demo final s1

88
TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHẠM VĂN ĐỒNG KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN - - - - - - BÁO CÁO MÔN CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG NÔNG NGHIỆP- CÔNG NGHIỆP- ĐÔ THỊ SINH THÁI Giáo viên bộ môn: Sinh viên thực hiện Nhóm 6: 1. Nguyễn Anh Đôn 4. Phạm Quốc Thịnh 2. Nguyễn Hông Vân 5. Lê Thị Hậu 3. Phạm Nhật Trường 6. Phasouk

Upload: van-nguyen

Post on 01-Feb-2016

25 views

Category:

Documents


0 download

DESCRIPTION

Nông nghiệp, công nghiệp, đô thị sinh thái

TRANSCRIPT

Page 1: Demo Final S1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHẠM VĂN ĐỒNG

KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

- - - - - -

BÁO CÁO

MÔN CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG

NÔNG NGHIỆP- CÔNG NGHIỆP- ĐÔ THỊ SINH THÁI

Giáo viên bộ môn:

Sinh viên thực hiện Nhóm 6:

1. Nguyễn Anh Đôn 4. Phạm Quốc Thịnh

2. Nguyễn Hông Vân 5. Lê Thị Hậu

3. Phạm Nhật Trường 6. Phasouk

Quảng Ngãi ngày 18 tháng 10 năm 2015

Page 2: Demo Final S1

A. Nông nghiệp sinh thái

I. Nền nông nghiệp sinh thái.

1. Thực trạng nền nông nghiệp và sự hình thành nền “nông nghiệp sinh thái” ở nước ta.

2. Khái niệm nền nông nghiệp sinh thái.1. Tính đa dạng sinh học2. Nuôi dưỡng đất cho đất sống3. Đảm bảo tái sinh vật chất.4. Cấu trúc nhiều tầng

3. Nội dung nền nông nghiệp sinh thái.1. Không phá hoại môi trường.2. Đảm bảo năng suất ổn định.3. Đảm bảo khả năng thực thi, ít phụ thuộc vào bên ngoài.4. Ít lệ thuộc vào hàng nhập ngoại5. Nguyên tắc hoạt động của nông nghiệp sinh thái.6. Phát triển nông nghiệp sinh thái bền vững.

4. Các nguyên tắc thực hiện, hoạt động và phát triển nền nông nghiệp sinh thái.5. Một số mô hình về hệ sinh thái Nông nghiệp.6. Lợi ích - tiềm năng, thuận lợi – khó khăn của nền nông nghiệp sinh thái.

1. Lợi ích – tiềm năng.2. Thuận lợi, khó khăn.

7. Tình hình phát triển nông nghiệp sinh thái ở Việt Nam so với một số nước trên thế giới.

8. Một số mô hình hiệu quả của nền nông nghiệp sinh thái.1. Mô hình Vườn – Ao – Chuồng (VAC)2. Mô hình VACB

II. Ứng dụng của hệ sinh thái vào nông nghiệp sinh thái.

B. Công nghiệp sinh thái.

I. Nền công nghiệp sinh thái.

1. Hiện trạng chung của các khu công nghiệp

2. Các giải pháp bảo vệ môi trường các khu công nghiệp.

3. Sinh thái công nghiệp.

1. Lịch sử hình thành công nghiệp sinh thái.

2. Các quan điểm chính.

4. Hệ sinh thái công nghiệp.

1. Khái niệm.

Page 3: Demo Final S1

2. Các thành phần chính.

3. Phân loại.

5. Khu công nghiệp sinh thái.

1. Khái niệm.

2. Mục tiêu.

3. Tiêu chuẩn một khu công nghiệp sinh thái.

4. Nguyên tắc xây dựng khu công nghiệp sinh thái.

5. Một số lợi ích, khó khăn và thách thức của khu công nghiệp sinh thái.

6. Hiện trạng xây dựng khu công nghiệp sinh thái.

7. Khả năng áp dụng mô hình khu công nghiệp sinh thái ở vùng kinh tế

trọng điểm phía Nam.

8. Các dự án phát triển khu công nghiệp sinh thái.

9. Trở ngại và thách thức.

10. Phương pháp xây dựng khu công nghiệp sinh thái.

II. Ứng dụng của hệ sinh thái vào công nghiệp sinh thái.

III. Kết luận.

C. Đô thị sinh thái.

1. Lịch sử hình thành

2. Định nghĩa

3. Nguyên tắc cơ bản

4. Cân bằng vật chất, năng lượng

5. Ưu điểm – khó khăn thách thức

6. Tiềm năng ứng dụng

7. Tiêu chí đánh giá

8. Ví dụ điền hình

Page 4: Demo Final S1

NÔNG NGHIỆP SINH THÁI

I. Nền nông nghiệp sinh thái.Thực trạng nền nông nghiệp và sự hình thành nền “nông

nghiệp sinh thái” ở nước ta.

Ngày nay chúng ta đang đứng trước nhiều vấn đề lớn như: vấn đề ô nhiễm môi trường,

đất đai bạc màu, suy giảm đa dạng sinh học, bùng phát sâu bệnh… Nền nông nghiệp

nước ta cũng đang đứng trước nhiều thách thức không nhỏ: năng suất thấp, sử dụng

nhiều phân bón hóa học, thuốc trừ sâu… đã gây ra nhiều vấn đề lớn đối với sức khỏe của

con người, xã hội… Do đó, những nhà sản xuất nông nghiệp đã cố gắng tìm ra một nền

nông nghiệp mới có thể đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế xã hội một cách bền

vững mà không làm ảnh hưởng đến môi trường sinh thái và sức khỏe, cuộc sống của con

người, đó là nền “nông nghiệp sinh thái”.

1. Khái niệm nền nông nghiệp sinh thái.

“Nền nông nghiệp sinh thái là nền nông nghiệp kết hợp hài hòa những cái ưu điểm,

tích cực của hai nền nông nghiệp: nông nghiệp hóa học và nông nghiệp hữu cơ một cách

hợp lý và có chọn lọc nhằm thỏa mãn nhu cầu hiện tại nhưng không gây hại đến các nhu

cầu của các thế hệ tương lai (nông nghiệp bền vững); thỏa mãn nhu cầu ngày càng tăng

của con người về sản phẩm nông nghiệp, nghĩa là phải đạt năng suất cao, phẩm chất nông

sản tốt với mức đầu tư vật chất ít và hiệu quả kinh tế cao.” (Lê Văn Khoa, 1999, Nông

nghiệp và môi trường).

Nông nghiệp sinh thái còn được gọi là “cải cách xanh”, cho phép phát huy tối đa các

chức năng sinh thái của đất nhờ vào rễ cây.

Page 5: Demo Final S1

Nông nghiệp sinh thái kết hợp giữa các phương pháp truyền thống và hiện đại cũng

như khoa học để đem lại lợi ích cho môi trường và nâng cao mối quan hệ bình đẳng, chất

lượng cuộc sống tốt cho tất cả các bộ phận liên quan.

Khái niệm nông nghiệp sinh thái vừa dựa trên nền sinh thái nông nghiệp, tức các đối

tượng sản xuất phù hợp với điều kiện tự nhiên, vừa dựa vào phương thức canh tác tiên

tiến với đòi hỏi chẳng những có năng suất cao, chất lượng sản phẩm tốt, mà còn phải

đảm bảo sạch về môi trường.

Cho đến nay nền nông nghiệp sinh thái vẫn chưa được hiểu một hiểu cách đầy đủ và

đúng nghĩa. Đa số người ta cho rằng, sản xuất nông nghiệp theo các mô hình mới, hiện

đại, áp dụng những tiến bộ khoa học kĩ thuật vào sản xuất… chỉ nhằm mục đích nâng cao

hiệu quả kinh tế mà it ai biết được rằng đây cũng chính là một nền nông nghiệp sinh thái.

Tuy nhiên với cấp độ những mô hình đơn giản như VAC, trước mắt chỉ nhằm vào lợi ích

kinh tế, cải thiện đời sống, với mức độ cao hơn đó là nông nghiệp sinh thái.

2. Nội dung nền nông nghiệp sinh thái:

Khác với những nền nông nghiệp khác, nền nông nghiệp sinh thái cần phải đảm bảo

các nội dung cơ bản sau:

- Tính đa dạng sinh học: Trong nền nông nghiệp truyền thống, mô hình canh tác độc canh

đã làm hệ sinh thái mất cân bằng và các quy luật sinh thái bị thay đổi, nên rất dễ bị ảnh

hưởng bởi các yếu tố của môi trường. Vì vậy, tính đa dạng sinh học trong nền nông nghiệp

sinh thái ở đây là phải đảm bảo các quy luật sinh thái tự nhiên và môi trường sinh thái phải

được cân bằng. Thực hiện đa dạng sinh học cũng là thực hiện đa dạng hóa những nguồn thu

nhập, giảm nguy cơ mất mùa toàn bộ. Như vậy, cần phải trồng nhiều giống cây trồng, vật

nuôi khác nhau, thực hiện luận canh, xen canh; lai tạo giống mới… để có năng suất cao hơn;

canh tác theo phương thức nông – lâm kết hợp; bảo tồn và giữ gìn các giống cây trồng, vật

nuôi khác loài làm tăng tính đa dạng sinh học.

- Nuôi dưỡng đất cho đất sống: Đất được xem là một vật thể sống. “Đất sống” là loại đất

có nhiều chất dinh dưỡng, có độ màu mỡ cao và đặc biệt trong đất có chứa nhiều sinh vật

sống. Hoạt động của những sinh vật này ở trong đất sẽ là yếu tố có tính chất quyết định cho

chất lượng, độ dẻo dai và độ phì nhiêu của đất. Vì vậy, cần phải tạo những điều kiện thuận

lợi để các sinh vật đất phát triển.

Page 6: Demo Final S1

Muốn nuôi dưỡng đất chúng ta cần:

Thường xuyên bón phân hữu cơ; che phủ mặt đất để chống xói mòn, rửa trôi.

Tìm các biện pháp để khử các yếu tố gây hại cho đất.

- Đảm bảo tái sinh vật chất: Trong đất nông nghiệp, hầu như tất cả sản lượng sinh khối bị

lấy đi khỏi đất sau thu hoạch mà không có gì trả lại cho đất hoặc có thì rất ít, hoặc do bón

phân hóa học quá nhiều sẽ làm cạn kiệt dần độ phì nhiêu của đất, đất sẽ bị chai cứng, bạc

màu,.. dẫn đến chu trình tái sinh của đất bị rối loạn và nảy sinh nhiều vấn đề khác trong quá

trình sản xuất. Thực hiện tái sinh vật chất là tạo ra mối quan hệ đúng đắn giữa các thành

phần và tác nhân của hệ sinh thái nông nghiệp như: rơm rạ sẽ được cày vùi lại trong đất để

làm phân hữu cơ thay vì bị đốt hoặc mang dùng vào việc khác. Các loại cây trồng khác (bắp,

đậu,…) sau khi thu hoạch sẽ được phơi khô để che phủ mặt đất chống xói mòn đất và làm

phân hữu cơ khi bị mục.

- Cấu trúc nhiều tầng: Cơ cấu cây trồng trong nền nông nghiệp sinh thái chủ yếu là trải dài

theo bề ngang nên cũng có những hạn chế nhất định. Do đó cần thực hiện gieo trồng theo

phương thức nông lâm kết, trồng xen vụ, trồng gối vụ,… để có thể khai thác khoảng không

hiệu quả hơn.

3. Các nguyên tắc thực hiện, hoạt động và phát triển nền nông nghiệp sinh thái.

- Thực hiện nền nông nghiệp sinh thái cần phải tuân thủ theo một số nguyên tắc sau:

Không phá hoại môi trường: Môi trường là yếu tố quan trọng hàng đầu của nền nông

nghiệp sinh thái. Lượng phân bón hóa học sử dụng bình quân/ ha ở một số địa phương có

mức độ thâm canh cao đã gây áp lực lớn cho môi trường đất. Sử dụng phân khoáng liên tục,

không kết hợp bón phân hữu cơ có thể làm cho đất trở nên chua hóa nhanh, chai cứng, giảm

năng suất cây trồng. Cùng với vấn đề thuốc bảo vệ thực vật, tổng khối lượng chất thải chăn

nuôi bình quân khoảng hơn 73 triệu tấn/ năm cũng là nguồn gây ô nhiễm lớn. Không chỉ

trồng trọt, chăn nuôi mà tình trạng phát triển nuôi trồng thủy sản tự phát, thiếu quy hoạch,

thức ăn thừa không được xử lý, việc sử dụng kháng sinh tùy tiện cũng dẫn tới ô nhiễm môi

trường xảy ra nghiêm trọng ở một số nơi.

Đảm bảo năng suất ổn định: Sản xuất theo mô hình nông nghiệp sinh thái, ngoài việc tạo

ra những sản phẩm sạch, an toàn, có lợi cho sức khỏe con người còn làm tăng thêm giá trị

của sản phẩm. Mặt khác còn giúp được người dân biết và có thói quen sử dụng sản phẩm an

Page 7: Demo Final S1

toàn, từ đó nâng cao thu nhập trên một đơn vị diện tích, góp phần cải tạo đất, cải tạo môi

trường trong lành hơn. Ít tác động đến môi trường tự nhiên thì cũng ít bị ảnh hưởng bởi thiên

tai, dịch bệnh hơn vì thế mà năng suất cây trồng được đảm bảo hơn, ít gặp rủi ro hơn…

Đảm bảo khả năng thực thi, ít phụ thuộc vào bên ngoài: Nếu như nền nông nghiệp hàng

hóa phụ thuộc lớn vào các yếu tố bên ngoài (các chất hóa học như phân bón, thuốc trừ

sâu…) thì nền nông nghiệp sinh thái lại chỉ dựa vào khả năng sản xuất và các yếu tố môi

trường tự nhiên là chính. Việc không hoặc rất ít sử dụng các chất hóa học vào sản xuất làm

giảm thiểu tới mức tối đa chi phí và sự ảnh hưởng của nó đến môi trường tự nhiên, trước hết

đó là môi trường đất, nước và không khí. Việc sử dụng các phương pháp sinh học vào sản

xuất nông nghiệp không những đem lại nhiều lợi ích về kinh tế mà còn có ý nghĩa lớn đối

với sức khỏe của con người.

Ít lệ thuộc vào hàng nhập ngoại: Với cấu trúc nhiều tầng, cơ cấu cây trồng trong nền nông

nghiệp sinh thái phong phú tạo ra nhiều loại sản phẩm có chất lượng tốt đảm bảo cung cấp

đủ cho nhu cầu tại chỗ của người dân. Chính vì vậy mà ít phải lệ thuộc vào những mặt hàng

nhập ngoại. Mặt khác, lòng tin của người dân dần được hình thành sẽ tạo dựng thói quen sử

dụng những loại sản phẩm này mà quên đi tư tưởng “sính ngoại” trước đây của người dân.

-Nông nghiệp sinh thái hoạt động dựa trên những nguyên tắc sau:

Có quy hoạch và giải pháp sử dụng đất đảm bảo nuôi dưỡng đất, nguồn nước, đa dạng sinh

học và không làm thoái hóa môi trường, giữ gìn cảnh quan tự nhiên.

