ephata 611

42
E-mail: [email protected] Website: www.trungtammucvudcct.com TÂN PHÚC ÂM HÓA HÔM NAY Năm nay, Tỉnh DCCT Việt Nam tổ chức mừng 50 năm hình thành và phát tiển tại Việt Nam, Năm 1924, Giáo Hội Việt Nam thỉnh cầu cùng Tòa Thánh gởi đến Việt Nam một Dòng Tu chuyên lo các cuộc Đại Phúc và giảng Tĩnh Tâm cho hàng Giáo Sĩ nhằm củng cố lòng tin của các tín hữu, Thánh Bộ Truyền Giáo đã ngỏ lời với DCCT, lập tức Tỉnh Dòng Thánh Anna ( Sainte Anne de Beaupré ) bên Canada, đã đáp lại lời gọi này từ Trung Ương của Hội Dòng, năm 1925, nhóm sai đầu tiên gồm ba người: hai Linh Mục và một thầy Trợ Sĩ đã đến Huế ( Ảnh chụp cha Eugène Larouche, một trong ba vị thừa sai tiên khởi của DCCT Canada đến Việt Nam ). Qua sử liệu, khi khởi sự công cuộc đến Việt Nam, Tỉnh Dòng Thánh Anna tách ra từ Tỉnh Dòng Bỉ, và mới chỉ được 14 năm đã được nâng lên hàng Tỉnh Dòng, số Tu Sĩ còn khiêm tốn, đặc biệt Tỉnh Dòng Thánh Anna đang lâm vào cơn lận đận về cơ sở và kinh tế, cuộc hỏa hoạn ở Québec đã thiêu rụi gần như toàn bộ tài sản của Tỉnh Dòng. Trong vòng 40 năm đầu tiên của sứ vụ tại Việt Nam, Tỉnh Dòng Thánh Anna đã gởi tổng cộng 67 thừa sai ( hiện nay chỉ còn một mình cha già Jacques Huberdeau đang sống tại Québec ), nhưng thực tế cho thầy Tỉnh Dòng Thánh Anna đã gởi những vị xuất sắc nhất của Tỉnh Dòng cho sứ vụ tại Việt Nam. Sự đầu tư mạnh mẽ và quảng đại không chỉ nằm ở con số nhưng còn ở phẩm chất, nhờ những vị xuất sắc này mà sự phát triển nhiều mặt của Tỉnh Dòng Việt Nam được khởi sắc. Khi đến Việt Nam, công việc đầu tiên là đáp lại sự mong mỏi của Giáo Hội Việt, các thừa sai đã khởi sự các cuộc Đại Phúc và giảng Tĩnh Tâm cho các Tu Sĩ, Giáo Sĩ. Cùng với công việc mục vụ, các thừa sai bắt đầu ngay việc tuyển mộ ơn gọi và thiết lập các cấp đào tạo tại Việt Nam. Vị thừa sai quan tâm và dồn hết nỗ lực cho việc đào tạo là cha già Eugène Larouche, người đươc coi là “ông nội” của các cựu Đệ Tử người Việt Nam ( dù còn là Tu Sĩ trong Dòng hay không ). Thừa kế truyền thống từ Tỉnh Dòng Bỉ khi thiết lập Tỉnh Dòng Thánh Anna ở Québec, các thừa sai Canada khi xây dựng hệ thống đào tạo tại Việt Nam đã không gặp sự trở ngại nào đáng kể. 1 NĂM THỨ 14 – SỐ 611 – CHÚA NHẬT

Upload: vu-mai-jmv

Post on 30-Jun-2015

420 views

Category:

Spiritual


5 download

DESCRIPTION

Trân trọng giới thiệu Tuần báo điện tử EPHATA của Trung Tâm Mục Vụ Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam

TRANSCRIPT

Page 1: Ephata 611

E-mail: [email protected] Website: www.trungtammucvudcct.com

TÂN PHÚC ÂM HÓA HÔM NAYNăm nay, Tỉnh DCCT Việt Nam tổ chức mừng 50 năm hình thành và

phát tiển tại Việt Nam, Năm 1924, Giáo Hội Việt Nam thỉnh cầu cùng Tòa Thánh gởi đến Việt Nam một Dòng Tu chuyên lo các cuộc Đại Phúc và giảng Tĩnh Tâm cho hàng Giáo Sĩ nhằm củng cố lòng tin của các tín hữu, Thánh Bộ Truyền Giáo đã ngỏ lời với DCCT, lập tức Tỉnh Dòng Thánh Anna ( Sainte Anne de Beaupré ) bên Canada, đã đáp lại lời gọi này từ Trung Ương của Hội Dòng, năm 1925, nhóm sai đầu tiên gồm ba người: hai Linh Mục và một thầy Trợ Sĩ đã đến Huế ( Ảnh chụp cha Eugène Larouche, một trong ba vị thừa sai tiên khởi của DCCT Canada đến Việt Nam ).

Qua sử liệu, khi khởi sự công cuộc đến Việt Nam, Tỉnh Dòng Thánh Anna tách ra từ Tỉnh Dòng Bỉ, và mới chỉ được 14 năm đã được nâng lên hàng Tỉnh Dòng, số Tu Sĩ còn khiêm tốn, đặc biệt Tỉnh Dòng Thánh Anna đang lâm vào cơn lận đận về cơ sở và kinh tế, cuộc hỏa hoạn ở Québec đã thiêu rụi gần như toàn bộ tài sản của Tỉnh Dòng.

Trong vòng 40 năm đầu tiên của sứ vụ tại Việt Nam, Tỉnh Dòng Thánh Anna đã gởi tổng cộng 67 thừa sai ( hiện nay chỉ còn một mình cha già Jacques Huberdeau đang sống tại Québec ), nhưng thực tế cho thầy Tỉnh Dòng Thánh Anna đã gởi những vị xuất sắc nhất của Tỉnh Dòng cho sứ vụ tại Việt Nam. Sự đầu tư mạnh mẽ và quảng đại không chỉ nằm ở con số nhưng còn ở phẩm chất, nhờ những vị xuất sắc này mà sự phát triển nhiều mặt của Tỉnh Dòng Việt Nam được khởi sắc.

Khi đến Việt Nam, công việc đầu tiên là đáp lại sự mong mỏi của Giáo Hội Việt, các thừa sai đã khởi sự các cuộc Đại Phúc và giảng Tĩnh Tâm cho các Tu Sĩ, Giáo Sĩ. Cùng với công việc mục vụ, các thừa sai bắt đầu ngay việc tuyển mộ ơn gọi và thiết lập các cấp đào tạo tại Việt Nam. Vị thừa sai quan tâm và dồn hết nỗ lực cho việc đào tạo là cha già Eugène Larouche, người đươc coi là “ông nội” của các cựu Đệ Tử người Việt Nam ( dù còn là Tu Sĩ trong Dòng hay không ). Thừa kế truyền thống từ Tỉnh Dòng Bỉ khi thiết lập Tỉnh Dòng Thánh Anna ở Québec, các thừa sai Canada khi xây dựng hệ thống đào tạo tại Việt Nam đã không gặp sự trở ngại nào đáng kể.

Ngoại trừ các thừa sai ban đầu là Linh Mục và Trợ Sĩ, hầu hết các thừa sai sau này đều là sinh viên Thần Học của Tỉnh Dòng Mẹ bên Canada, họ được gởi đến Việt Nam khi còn rất non trẻ, học tiếng Việt ngay tại Việt Nam và ngồi cùng ghế với các sinh viên Việt Nam, cả hai lớp sinh viên thuộc hai dân tộc khác nhau đều ngồi chung một bàn, ăn chung một mâm, học chung một thầy, sống chung một nhà, cử hành chung các buổi Phụng Vụ, không hề có sự phân biệt hay đặc quyền đặc lợi dành cho riêng ai, không hề có châm chước du di cho bất cứ tiêu chuẩn nào của chương trình đào tạo. ( Ảnh chụp cộng đoàn DCCT Huế năm 1934 ).

Điều quan trọng là các thừa sai đã xây dựng một chương trình đào tạo chung cho tất cả các sinh viên kể cả một số sinh viên từ các Giáo Phận gởi vào ( Đức Hồng Y Giuse Trịnh Văn Căn, Đức Giám

1

NĂM THỨ 14 – SỐ 611 – CHÚA NHẬT 25.5.2014

Page 2: Ephata 611

Mục Đa Minh Nguyễn Văn Lãng… ). Các sinh viên Việt Nam học chung với các sinh viên Canada mà không hề thua kém, không hề mang mặc cảm nhược tiểu, cho dù phần đông trong số họ, những anh em trẻ Canada rất xuất sắc, ngược lại tình huynh đệ, sự hiệp nhất và đoàn kết theo tinh thần “gia thất” được định hướng và thực hiện như một triết lý về đào tạo trong Học Viện của Tỉnh Dòng.

Theo thống kê vào cuối năm 2013, Tỉnh Dòng Việt Nam có 321 Tu Sĩ đang hiện diện tại Việt Nam, trong số đó có 199 Linh Mục, 11 Phó Tế chuyển tiếp. 166 vị đã qua đời. 24 cộng đoàn lớn nhỏ, và trên 100 Giáo Điểm. Một con số thống kê không phải là nhỏ.

Kỷ niệm 50 năm được nâng lên hàng Tỉnh Dòng, Tỉnh Dòng Việt Nam mới chỉ có vỏn vẹn 1 Linh Mục, 1 Tập Sinh, 15 Dự Tu và Dự Tập sinh người anh em sắc tộc thiểu số, một con số quá khiêm tốn cho một định hướng rất rõ nét: “Loan báo Tin Mừng cho những người nghèo, những người bị bỏ rơi hơn cả, đăc biệt người sắc tộc thiểu số” ( ưu tiên số một của DCCT Việt Nam ). Không

phủ nhận những hy sinh gian khổ của vùng truyền giáo, 60 năm Fyan, 45 năm cho người J’rai, 7 năm cho người Bahnar, ngoài ra còn có hơn 50 năm cho vùng Châu Ổ, Cần Giờ… và các vùng khác nữa ), nhưng sự quan tâm và tiến hành tuyển mộ, đào tạo người sắc tộc quá khiêm tốn. Chúng tôi mắc nợ tiền nhân, mắc nợ Hội Thánh và mắc nợ anh em người sắc tộc thiểu số một món nợ quá lớn !

Một cuộc hội thảo kéo dài 3 ngày trên Tây Nguyên trong tuần lễ vừa qua, về đề tài tuyển chọn và đào tạo Giáo Sĩ người sắc tộc, được phối hợp giữa Tỉnh Dòng và Giáo Phận Kon Tum vẫn còn cho thấy loay hoay trong đường hướng, chương trình đào tạo, phương pháp đào tạo và triết lý đào tạo. Một giai đoạn đất nước xã hội đã qua đi, nhưng với kinh nghiệm của Tỉnh Dòng Thánh Anna có soi sáng gì cho những suy nghĩ và trăn trở của chúng ta hôm nay không ?

Công trình Phúc Âm Hóa cần phải đổi mới, canh tân và đem lại hiệu quả để xứng đáng gọi là Tân Phúc Âm Hóa. Nguyện xin Chúa Thánh Thần mà Hội Thánh đang kêu cầu đến để soi sáng chúng ta.

Lm. VĨNH SANG, DCCT, Chúa Nhật 25.5.2014

MỤC LỤC TÌM BÀI:TÂN PHÚC ÂM HOÁ HÔM NAY ( Lm. Vĩnh Sang ) ................................................................................ 01THƯ TRI ÂN CỦA TỈNH DCCT VIỆT NAM... ( Lm. GT. Vinh Sơn Phạm Trung Thành ) ....................... 03TRỞ NÊN HÌNH ẢNH CHÚA GIÊSU ( Lm. Inhatiô Trần Ngà ) ............................................................... 04SỰ SỐNG MỚI ( Tgm. Giuse Ngô Quang Kiệt ) ..................................................................................... 06ĐẤNG BẢO HỘ TÌNH YÊU BẤT DIỆT ( AM. Trần Bình An ) .................................................................. 07LỜI DẶN DÒ CỦA CHÚA ( Lm. Giuse Nguyễn Hữu An ) ....................................................................... 08MỘT LẦN – CHỈ MỘT LẦN THÔI ! ( M. Hoàng Thị Thuỳ Trang ) ........................................................... 10YÊU MẾN THẦY THÌ HÃY GIỮ GIỚI RĂN THẦY ( Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ ) .................................. 11CÁCH GIAO TIẾP CỦA CHÚA THÁNH THẦN ( Bản dịch của Trầm Thiên Thu ) .................................. 12VỪA TIN CHÚA VỪA MẾN PHẬT, ĐƯỢC KHÔNG ? ( Phùng Văn Hoá ) ............................................. 13GIA ĐÌNH KHÔNG THỂ BỊ HUỶ BỎ ( Đức Tgm. Vicenzo Paglia, bản dịch của Nguyễn Thế Bài ) ..... 16 ĐỐI THOẠI TÔN GIÁO – Kỳ 2 ( Phùng Văn Hoá ) .................................................................................. 177 NGUYÊN TẮC CẦN NHỚ KHI GIẢNG LỜI CHÚA ( Lm. Phêrô Nguyễn Đức Thắng ) ....................... 22HÃY THONG THẢ SỐNG ( Trần Mộng Tú ) ........................................................................................... 24"THƯƠNG HỌ RỒI AI THƯƠNG TỤI TUI ?" ( Trần Vũ ) ...................................................................... 26 BÀI VĂN 9,5 ĐIỂM GÂY XÔN XAO THÀNH PHỐ VINH ......................................................................... 26BỐN CHUYỆN LẠ Ở ĐẤT NƯỚC NHẬT BẢN ( Nguồn: vitalk.vn ) ........................................................ 28CHƯƠNG TRÌNH QUỸ MẸ HẰNG CỨU GIÚP ( Trung Tâm Mục Vụ DCCT ) ....................................... 29

2

Page 3: Ephata 611

THƯ TRI ÂN CỦA TỈNH DÒNG CHÚA CỨU THẾ VIỆT NAMNHÂN DỊP KỶ NIỆM 50 NĂM TRỞ THÀNH TỈNH DÒNG

27.5.1964 – 27.5.2014Kính gửi:

- Quý Đức Cha - Quý Cha và quý Bề Trên - Anh chị em cộng tác viên DCCT và Giáo Dân

Sàigòn ngày 1.5.2014

Nhân dịp kỷ niệm 50 năm DCCT hiện diện tại Việt Nam như là một Tỉnh Dòng độc lập ( 27.5.1964 – 27.5.2014 ), với trọn tâm tình hiếu thảo và yêu mến, Tỉnh DCCT Việt Nam chúng con xin kính dâng quý Đức Cha và toàn thể Hội Thánh Việt Nam những tâm tình yêu mến chân thành của chúng con.

TÂM TÌNH TẠ ƠN

Trong Hội Thánh, Thiên Chúa nhân hậu đã muốn cho gia đình DCCT được khai sinh. Rồi tại nước Việt thân yêu, Người đã cho DCCT Việt Nam được thiết lập và lớn lên, như một cây nho chính tay Người vun trồng và chăm sóc từ thuở ban đầu cho đến ngày nay, đồng thời cho cây nho này bén rễ sâu và lan rộng trên khắp mảnh đất Việt. Người là nguồn mạch của mọi ân huệ và sứ mạng mà DCCT Việt Nam được ân ban từ năm 1925, và đặc biệt suốt 50 năm vừa qua trong tư cách một Tỉnh Dòng. Chúng con xin dâng lời tạ ơn Thiên Chúa toàn năng và nhân hậu.

Năm mươi năm qua cũng là 50 năm Tỉnh DCCT Việt Nam chịu ơn Hội Thánh, cách riêng là Hội Thánh Việt Nam. Những ân nghĩa sâu nặng không thể kể xiết ! Chính Hội Thánh hoàn vũ, qua lời mời gọi của Thánh Bộ Truyền Giáo vào ngày 9.11.1924, đã sai phái DCCT đến Việt Nam. Cũng chính Hội Thánh, qua các vị Chủ Chăn và Cộng Đồng Dân Chúa Việt Nam, từ ngày 30.11.1925, đã mở rộng vòng tay đón nhận và yêu thương DCCT tại mảnh đất Việt thân yêu này. Trong Hội Thánh, nhờ Hội Thánh, vâng phục Hội Thánh và cùng với Hội Thánh, Tỉnh DCCT Việt Nam đã được đón nhận muôn vàn ân huệ của Thiên Chúa, và đã được góp phần thực hiện những công trình tông đồ phục vụ mầu nhiệm cứu độ chứa chan tại dải đất hình chữ S này. Chúng con xin tri ân Hội Thánh.

Giữa Hội Thánh và dân tộc Việt Nam, những anh chị em nghèo khổ là những vị ân nhân lớn nhất của Tỉnh DCCT Việt Nam. Hơn lúc nào hết, chúng con ý thức một cách sâu sắc rằng Tỉnh DCCT Việt Nam chỉ có một lý do để hiện hữu và hoạt động tông đồ, đó là phục vụ ý định của Thiên Chúa muốn cứu độ những con người nghèo khổ. Chúng con đã và đang cố gắng loan báo Tin Mừng cho người nghèo theo đặc sủng và sứ mạng của Dòng Thánh; nhưng đồng thời, những người nghèo, quả thực, cũng đã và đang loan báo Tin Mừng Cứu Độ cho chính chúng con một cách thật sự hữu hiệu. Vì thế, trong dịp mừng Kim Khánh này, chúng con xin được dâng lên tất cả những anh chị em nghèo khổ, nhất là những anh chị em Kitô hữu bị bỏ rơi và bị gạt ra bên lề, những lời cảm ơn chân thành.

TÂM TÌNH HIỆP THÔNG

Trong dịp kỷ niệm 50 năm Tỉnh Dòng, chúng con xin kính dâng quý Đức Cha và toàn thể Hội Thánh, nhất là những anh chị em nghèo khổ, tâm tình hiệp thông hiếu thảo của Tỉnh Dòng chúng con.

Mừng Kim Khánh là một cơ hội đặc biệt để chúng con ý thức một cách sâu xa hơn về sứ vụ thừa sai của chúng con trong Hội Thánh, như Hiến Pháp DCCT đã xác định tại số 5: “Ưu tiên dành cho những hoàn cảnh cấp bách mục vụ và cho việc rao giảng trực tiếp Tin Mừng, đồng thời ưu tiên dành cho những người nghèo khổ, chính là lý do sinh tồn của Dòng trong Hội Thánh, và

đó cũng là biểu chứng lòng trung thành với ơn gọi đã lãnh nhận.”

Trung thành với sứ mạng đó, trong chọn lựa tông đồ cho những thập niên đầu thế kỷ XXI này tại Việt Nam, Tỉnh Dòng chúng con đang dành ưu tiên dấn thân cho ba mũi nhọn Thừa Sai chính yếu sau đây:

3

CÙNG TRI ÂN

Page 4: Ephata 611

1. Loan báo Tin Mừng cho lương dân, đặc biệt cho anh chị em đồng bào các dân tộc thiểu số,

2. Thực hiện các cuộc Đại Phúc và các hình thức rao giảng khác, trong nỗ lực góp phần canh tân đời sống Kitô hữu,

3. Phục vụ Ơn Cứu Độ toàn diện cho những anh chị em là nạn nhân của xã hội đương đại trong các lãnh vực khác nhau của đời sống.

Chúng con dồn tất cả những nỗ lực của Tỉnh Dòng cho việc phục vụ ơn cứu chuộc chứa chan nơi Chúa Kitô Cứu Thế. “Tuy nhiên, kho tàng ấy, chúng con lại chứa đựng trong những bình sành, chứng tỏ quyền năng phi thường xuất phát từ Thiên Chúa” ( 2Cr 4, 7 ). Do đó, dịp kỷ niệm 50 năm Tỉnh Dòng là một cơ hội đặc biệt để anh em Linh Mục Tu Sĩ DCCT Việt Nam chúng con một lần nữa ý thức về thân phận hèn yếu của bản thân và của cộng đoàn mình. Chúng con được trở nên những người phục vụ Tin Mừng, đó quả thực là do ân huệ nhưng-không Thiên Chúa ban trong Chúa Kitô Cứu Thế, khi Người thi thố quyền năng cứu độ của Người. Tuy nhiên, trong 50 năm qua, đã nhiều lần chúng con không hoàn thành sứ mạng của mình. Vì thế, trong dịp mừng Kim Khánh này, chúng con xin chân thành dâng lời tạ lỗi với Thiên Chúa, với Hội Thánh và với anh chị em nghèo khổ.

Chính trong tâm tình hiệp thông và trong ý thức về sứ mạng cao cả và về thân phận yếu hèn, chúng con kính xin quý Đức Cha và toàn thể Gia Đình Hội Thánh Việt Nam cầu nguyện và nâng đỡ Tỉnh Dòng, các Tu Viện, các cộng đoàn và từng anh em chúng con, trong công cuộc dấn thân phục vụ Tin Mừng Cứu Độ.

Trọng kính quý Đức Cha và toàn thể Gia Đình Hội Thánh Việt Nam,

Chúng con đang hàng ngày được trải nghiệm tình thương Thiên Chúa ân ban qua Hội Thánh và qua những anh chị em nghèo khổ tất bạt. Khao khát tha thiết nhất của chúng con trong dịp kỷ niệm 50 năm Tỉnh Dòng, chính là được trung thành bước theo Chúa Kitô Cứu Thế, loan báo Tin Mừng cho người nghèo, như chính Người đã tự nói về mình: “Thần Khí Chúa ngự trên tôi, vì Chúa đã xức dầu tấn phong tôi, để tôi loan báo Tin Mừng cho kẻ nghèo hèn. Người đã sai tôi đi công bố cho kẻ bị giam cầm biết họ được tha, cho người mù biết họ được sáng mắt, trả lại tự do cho người bị áp bức, công bố một năm hồng ân của Chúa” ( Lc 4, 18 – 19 ).

