bÀi 1: tỔng quan vỀ dỊ bỘ ... -...

157
MỤC LỤC BÀI 1: TỔNG QUAN VỀ DỊ BỘ TÔNG LUÂN LUẬN........................3 1. Tầm quan trọng của bộ luận.................................3 2. Tư liệu....................................................3 3. Tác giả và niên đại........................................4 4. Tài liệu tham khảo:........................................5 BÀI 2: DUYÊN KHỞI TẠO LUẬN.....................................6 & LỊCH SỬ PHÂN CHIA BỘ PHÁI.....................................6 1. Duyên khởi tạo luận........................................6 2. Duyên khởi phân chia bộ phái...............................8 3. Phổ hệ và niên đại của Đại Chúng Bộ.......................12 4. Phổ hệ và niên đại của Thượng Tọa Bộ.....................13 5. Cách đặt tên của các bộ phái..............................15 6. Các tài liệu nói về các bộ phái...........................17 BÀI 3: LƯỢC SỬ VÀ QUAN ĐIỂM VỀ ĐỨC PHẬT THEO ĐẠI CHÚNG BỘ (MAHĀSAṀGHIKA) VÀ 3 BỘ PHÁI TRỰC HỆ............................17 1. Sơ lược về các bộ phái:...................................17 2. Quan điểm về Đức Phật (1-15)..............................21 BÀI 4 : QUAN ĐIỂM VỀ BỒ TÁT THEO ĐẠI CHÚNG BỘ VÀ 3 BỘ PHÁI TRỰC HỆ.............................................................26 (Tiết 11 - 12).................................................26 BÀI 5: LỘ TRÌNH TU CHỨNG & QUẢ VỊ THANH VĂN...................30 CỦA ĐẠI CHÚNG BỘ VÀ BA BỘ PHÁI TRỰC HỆ........................30 BÀI 6: QUAN ĐIỂM GIÁO LÝ......................................41 CỦA ĐẠI CHÚNG BỘ VÀ BA BỘ PHÁI TRỰC HỆ.........................41 Bài 7: NHỮNG QUAN ĐIỂM KHÁC BIỆT GIỮA 4 BỘ PHÁI CHÍNH & CÁC BỘ PHÁI SAU.......................................................46 122/122

Upload: vodung

Post on 05-Dec-2018

215 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: BÀI 1: TỔNG QUAN VỀ DỊ BỘ ... - triethocphatgiao.comtriethocphatgiao.com/files/HK7/DBTLL/DiBoTongTuanLuan_TaiLieuTham…  · Web viewlà tuyển tập những bài giảng

MỤC LỤC

BÀI 1: TỔNG QUAN VỀ DỊ BỘ TÔNG LUÂN LUẬN................................................................31. Tầm quan trọng của bộ luận.....................................................................................................32. Tư liệu.......................................................................................................................................33. Tác giả và niên đại....................................................................................................................44. Tài liệu tham khảo:...................................................................................................................5

BÀI 2: DUYÊN KHỞI TẠO LUẬN..............................................................................................6& LỊCH SỬ PHÂN CHIA BỘ PHÁI..............................................................................................6

1. Duyên khởi tạo luận.................................................................................................................62. Duyên khởi phân chia bộ phái..................................................................................................83. Phổ hệ và niên đại của Đại Chúng Bộ....................................................................................124. Phổ hệ và niên đại của Thượng Tọa Bộ................................................................................135. Cách đặt tên của các bộ phái..................................................................................................156. Các tài liệu nói về các bộ phái................................................................................................17

BÀI 3: LƯỢC SỬ VÀ QUAN ĐIỂM VỀ ĐỨC PHẬT THEO ĐẠI CHÚNG BỘ (MAHĀSAṀGHIKA) VÀ 3 BỘ PHÁI TRỰC HỆ......................................................................17

1. Sơ lược về các bộ phái:...........................................................................................................172. Quan điểm về Đức Phật (1-15)...............................................................................................21

BÀI 4 : QUAN ĐIỂM VỀ BỒ TÁT THEO ĐẠI CHÚNG BỘ VÀ 3 BỘ PHÁI TRỰC HỆ........26(Tiết 11 - 12)..................................................................................................................................26BÀI 5: LỘ TRÌNH TU CHỨNG & QUẢ VỊ THANH VĂN.......................................................30CỦA ĐẠI CHÚNG BỘ VÀ BA BỘ PHÁI TRỰC HỆ................................................................30BÀI 6: QUAN ĐIỂM GIÁO LÝ...................................................................................................41CỦA ĐẠI CHÚNG BỘ VÀ BA BỘ PHÁI TRỰC HỆ.................................................................41Bài 7: NHỮNG QUAN ĐIỂM KHÁC BIỆT GIỮA 4 BỘ PHÁI CHÍNH & CÁC BỘ PHÁI SAU........................................................................................................................................................46BÀI 8: QUAN ĐIỂM CỦA 5 BỘ PHÁI CÒN LẠI.......................................................................50BÀI 9. QUAN ĐIỂM CỦA THUYẾT NHẤT THIẾT HỮU BỘ (SARVĀSTIVĀDA)...............56BÀI 10. QUAN ĐIỂM CỦA NHẤT THIẾT HỮU BỘ (SARVĀSTIVĀDA) – TIẾP THEO......65BÀI 11: QUAN ĐIỂM CỦA HỮU BỘ (TIẾP THEO).................................................................72BÀI 12: QUAN ĐIỂM CỦA HỮU BỘ (TIẾP THEO & HẾT)....................................................81

122/122

Page 2: BÀI 1: TỔNG QUAN VỀ DỊ BỘ ... - triethocphatgiao.comtriethocphatgiao.com/files/HK7/DBTLL/DiBoTongTuanLuan_TaiLieuTham…  · Web viewlà tuyển tập những bài giảng

BÀI 13: QUAN ĐIỂM CỦA TUYẾT SƠN BỘ (HAIMAVATA)...............................................86BÀI 14: QUAN ĐIỂM CỦA ĐỘC TỬ BỘ (VĀTSĪPUTRĪYAḤ)...............................................88BÀI 15. BỐN CHI PHÁI CỦA ĐỘC TỬ BỘ...............................................................................95BÀI 16: QUAN ĐIỂM CỦA HOÁ ĐỊA BỘ (MAHĪŚĀSAKA)...................................................97BÀI 17: QUAN ĐIỂM CỦA HÓA ĐỊA BỘ VÀO THỜI KỲ CUỐI.........................................102

122/122

Page 3: BÀI 1: TỔNG QUAN VỀ DỊ BỘ ... - triethocphatgiao.comtriethocphatgiao.com/files/HK7/DBTLL/DiBoTongTuanLuan_TaiLieuTham…  · Web viewlà tuyển tập những bài giảng

BÀI 1: TỔNG QUAN VỀ DỊ BỘ TÔNG LUÂN LUẬN1. Tầm quan trọng của bộ luận Dị bộ tông luân luận được giới học giả cho là tài liệu đầy đủ thông tin và đáng tin cậy nhất trong Đại chánh tân tu đại tạng kinh trình bày về lịch sử hình hành và các quan điểm dị đồng giữa 20 bộ phái Phật giáo trong khoảng thời gian từ 100 năm đến hơn 300 năm sau Phật Niết-bàn, chủ yếu xoay quanh bốn vấn đề chính:

(1) Quan điểm về thân tướng, thọ mạng và oai đức của Đức Phật.

(2) Quan điểm về nghiệp lực và nguyện lực của một vị Bồ-tát.

(3) Quan điể về quá trình tu chứng và quả vị của các vị Thanh Văn.

(4) Các vấn đề khác như thân trung ấm, nghiệp lực, căn-trần-thức, chủng tử, tâm và tâm sở, tuỳ miên, kiết sử, bổ-đặc-già-la, phước đức, pháp tháp, thiền chứng, Bát Chánh đạo, vô vi, v.v…

2. Tư liệu Bộ luận này được đánh số 2031 nằm trong Đại chánh tân tu đại tạng kinh, tập thứ 49, mang tên Sử truyện bộ (nhất) trong tổng số 85 tập.

Dị bộ tông luân luận 異 部 宗 輪 論 (viết tắt là Dị bộ) chỉ có một quyển, gồm 3844 chữ, giới thiệu về quá trình hình thành và phân liệt của 20 bộ phái với 194 quan điểm.1 Bộ này do Ngài Huyền Trang/ Tráng (602-664) dịch.

Bản Sanskrit hiện nay không còn. Tên bộ luận được ghi trong các từ điển như sau:

1) Samaya bhedoparacanacakra (theo ấn bản Bắc kinh).

2) Samayabhedo-vyūhacakre theo ấn bản Sde-dge Tây Tạng.

Giải thích từ ngữ: 異 部 là các bộ phái khác nhau; 宗 (tông phái); 輪 (bánh xe), nghĩa là, các học thuyết của các bộ phái phổ biến như là bánh xe quay (luân).

Bản dịch tiếng Anh: “Treatise on the Wheel of Propositions of Different Schools”.

Hai bộ luận khác có thể được xem là dị bản của bản luận này: Thập bát bộ luận 十八 部 論 (2032) được HT. Trí Quang và nhà nghiên cứu Tao-Wei Liang cho là khuyết danh, cho là được dịch đời vào thời nhà Tần (Diêu Tần), nhưng trong bản chữ Hán ghi là nhà Trần, Chân Đế dịch; TT. Hạnh Bình trong Chú giải Dị bộ tông luân luận cho là các nhà nghiên cứu đoán là của Ngài La Thập dịch. Bộ chấp dị luận 部 執 異 論 (2033) do Ngài Chân Đế ( 真 諦, Paramartha: 499 - 569) đời nhà Trần dịch.

1 Bộ Luận sự gồm 216 quan điểm. Bộ Luận sự do Ngài Mục-kiền-liên Đế-tu (Moggalana Putta Tissa) trước tác với cách trình bày của các bộ phái và thể hiện rõ quan điểm của mình bằng những luận cứ để xác minh là đúng hay sai. Bản Dị bộ thì chỉ liệt kê các quan điểm, không luận bàn quan điểm nào đúng sai.

122/122

Page 4: BÀI 1: TỔNG QUAN VỀ DỊ BỘ ... - triethocphatgiao.comtriethocphatgiao.com/files/HK7/DBTLL/DiBoTongTuanLuan_TaiLieuTham…  · Web viewlà tuyển tập những bài giảng

Sách sớ giải có bộ: Dị bộ tông luân luận thuật ký 異 部 宗 輪 論 述 記 (No. 844) của Ngài Khuy Cơ 窺 基, 1 quyển. Năm 1978 học giả Lương Khải Siêu 梁 啟 超 đã chú giải bộ này trong văn ngôn hiện đại 讀 「異 部 宗 輪 論 述 記. Ngoài ra, được biết là còn có Bộ chấp dị luận sớ ( 部 執 異 論 疏). Theo thông tin của thầy Minh Chi trong bài Lý do phân phái và tình hình phân phái trong đạo Phật, bản luận này được Masuda dịch sang Anh ngữ: Origin and Doctrines of Buddhist Schools (đăng tải trong Asia Major II, 1925, p. 178) và cũng được A. Bareau dịch sang tiếng Pháp Trois Traités sur les Sectes Bouddhiques, J. N, 1954, pp. 235-266). Các bộ phái Phật giáo Tiểu thừa được Pháp Hiền dịch từ tiếng Pháp ra tiếng Việt (Hà Nội, Nhà xuất bản Tôn Giáo, 2002).

Ngoài ra, còn có 2 bộ: Dị bộ tông tinh thích của Bavya (Bạt-tì-da = Thanh Biện) và Dị bộ thuyết tập của Vinitadeva (Điều Phục Thiên) là tác giả xuất thân từ xứ Tuyết (Tây Tạng). Hai bản này đã được dịch sang Nhật ngữ và được Giáo sư Nguyên Hồng chuyển sang Việt ngữ.

Hiện nay có một luận văn nghiên cứu bằng tiếng Anh A Study on the I-Pu-Tsung-Lun-Lun bởi Tao-Wei Liang ấn hành trên tạp chí Hua-Kang Buddhist Journal năm 1972. Công trình nghiên cứu này nghiêng nặng về lịch sử hơn là những điểm khác biệt về quan điểm của các tông phái.

Những con đường đưa về núi Thứu là tuyển tập những bài giảng của Hòa thượng Nhất Hạnh tại Làng Mai năm 2004 và được biên tập lại và cho xuất bản năm 2013 với tiêu đề phụ “Trăm hoa đua nở trong vườn tâm linh Phật giáo”. Ngay trong trang đầu sách dưới tiêu đề phụ ghi: “Tài liệu cần thiết cho những ai muốn tìm hiểu về tiến trình diễn biến của lịch sử tư tưởng Phật giáo”.

3. Tác giả và niên đạiVasumitra được phiên âm là Bà-tu-mật 婆 須 密, dịch nghĩa là Thế Hữu ( 世 友) hay Thiên Hữu ( 天 友). Vasu nghĩa là “thế gian” (thế), Mitra nghĩa là “bạn” (hữu). Do đó Thế Hữu được dịch chính xác hơn, và cũng từ đó, từ “Thế Hữu” được sử dụng rộng rãi hơn là “Thiên Hữu”.

Qua các tài liệu, Vasumitra được các nhà nghiên cứu cho là:

(1) Tổ thứ 7 (sống khoảng thế kỷ thứ 3 sau Phật Niết-bàn) trong 33 vị Tổ Ấn Hoa trong lịch sử thiền tông.

(2) Là một trong 4 vị luận sư trứ danh của Hữu Bộ, xưa nay thường gọi là Hữu tông tứ đại luận sư: Pháp Cứu (Dharmatràta), Diệu Âm (Ghosa), Thế Hữu (Vasumitra) và Giác Thiên (Buddhadeva).

HT. Thánh Nghiêm, trong Lịch sử Phật giáo Ấn Độ, cho rằng Vasumitra là người thuộc Hữu Bộ, nghĩa là một trong bốn đại luận sư của Hữu Bộ sống vào khoảng thế kỷ thứ 4 sau Phật Niết-bàn.

Theo HT. Trí Quang, Ngài Vasumitra chủ biên bộ Đại-tỳ-bà-sa không phải là luận chủ của bộ này.

Theo Từ điển Phật học Huệ Quang (Tập II), tr. 1061, Ngài Vasumitra người Ấn Độ, viết Dị bộ sống vào khoảng thế kỷ thứ I, II TL).

Theo cuốn Buddhist Sects in India của N. Dutt, Ngài Vasumitra có thể là: (1) người kiết tập Mahāvibhāsa Śastra (Luận Đại Tỳ-bà-sa) thuộc Hữu Bộ; (2) thuộc phái Sautrantika (Kinh Lượng Bộ).

122/122

Page 5: BÀI 1: TỔNG QUAN VỀ DỊ BỘ ... - triethocphatgiao.comtriethocphatgiao.com/files/HK7/DBTLL/DiBoTongTuanLuan_TaiLieuTham…  · Web viewlà tuyển tập những bài giảng

Theo công trình nghiên cứu của Tao-Wei Liang trong A Study on the I-Pu-Tsung-Lun-Lun, trong luận thư Phật giáo có tất cả 5 Vasumitra: (1) Người xuất hiện vào khoảng đầu thế kỷ thứ 3 sau Phật Niết-bàn, tác giả của bộ Phẩm loại túc luận (Prakaraṇā Pāda Śastra, số 1542) và Giới thân túc luận (Dhātu Kāya Pāda Śastra, số 1540); (2) Vasumitra sống vào khoảng thế kỷ thứ 4 sau Phật Niết-bàn. Ngài là một trong tứ đại luận sư trong giai đoạn biên tập Đại Tỳ Bà Sa Luận (Mahāvibhāsa Śastra) dưới thời vua Ca-nị-sắc-ca (Kaniṣka); (3) Vasumitra trong bộ phái Sautrāntika cho rằng ngay cả trong trạng thái diệt thọ tưởng định vẫn còn có tâm vi tế; (4) Vasumitra xuất hiện sau Phật Niết-bàn khoảng 1000 năm trong Câu Xá Luận (Abhidharmakośa Śastra); (5) Vasumitra mà ngài Huyền Trang học giáo lý Thuyết Nhất Thiết Hữu ở Kashmir.

Theo Tao-Wei Liang, các nhà nghiên cứu Trung Hoa cho rằng tác giả của luận thư là Vasumitra mà tên tuổi của ông thường xuất hiện trong Đại Tỳ-bà-sa luận.

Thật khó xác định về niên đại khả tín của tôn giả Vasumitra và thời điểm bộ luận này ra đời. Riêng người viết cho rằng, bộ luận này có thể ra đời trong giai đoạn Ngài Thế Hữu chủ trì kỳ kiết tập kinh điển lần thứ 4 do vua Kaniska ngoại hộ tại Ấn Độ vào hậu bán thế kỷ thứ nhất sau CN. Ngài chính là người cùng với ngài Mã Minh (Asvaghosa) đồng chủ trì cho cho kỳ kiết tập kinh điển lần thứ 4 tại Ấn Độ tại Kaniska.

4. Tài liệu tham khảo:

Xá Lợi Phất vấn kinh (T. 1465).

HT. Thích Trí Quang (dịch và chú giải), Dị bộ tông luân luận. www.daophatngaynay.com

Tâm An và Minh Tuệ dịch, Những điểm dị biệt (Kathāvatthu), TP. HCM, Ban Trị Sự Thành Hội Phật Giáo TP. HCM, 1988.

Bimala Churn Law (Nguyễn Văn Sáu) dịch, Chú giải thuyết Luận sự (Kathāvatthuppakarana –Atthakathā), TP.HCM, Nhà Xuất Bản TP. HCM, 2004.

Andres Bareau (Pháp Hiền dịch), Các bộ phái Phật giáo Tiểu thừa (Hà Nội, Nhà Xuất Bản Tôn Giáo, 2002).

Thích Hạnh Bình, Chú giải Dị bộ tông luân luận, TP. HCM, Nhà Xuất Bản Phương Đông, 2011.

Thích Nhất Hạnh, Những con đường đưa về núi Thứu, TP. HCM, Nhà xuất bản Phương Đông, 2013.

Đảo Sử (Dìpavaṃsa) được đăng ở trên trang Buddhasasana.

Tỳ-khưu Minh Tuệ dịch, Đại vương thống sử (Mahavamsa), TP. HCM, NXB Tôn Giáo, 2007.

Chú giải luật Thiện Kiến (Samantapasadika Nama Vinayatthakatha), Buddhaghosa, Hán dịch: Sanghabra, Việt dịch: Tỳ-kheo Tâm Hạnh.

Nalinaksa Dutt (HT. Minh Châu dịch), Đại Thừa và sự liên hệ với Tiểu thừa, (Nhà xuất bản TP.HCM, 1999).

Kimura Taiken (Thích Quảng Độ biên dịch), Tiểu thừa Phật giáo tư tưởng luận (Nhà xuất bản Viện Đại học Vạn Hạnh, 1969).

Kimura Taiken (Thích Quảng Độ biên dịch), Đại thừa Phật giáo tư tưởng luận (Nhà xuất bản Viện Đại học Vạn Hạnh, 1969).

Viên Trí, Ấn Độ Phật giáo sử luận, TP. HCM, Nhà xuất bản Phương Đông, 2006.

122/122

Page 6: BÀI 1: TỔNG QUAN VỀ DỊ BỘ ... - triethocphatgiao.comtriethocphatgiao.com/files/HK7/DBTLL/DiBoTongTuanLuan_TaiLieuTham…  · Web viewlà tuyển tập những bài giảng

Pháp Sư Thánh Nghiêm (Thích Tâm Trí dịch), Lịch sử Phật giáo Ấn Độ, TP. HCM, Nhà Xuất Bản Phương Đông, 2008.

Lữ Trừng (Thích Phước Sơn dịch), Ấn Độ Phật học nguyên lưu lược giảng, TP. HCM, Nhà xuất bản Phương Đông, 2011.

Jintara Takakusu (Tỳ-kheo Giác Nguyên dịch), A-tỳ-đàm trong truyền thống Hữu bộ (đăng trên trang Buddhasasana của BinhAn Sơn).

BÀI 2: DUYÊN KHỞI TẠO LUẬN

& LỊCH SỬ PHÂN CHIA BỘ PHÁI1. Duyên khởi tạo luận

異 部 宗 輪 論 一 卷Dị Bộ Tông Luân Luận nhất quyển Dị Bộ Tông Luân Luận một quyển

世 友 菩 薩 造Thế Hữu Bồ Tát tạo Bồ-tát Thế Hữu tạo

三 藏 法 師 玄 奘 譯Tam tạng Pháp sư Huyền Trang dịch

Tam tạng Pháp sư Huyền Trang dịch

佛 般 涅 槃 後 適 滿 百 餘 年 Phật Bát Niết Bàn hậu thích mãn bách dư niên

Sau khi Đức Phật nhập Niết-bàn hơn 100 năm 聖 教 異 部 興 便 引 不 饒 益 Thánh giáo dị bộ hưng tiện dẫn bất nhiêu ích Thánh giáo các bộ phái đồng hưng khởi, đưa ra các quan điểm không ích lợi. 展 轉 執 異 故 隨 有 諸 部 起 triển chuyển chấp dị cố tùy hữu chư bộ khởi Chính vì xiển dương, chấp chặt vào các quan điểm bất đồng, mà các bộ phái xuất hiện. 依 自 阿 笈 摩 說 彼 執 令 厭 y tự A cấp ma thuyết bỉ chấp lệnh yếm

122/122

Page 7: BÀI 1: TỔNG QUAN VỀ DỊ BỘ ... - triethocphatgiao.comtriethocphatgiao.com/files/HK7/DBTLL/DiBoTongTuanLuan_TaiLieuTham…  · Web viewlà tuyển tập những bài giảng

Các bộ đều nương vào thánh điển A-hàm, trình bày các quan điểm dính mắc của mình, thấy mà chán ngán. 世 友 大 菩 薩 具 大 智 覺 慧 Thế Hữu đại Bồ-tát cụ đại trí giác tuệ Có Bồ-tát Thế Hữu, là bậc đầy đủ đại trí huệ, 釋 種 真 苾 芻 觀 彼 時 思 擇 Thích chủng chân Bí -sô quán bỉ thời tư trạch là hàng Tỳ-khưu chân chánh trong họ Thích, thấy vậy mà suy nghĩ cứu xét. 等 觀 諸 世 間 種 種 見 漂 轉 đẳng quán chư thế gian chủng chủng kiến phiêu chuyển Quán sát các pháp thế gian, các loại học thuyết, quan điểm này trôi nổi quay cuồng,

分 破 牟 尼 語 彼 彼 宗 當 說 phân phá Mâu Ni ngữ bỉ bỉ tông đương thuyết phân chia và phá hoại lời dạy của Đấng Mâu Ni. Các học thuyết của các tông phái lúc bấy giờ 應 審 觀 佛 教 聖 諦 說 為 依 ưng thẩm quán Phật giáo thánh đế thuyết vi y cần phải thẩm xét, tư duy để thấy rõ lời dạy của Đức Phật, lấy Thánh đế làm chỗ dựa 如 採 沙 中 金 擇 取 其 真 實 như thải sa trung kim trạch thủ kỳ chân thật như đãi cát tìm vàng, lựa lấy những điều chân thật.

Phiên âm được lấy từ www.daitangvietnam.com do Phật tử Nguyên Tánh Trần Tiễn Khanh & Nguyên Hiển Trần Tiễn Huyến (2 anh em đang sống ở Mỹ)

Nhận xét: Đoạn trên có thể được thêm vào khi Ngài Huyền Trang dịch tác phẩm này sang Hoa ngữ, vì Bồ-tát Thế Hữu chẳng lẽ tự xưng là “Bồ-tát Thế Hữu, là bậc đầy đủ đại trí huệ, là hàng Tỳ-khưu chân chánh trong họ Thích”? 般 涅 槃 : Parinirvāṇa

阿 笈 摩 : Āgama

菩 薩 : Bodhisatva

苾 芻 : Bhikṣu

2. Duyên khởi phân chia bộ phái

122/122

Page 8: BÀI 1: TỔNG QUAN VỀ DỊ BỘ ... - triethocphatgiao.comtriethocphatgiao.com/files/HK7/DBTLL/DiBoTongTuanLuan_TaiLieuTham…  · Web viewlà tuyển tập những bài giảng

如 是 傳 聞。佛 薄 伽 梵 般 涅 槃 後。như thị truyền văn 。Phật Bạc Già Phạm Bát Niết Bàn hậu 。Nghe nói như vầy, sau khi Đức Phật, Thế Tôn nhập Niết-bàn

百 有 餘 年 去 聖 時 淹。如 日 久 沒。bách hữu dư niên khứ Thánh thời yêm 。như nhật cửu một 。trên 100 năm cách Phật đã xa, như mặt trời đã lặn từ lâu

摩 竭 陀 國 俱 蘇 摩 城 王 號 無 憂。 統 攝 贍 部。 感 一 白 蓋。 化 洽 人 神。

Ma Kiệt Đà quốc Câu Tô Ma thành vương hiệu Vô Ưu 。thống nhiếp Thiệm Bộ 。cảm nhất bạch cái 。hóa hiệp nhân Thần 。Tại nước Magadha thành Kusuma (Pataliputra), vua Asoka thống nhiếp toàn cõi Ấn Độ, cảm một bảo cái trắng, đức hoá được thần dân.

是 時 佛 法 大眾 初 破。Thị thời Phật Pháp Đại chúng sơ phá 。Lúc bấy giờ nhiều người bắt đầu phá hoại Phật Pháp.

謂 因 四 眾 共 議 大 天 五 事 不 同。 分 為 兩 部。 一 大 眾 部。 二 上 座 部。

vị nhân Tứ chúng cộng nghị đại thiên ngũ sự bất đồng 。phân vi lưỡng bộ 。nhất Đại chúng bộ 。nhị thượng tọa bộ 。Nhân vì bốn chúng cùng luận bàn về năm sự của Đại Thiên, phân thành 2 bộ. Một là Đại chúng bộ, hai là Thượng Toạ Bộ.

四 眾 者 何。一 龍 象 眾。二 邊 鄙 眾。三 多 聞 眾。 四 大 德 眾。Tứ chúng giả hà 。nhất Long Tượng chúng 。nhị Biên Bỉ chúng 。tam Đa Văn chúng 。tứ Đại Đức chúng.

Bốn chúng đó là gì? : (1) chúng Long Tượng, (2) chúng Biên Bỉ, (3) chúng Đa Văn, và (4) chúng Đại Đức.

其 五 事 者。如 彼 頌 言。。kỳ ngũ sự giả 。như bỉ tụng ngôn 。Năm sự đó theo như bài tụng sau: 餘 所 誘 無 知 猶 豫 他 令 入 dư sở dụ vô tri do dự tha linh nhập

122/122

Page 9: BÀI 1: TỔNG QUAN VỀ DỊ BỘ ... - triethocphatgiao.comtriethocphatgiao.com/files/HK7/DBTLL/DiBoTongTuanLuan_TaiLieuTham…  · Web viewlà tuyển tập những bài giảng

Bị người khác dẫn dụ (xuất tinh), vô tri, do dự, nhờ người mới vào đạo (đã chứng đắc A-la-hán quả rồi mà vẫn không biết, nhờ người chỉ điểm). 道 因 聲 故 起 是 名 真 佛 教 đạo nhân thanh cố khởi thị danh chân Phật giáo Vào được đạo/ Thánh đạo khởi lên là nhờ âm thanh (tiếng khổ), ấy là lời Phật dạy chân thật.

Giải quyết vấn đề thứ nhất: “Dư sở dụ”. Đại Tỳ-bà-sa cho rằng, có hai loại lậu thất:

“Phiền não lậu thất” và “bất tịnh lậu thất”. Trường hợp Đại Thiên đưa ra là loại thứ hai.

Vấn đề thứ hai: Trong Những điểm dị biệt đưa ra vấn đề:

Vô tri có đồng nghĩa vô minh không?

Nguyên văn:

- Atthi Arahato aññānan ti?

A la hán có con vô tri không?

- Amantà

- Atthi Arahato avijjā avijjogho avijjàyogo avijjànusayo avijjàpariyutthànam avijjāsaññojanam

avijjànìvarananti?

A La Hán có con vô minh, vô minh bộc lưu, vô minh tuỳ miên, vô minh triền, vô minh kiết, vô

minh cái không?

- Na hevam vattabbe.

Không nên nói như vậy.

Giải quyết vấn đề này: Đại Tỳ-bà-sa cho rằng có hai loại vô tri: “Nhiễm ô vô tri” và “bất

nhiễm ô vô tri”. Trường hợp Đại Thiên đưa ra thì muốn ám chỉ một vị A-la-hán còn “bất

nhiễm ô vô tri”.

Vấn đề thứ 3: Đại Tỳ Bà Sa nói rằng: Có hai loại nghi: “Tùy miên tánh nghi” (nghi là một

hoạt động của phiền não ngủ ngầm) và “xứ phi xứ nghi” (nghi điều nào phải điều nào sai).

122/122

Page 10: BÀI 1: TỔNG QUAN VỀ DỊ BỘ ... - triethocphatgiao.comtriethocphatgiao.com/files/HK7/DBTLL/DiBoTongTuanLuan_TaiLieuTham…  · Web viewlà tuyển tập những bài giảng

“Xứ phi xứ nghi” có chỗ giải thích là “nghi về chỗ này và không phải chỗ này” có lẽ

không phù hợp với văn cảnh Phật giáo.

Có thể tham khảo thêm 4 hạng người trong Kinh Không Uế Nhiễm (số 5) trong Trung Bộ

Kinh. Này Hiền giả, như vậy hạng người không có cấu uế nhưng không như thật tuệ tri: "Nội

thân ta không có cấu uế". Với người này có thể chờ đợi sau: "Người này sẽ tư niệm tịnh

tướng. Do tư niệm tịnh tướng, tham sẽ làm ô nhiễm tâm của người này. Người này sẽ từ trần

trong khi con có tham, con có sân, con có si, trong khi con cấu uế, trong khi tâm con ô

nhiễm".

Vấn đề thứ 4:

Một vị A-la-hán theo Phật giáo Nam truyền: Tỷ-kheo là bậc A-la-hán, các lậu hoặc đã tận,

tu hành thành mãn, các việc nên làm đã làm, đã đặt gánh nặng xuống, đã thành đạt lý tưởng,

đã tận trừ hữu kiết sử, chánh trí giải thoát (Kinh Trung Bộ, “Căn bản pháp môn”).

“Kinh Sợ hãi khiếp đảm” trong Trung Bộ Kinh nói về lộ trình chứng đắc và trạng thái chứng đắc của Đức Phật: “Với tâm định tĩnh, thuần tịnh, không cấu nhiễm, không phiền não, nhu nhuyến, dễ sử dụng, vững chắc, bình thản như vậy, Ta dẫn tâm, hướng tâm đến lậu tận trí. Ta thắng tri như thật: "Ðây là khổ", thắng tri như thật: "Ðây là nguyên nhân của khổ", thắng tri như thật: "Ðây là khổ diệt", thắng tri như thật: "Ðây là con đường đưa đến khổ diệt", thắng tri như thật: "Ðây là những lậu hoặc", thắng tri như thật: "Ðây là nguyên nhân các lậu hoặc", thắng tri như thật: "Ðây là các lậu hoặc diệt", thắng tri như thật: "Ðây là con đường đưa đến các lậu hoặc diệt".

Nhờ biết như vậy, nhờ thấy như vậy, tâm của Ta thoát khỏi dục lậu, thoát khỏi hữu lậu, thoát khỏi vô minh lậu. Ðối với tự thân đã giải thoát như vậy, khởi lên trí hiểu biết: Ta đã giải thoát. Ta đã thắng tri: "Sanh đã tận, phạm hạnh đã thành, việc cần làm đã làm, không còn trở lui trạng thái này nữa".

Xem thêm phần gần cuối của Kinh ví dụ con rắn (22) trong Trung Bộ Kinh.

Vấn đề thứ 5: Đạo nhân thanh cố khởi.

Đã chứng đắc A-la-hán quả thì vấn đề này không cần đặt ra nữa. Con đường để thể nhập và chứng đắc A-la-hán phần lớn xuất phát từ sự nghe Pháp học Kinh, nhưng sau đó cũng phải hạ thủ công phu và đoạn trừ phiền não.

Các thuật ngữ/ từ vựng:

122/122

Page 11: BÀI 1: TỔNG QUAN VỀ DỊ BỘ ... - triethocphatgiao.comtriethocphatgiao.com/files/HK7/DBTLL/DiBoTongTuanLuan_TaiLieuTham…  · Web viewlà tuyển tập những bài giảng

薄 伽 梵 : Bhagavat/n

摩 竭 陀 : Magadha

俱 蘇 摩 城 : Kusumapura

無 憂 : Aśoka

贍 部 : Jambu-dvīpa

Nhận xét:

1. Việc các đệ tử không thống nhất quan điểm đã xảy ra từ thời Đức Phật. Kế nữa là ngay sau

Phật nhập Niết-bàn, sư già Subhada đã hoan hỷ khi hay tin Đức Phật nhập NB, cho rằng:  - Thôi các Hiền giả, chớ có sầu não, chớ có khóc than. Chúng ta đã được thoát khỏi hoàn toàn vị Đại Sa-môn ấy,

chúng ta đã bị phiền nhiễu quấy rầy với những lời: "Làm như thế này không hợp với các Ngươi. Làm như thế này

hợp với các Ngươi". Nay những gì chúng ta muốn, chúng ta làm, những gì chúng ta không muốn, chúng ta không

làm. 

2. Theo Dipavamsa và Mahavamsa, Pháp vương Asoka đứng ra tổ chức ngoại hộ kỳ kiết tập

kinh điển lần 3 cai trị Ấn Độ 41 năm (từ năm 273 đến 232 trước CN), mà Đức Phật nhập Niết-

bàn trước công nguyên 543 năm, nên đoạn văn mô tả Asoka sau Phật Niết-bàn khoảng hơn 100

năm là không phù hợp, phải khoảng hơn 200 - 250 năm mới phù hợp.

3. Theo Dipavamsa, Mahavamsa và tài liệu trong các bộ luật, sự phân chia bộ phái bắt đầu bằng

thập sự phi pháp của Tăng chúng Vajji (Bạt-kỳ). “Năm việc của Đại Thiên” góp phần đẩy phong

trào phân hóa bộ phái thêm mãnh liệt, nhưng khởi thủy là 10 điều phi pháp.

3. Phổ hệ và niên đại của Đại Chúng Bộ

後 即 於 此 第 二 百 年。大 眾 部 中 流 出 三 部。hậu tức ư thử đệ nhị bách niên 。Đại chúng bộ trung lưu xuất tam bộ 。 Sau đó, khoảng trong vong 200 năm sau Phật niết-bàn (PNB), Đại Chúng Bộ (Mahāsaṅghika) lại phân chia thành ba bộ phái:

一 一 說 部。二 說 出 世 部。三 雞 胤 部。nhất Nhất thuyết bộ 。nhị Thuyết xuất thế bộ 。tam kê dận bộ 。

122/122

Page 12: BÀI 1: TỔNG QUAN VỀ DỊ BỘ ... - triethocphatgiao.comtriethocphatgiao.com/files/HK7/DBTLL/DiBoTongTuanLuan_TaiLieuTham…  · Web viewlà tuyển tập những bài giảng

1) Nhất Thuyết Bộ (Ekavyāvahārikaḥ), 2) Thuyết Xuất Thế Bộ (Lokottaravāda), 3) Kê Dận Bộ (Kankkutikà =Kurkutika, Kaukkuṭika, Kukulika, Gokulika).

次 後 於 此 第 二 百 年。大 眾 部 中 復 出 一 部 。名 多 聞 部。thứ hậu ư thử đệ nhị bách niên 。Đại Chúng bộ trung phục xuất nhất bộ 。danh Đa Văn bộ 。Kế đó cũng trong vong 200 năm (PNB), Đại Chúng Bộ lại phát sinh thêm một bộ phái khác tên là Đa Văn (Bāhusrutiyā).

次 後 於 此 第 二 百 年。大 眾 部 中 更 出 一 部。thứ hậu ư thử đệ nhị bách niên 。Đại chúng bộ trung cánh xuất nhất bộ 。Kế đó, cũng trong vong 200 năm, Đại Chúng Bộ lại xuất hiện một bộ phái khác nữa

名 說 假 部。第 二 百 年 滿 時。有 一 出 家 外 道。捨 邪 歸 正。danh thuyết giả bộ 。đệ nhị bách niên mãn thời 。hữu nhất xuất gia ngoại đạo 。xả tà quy chánh 。 tên là Thuyết Giả Bộ (Prajnāptivada). ). Vào khoảng cuối 200 năm, có một người tu sĩ ngoại đạo

亦 名 大 天。大 眾 部 中 出 家 受 具。多 聞 精 進。diệc danh đại thiên 。Đại chúng bộ trung xuất gia thọ cụ 。đa văn tinh tấn 。tên là Đại Thiên, bỏ tà quy chánh rồi xuất gia thọ giới Cụ túc ở trong Đại Chúng Bộ, đa văn tinh tấn

居 制 多 山。與 彼 部 僧 重 詳 五 事。cư chế đa sơn 。dữ bỉ bộ tăng trọng tường ngũ sự 。trên núi Chế Đa, cùng với Tăng chúng bộ phái này trở lại nghiên cứu tường tận về năm vấn đề trên.

因 茲 乖 諍 分 為 三 部。一 制 多 山 部。 二 西 山 住 部。 三 北 山 住 部。

nhân tư quai tránh phân vi tam bộ 。nhất Chế-đa-sơn bộ 。nhị Tây sơn trụ bộ 。tam Bắc sơn trụ bộ 。 Nhân đó lại phát sinh ra tranh luận chống đối lẫn nhau, liền phân chia làm ba bộ phái: 1) Chế Đa Sơn Bộ (Caityasailàh), 2) Tây Sơn Trụ Bộ (Aparasailà), 3) Bắc Sơn Trụ Bộ (Uttarasailà). 2

如 是 大 眾 部 四 破 或 五 破。2 Bản Chân Đế (Bộ Chấp Dị Luận) cho rằng chỉ có 2, gồm: Chi Đề Sơn Bộ (Chế Đa Sơn) và Bắc Sơn Bộ chứ không phải 3 như bản Huyền Trang. Do vậy, theo Chân Đế, Đại Chúng Bộ có tất cả 4 hoặc 5 lần phân chia nhưng tổng cộng chỉ có 8 bộ phái, trong đó không có Tây Sơn Trụ Bộ.

122/122

Page 13: BÀI 1: TỔNG QUAN VỀ DỊ BỘ ... - triethocphatgiao.comtriethocphatgiao.com/files/HK7/DBTLL/DiBoTongTuanLuan_TaiLieuTham…  · Web viewlà tuyển tập những bài giảng

như thị Đại chúng bộ tứ phá hoặc ngũ phá 。 Như vậy, Đại Chúng Bộ có bốn hoặc năm lần phân chia,

本 末 別 說 合 成 九 部。一 大 眾 部。二 一 說 部。三 說 出 世 部。 bản mạt biệt thuyết hợp thành cửu bộ 。nhất Đại chúng bộ 。nhị Nhất thuyết bộ 。tam Thuyết Xuất Thế Bộ 。tính cả bộ phái gốc và các phái chi nhánh gồm có 9: 1) Đại Chúng Bộ, 2) Nhất Thuyết Bộ, 3) Thuyết Xuất Thế Bộ,

四 雞 胤 部。五 多 聞 部。六 說 假 部。七 制 多 山 部。 tứ kê dận bộ 。ngũ Đa Văn Bộ 。lục Thuyết Giả Bộ 。thất Chế-Đa-Sơn Bộ 。4) Kê Dận Bộ, 5) Đa Văn Bộ, 6) Thuyết Giả Bộ, 7) Chế Đa Sơn Bộ, 8) Tây Sơn Trú Bộ,

八 西 山 住 部。九 北 山 住 部。bát Tây sơn trụ bộ 。cửu Bắc sơn trụ bộ 。8) Tây Sơn Trú Bộ, 9) Bắc Sơn Trụ Bộ. 4. Phổ hệ và niên đại của Thượng Tọa Bộ

其 上 座 部 經 爾 所 時 一 味 和 合。 三 百 年 初 有 少 乖 諍。 分 為 兩 部。

kỳ thượng tọa bộ Kinh nhĩ sở thời nhất vị hòa hợp 。tam bách niên sơ hữu thiểu quai tránh。phần vi lưỡng bộ 。

Riêng Thượng Tọa Bộ trong thời gian này vẫn thống nhất hoa hợp, mãi đến đầu 300 năm (PNB) mới có chút ít tranh cãi, phân chia làm hai bộ phái:

一 說 一 切 有 部。亦 名 說 因 部。二 即 本 上 座 部。轉 名 雪 山 部。1) Thuyết Nhất Thiết Hữu Bộ (Sarvàstivàda), cũng con gọi là Thuyết Nhân Bộ (Hetuvàda),

2) chính là Thượng Tọa Bộ (Stharivàdah), được đổi tên thành Tuyết Sơn Bộ (Haimavàtàh).

後 即 於 此 第 三 百 年。從 說 一 切 有 部 流 出 一 部。名 犢 子 部。

Sau đó trong 300 năm (PNB), từ Thuyết Nhất Thiết Hữu Bộ phát sinh một bộ phái khác tên Độc Tử Bộ (Vàtsìputrìyas).

次 後 於 此 第 三 百 年。 從 犢 子 部 流 出 四 部。一 法 上 部 。二 賢 胄 部。三 正 量 部。四 密 林 山 部。

122/122

Page 14: BÀI 1: TỔNG QUAN VỀ DỊ BỘ ... - triethocphatgiao.comtriethocphatgiao.com/files/HK7/DBTLL/DiBoTongTuanLuan_TaiLieuTham…  · Web viewlà tuyển tập những bài giảng

Kế đến, cũng trong 300 năm (PNB) từ Độc Tử Bộ phát sinh ra bốn bộ phái khác gồm: 1) Pháp Thượng Bộ (Dharmottara), 2) Hiền Trụ Bộ (Dhadrayàniyàh), 3) Chánh Lượng Bộ (Sammitiyà), 4) Mật Lâm Sơn Bộ (Sandagirikà).

次 後 於 此 第 三 百 年。從 說 一 切 有 部。復 出 一 部。名 化 地 部。

Thứ đến, cũng trong 300 năm (PNB), từ Thuyết Nhất Thiết Hữu Bộ lại phát sinh một bộ phái khác nữa tên Hóa Địa Bộ (Mahisasaka).

次 後 於 此 第 三 百 年。從 化 地 部 流 出 一 部。名 法 藏 部。自 稱 我 襲 (tập) 採 (thải) 菽 (thị) 氏 師。

Kế nữa, cũng trong 300 năm (PNB) từ Hóa Địa Bộ phát sinh một bộ phái khác tên Pháp Tạng Bộ (Dharmaguptakàh). (Phái này) tôn ngài Mục Kiền Liên làm thầy.

至 三 百 年 末。從 說 一 切 有 部。

chí tam bách niên mạt 。tùng thuyết nhất thiết hữu bộ 。

復 出 一 部。名 飲 光 部。亦 名 善 歲 部。phục xuất nhất bộ 。danh ẩm quang bộ 。diệc danh thiện tuế bộ 。 Đến cuối 300 năm (PNB), từ Thuyết Nhất Thiết Hữu Bộ phát sinh ra một bộ phái khác tên Ẩm Quang Bộ (Kasyapiya), cũng còn gọi là Thiện Tuế Bộ.

至 第 四 百 年 初。從 說 一 切 有 部。復 出 一 部。名 經 量 部。亦 名 說 轉 部。自 稱 我 以 慶 喜 為 師。

chí đệ tứ bách niên sơ 。tùng thuyết nhất thiết hữu bộ 。phục xuất nhất bộ 。danh Kinh lượng bộ 。diệc danh thuyết chuyển bộ 。tự xưng ngã dĩ khánh hỉ vi sư 。

Đến đầu 400 năm (PNB), từ Thuyết Nhất Thiết Hữu Bộ, lại phát sinh thêm một bộ phái nữa tên là Kinh Lượng Bộ (Sautrantika), cũng con gọi là Thuyết Chuyển Bộ (Samkràntivàdà). Phái này tôn xưng ngài A Nan làm thầy.

是 上 座 部 七 破 或 八 破。本 末 別 說 成 十 一 部。như thị thượng tọa bộ thất phá hoặc bát phá 。bản mạt biệt thuyết thành thập nhất bộ 。

Như vậy, trong hệ Thượng Tọa Bộ có bảy hoặc tám lần phân chia, tính cả bộ phái gốc và chi nhánh gồm có 11:

122/122

Page 15: BÀI 1: TỔNG QUAN VỀ DỊ BỘ ... - triethocphatgiao.comtriethocphatgiao.com/files/HK7/DBTLL/DiBoTongTuanLuan_TaiLieuTham…  · Web viewlà tuyển tập những bài giảng

一 說 一 切 有 部。二 雪 山 部。三 犢 子 部。四 法 上 部。五 賢 胄 部。六 正 量 部。七 密 林 山 部。八 化 地 部。九 法 藏 部。十 飲 光 部。十 一 經 量 部。如 是 諸 部。

nhất thuyết nhất thiết hữu bộ 。nhị Tuyết sơn bộ 。tam độc tử bộ 。tứ Pháp thượng bộ 。ngũ hiền trụ bộ 。lục chánh lượng bộ 。thất mật lâm sơn bộ 。bát hóa địa bộ 。cửu Pháp tạng bộ 。thập Ẩm quang bộ 。thập nhất Kinh lượng bộ 。như thị chư bộ 。

1) Thuyết Nhất Thiết Hữu Bộ, 2) Tuyết Sơn Bộ, 3) Độc Tử Bộ, 4) Pháp Thượng Bộ, 5) Hiền Trụ bộ, 6) Chánh Lượng Bộ, 7) Mật Lâm Sơn Bộ, 8) Hóa Địa Bộ, 9) Pháp Tạng Bộ, 10) Ẩm Quang Bộ, 11) Kinh Lượng Bộ.

Chú thích:

襲 採 菽 氏 (Tập thải thúc thị) là phiên âm từ chữ Mục Kiền Liên.

Tôn giả A Nan (Ànanda), một đại đệ tử của đức Phật, là bậc Đa văn đệ nhất, được dịch là Khánh Hỷ.

5. Cách đặt tên của các bộ phái

(1) Theo hội chúng- Đại Chúng Bộ (Mahāsaṅghika = 大 眾 部): Bộ phái có số đông Tăng chúng ủng hộ. - Thượng Toạ Bộ 上 座 部 hay là Trưởng Lão Bộ 長 老 部 (Sthaviravada): Tăng đoàn phần lớn là các vị trưởng lão. - Pháp Thượng Bộ (Dharmottarya = 法 上 部 ): Bộ phái của những người đề cao giáo pháp. (2) Theo quan điểm giáo lý- Thuyết Nhất Thiết Hữu Bộ 說 一 切 有 部 (Nhất Thiết Hữu Bộ, gọi tắt là Hữu Bộ) hay còn phiên âm là Tát-bà-đa Bộ 薩 婆多 部 (Sarvāstivāda). - Nhất Thuyết Bộ (Ekavyāvahārikaḥ): Thuyết của bộ phái này cho rằng thế gian pháp và xuất thế gian pháp đều không thực thể, chỉ là giả danh. Chữ “Thuyết” ở đây có nghĩa là danh. - Chánh Lượng Bộ (Saṁmatīya or Sammitiya (skt): Pháp của bộ phái này là chân chánh, đúng với chánh lý, lời dạy của Đức Phật.

- Kinh Lượng Bộ (Sautrāntika): Còn gọi là Thuyết Chuyển Bộ ( 說 轉 部), Thuyết Độ Bộ ( 說 度 部) chỉ thừa nhận giáo lý chính thống ghi trong kinh tạng, hoặc lấy kinh làm nền tảng. - Thuyết Xuất Thế Bộ 說 出 世 部 (Lokottaravāda): Bộ phái chủ trương thuyết minh về những pháp siêu thế. (3) Theo địa bàn hoạt động

122/122

Page 16: BÀI 1: TỔNG QUAN VỀ DỊ BỘ ... - triethocphatgiao.comtriethocphatgiao.com/files/HK7/DBTLL/DiBoTongTuanLuan_TaiLieuTham…  · Web viewlà tuyển tập những bài giảng

- Tuyết Sơn Bộ (Haimavata): địa bàn hoạt động là vùng Tuyết Sơn (Himalaya). - Mật Lâm Sơn Bộ (Channagirika). - Chế Đa Sơn Bộ (Caityaka): Có địa bàn hoạt động vùng núi Chế Đa (Caitya) vùng Andhra, miền Trung - Nam Ấn Độ. - Tây Sơn Trụ Bộ: Vùng núi phía Tây của vùng Andhra.- Bắc Sơn Trụ Bộ: Vùng núi phía Bắc của vùng Andhra.- Kê Dận Bộ (Gokulika) 雞胤部 = Khôi Sơn Trụ Bộ 灰 山 住 部 (những người trú trên núi tro), mà cũng có thể là tên của một vị Bà-la-môn (không xác định được). (4) Theo tên vị Tổ sư sáng lập - Hiền Trụ Bộ (Bhadrayāniya). - Pháp Tạng Bộ (Dharmaguptaka).- Đa Văn Bộ (Bāhuśrutīya). - Độc Tử Bộ (Vātśīputrīya).- Hoá Địa Bộ (Mahīśāsaka). - Ẩm Quang Bộ / Ca Diếp Bộ ( Kāśyapīya).