Kế thừa, lồng ghép hệ thống canh tác truyền thống với kiến thức bản địa với các giải pháp

phù hợp.

Có tiềm lực và hiệu quả kinh tế nhưng không làm mất đi sức sản xuất của tài nguyên (đất),

đáp ứng nhu cầu hiện tại nhưng không làm ảnh hưởng đến nhu cầu tương lai.

Năng lượng đầu vào thấp hơn năng lượng đầu ra đi qua hệ thống canh tác.

Huy động tối đa nguồn tài nguyên tại chỗ đồng thời giảm chi phí đầu vào, các nguồn phụ

thuộc từ bên ngoài.

Cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp, đa dạng và bền vững, luôn có sự tương tác và hỗ trợ

lẫn nhau, đa dạng hóa sản phẩm và thu nhập.

Sản phẩm đảm bảo, chất lượng, an toàn, không ảnh hưởng đến đất, cây cỏ, động vật và con

người.

Page 8: Demo Final S1

-Để phát triển nông nghiệp sinh thái bền vững cần phải:

Đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cơ bản của thế hệ hiện tại và các thế hệ tương lai.

Tạo việc làm bền vững, đủ thu nhập và cải thiện điều kiện sống, làm việc của người dân

nông thôn.

Duy trì khả năng sản xuất của các nguồn lực tự nhiên đồng thời phải bảo vệ môi trường.

Giảm thiểu tối đa các nguy cơ gây hại cho khu vực nông nghiệp do các nhân tố tự nhiên

không thuận lợi, các nhân tố kinh tế - xã hội và các rủi ro khác, tăng cường tính tự lực.

Để đảm bảo cho sự phát triển nông nghiệp bền vững, chúng ta cần xem xét sự phát triển ấy

trên cả 2 phương diện:

oBền vững sinh thái:

Để phát triển nông nghiệp bền vững chúng ta cần giới hạn việc sử dụng nguồn năng lượng

hóa thạch, tái tạo sự đa dạng sinh học nhưng không làm giảm năng suất.

oBền vững kinh tế - xã hội:

Quá trình chuyển đổi từ hệ thống nông nghiệp truyền thống sang hiện đại làm người dân

gặp nhiều rủi ro, điều này cũng làm giảm tính bền vững.

Mục đích của nông nghiệp bền vững là tạo ra một hệ thống nông nghiệp bền vững về mặt

sinh thái, thỏa mãn những nhu cầu của con người mà không làm suy thoái đất, ô nhiễm môi

trường.

Nông nghiệp bền vững kết hợp giữa 3 yếu tố:

oKhảo sát hệ sinh thái tự nhiên để áp dụng vào hệ sinh thái nông nghiệp.

oDựa vào kiến thức truyền thống.

oDựa vào kiến thúc khoa học và công nghjê hiện đại.

Nông nghiệp bền vững khuyến khích con người phát huy sự tự tin, sáng tạo.

Nông nghiệp bền vững góp phần tìm ra giải pháp cho vấn đề khủng hoảng môi trường, có

khả năng tác động và cải thiện môi trường.

4.Một số mô hình về hệ sinh thái Nông nghiệp.

Mô hình hệ sinh thái Nông nghiệp (Đào Thế Tuấn, 1984).

Page 9: Demo Final S1

Chu trình dinh dưỡng trong hệ sinh thái Nông nghiệp (theo Tivy, 1987).

Mô hình dòng vận chuyển năng lượng trong hệ sinh thái nông nghiệp (Theo Tivy, 1981).

Page 10: Demo Final S1

5.Lợi ích - tiềm năng, thuận lợi – khó khăn của nền nông nghiệp sinh thái.

-Lợi ích – tiềm năng.

Lợi ích:

oSản xuất nông nghiệp theo nền nông nghiệp sinh thái đem lại nhiều hiệu quả mà hơn hết đó

là lợi ích môi trường. Nền nông nghiệp sinh thái vừa cải thiện được môi trường sống vừa

khai thác thêm được nguồn năng lượng, khiến tổn hại do ô nhiễm môi trường, lãng phí năng

lượng và sự phá hoại tài nguyên đất giảm xuống độ thấp nhất. Từ đó đạt được sự thống nhất

cao độ giữa ba lợi ích kinh tế, sinh thái và xã hội. Cho nên có thể nói, đây là một mô hình

nông nghiệp bền vững, sẽ chiếm địa vị chủ yếu trong nền nông nghiệp tương lai.

oSản xuất nông nghiệp theo hướng sinh thái sẽ giúp giải quyết ba vấn đề:

Thứ nhất là không làm mất cân bằng sinh thái trên đồng ruộng. Vì lâu nay, sản xuất nông

nghiệp ở nước ta đã sử dụng quá nhiều phân bón, thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc hóa

chất. Việc lạm dụng hóa chất đã khiến cho hệ sinh thái trên đồng ruộng bị mất cân bằng

nghiêm trọng. Từ đó, dẫn tới nhiều nguy cơ như dễ bùng phát dịch hại.

Thứ hai là không ảnh hưởng xấu tới môi trường. Lâu nay, việc tác động nhiều vào đồng

ruộng bằng hóa chất, bằng các biện pháp kỹ thuật không phù hợp đã gây tổn hại nhiều tới

Page 11: Demo Final S1

môi trường tự nhiên. Chẳng hạn nguồn nước ở nhiều nơi đang bị ô nhiễm vì phân bón hóa

hoc, thuốc bảo vệ thực vật. Chất lượng đất trồng cũng đang bị suy giảm.

Thứ ba là sản xuất nông nghiệp theo nền nông nghiệp sinh thái sẽ tạo ra những sản phẩm

sạch mà sản xuất theo hướng sử dụng nhiều phân bón hóa học, thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ

thực vật và các chất kích thích sẽ không thể nào có được.

oNông nghiệp sinh thái sử dụng các kỹ thuật như luân canh cây trồng và canh tác đất hợp lý

nên tăng chất lượng của đất, chống xói mòn, tối đa tính hữu ích của đất.

oGiảm việc sử dụng năng lượng: hiện nay con người sử dụng 10 cal năng lượng hóa thạch

mới tạo ra 1 cal năng lượng thực phẩm. Việc sử dụng cây trồng phát triển bằng phương pháp

hữu cơ sẽ giảm 25% năng lượng sử dụng bằng phương pháp hóa học.

oGiảm việc sử dụng năng lượng hóa thạch, thay thế bằng các dạng năng lượng tái tạo được

(nước, gió, mặt trời…), năng lượng từ biogas.

oDo không sử dụng hóa chất, thuốc trừ sâu nên thực phẩm sản xuất ra được coi là an toàn

cho con người và có thành phần dinh dưỡng cao hơn.

oLợi ích cho người trồng trọt: cây trồng khỏe mạnh, kháng được nhiều dịch bệnh, chi phí

đầu tư thấp do phân bón, thức ăn gia súc… tận dụng được từ các nguồn tại chỗ.

oXu hướng sử dụng thực phẩm hữu cơ trên thế giới hiện nay đang tăng, điều này tạo điều

kiện cho các nước đang phát triển có thể cải thiện nguồn thu nhập, tăng lượng sản phẩm xuất

khẩu, thu hút nguồn lao động tại địa phương, giảm sự di cư từ nông thôn ra thành thị.

oNông nghiệp sinh thái còn góp phần tăng khả năng thích ứng với sự thay đổi khí hậu, bảo

tồn sự đa dạng sinh học và góp phần quản lý chất thải nông nghiệp.

oĐộ màu mỡ của đất được tạo ra theo cơ chế tự nhiên: do việc che phủ đất bằng thảm thực

vật có khả năng tạo ra các chất hữu cơ và hạn chế cỏ mọc.

oCó khả năng đóng góp vào việc hấp thu carbon (khoảng 1 tấn/ha).

oTiết kiệm nguồn nước (thông qua việc hạn chế rửa trôi và tăng khả năng ngấm nước vào

đất).

Tiềm năng:

oCung cấp cho cộng đồng khả năng tự nuôi sống bản thân và đảm bảo một tương lai của

nông nghiệp lành mạnh và thực phẩm lành mạnh cho tất cả mọi người.

Page 12: Demo Final S1

oVới mức sống ngày càng tăng, người dân ngày càng quan tâm hơn đến sức khỏe của mình

nên đòi hỏi chất lượng thực phẩm cũng cao hơn -> việc sản xuất ra thức phẩm an toàn là một

hướng đi mới.

oViệt Nam có nền nông nghiệp phát triển, diện tích đất nông nghiệp còn nhiều. Vì vậy nếu

nông nghiệp sinh thái được phổ biển rộng rãi hơn thì tiềm năng phát triển nông nghiệp sinh

thái ở nước ta sẽ rất lớn.

-Thuận lợi, khó khăn.

Thuận lợi.

oViệt Nam còn là một nước nông nghiệp nên thuận lợi cho việc áp dụng nông nghiệp sinh

thái thay cho nông nghiệp truyền thống.

oHiện nay nhà nước cũng có nhiều chính sách khuyến khích, hỗ trợ sản xuất nông nghiệp,

thực hiện luân canh, xen canh, xây dựng chương trình nông thôn mới góp phần thực hiện

nông nghiệp sinh thái.

oNông nghiệp sinh thái đã được áp dụng ở nhiều nơi trên thế giới nên có thể học hỏi những

mô hình đó để áp dụng vào nước ta.

Khó khăn.

oNgười dân đã quen với nông nghiệp truyền thống nên việc thay đổi thói quen sản xuất của

họ rất khó khăn.

oMất nhiều thời gian hơn trong việc chăm sóc cây trồng, vật nuôi.

Page 13: Demo Final S1

oĐòi hỏi người nông dân phải có kinh nghiệm canh tác, sản xuất.

oNhà nước chưa có những chiến lược và chính sách về nông nghiệp sinh thái phù hợp với

từng địa phương.

oVì đây là lĩnh vực mới nên chưa có nhiều nghiên cứu, đào tạo và huấn luyện.

oHệ thống phân phối sản phẩm nông nghiệp sinh thái chưa được hoàn thiện, một số sản

phẩm chưa được chứng nhận nên người tiêu dùng không thể nhận biết được.

6.Tình hình phát triển nông nghiệp sinh thái ở Việt Nam so với một số nước trên thế

giới.

-Mỹ khởi xướng nền nông nghiệp sinh thái năm 1940 để khắc phục tình trạng xói lở đất

nghiêm trọng tại những vùng sản xuất nông nghiệp có mức độ cơ giới hóa và thâm canh cao.

Ở Brazin kĩ thuật canh tác đã phát triển rộng rãi từ những năm 1970.

-Ở nước ta, canh tác nông nghiệp đã có truyền thống từ lâu đời. Tuy nhiên khái niệm nông

nghiệp sinh thái chỉ mới được biết đến trong vài năm trở lại đây. Và hiện nay, nước ta cũng

đã chú trọng đầu tư để phát triển nông nghiệp bền vững. Tuy nhiên việc phát triển nông

nghiệp sinh thái ở nước ta còn gặp một số khó khăn nhất định.

-Ở nước ta có nhiều điều kiện thuận lợi: diện tích canh tác rộng lớn, nguồn nhân lực dồi

dào… nhưng chúng ta chưa có hướng đi đúng đắn để sử dụng các tiềm năng trên vào phát

triển nông nghiệp sinh thái bền vững. Bên cạnh đó chúng ta chưa có những chính sách thỏa

đáng để khuyến khích phát triển nền nông nghiệp sinh thái.

-Tuy nhiên, nước ta đã và đang từng bước thực hiện thành công nền nông nghiệp theo hướng

sinh thái bền vững. Nhiều vùng trên nước ta đã có nhiều mô hình nông nghiệp sinh thái triển

khai có hiệu quả.

7.Một số mô hình hiệu quả của nền nông nghiệp sinh thái.

Hiện nay ở Việt Nam đã xuất hiện nhiều mô hình nông nghiệp sinh thái như: mô hình

Vườn – Ao – Chuồng, Vườn – Ao – Chuồng – Rừng; mô hình Nông – Lâm – Đồng cỏ,

Nông – Lâm kết hợp; mô hình Rừng – Ruộng bậc thang… Sau đây mà một số mô hình tiêu

biểu.

Page 14: Demo Final S1

-Mô hình Vườn – Ao – Chuồng (VAC).

Page 15: Demo Final S1

VAC là một hệ thống sản xuất kết hợp giữa ba bộ phận: trồng trọt, chăn nuôi và thủy sản,

trong đó sản phẩm hay phế phẩm của bộ phận này có thể dùng để tạo nên sản phẩm của bộ

phận khác có giá trị cao hơn và trong hệ thống này hầu như không có phế liệu nào cả.

Thực chất nó là một hệ thống sản xuất kết hợp gồm vườn, ao, chuồng của một hộ gia đình,

trong đó thứ phẩm của đơn vị này được dùng để tạo ra sản phẩm của đơn vị khác. Đây là mô

hình đã được bà con áp dụng từ lâu và cũng đem lại nhiều hiệu quả kinh tế. Mô hình này

được đông đảo người dân áp dụng bởi nó phù hợp với khá nhiều địa phương của nước ta.

Page 16: Demo Final S1

Ưu điểm của mô hình này là sự kết hợp sử dụng một cách triệt để các dòng dinh dưỡng vật

chất đầu vào và đầu ra của phân hệ của từng phân hệ theo một chu trình khép kín, tận dụng

tối đa những phế phụ phẩm trong quá trình sản xuất để tạo nên đầu ra lớn hơn trên toàn hệ

thống nhưng không gây ảnh hưởng xấu đến môi trường sinh thái.

oVườn: vườn bao gồm các hoạt động trồng trọt, sử dụng năng lượng mặt trời và sự chăm

bón của con người tạo sản phẩm cho con người như lúa gạo, hoa quả… và thức ăn cho gia

súc, gia cầm và cho cá (củ, hạt…)

oAo cá: cung cấp các giá trị dinh dưỡng cao, cải thiện đời sống cho nông hộ, đồng thời ao

cung cấp nước tưới cho vườn cây, bùn ao còn dùng làm phân bón cho cây trồng, một phần

cá thải là khẩu phần dinh dưỡng cung cấp cho vật nuôi.

oChuồng: bao gồm các hoạt động chăn nuôi gia súc, gia cầm. Chuồng cung cấp sức kéo cho

đồng ruộng, chất thải từ chuồng dùng làm phân bón cho vườn và thức ăn cho cá.

Những địa phương đã áp dụng thành công mô hình này là huyện Châu Thành và Tân Châu

của tỉnh An Giang, điển hình là hệ canh tác VAC của nông dân Nguyễn Đa ở huyện Tân

Châu đã đem lại lợi nhuận khá cao mỗi năm khi áp dụng mô hình trên.

Có thể nói đây là một trong những mô hình sản xuất nông nghiệp nhằm tối ưu hóa các

nguồn lực để tạo ra sản phẩm và mang tính bền vững.

Ý nghĩa của mô hình:

oLà mô hình khép kín, thể hiện chiến lược tái sinh.

oTái sinh được năng lượng mặt trời qua quá trình quang hợp của cây.

oTái sử dụng các phụ phế phẩm.

oSử dụng chất thải từ quá trình sản xuất này làm nguyên liệu cho quá trình sản xuất khác.

