dhtn.hatinh.gov.vndhtn.hatinh.gov.vn/.../khhd_ttx_ver.10.05.2016-clean.docx · web viewlà một...

115
DỰ THẢO KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG TĂNG TRƯỞNG XANH TỈNH HÀ TĨNH Dự án: Quỹ Hỗ trợ Tăng trưởng xanh (GGSF) Gói số 5 - Xây dựng Kế hoạch hành động Tăng trưởng xanh cho Tỉnh Hà Tĩnh, Ninh Thuận và Bình Thuận Tháng 5, 2016 1 | KHHĐ TTX

Upload: lamdan

Post on 16-Mar-2018

216 views

Category:

Documents


2 download

TRANSCRIPT

Page 1: dhtn.hatinh.gov.vndhtn.hatinh.gov.vn/.../KHHD_TTX_Ver.10.05.2016-clean.docx · Web viewLà một tỉnh duyên hải Bắc Trung Bộ, có điều kiện tự nhiên và địa hình,

DỰ THẢO KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG TĂNG TRƯỞNG XANH

TỈNH HÀ TĨNH

Dự án: Quỹ Hỗ trợ Tăng trưởng xanh (GGSF)

Gói số 5 - Xây dựng Kế hoạch hành động Tăng trưởng xanh cho Tỉnh Hà Tĩnh, Ninh Thuận và Bình Thuận

Tháng 5, 2016

1 | K H H Đ T T X

Page 2: dhtn.hatinh.gov.vndhtn.hatinh.gov.vn/.../KHHD_TTX_Ver.10.05.2016-clean.docx · Web viewLà một tỉnh duyên hải Bắc Trung Bộ, có điều kiện tự nhiên và địa hình,

Dự thảo Kế hoạch hành động Tăng trưởng xanh Tỉnh Hà Tĩnh

TỪ VIẾT TẮT

BĐKH Biến đổi khí hậu

BVMT Bảo vệ môi trường

BVTV Bảo vệ thực vật

CCN Cụm công nghiệp

CTR Chất thải rắn

CTRCN Chất thải rắn công nghiệp

DN Doanh nghiệp

GDP Tổng sản phẩm quốc nội

GĐ Gia đình

HCBVTV Hóa chất Bảo vệ thực vật

HTX Hợp tác xã

KCN Khu công nghiêp

KHHĐ Kế hoạch hành động

KHHĐ TTX Kế hoạch hành động tăng trưởng xanh

KHPT KT-XH Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội

KHKT Khoa học kỹ thuật

KKT Khu kinh tế

KNK Khí nhà kính

KS Khách sạn

KTTĐ Kinh tế trọng điểm

KT-XH Kinh tế - Xã hội

MACC Đường chi phí biên giảm phát thải

NLM Năng lượng mới

NLMT Năng lượng mặt trời

NLTT Năng lượng tái tạo

NN&PTNT Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

NSĐP Ngân sách địa phương

NSTW Ngân sách trung ương

NTM Nông thôn mới

ODA Viện trợ phát triển chính thức

PTBV Phát triển bền vững

2 | K H H Đ T T X

Page 3: dhtn.hatinh.gov.vndhtn.hatinh.gov.vn/.../KHHD_TTX_Ver.10.05.2016-clean.docx · Web viewLà một tỉnh duyên hải Bắc Trung Bộ, có điều kiện tự nhiên và địa hình,

Dự thảo Kế hoạch hành động Tăng trưởng xanh Tỉnh Hà Tĩnh

PTKTXH Phát triển Kinh tế-xã hội

PTTH Phát thanh - Truyền hình

QCVN Quy chuẩn Việt Nam

QĐ Quyết định

QLNL Quản lý năng lượng

TCXDVN Tiêu chuẩn Xây dựng Việt Nam

TKNL Tiết kiệm năng lượng

TP Thành phố

TTX Tăng trưởng xanh

UBND Ủy ban nhân dân

VLXD Vật liệu xây dựng

VSMT Vệ sinh môi trường

VN Việt Nam

VP Văn phòng

3 | K H H Đ T T X

Page 4: dhtn.hatinh.gov.vndhtn.hatinh.gov.vn/.../KHHD_TTX_Ver.10.05.2016-clean.docx · Web viewLà một tỉnh duyên hải Bắc Trung Bộ, có điều kiện tự nhiên và địa hình,

Dự thảo Kế hoạch hành động Tăng trưởng xanh Tỉnh Hà Tĩnh

MỤC LỤCPHẦN 1. ĐỊNH HƯỚNG TĂNG TRƯỞNG XANH ĐẾN NĂM 2020.....................................6

1.1. Bối cảnh và yêu cầu đặt ra trong giai đoạn mới..............................................................61.2. Những yêu cầu cấp thiết để nâng cao sức cạnh tranh, sử dụng hiệu quả tài nguyên, thực hiện TTX, ứng phó BĐKH, đảm bảo PTBV................................................................................61.3. Mục tiêu và định hướng trong Kế hoạch hành động TTX giai đoạn 2016 - 2020...........7

1.3.1. Quan điểm chỉ đạo...................................................................................................71.3.2. Mục tiêu tổng quát...................................................................................................81.3.3. Mục tiêu cụ thể........................................................................................................8

PHẦN 2. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN TĂNG TRƯỞNG XANH ĐẾN NĂM 2020..................102.1. Nhóm giải pháp về tăng cường năng lực và thể chế......................................................102.2. Nhóm giải pháp về nâng cao nhận thức.........................................................................102.3. Nhóm giải pháp về giảm cường độ phát thải khí nhà kính............................................11

2.3.1. Trong nông lâm thủy sản.......................................................................................112.3.2. Trong công nghiệp và năng lượng.........................................................................112.3.3. Trong thương mại và dịch vụ.................................................................................12

2.4. Nhóm giải pháp về xanh hóa sản xuất...........................................................................122.5. Nhóm giải pháp về xanh hóa lối sống và thúc đẩy tiêu dùng bền vững........................12

PHẦN 3. CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU VÀ DỰ ÁN TRỌNG ĐIỂM LIÊN QUAN ĐẾN TĂNG TRƯỞNG XANH..............................................................................................................13

3.1. Nhóm nhiệm vụ, dự án tăng cường năng lực và thể chế...............................................133.2. Nhóm nhiệm vụ, dự án nâng cao nhận thức..................................................................133.3. Nhóm nhiệm vụ, dự án về giảm phát thải khí nhà kính.................................................14

3.3.1. Lĩnh vực nông lâm ngư nghiệp..............................................................................143.3.2. Lĩnh vực công nghiệp và năng lượng....................................................................143.3.3. Lĩnh vực dịch vụ thương mại.................................................................................153.3.4. Lĩnh vực giao thông...............................................................................................15

3.4. Nhóm nhiệm vụ, dự án về xanh hóa sản xuất................................................................153.5. Nhóm nhiệm vụ, dự án xanh hóa lối sống và thúc đẩy tiêu dùng bền vững..................16

PHẦN 4. TỔ CHỨC THỰC HIỆN...........................................................................................184.1. UBND Tỉnh...................................................................................................................184.2. Sở Kế hoạch và Đầu tư..................................................................................................184.3. Sở Tài chính...................................................................................................................184.4. Sở Khoa học và Công nghệ...........................................................................................184.5. Sở Tài nguyên và Môi trường........................................................................................19

4 | K H H Đ T T X

Page 5: dhtn.hatinh.gov.vndhtn.hatinh.gov.vn/.../KHHD_TTX_Ver.10.05.2016-clean.docx · Web viewLà một tỉnh duyên hải Bắc Trung Bộ, có điều kiện tự nhiên và địa hình,

Dự thảo Kế hoạch hành động Tăng trưởng xanh Tỉnh Hà Tĩnh

4.6. Sở Công Thương............................................................................................................194.7. Sở Giao thông Vận tải...................................................................................................194.8. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.......................................................................194.9. Sở Xây dựng..................................................................................................................194.10. Sở Thông tin và Truyền thông.......................................................................................204.11. Các sở, ban, ngành và UBND các huyện trong tỉnh......................................................204.12. Các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp...........................................20

PHỤ LỤC 1: DANH MỤC CÁC CHƯƠNG TRÌNH, DỰ ÁN, KẾ HOẠCH THỰC HIỆN TTX GIAI ĐOẠN 2016-2020................................................................................................................21

1. Các chương trình, dự án ưu tiên về giảm phát thải khí nhà kính và phát triển năng lượng sạch, năng lượng tái tạo..............................................................................................................212. Các chương trình dự án ưu tiên về xanh hóa sản xuất.......................................................253. Các chương trình dự án ưu tiên về xanh hóa lối sống và tiêu dùng bền vững...................27

PHỤ LỤC 2: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CỦA TỈNH HÀ TĨNH THEO HƯỚNG TĂNG TRƯỞNG XANH..............................................................................................28PHỤ LỤC 3: TIỀM NĂNG GIẢM PHÁT THẢI KHÍ NHÀ KÍNH TẠI TỈNH HÀ TĨNH........58

5 | K H H Đ T T X

Page 6: dhtn.hatinh.gov.vndhtn.hatinh.gov.vn/.../KHHD_TTX_Ver.10.05.2016-clean.docx · Web viewLà một tỉnh duyên hải Bắc Trung Bộ, có điều kiện tự nhiên và địa hình,

Dự thảo Kế hoạch hành động Tăng trưởng xanh Tỉnh Hà Tĩnh

PHẦN 1. ĐỊNH HƯỚNG TĂNG TRƯỞNG XANH ĐẾN NĂM 2020

1.1. Bối cảnh và yêu cầu đặt ra trong giai đoạn mới

Là một tỉnh duyên hải Bắc Trung Bộ, có điều kiện tự nhiên và địa hình, khí hậu khắc nghiệt, trong bối cảnh của những diễn biến về phát triển kinh tế - xã hội và biến đổi khí hậu (BĐKH) ở cả tầm quốc gia và khu vực như hiện nay, Hà Tĩnh đang phải đối mặt với nhiều thách thức nghiêm trọng. Trước hết đó là tác động của biến đổi khí hậu, nguy cơ cạn kiệt của các nguồn tài nguyên thiên nhiên, sự gia tăng ô nhiễm môi trường, trình độ phát triển, hiệu quả sản xuất và tiêu dùng thấp, các mô hình sản xuất và tiêu dùng còn chưa đáp ứng đầy đủ yêu cầu về tính “thân thiện với môi trường”.

Mặc dù Kế hoạch hành động Tăng trưởng xanh (KHHĐ TTX) của Tỉnh đã được ban hành1 và bước đầu được thực hiện, Hà Tĩnh vẫn chưa có những nghiên cứu khoa học, hoặc các công trình khảo sát, đánh giá toàn diện về tác động của BĐKH đến phát triển KT-XH và môi trường. Tỉnh cũng chưa có các cuộc điều tra chi tiết hoặc các tính toán đáng tin cậy về phát thải khí nhà kính (KNK), chưa lượng giá được những tổn thất kinh tế - xã hội mà địa phương phải gánh chịu từ các tác động của BĐKH và nước biển dâng. Kết quả của các nghiên cứu khoa học này, nếu được thực hiện tốt, sẽ là thông tin đầu vào quan trọng và hữu ích cho việc định hướng, xây dựng các chiến lược phát triển mang tính bền vững của Tỉnh, làm cơ sở cho việc ra các quyết định quản lý kịp thời và có hiệu quả. Vì thế, việc sàng lọc, kiểm chứng các điều kiện, thông tin về BĐKH khí hậu, phát thải KNK và lồng ghép chúng vào quá trình xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và tầm nhìn phát triển của Tỉnh phải được coi là một yêu cầu bắt buộc. Bên cạnh đó, qua gần 3 năm thực hiện kế hoạch, một số các chỉ tiêu, giải pháp đã không còn phù hợp.

Với ý nghĩa đó, Hà Tĩnh tiến hành rà soát và điều chỉnh lại Kế hoạch hành động TTX cấp Tỉnh nhằm hiện thực hóa Chiến lược TTX và KHHĐ TTX Quốc gia. Kế hoạch hành động này được điều chỉnh dựa trên cơ sở đánh giá thực trạng phát triển KT-XH, diễn biến chống BĐKH và phát thải KNK, xét từ giác độ các yêu cầu của Chiến lược Tăng trưởng xanh. Mục đích của việc điều chỉnh KHHĐ TTX của Hà Tĩnh là xác định các phương án và hành động cần được thực hiện trong thời gian tới, nhằm đưa Hà Tĩnh phát triển theo hướng giảm phát thải KNK, bảo vệ môi trường, bảo đảm để các nguồn tài nguyên được sử dụng một cách hiệu quả, năng lực ứng phó với biến đổi khí hậu được tăng cường. Trong Kế hoạch hành động TTX của tỉnh Hà Tĩnh, các thành tựu và kết quả cũng như các tồn tại và hạn chế trong quá trình phát triển được xác định, các cơ hội và thách thức được nhận diện. Kết quả của những đánh giá, nhận diện này sẽ tạo cơ sở tin cậy cho việc đề xuất các định hướng và giải pháp cho việc thực hiện thắng lợi các mục tiêu đề ra trong Chiến lược TTX trên địa bàn Tỉnh.

1.2. Những yêu cầu cấp thiết để nâng cao sức cạnh tranh, sử dụng hiệu quả tài nguyên, thực hiện TTX, ứng phó BĐKH, đảm bảo PTBV

Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội đến 2020 và tầm nhìn đến 2050 đã đặt ra mục tiêu đưa Hà Tĩnh phát triển từ vị thế hiện tại thành một nền kinh tế hiện đại, với tốc độ tăng trưởng cao và bền vững, trở thành động lực thúc đẩy phát triển của khu vực và của cả nước. Để đạt được mục tiêu tổng quát này, bên cạnh các nỗ lực thúc đẩy phát triển các cụm ngành kinh tế,

1 Quyết định số 243/QĐ-UBND ngày 18/1/2013 ban hành KHHĐ thực hiện Chiến lược quốc gia về TTX của tỉnh Hà Tĩnh

6 | K H H Đ T T X

Page 7: dhtn.hatinh.gov.vndhtn.hatinh.gov.vn/.../KHHD_TTX_Ver.10.05.2016-clean.docx · Web viewLà một tỉnh duyên hải Bắc Trung Bộ, có điều kiện tự nhiên và địa hình,

Dự thảo Kế hoạch hành động Tăng trưởng xanh Tỉnh Hà Tĩnh

việc nâng cao sức cạnh tranh, sử dụng hiệu quả tài nguyên, nâng cao khả năng chống chịu với BĐKH trở thành yêu cầu cấp thiết đối với Tỉnh. Cụ thể là:

- Về kinh tế, việc thúc đẩy phát triển các cụm ngành kinh tế đòi hỏi phải được thực hiện trong sự phối hợp chặt chẽ với các hoạt động TTX, phát triển năng lượng sạch, năng lượng tái tạo; thực hiện sản xuất và tiêu dùng bền vững; phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững. Các hoạt động kinh tế cần được chuyển đổi theo hướng “sạch hơn”, giảm phát thải KNK và giảm nhẹ tác động đến môi trường. Sử dụng công nghệ hiện đại là yêu cầu sống còn để giảm tiêu thụ năng lượng, tài nguyên và giảm ô nhiễm. Phát triển nông nghiệp công nghệ cao, thân thiện với môi trường là hướng đi bảo đảm cho Hà Tĩnh đạt mục tiêu xây dựng thành công nền “nông nghiệp thông minh”.

- Về xã hội, các nỗ lực cần được tập trung cho các hoạt động tạo việc làm bền vững; thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội; tạo sự ổn định về quy mô và nâng cao chất lượng dân số; PTBV các đô thị, xây dựng nông thôn mới, phân bố hợp lý dân cư và lao động theo vùng; nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo để nâng cao dân trí và trình độ nghề nghiệp đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước, vùng và địa phương.

- Về quản lý tài nguyên, môi trường và ứng phó với BĐKH, khai thác hợp lý và sử dụng tiết kiệm, bền vững tài nguyên khoáng sản; bảo vệ môi trường biển, ven biển và phát triển tài nguyên biển; chống thoái hoá đất, sử dụng hiệu quả và bền vững tài nguyên đất; bảo vệ môi trường nước và sử dụng bền vững tài nguyên nước; bảo vệ và mở rộng diện tích rừng; giảm ô nhiễm không khí và tiếng ồn ở các đô thị lớn và khu công nghiệp; đảm bảo có cơ chế quản lý có hiệu quả các loại chất thải, đặc biệt là chất thải rắn và nước thải. Nâng cao nhận thức và huy động sự tham gia của các bên liên quan vào bảo vệ môi trường và thực hiện tăng trưởng xanh.

- Hoàn thiện khung thể chế cho PTBV và tăng trưởng xanh: Trong giai đoạn tới, để thúc đẩy việc thực hiện TTX ở Hà Tĩnh, hệ thống thể chế, chính sách về TTX và PTBV phải được hoàn thiện theo hướng lồng ghép các mục tiêu TTX và PTBV vào các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển quốc gia, ngành và địa phương; đẩy mạnh công tác giáo dục, tuyên truyền, nâng cao nhận thức về TTX và PTBV, đào tạo và tăng cường năng lực quản lý TTX về PTBV cho đội ngũ cán bộ quản lý các cấp, doanh nghiệp, các tổ chức chính trị-xã hội, nghề nghiệp và cộng đồng dân cư.

1.3. Mục tiêu và định hướng trong Kế hoạch hành động TTX giai đoạn 2016 - 2020

1.3.1. Quan điểm chỉ đạo- Tăng trưởng xanh là nội dung quan trọng trong định hướng phát triển KT-XH nhanh và bền

vững của Hà Tĩnh, là quyết tâm của địa phương để thực hiện các Chiến lược quốc gia về TTX và chống BĐKH.

- Tăng trưởng xanh gắn liền với chuyển đổi mô hình tăng trưởng và tái cấu trúc nền kinh tế, đưa kinh tế Hà Tĩnh từ tăng trưởng theo chiều rộng sang tăng trưởng theo chiều sâu, dựa trên cơ sở khoa học và công nghệ hiện đại, nguồn nhân lực chất lượng cao, phù hợp với điều kiện của Việt Nam, của vùng và của Tỉnh.

- Tăng trưởng xanh được thực hiện dựa trên tăng cường đầu tư vào bảo tồn, phát triển và sử dụng hiệu quả các nguồn vốn tự nhiên, giảm phát thải khí nhà kính, cải thiện và nâng cao chất lượng môi trường, qua đó kích thích tăng trưởng kinh tế.

7 | K H H Đ T T X

Page 8: dhtn.hatinh.gov.vndhtn.hatinh.gov.vn/.../KHHD_TTX_Ver.10.05.2016-clean.docx · Web viewLà một tỉnh duyên hải Bắc Trung Bộ, có điều kiện tự nhiên và địa hình,

Dự thảo Kế hoạch hành động Tăng trưởng xanh Tỉnh Hà Tĩnh

- Tăng trưởng xanh ở Hà Tĩnh được thực hiện bởi con người và vì con người, góp phần tạo việc làm, xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân, xây dựng lối sống thân thiện với môi trường và tiêu dùng bền vững.

- Tăng trưởng xanh được xây dựng phù hợp với các định hướng phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh, của vùng, của cả nước, phù hợp với các chiến lược, quy hoạch phát triển các ngành, lĩnh vực có liên quan.

- Các hoạt động TTX của Tỉnh bảo đảm đạt được sự kết hợp giữa yêu cầu trước mắt với lợi ích lâu dài, có những bước đi thích hợp, cụ thể, với trật tự ưu tiên và các bước đột phá được xác định rõ, nhưng vẫn có thể được điều chỉnh cho phù hợp với tình hình, hoàn cảnh mới, có tính đến các mối quan hệ liên ngành, liên vùng, đáp ứng yêu cầu chia sẻ kinh nghiệm cả trong Tỉnh và ở tầm quốc gia.

- Trong KHHĐ TTX của Tỉnh, vai trò của các bên liên quan bao gồm cả các cơ quan Nhà nước, các tổ chức xã hội dân sự và của cộng đồng người dân cần được xác định rõ.

1.3.2. Mục tiêu tổng quátĐảm bảo thực hiện có hiệu quả Chiến lược Quốc gia về TTX, phát triển kinh tế nhanh và

bền vững, với trọng tâm là phát triển các cụm ngành kinh tế trọng điểm theo hướng xanh hóa, hướng đến nền kinh tế cácbon thấp, tăng khả năng hấp thụ khí nhà kính, sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng lượng, tài nguyên thiên nhiên, làm giàu vốn tự nhiên. Xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ, từng bước tiến tới hiện đại. Cải thiện các vấn đề môi trường, nâng cao chất lượng cuộc sống người dân và chất lượng cảnh quan. Xây dựng lối sống thân thiện với môi trường. Nâng cao khả năng thích ứng với BĐKH.

1.3.3. Mục tiêu cụ thểa) Giảm phát thải KNK và tiết kiệm năng lượng Đến năm 2020: Giảm cường độ phát thải khí nhà kính so với mức phát triển bình

thường là 6,0%, trong đó mức giảm tự nguyện khoảng 3,5% (với hỗ trợ của Trung ương); còn lại là mức phấn đấu khi có thêm hỗ trợ của quốc tế.

b) Xanh hóa sản xuất Hình thành và phát triển cơ cấu “kinh tế xanh” trên cơ sở đẩy mạnh phát triển các

ngành kinh tế sử dụng công nghệ tiên tiến, tạo ra giá trị gia tăng lớn, sử dụng hiệu quả hơn tài nguyên thiên nhiên, chống chịu hiệu quả hơn với biến đổi khí hậu;

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Tỉnh theo hướng công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp; hoàn thiện thể chế kinh tế theo hướng xanh hóa các ngành hiện có và khuyến khích phát triển các ngành kinh tế sử dụng hiệu quả năng lượng và tài nguyên với giá trị gia tăng cao;

Phấn đấu đến năm 2020:- 80% cơ sở sản xuất, kinh doanh đạt tiêu chuẩn môi trường, trong đó 50% các cơ sở áp

dụng công nghệ sạch, thân thiện với môi trường;- 100% khu công nghiệp, cụm công nghiệp, 50% làng nghề có hệ thống thu gom và xử

lý chất thải đảm bảo môi trường;- 100% các khu công nghiệp và cụm công nghiệp có hệ thống xử lý nước thải đạt tiêu

chuẩn trước khi thải ra môi trường- Đầu tư phát triển các ngành hỗ trợ bảo vệ môi trường và làm giàu vốn tự nhiên phấn

đấu đạt 3 - 4% GDP.

8 | K H H Đ T T X

Page 9: dhtn.hatinh.gov.vndhtn.hatinh.gov.vn/.../KHHD_TTX_Ver.10.05.2016-clean.docx · Web viewLà một tỉnh duyên hải Bắc Trung Bộ, có điều kiện tự nhiên và địa hình,

Dự thảo Kế hoạch hành động Tăng trưởng xanh Tỉnh Hà Tĩnh

c) Xanh hóa lối sống và thúc đẩy tiêu dùng bền vữngXây dựng lối sống thân thiện với môi trường thông qua tạo nhiều việc làm xanh từ các

ngành công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ, đầu tư vào vốn tự nhiên, phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội xanh. Phần đầu để đến năm 2020 có:

- 50% số xã đạt chuẩn vệ sinh môi trường theo tiêu chí nông thôn mới;- 100% nước thải, chất thải y tế được thu gom, xử lý đạt tiêu chuẩn môi trường; 100%

chất thải rắn đô thị và 60% chất thải rắn nông thôn được thu gom, trong đó 85% chất thải rắn đô thị được tái chế, tái sử dụng, thu hồi năng lượng hoặc sản xuất phân hữu cơ;

- 100% dân cư nông thôn sử dụng nước sạch đạt tiêu chuẩn quốc gia, sử dụng hố xí hợp vệ sinh và thực hiện tốt vệ sinh cá nhân, giữ sạch vệ sinh môi trường làng, xã

- Giảm 65% khối lượng túi nilon sử dụng tại các siêu thị, trung tâm thương mại so với năm 2010;

- 100% dân cư hiểu biết, có kiến thức cơ bản về ứng phó, thích nghi với BĐKH; - 100% đô thị có diện tích cây xanh đạt tiêu chuẩn; - Tỷ lệ che phủ rừng đạt trên 56%.

9 | K H H Đ T T X

Page 10: dhtn.hatinh.gov.vndhtn.hatinh.gov.vn/.../KHHD_TTX_Ver.10.05.2016-clean.docx · Web viewLà một tỉnh duyên hải Bắc Trung Bộ, có điều kiện tự nhiên và địa hình,

Dự thảo Kế hoạch hành động Tăng trưởng xanh Tỉnh Hà Tĩnh

PHẦN 2. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN TĂNG TRƯỞNG XANH ĐẾN NĂM 2020

2.1. Nhóm giải pháp về tăng cường năng lực và thể chế

- Rà soát nội dung các văn bản quy phạm pháp luật, các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, kể cả KHHĐ TTX đã được ban hành của Tỉnh, nhằm phát hiện những điểm chưa phù hợp với các mục tiêu, định hướng TTX, và đề xuất điều chỉnh, bổ sung.

- Trên cơ sở KHHĐ TTX cấp Tỉnh, các sở, ban, ngành, UBND các huyện xây dựng KHHĐ TTX của đơn vị mình, tổ chức phê chuẩn và triển khai thực hiện.

- Xây dựng khung hướng dẫn lồng ghép tăng trưởng xanh vào quy hoạch, kế hoạch phát triển KT-XH ngành và địa phương

- Kiện toàn bộ máy quản lý nhà nước về BVMT và ứng phó với BĐKH nhằm đáp ứng các yêu cầu thực tế đang ngày càng đa dạng và phức tạp.

- Rà soát, điều chỉnh quy hoạch đô thị và thiết kế đô thị theo hướng cơ sở hạ tầng xanh nhằm đem lại một đô thị xanh, bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu và tạo môi trường sống trong lành

- Quy hoạch nông thôn theo các tiêu chuẩn sống tốt, thân thiện với môi trường; tăng cường diện tích cây xanh, sử dụng vật liệu xanh và tiết kiệm năng lượng.

- Áp dụng các cơ chế, chính sách khuyến khích sử dụng vật liệu tái chế, tiết kiệm năng lượng và thân thiện với môi trường trong lĩnh vực xây dựng.

- Áp dụng các cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển các phương tiện cơ giới tiết kiệm nhiên liệu; khuyến khích xử lý chất thải bằng các công nghệ tiên tiến tại các khu vực đô thị và công nghiệp lớn của Tỉnh.

- Tăng cường sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan ban ngành, giữa các thành viên thuộc bộ máy quản lý nhà nước trong việc thực hiện các nhiệm vụ và hoạt động nhằm đạt được các mục tiêu tăng trưởng xanh và phát triển bền vững;

- Xây dựng và thực hiện các cơ chế, chính sách cụ thể cho huy động và quản lý các nguồn lực cho PTBV và TTX giai đoạn đến 2020 và tầm nhìn 2030.

- Xây dựng các tiêu chí rõ ràng cho việc xác định thứ tự ưu tiên cho các hoạt động, chương trình, dự án TTX.

- Cải thiện việc trao đổi thông tin, số liệu phục vụ cho việc theo dõi, đánh giá và báo cáo thường xuyên về thực trạng tăng trưởng, quản lý môi trường và tài nguyên trên địa bàn. Xây dựng các tiêu chí khung hoặc phương án cho việc theo dõi, đánh giá và báo cáo thực hiện Chiến lược và Kế hoạch hành động TTX của Tỉnh.

2.2. Nhóm giải pháp về nâng cao nhận thức

- Phát huy vai trò của tổ chức chính trị - xã hội, đoàn thể, các cơ quan và phương tiện thông tin đại chúng trong tuyên truyền vận động và thông tin về BĐKH và TTX, về lợi ích sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, về giao thông công cộng, về ứng dụng năng lượng sạch và năng lượng tái tạo, nhằm nâng cao nhận thức của nhân dân, cộng đồng về Chiến lược tăng trưởng xanh.

10 | K H H Đ T T X

Page 11: dhtn.hatinh.gov.vndhtn.hatinh.gov.vn/.../KHHD_TTX_Ver.10.05.2016-clean.docx · Web viewLà một tỉnh duyên hải Bắc Trung Bộ, có điều kiện tự nhiên và địa hình,

Dự thảo Kế hoạch hành động Tăng trưởng xanh Tỉnh Hà Tĩnh

- Tổ chức tuyên truyền nâng cao nhận thức, hình ảnh doanh nghiệp và du lịch thân thiện môi trường. Phát động phong trào tiêu dùng tiết kiệm (trước hết là đối với nước, điện), chống lãng phí, bảo vệ và làm giàu thêm tài nguyên và của cải xã hội.

- Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, đặc biệt ở cấp các quận/ huyện và xã/phường về phát triển bền vững, ứng phó với BĐKH và TTX.

- Đẩy mạnh công tác đào tạo nguồn nhân lực, đặc biệt nguồn nhân lực phục vụ thực hiện chiến lược ứng phó với BĐKH và TTX trong các cụm ngành kinh tế trọng điểm (cụm ngành sắt thép, nông nghiệp và cụm ngành thương mại – hậu cần); thu hút các nguồn vốn đầu tư nước ngoài xây dựng các cơ sở đào tạo chất lượng cao, đa ngành tại Tỉnh.

- Nghiên cứu, lựa chọn, lồng ghép các nội dung giảng dạy về TTX, công nghệ xanh, khai thác tài nguyên bền vững… vào các cấp học, bậc học phù hợp.

2.3. Nhóm giải pháp về giảm cường độ phát thải khí nhà kính

2.3.1. Trong nông lâm thủy sản - Cụm ngành nông nghiệp sẽ được phát triển theo hướng “xanh hóa”, giảm phát thải KNK

thông qua phát triển nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ, ứng dụng phương pháp canh tác tiết kiệm tài nguyên, nhất là tài nguyên đất và nước. Xây dựng các hệ thống quản lý nước để ngăn chặn xói mòn; áp dụng các biện pháp tưới tiêu tiết kiệm nước; nghiên cứu các biện pháp tăng nguồn cung nước; hạn chế sử dụng các loại phân bón và chất bảo vệ thực vật hóa học. Hạn chế các tập quán sản xuất có hại cho môi trường (như đánh bắt cá bằng thuốc nổ, đốt rơm rạ sau khi thu hoạch).

- Đẩy mạnh hoạt động trồng mới, bảo vệ và phát triển rừng, tăng diện tích rừng để tạo thành bể hấp thụ các-bon. Nghiên cứu và đưa vào ứng dụng các loại cây có sức đề kháng cao, phù hợp với điều kiện địa chất, khí hậu của Hà Tĩnh.

- Bảo vệ và tái tạo môi trường ven biển và diện tích rừng.Tập trung bảo vệ diện tích rừng hiện có, đặc biệt là các khu rừng đặc dụng, rừng phòng hộ.Đảm bảo việc xây dựng cơ sở hạ tầng không gây ảnh hướng lớn đến các khu bảo tồn trọng yếu, các loài động thực vật đang bị đe dọa. Đảm bảo trồng mới để thay thế diện tích rừng bị mất do quá trình xây dựng. Đấu tranh chống nạn phá rừng; Sử dụng các phương pháp khai thác và vận chuyển gây tác động thấp nhất.Có sự lựa chọn chiến lược các khu rừng cho năng suất cao để trồng mới và tăng độ che phủ rừng; nâng cáo chất lượng rừng hiện có.Bảo vệ tài nguyên khu vực duyên hải và các bãi biển thông qua các hoat động như vệ sinh bãi biển, phổ biến các kiến thức về đánh bắt thủy sản bền vững.

2.3.2. Trong công nghiệp và năng lượng- Thực hiện hiện đại hóa công nghệ để giảm thiểu tiêu thụ nhiên liệu, tài nguyên.Áp dụng

các công nghệ các-bon thấp trong các cụm ngành trọng điểm được xác định.Hạn chế sử dụng nhiên liệu hóa thạch bằng cách sử dụng các máy móc chạy điện, tăng cường sử dụng nhiên liệu sinh học nhằm giảm phát thải KNK. Bảo đảm để việc xây dựng các nhà máy thủy điện không gây hại đến các quần xã thủy sinh và góp phần phòng ngừa lũ lụt; xử lý lượng khí từ hệ thống thông gió để loại bỏ chất gây ô nhiễm; Tái chế nước làm mát và nước thải để giảm lượng phát thải nước chưa qua xử lý. Phấn đấu để đến năm 2020 tất cả các khu công nghiệp đạt tiêu chuẩn môi trường ngay từ khi xây dựng.

11 | K H H Đ T T X

Page 12: dhtn.hatinh.gov.vndhtn.hatinh.gov.vn/.../KHHD_TTX_Ver.10.05.2016-clean.docx · Web viewLà một tỉnh duyên hải Bắc Trung Bộ, có điều kiện tự nhiên và địa hình,

Dự thảo Kế hoạch hành động Tăng trưởng xanh Tỉnh Hà Tĩnh

- Tăng nguồn cung cấp điện phục vụ nhu cầu phát triển KT-XH của Tỉnh, trong đó tập trung phát triển trung tâm điện lực Vũng Áng. Cải tạo và nâng cấp lưới điện hiện có; từng bước nâng cấp chất lượng lưới điện nhằm giảm tổn thất điện.

- Tăng cường đầu tư từ các nguồn vốn khác nhau vào sản xuất năng lượng tái tạo như điện gió, điện mặt trời.

2.3.3. Trong thương mại và dịch vụ- Phát triển kết cấu hạ tầng giao thông bền vững: xây dựng và nâng cấp kết cấu hạ tầng giao

thông đồng bộ, có khả năng kết nối các vùng trong tỉnh và với các tỉnh/vùng lân cận. Ưu tiên đầu tư xây dụng các tuyến giao thông trọng điểm (QL1A, QL8, QL15A, đường ven biển).

2.4. Nhóm giải pháp về xanh hóa sản xuất

- Phát triển các ngành sản xuất xanh mới, ưu tiên phát triển các ngành sản xuất ít tác động đến môi trường và tài nguyên.Hạn chế và giảm dần các ngành hoặc các hoạt động kinh tế phát sinh chất thải lớn, gây ô nhiễm môi trường.. Quản lý quá trình công nghiệp hóa theo hướng bảo tồn tài sản thiên nhiên và phục hồi tự nhiên.

- Sử dụng công nghệ hiện đại trong khai thác và chế biến khoáng sản nhằm nâng cao hiệu quả khai thác, chế biến và giảm thiểu ô nhiễm môi trường..

- Lồng ghép các nhu cầu phát sinh do BĐKH vào chương trình đa dạng hóa cây trồng, cải tiến phương thức canh tác, áp dụng giống chịu hạn, chịu lũ lụt, v.v.

2.5. Nhóm giải pháp về xanh hóa lối sống và thúc đẩy tiêu dùng bền vững

- Xây dựng đô thị bền vững: Xanh hóa cảnh quan đô thị, hướng đến đô thị bền vững: Tăng cường đầu tư và cải thiện bảo vệ và phát triển các khoảng không gian xanh công cộng và khuyến khích cộng đồng, doanh nghiệp và các hộ gia đình thực hiện các giải pháp xanh hóa cảnh quan đô thị. Đưa các yếu tố an sinh và bền vững vào cảnh quan đô thị.

- Thúc đẩy tiêu dùng bền vững: Khuyến khích, hỗ trợ kỹ thuật để người dân, cộng đồng triển khai, mở rộng quy mô các mô hình sản xuất thân thiện với môi trường. Khuyến khích các doanh nghiệp tiết kiệm điện, nước và tái chế chất thải.

- Nâng cao nhận thức của người dân và doanh nghiệp về các hành vi và cách thức sản xuất có lợi cho môi trường, đặc biệt trong các lĩnh vực liên quan đến vệ sinh, quản lý và xử lý chất thải. Tăng cường giáo dục về tầm quan trọng của việc giảm thiểu chất thải và cải thiện điều kiện vệ sinh môi trường ở các khu vực nông thôn. Khuyến khích áp dụng các biện pháp kỹ thuật giảm phát thải và tăng tái chế chất thải.

- Mở rộng diện tích cây xanh, thảm thực vật tại các khu vực đô thị, khu công nghiệp, cụm công nghiệp.

- Nhân rộng mô hình xây dựng làng, nhà ở sinh thái phù hợp với điều kiện khí hậu, phong tục tập quán, lối sống của từng dân tộc và địa phương.