6. Các tài liệu nói về các bộ phái

Đảo Sử

Dị Bộ Tông Luân Luận.

Văn Thù Sư Lợi Vấn Kinh (T.468)

Câu hỏi ôn tập:

1. Hãy so sánh phả hệ phân phái trong Dị Bộ Tông Luân Luận với Đảo Sử/ Đại Sử/ Luật

Thiện Kiến.

2. Hãy trình bày quan điểm của Tăng Ni sinh về ngũ sự của Đại Thiên.

3. Sự bất đồng quan điểm giữa các đệ tử Phật bắt đầu từ lúc nào?

BÀI 3: LƯỢC SỬ VÀ QUAN ĐIỂM VỀ ĐỨC PHẬT THEO ĐẠI CHÚNG BỘ (MAHĀSAṀGHIKA) VÀ 3 BỘ

PHÁI TRỰC HỆ

122/122

Page 17: BÀI 1: TỔNG QUAN VỀ DỊ BỘ ... - triethocphatgiao.comtriethocphatgiao.com/files/HK7/DBTLL/DiBoTongTuanLuan_TaiLieuTham…  · Web viewlà tuyển tập những bài giảng

(Tiết 7-10) 本 宗 末 宗 同 義 異 義 。 我 今 當 說 。 此 中 大 眾 部 。 一 說 部 。 說 出 世 部 。 雞 胤 部 。 本 宗 同 義 者 。 謂 四 部 同 說 。

Tông gốc và các chi nhánh có chỗ giống và cũng có chỗ khác. Nay tôi sẽ nói. Đại Chúng Bộ là tông gốc cùng với Nhất Thuyết Bộ, Thuyết Xuất Thế Bộ, Kê Dận Bộ có cùng quan điểm. Bốn bộ phái có quan điểm như vầy:

1. Sơ lược về các bộ phái: - Đại Chúng Bộ và 3 chi phái có tất cả 48 quan điểm giống nhau trong 4 nhóm như đã nói ở bài 1. - Đại Chúng Bộ: Theo Thập Bát Bộ Luận, bộ này sở dĩ có tên như vậy, vì 2 lý do:

一 摩 訶 僧 祇 ( 此 言 大 眾 老 小 同 會 共 集 律 部 也) 。 二 體 毘 履 ( 此 言 老 宿 唯 老 宿 人 同 會 共 出 律 部 也). Một là Ma-ha Tăng-kỳ (Bộ này nói rằng đại chúng

có già trẻ đã từng cùng nhau kiết tập bộ luật này); hai là Vinaya (Bộ luật này nói chỉ có những bậc kỳ túc trưởng lão từng đồng tham gia kiết tập và ban hành bộ luật này). - Bộ Chấp Dị Luận cho rằng sau PNB 116 năm. Bhavya (Thanh Biện) trong Dị Bộ Tông Tinh Thích cho rằng sau 137 năm PNB (bản dịch của Nguyên Hồng). Xem thêm CBPPGTT, tr. 54. * Xem Đại Chúng Bộ trong CBPPGTT, tr. 98-102). Giáo điển: Họ cũng có đủ 3 tạng: Kinh, Luật và Luận. Sau này (sớm nhất là khoảng thế kỷ thứ V sau CN), tạng Chú được thêm vào thành 4 tạng. Kinh tạng được chia thành 5 bộ: Trường, Trung, Tạp, Tăng nhất và Tiểu. Hiện nay các kinh, luận không còn. Kinh Tăng Nhất A-hàm (Ekottarikāgama / Ekottara Āgama) trong Đại tạng chữ Hán hiện nay được cho là thuộc Đại Chúng Bộ. - Kinh luật luận hiện còn: (1) Ma-ha Tăng-kỳ Luật (Đại Tạng No. 1425, Hán dịch: Tam tạng Phật-đà-bạt-đà-la (Buddhabhadra, Giác Hiền) cùng Sa-môn Pháp Hiển (337 – 442), đời Đông Tấn, Trung Quốc dịch sang Hán văn. Việt dịch: HT. Phước Sơn, 4 tập, 2000). Tăng gồm 218 giới, Ni gồm 290 giới. Hiện nay bộ luật này chỉ để tham khảo, không được giới Phật giáo ứng dụng trong thanh quy tự viện. (2) Tăng Nhất A-hàm, lời tựa, CBPPGTH, tr. 100).

A-nan tự trình bày ý nghĩ:

“Người ngu không tin hạnh Bồ-tát;

“Trừ các La-hán tín giải thoát

122/122

Page 18: BÀI 1: TỔNG QUAN VỀ DỊ BỘ ... - triethocphatgiao.comtriethocphatgiao.com/files/HK7/DBTLL/DiBoTongTuanLuan_TaiLieuTham…  · Web viewlà tuyển tập những bài giảng

“Mới có tín tâm không do dự.

“Bốn chúng đệ tử, phát đạo ý,

“Cùng tất cả mọi loài chúng sanh;

“Có long tin vững không hồ nghi.”

Di-lặc tán thán: “Khéo thuyết thay!

“Phát tâm Đại thừa, ý quảng đại.”

“Hoặc có các pháp, đoạn kết sử;

“Hoặc có các pháp, thành quả đạo.”

(3) Kinh Xá Lợi Phất vấn kinh (T. 1465), (4) Kinh Phổ Diệu (Lalitavistara) là hai trong 9 kinh3 thuộc hệ Phương Đẳng được cho là thuộc bộ phái này. 5) Phật giáo sử (Taranatha – người Tây Tạng) do Ngài Thanh Biện kể lại.- Đạo sư: (a) Bà-la-môn tên là Ca-diếp (Kaśyapa). (b) Lãnh tụ: Mahàdeva (Đại Thiên). Có lẽ Đại Thiên cũng chỉ là người thừa kế, nhưng 5 quan điểm của ông đã ảnh hưởng lớn lao đến bộ phái và sự phân hóa tư tưởng Phật giáo lúc bấy giờ. - Huy hiệu: Cái tù và. - Y: Được ghép từ 23-27 mảnh. - Ngôn ngữ: Prakrit4 và Hybrid Sanskrit (Sanskrit lai tạo). - Địa bàn hoạt động: Trú xứ đầu tiên ở miền Đông Magadha, tức là Pataliputra, sau mở rộng ở Mathura5, Karle, Kaboul (Afganistan ngày nay), rộng ra cả Nam Ấn Độ, và có cả đại biểu ở Sơn Tây – Trung Quốc. 3 Chín kinh thuộc hệ Phương Đẳng/ Phương Quảng (Vaipulya), còn gọi là Quyền giáo Đại thừa. Phương là vuông vức ngay thẳng, Đẳng là bình đẳng, Quảng là rộng. Nghĩa bóng của “Phương Đẳng/ Phương Quảng” là hoàn thiện, rộng lớn. Đây là giai đoạn tiền Đại thừa, nhằm đả phá các hệ tư tưởng tu tập nhằm đạt Thánh quả Thanh Văn. Nếu theo cách phân chia của ngài Trí Khải/ Trí Giả (538 – 597) thì 9 kinh Phương Đẳng được đức Phật giảng vào giai đoạn thứ 3. “Hoa Nghiêm tối sơ... Phương đẳng bát....”. Cách phân chia ngũ thời bát giáo (Bốn giáo hóa nghi: đốn, tiệm, bí mật, bất định; bốn Giáo hóa pháp: tạng, thông, biệt, viên) của ngài Trí Giả không hợp lý. Căn cứ vào đức Phật lịch sử, thì Ngài tùy thuận nhân duyên thuyết pháp. Chín kinh Phương Đẳng / Phương Quảng: Kinh Bảo Tích, Kinh Duy-ma-cật, Kinh Thắng-man, Kinh Tư Ích, Kinh Kim Quang Minh, Kinh Lăng-già, Kinh Lăng-nghiêm, Kinh Phổ Diệu, Xá-lợi-phất vấn kinh. 4 Kinh Na-tiên Tỳ-kheo được viết bởi ngôn ngữ này. 5 Nơi sinh trưởng của thần Krishna thuộc Ấn giáo, là một trong 7 thành phố Thánh thiện (holy) của Ấn giáo. Nơi này là một trong những trung tâm nghệ thuật Phật giáo trong thời kỳ đầu.

122/122

Page 19: BÀI 1: TỔNG QUAN VỀ DỊ BỘ ... - triethocphatgiao.comtriethocphatgiao.com/files/HK7/DBTLL/DiBoTongTuanLuan_TaiLieuTham…  · Web viewlà tuyển tập những bài giảng

- Thời gian hưng khởi và phát triển nhất : Từ thế kỷ thứ 2 sau PNB đến khoảng thế kỷ thứ 7 TL (Dựa theo Đại Đường Tây Vức ký của Ngài Huyền Trang và Phật Quốc ký của Ngài Pháp Hiển). - Thời gian tồn tại: Sau Đức Phật nhập NB 100 năm, kéo dài đến thế kỷ thứ IX TL.- Nhất Thuyết Bộ 一 說 部 (Ekavyāvahārikaḥ): Dựa theo DBTLL do HT. Trí Quang dịch và khảo cứu (tr. 65) và Lịch sử Phật giáo Ấn Độ của HT. Thánh Nghiêm (tr. 183), tên của bộ này y vào tông nghĩa mà thành lập, cho rằng các pháp (Eka = nhất) thế gian và xuất thế gian đều là giả danh, không thực thể (thuyết). Thập Bát Bộ Luận gọi bộ này là “Chấp Nhất Ngữ Ngôn Bộ” 執 一 語 言 部 bởi vì nó cùng với Đại Chúng Bộ có cùng quan điểm về cái « một » (Eka = nhất) .(所 執 與 僧 祇 同 故 言 一 也) Theo CBPPGTT, tr. 147, cho rằng quan điểm 13 -14 là quan điểm để khẳng định tông chỉ của bộ phái này. Quan điểm 13. 一 剎 那 心 了 一 切 法 。

[Chư Phật] trong một sát na tâm (ekasanikacitta) liễu tri tất cả các pháp (sarvadharma). BCDL: 如 來 一 心 能 通 一 切 境 界 。

Quan điểm 14. 一 剎 那 心 相 應 般 若 知 一 切 法 。

[Chư Phật] trong một sát na tâm tương ưng với bát-nhã (prajñā), biết được tất cả các pháp. BCDL: 如 來 一 剎 那 相 應 般 若 。 能 解 一 切 法。

- Theo Tāranātha6, Nhất Thuyết Bộ mất dần vị trí từ thế kỷ thứ 4 - 9 TL. - Thuyết Xuất Thế Bộ 說 出 世 部 (Lokottaravāda): Thập Bát Bộ Luận gọi bộ này là Xuất Thế Gian Ngữ Ngôn Bộ 出 世 間 語 言 部. Sở dĩ [bộ này] gọi như vậy là vì [bộ này] ca ngợi Đức Phật như là bậc xuất thế (稱 讚 辭 也). - Luận thư hiện còn: Mahāvastu (Đại sự) – một tập hợp truyện tiền thân của đức Phật (Jataka) viết bằng tiếng Sanskrit biến thể (Hybrid - Sanskrit). - Những luận điểm trong DBTLL xác nhận đức Phật là một bậc siêu thế như luận điểm 1 đến 23, rất gần với quan điểm của một số kinh trong Phật giáo Đại thừa. Rõ ràng, tư tưởng của bộ phái này có thể được xem là nền tảng để Phật giáo Đại thừa hưng khởi, phát triển sau này.

6 Tāranātha (1575–1634) sinh ở xứ Drong, Tây Tạng. Ngài được cho là sinh vào ngày ra đời của Padmasambhava (Liên Hoa Sanh). Ngài là một sử gia lớn và nhà văn lỗi lạc của Tây Tạng. Tên gốc của ngài là Kun-dga'-snying-po, tương đương với tiếng Sanskrit là Anandagarbha (Khánh Hỷ Tạng). Tác phẩm nổi tiếng của ngài được mọi người biết đến đã dịch sang tiếng Anh là History of Buddhism in India (Lịch sử Phật giáo Ấn Độ). Sau này ngài qua Mông Cổ, thành lập một số tu viện và tịch ở đó.

122/122

Page 20: BÀI 1: TỔNG QUAN VỀ DỊ BỘ ... - triethocphatgiao.comtriethocphatgiao.com/files/HK7/DBTLL/DiBoTongTuanLuan_TaiLieuTham…  · Web viewlà tuyển tập những bài giảng

- Ngài Huyền Trang cho chúng ta biết trú xứ của phái này nằm ở vùng Bamiyan ở Afganistan (nơi có những pho tượng Phật khổng lồ bị nhóm khủng bố Taliban dùng đại bác bắn nát vào năm 2001). Xem Đại Đường Tây Vức Ký. - Kê Dận Bộ 雞 胤 部 (Gokulika, thuộc loại bò; Kaukkutika, quan hệ với loại gà (Kê Túc Sơn); Kukkutika, liên hệ đến tro): Ngài Buddhaghosa cho rằng đó là tên riêng của một Bà-la-môn. Theo Thập Bát Bộ Luận, bộ này còn gọi là Cao câu lợi bộ (高 拘 梨 部). Sở dĩ nó có tên như vậy là vì dựa vào tên của vị sáng lập tông này (是 出 律 主 姓 也). Bộ Chấp Dị Luận cho rằng bộ này có tên là  "Khôi Sơn Trụ Bộ"  (灰 山 住 部). Ngài Chân Đế trong Bộ Chấp Dị Luận và Dị Bộ Tông Luân Luận Thuật Ký của ngài Khuy Cơ nói rằng bộ phái này đặt nặng Luận tạng hơn là Luật tạng và Kinh tạng, vì Luận trình bày thắng nghĩa của Phật, còn Kinh và Luật chỉ là phương tiện (upàya). Như vậy, bộ phái này có tư tưởng giống như những người theo khuynh hướng luận thư của Phật giáo Myanmar. Bộ phái này biến mất vào khoảng thế kỷ thứ IV đến thế kỷ thứ IX TL và có lẽ sát nhập vào Đại thừa.

2. Quan điểm về Đức Phật (1-15) 1. 諸 佛 世 尊 皆 是 出 世 。

Chư Phật Thế Tôn đều là những bậc siêu xuất thế gian. Buddhas are all supramundane (lokottara)

TBBL: 佛 世 尊 一 切 出 世 間。BCDL: 一 切 佛 世 尊 出 世 。

2. 一 切 如 來 無 有 漏 法 。

Tất cả các đức Như Lai không còn pháp hữu lậu.There are no sàsrava-dharmas in all the Tathàgatas.

TBBL: 無 有 如 來 是 世 間 法。BCDL: 無 有 如 來 一 法 而 是 有 漏 。

3. 諸 如 來 語 皆 轉 法 輪 。

Lời nói của chư Như Lai đều là chuyển pháp luân.All the speeches of the Tathàgatas are preaching the righteous law.

TBBL: 如 來 一 切 說。 皆 是 轉 法 輪。 BCDL: 如 來 所 出 語 皆 為 轉 法 輪 。

122/122

Page 21: BÀI 1: TỔNG QUAN VỀ DỊ BỘ ... - triethocphatgiao.comtriethocphatgiao.com/files/HK7/DBTLL/DiBoTongTuanLuan_TaiLieuTham…  · Web viewlà tuyển tập những bài giảng

Trên thật tế, lời nói của chư Như Lai có khi chuyển pháp luân, có khi thì không. Những thường ngữ của chư Như Lai trong đời sống hàng ngày như khi trao đổi hay hỏi thăm các vị đệ tử, ví dụ, “Sao ngoài kia lại ồn vậy?” , “Ta bị đau lưng, ông hãy vì đại chúng thuyết giảng pháp hữu học”, “hãy nhân danh ta, mời ông/ Tỳ-kheo... lên gặp..” v.v... không nhất thiết là “chuyển pháp luân”.

4. 佛 以 一 音 說 一 切 法 。

Đức Phật dùng một âm thanh nói tất cả pháp. The Buddha expounds all doctrines with a single utterance.

TBBL: 盡 說 一 切 事 一 切 相 一 切 義。 BCDL: 如 來 一 音 能 說 一 切 法 。

* Đại Trí Độ Luận (HT. Thích Quảng Độ dịch), Phật Quang Đại Từ Điển, NXB. Hà Nội, Hội VHGD Linh Sơn, Đài Bắc, 2000) quyển 4, Phạm âm vi diệu của Phật có 5 đặc tính sau:

(1)Thứ nhất là rền vang như sấm, nghĩa là âm thanh của Phật phát ra vang dội rất xa.(2)Thứ hai là trong suốt vang xa, người nghe đều vui mừng.(3)Thứ ba là khiến người nghe sanh tâm kính ái.(4)Thứ tư là rõ ràng dễ hiểu.(5)Thứ năm là người muốn nghe mãi, không cảm thấy chán.* Tướng giọng nói của đức Thế Tôn có 8 đặc tính như sau: 1) Rõ ràng, 2) Dễ nghe, 3) Êm ái, 4) Khả ái, 5) Tròn, 6) Gọn vừa, 7) Sâu lắng, 8) Vang dội.

5. 世 尊 所 說 無 不 如 義 。

Không có lời nói nào của Thế Tôn đều không thật nghĩa.There is nothing, what is not in conformity with the truth, in which has been preached by the World- Honourned One.

TBBL: không có. BCDL: 如 來 語 無 不 如 義

Điều này ngược lại một số lời trong kinh điển Đại thừa cho rằng, lời nói của Phật có khi liễu nghĩa (Đại thừa) và có khi không liễu nghĩa (A-hàm/ kinh điển Tiểu thừa). Liễu nghĩa là nghĩa rốt ráo, chúng ta có thể hiểu là tương đương với danh từ “chân đế” (paramartha-satya/ paramattha sacca), và bất liễu nghĩa tương đương với danh từ “tục đế”  (samvrti-satya / sammutti Sacca) trong văn hệ Sanskrit và Pali.

6. 如 來 色 身 實 無 邊 際 。122/122

Page 22: BÀI 1: TỔNG QUAN VỀ DỊ BỘ ... - triethocphatgiao.comtriethocphatgiao.com/files/HK7/DBTLL/DiBoTongTuanLuan_TaiLieuTham…  · Web viewlà tuyển tập những bài giảng

Sắc thân của Như Lai không có giới hạn.The Rùpakàya of the Tathàgatas is indeed limitless.

TBBL: 說 如 來 色 無 邊。BCDL: 如 來 色 身 無 邊 。

Thật ra, sắc thân thì phải có giới hạn. Vì sắc thân là pháp hữu vi, dầu là nơi tụ hội của vô lượng phước báu với 32 tướng tốt, 80 vẻ đẹp (báo thân) nhưng vẫn nằm trong vòng sanh diệt, nên vẫn bị chi phối bởi bệnh, lão, tử. Kinh điển Nikaya thể hiện rõ điều này. Ngài vẫn bị đau lưng, đau kiết lị, vẫn bị đá của Devadatta xô làm trầy xước. Cách lý giải của THB trong Chú giải Dị Bộ Tông Luân Luận (tr. 37) không sát với nội dung quan điểm trong DBTLL. Rằng: “Chư Phật và Bồ-tát vì sự nghiệp độ sanh, cho nên thân tướng của Ngài được thị hiện nhiều thân tướng khác nhau”. Cách lý giải trên có vấn đề, vì Sắc thân (rùpakàya) là thân hình tướng con người và ứng hóa thân (nirmāṇakāya) là thân ứng hóa thị hiện của chư Phật.

7. 如 來 威 力 亦 無 邊 際 。

Oai lực của Như Lai cũng không có giới hạn. The divine power of the Tathàgatas is also limitless.

TBBL: 光 明 無 量 BCDL: 如 來 威 德 勢 力 無 減 。

Câu chuyện đức Phật và dạ-xoa Avalaka trong Kinh Avalaka (Si, 218) thuộc Tương ưng X.12. Kinh này mô tả oai lực của Như Lai vô cùng tận, dù cho các hội chúng Sa-môn, Bà-la-môn, Phạm thiên, Ma vương... cũng không thể nào so bì với đức Phật, dù cho họ có muốn hãm hại đức Phật cũng không thể.

8. 諸 佛 壽 量 亦 無 邊 際 。

Thọ lượng của Như Lai cũng không có giới hạn.The longevity of the Buddhas is also limitless.

TBBL: 壽 命 無 量。 BCDL: 如 來 壽 量 無 邊 。

Kinh Đại Bát-niết-bàn (16) thuộc Trường Bộ Kinh, đoạn đức Phật nói về tứ thần túc và thọ mạng vô lượng. “Này Ananda, những ai đã tu bốn thần túc7, tu tập nhiều lần, thật lão luyện, thật chắc chắn, thật bền vững, điêu luyện, thiện xảo, thời nếu muốn người ấy có thể sống đến một kiếp hay phần kiếp con lại. Này Ananda, nay Như Lai đã tu bốn thần túc [dục, tinh tấn, định và tuệ], tu tập nhiều lần, thật lão luyện, thật chắc chắn, thật bền vững,

7 Bốn thần túc này còn được gọi là “Tứ như ý túc”. 122/122

Page 23: BÀI 1: TỔNG QUAN VỀ DỊ BỘ ... - triethocphatgiao.comtriethocphatgiao.com/files/HK7/DBTLL/DiBoTongTuanLuan_TaiLieuTham…  · Web viewlà tuyển tập những bài giảng

điêu luyện, thiện xảo. Này Ananda, nếu muốn Như Lai có thể sống đến một kiếp hay phần kiếp con lại”.  Kinh Tứ thập nhị chương, đức Phật nói: “Vị chứng quả A-la-hán có thể phi hành, biến hóa, kéo dài mạng sống ở đời, động cả đất trời”. (A-la-hán giả, năng phi hành biến hóa, khoáng kiếp thọ mạng, trụ động thiên địa).

9. 佛 化 有 情 令 生 淨 信 無 厭 足 心 。

Phật hóa độ các loài hữu tình khiến sanh lòng tịnh tín, [đức Phật] không có tâm chán ngán hoặc cảm thấy đủ.The Buddha is never tired of enlightening sentient beings and awakening pure faith in them. (bản tiếng Anh không có cụm từ “cảm thấy đủ”). HT.TQ: Đức Như Lai không có tâm lý thấy chán, thấy đủ trong sự giáo hóa chúng sanh cho họ có đức tin trong sáng. TT.HB: Phật vì mục đích giáo hóa loài hữu tình khiến cho họ khởi lòng tin trong sạch (tịnh tín), và không sanh tâm nhàm chán (đối với Phật pháp).

TBBL: 念 信 樂 生 無 有 厭 足。BCDL: 如 來 教 化 眾 生 。 令 生 樂 信 無 厭 足 心 。

Như vậy, căn cứ trên 3 bản dịch, người viết cho rằng, bản dịch của HT. Trí Quang và bản dịch của HT. Nhất Hạnh khả tín hơn.

10. 佛 無 睡 夢 。

Đức Phật không có ngủ và nằm mộng. The Buddha doesn’t sleep or dream.

TBBL: 佛 不 睡 眠。BCDL: 如 來 常 無 睡 眠 。

THB: Trong khi ngủ Phật không có mộng mị (svapna). Đối chiếu bản dịch của HT. Trí Quang và bản tiếng Anh, chúng ta nên chọn nghĩa

là “Phật không có ngủ và nằm mộng” hơn là “Phật không có nằm mộng trong khi ngủ”.

Trong truyền thống Phật giáo Nguyên thủy, khi nói đến thời khóa biểu của đức Phật, cho chúng ta thông tin rằng, ban ngày đức Phật không có ngủ, ban đêm vào giờ khuya còn trả lời vấn đáp chư Thiên, và sau đó nằm xuống an tĩnh chánh niệm hướng về lúc thức dậy, không thấy mô tả đức Phật ngủ.

Trong kinh Vacchagotta Tam minh (71) thuộc Trung Bộ Kinh, có đề cập đến Đức Phật có ngủ.

122/122

Page 24: BÀI 1: TỔNG QUAN VỀ DỊ BỘ ... - triethocphatgiao.comtriethocphatgiao.com/files/HK7/DBTLL/DiBoTongTuanLuan_TaiLieuTham…  · Web viewlà tuyển tập những bài giảng

11. 如 來 答 問 不 待 思 惟 。

Như Lai vấn đáp không cần phải đợi suy nghĩ. The Tathagata answers questions without thingking.

TBBL: 無 問 思 答。BCDL: 如 來 答 問 無 思 惟 。

THB: Khi Như Lai vấn đáp không cần phải tư duy. (không cần chữ “khi” ở đây). => Điều này hợp với Nam truyền và Bắc truyền Phật giáo, vì đức Phật có Tứ vô ngại biện và Tứ vô sở úy.

12. 佛 一 切 時 不 說 名 等 。常 在 定 故 。 然 諸 有 情 。謂 說 名 等 歡 喜 踊 躍 。

Đức Phật không bao giờ nói về danh [cú, văn] v.v… vì Ngài luôn ở trong định, tuy nhiên các loài hữu tình cho rằng Ngài có nói danh [cú, văn] v.v… liền sanh tâm vui vẻ phấn khởi. At no time does the Buddha preach with words and so on because he is always in Samàdhi. But the people rejoice, considering the Buddha preaches words, nouns and so on.

TBBL: 無 所 言 說。常 一 其 心。 群 生 無 種 種 無 數。 皆 從 如 來 聞 說 解。

BCDL: 如 來 心 恒 在 觀 寂 靜 不 動 。如 來 所 出 語 。皆 令 眾 生 生 愛 樂 心 。

THB: Tất cả thời gian Phật không nói danh (nàma)... thường ở trong định, nhưng các loài hữu tình lại ưa thích nói về danh tướng. => Bản dịch của THB chưa rõ nghĩa và đầy đủ như bản tiếng Hoa.

13. 一 剎 那 心 了 一 切 法 。

[Chư Phật] trong một sát na tâm (ekasanikacitta) liễu tri tất cả các pháp (sarvadharma).The Blessed One is able to understand all things within a moment of conciousness. TBBL: Không có. BCDL: 如 來 一 心 能 通 一 切 境 界 。

14. 一 剎 那 心 相 應 般 若 知 一 切 法 。122/122

Page 25: BÀI 1: TỔNG QUAN VỀ DỊ BỘ ... - triethocphatgiao.comtriethocphatgiao.com/files/HK7/DBTLL/DiBoTongTuanLuan_TaiLieuTham…  · Web viewlà tuyển tập những bài giảng

[Chư Phật] trong một sát na tâm tương ưng với bát nhã (prajñā) biết được tất cả các pháp.Within a moment of conciousness, the Blessed One is able to adapt to the insight of Prajna and is able to understand all things.

TBBL: 如 來 一 心 知 一 切 法。BCDL: 如 來 一 剎 那 相 應 般 若 。能 解 一 切 法。

15. 諸 佛 世 尊 盡 智 無 生 智 恒 常 隨 轉 。 乃 至 般 涅 槃。

Lậu tận trí (Ksayajñāṇa) và Vô sanh trí (Anupadayañāṇa) của Phật Thế Tôn thường luôn hiện hữu (tùy chuyển) cho đến lúc nhập Đại bát-niết-bàn. The Ksayajñāṇa, the knowledge of extinction and the anupadayañāṇa, the knowlege of non-rebirth are always present in the Buddhas and they continue to be so till the Parinirvàna.

TBBL: 一 念 相 應 慧 覺 一 切 法。 如 來 一 切 時。 盡 智 無 生 智 常 現 在 前。 乃 至 涅 槃。

BCDL: 如 來 盡 智 無 生 智 。 恒 平 等 隨 心 而 行 。 乃 至 無 餘 涅 槃。

Theo HT. Nhất Hạnh, các bậc A-la-hán có Lậu tận trí (Ksayajñāṇa), chỉ có Phật mới có Vô sanh trí (Anutpadayañāṇa). Lậu tận trí (Ksayajñāṇa): Là trí tuệ phát sanh sau khi đoạn tận tất cả phiền não. Vô sanh trí (Anutpadayañāṇa): Theo THB là trí thứ 10 trong 10 trí, tức là Tri vĩnh đoạn tập khí trí lực (zh. 知永斷習氣智力, sa. āsravakṣayajñāna, pi. āsavakkhaya-ñāṇa): Biết các lậu hoặc (sa. āsrava) sẽ chấm dứt như thế nào. Tuy vậy, vẫn cần phải nghiên cứu kỹ lại hơn về vấn đề này.

Nhận xét: Quan điểm về sắc thân, oai lực, âm thanh, thọ lượng, định lực, trí tuệ của Phật là những vấn đề tế nhị, siêu việt, ít khi được bàn tới giữa các Thánh đệ tử của đức Phật khi Ngài còn tại thế. Sau khi Ngài nhập Niết-bàn, một số người đã đem những vấn đề này ra thảo luận và thể hiện quan điểm của mình, dẫn đến tình trạng phân phái. Muốn học bài này tốt, chúng ta nên đối chiếu với Thập lực và Tứ vô sở úy của Đức Phật trong Đại Kinh Sư Tử Hống (số 12) thuộc Trung Bộ Kinh hoặc tham khảo Thập bát bất cộng pháp trong truyền thống Phật giáo Đại thừa.

Câu hỏi ôn tập: 1. Tăng Ni sinh hãy trình bày các pháp bất cộng của Đức Phật trong truyền thống Phật giáo Nguyên Thủy và 18 pháp bất cộng của Phật giáo Hữu Bộ và Đại Thừa để làm sáng tỏ oai đức, trí tuệ, thọ mạng của Đức Phật theo truyền thống Đại Chúng Bộ.

122/122

Page 26: BÀI 1: TỔNG QUAN VỀ DỊ BỘ ... - triethocphatgiao.comtriethocphatgiao.com/files/HK7/DBTLL/DiBoTongTuanLuan_TaiLieuTham…  · Web viewlà tuyển tập những bài giảng

2. Hãy tìm hiểu trí tuệ của Đức Phật qua Tứ Vô Ngại Giải trong truyền thống Phật giáo Nguyên Thủy để so sánh với quan niệm của Đại Chúng Bộ về trí tuệ của Đức Phật.

BÀI 4 : QUAN ĐIỂM VỀ BỒ TÁT THEO ĐẠI CHÚNG BỘ VÀ 3 BỘ PHÁI TRỰC HỆ

(Tiết 11 - 12)

Có 5 quan điểm (16 – 20):

16. 一 切 菩 薩 入 母 胎 中。皆 不 執 受 羯 刺 藍 頞 部 曇 閉 尸 鍵 南 為 自 體。

(HT. Nhất Hạnh phiên âm: Nhất thiết Bồ-tát nhập mẫu thai trung, giai bất chấp thọ yết-thích-lam, át-bộ-đàm, bế hộ [bế thi], kiện nam vi tự thể).

Tất cả các vị Bồ-tát khi nhập thai đều không chấp thọ các trạng thái: Yết-lạt-lam, Át-bộ-đàm, Bế-thi và Kiện-nam của thai nhi làm tự thể. Theo Câu-xá:

Yết /Kiết-thích-lam: 羯 刺 藍 (kalala): như chút váng sữa trong tuần thứ nhất.

Án/ Át-bộ-đàm: 頞 部 曇 (Arbuda): như cục máu trong tuần thứ hai.

Bế-thi: 閉 尸 (pesi): thịt mềm trong tuần thứ 3.

Kiện-nam: 鍵 南 (Ghana): thịt cứng trong tuần thứ 4.

Đây là 4 trong 5 năm giai đoạn (Thai nội ngũ vị, còn gọi là Kiết thai ngũ vị) của một thai nhi. Phật giáo chia thời gian 266 ngày (38 tuần) của một thai nhi từ khi thụ thai cho đến lúc sinh ra làm 5 giai đoạn: 1) Yết-thích-lam (S: Kalala), còn gọi là Ca-la-la, Yết-la-lam; Hán dịch: ngưng hoạt, tạp uế, là thời gian tuần đầu tiên sau khi thụ thai. 2) Át-bộ-đàm (S: Arbuda), còn gọi là A-bộ-đàm; Hán dịch: Pháp, là thời gian tuần thứ hai. 3) Bế-thi (S: Pesi), còn gọi là Tế-thi, Tì-thi; Hán dịch: ngưng kiết, nhục đoạn, là thời gian tuần thứ ba. 4) Kiện-nam (S: Ghana), còn gọi là Kiện-nam, Yết-nam; Hán dịch: ngưng hậu, ngạnh nhục, là thời gian tuần thứ tư. 5) Bát-la-xa-khư (S: Prasakha), Hán dịch: chi tiết, chi chi, là giai đoạn từ tuần thứ 5 cho đến tuần thứ 38, tức đến ngày sinh (trong giai đoạn này tay chân bắt đầu hình thành và hài nhi có đầy đủ hình hài của một con người).

None of the Bodhisatvas, when they enter their mother’s womb, form their own body by passing through the four embryonic stages, kalalam, arbudam, pesi and ghana, which the other people have to pass through.

122/122

Page 27: BÀI 1: TỔNG QUAN VỀ DỊ BỘ ... - triethocphatgiao.comtriethocphatgiao.com/files/HK7/DBTLL/DiBoTongTuanLuan_TaiLieuTham…  · Web viewlà tuyển tập những bài giảng

HT. Nhất Hạnh dịch thoát: Chư Bồ-tát khi đi vào thai mẹ thì không ai chấp thọ làm tự thể cái tinh huyết hòa hợp, cái tinh huyết hóa hợp mà mới đọng lại thì như mụn nhọt, đã đọng thì cứng hơn và đọng cứng rồi thì cứng dần hơn nữa. TBBL: 菩 薩 不 愛 母 胎。 白 象 形 降 神 母 胎。

BCDL: 一 切 菩 薩 入 胎 中 。 無 有 柯 羅 邏 。 頞 浮 陀 。 卑 尸 。 伽 訶 那 捨 佉 。 波 羅 捨 伽 。 雞 捨 盧 摩 那 佉 等 。

* Quan điểm này chúng ta chỉ tìm thấy tương ứng trong Câu-xá. Trong kinh điển Theravada, chúng ta chưa tìm được tư liệu về vấn đề này.

17. 一 切 菩 薩 入 母 胎 時。作 白 象 形。

Tất cả Bồ-tát [kiếp chót] khi vào thai mẹ đều hiện hình voi trắng.

All the Bodhisattvas assume the form of a while elephant when they enter their mother’s womb.

TBBL: 一 切 菩薩 從 右 脅 生。

BCDL: 菩 薩 欲 入 胎 時 。 皆 作 白 象 相 貌 。

* Kinh Hy hữu vị tằng hữu pháp (123) trong Trung Bộ Kinh không có đề cập Bồ-tát khi nhập mẫu thai phải bằng voi trắng, nhưng hầu hết tất cả tranh vẽ PG hiện nay (kể cả PGTTB) đều có vẽ Bồ-tát nhập mẫu thai bằng hình voi trắng.

* Như vậy, khái niệm “Bồ-tát” này lúc đầu cũng giống như Theravada, chỉ cho thân của đức Phật, trước khi thành đạo.

18. 一 切 菩 薩 出 母 胎 時。皆 從 右 脅。

Tất cả Bồ-tát xuất thai đều bằng hông bên phải.All the Bodhisattvas are born from the right side when they come out of their mother’s womb. TBBL: Không có. BCDL: 菩 薩 出 胎 。 皆 從 母 右 脅 而 生 。

* Kinh Hy hữu vị tằng hữu pháp thuộc Trung Bộ Kinh, chỉ nói mẹ Bồ-tát đứng khi sanh. 19. 一 切 菩 薩 不 起 欲 想 恚 想 害 想。

Tất cả Bồ-tát đều không khởi tư tưởng tham dục, tư tưởng sân hận, tư tưởng ác hại. None of the Boddhisattvas entertain thoughts of greed, anger and harming others. TBBL: 菩 薩 無 有 愛 想 恚 害 想。

BCDL: 一 切 菩 薩 無 貪 欲 想 。 無 瞋 恚 想 。 無 逼 惱 他 想 。122/122

Page 28: BÀI 1: TỔNG QUAN VỀ DỊ BỘ ... - triethocphatgiao.comtriethocphatgiao.com/files/HK7/DBTLL/DiBoTongTuanLuan_TaiLieuTham…  · Web viewlà tuyển tập những bài giảng

20. 菩 薩 為 欲 饒 益 有 情。願 生 惡 趣 隨 意 能 往。

Bồ-tát vì muốn lợi ích hữu tình, nguyện sanh vào ác thú, liền như ý thọ sanh.

For the benefit of sentient beings, the Bodhisattvas are born into states at will and they can be born as they like.

TBBL: 為 眾 生 故 願 生 惡 趣。 成 就 一 切 煩 惱 眾 生。

BCDL: 若 菩 薩 有 願 欲 生 惡 道 。以 願 力 故 即 得 往 生 。菩 薩 為 教 化 成 就 眾 生 故 入 惡 道 。 不 為 煩 惱 業 繫 縛 故 受 此 生 。

* Như vậy, khái niệm “nguyện lực Bồ-tát” đã xuất hiện trong Đại Chúng Bộ và trong truyền thống Đại thừa sau này. Điều này cũng giải quyết được các vị A-la-hán mặc dù hết bị nghiệp ái chi phối, nên việc tái sanh không được tiếp diễn nữa, nhưng vì bi nguyện nên có thể tái sanh vào các cảnh giới. Tuy nhiên, việc nhập thai vào trong bụng của người mẹ, vẫn có chướng của nó: “Bồ-tát nhập thai còn cách ấm/ Thanh Văn còn muội lúc ra thai”.

* Một số câu chuyện tiêu biểu: Hàn Sơn, Thập Đắc, Bố Đại, Tế Điên Tăng đều là hóa thân của các vị Bồ-tát: Văn Thù, Phổ Hiền, Di Lặc, A-la-hán Giáng Long.

Những điểm lưu ý:

- Năm quan điểm trên là quan điểm căn bản đối với một vị Bồ-tát tối hậu thân của Phật giáo Đại Chúng Bộ.

- Kinh Hy Hữu Vị Tằng Hữu Pháp (123) trong Trung Bộ Kinh trình bày 19 điều (không tính 2 điều liên hệ đến đức Thế Tôn) hy hữu của đức Bồ-tát vào kiếp chót khi tái sanh lên cõi trời Đâu-suất và những điều kỳ diệu trong quá trình trụ thai và thai sanh.

- Kinh Đại Bổn số 1 thuộc Trường A Hàm và Kinh Đại Bổn (Mahàpadàna sutta, 14) thuộc Trường Bộ Kinh, trình bày về gia thế, .... của 7 đức Phật quá khứ và hiện tại, nhưng không đề cập đến các vấn đề nhập thai bằng hình tướng voi trắng sáu ngà, v.v...

- Theo quan điểm của Phật giáo Đại thừa, Bồ tát có 3 giai đoạn: giai đoạn bất định là A-tăng-kỳ kiếp 1, giai đoạn cố định là A-tăng-kỳ kiếp 2, giai đoạn thọ ký là A-tăng-kỳ kiếp 3. Hai giai đoạn sau mới tự tại sinh tử trong các ác đạo. Truyền thống Phật giáo Nam truyền cho rằng Bồ-tát (một vị tu tập từ khi phát tâm đến khi thành Phật) trải qua 4 A-tăng-kỳ kiếp và 100.000 kiếp trái đất. - Kinh Phương Quảng Đại Trang Nghiêm (Hán dịch: Đời Đường, Đại sư Địa-bà-ha-la, người xứ Trung Thiên Trúc; Việt dịch: Linh-Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh). Bản kinh trình bày cuộc đời đức Phật khá chi tiết.

122/122

Page 29: BÀI 1: TỔNG QUAN VỀ DỊ BỘ ... - triethocphatgiao.comtriethocphatgiao.com/files/HK7/DBTLL/DiBoTongTuanLuan_TaiLieuTham…  · Web viewlà tuyển tập những bài giảng

- Xem lại trong Mahā Buddhavamsa (Đại Phật sử, gồm 2 tập, của Sayadaw Mingun), một tác phẩm mô tả khá chi tiết về nguyên nhân đức Phật chọn lựa thời điểm, trái đất, cha mẹ để giáng phàm và những yếu tố liên hệ đến đức Phật. - Phật sở hạnh tán (Buddhacarita) của Mã Minh Bồ-tát, viết về cuộc đời đức Phật. Câu hỏi ôn tập:

1. So sánh quan điểm Bồ-tát nhập thai của Đại Chúng Bộ (Mahasamghika) và của Thượng Tọa Bộ (Theravàda). Tìm một số câu chuyện để minh họa.

BÀI 5: LỘ TRÌNH TU CHỨNG & QUẢ VỊ THANH VĂN

CỦA ĐẠI CHÚNG BỘ VÀ BA BỘ PHÁI TRỰC HỆ

(TIẾT 13 - 16)

Có 18 quan điểm (21- 39):

21. 以 一 剎 那 現 觀 邊 智。遍 知 四 諦 諸 相 差 別。Dùng Hiện quán biên trí trong một sát-na biết khắp các tướng sai biệt của Tứ Đế.

NH: Cái trí ngoại biên hiện quán trong một sát na có thể biến tri mọi sự sai biệt của Bốn Thánh Đế.

Through the possession of the “After knowledge” which follows the comprehension of the truth for one moment, one perceives in their full significance of the Four Truths with their specific differences.

現 觀 邊 智 (S: Abhi-samayàntika-ñāṇa). Chữ “Biên” có nghĩa là bên cạnh. Trong trường hợp này, nó có nghĩa là “sau”.

*** Hiện quán biên trí (con gọi là ngoại biên hiện quán trí) khác với hiện quán chân trí: cái trí chân thật hiện quán; cái trí ngoại biên hiện quán có sau kiến đạo, một thoáng mà biết sự sai biệt của Tứ Đế, không như kiến đạo chỉ biết tổng quát về Tứ Đế.

Ai dùng “nhất sát-na hiện quán biên trí”? Theo CXL:

Hiện quán biên trí là loại trí sinh khởi ngay sau khi Kiến đạo mà chỉ trong một sát na có thể thấy rõ các tướng sai biệt của Tứ Đế (Ngay khi kiến đạo cũng có thể trong một sát na khởi lên Hiện quán trí và biết về Tứ Đế, nhưng chỉ là tổng tướng, vì chỉ mới đoạn hoặc mà chưa có chánh phân biệt). Đại Tỳ-bà-sa luận cho “Hiện quán biên trí” là loại trí sinh khởi sau ba loại Khổ, Tập, Diệt trong 16 trí. Có thể xem trí này là Hậu đắc trí.

122/122

Page 30: BÀI 1: TỔNG QUAN VỀ DỊ BỘ ... - triethocphatgiao.comtriethocphatgiao.com/files/HK7/DBTLL/DiBoTongTuanLuan_TaiLieuTham…  · Web viewlà tuyển tập những bài giảng

TBBL: 一 切 聞 知 觀 生 聖 諦 。

BCDL: 一 心 正 對 觀 四 聖 諦 。一 智 通 四 聖 諦 。及 四 聖 諦 相。

Theo Câu Xá, các hành tướng của Tứ Đế như: Khổ Đế: Vô thường, khổ, không, vô ngã. Tập Đế: Nhân, tập, sanh, duyên. Diệt Đế: Diệt, tịnh, diệu, ly. Đạo Đế: Đạo, như, hành, xuất. (Xem ĐCLCX, tr. 225-6).

Theo Theravāda, Đức Phật thuyết Tứ Đế với 3 lần khai thị khác nhau: Khuyến chuyển, thị chuyển và chứng chuyển. Thuật ngữ gọi là “tam chuyển Tứ Đế thập nhị hành.” Gồm có: Thị chuyển: Này các Tỳ-kheo, đây là khổ, đây là nguyên nhân của khổ, đây là trạng thái sau khi hết khổ và đây là con đường đưa đến sự chấm dứt khổ. Khuyến chuyển: Này các Tỳ-kheo, đây là khổ các ông cần phải biết, đây là nguyên nhân của khổ các ông cần phải đoạn trừ, đây là trạng thái vắng mặt của khổ các ông cần phải chứng, và đây là con đường đưa đến sự chấm dứt khổ các ông cần phải tu tập. Chứng chuyển: đây là khổ ta đã biết, đây là nguyên nhân của khổ ta đã đoạn, đây là sự vắng mặt của khổ ta đã chứng và đây là con đường đưa đến sự chứng đắc ta đã tu.

Trong Những con đường đưa về núi Thứu (tr. 75), qua cách giải thích của HT. Nhất Hạnh, Hiện quán biên trí này là trí của Phật. Nhưng người viết nghĩ rằng, nếu là trí của Phật thì người biên tập nên để trong nhóm quan điểm đầu tiên, vì liên quan đến Phật trí, Phật thân,...

(22) 眼 等 五 識 身 有 染 有 離 染 。

Nhãn thức và 5 thức của thân có nhiễm ô và cũng không nhiễm ô. The five consciousnesses, the eye and so forth conduce both to passion and to freedom from passion. TBBL: Không có. BCDL: 五 識 中 有 染 淨 色 。

Quan điểm này đúng, vì khi mê thì 5 thức bị ô nhiễm, khi hết mê thì 5 thức thanh tịnh.

Qua đây cũng cho chúng ta thấy, Đại Chúng Bộ lúc bấy giờ chủ trương cũng 6 thức, chưa 8 thức như Duy thức Pháp tướng tông.

(23) 色 無 色 界 具 六 識 身。Sắc giới và Vô sắc giới đều có đủ cả 6 thức.

[Chúng sanh] ở cõi sắc và vô sắc, thân đều có đủ 6 thức.

The world of form and the formless world, both possses a complete set of six conciousness.

TBBL: 說 有 欲 有 離 欲 色 無 色 界。具 六 識 身。

122/122

Page 31: BÀI 1: TỔNG QUAN VỀ DỊ BỘ ... - triethocphatgiao.comtriethocphatgiao.com/files/HK7/DBTLL/DiBoTongTuanLuan_TaiLieuTham…  · Web viewlà tuyển tập những bài giảng

BCDL: 無 色 界 亦 有 六 識 聚 。31 cảnh giới trong PG Theravada như sau:

Dục giới: 01. địa ngục, 02. ngạ quỷ, 03. súc sanh, 04. a-tu-la, 05. nhân, 06. Tứ Thiên Vương, 07. Đao-lợi, 08. Dạ-ma, 09. Đâu-suất, 10. Hóa Lạc, 11. Tha Hóa Tự Tại.

Sắc giới: 12. Phạm Chúng, 13. Phạm Phụ, 14. Đại Phạm (Sơ thiền); 15. Thiểu Quang, 16. Vô Lượng Quang, 16. Quang Âm (Nhị thiền); 18. Thiểu Tịnh, 19. Vô Lượng Tịnh, 20. Biến Tịnh (Tam thiền); 21. Quảng Quả, 22. Vô Tưởng và 23. Vô Phiền (Tứ thiền). Tại Vô Phiền Thiên lại chia thành 5 cảnh trời: 23. Vô Phiền, 24. Vô Nhiệt, 25. Thiện Kiến, 26. Thiện Hiện, 27. Sắc Cứu Cánh.

Vô sắc giới: 28. Không Vô Biên Xứ, 29. Thức Vô Sở Hữu Xứ, 30. Vô Sở Hữu Xứ, 31. Phi Tưởng Phi Phi Tưởng Xứ.

So sánh với cảnh giới của các cõi theo truyền thống Theravada, chư thiên ở cõi Vô tưởng thiên (trong tầng thiền thứ 4, thứ 22 từ thấp lên cao), chỉ có thân thể mà không có tâm tưởng. Như vậy trong cảnh giới này, ý thức không có mặt.

Bốn cõi vô sắc (28-31) hoàn toàn không có thân, chỉ có tâm, nên không có năm thức (đầu).

(24) 五 種 色 根 肉 團 為 體 。眼 不 見 色 。耳 不 聞 聲 。鼻 不 嗅 (khứu) 香 。舌 不 嘗 (thường) 味 。身 不 覺 觸。Năm sắc căn (giác quan) lấy khối thịt làm thể (cơ sở), nên mắt không thấy sắc, tai không nghe tiếng, mũi không ngửi hơi, lưỡi không nếm vị, thân không biết xúc chạm.

The sense-organs of five kinds are nothing but lumps of flesh. The eyes do not see colours; the ears do not hear sounds; the nose does not smell odours; the tongue does not taste flavour; the body does not feel touch.

