Ta làm...Ta nhập...Dù là....=>Tất cả làm cho bài thơ có một sức sống riêng.3.Kết bài: Cảm nghĩ của bản thânII.Trình bày trước nhómIII. Các nhóm cử đại diện trình bày trước lớp

*Hoạt động 3 Củng cố, dặn dò:-Về nhà viết hoàn chỉnh đề bài trên vào vở-Chuẩn bị bài: Chương trình địa phương phần Tập làm văn********************************************************************Ngày soạn:26-3-2008Ngày dạy: Tiết 141 Văn học NHỮNG NGÔI SAO XA XÔI(T1) (Trích)

333

Page 334: Giao an ngu van 9  ca nam day du

Bùi Thanh Gòn- GV trường THCS Tân Vịnh- Lộc Hà- Hà Tĩnh

Lê Minh KhuêA.Mục tiêu cần đạt:1.Giúp học sinh cảm nhận được tâm hồn trong sáng, tính cách dũng cảm hồn nhiên trong cuộc sống chiến đấu đầy gian khổ, hi sinh nhưng vẫn lạc quan của ba cô thanh niên xung phong trên cao điểm trên tuyến đường Trường Sơn thời kì chống Mĩ-Thấy được nét đặc sắc trong cách kể chuyện, tả nhân vật (tâm lí, ngôn ngữ) của tác giả.2.Tích hợp với phần Văn ở tiết Ôn tập về truyện, Bài thơ về tiểu đội xe không kính...3.Rèn kĩ năng phân tích tác phẩm truyện( cốt truyện, nhân vật, nghệ thuật kể chuyện)B.Chuẩn bị:Tập truyện ngắn của Lê Minh Khuê,ảnh chân dung tác giả.C.Tổ chức các hoạt động dạy và học*Hoạt động 1 Khởi động1.Tổ chức:2.Kiểm tra: Phân tích những suy nghĩ và cảm xúc của nhân vật Nhĩ trong đoạn trích Bến quê3.Bài mới:*Hoạt động 2 Đọc hiểu văn bản

GV hướng dẫn HS đọc, kể tóm tắt nội dung truyện.

Hãy giới thiệu về tác giả

?Truyện được kể ở ngôi thứ mấy?

Xác định bố cục của đoạn trích, nêu ý mỗi phần?

I.Tiếp xúc văn bản1.Đọc bài, kể tóm tắt-Đọc với giọng tâm tình, phân biệt lời kể và lời đối thoại-Kể tóm tắt nội dung đoạn trích.2.Tìm hiểu chú thích*Tác giả:Lê Minh Khuê sinh năm 1949 quê ở Tĩnh Gia, Thanh Hoá. Là cây bút nữ chuyên viết về truyện ngắn*Từ khó SGK*Ngôi kể: Ngôi thứ nhất3.Bố cục: 3 phầnP1: đến “ngôi sao trên mũ” :Phương Định kể về cuộc sống của bản thân và tổ trinh sát mặt đường của cô.P2 đến “chị Thao bảo” Một lần phá bom, Nho bị thương, hai chị em lo lắng, chăm sócP3:Sau phút hiểm nguy, hai chị em ngồi hát, niềm vui trước cơn mưa đá đột ngột.II.Phân tích

334

Page 335: Giao an ngu van 9  ca nam day du

Bùi Thanh Gòn- GV trường THCS Tân Vịnh- Lộc Hà- Hà Tĩnh

?Hoàn cảnh sống, chiến đấu của ba cô gái thanh niên xung phong được kể, tả qua những chi tiết nào?

Đó là một công việc như thế nào?

? Không gian trong hang đá là cảnh sinh hoạt thường nhật của ba cô thanh niên xung phong. Không gian ấy hiện lên qua những chi tiết nào?

Nhận xét gì về cuộc sống của họ? Có sự tương phản nào giữa hai không gian này không? Đó là một hiện thực như thế nào?

1.Hoàn cảnh sống, chiến đấu và tính cách của tổ nữ thanh niên xung phong trinh sát mặt đườnga,Hoàn cảnh:*Công việc:-Đường bị đánh lở loét-Khi có bom nổ thì chạy lên, đo khối lượng đất, đếm bom chưa nổ-Bị bom vùi luôn-Chạy trên cao điểm cả ban ngày-Đất bốc khói, không khí bàng hoàng, máy bay ì ầm, thần kinh căng như chão, tim đập bất chập cả nhịp điệu “Thần chết là một tay không thích đùa”=>Đó là một công việc căng thẳng, nguy hiểm đòi hỏi sự dũng cảm, bình tĩnh , khôn ngoan, khéo léo, sẵn sàng hi sinh.*Cuộc sống :-ở trong một cái hang ngay dưới chân cao điểm-Cái mát lạnh làm toàn thân rung lên đột ngột, nằm dài trên nền ẩm, có thể suy nghĩ lung tung.-Tôi dựa vào thành đá, khe khẽ hát, bịa ra mà hát-Nho: vừa tắm ở dưới suối lên, cứ quần áo ướt, đòi ăn kẹo... chống tay về phía sau, trông nó nhẹ nhàng như một que kem trắng-Đón mưa đá, vui thích cuống cuồng...=>Cuộc sống êm dịu, bình yên, tươi trẻ.+Đối lập với khốc liệt, căng thẳng+Hiện thực cuộc chiến đấu gian khổ, ác liệt của quân dân ta thời đánh Mĩ.

*Hoạt động 3 Củng cố, dặn dò:-Tóm tắt nội dung vừa phân tích.-Hướng dẫn: Về nhà học bài và chuẩn bị tiếp nội dung cho giờ sau********************************************************************

335

Page 336: Giao an ngu van 9  ca nam day du

Bùi Thanh Gòn- GV trường THCS Tân Vịnh- Lộc Hà- Hà Tĩnh

Ngày soạn:27-3-2008Ngày dạy: Tiết 142 Văn học NHỮNG NGÔI SAO XA XÔI(T2) (Trích) Lê Minh KhuêA.Mục tiêu cần đạt:1.Giúp học sinh cảm nhận được tâm hồn trong sáng, tính cách dũng cảm hồn nhiên trong cuộc sống chiến đấu đầy gian khổ, hi sinh nhưng vẫn lạc quan của ba cô thanh niên xung phong trên cao điểm trên tuyến đường Trường Sơn thời kì chống Mĩ-Thấy được nét đặc sắc trong cách kể chuyện, tả nhân vật (tâm lí, ngôn ngữ) của tác giả.2.Tích hợp với phần Văn ở tiết Ôn tập về truyện, Bài thơ về tiểu đội xe không kính...3.Rèn kĩ năng phân tích tác phẩm truyện( cốt truyện, nhân vật, nghệ thuật kể chuyện)B.Chuẩn bị:Tập truyện ngắn của Lê Minh Khuê,ảnh chân dung tác giả.C.Tổ chức các hoạt động dạy và học*Hoạt động 1 Khởi động1.Tổ chức:2.Kiểm tra: Phân tích: Cuộc sống, công việc của ba cô thanh niên xung phong trong đoạn trích Những ngôi sao xa xôi?3.Bài mới:*Hoạt động 2 Đọc hiểu văn bảnQua lời kể, tự nhận xét của Phương Định về bản thân và hai đồng đội, em hãy tìm ra những nét tính cách, phẩm chất chung của họ?

II.Phân tích2.Những phẩm chất chung của ba cô gái thanh niên xung phong:*Họ là những cô gái còn rất trẻ, có cá tính và hoàn cảnh riêng không giống nhau nhưng đều có những phẩm chất chung:-Tinh thần trách nhiệm tự giác rất cao, quyết tâm hoàn thành mọi nhiệm vụ được phân công.-Có lòng dũng cảm, sẵn sàng hi sinh, không quản khó khăn, gian khổ, hiểm nguy.-Có tình đồng chí, đồng đội keo sơn gắn bó.-Hay xúc động, nhiều mộng mơ, dễ vui, dễ buồn, thíc làm đệp cho cuộc sống của mình dù trong cuộc sống

336

Page 337: Giao an ngu van 9  ca nam day du

Bùi Thanh Gòn- GV trường THCS Tân Vịnh- Lộc Hà- Hà Tĩnh

Nhận xét về những phẩm chất ấy của họ-So sánh với hình ảnh những người lính lái xe trong Bài thơ về tiểu đội xe ...

Hãy tìm những nét cá tính riêng của mỗi người?

Cách tả, kể như vậy có tác dụng gì?

Bên cạnh những phẩm chất chung như hai đồng đội, em thấy Phương Định có những nét riêng gì về tâm hồn, tính cách? Hãy phân tích

Diễn biến tâm lí một lần phá bom của Phương Định được tả như thế nào? Điều đó thể hiện rõ nét phẩm chất gì ở cô?

khó khăn ác liệt: Thích thêu thùa, thích hát, thích chép bài hát, thích nhớ về những người thân và quê hương.=>Đó là những phẩm chất vừa cao đẹp, vừa bình dị, hồn nhiên, lạc quan của thế hệ trẻ Việt Nam thời đánh Mĩ.*Tuy nhiên, mỗi người lại có một cá tính riêng: -Phương Định nhạy cảm và lãng mạn-Chị Thao nhiều tuổi hơn chín chắn hơn, trong công việc rất bình tĩnh, quyết liệt nhưng lại rất sợ nhìn thấy máu chảy-Nho: lúc bướng bỉnh, lúc lầm lì, thích thêu hoa loè loẹt.=> Cách tả, kể về mỗi nhân vật làm cho câu chuyện khá sinh động và chân thật.3. Nhân vật Phương Định:-Là cô gái Hà Nội có một thời học sinh êm đềm.-Vào chiến trường đã ba năm, vượt qua bao thử thách hiểm nghèo, giáp mặt hàng ngày với cái chết nhưng ở cô không hề mất đi sự hồn nhiên trong sáng và những mơ ước về tương lai.-Là cô gái giàu cảm xúc, nhạy cảm, hay mơ mộng, thích hát, thích làm điệu một chút trước những chàng lính trẻ.-Cô yêu mến, gắn bó với đồng đội, cảm phục những chiến sĩ mà cô đã gặp trên đường ra trận-Nhạy cảm và quan tâm đến hình thức của mình: bím tóc dày, cổ cao, đôi mắt nhìn xa xăm..Nhạy cảm nhưng kín đáo giữa đám đông tưởng như kiêu kì.*Một lần phá bom:-Không đi khom..

337

Page 338: Giao an ngu van 9  ca nam day du

Bùi Thanh Gòn- GV trường THCS Tân Vịnh- Lộc Hà- Hà Tĩnh

Hãy nêu nhận xét khái quát về nghệ thuật và nội dung đoạn trích vừa học?

*Hoạt động 3 Củng cố, dặn dò:? Vì sao tác giả lại đặt tên truyện là Những ngôi sao xa xôi?-Về nhà: Học bài.Chuẩn bị bài:Ôn tập về truyện

-Dùng xẻng nhỏ đào đất dưới quả bom..Tôi rùng mình... cẩn thận bỏ gói thuốc mìn xuống, châm ngòi.Nép vào bức tường đất, tim đập không rõ ...=> tâm lí nhân vật được tả rất tỉ mỉ: hồi hộp lo lắng, căng thẳng , đó là diễn biến tâm lí rất thực phải là người trong cuộc mới có thể tả được như thế.*Nhận xét:Tâm hồn Phương Định thật phong phú trong sáng nhưng không phức tạp.III.Tổng kết:-Nghệ thuật:kể chuyện ở ngôi thứ nhất, miêu tả tâm lí nhân vật, xen kẽ đoạn hồi ức, giọng điệu ngôn ngữ tự nhiên..-Nội dung:Ghi nhớ

Ngày soạn:28-3-2008Ngày dạy:

Tiết 143: chương trình địa phương phần tập làm vănA.Mục tiêu cần đạt: Giúp hoc sinh

- Ôn lại những kiến thức về văn nghị luận nói chung. - Tập trung suy nghĩ về một hiện tượng thực tế ở địa phương . - Tích hợp với các văn bản văn và các bài tiếng việt, tập làm văn. - Rèn kĩ năng viết bài văn nghị luận về một sự vật, hiện tượng xã hội ở địa phương.

B.Chuẩn bị: -Thầy: Chuẩn bị nội dung. -Trò: Chuẩn bị nội dung giáo viên đã hướng dẫn giờ trước.

C.Tiến trình lên lớp: *Hoạt động 1: Khởi động 1.Tổ chức: 2.Kiểm tra:Việc chuẩn bị bài của học sinh ở nhà.

3.Bài mới: Giới thiệu bài:

338

Page 339: Giao an ngu van 9  ca nam day du

Bùi Thanh Gòn- GV trường THCS Tân Vịnh- Lộc Hà- Hà Tĩnh

Hiện nay trong thực tế có rất nhiều vấn đề con người phải quan tâm để tìm giải pháp tối ưu như vấn đề môi trường, vấn đề quyền trẻ em, vấn đề xã hội… Đó là những vấn đề mà tất cả các quốc gia trên thế giới phải quan tâm đồng thời nó là vấn đề cụ thể của từng địa phương phải giải quyết. Hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu về và viết về một vấn đề thực tế ở địa phương mình.

*Hoạt động 2: Nội dung

1.Hướng dẫn một số vấn đề đã chuẩn bị từ tiết101

a.Xác định những vấn đề có thể viết ở địa phương

(Nhắc lại nội dung đã chuẩn bị ở tiết 101) ? ở địa phương em, em thấy vấn đề - Vấn đề môi trường:nào cần phải bàn bạc trao đổi thống + Hậu quả của việc phá rừng lũ lụt, hạn

hán…nhất thực hiện để mang lại lợi ích + Hậu quả của việc chặt phá cây xanh ô

nhiễm chung cho mọi người? bầu không khí.- Vấn đề môi trường. + Hậu quả của rác thải bừa bãi khó tiêu hủy.? Vậy khi viết về vấn đề môi trườngthì cần viết về những khía cạnh nào?

- Vấn đề về quyền trẻ em - Vấn đề quyền trẻ em.? Khi viết về vấn đề này thì thực tế ở + Sự quan tâm của chính quyền địa phương

đến trẻ địa phương em cần đề cập đến những em (xây dựng, sửa chữa trường học…).khía cạnh nào? + Sự quan tâm của nhà trường đến trẻ em (xây dựng khung cảnh sư phạm phù hợp..) + Sự quan tâm giúp đỡ của gia đình.-Vấn đề về xã hội - Vấn đề xã hội:? Khi viết về vấn đề này ta cần khai + Sự quan tâm giúp đỡ đối với các gia đình thuộc thác những khía cạnh nào ở địa diện chính sách phương mình? + Những tấm gương sáng trong thực tế(về

lòng nhân ái, đức hi sinh …) b. Xác định cách viết? Vậy khi viết bất cứ một vấn đề gì ta - Yêu cầu về nội dungcần phải đảm bảo những yêu cầu gì + Sự việc hiện tượng được đề cập phải mang

tínhvề nội dung? phổ biến trong xã hội + Phải trung thực có tính xây dựng, không sáo rỗng

339

Page 340: Giao an ngu van 9  ca nam day du

Bùi Thanh Gòn- GV trường THCS Tân Vịnh- Lộc Hà- Hà Tĩnh

+ Phân tích nguyên nhân phải đảm bảo tính khách

quan và có sức thuyết phục + Nội dung bài viết giản dị dễ hiểu tránh dài

dòng? Vậy bố cục của một văn bản cần có - Yêu cầu về hình thức: mấy phần? Là những phần nào? Để làm + Phải đủ bố cục ba phần (MB, TB, KB). rõ những phần đó cần trình bày ra sao? + Phải có đủ luận điểm, luận cứ, lập luận. *Hoạt động 3 Tiến hành đọc bài viết của mỗi cá nhân trong nhóm -Các thành viên nhận xét (Có ghi biên bản nhóm) -Mỗi nhóm chon một bài đọc trước lớp. -Học sinh nhận xét

-Giáo viên đánh giá bài viết của các nhóm. * Hoạt động 4: Củng cố- dặn dò: - Hệ thống nội dung toàn bài, khắc sâu kiến thức cơ bản. - Về nhà viết một văn bản hoàn chỉnh (chọn một trong các vấn đề đã hướng dẫn)

********************************************************************Soạn:-29-3-2008Giảng:

Tiết 144: Trả bài tập làm văn số 7

A.Mục tiêu cần đạt:–H/s nhận được kết quả bài viết số 7, những ưu điểm, những lỗi đã mắc về nội dung và hình thức bài viết-Sửa những lỗi đã mắc trong bài viết, viết lại những đoạn văn.-Rèn kĩ năng viết văn cho H/S.

B.Chuẩn bị:-G/V: Kết quả bài viết số 7: Điểm số và những nhận xét, những ví dụ trong bài làm của học sinh.-H/S: +Lý thuyết dạng văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.+Yêu cầu của đề bài bài viết số 7C.Tiến trình lên lớp:*Hoạt động 1: Khởi động1.Tổ chức: 2.Kiểm tra:-Việc chuẩn bị của học sinh cho tiết trả bài3.Bài mới: Giới thiệu bài:

Sự cần thiết của tiết trả bài với H/S.*Hoạt động 2:G/V: Đọc lại đề bài, bài viết số 7H/S: Ghi đề vào vở. I.Đề bài

340

Page 341: Giao an ngu van 9  ca nam day du

Bùi Thanh Gòn- GV trường THCS Tân Vịnh- Lộc Hà- Hà Tĩnh

? Kiểu đề thuộc thể loạinào?? Nội dung của đề Y/C?

? Hình thức của bài viết?

Bảng phụ: GV ghi dàn bài chuẩn bị sẵn để HS đối chiếu , so sánh bài viết của mình.

Hình ảnh bếp lửa trong bài thơ “Bếp Lửa” của Bằng Việt.II.Yêu cầu chung.1.Nội dung -Thể loại: Nghị luận về một bài thơ.-Vấn đề nghị luận: H/ảnh bếp lửa trong bài thơ “ Bếp Lửa” -Những nội dung cần trình bày trong bài viết:+Hình ảnh bếp lửa xuyên suốt toàn bộ bài thơ : - Gợi lại những kỷ niệm về người bà và tình bà cháu. - Thể hiện lòng kính yêu, biết ơn của người cháu đi xa, đã trưởng thành với bà, với gia đình, quê hương, đất nước. - Sáng tạo hình ảnh bếp lửa vừa thực, vừa mang ý nghĩa biểu tượng.2.Hình thức:-Bố cục đủ 3 phần: Mở bài, thân bài, kết bài.-Giữa các phần các đoạn phải đảm bảo sự liên kết chặt chẽ với nhau.-Bài viết trình bày sạch đẹp, khoa học.III.Đáp án chấm.1.Mở bài: (2điểm)Giới thiệu bài thơ “Bếp lửa”, nêu ý kiến khái quát của mình về hình ảnh bếp lửa trong bài thơ.2.Thân bài: (5điểm)Phân tích, nêu nhận xét, đánh giá về hình ảnh bếp lửa trong bài thơ:- Hình ảnh bếp lửa xuyên suốt toàn bộ bài thơ.-Hình ảnh bếp lửa khơi nguồn cho dòng hồi tưởng cảm xúc về bà.-Hình ảnh bếp lửa gợi nhắc cuộc sống –kỉ niệm tuổi thơ sống bên bà và hình ảnh người bà.-Hình ảnh bếp lửa gợi những suy nghĩ về cuộc đời bà.-Hình ảnh bếp lửa luôn gắn với hình ảnh người bà. Bếp lửa bình dị, thân thuộc mà kỳ diệu , thiêng liêng.- Sự sáng tạo hình ảnh bếp lửa vừa thực

341

Page 342: Giao an ngu van 9  ca nam day du

Bùi Thanh Gòn- GV trường THCS Tân Vịnh- Lộc Hà- Hà Tĩnh

G/V: Nhận xét ưu điểm, khuyết điểm của bài viết.

+ Về nội dung?+ Về hình thức?

G/V: Nhận xét rõ những nhược điểm của bài viết

+Nhược điểm chủ yếu trong bài chưa thực hiện tốt và chưa đầy đủ?

G/v: Trả bài cho học sinh nhận được cụ thể kết quả về điểm.G/v: Tổng hợp điểm của bài viết.G/v: Đọc 1 số đoạn văn viết tốt có nêu tên H/S.Đọc 1 số đoạn viết yếu (Không nêu tên học sinh)G/v: y/c H/S sửa lỗi bài viếtH/S: Sửa những lỗi đã mắc cụ thể trong bài viết của mình.H/S:Có những thắc mắc gì cần giải đáp.G/v: Nêu y/c củng cố.H/S: Thực hiện những yêu cầu chưa hoàn thành.G/v: Nêu yêu cầu về nhà cho H/S

vừa mang ý nghĩa biểu tượng. 3.Kết bài: (2 điểm) Lòng kính yêu trân trọng, biết ơn của người cháu với người bà và cũng là đối với gia đình, quê hương, đất nước.4.Hình thức (1 điểm)-Trình bày sạch đẹp, khoa học, bố cục mạch lạc, rõ ràngIV.Nhận xét ưu, khuyết điểm1.Ưu điểm:-H/S đã nghị luận được đúng thể loại ,nội dung mà đề bài yêu cầu. -Bố cục đầy đủ, chặt chẽ, các luận điểm rõ ràng.2.Nhược điểm-Việc sắp xếp các luận điểm ở một số bài chưa hợp lý, còn thiếu.-Việc phân tích còn chưa có tính khái quát ở một số bài.-Lí lẽ sau mỗi dẫn chứng và lí lẽ để khẳng định vấn đề chưa sâu.3.Trả bài cho học sinh:-Trả bài; tổng hợp các điểm của bài viết.-Nêu tên một số bài khá, giỏi, đọc một số đoạn văn viết tốt.-Một số đoạn mắc lỗi đọc trước lớp tránh nêu tên học sinh.IV.Sửa lỗi và giải đáp thắc mắc:-Y/c học sinh sửa lỗi về nội dung, về hình thức trong bài viết của mình.-Lỗi về dùng từ, viết câu, viết đoạn-Lỗi về chữ viết-Tự viết lại những đoạn văn đã mắc lỗi.*Giải đáp thắc mắc cho học sinh (nếu có).

Củng cố, dặn dò:-Kiểm tra: y/c giải quyết đề bài bài viết số 7.-Kiểm tra lại việc sửa lỗi của H/S.-Viết lại những đoạn đã mắc lỗi trong bài viết.-Đọc tham khảo các bài văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ********************************************************************Ngày soạn:30-3Ngày dạy:

342

Page 343: Giao an ngu van 9  ca nam day du

Bùi Thanh Gòn- GV trường THCS Tân Vịnh- Lộc Hà- Hà Tĩnh

Tiết 145 Tập làm văn BIÊN BẢN

A.Mục tiêu cần đạt:-Giúp học sinh nắm được cách viết một biên bản thông thường.-Tích hợp với Văn và Tiếng Việt qua các bài đã học.-Rèn luyện kĩ năng viết một văn bản hành chính theo mẫu.B.Chuẩn bị:-Bảng phụ-Một số biên bản mẫuC.Tổ chức các hoạt động dạy và học.*Hoạt động 1 Khởi động1.Tổ chức2.Kiểm tra3.Bài mới*Hoạt động 2 Hình thành khái niệm mới

Đọc hai văn bản trong SGK

a,Biên bản ghi lại những sự việc gì?

b,Biên bản cần phải đạt những yêu cầu gì về nội dung và hình thức?