- Khoanh vùng đất và áp dụng các biện pháp ứng phó BĐKH để giảm thiểu các khu dân cư vùng ven biển nơi dễ bị tổn thương bởi nước biển dâng

12 | K H H Đ T T X

Page 13: dhtn.hatinh.gov.vndhtn.hatinh.gov.vn/.../KHHD_TTX_Ver.10.05.2016-clean.docx · Web viewLà một tỉnh duyên hải Bắc Trung Bộ, có điều kiện tự nhiên và địa hình,

Dự thảo Kế hoạch hành động Tăng trưởng xanh Tỉnh Hà Tĩnh

PHẦN 3. CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU VÀ DỰ ÁN TRỌNG ĐIỂM LIÊN QUAN ĐẾN TĂNG TRƯỞNG XANH

3.1. Nhóm nhiệm vụ, dự án tăng cường năng lực và thể chế

- Điều chỉnh, bổ sung KHHĐ TTX cấp tỉnh của Hà Tĩnh (đã được ban hành theo Quyết định số 243/QĐ-UBND ngày 18/1/2012).

- Xây dựng và triển khai thực hiện KHHĐ TTX của các sở, ngành, địa phương trên địa bàn.

- Rà soát nội dung các văn bản quy phạm pháp luật, các chiến lược, quy hoạch kế hoạch phát triển nhằm phát hiện những điểm chưa phù hợp với các mục tiêu, định hướng TTX, đề xuất các nội dung cần điều chỉnh.

- Lồng ghép TTX vào quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

- Xây dựng cơ chế, chính sách cụ thể về huy động và quản lý có hiệu quả các nguồn lực cho PTBV và TTX giai đoạn đến 2020 và tầm nhìn 2030. Thu hút các nguồn vốn vay, ODA, hỗ trợ kỹ thuật của các nước, các tổ chức quốc tế thực hiện chiến lược TTX.

- Xây dựng và áp dụng các tiêu chí cho việc xác định thứ tự ưu tiên cho các hoạt động, chương trình, dự án TTX của Tỉnh.

- Đẩy mạnh hợp tác, tài trợ quốc tế đa phương và song phương về xây dựng mô hình phát triển xanh, mô hình sinh thái, phát triển nguồn nhân lực cho TTX.

- Nâng cao năng lực của hệ thống quản lý nhà nước về chống BĐKH và TTX, đặc biệt năng lực của các cấp dưới (quận/ huyện và xã/phường).

- Tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan ban ngành, giữa các thành viên thuộc bộ máy quản lý nhà nước trong việc thực hiện các nhiệm vụ và hoạt động nhằm đạt được các mục tiêu ứng phó với BĐKH và TTX.

- Trao đổi thông tin, số liệu phục vụ cho viêc theo dõi, đánh giá và báo cáo một cách thường xuyên về thực trạng TTX. Xây dựng các tiêu chí khung hoặc phương án cho việc theo dõi, đánh giá và báo cáo thực hiện Chiến lược và Kế hoạch hành động TTX của Tỉnh.

- Phát triển mạng lưới các tổ chức tư vấn kỹ thuật, các tổ chức ngoài nhà nước hoạt động trong lĩnh vực thúc đẩy TTX.

3.2. Nhóm nhiệm vụ, dự án nâng cao nhận thức

- Tuyên truyền vận động, tập huấn, bồi dưỡng nâng cao nhận thức của các doanh nghiệp, cộng đồng và người dân về sự cần thiết và lợi ích của việc sử dụng năng lượng hiệu quả, tiết kiệm năng lượng.

- Tuyên truyền nâng cao nhận thức về ứng dụng năng lượng sạch, năng lượng tái tạo mà Tỉnh đang có lợi thế (như mặt trời, năng lượng gió).

- Tuyên truyền nâng cao kiến thức về BĐKH và nước biển dâng cho cán bộ các Sở/Ban ngành, địa phương và cộng đồng dân cư.

13 | K H H Đ T T X

Page 14: dhtn.hatinh.gov.vndhtn.hatinh.gov.vn/.../KHHD_TTX_Ver.10.05.2016-clean.docx · Web viewLà một tỉnh duyên hải Bắc Trung Bộ, có điều kiện tự nhiên và địa hình,

Dự thảo Kế hoạch hành động Tăng trưởng xanh Tỉnh Hà Tĩnh

- Nâng cao nhận thức, kiến thức cho doanh nghiệp và các hộ kinh doanh về đảm bảo an toàn cho môi trường trong sản xuất kinh doanh, giảm phát thải KNK, tiết kiệm năng lượng và tài nguyên.

- Tuyên truyền, nâng cao nhận thức cộng đồng về lợi ích của giao thông công cộng

- Lồng ghép các nội dung giảng dạy về TTX, giảm phát thải KNH, tiết kiệm năng lượng, áp dụng công nghệ xanh, khai thác tài nguyên bền vững… vào các cấp học, bậc học phù hợp, kế cả các chương trình bồi dưỡng lý luận chính trị, quản lý nhà nước cho các cán bộ trong Tỉn.

- Xây dựng các chương trình chính khóa, ngoại khóa về TTX, ứng phó với BĐKH và PTBV cho học sinh, sinh viên các trường trên địa bàn Tỉnh.

- Phát hành các ấn phẩm về TTX, các Pano, các chương trình TV, radio và các phương tiện tuyên truyền khác nhằm nâng cao hiểu biết và ý thức BVMT, sử dụng tiết kiệm năng lượng và tiêu dùng bền vững.

- Đào tạo nguồn nhân lực phục vụ TTX, nhất là trong các cụm ngành kinh tế trọng điểm của tỉnh như ngành sắt thép, thương mại – hậu cần, nông nghiệp sinh thái.

- Tổ chức sơ kết nhằm kiểm điểm, đánh giá nghiêm túc về các kết quả đạt được, xác định rõ các ưu khuyết điểm, tồn tại và nguyên nhân, trách nhiệm của từng sở, ngành, từng địa phương trong thực hiện TTX. Đưa nội dung kiểm điểm thực hiện TTX vào các báo cáo tổng kết, đanh giá định kỳ của ác sở, ngành địa phương.

3.3. Nhóm nhiệm vụ, dự án về giảm phát thải khí nhà kính

3.3.1. Lĩnh vực nông lâm ngư nghiệp- Bảo vệ và phát triển rừng tự nhiên

- Khoanh nuôi tái sinh rừng tự nhiên

- Phát triển rừng sản xuất

- Chọn giống lúa ngắn ngày có năng suất, chất lượng cao

- Áp dụng chương trình 3 giảm 3 tăng

- Chuyển đổi lúa năng suất thấp sang cây lâu năm (bưởi)

- Phương pháp tưới khô - ướt xen kẽ

- Tận dụng phụ phẩm làm phân hữu cơ

- Tận dụng phụ phẩm làm than sinh học

- Chuyển đổi lúa năng suất thấp sang trồng ngô

- Chuyển đổi lúa năng suất thấp sang trồng lạc

- Xử lý phân gia súc bằng hầm khí sinh học

- Nâng cao hiệu quả đánh bắt cá

- Nâng cao hiệu quả tưới tiêu

3.3.2. Lĩnh vực công nghiệp và năng lượng- Sử dụng bếp củi cải tiến

14 | K H H Đ T T X

Page 15: dhtn.hatinh.gov.vndhtn.hatinh.gov.vn/.../KHHD_TTX_Ver.10.05.2016-clean.docx · Web viewLà một tỉnh duyên hải Bắc Trung Bộ, có điều kiện tự nhiên và địa hình,

Dự thảo Kế hoạch hành động Tăng trưởng xanh Tỉnh Hà Tĩnh

- Sử dụng bếp khí sinh học thay thế bếp củi khu vực nông thôn

- Sử dụng điều hòa hiệu suất cao (inverter) ở các hộ gia đình thành thị

- Sử dụng đèn tuýp gầy T5/8 ở các hộ gia đình nông thôn

- Sử dụng các sản phẩm đã được dán nhãn tiết kiệm năng lượng

- Khuyến khích sử dụng bình đun nước nóng bằng năng lượng mặt trời ở các hộ gia đình thành thị

- Phát triển hệ thống điện NLMT trên mái nhà

- Quản lý năng lượng-giảm tiêu hao điện trong sản xuất thép

- Thu hồi nhiệt dư lò coke dể sản xuất điện

- Thu hồi nhiệt dư từ lò cao sản xuất thép để tiết kiệm nhiên liệu đầu vào

- Phát triển thủy điện nhỏ

- Phát triển nhà máy điện mặt trời

- Xây dựng nhà máy sản xuất gạch không nung.

3.3.3. Lĩnh vực dịch vụ thương mại- Sử dụng đèn LED cho khách sạn, văn phòng

- Đèn tuýp gầy cho công sở nhà nước, trường học, nhà hàng

- Sử dụng thiết bị đun nước nóng bằng NLMT cho khách sạn nhỏ

- Sử dụng đèn LED cho chiếu sáng đường phố

3.3.4. Lĩnh vực giao thông- Khuyến khích sử dụng xe buýt điện

- Khuyến khích sử dụng xe taxi điện

- Sử dụng nhiên liệu sinh học cho xe máy

3.4. Nhóm nhiệm vụ, dự án về xanh hóa sản xuất

- Đổi mới và/hoặc áp dụng công nghệ sạch:

Khuyến khích đầu tư, ứng dụng và đổi mới công nghệ cao vào sản xuất, tập trung vào các ngành sản xuất có tỷ trọng lớn, có ảnh hưởng lớn đến môi trường.

Khuyến khích phát triển các trung tâm nghiên cứu và phát triển công nghệ xanh, đẩy mạnh chuyển giao công nghệ xanh, quy trình sản xuất sạch hơn cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

- Tái sử dụng, tái chế (các phế phẩm từ khai khoáng).

- Xử lý nước để bảo vệ nguồn nước ngầm, nước mặt, vùng ven biển và mặt biển.

- Theo dõi và đánh giá các chất gây ô nhiễm trong nguồn cung cấp nước.

- Phát triển nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ:

Quy hoạch các vùng sản xuất nông lâm thủy sản theo hướng sản xuất hàng hóa bền vững, thân thiện với môi trường.

15 | K H H Đ T T X

Page 16: dhtn.hatinh.gov.vndhtn.hatinh.gov.vn/.../KHHD_TTX_Ver.10.05.2016-clean.docx · Web viewLà một tỉnh duyên hải Bắc Trung Bộ, có điều kiện tự nhiên và địa hình,

Dự thảo Kế hoạch hành động Tăng trưởng xanh Tỉnh Hà Tĩnh

Chuyển đối cơ cấu sử dụng đất và tái sử dụng phụ phẩm nông nghiệp.

Chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp với điều kiện đất đai, thổ nhưỡng nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất, tiết kiệm nước và điện năng trong tưới tiêu.

Tăng cường ứng dụng công nghệ sinh học.

Mở rộng việc áp dụng nông nghiệp hữu cơ.

Phổ cập quy trình phòng trừ sâu bệnh tổng hợp (IPM). Tăng cường ứng dụng công nghệ tiên tiến trong bảo quản, chế biến nông, lâm sản.

- Hạn chế tác động tiêu cực của việc mở rộng các Khu kinh tế: Quản lý và giám sát các tác động tiêu cực của việc xây dựng khu kinh tế Vũng Áng và Cầu Treo.

3.5. Nhóm nhiệm vụ, dự án xanh hóa lối sống và thúc đẩy tiêu dùng bền vững

- Xây dựng đô thị bền vững:

Rà soát quy hoạch các khu đô thị như TP. Hà Tĩnh, thị xã Hồng Lĩnh và các khu đô thị khác, điều chỉnh các quy hoạch này theo cách tiếp cận của một “đô thị xanh”.

Thực hiện mô hình phân loại và xử lý rác thải, đặc biệt là rác thải sinh hoạt và rác thải bệnh viện, rác thải độc hại.

Triển khai việc áp dụng công nghệ cao vào xử lý chất thải.

Hỗ trợ đầu tư cải tiến công nghệ, hiện đại hóa thiết bị thu gom, xử lý nước thải.

Xây dựng mới và nâng cấp công viên cây xanh, chú trọng phân bổ công viên xanh ở các khu vực trung tâm thành phố, các khu dân cư lớn và khu công nghiệp;

- Thúc đẩy tiêu dùng bền vững:

Thúc đẩy hoạt động dán nhãn sinh thái và quảng bá các thông tin về các sản phẩm thân thiện với môi trường.

Xây dựng và đưa vào áp dụng cơ chế để ràng buộc chi tiêu công với các tiêu chí “kinh tế xanh”.

Khuyến khích tiêu dùng theo hướng tiết kiệm, tái chế, tái sử dụng; hạn chế và tiến tới loại bỏ hoàn toàn việc sử dụng bao bì nilon trong sinh hoạt và tiêu dùng.

Xây dựng kế hoạch cung cấp nước bền vững cho mỗi cụm ngành, bao gồm cả các nội dung về tái sử dụng, tái chế và xử lý nước đã qua sử dụng.

Khuyến khích các doanh nghiệp lập kế hoạch và thực hiện tái chế và tái sử dụng chất thải.

Hỗ trợ các dự án đầu tư tư nhân vào công nghệ tái chế

- Quản lý chất thải rắn:

Xây dựng quy hoạch tổng thể quản lý rác thải tổng hợp cho toàn Tỉnh.

Tăng công suất của các bãi chôn lấp rác thải phục vụ cho việc quản lý bền vững đối với chất thải rắn, không độc hại.

Xây dựng hệ thống lưu giữ tại chỗ và vận chuyển các chất thải độc hại.

Hạn chế sử dụng thuốc bảo vệ thực vật.

16 | K H H Đ T T X

Page 17: dhtn.hatinh.gov.vndhtn.hatinh.gov.vn/.../KHHD_TTX_Ver.10.05.2016-clean.docx · Web viewLà một tỉnh duyên hải Bắc Trung Bộ, có điều kiện tự nhiên và địa hình,

Dự thảo Kế hoạch hành động Tăng trưởng xanh Tỉnh Hà Tĩnh

Đào tạo cho người dân cách sử dụng an toàn thuốc trừ sâu, xử lý các bao bì đựng thuốc bảo vệ thực vật.

- Thực hiện tái chế chất thải công nghiệp và chất thải sinh hoạt với quy mô lớn, bao gồm cả tái sử dụng phụ phẩm và phế liệu trong ngành luyện kim.

- Xây dựng các đập và hồ chứa nước, kiểm soát lũ và điều tiết việc sử dụng nước trong thời kỳ hạn hán;

- Nâng cấp và mở rộng hệ thống thủy lợi.

17 | K H H Đ T T X

Page 18: dhtn.hatinh.gov.vndhtn.hatinh.gov.vn/.../KHHD_TTX_Ver.10.05.2016-clean.docx · Web viewLà một tỉnh duyên hải Bắc Trung Bộ, có điều kiện tự nhiên và địa hình,

Dự thảo Kế hoạch hành động Tăng trưởng xanh Tỉnh Hà Tĩnh

PHẦN 4. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Trên cơ sở KHHĐ TTX tỉnh Hà Tĩnh, UBND Tỉnh, các sở, ban ngành cấp Tỉnh, UBND cấp huyện, thị xã, thành phố chủ động tổ chức triển khai thực hiện trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của đơn vị, cụ thể như sau:

4.1. UBND Tỉnh

- Cụ thể hóa nội dung Kế hoạch Hành động và Chương trình Hành động về tăng trưởng xanh để tổ chức thực hiện.

- Hoàn thiện hệ thống tổ chức quản lý nhà nước về chủ động ứng phó BĐKH và thực hiện TTX của địa phương.

- Lãnh đạo việc rà soát, sửa đổi, bổ sung xây dựng các văn bản pháp luật có liên quan đến quản lý nhà nước về ứng phó BĐKH, thực hiện TTX; Lãnh đạo việc điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch, các chương trình phát triển KT-XH; đưa các nội dung BĐKH, TTX, quản lý tài nguyên, môi trường vào các quy hoạch, kế hoạch, các chương trình phát triển KT-XH.

- Chỉ đạo tổ chức thực hiện các dự án, kế hoạch, các chương trình thuộc lĩnh vực lĩnh vực TTX, ứng phó BĐKH, tăng cường quản lý có hiệu quả các nguồn tài nguyên và môi trường.

4.2. Sở Kế hoạch và Đầu tư

- Là cơ quan đầu mối về TTX, có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố triển khai thực hiện KHHĐ TTX;

- Hướng dẫn, giám sát, đánh giá, kiểm tra, tổng hợp tình hình thực hiện KHHĐ TTX báo cáo UBND Tỉnh theo định kỳ; tổ chức sơ kết 5 năm 1 lần, giữa kỳ vào năm 2018; đánh giá, rút kinh nghiệm việc chỉ đạo thực hiện, nghiên cứu, đề xuất điều chỉnh, bổ sung để cập nhật cho tới hết giai đoạn 2030;

- Chủ trì phối hợp với các sở, ban ngành và UBND các huyện, thành phố, thị xã bổ sung, hoàn thiện danh mục chương trình, dự án trong từng giai đoạn cụ thể để triển khai thực hiện;

- Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính và các sở, ngành liên quan cân đối, vận động, thu hút để đảm bảo nguồn vốn thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu trong KHHĐ.

4.3. Sở Tài chính

- Chủ trì phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư thẩm định, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt dự toán; đề xuất, xây dựng các cơ chế chính sách quản lý, huy động các nguồn lực tài chính, hướng dẫn, hỗ trợ triển khai thực hiện KHHĐ TTX theo quy định hiện hành.

4.4. Sở Khoa học và Công nghệ

- Là đơn vị tham mưu UBND Tỉnh về chiến lược, chính sách phát triển khoa học, triển khai các dự án liên quan đến khoa học công nghệ phục vụ thực hiện các mục tiêu TTX và ứng phó với BĐKH;

18 | K H H Đ T T X

Page 19: dhtn.hatinh.gov.vndhtn.hatinh.gov.vn/.../KHHD_TTX_Ver.10.05.2016-clean.docx · Web viewLà một tỉnh duyên hải Bắc Trung Bộ, có điều kiện tự nhiên và địa hình,

Dự thảo Kế hoạch hành động Tăng trưởng xanh Tỉnh Hà Tĩnh

- Chủ trì, phối hợp với Sở Tài nguyên & Môi trường và các sở, ngành liên quan xây dựng hệ thống các chỉ số, tiêu chí, tiêu chuẩn TTX theo hướng dẫn của Bộ KH&ĐT phù hợp với điều kiện của tỉnh;

- Chủ trì phối hợp với các ngành và đơn vị liên quan tham mưu, tư vấn lựa chọn các công nghệ du nhập về tỉnh; nghiên cứu, xây dựng cơ chế khuyến khích việc đầu tư, chuyển giao công nghệ, áp dụng các tiến bộ KH&CN trên địa bàn.

4.5. Sở Tài nguyên và Môi trường

- Tham mưu cho UBND Tỉnh về chính sách phát triển môi trường bền vững theo các định hướng TTX; tổ chức xây dựng kế hoạch ngắn hạn, dài hạn về ứng phó BĐKH trên địa bàn tỉnh;

- Chủ trì, phối hợp với Sở KH&ĐT xây dựng danh mục ngành nghề sản xuất, kinh doanh dịch vụ không được phép đầu tư xây dựng mới trong khu dân cư;

- Chủ trì, phối hợp với các sở, ban ngành liên quan và UBND các huyện, thành phố, thị xã trong công tác giám sát môi trường nhằm tăng cường hiệu quả BVMT đặc biệt đối với khối công nghiệp.

4.6. Sở Công Thương

- Là đơn vị chủ trì, phối hợp thực hiện các đề án, dự án liên quan đến giảm phát thải KNK trong công nghiệp, sản xuất sạch hơn trong công nghiệp và phát triển năng lượng sạch, năng lượng tái tạo trên địa bàn Tỉnh.

4.7. Sở Giao thông Vận tải

- Là đơn vị chủ trì, phối hợp thực hiện các đề án, dự án liên quan đến giảm phát thải KNK trong giao thông vận tải, phát triển hạ tầng giao thông bền vững và giao thông công cộng trên địa bàn Tỉnh.

4.8. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

- Có nhiệm vụ tham mưu cho các cấp về chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn; phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ triển khai thực hiện các đề án, dự án trong phát triển nông nghiệp thông minh, theo các định hướng TTX;

- Là đơn vị chủ trì, phối hợp thực hiện các đề án, dự án liên quan đến giảm phát thải KNK trong nông-lâm-ngư nghiệp, phát triển nông nghiệp xanh và triển khai chương trình Nông thôn mới trên địa bàn Tỉnh.

4.9. Sở Xây dựng

- Là đơn vị chủ trì, phối hợp thực hiện các đề án, dự án liên quan đến quy hoạch đô thị bền vững, phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật, công trình xanh, đảm bảo thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu TTX và ứng phó với BĐKH;

- Phối hợp cùng Sở Tài nguyên và Môi trường trong các hoạt động quản lý chất thải đô thị trên địa bàn Tỉnh.

19 | K H H Đ T T X

Page 20: dhtn.hatinh.gov.vndhtn.hatinh.gov.vn/.../KHHD_TTX_Ver.10.05.2016-clean.docx · Web viewLà một tỉnh duyên hải Bắc Trung Bộ, có điều kiện tự nhiên và địa hình,

Dự thảo Kế hoạch hành động Tăng trưởng xanh Tỉnh Hà Tĩnh

4.10. Sở Thông tin và Truyền thông

- Xây dựng kế hoạch cụ thể tổ chức tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức của người dân về TTX và PTBV, các quy định pháp luật, các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về sử dụng hợp lý tài nguyên và BVMT, bảo vệ cảnh quan thiên nhiên và đa dạng sinh học.

4.11. Các sở, ban, ngành và UBND các huyện trong tỉnh

- Các sở, ban ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố có nhiệm vụ quán triệt và tổ chức thực hiện có hiệu quả KHHĐ TTX của Tỉnh; lồng ghép các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp vào các chương trình, kế hoạch phát triển hàng năm, 5 năm của ngành mình, cấp mình, đơn vị mình;

- Chủ trì, phối hợp để xây dựng các chỉ tiêu TTX của ngành phù hợp với điều kiện, đặc thù phát triển của ngành mình; tổ chức giám sát, đánh giá các mục tiêu, chỉ tiêu TTX thuộc lĩnh vực quản lý. Phân công tổ chức thực hiện, xác định cá nhân chịu trách nhiệm cụ thể. Đề xuất các chương trình, đề án, dự án, hoạt động liên quan đến TTX đang và dự kiến tiến hành;

- Định kỳ thu thập, tổng hợp thông tin về việc thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu giám sát và đánh giá TTX của tỉnh. Kịp thời tham mưu, đề xuất với UBND tỉnh những giải pháp, biện pháp cụ thể để thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu TTX của Tỉnh;

- Tổ chức tuyên truyền sâu rộng trong cán bộ, công chức, người dân về nội dung Chiến lược quốc gia về TTX và KHHĐ TTX của Tỉnh và của ngành, địa phương;

- Định kỳ hàng năm, báo cáo nội dung cụ thể về tình hình triển khai thực hiện Chiến lược, Kế hoạch thực hiện TTX lồng ghép trong báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch phát triển ngành, lĩnh vực; nêu rõ các vướng mắc, khó khăn và đề xuất giải pháp thực hiện, các báo cáo này phải được gửi về Sở Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp và báo cáo với UBND Tỉnh.

4.12. Các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp

- Chủ động xây dựng chương trình, kế hoạch triển khai KHHĐ TTX của Tỉnh trong phạm vi chức năng và hoạt động;

- Tuyên truyền, vận động, huy động sự tham gia của cộng đồng doanh nghiệp và các tầng lớp nhân dân trong việc triển khai thực hiện KHHĐ TTX của Tỉnh và của ngành, địa phương;

- Định kỳ hàng năm xây dựng báo cáo kết quả thực hiện gửi về Sở Kế hoạch và Đầu tư.

20 | K H H Đ T T X

Page 21: dhtn.hatinh.gov.vndhtn.hatinh.gov.vn/.../KHHD_TTX_Ver.10.05.2016-clean.docx · Web viewLà một tỉnh duyên hải Bắc Trung Bộ, có điều kiện tự nhiên và địa hình,

PHỤ LỤC 1: DANH MỤC CÁC CHƯƠNG TRÌNH, DỰ ÁN, KẾ HOẠCH THỰC HIỆN TTX GIAI ĐOẠN 2016-2020

1. Các chương trình, dự án ưu tiên về giảm phát thải khí nhà kính và phát triển năng lượng sạch, năng lượng tái tạo

STT Tên hành động/nhiệm vụ

Mục tiêu đạt được Cơ quan chủ trì, theo dõi/phối hợp thực hiện

Kinh phí thực hiện (tỷ VND)

Mức giảm phát thải KNK (nghìn tCO2)

Nguồn tài chính

TỔNG CỘNG 51,811 15,301A LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP 1,135 986.281 Chọn giống lúa ngắn

ngày có năng suất, chất lượng cao

Diện tích gieo trồng đạt 20.000 ha năm 2020

Sở NN&PTNT/Hội nông dân tỉnh.

455 44.6 Vốn tự có của ngư dân, hỗ trợ của Ngân sách nhà nước (NSNN)

2 Áp dụng kỹ thuật canh tác 3 giảm 3 tăng

Triển khai áp dụng trên diện tích 20.000 ha đến năm 2020.

Sở NN&PTNT/Hội nông dân tỉnh.

120 79.4 Vốn tự có của ngư dân, hỗ trợ của Ngân sách nhà nước (NSNN)

3 Chuyển đổi lúa năng suất thấp sang cây lâu năm (bưởi)

Chuyển đổi 13.000 ha lúa năng suất thấp sang trồng bưởi Phúc Trạch

Sở NN&PTNT/Hội nông dân tỉnh.

130 260.52 Vốn tự có của ngư dân, hỗ trợ của Ngân sách nhà nước (NSNN)

4 Phương pháp tưới khô - ướt xen kẽ

Diện tích canh tác áp dụng đạt 20.000 ha vào năm 2020

Sở NN&PTNT/Hội nông dân tỉnh.

16 96.46 Ngân sách nhà nước (NSNN)

5 Tận dụng phụ phẩm làm phân hữu cơ

Diện tích thu gom phụ phẩm đến năm 2020 đạt 10.000 ha.

Sở NN&PTNT/Hội nông dân tỉnh, Hiệp hội DN tỉnh.

0.71 161.91 Hỗ trợ của Ngân sách nhà nước (NSNN)

6 Tận dụng phụ phẩm làm than sinh học

Diện tích thu gom phụ phẩm đến năm 2020 đạt 10.000 ha.

Sở NN&PTNT/Hội nông dân tỉnh, Hiệp hội DN tỉnh.

1.5 83.54 Vốn tự có của ngư dân, hỗ trợ của NSNN, ODA

7 Chuyển đổi lúa năng suất thấp sang trồng ngô

Đến năm 2020 chuyển đổi khoảng 2.000 ha

Sở NN&PTNT/Hội nông dân tỉnh.

0.65 40.08 Vốn tự có của ngư dân, hỗ trợ của NSNN

21 | K H H Đ T T X

Page 22: dhtn.hatinh.gov.vndhtn.hatinh.gov.vn/.../KHHD_TTX_Ver.10.05.2016-clean.docx · Web viewLà một tỉnh duyên hải Bắc Trung Bộ, có điều kiện tự nhiên và địa hình,

Dự thảo Kế hoạch hành động Tăng trưởng xanh Tỉnh Hà Tĩnh

STT Tên hành động/nhiệm vụ

Mục tiêu đạt được Cơ quan chủ trì, theo dõi/phối hợp thực hiện

Kinh phí thực hiện (tỷ VND)

Mức giảm phát thải KNK (nghìn tCO2)

Nguồn tài chính

8 Chuyển đổi lúa năng suất thấp sang trồng lạc

Đến năm 2020 chuyển đổi khoảng 5.000 ha

Sở NN&PTNT/Hội nông dân tỉnh.

1.6 100.2 Vốn tự có của ngư dân, hỗ trợ của NSNN

9 Xử lý phân gia súc bằng hầm khí sinh học

Đến năm 2020 phát triển được 40.950 hầm khí SH

Sở NN&PTNT/Hội nông dân tỉnh.

410 119.57 Hỗ trợ của NSNN,ODA

B LĨNH VỰC LÂM NGHIỆP 81 108661 Bảo vệ và phát triển

rừng tự nhiênBảo vệ và phát triển 13.000ha rừng đến năm 2020.

Sở NN&PTNT, Chi cục lâm nghiệp

14 8346 NSĐP, NSTW, ODA

2 Khoanh nuôi tái sinh rừng tự nhiên

Thực hiện khoanh nuôi tái sinh rừng tự nhiên, đến năm 2020 đạt 2.800ha

- nt - 35 893 NSĐP, NSTW và ODA

3 Phát triển rừng sản xuất Trồng mới khoảng 5.100 ha rừng sản xuất đến năm 2020

- nt - 32 1627 NSĐP, NSTW

C LĨNH VỰC NĂNG LƯỢNGI Khu vực dân cư 632.02 46.11 Sử dụng bếp củi cải tiến Nâng tổng số hộ gia đình

nông thôn sử dụng bếp củi cải tiến đến năm 2020 đạt 20%

Sở NN&PTNT/ Hội Nông dân; Hội Liên hiệp phụ nữ; các tổ chức đoàn thể, hộ gia đình nông thôn

6.0 27.7 Vốn tự có của nhân dân và hỗ trợ từ các tổ chức quốc tế (ODA)

2 Sử dụng bếp khí sinh học thay thế bếp củi khu vực nông thôn

Vấn đấu 20% số hộ gia đình nông thôn sử dụng bếp khí sinh học thay thế bếp củi

Sở NN&PTNT/ Hội Nông dân; Hội Liên hiệp phụ nữ; các tổ chức đoàn thể, hộ gia đình nông thôn

9.0 12.03 Vốn tự có của nhân dân và hỗ trợ từ các tổ chức quốc tế (ODA)

3 Sử dụng điều hòa hiệu suất cao (inverter) ở các hộ gia đình thành thị

Tăng tỷ lệ số hộ có điều hòa sử dụng điều hòa hiệu suất cao đạt đạt 70% năm 2020

Sở Công Thương/ Điện lực tỉnh, Báo đài tỉnh.

149.52 0.9 Vốn tự có của nhân dân

4 Sử dụng đèn túyp gầy T5/8 ở các hộ gia đình

Tăng tỷ lệ số hộ nông thôn sử dụng đèn tuýp gầy T5/8

Sở Công Thương/ Điện lực tinh, Báo

15 1.27 Vốn tự có của nhân dân

22 | K H H Đ T T X

Page 23: dhtn.hatinh.gov.vndhtn.hatinh.gov.vn/.../KHHD_TTX_Ver.10.05.2016-clean.docx · Web viewLà một tỉnh duyên hải Bắc Trung Bộ, có điều kiện tự nhiên và địa hình,

Dự thảo Kế hoạch hành động Tăng trưởng xanh Tỉnh Hà Tĩnh

STT Tên hành động/nhiệm vụ

Mục tiêu đạt được Cơ quan chủ trì, theo dõi/phối hợp thực hiện

Kinh phí thực hiện (tỷ VND)

Mức giảm phát thải KNK (nghìn tCO2)

Nguồn tài chính

nông thôn đạt 70% năm 2020 đài tỉnh5 Sử dụng bình đun nước

nóng bằng năng lượng mặt trời ở các hộ gia đình thành thị

Tăng tỷ lệ hộ sử dụng bình đun nước nóng bằng NLMT lên 20% năm 2020

Sở Công Thương/ Điện lực tỉnh, Báo đài tỉnh.

100 2.03 Vốn tự có của nhân dân

6 Phát triển hệ thống điện NLMT trên mái nhà

Vào năm 2020 sẽ lắp đặt được 5000 hệ thống điện NLMT trên mái nhà để thay thế điện lưới

Sở Công Thương/Điện lực tinh, Báo đài tỉnh

352.5 2.17 Vốn tự có của nhân dân và hỗ trợ từ các tổ chức quốc tế (ODA)

II Giao thông 1,500.00 18.51 Sử dụng xe buýt điện Sử dụng xe buýt tại một số

tuyến trong thành phố và các điểm du lịch; phát triển 2000 xe đến năm 2020

Sở Giao thông vận tải/Sở Công Thương, Công an tỉnh, VHTTDL, Báo đài tỉnh...

700 2.7 Vốn tự có của doanh nghiệp

2 Xe taxi điện Thay thể và phát triển thêm 2000 xe taxi chạy điện phục vụ vận chuyển công cộng

Sở Công Thương/Sở Giao thông vận tải, Hiệp hội DN tỉnh, Đài PTTH tỉnh, các cơ quan, tổ chức trên địa bàn tỉnh.

800 2.3 Vốn tự có của doanh nghiệp

3 Sử dụng nhiên liệu sinh học cho xe máy

Nâng tỷ lệ xe máy sử dụng xăng sinh học (E5) lên 20% năm 2020

Sở Công Thương/Sở Giao thông vận tải, Hội phụ nữ, Hội Nông dân tỉnh, Đài PTTH tỉnh, Báo Tỉnh.

13.5 Vốn tự có của nhân dân

III Dịch vụ thương mại 65.246 15.91 Sử dụng đèn LED cho

khách sạn, văn phòngNâng tỷ lệ khách sạn sử dụng đèn LED lên 20% năm 2020

Sở Xây dựng / Sở Công Thương, VHTTDL, Hiệp hội DN tỉnh…

0.346 8.4 Vốn tự có của doanh nghiệp

2 Đèn tuýp gầy cho công Nâng tỷ lệ sử dụng đèn Sở Xây dựng / Sở 35.7 1.8 Ngân sách nhà nước,

23 | K H H Đ T T X

Page 24: dhtn.hatinh.gov.vndhtn.hatinh.gov.vn/.../KHHD_TTX_Ver.10.05.2016-clean.docx · Web viewLà một tỉnh duyên hải Bắc Trung Bộ, có điều kiện tự nhiên và địa hình,

Dự thảo Kế hoạch hành động Tăng trưởng xanh Tỉnh Hà Tĩnh

STT Tên hành động/nhiệm vụ

Mục tiêu đạt được Cơ quan chủ trì, theo dõi/phối hợp thực hiện

Kinh phí thực hiện (tỷ VND)

Mức giảm phát thải KNK (nghìn tCO2)

Nguồn tài chính

sở nhà nước, trường học, nhà hàng

tuýp gầy trong các công sở nhà nước, trường học, nhà hàng lên 50% năm 2020.

Công Thương, Tài chính, các cơ quan, tổ chức trên địa bàn tỉnh…

Vốn tự có của doanh nghiệp

3 Sử dụng thiết bị đun nước nóng bằng NLMT cho khách sạn nhỏ

Tăng số khách sạn sử dụng thiết bị đun nước nóng bằng năng lượng mặt trời lên 50% năm 2020

Sở Công Thương/Hiệp hội DN tỉnh, Đài PTTH tỉnh…

12.5 4.3 Vốn tự có của doanh nghiệp

4 Sử dụng đèn LED cho chiếu sáng đường phố

Thay thế 50% tới năm 2020 số đèn Sodium 250 W bằng đèn LED 105 W.

Sở Xây dựng/Sở Công Thương, Công ty MTĐT.

16.7 1.4 Ngân sách nhà nước

IV Nông nghiệp 490 8.121 Nâng cao hiệu quả đánh

bắt cáSử dụng đèn LED lên 50% năm 2020

Sở NN&PTNT/Sở Công Thương, Liên hiệp các hội KHKT tỉnh, Ngân hàng.

90 6.04 Vốn tự có của ngư dân, hỗ trợ của NSNN

2 Nâng cao hiệu quả tưới tiêu

Áp dụng biện pháp tưới nhỏ giọt kết hợp pin NLMT, đạt 20% diện tích trồng trọt vào năm 2020

Sở NN&PTNT / UBND các huyện trong tỉnh, Hội nông dân tỉnh.

400 2.08 NSNN, ODA

V Công nghiệp 33,195.60 3,214.661 Quản lý năng lượng-

giảm tiêu hao than trong sản xuất thép

Đạt mức tiết kiệm than trong sản xuất thép từ 135kg/tsp xuống 90kg/tsp vào năm 2020

Sở Công Thương/ Hiệp hội DN tỉnh, các DN thép trên địa bàn tỉnh.

1670 1041 Vốn tự có của DN

2 Quản lý năng lượng-giảm tiêu hao điện trong sản xuất thép

Đến năm 2020 các doanh nghiệp SX thép xây dựng HT QLNL để tiết kiệm 20% sản lượng điện

Sở Công Thương/ Hiệp hội DN tỉnh, các DN thép trên địa bàn tỉnh.

