dao duc co doc giao voi cac van de can dai

140
Đạo Đức Cơ Đốc Giáo Với Các Vấn Đề Cận Đại Tác giả: Barry Branaman Giới thiệu: Giáo trình sẽ được chia thành ba phần lớn. Một là, nền tảng đạo đức học trong Kinh Thánh sẽ được khảo xét. Hai là, chúng tôi sẽ đưa ra một cái nhìn tổng quát về các thế giới quan đạo đức của đời trong các hình thức phổ biến, cùng với các nguồn gốc lịch sử của chúng. Ba là, một phần trình bày nhiều vấn đề đạo đức có tầm quan trọng phổ biến. Các mục tiêu của giáo trình: Đối tượng gồm ba phương diện của giáo trình này sẽ như sau đây: một là sinh viên sẽ tiếp thu được một kiến thức căn bản về nền tảng của nền đạo đức học và luân lý học theo Kinh Thánh nhằm chiều hướng ứng dụng cá nhân; hai là sinh viên sẽ tiếp thu được một kiến thức căn bản về các quan điểm đạo đức học lớn của đời, những biểu hiện, những nét hấp dẫn sơ khởi và những sai lầm tối hậu của chúng; ba là trong khi thảo luận các vấn đề đạo đức phổ biến, người sinh viên sẽ có thể ứng dụng Lời Thượng Đế cho từng hoàn cảnh một, sử dụng chân lý của Thượng Đế làm lời giải đáp tối hậu cho quan điểm xung khắc, đối lập của đời. Tác phẩm phải đọc Quyển Christian Ethics in a Secular Society của Philip E. Hughes Phải đọc đúng lúc kịp thời và trước thời gian đến lớp theo lịch trình sẽ được cung cấp. Các trách nhiệm. Tôi sẽ yêu cầu bạn đúng theo Lời Thượng Đế ...làm phần công việc của mình “như là làm cho Chúa” để chính Ngài - chớ không phải một người nào khác - được đẹp lòng. Do đó, mọi việc đều phải làm thật đúng lúc kịp thời. Mọi chậm trễ về các bài làm phải nộp sẽ bị trừ trọn điểm cả bài (one full grade) hoặc một số điểm tương đương đối với mỗi ngày bị chậm trễ. ...nhớ rằng chúng ta đang học hỏi nghiên cứu Lời Thượng Đế, các chân lý và các nguyên tắc của Ngài. Do đó, phải vừa tiếp cận việc đọc sách và các dự án cần thực hiện đồng thời với sự cầu nguyện ...nhớ sự đổi mới đã xảy ra trong tâm trí mình khi bạn nghiên cứu chân lý Kinh Thánh. Do đó, phải suy nghĩ thật kỹ khi làm bài và thảo luận trong lớp học. Những

Upload: long-do-hoang

Post on 09-Feb-2017

33 views

Category:

Business


3 download

TRANSCRIPT

Page 1: Dao duc co doc giao voi cac van de can dai

Đạo Đức Cơ Đốc Giáo Với Các Vấn Đề Cận Đại Tác giả: Barry Branaman

Giới thiệu:

Giáo trình sẽ được chia thành ba phần lớn. Một là, nền tảng đạo đức học trong Kinh Thánh sẽ được khảo xét. Hai là, chúng tôi sẽ đưa ra một cái nhìn tổng quát về các thế giới quan đạo đức của đời trong các hình thức phổ biến, cùng với các nguồn gốc lịch sử của chúng. Ba là, một phần trình bày nhiều vấn đề đạo đức có tầm quan trọng phổ biến.Các mục tiêu của giáo trình: Đối tượng gồm ba phương diện của giáo trình này sẽ như sau đây: một là sinh viên sẽ tiếp thu được một kiến thức căn bản về nền tảng của nền đạo đức học và luân lý học theo Kinh Thánh nhằm chiều hướng ứng dụng cá nhân; hai là sinh viên sẽ tiếp thu được một kiến thức căn bản về các quan điểm đạo đức học lớn của đời, những biểu hiện, những nét hấp dẫn sơ khởi và những sai lầm tối hậu của chúng; ba là trong khi thảo luận các vấn đề đạo đức phổ biến, người sinh viên sẽ có thể ứng dụng Lời Thượng Đế cho từng hoàn cảnh một, sử dụng chân lý của Thượng Đế làm lời giải đáp tối hậu cho quan điểm xung khắc, đối lập của đời.Tác phẩm phải đọc Quyển Christian Ethics in a Secular Society của Philip E. Hughes Phải đọc đúng lúc kịp thời và trước thời gian đến lớp theo lịch trình sẽ được cung cấp.Các trách nhiệm. Tôi sẽ yêu cầu bạn đúng theo Lời Thượng Đế...làm phần công việc của mình “như là làm cho Chúa” để chính Ngài - chớ không phải một người nào khác - được đẹp lòng. Do đó, mọi việc đều phải làm thật đúng lúc kịp thời. Mọi chậm trễ về các bài làm phải nộp sẽ bị trừ trọn điểm cả bài (one full grade) hoặc một số điểm tương đương đối với mỗi ngày bị chậm trễ....nhớ rằng chúng ta đang học hỏi nghiên cứu Lời Thượng Đế, các chân lý và các nguyên tắc của Ngài.Do đó, phải vừa tiếp cận việc đọc sách và các dự án cần thực hiện đồng thời với sự cầu nguyện...nhớ sự đổi mới đã xảy ra trong tâm trí mình khi bạn nghiên cứu chân lý Kinh Thánh.Do đó, phải suy nghĩ thật kỹ khi làm bài và thảo luận trong lớp học. Những

Page 2: Dao duc co doc giao voi cac van de can dai

đóng góp của bạn là quan trọng và là điều mà chúng tôi mong đợi. Vậy, phải tự tạo cho mình sự thoải mái, tự do, để nói ra những tư tưởng, những ý nghĩ phù hợp với đề tài đang được thảo luậnPhải làm bài thật sạch sẽ, rõ ràngDự án của giáo trình Sẽ có một số tờ câu hỏi phối hợp phải được trả lời và giữ lại trong bìa tài liệu lưu trữ. Cũng sẽ có một bài làm để đánh giá việc bạn đã đọc sách, hoặc một đề án cứu do sinh viên tự chọn. Tất cả các bài làm theo dự án này đều phải được nộp đúng ngày theo lịch trình của giáo trình. Các câu hỏi và đề tài sưu tầm nghiên cứu đều nhằm kích thích tư tưởng, gây óc thắc mắc đặt vấn đề, và giúp người sinh viên tự rèn luyện để vượt thoát một vài lãnh vực khó khăn, gay go của đạo đức học.Phương thức chấm điểm.Có thể nhận được tổng số 200 điểm cho các bài làm khác nhau. Thang điểm sẽ như sau:30 điểm cho phần kiểm điểm phần đọc sách90 điểm cho các câu hỏi phối hợp (ba bảng câu hỏi, mỗi bảng 30 điểm)30 điểm cho bài làm về đọc sách / sưu tầm nghiên cứu.50 điểm cho bài thi đem về nhà làmTri ân đặc biệt.Tôi xin thành thật bày tỏ lòng tri ân sâu xa đối với tác giả F.H.Henry về tác phẩm tuyệt vời của ông nhan đề Christian Personal Ethics mà tôi đã dùng làm cơ sở cho giáo trình này.

Bố Cục

Buổi học 1 Dẫn nhập giáo trìnhDẫn nhập các nền Đạo đức họcTấm quan trọng của Đạo đức họcCác công cụ của Đạo đức họcCác vấn đề căn bản của Đạo đức họcBuổi học 2 Nền tảng Cơ Đốc Đạo đức học.Hành động của Cơ Đốc đạo đức học.Mối liên hệ giữa Tình yêu thương (Agape) và sự vâng lờiĐọc: Các chương 1 và 2 Nộp bài 1Buổi học 3 Luật pháp như một mặc khải về đạo đức học.Nền tảng Cơ Đốc Đạo đức học trong công trình sáng tạo con người theo

Page 3: Dao duc co doc giao voi cac van de can dai

hình, tượng Thượng Đế.Sự sa ngã và ảnh hưởng của nó trên con người.Đọc: Chương 3Buổi học 4 Sự cứu chuộc và chuộc tội, nền tảng của Cơ Đốc Đạo đức họcNền tảng thế mạt luận cho Đạo đức học Cơ Đốc giáo và một đời sống thánh khiếtBuổi học 5 Các hàm ý căn bản trong việc phủ nhận nền tảng Đạo đức học Cơ Đốc giáo.Gương của Chúa Cứu Thế Giê-xu về sinh hoạt đạo đứcCác nguyên tắc của hành động đạo đức Cơ Đốc giáoĐức Thánh Linh: Đấng ban quyền năng cho người tín hữu hành động. Nộp bài 2Buổi học 6 Sơ lược những đặc điểm của các hệ thống Đạo đức học suy lý 1 Đọc: Chương 5Buổi học 7 Sơ lược những đặc điểm của các hệ thống Đạo đức học suy lý 2 Đọc: Chương 4Buổi học 8 Sơ lược những đặc điểm của các hệ thống Đạo đức học suy lý 3 Nộp bài 3Buổi học 9 Các xung khắc luân lý và nan đề đạo đức họcBuổi học 10 Đạo đức học Tình dục: Đồng tính luyến ái và do tình dục cá nhânĐọc: Chương 8Buổi học 11 Các nhân quyền: các quyền về chính trị hoạt động chính trị, và sự không vâng lời dân sự bên trong một nhà nước đa nguyên. Đọc: Chương 7Buổi học 12 Đạo đức học xã hội 1: cái chết không đau đớn, sát hại trẻ con và phá thaiĐọc: các chương 6 và 9Buổi học 13 Đạo đức xã hội 2: Đạo đức học Kinh doanh và Đạo đức học Y khoa. Nộp bài 4Buổi học 14 Đạo đức học xã hội 3: Chiến tranh và án tử hình

Dự án 1: Các từ ngữ và định nghĩa, 30 điểm

Page 4: Dao duc co doc giao voi cac van de can dai

Phải sử dụng một bộ từ điển, từ điển thần học, bách khoa từ điển, hoặc một tác phẩm khảo cứu để định nghĩa các từ ngữ sau đây. Cố gắng sử dụng nhiều nguồn tài liệu khác nhau để có được một định nghĩa càng đầy đủ càng hay. Xin liệt kê các tài liệu tham khảo đã sử dụng. Bài làm sẽ được chấm điểm theo các định chuẩn sau đây: tính cách chính xác và sâu sắc của câu định nghĩa, phẩm chất các nguồn tài liệu đã được sử dụng, và số lượng các nguồn tài liệu đã được sử dụng. Xin trả lời trong khoảng trống đã chừa sẵn.1. Tuyệt đối, lý tưởng tuyệt đối (absolue)2. (Thẩm) mỹ học (Aesthetics)3. Vị tha chủ nghĩa (altruism)4. Khoái lạc chủ nghĩa vị tha (Altruistic Hedonism)5. Khắc khổ chủ nghĩa (Ascetism)6. Nhân (quả), nguyên nhân (causal, causation, or causality)7. Đạo nghĩa học (Deontological Ethics)8. Bổn phận (nhiệm vụ, nghĩa vụ : duty)9. Khoái lạc chủ nghĩa vị kỷ (Egotistical Hedonism)10. Kinh nghiệm, duy nghiệm chủ nghĩa (enpirical, Empiricism)11. Đạo đức học (Ethics)12. Thuyết chủ tín (?) (Fideism)13. Khoái lạc chủ nghĩa (Hedonism)14. Luân lý, Tinh thần luân lý, đạo đức (Morals / Morality)15. Hư vô chủ nghĩa (nihilism)16. Thực tại / thực hữu (Reality / Real)17. Thuyết tương đối (Relativism)18. Duy nghĩa chủ nghĩa (Solipsism)19. Đạo đức học cứu cánh (Teleological Ethics)20. Chân lý (Truth)

Dự án 2: Đọc tuyển văn và đối chiếu các thế giới quan, 30 điểmI. Sinh viên chọn một thế giới quan chính yếu để đối chiếu với Cơ Đốc giáo. Việc chọn lựa này phải được sự đồng ý của giáo sư vào cuối buổi học thứ hai.II. Các nguồn tài liệu. Phải đọc từ 40 đến 60 trang của các tác phẩm được đề nghị sau đây: Lifeviews, của J.W.Sire, Handbokk of Today's Religions của J.Mc Dowell and D.Steward, Christian Personal Ethics, của C.F.H.Henry, Worlds a part, của Geisler and W.Watkins, hoặc bất luận một quyển sách nào khác đã được giáo sư hướng dẫn chấp thuận trước. Phải đọc ít nhất ba trong số các tác phẩm được xem là tài liệu gốc đó, phải xếp riêng số các trang sách đọc của từng tác phẩm. Các nguồn tài liệu (nhan đề và tác giả của quyển sách) và các số trang phải được liệt kê rõ ràng.

Page 5: Dao duc co doc giao voi cac van de can dai

II. Bài làm trong dự án này sẽ được chấm điểm theo các định chuẩn sau đây: tính cách chính xác của phần phê bình (tính cách chính xác, chiều sâu, và ý nghĩa của các nhận xét và những điều ngụ ý muốn nói), số lượng các tài liệu gốc sử dụng, phẩm chất các nguồn tài liệu sử dụng, và số trang sách đã đọc.Thế giới quan cần phê bình là - - - - - - - -Sau đây là các đề tài phải đối chiếu. Cố gắng viết những câu thật ngắn gọn, chính xác. Nếu cần, bạn có thể viết dài hơn là khoảng chừa trống ở đây.A. Thượng Đế (Bản tính và thân vị (Person: ngôi vị) của Ngài, thí dụ ba ngôi hợp nhất, vô hạn, hữu ngã (personal), vô sở bất... v.v...1. Quan điểm Cơ Đốc giáo2. Thế giới quan:3. Nếu bạn chấp nhận thế giới quan này làm một triết lý cho riêng mình, nó sẽ cho phép bạn sống như thế nào?B. Thế gian (nghĩa là Địa cầu và các vật thể vật chất)1. Quan điểm Cơ Đốc giáo2. Thế giới quan3. Nếu bạn chấp nhận thế giới quan này làm một triết lý cho riêng mình, nó sẽ cho phép bạn sống như thế nào?C. Bản tính con người (con người phải chăng chỉ có thân xác mà thôi? Hay gồm xác và hồn?)1. Quan điểm Cơ Đốc giáo2. Thế giới quan3. Nếu bạn chấp nhận thế giới quan này làm một triết lý cho riêng mình, nó sẽ cho phép bạn sống như thế nào?D. Số phận con người (Con người còn lại gì sau khi chết?)1. Quan điểm Cơ Đốc giáo2. Thế giới quan3. Nếu bạn chấp nhận thế giới quan này làm một triết lý cho riêng mình, nó sẽ cho phép bạn sống như thế nào?E. Nguồn gốc điều ác (có điều ác không? Nếu có, nó trở thành một phần của thế gian như thế nào?1. Quan điểm Cơ Đốc giáo2. Thế giới quan3. Nếu bạn chấp nhận thế giới quan này làm một triết lý cho riêng mình, nó sẽ cho phép bạn sống như thế nào?F. Nền tảng của đạo đức học (Uy quyền nào xác lập điều mà một người “phải” làm “phải sống?)1. Quan điểm Cơ Đốc giáo2. Thế giới quan3. Nếu bạn chấp nhận thế giới quan này làm một triết lý sống cho riêng

Page 6: Dao duc co doc giao voi cac van de can dai

mình, nó sẽ cho phép bạn sống như thế nào?G. Bản tính của đạo đức học (nó là tuyệt đối hay tương đối v.v...?)1. Quan điểm Cơ Đốc giáo2. Thế giới quan3. Nếu bạn chấp nhận thế giới quan này làm một triết lý cho riêng mình, nó sẽ cho phép bạn sống như thế nào?

Dự án 3: Các nan đề đạo đức 30 điểmTrong bài làm này, sinh viên được yêu cầu trả lời cho hai hoàn cảnh trong đó có một nan đề đạo đức. Xin trả lời càng thẳng thắn càng hay. Khi bạn được yêu cầu “Hãy đưa ra các lý do...” Xin nói rõ tại sao bạn đã trả lời như đã có. Khi bạn được yêu cầu: “Bạn biện minh thế nào...” Xin vạch rõ các chân lý nền tảng hoặc mục tiêu, hay các niềm tin mà bạn dùng làm cơ sở để đưa ra các lý do của mình. Bài làm này sẽ được chấm điểm tùy theo các câu trả lời đúng với Kinh Thánh đến mức độ nào.I. Chịu phẫu thuật chỉnh hình đối với thân thể (để giấu một vết sẹo do đã bị giải phẫu trước đây, do bị tai nạn, hoặc vì các lý do thẩm mỹ, thí dụ sửa mắt, mũi, căng da mặt, gắn tai giả, xóa một vết sẹo trên mặt vì bị phỏng da, tai nạn. v.v..) nhằm mục đích để khỏi bị ai chú ý đến thì có đúng không? (Xin chú ý: các câu trả lời không đòi hỏi phải là trả lời cho các thí dụ vừa nêu, chúng chỉ được dùng làm thí dụ mà thôi).A. Có phải đây là một sự lừa gạt? Đúng, Sai, tại sao đúng, tại sao sai?B. Làm như thế có đúng không?C. Đưa ra lý do cho câu trả lời của bạnD. Bạn biện minh cho lập trường của mình như thế nào?II. Bạn bị một người say rượu chỉ súng vào người. Khẩu súng lục của anh ta có nạp đạn, đã mở chốt an toàn và chĩa vào màng tang bạn, bảo bạn phải chỉ chỗ trốn của vợ anh ta. Bạn biết chỗ bà ta trốn.A. Chỉ căn cứ vào số thông tin đã cho trên đây mà thôi và chỉ có một trong hai cách trả lời, bạn sẽ bảo sao với anh ta?B. Đưa ra các lý do khiến bạn đã trả lời như thếC. Bạn biện minh cho lập trường của mình như thế nào?

Dự án 4: Men của thế gian, 30 điểmI. Chọn hai thí dụ về Tự nhiên chủ nghĩa và một thí dụ về Duy tâm chủ nghĩa (Hai thí dụ từ Tự nhiên chủ nghĩa nguyên tố (elemental), hệ thống, chính trị, tôn giáo hay tương đối, và một của Duy tâm chủ nghĩa nguyên tố, hệ thống, hay định lý (postulational). Bài làm sẽ được chấm điểm căn cứ vào cách mô tả thật chính xác câu hỏi 1, các thí dụ về các nền triết học trong câu hỏi 2 và 3. Phê bình chúng theo các câu hỏi sau đây. Xin hạn chế câu trả lời trong phạm vi các giòng chừa trống mà thôi.

Page 7: Dao duc co doc giao voi cac van de can dai

A. Tự nhiên chủ nghĩa 11. Mô tả vắn tắt nền triết học này2. Cho một (hoặc vài) thí dụ về việc quan điểm này được nhận thấy trong giới ngày nay3. Cho vài thí dụ về cách nền triết học này đã len lỏi vào trong Hội thánh ngày nay như thế nàoB. Tự nhiên chủ nghĩa 21. Mô tả vắn tắt nền triết học này2. Cho một (vài) thí dụ về việc quan điểm này được nhận thấy trong thế giới ngày nay3. Cho vài thí dụ về cách nền triết học này đã len lỏi vào trong Hội thánh ngày nay như thế nàoC. Duy tâm chủ nghĩa1. Mô tả vắn tắt nền triết học này2. Cho một (vài) thí dụ về việc quan điểm này được nhận thấy trong thế giới ngày nay3. Cho vài thí dụ về cách nền triết học này đã len lỏi vào trong Hội thánh ngày nay như thế nào?II. Chọn một trong số các quan điểm trên đây đã len lỏi vào Hội thánh và khai triển một giòng tư tưởng theo đó một người bám chặt vào niềm tin ấy sẽ bị đưa đến phần kết thúc tất yếu sử dụng phần sau lưng của tờ giấy này cho câu trả lời của mình, nếu cần.

SƠ LƯỢC NHỮNG ĐẶC ĐIỂM NỀN ĐẠO ĐỨC HỌC CƠ ĐỐC GIÁO.

I. Dẫn nhập tổng quát. Cơ Đốc đạo đức học là một chi nhánh của Triết học. Mối liên hệ giữa hai ngành này được mô tả bằng cách so sánh sau đây: Đối với đạo đức học, thì triết học giống như Đức tin và Lý trí đối với sinh hoạt thực tế. Nói khác đi, đạo đức học, nhất là Cơ Đốc đạo đức học, là cách ứng dụng thực tiễn và sống thực điều mình tin. Triết học rất quan trọng trong chiều hướng này, và Cơ Đốc nhân không nên tránh né việc học hỏi nghiên cứu triết học, vì nền tảng toàn diện của triết học Cơ Đốc chính là Lời Thượng Đế. Câu định nghĩa chủ yếu cho triết học là: philo: tình yêu, Sophy: sự khôn ngoan và có thể diễn ý là “người yêu của sự khôn ngoan (minh triết)”. Về phần Cơ Đốc nhân, sự khôn ngoan không phải chỉ là điều phải theo đuổi, mong ước mà thôi, nhưng nó luôn luôn phải được ứng dụng vào thực tế; cho nên theo ngôn ngữ của Kinh Thánh, thì người khôn ngoan là kẻ biết hành động đúng, hoặc có một nếp sống nhằm làm đẹp lòng, đề cao và tôn vinh Thượng Đế. Là người sống để thờ phượng Thượng Đế, chúng ta

Page 8: Dao duc co doc giao voi cac van de can dai

thiết tha mong ước làm điều phải, để có thể làm đẹp lòng và tôn vinh Ngài; tuy nhiên muốn làm được điều phải, chúng ta phải biết đâu là việc đúng, điều thiện, phải làm, do đó, nhất thiết cần đến một nền triết học Cơ Đốc cũng đồng một cách như là việc học hỏi nghiên cứu Lời Thượng Đế Vậy, trong giáo trình này, nền tảng duy nhất của các nguyên lý của Cơ Đốc đạo đức học sẽ là Lời của Thượng ĐếII. Dẫn nhập cho Cơ Đốc đạo đức học A. Định nghĩa đạo đức học 1. Theo bộ Webster's Seventh New Collegiate Dictionary. Springfield: G & C. Merrian, 1970, 285”. Ngành học đề cập điều gì là thiện ác, đúng, sai và các nghĩa vụ và bó buộc luân lý đạo đức... một loạt nguyên tắc hoặc giá trị luân lý đạo đức... một lý thuyết hoặc hệ thống các giá trị luân lý đạo đức... các nguyên tắc ăn ở ứng xử chi phối một cá nhân hoặc một tập thể”2. Theo M.A.Inch, trong The Evangelical Dictionary of Theology. Grand Rapids: Baker 1983”; “(Đạo đức học là) việc truy tầm tra vấn bản tính luân lý đạo đức trong con người nhằm phát hiện xem nó có những trách nhiệm gì và các phương tiện để con người có thể hoàn thiện chúng. Đạo đức học cùng cộng tác với những lãnh vực khác để truy tấm chân lý, nhưng có khác là ở điểm nó quan tâm đến những gì con người phải làm dưới làn ánh sáng của chân lý đã phát hiện được Nó không chỉ có bản tính mô tả mà thôi, nhưng còn giục giã, hối thúc, truyền lệnh nữa” (gạch dưới để nhấn mạnh là do chúng tôi thêm vào)3. Theo P.E.Hughes, Grand Rapids: baker, 1983, 11. “Đạo đức học liên quan với cách ăn ở ứng xử của người ta... Nó không phải chỉ là cách ăn ở ứng xử theo thói quen, theo tập tục trong xã hội, nhưng là cách ăn ở ưng xử đáng lẽ phải trở thành thói quen, tập tục, trong xã hội... Lãnh thổ của nó là các lãnh vực của nhiệm vụ và bó buộc... tìm cách xác định sự phân biệt giữa đúng và sai... công bằng và bất công... trách nhiệm và vô trách nhiệm. Vì cách ăn ở ứng xử của con người quá ít khi đúng với điều mà đúng ra nó phải làm (phần gạch dưới nhằm nhấn mạnh là do chúng tôi thêm)B. Các kết luận 1. Đạo đức học vượt hẳn một bộ luật hay một loại các quy tắc, luật lệ xã hội mà thôi. Nó là lời đáp lại với những gì đã được tiết lộ cho người ta thấy. Nó là một sự đáp ứng của con người đối với điều họ biết là Thượng Đế đòi hỏi mình. Đạo đức học có tính cách mệnh lệnh ở điểm nó ra lệnh cho người ta phải làm gì, phải dấn thân vào những việc gì.2. Đạo đức học quy định các mối liên hệ hỗ tương giữa Thượng Đế và con người. Đạo đức học có tính cách mô tả ở chỗ nó mô tả và xác định các mối liên hệ các hành động, các hạn chế và các ranh giới của những gì khả dĩ chấp nhận được và những gì không thể chấp nhận được.