Chúng con kính xin quý Đức Cha và toàn thể Gia Đình Hội Thánh Việt Nam cầu nguyện và chúc lành cho chúng con, cách riêng trong dịp kỷ niệm đặc biệt này.

Chúng con, một lần nữa, xin chân thành tri ân quý Đức Cha và toàn thể Hội Thánh. Nguyện xin Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp tuôn tràn hồng ân trên quý Đức Cha và tất cả Hội Thánh Việt Nam chúng ta.

Trong Chúa Kitô Cứu Thế,Thay mặt Tỉnh DCCT Việt Nam,

Lm. Giám Tỉnh Vinh Sơn Phạm Trung Thành, DCCT

TRỞ NÊN HÌNH ẢNH CHÚA GIÊSUNhiều lần Chúa Giêsu nói về Chúa Cha khiến các môn đệ đâm ra tò mò. Chúa Cha là Ai ? Ngài

ở đâu ? Ngài là Đấng thế nào ? Thế nên Philípphê mới đề nghị với Chúa Giêsu: "Thưa Thầy, xin tỏ cho chúng con thấy Chúa Cha, như thế là chúng con mãn nguyện."

Dùng ngôn ngữ vốn rất hạn hẹp của con người để diễn tả mầu nhiệm cao vời về Chúa Cha thì khác chi lấy gang tay đo chín tầng trời. Vì vậy, thay vì dùng lời để diễn giải, Chúa Giêsu dùng phương pháp trực quan. Ngài chỉ cho Philípphê cũng như các môn đệ xem chân dung, xem hình ảnh đích thực của Thiên Chúa Cha. Chân dung đó, hình ảnh đó chính là Ngài: "Ai thấy Thầy là thấy Chúa Cha".

Tiếp theo, Chúa Giêsu cũng tỏ cho các môn đệ biết giữa Ngài và Chúa Cha có một mối hiệp thông hết sức mật thiết. Những lời Chúa Giêsu nói chính là những lời của Chúa Cha được phát ra qua

4

CÙNG SUY NIỆM

Page 5: Ephata 611

môi miệng Chúa Giêsu: "Các lời Thầy nói với anh em, Thầy không tự mình nói ra. Nhưng Chúa Cha, Đấng luôn ở trong Thầy, chính Người làm những việc của mình" ( Ga 14, 10 ). Những gì Chúa Giêsu thực hiện trong cuộc đời đều cũng là những hành động của Chúa Cha...

Thế là Chúa Cha tự tỏ mình qua Chúa Giêsu. Nhìn vào Chúa Giêsu, nhân loại sẽ biết được Thiên Chúa Cha.

Thánh Athanasiô đã diễn tả chân lý nầy như sau: "Chúa Cha được bày tỏ qua Chúa Con và Chúa Con được bày tỏ qua Giáo Hội." Nói khác đi, Chúa Con là hình ảnh trung thực của Chúa Cha, còn Giáo Hội là hình ảnh trung thực của Chúa Con, và chúng ta, vì là thành phần của Giáo Hội, nên cũng phải là hình ảnh trung thực của Chúa Giêsu.

Theo tạp chí Chứng Nhân Kitô hữu – Témoignage Chrétien, vào năm 1941 có một vị Linh Mục bị Đức Quốc Xã giam trong trại tập trung dành cho người gốc Do Thái. Như bao tù nhân khác, ngài cũng bị hành hạ và ngược đãi thậm tệ. Tuy nhiên ngài vẫn vui vẻ và luôn sẵn sàng giúp đỡ anh

em đồng cảnh ngộ đang lâm vào tình trạng khủng hoảng và tuyệt vọng.

Trong cảnh tù đày đói khát, một vụn bánh còn quý hơn vàng, vậy mà ngài dám chia sớt phần ăn ít ỏi của mình cho những bạn tù yếu sức hơn.

Những lúc trời rét buốt xương, tấm áo len được xem là kho tàng vô giá, thế mà có lần ngài tặng không chiếc áo len đang mặc cho bạn tù đang lâm trọng bệnh nằm run cầm cập trong xó nhà.

Ngài là nhịp cầu yêu thương giữa những kẻ bất hoà, đem sự khích lệ tinh thần cho những tâm hồn sầu muộn... Ngài đã cứu được mấy bạn tù tuyệt vọng khỏi tự huỷ mình nhờ những khuyên lơn an ủi... Vì thế, các tù nhân trong trại rất yêu quý và xem ngài như người cha thứ hai. Họ đều gọi ngài cách thân thương là... Bố !

Trong trại tù còn có một thanh niên bụi đời, lớn lên nơi đầu đường xó chợ, căm hờn mọi người, không ngần ngại phạm bất kỳ tội ác nào.

Vị Linh Mục khả ái từng bước tiếp cận, trò chuyện, giúp đỡ, khuyên răn, và cuối cùng đã cảm hoá được chàng thanh niên chai đá và tưởng chừng như vô phương cứu chữa này. Ngài cũng mong ước dần dần dẫn dắt cậu về với đạo thánh Chúa.

Thế rồi, một hôm, có lệnh chuyển cha sang trại Auschwitz, một trại tập trung mà chỉ mới nghe danh xưng, mọi trại viên đều phải kinh hoàng. Đó là trung tâm hủy diệt con người bằng những hầm hơi ngạt và lò thiêu xác.

Trước khi chia tay với các bạn tù và đặc biệt với cậu thanh niên mới hoàn lương, ngài quyết định phải giới thiệu đôi nét về Chúa Giêsu cho cậu với hy vọng cậu sẽ trở thành người con Chúa.

Ngài vỗ vai cậu và ôn tồn nói: "Này, con yêu của Bố, đã từ lâu Bố rất mong con nhận biết và trở thành môn đệ Chúa Giêsu". Cậu thanh niên thưa lại: "Nhưng con chưa biết gì về Chúa Giêsu cả. Bố có thể kể sơ lược về Ngài cho con biết được không ?"

Biết mình không còn thời gian để giới thiệu dông dài vì giờ chuyển trại sắp đến, vị Linh Mục già thinh lặng cúi đầu, cầu nguyện giây lát, rồi ngài ngẩng lên khiêm tốn đáp: "Chúa Giêsu mà Bố muốn cho con tin và yêu mến, Ngài giống như Bố đây !"

Bấy giờ cậu thanh niên nhìn thẳng vào mắt ngài cách trìu mến và chân thành đáp lại: "Nếu Chúa Giêsu mà giống Bố thì có thể một ngày nào đó, con sẽ tin và yêu mến Chúa Giêsu !"

Sau thế chiến thứ hai, người ta không còn gặp lại vị Linh Mục này nữa. Còn cậu thanh niên thì được sống sót qua các trại tập trung trở về với gia đình và đã thuật lại câu chuyện trên đây về một mục tử đã thực sự trở thành hình ảnh trung thực của Chúa Cứu Thế. Cũng chính nhờ hình ảnh Chúa Giêsu ngời sáng lên nơi con người và cuộc đời của vị mục tử tốt lành này, chàng thanh niên được cảm hoá và trở thành con Chúa.

Lạy Chúa Giêsu, đã bao lần chúng con làm cho khuôn mặt Chúa trở méo mó, biến dạng và có thể là rất khó thương vì đời sống không đẹp của chúng con.

Xin cho chúng con biết nhìn lên Chúa như một khuôn mẫu tuyệt vời để đào tạo bản thân mình thành con người mới, có phẩm chất cao đẹp, có đạo đức và văn hoá để nhờ đó, chúng con trở thành hình ảnh trung thực về Chúa cho thế giới hôm nay.

5

Page 6: Ephata 611

Lm. Inhatiô TRẦN NGÀ

SỰ SỐNG MỚINếu các Tin Mừng theo Thánh Matthêu, Marcô và Luca

mời gọi ta vào Vương Quốc Thiên Chúa, thì Tin Mừng theo Thánh Gioan mời gọi ta vào Tình Yêu Chúa Giêsu Kitô. Thánh Gioan là người sống sau cùng. Sau khi đã nghiền ngẫm tất cả cuộc đời và những lời giảng dạy của Chúa Giêsu, Thánh nhân nghiệm ra cái cốt lõi của cuộc sống người môn đệ là tình yêu Chúa Giêsu Kitô, là kết hiệp với Chúa Giêsu Kitô, là sống sự sống của Thiên Chúa.

Tình yêu đó không phải là thứ tình yêu mơ mộng lãng mạn nhưng là một tình yêu sáng suốt của lý trí. Tình yêu đó không phải là chuyện đuổi bướm, hái hoa, rung động, xúc cảm, nhưng là một tình yêu với những việc làm cụ thể. Việc làm cụ thể đó là tuân giữ những điều Chúa Giêsu truyền dạy.

Đó chính là bí quyết Chúa Giêsu truyền lại cho các môn đệ, trước khi người giã từ các ông để đi vào thế giới Đức Tin. Từ nay để gặp gỡ Người, để yêu mến Người, để sống với Người, cần phải có Đức Tin và Tình Yêu.

Tin và Yêu là đôi mắt giúp ta nhìn thấy những sự thực siêu nhiên. Người không tin và không yêu sẽ không nhìn thấy như lời Chúa Giêsu nói trong Tin Mừng hôm nay: “Thầy ban cho anh em Thần Chân Lý, Đấng mà thế gian không thể đón nhận được vì thế gian không thấy và không biết Người”. Cũng như kiến thức y khoa là khả năng chuyên môn giúp người bác sĩ nhận dạng được các loại vi trùng, định đúng được bệnh trạng của bệnh nhân; hoặc như kiến thức về thảo mộc của nhà thực vật học giúp họ nhận dạng phân loại và biết rõ đặc tính của những loải cây cỏ, tin và yêu cũng phải là khả năng chuyên môn giúp người môn đệ Chúa nhận ra những sự thực siêu nhiên, nhìn thấy, nhận biết và đón nhận Thiên Chúa.

Tin và Yêu, như vậy, là con đường dẫn đưa ta tới gặp gỡ Thiên Chúa.

Với Đức Tin và Tình Yêu, người môn đệ Chúa không còn thấy Thiên Chúa là một Đấng xa vời, mơ hồ, nhưng là một Đấng gần gũi, rất thật.

Với Đức Tin và Tình Yêu, ta sẽ gặp được Đức Chúa Cha, Đấng thương yêu, luôn chăm sóc cho ta, luôn mời gọi ta, luôn muốn ấp ủ ta, luôn muốn tha thứ cho ta.

Với Đức Tin và Tình Yêu, ta sẽ gặp được Chúa Giêsu trong Bí Tích Thánh Thể, trong Sách Thánh, trong những lời giáo huấn của Giáo Hội và trong những anh em sống quanh ta.

Với đức tin và tình yêu, ta sẽ cảm nghiệm được sự hiện diện của Chúa Thánh Thần khi Người đốt lên trong tim ta ngọn lửa yêu mến, khi Người thúc đẩy ta dẫn thân phục vụ, khi Người soi sáng cho ta những sáng kiến trong những hoạt động mới.

Nhưng quan trọng nhất là: Tin và Yêu là hai cánh cửa mở vào sự sống thần linh. Tin và Yêu không chỉ cho ta nhìn thấy Chúa, gặp gỡ Chúa mà còn cho ta được tham dự vào sự sống của Chúa. Sự sống đó là hiệp thông, như lời Chúa Giêsu nói: “Ai có và giữ các giới răn của Thầy, người ấy là kẻ yêu mến Thầy. Mà ai yêu mến Thầy, thì sẽ được Cha của Thầy yêu mến”.

Chúa Cha ở trong Chúa Con và như Chúa Con ở trong Chúa Cha, ta sẽ được ở trong sự sống mầu nhiệm của Thiên Chúa Ba Ngôi và thật kỳ diệu, Ba Ngôi đến ở trong ta. Ở trong người nào tức là được người ấy yêu thương. Hiệp thông trong yêu thương là một thái độ cởi mở: mở tâm hồn ra để cho đi và nhận lãnh sự sống. Nhờ Tin và Yêu, ta mở lòng ra đón nhận Thiên Chúa, sự sống mới, sự sống sung mãn, sự sống vĩnh cửu.

Đúng như lời Chúa Giêsu nói: “Thầy sẽ không để anh em mồ côi”. Ai nhắm mắt Đức Tin, sẽ không nhìn thấy Chúa, sẽ trở thành mồ côi. Ai đóng cửa Tình Yêu, sẽ không gặp được Chúa, sẽ sống trong cô độc. Nhưng người môn đệ Chúa, nhờ có Đức Tin và Tình Yêu, sẽ gặp được Thiên Chúa Ba Ngôi. Và như thế việc ta đi của Chúa Giêsu không những không thiệt hại mà còn ích lợi cho ta. Sự ra đi của Người dẫn ta đi đến kết hiệp với Thiên Chúa Ba Ngôi trong sự sung mãn, sự sống dồi dào.

Nhưng để đạt tới điều Chúa Giêsu đã hứa, ta hãy nhớ lại một lần nữa lời Người căn dặn: “Nếu anh em yêu mến Thầy, anh em hãy giữ các giới răn của Thầy”. Đức Tin được thể hiện bằng Tình Yêu. Tình Yêu được chứng minh qua hành động. Đó là chìa khoá của đời sống Kitô hữu.

6

Page 7: Ephata 611

Tgm. Giuse NGÔ QUANG KIỆT

ĐẤNG BẢO HỘ TÌNH YÊU BẤT DIỆT

Lm. Gioan Maria Nguyễn Văn Thích ( 1891 – 1978 ) làm giáo sư lâu năm, dạy đại học nhiều nơi, với lương bổng rất cao, nhưng ngài không giữ lại chút gì cho mình. Khi nhắm mắt lìa đời, ngài chỉ có vài bộ áo đã sờn cũ. Viện Dục Anh nuôi trẻ mồ côi ở Huế luôn được cha quan tâm và trao nhiều tiền bạc cho các nữ tu phụ trách. Cha còn là Tuyên Úy Pèllerin và Viện Bài Lao. Cha thường đến bệnh viện dâng Thánh Lễ, luôn đem tiền và quà đến cho bệnh nhân.

Bao nhiêu năm làm giáo sư, cha vẫn đi một chiếc xe đạp duy nhất. Một hôm, cha đạp xe đạp nhà xứ Kim Long đến dạy học tại Đại Chủng Viện Kim Long, tình cờ bắt gặp một người đàn ông áo quần xơ xác đang chặt trộm buồng chuối của Chủng Viện. Thấy cha, ông ấy hoảng hốt toan bỏ chạy. Cha ôn tồn gọi người đó lại, móc túi đưa thêm ít tiền rồi nói: “Bác có muốn ăn chuối non nầy thì phải thêm cái gì để nấu ăn chứ. Bác cầm lấy chút tiền nầy mua tôm tép gì thêm vào cho đủ vị”.  Vừa nói, cha vừa đưa tiền rồi đi vào dạy học.

Một chuyện xảy ra làm rúng động thành phố Huế: Năm 1950, một bác sĩ tổ chức hội chợ từ thiện, với sự cộng tác của cha Thích. Giữa mấy gian hàng trò chơi lại có một sòng bạc thu hút nhiều khách. Cha Thích phản đối: “Cờ bạc không thể đi đôi với việc từ thiện”. Trưởng ban tổ chức không chịu nghe, cha Thích liền lấy micro khuyến cáo dẹp sòng bạc đó. Bác sĩ tổ chức giật micro trong tay cha. Trong lúc giằng co, bác sĩ tát vào má cha. Hồn nhiên và khiêm tốn, cha liền đưa má kia và nói : “Còn má này nữa, xin ngài hãy đánh cho đỡ giận.” Mọi người vây quanh đều sửng sốt ngỡ ngàng. Có người đã thốt lên: “Phải là một đấng thánh mới làm được như vậy !” Cuối cùng, ông trưởng ban tổ chức đã cúi đầu xin lỗi cha. ( WHĐ, Chân dung Linh Mục Việt Nam ).

Chắc hẳn lòng mến của Lm. Gioan Maria Nguyễn Văn Thích hẳn quá nồng thắm, nên ngài mới sống đúng các điều răn của Đức Giêsu. Tin Mừng Chúa Nhật VI Phục Sinh hôm nay với lời tâm huyết của Đức Giêsu khi sắp từ giã các môn đệ, tựa lời trăn trối sau cùng, khiến từng Kitô hữu phải nhìn lại cuộc sống đạo lâu nay. Có đúng đắn, trung thành, chính xác theo nguyện ước của Đấng Cứu Thế, hay lại trái ngược, đối nghịch với di chúc bất hủ này ?

Tình Yêu bất diệt

“Nếu anh em yêu mến Thầy, anh em sẽ giữ các điều răn của Thầy.” Tình Yêu mà Đức Giêsu nói đến không chút phù phiếm, tạm bợ, nhất thời như tình yêu nam nữ phổ biến, thông thường. Thánh Vianney luận về tình yêu trần tục, thế gian mau tàn úa, chán chường, thất vọng vì vị kỷ, hưởng thụ cá nhân: “Người ta yêu bản thân họ với một tình yêu vị kỷ và hướng về thế giới trần tục, về những thân xác hơn là tìm kiếm Thiên Chúa. Đó là lý do tại sao người ta chẳng bao giờ được thoả mãn, chẳng bao giờ được bình an trong tâm hồn, họ luôn thấy bồn chồn bực bội, luôn luôn bị phiền lụy, bực mình.” ( Thánh Gioan Maria Vianney, Yêu Chúa ).

Thánh Gioan giải nghĩa Tình Yêu Thiên Chúa siêu việt: “Ai không yêu thương, thì không biết Thiên Chúa, vì Thiên Chúa là Tình Yêu... Không phải chúng ta đã yêu mến Thiên Chúa, nhưng chính Người đã yêu thương chúng ta, và sai Con của Người đến, làm của lễ đền tội cho chúng ta. ( 1Ga 4, 8 – 10 ).

Yêu mến Chúa, thì tuân giữ các giới răn của Người. Vậy là những điều nào quan trọng nhất ? “Ngươi phải yêu mến Thiên Chúa, Đức Chúa của ngươi, hết lòng, hết linh hồn và hết trí khôn ngươi. Đó là điều răn lớn nhất và điều răn đứng đầu. Còn điều răn thứ hai, cũng giống điều răn ấy, là: Ngươi phải yêu người thân cận như chính mình. Tất cả Luật Môsê và các sách ngôn sứ đều tùy thuộc vào hai điều răn ấy” ( Mt 22, 37 – 40 ).

Trước khi bước vào cuộc tử nạn ly biệt, Đức Giêsu trăn trối điều răn mới nhất và sau cùng: “Thầy ban cho anh em một điều răn mới, là anh em hãy yêu thương nhau; anh em hãy yêu thương nhau, như Thầy đã yêu thương anh em” ( Ga 13, 34 ).

Sau đó, không những Người còn tha thiết lập lại, nhấn mạnh và mở rộng hơn nữa, Tình Yêu tự hiến: “Đây là điều răn của Thầy: Anh em hãy yêu thương nhau, như Thầy đã yêu thương anh em. Không có tình yêu nào cao cả, hơn tình yêu của người đã hy sinh tính mạng vì bạn hữu của mình.” ( Ga 15, 12 – 13 ).

Nếu sống theo đúng các điều răn Đức Giêsu răn dạy để yêu quý Người, thì chẳng khác chi trân trọng mời đón Người sống trong chính bản thân mình, để Người toàn quyền định đoạt mọi sự trong

7

Page 8: Ephata 611

cuộc đời mình, như Thánh Phaolô nhắn nhủ với tín hữu thành Galát: “Tôi sống, nhưng không phải là tôi, mà là Đức Kitô sống trong tôi.” ( Gl 2, 20 ). Như vậy, “Dù ăn, dù sống, hay bất cứ làm việc gì, anh em hãy làm tất cả để tôn vinh Thiên Chúa… Anh em hãy bắt chước tôi, như tôi bắt chước Đức Kitô.” ( 1Cr 10, 31 và 11, 1 ).

Một khi có Đức Giêsu ở trong lòng tín hữu Kitô, cũng như tín hữu được vinh dự ở trong Người, mới đích thực là một Tình Yêu bất diệt: “Thầy là cây nho, anh em là cành. Ai ở lại trong Thầy và Thầy ở lại trong người ấy, thì người ấy sinh nhiều hoa trái,vì không có Thầy, anh em chẳng làm được gì.” ( Ga 15, 5 ).

Đấng Bảo Hộ Tình Yêu

“Thầy sẽ xin Chúa Cha, và Người sẽ ban cho anh em một Đấng Bảo Trợ khác sẽ đến ở với anh em luôn mãi.” Đức Giêsu sắp chia tay với các môn đệ với cuộc sống trần thế, không muốn để các ngài bơ vơ, lạc lõng, côi cút, nên hứa ban Đấng Bảo Trợ đến chăm sóc.

Vào ngày lễ Ngũ Tuần, sau khi Chúa Giêsu đã thăng thiên, Thần Khí Sự Thật, Đức Chúa Thánh Linh hiện xuống dưới hình lưỡi lửa đậu trên đầu các Tông Đồ, đã thực sự biến đổi, canh tân, khai tâm và ban sức mạnh cho các ngài. Trong tâm tình đó, Thánh Phaolô khuyên nhủ tín hữu Êphêxô: “Anh em phải để Thần Khí đổi mới tâm trí anh em, và phải mặc lấy con người mới, là con người đã được sáng tạo theo hình ảnh Thiên Chúa, để thật sự sống công chính và thánh thiện” ( Ep 4, 24 ).

Tại sao thế ? Bởi vì: “Anh em hãy sống theo Thần Khí, và như vậy anh em sẽ không còn thỏa mãn đam mê của tính xác thịt nữa. Vì tính xác thịt thì ước muốn những điều trái ngược với Thần Khí, còn Thần Khí lại ước muốn những điều trái ngược tính xác thịt” ( Gl 5, 16 – 17 ).