1260 1740 Vốn tự có của DN

3 Thu hồi nhiệt dư lò coke dể sản xuất điện

Lắp đặt 20MW điện nhiệt dư từ sản xuất coke

Sở Công Thương/ Hiệp hội DN tỉnh,

630 32.4 Vốn tự có của DN

24 | K H H Đ T T X

Page 25: dhtn.hatinh.gov.vndhtn.hatinh.gov.vn/.../KHHD_TTX_Ver.10.05.2016-clean.docx · Web viewLà một tỉnh duyên hải Bắc Trung Bộ, có điều kiện tự nhiên và địa hình,

Dự thảo Kế hoạch hành động Tăng trưởng xanh Tỉnh Hà Tĩnh

STT Tên hành động/nhiệm vụ

Mục tiêu đạt được Cơ quan chủ trì, theo dõi/phối hợp thực hiện

Kinh phí thực hiện (tỷ VND)

Mức giảm phát thải KNK (nghìn tCO2)

Nguồn tài chính

các DN thép trên địa bàn tỉnh.

4 Thu hồi nhiệt dư từ lò cao sản xuất thép để tiết kiệm nhiên liệu đầu vào

Sử dụng các giải pháp kỹ thuật tận dụng nhiệt dư lò cao sx thép để giảm tiêu thụ nhiên liệu đầu vào

Sở Công Thương/ Hiệp hội DN tỉnh, các DN thép trên địa bàn tỉnh.

210 111.14 Vốn tự có của DN

VI CN năng lượng 14,616.00 130.71 Phát triển thủy điện

nhỏ.Dự kiến công suất các nhà máy thủy điện nhỏ đạt 30MW vào năm 2020

Sở Công Thương/ Sở Kế hoạch và Đầu tư.

756 27.3 Vốn tự có của DN

2 Phát triển nhà máy điện mặt trời.

Phát triển điện mặt trời đạt 300 MW vào năm 2020

Sở Công Thương/ Sở Kế hoạch và Đầu tư.

13860 103.4 Vốn tự có của DN

D Quá trình công nghiệp 96.8 14.361 Sản xuất gạch không

nung.Lắp đặt thêm 11 dây chuyền sản xuất gạch không nung

Sở Xây dựng. 96.8 14.36 Vốn tự có của DN, hỗ trợ của NSNN

2. Các chương trình dự án ưu tiên về xanh hóa sản xuất

TT Tên dự án, nhiệm vụ Mục tiêu đạt được Cơ quan chủ trì, theo dõi/phối hợp thực hiện

Kinh phí (tỷ đồng) Nguồn kinh phí

1 Rà soát quy hoạch hệ thống thủy lợi; điều chỉnh quy hoạch thăm dò, khai thác, sử dụng và bảo vệ tài nguyên nước tỉnh Hà Tĩnh trong điều kiện biến đổi khí hậu và nước biển dâng. (1,2)

- Xác định những ảnh hưởng của BĐKH và nước biển dâng tới hệ thống thủy lợi.- Rà soát, điều chỉnh quy hoạch hệ thống thủy lợi và quy hoạch tài nguyên nước có tính đến tác động của BĐKH và nước biển dâng.

Sở NN&PTNT/ Các sở ngành có liên quan và UBND các huyện, thành phố, thị xã 3,0 Ngân sách tỉnh

2 Quy hoạch các lưu vực sông tỉnh Hà Tĩnh; xây dựng mạng lưới quan trắc tài nguyên nước cho các lưu vực sông chính.(2)

- Xây dựng, điều chỉnh Quy hoạch các lưu vực sông tỉnh Hà Tĩnh- Xây dựng mạng lưới quan trắc tài nguyên nước cho các lưu vực sông chính

Sở TN&MT/ Các sở ngành có liên quan và UBND các huyện, thành phố, thị xã

Ngân sách Trung ương/tài trợ quốc tế

25 | K H H Đ T T X

Page 26: dhtn.hatinh.gov.vndhtn.hatinh.gov.vn/.../KHHD_TTX_Ver.10.05.2016-clean.docx · Web viewLà một tỉnh duyên hải Bắc Trung Bộ, có điều kiện tự nhiên và địa hình,

Dự thảo Kế hoạch hành động Tăng trưởng xanh Tỉnh Hà Tĩnh

TT Tên dự án, nhiệm vụ Mục tiêu đạt được Cơ quan chủ trì, theo dõi/phối hợp thực hiện

Kinh phí (tỷ đồng) Nguồn kinh phí

Điều tra, đánh giá chi tiết các vùng bị ô nhiễm, nhiễm mặn, chua phèn, sa mạc hoá; các vùng cấm, vùng hạn chế khai thác trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh. (1,2)

- Đánh giá được thực trạng nhiễm mặn, chua phèn, sa mạc hóa.- Đề xuất giải pháp nhằm hạn chế các tác động tiêu cực tới tài nguyên đất vùng ven biển.

Sở TN&MT/ Các sở ngành có liên quan và UBND các huyện, thành phố, thị xã 4,5 Ngân sách trung

ương/tài trợ quốc tế

4 Ứng dụng công nghệ thông tin trong thu thập lưu trữ, xử lý thông tin; Xây dựng hệ thống lưu trữ cơ sở dữ liệu phục vụ việc xây dựng và thực hiện các giải pháp giảm thiểu và thích ứng với biến đổi khí hậu.(1,2)

- Xây dựng cơ sở dữ liệu đồng bộ về khí tượng, khí tượng nông nghiệp, thủy văn, hải văn, môi trường, tài nguyên nước.- Tạo điều kiện thuận lợi cho việc đề xuất các biện pháp giảm thiểu và thích ứng với BĐKH.

Sở TN&MT/ Các sở ngành có liên quan và UBND các huyện, thành phố, thị xã

15,0Ngân sách tỉnh/Ngân sách trung ương

5 Xây dựng hệ thống quan trắc cảnh báo lũ ống, lũ quét cho các huyện Hương Sơn, Hương Khê, Vũ Quang, Cẩm Xuyên và Kỳ Anh. (2)

Đảm bảo an toàn tính mạng của nhân dân, phát triển kinh tế, du lịch, môi trường sinh thái vùng biển ổn định dân sinh, phát triển kinh tế

Sở NN&PTNT/ Các sở ngành có liên quan và UBND các huyện, thành phố, thị xã

2500,0 Ngân sách Trung ương/tài trợ quốc tế

6 Dự án sống chung với lũ các xã vùng ngập lũ huyện Hương Khê, Vũ Quang, hạ huyện Hương Sơn, thượng huyện Đức Thọ và hạ du hỗ Kẻ Gỗ. (1)

Phát triển mô hình thích ứng với lũ ở vùng thường xuyên ngập lụt nhằm giảm thiểu thiệt hại và đảm bảo an sinh xã hội trong bối cảnh BĐKH và nước biển dâng.

Sở NN&PTNT/ Các sở ngành có liên quan và UBND các huyện, thành phố, thị xã

3.000,0 Ngân sách trung ương/tài trợ quốc tế

7 Dự án xây dựng mô hình nuôi trồng thủy sản trong bối cảnh biến đổi khí hậu và nước biển dâng (1)

Xây dựng mô hình nuôi trồng thủy sản thí điểm, áp dụng các biện pháp khoa học – kỹ thuật trong phòng chống dịch bệnh trong NTTS nhằm thích ứng với BĐKH và nước biển dâng

Sở KH&CN/ Các sở ngành có liên quan và UBND các huyện, thành phố, thị xã 10,0 Ngân sách Trung

ương/tài trợ quốc tế

8 Xây dựng và thực hiện đề án chuyển đổi cơ cấu cây trồng thích ứng với BĐKH và mực nước biển dâng. (2)

Xây dựng mô hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng, áp dụng các biện pháp khoa học – kỹ thuật nhằm thích ứng với BĐKH và nước biển dâng

Sở NN&PTNT/ Các sở ngành có liên quan và UBND các huyện, thành phố, thị xã

Ngân sách Trung ương/tài trợ quốc tế

9 Xây dựng Quy hoạch Bảo vệ môi trường đến năm 2020. (2)

Quy hoạch Bảo vệ môi trường đến năm 2020 được UBND tỉnh phê duyệt

Sở TN&MT/ Các sở ngành có liên quan và UBND các huyện, thành phố, thị xã

Ngân sách tỉnh

26 | K H H Đ T T X

Page 27: dhtn.hatinh.gov.vndhtn.hatinh.gov.vn/.../KHHD_TTX_Ver.10.05.2016-clean.docx · Web viewLà một tỉnh duyên hải Bắc Trung Bộ, có điều kiện tự nhiên và địa hình,

Dự thảo Kế hoạch hành động Tăng trưởng xanh Tỉnh Hà Tĩnh

3. Các chương trình dự án ưu tiên về xanh hóa lối sống và tiêu dùng bền vững

TT Tên dự án, nhiệm vụ Mục tiêu đạt được Cơ quan chủ trì, theo dõi/phối hợp thực hiện

Kinh phí (tỷ đồng) Nguồn kinh phí

1 Phát triển lối sống thân thiện với môi trường, giảm phát thải khí nhà kính. (1)

Xây dựng lối sống thân thiện với môi trường, tiết kiệm năng lượng, giảm phát thải khí nhà kính trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh

Sở VH-TT-DL/ Các sở ngành có liên quan và UBND các huyện, thành phố, thị xã

1,5 Ngân sách tỉnh

2 Xây dựng mô hình thí điểm “Du lịch Xanh”, nâng cao nhận thức cho cán bộ ngành du lịch về TTX trong du lịch ở Hà Tĩnh. (1)

Xây dựng được mô hình thí điểm du lịch thân thiện với môi trường, góp phần vào giảm thiểu và thích ứng với BĐKH

Sở VH-TT-DL/ Các sở ngành có liên quan và UBND các huyện, thành phố, thị xã

8,0 Tài trợ quốc tế

3 Xử lý triệt để ô nhiễm môi trường tại các bãi rác trên địa bàn tỉnh. (2)

- Xây dựng quy hoạch tổng thể quản lý rác thải tổng hợp cho toàn Tỉnh;- Tăng công suất của các bãi chôn lấp rác thải phục vụ cho việc quản lý bền vững đối với chất thải rắn, không độc hại.

Sở TN&MT/ Các sở ngành có liên quan và UBND các huyện, thành phố, thị xã Ngân sách Trung

ương/tài trợ quốc tế

Ghi chú:(1) Theo Quyết định 2313/QĐ-UBND ngày 14/7/2011 về việc ban hành Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn

2011-2015 và định hướng đến năm 2020(2) Theo Kế hoạch số 45/KH-UBND ngày 12/2/2014 về việc Thực hiện Chương trình hành động của BCH Đảng bộ tỉnh về chủ động ứng phó với

BĐKH, tăng cường quản lý tài nguyên và BVMT.

27 | K H H Đ T T X

Page 28: dhtn.hatinh.gov.vndhtn.hatinh.gov.vn/.../KHHD_TTX_Ver.10.05.2016-clean.docx · Web viewLà một tỉnh duyên hải Bắc Trung Bộ, có điều kiện tự nhiên và địa hình,

Dự thảo Kế hoạch hành động Tăng trưởng xanh Tỉnh HÀ TĨNH

PHỤ LỤC 2: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CỦA TỈNH HÀ TĨNH THEO HƯỚNG TĂNG TRƯỞNG XANH

PHẦN I: MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết

Thực hiện Chiến lược và Kế hoạch Hành động Quốc gia về TTX, ngày 18/1/2012, UBND Tỉnh Hà Tĩnh đã ban hành KHHĐ TTX cấp tỉnh (quyết định số 243/QĐ-UBND). Việc tiếp tục xem xét bối cảnh và các yêu cầu đặt ra trong giai đoạn phát triển mới là cần thiết, nhằm góp phần vào việc điều chỉnh, bổ sung và cụ thể hóa các hành động và giải pháp được nêu trong KHHĐ TTX hiện hành, tạo sự kết nối chặt chẽ hơn với KHHĐ TTX ở tầm quốc gia và với các quy hoạch, kế hoạch phát triển KT-XH của Tỉnh và của các ngành, lĩnh vực trên địa bàn.

Quy hoạch phát triển KT-XH Hà Tĩnh đến năm 2020 và Tầm nhìn đến 2050 đã đề xuất 3 phương án phát triển, trong đó:

Phương án 1: Tăng trưởng cao và bền vững

Theo kịch bản này, đến 2020 Hà Tĩnh sẽ trở thành nền kinh tế dựa vào công nghiệp, với nông nghiệp phát triển mạnh, năng suất cao và dịch vụ ngày càng phát triển. Cơ sở cho việc đạt được tốc độ tăng trưởng cao của Tỉnh là 3 cụm ngành trọng điểm chính, bao gồm (i) Nông nghiệp được hiện đại hóa; (ii) Ngành sắt – thép phát triển, với các trụ cột là nhà máy sản xuất thép Formosa, mỏ sắt Thạch Khê và nhà máy thép sử dụng quặng sắt Thạch Khê, và (iii) phát triển Hà Tĩnh thành trung tâm thương mại và hậu cần phục vụ khu vực (kể cả Lào và Đông Bắc Thái Lan). Các cụm ngành phụ trợ và chế biến như sản xuất các sản phẩm thép, dệt may, xây dựng, thông tin liên lạc và các dịch vụ hỗ trợ như giáo dục đào tạo, y tế cũng đồng thời phát triển. Dự kiến GDP Hà Tĩnh tăng trung bình 18,4%/năm, đạt mức GDP trung bình đầu người là 97,7 triệu đồng vào năm 2020. Nông nghiệp chiếm tỷ trọng 13,1% GDP, công nghiệp chiếm 54,7% và dịch vụ - 32,2%. Lượng vốn đầu tư được huy động là 539.000 tỷ đồng, trong đó 80% là vốn ngoài ngân sách.

Phương án 2: Tăng trưởng vừa phải

Theo phương án này, tăng trưởng của Hà Tĩnh đến 2020 sẽ ở mức vừa phải, nhưng vẫn cao hơn mức trung bình của cả nước. Nông nghiệp vẫn tiếp tục được đầu tư theo hướng hiện đại hóa, nhưng ở mức thấp hơn so với kịch bản 1. Nhà máy thép Formosa chỉ mới bắt đầu hoạt động, sử dụng hoàn toàn quặng nhập khẩu. Mỏ sắt Thạch Khê chưa được đưa vào khai thác, vì thế các nhà máy thép sử dụng quặng của nhà máy này cũng chưa hoạt động.Các ngành phụ trợ khác có tăng, nhưng với tốc độ nhỏ hơn kịch bản 1. Tăng trưởng GDP trung bình sẽ chỉ đạt mức 11,1% năm; GDP bình quân đầu người vào khoảng 53,6 triệu vào năm 2020. Nông nghiệp đóng góp 18,9% tổng GDP, công nghiệp chiếm 49,2% và dịch vụ chiếm 31,9%.

Phương án 3: Tăng trưởng nhảy vọt

Kịch bản này được xây dựng với giả thiết rằng kinh tế Việt nam và khu vực sẽ tăng trưởng nhảy vọt, tạo động lực cho phát triển các ngành của Hà Tĩnh. Công nghiệp và dịch vụ trở thành trọng tâm phát triển, trong khi nông nghiệp được duy trì theo kịch bản 1. Nhà máy thép Formosa sẽ đi vào sản xuất và nâng dần công suất vào năm 2020. Các cụm sản xuất và chế biến sảm phẩm từ thép cũng được thúc đẩy tăng trưởng mạnh. Tốc độ tăng trưởng GDP Hà Tĩnh được dự kiến cao hơn kịch bản 1, đạt mức trung bình hàng năm là 21,1%. GDP bình quân đầu người đạt mức

28 | K H H Đ T T X

Page 29: dhtn.hatinh.gov.vndhtn.hatinh.gov.vn/.../KHHD_TTX_Ver.10.05.2016-clean.docx · Web viewLà một tỉnh duyên hải Bắc Trung Bộ, có điều kiện tự nhiên và địa hình,

Dự thảo Kế hoạch hành động Tăng trưởng xanh Tỉnh Hà Tĩnh

114,5 triệu đồng/người vào năm 2020. Tỷ trọng công nghiệp trong GDP chiếm vị trí dẫn đầu 55,8%, dịch vụ 33,8% và nông nghiệp là 10,4%.

Phương án 1 tăng trưởng cao và bền vững được Hà Tĩnh lựa chọn vì phù hợp nhất với các lợi thế cạnh tranh về tài nguyên và các nguồn lực sẵn có khác của Hà Tĩnh, trong khi vẫn có thể cải thiện năng suất, sản lượng và đa dạng hóa sản xuất. Hơn nữa, Phương án 1 tỏ ra có tính khả thi cao hơn xét từ quan điểm và mục tiêu phát triển của Tỉnh, có tính đến điều kiện phát triển chung của vùng Duyên hải Bắc Trung bộ và của cả nước. Vì thế, Phương án này được xác định giữ vai trò nền tảng cho việc xây dựng các định hướng và giải pháp vĩ mô cũng như các giải pháp phát triển các ngành, các lĩnh vực cụ thể của Hà Tĩnh trong giai đoạn từ này đến 2020 và tầm nhìn đến 2030.

Các lợi thế và cơ hội phát triển

Một trong những lợi thế quan trọng của Hà Tĩnh là tiềm năng tài nguyên thiên nhiên phong phú, bao gồm tài nguyên nước và biển dồi dào, độ che phủ rừng tương đối lớn, trữ lượng khoáng sản đáng kể. Đặc biệt, quặng sắt với trữ lượng lớn là nguồn tài nguyên quan trọng, là t iềm năng cho phát triển công nghiệp luyên kim và các ngành công nghiệp phụ trợ khác. Cảng biển nước sâu lớn nhất khu vực cũng là một lợi thế quan trọng để đưa Hà Tĩnh từ một tỉnh nghèo, chủ yếu dựa vào nông nghiệp tiến lên thành tỉnh có công nghiệp và dịch vụ phát triển nhanh.

Hà Tĩnh hiện sở hữu một diện tích đất phi nông nghiệp tương đối lớn, thuận lợi cho phát triển công nghiệp và dịch vụ

Giáo dục phổ thông của Hà Tĩnh là một lợi thế phát triển quan trọng. Chăm sóc sức khỏe ban đầu của Tỉnh cũng tương đối tốt. Các lợi thế này nếu được tận dụng tốt có thể giúp Tỉnh có nguồn nhân lực vừa dồi dào, vừa dễ đào tạo và nâng cấp thành nguồn lao động lành nghề phục vụ các ngành công nghiệp và dịch vụ.

Hà Tĩnh có lợi thế lớn về vị trí địa lý - là trung tâm kết nối giữa Hà nội, các tỉnh miền Bắc với Đà Nẵng và các tỉnh Bắc Trung bộ. Hà Tĩnh cũng là điểm kết nối thuận lợi với Lào và các tỉnh Đông bắc Thái-lan.

Hệ thống kết cấu hạ tầng của Hà Tĩnh đang ngày càng phát triển đáp ứng yêu cầu phát triển KT-XH của tỉnh và vùng.

Đặc biệt, đây là Tỉnh có nguồn cung năng lượng điện đầy đủ và ổn định.

Với những lợi thế kể trên, Hà Tĩnh có có thể khai thác nhiều cơ hội phát triển như:

Tối đa hóa việc sử dụng bền vững các tài nguyên thiên nghiên hiện có: Hà Tĩnh hiện có cơ hội rất lớn để tạo ra các giá trị mới nhờ sử dụng tài nguyên thiên nhiên hiện có. Quặng sắt và các khoáng sản khác, tài nguyên biển, tài nguyên rừng và đất đai có thể được sử dụng để xây dựng các cụm công nghiệp và dịch vụ có liên quan. Hình thành các vùng công nghiệp tập trung, chuyên ngành, công nghiệp khai khoáng, công nghiệp điện.

Tận dụng nguồn nhân lực rẻ, có trình độ giáo dục phổ thông tốt để đào tạo thành lực lượng lao động có tay nghề cao. Chi phí lao động rẻ luôn là một lợi thế quan trọng, đặc biệt trong giai đoạn phát triển thấp như ở Hà Tĩnh hiện nay.

Tận dụng vị trí chiến lược của Tỉnh: Hà Tĩnh có thể khai thác các cơ hội của một cửa ngõ quốc gia và vị trí liên kết vùng quan trọng, thu hút đầu tư và các nguồn lực phát triển từ các tỉnh phía Bắc và từ Đà Nẵng. Thông qua các hoạt động xúc tiến thương mại, đẩy mạnh giao thông vận tải, hậu cần và các dịch vụ khác có liên quan, Tỉnh có thể mở rộng “tầm với” của mình sang Lào và Thái lan.

29 | K H H Đ T T X

Page 30: dhtn.hatinh.gov.vndhtn.hatinh.gov.vn/.../KHHD_TTX_Ver.10.05.2016-clean.docx · Web viewLà một tỉnh duyên hải Bắc Trung Bộ, có điều kiện tự nhiên và địa hình,

Dự thảo Kế hoạch hành động Tăng trưởng xanh Tỉnh Hà Tĩnh

Khai thác bền vững các lợi thế của kinh tế biển, là lĩnh vực hiện đang được quan tâm lớn cả ở cấp quốc gia và cấp vùng.

Tăng cường hội nhập với các địa phương khác trong nước và quốc tế thông qua việc phát triển các cảng biển nước sâu tiếp nhận tàu trọng tải lớn.

Hình thành các vùng nông nghiệp công nghệ cao, phát triển các loại cây trồng, vật nuôi đặc sản bản địa, tạo thương hiệu cho các sản phẩm nông nghiệp đặc thù của Tỉnh.

Các hạn chế và thách thức

Mặc dù có một số lợi thế so sánh, Hà Tĩnh vẫn đang phải đối mặt với nhiều hạn chế và thách thức, trong đó quan trọng phải kể đến là:

- Hạ tầng kỹ thuật của Tỉnh còn kém phát triển. Kết cấu hạ tầng chưa đồng bộ.Thiếu các đầu mối giao thông quan trọng (các kết nối giao thông quốc gia với các trung tâm công nghiệp và đô thị của Tỉnh). Các Khu Kinh tế và Khu công nghiệp trên địa bàn Tỉnh còn thiếu hạ tầng năng lượng và hạ tầng công nghiệp chất lượng cao.Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu phát triển của nền kinh tế.

- Cơ cấu kinh tế của Tỉnh còn lạc hậu, với tỷ trọng khu vực nông-lâm-thủy sản còn lớn, đại bộ phân dân cư làm việc trong khu vực nông nghiệp, với năng suất và kỹ năng thấp, tạo ra giá trị gia tăng không cao. Đây là một thách thức rất lớn mà Hà Tĩnh phải đối mặt trong thời gian tới để đạt được mục tiêu chuyển đối cơ cấu kinh tế theo hướng tăng nhanh tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ.

- Thiếu sự cân bằng trong phát triển kinh tế của Tỉnh. Khu Kinh tế Vũng Áng và một vài khu vực đô thị, khu vực ven các trục giao thông lớn có tốc độ phát triển nhanh hơn, trong khi đó, tốc độ phát triển ở các vùng sâu, vùng xa, vùng thuần nông còn rất chậm.

- Việc khai thác và sử dụng tài nguyên thiên nhiên và các nguồn lực còn chưa hợp lý, chưa hiệu quả. Mâu thuẫn giữa nhu cầu khai thác các nguồn tài nguyên để tăng trưởng kinh tế nhanh với các yêu cầu về bảo vệ môi trường bền vững chưa được giải quyết tốt. Việc khai thác mỏ Thạch khê sẽ tạo ra các thách thức lớn về kỹ thuật đối với bảo vệ môi trường trong và ngoài khu vực mỏ.

- Khả năng chống chịu với BĐKH còn hạn chế: Hà Tĩnh là tỉnh thường xuyên phải hứng chịu các hiện tượng cực đoan do biến đổi khí hậu. Những tai họa thiên nhiên này gây thiệt hại nhiều về kinh tế vẫn sẽ hiện hữu, đe dọa đến tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững của Tỉnh.

- Trình độ dân trí, nhận thức về bảo vệ môi trường và các nguồn tài nguyên của một bộ phận lớn dân cư trong vùng còn thấp; đội ngũ cán bộ kỹ thuật, quản lý về môi trường còn thiếu cả về số lượng và chất lượng.

- Nhận thức và sự tham gia của khu vực kinh tế ngoài Nhà nước trên địa bàn vào các hoạt động tăng trưởng xanh còn hạn chế

Bối cảnh thế giới

Hội nghị Thượng đỉnh Trái đất về Môi trường và Phát triển được tổ chức ở Rio de Janeiro (Braxin) năm 1992 và Hội nghị Thượng đỉnh Thế giới về Phát triển bền vững ở Johannesburg (Cộng hoà Nam Phi) năm 2002 đã xác định PTBV là "Sự phát triển đáp ứng được những yêu cầu của hiện tại, nhưng không gây trở ngại cho việc đáp ứng nhu cầu của các thế hệ mai sau", là quá trình phát triển có sự kết hợp chặt chẽ, hợp lý và hài hoà giữa ba trụ cột là phát triển kinh tế (nhất là tăng trưởng kinh tế), phát triển xã hội (nhất là thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội; xoá đói giảm nghèo và giải quyết việc làm) và bảo vệ môi trường (nhất là xử lý, khắc phục ô nhiễm,

30 | K H H Đ T T X

Page 31: dhtn.hatinh.gov.vndhtn.hatinh.gov.vn/.../KHHD_TTX_Ver.10.05.2016-clean.docx · Web viewLà một tỉnh duyên hải Bắc Trung Bộ, có điều kiện tự nhiên và địa hình,

Dự thảo Kế hoạch hành động Tăng trưởng xanh Tỉnh Hà Tĩnh

phục hồi và cải thiện chất lượng môi trường; khai thác hợp lý và sử dụng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên). 

Sau hơn 2 thập kỷ thực hiện phát triển bền vững, mô hình phát triển của thế giới về cơ bản vẫn là kinh tế “nâu”, phụ thuộc nhiều vào tài nguyên thiên nhiên, nhiên liệu hóa thạch, gây ô nhiễm môi trường, suy thoái và mất cân bằng sinh thái. Gần đây, trên phạm vi toàn cầu lại liên tiếp xảy ra những cuôc khủng hoảng mới, trong đó biến đổi khí hậu (BĐKH) được cho là thách thức lớn nhất đối với Nhân loại trong thế kỷ 21. Cuộc chiến chống BĐKH đang ngày càng trở nên căng thẳng, nhất là từ sau Hội nghị Thượng đỉnh toàn cầu về khí hậu lần thứ 13 (gọi tắt là COP 13, năm 2007). Cộng đồng quốc tế trong một thời gian dài đã không thể đạt được những cam kết pháp lý cần thiết để cắt giảm phát thải KNK, ứng phó với BĐKH, thay thế cho Nghị định thư Kyoto đã hết hiệu lực vào năm 2012 (nhưng đã được gia hạn hiệu lực đến năm 2020). Mới đây, tháng 11/2015, Hội nghị Thượng đỉnh về BĐKH lần thứ 21(COP21) tại Paris, với sự tham gia của lãnh đạo cấp cao nhất của gần 200 quốc gia/ vùng lãnh thổ trên toàn Thế giới, đã đạt được thỏa thuận lịch sử và các cam kết chính thức về cắt giảm khí nhà kính (KNK), nhất là khí CO2, giới hạn sự gia tăng nhiệt độ toàn cầu.

Trong bối cảnh đó, ở nhiều nước tiên tiến, kinh tế công nghiệp đang chuyển dần thành kinh tế hậu công nghiệp và từng bước chuyển sang kinh tế tri thức. Cùng với nó, các dạng thức kinh tế của thế giới cũng đang có xu hướng chuyển dần từ kinh tế “nâu” sang kinh tế “xanh”. Thuật ngữ “phát triển xanh”, “kinh tế xanh”, “tăng trưởng xanh” đã và đang được thừa nhận và đưa vào ứng dụng trên thực tế. Với nội hàm chính là sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, tăng cường sử dụng các nguồn năng lượng có hàm lượng các-bon thấp, gắn kết tăng trưởng kinh tế với phát triển môi trường bền vững, tăng trưởng xanh đang trở thành hướng tiếp cận mới trong phát triển kinh tế, đang lan tỏa thành một trào lưu rộng rãi, cho phép vừa ứng phó có hiệu quả với BĐKH, thực hiện PTBV và đảm bảo công bằng xã hội

Bối cảnh Việt Nam và tỉnh Hà Tĩnh

Việt Nam đang trong quá trình hoàn thành Kế hoạch 5 năm Phát triển Kinh tế - Xã hội (KHPT KT-XH) giai đoạn 2011-2015, chuẩn bị cho KHPT KT-XH 5 năm 2016-2020, tiếp tục thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2020 với mục tiêu phát triển nhanh, bền vững, phấn đấu đến năm 2020 về cơ bản trở thành nước công nghiệp. Để đạt được các mục tiêu phát triển, đáp ứng yêu cầu tái cấu trúc nền kinh tế và cải cách thể chế, nâng cao chất lượng tăng trưởng và đảm bảo sự bền vững về môi trường và sinh thái, Chính phủ Việt Nam đã ban hành nhiều chủ trương chính sách liên quan đến PTBV và ứng phó với BĐKH, như Quyết định số 2139/QĐ-TTg ngày 05/12/2011 về việc phê duyệt Chiến lược Quốc gia về BĐKH; Quyết định số 432/QĐ-TTg ngày 12/4/2012 phê duyệt Chiến lược PTBV Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020; Quyết định số 1393/QĐ-TTg ngày 25/9/2012 phê duyệt Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh thời kỳ 2011 - 2020 và tầm nhìn đến năm 2050; Quyết định số 339/QĐ-TTg ngày 19/2/2013 phê duyệt đề án tổng thể tái cơ cấu kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và năng lực cạnh tranh giai đoạn 2013 – 2020. Các văn bản này đã bao quát hầu hết nội hàm, ý nghĩa, mục tiêu, quan điểm, nguyên tắc, giải pháp, cách thức thực hiện tăng trưởng xanh, và là cơ sở pháp lý để thúc đẩy tăng trưởng xanh ở Việt Nam. Trên trường quốc tế, tháng 11/2015, tại COP21 Paris, Thủ tướng Nguyễn Tẫn Dũng đã thay mặt Chính phủ Việt Nam chính thức cam kết về thực hiện các biện pháp giảm phát thải KNK và chủ động tham gia vào các nỗ lực toàn cầu nhằm hạn chế sự gia tăng nhiệt độ toàn cầu.

Với nội dung cụ thể hóa trụ cột kinh tế của Chiến lược PTBV, đáp ứng yêu cầu giảm nhẹ phát thải KNK trong Chiến lược quốc gia về PTBV, Chiến lược Quốc gia về TTX đặt ra mục

31 | K H H Đ T T X

Page 32: dhtn.hatinh.gov.vndhtn.hatinh.gov.vn/.../KHHD_TTX_Ver.10.05.2016-clean.docx · Web viewLà một tỉnh duyên hải Bắc Trung Bộ, có điều kiện tự nhiên và địa hình,

Dự thảo Kế hoạch hành động Tăng trưởng xanh Tỉnh Hà Tĩnh

tiêu chung là phấn đấu đạt được tăng trưởng xanh, tiến tới nền kinh tế cac-bon thấp, bảo đảm để việc làm giàu vốn tự nhiên trở thành xu hướng chủ đạo trong phát triển kinh tế bền vững; đưa mục tiêu giảm phát thải và tăng khả năng hấp thụ khí nhà kính dần trở thành chỉ tiêu bắt buộc và quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội. Thông qua thực hiện 3 nhiệm vụ chiến lược là: (i) Giảm cường độ phát thải KNK và thúc đẩy sử dụng năng lượng sạch, năng lượng tái tạo; (ii) Xanh hóa sản xuất và (iii) Xanh hóa lối sống và thúc đẩy tiêu dùng bền vững, với 17 giải pháp chính, Chiến lược TTX Quốc gia được kỳ vọng sẽ giúp đạt được nhiều chỉ tiêu quan trọng, đánh dấu bước chuyển sang kinh tế xanh của Việt Nam.

Là một tỉnh duyên hải Bắc Trung Bộ, có điều kiện tự nhiên và địa hình, khí hậu khắc nghiệt, trong bối cảnh của những diễn biến về phát triển kinh tế - xã hội và BĐKH ở cả tầm quốc gia và khu vực như hiện nay, Hà Tĩnh đang phải đối mặt với nhiều thách thức nghiêm trọng. Trước hết đó là tác động của biến đổi khí hậu, nguy cơ cạn kiệt của các nguồn tài nguyên thiên nhiên, sự gia tăng ô nhiễm môi trường, trình độ phát triển, hiệu quả sản xuất và tiêu dùng thấp, các mô hình sản xuất và tiêu dùng còn chưa đáp ứng đầy đủ yêu cầu về tính “thân thiện với môi trường”. Mặc dù KHHĐ TTX của Tỉnh đã được ban hành và bước đầu được thực hiện, Hà Tĩnh vẫn chưa có những nghiên cứu khoa học, hoặc các công trình khảo sát, đánh giá toàn diện về tác động của BĐKH đến phát triển KT-XH và môi trường. Tỉnh cũng chưa có các cuộc điều tra chi tiết hoặc các tính toán đáng tin cậy về khối lượng phát thải KNK, chưa lượng giá được những tổn thất kinh tế - xã hội mà địa phương phải gánh chịu từ các tác động của BĐKH và nước biển dâng. Kết quả đầu ra của các nghiên cứu khoa học này, nếu được thực hiện tốt, sẽ là thông tin đầu vào quan trọng và hữu ích cho việc định hướng, xây dựng các chiến lược phát triển mang tính bền vững của Tỉnh, làm cơ sở cho việc ra các quyết định quản lý kịp thời và có hiệu quả. Vì thế, việc sàng lọc, kiểm chứng các điều kiện, thông tin khí hậu và lồng ghép chúng vào quá trình xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và tầm nhìn phát triển của Tỉnh phải được coi là một yêu cầu bắt buộc.

Với tư tưởng đó, Hà Tĩnh tiến hành rà soát và điều chỉnh lại Kế hoạch Hành động TTX cấp Tỉnh nhằm hiện thực hóa Chiến lược TTX và KHHĐ TTX Quốc gia. Kế hoạch hành động này được điều chỉnh dựa trên cơ sở đánh giá thực trạng phát triển KT-XH, diễn biến chống BĐKH và bảo vệ môi trường của Hà Tĩnh, xét từ giác độ các yêu cầu của Chiến lược Tăng trưởng xanh. Mục đích của việc điều chỉnh KHHĐ TTX của Hà Tĩnh là xác định các phương án và hành động cần được thực hiện trong thời gian tới, nhằm đưa Hà Tĩnh phát triển theo hướng giảm phát thải KNK, môi trường được bảo vệ, các nguồn tài nguyên được sử dụng một cách hiệu quả, năng lực ứng phó với biến đổi khí hậu được tăng cường. Trong Kế hoạch Hành động TTX của Hà Tĩnh, các thành tựu và kết quả cũng như các tồn tại và hạn chế trong quá trình phát triển được xác định, các cơ hội và thách thức được nhận diện. Kết quả của những đánh giá, nhận diện này sẽ tạo cơ sở tin cậy cho việc đề xuất các định hướng và giải pháp cho việc thực hiện thắng lợi các mục tiêu đề ra trong Chiến lượcTTX trên địa bàn Tỉnh

2. Cơ sở pháp lý

2.1. Cấp trung ương

- Nghị quyết số 24-NQ/TW ngày 03 tháng 6 năm 2013 của Ban chấp hành Trung ương khóa XI về chủ động ứng phó với BĐKH, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường;

- Luật Đa dạng sinh học 2008, Luật tài nguyên nước 2011; Luật khoáng sản 2010; Luật bảo vệ và phát triển rừng 2004; Luật Phòng chống thiên tai 2013, Luật Bảo vệ Môi trường 2014; Luật đất đai 2013 và các luật khác có liên quan;

32 | K H H Đ T T X

Page 33: dhtn.hatinh.gov.vndhtn.hatinh.gov.vn/.../KHHD_TTX_Ver.10.05.2016-clean.docx · Web viewLà một tỉnh duyên hải Bắc Trung Bộ, có điều kiện tự nhiên và địa hình,

Dự thảo Kế hoạch hành động Tăng trưởng xanh Tỉnh Hà Tĩnh

- Quyết định số 19/2010/QĐ-TTg ngày 3/3/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành quy chế hoạt động của Khu Kinh tế Vũng Áng, tỉnh Hà Tĩnh;

- Quyết định số 73/2006/QĐ-TTg ngày 25/4/2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt đều án Quy hoạch phát triển khu Kinh tế cửa khẩu đến năm 2020;

- Quyết định số 2139/QĐ-TTg ngày 05 tháng 12 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược quốc gia về BĐKH;

- Quyết định số 1474/QĐ-TTg ngày 05 tháng 10 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch hành động quốc gia ứng phó với BĐKH;

- Quyết định số 1393/QĐ-TTg ngày 25 tháng 9 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh;

- Quyết định số 1719/QĐ-TTg ngày 04 tháng 10 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Tiêu chí đánh giá dự án ưu tiên theo Chương trình Hỗ trợ ứng phó với BĐKH;

- Quyết định số 1183/QĐ-TTg ngày 30 tháng 8 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với BĐKH giai đoạn 2012-2015;

- Quyết định số 1651/QĐ-BTNMT ngày 05 tháng 9 năm 2013 của Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt các dự án thành phần thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với BĐKH giai đoạn 2012-2015;

- Quyết định số 166/QĐ-TTg ngày 21 tháng 01 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch thực hiện Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030

- Quyết định số 403/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 20 tháng 3 năm 2014 phê duyệt Kế hoạch hành động quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2014 – 2020

- Quyết định số 432/QĐ-TTg ngày 12 tháng 4 năm 2012 về việc phê duyệt Chiến lược PTBV Việt Nam giai đoạn 2011-2020;

- Các quy hoạch phát triển, các đề án, báo cáo của các Bộ, ngành Trung ương có liên quan đến vùng Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung và liên quan đến Hà Tĩnh.