Nhờ đó nó làm giảm thiểu ô nhiễm môi trường, tiết kiệm năng lượng.

-Mô hình VACB:

Page 17: Demo Final S1

Mô hình VACB là mô hình phát triển từ mô hình VAC có kết hợp sử dụng hầm Biogas để ủ

yếm khó các chất thải trồng trọt (thân cây cỏ, lục bình…) và chăn nuôi (phân động vật)

thành hỗn hợp khí sinh học dùng như một nguồn năng lượng thắp sáng, làm chất đốt, chạy

máy phát điện.

Page 18: Demo Final S1

Nước thải sau khi ra khỏi hầm Biogas đã được ổn định về dưỡng chất, không chứa dịch

bệnh có thể dùng để tưới lên cây trồng, bổ sung dưỡng chất cho đất.

Chất thải từ hầm Biogas có thể dùng làm phân bón cho cây trồng, thức ăn cho gia súc hay

thức ăn cho cá.

Ý nghĩa của mô hình:

oLà mô hình khép kín, hiệu quả tái sinh tốt hơn VAC.

oThay thế một phần nguồn năng lượng không tái tạo dùng cho việc đun nấu, thắp sáng.

oGiải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường từ nguồn chất thải nông nghiệp, biến chúng thành

nguồn phân bón cũng như thức ăn cho cá.

oHầm Biogas có thể sử dụng như một hầm tự hoại.

oPhù hợp với quy mô sản xuất vừa và nhỏ.

-Các mô hình nông – lâm kết hợp: là mô hình kết hợp lĩnh vực nông nghiệp và lâm nghiệp

một cách khoa học, có sự hỗ trợ với nhau, nhằm khai thác tốt các tiềm năng phát triển của

vùng đất dốc trên núi.

Là một hệ thống quản lý đất đai trong đó các sản phẩm của rừng và trồng trọt được sản xuất

cùng lúc hay kế tiếp nhau trên các diện tích đất thích hợp để tạo ra các lợi ích kinh tế, xã hội

và sinh thái cho cộng đồng dân cư tại địa phương.

Ưu điểm của mô hình nông lâm kết hợp là tăng được sản phẩm cần dùng hàng ngày, đồ

dùng, củi đun, thức ăn…; tạo thêm việc làm, tận dụng được mọi nguồn lao động ở nông

thôn; tăng cường tiếp cận với kỹ thuật, thị trường, nâng cao trình độ hiểu biết của người dân;

tận dụng nguồn năng lượng mặt trời và đất đai, nâng cao được sinh khối trên đơn vị diện

tích; giữ gìn được cân bằng sinh thái, đảm bảo cho sự phát triển ổn định lâu bền.

Mô hình nông lâm kết hợp được áp dụng khá hiệu quả tại những vùng đất dốc: tại miền Bắc

đó là vùng Trung du miền núi Bắc Bộ với địa hình dốc là chủ yếu thì đây là mô hình sản

xuất thích hợp nhất. Ngoài ra tại các địa phương khác, tùy vào điều kiện cụ thể của địa

phương mà vận dụng cho phù hợp, bởi nước ta có tới ¾ diện tích là đồi núi.

Nhìn chung đây là mô hình đã được đông đảo bà con áp dụng dựa trên sự vận dụng, kết hợp

với những kiến thức bản địa. Với mỗi địa phương lại có sự áp dụng một cách linh hoạt cho

phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương mình để đạt hiệu quả cao nhất, đó là sự kết hợp

linh hoạt giữa các mô hình nông nghiệp sinh thái. Tại An Giang, tiêu biểu là ở huyện Tri

Page 19: Demo Final S1

Tôn, huyện Thoại Sơn (các huyện này đã triển khai mô hình Rừng – Vườn – Ao – Chuồng).

Đặc biệt trong giai đoạn tới, huyện Tri Tôn sẽ phát triển thêm một số mô hình đang trong

giai đoạn thử nghiệm: trồng cây thảo dược dưới tán cây rừng, nuôi heo rừng kết hợp với

trồng rừng… (Theo Sở khoa học & Công nghệ An Giang, 2011).

Một số mô hình nông – lâm kết hợp:

oCác đai rừng phòng hộ cản sóng, chủ yếu là các dải rừng chắn sóng bảo vệ đê biển, bảo vệ

sản xuất nông nghiệp.

oCác đai rừng phòng hộ chắn gió như các dải rừng phi lao chắn gió và cát bay.

oCác đai rừng phòng hộ chống xói mòn đất và gió ở vùng núi và cao nguyên.

Ý nghĩa mô hình nông – lâm kết hợp:

oVề mặt kinh tế: sự đa dạng trong mô hình nông – lâm kết hợp làm giảm tác hại của các loài

sâu hại, tạo ra nhiều sản phẩm trên cùng một đơn vị diện tích.

Mô hình nông lâm kết hợp là mô hình lấy ngắn nuôi dài, trong những năm đầu trồng cây lâm

nghiệp thì có thể bán sản phẩm nông nghiệp để bù đắp cho những kinh phí đầu tư cây lâm

nghiệp.

oVề mặt sinh thái: đây là mô hình sinh thái bền vững, có sự tác động qua lại của cây lâm

nghiệp và nông nghiệp đem lại những lợi ích thiết thực.

Cây nông nghiệp: che phủ đất, hạn chế cỏ dại, giữ độ ẩm cho đất, chống xói mòn, tạo điều

kiện cho cây lâm nghiệp phát triển.

Cây lâm nghiệp: phòng hộ cho cây nông nghiệp (chắn gió, bão, che bóng, giữ nước, cải tạo

đất…)

oGiữa cây lâm nghiệp và nông nghiệp tạo nên sự đa dạng sinh học vì vậy có thể hạn chế sâu

bệnh và các rủi ro từ môi trường.

Page 20: Demo Final S1

II. Ứng dụng của hệ sinh thái vào nông nghiệp sinh thái.

Hệ sinh thái nông nghiệp là một tổng thể bao gồm môi trường và những quần thể sinh vật

(cây trồng, vật nuôi, cây rừng), các sinh vật gây hại (sâu, chuột, cỏ dại, sinh vật gây bệnh

cho vật nuôi…), các sinh vật có ích khác. Các yếu tố (đất, nước, khí hậu, môi trường), kể cả

con người trong hệ sinh thái này được hình thành và biến đổi đều do hoạt động của con

người. Mỗi hệ sinh thái phải có tính đồng nhất nhất định về các điều kiện vật lý, khí tượng,

hóa học, thực vật học và động vật học. Các thành phần trong hệ sinh thái nông nghiệp có

chức năng riêng và góp phần chu chuyển vật chất, năng lượng, các thành phần đó có quan hệ

chặt chẽ và thống nhất, có phản ứng hệ thống với mọi loại hình tác động.

Page 21: Demo Final S1

Trong nền nông nghiệp sinh thái, các ruộng cây trồng trao đổi năng lượng với khí quyển

bằng cách nhận năng lượng bức xạ mặt trời, thông qua quá trình quang hợp của lá xanh tổng

hợp thành các chất hữu cơ, đồng thời có sự trao đổi CO2 với khí quyển và đất, đạm và các

chất khoáng với đất. Tất cả các sản phẩm đó là năng suất sơ cấp của hệ sinh thái.

Trong các sản phẩm của cây trồng như lúa, hoa màu, thức ăn gia súc có tích lũy năng

lượng, protein và các chất khoáng. Năng lượng và vật chất trong lương thực – thực phẩm

được cung cấp cho khối dân cư. Ngược lại, con người trong quá trình lao động cũng cung

cấp năng lượng cho ruộng cây trồng. Ngoài ra các chất bài tiết của con người (phân, nước

tiểu) được trả lại cho đồng ruộng dưới dạng chất hữu cơ. Một phần lương thực làm thức ăn

cho gia súc cung cấp cho các trang trại chăn nuôi và vật nuôi gia đình. Vật nuôi chế biến,

tổng hợp năng lượng và vật chất của cây trồng thành các sản phẩm chăn nuôi đó chính là

năng suất thứ cấp của hệ sinh thái. Các chất bài tiết của vật nuôi trả lại cho đồng ruộng qua

phân bón… Chính quá trình này tạo nên những chu trình tương đối khép kín trong phạm vi

nhỏ của hệ sinh thái.

Sản xuất nông nghiệp vốn đã mang trong nó bản chất sinh thái, sản xuất nông nghiệp

muốn phát triển có hiệu quả và ổn định đương nhiên phải phù hợp với điều kiện đất đai, khí

hậu, thời tiết, thủy văn, môi trường và quần thể sinh vật tạo nên hệ sinh thái nông nghiệp.

Chính sự phù hợp đó làm cho cây trồng vật nuôi phát huy mọi ưu thế và tác động lẫn nhau

để tồn tại và phát triển, đó là một nền nông nghiệp sinh thái hay cũng chính là nông nghiệp

bền vững, một nền nông nghiệp sinh thái hay bền vững đều mang lại hiệu quả kinh tế và

hiệu quả xã hội. Nhưng ngược lại, một nền sản xuất nông nghiệp mang lại hiệu quả kinh tế

cao, chưa chắc đã là một nền nông nghiệp sinh thái và bền vững nếu như nó không có tác

động đến bảo vệ môi trường sinh thái.

III. Kết luận.

Nông nghiệp sinh thái là một hướng đi hoàn toàn mới cho những người nông dân, những

nhà sản xuất nông nghiệp hiện đại. Nó không chỉ đem lại lợi ích kinh tế mà còn mang lại

những giá trị to lớn về môi trường, có lợi cho cả người nông dân và người tiêu dùng – một

trong những giải pháp góp phần cải thiện môi trường sống của chúng ta hiện nay.

Page 22: Demo Final S1

Tuy nhiên đây là một ngành mới phát triển nên cần được phổ biến rộng rãi, cần có nhiều

chính sách khuyến khích hỗ trợ giúp nông nghiệp sinh thái phát triển rộng rãi hơn trong

tương lai.

Nền nông nghiệp sinh thái ở nước ta đang được phát triển theo hướng tích cực với nhiều

mô hình đa dạng, phù hợp với tình hình nông nghiệp Việt Nam. Với những kết quả đã đạt

được thì chúng ra có thể thấy rằng nông nghiệp sinh thái chính là lối đi cho tương lai trong

nền sản xuất nông nghiệp ở nước ta.

Bên cạnh đó, chúng ta nên tăng cường học hỏi, trao đổi và tiếp thu kinh nghiệm từ những

mô hình nông nghiệp sinh thái của các nước có nền nông nghiệp sinh thái phát triển. Với

những điều kiện mà thiên nhiên ưu ái và trình độ sản xuất nông nghiệp đã và đang được

nâng cao sẽ giúp nước ta có nền nông nghiệp sinh thái phát triển bền vững trong tương lai.

Page 23: Demo Final S1

CÔNG NGHIỆP SINH THÁI

B. Nền công nghiệp sinh thái.

1. Hiện trạng chung của các khu công nghiệp.

- Về nước thải.

Nước thải từ các khu công nghiệp có thành phần đa dạng, chủ yếu là các chất rắn lơ lửng,

chất hữu cơ, dầu mỡ và một số kim loại nặng. Khoảng 70% trong số hơn 1 triệu m3 nước

thải/ ngày từ các khu công nghiệp được xả thẳng ra nguồn tiếp nhận không qua xử lý đã gây

ô nhiễm môi trường nước mặt. Chất lượng nước mặt tại các vùng chịu tác động của nguồn

thải từ các khu công nghiệp đã suy thoái, đặc biệt tại các lưu vực sông Đồng Nai, Cầu, Nhuệ

- Đáy.

Biểu đổ về Tỷ lệ gia tăng lượng nước thải từ các khu công nghiệp và tỷ lệ gia tăng tổng

lượng nước thải từ các lĩnh vực trong toàn quốc từ năm 2006 – 2008.

- Về khí thải.

Page 24: Demo Final S1

Ô nhiễm không khí ở các khu công nghiệp mang tính cục bộ, tập trung nhiều ở các khu công

nghiệp cũ, do các nhà máy trong khu công nghiệp sử dụng công nghệ sản xuất lạc hậu hoặc

chưa đầu tư hệ thống xử lý khí thải. Vấn đề ô nhiễm không khí tại các khu công nghiệp chủ

yếu là ô nhiễm bụi, một sộ khu công nghiệp có xuất hiện ô nhiễm CO, SO2 và NO2.

Biểu đồ Ước tính thải lượng các chất ô nhiễm không khí từ các khu công nghiệp thuộc các tỉnh

của 4 vùng kinh tế trọng điểm năm 2009. Đơn vị: kg/ngày.

- Về chất thải rắn.

Lượng chất thải rắn từ các khu công nghiệp có chiều hướng gia tăng, tập trung nhiều nhất tại

các khu công nghiệp vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam,

trong đó thành phần chất thải rắn nguy hại chiếm khoảng 20%, tỷ lệ chất thải rắn có thể tái

chế hoặc tái sử dụng khá cao. Hiện nay vấn đề thu gom, vận chuyển và tái chế, tái sử dụng

Page 25: Demo Final S1

chất thải rắn tại các khu công nghiệp còn nhiều bất cập, đặc biết đối với việc quản lý, vận

chuyển và đăng ký nguồn thải đối với chất thải nguy hại.

2. Các giải pháp bảo vệ môi trường các khu công nghiệp.

Từ hiện trạng môi trường khu công nghiệp, những bất cập và khó khăn thách thức trong

công tác quản lý môi trường khu công nghiệp, việc đề xuất các nhóm giải pháp chủ yếu để

giải quyết các vấn đề còn tồn tại, bao gồm:

- Hoàn thiện cơ cấu tổ chức hệ thống quản lý môi trường các khu công nghiệp, từ việc

phân cấp và phân công trách nhiệm đến việc tăng cường năng lực cán bộ và hoàn thiện cơ

chế phối hợp giữa các đơn vị có liên quan.

- Rà soát, bổ sung các văn bản chính sách, pháp luật, tăng cường các biện pháp thực thi

pháp luật về bảo vệ môi trường khu công nghiệp.

- Đẩy mạnh việc triển khai công tác bảo vệ môi trường của chính các khu công nghiệp, chú

trọng xây dựng và hoàn thiện hệ thống xử lý nước thải tập trung.

- Thực hiện quy hoạch khu công nghiệp gắn với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã

hội và bảo vệ môi trường và một số giải pháp khuyến khích bảo vệ môi trường tại các khu

công nghiệp.

Nhằm triển khai các giải pháp nêu trên, cần có sự phối hợp đồng bộ giữa các cơ quan quản

lý môi trường từ cấp trung ương đến địa phương, đồng thời cần có sự tham gia đóng góp ý

kiến và sự đồng thuận của chính các khu công nghiệp và doanh nghiệp trong khu công

nghiệp. Giải pháp tốt nhất để giảm thiểu ô nhiễm công nghiệp chính là xây dựng các khu

công nghiệp sinh thái.