NH: Thể chất của năm loại sắc căn là những khối thịt nên không phải là mắt thấy sắc, tai nghe tiếng, muĩ ngửi hương, lưỡi nếm mùi, thân biết xúc.

TBBL: 眼 不 見 色。 乃 至 身 不 覺 觸。

BCDL: 五 根 即 是 肉 團 。眼 不 見 色 。乃 至 身 不 覺 觸 。* Căn chỉ là tăng thượng duyên cho thức biết cảnh.

Có hai loại căn: Phù trần căn và tịnh sắc căn. Phù trần căn là chỉ cho khối thịt. Tịnh sắc căn là chỉ cho hệ thống thần kinh.

(25) 在 等 引 位 有 發 語 言。亦 有 調 伏 心。亦 有 淨 作 意。

122/122

Page 32: BÀI 1: TỔNG QUAN VỀ DỊ BỘ ... - triethocphatgiao.comtriethocphatgiao.com/files/HK7/DBTLL/DiBoTongTuanLuan_TaiLieuTham…  · Web viewlà tuyển tập những bài giảng

Trong giai đoạn Đẳng dẫn vẫn phát ra lời nói, vẫn có cái tâm điều phục, vẫn có tác ý thanh tịnh.

NH: Trong giai đoạn đẳng dẫn, vẫn có sự phát ra ngôn ngữ, vẫn có cái tâm thuần hóa, vẫn có cái ý tản mạn.

Even in the state of samadhi (samahita), one can utter words, there is also a suddued mind and also a quarelsome mind.

TBBL: 禪 定 中 間 亦 有 言 說。 亦 調 伏 心。 亦 攝 受 思 惟。

BCDL: 若 心 在 定 。亦 得 有 語 折 伏 心 恒 有 。相 壞 心 恒 有 。是 故 凡 夫 有 上 下 。

HB: Khi ở trong địa vị Đẳng dẫn vừa phát ra lời nói (vacabheda), vừa điều phục tâm (vinayacitta), mới phát sinh tác ý thanh tịnh (manasikâra).

* Đẳng dẫn: Samāhita: phiên âm là Tam-ma-hê-đa, dịch là Đẳng dẫn = thiền chứng. Khi nhập định, tâm chuyên chú vào đề mục gọi là đẳng dẫn/ chú tâm.

* Khuy Cơ chú là “tránh tác ý” ( 諍 作 意) chứ không phải là “tịnh tác ý” (tác ý thanh tịnh) rồi giải thích: các cảnh (đối tượng) loạn động thật là phức tạp và khó điều phục nên gọi là Tránh (Theo bản dịch của HT. Trí Quang).

Quan điểm này cũng không sai. Nếu cận định thì vẫn phát ra ngôn ngữ. Đức Phật luôn ở trong cận định nói pháp.

(26) 所 作 已 辦 無 容 受 法 。Việc làm hoàn tất, không còn thọ nhận pháp khác.

One, who has accomplished what ought to be done, does not take anything to himself.

NH: Việc làm đã được hoàn tất thì không con sự chấp thủ.

HB: Việc nên làm đã làm xong, không con bị quấy nhiễu bởi các pháp.

TBBL: 一 切 作 法 無 有 處 所。

BCDL: 已 成 就 法 無 處 所 。 Việc làm hoàn tất (sở tác dĩ biện) là tu học hoàn tất, chỉ cho một vị A-la-hán đối cảnh chỉ biết cảnh do duyên sinh, thực hiện với tâm duy tác, không còn chấp thủ gì cả.

(27) 諸 預 流 者。心 心 所 法 能 了 自 性。Đối với các vị Dự Lưu, tâm và tâm sở [của vị đó] có thể biết được tự tính [của nó].

122/122

Page 33: BÀI 1: TỔNG QUAN VỀ DỊ BỘ ... - triethocphatgiao.comtriethocphatgiao.com/files/HK7/DBTLL/DiBoTongTuanLuan_TaiLieuTham…  · Web viewlà tuyển tập những bài giảng

The stream enterers (srotàpannas) are capable of understanding the nature of their mind and their mental formations.

NH: Các vị đã chứng quả Dự Lưu có thể biết được đặc tính của tâm và tâm sở của mình. (đặc tính (characteristics) khác với bản chất (nature))

TBBL: 須 陀 洹 心 數 心 知 其 自 阿 羅 漢。

BCDL: 須 氀 多 阿 半 (方 晏 反) 那 。心 及 心 法 。知 有 自 性 。 Srotāpanna (S) = Sotapanna (P): Dự Lưu.

Thế nào là tâm? 心 : Citta (conciousness);

Thế nào là tâm sở? 心 所: cetasika (mental concomitant).

Tâm sở có bốn đặc tính (theo Theravada)

- Ekuppāda: đồng sanh, nghĩa là tâm sanh lên, tâm sở cũng sanh lên ngay tức khắc, không trước cũng không sau.

- Ekanirodha: đồng diệt, nghĩa là tâm diệt đi, tâm sở cũng diệt ngay tức khắc.

- Ekālambana: đồng cảnh, nghĩa là tâm biết cảnh nào, tâm sở cũng chỉ biết cảnh ấy.

- Ekavatthuka: đồng (nương) vật, nghĩa là tâm nương nơi vật nào thì tâm sở cũng nương chính vật ấy. Như nhãn thức nương nhãn vật, những tâm sở đồng sanh với Nhãn thức cũng chỉ nương nhãn vật, Nhĩ thức nương nhĩ vật, các tâm sở đồng sanh với nhĩ thức cũng chỉ nương nơi nhĩ vật...Ý thức nương ý vật (hadayavatthu) thì các tâm sở đồng sanh với ý thức cũng chỉ nương ý vật.

Bốn sự đồng này là nói tổng quát, chỉ có trong cõi ngũ uẩn, ỡ cõi tứ uẩn thì không có đồng nương vật.

(28) 有 阿 羅 漢 為 餘 所 誘 。 猶 有 無 知 。 亦 有 猶 豫 。 他 令 悟 入 。道 因 聲 起 。Có vị La-hán bị kẻ khác dẫn dụ, còn sự không biết, còn điều hoài nghi, người khác giúp vào, thánh đạo nhờ tiếng.

Arhats can still be tempted by others, they can still have ignorance, they can still have doubt and they can still reply on the help of others to show them the Path and they can also realize the Path by utterance.

122/122

Page 34: BÀI 1: TỔNG QUAN VỀ DỊ BỘ ... - triethocphatgiao.comtriethocphatgiao.com/files/HK7/DBTLL/DiBoTongTuanLuan_TaiLieuTham…  · Web viewlà tuyển tập những bài giảng

Bản dịch tiếng Anh: Các vị A-la-hán vẫn còn dẫn dụ bởi người khác, họ vẫn còn si mê, học vẫn còn nghi ngờ và họ vẫn còn dựa vào sự giúp đỡ của người khác để chỉ họ Đạo lộ và họ có thể nhận ra Đạo lộ này nhờ tiếng.

TBBL: 有 從 他 饒 益 無 知 有 疑。

BCDL: 有 阿 羅 漢 多 他 以 不 淨 染 污 其 衣 。 阿 羅 漢 多 有 無 知 。 有 疑 惑 有 他 度 。 聖 道 亦 為 言 所 顯 。Quan điểm của Đại Chúng Bộ đồng quan điểm của Đại Thiên.

(29) 苦 能 引 道 。Khổ có thể dẫn dắt vào thánh đạo.

Suffering leads man to the Path.

BCDL: 說 苦 亦 是 道 。(30) 苦 言 能 助 。Tiếng khổ có thể trợ giúp [ngộ đạo]The word of suffering can help the process of the realization of the Path.Lời nói về khổ có thể có ích lợi cho việc thực tập. BCDL: 說 苦 亦 是 因 。(31) 慧 為 加 行 。能 滅 眾 苦 。亦 能 引 樂 。 Trí tuệ làm gia hạnh có thể diệt trừ được các khổ, cũng có khả năng đưa đến an lạc.

Through the wisdom, one annihilates suffering and is also capable of obtaining the final beatitude.

Tuệ giác là động cơ có năng lực loại trừ khổ đau, lại có năng lực dẫn tới yên vui.

BCDL: 般 若 相 應 滅 苦 。Dịch sát: Bát-nhã tương ưng với diệt khổ. Dịch thoát: Trí tuệ là pháp đối trị khổ. Bản dịch này khác rất xa với Dị Bộ.

Quan điểm này chúng ta mượn các khái niệm trong Duy thức để giải thích.

Gia Hạnh : Prayoga (skt): Gia Hạnh Ðạo (Prayoga Mārga) = Added progress = Gia tăng dụng công, Gia Hạnh Vị (Prayoga Phala) = Intensified effort - Earnest endeavour.

GIA HẠNH VỊ (Ðịa vị gia hạnh = Giai đoạn sửa soạn): The 'stage of preparation'. The second among the five stages of practice as outlined by Vasubandhu in his

122/122

Page 35: BÀI 1: TỔNG QUAN VỀ DỊ BỘ ... - triethocphatgiao.comtriethocphatgiao.com/files/HK7/DBTLL/DiBoTongTuanLuan_TaiLieuTham…  · Web viewlà tuyển tập những bài giảng

Thirty verses on Consciousness-only. This is the stage of preparation for the purpose of opening the wisdom of "no outflow" to enter the "path of seeing" - Kiến đạo. It is preparation like the step before - Tư lương vị, but more direct preparation.

Gia hạnh vị: Địa vị thứ 2 trong 5 vị của tông Duy Thức. gia = tăng lên; hạnh = đức-hạnh) = một địa-vị tu-tập theo Tông Duy-Thức. Theo tông này, có năm giai đoạn (địa vị) trong quá trình tu-tập: (1) Tư-lương-vị (Sambhara (skt), (2) Gia-hạnh-vị, (3) Thông-đạt-vị, (4) Tu-tập-vị, (5) Cứu-cánh-vị.

(32) 苦 亦 是 食 。Khổ cũng là thức ăn (āhāra).

Suffering is also a kind of food.

TBBL: 智 慧 方 便 得 離 生 死。 亦 得 安 樂。(không tương ứng)

BCDL: 苦 受 亦 是 食 。Theo Ngài Khuy Cơ nói riêng và trong các luận sớ nói chung, trong các địa ngục (niraya), chúng sanh nuốt những hòn sắt nóng đỏ để duy trì sự sống. Ngài Nhất Hạnh trong bài giảng của mình cho rằng đó là một quan niệm rất mắc cười.

(33) 第 八 地 中 亦 得 久 住 。[Hành giả có thể] ở lâu trong Địa thứ 8 (đệ bát địa).

In the eighth stage one can also remain for a long time.

Đến địa thứ 8 cũng có thể trú lại trong một thời gian lâu dài.

BCDL: 第 八 亦 久 住 。 Đệ bát địa: địa thứ 8 trong thập địa thuộc Kinh Hoa Nghiêm. Thập địa: (1) Hoan hỷ

địa, (2) Ly cấu địa, (3) Phát quang địa, (4) Diệm huệ địa, (5) Nan thắng địa, (6) Hiện tiền địa, (7) Viễn hành địa, (8) Bất động địa, (9) Thiện huệ địa, (10) Pháp vân địa.

Nếu đệ bát địa theo kinh Hoa Nghiêm thì quan điểm này cho chúng ta thấy sự xuất hiện các khái niệm giáo lý thuộc Phật giáo Đại Thừa; và rất có thể phẩm Thập Địa đã ra đời trong khoảng thời gian này. Tuy nhiên, theo N. Dutt trong “Lược sử Phật giáo Ấn Độ” cho rằng Kinh Thập Địa ra đời vào thế kỷ thứ 3 sau CN.

122/122

Page 36: BÀI 1: TỔNG QUAN VỀ DỊ BỘ ... - triethocphatgiao.comtriethocphatgiao.com/files/HK7/DBTLL/DiBoTongTuanLuan_TaiLieuTham…  · Web viewlà tuyển tập những bài giảng

Địa thứ 8 bắt đầu thành tựu đạo giải thoát, dành cho những nguời mới đạt quả Dự Lưu. Một vị đắc Dự Lưu quả, tối đa tái sanh 7 lần. Vậy ở lâu trong sơ quả cũng có nghĩa là trải qua một thời gian dài trong sanh tử (7 lần).

Theo cách lý giải của HT. Nhất Hạnh trong “Những con đường đưa về núi Thứu” thì đệ bát địa tức là “Dự Lưu Hướng”.

(34) 乃 至 性 地 法 皆 可 說 有 退 。Cho đến Tánh địa pháp (Gotrabhūmidharma) có thể nói vẫn còn thối chuyển.

From conversation onwards to the Gotrabhūmidharma or “the stage of transformation of personality”, there is in all stages the possibility of retrogression for those who are on the path of progressive sanctification.

Tánh địa pháp chính là Thế đệ nhất pháp. Tỳ Bà Sa q.3 cho rằng từ sơ phát tâm cho đến Thế đệ nhất pháp vẫn còn thối chuyển, bởi Thế đệ nhất pháp là do nhiều niệm phát khởi liên tục nên có cả thối chuyển và không thối chuyển.

BCDL: 乃 至 性 法 退 。 Xem Câu Xá Luận về tứ gia hạnh vị (trang 224 -232, Thích Thiện Siêu, Đại Cương

Luận Câu Xá, Hà Nội, Nhà XBTG, 2000).

Gia-hạnh-vị có bốn cấp, gọi là Tứ gia-hạnh:8 (1) Noãn-pháp, (2) Đỉnh-pháp, (3) Nhẫn-pháp và (4) Thế-đệ-nhứt-pháp. Theo Đại Cương Luận Câu Xá (trang 224 -232, Thích Thiện Siêu, Hà Nội, Nhà XBTG, 2000):

o Noãn pháp: Ở địa vị này, hành giả quán đủ 16 hành tướng (phương diện) của bốn đế. Khổ đế: vô thường, khổ, không, vô ngã; Tập đế: nhân, tập, sinh, duyên. Diệt đế: Diệt, tịnh, diệu, ly. Đạo đế: Đạo, như, hành, xuất.

o Đảnh pháp: Xem 227 trong ĐCCXL.

o Nhẫn pháp: Bậc thứ 6 trong bảy bậc hiền (thất hiền). Vị thứ 3 trong tứ thiện căn. Kiên trì đạo lý về Tứ Đế, đạt được trí huệ vững chắc, không lay động gọi là “Nhẫn”. Trí tuệ của các vị ấy gọi là “Pháp”.

o Thế đệ nhất: Xem 231 trong ĐCCXL.

Thế đệ nhất pháp: Gia hạnh thứ 4 trong 4 loại gia hạnh. Đó là mức cao nhất của hữu lậu trí, là nhất trong thế tục pháp, nên gọi là thế đệ nhất pháp, có công lực làm nhân thoát ly khỏi đồng loại, dẫn sinh ra Thánh đạo, nên gọi là tột đỉnh (tối thắng).

8 Tư gia hạnh có lẽ tương đương với tứ chánh cần trong văn hệ Pali. 122/122

Page 37: BÀI 1: TỔNG QUAN VỀ DỊ BỘ ... - triethocphatgiao.comtriethocphatgiao.com/files/HK7/DBTLL/DiBoTongTuanLuan_TaiLieuTham…  · Web viewlà tuyển tập những bài giảng

Theo Hữu Bộ, Hiền vị có 7, còn gọi là bảy phương tiện, bảy gia hạnh vị: (1) ngũ đình tâm, (2) Biệt tướng niệm trú, (3) tổng tướng niệm trú, (4) Noãn, (5) Đảnh, (6) Nhẫn, (7) Thế đệ nhất.

Như vậy, “Tánh địa pháp” hay “Thế đệ nhất pháp” chưa phải là Tu-đà-hoàn. Nếu chưa phải là Tu-đà-hoàn vẫn con thối chuyển là đúng. Con16 tầng tuệ của truyền thống Theravada, một vị hành giả khi đã tu tới tầng tuệ thứ 13, “tuệ thay dong” hay con gọi là chuyển tộc, nếu không phát nguyện thành Phật thì sẽ tiếp tục đi tới vào tầng tuệ thứ 14 là Đạo trí, và 15 là Quả trí và 16 là Ôn duyệt, tức là chứng được Sơ quả là tối thiểu, nghĩa là tới thứ 13 thì vĩnh viễn không con lui sụt đạo quả nữa mà sẽ đi tới. Xem thêm 16 tầng tuệ.

(35) 預 流 者 有 退 義 。阿 羅 漢 無 退 義 。Quả Dự Lưu còn có thối chuyển, bậc A-la-hán thì không.The Strotapanna has a chance of retrogression while an Arhat does not.

TBBL: 從 第 八 退。 乃 至 種 性 法 亦 說 有 退 BCDL: 須 氀 多 阿 半 那 退 法 。 阿 羅 漢 多 不 退 法 。Theravada cho rằng một khi đã đạt được quả vị Tu-đà-hoàn thì không còn thối chuyển, chỉ còn luân chuyển tối đa 7 lần là chấm dứt sanh tử luân hồi. Hữu Bộ (Câu Xá Luận),9 cho rằng A-la-hán có 6 thứ (tr. 249).

Trung Bộ Kinh, số 22: Kinh Ví dụ con rắn, Đức Phật có nói một đoạn như vầy để khẳng định vị trí của Tứ thánh quả:

Chư Tỷ-kheo, như vậy, pháp được Ta khéo giảng, làm cho tỏ lộ, làm cho khai thông, làm cho khai thị, được loại trừ các vải quấn cũ. Chư Tỷ-kheo, vì pháp được Ta khéo giảng, làm tỏ lộ, làm cho khai thông, làm cho khai thị, được loại trừ các vải quấn cũ, nên những vị Tỷ-kheo, là bậc A-la-hán, các lậu hoặc đã tận, tu hành thành mãn, việc nên làm đã làm, gánh nặng đã đặt xuống, lý tưởng đã thành đạt, hữu kiết sử đã đoạn trừ, được giải thoát nhờ chánh trí, vòng luân chuyển (sanh tử) của những vị này không thể chỉ bày.

Chư Tỷ-kheo, như vậy, pháp được Ta khéo giảng... được loại trừ các vải quấn cũ. Chư Tỷ-kheo, vì pháp được Ta khéo giảng, được loại trừ các vải quấn cũ, nên những Tỷ-kheo nào đã đoạn trừ năm hạ phần kiết sử, thì những vị này thành các vị hóa sanh, nhập diệt tại đây, không còn phải trở lui vào đời này nữa.

Chư Tỷ-kheo, như vậy, pháp được Ta khéo giảng... được loại trừ các vải quấn cũ. Chư Tỷ-kheo, vì pháp được Ta khéo giảng... được loại trừ các vải quấn cũ, nên những Tỷ-kheo nào đã đoạn trừ ba kiết sử, đã làm cho muội lược tham sân si, thì tất cả những vị ấy thành bậc Nhất Lai, chỉ đến đời này một lần nữa sẽ diệt tận khổ đau.

9 Xem ĐCCXL, tr. 249. 122/122

Page 38: BÀI 1: TỔNG QUAN VỀ DỊ BỘ ... - triethocphatgiao.comtriethocphatgiao.com/files/HK7/DBTLL/DiBoTongTuanLuan_TaiLieuTham…  · Web viewlà tuyển tập những bài giảng

Chư Tỷ-kheo, như vậy, pháp được Ta khéo giảng... được loại trừ các vải quấn cũ. Chư Tỷ-kheo, vì pháp được Ta khéo giảng... được loại trừ các vải quấn cũ, nên những Tỷ-kheo nào đoạn trừ ba kiết sử, thì tất cả những vị ấy trở thành bậc Dự lưu, không còn bị đọa lạc ác thú, quyết định hướng đến chánh giác.

(36) 無 世 間 正 見 。無 世 間 信 根 。 Không có chánh kiến thế gian (samyakdrsti), không có tín căn thế gian (śraddheriya).

There is neither wordly “right view” nor wordly “power of faith”

Tín căn dịch là “the root of faith” đúng hơn là “power of faith” (tín lực).

TT. Hạnh Bình dịch: Ở thế gian không có người có chánh kiến (laukikasamyagdṛṣa nāsti), ở thế gian không có người có niềm tin (laukikasradhendriya nāsti).

TBBL: 無 世 俗 正 見。 有 世 俗 信 根。

BCDL: 世 間 無 正 見 。 世 間 無 信 根 。(Thế gian không có Chánh kiến, thế gian không có tín căn)

Bản dịch của thầy Hạnh Bình sát với BCDL.

* Śraddhendriya (S). Faith, one of the five roots or organs producing a sound moral life.

Theo Đại kinh bốn mươi (117), Đức Phật dạy về chánh kiến hữu lậu và chánh kiến vô lậu như sau:

Và này các Tỷ-kheo, thế nào là chánh kiến? Chánh kiến, này các Tỷ-kheo, Ta nói có hai loại. Này các Tỷ-kheo, có loại chánh kiến hữu lậu, thuộc phước báo, đưa đến quả sanh y (upadhivepakka); có loại chánh kiến, này các Tỷ-kheo, thuộc bậc Thánh, vô lậu, siêu thế, thuộc đạo chi (magganga).

Và này các Tỷ-kheo, thế nào là chánh kiến hữu lậu, thuộc phước báo, đưa đến quả sanh y? Có bố thí, có cúng dường, có tế tự, có quả báo các nghiệp thiện ác, có đời này, có đời khác, có mẹ, có cha, có các loại hóa sanh; ở đời có các vị Sa-môn, Bà-la-môn, chánh hướng, chánh hạnh, sau khi với thượng trí tự mình chứng đạt đời này và đời khác lại tuyên bố lên. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là chánh kiến hữu lậu, thuộc phước báo, đưa đến quả sanh y.

Và này các Tỷ-kheo, thế nào là chánh kiến thuộc bậc Thánh, vô lậu, siêu thế, thuộc đạo chi? Phàm cái gì, này các Tỷ-kheo, thuộc trí tuệ, tuệ căn, tuệ lực, trạch pháp giác chi, chánh kiến, đạo chi của một vị tu tập Thánh đạo, thành thục trong Thánh đạo, có vô lậu tâm, có Thánh tâm. Chánh kiến như vậy, này các Tỷ-kheo, thuộc bậc Thánh, vô lậu, siêu thế, thuộc đạo chi.

122/122

Page 39: BÀI 1: TỔNG QUAN VỀ DỊ BỘ ... - triethocphatgiao.comtriethocphatgiao.com/files/HK7/DBTLL/DiBoTongTuanLuan_TaiLieuTham…  · Web viewlà tuyển tập những bài giảng

(37) 無 無 記 法。

Không có pháp vô ký (avyākrta)

There is nothing that is indeterminate.

TBBL: 無 有 記 法。

BCDL: 無 無 記 法 。

無 記 Avyākṛta (s). Unrecordable (either as good or bad); neutral, neither good nor bad; things that are innocent, or cannot be classified under moral categories.

* Ngược lại với quan điểm của Thượng Toạ Bộ (Cf. Thắng Pháp Tập Yếu Luận), Hữu Bộ (Câu Xá Luận), Duy Thức Tông (Duy Thức Tam Thập Tụng).

(38) 入 正 性 離 生 時 。可 說 斷 一 切 結。

Khi nhập Chánh tánh ly sanh mới có thể nói là đoạn trừ tất cả các kiết sử.

When one enters into the samyaktva-nyama, one may be said to destroy all the samyojanas fetters.

TBBL: 超 昇 離 生。 不 一 斷 一 切 結。

BCDL: 若 人 入 正 定 。 一 切 結 滅 。

* 正 性 離 生: nhập kiến đạo, Niết-bàn, lìa sanh tử (ĐCCXL, tr. 232).

* Kiết (sử): Saṃyojana (S)

- Chánh tánh ly sanh còn gọi là Thánh tánh ly sanh. Ngài Chân Đế dịch là Chánh định (正 定 = Sammà Samàdhi), tên khác của Kiến đạo, nghĩa là khi tu đến địa vị Kiến đạo thì

hành giả đạt được chánh tánh niết-bàn.HT. Nhất Hạnh trong bài giảng cho rằng đó là trạng thái của một vị A-la-hán. Theo luận Đại Tỳ Bà Sa 3, Chánh tánh tức là Niết-bàn (thánh đạo), tính của nó thuần chính không tà vạy; Sinh là tên khác của phiền não hoặc do thiện căn chưa thành thục có thể khiến chúng sanh luân hồi sanh tử. Niết bàn hay vô lậu trí có thể khiến chúng sanh thoát ly sanh tử nên gọi chánh tánh ly sanh. - Kiết sử là chỉ cho những phiền não trói buộc chúng sanh vào cảnh mê, khiến cho chúng sanh không thể thoát khỏi cái khổ sinh tử. Nó khác tên nhưng cùng một thể với Phiền não, đồng nghĩa với trói buộc. Bậc thánh hoàn toàn không còn bị phiền não trói buộc phiền nhiễu thì bước vào thánh đạo (kiến đạo) cũng sẽ được như thế cho nên mới nói “nhập chánh tánh ly sanh có thể nói là đoạn trừ tất cả các kiết sử”.

122/122

Page 40: BÀI 1: TỔNG QUAN VỀ DỊ BỘ ... - triethocphatgiao.comtriethocphatgiao.com/files/HK7/DBTLL/DiBoTongTuanLuan_TaiLieuTham…  · Web viewlà tuyển tập những bài giảng

Thánh Tính:

1)      Tánh của bậc Thánh: Saintivity.

2)      Câu Xá Luận gọi Thánh Tính là Chính Tính hay một đời sống Thánh thiện không còn bị dục vọng lôi cuốn: The holy nature, according to the Abhidharma-kośa of the passionless life.

3)      Duy Thức Luận gọi Thánh Tính là cái tính sanh ra trí vô lậu mà đoạn trừ phiền não: According to the Vijñānamātrasiddhi of enlightenment and wisdom, the holy nature is the nature that produces the passionless or pure wisdom.

Thánh Tính Ly Sinh: Theo Duy Thức Luận, Thánh Tính Ly Sinh là cuộc sống thánh thiện của các vị Thanh Văn, Duyên Giác, A La Hán hay Bồ Tát, những vị đã đạt được vô lậu trí và dứt bỏ phiền não do phân biệt khởi lên (đã dứt bỏ phiền não và sở tri chướng), đối lại với cuộc sống của phàm phu hay người chưa giác ngộ.

(39) 諸 豫 流 者。造 一 切 惡 唯 除 無 間。

Các vị Dự Lưu vẫn còn tạo tất cả nghiệp ác, chỉ trừ tội vô gián (ānatartya).

The strotapannas can commit all sources of sins except the five capital offences which incur punishment immediately.

Chữ “ác” ở đây cần phải sửa lại thành “bất thiện” có lẽ phù hợp hơn. Vì “ác” khác rất xa với “bất thiện”. Chữ “nhất thiết” (tất cả) cũng nên sửa lại thành một số.

TBBL: 須 陀 洹 能 作 一 切 惡 行。 唯 除 無 間 罪。

BCDL: 須 氀 多 阿 半 那 。 能 作 一 切 惡 。 唯 不 作 五 逆 。* Theo truyền thống Nam truyền, một vị Dự Lưu (Sotāpanna) giữ giới một cách tự nhiên. Một khi thọ giới rồi không bao giờ phạm giới. Các vị còn tham sân si, nhưng không còn tham ác, sân hại và tà kiến.

Kinh Pháp Cú ghi rằng: “Hơn thống lãnh cõi đất/ Hơn làm vua cõi trời/ Hơn chủ trì vũ trụ/ Quả Dự Lưu tối thắng. (PC. 178)

Nhận xét: Các quan điểm trên phần lớn đều liên quan đến Pháp tướng tông (Duy thức học).

BÀI 6: QUAN ĐIỂM GIÁO LÝ

CỦA ĐẠI CHÚNG BỘ VÀ BA BỘ PHÁI TRỰC HỆGồm 9 quan điểm (40 đến 48)

122/122

Page 41: BÀI 1: TỔNG QUAN VỀ DỊ BỘ ... - triethocphatgiao.comtriethocphatgiao.com/files/HK7/DBTLL/DiBoTongTuanLuan_TaiLieuTham…  · Web viewlà tuyển tập những bài giảng

(40) 佛 所 說 經 皆 是 了 義 。Các kinh của đức Phật thuyết đều là liễu nghĩa (nitārtha).The sutra preached by the Buddha are all perfect in themselves. BCDL: 一 切 諸 經 無 不 了 義 。Có nội dung giống như quan điểm số 5: Thế Tôn sở thuyết vô bất như nghĩa.

Liễu nghĩa: Revelation of the whole meaning or truth - Complete understanding.

Liễu nghĩa giáo: Teaching of the whole truth.

Liễu nghĩa kinh: The sutras containing the whole truth. Bất liễu nghĩa is partial reveletion adapted (phương tiện) to the capacity of the hearers.

Từ Điển Phật Học Hán Việt (HT. Kim Cương Tử chủ biên): Kinh điển trình bày thuyết giảng nghĩa cứu cánh liễu hiển thì gọi là liễu nghĩa kinh (đó là Kinh điển Đại thừa). Kinh điển Tiểu thừa là Bất liễu nghĩa kinh. Cho nên Phật dạy: phải y vào kinh liễu nghĩa, đừng y vào kinh bất liễu nghĩa. (tr. 665).

Các kinh luận Hán tạng đề cập đến Tứ y gồm: Đại Bát Niết Bàn kinh, q.6; Đại Phương Đẳng Đại Tập kinh, q.29; Đại Phương Tiện Phật Báo Ân kinh, q.7; Đại Trí Độ luận, q.9 v.v… (Thích Minh Cảnh, Từ điển Phật học Huệ Quang, tr.4904). Kinh Đại Bát Niết Bàn, tập 1, Hoa thượng Thích Trí Tịnh dịch, phẩm VIII, Tứ y, NXB Tôn Giáo ấn hành, 2003, trang 186. “Tứ y”: Y pháp bất y nhân, y nghĩa bất y ngữ, y trí bất y thức, y liễu nghĩa kinh bất y bất liễu nghĩa kinh.

(41) 無 為 法 有 九 種 。 一 擇 滅 。 二 非 擇 滅 。 三 虛 空 。 四 空 無 邊 處 。 五 識 無 邊 處 。六 無 所 有 處 。 七 非 想 非 非 想 處 。八 緣 起 支 性 。九 聖 道 支 性 。

Pháp vô vi gồm có 9 loại: 1) Trạch diệt, 2) Phi trạch diệt, 3) Hư không, 4) Không vô biên xứ, 5) Thức vô biên xứ, 6) Vô sở hữu xứ, 7) Phi tưởng phi phi tưởng xứ, 8) Duyên khởi chi tánh (12 chi phần duyên khởi), 9) Thánh đạo chi tánh (tám chi phần thánh đạo).There are nine kinds of unconditioned dharmas: 1. Extinction realized by wisdom; 2. Extincion not realized by the practice; 3. Space; 4. The realm of infinite space; 5. The realm of infinite consciousness; 6. The realm of nothingness; 7. The realm of neither perception nor non-perception; 8. The principle of interdependence; 9. The principle of the nature of the Aryan path. BCDL: 無 為 法 有 九 種 。 一 思 擇 滅 。 二 非 思 擇 滅 。 三 虛 空 。 四 空 處 。 五 識 處 。 六 無 所 有 處 。 七 非 想 非 非 想 處 。 八 十 二 因 緣 生 分 。 九 八 聖 道 分 。

Chữ 支 có khi nào viết nhầm của chữ 之 ?

122/122

Page 42: BÀI 1: TỔNG QUAN VỀ DỊ BỘ ... - triethocphatgiao.comtriethocphatgiao.com/files/HK7/DBTLL/DiBoTongTuanLuan_TaiLieuTham…  · Web viewlà tuyển tập những bài giảng

Câu Xá chỉ nói 3 vô vi: 1) Hư không vô vi 虛 空 無 為 = Ākāsa Asaṃskṛta, 2) Trạch diệt vô vi 擇 滅 無 為 = Pratisaṃkhyā Nirodha Asaṃskṛta, 3) Phi trạch diệt vô vi: 非 擇 滅 無 為 = Apratisaṃkhyā Nirodha Asaṃskṛta.

Pháp Tướng Tông nói 6 pháp vô vi: Asaṃskṛtadharma (S). Anything not subject to cause, condition, or dependence; out of time, eternal, inactive, supra-mundane. Pháp tướng tông enumerates 6 vô vi pháp: non-created elements: (1) Hư không vô vi: 虛 空 無 為 Ākāsa Asaṃskṛta = Unconditioned Empty Space; (2) Trạch diệt vô vi 擇 滅 無 為 : Pratisaṃkhyā Nirodha Asaṃskṛta = Unconditioned Extinction obtained by knowledge; (3) Phi trạch diệt vô vi 非 擇 滅 無 為 Apratisaṃkhyā Nirodha Asaṃskṛta = Unconditioned extinction not by knowledge but by nature; (4) Bất động diệt vô vi = 不 動 滅 無 為 = Acala Nirodha Asaṃskṛta = Unconditioned extinction by a motionless state of heavenly meditation; (5) thọ tưởng diệt vô vi 受 想 滅 無 為 = Saṃjñā vedayita Nirodha Asaṃskṛta = Unconditioned extinction by the stop of idea and sensation by an arhat; (6) chân như vô vi: = 真 如 無 為 = Tathatā Asaṃskṛta = Unconditioned true suchness.

Pháp Tạng Bộ cũng nói đến 9 vô vi, nhưng khác với 4 bộ trên.

(42) 心 性 本 淨 客 隨 煩 惱 之 所 雜 染。說 為 不 淨。

Tâm tánh vốn thanh tịnh, nói bất tịnh là vì bụi bặm phiền não làm cho ô nhiễm.

The nature of mind is pure in its origin, they become impure when they are poluted by the dust of afflictions.

Bản chất của tâm vốn là thanh tịnh, nói bất tịnh là tại vì bụi bặm phiền não làm cho ô nhiễm.

BCDL: 心 者 自 性 清 淨 客 塵 所 污 。 一 隨 眠 煩 惱 。 二 倒 起 煩 惱 。 Trong BCDL, phiền não lại phân thành 2 loại phiền não như vừa nêu. “Đảo khởi phiền não” còn gọi là “triền phược”.

隨 煩 惱: Tùy Phiền Não: Tùy Hoặc - Phiền não khởi lên bởi phiền não căn bản, đối lại với phiền não căn bản khởi lên từ lục căn (Sequent, or associated klesa-trials, or evils, either all of them as always dogging the footsteps - Consequent afflictions resulting or arising from the fundamental afflictions, in contrast with afflictions arising from the six senses).

Anusaya (P), Anuśaya (S) Proclivity tùy miên = latent defilements: phiền não ngủ ngầm.

* Chủ trương bản tính thanh tịnh này rất quan trọng, giống như thiền tông Trung Hoa, Nhật Bản.

Lâm Tế Ngữ Lục, Tâm Bất Sinh của thiền sư Bankei (Nhật Bản). 122/122

Page 43: BÀI 1: TỔNG QUAN VỀ DỊ BỘ ... - triethocphatgiao.comtriethocphatgiao.com/files/HK7/DBTLL/DiBoTongTuanLuan_TaiLieuTham…  · Web viewlà tuyển tập những bài giảng

(43) 隨 眠 非 心。非 心 所 法。亦 無 所 緣。

Tùy miên không phải tâm, không phải tâm sở, cũng không có đối tượng. The tendencies are neither consciousness nor mental formations and they do not have objects of perceptions. BCDL: 隨 眠 煩 惱 。非 心 非 心 法 無 所 緣 。

所 緣 : đối tượng.

Câu Xá nói có 6 loại tuỳ miên: Tham, sân, vô minh (si), mạn, nghi, ác kiến. Ác kiến chia thành 5: thân kiến, biên kiến, kiến thủ, giới cấm thủ và tà kiến. Nói rộng là “10 tuỳ miên”, còn gọi là “10 kiết sử phiền não”.

Theo Theravada, tuỳ miên thuộc tâm sở bất thiện và cũng là đối tượng của tâm.

Theo tông nghĩa của Hữu Bộ, "tùy miên" là một tên khác của phiền não: Used by the Sarvastivadins as an equivalent for klesa, the passions and delusions.

Theo tông nghĩa của phái Duy Thức Ðại Thừa, đây là tên gọi chung cho chủng tử của "Phiền Não Chướng" và "Sở Tri Chướng" (tham, sân, si, mạn, nghi, tà kiến): Used by the school of consciousness as the seed of klesa (greed, hatred, ignorance, pride, doubt, wrong views).

(44) 隨 眠 異 纏 。纏 異 隨 眠 。應 說 隨 眠 與 心 不 相 應 。纏 與 心 相 應。

Tùy miên khác với triền phược, triền phược khác với tùy miên. Cho nên mới nói tùy miên không tương ưng với tâm mà triền phược lại tương ưng với tâm.

The anu’saya (dormant passions) is different from the paryavasthàna (pervading passions) and the paryavasthàna is different from the anusaya. It must be said that the anu’saya does not combine with the citta, whereas the paryavasthana does.

Theo Câu Xá Luận, Tùy miên (S: Anuśaya, P: Anusaya). Tùy miên phiền não ( 隨 眠 煩 惱 ) là phiền não đưa con người vào trạng thái mờ mịt nặng nề, hoạt động của nó nhỏ nhiệm khó biết, cùng đối cảnh và tâm, tâm sở tương ưng ảnh hưởng lẫn nhau mà thêm lớn mạnh nên gọi “tùy tăng”, bởi nó trói buộc con người nên gọi là “tùy phược”. Có 6 thứ: tham, sân, mạn, vô minh, ác kiến và nghi. Đây là sáu món tùy miên hay còn gọi là sáu món căn bản phiền não. Trong đó tham chia làm 2: dục tham và hữu tham thành 7 món tùy miên; kiến lại chia thành 5 thứ: thân kiến, biên kiến, tà kiến, kiến thủ và giới cấm thủ, thành 10 món tùy miên. Ngoài ra, mười món này thêm những phần nhỏ nhiệm vi tế, tạo thành 98 món tùy miên. Triền phược (Paryavasthàna) còn gọi là đảo khởi phiền não ( 倒 起 煩 惱). Là sự trói buộc, làm chướng ngại sự tu hành. Nói chung triền là chỉ cho tất cả phiền não trói buộc chúng sanh trong sanh tử nơi ba cõi. Nói riêng thì triền có 3 triền, 8 triền, 10 triền cho đến

122/122

Page 44: BÀI 1: TỔNG QUAN VỀ DỊ BỘ ... - triethocphatgiao.comtriethocphatgiao.com/files/HK7/DBTLL/DiBoTongTuanLuan_TaiLieuTham…  · Web viewlà tuyển tập những bài giảng

500 triền; phược cũng có 3 phược, 4 phược. Kinh bộ gọi chủng tử phiền não (ở giai đoạn tiềm ẩn) là tùy miên; trái lại, gọi sự hiện hành của phiền não (ở giai đoạn hiển lộ) là triền.

BCDL: 隨 眠 煩 惱 異 。 倒 起 煩 惱 異 。 隨 眠 煩 惱 與 心 相 離 倒 起 煩 惱 與 心 相 應 。

HT. Trí Quang: Triền phược là phiền não hiện hành, nên xếp vào loại tương ưng (tâm sở), con tùy miên nên xếp vào loại bất tương ưng.

Theo Duy Thức Tông, tuỳ miên thuộc tâm sở bất thiện. 24 tâm bất tương ưng hành trong Duy Thức học không có “triền phược”.

Triền cái Payavasṭhāna (S), Nīvaraṇa (P), Hindrance ● Cái, Chướng, Ngăn, Che lấp, Phiền não ● Phiền não ngăn che thiện tâm. Có 5 thứ phiền não: tham dục, sân nhuế, hôn trầm, trạo cử, nghi ngờ. 1- Ngũ cái (5 cái nắp che đậy = 5 thứ phiền não che lấp tâm tính). Gồm: tham dâm, sân nhuế, thuỵ miên, trạo hối, nghi pháp.

(45) 過 去 未 來 非 實 有 體。Quá khứ và vị lai không thực có bản thể.

The past and future do not have the nature of reality.

BCDL: 過 去 未 來 。 是 無 現 在 。Nếu nói quá khứ và vị lai chỉ về mặt thời gian thì không thực thể là điều dễ hiểu. Kinh Nhất Dạ Hiền Giả (131) trong Trung Bộ Kinh về quá khứ và vị lai là nói đến pháp (5 uẩn) không có thực.

Liên hệ: Câu chuyện Ngài Đức Sơn Tuyên Giám gánh bộ Thanh Long sớ sao (sớ giải của kinh Kim Cang Bát Nhã Ba La Mật) gặp bà già bán bánh rán hỏi “quá khứ tâm bất khả đắc, hiện tại tâm bất khả đắc, vị lai tâm bất khả đắc” .

Hữu bộ lại cho cả ba thời đều có thực (tam thế thật hữu). Đại Chúng Bộ và Hữu Bộ khác nhau căn bản ở điểm này.

(46) 一 切 法 處 非 所 知 非 所 識 量 。非 所 通 達。

Tất cả các pháp xứ không phải là đối tượng của tri giác, không phải là đối tượng của nhận thức so sánh, cũng không phải là đối tượng để thông đạt. None of the Dharmāyatana are objects of perceptions or objects of consciousness that can be compared to but they can onoy be attained through understanding.

NH: Tất cả các pháp xứ không phải là đối tượng của tri giác, không phải là đối tượng của nhận thức so sánh, mà chỉ có thể được thông đạt. BCDL: 是 有 法 入 。 非 所 知 非 所 識 。

122/122

Page 45: BÀI 1: TỔNG QUAN VỀ DỊ BỘ ... - triethocphatgiao.comtriethocphatgiao.com/files/HK7/DBTLL/DiBoTongTuanLuan_TaiLieuTham…  · Web viewlà tuyển tập những bài giảng

* Dharmāyatana: 法 處 pháp xứ : mental objects. Đối tượng của ý căn gọi là pháp xứ. Trong Duy Thức gọi là “lạc tạ ảnh tử” (ấn tượng).

Pháp xứ hay Pháp nhập (dhamrànyatana), là một trong 12 xứ, chỉ chung cho tất cả cảnh giới mà ý thức nương tựa vào đó. Nếu phối hợp với 5 uẩn thì Pháp xứ chính là thọ, tưởng và hành, gồm thâu 64 pháp là 46 tâm sở, 14 bất tương ưng hành, vô biểu sắc và 3 vô vi (theo Duy Thức học).

(47) 都 無 中 有。Không có trung hữu.

There is no intermediate existence.

BCDL: 中 陰 是 無 。

* antarā-bhava: còn gọi là trung ấm (in the intermediate state).

* Quan điểm này đồng với quan điểm của Thượng Toạ Bộ. Thượng Toạ Bộ cho rằng tâm tử (cuti citta) cũng tức là tâm sanh (patisandhi citta).

không công nhận trung hữu, vì cho không có sự cách hở giữa tử hữu và sinh hữu; sự cách hở thời gian chỉ là đẳng vô gián duyên.

(48) 諸 預 流 者 亦 得 靜 慮。 Các vị Dự Lưu cũng đạt được tĩnh lự.

The Strotapannas can also attain the Dhyāna.

BCDL: 須 氀 多 阿 半 那 得 定。* Tịnh lự: Dhyāna (thiền / định).

如 是 等 是 本 宗 同 義。Như vậy, các quan điểm trên là các quan điểm của bộ phái gốc và 4 bộ phái phát sinh.

Bài 7: NHỮNG QUAN ĐIỂM KHÁC BIỆT GIỮA 4 BỘ PHÁI CHÍNH & CÁC BỘ PHÁI SAU

此 四 部 末 宗 異 義 者 。Quan điểm bốn bộ phái và các bộ phái phát sanh sau không đồng, như sau.

* Có tất cả 9 quan điểm (49 – 57)

(49) 如 如 聖 諦 諸 相 差 別 。如 是 如 是 。有 別 現 觀。

122/122

Page 46: BÀI 1: TỔNG QUAN VỀ DỊ BỘ ... - triethocphatgiao.comtriethocphatgiao.com/files/HK7/DBTLL/DiBoTongTuanLuan_TaiLieuTham…  · Web viewlà tuyển tập những bài giảng

Các Thánh Đế sai biệt như thế nào (như vậy, như vậy) thì hiện quán cũng sai biệt như vậy.

BCDL: 四 聖 諦 悉 真 實 。有 如 如 對 可 讚 行 有 苦 。 (50) 有 少 法 是 自 所 作 。 有 少 法 是 他 所 作 。 有 少 法 是 俱 所 作 。 有 少 法 從 眾 緣 生 。 Có một ít pháp là tự tác, có một ít pháp là tha tác, có một ít pháp là câu tác, có một ít pháp là duyên sinh.

BCDL: 是 自 所 作 有 苦 。 是 他 所 作 有 苦 。 是 兩 所 作 有 苦 。 非 兩 所 作 有 苦 。依 因 緣 生 。 有 不 依 因 緣 生。

Ngài Chân Đế dịch: “khổ đau có thể do chính mình (svayamkrta) tạo nên; khổ đau do người khác / cái khác (parakrta) tạo nên; khổ đau có thể do cả hai (ubhayakrta) tạo nên; và có những khổ đau do nhiều duyên (pratītyajāta) tạo nên.”

(51) 有 於 一 時 二 心 俱 起 。 Trong một lúc có 2 tâm cùng khởi.

BCDL: 一 時 中 有 多 心 和 合 。 Quan điểm của Theravāda, “một thời không có hai tâm”.

(52) 道 與 煩 惱 容 俱 現 前 。Đạo với phiền não có thể cùng lúc hiện hành.

BCDL: 道 與 煩 惱 並 起 Chữ Đạo ở đây được hiểu nghĩa là “tâm đạo” (marga / magga citta). Sở dĩ gọi là “tâm

Đạo” là vì tâm tương ưng với Đạo, tức là tương ưng với Chánh Kiến (sammā diṭṭhi), Chánh Tư Duy (Sammā Saṅkappa), Chánh Ngữ (Sammā-vācā), Chánh Nghiệp (Sammā-kammanta), Chánh Mạng (Sammā-ājiva), Chánh Tinh Tấn (Sammā-vāyama), Chánh Niệm (Sammā-sati), Chánh Định (Sammā-samādhi).

Phiền não = kle’sa (s) và Kilesa (p) và marga không thể nào khởi chung.

(53) 業 與 異 熟 有 俱 時 轉 。Nghiệp với quả dị thục đồng thời chuyển biến.

BCDL: 業 與 果 並 起 。

Nghiệp là gì?

Đức Phật dạy: “Cetanā’haṃ, bhikkhave, kammaṃ vadāmi, cetayitvā kammaṃ karoti kāyena vācāya manasā”. (Này chư Tỳ khưu, sau khi đã có tác ý, rồi mới tạo nghiệp bằng thân, bằng khẩu, bằng ý. Do đó Như Lai dạy “Tác ý gọi là nghiệp”).

Đoạn sau được trích để minh họa thế nào là manasikāra và thế nào là cetanā.

122/122

Page 47: BÀI 1: TỔNG QUAN VỀ DỊ BỘ ... - triethocphatgiao.comtriethocphatgiao.com/files/HK7/DBTLL/DiBoTongTuanLuan_TaiLieuTham…  · Web viewlà tuyển tập những bài giảng

http://en.wikipedia.org/wiki/Cetan%C4%81. Bhikkhu Bodhi states:

Cetana...is the mental factor that is concerned with the actualization of a goal, that is, the conative or volitional aspect of cognition. Thus it is rendered volition. The Commentaries explain that cetana organizes its associated mental factors in acting upon the object. Its characteristic is the state of willing, its function is to accumulate (kamma), and its manifestation is coordination. Its proximate cause is the associated states. Just as a chief pupil recites his own lesson and also makes the other pupils recite their own lessons, so when volition starts to work on its object, it sets the associated states to do their tasks as well. Volition is the most significant mental factor in generating kamma, since it is volition that determines the ethical quality of the action.[3]

The Atthasālinī (I, Part IV, Chapter I, 111) states that cetanā has the characteristic of coordinating the associated dhammas (citta and the other cetasikas) on the object and that its function is 'willing'. We read:

...There is no such thing as volition in the four planes of existence without the characteristic of coordinating; all volition has it. But the function of 'willing' is only in moral (kusala) and immoral (akusala) states...It has directing as manifestation. It arises directing associated states, like the chief disciple, the chief carpenter, etc. who fulfil their own and others' duties. [4]

Chữ “Cetanā” được một số nhà nghiên cứu dịch là “chủ ý” hoặc “động cơ” (motivation), chữ “manasikara” được dịch là “tác ý” theo như một số sách.

http://khemarama.com/tim-hi%E1%BB%83u-v%E1%BB%81-nh%C6%B0-ly-tac-y-yoniso-manasikara

yoniso manasikāra, được dịch ra tiếng Anh bằng nhiều từ khác nhau: proper attention (tác ý đúng / tác ý hợp lý / tác ý như lý), wise attention (sáng suốt tác ý), right mode of thinking (cách nghĩ đúng đắn), có nơi dùng proper mental advertence (sự hướng tâm đúng / sự chú tâm đúng), hoặc wise reflection (khéo giác sát), systematic consideration (suy xét theo hệ thống).