2.2. Cấp địa phương

- Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh lần thứ XII, nhiệm kỳ 2010-2015 và báo cáo chính trị Đại hội đại biểu Tỉnh Đảng bộ Hà Tĩnhlần thứ XII, nhiệm kỳ 2015-2020

- Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế- xã hội tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2050, được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định 1786/QĐ-TTg ngày 27/11/2012.

- Kế hoạch phát triển KT-XH 5 năm 2016-2020 tỉnh Hà Tĩnh, báo cáo số 552/BC-UBND, ngày 19 tháng 12 năm 2014.

- Kế hoạch hành động của Hà Tĩnh thực hiện Chiến lược Quốc gia về PTBV giai đoạn 2013-2015, tại Quyết định số 970/QĐ-UBND, ngày 12/4/2013.

- Kế hoạch hành động thực hiện Chiến lược Quốc gia về tăng trưởng xanh của Hà Tĩnh, được ban hành kèm theo Quyết định số 243/QĐ-UBND, ngày 18/1/2013

- Kế hoạch hành động ứng phó với BĐKH tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2011-2015 và định hướng đến 2020; Quyết định số 2313/QĐ-UBND, ngày 14/7/2011

- Các Quyết định, chỉ thị có liên quan của Thủ tướng Chính phủ, các quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực trong phạm vi cả nước, khu vực đến năm 2020 của các bộ, ngành có liên quan đến Hà Tĩnh

- Các quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực, vùng, quy hoạch xây dựng đô thị, quy hoạch sử dụng đất và các đề án, báo cáo có liên quan đến Tỉnh.

33 | K H H Đ T T X

Page 34: dhtn.hatinh.gov.vndhtn.hatinh.gov.vn/.../KHHD_TTX_Ver.10.05.2016-clean.docx · Web viewLà một tỉnh duyên hải Bắc Trung Bộ, có điều kiện tự nhiên và địa hình,

Dự thảo Kế hoạch hành động Tăng trưởng xanh Tỉnh Hà Tĩnh

- Niên giám thống kê tỉnh Hà Tĩnhcác năm từ 2005 đến 2014 và các số liệu báo cáo được cung cấp.

3. Phương pháp luận và cách tiếp cận

3.1. Cách tiếp cận

Điều chỉnh Kế hoạch Hành động tăng trưởng xanh của tỉnh Hà Tĩnh được xây dựng dựa trên cách tiếp cận hệ thống, liên ngành và có sự tham gia, kết hợp giữa cách tiếp cận từ trên xuống và từ dưới lên, như được minh họa trong Hình 1 dưới đây.

Hình 1. Tóm tắt phương pháp luận xây dựng KHHĐ TTX cho địa phương

Theo đó một số điểm quan trọng cần nhấn mạnh là:

- Kết hợp cách tiếp cận từ trên xuống (Top-down) và từ dưới lên (Bottom-up): một mặt, KHHĐ TTX của HÀ TĨNH được xây dựng dựa trên các văn bản quy định pháp luật và nguồn lực của trung ương, mặt khác, các nội dung của Kế hoạch được xác định dựa trên việc phân tích các đặc thù về thể chế, điều kiện thực tiễn và diễn biến phát triển KT-XH, các nguồn lực sẵn có và tiềm tàng của địa phương.

- Sự tham gia: trong quá trình xây dựng KHHĐ TTX của HÀ TĨNH, sự tham gia của các bên liên quan, bao gồm các sở ban ngành, các tổ chức KH-CN, các doanh nghiệp, các tổ chức quốc tế, các tổ chức xã hội nghề nghiệp và dân sự, đặc biệt là cộng đồng địa phương được coi là một trong các điều kiện cần thiết và được khai thác triệt để.

3.2. Phương pháp xây dựng KHHĐ TTX

KHHĐ TTX của Hà Tĩnh được xây dựng dựa trên 3 trụ cột chính, bao gồm:

- Cơ sở pháp lý: Nghiên cứu và phân tích nội dung các văn bản quy phạm pháp luật, văn bản chỉ đạo và điều hành có liên quan của các cơ quan Trung ương và chính quyền Hà Tĩnh.

- Cơ sở khoa học: Bên cạnh việc tuân thủ các Hướng dẫn xây dựng KHHĐ TTX cấp tỉnh của Bộ Kế hoạch và Đầu tư (dự thảo tháng 1/2016), để bảo đảm sự thống nhất về phạm

34 | K H H Đ T T X

Page 35: dhtn.hatinh.gov.vndhtn.hatinh.gov.vn/.../KHHD_TTX_Ver.10.05.2016-clean.docx · Web viewLà một tỉnh duyên hải Bắc Trung Bộ, có điều kiện tự nhiên và địa hình,

Dự thảo Kế hoạch hành động Tăng trưởng xanh Tỉnh Hà Tĩnh

vi, phương pháp tính toán, kiểm kê phát thải KNK của cả nước, KHHĐ TTX Hà Tĩnh được xây dựng có sử dụng các Hướng dẫn kiểm kê KNK (phiên bản 2006) của Ủy ban Liên Chính phủ về BĐKH (IPCC); Hướng dẫn kiểm kê phát thải KNK cho vùng địa lý (GPC, 2014) và mô hình đường cong phân tích chi phí biên giảm phát thải KNK (MACC) để điều tra, kiểm kê và tính toán lượng phát thải KNK của Tỉnh.

- Cơ sở thực tiễn: là các bằng chứng và kinh nghiệm đã được kiểm nghiệm bằng thực tiễn và các tiềm năng phát triển đã được xác định của địa phương.

Các vấn đề của KHHĐ TTX được xem xét một cách liên tục theo sự phát triển của các mối quan hệ mang tính hệ thống:

- Theo thời gian: từ quá khứ (khoảng 10 năm qua), đến hiện tại (hiện trạng phát triển KT-XH) và tương lai (theo kịch bản về phát triển KT-XH và BĐKH, kịch bản về nước biển dâng, vv.)

- Theo không gian: từ địa phương đến vùng, quốc gia và quốc tế.- Từ góc độ chuyên môn: TTX được coi là một trong những cách thức để đạt được PTBV

trong bối cảnh BĐKH. Vì vậy, tăng trưởng xanh, một mặt, phải đảm bảo tính bền vững cả về lĩnh vực kinh tế, xã hội và môi trường. Mặt khác, TTX phải góp phần ứng phó với BĐKH một cách hiệu quả trong cả hai khía cạnh thích ứng và giảm nhẹ. Theo đó, TTX nằm trong mối quan hệ với các lĩnh vực khác của hệ thống KT-XH và nằm trong khuôn khổ của hệ thống thể chế và năng lực phát triển (gồm nhân, tài và vật lực) hiện hành. Vì vậy, khi xây dựng KHHĐ TTX cần thiết phải tiếp cận với nhiều loại văn bản quy định pháp luật có liên quan (đặc biệt là các chiến lược và kế hoạch quốc gia và địa phương liên quan đến PTBV, BĐKH, BVMT). Tương tự, trong quá trình thực hiện, các nội dung TTX phải được lồng ghép vào các kế hoạch phát triển KT-XH và các kế hoạch phát triển ngành/ lĩnh vực có liên quan.

3.3. Các bước trong quá trình xây dựng KHHĐ TTX của Hà Tĩnh

KHHĐ TTX của Hà Tĩnh được xây dựng theo các bước sau:

- Bước 1: Phân tích các cơ hội và thách thức, các thuận lợi và khó khăn- Bước 2: Xác định mục tiêu trước mắt và lâu dài, nội dung và các hoạt động ưu tiên- Bước 3: Tính toán các chỉ số đo lường cụ thể để đạt mục tiêu đề ra trong các năm kế

hoạch và năm định hướng- Bước 4: Thiết lập các danh mục các chương trình và kế hoạch hành động- Bước 5: Lập danh mục các nhiệm vụ, dự án ưu tiên được phân kỳ theo các mốc thời gian

cụ thể.

35 | K H H Đ T T X

Page 36: dhtn.hatinh.gov.vndhtn.hatinh.gov.vn/.../KHHD_TTX_Ver.10.05.2016-clean.docx · Web viewLà một tỉnh duyên hải Bắc Trung Bộ, có điều kiện tự nhiên và địa hình,

Dự thảo Kế hoạch hành động Tăng trưởng xanh Tỉnh Hà Tĩnh

CHƯƠNG 1: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH HÀ TĨNH

1.1. Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu

Kinh tế Hà Tĩnh trong những năm qua phát triển nhanh.Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân thời kỳ 2011-2015 đạt 18%. Đây là mức tăng trưởng cao so với thời kỳ 2006-2010 (9,6%) và vượt xa so với mục tiêu đề ra trong Kế hoạch phát triển KT-XH giai đoạn 2011-2015 (14%); trong đó, khu vực nông-lâm-thủy sản tăng trung bình 5,45%, khu vực công nghiệp – xây dựng tăng 38,3%, khu vực dịch vụ tăng 15% năm. Hà Tĩnh đặt mục tiêu phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, bình quân trên 22%/năm cho giai đoạn 2016-2020.

Cơ cấu kinh tế của Hà Tĩnh chuyển dịch theo hướng tăng nhanh tỷ trọng các ngành công nghiệp –xây dựng và dịch vụ, giảm tỷ trọng nông nghiệp. Năm 2010, tỷ trọng giữa 3 khu vực nông nghiệp – công nghiêp – dịch vụ tương ứng là 33,7% – 33,6%– 32,7%, nhưng đến năm 2015, cơ cấu này đã có bước chuyển đổi mạnh, với mức tương ứng là 18,1%- 41,6% – 40,3%. Hà Tĩnh đặt mục tiêu phấn đấu đến năm 2020, cơ cấu GDP chuyển dịch mạnh hơn theo hướng tăng nhanh tỷ trọng công nghiệp-xây dựng lên đạt mức 56%, dịch vụ chiếm 34% và nông-lâm-ngư nghiệp giảm xuống còn dưới 10%.

GDP bình quân đầu ngườicủa Tỉnh tăng từ 12,9 triệu đồng trong thời kỳ 2001-2010 lên 44 triệu đồng trong thời kỳ 2011-2015. Trong kế hoạch 5 năm 2016-2020, Hà Tĩnh đặt mục tiêu phấn đấu tăng mạnh GRDP bình quân đầu người đạt mức bình quân đến 120 triệu VND, thu nhập bình quân đầu người đạt 80 triệu đồng (khu vực nông thôn đạt 65 triệu đồng) vào năm 2020 và trở thành một trong những tỉnh có thu nhập cao nhất nước.

1.2. Các vấn đề ưu tiên và kết quả đạt được những chỉ tiêu kinh tế chính

1.2.1 Các vấn đề ưu tiên

Trong thời gian tới, Hà Tĩnh sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức từ quá trình phát triển, trong đó, thách thức từ việc phát triển các cụm ngành kinh tế và công nghiệp, gia tăng dân số và đô thị hóa, ảnh hưởng của thiên tai và biến đổi khí hậu được coi là lớn nhất. Vì thế, để đạt được phát triển bền vững, Hà Tĩnh xác định việc khắc phục các thách thức này là một trong những ưu tiên hàng đầu, trong đó, ưu tiên cao được giành cho:

Đạt được phát triển nhanh và bền vững các cụm ngành, đặc biệt 3 cụm ngành trọng điểm (cụm nông nghiệp, ngành sắt – thép, và cụm ngành thương mại –vận tải- hậu cần) đã được xác định trong Quy hoạch Tổng thể phát triển KT-XH đến năm 2020 và Tầm nhìn đến 2050 của Tỉnh;

Tập trung đầu tư kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại;

Bảo vệ tài nguyên và môi trường, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu; Bảo tồn môi trường sống tự nhiên và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, phục hồi chức năng các khu vực bị ô nhiễm và bảo vệ đa dạng sinh học; Nâng cao nhận thức và sự tham gia bảo vệ môi trường của cộng đồng và người dân.

Bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội, nâng cao đời sống nhân dân.

36 | K H H Đ T T X

Page 37: dhtn.hatinh.gov.vndhtn.hatinh.gov.vn/.../KHHD_TTX_Ver.10.05.2016-clean.docx · Web viewLà một tỉnh duyên hải Bắc Trung Bộ, có điều kiện tự nhiên và địa hình,

Dự thảo Kế hoạch hành động Tăng trưởng xanh Tỉnh Hà Tĩnh

1.2.2 Các chỉ tiêu kinh tế chính

Công nghiệp và xây dựng

Công nghiệp Hà Tĩnh có bước phát triển đột phá cả về quy mô và năng lực sản xuất. Giá trị sản xuất công nghiệp - xây dựng bình quân giai đoạn 2011 - 2015 tăng 38,3%, cao hơn so với chỉ tiêu đề ra (35%). Cơ cấu ngành công nghiệp chuyển dịch theo hướng tăng giá trị công nghiệp chế biến, chế tạo từ 66,43% năm 2010 lên 69,69% năm 2015. Đặc biệt giá trị sản xuất công nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tăng nhanh.Nhiều dự án công nghiệp trọng điểm hoàn thành và đi vào hoạt động, góp phần tăng năng lực sản xuất như: Khu Liên hợp gang thép và cảng Sơn Dương Formosa Hà Tĩnh, Nhà máy Nhiệt điện Vũng Áng I, Nhà máy Thuỷ điện Hương Sơn, Nhà máy Sản xuất cọc sợi VINATEX - Hồng Lĩnh, Nhà máy Bia Sài Gòn - Hà Tĩnh. Khu kinh tế Vũng Áng được tập trung đầu tư, phát triển nhanh, từng bước trởthành trung tâm công nghiệp nặng và cảng biển, với các sản phẩm chủ lực, có quy mô lớn là gang thép, nhiệt điện, dịch vụ cảng biển, giữ vai trò động lực thúc đẩy sựphát triển của Tỉnh. Công nghiệp nông thôn, công nghiệp hỗ trợ và tiểu thủ công nghiệp cũng phát triển theo hướng tập trung hơn, gắn với xây dựng nông thôn mới. Đến nay, toàn tỉnh có 3 khu công nghiệp, 19 khu, cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thu hút 426 dự án đầu tư trong và ngoài nước, với tổng số vốn đăng ký trên 40 nghìn tỷ đồng và 20 tỷ USD. Hà Tĩnh đặt mục tiêu phấn đấu đến năm 2020 nâng tỷ trọng khu vực công nghiệp-xây dựng trong nền kinh tế lên 56%.

Bên cạnh những lợi ích kinh tế mà ngành công nghiệp mang lại, nhiều vấn đề về môi trường cũng phát sinh. Việc ra đời các nhà máy, cơ sở sản xuất kinh doanh gây tác động lên môi trường, làm thay đổi cơ cấu sử dụng đất, làm suy kiệt nguồn tài nguyên. Việc phát sinh khí thải, nước thải công nghiệp, chất thải rắn (CTR) công nghiệp và sinh hoạt cũng là những nguồn gây tác động lớn đến môi trường, làm phát sinh KNK.

Nông lâm ngư nghiêp

Trong giai đoạn 2011-2015, khu vực nông nghiệp Hà Tĩnh phát triển nhanh , với tốc độtăng trưởng nông, lâm, thủy sản bình quân đạt 5,46%/năm, vượt chỉ tiêu đề ra (3,3%/năm); giá trị sản xuất trên đơn vị diện tích bình quân đạt trên 70 triệu đồng/ha ; sản lượng lương thực đạt trên 51 vạn tấn; tỷ trọng chăn nuôi chiếm 48,2% trong cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp ; độ che phủ rừng đạt trên 52,9%; tổng sản lượng thủy sản đạt 47.500 tấn, tăng 21,9% so với năm 2010. Thực hiện mực tiêu tái cơ cấu ngành nông nghiệp, Tỉnh đã chú trọng phát triển một số sản phẩm nông nghiệp hàng hóa chủ lực, xây dựng và phát triển hơn 8.000 mô hình sản xuất, kinh doanh nông nghiệp hiệu quả.

Cơ cấu trồng trọt chuyển đổi theo hướng giảm diện tích trồng lúa, tăng diện tích cây ăn quả có múi, chè, rau củ quả thực phẩm theo mô hình công nghệ cao trên cát hoang hóa ven biển. Các loại giống mới, giống chất lượng cao được đưa vào sản xuất. Tuy nhiên, nhu cầu sử dụng phân bón và thuốc hóa học BVTV trong trồng trọt cũng tăng lên. Khối lượng chất thải rắn phát sinh hàng năm từ sản xuất thâm canh các loại cây trồng khoảng 137.810 tấn, trong đó có 137.364 tấn sinh khối thải loại, 108 tấn bao bì phân bón, 338 tấn bao bì đựng hóa chất BVTV. Điều này tác động tiêu cực đến chính hệ sinh thái nông nghiệp, làm ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm đất, làm cho nhiều loại sinh vật hữu ích trong đất bị tiêu diệt, dẫn đến nguy cơ thoái hóa đất và có thể gây đột biến đối với một số loại cây trồng. Việc chuyển đổi từ cây công nghiệp dài ngày sang cây công nghiệp ngắn ngày cũng làm gia tăng mức độ xói mòn đất và suy giảm dinh dưỡng của đất.

Chăn nuôi gia súc, gia cầm cũng tăng trưởng liên tục, chuyển mạnh từ chăn nuôi nhỏ lẻ, phân tán sang hình thức gia trại, trang trại công nghiệp quy mô lớn. Năm 2014, toàn tỉnh có 161

37 | K H H Đ T T X

Page 38: dhtn.hatinh.gov.vndhtn.hatinh.gov.vn/.../KHHD_TTX_Ver.10.05.2016-clean.docx · Web viewLà một tỉnh duyên hải Bắc Trung Bộ, có điều kiện tự nhiên và địa hình,

Dự thảo Kế hoạch hành động Tăng trưởng xanh Tỉnh Hà Tĩnh

cơ sở chăn nuôi lợn siêu nạc và 134 gia trại, trang trại quy mô lớn (từ 300-6.000 con/lứa); đàn bò thịt chất lượng cao với số lượng khoảng 175.300 con, đàn hươu 37.800 con, gia cầm 6,4 triệu con. Tuy vậy, trung bình ngành chăn nuôi của Tỉnh mỗi năm thải ra khoảng 2.200 – 2.400 tấn chất thải.Phần lớn trong số đó không được xử lý đúng kỹ thuật, xả trực tiếp ra môi trường và trở thành nguyên nhân làm ô nhiễm môi trường không khí, đất và nguồn nước.

Bảo vệ và phát triển rừng được quan tâm, diện tích rừng trồng tập trung đạt 6.829 ha năm 2014. Tỉnh đã chú trọng công tác bảo vệ rừng tại gốc và phòng, chống cháy rừng; tập trung đầu tư phát triển lâm nghiệp xã hội, hình thành các vùng rừng trồng nguyên liệu tập trung. Tuy vậy, việc chuyển đổi đất rừng tự nhiên thành đất sản xuất nông nghiệp, đất trồng cây công nghiệp và nuôi trồng thủy sản đã làm mất các sinh cảnh tự nhiên. Hình thức chuyển đổi mục đích sử dụng đất phổ biến nhất là chuyển đất rừng ngập mặn và vùng cát ven biển thành đầm nuôi tôm và chuyển đổi đất rừng tự nhiên thành rừng cao su. Bên cạnh lợi ích kinh tế-xã hội, việc chuyển đổi này có thể gây ra những thiệt hại lâu dài như làm gia tăng tốc độ lấn cát sâu vào đất liền. Nước thải xả từ các đầm tôm gây ô nhiễm nước và làm phát sinh bệnh dịch. Việc khai thác nước ngầm làm sụt giảm trữ lượng nước ngầm. Khai thác rừng với cường độ cao làm suy giảm độ che phủ của rừng, giảm khả năng hấp thụ CO2 trong tự nhiên.

Nuôi trồng và khai thác thủy sản phát triển cả về quy mô, chất lượng và giá trị. Năm 2014, diện tích nuôi trồng thủy sản dạt 7.726 ha, với sản lượng 12.700 tấn. Dự kiến đến 2020, diện tích nuôi trồng thủy sản của Hà Tĩnh sẽ tăng lên trên 7.000 ha. Nuôi tôm chuyển mạnh từ hộ gia đình sang tổ hợp tác, hợp tác xã, doanh nghiệp, theo hướng thâm canh, công nghệ cao. Phát triển thủy sản cũng đang là mối đe dọa gây ô nhiễm và suy thoái môi trường bới các loại chất thải không qua xử lý.

Thương mại dịch vụ

Tốc độ tăng trưởng bình quân hằng năm của các ngành dịch vụ đạt trên 15%;tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ xã hội tăng trên 23%/năm. Giai đoạn 2011-2015, hoạt động xuất nhập khẩu trên địa bàn tăng mạnh do nhập khẩu các thiết bị máy móc, nguyên liệu phục vụ thi công các dự án trọng điểm, đặc biệt là dự án Formosa Ha Tĩnh. Giá trị hàng hóa xuất nhập khẩu trên địa bàn Tỉnh tăng đột biến, bình quân đạt 3 tỷ USD/năm. Tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu bình quân giai đoạn 2011 - 2015 đạt trên 34,6%, cao gấp 4,3 lần so với giai đoạn 2006-2010. Giá trị hàng hóa nhập khẩu tăng nhanh, giai đoạn 2011 - 2015 đạt 15,87 tỷ USD, riêng năm 2015 đạt 3,35 tỷ USD.

Hà Tĩnh đặt mục tiêu phấn đấu đến năm 2020 nâng tỷ trọng thương mại dịch vụ lên 34% trong cơ cấu kinh tế của Tỉnh. Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Cầu Treo được tập trung xây dựng và phát triển để trở thành khu kinh tế động lực phía Tây của tỉnh, cửa ngõ giao thương, hợp tác toàn diện với Lào, các tỉnh vùng Đông Bắc Thái Lan, ASEAN và tiểu vùng sông Mê Kông. Hạ tầng dịch vụ du lịch được quan tâm đầu tư theo hướng phát huy tiềm năng, lợi thế về du lịch văn hoá, du lịch biển và sinh thái.

1.3. Dân số, lao động và việc làm

1.3.1. Dân số, mức gia tăng dân số và đô thị hóa

Dân số Hà Tĩnh năm 2014 là 1.255,25 nghìn người (lớn thứ 3 trong khu vực Bắc Trung bộ, sau Thanh Hóa và Nghệ An), trong đó dân số nông thôn chiếm 1.059,89 nghìn người (chiếm khoảng 84,44%). Mật độ dân số trung bình toàn tỉnh là 209 người/km2. Dân cư phân bố không đồng đều, tập trung cao ở khu vực đồng bằng phía Đông Bắc của tỉnh, khu vực miền núi hiện có mật độ dân cư thưa thớt. Hà Tĩnh đặt ra mục tiêu nâng mức tăng dân số tự nhiên lên 0,7% thời

38 | K H H Đ T T X

Page 39: dhtn.hatinh.gov.vndhtn.hatinh.gov.vn/.../KHHD_TTX_Ver.10.05.2016-clean.docx · Web viewLà một tỉnh duyên hải Bắc Trung Bộ, có điều kiện tự nhiên và địa hình,

Dự thảo Kế hoạch hành động Tăng trưởng xanh Tỉnh Hà Tĩnh

kỳ 2016 -2020, đạt mức tăng cơ học lên 2,5%; phấn đấu đến năm 2020, đạt quy mô dân số 1,34 triệu người.

Dân số Hà Tĩnh tăng ở cả nông thôn và thành thị. Tuy nhiên, các vùng đô thị của Hà Tĩnh có mức gia tăng dân số cao hơn.Thành phố Hà Tĩnh và thị xã Hồng Lĩnh có mật độ dân số cao hơn nhiều so với khu vực nông thôn.Năm 2014, TP. Hà Tĩnh có mật độ dân số 1.700 người/km2, trong khi huyện Vũ Quang chỉ có 47 người/km2, huyện Hương Khê 80người/km2. Hà Tĩnh có thành phần dân tộc khá đồng nhất, với 99% cư dân là người Kinh.Mục tiêu đến năm 2020, xây dựng TP. Hà Tĩnh đạt chuẩn đô thị loại II, thị xã Hồng Lĩnh và thị xã Kỳ Anh đạt đô thị loại III.

Quá trình gia tăng dân số kéo theo các nhu cầu về sinh hoạt, giáo dục, đào tạo, chăm sóc y tế, giao thông vận tải, nhà ở, việc làm, và vì thế làm gia tăng sức ép đối với môi trường tự nhiên và môi trường xã hội. Dân số gia tăng đòi hỏi tăng mức độ khai thác rừng để phục vụ cho các nhu cầu nhà ở, sản xuất công nghiệp; gây sức ép về lương thực thực phẩm, làm gia tăng tốc độ và quy mô khai thác tài nguyên biển, tăng nhu cầu thâm canh gối vụ, nên cũng làm tăng khối lượng thuốc trừ sâu, phân hóa học phải sử dụng. Gia tăng dân số cũng tạo ra các nguồn thải tập trung vượt quá khả năng tự phân hủy của môi trường tự nhiên, dẫn đến ô nhiễm môi trường.

1.3.2. Lao động và việc làm

Năm 2015, tổng số lao động trong độ tuổi trên địa bàn Hà Tĩnh là 814.253 người, số lao động tham gia hoạt động kinh tế là 683.733 người. Nông lâm thủy sản vẫn là ngành sử dụng lao động lớn nhất, trong khi đó, đây lại là khu vực có năng suất lao động thấp nhất.

Tỷ lệ lao động được đào tạo (dưới mọi hình thức) có tăng trong thời gian gần đây từ 32% trong năm 2010 lên trên 51% năm 2015, trong đó, đào tạo nghề chiếm trên 33%. Giai đoạn 2011-2015, đã có 160.284 lượt người được tạo việc làm, đạt 100,2% kế hoạch, tăng 4,28% so với giai đoạn 2006-2010.

Tuy nhiên, vẫn còn đến gần ½ số lao động của Hà Tĩnh chưa được đào tạo và thiếu kỹ năng. Để giải quyết vấn nạn về thiếu lao động có đào tạo Hà Tĩnh đặt ra mục tiêu phấn đấu nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo lên mức 70% vào năm 2020.

1.4. Thực trạng xây dựng nông thôn mới

Sau gần 5 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia Nông thôn mới (NTM), đến cuối năm 2015, đã có 52 xã đạt chuẩn NTM (chiếm 23% tổng số xã của HàTĩnh) và không còn xã nào chỉ đạt dưởi 8 tiêu chí. Đã hình thành được một số mô hình tăng trưởng mới cho một số sản phẩm hàng hóa nông nghiệp chủ lực (chăn nuôi lợn, bò, hươu, tôm; sản xuất rau củ trên đất cát, sản xuất quả như bưởi Phúc Trạch; lúa ngắn ngày, v.v.) giúp các sản phầm này tăng nhanh về quy mô, chất lượng và sức cạnh tranh, với giá trị gia tăng cao. Kết cấu hạ tầng KT-XH được tập trung xây dựng, nhất là hạ tầng sản xuất: nhiều công trình thủy lợi được xây dựng; hình thành 50 vùng nuôi trồng thủy sản, 450 vùng chăn nuôi tập trung, xây dựng mới 2 cảng cá. Nhựa hóa và bê tông hóa 3.300 km đường nông thôn (đạt 47%), kiên cố hóa 719 km kênh mương thủy lợi nội đồng (47,7%); xây dựng 610 km đường dây điện, nâng cấp 330 trường học, 91 trạm y tế, xây dựng 101 nhà văn hóa, 72 khu thể thao xã, xóa bỏ 13.600 nhà tạm, xây dựng 56 khu nghĩa trang và 61 khu xử lý rác thải…Nhiều khu dân cư NTM kiểu mẫu, khu vườn mẫu đã được xây dựng. Môi trường sống được cải thiện một bước: tỷ lệ người dân nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh đạt 86,43% (tăng 18,5% so với 2010), trong đó có 36,2% số hộ được sử dụng nước sạch.

Hà Tĩnh đặt mục tiêu đến năm 2020, phấn đấu tăng thu nhập bình quân đầu người ở nông thôn của Tỉnh lên 65 triệu đồng, có ít nhất 50% xã đạt chuẩn NTM, có 2 huyện đạt chuẩn NTM và không còn xã nào chỉ đạt dưới 10 tiêu chí. Phấn đấu đưa mức tăng bình quân giá trị gia tăng

39 | K H H Đ T T X

Page 40: dhtn.hatinh.gov.vndhtn.hatinh.gov.vn/.../KHHD_TTX_Ver.10.05.2016-clean.docx · Web viewLà một tỉnh duyên hải Bắc Trung Bộ, có điều kiện tự nhiên và địa hình,

Dự thảo Kế hoạch hành động Tăng trưởng xanh Tỉnh Hà Tĩnh

của ngành nông lâm thủy sản lên 5%/ năm, sản lượng lương thực đạt trên 51 vạn tấn, nâng tỷ trọng chăn nuôi lên trên 60% trong tổng giá trị sản xuất nông nghiệp; nâng độ che phủ rừng lên 56%. Kiên cố hóa 85% kênh mương nội đồng; trên 75% đường giao thông nông thôn đạt chuẩn; trên 60% xã có trng tâm văn hóa - thể thao đạt chuẩn; 100% hộ gia đình nông thôn được sử dụng nước hợp về sinh, trong đó phấn đấu có 60% hộ sử dụng nước sạch đạt tiêu chuẩn.

1.5. Cơ sở hạ tầng

1.5.1. Hạ tầng ngành điện và năng lượng

Hà Tĩnh là tỉnh có hệ thống cung cấp điện tốt. Năm 2015 đã có 100% số xã và 99,97% hộ gia đình được sử dụng điện lưới quốc gia. Tỷ lệ này cao hơn các tỉnh láng giềng và cao hơn mức bình quân của cả nước (96,7%). Trên địa bàn tỉnh có 6 trạm biến áp với 8 máy biến áp 110 KV, tổng công suất là 236 MVA. Tính đến ngày 30/9/2015, Hà Tĩnh có 2764.99 km đường dây trung thế, 6043,39 km đường dây hạ thế, 2605 trạm biến áp, với 2624 máy/ công suất 700232 KVA; 11 trạm trung gian, với 18 máy, công suất 613953 kVA; 2594 trạm biến áp phân phối điện với 2606 máy/ công suất 613952 KVA. Nguồn cung cấp điện đáp ứng cơ bản nhu cầu điện cho công nghiệp và sinh hoạt.

Hiện tại, Hà Tĩnh đóng góp vào lưới điện quốc gia chủ yếu từ nguồn thủy điện. Các nhà máy thủy điện vừa và nhỏ được đấu nối lên lưới 110kV và 35kV gồm: thủy điện Hương Sơn với công suất lắp máy 33MW; thủy điện Hố Hô (Hương Khê), công suất lắp máy 13MW; thủy điện Kẻ Gỗ (Cẩm Xuyên) công suất lắp máy 3 MW; thủy điện Ngàn Trươi-Cẩm Trang, Vũ Quang công suất khoảng 16 MW. Theo quy hoạch, thủy điện của Tỉnh có thể đạt tổng công suất 144 MW vào năm 2015. Tuy nhiên, trong tương lai Hà Tĩnh đinh hướng phát triển mạnh về nhiệt điện. Hiện nay, Tỉnh đã là một trong các địa phương có nhiều nhà máy nhiệt điện nhất. Dự án Trung tâm nhiệt điện Vũng Áng 7.000 MW thuộc Quy hoạch Điện quốc gia (Tổng sơ đồ 7) đang được tập trung triển khai, trong đó, dự án Nhà máy nhiệt điện Vũng Áng I (công suất 1.200 MW) và tổ máy 1 nhà máy nhiệt điện Formosa đã hoàn thành hòa điện lưới quốc gia. Dự án nhà máy nhiệt điện Vũng Áng II công suất 1.200 MW, Nhà máy Vũng Áng III và 4 tổ máy giai đoạn 1 của Nhà máy nhiệt điện Formosa (tổng công suất 650 MW) cũng đang được khẩn trương hoàn thành các thủ tục để khởi công. Năng lượng mặt trời và năng lượng gió ở các vùng ven biển là nguồn năng lượng tái tạo có tiềm năng lớn, hiện đang được nghiên cứu, thăm dò và còn trong quá trình thử nghiệm khai thác.

1.5.2. Hạ tầng giao thông

Đường bộ ở Hà Tĩnh có tổng chiều dài là 16.655,16 km (năm 2015), gồm đường quốc lộ (1A, đường Hồ Chí Minh, 8A, 8B. quốc lộ 12 và 15, đường ven biển Thạch Khê- Vũng Áng), tỉnh lộ, huyên lộ, đường liên xã và đường nội xã. Đường bộ là hệ thống giao thông quan trọng nhất của Hà Tĩnh, chiếm 98% vận tải hàng hóa và 99% lưu lượng vận tải hành khách trong năm 2010. Mặc dù có mật độ đường là 1,45 km/km2, cao hơn so với mật độ bình quân cả nước (0,55km/km2), hệ thống đường bộ ở Hà Tĩnh vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu giao thông của Tỉnh. Vì thế, Tỉnh đang triển khai nhiều dự án để nâng cấp hệ thống đường bộ. Dự kiến đến năm 2020, Hà Tĩnh sẽ có 5 tuyến đường bộ chính chạy theo hướng Bắc – Nam và 5 tuyến đường chạy theo hướng Đông – Tây, kết nối tốt hơn các trung tâm kinh tế của Tỉnh.

Bên cạnh đó, các loại hình hạ tầng giao thông khác cũng được Tỉnh quan tâm. Độ dài tuyến đường sắt Thống Nhất chạy qua Tỉnh là 71 km, có 12 ga. Theo quy hoạch, sẽ có 3 tuyến đường sắt sẽ sớm được xem xét xây dựng, bao gồm tuyến từ Thạch Khê đi Vũng Áng (để vận chuyển quặng sắt); tuyến đường sắt cao tốc Bắc – Nam và tuyến từ Thakhech (Lào) nối với Vũng Áng. Hà Tĩnh có 3 cảng, trong đó quan trọng nhất là cảng biển nước sâu Sơn Dương (lớn

40 | K H H Đ T T X

Page 41: dhtn.hatinh.gov.vndhtn.hatinh.gov.vn/.../KHHD_TTX_Ver.10.05.2016-clean.docx · Web viewLà một tỉnh duyên hải Bắc Trung Bộ, có điều kiện tự nhiên và địa hình,

Dự thảo Kế hoạch hành động Tăng trưởng xanh Tỉnh Hà Tĩnh

nhất Việt nam) nằm trong KKT Vũng Áng, với tổng công suất 30 triệu tấn/năm ở giai đoạn 1 và sẽ tăng lên 100 triệu tấn/năm trong giai đọan 2. Ngoài ra, Hà Tĩnh có nhiều cảng cá nằm dọc bờ biển là trung tâm hỗ trợ thủy sản và là nơi trú đậu tàu thuyền. Hà Tĩnh có 9 tuyến đường sông, với tổng chiều dài trên 437 km, được sử dụng để vận chuyển hàng hóa và hành khách. Do địa hình không thuận lợi, giao thông đường sông của Hà Tĩnh không phát triển.