Page 9: Dao duc co doc giao voi cac van de can dai

3. Đứng về mặt thực tế mà nói, thì Cơ Đốc đạo đức học một đáp ứng lời tích cực của con người cho chân lý đã được mặc khải cho để họ biết rằng vốn trước nhất (mục tiêu) được biến đổi để trở thành hình ảnh của Chúa Cứu Thế Giê-xu - điều này phản ảnh sự thay đổi đã xảy ra rồi; thứ hai (phương pháp thực hiện), được Đức Thánh Linh ban cho quyền năng - như một chứng minh cho mối liên hệ mật thiết, trường tồn với Thượng Đế hằng sống; thứ ba (trách nhiệm của con người), vâng phục ý chỉ Thượng Đế - là sự vâng theo do tình yêu thương và tự nguyện các mạng lịnh Ngài. Đạo đức học có tính cách thi hành ở chỗ nó không phải là một cái gì chỉ phải tuân thủ ở bên ngoài con người và chỉ có tính cách ngoại tại mà thôi; nhưng phải được đưa vào bên trong để trở thành thiết thân, được đặt vào trong tấm lòng và trong đời sống con người nó phải được đem ra thực hành và theo đó mà sống.III Tại sao học hỏi nghiên cứu Cơ Đốc đạo đức học là quan trọng. A. Chúng ta phải biết rõ điều mình tin (chân lý) để nó tạo ảnh hưởng thích đáng trong đời sống chúng ta.Chúng ta không thể làm đúng nếu không biết thế nào là đúng, là phải.Chúng ta không thể luôn luôn làm đẹp lòng Thượng Đế nếu không biết Ngài đòi hỏi (chúng ta phải làm) gì.Lòng tin dẫn đến hành động; điều tối quan trọng là chúng ta phải có những niềm tin đúng, từ đó sẽ nảy sinh những có hành động đúng.B. Chúng ta cần biết rõ mình tin gì để có thể phản bác những kẻ chống đối chân lý trong khi vẫn đứng vững trong đức tin, duy trì những hành động đúng và lời chứng tốt.Chúng ta chỉ có thể bênh vực cách rất tồi cho những gì chúng ta biết rất ít hoặc chẳng biết chi cả.C. Chểnh mảng việc học hỏi nghiên cứu Cơ Đốc đạo đức học, tức là cho rằng phần nền tảng của nó, là chính Thượng Đế, là Đấng mà nó từ đó được xây lên, là vô nghĩa hoặc chỉ có rất ít ý nghĩa mà thôi.IV. Các công cụ của đạo đức học A. Siêu hình học: bản tính tối hậu của thực tại. Ngành học này chú tâm định nghĩa những gì thiết yếu và thật ra là có thật, trái với những gì là không có thật (những gì có thật với tất cả các thành phần cấu thành ra nó và được xem là có giá trị trước mắt). Với Cơ Đốc nhân, bản tính tối hậu hay thực tại vốn được đặt trên nền tảng trên điều Thượng Đế đã mặc khải, và cách Ngài giải thích nó.1. Bản thể học (ontology): khoa học về bản thể, về bản tính thiết yếu, hay sự hiện hữu. Phân ngành này của siêu hình học quan tâm đến bản tính của bản thể và các loại hiện hữu, đồng thời với các mối liên hệ giữa chúng với nhau.2. Cứu cánh (mục đích) luận (teleology): ngành nghiên cứu các chứng cứ hiển nhiên trong cách sắp xếp và, hay trong chủ đích của cõi thiên nhiên.

Page 10: Dao duc co doc giao voi cac van de can dai

Với Cơ Đốc nhân lãnh vực nghiên cứu này nguyên là một quan tâm đến phần “chứng cứ” về Thượng Đế, căn cứ vào sự hiện hữu của công trình sáng tạo (vũ trụ này) phải có một Đấng Tạo Hoá. Nếu đã có một Đấng Tạo Hoá thì mục đích của đời sống con người là gì?3. Vũ trụ luận (cosmology): ngành học về vũ trụ như một hệ thống có trật tự. Môn học chuyên nghiên cứu về những gì đã tạo thành phần trật tự chủ yếu của thế giới, nó là vật thể? là tinh thần? hay là sự kết hợp của cả hai?B. Nhận thức luận (epistimology): ngành nghiên cứu hay lý thuyết về học thức và kiến thức. Ngành học này xác định các giới hạn của giá trị, bản tính và nguồn gốc của nó, làm thế nào để bạn có thể biết điều mình biết là chắc chắn. Lãnh vực nghiên cứu này gồm luôn luận lý học và các phương pháp luận khác nhau nhằm xác định những gì là thật, là chân lý.C. Giá trị học (axiology): nghiên cứu các giá trị, giá trị của các phê phán, và định chuẩn, bản tính và các loại của những phê phán ấy. Ngành học này đặc biệt quan trọng cho lãnh vực đạo đức học, vì các giá trị trực tiếp liên quan với những gì người ta tin và các hành động tiếp sau đó.D. Kết luận: “Phải có sự hài hoà và cộng tác giữa lý trí, đức tin, và việc ứng dụng”. Lãnh vực tinh thần, nhận thức rất quan trọng khi thảo luận về đạo đức học; tuy nhiên, đạo đức học bao hàm con người toàn diện và không hề muốn chỉ là một kinh nghiệm “trong tháp ngà” mà thôi. Những gì học hỏi được phải đem ra ứng dụng cho đời sống nếu không, nó sẽ không đạt được mục đích tối hậu của nó Nhận thức, trong nó và tự nó, không hề là một cứu cánh; nó là phương tiện giúp chúng ta tăng trưởng hướng về mục đích tối hậu của đời sống mình, mà cũng là mục đích hiện tại của đời sống chúng ta, là sự tương giao mật thiết với Thượng Đế hằng sống” (ICo1Cr 8:1 Phi Pl 3:8 CoCl 1:10 2:2, 3 3:10 Gia Gc 4:17).V. Những vấn đề căn bản trong đạo đức học Cơ Đốc giáo A. Các vấn đề căn bản theo viễn ảnh thế tục 1. Thống nhất tính của chân lý: vấn đề về chỉ có một nguồn gốc duy nhất cho chân lý mà thôi. Phải chăng chân lý có nhiều hơn là một nguồn gốc? Phải chăng tất cả đều là chân lý? là chân lý của Thượng Đế? Nếu chân lý chỉ có một nguồn duy nhất, phải chăng chủ đích (hay nhiều chủ đích) của chân lý đều giống nhau? Nếu không phải như thế, thì phải chăng điều đó có nghĩa rằng cùng một chân lý có nhiều ý nghĩa hay cách ứng dụng khác nhau?2. Phổ quát chủ nghĩa (universalism): vấn đề về cách ứng dụng. Phải chăng chỉ có một nền đạo đức học duy nhất để ứng dụng cho tất cả mọi người trong mọi lúc?3. Vấn đề về sự đảm bảo thiết yếu, hay tính cách chắc chắn của thực tại: vấn đề trước sau như một (consistency): Tôi có thể tin chắc vào đó không? Các nền móng căn bản cho niềm tin và hành động, có đáng tin cậy không?

Page 11: Dao duc co doc giao voi cac van de can dai

4. Vấn đề về tiềm năng để lựa chọn một trong hai con đường: vấn đề đưa ra quyết định. Tôi phải hành động như thế nào, tại sao tôi lại chọn hành động đặc thù này mà không chọn hành động kia, và điều gì khiến cho cách chọn này là đúng hơn trước hai điều có thể chọn?5. Một xã hội đang biến chuyển: vấn đề thay đổi. Thế giới đang biến đổi; và con người cũng phải thay đổi để theo kịp trào lưu. Mọi vật đều tương đối sư với tình trạng xã hội.6. Một lời phê bình theo Kinh Thánh đối với viễn ảnh của đời này. Về các vấn đề của đạo đức học. Nếu chỉ có một nguồn gốc duy nhất cho chân lý, có uy quyền, ở ngoài con người, và có liên quan với các lý tưởng tuyệt đối (nghĩa là từ Thượng Đế mà ra) thì nó phải: một là, được ứng dụng phổ quát, chỉ có một định chuẩn duy nhất cho tất cả mọi người; hai là, đáng tin cậy như chỉ được đặt trên cơ sở là bản tính thiết yếu bất biến của Thượng Đế; ba là vấn đề có thể chọn giữa hai con đường sẽ hoàn toàn vô nghĩa dưới làm ánh sáng của mục đích tối hậu là tôn vinh Thượng Đế và sống một cuộc đời thánh khiết; và bốn là, khi định chuẩn không thay đổi, thì các cá nhân phải thay đổi và điều chỉnh cho phù hợp với định chuẩn ấy; văn hoá chẳng bao giờ thay đổi được chân lý.B. Các vấn đề căn bản theo viễn ảnh Cơ Đốc giáo 1. Bất nhất trong kế hoạch đã định, nơi Đấng Thiết kế, hay nơi người dự phần: vấn đề áp dụng. Nếu có một định chuẩn đạo đức do một Thượng Đế toàn thiện, toàn chân, toàn mỹ quy định và đã được đưa vào một mưu định, một kế hoạch toàn hảo, thì đâu là điểm chung nhất (consistency) trong những con người bám chặt lấy niềm tin này?2. Ý chí của con người: vấn đề về ai là người đang nắm quyền cai trị, kiểm soát Con người sở dĩ có trách nhiệm vì nó được tự do đưa ra các quyết định và sử dụng ý chí của mình. Do đó mà vấn đề nảy sinh là con người có phải đầu phục ý chỉ Thượng Đế hay không?3. Thế quân bình trong hành động: vấn đề định giới hạn cho những gì có thể làm và không nên làm. Đâu là các ranh giới và hạn chế cho hành động mà tôi nêu hoặc phải giữ. Điều gì xác định các giới hạn ấy? Tại sao tôi phải tự kiềm chế trong việc thực hiện những gì tôi muốn?4. Xung khắc luân lý và nan đề đạo đức: một vấn đề dường như cho thấy rõ ràng là Thượng Đế tự mâu thuẫn với chính mình. Những gì Thượng Đế truyền dạy phải làm trong nhiều hoàn cảnh khác nhau, có mâu thuẫn với nhau không?5. Câu trả lời cho các vấn đề của Cơ Đốc nhâna. Chủ quyền của Chúa Tôi phải đầu phục trọn vẹn, tích cực và liên tục quyền làm Chủ, làm Chúa, của Chúa Cứu Thế Giê-xu. Tôi phải đặt mình dưới quyền cai trị kiểm sát của Ngài, và đầu phục chân lý mặc khải của

Page 12: Dao duc co doc giao voi cac van de can dai

Thượng Đế.b. Được quyền năng của Đức Thánh Linh. Vì đã đặt đời sống tôi đầu phục chủ quyền của Chúa Cứu Thế, giờ đây, tôi trông cậy vào quyền năng của Thượng Đế sẽ giúp tôi làm điều phải và luôn luôn đẹp lòng Ngài.Con người vượt xa thú vậtKhi con người tự đề cao, cho rằng mình là cứu cánh, chủ yếu và nắm quyền tối cao trên hệ thống tín ngưỡng của mình, thì theo một ý nghĩa, con người đã đến rất gần với thực tại. Vì con người nhận thức được một điều gì khác hẳn nơi con người và đề cao nó. Thế nhưng con người lại không biết rằng những gì mà họ dùng để đề cao và điều mà con người căn cứ vào để tự đề cao đó chính là phần ảnh, trong con người Thượng Đế. Con người tiến đến sự phản chiếu này của Thượng Đế đó, nhưng lại thất vọng vì mình chẳng bao giờ biện biệt được rõ ràng phần dạng thức và ảnh tượng của Thượng Đế đó, nếu không có sự mặc khải của Thượng Đế. Sự việc xảy ra dường như con người “nhìn thấy” một hình ảnh trong một tấm gương - thí dụ như của một cánh cửa - và cố gắng đi qua cánh cửa đó bằng cách đến gần ảnh chiếu trong tấm gương, thì người ấy càng đi xa cánh cửa. Trong khi tìm hiểu chính mình hay cái thành phần của bản tính mình vốn là hình ảnh của Thượng Đế, con người sẽ luôn luôn bị thất vọng vì chẳng bao giờ có thể đến gần chân lý cả. Con người mãi mãi chỉ có thể có được các hình ảnh và ảnh chiếu của chân lý mà thôi chớ chẳng bao giờ quán triệt, biện biệt lãnh hội hay nắm bắt được trọn vẹn ý nghĩa của đời sống, nếu không chịu quay trở lại với Thượng Đế.1. Con người có khả năng tự trừu tượng hoá, có thể giao tiếp với các lãnh vực của các ý tưởng và quan niệm không có liên quan trực tiếp với các vật thể vật chất.2. Con người có thể nghĩ ra hay tạo ra nhiều vật về phương diện mỹ học, chứng tỏ mình có nhiều tiến trình và khả năng sáng tạo (âm nhạc, nghệ thuật, trang trí, v.v..). Có thế giới động vật nào tạo ra được cả một giàn nhạc giao hưởng với đầy đủ các nhạc cụ và nét nhạc khác nhau không? Con mối có thể xây một ngôi nhà; nhưng con người có thể thiết kế một môi trường gia đình.3. Con người luôn luôn tìm kiếm nhiều hình thức tiêu khiển khác nhau, người là kẻ săn tìm rung cảm. Đâu là hòn đảo Coney hay xứ sở của Disney trong thế giới loài vật?4. Con người thích phiêu lưu mạo hiểm, giải trí, thể thao và đi nghỉ hè; cũng thích tranh đua nhau trên bình diện đời sống không thực hữu.Có con vật nào thích leo cao nhất, bay nhanh nhất hay làm bất cứ một việc gì khác cho tốt hơn, hay hơn, hay để trở thành kẻ đứng đầu trong công việc ấy, hay không? (tánh kiêu ngạo) Có loài vật nào biết thi tài, đua sức với nhau

Page 13: Dao duc co doc giao voi cac van de can dai

trong một phạm vi chẳng có một mục đích hữu ích đặc biệt nào không? Đâu là những căn phòng chứa đầy các thành tích kỷ lục chiến thắng trong thế giới loài vật?5. Con người tự đào luyện hoặc học tập để có được một kỹ năng đặc thù cho công việc đã chọn hoặc một thú tiêu khiển cho cả cuộc đời. Có con vật nào chịu dành thì giờ để tập luyện, học hỏi, tự biến mình trở thành một nhà chuyên môn để tự thoả mãn chính mình (trong một nghề nghiệp hay thú tiêu khiển), trong khi điều đòi hỏi thiết yếu là phải lo cung ứng cho các nhu cầu để tồn tại hằng ngày, hay không? Có cá thể hay bầy đoàn thú vật nào lại lao đầu vào những công tác không trực tiếp sản xuất ra được những điều nhằm thoả mãn các nhu cầu thiết yếu cho đời sống thuộc thể, nhưng chỉ để có được thú vui tinh thần hay sự cân đối thể xác mà thôi, hay không? Đâu là các hiệu buôn các vật dụng để tiêu khiển hay để rèn luyện thân thể trong thế giới loài vật?6. Con người phát kiến (bằng cách thí nghiệm khoa học), tìm ra và ứng dụng các định luật của tạo hoá cho đời sống mình. Đâu là những nhà chiếm giải Nobel trong thế giới loài vật?7. Con người chẳng những biết lợi dụng kỹ thuật mà còn tiến bộ nhờ cộng tác sưu tầm nghiên cứu và phát triển bằng trí thông minh, để người có được một đời sống lý thú hơn.Đâu là các ngành Sưu tầm nghiên cứu và phát triển trong thế giới loài vật?8. Con người không sống theo bản năng, không theo bản năng để lên mặt trăng, nhưng nhờ học hỏi, nhờ vào kỹ thuật hợp lý.Có con vật nào biết vượt trên bản năng của nó để đạt được một cuộc đời, một xã hội, một mục tiêu không thể đạt tới được nhờ bản năng mà nhờ kế hoạch và kỹ thuật hợp lý.9. Con người tìm cách kéo dài đời sống mình. Có con vật nào biết dành thì giờ và nỗ lực đặc biệt vượt trên việc bảo tồn đời sống hằng ngày để tìm cách kéo dài thêm cuộc đời mình bằng các phương pháp khoa học, y học hay kỹ thuật, hay không?10. Con người biết đáp ứng với các định luật cô đọng, trong công trình sáng tạo khả dĩ quan sát được, và với các quy luật đã được mặc khải của Thượng Đế. Có con vật nào biết sống một cuộc đời nhờ thông hiểu các luật lệ của Thượng Đế hay của công trình sáng tạo, chớ không phải chỉ sống theo bản năng mà thôi không?11. Con người vi phạm luật pháp và bị trừng phạt . Có loài vật nào có một toà án để xét xử và trừng trị những kẻ vi phạm luật pháp của chúng hay không?12. Con người có luật pháp, mà một khi vi phạm, sẽ bị trừng phạt. Đâu là những toà án, nhà tù, hệ thống trừng phạt phục hồi những con thú xúc phạm

Page 14: Dao duc co doc giao voi cac van de can dai

đến “xã hội” của chúng?13. Con người có một trật tự và cơ cấu xã hội không đặt cơ sở trên bản năng, nhưng là một hệ thống chính trị, triết lý vốn là kết quả của cả một quá trình phân tích. Nó thuậ phục hệ thống ấy (trong về phần lớn các trường hợp) và cùng với các thành viên khác trong xã hội” đều đồng ý với nhau sống dưới các luật lệ do con người làm ra để có thể cai trị xã hội của mình.Đâu là những luật lệ xã hội trong thế giới loài vật? Trong thế giới loài vật, đâu là các đảng viên của đảng dân chủ hay đảng xã hội?14. Con người biết mặc quần áo. Có loài vật nào biết may sắm y phục, dĩ nhiên là theo đúng kiểu, hợp thời trang, cho thân thể chăng?15. Con người biết tìm cách biện minh thật hợp lý cho các hành động của mình nhờ đã có kinh nghiệm đối với tội lỗi rồi, hoặc để tự biện hộ chống lại một lời cáo gian.Có con vật nào biết tự bào chữa cho lỗi lầm vì mình đã hành động sai quấy hay nghĩ ra một hệ thống tín ngưỡng để hậu thuẫn cho cách sống của mình?16. Con người biết khiêm tốn, xấu hổ, và biết mình lỗi lầm. Có con vật nào biết mặc quần áo mình, nếu không, sẽ cảm thấy xấu hổ hay bối rối?17. Con người phạm tội. Họ biết khi nào mình cố ý làm sai, làm quấy; việc này không phải là do bản năng. Có con vật nào biết được là nó đang làm sai quấy, nếu không được tập luyện để biết như thế?18. Về căn bản, con người biết luận lý đạo đức. Có con vật nào biết tỏ ra nó biết luân lý đạo đức, hoặc có ý thức để “bận tâm về vấn đề này?19. Con người cầm quyền trên loài vật. Có con vật nào biết tự ý tìm cách chiếm lấy cả thế gian này? Có con vật nào biết cai trị, hay muốn cai trị trên con người?20. Con người sống vượt trên tình trạng “lây lất qua ngày” của đời sống thuần túy súc vật. Họ không chỉ tìm chỗ để tạm trú mà thôi, mà tìm một nơi ăn chốn ở thật sự, không phải chỉ cần có cái ăn mà thôi, nhưng còn muốn ăn ngon v.v.. nữa.21. Con người biết suy tư về đời sống mình. Có con vật nào muốn tìm biết đâu là những điểm thiết yếu trong cuộc đời nó; nó từ đâu đến, đang đi về đâu, cuộc đời có ý nghĩa gì không, v.v..? (Lịch sử triết học)22. Con người biết thờ phượng. Có con vật nào bày tỏ sự thờ lạy đối với một con vật khác? Biết học tập việc thờ lạy biết tìm cách hướng dẫn những con vật khác đến chỗ có được cùng một kinh nghiệm không? Có con vật nào có tôn giáo và tự nguyện tham dự một cuộc hành lễ, một sự mê tín, một thần thoại hay truyền thống nào bằng cách lựa chọn và học tập, chớ không phải là theo bản năng?23. Con người biết tìm chân lý. Có con vật nào quan tâm tới việc phải biết điều gì là thật, là sự kiện có thật, hay chân lý là gì? Có con vật nào biết tìm

Page 15: Dao duc co doc giao voi cac van de can dai

cho ra các sự kiện chủ yếu của công trình sáng tạo hay những gì đã được mặc khải, để có thể biết sống tốt hơn, hoặc sống đạo đức không?24. Con người biết biểu lộ, đề cao và thay đổi các giá trị. Có con vật nào biết thẩm định giá trị của các hiện hữu khác hay của các đồ vật?25. Con người lần lần xây dựng và tích lũy kiến thức. Có con vật nào có một thư viện hay đóng góp một đều gì vào đó? Có con vật nào biết tích lũy và xây dựng trên các kiến thức đã có sẵn để cuộc đời sẽ được thăng tiến về phẩm chất hoặc tự gây dựng bản thân. Có con vật nào đến trường để học tập hay không?26. Con người biết học hỏi nghiên cứu và quan tâm đến lịch sử của mình. Có con vật nào biết quan tâm đến quá khứ của nó? Nghiên cứu nó, tìm hiểu ý nghĩa của nó hay rút ra một ý nghĩa nào đó từ một tình hình giống y như thế trong quá khứ?27. Con người có khả năng đáp ứng các động lực do tình cảm hoặc của thân xác mình, và cả đến khước từ chúng nữa. Có con vật nào biết chọn sự chế dục trong suốt cuộc sống để có được đời sống hoàn thiện hơn? Có con vật nào chọn việc phá thai để chính nó được sống thoải mái hơn, hay không muốn nuôi con của nó không?28. Con người biết chăm sóc thuốc men và làm “bác sĩ” cho người bệnh tật. Có con vật nào biết lo lắng, chăm sóc, tỏ ra tích cực quan tâm, thương xót những con vật không cùng loại với nó? Có con vật nào có khả năng phục vụ và trợ giúp giống nhau cho các con vật khác chủng loại với nó? Có con vật nào biết phát triển và thực hành y khoa, tìm cách chữa bệnh?29. Con người tìm cách cải thiện xã hội trong đó họ đang sống bằng cách thay đổi xã hội một cách hợp lý, cải tiến kỹ thuật và môi trường chính trị (con người ngày càng văn minh). Có con vật nào biết tìm cách làm cho nền văn minh của mình tiến bộ?30. Con người quan tâm cử hành tang lễ cho người chết và tỏ lòng kính trọng thi hài người chết Có con vật nào chôn cất đồng loại chết của nó hay tỏ ra tôn trọng, đề cao xác chết của đồng loại mình không?31. Con người dành rất nhiều thì giờ và nỗ lực để giáo dục huấn luyện con nhỏ của mình; cả khi chúng đã rời khỏi gia đình. Có con vật nào dành nhiều thì giờ đến thế để huấn luyện, chăm sóc, hứng thú, chứng tỏ mối quan tâm đến các con nhỏ vượt khỏi bản năng của nó hay không? (Có con thú nào gởi thiệp chúc mừng mẹ nó và ngày của các bà mẹ hay không?)32. Con người hướng tới những định chuẩn cao hơn để được kính trọng và đánh giá cao. Nếu con người chỉ là một con vật, tại sao nó lại thường phải nói: “Bởi vì tôi là một-con-người...” dường như tự thâm tâm, nó biết rõ con người với con vật vốn khác nhau?33. Những điều sau đây có thể được nêu ra như luật ngoại lệ. Đây chính là

Page 16: Dao duc co doc giao voi cac van de can dai

chỗ mà người ta nhìn vào chuỗi sinh học để thấy có trật tự và mối liên hệ hỗ tương giữa phần cơ cấu. Loài thực vật hoặc động vật đều thu mình vào từng khu vực sinh học (biosphere) để hoàn tất một chủ đích trong mưu định toàn diện của công trình sáng tạo. Khi một trong những cái “tổ để thu mình vào” như thế bị cất đi hay thêm vào cho khung cảnh, thì phần cơ cấu bị thay đổi. Với sự xuất hiện của con người, cơ cấu môi sinh của thế giới động vật và thực vật đã bị thay đổi. Đã không hề có sự xuất hiện của một “loài vật” nào, lại khiến cho đời sống của toàn thể các loài vật khác phải bị thay đổi rất nhiều đến thế; và một khi con người bị cất đi khỏi môi trường sống, sinh hoạt thực vật và động vật sẽ phát triển một cách hầu như không bị cản trở.Có loài vật nào đã tạo ra được sự tuyệt chủng của cả một chủng loại, vì muốn đem lại chính mình một hình thức lợi lộc nào không? Có loài vật nào đó, một khi bị cất khỏi môi trường sinh thái, lại khiến được cho số còn lại sống được tốt đẹp hơn không?Cần lưu ý là có một số hoàn cảnh trong đó người ta có thể thấy một vài trường hợp kể trên đã xảy ra trong thế giới loài vật. Tuy nhiên, tình hình thông thường của thế giới loài vật là một tình hình bị cô lập và không tìm thấy trong cả thế giới động vật nói chung, như trong nền văn minh của loài người. Nếu hoàn cảnh được đề cập đó được khảo sát thật kỹ, người ta sẽ thấy rõ là mọi tiềm năng về ngoại lệ đó vốn không có bản tính phổ quát. Nếu có một nền văn minh có óc thông minh nào khác trong vũ trụ, bạn sẽ trông mong, mình được gặp gì ở đó? Tôi tin rằng nó sẽ rất giống với các xã hội trong nền văn minh của loài người chúng ta - đó là trí thông minh? Tại sao chúng ta lại không tìm thấy những điểm giống nhau đó trong các nền “văn minh” của loài vật? Vì đã có một sự phân cách rõ ràng và chính xác về bản tính thiết yếu chớ không phải chỉ về trình độ và chủng loại mà thôi. Đã có những điểm giống nhau giữa hai trật tự, nhưng nếu chúng ta đem cả hai ra để đối chiếu với nhau là sai; làm như thế thì chẳng khác chi đem trái táo ra để so sánh với thịt bò; đã đành cả hai đều là thực phẩm, thế nhưng chúng vốn hết sức khác nhau về bản tính thiết yếu.Chủ đích của con người theo mặc khải của Thượng Đế1. Con người sở dĩ hiện hữu, là do ý chỉ Thượng Đế. Chính do sự sáng tạo đặc biệt của Thượng Đế mà loài người hiện hữu trên đất này; và cũng nhớ sự bảo tồn liên tục của Thượng Đế, con người mới có thể tiếp tục tồn tại. Theo một ý nghĩa rất thật, thì con người “mắc nợ” Thượng Đế về sự hiện hữu của mình; con người sẽ chẳng bao giờ trả được món nợ do sự sáng tạo đó, nhưng đó chính là nguồn gốc từ đó nảy sinh hành động đặc thù và hoàn toàn do ân phúc của Thượng Đế SaSt 2:1-25 Cong Cv 17:27,28 CoCl 1:16 HeDt 1:3 Gia Gc 1:18 KhKh 4:11.2. Con người hiện hữu vì Thượng Đế, chớ không phải cho các của đích và