Kể tên một số biên bản em biết?

I.Đặc điểm của biên bản:1.Ngữ liệu:a,Biên bản sinh hoạt chi đội tuần 6b,Biên bản trả lại giấy tờ, tang vật.....2.Nhận xét:a,Biên bản ghi lại:-Biên bản a: nội dung diễn biến, các thành phần tham dự một cuộc họp chi đội.-Biên bản b: nội dung diễn biến, các thành phần tham dự một cuộc trao trả giấy tờ, tang vật, phương tiện cho người vi phạm sau khi đã xử lí.b,Yêu cầu về nội dung và hình thức:+Về nội dung:Số liệu, sự kiện phải chính xác,cụ thể.-Ghi chép phải trung thực, đầy đủ, không suy diễn chủ quan.-Thủ tục phải chặt chẽ( ghi rõ thời gian địa điểm cụ thể)-Lời văn ngắn gọn, chính xác, chỉ có một cách hiểu, tránh mập mờ tối nghĩa.+Về hình thức:-Phải viết đúng mẫu quy định-Không trang trí các hoạ tiết, tranh ảnh minh hoạ ngoài nội dung của

343

Page 344: Giao an ngu van 9  ca nam day du

Bùi Thanh Gòn- GV trường THCS Tân Vịnh- Lộc Hà- Hà Tĩnh

?Biên bản là gì?

Phần mở đầu của biên bản gồm những mục nào? Tên của biên bản được viết như thế nào?

Phần nội dung gồm những mục gì?Nhận xét cách ghi những nội dung này trong biên bản? Tính chính xác, cụ thể của biên bản có giá trị gì?

Phần kết thúc của biên bản có những mục nào?Mục kí tên dưới biên bản nói lên điều gì?

HS đọc Ghi nhớ

-HS làm bài tập theo nhóm-Đại diện nhóm lên trình bày-Nhận xét, kết luận

biên bản.c,Kể tên một số biên bản thường gặp:-Biên bản đại hội Chi đội.-Biên bản đại hội Chi đoàn.-Biên bản họp lớp...-Biên bản về việc vi phạm..*Kết luận: (Ghi nhớ :mục 1, 2)II.Cách viết biên bản:1.Phần mở đầu:-Quốc hiệu, tiêu ngữ, tên biên bản, thời gian, địa điểm, thành phần tham dự lập biên bản.-Tên của biên bản phải nêu rõ nội dung chính của biên bản.2.Phần nội dung:Gồm các mục-Ghi lại diễn biến, kết quả của sự việc-Cách ghi phải trung thực, khách quan, không được thêm vào ý kiến chủ quan của người viết.-Tính chính xác, cụ thể của biên bản giúp cho người có trách nhiệm làm cơ sở để xem xét, đưa ra những kết luận đúng đắn.3.Phần kết thúc: Gồm các mục-Thời gian kết thúc.-Họ tên, chữ kí của chủ toạ,thư kí hoặc các bên tham gia lập biên bản.-Chữ kí thể hiện tư cách pháp nhân của những người có trách nhiệm lập biên bản. *Ghi nhớ: SGKIII.Luyện tậpBài tập 2(SGK)Hãy ghi lại phần mở đầu, các mục lớn trong phần nội dung, phần kết thúc của biên bản cuộc họp giới thiệu đội viên ưu tú của chi đội cho Đoàn TNCS Hồ Chí Minh.

*Hoạt động 3 Củng cố, dặn dò:-Hệ thống kiến thức toàn bài, cách viết biên bản.-Về nhà: Viết một biên bản họp lớp mà em đã được tham dự

344

Page 345: Giao an ngu van 9  ca nam day du

Bùi Thanh Gòn- GV trường THCS Tân Vịnh- Lộc Hà- Hà Tĩnh

-Chuẩn bị :Luyện tập viết biên bản********************************************************************

Ngày soạn:1-4Ngày dạy: Tiết 146 Văn học RÔ-BIN-XƠN NGOÀI ĐẢO HOANG (Trích) Đe-ni-ơn Đi-PhôA.Mục tiêu cần đạt:1.Giúp học sinh hiểu và hình dung được cuộc sống gian khổ và tinh thần lạc quan của Rô-bin-xơn một mình trên đảo hoang, bộc lộ qua bức chân dung tự hoạ của nhân vật; nghệ thuật vẽ chân dung nhân vật đặc sắc của tác giả.2.Tích hợp với Tiếng Việt và Tập làm văn (Các bài đã học)3.Rèn kĩ năng phân tích nhân vậtB.Chuẩn bị:Tiểu thuyết Rô-bin-xơn Cru-xôTranh minh hoạ Rô-bin –xơnC.Tổ chức các hoạt động dạy và học:*Hoạt động 1 Khởi động1.Tổ chức:2.Kiểm tra -Vì sao tác giả Lê minh Khuê đặt tên truyện là Những ngôi sao xa xôi? Nhan đề ấy gợi cho em cảm nhận gì?-Khái quát những phẩm chất chung cùng những nét riêng của Phương Định, Nho,chị Thao.Nhận xét gì về ngôi kể,cốt truyện?3.Bài mới:*Hoạt động 2 Đọc hiểu văn bản

GV hướng dẫn HS đọc bàiHS đọc-nhận xét cách đọc của bạn

Nêu vài nét về tác giả?

Đoạn trích nên chia làm mấy đoạn? ý mỗi đoạn?

?Trang phục của Rô-bin-xơn gồm

I.Tiếp xúc văn bản1.Đọc bài-Giọng đọc trầm tĩnh, vui vui, pha chút hóm hỉnh, tự giễu cợt2.Tìm hiểu chú thích-Tác giả (SGK)-Từ khó3.Bố cục: 3 đoạnĐ1: “như dưới đây”:Cảm giác chung khi tự ngắm minh của Rô-bin-xơnĐ2: “khẩu súng của tôi”:Trang phục, trang bị của Rô-bin-xơnĐ3: Diện mạo của vị chúa đảoII.Phân tích1.Trang phục của Rô-bin-xơn-Mũ:to tướng, cao lêu đêu, chẳng ra

345

Page 346: Giao an ngu van 9  ca nam day du

Bùi Thanh Gòn- GV trường THCS Tân Vịnh- Lộc Hà- Hà Tĩnh

những thứ gì? mỗi thứ ấy được kể và tả như thế nào?

Nhận xét gì về cách tả, kể của tác giả?Đó là trang phục, trang bị như thế nào?Em có suy nghĩ gì về trang phục, trang bị của Rô-bin-xơn (Trong điều kiện sống lúc đó của anh) ?

Diện mạo của Rô-bin-xơn được tả qua chi tiết nào?

Nhận xét gì về cách kể? Qua diện mạo ấy ta hiểu thêm gì ở Rô-bin-xơn?

Hoạt động nhóm:Thảo luận -Chúng ta thấy gì sau bức chân dung của Rô-bin-xơn?

?Nêu nhận xét về nghệ thuật và nội dung đoạn trích

hình thù gì, làm bằng da dê-áo:bằng tấm da dê, vạt dài tới lưng chừng bắp đùi-Quần:loe ,lông dê thõng xuống-ủng;Da dê, hình dáng hết sức kì cục-Thắt lưng:da dê-Lủng lẳngbên này một chiếc cưa nhỏ, bên kia một chiếc rìu con-Đeo hai cái túi bằng da dê...=>tả rất kĩ, giọng văn dí dỏmTrang phục, trang bị hết sức độc đáo đặc biệt.Nó là kết quả của lao động sáng tạo, của nghị lực và tinh thần vượt lên hoàn cảnh để sống một cách tương đối thoải mái trong điều kiện có thể có của mình.2.Diện mạo của Rô-bin-xơn-Màu da không đến nỗi đen cháy...-Râu:dài, xén tỉa thành một cặp ria mép to tướng kiểu Hồi giáo...=>Cách kể dí dỏm, khôi hài về nước da đen một cách không bình thường vì cuộc sống ở trên đảo vô cùng khắc nghiệt, gian khổ.Cách xén tỉa râu cho thấy: anh không đánh mất hi vọng sống để trở về. 3.Đằng sau bức chân dung-Thấy được cuộc sống gian nan, vất vả trên đảo hoang hơn mười năm trời của anh.-Thấy được nghị lực, trí thông minh sự khéo léo, đầu óc thực tế, quyết tâm sống, tính cách kiên cường, tinh thần lạc quan, yêu đời của Rô-bin-xơnIII.Tổng kếtGhi nhớ(SGK)

Hoạt động 3 Củng cố dặn dò-Tại sao tác giả lại tả trang phục kĩ hơn diện mạo?-Rút ra bài học cho bản thân là gì từ đoạn trích vừa học?-Chuẩn bị bài Bố của Xi-mông

346

Page 347: Giao an ngu van 9  ca nam day du

Bùi Thanh Gòn- GV trường THCS Tân Vịnh- Lộc Hà- Hà Tĩnh

*******************************************************************Ngày soạn:3-4-2008Ngày dạy: Tiết 147 Tiếng Việt TỔNG KẾT VỀ NGỮ PHÁP (T1)A.Mục tiêu cần đạt:1.Ôn tập và hệ thống hoá kiến thức về ngữ pháp đã học (Từ loại, Cụm từ)2.Tích hợp với Văn và Tập làm văn3.Rèn luyện kĩ năng vận dụng các kiến thức ngữ pháp vào nói, viết trong giao tiếp xã hội và trong việc viết bài Tập làm văn.B.Chuẩn bị:-GV: Hợp đồng học tập-HS:Ôn tập kiến thức theo nội dung ôn tập-Chuẩn bị bảng phụC.Tổ chức các hoạt động dạy và học*Hoạt động 1 Khởi động1.Tổ chức2.Kiểm tra: Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh3.Bài mới*Hoạt động 2 Ôn tập1.GV giao hợp đồng cho học sinh-Các nhóm nhận nhiệm vụ, thảo luận, ghi kết quả vào bảng phụNhiệm vụ của các nhóm:-Nhóm 1:Khái niệm danh từ, động từ- Nhóm 2:Khái niệm tính từ, số từ-Nhóm 3:Khái niệmđại từ, lượng từ- Nhóm 4:Khái niệm chỉ từ, phó từ-Nhóm 5:Khái niệm quan hệ từ, trợ từ- Nhóm 6:Khái niệm tình thái từ, thán từ*Phần bài tập: Nhóm 1 , 2 ,3: bài 1+ bài 2+ bài 3Nhóm 4,5,6: bài 4,52.Các nhóm trình bày phần lí thuyết sau đó trình bày kết quả bài tập được giao.

A.Từ loạiI.Danh từ, động từ, tính từ1.Bài tập 1: Xác định danh từ, động từ, tính từ-Danh từ: lần, lăng ,làng-Động từ: nghĩ ngợi, phục dịch,đập-Tính từ: hay, đột ngột, sung sướng2.Bài tập 2 + bài tập 3Tìm hiểu khả năng kết hợp của danh từ, động từ, tính từa, Danh từ có thể kết hợp với các từ :những, các, mộtnhững ,các, một + lần, làng, cái lăng, ông giáob,Động từ có thể kết hợp với các từ: hãy, đã, vừahãy, đã, vừa + đọc, nghĩ ngợi,phục dịch, đậpc,Tính từ có thể kết hợp với các từ :Rất, hơi, quáRất, hơi, quá +hay, đột ngột, phải, sung sướng3.Bài tập 4: Điền từ vào bảng sau:(Bảng phụ theo mẫu trong SGK)

347

Page 348: Giao an ngu van 9  ca nam day du

Bùi Thanh Gòn- GV trường THCS Tân Vịnh- Lộc Hà- Hà Tĩnh

4.Bài tập 5 Tìm hiểu sự chuyển loại của từ:a, Từ tròn là tính từ, trong câu văn nó được dùng như động từ.b,Từ lí tưởng là danh từ trong câu văn này nó được dùng như tính từc,Từ băn khoăn là tính từ, trong câu văn này nó được dùng như danh từ.

Hoạt động 3: Củng cố ,dặn dò -Hệ thống kiến thức vừa ôn tập.-Về nhà: Chuẩn bị các bài tập còn lại trong SGK***************************************************

Ngày soạn:4-4-2008Ngày dạy: Tiết 148 Tiếng Việt TỔNG KẾT VỀ NGỮ PHÁP (T2)A.Mục tiêu cần đạt:1.Ôn tập và hệ thống hoá kiến thức về ngữ pháp đã học (Từ loại, Cụm từ)2.Tích hợp với Văn và Tập làm văn3.Rèn luyện kĩ năng vận dụng các kiến thức ngữ pháp vào nói, viết trong giao tiếp xã hội và trong việc viết bài Tập làm văn.B.Chuẩn bị:-GV: Hợp đồng học tập-HS:Ôn tập kiến thức theo nội dung ôn tập-Chuẩn bị bảng phụC.Tổ chức các hoạt động dạy và học*Hoạt động 1 Khởi động1.Tổ chức2.Kiểm tra: Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh3.Bài mới*Hoạt động 2 Ôn tập1.GV giao hợp đồng cho học sinh-Các nhóm nhận nhiệm vụ,

II.Các từ loại khác:Điền từ in đậm trong các câu vào bảng tổng hợpSố từ

Đại từ Lượng từ

Chỉ từ Phó từ

QHT trợ từ Tình thái từ

thán từ

ba, năm

tôi, bao nhiêu, bao giờ,bấy giờ

những ấy,đâu đã,mới,đã,đang

ở,của,nhưng,như

chỉ,cả,ngay,chỉ

hả trờiơi

B.Cụm từ:

348

Page 349: Giao an ngu van 9  ca nam day du

Bùi Thanh Gòn- GV trường THCS Tân Vịnh- Lộc Hà- Hà Tĩnh

thảo luận, ghi kết quả vào bảng phụNhiệm vụ của các nhóm:a,Các nhóm làm bài tập 1 và 2(Phần II.Các từ loại khác)b, Nhóm 1,2 làm bài 1-Nhóm 4,3 làm bài tập 2-Nhóm 5,6 làm bài tập 3 (Phần B Cụm từ)2.Các nhóm trình bày kết quả bài tập được

1.Bài tập 1: Xác định và phân tích các cụm danh từa, Tất cả những ảnh hưởng quốc tế đó-một nhân cách rất Việt Nam-một lối sống rất bình dị......b,những ngày khởi nghĩa dồn dập ở làngc,Tiếng cười nói......*Chỉ ra dấu hiệu cho biết đó là cum danh từ:-Những từ ngữ in đậm là phần trung tâm của cụm danh từ-Dấu hiệu để nhận biết cụn danh từ là từ những ở phía trước hoặc có thể thêm từ những vào trước phần trung tâm.2.Bài tập 2:Xác định và phân tích các cụm động từa, Vừa lúc ấy, tôi đã đến gần anh.Với lòng mong nhớ của anh, chắc anh nghĩ rằng, con anh sẽ chạy xô vào lòng anh, sẽ ôm chặt lấy cổ anhb,Ông chủ tịch làng em vừa lên cải chính...*Những từ gạch chân là phần trung tâm của cụm động từ-Dấu hiệu để nhận biết cụm động từ là các từ: đã, sẽ,vừa3.Bài tập 3 Xác định và phân tích cụm tính từa, rất Việt Nam, rất bình dị, rất Việt Nam, rất Phương Đông, rất mới, rất hiện đạib,sẽ không êm ảc,phức tạp hơn,cũng phong phú và sâu sắc hơn*Những từ ngữ in đậm là phần trung tâm của cụm tính từ, ở đây có hai từ Việt Nam và Phương Đông là các danh từ được dùng làm tính từ.-Dấu hiệu để nhận biết cụm tính từ là từ rất, hoặc có thể thêm từ rất vào phía trước.

349

Page 350: Giao an ngu van 9  ca nam day du

Bùi Thanh Gòn- GV trường THCS Tân Vịnh- Lộc Hà- Hà Tĩnh

giao.-Các nhóm nhận xét, bổ sung.-GV: đánh giá kết quả bài tập của các nhóm

Hoạt động 3: Củng cố ,dặn dò -Hệ thống kiến thức vừa ôn tập.-Về nhà: Chuẩn bị bài : Tổng kết Ngữ pháp( Tiếp)***************************************************

Ngày soạn: 5-4-2008Ngày dạy: Tiết 149 Tập làm văn LUYỆN TẬP VIẾT BIÊN BẢNA.Mục tiêu cần đạt-Ôn tập lí thuyết và cách viết biên bản-Tích hợp với Văn, Tiếng Việt và vốn sống thực tế.-Rèn luyện kĩ năng lập biên bản theo những yêu cầu về hình thức và nội dung nhất định.B.Chuẩn bị:Biên bản mẫuC.Tổ chức các hoạt động dạy và học*Hoạt động 1 Khởi động1,Tổ chức2.Kiểm tra:Biên bản là gì? nêu cách viết biên bản?3.Bài mới: Luyện tập*Hoạt động 2Các nhóm thảo luận , ghi kết quả vào giấy toDựa vào câu hỏi sau :Nội dung như trong SGK đã đầy đủ dữ liệu để lập một biên bản chưa? cần thêm bớt những gì? Cần sắp xếp lại như thế nào cho phù hợp?

I.Bài tập 1SGK-Đọc nội dung-Sắp xếp lại cho hợp lí:1,b( “kết thúc...”ghi ở cuối biên bản2,a3,d

350

Page 351: Giao an ngu van 9  ca nam day du

Bùi Thanh Gòn- GV trường THCS Tân Vịnh- Lộc Hà- Hà Tĩnh

-Các nhóm thảo luận viết biên bản theo yêu cầu của đề bài.-Đại diện nhóm trình bày trước lớp-Các nhóm khác nhận xét, bổ sung-GV: Đánh giá kết quả của các nhóm

4,c5,e,g6,hII.Bài tập 2: Hãy ghi lại biên bản họp lớp tuần vừa qua của lớp em-Quốc hiệu và tiêu ngữ-Địa điểm, thời gian-Tên biên bản-Thành phần tham dự-Diễn biến và kết quả hội nghị-Thời gian kết thúc, thủ tục kí xác nhận

*Hoạt động 3 Củng cố, dặn dò:-Nêu lại nội dung phải có của biên bản.-Về nhà viết một biên bản : Biên bản họp chi đội chuẩn bị cho hoạt động chào mừng ngày 26-3-Chuẩn bị bài Hợp đồng********************************************************************Ngày soạn: 5-4-2008Ngày dạy: Tiết 150 Tập làm văn HỢP ĐỒNGA.Mục tiêu cần đạt:-HS nắm được hình thức và nội dung của văn bản hợp đồng, một loại văn bản hành chính thông dụng trong đời sống.-Tích hợp với Văn và Tiếng Việt qua các bài đã học.-Rèn luyện kĩ năng tạo lập văn bản hành chính.B.Chuẩn bị:Hợp đồng mẫuC.Tổ chức các hoạt động dạy và học*Hoạt động 1 Khởi động1.Tổ chức2.Kiểm tra: Kiểm tra bài tập tiết 149 làm ở nhà.3.Bài mới *Hoạt động 2 Hình thành khái niệm mớiĐọc văn bản trong SGK.+Các nhóm thảo luận các câu hỏi sau:-Tại sao cần phải có hợp đồng?-Hợp đồng ghi lại những nội dung gì?-Hợp đồng cần phải đạt những yêu cầu nào?-Hãy kể tên những hợp đồng mà em

I.Đặc điểm của hợp đồng1.Ngữ liệu: Hợp đồng mua bán sách giáo khoa2.Nhận xét:a,Cần phải có hợp đồng vì đó là văn bản có tính pháp lí, nó là cơ sở để các tập thể, cá nhân làm việc theo quy định của pháp luật.b,Hợp đồng ghi lại những nội dung

351

Page 352: Giao an ngu van 9  ca nam day du

Bùi Thanh Gòn- GV trường THCS Tân Vịnh- Lộc Hà- Hà Tĩnh

biết?+Đại diện nhóm lên trình bày kết quả thảo luận của nhóm-Các nhóm nhận xét bài của nhóm vừa trình bày*GV: kết luận

?Thế nào là hợp đồng?Đọc mục 1 Ghi nhớ

Dựa vào ngữ liệu vừa phân tích, trả lời các câu hỏi sau:-Phần mở đầu của hợp đồng gồm những mục nào?Tên của hợp đồng được viết như thế nào?-Phần nội dung gồm những mục nào? cách ghi những nội dung này như thế nào?-Phần kết thúc có những mục nào?-Lời văn của hợp đồng phải như thế nào?

Đọc bài tập 1-Cần viết hợp đồng trong những tình huóng nào?

cụ thể do hai bên kí hợp đồng thoả thuận với nhau.c,Hợp đồng cần phải ngắn gọn, rõ ràng, chính xác,chặt chẽ và phải có sự ràng buộc của hai bên kí với nhau trong khuôn khổ của pháp luật.d, Các hợp đồng thường gặp: hợp đồng lao động, hợp đồng thuê xe, thuê nhà. Xây dựng...*Kết luận (Mục 1 Ghi nhớ)II.Cách làm hợp đồng:1.Các mục trong hợp đồng:-Phần mở đầu: quốc hiệu, tiêu ngữ, tên hợp đồng, thời gian, địa điểm, họ tên, chức vụ, địa chỉ của các bên kí kết hợp đồng.-Phần nội dung: Ghi lại nội dung của hợp đồng theo từng điều khoản đã được thống nhất.-Phần kết thúc:Chức vụ, chữ kí, họ tên của đại diện các bên tham gia kí kết hợp đồng và xác nhận bằng dấu của cơ quan hai bên (nếu có)2.Lời văn của hợp đồng phải chính xác,chặt chẽ.III.Luyện tập Làm bài tập1Cần viết hợp đồng trong các trường hợp sau:b,c,e

*Hoạt động 3 Củng cố, dặn dò:-?Thế nào là hợp đồng?-Nêu cách viết một hợp đồng?-Về nhà: Học bài, làm bài tập 2-Chuẩn bị bài: Luyện tập viết hợp đồng******************************************************************** Tuần 31Ngày soạn:6-4-2008Ngày giảng:

Tiết 151: Bố của Xi-Mông (Tiết 1 - Trích)

- G. Đơ Mô- Pa- xăng -A-Mục tiêu cần đạt:

352

Page 353: Giao an ngu van 9  ca nam day du

Bùi Thanh Gòn- GV trường THCS Tân Vịnh- Lộc Hà- Hà Tĩnh

-Học sinh hiểu được Mô - Pa – Xăng đã miêu tả sắc nét diễn biến tâm trạng

của 3 nhân vật chính trong văn bản.-Giáo dục học sinh lòng yêu thương con người.B-Chuẩn bị:-G/V: Đọc phần cuối của truyện trong SGV Trang 146 để tham khảo . Bài soạn; chân dung nhà văn-H/S: Soạn bài. Đọc văn bản SGK Trang 140.C-Tiến trình bài dạy:

*Hoạt động 1: Khởi động.1-Tổ chức:2-Kiểm tra:

-Cuộc sống hết sức khó khăn của Rô - Bin – Xơn được thể hiện như thế nào?