1.5.3. Hạ tầng khác

Hà Tĩnh có hệ thống thủy lợi bao gồm 345 hồ chứa nước với sức chứa trên 762 triệu m3 và 49 hồ chứa đang được nâng cấp hoặc xây mới. Trên địa bàn tỉnh có 57 đập điều tiết nước (tốc độ 17m3/giây), có 32 đê với tổng chiều dài trên 318 km, 381 trạm bơm điện với tổng lưu lượng 117m3/giây. Mạng lưới kênh rạch của Tỉnh có chiều dài 8.284 km, trong đó mới chỉ có khoảng 32% được kiên cố hóa. Hệ thống thủy lợi này về cơ bản đã đáp ứng nhu cầu về nước của TP. Hà Tĩnh, thị xã Hồng Lĩnh, Cẩm Xuyên, Kỳ Anh, Hương Sơn. Tuy nhiên, hệ thống này hiện đang bị xuống cấp, nên công suất đang giảm dần và không được duy tu bảo dưỡng thường xuyên.

Mạng lưới cơ sở vật chất phục vụ hoạt động thương mại hiện phát triển đa dạng với 177 chợ, 1 trung tâm thương mại, 8 siêu thị, 20 kho bán buôn, 174 cửa hàng kinh doanh xăng dầu, 2 tổng kho dung tích 75.220 m3.

Hệ thống cấp nước đô thị của Tỉnh bao gồm 12 nhà máy, với công suất thiệt kế là 74.600 m3 nước sạch mỗi ngày. Năm 2010, có 85% dân số thành thị của Hà Tĩnh được cấp nước sạch sinh hoạt, xong chỉ có khoảng 70% dân cư đô thị có đủ (bình quân 80 đến100 lít nước sạch/ngày/người), số còn lại chỉ được cấp trung bình khoảng 50-60 lít/ngày. Hơn nữa, hiện nay vẫn còn đến 30-35 % lượng nước bị thất thoát trong khi vận chuyển. Nước sinh hoạt cho các vùng nông thôn được cấp từ các trạm cấp nước được xây dựng trong phạm vi Chương trình Quốc gia về Vệ sinh và Nước sạch Nông thôn. Tuy nhiên, quy mô của các trạm này hiện còn nhỏ, chỉ cung cấp nước sạch cho khoảng 44% dân số nông thôn của Tỉnh. Vì thế, nguồn cấp nước chủ yếu cho người dân nông thôn vẫn là các giếng khoan, giếng đào, chiếm đến 81% tổng lượng nước được cung cấp. Hiện nay, các huyện thuộc đồng bằng ven biển (Đức Thọ, Can Lộc, Lộc Hà) là nơi có nhu cầu cấp thiết nhất về nước sạch, do nước ngầm và nước mặt ở đây thường xuyên bị nhiễm mặn hoặc ô nhiễm bởi khoáng kim loại.

Xử lý chất thải và vệ sinh môi trường: năm 2010, tỷ lệ hộ dân nông thôn có nhà vệ sinh đạt tiêu chuẩn chỉ là 54%, thấp hơn nhiều so với cả nước (63%). Chỉ có khoảng 58% trong tổng số các trường học và công trình công cộng có nước sạch và nhà vệ sinh.Tại các khu dân cư đô thị của Tỉnh chưa có nhà máy xử lý nước. Trong ương lai gần, hệ thống thoát nước đô thị sẽ không thể đối phó do lượng nước thải chắc chắn sẽ tăng lên.

Hà Tĩnh có 835 cơ sở giáo dục phổ thông. Bao gồm 278 trường mầm non với 2.466 lớp; 306 trường tiểu học với 3.941 lớp; 189 trường THCS với 2.762 lớp; 46 trường THPT với 1.392 lớp và 16 trung tâm giáo dục từ xa và giáo dục thường xuyên (123 lớp). Tuy nhiên, cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy và học tại các trường học này còn rất yếu kém. Các trường thường không được bảo đảm đủ điều kiện về phòng học, thư viện, phòng thí nghiệm, phòng giảng dạy chuyên ngành và không gian vui chơi cho học sinh. Trên địa bàn Hà Tĩnh có 35 cơ sở đào tạo nghề, bao gồm 3 trường cao đẳng, 5 trường trung cấp nghề, 13 trung tâm dạy nghề, 3 trường cao đẳng nghề, trung học chuyên nghiệp và 11 trung tâm đào tạo nghề của Trung ương. Trường Đại học Hà Tĩnh được tập trung đầu tư xây dựng trở thành trường đa cấp, đa ngành, từng bước góp phần đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực có đào tạo của Tỉnh.

Về mạng lưới y tế, Hà Tĩnh vượt mức trung bình toàn quốc với tỷ lệ 0,39 cơ sở y tế/1000 người dân. Tuy nhiên, chất lượng hạ tầng tại các cơ sở này còn thấp kém. Các trung tâm y tế

41 | K H H Đ T T X

Page 42: dhtn.hatinh.gov.vndhtn.hatinh.gov.vn/.../KHHD_TTX_Ver.10.05.2016-clean.docx · Web viewLà một tỉnh duyên hải Bắc Trung Bộ, có điều kiện tự nhiên và địa hình,

Dự thảo Kế hoạch hành động Tăng trưởng xanh Tỉnh Hà Tĩnh

luôn thiếu hụt giường bệnh và trang thiết bị chuyên dụng. Có đến trên 80% các cơ sở y tế trong Tỉnh chỉ có thể cung cấp các dịch vụ y tế đơn giản nhất. Chất lượng và số lượng nhân viên y tế cũng không đảm bảo yêu cầu.Trong giai đoạn 2011-2015, tỷ lệ xã phường có bác sỹ chỉ đạt 80%, tức là đã không đạt chỉ tiêu kế hoạch đề ra (90%).

Hầu hết các huyện, thị của Hà Tĩnh có nhà văn hóa cấp huyện. Trên địa bàn Tỉnh hiện có 1 thư viện cấp tỉnh và 10 thư viện cấp huyện/ thị, 1 rạp chiếu phim chính, 1 bảo tàng lịch sử địa phương, 1 khu thể thao nằm trên địa bàn TP. Hà Tĩnh. Tuy vậy nhìn chung, cơ sở hạ tầng văn hóa thể thao của Hà Tĩnh còn rất nghèo nàn, không đủ để đáp ứng nhu cầu của cư dân trong Tỉnh và khách vãng lai. Số xã/ phường có thiết chế văn hóa thể thao đạt tiêu chí NTM năm 2015 chỉ đạt 20%, không đạt chỉ tiêu kê hoạch đề ra (50%).

1.6. Vốn đầu tư

Tổng vốn đầu tư trong thời kỳ 2011-2015 của Hà Tĩnh tăng nhanh, đạt 286,906 nghìn tỷ đồng, trong đó vốn ngân sách và có nguồn gốc từ ngân sách chiếm 16,33%, vốn của khu vực ngoài nhà nước và dân cư chiếm 13,77%, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài chiếm tỷ trọng áp đảo 69,9%. Tăng nhanh tổng vốn đầu tư toàn xã hội trên địa bàn là yêu tố đóng góp quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tăng thu ngân sách của Tỉnh.

Cơ cấu vốn đầu tư đã có những thay đổi đáng kể theo hướng giảm dần tỷ lệ đầu tư từ ngân sách Nhà nước. Vốn ngân sách nhà nước giảm từ 41,12% năm 2011 xuống còn 13,01% năm 2015; Tương ứng, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tăng từ 32,19% năm 2011 lên 75,79% năm 2015.

1.7. Năng lực cạnh tranh

Đi lên từ một xuất phát điểm thấp, Hà Tĩnh đã xác định việc không ngừng cải thiện môi trường kinh doanh, thu hút đầu tư, nâng cao năng lực cạnh tranh là nhiệm vụ mang tính chiến lược. Hà Tĩnh đã chuyển từ một tỉnh bị đánh giá là có năng lực cạnh tranh tương đối thấp thành một tỉnh được xếp vào nhóm có năng lực cạnh tranh “khá” trong nhiều năm, thậm chí thuộc nhóm các tỉnh có năng lực cạnh tranh “tốt” vào năm 2011. Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của Hà Tĩnh liên tục tăng: từ vị trí thứ 57 (năm 2007), 49 (năm 2008), 47 (năm 2009), 37 (năm 2010), vượt lên thứ 7 năm 2011 và xếp thứ 35 trong cả nước năm 2014. Các tiêu chí quan trọng như cải thiện điều kiện gia nhập thị trường, tăng tính minh bạch, giảm chi phí thời gian, cải thiện công tác đào tạo lao động, tăng cường dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp được đánh giá cao, giúp nâng cao năng lực cạnh tranh của Hà Tĩnh.Thời gian gần đây, cải cách hành chính đã được Tỉnh coi là khâu đột phá để cải thiện PCI, trong đó, cơ chế “một cửa” đã và đang trở thành điểm sáng của các cải cách này. Từ năm 2011, Hà Tĩnh đã thực hiện đề án về việc sắp xếp, bố trí lại cán bộ, công chức, viên chức, qua đó thay thế, chuyển đổi, giải thể, sáp nhập các tổ chức hành chính nhằm mục đích giảm tối đa các khâu trung gian, thực hiện cơ chế “một cửa”. Đồng thời, Tĩnh cũng đã rất kiên quyết thay đổi các cán bộ không đủ năng lực, phẩm chất để đáp ứng yêu cầu phục vụ hệ thống doanh nghiệp. Các sở, ban, ngành cấp tỉnh, các huyện, xã, các chi nhánh ngân hàng cổ phần thương mại và các doanh nghiệp cũng được huy động để chung tay tháo gỡ vướng mắc, cho phép các doanh nghiệp có điều kiện tiếp cận nguồn vốn tốt hơn. Ngoài ra, Tỉnh đã ban hành nhiều cơ chế chính sách về khuyến khích, hỗ trợ và tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiêp, cải thiện môi trường đầu tư và năng lực điều hành của chính quyền.Năm 2014, đã có 59% doanh nghiệp hài lòng về thời gian giải quyết thủ tục hành chính tại Tỉnh.

42 | K H H Đ T T X

Page 43: dhtn.hatinh.gov.vndhtn.hatinh.gov.vn/.../KHHD_TTX_Ver.10.05.2016-clean.docx · Web viewLà một tỉnh duyên hải Bắc Trung Bộ, có điều kiện tự nhiên và địa hình,

Dự thảo Kế hoạch hành động Tăng trưởng xanh Tỉnh Hà Tĩnh

Để cải thiện năng lực cạnh tranh của Tỉnh, UBND Hà Tĩnh đã ban hành KHHĐ nâng cao năng lưc cạnh tranh cấp tỉnh 2015-20162, với quyết tâm đạt được các chỉ tiêu cụ thể như: nâng cao vị trí xếp hạnh CPI của Tỉnh lên nhóm các tỉnh có năng lực cạnh tranh “Tốt” trong năm 2016; rút ngắn thời gian đăng ký thành lập mới doanh nghiệp xuống còn tối đa 2 ngày, rút ngắn thời hạn nộp thuế xuống còn không quá 114 giờ/năm, thời hạn nộp BHXH xuống còn không quá 49 giờ/năm,v.v… Tuy vậy, năng lực cạnh tranh của Hà Tĩnh vẫn còn là vấn đề đáng để quan tâm trong thời gian tới. Mặc dù đã lọt vào tốp 7 tỉnh/thành có CPI tốt nhất trong cả nước năm 2011, nhưng ngay sau đó, tỉnh đã ‘tụt dốc” xuống vị trí 45 – thuộc nhóm có CPI trung bình thấp, vào năm 2013. Đến năm 2014, các chỉ số như: tiếp cận đất đai, chi phí không chính thức, tính năng động, hỗ trợ doanh nghiệp, đều giảm điểm so với năm 2013. Tất cả các chỉ số bị giảm điểm này đều là những vấn đề đáng lo ngại nhất hiện nay, trong đó, các chỉ số tiếp cận đất đai, chi phí không chính thức và tính năng động hiện được coi là các “nút thắt cổ chai”, gây cản trở lớn nhất cho hoạt động của các doanh nghiệp. Nghiêm trọng hơn, năm 2014, Hà Tĩnh là địa phương bị xếp vào vị trí “đội sổ” trong đánh giá về chỉ số cạnh tranh bình đẳng. Theo đánh giá của các doanh nghiệp, Tỉnh đã quá ưu tiên thu hút đầu tư nước ngoài, thay vì phát triển khu vực tư nhân trong nước.

Xét về tổng thể, Hà Tĩnh hiện nay được đánh giá là đang còn ở giai đoạn phát triển ‘dựa trên các yếu tố sẵn có” về tài nguyên, vị trí địa lý và chí phí lao động thấp.Cùng với quá trình phát triển KT-XH, những lợi thế sẵn có này chắc chắn sẽ bị cạn kiệt. Vì thế, để có thể phát triển nhanh và bền vững, Tỉnh đang phấn đấu để nhanh chóng chuyển sang giai đoạn phát triển “lấy đầu tư làm động lực”, lấy hiệu quả sản xuất làm yếu tố chi phối cạnh tranh; bảo đảm một hệ thống hạ tầng hiệu quả; mở rộng tiếp cận nguồn vốn đa dạng và công nghệ tiên tiến, thiết lập môi trường kinh doanh thân thiện hơn.

CHƯƠNG 2: TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

2. 1. Những giá trị tài nguyên tự nhiên của Hà Tĩnh

Cùng với ưu thế về vị trí chiến lược, Hà Tĩnh còn sở hữu những giá trị tài nguyên giàu có, tạo thành những lợi thế tiềm tàng quan trọng cho sự tăng trưởng mạnh về kinh tế - xã hội của Tỉnh trong những năm tới.

2.1.1. Tài nguyên rừng

Năm 2014, toàn tỉnh có 364.483,2 ha đất có rừng, trong đó rừng đặc dụng là 74 618,7 ha (chiếm 20,47%), rừng phòng hộ là 114.526,9 ha (chiếm 31,42%), rừng sản xuất là 174.117,1 ha (47,77%) và 1220,5 ha ngoài quy hoạch 3 loại rừng (chiếm 0,33%).

Tỷ lệ che phủ rừng của Hà Tĩnh là 52,9% năm 2015. Diện tích rừng tăng nhanh nhờ các nỗ lực mở rộng trồng rừng trong thời gian qua. Trữ lượng rừng tự nhiên của Tỉnh khá lớn, có nhiều loại cây gỗ quý hiếm, giàu có về đa dạng sinh học, trong đó rừng sản xuất chiếm tỷ lệ lớn nhất (46%), được khai thác để lấy gỗ, đặc biệt là gỗ nguyên liệu. Rừng phòng hộ tập trung tại các khu bảo tồn thiên nhiên. Loại rừng này giữ vai trò quan trọng trong bảo vệ môi trường, kiểm soát lũ lụt và là nơi trú ngụ của các loài động thực vật hoang dã, cần được bảo vệ

2Văn bản số 469/KH-UBND ngày 30/9/2015.43 | K H H Đ T T X

Page 44: dhtn.hatinh.gov.vndhtn.hatinh.gov.vn/.../KHHD_TTX_Ver.10.05.2016-clean.docx · Web viewLà một tỉnh duyên hải Bắc Trung Bộ, có điều kiện tự nhiên và địa hình,

Dự thảo Kế hoạch hành động Tăng trưởng xanh Tỉnh Hà Tĩnh

2.1.2 Tài nguyên khoáng sản

Sự giàu có về khoáng sản là thế mạnh rất quan trọng của Hà Tĩnh. Đây là tỉnh có mỏ quặng sắt (mỏ sắt Thạch Khê) lớn nhất Việt Nam. Nếu cộng cả quặng sắt từ một số mỏ khác (như mỏ Hương Thu, Hói Trươi, Hoà Duyệt, Hòn Bàn, Khe Lấp, Kỳ Liên, Mộc Bài, Văn Cù và Các điểm khoáng sản sắt - mangan Phú Lộc, Thượng Lộc (huyện Can Lộc), Núi Bạc xã Đức Lập (huyện Đức Thọ) Vũng Chùa (xã Cương Gián, huyện Nghi Xuân), Hàm Sơn (xã Tân Lộc, huyện Lộc Hà, v.v.) thì Hà Tĩnh hiện chiếm 45% tổng trữ lượng quặng sắt hiện có của cả nước (khoảng 544 triệu tấn). Ngoài ra, Hà Tĩnh còn có nhiều loại khoáng sản kim loại khác như titan, mangan, thiếc, chì, kẽm, vàng. Nhóm khoáng sản nhiên liệu bao gồm than đá và than nâu, chủ yếu có tại huyện Hương Khê. Nguồn khoáng sản làm vật liệu xây dựng của Hà Tĩnh rất phong phú và đa dạng, với quy mô khá lớn. Hiện đã có 121 khu vực mỏ khoáng sản làm VLXDTT được điều tra khảo sát, với tổng diện tích 6.193 ha, trữ lượng tài nguyên khoảng 1.522.095 ngàn m3, trong đó có 31 khu vực đá xây dựng, 23 khu vực sét gạch ngói, 31 khu vực cát xây dựng và 36 khu vực đất san lấp.

Phần lớn trong số các khoáng sản này còn chưa được khai thác. Đây là các nguồn tài nguyên sẽ sớm được điều tra, đánh giá và khai thác để phát triển các ngành công nghiệp liên quan

2.1.3. Tài nguyên biển và bờ biển

Bờ biển của Hà Tĩnh dài 137 km, với diện tích nước mặt là 18.400 km2, thích hợp cho sản xuất muối và đánh bắt thủy hải sản. Vùng biển xa bờ giàu tôm cá và các loại sinh vật biển khác, với trên 267 loài cá, thuộc 90 họ, trong đó có 60 loài có giá trị kinh tế cao, 20 loài tôm, nhuyễn thể như sò, mực, v.v… Trữ lượng hải sản ước tính khoảng 86.000 tấn (hiện trung bình hàng năm chỉ mới khai thác khoảng 23.000 tấn). Các vùng ven biển Hà Tĩnh giàu tiềm năng cho việc phát triển các trang trại thủy hải sản lớn, nhất là nuôi tôm và mực. Ngoài ra, bờ biển Hà Tĩnh có nhiều tiềm năng về khoáng sản như cát quặng và nhiều vị trí có thể xây dựng cảng biển. Hiện trên địa bàn Tỉnh đã có 2 cảng vận tải, 2 cảng cá, đặc biệt có cảng biển nước sâu Sơn Dương nằm gần với các tuyến vận tải đường thủy lớn, cho phép trung chuyển các tàu lớn lên đến 300.000 DWT. Nhiều bãi biển đẹp như Thiên Cầm, Xuân Thành, Thạch Hải, Đèo Con đã được khai thác phục vụ du lịch, nghĩ dưỡng.

2.1.4. Tài nguyên đất và nguồn nước

Tổng diện tích đất đai của Hà Tĩnh hiện nay là 5.997,18 km2, nhỏ hơn nhiều so với Nghệ An (16.490 km2) và với Thanh Hóa (11,133 km2), được phân chia thành 3 khu vực: miền núi, đồng bằng và động bằng ven biển. Phần lớn diện tích đất của Tỉnh là miền núi, với tầng thổ nhưỡng mỏng, nghèo dinh dưỡng (chiếm 2/3 tổng diện tích), tỷ lệ đất ferralit vàng có nồng độ axit cao, không thuận lợi cho canh tác nông nghiệp. Ở các vùng ven biển, đất bị nhiễm mặn và cồn cát chiếm phần lớn diện tích. Vì thế, đại bộ phận (trên 66%) đất đai của Hà Tĩnh được sử dụng vào mục đích lâm nghiệp. Đến nay, quỹ đất phi nông nghiệp của Tỉnh còn tương đối lớn (84.452,56 ha, chiếm 14,08% tổng diện tích tự nhiên), thuận lợi cho việc khai thác trong tương lai.

Hà Tĩnh là tỉnh có nguồn nước mặt lục địa dồi dào, bao gồm nhiều lưu vực sông hàng năm cung cấp khoảng từ 11-13 tỷ m3 nước.Tuy có trữ lượng lớn, nhưng nguồn nước này được phân bố không đều giữa các tháng trong năm.Hệ thống sông suốicủa Tỉnh khá dày đặc, với trên 30 con sông lớn nhỏ có tổng chiều dài 400 km, đều bắt nguồn từ dãy Trường Sơn và 4 lưu vực sông lớn, tạo ra các vùng nước lợ và bao phủ 6.000 ha bãi biển và đất đai, thích hợp cho nuôi trồng thủy sản nước mặn và nước lợ. Đặc điểm chung của các sông này là có chiều dài ngắn, lưu

44 | K H H Đ T T X

Page 45: dhtn.hatinh.gov.vndhtn.hatinh.gov.vn/.../KHHD_TTX_Ver.10.05.2016-clean.docx · Web viewLà một tỉnh duyên hải Bắc Trung Bộ, có điều kiện tự nhiên và địa hình,

Dự thảo Kế hoạch hành động Tăng trưởng xanh Tỉnh Hà Tĩnh

vực nhỏ, tốc độ dòng chảy lớn, nhất là về mùa mưa lũ. Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh có 345 hồ chứa lớn nhỏ, có tổng dung tích chứa trên 785,6 triệu m3 nước, 57 đập dâng có lưu lượng cơ bản trên 25,08 m3/s. Trong đó có một số hồ lớn như: hồ Kẻ Gỗ trữ lượng 350 triệu m3, hồ sông Rác trữ lượng 109 triệu m3 phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, hồ Bộc Nguyên có trữ lượng 18 triệu m3 và hồ Thiên Tượng có trữ lượng 800 nghìn m3 nước phục vụ cho cấp nước sinh hoạt. Nước ngầm ở vùng đồng bằng Hà Tĩnh nghèo và phần lớn thường bị nhiễm mặn nên không có khả năng đáp ứng yêu cầu cung cấp nước với quy mô lớn. Diện tích nước mặt biển của Tỉnh là 18.400 km2, thích hợp cho nghề làm muối, nuôi trồng hải sản, đánh bắt xa bờ.

2.1.5. Tài nguyên du lịch

Tỉnh có nhiều tài sản thiên nhiên và văn hóa quan trọng cho phát triển du lịch, bao gồm các điểm tham quan như các bãi biển, hồ Kẻ gỗ và suối nước Kim Sơn, chùa Hương Tích, Ngã ba Đồng Lộc, bãi biển Thiên Cầm, khu Di tich Nguyễn Du, và khoảng trên 250 khu di tích lịch sử, văn hóa và tín ngưỡng khác. Các lễ hội, dân ca, biểu diễn nghệ thuật truyền thống cũng là các tài nguyên du lịch vô giá của Hà Tĩnh. Tuy nhiên, hạ tầng vật chất yếu kém, điều kiện thời tiết khó khăn, thiếu kinh nghiệm về phát triển du lịch hiện còn là các rào cản lớn đối với mục tiêu đẩy nhanh ngành công nghiệp không khói này. Khách du lịch ở Hà Tĩnh hiện nay chủ yếu là khách nội tỉnh hoặc từ các tỉnh Bắc trung bộ, số lượng du khách từ nước ngoài, từ các tỉnh ngoài còn rất hạn chế

2.1.6. Các nguồn năng lượng tái tạo

Hà Tĩnh là một trong những địa phương được đánh giá là có nguồn năng lượng tái tạo (NLTT) tiềm tàng khá dồi dào, bao gồm: thuỷ điện nhỏ, năng lượng sinh khối, năng lượng sinh học, năng lượng gió, địa nhiệt, năng lượng sóng và thuỷ triều và đặc biệt là năng lượng mặt trời. Các nguồn NLTT này nếu được khai thác và sử dụng tốt, có thể thay thế hữu hiệu cho các loại năng lượng hóa thạch, giúp làm giảm phát thải KNK. Các dự án sử dụng NLTT có ưu điểm vì có quy mô nhỏ, dễ dàng sử dụng ở các vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa. Sử dụng năng lượng sinh khối còn là nơi tiêu thụ các phế phẩm từ nông nghiệp (rơm, rạ, bã mía…) để tạo ra năng lượng tại chỗ, góp phần làm giảm ô nhiễm môi trường.

Chính quyền Hà Tĩnh đã nhìn thấy tầm quan trọng của các nguồn NLTT sẵn có của địa phương trong việc đáp ứng các nhu cầu về năng lượng sạch. Vì thế, đã có nhiều nỗ lực chính sách được thực hiện nhằm thu hút đầu tư vào việc phát triển các dự án NLTT. Ví dụ, vài năm gần đây, Tỉnh đã thực hiện thí điểm chương trình hỗ trợ cho khách hàng khi mua bình nước nóng sử dụng năng lượng mặt trời. Năm 2015, Hà Tĩnh đã xúc tiến việc thảo luận về dự án đầu tư nhà máy điện mặt trời với Solar Park Korea, một công ty hàng đầu Thế giới về công nghệ năng lượng mặt trời của Hàn Quốc. Nếu thành công, dự án này sẽ trở thành nhà máy điện mặt trời tầm cỡ thế giới, với công suất 300 MW, với tổng mức đầu tư vào khoảng 550-600 triệu USD.

Tuy nhiên, trên thực tế, hiện nay trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh, việc khai thác và đưa vào sử dụng các nguồn NLTT nói chung và năng lượng mặt trời nói riêng còn rất yếu. Theo báo cáo của Công ty điện lực Hà Tỉnh, đến cuối năm 2015, trên toàn Tỉnh mới chỉ có 16 gia đình được hỗ trợ sử dụng điện mặt trời.

2.2 Diễn biến môi trường và biến đổi khí hậu

2.2.1. Chất thải rắn và các vấn đề tồn tại

Chất thải rắn đô thị

45 | K H H Đ T T X

Page 46: dhtn.hatinh.gov.vndhtn.hatinh.gov.vn/.../KHHD_TTX_Ver.10.05.2016-clean.docx · Web viewLà một tỉnh duyên hải Bắc Trung Bộ, có điều kiện tự nhiên và địa hình,

Dự thảo Kế hoạch hành động Tăng trưởng xanh Tỉnh Hà Tĩnh

CTR đô thị của Hà Tĩnh hiện nay chủ yếu phát sinh từ nguồn rác thải sinh hoạt (chiếm khoảng 60 - 70% tổng lượng CTR đô thị) tiếp theo là CTR xây dựng, CTR công nghiệp, CTR y tế. Cùng với sự gia tăng về dân số đô thị, lượng CTR sinh hoạt đô thị ngày càng tăng. Năm 2010, với dân số đô thị là 109,79 nghìn người, lượng CTR sinh hoạt phát inh là 62,675 tấn, đến năm 2014, với dân số đô thị là 195,36 nghìn người, lượng CTR đô thị phát sinh vào khoảng 64.175 tấn.

Toàn tỉnh hiện có 166 Công ty, HTX tổ đội vệ sinh môi trường hoạt động thu gom và xử lý CTR trên địa bàn 13/13 huyện, thị xã, thành phố, trong đó có 04 Công ty quản lý công trình đô thị ở TP. Hà Tĩnh, thị xã Hồng Lĩnh, thị trấn Kỳ Anh và huyện Nghi Xuân; 131 HTX môi trường; 31 tổ, đội vệ sinh môi trường hoạt động ở các thị trấn, thị tứ, khu du lịch và một số xã trong toàn tỉnh. Nhờ đó, khối lượng CTR sinh hoạt đã thu gom, xử lý bình quân hàng năm tăng rõ rệt. Năm 2012 tổng lượng CTR sinh hoạt được thu gom và xử lý là 139.573 tấn, năm 2013 là 146.500 tấn, năm 2014 thu gom và xử lý 174.581 tấn. Tại các đô thị lớn, tỷ lệ thu gom đạt cao hơn (ở TP. Hà Tĩnh, tỷ lệ thu gom, xử lý đạt khoảng 91 - 95%, tại TX Hồng Lĩnh – đạt khoảng 96 - 98%). Tuy nhiên, tại một số huyện, tỷ lệ thu gom còn thấp: huyện Can Lộc (50 - 80%), Thạch Hà (27 - 34%).

Việc tái chế và tái sử dụng CTR đô thị còn hạn chế. Trên địa bàn tỉnh hiện có hơn 100 đơn vị thu mua và sơ chế phế liệu, trong đó chỉ có 03 cơ sở sơ chế, tái chế nhỏ lẻ tại Nghi Xuân, thị xã Hồng Lĩnh và huyện Thạch Hà. Việc thu gom, xử lý nhìn chung chưa được thực hiện đúng quy trình. Các bãi chôn lấp CTR hiện nay đang trong tình trạng vừa thiếu, vừa không đảm bảo chất lượng. Xử lý CTR được thực hiện chủ yếu bằng biện pháp chôn lấp (60-62%), chỉ có một phần được đưa vào nhà máy chế biến phân hữu cơ, một phần được thu gom tái chế. Định hướng đến 2020 toàn tỉnh sẽ có 10 khu xử lý CTR đô thị tập trung, trong đó có 4 khu xử lý chế biến, 6 khu xử lý chôn lấp hợp vệ sinh.

Hà Tĩnh hiện có 1 nhà máy chế biến phân hữu cơ từ CTR sinh hoạt tại xã Cẩm Quan, huyện Cẩm Xuyên, công suất xử lý 200 tấn/ngày đêm. Từ khi đi vào hoạt động (10/2012) đến nay Nhà máy sản xuất được 2.822 tấn phân hữu cơ, 170.500 viên gạch từ xỉ than và dự kiến trong những năm tiếp theo sẽ tiếp tục sản xuất và đa dạng hóa các sản phẩm. Ngoài ra, hiện nay tỉnh đang xây dựng 01 nhà máy xử lý CTR sinh hoạt tại xã Kỳ Tân, huyện Kỳ Anh với công suất 240 tấn/ngày.

CTR vùng nông thôn

CTR nông thôn bao gồm CTR sinh hoạt và CTR nông nghiệp.Khối lượng chất thải rắn sinh hoạt khu vực nông thôn tăng đều qua các năm, từ 114.085 tấn năm 2010 lên 116.058 tấn năm 2014. Trong khi đó, CTR nông nghiệp gồm nhiều loại khác nhau, phần lớn là các thành phần có thể phân hủy sinh học như rơm rạ, phân gia súc, chất thải chăn nuôi, và một phần là các chất thải khó phân hủy như bao bì đựng phân bón, hóa chất bảo vệ thực vật. Trong giai đoạn 2011-2015, dự tính tổng lượng bao bì HCBVTV được thải ra môi trường là 39.872 kg (27.974 kg/năm).Chất thải chăn nuôi trên địa bàn tỉnh năm 2014 là 3.721,6 nghìn tấn. Do số lượng các loài vật nuôi sẽ còn gia tăng, CTR chăn nuôi đã, đang và sẽ là một vấn đề đáng quan tâm trong tình hình hiện nay trên địa bàn.

Tỷ lệ thu gom CTR sinh hoạt vùng nông thôn ở Hà Tĩnh đang ở mức thấp (25-40%), chủ yếu là qua các hợp tác xã, tổ đội vệ sinh môi trường, hoặc các mô hình tự quản, với phương tiện là các xe đẩy tay hoặc xe cải tiến. Tính đến hết năm 2014 toàn tỉnh có 26 trạm trung chuyển rác tại 26 xã (là các xã đã đạt tiêu chuẩn NTM). Mặc dù khối lượng, tỷ lệ thu gom, xử lý CTR sinh hoạt vùng nông thôn chưa cao, nhưng kết quả thu gom CTR tăng dần qua từng năm cho thấy đã có sự thay đổi trong ý thức bảo vệ môi trường của cộng đồng dân cư nông thôn. Việc phân loại,

46 | K H H Đ T T X

Page 47: dhtn.hatinh.gov.vndhtn.hatinh.gov.vn/.../KHHD_TTX_Ver.10.05.2016-clean.docx · Web viewLà một tỉnh duyên hải Bắc Trung Bộ, có điều kiện tự nhiên và địa hình,

Dự thảo Kế hoạch hành động Tăng trưởng xanh Tỉnh Hà Tĩnh

thu gom bao bì đựng thuốc BVTV đang gặp nhiều khó khăn, chưa có biện pháp thu gom để xử lý tập trung, gây ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nước cũng như môi trường xung quanh. Biện pháp xử lý rơm rạ được bà con nông dân áp dụng rộng rãi là phương pháp đốt ngoài trời, gây ô nhiễm không khí. Riêng chất thải phát sinh từ quá trình chăn nuôi đã được xử lý tốt hơn bằng công nghệ hầm biogas, nhờ các dự án về khí sinh học. Hiện tại 100% trang trại chăn nuôi trên địa bàn tỉnh đã có hệ thống xử lý chất thải bằng bể biogas.Toàn tỉnh có hơn 2.500 bể biogas được lắp đặt và xây dựng tại các nông hộ chăn nuôi.

CTR công nghiệp

Nguồn phát sinh CTR công nghiệp (cả CTR công nghiệp thông thường và chất thải nguy hại) chủ yếu từ các khu công nghiệp, cụm công nghiệp và các làng nghề. Theo kết quả điều tra khảo sát, lượng CTRCN phát sinh trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh tăng dần theo từng năm. Năm 2008, ước tính có khoảng 48.195 tấn, đến năm 2014 tăng lên đến 110.698 tấn/năm, tức là khoảng 303 tấn/ngày. Ước tính đến 2020, con số này sẽ tăng lên 256.434,4 tấn/năm. Các loại chất thải nguy hại công nghiệp phát sinh trên địa bàn Tỉnh hiện nay chủ yếu gồm bóng đèn hỏng, dầu thải, giẻ lau, ắc quy hỏng. Năm 2011, khối lượng CTR nguy hại phát sinh trên địa bàn là 14.297 tấn. Trong những năm tới, việc xây dựng cảng Vũng Áng, sản xuất thép và khai thác quặng sắt ở Thạch Khê sẽ là những nguồn chính tạo ra chất thải rắn công nghiệp. Dự tính đến 2020, các hoạt động sản xuất công nghiệp ở Vũng Áng sẽ làm phát sinh 2,970 tỷ tấn chất thải rắn, và nếu không được quản lý giám sát tốt sẽ làm ảnh hưởng lớn tới môi trường.

Hiện nay công tác xử lý chất thải công nghiệp trên địa bàn Hà Tĩnh còn nhiều bất cập. Toàn tỉnh chưa có bãi chôn lấp CTR công nghiệp tập trung nên việc xử lý CTR công nghiệp và chất thải nguy hại trên địa bàn còn gặp nhiều khó khăn. CTR công nghiệp phát sinh tại các cơ sở hầu như do đơn vị tự xử lý hoặc lưu tại kho, một số ít được xử lý chung với CTR sinh hoạt. Trên địa bàn tỉnh hiện chưa có đơn vị có đủ năng lực xử lý CTR nguy hại. Vì vậy, các đơn vị, cơ sở sản xuất trong và ngoài KKT, KCN, CCN, làng nghề đang phải lưu giữ tạm thời loại chất thải này trong khuôn viên của đơn vị mình hoặc hợp đồng với các đơn vị có chức năng xử lý được Tổng cục Môi trường cấp phép để vận chuyển, xử lý ở các địa phương khác.

Hà Tĩnh chưa có số liệu điều tra, thống kê đầy đủ về lượng CTR phát sinh từ các làng nghề. Tuy vậy, theo quan sát, hầu hết các làng nghề đều phát sinh CTR như làng nghề Trung Lương (thị xã Hồng Lĩnh) phát sinh một lượng lớn váng xỉ, kim loại tạp; làng nghề chế biến hải sản Thạch Kim (huyện Lộc Hà), Cẩm Nhượng (huyện Cẩm Xuyên) phát sinh các phế phụ phẩm gây ô nhiễm môi trường. Hầu hết CTR làng nghề chưa được thu gom, hoặc chỉ được thu gộp chung với CTR sinh hoạt và đưa đi chôn lấp tại các khu xử lý CTR tập trung của huyện, thành phố, thị xã. Một số làng nghề còn xả thải trực tiếp ra môi trường gây ô nhiễm không khí, đất, nước, tác động xấu đến cảnh quan môi trường nông thôn.

Chất thải rắn y tế

Hiện nay trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh có 19 bệnh viện (5 bệnh viện tuyến tỉnh, 13 bệnh viện tuyến huyện thị và 1 bệnh viện tư nhân), 10 phòng khám đa khoa khu vực, 262 trạm y tế và một số phòng khám chữa bệnh tư nhân hàng ngày thải ra môi trường một lượng lớn CTR y tế, bình quân 1.576 tấn/năm trong đó có CTR y tế nguy hại là 134 tấn/năm chiếm từ 8% - 15%.