Page 17: Dao duc co doc giao voi cac van de can dai

ước muốn của riêng mình. Con người đã không được đặt trên đất này để hoàn thành ước muốn và hoài bão riêng; chủ đích nguyên thủy cho loài người ngay từ khi nó mới được tạo dựng, là để vui hưởng Thượng Đế trong một môi trường sáng tạo đặc biệt. SaSt 1:1-2:25 ICo1Cr 8:6 CoCl 1:16 ITi1Tm 1:8-10 Tit Tt 2:11-14 HeDt 2:10 8:10 IPhi 1Pr 2:9,10 Giu Gd 1:13 EsIs 43:21.3. Chủ đích của con người là tôn vinh Thượng Đế. Trách nhiệm quan trọng và cao cả nhất của con người là tỏ bày các công trình kỳ diệu của Thượng Đế và rao truyền những đặc tính thiện hảo tuyệt vời của bản tính Ngài GiGa 9:3 ICo1Cr 6:19,20 10:31 Eph Ep 1:12-14 Phi Pl 1:20,21 IITe 2Tx 1:11,12 Tit Tt 2:9,10 (EsIs 43:7).4. Con người càng tôn vinh Thượng Đế nhiều hơn nữa bằng cách làm đẹp lòng Ngài. Ở đây, tấm lòng và hành động là những từ ngữ then chốt. Vâng lời và có thái độ thích đáng phải được giữ thăng bằng với nhau. Ngôn ngữ của Cựu ước là “sự kính sợ Đức Giê-hô-va”, và nó đưa người ta đến: khôn ngoan, tri thức và thông hiểu. Tất cả những điều đó đều liên quan với nếp sống thánh khiết. CoCl 1:10-12 ITe1Tx 4:1 HeDt 10:35-36 11:36 13:16.5. Những bước tiên khởi đề tôn vinh Thượng Đế và làm đẹp lòng Ngài xảy ra khi con người biết được ân phúc cứu rỗi của Thượng Đế nhờ đức tin đặt nơi Chúa Cứu Thế Giê-xu và công tác trọn vẹn của Ngài. Địa vị của chúng ta trong Chúa Cứu Thế là nền tảng để chúng ta đứng trên đó mà hành động. Chúng ta không làm việc công chính để nhờ đó được trả công hay xứng đáng được Thượng Đế đẹp lòng hoặc tán thưởng; tuy nhiên vì cớ địa vị của mình, sau khi đã được chấp nhận trong Con yêu dấu Ngài chúng ta được quyền tự do để làm đẹp lòng Ngài. GaGl 2:19,20 Eph Ep 3:11-19.6. Lúc được tái sinh, con người cũng được địa vị được thánh hoá trong Thượng Đế. Tiếp theo đó, con người cứ tiếp tục tôn vinh Thượng Đế bằng cách chống lại tội lỗi và theo đuổi thực hành sự thánh hoá bằng cách vâng giữ các điều răn Ngài RoRm 6:4-11 12:1,2 GaGl 1:1-4 Eph Ep 1:4 4:1 Phi Pl 1:9-11 CoCl 1:22,23 ITe1Tx 4:2-7 IITi 2Tm 2:19-22 HeDt 2:11 5:9 10:10-14 IPhi 1Pr 1:2 IIPhi 2Pr 1:3 IGi1Ga 3:22 Giu Gd 1:24.7. Thượng Đế cũng được tôn vinh nhờ các việc lành mà con người tự nguyện thực hiện. Những việc lành ấy không phải và không thể là cái giá phải trả để chúng ta xứng đáng được một địa vị đáng được chấp nhận trước Thượng Đế; chúng là cách đáp lại bằng lòng tri ân của một loài thọ tạo (người) vốn là kẻ tiếp nhận ân phúc của Ngài, muốn sống một cuộc đời đầu phục ý chỉ Ngài. Mat Mt 5:13-16 GiGa 15:1-8 RoRm 7:4 Eph Ep 2:10 Tit Tt 3:8-14 HeDt 9:14 13:12 IPhi 1Pr 1:3.8. Thượng Đế được tôn vinh trong và thông qua sự thờ phượng con người dâng lên cho Ngài Để đề cao các công việc Ngài đã làm, để tỏ bày cho mọi

Page 18: Dao duc co doc giao voi cac van de can dai

người biết các thuộc tính của Ngài, để rao truyền các đặt tính thiện hảo tuyệt vời của Ngài, để tôn cao Danh Ngài, v.v... người đã tái sinh có thể làm mọi việc trên để làm đẹp lòng Thượng Đế. RoRm 12:1,2 KhKh 4:5 7:9,10.9. Thượng Đế cũng được tôn vinh qua tiến trình hiện tại, bởi đó chúng ta phục vụ các tín hữu bạn trong Chúa Cứu Thế Phi Pl 2:1-30.10. Con người cũng có thể tôn vinh Thượng Đế trong sự nhìn biết Ngài. Loại kiến thức này không phải chỉ là sự hiểu biết hạn hẹp của đầu óc mà thôi, nhưng là sự nhận biết dẫn người ta đến chỗ giao hảo mật thiết với Thượng Đế. Kiến thức không phải là một cứu cánh, mà là một phương tiện dẫn tới cứu cánh - nhận biết chính Thượng Đế cách cá nhân, chớ không phải chỉ biết về các sự kiện mà thôi. OsHs 6:3-6 GiGa 17:3 Phi Pl 1:21 3:10 IIPhi 2Pr 3:18.11. Mục tiêu cuối cùng của con người, là được thừa hưởng sự sống vĩnh hằng đầy phước hạnh, được trở nên giống như hình ảnh Chúa Cứu Thế Giê-xu, được Đức Thánh Linh biến hoá để trở nên giống như hình ảnh ấy, cứ được vinh quang càng thêm vinh quang. Như sự sa ngã đã phá hoại chủ đích nguyên thủy của loài người thể nào, thì cũng vậy, nhờ máu Chúa Cứu Thế Giê-xu, con người sẽ được phục hồi nguyên vị trong mưu định của Thượng Đế, nhưng sẽ không còn có thể lại sa ngã nữa. GiGa 17:3 IGi1Ga 3:1-3 ICo1Cr 15:49 IICo 2Cr 3:18.Bản tính của chân lýChủ đích của chân lý mặc khải Chân lý soi sáng. Nó chẳng bao giờ là tẻ nhạt, sai lệch hay rắc rối cả. Ngoại trừ đối với con người tự nhiên, vốn không thể hiểu được những điều có tính cách thuộc linh (ICo1Cr 2:14-16).Chân lý được chân lý xác nhận và tạo thế quân bình (Thi Tv 36:4)Chủ đích nội tại của chân lý là mặc khải (bày tỏ, tiết lộ) Thượng Đế và ý chỉ Ngài cho loài người. Diễn trình tối hậu của chân lý mặc khải cho loài người những gì Thượng Đế muốn cho họ biết về chính Ngài, về nhân loại, về phải làm thế nào để biết chắc là mình đã được cứu rỗi, v.v. Nó cũng xác định cho loài người biết Thượng Đế trông mong gì nơi họ, chủ đích, mưu định của Ngài cho loài người, những gì Ngài muốn dành cho loài người cả trong hiện tại lẫn tương lai, và làm thế nào để họ có thể là đẹp lòng và tôn vinh Ngài hữu hiệu nhất (GiGa 1:14,17).Đức Thánh Linh sử dụng chân lý mặc khải làm định chuẩn trong đời sống người tín hữu để biến đổi người ấy trở nên giống như ảnh tượng Thượng Đế, và thuyết phục để người ta biết sống theo cùng một định chuẩn công chính như thế. Chủ đích tối hậu này của chân lý, là để con người bước vào sự nhận biết cá nhân về Thượng Đế. Nhận biết Thượng Đế là đặc quyền lớn nhất của người tín hữu. Chính nhờ có Lời Thượng Đế phán dạy nhân loại, mà chúng

Page 19: Dao duc co doc giao voi cac van de can dai

ta có thể biết chắc chắn về Ngài.Chân lý là định chuẩn của Thượng Đế, mà văn hoá phải noi theo. Chân lý chẳng bao giờ thay đổi hay chịu sự sửa đổi cho phù hợp với tiêu chuẩn văn hoá (Mat Mt 15:2-9).Chân lý tỏ bày và chỉ cho người ta thấy điều sai quấy (GiGa 3:19,20 Eph Ep 5:13).Khi đời sống một người được nghe chân lý truyền rao và chịu đầu phục nó, thì sự tối tăm bị đánh tan. Trả lời không với chân lý, có nghĩa là nói vâng với lời nói dối. Không chịu đầu phục chân lý, là tự động đầu phục lời dối trá (RoRm 1:18-23 2:7 GaGl 2:5).Chân lý tiết lộ và phơi bày các sự kiện đứng đắn, chính xác, đáng tin mà người ta phải quan tâm. Khi chân lý được mặc khải, nó trình bày các đối cực của những sự kiện - hoặc là chân lý quân bình, hoặc là lời dối trá.Chân lý là nền tảng đạo đức cho các hành động, các quyết định và các niềm tin của chúng ta. Nó luôn luôn là phần trực diện với con người để kêu gọi người ấy có một hành động đạo đức đặc thù, phải được giải thích và phải chịu trách nhiệm. Và con người sẽ cố gắng tranh cãi, khước từ, hoặc bằng cách nào đó, gác bỏ ngoài tai sự đòi hỏi đó đối với đời sống mình.Nói cách đơn giản, sở dĩ con người xác thịt (tự nhiên) nói dối rằng mình không biết chân lý là gì, chỉ vì không muốn làm theo chân lý mà thôi. Con người tự nhiên không muốn làm điều phải, đẹp lòng Thượng Đế. Thật ra, nói cách tự nhiên, con người không thể làm điều tốt điều thiện để Thượng Đế được đẹp lòng (RoRm 3:1-31). Phương pháp duy nhất để con người chiến thắng được điều này là nhờ ân phúc Thượng Đế điều sẽ đưa người đến chỗ ăn năn để được cứu rỗi. Tuy nhiên con người ta không muốn đến với ánh sáng (chân lý) vì vốn yêu thích bóng tối, và không muốn cho những việc làm xấu xa gian ác của mình bị phơi bày ra (GiGa 3:19,20). Con người muốn tự mình cai trị kiểm soát cuộc đời mình, mà chẳng bao giờ chịu đầu phục ai một cách nhanh chóng hoặc không có sự đấu tranh. Vấn đề căn bản của con người là lòng kiêu ngạo, theo đó, họ nghĩ là mình phải ngự trên ngai để cai trị cuộc đời mình để bảo đảm rằng mình tận dụng được tối đa mọi lợi ích của đời sống. Mỉa mai thay, thật đáng xấu hổ để một con người giới hạn, tội lỗi, dễ mắc sai lầm, thụ đời sống theo đúng với tính chất của nó, người phải chịu đầu phục Thượng Đế vĩnh hằng, toàn năng, toàn trí, vốn muốn điều tốt lành nhất cho đời sống con người. Nếu con người thật sự muốn sống đẹp lòng Thượng Đế, họ phải được Thượng Đế khiến sống lại nhờ đức tin được Thượng Đế ban quyền năng cho. Điều này chỉ xảy ra trong đời sống người nào đã được ân phúc cứu chuộc, nhờ có đức tin vào Chúa Cứu Thế Giê-xu (CoCl 1:13,14 IITi 2Tm 3:16,17).Chân lý giải phóng con người tội lỗi và thánh hoá người ấy (GiGa 8:31-36

Page 20: Dao duc co doc giao voi cac van de can dai

17:17).Các đặc điểm của chân lý mặc khải.Chân lý vốn gắn liền với Thượng Đế. Ngài vốn là nguồn gốc thiết yếu, cần thiết, độc quyền và tối hậu của chân lý (GiGa 14:6 17:17).Cùng như nó vốn bắt nguồn từ Thượng Đế vốn là uy quyền cuối cùng đối với mọi người, chân lý cũng được gắn liền với uy quyền. Lời Thượng Đế là uy quyền của đời sống chúng ta, và chúng ta phải trả lời, phải chịu trách nhiệm thực hiện nó. Trách nhiệm của chúng ta là phải làm theo, còn cách trả lời của chúng ta là phải tạo lập một chỗ đứng vững chắc cho sự công chính và chân lý, ngang tầm với định chuẩn vốn ở trong Chúa Cứu Thế Giê-xu khi chúng ta ở trong Ngài.Nguồn chân lý duy nhất phải áp dụng cho nền móng của đời sống chúng ta, là Lời Thượng Đế (GiGa 8:31,32 17:17 ITi1Tm 3:16,17).Chân lý không phải là một lời nói dối, cũng không phải là sự kết hợp của chân lý với một lời dối trá. Pha loãng hoặc pha lẫn chân lý bao giờ cũng tạo ra một lời nói dối và ngăn trở chân lý không cho nó đạt mục tiêu khi đã bị lời dối trá làm vấy bẩn. Nước là chất giải khát tuyệt diệu. Vào những ngày nóng bức thì nước rất quan trọng, nhưng nếu bạn lại pha vào đó vài giọt cyanide, nó sẽ mang đến sự chết. Chịu thoả hiệp, tức là chịu thua tác giả của sự thoả hiệp, là ma quỉ vậy (IGi1Ga 2:21).Các đặc điểm đạo đức vốn có trong Thượng Đế, cũng sẽ được tìm thấy trong chân lý, hay khi chân lý được áp dụng và xác thịt bị loại trừ (thánh khiết, thuần khiết, tốt lành thiện hảo, công chính, công bằng, v.v..) Chân lý phải có hàm ý và đem ra áp dụng trong lãnh vực luân lý đạo đức, nếu không, nó không phải là chân lý của Thượng Đế. Bất kỳ vật gì từ Thượng Đế ra đều phải phản ảnh bản tính Ngài, ít nhất cũng là trong tình trạng nguyên thủy, lúc nó chưa bị tội lỗi làm ô uế. Nếu điều gì được dán nhãn hiệu chân lý, mà lại sinh ra sự giả dối, vô luân, tội lỗi, bất kính, v.v.. thì đó không thể là chân lý vì không phải ảnh bản tính hoặc các thuộc tính của Ngài. Quả thật là có một trở ngại chen vào giữa chân lý vốn trọn vẹn và tốt lành, với việc con người thiếu khả năng để ứng dụng thích đáng chân lý vào đời sống. Con người vốn tội lỗi, và không có những đáp ứng căn bản kiên định hoặc phù hợp với chân lý. Còn một mặt khác nữa, là con người có thể lạm dụng chân lý, do đó, điều vốn là chân lý đã không được phản chiếu chính xác y như nó vốn có. Khi dùng các kết quả làm tiêu chuẩn để xác lập chân lý, ta có thể kết luận rằng nếu các kết quả không phản ảnh đặc tính của Thượng Đế, thì rất có thể nó không phải là chân lý, nó không phải là tiêu chuẩn duy nhất mà chỉ là một dấu chỉ cho thấy nó có thể là chân lý mà thôi.Chân lý có tính cách riêng tư và sở dĩ được ban cho là để ứng dụng vào đời sống một cách đạo đức. Chúa Giê-xu chính là chân lý và là chân lý nhập thể.

Page 21: Dao duc co doc giao voi cac van de can dai

Ngài đã sống một cuộc đời trọn vẹn và đạo đức luôn luôn làm đẹp lòng Thượng Đế, và là tấm gương sáng về việc vâng lời, yêu thương, tự nguyện đầu phục Đức Chúa Cha (Mat Mt 5:44-48 GiGa 1:14 14:6;). Các ý niệm về chân lý của cả Cựu lẫn Tân Ước đều được nhận thấy là hoàn toàn hài hoà trong trong Chúa Cứu Thế Giê-xu, Đấng vốn đầy ân phúc và chân lý (GiGa 1:14) Các ý niệm Cựu Ước chủ yếu là tính cách đáng tin và vững chắc trong khi các ý niệm trong Tân Ước là bày tỏ ra và không chi giấu.Về bản tính, chân lý là đều mà người ta có thể kinh nghiệm, từng trải. Nó được ban cho với ngụ ý để được ứng dụng cho đời sống. Tuy nhiên, điều ngược lại không nhất thiết là đúng, khi từng trải trở thành nhà vua cai trị đời sống và tuyên bố như một nhà độc tài về chân lý là gì. Bất cứ lúc nào và trong hoàn cảnh nào, chân lý phải tuyên bố từng trải phải như thế nào, nếu không, người ta chẳng bao giờ nên tham dự vào đó. Có những sự kiện vốn đúng thật đến từ từng trải chủ quan; nhưng điều vốn có thật (thí dụ chỉ có phần thông tin về một sự kiện nào đó mà thôi) không thể được thiết lập để làm nền tảng cho đời sống. Chỉ có chân lý do Thượng Đế mặc khải mới có thể được đặt làm nền cho đời sống mà thôi.Chân lý vốn gắn liền với Thượng Đế nhưng nó không có tính cách tự trị. Nó chẳng bao giờ tự thị, tự phục vụ, hay tác động độc lập đối với phần nền móng là Thượng Đế, Đấng từ đó nó được xây lên. Khi gặp cơ hội thích đáng, chân lý thuộc bất luận cấp bậc, trình độ nào cũng đều tôn vinh Thượng Đế. Một khi được Kinh điển giải thích, chân lý tự nhiên sẽ được giải thích thật đầy đủ để bởi đó, Thượng Đế được cõi thọ tạo của Ngài tôn vinh, nếu không con người sẽ nhận lấy vinh quang về những gì “chính mình đã khám phá ra”. Mọi chân lý đều tuỳ thuộc vào Thượng Đế, vốn là nguồn gốc, định nghĩa, phạm vi và chính sự hiện hữu của nó. Vì chân lý không tự nó mà có; nó không phải là cứu cánh của chính nó, nhưng là một phương tiện cho một cứu cánh. Chỉ có chân lý, biết chân lý hay biết nó được hậu thuẫn như thế nào, thì chưa đủ; nó còn phải dẫn người ta đến với Thượng Đế là Đấng đã sắp xếp một cứu cánh: Nhận biết Thượng Đế và ý chỉ Ngài đối với con người.Chân lý là nền tảng duy nhất để Cơ Đốc nhân dựa vào hầu đặt mọi nỗ lực của mình vào đó để dẫn đến các kết quả cho đời sống mình. Mọi chân lý đều là chân lý của Thượng Đế. (Lãnh vực chân lý được xét đến ở đây là sự mặc khải, hay các quy luật của công trình sáng tạo). Vấn đề với các quy luật sáng tạo, ấy là cách quan sát, nhận xét của con người vốn có giới hạn và rất có thể sai lầm. Cho nên, khi con người càng hiểu được nhiều điều, thì có vẻ như chân lý bị thay đổi, trong khi thật ra, thì chính sự hiểu biết của con người đã đổi thay đó thôi. Vì các quy luật của Thượng Đế trong công trình sáng tạo vốn bất biến), tuy nhiên, không phải mọi chân lý mà người ta chịu đầu phục

Page 22: Dao duc co doc giao voi cac van de can dai

đều sẽ khiến một ai đó trở nên giống với hình ảnh Thượng Đế, bởi quyền năng của Thánh Linh, hay đưa một ai đó đến chỗ có được đặc tính của Thượng Đế. Cần phải phân biệt đâu chân lý mặc khải và đâu là các sự kiện hiển nhiên.Chỉ có các sự kiện mà thôi, thì chẳng bao giờ đủ để trở thành quan trọng căn bản cho đời sống chúng ta, vì chúng không phân biệt, cũng không thể tạo được các khác biệt đạo đức. Thượng Đế phải mặc khải chân lý của Ngài cho loài người, và con người phải tiếp nhận và nhờ quyền năng Đức Thánh Linh để thông hiểu chân lý ấy. Sau đó, nó mới có thể thích ứng để áp dụng vào đời sống Khi chân lý mặc khải đã trở thành nền tảng cho đời sống rồi, chân lý tự nhiên mới có thể được xây lên trên đó với mối liên hệ thích hợp với chân lý mặc khải. Thượng Đế đã tạo ra lãnh vực sự kiện, cho nên muốn hiểu chúng cho đúng, cần phải nối liền chúng với Nguồn Gốc của chúng, là Tác Giả của chân lý, tức là Thượng Đế, để Ngài giải nghĩa cho.Theo bản tính của nó, Chân lý thiết yếu là mệnh lệnh phải theo. Chân lý của Thượng Đế trực diện với chúng ta và kêu gọi chúng ta phải có một sự đáp ứng: đó là việc đầu phục ý chỉ Ngài một cách tự nguyện do tình yêu thương. Chúng ta phải chịu trách nhiệm về chân lý mà Thượng Đế đã mặc khải cho chúng ta; nó phải ở trong đời sống chúng ta, là một phần của từng trải của chúng ta, nếu không thì chúng ta vẫn chưa vâng lời Thượng Đế.Chân lý không phải là tất cả, vì nếu như thế thì sẽ chẳng có gì không phải là chân lý hay lời dối trá cả. Đối lại với chân lý (ý tội lỗi luân lý hậu quả của việc vi phạm các quy luật thánh khiết của Thượng Đế.Chân lý được dành cho toàn thể nhân loại. Nó phải được áp dụng phổ quát, vì nó phát nguyên từ Thượng Đế là Đấng Cầm quyền tể trị trên cả nhân loại. Nó phải được sử dụng một, cũng như phải được mọi người thuận phục. Toàn thể nhân loại đều phải trả lời phải “tính sổ” với chân lý phổ quát này.Chân lý chẳng bao giờ tự mâu thuẫn, hoặc mâu thuẫn với bất luận một mặc khải nào khác của Thượng Đế. Sở dĩ như thế, vì nó bắt nguồn từ Thượng Đế toàn trí (allwise), toàn tri (allknowing) và hoàn toàn trọn vẹn. Có một sự thống nhất chân lý, phản ảnh nguồn gốc của nó là từ Thượng Đế. Ngài là Đấng xác định thực tại, vốn thủy chung như nhất với bản tính của mình và không thể tự mâu thuẫn. Chân lý mặc khải sẽ không mâu thuẫn với chân lý tự nhiên, mà giải thích đầy đủ nhất ý nghĩa của nó cho con người. Thượng Đế là tác giả của cả chân lý mặc khải lẫn chân lý tự nhiên, của cả các sự kiện lẫn các quy luật của tạo hoá. Ngài cũng là tác giả duy nhất của thực tại và những gì nằm trong phạm vi của nó. Cho nên Kinh Thánh chẳng bao giờ tự mâu thuẫn hay mâu thuẫn với chân lý tự nhiên. Những nhận xét, quan sát về cõi thọ tạo có thể bị thiên kiến của con người “vặn cong bóp méo” vì kẻ ấy không tiếp xúc đầy đủ hay không tiếp xúc gì với chân lý mặc khải, hoặc do

Page 23: Dao duc co doc giao voi cac van de can dai

tự chọn hoặc do dốt nát. Chân lý phát hiện được nhờ quan sát thọ tạo bao giờ cũng phù hợp và hậu thuẫn cho chân lý mặc khải. Một khi người ta lấy chân lý tự nhiên hay suy lý để làm nền tảng chủ yếu, thì nó thiết yếu bị vấy bẩn, thiếu kìm chế, và không thể được kiểm soát về phương diện chính xác hoặc tính cách thích hợp của nó với con người. Như thế, con người ta sẽ có một nền tảng, hoặc là được xây dựng trên một sự dối trá, hoặc trên các sự kiện chẳng bao giờ làm nảy sinh một tiêu chuẩn tuyệt đối, hoặc chẳng bao giờ đưa kẻ ấy đến chỗ tiếp xúc với Thượng Đế. Chân lý sẽ luôn luôn tự hậu thuẫn cho mình, nhưng nó phải tự hậu thuẫn thật đúng cách, phải phép. Chân lý mặc khải được xây dựng trên bản tính của Thượng Đế.Muốn cho bất luận một “chân lý” nào khác trở thành thích hợp với con người, nó phải được xây dựng trên chân lý mặc khải, và được chân lý mặc khải giải thích. Chân lý do suy lý mà ra chẳng bao giờ có thể làm nền tảng được cho chân lý tự nhiên, mà cả hai cũng không có cái nào hậu thuẫn được cho chân lý mặc khải. Khi có người nào đứng ra làm kẻ đúc kết hay hệ thống hoá chân lý để hậu thuẫn cho chân lý của Thượng Đế, thì kẻ ấy đã trở thành bình đẳng với Thượng Đế về uy quyền. Chừng đó, chân lý của Thượng Đế phải chịu sự kiểm soát, và bị định nghĩa bởi cái đáng lẽ phải chịu thuận phục và rất có thể sai lầm - đó là con người. Bất cứ khi nào đời sống bị đặt trên cơ sở là một cái gì kém hơn Thượng Đế và Lời Ngài, thì nó sẽ kết thúc trong tuyệt vọng và chán chường (sách Truyền đạo). Khi con người đầu phục sự mặc khải của Thượng Đế, nó sẽ đạt được lời giải thích và ý nghĩa đầy đủ nhất về sự hiện hữu của mình.Chân lý mặc khải chẳng bao giờ cạn kiệt. Nó có tính cách bao quát và đầy đủ uy quyền và chúng ta có thể biết chắc như thế Tuy nhiên, Thượng Đế đã không mặc khải trọn vẹn chính Ngài hoặc kiến thức của Ngài cho nhân loại. Điều mà Thượng Đế không mặc khải, thì con người không thể biết hay không thể đến với sự mặc khải trong hiện tạ, nghĩa là không hề có “sự mặc khải mới” đến từ Thượng Đế. Ngoài Kinh Thánh ra, không hề có chân lý mặc khải nào khác. Có chân lý tự nhiên mà người ta có thể khám phá ra hoặc nhờ học hỏi mà biết bằng cách nghiên cứu công trình sáng tạo; cũng có chân lý suy lý (một cách gọi không thích hợp) vốn đặt cơ sở trên con người; nhưng chúng không đưa được người ta đến chỗ liên hệ cá nhân với Thượng Đế, hay thông suốt thân vị hoặc ý chỉ Ngài đối với nhân loại, mà chúng cũng chẳng bao giờ có y quyền gì trên chân lý mặc khải cả (Một câu trả lời theo nguyên tắc có thể dành cho những xung đột về uy quyền).Chân lý mặc khải có một bản tính vĩnh hằng cố hữu. Chân lý tự nhiên có phạm vi hạn chế trong công trình sáng tạo. Chân lý về thân vị (person) và bản tính của Thượng Đế bao giờ cũng hiện hữu cho dù nó có được mặc khải hay không, vì Thượng Đế vốn tự hữu hằng hữu. Lời Thượng Đế sẽ tồn tại

