ephata 603

40
E-mail: [email protected] Website: www. trungtammucvudcct .com BÊN KỶ NIỆM XƯA Trong mấy ngày vừa qua, tôi có dịp đi dự Lễ dặt viên đá xây dựng môt ngôi Nhà Thờ nhỏ vùng cao nguyên, ngôi Nhà Thờ của một cộng đoàn người anh chị em dân tộc K'Hor. Qua vài dòng lịch sử, cộng đoàn này đã được hình thành từ năm 1954, khi đường đi vào vùng đồi núi này chưa có, các Thừa Sai DCCT Canada đã phải đi nhờ trực thăng của quân đội Sàigòn lúc bấy giờ, đến nơi đây, ở lại với anh em dân tộc, loan báo Tin Mừng, khi ấy di chuyển quanh vùng phải dùng ngựa. Một cây Thánh Giá đã được cắm ở đỉnh đồi R’Lơm, một ngọn đồi bên sườn dòng suối Đạ Đờng ( suối lớn ) để làm nơi tụ họp thờ phượng Chúa mỗi Chúa Nhật. Dần dần cộng đoàn đông đảo lên, năm 1964, cha già Antoine Lapointe ( ảnh trên ) đã dựng một ngôi Nhà Nguyện nhỏ bằng gỗ, các kèo cột bằng gỗ, mái tôn. Một cái chuông nhỏ treo ngay trước cửa Nhà Thờ, tiếng chuông king koong ngân theo các ngọn gió của núi rừng réo gọi con cái ngài đến, bọn trẻ con tròn xoe con mắt nghếch tai nghe tiếng chuông rung. Năm mươi năm trôi qua, có những năm tháng ngôi Nhà Nguyện bị đóng cửa, 15 năm những người tin vào Chúa đi ngang ngôi Nhà Nguyện này lặng lẽ cúi đầu, không có ánh đèn đỏ quen thuộc chầu Chúa, không còn tiếng chuông kinh koong nghe lạ tai mỗi sáng mỗi chiều, cánh cửa Nhà Thờ khép lại nghe lòng thấy đìu hiu, Khoảng sân nhỏ bên ngôi Giáo Đường hoang vắng. Ngôi mộ của cha già Lapointe vẫn nơi đó, đã có lần người ta đào mộ ngài định lấy cắp xương vì nghĩ có thể giả làm hài cốt lính Mỹ, nhưng vẫn là một sự lạ lùng, sáng ra con cái đi qua thấy ngôi mộ bị đào xới nhưng chưa chạm được đến nắp quan tài, kẻ có ý không ngay lành đã bỏ đi từ bao giờ bỏ lại ngôi mộ ngổn ngang đất cát. Ông cụ nằm đó, canh giữ bao nhiêu năm nay ngôi Nhà Thờ bé nhỏ, canh giữ niềm tin cho con cái mình. Không có đèn chầu nhưng vẫn có… người chầu ! ( Ảnh chụp ngôi mộ cha Antoine Lapointe, DCCT, ngay bên cạnh Nhà Thờ R'Lơm ). 1 NĂM THỨ 14 – SỐ 603 – CHÚA NHẬT

Upload: vu-mai-jmv

Post on 01-Jun-2015

87 views

Category:

Spiritual


0 download

DESCRIPTION

Trân trọng giới thiệu Tuần báo điện tử EPHATA của Trung Tâm Mục Vụ Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam

TRANSCRIPT

Page 1: Ephata 603

E-mail: [email protected] Website: www. trungtammucvudcct .com

BÊN KỶ NIỆM XƯATrong mấy ngày vừa qua, tôi có dịp

đi dự Lễ dặt viên đá xây dựng môt ngôi Nhà Thờ nhỏ vùng cao nguyên, ngôi Nhà Thờ của một cộng đoàn người anh chị em dân tộc K'Hor. Qua vài dòng lịch sử, cộng đoàn này đã được hình thành từ năm 1954, khi đường đi vào vùng đồi núi này chưa có, các Thừa Sai DCCT Canada đã phải đi nhờ trực thăng của quân đội Sàigòn lúc bấy giờ, đến nơi đây, ở lại với anh em dân tộc, loan báo Tin Mừng, khi ấy di

chuyển quanh vùng phải dùng ngựa. Một cây Thánh Giá đã được cắm ở đỉnh đồi R’Lơm, một ngọn đồi bên sườn dòng suối Đạ Đờng ( suối lớn ) để làm nơi tụ họp thờ phượng Chúa mỗi Chúa Nhật. Dần dần cộng đoàn đông đảo lên, năm 1964, cha già Antoine Lapointe ( ảnh trên ) đã dựng một ngôi Nhà Nguyện nhỏ bằng gỗ, các kèo cột bằng gỗ, mái tôn. Một cái chuông nhỏ treo ngay trước cửa Nhà Thờ, tiếng chuông king koong ngân theo các ngọn gió của núi rừng réo gọi con cái ngài đến, bọn trẻ con tròn xoe con mắt nghếch tai nghe tiếng chuông rung.

Năm mươi năm trôi qua, có những năm tháng ngôi Nhà Nguyện bị đóng cửa, 15 năm những người tin vào Chúa đi ngang ngôi Nhà Nguyện này lặng lẽ cúi đầu, không có ánh đèn đỏ quen thuộc chầu Chúa, không còn tiếng chuông kinh koong nghe lạ tai mỗi sáng mỗi chiều, cánh cửa Nhà Thờ khép lại nghe lòng thấy đìu hiu, Khoảng sân nhỏ bên ngôi Giáo Đường hoang vắng. Ngôi mộ của cha già Lapointe vẫn nơi đó, đã có lần người ta đào mộ ngài định lấy cắp xương vì nghĩ có thể giả làm hài cốt lính Mỹ, nhưng vẫn là một sự lạ lùng, sáng ra con cái đi qua thấy ngôi mộ bị đào xới nhưng chưa chạm được đến nắp quan tài, kẻ có ý không ngay lành đã bỏ đi từ bao giờ bỏ lại ngôi mộ ngổn ngang đất cát. Ông cụ nằm đó, canh giữ bao nhiêu năm nay ngôi Nhà Thờ bé nhỏ, canh giữ niềm tin cho con cái mình. Không có đèn chầu nhưng vẫn có… người chầu ! ( Ảnh chụp ngôi mộ cha Antoine Lapointe, DCCT, ngay bên cạnh Nhà Thờ R'Lơm ).

Ngày người ta trả lại ngôi Nhà Thờ cho Giáo Hội, ngày ngôi Nhà Thờ được mở cửa lại, ván sàn đã mục nát, ngôi nhà hôi hám lâu ngày không có bóng người, dơi chuột lấy làm nơi sinh sống, ngậm ngùi anh chị em dân tộc kéo đến sửa sang lại, làm sạch sẽ lại, trang hoàng lại để thờ phượng Chúa. Hơn 15 năm nữa đi qua, Chúa ban cho cộng đoàn ngày một đông đảo, không chỉ ở tại chỗ, anh chị em ở các nơi khác, xa hàng chục cây số cũng về nương tựa bóng Nhà Thờ này. Con số tín hữu tại chỗ vượt 2.000, con số tại Phi Tô, một làng cách 7 cây số cũng vượt 2.000. Cần phải sửa Nhà Thờ lại để đáp ứng phần nào nhu cầu.

Giữ nguyên hình ảnh ngôi Nhà Thờ cũ. Anh em Tu Sĩ đang phục vụ tại Giáo Sở này muốn giữ nguyên lại hình dáng ngôi Nhà Thờ cũ, một hình dáng đơn sơ mộc mạc, dong dỏng cao như những đồi những núi, mầu gỗ thô ráp như những bàn tay lao động

1

NĂM THỨ 14 – SỐ 603 – CHÚA NHẬT 23.3.2014

Page 2: Ephata 603

giữa núi rừng. Anh em muốn giữ lại hình dáng ngôi Nhà Thờ cũ như giữ lại hình dáng của một tiến trình lịch sử cộng đoàn, những thế hệ đi qua đã in dấu ngôi Nhà Thờ này, sóng gió như chính ngôi Nhà Thờ này đã đi qua. Giữ lại hình dáng ngôi Nhà Thờ này cũng một phần vì lý do tài chính, khó có thể kiếm tiền để xây dựng những hình dáng sang trọng cầu kỳ hơn, Nhà Thờ sang thì các bàn ghế thiết bị cũng phải trọng, Nhà Thờ mộc mạc thì nội thất cũng mộc mạc như vậy thôi. Hơn nữa còn nhiều Giáo Sở chưa có Nhà Thờ, có những Giáo Sở vẫn còn phải mượn nhà dân để dâng Lễ. ( Ảnh chụp cha Sylvère Drouin, DCCT, và anh em dân tộc ở Fyan ).

Trong bài giảng Thánh Lễ, Đức Giám Mục nhắc mọi người “sẽ khó coi nếu Nhà Thờ sang trọng mọc lên giữa những ngôi nhà nghèo nàn của cộng đoàn chúng ta”. Điều mà vị Giám Mục theo đuổi ấy là xây dựng ngôi nhà tinh thần thờ phượng Thiên Chúa trước khi xây dựng ngôi nhà thờ phượng bằng gạch bằng đá.

Lễ khởi công đã xong, chia tay anh em về lại Sàigòn, một câu hỏi lớn vẫn luẩn quẩn trong tôi, câu hỏi của anh em hỏi nhau: “Làm sao kiếm đủ tiền để xây cho xong Nhà Thờ đây ?” Tôi cứ nhớ trong đầu hình ảnh cái chiếu trải ra ở giữa nhà, mấy chị em dân tộc ngồi vuốt từng đồng tiền xếp lại để đếm, tôi nhìn thấy toàn tiền lẻ phơi ra lạc lõng với diện tích của chiếc chiếu trải rộng. Xin phó thác cho Chúa mà thôi !

Lm. VĨNH SANG, DCCT, thứ bảy 22.3.2014

MỤC LỤC TÌM BÀI:BÊN KỶ NIỆM XƯA ( Lm. Vĩnh Sang ) ................................................................................................... 01TÔNG HUẤN NIỀM VUI CỦA TIN MỪNG – Chương 4 ( ĐTC. Phanxicô – Bản dịch Joseph C. Pham ) ... 02 NHỊP CẦU THIÊNG LIÊNG ( Tgm. Giuse Ngô Quang Kiệt ) ................................................................. 05 HÀNH TRÌNH CHIÊU MỘ ĐOÀN CHIÊN ( AM. Trần Bình An ) ...............................................................06ĐẤNG XIN NƯỚC LẠI LÀ NGUỒN NƯỚC HẰNG SỐNG ( Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ ) ..................... 08PHÉP LÀNH TÂY NGUYÊN – Kỳ 2 ( Nguyễn Trọng Tường ) ................................................................ 09PHONG CÁCH PHANXICÔ – Bài 8: CHÚA GIÊSU LÀ CON ĐƯỜNG KHÓ NGHÈO ( Nguyễn Trung ) ...... 12KHOẢNG CÁCH ( Trầm Thiên Thu ) ....................................................................................................... 14MẸ + CON = HOÀN HẢO ( Nguyễn Trung ) ............................................................................................ 17THAI NHI CỨU MẸ KHỎI TAY TỬ THẦN ( Thái Dương ) ...................................................................... 18MẸ VẪN CỐ SINH CON TRƯỚC KHI CHẾT ( Nguồn: People ) ............................................................ 19SINH TƯ SAU KHI ĐƯỢC CHẨN ĐOÁN LÀ VÔ SINH ! ( Hà Pagan, Tri Thức Trẻ ) ............................. 19ƠN CỨU CHUỘC NƠI NGƯỜI CHAN CHỨA – Kỳ 5 ( Lm. Kevin O’Shea, bản dịch Mai Tá ) ...............20BÌNH AN TRONG ĐỜI TU ( Tu Sĩ Jos. Vinc. Ngọc Biển ) ...................................................................... 23QUYÊN GÓP CỦA QUỸ MẸ HẰNG CỨU GIÚP .....................................................................................26

TÔNG HUẤN CỦA ĐỨC THÁNH CHA PHANXICÔ – Kỳ 14

"NIỀM VUI CỦA TIN MỪNG – EVANGELII GAUDIUM"CHƯƠNG IV – CHIỀU KÍCH XÃ HỘI CỦA VIỆC PHÚC ÂM HOÁ

Những mối quan hệ với Do Thái Giáo

247. Chúng ta mang lấy một cái nhìn rất đặc biệt đối với dân tộc Do Thái bởi vì giao ước của họ với Thiên Chúa chưa bao giờ đi đến hồi kết, bởi vì "khi Thiên Chúa đã ban ơn và kêu gọi, thì Người không hề đổi ý" ( Rm 11, 29 ). Giáo Hội, vốn chia sẻ với người Do Thái một phần quan trọng của Thánh Kinh, nhìn đến dân của giao ước và Đức Tin của họ như là một trong những cội rễ thánh của căn tính Kitô riêng của mình ( x. Rm 11, 16 – 18 ). Là các Kitô hữu, chúng ta không thể chúng ta không thể coi Do Thái Giáo như là một ngoại giáo; cũng như chúng ta không được bao gồm người Do Thái trong số những người được mời gọi để rời bỏ khỏi các ngẫu tượng và để phục vụ Thiên Chúa thật ( x. 1 Tx 1, 9 ). Cùng với họ, chúng ta tin vào một Thiên Chúa Đấng hoạt động trong lịch sử, và cùng với họ chúng ta chấp nhận lời được mặc khải của Ngài.

2

CÙNG ĐÓN NHẬN

Page 3: Ephata 603

248. Đối thoại và tình bằng hữu với các con cái của Israel là một phần trong đời sống của các môn đệ Chúa Giêsu. Tình bằng hữu triển nở giữa chúng ta khiến cho chúng ta đắng cay và chân thành hối tiếc những bách hại khủng khiếp mà họ phải trải qua, và tiếp tục chịu đựng, đặc biệt là những cuộc bách hại có liên quan đến các Kitô hữu.

249. Thiên Chúa vẫn tiếp tục hoạt động giữa những người của Giao Ước Cũ và tiếp tục mang lại những kho tàng khôn ngoan tuôn chảy từ sự gặp gỡ của họ đối với lời của Ngài. Vì lý do này, Giáo Hội cũng được làm cho nên phong phú khi Giáo Hội đón nhận các giá trị của Do Thái Giáo. Mặc dù sự thật là một số niềm tin Kitô Giáo nhất định không thể chấp nhận được đối với Do Thái Giáo, và việc Giáo Hội không thể cưỡng lại được việc loan báo Đức Giêsu là Thiên Chúa và là Đấng Messia, thì cũng vẫn tồn tại một sự bổ sung phong phú cho phép chúng ta cùng nhau đọc các bản văn Kinh Thánh Do Thái và giúp đỡ nhau khai thác những sự phong phú của Lời Chúa. Chúng ta cũng có thể chia sẻ nhiều xác tín về luân lý và một sự quan tâm chung cho công lý và sự phát triển của các dân tộc. 

Đối thoại liên tôn 250. Một thái độ cởi mở trong chân lý và bác ái

phải tạo ra tính cách cho cuộc đối thoại với những người theo những tôn giáo không phải là Kitô Giáo, thay vì những trở ngại và khó khăn khác nhau, đặc biệt là các hình thức về nền tảng của cả hai bên. Đối thoại liên tôn là một điều kiện cần thiết cho nền hoà bình trên thế giới, cũng như đó là một bổn phận của các Kitô hữu và các cộng đồng tôn giáo khác. Cuộc đối thoại này trước hết là một cuộc trao đổi về sự hiện hữu của con người hoặc đơn giản là, như Hội Đồng Giám Mục Ấn Độ đã đặt ra, một vấn đề của việc "mở lòng ra với họ, chia sẻ niềm vui và ưu tư của họ". 

Theo cách này chúng ta học cách chấp nhận nhau và những cách sống, nghĩ và nói khác nhau của họ. Để rồi chúng ta có thể kết nối lại với nhau trong việc gánh vác lấy bổn phận phục vụ cho công lý và hoà bình, vốn cần thiết trở thành một nguyên tắc nền tảng cho tất cả mọi cuộc trao đổi. Một cuộc đối thoại tìm kiếm nền hoà bình và công lý xã hội là tự thân trong nó, vượt ra tất cả những bận tâm thuần thực tế khác, thì có một cam kết về đạo đức mang đến một hoàn cảnh xã hội mới. Những nỗ lực được tạo ra trong việc giải quyết một vấn đề cụ thể có thể trở thành một tiến trình mà trong đó, bằng việc lắng nghe lẫn nhau, cả hai bên đều được thanh luyện và làm cho nên phong phú. Do đó, những nỗ lực này, có thể diễn tả tình yêu dành cho chân lý. 

251. Trong công cuộc đối thoại này, luôn luôn là thân thiện và trân trọng, thì phải luôn luôn để ý đến sự gắn kết giữa việc đối thoại và loan báo, vốn dẫn Giáo Hội đến việc duy trì và gia tăng mối quan hệ của mình với các anh em ngoài Kitô Giáo. Một chủ nghĩa hoà giải hỗn hợp dễ dãi chung cuộc sẽ là một hành động chuyên chế thuộc về những kẻ phớt lờ những giá trị lớn lao hơn của những thứ mà họ không là những ông chủ. Một sự cởi mở thật sự liên hệ đến việc duy trì tính kiên định trong những xác tín sâu thẳm nhất của mỗi bên, tính minh bạch và vui tươi trong căn tính của mỗi bên, trong khi đó cùng lúc lại "mở ra để hiểu phía bên kia" và "biết rằng việc đối thoại sẽ làm phong phú mỗi bên". 

Điều thật sự là vô ích là một kiểu cởi mở mang tính ngoại giao nói "có" với mọi thứ để né tránh những vấn đề, bởi vì đây là một cách thế để làm mê hoặc những người khác và khước từ họ khỏi điều tốt lành mà chúng ta đã được trao ban để chia sẻ cách rộng rãi với những người khác. Công cuộc Phúc Âm Hoá và đối thoại liên tôn, tách ra khỏi việc bị xem là đối nghịch, thì hỗ trợ và nuôi dưỡng lẫn nhau.

252. Mối liên hệ của chúng ta với những người theo Đạo Hồi cũng có tầm quan trọng lớn lao, bởi vì hiện nay họ đang hiện diện một cách có ý nghĩa trong nhiều quốc gia có truyền thống Kitô Giáo, nơi mà họ có thể tự do thờ phượng và hoàn toàn trở thành một phần của xã hội. Chúng ta phải không bao giờ quên rằng họ "tuyên xưng giữ vững Đức Tin của Abraham, và cùng với chúng ta họ tôn thờ một Thiên Chúa giàu lòng thương xót, Đấng sẽ xét xử nhân loại vào ngày sau hết". 

Các bản văn thánh của Hồi Giáo vẫn giữ lại một số giáo huấn của Kitô Giáo; Chúa Giêsu và Mẹ Maria cũng đón nhận được sự tôn kính sâu sắc và thật là đáng thán phục để thấy cách thế mà anh em Hồi Giáo cả người trẻ lẫn người già, đàn ông và phụ nữ, đã dành thời gian cầu nguyện mỗi ngày và trung thành tham dự vào các buổi phụng vụ tôn giáo. Nhiều người trong số họ cũng đã có một sự xác tín sâu thẳm rằng cuộc đời của họ, xét về mặt tổng thể, là đến từ Thiên Chúa và dành cho Thiên Chúa. Họ cũng nhận biết nhu cầu đáp trả lại Thiên Chúa với một sự cam kết về đạo đức và với lòng thương xót dành cho những người đói nghèo nhất.

3

Page 4: Ephata 603

253. Để duy trì cuộc đối thoại với Hồi Giáo, điều cần thiết là việc huấn luyện phù hợp cho tất cả những người có liên quan, không chỉ để họ có thể có được nền tảng kiên vững và vui tươi trong căn tính của riêng họ, nhưng còn là việc họ cũng có thể nhận ra được các giá trị của những người khác, trân trọng những mối quan tâm tàng ẩn dưới những đòi hỏi và chiếu giãi ánh sáng trên những niềm tin chung. Chúng ta là những Kitô hữu cần ôm lấy những anh chị em di dân Hồi Giáo đến với những quốc gia của chúng ta bằng tình cảm và sự tôn trọng trong cùng một cách thế mà chúng ta hy vọng và yêu cầu được đón nhận và tôn trọng ở các quốc gia có truyền thống Hồi Giáo.

Tôi yêu cầu và khiêm tốn van nài các quốc gia này hãy cho anh chị em Kitô hữu được tự do thờ phượng và thực hành Đức Tin của họ, trong ánh sáng của sự tự do mà những người theo Hồi Giáo vui sống ở các nước Phương Tây ! Đối diện với những cảnh hỗn loạn của chủ nghĩa nền tảng bạo tàn, sự tôn trọng của chúng ta dành cho những người theo Hồi Giáo cần phải dẫn chúng ta đến việc tránh những hình thức hận thù phổ quát, vì Hồi Giáo chân chính và việc đọc đúng đắn kinh Koran thì chống lại mọi hình thức bạo lực. 