Vì sao Thần Khí Sự Thật, “Đấng mà thế gian không thể đón nhận, vì thế gian không thấy và cũng chẳng biết Người” ? Bởi chưng “con người sống theo tính tự nhiên, thì không đón nhận những gì của Thần Khí Thiên Chúa, vì cho đó là sự điên rồ, họ không thể biết được, bới vì phải nhờ Thần Khí mới có thể xét đoán" ( 1Cr 2, 14 ).

“Đừng để tháng ngày làm cho quả tim già nua. Hãy yêu thương với một tình yêu ngày càng mãnh liệt, mới mẻ, trong trắng hơn: Tình Yêu Chúa đổ vào quả tim con” ( Đường Hy Vọng, số 178 ).

Lạy Chúa Giêsu, yêu Người, chúng con bỏ mình, vác thánh giá đi theo con đường chông gai, khổ ải, thức thách, đã quá khó khăn. Thế mà tuân giữ các điều răn mến Chúa, yêu người còn khó khăn gấp bội, nhất là yêu thương những người thù ghét, áp bức, bắt bớ, hãm hại chúng con. Kính xin Chúa ban Thần Khí Sự Thật cho chúng con, hầu đổi mới, canh tân và khai hóa, cũng như ban thêm sức mạnh cho chúng con chiến đấu với ba thù.

Lạy Mẹ Maria, xin Mẹ đốt lửa mến cháy bừng trong lòng chúng con, để bất cứ lúc nào chúng con cũng luôn biết lấy Tình Yêu bất diệt mà cư xử với tha nhân thân thiết và xa lạ. Amen.

AM. TRẦN BÌNH AN

LỜI DẶN DÒ CỦA CHÚAKhi xa nhau, người ta thường quyến luyến,

bịn rịn. Con cái phải xa nhà đi học đi làm, vợ chồng xa nhau vì công việc. Lời nhắn nhủ của cha mẹ thường là: con hãy ngoan ngoãn, giữ lời cha mẹ chỉ bảo, cố gắng học hành, nỗ lực làm việc để có một tương lai tốt đẹp, đừng làm mất mặt, chớ phụ lòng hy vọng của cha mẹ nghe con. Vợ chồng sẽ có những lời dặn dò tâm huyết: hãy trung thành và nhớ tới nhau luôn…

Chúa Giêsu cũng vậy, trước khi đi thật xa về cùng Chúa Cha, Ngài đã chuẩn bị tinh thần cho

các môn đệ. Ngài đã dặn dò, khuyên nhủ các môn đệ nhiều lần. Ngài đã nói với các môn đệ với hết tâm tình, hết con tim của mình: "Anh em hãy yêu thương nhau, như Thầy đã yêu thương anh em" ( Ga 15, 12 ); "Nếu anh em yêu mến Thầy, anh em sẽ giữ các điều răn của Thầy" ( Ga 14, 15 ); "Ai có và giữ các điều răn của Thầy, người ấy mới là kẻ yêu mến Thầy. Mà ai yêu mến Thầy, thì sẽ được Cha của Thầy yêu mến. Thầy sẽ yêu mến người ấy, và sẽ tỏ mình ra cho người ấy" ( Ga 14, 21 ).

1. "Nếu anh em yêu mến Thầy, anh em sẽ giữ các điều răn của Thầy"

Người Kitô hữu là người có Đức Kitô nhờ theo Ngài và yêu mến Ngài. Ai không yêu mến Ngài, không theo Ngài, thì không có Ngài, nên họ không phải là Kitô hữu đích thực. Khi yêu mến Ngài, ta sống

8

Page 9: Ephata 611

trong Ngài: "Anh em ở trong Thầy, và Thầy ở trong anh em". Người ta chỉ sống trong nhau vì nhau cho nhau khi người ta yêu thương nhau thật sự. Vì thế, chúng ta chỉ sống trong Đức Kitô và được Đức Kitô sống trong ta khi ta yêu mến Ngài. Yêu mến là giữ lời Ngài: "Nếu các con giữ lệnh truyền của Ta thì các con sẽ lưu lại trong lòng mến của Ta" ( Ga 15, 10 ).

Nhưng làm sao yêu mến Ngài được khi mà ta không hề thấy Ngài cách hữu hình, không nghe Ngài nói trực tiếp, không động chạm đến Ngài ? Chúa cho chúng ta một tiêu chuẩn để dựa vào đó mà biết mình có yêu Ngài hay không: "Nếu anh em yêu mến Thầy, anh em sẽ giữ các điều răn của Thầy". Điều răn của Chúa là gì ? Chúa xác định rõ ràng điều răn cốt yếu: "Thầy ban cho anh em một điều răn mới là anh em hãy yêu thương nhau" ( Ga 12, 34 ).

Chúa cũng xác định luôn cả mức độ yêu: "Anh em hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em". Như vậy, câu nói "nếu anh em yêu mến Thầy, anh em sẽ giữ các điều răn của Thầy" có nghĩa là "nếu anh em yêu mến Thầy, thì anh em phải yêu thương nhau". Ai yêu thương những người lân cận hay những người chung quanh mình mới là người thật sự yêu mến Thiên Chúa. Nói cách khác, ai không yêu những người gần gũi mình, những người mình gặp gỡ hằng ngày, người ấy không thật sự yêu mến Thiên Chúa.

Thánh Gioan đã diễn giải điều này: "Nếu ai nói: "Tôi yêu mến Thiên Chúa" mà lại ghét anh em mình, người ấy là kẻ nói dối; vì ai không yêu thương người anh em mà họ trông thấy, thì không thể yêu mến Thiên Chúa mà họ không trông thấy" ( Ga 4, 20 ).

2. “Anh em có lòng yêu thương nhau”

Chúa Giêsu còn đưa ra một tiêu chuẩn để nhận ra ai là môn đệ đích thật của Ngài: "Mọi người sẽ nhận biết anh em là môn đệ của Thầy ở điểm này: là anh em có lòng yêu thương nhau" ( Ga 12, 35 ). Tiêu chuẩn này dựa trên tình yêu của người ấy đối với đồng loại, cụ thể là những người gần gũi sống chung quanh họ. Tình yêu cụ thể đối với đồng loại là tính chất đặc trưng nhất của những người theo Chúa Giêsu. Hễ thấy ai có đặc trưng ấy, ta biết người ấy là môn đệ Chúa Giêsu. Ai không có đặc trưng ấy, thì dù có mang danh là môn đệ Ngài, họ cũng chỉ là thứ môn đệ "hữu danh vô thực", giả hiệu mà thôi.

Thánh Gioan sau khi nghiền ngẫm tất cả cuộc đời và những lời giảng dạy của Thầy Chí Thánh đã nghiệm ra cái cốt lõi của cuộc sống người môn đệ là tình yêu Chúa Giêsu Kitô, là kết hiệp với Ngài, là sống sự sống của Ngài.Tình yêu đó là một tình yêu sáng suốt của lý trí. Tình yêu đó là một tình yêu với những việc làm cụ thể. Việc làm cụ thể đó là tuân giữ những điều Chúa Giêsu truyền dạy, là yêu thương nhau.

Từ nay để gặp gỡ Chúa, để yêu mến Chúa, để sống với Chúa, cần phải có Đức Tin và Tình Yêu. Tin và Yêu là hai cánh cửa mở vào sự sống thần linh. Tin và Yêu không chỉ cho ta nhìn thấy Chúa, gặp gỡ Chúa mà còn cho ta được tham dự vào sự sống của Chúa. Sự sống đó là hiệp thông, như Chúa Cha ở trong Chúa Con và như Chúa Con ở trong Chúa Cha, ta sẽ được ở trong sự sống mầu nhiệm của Thiên Chúa Ba Ngôi và thật kỳ diệu, Ba Ngôi đến ở trong ta như lời Chúa Giêsu nói: "Ngày đó, anh em sẽ biết Thầy ở trong Cha Thầy, Thầy ở trong anh em và anh em ở trong Thầy. Ai có và giữ các giới răn của Thầy, người ấy là kẻ yêu mến Thầy. Mà ai yêu mến Thầy, thì sẽ được Cha của Thầy yêu mến. Thầy sẽ yêu mến người ấy và sẽ tỏ cho người ấy biết Thầy".

Những người yêu mến Chúa là những người biết lắng nghe Lời Chúa và đem ra thực hành. Trong truyện Thánh Tử Đạo Martinô Thọ có chép: "Ông Thọ là người rất đạo đức. Vì được tín nhiệm, ông làm việc thu thuế trong một thời gian rồi xin nghỉ vì thấy có nhiều cheo leo khó công minh luôn mãi được. Ông khuyên các con cứ đúng luật Chúa mà làm chứ đừng phạm tội vì muốn đẹp lòng người khác... Ông làm việc rất siêng năng và cũng rất rộng rãi với người nghèo khó: không bao giờ ông để họ ra về mà không cho của gì ăn. Nếu con cái đi vắng, ông mời người ăn xin cùng ngồi ăn cơm chung, nếu con cái ở nhà, ông bắt chúng xẻ cơm cho họ".

Thánh Martinô Thọ đã tuân giữ giới răn Chúa dạy là mến Chúa yêu người, sống công bằng bác ái. Thánh nhân là người yêu mến Chúa thật và xứng đáng được Chúa trọng thưởng hạnh phúc đời đời. Chỉ tình yêu biết trao đi mới đem lại niềm vui chân thật và lâu bền. Hãy ở lại trong tình yêu của Thầy ! Hãy tuân giữ các lệnh truyền của Thầy ! Lệnh truyền lớn nhất là yêu thương như Thầy đã yêu. Chúng ta sẽ nếm được thứ niềm vui khôn tả của thiên quốc ngay trong cuộc sống ở đời này.

9

Page 10: Ephata 611

Lạy Chúa, con nhận ra một cách rất hữu hiệu để được Chúa yêu mến là con tuân giữ giới răn yêu thương của Chúa.

Xin cho con xác tín rằng tình yêu của con đối với Chúa phải được thể hiện ra bằng việc yêu thương tha nhân, cụ thể là yêu những người trong gia đình con, những người cùng làm việc với con trong xí nghiệp công ty, những người hàng xóm, những bạn bè con gặp gỡ hằng ngày.

Xin giúp con yêu họ cụ thể bằng sự quan tâm đến những niềm vui hay nỗi đau khổ của họ, đồng thời sẵn sàng hy sinh để giúp họ hạnh phúc hơn. Amen.

Lm. Giuse NGUYỄN HỮU AN

MỘT LẦN – CHỈ MỘT LẦN THÔI !Đã có rất nhiều bài viết nói về tình yêu. Những câu ca bất hủ, những vần thơ sống mãi với thời

đại cũng đều bắt nguồn từ tình yêu. Trong nhân loại, có lẽ không gì quí trọng bằng tình yêu và cũng không gì bất tử bằng chính nó. Tình yêu là gì vậy mà có sức mạnh tuyệt vời như thế ?

Thiên Chúa là Tình Yêu ( 1Ga 4, 16 ). Chính bởi tình yêu bắt nguồn từ Thiên Chúa cho nên tình yêu bất tử và mầu nhiệm như vậy. Có rất nhiều loại tình yêu, cho dù là tình yêu gì đi nữa, cũng đều có một mẫu số chung là “yêu thương”. Và ẩn số duy nhất của nó chính là sự hy sinh, cho đi vô vị lợi. Tình yêu nào không mang ẩn số đó là tình yêu giả tạo, tình yêu chiếm hữu và không còn là tình yêu nữa.

Có nhiều cách thức diễn tả tình yêu, nhưng không gì thuyết phục mạnh mẽ cho bằng hành động yêu. Nói yêu thì nhiều, diễn tả yêu thì dễ, nhưng hành động yêu mới khó vô cùng. Bởi bản chất của tình yêu là cho đi không tính toán, vô điều kiện. Chỉ có ai yêu Thiên Chúa hơn cả bản thân mình và yêu tha nhân như chính họ, ấy mới là người biết yêu thực sự.

Hành động yêu làm nên tình yêu. Vì vậy mà hôm nay Đức Giêsu đã khẳng định cho các môn đệ biết chân lý về tình yêu. Dấu hiệu nhận biết tình yêu chân thực là: “Nếu anh em yêu mến Thầy, anh em sẽ giữ các điều răn của Thầy” ( Ga 14, 15 ).

Yêu ai là có thể chết cho người ấy và sống vì người ấy. Nếu chúng ta yêu mến Đức Giêsu thật, chúng ta sẽ tuân giữ các giới răn của Ngài, đó là những giới luật dạy chúng ta nên thánh, giúp ta sống ân tình với Thiên Chúa. Giới răn trong ngôn ngữ tình yêu lúc này không còn là sự ràng buộc mang tính luật lệ nữa nhưng thực sự đã trở thành giao ước của tình yêu để giúp ta sống thân tình với Đấng mình yêu thương mà thôi.

“Ai có và giữ các điều răn của Thầy, người ấy mới là kẻ yêu mến Thầy” ( Ga 14, 21 ). Lời khẳng định của Đức Giêsu xem chừng cương quyết quá, không còn gì để bàn cãi, không có gì để tranh luận. Vì giới răn, điều răn cũng chỉ là những giới luật được đặt ra để giúp con người sống trung thành với Thiên Chúa mà thôi. Làm sao có thể nói chúng ta yêu mến Thiên Chúa trong khi sống rời xa giới luật, rời xa giao ước đã ký kết với Ngài ?

Có rất nhiều tình yêu: yêu tiền, yêu bạc, yêu tình, yêu đam mê, yêu dục vọng… nhưng đâu mới là tình yêu thật cho ta hạnh phúc ? Tình yêu nào khiến bạn được bình an, tình yêu nào cho bạn sức mạnh, tình yêu nào cho bạn niềm tin, tình yêu nào cho bạn sự sống vĩnh cửu, đó chính là tình yêu thật. Một khi có được tình yêu ấy, bạn không còn lệ thuộc một tình yêu nào khác hơn.

Lạy Chúa, tình yêu đẹp thật đấy, nó khiến nhân loại ra điên đảo. Yêu gì cũng tốt, miễn sao đừng hận thù ghen ghét, chiến tranh. Thế nhưng, yêu và chỉ yêu thôi chưa đủ, dừng tại đó, nó sẽ khiến con người sa lầy vào chốn diệt vong. Yêu như Đức Giêsu đã yêu, đến nỗi hy sinh cả mạng sống vì người khác, đó mới là tình yêu thực.

Trao ban tình yêu vô vị lợi, Ngài chỉ muốn con tuân giữ giao ước với Ngài. Giao ước ấy chính là mối dây thắt chặt tình con với Chúa và tha nhân. Khẳng định mình yêu Chúa, con đây sao dám, bởi đã bao giờ con biết tuân giữ giới luật Ngài cho trọn vẹn đâu. Thế nhưng trả lời rằng không thì con đây lại là kẻ nói dối, nói yêu thì chưa đúng mà không yêu thì chả sai chút nào, chỉ bởi thái độ níu kéo, dung túng, chưa dám bỏ mình thực thụ mà thôi.

10

Page 11: Ephata 611

Xin giúp con biết yêu thật, chỉ một lần, một lần thôi cũng được. Nếu có phải chết vì Đấng mình yêu thương, thì còn hạnh phúc nào trọn vẹn hơn thế nữa !

M. HOÀNG THỊ THÙY TRANG

YÊU MẾN THẦY, THÌ HÃY GIỮ GIỚI RĂN THẦY Khi đến "giờ Chúa Giêsu qua khỏi thế gian này để về

cùng Đức Chúa Cha" ( Ga 13, 1 ) . Người đã dành cho các môn đệ những lời tâm huyết đầy tình Thầy trò. "Tối hôm trước ngày chịu khổ hình". Chúng ta dễ hình dung ra thái độ nội tâm và đoán được sự lo lắng của các môn đệ trước giờ Thầy đi chịu chết.

Thực ra, nguyên những lời của Chúa Giêsu đã thể hiện mối lo sợ rồi. Người nói sẽ không để các môn đệ mồ côi, rõ ràng Người gợi lên nỗi buồn Thầy trò phải chia ly.

Câu hỏi đặt ra: ở trung tâm của Mùa Phục Sinh thật là vui, sao lại gợi lên những giờ đen tối chất chứa nỗi buồn ? Trước ngày Lễ Ngũ Tuần, nghĩa là trước khi loan báo Tin Mừng cho Muôn Dân, tại sao lại cho chúng ta chứng kiến sự sợ hãi của các môn đệ ? Có lẽ vì bản văn giới thiệu Chúa Thánh Thần cho chúng ta. Vấn nạn vẫn còn đó. Chúng ta hãy cố gắng từng bước theo di ngôn của Chúa Giêsu.

"Nếu các con yêu mến Thầy, thì hãy giữ giới răn Thầy" ( Ga 14, 15 ). Lời di chúc này thật không đơn giản, có ý nói: các con yêu mến Thầy thế là đủ, vì nếu yêu mến tức khắc giới răn của Thầy sẽ được tuân giữ, có nghĩa là: khi yêu mến Chúa Giêsu, người ta sẽ tuân giữ các giới răn Chúa để lại là yêu mến Người. Có thế hiểu cách khác: nếu các con yêu mến Thầy, điều đó chứng tỏ rằng các con tôn trọng các giới răn Thầy truyền. Tôn trọng các giới răn là thể hiện lòng mến nên tuân giữ.

Lời của Chúa Giêsu nêu lên tương quan giữa các giới răn với tình yêu dành cho mình, nên Người kết luận: "Ai nhận các luật Thầy truyền và giữ các luật đó, thì người ấy là kẻ mến Thầy" ( Ga 14, 21 ). Và Người cam kết: "Thầy sẽ xin Cha". Nói thế là Người chịu trách nhiệp về những việc Người làm. Một cách chắc chắn và bảo đảm là; nếu Chúa Giêsu bênh đỡ chúng ta, chúng ta còn sợ hãi gì ?

Chúa Giêsu xin Cha điều gì ? Người xin Cha "ban cho các con một Đấng Phù Trợ khác" ( Ga 14, 16 ). Khi nói Đấng Phù Trợ khác, Chúa Giêsu chứng tỏ sự lo lắng bảo vệ các môn đệ, và cho thấy Người là một Đấng Phù Trợ. Đó là lý do tại sao Người nói đến một "Đấng Phù Trợ khác". Lời cầu xin của Chúa Giêsu còn ngụ ý nói rằng vụ án của Chúa qua đi sẽ tiếp đến một vụ án khác là chính các môn đệ bị kết án vì niềm tin của họ vào Chúa Giêsu bị đóng đinh và sống lại.

Chúng ta hãy để ý đến thuật ngữ Đấng Bầu Chữa, Trạng Sư, hay Đấng An Ủi. Trong ngành tư pháp Do Thái, vị luật sư hỗ trợ thân chủ của mình và tư vấn, vì khi bào chữa cho thân chủ là lúc luật sư cố gắng bảo vệ chính mình. Điều này ám chỉ về Chúa Thánh Thần. Ngài nâng đỡ các môn đệ trong hành động cũng như lời nói, "Chúa Thánh Thần sẽ dạy các con mọi sự" ( Ga 14, 26 ).

Nhưng làm thế nào để biết được Ngài, đón nhận Ngài hay đơn giản là để thấy được Thần Chân Lý ? Khỏi phải lo, vì "thế gian không thể đón nhận, vì thế gian không thấy và cũng chẳng biết được Ngài" ( Ga 14, 17 ). Chúa Giêsu thêm "còn các con, các con biết Ngài" ( Ga 14, 17 ). Vậy là chúng ta an tâm. Nhưng điều đó có giúp chúng ta bám chặt vào Chúa Thánh Thần hơn không ? Chưa chắc. Chúng ta biết Ngài là Đấng Phù Trợ và cũng biết rõ Ngài chưa được đón nhận, vì Chúa Giêsu nói về tương lai là sẽ xin Cha: "Người sẽ ban cho các con một Đấng Phù Trợ khác, để Ngài ở với các con luôn mãi" ( Ga 14, 16 ).

Tuy nhiên, Chúa Thánh Thần đã được biết đến: "Còn các con, các con biết Ngài, vì Ngài sẽ ở nơi các con và ở trong các con" ( Ga 14, 17 ). Ngài không chỉ được Chúa Cha ban cho chúng ta, mà Ngài còn ở trong chúng ta. Rõ ràng Chúa Giêsu không tự mâu thuẫn và không nói những gì là không thể. Thậm chí còn rất thú vị khi cầu nguyện cùng Cha để xin Cha ban Thánh Thần của Ngài xuống. Ngày Lễ Ngũ Tuần sắp tới sẽ là ngày Chúa Thánh Thần từ Đức Chúa Cha do Chúa Con xin mà đến và chúng ta lãnh nhận qua Chúa Con, lần nữa và một lần nữa.

Các môn đệ sợ bị bỏ rơi, tức là mồ côi. Chúa Giêsu tìm cách giúp các ông an tâm khi nói: "Thầy sẽ không bỏ các con mồ côi, Thầy sẽ đến với các con". Chúa Giêsu không đến với họ trong tư cách là Cha, vì Người là Con trong mối quan hệ với Cha. Trước lúc chia tay, nỗi lo sợ bao trùm lên các môn đệ, vì họ không biết sống như những người con; họ biết mình mỏng giòn yếu đuối hay lo sợ về bí ẩn của

11

Page 12: Ephata 611

cuộc đời. Nên Chúa Giêsu hứa ban Thần Chân Lý, Đấng làm cho cho họ trở nên những người con. "Trong ngày đó, các con sẽ hiểu biết rằng Thầy ở trong Cha Thầy, và các con ở trong Thầy, và Thầy ở trong các con" ( Ga 14, 18 ). Trong ngày đó, là ngày Chúa Thánh Thần xuống trên các ông, ở với và trong các ôn mãi mãi, bằng sự hiện diện vô hình, sự sống làm con được phục hồi. Họ sẽ đón nhận hoa quả ơn cứu độ là Chúa Thánh Thần và họ sẽ nếm trước niềm vui cứu rỗi là làm con Thiên Chúa.