Page 24: Dao duc co doc giao voi cac van de can dai

miên viễn, từ lúc nó được ban ra cho đến một thời gian vô cùng vô tận Chân lý về cõi thọ tạo ra đời đồng thời với công trình sáng tạo và sẽ cùng tồn tại với nó cho đến lúc cuối cùnglúc cõi thọ tạo bị thay đổi. Nói như thế không có nghĩa là bảo rằng nó chẳng bao giờ hiện hữu, vì chúng ta sẽ có chứng cứ là nó đã hiện hữu; điều đó chỉ có nghĩa rằng cái đã được gọi là các quy luật tạo hoá của thời hiện tại sẽ phải đầu phục công trình sáng tạo mới mà Thượng Đế sẽ thiết lập trong sách Khải thị chương 21 (Thi Tv 102:27 vốn được đặt trên cơ sở là bản tính Ngài).Chân lý tự nó không thay đổi. Thượng Đế, là nguồn gốc chân lý, không hề thay đổi, và những gì Ngài đã mặc khải trong quá khứ vẫn còn hợp thời cho ngày hôm nay và sẽ còn hợp thời trong tương lai (MaMl 3:16).Chân lý chẳng bao giờ bị triệt tiêu mà chỉ có ứng nghiệm thôi. Hệ thống tế lễ Cựu Ước đã không “thay đổi” mà chỉ được làm cho trọn trong Chúa Cứu Thế Giê-xu rồi sau đó, được xếp qua một bên vì nó đã trở thành vô dụng.Chân lý có với một bản tính cố hữu và không bao giờ sai lầm; do đó, nó sẽ chẳng bao giờ dẫn ai vào sự sai lầm, bị lừa dối hay phạm tội.Chân lý mặc khải là nền móng cho mọi chân lý khác (chân lý tạm thời như được thấy trong luật về tế lễ, chân lý văn hoá như được thấy trong các phong tục tập quán của một số dân địa phương vốn không đúng mà cũng chẳng sai, hay chân lý tự nhiên như có thể được phát kiến hay học biết được nhờ nghiên cứu cõi thọ tạo). Bất cứ điều gì cũng có thể được dán cho cái nhãn hiệu “chân lý”, thế nhưng, nếu nó không được xây trên chân lý mặc khải, là nó cố gắng tự tồn tại và không đáng tin cũng như không thể được đặt làm nền móng cho đời sống, vì nền móng cho đời sống phải phản ảnh thật chính xác Thượng Đế là Đấng đã thiết lập chân lý ấy. Cũng vậy, nếu có đều gì được dán nhãn hiệu chân lý, nhưng khi đem ra áp dụng cho đời sống lại không đưa đến các kết quả mong muốn (đời sống thánh khiết, trái của Thánh Linh, hoặc lại sản sinh ra tội lỗi), thì cần phải nghiêm chỉnh xét lại, thử xem khi đem ra ứng dụng, nó có làm bộc lộ cái chân lý ấy hay không.Đây không phải là tiêu chuẩn độc quyền để xác định chân lý (căn cứ vào các hậu quả của nó) mà chỉ là một dấu chỉ cho thấy nó không phải là chân lý Nguyên tắc của điều được cho là chân lý đó phải khớp đúng với Lời Thượng Đế. Nếu tiêu chuẩn kiểm soát không đạt được, rất có thể rằng chúng ta đang ứng dụng một sự dối trá cho đời sống mình, do đó, sát nhập nó vào với phần nền móng của đời sống chúng ta. Như thế, cuộc đời chúng ta sẽ được đặt trên một cơ sở vô cùng nông cạn và dễ đổi thay Chúa Giê-xu từng dạy rằng xây dựng trên bất kỳ một nền tảng nào ngoài ra chính Ngài, đều là xây nhà trên cát (Mat Mt 7:24-27). Những ý niệm được dán cho cái nhãn hiệu giả mạo là chân lý thường rất hấp dẫn và đầy sức lôi cuốn, như hầu hết mọi vật thuộc về đời này. Chỉ có cái nhãn hiệu là chân lý mà thôi, thì chẳng bao giờ

Page 25: Dao duc co doc giao voi cac van de can dai

là đủ cả, mà nó phải thật sự là chân lý. Chúng ta phải thận trọng cảnh giác để khỏi tiếp nhận vào đời sống mình (nhưng điều giả mạo như thế), và phải chắc chắn là mình chẳng bao giờ đem một điều gì khác để thay thế cho chân lý của Thượng Đế.Các loại chân lýChân lý (chân lý mặc khải) thiết yếu chỉ có một; “mọi chân lý đều là chân lý của Thượng Đế”. Tuy nhiên trong rất nhiều hình thức khác nhau của nó (chân lý được hậu thuẫn hay không; mặc khải, sáng tạo hoặc tự nhiên, hay suy lý) chân lý có nhiều điểm dị biệt chủ yếu, mô tả tầm quan trọng hoặc quyền ưu tiên mà chúng ta phải dành cho nó trong đời sống mình.Chân lý mặc khải (mặc khải đặc biệt): Điều Thượng Đế đã ban bố hay tiết lộ, hay kéo bức màn che ra để tỏ bày cho loài người được biết Bộ phận chân lý này là việc mặc khải chính xác, đáng tin và là nền móng thầm lặng mà Cơ Đốc nhân phải xây dựng đời sống mình trên đó. Chúng ta gọi chân lý này là Kinh Thánh.Chân lý tạm thời (một phần của chân lý mặc khải): Điều mà Thượng Đế đã thiết lập và sau đó đã được hoàn thành (ứng nghiệm), chớ không phải là bị huỷ bỏ. Một khi đã ứng nghiệm rồi, nó không còn hữu dụng nữa, không còn có tính cách bắt buộc về phương diện luân lý đạo đức nữa, hoặc còn kêu gọi người ta phải làm theo đó để chứng tỏ mình vâng lời (Thượng Đế) nữa. Thí dụ minh hoạ duy nhất cho loại chân lý tạm thời này là luật về tế lễ đã ứng nghiệm nơi Chúa Cứu Thế Giê-xu, là sinh tế trọn vẹn.Chân lý tự nhiên: Là chân lý được phát hiện hay do học hỏi nghiên cứu về cõi thọ tạo. Chân lý tự nhiên có thể hoặc không có thể được chân lý mặc khải tạo thế cân bằng cho. Khi không được, nó đang phiêu lưu vào một lãnh vực không đáng tin cậy. Thí dụ, nhiều quan điểm khác nhau về nguồn gốc vũ trụ không phản ảnh mưu định của Đấng Tạo Hoá cũng như ý hướng hoặc cách thức Ngài đã thực hiện công trình sáng tạo của mình.Chân lý văn hoá: Là những tiêu chuẩn hay quy phạm cá biệt cho một tập thể người hay cho một giai đoạn đặc thù nào đó. Chúng có thể đúng hoặc không đúng hoặc sai nữa (chúng có thể có hoặc không có ý nghĩa luân lý đạo đức). Theo định nghĩa, loại ngày không phải là chân lý thật sự đáng tin cậy vì nó vốn không được áp dụng phổ quát.Chân lý suy lý: là điều được dán cho cái nhãn hiệu chân lý sai lầm. Về tánh chất chân lý nó chẳng có gì khá hơn tính chất đáng tin cậy của phần nền móng từ đó nó được xây lên. Nền móng của “chân lý” này là con người, và do tấm lòng xấu xa gian ác của mình, con người ta vẫn mơ mộng và suy tư lý luận mà chẳng có một nền móng chắc chắn nào để đo đạc thẩm định cách khách quan những điều mình tin.CHÚ Ý: Chân lý mặc khải phải là nền tảng và là hệ thống để kiểm soát mọi

Page 26: Dao duc co doc giao voi cac van de can dai

hình thức chân lý khác. Nếu người ta phát giác ra một nguyên tắc nào nhờ quan sát và nghiên cứu cõi thọ tạo thì nguyên tắc ấy phải được chân lý mặc khải trắc nghiệm. Thí dụ quan sát các hoá thạch thuộc nhiều lớp địa tầng không nhất thiết có nghĩa rằng các hoá thạch nằm ở những lớp dưới là cổ xưa nhất, và chúng “tiến hoá” để trở thành những hình thức phức tạp hơn. Chúng có liên quan gì với phần ký thuật của Kinh Thánh về công cuộc sáng tạo? Đâu là hằng ngàn các hoá thạch thủ vai trò trung gian khác?Bất cứ điều gì được dán nhãn hiệu chân lý mà không có nền móng trong chân lý mặc khải đều do suy lý cần phải tránh không được thu nhận làm nền móng cho đời sống chúng ta.Điều gì một khi đã được công bố là chân lý thì phải là chân lý miên viễn, chẳng bao giờ trở thành cái không-phải-là-chân-lý cả. Chân lý là bất biến và chẳng bao giờ trở thành cái không-phải-là-chân-lý nữa; nó có thể được ứng nghiệm rồi bị xếp qua một bên, như luật về tế lễ.Các phẩm cách của chân lýLuận cứ của loài người. Bốn luận cứ sau đây đều liên quan với các phẩm cách (qualifications) riêng, có thể hoặc không thể có trong đời sống một người.Luận cứ về tiêu chuẩn giáo dục. Vì một người có được một hoặc nhiều trình độ học vấn (bằng cấp) hay thứ bậc (địa vị) nào đó, thì không nhất thiết có nghĩa rằng những gì người ấy nói đều là chân lý, là phải, là tốt (thiện).Luận cứ về chuyên gia. Vì một người có kỹ năng hay kiến thức chuyên môn, không bảo đảm được rằng tất cả những gì người ấy nói đều là đúng, là thật Rất có thể phần nền móng thiết yếu (của ngành chuyên môn của người ấy) vốn sai lầm cho nên khiến cho luận cứ của người ấy trở thành vô giá trị (Điều này thường nằm trong lãnh vực chuyên môn của họ, nhưng thường thì trường hợp lại không xảy ra như thế. Điều càng xảy ra thường hơn, là họ lại cố gắng lạm dụng chuyên môn của mình về một lãnh vực để đưa ra những khẳng định, hay khiến người ta tin mình về một lãnh vực khác). Cũng vậy, kiến thức hay chỉ có sự học hỏi nghiên cứu cá nhân mà thôi, thì không bảo đảm được là người ấy đã tiếp xúc được với chân lý.Luận cứ của đức tin. Đức tin không phải là yếu tố có đầy đủ phẩm cách để xác lập chân lý. Khẳng định một hành động, một quyết định hay một niềm tin nào đó là đúng, là tốt bởi vì nó được thực hiện bởi đức tin chỉ là một phương cách che giấu sự dốt nát mà thôi. Một hành động không thể là đúng (chân lý) chỉ vì nó đã được thực hiện bởi đức tin. Đạo đức tình huống (Situational ethics) cũng đưa ra cùng một quan điểm như thế chỉ khác một điều là nó dùng tình yêu thương như yếu tố định phẩm. Chúng tôi không khuyến khích một nền “đạo đức tình huống thuộc linh”. Đức tin không hợp pháp hoá hay khiến cho chân lý trở thành có giá trị được. Cũng vậy, quả

Page 27: Dao duc co doc giao voi cac van de can dai

quyết rằng một niềm tin, đặc biệt nào đó là đúng, là thật, chỉ vì bạn tin như thế, thì chẳng bao giờ xác lập được rằng nó là đúng, là chân lý. Nhiều người đã và vẫn còn tin rằng thế gian này là bằng phẳng. Loại niềm tin (tín ngưỡng) này có thể hoặc không thể là nền móng vững chắc, hợp lý, hay trí thức.Luận cứ về lòng chân thành. Thật sự thành kính và hoàn toàn thành thật về một niềm tin nào đó cũng không xác lập được rằng nó là chân lý. Những khẳng định của một người thành thật và chỉ nói toàn sự thật không bảo đảm được cho sự thật hay xác lập được rằng điều người ấy nói là chân lý.Luận cứ do dốt nát. Khẳng định một điều gì đó không thể là có thật (chân lý) do thiếu kiến thức càng sai lầm và mù quáng như luận cứ vừa đề cập ở trên. “Vì tôi chẳng biết gì việc ấy cả, cho nên nó không có thật”, là một câu nói dối. Đã chẳng có bao nhiêu người Nhật bản được biết về các vũ khí nguyên tử. Theo thiển ý thì bảo rằng họ chẳng biết gì cả (dốt nát) về bom nguyên tử chắc cũng không phải là sai. Thế nhưng họ đã không ngăn cản được thực tại là sự tàn phá đã xảy ra khi những trái bom nguyên tử nổ. Dốt nát không phải là một hạnh phúc Điều bạn không biết vì dốt nát có thể gây tàn hại cho bạn.Luận cứ về thời gian, cả cổ xưa lẫn hiện đại. Có hai luận cứ có liên hệ mật thiết với nhau, nhưng hoàn toàn đối lập về tư tưởng. Khẳng định một lập trường là đúng chỉ vì “nó đã có từ lâu đời rồi” hoặc vì nó là “một quan điểm của tư tưởng hiện đại”, thì không bảo đảm được rằng nó là chân lý. Niềm tin rằng mặt trời chạy vòng quanh trái đất vốn là một ý niệm đã có từ rất lâu đời. Tự do kết hôn là một ý niệm rất mới trong liên hệ hôn nhân thế nhưng đó không phải là một ý niệm đúng (chân lý) hay hợp luân lý đạo đức.Luận cứ về nguyên trạng. Chân lý không phải và chẳng bao giờ được xác lập căn cứ vào việc nó đã được thực thi phổ biến (căn cứ vào những gì mà nhiều người khác vẫn làm hết sức phổ biến). Vì một việc gì đó đã được mọi người làm thật phổ biến, thì không có nghĩa rằng nó là đúng (chân lý). Trong những năm đầu của thập kỷ 1940, việc đưa người Do-thái vào phòng hơi ngạt vốn phổ biến bên Đức.Luận cứ về ích lợi. Vì một hành động hay niềm tin (tín ngưỡng) nào đó là có ích, hay vì nó giúp được cho mọi việc khác được trôi chảy, xong suốt, cũng không phải là một quyết định phê chuẩn được là nó đúng hay chân lý. Phá thai là một phương pháp rất hữu hiệu để kiểm soát sinh đẻ, tuy nhiên...Luận cứ về tập quán thông dụng hoặc tích cực. Điều này rất giống với điểm vừa được đề cập, ngoại trừ điểm chú trọng không phải là vào những gì nhiều người khác đang làm, nhưng là vào việc mà một cá nhân vẫn hay làm. Vì mỗi cá nhân đều hiện đang dấn thân vào một niềm tin hay hành động nào đó, không tạo giá trị hay xác lập nó như một chân lý được. Nó chỉ có thể chứng minh rằng cá nhân ấy đã dành cho nó một chỗ trong đời sống mình mà thôi.

Page 28: Dao duc co doc giao voi cac van de can dai

Luận cứ về chấp nhận. Khi một niềm tin hay hành động nào đó được chấp nhập hay tán thành, không hề chứng minh được rằng nó có giá trị luân lý đạo đức. Gian lận trong việc nộp thuế, có thể là một phương cách được tán thành và cấp nhận trong việc xúc tiến việc làm giàu cá nhân.Luận cứ căn cứ vào tiềm năng. Bảo rằng chân lý của một lập trường hay một ý niệm có giá trị hay không căn cứ vào tiềm năng chưa thể hiện của nó, có thể là một luận cứ vô căn cứ, chỉ do suy lý mà thôi. Luận cứ dựa trên các chứng cứ khoa học. Việc nghiên cứu cõi thọ tạo một cách khoa học đưa người ta đến chỗ hiểu biết các mối liên hệ trong công trình sáng tạo. Nó mô tả “thế nào” mà chẳng bao giờ có thể giải nghĩa “tại sao”. Những gì đã được “phát kiến” trong phòng thí nghiệm chỉ đúng và có thể được lặp lại đến một mức độ nào đó mà thôi (các suy diễn và kết luận của chúng có thể không chính xác, tùy theo các nền móng đã được giả định trước của chúng). Tuy nhiên, nó chỉ đúng trong điều kiện của phòng thí nghiệm. Cả khi nó có thể được sao y lại trong các điều kiện của môi trường bên ngoài, thì nó đã bị thay đổi rất nhiều vì phòng thí nghiệm không phải là môi trường bên ngoài. Hơn nữa, chân lý tự nhiên không hoặc không thể đề xuất hay xác lập chân lý luân lý đạo đức. Vì khoa học không thể cảm nhận hay thí nghiệm chân lý đạo đức, nó cũng không vì thế mà loại trừ được chân lý nền tảng về mặt đạo đức.Luận cứ về tính phổ biến. Khi một ý kiến được đa số quần chúng chấp nhận, nó không bảo đảm được cho một lập trường nào đó là đúng hay sai. Đa số có thể cầm quyền; nhưng một tập thể cầm quyền không thể không sai lầm hay được ban cho cái khả năng đặc biệt để xác lập chân lý (chẳng bao lâu trước đây, trong lịch sử Hoa-kỳ, đại đa số quần chúng đã chủ trương rằng người da đen là hạng người thấp kém). Chỉ có những cá nhân nào có quyền đề cao các giá trị là những người phản ảnh chính xác chân lý. Các chính quyền vốn do Thượng Đế thiết lập nên phải phản ảnh đúng phương diện đạo đức của Đấng đã thiết lập cho nó. Các Cơ Đốc nhân có trách nhiệm đề cao và xác lập các giá trị hài hoà với mục đích nguyên thủy của nó.Luận cứ về sự hiểu biết. Nếu một câu phát biểu được thông suốt và lãnh hội thấu đáo, nó không nhất thiết đã là một chân lý đã được xác lập và khẳng định. Tôi không hiểu rõ hay lãnh hội đầy đủ giáo lý về Thượng Đế Ba Ngôi, thế nhưng tôi không dám chểnh mãng, hay gạt bỏ chân lý ấy qua một bên, chỉ vì mình không hiểu rõ nó.Luận cứ về sắc lịnh một uy quyền kém hơn (uy quyền kém hơn muốn nói ở đây là bất luận uy quyền nào thấp kém hơn Thượng Đế). Việc một chính quyền hay một tổ chức hoặc một tập thể người nào đó phê duyệt một chính sách, hoặc lập trường rồi đưa nó ra để thi hành không hề bảo đảm được là nó chính xác hoặc là chân lý. Trường hợp ngoại lệ nếu điều đã quy định hoặc

Page 29: Dao duc co doc giao voi cac van de can dai

phê chuẩn đó là việc ứng dụng chính xác một mạng lịnh của Kinh Thánh.Luận cứ về sự thành công theo số đông. Số người theo một niềm tin hay tập tục nào đó không hề chứng nghiệm hay phủ nhận được nó là chân lý Bảo rằng một điều gì đó sở dĩ đúng chỉ vì số người tham gia, là không đưa ra một nền tảng đúng để xác định điều gì là đúng (chân lý).Luận cứ về kinh nghiệm. Khi có người bảo rằng một niềm tin nào đó là đúng vì kinh nghiệm, từng trải của người ấy phù hợp với nó, thì điều này không xác lập được nó là một hành động hay biến cố thuộc về đời sống của tôi. Những tín đồ Mormons cảm thấy một “ngọn lửa thiêu đốt lòng họ”, thế nhưng hậu thuẫn cho chân lý chỉ bằng một điều gì đó quan trọng hơn chứng bị khó tiêu hoá của tôi một chút, thì không chính đáng lắm. Rất có thể đó là một từng trải rất thật mà họ đã gặp, nhưng điều đó tự nó không thể là một phẩm chất căn bản cho đời sống tôi.Luận cứ về tính cách thích hợp. Nếu đó là hành động tốt nhất hay thích hợp nhất phải làm, thì không bảo đảm được đó là chân lý, đúng, phải, hay đạo đức Hoàn cảnh, tình hình chẳng bao giờ xác định được chân lý là gì.Luận cứ về sự im lặng hay thiếu chứng cứ hậu thuẫn đối lập Khẳng định rằng một chân lý nào đó là đúng vì chẳng ai nói gì để chống lại nó, hay không hề có tiếng nói hay ý kiến nào bất đồng hay trái ngược lại nó, không phải là nền móng đủ và cần để chứng minh đó là chân lý. Lập trường này là một luận cứ rút ra từ sự im lặng, mà làm như thế là xây dựng một lập trường thiếu nền móng.Luận cứ về tình cảm hay cảm xúc. Sự hiện diện hay vắng bóng của một số cảm xúc hay cảm thức khi chúng được buộc chặt vào một “chân lý” đặc thù nào đó không hề chứng minh hay xác lập rằng ý niệm đó là đúng. Chúng có thể nảy sinh do tiếp xúc với chân lý, nhưng những cảm xúc tích cực tôi kinh nghiệm về một lập trường nào đó không khiến được nó trở thành đúng. Tôi có thể cảm thấy làm tình với một người nào đó, không phải là vợ tôi, là phải lẽ; thế nhưng cảm thức ấy không khiến được việc ấy “trở thành phải lẽ”.Luận cứ về tính cách hợp lý. Chỉ có tiến trình lý luận mà thôi thì không bảo đảm hay xác định được chân lý. Các đại tiền đề hoặc tiểu tiền đề có thể là sai. Nó có thể cũng không đặt trên nền móng là Kinh Thánh như một luận cứ của sự im lặng. Thuyết hai lần tiền định (double predestination) có vẻ là một ý niệm hợp lý, nhưng không phải là một ý niệm theo Kinh Thánh.Luận cứ về quyền lực. “Lý lẽ của kẻ mạnh bao giờ cũng thắng”. Sức mạnh không thể quyết đoán điều gì là phải, là chân lý; nó chỉ ép được người ta vào một khuôn mẫu hành động nào đó có thể sẽ bị thay đổi khi có một cá nhân hay tập thể mạnh hơn nắm quyền cai trị kiểm soát. Trong hệ thống này cha6n lý thay đổi với con người đang nắm quyền hay với một nhóm có quyền lực chết. Cuối cùng, việc này dẫn đến một nhà cầm quyền ích kỷ, vị

Page 30: Dao duc co doc giao voi cac van de can dai

kỷ, mưu đồ mọi sự để chính mình được lợi lộc mà thôi. Thế lực gây sự băng hoại, thế lực càng tuyệt đối thì sự băng hoại sẽ càng triệt để.Luận cứ về hậu quả Chân lý không phải chỉ được xác định bằng các hậu quả hay mục tiêu do một hành động nào đó đưa đến. Phương tiện xấu không thể là tương đương hay tạo được những kết quả tốt khả dĩ chấp nhận được. Nếu Thượng Đế muốn hoặc đã trù liệu rằng các cứu cánh ấy phải tốt và thánh khiết thì phương tiện để đạt được cứu cánh ấy cũng phải do chính Thượng Đế hoạch định và cũng phải tốt lành và thánh khiết tương đương. Con người tự nhiên dường như chú ý đến các chi tiết và các biến cố hằng ngày của đời sống và tiến trình của đời sống nhiều hơn, mà không nhất thiết lưu ý đến mục đích của đời sống. Mục tiêu của họ là tiến trình, là từng trải, là khoảnh khắc mà họ sống. Tuy nhiên, Kinh Thánh liên kết cả mục tiêu lẫn tiến tình liên hệ đến việc đạt đến mục tiêu với thế quân bình cho cả hai. Phải đến được thiên đàng là quan trọng, nhưng điều quan trọng là làm theo đúng cách mà Thượng Đế đã đề ra.Luận cứ về sáng tạo tiềm năng (kết quả cần thiết từ một nguyên nhân). Lắm khi người ta đã cố gắng xác định chân lý bằng cách nhìn vào các hậu quả để tái tạo lại một nguyên nhân. Thấy một hậu quả đặc thù (nào đó) nảy sinh từ một nguyên nhân đặc thù (nào đó), người ta kết luận cả hai vốn có liên hệ với nhau. Thí dụ thường được nêu ra nhiều nhất cho việc này, là Thượng Đế và điều ác. Luận cứ này được phát biểu như sau: Thượng Đế đã sáng tạo vũ trụ và mọi vật trong đó; nên điều xấu điều ác vốn là một phần của công trình sáng tạo, do đó, Thượng Đế là tác giả của điều xấu điều ác trong đó Ngài đã tạo dựng một hệ thống qua đó điều ác đã vào được trong thế gian này. Phải, quả thật là Thượng Đế đã sáng tạo vũ trụ này và tất cả những gì có trong đó đều là công việc Ngài làm ra. Cũng quả thật là Ngài đã sáng tạo cái hệ thống trong đó điều xấu điều ác đã có tiềm năng để xuất hiện; rằng thực tại ấy đã xảy ra qua trung gian con người, là một cá nhân có trách nhiệm về mặt luân lý đạo đức. Chúng ta không thể gán nguồn gốc của điều xấu điều ác cho Đấng đã Thiết Kế cái hệ thống ấy một khi nó lại được phó vào tay một cá nhân có trách nhiệm, phải khai trình khác Luận cứ ấy có thể ứng dụng bằng cách bảo rằng người thiết kế nguyên thủy của mộc chiếc ô tô phải chịu trách nhiệm về những cái chết của tất cả mọi người bị tai nạn ô tô, trong khi thật ra trách nhiệm phải thuộc về cá nhân điều khiển chiếc ô tô. Có thể nói con người là bác tài xế, và Thượng Đế không chịu trách nhiệm về các hành động của kẻ do Ngài sáng tạo ra. Tuy nhiên, chúng ta đã thấy Thượng Đế nhận lấy trách nhiệm và đã hành động để sửa sai các hậu quả của điều xấu điều ác và tội lỗi qua thập tự giá.Luận cứ về quyền chủ tọa cần thiết. Nó cũng tương tự với luận cứ trước nhưng lại khác hẳn. Khẳng định rằng một hậu quả nào đó là đúng (chân lý)