CTR y tế phát sinh tại các khoa, phòng được phân loại và xử lý chủ yếu bằng biện pháp đốt. Đã có 16/19 bệnh viện đa khoa được đầu tư lò đốt chất thải y tế. Khối lượng CTR y tế nguy hại được xử lý trung bình là 368 kg/ngày (tương đương với 134 tấn/năm). Các lò đốt đang được sử dụng trên địa bàn tỉnh là loại lò đốt sử dụng công nghệ Pháp, Anh, Nhật, hầu hết đang hoạt động tốt. Tuy nhiên, hiện nay tại các bệnh viện phương tiện thu gom CTR y tế còn thiếu và chưa

47 | K H H Đ T T X

Page 48: dhtn.hatinh.gov.vndhtn.hatinh.gov.vn/.../KHHD_TTX_Ver.10.05.2016-clean.docx · Web viewLà một tỉnh duyên hải Bắc Trung Bộ, có điều kiện tự nhiên và địa hình,

Dự thảo Kế hoạch hành động Tăng trưởng xanh Tỉnh Hà Tĩnh

đồng bộ và chưa đạt tiêu chuẩn. Các phương tiện vận chuyển chất thải y tế còn thiếu, đặc biệt là các xe chuyên dụng.

Hà Tĩnh đặt mục tiêu đến năm 2020 sẽ có 90% tổng lượng chất thải đô thị phát sinh được thu gom và xử lý đảm bảo các tiêu chuẩn môi trường, trong đó 85% được tái chế, tái sử dụng, thu hồi năng lượng hoặc để sản xuất phân hữu cơ; 80% các đô thị có cơ sở tái chế chất thải rắn thực hiện phân loại rác thải tại hộ gia đình; 90% chất thải công nghiệp không nguy hại được thu gom và xử lý đảm bảo môi tiêu chuẩn môi trường, trong đó 75% được thu hồi để tái sử dụng và tái chế; 70% chất thải nguy hại phát sinh tại các khu công nghiệp được xử lý đảm bảo tiêu chuẩn môi trường. Mục tiêu đến năm 2030 là: 100% tổng lượng chất thải đô thị phát sinh được thu gom và xử lý đảm bảo các tiêu chuẩn môi trường, trong đó 90% được tái chế, tái sử dụng, thu hồi năng lượng hoặc để sản xuất phân hữu cơ; 100% các đô thị có cơ sở tái chế chất thải rắn thực hiện phân loại rác thải tại hộ gia đình; 100% chất thải công nghiệp không nguy hại được thu gom và xử lý đảm bảo môi tiêu chuẩn môi trường; 70% chất thải nguy hại phát sinh tại các khu công nghiệp được xử lý đảm bảo tiêu chuẩn môi trường. Dự kiến, công nghệ xử lý chất thải rắn cũng sẽ được lựa chọn phù hợp. Đối với chất thải rắn sinh hoạt đô thị và nông thôn, các công nghệ dự kiến được lựa chọn bao gồm công nghệ chôn lấp hợp về sinh, công nghệ ủ sinh học và công nghệ đốt chất thải có thu hồi năng lượng (được sử dụng tại các cơ sở liên hợp xử lý chất thải rắn của Tỉnh). Đối với chất thải rắn công nghiệp, dự kiến các công nghệ chủ yếu sẽ bao gồm: công nghệ đốt (để xử lý hầu hết các chất thải nguy hại), công nghệ sinh học, công nghệ chôn lấp an toàn và các công nghệ phụ trợ như phân loại và xử lý sư bộ, xử lý hóa-lý nhằm giảm thiểu khả năng gây ô nhiễm và thu hồi, tái chế một số thành phần của chất thải rắn.

2.2.2. Các vấn đề về môi trường cần xử lý

2.2.2.1 Các vấn đề về môi trường nước

Các cơ sở sản xuất, kinh doanh trong khu, cụm công nghiệp chưa chú trọng đầu tư các hệ thống xử lý môi trường, trong đó có hệ thống xử lý nước thải, hoặc có những cơ sở sản xuất có đầu tư hệ thống xử lý nhưng không vận hành hoặc vận hành không hiệu quả. Ý thức của các chủ doanh nghiệp trong vấn đề bảo vệ môi trường chưa cao. Tình trạng nước thải từ các cơ sở sản xuất xả trực tiếp vào môi trường chưa qua xử lý đã và đang xảy ra ở nhiều nơi trên địa bàn Tỉnh. Nước thải thường chứa nhiều chất rắn lơ lửng, nhiều vi khuẩn gây bệnh, nồng độ các chất hữu cơ cao vì vậy khi thải ra môi trường tích tụ lâu ngày sẽ phân hủy gây mùi hôi thối và có nguy cơ lây lan mầm bệnh.

Chất lượng môi trường nước mặt suy giảm tác động tiêu cực đến hệ sinh thái dưới nước: làm giảm số lượng cá thể loài, ảnh hưởng đến chu kỳ phát triển của loài, xuất hiện những loài lạ gây mất cân bằng sinh thái. Nguồn nước ở các khu vực bãi tắm cũng đang bị ô nhiễm có thể gây ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động du lịch.

2.2.2.1 Môi trường không khí

Bên cạnh một số dự án hoạt động trong các khu, cụm công nghiệp có sử dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại thì đại bộ phận các doanh nghiệp sử dụng công nghệ lạc hậu. Vì thế, quá trình đốt nhiên liệu tạo năng lượng cho hoạt động sản xuất (như đốt than, dầu FO), hoặc những rò rỉ trong quá trình sản xuất (như phun sơn, đánh bóng sản phẩm gỗ, khí thải từ lò đúc) tiềm ẩn rủi ro gây ô nhiễm môi trường không khí. Nồng độ bụi tại hầu hết các điểm quan trắc xung quanh các khu, điểm, cụm công nghiệp đều vượt ngưỡng quy định, thậm chí một số điểm còn vượt tới 3 - 4 lần.

48 | K H H Đ T T X

Page 49: dhtn.hatinh.gov.vndhtn.hatinh.gov.vn/.../KHHD_TTX_Ver.10.05.2016-clean.docx · Web viewLà một tỉnh duyên hải Bắc Trung Bộ, có điều kiện tự nhiên và địa hình,

Dự thảo Kế hoạch hành động Tăng trưởng xanh Tỉnh Hà Tĩnh

Các chất ô nhiễm trong không khí như CO2, SO2, H2SO4, v.v. có thể gây ra hiện tượng lắng đọng và mưa axit, làm suy giảm giảm tuổi thọ công trình (gỉ sắt thép, hư hỏng các mối hàn và vật liệu xây dựng), giảm đa dạng sinh học, và có tác độngxấu đến hệsinh thái, đến sức khỏe con người. Ô nhiễm không khí còn làm cho cây trồng chậm phát triển, đặc biệt là sương khói quang hóa đã gây ảnh hưởng lớn đến khả năng sinh trưởng và phát triển các loại rau như rau diếp, lúa ngô và các cây ăn quả khác của Tỉnh.

2.2.2.2 Ô nhiễm môi trường đất

Việc canh tác không đúng kỹ thuật và sử dụng hóa chất BVTV tràn lan đã gây ô nhiễm môi trường đất, làm giảm năng suất cây trồng, vật nuôi, làm nghèo thảm thực vật, suy giảm đa dạng sinh học. Sự tích tụ các chất độc hại, các kim loại nặng trong đất cũng làm tăng khả năng hấp thụ các nguyên tố có hại trong cây trồng, vật nuôi và gián tiếp gây ảnh hưởng xấu đối với sức khoẻ con người. Một trong những biểu hiện của ô nhiễm môi trường đất là hiện tượng xói mòn đất, đất bị bạc màu, hoang mạc hóa đất nông nghiệp. Hàng năm Hà Tĩnh có hàng trăm ha đất bị hoang mạc hoá. Diện tích đất canh tác vì thế đã ngày càng bị thu hẹp.

1.2.2.3. Các vấn đề môi trường liên quan đến phát triển các cụm ngành kinh tế trọng điểm

Trong thời gian tới, việc phát triển các cụm ngành kinh tế trọng điểm, tăng tốc độ đô thị hóa, các biểu hiện cực đoan về thiên tai và biến đổi khí hậu sẽ là các thách thức lớn nhất đối với môi trường của Hà Tĩnh. Đặc biệt, việc phát triển các cụm ngành trọng điểm sẽ dẫn tới tăng phát thải nhà kính, ô nhiễm không khí, nước và đất, suy thoái môi trường sông tự nhiên, mất đa dạng sinh học và tăng nhu cầu về các nguồn tài nguyên (nước, khoáng sản và năng lượng). Việc phát triển cụm ngành nông nghiệp, nếu không được quản lý tốt, sẽ làm tăng suy thoái đất, ô nhiễm do thuốc bảo vệ thực vật, lạm dụng máy móc hoặc thâm canh quá mức. Việc thiếu kiến thức cần thiết trong khi sử dụng các loại hóa chất cho nông nghiệp, kể cả phân bón vơ cơ đe dọa gây ô nhiễm đất, môi trường, phá vỡ cơ cấu và làm thoái hóa đất trồng trọt và làm tổn hại sức khỏe con người. Chặt phá rừng và nuôi trồng thủy sản quy mô lớn sẽ làm biến đổi môi trường sống, mất đa dạng sinh học.Nước thải và chất thải rắn từ hoạt động chế biến lương thực thực phẩm, chế biến gỗ sẽ làm tăng ô nhiễm nước và đất. Phát triển cụm ngành sắt thép gây nguy cơ làm tăng lượng nước thải từ quá trình khai khoáng và sản xuất thép, tăng ô nhiễm không khí do khói bụi phát sinh từ các hoạt động khai thác mỏ, sơ tuyển quặng, chuyên chở khoáng chất; tăng ô nhiễm tiếng ồn từ các phương tiện vận tải, tăng phát sinh chất thải rắn và chất thải độc hại từ khai thác, chế biến khoáng sản và luyện kim. Các ngành dệt may sẽ làm phát sinh ô nhiễm không khí, nguồn nước do các hóa chất thải vào môi trường, làm tăng lượng chất thải rắn phát sinh. Các ngành thương mại, vận tải và hậu cần làm mất đất nông nghiệp và lâm nghiệp, gây ô nhiễm không khí do bụi, phát thải khí CO2 và SO2 từ việc tăng các hoạt động giao thông. Sản xuất điện cũng là một nguồn phát thải ô nhiễm lớn làm tăng lượng khí thải (CO2 và các KNK khác) từ quá trình đốt cháy nhiên liệu hoặc sinh khối. Rò rỉ các chất thải độc hại và kim loại nặng (asen và thủy ngân) cũng là một trong những nguy cơ tiềm ẩn. Gia tăng lũ lụt do việc vận hành không đúng cách các nhà máy thủy điện cũng la mối đe dọa không nhỏ đối với môi trường. Mặc dù có đóng góp lớn vào tăng trưởng kinh tế của Tỉnh, việc xây dựng và đưa vào hoạt động các khu, cụm công nghiệp (Hà Tĩnh hiện có 3 khu công nghiệp và 18 cụm công nghiệp) cũng bộc lộ những hạn chế và tác động tiêu cực đối với môi trường.

2.2.3. Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu

49 | K H H Đ T T X

Page 50: dhtn.hatinh.gov.vndhtn.hatinh.gov.vn/.../KHHD_TTX_Ver.10.05.2016-clean.docx · Web viewLà một tỉnh duyên hải Bắc Trung Bộ, có điều kiện tự nhiên và địa hình,

Dự thảo Kế hoạch hành động Tăng trưởng xanh Tỉnh Hà Tĩnh

Hà Tĩnh là một tỉnh ven biển, có điều kiện tự nhiên và khi hậu khắc nghiệt. Do vậy, đây là một trong những dịa phương thường xuyên chịu ảnh hưởng của thiên tai và các hiện tượng thời tiết cực đoan như bão, nắng nóng, hạn hán, mưa lớn, lũ lụt.

Hiện nay, các yếu tố khí hậu ở Hà Tĩnh diễn biến theo hướng xấu đi và cực đoan hơn: nền nhiệt độ cao hơn, tần số gió Tây nhiều hơn, mùa gió Tây và mùa nóng đến sớm hơn và kết thúc muộn hơn trong khi mùa lạnh rút ngắn lại, tần số nhiệt độ thấp giảm đi. Kỷ lục nhiệt độ cao và nhiệt độ thấp tăng lên, tần số và cường độ lũ lụt, hạn hán cũng đều tăng. Nhiều địa phương mùa màng bị mất trắng do thiên tai. Tương tự, số lượng bão và áp thấp nhiệt đới với cường độ mạnh hơn, hướng di chuyển rất phức tạp, cũng xuất hiện nhiều hơn.

Hà Tĩnh là tỉnh có diện tích có mức độ rủi ro bị ngập do nước biển dâng lớn thứ 4 trong cả nước. Trong những năm gần đây, các huyện Cẩm Xuyên, Nghi Xuân, Kỳ Anh, Thạch Hà, Lộc Hà đã chịu ảnh hưởng của mực nước biển dâng, nước mặn xâm nhập sâu vào các lòng sông và gây ngập lụt tại một số xã ven biển. Nếu mực nước biển dâng cao hơn, mưa bão lớn hơn cùng với triều cường, Hà Tĩnh có thể sẽ bị ngập khoảng 114 km2.

Theo dự báo, trong những năm tới, tác động do biến đổi khí hậu gây ra cho Hà Tĩnh có thể bao gồm:

- Suy giảm tài nguyên nước: dòng chảy lũ tăng lên, xâm nhập mặn gia tăng, nguồn nước mặt khan hiếm hơn và nguồn nước ngầm trở nên khó khai thác hơn.

- Phân bố cây trồng và thời vụ cây trồng thay đổi, yêu cầu tưới tiêu tăng lên, chi phí sản xuất nông nghiệp gia tăng; đất đai ở cả vùng núi và đồng bằng bị thoái hóa do xói mòn, rửa trôi và bạc màu nhanh hơn; chăn nuôi gặp nhiều khó khăn do gia cầm, gia súc phải sống trong điều kiện kém thích nghi hơn và dịch bệnh nhiều hơn.

- Nhiều biến đổi về thủy sinh và thủy hóa, làm thay đổi phân bố và tập tục của thủy sinh, tàn phá các rạn san hô ven biển.

- Các công trình giao thông, xây dựng và các công trình dân sự bị de dọa nghiêm trọng, nước biển dâng gây sạt lở ở vùng ven biển.

- Nếu không có các biện pháp can thiệp tích cực, thiệt hại về người và tài sản trước thiên tai có thể gia tăng.

CHƯƠNG 3: NHỮNG THÀNH TỰU VÀ HẠN CHẾ TRONG TĂNG TRƯỞNG XANH

3.1. Đầu tư xanh

3.1.1. Thành tựu và kết quả

Hà Tĩnh đã giành sự quan tâm đáng kể đến công tác đầu tư vào các chiến lược, sáng kiến, hay hoạt động xanh (hoạt động phát triển tiêu tốn ít hơn các nguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường và tăng cường ứng dụng các nguồn năng lượng tái tạo, công nghệ sạch hay các chuỗi cung ứng xanh, v.v.). Công tác BVMT cũng được đầu tư mạnh hơn thông qua việc tăng kinh phí

50 | K H H Đ T T X

Page 51: dhtn.hatinh.gov.vndhtn.hatinh.gov.vn/.../KHHD_TTX_Ver.10.05.2016-clean.docx · Web viewLà một tỉnh duyên hải Bắc Trung Bộ, có điều kiện tự nhiên và địa hình,

Dự thảo Kế hoạch hành động Tăng trưởng xanh Tỉnh Hà Tĩnh

hoạt động cho các cơ quan quản lý môi trường, cải thiện trang thiết bị, tăng dần mức chi NSNN cho bảo vệ môi trường và đối phó với BĐKH.

Để hiện thực hóa quy hoạch các khu xử lý chất thải rắn đô thị, Hà Tĩnh đã đầu tư xây dựng nhà máy xử lý chất thải rắn tại xã Cẩm Quan - huyện Cẩm Xuyên với công suất 200 tấn/ngày, xây dựng và vận hành 04 bãi chôn lấp đảm bảo tiêu chuẩn TCXDVN 261:2001. Tính đến cuối 2014, trên địa bàn tỉnh đã và đang triển khai 10 dự án đầu tư các khu xử lý chất thải rắn trong đó có1 dự án nhà máy xử lý chất thải công nghiệp và chất thải sinh hoạt tại Kỳ Tân, Kỳ Anh. Dự án cải tạo nâng cấp bãi rác thị trấn Kỳ Anh cũng đang được triển khai. Các dự án đầu tư xây mới tại huyện Hương Khê, Can Lộc, Lộc Hà, Đức Thọ đang trong quá trình hoàn thiện thủ tục. Xây dựng mô hình xử lý rác thải sinh hoạt bằng lò đốt Sankyo, công suất 10 tấn/ngày tại Kỳ Anh và nhân rộng loại lò này sang các địa phương khác. Bên cạnh đó, Tỉnh đã đầu tư phát triển mạng lưới hợp tác xã, tổ đội vệ sinh môi trường với số lượng tăng từ 34 đơn vị (năm 2010) lên 166 đơn vị năm 2015. Một số địa phương trong Tỉnh đã trích kinh phí hỗ trợ mua xe đẩy tay cho các HTX, đội VSMT (huyện Thạch Hà, huyện Vũ Quang), hỗ trợ kinh phí ra mắt HTX và mua sắm một số trang thiết bị ban đầu, tạo điều kiện để các tổ chức ra đời hoạt động có hiệu quả. Tống số phương tiện hỗ trợ cho các HTX, tổ đội VSMT là 588 xe đẩy tay và 156 thùng đựng rác thải.

Đầu tư cho việc xử lý ô nhiễm môi trường cũng được tăng cường. Trong giai đoạn 2011-2015, đã đầu tư cho việc xử lý 04 cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng (theo Quyết định số 64/2003/QĐ-TTg); đề xuất đưa 06 bệnh viện và 01 bãi rác vào danh mục các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng phải xử lý triệt để. Cuối năm 2015, đã có 02 đơn vị hoàn thành việc xử lý, được Sở cấp chứng nhận, 04 cơ sở đã hoàn thành xử lý và đang lập hồ sơ xác nhận hoàn thành xử lý ô nhiễm triệt để và 01 đơn vị còn lại đang triển khai thực hiện. Ngoài ra, Tỉnh cũng đã đầu tư xử lý 8 điểm (trong số 11 điểm) ô nhiễm do tồn lưu hóa chất BVTV (theo quyết định 1946/2010/QĐ-TTg).

Mạng lưới quan trắc môi trường đã được đầu tư nâng cấp nhằm nâng cao năng lực giám sát chất lượng môi trường. Kinh phí phân bổ cho hoạt động quan trắc và phân tích môi trường đã tăng từ 981 triệu đồng năm 2010 lên 2.600 triệu đồng năm 2014. Nhờ đó, mạng lưới được điều chỉnh và tăng dày mật độ các điểm quan trắc. Kinh phí cho hoạt động xây dựng báo cáo hiện trạng môi trường của Tỉnh cũng tăng từ 50 triệu đồng năm 2012 lên 200 triệu đồng năm 2015. Kinh phí đầu tư cho công tác đào tạo, tập huấn, tuyên truyền nâng cao nhận thức về môi trường hàng năm cũng được chú trọng.

Các hoạt động nhằm tranh thủ các dự án ODA cho các lĩnh vực ưu tiên như phát triển hệ thống hạ tầng kinh tế - xã hội (điện, giao thông, cấp thoát nước, các công trình công cộng) hay các dự án bảo vệ môi trường, phòng chống thiên tai, v.v. đã được đẩy mạnh

3.1.2. Hạn chế và tồn tại

Huy động vốn đầu tư xanh chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển, kể cả vốn ngân sách nhà nước, vốn đầu tư từ các thành phần kinh tế ngoài nhà nước và trong nhân dân. Tỉnh chưa có các cơ chế chính sách hữu hiệu nhằm thu hút đầu tư mạnh hơn vào các chiến lược, sáng kiến, hay hoạt động xanh.

Cơ cấu thu hút đầu tư FDI chưa được điều chỉnh phù hợp, các nguồn vốn FDI chưa được định hướng vào các lĩnh vực tăng trưởng xanh (như lĩnh vực NLTT mà Tỉnh có thế mạnh phong điện, điện mặt trời, v.v.) hay vào các dự án áp dụng công nghệ tiên tiến, tạo ra các sản phẩm thân thiện với môi trường và có giá trị gia tăng cao.

51 | K H H Đ T T X

Page 52: dhtn.hatinh.gov.vndhtn.hatinh.gov.vn/.../KHHD_TTX_Ver.10.05.2016-clean.docx · Web viewLà một tỉnh duyên hải Bắc Trung Bộ, có điều kiện tự nhiên và địa hình,

Dự thảo Kế hoạch hành động Tăng trưởng xanh Tỉnh Hà Tĩnh

Mặc dù đã có định hướng rõ ràng về phát triển cụm ngành nông nghiệp theo hướng sử dụng công nghệ cao, hiện đại, nhưng cho đến nay, quy mô sản xuất một số sản phẩm nông nghiệp xanh của Tỉnh còn rất nhỏ, chất lượng và sức cạnh tranh chưa cao; chưa khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế sản xuất vùng ven biển, đồi núi, nhất là khai thác, chế biến thủy sản, khai thác rừng và đất rừng gắn với chế biến lâm sản; số doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp xanh, nông thôn xanh chưa nhiều.

Một số địa phương chưa thực sự quyết liệt, sâu sát trong xây dựng nông thôn mới. Mặc dù khu xử lý chất thải rắn đô thị và nông thôn đã được quy hoạch trong Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng Nông thôn mới (NTM), với các địa điểm cho các trạm trung chuyển, hoặc bãi xử lýrác đã được xác định cho hầu hết các xã, song đến nay, mới có 20 trạm trong số 304 trạm (chiếm tỷ lệ 6,58%) được triển khai xây dựng.

Lĩnh vực thương mại, dịch vụ, du lịch xanh chưa được quan tâm đầu tư đúng mức, chưa phát huy hiệu quả tiềm năng, lợi thế của địa phương.

Quản lý nhà nước về xây dựng cơ bản, tài nguyên vàmôi trường có mặt còn hạn chế. Hoạt động khai thác khoáng sản trái phép vẫn diễn ra ở một số địa phương. Tình trạng ô nhiễm môi trường chưa được khắc phục, xử lý kịp thờ và chưa dứt điểm.

Công tác khai thác nguồn thu trong lĩnh vực môi trường chưa tương xứng với tiềm năng; việc huy động các nguồn vốn đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật về bảo vệ môi trường như các khu xử lý chất thải rắn, hệ thống thu gom, xử lý nước thải chưa theo kịp với tốc độ phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh. Vì vậy vẫn còn tình trạng tồn đọng rác thải chưa được xử lý; hầu hết các khu dân cư, khu đô thị chưa có hệ thống xử lý nước thải tập trung; hầu hết các vùng nuôi trồng thủy sản tập trung cũng không có hệ thống xử lý nước thải

3. 2. Phát triển hạ tầng

3. 2.1. Thành tựu và kết quả

Kết cấu hạ tầng giao thông, điện, nước, viễn thông và các hạ tầng khác đã và đang được Hà Tĩnh đầu tư nâng cấp, hoàn thiện, đặc biệt là hạ tầng các khu kinh tế, khu công nghiệp và hạ tầng giao thông, tạo sự chuyển biến rõ nét trong phát triển đô thị và xây dựng các công trình trọng điểm tầm cỡ quốc gia. Nhiều tuyến đường đô thị và công trình giao thông trọng điểm đã được hoàn thành và đưa vào sử dụng (quốc lộ 1, quốc lộ 8, quốc lộ 15, đường ven biển Thạch khê – Vũng Áng, các tuyến tỉnh lộ). Hệ thống giao thông biên giới cũng được quan tâm đầu tư tốt hơn. Hàng ngàn km đường giao thông nông thôn được nhựa hóa hoặc bê tông hóa.

Đã nâng cấp mở rộng mạng lưới cấp nước TP. Hà Tĩnh và vùng phụ cận. Hệ thống cấp nước cho khu kinh tế Vũng Áng với công suất 1,005 triệu m3 nước/ngày đêm hiện đang được triển khai xây dựng với mục tiêu cấp nước sạch cho các dự án trọng điểm như Formosa, nhà máy nhiệt điện Vũng Áng I và Vũng Áng II. Hệ thống cấp nước sạch, nước hợp vệ sinh ở nông thôn cũng từng bước được cải thiện: đã có 20 công trình cấp nước tập trung và 40.000 cấp nước nhỏ lẻ ở nông thôn được xây dựng và đưa vào khai thác. Tỷ lệ hộ gia đình nông thôn được sử dụng nước sạch hợp về sinh tăng nhanh từ dưới 61% năm 2010 lên 90% năm 2015.

Tỉnh cũng đã triển khai 8 dự án xử lý chất thải rắn trên địa bàn toàn tỉnh. Tỷ lệ thu gom chất thải rắn ở đô thị đạt 90,1% và nông thôn đạt 37,6%.

Hệ thống cung cấp điện ngày càng được quan tâm đầu tư, cải tạo, nâng cấp, đáp ứng nhu cầu về điện của Tỉnh. Hiện nay, 100% số xã và 99,97% số hộ gia đình trên địa bàn được sử dụng điện lưới quốc gia.

52 | K H H Đ T T X

Page 53: dhtn.hatinh.gov.vndhtn.hatinh.gov.vn/.../KHHD_TTX_Ver.10.05.2016-clean.docx · Web viewLà một tỉnh duyên hải Bắc Trung Bộ, có điều kiện tự nhiên và địa hình,

Dự thảo Kế hoạch hành động Tăng trưởng xanh Tỉnh Hà Tĩnh

Hạ tầng bưu chính viễn thông tiếp tục phát triển đồng bộ. Đến 2015, toàn tỉnh có 46 bưu cục các cấp, 231 điểm bưu điện văn hóa xã, 7 đại lý bưu điện và điểm giao dịch chuyển phát. Chiều dài mạng cáp quang đạt 6000 km (tăng gấp 2 lần so với 2010). Dịch vụ điện thoại, Internet băng thông rộng (ADSL) tăng nhanh, số thuê bao điện thoại đạt 88/100 dân, internet đạt 4.6/100 dân. Tỉnh hiện có 1.680 trạm thu phát sóng di động (BTS).

Hệ thống thủy lợi từng bước được đầu tư xây dựng, củng cố, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu tưới tiêu trong sản xuất nông nghiệp và công nghiệp, các nhu cầu dân sinh, góp phần cắt giảm lũ cho các vùng hạ du. Trong giai đoạn 2011 -2015, Tỉnh đã nâng cấp, xây dựng mới và đưa vào sử dụng 59 hồ, đập thủy lợi; kiên cố hóa 946 km kênh mương nội đồng. Đưa tổng diện tích được tưới lên trên112.400 ha năm 2015.Đến nay, toàn tỉnh đã có 26 xã hoàn thành tiêu chí thủy lợi của Chương trình Nông thôn mới.

Tỉnh đã đầu tư, nâng cấp 330 trường học, 91 trạm y tế,101 nhà văn hóa xã, 72 khu thể thao xã, 968 nhà văn hóa thôn, 880 khu thể thao thôn; xoá bỏ 13.260 nhà tạm. hình thành hơn 50 vùng nuôi trồng thủy sản, 450 vùng chăn nuôi tập trung; xây dựng mới 2 cảng cá, 4 khu neo đậu tránh trú bão; các cơ sở sản xuất giống lúa, tôm, cây lâm nghiệp, cây ăn quả; các công trình hạ tầng thiết thực phục vụ triển khai Đề án phát triển sản xuất nâng cao thu nhập cho cư dân nông thôn.

Các công trình đê điều phòng chống và giảm nhẹ tác động thiên tai luôn được chú trọng duy tu bảo dưỡng: đến 2015, đã củng cố nâng cấp xây dựng 154 km đê các loại, xây mới 2 trạm cảnh báo thiên tai và 100 nhà chòi tránh lũ

3.2.2. Hạn chế và tồn tại

Tuy đã được cải thiện rõ rệt trong những năm gần đây, hệ thống kết cấu hạ tầng vẫn chưa đáp ứng đầy đủ các yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh.

Hà Tĩnh có mật độ đường giao thông là 1,45 km/km2, cao hơn so với mật độ bình quân cả nước (0,55 km/km2). Mặc dù vậy, hệ thống đường bộ ở Hà Tĩnh vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu giao thông của Tỉnh.

Hạ tầng thoát nước trên địa bàn các huyện, thành phố, thị xã của Hà Tĩnh còn rất yếu kém. Hiện nay mới chỉ có một vài dự án nâng cấp các tuyến tiêu thoát nước và các hồ điều hòa chính trên địa bàn được triển khai ở TP. Hà Tĩnh và thị xã Hồng Lĩnh. Ngay tại 2 khu vực đô thị lớn nhất này của Hà Tĩnh, quy mô của các dự án này cũng còn rất khiêm tốn, chỉ đủ sức để giải quyết nhu cầu thoát nước cho một số phường, xã nhất định. Nhiều công trình hiện đang xuống cấp, hư hỏng do tác động của mưa lũ, do tác động của thời gian, nhưng chưa được sửa chữa hoặc nâng cấp. Công tác duy tu, bảo dưỡng công trình còn chưa được quan tâm đúng mức.

Trên địa bàn Hà Tĩnh, hạ tầng thương mại dịch vụ như hệ thống cửa hàng bán buôn, bán lẻ hiện đại (siêu thị và trung tâm thương mại) còn ít về số lượng và nhỏ bé về quy mô, chưa đáp ứng được nhu cầu sản xuất, tiêu dùng của địa phương. Chuỗi lưu thông (thương nghiệp) từ nơi phát sinh nguồn hàng đến nơi bán lẻ còn chưa được tổ chức tốt, làm giảm tốc độ lưu chuyển hàng hóa, hạn chế sức cạnh tranh.

Hạ tầng giáo dục và đào tạo của Tỉnh hiện còn chưa đạt yêu cầu. Không đủ số lượng phòng học, thư viện, phòng thí nghiệm, sân chơi cho học sinh là hiện tượng tương đối phổ biến trong Tỉnh, nhất là ở các vùng nông thôn. Trang thiết bị cho các cơ sở đào tạo, kể cả trường Đại học Hà Tĩnh vẫn còn rất hạn chế. Số lượng bác sỹ, y tá chưa đáp ứng đủ nhu cầu. Trong giai đoạn 2011-2015, Hà Tĩnh không đạt chỉ tiêu đề ra về tỷ lệ xã, phường có bác sỹ. Điều kiện trang thiết bị tại các bệnh viện đều rất hạn chế, kể cả ở các bệnh viện cấp tỉnh. Mặc dù các xã đều có tủ sách pháp luật và hệ thống bưu điện văn hóa xã, tỷ lệ số làng xã có đủ thiết chế văn hóa, thể thao

53 | K H H Đ T T X

Page 54: dhtn.hatinh.gov.vndhtn.hatinh.gov.vn/.../KHHD_TTX_Ver.10.05.2016-clean.docx · Web viewLà một tỉnh duyên hải Bắc Trung Bộ, có điều kiện tự nhiên và địa hình,

Dự thảo Kế hoạch hành động Tăng trưởng xanh Tỉnh Hà Tĩnh

và thư viện cũng không đạt chỉ tiêu đề ra. Tuy được coi là ở mức khá cao (88 /100 dân), tỷ lệ đạt được về số thuê bao điện thoại (cả cố định và di động) của Tỉnh đã không đạt chỉ tiêu đề ra (95-100 máy/100 dân).

Bên cạnh yếu tố thời tiết khó khăn và thiếu vắng các điều kiện đặc sắc sẵn có, ngành du lịch của Hà Tĩnh còn đang vấp phải những hạn chế đáng kể về hạ tầng du lịch nghèo nàn. Giao thông khó khăn, hạn chế về số lượng và chất lượng các khách sạn, nhà hàng, các khu vui chơi giải trí và các loại hình dịch vụ lưu trú khác đang là các yếu tố cản trở sự phát triển của du lịch trên địa bàn Tỉnh. Vì thế, Hà Tĩnh cho đến nay vẫn chưa thu hút được sự chú ý đáng kể của khách du lịch, đặc biệt là các khách du lịch quốc tế.

Hạ tầng công viên, cây xanh tại đô thị vẫn đang bị xem nhẹ, chưa được đầu tư tương xứng. Tại TP. Hà Tĩnh, số lượng cây bóng mát hiện có là 4.239 cây; tỷ lệ cây xanh/người là 1,4m2 cây xanh/01 người. Nếu so với tiêu chuẩn cây xanh đường phố cho đô thị loại III là 2,0m2cây xanh/01người, thì tỷ lệ cây xanh đô thị ở TP. Hà Tĩnh còn thấp. Đất cây xanh công cộng của thành phố là 26,1 ha; chiếm tỷ lệ 2,54% diện tích đất đô thị; đạt tỷ lệ 4,2m 2 đất cây xanh/01 người, vẫn thấp hơn nhiều so với tiêu chuẩn đô thị loại III là 7,0-9,0m2 đất cây xanh/01 người.

3.3 Cải thiện môi trường

3.3.1. Thành tựu và kết quả

Các nguồn tài nguyên ngày càng được bảo vệ tốt hơn.Trong khi vẫn tiếp tục khai thác tài nguyên rừng, Hà Tĩnh đã có những cố gắng rất lớn để bảo tồn nguồn tài nguyên này. Bên cạnh việc tích cực triển khai dự án trồng mới 5 triệu ha rừng, Tỉnh đã tăng cường công tác kiểm tra, hạn chế tối đa tình trạng khai thác gỗ trái phép trên địa bàn, tăng cường bảo vệ các khu vực vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, bảo vệ đa dạng sinh học, xử lý nghiêm khắc các vi phạm về sử dụng trái phép tài nguyên sinh vật, bảo vệ các khu vực cửa sông, bãi triều, rừng ngập mặn là nơi có nguồn lợi hệ sinh thái đa dạng và động thực vật khá phong phú. Công tác trồng và phục hồi rừng được quan tâm đẩy mạnh, đặc biệt là rừng đầu nguồn. Đến nay tổng diện tích rừng trong toàn tỉnh là 351.891 ha. Tỷ lệ che phủ rừng tăng từ 51,5% năm 2010 lên 52,9% năm 2015.Tài nguyên đất đang được quan tâm khai thác và bảo vệ.Công tác quy hoạch, xây dựng kế hoạch sử dụng đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất triển khai đồng bộ. Công tác thanh tra, kiểm tra chuyên ngành về đất đai, khoáng sản, môi trường được tăng cường. Tài nguyên nước ngày càng được quan tâm do vai trò quan trọng trong phát triển KT-XH của Tỉnh. Chất lượng các nguồn nước mặt tại các lưu vực sông vẫn được duy trì ở mức độ cho phép. Nguồn tài nguyên biển và đa dạng sinh học được quan tâm bảo vệ tốt hơn trong thời gian gần đây. Diễn biến chất lượng nước và không khí tương đối ổn định, giá trị các chỉ tiêu chất lượng môi trường nước và không khí hầu hết còn nằm trong Quy chuẩn cho phép (QCVN).

Quản lý tốt lượng rác thải phát sinh và nâng cao tỷ lệ thu gom, xử lý rác thải hợp vệ sinh. Tỉnh đã triển khai đầu tư xây dựng 08 dự án xử lý chất thải rắn trong đó có 01 dự án Nhà máy xử lý chất thải rắn thành phân vi sinh tại Cẩm Quan-Cẩm Xuyên; 3 dự án khu xử lý tập trung cấp huyện ở xã Hương Thủy huyện Hương Khê, Thị trấn Nghèn huyện Can Lộc, xã Hồng Lộc huyện Lộc Hà; 3 dự án cải tạo nâng cấp khu xử lý hiện có ở huyện Kỳ Anh; Thị xã Hồng Lĩnh và huyện Đức Thọ và triển khai thí điểm lò đốt rác thải sinh hoạt bằng công nghệ của Nhật Bản tại xã Kỳ Tân huyện Kỳ Anh. Hệ thống thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn được thành lập và triển khai tới tận phường xã trên địa bàn toàn tỉnh. Năm 2015, tỷ lệ thu gom chất thải rắn sinh hoạt ở đô thị đạt 90,1%, vùng nông thôn đạt 37,6%.