Theo Từ điển Pāḷi-Anh, Yoniso được xem như trạng từ, mang nghĩa thấu đáo/kỹ lưỡng, theo thứ tự, sáng suốt, đúng / hợp lý / như lý, khôn ngoan / thận trọng. Manasikāra là danh từ, có nghĩa tác ý, chú ý, cân nhắc, suy nghĩ theo lý định trước. Về ngữ pháp, manasikāra là sự kết hợp của hai từ ‘manasi’ (trong tâm / ý) và ‘kāra’ (làm, hành động, tạo tác). Như thế, manasikāra được hiểu là hành động nơi tâm / ý, tạo tác nơi tâm / ý, gọi ngắn gọn là ‘tác ý’.Thuật ngữ yoniso manasikāra có nghĩa ‘để tâm một cách chăm chú’, ‘để tâm mình có chủ đích hoặc thấu đáo’, ‘tác ý đúng/như lý’, hay ‘có cách suy xét tường tận.Thuật ngữ yoniso manasikāra có nghĩa ‘để tâm một cách chăm chú’, ‘để tâm mình có chủ đích hoặc thấu đáo’, ‘tác ý đúng/như lý’, hay ‘có cách suy xét tường tận’.Một số học giả còn định nghĩa theo nhiều cách khác nhau như: ‘truy lại trong tâm căn nguyên, nguồn gốc’ (mentally tracing back to the origin, source), ‘tác ý thấu đáo’ (thorough attention), ‘tác ý có hệ thống’ (systematic attention)”, hoặc ‘khả năng suy xét hay chú tâm một vấn đề đến tận nguồn gốc, tức triệt để/thấu đáo’ (being able to consider or attend to (manasikāra) a problem up to its source , i.e. thoroughly).

Nhìn một cách tổng quát, quan điểm trên không đúng với giáo lý nghiệp của nhà Phật. Tuy nhiên, quan niệm trên chỉ đúng khi cận tử nghiệp phát sanh thì quả của nghiệp liền trổ theo.

Nghiệp là một trong 4 điều bất khả tư nghì do chính Đức Phật nói trong kinh Acinteyyasutta thuộc Tăng Chi Bộ, phẩm 4 chi. Phật dạy có 4 điều không nên suy nghĩ, nếu suy nghĩ sẽ loạn trí cuồng điên, chỉ tự làm khổ tâm mà thôi:

1. Những Ân đức của chư Phật (như trí tuệ toàn giác của chư Phật)

2. Thần thông, thiền định.122/122

Page 48: BÀI 1: TỔNG QUAN VỀ DỊ BỘ ... - triethocphatgiao.comtriethocphatgiao.com/files/HK7/DBTLL/DiBoTongTuanLuan_TaiLieuTham…  · Web viewlà tuyển tập những bài giảng

3. Nghiệp và quả của nghiệp.

4. Tạo thiên lập địa.

- “Này chư Tỳ khưu, đó là 4 điều bất khả tư nghì, không nên suy nghĩ, người nào suy nghĩ, người ấy sẽ trở thành người loạn trí cuồng điên, chỉ tự làm khổ tâm mà thôi”.

Về vấn đề nghiệp báo, theo Thắng Pháp Tập Yếu Luận, nghiệp chia thành 4 nhóm:

Về phương diện công tác, có bốn loại nghiệp: sanh nghiệp (Janakakamma), trì nghiệp (Upatthambhakakamma), chướng nghiệp (Upapìlakakamma) và đoạn nghiệp (Upaghàtakakamma).

Về phương diện sức mạnh thứ tự đưa đến hình thành quả báo, có bốn loại nghiệp: cực trọng nghiệp (Garukakamma), cận tử nghiệp (Asannakamma), tập quán nghiệp (Acinnakamma) và tích lũy nghiệp (Katattàkamma).

Về phương diện thời gian đưa đến sự thọ lãnh kết quả của nghiệp, có bốn loại nghiệp: hiện báo nghiệp (Ditthadhammavedananìyakamma), sanh báo nghiệp (Upapajjavedanìyakamma), hậu báo nghiệp (Ahosikamma) và vô hiệu nghiệp (Pàkakàlavasenakamma).

Về phương diện vị trí quả báo, có bốn loại nghiệp: bất thiện nghiệp (Akusalakamma), dục giới thiện nghiệp (kàmàkusalakamma), sắc giới thiện nghiệp (rùpakusalakamma) và vô sắc giới thiện nghiệp (arupakusalakamma).

Xem Thắng Pháp Tập Yếu Luận (chương V).

(54) 種 即 為 芽 。Chính hạt giống (bīja) là mầm (ankura)..

BCDL: 種 子 即 是 芽 。HT. Trí Quang: Vì cho sắc pháp là sinh diệt với thì gian dài: hạt giống chuyển thành mầm mộng, không phải hạt giống mất mầm mộng mới sinh. (Bản dịch đi quá xa so với bản gốc).

(55) 色 根 大 種 有 轉 變 義 。 心 心 所 法 無 轉 變 義。 Sắc của tứ đại (mahābūta) có chuyển biến. Tâm với tâm sở không chuyển biến.

BCDL: 六 根 四 大 轉 異 。心 心 法 不 轉 異 。HT. Trí Quang: Tâm và tâm sở không chuyển biến là không chuyển biến với thì gian dài như sắc pháp, bởi vì tâm với tâm sở chuyển biến ngay trong từng sát na. (Cách giải thích rất khó tìm sự đồng thuận. Tâm và tâm sở cũng thuộc pháp hữu vi nên nó cũng thay đổi (vô thường), nó thay đổi trong từng sát-na).

(56) 心 遍 於 身 。Tâm ở khắp thân.

BCDL: 心 遍 滿 身 心 增 長 。

122/122

Page 49: BÀI 1: TỔNG QUAN VỀ DỊ BỘ ... - triethocphatgiao.comtriethocphatgiao.com/files/HK7/DBTLL/DiBoTongTuanLuan_TaiLieuTham…  · Web viewlà tuyển tập những bài giảng

Ý thức vi tế cùng khắp cả cơ thể

Mối quan hệ giữa tâm và thân. Quan điểm của Theravada và Duy Thức giống nhau về điểm này.

(57) 心 隨 依 境 。 卷 舒 可 得 。Tâm tùy nơi cảnh mà có sự co giãn.

卷 舒 (quyền: cong; thư: duỗi ra)

諸 如 是 等 末 宗 所 執 。展 轉 差 別 有 無 量 門 。 Đại loại như vậy là quan điểm dị biệt của 4 bộ phái chấp thủ, triển chuyển sai biệt rất nhiều.

BCDL: 應 知 有 如 是 諸 義 。諸 部 信 樂 不 同 。 各 有 所 執 。 是 名 執 義 異 。

BÀI 8: QUAN ĐIỂM CỦA 5 BỘ PHÁI CÒN LẠI5. Đa Văn Bộ: 多 聞 部 (Bāhuśrutīyā); 6. Thuyết Giả Bộ: 說 假 部 (Prajñapti); 7. Chế Đa Sơn Bộ: 制 多 山 (Caityaśailāḥ); 8. Tây Sơn Trụ Bộ: 西 山 住 部 (Aprasailāḥ); 9. Bắc Sơn Trụ Bộ: 北 山 住 部 (Uttarasailāḥ).

QUAN ĐIỂM CỦA ĐA VĂN BỘ (BĀHUŚRUTĪYĀ)

Lược sử:Đa Văn Bộ trong tiếng Sanskrit có hai cách viết: Bāhuśrutīya (S), Bāhuśrutiyaḥ (s) và Pali cũng có hai từ được xem là tương đương: Bahusuttaka (P), Bahulika (P).- Tên bộ phái và Tổ sư: Theo Thập Bát Bộ Luận, sở dĩ gọi là Đa Văn Bộ, vì vị Tổ sư bộ phái này là bậc đa văn (出 律 主 有 多 聞 智 也). Theo Lịch sử Phật giáo Ấn Độ của HT. Thánh Nghiêm, vị Sư Tổ của bộ phái này là A-la-hán Tự-bì-y, tên gọi vị này trùng với nhân vật trung tâm trong Áo Nghĩa Thư (Upanishad), đó là Yājña Valkya. Theo ngài Khuy Cơ và Chân Đế, bộ phái này được sáng lập bởi một vị A-la-hán đã nhập định từ thời Đức Phật.

- Thời gian ra đời: Trong Dị Bộ ghi: Kế đó cũng trong vong 200 năm (sau PNB), Đại Chúng Bộ lại phát sinh thêm một bộ phái khác tên là Đa Văn (Bàhusrutiyàḥ). Một số nhà nghiên cứu cho rằng khoảng 250 trước CN.

- Luận thư: Thầy Minh Chi trong “Bàn về chủ thuyết các bộ phái” và Kimura Taiken trong Tiểu thừa Phật giáo tư tưởng luận cũng cho rằng Thành Thật Luận (Satyasiddhiśāstra) của Harivarman (訶 梨 跋 摩 Ha-lê-bạt-ma, Sư Tử Khải) ra đời khoảng thế kỷ thứ 9 sau PNB thuộc Đa Văn Bộ. Nhưng theo nguồn tài liệu khác, Thành Thật Luận thuộc Kinh Lượng Bộ. Trong Bộ Chấp Dị Luận Sớ nói là: “Luận Thành Thực ra đời từ bộ này.”

- Địa bàn hoạt động: Vùng Nāgārjunakoṇḍa – Đông Nam Ấn Độ (TK 3 sau TL).

122/122

Page 50: BÀI 1: TỔNG QUAN VỀ DỊ BỘ ... - triethocphatgiao.comtriethocphatgiao.com/files/HK7/DBTLL/DiBoTongTuanLuan_TaiLieuTham…  · Web viewlà tuyển tập những bài giảng

Theo CBPPGTT, Đa Văn Bộ đóng vai trò gạch nối (không gian và thời gian) giữa 2 nhóm phát sinh từ Đại Chúng Bộ, đó là nhóm Tây Bắc (Xuất Thế Bộ, Nhất Thuyết Bộ) và Đông Nam (Chế Đa Sơn Bộ, Đông Sơn Trú Bộ, Tây Sơn Trú Bộ).

其 多 聞 部 本 宗 同 義 。Quan điểm gốc của Đa Văn Bộ như sau:

BCDL: 多 聞 部 是 執 義 本 。

Chỉ có 2 quan điểm

58) 謂 佛 五 音 是 出 世 教 。 一 無 常 。 二 苦 。 三 空。四 無 我 。 五 涅 槃 寂 靜 。此 五 能 引 出 離 道 故 。 如 來 餘 音 是 世 間 教。

Năm âm thanh của đức Phật là giáo lý xuất thế gồm: vô thường (P. anicca = S. anityatā), khổ (dukkha), không (śūnyatā), vô ngã (anatta = anātman) và niết bàn tịch tĩnh (P. nibbāna = S. nirvāṇa) vì năm âm thanh này có khả năng dẫn đến con đường giải thoát (Vimuktimārga), còn những âm thanh khác của Như Lai là những giáo lý thế gian.

TNH: Năm sự thuyết giảng sau đây đích thực là giáo lý xuất thế của Bụt: đó là vô thường, khổ, không, vô ngã và Niết-bàn. Chúng có công năng đưa tới giải thoát. (The teachings of the Buddha on the following five themes are the supermundane teachings, the true teachings of the Buddha because the Teachings on the these five themses lead a man to attainment of the path of emancipation: 1st, impermanence; 2nd, suffering; 3rd, emptiness; 4th, non-self; 5th, nirvana. The Teachings of the Tathagata on the themes other than above are mundane Teachings).

Bản dịch của TT. Hạnh Bình có phần khác với bản gốc: Phật sử dụng 5 âm để mô tả đạo lý xuất thế (lokottara ‘sāsanaṁ) là vô thường… 5 đạo lý này là nền tảng cho con đường xuất ly. Ngoài 5 đạo lý này những lời dạy của Ngài đều mang ý nghĩa tùy thuận thế gian mà thuyết giáo.

BCDL: 如 來 五 鳴 應 說 。 出 世 五 鳴 者 。 謂 無 常 苦 空 無 我 寂 靜 涅 槃 。 此 五 鳴 是 正 出 世 道 。如 來 餘 鳴 是 世 間 道 。

* Theravada chỉ chủ trương tam tướng = Tilakkhana = S. Trilakṣana (Trung Hoa gọi là tam pháp ấn). Bộ phái này chủ trương ngũ pháp ấn. Một số bộ phái khác (có thể là Hữu Bộ là rõ nét nhất) chủ trương Tứ pháp ấn (vô thường, khổ, không, vô ngã).

59) 有 阿 羅 漢 為 餘 所 誘 。 猶 有 無 知 。 亦 有 猶 豫 。他 令 悟 入 道 因 聲 起。

Có vị A-la-hán bị kẻ khác dẫn dụ, còn sự không biết, còn điều hoài nghi, người khác giúp vào, thánh đạo nhờ tiếng mà phát khởi.

BCDL: 有 阿 羅 漢 多 他 以 不 淨 染 污 其 衣 。阿 羅 漢 多 有 無 知 。 有 疑 惑 。 有 他 度 。 聖 道 亦 為 言 所 顯 。

餘 所 執 多 同 說 一 切 有 部 。 Ngoài ra, những quan điểm khác phần nhiều lại đồng nhất với Thuyết Nhất Thiết Hữu Bộ.

BCDL: 餘 所 執 與 說 一 切 有 部 所 執 相 似 。

122/122

Page 51: BÀI 1: TỔNG QUAN VỀ DỊ BỘ ... - triethocphatgiao.comtriethocphatgiao.com/files/HK7/DBTLL/DiBoTongTuanLuan_TaiLieuTham…  · Web viewlà tuyển tập những bài giảng

*Trong CBPPGTT, tr. 154-155 còn giới thiệu thêm 4 điều nữa trong luận thư Dị bộ tông tinh thích (Nikāyabheda-vibhaṅgavyākhyāna)10 do Bhavya (Thanh Biện = Bạt-tỳ-da), luận sư quan trọng của Trung Quán Tông (Mādhyamika), sống khoảng giữa 490 và 570 tạo. Nội dung trong bản dịch của GS. Nguyên Hồng (xem Chú giải Dị bộ tông luân luận của TT. Thích Hạnh Bình, tr. 180) không giống với bản CBPPGTT.

QUAN ĐIỂM CỦA THUYẾT GIẢ BỘ (PRAJÑĀPTIVĀDA) = THI THIẾT BỘ

Tên bộ phái: Bộ phái này có tên trong Thập Bát Bộ Luận là Chỉ-để-ca (只 底 舸) và sở dĩ được gọi như vậy là vì luận sư cư ngụ ở trú xứ này (此 山 名 出 律 主 居 處 也). Nhận định trên có lẽ chưa đúng, vì tên của bộ phái này thể hiện quan điểm tư tưởng của bộ phái này. Do đó, rất khó trùng hợp tên của tông chủ và chủ trương của tông phái là trùng nhau.

Tổ sư: Người sáng lập học phái này là Đại Ca-chiên-diên (Mahākatyāyāna) đã ẩn tu khi Phật nhập Niết-bàn trong Hy-mã-lạp sơn, bên hồ Anavatapta, nguồn của sông Sutlej. Hơn 200 năm sau, Ngài trở lại Magadha để hoàn thành các cải tiến và từ các cải tiến ấy, một học phái mới ra đời (CBPPHTT, tr. 158). Cách giải thích này mang tính huyền thoại.

Quan điểm: Những nhà Thuyết Giả Bộ phân biệt ảo với thực, chân lý tuyệt đối (chơn đế = paramattha) và chơn lý quy ước (tục đế = sammutti). Chữ Prajñāpti vốn có nghĩa là giả danh hoặc là danh chế định (khái niệm này trong Theravāda thường dùng). Đây là học phái của những nhà Duy danh luận, hay những nhà chủ trương thuyết “danh giả lập” (CBPPHTT, tr. 158).

Theo CBPPGTT, ngoài 8 quan điểm đã được ghi bởi Vasumitra, còn có 4 quan điểm khác nữa được tìm thấy trong Dị bộ tông tinh thích của Bhavya (Thanh Biện).

其 說 假 部 本 宗 同 義 。Quan điểm của Thuyết Giả Bộ tương đồng với tông gốc:

BCDL: 分 別 說 部 。是 執 義 本 。

Chỉ có 8 quan điểm:

(60) 謂 苦 非 蘊 。Khổ không phải uẩn.

Suffering is not the skandhas.(thật ra không cần số nhiều)

BCDL: 苦 非 是 陰 。

DBTTT: Không có uẩn (skandha) cũng vẫn có khổ. Bản dịch này hoàn toàn khác nghĩa với nội dung 2 bản dịch trên.

Theo truyền thống Theravada, Phật dạy: (1) Năm (thủ) uẩn (khandha) là khổ (dukkha). Như vậy khổ là biểu hiện tất yếu của uẩn / ấm. Nhưng chúng ta cũng nên lưu ý, uẩn không thể đồng đẳng với khổ, vì uẩn là sự tập hợp, một nhóm của sự hiện hữu (aggregate of existence), nhưng khổ là một trạng thái (state).

10 Bộ này, theo TT. Hạnh Bình, phải được dịch là “Dị bộ phân biệt chúng thuyết” (tr. 169).

122/122

Page 52: BÀI 1: TỔNG QUAN VỀ DỊ BỘ ... - triethocphatgiao.comtriethocphatgiao.com/files/HK7/DBTLL/DiBoTongTuanLuan_TaiLieuTham…  · Web viewlà tuyển tập những bài giảng

Khổ uẩn = Dukkhakkhanda. Khổ (dukkha) trong tiếng Pali có nghĩa là đau đớn, khó chịu, bất toại nguyện, cái gì bị tan rã, biến hoại.

(61) 十 二 處 非 真 實 。Mười hai xứ (āyatana) không phải thật.

The twelve āyatanas are not real (entities)

BCDL: 一 切 入 不 成 就 。 12 xứ tức là 6 căn (6 nội xứ) và 6 trần (6 ngoại xứ).

(62) 諸 行 相 待 展 轉 和 合 。假 名 為 苦 。 無 士 夫 用 。Các hành xoay vần đối đãi hoa hợp nên tạm gọi là khổ, không có sĩ phu dụng.

TNH: Các hành triển chuyển đối chiếu với nhau mà giả danh là khổ, không có cái sĩ dụng ở đây.

The samskāras are provisionally called suffering, when two samskāras combine with each other, they have no potent power to cause suffering.

THB, tr. 46: Các hành (sasaaskra) nương vào nhau hoa hợp, do vậy bản chất của chúng là giả danh, sinh ra khổ (duḥkha), không có chức năng của ngã. Đoạn dịch này xa với nguyên tác.

Theo định nghĩa trong Câu-xá: Sĩ phu dụng (S: Purusakara-phala) hay con gọi là sĩ dụng quả, sĩ phu quả… là loại quả do nhân câu hữu và đồng loại đưa đến, do sức mạnh của nó nên gọi là “Sĩ phu dụng”. BCDL: 一 切 有 為 法 相 待 假 故 立 名 苦 。無 人 功 力 。

Ngài Chân Đế dịch câu này sáng hơn: Tất cả pháp hữu vi là pháp tương đối giả lập, nên gọi là khổ. Không có tác nhân của con người. Chữ “dụng” hay “công lực” được hiểu như “tác nhân”.

Những con đường đưa về núi Thứu chỉ giải thích quan điểm của các bộ phái chi mạt tới đây, rồi chuyển sang Độc Tử Bộ (một bộ phái theo Dị Bộ là trực chi của Hữu Bộ).

(63) 無 非 時 死 。先 業 所 。

Không có cái chết không phải lúc, mà là do nghiệp trước tạo ra.

BCDL: 無 非 時 節 死 。

Theo Theravada, có 4 nguyên nhân đưa đến cái chết được ví với sự tắt của cây đèn: 1) Chết do tuổi thọ hết (āyukkhayamaraṇa) được ví như hết tim đèn, như những vị thiên nhân/ loài người có tuổi thọ nhất định, khi hết tuổi thọ, dù còn phước báu cũng phải mệnh chung). 2) Chết do hết nghiệp (kammakkhayamaraṇa) ví như hết dầu. Nghiệp ở đây chỉ cho nghiệp tục sinh, là loại nghiệp tạo ra tâm quả làm phận sự tục sinh khởi đầu kiếp sống mới. Khi nghiệp này chấm dứt thì chúng sanh ấy mạng chung. 3) Chết do hết tuổi thọ đồng thời cũng do hết nghiệp (abhayamaraṇa) ví như hết cả tim lẫn dầu. Trường hợp 1 và 3 thông thường được gọi là “chết hợp thời”. 4) Chết do nguyên nhân khác (upakkamaraṇa) ví như đèn tắt do gió mạnh, do

122/122

Page 53: BÀI 1: TỔNG QUAN VỀ DỊ BỘ ... - triethocphatgiao.comtriethocphatgiao.com/files/HK7/DBTLL/DiBoTongTuanLuan_TaiLieuTham…  · Web viewlà tuyển tập những bài giảng

mưa hay do một nguyên nhân nào khác. Vì do một nghiệp đoạn tận sinh khởi (upaghātakamma) xuất hiện, cắt đứt mạng sống.

(64) 業 增 長 為 因 有 異 熟 。

Nghiệp tăng trưởng làm nhân, nên có quả dị thục.

BCDL: 一 切 所 得 先 業 造 。 增 長 因 果 能 生 業 。Tất cả những gì mình gặt hái đều do nghiệp lúc trước. Tăng trưởng nhân quả có thể sinh nghiệp. Vế thứ hai của câu này tối nghĩa.

(65) 果 轉 由 福 故 得 聖 道 。Do quả phước chín muồi nên mới chứng đắc thánh đạo.

“Quả chuyển” ở đây có thể hiểu là quả dị thục “vipākaphala” .

BCDL: 一 切 諸 苦 從 業 生 。聖 道 由 福 德 得 。 Bản dịch của Ngài Chân Đế có hai vế độc lập: (1) Tất cả khổ đều do nghiệp sinh; (2)

Thánh đạo (s. Āryamārga) do phước (s. puṇya, puṇṇa) mà được. Quan điểm này đúng khi Phước Đức (trì giới, cung kính, tuỳ hỷ phước, hồi hướng) và

Phước Trí (chấn chỉnh kiến thức, thính pháp, tu thiền Chỉ Quán) được chín muồi. Nếu do phước vật (bố thí, phụng sự) mà thành tựu đạo quả thì không thể.

(66) 道 不 可 修 。 Đạo không thể tu.

BCDL: 聖 道 非 修 得 。 Đạo (Marga) không thể tu (s. Bhāvayitavya, p. bhāvanā). Ở đây hiểu là “Thánh đạo” tức

là Bát Chánh Đạo thì quả là đạo không thể do tu mà được. Nó vốn có sẵn trong vũ trụ. Nhưng nếu Đạo được hiểu là quả vị như Tu-đà-hoàn đạo / hướng (magga) thì nó có nghĩa khác.

Mang màu sắc Bát-nhã sau này.

(67) 道 不 可 壞 。Thánh đạo không thể hư hoại.

Như vậy, trong trường hợp này, Đạo được hiểu như là quả vị chứng đắc Niết-bàn.

餘 義 多 同 大 眾 部 執。Ngoài ra những vấn đề khác phần nhiều đồng với luận điểm của Đại chúng bộ.

餘 所 執 與 大 眾 部 所 執 相 似 。* Các quan điểm của Thuyết Giả Bộ giống với tư tưởng lập trường Bát-nhã sau này (Vô nhãn nhĩ tỷ thiệt thân ý; vô sắc thinh hương vị xúc pháp; vô nhãn giới nãi chí vô ý thức giới, vô vô minh diệc vô vô minh tận, nãi chí vô lão tử, diệc vô lão tử tận, vô khổ tập diệt đạo, vô trí diệc vô đắc,...)

QUAN ĐIỂM ĐỒNG NHẤT GIỮA CHẾ ĐA SƠN BỘ (CAITYAŚAILĀḤ), TÂY SƠN TRỤ BỘ (APRASAILĀḤ) VÀ BẮC SƠN TRỤ BỘ (UTTARASAILĀḤ)

122/122

Page 54: BÀI 1: TỔNG QUAN VỀ DỊ BỘ ... - triethocphatgiao.comtriethocphatgiao.com/files/HK7/DBTLL/DiBoTongTuanLuan_TaiLieuTham…  · Web viewlà tuyển tập những bài giảng

Niên đại và Tổ sư: Theo tài liệu của Dị Bộ, bộ phái này ra đời vào khoảng cuối 200 năm sau PNB, có một người tu sĩ ngoại đạo cũng tên là Đại Thiên, bỏ tà quy chánh rồi xuất gia thọ giới Cụ túc ở trong Đại Chúng Bộ trên núi Chế Đa. Ngài rất đa văn và tinh tấn nên cùng với Tăng chúng bộ phái này trở lại nghiên cứu tường tận về năm vấn đề trên. Nhân đó lại phát sinh ra tranh luận chống đối lẫn nhau, liền phân chia làm ba bộ phái: 1) Chế Đa Sơn Bộ (Caityasailàh), 2) Tây Sơn Trụ Bộ (Aparasailàh), 3) Bắc Sơn Trụ Bộ (Uttarasailàh). Rõ ràng, Đại Thiên sau khác với Đại Thiên trước.

Bộ Chấp Dị Luận gọi bộ này là Chi Đề Sơn Bộ (支 提 山 部). Thập Bát Bộ Luận không đề cập đến bộ phái này.

Chế Đa Sơn trú ở Amarāvati. Tây Sơn và Bắc Sơn ở Nāgārjunakoṇdā (Long Thọ Sơn / Long Thọ Thành). Cả ba bộ phái này đóng đại bản doanh tại vùng núi Andhaka (Trung Nam Ấn Độ).

Đảo Sử (Dīpavaṃsa) của Nam truyền không xếp Tây Sơn Trú Bộ vào phả hệ các bộ phái trong giai đoạn phân phái này, mà xếp nó vào 6 học phái muộn sinh. Thập Bát Bộ Luận cũng không nhắc đến.

Thập Bát Bộ Luận lại ghi là Đông Sơn 東 山 thay vì Tây Sơn Trú Bộ (Aprasailāḥ), vì luận chủ cư ngụ tại núi này (亦 律 主 所 居 處 也).

Thập Bát Bộ Luận cho rằng Bắc Sơn Trụ Bộ (Uttarasailāḥ) sở dĩ có tên như vậy là vì trụ sở chính của trú xứ tại núi này (亦 律 主 居 處).

Có 3 quan điểm:

制 多 山 部 。 西 山 住 部 。北 山 住 部 。 如 是 三 部 本 宗 同 義 。Ba bộ phái: Chế Đa Sơn Bộ, Tây Sơn Trụ Bộ, Bắc Sơn Trụ Bộ có quan điểm tương đồng với bộ gốc:

BCDL: 支 提 山 部 。 北 山 部 。 此 二 部 是 執 義 本 。(68) 謂 諸 菩 薩 不 脫 惡 趣 。

Chư Bồ-tát chưa thoát đường dữ.

BCDL: 菩 薩 不 脫 惡 道 。

Quan điểm này đối lập với quan điểm Bồ-tát của Đại Chúng Bộ. Đại Chúng Bộ cho rằng, Bồ-tát vì nguyện độ chúng sanh mà tuỳ ý vào các đường dữ để độ sanh (luận điểm 20)

(69) 於 窣 堵 波 興 供 養 業 。不 得 大 果 。Cung kính cúng dường tháp không được quả (phước báu) lớn.

窣 堵 波 : là phiên âm của chữ “Stūpa”. Mặc dù bộ phái này chủ trương cúng dường tháp không được phước báu lớn, nhưng ba trú

xứ chính của bộ phái đều là những nơi tạo nên phù điêu hoa văn rất mỹ thuật. Quan điểm trên trái với quan điểm kinh Pháp Hoa cho rằng ai cúng dường xây dựng tháp miếu, phước đức rất lớn.

122/122

Page 55: BÀI 1: TỔNG QUAN VỀ DỊ BỘ ... - triethocphatgiao.comtriethocphatgiao.com/files/HK7/DBTLL/DiBoTongTuanLuan_TaiLieuTham…  · Web viewlà tuyển tập những bài giảng

BCDL: 藪 斗 陂 中 恭 敬 事 得 執 少 。

(70) 有 阿 羅 漢 為 餘 所 誘 。此 等 五 事 及 餘 義 門 。

Có vị A-la-hán còn có 5 sự. Do năm sự này mà có biết bao sự bất đồng quan điểm.

BCDL: 有 阿 羅 漢 多 他 以 不 淨 染 污 其 衣 。阿 羅 漢 多 有 無 知 。 有 疑 惑 。 有 他 度 。 聖 道 亦 為 言 所 顯 。

所 執 多 同 大 眾 部 說 。Ngoài ra, những quan điểm khác phần nhiều đồng nhất với Đại Chúng Bộ.

餘 所 執 與 大 眾 部 所 執 相 似 。

Tổng kết các quan điểm của Đại Chúng Bộ và các bộ phái chi nhánh: ĐCB và 3 bộ phái đầu: 48Dị biệt của 4 bộ phái đầu vào thời kỳ cuối: 9Đa Văn Bộ: 2Thuyết Giả Bộ: 8Chế Đa Sơn, Tây Sơn Trú Bộ và Bắc Sơn Trú Bộ : 3Tổng cộng các quan điểm: 70

BÀI 9. QUAN ĐIỂM CỦA THUYẾT NHẤT THIẾT HỮU BỘ (SARVĀSTIVĀDA)

(Tiết 21 - 24)

Nguồn tư liệu chính trong bài viết này được tham khảo trong Các bộ phái Phật giáo Tiểu thừa.

- Tên bộ phái và chủ trương: Thuyết Nhất Thiết Hữu Bộ, được gọi tắt là Hữu Bộ = Thuyết Nhân Bộ (DBTLL) = Tát-bà-đa Bộ (Thập Bát Bộ Luận) cho rằng mọi sự vật đều tồn tại. “Sarvam asti” nghĩa là “tất cả đều có”. Nếu nói đầy đủ thì chủ trương của bộ phái này là “ngã không, pháp hữu”, “tam thế thật hữu, pháp thể hằng tồn” ( 三 世 實 有,法 體 恆 存). Bộ phái này xuất thân từ Stharivāda, nhưng sự ảnh hưởng của nó không nhỏ đến sự hình thành các tư tưởng Phật giáo Đại thừa.

- Lịch sử truyền thừa: Theo Dị bộ, “Riêng Thượng Tọa Bộ trong thời gian này vẫn thống nhất hoa hợp, mãi đến đầu 300 năm (PNB) mới có chút ít tranh cãi, phân chia làm hai bộ phái: 1) Thuyết Nhất Thiết Hữu Bộ (Sarvāstivāda), cũng con gọi là Thuyết Nhân Bộ (Hetuvàda), 2) chính là Thượng Tọa Bộ (Sthaviràhvāda), được đổi tên thành Tuyết Sơn Bộ (Haimavàtàh)”. Sau đó, Hữu Bộ lại phát sanh các bộ phái khác, trong đó có Độc Tử Bộ (Vàtsìputrìyas) và Hóa Địa Bộ (Mahīśāsaka). Nhưng, theo TT. Hạnh Bình “Tư tưởng Hữu của Hữu Bộ” cho rằng Độc Tử Bộ và Hóa Địa Bộ không thể nào ra đời sau Hữu Bộ, vì “Thức Thân Túc luận” là tác phẩm với nội dung phản bác tư tưởng của Hoá Địa bộ. Do vậy, Hoá Địa Bộ là phái phải có trước Hữu Bộ. Quan điểm này cần phải xét lại trên nhiều khía cạnh, để đúng với tiến trình lịch sử phân phái. Tuy

122/122

Page 56: BÀI 1: TỔNG QUAN VỀ DỊ BỘ ... - triethocphatgiao.comtriethocphatgiao.com/files/HK7/DBTLL/DiBoTongTuanLuan_TaiLieuTham…  · Web viewlà tuyển tập những bài giảng

nhiên, chúng ta cần lưu ý, sự ra đời Hữu Bộ cũng có thể có trước, quá trình tạo luận cần một thời gian dài mới hoàn tất các bộ luận. Trong thời gian đó, có thể có một số vị trong Hữu Bộ không đồng ý quan điểm của Hữu Bộ mới tách ra thành Độc Tử Bộ và Hóa Địa Bộ, và sau đó các luận thư mới biện giải về các quan điểm bất đồng này.

- Tổ sư: Trung tâm ở Kasmira (Kế-tân) dưới sự lãnh đạo của tôn giả Madhyāntika (Mạc-điền-địa) và một trung tâm khác tại Mathurā dưới sự lãnh đạo của tôn giả Upagupta (Ưu-ba-cúc-đa). Tôn giả Madhyāntika là đệ tử của tôn giả Ānanda. Upagupta là đệ tử của tôn giả 'Sāṇakavāsa (Thương-na-hoà-tu), mà 'Sāṇakavāsa cũng là đệ tử của tôn giả Ānanda. Do đó, các vị theo Sarvāstivāda có thể tôn thờ Ngài Ānanda như là vị Tổ sư. (Xem “Vai tro của trường phái Sārvastivāda ở Afganistan”).

- Các luận sư nổi danh trong Hữu Bộ: Pháp Cứu (Dharmatrāta): TẠP A TỲ ÐÀM TÂM LUẬN), Diệu Âm (Ghosa): A TỲ ÐẠT MA CAM LỘ VỊ LUẬN (Abhidharma Amrtasastra), Thế Hữu (Vasumitra), Giác Thiên (Buddhadeva), Dharmasri /Dharmottara (Pháp Thắng): A TỲ ÐÀM TÂM LUẬN (Abhidharmahrdaya), Upaśānta (Ưu-bà-lệ-ca): PHÁP THẮNG A TỲ ÐÀM TÂM LUẬN), Vasubhandu (Thế Thân), Guṇamati (Đức Tuệ): TÙY TƯỚNG LUẬN (Laksananusarasastra), Sthiramati (An Tuệ), Vasuvarman (Thế Khải / Bà-số Bạt-ma), Puṇyavardhana, Yaśomitra (Xứng Hữu): T.1561, Sanghabhadra (A TỲ ÐẠT MA HIỂN TÔNG LUẬN),11 ... Bốn vị đầu thường được tôn xưng là “tứ đại luận sư”.  Trong Dõi bước Huyền Trang (tr. 99) dựa theo Đại Đường Tây Vức ký, cho rằng ngài Hiếp Tôn Giả là soạn giả bộ Đại Tỳ-bà-sa. Dựa theo Đại Tỳ-bà-sa, ngài Hiếp Tôn Giả chỉ tham gia trả lời một số vấn nạn do thính chúng đặt ra. Qua đó cho chúng ta thêm kết luận rằng, Đại Tỳ-bà-sa luận là tập đại thành sau một thời gian dài.

* Qua đây cho chúng ta thấy rằng, 33 vị Tổ Ấn Hoa chỉ là sự tuyển chọn những vị nổi danh trong các truyền thống Phật giáo thời đó, không có một sự truyền thừa nào của thiền tông cả. Đồng thời, qua danh sách 28 vị Tổ sư thiền tông Trung Hoa, chúng ta thấy rằng các vị trong truyền thống Hữu Bộ đã đóng góp rất nhiều. Ngay cả Bồ-tát Mã Minh và Thế Thân cũng xuất thân từ truyền thống Hữu Bộ này. (3. Thương-na-hòa-tu, 4. Ưu-ba-cúc-đa, 7. Bà-tu-mật, 10. Hiếp Tôn Giả, 12. Bồ-tát Mã Minh).

* Vasumitra - vị đại sư quan trọng trong truyền thống Hữu bộ cũng là tác giả của Dị Bộ Tông Luân Luận. - Căn cứ địa: (1) Vùng Kasmir(a) (thời nhà Hán, Kasmir được phiên âm là Kế-tân 罽 賓 thuộc Đông Bắc Ấn Độ, thời ngài Huyền Trang phiên âm là Ca-thấp-di-la), là mảnh đất thường xảy ra tranh chấp giữa Ấn Độ và Pakistan hiện nay;12 (2) Mathura = Mạt-thố-la/ Ma-đâu-la (thuộc Bắc Delhi, trên đường đi Kasmir) là một trong những trung tâm nghệ thuật Phật giáo13; (3) Các vùng khác thuộc Trung Cận Đông như Kaboul thuộc Afganistan. Địa bàn rất rộng, khi ngài Huyền Trang chiêm bái Ấn Độ, bộ phái này còn tràn xuống cả Trung Ấn; (4) Udyāna (Vu-điền) là trung

11 Xem CBPHPGTT, tr. 260. 12 Thời ngài Huyền Trang, khu vực này rất thịnh: Có những bảo tháp do vua A-dục xây, tháp đều có xá-lợi Phật. Chùa có 100 ngôi, Tăng chúng hơn 5000 người. Ngài Huyền Trang đã ở nơi này 2 năm để học pháp với ngài Tăng Xứng (Sangha Kirti), chủ yếu là học Câu-xá, Thuận Chánh Lý Luận, Nhân Minh Thanh Minh Luận. (Viên Chiếu, Dõi bước Huyền Trang, tr. 100). 13 Theo Dõi bước Huyền Trang, tr. 109. Vào thời ngài Huyền Trang, có 20 ngôi chùa, Tăng đồ hơn 2000 người, tu tập theo Đại thừa và Tiểu thừa.

122/122

Page 57: BÀI 1: TỔNG QUAN VỀ DỊ BỘ ... - triethocphatgiao.comtriethocphatgiao.com/files/HK7/DBTLL/DiBoTongTuanLuan_TaiLieuTham…  · Web viewlà tuyển tập những bài giảng

tâm đầu tiên của trường phái Đại Chúng Bộ, sau này nó phát triển thành trung tâm chính thức của trường phái Thuyết Nhất Thiết Hữu Bộ (Sarvāstivāda) ngay từ thời kỳ đầu.14

- Thời gian hoàn bị Tam Tạng: Bắt đầu vào khoảng thế kỷ thứ I TL. Sự hình thành của bộ phái này kéo dài cho đến khi bộ Câu-xá ra đời (4-5 TL) và đó cũng là bộ đánh dấu sự hoàn tất quan điểm của bộ phái. Tuy nhiên, Theo CBPPGTT, tr. 260, Ngài Tăng Hiền (Sanghabhadra) đã soạn Thuận Chánh Lý Luận (T.1562 và 1563) chỉ trích nặng nề Câu-xá luận. Ngài Tăng Hiền còn ra mặt đề xuất ngài Vasubandhu luận nghị với nhau, nhưng ngài Vasubandhu đã từ chối.

Như vậy, các luận sư của Hữu Bộ tuy tu cùng một tông phái, nhưng quan điểm không đồng nhất. Điều đó cũng thể hiện tinh thần tầm cầu chân lý của các vị luận sư thuở xưa.

- Kinh Tạng: Gồm bốn bộ Agāma:

1. Dīrgha Āgama (Trường A-hàm)2. Madhyama Āgama (Trung A-hàm)3. Saṁyutta Āgama (Tương Ưng A-hàm) 4. Ekottara Āgama (Tăng Nhất A-hàm)Có một số bản kinh không được xếp vào Kinh tạng, nhưng lại tương ứng với các kinh trong Tiểu Bộ Kinh của hệ Nikāya:Jātaka: Bổn SanhAvadāna: Thí Dụ Dharmapada: Pháp Cú (Kinh Pháp Cú hiện nay được biết có nhiều bộ. Bộ phổ biến nhất là bản của Phật giáo Nguyên thủy, gồm 423 bài kệ; ngoài ra có 3 bộ: Bộ 500 bài kệ, bộ 700 bài kệ và bộ 1000 bài kệ) Udānavarga: Kinh Phật Tự Thuyết Avadānasātaka: Kinh Bách DụDivyāvadāna: Thiên Dụ Tập Asokāvadāna: A Dục Vương Tập. Tập này có thể ra đời khi Mūlasarvāstivāda (Căn bản Thuyết Nhất Thiết Hữu Bộ) ra đời.

Ngày nay, A-hàm bằng chữ Hán có bốn bộ: Trường A-hàm, Trung A-hàm, Tăng Nhất A-hàm và Tạp A-hàm. Bốn bộ A-hàm này, theo công trình nghiên cứu luận án tiến sĩ của HT. Thích Minh Châu, thì Trung A-hàm được xem là kinh văn do Hữu Bộ biên tập. (Xem So sánh Kinh Trung A-hàm bằng chữ Hán và Kinh Trung Bộ bằng chữ Pali). TT. Hạnh Bình cho rằng, bộ Tạp A-hàm bằng chữ Hán hiện nay cũng thuộc Sarvāstivāda (Tư tưởng hữu của phái Hữu Bộ).

- Luật tạng: Thập Tụng Luật gồm 10 quyển, có tất cả 263 giới, là bộ luật có số giới nhiều nhất trong 6 bộ luật. Bộ luật này do ngài Phất-nhã-đa-la (Punyatara) dịch từ Phạn sang tiếng Hán. Bộ luật này gồm 10 phần sau:

1 - 3. Prātimokṣa (Giới bổn)4. Saptadharma (Bảy pháp)5. Astadharma (Tám pháp)6. Ksudrakaparivarta 7. Bhiksunivinaya (Luật Tỳ-kheo-ni)8. Ekottaradharma (Pháp tăng nhất)

14 Xem “Vai tro của trường phái Sarvāstivāda ở Afghanistan” (Role of Sarvāstivāda in Afghanistan). Bản dịch của TK. Giác Hoàng.

122/122

Page 58: BÀI 1: TỔNG QUAN VỀ DỊ BỘ ... - triethocphatgiao.comtriethocphatgiao.com/files/HK7/DBTLL/DiBoTongTuanLuan_TaiLieuTham…  · Web viewlà tuyển tập những bài giảng

9. Upālipariprachā (Viên giáo Upāli)10. Kusalaparivarta (Thiện giới pháp)

- Luận tạng: Được chia thành 3 giai đoạn:

Giai đoạn 1: Các luận sư nỗ lực tạo nên 7 bộ, đối xứng với 7 bộ của Theravada như sau:

(1) Pháp Uẩn Túc Luận 法 蘊 足 論 (Dharma Skandha Saśtra) sáng tác bởi Mahā Maudgalyāyana (Đại Mục Kiền Liên) tương ứng với Dhammasanganī (Classification of Phenomena) = Pháp Tụ.

(2) Tập Dị Môn Túc Luận 集 異 門 足 論 (Saṅgiti Paryaya Pada Saśtra) được cho là sáng tác bởi Tôn giả Saripūtra, tương ứng với Vibhaṅga (The Book of Analysis) = Phân Tích.15

(3) Thi Thiết Túc Luận 施 設 足 論 (Prajñapti Saśtra) sáng tác bởi Katyayaniputra (Ca-chiên-diên-ni Tử) tương ứng với Puggalapaññatti (Designation / Classification of Individuals) = Nhân Thi Thiết.

(4) Giới Thân Túc Luận 界 身 足 論 (Dhātukāya Saśtra) tương ứng với Dhātukathā (Discussion with reference to Elements / Speech of Elements): Giới Thuyết / Nguyên Chất Ngữ.

(5) Phẩm Loại Túc Luận 品 類 足 論 (Prakaraṇā Saśtra) tương ứng với Kathāvatthu (Points of Controversy) = Luận Sự / Ngữ Tông/ Những điểm dị biệt.

(6) Thức Thân Túc Luận: 識 身 足 論 (Vijñākāya Saśtra) sáng tác bởi Devaśarman (Đề-bà-thiết-ma) tương ứng với Yamaka (The Book of Pairs) = Song Đối.

(7) Phát Trí Luận (Jnāna Prasthāna) sáng tác bởi Katyayaniputra16 tương ứng với Paṭṭhāna (The Book of Relations) = Phát Thú Luận / Bộ Vị Trí.

Giai đoạn 2: Giải thích nghĩa kinh. Tác phẩm ngắn nhất là Vibhāṣā: vi (minh bạch, rõ ràng, khúc chiết) + bhāṣā: ngữ / văn. Có thể dịch Vibhāṣā là “Minh ngữ” (T. 1440). Đại Tỳ-bà-sa (mahāvibhāṣā) gồm 200 quyển, được cho là do 500 Đại A-la-hán và Tôn giả Vasumitra kiết tập. Bộ này trong Đại Chánh được mang số hiệu 1545, là tập triển khai Phát Trí Luận và đó cũng là tập đại thành những quan điểm của Hữu Bộ trong giai đoạn kiết tập kinh điển lần thứ 4 tại Kasmir dưới triều vua Kaniska, một vị vua gốc Hy Lạp thuộc triều đại Kusana (Quý Sương), trị vì khoảng 78 đến 103 (chỗ khác cho là 144).

Ngài Huyền Trang sau khi dịch xong bộ này từ Phạn sang Hán, có làm bài kệ tụng cuối sách: Sau Phật Niết-bàn 400 năm/ Vua Ca-nị-sắc-ca, Thiệm-bộ/ Triệu tập năm trăm ứng chân sĩ/ Ca-thấp-di-la giải Tam tạng/ Trong đó Đối pháp Tỳ-bà-sa/ Đạt đủ bản văn nay dịch xong/ Đây nguyện thấm nhuần các hàm thức / Mau chứng Diệu Bồ-đề viên tịch. => Chênh lệch về niên đại vua Kaniska giữa bản luận với sử liệu hiện hành.

Bản Việt dịch bộ Đại Tỳ-bà-sa hiện nay đã được Nguyên Huệ dịch sang tiếng Việt, chia thành 8 tập, do Nhà xuất bản Hồng Đức ấn hành năm 2014.

15 Chỉ có bộ này là có chữ “túc” (pada) trong luận thư. 16 Sau 300 năm sau PNB (Dõi bước Huyền Trang, tr. 107)

122/122

Page 59: BÀI 1: TỔNG QUAN VỀ DỊ BỘ ... - triethocphatgiao.comtriethocphatgiao.com/files/HK7/DBTLL/DiBoTongTuanLuan_TaiLieuTham…  · Web viewlà tuyển tập những bài giảng

Giai đoạn 3: Trình bày những quan niệm, giáo thuyết theo nhiều góc độ cho các trình độ khác nhau, lợi ích cho việc nghiên cứu lịch sử tư tưởng Phật giáo. Trong số đó, đáng kể nhất là nhóm 3 luận thư ngắn nói về năm pháp đặc thù của Hữu Bộ, thuật ngữ Sanskrit là pañcavastu (ngũ sự) / pañcadharma (ngũ pháp).

Một bản của ngài Pháp Cứu (Dharmatrāta) và hai bản kia không có tên tác giả. Một trong 3 luận thư này được hoàn thành vào đầu thế kỷ thứ 2 TL. Một trong 3 luận thư này được hình thành đầu thế kỷ thứ 2 TL. (CBPPGTT, tr. 259).

Năm nhóm đặc thù của Hữu Bộ: 1. Citta (tâm), 2. Caitta (tâm sở), 3. Cittaviprayukta (cách biệt với tâm/ tâm bất tương ưng hành pháp), 4. Rūpa (sắc) và 5. Asaṁskṛta (vô vi).

Bộ Câu-xá (Abhidharmakośa Sūtra) của ngài Thế Thân ra đời vào khoảng thế kỷ thứ 4-5 TL, là bộ luận được cho là cuối cùng của tông phái này. Ngài Thế Thân được cho là xuất phát từ trung tâm Mathura, nhưng vì muốn học tư tưởng của bộ phái gốc, nên đã giấu tên tuổi của mình và đã lên trung tâm ở Kasmir để học và trở thành vị xuất sắc của bộ phái này. (Những con đường đưa về núi Thứu, 138).

Hiện nay, quyển A-tỳ-đàm trong truyền thống Hữu Bộ của Jintaro Takakusi do Tỳ-kheo Giác Nguyên dịch Việt là một tác phẩm khái lược về hệ thống Luận thư của Hữu Bộ. Mặc dù bản luận rất có giá trị, nhưng không phải tất cả thông tin trong luận thư này đều chính xác. Cụ thể ngay trong

- Quan điểm về Tam Tạng: Họ đặt nặng luận tạng hơn Kinh tạng. Quan điểm này giống quan điểm Phật giáo Theravada ở Miến Điện. Sri Lanka đặt nặng về kinh tạng hơn và đặt biệt là quan tâm nghiên cứu các bộ chú sớ của Ngài Buddhaghosa.

- Thời gian truyền thừa: Bộ phái này hưng thịnh khoảng 1000 năm kể từ thế kỷ thứ 3 sau PNB.