Page 31: Dao duc co doc giao voi cac van de can dai

căn cứ vào trật tự trong đó nó đã xảy ra liên hệ với các biến cố khác không phải là một nền tảng có giá trị cho chân lý. Thí dụ, Thượng Đế đã tạo dựng loài người, nhưng trước đó ít lâu, Ngài đã tạo dựng các thiên sứ và họ đã sa ngã Suy diễn rằng sở dĩ Thượng Đế đã dựng nên loài người là để phán xét các thiên sứ sa ngã không phải là một cách suy diễn cần thiết.Luận cứ về lương tâm “Cứ để lương tâm của bạn hướng dẫn mình” là một phương pháp để người ta có thể xác lập một lập trường về chân lý. Thế nhưng lương tâm không phải bao giờ cũng là một phương pháp đáng tin cậy để xác lập chân lý, vì nó có thể bị tội lỗi khiến nên chai lì.Phê bình các luận cứ về định phẩm chân lý.Cần phải nhận xét thật đúng rằng các luận cứ vừa được đề cập trên đây chỉ nhằm giải quyết cho lãnh vực chủ quan mà thôi. Bất cứ một luận cứ nào hay một sự kết hợp của nhiều luận cứ đều có thể là một xác nhận chủ quan về điều vốn đã được mặc khải và có tính cách khách quan. Tuy nhiên, chân lý không hề có nền tảng hay bắt nguồn từ các phẩm cách chủ quan ấy. Nhấn mạnh trên một viễn ảnh hay một kết hợp nhiều viễn ảnh chủ quan đó để đặt nó làm quy luật cho đời sống hay cho một nếp sống, sẽ đưa người ta đến việc bị mất quân bình quan trọng và xuyên tạc chiều hướng chủ yếu của chân lý Nếu chúng ta cứ khăng khăng bám mãi vào một nếp sống nào đó, thì đặc điểm của đời sống sẽ là những đối cực, chớ không phải là thế quân bình mà chân lý cung cấp cho.Chân lý không phải là tất cả những gì đang hiện hữu. Nếu trường hợp quả đúng là như thế, thì sẽ chẳng có gì không-phải-là-chân-lý-cả. Cuối cùng, lập trường này sẽ bị thu hẹp để chỉ còn là một viễn ảnh sinh tồn, bảo rằng bất kể bạn làm gì thì đều chẳng có gì quan trọng cả, cứ thử cho biết để thu thập kinh nghiệm.Quả thật là có mặt chủ quan của chân lý; thế nhưng phải được định nghĩa, xác nhận và thẩm định giá trị bằng yếu tố khách quan và do mặc khải. Chân lý vốn độc lập đối với kinh nghiệm hoặc sự chống đối và lý luận chủ quan. Yếu tố quyết định của chân lý chẳng bao giờ dựa vào là kinh nghiệm; nếu không, chân lý sẽ thay đổi. Cái khách quan cũng chẳng bao giờ bị lệ thuộc vào cái chủ quan, nhưng nó xác định, định nghĩa, điều chỉnh và xác nhận cái chủ quan. Một người có thể được soi sáng về một chân lý đã có sẵn trước rồi, chớ không thể là người đầu tiên khám phá ra chân lý ấy; nó chỉ mới mẻ đối với người ấy mà thôi. Chân lý chủ quan có một phần khách quan tương ứng, và như thế, chân lý ấy có thể đem ra áp dụng cho đời sống. Chân lý khách quan vẫn là chân lý độc lập đối với việc nó được phát giác ra và ứng dụng cho đời sống.Có một lãnh vực chủ quan khi chân lý được áp dụng và khi việc áp dụng ấy được cá nhân hoá hay được nhận thức. Điều này không có nghĩa là nó nhất

Page 32: Dao duc co doc giao voi cac van de can dai

thiết trở thành mới mẻ, mà chỉ trở thành mới mẻ cho chính người ấy mà thôi. Cũng vậy, nó không có nghĩa là chân lý ấy vừa mới ra đời ngay trong khoảnh khắc mà tôi kinh nghiệm nó. Nhưng kinh nghiệm của tôi về nó là mới. Có một hiểu biết mà một người có thể có về chân lý, nhưng điều đó không có nghĩa rằng nó là một thành phần tích cực trong đời sống tôi. Chỉ vì tôi biết chân lý ấy, nó chẳng hề cho tôi năng lực gì để thực thi chân lý ấy, mà năng lực ấy phải từ Đức Thánh Linh đến.Cần lưu ý là các lãnh vực chủ quan này có thể có cơ sở trên mỗi cá nhân. Tất cả chúng đều có khả năng tạo cơ sở trên con người. Vậy, con người là tụ điểm trung tâm thẩm quyền nhằm xác định đâu là chân lý. Khi chân lý có nền tảng trong con người hay lệ thuộc vào con người để xác nhận nó là chân lý, nó chẳng bao giờ có thể trở thành phổ quát hay thống nhất. Sở dĩ như thế, là vì nguồn gốc và thẩm quyền của chân lý - là con người. Vào một lúc nào đó trong cuộc đời mình, con người ta quay trở về với những gì mình tin là chân lý để biện minh cho lập trường của mình hay để cố tìm lối thoát khỏi mặc cảm phạm lỗi. Tuy nhiên, chân lý không tự nhiên mà có; nó có cơ sở là Lời Thượng Đế, hài hoà với bản tính và thân vị của Thượng Đế. Con người luôn luôn thay đổi, sai lầm, bất toàn, bị giới hạn và tội lỗi, chẳng bao giờ có thể trở thành nền móng tốt lành đầy đủ, chắc chắn hoặc có thể tin cậy được cho chân lý.Bất cứ điều gì được nghi ngờ là chân lý cần phải được cân nhắc bằng cách đem đối chiếu với định chuẩn của chân lý của Thượng Đế trước khi đem áp dụng cho đời sống chúng ta.Con người muốn có một nền triết lý để biện minh cho các hành động của mình, sao cho mình khỏi phải đối phó với ý thức phạm lỗi mà các hành động xấu xa gian ác của mình tạo ra. Ở đây, một hành động xấu xa gian ác được định nghĩa là bất luận một hành động nào không do tuân thủ ý chỉ Thượng Đế hoặc thực hiện vì một động cơ sai quấy thúc đẩy. Cứu cánh tối hậu của tiến trình tự biện minh của người ấy là để loại ra chính cái ý nghĩ về hậu quả tiêu cực của hành động mình đã làm. Con người rất thù ghét cái ý nghĩ rằng mình là một tội nhơn và rằng mình không thể làm tất cả những gì mà tấm lòng (xấu xa gian ác) của mình ao ước. Cái ý nghĩ rằng mình cũng phải trả lời, phải tính sổ với Thượng Đế về các hành động của mình cũng bị con người thù ghét xua đuổi y như thế. Cơ Đốc giáo là chỗ bày tỏ, bộc lộ chân lý đầy đủ nhất trên đời. Nó không phải chỉ là một hệ thống nhằm biện minh cho các hành động của con người cho bằng nó kêu gọi con người hãy đến và sống sao cho rập mẫu với tiêu chuẩn của Thượng Đế.Mặc dầu, các hậu quả không thể tự chúng là một yếu tố định phẩm trong việc xác định chân lý; nó rất quan trọng để khảo xét thật hợp lý các hậu quả sau đây.

Page 33: Dao duc co doc giao voi cac van de can dai

Khi tôi ứng dụng nó cho đời sống mình:1. ............ nó có tôn vinh Thượng Đế không?2. ............ nó có biến đổi tôi trở nên giống như hình ảnh của Thượng Đế không?3. ........... nó có làm nảy sinh tình yêu thương thánh khiết trong tôi không? (ITi1Tm 1:5)4. ........... tôi có phản chiếu bản tính của Thượng Đế không?5. ........... nó có dẫn tôi đến chỗ phạm tội hay trở thành một chứng nhân chịu thoả hiệp không?Phần sau đây được đưa ra nhằm trình bày một viễn ảnh khác biệt và được trích từ tác phẩm “A Philosophy of Christian Religion” của E.J.Carnell, Grand Rapids: Baker 450-455“Triết học quy ước chia các chủng loại chân lý thành hai loại tổng quát. Một là, chân lý là tổng số của chính thực tại... Hai là, chân lý là nhất quán tính có hệ thống (systematic cousistency) hay sự phù hợp được đề nghị (propositinal correspondence) với thực tại”“Triết học về chân lý của Cơ Đốc giáo có thể tóm tắt như sau: a) Thực tại “ở ngoài kia” là chân lý. Vũ trụ này quả thật là công trình sáng tạo của Thượng Đế. b) Chân lý là đặc tính của một phán đoán hay mục tiêu phù hợp với thực tại (Điều này liên hệ với “chân lý của một kinh nghiệm hay tri giác” hoặc với chân lý phản tỉnh - reflection). Tâm trí Thượng Đế hoạch định một hệ thống chân lý toàn vẹn. c) Chân lý nằm trong lòng người là phẩm chất của cá tính người ấy, phù hợp với luật về tình yêu thương”ĐỐI CHIẾU TỔNG QUÁT CÁC THẾ GIỚI QUAN CHỦ YẾU Những nét đặc trưng đề cập ở đây không phải bao giờ cũng nghiệm đúng với tất cả mọi người chủ trương lập trường ấy, nhưng chỉ đúng tổng quát cho các đại diện tiêu biểu quan trọng mà thôi.

HỮU THẦN THUYẾT VÔ THẦN THUYẾT TỰ NHIÊN THẦN GIÁO THƯỢNG ĐẾ HỮU HẠN THUYẾTTHƯỢNG ĐẾ MỘT KHÔNG MỘT MỘTvô hạn vô hạn hữu hạnhữu ngã hữu ngã hữu ngãTHẾ GIỚI Được tạo dựng không được tạo Được tạo dựng Được tạo dựngtừ hư vô từ hư vô từ vật chất (hay)hữu hạn vĩnh hằng hữu hạn từ hư vôtạm thời (vật chất) tạm thời vĩnh hằngMỐI LIÊN Thượng Đế chỉ có thế Thượng Đế vượt Thượng Đế vượt trên/

Page 34: Dao duc co doc giao voi cac van de can dai

HỆ THƯỢNG siêu vượt gian trên thế gian và hoặc ở trong thế gian ĐẾ/THẾ GIAN và trong không ở trong đóthế gian cách lạ lùngPHÉP LẠ Có thể có Không có thể Có lẽ có thể nhưng Có lẽ có thể nhưngvà có thật không có thật không có thậtBẢN CHẤT hồn thân bất Chỉ có thân thân thể chết thân thể chết CON NGƯỜI tử thể chết linh hồn bất tử linh hồn bất tửSỐ PHẬN Sống lại để Bị tiêu mất Linh hồn đợc thưởn Được thưởng và CON NGƯỜI được thưởng hay bị hình phạt hay bị phạthay bị hình phạtNGUỒN GỐC Tự do chọn sự ngu dốt của Tự do lựa chọn Trong sự đấu tranh ĐIỀU ÁC lựa con người (và/hoặc do ngu nội tại của Thượng Đếdốt)CUỐI CÙNG Sẽ bị đánh Có thể bị Có thể bị đánh Có thể bị đánh bại CỦA ĐIỀU ÁC bại bởi đánh bại bại bởi con người bởi con người hayThượng Đế trong con người hay Thượng Đế Thượng ĐếNỀN TẢNG Dựa vào Dựa vào Dựa vào Dựa vào Thượng Đế ĐẠO ĐỨC Thượng Đế con người thiên nhiên hay con người HỌCBẢN CHẤT Tuyệt đối Tương đối Tuyệt đối Tương đối ĐẠO ĐỨC HỌCLỊCH SỬ VÀ Theo đường Theo đường Theo đường thẳng, Theo đường thẳng, MỤC ĐÍCH thẳng, có kết thẳng hay có mục đích, có mục đíchthúc có mục chu kỳ, không kết thúc không kết thúcđích, do Thượng không mục đích,Đế ấn định không kết thúcTrích tác phẩm “Perspectives, của N.Geisler and W.WatkinsSan Bernadino: Her's Life, 1984. 244, 245.

PHIẾM TẠI THẦN THUYẾT PHIẾM THẦN THUYẾT ĐA THẦN CHỦ NGHĨATHƯỢNG ĐẾ Một, có tiềm năng Một, vô hạn, vô ngã Hai hoặc nhiều hơn,vô hạn, thật sự hữu hữu ngãhạn, hữu ngãTHẾ GIỚI Được tạo dựng từ vật Được tạo dựng từ Được tạo dựng từ vậtchất và từ Thượng Đế Thượng Đế vĩnh hằng chất vĩnh hằngvĩnh hằng (không vật chất)MỐI LIÊN Thượng Đế siêu vượt Thượng Đế là trần Các thần trong thế HỆ THƯỢNG thế gian trong tiềm gian gian ĐẾ/THẾ GIAN và trong thật sựCÁC PHÉP LẠ không thể có không thể có không thể có,chỉ có những biến cốsiêu bình thường

Page 35: Dao duc co doc giao voi cac van de can dai

BẢN CHẤT thân xác chết thân xác chết thân xác chết CON NGƯỜI hồn bất tử hồn bất tử hồn bất tử(một số tán thành)SỐ PHẬN Tiếp tục sống trong Đầu thai, hoà Được phần thưởng CON NGƯỜI ký ức Thượng Đế nhập với Thượng Đế thiên thượng hay hình phạtNGUỒN GỐC Khía cạnh cần thiết của một ảo giác trong sự đấu tranh ĐIỀU ÁC Thượng Đế giữa các thầnCUỐI CÙNG không thể bị chiến bại Sẽ được tái hấp thụ Sẽ không bị các thần CỦA ĐIỀU ÁC bởi Thượng Đế hay con bởi Thượng Đế đánh bạingườiNỀN TẢNG Dựa vào một Dựa vào những biểu Dựa vào các thần ĐẠO ĐỨC HỌC Thượng Đế hay thay đổi hiện thấp kém hơncủa Thượng ĐếBẢN TÍNH Tương đối Tương đối ương đối ĐẠO ĐỨC HỌCLỊCH SỬ VÀ Theo đường thẳng Xoay vòng Xoay vòng MỤC ĐÍCH Có chủ đích ảo tưởng có chủ đíchvô tận vô tận vô tận

Một cái nhìn khái quát vào vũ trụ luậnVũ trụ luận (cosmology) được định nghĩa đơn giản là: những điều được giả định trước /preserppositions) mà một người tin tưởng để đem ý nghĩa đến cho đời sống, định hướng cho tư tưởng và hành động, và mô tả thế giới bằng một hệ thống có trật tự.Các câu hỏi sau đây phải được đưa ra để làm tiêu chuẩn nhằm thiết lập một thế giới quan có giá trị:1. Thế giới quan thống nhất này có nhìn thấy mọi lãnh vực của đời sống như một toàn thể liên hệ với nhau hay không? Nó có giúp tạo cho các thành phần có được mối liên hệ có ý nghĩa với toàn thể hay không? Nó có mạch lạc hợp lý không?2. Thế giới quan thống nhất này có bao trùm mọi lãnh vực của kinh nghiệm mà không cưỡng ép chúng phải nối liền với nhau bằng những định nghĩa phi thực hay không? Nó có đưa ra được một lời giải nghĩa có thật và thoả đáng về những kinh nghiệm thiện ác, thất bại thành tựu hay không? Nó có đầy đủ về phương diện kinh nghiệm hay không?3. Thế giới quan này có đưa ra một phần mô tả về thế giới, trong đó sự sống là có ý nghĩa hay không? Nó có đưa ra được một chiều hướng nhất quán, có chủ đích, cho tư tưởng và hành động hay không? Tôi có thể áp dụng hệ thống này cho đời sống mình không?Nhất nguyên luận (monism): Một nguyên lý nhất quán duy nhất, một nhất quán tính không có phân biệt

Page 36: Dao duc co doc giao voi cac van de can dai

Nhất nguyên luận đơn giản: A/ Chỉ có một thể chất duy nhất; mọi dị biệt đều không có thật - Ấn giáo, Phật giáo.B/ Thực tại gồm nhiều điều, nhiều vật; thế nhưng chỉ có một loại, hoặc vật chất hoặc tinh thần mà thôi - Bertrand Russell, Thomas Hobbes là những người theo nhất nguyên luận duy vật; Mary Baker Eddy theo nhất nguyên luận tinh thần (duy linh)Nhất nguyên luận cổ điển Luận cứ của Parmenides bênh vực nhất nguyên luận1/ Thực tại hoặc có một hoặc đa dạng. 2/ Thực tại là đa dạng (nhiều), thì số nhiều vật ấy phải khác nhau. 3/ Nhưng các vật chỉ có thể khác nhau theo hai cách, hoặc là bằng cách hiện hữu (chúng có thật, chúng là một vật gì đó) hoặc là bằng cách không hiện hữu) chúng thật ra chẳng là gì cả). 4/ Tuy nhiên, hai hoặc nhiều vật không thể khác nhau bằng cách chúng chẳng là gì cả, vì khác nhau chẳng bằng cái gì cả thì đồng nghĩa với chẳng có gì khác nhau. 5/ Các sự vật không thể khác nhau bằng một cái gì đó hoặc bằng sự hiện hữu, vì hiện hữu là cái duy nhất mà mọi vật có chung nhau các sự vật và không thể khác nhau trong chính phương diện mà chúng giống nhau. 6/ Do đó, các sự vật không thể khác nhau, mọi sự đều là một.Chứng cứ nghịch lý của Zeno 1) Nếu chúng ta khẳng định rằng thực tại là đa dạng, thì hậu quả phi lý và không thể có sẽ xuất hiện. 2) Phi lý là một dấu hiệu của sự sai lầm giả dối. 3) Do đó, thực tại đa dạng là sai. 4) Như thế, thực tại chỉ có một.Những bài xích 1) Zeno khẳng định rằng mọi thực tại đều có thể phân chia ra theo nghĩa toán học. Ông ta không chỉ ra tính cách phi lý đặc thù hệ quả của một thực tại đa dạng. Về căn bản, ông ta thiếu chứng cứ cho đề nghị căn bản của mình.Permenides bác bỏ thực tại của sự vật có khác nhau bằng sự không hiện hữu như một điểm khác nhau có thật, cũng như khả năng có khác nhau về hiện hữu và về chủng loại mà vẫn thật sự có thật Điểm thứ năm của ông ta đòi hỏi thắc mắc đặt vấn đề, nó là lối lý luận quanh quẩn vòng vo.Đa nguyên luận (Pluralism): Thực tại đa dạng Đa nguyên luận là thuyết vạch rõ có nhiều hơn là một (nhất nguyên luận) hoặc nhiều hơn là hai (phiếm thần) chủng loại của thực tại tối hậu.Nhị nguyên luận duy linh: Tín ngưỡng thờ cúng Đông phương1) Có hai lực lượng tương đương nhưng đối lập nhau trên thế giới, một vốn toàn thiện và là nguồn gốc của tất cả những gì là tốt lành thiện hảo, trong khi lực lượng kia thì toàn ác và là nguồn gốc của tất cả những gì là xấu xa gian ác.

Page 37: Dao duc co doc giao voi cac van de can dai

2) Cả hai “lực lượng” ấy tạo thành vị thần chủ (god)3) Nhị nguyên thuyết này được minh họa bằng biểu tượng âm dương, một hình vẽ bằng một vòng tròn có màu sắc đối lập nhau, đánh dấu chúng vốn tương đương nhau về mặt “lãnh thổ” (area)Những điểm khác nhau của điều không hiện hữuThuyết nguyên tử: Sự vật khác nhau bằng sự không hiện hữu tuyệt đối1) Có một khoảng chân không là sự trống rỗng hoàn toàn (không hiện hữu)2) Khoảng chân không ấy bị vô số các cá thể nguyên tử lấp đầy3) Các phân tử này khác nhau về hình dạng độ lớn và không gian (mỗi nguyên tử chiếm lấy một khu vực đặc thù trong khoảng chân không)4) Do đó, vì mỗi nguyên tử đều chiếm lấy khoảng không gian đặc thù dành cho mình trong khoảng chân không, nó khác nhau tùy theo phần không hiện hữuThuyết của Plato: Sự vật khác nhau bằng sự không hiện hữu liên hệ.1) Chúng ta biết một vật nào đó hiện hữu là nhờ cái nó không phải là, thí dụ cái bàn không phải là cái ghế, cái nhà, con mèo v.v..2) Điều này có nghĩa rằng cái bàn, hay bất cứ vật gì khác, không phải là tất cả những gì hiện hữu (một vật vốn liên hệ với vật nó không phải là).3) Do đó, các sự vật khác nhau nhờ mối liên hệ, vì do liên hệ với một vật khác mà cái bàn không phải là tất cả những gì hiện hữu khác.Những điểm khác nhau của cái hiện hữuAristotle: Các sự vật khác nhau ở cách hiện hữu của chúng (vốn đơn giản)1) Cái tối hậu trong thực tại là đấng (các) bất động tạo chuyển động hay các thần (các trang khoảng từ 47-55)2) Họ là những hữu thể (beings) làm chuyển động một lãnh vực khác nhau ở trên trời, nhưng bản thân họ thì bất động.3) Họ là những hình thức đơn thuần của hữu thể, không phải là vật chất và có hình dáng.4) Mỗi hữu thể đều đơn giản, nhưng khác với các hữu thể khác.5) Do đó, họ khác nhau về cách hiện hữu, mỗi hữu thể như thế đều phi vật chất, nhưng thiết yếu là hiện hữu.Aquinas: Các sự vật khác nhau ở cách chúng hiện hữu (vốn phức tạp: composed)1/ Chỉ có một Hiện Hữu mà thôi - Thượng Đế2/ Tất cả những vật khác đều là những tiềm năng khác nhau3/ Chỉ một mình Thượng Đề mới thuần tuý hiện hữu, Ngài không thể thay đổi, Ngài không có tiềm năng để trở thành cái gì khác hơn là chính Ngài.4/ Tất cả các hiện hữu khác đều lệ thuộc Thượng Đế5/ Do đó, có thống nhất, nhưng cũng có khác nhau. Khác nhau và đa dạng (diversity) giữa các hiện hữu có tiềm năng hiện hữu, với Đấng vốn là hiện

Page 38: Dao duc co doc giao voi cac van de can dai

hữu trọn vẹn đã hoàn tất. Và thống nhất ở chỗ Thượng Đế trong bản tính đích thực hay trọn vẹn bất biến của Ngài đang giữ cho mọi sự được kết chặt lại với nhau.Plontinus: Sự thống nhất siêu vượt hiện hữu (phiếm thần)1) Có một thực tại tối hậu lớn hơn hiện hữu, đó là sự thống nhất.2) Thượng Đế (thần) là hiện hữu siêu vượt mọi hình thức và hiện hữu khác nhau.4) Có nhiều trình độ, cấp bậc hiện hữu, tuỳ thuộc vào trình độ, cấp bậc mà một hữu thể có đối với sự thống nhất.Hữu thần chủ nghĩa (theism) của Kinh Thánh: Tin rằng có một điều gì đó vượt xa cái thế giới vật thể này. Thuyết này tin rằng có một Đấng Tạo hoá vô hạn là Thượng Đế, đồng thời phân biệt với cõi thọ tạo của Ngài, nhưng cũng hữu ngã (personal) trong sự sắp xếp thần hựu (providenxe) và trong các mối liên hệ với nó. Hữu thần chủ nghĩa theo Kinh Thánh khác với độc thần chủ nghĩa (monotheism) ở chỗ thuyết này tin vào một Thượng Đế gồm Ba Ngôi hay Thượng Đế Ba Ngôi gồm Cha, Con và Thánh Linh đều là Thượng Đế như nhau, nhưng nắm giữ những chức năng phân biệt. Người theo độc thần chủ nghĩa, như một người Do-thái giáo hay Hồi giáo, tin rằng chỉ có một Thượng Đế duy nhất mà không có nhiều ngôi (thân vị) khác nhau. Thượng Đế của hữu thần chủ nghĩa Cơ Đốc giáo vốn vô hạn nhưng hữu ngã; Ngài siêu vượt trên thế giới này và đang cầm quyền tể trị trên cõi thọ tạo của mình. Ngài vốn độc nhất vô nhị vì Ngài là Thượng Đế duy nhất và chẳng hề có ai khác giống như Ngài. Chẳng hề có thế lực nào chế phục nổi hoặc cai trị được Ngài. Trong bản tính hữu ngã của Ngài, mọi sự đều bị lệ thuộc vào Ngài, trong khi Ngài chẳng bị lệ thuộc vào ai cả. Với người Cơ Đốc giáo hữu thần thực tại là điều vốn được tạo nên bằng nhiều thành phần (các thực thể cá biệt), thế nhưng đều liên quan, được kết hợp lại với cái toàn thể (tất cả đều là một thành phần của công trình sáng tạo). Về căn bản, thực tại được hiểu hay giải thích là có giá trị trước mắt. Nếu cái bàn được tri nhận, thì nó là một cái bàn và đang có ở đấy. Kinh nghiệm của cảm quan là điều thật sự xảy ra cho một cá thể và bình thường thì không phải chỉ là ảo giác ý nghĩa cuộc đời được mô tả là điều mà một người làm để được đẹp lòng Thượng Đế.Trích phỏng theo những điều có ý nghĩa trong tác phẩm “Introduction to Philosophy” của N.Geisler and Feinberg. Grand Rapids: Baker, 1980 167-176.Các thế giới quan của Nhà nhân bản thế tục, Kỷ nguyên mới, và Cơ Đốc giáo.