54 | K H H Đ T T X

Page 55: dhtn.hatinh.gov.vndhtn.hatinh.gov.vn/.../KHHD_TTX_Ver.10.05.2016-clean.docx · Web viewLà một tỉnh duyên hải Bắc Trung Bộ, có điều kiện tự nhiên và địa hình,

Dự thảo Kế hoạch hành động Tăng trưởng xanh Tỉnh Hà Tĩnh

Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả. Hà Tĩnh đã thực hiện nhiều biện pháp tiết kiệm điện như vận động để toàn dân hưởng ứng chiến dịch “giờ trái đất”; Quảng bá chương trình sử dụng bình nước nóng năng lượng mặt trời, hỗ trợ các hộ gia đình và các cơ sở sản xuất, bệnh viện, trường học, khách sạn nhà hàng lắp giàn nước nóng năng lượng mật trời, trao tặng bóng đèn compact tiết kiệm điện thay thế bóng đèn sợi đốt cho các hộ nghèo; hướng dẫn các doanh nghiệp thực hiện kiểm toán năng lượng, xây dựng mô hình quản lý tiết kiệm năng lượng, tuyên truyền rộng rãi về tiết kiệm điện qua các phương tiện thông tin đại chúng. Nhờ đó, trong giai đoạn 2011-2015, Hà Tĩnh đã tiết kiệm được 54,8 triệu kWh, chiếm 1,61% điện thương phẩm. Đã có nhiều nỗ lực được Tỉnh thực hiện nhằm xem xét các khả năng khai thác, đưa vào sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo (năng lượng gió, năng lượng mặt trời). Trong Kế hoạch hành động PTBV của Tỉnh giai đoạn 2013-2020, Tỉnh đã giao Sở Công Thương xây dựng Đề án chính sách hỗ trợ, khuyến khích đầu tư phát triển năng lượng sạch, năng lượng tái tạo.

BVMT tại các khu vực đô thị, nông thôn, khu kinh tế, khu công nghiệp, khu du lịch và dịch vụ có bước chuyển biến tích cực. Các biện pháp phòng ngừa ô nhiễm, bảo vệ môi trường được coi trọng. Các hoạt động kiểm tra, giám sát các nguồn gây ô nhiễm môi trường ngày càng được tăng cường. Việc xử lý các vi phạm của các cơ sở gây ô nhiễm môi trường kiên quyết hơn, kể cả hình thức đóng cửa, di dời các cơ sở này ra khỏi khu đông dân cư và yêu cầu tăng cường đầu tư xử lý chất thải đạt tiêu chuẩn môi trường. Môi trường các khu công kinh tế, khu công nghiệp, khu du lịch ngày càng được cải thiện.

3.3.2. Hạn chế tồn tại

Trong thời kỳ 2011- 2015, nhiều chỉ tiêu về môi trường đã không đạt được so với mục tiêu do Tỉnh đề ra. Tỷ lệ che phủ rừng của Tỉnh chỉ đạt 52,9% (so với mục tiêu hơn 57%). Do điều kiện kinh tế còn khó khăn, đầu tư cho các công trình cấp nước còn thấp, Hà Tĩnh đã không đạt được chỉ tiêu kế hoạch về tỷ lệ dân số đô thị được xử dụng nước sạch và tỷ lệ hộ nông dân ở nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh. Cụ thể tỷ lệ dân số nông thôn được cung cấp nước sinh hoạt hợp vệ sinh chiếm 83% (so với chỉ tiêu 90%); tỷ lệ dân số thành thị được cung cấp nước sạch chiếm 61,6 % (so với chỉ tiêu 100%).

Nhiều điểm ô nhiễm môi trường còn chưa được xử lý, khắc phục dứt điểm, trong đó, đặc biệt nghiêm trọng là ô nhiễm do tồn dư thuốc bảo vệ thực vật và xăng dầu.

Hoạt động khai thác khoáng sản trái phép vẫn đang diễn ra tại một số địa bàn.Nguồn tài nguyên rừng, biển, đa dạng sinh học vẫn đang bị suy giảm do khai thác quá mức.

Tuy đã có nhiều biện pháp bảo vệ được áp dụng, tài nguyên đất của Tỉnh vẫn đang phải đối mặt với các quá trình suy thoái như hoang mặc hóa, xói mòn, sạt lở; nạn nhiễm mặn vẫn đang tiếp tục xảy ra ở các vùng ven biển, ven sông.

Nguy cơ ô nhiễm, suy thoái nguồn nước ngầm tầng nông ven biển do khai thác quá mức phục vụ các hoạt động nuôi trồng thủy sản, du lịch đang đòi hỏi phải có các biện pháp bảo vệ thích hợp.

Hạ tầng kỹ thuật môi trường, đặc biệt là cấp thoát nước đô thị và cấp nước sinh hoạt nông thôn tuy được cải thiện hơn, nhưng vẫn còn rất thấp so với nhu cầu thực tế.

Đầu tư cho cảnh quan, phát triển hạ tầng các khu đô thị còn thấp, chưa đáp ứng yêu cầu phát triển.

Hiện nay mức phát thải KNK của Hà Tĩnh vẫn chưa vượt quá tiêu chuẩn cho phép. Tuy nhiên, với tốc độ tăng trưởng kinh tế - xã hội cao, nhất là sự tăng trưởng của các ngành năng

55 | K H H Đ T T X

Page 56: dhtn.hatinh.gov.vndhtn.hatinh.gov.vn/.../KHHD_TTX_Ver.10.05.2016-clean.docx · Web viewLà một tỉnh duyên hải Bắc Trung Bộ, có điều kiện tự nhiên và địa hình,

Dự thảo Kế hoạch hành động Tăng trưởng xanh Tỉnh Hà Tĩnh

lượng phát sinh KNK (như các nhà máy nhiệt điện), với sự tăng mạnh các nguồn phát sinh CTR, nguy cơ tăng phát thải KNK ngày càng trở nên rõ ràng. Bên cạnh đó, việc sử dụng quá mức tài nguyên, bón phân hóa học và sử dụng thuốc BVTV một cách không hợp lý, đốt rơm rạ sau khi thu hoạch, hoặc việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất rừng sang các mục đích khác, v.v , cũng góp phần làm tăng khả năng phát thải KNK ở địa phương.

3.4. Tăng cường thể chế

3.4.1. Thành tựu và kết quả

Đã có nhiều nỗ lực được thực hiện nhằm tăng cường thể chế cho PTBV, BVMT và TTX tại Hà Tĩnh. Các chương trình, kế hoạch, quy hoạch quan trọng, có nội dung liên quan đã được ban hành và triển khai quyết liệt, trong số đó quan trọng phải kể đến là: Quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2050; Qui hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015); Quy hoạch cấp nước vùng tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050; Quy hoạch cấp nước sinh hoạt nông thôn tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2020 và đình hướng đến 2030 (công bố tháng 10/2014); Quy hoạch quản lý chất thải rắn đô thị trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030; Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học đến năm 2020, định hướng đến năm 2030; Quy hoạch điều chỉnh, bổ sung phân vùng thăm dò khai thác, chế biến, sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng trên địa bàn tỉnh đến năm 2015, định hướng đến năm 2020; Quy hoạch khoanh định khu vực không đấu giá quyền khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh; v.v.

Hà Tĩnh cũng đã ban hành và đưa vào thực hiện các kế hoạch phát triển KT-XH của Tỉnh, kế hoạch phát triển KT-XH của các ngành, lĩnh vực trong Tỉnh, trong đó có các kế hoạch đặc biệt quan trọng đối với việc triển khai thực hiện TTX trên địa bàn Tỉnh như: Kế hoạch phát triển KT-XH 5 năm 2011-2015 và 2016-2020 tỉnh Hà Tĩnh; Kế hoạch hành động của Hà Tĩnh thực hiện Chiến lược Quốc gia về PTBV giai đoạn 2013-2015; Kế hoạch hành động ứng phó với BĐKH tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2011-2015 và định hướng đến 2020; Kế hoạch bảo vệ môi trường Hà Tĩnh giai đoạn 2015- 2020; Đặc biệt, triển khai thực hiện các nhiệm vụ đề ra trong Chiến lược Quốc gia về TTX, ngay từ tháng 1/2013, Tỉnh đã ban hành Kế hoạch Hành động TTX của Hà Tĩnh và trở thành 1 trong những tỉnh đầu tiên trong cả nước ban hành và đưa vào thực hiện KHHĐ TTX.

Ngoài ra, để thực hiện công tác bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh, UBND tỉnh đã ban hành các văn bản quy phạm pháp luật chỉ đạo các cấp cơ sở thực hiện công tác quản lý về tài nguyên, BVMT và phòng chống biến đổi khí hậu như: Quyết định số 3140/QĐ-UBND ngày 29/10/2010 về việc phê duyệt "Kế hoạch hành động về bảo vệ ĐDSH, an toàn sinh học đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh”; Quyết định số 03/2011/QĐ-UBND ngày 10/3/2011 về việc ban hành bộ đơn giá quan trắc phân tích môi trường trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh; Quyết định số 36/2013/QĐ-UBND ngày 15/8/2013 về Ban hành quy định BVMT trên địa bàn tỉnh; Quyết định số 42/2013/QĐ-UBND ban hành quy chế phối hợp trong công tác quản lý nhà nước về BVMT tại các khu kinh tế, khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh; Chỉ thị số 05/CT-UBND ngày 13/3/2014 về tăng cường công tác quản lý tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh; Quyết định số 2086/QĐ-UBND ngày 28/7/2014 về việc ban hành Kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 18/3/2013 của Chính phủ về một số vấn đề cấp bách trong lĩnh vực BVMT trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh; Quyết định số 1221/QĐ-UBND về ban hành kế hoạch thực hiện quy hoạch BVMT trên địa bàn tỉnh, v.v. Việc ban hành và đưa vào thực hiện các chính sách, quyết định, quy định là các bước đi quan trọng nhằm củng cố cơ sở thể chế, pháp lý để các cấp các ngành,

56 | K H H Đ T T X

Page 57: dhtn.hatinh.gov.vndhtn.hatinh.gov.vn/.../KHHD_TTX_Ver.10.05.2016-clean.docx · Web viewLà một tỉnh duyên hải Bắc Trung Bộ, có điều kiện tự nhiên và địa hình,

Dự thảo Kế hoạch hành động Tăng trưởng xanh Tỉnh Hà Tĩnh

các tổ chức cá nhân trong toàn tỉnh phối hợp hành động, nâng cao hiệu quả công tác quản lý, BVMT và phòng chống với biến đổi khí hậu.

Hệ thống quản lý nhà nước về lĩnh vực môi trường tại địa phương đã được tăng cường từ bộ máy, con người đến cơ sở vật chất, về cơ bản từng bước đáp ứng được yêu cầu và nhiệm vụ đặt ra. Sở TNMT Hà Tĩnh hiện nay với 7 phòng chuyên môn và 6 đơn vị trực thuộc, là cơ quan giúp UBND tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về lĩnh vực TNMT, bao gồm quản lý đất đai, tài nguyên khoảng sản, đo đạc và bản đồ, môi trường, tài nguyên nước, khí tượng thuỷ văn, biển và hải đảo. Phòng quản lý môi trường cũng đã được nâng cấp thành Chi cục BVMT. Ở cấp huyện và xã, đã có sự tăng lên cả về số lượng và chất lượng cán bộ môi trường: tất cả phòng TNMT cấp huyện đã có cán bộ chuyên trách về BVMT, trong đó nhiều địa phương cấp xã cũng đã có công chức nông nghiệp - môi trường có trình độ chuyên môn nghiệp vụ tương đối tốt . Phòng Cảnh sát môi trường trực thuộc Công an tỉnh đã được thành lập, góp phần đáng kể tăng cường năng lực nghiệp vụ trong các hoạt động điều tra hình sự, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về BVMT và tài nguyên.

3.4.2. Hạn chế tồn tại

Mặc dù các thành tựu đạt được là rất đáng kể, vẫn còn nhiều hạn chế đang tồn tại trong hệ thống thể chế của Hà Tĩnh, gây cản trở cho việc đạt được các mục tiêu, chỉ tiêu đề ra trong Chiến lược và Kế hoạch hành động TTX .

Nội dung các văn bản quy phạm pháp luật, các chiến lược, quy hoạch kế hoạch, chiến lược của Tỉnh đã được ban hành còn chưa được rà soát kỹ lưỡng nhằm phát hiện những điểm chưa phù hợp với định hướng TTX, chưa được đề xuất điều chỉnh hoặc chưa có khung hướng dẫn thực hiện cụ thể và rõ ràng.

Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về BVMT tuy đã được tăng cường, vẫn chưa đáp ứng được các yêu cầu thực tế đang ngày càng đa dạng và phức tạp. Đội ngũ cán bộ quản lý môi trường còn thiếu và yếu từ Sở cho đến các Phòng TNMT huyện, thị xã, thành phố. Do vậy, việc bố trí cán bộ quản lý chuyên trách theo từng mảng nội dung công việc chưa được thực hiện . Hầu hết cán bộ môi trường đều là công chức địa chính kiêm nhiệm, chưa được bố trí đúng chuyên môn, nghiệp vụ. Tại nhiều xã, công tác quản lý tài nguyên môi trường còn bỏ trống, chỉ chú trọng công tác quản lý  đất đai. Việc đào tạo, bồi dưỡng nâng cao kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức về công tác quản lý tài nguyên môi trường, về phát triển bền vững, ứng phó với BĐKH và TTX còn hạn chế.

Còn thiếu sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan ban ngành, giữa các thành viên thuộc bộ máy quản lý nhà nước trong việc thực hiện các nhiệm vụ và hoạt động nhằm đạt được các mục tiêu tăng trưởng xanh và phát triển bền vững;

Đầu tư cho tăng cường năng lực của hệ thống quản lý nhà nước về BVMT còn quá thấp, đặc biệt thấp ở các cấp dưới (quận/ huyện và xã/phường). Tỉnh vẫn chưa có các cơ chế, chính sách cụ thể cho việc huy động và quản lý các nguồn lực cho PTBV và TTX giai đoạn đến 2020 và tầm nhìn 2030. Trang thiết bị, phương tiện phục vụ công tác quản lý nhà nước về BVMTcòn rất thiếu.Chưa có đủ các phương tiện để thực hiện chức năng kiểm tra, giám sát, đánh giá chất lượng môi trường ở cấp cơ sở.

Mặc dù KHHĐ TTX đã được Tỉnh phê duyệt và bước đầu được triển khai, các tiêu chí rõ ràng cho việc xác định thứ tự ưu tiên cho các hoạt động, chương trình, dự án TTX.

Việc trao đổi thông tin, số liệu phục vụ cho viêc theo dõi, đánh giá và báo cáo một cách thường xuyên về thực trạng tăng trưởng, quản lý môi trường và tài nguyên trên địa bàn còn yếu

57 | K H H Đ T T X

Page 58: dhtn.hatinh.gov.vndhtn.hatinh.gov.vn/.../KHHD_TTX_Ver.10.05.2016-clean.docx · Web viewLà một tỉnh duyên hải Bắc Trung Bộ, có điều kiện tự nhiên và địa hình,

Dự thảo Kế hoạch hành động Tăng trưởng xanh Tỉnh Hà Tĩnh

kém. Chưa có các tiêu chí khung hoặc phương án cho việc theo dõi, đánh giá và báo cáo thực hiện Chiến lược và Kế hoạch hành động TTX của Tỉnh;

Chưa có các cơ chế, chính sách hữu hiệu cho việc phân bổ và quản lý ngân sách của Tỉnh phục vụ thực hiện Chiến lược TTX.

58 | K H H Đ T T X

Page 59: dhtn.hatinh.gov.vndhtn.hatinh.gov.vn/.../KHHD_TTX_Ver.10.05.2016-clean.docx · Web viewLà một tỉnh duyên hải Bắc Trung Bộ, có điều kiện tự nhiên và địa hình,

Dự thảo Kế hoạch hành động Tăng trưởng xanh Tỉnh Hà Tĩnh

PHỤ LỤC 3: TIỀM NĂNG GIẢM PHÁT THẢI KHÍ NHÀ KÍNH TẠI TỈNH HÀ TĨNH

3. 1. Hiện trạng và xu hướng phát thải của tỉnh Hà Tĩnh

Biểu đồ bên dưới trình bày hiện trạng và xu hướng phát thải của tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2020 nếu không thực hiện KHHD TTX.

Hình 1: Hiện trang và xu hương phát thải cua tinh Hà Tinh đến năm 2020 trong điều kiện phát triển thông thường, bao gôm cả linh vực lâm nghiệp

2010 2011 2012 2013 2014 2015 2020

(10,000.00)

-

10,000.00

20,000.00

30,000.00

40,000.00

50,000.00

60,000.00

70,000.00

80,000.00 Phát thải do Lâm nghiệp

Phát thải do Nông nghiệp

Phát tải trực tiếp từ GTVT

Phát thải do Quá trình công nghiệp

Phát thải do sử dụng than để phát điện

Phát thải do sử dụng than cho liên hợp gang thép

Phát thải do sử dụng nhiên liệu cho công nghiệp - dân dụng

Phát thải gián tiếp từ tiêu thụ điện

Tổng phát thải từ nguồn địa phương

Tổng phát thải từ nguồn quốc gia

Có thể thấy phát thải từ sử dụng điện và nhiên liệu đang chiếm tỷ trọng lớn trong tổng phát thải của tỉnh và tuy nhiên xu hướng này sẽ thay đổi do hoạt động tiêu thụ than cho sản xuất nhiệt điện và thép sẽ tăng mạnh trong giai đoạn 2015-2020 chiếm đến 90% tổng lượng phát thải toàn tỉnh vào năm 2020.

Bảng 1.Ty trong phát thải cua tinh Hà Tinh đến năm 2020 trong điều kiện thông thường, không thực hiện KHTTX

 Thông số NămPhát thải (ktCO2) 2010 2020

Hà Tĩnh (352.5) 69,436.5Việt Nam 210.200 439.400Phát thải so với quốc gia (%) -0.2% 15,8%

59 | K H H Đ T T X

Page 60: dhtn.hatinh.gov.vndhtn.hatinh.gov.vn/.../KHHD_TTX_Ver.10.05.2016-clean.docx · Web viewLà một tỉnh duyên hải Bắc Trung Bộ, có điều kiện tự nhiên và địa hình,

Dự thảo Kế hoạch hành động Tăng trưởng xanh Tỉnh Hà Tĩnh

 Thông số NămDân số (nghìn người)

Hà Tĩnh 1.233 1.570Việt Nam 86.933 96.170

Ty trong phát thải/đâu ngườiHà Tĩnh -0,29 28,73Việt Nam 2,4 4,6

Như vậy tỷ trọng phát thải/đầu người của tỉnh Hà Tĩnh tăng đột biến trong giai đoạn 2010-2020 do sự công nghiệp hóa của tỉnh, đến năm 2020 phát thải của Hà Tĩnh chiếm 15,80% tổng lượng phát thải toàn quốc. Điều này là do chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh sang hướng công nghiệp và xây dựng, đặc biệt là khu công nghiệp Vũng Áng với các nhà máy cán thép quy mô lớn và trung tâm nhiệt điện khu vực miền trung. Tuy nhiên, các nhà máy nhiệt điện than tại KCN Vũng Áng được quy hoạch là các nhà máy nhiệt điện nối lưới sử dụng công nghệ hiện đại: cận tới hạn3 (Suppercritical) hoặc siêu tới hạn (Ultracritical) và trong giai đoạn 5 năm từ 2015-2020 các nhà máy điện này hầu hết vừa đưa vào vận hành (ví dụ Vũng Áng 1, Formosa #1) hoặc trong giai đoạn xây dựng (Vũng Áng 3, 2), do đó tiềm năng để cải thiện hiệu quả năng lượng của các nhà máy điện này là hạn chế và chi phí cao, vì vậy các phương án cải thiện hiệu quả năng lượng các nhà máy điện không đưa vào tính toán MACC, nhưng tính toán cho giải pháp sản xuất thép.

3. 2. Danh mục các phương án giảm nhe phát thải KNK được đề xuất

Dựa trên kết quả phân tích hiện trạng và xu hướng phát thải KNK của tỉnh và rà soát các Quy hoạch4, kế hoạch và ưu tiên phát triển kinh tế xã hội của tỉnh; một danh sách các phương án giảm nhẹ phát thải KNK của tỉnh được đề xuất bao gồm phân tích tính thực tiễn và rủi ro trong việc thực hiện các giải pháp này như sau:

Bảng 2: Danh muc các giải pháp giảm nhe KNK theo linh vực5

STT Giải pháp giảm nhe KNK Tính thực tiễn của giải pháp Rủi ro/ rào cản tiềm năng của giải pháp

I Lĩnh vực năng lượngI.1 KHU VƯC DÂN SINH1 Bếp củi cải tiến Phù hợp với khu vực nông

thôn và miền núi vì đun nấu sạch hơn và tiết kiệm hơn

Giảm phát thải từ chặt phá rừng

Nhận thức của người dân còn thấp

2 Điều hòa tiết kiệm năng lượng trong các hộ gia đình

Phù hợp với khu vực thành thị

Giảm phát thải từ tiêu thụ điện

Chi phí đầu tư cao Ý thức tiết kiệm năng

lượng của người dân còn thấp

3 Thay thế đèn huỳnh quang gầy T10 bằng đèn T8/T5 tiết kiệm năng lượng trong chiếu sáng hộ gia đình

Phù hợp với khu vực nông thôn và thành thị

Giảm phát thải từ tiêu thụ điện

Chi phí đầu tư cao

4 Bình nước nóng năng lượng Phù hợp với khu vực nông Chi phí đầu tư cao

3 Theo Sở Công Thương Hà Tĩnh 4 Các dự án được thực hiện/đồng ý chủ trương trước năm 2010 được xem như kịch bản cơ sở5 Đây là danh mục đề xuất và có thể thay đổi tùy theo thực tế tính toán

60 | K H H Đ T T X

Page 61: dhtn.hatinh.gov.vndhtn.hatinh.gov.vn/.../KHHD_TTX_Ver.10.05.2016-clean.docx · Web viewLà một tỉnh duyên hải Bắc Trung Bộ, có điều kiện tự nhiên và địa hình,

Dự thảo Kế hoạch hành động Tăng trưởng xanh Tỉnh Hà Tĩnh

STT Giải pháp giảm nhe KNK Tính thực tiễn của giải pháp Rủi ro/ rào cản tiềm năng của giải pháp

mặt trời quy mô hộ gia đình thôn và thành thị Hà Tĩnh là tỉnh có bức xạ

mặt trời tốt với số giờ năng cao hơn 2000 giờ/năm

Giảm phát thải từ tiêu thụ điện

Nhận thức của người dân về TKNL còn thấp

5 Bếp khí sinh học Phù hợp với khu vực nông thôn, miền núi

Đun nấu sạch hơn và tiết kiệm củi

Giảm phát thải KNK

Phải đầu tư hệ thống khí sinh học

Chi phí đầu tư cao

6 Hệ thống điện NLMT mái nhà Phù hợp với quy mô hộ gia đình

Giảm chi phí tiền điện Giảm phát thải KNK

Chi phí đầu tư cao Nhận thức của người

dân còn thấp

I.2 GIAO THÔNG1 Xe buýt điện phục vụ chở

khách trong thành phố và các khu du lịch

Phù hợp với chính sách phát triển du lịch xanh của tỉnh

Giảm ô nhiễm môi trường và phát thải KNK

Rủi ro môi trường khi xử lý pin thải của xe đạp sau 2 năm sử dụng

Thiếu các trạm sạc điện di động, đặc biệt trạm sạc điện chạy bằng NLMT

2 Sử dụng xe taxi chạy điện trong thành phố

Phù hợp với chính sách của ngành

Giảm ô nhiễm môi trường và KNK

Thiếu các trạm sạc điện di động

Chi phí đầu tư cao Các rủi ro kỹ thuật

3 Xăng sinh học – Xe máy Phù hợp với chính sách quốc gia trong việc sử dụng nhiên liệu sinh học

Giảm ô nhiễm môi trường và KNK

Thiếu nguồn cung cấp nhiên liệu

Giá xăng dầu quá rẻ so với xăng sinh học

Nhận thức của người dân về nhiên liệu sinh học còn thấp

Các rủi ro kỹ thuật do sử dụng nhiên liệu sinh học khi vận hành phương tiện

I.3 DICH VU1 Sử dụng đèn LED thay cho

các đèn huỳnh quang tại văn phòng, khách sạn

Phù hợp với khu vực đô thị và các cơ quan, văn phòng, khách sạn ;có tính thẩm mỹ cao, đảm bảo độ chiếu sáng tốt

Giảm phát thải từ tiêu thụ điện năng

Chi phí đầu tư cao

61 | K H H Đ T T X

Page 62: dhtn.hatinh.gov.vndhtn.hatinh.gov.vn/.../KHHD_TTX_Ver.10.05.2016-clean.docx · Web viewLà một tỉnh duyên hải Bắc Trung Bộ, có điều kiện tự nhiên và địa hình,

Dự thảo Kế hoạch hành động Tăng trưởng xanh Tỉnh Hà Tĩnh

STT Giải pháp giảm nhe KNK Tính thực tiễn của giải pháp Rủi ro/ rào cản tiềm năng của giải pháp

2 Máy nước nóng năng lượng mặt trời – tại các khách sạn nhỏ

Phù hợp với khu vực nông thôn và thành thị

Hà Tĩnh là tỉnh có bức xạ mặt trời khá tốt

Giảm phát thải từ tiêu thụ điện

Chi phí đầu tư cao

3 Chiếu sáng công cộng dùng đèn LED thay cho đèn cao áp

Phù hợp với khu vực đô thị và nông thôn

Giảm phát thải từ tiêu thụ điện

Chi phí đầu tư cao Đầu tư lại cơ sở hạ

tầng do bóng LED có độ phủ sáng tốt hơn các bóng cao áp cũ

I.4 NÔNG NGHIÊP1 Tưới nhỏ giọt bằng năng

lượng mặt trời Phù hợp với chính sách

phát triển nông nghiệp công nghệ cao của tỉnh

Thích ứng với biến đổi khí hậu

Giảm phát thải KNK

Chi phí đầu tư ban đầu cao

Rủi ro công nghệ mới Nguồn nước phải

sạch

2 Sử dụng đèn LED đánh bắt thủy sản

Tiết kiệm năng lượng Giảm phát thải KNK

Chi phí đầu tư cao

I.5 CÔNG NGHIÊP1 Quản lý năng lượng trong sản

xuất (giảm tiêu hao than trong sản xuất gang-thép)

Phù hợp với chính sách phát triển bền vững của tỉnh

Phù hợp với chính sách phát triển công nghiệp xanh-sạch của quốc gia

TKNL và giảm phát thải KNK

Yêu cầu cán bộ quản lý năng lượng chuyên môn cao

Cải thiện hệ thống liên tục

2 Quản lý năng lượng trong sản xuất (giảm tiêu hao điện năng trong sản xuất gang-thép)

Phù hợp với chính sách phát triển bền vững của tỉnh

Phù hợp với chính sách phát triển công nghiệp xanh-sạch của quốc gia

TKNL và giảm phát thải KNK

Chi phí đầu tư và vận hành cao

Nguồn cung cấp khí tự nhiên

Phụ thuộc công nghệ luyện thép

3 Thu hồi nhiệt dư nhà máy sản xuất thép Formosa 10 triệu tấn/năm

Phù hợp với chính sách phát triển bền vững của tỉnh

Phù hợp với chính sách phát triển công nghiệp xanh-sạch của quốc gia

TKNL và giảm phát thải KNK

Chi phí đầu tư lớn Rảo càn về công nghệ

4 Thu hồi nhiệt dư nhà máy sản xuất than cốc6 Hà Tĩnh công suất 400.000 tấn/năm

Phù hợp với chính sách phát triển bền vững của tỉnh

Chi phí đầu tư lớn Rảo càn về công nghệ

6http://kkthatinh.gov.vn/?x=237/dau-tu/nha-may-san-xuat-than-coc62 | K H H Đ T T X

Page 63: dhtn.hatinh.gov.vndhtn.hatinh.gov.vn/.../KHHD_TTX_Ver.10.05.2016-clean.docx · Web viewLà một tỉnh duyên hải Bắc Trung Bộ, có điều kiện tự nhiên và địa hình,

Dự thảo Kế hoạch hành động Tăng trưởng xanh Tỉnh Hà Tĩnh

STT Giải pháp giảm nhe KNK Tính thực tiễn của giải pháp Rủi ro/ rào cản tiềm năng của giải pháp

Phù hợp với chính sách phát triển công nghiệp xanh-sạch của quốc gia

TKNL và giảm phát thải KNK

5 Sản xuất gạch không nung7 công suất 12 triệu viên/năm

Phù hợp chính sách phát triển VLXD của chính phủ và tỉnh

Giảm tiêu thụ năng lượng Giảm ô nhiễm và phát thải

KNK

Chi phí đầu tư cao

I.6 SAN XUÂT NĂNG LƯƠNG1 Nhà máy điện năng lượng mặt

trời Phù hợp với chính sách

phát triển bền vững của tỉnh

Chính sách ưu tiên năng lượng tái tạo của tỉnh

Hà Tĩnh có tiềm năng tốt về bức xạ mặt trời

Giảm phát thải KNK

Chi phí đầu tư lớn Chưa có khung chính

sách giá điện NLMT Rào cản về công nghệ Thiếu quỹ đất để xây

dựng dự án điện mặt trời

2 Thủy điện nhỏ8 Phù hợp với chính sách phát triển bền vững của tỉnh

Chính sách ưu tiên năng lượng tái tạo của tỉnh

Hà Tĩnh có tiềm năng tốt về thủy điện nhỏ

Giảm phát thải KNK

Rủi ro về tác động môi trường xã hội

II Lĩnh vực nông nghiệpII.1 TRÔNG TROT1 Chuyển đổi cơ cấu cây trồng

trên đất trồng lúa kém hiệu quả sang cây trồng cạn có hiệu quả kinh tế cao hơn

Giải pháp này phù hợp với chủ trương tái cơ cấu ngành trồng trọt.

Thích ứng với BĐKH khi hạn hán, thiếu nước.

Tăng thu nhập và giảm phát thải khí nhà kính giảm thiểu (khí CH4)

Cơ sở hạ tầng tại các vùng chuyển đổi gặp khó khăn.

Nhận thức của người dân

2 Sử dụng bộ giống lúa ngắn ngày.

Thích ứng với BĐKH, tránh được thiên tai.

Giảm lượng phân, nước tưới, thuốc BVTV trong quá trình sản xuất.

Quy trình sản xuất các giống lúa ngắn ngày nghiêm ngặt trong các giai đoạn sinh trưởng.

Trình độ thâm canh các giống lúa ngăn

7 Quyết định 3689 ngày 07/12/2012 Quy hoạch phát triển VLXD tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2020, tầm nhìn 20308 http://socongthuonght.gov.vn/van-ban-phap-quy/tinh-ban-hanh/504-q110-ubnd/view

63 | K H H Đ T T X

Page 64: dhtn.hatinh.gov.vndhtn.hatinh.gov.vn/.../KHHD_TTX_Ver.10.05.2016-clean.docx · Web viewLà một tỉnh duyên hải Bắc Trung Bộ, có điều kiện tự nhiên và địa hình,

Dự thảo Kế hoạch hành động Tăng trưởng xanh Tỉnh Hà Tĩnh

STT Giải pháp giảm nhe KNK Tính thực tiễn của giải pháp Rủi ro/ rào cản tiềm năng của giải phápngày của người dân đang còn hạn chế.

3 Ứng dụng hệ thống thâm canh lúa cải tiến SRI, 3 giảm 3 tăng, Ứng dụng chương trình IPM, ICM trong sản xuất

Giảm tối đa lượng giống, phân bón, thuốc BVTV trong quy trình sản xuất

Giảm phát thải CH4

Kỹ thuật đơn giản, dễ áp dụng, cho năng suất cây trồng tối đa.

Phải có hệ thống thủy lợi tốt để điều tiết nước chủ động

Nhận thức của người dân

Giảm CH4, song lại làm tăng N2O.

4 Ứng dụng ủ compost các phế phẩm nông nghiệp

Hạn chế được tối đa lượng rơm rạ bị đốt.Giảm phát thải khí nhà kính cao nhất

Kỹ thuật đơn giản, dễ áp dụng

Sự tiếp nhận kỹ thuật mới của người dân

5 Sử dụng than sinh học trong sản xuất

Nâng cao hiệu quả sử dụng đạm cho cây trồng

Giảm lượng phế phẩm bị đốt sau thu hoạch

Nhận thức của người dân khi tiếp thu kỹ thuật mới

6 Đầu tư đào tạo, nâng cao năng lực cho cán bộ nông nghiệp, cán bộ khuyến nông và nông dân

Giảm phát thải KNK trong trồng trọt liên quan trực tiếp đến sản xuất của từng hộ dân.

Ở cấp độ quản lý, hiểu biết của cán bộ địa phương không đồng đều.

Tăng cường vai trò quan trọng của các giải pháp giảm phát thải KNK trong các chiến lược phát triển ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam

Cán bộ quản lý ở các cấp địa phương chưa nhận thức rõ tác hại của phát thải nhà kính.

II.2 CHĂN NUÔI1 Quản lý và xử lý chất thải

trong chăn nuôi bằng hầm khí sinh học, đưa các tiến bộ khoa học về công nghệ xử lý chất thải vào trong chăn nuôi tập trung

Phù hợp với định hướng phát triển chăn nuôi tập trung của tỉnh

Phát triển chăn nuôi bền vững và cải thiện môi trường

Giảm phát thải khí CH4 từ quản lý phân chuồng

Quản lý và sử dụng đúng nguồn khí sinh học biogas

Chi phí đầu tư ban đầu cao

III Lĩnh vực lâm nghiệp1 Nâng cao chất lượng rừng tự

nhiên (tăng cường công tác quản lý, bảo vệ, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh rừng …)

Phù hợp với định hướng phát triển lâm nghiệp của tỉnh

Cải thiện sinh kế của người dân địa phương

Tăng hấp thụ các bon từ trồng rừng

Chi phí quản lý và bảo vệ rừng

Nhận thức của người dân địa phương

Phát triển thị trường cho giống cây bản địa

64 | K H H Đ T T X

Page 65: dhtn.hatinh.gov.vndhtn.hatinh.gov.vn/.../KHHD_TTX_Ver.10.05.2016-clean.docx · Web viewLà một tỉnh duyên hải Bắc Trung Bộ, có điều kiện tự nhiên và địa hình,

Dự thảo Kế hoạch hành động Tăng trưởng xanh Tỉnh Hà Tĩnh

STT Giải pháp giảm nhe KNK Tính thực tiễn của giải pháp Rủi ro/ rào cản tiềm năng của giải pháp

2 Đẩy nhanh tiến độ thực hiện công tác trồng rừng, tái trồng rừng; phát triển rừng trồng nguyên liệu tập trung tâm canh năng suất chất lượng cao

Phù hợp với định hướng phát triển lâm nghiệp của tỉnh

Cải thiện sinh kế của người dân địa phương

Tăng hấp thụ các bon từ trồng rừng

Chi phí đầu tư ban đầu

Thị trường lâm sản

3. 3. Kết quả tính toán tiềm năng giảm phát thải KNK theo các lĩnh vực3.3.1. Lĩnh vực năng lượngCó tổng 22 giải pháp được đề xuất cho lĩnh vực năng lượng nhằm giảm phát thải KNK cho tỉnh Hà Tĩnh vào năm 2020. Kết quả tính toán đường cong chi phí biên giảm phát thải (MACC) cho kết quả như bảng dưới đây.

Bảng 3. Chi phi và tiềm năng giảm nhe KNK cua các phương án theo linh vựcTT Tên giải pháp Chi phí biên

giảm nhe (nghìn VNĐ/

tCO2 tđ)

Tổng tiềm năng giảm phát thải (tCO2 tđ)

Tổng tiềm năng giảm

PT cộng dồn (tCO2 tđ)

1 Đèn LED-Đánh bắt thủy sản (10.487)9 6.041 6.0412 Xe buýt điện (8.400) 2.752 8.7933 Đèn LED-ĐÔ THỊ (5.075) 1.440 10.2334 Sản xuất gạch không nung (4.483) 14.368 24.6015 Bình nước nóng NLMT-KS (4.102) 4.350 28.9516 Đèn huỳnh quang (3.983) 1.270 30.2217 QLNL-giảm tiêu hao điện năng SX Thép (3.449) 1.740.000 1.770.2218 Thủy điện nhỏ nối lưới (2.577) 27.384 1.797.6059 Thu hồi nhiệt dư lò cao sx thép (2.250) 111.146 1.908.75110 QLNL-giảm tiêu hao than SX Thép (1.845) 1.041.995 2.950.74511 Bếp khí sinh học (950) 12.033 2.962.77812 Xe taxi điện (924) 2.318 2.965.09713 Đèn tuýp gầy T5/8 tại công sở, trường

học, nhà hàng(682) 1.863 2.966.960

14 Bếp củi cải tiến (600) 27.768 2.994.72815 Bình nước nóng NLMT-GĐ (523) 2.030 2.996.75816 Đèn LED-VP-KS 880 8.468 3.005.22617 Điều hòa TKNL 1.414 998 3.006.22418 Thu hồi nhiệt dư lò cốc 2.835 32.455 3.038.67819 Xe máy nhiên liệu E5 2.872 13.525 3.052.20320 Điện mặt trời nối lưới 5.699 103.449 3.155.65221 Tưới nhỏ giọt bằng NLMT 8.043 2.088 3.157.74022 HTĐ NLMT Mái nhà 13.745 2.175 3.159.915

9 Dấu () là phương án có chi phí giảm phát thải KNK âm65 | K H H Đ T T X

Page 66: dhtn.hatinh.gov.vndhtn.hatinh.gov.vn/.../KHHD_TTX_Ver.10.05.2016-clean.docx · Web viewLà một tỉnh duyên hải Bắc Trung Bộ, có điều kiện tự nhiên và địa hình,

Dự thảo Kế hoạch hành động Tăng trưởng xanh Tỉnh Hà Tĩnh

Tổng lượng giảm phát thải của 22 phương án là 3,15 triệu tấn CO2, tương đương 4,55% so với tổng lượng phát thải của kịch bản cơ sở (BAU) vào năm 2020 (69,4 triệu tấn CO2). Hình dưới đây trình bày kết quả tính toán dưới dạng biểu đồ.