Các quan điểm chính yếu:

說 一 切 有 部 本 宗 同 義 者 。

Quan điểm của Thuyết Nhất Thiết Hữu Bộ đồng nghĩa với tông gốc như sau:

BCDL: 說 一 切 有 部 是 執 義 本 。

(71) 謂 一 切 有 部 諸 是 有 者 。皆 二 所 攝 。 一 名 二 色 。

Rằng, theo Nhất Thiết Hữu Bộ, tất cả đều là thực hữu, đều do hai pháp này thâu nhiếp: (1) danh (nāma) và (2) sắc (rūpa).

The So-called things (dharmas) which exist, according to the Sarvāstivāda school, are divided in two classes: the first by nāma and the second by rūpa.

THB: Chủ trương về thật hữu của Nhứt Thiết Hữu Bộ gồm hai phương diện danh và sắc. (Câu này dịch hơi xa với bản gốc).

BCDL: 一 切 有 如 有 。 如 是 兩 法 攝 一 切 過 去 現 在 未 來 。是 有 一 依 正 說 。 二 依 二 法 。 三 依 有 境 界 。 四 依 有 果 。

122/122

Page 60: BÀI 1: TỔNG QUAN VỀ DỊ BỘ ... - triethocphatgiao.comtriethocphatgiao.com/files/HK7/DBTLL/DiBoTongTuanLuan_TaiLieuTham…  · Web viewlà tuyển tập những bài giảng

Bản dịch của Ngài Chân Đế (Paramārtha) hoàn toàn khác với bản dịch của Ngài Huyền Trang.

(72) 過 去 未 來 體 亦 實 有 。 Các pháp quá khứ, vị lai đều có thật thể.

The substances of things in the past and future are also things which really exist.

Đối lập với quan điểm 45 của Đại chúng bộ 過 去 未 來 非 實 有 體 。Quá khứ và vị lai không thực có.

Quan điểm này là quan điểm then chốt của Sarvāstivāda. Kinh Nhất Dạ Hiền Giả (162, Trung Bộ Kinh) đề cập đến quá khứ và vị lai là không thực, bởi vì quá khứ đã trôi qua mà tương lai lại chưa tới.

(73) 一 切 法 處 皆 是 所 知 。亦 是 所 識 及 所 通 達。Tất cả pháp xứ là cái được biết, được nhận thức và được thông đạt.

All the dharmayatanas can be known, can be also understood and can be attained.

Đối lập với quan điểm 46 của Đại Chúng Bộ, Xuất Thế Bộ, Thuyết Nhất Thế Bộ và Kê Dận Bộ : 一 切 法 處 非 所 知 。非 所 識 量 。非 所 通 達 。(Tất cả các pháp xứ không phải là cái được biết, không phải là cái được nhận thức suy lường, cũng không phải là cái thông đạt).

法 處 : dharmāyatana: ấn tượng (mental object), lạc tạ ảnh tử.

BCDL: 法 入 有 三 。 所 識 所 知 所 通。 (Pháp nhập có 3, có thể biết, có thể hiểu, và có thể đạt)

(74) 生 老 住 無 常 相 。 心 不 相 應 行 蘊 所 攝 。Sinh, lão, trụ là tướng của vô thường, đều thuộc nhóm tâm bất tương ưng hành.

Cách dịch khác: sinh, lão, trụ, vô thường tướng đều thuộc nhóm tâm bất tương ưng hành.

THB: Sanh (jāti), lão (nirodha), trụ (sthiti), vô thường (anitya) là pháp không tương ưng với tâm (cittavisaprayukta) thuộc hành uẩn (saṁskāraskandha) dung nhiếp.

BCDL: 生 老 住 無 常 。是 行 與 心 不 相 應 。 行 陰 所 攝 。

Sở dĩ gọi là “tâm bất tương ưng” là vì nó không hoạt động chung với tâm vương (citta), mà nó chỉ nương vào tâm sở hoặc sắc pháp để có mặt mà thôi.

- Câu Xá luận trình bày 14 pháp bất tương ưng: đắc, phi đắc, đồng phận, vô tưởng thiền, vô tưởng định, diệt tận định, mạng căn, sanh, trụ, dị, diệt, cú, văn, thân.

- Duy Thức trình bày đến 24 tâm bất tương ưng: đắc, mạng căn, chúng đồng phận, dị sanh tánh, vô tưởng định, diệt tận định, vô tưởng báo, danh thân, cú thân, văn thân, sanh, trụ, lão, vô thường, lưu chuyển, định vị, tương ưng, thế tốc, thứ đệ, thời, phương, số, hoà hợp tánh, bất hoà hợp tánh.

(75) 有 為 事 有 三 種 。無 為 事 亦 有 三 種 。 122/122

Page 61: BÀI 1: TỔNG QUAN VỀ DỊ BỘ ... - triethocphatgiao.comtriethocphatgiao.com/files/HK7/DBTLL/DiBoTongTuanLuan_TaiLieuTham…  · Web viewlà tuyển tập những bài giảng

Hữu vi pháp/sự có 3 loại, vô vi pháp / sự cũng có 3.

Theo Câu Xá luận, hữu vi pháp có 4 loại: sắc, tâm, tâm sở, tâm bất tương ưng hành.

Vô vi pháp cũng có 3: (1) Trạch diệt vô vi 擇 滅 無 為 : Pratisaṃkhyā Nirodha Asaṃskṛta = Unconditioned Extinction obtained by knowledge; Phi trạch diệt vô vi 非 擇

滅 無 為 Apratisaṃkhyā Nirodha Asaṃskṛta = Unconditioned extinction not by knowledge but by nature; và hư không 虛 空 無 為 Ākāsa Asaṃskṛta = Unconditioned Empty Space.

Theo tư liệu khác cho rằng, 3 tướng của hữu vi là sinh, trụ, diệt.

BCDL: 有 為 種 類 三。 無 為 種 類 三 。有 為 相 三 。 無 為 相 三 。Quan điểm này khác với quan điểm của Đại chúng bộ 41: 無 為 法 有 九 種 。 一 擇 滅 。 二 非 擇 滅 。 三 虛 空 。 四 空 無 邊 處 。 五 識 無 邊 處 。六 無 所 有 處 。 七 非 想

非 非 想 處 。八 緣 起 支 性 。九 聖 道 支 性 。

Tại sao hữu vi tướng / sự không phải là vô thường, khổ não và vô ngã ? Kinh Pháp Cú, Đức Phật nói: Tất cả các hành (chữ hành ở đây có nghĩa là pháp hữu vi) đều vô thường (sabbe saṅkhārā aniccā, tất cả các hành vô thường), tất cả hành đều khổ (sabbe saṅskhārā dukkhā) và tất cả các hành đều vô ngã (sabbe dhammā anattā). Ba điều này là bản chất của vạn pháp, chứ không phải là tướng trạng.

Theo Các bộ phái Phật giáo Tiểu Thừa, những pháp hữu vi thuộc 3 loại: quá khứ (atita), vị lai (anāgata) và hiện tại (pratyutpanna). Ba thời là hữu vi vì chúng sinh ra từ những nhân (hetu) và những duyên (pratyaya) và chúng thực thi một hoạt động.

(76) 三 有 為 相 別 有 實 體 。 Tướng của 3 pháp hữu vi đều có thực thể / đặc tính riêng biệt.

Vậy thực thể / đặc tính của chúng là gì ? Vô thường, khổ não và vô ngã chăng?

(77) 三 諦 是 有 為 。 一 諦 是 無 為 。 [Trong tứ đế], 3 đế thuộc hữu vi, 1 đế thuộc vô vi.

Among the Four Noble Truths three of them are conditioned dharmas, one is an unconditioned dharmas.

3 đế hữu vi là khổ, tập, đạo (nhưng khổ và tập là hữu vi hữu lậu, đạo là hữu vi vô lậu), 1 đế vô vi là diệt.

BCDL: 四 諦 中 三 諦 有 為 。一 諦 無 為 。Bản dịch của ngài Chân Đế rõ nghĩa hơn.

Khổ và tập đế thuộc hữu vi là lẽ đương nhiên. Đạo đế cũng là pháp hữu vi, vì nó như ngón tay chỉ mặt trăng, tự thân nó không phải là mặt trăng.

122/122

Page 62: BÀI 1: TỔNG QUAN VỀ DỊ BỘ ... - triethocphatgiao.comtriethocphatgiao.com/files/HK7/DBTLL/DiBoTongTuanLuan_TaiLieuTham…  · Web viewlà tuyển tập những bài giảng

(78) 四 聖 諦 漸 現 觀 。 Bốn Thánh Đế đều là pháp hiện quán theo thứ tự.

The four āryan truths are to be meditated upon one after another.

THB: Tứ Thánh Đế (Catvāri-āryasatyāni) là pháp tiệm tu hiện quán (abhisamaya).

BCDL: 四 諦 次 第 觀 。 Tiệm (anupurva) hiện quán (abhisamaya) Tứ Thánh Đế (Āryasatya) [đối với bậc nào?]

Có Tứ Đế được “tiệm hiện quán, ” 漸 現 觀 và “đốn hiện quán ”頓 現 觀 . Tiệm hiện quán là trước tiên tập trung quán Khổ đế, sau mới quán Tập, Diệt và Đạo. Khi thấy khổ không, thấy tập, tuần tự tiệm thứ quán và chứng kiến đế này rồi tới đế khác, nên gọi là “tiệm”. Cho đến khi bốn đế được hiện quán trọn vẹn, tức là chứng đắc sơ quả. Còn “Đốn hiện quán” là quán chung cả 4 đế dưới một cộng tướng “không, vô ngã” trong một niệm trí tuệ phát sanh, thấy rõ được một đế là thấy rõ hết 4 đế và chứng đắc sơ quả. Lại nhờ đã trải qua một phen dụng công, nên khi kiến đạo chỉ thu gọn tập trung vào quán một đế, một khi phát sinh trí như thật chứng nhập Diệt đế là chứng nhập cả 4 bốn và chứng đắc sơ quả. Tóm lại, Tứ đế hiện đốn quán là chỉ cần thấy Diệt đế mà đắc sơ quả, còn Tứ đế tiệm hiện quán là tuần tự thấy đủ cả bốn đế mà đắc sơ quả. Tứ đế tiệm hiện quán là chủ trương của Hữu bộ. Theo đây, nếu chưa hiện quán Khổ đế thì không thể hiện quán Tập đế, Diệt đế, Đạo đế. Ngược lại Đại Chúng Bộ chủ trương Tứ Đế đốn hiện quán. (trích ĐCCXL, tr. 236-7)

(79) 依 空 無 願 二 三 摩 地 。俱 容 得 入 正 性 離 生 。 Nương vào hai loại định, đó là Không định (śunyasamādhi) và Vô Nguyện định

(apraṇihitasamādhi), [hành giả] có thể chứng được Chánh Tánh Ly Sanh / Dự Lưu Hướng / Kiến Đạo.

THB: Căn cứ vào không (‘sūnya), vô nguyện (apraṇihita) tam ma địa (samādhi) một cách đầy đủ, thì rất dễ chứng đắc Chánh tánh ly sanh.

Chánh Tánh Ly Sanh: Chánh hay còn gọi là Thánh, là Kiến đạo vị; ở đó cái trí vô lậu (chánh tánh) diệt trừ phiền não mà thoát ly hẳn cái sanh tử của phàm phu nên gọi là Chánh Tánh Ly Sanh.

無 願 三 摩 地 (apraṇihitasamādhi) = Desireless (ness) Meditation còn gọi là “vô tác tam muội”.

BCDL: 若 人 欲 入 正 定 。 必 緣 空 解 脫 門 無 願 解 脫 門 。 得 入 正 定 。

正 性 離 生 : Samyaktvaniyāma (samyaktva+ niyāma). Ngài Chân Đế dịch samyaktvaniyāma thành “Chánh Định” chưa chính xác. Ngài Huyền Trang dịch lại chính xác hơn.

* 正 性 離 生: nhập kiến đạo, Niết-bàn, lìa sanh tử (ĐCCXL, tr. 232).

122/122

Page 63: BÀI 1: TỔNG QUAN VỀ DỊ BỘ ... - triethocphatgiao.comtriethocphatgiao.com/files/HK7/DBTLL/DiBoTongTuanLuan_TaiLieuTham…  · Web viewlà tuyển tập những bài giảng

Tại sao không phải là Không, vô nguyện và vô tướng như Kinh Tam Tụ (số 12) trong Trường A-hàm nói: Thế nào là ba pháp dẫn đến Niết-bàn? Ba tam-muội: không tam-muội, vô tướng tam-muội, vô nguyện tam-muội. Ba loại định này có thể được xem là con đường giúp hành giả đến Niết-bàn nên còn gọi là “tam giải thoát môn”.

Theo kinh Tăng nhất A-hàm 16, “Đối với Không tam-muội thì nhơn và pháp của vạn hữu, hành giả đều quán là không. Ở trong pháp quán mười sáu hành tướng của Tứ đế thì định này cùng với hai hành tướng không và vô ngã của khổ đế tương ưng với nó; tức là chúng ta quán ngã kiến cùng sở kiến của ngã đều không. Đối với Vô tướng tam-muội thì, vì chúng ta đã quán ngã-pháp đều không, nên tướng trạng của chúng không sai khác, chúng cùng với bốn hành tướng diệt, tịnh, diệu, ly của diệt đế tương ưng với định. Vì Niết-bàn lìa năm trần: sắc, thinh, hương, vị, xúc, hai tướng nam, nữ, cùng với ba tướng hữu vi sinh, dị, diệt cộng lại là mười tướng nên đều gọi là vô tướng; định này vì duyên vào diệt nên có tên gọi là vô tướng. Đối với vô nguyện tam-muội hay còn gọi là vô tác tam-muội, vô khởi tam-muội thì vì chúng ta đã quán tướng trạng của các pháp là không sai khác, nên chúng ta không có những điều gì mong cầu về nó, nên mới cùng với hai hành tướng khổ và vô thường của khổ đế; bốn hành tướng nhân, tập, sinh, duyên của tập đế; bốn hành tướng đạo, như, hành, xuất của đạo đế là mười hành tướng tương ưng với định. Khổ, vô thường cùng với bốn hành tướng của tập đế đều đáng nhờm tởm, lo sợ cho nên chúng ta không mong cầu giữ chúng, ngay đến đạo đế như chiếc thuyền mà cũng nên từ bỏ; định này chỉ là duyên nên nó được gọi là vô nguyện. Hơn nữa các pháp không có gì để cầu mong vui sướng, thì không có gì để tạo tác, nên gọi là vô tác hoặc gọi là vô khởi.”

Và Thành Thật luận 13 trong phẩm Tam tam-muội (Đ. 32, tr. 335b) lại giải thích: “Nếu hành giả không thấy chúng sanh, cũng không thấy pháp, đó gọi là không. Trong không như vậy không có tướng để giữ, không này tức là vô tướng. Và trong không, không chỗ để nguyện cầu, không này tức là vô nguyện. Vì vậy cho nên ba cái này cùng một nghĩa. Hỏi: “Nếu vậy, tại sao nói là ba?” Đáp: “Vì không này có khả năng, nên phải tu không, vì tu không được lợi nên không thấy tướng, vì không thấy tướng nên vô tướng, vì vô tướng nên chẳng nguyện, vì chẳng nguyện nên chẳng thọ thân, vì chẳng thọ thân nên thoát tất cả khổ, những lợi như vậy đều do từ tu không mà có được, cho nên nói là ba.” Và chỗ khác cũng trong luận Thành Thật 12, phẩm Tam tam-muội thì ba định này được chia ra cách tu như sau: (1) Nhất phần tu định, tu định không tu tuệ, hoặc tu tuệ không tu định. (2) Cộng phần tu định, vừa tu định, vừa tu tuệ, là chỉ cho định thế gian, ở trong phá noãn vị (là một trong bốn vị của Gia hành vị trong năm vị của Tiểu cũng như Đại thừa). (3) Thánh chánh định, khi nhập vào pháp vị thì có khả năng chứng định Diệt đế. Hành giả dùng định tu hàng phục tâm, nhờ tuệ để ngăn chận phiền não; dùng định để hàng phục tâm, nhờ định để ngăn chận phiền não; và nhờ định tuệ để hàng phục tâm, nhân tánh được giải thoát, tánh ở đây tức là đoạn tánh, ly tánh, diệt tánh. Hơn nữa, lúc này cùng lúc đầy đủ định tuệ nên gọi là Thánh chánh. (Tam tam muội – Thích Đức Thắng).

BÀI 10. QUAN ĐIỂM CỦA NHẤT THIẾT HỮU BỘ (SARVĀSTIVĀDA) – TIẾP THEO

(80) 思 惟 欲 界 行 入 正 性 離 生 。

122/122

Page 64: BÀI 1: TỔNG QUAN VỀ DỊ BỘ ... - triethocphatgiao.comtriethocphatgiao.com/files/HK7/DBTLL/DiBoTongTuanLuan_TaiLieuTham…  · Web viewlà tuyển tập những bài giảng

Tư duy về các hành (Saṁkhāra) của cõi Dục có thể nhập Chánh Tánh Ly Sanh.

THB: tư duy (manasikāra: tác ý) về dục giới để chứng đắc Chánh tánh ly sinh. (Câu này không tách ra với câu 79).

Các bộ phái Phật giáo Tiểu Thừa: “Bằng cách định quán trên tham dục, hành giả có thể vào an định trong Chánh Tánh Ly Sanh”.

Hành (mental formation) là những hoạt động tâm lý, ví dụ: chú ý, đánh giá, vui thích, ghét bỏ, quyết tâm, ... Thắng Pháp Tập Yếu Luận trình bày 52 tâm sở, nếu bỏ thọ và tưởng ra thì còn lại 50 tâm sanh diệt đó, đều gọi là hành.

(81) 若 已 得 入 正 性 離 生 。十 五 心 頃 說 名 行 向 。第 十 六 心 說 名 住 果 。 Nếu đã được vào Chánh Tánh Ly Sanh, 15 tâm sát na đầu tiên gọi là hành hướng

(pratipanna). Tâm thứ 16 gọi là trụ quả (Sthitipanna).

THB: nếu đã được Chánh tánh ly sanh, trong 15 tâm đầu gọi là hành hướng (pratipanna), tâm thứ 16 gọi là quả. (đoạn này cũng dính liền với quan điểm 81).

頃 (khoảnh)

16 loại tâm của Dự Lưu Hướng và Dự Lưu Quả theo Câu Xá Luận:

1. Khổ pháp trí nhẫn; 2. Khổ pháp trí

3. Khổ loại trí nhẫn; 4. Khổ loại trí

5. Tập pháp trí nhẫn; 6. Tập pháp trí

7. Tập loại trí nhẫn; 8. Tập loại trí

9. Diệt pháp trí nhẫn; 10. Diệt pháp trí

11. Diệt loại trí nhẫn; 12. Diệt loại trí

13. Đạo pháp trí nhẫn; 14. Đạo pháp trí

15. Đạo loại trí nhẫn; 16. Đạo loại trí.

Bản dịch của HT. Trí Quang: 16 tâm là quán 4 đế, mỗi đế có pháp và loại, pháp và loại đều có nhẫn và trí (thí dụ khổ thì có khổ pháp nhẫn, khổ pháp trí, khổ loại nhẫn, khổ loại trí) thành 16 tâm; trong 16 tâm này, 15 tâm đầu là hướng về kiến đạo (hướng quả), tâm cuối cùng (đạo loại trí) là ở vào kiến đạo (trú quả).

BCDL: 若 觀 欲 界 相 應 諸 行 。得 入 正 定 若 人 已 入 正 定 。在 十 五 心 中 。名 須 氀 多 阿 半 那 向 。若 至 第 十 六 心 。名 須 氀 多 阿 半 那 。

So sánh với 16 tầng tuệ của thiền minh sát (xem bảng đính kèm).

122/122

Page 65: BÀI 1: TỔNG QUAN VỀ DỊ BỘ ... - triethocphatgiao.comtriethocphatgiao.com/files/HK7/DBTLL/DiBoTongTuanLuan_TaiLieuTham…  · Web viewlà tuyển tập những bài giảng

(82) 世 第 一 法 一 心 三 品 。 Trong một sát-na tâm của Thế Đệ Nhất Pháp (Laukikāgradharma) gồm có 3 phẩm.

Ba phẩm: Hạ phẩm, Trung phẩm và Thượng phẩm. (Xem ĐCCXL, 231-2).

Theo Hữu Bộ, Hiền vị có 7, còn gọi là bảy phương tiện, bảy gia hạnh vị: (1) ngũ đình tâm, (2) Biệt tướng niệm trú, (3) tổng tướng niệm trú, (4) Noãn, (5) Đảnh, (6) Nhẫn, (7) Thế đệ nhất.

Thiện căn được phát sinh ở địa vị này là tột đỉnh với pháp thế gian hữu lậu. Câu Xá Luận 23 nói: “Vì là hữu lậu, nên gọi là thế gian; vì là tột đỉnh nên gọi đệ nhất”. Nghĩa là pháp hữu lậu này tột đỉnh thế gian nên gọi là Thế Đệ Nhất. Có sức sĩ dụng (công lực) làm nhân thoát ly khỏi đồng loại, dẫn sinh ra Thánh đạo, nên gọi là tột đỉnh (tối thắng). Cách tu của Thế Đệ Nhất cũng giống như thượng phẩm nhẫn, du chỉ đối Khổ đế, mỗi hành tướng tu với mỗi sát na tâm liền bước thẳng vào kiến đạo, tức “nhấp chính tính ly sinh” (nhập kiến đạo, Niết-bàn, lìa sinh tử).

Thánh vị có 7: (1) Tín hành, (2) Pháp hành, (3) Tín giải, (4) Kiến đạo, (5) Thân chứng (6) Thời giải thoát, (7) Bất/ phi thời giải thoát.

BCDL: 世 第 一 法 一 剎 那 心 。 (83) 世 第 一 法 定 不 可 退 。 Thế Đệ Nhất Pháp (Laukikāgradharma) nhất định không còn thối chuyển.

Đối kháng với quan điểm của 34 của Đại Chúng Bộ: 乃 至 性 地 法 皆 可 說 有 退 。Cho đến Tánh địa pháp (dharmagotrabhūmi) có thể nói vẫn còn thối chuyển.

BCDL: 三 方 便 有 退 義 。世 第 一 法 無 退 義 。 (84) 預 流 者 無 退 義 。阿 羅 漢 有 退 義。

Dự Lưu (Strotāpanna) không còn lui sụt. A-la-hán (Arhat) còn lui sụt.

BCDL: 須 氀 多 阿 半 那 無 退 義 。阿 羅 漢 多 有 退 義。Đối lập với quan điểm 35 của Đại Chúng Bộ: 預 流 者 有 退 義 。阿 羅 漢 無 退 義 。(Quả Dự Lưu còn có thối chuyển, bậc A-la-hán thì không).

Theo Câu Xá (ĐCCXL, tr. 249-254), có 6 bậc A-la-hán:

1. Thối pháp A-la-hán: Vị này sau khi được quả A-la-hán, thình lình gặp duyên khác liền vụt trở lại thứ lậu hoặc vừa đoạn trừ sau chót mà bị thối thất quả chứng, lùi xuống quả Bất Hoàn, Nhất Lai hay Dự Lưu.

2. Tư Pháp A-la-hán: Vị này sợ thối thất quả A-la-hán, thường nghĩ tới việc tự tại, muốn kết liễu mạng sống để nhập Vô dư Niết-bàn.

122/122

Page 66: BÀI 1: TỔNG QUAN VỀ DỊ BỘ ... - triethocphatgiao.comtriethocphatgiao.com/files/HK7/DBTLL/DiBoTongTuanLuan_TaiLieuTham…  · Web viewlà tuyển tập những bài giảng

3. Hộ pháp A-la-hán: Vị này thường phòng hộ để khỏi thối thất quả A-la-hán.

4. An trú pháp A-la-hán: Vị này an trú quả vị A-la-hán đã chứng được, tránh xa ngoại duyên để khỏi thối thất, nhưng cũng còn gắng sức cầu tiến.

5. Kham đạt pháp A-la-hán: Vị này có tính kham năng tu hành, luyện căn để mau đạt tới vị Bất động tính A-la-hán.

6. Bất động A-la-hán: Vị này căn tánh rất lợi, một khi chứng quả A-la-hán rồi, dù gặp sự tình gì cũng không lay động, thối chuyển.

Đoạn sau được trích trong Thắng Pháp Tập Yếu Luận:

- Sotàpanno: Vị đã nhập lưu dẫn đến Niết Bàn đầu tiên. Có ba hạng Dự Lưu:

i) Những hạng sẽ phải sanh, nhiều nhất bảy lần trong thiên giới hay nhân giới. Trước khi tái sanh lần thứ 8, những vị này chứng được A La Hán quả.

ii) Những hạng tái sanh vào các gia đình quý tộc, hai hay ba lần trước khi chứng quả A La Hán (Kolamkola: Gia gia).

iii) Những hạng chỉ phải tái sanh một lần, trước khi chứng quả A La Hán. (Ekabìja: Nhứt chủng).

Một vị Dự lưu tin tưởng Tam Bảo rất mãnh liệt, không bao giờ vi phạm 5 giới hay phạm 5 nghịch tội. Khỏi rơi vào ác thú, các vị này thế nào cũng được giác ngộ.

Sakadàgàmi: Nhứt Lai, những vị chỉ tái sanh làm người một lần nữa. Sau khi chứng quả Nhất Lai ở đời này, các vị này có thể tái sanh ở Thiên giới hay chứng quả A La Hán trong khi sống ở nhân giới. Có 5 hạng Nhứt Lai:

i) Những vị chứng quả Nhứt Lai và nhập Niết Bàn ngay tại cảnh giới này.

ii) Những vị chứng quả Nhứt Lai tại Thiên giới và nhập Niết Bàn tại chỗ ấy.

iii) Những vị chứng quả Nhứt Lai ở cảnh giới này và nhập Niết Bàn ở Thiên giới.

iv) Những vị chứng quả Nhứt Lai ở Thiên giới, và nhập Niết Bàn ở nhân giới.

v) Những vị chứng quả Nhứt Lai ở cảnh giới hiện tại, và sau khi tái sanh ở Thiên giới, muốn sanh lại ở nhân giới và nhập Niết Bàn tại cảnh giới này.

Anàgàmi: Bất Lai, không còn sanh vào nhân giới. Các vị này sẽ sanh vào cõi Suddhàvàsa (Tịnh Cư Thiên) và ở luôn đó cho đến khi chứng quả A La Hán. Có 5 hạng Bất lai:

122/122

Page 67: BÀI 1: TỔNG QUAN VỀ DỊ BỘ ... - triethocphatgiao.comtriethocphatgiao.com/files/HK7/DBTLL/DiBoTongTuanLuan_TaiLieuTham…  · Web viewlà tuyển tập những bài giảng

i) Những vị chứng Niết Bàn trong tiền bán phần đời sống ở Tịnh Cư Thiên. (Antaraparinibbàyi: Trung gian Bát Niết Bàn).

ii) Những vị chứng Niết Bàn trong hậu bán phần đời sống ở Tịnh Cư Thiên (upahacca parinibbàyi: Sanh Bát Niết Bàn, tổn hại Bát Niết Bàn).

iii) Những vị chứng Niết Bàn, cần có tinh tấn (sasankhàraparinibhàyi: Hữu hành Bát Niết Bàn).

iv) Những vị chứng Niết Bàn, không cần tinh tấn (asankhà-raparinibbàyi: Vô hành Bát Niết Bàn).

v) Những vị vượt qua từ Phạm thiên giới này đến Phạm thiên khác cao hơn để chứng Niết Bàn trong Phạm thiên giới cao nhất. Uddhamsota akanittha-gàmi: Thượng lưu sắc cứu kính thiên hành giả.

Khi các thiền định được phát triển, tâm trí trở thành sáng suốt như tấm gương sáng chiếu, soi rõ sự vật. Nhưng các tâm bất thiện chưa hẳn đã trừ diệt hoàn toàn, vì với thiền định, các phiền não tùy miên chỉ tạm nhiếp phục và có thể khởi dậy một cách bất ngờ. Giới điều hòa lời nói và hành động, định nhiếp phục tâm trí, chỉ có tuệ, giai đoạn thứ ba và cuối cùng mới có thể chứng Thánh quả và diệt trừ tận gốc các phiền não đã được định tạm thời nhiếp phục.

Ban đầu người tu hành tu tập Kiến thanh tịnh để thấy như thật các sự vật. Với nhứt tâm, vị này phân tích cái gọi là con người, và nhận thấy tự thân chỉ là một sự tổng hợp của các tâm pháp và sắc pháp, luôn luôn thay đổi biến dịch.

Sau khi đã có quan điểm đứng đắn về thực tánh cái gọi là con người, sau khi đã thoát khỏi những ý niệm sai lạc về tự ngã, người tu hành tìm xem nguyên nhân của tự ngã ấy. Vị này biết rằng, mọi sự vật ở đời đều do nhiều nhân duyên hợp thành, thuộc quá khứ hay hiện tại, và sự hiện hữu của đời sống hiện tại là do vô minh quá khứ (avijjà) và do ái (tanhà), thủ (upàdàna), nghiệp (kamma) và đoàn thực (àhàra) của hiện tại. Do năm nhân duyên này, cái gọi là con người sanh ra, và vì nhân quá khứ chi phối hiện tại, nhân hiện tại cũng sẽ chi phối quả vị lai. Suy tư như vậy, vị tu hành vượt lên mọi nghi ngờ về quá khứ, hiện tại và tương lai.

Rồi vị tu hành suy tư về lý vô thường, khổ, vô ngã của mọi pháp hữu vi. Chỗ nào vị này nhìn đến, cũng thấy rõ ba pháp ấn này chi phối mọi sự vật, đời sống chỉ là một giòng nước trôi chảy, chi phối bởi nội duyên và ngoại duyên. Không chỗ nào, vị này thấy hạnh phúc vì mọi vật đều biến dịch.

Khi tự mình tu quán về thực tánh của đời sống và luôn luôn chìm sâu trong quán tưởng, một ngày nào đó, thân mình tự phát hào quang (obhàsa) trong sự ngạc nhiên của chính mình. Vị tu hành cảm thấy hoan hỷ, an lạc, khinh an, tu hành tinh tấn hơn, suy tư mãnh liệt hơn, tâm được an bình, chánh niệm được mạnh mẽ và trí tuệ trở thành thuần thục. Hiểu lầm những biến chứng ấy là

122/122

Page 68: BÀI 1: TỔNG QUAN VỀ DỊ BỘ ... - triethocphatgiao.comtriethocphatgiao.com/files/HK7/DBTLL/DiBoTongTuanLuan_TaiLieuTham…  · Web viewlà tuyển tập những bài giảng

Thánh quả, nhất là thấy thân mình có hào quang, người tu hành cảm thấy ưa thích trạng thái này. Nhưng rồi hiểu rằng những triệu chứng trên là những trở ngại trên đường tu hành, vị này hướng tâm tu tập Ðạo phi đạo tri kiến thanh tịnh.

Nhận thức được chánh đạo, vị này tu tập trở lại, hướng tâm đến sanh trí (udayanàna) và diệt trí (vayanàna) của mọi pháp hữu vi, đặc biệt về diệt trí nhiều hơn vì sự biến dịch chịu sự nhận thức rõ ràng hơn sự sanh khởi. Do đó, vị này hướng tâm đến diệt trí (bhanganàna) và nhận thức được cả tâm pháp và sắc pháp tập hợp thành 5 uẩn luôn luôn biến dịch, không bao giờ giống nhau trong hai sát na, và người tu hành cảm thấy mọi vật đều đáng sợ hãi (bhayanàna). Cả thế giới hiện ra như hầm lửa, nguồn gốc của mọi hiểm nguy. Tiếp theo, vị này hướng tâm đến quán hoạn trí (àdìnavanàna) thấy rõ sự nguy hiểm của một thế giới hư ảo và có cảm giác nhàm chán (nibbidànàna), tiếp theo là một ý chí muốn thoát ly khỏi thế giới giả tạm này (muncitukàmyatànàna).

Với mục đích này, nhà tu hành tiếp tục tu quán về ba pháp ấn (patisankhànàna), và sau đó, có thái độ xả ly với mọi pháp hữu vi - không tham, không sân đối với sự vật (upekkhànàna: xả trí).

Khi đạt đến trình độ giải thoát này, vị tu hành lựa một trong ba pháp ấn để làm đối tượng đặc biệt để tu hành và nhiệt tâm tu quán cho đến một ngày nào đó, chứng được Niết Bàn.

Khi người tu hành chứng được Niết Bàn lần thứ nhất, vi này được gọi là Sotàpanna (Dự Lưu), vì đã nhập giòng hướng đến Niết Bàn. Giòng nước này chỉ cho 8 Chánh đạo, và vị Dự Lưu không còn là phàm phu (puthujjana) mà trở thành bậc Thánh (ariya).

Khi chứng được Dự lưu quả, vị tu hành trừ diệt 3 Kiết sử (samyojàna): Thân kiến, nghi và giới cấm thủ. Sakkàyaditthi: Thân kiến: Sati + kàya + ditthi, nghĩa là tà kiến xem rằng một tập thể có hiện hữu. Kàya: tập thể chỉ cho 5 uẩn sắc, thọ, tưởng, hành, thức uẩn, hay nói một cách khác tâm pháp và sắc pháp. Quan điểm xem rằng có một tự ngã thường hằng, khi mà thực sự chỉ là sự kết hợp của tâm pháp và sắc pháp, gọi là sakkàya ditthi (Thân kiến). Vicikicchà: Nghi ngờ đối với Phật, Pháp, Tăng, Học giới (Sikkhà), quá khứ, vị lai, cả quá khứ và vị lai và Lý duyên khởi. Sìlabbataparàmàsa: Giới cấm thủ, chấp thủ một vài giới cấm và nghi lễ có thể làm con người được thanh tịnh.

Ðể diệt trừ 7 kiết sử còn lại, vị Dự lưu chỉ sinh lại nhiều nhất 7 lần. Vị này càng tin tưởng ba ngôi báu, không bao giờ phạm 5 giới, khỏi rơi vào các ác thú, vì thế nào cũng được giải thoát.

Với lòng tin tưởng càng mới mẻ vì đã nhìn thấy sơ qua pháp vị Niết Bàn, người tu hành càng tinh tấn tu tập và chứng quả nhứt Lai, với sự giảm thiểu 2 kiết sử kàmaràga: Dục ái và Patigha: Sân. Khi trừ diệt hoàn toàn 2 kiết sử này, vị tu hành chứng quả Niết bàn Bất Lai, không còn tái sanh ở thế giới này cũng như không còn sinh ở Thiên giới nào khác, vì mọi Dục ái đã được đoạn trừ.

122/122

Page 69: BÀI 1: TỔNG QUAN VỀ DỊ BỘ ... - triethocphatgiao.comtriethocphatgiao.com/files/HK7/DBTLL/DiBoTongTuanLuan_TaiLieuTham…  · Web viewlà tuyển tập những bài giảng

Sau khi chết, vị này sanh lên cõi Tịnh Cư Thiên, một cảnh giới dành riêng cho các vị Bất Lai và A La Hán.

Một cư sĩ có thể chứng quả Bất Lai, nếu sống đời sống độc thân.

Vị Bất Lai, sau khi trừ diệt 5 kiết sử còn lại Rùparàga (Sắc ái), arùparàga (Vô sắc ái), màna (mạn), uddhacca (Trạo cử), và avijjà (Vô minh), chứng được quả A La Hán.

Các vị Dự Lưu, Nhứt Lai và Bất Lai được gọi là Sekha (Hữu học), vì còn phải tu tập. Vị A La Hán được gọi là Asekha (Vô học) vì không còn gì phải tu tập.

Một vị A La Hán không còn tái sanh, vì không còn tạo ra các nghiệp (kamma) mới, và mầm giống tạo thành sắc pháp cũng được trừ diệt.

Vị A La Hán nhận thức được, những gì cần làm đã làm xong, một gánh nặng đã đặt xuống, mọi hình thức tham ái và mọi bóng dáng vô minh đã được trừ diệt. Vị chiêm bái sung sướng, đứng trên tột đỉnh hơn cả Thiên giới, thoát ly tất cả nghiệp chướng và kiết sử ở trên đời.

(85) 非 諸 阿 羅 漢 皆 得 無 生 智 。 Không phải các vị A-la-hán đều được Vô sinh trí (Anutpādajnāna)

BCDL: 一 切 阿 羅 漢 。 多 不 盡 得 無 生 智 。 (86) 異 生 能 斷 欲 貪 瞋 恚 。Dị sinh (phàm phu) có thể đoạn dục tham và sân nhuế.

異 生 tức là phàm phu (s. pṛthagjana). Làm thế nào mà phàm phu có thể đoạn trừ được dục tham và sân nhuế? Trong cuốn Các Bộ Phái Phật Giáo Tiểu Thừa đã trưng dẫn trường hợp Udraka Rāmaputra (p. Uddaka Rāmaputta, Uất Đầu Lam Phất) tuy còn ở địa vị phàm phu nhưng do đoạn trừ các phiền não cõi dục và cõi sắc và 3 tầng đầu của vô sắc, nên sau khi chết thác sinh về cõi “phi tưởng phi phi tưởng xứ”. Trong trường hợp như thế, công năng của định không cho các phiền não khuấy động, còn các anusaya kilesa (tuỳ miên phiền não) chưa đoạn trừ hẳn.

Bản dịch của THB dịch là chúng sinh, mặc dù thầy mở ngoặc đơn là dị sinh. Hai chữ này nội hàm khác nhau rất xa. Chữ chúng sinh bằng Pali là sattā.

(87) 有 諸 外 道 能 得 五 通 。 Có những ngoại đạo (tīrthika) có thể đạt được ngũ thông (abhijñā).

BCDL: 凡 夫 亦 能 捨 欲 及 瞋 。外 道 得 五 通 。 (88) 亦 有 天 中 住 梵 行 者 。

122/122

Page 70: BÀI 1: TỔNG QUAN VỀ DỊ BỘ ... - triethocphatgiao.comtriethocphatgiao.com/files/HK7/DBTLL/DiBoTongTuanLuan_TaiLieuTham…  · Web viewlà tuyển tập những bài giảng

Trong chư thiên có vị sống đời Phạm hạnh (s. Brahmacaryā, p. Brahmacarya).

Theravada hoặc Duy Thức đều chấp nhận quan điểm trên. Nội cung Đâu-suất-đà thiên là cảnh giới của Bồ-tát Di-lặc. Tầng trời thứ 19 là tầng trời từ đó hành giả có thể chứng đắc Thánh quả A-la-hán.

BCDL: 天 亦 有 夫 嵐 (lam) 摩 。(89) 七 等 至 中 覺 支 可 得 。 非 餘 等 至。Trong Bảy đẳng chí, giác chi (bodhyaṅga) có thể đạt được, ngoại trừ các đẳng chí khác.

THB: Trong thiền định (samāpatti: tam-ma-bát-để) có thể thành tựu giác chi (bodhyaṅga) chẳng phải định khác.

Đẳng chí (samāpatti, nhập định, thiền chứng)

7 đẳng chí là 4 định sắc giới và 3 định vô sắc giới. Giác chi là 7 giác chi (trạch pháp, tinh tấn, hỷ, khinh an, niệm, định, xả) trong 37 bồ đề phần.

TGH: Quan điểm trên tối nghĩa, tuy vậy chúng ta có thể hiểu là từ định thứ nhất đến định thứ bảy có thể sinh khởi các chi phần giác ngộ, định thứ 8 là phi tưởng phi phi tưởng xứ không sinh khởi giác ngộ được. Trong truyền thống Theravada, một hành giả có thể tu tập 4 thiền vô sắc (nhưng không bắt buộc) và rồi vượt qua trạng thái tâm đó, vị ấy dẫn tâm, hướng tâm đến tam minh. Còn trong trạng thái đó, không thấy các vị đề cập đến sự sự phát triển các yếu tố đưa đến giác ngộ.

BCDL: 於 七 定 有 覺 分 。餘 定 則 無。 (90) 一 切 靜 慮 皆 念 住 攝 。 Tất cả tịnh lự (loại thiền) đều nằm trong 4 niệm trú (niệm xứ).

THB: “Tất cả thiền định (dhyāna) đều do niệm trú (smṛtyupasthāna) nhiếp, nếu không y cứ vào tịnh lự thì cũng có thể chứng được Chánh tánh ly sinh và quả vị A-la-hán.”

Tĩnh lự = Dhyāna.

Thiền Tổ Sư (công án, thoại đầu) đều không ngoài Tứ Niệm Xứ.

Tứ niệm xứ hay Tứ niệm trụ (tức là: thân, thọ, tâm và pháp)

BCDL: 一 切 諸 定 無 不 是 四 念 處 所 攝 。

BÀI 11: QUAN ĐIỂM CỦA HỮU BỘ (TIẾP THEO)

122/122

Page 71: BÀI 1: TỔNG QUAN VỀ DỊ BỘ ... - triethocphatgiao.comtriethocphatgiao.com/files/HK7/DBTLL/DiBoTongTuanLuan_TaiLieuTham…  · Web viewlà tuyển tập những bài giảng

(91) 不 依 靜 慮 。得 入 正 性 離 生。亦 得 阿 羅 漢 果。 Không nương vào tĩnh lự (dhyāna) vẫn đắc được Chánh Tánh Ly Sanh, cũng đắc A-la-hán quả.

Trong truyền thống Kinh điển Pali, thiền định (chỉ) là một phương pháp ngăn chặn phiền não và là nền tảng để phát triển thiền quán. Hành giả có thể phát triển thiền quán để chứng đắc các Thánh quả.

BCDL: 若 不 依 定 得 入 正 定 。(92) 若 依 色 界 無 色 界 身。 雖 能 證 得 阿 羅 漢 果 。而 不 能 入 正 性 離 生 。Nếu nương vào thân ở cõi sắc và vô sắc giới, hành giả tuy có thể chứng đắc Thánh quả A-la-hán, nhưng không bao giờ có thể chứng được Chánh Tánh Ly Sanh.

THB: Nếu nương vào sắc giới (rūpadhātu) vô sắc giới (arūpadhātu), tuy có thể chứng đắc A-la-hán, nhưng không thể thành tựu chánh tánh ly sanh; nếu căn cứ dục giới thân, không những chỉ nhập được chánh tánh ly sanh, con chứng quả A-la-hán. (Lưu ý: THB trong đoạn đầu bỏ mất chữ thân).

BCDL: 亦 得 阿 羅 漢 多 依 色 界 無 色 界 心 。得 阿 羅 漢 多 不 得 入 正 定。

Dục giới: 1. địa ngục (niraya), 2. ngạ qủy (peta), 3. súc sanh (tiracchāna), 4. a-tu-la (asura), 5. nhơn (manussa), 6. thiên (deva).

Chư thiên dục giới:

6. Tứ Thiên Vương (Cātummahārājika): the Guardian Deities of the four quarters of the firmament reside with their followers.

7. Đao-lợi (Tāvatimsa): the Celestial Realm of the thirty-three Devas.

8. Dạ-ma (Yāma) : The Realm of the Yāma Devas that which destroys pain is Yāma.

9. Đâu-suất (Tusita) : Happy dwellers = The Realm of Delight.

10. Hoá Lạc (Nimmānarati) : The Realm of the Devas who delight in the created mansions.

11. Tha Hoá Tự Tại (Paranimmitavasavatti) : The Realm of the Devas who make others' creation serve their own ends."

Chư thiên Sắc giới:

Sơ thiền:

12. Phạm Chúng (Brahma Parisajjā): The Realm of the Brahma's Retinue.

13. Phạm Phụ (Brahma Purohitā): The Realm of the Brahma's Ministers.

14. Đại Phạm (Mahā Brahma): The Realm of the Great Brahmas.

122/122

Page 72: BÀI 1: TỔNG QUAN VỀ DỊ BỘ ... - triethocphatgiao.comtriethocphatgiao.com/files/HK7/DBTLL/DiBoTongTuanLuan_TaiLieuTham…  · Web viewlà tuyển tập những bài giảng

Nhị thiền:

15. Thiểu Quang (Parittābhā): The Realm of Minor Lustre

16. Vô Lượng Quang (Appamāṇābhā): The Realm of Infinite Lustre

17. Quang Âm Thiên (Ābhassarā): The Realm of the Radiant Brahmas.

Tam Thiền:

18. Thiểu Tịnh (Parittasubhā): The Realm of the Brahmas of Minor Aura.

19. Vô Lượng Tịnh (Appamānasubhā): The Realm of the Brahmas of Infinite Aura.

20. Biến Tịnh (Subhakiṇhā): The Realm of the Brahmas of Steady Aura.

Tứ Thiền:

21. Quảng Quả Thiên (Vehapphalā): The Realm of the Brahmas of Great Reward.

22. Vô Tưởng Thiên (Asaññāsatta): The Realm of Mindless Beings.

23. Tịnh Cư Thiên (Suddhāvāsa): The Pure Abodes. Chỉ những bậc Anāgāmi (A-na-hàm) mới có thể tái sanh về cảnh giới này.

Trong cõi Tịnh Cư thiên chia thành 5 bậc:

23. i. Vô Phiền (Avihā): The Durable Realm

24. ii. Vô Nhiệt (Atappā): The Serene Realm

25. iii. Thiện Kiến (Sudassi): The Clear-Sighted Realm

26. iv. Thiện Hiện (Sudassa): The Beautiful Realm

27. v. Sắc Cứu Cánh Thiên (Akaniṭṭhā): The Highest Realm.

Chư thiên vô sắc giới:

28. Không vô biên xứ, 29. Thức vô biên xứ, 30. vô sở hữu xứ và 31. phi tưởng phi phi tưởng xứ.

Lưu ý: Kinh điển Nam truyền cho rằng không có Thánh quả ở cõi Vô sắc. Nhiều câu chuyện ghi lại các vị thiên tử nghe pháp Phật chứng được sơ quả Tu-đà-hoàn.

Đối chiếu với đồ biểu vũ trụ theo Câu Xá (ĐCCXL, 107), Cõi tứ thiền có 9: Vô Vân, Phước Sinh, Quảng Quả (Vô Tưởng), Vô Phiền, Vô Nhiệt, Thiện Kiến, Thiện Hiện, Sắc Cứu Cánh, Ma-hê-thủ-la). Chỗ này có lẽ Câu Xá Luận ghi nhầm, vì Quảng Quả và Vô Tưởng là hai, Sắc Cứu Cánh và Ma-hê-thủ-la là một. Vô Vân và Phước Sinh không có trong hệ thống Abhidhamma của Theravada.

(93) 依 欲 界 身 非 但 能 入 正 性 離 生 。 亦 能 證 得 阿 羅 漢 果 。122/122

Page 73: BÀI 1: TỔNG QUAN VỀ DỊ BỘ ... - triethocphatgiao.comtriethocphatgiao.com/files/HK7/DBTLL/DiBoTongTuanLuan_TaiLieuTham…  · Web viewlà tuyển tập những bài giảng

Nương vào thân cõi dục không những chứng đắc Chánh Tánh Ly Sanh mà con có khả năng chứng đắc A-la-hán quả.

BCDL: 欲 界 中 得 入 正 定 。亦 得 阿 羅 漢 多 鬱 多 羅 鳩 婁 。無 離 欲 人 。 聖人 不 生 彼 處 。(94) 北 俱 盧 洲 無 離 染 者 。Ở Bắc Câu Lô Châu (Uttarakura) không có người ly nhiễm.

THB: Bắc-câu-lô châu (uttarakura) không có người nào không bị ô nhiễm, thánh nhân không bao giờ sanh nơi ấy và cõi vô tưởng thiên (asaṁjāñādevaloka).

Vì cảnh giới này quá sung sướng, không có khổ cảnh, nên họ không bao giờ khởi lên ý niệm từ bỏ dục lạc. Chính vì thế, sinh ở Bắc Câu Lô Châu có thể được xem là một trong 8 nạn (đui, điếc, câm, ngọng, sanh ở vùng biên địa ác kiến, sanh ở Bắc Cu Lô Châu, Sanh ở Vô Tưởng Thiên, thế trí biện thông).

Phẩm Uất-đan-viết

Tóm tắt nội dung Kinh Trường A Hàm - Tuệ Sĩ nói như sau:

Nói riêng về châu lục phía bắc Tu-di. Phổ thông trong văn hệ Hán, châu này được phiên là Bắc Câu-lâu, mà Sanskrit là Uttara-Kuru, chỉ vùng đất phía bắc Kuru. Kuru là một trong 16 vương quốc lớn trong thời Phật, thường được nhắc đến trong các Kinh. Tuy vậy, theo đại thể, Kuru ở đây hẳn là một vương quốc thần thoại, và Bắc Kuru cũng là vùng đất thần thoại, có thể tận phía bắc ngoài dãy Thông lĩnh. Xa hơn nữa, về lịch sử, có thể là vùng đất ở phía bắc các thành bang Sumeria cổ đại.