254. Những người ngoài Kitô Giáo, bằng ân sủng đi bước trước của Thiên Chúa, khi họ trung thành với tiếng nói lương tâm của họ, có thể sống "được công chính bởi ân sủng của Thiên Chúa", và do đó được "kết hiệp với mầu nhiệm vượt qua của Đức Giêsu Kitô". Nhưng do bởi chiều kích Bí Tích của ân sủng thánh hoá, thì công việc hoạt động của Thiên Chúa trong họ có khuynh hướng tạo ra những dấu chỉ và nghi lễ, những biểu thức thánh thiêng mà sau đó mang người khác đến với trải nghiệm cộng đồng của hành trình hướng về Thiên Chúa. Mặc dù những hình thức này thiếu ý nghĩa và hiệu quả của các bí tích được thiết lập bởi Đức Kitô, thì chúng vẫn có thể là những kênh mà Chúa Thánh Thần gợi hứng để giải phóng những người ngoài Kitô Giáo khỏi chủ nghĩa vô thần nội tại hoặc khỏi những kinh nghiệm tôn giáo thuần cá nhân.

Cùng một Thần Khí ở khắp nơi mang đến nhiều hình thức khác nhau của đức khôn ngoan thực tế giúp mọi người chịu đựng khổ đau và sống trong sự bình an và hoà hợp lớn lao hơn. Là các Kitô hữu, chúng ta cũng có thể hưởng nhờ lợi ích từ những kho tàng này được thiết lập nên trải qua nhiều thế kỷ, có thể giúp chúng ta sống tốt hơn những niềm tin của mình.

Đối thoại xã hội trong bối cảnh tự do tôn giáo

255. Các Nghị Phụ Thượng Hội Đồng đã nói về tầm quan trọng của việc tôn trọng quyền tự do tôn giáo, được xem xét như quyền căn bản của con người. Điều này bao gồm "sự tự do chọn lựa tôn giáo mà con người xét thấy là đúng đắn và thể hiện những niềm tin của mình cách công khai". Một chủ nghĩa đa nguyên lành mạnh, là một chủ nghĩa tôn trọng cách đúng mực những khác biệt và đặt giá trị những sự khác biệt ấy đúng như vậy, mà kèm theo việc tư hữu hoá các tôn giáo bằng một sự nỗ lực nhằm làm giảm các tôn giáo ấy thành bóng tối thinh lặng của lương tâm cá nhân hoặc nhốt chúng vào những khu biệt lập khép kín của các Nhà Thờ, các Hội Đường Do Thái hoặc các Đền Thờ Hồi Giáo.

Thực ra, đây có lẽ là một hình thức mới của sự kỳ thị và chuyên chế. Sự tôn trọng dành cho thiểu số bất khả tri hay thiểu số không tin không được áp đặt cách tuỳ tiện theo một cách thế làm câm lặng những sự xác tín của đa số những người có niềm tin hoặc phớt lờ đi sự phong phú của các truyền thống tôn giáo. 

256. Khi xem xét tính hiệu quả của tôn giáo trong đời sống chung, người ta phải phân biệt nhiều cách thế khác nhau mà trong đó tôn giáo ấy được thực hành. Các giới trí thức và những nhà báo nghiêm túc thường sa vào những hình thức vơ đũa cả nắm thô thiển và giả tạo khi nói về những khiếm khuyết của một tôn giáo, và thường cho thấy không có khả năng nhận thức được rằng không phải tất cả những người tin – hoặc các nhà lãnh đạo tôn giáo – là đều giống nhau cả. Một số chính trị gia lợi dụng sự nhầm lẫn này để biện minh cho những hành vi kỳ thị của họ.

Tại những thời điểm khác, sự coi thường được thể hiện dành cho những bài viết phản ánh những niềm tin tôn giáo, mà lại quên mất sự thật là các áng văn tôn giáo cổ điển có thể mang lại ý nghĩa cho mọi thời đại; những áng văn ấy có một sức mạnh bền bỉ để mở ra những chân trời mới, để gợi lên những tư tưởng, để mở rộng tâm và trí. Sự khinh thường này là do bởi sự thiển cận của chủ nghĩa duy ý chí. Có thật là hợp lý và khôn ngoan để loại bỏ những áng văn như thế chỉ vì đơn giản là chúng được viết lên trong bối cảnh của niềm tin tôn giáo ? Những áng văn này bao gồm cả những nguyên tắc có tính nhân văn

4

Page 5: Ephata 603

sâu sắc và, mặc dù có mầu sắc của những biểu tượng và giáo huấn mang tính tôn giáo, thì chúng vẫn có một giá trị hợp lý nhất định.

257. Là những người tin, chúng ta cũng cảm thấy gần gũi với những ai không xem họ là một phần của một truyền thống tôn giáo nào, nhưng lại thành tâm tìm kiếm chân lý, sự tốt lành và vẻ đẹp mà chúng ta tin rằng chúng có sự biểu hiện và nguồn gốc cao nhất trong Thiên Chúa. Chúng ta xem họ như những người đồng minh quý hoá trong việc bảo vệ căn tính con người, trong việc xây dựng một sự đồng tồn tại an bình giữa các dân tộc và trong việc bảo vệ công trình tạo dựng.

Một nơi gặp gỡ đặc biệt được đưa ra bởi Sân của Dân Ngoại mới ( Areopagi ), nơi mà "mọi người tin và không tin có thể tham gia vào các cuộc đối thoại về những vấn đề căn bản về đạo đức, nghệ thuật và khoa học, và về cả việc tìm kiếm sự siêu việt".Đây cũng là con đường dẫn đến hoà bình trong thế giới đầy bối rối của chúng ta. 

258. Khởi đi từ những vấn đề xã hội nhất định về tầm quan trọng của tương lai nhân loại, Tôi đã nỗ lực để một lần nữa làm rõ chiều kích xã hội không thể né tránh được của thông điệp Tin Mừng và khuyến khích tất cả các Kitô hữu hãy diễn tả nó bằng lời nói, thái độ, và hành động của mình. 

ĐỨC THÁNH CHA PHANXICÔ, bản dịch của JOSEPH C. PHẠM ( còn tiếp nhiều kỳ )

NHỊP CẦU THIÊNG LIÊNGTừ khi cầu Mỹ Thuận được đưa vào

sử dụng, con đường về miền Tây như ngắn lại, đôi bờ sông Tiền gần gũi nhau hơn. Đời sống thần linh và đời sống phàm trần cũng như hai bờ sông cách xa vời vợi. Cần có những nhịp cầu nối liền dòng sông thiêng liêng giúp con người đi về gặp gỡ Thiên Chúa. 

Hôm nay, khi mở đầu câu chuyện với người phụ nữ Samari, Chúa Giêsu đã bắc những nhịp cầu nối liền dòng sông ngăn cách. Thái độ gần gũi của Người là nhịp cầu

xoá đi biên giới ngăn cách chủng tộc, tôn giáo. Lời Người chính là nhịp cầu dẫn vào đời sống thần linh.

Chúa Giêsu gặp người phụ nữ bên bờ giếng nước. Người phụ nữ nhìn Chúa bằng ánh mắt khinh miệt. Dưới mắt chị, đó chỉ là một gã Do Thái bẩn thỉu. Còn tệ hơn thế, anh chàng Do Thái này nghèo mạt rệp, đang đói khát, mệt mỏi rã rời, chỉ chờ chực xin ăn, xin uống. Chị hợm mình, vì chị có tất cả. Chị có giếng nước của tổ tiên. Đối với người Sêmít, có nước là có tất cả. Ở giữa vùng sa mạc mênh mông, nơi nào có nước, nơi ấy có sự sống. Vì nhờ có nước, cây cỏ mọc lên xanh tươi, gia súc có lương thực, con người mới sống được. Ai chiếm được nguồn nước, người ấy lập tức trở nên giàu có. Người phụ nữ có giếng nước, có cả bình múc nước. Chị còn có gia đình. Chị còn có đền thờ vững chắc xây dựng trên núi Garidim, trách nào chị chẳng hợm mình.

Nhưng Chúa Giêsu đã phá tan sự an thân giả tạo của chị. Người cho chị thấy giếng nước của chị chỉ là phù du, vì giếng nước ấy không cho nước hằng sống. Người cho chị thấy hạnh phúc gia đình mà chị đang có chỉ là hư ảo, vì hạnh phúc ấy xây dựng trên chỉ một mối duyên hờ. Người cho chị thấy niềm tin của chị vào đền thờ chỉ là nguỵ tín, vì đền thờ chỉ là gạch đá vô hồn, không có Chúa ngự bên trong.

Trong phút chốc, chị trở nên thật nghèo nàn. Trước kia chị tưởng mình có tất cả, nay chị thấy mình trắng tay. Trước kia chị tưởng mình giàu có, nay chị nhận thức rõ mình thật nghèo nàn. Bóc đi tất cả những lớp vỏ phù du bọt bèo, chị thấy mình trơ trụi, khốn cùng. Nhưng từ đáy vực khốn cùng ấy một niềm tin nhen nhúm, một mạch suối trào dâng.

Chị chợt tỉnh ngộ. Những thứ mà trước kia chị tưởng là thành luỹ che chở cuộc đời, hoá ra chỉ là những tảng đá ngăn chặn nguồn suối. Tháo gỡ đá đi rồi, mạch suối dào dạt trào tuôn.

Những thứ mà trước kia chị tưởng là nơi nương tựa êm ấm, hoá ra chỉ là tổ kén giam kín đời sâu. Trút bỏ được lớp vỏ xù xì cũ kỹ, sâu nay hoá bướm đẹp lộng lẫy, tự do bay tung tăng khắp chốn.

5

CÙNG SUY NIỆM

Page 6: Ephata 603

Thì ra, của cải, dục vọng, tôn giáo vụ hình thức là những tấm màn che mắt, không cho chị nhận ra Đấng Cứu Thế. Ta hãy trở lại phút đầu tiên, khi Chúa Giêsu ngỏ lời xin nước. Lúc đó, bị các tấm màn che mắt, chị chỉ thấy một anh chàng Do Thái xấu xa, đói rách: "Ông là Do Thái mà lại xin nước tôi ư ?" Nhưng Lời Chúa như lưỡi gươm sắc bén, phá tan màn mây mù che mắt chị. Nhát gươm thứ nhất vung lên, một mảnh vảy mắt rơi xuống, chị nhìn ra người đối diện "cao cả hơn Tổ Phụ Giacóp". Nhát gươm thứ hai vung lên, một mảnh vảy nữa rơi xuống, chị nhận ra Người là "một tiên tri". Một nhát nữa vung lên, mảnh vảy cuối cùng rơi xuống, chị nhận biết Chúa Giêsu là Đấng Cứu Thế. Và chị tin vào Người.

Niềm tin trào dâng. Hạnh phúc trào dâng. Chị quên cả múc nước, quên cả bình, chạy về làng báo tin vui. Chị để quên chiếc bình, vì chiếc bình từ nay trở nên vô dụng. Cùng với chiếc bình, chị bỏ lại cả giếng nước, cả người chồng hờ, cả ngôi đền thờ trống rỗng.

Lời Chúa như lưỡi gươm sắc bén chẻ đôi đời chị. Mảnh đời cũ để lại bên giếng, kho tàng của trần gian. Mảnh đời mới ngụp lặn trong dòng suối đức tin, kho tàng thiên quốc.

Lời Chúa là ngọn đèn soi đường. Nên chị bước đi những bước lẹ làng, vững chắc hướng về sự sống mới.

Lời Chúa là chiếc cầu đưa chị vào đời sống thần linh. Chị bỏ lại bên này cầu chiếc bình múc nước, vì bên kia cầu chị đã có mạch nước trường sinh. Chị bỏ lại bên này cầu mối duyên hờ, vì bên kia cầu chị đã gặp được tình yêu đích thực. Chị bỏ lại bên này cầu ngôi đền thờ trống rỗng, vì bên kia cầu chị gặp được Đấng chị phải tôn thờ trong tinh thần và chân lý. Chị như cánh đại bàng bay bổng trên trời cao với những đường bay rất đẹp.

Về đại bàng, cha Anthony de Mello kể một câu chuyện rất sâu sắc. Một người nông dân vào rừng, lượm được một trứng đại bàng. Anh đem về cho ấp chung với trứng gà. Ít lâu sau đại bàng nở ra cùng lũ gà con. Nó cứ tưởng mình là gà. Suốt ngày theo gà mẹ bới đất mổ sâu. Nó cứ sống kiếp gà như thế cho đến lúc già. Một hôm nó thấy trên trời xanh một con chim lớn khủng khiếp, cánh giang rộng như che kín cả bầu trời. Con chim bay thật cao và có những đường lượn thật là đẹp đẽ. Đại bàng ta kinh khiếp hỏi bác gà trống: "Con gì mà khủng khiếp quá nhỉ ?" – "Đó là đại bàng. Đại bàng thuộc về trời cao. Chúng ta thuộc về đất thấp. Chúng ta chỉ là gà". Đại bàng cứ sống kiếp gà như thế cho đến chết.

Người phụ nữ là cánh đại bàng. Chị đã trút bỏ mọi gánh nặng kéo trì đôi cánh, nên chị bay vút lên cao. Còn ta vẫn chỉ là loài gà. Ta vẫn còn bên này cầu. Những gì người phụ nữ bỏ lại, ta ôm lấy mang về. Ta vẫn còn ôm ấp những giấc mơ trần tục. Của cải, dục vọng vẫn là những tảng đá ngăn chặn dòng nước đức tin. Những nguỵ tín, những ảo tưởng, những thứ đạo đức hình thức, giả hiệu vẫn còn che chắn không cho ta nhận biết chính mình. Và vì thế ta không bao giờ gặp được Chúa.

Xin Lời Chúa như lưỡi gươm tách bạch trắng đen, để ta dứt lìa tội lỗi, thoát khỏi thói an tâm giả tạo, thói đạo đức hình thức. Xin Lời Chúa tháo đi những tảng đá trì trệ, để dòng suối tin yêu khai thông, để nước mắt sám hối tuôn trào rửa sạch hồn ta. Và để tình yêu bừng nở đem cho ta hạnh phúc chân thật.

Tgm. Giuse NGÔ QUANG KIỆT

HÀNH TRÌNH CHIÊU MỘ ĐOÀN CHIÊNTừ cuối 2010, Liên Hiệp Quốc đã khẳng định rằng đến năm 2015 thì sẽ có đến 95% dân số trên

địa cầu được sử dụng nước ngọt. Thực tế không hẳn là như vậy vì theo thẩm định của các chuyên gia, hiện tại hãy còn 1,1 tỷ người trên thế giới thiếu nước sạch. Còn căn cứ vào các số liệu được Diễn Đàn Quốc Tế về Nước cung cấp vào năm ngoái: hiện còn 4 tỷ người trên trái đất không có nước ngọt để dùng 24 giờ trên 24 và có tới 3 tỷ không có máy nước trong nhà.

Theo dự tính của Liên Hiệp Quốc thì đến năm 2020 nhu cầu về nước ngọt để phục vụ cho ngành công nghiệp sẽ tăng lên gấp đôi so với hiện tại; nhu cầu tiêu thụ của các hộ gia đình sẽ tăng thêm 130%; và 40% trên tổng số 9 tỷ con người sẽ sống ở những vùng bị thiếu nước…

Thế còn tại Việt Nam thống kê chính thức cho thấy hiện tại 92% dân cư đã có nước ở trong nhà. Tỷ lệ đó chỉ là 52% vào đầu thập niên 1990. Tuy nhiên theo một tổ chức phi chính phủ của Nhật thì ở thành phố 59% các hộ gia đình đã lắp máy nước trong nhà, 41% còn lại vẫn phải sử dụng nước giếng hoặc máy nước công cộng. Tại các làng quê Việt Nam, tỷ lệ nói trên rơi xuống còn 15%. Điều đáng

6

Page 7: Ephata 603

quan ngại hơn cả vẫn theo tổ chức này, thì không một nơi nào tại Việt Nam, nước ngọt được coi là bảo đảm chất lượng an toàn. Người dân ở đây phải lọc nước và đun sôi trước khi uống.

Theo báo cáo của Ngân Hàng Thế Giới Turn Down the Heat vừa được công bố gần đây, nếu như nhiệt độ trái đất tăng thêm 4°C thì sẽ có từ 43 đến 50% nhân loại phải sống ở những vùng khô cằn. Nước bẩn là nguyên nhân gây nhiều bệnh tất và là khiến có tới 4.000 trẻ em tử vong mỗi ngày. Vẫn theo báo cáo nói trên, thiệt hại kinh tế do không có được hệ thống lọc nước an toàn có thể lên tới 7% GDP của một quốc gia ( viet.rfi.fr ).

Trong những nhu cầu căn bản, nước sạch có lẽ là hệ trọng bậc nhất. Vì nước nuôi sống, rửa sạch, điều hòa sinh thái. Tuy nhiên, còn có một loại nước quan trọng, cao siêu, cấp bách hơn nhiều: Nước Hằng Sống ! Hôm nay, sau một buổi hăng say giảng dạy, mệt mỏi, rã rời, khát khô cổ họng, Đức Giêsu xin người phụ nữ Samari cho nước uống.

Khiêm hạ

Ngỏ lời xin nước từ ngưởi đàn bà Samari, xóa đi ranh giới bất thân thiện giữa dân Do Thái và Samari, bỏ qua kỳ thị nam nữ, Đức Giêsu chủ động bắt chuyện với người phụ nữ xa lạ. Vượt qua truyền thống xã hội thành kiến, cừu địch, hiềm khích, bước qua lịch sự, tế nhị về đời tư cá nhân, cũng không đếm xỉa đến bất đồng niềm tin, Đức Giêsu phá bỏ hết mọi rào cản, đố kỵ, chia rẽ, thành kiến, thân hành đến với con chiên bị đối xử khá phân biệt trong xã hội được

coi như “toàn tòng”. Người từng giải thích sự dấn thân: “Con Người đến để cứu vớt, chứ không phải để huỷ diệt; Ta đến không phải kêu gọi người công chính, nhưng kêu gọi người tội lỗi” ( Lc 5, 32 ).

Chẳng phải tình cờ bên giếng Giacóp, mà Đức Giêsu gặp người phụ nữ Samari. Song le, chính Người cố tình tìm đến, chờ đợi và tìm gặp. Bất chấp những chướng ngại bao đời thiên hạ dựng nên, Đức Giêsu vẫn thẳng thắn gặp gỡ người phụ nữ này, chẳng hề nao núng, ngại ngùng, e sợ, hay bối rối. Người một mực tiếp tục khiêm tốn hạ mình, chỉ vì quá đỗi yêu thương loài người lam lũ, đói khát sự thật, sự công chính. Hạ mình làm lữ khách lỡ bước độ đường, Người chủ động gần gũi, làm quen, chủ động xin nước, chủ động xin sự quan tâm, chủ động xin người ta thân thương nhìn đến, chia sẻ nước sạch. Không hề trịnh thượng ra lệnh, đòi hỏi hay bắt buộc phục vụ. Người tiếp tục xả kỷ vị tha cho đến khi trút hơi thở trên thập giá.

Đối thoại

Đức Giêsu không hề trách móc, cũng không kết án, chỉ nhắc chị phụ nữ nhìn lại tình trạng hôn nhân bất ổn định mà thôi, trắc nghiệm lòng thành thật của chị, để tha thứ và cứu rỗi. Với lòng khiêm nhường tận tụy, lòng khoan dung độ lượng, lòng từ bi nhân ái vô song, Đức Giêsu đã biến cuộc gặp gỡ vô tình thành hữu tình, có chủ đích rõ ràng, biến cuộc trò chuyện tưởng chừng vô bổ, thành cuộc đối thoại hữu ích.

Đối thoại trực tiếp, Đức Giêsu đã khéo léo dẫn dắt người phụ nữ đang còn đói khát tình yêu, đói khát hạnh phúc, vô vọng với tương lai mịt mờ, tìm thấy lối thoát cuộc đời. Nhận được nguồn mạch Nước Hằng Sống, vì ”Thầy là đường, là sự thật và là sự sống. Không ai đến được với Chúa Cha mà không qua Thầy” ( Ga 14, 6 ).

Bây giờ, con chiên vẫn có thể tiếp tục đối thoại với Vị Mục Tử Nhân Lành qua cầu nguyện hằng ngày.“Cha nói thứ nhất là cầu nguyện,” không phải vô căn cứ. Chúa Giêsu đã bảo: “Maria đã chọn phần nhất,”ngồi dưới chân Chúa, nghe Lời Chúa, mến yêu Chúa. Maria đã được Thánh Thể, Thánh Kinh và Thánh Nguyện. ( Đường Hy Vọng, số 129 ).

Cảm hóa

Từ thái độ dửng dưng, bất thân thiện, người phụ nữ Samari đã thay đổi hoàn toàn, thật ngoạn mục. Nàng gặp gỡ Đức Giêsu, thấm nhuần Lời Hằng Sống, đã biến đổi thành con chiên nhiệt thành, trở nên chứng nhân sống động, hăng say, khả tín và năng nổ, cuốn hút, chiêu mộ cả thành phố, đồng tâm gia nhập vào đoàn chiên duy nhất của Vị Mục Tử Nhân Lành. 