3. Sinh thái công nghiệp.

Sinh thái công nghiệp (Industrial Ecology) thể hiện sự chuyển hóa mô hình hệ công nghiệp

truyền thống sang dạng mô hình tổng thể hơn - hệ sinh thái công nghiệp (Industrial

Ecosystem), trong đó chất thải hay phế liệu của quá trình sản xuất này có thể sử dụng làm

nguyên liệu cho quá trình sản xuất khác (Frosch và Gallpoulos, 1989).

Sinh thái công nghiệp hướng đến đạt được sự phát triển bền vững bằng cách tối ưu hóa mức tiêu

thụ tài nguyên thiên nhiên và năng lượng đồng thời giảm thiểu sự phát sinh chất thải.

3.1. Lịch sử hình thành công nghiệp sinh thái.

Page 26: Demo Final S1

Sau chiến tranh thế giới thứ hai -> Công nghiệp phát triển -> Ô nhiễm môi trường -> Vấn đề

đặt ra: Xử lý các “triệu chứng môi trường”, giải quyết “căn bệnh môi trường” -> Ý tưởng

“cộng sinh công nghiệp” hình thành => Khái niệm Sinh thái công nghiệp ra đời.

3.2. Các quan điểm chính:

- Sinh thái công nghiệp là sự tổ hợp toàn diện và thống nhất tất cả các thành phần của hệ

công nghiệp và các mối quan hệ của chúng với môi trường xung quanh.

- Sinh thái công nghiệp nhấn mạnh việc xem xét các hoạt động do con người điều khiển

sao cho có thể phát triển công nghiệp theo hướng bảo tồn tài nguyên và bảo vệ môi trường.

- Sinh thái công nghiệp xem quá trình tiến hóa (cải tiến) công nghệ sản xuất là yếu tố quan

trọng để chuyển tiếp từ hệ công nghiệp không bền vững sang hệ sinh thái công nghiệp bền

vững trong tương lai.

4. Hệ sinh thái công nghiệp.

4.1. Khái niệm.

Cơ sở hình thành khái niệm sinh thái công nghiệp là dựa trên hiện tượng trao đổi chất

công nghiệp (Industrial Metabolism), là toàn bộ các quá trình vật lý chuyển hóa nguyên

Page 27: Demo Final S1

liệu và năng lượng cùng với sức lao động của con người thành sản phẩm, phế phẩm và

chất thải ở điều kiện ổn định. Khái niệm này giúp chúng ta hiểu được hoạt động của hệ

công nghiệp và mối quan hệ tương hỗ của chúng đối với môi trường xung quanh. Trên cơ

sở đó, cùng với những hiểu biết về hệ sinh thái, con người có thể hiệu chỉnh hệ công

nghiệp sao cho tương thích với hoạt động của hệ sinh thái tự nhiên. Bằng cách làm như

vậy, các cơ sở sản xuất công nghiệp có thể được tổ hợp thành những hệ sinh thái công

nghiệp (Industrial Ecosystem). Những hệ sinh thái công nghiệp này sẽ bao gồm nhiều cơ

sở sản xuất được tập hợp sao cho chúng sử dụng sản phẩm và chất thải của nhau. Những

kiến thức cơ bản về quá trình trao đổi chất công nghiệp và hệ sinh thái công nghiệp là cơ

sở để hiểu rõ và ứng dụng những nguyên lý cơ bản của khái niệm sinh thái công nghiệp.

4.2. Các thành phần chính.

Hệ sinh thái công nghiệp được tạo thành từ tất cả các khâu sản xuất, chế biến, tiêu

thụ, kết hợp cả sản xuất công nghiệp và nông nghiệp. Bốn thành phần chính của hệ sinh

thái công nghiệp bao gồm: cơ sở sản xuất nguyên vật liệu và năng lượng ban đầu, nhà

máy chế biến nguyên liệu, nhà máy xử lý/ tái chế chất thải và tiêu thụ thành phẩm.

Sơ đồ chức năng hệ sinh thái công nghiệp.

- Cơ sở sản xuất nguyên liệu và năng lượng ban đầu có thể gồm một hoặc nhiều nhà máy

cung cấp nguyên liệu ổn định cho hệ sinh thái công nghiệp. Qua nhiều quá trình chế biến

(trích ly, cô đặc, phân loại, tinh chế,…) các nguyên liệu thô sẽ được chuyển hóa thành

nguyên liệu cũng đóng vai trò quan trọng trong việc tái sinh tái chế (trong chính dây chuyền

Page 28: Demo Final S1

sản xuất hiện tại của nhà máy hoặc ở những nhà máy khác). Sản phẩm, phế phẩm, sản phẩm

phụ sẽ được chuyển đến người tiêu dùng. Trong tất cả các trường hợp, sản phẩm sau khi sử

dụng sẽ được thải bỏ hoặc tái chế. Cuối cùng, nhà máy xử lý chất thải sẽ thực hiện công tác

thu gom, phân loại và xử lý các vật liệu có khả năng tái chế cũng như chất thải.

- Một hệ sinh thái công nghiệp sẽ tận dụng nguyên vật liệu và năng lượng thải bỏ của các

nhà máy khác nhau trong hệ thống và các thành phần không phải là cơ sở sản xuất, ví dụ từ

các hộ gia đình thuộc khu dân cư nằm trong khuôn viên của hệ thống đang xét. Bằng cách

này, lượng nguyên liệu và năng lượng tiêu thụ cũng như lượng chất thải phát sinh sẽ giảm do

chất thải/ phế phẩm được sử dụng để thay thế một phần nguyên liệu và năng lượng cần thiết.

4.3. Phân loại.

- Hệ sinh thái công nghiệp theo chu trình vòng đời sản phẩm: Trong trường hợp này,

ranh giới của sinh thái công nghiệp được xác định theo các thành phần kinh tế (cả nhà sản

xuất và người tiêu dùng) liên quan đến một loại sản phẩm cụ thể.

- Hệ sinh thái công nghiệp theo chu trình vòng đời nguyên liệu: ranh giới của hệ sinh

thái công nghiệp theo chu trình vòng đời nguyên liệu được xác định bởi các thành phần liên

quan đến một loại nguyên liệu cụ thể.

Page 29: Demo Final S1

- Hệ sinh thái công nghiệp theo diện tích/ vị trí địa lý: Khu công nghiệp Burnside ở

Halifax (Canada), khu công nghiệp Kalunborg (Đan Mạch) là những thí dụ điển hình về loại

hình hệ sinh thái công nghiệp này. Trong trường hợp này, ranh giới địa lí không kể đến khu

vực tiêu thị sản phẩm.

- Hệ sinh thái công nghiệp theo loại hình công nghiệp: Theo cách phân loại này, một

nhóm các cơ sở sản xuất thuộc cùng loại hình công nghiệp hợp thành hệ sinh thái công

nghiệp. Trong thực tế, loại hình hệ sinh thái công nghiệp này được xây dựng theo định

hướng môi trường chung của từng loại hình công nghiệp.

- Hệ sinh thái công nghiệp hỗn hợp: Trong trường hợp này, khái niệm hệ sinh thái công

nghiệp không đề cập đến một ranh giới cụ thể mà chỉ xem xét mối tương quan giữa các nhà

máy có thể sử dụng phế phẩm/ phế liệu của nhau. Đây là loại hình thông dụng nhất.

5. Khu công nghiệp sinh thái.

5.1. Khái niệm.

Khái niệm khu công nghiệp sinh thái được hai nhà khoa học Mỹ là Frosch và Gallopoupos

đề xuất vào cuối những năm 80 của thế kỷ XX. Khu công nghiệp sinh thái hình thành trên cơ

sở Sinh thái học Công nghiệp, sản xuất sạch, quy hoach, kiến trúc và xây dựng bền vững,

tiết kiệm năng lượng và hợp tác các doanh nghiệp.

Như vậy, khu công nghiệp sinh thái là một “cộng đồng” các doanh nghiệp sản xuất và dịch

vụ có mối liên hệ mật thiết trên cùng một lợi ích: hướng tới một hoạt động mang tính xã hội,

kinh tế và môi trường chất lượng cao, thông qua sự hợp tác trong việc quản lý các vấn đề về

môi trường và nguồn tài nguyên. Bằng các hoạt động hợp tác chặt chẽ với nhau, “cộng

đồng” khu công nghiệp sinh thái sẽ đạt được một hiệu quả tổng thể lớn hơn nhiều so với

tổng các hiệu quả mà từng doanh nghiệp hoạt động riêng lẻ gộp lại.

Khu công nghiệp sinh thái là khu công nghiệp xanh, sạch và phát sinh ít chất thải nhất.

- Là khu công nghiệp xanh: có diện tích đất thích đáng để trồng cây xanh, sân cỏ, vườn

hoa, mặt nước nhằm tạo môi trường vi khí hậu tốt và cảnh quan đẹp ở từng nhà máy và toàn

khu công nghiệp.

- Là khu công nghiệp sạch: môi trường (không khí, nước, đất) bên trong và xung quanh

khu công nghiệp không những không bị ô nhiễm mà còn phải đạt chất lượng cao; điều kiện

môi trường lao động, nghỉ ngơi, sinh hoạt của người lao động đều được thỏa mãn tiện nghi.

Page 30: Demo Final S1

- Là khu công nghiệp phát sinh ít chất thải: các chất thải đều được tái sinh và tái sử dụng

thông qua thị trường; phế phẩm hay chất thải của một ngành có thể trở thành nguyên liệu

đầu vào của ngành khác.

5.2. Mục tiêu.

Mục tiêu của khu công nghiệp sinh thái là nhằm xây dựng một hệ công nghiệp gồm

nhiều nhà máy hoạt động độc lập nhưng kết hợp với nhau một cách tự nguyện, hình thành

quan hệ cộng sinh giữa các nhà máy với nhau và với môi trường, cải thiện hoạt động kinh tế

đồng thời giảm thiểu các tác động tới môi trường của các doanh nghiệp thành viên trong khu

công nghiệp sinh thái. Như vậy, các nhà máy trong khu công nghiệp sinh thái cố gắng đạt

được những lợi ích kinh tế và hiệu quả, bảo vệ môi trường chung thông qua việc quản lý

hiệu quả năng lượng, nước và nguyên liệu sử dụng.

Theo nghiên cứu của trường Đại học Cornell, một khu công nghiệp sinh thái phải bao

gồm các nhà máy cộng tác với nhau trên cơ sở phối hợp:

- Trao đổi các loại sản phẩm phụ.

- Tái sinh, tái chế, tái sử dụng sản phẩm phụ tại nhà máy với các nhà máy khác và theo

hướng bảo toàn tài nguyên thiên nhiên.

- Các nhà máy phấn đầu sản xuất sản phẩm thân thiện với môi trường (sản phẩm sạch).

- Xử lý chất thải tập trung.

- Các loại hình công nghiệp phát triển trong khu công nghiệp được quy hoạch theo định

hướng bảo vệ môi trường của khu công nghiệp sinh thái.

- Kết hợp giữa phát triển công nghiệp với các khu vực lân cận (vùng nông nghiệp, khu dân

cư…) trong chu trình trao đổi vật chất (nguyên liệu, sản phẩm, phế phẩm, chất thải).

5.3. Tiêu chuẩn một khu công nghiệp sinh thái.

- Một mạng lưới hay một nhóm các doanh nghiệp sử dụng các phế phẩm. phụ phẩm của

nhau.

- Một tập hợp các doanh nghiệp tái chế.

- Một tập hợp các công ty có công nghệ sản xuất bảo vệ môi trường.

- Một tập hợp các công ty sản xuất sản phẩm “sạch”.

- Khu công nghiệp được thiết kế theo một chủ đề môi trường nhất định.

Page 31: Demo Final S1

- Khu công nghiệp với hệ thống hạ tầng kỹ thuật và công trình xây dựng bảo vệ môi

trường.

- Khu vực phát triển hỗn hợp (công nghiệp, thương mại, nhà ở,…).

Bảng so sánh các mô hình khu công nghiệp.

Mô hình khu

công nghiệp

Quá trình

công nghệ

Sử dụng tài

nguyên

Chất thải Giải pháp

xử lý

Mục tiêu

môi trường

Khu công

nghiệp truyền

thống

Theo tuyến Không chọn

lọc

Tăng theo

phát triển

công nghiệp

Thải vào

môi trường

Ô nhiễm môi

trường

Khu công

nghiệp thân

thiện môi

trường

Theo tuyến Tối ưu hóa Giảm phát

sinh

Phối hợp

các giải

pháp

Bảo tồn tài

nguyên

Khu công

nghiệp sinh

thái

Hệ thống Có chọn lọc Giảm tối đa Tuần hoàn,

tái chế

Giảm tác

động môi

trường

So sánh mô hình khu công nghiệp truyền thống với mô hình khu công nghiệp sinh thái

cho thấy: mô hình khu công nghiệp truyền thống vận hành theo quy trình, phát sinh nhiều

chất thải là điều khó tránh khỏi. Trong khu đó, mô hình khu công nghiệp sinh thái vận

hành theo hệ thống khép kín trên nguyên tắc: cộng sinh công nghiệp, thực hiện trao đổi

chất, tái sinh tái chế, tuần hoàn năng lượng và vật chất nhằm giảm thiểu chất thải, đem lại

lợi ích kinh tế đồng thời đạt được hiệu quả môi trường là không phủ nhận.

5.4. Nguyên tắc xây dựng khu công nghiệp sinh thái.

- Phát triển khu công nghiệp sinh thái theo quy luật của hệ sinh thái tự nhiên.

- Thiết lập hệ sinh thái công nghiệp trong và ngoài khu công nghiệp sinh thái.

- Thiết lập “cộng đồng” doanh nghiệp trong khu công nghiệp sinh thái.

Sự tương thích về loại hình công nghiệp theo nhu cầu nguyên vật liệu – năng lượng và

sản phẩm – phế phẩm – chất thải tạo thành.

Page 32: Demo Final S1

Sự tương thích về quy mô: các nhà máy phải có quy mô sao cho có thể thực hiện trao đổi

vật chất theo nhu cầu sản xuất của từng nhà máy (Dunn, 1995), nhờ đó giảm được chi phí

vận chuyển, chi phí giao dịch và gia tăng chất lượng của vật liệu trao đổi.

Giảm khoảng cách (vật lý) giữa các nhà máy. Giảm khoảng cách giữa các nhà máy sẽ

giúp hạn chế thất thoát nguyên vật liệu trong quá trình trao đổi, giảm chi phí vận chuyển và

chi phí vận hành.

5.5. Một số lợi ích, khó khăn và thách thức của khu công nghiệp sinh thái.

Lĩnh vực Lợi ích của khu công nghiệp

sinh thái

Khó khăn và thách thức

Đối với nền

công nghiệp.

- Khu công nghiệp sinh thái là

một động lực phát triển kinh tế

công nghiệp bền vững, gia tăng

giá trị sản xuất công nghiệp, dịch

vụ, thu hút đầu tư, việc làm.

- Tạo điều kiện hỗ trợ và phát

triển các ngành công nghiệp nhỏ

địa phương.

- Thúc đẩy quá trình đổi mới,

nghiên cứu và ứng dụng các thành

tựu khoa học công nghệ mới, tăng

nhanh tốc độ triển khai công nghệ

mới.