Chúa Giêsu kết luận: "Ai nhận các luật Thầy truyền và giữ các luật đó, thì người ấy là kẻ mến Thầy. Và ai mến Thầy sẽ được Cha Thầy yêu mến, và Thầy sẽ yêu nó, và sẽ tỏ mình ra cho nó" ( Ga 14, 21 ). Chỉ sợ hãi khi tách mình ra khỏi Chúa con và không nhận biết tình yêu của Chúa Cha. Vậy, khi tuân giữ giới răn và lệnh Chúa truyền, các môn đệ được tham dự vào tình nghĩa tử với Chúa Cha. Chính Chúa Cha đến với con người trong Đức Giêsu và khi sai Thánh Thần xuống. Vai trò của Chúa Thánh Thần là giúp các môn đệ trở nên những chứng nhân cho lời Chúa Giêsu.

Lạy Chúa Giêsu, chúng con nài xin Chúa xin Chúa Cha cử Chúa Thánh Thần đến với chúng con, và ở trên chúng con như đã ở với các môn đệ Chúa, những người sống nhờ Thánh Thần Chúa và vui mừng nhận biết chỉ có Chúa là ơn cứu độ chúng con: chúng con hướng về Chúa Cha và thưa rằng "Abba, Lạy Cha". Amen.

Lm. Antôn NGUYỄN VĂN ĐỘ

CÁCH GIAO TIẾP CỦA CHÚA THÁNH THẦNHiểu biết về Ngôi Ba Thiên Chúa là điều quan trọng đối với đời sống

Kitô hữu. Vấn đề chủ yếu là giao tiếp. Đây là 10 cách Chúa Thánh Thần nói với chúng ta:

1. Bình an

Thánh Phaolô nói: “Ước gì ơn bình an của Đức Kitô điều khiển tâm hồn anh em, vì trong một thân thể duy nhất, anh em đã được kêu gọi đến hưởng ơn bình an đó. Bởi vậy, anh em hãy hết dạ tri ân” ( Cl 3, 15 ). Chúng ta thấy rằng sự bình an tác động như người trọng tài đối với sự quyết định của chúng ta. An tâm hoặc không an tâm về điều gì đó là cách Chúa Thánh Thần hướng dẫn chúng ta tới bước kế tiếp.

2. Củng cố

Chúa Thánh Thần ban ơn củng cố khi chúng ta sống theo Ý Chúa. Đó là cách Ngài động viên chúng ta trên bước đường lữ hành trần gian.

3. Hình ảnh

Một số người trong chúng ta chỉ là những người sống theo thị giác, và Chúa Thánh Thần biết điều này. Ngài sẽ dùng hình ảnh để chúng ta biết chú ý tâm linh về điều gì đó.

4. Lương tâm

Nếu bạn đã từng nghe được tiếng nói trong lòng, cảm nhận điều gì đó cảnh báo trong lòng hoặc cảm thấy nên dừng lại ngay, đó là cách Chúa Thánh Thần báo động chúng ta trước một tình huống có thể khiến chúng ta xa cách Thiên Chúa. Ngài cũng dùng cách này để phát triển chúng ta về ơn hiểu biết.

5. Sự kiện

Chúng ta thường nói: “Cái gì cũng có chỗ của nó”. Đó là chúng ta để cho Chúa Thánh Thần chỉ huy chúng ta. Điều này xảy ra khi chúng ta xin được biết Ý Chúa. Chuỗi sự kiện xảy ra là cách Ngài cho chúng ta biết.

6. Tôn thờ

Tôn thờ là phương cách mạnh mẽ trong việc giao tiếp với Chúa Thánh Thần. Khi chúng ta để cho tinh thần hoàn toàn nối kết với Chúa Thánh Thần thì điều kỳ diệu có thể xảy ra.

7. Cầu nguyện

Thường xuyên dành thời gian cầu nguyện là cách đối thoại với Chúa Thánh Thần về cuộc đời chúng ta và biết được kế hoạch của Thiên Chúa dành cho chúng ta.

12

CÙNG TÌM HIỂU

Page 13: Ephata 611

8. Lắng nghe

Đó là điều chính đáng và cần thiết. Ngay khi thức giấc, chúng ta phải biết hướng về Thiên Chúa: “Vâng, lạy Chúa, chính Ngài là Đấng con van vỉ, ngay từ sớm, Ngài đã nghe tiếng con. Ngay từ sớm, con tỏ bày ước nguyện, rồi chăm chú đợi trông” ( Tv 5, 4 ). Hằng ngày, mọi người đều có Lời Chúa chờ đợi mình, thật hạnh phúc nếu biết lắng nghe, nhưng lại thật bất hạnh nếu không biết lắng nghe !

9. Ghi nhớ

Đôi khi Chúa Thánh Thần đem đến một sự kiện, một con người hoặc một tình huống để chúng ta ghi nhớ. Trong một số trường hợp có thể là sự cản trở bạn kết hiệp với Thiên Chúa. Chẳng hạn như sự không tha thứ, nỗi đau thương ( thể lý hoặc tinh thần ), sự xúc phạm nào đó,… Đó là những ví dụ cụ thể.

10. Kinh Thánh

Chúa Thánh Thần không bao giờ mâu thuẫn với Lời Chúa. Hãy đọc Kinh Thánh để biết những gì bạn nghe và tin nhận Ngài.

TRẦM THIÊN THU chuyển ngữ từ beliefnet.com

VỪA TIN CHÚA VỪA MẾN PHẬT, ĐƯỢC KHÔNG ? Truyền giáo gắn liền với hội nhập và việc hội nhập

ấy diễn ra không đâu cụ thể và khó khăn cho bằng nơi các cặp hôn nhân khác đạo. Do sự sắp xếp của một người bạn, vị Tu Sĩ đã được mời đến dự bữa ăn tại nhà hàng cùng với hai vợ chồng, vợ theo Công Giáo, còn chồng theo Phật Giáo ( có phép chuẩn ). Cả hai đều nhất quyết bảo vệ… đạo của mình. Thế nhưng cuộc sống chung đạo ai người ấy giữ, có thể đi đến chỗ đổ vỡ vì một mối lo chung, “lo là vì sau này không biết giáo dục các cháu theo tôn giáo nào ! Dựa vào giáo lý Đức Phật hay Chúa Giêsu để định hướng cho chúng nó, nên mỗi khi đụng đến vấn đề này là vợ chồng cãi nhau” ( Nguồn: Lamhong.org 15.11.2013, Nguyễn ngọc Phú Đa, Truyền giáo ngày nay: Làm sao tin Chúa mà vẫn không mất lòng mến Đức Phật ? ).

Sự xung đột diễn ra giữa các niềm tin tôn giáo là điều không thể tránh, lý do là vì ai cũng muốn bảo vệ niềm tin của mình bất chấp nó đúng hay không đúng. Người vợ rất muốn chồng phải theo Công Giáo. Ngược lại, chồng lại muốn vợ phải theo Phật Giáo. Vị Tu Sĩ hỏi lý do thì cả hai đều có câu trả lời như nhau, là vì gia đình đã theo Chúa hoặc theo Phật từ nhiều đời, nay không có cách chi bỏ được.

Sau khi biết lý do, vị Tu Sĩ bèn thuyết giảng cho người chồng theo Đạo Phật về… Đức Phật thế này: “Trước tiên tôi thấy Đức Phật là một đấng rất đáng kính. Ngài đã dám chấp nhận từ bỏ con đường giàu sang nhung lụa chốn triều đình và đã nhất quyết bỏ lại tất cả khi đã giác ngộ ra chân lý “đời là bể khổ” và ngài đã tìm ra con đường để giải thoát. Con đường ấy được thể hiện trong triết lý Tứ Diệu Đế, Thập Nhị Nhân Duyên và Bát Chính đạo. Qua đó ngài cũng mời mọi người đi theo con đường mà Ngài đã tìm ra để đạt được hạnh phúc. Đức Phật thật tốt. Tuy nhiên khi được học trò hỏi: Thưa thầy chân lý ở đâu ? Ngài đã không tự nhận mình là chân lý nhưng âm thầm chỉ tay lên trời, chân lý ở trên đó ! Ngài đóng vai trò là người dẫn đưa người ta đến gần Ông Trời, gặp được Ông Trời, và được ở với Ông Trời là chân lý tuyệt đối. Vì thế người Công Giáo chúng tôi rất mến Đức Phật, bởi vì ngài cũng như chúng tôi là tin Ông Trời, gặp được Ông Trời, Thượng Đế, Đấng Tạo Hóa. Tuy có nhiều cách gọi khác nhau nhưng những tước hiệu đó bên chúng tôi gọi ngài qua một tên chung là Thiên Chúa” ( Nguồn: Nguyễn Ngọc Phú Đa, đã dẫn ).

Sau khi nghe… thuyết một hồi như thế thì anh chồng có vẻ đắc trí ( nguyên văn ) tỏ ý muốn theo… Chúa, nhưng còn gặn hỏi: “Bây giờ làm thế nào để con theo Chúa mà không bỏ Đức Phật. Bởi vì con thương và thấy tội Đức Phật quá. Con cũng thấy có một số người khi đã tin theo tôn giáo khác thì ngay lập tức họ quay lưng lại với Đức Phật ! Thậm chí họ coi Đức Phật rất tầm thường, nếu không muốn nói là báng bổ ngài. Nếu mà thầy bắt con cũng như họ là con nhất quyết không theo Đạo Chúa đâu. Tôi bảo anh định theo Chúa là đúng rồi, bởi vì Chúa là Đấng dựng nên trời đất muôn vật muôn loài trong đó có loài người và cũng có cả Đức Phật luôn” ( Nguồn: Nguyễn Ngọc Phú Đa, đã dẫn ).

13

CÙNG TRAO ĐỔI

Page 14: Ephata 611

Chẳng biết chuyện kể này… thật hư thế nào, nhưng qua đây cũng có thể thấy được quan điểm của không ít người Công Giáo về Đạo Phật cũng như về Đức Phật. Theo họ thì Phật Thích Ca cũng chỉ là người như bao người khác đã được tạo dựng bởi Đấng Thần Linh Tạo Hóa và vì thế chỉ có thể đáng mến chứ không thể tôn thờ. Dẫu vậy cái sự… đáng mến ấy sở dĩ có là vì Đức Phật cũng… tin có Ông Trời !?!

Thương như thế thì cũng chẳng bằng mười phụ nhau, có nghĩa đã… mạ lỵ Đức Phật một cách trắng trợn đấy chứ chẳng phải không ! Niềm tin có Ông Trời hay còn gọi là Thượng Đế, Ngọc Hoàng Thượng Đế v.v… sinh ra và cai quản muôn loài, đó chỉ mang tính chất dân gian chứ không phải tôn giáo. Lấy tính chất dân gian gán cho tôn giáo, điều ấy không khỏi khiến con đường tâm linh trở nên bế tắc. Làm sao không bế tắc, bởi lẽ đường tâm linh là đường tìm kiếm: “Các ngươi hãy tìm Ta và gặp được khi các ngươi tìm kiếm Ta hết lòng” ( Gr 29, 13 ).

Đường tâm linh là đường tìm kiếm, nhưng nên nhớ việc tìm kiếm ấy không phải là tìm cái chi đó ở bên ngoài, nhưng là quay trở về với Đấng ở nơi mình: “Hãy trở lại cùng Ta thì Ta sẽ trở lại cùng ngươi” ( Ml 3, 7 ). Quay trở về với chính mình, đây là mệnh lệnh của tâm linh tôn giáo nhưng cũng là của minh triết: “Hãy tìm cho biết về chính mình ngươi” ( Connais toi – Toi même ), người ta thấy lời này được khắc ghi trên cổng lối vào Đền Delphe của Hy Lạp cổ, như nhắc nhở con người rằng chân lý chỉ có thể tìm thấy khi biết quay trở về với chính mình.

Mặc dầu vậy, đối với triết học thì nhắc nhở chỉ là nhắc nhở, bởi lẽ trước sau nó vẫn cứ là duy lý, không thể khác. F. Nietzche ( 1844 – 1900 ), ông tổ của triết học hiện sinh vô thần, đã nặng lời phê phán Socrates, cho rằng ông này “…như người dẫn trẻ đến vườn mà không chỉ cho lối vào: Bảo hãy biết chính ngươi, mà không có phương pháp, nên môn sinh người thì tìm vào sinh vật học như Aristotes, người thì như Platon thì bám vào thế giới lý niệm. Tất cả mong mỏi tìm biết nhưng rút cục như Faust đi đến chỗ bán linh hồn để mua tri thức mà không đạt được” ( Kim Định – Nhân Bản, NXB. Ra Khơi 1965 ).

Tất cả mong mỏi tìm biết đến nỗi bán cả linh hồn cũng không được, lý do là bởi tri thức ấy muôn đời chỉ là cái biết của sự phân biệt. Bao lâu còn phân biệt là còn thấy có người, có vật ở ngoài mình, thậm chí ngay cả Thiên Chúa khi ấy cũng chỉ là một thứ sự vật, một thứ khái niệm chết khô. Lấy tri thức để hòng tìm biết Thiên Chúa chỉ vô ích, bởi lẽ Thiên Chúa là thực tại vượt thoát khỏi mọi ý niệm ngôn ngữ.

Tất cả nguyên nhân đưa đến khủng hoảng của Giáo Hội từ trước đến nay là do đã lầm tri thức với thực tại. Chính vì sự lầm lẫn ấy nên thay vì tìm kiếm Thiên Chúa Đấng chưa ai từng thấy biết ( Ga 1, 18 ), Thần Học lại theo đuổi một thứ tri thức tìm biết về cái căn nguyên sinh thành vũ trụ: “Triết học là khoa học về vạn vật, lấy những nguyên nhân tối cao để giải nghĩa chúng” ( La Philosophie est la science des choses par leurs causes suprêmes, Trần Thái Đỉnh – Triết Học Hiện Sinh ).

Trong cuộc sống thường nhật, người ta thấy không có gì lại không có nguyên nhân. Cái nhà không thể tự mình có mà phải có người làm ra cái nhà. Cơm không thể tự chín mà phải có người nấu mới thành cơm v.v… và v.v… Từ đó suy ra thì cả vũ trụ này với muôn vàn tinh tú vận hành trong trật tự vĩnh hằng thì lý đương nhiên ắt cũng phải có đấng sinh ra nó ? Sự suy ra ấy đã được thần học trong đó có cả Thánh Thomas Aquino, lập luận thế này: mọi sự đều có nguyên nhân nhưng do không thể có một chuỗi vô tận các nguyên nhân ngẫu nhiên nên chuỗi này nhất thiết phải dừng lại ở một nguyên nhân đầu tiên, hay còn gọi là nguyên nhân tối cao, và đó chính là Thượng Đế, là Tạo Hóa.

Thật sự thì trong thiên nhiên vạn vật không có bất cứ cái gì do ngẫu nhiên, nhưng nếu bảo rằng cần có Đấng Tạo Hóa để điều hòa trật tự trong vũ trụ, thì đấng ấy nếu có, xét ra cũng chỉ tương đương như một kiến trúc sư hay một nhà quản trị thôi sao ? Mặt khác, Tạo Hóa chẳng lẽ chỉ điều hòa trật tự trong vũ trụ thiên nhiên, còn con người thì sao ? Đang khi đó chính con người và cuộc sống, tức hạnh phúc hay khổ đau của nó, mới là đối tượng tôn giáo cần nhắm tới. Tôn giáo có mặt không phải là để nêu lên những vấn nạn siêu hình, nhưng là để giải quyết nó cho đến tận căn.

Đức Phật trả lời cho vị Tỳ Kheo: “Này Malunkyaputta, Như Lai không hề nêu lên vấn đề thế gian có vĩnh cửu hay không, thế gian có giới hạn hay vô tận. Tại sao ? Bởi vì những điều ấy không tạo ích lợi, không thể làm nền tảng cho đời sống phạm hạnh, không chấm dứt sân hận phiền não, không dẫn đến sự dập tắt, sự vắng lặng, trí tuệ, sự giác ngộ hay là Niết Bàn. Vì vậy Như Lai không đề cập đến những vấn đề ấy” ( Thiền sư Nãrada Thera – Đức Phật và Phật Pháp ).

Đức Phật không trả lời những vấn nạn siêu hình bởi nó chẳng ích lợi gì cho việc chấm dứt khổ đau. Để chấm dứt khổ đau thì chỉ có một con đường, đó là nhận biết sự thật. Ngay sau khi thành đạo, Đức Phật thuyết giảng về bốn sự thật ( Tứ Diệu Đế ) đó là:

14

Page 15: Ephata 611

1. Khổ Đế: Cõi đời là đau khổ, dù cho có danh vọng giàu có tài trí đến đâu cũng không ai có thể thoát khỏi sinh lão bệnh tử, xa lìa người thân, gần gũi kẻ thù.

2. Tập Đế: Tất cả những khổ đau ấy không phải do ngẫu nhiên nhưng đã được kết tập từ nhiều đời nhiều kiếp. Nói cách khác, khổ đau chỉ là cái quả của cái nhân do chính mình gây ra.

3. Diệt Đế: Nếu khổ chỉ là cái quả của nhân do mình gây ra, thì cũng chỉ có mình mới có thể chấm dứt nó.

4. Đạo Đế: Có tám con đường ( Bát Chánh Đạo ), tức phương pháp tu hành cần noi theo để đi đến chỗ an lạc tuyệt đối là Niết Bàn.

Đức Phật đã từ bỏ ngôi báu thái tử để dấn thân trên con đường tu tập, trải qua muôn vàn hiểm nguy gian khổ mới có thể đem đến cho nhân loại con đường giải thoát sinh tử ấy. Đối với những người theo Phật ( Phật Tử ) thì việc biết ơn là lẽ đương nhiên và sự biết ơn ấy còn đi đôi với lòng yêu mến, bởi vì Ngài đã đem đến cho mình con đường thoát khổ một cách chắc chắn. Người ta vẫn nói có biết thì mới mộ mến, còn ngược lại thì không ( Vô tri bất mộ ). Có thể nói người Công Giáo chúng ta sở dĩ không có lòng mến mộ Đức Phật là vì đã thiếu sự hiểu biết cần thiết về Ngài cũng như về con đường của Ngài. Chính bởi vậy vấn đề đặt ra cho việc truyền giáo hội nhập hôm nay là phải làm sao có được sự hiểu biết càng nhiều càng tốt về Đạo Phật.

Rất có thể có những e ngại rằng nếu hiểu Đạo Phật, biết đó là con đường chân chính thoát khổ thì người ta sẽ bỏ Công Giáo để theo Phật Giáo hay chăng ? Thực tế điều ấy cũng đã xảy ra, có ký giả người Ý, ông Vittorio Messori đã thưa với Đức Gioan Phaolô 2: “ Như Đức Thánh Cha đã biết, hình như giáo lý giải thoát của Phật Giáo đang lôi cuốn một số lớn người Tây Phương như để thay thế cho Kitô Giáo, hay như một thứ bổ túc, ít ra là về những gì liên quan tới kỹ thuật tu đức và thần bí” ( Bước Vào Hy Vọng – Câu hỏi số 14 ).

Có một số lớn trí thức Tây Phương bị giáo lý Phật Giáo lôi cuốn, đó là thực tế không thể phủ nhận. Tuy nhiên cần nhận ra lý do của nó, phải chăng là vì giáo lý Công Giáo của chúng ta thực sự có vấn đề, nghĩa là vẫn còn xiển dương một Đấng Thần Linh Tạo Hóa. Một khi còn xiển dương Đấng được gọi là Tạo Hóa ấy thì sẽ không bao giờ có thể nhận ra vai trò Thiên Sai của Đấng Cứu Độ: “Vừa rạng ngày, Ngài ra đi đến nơi vắng vẻ. Có quần chúng kéo đi tìm Ngài theo kịp, muốn giữ Ngài lại không cho Ngài đi khỏi họ. Nhưng ngài nói cùng họ rằng: “Ta cũng cần phải rao giảng Tin Mừng Nước Đức Chúa Trời cho các thành thị khác, vì cốt tại việc đó mà Ta được sai đến” ( Lc 4, 42 – 43 ).

Rao giảng Tin Mừng Nước Trời, đó cũng là rao giảng Sự Thật, bởi vì Nước Trời ấy là nước nội tại trong tâm mỗi người ( Lc 17, 20 – 21 ). Con người do bởi vô minh che lấp thế nên không thể nhận biết và sống với Bản Tinh Chân Thật của mình. Bản tính ấy với Đạo Phật là Phật Tánh, còn với Đạo Chúa là phẩm vị Con Thiên Chúa. Bao lâu còn bị trói buộc trong vòng vô minh mà Kinh Thánh gọi là Tội Nguyên Tổ ấy thì con người không sao có thể thoát khỏi khổ não. Phật Thích Ca cũng như Chúa Giêsu Kitô xuất hiện ở nơi cõi thế cũng không ngoài mục đích rao giảng sự thật để cứu vớt chúng sinh thoát khỏi sự trói buộc của vô minh đó thôi.

Dẫu vậy, chúng ta cần nhận ra sự khác biệt giữa Phật Thích Ca và Chúa Giêsu Kitô trong công cuộc cứu khổ cứu nạn này.