Người phụ nữ để vò nước lại, vào thành và nói với người ta: ”Đến mà xem: có một người đã nói với tôi, tất cả những gì tôi đã làm. Ông ấy không phải là Đấng Kitô sao ?” ( Ga 4, 28 – 29 ).

Đông đảo dân thành Xykha tin vào Đức Giêsu, đều được chung hưởng Nước Hằng Sống, từ lời loan báo nóng hổi của chị phụ nữ Samari kia. Cuộc gặp gỡ kỳ diệu với Đức Giêsu đơm hoa kết trái thật bội thu. Người đã gieo hạt giống Đức Tin vào nơi sỏi đá khô cằn, thù nghịch, nhưng kết quả vượt quá mong đợi.

7

Page 8: Ephata 603

Đối với người Kitô hữu, tin trước hết là chấp nhận, được cứu rỗi, được tha thứ, được yêu thương vô cùng. Chúa không phải là Đấng bắt con phải kính mến, nói đúng hơn, Chúa là Đấng mà con phải để cho Ngài yêu thương con vô hạn ( Đường Hy Vọng, số 288 ).

Lạy Chúa Giêsu, xin thức tỉnh chúng con rằng, Chúa đang chờ sẵn bên ngoài tâm hồn, đang muốn đi vào tận con tim, trí óc, thân xác chúng con, để tâm tình, khuyên nhủ, răn bảo, dạy dỗ, an ủi, chỉ bảo đường ngay nẻo chính, để hóa giải cơn khát tâm linh, biến hóa chúng con nên con chiên ngoan của đoàn chiên duy nhất của Người.

Lạy Mẹ Maria, xin giúp chúng con tìm đến nguồn mạch Nước Hằng Sống, để biến đổi, thánh hóa chúng con, cũng như cho chúng con biết chia sẻ và làm chứng với tha nhân về Nước Hằng Sống. Amen.

AM. TRẦN BÌNH AN

ĐẤNG XIN NƯỚC LẠI LÀ NGUỒN NƯỚC HẰNG SỐNGLộ trình Phụng Vụ Mùa Chay năm A dẫn đưa chúng ta sống con đường của các anh chị em dự

tòng đang chuẩn bị lãnh nhận Bí Tích Thánh Tẩy, làm sống dậy trong chúng ta ơn Thánh Tẩy.

Giáo Hội luôn kết hợp lễ Vọng Phục Sinh với việc cử hành Bí Tích Thánh Tẩy trong đó hiện thực mầu nhiệm cao cả của cuộc sống Kitô: chết đi cho tội lỗi, tham dự vào sự sống mới trong Chúa Kitô phục sinh và nhận lấy Chúa Thánh Thần, Ðấng đã cho Ðức Giêsu từ cõi chết sống lại ( x. Rm 8, 11 ).

Thế nên, Chúa Nhật thứ nhất gọi là Chúa Nhật cám dỗ, vì giới thiệu các cám dỗ Chúa Giêsu phải chịu trong sa mạc, và mời gọi chúng ta đứng về phía Chúa Giêsu để chống lại các cám dỗ. Chúa Nhật này sau khi nghe chứng tá của các cha mẹ đỡ đầu, Giáo Hội cử hành việc tuyển chọn những người sẽ được nhận lãnh Bí Tích Rửa Tội trong đêm Vọng Phục Sinh.

Chúa Nhật thứ hai gọi là Chúa Nhật của tổ phụ Apraham và Chúa Nhật Hiển Dung. Bí Tích Rửa tội là Bí Tích của Đức Tin và thiên chức làm con Thiên Chúa: theo Apraham tin tưởng vào Chúa và ra đi để trở nên con cái Chúa.

Bước vào Chúa Nhật thứ ba, chúng ta nghe lại cuộc đối thoại nổi tiếng của Ðức Giêsu với người thiếu phụ Samari, được tường thuật bởi Thánh Gioan. Người thiếu phụ hằng ngày đi lấy nước từ một giếng nước cổ xưa, có từ thời của Tổ Phụ Giacóp. Và ngày hôm ấy, chị gặp Ðức Giêsu đang ngồi trên bờ giếng, mệt mỏi sau một chặng hành trình đường xa ( x. Ga 4, 5 – 42 ). Chúa Giêsu chính là nước hằng sống, Ngài làm cho con người đỡ khát, nước Chúa Thánh Thần. Chúa Nhật này Giáo Hội cử hành việc bỏ phiếu các tân tòng lần thứ nhất và trong tuần trao cho họ Kinh Tin Kính.

Chúa Giêsu là Nước Hằng Sống

Vào những thế kỷ đầu của Kitô giáo, Các Giáo phụ đã sớm nhận ra nới "nước hằng sống" biểu tưởng của phép Rửa Tội, mà Đức Kitô là chính Nguồn Nước ấy (9). Chúa Giêsu xin người đàn bà xứ Samari nước uống, không phải lý do khát về thể lý cho bằng khát Đức Tin và khát sự sống đời đời. Đấng Cứu Thế giả vờ khát nước đến xin người đàn bà nước để trao ban thứ nước ân sủng khỏi khát đời đời. Đó chính là nguồn nước mà Tin Mừng nói tới khi Ngài xin nước của người đàn bà xứ Samari… Thực ra, nguồn nước ấy không bao giờ cạn, Đấng là nước hằng sống không thể uống nước bị ô nhiễm ở vùng đất này. Câu hỏi được đặt ra: Phải chăng Đức Kitô khát nước ?

Vâng, Ngài khát, nhưng Ngài không khát nước trên mặt đất này, hay khát thức uống của con người, mà khát sự cứu chuộc nhân loại. Thánh Ephrem viết: “Khi khát nước, Chúa chúng ta đã ngó đầu vào miệng giếng; Ngài xin người đàn bà nước uống. Từ giếng nước, Ngài đã câu được một tâm hồn. Nhưng tâm hồn ấy đã lại câu tiếp được cả dân trong thành” ( Thánh Thi Giáng Sinh số 4, 43 – 44 ).

Tại sao Chúa Giêsu lại xin người đàn bà xứ Samari nước uống khi bà đến kín đầy vò nước, không những thế, Ngài còn khẳng định rằng, Ngài có thể trao ban mạch nước dồi dào hơn từ giếng thiêng liêng nếu ai đến xin Ngài ?

Câu trả lời là vì dân Samari thờ ngẫu tượng, nên Ngài khát Đức Tin của người đàn này. Chúa Giêsu nói: “Nếu bà nhận biết ơn của Thiên Chúa ban và ai là

8

Page 9: Ephata 603

người đang nói với bà: ‘xin cho toi uống nước’, thì chắc bà sẽ xin Người, và Người sẽ cho bà nước hằng sống ( ... ) Tất cả những ai uống nước này sẽ còn khát: nhưng ai uống nước Ta sẽ cho thì không bao giờ còn khát nữa; vì nước Ta cho ai thì nơi người ấy sẽ trở thành mạch nước vọt đến sự sống đời đời” ( Ga 4, 10 – 14 ). Đúng như lời Kinh Tiền Tụng thánh lễ hôm nay diễn tả: “Lạy Chúa là Cha chí thánh... Khi người phụ nữ xứ Samari cho nước uống, Người đã ban cho bà Đức Tin. Vì Người tha thiết ước mong bà tin vững mạnh, nên đã đốt lên trong lòng bà ngọn lửa yêu mến Chúa…”

Hình ảnh người tân tòng

Người đàn bà xứ Samaria là hình ảnh của người tân tòng, còn đang chịu sự ràng buộc của ma quỷ, năm đời chồng bà đã từ bỏ, người đàn ông thứ sáu đang sống với bà là tượng trưng. Giếng nước Giacóp thể hiện tiệc cưới của tâm hồn bà cử hành với Thiên Chúa đã được thanh tẩy bằng nước Rửa tội. Theo M. Dulaey thì: “Giữa thế kỷ thứ III, Origène giải thích rằng, giếng nước này là dấu chỉ giao ước giữa Thiên Chúa với dân Người và hiệp nhất tâm hồn với Thiên Chúa”, từ nay bà tuyên xưng Đức Tin trước mặt mọi người và đi loan báo Đức Kitô cho dân làng bà, kết quả là: “Một số đông người Samaria ở thành đó đã tin Người vì lời người đàn bà làm chứng rằng: Ông ấy đã nói với tôi mọi việc tôi đã làm ” ( Ga 4, 39 ). Theo Origène, “Vị Hôn Phu đích thực là Chúa Kitô ( Ga 13, 181 ). Một khi người đàn bà này tìm thấy Ngài, bà liền chạy về loan báo cho dân làng biết: kể từ Origène, người đàn bà này là hình ảnh của người kitô hữu tuyên xưng Đức Tin của mình.”

Nguồn suối cứu độ là chính Đức Kitô

Đức Kitô, Đấng ngồi nghỉ trên miệng giếng chính là nguồn nước, từ cạnh sườn bên phải Ngài, tuôn trào dòng nước xót thương; một phụ nữ có sáu đời chồng đã được tẩy sạch bằng dòng nước hằng sống ấy. Thật ngưỡng mộ biết bao: một người phụ nữ nhẹ nhàng đến giếng Samari kín nước, bà lấy nước từ dòng nước Giêsu ! Tìm được nước, bà ra đi với sự tiết hạnh. Ngay lập tức bà xưng thú các lỗi mà Chúa Giêsu ám chỉ, bà nhận ra Đức Kitô và loan báo Đấng Cứu Thế. Bà để vò nước xuống, mang ơn sủng vào thành; vai nhẹ bớt, bà trở về tràn đầy sự thánh thiện… Đúng là ai đến trong tội lỗi sẽ trở về với sứ mạng Ngôn Sứ.

Nước hằng sống này đối với chúng ta là nguồn suối dâng trào sự sống đời đời, nước này không phải là nước hòa với Máu Chúa Kitô, đã chảy ra từ cạnh sườn bị đâm thâu trên cây Thánh Giá đó sao ? Đây không phải là các Bí Tích của Giáo Hội mà Phép Rửa trình bầy mầu nhiệm của nước ấy, để ám chỉ rằng nước đó phát sinh từ cái chết cứu độ của Đấng Cứu Thế đó hay sao ? Trong mọi trường hợp, các Giáo phụ thấy nước tuôn chảy từ tảng đá do Môsê đập ra ( Xh 17, 3 – 7 ) là hình ảnh tiên trưng của nước chẩy ra từ cạnh sườn Đấng Cứu Thế bị đóng đinh.

Mỗi người chúng ta đều có thể nhìn thấy chính mình nơi hình ảnh của người thiếu phụ Samari: Ðức Giêsu chờ đợi chúng ta, nhất là trong thời điểm của Mùa Chay này, để đối thoại với chúng ta, để nói với con tim của chúng ta. Chúng ta hãy dừng lại trong một khoảnh khắc thinh lặng, tại căn phòng của chính chúng ta, tại một ngôi Thánh Dường, hay tại một nơi nào đó trong ngôi nhà của chúng ta. Chúng ta hãy lắng nghe âm vang lời Ngài nói với chúng ta: “Nếu bạn nhận ra ân huệ Thiên Chúa ban... ”

Lạy Ðức Nữ Ðồng Trinh Maria, xin giúp chúng con để chúng con không đánh mất cơ hội gặp gỡ này, là nơi chúng con có thể kín múc nguồn hạnh phúc đích thực cho cuộc đời chúng con. Amen.

Lm. Antôn NGUYỄN VĂN ĐỘ

PHÉP LÀNH TÂY NGUYÊN – Kỳ 2

Tôi đến Gia Lai lúc gần 12 giờ trưa sau bốn giờ xe đò từ Buôn Ma Thuột. Kế hoạch ban đầu của tôi là sẽ ở ba ngày nơi Tòa Giám Mục Kon Tum để lại được theo chân Đức Cha Micae vào các vùng rừng núi. Không may, ngài có việc về Sàigòn đúng lúc tôi định đến, vì thế nên tôi phải đổi lịch trình, viếng Đức Mẹ Măng Đen rồi về. 

Thật may mắn khi cha Nguyễn Văn Thượng ở Gia Lai nhận sẽ cho đi Măng Đen ngay trong buổi chiều. Cha Thượng hiện là Chính Xứ Đức An ở Pleiku, ngài cũng phụ trách Ơn Gọi cho Địa Phận Kon Tum từ nhiều năm qua. Mối quan hệ với Đức Cha Micae và sự liên đới hỗ trợ Ơn Gọi dẫn tôi đến sự quen biết thân tình với cha Thượng, giữa Pleiku và Sàigòn hai anh em đã gặp gỡ nhiều lần. Ngài thuộc lớp đàn anh trên tôi bốn năm ở Chủng Viện Sàigòn. Nghe nói Đức Cha Micae đã đệ đơn lên Tòa Thánh xin về hưu vì đến tuổi 75, anh em bàn tán các dự tuyển ( candidates ) thay ngài, có một số vị tôi quen biết đều là các đấng bậc xứng đáng. Giáo Phận Kontum hiện bao gồm hai tỉnh Kon Tum và Gia Lai ( thủ phủ là Pleiku ). 

9

CÙNG HÀNH HƯƠNG

Page 10: Ephata 603

Từ Pleiku đến Măng Đen hơn 100 cây số, anh Hiền là Giáo Dân con đỡ đầu của cha Thượng, lái xe đưa chúng tôi lên đường lúc gần 2 giờ chiều. Chiếc Izuzu hai cầu ( Four-Wheel drive, 4WD ), second hand nhưng còn chắc chắn này, anh Hiền mới tậu cho cha Thượng để làm phương tiện bôn ba núi đồi và chở các chú dự tu khi cần thay cho chiếc xe hiệu “KIA” nhỏ đã quá cũ và yếu, mua còn đang trả góp. Nhân dịp đưa tôi đi, cha Thượng cũng định dâng Đức Mẹ Măng Đen chiếc xe này để xin Mẹ chúc lành cho việc sử dụng.

Chợt nhớ Đức Cha Micae nhiều năm qua vẫn chỉ sử dụng chiếc Toyota Zace cũ kỹ, nghe nói vừa làm lại máy, lẽ ra Đức Cha cần chiếc xe an toàn hơn để đi vùng núi nhưng ngài vẫn thoải mái với chiếc cũ. Lần trước lúc tôi đi theo ngài, chiếc xe này đã chở giúp một thanh niên người dân tộc bị tai nạn giao thông mà chúng tôi gặp dọc đường, thùng xe phía sau vương đầy máu của anh. Chiếc xe của Đức Cha nếu cố bán lại cho người khác chắc cũng chưa bằng giá chiếc xe gắn máy Honda SH nhập khẩu. Tôi biết ông bà cố của Đức Cha để lại cho ba anh em ngài ( hai anh ngài cũng là Linh Mục ), số tài sản cả mấy chục tỷ mà Đức Cha vẫn giữ nếp sống đạm bạc, tiền bạc có được ngài chỉ lo chăm chút mua đất đai, cơ sở cho các Dòng Tu trong địa phận. Lòng tôi chạnh buồn khi nhớ đến mấy vị Linh Mục Nghệ An đua nhau sắm xe hơi bóng lộn trị giá cả tỷ bạc !

Măng Đen cạnh quốc lộ 24, cách Kon Tum khoảng 50 cây số về phía Đông Bắc, thuộc xã Đăk Long, huyện Kon Plông, là vùng đồi núi có phong cảnh thiên nhiên tươi tốt và khí hậu ôn hòa như Đà Lạt. Nhà Nước đã quy hoạch làm khu du lịch sinh thái và hàng trăm nhà đầu tư được bán đất giá rẻ với điều kiện phải xây lên những căn biệt thự khang trang. Nhiều căn đã được xây xong nhưng vẫn không lôi cuốn du khách nên khu vực này còn đìu hiu vắng vẻ, cho đến khi bức tượng Mẹ xuất hiện với nhiều ơn lạ. Tháng Năm 2013 vừa qua, dịp Lễ kính Mẹ, hơn 10.000 người hành hương đã tràn ngập con đường đèo hiểm trở để quần tụ dưới chân Mẹ. Cả chính quyền lẫn giáo quyền đã phải huy động mọi lực lượng để sắp xếp đón tiếp số người và xe cộ khổng lồ tụ họp quanh đài Đức Mẹ suốt ngày đêm giữa trời mưa lạnh.

“Mẹ về ngự giữa mênh môngÂm vang rừng núi tiếng cồng, tiếng chiêngLạy ơn Đức Mẹ Măng ĐenMẹ là Mẹ của Tây Nguyên Đại Ngàn...”( Một đoạn thơ trích từ bảng tạ ơn )

Truyền thuyết kể rằng: trước năm 71 có một tiền đồn nhỏ của quân đội VNCH trú đóng ( chỗ hiện nay là Đài Đức Mẹ ) giữa nơi đồn trú cô quạnh và hiểm nguy này, vị Linh Mục Tuyên Úy Công Giáo đã cố gắng mang bức tượng Mẹ đến để xin phù hộ và an ủi Đức Tin, sưởi ấm tâm hồn những người lính tiền đồn khi quây quần cầu nguyện bên Mẹ…

“Mẹ đứng đây giữa cao nguyên lộng gió.Giữa rừng thiêng núi sọ qúa u buồn.Trải bao niên giãi nắng với mưa tuôn.Có ai đó lệ tuôn từ khi ấy.”( Thanh Sơn )

Theo tài liệu của Toà Giám Mục Kon Tum, tượng Đức Mẹ Măng Đen do Linh Mục Tôma Lê Thành Ánh tặng cha Giuse Phạm Minh Công Tuyên Úy Quân Đội, tạc theo mẫu Tượng Mẹ Fatima được dựng trên một trụ đài xây bằng đá đơn sơ vào khoảng năm 1971 – 1973.

Sau năm 73 tiền đồn này đã bị triệt thoái và khu vực lọt vào tay quân miền Bắc, không ai biết số phận bức tượng và những người lính ấy ra sao ? Sau năm 1974 chiến tranh Việt Nam đã tàn phá khu vực này. Bức tượng đã bị hư hỏng ít nhiều và bị bỏ phế sâu trong rừng rậm vì không có đường giao thông và không có dân cư sinh sống. Bà Đào Thị Hương ( không Công Giáo, quê ở Hà Tĩnh, người được cho là đã có công bảo tồn bức tượng ) cho rằng đến đầu năm 1987, tượng vẫn còn nguyên. Tuy nhiên, đến cuối năm 1987 thì tượng bị mất đầu, mất tay không rõ nguyên nhân.

Năm 2002, huyện Kon Plông mới được hình thành đặt tại Măng Đen, tuyến Quốc lộ 24 nối đến tận huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi. Năm 2005, anh Lê Văn Hoàng, một công nhân Công Giáo làm việc cho nông trường, cùng hai người bạn khi biết tin về tình trạng “khiếm khuyết” của tượng Mẹ, bèn xin xi măng và cát để đắp lại đầu và hai bàn tay Đức Mẹ ( nhưng sau này hai bàn tay lại bị đập phá một lần nữa ). Vì không phải là nghệ nhân nên người nặn tượng đã tạo ra bức tượng thiếu hẳn nét mỹ thuật. Sau khi “tôn tạo” lại tượng Đức Mẹ, ba anh đã bị Công An bắt tạm giam 3 ngày vì “dám làm một việc chưa được cho phép”, rồi thời gian tiếp theo, họ thường xuyên bị Công An mời lên điều tra, hạch hỏi làm khó dễ, nên các anh phải rút về quê để được yên ổn làm ăn.

Cuối cùng, tượng Mẹ vẫn được trân trọng dựng lại nơi chốn cũ. Không may sau đó, tượng lại nằm chắn giữa con đường đã được chính quyền quy hoạch. Có nguồn tin loan truyền là lực lượng làm đường

10

Page 11: Ephata 603

đã gặp nhiều trắc trở lạ thường đến độ không thể làm con đường đi qua tượng đài Mẹ, sau cùng thì chính quyền phải nắn con đường tránh đi vòng sang lối khác.

Sự linh thiêng của Mẹ Măng Đen lan truyền khắp mọi miền đất nước, không chỉ người Công Giáo mà còn rất nhiều lương dân đã xin được ơn lành từ Mẹ. Giáo Phận Kon Tum cử cha Nguyễn Đức Thịnh, một Linh Mục DCCT phục vụ tại Giáo Phận Kontum, làm Quản Nhiệm Dự Án Đền Thờ Đức Mẹ Măng Đen. Cha Thịnh, một Linh Mục trẻ mạnh mẽ can đảm luôn được Đức Giám Mục Micae cử đi tiên phong xây dựng các Nhà Nguyện, Nhà Thờ ở những Giáo Điểm xa xôi, vùng chính quyền đã xóa trắng nơi thờ tự Chúa từ nhiều năm. ( Ảnh chụp, ngồi: cha Thịnh và cha Thượng, đứng: tác giả và anh Hiền ).