Châu này được kể riêng vì sinh hoạt xã hội ở đây khác hẳn ba châu kia. Trong châu này, hoàn toàn chưa có hình thức sinh hoạt sản xuất. Thực phẩm, có loại lúa tự nhiên không cần gieo trồng. Về y phục, có loại cây tự nhiên sản xuất ra áo quần, ai cần thì đến lấy. Các dụng cụ khác như chén bát, đàn địch, hương liệu, cũng được cung cấp tự nhiên như vậy. Dân ở đây không có khái niệm về gia đình, vợ chồng, cha mẹ và con cái. Trai gái thích nhau, dẫn vào chỗ khuất nào đó, rồi chia tay. Trẻ nít mới sinh, bỏ giữa đường, mọi người đi ngang qua, chăm sóc nó. Không có các tội ác như giết nhau, trộm cắp, nói dối; nghĩa là không hề có khái niệm về đạo đức. Vì vậy, ở đó không hề biết Phật pháp. Ngay cả các thuyết ngoại đạo, ở đây cũng không biết. Ở đây cũng không có các thứ bịnh tật như ba châu kia, cho nên ai cũng sống hết thọ lượng của mình, không có chết yểu.

Xem Kinh Thế Ký (30) trong Trường A-hàm.

(95) 聖 不 生 彼 及 無 想 天 。Thánh nhân không sanh ở Bắc Câu Lô Châu (Uttara-Kuru) và Vô Tưởng Thiên (asaṃjñādeva).

BCDL: 聖 人 亦 不 生 無 想 天 。

122/122

Page 74: BÀI 1: TỔNG QUAN VỀ DỊ BỘ ... - triethocphatgiao.comtriethocphatgiao.com/files/HK7/DBTLL/DiBoTongTuanLuan_TaiLieuTham…  · Web viewlà tuyển tập những bài giảng

Vô tưởng thiên: Theo Thắng Pháp Tập Yếu Luận, sau khi đắc tứ thiền, nếu một người hành sañña viraga bhāvana (thiền ly dục đối với tưởng và thức, tức là không còn mong muốn có tưởng và thức) thời nghiệp này sẽ cho quả tái sinh trong cõi Vô Tưởng Thiên (Asaññā-satta) chỉ có sắc tục sinh (rūpa-paṭisandhi).

(96) 四 沙 門 果 非 定 漸 得 。 若 先 已 入 正 性 離 生 。依 世 俗 道 有 證 一 來 及 不 還 果.

Bốn quả Sa-môn không phải do định mà chứng đắc tuần tự. Nếu đã chứng nhập Chánh Tánh Ly Sanh trước thì nương vào thế tục đạo để chứng Nhất Lai và Bất Hoàn quả.

Theo truyền thống Nam truyền, lộ trình tâm chứng vẫn theo thứ tự nhưng nó xảy ra quá nhanh nên dường như không thấy có thứ lớp.

BCDL: 不 必 定 次 第 。 得 聖 道 四 果 。 若 人 已 入 正 定 。 依 世 道 得 至 婆 凡 里 陀 如 寐 (彌 履 反) 阿 那 伽 寐 (彌 履 反) 四 念 處 。

HT. Trí Quang chia câu này thành 2. Câu thứ hai bắt đầu từ nhược..”

(97) 可 說 四 念 住 能 攝 一 切 法。Có thể nói bốn niệm trụ có thể dung nhiếp tất cả pháp.

Quan điểm này nói rõ hơn quan điểm số 90: 一 切 靜 慮 皆 念 住 攝 。 Lộ trình tu chứng Tứ Niệm Xứ (Trụ) của Hữu Bộ có phần không chi tiết bằng Theravada,

cho rằng: Quán thân bất tịnh, quán tâm vô thường, quán thọ thì khổ, quán pháp vô ngã.

(98) 一 切 隨 眠 皆 是 心 所。與 心 相 應 有 所 緣 境 。Tất cả tuỳ miên đều là tâm sở (cetasika), cùng tương ưng với tâm và có cảnh sở duyên (ālambana) / đối tượng.

Tùy miên (anuśaya) là tên khác của phiền não hay hoặc. Luận Câu Xá 20 nói: tùy miên có bốn nghĩa (biểu hiện và chức năng): vi tế, tùy tăng, tùy tục, tùy phược. Khi căn bản phiền não hiện tiền vẫn khó biết rõ hành tướng của nó nên gọi là vi tế. Nó làm tăng thêm sự hôn ám trầm trệ đối với cảnh nó duyên và những tâm tương ưng với nó nên gọi là tùy tăng. Nó thường theo dõi hữu tình gây ra các tội lỗi nên gọi là tùy tục. Nó thường hiện khởi trói buộc, không muốn, nó vẫn sinh, cố ngăn, nó vẫn khởi nên gọi là tùy phược. (Đại cương luận Câu Xá, 2000, tr. 166).

Theo Câu Xá, tuỳ miên / tuỳ phiền não (anuśaya) có tất cả 19 trạng thái. 1. Đại phiền não địa pháp có 6: si, phóng dật, giải đãi, bất tín, hôn trầm, trạo cử + Đại bất thiện địa pháp có 2 (vô tàm, vô quý) + Tiểu phiền não địa pháp gồm có 10 (phẫn, phú, xan, tật, não, hại, hận, siểm, cuống, kiêu). Có tất cả 46 tâm sở. (Xem ĐCCXL, tr. 89 và Tuỳ phiền não, tr. 179)

Tâm sở tương ưng với tâm vương bởi năm sự đồng đẳng: (1) Đồng sở y: Tâm vương và tâm sở đồng nương một căn mà hiện khởi. Như khi nhãn thức tâm vương nương nhãn căn mà hiện khởi, thì tâm sở tương ưng với nhãn thức cũng nương nhãn căn mà hiện khởi, chứ

122/122

Page 75: BÀI 1: TỔNG QUAN VỀ DỊ BỘ ... - triethocphatgiao.comtriethocphatgiao.com/files/HK7/DBTLL/DiBoTongTuanLuan_TaiLieuTham…  · Web viewlà tuyển tập những bài giảng

không thể nương căn khác. (2) Đồng sở duyên: tâm vương tiếp xúc cảnh nào thì tâm sở tương ưng cũng tiếp xúc cảnh đó. (3) Đồng hành tướng: sự nhận thứcc của tâm vương như thế nào thì nhận thức của tâm sở tương ưng cũng như thế ấy. Hành tướng tức tướng mạo hiểu biết, sự nhận thức là tướng hành động của tâm. (4) Đồng thời gian: Tâm vương, tâm sở tương ưng phải đồng một lúc hiện khởi. (5) Đồng thể sự: mỗi tâm vương, tâm sở tương ưng đều có tự thể riêng bằng nhau hoà hợp lại mới thành nghĩa tương ưng.

Bản dịch của Chân Đế khác với bản dịch của Huyền Trang.

BCDL: 可 說 一 切 法 隨 眠 煩 惱 是 心 法。不 與 心 相 應 。Có thể nói tất cả pháp tùy miên, phiền não đều là tâm pháp (tâm sở), không tương ưng với tâm.

(99) 一 切 隨 眠 皆 纏 所 攝 。非 一 切 纏 皆 隨 眠 攝 。Tất cả tuỳ miên (anu’saya) đều gồm trong triền phược (paryavasthāna), không phải tất cả triền phược đều nằm trong tuỳ miên.

Triền là mười thứ trói buộc chúng sinh vào ngục sinh tử, và làm nhân khởi lên các hành động ác, do đó khiến chúng sinh bị trói buộc vào đường ác, nên gọi là triền. Nhưng nói rộng thì tất cả phiền não dù là căn bản hay chi mạt, đều gọi là triền được cả. Nên cũng có chỗ gọi tham, sân si là 3 triền. Mười triền là hôn trầm, trạo cử, vô tàm, vô quý, phẫn, phú, xan, tật, thuỳ miên, hối. (tr. 179). Như vậy, trong 19 tuỳ miên phiền não, từ số 4 đến 13 được gọi là triền, từ 14 -19 gọi là cấu uế.

Xem thêm tr. 192: Nó là chi mạt hoặc từ căn bản hoặc phát sinh như vô tàm, xan, trạo cử là từ tham sinh; vô quý, tùy miên, hôn trầm là từ vô minh sinh; tật và lận từ sân sinh; hối và ố tác từ nghi sinh; phú từ si hoặc từ cả tham và nghi sinh.

BCDL: 一 切 隨 眠 煩 惱 。可 立 倒 起 名 。 一 切 倒 起 煩 惱 可 立 倒 起 名 。 不 可 立 隨 眠 名 。(100) 緣 起 支 性 定 是 有 為 。 Tánh của các chi duyên khởi chắc chắn đều là hữu vi.

THB: Duyên khởi (pratīyasamutpāNgatva) là pháp hữu vi (samskṛta). (THB bỏ mất chữ “chi tánh”)

Đối kháng với quan điểm của Đại chúng bộ 41: 無 為 法 有 九 種 trong đó có duyên khởi chi tánh.

BCDL: 十 二 緣 生 是 有 為 。 十 二 緣 生 分 亦 有 。 (101) 亦 有 緣 起 支 隨 阿 羅 漢 轉 。

Cũng có các chi phần của duyên khởi vận hành nơi chư vị A-la-hán.

Một số chi như thức (viññāṇa), danh sắc (nāma-rūpa), lục nhập (sadayatana), xúc (sparsa), thọ (vedanā) có vai trò duy trì mạng sống của một vị A-la-hán (Arahant).

THB: Duyên khởi luôn hiện hữu ở địa vị A-la-hán. (bỏ mất chữ “chi” và thêm trạng từ “luôn”).

122/122

Page 76: BÀI 1: TỔNG QUAN VỀ DỊ BỘ ... - triethocphatgiao.comtriethocphatgiao.com/files/HK7/DBTLL/DiBoTongTuanLuan_TaiLieuTham…  · Web viewlà tuyển tập những bài giảng

BCDL: 隨 阿 羅 漢 多 行 . (102) 有 阿 羅 漢 增 長 福 業 。 Có vị A-la-hán tăng trưởng phước nghiệp.

Theo truyền thống Theravada, một vị A-la-hán làm mọi việc với “tâm duy tác” (kiriya citta) nên không được phước mà cũng không gây quả khổ.

Xem ĐCCXL, tr. 126.

BCDL: 阿 羅 漢 多 。亦 有 福 德 增 長。(103) 唯 欲 色 界 定 有 中 有 。Cõi Dục và cõi Sắc chắc chắn có trung hữu.

Đối lập với quan điểm 47 của Đại Chúng Bộ : 都 無 中 有 。Hóa Địa Bộ cũng đồng quan điểm của Đại Chúng Bộ.

Cõi vô sắc không có thân nên không có thân trung ấm.

Tiền ấm là thân khi chưa chết. Hậu ấm là thân sau khi đã tái sanh. Trung ấm là thân ở giữa sau khi chết và trước khi tái sanh.

Tên khác của trung ấm (S: Antarà-bhava, tiếng Tây Tạng là Brado): trung hữu, trung uẩn, hương ấm, hương hành (lần theo mùi hương mà đi = tầm hương, ngửi mùi hương mà tới = thực hương), ý hành (thân này nương gá vào ý để tìm chỗ tái sanh), thú sanh (sanh trong tam đồ lục đạo).

Chư thiên ở dục giới và sắc giới có thân trung ấm không? Do phước báu mà chư thiên đều hoá sanh, vậy làm sao có thân trung ấm?

Theo quan điểm của Hữu bộ (ĐCCXL, 108): “Con người có 4 giai đoạn [tứ hữu]: tử hữu [S:Manarà-bhava], trung hữu [S:Antarà-bhava], sinh hữu  [S: Upapati-bhava], bản hữu [S: Pùva-kàla-bhava]. Tử hữu là giai đoạn con người do phiền não nghiệp đời trước chiêu cảm lấy quả báo thân đời nay, sống cho đến sát na cuối cùng, xả bỏ báo thân. Trung hữu là giai đoạn sau khi xả bỏ báo thân cho đến khi đủ duyên đầu thai, sự hiện hữu của hữu tình giữa khoảng thời gian đó, gọi là trung hữu. ... Tát-bà-đa con chủ trương thân trung ấm của loài người cỡ như con nít năm sáu tuổi, đủ cả sáu căn nhưng vì đó là thứ tịnh sắc căn vi tế, mắt thịt không thấy được, chỉ có thiên nhãn cực tịnh và những hữu tình cùng ở giai đoạn trung hữu mới trông thấy được. Thời gian trung hữu cũng có 4 nhà chủ trương khác nhau: Tỳ-bà-sư cho rằng nó chỉ có trong khoảnh khắc, chết liền đầu thai. Luận sư Thế Hữu [Vasumitra] cho rằng nó tồn tại lâu nhất bảy ngày. Luận sư Thiết-mạt-đạt-đa cho rằng nó có thể tồn tại trong bảy bảy bốn mươi chín ngày. Con Luận sư Pháp Cứu [Dharmatrāta] cho thì cho rằng không nhất định vì tùy theo nhân duyên thụ sinh bất thường. Do nghiệp lực rất mạnh thúc đẩy trung hữu đáng thọ sanh vào loài nguời thì hội đủ duyên liền sinh vào loài người, trung hữu đáng thụ sinh vào loài súc thì hội đủ duyên liền sinh vào loài súc. Sinh hữu là giai đoạn từ trung hữu chết, do vọng tưởng khởi lên tâm ái dục hoặc sân nhuế đối với cha mẹ, liền đầu

122/122

Page 77: BÀI 1: TỔNG QUAN VỀ DỊ BỘ ... - triethocphatgiao.comtriethocphatgiao.com/files/HK7/DBTLL/DiBoTongTuanLuan_TaiLieuTham…  · Web viewlà tuyển tập những bài giảng

thai, hay gọi là kiết sinh. Chính ở giây phút kiết sinh này gọi là sinh hữu. Bản hữu chỉ thời gian từ sinh hữu cho đến tử hữu, chấm dứt một đời”.

Theravāda không đồng tình có thân trung ấm này. Một người chết liền theo nghiệp mà tái sinh vào trong các cảnh giới. Lúc bấy giờ một thức mới sinh khởi. Thức này do nghiệp tục sinh (janakakamma) tạo ra, nối liền hai kiếp sống cũ và mới, gọi là kiết sinh thức, thức tục sinh, hay còn gọi là thức nối liền (papaisandhivinna).

Có thể, sau khi một người thân hoại mạng chung, vị ấy có thể bị đọa vào cảnh giới peta (ngạ quỷ) và do đó lễ cầu siêu được diễn ra để người thọ cúng có thể hồi hướng phước (cầu siêu) cho người đã khuất, bị đọa vào cảnh giới ngạ quỷ. Có 3 loại không nhận được phước hồi hướng: A-tu-la ngạ qủy (KālakaNcikapeta), hạng ngạ quỷ luôn đói khát (khuppipāsikāpeta), hạng ngạ quỷ thường xuyên bị lửa đốt (NijjhāmataṆhikāpeta). Chỉ có hạng ngạ quỷ sống bằng thực phẩm nhờ người khác (paradattupajīkapeta) mới nhận được phước hồi hướng. (TK. Chánh Minh, Luận giải Chánh Tri Kiến, phần Giới cấm thủ).

Hòa thượng Thánh Nghiêm đã giải thích trong bài “Thân trung ấm là gì?” như sau: Theo luận Câu xá, quyển 10 thì thân trung ấm chữ Phạn có năm nghĩa: ý sinh thân, cầu sinh, ăn hương liệu, trung hữu, sinh khởi.

Ý sinh thân là do tâm ý cầu cho có tái sinh thân. Cầu sinh là thường xuyên tìm kiếm nơi có thể tái sinh. Ăn hương liệu là tự duy trì mình nuôi sống mình bằng các món ăn thơm tho mình ưa thích. Trung hữu là vào thời gian quá độ giữa chết và tái sinh. Sinh khởi là xuất hiện sau khi thân đời sống trước chết đi.

Thực ra, chúng sinh trong ba cõi sau khi chết đều trải qua một thời kỳ thân trung ấm, trước khi tái sinh vào một thân khác. Chỉ có chúng sinh ở cõi vô sắc giới thường xuyên ở trong cảnh Thiền định, không có sắc uẩn, nên không có thân trung ấm. Theo Kinh "Đại Bảo tích" quyển 56 (Hội nhập thai tạng), thì thân trung ấm của chúng sinh từ địa ngục có dung mạo xấu xí như củi khô bị thiêu cháy. Thân trung ấm của chúng sinh chuyển từ giới quỷ đói có dung sắc như nước, thân trung ấm của chúng sinh cõi người và cõi Trời có dung sắc màu vàng, thân trung ấm của chúng sinh chuyển từ cõi sắc giới có màu trắng đẹp. Do vậy, hình trạng của thân trung ấm có thể có hai tay, hai chân, bốn chân, nhiều chân hay không có chân đều do hình tướng của chúng sinh ở đời trước mà hình thành. Luận "Câu xá" , quyển 9 cho biết, thân trung ấm của người thuộc dục giới có thân như cậu bé 5, 6 tuổi, thân trung ấm của vị Bồ tát ở cõi dục giới có thân như thân của người tráng niên với tướng mạo đẹp đẽ, khi nhập thai và sinh ra đều có hào quang chiếu sáng. Thân trung ấm của cõi Trời thuộc sắc giới có thân hình tron đầy như khi con sống. Theo "Đại thừa Nghĩa Chương" , quyển 8, chúng sinh ở hai cõi dục giới và sắc giới nói chung đều có thân trung ấm. Chỉ riêng loại chúng sinh thượng thiện (thiện bậc cao) hay chúng sinh cực ác, sau khi chết hoặc vãng sing Tịnh độ , hay là chết hoá sinh làm loài trời hoặc sa xuống địa ngục hay làm ngạ quỷ thì không có thân trung ấm. Chúng sinh phạm tội ngũ nghịch bị đoạ ngay cõi ác, không có thân trung ấm.

BCDL: 欲 色 界 中 有 中 陰 。-Kinh Trung Ấm thượng. –Kinh Niết Bàn 27-34. –Kinh Tạp A Hàm 25. –Kinh Chánh Pháp Niệm Xứ 57. -Luận Đại Tỳ Bà Sa 70. -Luận Câu Xá 8. -Luận Thành Duy Thức Thuật Ký 6. -Luận

122/122

Page 78: BÀI 1: TỔNG QUAN VỀ DỊ BỘ ... - triethocphatgiao.comtriethocphatgiao.com/files/HK7/DBTLL/DiBoTongTuanLuan_TaiLieuTham…  · Web viewlà tuyển tập những bài giảng

Thuận Chánh Lý 21. -Phật Hoá Thân Diệu Giác (vào cảnh giới Trung  Ấm). – Theo tài liệu nghiên cứu của HT. Thích Huyền Tôn “Phương pháp cứu độ thân trung ấm”.

(104) 眼 等 五 識 身 有 染 離 染 。 但 取 自 相 唯 無 分 別 。Năm thức (nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân) có nhiễm và tịnh. Chúng chỉ [có khả năng] giữ tự tướng (svalakṣaṇa) mà không có [khả năng] phân biệt.

Ở đây, bộ phái này muốn nói, năm thức vừa có tịnh, vừa có nhiễm, chúng chỉ có khả năng ghi nhận theo chức năng của nó, mà không có khả năng phân biệt. Vì sự phân biệt do ý thức can thiệp vào. Tuy nhiên, đã gọi là thức tức là sự phối hợp tương tác giữa các căn (phù trần căn, tịnh sắc căn) với các đối tượng, nên một khi nhãn thức khởi lên chắc chắc phải có tâm gán vào (tức ý thức đã hiện khởi trong nhãn thức) nên không thể nói nó không có khả năng phân biệt.

BCDL: 五 識 現 起 。 時 得 生 欲 。不 得 離 欲 五 識 執 別 。 (105) 心 心 所 法 體 各 實 有 。Tâm và tâm sở pháp đều có thật thể.

BCDL: 相 無 分 別 。 有 心 及 助 心 法 定 有 境 界 。 (106) 心 及 心 所 定 有 所 緣 。 Tâm và tâm sở chắc chắn phải có đối tượng (sở duyên).

(107)自 性 不 與 自 性 相 應, 心 不 與 心 相 應 。Tự tính (svabhāva) không tương ưng với tự tính. Tâm (citta) không tương ưng với tâm.

Không hiểu.

CĐ: 自 性 與 自 性 不 相 應 。心 與 心 不 相 應 。

(108) 有 世 間 正 見 。 有 世 間 信 根 。 Có chánh kiến (samyakḍṛṣṭi) thế gian (laukika), có tín căn thế gian.

THB: Thế gian có người có chánh kiến, thế gian có người có tín căn.

Và này các Tỷ-kheo, thế nào là chánh kiến? Chánh kiến, này các Tỷ-kheo, Ta nói có hai loại. Này các Tỷ-kheo, có loại chánh kiến hữu lậu, thuộc phước báo, đưa đến quả sanh y (upadhivepakka); có loại chánh kiến, này các Tỷ-kheo, thuộc bậc Thánh, vô lậu, siêu thế, thuộc đạo chi (magganga).

Và này các Tỷ-kheo, thế nào là chánh kiến hữu lậu, thuộc phước báo, đưa đến quả sanh y? Có bố thí, có cúng dường, có tế tự, có quả báo các nghiệp thiện ác, có đời này, có đời khác, có mẹ, có cha, có các loại hóa sanh; ở đời có các vị Sa-môn, Bà-la-môn, chánh hướng, chánh hạnh, sau khi với thượng trí tự mình chứng đạt đời này và đời khác lại tuyên bố lên. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là chánh kiến hữu lậu, thuộc phước báo, đưa đến quả sanh y.

122/122

Page 79: BÀI 1: TỔNG QUAN VỀ DỊ BỘ ... - triethocphatgiao.comtriethocphatgiao.com/files/HK7/DBTLL/DiBoTongTuanLuan_TaiLieuTham…  · Web viewlà tuyển tập những bài giảng

Và này các Tỷ-kheo, thế nào là chánh kiến thuộc bậc Thánh, vô lậu, siêu thế, thuộc đạo chi? Phàm cái gì, này các Tỷ-kheo, thuộc trí tuệ, tuệ căn, tuệ lực, trạch pháp giác chi, chánh kiến, đạo chi của một vị tu tập Thánh đạo, thành thục trong Thánh đạo, có vô lậu tâm, có Thánh tâm. Chánh kiến như vậy, này các Tỷ-kheo, thuộc bậc Thánh, vô lậu, siêu thế, thuộc đạo chi (117. Đại Kinh Bốn Mươi, Kinh Trung Bộ).

CBPPGTT: Chánh kiến thế gian là tuệ tri câu hữu (dính liền) với ý thức thiện nhưng có cấu nhiễm (sāsrava). Bản dịch như vậy đi quá xa với nguyên tác.

Đối kháng với quan điểm 36 của Đại Chúng Bộ: 無 世 間 正 見 。無 世 間 信 根 。 無 無 記 法 。 BCDL: 世 間 有 正 見 。 世 間 有 信 根 。 有 無 記 法。

(109) 有 無 記 法 。Có pháp vô ký (avyākṛta).

Vô ký có thể được dịch là không thiện và không ác, và cũng có nghĩa là không xác định. CBPPGTT dịch là “không xác định”.

Đối kháng với quan điểm 37 của Đại Chúng Bộ.

BÀI 12: QUAN ĐIỂM CỦA HỮU BỘ (TIẾP THEO & HẾT)

(110) 諸 阿 羅 漢 亦 有 非 學 非 無 學 法 。 Các vị A-la-hán cũng con có pháp chẳng phải học mà cũng không phải pháp vô học.

CBPPGTT: Nơi chư A-la-hán cũng có các pháp không thuộc hữu học cũng không thuộc vô sự (naivaśaikṣanaśaikṣa).

THB: Chư A-la-hán cũng có người thuộc phi học, phi vô học pháp.

BCDL: 阿 羅 漢 多 無 有 學 法 。(111) 諸 阿 羅 漢 皆 得 靜 慮 。非 皆 能 起 靜 慮 現 前 。Các vị A-la-hán đều đắc tĩnh lự, nhưng không phải lúc nào tĩnh lự cũng hiện tiền.

BCDL: 一 切 阿 羅 漢 多 皆 得 定 。一 切 阿 羅 漢 多 不 皆 證 定 。(Bản của ngài Chân Đế không rõ nghĩa bằng bản của ngài Huyền Trang ở chỗ đắc và chứng “Tất cả A-la-hán đề đều đắc định. Tất cả A-la-hán không phải đềy chứng định).

CBPPGTT: “Chư La-hán đạt được các thiền nhưng không đạt được khả năng thể hiện chúng cách rõ ràng”. (bản dịch như vậy không rõ nghĩa so với bản của ngài Huyền Trang).

122/122

Page 80: BÀI 1: TỔNG QUAN VỀ DỊ BỘ ... - triethocphatgiao.comtriethocphatgiao.com/files/HK7/DBTLL/DiBoTongTuanLuan_TaiLieuTham…  · Web viewlà tuyển tập những bài giảng

(112) 有 阿 羅 漢 猶 受 故 業 。 Có vị A-la-hán vẫn con thọ lãnh nghiệp cũ (pūrvvakarma).

Ngay cả Đức Phật còn thọ lãnh nghiệp cũ: chịu nhịn khát, ăn lúa ngựa. Trong truyền thống kinh điển Đại thừa có đưa ra điển tích Phật bị kim thương đâm vế. Phật giáo Nguyên thủy kể nhiều câu chuyện các vị A-la-hán như Tôn giả Mục Kiền Liên, Tôn giả Sìvali (Thánh Tăng tài lộc bậc nhất), Thánh Ni Liên Hoa Sắc còn phải trả ác nghiệp và thọ nhận thiện nghiệp.

BCDL: 阿 羅 漢 多 有 宿 業 猶 得 報 。(113) 有 諸 異 生 住 善 心 死 。

Có những phàm phu trú trong tâm thiện mà chết. THB: Có những chúng sanh (pṛthagjana) khi lâm chung với tâm thiện. (Chữ “chúng sanh”

tiếng Pali là “satta”, Sanskrit là “satva”, khác xa với nghĩa của chữ phàm phu).

BCDL: 一 切 凡 夫 亦 有 在 善 心 死 。Tất cả phàm phu cũng có vị chết trong thiện tâm.

(114) 在 等 引 位 不 命 終 。 Các vị đang trong trạng thái thiền chứng (samapatti, 等 引) thì không chết.

Có câu chuyện một vị đang thiền hành, bị vấp gốc cây nên ngã và bị rễ cây đâm vào mà chết. Sau khi chết, vị ấy được tái sanh lên thiên giới và vị ấy rất ngạc nhiên với cảnh giới mà mình đang có mặt...

Trường hợp đang nhập diệt thọ tưởng định mới không chết (dầu cho lửa đốt, kiếm đâm, v.v...).

BCDL: 若 人 正 在 定 必 定 不 死 。(115) 佛 與 二 乘 解 脫 無 異 。 Đức Phật và nhị thừa không khác nhau về giải thoát.

Giải thoát (vimukti, mokṣa) của Đức Phật cùng hàng nhị thừa không khác. Quan điểm này giống với quan điểm của Theravada. Nhị thừa: Thanh Văn và Duyên Giác.

BCDL: 如 來 與 弟 子 。惑 滅 無 異 。(Sự đoạn tận hoặc nghiệp của Như Lai và đệ tử không khác).

(116) 三 乘 聖 道 各 有 差 別 。Thánh đạo của 3 thừa đều không giống nhau.

Quan điểm này đúng với Phật giáo Theravada và Mahayana. BCDL: không có.

(117) 佛 慈 悲 等 不 緣 有 情 。 122/122

Page 81: BÀI 1: TỔNG QUAN VỀ DỊ BỘ ... - triethocphatgiao.comtriethocphatgiao.com/files/HK7/DBTLL/DiBoTongTuanLuan_TaiLieuTham…  · Web viewlà tuyển tập những bài giảng

Long từ (Maitri) và long bi (karunā)... của Phật không duyên vào chúng sanh (sattva) mà phát khởi.

Không phải vì chúng sanh kêu khổ, hoặc vì thấy chúng sanh khổ mà Phật mới thương xót. Chính vì vậy lòng từ bi của Phật gọi là “vô duyên từ” hoặc “pháp duyên từ”, như người thầy thuốc thấy bệnh nhân liền trị, bất kể người đó là ai.

THB: Vì Phật có long từ bi (từ bi được xây dựng bởi trí tuệ), cho nên không duyên với hữu tình (phiền não), vì nếu chấp có loài hữu tình thì không được giải thoát. (Bản dịch này quá xa với bản gốc).

CBPPGTT: “Long từ (maitri) và bi (karunā) của chư Phật không lấy chúng sinh (sattva) làm đối tượng”. Câu giải thích trong trong sách càng khó chấp nhận.

BCDL: 如 來 慈 悲 不 取 眾 生 作 境 界 。若 人 執 眾 生 相 解 脫 意 。不 得 成 就 一 切 菩 薩 定 。(118) 執 有 有 情 。不 得 解 脫 應 言 菩 薩 。Chấp thật có hữu tình nên không được giải thoát, nên gọi là Bồ-tát.

BCDL: 是 凡 夫 具 九 結 。 Khái niệm Bồ-tát được ra đời trong giai đoạn bộ phái, chỉ cho những vị đang trong giai

đoạn hướng đến Phật quả còn bị vướng kẹt. CBPPGTT: Chừng nào còn chấp bám vào hiện hữu (bhava), chúng sinh không thể đạt giải

thoát tối hậu.

(119) 猶 是 異 生 。諸 結 未 斷 。Do con là phàm phu nên các kiết sử chưa đoạn hết.

CBPPGTT: Chư Bồ-tát nhất định là phàm nhân, vì những ràng buộc hay kiết sử của họ chưa được trừ bỏ. Chừng nào họ không vào an định trên Chánh, họ không vượt khỏi “địa” (bhumi) phàm nhân. (Bản dịch đã không sát với nội dung của bản chữ Hán. Nội dung hai câu được ghép lại thành một).

(119) 若 未 已 入 正 性 離 生 。於 異 生 地 未 名 超 越 。 Nếu chưa chứng nhập Chánh Tánh Ly Sanh, con ở địa vị phàm phu, nên chưa được gọi là siêu việt.

BCDL: 若 菩 薩 已 入 正 定 者 。 未 度 凡 夫 地 。 是 所 取 相 續 。(120) 有 情 但 依 現 有 執 受 相 續 假 立 。Hữu tình chỉ dựa vào trạng thái cảm thọ liên tục nên mới tạm đặt (prajñapti) là chúng sanh. (Do bám chấp vào các hiện hữu liên tục nên mới giả lập thành chúng sanh).

THB: Sự tồn tại của loài hữu tình căn cứ sự chấp thọ, cho nên mới có sự tương tục, cái có đó cũng chỉ là giả có.

122/122

Page 82: BÀI 1: TỔNG QUAN VỀ DỊ BỘ ... - triethocphatgiao.comtriethocphatgiao.com/files/HK7/DBTLL/DiBoTongTuanLuan_TaiLieuTham…  · Web viewlà tuyển tập những bài giảng

CBPPGTT: Chúng sanh chỉ là danh giả lập, hay giả thiết hay thi thiết (prajnapti) của chuỗi (samtati) của những hiện hữu nối tiếp nhau.

Nói cách khác, dịch thoát: chúng sanh chấp các cảm thọ sanh diệt tương tục nên gọi mình là chúng sanh”.

BCDL: 從 此 世 至 後 世 。依 世 假 名 。說 弗 伽 羅 度 人。 (121) 說 一 切 行 皆 剎 那 滅 。Nói rằng, tất cả hành (saṁkhāra) đều sanh diệt trong từng sát-na (kṣaṇikanirudha).

CBPPGTT: Mọi pháp hữu vi đều bị hủy hoại trong từng khoảng khắc sát-na (ksanikanirudha).

Quan điểm này đồng nhất với quan điểm các bộ phái Phật giáo.

BCDL: 正 法 時 行 聚 滅 無 餘 。諸 陰 無 變 異 。 (122) 定 無 少 法 能 從 前 世 轉 至 後 世 。但 有 世 俗 補 特 伽 羅 。說 有 移 轉 。Nhất định không có pháp nào có thể từ đời trước chuyển đến đời sau, mà chỉ do thế tục bổ-đặc-già-la nên nói có di chuyển.

CBPPGTT: Không có gì di trú từ thế giới này (asmāllokāt) đến thế giới khác (param lokam). Nói rằng nhân thể di trú chỉ là một cách nói. Chừng nào sự sống tồn tại, những hành (samskāra) con tập họp. Khi đã diệt tận (vô dư diệt, asesanirodha), các uẩn cũng ngừng biến dạng (parinamanti).

補 特 伽 羅 (Pudgala): con người, như phương Tây cho đó là linh hồn, ngã. 世 俗 補 特 伽 羅 chỉ cho giả ngã. 勝 義 補 特 伽 羅 chỉ cho chơn ngã.

(123) 活 時 行 聚 即 無 餘 滅 。無 轉 變 諸 蘊 。Lúc con sống mà các hành tụ (uẩn) đã bị diệt hoàn toàn, nên không có cái uẩn di chuyển.

TTQ: Con sống mà các hành đã bị diệt hoàn toàn, nên không có cái uẩn di chuyển.

THB: Những gì sinh hoạt trong cuộc sống được lưu giữ bởi hành, chúng không bị mất, nhưng điều đó không đồng nghĩa các uẩn không có sự chuyển biến.

(124) 有 出 世 靜 慮 。Có loại tĩnh lự xuất thế.

(125) 尋 亦 有 無 漏 。Tầm (vitakka) cũng có vô lậu.

CBPPGTT: Lý giải hay tầm (vitarka) có thể là không cấu nhiễm.

122/122

Page 83: BÀI 1: TỔNG QUAN VỀ DỊ BỘ ... - triethocphatgiao.comtriethocphatgiao.com/files/HK7/DBTLL/DiBoTongTuanLuan_TaiLieuTham…  · Web viewlà tuyển tập những bài giảng

(126) 有 善 是 有 因 。Có thiện là có nhân.

HT. TTQ: Cũng có cái thiện pháp làm nhân tố cho 3 cõi.

CBPPGTT: Thiện (kusala) là nguyên nhân của hiện hữu (bhavahetu).

BCDL: 有 善 是 有 因 。 (127) 等 引 位 中 無 發 語 者 。 Trong trạng thái đẳng dẫn/ thiền chứng [hành giả] không phát ra ngôn ngữ/ âm thanh.

CBPPGTT: Trong định (samādhi) không có sự phát ra lời (vabheda).

Đối lập với quan điểm của Đại Chúng Bộ: 在 等 引 位 有 發 語 言 。亦 有 調 伏 心 。亦 有 淨 作 意 。

等 引 : Samapatti = thiền chứng.

BCDL: 若 人 正 在 定 則 無 語 。(128) 八 支 聖 道 是 正 法 輪 。非 如 來 語 皆 為 轉 法 輪 。

Bát chi Thánh Đạo là Chánh pháp luân, chứ không phải tất cả lời dạy của Như Lai đều là chuyển pháp luân (nhắm đến vận chuyển bánh xe pháp).

Đối lập với quan điểm số 3 của Đại chúng bộ: 諸 如 來 語 皆 轉 法 輪。 BCDL: 八 分 聖 道 是 名 法 輪 。世 尊 一 切 語 。 不 皆 是 轉 法 輪 。

(129) 非 佛 一 音 能 說 一 切 法 。Không phải một âm của Phật nói tất cả các pháp.

THB: Phật không thể sử dụng một âm thanh nói tất cả pháp.

Đối lập với quan điểm số 4 của Đại chúng bộ: 佛 以 一 音 說 一 切 法 。BCDL: 一 音 不 具 說 一 切 法 。(130) 世 尊 亦 有 不 如 義 言 。

Thế Tôn cũng có lời nói không đúng nghĩa.

Quan điểm trên đối lập với quan điểm số 5 của Đại chúng bộ: 世 尊 所 說 無 不 如 義, nhưng có lẽ không đúng với khả năng thực của đức Phật. Vì Phật có tứ biện tài: từ vô ngại, ngữ vô ngại, nghĩa vô ngại và nhạo thuyết vô ngại.

BCDL: 一 切 語 不 皆 如 義 。 122/122

Page 84: BÀI 1: TỔNG QUAN VỀ DỊ BỘ ... - triethocphatgiao.comtriethocphatgiao.com/files/HK7/DBTLL/DiBoTongTuanLuan_TaiLieuTham…  · Web viewlà tuyển tập những bài giảng

(131) 佛 所 說 經 非 皆 了 義 。佛 自 說 有 不 了 義 經 。 Kinh do Phật thuyết không phải đều là liễu nghĩa, bởi vì chính Phật tự nói có những kinh không liễu nghĩa.

Đối lập với quan điểm 40 của Đại chúng bộ: 佛 所 說 經 皆 是 了 義。BCDL: 一 切 經 不 盡 是 了 義 。有 經 不 了 義 。 Câu kết: 此 等 名 為 本 宗 同 義 末 宗 異 義。 其 類 無 邊 。 Đại loại như vậy là học thuyết của Hữu Bộ giống với tông gốc và khác với các bộ phái phát sinh. Còn quan điểm dị biệt của bộ này thì rất nhiều.

BCDL: 說 一 切 有 部 。 是 執 此 義 本 。更 有 執 異 則 無 窮。* Như vậy, Hữu Bộ có tất cả 60 quan điểm: 71 đến 131. Theo CBPPGTT, quan điểm của bộ phái này con nhiều, được sách này liệt kê từ số 57 đến 140.

BÀI 13: QUAN ĐIỂM CỦA TUYẾT SƠN BỘ (HAIMAVATA)

Theo Vasumitra, bộ phái này có tiền thân từ Trưởng Lão Bộ (Sthaviravāda), nhưng do sự phát triển quá lớn của Hữu Bộ, nên các vị trưởng lão co cụm lại trên núi Tuyết, nên gọi là Tuyết Sơn Bộ. Danh xưng “Haimavata” nghĩa là những người trú trong núi Tuyết.

Theo GS. Minh Chi “Bàn về các chủ thuyết của các bộ phái”, Bhavya (Thanh Biện) và Vinitadeva (Điều Phục Thiên) cho rằng Tuyết Sơn Bộ là một chi nhánh của Đại Chúng Bộ. Mặc dù vậy, khi chúng ta đối chiếu lại bản dịch Dị Bộ Tông Tinh Thích của Nguyên Hồng thì thấy rằng Bavya cho rằng Tuyết Sơn Bộ khác với Thượng Tọa Bộ và sắp nó đứng trước Độc Tử Bộ.

Sở dĩ có người cho rằng Tuyết Sơn Bộ tách ra từ Đại Chúng Bộ có lẽ vì quan điểm của bộ phái này nghiêng về Đại Chúng Bộ. CBPPGTT cho rằng, Tuyết Sơn Bộ chịu ảnh hưởng của Trưởng Lão Bộ và Đại Chúng Bộ, và trong một thời kỳ nào đó đã có giáo lý chiết trung. Điều này cũng giống như quan điểm của Pháp Tạng Bộ, bộ phái có quan điểm rất giống với Tuyết Sơn Trú Bộ.

Tác phẩm Luật Phác Lược (Vinaya mātrkā) trong Hán tạng được xem là tác phẩm của bộ phái này (CBPPGTT, tr. 212) vì tác phẩm này đã đề cập đến y phục chống lạnh ở núi Tuyết, về tôn giả Kāsyapa – Tổ sư của phái này.

Dựa vào CBPPGTT, chúng ta thấy bộ phái này cũng có tam tạng (tr. 212-213). Mỗi tạng gồm có 5 phần, nhưng tất cả những bộ này chưa được dịch ra tiếng Việt.

其 雪 山 部 本 宗 同 義 。Quan điểm của Tuyết Sơn Bộ đồng với quan điểm của tông gốc là:

122/122

Page 85: BÀI 1: TỔNG QUAN VỀ DỊ BỘ ... - triethocphatgiao.comtriethocphatgiao.com/files/HK7/DBTLL/DiBoTongTuanLuan_TaiLieuTham…  · Web viewlà tuyển tập những bài giảng

(Có lẽ dịch đúng phải là “Quan điểm chính của Tuyết Sơn bộ là” ổn hơn, vì khi đặt vấn đề tông gốc của Tuyết Sơn bộ là bộ phái nào?, tương tự như vậy đối với các bộ phái khác cũng vậy).

BCDL: 雪 山 部 是 執 義 本 。(132) 謂 諸 菩 薩 猶 是 異 生 。

Các vị Bồ-tát đều còn là phàm phu.

THB: Các Bồ-tát vẫn là chúng sanh (pṛthagjiana).

Quan điểm này giống với Theravada.

DBTTT: Bồ-tát không phải dị sinh. (Bản dịch hoàn toàn khác với Dị Bộ).

BCDL: 菩 薩 是 凡 夫 。Có người đặt vấn đề: Bồ-tát Di Lặc trên nội cung Đâu Suất hiện tại vẫn còn là phàm phu chăng?

(133) 菩 薩 入 胎 不 起 貪 愛 。 Bồ-tát khi nhập thai không khởi tham ái.

BCDL: 無 有 貪 受 生 。不 為 胎 等 所 裹 。Quan điểm này đồng nhất với quan điểm trong kinh tạng Nikaya.

(134) 無 諸 外 道 能 得 五 通 。 Không có ngoại đạo đắc được ngũ thông.

DBTTT: Ngoại đạo có năm thần thông (abhijNā)

BCDL: 外 道 無 五 通 。 Quan điểm này đối lập với Hữu bộ: 有 諸 外 道 能 得 五 通。Các vị Theravada cho rằng ngoại đạo đắc được 5 thần thông.

(135) 亦 無 天 中 住 梵 行 者 。 Ở trong cảnh giới chư thiên, không có người sống phạm hạnh.

BCDL: 天 無 夫 嵐 (lam) 摩 。Quan điểm này khác với Theravada và Hữu Bộ.

(136) 有 阿 羅 漢 為 餘 所 誘 。 猶 有 無 知 。 亦 有 猶 豫 。 他 令 悟 入 。 道 因 聲 起 。 Có vị La-hán còn bị kẻ khác dẫn dụ, còn sự không biết, còn điều hoài nghi, người khác giúp vào, thánh đạo nhờ tiếng.

122/122

Page 86: BÀI 1: TỔNG QUAN VỀ DỊ BỘ ... - triethocphatgiao.comtriethocphatgiao.com/files/HK7/DBTLL/DiBoTongTuanLuan_TaiLieuTham…  · Web viewlà tuyển tập những bài giảng

BCDL: 有 阿 羅 漢 多 他 以 不 淨 染 污 其 衣 。阿 羅 漢 多 有 無 知 。 有 疑 惑 。 有 他 度 。聖 道 亦 為 言 所 顯 。

餘 所 執 多 同 說 一 切 有 部 。Những quan điểm khác phần nhiều đồng nhất với thuyết Hữu Bộ.

BCDL: 餘 所 執 與 說 一 切 有 部 所 執 相 似 。Trong Dị Bộ Tông Tinh Thích của Bhavya còn cho rằng: Từ uẩn mà được gọi khác là Bổ-đặc-già-la. Nếu Niết-bàn thì uẩn diệt đi đâu? Vì Bổ-đặc-già-la tồn tại. Trong định (samāhita), đẳng trì phát ra tiếng. Qua đạo, đoạn trừ khổ.

Nghĩa của quan điểm trên quá mập mờ.

CBPPGTT dẫn sách của Thanh Biện (Bhavya), có ghi rằng: Người ta trừ bỏ khổ đau, bằng cách vào với Đạo”. “Phải nói rằng nhân thể (pudgala) khác với các uẩn, vì khi nhập diệt, các uẩn sẽ không con, nhưng nhân thể vẫn tồn tại (Tuy vậy, hai quan điểm này tìm không thấy hoàn toàn giống trong bản dịch của Nguyên Hồng, mà chỉ có những từ tương đương, nhưng nghĩa của luận điểm quá tối).

BÀI 14: QUAN ĐIỂM CỦA ĐỘC TỬ BỘ

(VĀTSĪPUTRĪYAḤ)

Thời gian ra đời: Theo Dị Bộ, bộ phái này xuất thân từ Hữu Bộ. Lữ Trừng (Ấn Độ Phật học

nguyên lưu lược giảng, HT. Thích Phước Sơn dịch), HT. Nhất Hạnh (Những con đường đưa về

núi Thứu) cho rằng bộ phái này ra đời trước Hữu Bộ, được tách ra từ bộ phái Sthaviravāda.

Tên bộ phái: Danh xưng “Vātsīputrīya” xuất phát từ tên riêng của vị đạo sư sáng lập học phái.

Theo Văn Thù Sư Lợi Vấn Kinh (T. 468),17 Vātsīputrīya nguyên là một luật sư (Vinayadhāra).

CBPPGTT (tr. 216) dẫn lại từ Khuy Cơ cho rằng ngài thuộc giai cấp Bà-la-môn. Paramārtha

(Chân Đế, Thập bát bộ luận) còn cho biết ngài là đệ tử của tôn giả Sāriputta. Tên của Bộ phái

này theo bản dịch của Chân Đế là “Khả Trú Tử Bộ” ( 可 住 子 部). Theo “Bàn về các chủ thuyết

bộ phái” của GS. Minh Chi, bộ phái này còn có tên là “Đâu Tử Bộ”.

17 Nhiều chỗ ghi là “Viên giáo Văn Thù Sư Lợi vấn kinh.

122/122

Page 87: BÀI 1: TỔNG QUAN VỀ DỊ BỘ ... - triethocphatgiao.comtriethocphatgiao.com/files/HK7/DBTLL/DiBoTongTuanLuan_TaiLieuTham…  · Web viewlà tuyển tập những bài giảng

Theo truyền thuyết Tích Lan, bộ phái này có tên là Vajjiputtaka, chỉ cho những người tu sĩ vùng

Bạt-kỳ (Vrjji) xứ Vaishali, là nhóm những người đề xuất 10 điều mà trong Luật tạng thường gọi

là “thập sự phi pháp”.

Sự phát triển của bộ phái: Theo Huyền Trang, bộ phái này lúc đó có số người theo tu rất đông,

66.000 người trên 254.000 người tu lúc bấy giờ (Những con đường đưa về núi Thứu), nghĩa là

gần 1/4 tổng số Tăng sư lúc bấy giờ. CBPPGTT dựa vào sử liệu của Tāranātha – Nhà sử học rất

nổi tiếng của Tây Tạng cho rằng, Độc Tử Bộ hiện hữu dưới dạng một học phái riêng biệt vào thời

của các vua Pala (thế kỷ 9-10).

Theo DBTLL, Độc Tử Bộ sau này nảy sinh 4 bộ phái nữa, nhưng đều chủ trương có ngã giống

với phái Độc Tử Bộ. Trong 4 bộ phái đó, Chính Lượng Bộ (Sāṁmittiya) phát triển hưng thịnh

hơn hết. Tất cả các bộ phái chủ trương hữu ngã này gọi là “Pudgalavāda”.

Giáo điển của bộ phái: Giáo điển của bộ phái này không được phổ biến, ngoại trừ sự ghi nhận

trong Đại Trí Độ Luận (Mahāprajnāpāramitra ‘sāstra) của Bồ-tát Long Thọ và Paramārtha, tạng

luận của học phái này có tên là Sāriputrābhidharma (Thắng pháp Xá-lợi-phất) hay

Dharmalaksanābhidharma (Pháp tướng A-tỳ-đàm) gồm 9 phẩm. (Xem thêm: Các bộ phái Phật

giáo Tiểu Thừa, tr. 216).

Để nghiên cứu về sử học lẫn tư tưởng của bộ phái này được tường tận hơn, chúng ta có thể tham

khảo luận án tiến sĩ của HT. Thích Thiện Châu “The Literature of the Personalists of Early

Buddhism” và tác phẩm Tam pháp độ luận (Tridharmakasastra), T. 1506 trong Đại tạng.

Tư tưởng chủ đạo: Tư tưởng của bộ phái này chịu ảnh hưởng của Đại Chúng Bộ. Khái niệm

“Thắng nghĩa Bổ-đặc-già-la” (chơn ngã) có thể xem như manh nha, mở đường cho tư tưởng

“Phật tánh”, “Như Lai Tạng”, “Chủ Nhân Ông” của Phật giáo Đại Thừa. Các nhà nghiên cứu cho

rằng bộ phái này chủ trương “bất khả thuyết tạng”.

Điều cần lưu ý là bộ này cho rằng có một cái ngã làm bản thể của các pháp. Do vậy, trong Hoa

Nghiêm Huyền Đàm quyển tám, Ngài quốc sư Thanh Lương cho bộ phái này là “Phụ Phật pháp

ngoại đạo” (ngoại đạo nương Phật pháp). (Xem Hoà thượng Thánh Nghiêm, Lịch sử Phật giáo

Ấn Độ, Nhà xuất bản Phương Đông, tr. 191).