-Nhận xét về nghệ thuật viết truyện của tác giả qua đoạn trích học?3-Bài mới: Giới thiệu bài:

Văn học pháp H/S đã được học ở các lớp 6,7,8: “Buổi học cuối cùng”, “Ông Giuốc Đanh mặc lễ phục” “Đi bộ ngao du” bài hôm nay là một tác phẩm của văn học Pháp. Giới thiệu về Mô-Pa-Xăng.*Hoạt động 2: Đọc – Hiểu văn bản

*H/S đọc từ đầu khóc hoài?Những câu văn nào miêu tả rõ tâm trạng của Xi-mông?

?Nhà văn miêu tả nhiều lần Xi-mông khóc? Thể hiện tâm trạng của em thế nào??Suy nghĩ của em trước hoàn cảnh của Xi-mông?

?Lời nói của Xi-Mông được thể hiện ntn?

?Thái độ của nhà văn ntn?

?Xi – Mông nói với bác Phi-líp thế nào??Lời nói ấy thể hiện khát khao gì??Nhận xét của em qua những câu đối

I-Tiếp xúc văn bản:1.Đọc, kể:-Đọc thể hiện rõ hình ảnh, tâm trạng của nhân vật.-Chú ý những lời đối thoại-Kể tóm tắt đoạn trích.2-Bố cục:-Văn bản chia 4 phần+Nỗi tuyệt vọng của Xi-Mông+Xi-Mông gặp bác Phi-líp+Bác Phi-Líp đưa Xi-Mông về nhà+Ngày hôm sau ở trường.II-Phân tích văn bản:1-Nhân vật Xi-Mông*Tâm trang của Xi-Mông:-Có cảm giác uể oải thường thấy sau khi khóc.-Em nghĩ đến nhà, rồi nghĩ đến mẹ... em lại khóc.-Em chẳng nhìn thấy gì quanh em nữa mà chỉ khóc hoài->Giành nhiều những câu văn miêu tả tâm trạng của Xi-Mông->một tâm trạng đau buồn, tuyệt vọng trước hoàn cảnh

353

Page 354: Giao an ngu van 9  ca nam day du

Bùi Thanh Gòn- GV trường THCS Tân Vịnh- Lộc Hà- Hà Tĩnh

thoại này??Tình cảm, thái độ của nhà văn giành cho em ntn??Em hiểu gì về cánh kể chuyện của nhà văn qua đoạn truyện này?? Xi – mông là em bé thế nào?

thực tại của em.*Lời nói, hành động của Xi – Mông:-Chúng nó đành cháu...vì...cháu-...Cháu...không có bố...-Em nói giữa những tiếng nấc buồn tủi,... lời nói ngắt quãng, nghẹn ngào, đau đớn cánh miêu tả rất tinh tế về tâm lí nhân vật.-Bác có muốn làm bố cháu không?-Thế nhé! Bác Phi – líp, bác là bố cháu.Lời đối thoại rất tự nhiên, thể hiện những khát khao và và ngây thơ của Xi –mông, em khát khao cả những điều bình dị nhất, thật tội nghiệp, đáng thương.

*Hoạt động 3. Ghi nhớ (ở tiết 2)*Hoạt động 4: Củng cố , dặn dò:

?H/S: kể tóm tắt văn bản??Tóm tắt về hoàn cảnh của Xi – Mông??Phân tích nhân vật Xi –mông.?Thái độ và tình cảm của nhà văn thể hiện ntn?G/V: Nêu yêu cầu về nhà cho H/S để học tiết 2.

-Luyện tập ở tiết 1:+Kể tóm tắt văn bản+Phân tích nhân vật Xi- Mông(Cách miêu tả về Xi- Mông, thái độ của nhà văn).-Về nhà: học bài theo yêu cầu đã học và luyện tập ở tiết 1.-Tìm hiểu tiếp cho tiết 2: Câu hỏi 3+4 SGK trang 143.

Ngày soạn:7-4-2008 Ngày giảng:

Tiết 152: Bố của Xi-Mông (Tiết 2 - Trích)

- G. Đơ Mô- Pa-xăng -

A-Mục tiêu cần đạt:-Tiếp tục phân tích cho học sinh hiểu diễn biến tâm trạng của 3 nhân

vật chính trong đoạn trích.-Giáo dục học sinh lòng yêu thương con người.B-Chuẩn bị:-G/V: Đọc phần cuối truyện tham khảo trong SGV NV9 . Bài soạn; chân dung nhà văn-H/S: Soạn bài, chuẩn bị cho tiết 2, học bài ở tiết 1.C-Tiến trình bài dạy:

354

Page 355: Giao an ngu van 9  ca nam day du

Bùi Thanh Gòn- GV trường THCS Tân Vịnh- Lộc Hà- Hà Tĩnh

*Hoạt động 1. Khởi động.1-Tổ chức:2-Kiểm tra:

-Nhân vật Xi-Mông trong đoạn trích học.

3-Bài mới: Giới thiệu bài:ở tiết 2. Học tiếp về 2 nhân vật để thấy được khả năng phân tích tâm lí

tinh tế của Mô-Pa-Xăng và giá trị nhân văn của tác phẩm.*Hoạt động 2: Đọc – Hiểu văn bản

G/V: Giới thiệu hoàn cảnh gia đình của chị, chị là người phụ nữ đức hạnh, đẹp nhất vùng; một thời lầm lỡ bị lừa dối khiến cho Xi – mông trở thành đứa con không bố.H/S: Đọc: Những lời văn kể, tả về nhân vật B-lăng –Sốt??Ngôi nhà của chị được miêu tả ntn??Khi chị xuất hiện bác Phi –líp hiểu ra ngay điều gì?(thuật lại câu văn của TG?)?Chị là người thiếu phụ ntn??Thái độ của chị đối với khách ntn??Tâm trạng của chị được TG miêu tả ntn??Nhận xét về cách miêu tả tâm trạng của TG?(Dùng nhiều từ gợi tả sắc nét, khả năng phân tích tâm lí tinh tế)?Tâm trạng của chị ntn??Thái độ của nhà văn??Tìm những câu văn miêu tả và kể về Phi-Líp??Em co nhận xét gì về miêu tả của nhà văn? Nhà văn muốn thể hiện điều gì?? Qua thái độ, hành động của bác Phi-líp em thấy bác là con người ntn?

?Vì sao bác lại co thái độ, hành động như vậy?

II-Phân tích văn bản 2-Nhân vật Blăng-Sốt:-Một ngôi nhà nhỏ, quét vôi trắng hết sức sạch sẽ.Một cuộc sống nghèo nhưng ngăn nắp, nghiêm túc.Cách tả thể hiện thái độ của nhà vănThái độ, cử chỉ của chị với khách rất dè dặt nghiêm túc, tự trọng.

*Tâm trạng của Blăng-sốt:-Đôi má đỏ bừng và tê tái đến tận xương tuỷ.-Hổ then lặng ngắt và quằn quại dựa vào tường.Miêu tả sắc nét, khả năng phân tích tâm lí tinh tế của nhà văn.Chị là người phụ nữ bất hạnh đau đớn chịu thiệt thòi thái độ cảm thông và chia sẻtoát lên ý nghĩa tư tưởng nhân văn cao.3-Nhân vật Phi – Líp:*Hình dáng:-Cao lớn, râu tóc đen quặn.-Một bàn tay chắc nịch đặt lên vai em.Hình ảnh của một người vững vàng tốt bụng rất tin cậy.*Thái độ, hành động:-Bác hiểu ra ngay là không bỡn cợt.-Có chứ, bác muốn chứ.-Nhấc bổng em lên đột ngột hôn vào má em.

355

Page 356: Giao an ngu van 9  ca nam day du

Bùi Thanh Gòn- GV trường THCS Tân Vịnh- Lộc Hà- Hà Tĩnh

?Diễn biến tâm trạng của bác Phi – Líp được tác giả thể hiện ntn? trong cả đoạn trích?

?H/S đọc tiếp phần cuối đoạn trích??Ngày hôm sau đến trường sự việc xảy ra ntn? với Xi – mông? (Xi – mông thế nào? em có suy nghĩ, tin tưởng sắt đá thế nào?)

Cách miêu tả ngắn gọn, giản dị.Nhân vật Phi-líp thực sự là chỗ dựa tinh thần cho Xi – mông. Hành động của bác đầy nhân hậu, cao đẹp, giàu tình yêu thương.-Diễn biến tâm trạng của Phi-Lip:Khi đưa Xi – Mông về nhà Phi – Líp nghĩ bụng có thể đùa cợt với chị Blăng-Sốt khi gặp chị, Phi – lip không còn ý nghĩ này nữa.Cuối cùng vì thương Xi – Mông và cảm mến Blăng – sốt, Phi –Líp rất vui rất sẵn sàng làm bố Xi –MôngNiềm vui và bất ngờ đến với Phi – líp*Kết thúc đoạn tríchHạnh phúc xốn xang ở trong lòng Xi-Mông, em có đủ sức mạnh để đấu chọi lại bọn bạn ác ýý nghĩa lớn lao về tư tưởng nhân văn toát lên từ tác phẩm là mang lại hạnh phúc cho trẻ bất hạnh và con người phải luôn giàu tình yêu thương.

*Hoạt động 3: Tổng kết – ghi nhớ? Nghệ thuật đặc sắc trong cách viết truyện của Mô – pa- xăng là gì??Nhắc nhở chúng ta điều gì?

Nhà văn đã thể hiện sắc nét diễn biến tâm trạng của ba nhân vật-Nhắc nhở chúng ta về thái độ sống phải giàu lòng thương yêu con người thông cảm, sẻ chia.*Ghi nhớ: SGK-144

*Hoạt động 4: Củng cố – dặn dò- G/V nêu các yêu cầu củng cố (5yêu cầu)Chú ý phân tích rõ nghệ thuật sắc nét của tác giả và giá trị nhân văn của tác phẩm.-G/V nêu yêu cầu về nhà

-Kể tóm tắt đoạn trích-Phân tích nhân vật Blăng- sốt; Phi – Líp -Thái độ, tư tưởng của nhà văn?-Nội dung cần ghi nhớ?-Bài học cho em về nội dung giáo dục toát lên từ đoạn trích.-Về nhà:-Học bài theo yêu cầu.-Đọc và luyện tập các tác phẩm đã học ở lớp 9-Chú ý các câu hỏi ở bài ôn tập truyện trang 144

356

Page 357: Giao an ngu van 9  ca nam day du

Bùi Thanh Gòn- GV trường THCS Tân Vịnh- Lộc Hà- Hà Tĩnh

Ngày soạn:8-4-2008Ngày giảng:

Tiết 153: Ôn tập về truyệnA-Mục tiêu cần đạt: -Giúp học sinh:

-Ôn tập củng cố kiến thức về những tác phẩm truyện hiện đại VN đã học ở lớp 9. -Củng cố về thể loại truyện: Trần thuật xây dựng NV,cốt truyện, tình huống truyện. -Rèn kĩ năng tổng hợp, hệ thống hoá kiến thức.

B-Chuẩn bị:-G/V: Bài soạn.+Giai đoạn văn học từ sau CMT8/45 phần văn xuôi hiện đại.-H/S: Học bài cũ và tìm hiểu phần hướng dẫn chuẩn bị bài ôn tập về

truyện.C-Tiến trình bài dạy:

*Hoạt động 1. Khởi động.1-Tổ chức:2-Kiểm tra: -Phân tích hai nhân vật: Blăng – Sốt và Phi – líp trong đoạn trích học

-Nội dung phần ghi nhớ của bài học3-Bài mới: Giới thiệu bài:

-Những tác phẩm truyện đã học ở lớp 9 đều thuộc văn học giai đoạn sau CMT8/45 để hệ thống các kiến thức về những tác phẩm truyện cần thiết phải ôn tập về truyện*Hoạt động 2. ? Có mấy tác phẩm truyện hiện đại Việt nam đã học ở lớp 9?(5 tác phẩm)+G/V: yêu cầu lập bảng thống kê theo mẫu SGK trang 144.H/S: Trả lời các câu hỏi theo 4 cột của bảng thống kê.

1-L ập bảng thống kê tác phẩm truyện hiện đại Việt Nam đã học ở lớp 9.-Lập bảng thống kê theo mẫu SGK-Ghi đủ từ 2-3 tác phẩm vào bảng (đủ 4 cột)

Stt

Tên TP Tác giả STnăm Tóm tắt nội dung

1 Làng Kim Lân 1948

Qua tâm trạng đau xót, tủi hổ của ông Hai ở nơi tản cư khi nghe tin đồn làng mình theo giặc, truyện thể hiện tình yêu làng, yêu quê sâu sắc, thống nhất với lòng yêu nước và tinh thần kháng chiến của người nông dân.

2 Lặng lẽ SaPa

Nguyễn Thành Long

1970 Cuộc gặp giữa tình cờ của ông hoạ sỹ, cô kỹ sư trẻ với người thanh niên làm việc một mình tại trạm khí tượng trên núi cao Sapa.

357

Page 358: Giao an ngu van 9  ca nam day du

Bùi Thanh Gòn- GV trường THCS Tân Vịnh- Lộc Hà- Hà Tĩnh

Qua đó ca ngợi những người lao động thầm lặng, có cách sống đẹp, cống hiến sức mình cho đât nước.

3Bến quê

Nguyễn Minh Châu

1985

Qua những cảm xúc và suy ngẫm của nhân vật Nhĩ vào lúc cuối đời trên giường bệnh, truyện thức tỉnh ở mọi người sự trân trọng những giá trị và vẻ đẹp bình dị, gần gũi của cuộc sống quê hương.

G/V yêu cầu: +H/S trả lời kỹ câu hỏi cột 5 . Thống nhất ghi vào vở.+Học sinh ghi đủ 5 tác phẩm theo cột 5 vào vở? Học sinh đọc câu hỏi 2+3 trang 144??Thời kỳ kháng chiến chống Pháp, thời kỳ kháng chiến chống Mỹ có những truyện nào??Sau 1975 có truyện nào??Hình ảnh con người việt nam được thể hiện sinh động qua những nhân vật nào??Phẩm chất cao đẹp của họ là gì?(Lấy VD và phân tích những dẫn chứng tiêu biểu từ tác phẩm).Những nét tính cách nổi bật ở mỗi nhân vật là gì?+Học sinh đọc câu hỏi 4 SGK trang 144G/V: Cho học sinh thể hiện rõ cảm nghĩ riêng, sâu sắc của mình.KL: Về những giá trị cao đẹp.?H/s đọc câu hỏi 5 + 6 SGK trang 144.

?VD kiểu nhân vật xưng tôi có các truyện nào?

?VD ở kiểu thứ 2 có các truyện nào?

?Những tình huống truyện có sự sáng tạo đặc sắc??Tác dụng của cách xây dựng tình

2) Nhận xét về hình ảnh đát nước, con người việt nam được phản ánh trong truyện:-Các tác phẩm trên đã phản ánh được một phần những nét tiêu biểu của đời sống xã hội và con người việt nam, với tư tưởng tình cảm cao đẹp của họ trong thời kỳ lịch sử có nhiều biến cố lớn lao chủ yếu là 2 cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ.-Những nhân vật: Ông Hai, anh thanh niên, bé Thu, ông Sáu, ba cô gái thanh niên xung phong trong các truyện đã thể hiện rõ những phẩm chất cao đẹp, cống hiến cho quê hương đất nước.3-Ân tượng sâu sắc của em về những nhân vật nào? nêu cảm nghĩ của em về một NV4-Về phương thức trần thuật:Các tác phẩm sử dụng cách trần thuật ở ngôi thứ nhất (nhân vật tôi). Một số trần thuật theo cái nhìn, giọng điệu của nhân vật chính.-Ví dụ: N/V kể chuyện xưng tôi:“Chiếc lược ngà” “Những ngôi sao xa sôi”-Ví dụ: ở kiểu thứ hai:“Làng” “Lặng lẽ Sa Pa” “Bến quê”5-Về tình huống truyện:-Có sự sáng tạo đặc sắc+Làng+Chiếc lược ngà

358

Page 359: Giao an ngu van 9  ca nam day du

Bùi Thanh Gòn- GV trường THCS Tân Vịnh- Lộc Hà- Hà Tĩnh

huống đó?? VD cụ thể cách xây dựng tình huống ở 1 truyện mà em thấy gây chú ý nhất?

+Bến quêGây chú ý cho người đọc, tạo bất ngờ, bộc lộ rõ tính cách của nhân vật.

*Hoạt động 3. Luyện tậpG/V: nêu yêu cầu luyện tập ở tiết học 4 yêu cầu.-Chú ý tích hợp với TLV nghị luận vê một tác phẩm truyện hoặc đoạn trích?HS: Trả lời

-Yêu cầu 5 câu hỏi đã ôn tập-Đọc sắm vai 1 số đoạn trích trong các tác phẩm đã học.-Về thể loại truyện được thể hiện những yếu tố nghệ thuật đặc trưng là gì?-Kể lại 1 truyện trong các truyện đã học, đã ôn tập.

*Hoạt động 4. Củng cố – dặn dò:G/V: nêu yêu cầu củng cố-Củng cố rõ về thể loại truyện cần phân tích những yếu tố gì?-Thái độ của nhà vănH/S: Trả lờiG/V: Nêu yêu cầu về nhà-Chú ý viết văn nghị luận về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích.

-Đọc lại các tác phẩm và tóm tắt truyện -Phân tích truyện chú ý làm rõ những yêu cầu gì?-Thái độ tư tưởng của các nhà văn ntn?*Về nhà: Học bài theo yêu cầuTập viết các bài văn nghị luận về nhân vật, nghị luận về chủ đề? Về nghệ thuật xây dựng cốt truyện của một số tác phẩm.

Ngày soạn:9-4Ngày giảng:

Tiết 154: Tổng kết về ngữ pháp (tiếp)A-Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh:

-Hệ thống hoá kiến thức về thành phần câu -Hệ thống hoá kiến thức thông qua các hiện tượng cụ thể theo kiểu bài thực hành.

B-Chuẩn bị: -G/V: Bài soạn, các ngữ liệu minh hoạ; bảng phụ để so sánh đối chiếu -H/S: Học bài cũ ở tiết 1, chẩn bị cho tiết 2.

C-Tiến trình bài dạy:*Hoạt động 1; Khởi động.1-Tổ chức:2-Kiểm tra:

-Khả năng kết hợp của DT, ĐT, TT-Các từ loại khác là những từ loại nào?-Thành phần trung tâm của các cụm từ?

3-Bài mới: Giới thiệu bài:

359

Page 360: Giao an ngu van 9  ca nam day du

Bùi Thanh Gòn- GV trường THCS Tân Vịnh- Lộc Hà- Hà Tĩnh

Sự cần thiết phải hệ thống hoá kiến thức về thành phần câu và các kiểu câu ở tiết tổng kết này.*Hoạt động 2.

?H/S đọc và trả lời câu 1 SGK trang 145

?Đặt câu có thành phần chính? (Nêu rõ nội dung gì ? )

? Các thành phần phụ đã học (trạng ngữ, khởi ngữ ?)? Cho ví dụ về trạng ngữ? ?Cho ví dụ về khởi ngữ?

? H/S đọc 3 VD a, b, c SGK? Phân tích các thành phần của câu??Thành phần CN, VN, Trạng ngữ, khởi ngữ?

?Tập đặt câu văn, đoạn văn s/d đúng các thành phần của câu?

?Kể tên và nêu dấu hiệu nhận biết các thành phàn biệt lập cảu câu??Các thành phần biệt lập đó dùng để làm gì??Cho VD cụ thể?

C-thành phần câu:I-Thành phần chính và thành phần phụ:1-Kể tên, nêu dấu hiệu nhận biết*Thành phần chính: CN; VN-CN: Thường trả lời cho các câu hỏi Ai? Con gì? Cái gì?-VN: Trả lời cho các câu hỏi: Làm gì? làm sao? Như thế nào? là gì?*Thành phần phụ:-Trạng ngữ: Nêu lên hoàn cảnh về không gian, thời gian, cách thức, phương tiện, nguyên nhân, mục đích...-Khởi ngữ: Thường đứng trước CNnêu lên đề tài của câu nói.2-Phân tích thành phần của các câu sau:-Đôi càng tơi mẫm bóng. CN VN (Tô Hoài)-Sau một hồi trống thức vang dội cả lòng TR.Ntôi, mấy người học trò cũ đến sắp hàng CN VNdưới hiên rồi đi vào lớp. (Thanh Tình)-Còn tấm gương bằng thuỷ tinh tráng bạc, K.Nnó vẫn là người bạn trung thực, chân CNthành, thẳng thắn, không hề nói dối, cũng VNkhông bao giờ biết nịnh hót hay hay độc ác.II-Thành phần biệt lập1-Kể tên và nêu dấu hiệu nhận biết:-Thành phần tình thái-Thành phần cảm thán-Thành phần gọi - đáp-Thành phần phụ chú

360

Page 361: Giao an ngu van 9  ca nam day du

Bùi Thanh Gòn- GV trường THCS Tân Vịnh- Lộc Hà- Hà Tĩnh

?H/S đọc BT2 trang 145

?Chỉ rõ các thành phần biệt lập trong phần a b c d e?

?Tác dụng của nó ntn?

?Thế nào là câu đơn?H/s đọc BT+2 trang 146,147.

?H/s đọc Bt1 phần a b c d e trang 146

?Tìm CN, VN trong các câu?? H/S đọc BT2 phần a b c trang 147? Xác định câu đặc biệt?

? Khái niệm về câu ghép??H/s đọc BT1 mục II trang 147

? Tìm câu ghép??HS đọc BT2, chỉ rõ các kiểu q/h về nghĩa giữa các vế trong những câu ghép

G/V: Hướng dẫn HS làm BT4 trang 149

?Học sinh đọc BT1(trang 149)?Tìm câu rút gọn??Rút gọn ntn??H/s đọc BT2 tìm bộ phận của câu đứng trước được tách ra??Tác dụng ntn??H/s đọc BT3-G/V: hướng dẫn HS cách biến đổi.

Dấu hiệu nhận biết: chúng không trực tiếp tham gia vào sự việc nói trong câu?2-Tìm thành phần biệt lập:a)Có lẽ: Tình tháib)Ngẫm ra: Tình tháic)Dừa xiêm thấp lè tè quả tròn...dừa nếp....dừa lá đỏ.....(Thành phần phụ chú)d)Bẩm: gọi - đápCó khi: Tình tháie)Ơi: Gọi - đáp.D-Các kiểu câu1-Câu đơn-Khái niệm?-Tìm CN, VN trong các câu đơn?-Xác định câu đặc biệt:a)Có tiếng nói léo xéo ở gian trên tiếng mụ chủ.b)Một anh thanh niên hai mươi tuổi!c)Những ngọn đèn...thần tiên.2-Câu ghép-Khái niệm-Tìm câu ghép trong bài tập 1-Chỉ rõ quan hệ về nghĩa giữa các vế trong những câu ghép BT2a,c: qh bổ sungb,d: qh nguyên nhâne: qh mục đích-Bài tập 3a) qh tương phảnb) qh bổ sungc)qh điều kiện, giả thiết.3-Biến đổi câu:-BT1: Câu rút gọn+Quen rồi+Ngày nào ít: ba lần-BT2:a)Và làm việc có khi suốt đêmb)Thường xuyênc)Một dấu hiệu chẳng lànhTách ra như vậy để nhấn mạnh nội dung.-BT3: Biến đổiGiáo viên chú ý hướng dẫn h/s bằng

361

Page 362: Giao an ngu van 9  ca nam day du

Bùi Thanh Gòn- GV trường THCS Tân Vịnh- Lộc Hà- Hà Tĩnh

-H/s: đọc BT1, tìm các câu nghi vấn?-?H/S: Cách dùng các câu nghi vấn đó có để hỏi không?