Khi chúng tôi đến viếng Măng Đen, cha Thịnh báo tin chính quyền đã chấp thuận cấp cho Giáo Phận bốn mẫu đất quanh lễ đài để làm khu hành hương. Hẳn nhiên chính quyền nhìn thấy hấp lực từ Mẹ đã lôi cuốn hàng chục ngàn người đến Măng Đen, cũng muốn dựa vào lượng người lớn lao này để phát triển khu du lịch lâu nay vắng khách của họ, dù trước đây họ vẫn thường gây rắc rối cho việc hành hương. Trò chuyện với anh em tham gia việc hình thành khu hành hương Mẹ Măng Đen, tôi mới biết anh em Kon Tum – Pleiku đã trải qua trăm ngàn gian khó để có được ngày hôm nay. Từ việc liên tục cử người trông coi Linh Địa, việc đón tiếp trên 10 ngàn người giữa núi rừng hoang sơ đến việc đối phó với các ban ngành, cơ quan của tỉnh để có văn bản được chấp thuận giao đất, các dự án xây dựng… Cha Thịnh và một số anh em được "cắm" ở lại khu vực cách đài Đức Mẹ khoảng một cây số, ngày ngày dưới chân Mẹ vẫn có Thánh Lễ giữa núi rừng, tiếng kinh nguyện, chiêng cồng lẫn trong Thánh Ca luôn vang vọng bên Mẹ từ nhiều đoàn hành hương khắp mọi miền tìm về, hoa nến, khói hương trang trọng không khi nào thiếu.

Tượng Mẹ Măng Đen khác hẳn mọi bức tượng Mẹ khắp nơi thường mang nét thánh thiện, đẹp đẽ, thanh cao, kể cả khối tượng Mẹ Sầu Bi Pieta nổi tiếng, Mẹ Măng Đen mang riêng khuôn mặt đầy nét hoảng sợ, đau đớn như tâm trạng những đứa con Việt Nam thời ly loạn chiến tranh đã tìm đến núp dưới bóng Mẹ, hai cánh tay Mẹ đứt cụt như dành để chia sẻ những thương tích của con cái khổ đau. ( Xin xem thêm: gpkontum.wordpress.com/2011/12/18/tim-hiểu-tượng-dai-dức-mẹ-mang-den ).

Tôi không muốn quan trọng hóa cá nhân mình trước sự kiện lớn lao về Đức Mẹ Măng Đen, tuy nhiên tôi thấy có trách nhiệm cùng cha Thượng và anh Hiền kể lại ơn lạ Mẹ đã ban cho ba anh em chúng tôi trên đường đến viếng Mẹ ngày 6 tháng 3 năm 2014. Như đã viết, đường đến Măng Đen phải qua một đoạn đèo khá hiểm trở, nguy hiểm hơn đèo Bảo Lộc nhiều vì đường đèo chưa được mở rộng, lại thiếu nhiều rào chắn phía bờ vực và cũng có nhiều khúc quanh "khuỷu tay" mà sơ sẩy sẽ gây tai nạn thảm khốc cho xe đi bên phía bờ vực, hay cả hai xe.

Chiếc Izuzu của chúng tôi do anh Hiền lái khá thận trọng, chầm chậm leo lên đèo, càng lên cao càng hiểm trở và anh Hiền càng chậm rãi, cẩn thận hơn. Leo vào một khúc gấp rất hẹp, xe chúng tôi không thể nhìn thấy bên kia đỉnh dốc cao khuất sau khúc "khuỷu tay" ấy, bên tay phải chúng tôi là vực sâu hun hút thăm thẳm.

Anh Hiền vừa lên đến đỉnh dốc thắng xe lại quan sát thì bất ngờ một chiếc xe tải khổng lồ từ khúc dốc cao khuất lao vùn vụt xuống, chúng tôi không kịp kêu lên một tiếng kinh hoảng mà chỉ "đông cứng" chờ cảm giác va chạm khủng khiếp giáng xuống, khúc quanh này quá hẹp mà chiếc xe tải này dài đến hơn mười mét, đầu xe kia đã gần chạm đầu xe chúng tôi, trong khi vách núi phía trong chỉ còn hơn vài mét và phía ngoài là vực sâu hàng trăm mét.

Chỉ có khả năng "phép thuật" mới có thể bẻ cong chiếc xe tải tưởng như bằng cao su mới tránh được sự va chạm với xe chúng tôi trên đỉnh đèo chật hẹp này. Chiếc xe tải “điên” ấy chỉ chạm hờ vào xe chúng tôi, nhẹ đến nỗi ba anh em không cảm thấy cả sự va chạm, xem lại nó chỉ làm xước một vệt sơn nhỏ ở đầu xe bằng một đốt ngón tay. Chúng tôi nghĩ nếu Mẹ Măng Đen không ra tay cứu thì cả hai chiếc xe đã nằm dưới vực sâu sau cú đối đầu “tử thần” ấy.

Khi đến Linh Địa, chúng tôi đã cùng các cha dâng Lễ tạ ơn Mẹ. Cả đời tôi thường cầu nguyện xin Chúa quan phòng luôn biết những gì tôi cần nhất và chỉ dẫn những điều ngài muốn tôi làm. Tôi không dám "vụ lợi" mỗi khi muốn xin ơn riêng nào, đây là lần đầu trong đời tôi đã nguyện xin một ơn cụ thể cho chân mình sớm khỏi, với lòng khiêm tốn biết ơn Mẹ thương đã cứu thoát tai nạn vừa qua, nên "vòi" xin Mẹ thêm. Xin xong, tôi chợt nhớ đến chị tôi đang nằm liệt giường nhiều năm, nhớ cả đến người bạn thân của tôi đang chờ được cấp Visa đi Úc chăm sóc em bị ung thư giai đoạn cuối, tôi nhắm mắt lại, xin Mẹ "đổi" ơn chữa chân tôi vừa xin, để chuyển ơn dành lại an ủi chị tôi và cho người bạn được toại ý, hơn là cho đôi chân tôi. ( Ảnh chụp: Tượng Mẹ Măng Đen và tác giả ).

11

Page 12: Ephata 603

Hơn một tuần sau ngày viếng Mẹ trở về đến nay, chân tôi đã có giải pháp chữa trị và khỏi hẳn 95% sau hơn ba tháng tưởng rằng đã thành tật, người bạn tên Tài vừa được gọi đi chụp phổi để lấy Visa. Tuần sau tôi sẽ đi thăm người chị thân yêu, tôi chắc chắn Mẹ Măng Đen sẽ dành cho chị lòng thương yêu an ủi đặc biệt của Người. 

“Mẹ Măng Đen, Mẹ còn trong tim mãi.Bước chân về chuyển tải chuyến hành hương.Mắt ai buồn tê tái bước lên đường.Từ giã Mẹ lòng vương vương sầu nhớ…” ( Đến với Mẹ Măng-Đen – Thanh Sơn )

NGUYỄN TRỌNG TƯỜNG

PHONG CÁCH PHANXICÔBÀI 8. CHÚA GIÊSU LÀ CON ĐƯỜNG KHÓ NGHÈO

Trong bài trước tôi có nêu ý kiến mọi người Việt Nam không phân biệt lương giáo, cũng có thể giống như Kitô Hữu toàn cầu gọi Hội Thánh = Đức Kitô = toàn thể phẩm trật nhân sự, tổ chức, cơ sở vật chất là Nhà Thờ, vì tất cả chỉ là một Đức Kitô, Đền Thờ Thiên Chúa Duy Nhất, và gọi vị thay mặt Đức Kitô trên trần gian là Papa = Cha đáng kính thân thương, cho đúng với bản chất và cốt lõi của Lòng Tin Kitô.

Toàn nhân loại đang bị thu hút về một làn gió mới những thay đổi ngoạn mục do Papa Phanxicô đang thực hiện. Thật ra, những thay đổi này không là gì khác hơn là quay về với nguồn cội Kitô của mình. Đức Kitô khổ nạn – phục sinh, đang ngự bên hữu và làm đẹp lòng Chúa Cha mọi đàng ( x. Mt 17, 5 ), đã đạt tới sự thập toàn rồi, “Thế là đã hoàn tất !” ( Ga 19, 30 ) và Người đã trở thành nguồn Ơn Cứu Độ vĩnh cửu cho tất cả tất cả chúng sinh ( x. Dt 5, 9 ).

Do đó, Nhà Thờ, cũng chính là Đức Kitô, cũng có sự thập toàn đó, không cần phải thay đổi hay thêm bớt gì nữa. Nhưng, tín hữu Kitô tuy đã bước vào Nhà Thờ vẫn luôn ở trong nguy cơ bị sai lạc với Tin Mừng. Do đó, Đức Kitô đã muốn có các Mục Tử mang sứ mạng bảo vệ đàn chiên. Ra khỏi thuyền, Đức Giêsu thấy một đám người rất đông thì chạnh lòng thương, vì họ như bầy chiên không người chăn dắt ( Mt 6, 34 ). Yêu cầu của Người đối với các Mục Tử rất cao. Cũng như Đức Kitô, các Mục Tử cũng phải thí mạng vì đàn chiên. Tôi chính là Mục Tử nhân lành. Mục Tử nhân lành hy sinh mạng sống mình cho đoàn chiên ( Ga 10, 11 ).

Trong Cựu Ước, Đức Chúa thường chuẩn bị kỹ càng khi chọn và huấn luyện một Ngôn Sứ. Sách Samuen kể lại chuyện bà Anna bị hiếm muộn nên tới cầu nguyện tại đền thờ Shiloh. Tại đó bà gặp thầy tư tế Êli. Ông chúc lành cho bà sau khi nghe bà thề hứa sẽ dâng con trẻ cho Đức Chúa. Sau đó bà Anna thụ thai và sinh ra Samuen, tiếng Do Thái có nghĩa “được Chúa đoái nghe”. Khi con thôi bú, bà mang con đến trao cho Êli. Từ đó, Samuen, sống tại đền thờ và được thầy Êli dạy dỗ. Khi Samuen được 12 tuổi ( theo số nhà chú giải ) thì bắt đầu nghe tiếng Đức Chúa gọi. Ban đầu cậu cứ cho rằng thầy Êli gọi mình. Khi Êli nhận ra chính Đức Chúa đã gọi Samuen, ông liền xin cậu nói lại cho ông biết lời của Đức Chúa. Đau đớn thay cho ông, Samuen cho biết gia tộc Êli sẽ bị trừng phạt nặng nề vì hai con trai của ông thường ăn cắp của lễ dâng vào đền thờ và hoang dâm với các phụ nữ phục vụ ở Lều Hội Ngộ. Phụ nữ không được đi vào cung thánh mà phải phục vụ ở khu vực bên ngoài ( x. 1 Sm 1 – 2 ).

Sang thời kỳ Tân Ước, Thiên Chúa cũng chọn và chuẩn bị cho Gioan Tiền Hô ngay từ trong bào thai. Bà Êlisabét, vợ của tư tế Dacaria, thuộc dòng tộc tư tế Aharon, là người hiếm hoi. Cả hai đều đã cao niên. Khi Dacaria dâng hương trong đền thờ, sứ thần Đức Chúa hiện ra báo tin là vợ ông sẽ sinh cho ông một đứa con trai. Em bé sẽ nên cao cả trước mặt Chúa. Được đầy thần khí và quyền năng của ngôn sứ

12

CÙNG KHÂM PHỤC

Page 13: Ephata 603

Êlia, em sẽ đi trước mặt Chúa, để làm cho lòng cha ông quay về với con cháu, để làm cho tâm tư kẻ ngỗ nghịch lại hướng về nẻo chính đường ngay, và chuẩn bị một dân sẵn sàng đón Chúa ( x. Lc 1, 1 – 17 ). Gioan càng lớn lên thì tinh thần càng vững mạnh. Cậu sống trong hoang địa cho đến ngày ra mắt dân Ítraen ( Lc 1, 80 ). Giống như Samuen, ngay trong lời rao giảng đầu tiên, Gioan đã gây nên nhiều nhức nhối nơi người nghe. Đám đông lũ lượt kéo đến xin ông Gioan làm phép rửa; ông nói với họ: “Nòi rắn độc kia, ai đã chỉ cho các anh cách trốn cơn thịnh nộ của Thiên Chúa sắp giáng xuống vậy ? Cái rìu đã đặt sát gốc cây: bất cứ cây nào không sinh quả tốt đều bị chặt đi và quăng vào lửa” ( x. Lc 2, 7 – 9 ).

Nhưng nơi bản thân Chúa Giêsu, Lời Thiên Chúa trở thành xác phàm, thì lại rất khác. Song thân của Người trên trần gian theo mặt Lề Luật là Mẹ Maria và Thánh Giuse đều không thuộc về chi tộc Lêvi chuyên lo việc tế tự. Cả hai đều là con nhà thường dân nghèo ít được ăn học và chỉ là những người dân lao động bình thường. Trước khi Mẹ Maria được sứ thần hiện ra trực tiếp ( x. Lc 1, 26 – 38 ) và Thánh Giuse được sứ thần báo mộng về sự nhập thể của Con Thiên Chúa ( x. Mt 1, 18 – 25 ), Thánh Kinh không hề cho biết về một sự chuẩn bị đặc biệt nào mà Thiên Chúa dành cho hai đấng. Do đó cả hai đều băn khoăn ngỡ ngàng trước lời truyền tin dành cho mình.

Có thể nói rằng, hai vị chỉ là những thường dân Do Thái bình thường. Tin Mừng gọi Thánh Giuse là người “công chính” ( bản tiếng Anh New International Version ( NIV ) dịch là “was faithful to the law” tức là tuân thủ Lề Luật ), nhưng chỉ nói Mẹ Maria là một trinh nữ đã hứa hôn với Giuse ( NIV dịch là “to a virgin pledged to be married to a man named Joseph” ). Đa số đàn ông Do Thái đều tuân thủ Lề Luật nghiêm túc, cũng như phần lớn đàn ông Việt Nam đều yêu nước, và đa số các thiếu nữ Do Thái đều là những trinh nữ khi hứa hôn, phần lớn các cô gái Việt Nam cũng vậy thôi. Gốc gác của cả hai vị nói lên rằng Thiên Chúa đặc biệt yêu thích những con người nghèo bình thường, không có danh giá quyền uy chức tước gì về mặt tôn giáo cũng như ngoài xã hội.

Ngoài vài ba ngày tỏa sáng khi giải thích Thánh Kinh cho các luật sĩ trong Đền Thờ khi lên 12 tuổi ( x. Lc 2, 41 – 50 ), cũng là tuổi của Samuen khi nghe tiếng Đức Chúa gọi, Tin Mừng không hề cho biết Chúa Giêsu đã làm những gì trong 18 năm dài sau đó cho tới tận mãi năm Người 30 tuổi khi bắt đầu rao giảng ( x. Lc 3, 23 ). Đây là một khoảng trắng rất lạ lùng trong đời của Người mà các nhà chú giải đành bó tay không biết diễn giảng như thế nào mới xác thực.

Rất nhiều vị thánh có lòng sùng kính Mẹ Maria rất đặc biệt, trong số họ nổi bật có Thánh Louis de Montfort ( 1673 – 1716 ), người được coi như đã khai sinh ra khoa Thánh Mẫu Học ( Mariology ), có khá nhiều đồn đoán về việc ngài sẽ được phong Tiến Sĩ, ngài có tầm ảnh hưởng rất lớn trên các Papa Lêô XIII, Piô X, Piô XII, và Gioan-Phaolô II. Thánh Monfort nói về giai đoạn trước khi Chúa Giêsu đi rao giảng như sau: ( Trích ) Đức Giêsu đã tôn vinh Đức Chúa Cha bằng cách phục tùng Mẹ Maria trong 30 năm nhiều hơn là dùng thời gian đó để hoán cải cả thế giới với các phép lạ vĩ đại nhất.

Khi tận hiến cho Mẹ Maria, ta cũng làm vui lòng và tôn vinh Thiên Chúa một cách cao vời như Đức Giêsu đã làm – Jesus gave more glory to God his Father by submitting to his Mother for thirty years than he would have given him had he converted the whole world by working the greatest miracles. How highly then do we glorify God when to please him we submit ourselves to Mary, taking Jesus as our sole model. ( Nguồn: Thánh Louis de Montfort, Lòng Sùng Kính Mẹ Maria Chân Thực, 1:1:18, https://www.ewtn.com/library/Montfort/TRUEDEVO.HTM ).

Tin Mừng chủ yếu là để cho các tín hữu Kitô chiêm niệm nhằm hiểu được và thể hiện thánh ý Chúa trong cuộc đời mình, chứ không phải để phân tích như một môn khoa học tự nhiên. Khoa chú giải giúp ta hiểu Lời Chúa chính xác hơn chứ không thể thay Chúa Thánh Thần soi sáng cho ta được. Chúa lại soi sáng cho mỗi người mỗi khác nhau. Chia sẻ với nhau Lời Chúa chính là chia sẻ sự soi sáng của Thánh Thần ban cho mỗi người. Thánh Phaolô nói rằng: Thần Khí tỏ mình ra nơi mỗi người một cách, là vì ích chung ( 1 Cr 12, 7 ).

Tất cả những người gần gũi nhất với Đức Giêsu, kể từ cha mẹ trên trần gian của Người, cho đến bà con họ hàng, sau này là các Tông Đồ mà Người đích thân tuyển chọn đều là những người nghèo nhất, ít học nhất trong xã hội. Lạ lùng hơn nữa là chung quanh Người cũng không hề có bóng dáng một chức sắc nào trong Do Thái Giáo.

Phanxicô Assisi xuất thân từ một gia đình giầu có, suốt thời trai trẻ chỉ theo đuổi danh vọng lạc thú, hoàn toàn sống đối nghịch với Tin Mừng, không hề có một sự chuẩn bị tối thiểu nào để trở thành ngay cả một Tu Sĩ rất bình thường. Thế mà anh đã trở thành một vị Thánh được tất cả mọi người, dù có là Kitô Hữu hay không, yêu mến

13

Page 14: Ephata 603

nhất. Sự thay đổi mà anh đã tạo nên cho Nhà Thờ thật độc nhất vô song. Tại sao anh có thể làm được một kỳ tích như vậy ?

Đặc điểm nổi bật nhất của Phanxicô là sự khó nghèo, anh được gọi là Vị Thánh Nghèo, những người theo bước anh được gọi là Anh Em Hèn Mọn. Rất khó lý giải bởi đâu Phanxicô có được lòng yêu mến sự khó nghèo một cách rất mãnh liệt như thế. Câu trả lời duy nhất có thể chấp nhận được là chính Đức Kitô đã ban cho Phanxicô sự khó nghèo của chính Người. Do đó Phanxicô luôn được công nhận là người đã khắc họa một cách trung thực nhất chân dung của Đức Kitô nơi chính bản thân anh chính vì nơi anh sự khó nghèo đã tỏa sáng một cách tuyệt vời nhất.

NGUYỄN TRUNG ( Còn tiếp )

KHOẢNG CÁCHTrên đời có nhiều loại khoảng cách:

Khoảng cách địa lý, khoảng cách không gian, khoảng cách thời gian, khoảng cách xã hội, khoảng cách tình cảm, khoảng cách giai cấp, khoảng cách trình độ, khoảng cách thực tế, khoảng cách trừu tượng, khoảng cách địa vị, khoảng cách tình cảm, khoảng cách tôn giáo, khoảng cách tâm linh,… Nói

chung, có rất nhiều loại khoảng cách, với mức độ cũng rất khác nhau.

Có khoảng cách rất… “tự nhiên” là một đứa bé nằm trên đống tiền và một đứa bé nằm trên đất cát. Đứa-bé-nằm-trên-đống-tiền là đứa bé con nhà giàu, ngậm vú giả, quần áo tươm tất, nhưng mắt mở to, không ngủ được. Đứa-bé-nằm-trên-đất-cát đen đủi, bẩn thỉu, quần áo rách bươm, nhơ nhớp, nhưng nằm ngủ ngon giấc. Hai hình ảnh trái ngược khiến chúng ta phải suy tư nhiều. Đứa-bé-nằm-trên-đất-cát thanh thản vì biết quẳng gánh lo đi, còn đứa-bé-nằm-trên-đống-tiền không thể ngủ được vì chờ đợi hoặc đòi hỏi cái gì đó ở người khác. Một triết-lý-sống thú vị mà nhức buốt lắm !

Có lần Chúa Giêsu bảo: “Ngày mai cứ để ngày mai lo. Ngày nào có cái khổ của ngày đó” ( Mt 6, 34 ). Khổ đâu mà lắm thế nhỉ ? Nghe đến “cái khổ” thì chắc là ai cũng buồn lắm, ngao ngán lắm ! Chẳng phải Chúa “triệt buộc” hoặc “chơi ép” chúng ta đâu, mà chắc chắn “cái khổ” phải có giá trị lắm !