Khu công nghiệp sinh thái đòi

hỏi một chi phí ban đầu cao hơn,

thời gian thu hồi vốn và thu lợi

nhuận dài hơn các khu công

nghiệp truyền thống. Các chi phí

có thể phát sinh từ thiết kế,

chuẩn bị địa điểm, quá trình xây

dựng và nhiều vấn đề khác. Các

chủ đầu tư đều tìm cách trì hoãn

hoặc cắt giảm các hạng mục về

bảo vệ môi trường để giảm tỷ

suất đầu tư.

Đối với các

doanh nghiệp

và chủ đầu tư.

- Giảm chi phí, tăng hiệu quả

sản xuất bằng cách tiết kiệm, tái

chế nguyên vật liệu và năng

lượng; tái chế và tái sử dụng các

chất thải.

- Đạt hiệu quả kinh tế cao hơn

nhờ chia sẻ chi phí cho các dịch

vụ chung như: quản lý chất thải,

- Chủ đầu tư cần phải có sự bảo

đảm cung cấp tài chính cho dự

án với thời gian dài hơn. Các nhà

đầu tư cần lường trước vấn đề

phát sinh này, đặc biệt là đối với

các chủ đầu tư.

- Các doanh nghiệp nhỏ và vừa

có thể tận dụng các dịch vụ môi

Page 33: Demo Final S1

đào tạo nhân lực, nguồn cung cấp,

hệ thống thông tin môi trường

cùng các dịch vụ hỗ trợ khác.

- Giúp doanh nghiệp nhỏ và vừa

vượt qua các rào cản và nhận

được các nguồn đầu tư để phát

triển.

- Làm tăng giá trị bất động sản

và lợi nhuận cho chủ đầu tư.

trường chung nhưng họ lại rất

khó có thể đạt được các công

nghệ mới cần thiết để cải thiện

hoạt đông môi trường. Vì vậy

cần phải có dịch vụ hỗ trợ tài

chính trong khu công nghiệp

sinh thái.

- Các doanh nghiệp trong khu

công nghiệp sinh thái cần phải

liên kết mật thiết với nhau và

không ngừng hợp tác nâng cao

hiệu quả hoạt động trên mọi lĩnh

vực. Bất cứ sự đình trệ, yếu kém

tại bất cứ khâu nào trong hệ

thống cũng làm giảm hiệu quả

hoạt động của khu công nghiệp

sinh thái.

Đối với môi

trường tự

nhiên

- Giảm các nguồn gây ô nhiễm

môi trường, giảm lượng chất thải

cũng như giảm nhu cầu sử dụng

tài nguyên thiên nhiên thông qua

các nghiên cứu mới nhất về sản

xuất sạch bao gồm: hạn chế ô

nhiễm, quản lý chất thải, tái tạo

tài nguyên và các phương pháp

quản lý môi trường và công nghệ

mới khác.

- Đảm bảo cân bằng sinh thái:

trong suốt quá trình hình thành và

phát triển của khu công nghiệp

- Rất nhiều chính sách về môi

trường đang phát triển tập trung

vào việc xử lý đầu ra hơn là các

giải pháp hạn chế ô nhiễm môi

trường.

- Việc trồng cây xanh không

phải là mục tiêu hàng đầu, chỉ

sau khi hoàn thành thu hút đầu

tư, hoặc do các chủ đầu tư thứ

cấp đi vào hoạt động mới trồng

cây cảnh quanh khuôn viên

doanh nghiệp.

Page 34: Demo Final S1

sinh thái từ việc chọn địa điểm,

quy hoạch, xây dựng, tổ chức hệ

thống hợp tác khoa học, lựa chọn

doanh nghiệp, quá trình hoạt

động, quản lý,... đều phù hợp với

các điều kiện thực tế và đặc điểm

sinh thái của khu đất xây dựng và

khu vực xung quanh.

- Tất cả vì mục tiêu môi trường,

mỗi khu công nghiệp sinh thái có

một mô hình phát triển và quản lý

riêng để không ngừng nâng cao

đặc trưng cơ bản của nó về bảo vệ

môi trường.

- Mô hình khu công nghiệp sinh

thái ngày càng khẳng định vai trò

quan trọng không chỉ trong tăng

trưởng kinh tế bền vững mà còn

là công cụ bảo vệ môi trường hữu

hiệu mang tính toàn cầu.

Đối với môi

trường xã hội.

- Khu công nghiệp sinh thái là

một động lực phát triển kinh tế xã

hội của khu vực lân cận, thi hút

các tập đoàn lớn trong nước và

nước ngoài. Tạo việc làm mới

trong các lĩnh vực công nghiệp và

dịch vụ

- Tạo động lực và hỗ trợ các dự

án phát triển mở rộng địa phương

như: đào tạo và phát triển nguồn

- Các yêu cầu mới trong việc

phát triển khu công nghiệp sinh

thái có thể không được các cơ

quan quản lý Nhà nước chấp

thuận hay chậm thông qua, đặc

biệt là đối với các nước đang

phát triển có bộ máy hành chính

cồng kềnh.

- An sinh xã hội chưa như

mong muốn: thực tế cho thấy, rất

Page 35: Demo Final S1

nhân lực, phát triển nhà ở, cải tạo

và nâng cấp hệ thống kỹ thuật.

- Tạo một bộ mặt mới, một môi

trường trong sạch và hấp dẫn cho

toàn khu vực, làm thay đổi cách

nhìn thiếu thiện cảm cố hữu của

cộng đồng đối với sản xuất công

nghiệp lâu nay.

- Khu công nghiệp sinh thái tạo

điều kiện hợp tác với các cơ quan

Nhà nước trong việc thiết lập các

chính sách, luật lệ về môi trường

và kinh doanh ngày càng thích

ứng với xu thế hội nhập và phát

triển bền vững.

ít hộ dân bị thu hồi đất tìm được

việc làm ngay tại khu công

nghiệp xây dựng trên chính

mảnh đất của gia đình họ trước

đây do không đáp ứng yêu cầu

về tay nghề, độ tuổi, trình độ văn

hóa…

5.6. Hiện trạng xây dựng khu công nghiệp sinh thái.

a. Khu công nghiệp sinh thái trên thế giới.

Hiện nay trên thế giới có khoảng 30 khu công nghiệp sinh thái, phần lớn nằm ở nước Mỹ

và châu Âu như Canada, Mexico, Anh, Pháp, Đức, Áo, Đan Mạch, Nauy,… Tại châu Á,

mạng lưới công nghiệp sinh thái với một số các khu công nghiệp sinh thái đã được thành lập

và phát triển ở Australia, Indonesia, Philippine, Ấn Độ, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc

và một số các nước khác như Algieire, Nam Phi,… Tuy các khu công nghiệp sinh thái thành

công không nhiều nhưng đã đem lại tính khả quan thiết thực tạo tiền đề cho việc phát triển

các khu công nghiệp sinh thái trong tương lai.

- Đan Mạch: Khu công nghiệp sinh thái Lalundborg: Thành phần chính trong khu công

nghiệp sinh thái là nhà máy điện Asnaes công suất 1.500 MW. Hầu hết các trạm phát điện

sử dụng nhiên liệu hóa thạch, hiệu suất cực đại để chuyển hóa năng lượng từ quá trình đốt

than thành điện năng chỉ đạt 40%, còn lại 60% năng lượng bị thải ra môi trường bên ngoài

Page 36: Demo Final S1

dưới dạng nhiệt và phần lớn ở dạng hơi nước và khí Ethane và Methane, nhiệt thừa, dung

môi, thạch cao, xỉ than, bùn thải, tro bụi,…

225.000 tấn hơi sinh ra hàng năm được tái sử dụng trong hệ thống cấp nhiệt của khu

vực, nhờ đó giảm được nhu cầu cung cấp nhiên liệu tương ứng với 19000 tấn dầu/ năm.

Nhà máy điện Asnaes còn tái sử dụng nhiệt thừa để vận hành các trang trại nuôi cá. Bùn

từ các bể nuôi cá được thu hồi và bán làm phân bón cung cấp cho các nông trại.

14.000 tấn hơi/ năm cung cấp cho Nhà máy lọc dầu Statoil đã giảm được 40% nhiệt

lượng cần cung cấp cho các bể và đường ống. Ethane và Methane sinh ra từ Nhà máy Lọc

dầu Statoil là nhiên liệu cho lò sấy của công ty Gyproc và các lò hơi của Nhà máy điện

Asnaes. Công ty Gyproc tiêu thụ 900kg methane và ethane/giờ và Nhà máy điện Asnaes có

thể giảm được 30.000 tấn than cần sử dụng hàng năm. Phần cặn từ hệ thống hấp thu lưu

huỳnh của Nhà máy lọc dầu Statoil được dùng để sản xuất acid sulphuric.

215.000 tấn hơi/ năm cung cấp cho Nhà máy sản xuất dược phẩm và enzyme Novo

Nordisk. Bùn giàu chất dinh dưỡng từ Nhà máy Novo Nordisk được tái sử dụng làm phân

bón cho các nông trường xung quanh.

80000 tấn thạch cao (calcium sulphate)/ năm từ hệ thống hấp thu khí SO2 của Nhà máy

điện Asnaes được thu hồi và cung cấp cho Gyproc – một công ty sản xuất ván lát tường.

Page 37: Demo Final S1

Hàng năm, nhà máy điện này còn bán 170.000 tấn tro và xỉ sinh ra từ quá trình đốt than

làm vật liệu xây dựng và làm đường.

- Thái Lan: Đó là các khu công nghiệp sinh thái: Map Ta Phut, Amata Nakorn I.E, Khon

Kean, Learm Chabang, Pin Thong, Amata City I.E,… Thái Lan đứng thứ hai trên thế giới về

số lượng khu công nghiệp sinh thái (29) chỉ sau Mỹ (40). Thành công của mô hình khu công

nghiệp sinh thái Thái Lan là bài học kinh nghiệm thiết thực cho phát triển bền vững.

Khu công nghiệp Map Ta Phut nằm ở miền Nam, có tổng diện tích 2.000 ha.

Thành phần chính trong khu công nghiệp là khu liên hiệp hóa dầu. Bên cạnh đó còn có

nhà máy lọc dầu, nhà máy hóa chất và phân bón, nhà máy sắt thép và nhà máy điện.

Page 38: Demo Final S1

Than tro sản xuất từ các nhà máy điện đốt than có thể được tách thành tro bay (dạng bột)

và tro đáy (dạng thô). Các loại tro này được sử dụng như một thành phần trong khối bê tông

và sử dụng trong sản xuất xi măng.

Nhà máy tách khí tự nhiên thành ethane, propane và khí dầu hóa lỏng (LPG) sẽ được sử

dụng làm nguyên liệu trong các ngành công nghiệp hóa dầu. Chất thải được tạo ra từ nhà

máy tách khí carbon dioxide (CO2) và thủy ngân (Hg),

CO2 được sử dụng trong việc sản xuất cacbonic rắn (đá khô).

Thủy ngân được tái sử dụng để làm chất làm lạnh.

Nhà máy tinh chỉnh dầu tinh khiết từ dầu thô và tạo ra các sản phẩm phụ. Sản phẩm phụ

được sử dụng để sản xuất dung môi màu trắng, dầu diesel, dầu nhiên liệu.

Lưu huỳnh lỏng là sản phẩm phụ từ quá trình tinh chế dầu tinh từ dầu thô, được sử dụng

để sản xuất phân bón.

Trichloroethylene 1,1,2 và trichloromethane 1,1,1 là sản phẩm sản xuất từ khí hydro và

nitơ -> tái chế và tái sử dụng trong quá trình chưng cất.

Dầu thải từ các công ty trong Map Ta Phut được trộn với nhiên liệu và được sử dụng làm

nhiên liệu thay thế cho sản xuất xi măng. Ngoài ra, dầu thải dư thừa đang được sử dụng như

một nguyên liệu trong sản xuất sơn dầu.

- Trung Quốc (SEPA) bắt đầu xây dựng các khu công nghiệp sinh thái điển hình vào năm

1999.

Trung Quốc đã thực hiện dự án phát triển khu công nghiệp sinh thái đầu tiên tại Guigang,

Guangxi Zhuang Autonomous Region vào năm 2000.

Tính đến tháng 1 năm 2007, 24 khu công nghiệp sinh thái quốc gia đã được thành lập

trong cả nước.

Page 39: Demo Final S1

Khu liên hợp này đã áp dụng giải pháp xây dựng nhóm các cơ sở sản xuất có thể tái sử

dụng phế liệu, chất thải để giảm lượng chất thải phát sinh và giảm gây ô nhiễm môi trường.

- Nhật Bản:

Page 40: Demo Final S1

Tập đoàn EBARA, Nhật được thành lập năm 1912, chuyên sản xuất các loại máy móc

công nghiệp kỹ thuật cao, các thiết bị điện tử và trang thiết bị môi trường.

Sản phẩm chính: máy bơm, tuabin, máy hút bụi, thiết bị làm lạnh, thiết bị điều hòa không

khí, các hệ thống xử lý chất thải rắn, nước thải và khí thải, hệ thống cọ rửa.

Mục tiêu ban đầu là giảm thiểu và không gây xả thải, áp dụng cho trường hợp của

Fujisawa với tổng diện tích 35 ha.

Khu công nghiệp sinh thái kết hợp chặt chẽ tất cả các lĩnh vực của cuộc sống thành thị

bao gồm nơi ăn chốn ở, công nghiệp, nông nghiệp, bán lẻ, dịch vụ công cộng, cơ sở hạ tầng,

nghiên cứu, phát triển, thể thao, giải trí và các vùng tự nhiên. Tất cả các hoạt động công

nghiệp, nông nghiệp, hộ gia đình, thương mại, dịch vụ,… tạo ra dòng vật chất khép kín trên

cơ sở tái sinh và tái sử dụng chất thải trong nội bộ.

Trọng tâm của quy trình này là các nhà máy lọc nước, xử lý nước thải và sản xuất điện.

Trong mô hình này, công ty áp dụng các phương án công nghệ chính sau đây:

Tái sử dụng nhiệt từ quá trình đốt chất thải rắn đô thị, chất thải rắn công nghiệp để sản

xuất điện.

Thu hồi hợp chất nitơ từ khí thải và tái sử dụng trong sản xuất phân bón.

Sản xuất compost từ chất thải rắn hữu cơ để cung cấp cho nông nghiệp. Tái sử dụng nước

thải sau xử lý để tưới cây, vườn và công viên,…

Sử dụng năng lượng mặt trời và gió để sản xuất điện và cấp nhiệt.

Giảm đáng kể năng lượng tiêu thụ và sử dụng tài nguyên, đồng thời giảm xả thải.