Phật Thích ca rao giảng Bốn Sự Thật ( Tứ Diệu Đế ) như là nguyên lý tối thượng phải theo hầu thoát khổ. Còn Chúa Kitô thì lấy chính mạng sống mình làm giá cứu chuộc: “Ấy vậy Cha thương yêu Ta vì Ta bỏ mạng sống ta để lấy lại. Chẳng ai có thể lấy mạng sống Ta được nhưng Ta tự bỏ. Ta có quyền bỏ đi cũng có quyền lấy lại. Mạng lịnh ấy Ta đã nhận lãnh ở nơi Cha Ta” ( Ga 10, 17 – 18 ).

Bởi Chúa Kitô đã chịu chết để vâng phục Thánh Ý, chính vì vậy nên Ngài cùng với Chúa Cha đã trở nên một: “Ai tin Ta chẳng phải tin Ta nhưng là tin Đấng đã sai Ta. Còn ai thấy ta tức là thấy Đấng đã sai Ta. Ta là sự sáng đến thế gian hầu hễ ai tin ta thì chẳng cứ ở trong tối tăm. Nếu ai nghe lời Ta mà không vâng giữ thì Ta chẳng xét đoán kẻ đó, vì Ta đến chẳng để xét đoán nhưng để cứu rỗi thế gian” ( Ga 12, 44 ).

Tin và theo Chúa, đó là bảo đảm chắc chắn cho phần rỗi đời đời của mỗi người, ấy là vì lòng tin ấy sẽ dẫn đưa ta đến với Chúa Cha: “Ta là Đường, là Sự Thật và là Sự Sống, không ai đến được với Cha mà không qua Thầy” ( Ga 14, 6 ). Tin theo Chúa để

15

Page 16: Ephata 611

được cứu rỗi, thế nhưng tin Chúa thế nào được nếu không ở trong Giáo Hội do Người thiết lập ? Lý do cần phải “Ở” trong Giáo Hội bởi mỗi Kitô Hữu chúng ta, dầu là Giáo Sĩ hay Giáo Dân cũng đều là chi thể trong Thân Mầu Nhiệm Chúa Kitô. Là chi thể thì phải gắn kết với thân mới có thể sinh hoa kết quả, trái lại thì không. Những con người gọi là trí thức Tây Phương đó đã rời bỏ Giáo Hội để ngả theo Phật Giáo, họ có được gì đâu ngoài ra một mớ kiến thức vô bổ về triết học này nọ. Phương pháp dù có hay đến đâu nhưng nếu không áp dụng thực hành đến nơi đến chốn thì chẳng những chẳng ích lợi gì mà còn mang họa.

Người Công Giáo nếu có mến Phật thì cũng chỉ nên coi đó như một phương pháp tu tập giúp ta đi sâu vào bản tâm mà thôi… Còn như nói rằng mến Phật chỉ vì ngài cũng tin có Ông Trời như mình thì quả là… lố bịch ! Trong bất cứ thời nào, bản chất của Giáo Hội vẫn là theo đuổi việc truyền giáo, thế nhưng việc truyền giáo ấy sẽ không thể kết quả nếu không rao giảng Tin Mừng Nước Trời của Đức Kitô, bởi vì chỉ với Nước Trời ấy mà con người mới “Hòa” được với Thiên Chúa và với nhau : “Mọi sự đều do bởi Thiên Chúa là Đấng đã nhờ Đức Kitô mà cho chúng ta được hòa giải với Người và trao cho chúng tôi chức vụ giải hòa” ( 2Cr 5, 18 ).

PHÙNG VĂN HÓA

GIA ĐÌNH KHÔNG THỂ BỊ HỦY BỎNgày 15 tháng 5 hằng năm được Liên Hiệp Quốc lấy làm Ngày Quốc Tế Gia Đình. Tháng 10

năm 2014, Giáo Hội Công Giáo sẽ có Thượng Hội Đồng Giám Mục về Gia Đình. Nhân dịp này, xin giới thiệu phần tóm lược bài diễn văn quan trọng VỀ GIA ĐÌNH do Đức Tổng Giám Mục Vicenzo Paglia đọc tại Liên Hiệp Quốc, tiếp sau cuộc thăm viếng Philadelphia, nơi sẽ đăng cai Hội Nghị Thế Giới Các Gia Đình vào năm 2015 của Giáo Hội Công Giáo. Hội Nghị nấy nhằm nâng đỡ và củng cố các gia đình khắp thế giới. Các nhà tổ chức Hội Nghị nấy mong Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ tham dự sự kiện này

Ngày 15.5.2013, nhân Ngày Quốc Tế Gia Đình, Đức Tổng Giám Mục Vicenzo Paglia, chủ tịch Hội Đồng Tòa Thánh về Gia Đình, đã nói tại Liên Hiệp Quốc: "Gia đình có một “đặc điểm độc nhất vô nhị” làm cho nó trở thành một “di sản cho toàn nhân loại”.

Mặc cho một nền văn hóa thù nghịch, Vị Tổng Giám Mục nói: "Một đa số người rõ rệt muốn một gia đình ở trung tâm cuôrc sống của họ, và sẽ là sai lầm nếu nghĩ rằng gia đình có thể bị hủy bỏ”.

“Chúng ta phải thận trọng hơn là đã từng thận trọng trong việc làm suy yếu tính duy nhất nền tảng nầy,vốn không chỉ là bức tường chịu lực của đời sống xã hội, mà còn có thể giúp chúng ta tránh những hậu quả tàn bạo vốn đã trở thành quá mức cá nhân chủ nghĩa và công nghệ”

Ngài kêu gọi một “sự canh tân các kiểu mẫu gia đình” cổ vũ cho một gia đình cảm thông hơn với chính nó, chú tâm hơn với những quan hệ quốc tế của nó và có khả năng hơn để sống hòa hợp với các gia đình khác với môi trường chung quanh.

Sự kiện nầy đánh dấu kỷ niệm 20 năm Ngày Quốc tế Gia Đình, do Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc thiết lập để nâng cao mức cảnh giác về tầm quan trọng của các gia đình và đối phó với những thay đổi mà các gia đình phải đối mặt.

Đức Cha giải thích rằng gia đình chỉ phối hợp duy nhất hai hình thức quan hệ vốn có những “dị biệt cơ bản”: quan hệ giữa nam và nữ và quan hệ giữa cha mẹ và con cái. Gia đình không phải là một nơi gặp gỡ cho chủ nghĩa cá nhân vốn lý tưởng hóa “sự tự trị và độc lập”. Đúng hơn,gia đình đề cao “sự độc lập” và “sự hỗ tương”.

Gia đình cũng là một nơi cho những “quan hệ mạnh mẽ” ảnh hưởng sâu xa đến các thành viên trong gia đình “dù bất cứ hoàn cảnh nào”. Nó thiếu tính không ổn định của các mối quan hệ khác và đòi

hỏi các thành viên của nó phải tác động lẫn nhau với những người khác hơn là với chính họ.

Đức Cha nói rằng gia đình nằm “ở ngay chính trung tâm của sự phát triển con người, không thể thiếu được và không thể thay thế được, đồng thời đẹp đẽ và chào mời”.

Ngài lưu ý: Các quốc gia không tạo được tinh thần trách nhiệm của những người đàn ông đối với

16

CÙNG XÁC TÍN

Page 17: Ephata 611

con cái họ thành một “yếu tố cấu trúc”, phải đối mặt với sự phat triển xã hội nghèo nàn hơn, đặc biệt liên quan đến nữ giới và trẻ em.

Gia đình đóng một vai trò quan trọng trong giáo dục con cái và sự tạo nên các nguồn kinh tế gia đình, như khởi đấu một công việc kinh doanh gia đình hoặc cung cấp sự hỗ trợ qua lại cho cá thành viên gia đình. Nó tính đến “sự phát triển hài hòa của xã hội nói chung”.

Ngài nói rằng các quan hệ gia đình đã “được thanh luyện” bằng việc cất đi khỏi các kiểu mẫu gia đình dựa trên “sự sở hữu” và “những kiểu mẫu bất bình đẳng được chấp nhận mà không suy nghĩ trong một số môi trường văn hóa nhất định”.

Đức Tổng Giám Mục Paglia đã cảnh báo về hai mối nguy hiểm: "chủ nghĩa gia tộc” – trong đó cái tốt của gia đình được ưa chuộng hơn cái tốt của cá nhân hoặc cái tốt của xã hội nói chung – và “chủ nghĩa cá nhân triệt để” vốn hủy hoại gia đình.

Ngài nói rằng gia đình bị “khủng hoảng” trong những thập niên vừa qua, được chứng minh bằng ly dị gia tăng, gia tăng việc sinh con ngoài giá thú và những gia đình chỉ có bố hoặc mẹ và sự xuống dốc về con số hôn nhân. Khủng hoảng nầy gây nên các vấn nạn về dân số, những thất bại trong giáo dục, việc bỏ rơi người cao tuổi và sự phổ biến tràn lan các xáo trộn xã hội.

Ngài nói: Giáo Hội Công Giáo “không bao giờ ngừng nâng đỡ và hỗ trợ gia đình”.

Trong Thượng Hội Đồng Giám Mục về Gia Đình sắp tới của Giáo Hội Công Giáo, Đức Thánh Cha Phanxicô dự định sẽ “đặt gia đình ở trung tâm Giáo Hội và trung tâm của mọi suy tư con người”.

Thượng Hội Đồng sẽ không đề cao “những tranh luận ý thức hệ”,nhưng đúng hơn sẽ xem xét vai trò gia đình và sứ mệnh của nó trong xã hội đương thời. Các quyết định của THĐ nhằm trao quyền hành cho các gia đình Công Giáo để trở nên những người tham dự tích cực vào một men rộng khắp xã hội vốn sẽ khuấy động và kích thích mọi dân tộc tới môt nền văn hóa đoàn kết liên đới.

Nguyên tác: Family cannot be done away with, archbishop tells UN18.5.2014, CNA/EWTN News

Giuse NGUYỄN THẾ BÀI Chuyển ngữ và giới thiệu

ĐỐI THOẠI TÔN GIÁO – Kỳ 2

II. VỚI TRIẾT HỌC HY LẠP

Lấy Đức Tin làm cơ sở cho đối thoại lẽ ra đó phải là tất cả công cuộc truyền giáo của giáo hội. Thế nhưng công cuộc này đã bước vào một ngã rẽ nghiêm trọng mà tác hại của nó đến nay sau gần hai ngàn năm vẫn còn tiếp diễn bởi sự dung hòa Đức Tin với lý trí.

Người Hy Lạp thuở ấy rất chi quan tâm bàn tán về đạo lý Kitô vừa truyền đến với họ “Hết thảy người Athen và kiều dân tại đó chẳng để thì giờ về việc gì khác chỉ nói và nghe về điều mới đó thôi” ( Cv 17, 21 ).

Hơn ai hết Phaolô biết rõ về lòng mong mỏi kiếm tìm chân lý của giới trí thức thế nên Ngài đã giảng giải Đấng Thiên Chúa là nguồn cội của muôn loài. Chắc chắn thoạt đầu họ đã rất chăm chú lắng nghe nhưng khi vừa nghe đến Đức Giêsu Kitô “Đấng đến để dẫn dắt nhân loại Đấng ấy đã từ kẻ chết sống lại để làm bằng cớ đáng tin cho mọi người thì có kẻ nhạo cười có kẻ thì nói rằng: “Thôi để lúc khác chúng ta sẽ nghe ngươi nói về việc ấy nữa” ( Cv 17, 31 – 32. )

Nghe nói đến việc kẻ chết sống lại họ nhạo cười bởi nó quá ư phi lý. Một đàng não trạng của con người nói chung và của người Hy Lạp nói riêng không bao giờ chấp nhận điều gì ngoài phạm vi lý trí

Đàng khác tôn giáo lại đòi hỏi Đức Tin, nghĩa là một cái gì đó siêu lý. Đây chính là thách đố rất lớn cho công cuộc truyền giáo và thực tế cho thấy Giáo Hội xét trên phương diện thần học đã không thể vượt qua. Do bởi không vượt qua nên mới có sự dung hòa lý trí với Đức Tin như đã và đang thấy.

Trên đường kiếm tìm chân lý con người bất kể thuộc thời nào dân tộc nào cũng đều có chung khát vọng muốn biết nguyên ủy của đời sống này là gì. Triết Hy lạp trả lời cho khát vọng ấy bằng học thuyết Hữu Thể Học ( Ontologic ) và đã trải qua nhiều thế kỷ đến nay thuyết ấy vẫn còn giữ địa vị khai sáng độc tôn đầy tính thuyết phục.

17

CÙNG PHÂN TÍCH

Page 18: Ephata 611

Người đầu tiên bị thuyết phục và để lại ảnh hưởng sâu đậm lâu dài nhất cho Kitô giáo chính là Philon ( Phỏng năm 20 Trước Công Nguyên – 40 ) thường được gọi là Philon le Juif hoặc Philon d’Alexandrie. Ông là triết gia Do Thái nhưng lại thấm đậm tinh thần Hy Lạp. Công trình để đời của ông chính là cuộc tổng hợp ( đối thoại ) triết học với Do Thái Giáo và cũng từ ở nơi công trình này mà nó đã tác động để làm nên một biến chuyển không thể đảo ngược trong thần học tức là việc dung hòa Đức Tin với lý trí. Bởi đó mà triết sử gia H.A Wolfson mới nói: “Tất cả triết học Trung Cổ đều mang bản chất Philon” ( LTN – LSTHTP.I ).

Thật ra thì ảnh hưởng của Philon không chỉ bắt đầu và chấm dứt trong thời Trung Cổ. Nhưng nó đã có ngay từ thời sơ khai các giáo phụ và còn nối tiếp đến tận bây giờ. Ảnh hưởng của việc “Dung hòa Đức Tin với lý trí” trong thực chất chỉ là việc giải thích Thánh Kinh theo hướng duy lý. Với việc giải thích này ta thấy Kinh Thánh đã bị biến đổi nội dung. Thay vì là các Giao Ước lại đã thành ra Đấng Thần Linh Tạo Hóa tự mạc khải. Với giao ước thì Đức Tin là điều cần thiết bởi đó là tin vào Lời Hứa của Thiên Chúa cho tổ phụ còn với Đấng Thiên Chúa tự mạc khải một khi đã tự cho mình là thế này thế khác rồi thì có tin hay không đâu còn ý nghĩa gì nữa ?

Mạc khải ( Revelation ) là danh từ Hán – Việt. Mạc có nghĩa là tấm màn. Còn Khải là vén lên để chỉ cho thấy. Nói Thiên Chúa tự mạc khải điều ấy thật vô nghĩa, chẳng lẽ Thiên Chúa vừa là chủ thể vén màn vừa là đối tượng ở đằng sau tấm màn ?

Thật sự thì quan điểm Thiên Chúa tự mạc khải chẳng qua chỉ là tên gọi khác của thần học vốn vẫn tự nhận là một thứ khoa học hiểu biết về Thiên Chúa. Với thứ khoa học này thì thay vì tin người ta lại diễn tả điều mình tin và đây chính là Thần Học: “Thần Học phát sinh và sống nhờ một nỗ lực của con người để suy tư và diễn tả Đức Tin theo cách của lý trí và bằng cách tận dụng các năng lực của lý trí” ( Ives Congar – Dẫn vào Thần Học ).

Thay vì tin lại diễn tả điều mình tin. Đó là bước ngoặt khiến cho tôn giáo bị biến dạng để trở thành triết học. Đức Tin sở dĩ là nền tảng bởi như trên vừa nói, sống tôn giáo là sống niềm hy vọng vào cái chưa có. Mặc dầu chưa có nhưng bởi tin vào lời hứa của Đấng Thiên Chúa chân thật thế nên điều chưa có ấy sẽ trở thành ắt có.

Đức Tin hoàn toàn khác với diễn tả, nếu đối tượng của Đức Tin là tin vào cái chưa thấy, chưa biết thì của diễn tả lại là những cái gì đó đã thấy đã biết. Phải là những cái đã thấy đã biết mới diễn tả được chứ không thấy không biết làm sao diễn tả ?

Thần học đã thấy đã biết gì về Thiên Chúa chưa mà hòng diễn tả ? Tuyệt nhiên không, bởi vì cái mà thần học tưởng rằng thấy biết ấy chỉ là cái biết của trí phân biệt. Nói theo E.Kant ( 1724 – 1804 ), thì cái biết ấy thuần túy chỉ là “Cái tôi tưởng” ( Le je pense ). Tôi tưởng, tôi cho, tôi quan niệm rằng Thiên Chúa là như thế chứ đâu phải Thiên Chúa đúng như thực tại Ngài là.

Philon tổng hợp triết Hy Lạp với Do Thái Giáo thật sự cũng không ngoài mục đích diễn tả Đấng Thiên Chúa. Và để thực hiện cuộc tổng hợp ấy ông đã pha chế gia giảm vài ba khái niệm triết sao cho có thể thích hợp được với Kinh Thánh. Trước hết đó là ảnh hưởng bởi thuyết “Những Lý Tưởng” của Platon. Học thuyết này cho rằng có một thực tại ( Lý Tưởng ) thường hằng bất biến siêu việt bên ngoài nhưng lại là nguyên nhân của thế giới giác quan hiện tượng. Tiếp đó lại phối hợp khái niệm “Những Lý Tưởng” với Noũs ( Tinh Thần ) tức ý thức suy tư của Aristotes để xây dựng nên một thứ thần học về “Logos Thần linh” là Lời của Thiên Chúa đồng thời cũng là trung gian giữa Thiên Chúa và thế giới.

Thoạt đầu quan niệm Logos nói riêng và triết Hy Lạp nói chung đã không được Giáo Hội chấp nhận mà người phản đối mạnh mẽ ngay từ đầu chính là Thánh Giáo Phụ Justino ( thế kỷ thứ II ) Ngài nói “Nhiều Kitô hữu sợ triết học như trẻ con sợ ngáo ộp. Sợ bị triết học này chinh phục .Nếu Đức Tin của chúng ta là như thế nếu nó sụp đổ trước sự thuyết phục của lý luận thì hãy để cho nó sụp đổ bởi lẽ qua đó chứng tỏ rằng chúng ta đã không có chân lý” ( Giáo Phụ I ).

Sợ bị chinh phục nhưng rồi điều gì phải đến đã đến. Triết Học Hy lạp trải qua nhiều giai đoạn khác nhau hầu như đã chiếm lĩnh toàn bộ trận địa tư tưởng Kitô giáo mà ảnh hưởng quan trọng mang tính quyết định nhất phải kể đến đó là quan niệm về Logos.

Thực vậy có thể nói Kitô Giáo đã bị chinh phục để rồi gánh chịu hết cơn khủng hoảng này đến khủng hoảng khác chính do bởi đã du nhập quan niệm Logos này đây.

Niềm tin tôn giáo không phải một cái gì đó mù quáng cố chấp. Tuy nhiên nó cần phải được giải thích nhất là niềm tin Kitô bởi vì nó chứa đựng ở nơi mình quá nhiều nghịch lý và điều nghịch lý mang

18

Page 19: Ephata 611

tính căn bản nhất lại chính là Đức Giêsu Kitô, Ngài là ai, là Đấng nào trong tương quan với Thiên Chúa và con người ?

Thần học cho biết Ngài là Logos tức Ngôi Lời ( Verbe ) một trong Ba Ngôi Thiên Chúa. Với câu trả lời này lập tức ngay trong lòng Giáo Hội đã nảy sinh những chia rẽ bè rối ly khai hết đợt này đến đợt khác trong suốt hai ngàn năm tồn tại. Nên nhớ cho đến nay Giáo Hội có tất cả 21 Công Đồng, chỉ trừ có mỗi Công Đồng Vatican II còn 20 Công Đồng trước đều được triệu tập để kết án các bè rối, và bè rối đầu tiên bị kết tội bởi Công Đồng Nicea năm 325 là Ario.

Bè rối Ario cho rằng “Chúa Cha là Đấng tuyệt đối siêu việt so với Chúa Con. Chúa Con thấp hơn với Chúa Cha về bản tính, uy quyền và vinh quang. Chúa Con được gọi là Thiên Chúa thực ra là một vị thần linh thấp hơn. Thiên Chúa thực là Đấng duy nhất tuyệt đối đó là Chúa Cha. Ngoài Ngài ra bất cứ thực tại nào cũng chỉ là tạo vật được dựng nên từ hư vô. Ngôi Lời là tạo vật hoàn hảo của Thiên Chúa không đồng vĩnh cửu với Thiên Chúa” ( xem Bùi Văn Đọc – Đức Giêsu hôm qua hôm nay và mãi mãi ).

Ở đây ta thấy quan điểm của Ario trước hết không khác với quan niệm Logos bởi Logos theo Philon như đã biết là do ảnh hưởng của Platon về thực tại bất biến siêu việt tách biệt hẳn thế giới hiện tượng. Tiếp đến cũng không khác với Kinh Thánh bởi lẽ chính Đức Kitô đã rất nhiều lần nhận mình chỉ là thiên sai và một lời hết sức rõ “Bởi Cha lớn hơn Ta” ( Ga 14, 28 ) v.v…

Tuy không khác với Kinh Thánh theo một nghĩa nào đó nhưng nếu nói Đức Kitô cũng chỉ là một thọ tạo đươc dựng lên từ hư vô thì hiển nhiên là đã rối đạo, có bị Công Đồng kết án cũng là đúng. Dẫu vậy, vấn đề vẫn còn đó và lần này lại chuyển sang một hướng khác, bè rối do Apolinaire, Giám Mục Laodicea, đưa ra một thứ Kitô học gọi là Logos Sarx: “Ngôi Lời đảm nhận một bản tính nhân loại không có linh hồn, Đức Kitô là Ngôi Lời Thần Linh Nhập Thể nghĩa là ở trong thân xác con nguời ( Logos ensarkos – Verbe incane’” ( Bùi Văn Đọc, sđd ).