?H/S đọc Bt2? Tìm câu cầu khiến dùng để làm gì?

(Chú ý: Mục đích của các câu cầu khiến có khác nhau)

?H/S đọc BT3-G/V hướng dẫn H/S BT3

cách đảo các thành phần và cụm từ trong câu.IV-Các kiểu câu ứng dụng với những mục đích giao tiếp khác nhau:-Bài tập1:Các câu nghi vấn:+Ba con, sao con không nhận?+Sao con biết là không phải?(Dùng để hỏi)-Bài tập 2:a)-ở nhà trông em nhé!-Đừng có đi đâu đấy.Dùng để ra lệnh.b)-Thì má cứ kêu điDùng để yêu cầuc)Vô ăn cơm!Dùng để mời.-Bài tập 3:-G/V hướng dẫn H/S làm BT3Đó là câu có hình thức là câu nghi vấn dùng để bộc lộ cảm xúc.

*Hoạt động 4: Luyện tập – củng cốY/c phần luyện tập thực hiện trong quá trình tổng kết.

-G/V: nêu yêu cầu về nhà

Đây là tiết tổng kết, hoạt động 4 xen lẫn vào quá trình tổng kết các nội dung và các bài tập đã làm trong tiết học.-Về nhà: H/S ôn tập nội dung 2 tiết tổng kết và giải quyết các bài tập đã yêu cầu.

Ngày soạn:14-4-2008Ngày giảng:

Tiết 155: Kiểm tra văn (Phần Truyện)A-Mục tiêu cần đạt:

-Kiểm tra và đánh giá kết quả học tập của H/S về các tác phẩm truyện hiện đại VN trong chương trình lớp 9-H/S được rèn luyện thêm về kĩ năng phân tích tác phẩm truyện và kĩ năng làm văn.

B-Chuẩn bị:-G/V: Bài soạn, yêu cầu của việc kiểm tra-H/S: Ôn tập về truyện hiện đại VN chuẩn bị giấy kiểm tra.C-Tiến trình bài dạy:

*Hoạt động 1: Khởi động.1-Tổ chức:2-Kiểm tra:

362

Page 363: Giao an ngu van 9  ca nam day du

Bùi Thanh Gòn- GV trường THCS Tân Vịnh- Lộc Hà- Hà Tĩnh

3-Bài mới: Giới thiệu bài:*Hoạt động 2:

-G/V: Cho học sinh chép đề vào giấy kiểm tra.

-Yêu cầu đối với học sinh: Về cách trình bày, về thái độ, ý thức làm bài.

I-Câu hỏi:A.Phần trắc nghiệmChon phương án đúng.+Câu 1:Trong các truyện sau truyện nào có nhân vật kể chuyện ở ngôi thứ nhất -Làng -Lặng lẽ Sa Pa -Chiếc lược ngà -Bến quê -Những ngôi sao xa xôi +Câu 2: Dòng nào sau đây nêu đúng về tác giả và thời điểm sáng tác của truyện ngắn Bến quê A:Tô Hoài sau 1975 B:Nguyễn Khải 1954-1975 C:Nguyễn Minh Châu: K/c chống Mỹ D:Nguyễn Minh Châu: Sau 1975 +Câu 3: Nhân vật Nhĩ trong Truyện Bến Quê cảm nhận điều gì về Liên, người vợ của anh? A: Tần tảo chịu đựng hy sinh B: Thông Minh C: Giản dị , đảm đang D: Cả A, B, C+Câu 4: Đặc điểm nổi bật nhất về nghệ thuật của truyện ngắn: “Bến quê” A: Xây dựng tình huống truyện độc đáo B: Miêu tả tâm trạng nhân vật C: Người kể chuyện D: Sáng tạo những hình ảnh giàu nghĩa biểu tượng +Câu 5: Trong truyện ngắn: “Những ngôi sao xa xôi” viết về mấy nhân vật nữ:

363

Page 364: Giao an ngu van 9  ca nam day du

Bùi Thanh Gòn- GV trường THCS Tân Vịnh- Lộc Hà- Hà Tĩnh

A: 2 C: 4 B: 3 D: 5B.Phần tự luận:+Câu 1: Phân tích cảm xúcvà suy nghĩ của nhân vật Nhĩ trong phần trích học của truyện “Bến quê” Qua đó Nguyễn Minh Châu muốn gửi gắm triết lí gì về cuộc đời con người?+Câu 2: Cảm nghĩ của em về hình ảnh thế hệ trẻ trong thời kháng chiến chống Mỹ qua các nhân vật nữ thanh niên “Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê.II-Đáp án:A.Phần trắc nghiệm: -Câu 1: Chiếc lược ngà Những ngôi sao xa xôi -Câu 2: D -Câu 3: A -Câu 4: D -Câu 5: BB-Phần tự luận-Câu 1: Yêu cầu học sinh phân tích được cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật Nhĩ. +Với thiên nhiên, cảnh vật của quê hương, đặc biệt là hình ảnh của bãi bồi bên kia sông rất đỗi bình dị mà Nhĩ yêu tha thiết, khao khát. +Với người vợ giàu hy sinh, tần tảo với những người xung quanh mà Nhĩ thấm thía. +Cảm xúc của Nhĩ giống như một niềm mê say pha lẫn với nỗi ân hận đau đớn.Những cảm xúc, suy nghĩ có ý nghĩa khái quát, biểu trưng gửi gắm triết lý sâu sa về cuộc đời con người. Hãy biết quý yêu những vẻ đẹp bình dị, gần gũi, thân thuộc trong cuộc đời thứuc tỉnh về những giá trị của những vẻ đẹp ấy.-Câu 2:Cảm nghĩ: Hình ảnh thế hệ trẻ trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ là sự cống hiến hết mình dũng cảm, anh hùng.Trong những cuộc thử lửa đầy cam go

364

Page 365: Giao an ngu van 9  ca nam day du

Bùi Thanh Gòn- GV trường THCS Tân Vịnh- Lộc Hà- Hà Tĩnh

tâm hồn của họ vẫn hồn nhiên, trong sáng, lạc quan giàu mơ mộng...

*Hoạt động 3. Luyện tập-Thu bài-Nhận xét giờ làm bài

*Hoạt động 4. Củng cố – dặn dò

-Về nhà: Viết bài về truyện hiện đại Việt Nam các câu hỏi 3,4 trong phần kiểm tra về truyện.

Tuần 32Ngày giảng:15-4-2008Ngày giảng:

Tiết 156: Con chó bấc(Trích Tiếng gọi nơi hoang dã)

Giắc Lân - ĐơnA-Mục tiêu cần đạt: Giúp HS:-Hiểu được Lân - đơn đã có những nhận xét tinh tế kết hợp với trí

tưởng tượng tuyệt vời khi viết về con chó trong đoạn trích.-Rèn kỳ năng phân tích văn học nước ngoài.-Bồi dưỡng lòng thương yêu loài vậtB-Chuẩn bị:-G/V: Bài soạn.Tác giả Giắc Lân - đơn với tư tưởng tiến bộ, tư tưởng nhân văn trong

sáng tác Hình ảnh nhà văn-Học sinh: Soạn bài theo yêu cầuC-Tiến trình bài dạy:

*Hoạt động 1. Khởi động.1-Tổ chức:2-Kiểm tra: -Nội dung ôn tập về truyện

(Củng cố kiến thức đã kiểm tra 1 tiết ở tiết 155)3-Bài mới: Giới thiệu bài:

Ơ lớp 8 đã biết tác giả O – Hen – Ri với truyện ngắn “Chiếc lá cuối cùng” – một nhà văn Mĩ, bài này cũng là một nhà văn Mĩ với tư tưởng nhân văn đậm nét trong sáng tác với tiểu thuyết “Tiếng gọi nơi hoang dã”*Hoạt động 2. Đọc-hiểu văn bản

I-Tiếp xúc văn bản1-Đọc, kể-Chú ý thể hiện rõ tình cảm của nhà văn đối với con chó Bấc

365

Page 366: Giao an ngu van 9  ca nam day du

Bùi Thanh Gòn- GV trường THCS Tân Vịnh- Lộc Hà- Hà Tĩnh

?H/S đọc đoạn 1 của phần trích??TG muốn giới thiệu điều gì??Nhận xét về lời văn của tác giả:

(Sự cảm nhận của con chó Bấc như thế nào?)

?H/S đọc tiếp đoạn 2.

?Nhận xét về cách kể chuyện của tác giả?(Làm rõ sự việc + biểu cảm)(Trí tưởng tượng trong sự cảm nhận của Bấc)

?Câu văn nào có tính biểu cảm cao từ lời nói của Thoóc – tơn giành cho chó Bấc thế nào?

-Kể lại đoạn trích học, chú ý đoạn 3 về độ dài của đoạn2-Tìm hiểu chú thích-Chú thích-Chú thích 1,4,5,7,83-Bố cục: 3 đoạn-Đ1: Đoạn đầu của phần trích; giới thiệu về Giôn Thoóc – Tơn-Đ 2: ứng với đoạn 2 của phần trích tình cảm của Thoóc –Tơn đối với Bấc -Đ3:Còn lại: Tình cảm của Bấc đối với chủ.II-Phân tích văn bản:1.Tình cảm của Thoóc-Tơn đối với con cho Bấc.-Tình yêu thương, một tình yêu thương thực sự và nồng nàn lần đầu tiên phát sinh ra bên trong nó.-...Lúc ở nhà thẩm phán Mi – Lơ-..Phải đến Giôn Thoóc – Tơn mới khởi dậy lên được.Câu văn giàu cảm xúc, thể hiện tình cảm thiết tha, gần gũi của Thoóc – tơn giành cho con chó Bấc sự cảm nhận của Bấc rất đặc biệt-Anh là một ông chủ lý tưởng-Anh chăm sóc chó của mình như thể chúng là con cái cảu anh vậy.-Bấc không gì sung sướng bằng cái ôm ghì mạnh mẽ ấy...tưởng chừng như quả tim mình nhảy tung ra khỏi cơ thể vì quá ngây ngấtKể sự việc chi tiết và biểu cảm;sự tưởng tượng tuyệt vưòi trong cách cảm nhận của BấcThoóc – tơn là người yêu thương yêu quý loài vật, coi chó Bấc là con anh, là bạn anh.-“Trời đất! Đằng ấy hầu như biết nói đấy!”Câu văn giàu biểu cảm sự xúc động của Thoóc – tơn giành tình yêu quý cho con chó Bấccách viết rất sinh động.Chỉ riêng Thoóc – tơn có lòng nhân từ với con chó Bấc.

366

Page 367: Giao an ngu van 9  ca nam day du

Bùi Thanh Gòn- GV trường THCS Tân Vịnh- Lộc Hà- Hà Tĩnh

?H/S đọc đoạn 2?Những nhận xét của TG về các con chó trong đó có con Bấc?

Cách quan sát và miêu tả của TG ntn?

Nhà văn miêu tả về Bấc thực sự có tâm hồn qua những câu văn nào?

?Em đã biết thơ ngụ ngôn của La phông Ten sáng tạo nhiều về nhân hoákhi viết về các loài vật?Cách miêu tả này của nhà văn có gì khác (Nhà văn đã miêu tả trong trí tưởng tượng tuyệt vời, trong tình yêu thương và sự gắn bó với loài vật...)?Bấc hiện lên ntn??Tình cảm, thái độ của TG?

2-Tình cảm của con chó Bấc với Thoóc-tơn-Bấc có tài biểu lộ tình thương...-Nó sung sướng đến cuồng lên...Khác với cô ả Xơ - kit,...khác với Nick. Cách quan sát kĩ, miêu tả sinh động thể hiện tình yêu thương loài vật *Miêu tả Bấc thực sự có tâm hồn-Nó thường nằm phục dưới chân Thoóc – tơn-Mắt háo hức tỉnh táo-Tình cảm của Bấc ngời sáng lên qua đôi mắt.-Nó sợ Thoóc – Tơn lại biến khỏi cuộc đời nó-Ngay cả ban đêm trong giấc mơ nó cũng bị nỗi lo sợ này ám ảnh .Cách miêu tả sinh động của một thế giới tâm hồn của Bấc được hiện lên bằng trí tưởng tượng tuyệt vời của nhà văn Bấc yêu quý Thoóc-tơn rất đặc biệt đó cũng là tình yêucủa TG giành cho Bấc.

*Hoạt động 3. Tổng kết – ghi nhớ?Nội dung phần ghi nhớ trang 145? -Đọc, ghi nhớ phần ghi nhớ SGK trang

145*Hoạt động 4. Củng cố – dặn dò

*G/v nêu yêu cầu luyện tập?(3 yêu cầu)

*G/v nêu yêu cầu về nhà (4 yêu cầu)

-Luyện tập+Tóm tắt đoạn trích+Phân tích mục 1,2 của bài+ý nghĩa nhân văn của tác phẩm-Hướng dẫn về nhà :+Học bài theo yêu cầu bài học, luyện tập+Nghệ thuật đặc sắc trong viết truyện của tác giả+Tư tưởng của tác phẩm+Ôn tập tổng kết văn học nước ngoài

Ngày soạn:16-4-2008Ngày giảng:

Tiết 157: kiểm tra tiếng việtA-Mục tiêu cần đạt:

-Kiểm tra được những kiến thức đã ôn tập ở tiết Tiếng Việt, đã học ở kỳ II

367

Page 368: Giao an ngu van 9  ca nam day du

Bùi Thanh Gòn- GV trường THCS Tân Vịnh- Lộc Hà- Hà Tĩnh

-Có kĩ năng sử dụng các đơn vị ngôn ngữ đã học và ôn tập phần tiếng Việt ở kỳ II.

B-Chuẩn bị:-G/V: Bài soạn, yêu cầu kiểm tra-H/S: Ôn tập để kiểm tra - Giấy kiểm traC-Tiến trình bài dạy:

*Hoạt động 1. Khởi động.1-Tổ chức:2-Kiểm tra: -Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh cho tiết kiểm tra3-Bài mới: Giới thiệu bài:*Hoạt động 2.

G/V: Đọc cho học sinh chép câu hỏi hoặc phát các câu hỏi đã có sẵn?

G/V: yêu cầu về ý thức, thái độ làm bài?

I-Câu hỏi1-Tìm khởi ngữ trong câu sau và viết lại thành câu không có khởi ngữ-Còn mắt tôi thì các anh lái xe bảo:“Cô có cái nhìn sao mà xa xăm”(Lê Minh Khuê - Những ngôi sao xa xôi)2-Nêu rõ sự liên kết về nội dung, về hình thức giữa các câu trong một đoạn văn cũng như liên kết giữa các đoạn trong một văn bản.3-Chỉ ra phép lặp từ ngữ và phép thế để liên kết câu trong đoạn văn trích sau đây:-“Hoạ sĩ nào cũng đến Sa Pa! ở đây tha hồ vẽ. Tôi đi đường này ba mươi hai năm.Trước cách mạng tháng tám, tôi chở lên chở về mãi nhiều hoạ sĩ như bác hoạ sĩ Tô Ngọc Vân này, hoạ sĩ Hoàng Kiệt này..” (Nguyễn Thành Long; Lặng lẽ Sa Pa)4-Viết một đoạn văn ngắn giới thiệu truyện ngắn Bến quê của Nguyễn Minh Châu có dùng khởi ngữ và dùng câu chứa thành phần tình tháiII)Đáp án:+Câu 1: -Khởi ngữ là “Mắt tôi”-Viết lại thành câu không có khởi ngữ: “Nhìn mắt tôi các anh lái xe bảo....”+Câu 2: Nêu rõ sự liên kết về nội dung và hình thức trong bài 21 đã học+Câu 3:

368

Page 369: Giao an ngu van 9  ca nam day du

Bùi Thanh Gòn- GV trường THCS Tân Vịnh- Lộc Hà- Hà Tĩnh

-Phép lặp từ ngữ: Hoạ sĩ – hoạ sĩ-Phép thế: Sa Pa – ở đây+Câu 4:-Viết một đoạn văn ngắn, giới thiệu truyện ngắn Bến quê của Nguyễn Minh Châu có dùng khởi ngữ và dùng câu chứa thành phần tình thái. Nội dung giới thiệu vẻ đẹp về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm Bến quê.

*Hoạt động 3: Luyện tập*Hoạt động 4: Củng cố – dặn dò

-Thu bài-Nhận xét giờ làm bài*Về nhà:Học sinh ôn lại các bài: Ôn tập tiếng Việt lớp 9; Tổng kết ngữ pháp theo nội dung đã ôn tập trong SGK.

Ngày soạn:17-4-2008Ngày giảng:

Tiết 158: luyện tập viết hợp đồngA-Mục tiêu cần đạt:

-H/S được ôn lại lý thuyết về đặc điểm và cách viết hợp đồng. -Viết được một bản hợp đồng thông dụng, đơn giản và phù hợp với mọi lứa tuổi. -Có thái độ cẩn trọng khi soạn thảo hợp đồng và ý thức tuân thủ hợp đồng

B-Chuẩn bị:-G/V: Bài soạn.Một bản hợp đồng được viết đúng quy định với nội dung đơn giản, quen thuộc.-H/S: Học bài lí thuyết về viét hợp đồng.C-Tiến trình bài dạy:

*Hoạt động 1. Khởi động.1-Tổ chức:2-Kiểm tra:

-Hợp đồng là loại văn bản như thế nào:-Viết một bản hợp đòng gồm những mục nào? yêu cầu về lời văn?

369

Page 370: Giao an ngu van 9  ca nam day du

Bùi Thanh Gòn- GV trường THCS Tân Vịnh- Lộc Hà- Hà Tĩnh

-BT2 trang 139-G/V: Kiểm tra các nội dung quan trọng ở tiết lý thuyết?

3-Bài mới: Giới thiệu bài:-Sự cần thiết phải viết được một bản hợp đồng trong cuộc sống.-Những bản hợp đồng đơn giản và quen thuộc cần biết đó là những

yêu cầu cần luyện ở tiết học.-G/V: Giới thiệu sự cần thiết phải viết thành thạo một bản hợp đồng

trong cuộc sống.*Hoạt động 2.

? Mục đích, tác dụng của hợp đồng?

?Văn bản nào có tính pháp lí?*G/v: Cho học sinh quan sát làm quen với 1 bản hợp đồng.

?Nhưũng mục cần có của một bản hợp đồng? Phần nội dung chính được trình bày ntn?

?Những yêu cầu về hành văn, số liện cảu hợp đồng?

?H/S đọc BT1??Chọn cách diễn đạt nào? tại sao?

?Chú ý những gì khi lập một bản hợp đồng ở BT3?

?Chú ý gì về lời văn?

VD: Những bản hợp đồng nào cần thiết phục vụ cho gia đình em?

I-Ôn tập lý thuyết:1-Mục đích và tác dụng của hợp đồng.2-Trong các loại văn bản sau đây, văn bản nào có tính pháp lý-Tường trình-Biên bản-Báo cáo-Hợp đồng x3-Những mục cần có của một bản hợp đồng:?Phần nội dung chính được trình bày dưới hình thức nào?4-Những yêu cầu về hành văn số liệu của hợp đồng:-Chặt chẽ, chính xác, đơn nghĩaII-Luyện tập:1-Chọn cách diễn đạt nào trong 2 cách sau? Tại saoa,Cách 1b, c, d: Cách 22-Lập hợp đồng cho thuê xe đạp:Chú ý cách bố trí sắp xếp các nội dung theo đúng thể thức của một bản hợp đồng.3-Luyện tập tự viét những bản hợp đồng đơn giản và quen thuộc:-Hợp đồng thuê lao động để mở rộng sản xuất -Hợp đồng sử dụng điện , sử dụng nước sạch.

*Hoạt động 4: Củng cố – dặn dò *Phần củng cố:G/V: nêu 4 yêu cầu (Chú ý kiểm tra phần thực hành)

*Về nhà: Luyện viết những bản

-Sự cần thiết của viết hợp đồng trong cuộc sống xã hội?-Các nội dung, trình tự cảu một bản hợp đồng-Lời văn và những số liệu trong bản hợp

370

Page 371: Giao an ngu van 9  ca nam day du

Bùi Thanh Gòn- GV trường THCS Tân Vịnh- Lộc Hà- Hà Tĩnh

hợp đồng cần thiết. đồng.-Kiểm tra: Phần bài tập luyện viết.*Về nhà: Luyện tập viết những bản hợp đồng đơn giản và gần gũi, quen thuộc.

Ngày soạn:19-4-2008Ngày giảng:

Tiết 159: tổng kết văn học nước ngoài (Tiết 1)A-Mục tiêu cần đạt:

-H/S tổng kết, ôn tập một số kiến thức cơ bản về những văn bản văn học nước ngoài đã học trong bốn năm ở cấp THCS. -Hệ thống hoá những kiến thức cơ bản về VHNN đã học. -Bồi dưỡng lòng yêu quý văn học.

B-Chuẩn bị:-G/V: Bài soạn, các ngữ liệu cần thiết để minh hoạ cho các tác phẩm,

các tác giả, đèn chiếuMột bản hợp đồng được viết đúng quy định với nội dung đơn giản, quen thuộc.-H/S: Đọc lại các VB VHNN đã học ở lớp 6,7,8,9.C-Tiến trình bài dạy:

*Hoạt động 1. Khởi động.1-Tổ chức:2-Kiểm tra:

-Nghệ thuật đặc sắc và giá trị tư tưởng của đoạn trích Con Cho Bấc?-Kể tên các VB VHNT em đã được học ở lớp 6,7,8,9.-G/V kiểm tra:+Chuẩn bị bài cũ+Chuẩn bị cho bài mới

3-Bài mới: Giới thiệu bài:-Sự cần thiết phải hệ thống những kiến thức về VHNN đã học ở cấp

THCS đó là yêu cầu của tiết học.*Hoạt động 2.

?Kể tên các VB VHNN đã học từ lớp 6 đến lớp 9 (19 văn bản)? (Dựa vào SGK đã nêu?)?Các tác giả? ở những nước nào? sáng tác vào thế kỉ nào??Thể loại bao gồm?*G/V kẻ mẫu bảng thống kê*H/S: Trả lời miệng, điền vào bảng

1-Các văn bản VH nước ngoài đã học từ lớp 6 đến lớp 9:-Tổng số 19 văn bản: kể tên tác phẩm, tác giả-Bao gồm nhiều thể loại thơ, kịch, bút kí, truyện ngắn, tiểu thuyết nghị luận XH, nghị luận văn chương.-Là những tác phẩm văn học tiêu biểu

371

Page 372: Giao an ngu van 9  ca nam day du

Bùi Thanh Gòn- GV trường THCS Tân Vịnh- Lộc Hà- Hà Tĩnh

ghi trong vở. của nhiều nước trên thể giới. Lập bảng thống kê, các nội dung trên theo mẫu:

SttTên tác phẩm(đoạn

trích)Tác giả Nước

Thời điểm sáng tác

Thể loại

1

...