Page 39: Dao duc co doc giao voi cac van de can dai

NHÀ NHÂN BẢN THẾ TỤC THỜI ĐẠI MỚI CƠ-ĐỐC GIÁOSIÊU HÌNH HỌCThượng Đế và Vũ trụ tự hiện hữu, Thượng Đế là thế Đấng Tạo Hoá/ thế giới không có Thượng Đế giới, phiếm thần công trình sáng tạogiáo khác biệtBản chất Thượng Đế là một sự Thượng Đế vô ngã/ Thượng Đế hữu Thượng Đế mê tín phi luân lý ngã/ có luân lý luân lý đạo đứcBản chất thế Vật chất/năng lượng Tất cả đều là linh Tạo dựng vào bảo giới nguyên tử có ý thức, nhất tồn bởi Thượng Đếnguyên thuyết có sự liên hệ hổtương nhưng khôngphải nhất nguyênthuyếtNHẬN THỨC LUẬN Con người là thước Con người là tất cả, Chân lý được mặc (nền tảng cho đo của mọi sự vật, mọi sự vật khải trong tri thức) lý trí và khoa học chân lý bên trong Kinh ThánhĐẠO ĐỨC HỌC Tự trị và Tự trị và tuỳ đặt nền tảng trên sựtuỳ hoàn cảnh hoàn cảnh (tương đối) mặc khải của ý chỉ(tương đối) Thượng Đế, tuyệt đốiBẢN CHẤT Tiến hoá từ loài vật Hiện hữu thuộc linh, Được tạo dựng theo CỦA NHÂN LOẠI Thượng Đế đang ngủ hình ảnh Thượng Đế,bây giờ bị sa ngãCÁC VẤN ĐỀ CỦA Mê tín, thiếu Thiếu hiểu biết Tội lỗi - nổi loạn CON NGƯỜI hiểu biết về chân lý nghịch cùng Thượng Đế (điều ác) (dốt nát) tiềm năng và luật pháp của NgàiGIẢI ĐÁP CHO CÁC Lý trí và kỹ thuật Thay đổi ý thức Đức tin và vâng lời VẤN ĐỀ CỦA CON đối với Chúa Cứu Thế NGƯỜILỊCH SỬ Theo đường thẳng nhưng Theo chu kỳ Theo đường thẳngthay đổi và sự thần hựu hựuSỰ CHẾT chấm dứt hiện hữu Ảo giác, bước Bước vào thiên đàng vĩnhvào cuộc sống hằng hay địa ngụckế tiếp (sựđầu thai)QUAN ĐIỂM Mê tín, dạy vài điều tốt Tất cả đều hướng Không phải tất cả TÔN GIÁO về một Đấng đều từ Thượng Đế,dạy những điềukhác biệtQUAN ĐIỂM Giáo sư luân lý Một trong nhiều Đấng Thần-Nhân duy VỀ CHÚA lần hiện hữu của nhất và Cứu Chúa duy CỨU THẾ thần (những sự

Page 40: Dao duc co doc giao voi cac van de can dai

nhất GIÊ-XU bày tỏ từng thờikỳ của thần guru)Trích tác phẩm ” masking the New Age” của D.R.GrosthuisĐỐI CHIẾU TỔNG QUÁT HỮU THẦN CHỦ NGHĨA, NHẤT NGUYÊN VÀ NHỊ NGUYÊN LUẬNHỮU THẦN LUẬN NHẤT NGUYÊN LUẬN NHỊ NGUYÊN LUẬNThượng Đế tạo dựng thế Công trình sáng tạo Công trình sáng tạo phát sinh giới từ chỗ không có phát sinh từ chính bản từ vật chất vĩnh hằng (Ex. (Ex Nihilo) thể của Thượng Đế materia)Thượng Đế tự do trong Công trình sáng tạo là một Thượng Đế bị giới hạn việc tạo dựng hay không diễn tiến cần thiết mà bởi những điều kiện Ngài tạo dựng và tiếp tục Thượng Đế không chọn lựa không tạo dựng hành động trong công trình sáng tạo của NgàiThượng Đế cho phép điều ác Điều ác là cần thiết cho Điều ác thuộc trong sự xảy ra, nhưng vì những các diễn tiến trần gian thực tại vĩnh hằng của mục tiêu tốt các sự vậtChúng ta có tham gia Sự giới hạn của chúng ta Chúng ta không thể tránh trong điều ác nhưng có tự nó là một sự thiếu hụt được việc tham dự trong hi vọng nơi Thượng Đế điều thiện: không có hy sự tranh chấp giữa thiện hằng sống, Đấng đang hành vọng tối hậu nào và ác: không có hy vọng động để bênh vực điều thiện tối hậu nàoThế thì, thật ra là thế giới quan Cơ Đốc nhận thức mọi sự trong phương cách hoạt động sáng tạo của một Thượng Đế siêu việt trong trần gian: Giáo lý về công trình sáng tạo của hữu thần luận đã cung ứng phần cấu trúc toàn diện để tham khảo.THƯỢNG ĐẾ-HỮU THẦN CÔNG TRÌNH SÁNG TẠO-CHỦ NGHĨAHỮU THỂ DUY NHẤT KHÔNG PHẢI NHẤT NGUYÊN LUẬNTINH THẦN - VẬT CHẤTVÀ KHÔNG PHẢI NHỊ NGUYÊN LUẬNTrích tác phẩm “Coutours of a World view”, của A.F.Holmes, Eerdmans: Grand Rapids, 1983.8,9QUYỀN TỰ DO CỦA CON NGƯỜITất định thuyết (Determinism)1. Tất cả các biến cố xảy ra đều do định luật cai trị2. Các định luật này quy định điều kiện theo đó một số hậu quả hay biến cố nhất định phải xảy ra.Tất định thuyết cứng rắn (Hard Determinism)1. Quyền tự do và định mệnh thuyết không thể chung sống với nhau

Page 41: Dao duc co doc giao voi cac van de can dai

2. Mọi sự vật sở dĩ hiện hữu, đều do những điều kiện có trước; các điều kiện ấy quyết định cho các hành động hiện tại thực tại3. Chính hành vi xử của chúng ta là điều dẫn đến hoàn cảnh hiện tại của chúng ta; điều này khác với định mệnh thuyết (fatalism) ở chỗ người ta không thể trốn tránh được một biến cố nào đó.4. Chúng ta chẳng bao giờ phải chịu trách nhiệm về các hành động của mình.Tất định thuyết uyển chuyển (Soft determinism)1. Tất định thuyết là đúng, thế nhưng các biến cố và hành vi của con người là dư tự ý tự nguyện hoặc nếu không phải thế, thì do các điều kiện có trước.2. Hành vi tự nguyện là tự do theo mức độ nó không được thực hiện do một sức thúc đẩy và không bị áp lực ngoại tại.3. Chúng ta được tự do và thỉnh thoảng phải chịu trách nhiệm về các hành động của mình nếu không là áp lực ngoại tại, và khi chúng ta hành động bằng chính sự lựa chọn, ước muốn về ý chí của mìnhBất định thuyết đơn giả (Simple indeterminism)1. Tất định thuyết và quyền tự do không thể sống chung với nhau2. Tuy nhiên, có những biến cố không có nguyên nhân (các biến cố nguyên thủy không lệ thuộc một hành động tiên khởi nào cả) căn cứ vào các hành động tự do của chúng ta.3. Con người phải chịu trách nhiệm một phần về những việc nó làm khi được tự do, thế nhưng chẳng có tiêu chuẩn nào để định đoạt đâu là một hành động “tự do”.Tự do chủ nghĩa (Libertarianism)1. Tất định thuyết và tự do không thể sống chung với nhau2. Các hành động tự do là nguyên nhân tự nó và phải có chủ đích hợp lý cho hành động (không có các nguyên nhân có trước)3. Muốn cho con người phải chịu trách nhiệm, các điều kiện của một “hành động tự do” ở 2 phải được thoả mãnThuyết về Hai Cấp bậc (Two Level Theory)1. Chẳng có định luật (nguyên tắc) nào cai trị hành vi của con người cả (tự do), như trong việc suy tính, chọn lựa và hành động.2. Phải nêu lên những lý do cho hành động.3. Con người chịu trách nhiệm trong phạm vi người đưa ra được các lý do phải lẽ cho những hành động của mình.Quan điểm Cơ Đốc giáo1. Con người có những lựa chọn thật khác nhau để từ đó có thể lựa chọn.2. Con người lựa chọn trong phạm vi các khả năng của mình và trong lãnh vực các công trình có tiềm năng thực hiện được. Thật không có giá trị cho người lựa chọn điều mình không đủ khả năng để thực hiện

Page 42: Dao duc co doc giao voi cac van de can dai

3. Con người lựa chọn, thực hiện những hành động tuỳ theo ước muốn, ý chí, khuynh hướng v.v.. của mình4. Con người phải trả lời (tính sổ) về mọi quyết định hành động, lời nói và tư tưởng của mình nếu không bị tội lỗi thúc ép hay vì thiếu khả năng (có ăn, có chịu)5. Con người được tự do chọn lựa, thế nhưng vốn bị bản tính sa ngã, thói quen phạm tội, và các khả năng hữu hạn của con người thúc ép, gây trở ngại.6. Tất định thuyết và tự do có thể sống chung với nhau7. Sự thúc ép tối hậu hạn chế quyền tự do của con người lựa chọn là các nghị định của Thượng Đế. Tại lãnh vực nào Thượng Đế cho phép con người đi vào và tự quyết định lấy, thì con người làm như thế trong phạm vi quyền tự do của Thượng Đế ban cho; tuy nhiên, tại lãnh vực nào mà Thượng Đế cấm đoán con người, thì con người không có năng lực hoặc khả năng để quyết định.Trích và phỏng theo tác phẩm “Introduction to Philosophy” của N.Geisler and P.Feinberg Grand Rapids: Baker, 1980...??THUYẾT NHẤT NGUYÊN VỀ CON NGƯỜI Duy vật cực đoan 1. “Chúng ta là thân xác mình”2. Điều bạn thấy về con người là chính nó3. Không có gì khác nhau giữa thân xác và tâm trí, không có phần hồn4. Sự chết của một con người cũng y hệt như cái chết của một con thú5. Con người là vật chất, ngoài ra nó chẳng còn có gì khác nữa, nó chỉ là vật thể (physical) mà thôi (con người là những gì mà nó ăn)Thuyết về Lý lịch (Identity Theory) 1. Lý giải sự hiện hữu của con người căn cứ vào kinh nghiệm, vào sự kiện2. Bạn càng học biết được về con người bao nhiêu, hay về cách hoạt động của não bộ, thì bạn càng có khả năng tiên đoán các nhiều bấy nhiêu.3 Con người bị thu hẹp vào kinh nghiệm (nó là điều mà nó suy nghĩ hoặc kinh nghiệm)Thuyết phương diện kép 1. Thể xác và tinh thần là hai phương diện khác nhau của một cái gì chẳng phải là vật thể cũng chẳng phải là tinh thần2 Cho dù con người có được mô tả như thế nào, mô tả riêng từng phần hay kết hợp cả hai lại với nhau, sẽ chẳng bao giờ có được tất cả những gì là chính con người ấy, vì các từ ngữ mà ta dùng, chỉ mô tả được phần thực tại (mà không mô tả được phần phi thực - unreal - nghĩa là phần vật thể hoặc phần tinh thần)CÁC THUYẾT NHỊ NGUYÊN VỀ CON NGƯỜI Nhị nguyên luận của Kant (rút gọn)

Page 43: Dao duc co doc giao voi cac van de can dai

1. Con người được cấu thành bằng những gì có thể kinh nghiệm được nhờ ngũ quan - những vật đã có thật.2. Con người được cấu thành bằng những gì không có thể được kinh nghiệm bằng ngũ quan - nhưng vẫn đang có.Thuyết tác động hai chiều (interactionism) Con người được cấu thành bởi tâm trí và thể xác, tác động hổ tương và có ảnh hưởng lẫn nhauThuyết song hành Con người được cấu thành bởi tâm trí và thân thể được liên kết lại với nhau, nhưng không có tác động hổ tương và ảnh hưởng gì đối với nhau cả.Thuyết tiền thiết lập hài hoà (Pre-etablish Harmony) 1. Thượng Đế tạo nên phần tâm trí và thể xác thật trọn vẹn và hài hoà hay hoà đồng với nhau2. Tâm trí và thân xác trọn vẹn hài hoà, hoà đồng với nhau.3 Tâm trí và thể xác chẳng có liên hệ (nhân quả) với nhauThuyết cơ hội (Occasionalism) 1. Thượng Đế là sợi dây liên lạc giữa tâm trí và thân xác.2."Ý chí muốn làm” là của cá nhân con người, trong khi Thượng Đế tạo ra hành động trong thân thể người ấy.Phụ tương thuyết (Epiphenomenalism) 1. Luật nhân quả của tâm trí và thân xác là hậu quả một chiều, trực tiếp, nó đi từ thân thể đến tâm trí.2. Mọi biến cố thuộc thể đều tạo hậu quả tinh thần, nhưng không có trường hợp ngược lại.3. Có các chức năng tinh thần và thể xác thật sự, thế nhưng tinh thần hoàn toàn độc lập đối với thể xác.4. Thân xác là hiện hữu hàng đầu của con người, tinh thần chỉ là một phó phẩm.QUAN ĐIỂM CƠ-ĐỐC GIÁO VỀ CON NGƯỜI 1. Con người được tạo dựng theo hình và tượng Thượng Đế.2. Con người không thể bị thu hẹp để chỉ còn là vật chất, tâm trí, hoặc tinh thần như bản tính độc nhất mà thôi.3. Con người vốn được (Thượng Đế) sáng tạo, và gồm có tâm linh, linh hồn và thân thể4. Cả ba lãnh vực đó của con người đều liên hệ hổ tương sâu xa với nhau, mỗi lãnh vực đều có tiềm năng ảnh hưởng đến nhau.5. Ý chí là phần trong con người mà theo một mức độ rất lớn, sẽ quyết định điều gì sẽ cai trị đời sống mình. Sự lựa chọn này sẽ là thuần khiết nếu con người không bị ảnh hưởng của tội lỗi!VI. Nền tảng của Cơ Đốc Đạo đức học.

Page 44: Dao duc co doc giao voi cac van de can dai

A. Khởi điểm của Cơ Đốc đạo đức học - Thượng Đế Thượng Đế là yếu tố chủ yếu và cần thiết giúp phân biệt Cơ Đốc đạo đức học với tất cả các hệ thống khác. Thượng Đế là tiền đề căn bản được giả định trước để từ đó chúng ta thiết lập tất cả các mối liên hệ hai chiều khác1. THƯỢNG ĐẾ - là Thượng Đế của Kinh Thánh. Trong thế gian này có rất nhiều thần (gods) nhưng chỉ có một Thần Duy Nhất (the One God) làm nền tảng cho sự sống của chúng ta, và là vị thần Duy nhất đã mặc khải chính Ngài từ sách Sáng thế ký đến sách Khải thị. SaSt 1:1 Thi Tv 46:102. THƯỢNG ĐẾ - là thực tại tối hậu. Ngoài Ngài, chẳng hề có mặc khải, kiến thức, hay ý nghĩa chính xác nào cho các biến cố xảy ra. LuLc 24:45 Cong Cv 16:14 CoCl 2:3 và IGi1Ga 5:203. THƯỢNG ĐẾ - là Thần Duy Nhất mà muôn loài vạn vật phải trông cậy vào. Ngài là Đấng không lệ thuộc (self-sufficient), là Hữu thể độc lập (tự hữu hằng hữu) duy nhất Cong Cv 17:28.4. THƯỢNG ĐẾ - là nhà vua cầm quyền tể trị duy nhất. Ngài cai trị tất cả; tất cả cuối cùng đều phải đầu phục Ngài; tất cả đều phải trả lời, phải “tính sổ” với Ngài. DaDn 7:14 và ITi1Tm 6:155. THƯỢNG ĐẾ - là uy quyền cuối cùng và tuyệt đối. Chỉ một mình Ngài mới quy định các tiêu chuẩn và quy phạm tốt lành, thiện hảo. Các nghị định tể trị của Ngài trở thành tiêu chuẩn cho cuộc đời chúng ta IITi 2Tm 3:166. THƯỢNG ĐẾ - là Đấng tự mặc khải. Ngài đã tự bày tỏ mình ra trong Kinh Thánh, không phải chỉ bằng lời phán hay hành động mà thôi, nhưng bằng sự hài hoà của những lời phán, hành động, và gương mẫu sống động HeDt 1:1-3 và IGi1Ga 1:1.B. Lập trường độc nhất vô nhị của Cơ Đốc giáo chống lại tất cả các khả năng luân lý đạo đức khác. 1. Khi con người bị đặt vào tâm điểm của một hệ thống đạo đức học, người chẳng quan tâm gì tới chân lý mặc khải, nên hoặc là tự thoái hoá đến vị trí thấp hèn của loài vật trong một cố gắng đánh mất trách nhiệm và sự tính sổ về các hành động của mình, hoặc vì đồng thời cũng là sai lầm, người tự nâng mình lên thành như một Á thần, để một lần nữa, lại “trốn tránh” tránh nhiệm để khỏi phải trả lời hoặc tính sổ, vì đã là “thần” thì chẳng còn có thể làm gì sai quấy cả.2. Bắt đầu với Thượng Đế, là nhìn thấy cả Thượng Đế lẫn con người theo đúng vị trí, viễn ảnh, bản tính và các mối liên hệ hỗ tương phải lẽ. Hơn nữa, nó đặt con người tại đúng vị trí để được tiếp xúc với nguồn gốc và bản chất duy nhất đáng tin cậy của chân lý - là Thượng Đế.C. Có gì để thắc mắc đặt vấn đề về mặc khải hay không. 1. Vấn đề được đặt ra là: Làm thế nào một Thượng Đế toàn vẹn, vô hạn, vĩnh hằng, khác hẳn con người, v.v... lại có thể tự mặc khải cho con người

Page 45: Dao duc co doc giao voi cac van de can dai

hữa hạn, bất toàn theo một cách thức để con người có thể hiểu được và chịu trả lời, tính sổ về kiến thức ấy?2. Câu trả lời là...a. do hữu thể toàn vẹn của Ngài, Ngài cũng toàn bất năng, toàn bất tại và toàn bất tri. Ngài chẳng những chỉ có khả năng sáng tạo mà còn có khả năng truyền thông thật chính xác nữab. về cách thức mặc khải- Lời thành văn vô ngộ, không sai lầm, có uy quyền của Thượng Đế Đây là uy quyền và là kim chỉ nam tối hậu cho đời sống chúng ta. Biết Thượng Đế đã mặc khải những gì là điều vô cùng quan trọng.- thông qua sự nhập thể của Con Thượng Đế là Chúa Cứu Thế Giê-xu, Lời Hằng sống của Thượng Đế- Kết luận:a Sự mặc khải của Thượng Đế là chắn chắn và gồm hai phương diện: một nguồn tài liệu thành văn để ứng dụng cho đời sống chúng ta, đi đôi với một tấm gương sống động về thế nào Thượng Đế muốn cho chúng ta phải sống trong ánh sáng của lời thành văn của Ngài.b. Các đòi hỏi phải nhận biết Lời thành văn. Chính nhờ Lời thành văn mà chúng ta biết chính xác Thượng Đế đòi hỏi gì nơi chúng ta, các nguyên tắc hướng dẫn cuộc đời chúng ta, Ngài là ai, và chúng ta là ai trong mối liên hệ với Ngài.c. Đòi hỏi phải hiểu biết Lời hằng sống của Thượng Đế. Chúng ta phải biết rõ Thượng Đế hằng sống một cách cá nhân và thiết thân. Một khi chúng ta học biết về Ngài, kinh nghiệm về Ngài, vui vẻ trong Ngài và yêu mến Ngài, chúng ta sẽ được tham dự mối giao hảo (thông công) sâu nhiệm vĩnh viễn với Ngài và biện biệt, từng trải được thế nào Thượng Đế muốn sống qua trung gian chúng ta bởi Đức Thánh LinhD. Các chủ đích của sự mặc khải Đặc biệt: nhằm thông tin cho con người biết về chân lý 1. Nó mô tả trách nhiệm của con người là phải biết Thượng Đế đòi hỏi mình phải biết gì và làm gì?2. Nó dẫn con người đến chỗ hiểu biết về thân vị của Thượng Đế, bản tính Ngài, công việc Ngài, và các thuộc tính của Ngài3. Qua sự mặc khải Đặc biệt, thực tại được định nghĩaa Thực tại của lãnh vực thuộc thể. Thượng Đế đã sáng tạo trời đất. SaSt 1:1-31 và GiGa 1:1-3. không nên làm ngơ với lãnh vực của thuộc thể hoặc xử sự với nó như là xấu xa gian ác; Thượng Đế đã tuyên bố rằng nó là “tốt lành”.b. Thực tại của phần hồn. Thành phần trong con người phân biệt nó như một cá nhân so với một tập thể người, là cá tính, các cảm thức, tình cảm và ý chí của con người ấy. SaSt 1:27

Page 46: Dao duc co doc giao voi cac van de can dai

c. Thực tại của phần linh. Liên hệ với bản tính của Thượng Đế, “Đấng vốn là Thần Linh”; và là thành phần có liên hệ với tội lỗi, sự cứu rỗi và sự chuộc tội cho con người GiGa 4:24 và RoRm 1-84. Nó mô tả chủ đích chính yếu và hiện tại của con người, là tôn vinh và làm đẹp lòng Thượng Đế bằng cách tích cực và lấy lòng yêu thương đầu phục ý chỉ Ngài (xem biểu đồ 'chủ đích của con người')5. Nó mô tả mục tiêu trong tương lai của con người - nên thánh trọn vẹn, hoặc trở nên giống như Chúa Cứu Thế IGi1Ga 3:1-36. Nó mô tả tiến trình hiện tại của con người là được thay đổi để trở thành hình ảnh của Chúa Cứu Thế Giê-xu IICo 2Cr 3:187. Nó mô tả quyết định chính yếu của con người trong đời sống, là hoặc đầu phục ý chỉ Thượng Đế hay không.8. Nó xác định kiến thức theo kinh nghiệm của chúng ta là điều được đặt trên cơ sở là kiến thức mặc khải; các sự kiện của đức tin xác định các hành động của đức tin9. Nó mô tả làm thế nào chúng ta biết được những gì mình biết...a. ...qua sự mặc khải đáng tin cậy. Thượng Đế có thể truyền thông thật chính xác cho loài người.b... qua kiến thức mà nguồn gốc của nó vốn không tuỳ thuộc nơi con người. Chủ quan tính không xác định được giá trị của chân lý.10. Nó định nghĩa chân lý là thực tại căn bản, đã được mặc khải và là tuyệt đối (xem phần 'Bản tính của chân lý')a. Nguồn gốc của nó là Thượng Đếb. Tính cách vững chắc của nó có cơ sở là Thượng Đế bất biến, là nơi nó từ đó lưu xuấtc. Việc áp dụng nó một cách xác đáng và phổ quát vốn độc lập đối với thời gian, hoàn cảnh hay văn hoád. Là nền tảng của sự thay đổi, nó tự xác nhận mình là “chân lý” độc nhất mà mọi người phải đầu phục11. Nó mô tả con người là một hữu thể (being) có lương tâm. Con người biết phân biệt phải trái, thiện ác Nó cố gắng kìm chế con người để khỏi làm sai quấy, và khuyến khích con người làm phải, làm đúng. Khi nó bị vi phạm, nó tạo ra ý thức phạm lỗi. Lương tâm này bào chữa hoặc tố cáo con người.12. Các kết luận liên hệ đến sự mặc khải Đặc biệta. Nó cố nghiến một nền tảng chắc chắn cho hành động, niềm tin và các quyết định. Sở dĩ như thế vì nó cũng vững chắc như Thượng Đế, là nguồn gốc của nó. Tất cả các hệ thống khác đều chỉ vững chắc theo như phần nền móng của nó, là con người vốn là tội nhânb. Nó thiết lập một trật tự vững chắc. Một khi một định chuẩn vững chắc đã có hiệu lực, thì phải có sự đáp ứng thuỷ chung như nhất đối với định chuẩn

Page 47: Dao duc co doc giao voi cac van de can dai

ấy. Khi một tiêu chuẩn thay đổi mỗi người làm theo điều chính mình cho là phải, là đúng.c. Nó là câu trả lời tối hậu cho con người. Chỉ có nó mới đưa ra cho loài người những lời giải đáp cần thiết cho vô số các vấn đề của đời sống. Các hệ thống khác cũng có thể đưa ra những câu trả lời; nhưng Cơ Đốc giáo là hệ thống duy nhất đưa ra những câu trả lời chính xác cả cho thực tại hiện nay lẫn tương laiVII. Hành động của Cơ Đốc đạo đức học - tình thương (agape) và sự vâng lời A. Cơ Đốc Đạo đức học không phải chỉ đưa ra các thông tin về Thượng Đế, con người, các mối liên hệ, v.v.. nhưng đưa ra các mạng lịnh đặc thù của Thượng Đế đến đối diện với con người và kêu gọi con người phải đáp lại theo một cách thức có động lực thúc đẩy hẳn hoi. Vấn đề chủ yếu là: “Ai là Chủ, là Chúa?” Nếu con người là chủ, là Chúa, người có thể làm gì tuỳ ý khi nghe mạng lịnh ấy; tuy nhiên, vì Thượng Đế là Chủ, là Chúa, cho nên chỉ có một đáp ứng khả dĩ chấp nhận được mà thôi - vâng lời.B. Tuy nhiên điều này không có nghĩa rằng điều được đòi hỏi chỉ là sự vâng lời suông; nó phải là một sự thăng bằng giữa hành động và thái độ, giữa đời sống và tấm lòng, vâng lời và tình yêu thương hay agape. Đây là sự kết hợp tối quan trọng mà Thượng Đế muốn phải xảy ra trong đời sống con người để làm chứng tốt cho thế gian.C. Tầm hạn của tình yêu thương (cũng như chân lý) là phải được áp dụng phổ quát.1. Hãy tìm cầu điều thiện cho người láng giềng của ngươi. GiGa 3:16 RoRm 13:8 ICo1Cr 10:24a. Không phải tôi chỉ yêu thương những ai yêu thương tôi, hay những ai mà tôi cho là “đẹp”b. Tôi phải yêu thương mọi người như người láng giềng của mình, kể cả các kẻ thùc. Tôi phải yêu thương (làm cho) họ với ý hướng khiến cho họ được tối đa lợi ích.2. Trước nhất phải yêu thương Thượng Đế, thứ đến là loài người. Mat Mt 22:37 IGi1Ga 4:203. Nó là một nguyên lý chỉ đạo cho đời sống khi nó đi kèm với sự vâng lời. Tình yêu thương không phải là kim chỉ nam (người hướng dẫn, chỉ đạo) duy nhất cho đời sống tôi; nó phải được các đức hạnh khác điều chỉnh và tạo thế quân bình cho ICổ 13:1-8 và IICổ 5:144. Tình yêu thương làm trọn luật pháp GaGl 5:13,14D. Phạm vi của Agape (cũng như chân lý) tồn tại miên viễn và đời hỏi sự hiến thân trọn vẹn