Trong Tám Mối Phúc, Chúa Giêsu đưa ra hai mối phúc liên quan “cái khổ”. Mối thứ nhất: “Phúc thay ai có tâm hồn nghèo khó, vì Nước Trời là của họ” ( Mt 5, 3 ), và mối thứ hai: “Phúc thay ai sầu khổ, vì họ sẽ được Thiên Chúa ủi an” ( Mt 5, 5 ). Hoàn cảnh NGHÈO nàn thì phải KHÓ khăn, thế nên luôn cảm thấy KHỔ và SẦU. Toàn là những chữ “hắc ám” hết sức !

Không ai muốn nghèo, nhưng có người đã cố gắng hết sức mà vẫn nghèo, lận đận cho tới chết. Người nghèo bao giờ cũng nhiều hơn người giàu: “Người nghèo thì bên cạnh anh em lúc nào cũng có” ( Ga 12, 8 ). Vì thế, Chúa Giêsu luôn chạnh lòng thương người nghèo và bảo chúng ta phải yêu thương người nghèo. Thế nhưng trong thực tế, người nghèo vẫn bị đối xử phân biệt, bị coi thường, không chỉ đối với xã hội đời thường mà với tôn giáo cũng chẳng hơn gì !

Ngay tại Hong Kong hoa lệ và sang trọng vẫn có những người nghèo rất khổ. Họ phải “sống chui” trong các “chuồng” ( chứ cũng chẳng được giống như căn phòng nhỏ ). Mỗi “chuồng” có chiều dài khoảng 180 – 200cm, chiều rộng từ 70 – 90cm. Các “chuồng” chồng lên nhau và nằm sát nhau ( hình bên ). Tương tự, ở Việt Nam cũng có rất nhiều khu ổ chuột, thậm chí ngay tại Sàigòn mà vẫn có người sống trên chiếc ghe nhỏ, nhìn thôi cũng đã thấy muốn ngộp thở !

Có hai dạng thực-tế-thật, theo cả nghĩa đen và nghĩa bóng. Thực tế thứ nhất: Xe hơi “dễ chơi” hơn xe máy, xe máy “đáng ngại” hơn xe đạp, xe đạp “dễ hạp” hơn đi bộ, đi bộ nhìn “ngộ” lắm. Thực tế thứ nhì: Biệt thự “bự” hơn nhà lầu, nhà lầu “ngầu” hơn nhà xây, nhà xây “hay” hơn nhà lá, nhà lá nhìn “lạ” lắm. Người ta vẫn hô hào “xóa đói, giảm nghèo”, nhưng chẳng thấy “xóa” hoặc “giảm” được gì. Ngay cả trong tôn giáo cũng vẫn có tình trạng “chạy đua”, xây Nhà Thờ hàng chục tỷ, như Nhà Thờ Bác Trạch (*) được coi là

14

CÙNG XÉT MÌNH

Page 15: Ephata 603

Nhà Thờ đồ sộ nhất Việt Nam hiện nay. Ở đây không có ý dám phê phán nhưng thiết tưởng cũng nên cân nhắc lắm !

Gọi là san bằng “khoảng cách” nhưng đôi khi chúng ta bị ngộ nhận hoặc ảo tưởng, và rồi có thể chúng ta lại “vô tình” làm cho khoảng cách càng thêm xa và rộng hơn. Thức tế vẫn thấy có những “con chiên ghẻ” bị “lạc bầy”. Những con lợn béo luôn bán được giá cao. Và “chiên béo” cũng “được giá” hơn hẳn loại “chiên ghẻ” hoặc “chiên gầy mòn ốm o”. Thánh Gioan nói: “Chúng ta đừng yêu thương nơi đầu môi chót lưỡi, nhưng phải yêu thương cách chân thật và bằng việc làm” ( 1 Ga 3, 18 ). Thánh Giacôbê cũng xác định: “Đức Tin không có hành động là Đức Tin chết” ( Gc 2, 17 và 26 ). Giảng cho hay, viết cho tốt, nghe cho biết, đọc cho vui. Thế thôi ! Người nghèo ở rất gần nhưng Thiên Chúa xa lắc xa lơ, “khoảng cách” vẫn còn đó !

Trình thuật Lc 16, 19 – 31 cho thấy có một loại khoảng cách đặc biệt: KHOẢNG CÁCH ĐỜI ĐỜI. Khoảng cách này phát xuất từ một dụ ngôn do chính Chúa Giêsu kể, Tổ phụ Ápraham gọi là Vực Thẳm. Gọi là dụ ngôn nhưng vẫn rất thực tế ở đời thường, xưa cũng như nay. Chuyện kể và nghe “rất quen” rằng…

Có một ông nhà giàu kia, mặc toàn lụa là gấm vóc, ngày ngày yến tiệc linh đình. Lại có một người nghèo khó tên là Ladarô, mụn nhọt đầy mình, nằm trước cổng ông nhà giàu, thèm được những thứ trên bàn ăn của ông ấy rớt xuống mà ăn cho no. Lại thêm mấy con chó cứ đến liếm ghẻ chốc anh ta. Thế rồi người nghèo này chết, và được thiên thần đem vào lòng ông Ápraham. Ông nhà giàu cũng chết, và người ta đem chôn.

Dưới âm phủ, đang khi chịu cực hình, ông ta ngước mắt lên, thấy tổ phụ Ápraham ở tận đàng xa, và thấy anh Ladarô trong lòng tổ phụ. Bấy giờ ông ta kêu lên: “Lạy tổ phụ Ápraham, xin thương xót con, và sai anh Ladarô nhúng đầu ngón tay vào nước, nhỏ trên lưỡi con cho mát; vì ở đây con bị lửa thiêu đốt khổ lắm !” Ông Ápraham đáp: “Con ơi, hãy nhớ lại: suốt đời con, con đã nhận phần phước của con rồi; còn Ladarô suốt một đời chịu toàn những bất hạnh. Bây giờ, Ladarô được an ủi nơi đây, còn con thì phải chịu khốn khổ. Hơn nữa, giữa chúng ta đây và các con đã có một vực thẳm lớn, đến nỗi bên này muốn qua bên các con cũng không được, mà bên đó có qua bên chúng ta đây cũng không được”.

Ông nhà giàu nói: “Lạy tổ phụ, vậy thì con xin tổ phụ sai anh Ladarô đến nhà cha con, vì con hiện còn năm người anh em nữa. Xin sai anh đến cảnh cáo họ, kẻo họ lại cũng sa vào chốn cực hình này !” Ông Ápraham đáp: “Chúng đã có Môsê và các Ngôn Sứ, thì chúng cứ nghe lời các vị đó”. Ông nhà giàu nói: “Thưa tổ phụ Ápraham, họ không chịu nghe đâu, nhưng nếu có người từ cõi chết đến với họ, thì họ sẽ ăn năn sám hối”. Ông Ápraham đáp: “Môsê và các Ngôn Sứ mà họ còn chẳng chịu nghe, thì người chết có sống lại, họ cũng chẳng chịu tin”.

Chúng ta thấy trong dụ ngôn này có một “khoảng cách”. Đó là khoảng cách sang – hèn, khoảng cách giàu – nghèo. Vừa trừu tượng vừa cụ thể. Khoảng cách này chỉ có thể san bằng hoặc lấp đầy bằng “chất”

yêu thương ( Đức Ái, Đức Mến, lòng trắc ẩn, lòng thương xót, sự chạnh lòng, thậm chí là… thương hại ).

Khoảng cách giữa người giàu và người nghèo Ladarô không còn là khoảng-cách-tạm-thời hoặc bình thường như trước, mà nay là khoảng-cách-đời-đời, hóa thành “vực thẳm” rồi. Không thể thay đổi được gì nữa. Thật là đáng sợ !

Về Đức Ái, không phải cứ CHO là bác ái. Đừng lầm lẫn hoặc cố ý không hiểu. Người đời nói: “Của cho không bằng cách cho”. Đúng vậy, “cách cho” thực sự quan trọng hơn “của cho”. Có những “kiểu cho” khác nhau thì cũng có những cấp độ bác ái – tạm chia ba cấp: Cấp thấp, cấp vừa, và cấp cao.

1. Yêu thương “cấp thấp” là BỐ THÍ. Đó là chuyện “Người Bạn Quấy Rầy” ( Lc 11, 5 – 8 ). Chủ nhà không hề cảm động trước hoàn cảnh của người hàng xóm kia, nhưng vì anh ta cứ quấy rầy mãi mà chủ nhà đành phải đưa đồ ăn cho anh ta để anh ta đi rồi. Hành động của chủ nhà hoàn toàn vì mình, mang tính ích kỷ. Rõ ràng chủ nhà vị kỷ chứ không vị tha.

2. Yêu thương “cấp vừa” là CÔNG BÌNH ( công bằng ). Kinh Thánh không có câu chuyện nào liên quan “cấp độ” này. Đây là dạng “chia sẻ”. Tôi có nhưng tôi chưa hoặc không dùng tới thì tôi chia sẻ cho bạn. Không vị kỷ cũng chẳng vị tha. Vô thưởng, vô phạt, giống như thuốc không bổ mà cũng không hại.

3. Yêu thương “cấp cao” là BÁC ÁI. Đó là chuyện “Bà Góa Và Hai Đồng Tiền” ( Lc 21, 1 – 4; Mc 12, 41 – 44 ). Những người bỏ tiền vô thùng đều là tiền dư ( bạc nén, bạc lượng, bạc trăm, bạc triệu, bạc tỷ… ), nghĩa là không “chạm” đến cuộc sống của họ. Có bà góa già chỉ bỏ 2 đồng tiền thôi, thế mà

15

Page 16: Ephata 603

Chúa Giêsu khen nức nở. Tại sao ? Hai đồng tiền đó quá nhỏ bé, chưa bằng số lẻ của nhà giàu cho bọn trẻ ăn quà vặt, nhưng 2 đồng đó có “ảnh hưởng” miếng cơm hằng ngày của bà. Bà hy sinh để làm từ thiện, giúp người nghèo. Như vậy, 2 đồng tiền đó có “dính máu” của bà. Hoàn toàn vì thương cảm người khác. Vị tha chứ không vị kỷ. Do đó, 2 đồng tiền nhỏ lại hóa thành tài sản lớn. Còn khuya chúng ta mới làm được như bà góa này, nghĩa là chúng ta đừng vội nhận là mình làm việc bác ái !

Thú thật, cho đến nay tôi vẫn chưa làm được việc bác ái nào đúng nghĩa, vì tôi chưa dám “cắt máu thịt” mình hoặc “rút ruột” ra vì người khác. Tôi cũng chưa đủ mức công bình, vì tôi không có của dư để cho người khác. Tôi cũng chưa có dịp bố thí, vì chẳng ai quấy rầy tôi, họ cứ thấy tôi là họ “chạy mất dép” rồi. Tóm lại, cứ nói “toạc móng heo” là tôi KHÔNG HỀ BÁC ÁI. Vâng, đó là phần tồi tệ của tôi. Và tôi chỉ còn biết xin lỗi Chúa !

Khi làm từ thiện, giúp người nghèo, làm việc tông đồ,... người ta vẫn nói là “làm việc bác ái”. Nghe “kêu” dữ nghen ! Thật ra, người ta chỉ gom quần áo cũ, đồ dư, đồ mình không ăn được, …rồi đem cho người khác chứ có mấy ai mua đồ mới mà cho, hoặc mời ăn đồ ngon ? Và vẫn “vô tư” nói là “làm việc bác ái”. Dĩ nhiên người nghèo họ không dám đòi hỏi, có đồ là tốt lắm rồi. Thế nhưng có lẽ người cho cũng nên “vắt tay lên trán” một chút đấy !

Chữ “nghèo” liên quan chữ “hèn” và chữ “khổ”, “hèn” mà bị “nhục”, “khổ” mà bị “đau”. Việt ngữ vô cùng độc đáo. Quả thật, người nghèo khổ lắm. Khổ đủ thứ. Khổ về thể lý mà “bị dí” luôn tinh thần. Thậm chí họ khổ cả về phương diện tôn giáo. Họ cũng thương ông bà, cha mẹ,… lắm chứ, nhưng họ không có tiền mà xin Lễ. Nhiều người còn ra “giá Lễ” phải là “thế này, thế nọ” thì làm sao họ xin nổi chứ ? Họ cũng muốn mua ân nhân nhưng họ có đủ sức đâu mà mua ? Chiên ghẻ và chiên bệnh thì chẳng ai muốn lại gần, “hôi hám” thấy mồ !

Họ nghèo vật chất, nhưng có thể họ giàu tâm linh. Chắc họ cũng được an ủi khi nghe Chúa Giêsu nói: “Không phải bất cứ ai thưa với Thầy: ‘Lạy Chúa ! lạy Chúa !’ là được vào Nước Trời cả đâu ! Nhưng chỉ ai thi hành ý muốn của Cha Thầy là Đấng ngự trên trời, mới được vào mà thôi” ( Mt 7, 21 ). Mà thật, vào Nhà Thờ thấy ai cũng như chiên, ra khỏi Nhà Thờ thấy ai cũng hóa thành cọp, y như có phép “tàng hình” vậy !

Hằng ngày, người ta có nhiều cuộc “chạy đua” lắm, thậm chí còn so đo ngay trong những việc đạo đức. Trên trời không có chỗ cao hoặc chỗ thấp, cũng không có Thánh nhỏ hoặc Thánh lớn. Người ta còn “khoái” coi cái chính là cái phụ, còn cái phụ là cái chính. Thật là ngược đời quá ! Chẳng hạn, người ta thích “chuyền tay” nhau kinh này và sách nọ, sứ điệp nọ sự lạ kia,… Cũng tốt thôi. Nhưng nếu chỉ “chăm chú” cái hình thức đó, tạo “bề nổi” mà bỏ “chiều sâu” thì có ích gì ? Kinh Thánh có đầy đủ, nhất là Phúc Âm, vậy sao không tìm hiểu cho sâu, cho kỹ ?

Thánh Inhaxiô Loyola so sánh: “Không có Đức Ái mà đi truyền giáo thì giống như mình hái quả trên cây rồi tự mình đốn ngã cây vậy”. Còn Thánh Phaolô căn dặn: “Lòng bác ái không được giả hình giả bộ. Anh em hãy gớm ghét điều dữ, tha thiết với điều lành; thương mến nhau với tình huynh đệ, coi người khác trọng hơn mình; nhiệt thành, không trễ nải; lấy tinh thần sốt sắng mà phục vụ Chúa” ( Rm 12, 9 – 11 ). Thánh Phaolô nói chắc nịch: “Anh em phải có lòng thương xót và biết tha thứ cho nhau” ( Ep 4, 32 ).

Mùa Chay là dịp “xét mình” một cách rất nghiêm túc, để có thể thực sự “xé lòng”, quyết tâm “xé tâm hồn” để xứng đáng “gặp” Đức Giêsu Kitô qua Bí Tích Thánh Thể và qua tha nhân, đồng thời hãy cùng nhau tâm niệm hai điều:

- Ad Majorem Dei Gloriam – Để vinh danh Chúa hơn.- Vivere Summe Deo in Christo Jesu – Sống tuyệt vời cho Thiên Chúa trong Đức Giêsu Kitô.

Chúng ta cũng hãy cùng nhau cầu xin như Thánh Augustinô: “Domine, noverim Te, noverim me” ( Lạy Chúa, xin cho con biết Chúa, xin cho con biết con ). Và hãy mơ ước như Thánh Phanxicô Assisi: “Con chỉ mong yêu Ngài đến chết, bởi vì Ngài tự nguyện chết vì yêu con”. Nhờ đó, chúng ta có thể trưởng thành về Đức Ái để có thể san bằng mọi “khoảng cách” trong cả cuộc sống đời thường và tâm linh.

TRẦM THIÊN THU, Mùa Chay 2014

Ghi chú: (*) Nhà Thờ Bác Trạch, xã Vân Trường, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình, thuộc Giáo Phận Thái Bình, được khánh thành ngày 13.10.2013. Tổng kinh phí xây dựng là 58,6 tỷ VND. Tổng số

16

Page 17: Ephata 603

vật liệu xây dựng: 46 vạn gạch, 351 tấn sắt, 527 tấn vôi, 2.859 tấn ximăng, 15m3 gỗ lim, 1.000m2 đá các loại, khoảng 1.000m2 sơn trong ngoài, 122 tấm kính tranh; gần 100 tượng tròn, phù điêu, tranh vẽ các loại ( http://giaophanthaibinh.org/a4397/Hinh-anh-ve-tan-Thanh-duong-Giao-xu-Bac-Trach.aspx ).

MẸ + CON = HOÀN HẢONhững ai có học qua Hán Tự đều biết rằng, từ vựng thông dụng nhất, quan trọng nhất trong

tiếng Hoa là chữ Hảo 好 ( Hǎo ) được hình thành rất đặc biệt theo tinh thần triết lý Trung Hoa ( mà tôi tin là do Chúa Thánh Thần tác động ) bởi hai chữ ghép lại là chữ Nữ 女 ( Nǚ ) có nghĩa là người phụ nữ cộng với và chữ Tử 子 ( Zi ) có nghĩa là con.

Hán Tự mang tính tượng hình. Người ta vẽ lại hình ảnh những gì xem thấy để làm nên chữ viết. Thoạt tiên chữ Nữ là hình vẽ một người phụ nữ đang quỳ gối xuống để chăm sóc con ( rất giống như Mẹ Maria đang quỳ trước Chúa Hài Nhi tại hang đá Bêlem ), dần dà có sự biến đổi nhưng để ý một tí các bạn sẽ thấy chữ Nữ vẫn là hình người phụ nữ đang ngồi ôm lấy con.

Chữ Mẫu 母 ( Mǔ ) ban đầu cũng được viết giống như chữ Nữ nhưng có thêm hai bầu vú để nuôi con. Tuy đã biến đổi đi nhưng chữ Mẫu vẫn là chữ Nữ có thêm hai vú.

Chữ Tử trước đây ( hình bên trái ) cũng như hiện nay 子 là hình một đứa trẻ có đầu khá lớn đang giang hai tay ra để ôm lấy vú mẹ. Người Hoa nhìn thấu suốt rằng điều tốt lành nhất chỉ có thể có được khi mẹ và con được đứng sát bên nhau. Mẹ + Con = Hoàn Hảo.

Người Việt Nam nghe đến Hảo là hiểu ngay là tuyệt vời, tốt lành, đáng ao ước như trong hảo hạng, hảo tâm, hảo ý, hảo vị, hoàn hảo, hữu hảo… Tự điển Lạc Việt đưa hẳn chữ Hảo vào ngôn ngữ Việt Nam và dịch sang tiếng Anh là good; kind; beautiful có nghĩa là tốt lành, nhân hậu, xinh đẹp.

Một tôn giáo đặc thù của Việt Nam là Hòa Hảo 和好 ( Hé Hǎo ) vừa có nghĩa là Hiếu Hòa Giao Hảo, vừa là tên làng Hòa Hảo nơi Đức Huỳnh Giáo Chủ ( Huỳnh Phú Sổ ) khai đạo ( 1939 ) khi ngài chưa tròn 20 tuổi, hiện có số tín đồ đông thứ 4 tại Việt Nam. Lời giảng của ngài bình dân nên dễ đi vào lòng người. Đạo chủ trương tu tại gia hơn là đi lễ chùa, giúp người nghèo hơn là xây chùa hay tổ chức lễ hội tốn kém. Các buổi lễ được tổ chức rất đơn giản và khiêm tốn, không có ăn uống linh đình. Lễ lộc, cưới hỏi hay ma chay rất đơn giản. Đạo không có tu sĩ, đền thờ, hay tượng ảnh thờ. Trung tâm của đạo ở làng Hòa Hảo, An Giang chỉ gọi là tổ đình mang tính gia tộc. Việc thờ phụng thể hiện tư tưởng của Phật Đạo: “Phật tại tâm, tâm tức Phật”. Lễ vật chỉ có hoa và nước. Đạo hữu cần phải tu nhân, không có tu nhân thì không thể học Phật, muốn tu thành Tiên Phật trước hết phải tu đạo làm người.

Tại những địa phương có đông đạo hữu Hòa Hảo, nếu muốn loan báo Tin Mừng có hiệu quả, Kitô Hữu cần phải xét lại cách ăn mừng bổn mạng của giáo họ hay của các cha quản nhiệm. Tôi thường gặp các buổi lễ tiệc vô cùng hoành tráng lãng phí này. Đức Kitô yêu cầu người tin một điều không dễ dàng gì: "Vậy, Thầy bảo cho anh em biết, nếu anh em không ăn ở công chính hơn các kinh sư và người Pharisêu, thì sẽ chẳng được vào Nước Trời" ( Mt 5, 20 )

Nhưng trong tiếng Hoa, chữ Hảo 好 còn có một nghĩa thứ hai là Hiếu hay Háo, vừa có nghĩa khen như hiếu học, hiếu thảo, đạo hiếu, hiếu nghĩa… nhưng cũng vừa mang tính chê bai khi con người không biết giao hảo hữu hảo, chừng mực đúng đắn với nhau như trong háo sắc, háo danh, háo thắng, hiếu dâm, hiếu sát ( riêng từ “hảo ngọt” để chỉ người thích ăn đồ ngọt, thích nghe nịnh hót, hoặc các ông lớn tuổi thích các cô gái trẻ thì đúng ra phải nói là “háo ngọt” mới đúng ). Như vậy, khi một bậc cha mẹ không thuận theo ý trời tốt lành và làm hết mình để bảo vệ sự sống cho con mình, mà còn đang tâm đi phá thai dù với bất cứ lý do gì, khi đó họ đã tách Nữ ra khỏi Tử, thì Hảo ( tốt lành ) đã biến thành Háo ( xấu xa ). Trong đời này không còn gì đáng gọi là tốt lành nữa.