Từ thái cực Ngôi Lời sinh ra bởi hư vô chuyển thành Đấng Tạo Hóa. Bè rối Apolinaire cũng vẫn bị Công Đồng Constantinople ( 381 ) kết tội bởi vì mới chỉ công nhận Đức Kitô là Thiên Chúa thật nhưng lại không phải người thật: “Chúng tôi không đồng ý với chủ trương Ngôi Lời đảm nhận một thân xác không có linh hồn không có trí tuệ vì biết chắc rằng Ngôi Lời Thiên Chúa trọn hảo từ muôn thuở đã trở thành con người cách trọn vẹn vào thời sau cùng để cứu độ chúng ta” ( Bùi Văn Đọc, sđd ).

Chúa Giêsu Ngôi Lời nhập thể vừa là Thiên Chúa thật vừa là người thật có nghĩa Ngài là Đấng Tạo Hóa thần linh trở thành thọ tạo, điều ấy lý trí con người không bao giờ có thể hiểu. Thế nhưng có một câu hỏi cần phải đặt ra: Đấng Tạo Hóa ấy đã trở thành thọ tạo như vậy để làm gì ?

Trả lời câu hỏi này, Thần Học cho biết Thiên Chúa xuống thế làm nguời trước hết để dạy cho con người bài học làm người và sau nữa là để cho chúng xây dựng cuộc sống thế trần ngày càng tốt đẹp hơn “Thiên Chúa muốn cho chúng ta làm người và làm người một cách viên mãn. Trần thế xét là một lãnh vực độc lập có những quy luật riêng có giá trị rất lớn trước mặt Thiên Chúa. Những nỗ lực xây dựng trần thế làm chủ vũ trụ và thiên nhiên, làm đẹp xã hội loài người chẳng những không ra ngoài mà còn nằm trong logic của mầu nhiệm Nhập Thể” ( x. Bùi Văn Đọc, sđd ).

Dạy cho con người bài học làm người để xây dựng cuộc sống trần thế ngày càng tốt đẹp hơn đó đúng là logic nhập thể nhưng là nhập thể theo quan điểm Hữu Thể Học chứ không phải của Kinh Thánh.

Hữu thể nói cho dễ hiểu là có vật thể. Một khi đã chấp nhận có vật rồi thì tất nhiên phải có nguyên nhân của vật. Nguyên nhân ấy Thần Học gọi là Đấng Thần Linh Tạo Hóa. Với Đấng Tạo Hóa ấy thì mục đích của nhập thể chỉ có thể là để xây dựng con nguời cho nó biết cách làm chủ thiên nhiên vũ trụ chứ còn gì nữa ?

Quan điểm nhập thể của Thần Học trong thực tế không thể đứng vững. Hãy thử rảo mắt lắng tai để tâm một chút thôi sẽ thấy thế giới này, nhân loại này cả đời lẫn đạo đang cận kề bên vực thẳm diệt vong nguy hiểm biết chừng nào ! Nếu bảo rằng Ngôi Lời Nhập Thể để dạy cho con người bài học làm người thì cả thầy lẫn trò đều đã thất bại. Vì sao ? Bởi vì làm người trong phạm vi ở đây là làm người có đạo mà người có đạo thì phải có Đức Tin. Đức Tin như Đức Kitô nói một khi đã mất thì làm sao làm người cho ra hồn được ? “Dầu vậy khi con người đến há sẽ tìm được Đức Tin trên đất này sao” ( Lc 18, 8 ).

Con người mất Đức Tin là bởi đã không còn tin vào Lời Hứa của Thiên Chúa. Trong thời Cựu, Lời Hứa ấy là của Giavê Thiên Chúa cho tổ phụ Abraham còn trong thời Tân thì đó là của Đức Kitô “Ta đi để sắm sẵn cho các ngươi một chỗ. Khi Ta đi mà sắm sẵn cho

19

Page 20: Ephata 611

các ngươi một chỗ rồi thì ta sẽ trở lại tiếp các ngươi về với Ta. Hầu cho Ta ở đâu thì các nguơi cũng ở đó” ( Ga 14, 2 – 3 )

Một chỗ mà Đức Kitô hứa đây chính là Nước Thiên Đàng. Nước ấy trong niềm tin bấy lâu của Giáo Hội rất chi là kiên vững. Bằng cớ của niềm tin ấy ta thấy rõ nhất nơi các Kinh nguyện. Hầu như bất cứ Kinh nào cũng đều kết thúc bằng lời nguyện xin cho được hưởng Nhan Thánh Chúa đời đời trên Nước Thiên Đàng. Xưa là vậy nhưng nay niềm tin ấy đã hầu sụp đổ. Lý do sâu xa của sự sụp đổ ấy chính là bởi con người thời đại đã không còn tin vào sự hiện hữu của Thiên Chúa. Thiên Chúa một khi không hiện hữu thì tất nhiên cũng chẳng làm gì có Thiên Đàng, có Hỏa Ngục. “Nếu Thiên Chúa hiện hữu thì con người không hiện hữu, mà vì không có Thiên Chúa, vậy hãy vui lên, hãy khóc vì sung sướng, Alleluia ! Không còn Thiên Đàng. Không còn Hoả Ngục, chẳng còn gì khác” ( J.P. Sartre – Le diable et le bon Dieu – Bùi Văn Đọc, sđd ).

Thiên Chúa nếu không hiện hữu thì cũng chẳng thể có Thiên Đàng, Hỏa Ngục, điều ấy rất đúng. Thế nhưng có quả thật Thiên Chúa không hiện hữu chăng ?

Vấn đề Thiên Chúa hiện hữu hay không hiện hữu thật ra không phải đến bây giờ trong cái thời đại đủ thứ duy này người ta mới đặt ra. Nhưng nó đã có từ muôn thuở, chính Philon le Juif rồi tiếp đó là Thần học trong suốt hai chục thế kỷ qua đã sử dụng triết Hy Lạp để hòng chứng minh cho sự hiện hữu của Thiên Chúa và tất cả đều đã thất bại. Nguyên nhân của thất bại ấy như đã nói là do thần học đã có cái nhìn không đúng về nội dung Kinh Thánh, thay vì các Giao Ước lại là Đấng Thiên Chúa Tạo Hóa.

Bởi cứ tưởng Kinh Thánh chứa đựng Thiên Chúa Tạo Hóa, thế nên Thần Học mới ra sức chứng minh tức chú giải để hòng có được cái mà mình muốn chứng minh. Rút cục thì Đấng mà Thần Học muốn chứng minh ấy chỉ là một quan niệm mà con người có về Thiên Chúa chứ không phải Thiên Chúa của thực tại đúng như Ngài là. Để có được Thiên Chúa của thực tại thì không thể có cách nào khác ngoài ra phải thực hiện các Giao Ước. Tại sao ? Bởi vì thực hiện Giao Ước chính là điều kiện duy nhất để giúp ta kiếm tìm Đấng Thiên Chúa Hằng Hữu Chân Thật.

Với Đấng Thiên Chúa hằng hữu chân thật thì phải hết lòng tìm kiếm mới có thể gặp. Không tìm không kiếm mà cũng gặp đó là điều không bao giờ có. Mặt khác người ta chỉ tìm kiếm cái chi đó còn đang bị giấu ẩn chứ có ai lại mất công tìm cái đang ở trước mắt bao giờ ? Chính bởi Thiên Chúa là Đấng ẩn giấu “Chẳng ai từng thấy biết” ( Ga 1, 18 ) thế nên đường tâm linh tôn giáo mới khác hẳn với triết học là sự giải nghĩa.

Tìm kiếm Đấng Thiên Chúa giấu ẩn ( Deus absconditus ) đó phải là công việc duy nhất của tôn giáo. Đi chệch con đường này ắt hẳn khó mà tránh khủng hoảng, Giáo Hội mở ra hướng đối thoại có lẽ cũng không ngoài mục đích kiếm tìm sự tuơng đồng nơi các tôn giáo. Thế nhưng theo tôi sự tương đồng ấy chỉ có thể tìm thấy ở nơi Phật Giáo.

III. VỚI PHẬT GIÁO

Đối thoại như Gm. Heinrich Mussinghoff nói, không có nghĩa pha trộn các tôn giáo nhưng là tôn trọng hỗ tương. Pha trộn tức coi đạo nào cũng như đạo nào. Câu mà chúng ta thường nghe nhất đó là đạo nào mà chẳng dạy người ta ăn ngay ở lành xem ra có vẻ đúng đấy. Thế nhưng thât sự ẩn chứa trong câu nói ấy là tất cả sự mù mờ lẫn lộn. Mù mờ cả về tôn giáo nói chung cũng như nói riêng về đạo của mình, của người nhất là trong tình hình bát nháo loạn xà ngầu của các giáo phái đã và đang nhan nhản mọc ra như nấm gặp mưa rào hiện nay. Có những đạo mang những cái tên quái gở như đạo Satan hoặc giáo phái Ngày Tận Thế, đạo sờ, đạo hít v.v…

Pha trộn theo cái kiểu như thế thì không thể đối thoại, bởi chưng để có thể đối thoại thì nhất thiết cần phải biết mình, biết người. Không biết mình, biết người, thì không thể đối thoại. Cứ cố mà đối thì đó không phải là thoại, mà chỉ là chọi, đối chọi. Trái lại đối thoại mà biết mình biết người thì trăm trận trăm thắng. Thánh Phaolô khi làm cuộc đối thoại với người Do Thái Giáo. Ngài không một chút nương nhẹ sính sái ( pha trộn ) dù họ là người đồng hương đồng đạo cũ nhưng thẳng thắn quyết liệt vạch ra những

sai trái của họ. Sở dĩ Thánh Phaolô có thể thẳng thắn như thế là bởi Ngài đã biết mình, biết người và chẳng những Thánh Phaolô mà toàn thể các nhà thừa sai truyền giáo các Thánh Tử Đạo đông tây kim cổ đều như vậy cả.

Trong việc biết mình này có một câu hỏi không thể không đặt ra đó là Giáo Hội đứng ở vị thế nào trong cuộc đối thoại tôn giáo hiện nay ?

Đây là câu trả lời của Thần Học: “Nếu chúng ta tượng trưng Hội Thánh bằng vòng tròn trong cùng, gần trung tâm điểm nhất và các tôn giáo khác là những vòng tròn ở ngoài và sau hết vòng tròn

20

Page 21: Ephata 611

ngoài cùng tuợng trưng cho toàn thể vũ trụ, điều đó có ý nghĩa là tất cả mọi tôn giáo cũng như tất cả vũ trụ quy hướng về Hội Thánh và Đức Kitô cho dù họ không công nhận hay chưa biết Hội Thánh và Đức Kitô” ( Thiện Cẩm, Kitô giáo và các tôn giáo khác ).

Lý do khiến Thần Học đưa ra khẳng định: tất cả mọi tôn giáo đều phải quy hướng về Hội Thánh Công Giáo và Đức Kitô, đó là bởi không những vũ trụ mà bất cứ con người nào, tôn giáo nào cũng đều do bàn tay sáng tạo của Thiên Chúa. Nếu quả thật toàn thể là do Đấng Tạo Hóa tạo nên như thế thì các tôn giáo có phải quy hướng về Hội Thánh mà Hội Thánh cũng là do Tạo Hóa thiết lập thì âu cũng là đương nhiên. Thế nhưng thật sự thì "Thiên Chúa sáng tạo" không hơn không kém trước sau chỉ là một quan niệm Thần Học, mà quan niệm như đã biết đó thuần túy chỉ là “cái tôi tưởng” ( le je pense ) tôi cho, tôi nghĩ như thế chứ đâu có phải thực tại. Không phải thực tại mà lại cứ cho, cứ tưởng là thực tại để rồi áp đặt người khác phải theo, phải quy hướng, đó là điều khiến cho Thần Học đã lâm phải tình cảnh không biết mình, không biết người, thật tai hại mà không biết.

Không biết mình là bởi Hội Thánh Đức Kitô là Đạo Đức Tin chứ không phải đạo làm người, và cũng chính bởi đã lấy đạo làm người làm xuất phát điểm, thế nên Thần Học đã đánh giá không đúng về mối tương quan với các tôn giáo, xa lại cho là gần, gần lại cho là xa. Do Thái Giáo, Hồi Giáo cho là gần với lý do là vì cả hai đều nhận Abraham làm tổ phụ. Thế nhưng họ lại xa lắc xa lơ bởi họ đâu có chung cùng một Đức Tin nghĩa là tin vào Lời Hứa. Chẳng những chỉ Do Thái Giáo, Hồi Giáo mà tất cả những tôn giáo hữu thần khác như Ấn Độ Giáo, Bà La Môn Giáo, Bái Hỏa Giáo, Khổng Giáo v.v… cũng vậy.

Không tương đồng trong Đức Tin thì cũng không thể tương đồng trong hành động, tức phương pháp để đạt Đức Tin ấy. Trái lại, nếu Đức Tin đồng thì hành động cũng đồng. Đối với các tôn giáo hữu thần tưởng là đồng nhưng lại bất đồng, lý do là bởi có sự khác biệt sâu xa về Đức Tin hay nói cho đúng, các tôn giáo ấy chẳng có quan hệ gì với Đức Tin cả. Những tôn giáo hữu thần không cần gì tới Đức Tin nên không thể đồng. Trái lại, với Đạo Phật vô thần không chấp nhận Đấng Thần Linh Tạo Hóa nhưng lại đồng, bởi Đạo này toàn bộ được xây dựng dựa trên nền tảng Đức Tin: “Phật pháp như biển cả, phải có lòng tin mới vào được” ( Đại Trí Độ luận ).

Lý do nói Đạo Chúa và Đạo Phật đồng trong Đức Tin là bởi cả hai đều chủ trương con người cần phải quay về với bản tâm chân thật. Mà Chân Tâm là cái không thể cảm nhận, không thể nghĩ suy, duy chỉ có tin mà thôi. Chân Tâm ấy Đạo Phật gọi là Phật Tánh, Viên Giác Tánh v.v… còn Đạo Chúa gọi là hình ảnh Đức Chúa Trời ( Thiên Tánh ) là Nước Trời, Nước Hằng Sống, Thiên Chúa Tình Yêu v.v… Tuy danh từ ngôn ngữ có khác nhưng trong thực tại thì hoàn toàn không khác vẫn chỉ là một. Tại sao nói chỉ là một ? Bởi đó là thực tại TÂM, và nếu là Chân Tâm thì tất cả đều đồng một thể tánh dù đó có là Phật Thích Ca, là Chúa Giêsu Kitô, Đức Thánh Khổng hay chỉ là một anh ăn mày mạt hạng ở nước Somali nghèo đói giặc giã quanh năm kia cũng đều hệt như nhau, không mảy may khác biệt. Nếu có khác biệt là bởi vọng tâm ( các quan niệm – lập trường – ý hệ đủ thứ ) chứ Chân Tâm thì không thể khác.

Chân Tâm ấy dù có gọi là Phật, là Chúa, là Đấng Tỳ lô giá na, là Đấng Tạo Hóa, Đấng Cha Nhân Lành v.v… cũng là để chỉ cho một thứ thực tại hằng hữu bất sinh bất diệt, cũng là nguồn cội phát sinh muôn loài. Thực tại ấy dù hằng hữu ở nơi mỗi người, nhưng bởi mê nên phàm nhân chúng ta lại chẳng ai hay biết. Do bởi chúng sinh mê muội như thế nên mười phương chư Phật mới ra đời để khai ngộ ( mạc khải ).

Còn nếu nói lý trí con người cũng có thể nhận biết Thiên Chúa cách chắc chắn thì sự xuất hiện nơi đời của Đức Giêsu Kitô chẳng còn nghĩa lý chi cả. Chúa Giêsu luôn nhận mình là Thiên Sai nghĩa là người mang theo mình một sứ mạng. Chính Ngài đã xác nhận một cách hết sức rõ ràng về sứ mạng ấy: “Có quần chúng kéo đi tìm Ngài theo kịp, muốn giữ Ngài lại không cho Ngài đi khỏi họ. Nhưng Ngài nói cùng họ rằng: “Ta cần phải rao giảng Tin Mừng của Nước Thiên Chúa cho các thành thị khác. Vì cốt tại việc đó mà Ta đã được sai đến” ( Lc 4, 42 – 43 ).

Quần chúng muốn níu giữ Chúa Giêsu ở lại để cứu chữa cho họ khỏi bệnh tật hoặc cho họ bánh ăn ( Lc 9, 10 – 17 ) hoặc xử kiện ( Lc 12, 13 – 14 ) nhưng Ngài dứt bỏ để ra đi thực hiện công việc đã được Đấng Cha trao phó. Điều ấy chứng tỏ sứ mạng của Đức Kitô khi đến cõi thế này là để rao giảng Tin Mừng chứ không phải là để thiết lập Nước Trời ở nơi gian trần này. Giữa rao giảng Tin Mừng và thiết lập là hai việc hoàn toàn khác.

Ý nghĩa của Tin Mừng ở chỗ nó có thể khiến cho người tiếp nhận nó có được sự vui mừng lớn lao. Được nghe Chúa báo cho biết một cái tin rằng Nước Trời là Nước hằng sống, hằng vui đã hiện hữu

21

Page 22: Ephata 611

từ thuở đời đời ngay ở trong tâm hồn mình thử hỏi còn có nỗi vui nào lớn hơn ? Ngược lại, nếu nói Chúa đến để thiết lập Nước Trời, biến trần gian thành Nuớc Thiên Chúa và Nước ấy nếu có thiết lập được cũng là nhờ vào hành động ( làm người ) của các tín hữu cho một tương lai xa xăm mịt mù nào đó thì đối với bản thân tôi, bản thân anh, có gì đâu để vui, để mừng ?

Đối thoại tôn giáo trong thực chất chính là việc rao giảng Tin Mừng, có nghĩa là đem cái tin mà mình đã nhận lãnh nơi Đức Kitô đến cho mọi người. Ai tin nhận thì được cứu, tức được vui, vui mãi. Ngược lại, không tin sẽ bị luận phạt, tức phải khổ, khổ đời đời. Giáo Hội đã mở ra cuộc đối thoại và đã trao công cuộc ấy cho toàn thể Dân Chúa, bất luận Giáo Sĩ, Giáo Dân, như một bổn phận phải làm: “Tiếp xúc đối thoại và cộng tác với tín đồ các tôn giáo khác là một công việc mà Công Đồng Vatican 2 đã giao cho toàn thể Giáo Hội thi hành như một bổn phận và một thách đố” ( Tông huấn Giáo Hội tại Á Châu ).

Mỗi một tín hữu chúng ta không ai được quyền chối từ bổn phận mà Hội Thánh đã trao. Tuy nhiên làm sao có thể loan báo Tin Mừng của Chúa đến cho người khác một khi chính mình đã không tin nhận ? Không tin, không nhận thì không thể mừng. Mà đã không mừng thì chắc chắn cũng không thể vượt qua được thách đố của việc rao truyền.

PHÙNG VĂN HÓA, 5.2014

7 NGUYÊN TĂC CẦN NHỚ KHI GIẢNG LỜI CHÚALà Linh Mục, có bao giờ chúng ta được nghe sự phàn nàn ca thán của Giáo Dân về bài giảng

của mình không ? 

Có bao giờ chúng ta hiểu cảnh hàng trăm người thuộc mọi địa vị xã hội, ngồi đó để cho một người trên bục cao với micro trên tay tuôn ra những lời xỉ vả, đay nghiến hoặc lời thâm ý độc thay vì Lời của Tin Vui, lời của Sự Sống không ? 

Đã bao giờ chúng ta là nạn nhân của một buổi giảng Lễ vừa dai, vừa dài, vừa dở, lại thêm âm điệu đều đều buồn tẻ, với những câu văn sáo rỗng chưa ? 

Có khi nào ta rơi vào cảnh bị ngồi nghe và nghĩ rằng ông cha này không chuẩn bị bài giảng ? Ông cha này chộp được bài trên Internet v.v... Và có bao giờ chúng ta muốn hét lên bởi ta đến Nhà Thờ để nghe Lời Chúa chứ không muốn nghe “ba hoa chích chòe” chưa ? 

Có bao giờ chúng ta cảm được sự khó chịu của Giáo Dân đến mức họ tự hỏi không biết họ có thể chịu đựng nổi đến cuối Thánh Lễ không ?

Trong Tông Huấn “Evangelii Gaudium”, Đức Thánh Cha Phanxicô nhắc nhở các Linh Mục rằng: “Người giảng thuyết cũng cần để tai nghe dân và tìm xem các tín hữu cần nghe những gì. Người giảng thuyết phải nhìn xem thế giới, nhưng cũng phải nhìn xem người dân”. Ngài nói thêm: “Các mục tử cần phải xem xét nghiêm túc chuẩn bị bài giảng. Bài giảng là viên đá thử để đánh giá sự gần gũi và khả năng truyền thông của người mục tử với dân chúng. Chúng ta biết các tín hữu rất coi trọng bài giảng, và cả các tín hữu lẫn các thừa tác viên có Chức Thánh đều khổ sở vì các bài giảng”.

Vẫn biết rằng, mang bản tính “nhân bất thập toàn”, các Linh Mục không ngay lập tức hoàn hảo như Lòng Chúa mong ước và như mọi người mong đợi. Vẫn biết rằng chẳng cha nào giống cha nào, mỗi thánh mỗi thể, cha này cha khác... Luôn có những Linh Mục được nhiều người yêu mến, thích thú để lắng nghe; và ngược lại, cũng có các Linh Mục mà người nghe sợ hãi, coi thường, thậm chí chán chường.

Tuy vậy, như ý kiến của Thomas W. Ladanye, một diễn giả nổi tiếng, hiện là giám đốc một học viện ở Beloit Wisconsin, cho rằng: các nguyên tắc thu hút thính giả vẫn luôn có đó, nhưng các Linh Mục đã không áp dụng. 