Năng lượng: 40%

Nước tiêu thụ: 30%

Nước thải: 95%

Canbondioxit: 30%

Page 41: Demo Final S1

Trải qua kinh nghiệm lâu dài trong lĩnh vực xử lý chất thải và bảo vệ môi trường, với

điều kiện kinh tế phát triển và công nghệ tiên tiến sẵn có, hiện nay, tại hầu hết các nước đã

phát triển trên thế giới, chiến lược bảo vệ môi trường và quản lý chất thải đều theo thứ tự ưu

tiên: (1) ngăn ngừa và giảm thiểu phát sinh chất thải tại nguồn (bằng cách áp dụng các giải

pháp sản xuất sạch hơn), (2) tái sinh và tái sử dụng chất thải (trao đổi chất thải), (3) xử lý

hợp lý phần chất thải còn lại (không thể tái sinh, tái sử dụng) trước khi thải ra môi trường và

(4) thải bỏ hoặc chôn lấp các chất thải đã xử lý một cách hợp vệ sinh.

Page 42: Demo Final S1

- Ngăn ngừa và giảm thiểu chất thải tại nguồn phát sinh là chiến lược được ưa chuống nhất

vì không có chất thải có nghĩa là không có ô nhiễm va không tốn chi phí xử lý và quản lý.

Những nhà sản xuất có thể loại trừ hoặc ngăn chặn phát sinh chất thải từ quy trình sản xuất

bằng cách: quản lý tốt quy trình sản xuất, thay đổi nguyên liệu ban đầu, áp dụng công nghệ

sản xuất mới, thay đổi đặc tính, thành phần sản phẩm,…

- Khi các giải pháp ngăn ngừa và giảm thiểu chất thải tại nguồn không thể áp dụng được,

chất thải phải được tái sử dụng làm nguyên liệu sản xuất ở những quy trình sản xuất khác để

tạo ra sản phẩm mới. Thông thường, tái sinh và tái sử dụng (trao đổi chất thải) mang lại lợi

ích kinh tế do ít năng lượng tiêu thụ để tạo ra sản phẩm mới từ nguyên vật liệu tái sử dụng

và hạn chế suy thoái môi trường do ít khai thác tài nguyên thiên nhiên làm nguyên liệu sản

xuất.

- Ngay cả khi áp dụng ngăn ngừa và giảm thiểu tại nguồn cũng như tái sinh và tái sử dụng

hay trao đổi chất thải cuối cùng vẫn còn chất thải và phần chất thải này cần phải xử lý hợp lý

trước khi thải vào môi trường nhằm ngăn chặn và hạn chế các rủi to cho môi trường cũng

như sức khỏe cộng đồng.

Từ các tài liệu tham khảo và thực tế ứng dụng tại các nước phát triển, có thể tìm thấy rằng

trong một giới hạn nhất định, mỗi giải pháp nói trên đều đóng vai trò quan trọng trong bảo

vệ môi trường. Tuy nhiên, mỗi giải pháp đều có những hạn chế nhất định: mặc dù sản xuất

sạch hơn có thể khắc phục những nhược điểm của công nghệ xử lý cuối đường ống nhưng

các giải pháp sản xuất sạch hơn không phải luôn luôn khả thi để ứng dụng và đôi khi không

Page 43: Demo Final S1

thể xử lý hoàn toàn chất thải nếu không có sự hỗ trợ của công nghệ xử lý cuối đường ống.

Một cách tương tự, nếu chỉ áp dụng các phương án tái sinh và tái sử dụng chất thải khó có

thể giải quyết triệt để chất thải đã phát sinh. Hay nói cách khác, sự kết hợp và tổ hợp của

một vài hoặc tất cả các giải pháp nói trên theo điều kiện kinh tế và công nghệ sẵn có được

xem là chiến lược tốt nhất hay có thể nói là duy nhất để khắc phục quá trình suy thoái môi

trường đang diễn ra liên tục hiện nay.

Trong những năm gần đây, ở các nước phát triển, sự tổ hợp các giải pháp bảo vệ môi trường

khác nhau đã được nghiên cứu và ngẫu nhiên thực thi theo quan điểm sinh thái công nghiệp

(giảm thiểu, tái sử dụng và tái sinh) nhằm tiến tới đạt được những hệ thống công nghiệp bền

vững và nhằm tạo ra mô hình hệ thống công nghiệp không chất thải. Sinh thái công nghiệp

thực hiện điều này bằng cách học tập nguyên lý và chức năng của môi trường tự nhiên, trong

đó tất cả các thành phần của hệ thống được tổ hợp và không có chất thải sinh ra.

b. Vấn đề phát triển khu công nghiệp sinh thái tại Việt Nam.

- Áp dụng thuyết Sinh thái công nghiệp ở Việt Nam.

Cho đến nay, thực tế áp dụng các sự án hiện tại và kinh nghiệm về hệ sinh thái công nghiệp

thể hiện những đặc điểm đặc biệt cũng như những hạn chế nhất định:

Thứ nhất, khái niệm về hệ sinh thái công nghiệp đã được áp dụng chủ yếu ở các nước

phát triển có kỹ thuật, hệ thống tổ chức và cấu trúc thể chế tiên tiến.

Thứ hai, các dự án này thường được phát triển cho các hệ thống công nghiệp có quy mô

lớn như khu công nghiệp sinh thái.

Thứ ba, hầu hết các dự án sinh thái công nghiệp mang tính chất nghiên cứu lý thuyết chủ

yếu tập trung vào công nghệ và cân bằng dòng vật chất. Trong khi đó, vấn đề về tổ chức,

quản lý và vai trò của các cơ quan chức năng trong việc đưa mô hình lý thuyết vào thực tế

ứng dụng hầu như rất ít được quan tâm đến.

Dựa trên các tài liệu tham khảo hiện có cũng như kinh nghiệm của các nước công nghiệp, có

thể thấy rõ nhiều ưu điểm của chiến lược bảo vệ môi trường thành công trên cơ sở áp dụng

khái niệm sinh thái công nghiệp thay vì xử lý cuối đường ống. Tuy nhiên, để áp dụng lý

thuyết phát triển từ những nước phát triển trên thế giới vào điều kiện của Việt Nam cần lưu ý

những vấn đề chính sau đây:

Page 44: Demo Final S1

Thứ nhất, mô hình sinh thái công nghiệp của các nước phát triển không thể áp dụng trực

tiếp vào Việt Nam do sự khác biệt về điều kiện kỹ thuật, kinh tế và xã hội. Hiển nhiên, Việt

Nam có thể học tập kinh nghiệm của các hệ sinh thái công nghiệp hiện có của các nước khác

và hiệu chỉnh cho phù hợp với điều kiện của nước ta.

Thứ hai, nước ta đã có nhiều khu công nghiệp đã hình thành và đi vào hoạt động. Do đó,

mô hình đề xuất phải có tính khả thi để áp dụng đối với khu công nghiệp hiện có với nhiều

loại hình công nghiệp khác nhau.

Thứ ba, khi áp dụng lý thuyết sinh thái công nghiệp để xây dựng khu công nghiệp sinh

thái ở Việt Nam, chúng ta sẽ không chỉ quan tâm đến công nghệ và lĩnh vực tối ưu hóa dòng

vật chất mà còn xem xét đến vai trò của các tổ chức và cơ quan chức năng liên quan đến việc

đưa mô hình lý thuyết vào thực tế.

5.7. Khả năng áp dụng mô hình khu công nghiệp sinh thái ở vùng kinh tế trọng điểm

phía Nam.

- Tài nguyên đất đai: nhu cầu đất đai để phát triển các khu công nghiệp trong vùng kinh tế

trọng điểm phái Nam đến năm 2020 khoảng hơn 10.000 ha, trong khi đó diện tích tự nhiên

toàn vùng: 12.677 ha, hoàn toàn phù hợp quy luật cung – cầu. Địa hình khá bằng phẳng, độ

dốc nhỏ, vừa đủ độ dốc thoát nước và không ngập úng, là điều kiện lý tưởng cho tổ chức quy

hoạch phát triển các khu/ cụm công nghiệp sinh thái.

- Tài nguyên nông – lâm nghiệp: vùng có nguồn tài nguyên nông – lâm nghiệp rất phong

phú và đa dạng, đặc biệt về các loại cây công nghiệp như cao su, café, điều, hạt tiêu, mía,

bông,… và cây ăn quả nhiệt đới -> phát triển khu công nghiệp sinh thái nông nghiệp.

- Tài nguyên thủy sản: vùng có chiều dài bờ biển 156 km, giàu tiềm năng phát triển kinh

tế hải sản, là một trong 4 ngư trường chính với số lượng đánh bắt hải sản chiếm khoảng 50%

của cả nước -> phát triển khu công nghiệp sinh thái nông nghiệp bền vững.

- Tiềm lực khoa học công nghệ, kỹ thuật: đã hình thành hệ thống đào tạo và trung tâm

nghiên cứu khoa học, trung tâm y tế có trình độ cao, là một trong hai vùng có Khu công

nghệ cao và trung tâm tin học lớn của cả nước.

5.8. Các dự án phát triển khu công nghiệp sinh thái.

- Khu công nghiệp Bourbon An Hòa.

Page 45: Demo Final S1

Bourbon An Hòa được coi là khu công nghiệp đầu tiên ở Việt Nam xây dựng theo những

tiêu chí Khu công nghiệp sinh thái, có tổng diện tích là 1.020 ha, trong đó: 760 ha là đất

công nghiệp, 184 ha khu kho cảng và 76 ha dành cho khu dân cư – tái định cư. Mỗi dự án tại

đây chỉ được sử dụng 70% cho đất xây dựng và dành 30% đất cho thảm xanh.

Nhằm đánh thức những tiềm năng và thế mạnh của vùng đất Tây Ninh, Công ty Cổ phần

Bourbon Tây Ninh đã liên kết cùng công ty Cổ phần Long Hậu và Công ty Cổ phần Việt Âu

chung sức, quyết tâm xây dựng một khu công nghiệp xanh thân thiện với môi trường.

Chính vì muốn nhấn mạnh ý tưởng phát triển công nghiệp bền vững gắn với bảo vệ môi

trường thiên nhiên nên nhà đầu tư quyết định đặt tên dự án là Vườn công nghiệp sinh thái

Bourbon An Hòa.

Nhằm đánh thức những tiềm năng và thế mạnh của vùng đất Tây Ninh, Công ty Cổ phần

Bourbon Tây Ninh đã liên kết cùng công ty Cổ phần Long Hậu và Công ty Cổ phần Việt Âu

chung sức, quyết tâm xây dựng một khu công nghiệp xanh thân thiện với môi trường.

Page 46: Demo Final S1

Chính vì muốn nhấn mạnh ý tưởng phát triển công nghiệp bền vững gắn với bảo vệ môi

trường thiên nhiên nên nhà đầu tư quyết định đặt tên dự án là Vườn công nghiệp sinh thái

Bourbon An Hòa.

Hoạt động:

- Hệ thống xử lý nước thải chung của khu công nghiệp sẽ cho ra nước thải loại A (nước

khi thải ra có thể sử dụng được cho nhu cầu sinh hoạt) với công suất dự kiến 40.000m 3/ ngày

đêm, nước thải sau khi xử lý sẽ được dẫn vào các dòng kênh nội bộ được nuôi trồng nhiều

loại sinh vật.

- Khu công nghiệp sẽ ưu tiên chào đón các doanh nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng, mỹ

phẩm, trang trí nội thất… có phương án xử lý nước thải hiện đại, phù hợp tiêu chuẩn.

- Các nhà máy trong khu công nghiệp sẽ tương tác với nhau trên cơ sở trao đổi qua lại các

sản phẩm phụ để tái sinh, tái chế từ nhà máy này sang nhà máy khác; một mặt hạn chế tối đa

rác thải ra môi trường, mặt khác mạng lại lợi ích không nhỏ cho các nhà máy từ việc tận

dung sản phẩm phụ của nhau.

Với quỹ đất được hoàn thiện hạ tầng, Bourbon An Hòa nhắm đến phát triển Cộng Đồng

Xanh.

Công ty đang phát triển một công cụ đánh giá chuẩn mực Xanh để các định chi tiết các

dịch vụ phục vụ nhà đầu tư hiện hữu và trong tương lai. Chiến lược năm 2011 sẽ được ưu

tiên cho việc phục vụ, hỗ trợ tối đa những nhà đầu tư đã và sẽ đi vào hoạt động sản xuất.

Có thể thấy, cũng như các nước trên thế giới, Việt Nam đang nan giải với những vấn đề

gây ô nhiễm không khí, nhiễm độc môi trường nước… xuất phát từ chất thải của các nhà

máy ở khu công nghiệp gây ra. Do đó sự ra đời của khu công nghiệp xanh, thân thiện với

môi trường Bourbon An Hòa thực sự hết sức cần thiết, qua đó góp phần nâng chất lượng và

dịch vụ tại các khu công nghiệp Việt Nam lên một tầm mới trên bản đồ các khu công nghiệp

thế giới.

- Khu chế xuất Linh Trung 1.

Tại hội thảo “Xây dựng mô hình khu công nghiệp sinh thái: Nghiên cứu điển hình tại

Khu chế xuất Linh Trung 1” do Sở khoa học và Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh phối

hợp với trường Đại học Văn Lang tổ chức, hơn 60 đại biểu đến từ các khu công nghiệp –

khu chế xuất, các nhà khoa học về môi trường và kinh tế của Thành phố Hồ Chí Minh đều

Page 47: Demo Final S1

đồng ý với việc xây dựng Khu chế xuất Linh Trung 1 thành khu công nghiệp sinh thái. Được

biết, Khu chế xuất Linh Trung là dự án liên doanh giữa Việt Nam và Trung Quốc, có 33 nhà

máy, 2 ngân hàng trên diện tích 62 ha, hiện có 2 công ty trao đổi phế liệu với nhau và 13

công ty khác thực hiện trao đổi chất thải với cơ sở tái sinh tái chế…

5.9. Trở ngại và thách thức.

Khu công nghiệp sinh thái đòi hỏi một chi phí ban đầu cao hơn, thời gian thu hồi vốn và

lợi nhuận dài hơn các khu công nghiệp thông thường. Chủ đầu tư cần phải có sự đảm bảo

cung cấp tài chính (ngân hàng, các tổ chức bảo trợ…) cho dự án với thời gian dài hơn.

Các chi phí có thể phát sinh từ quá trình thiết kế, chuẩn bị đặc điểm, đặc điểm hệ thống

hạ tầng kỹ thuật, quá trình xây dựng và từ nhiều vấn đề khác.

Khu công nghiệp sinh thái cần phải liên hệ mật thiết với nhau và không ngừng hợp tác

nâng cao hiệu quả hoạt động trên mọi lĩnh vực. Sự đình trệ, yếu kém tại một mắt xích nào đó

trong hệ thống cũng làm giảm hiệu quả hoạt động của khu công nghiệp sinh thái.

Chính sách môi trường tập trung việc xử lý đầu ra hơn là giải pháp hạn chế ô nhiễm môi

trường.

Các yêu cầu mới trong việc phát triển khu công nghiệp sinh thái có thể không được các

cơ quan quản lý Nhà nước chấp thuận hay chậm thông qua.

Trình độ lao động của công nhân trong khu công nghiệp chưa đáp ứng được yêu cầu bề

tay nghề, độ tuổi, trình độ, văn hóa,…

5.10. Phương pháp xây dựng khu công nghiệp sinh thái.

Mô hình kỹ thuật xây dựng khu công nghiệp sinh thái gồm có bốn bước chính.