Khi hai chữ Hảo đi sóng đôi nhau: Hảo Hảo, chữ Hảo đi trước trở thành phó từ mang nghĩa “rất nhiều” bổ nghĩa cho chữ Hảo đi sau. Do đó Hảo Hảo có nghĩa là vô cùng tốt lành. Nói theo ngôn ngữ của các bạn trẻ là “cực tốt”. Mẹ và con là Hảo Hảo, là điều tốt lành tuyệt đối. ( Các bà nội trợ Việt Nam nghe đến Hảo Hảo thì nghĩ ngay đến… mì ăn liền ).

17

CÙNG NGHIỆM SINH

Page 18: Ephata 603

Ngày 18.3.2014, có một minh họa cho chữ Hảo tuyệt vời này làm rơi lệ rất nhiều người Mỹ, khi một người mẹ không tiếc thân mình để bảo vệ sự sống cho con. Chuyện xẩy ra tại bang Massachusetts, Hoa Kỳ.

LAWRENCE, Massachusetts ( ABC News ) – Một phụ nữ gốc Việt, cô Mindy Trần, 22 tuổi, ở Lawrence, Massachusetts, dùng bản năng của người mẹ và nằm chặn đàng sau chiếc xe hơi Honda đang lăn bánh trong khi hai cô con gái nhỏ sinh đôi còn ngồi bên trong. Cô nói với phóng viên rằng cô

vừa mang dây an toàn cho hai con trên băng ghế sau, trở lại mở cửa xe phía trước thì thấy xe lăn bánh. Cô vội vã lao tới nằm chặn trước mũi xe và chiếc xe đã cán gãy chân cô.

“Chẳng thà tôi nằm bệnh viện thay hai đứa con… Tôi cảm thấy như đang sống một cuộc sống mới. Hai cháu đang ở nhà giữ trẻ và gia đình chúng tôi mới dọn vào một apartment mới. Hình như khi nào vui quá thì xui xẻo sẽ xảy ra.”

Cô được trực thăng đưa vào cấp cứu tại bệnh viện và đang hồi phục sau khi bị gãy chân phải, trật xương vai và xương hông. Nhân viên Sở Cứu Hỏa cho biết: hai bé gái không bị thương tích gì và được hàng xóm cứu ra khỏi xe. Chiếc xe Honda cũng không hề hấn gì. Còn Mindy Trần thì nói rằng cô đã may mắn sống sót: “Tôi không nhận mình là anh hùng. Tôi chỉ là một người mẹ”. Hai đứa trẻ song sinh mới được hai tuổi, sẽ mừng sinh nhật vào ngày 13 tháng 4 tới đây cùng với mẹ tại bệnh viện vì cô còn phải điều trị trong vài tuần nữa.

Một người Mẹ khi đứng sát bên con để bảo vệ sự sống cho con chính là sự Hoàn Hảo của cuộc đời này vậy.

NGUYỄN TRUNG, 19.3.2014

THAI NHI CỨU MẸ KHOI TAY TƯ THẦNNguy cơ chết sớm đe dọa một phu nữ Anh do khối u phát triển trong tư cung của cô, song

nhờ việc mang thai ngoài y muốn mà cô thoát khoi căn bệnh quái ác.

Nicola Weller, một nữ chuyên gia tuyển dụng tại thành phố Bridport, hạt Dorset, Anh, từng phát hiện một vết sưng bên dưới xương sườn vào tháng 9 năm 2009 nên đã tới Bệnh Viện Cộng Đồng Bridport để kiểm tra bằng máy chụp cắt lớp. Tại đây các bác sĩ thông báo một khối u đang phát triển trong tử cung của cô.

"Thế giới dường như sụp đổ khi tôi nghe tin đó. Hồi ấy con gái Alisha của tôi mới 4 tuổi và tôi rất sợ hãi khi nghĩ tới viễn cảnh tôi sẽ chết vì ung thư và bỏ lại con gái trên đời", người phụ nữ 29 tuổi hồi tưởng. Một số người thân trong dòng họ Weller của Nicola từng chống chọi với bệnh ung thư và họ đều không thoát khỏi tay tử thần. Vì thế cô rất bi quan. Nhưng các bác sĩ nói rằng cô vẫn có cơ hội sống nếu phẫu thuật để cắt khối u. Họ hẹn cô trở lại bệnh viện sau 12 tuần để kiểm tra diễn biến của bệnh.

Đúng hẹn, Nicola tới bệnh viện để chụp cắt lớp, để rồi cô nhận một tin bất ngờ. Bác sĩ nói có một bào thai đã hình thành trong tử cung của cô. "Thật khó tin. Tôi đã có một bé gái 4 tuổi vào lúc ấy nên tôi không muốn sinh thêm con và đặt vòng tránh thai. Vậy mà bào thai vẫn xuất hiện".

Thế rồi vào tháng 1 năm 2010, Nicola tới Bệnh Viện Hạt Dorset để phẫu thuật khối u. Các kỹ thuật viên chụp cắt lớp tử cung của cô trước khi ca mổ diễn ra. Nicola kể lại: "Một cô y tá tìm vị trí khối u của tôi trên màn hình. Sau đó bỗng dưng cô chạy ra khỏi phòng với vẻ mặt lạ lùng và gọi ba vị chuyên gia tia X". Sau đó họ báo một tin sốc: không tìm thấy khối u trong tử cung.

Nicola chia sẻ lại: "Tôi chẳng biết chuyện gì đang xảy ra. Rõ ràng tôi tới bệnh viện để cắt khối u, nhưng ở đây họ lại bảo khối u không còn. Một chuyên gia X quang kể rằng anh từng gặp một trường hợp tương tự. Theo anh, các hormone mà cơ thể tôi tiết ra trong thời kỳ mang thai khiến các tế bào ung thư biến mất. Khi bác sĩ báo tin tôi có thai, tôi đã cảm thấy bàng hoàng. Nhưng giờ đây tôi còn thấy sốc hơn nữa khi biết chính cái thai đã cứu sống tôi. Với tôi, việc mang thai đã trở thành điều kỳ diệu. Nó giống như việc Chúa đã phái đứa con xuống trần để cứu tôi vậy".

18

Page 19: Ephata 603

Bác sĩ yêu cầu Nicola thường xuyên kiểm tra tử cung nhằm đề phòng trường hợp khối u tái phát, song điều đó chưa xảy ra. Vào tháng 10 năm 2010, cô sinh một bé trai khỏe mạnh và đặt tên bé là Brandon. "Cảm xúc tuyệt vời trào dâng khi tôi ngắm và ôm đứa con đã cứu mạng tôi. Nếu cháu không xuất hiện trong tử cung, có lẽ giờ đây tôi không còn tồn tại trên cõi đời".

Từ lúc sinh Brandon tới nay, Nicola kiểm tra tử cung thường xuyên, song nó vẫn bình thường. Cô đang tận hưởng trọn vẹn niềm vui của việc chăm sóc hai đứa trẻ. "Một ngày nào đó, khi Brandon lớn, tôi sẽ nói với con rằng nó đã cứu mạng tôi. Alisha hiểu điều ấy và cháu rất biết ơn em trai".

THÁI DƯƠNG, http://news.zing.vn

MẸ VẪN CỐ SINH CON TRƯỚC KHI CHẾTVào khoảng 8g30 sáng ngày 19.3.2014 vừa qua, một vụ

tai nạn nghiêm trọng đã xảy ra ở Hạ Môn, Trung Quốc. Theo lời kể của nhân chứng và điều tra của Công An, một tài xế khoảng 45 tuổi điều khiển một chiếc xe tải đã va chạm với một xe máy chở hai người đang đi ngược chiều. Vụ tai nạn đã khiến người chồng và người vợ đang mang bầu tử vong tại chỗ. Thế nhưng, tình mẫu tử vĩ đại vẫn luôn hiện hữu cho đến những giây phút cuối cùng khi người mẹ lìa đời.

Vụ tai nạn khiến người qua đường vô cùng thương cảm, ngạc nhiên và xúc động trước cảnh tượng đứa trẻ sơ sinh nằm khóc bên cạnh cha mẹ đã lìa đời. Nhiều người cho rằng vụ tai nạn mặc dù gây thương vong trầm trọng, đã không thể cướp đi tình yêu cuối cùng của người mẹ dành cho con mình.

Ngay sau khi khi vụ việc xảy ra, các phóng viên đã đến hiện trường. Cảnh tượng vẫn thật ngổn ngang khi chiếc xe máy

bị đâm nát trong khi chiếc giày của người chồng ngoài 40 tuổi vẫn nằm đó. Một số người qua đường kể lại "Sau khi đứa bé chui ra khỏi bụng mẹ, chúng tôi biết rằng cha đứa bé vẫn có thể nghe thấy tiếng con khóc. Lúc đó, chân tay cậu ấy vẫn cử động nhẹ. Sự việc thật sự đã khiến trái tim của chúng tôi như nghẹn lại."

Được biết, bé sơ sinh nặng 3,8kg và đang được chăm sóc tại Bệnh Viện tỉnh Hạ Môn. Hiện sức khỏe của bé đã ổn định trở lại. Các bác sĩ cho biết đây là lần đầu tiên họ gặp một trường hợp sinh con kỳ diệu đến như vậy. Một bác sĩ cho biết: “Một thai phụ đã chết vì tai nạn giao thông nhưng vẫn có thể “khai sinh” cho một đứa trẻ. Đây thực sự là một phép màu”. Theo phân tích của các bác sĩ, rất có thể do lực ép và sự va chạm đã khiến bé thoát ra theo đường khoang bụng. Mặt khác, nước ối và cơ thể của chính người mẹ đã làm một hàng rào bảo vệ để đứa trẻ được ra đời lành lặn, chỉ gặp phải một số xây sát ngoài da.

http://kenh14.vn/xa-hoi, nguồn: People

SINH TƯ SAU KHI ĐƯỢC CHẨN ĐOÁN LÀ... VÔ SINH !Charlene Medlicott, 22 tuổi, một nữ y tá chuyên lo chăm sóc trẻ sơ sinh, từng được các bác sĩ

cảnh báo cô sẽ không bao giờ có thể mang thai tự nhiên, đã trở thành bà mẹ trẻ nhất ở Anh sinh tư. Đây được xem là trường hợp vô cùng đặc biệt bởi trong 25 triệu ca mới xuất hiện 1 ca như vậy.

Medlicott cho biết cô đã vô cùng sửng sốt khi các bác sĩ thông báo cô có thai tự nhiên, thậm chí còn mang bầu 4 bé, bởi trước đây họ từng nói cô sẽ không thể có một gia đình hoàn chỉnh nếu không nhờ tới phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm. Medlicott đã sinh hạ thành công 4 tiểu công chúa khỏe mạnh gồm: Gracie-Louz ( 1,52 kg ), Rosaline ( 1,46 kg ), Amalia-Rose ( 1,15 kg ) và Eveylynn ( 1,07kg ).

Ban đầu, các bác sĩ cho rằng Medlicott mang 2 cặp sinh đôi khác nhau nhưng cha các cháu bé, anh Mark, đã khăng khăng đòi các bằng chứng về ADN. Kết quả xét nghiệm ADN cho thấy, Medlicott –sinh 4 bé giống nhau như đúc. Người phụ nữ tới từ Telford thuộc thành phố Shropshire cho biết: “Tôi đã luôn biết các con gái mình rất đặc biệt nhưng không ngờ là bây giờ chúng cũng có thể trở thành những người phá kỷ lục. Tôi thực sự không thể tin là chúng giống hệt nhau… Chúng tôi tiến hành các xét nghiệm AND bởi tôi để ý thấy chúng rất giống nhau. Kết quả có được từ tuần trước cho thấy 4 cô con gái giống nhau y hệt. Sau khi tìm kiếm trên mạng Internet, chúng tôi biết hiện bà mẹ trẻ tuổi nhất sinh bốn bé

19

Page 20: Ephata 603

giống nhau trước đây là 27 tuổi. Tôi mới 19 tuổi khi mang thai và 20 tuổi thì sinh con, vậy tôi phải là người trẻ nhất sinh tư”.

Vào năm 15 tuổi, Medlicott từng được chẩn đoán bị bệnh buồng trứng đa nang khiến cô khó rụng trứng và làm giảm thiểu cơ hội mang thai. Lo lắng cho thể trạng của Medlicott cùng mối quan tâm cả 4 bé sẽ phải tranh đấu để sống sót trong tử cung mẹ, các bác sĩ đã khuyên cô nên đi hút thai hai bé. Chị kể lại: “Tôi chưa bao giờ mong chờ được mang thai nên đã vô cùng ngạc nhiên khi được thông báo mình có bầu. Khi các bác sĩ khuyên đi phá thai hai bé, tôi đã rất đau đớn. Tôi chỉ nói: “Không, không được. Đó là giết người !” Tôi không chấp nhận phá thai. Giờ đây tôi vô cùng hạnh phúc khi kiên quyết không làm thế, bởi tôi có được một lúc bốn em bé khỏe mạnh”.

Nói về quá trình mang thai của mình, Medlicott tiết lộ: “Tôi siêu âm tại tuần thứ 6 và nó chỉ rõ có 2 cái túi khác nhau trong tử cung. Điều đó có nghĩa tôi sẽ mang 2 cặp sinh đôi. Mọi thứ đều ổn cho tới tuần thứ 24 thì tôi nhập viện và được chuyển tới điều trị tại bệnh viện Liverpool Women’s Hospital cho tới khi sinh”. Medlicott cũng tâm sự cô gần chết vì sụt cân do không thể ăn được nhiều và đủ chất. May mắn là cô đã chuyển dạ thành công ở tuần thứ 30 và được xuất viện 8 tuần sau đó. Hiện cả 4 bé gái đều khỏe mạnh và được tập cho các thói quen tốt. 

Với ca sinh vô cùng đặc biệt này, 4 bé gái của Medlicott sẽ được gia nhập thêm với 70 cặp sinh tư giống hệt nhau trên toàn thế giới.

HÀ PAGAN, theo Trí Thức Trẻ, 12.3.2014

ƠN CỨU CHUỘC NƠI NGÀI CHAN CHỨA ! – Kỳ 5Chương 1: ĐẶT VẤN ĐỀ CỨU CHUỘC

Phần 5: Ơn Cứu Chuộc và quan niệm của một số Thần Học gia nhà ta

Một số tác giả đã và đang tìm cách phác hoạ ra nền Thần Học Cứu Chuộc khả dĩ tránh né vấn đề nêu ở trên.

Joseph Ratzinger ( Introduction to Christianity, 1969 tr. 213 tt ): “Phần đông Kitô hữu chúng ta lại cứ nghĩ: thập giá phải được hiểu như thành phần của cơ chế máy móc về quyền của nạn nhân nay đặt lại vấn đề. Và từ đó, dẫn đến chuyện: với nhiều Kitô hữu, niềm tin thập giá được xem như Thiên Chúa không mủi lòng và vẫn đòi con người phải hy sinh chính mình và hy sinh Con Một Ngài nữa. Nên có người thì quay mặt bỏ đi, vì hãi sợ. Sợ, cả sự hung hãn, phẫn nộ khiến không ai hiểu nổi thông điệp tình thương ở nơi Chúa. Hình ảnh này, nay trở nên nguy hiểm ở chỗ: nó vốn sai lạc rồi, lại còn được nhiều người phổ biến rộng ở nhiều nơi.”

Tom Wright ( + Nicholas Thomas Wright, Anglican Archbishop of Durham ) là một trong các học giả thức thời về Tân Ước ở nước Anh. Ông là người viết khá nhiều về Ơn Cứu Chuộc. Vào độ tháng 10 năm 2005, ông trả lời nhiều câu hỏi về những việc ông đề cập đến Ơn Cứu Chuộc. Ông quả quyết: “Có nhiều cung cách trình giảng đã làm giảm đi ý nghĩa của Ơn Cứu Chuộc khiến nó trở thành thứ ngôn ngữ thô thiển, qua đó Chúa đòi mọi người phải chịu khổ hình, không lưu tâm nhiều về tầm vóc mà người đó hiện thân.” Trước đó, ông còn nói: “Đôi lúc, ta như có “nỗ lực đem cả đại dương rộng của tình Chúa yêu thương vào thứ chai lọ nhỏ bé chứa có mỗi phạm trù nào đó, rất hạn hẹp.” Nhiều lúc ông cũng thêm: “Các lối diễn giải có tình tiết về tội lệ vốn dĩ giảm hạ Chúa xuống thành ‘hành tinh vũ trụ chuyên xách nhiễu đám trẻ nhỏ mà thôi !”

Ông lại thích đặt để “Ơn Cứu Chuộc” vào sự việc con người trở về thế giới và thế gian, sau cơn đày đọa ở đâu đó. Đày đọa là ẩn dụ lớn mang tính khống chế nhiều thứ như truyện kể qui về sự tha hoá có tầm kích lớn rộng đến từ Chúa, từ chính mình và từ người khác giống như con người có tính phản loạn gây ra. Ở đây còn quy gộp cả truyện kể về Ađam Eva đã trí trá nơi vườn địa đàng nữa.

20

CÙNG NHẬN ĐỊNH

Page 21: Ephata 603

Tác giả lại đã phản bác ý tưởng cho rằng Đức Giêsu là Thiên Chúa thuộc kế hoạch B. Ông nhìn sự việc Nhập thể như vẫn nằm trong tâm tưởng của Chúa ngay từ đầu, vốn mang tính ‘chuộc lỗi’ khi nó trở thành điều thiết yếu như thứ gì đó tập trung vào bí nhiệm Nhập Thể cũng tựa hồ như thế.

Ông vẫn nói: “Thật là buồn cười, nếu ta giảm hạ tính nghiêm trọng của tội lệ tư riêng nơi con người”. Đôi khi có người còn sử dụng cả lập trường của Thánh Phaolô như một thứ “quyền uy” được nhân cách hoá và nhiều lúc, ta cũng hành xử theo cung cách cá biệt mang tính lỗi tội, cũng không kém. Quả là, con người xưa nay vẫn hành xử theo cung cách như thể chối từ lời Chúa mời gọi mọi người sống hiền lành chân chất rất tính “người”; ngõ hầu phản ánh hình ảnh Ngài. Và như thế là ta đã để mất dấu vết của cuộc sống yêu thương quyết vinh danh Ngài, cũng như phản ảnh vinh quang của Ngài theo cung cách sáng tạo đem đến với thế gian.

Mới đây trong cuốn sách có tựa đề là: “Sống như dân con của Chúa: Thế tại sao Đạo Công Giáo lại có ý nghĩa ra như thế ?” tác giả Tom Wright lại viết: “Ơn Cứu Chuộc, rủi thay, đã trở thành một phạm trù đầy chết chóc đối với rất nhiều người. Đặc biệt hơn, Tân Ước lại không nói đến chuyện xác thân của ai sau khi chết. Ơn Cứu Chuộc, đúng ra, không có nghĩa là ơn để giúp ta được lên thiên đàng không, mà là kiến tạo một thiên đàng mới, địa cầu mới. Ta là người hưởng mọi lợi lộc, đồng thời lại cũng đại diện cho công cuộc tạo dựng rất mới này.”

Stephen Finlan, tác giả của Problems with Atonement, Liturgical Press, Collegeville 2005, một trong những sách mới, nói rất nhiều về chủ đề này. Trong sách, tác giả Finlan lại đã nói: “Chúa muốn cứu chuộc con người, tại sao Ngài lại cần trung gian cầu bàu ? Chúa thương yêu con người đến độ chỉ diễn ra sau khi Ngài chết ! Sao Chúa lại dùng cái chết của Ngài như để cầu bàu cho con người ? Điều này sẽ không đi đến kết quả, nếu như Ngài không trải nghiệm khổ ải và sát hại ! Điều đó cũng chẳng làm ta nên tốt hơn hầu cảm nhận rằng: Đức Giêsu là vị Anh Hùng cái thế, mà không buộc phải coi Ngài như vị Thần Linh hung hãn, tàn bạo đấy chứ ?”

Keith Ward là giáo sư Thần Học Hoàng gia thuộc Đại học Oxford, ở Anh, cũng từng viết: “Richard Dawkins lại đã cho rằng: đạo đức/chức năng ở Đạo Chúa, thật cũng dã man, tàn bạo, đầy độc tố! Do lối sống đạo theo kiểu đó, thế nên ta cứ loanh quanh chỉ hãi sợ mỗi hoả ngục và khiến đạo đức/chức năng trở thành sự việc có lực hút rút từ thần linh hung bạo và chuyên chế. Ta phải tự tìm kiếm sự tốt lành/hạnh đạo cho mình và khẳng định cuộc sống theo đường lối nào đạo giáo không làm được.”