Page 48: Dao duc co doc giao voi cac van de can dai

1. Tình yêu thương trường tồn bất diệt; chúng ta luôn luôn có bổn phận phải yêu thương ICo1Cr 13:82. Chúng ta được truyền dạy phải yêu thương như chính Chúa Cứu Thế vậy GiGa 15:12 và RoRm 5:83. Sự hiến thân của chúng ta cho tình yêu thương cũng phải giống như chính Chúa Cứu Thế vậy. IGi1Ga 3:16E. Các đặc điểm của sự vâng lời1. Nó được thực hiện trong đức tin, chớ không phải là một việc làm của xác thịt. Muốn làm việc cho Thượng Đế, người ta phải tin Ngài; nếu thiếu mất thành tố thiết yếu đó, người ta sẽ không thể nào làm đẹp lòng Thượng Đế GiGa 6:28,29 và HeDt He11:62. Chúa Cứu Thế là tấm gương tốt về vâng lời cho chúng taa. Sự vâng lời là một trong những động cơ thúc đẩy hàng đầu và căn bản GiGa 4:34b. Sự vâng lời tập trung nơi ý chí, là phần phải luôn luôn đầu phục Thượng Đế GiGa 5:18,30c. Vâng theo ý chỉ Thượng Đế cũng là từ chối chính mình (từ bỏ ý riêng) Mat Mt 26:36-46.d. Vâng lời là chứng cứ của “sợi dây gia đình” ràng buộc chúng ta với Chúa Cứu Thế 12:48-50e. Vâng lời là nếp sống gương mẫu của những người được kêu gọi vào đời sống trên thiên đàng Mat Mt 6:10f. Vâng lời thì được phước GiGa 13:17g. Hành động do vâng lời bảo đảm khỏi tội tự dối mình GiGa 1:22h. Ở đâu có vâng lời là có đức tin; nó là cách bộc lộ đức tin thật tích cực GiGa 2:17i. Kiến thức phải dẫn đến vâng lời, cũng như đức tin mà không có việc làm, kiến thức không có những hành động thích đáng tương ứng sẽ không kiến hiệu GiGa 4:17F. Các đặc điểm của tình yêu thương1. Tình yêu thương là động cơ thúc đẩy chủ yếu ICo1Cr 13:1-32. Tình yêu thương là cách bộc lộ đầu tiên của sự sống Chúa Cứu Thế qua chúng ta 13:4-8 IGi1Ga 4:7-213. Tình yêu thương là trái của Thánh Linh và là đức hạnh quan trọng nhất ICổ 13:13; và GaGl 5:22,234. Tình yêu thương là một yếu tố để hợp nhất; nó là sợi dây ràng buộc chúng ta vào nhau khi cùng đứng trên nền tảng là chân lý của Thượng Đế CoCl 5:135. Tình yêu thương phải là động cơ thúc đẩy chúng ta trong việc phục vụ lẫn nhau GaGl 5:13

Page 49: Dao duc co doc giao voi cac van de can dai

6. Tình yêu thương dẫn đến nếp sống từ chối mình Eph Ep 5:27. Tình yêu thương dẫn đến tha thứ IPhi 1Pr 4:188. Tình yêu thương là thái độ thiết yếu trong việc giao tiếp bằng lời nói Eph Ep 4:159. Kết luận Yếu thương là sống như Chúa Giê-xu đã sống, nói như Chúa Giê-xu từng nói, phục vụ như Chúa Giê-xu từng phục vụ, và được thúc đẩy giục giã như Ngài từng được thúc đẩy giục giã để phục vụ Thượng Đế. Khi chúng ta yêu thương thì phải hành động theo như cách mà Chúa Giê-xu hành động.G. Các kết quả hổ tương giữa tình thương và vâng lời.1. GiGa 14:21a. Vâng lời là bằng chứng của tình yêu thương. Nếu tôi nói tôi yêu thương mà việc tôi làm không phù hợp với lời tôi nói, thì chân lý của lời phát biểu của tôi đang lâm nguy vì đã không “qua” được phần trắc nghiệm về thực hành. Nói cụ thể hơn, nó là vâng giữ các điều răn của Thượng Đế.b. Người biết vâng lời sẽ được Cha và Con yêu thương. Thật ra chúng ta không thể nào cố công ra sức để kiếm được hoặc khiến được Thượng Đế phải mắc nợ mình; tuy nhiên, trong PhuDnl 28:1-68, chúng ta đã được giải thích thế nào Thượng Đế đưa ra các nguyên tắc về việc Ngài chúc phước cho kẻ biết vâng lời. Ở đây, phước hạnh dành cho chúng ta là mối giao hảo sâu xa, thiết thân với Thượng Đế qua Chúa Cứu Thế Giê-xu.c. Người biết vâng lời sẽ được Chúa Giê-xu tự bày tỏ mình ra cho. Một lần nữa, đây là phần mô tả mối liên hệ mật thiết ngày càng tăng giữa các đối tượng của sự cứu chuộc với Đấng Cứu Chuộc họ.2. GiGa 14:23a. Tình yêu thương là bằng chứng của sự vâng lời. Bảo rằng tôi vâng theo ý chỉ Thượng Đế, nhưng lại không bộc lộ tích cực tình yêu thương, sự tôn thờ hay thờ phượng, là tự phủ nhận những lời tôi nói bằng những hành động tôi làm.b. Người biết yêu thương, được Cha yêu thương. Điều này không có nghĩa là chúng ta đã yêu thương Thượng Đế trước, và do đó, Ngài đáp lại nỗ lực đầu tiên của chúng ta Thượng Đế vốn là Đấng chủ động đi bước trước, và chúng ta chỉ là người đáp lại điều Ngài đã khởi xướng. Ngài kêu gọi chúng ta, Ngài ban cho chúng ta đức tin để tin Ngài; Ngài trang bị cho chúng ta để làm theo ý chỉ Ngài; Ngài cũng ban năng lực cho chúng ta để thực hiện ý chỉ Ngài. Vậy vì tất cả những gì Ngài đã làm cho chúng ta, Ngài yêu thương chúng ta, là để chúng ta yêu thương và vâng lời Ngài.c. Người biết yêu thương được khiến trở thành đền thờ của Thượng Đế hằng sống, vì Ngài ngự vào lòng người ấy. Các mối liên hệ sâu nhiệm nhất với Thượng Đế chính là mối liên hệ do tình yêu thương.

Page 50: Dao duc co doc giao voi cac van de can dai

H. Các ranh giới của tình yêu thương: Sự thánh khiết và vâng theo ý chỉ Thượng Đế.1. Tình yêu thương là một nguyên lý chỉ đạo; nó không phải là cái nguyên lý chỉ đạo cho đời sống chúng ta. Không nên hiểu quyền ưu tiên của tình yêu thương trong Cơ Đốc đạo đức học là một nền Cơ Đốc đạo đức học tình huống qua đó mà tất cả mọi sự đều đúng, đều phải lẽ nếu được thực hiện bằng tình yêu thương. Tình yêu thương không phải là không có ranh giới, không bị hạn chế theo cách đó. Một khi tình yêu thương bị sự thánh khiết và vâng theo ý chỉ Thượng Đế đặt ranh giới và hạn chế, chúng ta sẽ tự động loại trừ được mọi tiềm năng đi sai lệch khỏi những gì mà ngay từ nguyên thuỷ, Thượng Đế đã định cho tình yêu thương phải như thế nào.2. Yêu thương mà không thánh khiết là nền móng cho sự phóng túng. Yêu thương mà không bị sự thánh khiết “chế ngự” thì cũng giống như truyền giảng ân phúc Thượng Đế mà không có sự thánh khiết. Không phải mọi sự đều được phép làm bởi vì nó được làm trong tình yêu thương (tình yêu thương không phải tờ giấy cho phép người ta làm bất cứ việc gì mà ý chí có khuynh hướng muốn làm); tuy nhiên, tình yêu thương phải là động cơ thúc đẩy, bởi đó tôi làm mọi điều.3. Thánh khiết không có tính yêu thương là luật pháp chỉ nghĩa vô vọng. Nếu chúng ta có thể vâng lời trọn vẹn, thì khi không có tình yêu thương, luật pháp chủ nghĩa sẽ là chủ nhân ông của chúng ta, còn bổn phận sẽ là xích xiềng trói buộc chúng ta.4. Viễn ảnh yêu thương của Cơ Đốc đạo đức học. “Nó không phải là điều giải phóng tôi cho bằng là điều cai trị kiểm soát tôi Nó không phải là việc tiếp nhận, nhưng là ban ra. Nó không phải là điều để sử dụng, nhưng là để phục vụ người khác bằng sự dâng hiến hết lòng. Khi tôi đầu phục đường lối yêu thương của Thượng Đế, tôi thật sự được tự do để hoàn thành ý chỉ Thượng Đế và làm đẹp lòng Ngài; tôi được tự do yêu thương không hạn chế, vô giới hạn, không bị cấm đoán trong cách ranh giới mà Thượng Đế đã quy định”.CHU TRÌNH YÊU THƯƠNG - VÂNG LỜI - YÊU THƯƠNG (xem biểu đồ trong sách)1. Đấng chủ động đi bước trước và bảo tồn tình yêu thương GiGa 17:26 RoRm 55-8 IGi1Ga 4:19.2. Người biết yêu thương được biến thành nơi ngự của Cha và Con GiGa 8:31 ICo1Cr 6:19 và IGi1Ga 3:24.3. Chứng cứ về công tác của Đức Thánh Linh trong đời sống người tín hữu GaGl 5:22,23.4. Được Con yêu thương.5. Phước hạnh do biết vâng lời GiGa 13:17.

Page 51: Dao duc co doc giao voi cac van de can dai

6. Được Cha yêu thương.7. Tôi đáp lại tình yêu thương của Thượng Đế là một bằng chứng về sự vâng lời Chúa Cứu Thế của tôi GiGa 14:23.8. Bằng chứng về quyền làm Chủ của Chúa Cứu Thế Mat Mt 7:219. Tôi đáp lại tình yêu thương của Thượng Đế là một bằng chứng về tình yêu thương của tôi dành cho Chúa Cứu Thế GiGa 14:23.10. Căn cứ trên mối liên hệ với Thượng Đế Phi Pl 2:5-1111. Yêu thương anh em là một dấu hiệu của tình yêu thương Thượng Đế IGi1Ga 11:20-2112. Được Con tự bày tỏ cho biết chính Ngài.13. Bằng chứng cho thế gian rằng chúng ta là môn đệ của Chúa Cứu Thế Giê-xu GiGa 15:35“Nếu các con yêu thương ta, hãy vâng giữ mệnh lệnh ta” Gia Gc 14:15“Ai vâng giữ mệnh lệnh ta là người yêu thương ta. Người yêu thương ta sẽ được Cha ta yêu thương. Ta cũng yêu thương và cho người ấy biết ta” GiGa 14:21“Ta chỉ bày tỏ cho những người yêu thương ta và vâng giữ lời ta. Cha ta yêu thương họ; chúng ta sẽ đến và sống với họ 14:23“Khi các con vâng giữ mệnh lệnh ta là các con tiếp tục sống trong tình yêu của ta” 15:10VIII. Luật pháp như một mặc khải về luân lý đạo đức A. Luật pháp và Phúc âm: bỏ túc cho nhau chứ không ganh đua hay loại trừ lẫn nhau.1. Người tín hữu vẫn bị buộc chặt vào luật luân lý đạo đức. Thượng Đế không hề thay đổi ý chỉ đã được mặc khải của Ngài liên quan với luân lý đạo đức.2. Viễn ảnh đứng đắn về Luật pháp: Khi nào tôi làm trọn các đòi hỏi của nó, là tôi làm đẹp lòng Thượng Đế.3. Luật pháp và Phúc âm đều liên hệ với cùng những vấn đề trung tâm như nhau: các động cơ thúc đẩy và hành động.B. Chủ đích và các giới hạn của Luật pháp 1. Luật pháp đưa người ta tới chỗ biết tội, là điều cuối cùng và liên tục chứng tỏ loài người hoàn toàn thiếu khả năng hành động cách công chính. Qua quá trình bị bắt buộc phải trực diện với định chuẩn thánh khiết của Thượng Đế này, loài người bị luật pháp kết án là tội nhân, sự chết đã được đưa đến cho họ RoRm 3:20 7:72. Luật đạo đức là định chuẩn mà Thượng Đế đặt trước con người do những đòi hỏi của sự thánh khiết của Ngài. Nhưng con người không thể đạt định chuẩn ấy bằng các hành động hay việc làm của mình. Được kể là công chính trước mặt Thượng Đế, là bởi đức tin và do ân phúc của Ngài mà thôi GaGl

Page 52: Dao duc co doc giao voi cac van de can dai

2:163. Trong khi con người bị “nhốt chặt” trong các giới hạn của mình và không đủ khả năng để thực hiện hay đạt định chuẩn của Thượng Đế, thì Chúa Cứu Thế đã được dành sẵn như Đấng duy nhất có thể làm trọn luật pháp, giờ đây cũng được chúng ta là những người bởi đức tin được sống trong Chúa Cứu Thế, làm trọn nữa GaGl 3:23,244. Luật pháp mô tả tội là gì và sự hình phạt dành cho tôi sẽ như thế nào. Linh hồn nào phạm tội thì phải chết trong khi ai biết vâng lời Thượng Đế thì sẽ được sống. Điều này cùng mang theo với nó một năng lực kìm hãm đối với những ai chịu nhìn sự việc theo cách ấy ICo1Cr 15:565. Luật pháp phơi bày bản tính tội lỗi, đích thực của con người, và sự cần thiết của việc con người phải được cứu chuộc. Tuy nhiên tuân thủ luật pháp không dẫn đến chỗ cung ứng được sự cứu chuộc cần thiết ấy RoRm 7:5,13 GaGl 3:226. Luật pháp được làm trọn khi chúng ta yêu thương. Khi chúng ta yêu thương, nhờ được Đức Thánh Linh ban năng lực cho, chúng ta sẽ không làm điều sai quấy với người lân cận mình. Như thế là tình yêu làm trọn luật pháp. Khi chúng ta vâng lời do động cơ thúc đẩy thích đáng và nhờ Thánh Linh ban quyền năng cho, đời sống Cơ Đốc nhân sẽ được Thượng Đế tán thưởng và đẹp lòng Mat Mt 5:17,18 RoRm 3:8-10 8:3,4 13:10 GaGl 5:14 Gia Gc 2:87. Luật pháp không được ban bố nhằm khiến chúng ta trở thành những con người sống đúng theo luật pháp; nó chỉ có mục đích khiến chúng ta phải lãnh hội nó bằng tấm lòng Con người không thể, và chẳng bao giờ được trông mong là sống đúng theo luật pháp bằng hình thức bên ngoài. Loại vâng giữ không tự ý tự nguyện, vô tâm đó chẳng bao giờ là điều Thượng Đế mong muốn hay đòi hỏi (Dầu vậy, nhiều khi chúng ta không “cảm thấy” là mình thích tuân thủ; chúng ta làm thế trong đức tin, xin Thượng Đế ban cho chúng ta có những thái độ phải lẽ). Thượng Đế rất đẹp lòng về người nào được sống trong ân phúc của Ngài, rất lấy làm thích thú được làm đẹp lòng Đấng đã ban bố Luật pháp, chớ không lợi dụng ân phúc Thượng Đế làm chiếc áo choàng để che giấu những ham muốn của xác thịt.IX. Nền tảng của Cơ Đốc đạo đức học như điều được tìm thấy trong việc tạo dựng con người theo hình và tượng của Thượng Đế. A. Phần ký thuật nguyên thuỷ trong SaSt 1:26,27 ”...Đức Chúa Trời phán rằng: Chúng ta hãy làm nên loài người như hình ta và theo tượng ta... Đức Chúa Trời dựng nên loài người như hình Ngài; Ngài dựng nên loài người giống như hình Đức Chúa Trời...”1. Các từ ngữ then chốt: hình, theo Hy bá lai văn, có nghĩa là giống, một hình ảnh tiêu biểu; tượng (likeness) theo Hy bá lai văn có nghĩa giống y, giống hệt Nói khác đi, con người giống hệt với nguyên bản; con người là

Page 53: Dao duc co doc giao voi cac van de can dai

ảnh chiếu, là phản ảnh có một không hai của Thượng Đế.2. Các đặc điểm của hình và tượng.a. Về phương diện thuộc linh. Điều này phải hiểu theo nghĩa bóng, là nó mô tả một số đặc điểm trong con người; hình và tượng của Thượng Đế không phải là bản tính thuộc thể hay hàm ý nói về phần thuộc thể GiGa 4:24b. Về phương diện nhân cách (personality). Con người có một ý niệm về một hiện hữu có nhân cách có óc sáng tạo, có trí khôn, lý trí, biết luân lý đạo đức, có tình cảm và ý chí.c. Tính bất tử bất diệt. Con người là một cá thể vĩnh cửu, không phải từ quá khứ vĩnh cửu đến tương lai vĩnh cửu, nhưng là từ khi được thai dựng, con người sẽ tồn tại mãi suốt cõi đời đời hầu đến.d. Sự thánh khiết và công chính. Con người được giải phóng khỏi tội và có được mối liên hệ đứng đắn (right: phải lẽ) với Thượng Đế trong tình trạng nguyên thuỷ của mìnhe. Quyền cai trị. Thượng Đế là Đấng tể trị duy nhất trong vũ trụ này, có toàn quyền tự quyết định và thực hiện mọi ý hướng của mình Con người từng được Thượng Đế uỷ quyền để cai trị vương quốc các động vật - hiểu theo một nghĩa hết sức hạn hẹp.f. Tính cách tạm thời. Ảnh và tượng của Thượng Đế trong hình thức thọ tạo nguyên thuỷ của con người vốn không phải là một thành phần cố định miên viễn, ở chỗ nó có thể bị cất khỏi con người; nhưng nó có tiềm năng thay đổi, bị thay thế, truất phế, nếu không thì cũng đã bị khiến cho lệch lạc đi Điều này được thấy rõ ràng khi chúng ta nhìn lại công tác phục hồi địa vị mà Thượng Đế muốn làm cho con người, là phục hồi điều đã chết đi, đã mất rồi, đã bị thay đổi hoặc thay thế so với tình trạng nguyên thuỷ.B. Những điểm đặc thù không được cho biết liên hệ với công cuộc tạo dựng con người 1. Vì con người do Thượng Đế sáng tạo, chính sự tồn tại của nó phải chịu lệ thuộc vào Ngài (điều này nghiệm đúng về cả hai lãnh vực thuộc thể và thuộc linh). Do đó, nếu con người muốn có được một đời sống toàn hảo nhất, người phải cứ tiếp tục chịu lệ thuộc Thượng Đế. Không như Thượng Đế, con người không có quyền sáng tạo và không có dự phần vào đó.2. Con người nhận được mệnh lệnh bằng mặc khải là phải vâng lời trong vấn đề Cây Biết điều Thiện và điều Ác SaSt 2:16,17 a. Về mặt đạo đức, con người phải trả lời về mệnh lệnh ấy. Xin chú ý là con người phải chịu trách nhiệm đối với mệnh lệnh ấy trước khi ăn trái cây Biết điều Thiện và điều Ác. A-đam vốn biết đâu là phải đâu là trái, không phải do trực giác, mà căn cứ vào sự mặc khải của Thượng Đế.b. Con người có khả năng chọn vâng lời hay phản loạn, cho đến nay không bị ảnh hưởng bởi tội lỗi. Muốn cho con người được quyền tự do lựa chọn,

Page 54: Dao duc co doc giao voi cac van de can dai

những điểm sau đây phải còn nguyên vẹn: những điều có thể chọn phải có thật và đạt tới được, có nhiều sự lựa chọn khác nhau (nhiều hơn là một), và khả năng hoàn thành.c. Con người có trách nhiệm phải truyền thông thật chính xác mệnh lệnh này cho những người khác (người cũ). Sự truyền thông nguyên thủy liên quan đến mệnh lệnh đã được giao cho A-đam, chớ không phải cho Ê-va. Thế nhưng Ê-va đã biết về mệnh lệnh ấy. Có thể nhấn mạnh điểm này là một luận cứ đặt cơ sở trên sự im lặng; thế nhưng đây là một luận cứ có cơ sở là sự im lặng theo cả hai chiều hướng; và thật hợp lý khi cho rằng A-đam phải chịu trách nhiệm truyền thông sự mặc khải của Thượng Đế cho Ê-va.C. Các hàm ý liên hệ đến việc sáng tạo con người. 1. Con người không thể bào chữa về quyết định phản lại Thượng Đế của mình. A-đam đã vận dụng ý chí của mình để quyết định chống lại Thượng Đế, với sự hiểu biết đầy đủ về điều Thượng Đế đã đòi hỏi ông và các hậu quả của nó.2. Mọi người đều được sáng tạo theo hình và tượng của Thượng Đế; thế nhưng tất cả đều đã sa ngã.a. Mọi người đều có giá trị, tư cách hay phẩm giá bẩm sinh. Sinh mạng con người là quý báu và thiêng liêng; vì nó đã được Thượng Đế sáng tạo và ban cho nhất là vì con người mang hình ảnh của Thượng Đế.b. Hình ảnh Thượng Đế biệt riêng con người ra khỏi mọi tạo vật khác Chỉ con người mới có hình ảnh của Thượng Đế. Trong muôn loài con người là độc nhất vô nhị và cao hơn tất cả. Thi Tv 8:53. Hình ảnh Thượng Đế nơi con người không khiến người trở thành một Á thần hay một vị thần. Hình ảnh Thượng Đế nơi con người không phải là thần tánh pha lẫn với nhân tánh; nó xác định bản tính chủng loại, khả năng và phẩm chất, tất cả đều có giới hạn nhất định, chớ không phải thuộc một đẳng cấp vô hạn hay toàn thiện toàn hảo. Con người chẳng có một khả năng “vô sở bất” nào cả. IGi1Ga 3:1-34. Hình ảnh Thượng Đế nơi con người liên quan đến sự hiện hữu thiết yếu của người. Con người có đạo đức, có lý trí, có trách nhiệm, thông minh, v.v.. nhưng quan trọng nhất là có phần linh. Con người được sáng tạo để hoạt động trong các giới hạn của hành tinh này; người là thể chất. Người được sáng tạo để sống giữa các thành viên cùng loại với mình; người có tính xã hội. Nhưng trước hết, con người đã được sáng tạo để tôn vinh Thượng Đế; điều này khiến con người có khả năng nhận biết, hiểu rõ, và đáp lại các mệnh lệnh của Thượng Đế, do đó, làm đẹp lòng Ngài ICo1Cr 8:65. Con người đã được Thượng Đế sáng tạo, do đó người “mắc nợ” Thượng Đế về sự hiện hữu (đời sống, sinh mạng) của mình. Ta không nên hiểu điều này như một điều “bày đặt ra cho có chuyện để nói”; nó nhằm minh hoạ cho

Page 55: Dao duc co doc giao voi cac van de can dai

sự kiện nếu không có Thượng Đế thì cũng chẳng có loài người.X. Sự sa ngã và ảnh hưởng của nó trên loài người A. Một viễn ảnh đúng về công trình sáng tạo của Thượng Đế - nó rất tốt lành. Trong hình thức và mưu định nguyên thuỷ của Thượng Đế, công trình sáng tạo của Ngài, về mọi phương diện, đều đúng theo ý Ngài muốn; nếu không, Ngài đã có thể tạo ra nó khác đi, tuỳ ý Ngài. Từ viễn ảnh này, toàn thể công trình sáng tạo đều rất tốt lành.B. Nguyên nhân (nền tảng) của sự sa ngã là loài người phản loạn cùng Thượng Đế 1. A-đam được giao cho một trách nhiệm đạo đức; thế nhưng ông đã vi phạm nó bằng cách hành động theo ý riêng. Mệnh lệnh này là điều ông phải thuận phục để chứng tỏ tình yêu thương của mình. Nguyên nhân của sự phản loạn này là việc không chịu đầu phục ý chỉ của Thượng Đế A-đam đã chứng minh điều đó bằng cách đặt ý chí của mình trên ý chỉ của Thượng Đế.2. Kết quả của sự sa ngã là do phạm tội mà phải chết và bị phân cách. Nhưng nếu A-đam và Ê-va đã không chết ngay về mặt thuộc thể, họ đã bị mất đi sự tương giao thường xuyên và mật thiết với Thượng Đế; họ đã chết về mặt thuộc linh. Tội lỗi là cội rễ của sự phân cách giữa Thượng Đế với con người SaSt 2:17 EsIs 59:1,23. Sự sa ngã đã không phá huỷ hình và tượng của Thượng Đế nơi con người, hình ảnh ấy vẫn còn tốn tại trong một tình trạng bị biến dạng và hư hỏng. Con người vẫn còn các phẩm chất của hình ảnh Thượng Đế; người vẫn còn có lý trí, trách nhiệm, một vật thọ tạo với cả cõi tương lai đời đời, đạo đức, v.v.. thế nhưng tất cả các năng khiếu đó đều đã bị tội lỗi khiến bị biến dạng và bại hoại.4. Việc vận dụng ý chí không phải lẽ là nguyên nhân của sự sa ngã, ý chí vẫn cứ là bãi chiến trường trong con người. Hễ chúng ta đầu phục ai, thì chúng ta là nô lệ của người ấy. Vấn đề quan trọng nhất được đặt ra là chẳng hay chúng ta có sẵn lòng đầu phục Thượng Đế hay không Thi Tv 40:8 RoRm 6:12-165. Qua sự quá phạm của A-đam, tội lỗi đã tràn lan cho cả nhân loạia. Cả nhân loại đều có một bản tính tội lỗi; mọi người đều phạm tội 3:23 5:12b. Cả nhân loại đều cần được cứu chuộc 3:21-26c. Cả con người tự nhiên đều bị tội lỗi làm cho bại hoại 3:9-186. Con người sa vào tình trạng tuyệt vọng và cần một câu trả lời không bị tội lỗi làm cho bại hoại để giải quyết vấn đề của mình. Thượng Đế là câu trả lời duy nhất cho tai hoạ tội lỗi của nhâ loại tội lỗi Cong Cv 4:12 cho chúng ta biết dưới trời này, chẳng hề có một ai (danh) khác ngoài Chúa Cứu Thế có thể dẫn nhân loại đến chỗ cứu rỗi. Sách Hy bá cho chúng ta biết rằng chúng