- Bước thứ nhất là phân tích dòng vật liệu và năng lượng liên quan đến khu công nghiệp

nghiên cứu.

- Bước thứ hai tập trung vào việc ngăn ngừa phát sinh chất thải tại nguồn.

- Bước thứ ba chủ yếu xác định, phân tích và thiết kế các phương án thu hồi, tái sinh và tái

sử dụng các chất thải còn lại sau khi đã áp dụng các biện pháp sản xuất sạch hơn. Những

chất thải không thể tái sinh, tái sử dụng tại nguồn sẽ được tái sinh, tái sử dụng ở những nhà

máy khác trong khu công nghiệp hoặc bên ngoài khu công nghiệp.

- Bước cuối cùng đòi hỏi xác định phần chất thải còn lại cần xử lý hợp lý trước khi thải

vào môi trường xung quanh.

Page 48: Demo Final S1

Sự tổ hợp của 4 bước nói trên hình thành một phương pháp có tính hệ thống cho phép

chúng ta phân tích và xây dựng mô hình kỹ thuật của khu công nghiệp sinh thái.

Trong điều kiện kinh tế - xã hội và công nghệ hiện có của nước ta, với nhận thức về vấn

đề bảo vệ môi trường hiện tại của các nhà sản xuất cũng như thực tế khó khăn và hạn chế về

tài chính, việc áp dụng các giải pháp ngăn ngừa và xử lý chất thải theo thứ tự ưu tiên nói trên

sẽ ít khả thi. Hiển nhiên, để đạt được mục tiêu phát triển bền vững, chiến lược quản lý chất

thải và bảo vệ môi trường của nước ta cuối cùng sẽ phải tiến tới mô hình nói trên. Tuy nhiên,

trong điều kiện hiện tại, để khắc phục và hạn chế quá trình hủy hoại môi trường đang diễn ra

hàng ngày hàng giờ do chất thải công nghiệp đã và đang phát sinh, giải pháp tình thế có tính

khả thi nhất, dễ áp dụng nhất sẽ phải theo thứ tự ưu tiên: (1) tái sinh và tái sử dụng chất thải,

(2) xử lý cuối đường ống, (3) dần dần tiến tới thực hiện ngăn ngừa và giảm thiểu chất thải tại

nguồn khi nhận thức về vấn đề bảo vệ môi trường của các nhà sản xuất được nâng cao cũng

như công nghệ sản xuất được cải tiến.

Phương pháp luận xây dựng mô hình khu công nghiệp sinh thái phù hợp với điều kiện

kinh tế xã hội và công nghệ hiện tại của Việt Nam được đề xuất xây dựng theo bốn bước cơ

bản như sau:

Bước 1: Xác định thành phần và khối lượng chất thải.

Trong bước này, thành phần và khối lượng chất thải của tất cả các nhà máy thuộc khu

công nghiệp nghiên cứu, các phương pháp xử lý và quản lý hiện tại cũng như các tác động

của chúng đến môi trường phải được xác định. Bên cạnh đó, nguyên liệu và năng lượng cần

thiết cho dây chuyền sản xuất của các nhà máy cũng đóng vai trò quan trọng trong việc đánh

giá khả năng tái sử dụng chất thải từ nhà máy để thay thế một phần nguyên liệu của các nhà

máy khác trong cùng khu công nghiệp hay khu vực. Các số liệu này là cơ sở cho việc đề

xuất các biện pháp khắc phục trong các bước tiếp theo.

Bước 2: Đánh giá và lựa chọn phương án tái sinh và tái sử dụng chất thải.

Một cách tổng quát, việc tái sinh, tái sử dụng chất thải của một nhà máy này cho các nhà

máy khác (offsite reuse and reclycing) có thể phân thành hai dạng chính: (1) tái sử dụng trực

tiếp trong quy trình sản xuất của các nhà máy khác và (2) xử lý hoặc tái chế thành nguyên

liệu mới trước khi tái sử dụng. Điều quan trọng cần xác định là loại và lượng chất thải cần

xử lý và nhu cầu cần thiết của các cơ sở có khả năng tiếp nhận các chất thải này làm nguyên

Page 49: Demo Final S1

liệu sản xuất. Một cách cụ thể, để xây dựng mạng lưới tái sinh – tái sử dụng chất thải giữa

các nhà máy trong khu công nghiệp cần:

- Nguyên vật liệu và năng lượng cần thiết cũng như sản phẩm và chất thải tạo ra của tất cả

các nhà máy trong khu công nghiệp (bao gồm cả các nhà máy phát sinh chất thải và các nhà

máy có thể sử dụng chất thải làm nguyên liệu sản xuất), trong đó:

Thành phần và đặc tính của dòng chất thải, vật liệu và năng lượng có khả năng tái chế

(tính ổn định của chúng theo thời gian).

Lượng vật liệu và năng lượng thải.

Sự phân bố của các dòng vật liệu và năng lượng thải này theo thời gian (liên tục, gián

đoạn, thỉnh thoảng).

- Các cơ sở (bao gồm cả nhà máy công nghiệp, khu trồng trọt, nguồn nước mặt,…) có khả

năng tái sử dụng vật liệu và năng lượng thải. Những thông tin sau đây cần xác định:

Tiềm năng tái sinh tái sử dụng vật liệu và năng lượng thải.

Công nghệ xử lý sơ bộ hay chế biến cần thiết để chuyển chất thải thành nguyên liệu theo

yêu cầu của cơ sở tái chế.

Nhu cầu về vật liệu và năng lượng thải của các cơ sở hiện có trong khu công nghiệp hay

khu vực,…

Bước 3: Đánh giá và lựa chọn giải pháp xử lý cuối đường ống và thải bỏ hợp vệ sinh.

Đối với các chất thải còn lại (không có khả năng tái sinh, tái sử dụng), công nghệ xử lý

cuối đường ống sẽ là giải pháp chính để đảm bảo loại trừ hoàn toàn tác động của chất thải

phát sinh đến môi trường và tiến tới mô hình khu công nghiệp không chất thải. Để lựa chọn

công nghệ xử lý hợp lý, những nội dung sau cần được xem xét, đánh giá:

- Đặc tính và khối lượng chất thải.

- Tiêu chuẩn môi trường và yêu cầu giảm thiểu ô nhiễm.

- Công nghệ xử lý sẵn có.

- Yếu tố môi trường đối với công nghệ xử lý, ví dụ ưu tiên phương án ít sử dụng thêm hóa

chất.

- Hiệu quả kinh tế.

Sự thành công và thất bại của các hệ thống (công nghệ) xử lý chất thải hiện có là bằng

chứng thực tế và kinh nghiệm hữu ích nên xem xét khi đề xuất giải pháp công nghệ mới.

Page 50: Demo Final S1

Bước 4: Tổ hợp các giải pháp lựa chọn: Vai trò của các cơ quan chức năng và thể chế chính

sách.

Để đưa mô hình kỹ thuật đã thiết kế vào thực tế áp dụng, điều quan trọng là cần xem xét

và hiểu rõ mối quan hệ giữa các thành phần trong mô hình với các yếu tố kinh tế, xã hội

và thể chế chính sách hiện tại ở nước ta. Chỉ có hiểu rõ mối quan hệ giữa khu công nghiệp

sinh thái xây dựng với các cơ quan quản lý nhà nước về công nghiệp và môi trường, về

kinh tế tài chính, về chính sách luật lệ và các tổ chức xã hội khác, chúng ta mới có thể xác

định những yếu tố cản trở việc áp dụng mô hình đã xây dựng vào thực tế và từ đó đề xuất

các giải pháp tương ứng.

Mô hình triad – network do Mol (1995) phát triển được áp dụng để phân tích mối liên hệ

giữa các cơ quan chức năng này và các thành phần của khu công nghiệp sinh thái xây

dựng theo ba lĩnh vực chính: (1) kinh tế (economic network), (2) chính sách (policy

network) và (3) xã hội (social network). Economic network phân tích mối quan hệ giữa hệ

công nghiệp với các nhà cung cấp nguyên vật liệu và người tiêu thụ sản phẩm; với các hệ

công nghiệp khác sản xuất cùng mặt hàng cũng như các hiệp hội ngành hay chi nhánh;

Page 51: Demo Final S1

các cơ quan tài chính khác (như thuế, ngân hàng, bảo hiểm,…); các việc nghiên cứu,

trường đại học,… và với các yếu tố tự nhiên khác trong khu vực. Policy network phân

tích mối tương quan giữa hậ công nghiệp và nhà nước (industry – government), tập trung

vào chính sách, luật lệ, quy định, tiêu chuẩn đang được áp dụng và thực tế thực thi. Social

network nhằm phân tích vai trò của các tổ chức xã hội (như cộng đồng dân cư, hội cựu

chiến binh, hội phụ nữ, đoàn thanh niên,…) trong việc thúc đẩy các cơ sở công nghiệp

quan tâm đến môi trường. Vai trò của các phương tiện thông tin đại chúng như báo chí,

truyền thanh, truyền hình,… cũng được đánh giá là hết sức cần thiết. Những phân tích này

là cơ sở để đề xuất công cụ quản lý (luật lệ, chính sách, quy định, tiêu chuẩn,…) và các cơ

quan chức năng chịu trách nhiệm đưa mô hình kỹ thuật khu công nghiệp sinh thái đã xây

dựng vào thực tế ứng dụng.

II. Ứng dụng của hệ sinh thái vào công nghiệp sinh thái.

Dòng vật chất năng lượng.

- Trong hệ sinh thái tự nhiên, chu trình sinh học được duy trì bởi ba nhóm chính: sản xuất,

tiêu thụ, phân hủy.

Nhóm sản xuất có thể là cây trồng và một số vi khuẩn.

Nhóm tiêu thụ có thể là động vật ăn cở hoặc động vật khác để cung cấp năng lượng và

protein cần thiết cho cơ thể chúng.

Nhóm phân hủy có thể là nấm và vi khuẩn. Với nguồn năng lượng là ánh sáng mặt trời,

thế giới tự nhiên có khả năng duy trì chu trình sản xuất – tiêu thụ - phân hủy một cách vô

hạn.

- Trong các hệ công nghiệp:

Hoạt động sản xuất bao gồm hoạt động tạo ra năng lượng và những sản phẩm khác.

Nhóm tiêu thụ sản phẩm có thể: nhà máy, con người và động vật.

Quá trình phân hủy: xử lý, thu hồi và tái chế chất thải. Xét theo khía cạnh này, hệ công

nghiệp là một hệ thống không hoặc ít khép kín. Để đạt tiêu chuẩn của một hệ sinh thái công

nghiệp, các sản phẩm phụ và chất thải phải được tái sử dụng và tái chế.

Page 52: Demo Final S1

- a

III. Kết luận.

Qua quá trình phát triển kinh tế với việc các Khu công nghiệp ngày càng nhiều đã mang

lại nguồn lợi đáng kể cho đất nước, đem lại những thành tựu to lớn, khẳng định vai trò quan

trọng của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đẩy nhanh tiến trình hội nhập với nền

kinh tế khu vực và quốc tế. Tuy nhiên vấn đề môi trường khu công nghiệp cần được sự quan

tâm đúng mức của cộng đồng. Nhiều nhà khoa học đã nhận ra rằng việc xử lý phần ngọn các

triệu chứng môi trường (chất thải, khí thải, nước thải,…) mà chưa giải quyết các nguyên

nhân chính làm phát sinh chất thải. Vì vậy, các nhà khoa học đề xuất xây dựng mô hình các

khu công nghiệp sinh thái để hướng tới phát triển bền vững khu công nghiệp, góp phần bảo

vệ môi trường. Để xây dựng khu công nghiệp sinh thái cần điều chỉnh quy hoạch để nâng

cao chất lượng triển khai thực hiện quy hoạch các khu công nghiệp (đẩy mạnh xúc tiến đầu

tư vào các khu công nghiệp); phát triển cơ sở hạ tầng khu công nghiệp một cách đồng bộ

theo hướng phát triển khu công nghiệp, khu chế xuất kết hợp chặt chẽ với bảo vệ môi trường

(phát triển và đào tạo nguồn nhân lực có tay nghề, hoàn thiện mô hình tổ chức, quản lý khu

công nghiệp, cải cách thủ tục hành chính, hoàn thiện khung pháp lý), học hỏi kinh nghiệm từ

các nước có nền công nghiệp phát triển…

Page 53: Demo Final S1

ĐÔ THỊ SINH THÁI

1. Lời mở đầu:

Xây dựng và phát triển đô thị là một trong những mục tiêu quan trọng của công cuộc

công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước. Trong đó tăng trưởng kinh tế là nhân tố có tính

chất quyết định đối với sự phát triển của đô thị. Tăng trưởng kinh tế ở đô thị sẽ góp phần

thúc đẩy kinh tế của cả đất nước cùng phát triển. Quá trình công nghiệp hoá và đô thị hoá là

một tất yếu của phát triển kinh tế xã hội, song sự phát triển kinh tế ở đô thị luôn mang theo

những hậu quả xấu đến môi trường sinh thái.

Thực tế tăng trưởng kinh tế và môi trường đô thị có mối quan hệ biện chứng, tác động

qua lại và ảnh hưởng lẫn nhau. Một mặt tăng trưởng kinh tế làm thay đổi diện mạo đô thị,

tạo nên những không gian mới, môi trường mới cho con người, mặt khác chúng làm ảnh

hưởng không nhỏ, gây ô nhiễm – suy thoái môi trường sinh thái. Trước tình hình đó, việc

bảo vệ – giữ gìn môi trường sống của con người là yêu cầu cấp bách của chiến lược phát

triển kinh tế. Bởi môi trường là nơi cung cấp cho con người nguồn sống, cung cấp cho công

cuộc công nghiệp hoá - hiện đại hoá những tiền đề – cơ sở quan trọng để phát triển.

1. Lịch sử hình thành

Ý tưởng về đô thị sinh thái có nguồn gốc từ những năm 80 của thếkỷ XX và đã được

công bố công khai lần đầu tiên bởi các học giả Đức. Các khái niệm đô thị sinh thái đầu tiên

được tập trung vào những hoạt động diễn ra trong đô thị như: vòng tròn năng lượng, nước,

chất thải, khí thải…

Richard Register một chuyên gia thiết kế đô thị người Mỹ đã khai sinh ra phong trào

Ecocity. Ông đã thành lập Khoa Đô thị sinh thái ở Berkeley (Mỹ) vào năm 1975, và sau đó

sáng lập Ecocity Builders - một tổ chức phi chính phủ gắn trách nhiệm môi trường với phát

triển đô thị thông qua giáo dục cộng đồng và tư vấn cho chính phủ và các nhà quy hoạch.

Page 54: Demo Final S1

Phương châm của nhóm là "xây dựng lại nền văn minh của chúng ta trong sự cân bằng

với thiên nhiên”.

Từ 1990, những gì Register và nhóm Ecocity Builders khởi xướng đã trở thành một phần

quan trọng của phong trào Ecocity. Các hội nghị Ecocity quốc tế đã được tổ chức hai năm

một lần sau đó.