Trong tinh thần hiệp thông, tôi xin chia sẻ một số nguyên tắc rút ra được từ việc học hỏi cũng như từ những lời góp ý đơn thành:

1. Đừng nói những gì quá xa lạ với mình hay với thinh giả

22

CÙNG NHẬN ĐỊNH

Page 23: Ephata 611

Trong thực tế, không có xướng ngôn viên đa khoa, không có thuyết trình viên cho mọi đề tài. Mỗi người chỉ giỏi về một vài lĩnh vực nhất định. Người bán hàng giỏi là người am hiểu tường tận món hàng của mình. Cũng thế, một Linh Mục phải hiểu và thích thú bài giảng của mình, trước khi mong chờ nó được người khác đón nhận. Hãy luôn nhớ chọn đề tài thích hợp với mình và với Giáo Dân của mình. 

2. Chân thành

Khác với chuyện bán buôn nơi trắng đen lẫn lộn khó phân biệt, bài giảng rất dễ bị phát hiện giả dối hay không. Bởi lẽ Giáo Dân và Linh Mục là một cộng đồng thân cận. Rất gần gũi. Hành động và lời nói của cha xứ được Giáo Dân xăm soi kỹ lưỡng. Đây là một tín hiệu tích cực, cho thấy Linh Mục trong tư cách là Alter Christus được yêu mến và được quan tâm như thế nào. Và như thế, đòi buộc Linh Mục phải luôn nỗ lực và chân thành với sứ vụ của mình, trong đó có sứ vụ của người rao giảng Tin Vui.

Chắc chắn chúng ta không bao giờ nghe thấy Giáo Dân ca tụng sự khiêm nhường khi Linh Mục rửa chân cho họ trong thứ Năm Tuần Thánh, vì họ biết đấy là nghi thức. Tuy nhiên Giáo Dân luôn thực sự xúc động khi thấy một Linh Mục xin lỗi và cầu mong được tha thứ về những yếu đuối, giới hạn của mình. Điều này cho thấy tác động của sự chân thành mạnh mẽ như thế nào.

3. Đừng bào chữa, rào đón

Bởi ưa thích sự chân thành và đơn giản, nên có nhiều người cảm thấy khó chịu, khi ngay từ đầu bài giảng Linh Mục nại tới lý do này nọ cho tình huống đang xảy ra: rằng mình nhỏ bé không xứng đáng, rằng mình bị bắt buộc đứng đây, rằng mình rất bất ngờ v.v... đây là sự chân thành quá mức cần thiết, bởi nó sẽ được hiểu rằng hoặc Linh Mục đang nâng khả năng biến báo của mình lên một tầm cao mới, hoặc đó là tín hiệu cho biết Linh Mục không soạn bài cách kỹ lưỡng, chứng tỏ ông đã không tôn trọng người nghe. Vậy, đừng bao giờ tìm cớ bào chữa cho bài giảng của mình.

4. Tôn trong thời gian và tập trung đề tài

Cha Edward McNamara, Dòng Đạo Binh Chúa Kitô ( LC ), Khoa trưởng Thần Học và giáo sư Phụng Vụ của Đại Học Regina Apostolorum nói rằng: Giáo Hội khuyên làm bài giảng ngắn, Chúa Nhật đừng bao giờ giảng tới 20 phút, nhưng cũng đừng dưới 6 phút”. Như vậy, thời lượng bài giảng cho các Chúa Nhật thông thường nên khoảng 8 – 10 phút hay hơn một chút. Vì thời lượng ngắn, nên hãy hết sức tập trung vào trọng tâm bài giảng.

Người nghe sẽ cảm thấy thú vị và nhẹ nhõm khi nghe một Linh Mục giảng thuyết cách tự tin, mạch lạc về một đề tài, bằng không họ sẽ rất tức bực, cảm thấy nặng nề khi phải nghe một bài giảng với những từ ngữ dao to búa lớn nhưng vô hồn. Một bài giảng ngắn gọn, cô đọng, với một vài điểm nhấn gây xúc động bằng các câu chuyện đời thường sẽ luôn có tác động tốt. Một bài giảng hay nhưng quá dài và khi trời nóng bức sẽ dần dần trở thành thảm họa, trừ khi đó là dịp đặc biệt, và người nghe đã được chuẩn bị tinh thần để sẵn sàng đón nhận.

5. Nói ro ràng, dê nghe

Một Linh Mục lớn tuổi trong địa phận Long Xuyên – cha Đaminh Vũ Hồng Nho – đã rất chí lý khi nói rằng: “Linh Mục là chiến sĩ của Lời, và do vậy, hệ thống âm thanh chính là vũ khí cần thiết. Người chiến sĩ rất cần tới vũ khí tốt để hỗ trợ cho khả năng chiến đấu của mình”. Hệ thống âm thanh tốt là điều thiết yếu, nhưng quan trọng không kém là cách nói của người giảng. Người giảng cần nghe được giọng nói của mình và cảm được tác động của nó trên cử tọa.

Những kiểu nói sau rất dễ gây nặng nề cho thính giả: “vuốt đuôi lươn”, đầu câu nói thì lớn nhưng cuối câu thì nhỏ; hoặc bắt đầu thì chậm rãi nhưng rồi nhanh dần nhanh dần như không thể làm chủ được; nói liên tu bất tận, không có nhấn nhá to nhỏ những chỗ cần nhấn mạnh; nói lầm bầm thì thào, giọng đơn điệu không âm sắc, không có những khoảng lặng v.v... Các kiểu nói này làm cho công sức soạn bài giảng đổ sông đổ biển. Chỉ cần bình tĩnh và để ý một chút đến cách nói và giọng nói của mình, Linh Mục sẽ dễ dàng chiếm được tình cảm của người nghe.

6. Nhiệt tình và vui tươi Bên cạnh sự thành thật, tự tin, đi sát chủ đề, nói rõ ràng,

ngắn gọn và tránh kéo dài thời gian không cần thiết, Linh Mục còn cần có sự vui tươi phấn khởi. Một bài giảng mười phút mà không có lấy một nụ cười, không một chút thanh thản, nhẹ nhàng, thì làm sao truyền giảng tin vui ? Thì làm sao truyền lửa cho người khác ?

23

Page 24: Ephata 611

Hình ảnh Đức Phanxicô vừa diễn giảng vừa xoa đầu em bé và để bé lên ghế ngồi của mình đã gây một hiệu ứng tích cực gấp bao nhiêu lần những lời nói hùng hồn khác. Hình ảnh này cũng làm các Linh Mục vốn rất nghiêm khắc và hay la mắng các trẻ nhỏ đi lại trong Nhà Thờ khi giảng, phải suy nghĩ lại.

7. Kể chuyện và hài hước 

Một hiệu ứng mạnh mẽ rấr tốt cho bài giảng là khả năng kể chuyện. Bài diễn văn tốt cần phải được xây dựng trên kinh nghiệm cá nhân hay trên thực tế, và được thích ứng với từng loại khán thính giả. Câu chuyện thú vị và thích hợp sẽ làm cho các điểm nhấn luân lý trở nên dễ hiểu, cũng như được yêu mến. Rất nhiều câu chuyện trong bài giảng được giáo dân nhớ kỹ lưỡng. Thế nên, hãy tập sử dụng các câu chuyện minh họa cách nhuần nhuyễn để làm cho giờ giảng giải trở nên nhẹ nhàng và hiệu quả.

Hài hước rất quan trọng nhưng cần thận trọng. Đó có thể là điệu bộ, là câu nói ý vị hay là câu chuyện vui, và cần phải được dùng đúng chỗ và hết sức tinh tế để tránh lố bịch, vì chúng ta đang đứng trên tòa giảng. Vị Linh Mục đại diện cho Chúa Kitô, cần tránh các từ ngữ không xứng đáng với Chúa và cần để ý tới tính nhạy cảm của địa phương cũng như của từng giới thính giả.

Ngoài 7 yếu tố trên, xin đừng quên suy niệm Lời Chúa trước khi soạn giảng. Cầu nguyện để biết Chúa muốn nói gì qua đoạn Thánh Kinh đó, chứ không phải ta sẽ nói gì và dùng đoạn Thánh Kinh để củng cố điều ta nói.

Tông Huấn Evangelii Gaudium đưa ra một số lời khuyên rằng: “Hãy dành một lượng thời gian dài cho việc học hỏi, cầu nguyện, suy tư và óc sáng tạo mục vụ, đồng thời kính trọng sự thật bằng cách cố gắng hiểu đúng ý nghĩa sứ điệp trọng tâm của một bản văn" ( số 145 – 148 ).

Cầu nguyện sẽ sinh ra an bình, và như thế chúng ta dễ dàng vượt qua ngưỡng tâm lý bực bội nếu có, khi tâm trí đang đầy tràn các việc làm, lời nói khó chịu của người khác. Bình an sẽ giúp tâm trí sáng suốt, minh mẫn, tươi vui, và vì thế, giúp cho người thuyết giảng phấn khởi để có thể truyền lửa cho người nghe.

Lm. Phêrô NGUYỄN ĐỨC THĂNG

HÃY THONG THẢ SỐNG "Thượng Đế khi đem mình vào đời,

có hỏi ý kiến mình đâu. Nên chắc chắn là khi Ngài gọi mình đi

cũng chẳng cần thông báo trước."

Nhiều khi chúng ta sống mà quên bẵng đi là mình có thể chết bất cứ lúc nào. Ta hối hả sống, vui, buồn, khỏe, yếu, ta cứ lướt qua rồi không ngoái đầu lại nhìn chuỗi ngày tháng ta đã tiêu hao của một đời người.

Cho đến khi có một người bạn vừa ngã bệnh, bệnh nặng, không biết sẽ mất đi lúc nào, lúc đó ta mới xa, gần, hốt hoảng gọi nhau. Tưởng như chưa từng có người bạn nào “Chết” bao giờ. Hay ta có một người thân trong gia đình, đang rất khỏe vừa báo tin

bị bệnh hiểm nghèo. Gia đình, họ hàng cuống lên, sợ hãi như chưa nghe đến ai nói về cái chết bao giờ, chưa chứng kiến cảnh vào bệnh viện, cảnh tang ma bao giờ.

Cả hai người trên có thể đã ngoài 70 tuổi. Lạ thật ! Cái tuổi nếu có chết thì cũng đã sống khá lâu trên đời rồi, sao những người chung quanh còn hoảng hốt thế. Hóa ra người ta, không ai muốn nghe đến chữ “Chết” dù chữ đó đến với mình hay với người thân của mình.

Hình như không ai để ý đến mỗi sáng chúng ta thức dậy, nhìn thấy mặt trời mọc ( nếu còn để ý đến mặt trời mọc ) là chúng ta đã tiêu dùng cái ngày hôm qua của đời sống mình. Có người vì công việc làm ăn, cả tuần mới có thời giờ ngửng mặt nhìn lên mặt trời. Buổi sáng còn tối đất đã hấp tấp ra đi, buổi chiều vội vã trở về lúc thành phố đã lên đèn, làm gì nhìn thấy mặt trời. Nhưng mặt trời vẫn nhìn thấy họ, vẫn đếm mỗi ngày trong đời họ. Họ tiêu mất cái vốn thời gian của mình lúc nào không biết. Tiêu dần dần vào cái vốn Trời cho mà đâu có hay. Rồi một hôm nào đó bỗng nhìn kỹ trong gương, thấy mình trắng tóc. Hốt hoảng, tiếc thời gian quá ! Khi nghe tin những người bạn bằng tuổi mình, bệnh tật đến, từ từ theo nhau rơi xuống nhanh như mặt trời rơi xuống nước, họ vừa thương tiếc bạn vừa nghĩ đến phiên mình.

24

CÙNG NGHIỆM SINH

Page 25: Ephata 611

Thật ra, nếu chúng ta bình tâm nghĩ lại một chút, sẽ thấy “Cái chết” nó cũng đến tự nhiên như “Cái sống”. Đơn giản, mình phải hiểu giữa sống và chết là một sự liên hệ mật thiết, vì lúc nào cái chết cũng đi song song từng ngày với cái sống.

Dẫu biết rằng, đôi khi có những cái chết đến quá sớm, nhưng ta cũng đâu có quyền từ khước chết.

Tôi biết có người mẹ trẻ, con của bạn thân tôi. Chị bị ung thư, chị cầu xin Thượng Đế cho sống đến khi đứa con duy nhất của mình vào Đại Học. Chị không cưỡng lại cái chết, chị chỉ mặc cả với Thượng Đế về thời gian vì con chị lúc đó mới lên 3 tuổi. Thượng Đế đã nhận lời chị. Ngày con chị tốt nghiệp Trung Học, chị ngồi xe lăn đi dự lễ ra trường của con và tuần lễ sau chị qua đời. Trong suốt mười mấy năm trị bệnh, chị vẫn làm đủ mọi việc: chị đội tóc giả đi làm, đến sở đều đặn, lấy ngày nghỉ hè và ngày nghỉ bệnh đi trị liệu.

Những bạn làm chung không ai biết chị bị ung thư, ngay cả xếp của chị. Khi họ biết ra, thì là lúc chị không đứng được trên đôi chân mình nữa. Chị sửa soạn từng ngày cho cái chết với nụ cười trên môi.

Vẫn vừa đi làm, vừa cơm nước cho chồng con, ân cần săn sóc cha mẹ, hiền hòa giúp đỡ anh em trong nhà, chị mang niềm tin đến cho tất cả những người thân yêu của mình. Sau ba năm chị mất, cậu con trai mỗi năm vẫn nhận được một tấm thiệp sinh nhật mẹ viết cho mình ( mẹ đã nhờ qua người dì gửi hộ ). Hôm sinh nhật 21 tuổi của cậu cũng vào ngày giỗ năm thứ ba của mẹ, cậu nhận được tấm thiệp mừng sinh nhật mình, với dòng chữ nguệch ngoạc, chị viết cho con: Mừng sinh nhật thứ 21 của con. Hãy bước vui trong đời sống và nhớ rằng mẹ luôn luôn bên cạnh con. Tôi đọc những dòng chữ mà ứa nước mắt.

Tôi nghĩ đến chị với tất cả lòng cảm phục. Chị là người biết sống trong nỗi chết. Khi không thắng được bệnh tật, chị biết hòa giải với nó để sống chậm lại với nó từng ngày cho con mình. Chắc “cái chết” cũng nhân nhượng với chị, thông cảm với chị như một người bạn.

Một chị bạn kể cho nghe về một bà bạn khác. Bà này mới ngoài sáu mươi, nhanh nhẹn, khỏe mạnh và tính nết vui vẻ, yêu đời. Nhưng khi nào đi ra khỏi nhà bà cũng mang theo một bộ quần áo đặc biệt, đủ cả giầy vớ bỏ vào một cái túi nhỏ riêng trong vali. Hỏi bà, sao lại để bộ này ra riêng một gói vậy, bà thản nhiên nói: “Nếu tôi chết bất thình lình ở đâu, tôi có sẵn quần áo liệm, không phiền đến ai phải lo cho mình.” Bà mang theo

như thế lâu lắm rồi, tôi không biết có khi nào bà ngắm nghía mãi, thấy chưa dùng tới, bà lại đổi một bộ mới khác cho ưng ý không ? Giống như người phụ nữ sắp đi dự tiệc hay cầm lên, để xuống, thay đổi áo quần sao cho đẹp. Đi vào cái chết cũng có thể coi như đi dự một đám tiệc.

Tôi nghĩ đây là một người khôn ngoan, sẵn sàng cho cái chết mà bà biết nó sẽ đến bất cứ lúc nào. Bà đón nhận cái chết tự nhiên, giản dị như đi dự tiệc, hay một chuyến đi xa, đi gần, nào đó của mình.

Nhưng không phải ai cũng nghĩ về cái chết giản dị như vậy. Phần đông muốn được sống lâu, nên bao giờ gặp nhau cũng thích chúc cho nhau tuổi thọ. Thích hỏi nhau ăn gì, uống gì cho trẻ trung mãi. Loài người nói chung, càng ngày càng thích sống hơn chết. Họ tìm kiếm đủ mọi phương thuốc để kéo dài tuổi thọ. Người ta ức đoán, trong một tương lai rất gần, loài người có thể sống đến 120 tuổi dễ dàng với những môn thuốc ngăn ngừa bệnh tật và bồi dưỡng sức khỏe.

Rồi người ta sẽ còn tạo ra những bộ phận mới của nội tạng để thay thế cho những bộ phận gốc bị nhiễm bệnh. Gan, ruột, bao tử v.v… sẽ được thay như ta thay những phần máy móc của một cái xe cũ. Chúng ta, rồi sẽ sống chen chúc nhau trên mặt đất này.

Chỉ tiếc một điều là song song với việc khám phá ra thuốc trường thọ người ta cũng phải phát minh ra những người máy ( robot ) để chăm sóc những người già này, vì con cháu quá bận ( chắc đang chúi đầu tìm thuốc trường sinh ) không ai có thời giờ chăm sóc cha mẹ già. Theo tôi, ngắm nhìn hình ảnh một cụ ông hay một cụ bà lưng còng, tóc bạc, đang cô đơn ngồi trong một căn buồng trống vắng, được một người máy đút cơm vào miệng, thật khó mà cảm động, đôi khi còn cho ta cái cảm giác tủi thân nữa.

Nhưng sống như vậy mà có người vẫn thích sống. Một người đàn ông ngoài bẩy mươi, bị bệnh tim nặng, đang nằm trong phòng đặc biệt ( ICU ) lúc mơ màng tỉnh dậy, nhắn với các con cháu là khi nào vào thăm không ai được mặc áo mầu đen. Ông kiêng cữ mầu của thần chết. Ông quên rằng thần chết, đôi khi, có thể đến với chiếc áo mầu hồng.

Thật ra, chính nhờ “cái chết” cho ta nhận biết là “cái sống” đẹp hơn và có giá trị hơn, dù có người sống rất cơ cực vẫn thấy cuộc đời là đẹp.

25

Page 26: Ephata 611

Những bậc thiên tài, những nhà văn lớn đã tự tìm về cái chết khi họ bắt đầu nhìn thấy cái vô vị trong đời sống như nhà văn Ernest Hemingway, Yasunari Kawabata và họa sĩ Vincent van Gogh, v.v… Chắc họ không muốn sống vì thấy mình không còn khả năng hưởng hết vẻ đẹp của “cái sống” nữa. Họ là một vài người trong số nhỏ trên mặt đất này sau khi chết để lại tên tuổi trên những trang sử, lưu lại hậu thế, còn phần đông nhân loại, sau khi chết một thời gian, không để lại một di tích nào. Con cháu có thờ cúng được một hai thế hệ, sau đó tên tuổi mờ dần, mất hẳn theo ngày tháng, vì chính những kẻ thờ phụng đó lại tiếp theo nằm xuống cùng cát bụi.

Ðời sống con người chóng qua như cỏ, như bông hoa nở trong cánh đồng, một cơn gió thoảng đủ làm nó biến đi, nơi nó mọc cũng không còn mang vết tích ( Thánh Vịnh ).

Thượng Đế khi đem mình vào đời, có hỏi ý kiến mình đâu. Nên chắc chắn là khi Ngài gọi mình đi cũng chẳng cần thông báo trước.

Chúng ta cứ thong thả sống từng ngày, khi nào chết thì chết, mặt trời mọc rồi mặt trời lặn, bông hoa nở rồi bông hoa tàn, thế thôi.

Tại sao ta phải cay cú với cái chết ? Hãy dùng trí tưởng tượng của mình, thử hình dung ra một thế giới không có cái chết.

Chắc lúc đó chúng ta sẽ không còn không khí mà thở chứ đừng nghĩ đến có một phiến đất cho bàn chân đứng.

TRẦN MỘNG TÚ

"THƯƠNG HỌ RỒI AI THƯƠNG TỤI TUI ?"Giàu có nhưng thiếu lòng thương người, đó là thực

trạng của nhiều tỉ phú Trung Quốc ngày nay…

Người được xem là giàu nhất nhân loại hiện nay, tỉ phú Bill Gates của Mỹ đã lên tiếng thúc giục những người giàu có ở Trung Quốc nên dấn thân hơn nữa trong các công tác từ thiện. 

Trong một bài báo trên Nhân Dân Nhật Báo, Bill Gates đã viết: “Chỉ khi nào chúng ta giúp đỡ kẻ cơ hàn thoát khỏi tình cảnh cùng cực và bệnh tật thì chúng ta mới có thể nói thế giới đã phát triển đúng đắn. Đầu tư vào cho người nghèo cũng là một việc làm quan trọng không kém gì đầu tư vào thế giới doanh nghiệp hiện nay vậy”. 

Vào năm 2013, Trung Quốc có 358 tỉ phú, gia tăng đến 41% so với năm 2012, khiến Trung Quốc trở thành quốc gia có nhiều tỉ phú đôla nhất thế giới, chỉ đứng sau có Hoa Kỳ. Nhưng về công tác từ thiện thì Trung Quốc xếp gần cuối bảng, đứng ở hạng 115 trong số 135 quốc gia trong bảng World Giving Index của Hiệp Hội Charities Aid Foundation.

Vào năm 2010, cùng với tỉ phú hạng nhì thế giới là Warren Buffet, Gates từng sang Trung Quốc hô hào 50 nhà giàu mới làm từ thiện, nhưng kết quả vẫn không ra sao cả, các tỉ phú Trung Quốc vẫn cứ trơ trơ: “Thương họ rồi ai thương tụi tui ?”

TRẦN VŨ

BÀI VĂN 9,5 ĐIỂM GÂY XÔN XAO THÀNH PHỐ VINH !Trong buổi lễ chào cờ đầu tuần, thầy Lê Trần Bân, Hiệu phó THPT Huỳnh Thúc Kháng ( thành phố

Vinh, Nghệ An ) đã đọc bài văn viết về bố của học sinh Nguyễn Thị Hậu. Thầy ngân ngấn nước mắt, cả sân trường xúc động lặng im. Sau hôm đó, người dân thành phố Vinh photo bài văn, chuyền tay nhau đọc.