...

...

19

?Sắp xếp các TP đã học từ lớp 6 đến lớp 9?(Đèn chiếu các tác phẩm đã sắp xếp từ lớp 6 đến lớp 9)? Các tác phẩm VHNN đó giúp em hiểu được những gì??Bồi dưỡng cho em những tình cảm gì?+Tình yêu cuộc sống, con người+Yêu cái đẹp, diều thiện.+Có thái độ sống ntn?

?Những nhân vật nào cho em yêu quý, ấn tượng sâu sắc?? Tình cảm, cảm xúc của tác gải được thể hiện trong mỗi TP’ ntn? Ví dụ cụ thể...??Nội dung ghi nhớ của mỗi tác phẩm là gì?

-Ghi tên tác phẩm vào bảng theo trật tự đã học từ lớp 6lớp 9.-Thời điểm sáng tác: Ghi thế kỉ sáng tác.2-Những giá trị về nội dung và nghệ thuật cuả các tác phẩm VHNN đã học:a)Về giá trị nội dung:-Nội dung bao trùm: Giúp ta hiểu được sắc thái phong tục tập quán của nhiều dân tộc trên thế giới, đề cập nhiều vấn đề xã hội, nhân sinh ở nhiều thời đại khác nhau.-Bồi dưỡng cho ta những tình cám đẹp:Tình yêu cuộc sống, con người, yêu điều thiện ghét cái ác. Có thái độ sống đẹp...-Nội dung ghi nhớ của từng bài:*Ví dụ: Buổi học cuối cùng (Đô Đê)Lòng Yêu Nước (Ê Ren bua)Cô Bé Bán Diêm (An - Đéc – Xen)Đánh nhau với cối xay gió (Xéc – Van – Tét)Xa ngắn thác núi Lư (Lý Bạch)Bài ca nhà tranh bị gió thu phá (Đỗ Phủ)Hai Cây phong (Ai – ma – Tốp)Cố Hương (Lỗ Tấn)

*Hoạt động 3: Luyện tập

Xen lẫn việc trình bày yêu cầu trong bài tổng kết

372

Page 373: Giao an ngu van 9  ca nam day du

Bùi Thanh Gòn- GV trường THCS Tân Vịnh- Lộc Hà- Hà Tĩnh

*Hoạt động 4: củng cố – dặn dò

*G/V: Nêu yêu cầu phần củng cố (3 yêu cầu)+Chú ý: Về TG, về giá trị nội dung của TP’+Bồi dưỡng tình cảm gì?

*G/V: Nêu yêu cầu về nhà(3 yêu cầu)Chú ý đọc và tìm hiểu lại các tác phẩm.

-Củng cố các nội dung đã ôn ở tiết 1-Chú ý: Về những đóng góp lớn lao của các tác giả trong sáng tác Về những giá trị nội dung của từng tác phẩm-Bồi dưỡng cho em tình cảm gì?*Về nhà:-Học bài theo yêu cầu ở tiết 1-Đọc, tìm hiểu các TP VHNN đã thống kê.-Tìm hiểu giá trị nghệ thuật, những sáng tạo nghệ thuật độc đáo của mỗi tác giả trong mỗi tác phẩm VHNN.

Ngày soạn:21-4-2008Ngày giảng:

Tiết 160: tổng kết văn học nước ngoài (Tiết 2)A-Mục tiêu cần đạt:-H/S tổng kết, ôn tập một số kiến thức cơ bản về những văn bản văn

học nước ngoài đã học trong bốn năm ở cấp THCS.

-Hệ thống hoá những kiến thức cơ bản về VHNN đã học. -Bồi dưỡng lòng yêu quý văn học.

B-Chuẩn bị:-G/V: Bài soạn, các ngữ liệu cần thiết để minh hoạ cho các tác phẩm,

các tác giả, đèn chiếu-H/S: Đọc lại các VHNN đã học ở lớp 6,7,8,9.C-Tiến trình bài dạy:

*Hoạt động 1. Khởi động.1-Tổ chức:2-Kiểm tra:

-Các Tác phẩm VHNN đã được học ở lớp 6,7,8,9.-Giá trị nội dung của các tác phẩm VH nước ngoài đã học.

3-Bài mới: Giới thiệu bài:Các tác phẩm VH nước ngoài đã học đã thể hiện rõ sự phong phú về

thể loại và phong cách sáng tác độc đáo cảu các tác giả. Tổng kết yêu cầu đó ở tiết 2.*Hoạt động 2. Bài mới

?Các tác phẩm VH nước ngoài đã học được viết dưới những thể loại

b)Thể loại*Thơ đường:Với các tác giả: Hạ Chi Trương, Lí Bạch,

373

Page 374: Giao an ngu van 9  ca nam day du

Bùi Thanh Gòn- GV trường THCS Tân Vịnh- Lộc Hà- Hà Tĩnh

nào?

?Những giá trị nghệ thuật đặ sắc của mỗi tác phẩm?Ví dụ:Thơ đường?Hài Kịch?Bút kí chính luận?Phương thức tự sự?

?Phong cách sáng tác của tác giả có những nét độc đáo như thế nào? qua các tác phẩm??Nêu ví dụ cụ thể?Ví dụ: O – Hen – Ri?Lỗ Tấn?Ai – Ma – Tốp?Mô - Li – E?Mô - Pa – Xăng?Giắc – Lân - Đơn??Những ấn tượng sâu sắc của em khi học các tác phẩm VH nước ngoài?

?Nhân vật: Xi – Mông; Blăng – Sốt, Phi – Líp trong đoạn trích học có diễn biến tâm trạng ntn??ý nghĩa nhân văn của tác phẩm?

?Những tác phẩm nào: Tác giả nào em yêu thích?

?Vì sao? em yêu thích?

Đỗ Phủ.*Thơ văn xuôi: Ta – Go.*Bút kí Chính luận: Ê - Ren – Bua*Hài Kịch: Mô - Li – E.*Phương thức tự sự mang đậm chát trữ tình: Ai – Ma – Tốp; Đô - Đê, Go – Rơ - Ki, Lỗ Tấn....*Các kiểu văn nghị luận: Ru – Xô ;Ten;Ê - Ren – Bua.c-Phong cách sáng tác:-Các tác phẩm VH nước ngoài đều mang đậm tính nhân văn và thể hiện rõ phong cách sáng tác của tác giả.-Các ví dụ điển hình:+O – Hen – Ri qua truyện ngắn “Chiếc lá cuối cùng”. Với nghệ thuật hai lần đảo ngược tình huống đã đem lại những bất ngờ và bộc lộ rõ tính cách của nhân vật.+Lỗ Tấn qua truyện ngắn Cố Hương những dòng tự sự mang đậm cảm xúc trữ tình, những dòng hồi tưởng của nhân vật tôi trong tác phẩm là phong cách sáng tác độc đáo của tác giả.+Mô - li – e qua đoạn trích “Ông Giuốc đanh mặc lễ phục” là cây đại thụ của hài kịch thế giới; Qua cách thể hiện ngôn ngữ nhân vật đặc sắc đã tạo nên một bộ mặt thật của giới tư sản.+Mô - Pa – Xăng qua đoạn trích học “Bố của Xi Mông”. Với nghệ thuật miêu tả diễn biến tâm trạng rất tinh tế đặc sắc của các nhân vật đã tạo nên sức hấp dẫn của truyện.3-Những tác phẩm nào? tác giả nào em yêu thích? Vì sao?-Hướng tới sự yêu thích bởi những giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật của tác phẩm.-Hướng tới sự yêu thích bởi cuộc đời và những thành công của các tác giả trong sáng tác.

*Hoạt động 4: Luyện tập – Củng cố*G/V: Nêu yêu cầu luyện tập(3Yêu cầu)

-Luyện tập: Các nội dung đã tổng kết ở tiết 1, tiết 2.

374

Page 375: Giao an ngu van 9  ca nam day du

Bùi Thanh Gòn- GV trường THCS Tân Vịnh- Lộc Hà- Hà Tĩnh

+Chú ý nêu được những giá trị cụ thể ở mỗi tác phẩm?(Đèn chiếu mục ghi nhớ)+Phong cách sáng tác của các tác giả?

*G/V nêu yêu cầu về nhàChú ý đọc thêm các tác phẩm khác ngoài chương trình của các tác giả trong phần VH nước ngoài đã học.

+Kể tên các Tp’ VH nước ngoài đã học, các tác giả.+Những giá trị nghệ thuật, giá trị nội dung của các tác phẩm đã học+Phong cách sáng tác của các tác giả? Sự đóng góp lớn lao của tác giả với nền văn học của nước đó và của thế giới.-Về nhà:+Học bài theo yêu cầu đã học đã luyện tập.+Đọc thuộc các tác phẩm thơ đã học phần VH nước ngoài.+Đọc thêm các tác phẩm ?của các tác giả VH nước ngoài.

Tuần 33Ngày soạn:22-4Ngày giảng:

Tiết 161: bắc sơn (Trích hồi bốn) - Nguyễn Huy Tưởng. -

A)Mục tiêu cần đạt:

-Học sinh nắm được nội dung và ý nghĩa của đoạn trích hồi bốn vở kịch Bắc Sơn xung đột cơ bản của vở kịch được bộc lộ gay gắt và tác động đến tâm lí của nhân vật Thơm khiến cô đứng hẳn về phía Cách Mạng.

-Học sinh thấy rõ nghệ thuật viết kịch của TG: Tạo dựng tình huống, đối thoại, hành động thể hiện tính cách nhân vật.

-Có kỹ năng phân tích thể loại kịch.

B)Chuẩn bị:

-G/V: Bài soạn; Đèn chiếu ngữ liệu các tác phẩm khác của Nguyễn Huy Tưởng; chân dung TG

-H/S: Đọc trước tác phẩm.

C) Tiến trình bài dạy:

*Hoạt động 1. Khởi động.

375

Page 376: Giao an ngu van 9  ca nam day du

Bùi Thanh Gòn- GV trường THCS Tân Vịnh- Lộc Hà- Hà Tĩnh

1)Tổ chức:

2)Kiểm tra:

-Những yêu cầu của tiết tổng kết Văn Học nước ngoài.-Các vở kịch đã được học ở lớp 7,8?

3)Giới thiệu bài:

-Kịch là một loại hình VH đồng thời thuộc loại hình nghệ thuật sân khấu.

-Các thể loại trong kịch: Ca kịch, kịch nói, hài kịch, bi kịch, chính kịch...Vở kịch Bắc Sơn và tác giả phần chú thích (Trang 164).*Giới thiệu: Kịch là một loại hình VH là một loại hình NT sân kháu...+Giới thiệu: Giá trị của vở kịch Bắc Sơn; vị trí của đoạn trích.

*Hoạt động 2. Đọc – Hiểu văn bản

*G/V: Giới thiệu vị trí của những lớp kịch được trích học:?H/S tóm tắt ND của đoạn trích học?(Đèn chiếu nội dung này)

?Có mấy lớp kịch trong hồi 4?

*Đây là loại hình VH học sinh được học ít trong chương trình. G/V cần nói rõ : Phương thức thể hiện của kịch là bằng ngôn nhữ trực tiếp và hành động của nhân vật.Kịch phản ánh đời sống qua những mâu thuẫn, xung đột thể hiện ra thành hành động kịch.?Qua việc đọc và tóm tắt các lớp kịch trong đoạn trích, xung đột cơ bản trong vở kịch là xung đột gì?

?Xung đột đó được bộc lộ cụ thể giữa nhân vật nào với nhân vật

I)Tiếp xúc văn bản:1)Đọc:-Đọc phần chữ nhỏ trang 165 SGK-Đọc đoạn trích (Hồi bốn).-Tóm tắt nội dung của phần trích học.2)Tìm hiểu chú thích-Chú thích 1,2,3,4,6,8,93)Bố cục:-Tóm tắt lớp I-Phần trích học lớp II và lớp III.II)Phân tích văn bản:1)Xung đột và hành động kịch trong đoạn trích.-Xung đột cơ bản trong vở kịch Bắc Sơn là xung đột giữa lực lượng cách mạng và kẻ thù.Được thể hiện thành những xung đột cụ thể giữa các nhân vật và trong nội tâm của một số nhân vật (Ví dụ THơm, bà cụ Phương). Được thể hiện trong sự đối đầu giữa Ngọc cùng đồng bọn với Thái, Cửu.Xung đột kịch trong hồi bốn còn

376

Page 377: Giao an ngu van 9  ca nam day du

Bùi Thanh Gòn- GV trường THCS Tân Vịnh- Lộc Hà- Hà Tĩnh

nào? trong đoạn trích?

?Trong hồi bốn có một tình huống nào em thẩy căng thẳng bất ngờ? có bộc lộ rõ xung đột kịch không??Hành động kịch được bộc lộ qua những nhân vật nào?

?Được bộc lộ ntn??Nhân vật nào bộc lộ rõ nhất diễn biến nội tâm?

được bộc lộ qua một tình huống căng thẳng bất ngờ: Thái, Cửu trong lúc chạy trốn sự truy lùng của Cửu, Ngọc, lúc đó chỉ có Thơm ở nhà. Tình huống đó buộc Thơm phải có sự lựa chọn đứng hẳn về phía CM.-Hành động kịch: Xung đột kịch diễn ra trong chuỗi các hành động kịch có quan hệ gắn kết với nhau.Cụ thể: Hành dộng kịch qua những lời đối thoại của Thơm với Thái, Cửu, của Thơm với Ngọc; Qua diễn biến nội tâm của nhân vật Thơm

*Hoạt động 3: Tổng kết – ghi nhớ (ở tiết 2)

*Hoạt động 4: củng cố – dặn dò

*Luyện tập ở tiết 1:-Giới thiệu về TG; giá trị của vở kịch Bắc Sơn.-Tóm tắt đoạn trích? vị trí của đoạn trích trong vở kịch.-Trình bày xung đột kịch, hành động kịch trong đoạn trích học.-Vở kịch em đã học ở lớp 8 qua đoạn trích “Ông Giuốc Đanh Mặc Lễ Phục” (Mô - li – e) em thấy rõ xung dột kịch trong vở kịch là gì?*G/V nêu yêu cầu luyện tập ở tiết 1 (4 yêu cầu)+Chú ý:

-Giá trị của vở kịch?-Tóm tắt đoạn trích học?-Xung đột kịch?-Hành động kịch?

*G/V nêu yêu cầu về nhà (3 yêu cầu)*Về nhà:-Đọc lại đoạn trích học.-Phân tích việc xây dựng nhân vật: Xây dựng tình huống, tổ chức đối thoại; tâm lí, tính cánh nhân vật.-Học bài theo yêu cầu ở tiết 1.+Chú ý: Việc xây dựng nhân vật qua các lớp kich trong đoạn trích của TG.

377

Page 378: Giao an ngu van 9  ca nam day du

Bùi Thanh Gòn- GV trường THCS Tân Vịnh- Lộc Hà- Hà Tĩnh

Ngày soạn:26-4-2008 Tiết 162: BẮC SƠN (Tiếp theo) Ngày giảng: (Trích hồi bốn)

Nguyễn Huy Tưởng.

A)Mục tiêu cần đạt:

-Tiếp tục phân tích ở tiết 2 để học sinh hiểu được nội dung và ý nghĩa của đoạn trích. Hiểu rõ được tính cách của N/V trong hồi kịch.

-H/S thấy rõ nghệ thuật viết kịch của Nguyễn Huy Tưởng.-Rèn kĩ năng phân tích kịch.

B)Chuẩn bị:

-G/V: Bài soạn; Đèn chiếu ngữ liệu,chân dung TG.-H/S: Học bài ở tiết 1. Chuẩn bị cho tiết 2 như đã hướng dẫn.

C) Tiến trình bài dạy:

*Hoạt động 1. Khởi động.

1)Tổ chức:

2)Kiểm tra:

+Tóm tắt đoạn trích hồi 4 của vở kịch Bắc Sơn? Nêu vị trí của đoạn trích?+Xung đột kịch, hành động kịch được thể hiện trong đoạn trích học?

3)Giới thiệu bài:

Để hiểu rõ nghệ thuật viết kịch của TG; hiểu rõ về tính cách của nhân vật trong hồi kịch đó là yêu cầu của tiết 2.

*Hoạt động 2. Đọc – Hiểu văn bản

*Phần này G/V ghi ra giấy trong đèn chiếu cho H/S quan sát.*G/V: Nêu những nét chính về nhân vật Thơm: Thơm là vợ Ngọc một nho lại trong bộ máy cai trị của TD Pháp đã quen với cuộc sống an nhàn , được chiều chuộng cô đứng

II)Phân tích văn bản:2)Tâm trạng và hành động của nhân vật Thơm.-Thơm: Chết nỗi, hai ông bị chúng nó đuổi phải không?Tôi chết thì chết, chứ tôi không báo hai ông đâu.

378

Page 379: Giao an ngu van 9  ca nam day du

Bùi Thanh Gòn- GV trường THCS Tân Vịnh- Lộc Hà- Hà Tĩnh

ngoài phong trào khởi nghĩa của ND. Mặc dù cha và em trai là những người tích cực tham gia K/N cả khi lực lượng CM bị đàn áp, cả cha và em trai đều hi sinh, Thơm vô cùng ân hận và càng bị dày vò khi biết Ngọc làm tay sai cho địch...?Qua hai lớp kịch thể hiện rõ Thơm đối thoại với những nhân vật nào??Khi có tình huống xảy ra, tâm trạng của Thơm ntn??Cuối cùng cô đã quyết định thế nào??Thơm là con người có phẩm chất gì đáng quý??Nhận xét cách xây dựng tình huống và tổ chức đối thoại của TG?Tâm trạng và thái độ của Thơm đối với Ngọc (chồng)??Cô có sự chuyển biến như thế nào trong hai lớp kịch mà TG xây dựng?

?Thơm đã nhận ra Ngọc là người ntn??Sự quyết định của cô, em thấy ntn?

?TG muốn gửi gắm 1 điều gì qua nhân vật Thơm(trong những lúc CM bị đàn áp khốc liệt, CM vẫn không bị tiêu diệt và thức tỉnh được cả quần chúng).

?Qua việc phân tích từ 2 lớp kịch: Thơm, Thái, Cửu.Thơm, Ngọc. Em có nhận xét gì về nhân vật Ngọc, Thái, Cửu?

-Thơm (hốt hoảng chạy vào) làm thế nào, hai ông? (cuống quýt gần như khóc)-Thơm: Hai ông đừng đi đâu, hãy tạm vào đây...Đặt nhân vật vào một xung đột có tình huống, bộc lộ rõ tâm trạng và hành động của nhân vậtNổi rõ tính cách của nhân vật Thơm: Hành động dứt khoát đứng hẳn về phía CM .

*Thơm, Ngọc:-Thơm: rũ rượi, buồn bã-Thơm: Vui vẻ-Thơm (Nhìn trộm chồng, sốt ruột)Thế nào có đi không?Sự nghi ngờ Ngọc khiến cô luôn dò xét ý nghĩ và hành động của chồng để tìm hiểu sự thật.Cô nhận ra bộ mặt thật của Ngọc là bán nước hại dân, cô sốt ruột muốn bảo toàn những người CM trong ngôi nhà của mình.Nhân vật Thơm đã có sự chuyển biết trong hai lớp kịch: Từ nhận thứuc, đến hành động đứng hẳn về phía CM.3)Các nhân vật Ngọc, Thái, Cửu.*Ngọc: Thể hiện rõ bản chất việt gian bán nước. Nuôi tham vọng ngoi lên địa vị, tiền tài. Cố tình che giấu bộ mặt thật với Thơm.*Thái, Cửu: Bình tỉnh, sáng suốt, củng cố được lòng tin cho Thơm, là những người CM kiên trung.Qua nghệ thuật: Thể hiện xung đột, xây dựng tình huống, ngôn ngữ đối thoại, tổ chức các lời thoại, với những nhịp điệu, giọng điệu khác nhaubộc lộ rõ nội tâm và

379

Page 380: Giao an ngu van 9  ca nam day du

Bùi Thanh Gòn- GV trường THCS Tân Vịnh- Lộc Hà- Hà Tĩnh

?Vì sao em hiểu rõ được các nhân vật như vậy??Học sinh đưa ra VD cụ thể về:+Tình huống kịch.+Ngôn ngữ đối thoại+Bộc lộ nội tâm nhân vật.

tính cách nhân vật.

*Hoạt động 3. Tổng kết – Ghi nhớ

?Học sinh nói rõ nghệ thuật viết kịch của TG qua các lớp kịch đã học??Vẽ đẹp về tính cách của N/V Thơm??TG khẳng định rõ ý nghĩa tư tưởng của vở kịch là gì?

Trang 167 (SGK)+Nghệ thuật viết kịch của TG+Vẽ đẹp của N/V Thơm+Giá trị tư tưởng của vở kịch.

*Hoạt động 4. củng cố – dặn dò

*G/V nêu 4 yêu cầu phần luyện tập +Chú ý giá trị nghệ thuật, nội dung của các lớp kịch?

*G/V nêu yêu cầu về nhà.(3 yêu cầu)+Chú ý: Hướng dẫn yêu cầu 2 những ví dụ cụ thể.

*Luyện tập ở tiết 2:-Phân tích N/V Thơm.-Nghệ thuật viết kịch của TG?-Giá trị nội dung của đoạn trích học.-Những hiểu biêt của em về TG Nguyễn Huy Tưởng.*Về nhà:-Học bài theo yêu cầu đã luyện tạp -Đưa ra được những lời thoại giữa các N/V do nghệ thuật tổ chức đối thoại đặc sắc của TG.-Đọc: Tôi và chúng ta, chuẩn bị các câu hỏi SGK.

Ngày soạn:28-4-2008 Tiết 163: TỔNG KẾT PHẦN TẬP LÀM VĂN Ngày giảng: (Tiết 1)

A)Mục tiêu cần đạt:

380

Page 381: Giao an ngu van 9  ca nam day du

Bùi Thanh Gòn- GV trường THCS Tân Vịnh- Lộc Hà- Hà Tĩnh

-H/S ôn lại để nắm vững các kiểu văn bản đã học từ lớp 6 đến lớp 9, phân biệt và nhận biết sự kết hợp của các kiểu VB khi viết văn.

-H/S phân biệt kiểu VB và thể loại VH.-Rèn kỹ năng đọc, cảm thụ các kiểu VB.

B)Chuẩn bị:

-G/V: Bài soạn; các kiểu VB, các phương thức biểu đạt ở lớp 6; ngữ liệu minh hoạ.

-H/S: Các yêu cầu chuẩn bị cho tiết tổng kết TLV đã nêu.

C) Tiến trình bài dạy:

*Hoạt động 1. Khởi động.

1)Tổ chức:

2)Kiểm tra:

-Các kiểu VB đã học trong chương trình THCS? ứng với các phương thức biểu đạt ntn?-Nêu một số VD để minh hoạ?