Trong Dị Bộ chỉ đề cập đến 8 quan điểm (137 – 144), trong khi đó CBPPGTT liệt kê 40 quan

điểm.

122/122

Page 88: BÀI 1: TỔNG QUAN VỀ DỊ BỘ ... - triethocphatgiao.comtriethocphatgiao.com/files/HK7/DBTLL/DiBoTongTuanLuan_TaiLieuTham…  · Web viewlà tuyển tập những bài giảng

Quan điểm của bộ phái:

有 犢 子 部 本 宗 同 義 。

Đây là chủ trương gốc của Độc Tử Bộ:

BCDL: 可 住 子 部 是 執 義 本。

(137) 謂 補 特 伽 羅 非 即 蘊 離 蘊 。依 蘊 處 界 假 施 設 名 。

Bổ-đặc-già-la (pudgala) không phải uẩn (skanda) mà cũng không rời uẩn. Do nương nơi sự kết

hợp của uẩn (s. skandha, p. khanda), xứ (āyatana), giới (dhātu) mà tạm gọi như thế (giả thiết

danh từ).

TNH: Bổ đặc già la không phải đồng nhất với uẩn, cũng không phải độc lập với uẩn. (Bổ đặc già

la ấy) do uẩn xứ giới mà giả thiết danh từ.

The Pudgalas are neither the same as the skandhas nor different from the skandhas. The name

pudgala is provisorily given to aggregations of skandhas, āyatanas and dhatus.

“ ” 非 即 蘊 離 蘊 nghĩa là “không phải là cái uẩn, cũng không phải khác với uẩn”.

CBPPGTT: Nhân thể (pudgala) được nhận biết (upalabhyate) như một thực tại hiển nhiên

(sāksikrtaparamārthena). Nhân thể không đồng nhất (sama) với các uẩn, cũng không dị biệt

(visama) với các uẩn. Nó không hiện hữu trong các uẩn cũng không hiện hữu ngoài các uẩn.

(Bản dịch này hơi khác với bản gốc !)

Hòa thượng Thánh Nghiêm trong Lịch sử Phật giáo Ấn Độ nói: “Đây là quan điểm then chốt,

trung tâm thuộc bản thể luận của Độc Tử Bộ, nhằm bác bỏ quan điểm chấp ngã của phàm phu

và “ly uẩn ngã” của ngoại đạo mà lấy “phi tức phi ly uẩn ngã” làm bản thể của các pháp. (tr.

191).

BCDL: 非 即 五 陰 是 人 。 非 異 五 陰 是 人 。 攝 陰 界 入 故 。 立 人 等 假 名 。

BCDL: 有 三 種 假 。 一 攝 一 切 假 。 二 攝 一 分 假 。 三 攝 滅 度 假。(“Có 3 loại giả,

một là nhiếp nhất thiết giả, hai là nhiếp nhất phân giả, ba là nhiếp diệt độ giả”. Quan điểm này

hoàn toàn không thấy trong DBTLL).

(138) 諸 行 有 暫 住 。亦 有 剎 那 滅 。

122/122

Page 89: BÀI 1: TỔNG QUAN VỀ DỊ BỘ ... - triethocphatgiao.comtriethocphatgiao.com/files/HK7/DBTLL/DiBoTongTuanLuan_TaiLieuTham…  · Web viewlà tuyển tập những bài giảng

Các hành có phần tạm thời tồn tại, có phần sát na diệt.

Some samskrāras exists for sometime while others perish at every moment.

HT. Trí Quang: Các hành như tâm pháp thì sát na sinh diệt, như sắc pháp thì tạm thời tồn tại.

(Dịch kết hợp với giải thích).

CBPPGTT: Mọi pháp hữu vi (samskrta) đều chỉ tồn tại trong chỉ một thoáng sát na (ekaksanika).

Chữ hành (saṃskrāra) và hữu vi (saṃskṛta) có nội hàm khác biệt. Bản dịch của

CBPPGTT khác với bản của ngài Huyền Trang. Bản dịch của Pháp Hiền rất có thể dựa

vào bản dịch của ngài Chân Đế như dưới đây.

BCDL: 一 切 有 為 法 剎 那 剎 那 滅 。

(139) 諸 法 若 離 補 特 伽 羅 。 無 從 前 世 轉 至 後 世 。 依 補 特 伽 羅 可 說 有 移 轉 。

Các pháp nếu tách rời bổ-đặc-già-la thì không có cái gì di chuyển từ đời trước đến đời sau; do

bổ-đặc-già-la nên nói có di chuyển.

Things can not transmigrate from one world to another apart from the person. They can be said

to transmigrate along with the person or the seft.

Quan điểm thứ 53 của Hữu bộ: 定 無 少 法 能 從 前 世 轉 至 後 世。但 有 世 俗 補 特 伽 羅 。說 有 移 轉 。Chắc chắn không có pháp nào có khả năng từ đời trước chuyển đến đời sau,

mà chỉ do thế tục bổ-đặc-già-la nên nói có di chuyển.

Chúng ta thử thêm một tính từ “thiện/ ác” sau danh từ “pháp” để thử bàn làm thế nào nghiệp

thiện/ ác theo con người đến nhiều kiếp sau?

BCDL: 離 色 無 有 一 法 從 此 世 至 後 世 。可 說 人 有 移 。

(140) 亦 有 外 道 能 得 五 通 。

Cũng có ngoại đạo đắc ngũ thông.

Đối lập với Tuyết Sơn Bộ: 無 諸 外 道 能 得 五 通 。nhưng lại đồng quan điểm với

Hữu Bộ và Theravada.

122/122

Page 90: BÀI 1: TỔNG QUAN VỀ DỊ BỘ ... - triethocphatgiao.comtriethocphatgiao.com/files/HK7/DBTLL/DiBoTongTuanLuan_TaiLieuTham…  · Web viewlà tuyển tập những bài giảng

BCDL: 外 道 有 五 通 。

(141) 五 識 無 染 亦 非 離 染 。

Năm thức vô nhiễm mà cũng không phải vô nhiễm.

Đồng quan điểm với ĐCB. 22. 眼 等 五 識 身 有 染 有 離 染 。

CBPPGTT: Năm thức cảm giác đều không có tham đắm, cũng không phải không có tham

đắm. (Ngũ thức dịch là “năm thức cảm giác” có lẽ là không phù hợp lắm). Theo Pháp Hiền

cho rằng, vì năm thức cảm giác đều vô ký, nghĩa là không thiện (kusala) cũng không là bất

thiện.

BCDL: 若 人 正 生 五 識 。(Bản dịch của ngài Chân Đế quá khó hiểu!)

(142) 若 斷 欲 界 修 所 斷 結 。名 為 離 欲 。非 見 所 斷。

Nếu đoạn trừ kiết sử tu sở đoạn của dục giới gọi là ly dục, chứ không phải kiến sở đoạn.

THB: Nếu ở bậc tu đạo vị muốn đoạn dục giới (kāmadhātu) cần phải đoạn kiết (prahātavya

saMyoyana) gọi là ly dục (prahīma), chẳng phải kiến đạo đoạn trừ.

Kāmadhātu phải được viết là Kāmaloka thì đúng hơn.

CBPPGTT: Sự thoát ly tham dục (virāga) là sự từ bỏ (prahāna) các kiết sử của cõi dục phải

được thực hiện bằng tu tập (bhāvanayā prahātavya), chứ không phải các kiết sử (samyojana)

phải được từ bỏ bằng tri kiến (darsanena prahātavya).

Dịch thoát: Đoạn trừ kiết sử cõi dục bằng sự tu tập, gọi là “ly dục” chứ không phải là bằng

nhận thức.

BCDL: 無 欲 無 離 欲 。欲 界 相 應 諸 結 修 道 所 破 。 若 人 能 斷 則 得 離 欲 。 欲 界 見 道 所 破 則 不 如 是 。

Kiến sở đoạn (darśana heya) theo Câu Xá Luận là ở giai đoạn kiến đạo, thấy rõ lý Tứ Đế,

chứng quả Dự Lưu, đoạn trừ 88 sử của 3 cõi. Tu sở đoạn (bhāvanā heya) là do tu mà đoạn

được. Như CXL nói, 81 phẩm Tư hoặc, cần phải tu mới dứt trừ được và chứng từ Nhất Lai

hướng đến A-la-hán hướng.

122/122

Page 91: BÀI 1: TỔNG QUAN VỀ DỊ BỘ ... - triethocphatgiao.comtriethocphatgiao.com/files/HK7/DBTLL/DiBoTongTuanLuan_TaiLieuTham…  · Web viewlà tuyển tập những bài giảng

HT. TTQ: kiến sở đoạn là do ngu muội chân lý mà có, nên phải kiến chân lý mới đoạn trừ; tu sở

đoạn do ngu muội sự việc mà có, nên tu thánh đạo thì đoạn trừ được, và gọi là ly dục.

Xem ĐCCXL, tr. 247-8.

(143) 即 忍 名 相 。 世 第 一 法 名 能 趣 入 正 性 離 生 。

Nhẫn (kṣānti), danh (nāma), tướng (lakṣaṇa), thế đệ nhất (laukikāgra-dharma) có thể hướng đến

chứng nhập Chánh Tánh Ly Sinh.

Cách chấm câu trong bản chữ Hán không giúp gì cho người đọc loại văn bản này.

CBPPGTT: Nhẫn (ksānti), danh (nāman), tướng (ākāra) và các pháp thế gian cao cả

(laukikāgradharma) được gọi là các pháp có thể dẫn vào Chánh (samyaktva) và rời khỏi sự tái

sinh (upapatti).

Bản dịch của Pháp Hiền có vấn đề cần phải suy nghĩ: “Thế đệ nhất pháp” không thể dịch

trắng ra tiếng Việt là “các pháp thế gian cao cả” vì đó là một thuật ngữ có nguồn gốc từ

Ấn Độ, nếu dịch trắng ra sợ e càng xa với nghĩa gốc của nó, hoặc “Chánh tánh ly sinh”

không thể nào tách rời “Chánh” và “rời khởi sự tái sinh”. Cách giải thích của ngài Khuy

Cơ theo CBPPGTT trang 222 cần tham khảo để hiểu thêm về quan điểm của Độc Tử Bộ.

BCDL: 忍 名 相 世 第 一 法 。 此 四 位 名 正 定 。

Lộ trình tu tập của bộ phái này khác với lộ trình của Sarvāstivāda và Duy Thức học.

Theo Hữu Bộ (Câu-xá), Hiền vị có 7 bậc, hay còn gọi là bảy gia hạnh vị: (1) Ngũ đình

tâm, (2) Biệt tướng niệm trú, (3) Tổng tướng niệm trú, (4) Noãn, (5) Đảnh, (6) Nhẫn, (7)

Thế đệ nhất. Theo cách hiểu của người viết, Tổng tướng niệm trú phải là bước thứ hai, tức

là trước “Biệt tướng niệm trú” thì ổn hơn.

Theo quan điểm của Duy Thức học: (1) Tư lương vị (Sambhara (skt), (2) Gia hạnh vị, (3)

Thông đạt vị, (4) Tu tập vị, (5) Cứu cánh vị. Gia hạnh vị có bốn cấp, gọi là Tứ gia-hạnh:

(1) Noãn pháp, (2) Đảnh pháp, (3) Nhẫn pháp và (4) Thế đệ nhứt pháp.

Hai lộ trình trên đều do ngài Vasubandhu trình bày trong tác phẩm của mình.

(144) 若 已 得 入 正 生 離 生 。 十 二 心 須 說 名 行 向 。 第 十 三 心 說 名 住 果 。

122/122

Page 92: BÀI 1: TỔNG QUAN VỀ DỊ BỘ ... - triethocphatgiao.comtriethocphatgiao.com/files/HK7/DBTLL/DiBoTongTuanLuan_TaiLieuTham…  · Web viewlà tuyển tập những bài giảng

Nếu đã đắc nhập Chánh Tánh Ly Sanh, 12 tâm đầu được gọi là “Hành hướng”. Tâm thứ 13 gọi

là “Trú quả” (sthitiphala).

CBPPGTT: Trong kiến đạo, có 12 “thời tâm” (cittaksana), giai đoạn này được gọi là “hướng”

(pratipanna). Ở “thời tâm” thứ 13, người ta gọi là “Quả an trú” (sthitiphala). => Bản dịch này

xa với bản gốc quá nhiều !

BCDL: 若 人 已 入 正 定 。 在 十 二 心 中 。 是 名 須 氀 多 阿 半 那 向 。 至 第 十 三 心 名 須 氀 多 阿 半 那 。

Xem CBPPG, tr. 223.

Mỗi đế có 3 tâm (như khổ đế thì có khổ pháp trí, khổ pháp nhẫn và khổ loại trí) thành 12

tâm, và đó là hành tướng (hướng vào kiến đạo), con tâm 13, tức đạo loại trí mà đệ nhị

niệm liên tục, là trú quả (ở vào kiến đạo).

Quan điểm trên giống với quan điểm của Hữu Bộ.

有 如 是 等 多 差 別 義 。Đại loại như vậy, học thuyết của Độc Tử bộ có nhiều điểm sai biệt

nữa.

BCDL có một đoạn mà trong DBTLL không có: 一 切 眾 生 有 二 種 失 。 一 意 失 。 二 事 失 。 生 死 有 二 種 因 最 上 。 一 煩 惱 。 二 業 。 二 種 法 是 解 脫 最 上 因 。 謂 毘 缽 舍 那 奢 摩 他 。 若 不 依 自 體 增 上 緣 慚 羞 。 正 法 則 不 屬 此 人 。煩 惱 根 本 有 二 種 。 恒 隨 一 切 眾 生 行 。 謂 無 明 有 愛 。 有 七 種 清 淨 處 。佛 智 於 戒 等 不 相 應 。 諸 境 以 依 止 所 了 緣 。 能 通 達 一 切 法 。 若 以 滅 攝 之 。 凡 有 六 種 色 無 色 界 無 入 正 定 。 菩 薩於 中 恒 生 。 若 已 生 盡 智 無 生 智 。 得 名 為 佛 。 如 來說 經 有 三 義 。 一 顯 生 死 過 失 。 二 顯 解 脫 功 德 。 三 無 所 顯 .

BÀI 15. BỐN CHI PHÁI CỦA ĐỘC TỬ BỘ(145) 因 釋 一 頌 執 義 不 同 。從 此 部 中 流 出 四 部 。謂 法 上 部 。 賢 胄 部 。 正 量 部 。 密 林 山 部 。 所 釋 頌 言 。Nhân giải thích bài tụng mà dẫn đến quan điểm bất đồng, nên từ Độc Tử Bộ lưu xuất 4 bộ nữa, đó là Pháp Thượng Bộ (Dharmottariyāḥ), Hiền Trụ Bộ (Bhadrayānīyāḥ), Chánh Lượng Bộ (Saṃmitīyāḥ) và Mật Lâm Sơn Bộ (Ṣaṇṇāgarikāḥ). Bài tụng đó như sau: Chú ý: THB dịch 賢 胄 部 là Hiền Vị Bộ.

已 解 脫 更 墮 。 墮 由 貪 復 還 。

122/122

Page 93: BÀI 1: TỔNG QUAN VỀ DỊ BỘ ... - triethocphatgiao.comtriethocphatgiao.com/files/HK7/DBTLL/DiBoTongTuanLuan_TaiLieuTham…  · Web viewlà tuyển tập những bài giảng

獲 安 喜 所 樂 。 隨 樂 行 至 樂 。

Giải thoát rồi vẫn đọa,

Bởi do tham khởi lên.

Đạt sung sướng, an vui

Theo hạnh vui đến vui.

THB: Đã giải thoát lại đọa

Đọa do tham mà sanh

Giữ an hỷ là lạc

Từ lạc này đến lạc thọ.

Quan điểm này giống với quan điểm của Hữu Bộ, cho rằng A-la-hán vẫn còn thoái đoạ.

Bản dịch của CBPPGTT không sát với nội dung bằng chữ Hán:

“Khi đã giải thoát, con có thể chọn được nữa.

Khi sa đọa vì ái dục, con có thể trở lại được.

Khi đạt đến an lạc, đó là hạnh phúc

Khi tu theo các thiện hạnh, đó là hạnh phúc vẹn toàn”.

BCDL: 可 住 子 部 是 執 此 義 本 。從 本 因 一 偈 故 。 此 部 分 成 四 部 。 謂 法 上 部 。 賢 乘 部 。正 量 弟 子 部 。密 林 住 部 。偈 言

已 得 解 脫 更 退 墮 墮 由 貪 著 而 復 已 至 安 處 遊 可 愛 隨 樂 行 故 至 樂

Lược sử bốn bộ phái:

1) Pháp Thượng Bộ (Dharmottariya) có nghĩa là “người cao cấp” (uttara) ở lãnh vực pháp (Dharma). Danh xưng này xuất phát từ tên của vị đạo sư lập tông (Dharmottara), hoặc là vì bộ phái này nắm vững một pháp xuất thế gian.

2) Hiền Trụ Bộ (Bhadrayaniya). Theo Khuy Cơ, Bhadra (Hiền) là tên của vị lập phái. Yaniya là hậu duệ của A-la-hán Bhadra. Phái này có mặt ở Nasik và Kanheri (các vùng núi ở Bombay).

3) Chánh Lượng Bộ = Tam Di Để (Thập Bát Bộ Luận). Đây là bộ phái mạnh nhất trong 4 chi phái của Độc Tử Bộ, xuất hiện từ khoảng thế kỷ I BC đến thứ kỷ I AD. Theo CBPPGTT, trú xứ của Chính Lượng Bộ chủ yếu ở hai nơi: Mathura vào thế kỷ II AD, và Sarnath vào thế kỷ thứ IV. Quanh khu vực này, địa điểm ưu thắng đều do Hữu Bộ chiếm ngự.

Tác phẩm Đại Đường Tây Vực ký của Huyền Trang và Nam Hải ký quy truyện của Nghĩa Tịnh đều ghi nhận số lượng Tăng ở một số khu vực. Huyền Trang ghi nhận đã gặp nhiều nhóm tu sĩ

122/122

Page 94: BÀI 1: TỔNG QUAN VỀ DỊ BỘ ... - triethocphatgiao.comtriethocphatgiao.com/files/HK7/DBTLL/DiBoTongTuanLuan_TaiLieuTham…  · Web viewlà tuyển tập những bài giảng

của bộ phái này ở khắp các thung lũng lớn nhỏ thuộc trung lưu sông Hằng, tổng cộng có hơn 12.000 tu sĩ sống trong 80 tu viện, hơn 5.000 sống trong tu viện ở hạ lưu sông Hằng; 20.000 với khoảng 100 tu viện ở vùng Malava, 6000 với 100 tu viện ở vùng Valabhī, 20.000 với khoảng 100 tu viện ở đồng bằng sông Indus. Đây là nhóm tu sĩ đông đảo nhất với số lượng 60.000 trên tổng số 220.000 tu sĩ. Huyền Trang còn gặp nhiều tu sĩ tại vùng Kuruksetra.

Nghĩa Tịnh còn cho biết, đây là học phái phát triển nhất so với các học phái. Địa bàn chủ yếu là các khu vực Magadha vùng Đông Ấn, ở Lāta và Sindhu miền Tây Ấn, và một số ở miền Nam Ấn, nhưng không có mặt ở Tích Lan. Nghĩa Tịnh còn ghi nhận có gặp vài tu sĩ của phái này ở đảo Sonde và một nhóm lớn ở Champa.

Theo Bhavya và Vinitadeva, ở thế kỷ thứ 7, Chính Lượng Bộ đã chia thành hai phái: Avantaka và Kurukula. Avantaka là những tu sĩ sống ở Avanta hay Avanti (vùng phía Bắc Narnada và phía Đông của hạ lưu sông Indus). Kurukula có thể là nhóm sống ở Kuruksetra xưa (thượng lưu sông Hằng, quanh vùng Sthanesvara)

Trong Tông Luân Luận Thuật Ký, ngài Khuy Cơ nói là: “Chỗ lập tông của bộ phái này với pháp nghĩa thậm thâm, sửa mọi sai sót không cho cong quẹo, nên xưng là Chánh Lượng, dựa vào chỗ lập pháp nghĩa, lấy đó làm sáng danh của bộ”. (Thánh Nghiêm, Lịch sử Phật giáo Ấn Độ, tr. 192).

4) Mật Lâm Sơn Bộ (Ṣaṇṇāgarikā // Sandagiriya): Nghĩa là người ẩn tu trong núi rừng rậm rạp. Như vậy tên của bộ phái này xuất xứ từ nơi trú xứ của bộ phái.

ĐỀ GỢI Ý VIẾT TIỂU LUẬN KHÓA VIII1. Liệt kê những quan điểm của Đại Chúng/ Hữu Bộ dị biệt hoặc tương đồng với Theravada/

Đại thừa Phật giáo. Chọn một hoặc năm quan điểm để nhận định.

2. Liệt kê những quan điểm của Đại Chúng Bộ hoặc bất kỳ một bộ phái nào đồng dạng với Pháp tướng tông. Chọn một hoặc năm trong số đó để thể hiện nhận thức của mình.

3. Hãy chọn những tác phẩm liên hệ đến Dị Bộ Tông Luân Luận để đánh giá.

BÀI 16: QUAN ĐIỂM CỦA HOÁ ĐỊA BỘ (MAHĪŚĀSAKA)

Thời gian ra đời: Theo Dị Bộ, ngài Thế Hữu cung cấp cho chúng ta thông tin:

次 後 於 此 第 三 百 年。從 說 一 切 有 部。復 出 一 部。名 化 地 部。

Thứ đến, cũng trong 300 năm (PNB), từ Thuyết Nhất Thiết Hữu Bộ lại phát sinh một bộ phái khác nữa tên Hóa Địa Bộ (MahīŚāsaka). Dựa theo tài liệu CBPPGTT, cho rằng rất có thể ít lâu sau Hữu Bộ hình thành thì Hóa Địa Bộ được ra đời, tức là dưới thời vua Asoka, người của Hóa Địa Bộ đã trú trong đồng bằng sông Narbada, cạnh nhóm Thượng Tọa Bộ, trước khi có sự phân biệt giữa học phái này với Thượng Tọa Bộ.

122/122

Page 95: BÀI 1: TỔNG QUAN VỀ DỊ BỘ ... - triethocphatgiao.comtriethocphatgiao.com/files/HK7/DBTLL/DiBoTongTuanLuan_TaiLieuTham…  · Web viewlà tuyển tập những bài giảng

Giải thích tên của bộ phái: Sở dĩ gọi là Mahīśāsaka, theo Khuy Cơ: “Vị đạo sư sáng lập học phái này là vị vua của một nước, đã cai trị (asāt) lãnh thổ (mahi) của vương quốc. Vị ấy cai quản dân của lãnh thổ ấy, nên được gọi là người cai quản đất (mahisāsaka). Vị ấy từ bỏ vương triều và xuất gia đi khắp nơi truyền bá Phật pháp. Từ đó có tên của học phái Mahisāsaka. Paramārtha gọi đây là học phái của những “người chỉnh hóa đất”, mà nguồn gốc là có một đạo sư nguyên là vua, đã chỉnh hóa và lãnh đạo một lãnh thổ. Vị ấy từ bỏ ngôi vị và hoằng truyền Chánh pháp, do đó được gọi là “Người chỉnh hóa đất” (CBPPGTT, tr. 350).

Trú xứ: Sự có mặt của bộ phái này ở Dekkhan, Nāgārjunakonda, Vanavasti, và Tích Lan (CBPPGTT, tr. 350).

Ngài Pháp Hiển đã tìm thấy tạng luật của họ ở Tích Lan. Năm 630, Huyền Trang trong Đại Đường Tây Vức Ký đã ghi các vị sư theo Đại thừa đã giảng dạy luật tạng của bộ phái này tại vùng Uddiyāna, cạnh những người Pháp Tạng Bộ, Ẩm Quang Bộ, Hữu Bộ và Đại Chúng Bộ. Chứng tỏ 5 bộ phái (bốn bộ phái vừa nêu cộng với Hóa Địa Bộ) sống hòa hợp ở vùng Tây Bắc Uddiyāna này.

Tam tạng: Hiện nay trong Đại Chánh Tạng còn có bộ luật Ngũ Phần, còn gọi là Di-sa-tắc (nên Hóa Địa Bộ còn gọi là Di-sa-tắc Bộ), gồm 251 giới Tỳ-kheo, và 380 giới Tỳ-kheo-ni. Trong Di-sa-tắc có nhắc đến 5 bộ A-hàm: Trường, Trung, Tạp, Tăng Nhất và Tiểu. Có những đoạn nhắc đến khái niệm “Abhidharma”, nhưng không nêu rõ luận thư nào.

Dẫn lại từ Tổng quan bốn bộ A-hàm của Thích Nguyên Hùng, “Câu-xá luận kê cổ quyển thượng cho rằng Trường A-hàm do Hóa Địa Bộ truyền”. Nhưng tác giả cũng đã đưa ra thông tin hợp lý hơn là Trường A-hàm do Pháp Tạng Bộ truyền. (tr. 22). Nhân đây, chúng ta cũng nên lưu ý rằng, các bản kinh dịch lẻ tẻ từ Phạn sang Hán mà không rõ dịch giả, được ghi lại trong Đại Chánh tạng có thể là sự đóng góp của các trường phái khác nhau, mà Hóa Địa Bộ là một trong các bộ phái đó.

Theo Dị Bộ, có tất cả 21 quan điểm (từ 146 - 168). Nhiều quan điểm ngược lại Hữu Bộ, nên có phần giống với Đại Chúng Bộ. 其 化 地 部 本 宗 同 義 。Các quan điểm chính yếu của Hóa Địa Bộ là:

BCDL: 正 地 部 是 執 義 本 。 (146) 謂 過 去 未 來 是 無 現 在。無 為 是 有。Rằng quá khứ, vị lai không phải hiện tại. Vô vi đều có thật.

Cách chấm câu trong DBTLL có thể không chính xác. Có thể câu trên được chấm sau chữ vô thứ nhất. Và như vậy, câu trên được dịch như thế này: Quá khứ, vị lai là không thật. Hiện tại và vô vi là có thật.

Đồng quan điểm với Đại Chúng Bộ: 44. Quá khứ và vị lai không có thật thể.

Có bao nhiêu loại vô vi theo quan điểm của bộ phái này? Quan điểm (163) của bộ phái này cho rằng vô vi có 9 loại: 無 為 法 有 九 種 。

BCDL: 過 去 未 來 是 無 現 在 及 無 為。(Quá khứ, vị lai đều không hiện tại và vô vi). Nếu y cứ vào bản dịch này thì rất khó hiểu!

122/122

Page 96: BÀI 1: TỔNG QUAN VỀ DỊ BỘ ... - triethocphatgiao.comtriethocphatgiao.com/files/HK7/DBTLL/DiBoTongTuanLuan_TaiLieuTham…  · Web viewlà tuyển tập những bài giảng

(147) 彌 四 聖 諦 一 時 現 觀 。見 苦 諦 時 能 見 諸 諦 。 要 已 見 者 能 如 是 見 。Đối với Tứ Thánh Đế, có thể một lúc hiện quán [tổng quát]; khi thấy khổ đế thì thấy được các đế khác; phải thấy [tổng quát] rồi mới thấy được như vậy.

Đối với Tứ Thánh Đế đều có thể hiện quán trong một lúc. Thấy được khổ đế liền thấy được các đế khác. Nếu người đã thấy được các đế như vậy nên thấy như vậy.

BCDL: 是 有 四 聖 諦 一 時 觀 。若 見 苦 諦 。即 見 一 切 諦 。

(148) 隨 眠 非 心 亦 非 心 所 。亦 無 所 入 。 Tùy miên không phải tâm vương, không phải tâm sở, cũng không phải sở duyên (đối tượng của tâm).

Đồng quan điểm với Đại Chúng Bộ: 42. Tùy miên chẳng phải tâm, chẳng phải tâm sở pháp, cũng không có đối tượng (sở duyên). Quan điểm trên chưa phản ánh đúng với thuộc tính của tuỳ miên và chưa xếp loại đúng với chức năng của nó.

BCDL: 見 已 曾 見 諸 諦 隨 眠 煩 惱 。 非 心 非 助 心 法 。 無 有 境 界。(149) 眠 與 纏 異 。Tuỳ miên khác triền phược.

Đồng quan điểm với Hữu bộ. BCDL: 隨 眠 煩 惱 異 。 (150) 隨 眠 自 性 心 不 相 應 。 纏 自 性 心 相 應 。 Tự tánh tuỳ miên thuộc về tâm bất tương ưng. Tự tánh của triền phược tương ưng với tâm. BCDL: 倒 起 煩 惱 異 。(151) 異 生 不 斷 欲 貪 瞋 恚 。Phàm phu không đoạn trừ được tham dục và sân nhuế.

Nhất Thiết Hữu Bộ lại có quan điểm ngược lại. BCDL: 凡 夫 不 捨 欲 界 欲 及 瞋 外 。

BCDL: 隨 眠 煩 惱 與 心 不 相 應 。 倒 起 煩 惱 與 心 相 應 。(152) 無 諸 外 道 能 得 五 通 。 Không có ngoại đạo đắc ngũ thông.

Nhất Thiết Hữu Bộ và Độc Tử Bộ: ngoại đạo chứng đắc ngũ thông. Tuyết Sơn, Hoá Địa và Pháp Tạng có quan điểm ngược lại.

BCDL: 凡 夫 不 捨 欲 界 欲 及 瞋 外 。道 無 五 通 。

(153) 亦 無 天 中 住 梵 行 者 。

122/122

Page 97: BÀI 1: TỔNG QUAN VỀ DỊ BỘ ... - triethocphatgiao.comtriethocphatgiao.com/files/HK7/DBTLL/DiBoTongTuanLuan_TaiLieuTham…  · Web viewlà tuyển tập những bài giảng

Không có người sống phạm hạnh ở trong chư thiên.

Quan điểm này giống với Tuyết Sơn Bộ, nhưng ngược lại với Nhất Thiết Hữu Bộ.

BCDL: 天 無 夫 嵐 摩 。

(154) 定 無 中 有 。Quyết định không có trung hữu.

Đồng quan điểm với Mahāsaṅghika. BCDL: 無 中 陰 。(155) 無 阿 羅 漢 增 長 福 業 。Không có A-la-hán tăng trưởng phước nghiệp. Sarvastivāda cho rằng: (102) 有 阿 羅 漢 增 長 福 業 。 BCDL: 阿 羅 漢 多 福 德 無 增 長 。 (156) 五 識 有 染 亦 有 離 染 。Năm thức vừa nhiễm ô vừa không nhiễm ô.Đồng quan điểm với Hữu Bộ (104) 眼 等 五 識 身 有 染 離 染 。 但 取 自 相 唯 無 分 別 。và Độc Tử Bộ cũng đồng quan điểm.

BCDL: 五 識 聚 有 染 離 。(157) 六 識 皆 與 尋 伺 相 應 。

Sáu thức đều tương ưng với tầm (s. vitarka, p. vitakka), tứ (vicāra).

Vitarka, các bậc dịch giả trước còn dịch là “giác” và vicāra được dịch là “quán”. Vitarka là đem tâm hướng về định / thiền tướng (nimitta) và tứ là dán tâm vào / bám sát vào thiền / định tướng. Còn 3 thiền chi còn lại: hỷ (piti) là ưa thích thiền tướng (nói cách khác là niềm vui của thân khởi lên), lạc (sukha) là cảm giác an lạc, sung sướng khi ở trong thiền chứng; nhất tâm (ekaggata) là trạng thái tâm duy nhất, không còn tán loạn.

Năm thiền chi xuất hiện lập tức 5 triền cái bị đẩy lùi. BCDL: 六 識 聚 與 覺 觀 相 應 。(158) 亦 有 齊 首 補 特 伽 羅 。 Có bậc Tề thủ Bổ-đặc-già-la (Anāgāmi).

HT. Trí Quang: ấy là các vị Bất Hoàn sinh cõi trời Hữu đỉnh (đỉnh đầu thế giới hình sắc) thì không con sinh lên đâu nữa, cũng không khởi lên thánh đạo vô lậu của cõi dưới, nhưng lâm chung thì kiết sử tự hết mà thành La hán.

BCDL: 有 時 頭 眾 生 。122/122

Page 98: BÀI 1: TỔNG QUAN VỀ DỊ BỘ ... - triethocphatgiao.comtriethocphatgiao.com/files/HK7/DBTLL/DiBoTongTuanLuan_TaiLieuTham…  · Web viewlà tuyển tập những bài giảng

(159) 有 世 間 正 見 。無 世 間 信 根 。 Có chánh kiến thế gian. Không có tín căn thế gian.

Có chánh kiến thế gian. Đồng quan điểm với Sarvastivāda, nhưng khác với Mahāsanghika.

Không có tín căn thế gian. Quan điểm này khác với Sarvāstivāda, nhưng lại đồng nhất với Mahāsangika.

BCDL: 世 間 無 正 見 。世 間 無 信 根。(160) 無 出 世 靜 慮 。亦 無 無 漏 尋 伺 。

Không có tĩnh lự xuất thế. Cũng không có tầm tứ vô lậu.

Quan điểm này ngược lại với quan điểm của Hữu Bộ. BCDL: 無 出 世 定 。 覺 觀 無 無 漏 。(161) 若 非 有 因 預 流 有 退 。諸 阿 羅 漢 定 無 退 者 。 Dự Lưu con thoái chuyển, các vị A-la-hán quyết định không con thoái chuyển.

Quan điểm này ngược lại với Hữu Bộ (84) 預 流 者 無 退 義 。阿 羅 漢 有 退 義。

BCDL: 有 因 無 善 。須 氀 多 阿 半 那 有 退 法 。 阿 羅 漢 多 無 退 法 。 (162) 道 支 皆 是 念 住 所 攝 。

Các đạo chi đều nằm trong niệm trụ.

Các đạo chi ở đây chỉ cho Bát Thánh Đạo/ Thất giác chi. Nếu dựa theo lộ trình Kinh Niệm Xứ (22) trong Kinh Trường Bộ, thì đạo chi (thất giác chi) là nhóm quán pháp. Khi vượt qua giai đoạn quán 6 nội xứ và 6 ngoại xứ thì hành giả sẽ đạt tới giai đoạn thất giác chi.

BCDL: 道 分 是 四 念 處 所 攝 。

(163) 無 為 法 有 九 種 。 一 擇 滅 。 二 非 擇 滅 。 三 虛 空 。 四 不 動 。 五 善 法 真 如 。 六 不 善 法 真 如 。 七 無 記 法 真 如 。 八 道 支 真 如 。 九 緣 起 真 如 。 Vô vi pháp có chín loại: (1) Trạch diệt, (2) Phi trạch diệt, (3) Hư không, (4) Bất động, (5) Thiện pháp chân như, (6) Bất thiện pháp chân như, (7) Vô ký pháp chân như, (8) Đạo chi chân như, (9) Duyên khởi chân như.

BCDL: 無 為 法 有 九 種 。 一 思 擇 滅 。 二 非 思 擇 滅 。 三 虛 空 。 四 無 我 。 五 善 如 。 六 惡 如 。 七 無 記 如 。 八 道 如 。 九 緣 生 如。(Bản dịch của ngài Chân Đế có nhiều điểm dị biệt với bản của ngài Huyền Trang).

122/122

Page 99: BÀI 1: TỔNG QUAN VỀ DỊ BỘ ... - triethocphatgiao.comtriethocphatgiao.com/files/HK7/DBTLL/DiBoTongTuanLuan_TaiLieuTham…  · Web viewlà tuyển tập những bài giảng

Đại Chúng Bộ đưa ra 9 loại vô vi như sau: (41) 無 為 法 有 九 種 。 一 擇 滅 。 二 非 擇 滅 。 三 虛 空 。 四 空 無 邊 處 。 五 識 無 邊 處 。六 無 所 有 處 。 七 非 想 非 非 想 處 。八 緣 起 支 性 。九 聖 道 支 性 。Pháp vô vi gồm có 9 loại: 1) Trạch diệt, 2) Phi trạch diệt, 3) Hư không, 4) Không vô biên xứ, 5) Thức vô biên xứ, 6) Vô sở hữu xứ, 7) Phi tưởng phi phi tưởng xứ, 8) Duyên khởi chi tánh (12 chi phần duyên khởi), 9) Thánh đạo chi tánh (tám chi phần thánh đạo).

(164) 入 胎 為 初 命 終 為 後 。色 根 大 種 皆 有 轉 變 。心 心 所 法 亦 有 轉 變 。 Từ lúc nhập thai đến khi chết, các sắc căn đại chủng đều chuyển biến, tâm và tâm sở đều chuyển biến.

Quan điểm này chính xác. BCDL: 受 生 是 始 。 死 墮 為 終 。 四 大 五 根 心 。 及 助 心 法 。 皆 有 變 異 。 (Nội dung rất giống, nhưng cách chấm câu của bản dịch này có vấn đề).

(165) 僧 中 有 佛 。故 施 僧 者 便 獲 大 果 。非 別 施 佛 。

Trong Tăng có Phật, nên cúng dường chư Tăng được đại quả (phước báu), chứ không chỉ cúng riêng cho Phật.

Đối chiếu với bài kinh “Phân Biệt Cúng Dường” (142) trong Trung Bộ Kinh. Bài kinh trên trình bày 14 đối tượng cúng dường mang tính cá nhân, 7 đối tượng cúng dường mang tính tập thể. Trong bài kinh này, Tăng chúng có sự dẫn đầu bởi đức Phật là hội chúng có phước đức lớn nhất.

BCDL: 大 眾 中 有 佛 。 若 施 大 眾 得 報 則 大 。 若 別 施 佛 功 德 則 不 及 。一 切 佛 及 一 切 聲 聞 。 同 一 道 同 一 解 脫 。(166) 佛 與 二 乘 皆 同 一 道 同 一 解 脫 說 。Phật cùng với nhị thừa đều đồng một [Thánh] đạo, đồng nói về giải thoát. BCDL: 一 切 佛 及 一 切 聲 聞 。 同 一 道 同 一 解 脫 。 (167) 一 切 行 皆 剎 那 滅 。

Tất cả các hành đều sanh diệt trong từng sát-na. BCDL: 一 切 行 剎 尼 柯 。

(168)定 無 少 法 能 從 前 世 轉 至 後 世 。

Chắc chắn là không có pháp nào có thể từ kiếp trước chuyển sang kiếp sau. BCDL: 無 有 一 法 從 此 世 度 後 世 。

BÀI 17: QUAN ĐIỂM CỦA HÓA ĐỊA BỘ VÀO THỜI KỲ CUỐI

其 末 宗 異 義 者。Quan điểm của Hóa Địa Bộ vào thời kỳ cuối khác với thời kỳ đầu là:

122/122

Page 100: BÀI 1: TỔNG QUAN VỀ DỊ BỘ ... - triethocphatgiao.comtriethocphatgiao.com/files/HK7/DBTLL/DiBoTongTuanLuan_TaiLieuTham…  · Web viewlà tuyển tập những bài giảng

BCDL: 正 地 部 是 執 此 義 本 。此 部 復 執 異 義。 Hóa Địa Bộ còn được gọi là “Chánh Địa Bộ” (theo ngài Chân Đế).

(169) 謂 說 實 有 過 去 未 來 。Thật có quá khứ và vị lai.

BCDL: 過 去 未 來 有 。Quan điểm của Hóa Địa Bộ vào thời kỳ đầu về vấn đề này: (146) 謂 過 去 未 來 是 無。 現 在 無 為 是 有。(Xem lại bài trước). Như vậy, cùng một vấn đề trên, giai đoạn đầu và giai đoạn sau, Hóa Địa Bộ đã có quan điểm khác biệt.

(170) 亦 有 中 有 。Trung hữu cũng có.

BCDL: 有 中 陰 法 入 。Ở giai đoạn này, Hóa Địa Bộ lại cho là có Trung Hữu. Giai đoạn đầu lại cho là có không có Trung Hữu như quan điểm (154) 定 無 中 有 。(171) 一 切 法 處 皆 是 所 知 。亦 是 所 識 。 Tất cả pháp xứ đều là chỗ biết, đều là chỗ nhận thức.

BCDL: 有 二 種 所 知 。及 所 識 作 意 。是 正 業。

Quan điểm của Hữu Bộ (73) 一 切 法 處 皆 是 所 知 。亦 是 所 識 及 所 通 達。Tất cả pháp xứ là cái được biết, được nhận thức và được thông đạt. Đối lập với quan điểm 46 của Đại Chúng Bộ, Xuất Thế Bộ, Thuyết Nhất Thế Bộ và Kê Dận Bộ. 法 處 : dharmāyatana: ấn tượng (mental object), lạc tạ ảnh tử.

(172) 業 實 是 思 。Nghiệp đích thực là tư tâm sở (Cetanā).

Quan điểm này chưa đề cập trong giai đoạn đầu.

(173) 無 身 語 業 。 Không có thân nghiệp và khẩu nghiệp.

Quan điểm này chưa đúng.

172 và 173 có thể được ghép thành một quan điểm cũng được.

BCDL: 無 身 口 二 業 。 (174) 尋 伺 相 應 。 Tầm (Vitakka) với tứ (vicara) thích ứng với nhau.

122/122

Page 101: BÀI 1: TỔNG QUAN VỀ DỊ BỘ ... - triethocphatgiao.comtriethocphatgiao.com/files/HK7/DBTLL/DiBoTongTuanLuan_TaiLieuTham…  · Web viewlà tuyển tập những bài giảng

Tầm làm nhân cho tứ có mặt. Chữ tầm và tứ trong một số bản Hán dịch cổ, như bản của Ngài Chân Đế dịch là “giác” và

“quán”. Trong một số bản kinh hệ A-hàm, luận thư Đại thừa, chữ “giác” và “quán” cũng thường được sử dụng thay cho chữ “tầm” và “tứ”.

BCDL: 覺 觀 是 相 應 法 。 (175) 大 地 劫 住 。

Đại địa kiếp tồn tại lâu dài.

BCDL: 大 地 則 劫 住 。Bản của Ngài Chân Đế khác: “Đại địa là kiếp trụ.”

(176) 於 窣 堵 波 興 供 養 業 。所 獲 果 少 。 Ở nơi tháp miếu cúng dường được phước báu nhỏ.窣 堵 波: Stupa

Quan điểm này đối lập với quan điểm của Pháp Tạng Bộ. (180) 於 窣 堵 波 興 供 養 業 獲 廣 大 果 。 Hiến cúng Tháp thì được đại phước báu.

BCDL: 依 藪 斗 陂 . 恭 敬 事 無 有 報 。 (177) 隨 眠 自 性 恒 居 現 在 。Tự tánh (bản chất) của tuỳ miên thường luôn có mặt. BCDL: 一 切 隨 眠 煩 惱 恒 在 。(178) 諸 薀 處 界 亦 恒 現 在 。Các uẩn, xứ, giới đều luôn hiện hữu.BCDL: 現 世 陰 界 入 三 法 恒 在 。 現 世 離 法 。此 部 末 宗 。因 釋 一 頌 執 義 有 異 。如 彼 頌 言 :

Học thuyết của bộ phái này vào thời kỳ cuối do giải thích một bài tụng sau đây mà sanh ra quan điểm dị biệt.

五 法 定 能 縛 諸 苦 從 之 生 謂 無 明 貪 愛 五 見 及 諸 業

Năm pháp này trói buộc,

Các khổ từ đó sanh,

Là vô minh, tham, ái,

Năm kiến và các nghiệp.

Năm kiến (5 thấy sai) là thân kiến, biên kiến, tà kiến, kiến thủ kiến, giới thủ kiến. 122/122

Page 102: BÀI 1: TỔNG QUAN VỀ DỊ BỘ ... - triethocphatgiao.comtriethocphatgiao.com/files/HK7/DBTLL/DiBoTongTuanLuan_TaiLieuTham…  · Web viewlà tuyển tập những bài giảng

BCDL: 五 法 是 決 定 諸 苦 從 之 生 無 明 心 貪 愛 五 見 及 諸 業。諸 部 義 本 皆 同 。 為 執 有 異 故 成 別 部

BÀI 18. QUAN ĐIỂM CỦA PHÁP TẠNG BỘ (DHARMAGUPTAKA)

Danh xưng: Pháp Tạng Bộ (Dharmaguptaka) còn gọi là Đàm-vô-đức Bộ. Dharmaguptaka là tên của đạo sư bộ phái này.

Đại tạng: Ngài Chân Đế (Paramartha) và Khuy Cơ cho rằng kinh điển của bộ phái này gồm 5 tạng: Kinh tạng, Luật tạng, Luận tạng, Bồ-tát tạng (Bodhisattvapitaka) và Mật Chú tạng (Mantrapitaka) / Chơn Ngôn tạng (Dharanipitaka). Như vậy, Pháp Tạng Bộ và Đại Chúng Bộ có cùng mẫu số chung về Đại tạng kinh.

Luật tạng: Hiện còn trong Đại Chánh tạng và đã được dịch sang tiếng Việt. Đại thừa Bắc tông Phật giáo thọ trì bộ luật này. Bộ Luật gồm 4 phần chính, nên được gọi là Tứ Phần luật: Giới bổn Tăng (Bhikṣuprātimokṣa), Giới bổn Ni (Bhiksunīprātimokṣa), Kiền-độ (Skandhaka) và Tăng chi Luật nghi (Ekottaravinaya). Ngài Buddhayasa (Phật-đà-da-xá) dịch bộ luật này từ chữ Sanskrit sang chữ Hán, đồng thời cũng là dịch giả của Kinh Trường A-hàm (30 kinh)18, nên các vị đã suy ra rằng Trường A-hàm đang có trong Đại tạng thuộc về bộ phái này. Các công trình nghiên cứu của các học giả Nhật Bản thời hiện đại đều cho rằng, Trường Bộ Kinh hiện nay do Pháp Tạng Bộ truyền và được nhiều học giả thế giới đồng thuận.

Luận thư: Bộ luận của bộ phái này hiện còn là Xá-lợi-phất Thắng Pháp Luận.

Đạo sư: Thờ ngài Mục-kiền-liên (Maudgalyayana) - vị đệ tử thần thông đệ nhất của đức Phật làm Tổ sư. Đó cũng là một trong những lý do Chú tạng (Dharanipitaka) có mặt trong bộ phái này.

Dị Bộ chỉ nêu 5 quan điểm nổi bật (179 - 183).

其 法 藏 部 本 宗 同 義 。Quan điểm chính của Pháp Tạng Bộ là:

BCDL: 法 護 部 是 執 義 本 。 (179) 謂 佛 雖 在 僧 中 所 攝 。然 別 施 佛 果 大 非 僧。 Phật tuy ở trong Tăng, nhưng hiến cúng riêng Phật thì được đại phước báu, chứ không phải Tăng.

BCDL: 僧 中 有 佛 世 尊 。

18 Tương truyền rằng, Ngài Buddhayasa khi dịch kinh này, không có nguyên tác trên tay, mà đã đọc thuộc lòng toàn bộ kinh này bằng tiếng Sanskrit từ bộ nhớ của mình.

122/122

Page 103: BÀI 1: TỔNG QUAN VỀ DỊ BỘ ... - triethocphatgiao.comtriethocphatgiao.com/files/HK7/DBTLL/DiBoTongTuanLuan_TaiLieuTham…  · Web viewlà tuyển tập những bài giảng

Quan điểm này khác với Hóa Địa Bộ (165) 僧 中 有 佛 。故 施 僧 者 便 獲 大 果 。非 別 施 佛 。Trong Tăng có Phật, nên cúng dường chư Tăng được đại quả (phước báu),

chứ không chỉ cúng riêng cho Phật. Xem “Kinh Phân biệt cúng dường” (Số 142) trong Trung Bộ Kinh. Kinh Mi-tiên vấn đáp (HT. Giới Nghiêm dịch, 2003), chủ đề 89 “Phật và chư Tăng, ai

phước báu nhiều hơn?” (tr. 293).

(180) 於 窣 堵 波 興 供 養 業 獲 廣 大 果 。 Hiến cúng Tháp thì được đại phước báu.

Đối lập với Hoá Địa Bộ (176) 於 窣 堵 波 興 供 養 業 。所 獲 果 少 。 Ở nơi tháp miếu cúng dường được phước báu nhỏ.

Luật tạng của bộ phái này gia tăng một số học giới liên hệ đến pháp tháp trong 100 giới nhỏ sám hối. Chứng tỏ bộ phái này chú trọng đến tháp.

BCDL: 依 藪 斗 陂 起 恭 敬 有 勝 報 。恭 敬 大 眾 則 不 及 。

(181) 佛 與 二 乘 解 脫 雖 一 。 而 聖 道 異 。Phật với nhị thừa giải thoát tuy đồng nhất mà Thánh đạo lại khác nhau.