“... Quả là, khoa bệnh lý học của đạo giáo rất có thực. Và khoa ấy phải được tách riêng ra một bên, không dính gì đến đạo giáo hết. Thế nhưng, mặt ngoài thì tín hữu Đạo Chúa mà tôi biết, đều đã tạo cho họ sự tốt lành, hạnh đạo, do bởi Thiên Chúa được hiểu là Đấng Lành Thánh Cao Cả, mà bệnh lý học đã khẳng định sự sống và biến nó thành sự vật rất đáng trân quý; và, do bởi Thiên Chúa vẫn tạo dựng và trân quý sự sống nên con người thấy ở nơi Ngài một tình thương vô bờ bến, không tiêu cực và cũng chẳng bị thương tổn bao giờ. Nơi tình thương của Chúa, con người tìm đến để gia nhập, dù tình thương yêu ấy có là gì đi nữa, nó vẫn không bị lực hút nào khác đem về trời cao, rất hung hãn”.

Một số thức giả khác lại đã tìm cách nâng nhấc chủ đề “Ơn Cứu Chuộc” lên trên mọi nhận định tương tự như thế. Finlan có lần còn viết: “Có một số vấn đề “chuộc tội” được kể đến, từ khi ta có ý tưởng về sự đền bù chuộc lỗi của thời xưa cũ kết nối với việc tẩy rửa đền thờ, sau khi được xây cất. Trong khi đó, thì: từ vựng “chuộc lỗi, đền tội” bên tiếng Anh được cấu thành từ một ý tưởng khá dễ chịu do từ vựng “hiệp nhất nên một”, mà ra.

Hầu hết công việc của các Thần Học gia mới đây tập trung vào Ơn Cứu Chuộc theo chiều hướng tạo nên sự “hiệp nhất làm một” hơn là “chuộc lỗi” hay đền tội. Nay, ta thử xét quan niệm của Jean Pierre Torrell và của Đức Gioan Phaolô 2 một cách ngắn gọn, xem thế nào…

Jean Pierre Torrell, là Tu Sĩ Dòng Đa Minh sống ở Fribourg ( Thuỵ Sĩ ). Trong sách ông bàn về tổng luận tư tưởng của Thánh Tôma Aquino, ông lại đã viết theo cách thức như sau:

Tại sao lúc ấy Chúa lại đi vào thị kiến thần thánh cốt tạo dựng theo khuôn khổ của Đệ Tam Nhân ? Thánh Augustino và đặc biệt Thánh Anselmo lại thấy nơi vai trò của Chúa như để “cứu vớt” những lỗi cùng tội của loài người, để rồi chỉnh sửa tội và lỗi của con người ! Trong khi đó, thì Thánh Tôma Aquino chẳng bao giờ thách thức nền Thần Học truyền thống này, nhưng lại theo cung cách nhẹ nhàng, khiêm tốn cứ thế âm thầm đi về hướng khác.

21

Page 22: Ephata 603

Trong Tổng Luận 4 nhằm chống lại các bè ngoại đạo, Thánh Tôma Aquino coi Đức Kitô như vẫn hiện hữu cốt để dấy lên niềm hy vọng của con người vào lúc họ dễ dàng ngã gục vì tuyệt vọng, dễ dàng chấp nhận ‘thua cuộc’ trên hành trình hoặc nơi cung cách coi Chúa như đường lối sẻ san mối Phúc Thật của chính Ngài.

Thánh Tôma Aquino tuyên bố rất rõ là: ta hiểu được ý nghĩa con người được Chúa thương yêu là nguồn mạch tốt nhất cho tình thương yêu của chính ta. Do bởi lòng yêu thương chính mình như thế, ta mới có được sự khát khao vui hưởng sự hiện diện của Đấng vẫn một lòng thương yêu ta. Thế nên, mầu nhiệm Nhập Thể là chứng cứ hào hùng ta vẫn có, ngõ hầu xác chứng được rằng: Thiên Chúa thương yêu ta và đó là chứng cứ dễ nhận thấy nhất. Chẳng thế mà, mầu nhiệm Nhập Thể khích lệ ta đạt khát vọng ấy; và ta có sống như thế mới đạt thành tựu hoa quả Chúa tặng ban cho ta.

Như Kinh Tiền Tụng đọc vào Lễ Giáng Sinh là kinh mà Thánh Tôma Aquino trích dẫn nhiều nhất, lại vẫn thấy tràn đầy ý tưởng, rằng: “Chúng con nhận rằng có Chúa hiện diện nơi tình thương yêu không hình dạng mà chúng con nhờ đó được ơn cứu rỗi.”

Thành thử, ngang qua Đức Giêsu, ta có được niềm tin vững chắc rằng: mọi thọ tạo rồi ra cũng được tặng ban ân huệ nhận biết Chúa. “Bởi Thiên Chúa nhập thể làm người, nên con người được ‘nên một’ với Chúa.” ( đây là câu trích dẫn của Đức Lêô mà Thánh Tôma Aquino lại cứ trích và dẫn như của Thánh Augustino, thật không đúng ).

Thánh Tôma Aquino quan niệm Đức Kitô còn mật thiết hơn người thường vì Chúa là mẫu gương nhân đức dành cho sự sống của chúng ta. Thánh nhân đề nghị ta sống có nối kết với Chúa, hơn là chỉ mỗi bắt chước Chúa mà sống, thôi. Bằng vào việc đính kết với Chúa như thế, ta đã được ơn phúc huệ có được quà tặng cụ thể để ra đi khai mở Nước Trời, như Chúa dạy.

Đức Gioan Phaolô 2: Coi nhiệm tích Nhập Thể như sự việc qui về toàn thể nhân loại và cũng là sự việc triển khai đi vào Bí Tích Vượt Qua, và cũng như sự việc ta có liên hệ với Chúa cùng vũ trụ vạn vật. Đức Gioan Phaolô 2 coi đây là sự hội nhập trộn lẫn giữa công bằng và tình thương. Ngài nói về việc Đức Giêsu đã thay cho nhân loại vì lâu nay con người bị chết ngộp trong lỗi phạm nên không thực thi được sự công bằng lẽ đáng phải có.

Đức Gioan Phaolô 2 cũng nói đến Phục Sinh như sự kiện lịch sử qua đó thân xác sống lại của Đức Kitô không những trở về với hình hài của thân xác Chúa trước khi Phục Sinh, mà còn đã trở nên ‘thiêng liêng sáng láng’ nữa. Đây là ngôn ngữ còn diễn tiến của nền Thần Học hiện đại mà đa phần được lặp lại từ một truyền thống xưa cũ, như khi trước.

James Dunn ( Đại học Durham, Anh quốc ): “Phạm nhân mắc phải lầm lỗi nay được quyền uy sức mạnh của Thánh Linh ngự bên trong con người mình đã biến cải để trở nên càng ngày càng giống Đức Kitô hơn, giống Chúa khi Ngài chết cũng như sống lại. Sự việc tốt đẹp này làm nên tiến trình cứu chuộc vẫn còn diễn tiến”.

Tạm tóm kết…

Nhìn chung, thì ngày nay đang thấy xảy đến lời chỉ trích mạnh về lối suy tư theo kiểu “chuộc tội” và đường lối suy nghĩ nghiêng về chiều hướng “trở nên một” như vừa nói.

Tham gia hội luận hôm nay, anh em mình sẽ mở rộng tầm suy nghĩ có phân tích mục vụ về cái được cái mất khi tư duy theo hai kiểu khác nhau như thế. Suy tư hôm nay cũng đưa ra một số chất liệu cần thiết để ta phân tích một cách khách quan vô tư hơn. Còn phân tích đích thực vẫn tùy tài nghệ của quý vị là những người đang tham dự hội luận này.

Vài câu hỏi gợi ý:

- Câu hỏi nào thường hay chạy đến trong đầu nhất mỗi khi ta bàn về Ơn Cứu Chuộc ? - Ta tập trung bàn về “Ơn Cứu Chuộc” theo khía cạnh nào mỗi khi suy tư, rao giảng, v.v... ?- Có khi nào ta lại muốn biết thêm điều gì khác mỗi khi tìm hiểu về “Ơn Cứu Chuộc” không ?- Các hiểu biết của ta về “Ơn Cứu Chuộc” lâu nay có tạo ra nghi vấn nào cho ta không ?

Lm. KEVIN O’SHEA, DCCT, bản dịch của MAI TÁ ( Còn tiếp )

22

Page 23: Ephata 603

BÌNH AN TRONG ĐỜI TUTôi có một anh bạn thân, anh ta là dự tòng và rất có thiện cảm với đạo Công Giáo của chúng ta.

Mới có ý định theo đạo mà anh ta đã siêng năng đi Lễ rồi. Trong cuộc trò chuyện với anh tại sân Nhà Thờ nọ, tôi chủ động bắt chuyện với anh, tôi hỏi anh: “anh đi lễ như vậy thì anh cảm thấy ấn tượng nhất là phần nào trong Thánh Lễ ?” Anh bạn trả lời: “mình ấn tượng nhất chính là các lần chào chúc bình an của Linh Mục với Giáo Dân và ngược lại”. Câu đó là: “Bình an của Chúa ở cùng anh chị em”, sau đó cộng đoàn đáp: “và ở cùng cha”. Anh bạn nói tiếp: “mình rất thích và cảm động vì lời chào chúc đó có một ý nghĩa sâu xa là cầu xin Thiên Chúa ban bình an của Người xuống trên ta”; “Sau lễ, mình ra về và hạnh phúc vì đã đón nhận được sự bình an của chính Thiên Chúa”.

Thật vậy, người được Chúa ban bình an của chính Chúa thì khác xa với sự bình an giới hạn theo lối hiểu của con người. Qua bài viết này, tác giả muốn chia sẻ về sự bình an đích thực trong đời tu, để thấy được đâu là bình an thật và đâu là bình an giả tạo. Tuy nhiên, cũng nên làm một cuộc nhận thực về trạng thái bình an của con người trong xã hội hôm nay.

Vì thế, trước khi đi vào vấn đề trọng tâm của bài viết, xin được sơ qua về thứ bình an theo quan điểm của con người, đồng thời cũng làm toát lên sự bình an của Chúa, và, như một cách phân danh để thấy được đâu là sự khác biệt giữa bình an của người đời và bình an của Chúa trong đời tu.

Bình an theo lối hiểu của con người

Cuộc đời của con người luôn phải đối diện với đủ mọi khó khăn do mình gây ra, hoặc do người khác mang lại, và đôi khi cũng do thiên nhiên nữa. Rồi trong kiếp người, chúng ta luôn phải đối diện với sinh, lão, bệnh, tử... Bình an của con người lúc này chính là làm sao cuộc đời không gặp những chuyện bất trắc như ốm đau, bệnh tật, thay vào đó là có một sức khỏe tốt, một cuộc sống an nhàn bên con cháu.

Khi tham gia giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy hay đường hàng không... người ta mong được an toàn trên suốt lộ trình, không xảy ra tai nạn giao thông. Bình an ở đây chính là mong cho được đi đến nơi, về đến chốn mà không xẩy ra tai nạn.

Trong khi xây dựng các công trình, chúng ta thường thấy người ta treo những tấm panô với hàng chữ: “an toàn là trên hết”; hay “an toàn là bạn, tai nạn là thù”. Bình an trong lãnh vực này chính là mong sao cho công trình từ khởi sự cho đến hoàn thành không có điều gì cản trở hay thoát khỏi dấu vết của tại nạn.

Rồi trong cuộc sống, những trận cuồng phong bão tố, gây nên lụt lội, những trận sóng thần, những ngọn núi lửa, ô nhiễm môi trường và nguồn nước, những bệnh dịch tràn lan... Con người lo sợ thiên nhiên cướp đi mạng sống bất cứ lúc nào... Bình an trong hoàn cảnh này chính là mưa thuận gió hòa, môi trường trong lành v.v…

Nói chung, bình an theo kiểu con người chính là mong sao được cơm no áo ấm, mạnh khỏe, được làm ăn phát đạt, được an nhàn thư thái, được may mắn, an toàn, và cuối cùng là được sống lâu... Sự bình an đích thực đang mất dần trong xã hội hôm nay.

Nhìn xa hơn khi vượt qua khuôn khổ đời tư hay gia đình, để mở tầm nhìn ra xã hội mà chúng ta đang sống hôm nay, hầu thấy được xã hội hiện thời là một xã hội văn minh, tiến bộ, nhưng là thứ văn minh của sự chết. Thực tế đã chúng minh cho chúng ta thấy rất rõ. Nhiều người rất giàu, có quyền hành, địa vị cao, ấy vậy mà vẫn không thấy niềm vui và hạnh phúc đâu cả, mà chỉ thấy buồn phiền và lo lắng. Họ có thể là những người bất an khi trong nhà có quá nhiều tiền. Họ có thể là những người không vui khi ngày nào cũng phải lo củng cố địa vị và nơm nớp lo sợ bị truất phế, “mất ghế”.

Trong khi đó, hình ảnh của những người nghèo cũng không khỏi khắc khoải, lo âu đối chọi với cuộc sống lay lắt qua ngày.

Có những người chỉ mong có được gói mì tôm đáng giá 2.000 đồng để ăn cho đỡ đói cũng không ra; hay lại có những người bị con cái đánh và đuổi ra khỏi nhà để sống vật vờ nơi gầm cầu, xó chợ đây

23

CÙNG CHIA SẺ

Page 24: Ephata 603

đó chỉ vì: “Tại sao ông bà không nghe lời tôi”; “ông bà không làm theo ý của tôi...” Một sự ngược đời, làm đảo lộn đạo đức gia phong đang diễn ra không ít trong thời buổi kinh tế thị trường hôm nay...

Có những bạn trẻ lại bị chính những người tưởng chừng như “má ấp môi kề” yêu thương đùm bọc sẽ là những người chung lưng đấu cật để cùng nhau xây dựng tổ ấm. Nhưng thực tế, nhiều người đã vỡ mộng. Đây đó, chúng ta thấy có những nhát dao chí tử để kết liễu cuộc đời của người yêu. Bên cạnh đó, chúng ta cũng thấy không ít những đôi tình nhân vì yêu nhau quá, nên không ngần ngại tìm đến cái chết để kết liễu cuộc đời khi bị áp lực phản đối của gia đình, công việc hay học hành.

Lại có những hạng người làm ăn rất an nhàn, đồng lương quá hậu hĩnh, nhưng họ lại là những người dính vào vòng lao lý khá nhanh, bởi vì họ chính là những: gái mại dâm, trùm ma túy, tướng cờ bạc...

Khía cạnh chính trị, chúng ta không lấy làm lạ khi nhận thấy đây đó người ta thanh trừng nhau để đảm bảo an ninh. Hiện tượng mới đây của Triều Tiên là một điển hình. Giữa nước này với nước nọ cũng không ngừng khoe… tên lửa đầu đạn hạt nhân nhằm dương oai diễu võ với các nước khác. Mới đây nhất, Mỹ và Hàn tập trận để dằn mặt Triều Tiên. Rồi cũng có những nhà lãnh đạo, luôn miệng nhân danh chiến tranh để xây dựng hòa bình, nhưng khi người ta khởi phát chiến tranh thì lại là lúc người ta cảm thấy hòa bình đang dần xa và biến mất. Điều này không bao giờ có thể có được, bởi vì tự trong tâm, nó đã có mầm mống hủy diệt thì làm sao có được bình an ? Cũng như làm sao có được cây mọc lên tươi tốt khi cái gốc của nó đã thối hoặc mục nát ?

Cuối cùng, trong đời sống thường ngày, chúng ta thấy ngày càng xuất hiện nhiều căn bệnh mới mà hiện nay chưa có thuốc đặc trị... khiến cho con người không khỏi hoang mang... Như thế, thế giới và con người ngày hôm nay luôn nơm nớp những sợ hãi, lo âu, thất vọng, bi đát và chán chường.

Đứng trước thực trạng đó, là người sống đời thánh hiến, chúng ta được mời gọi đi vào mối tương quan bình an của Chúa và với Chúa. Bởi vì, bình an ta có được là khởi đi từ Người.

Bình an của Đức Giêsu

Bình an của Đức Giêsu chính là sự bình an nội tâm. Bình an này không phải là thứ bình an hào nhoáng bên ngoài, cũng không được phủ lên nó một sự thành đạt, quyền bính hay danh dự ngoại tại... Bình an này cũng không phải không có ốm đau, bệnh tật... Bình an của Đức Giêsu chính là bình an ngay trong những thiếu thốn, thử thách, mất mát, bệnh tật và cả cái chết... tức là bình an ngay trong những điều tưởng chừng như mâu thuẫn: “Trong khi người Do Thái đòi hỏi những điềm thiêng dấu lạ, còn người Hy Lạp tìm kiếm lẽ khôn ngoan, thì chúng tôi lại rao giảng một Đấng Kitô bị đóng đinh, điều mà người Do Thái coi là ô nhục không thể chấp nhận, và dân ngoại cho là điên rồ” ( 1 Cr 1, 22 – 23 ). Nhận được bình an của Chúa, người thụ hưởng sẽ cảm thấy: “tâm bất biến giữ dòng đời vạn biến”.

Thật thế, Đức Giêsu không nói: “Chúc các con bình an”; hay: “Các con ở lại bình an”, không, Ngài không nói như vậy. Nhưng trước khi từ biệt các môn đệ để lên đường chịu khổ nạn, Ngài nói: “Thầy để lại bình an cho anh em, Thầy ban cho anh em bình an của Thầy. Thầy ban cho anh em không như thế gian ban tặng” ( Ga 14, 27 ). Rồi sau khi phục sinh, Ngài cũng trao ban chính bình an đó cho các môn đệ.

Bình an của Đức Giêsu chính là bình an sâu thẳm bên trong tâm hồn. Vì thế, bình an này không dừng lại ở bên ngoài, mà còn đi xa hơn để tiến tới tận căn là cõi lòng, tâm hồn người lãnh nhận.

Nếu Đức Giêsu trao ban cho các môn đệ bình an, rồi chuẩn bị lên đường chịu chết, thì người đón nhận nó cũng phải hướng đến cuộc khổ nạn của chính mình khi đón nhận sự bình an từ Chúa. Chúng ta đừng trở nên giống Phêrô, một Phêrô mới tuyên tín: “Thầy là Ðấng Kitô của Thiên Chúa" ( Lc 9, 21 ), rồi sau khi nghe thấy Đức Giêsu loan báo sẽ tiến lên Giêrusalem để chịu nạn chịu chết, ông đã không ngần ngại cản Thầy đừng có đi. Phêrô chưa đón nhận được bình an của Đức Giêsu thực sự, ông còn “rất đời”.

Nếu ông đã có bình an của Chúa thì ông sẵn sàng đi theo Chúa, đặt bước chân của mình vào bước chân của Chúa, để cùng vui mừng, ưu sầu và lo lắng vì Ơn Cứu Độ của con người mà Thầy mình đang thi hành. Đàng này, ông đã hiểu sai và cũng hành động sai khi cản Thầy của mình đừng có đi để chịu chết...

Như vậy, bình an mà Đức Giêsu trao ban cho các môn đệ chính là Ngài; hay nói cách khác, Ngài chính nội dung, là nguồn cội của bình an. Vì thế, Ngài ban cho các ông bình an là Ngài ban chính Ngài cho các ông. Bình an của Đức Giêsu trao ban cho các môn đệ và mong muốn các ông đón nhận cũng

24

Page 25: Ephata 603

như sống trong cuộc đời của mình mặc cho cuộc sống um sùm, rối ren, bon chen và xô bồ, thì người môn đệ của Chúa vẫn cứ “gạn đục khơi trong” để sống trung thành với ơn gọi, sứ mạng Chúa trao.

Bình an trong đời sống thánh hiến

Nói đến đời sống thánh hiến, người ta thường hỏi: “Cha, thầy, sơ có được bình an, hạnh phúc không ?” Tại sao thế ? Thưa, bởi vì đơn thuần chỉ vì chúng ta là những người đi theo Đức Giêsu cách gần gũi hơn cả. Mà gần Chúa thì không lẽ gì không có bình an. Không lẽ gì lại là một “ông thánh, bà thánh buồn !”… “Thánh mà như vậy thì là một vị thánh đáng buồn”. Khi nói về tâm hồn của những người có Chúa, tức là có bình an của Chúa, Đức Hồng Y FX. Nguyễn Văn Thuận nói: “...Càng gian truân con càng vui tươi như Gioan và Phêrô bị đánh đập ở hội đường ‘ra về vui vẻ vì được xứng đáng chịu sỉ nhục vì danh Chúa’; như Phaolô: ‘Tôi tràn đầy vui tươi giữa những thử thách của tôi’" ( ĐHV 536 ).

Nếu không có bình an, chúng ta cần xem lại mục đích đời tu của mình đặt ở đâu ? Có bị sai đường trệch lối không ?