3)Giới thiệu bài:

Sự cần thiết phải hiểu rõ các kiểu VB, các phương thức biểu đạt và sự kết hợp các phương thức đó trong 1 văn bản ntn? đó là những yêu cầu chính của tiết tổng kết TLV.

*G/V: Giới thiệu sự cần thiết phải hiểu rõ các kiểu VB và sự kết hợp các P/T biểu đạt.

*Hoạt động 2. Đọc – Hiểu văn bản

-H/S đọc bảng tổng kết trang 169?Sự khác nhau của các kiểu VB trên??Hãy nêu rõ phương thức biểu đạt của mỗi kiểu văn bản trên?

?Ví dụ:+Mục đích của VB TS là gì?+Mục đích của VB nghị luận là gì?+Mục đích của VB miêu tả là gì?

I)Các kiểu văn bản đã học trong chương trình Ngữ văn THCS*Đọc bảng tổng kết và trả lời các câu hỏi.1)Sự khác nhau của các kiểu văn bản:-Khác nhau về phương thức biểu đạt bao gồm: Mục đích, các yếu tố, các phương pháp, cách thức, ngôn từ.

381

Page 382: Giao an ngu van 9  ca nam day du

Bùi Thanh Gòn- GV trường THCS Tân Vịnh- Lộc Hà- Hà Tĩnh

?Các kiểu văn bản trên có thể thay thế cho nhay được không? vì sao?

?Các phương thức biểu đạt có thể phối hợp thực hiện trong một văn bản được không?Vì sao?

?Ví dụ minh hoạ?(Ví dụ: Truyện ngắn Bến Quê - Nguyễn Minh Châu)

(Đèn chiếu VD về truyện ngắn “Bến Quê” việc kết hợp miêu tả, biểu cảm qua các câu văn)

?Kiểu VB và thể loại tác phẩm VH có gì giống và khác nhau?(Gợi ý: Có mấy kiểu VB?)(Có mấy thể loại văn học?)

?Cho VD cụ thể?(Đèn chiếu các ngữ liệu minh hoạ VD:)

?Kiểu VBTS và thể loại VH tự sự khác nhau ntn?

-Ví dụ: Kiểu văn bản tự sựLà trình bày diễn biến sự việc (sự kiện) biểu lộ ý nghĩa.Khác với kiểu văn bản miêu tả là tái hiện lại sự vật, sự việc, hiện tượng làm rõ tính chất, thuộc tính...2)Các kiểu văn bản có thể thay thế cho nhau được hay không? vì sao?Các kiểu văn bản không thể thay thế cho nhau được – vì mỗi kiểu văn bản sử dụng một phương thức biểu đạt chính với mục đích khác nhau.3)Các phương thức biểu đạt trên có thể phối hợp được với nhau trong một văn bản cụ thể hay không?vì sao? Nêu một ví dụ minh hoạ.-Các phương thức biểu đạt có thể kết hợp với nhau trong một văn bản vì không có một văn bản nào sử dụng đơn độc một phương thức biểu đạt; có kết hợp mới tăng được hiệu quả diễn đạt.Ví dụ: Truyện ngắn “Bến Quê” (Nguyễn Minh Châu)-Phương thức biểu đạt chính: Tự sự, kiểu văn bản tự sự nhưng tác giả đã kết hợp nhiều phương thức biểu đạt khác như: Miêu tả, biểu cảm để làm rõ tình cảm , cảm xúc của nhân vật Nhĩ trong truyện.4)Kiểu văn bản và hình thức thể hiện, thể loại tác phẩm VH có gì giống nhau và khác nhau. -Kiểu văn bản: Có 6 kiểu văn bản ứng với 6 phương thức biểu đạt .-Thể loại VH: Truyện (Tự sự); Thơ (Trữ tình); Kí, Kịch...+Giống nhau: Trong kiểu văn bản đã thể hiện được thể loại.+Khác nhau: Thể loại VH là xét đến những dạng thể cụ thể của một tác

382

Page 383: Giao an ngu van 9  ca nam day du

Bùi Thanh Gòn- GV trường THCS Tân Vịnh- Lộc Hà- Hà Tĩnh

(Gợi ý: VBTS được thể hiện trong VH, trong loại hình nào khác nữa?)(Thể loại VH tự sự chỉ thể hiện trong tac phẩm VH nào?)

?Kiểu VB biểu cảm và thể loại VH trữ tình giống và khác nhau ntn??Nêu đặc điểm của thể loại VH trữ tình??Cho VD minh hoạ?

(Gợi ý văn xuôi biểu cảm (tuỳ bút) có là VH trữ tình không?)

?Sự kết hợp đó cần ở mức độ nào??Tại sao lại như vậy??Cho ví dụ minh hoạ?

phẩm VH, với phạm vi hẹp hơn.5)Sự khác nhau:-Văn bản tự sự: Được thể hiện trong VH là truyện; Được thể hiện trong bản tin (Tường thuật)...-Thể loại văn học tự sự chỉ có thể là truyện (Truyện ngắn, truyện dài)6)Giống nhau và khác nhau+Giống nhau: Đều được thể hiện rõ yếu tố biểu cảm.+Khác nhau:Kiểu văn bản biểu cảm nói rõ về phương thức biểu đạt, mục đích.Thể loại văn học trữ tình: Nói rõ về loại thê VH như thơ trữ tình, văn xuôi trữ tình (tuỳ bút)Ví dụ: Tuỳ bút: Mùa xuân của tôi Vũ Bằng Ví dụ: Các bài thơ hiện đại.7)Tác phẩm nghị luận có cần yếu tố thuyết minh, miêu tả, tự sựCần ở mức độ vừa đủ để làm rõ yêu cầu nghị luận; Phương thức chính vẫn là nghị luận.

*Hoạt động 3. luyện tập

*Yêu cầu luyện tập ở tiết 1(3 yêu cầu)+Chú ý: Việc lấy VD minh hoạ ở các VB đã học thể hiện rõ việc tích hợp.

-Các kiểu văn bản và phương thức biểu đạt?-Tại sao phải có sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong một VB?-Lấy ví dụ: Một văn bản tự sự, nghị luận có sự kết hợp nhiều phương thức biểu đạt?

*Hoạt động 4. củng cố – dặn dò

*Yêu cầu về nhà:+Chuẩn bị cho tiết 2Chú trong các kiểu VB trọng tâm.

-Kiểm tra các nội dung của tiết tổng kết và phần luyện tập.-Về nhà: Tìm hiểu tiếp phần II, III cho tiết 2, chú ý các kiểu VB trọng tâm.

383

Page 384: Giao an ngu van 9  ca nam day du

Bùi Thanh Gòn- GV trường THCS Tân Vịnh- Lộc Hà- Hà Tĩnh

Ngày soạn:3-5-2008 Tiết 164: TỔNG KẾT PHẦN TẬP LÀM VĂN Ngày giảng: (Tiết 2)

A)Mục tiêu cần đạt:

-H/S ôn lại để nắm vững các kiểu văn bản đã học từ lớp 6 đến lớp 9, sự kết hợp trong làm bài.

-Tiếp tục tìm hiểu phần còn lại về yêu cầu tổng kết trong SGK.-Thể hiện rõ việc tích hợp, nâng cao năng lực Đọc, cảm thụ, viết các

kiểu VB

B)Chuẩn bị:

-G/V: Bài soạn; các ngữ liệu minh hoạ, đèn chiếu.-H/S: Học bài ở tiết 1, chuẩn bị cho tiết 2 như đã yêu cầu.

C) Tiến trình bài dạy:

*Hoạt động 1. Khởi động.

1)Tổ chức:

2)Kiểm tra:

-Các nội dung đã TK ở tiết 1(7 nội dung + ví dụ minh hoạ)

3)Giới thiệu bài:

Các nội dung còn lại ở tiết 2 để hoàn thành việc TK TLV ở lớp 9.

*Hoạt động 2. bài mới

?Phần văn và TLV có mối quan hệ với nhau ntn??Hãy nêu VD cho thấy mối quan hệ đó trong chương trình đã học?

I)Phần TLV trong chương trình Ngữ văn THCS:1)Phần văn và TLV có mối quan hệ rất chặt chẽ luôn bổ sung cho nhau:

384

Page 385: Giao an ngu van 9  ca nam day du

Bùi Thanh Gòn- GV trường THCS Tân Vịnh- Lộc Hà- Hà Tĩnh

(Ví dụ: Văn bản: ý nghĩa văn chương – Hoài Thanh)

?Phần TV có qh ntn? với phần và TLV??Việc bổ sung và qh chặt chẽ ntn??Cho VD cụ thể?(Ví dụ: Truyện ngắn; ví dụ một văn bản nghị luân, một văn bản thuyết minh...).

*G/V: Chú ý: Đây là yêu cầu tích hợp ngang trong môn Ngữ văn.

*Yêu cầu của mục III: Phát vấn, đàm thoại để làm rõ các mục 1,2,3.?Đích biểu đạt của 3 kiểu VB đó là gì??Các phương pháp thường dùng trong VB thuyết minh?(So sánh, nêu số liệu, nêu khái niệm, phân tích, tổng hợp...).?Văn bản TS thường kết hợp các yếu tố nghị luận, miêu tả, biểu cảm? Vì sao??Ngôn ngữ, lời văn trong mỗi kiểu VB trên ntn?

?Yêu cầu đối với luận điểm; luận cứ, lập luận trong văn nghị luận?+Mạnh lạc, rõ ràng+Chặt chẽ+Sát thực.

Giúp việc học văn đạt hiệu quả. Văn bản là ngữ liệu để minh hoạ cho các kiểu văn bản, làm rõ phương pháp kết cấu, cách thức diễn đạt.Giúp cho học sinh học tập được cách viết TLV.-Ví dụ: Văn bản : “ý nghĩa văn chương” của tác giả Hoài Thanh giúp cho việc viết TLV nghị luận rất có hiệu quả. 2)Phần Tiếng Việt có quan hệ như thế nào với phần Văn và TLV? Nêu VD chứng minh:-Có quan hệ rất chặt chẽ bổ sung kiến thức và kĩ năng giữa các phần.-Ví dụ: Các kiến thức về câu, về từ loại, về thành phần câu, các kiến thức về từ, khả năng của từ Tiếng việt ... giúp cho biểu đạt và biểu cảm văn bản, giúp cho việc sử dụng khi viết TLV.-Ví dụ cụ thể: Truyện ngắn:”Những ngôi sao xa xôi” (Lê Minh Khuê)III)Các kiểu văn bản trọng tâm:1)Văn bản thuyết minh:-Đích biểu đạt -Yêu cầu chuẩn bị để làm được VB thuyết minh.-Các phương pháp thường dùng trong VB thuyết minh.-Ngôn ngữ trong VB thuyết minh.2)Văn bản tự sự:-Đích biểu đạt-Các yếu tố tạo thành văn bản tự sự.-Thường kết hợp với các yếu tố miêu tả, nghị luận, biểu cảm.Tác dụng: Sinh động, chặt chẽ, có sức truyền cảm.-Ngôn ngữ trong văn bản tự sự 3)Văn bản nghị luận:-Đích biểu đạt.

385

Page 386: Giao an ngu van 9  ca nam day du

Bùi Thanh Gòn- GV trường THCS Tân Vịnh- Lộc Hà- Hà Tĩnh

-Các yếu tố tạo thành VB nghị luận-Yêu cầu đối với luận điểm, luận cứ và lập luận.-Nêu dàn bài chung cho 4 dạng nghị luận đã học ở kỳ II lớp 9.

*Hoạt động 3. luyện tập

*Luyện tập ở tiết 2?Việc tích hợp ở các phần văn, Tiếng Việt, TLV trong môn N.V ntn? cho VD minh hoạ.?Các kiểu VB trọng tâm?

-Việc tích hợp khi học môn ngữ văn ở lớp 9.-Các kiểu VB trọng tâm.-Làm dàn bài cho văn nghị luận, vấn đề xã hội, vấn đề VH.

*Hoạt động 4. củng cố – dặn dò (Kiểm tra phần luyện tập)

?Làm dàn bài chung cho 4 dạng nghị luận đã học ở lớp 9(Đèn chiếu nội dung này sau khi cho H/S luyện tập)*G/V nêu: Y/C về nhà (3 yêu cầu)

*Về nhà:-Học bài theo yêu cầu tổng kết ở 2 tiết -Làm dàn bài cho 4 bài văn cụ thể cho 4 dạng bài NL đã học ở lớp 9.-Đọc các bài văn tham khảo về thuyết minh, tự sự, nghị luận

Ngày soạn:6-5-2008 Tiết 165: TÔI VÀ CHÚNG TA (Tiết 1)Ngày giảng: (Trích cảnh ba)

Lưu Quang Vũ

A)Mục tiêu cần đạt:

-H/S hiểu được phần nào tính cách của nhân vật tiêu biểu Hoàng Việt, Nguyễn Chính, từ đó thấy được cuộc đấu tranh gay gắt giữa những con người mạnh dạn đổi mới, có tinh thần dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm với những kẻ mang tư tưởng bảo thủ, lạc hậu trong sự chuyển mình mạnh mẽ của XH ta.

-Hiểu thêm về đặc điểm của thể loại kịch: Cách tạo tình huống, phát triển mâu thuẫn, diễn tả hành động, ngôn ngữ.

B)Chuẩn bị:

386

Page 387: Giao an ngu van 9  ca nam day du

Bùi Thanh Gòn- GV trường THCS Tân Vịnh- Lộc Hà- Hà Tĩnh

-G/V: Bài soạn; chân dung nhà viết kịch; bối cảnh XH; kinh tế đất nước ta những năm sau 1975.

-H/S: Đọc, tìm hiểu đoạn trích của vở kịch.

C) Tiến trình bài dạy:

*Hoạt động 1. Khởi động.

1)Tổ chức:

2)Kiểm tra:

-Phân tích rõ xung đột kịch, hành động kịch trong đoạn trích học vở kịch Bắc Sơn. Nguyễn Huy Tưởng.-Tâm Trạng, hành động của nhân vật Thơm?

3)Giới thiệu bài:

-Giới thiệu về TG Lưu Quang Vũ; Vở kịch Tôi và Chúng Ta.-Chú ý tới hoàn cảnh, thời điểm sáng tác vở kịch.-Đoạn trích học là cảnh ba của vở kịch.*Giới thiệu: Vở kịch gồm 9 cảnh, Đoạn trích học là cảnh 3;Vị trí của đoạn trích học trong vở kịch.

*Hoạt động 2. Đọc – hiểu văn bản

*Phần bố cục:Y/C H/S trả lời?Các nhân vật tham gia là ai??Nội dung cơ bản được thể hiện là gì??Toàn bộ vở kịch có mấy cảnh? đây là cảnh thứ mấy?

*Phần phân tích:?Vấn đề cơ bản đặt ra là gì??ý nghĩa đối với XH nước ta lúc

I)Tiếp xúc văn bản1)Đọc:-Chú ý qua lời đối thoại, bộc lộ rõ tính cách của nhân vật-Đọc chú thích;2)Tìm hiểu chú thích*; 1,2 3.Bố cụcĐoạn trích cảnh 3 của vở kịch; các nhân vật tham gia?;Nội dung cơ bản được thể hiện?II)Phân tích văn bản1)Vấn đề cơ bản của vở kịch đặt ra, ý nghĩa của nó đối với thực tiễn phát triển của XH ta thời kì bấy giờ:-Không thể cứ khư khư giữ lấy

387

Page 388: Giao an ngu van 9  ca nam day du

Bùi Thanh Gòn- GV trường THCS Tân Vịnh- Lộc Hà- Hà Tĩnh

bấy giờ??Theo em ngày nay còn giá trị như thể nào?(G/V gợi ý: Nêu lại hoàn cảnh ra đời của TP; XH nước ta lúc bấy giờ; sự đấu tranh gay gắn trong sự chuyển mình mạnh mẽ của XH)

?Sự việc cụ thể diễn ra ở xí nghiệp đã tạo thành tình huống kịch ntn?

?Nhân vật thể hiện rõ tình huống kịch và tạo ra những mâu thuẫn cơ bản đó là ai?

?Tình huống kịch ngày càng căng thẳng thể hiện rõ sự phản ứng gay gắt của ai?

?Đọc rõ những lời thoại?

?Đó là mâu thuẫn ntn?(Giữa ai với ai? giữa những tư tưởng nào?)

?Nhận xét về NT viết kịch của TG qua phần đã phân tích?

nguyên tắc cứng nhắc, lạc hậu mà phải mạnh dạn thay đổi tổ chức, quản lí để thúc đẩy sản xuất phát triển; không chạy theo chủ nghĩa hình thức mà cần coi trọng thực tiễn.-Không có thứ chủ nghĩa tập thể chung chung. Cái chúng ta tạo thành từ những cái tôi cụ thể. Vì thế cần quan tâm một cách thiết thực đến cuộc sống quyền lợi cuả mỗi cá nhân.Đặt trong tình hình đất nước ta những năm bấy giờ vấn đề Tôi Và Chúng ta đặt ra có ý nghĩa thực tiễn thật lớn lao. Có ý nghĩa trực tiếp đối với sự phát triển của đất nước.2)Tình huống kịch, mâu thuẫn cơ bản ở đoạn trích:-Tình huống kịch:Tình trạng ngưng trệ sản xuất ở xí nghiệp phải giải quyết bằng những quyết định táo bạo. Giám Đốc Hoàng Việt cùng kỹ sư Lê Sơn phải công khai “Tuyên chiến” với cơ chế quản lí phương thức tổ chức lỗi thời, lạc hậu gây bất ngờ với phó GĐ Chính, quản đốc phân xưởng Trương.-Tình huống ngày càng căng thẳng tạo ra xung đột, mâu thuẫn:+Phản ứng của trưởng phòng tổ chức lao động, phòng tài vụ.+Phản ứng của quản đốc Trương.+Phản ứng gay gắt của phó GĐ Nguyễn Chính.Mâu thuẫn quyết liệt giữa hai tuyến nhân vật: Những người tiên tiến và những người bảo thủ, máy móc.Đó là nghệ thuật viết kịch sắc sảo của TG đặt ra một vấn đề nội dung có ý nghĩa lớn lao.

388

Page 389: Giao an ngu van 9  ca nam day du

Bùi Thanh Gòn- GV trường THCS Tân Vịnh- Lộc Hà- Hà Tĩnh

*Hoạt động 3. luyện tập

*Luyện tập ở tiết 1?+Phân tích tiết 2 nội dung đã học?+Tìm ra đặc điểm chung của thể loại kịch (liên hệ với vở kịch Bắc Sơn đã học)

-Kết hợp với việc phân tích nội dung 1 và 2.-So sánh với vở kịch Bắc Sơn để tìm ra đặc điểm chung của thể loại kịch.

*Hoạt động 4. củng cố – dặn dò

*G/V nêu Y/C phần củng cố:(3 yêu cầu)

*G/V nêu Y/C về nhà+Chú ý chuẩn bị cho tiết 2.

-Kiểm tra nội dung đã luyện tập-Hai tuyến nhân vật đó là ai? được thể hiện tình huống chuyện ntn?-Đọc lại các lời đối thoại thể hiện rõ những tình huống đó.*Về nhà:Đọc lại đoạn trích; phân tích cách xây dựng nhân vật, lời đối thoại, ngôn ngữ để cho 2 tiết.+Chuẩn bị cho tiết tổng kết VH; đọc và trả lời các câu hỏi SGK trang 181.

Tuần 34

Ngày soạn:10-5-2008 Tiết 166: TÔI VÀ CHÚNG TA (Tiết 2)Ngày giảng: (Trích cảnh ba)

Lưu Quang Vũ

A)Mục tiêu cần đạt:

-Tiếp tục phân tích việc xây dựng nhân vật, thể hiện ngôn ngữ đối thoại giữa các nhân vật để thể hiện nội dung của đoạn trích trong vở kịch Tôi và Chúng Ta.

-Hiểu thêm về đặc điểm của thể loại kịch: Cách tạo tình huống, phát triển mâu thuẫn, diễn tả hành động, ngôn ngữ.

B)Chuẩn bị:

389

Page 390: Giao an ngu van 9  ca nam day du

Bùi Thanh Gòn- GV trường THCS Tân Vịnh- Lộc Hà- Hà Tĩnh

-G/V: Bài soạn; chân dung nhà viết kịch; bối cảnh XH; kinh tế đất nước ta những năm sau 1975.

-H/S: Học bài ở tiết 1 chuẩn bị cho tiết 2 theo yêu cầu..

C) Tiến trình bài dạy:

*Hoạt động 1. Khởi động.

1)Tổ chức:

2)Kiểm tra:

-Giới thiệu tác giả và vở kịch “Tôi và Chúng Ta”-Vai trò cơ bản của vở kịch đặt ra là gì?-Tình huống kịch? Mâu thuẫn cơ bản ở đoạn trích?

3)Giới thiệu bài:

-Để hiểu rõ hành động kịch và tính cách của các nhân vật trong cuộc đấu tranh gay gắt cho sự thắng lợi của cái nới cái tiến bộ; tiếp tục ở tiết 2 trong đoạn trích học.

*Hoạt động 2. Đọc – hiểu văn bản

?ở tiết 1 đã học: tác giả đã xây dựng các nhân vật thành hai tuyển N/V cụ thể là gì?

?Đưa ra những lời đối thoại giữa giám đốc Hoàng Việt với các nhân vật khác?

?Nhận xét về cách tổ chức các lời đối thoại? Ngôn ngữ của nhân vật: (Qua ví dụ đã đưa ra)?Thể hiện rõ xung đột gì??Tình huống ntn??Sự mâu thuẫn phát triển ra sao?

?Hoàng Việt khi đấu tranh cho sự

II)Phân tích văn bản3)Tính cách của các nhân vật:Giám đốc Hoàng Việt. Kĩ sư Lê Sơn, Phó GĐ Nguyễn Chính, Quản đốc phân xưởng Trương.-Hoàng Việt: Chúng ta sẽ thực hiện...-Lê Sơn: Anh hiểu cho: Đến cả cô-pec-nich cũng có lúc không dám công bố những ý kiến của mình nữa là tôi.-Hoàng Việt: Cấp trên cao hơn, lại dựa vào cấp trên cao hơn nữa...ngược đời.-Nguyễn Chính: Chỉ tại anh không cho phép đó thôi.-Hoàng Việt: Tôi không cho.-Nguyễn Chính: Tôi ngỡ như mình

390

Page 391: Giao an ngu van 9  ca nam day du

Bùi Thanh Gòn- GV trường THCS Tân Vịnh- Lộc Hà- Hà Tĩnh

tiến bộ đó là cuộc đấu tranh ntn? Tính cách của N/V này??Phó GĐ Nguyễn Chính, Trương, là người ntn??Cuộc đấu tranh của phe lạc hậu, bảo thủ, nhiều mánh khoé này có công khai không?

?Làm cho mức độ của tình huống ntn?

?Cuộc đấu tranh này diễn ra ntn? Những người táo bạo đổi mới cho sự tiến bộ họ phải có phẩm chất gì?

?Tình huống kịch nêu ra vấn đề của thực tiễn đời sống ntn?

?Cuộc đấu tranh ấy vì sao sự thắng lợi lại thuộc về cái tiến bộ.