2. Định nghĩa

“Eco” viết tắt của từ sinh thái trong cụm từ đô thị sinh thái “Ecocity”, vốn đọc chệch từ

“Oikos” của tiếng Hy lạp cổ nghĩa là “gia đình” (“hộ gia đình”) trong đó mọi người cùng

làm việc để tạo ra một đơn vị chức năng nào đó.

Tương tự như vậy, các đô thị sinh thái “ecocities” muốn nhấn mạnh mối quan hệ lành

mạnh giữa các phần của thành phố với chức năng của chúng hơn là đơn thuần nói đến hàng

loạt các chỉ số đo độ xanh, sạch đẹp của đô thị.

Đối với đô thị sinh thái, “gần gũi” là điều có ý nghĩa quyết định. Nếu như có một chỉ số

đơn lẻ để xác định đô thị sinh thái, đó chính là khả năng dân cư có thể và ưa thích việc tiếp

cận hầu hết dịch vụ cơ bản bằng cách đi bộ, đi xe đạp và vận chuyển bằng các phương tiện

giao thông công cộng.

Theo định nghĩa của Tổ chức Sinh thái đô thị của Úc: Một thành phố sinh thái là

thành phố đảm bảo sự cân bằng với thiên nhiên hay cụ thể hơn là sự định cư cho phép các cư

dân sinh sống trong điều kiện chất lượng cuộc sống nhưng sử dụng tối thiểu các nguồn tài

nguyên thiên nhiên.

Quan điểm của Richard Register về các thành phố sinh thái bền vững: Các đô thị

mật độ thấp, dàn trải, được chuyển đổi thành mạng lưới các khu dân cư đô thị mật độ cao

hoặc trung bình có quy mô giới hạn được phân cách bởi các không gian xanh. Hầu hết

mọi người sinh sống và làm việc trong phạm vi khoảng cách đi bộ và đi xe đạp.

Theo GS.TS Phạm Ngọc Đăng: Một đô thị sinh thái là một đô thị mà trong quá trình tồn

tại và phát triển của nó không làm cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên, không làm suy thoái môi

trường, không gây tác động xấu đến sức khỏe cộng đồng và tạo điều kiện thuận tiện cho mọi

người sống, sinh hoạt và làm việc trong đô thị.

Page 55: Demo Final S1

Hội nghị tổ chức Y tế Thế Giới (WHO) họp ở Liverpool (Anh Quốc) năm 1988 đã đề ra

4 nguyên tắc chính để xây dựng đô thị sinh thái như sau:

- Xâm phạm ít nhất đến môi trường tự nhiên- Đa dạng hóa nhiều nhất việc sử dụng đất, chức năng đô thị và các hoạt động khác của

con người- Trong điều kiện có thể cố giữ cho hệ thống đô thị khép kín và tự cân bằng- Giữ cho sự phát triển dân số đô thị và tìm năng của môi trường được cân bằng một

cách tối ưu

Tóm lại, “sinh thái đô thị” muốn nói đến các điều kiện sinh sống của đô thị mà đối tượng

quan tâm là môi trường sinh thái, còn “đô thị sinh thái” là đô thị đạt được những tiêu chí về

điều kiện và chất lượng môi trường sống sinh thái, và “quy hoạch đô thị sinh thái” là phương

pháp quy hoạch đô thị nhằm đạt được các tiêu chí của chất lượng cuộc sống cao, hướng tới

sự phát triển bền vững của đô thị đó.

4. Cân bằng vật chất năng lượng

- Đặc trưng của dòng vật chất - năng lượng của một đô thị sinh thái là luôn hướng đến một

chu trình khép kín như HST tự nhiên.

- Các dòng vật chất-năng lượng được sử dụng bởi các hoạt động của con người và chuyển

thành giá trị tinh thần – vật chất dưới dạng có thể sử dụng lại tối đa cho các hoạt động đó

trong cùng một cộng đồng.

Mô hình Hammerby, cho quận Hammerby Sjostad, Stockholm, Thuỵ Điển

- Stockholm: Thành phố đã tiến hành nhiều biện pháp, bao gồm việc áp dụng nhiên liệu sinh học, hệ thống làm mát, giao thông thân thiện môi trường. Kết quả là lượng khí thải nhà kính đã giảm từ 5,3 tấn xuống còn 4 tấn CO2 từ năm 1990 đến 2005. Thành phố cũng cũng ưu tiên hiệu quả về chi phí trong quá trình bảo tồn nguồn tài nguyên. Mục tiêu dài hạn của Stockholm là hoàn toàn không sử dụng nhiên liệu hóa thạch vào năm 2050

Page 56: Demo Final S1

Mô hình chất thải ở Khu dân cư sinh thái Christie Walk, thành phố Adelaide ở Úc.

5. Ưu điểm đô thị sinh thái

- Tạo ra môi trường trong lành, giúp cho đầu óc thư thái sau những giờ làm việc căng thẳng;

- Đảm bảo khai thác tối đa các nguồn mặt trời, gió và nước mưa để cung cấp năng lượng và

đáp ứng nhu cầu nước của người sử dụng;

- Đảm bảo đa dạng sinh học, là khoảng không gian gần gũi với thiên nhiên và con người là

nơi nghỉ ngơi, vui chơi, giải trí;

- Giảm thiểu được nhu cầu về giao thông vận tải, vận chuyển cơ giới vì phần lớn dân cư đô

thị sẽ sống và làm việc trong phạm vi bán kính đi bộ hoặc xe đạp;

- Công nghiệp của đô thị sinh thái sẽ sản xuất ra các sản phẩm hàng hóa có thể tái sử dụng,

tái sản xuất và tái sinh;

Những khó khăn thách thức

Để cải tạo hay xây dựng mới thành đô thị sinh thái đều đòi hỏi rất nhiều thời gian, kinh

phí, sự kết hợp đồng bộ của các ban ngành, quyết tâm – năng lực cao của chính quyền, và ý

thức cao từ người dân.

Page 57: Demo Final S1

Hiện nay trên thế giới vẫn còn một bộ phận lớn người dân có nhận thức chưa đầy đủ về

bảo vệ môi trường và thiên nhiên. Ý đồ tiếp cận đô thị sinh thái chỉ có kết quả khi quần

chúng nhận thức được đầy đủ ý nghĩa của vấn đề bảo vệ tài nguyên và môi trường, của việc

bảo vệ trái đất.

Nhu cầu thương mại không thân thiện với môi trường kích thích người dân chi tiêu và sử

dụng tài nguyên không hiệu quả và tiết kiệm.

Đối với đô thị sinh thái được xây dựng mới, thì việc xây dựng thường phải gắn với điểm

dân cư hoặc đô thị nhỏ hiện có.

6. Tiềm năng ứng dụng

Theo Ngân hàng thế giới, Việt Nam là một trong những nước có tốc độ đô thị hóa nhanh

trong khu vực Đông Á. Dân số đô thị ước tính sẽ tăng khoảng từ 28% hiện nay lên 38% năm

2015 và 50% vào năm 2025.

Ước tính mỗi năm, các đô thị Việt Nam sẽ có thêm từ 1 đến 1,3 triệu dân, do đó dân số

đô thị từ nay đến năm 2015 sẽ tăng gấp đôi, đạt đến con số 52 triệu người.

Sự gia tăng dân số đô thị sẽ đi kèm với gia tăng sử dụng đất đô thị, cũng như một số thay

đổi về địa giới hành chính và quá trình phân cấp.

Thêm vào đó, các cơ hội kinh tế tại các khu vực thành thị cũng thúc đẩy sự tăng trưởng

dân số với dòng người di cư từ nông thôn ra. Vì thế cần phải có tầm nhìn trùng khớp với các

mục tiêu dài hạn, cũng như một chiến lược thích ứng để thực hiện.

Việt Nam là một trong những quốc gia đầu tiên hợp tác với chương trình Eco2 của Ngân

hàng thế giới, Thành phố Hồ Chí Minh và Hải Phòng là hai thành phố đi đầu áp dụng cách

tiếp cận thành phố sinh thái.

Ông Arish Dastur trưởng nhóm chương trình Thành phố sinh thái và là một trong những

tác giả chính của cuốn sách “Thành phố sinh thái –Eco2 Cities) cho rằng: 

“ Đô thị Việt Nam có nhịp độ kinh doanh năng động, thêm vào đó là cuộc sống muôn màu

về văn hóa và xã hội. Chính tại đây cũng tồn tại các hệ thống sinh thái và tự nhiên rất có giá

trị. Hy vọng rằng chương trình Eco2 sẽ đóng góp vào quá trình phát triển, củng cố và tăng

cường những đặc điểm đa dạng này tại các đô thị.”

7. Tiêu chí đánh giá

Page 58: Demo Final S1

Tiêu chí đánh gía đô thị sinh thái trên thế giớiTheo IES, giao thông đô thị với thứ tự ưu tiên:

giao thông đi bộ, xe đạp, thang vận (elevators, escalators), giao thông công cộng bằng xe

điện hoặc tàu điện ngầm, giao thông công cộng bằng xe bus, rồi mới đến xe ô tô con;

- Năng lượng: sử dụng năng lượng có thể tái tạo như gió, mặt trời…, hạn chế sử dụng tài

nguyên không tái tạo được, dùng các giải pháp bảo tồn năng lượng.

- Xã hội: đáp ứng tốt nhất các yêu cầu về kiến trúc và thiết kế chỗ ở và sinh hoạt cho người

dân, đảm bảo về giáo dục và việc làm…;

- Nông nghiệp;

- Quy hoạch các khu vực đặc thù và các công cụ quản lý;

- Chính sách và thể chế quản lý;

- Kinh tế…

Tiêu chí đánh gía đô thị sinh thái trên thế giới

Công ty tư vấn nguồn nhân lực và dịch vụ tài chính Mercer có trụ sở tại New York, Mỹ

đã công bố bảng xếp hạng các thành phố sinh thái của thế giới năm 2010. Bảng xếp hạng

được đánh giá dựa trên các yếu tố như nguồn nước sẵn có, nước uống, nước thải, rác thải, ô

nhiễm không khí và tắc nghẽn giao thông.

Theo khảo sát của Mercer, Calgary là một trong hai thành phố của Canada lọt vào top 10,

với Ottawa xếp vị trí số 3. Ngoài Canada, Mỹ là nước còn lại duy nhất có 2 thành phố lọt

vào top 10, gồm Honolulu xếp vị trí thứ 2 và Minneapolis giành vị trí số 6. Mười thành phố

sinh thái của thế giới là: 1. Calgary, Canada; 2. Honolulu, Hawaii, Mỹ; 3. Ottawa, thủ đô

Canada; 4. Helsinki thủ đô Phần Lan; 5. Wellington, thủ đô New Zealand; 6. Minneapolis,

Minnesota; 7. Adelaide, Australia; 8. Copenhagen, thủ đô Đan Mạch; 9. Kobe, Honshu,

Nhật Bản; và 10. Oslo, thủ đô Na Uy.

Tiêu chuẩn quốc tế về đô thị sinh thái (International Ecocity Standard – IES) được tập

hợp từ nhóm các nhà xây dựng đô thị sinh thái (Ecocity Builders), tập hợp các thành viên

của các tổ chức từ khắp nới trên thế giới. IES đánh giá hiện trạng và quá trình phát triển mới

của các đô thị trong việc hướng tới để trở thành đô thị sinh thái. IES đánh giá mức độ đạt

được trên các quy mô khác nhau từ các khu vực nhỏ đến toàn bộ vùng, dựa trên nguyên tắc

của các hệ thống và các thiết kế sức khỏe sinh thái.

Các tiêu chí xem xét đánh giá đô thị sinh thái, theo IES, bao gồm các nhóm:

Page 59: Demo Final S1

- Cơ cấu đô thị: về sử dụng đất và kiến trúc đô thị;

- Giao thông đô thị với thứ tự ưu tiên: giao thông đi bộ, xe đạp, thang vận (elevators,

escalators), giao thông công cộng bằng xe điện hoặc tàu điện ngầm, giao thông công

cộng bằng xe bus, rồi mới đến xe ô tô con;

- Năng lượng: sử dụng năng lượng có thể tái tạo như gió, mặt trời…, hạn chế sử dụng tài

nguyên không tái tạo được, dùng các giải pháp bảo tồn năng lượng;

- Xã hội: đáp ứng tốt nhất các yêu cầu về kiến trúc và thiết kế chỗ ở và sinh hoạt cho người

dân, đảm bảo về giáo dục và việc làm…;

- Nông nghiệp;

- Quy hoạch các khu vực đặc thù và các công cụ quản lý;

- Chính sách và thể chế quản lý;

- Kinh tế…

Dự án đô thị sinh thái do Liên minh Châu Âu (EU) thực hiện trong 3 năm bắt đầu từ

2/2002, bao gồm 30 tổ chức từ 9 nước thuộc EU, đại diện các trường đại học, tư vấn chính

phủ và đại diện cộng đồng. Theo dự án này, nguyên tắc của thành phố sinh thái nhìn chung

cũng phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế về đô thị sinh thái (IES) nêu trên.

Tiêu chí đánh gía đô thị sinh thái ở Việt Nam

Theo PGS.TS. Lưu Đức Hải - Phó Chủ tịch Hội Quy hoạch Phát triển đô thị Việt Nam,

tiêu chí quy hoạch đô thị sinh thái có thể được khái quát trên các phương diện sau: kiến trúc

công trình, sự đa dạng sinh học, giao thông, công nghiệp và kinh tế đô thị (Tạp chí quy

hoạch đô thị số 05 - 2011):

- Về kiến trúc, các công trình trong đô thị sinh thái phải đảm bảo khai thác tối đa các nguồn

mặt trời, gió và nước mưa để cung cấp năng lượng và đáp ứng nhu cầu nước của người sử

dụng. Thông thường là nhà cao tầng để dành mặt đất cho không gian xanh.

Sự đa dạng sinh học của đô thị phải được đảm bảo với các hành lang cư trú tự nhiên,

nuôi dưỡng sự đa dạng sinh học và đem lại sự tiếp cận với thiên nhiên để nghỉ ngơi giải trí.

Giao thông và vận tải cần hạn chế bằng cách cung cấp lương thực và hàng hóa chủ yếu

nằm trong phạm vi đô thị hoặc các vùng lân cận. Phần lớn dân cư đô thị sẽ sống và làm việc

trong phạm vi bán kính đi bộ hoặc xe đạp để giảm thiểu nhu cầu di chuyển cơ giới. Sử dụng

các phương tiện giao thông công cộng nối liền các trung tâm để phục vụ nhu cầu di chuyển

Page 60: Demo Final S1

xa hơn của người dân. Chia sẻ ô tô con địa phương cho phép mọi người chỉ sử dụng khi cần

thiết.

Công nghiệp của đô thị sinh thái sẽ sản xuất ra các sản phẩm hàng hóa có thể tái sử dụng,

tái sản xuất và tái sinh. Các quy trình công nghiệp bao gồm cả việc tái sử dụng các sản phẩm

phụ và giảm thiểu sự vận chuyển hàng hóa.

Kinh tế đô thị sinh thái là một nền kinh tế tập trung sức lao động thay vì tập trung sử

dụng nguyên liệu, năng lượng và nước, nhằm duy trì việc làm thường xuyên và giảm thiểu

nguyên liệu sử dụng.