Quả thật, nếu nói hạnh phúc là điều cần thiết, thì bình an là điều không thể thiếu trong tân hồn của người hạnh phúc. Chính Đức Giêsu đã thấy được tầm quan trọng của nó, nên đã trao ban bình an của người cho các môn đệ trước lúc từ biệt các ông để chịu chết và ngay sau khi phục sinh.

Nếu trong xã hội, con người không có bình an thì sẽ trở thành hỗn loạn và xã hội, gia đình sẽ bị rối beng. Con người sẽ cắn xé nhau vì miếng cơm manh áo, hay nói đúng hơn vì cái bụng.

Trong đời tu cũng thế, nếu không có sự bình an, cá nhân sẽ cảm thấy nặng nề, mệt mỏi và nhiều lúc so đo tính toán thiệt hơn... Nhất là người không có bình an thì sẽ cảm thấy cô đơn ngay trong lòng cộng đoàn, sẽ cảm thấy bất hạnh khi lựa chọn con đường đi tu, sẽ mất niềm hy vọng vào tương lai mai hậu. Như thế thì còn đâu hình ảnh một “Cộng đoàn: nơi tha thứ, chốn an vui ?”

Không có bình an, đời tu sẽ đặt để những mục đích của cuộc đời lung tung và làm đảo lộn giá trị.

Trong xã hội văn minh tiến bộ như hiện nay, nó đã đem lại cho con người nhiều thành quả tích cực trong đời sống. Tuy nhiên, nó cũng không ngừng phân rẽ hay nói đúng hơn, nó đang thách đố chúng ta về “niềm vui và hạnh phúc thật”. Nếu một người có bình an của Chúa thực sự, thì họ: “Thành công, cảm ơn Chúa; thất bại, cũng cảm ơn Chúa, vui tươi mãi... Chính là lúc đó Chúa muốn thử xem ta làm vì Chúa hay vì ý riêng ta. Vui vẻ, can đảm lúc thất bại khó khăn hơn hân hoan lúc xuôi may; hạng anh hùng này ta đếm được đầu ngón tay ( x. ĐHV 537 ).

Là người sống đời thánh hiến, chúng ta lựa chọn đời sống độc thân, dâng hiến cuộc đời cho Chúa, từ bỏ mọi sự, ngay cả tình cảm chính đáng là tình yêu đôi lứa, để đi theo Chúa, sống độc thân vì Nước Trời là để thể hiện một điều gì đó vượt lên trên những thực tại của trần gian.

Khi lựa chọn đời tu như thế, chúng ta được mời gọi đến với con người, không phân biệt địa vị giai cấp... không hẳn là để chữa trị những căn bệnh thể lý, hay thay đổi đời sống hoặc có hoài bão làm thay đổi những diễn biến của thiên nhiên, ổn định hòa bình thế giới, hay cục diện của cuộc đời họ... Không ! Chúng ta được mời gọi đến để trở nên những biểu tượng tinh thần cho những biến cố này. Trở thành biểu tượng của niềm hy vọng cho con người vì một ngày mai tươi sáng hơn. Trở thành “niềm vui của Tin Mừng”.

Chúng ta được mời gọi trở nên những người thầy khôn ngoan, dẫn đường chỉ lối cho người ta thấy được đâu là hạnh phúc và niềm vui thực sự, đâu chỉ là tạm bợ chóng qua... Và, chúng ta sẽ trở thành những người: “Ðức Kitô là Ðấng Thánh, hãy tôn Người làm Chúa ngự trị trong lòng anh em. Hãy luôn luôn sẵn sàng trả lời cho bất cứ ai chất vấn về niềm hy vọng của anh em " ( 1 Pr 3, 15 ).

Khi trở thành những người hướng dẫn như thế, chúng ta sẽ đem yêu thương, thứ tha, an hòa vào những nơi tranh chấp, để loại trừ hận thù, nghi nan và thất vọng. Đem niềm vui, cậy trông vào những nơi tối tăm, để loại trừ ưu sầu và thất vọng.

Làm được điều đó, chúng ta sẽ cảm thấy hạnh phúc và bình an, đồng thời nhiều người cũng được an bình. Đã đến lúc, chúng ta nên ngồi lại để hồi tâm xem mình đã có bình an hay chưa ? Nếu có rồi thì tạ ơn Chúa và tiếp tục hân hoan tiến bước trên con đường đó. Nếu chưa, ta xem tại đâu ? Tại ta đi sai đường hay tại ta chưa có tâm tu ?

25

Page 26: Ephata 603

Chúng ta có thực sự lựa chọn đời tu vì mục đích là làm vinh danh Chúa và cứu rỗi các linh hồn không, hay chỉ vì những mục đích “rẻ tiền” như danh vọng, hình thức, hòa nhoáng bề ngoài, hoặc mong đạt được chức vị và cố gắng thế thủ hay như một nghề để trục lợi cho cá nhân ?

Để kết thúc bài viết, xin được mượn lời của Thánh Phaolô để cầu chúc cho chúng ta và cũng mong cho chính mình được ơn bình an đích thực của Chúa: “Ước gì ơn bình an của Ðức Kitô điều khiển tâm hồn anh em, vì trong một thân thể duy nhất, anh em đã được kêu gọi đến hưởng ơn bình an đó. Bởi vậy, anh em hãy hết dạ tri ân” ( Cl 3, 15 ).

Tu Sĩ Jos. Vinc. NGỌC BIỂN

448. HOÀN TẤT QUYÊN GÓP QUỸ MẸ HẰNG CỨU GIÚP ĐIỀU TRỊ U NÃO CHO EM NGUYỄN VĂN CƯỜNG Ở VĨNH PHÚC

Nữ Tu Anna Nguyễn Thị Hạnh, Dòng Đa Minh Bắc Ninh, giới thiệu em Phêrô NGUYỄN VĂN CƯỜNG, sinh năm 1987, là một trong 4 người con của vợ chồng bà Anna Nguyễn Thị Nguyên, làm ruộng, hiện ngụ tại xã Tam Hợp, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc, thuộc Giáo Xứ Hữu Bằng, Giáo Phận Bắc Ninh, điện thoại: 0983.727.290. Trong nhà, người cha mắc chứng mỡ đông trong máu, một em gái mắc bệnh tâm thần phân lập, hoàn cảnh gia đình hết sức khó khăn.

Em Cường đang tìm hiểu ơn gọi đi tu, khi khám sức khỏe để gia nhập cộng đoàn thì phát hiện bị u não, đưa về phẫu thuật cắt khối u ở Bệnh Viện Hà Nội. vì em Cường thiếu nhiều máu, sức khỏe quá yếu. gia đình chưa lo được bảo hiểm y tế nên tiền trả các xét nghiệm, chi phí ca mổ rất tốn kém, cộng thêm viện phí lên đến hơn 50 triệu đồng. Cha giáo trong cộng đoàn tu cùng với anh em họ hàng chỉ giúp được 10 triệu đồng, phần còn lại gia đình phải đi vay nóng mới thanh toán được đợt một. Hiện nay, em Cường đã xin chuyển về Bệnh Viện Đa Khoa Phúc Yên để tiếp tục điều trị đợt hai, và gia đình rơi vào tình trạng sức cùng lực kiệt khi phải vay nóng thêm 30 triệu đồng nữa, tổng cộng món nợ phải trả là 70 triệu đồng.

Ngày 11.3.2014, chúng tôi xin mở Quỹ Trợ Giúp điều trị chứng u não cho em Nguyễn Văn Cường với số tiền là 35.000.000 VND. Mọi liên hệ trợ giúp xin gửi về cho Lm. Lê Quang Uy, Trung Tâm Mục Vụ DCCT, 38 Kỳ Đồng, P. 9, Q. 3, Sàigòn. Email: [email protected]

Danh sách các ân nhân gần xa:

Chuyển từ Quỹ giúp anh Đặng Đình Toan: 950.000 VNDHội Bác Ái Phanxicô ( Hoa Kỳ ): 4.000.000 VNDTrích chia sẻ của ông bà Khanh – Nhung ( Hoa Kỳ ): 3.000.000 VNDGia đình hai bé Nho – Na ( Sàigòn ): 1.500.000 VNDMột chị ẩn danh ( Sàigòn ): 1.000.000 VNDAnh chị Hách - Phương ( Sàigòn ): 500.000 VNDChị Maria Mỹ Lệ ( Sàigòn ): 100.000 VNDCác ân nhân Xóm 3, Gx. ĐMHCG ( Sàigòn ): 1.000.000 VNDGia đình bạn Fiat Ngọc Thạch ( Đồng Nai ): 150.000 VNDCô Phuong To ( Hoa Kỳ ): 100 USDAnh Nguyễn Văn Phương, B. Thạnh ( Sàigòn ): 500.000 VNDGia đình bé Hiếu Hiền ( Sàigòn ): 100.000 VNDMột gia đình ( Phú Yên ): 500.000 VNDCô Chung, Giáo Xứ Tân Phú ( Sàigòn ): 100 CADGia đình bé Phương Hải ( Sàigòn ): 200.000 VNDCô Hồ Mỹ Linh ( Sàigòn ): 500.000 VNDMột Giáo Dân Thừa Sai DCCT ( Canada ): 100 CADNăm người dự Lễ Xa Quê DCCT ( Sàigòn ): 1.800.000 VNDCa đoàn lễ Xa Quê DCCT ( Sàigòn ): 1.500.000 VNDCô Hoàng Mai ( Sàigòn ): 2.000.000 VNDMột ân nhân ẩn danh ( Gia Lai ): 500.000 VNDMột ân nhân ở Gx. Bình Thuận ( Sàigòn ): 4.000.000 VNDÂn nhân ghi là Nguyen Thanh Thiery ( Hoa Kỳ ): 50 USDGia đình chị MK Khánh Mai ( Hoa Kỳ ): 100 USDGia đình chị MK Duyên Châu ( sàigòn ): 500.000 VND

26

CÙNG TƯƠNG TRỢ

Page 27: Ephata 603

Bà Maria Nguyễn Thị Ngơi ( Hoa Kỳ ): 200 USDBà Têrêsa Nguyễn Kim Hải ( Hoa Kỳ ): 100 USD

Tổng kết đến 13g trưa thứ tư 19.3.2014: 24.500.000 VND + 550 USD + 200 CAD = 39.900.000 VND

Như vậy sau 9 ngày quyên góp, chúng ta đã có được 35 triệu đồng giúp em Nguyễn Văn Cường. Số tiền 4.900.000 VND dôi ra xin chuyển cho trường hợp ngặt nghèo kế tiếp là cháu Huỳnh Thị Sen ở Cần Thơ bị u não. Xin tạ ơn Chúa, biết ơn Mẹ và cám ơn quý ân nhân gần xa.

450. HOÀN TẤT QUYÊN GÓP QUỸ MẸ HẰNG CỨU GIÚP ĐIỀU TRỊ U NÃO CHO CHÁU HUỲNH THỊ SEN Ở CẦN THƠ

Lm. Giuse Lê Quang Uy, Trung Tâm Mục Vụ DCCT, giới thiệu cháu HUỲNH THỊ SEN, sinh năm 1998, học lớp 9, con anh Huỳnh Văn Phương, 39 tuổi, và chị Nguyễn Thị Đặt, 43 tuổi, hiện ngụ tại ấp Chàng Thọ, phường Trung Nhứt, quận Thốt Nốt, tỉnh Cần Thơ. Cháu Sen có một chị gái 18 tuổi đang học lớp 11. Cha mẹ em đều phải đi làm thuê cố gắng nuôi hai con gái ăn học.

Cháu Sen phát bệnh tháng 10 năm 2013, mắt bắt đầu mờ dần, bác sĩ ở phòng khám bảo bị viêm xoang, kê toa uống thuốc kháng viêm. Nhưng đến tháng 12 thì bệnh tình cháu chuyển nặng, nhức đầu và ói mửa dữ dội, hai mắt mù loà hoàn toàn. Đến ngày 20.2.2014 thì gia đình đưa cháu lên Sàigòn vào Bệnh Viện 115, bác sĩ định bệnh là có khối u trong não, cần phải phẫu thuật ngay nhưng gia đình không lo đủ tiền, đành phải nằm tạm.

Ngày 19.3.2014, chúng tôi xin mở Quỹ Trợ Giúp điều trị chứng u não cho cháu Huỳnh Thị Sen với số tiền là 25.000.000 VND. Mọi liên hệ trợ giúp xin gửi về cho Lm. Lê Quang Uy, TTMV DCCT, 38 Kỳ Đồng, P. 9, Q. 3, Sàigòn. Email: [email protected]

Danh sách các ân nhân gần xa:

Hội Bác Ái Phanxicô ( Hoa Kỳ ): 4.000.000 VNDChuyển từ Quỹ giúp em Cường ( Vĩnh Phúc ): 4.900.000 VNDGia đình Fiat Diệu An ( Sàigòn ): 400.000 VNDBạn Fiat Chu Thu ( Sàigòn ): 100.000 VND Một Linh Mục ẩn danh ( Sàigòn ): 200.000 VND Chị Ngọc ( Úc ): 1.000.000 VNDChị Mi ( Sàigòn ): 100.000 VNDChị Thảo ( Sàigòn ): 200.000 VND Bà Kiều Vinh ( Hoa Kỳ ): 250 USDBạn Thuỳ Linh ( Sàigòn ): 100.000 VNDBạn Fiat Quốc Vinh: 2.500.000 VNDMột người ẩn danh ( An Giang ): 200.000 VND Gia đình Fiat Đại Phú ( Sàigòn ): 500.000 VNDMột người ẩn danh ( Phú Yên ): 500.000 VNDBạn NTHT ( Sàigòn ): 500.000 VNDBạn Fiat Ngọc Dũng ( Sàigòn ): 200.000 VNDBạn Fiat Như Thảo ( Sàigòn ): 1.000.000 VNDMột bạn Fiat ở Giáo Xứ Trung Chánh ( Sàigòn ): 500.000 VNDBạn Phương Lâm ( Vĩnh Long ): 3.000.000 VND

Tổng kết đến 23g15 tối thứ năm 20.3.2014: 19.900.000 VND + 250 USD = 25.200.000 VND

Như vậy chỉ sau 2 ngày quyên góp, chúng ta đã có được 25 triệu đồng giúp cháu Huỳnh Thị Sen. Số tiền 200.000 VND dôi ra xin chuyển cho trường hợp ngặt nghèo kế tiếp là anh Phạm Văn Viện ở Nam Định đang cần được mổ tim. Xin tạ ơn Chúa, biết ơn Mẹ và cám ơn quý ân nhân gần xa. Ngày 21.3.2014, cháu Sen được mổ não tại Bệnh Viện 115, Sàigòn.

451. QUỸ MẸ HẰNG CỨU GIÚP MỔ TIM CHOANH PHẠM VĂN VIỆN Ở NAM ĐỊNH

Lm. Joseph Vũ Ngọc Tuấn, Giáo Xứ Thánh Thể, Giáo Phận Bùi Chu, giới thiệu anh Giuse PHẠM VĂN VIỆN, sinh năm 1973, ngụ tại xóm 19, xã Thọ Nghiệp, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định. Cha mẹ anh đều đã qua đời.

27

Page 28: Ephata 603

Anh mắc bệnh tim bẩm sinh, sống độc thân, lo phục vụ Nhà Thờ từ nhỏ, thời gian qua anh đang phụ trách âm thanh Nhà Thờ Giáo Xứ thì bệnh đột ngột trở nặng, phải đưa vào cấp cứu ở bệnh viện Tim Mạch Trung Ương Hà Nội. Bác sĩ đã lên lịch ngày 26.2.2014 để anh được phẫu thuật tim, thay một van, sửa một van. Tổng chi phí hết 127 triệu đồng. Bảo hiểm trả được 22.824.000 đồng. Gia đình lo được thêm 20.000.000 đồng, vẫn còn thiếu 82.176.000 đồng, một số tiền khổng lồ đối với bản thân anh.

Ngày 21.3.2014, chúng tôi xin mở Quỹ Trợ Giúp mổ tim cho anh Phạm Văn Viện với số tiền là 35.000.000 VND. Mọi liên hệ trợ giúp xin gửi về cho Lm. Lê Quang Uy, Trung Tâm Mục Vụ DCCT, 38 Kỳ Đồng, P. 9, Q. 3, Sàigòn. Email: [email protected]

Danh sách các ân nhân gần xa:

Hội Bác Ái Phanxicô ( Hoa Kỳ ): 4.000.000 VND Chuyển từ Quỹ giúp em Huỳnh Thị Sen: 200.000 VNDMột người ẩn danh ( Quảng Ngãi ): 100.000 VNDCô Ngọc Khánh, Giáo Xứ Phaolô 3 ( Sàigòn ): 1.000.000 VNDCô Mai Anh ( Hà Nội ): 500.000 VNDMột người ẩn danh ( An Giang ): 200.000 VNDÂn nhân ghi là Thinh Phuc Nguyen ( Hoa Kỳ ): 100 USDÂn nhân ghi là Pham Dinh Thiem ( Hoa Kỳ ): 100 USDVợ chồng Fiat Hiếu Thảo ( Sàigòn ): 500.000 VNDAnh chị Mẫn Phương, Khoá Agape ( Sàigòn ): 1.000.000 VND3 cháu bé Vi, Hùng, Uyên ( Saigòn ) nuôi heo đất: 850.000 VNDMột Linh Mục ẩn danh ( Bắc Ninh ): 150.000 VND

Sơ kết đến 22g30 khuya Chúa Nhật 24.3.2014: 8.500.000 VND + 200 USD

DANH SÁCH CÁC ÂN NHÂN TRỢ GIÚP CHƯƠNG TRÌNH BẢO VỆ SỰ SỐNG THÁNG 1.2014

Gia đình Nho – Na ( Sàigòn ) ................................................................................................. 500.000 VNDCô Kiều Vinh, Falls Church, Virginia ( Hoa Kỳ ) ............................................................................ 200 USDBác Hiếu, Gx. Đa Minh Ba Chuông ( Sàigòn ) .................................................................... 2.000.000 VNDChị Maria Nguyễn Thuý Ngà, Gx. Hà Nội, Gò Vấp ( Sàigòn ) ............................................ 2.500.000 VNDMột người ẩn danh ( Sàigòn ) ............................................................................................. 1.000.000 VNDCô Maria Nguyễn Thị Thu Trang ( Sàigòn ) ........................................................................ 2.000.000 VNDMột chị ẩn danh ở quận 10 ( Sàigòn ) .................................................................................. 100.000 VND Một bà ẩn danh ( Sàigòn ) .................................................................................................... 200.000 VND Cô Phùng Uyên Vũ ( Sàigòn ) ............................................................................................. 1.000.000 VNDAnh Phan Xuân Bửu, Nhóm BVSS ( Sàigòn ) .................................................................... 1.500.000 VNDAnh Peter Nguyễn Nghĩa ( Hoa Kỳ ) ............................................................................................. 200 USDChị Trần Thị Hoàng Ngọc ( Cà Mau ) ........................................................................................... 100 CADCô Nguyễn Thị Sa ( Hoa Kỳ ) ....................................................................................................... 200 USDKim Thanh và Tuyết Trang ( Canada ) ......................................................................................... 200 CADChị Thuỳ Trang ( Đăk Nông ) .............................................................................................. 2.000.000 VNDÔng bà cụ Điển – Hằng, Gx. Vườn Xoài ( Sàigòn ) ............................................................ 1.000.000 VNDCô Trần Thị Tường Vi, Phú Nhuận ( Sàigòn ) .................................................................... 4.000.000 VNDMột người ẩn danh ( Sàigòn ) ................................................................................................ 500.000 VNDCô Diệu Anh, North Carolina ( Hoa Kỳ ) ....................................................................................... 100 USDGia đình hai cháu bé Nho – Na ( Sàigòn ) ............................................................................. 500.000 VND

Tổng kết ân nhân giúp trong tháng 1 ..................................... 700 USD + 300 CAD + 18.800.000 VND

DANH SÁCH CÁC ÂN NHÂN TRỢ GIÚP CHƯƠNG TRÌNH BẢO VỆ SỰ SỐNG THÁNG 2.2014

Cô Hằng, Càphê Phượng Các ( Sàigòn ), qua cha Phương, giúp 5.2 ............................... 4.000.000 VNDBà Maria Lê Thị Thưởng ( Canada ) gửi về 5.2 ........................................................................... 200 CNDMột ân nhân ở Gx. Công Lý ( Sàigòn ) góp 23.2 ................................................................ 1.000.000 VNDMột ân nhân ở quận Bình Chánh ( Sàigòn ) góp 24.2 ........................................................ 1.000.000 VND

28

Page 29: Ephata 603

Hai cô Minh Châu và Mỹ Phương ( Hoa Kỳ ) góp 25.2 ................................................................ 100 USDMột người ẩn danh ( Sàigòn ) góp 26.2 .............................................................................. 1.000.000 VND

Tổng kết ân nhân giúp trong tháng 2 ........................................ 200 CND + 100 USD + 7.000.000 VND

29