Hình 2. Đường cong MACC linh vực năng lượng tinh Hà Tinh tinh đến năm 2020

Trong số 22 giải pháp được đề xuất có 16 giải pháp có chi phí giảm phát thải âm, có nghĩa là việc thực hiện phương án này có lợi hơn chi phí đầu tư ban đầu của nó.

Bảng 4. Phương án giảm phát KNK có chi phi âm theo linh vựcKhu vực Số phương án

giảm phát thảiPhương án giảm phát thải chi phí âm

Số phương án Lượng giảm phát thải (tCO2)

Dân sinh 5 4 43.101Giao thông 3 2 5.070Dịch vụ 4 3 7.653Nông nghiệp 2 1 6.041Công nghiệp 5 5 2.907.509Sản xuất năng lượng 2 1 27.384

Tổng 22 15 2.996.758

66 | K H H Đ T T X

Page 67: dhtn.hatinh.gov.vndhtn.hatinh.gov.vn/.../KHHD_TTX_Ver.10.05.2016-clean.docx · Web viewLà một tỉnh duyên hải Bắc Trung Bộ, có điều kiện tự nhiên và địa hình,

Dự thảo Kế hoạch hành động Tăng trưởng xanh Tỉnh Hà Tĩnh

Tổng lượng giảm phát thải của các phương án này là gần 3 triệu tấn CO2tđ, tương đương 4,4% lượng phát thải theo kịch bản cơ sở vào năm 2020 (69,44 triệu tấn CO2).

3.3.2. Lĩnh vực nông nghiệp

Lĩnh vực nông nghiệp được đề xuất 9 giải pháp, trong đó có 8 giải pháp cho lĩnh vực trồng trọt và 1 giải pháp cho lĩnh vực chăn nuôi. Kết quả tính toán MACC cho cac giải pháp như bảng dưới đây.

Bảng 5. Chi phi và tiềm năng giảm nhe KNK các phương án linh vực nông nghiệpSTT Mô tả giải pháp giảm phát thải KNK Chi phí biên

giảm nhe (nghìn

VNĐ/tCO2)

Lượng giảm phát thải năm 2020 (nghìn

tCO2)

I Trông trot 866,71

1 Chọn giống ngắn ngày chất lượng cao -640,85 44,60

2 Áp dụng kỹ thuật canh tác lúa 3 giảm 3 tăng -663,22 79,40

3 Chuyển đổi lúa năng suất thấp sang cây lâu năm (bưởi) 326,59 260,52

4 Áp dụng kỹ thuật canh tác lúa cải tiến/ tưới ướt khô xen kẽ -831,86 96,46

5 Tận dụng rơm rạ làm phân hữu cơ -71,21 161,91

6 Tận dụng rơm rạ làm than sinh học -153,43 83,54

7 Chuyển đổi lúa năng suất thấp sang trồng ngô -326,59 40,08

8 Chuyển đổi lúa năng suất thấp sang trồng lạc -324,91 100,20

II Chăn nuôi 119,57

9 Xử lý phân gia súc bằng hầm khí sinh học 154,29 119,57

Tông phát thải giảm được 986,29

Tổng lượng giảm phát thải KNK của 9 phương án là 986,29 nghìn tấn CO2, tương đương 1,4% lượng phát thải dưới kịch bản cơ sở (BAU) năm 2020. Trong 9 phương án được đề xuất có 7 phương án có chi phí giảm phát thải âm như được trình bày trong bảng trên đây.

67 | K H H Đ T T X

Page 68: dhtn.hatinh.gov.vndhtn.hatinh.gov.vn/.../KHHD_TTX_Ver.10.05.2016-clean.docx · Web viewLà một tỉnh duyên hải Bắc Trung Bộ, có điều kiện tự nhiên và địa hình,

Dự thảo Kế hoạch hành động Tăng trưởng xanh Tỉnh Hà Tĩnh

Hình 3. Đường cong MACC linh vực nông nghiệp tinh Hà Tinh đến năm 2020

3.3.3. Lĩnh vực lâm nghiệp

Lĩnh vực lâm nghiệp được xác định 3 phương án tăng cường trữ lượng hấp thụ các bon từ trồng và bảo vệ rừng. Tính toán MACC cho các phương án được trình bày trong bảng dưới đây

Bảng 6. Chi phi và tiềm năng giảm nhe KNK các phương án linh vực lâm nghiệpPhương án giảm nhe KNK Chi phí giảm nhe

(VND /tCO2e)Tiềm năng giảm

nhe (nghìn tCO2)Tăng cường công tác bảo vệ rừng tự nhiên 1.680 8.346Khoang nuôi tái sinh rừng tự nhiên 39.480 893Tổ chức trồng rừng sản xuất 19.740 1.627Tông 10.866

Trong cả 3 phương án được đề xuất đều có chi phí giảm nhẹ KNK dương, tổng lượng các bon được hấp thụ bởi 3 phương án này lên đến 10,86 triệu tCO2, chiếm 15,6% tổng lượng phát thải của toàn tỉnh trong kịch bản cơ sở vào năm 2020.

68 | K H H Đ T T X

Page 69: dhtn.hatinh.gov.vndhtn.hatinh.gov.vn/.../KHHD_TTX_Ver.10.05.2016-clean.docx · Web viewLà một tỉnh duyên hải Bắc Trung Bộ, có điều kiện tự nhiên và địa hình,

Dự thảo Kế hoạch hành động Tăng trưởng xanh Tỉnh Hà Tĩnh

Hình 4. Đường cong MACC linh vực lâm nghiệp tinh Hà Tinh 2020

Từ các phân tích nêu trên có thể thấy tổng tiềm năng giảm phát thải KNK có thể đạt được từ 3 lĩnh vực: Năng lượng, Nông nghiệp và Lâm nghiệp sẽ là 4,16 triệu tấn CO2, chiếm 6% tổng lượng phát thải dưới kịch bản cơ sở (BAU) nếu không thực hiện KHHĐ TTX. Tiềm năng giảm phát thải này là không lớn nếu so với mức cam kết quốc gia là 8%, tuy nhiên cần nhìn nhận là Hà Tĩnh mới chỉ phát triển mạnh về công nghiệp trong 5 năm trở lại đây, và nguồn phát thải chủ yếu tập trung ở nguồn điện than (phát thải quốc gia) và nguồn từ sản xuất thép. Do các công nghệ trong 2 nhóm này là tương đối hiện đại nên khả năng cắt giảm phát thải khí nhà kính là không lớn, ngoài ra do Hà Tĩnh không tập trung vào phát triển rừng nên không có được bể chứa carbon đủ lớn để bù đắp cho các nguồn phát thải của địa phương.

Liên quan tới kịch bản giảm phát thải KNK, có 2 kịch bản được đề nghị xem xét. Trong kịch bản thấp, tỉnh sẽ ưu tiên thực hiện hầu hết các giải pháp giảm phát thải KNK có chi phí giảm phát thải âm và yêu cầu kinh phí không quá cao, cộng thêm một giải pháp trồng và bảo vệ rừng tự nhiên. Trong trường hợp này tổng lượng giảm phát thải KNK có thể đạt được mức 3,6 triệu tCO2

(21 giải pháp), tương đương 5,2% tổng lượng phát thải của kịch bản cơ sở (BAU-2020).

Ở một kịch bản cao hơn, các giải pháp có chi phí giảm phát thải dương với suất đầu tư lớn (trồng rừng, phát triển nguồn điện từ NLTT) hoặc các giải pháp có chi phí giảm phát thải âm nhưng rủi ro công nghệ cao cũng có thể được triển khai với sự hỗ trợ của quốc tế, thông qua hỗ trợ kỹ thuật hoặc cung cấp nguồn tài chính. Trong trường hợp này tổng lượng phát thải KNK cắt giảm được sẽ ở mức 0,56 triệu tCO2 (13 giải pháp được thực thi), nhờ các khoản đầu tư cho nguồn năng lượng tái tạo cũng như giao thông xanh.

Hai kịch bản được xem xét với tỉnh Hà Tĩnh khi thực hiện KHHĐ TTX được tóm tắt trong bảng sau:

69 | K H H Đ T T X

Page 70: dhtn.hatinh.gov.vndhtn.hatinh.gov.vn/.../KHHD_TTX_Ver.10.05.2016-clean.docx · Web viewLà một tỉnh duyên hải Bắc Trung Bộ, có điều kiện tự nhiên và địa hình,

Dự thảo Kế hoạch hành động Tăng trưởng xanh Tỉnh Hà Tĩnh

Bảng 7. Các kịch bản giảm phát thải KNK dươi KH TTX cua tinh Hà TinhTên kịch bản Mô tả kịch bản Tổng lượng

phát thải giảm được

(triệu tCO2)

Phần % giảm so với kịch bản cơ sở

(BAU) 2020Kịch bản giảm phát thải tự nguyện

Tỉnh sẽ thực hiện 21 giải pháp giảm phát thải với chi phí giảm nhẹ âm, bằng nội lực của Tỉnh cộng với hỗ trợ của Trung ương

3,6 5,2%

Kịch bản giảm phát thải với sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế

Tỉnh sẽ thực hiện tất cả các giải pháp giảm phát thải bằng nội lực của tỉnh và sự hỗ trợ của quốc gia và các tổ chức quốc tế

4,16 6,0%

Bảng 8. Cường đô phát thải cua tinh Hà Tinh khi thực hiện KH TTXLĩnh vực chính Đơn vị 2010 2015 2020Nhiệt điện (phát thải quốc gia) Triệu tấn CO2 - 8,62 24,33Năng lượng Triệu tấn CO2 0,62 1,34 45,27Quá trình công nghiệp Triệu tấn CO2 0,02 0,02 0,00Nông nghiệp Triệu tấn CO2 1,43 1,66 1,93Lâm nghiệp Triệu tấn CO2 (2,42) (1,98) (2,10)Kịch bản cơ sở (BAU) Triệu tấn CO2 (0,35) 1,04 45,11Kịch bản TTX - Tự nguyện Triệu tấn CO2 1,04 41,51Kịch bản TTX - Có hỗ trợ Triệu tấn CO2 1,04 40,95GRDP của Tỉnh nghìn tỷ VND 23,13 35,07 37,52Cường độ phát thải KNK/GRDP - kịch bản BAU tCO2/ triệu VND (0,015) 0,030 1,202Cường độ phát thải KNK/GRDP - kịch bản TTX tự nguyện tCO2/ triệu VND - 0,030 1,106Cường độ phát thải KNK/GRDP - kịch bản TTX có hỗ trợ tCO2/ triệu VND - 0,030 1,091Mức giảm cường độ phát thải so với 2010 - kịch bản TTX tự nguyện 5,2%Mức giảm cường độ phát thải so với 2010 - kịch bản TTX có hỗ trợ 6,0%

Hình dưới đây biểu diễn xu thế phát thải của tỉnh Hà Tĩnh nếu không thực hiện KH TTX và các kịch bản TTX có thể xảy ra.

70 | K H H Đ T T X

Page 71: dhtn.hatinh.gov.vndhtn.hatinh.gov.vn/.../KHHD_TTX_Ver.10.05.2016-clean.docx · Web viewLà một tỉnh duyên hải Bắc Trung Bộ, có điều kiện tự nhiên và địa hình,

Dự thảo Kế hoạch hành động Tăng trưởng xanh Tỉnh Hà Tĩnh

Hình 5. Đường cong phát thải kịch bản BAU-và kịch bản TTX 2020 tinh Hà Tinh

2010 2011 2012 2013 2014 2015 2020

(10.00)

-

10.00

20.00

30.00

40.00

50.00

60.00

70.00

(10.00)

-

10.00

20.00

30.00

40.00

50.00

60.00

70.00

45.11 42.675722902616940.9580069026169

Nhiệt điện (phát thải quốc gia)

Lâm nghiệp

Nông nghiệp

Quá trình công nghiệp

Năng lượng

Kịch bản cơ sở (BAU)

Kịch bản TTX - Tự nguyện

Kịch bản TTX - Có hỗ trợ

Phát

thải

KN

K (M

tCO

2)

Bảng tóm tắt các giả định đầu vào để tính toán MACC cho mỗi giải pháp giảm phát thải được trình bày như bảng dưới đây.

Bảng 9. Giả định tinh MACC linh vực năng lượngLĩnh vực Giải pháp Thông số đầu vào/giả định tính toán Giá trị Mô tả giải pháp

DÂN SINH

Bếp đun củi cải tiến

Số lượng bếp truyền thống hiện tại 100.000 Giả định tại tỉnh Hà Tĩnh hiện có 100.000 hộ gia đình đang đun nấu bằng bếp kiềng truyền thống. Vào năm 2020 sẽ có 50% bếp này được thay bằng bếp củi cải tiến có hiệu suất cao hơn và tiết kiệm củi hơn. Bếp củi cải tiến có chi phí 300 nghìn và hiệu suất 29%

Tỷ lệ thay thế vào năm 2020 20%

Chi phí đầu tư (1000 VND) 300

Chi phí vận hành (1000 VNĐ)

Tuổi thọ thiết bị/dự án (năm) 3

Bếp khí sinh học

Số lượng bếp đun truyển thống hiện tại 100.0000 Giả định tại tỉnh Hà Tĩnh hiện có 100.000 hộ gia đình đang đun nấu bằng bếp kiềng truyền thống. Vào năm 2020 sẽ có 20% bếp này được thay bằng bếp khí sinh học có hiệu suất cao hơn và sạch hơn. Bếp khí sinh học có chi phí 450 nghìn VNĐ hiệu suất 45%.

Tỷ lệ thay thế vào năm 2020 20%

Chi phí đầu tư (1000 VNĐ) 450

Chi phí vận hành (1000 VNĐ)

Tuổi thọ thiết bị/dự án (năm) 5

Điều hòa Số lượng điều hòa cũ hiện có 24.000 Giả định rằng Hà Tĩnh có

71 | K H H Đ T T X

Page 72: dhtn.hatinh.gov.vndhtn.hatinh.gov.vn/.../KHHD_TTX_Ver.10.05.2016-clean.docx · Web viewLà một tỉnh duyên hải Bắc Trung Bộ, có điều kiện tự nhiên và địa hình,

Dự thảo Kế hoạch hành động Tăng trưởng xanh Tỉnh Hà Tĩnh

Lĩnh vực Giải pháp Thông số đầu vào/giả định tính toán Giá trị Mô tả giải pháp

tiết kiệm năng lượng (TKNL)

24.000 thiết bị điều hòa cũ (dựa trên cơ cấu dân số, tỷ lệ đô thị hóa và 1 hộ có 1 điều hòa). Điều hòa cũ có hiệu suất thấp và tiêu thụ nhiều năng lượng. Điều hòa TKNL có hiệu suất cao hơn 20% so với điều hòa cũ, nhưng chí phí đầu tư cao hơn, khoảng 8,9 triệu VNĐ/chiếc, tuổi thọ 10 năm. 70% thiết bị này sẽ được thay thế vào năm 2020.

Tỷ lệ thay thế vào năm 2020 70%

Chi phí đầu tư (1000 VNĐ) 8.900

Chi phí vận hành (1000 VNĐ)

Tuổi thọ thiết bị/dự án (năm) 10

Bóng đèn tuýp mới T8/T5 TKNL

Số lượng bóng tuýp T10 hiện có 300.000 Theo Kế hoạch tiết kiệm năng lượng của tỉnh Bình Thuận sẽ dần thay thế các bóng đèn tuýp cũ T10 công suất cao, hiệu suất thấp bằng đèn T8/T5 hiệu suất cao hơn. Gia định toàn tỉnh có 300.000 bóng T10 và 100% sẽ được thay thế vào năm 2020

Tỷ lệ thay thế vào năm 2020 100%

Chi phí đầu tư (1000 VNĐ) 50

Chi phí vận hành (1000 VNĐ)

Tuổi thọ thiết bị/dự án (năm) 3

Bình nước nóng năng lượng mặt trời (NLMT) hộ gia đình

Số lượng bình nước nóng chạy điện hiện có

100.000 Là một tỉnh có tiềm năng NLMT tốt nên việc sử dụng bình nước nóng NLMT thay thế bình nước nóng chạy điện là một phương án tốt. Giả định toàn tỉnh có 100.000 bình nước nóng chạy điện và 20% số bình này sẽ được thay thế vào năm 2020. Chi phí đầu tư hệ thống là 5 triệu VNĐ, tuổi thọ thiết bị là 15 năm

Tỷ lệ thay thế vào năm 2020 20%

Chi phí đầu tư (1000 VNĐ) 5.000

Chi phí vận hành (1000 VNĐ)

Tuổi thọ thiết bị/dự án (năm) 15

Hệ thống điện NLMT trên mái nhà

Lắp đặt hệ thống điện mặt trời quy mô nhỏ trên mái nhà

5000 Là một tỉnh có tiềm năng NLMT tốt nên việc sử dụng hệ thống điện NLMT trên mái nhà là một phương án tốt. Giả định vào năm 2020 sẽ phát triển được 5000 hệ thống quy mô 1kWp/hộ Chi phí đầu tư hệ thống là 70,5 triệu VNĐ, tuổi thọ thiết bị là 25 năm

Tỷ lệ hộ thực hiện vào năm 2020 100%

Chi phí đầu tư (1000 VNĐ) 70.500

Chi phí vận hành (1000 VNĐ)

Tuổi thọ thiết bị (năm) 25

72 | K H H Đ T T X

Page 73: dhtn.hatinh.gov.vndhtn.hatinh.gov.vn/.../KHHD_TTX_Ver.10.05.2016-clean.docx · Web viewLà một tỉnh duyên hải Bắc Trung Bộ, có điều kiện tự nhiên và địa hình,

Dự thảo Kế hoạch hành động Tăng trưởng xanh Tỉnh Hà Tĩnh

Lĩnh vực Giải pháp Thông số đầu vào/giả định tính toán Giá trị Mô tả giải pháp

GIAO THÔNG

Xe buýt điện phục vụ vận chuyển trong thành phố và khu du lịch

Số lượng xe buýt chạy xăng hiện có 2.000 Là một tỉnh có tiềm năng du lịch việc sử dụng xe buýt chạy điện phục vụ khách du lịch là một phương án hợp lý. Giả định toàn tỉnh có 2000 buýt chạy xăng và vào 2020 sẽ có 100% xe buýt chạy điện thay thế xe chạy xăng. Chi phí buýt chạy điện khoảng 350 triệu, tuổi thọ 20 năm

Tỷ lệ thay thế vào năm 2020 100%

Chi phí đầu tư (1000 VNĐ) 350.000

Chi phí vận hành (1000 VNĐ) 5.000

Tuổi thọ thiết bị/dự án (năm) 20

Xe taxi chạy điện

Số lượng xe taxi chạy xăng 2.000 Giả định toàn tỉnh có 2.000 xe taxi chạy xăng, vào năm 2020 sẽ có 100% số xe taxi điện thay thế xechạy xăng. Chi phí đầu tư 400 triệu và tuổi thọ xe đạp điện 20 năm.

Tỷ lệ thay thế vào năm 2020 100%

Chi phí đầu tư (1000 VNĐ) 400.000

Chi phí vận hành (1000 VNĐ) 5.000

Tuổi thọ thiết bị/dự án (năm) 20

Xe máy chạy xăng sinh học E5

Số lượng xe máy chạy xăng 700.000 Giả định toàn tỉnh có 700.000 xe máy chạy xăng, vào năm 2020 sẽ có 20% số xe máy chuyển sang sử dụng nhiên liệu sinh học E5.

Tỷ lệ thay thế vào năm 2020 20%

Chi phí đầu tư (1000 VNĐ) 20.000

Chi phí vận hành (1000 VNĐ)

Tuổi thọ thiết bị/dự án (năm) 20

DICH VU

Thay thế đèn CFL bằng đèn LED chiếu sáng khối văn phòng và khách sạn

Số lượng bóng đèn CFL hiện có 10.000 Giả sử toàn tỉnh đang sử dụng 10.000 bóng CFL cho chiếu sáng khối văn phòng và khách sạn, vào năm 2020 sẽ có 20% số bóng này được thay bằng đèn LED hiệu suất cao. Chi phí đầu tư 173 nghìn/bóng, tuổi thọ 12 năm

Tỷ lệ thay thế vào năm 2020 20%

Chi phí đầu tư (1000 VNĐ) 173

Chi phí vận hành (1000 VNĐ)

Tuổi thọ thiết bị/dự án (năm) 12

Thay thế bóng đèn tuýp gầy T10 bằng bóng đèn LED ở khối văn phòng, khách sạn

Số lượng bóng đèn T10 hiện có 200.000 Giả sử toàn tỉnh đang sử dụng 200.000 bóng tuýp cho chiếu sáng khối văn phòng và khách sạn, vào năm 2020 sẽ có 50% số bóng này được thay bằng đèn LED hiệu suất cao. Chi phí đầu tư 357 nghìn/bóng, tuổi thọ 10 năm

Tỷ lệ thay thế vào năm 2020 50%

Chi phí đầu tư (1000 VNĐ) 357

Chi phí vận hành (1000 VNĐ)

Tuổi thọ thiết bị/dự án (năm) 10

Bình nước nóng NLMT cho

Số lượng bình nước nóng trong các khách sạn hiện có

15000 Toàn tỉnh có 15.000 bình nước nóng 30 lít chạy điện trong các khách sạn nhỏ. Tỷ lệ thay thế vào năm 2020 50%

73 | K H H Đ T T X

Page 74: dhtn.hatinh.gov.vndhtn.hatinh.gov.vn/.../KHHD_TTX_Ver.10.05.2016-clean.docx · Web viewLà một tỉnh duyên hải Bắc Trung Bộ, có điều kiện tự nhiên và địa hình,

Dự thảo Kế hoạch hành động Tăng trưởng xanh Tỉnh Hà Tĩnh

Lĩnh vực Giải pháp Thông số đầu vào/giả định tính toán Giá trị Mô tả giải pháp

khách sạn nhỏ

Giả sử 50% số lượng này được thay thế bằng bình nước nóng NLMT công suất gấp 30 lần. Chi phí đầu tư 50 triệu/hệ thống 1000 lít, tuổi thọ thiết bị 15 năm

Chi phí đầu tư (1000 VNĐ) 50.000

Chi phí vận hành (1000 VNĐ)

Tuổi thọ thiết bị/dự án (năm) 15

Đèn LED chiếu sáng đô thị thay thế đèn cao áp

Số lượng bóng đèn cao áp chiếu sáng đô thị

20.000 Giả định toàn tỉnh có 20.000 bóng điện cao áp được sử dụng cho chiếu sáng đô thị và 50% số bóng này sẽ được thay thế bằng bóng đèn LED hiệu suất cao, tiết kiệm điện. Chi phí đầu tư là 1,67 triệu đồng/hệ LED, tuổi thọ thiết bị là 10 năm

Tỷ lệ thay thế vào năm 2020 50%

Chi phí đầu tư (1000 VNĐ) 1.670

Chi phí vận hành (1000 VNĐ)

Tuổi thọ thiết bị/dự án (năm) 10

SƯ DUNG NĂNG LƯƠNG TRONG NÔNG NGHIÊP

Đèn LED trong đánh bắt thủy sản

Số lượng bóng đèn cao áp đánh bắt thủy sản

60.000 Toàn tỉnh có khoảng 3.000 tàu đánh bắt thủy sản, sử dụng 60.000 bóng cao áp. Giả sử 50% số bóng cao áp được thay thế bằng đèn LED vào năm 2020. Chí phí đầu tư 3 triệu/hệ thống LED, tuổi thọ 5 năm

Tỷ lệ thay thế vào năm 2020 50%

Chi phí đầu tư (1000 VNĐ) 3.000

Chi phí vận hành (1000 VNĐ)

Tuổi thọ thiết bị/dự án (năm) 5

Bơm NLMT kết hợp tưới nhỏ giọt cho cây trồng

Số lượng bơm điện hiện có 20.000 Toàn tỉnh hiện sử dụng khoảng 20.000 bơm điện để tưới tiêu, giả định 20% số này sẽ được thay thế bằng bơm NLMT kết hợp tưới nhỏ giọt vào năm 2020. Chi phí đầu tư hệ thống là 100 triệu, tuổi thọ là 10 năm

Tỷ lệ thay thế vào năm 2020 20%

Chi phí đầu tư (1000 VNĐ) 100.000

Chi phí vận hành (1000 VNĐ)

Tuổi thọ thiết bị/dự án (năm) 10

CÔNG NGHIÊP

Quản lý năng lượng (giảm tiêu hao than trong lĩnh vực sản xuất thép)

Lượng điện tiết kiệm được 33% Phát triển công nghiệp luyện thép là ưu tiên của tỉnh Hà Tĩnh, đây là lĩnh vực tiêu thụ nhiều năng lượng, giả định công nghiệp thép Hà Tĩnh tiết kiệm được 33% lượng than vào năm 2020, chi phí đầu tư khoảng 1670 tỷ VNĐ, chi phí vận hành hàng năm 1%

Tỷ lệ thay thế vào năm 2020

Chi phí đầu tư (tỷ VNĐ) 1670

Chi phí vận hành (% tổng đầu tư) 1%

Tuổi thọ thiết bị/dự án (năm) 5

Quản lý năng lượng (giảm tiêu hao điện trong lĩnh

Lượng điện tiết kiệm được 20% Phát triển công nghiệp luyện thép là ưu tiên của tỉnh Hà Tĩnh, đây là lĩnh vực tiêu thụ nhiều năng lượng, giả định công nghiệp thép Hà

Tỷ lệ thay thế vào năm 2020

Chi phí đầu tư (VNĐ/kWh) tiết kiệm được10

420

74 | K H H Đ T T X

Page 75: dhtn.hatinh.gov.vndhtn.hatinh.gov.vn/.../KHHD_TTX_Ver.10.05.2016-clean.docx · Web viewLà một tỉnh duyên hải Bắc Trung Bộ, có điều kiện tự nhiên và địa hình,

Dự thảo Kế hoạch hành động Tăng trưởng xanh Tỉnh Hà Tĩnh

Lĩnh vực Giải pháp Thông số đầu vào/giả định tính toán Giá trị Mô tả giải pháp

vực sản xuất thép)

Tĩnh tiết kiệm được 20% lượng than vào năm 2020, chi phí đầu tư tiết kiệm khoảng 420 VNĐ/kwh, tuổi thọ dự án 5 năm

Chi phí vận hành (% tổng đầu tư) 1%

Tuổi thọ thiết bị/dự án (năm) 5

Thu hồi nhiệt thải nhà máy coke để sản xuất điện

Nhà máy điện nhiệt dư (MW) 20MW11 Đầu tư nhà máy điện thu hồi nhiệt dư ở nhà máy sản xuất coke, công suất 20MW, suát đầu tư 31 tỷ VNĐ/MW, chi phí O&M là 7%, tuổi thọ thiết bị 20 năm

Tỷ lệ thâm nhập vào năm 2020 100%

Chi phí đầu tư (triệu VNĐ/MW) 31.000

Chi phí vận hành (% chi phí đàu tư) 7%

Tuổi thọ thiết bị/dự án (năm) 20

Thu hồi nhiệt thải nhà máy sản xuất thép để tiết kiệm nhiên liệu (phương án này tương đương lượng than tiết kiệm được của 1 nhà máy điện than 60MW)

Nhà máy điện nhiệt dư (MW) 60MW Thu hồi nhiệt thải lò cao trong sản xuất thép để tiết kiệm nhiên liệu trong quá trình sản xuất thép, tương đương 1 nhà máy điện than 60MW, chi phí đầu tư 210 tỷ VNĐ, chí phí O&M 2,5%, vòng đời dự án 20năm

Tỷ lệ thâm nhập vào năm 2020 100%

Chi phí đầu tư (triệu VNĐ/MW) 210.000

Chi phí vận hành (% chi phí đàu tư) 2,5%

Tuổi thọ thiết bị/dự án (năm) 20

Sản xuất gạch không nung thay thế gạch truyền thống đốt than

Phát triển dây chuyền sản xuất gạch không nung công suất 12 triệu viên/dây chuyền thay thế gạch nung truyền thống

11 Theo kế hoạch phát triển VLXD tỉnh sẽ phát triển gạch không nung để thay thế gạch truyền thống. Vào năm 2020 sẽ phát triển 11 dây chuyền sản xuất gạch không nung công suất 12 triệu viên/dây chuyền, chi phí đầu tư dây chuyền 8,8 tỷ lò/12 triệu viên/năm. Tuổi thọ 20 năm.

Tỷ lệ thay thế vào năm 2020 100%

Chi phí đầu tư (1000 VNĐ) 8.800.000

Chi phí vận hành (%) 2%

Tuổi thọ thiết bị/dự án (năm) 20

Nhà máy điện mặt

Nhà máy điện mặt trời nối lưới (MW) 30012 NLMT cũng là một ưu thế của tỉnh Hà Tĩnh, dự kiến sẽ Tỷ lệ thâm nhập vào năm 2020 100%

10http://dknec.com.vn/tin-tuc/tin-cong-nghe/97-tiet-kiem-nang-luong-va-cac-giai-phap-ung-dung.html11http://kkthatinh.gov.vn/?x=237/dau-tu/nha-may-san-xuat-than-coc

75 | K H H Đ T T X

Page 76: dhtn.hatinh.gov.vndhtn.hatinh.gov.vn/.../KHHD_TTX_Ver.10.05.2016-clean.docx · Web viewLà một tỉnh duyên hải Bắc Trung Bộ, có điều kiện tự nhiên và địa hình,

Dự thảo Kế hoạch hành động Tăng trưởng xanh Tỉnh Hà Tĩnh

Lĩnh vực Giải pháp Thông số đầu vào/giả định tính toán Giá trị Mô tả giải pháp

SAN XUÂT NĂNG LƯƠNG

trời nối lưới

lắp đặt 300MW vào năm 2020. Chi phí đầu tư 46 tỷ/MW, chi phí vận hành 2%. Nhà máy điện NLMT sẽ thay thế 1 nhà máy điện than nối lưới công suất tương đương nếu trong trường hợp vắng mặt dự án điện mặt trời.

Chi phí đầu tư (triệu VNĐ/MW) 46.000

Chi phí vận hành (% chi phí đàu tư) 2%

Tuổi thọ thiết bị/dự án (năm) 20

Nhà máy thủy điện nhỏ nối lưới

Nhà máy thủy điện nhỏ nối lưới13 (MW)

30MW14 Thủy điện nhỏ cũng là một ưu thế của tỉnh Hà Tĩnh, dự kiến sẽ lắp đặt 30MW vào năm 2020. Chi phí đầu tư 25 tỷ/MW, chi phí vận hành 2%. Nhà máy điện NLMT sẽ thay thế 1 nhà máy điện than nối lưới

Tỷ lệ thâm nhập vào năm 2020 100%

Chi phí đầu tư (triệu VNĐ/MW)25.000

Chi phí vận hành (% chi phí đàu tư)2%

Tuổi thọ thiết bị/dự án (năm) 20

Bảng 10. Giả định tinh MACC linh vực nông nghiệp tinh Hà TinhLĩnh vực Giải pháp Gía trị Mô tả giải pháp

NÔNG NGHIỆP

Chọn giống lúa ngắn ngày chất lượng cao

20.000ha Là tỉnh chịu tác động mạnh của biến đổi khí hậu, đặc biệt là hạn hán thì việc lựa chọn các giống lúa ngắn ngày chất lượng cao để thích ứng với BDKH và giảm phát thải khí CH4 từ canh tác lúa nước. Giả định vào năm 2020 sẽ có 20.000ha lúa giống ngắn ngày.

Áp dụng kỹ thuật 3 giảm 3 tăng trong canh tác lúa

20.000ha Kỹ thuật 3G3T giúp thích ứng BDKH và giảm phát thải khí CH4 trong canh tác lúa nước. Giả định vào năm 2020 sẽ có 20.000 ha lúa áp dụng kỹ thuật này

Chuyển đổi lúa năng suất thấp sang cây lâu năm (bưởi)

13.000ha Theo kế hoạch PTKTHX tỉnh vào năm 2020 sẽ chuyển đổi lúa năng suất thấp sang trồng cây lâu năm như bưởi góp phần giảm phát thải KNK

Áp dụng kỹ thuật canh tác lúa cải tiến SRI và tưới khô ướt xen kẽ

20.000ha Giải pháp này giúp giảm phát thải KNK và thích ứng với biến đổi khí hậu. Giả định vào năm 2020 sẽ có 20.000ha lúa áp dụng kỹ thuật này

12 http://www.thesaigontimes.vn/137133/Solar-Park-muon-xay-nha-may-dien-mat-troi-lon-o-Ha-Tinh.html 13 Tổng công suất14 http://socongthuonght.gov.vn/van-ban-phap-quy/tinh-ban-hanh/504-q110-ubnd/view

76 | K H H Đ T T X

Page 77: dhtn.hatinh.gov.vndhtn.hatinh.gov.vn/.../KHHD_TTX_Ver.10.05.2016-clean.docx · Web viewLà một tỉnh duyên hải Bắc Trung Bộ, có điều kiện tự nhiên và địa hình,

Dự thảo Kế hoạch hành động Tăng trưởng xanh Tỉnh Hà Tĩnh

Tận dụng rơm rạ làm phân hữu cơ phục vụ canh tác

10.000ha Tận dụng rơm rạ làm phân hữu cơ giúp giảm phát thải từ đốt rơm rạ hàng năm, giả định vào năm 2020 sẽ có 10.000ha lúa được thu gom rơm rạ làm phân hữu cơ

Tận dụng rơm rạ làm than sinh học phục vụ canh tác

10.000ha Than sinh học là một giải pháp mới trong xử lý phụ phẩm nông nghiệp, đặc biệt rơm rạ sau thu hoạch. Vấn đấu vào năm 2020 sẽ có 10.000ha lúa được thu gom rơm rạ làm than sinh học

Chuyển đổi diện tích lúa năng suất thấp sang trồng ngô phục vụ chăn nuôi

2.000ha Để thích ứng với tình trạng hạn hán ở khu vực miền trung thì giải pháp chuyển đổi cơ cấu cây trồng là rất quan trọng, trong đó có giải pháp lúa sang ngô. Kế hoạch 2020 sẽ chuyển đổi 2.000ha lúa sang ngô phục vụ chăn nuôi

Chuyển đổi diện tích lúa năng suất thấp sang trồng lạc xuất khẩu

5.000ha Để thích ứng với tình trạng hạn hán ở khu vực miền trung thì giải pháp chuyển đổi cơ cấu cây trồng là rất quan trọng, trong đó có giải pháp lúa sang lạc. Kế hoạch 2020 sẽ chuyển đổi 5.000ha lúa sang lạc xuất khẩu

Xử lý phân gia súc bằng hầm khí sinh học

40.950 hầm Quy hoạch PTKTHX tỉnh cũng đề cập tăng sản lượng lĩnh vực chăn nuôi, bao gồm đàn lợn lên 585.000 con, giả định 10 con/1 hầm biogas thì vào năm 2020 toàn tỉnh cần 40.950 hầm biogas

Bảng 11. Giả định tinh toan MACC linh vưc lâm nghi p tỉnh Hà TinhêLĩnh vực Giải pháp Giá trị Mô tả giải pháp

LÂM NGHIỆP

Nâng cao chất lượng rừng tự nhiên

13.000 ha Tăng cường công tác quản lý, bảo vệ rừng tự nhiên để nâng cao trữ lượng thấp thụ các bon

Đẩy nhanh tiến độ thực hiện công tác trồng rừng, tái trồng rừng

2.800ha Khoanh nuôi xúc tiến tái sinh rừng

Phát triển rừng trồng nguyên liệu tập trung tâm canh năng suất chất lượng cao

5.100ha Tổ chức trồng rừng sản xuất

77 | K H H Đ T T X