?Nhận xét về ý nghĩa biểu tượng và tính thời sự của vở kịch?+G/V đưa d/c vở kịch “Hồn trương Ba, da hàng thịt của Lưu Quang Vũ” cùng với vở kịch này đã gây ấn tượng mạnh mẽ với công chúng.?Giá trị nội dung, nghệ thuật của vở kịch (qua đoạn trích học)?

đang ngủ mê.-Hoàng Việt: Thì anh hãy thức dậy.-Hoàng Việt: Cụ thể công việc của Quản đốc là gì?-Trương: Dạ...là...là...trông coi, quản lí, đốc thúc các tổ thợ...-Hoàng Việt: ở xí nghiệp ta chức quản đốc phân xưởng là thừa...Hoàng Việt: Người giám đốc có trách nhiệm cao, dám nghĩ, dám làm, dũng cảm kiên quyết có niềm tin vào chân lí Kĩ sư Lê Sơn: Có chuyên môn giỏi, biết cuộc đấu tranh sẽ khó khăn vẫn cùng Hoàng Việt cải tiến toàn diện đem lại lợi ích cho đơn vị.Phó GĐ Nguyễn Chính: Máy móc, bảo thủ gian ngoan, mánh khoé, nguyên tắc cứng nhắc, lạc hậu.Quản đốc Trương: Suy nghĩ, làm việc như cái máy khô cằn tình người.4)Cảm nhận về cuộc đấu tranh, về xu thế phát triển và kết thúc tình huống kịch.-Đây là cuộc đấu tranh giữa hai con đường đi đến sự đổi mới rất gay gắt.-Tình huống xung đột của vở kịch nêu ra vấn đề nóng bỏng của thực tiễn đời sống sinh động.-Cuộc đấu tranh gay go nhưng phần thắng sẽ thuộc về cái mới, cái tiến bộ vì phù hợp với yêu cầu của thực tế đời sống, thúc đẩy sự phát triển đi lên của XH.Đây là điểm sáng chói trong kịch của tác giả: Vừa giàu tính biểu tượng sâu sắc vừa giàu tính thời sự.Cái chúng ta phải tạo thành từ cái tôi cụ thể, không có sự chung chung hình thức.

391

Page 392: Giao an ngu van 9  ca nam day du

Bùi Thanh Gòn- GV trường THCS Tân Vịnh- Lộc Hà- Hà Tĩnh

*Hoạt động 3. tổng kết (Ghi nhớ)(SGK trang 180)

*Hoạt động 4. củng cố – dặn dò

*Luyện tập ở tiết 2(4 yêu cầu)

+Chú ý: Đưa ra các VD cụ thể về lời đối thoại giữa các nhân vật.Sự cảm nhận của em?

*Yêu cầu về nhà:+Chú ý:Về đặc điểm của thể loại kịch.Về TG Lưu Quang Vũ là nhà viết kịch, nhà thơ.

*Luyện tập:-Tóm tắt sự pháp triển mâu thuẫn kịch trong đoạn trích?-Tính cách của các nhân vật như mục 3 đã học?-Sự cảm nhận của em về cuộc đấu tranh giữa hai tuyến N/V; giữa hai con đường để đi đến sự đổi mới tiến bộ ntn? kết thúc của tình huống kịch?-Đọc các lời đối thoại của các N?V làm bộc lộ rõ nghệ thuật viết kịch sắc sảo cuả TG. *Về nhà:-Học bài theo Y/C ở 2 tiết học.-Đặc điểm chung của thể loại kịch?-Tìm đọc: Về TG Lưu Quang Vũ là nhà viết kịch, là nhà thơ đã được tác giả Hoài Thanh đánh giá cao.-Các câu hỏi bài tổng kết VH (Trang 181)4 câu hỏi: Trả lời vào vở bài tập; yêu cầu này đã cho ở tiết trước.

Ngày soạn:11-5-2008 Tiết 167: TỔNG KẾT VĂN HỌC Ngày giảng: (Tiết 1)

A)Mục tiêu cần đạt:

-Học sinh hệ thống các VB tác phẩm VH đã học, đã đọc thêm trong chương trình ngữ văn toàn cấp THCS.

392

Page 393: Giao an ngu van 9  ca nam day du

Bùi Thanh Gòn- GV trường THCS Tân Vịnh- Lộc Hà- Hà Tĩnh

Hình thành những hiểu biết ban đấu về nền VHVN: Các bộ phận VH, các thời kì lớn những đặc sắc về ND và NT.

-Củng cố về thể loại VH, tiến trình vận động của VH; vận dụng để đọc, hiểu đúng các TP trong chương trình.

B)Chuẩn bị:

-G/V: Bài soạn; ngữ liệu minh hoạ bằng bảng phụ, đèn chiếu.-H/S: Đọc và tìm hiểu các câu hỏi bài TKVH. Các ngữ liệu minh hoạ.

C) Tiến trình bài dạy:

*Hoạt động 1. Khởi động.

1)Tổ chức:

2)Kiểm tra:

-Việc chuẩn bị cho bài TK VH đã yêu cầu ở những tiết trước.-Phân tích NT viết kịch đặc sắc của TG qua đoạn trích cảnh ba của vở kịch Tôi và Chúng Ta.

3)Giới thiệu bài:

Đây là bài TK VH với nội dung rất rộng của toàn cấp THCS về phần VB của 2 tiết TK.

*Hoạt động 2 - bài mới

Trên cơ sở H/S đã chuẩn bị ở nhà?H/S nêu rõ y/c của 4 câu hỏi và trả lời được theo sự chuẩn bị của mình?*G/V kiểm tra việc trả lời câu hỏi, việc thống kê của H/S ở câu 1 (Trang 181)

Phần A: Nhìn chung về nền văn học Việt Nam.*Nền VHVN ra đời, tồn tại phát triển cùng với sự vận động của lịch sử dân tộc; phản ánh tâm hồn tư tưởng, tính cách của con người VN.-Phong phú về số lượng TP, đa dạng về thể loại.

393

Page 394: Giao an ngu van 9  ca nam day du

Bùi Thanh Gòn- GV trường THCS Tân Vịnh- Lộc Hà- Hà Tĩnh

?Nhìn vào bảng thống kê đã chuẩn bị VHVN tạo thành từ những bộ phận nào?(VH dân gian và VH Viết)?Cho VD từ những TP mà em đã học?

*G/V y/c đọc SGK trang 187 và chốt lại được những ý chính.?VH dg được hình thành và phát triển ntn??Là tiếng nói cuả ai? được lưu truyền ntn??Vai trò của VH DG??Thể loại của VH DG??Kể tên các TP VH DG (theo thể loại) mà em đã được học?

?Học sinh đọc mục 2 trang 188??VH viết (VH trung đại) được phân chia thời gian ntn??Các TP VH được viết bằng chữ Hán?(VD: Thơ chữ Hán của Nguyễn Trãi)(VD: Nam Quốc Sơn Hà)?Nhận xét của em về các TPVH chữ Hán, chữ Nôm trong VH viết??Cho VD các TP cụ thể?

H/S đọc mục II trang 189??VHVN được chia mấy thời kỳ lớn (3 thời kì)? cụ thể về thời gian và nội dung phản ánh??Lấy VD cụ thể các tác phẩm? *G/V: Hướng dẫn+Thời kì 1: Các TP VH trung đại:+Thời kì 2: Văn thơ yêu nước và CM; văn học 30/45?

1)Các bộ phận hợp thành nền VH Việt Nam.VHVN được tạo thành từ hai bộ phận lớn: Văn học dân gian, VH viết.a)Văn học dân gian:-Được hình thành từ thời xa xưa và tiếp tục được bổ sung phát triển trong các thời kỳ lịch sử tiếp theo; nằm trong tổng thể văn hoá dân gian-Là sản phẩm của ND được lưu truyền bằng miệng.-Có vai trò nuôi dưỡng tâm hồn trí tuệ của ND là kho tàng cho VH viết khai thác, phát triển.-Tiếp tục phát triển trong suốt thời kì trung đại khi VH viết đã ra đời.-Về thể loại: Phong phú.b)Văn học viết (VH trung đại)-Xuất hiện từ TK X – hết TK XIX-Bao gồm: VH chữ Hán, VH chữ Nôm, VH chữ quốc ngữ.+Ví dụ: Nam quốc Sơn Hà (chữ Hán)+Ví dụ: Truyện Kiều (Nguyễn Du), thơ Hồ Xuân Hương (chữ Nôm).-Các TP chữ Hán: chứa chan tinh thần dân tộc, cốt cách của người VN.-Các TP chữ Nôm: Phát triển phong phú kết tinh thành tựu nghệ thuật và giá trị tư tưởng.-Các TP chữ quốc ngữ xuất hiện từ cuối TK XIX.2)Tiến trình lịch sử VHVN-VHVN phát triển trong sự gắn bó mật thiết với LS dân tộc.-VHVN (chủ yếu nói về VH viết)Trải qua 3 thời kì lớn:+Từ đầu TK X Cuối TK XIX+Từ TK XX 1945+Từ sau CMT8/1945 nay.Thời kì thứ ba chia làm 2 giai đoạn

394

Page 395: Giao an ngu van 9  ca nam day du

Bùi Thanh Gòn- GV trường THCS Tân Vịnh- Lộc Hà- Hà Tĩnh

+Thời kì 3: Văn học hiện đại chống Pháp, chống Mỹ, xây dựng đất nước và sau 1975??H/S đọc mục III trang 191 SGK.?Về nội dung qua các TP VHVN đã phản ánh lên ND lớn là gì? VD cụ thể qua các tác phẩm?*G/V hướng dẫn: Lấy VD qua những thời kỳ, giai đoạn VH những TP tiêu biểu??Về nghệ thuật có gì đặc sắc?+Chú ý: Về vẻ đẹp giản dị, tinh tế qua cách thể hiện?+Tên cụ thể cảu các TP?(Bảng phụ các TP cụ thể ở các thời kì VH) Các TP tiêu biểu.

+Giai đoạn 19451975+Từ sau 1975nay.III.Mấy nét đặc săc nổi bật của văn học Việt Nam1)Về nội dung-Tinh thần yêu nước, ý thức cộng đồng là một nội dung tư tưởng đậm nét, xuyên suốt.-Tinh thần nhân đạo.-Sức sống bền bỉ và tinh thần lạc quan.2)Về nghệ thuật:-Các TPVH không phải là hướng tới sự bề thế đồ sộ phi thường mà là vẻ đẹp tinh tế, hài hoà, giản dị, vẻ đẹp ở ngôn từ trong thơ và văn xuôi.-Thơ Nôm kết tinh cao nhất là Truyện Kiều.-Văn xuôi truyện ngắn phong phú và đặc sắc hơn.

*Hoạt động 3. tổng kết (Ghi nhớ)

?Nội dung của phần TK ghi nhớ ở tiết 1?(Đèn chiếu phần ghi nhớ)

Ghi nhớ SGK Trang 194.

*Hoạt động 4. củng cố – dặn dò

*G/V nêu y/c luyện tập ở tiết 1 (5 câu hỏi) trả lời vào vở.+G/V: Hướng dẫn câu 3 vì có một số điểm khó.+Có bảng phụ minh hoạ ở BT3(Bảng phụ các TP ở BT3)

*G/V nêu y/c về nhà(3 yêu cầu)+Chú ý y/c 3 cho tiết 2

*Luyện tập ở tiết 1:-Y/C trả lời 5 bài tập trang 193, 194+Chú ý ở BT: Có 1 số điểm khó sự ảnh hưởng trên nhiều phương diện: Thể loại, chủ đề, cốt chuyện , nhân vật , hình ảnh, chi tiết...VD: Truyện Kiều, thơ HXH; bài thơ Con Cò (Chế lan Viên); thơ Nguyễn Du.*Về nhà:-Học bài theo các nội dung đã tổng kết ở tiết 1, học phần ghi nhớ.-Hoàn thành 5 bài tập luyện tập.

395

Page 396: Giao an ngu van 9  ca nam day du

Bùi Thanh Gòn- GV trường THCS Tân Vịnh- Lộc Hà- Hà Tĩnh

-Chuẩn bị cho tiết 2. Nội dung phần B trang 194 SGK; lấy VD các TP.

Ngày soạn:13-5-2008 Tiết 168: TỔNG KẾT VĂN HỌC Ngày giảng: (Tiết 2)

A)Mục tiêu cần đạt:

-Tiếp tục tổng kết ở tiết 2 để củng cố hệ thống hoá những tri thức đã học về các thể loại VH gắn với từng thời kì trong quá trình vận động của VH.

-Biết vận dụng những hiểu biết này để đọc và hiểu đúng các TP trong chương trình.

B)Chuẩn bị:

-G/V: Bài soạn; ngữ liệu minh hoạ bằng bảng phụ, đèn chiếu.-H/S: Học bài cũ ở tiết 1; chuẩn bị cho tiết 2 như đã yêu cầu.

C) Tiến trình bài dạy:

*Hoạt động 1. Khởi động.

1)Tổ chức:

2)Kiểm tra:

-Nhìn chung về nền VHVN.-Các bộ phận hợp thành nền VHVN?-Những nét đặc sắc nổi bật của VHVN? cho ví dụ?

3)Giới thiệu bài:

Khi xét đến thể loại trong các tác phẩm VH là yêu cầu cơ bản để tổng kết VH trong chương trình ngữ văn THCS. Thực hiện yêu cầu đó ở tiết 2.

*Hoạt động 2 - bài mới

396

Page 397: Giao an ngu van 9  ca nam day du

Bùi Thanh Gòn- GV trường THCS Tân Vịnh- Lộc Hà- Hà Tĩnh

?H/S cho ví dụ: TP VH là một truyện ngắn; là một bài thơ, là một vở kịch trong phần VH hiện đại đã học ở lớp 9??Thế nào là thể loại VH?

?Sáng tác VH có những loại nào?(3 loại)?Ngoài ra còn có loại nào khác?

?Ví dụ loại rộng hơn thể qua việc minh hoạ các TP?(Ví dụ: Loại trữ tình, có nhiều thể đó là thơ, tuỳ bút,..)?VH dg bao gồm những thể loại nào? Nêu định nghĩa??Cho ví dụ cụ thể các VB đã học??Giá trị của VH dg ntn?

*G/V giới thiệu: Nguồn gốc và sự phân loại các thể thơ Trung đại.?Ví dụ về thể cổ phong??Nhận xét đặc điểm của thể cổ phong??Ví dụ về thể Đường luật?(Ví dụ các dạng: Tứ tuyệt, Thất Ngôn Bát Cú)

*Học sinh đọc thể thơ Đường luật trang 169 SGK.?Trong thơ Đường luật (Thất Ngôn Bát Cú) Những quy định về vần, thanh, luật, niệm, đối, và kết cấu ntn?

?Các thể thơ nguồn gốc dân gian bao gồm??Đặc điểm của các thể thơ đó?

Phần B: Sơ lược về một số thể loại văn học*Thể loại VH là gì? Là sự thống nhất giữa một loại nội dung với một loại hình thức VB và phương thức chiếm lĩnh đời sống.*Sáng tác VH thuộc ba loại: Tự sự, trữ tình và kịch. Ngoài ra còn có loại nghị luận, chủ yếu sử dụng phương thức lập luận.*Loại rộng hơn thể, loại bao gồm nhiều thể:1)Một số thể loại VH dân gian:-Tự sự dân gian: gồm các truyện thần thoại, cổ tích.-Trữ tình dân gian: Ca dao, dân ca-Chèo và Tuồng.Ngoài ra tục ngữ coi là một dạng đặc biệt của nghị luận.2)Một số thể loại VH trung đạia)Các thể thơ:*Các thể thơ có nguồn gốc thơ ca Trung QuốcCó 2 loại chính: Cổ Phong và thể Đường Luật +Thể cổ phong: Không cần tuân theo vần, hiên, luật, chữ , số câu trong bài thơ.VD: Côn Sơn ca (Nguyễn Trãi) Chinh Phụ Ngâm (Viết bằng chữ Hán của Đặng Trần Côn).+Thể Đường Luật: Quy định khá chặt chẽ về thanh, đối, số câu, số chữ, cấu trúc thể hiện nhiều dạngVí dụ: Qua Đèo Ngang (Bà Huyện Thanh Quan).Bạn Đến Chơi Nhà (Nguyễn Khuyến)*Các thể thơ có nguồn gốc dân gian-Thể thơ lục bát để sáng tác truyện thơ Nôm VD: Truyện Kiều – Nguyễn Du.-Thể song thất lục bát

397

Page 398: Giao an ngu van 9  ca nam day du

Bùi Thanh Gòn- GV trường THCS Tân Vịnh- Lộc Hà- Hà Tĩnh

?Cho VD minh hoạ?

?VD các truyện, kí trong VH trung đại.?Phản ánh lên những ND gì??Nghệ thuật thể hiện ntn?

?Truyện thơ Nôm viết ở thể thơ gì??Được chia làm mấy loại??Cho VD cụ thể?

?Các dạng thể văn nghị luận? cho VD??Đặc điểm chủ yếu là gì?

?Ví dụ cụ thể ở cac TP văn nghị luận này?

*Các ngữ liệu (bảng phụ các TP: Chiếu, hịch, cáo)

?Đọc mục III trang 199??Các thể loại của VH hiện đại bao gồm??Đặc điểm của thể truyện? thể tuỳ bút? Thể thơ??Sự đổi mới của thơ hiện đại là gì??Cho ví dụ những tác phẩm tiêu biểu về VH hiện đại.

*Bảng phụ ghi các TP tiêu biểu sắp xếp theo thể loại.

VD: Chinh Phụ Ngâm - Đoàn Thị Điểm.b)Các thể truyện, kí-Ví dụ: “Truyền kì mạn lục” – Nguyễn Dữ.“Thượng Kinh Kí Sự”- Lê Hữu Trác...-Kể về các nhân vật lịch sử, các anh hùng, về phụ nữ; có truyện còn mang yếu tố kì ảo tưởng tượng.c)Truyện thơ Nôm-Viết chủ yếu là thơ lục bát; có cốt truyện nhân vật...giàu chất trữ tình.-Truyện thơ nôm: Bình dân (khuyết danh); bác học đỉnh cao là kiệt tác truyện Kiều của Nguyễn Du.d)Một số thể văn nghị luận:-Các dạng thể: Chiếu, biểu, hịch, cáo; có sự kết hợp giữa tư tưởng lí lẽ với tình cảm, cảm xúc, lập luận chặt chẽ với hình ảnh phong phú; ngôn ngữ biểu cảm.-Khái niệm về các dạng thể đó.-Ví dụ: Chiếu Dời Đô (Lí Công Uẩn)Hịch Tướng Sĩ (Trần Quốc Tuấn)Bình Ngô Đại Cáo (Nguyễn Trãi)3)Một số thể loại VH hiện đại-Thể truyện (truyện ngắn, tiểu thuyết) được phát triển.-Thể tuỳ bút in đậm dấu ấn của chủ thể sáng tác giàu biểu cảm.Thơ hiện đại, tính từ thơ mới (1932-1945) có nhiều dạng thể; thơ tự do xuất hiện và phát triển có nhiều thành công.Thơ hiện đại không chỉ đem lại những cái mới về nội dung tư tưởng cảm xúc mà còn đổi mới về sáng tạo hình ảnh, cấu trúc câu thơ, ngôn ngữ thơ.

*Hoạt động 3. tổng kết (Ghi nhớ)

398

Page 399: Giao an ngu van 9  ca nam day du

Bùi Thanh Gòn- GV trường THCS Tân Vịnh- Lộc Hà- Hà Tĩnh

*Phần tổng kết ghi nhớ dài, y/c đèn chiếu ngữ liệu này cho H/S học

Ghi nhớ SGK Trang 201.

*Hoạt động 4. củng cố – dặn dò

* Y/C luyện tập ở tiết 2 (3 yêu cầu). +chú ý: Về thời gian ít, bài dài nên chia nhóm hoạt động, để hoàn thành 4 câu hỏi.

* Y/C về nhà(4 yêu cầu)+Chú ý: Lấy VD minh hoạ và hệ thống những ND đã TK.

*Luyện tập:Các nội dung vê thể lọi VH đã tổng kết ở tiết 2-Câu hỏi 1,2,3,4 SGK trang 200Yêu cầu chia 4 nhóm đề thảo luận và trình bày 4 câu hỏi-Nội dung phần ghi nhớ.*Về nhà:-Học hiểu và vận dụng các yêu cầu đã tổng kết ở 2 tiết.-Lấy được các VD minh hoạ.-Học thuộc phần ghi nhớ trang 201.-Hoàn thành tiếp câu hỏi 5,6 SGK.

Ngày soạn:15-5-2008 Tuần 35Ngày giảng:

Tiết 171: THƯ, ĐIỆN

399

Page 400: Giao an ngu van 9  ca nam day du

Bùi Thanh Gòn- GV trường THCS Tân Vịnh- Lộc Hà- Hà Tĩnh

A)Mục tiêu cần đạt:

-Học sinh trình bày được mục đích, tình huống và cách viết thư (điện) chúc mừng và thăm hỏi.

-Viết được thư (điện) chúc mừng và thăm hỏi.

B)Chuẩn bị:

-G/V: Bài soạn; các tình huống trong thực tế cuộc sống khi dùng thư (điện).

-H/S: Những tình huống, VD cụ thể mà em đã dùng thư (điện).

C) Tiến trình bài dạy:

*Hoạt động 1. Khởi động.

1)Tổ chức:

2)Kiểm tra:

Sự chuẩn bị của học sinh.

3)Giới thiệu bài:

Sự cần thiết dùng thư điện trong đời sống xã hội; cần hiểu phải dùng thế nào ? để đạt được yêu cầu và thực hành việc dùng thư điện đó là mục đích của tiết học này.

*Hoạt động 2. bài mới

1)Ngữ liệu và phân tích ngữ liệu +H/S đọc mục (1) trang 202 ?Những trường hợp nào cần gửi thư (điện) chúc mừng? Trường hợp nào cần gửi thăm hỏi?a,b: Chúc mừng.c,d: Thăm hỏi.?Hãy kể thêm những trường hợp khác??Mục đích, tác dụng của thư điện chúc mừng và thăm hỏi khác nhau ntn?

I)Bài học:2)Kết luận:*Những trường hợp cần viết thư (điện) chúc mừng và thăm hỏiNhững trường hợp cần có sự chúc mừng hoặc thông cảm của người gữi đến người nhận.

Mục đích, tác dụng của gửi thư

400

Page 401: Giao an ngu van 9  ca nam day du

Bùi Thanh Gòn- GV trường THCS Tân Vịnh- Lộc Hà- Hà Tĩnh

?Gửi thư (điện) chúc mừng, thăm hỏi trong hoàn cảnh nào? để làm gì??Khi có điều kiện đến tận nơi có dùng việc gửi như vậy không? Tại sao?+H/S đọc mục (1) trang 202.?Nội dung thư (điện) chúc mừng thăm hỏi giống, khác nhau ntn??NX về độ dài của những văn bản trên??Tình cảm được thể hiện ntn??Lời văn ntn? Có gì giống nhau khi gửi thư (điện) chúc mừng, thăm hỏi?+H/S đọc mục (2) trang 203 và thực hiện yêu cầu diễn đạt trong các nội dung đó? ?Nội dung chính của thư (điện) chúc mừng và thăm hỏi??Cách thức diễn đạt ntn?(H/S thảo luận)

(điện) chúc mừng, thăm hỏi khác nhau.*Cách viết thư (điện) chúc mừng và thăm hỏi.-Nội dung thư (điện) cần nêu được lí do, lời chúc hoặc lời thăm hỏi.-Cần được viết ngắn gọn súc tích tình cảm chân thành.