Nguyễn Thị Hậu, học sinh chuyên Toán lớp 10A2 THPT Huỳnh Thúc Kháng, thành phố Vinh, Nghệ An, chỉ có 45 phút ngồi trên lớp học để viết lên bài văn này. Bài văn với gần 1.500 từ trên 4 trang giấy kiểm tra ướt nhoè nước mắt của Hậu khi làm bài.

26

CÙNG BÌNH LUẬN

CÙNG TRÂN TRỌNG

Page 27: Ephata 611

Bóng dáng người bố yêu thương hiện lên trang văn, người đọc đường như thấy một chút bóng dáng người bố thân yêu của mình và thôi thúc nuôi dưỡng ước mơ và thúc giục sống tốt hơn. Bài làm văn của em đã viết lên cảm nghĩ chân thực về người cha thân yêu làm nghề xe lai ( xe đạp ôm ), nhưng bị căn bệnh quật ngã ra đi.

Thầy Võ Tuấn Thiện, hiệu trưởng THPT Huỳnh Thúc Kháng, cho biết: "Thầy Bân đọc được nửa bài văn quá xúc động nghẹn lời, ngân ngấn nước mắt. Chúng tôi đều rưng rưng, mến phục thương em Hậu và thôi thúc chúng tôi sống và giảng dạy tốt hơn. Từ nay vào các buổi lễ chào cờ đầu tuần chúng tôi chọn lọc những đề văn và bài làm hay đọc dưới cờ để nhân lên sự yêu thích văn chương của học sinh".

Ngay sau đó từ học sinh, giáo viên các trường trên địa bàn thành phố Vinh cho đến bà bán nước bác xe ôm đã photo bài văn, chuyền tay nhau đọc. Cứ thế bài văn nhân thêm nhiều bản, và chuyền về tận các huyện...

Đề bài: “Em hãy phát biểu cảm nghĩ về một người thân yêu nhất"

Bài làm:

Trong cuộc sống hàng ngày, có biết bao nhiêu người đáng để chúng ta thương yêu và dành nhiều tình cảm. Nhưng đã bao giờ bạn nghĩ rằng, người thân yêu nhất của bạn là ai chưa ? Với mọi người câu trả lời ấy có thể là ông bà, là mẹ, là anh chị hoặc cũng có thể là bạn bè chẳng hạn. Còn riêng tôi, hình ảnh người bố sẽ mãi mãi là ngọn lửa thiêng liêng, sưởi ấm tâm hồn tôi mãi tận sau này.

Bố tôi không may mắn như những người đàn ông khác. Trong suốt cuộc đời bố có lẽ không bao giờ được sống trong sự sung sướng, vui vẻ. Bốn mươi tuổi khi chưa đi được nửa chặng đời người, bố đã phải sống chung với bao nhiêu bệnh tật: Đầu tiên đó chỉ là những cơn đau dạ dày, rồi tiếp đến lại xuất hiện thêm nhiều biến chứng.

Trước đây, khi còn khỏe mạnh, bao giờ bố cũng rất phong độ. Thế nhưng bây giờ, vẻ đẹp ấy dường như đã dần đổi thay: Thay vì những cánh tay cuồn cuộn bắp, giờ đây chỉ còn là một dáng người gầy gầy, teo teo. Đôi mắt sâu dưới hàng lông mày rậm, hai gò má cao cao lại dần nổi lên trên khuôn mặt sạm đen vì sương gió.

Tuy vậy, bệnh tật không thể làm mất đi tính cách bên trong của bố, bố luôn là một người đầy nghị lực, giàu tự tin và hết lòng thương yêu gia đình.

Gia đình tôi không khá giả, mọi chi tiêu trong gia đình đều phụ thuộc vào đồng tiền bố mẹ kiếm được hàng ngày. Dù bệnh tật, ốm đau nhưng bố chưa bao giờ chịu đầu hàng số mệnh. Bố cố gắng vượt lên những cơn đau quằn quại để làm yên lòng mọi người trong gia đình, cố gắng kiếm tiền bằng sức lao động của mình từ nghề xe lai.

Hàng ngày, bố phải đi làm từ khi sáng sớm cho tới lúc mặt trời đã ngả bóng từ lâu. Mái tóc bố đã dần bạc đi trong sương sớm. Công việc ấy rất dễ dàng với những người bình thường nhưng với bố nó rất khó khăn và gian khổ. Bây giờ có những lúc phải chở khách đi đường xa, đường sốc thì những cơn đau dạ dạy của bố lại tái phát.

Và cả những ngày thời tiết thay đổi, có những trưa hè nắng to nhiệt độ tới 38 – 48 độ C, hay những ngày mưa ngâu rả rích cả tháng 7, tháng 8, rồi cả những tối mùa đông lạnh giá, bố vẫn cố gắng đứng dưới những bóng cây kia mong khách qua đường. Tôi luôn tự hào và hãnh diện với mọi người khi có được một người bố giàu đức hy sinh, chịu thương, chịu khó như vậy.

Nhưng có phải đâu như vậy là xong. Mỗi ngày bố đứng như vậy thì khi trở về những cơn đau quằn quại lại hành hạ bố. Nhìn khuôn mặt bố nhăn lại, những cơn đau vật vã mà bố phải chịu đựng, tôi chỉ biết òa lên mà khóc. Nhìn thấy bố như vậy, lòng tôi như quặn đau hơn gấp trăm ngàn lần. Bố ơi, giá như con có thể mang những cơn đau đó vào mình thay cho bố, giá như con có thể giúp bố kiếm tiền thì hay biết mấy ? Nếu làm được gì cho bố vào lúc này để bố được vui hơn, con sẽ làm tất cả, bố hãy nói cho con được không ?

Những lúc ấy, tôi chỉ biết ôm bố, xoa dầu cho bố, tôi chỉ muốn với bố đừng đi làm nữa, tôi có thể nghỉ học, như vậy sẽ tiết kiệm được chi tiêu cho gia đình, tôi có thể kiếm được tiền và chữa bệnh cho bố. Nhưng nếu nhắc đến điều đó chắc chắn là bố sẽ buồn và thất vọng ở tôi nhiều lắm.

Bố luôn nói rằng bố sẽ luôn chiến đấu. Chiến đấu cho tới những chút sức lực cuối cùng để có thể nuôi chúng tôi ăn học thành người. Bố rất quan tâm đến việc học của chúng tôi. Ngày xưa bố học rất giỏi nhưng nhà nghèo bố phải nghỉ học. Vào mỗi tối, khi còn cố gắng đi lại được, bố luôn bày dạy cho mấy chị em học bài.

27

Page 28: Ephata 611

Trong những bữa cơm bố thường nhắc chúng tôi cách sống, cách làm người sao cho phải đạo. Tôi phục bố lắm, bố thuộc hàng mấy nghìn câu Kiều, hàng trăm câu châm ngôn, danh ngôn nổi tiếng...

Chính vì vậy, tôi luôn cố gắng tự giác học tập. Tôi sẽ làm một bác sĩ và sẽ chữa bệnh cho bố, sẽ kiếm tiền để phụng dưỡng bố và đi tiếp những bước đường dở dang trong tuổi trẻ của bố. Tôi luôn biết ơn bố rất nhiều, bố đã dành cho tôi một con đường sáng ngời, bởi đó là con đường của học vấn, chứ không phải là con đường đen tối của tiền bạc. Tôi sẽ luôn lấy những lời bố dạy để sống, lấy bố là gương sáng để noi theo.

Và tôi khâm phục không chỉ bởi bố là một người giỏi giang, là một người cao cả, đứng đắn, lòng kiên trì chịu khó mà còn bởi cách sống lạc quan, vô tư của bố.

Mặc dù những thời gian rảnh rỗi của bố còn lại rất ít nhưng bố vẫn trồng và chăm sóc khu vườn trước nhà để cho nó bao giờ cũng xanh tươi. Những giỏ phong lan có bao giờ bố quên cho uống nước vào mỗi buổi sáng; những cây thiết mộc lan có bao giờ mang trên mình một cái lá héo nào ? Những cây hoa lan, hoa nhài có bao giờ không tỏa hương thơm ngát đâu ? Bởi đằng sau nó luôn có một bàn tay ấm áp chở che, chăm sóc. Không những yêu hoa mà bố còn rất thích nuôi động vật. Nhà tôi bao giờ cũng có hai chú chó con và một chú mèo và có lúc bố còn mang về những chiếc lồng chim đẹp nữa.

Và hơn thế, trong suốt hơn năm năm trời chung sống với bệnh tật, tôi chưa bao giờ nghe bố nhắc đến cái chết, nhưng điều đó không đồng nghĩa với việc trốn tránh sự thật, bố luôn đối mặt với “tử thần”, bố luôn dành thời gian để có thể làm được tất cả mọi việc khi chưa quá muộn.

Nhưng cuộc đời bố bao giờ cũng đầy đau khổ, khi mà cả gia đình đã dần khá lên, khi các chị tôi đã có thể kiếm tiền, thì bố lại bỏ chị em tôi, bỏ mẹ, bỏ gia đình này để ra đi về thế giới bên kia. Bố đi về một nơi rất xa mà không bao giờ được gặp lại. Giờ đây khi tôi vấp ngã, tôi sẽ phải tự đứng dậy và đi tiếp bằng đôi chân của mình, bởi bố đi xa, sẽ không còn ai nâng đỡ, che chở, động viên tôi nữa.

Bố có biết chăng nơi đây con cô đơn buồn tủi một mình không ? Tại sao nỡ bỏ con ở lại mà đi hả bố ? Nhưng con cũng cảm ơn bố, bố đã cho con thêm một bài học nữa, đó chính là trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta hãy trân trọng những gì đang có, hãy yêu thương những người xung quanh mình hơn, và đặc biệt hãy quan tâm, chăm sóc cho bố của mình, tha thứ cho bố, khi bố nóng giận và nỡ mắng mình bởi bố luôn là người yêu thương nhất của chúng ta.

Bố ra đi, đi đến một thế giới khác, ở nơi đó bố sẽ không còn bệnh tật, sẽ thoát khỏi cuộc sống thương đau này. Và bố hãy yên tâm, con sẽ luôn nhớ những lời dạy của bố, sẽ luôn thương yêu, kính trọng biết ơn bố, sẽ sống theo gương sáng mà bố đã rọi đường cho con đi. Hình ảnh của bố sẽ luôn ấp ủ trong lòng con. Những kỷ niệm, những tình cảm bố dành cho con, con sẽ ôm ấp, trân trọng, nó như chính linh hồn của mình.

NGUYỄN THỊ HẬU( Lớp 10A2, Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng,

Thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An )

Lời phê của cô giáo Phan Thị Thanh Vân:

Em là một người con ngoan, bài viết của em đã làm cho cô rất xúc động.Điều đáng quý nhất của em là tình cảm chân thực và em có một trái tim nhân hậu, em đã cho cô một bài học làm người. Mong rằng đây không chỉ là trang văn mà còn là sự hành xử của em trong cuộc đời”.

BỐN CHUYỆN LẠ Ở ĐẤT NƯỚC NHẬT BẢN1. Trung thực

Ở Nhật, bạn khó có cơ hội bắt taxi để đi một cuốc đường dài. Vì sao ? Các bác tài sẽ tự chở bạn thẳng đến nhà ga tàu điện ngầm, kèm lời hướng dẫn “Hãy đi tàu điện ngầm cho rẻ”.

Sự trung thực của người Nhật, in đậm nét ở những "mini shop không người bán” tại Osaka. Nhiều vùng ở Nhật không có nông dân. Ban ngày họ vẫn đến công sở, ngoài giờ làm họ trồng trọt thêm. Sau khi thu hoạch, họ đóng gói sản phẩm, dán giá và để thùng tiền bên cạnh.

28

CÙNG KHÂM PHỤC

Page 29: Ephata 611

Người mua cứ theo giá niêm yết mà tự bỏ tiền vào thùng. Cuối ngày, trên đường đi làm về, họ ghé đem thùng tiền về nhà. Nhẹ nhàng và đơn giản. Các con đường mua sắm, các đại siêu thị ở Hokkaido, Sapporo hay Osaka... cũng không nơi nào bạn phải gửi giỏ, túi xách.

Quầy thanh toán cũng không đặt ngay cổng ra vào. Người Nhật tự hào khẳng định động từ "ăn cắp vặt" gần như đã biến mất trong từ điển. Nếu bạn đến Nhật, toàn bộ các cửa hàng sẽ tự động trừ thuế, giảm 5 – 10% khi biết bạn là khách nước ngoài.

2. Không ồn

Nguyên tắc không gây tiếng ồn được áp dụng triệt để tại Nhật. Tất cả đường cao tốc đều phải xây dựng hàng rào cách âm, để nhà dân không bị ảnh hưởng bởi xe lưu thông trên đường. Osaka bỏ ra 18 tỷ USD xây hẳn 1 hòn đảo nhân tạo để làm sân bay rộng hơn 500ha ngay trên biển. Lý do đơn giản chỉ vì “người dân không chịu nổi tiếng ồn khi máy bay lên xuống”.

Tại các cửa hàng mua sắm, dù đang vào mùa khuyến mãi, cũng không một cửa hàng nào được đặt máy phát ra tiếng. Tuyệt đối không được bật nhạc làm ồn sang cửa hàng bên cạnh. Muốn quảng cáo và thu hút thì cách duy nhất là thuê một nhân viên dùng loa tay, quảng cáo với từng khách.

3. Nhân bản

Vì sao trên những cánh đồng ở Nhật luôn còn một góc nguyên, không thu hoạch ? Không ai bảo ai, những nông dân Nhật không bao giờ gặt hái toàn bộ nông sản mà họ luôn để phần 5 – 10% sản lượng cho các loài chim, thú trong tự nhiên.

4. Bình đẳng

Mọi đứa trẻ đều được dạy về sự bình đẳng. Để không có tình trạng phân biệt giàu nghèo ngay từ nhỏ, mọi trẻ em đều được khuyến khích đi bộ đến trường. Nếu nhà xa thì xe đưa đón của trường là chọn lựa duy nhất. Các trường không chấp nhận cho phụ huynh đưa con đến lớp bằng xe hơi.

Việc mặc đồng phục vest đen từ người quét đường đến tất cả nhân viên, quan chức, cho thấy một nước Nhật không khoảng cách. Những ngày tuyết phủ trắng nước Nhật, từ trên cao nhìn xuống, những công dân Nhật như những chấm đen nhỏ di chuyển nhanh trên đường. Tất cả họ là một nước Nhật chung ý chí, chung tinh thần lao động.

Văn hóa xếp hàng thấm đẫm vào nếp sinh hoạt hàng ngày của người Nhật. Không có bất cứ sự ưu tiên. Sẽ không có gì ngạc nhiên nếu một ngày bạn thấy người xếp hàng ngay sau lưng mình chính là Thủ Tướng.

Ở Nhật, nội trợ là một nghề. Hàng tháng chính phủ tự trích lương của chồng đóng thuế cho vợ. Do đó, người phụ nữ ở nhà làm nội trợ nhưng vẫn được hưởng các tiêu chuẩn y như một người đi làm. Về già, vẫn hưởng đầy đủ lương hưu. Độc đáo hơn nữa là nhiều công ty áp dụng chính sách, lương của chồng sẽ vào thẳng tài khoản của vợ. Vai trò của người phụ nữ trong gia đình vì thế luôn được đề cao, tôn trọng.

Nguồn: vitalk.vn

470. QUỸ MẸ HẰNG CỨU GIÚP MỔ TIM CHO ÔNG NGUYỄN TRỌNG HUỆ Ở KHÁNH HÒA

Lm. Phêrô Phạm Minh Tâm, Nhà Thờ Chánh Tòa Vĩnh Long, 141 Lê Thái Tổ, P. 2, TP. Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long, điện thoại: 01277.702.728, giới thiệu ông NGUYỄN TRỌNG HUỆ, sinh năm 1961, hộ khẩu tại thôn Văn Cứ, xã Cam Hòa, huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa, tạm trú tại 145/1 Phạm Thái Bường, P. 4, TP. Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long, điện thoại: 0905.527.102. Vợ ông làm công nhân, mẹ ruột đã qua đời.

Ông Huệ bị bệnh tim bẩm sinh, hở van 2 lá. Các bác sĩ Viện Tim, Sàigòn, báo chi phí ca mổ là 127.260.000 đồng, chưa tính các khoản phụ khác. Để có số tiền này, gia đình ông đã phải bán đất ở xã Cam Hòa, vay thêm bà con hàng xóm để kịp cho ông được mổ tim đúng hẹn.

Ngày 13.5.2014, chúng tôi xin mở Quỹ Trợ Giúp mổ tim cho ông Nguyên Trong Huệ với số tiền là 40.000.000 VND. Mọi liên hệ trợ giúp xin gửi về cho Lm. Giuse Lê Quang Uy, Trung Tâm Mục Vụ DCCT, 38 Kỳ Đồng, P. 9, Q. 3, Sàigòn. Email: [email protected]

Danh sách các ân nhân gần xa:

29

CÙNG TƯƠNG TRỢ

Page 30: Ephata 611

Hội Bác Ái Phanxicô ( Hoa Kỳ ): 4.000.000 VNDHai ân nhân đi Lễ Xa Quê DCCT ( các tỉnh ): 3.000.000 VNDAnh Chiến ( Sàigòn ): 1.500.000 VND + 20 USDBạn Fiat Chính ( Sàigòn ): 300.000 VNDMột học viên Khoá Agape 34 DCCT ( Sàigòn ): 300.000 VNDGia đình Nho-Na ( Sàigòn ): 1.000.000 VNDGia đình Tuấn-Nga, Gx. Tân Định ( Sàigòn ): 1.000.000 VNDHai người ẩn danh ( Bến Tre ): 700.000 VNDÂn nhân ghi Nguyen Thanh Thiery ( Hoa Kỳ ): 50 USDÔng Tiên, Giáo Xứ Nam Thái ( Sàigòn ): 3.000.000 VNDMột ân nhân ẩn danh ( Sàigòn ): 4.000.000 VNDCô Hồ Mỹ Linh ( Sàigòn ): 500.000 VNDBốn ân nhân đi Lễ Xa Quê ( các tỉnh ): 3.000.000 VNDAnh Long, Giáo Xứ Bùi Phát ( Sàigòn ): 1.000.000 VNDCác ân nhân ở Boston ( Hoa Kỳ ) qua cha Thuận: 200 USDMột bạn trẻ ( Gia Lai ): 200.000 VNDMột người ẩn danh ( Phú Yên ): 500.000 VNDCô Tô Kim Phượng ( Hoa Kỳ ): 100 USDCô Teresa Do ( Hoa Kỳ ): 200 USDBạn Fiat K. Hiền, Hóc Môn ( Sàigòn ): 1.000.000 VNDGia đình Lunhoang ( Canada ): 100 CADMột ân nhân đi Lễ Xa Quê ( Bình Định ): 1.000.000 VND

Tổng kết đến 17g30 chiều thứ năm 22.5.2014: 26.000.000 VND + 570 USD + 100 CAD = 40.000.000 VND

471. ĐANG QUYÊN GÓP QUỸ MẸ HẰNG CỨU GIÚP MỔ TIM CHO EM PHÙNG HOÀI PHONG Ở KHÁNH HOÀCha Phêrô Trần Văn Tâm, Giáo Xứ Hoà Yên, Giáo Hạt Can Lâm, Giáo Phận Nha Trang, giới thiệu

em Gioan PHÙNG HOÀI PHONG, sinh năm 1996, đang học lớp 12, là con của ông Giuse Phùng Hải Tuấn và bà Maria Phan Thị Thu Trang, hiện ngụ tại số 1 Võ Thị Sáu, xã Cam Đức, huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hoà, thuộc Giáo Họ Micae, Giáo Xứ Hoà Yên, số điện thoại 0583.983.415. Ba em bị bệnh sơ gan giai đoạn cuối, chỉ nằm một chỗ, không còn khả năng lao động. Mẹ em làm nghề giữ trẻ, xoay trở mưu sinh nuôi chồng và 4 con nhỏ được đi học.

Em Phong bị bệnh tim, chứng thông liên thất, hở van 2 lá, hở van động mạch chủ, dãn buồng tim. Các bác sĩ khoa Ngoại Lồng Ngực của Bệnh Viện Đa Khoa tỉnh Khánh Hoà, cho biết em cần phải được sớm mổ tim để đóng lỗ thông liên thất, chi phí hết 70 triệu đồng, Bảo Hiểm Y Tế thanh toàn được một nửa, cần phải lo thêm 35 triệu đồng nữa.

Ngày 22.5.2014, chúng tôi xin mở Quỹ Trợ Giúp mổ tim cho em Phùng Hoài Phong với số tiền là 30.000.000 VND. Mọi liên hệ trợ giúp xin gửi về cho Lm. Giuse Lê Quang Uy, Trung Tâm Mục Vụ DCCT, 38 Kỳ Đồng, P. 9, Q. 3, Sàigòn. Email: [email protected]

Danh sách các ân nhân gần xa:

Hội Bác Ái Phanxicô ( Hoa Kỳ ): 4.000.000 VNDBạn Fiat Thảo Vân ( Lâm Đồng ): 1.000.000 VNDÔng Huỳnh Ngọc Trí ( Canada ): 200 CADCô Thuý và cô Lan, Cty Song Yến ( Sàigòn ): 5.000.000 VNDÔng Phạm Xuân Phong ( Hoa Kỳ ): 50 USDCô Anna Phan Thị Ngọc Liễu ( Sàigòn ): 500.000 VNDAnh Anrê Nguyễn Ngọc Hứa ( Úc ): 500 AUD

Sơ kết đến 19g30 chiều Chúa Nhật 25.5.2014: 10.500.000 VND + 200 CAD + 50 USD + 500 AUD

30