BCDL: 佛 道 異 聲 聞 道 異 。

Quan điểm này khác với quan điểm Hóa Địa Bộ vào thời kỳ cuối. (166) 佛 與 二 乘 皆 同 一 道 同 一 解 脫 說 。Phật cùng với nhị thừa đều đồng một [Thánh] đạo, đồng nói về giải thoát.

(182) 無 諸 外 道 能 得 五 通 。Không có ngoại đạo được 5 thần thông.

BCDL: 外 道 無 五 通 。

Quan điểm này trái ngược với Theravada, đồng với Tuyết Sơn Bộ.

(183) 阿 羅 漢 身 皆 是 無 漏 。Thân của A-la-hán đều là vô lậu.

BCDL: 阿 羅 漢 多 身 無 漏 。

Khái niệm “vô lậu” ở đây có thể hiểu là “không xuất tinh”. Còn nếu hiểu “vô lậu” là “không dơ dáy” có lẽ không phù hợp với văn mạch và tư tưởng Phật giáo.

餘 義 多 同 大 眾 部 執 。 Ngoài ra, những quan điểm khác đa số lại đồng nhất với Đại Chúng Bộ.

122/122

Page 104: BÀI 1: TỔNG QUAN VỀ DỊ BỘ ... - triethocphatgiao.comtriethocphatgiao.com/files/HK7/DBTLL/DiBoTongTuanLuan_TaiLieuTham…  · Web viewlà tuyển tập những bài giảng

BCDL: 餘 所 執 與 大 眾 部 所 執 相 似 。

BÀI 19. QUAN ĐIỂM CỦA ẨM QUANG BỘ (KASYAPIYA)

Ẩm Quang Bộ còn được gọi là Ca Diếp Di Bộ, còn gọi là Thiện Tuế Bộ (Suvarsaka). Phái này ra đời vào cuối thế kỷ thứ 3 sau Phật Niết-bàn. Địa bàn cư trú chủ yếu ở Takkasila và Bedadi. Trong Dị Bộ, chỉ có 5 quan điểm (184 – 188) được ghi lại từ bộ phái này.

其 飲 光 部 本 宗 同 義 。Quan điểm căn bản của Ẩm Quang Bộ là:

BCDL: 善 歲 部 。 是 執 義 本 。

(184) 謂 若 法 已 斷 已 遍 知 則 無 。未 斷 未 遍 知 則 有。Rằng, nếu Pháp đã đoạn trừ và đã biến tri thì không, chưa đoạn trừ và chưa biến tri thì có.

BCDL: 法 已 是 所 滅 。

HT. Trí Quang: pháp ở đây là chỉ cho phiền não.

(185) 若 業 果 已 熟 則 無 。業 果 未 熟 則 有 。Nếu nghiệp quả đã thành thục thì không, nghiệp quả chưa thành thục là có.

HT Trí Quang: nghiệp quả đã thành thục thì không sinh ra nữa, nghiệp quả chưa thành thục mới có sinh ra.

BCDL: 已 是 所 離 則 無 。 未 滅 未 離 則 有 。若 業 果 已 熟 則 無 。 未 熟 則 有 。

(186) 有 諸 行 以 過 去 為 因 。無 諸 行 以 未 來 為 因。 Có các hành lấy quá khứ làm nhân, mà không có các hành lấy vị lai làm nhân.

BCDL: 有 為 法 不 以 過 去 法 為 因 。以 現 在 及 未 來 法 為 因。

(187) 一 切 行 皆 剎 那 滅 。Tất cả các hành đều bị sanh diệt trong từng sát na.

BCDL: 一 切 諸 行 剎 尼 柯 。

(188) 諸 有 學 法 有 異 熟 果 。Chư vị đang con hữu học đều có quả báo.

BCDL: 有 學 法 有 果 報 。

餘 義 多 同 法 藏 部 執 。

122/122

Page 105: BÀI 1: TỔNG QUAN VỀ DỊ BỘ ... - triethocphatgiao.comtriethocphatgiao.com/files/HK7/DBTLL/DiBoTongTuanLuan_TaiLieuTham…  · Web viewlà tuyển tập những bài giảng

Ngoài ra, những học thuyết khác phần nhiều đồng nhất với Pháp Tạng Bộ.

BCDL: 餘 所 執 與 法 護 部 所 執 相 似 。

BÀI 20. QUAN ĐIỂM CỦA KINH LƯỢNG BỘ (SAUTRANTIKA = THUYẾT CHUYỂN CHẤP BỘ)

Theo DBTLL, bộ phái này tôn xưng Ngài Ananda làm tôn sư của họ. Bộ Thành Thật Luận, theo một giả thuyết, cho là thuộc Kinh Lượng Bộ. Dị Bộ ghi lại 5 quan điểm của bộ phái này.

其 經 量 部 本 宗 同 義 。 Học thuyết gốc của Kinh Lượng Bộ là:

BCDL: 說 度 部 是 執 義 本 。

(189) 謂 說 諸 薀 有 從 前 世 轉 至 後 世 。立 說 轉 名。 Nói các uẩn có thể từ đời trước chuyển đến đời sau, nên gọi là Thuyết Chuyển Bộ.

BCDL: 陰 從 前 世 至 後 世 。若 離 聖 道 諸 陰 不 滅 。

Sự thật 5 uẩn khi tan hoại, chỉ còn lại “tinh ba” của uẩn mang đi tái sanh, gọi là: “kiết sanh thức” (Patisandhi) theo Abidhamma của Nam truyền, “A-lại-da thức” theo Nam truyền. Quả thật không có các uẩn mang từ đời trước chuyển đến đời sau.

(190) 非 離 聖 道 。有 薀 永 滅 。 Chẳng phải tách rời Thánh đạo mà uẩn bị tiêu diệt vĩnh viễn.

BCDL: 陰 有 本 末 。 凡 夫 位 中 有 聖 法 。(Uẩn có gốc ngọn, trong địa vị phàm phu có Thánh pháp).

(191) 有 根 邊 薀 。 有 一 味 薀 。Có căn biên uẩn và có nhất vị uẩn.

* “Căn biên uẩn” là cái uẩn giả hợp do 5 nhóm họp, tức là chỉ cho cái xác thân lẫn tâm thức. “Nhất vị uẩn” là chỉ cho ý thức vi tế tương tục từ kiếp này sang kiếp khác (kiết sanh thức).

(192) 異 生 位 中 亦 有 聖 法 。 Trong hàng dị sinh cũng có Thánh pháp.

Phàm phu nhưng có thể tu tập Bát Thánh Đạo hoặc các pháp trong 37 phẩm trợ đạo đưa đến giác ngộ.

(193) 執 有 勝 義 補 特 伽 羅 。

122/122

Page 106: BÀI 1: TỔNG QUAN VỀ DỊ BỘ ... - triethocphatgiao.comtriethocphatgiao.com/files/HK7/DBTLL/DiBoTongTuanLuan_TaiLieuTham…  · Web viewlà tuyển tập những bài giảng

Có cái "thắng nghĩa bổ-đặc-gìa-la".

“thắng nghĩa bổ-đặc-gìa-la" là chỉ cho chân tâm, Phật tánh... Như vậy, đến giai đoạn này, khái niệm “Chơn ngã” theo quan niệm của Phật giáo Đại thừa đã xuất hiện.

餘 所 執 多 同 說 一 切 有 部 。 Ngoài ra, những học thuyết khác phần nhiều đồng nhất với Thuyết Nhất Thiết Hữu Bộ.

三 藏 法 師 翻 此 論 竟 。述 重 譯 意 。 乃 說 頌 曰 :

(Tam tạng Pháp sư phiên dịch bộ luận này xong. Chủ yếu là dịch ý, nên nói bài tụng rằng:

備 (bị) 詳 眾 梵 本 Am tường bản Phạn văn再 譯 宗 輪 論 Dịch lại Tông luân luận文 愜 (hiệp) 義 無 謬 (mậu) Văn sáng, nghĩa minh bạch智 者 應 勤 學 Bậc trí nên siêng học.

Tổng kết:

Quan điểm của Đại Chúng Bộ và các bộ phái chi nhánh: Đại Chúng Bộ với 3 bộ phái đầu: 48Dị biệt của 4 bộ phái đầu: 9Đa Văn Bộ: 2Thuyết Giả Bộ: 8Chế Đa Sơn, Tây Sơn Trú Bộ và Bắc Sơn Trú Bộ: 3Tổng cộng: 70

Quan điểm của Thượng Tọa Bộ và các chi nhánh

Hữu Bộ: 61 (71 – 131) Tuyết Sơn Bộ: 5 (132 –136) Độc Tử Bộ : 8 (137 – 144) Pháp Thượng Bộ, Hiền Trụ Bộ, Chánh Lượng Bộ, Mật Lâm Sơn Bộ: 1 (145) Hóa Địa Bộ: 33 (146 – 178) Pháp Tạng Bộ : 5 (179 – 183) Ẩm Quang Bộ : 5 (184 – 188) Kinh Lượng Bộ : 5 (189 – 193) ______________________________________________

Tổng cộng: 123

Cộng cả hai nhánh: 70 + 123 = 193 quan điểm.

Luận Sự (Kathavatthu): 216 quan điểm.

122/122

Page 107: BÀI 1: TỔNG QUAN VỀ DỊ BỘ ... - triethocphatgiao.comtriethocphatgiao.com/files/HK7/DBTLL/DiBoTongTuanLuan_TaiLieuTham…  · Web viewlà tuyển tập những bài giảng

CATUTTHO PARICCHEDOCHƯƠNG THỨ TƯ

1/- Parinibbutamhi sambuddhe kusinārāyaṃ naruttame,sattasatasahassāni jinaputtā samāgatā.

Khi bậc Chánh Đẳng Giác tối thượng của chúng sanh viên tịch Niết Bàn ở Kusinārā, bảy trăm ngàn vị Thích Tử đã tụ hội lại.

2/- Etasmiṃ sannipātamhi thero kassapasavhayo,satthukappo mahānāgo paṭhavyā natthi īdiso.

Ở tại cuộc hội họp ấy, vị trưởng lão tên Kassapa được xem tương đương với bậc Đạo Sư, là hạng khủng long ở trên trái đất không gì sánh bằng.

3/- Arahantānaṃ pañcasataṃ uccinitthāna kassapo,varaṃ varaṃ gahetvāna akāsi dhammasaṅgahaṃ.

Ngài Kassapa đã tuyển lựa và chọn ra năm trăm vị A-la-hán xuất sắc nhất, rồi đã thực hiện cuộc kết tập Giáo Pháp.

4/-Pāṇīnaṃ anukampāya sāsanaṃ dīghakālikaṃ, akāsi dhammasaṅgahaṃ tiṇṇaṃ māsānaṃ accaye.

Sau đó ba tháng, ngài đã thực hiện cuộc kết tập Giáo Pháp vì lòng thương tưởng chúng sanh và sự trường thọ của Phật Pháp.

5/- Sampanne catutthe māse dutiye vassūpanāyike,sattapaṇṇiguhādvāre māgadhānaṃ giribbaje,sattamāsehi niṭṭhāsi paṭhamo saṅgaho ayaṃ.

Khi tháng thứ tư đã tròn đủ, nhằm vào tháng thứ hai của mùa an cư mưa,[1] ở trong hang động Sattapaṇṇi (Thất Diệp) tại thủ đô Giribbaja[2] của xứ Magadha, cuộc kết tập lần thứ nhất này đã hoàn tất sau bảy tháng.

6/- Etasmiṃ saṅgahe bhikkhū tikkhittakā bahū,sabbepi pāramippattā lokanāthassa sāsane.

Trong cuộc kết tập này, có nhiều vị tỳ khưu sâu sắc. Tất cả đều đã thành tựu ba-la-mật trong Giáo Pháp của đấng Lãnh Đạo thế gian.

7/-Dhutavādānaṃ aggo so kassapo jinasāsane,bahussutānaṃ ānando, vinaye upālipaṇḍito.

Vị Kassapa ấy là vị đứng đầu về các pháp đầu-đà trong Giáo Pháp của đấng Chiến Thắng, Ānando đứng đầu trong số các vị đa văn, và bậc trí tuệ Upāli đứng đầu về Luật.

122/122

Page 108: BÀI 1: TỔNG QUAN VỀ DỊ BỘ ... - triethocphatgiao.comtriethocphatgiao.com/files/HK7/DBTLL/DiBoTongTuanLuan_TaiLieuTham…  · Web viewlà tuyển tập những bài giảng

8/-Dibbacakkhumhi anuruddho, vaṅgīso paṭibhānavā, puṇṇo ca dhammakathikānaṃ, citrakathī kumārakassapo.

Anuruddha đứng đầu về thiên nhãn, Vaṅgīsa đứng đầu về trí tuệ nhạy bén, Puṇṇa đứng đầu về thuyết Pháp, Kumārakassapo đứng đầu về hùng biện.

9/-Vibhajjanamhi kaccāno, koṭṭhito paṭisambhidā,aññe p’ atthi mahātherā aggatikkhittakā bahū.

Kaccāna đứng đầu về phân loại, Koṭṭhita đứng đầu về về tuệ phân tích, và cũng có nhiều vị đại trưởng lão khác có sự sâu sắc nổi bật.

10/- Tehi c’ aññehi therehi katakiccehi sādhūhi,pañcasatehi therehi dhammavinayasaṅgaho.

Cuộc kết tập Pháp và Luật bởi năm trăm vị trưởng lão ấy và các vị trưởng lão khác có phận sự đã được hoàn thành một cách tốt đẹp.

11/-Therehi katasaṅgaho theravādo’ti vuccati,

upāliṃ vinayaṃ pucchitvā dhammam ānandasavhayaṃ.

12/-Akaṃsu dhammasaṅgahaṃ vinayañcāpi bhikkhavo, mahākassapathero ca anuruddho mahāgaṇī.

Cuộc kết tập đã được thực hiện bởi các vị trưởng lão nên được gọi là “Thượng Tọa Bộ.”[3] Sau khi đã hỏi ngài Upāli về Luật và vị có tên là Ānanda về Pháp, các vị tỳ khưu đã thực hiện cuộc kết tập về Pháp và cả về Luật nữa. Trưởng lão Mahākassapa và Anuruddha là các vị có hội chúng đông đảo.

13/-Upālithero satimā ānando ca bahussuto. aññe bahu abhiññātā sāvakā satthuvaṇṇitā.

14/- Pattapaṭisambhidā dhīrā chaḷabhiññā mahiddhikā,  samādhijhānam anuciṇṇā saddhamme pāramīgatā.

Trưởng lão Upāli có sự ghi nhớ và Ānanda có sự nghe nhiều. Nhiều vị thinh văn đệ tử nổi bật khác có sự thành tựu về tuệ phân tích, trí kiên định, có lục thông, có đại thần lực, thuần thục về thiền định, đạt được các pháp ba-la-mật trong Chánh Pháp, và đã được bậc Đạo Sư khen ngợi.

15/-Sabbe pañcasatā therā navaṅgaṃ jinasāsanaṃ,uggahetvāna dhāresuṃ buddhaseṭṭhassa santike.

Trong sự hiện diện của đức Phật tối thượng, tất cả năm trăm vị trưởng lão đã học tập và đã ghi nhớ lời dạy của đấng Chiến Thắng gồm có chín thể loại.

122/122

Page 109: BÀI 1: TỔNG QUAN VỀ DỊ BỘ ... - triethocphatgiao.comtriethocphatgiao.com/files/HK7/DBTLL/DiBoTongTuanLuan_TaiLieuTham…  · Web viewlà tuyển tập những bài giảng

16/ -Bhagavato sammukhā sutā paṭiggahitā ca sammukhā,dhammañca vinayañcāpi kevalaṃ buddhadesitaṃ.

Các vị đã lắng nghe từ chính kim khẩu của đức Thế Tôn và đã thọ trì trực tiếp toàn bộ Pháp và Luật đã được giảng dạy bởi đức Phật.

17/-Dhammadharā vinayadharā sabbe pi āgatāgamā,asaṃhīrā asaṅkuppā satthukappā sadā garū.

Tất cả các vị rành rẽ về Pháp và các vị rành rẽ về Luật cũng đều được truyền thừa kinh điển, không bị lay chuyển, không chao động, được xem như tương đương với bậc Đạo Sư, và luôn luôn là bậc đáng kính trọng.

18/-Aggasantike gahetvā aggadhammā tathāgatā,agganikkhittakā therā aggaṃ akaṃsu saṅgahaṃ,sabbo pi so theravādo aggavādo’ti vuccati.

Sau khi thọ lãnh trực tiếp từ đấng Tối Cao, các vị trưởng lão với các Pháp cao quý đã được truyền thừa như thế là những vị được truyền thụ trước hết đã thực hiện cuộc kết tập đầu tiên. Toàn bộ truyền thống Thượng Tọa Bộ ấy (Theravāda) còn được gọi là “Học Thuyết Tối Thắng.”[4]

19/-Sattapaṇṇiguhe ramme therā pañcasatā gaṇī,nisinnā pavibhajjiṃsu navaṅgaṃ satthusāsanaṃ.

Ở trong hang động Sattapaṇṇi (Thất Diệp) xinh đẹp, tập thể năm trăm vị trưởng lão đã an tọa và đã sắp xếp lời dạy của bậc Đạo Sư theo chín thể loại.

20/- Suttaṃ geyyaṃ veyyākaraṇaṃ gāth’udānītivuttakaṃ,jātak’abbhutavedallaṃ navaṅgaṃ satthusāsanaṃ.

Lời dạy của bậc Đạo Sư có chín thể loại là: sutta, geyya, veyyākaraṇa, gāthā, udāna, itivuttaka, jātaka, abbhūta, vedalla.[5]

21/-Pavibhattā imaṃ therā saddhammaṃ avināsanaṃ,vaggapaṇṇāsakaṃ nāma samyuttañca nipātakaṃ,āgamapiṭakaṃ nāma akaṃsu suttasammataṃ.

Các vị trưởng lão đã sắp xếp Chánh Pháp bất hủ này thành vagga (cho Kinh Trường Bộ), paṇṇāsaka (cho Kinh Trung Bộ), samyutta (cho Kinh Tương Ưng), và nipāta (cho Kinh Tăng Chi), và đã đặt tên là Tạng Kinh đối với phần được thừa nhận là sutta (kinh).

22/-Pariyāyadesitañcāpi atho nippariyāyadesitaṃ,nītatthaññeva neyyatthaṃ dīpesuṃ suttakovidā.

122/122

Page 110: BÀI 1: TỔNG QUAN VỀ DỊ BỘ ... - triethocphatgiao.comtriethocphatgiao.com/files/HK7/DBTLL/DiBoTongTuanLuan_TaiLieuTham…  · Web viewlà tuyển tập những bài giảng

Sau đó, các vị thông thạo về Kinh đã giải thích về pháp thực hành đã được thuyết giảng và pháp không nên thực hành đã được thuyết giảng, về mục đích đã được hướng dẫn luôn cả mục đích cần được hướng đến.

23/-Yāva tiṭṭhanti saddhammā saṅgahaṃ na vinassati,tāvatā sāsan’addhānaṃ ciraṃ tiṭṭhati satthuno.

Khi nào Chánh Pháp còn tồn tại và điều kết tập không bị tiêu hoại, cho đến khi ấy lời dạy của đấng Đạo Sư sẽ còn tồn tại lâu dài.

24/-Kataṃ dhammañca vinayaṃ saṅgahaṃ sāsanārahaṃ,saṅkampi acalaṃ bhūmi daḷham appaṭivattiyaṃ.

Khi cuộc kết tập xứng đáng với Giáo Pháp gồm có Pháp và Luật đã được thực hiện, quả địa cầu không lay động, vững chải, không chuyển dịch cũng đã rúng động.

25/-Yo koci samaṇo vāpi brahmaṇo ca bahussuto,parappavādakusalo vāḷavedhi samāgato,

na sakkā paṭivattetuṃ sineruva suppatiṭṭhito.

Tương tợ như núi Sineru vô cùng vững chắc, bất cứ vị sa-môn hoặc bà-la-môn nào dầu thông thái và thiện xảo về tranh luận với người khác, dầu là cung thủ có tài bắn xuyên sợi tóc đã đến tham dự cũng không thể xoay chuyển nghịch lại.

26/-Devo māro vā brahmā ca ye keci paṭhaviṭṭhitā,na passanti aṇumattaṃ kiñci dubbhāsitaṃ padaṃ.

Thiên nhân, Ma Vương, hoặc Phạm Thiên, và bất cứ người nào hiện diện ở trái đất cũng không nhìn thấy bất cứ lời dạy nào dầu là nhỏ nhặt đã được thuyết giảng sai trái.

27/-Evaṃ sabbaṅgasampannaṃ dhammavinayasaṅgahaṃ,suvibhattaṃ supaṭicchannaṃ satthusabbaññutāya ca.

Như vậy sự kết tập Pháp và Luật đã được dầy đủ tất cả các chi phần, đã khéo được sắp xếp, và đã khéo được bao quát nhờ vào sự toàn tri của bậc Đạo Sư.

28/-Mahākassapapāmokkhā therā pañcasatā ca te,kataṃ dhammañca vinayasaṅgahaṃ avināsanaṃ.

Vị đầu lãnh Mahākassapa và năm trăm vị trưởng lão ấy đã thực hiện cuộc kết tập Pháp và Luật một cách không sai lệch.

29/-Sammāsambuddhasadisaṃ dhammakāyasabhāvanaṃ,gantvā janassa sandehaṃ akaṃsu dhammasaṅgahaṃ.

122/122

Page 111: BÀI 1: TỔNG QUAN VỀ DỊ BỘ ... - triethocphatgiao.comtriethocphatgiao.com/files/HK7/DBTLL/DiBoTongTuanLuan_TaiLieuTham…  · Web viewlà tuyển tập những bài giảng

Biết được sự nghi hoặc của chúng sanh, các vị đã thực hiện cuộc kết tập Giáo Pháp, tức là sự tạo lập nên Pháp thân, và được xem tương đương như là đấng Chánh Đẳng Giác vậy.

30/- Anaññavādo sārattho saddhammamanurakkhano,ṭhitisāsana-addhānaṃ theravādo sahetuko.

Giáo Pháp Theravāda không phải là lời dạy của ngoại đạo, có ý nghĩa tinh túy, là sự duy trì Chánh Pháp, khiến sự tồn tại lâu dài của Giáo Pháp là điều có cơ sở.

31/-Yāvatā ariyā atthi sāsane buddhasāvakā,sabbepi samanuññanti paṭhamaṃ dhammsaṅgahaṃ.

32/-Mūlanidānaṃ paṭhamaṃ ādipubbaṅgamaṃ dhuraṃ,tasmā hi so theravādo aggavādo’ti vuccati.

Cho đến khi nào ở trong Giáo Hội còn có các vị đệ tử của đức Phật là các bậc Thánh nhân, thì tất cả cũng sẽ đồng ý với cuộc kết tập Giáo Pháp lần thứ nhất là có nguồn gốc và duyên khởi lúc ban đầu, là phận sự đầu tiên và trước nhất; chính vì thế, truyền thống Thượng Tọa Bộ ấy (Theravāda) còn được gọi là “Học Thuyết Tối Thắng.”

33/-Visuddho apagatadoso theravādānamuttamo,pavattittha cirakālaṃ vassānaṃ dasadā dasā’ti.

Ở đây, (tính chất) tinh khiết, không có lỗi lầm, và tối thắng của những lời dạy của các vị trưởng lão đã vận hành được một thời gian dài là một trăm năm.

Mahākassapasaṅgahaṃ niṭṭhitaṃ.Dứt cuộc kết tập do Ngài Mahākassapa.

--ooOoo--

34/ -Nibbute lokanāthasmiṃ vassāni soḷasaṃ tadā,ajātasattucatuvīsaṃ vijayassa soḷasaṃ ahu.

Khi bậc Lãnh Đạo thế gian Niết Bàn được mười sáu năm, khi ấy Ajātasattu đã trị vì được hai mươi bốn năm và Vijaya là mười sáu năm.[6]

35/ - Samasaṭṭhi tadā hoti vassaṃ upālipaṇḍitaṃ,dāsako upasampanno upālittherasantike.

Khi ấy, bậc trí tuệ Upāli đã tròn sáu mươi năm (tỳ khưu), Dāsaka đã tu lên bậc trên trong sự chứng minh của trưởng lão Upāli.

36/- Yāvatā buddhaseṭṭhassa dhammapatti pakāsitā,sabbaṃ upāli vācesi navaṅgaṃ jinabhāsitaṃ.

122/122

Page 112: BÀI 1: TỔNG QUAN VỀ DỊ BỘ ... - triethocphatgiao.comtriethocphatgiao.com/files/HK7/DBTLL/DiBoTongTuanLuan_TaiLieuTham…  · Web viewlà tuyển tập những bài giảng

Sự thành tựu về Giáo Pháp của đức Phật tối thượng đã được giảng giải bao nhiêu thì Ngài Upāli đã trì tụng bấy nhiêu, tức là toàn bộ chín thể loại đã được thuyết giảng bởi đấng Chiến Thắng.

37/-Paripuṇṇaṃ kevalaṃ sabbaṃ navaṅgaṃ suttamāgataṃ,uggahetvāna vācesi upāli buddhasantike.

Ngài Upāli đã học tập và trì tụng đầy đủ toàn bộ tất cả chín thể loại kinh điển đã được truyền thừa trực tiếp từ đức Phật.

38/ - Saṅghamajjhe viyākāsi buddho upālipaṇḍitaṃ,aggo vinayapāmokkho upāli mayhasāsane.

Đức Phật đã tuyên bố về bậc trí tuệ Upāli ở giữa hội chúng rằng: “Upāli là vị nổi bật, đứng hàng đầu về Luật trong Giáo Pháp của ta.”

39/- Evaṃ upanīto santo saṅghamajjhe mahāgaṇī,sahassaṃ dāsakapāmokkhaṃ vācesi piṭake tayo.

Được tuyên dương như thế và tồn tại ở giữa hội chúng, vị có đồ chúng đông đảo (Upāli) đã giảng dạy Tam Tạng cho một ngàn vị đứng đầu là Dāsaka.

40/-Khīṇāsavānaṃ vimalānaṃ santānaṃ atthavādinaṃ,therānaṃ pañcasatānaṃ upāli vācesi dāsakaṃ.

Ngài Upāli đã giảng dạy cho Dāsaka trong số năm trăm vị trưởng lão đã đoạn tận lậu hoặc, không còn ô nhiễm, thanh tịnh, và là các vị chuyên thuyết giảng về chân lý.

41/-Parinibbutamhi sambuddhe upālithero mahāgaṇī,vinayaṃ tāva vācesi tiṃsavassaṃ anūnakaṃ.

Khi đấng Chánh Đẳng Giác đã viên tịch Niết Bàn, vị trưởng lão có đồ chúng đông đảo Upāli đã giảng dạy về Luật ba mươi năm không thiếu sót.

42/-Caturāsīti sahassāni navaṅgaṃ satthusāsanaṃ,vācesi upāli sabbaṃ dāsakaṃ nāma paṇḍitaṃ.

Giáo Pháp của đấng Đạo Sư gồm chín thể loại có tám mươi bốn ngàn (Pháp Uẩn), Ngài Upāli đã giảng dạy tất cả cho bậc trí tuệ tên là Dāsaka.

43/-Dāsako piṭakaṃ sabbaṃ upālitherasantike,uggahetvāna vācesi upajjhāyo va sāsane.

Sau khi đã học tập tất cả (ba) Tạng trực tiếp từ trưởng lão Upāli, ngài Dāsaka đã giảng dạy với tư cách là thầy tế độ trong Giáo Hội.

44/- Saddhivihārikaṃ theraṃ dāsakaṃ nāma paṇḍitaṃ,vinayaṃ sabbaṃ ṭhapetvāna nibbuto so mahāgaṇī.

122/122

Page 113: BÀI 1: TỔNG QUAN VỀ DỊ BỘ ... - triethocphatgiao.comtriethocphatgiao.com/files/HK7/DBTLL/DiBoTongTuanLuan_TaiLieuTham…  · Web viewlà tuyển tập những bài giảng

Sau khi đã truyền trao toàn bộ Luật cho đệ tử là vị trưởng lão trí tuệ tên Dāsaka, bậc có đồ chúng đông đảo (Upāli) ấy đã Niết Bàn.

45/-Udayo soḷasavassāni rajjaṃ kāresi khattiyo,chabbasse udayabhaddamhi upālithero sa nibbuto.

Vị Sát-đế-lỵ Udaya đã trị vì vương quốc được mười sáu năm. Vị trưởng lão Upāli ấy đã Niết Bàn vào năm thứ sáu của đấng hiền vương Udaya.

46/- Soṇako mānasampanno vāṇijo kāsimāgato,giribbaje veḷuvane pabbaji satthusāsane.

Soṇaka là vị thương buôn có uy tín đã đi đến xứ Kāsi và đã xuất gia trong Giáo Pháp của bậc Đạo Sư tại Giribbaja (tức là Rājagaha, thành Vương Xá), Veḷuvana (Trúc Lâm).

47/-Dāsako gaṇapāmokkho magadhānaṃ giribbaje,vihāsi sattatiṃsamhi pabbājesi ca soṇakaṃ.

Ngài Dāsaka, vị đứng đầu hội chúng ở tại Giribbaja của xứ Magadha đã làm lễ xuất gia cho Soṇaka vào lúc được ba mươi bảy niên lạp.

48/-Pañcatāḷīsavasso so dāsako nāma paṇḍito,nāgadāsadasavassaṃ paṇḍurājassa vīsati.

Khi bậc trí tuệ tên Dāsaka ấy được bốn mươi lăm niên lạp, đức vua Nāgadāsa (trị vì) được mười năm, và đức vua Paṇḍu là hai mươi năm.[7]

49/-Upasampanno soṇako thero dāsakasantike,vācesi dāsako thero navaṅgaṃ soṇakassapi.

Trưởng lão Soṇaka đã được tu lên bậc trên trong sự chứng minh của ngài Dāsaka. Và trưởng lão Dāsaka cũng đã giảng dạy chín thể loại cho ngài Soṇaka.

50/- Uggahetvāna vācesi upajjhāyassa santike,dāsako soṇakaṃ theraṃ saddhivihāri anupubbakaṃ.

Sau khi đã học trực tiếp từ thầy tế độ, ngài Dāsaka đã giảng dạy lại cho trưởng lão Soṇaka là vị đệ tử kế thừa.

51/- Katvā vinayapāmokkhaṃ catusaṭṭhimhi nibbuto,cattārīs’eva vasso so thero soṇakasavhayo.

Sau khi xác định vị đứng đầu về Luật, (ngài Dāsaka) đã Niết Bàn vào lúc được sáu mươi (niên lạp). Còn vị trưởng lão tên Soṇaka ấy là bốn mươi niên lạp.

52/- Kālāsokassa dasavasse aḍḍhamāsañca sesake,sattarasannaṃ vassānaṃ thero āsi paguṇako.

122/122

Page 114: BÀI 1: TỔNG QUAN VỀ DỊ BỘ ... - triethocphatgiao.comtriethocphatgiao.com/files/HK7/DBTLL/DiBoTongTuanLuan_TaiLieuTham…  · Web viewlà tuyển tập những bài giảng

Đức vua Kālāsoka đã trị vì mười năm cọng thêm nửa tháng. Có vị trưởng lão được mười bảy niên lạp là vị đã thuộc nằm lòng (Giáo Pháp).

53/- Atikkantekādasavassaṃ chamāsañcāvasesake,tasmiñca samaye thero soṇako gaṇapuṅgavo,siggavaṃ candavajjiñca akāsi upasampadaṃ.

Khi mười một năm sáu tháng đã trôi qua, vào lúc bấy giờ trưởng lão Soṇaka là vị đứng đầu hội chúng đã cho Siggava và Candavajjī tu lên bậc trên.

54/- Dasadasakavassamhi sambuddhe parinibbute,mahābhedo ajāyittha theravādānamuttamo,vesāliyaṃ vajjiputtā dīpenti dasavatthuke.

Khi đấng Chánh Đẳng Giác viên tịch Niết Bàn được một trăm năm, đã xảy ra sự chia rẽ trầm trọng và nổi bật trong số các vị thuộc Theravāda (Trưởng Lão Bộ). Các vị Vajjiputta ở thành Vesālī đã truyền bá mười sự việc.

55/- Siṅgiloṇa dvaṅgulakappaṃ gāmantarāvāsanumatiṃ, tathā āciṇṇāmathita jalogiṃ cāpi rūpiyaṃ.

Cất giữ muối trong ống sừng, ăn khi bóng mặt trời đã hai ngón tay, đi vào làng rồi ăn thêm lần nữa, hành lễ Uposatha riêng rẽ, hành sự không đủ tỳ khưu, thực hành theo tập quán, uống sữa chua lúc quá ngọ, uống nước trái cây lên men, luôn cả việc tích trữ vàng bạc nữa.

56/- Nisīdanaṃ adasakaṃ dīpiṃsu buddhasāsane,uddhammaṃ ukkhitayañca apagataṃ satthusāsane.

Và việc sử dụng tọa cụ không có viền quanh.[8] Họ đã truyền bá mười điều sai trái trong Phật Pháp, là ngược lại Giáo Pháp, bị khước từ, và xa lìa lời dạy của bậc Đạo Sư.

57/- Atthaṃ dhammañca bhinditvā vilomāni dīpasiṃsu te,tesaṃ niggahatatthāya bahū buddhassa sāvakā.

58/-Dvādasasatasahassā jinaputtā samāgatā,etasmiṃ sannipātasmiṃ pāmokkhā aṭṭha bhikkhavo.

Các vị ấy đã hủy hoại ý nghĩa của Giáo Pháp và đã truyền bá các điều trái khuấy. Nhiều vị Thinh Văn đệ tử Phật gồm một triệu hai trăm ngàn vị Thích Tử đã tụ hội lại nhằm mục đích quở trách các vị ấy, và trong cuộc hội họp đó có tám vị tỳ khưu là đại biểu.

59/- Satthukappā mahānāgā durāsadā mahāgaṇī,sabbakāmī ca sāḷho ca revato khujjasobhito.

(Các vị ấy) được xem như tương đương với bậc Đạo Sư, thuộc hàng khủng long, khó thể sánh bằng, và có đồ chúng đông đảo là: Sabbakāmī, Sāḷha, Revata, Khujjasobhita,

122/122

Page 115: BÀI 1: TỔNG QUAN VỀ DỊ BỘ ... - triethocphatgiao.comtriethocphatgiao.com/files/HK7/DBTLL/DiBoTongTuanLuan_TaiLieuTham…  · Web viewlà tuyển tập những bài giảng

60/- Vāsabhagāmī sumano ca sāṇavāsī ca sambhūto,yaso kākaṇḍaputto jinena thomito isi.

Vāsabhagāmī, Sumana, Sambhūta Sāṇavāsī, và Yasa con trai của Kākaṇḍaka là vị ẩn sĩ đã được đấng Chiến Thắng khen ngợi.

61/- Pāpānaṃ niggahatthāya vesāliyaṃ samāgatā,vāsabhagāmī ca sumano anuruddhassānuvattakā.

Các vị đã hội họp tại thành Vesālī nhằm mục đích xử phạt những kẻ xấu xa. Vāsabhagāmī và Sumana là các vị đệ tử của ngài Anuruddha.

62/- Avasesā ther’ānandassa diṭṭhapubbā tathāgataṃ, ete sattasatā bhikkhū vesāliyaṃ samāgatā.

Các vị trưởng lão còn lại là đệ tử của ngài Ānanda trước đây đã được chiêm ngưỡng đấng Như Lai. Bảy trăm vị tỳ khưu ấy đã hội họp tại thành Vesālī.

63/- Vinayaṃ paṭigaṇhanti ṭhapitaṃ buddhasāsane,sabbepi visuddhacakkhū samāpattimhi kovidā,pattabhārā visaññuttā sannipāte samāgatā.

Các vị đều thọ trì Luật đã được quy định trong Giáo Pháp của đức Phật. Tất cả các vị đều có nhãn quan thanh tịnh, thuần thục trong việc nhập thiền, đã thành tựu phận sự tu tập, và không còn sự vướng bận; (các vị ấy) cũng đã tụ họp lại trong hội nghị.

64/- Susunāgassa putto so kālāsoko mahīpati,pāṭaliputte nagaramhi rajjaṃ kāresi khattiyo.

Đức vua Kālāsoka ấy là con trai của Susunāga. Vị Sát-đế-lỵ đã trị vì vương quốc ở trong thành Pāṭaliputta.

65/- Tañca pakkhaṃ labhitvāna aṭṭhatherā mahiddhikā,dasavatthūni bhinditvā pāpe niddhamayiṃsu te.

Và tám vị trưởng lão có đại thần lực đã thành lập nhóm ấy. Các vị ấy đã bác bỏ mười sự việc và đã trục xuất những kẻ xấu xa.

66/- Niddhametvā pāpabhikkhū madditvā vādapāpakaṃ,sakavāda sodhanatthāya aṭṭhatherā mahiddhikā.

67/- Arahantānaṃ sattasataṃ uccinitthāna bhikkhavo,varaṃ varaṃ gahetvāna akaṃsu dhammasaṅgahaṃ.

Sau khi trục xuất các tỳ khưu xấu xa và triệt hạ luận điệu sai trái, tám vị trưởng lão có đại thần lực đã tuyển chọn bảy trăm vị tỳ khưu trong số các vị A-la-hán và đã có được những vị hoàn hảo nhất rồi đã thực hiện cuộc kết tập Giáo Pháp nhằm mục đích làm trong sạch học thuyết của mình.

122/122

Page 116: BÀI 1: TỔNG QUAN VỀ DỊ BỘ ... - triethocphatgiao.comtriethocphatgiao.com/files/HK7/DBTLL/DiBoTongTuanLuan_TaiLieuTham…  · Web viewlà tuyển tập những bài giảng

68/- Kūṭāgārasālāye’va vesāliyaṃ puruttame,,aṭṭhamāsehi niṭṭhāsi dutiyo saṅgaho ayanti.

Cuộc kết tập lần thứ nhì này đã hoàn tất trong tám tháng ngay tại giảng đường Kūṭāgāra ở trong kinh thành Vesālī.

Dutiyasaṅgahaṃ niṭṭhitaṃ.Dứt cuộc kết tập lần thứ nhì.

--ooOoo--

69/- Nikkaḍḍhitā pāpabhikkhū therehi vajjiputtakā,aññaṃ pakkhaṃ labhitvāna adhammavādī bahujjanā.

Bị các trưởng lão trục xuất, các vị tỳ khưu xấu xa nhóm Vajjiputta gồm nhiều vị chuyên thuyết giảng sai lệch Giáo Pháp đã thành lập một phe nhóm khác.

70/- Dasasahassā samāgantvā akaṃsu dhammasaṅgahaṃ,tasmā’yaṃ dhammasaṅgīti mahāsaṅgīti vuccati.

Có mười ngàn vị đã tụ hội lại và đã thực hiện cuộc kết tập Giáo Pháp, vì thế cuộc kết tập Giáo Pháp này được gọi là cuộc Đại Kết Tập.

71/- Mahāsaṅgītikā bhikkhū vilomaṃ akaṃsu sāsanaṃ,bhinditvā mūlasaṅgahaṃ aññaṃ akaṃsu saṅgahaṃ.

Các vị tỳ khưu của cuộc Đại Kết Tập đã thực hiện việc sửa đổi Giáo Pháp, đã hủy hoại sự kết tập chính thống, và đã tiến hành một sự kết tập khác.

72/- Aññattha saṅgahitaṃ suttaṃ aññattha akariṃsu te,atthaṃ dhammañca bhindiṃsu vinaye nikāyesu pañcasu.

Điều học đã được kết tập tại địa điểm này, các vị ấy đã thực hiện ở tại địa điểm khác. Họ đã hủy hoại Giáo Pháp và ý nghĩa ở trong Luật và trong năm bộ Kinh (Nikāya).

73/- Pariyāyadesitañcāpi atho nippariyāyadesitaṃ,nītatthañc’eva neyyatthaṃ ajānitvāna bhikkhavo.

Khi ấy, các vị tỳ khưu không biết được pháp thực hành đã được thuyết giảng cũng như pháp không nên thực hành đã được thuyết giảng, (không biết được) mục đích đã được hướng dẫn luôn cả mục đích cần được hướng đến.

74/- Aññaṃ sandhāya bhaṇitaṃ aññatthaṃ ṭhapayiṃsu te,byañjanacchāyāya te bhikkhū bahu atthaṃ vināsayaṃ.

Các vị đã liên kết với điều đã được thuyết giảng khác rồi khẳng định ý nghĩa khác hẳn. Do nương vào vỏ ngoài của từ ngữ, các vị tỳ khưu ấy đã làm hư hỏng nội dung rất nhiều.

122/122

Page 117: BÀI 1: TỔNG QUAN VỀ DỊ BỘ ... - triethocphatgiao.comtriethocphatgiao.com/files/HK7/DBTLL/DiBoTongTuanLuan_TaiLieuTham…  · Web viewlà tuyển tập những bài giảng

75/- Chaḍḍetvāna ekadesaṃ suttaṃ vinayagambhīraṃ,paṭirūpaṃ suttavinayaṃ tañca aññaṃ kariṃsu te.

Các vị ấy đã bỏ đi một phần Kinh và sự sâu sắc của Luật rồi đã thành lập nên phần Kinh Luật khác có hình thức tương tợ.

76/- Parivāraṃ atthuddhāraṃ abhidhammaṃ chappakaraṇaṃ,paṭisambhidañca niddesaṃ ekadesañca jātakaṃ,ettakaṃ vissajjetvāna aññāni akariṃsu te.

Các vị ấy đã bỏ bớt bỏ đi bộ Tập Yếu – Parivāra là phần trích dẫn yếu lý (của Luật), sáu tập Abhidhamma (Vi Diệu Pháp), các tập Paṭisambhidā, Niddesa, và một phần của Kinh Bổn Sanh (thuộc Tiểu Bộ Kinh), rồi đã tạo nên các phần khác.

77/-Nāmaṃ liṅgaṃ parikkhāraṃ ākappakaraṇīyāni ca,pakatibhāvaṃ jahetvā tañca aññaṃ akaṃsu te.

Các vị ấy đã bỏ đi tính chất nguyên thủy về danh xưng, tướng mạo, điều thiết yếu, và các nghi thức cần thực hành theo, rồi đã làm cho khác hẳn tính chất nguyên thủy.

78/- Pubbaṅgamā bhinnavādā mahāsaṅgītikārakā,tesañca anukārena bhinnavādā bahū ahū.

Các vị thực hiện cuộc Đại Kết Tập là những vị đầu tiên theo truyền thống ly khai, và bắt chước theo những vị ấy nhiều truyền thống ly khai đã xuất hiện.

79/- Tato aparakālamhi tasmiṃ bhedo ajāyatha,gokulikā ekabyohārā dvidhā bhijjittha bhikkhavo.

Sau đó vào một thời điểm khác, có sự chia rẽ đã nảy sanh ở trong nhóm đó; các vị tỳ khưu đã bị phân chia thành hai nhóm là Gokulikā và Ekabyohārā.

80/- Gokulikānaṃ dve bhedā aparakālamhi jāyatha,bahussutikā ca paññatti dvidhā bhijjittha bhikkhavo.

Vào thời kỳ khác nữa, hai nhóm đã phát khởi trong số các vị thuộc nhóm Gokulika; các tỳ khưu đã bị phân chia thành hai nhóm là Bahussutika và Paññatti.

81/- Cetiyā ca punavādī mahāsaṅgītibhedakā,pañca vādā ime sabbe mahāsaṅgītimūlakā.

Cetiya và Punavādī là các vị tách ra từ nhóm Đại Kết Tập. Tất cả năm hệ phái này đều phát xuất từ nhóm Đại Kết Tập.

82/- Atthaṃ dhammañca bhindiṃsu ekadesañca saṅgahaṃ,ganthañca ekadesañhi chaḍḍetvā aññaṃ akaṃsu te.

122/122

Page 118: BÀI 1: TỔNG QUAN VỀ DỊ BỘ ... - triethocphatgiao.comtriethocphatgiao.com/files/HK7/DBTLL/DiBoTongTuanLuan_TaiLieuTham…  · Web viewlà tuyển tập những bài giảng

Các vị ấy đã phá hoại tôn chỉ, Giáo Pháp, và một phần của cuộc kết tập. Sau khi đã bỏ đi một phần kinh điển, các vị đã tạo ra kinh điển khác.

83/- Nāmaṃ liṅgaṃ parikkhāraṃ ākappakaraṇāni ca,pakatibhāvaṃ jahetvā tañca aññaṃ akaṃsu te.

Các vị ấy đã bỏ đi tính chất nguyên thủy về danh xưng, tướng mạo, điều thiết yếu, và các nghi thức cần thực hành theo, rồi đã làm cho khác hẳn tính chất nguyên thủy.

84/- Visuddhattheravādamhi puna bhedo ajāyathamahiṃsāsakā vajjiputtakā dvidhā bhijjittha bhikkhavo.

Hơn nữa, còn có sự chia rẽ đã phát khởi trong hệ phái Theravāda thuần túy, các vị tỳ khưu đã bị phân chia thành hai là Mahiṃsāsaka và Vajjiputtaka.

85/- Vajjiputtakavādamhi catudhā bhedo ajāyatha,dhammuttarikā bhaddayānikā channāgārikā ca sammiti.

Có sự tách ra thành bốn nhóm đã phát khởi trong hệ phái Vajjiputtaka là: Dhammuttarika, Bhaddayānika, Channāgārika, và Sammiti.

86/- Mahiṃsāsakānaṃ dve bhedā aparakālamhi jāyatha,sabbatthavādā dhammaguttā dvidhā bhijjittha bhikkhavo.

Vào một thời điểm khác, hai nhóm đã phát khởi trong số các vị Mahiṃsāsaka, các vị tỳ khưu đã bị phân chia thành hai là Sabbatthavāda và Dhammagutta.

87/- Sabbathavādā kassapikā saṅkanti kassapikena ca,suttavādā tato aññā anupubbena bhijjatha.

Rồi Kassapika đã tách ra từ Sabbathavāda và Saṅkanti từ Kassapika; rồi từ đó đã bị phân chia tiếp tục thành một nhóm khác là Suttavādā.

88/- Ime ekādasavādā pabhinnā theravādato,atthaṃ dhammañca bhindiṃsu ekadesañca saṅgahaṃ,ganthañca ekadesañhi chaḍḍetvāna akaṃsu te.

Mười một hệ phái này đã tách ra từ Theravāda. Các vị ấy đã phá hoại tôn chỉ, Giáo Pháp, và một phần của cuộc kết tập. Các vị đã bỏ bớt và đã tạo ra thêm một phần kinh điển.

89/- Nāmaṃ liṅgaṃ parikkhāraṃ ākappakaraṇīyāni ca,pakatibhāvaṃ jahitvā tañca aññaṃ akaṃsu te.

Các vị ấy đã bỏ đi tính chất nguyên thủy về danh xưng, tướng mạo, điều thiết yếu, và các nghi thức cần thực hành theo, rồi đã làm cho khác hẳn tính chất nguyên thủy.

122/122

Page 119: BÀI 1: TỔNG QUAN VỀ DỊ BỘ ... - triethocphatgiao.comtriethocphatgiao.com/files/HK7/DBTLL/DiBoTongTuanLuan_TaiLieuTham…  · Web viewlà tuyển tập những bài giảng

90/- Sattarasa bhinnavādā ekavādo abhinnako,sabbev’aṭṭhārasa honti’bhinnavādena te saha.

Có mười bảy hệ phái ly khai và một hệ phái không ly khai. Toàn bộ tất cả các hệ phái ấy là mười tám tính luôn hệ phái không ly khai.

91/- Nigrodhova mahārukkho theravādānamuttamo ,anūnamanadhikañc’eva kevalaṃ jinasāsanaṃkaṇṭakā viya rukkhamhi nibbattā vādasesakā.

Tối thượng là hệ phái Theravāda bao gồm toàn bộ lời dạy của đấng Chiến Thắng không bớt và cũng không thêm được ví như cội cây đa cổ thụ, và các hệ phái còn lại đã được tạo lập ra ví như những mầm gai mọc lên ở thân cây.

92/- Paṭhame vassasate natthi dutiye vassasatantare, bhinnā sattarasavādā uppannā jinasāsane.

Trong trăm năm đầu tiên không có sự phân phái, và trong khoảng giữa của trăm năm thứ nhì đã có mười bảy hệ phái ly khai phát sanh lên trong Giáo Pháp của đấng Chiến Thắng.

93/- Hemavatikā rājagirikā siddhatthā pubbāparaselikā,aparo rājagiriko chaṭṭhā uppannā aparāparā.

Còn có các hệ phái khác đã phát sanh lên là: Hemavatika, Rājagirika, Siddhattha, Pubba, Aparaselika, và một Rājagirika khác nữa là thứ sáu.

Ācariyavaṃsabhedaṃ niṭṭhitaṃ.Dứt sự phân chia tông phái của các vị giáo thọ.

Catuttho paricchedo.

122/122