*Ghi nhớ (Trang 124)

*Hoạt động 3: Luyện tập

*Luyện tập ở tiết 1(4 yêu cầu luyện tập ở tiết 1)+G/V chú ý hướng dẫn H/S yêu cầu 4 để thực hành diễn đạt thành lời nội dung của những trường hợp cụ thể.*G/V nêu yêu cầu về nhà +Chú ý y/c thực hành lấy VD cụ thể ? diễn đạt thành lời.

-Những trường hợp cần viết thư (điện) chúc mừng, thăm hỏi?-Mục đích, tác dụng của việc dùng đó khác nhau ntn?-Cách viết thư (điện) chúc mừng và thăm hỏi?-Nêu những trường hợp cụ thể em đã dùng thư (điện) chúc mừng, thăm hỏi?

*Hoạt động 4: củng cố – dặn dò

-Kiểm tra các nội dung đã luyện tập.-Về nhà: Học lí thuyết, lấy ví dụ cụ thể và thực hành diễn đạt thành lời những tình huống dùng thư (điện).

401

Page 402: Giao an ngu van 9  ca nam day du

Bùi Thanh Gòn- GV trường THCS Tân Vịnh- Lộc Hà- Hà Tĩnh

Ngày soạn:17-5-2008 Tiết 172: THƯ, DIỆN (Tiếp theo) Ngày giảng:

A)Mục tiêu cần đạt:

-Tiếp tục củng cố lí thuyết đã học ở tiết 1 và thực hành viết được thư (điện) chúc mừng và thăm hỏi.

-Rèn kĩ năng sử dụng loại VB này.

B)Chuẩn bị:

-G/V: Bài soạn; Các tình huống dùng thư (điện) trong cuộc sống.-H/S: Học bài ở tiết 1.

C) Tiến trình bài dạy:

*Hoạt động 1. Khởi động.

1)Tổ chức:

2)Kiểm tra:

-Cách viết thư (điện) chúc mừng , thăm hỏi?-Lấy VD cụ thể 1 trường hợp em đã dùng, diễn đạt thành lời văn?

3)Giới thiệu bài:

Để củng cố kiến thức ở tiết 1 và thực hành cách viết thư (điện) đó là yêu cầu ở tiết 2.

*Hoạt động 2. Bài mới

BT1:+G/V yêu cầu H/S kẻ mẫu bức điện vào vở và điền nội dung.

II)Luyện tập:Bài tập 1:H/S kẻ mẫu bức điện trang 204 vào vở và điền nội dung vào các phần của bức điện.

402

Page 403: Giao an ngu van 9  ca nam day du

Bùi Thanh Gòn- GV trường THCS Tân Vịnh- Lộc Hà- Hà Tĩnh

+Chia lớp thành 3 nhóm để làm BT1.+Mỗi nhóm cử đại diện trình bày BT1.

BT2:+G/V yêu cầu H/S nhắc lại các tình huống viết thư (điện) chúc mừng? Thăm hỏi?+H/s trả lời BT2?+G/V nêu y/c của BT3H/S tự xác định tình huống và viết theo mẫu của bưu điện .

? Y/c về nội dung, lời văn ở BT4 ntn?

? Y/c về nội dung, lời văn ở BT5 ntn?

Chia 3 nhóm để hoàn thành BT(Với nội dung 3 bức điện ở mục II1 trang 202)Bài tập 2:a,b (Điện chúc mừng)d,e (Thư, điện chúc mừng)c (điện thăm hỏi)

Bài tập 3:Hoàn chỉnh một bức điện mừng theo mẫu của bưu điện (ở BT1); với tình huống tự đề xuất.Bài tập 4:Em hãy viết một bức thư (điện) thăm hỏi khi biết tin gia đình bạn em có việc buồn.Bài tập 5:Em hãy viết một bức thư (điện) chúc mừng bạn em vừa đạt giải cao trong kì thi HS giỏi vòng tỉnh ở lớp 9.

*Hoạt động 3. luyện tập

(Các yêu cầu luyện tập ở tiết 2)

*Hoạt động 4. củng cố – dặn dò

*Y/c củng cố:+Về lí thuyết ở tiết 1?+Các BT ở tiết 2? *Y/C về nhà:Tập vận dụng để viết trong các tình huống khác

-Cách viết một bức thư (điện) chúc mừng, thăm hỏi.-Kiểm tra 5 BT ở tiết 2-ý nghĩa của việc học 2 tiết học này với em ntn?-Tập viết thư điện ở các tình huống khác ngoài nội dung đã luyện tập.

Ngày soạn:18-5 Tiết 173:TRẢ BÀI KIỂM TRA VĂN, TIẾNG VIỆT -T1Ngày giảng:

A)Mục tiêu cần đạt:

403

Page 404: Giao an ngu van 9  ca nam day du

Bùi Thanh Gòn- GV trường THCS Tân Vịnh- Lộc Hà- Hà Tĩnh

-H/S nhận được kết quả hai bài KT Văn và Tiếng việt của mình.Nhận ra những điểm yếu, còn hạn chế ở mỗi bài KT và sửa lỗi.-Giáo dục ý thức thái độ học tập.

B)Chuẩn bị:

-G/V: Bài soạn; Các số liệu của 2 bài kiểm tra để phân tích..-H/S: Các yêu cầu của 2 bài kiểm tra Văn, Tiếng việt.

C) Tiến trình bài dạy:

*Hoạt động 1. Khởi động.

1)Tổ chức:

2)Kiểm tra:

3)Giới thiệu bài:

Sự cần thiết phải có tiết trả bài để học sinh phát huy và khắc phục những kết quả cụ thể của bài KT.

*Hoạt động 2. Bài mới

G/V yêu cầu: H/S đọc lại 5 câu hỏi trắc nghiệm??ý kiến về chọn P/A đúng?G/V: Nhận xét việc làm bài phần trắc nghiệm của H/S?

+G/V yêu cầu học sinh đọc câu 1 của bài KT văn??Yêu cầu của câu 1 là gì?(Nêu yêu cầu cụ thể về nội dung và

*Bài kiểm tra Văn (Phần Truyện)I)Đề bài, yêu cầu của đề:A.Phần trắc nghiệm-Chọn P/A đúng:Câu 1: Đánh dấu X vào 2 truyện “Chiếc Lược Ngà” “Những Ngôi Sao Xa Xôi”Câu 2: D Câu 4: DCâu 3: A Câu 5: B-Nhận xét: Câu 1 còn có sự nhầm lẫn chưa đúng ở 1 số bàiCâu 2,3,4,5: Kết quả tốt.B.Phần tự luận:*Yêu cầu Câu 1: Cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật Nhĩ trong phần trích học; Qua đó NMC muốn gửi gắm triết lí về cuộc đời, con người:

404

Page 405: Giao an ngu van 9  ca nam day du

Bùi Thanh Gòn- GV trường THCS Tân Vịnh- Lộc Hà- Hà Tĩnh

diễn đạt?)+G/V: Nhận xét việc làm câu 1 của H/S.(Những điểm tốt và 1 số hạn chế cụ thể; nêu kq’ cụ thể một số bài khá, giỏi).

+G/V yêu cầu HS đọc câu 2 của bài KT văn?

?Yêu cầu của câu 2 là gì?(Nêu yêu cầu cụ thể về ND về diễn đạt)

+G/V: Nhận xét việc làm câu 2 của HS.

+Những lỗi, những điểm còn hạn chế trong diễn đạt ở câu 2 (G/V nhận xét).

+G/V trả bài cho học sinh.+H/S tìm ra những điểm mạnh, điểm yếu trong bài KT của mình.

+H/S: Tự sửa lỗi trong việc viết đoạn ở câu 2.+H/S: Đề xuất những thắc mắc (Nếu có)+G/V: Kiểm tra phần chữa bài của học sinh.

Hãy biết yêu quý những vẻ đẹp bình dị., gần gũi, thân thiết trong cuộc đời, thức tỉnh về những giá trị của vẻ đẹp ấy. +Nhận xét: Phần phân tích cảm xúc của nhân vật Nhĩ đã làm rõ sự thể hiện với thiên nhiên, cảnh vật của quê hương với gia đình, những người gần gũi. Tình cảm cảm xúc của Nhĩ giống như một niềm say mê pha lẫn nỗi ân hận đau đớn. Phần gửi gắm triết lí của TG nêu còn thiếu chưa sâu sắc.*Yêu cầu Câu 2: Hình ảnh thế hệ trẻ trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ là sự cống hiến hết mình dũng cảm, anh hùng.Trong những cuộc thử lửa đầy cam go tâm hôn của họ vẫn hồn nhiên trong sáng, lạc quan, giàu mơ mộng...+Nhận xét: Thể hiện cảm nghĩ của cá nhân đã tập trung được về những nội dung theo yêu cầu câu hỏi đã nêu.Tuy vậy còn mắc lỗi ở viết câu văn chưa biểu cảm; cảm nghĩ chưa sâu ở mỗi nội dung.II.Trả bài cho học sinh:-H/S nhận bài với kết quả cụ thể về điểm và những nhận xét chung về việc làm bài KT văn.-H/S tìm ra những điểm mạnh và điểm yếu trong bài viết của mìnhIII.H/S tự sửa lỗi và G/V giải đáp thắc mắc (Nếu có). -H/S sửa lỗi: Phần tự luận viết lại đoạn văn theo yêu cầu đã nêu.-G/V giải đáp thắc mắc (Nếu có).

*Hoạt động 3. luyện tập

Tiếp tục sửa lỗi trong bài KT của mình

405

Page 406: Giao an ngu van 9  ca nam day du

Bùi Thanh Gòn- GV trường THCS Tân Vịnh- Lộc Hà- Hà Tĩnh

*Hoạt động 4. củng cố – dặn dò

*Phần về nhà:+Tiếp tục sửa lỗi phần viết đoạn văn ở câu 1,2.+Đọc các tác phẩm truyện hiện đại VN đã học ở lớp 9.

-Đọc lại câu hỏi của bài KT và nêu rõ yêu cầu của các câu hỏi.-Tiếp tục viết lại những đoạn văn ở phần tự luận.-Đọc lại các tác phẩm truyện hiện đại VN đã học ở lớp 9

Ngày soạn:19-5-2008 Tiết 174:TRẢ BÀI KIỂM TRA VĂN, TIẾNG VIỆT –T2Ngày giảng:

A)Mục tiêu cần đạt:

-H/S nhận được kết quả hai bài KT Văn và Tiếng việt của mình.Nhận ra những nhận xét vê hai bài KT và có ý thức sửa chữa bài KT

khi còn hạn chế.-Giáo dục ý thức thái độ học tập.

B)Chuẩn bị:

-G/V: Bài soạn; Các số liệu của 2 bài kiểm tra để phân tích..-H/S: Các yêu cầu của 2 bài kiểm tra Văn, Tiếng việt.

C) Tiến trình bài dạy:

*Hoạt động 1. Khởi động.

1)Tổ chức:

2)Kiểm tra:

3)Giới thiệu bài:

Sự cần thiết phải có tiết trả bài để học sinh phát huy và khắc phục những kết quả cụ thể của bài KT.

*Hoạt động 2. Bài mới

406

Page 407: Giao an ngu van 9  ca nam day du

Bùi Thanh Gòn- GV trường THCS Tân Vịnh- Lộc Hà- Hà Tĩnh

?H/S đọc câu hỏi 1??Nêu Y/C của câu hỏi 1??Đáp án đúng?

G/V: Nhận xét việc làm bài của H/S ở câu 1.

H/S: Đọc câu 2?Y/C của câu 2??Trả lời câu 2?

G/V: Chốt lại đáp án đúng ở câu 2.

G/V: nhận xét: việc làm bài ở câu 2.

H/S:Đọc câu 3.?Yêu cầu câu 3??Trả lời câu?

*G/V chốt lại đáp án câu 3?

G/V: NX việc làm bài ở câu 3.(Những điểm tốt và hạn chế)

*Bài kiểm tra Tiếng ViệtI) Câu hỏi:Câu hỏi 1: Tìm khởi ngữ trong câu sau và viết lại thành câu không có khởi ngữ:-Còn mắt tôi thì các anh lái xe bảo: “Cô có cái nhìn sao mà xa xăm” (Lê Minh Khuê) +Đáp án: Khơi ngữ là “Mắt tôi”Viết lại: “Nhìn mắt tôi các anh lái xe bảo....”+Nhận xét: Tìm đúng KN và biết cách viết lại thành câu như đáp án.Câu hỏi 2:Nêu rõ sự liên kết về nội dung và hình thức giữa các câu trong 1 đoạn văn cũng như giữa các đoạn trong một văn bản.+Đáp án:Liên kết nội dung: Bao gồm liên kết chủ đề, liên kết lôgíc.Liên kết hình thức: Được thể hiện bằng các phép liên kết.+Nhận xét: Nêu được phần liên kết ND;phần liên kết hình thức chưa rõ các phép: Đồng nghĩa, trái nghĩa.Câu hỏi 3: Chỉ ra phép lặp từ ngữ và phép thế để liên kết câu trong đoạn văn trích sau đây:“Hoạ sĩ nào cũng đến Sa Pa!ở đây tha hồ vẽ. Tôi đi đường này ba mươi hai năm: Trước CMT8 tôi trở lên chở về mãi nhiều hoạ sĩ như bác hoạ sĩ Tô Ngọc Vân này, hoạ sĩ Hoàng Kiệt này...+Đáp án:Phép lặp từ ngữ: Hoạ sĩ, hoạ sĩ- phép thế: SaPa, đấy. +Nhận xét:Chỉ rõ được 2 phép l/k trong đoạn văn đó là phép lặp, phép thế.Câu hỏi 4:

407

Page 408: Giao an ngu van 9  ca nam day du

Bùi Thanh Gòn- GV trường THCS Tân Vịnh- Lộc Hà- Hà Tĩnh

H/S: Đọc câu 4?Y/c câu 3?

?Đáp án Câu 4?

G/V? Nhận xét việc làm câu 4.(Chú ý những lỗi của phần viết đoạn?)

G/V: Trả bài cho H/SH/S: Tự sửa lỗi trong bài KT?G/V: Nêu những bài làm điểm cao.G/V: Giải đáp những thắc mắc của H/S (nếu có).

Viết một đoạn văn ngắn giới thiệu truyện ngắn :Bến quê” của Nguyễn Minh Châu có dùng khởi ngữ và dùng câu chứa thành phần tình thái.+Đáp án:Nội dung giới thiệu vẻ đẹp về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm “Bến quê” trong đoạn văn có dùng khởi ngữ và dùng câu chứa đựng thành phần tình thái.+Nhận xét:Câu viết đoạn văn thực hiện chưa tốt bằng các câu 1,2,3 vì phần dùng khởi ngữ; dùng câu chứa thành phần tình thái chưa có hiệu quả.II.Trả bài cho H/S; H/S tự sửa lỗi trong bài KT.Chú ý: Câu hỏi 4: Viết lại đoạn văn theo yêu cầu.III.ý kiến đề xuất của H/S và giải đáp thắc mắc của H/S (nếu có)

*Hoạt động 3. luyện tập

*Phần luyện tậpH/S: Sửa lỗi trong bài KT?

-Sửa lỗi trong bài KT-KT phần chữa bài của H/S

*Hoạt động 4. củng cố – dặn dò

G/V: KT phần chữa bài của H/S?

G/V Nêu yêu cầu về nhà BT viết đ/v dùng các kiến thức phần T/Việt đã học.

-Làm các bài tập trong bài ôn tập Tiếng Việt.-Tiếp tục viết các đoạn văn giới thiệu tác phẩm, tác giả, vận dụng các thành phần câu, sự liên kết câu đã học.

408

Page 409: Giao an ngu van 9  ca nam day du

Bùi Thanh Gòn- GV trường THCS Tân Vịnh- Lộc Hà- Hà Tĩnh

Ngày soạn: Tiết 175:TRẢ BÀI KIỂM TRA VĂN TỔNG HỢP Ngày giảng:

A)Mục tiêu cần đạt:

409

Page 410: Giao an ngu van 9  ca nam day du

Bùi Thanh Gòn- GV trường THCS Tân Vịnh- Lộc Hà- Hà Tĩnh

-H/S nhận được kết quả hai bài KT tổng hợp kỳ II.-Phát hiện và sửa những lỗi đã mắc của bài KT.-Giáo dục: ý thức, thái độ học tập.

B)Chuẩn bị:

-G/V: Bài soạn; những số liệu cụ thể cần phân tích.-H/S: Các yêu cầu bài kiểm tra tổng hợp.

C) Tiến trình bài dạy:

*Hoạt động 1. Khởi động.

1)Tổ chức:

2)Kiểm tra:

3)Giới thiệu bài:

Sự cần thiết của việc trả bài, sửa lỗi để hoàn thiện kiến thức; xác định những kiến thức trọng tâm của môn ngữ văn ở THCS.

*Hoạt động 2. Bài mới

G/V: Yêu cầu học sinh đọc lại 20 câu hỏi trắc nghiệm cho mỗi đề yêu cầu H/S:

?Trả lời từng câu hỏi? G/V: Nhận xét; kết luận rõ những đáp án đúng.?Phạm vi kiến thức phần trắc nghiệm hỏi về những nội dung gì?

I.Đề bài:A.Phần trắc nghiệm: 4 điểm.Đáp án: Đề 1: Câu 1: D Câu 11: ACâu 2: A Câu 12: CCâu 3: A Câu 13: DCâu 4: B Câu 14: ACâu 5: A Câu 15: CCâu 6: A Câu 16: CCâu 7: C Câu 17: BCâu 8: A Câu 18: ACâu 9: B Câu 19: BCâu 10: B Câu 20: CĐáp án: Đề 2: Câu 1: A Câu 11: ACâu 2: D Câu 12: B

410

Page 411: Giao an ngu van 9  ca nam day du

Bùi Thanh Gòn- GV trường THCS Tân Vịnh- Lộc Hà- Hà Tĩnh

+G/V yêu cầu H/S đọc đề tự luận.? H/S trả lời yêu cầu của đề?

?Cần giải quyết nhưũng nội dung cụ thể nào?

Câu 3: B Câu 13: DCâu 4: D Câu 14: BCâu 5: A Câu 15: CCâu 6: A Câu 16: DCâu 7: C Câu 17: BCâu 8: C Câu 18: ACâu 9: C Câu 19: DCâu 10: B Câu 20: AB.Phần tự luận: 6 điểm.*Đề bài: Vẻ đẹp và ý nghĩa sâu sắc của bài thơ “Mây Và Sóng” (Ta-Go).*Đáp án: Phần II: Tự luận:A.Yêu cầu chung:-Đề bài không đưa ra những định hướng qua việc cụ thể với mục đích không gò ép sự cảm thụ tích cực của học sinh. Tuy nhiên trong bài viết, học sinh phải thể hiện được sự cảm thụ sâu sắc của mình về bài thơ, tự định hướng được vẻ đẹp của bài thơ là những vẻ đẹp gì? ý nghĩa của bài thơ là gì để từ đó bài làm có nội dung, có chủ đề rõ ràng, các luận điểm được tổ chức thành hệ thống mạch lạc.-Biết cách vận dung các kiến thứuc và kỹ năng khi làm bài nghị luận vê một bài thơ đã được học vào bài làm; Có những cảm nhận, suy nghĩ riêng trong quá trình làm bài.B.Yêu cầu cụ thể1.Mở bài-Giới thiệu bài thơ “Mây và Sóng”-Khái quát được vẻ đẹp và ý nghĩa của bài thơ: Đó là vẻ đẹp thiên nhiên và vẻ đẹp cuộc sống con người, của tình người – tình mẫu tử. 2.Thân bài:Trình bày những cảm nhận của người viết về vẻ đẹp và ý nghĩa sâu sắc của bài thơ:

411

Page 412: Giao an ngu van 9  ca nam day du

Bùi Thanh Gòn- GV trường THCS Tân Vịnh- Lộc Hà- Hà Tĩnh

+G/V: Kết luận lại đáp án cho phần tự luận.

+G/V: Đọc điểm; yêu cầu học sinh sửa lỗi cho bài KT của mình.

a)Vẻ đẹp của bài thơ:*Vẻ đẹp tình mẫu tử: Bài thơ là lời độc thoại của em bé với mẹ. Em đã thổ lộ tình cảm của mình với mẹ một cách tự nhiên. Nhưng đây không phải là lời bộc lộ thông thường mà là sự thổ lộ trong tình huống có thử thách.Học sinh nêu hai tình huống thử thách: Lời rủ rê, mời gọi của những người sống trên mây và những người sống trong sóng.Mặc dù hình thức tổ chức câu thơ, ý thơ ở hai phần là tương đối giống nhau nhưng ẩn sau những những hình ảnh của từng phần là mạch cảm xúc phát triển, lời mời gọi quyến rũ hơn lời mời gọi trước./Lời gọi từ mây: Bọn tớ chơi từ khi thức dậy cho đến lúc chiều tà- Bọn tớ chơi với vầng trăng bạc/Lời gọi từ sóng: Bọn tớ ca hát từ sáng sớm cho đến hoàng hôn – Bọn tớ ngao du nơi này, nơi nọ mà không biết từng đến nơi nào....Em bé đã phần nào bị lôi cuốn nhưng em không đánh đổi thú vui chơi với việc xa rời mẹ. Tình thương yêu mẹ đã chiến thắng lời mời gọi của những người sống trên mây và trong sóng.Tình cảm với mẹ, sức mạnh của tình mẫu tử đã kéo tâm hồn phiêu lưu của em về với cuộc sống, về với mẹ.II.Trả bài cho H/S:Đọc điểm và cho học sinh nhận xét bài làm của mình so với yêu cầu đáp án đã nêu.Sửa những lỗi còn mắc trong bài KT.III.Giải đáp những thắc mắc của H/S (Nếu có).

412

Page 413: Giao an ngu van 9  ca nam day du

Bùi Thanh Gòn- GV trường THCS Tân Vịnh- Lộc Hà- Hà Tĩnh

*Hoạt động 3. luyện tập

G/V: Nêu yêu cầu phần luyện tập.(Yêu cầu chữa lỗi đã mắc)

-Yêu cầu của bài KT-G/V KT phần chữa bài của H/S những lỗi còn mắc là gì.

*Hoạt động 4. củng cố – dặn dò

G/Vnêu Y/C về nhà(3 yêu cầu)

+Chú ý: Nghị luận về những tác phẩm VH hiện đại VN.

-Học lại các bài ôn tập về Văn, Tiếng Việt và TLV ở SGK NV9 kỳ II.-Tập viết các bài văn theo 4 dạng nghị luận đã học ở lớp 9.-Học thuộc lòng các bài thơ hiện đại VN; tóm tắt được những tác phẩm truyện hiện đại VN.

413

Page 414: Giao an ngu van 9  ca nam day du

Bùi Thanh Gòn- GV trường THCS Tân Vịnh- Lộc Hà- Hà Tĩnh

414