Page 56: Dao duc co doc giao voi cac van de can dai

ta có một Thầy Tế Lễ Tối Cao trọn vẹn. Ngài có một chức vụ trọn vẹn, đã dâng lên một sinh tế trọn vẹn tại một nơi trọn vẹn tạo ra được một kết quả trọn vẹn cho nhân loại. CoCl 2:10 cho chúng ta biết thêm rằng “trong Ngài anh em đầy đủ mọi sự”LƯỢC KHẢO VIỆC PHỤC HỒI HÌNH VÀ TƯỢNG CỦA THƯỢNG ĐẾ TRÊN CON NGƯỜI (xem biểu đồ trong sách)1. Con người được sáng tạo theo hình và tượng của Thượng Đế SaSt 1:26,27 2:72. Con người được cứu chuộc nhờ thập tự giá của Chúa Cứu Thế IPhi 1Pr 1:18 KhKh 5:9 (được kể là công chính)3. Địa vị hiện tại của người tín hữu. HeDt 10:10,14 (địa vị được thánh hoá)4. Người tín hữu được cứu rỗi trọn vẹn IGi 3:2,3; (đạt vinh quang)5. Con người sa ngã khỏi hình ảnh Thượng Đế và tiêu chuẩn công chính của Ngài SaSt 3:1-76. Nếp sống hiện tại của người tín hữu IICo 2Cr 3:18 (thánh hoá thực nghiệm)7. Vì sa ngã, giờ đây con người ở dưới tiêu chuẩn về sự thánh khiết của Thượng Đế và không thể tự mình cố gắng để đạt tới được Eph Ep 2:1-108. Tiến bộ và tăng trưởng, nhưng không đạt đến được ngay trong đời này.XI. Sự cứu chuộc và chuộc tội: các hàm ý của câu trả lời của Thượng Đế cho vấn đề của con người. A. Trong vấn đề sa ngã của con người, chắc chắn là có một số câu hỏi rất khó trả lời. Chúng bao gồm một vài câu hỏi sau đây Làm thế nào để con người tội lỗi làm được điều phải? Người tội lỗi có thoả mãn được điều bó buộc đạo đức không? Con người làm thế nào để sửa lại vị trí của mình, hầu được Thượng Đế tiếp nhận?B. Lời đáp cho vấn đề của loài người liên hệ đến việc họ bị sa ngã khỏi sự thánh khiết, chối bỏ tiêu chuẩn của Thượng Đế và hình ảnh của Thượng Đế bị phá hỏng, được tìm thấy trong sự cứu chuộc loài người nhờ công lao chuộc tội của Chúa Cứu Thế Giê-xu. Đây là nền tảng duy nhất để phục hồi hình ảnh Thượng Đế nơi con người, để thay đổi tấm lòng phản loạn trong con người, và để Thượng Đế ban sự thánh khiết và công chính cho con người. Chúa Cứu Thế Giê-xu khiến tội nhân trở thành một “con người mới”; đây không phải là việc tu sửa lại con người cũ, nhưng là một con người hoàn toàn mới trong Chúa Cứu Thế RoRm 6-8 CoCl 3:10.C. Các đặc điểm chủ yếu của sự chuộc tội 1. Cái giá phải trả: Hướng về Thượng Đế.a. “Anh em đã biết rõ, Thượng Đế đã trả giá rất cao để cứu chuộc anh em.. không phải trả giá bằng bạc vàng dễ mất, mau hư, nhưng bằng huyết báu của Chúa Cứu Thế, Chiên Con vô tội không tỳ vết của Thượng Đế” IPhi 1Pr

Page 57: Dao duc co doc giao voi cac van de can dai

1:18,19.b. ”...Hội thánh mà Thượng Đế đã mua bằng chính máu Ngài” Cong Cv 20:28.c. “Ngài xứng đáng lấy sách và tháo các ấn; vì Ngài đã chịu chết để lấy máu mình chuộc về những người thuộc mọi dòng giống, dân tộc quốc gia” KhKh 5:9.d. “Thượng Đế đã cho Chúa Giê-xu hy sinh chuộc tội chúng ta, những người tin cậy máu Ngài” RoRm 3:25.e. “Thượng Đế đã khiến Đấng vô tội gánh chịu tội lỗi chúng ta” ICo1Cr 5:21.f. Kết luận:i. Chúa Giê-xu đã chịu đau khổ về phần thể xác và nhận lấy cơn thịnh nộ của Thượng Đế vì tội lỗi chúng ta chớ không phải vì chính Ngài vi phạm, khiến khuyết, hoặc do tình trạng nguyên thuỷ của Ngài. Đấng trọn vẹn, không tỳ, không vết, chẳng hề phạm hoặc biết đến tội lỗi, đã phải trải qua đủ thứ khủng khiếp, ô uế và trừng phạtii. Đã có sự phân rẽ giữa Đức Chúa Cha và Đức Thánh Linh với Đức Chúa Coniii. Cái giá chủ yếu phải trả cho sự cứu chuộc không phải chỉ là huyết báu của Chúa Cứu Thế mà thôi; Ngài còn phó chính mạng sống của mình nữa.2. Cái giá phải trả: hướng về loài người.a “Nếu ai muốn làm môn đệ ta, phải phủ nhận chính mình, vác cây thập tự mình theo ta”, Mat Mt 16:24b. “Anh em không biết thân thể anh em là đền thờ Thánh Linh, và Ngài đang sống trong anh em sao? Thượng Đế đã ban Thánh Linh cho anh em nên anh em không còn thuộc về chính mình nữa Anh em đã được Thượng Đế chuộc với giá rất cao nên hãy dùng thân thể tôn vinh Ngài” ICo1Cr 6:19,20c. Kết luận:i. Mục tiêu và chủ đích chủ yếu của đời sống chúng ta đã thay đổi; nó không còn là việc tự đề cao và hưởng thụ, nhưng là để tôn vinh và làm đẹp lòng Thượng Đế, dù bằng đời sống hoặc bằng cái chết.ii. Phạm vi của sự hiến thân theo Chúa Cứu Thế là từng khoảnh khắc một, từng ngày một, nó có tính cách liên tục. Chiều sâu của sự hiến thân của chúng ta bao hàm cả cuộc đời chúng ta; nó có cùng một chiều sâu với sự hiến thân của chính Chúa Cứu Thế.3. Chủ đích của sự chuộc tộia. Những câu Kinh điển để tham khảo i.”... Chiên Con của Thượng Đế, Người tẩy sạch tội lỗi nhân loại” GiGa 1:29ii. “Con Thượng Đế đã vào đời để tiêu diệt công việc của Quỷ vương” IGi1Ga 3:8

Page 58: Dao duc co doc giao voi cac van de can dai

iii. “Chúa Cha nhờ Chúa Cứu Thế đưa mọi người dưới đất trên trời về hoà giải với Ngài... tái lập hoà bình giữa Thượng Đế và nhân loại” CoCl 1:20iv. “Thượng Đế đã khiến Đấng vô tội gánh chịu tội lỗi chúng ta nhờ đó chúng ta được Thượng Đế nhìn nhận là người công chính trong Chúa Cứu Thế” IICo 2Cr 5:21v. “Vì Thượng Đế yêu thương nhân loại đến nỗi hy sinh Con Một của Ngài, để tất cả những người tin nhận Con Thượng Đế đều không bị hư vong nhưng được sự sống vĩnh cửu” GiGa 3:16vi. “Chúa Cứu Thế Giê-xu, Đấng Cứu tinh và Thượng Đế cao cả. Chúa đã hy sinh cứu ta khỏi mọi tội lỗi, luyện lọc ta thành dân tộc riêng của Ngài để ta sốt sắng làm việc thiện” Tit Tt 2:13b,14vii. “Trước là người tội lỗi, ta còn nhờ máu Chúa mà được tha thứ, nay ta sạch tội rồi, hẳn Ngài sẽ giải cứu ta khỏi hình phạt khủng khiếp Thượng Đế dành cho thế gian. Trước là kẻ thù Thượng Đế, ta còn được giải hoà với Ngài nhờ sự chết của Con Ngài, nay ta đã hoà thuận rồi, hẳn Ngài sẽ giải cứu ta do sức sống bất diệt của Ngài” RoRm 5:9,10viii. “Do công lao Chúa Cứu Thế, Thượng Đế đã cho nhân loại hoà giải với Ngài, không còn kể đến tội lỗi họ” IICo 2Cr 5:19b. Liệt kê các chủ đích i. Để cất tội lỗi đi, và cuối cùng, tận diệt các công việc của ma quỉ. Đây chính là vấn đề đã gây ra sự chia rẽ với Thượng Đế cần phải giải quyếtii. Sau khi đã giải quyết xong vấn đề tội lỗi, con người có thể phục hoà với Thượng Đế, được hưởng hoà bình, giao hảo và sống với Ngài.iii. Giờ đây, con người có thể có được một chỗ đứng công chính trước mặt Thượng Đế, không phải nhờ công lao riêng, nhưng nhờ điều đã ban (gán) cho mình bởi đức tin vào công lao đã hoàn tất của Chúa Cứu Thếiv. Giờ đây, con người có thể biết là mình đã được giải phóng khỏi tội lỗi để phục vụ Thượng Đế hằng sống. Hễ con người sống hợp nhất với Chúa Cứu Thế, thì làm trọn luật pháp vì chính Chúa Cứu Thế đang sống qua trung gian người ấy.4. Hiệu quả của sự chuộc tộia. Những câu Kinh Thánh để tham khảo: i. ”...chân lý bất di bất dịch mà Thượng Đế ban cho dân Ngài một lần là đủ” Giu Gd 1:3ii. “Thượng Đế yêu thương nhân loại đến nỗi.. những người tin nhận...” GiGa 3:16iii. “Ngài hiến thân làm sinh tế chuộc tội một lần là đủ” HeDt 7:27iv. “Còn Chúa Cứu Thế chỉ dâng sinh tế chuộc tội một lần nhưng có hiệu lực vĩnh viễn rồi lên ngồi bên phải Thượng Đế HeDt 10:12v. “Nhờ dâng tế lễ chỉ một lần, Chúa làm cho những người sạch tội được

Page 59: Dao duc co doc giao voi cac van de can dai

hoàn hảo đời đời” HeDt 10:14vi. “Ngài hi sinh tính mạng để chuộc tội cho chúng ta và cho cả nhân loại” IGi1Ga 2:2vii. ”...huống chi huyết của Chúa Cứu Thế, đã nhờ Thánh Linh hiến dâng thân Ngài làm sinh tế hoàn toàn cho Thượng Đế ...lại càng có năng lực tẩy sạch lương tâm chúng ta khỏi hành vi tội lỗi để chúng ta phụng sự Thượng Đế hằng sống cách trong sạch” HeDt 9:1-28 13:14-26b. Liệt kê tính cách hữu hiệu i. Sự chuộc tội có quyền năng; nó là một biến cố chỉ xảy ra một lần duy nhất mà không cần được lặp lại. Đấng đã thực hiện nó vốn trọn lành; việc Ngài làm là hoàn hảo và chẳng cần phải thêm gì vào đó nữa.ii. Mọi tội lỗi đều đã được trả giá tại cây thập tựiii. Sự chuộc tội có hiệu lực để tẩy sạch mọi tì vết của lỗi lầm do người ta đã phạm tội, khỏi lương tâm con người La 8:1 nói cho chúng ta biết tất cả những người ở trong Chúa Cứu Thế đều không còn bị kể là có tội nữa.5. Những điều Thượng Đế đòi hỏi con người qua sự chuộc tội. Vì như con người vốn mắc nợ Thượng Đế vì Ngài đã sáng tạo ra mình thế nào, thì cũng có một món nợ tương tự của loài người với Thượng Đế với tư cách Ngài là Đấng Cứu Chuộc mìnha. Mỗi cá nhân đều phải trả lời (tính sổ) với Thượng Đế về công lao cứu chuộc mà hậu quả là điều mà Chúa Giê-xu đòi hỏi vì cớ thập tự giái. Chúa Cứu Thế đã chịu chết cho tất cả tội lỗi Mọi tội lỗi đã được giải quyết tại thập tự giá, không phải chỉ trong mối liên hệ với thời gian mà liên hệ với từng cá nhân nữa. Máu Ngài đã đổ ra là vì toàn thể nhân loại, cho dù họ có chịu đáp ứng hay không, họ vẫn “mắc nợ” Thượng Đế về công lao tại thập tự giá. Phi 2:9-11ii. Con người không thể tự cứu mình để lại được hưởng sự giao hảo với Thượng Đế Việc cứu chuộc khỏi tội lỗi đòi hỏi sự chết, tôi không thể vừa chết vì tội lỗi mình, đồng thời được hưởng sự giao hảo sống động với Thượng Đế sau khi tôi đã hi sinh. Tôi không phải là một sinh tế toàn hảo; nếu tôi chết, là tôi chỉ chết vì tội mình, rồi chịu phán xétiii. Sự chuộc tội / cứu chuộc chỉ được thực hiện trong Ngài và do chính Ngài mà thôi; con người chẳng có phần gì trong đó cả.a/ Chẳng còn có ai khác để con người có thể nhờ cậy hầu tha tội cho mình. Chỉ có Thượng Đế, và chỉ có một mình Ngài, là Đấng duy nhất có thể tha tội và cất đi từ vết của tội lỗi.b/ Con người không thể đòi hỏi hay khoe khoang phần tham dự của mình vào sự cứu chuộcc/ Muốn được cứu chuộc, con người phải chấp nhận các điều kiện của Thượng Đế.

Page 60: Dao duc co doc giao voi cac van de can dai

b. Sự đáp ứng chủ yếu bởi đức tin của người tín hữu đối với sự cứu chuộc của Thượng Đế là theo đuổi sự thánh khiết thực nghiệm.i. Những câu Kinh Thánh để tham khảo:a/ “Vì Thượng Đế đã bày tỏ ân phúc để cứu rỗi mọi người. Một khi hưởng ân phúc đó, chúng ta từ bỏ dục vọng trần gian và tinh thần vô đạo, ăn ở khôn khéo, thánh thiện và sùng kính... Chúa đã hy sinh cứu ta khỏi mọi tội lỗi, luyện lọc ta thành dân tộc riêng của Ngài để ta sốt sắng làm việc thiện” Tit Tt 2:10-14b/ ”... Hãy vứt bỏ con người cũ là nếp sống cũ đã bị hư hỏng vì dục vọng lừa dối. Tâm hồn anh em phải đổi mới. Anh em phải trở nên người mới, có bản tính tốt đẹp thánh sạch, giống Thượng Đế” Eph Ep 4:22-24c/ “Hãy cố gắng sống hoà hảo với mọi người và đeo đuổi con đường thánh hoá vì nếu không thánh hoá không ai được thấy Thượng Đế” HeDt 12:14d “Chúng ta đã chết về tội lỗi, lẽ nào còn sống trong tội lỗi nữa?.. Vì ai đã chết đều được giải thoát khỏi tội lỗi” RoRm 6:2-7e “Vậy, đừng để tội lỗi thống trị thể xác băng hoại của anh em; đừng chiều đãi những thèm muốn của thể xác. Đừng để phần nào của thể xác anh em làm dụng cụ ô uế cho tội lỗi, nhưng hãy dâng trọn thể xác cho Thượng Đế như người từ cõi chết sống lại để làm dụng cụ tinh khiết cho Ngài. Tội lỗi không thống trị anh em nữa, vì anh em không còn bị luật pháp trói buộc, nhưng được hưởng ân phúc của Thượng Đế” RoRm 6:12-14.f/ Các con phải thánh, vì Ta là thánh” IPhi 1Pr 1:16.ii. Các hàm ý của sự thánh hoá nhờ sự chuộc tộia/ Về phía con người.i/ Người tín hữu phải tỏ ra tích cực, cứ hăng hái luôn trong việc theo đuổi và tham gia nếp sống tránh phạm tội, do đó, tôn vinh Thượng Đế.ii/ Sự thánh hoá của chúng ta trở thành rõ ràng, hiển nhiên, theo một ý nghĩa, là nhờ các hành động của chúng ta. “Người được thánh khiết bao nhiêu, thì làm điều thánh khiết bấy nhiêu”. Các việc lành của chúng ta không cứu được chúng ta; chúng là kết quả của đời sống chúng ta, là bằng chứng về sự công chính của Thượng Đế và đức tin sống động bên trong chúng ta.iii/ Địa vị của chúng ta trong Chúa Cứu Thế khiến chúng ta có thể từng trải sự thánh hoá. Không có địa vị, “trong Chúa Cứu Thế”, chúng ta không thể làm được một điều gì tốt có thể chấp nhận và được thừa nhận bởi Thượng Đế. Chỉ bởi sống trong mình, chúng ta mới có thể làm điều công chính dưới mắt Thượng Đế.b/ Về phía Thượng Đế.i/ Những công việc mà con người thực hiện đều do Thượng Đế tạo ra để chúng ta bước đi trong đó GaGl 2:20 Eph Ep 2:10 HeDt 13:21 IIPhi 2Pr 1:3ii/ Sức lực để thực hiện các công việc ấy cũng từ Thượng Đế mà đến nữa

Page 61: Dao duc co doc giao voi cac van de can dai

RoRm 8:11 ICo1Cr 15:10 IPhi 1Pr 4:11iii/ Cuối cùng, chính là Chúa Cứu Thế đang sống qua trung gian con người; đó là trái của Thánh Linh GaGl 2:20XII. Nền tảng theo Lai thế học để sống thánh khiết. Sống trong Chúa Cứu Thế còn hơn là nhảy vọt vào sự bất tử bất diệt nữa. A. Trong Cơ Đốc đạo đức học quá khứ không phải là điều khích lệ duy nhất để người ta sống một cuộc đời thánh khiết. Tương lai cũng cung cấp một khích lệ rất phân biệt nhờ các viễn ảnh về phán xét, và được hoàn tất trong sự cứu rỗi.B. Khích lệ từ sự phán xét 1. Các câu Kinh Thánh có liên hệ với sự phán xét hay chịu phán xéta. ”... Ai được giao cho nhiều sẽ bị đòi hỏi nhiều, vì trách nhiệm nặng nề hơn” Lưu 12:47,48b. ”...Vì tất cả chúng ta đều phải ra trước toà án Chúa Cứu Thế, để Ngài thưởng phạt mỗi người theo những việc tốt lành hay vô giá trị ta làm lúc còn trong thân xác IICo 2Cr 5:10c. “Đến ngày Phán xét cuối cùng, mọi người phải khai hết những lời vô ích mình đã nói”. Mat Mt 12:36d. ”..tất cả chúng ta đều sẽ bị xét xử trước Toà án của Thượng Đế...mỗi chúng ta đều sẽ khai trình mọi việc trong đời mình cho Thượng Đế” RoRm 14:10-12e. ”...nên nhớ Chúa sẽ tưởng thưởng mọi người tuỳ theo việc tốt lành họ làm” Eph Ep 6:7,8f. ”...Làm việc gì cũng nên tận tâm như làm cho Chúa chớ không phải cho người. Đừng quên Chúa tưởng thưởng anh em... Nếu anh em không tận tâm Chúa sẽ báo trả...” CoCl 3:23-25 (Gia Gc 2:12)g. “Chúa Cứu Thế Giê-xu sẽ xét xử mọi tư tưởng, hành động kín đáo của loài người” RoRm 2:16h. “Thượng Đế đã lập Ngài (Chúa Cứu Thế Giê-xu) làm chánh án xét xử mọi người sống và người chết” Cong Cv 10:42 17:31i. “Này, ta sẽ sớm đến, đem theo phần thưởng để trao cho mỗi người tuỳ theo công việc họ làm” KhKh 22:12j. “Cha không xét xử ai hết, vì đã giao trọn quyền xét xử cho Con” GiGa 5:222. Các hàm ý rút ra từ Kinh Thánha. Các tín hữu sẽ được tưởng thưởng cho công tác quản lý suốt đời của họ. Mọi biến cố xảy ra trong đời sống, dầu là hành vi, lời nói hay tư tưởng, dầu là hoàn tất nhiệm vũ được giao hay chểnh mảng, sơ sót đều sẽ bị phán xét; mọi người đều phải bị lửa thử nghiệmb. Vị Thẩm phán của chúng ta không phải như bất kỳ vị Thẩm phán nào;

Page 62: Dao duc co doc giao voi cac van de can dai

Ngài là Đấng Tạo hoá của chúng ta, là vị Thẩm phán Cứu Chuộc.Tôi không thể dùng lý luận thuần lý để thuyết phục Ngài, hối lộ Ngài, lung lạc Ngài hoặc dùng một phương pháp nào khác để khiến Ngài phán xét sai lệch hầu có lợi cho tôi. Tôi cũng phải nghĩ đến việc Ngài là vị thẩm phán công bình, không thiên vị và hoàn toàn công minh. Ngài tuyên bố tôi được thưởng gì hay bị mất phần thưởng, đều đúng theo những gì tôi xứng đáng lãnh nhận.c. Sự phán xét là một biến cố tương lai có thật Sự phán xét này là có thật theo hai giai đoạn; một là người được cứu chuộc sẽ được tưởng thưởng về công tác quản lý của đời sống mình; hai là, kẻ ác sẽ bị kết án chịu hình phạt đời đời về tội lỗi mình. Điều quan trọng chúng ta cần biết, là sự phán xét về tội lỗi đã được giải quyết xong xuôi tại thập tự giá rồi.d. Với sự phán xét tương lai trước mắt, chúng ta phải được dẫn đến một đời sống biết ăn năn tội lỗi để có những hành động đứng đắn phải lẽ, thích hợp. Vì tất cả những gì chúng ta làm đều sẽ được duyệt xét lại, chúng ta phải giải quyết xong xuôi với Thượng Đế bằng cách xưng tội và ăn năn, cũng phải giải quyết xong xuôi mọi việc với tất cả những người khác nữa.C. Khích lệ do việc nhờ được cứu rỗi, chúng ta được khiến nên trọn vẹn. 1. Những câu Kinh Thánh để tham khảo liên hệ đến thì giờ được khiến nên trọn vẹn trong sự cứu rỗi.a. “Anh em thân yêu, hiện nay chúng ta đã là con cái Thượng Đế. Mặc dù chưa biết hết tương lai nhưng chúng ta biết chắc khi Chúa trở lại, chúng ta sẽ giống như Ngài vì chúng ta sẽ thấy chính Ngài. Ai có niềm hy vọng ấy sẽ giữ mình tinh khiết vì Chúa Cứu Thế thật là tinh khiết” IGi1Ga 3:2-3b. (Tương phản với Núi Si-na-i) “Nhưng anh em đã đến gần núi Si-ôn gần thành phố của Thượng Đế Hằng sống, gần thủ đô Thiên quốc, gần hàng triệu thiên sứ, gần đoàn thể và Giáo hội của các con trưởng được ghi danh vào sổ trên trời, gần Thượng Đế là thẩm phán Tối cao của nhân loại, gần linh hồn những người công chính được hoàn toàn” HeDt 12:22-24c. ”...tập trung hy vọng đợi chờ ân phúc Thượng Đế dành cho anh em khi Chúa Cứu Thế trở lại...Đấng cứu rỗi anh em rất thánh thiện, nên anh em hãy ăn ở thánh thiện như Ngài. IPhi 1Pr 1:13-15.2. Các hàm ý rút ra từ Kinh Thánh.a. Vì biết rằng sẽ có ngày chúng ta trở nên giống như Ngài, chúng ta phải theo đuổi một nếp sống bày tỏ sự sống của Chúa Cứu Thế trong chúng ta; bằng chứng cho đời sống của đức tin có được của chúng ta. Hãy nghĩ đến các điểm sau đâyi... giờ đây Thượng Đế nhìn vào chúng ta như Ngài nhìn vào Chúa Cứu Thế, Đấng mà chúng ta đang đứng trong Ngài.ii. ....địa vị của chúng ta trong Chúa Cứu Thế là nền tảng để chúng ta theo đó

Page 63: Dao duc co doc giao voi cac van de can dai

mà hành động. Các hành động của chúng ta trong Chúa Cứu Thế là bằng chứng của đức tin đang sống trong chúng ta.iii.... Chỉ trong đời sống này, chúng ta mới sẽ được đặc ân được biến hoá để trở thành hình ảnh Ngàib. Vì biết rằng sẽ có ngày chúng ta gặp Ngài mặt đối mặt, chúng ta sẽ ngạc nhiên thế nào khi từng trải được sự biến đổi đó? Trong ngày ấy, chúng ta sẽ còn hối tiếc gì không? Ngài ấy sẽ không phải là ngày chúng ta bị định tội về những tội lỗi trong quá khứ nữa; nguyện chúng ta sẽ nhờ đó mà được khích lệ để sống công chính và tin kính trong đời này.3. Thiên đàng vốn vượt xa...a. ...một bước nhảy vọt vào cõi vĩnh hằngb. ... một “chiếc bánh trên mây”c. ... một cuộc gặp gỡ Đấng Tạo Hoád. Thiên đàng sẽ là được sống mãi mãi trước hiện hiện của Thượng Đế thánh khiết duy nhất. Nó sẽ là việc chúng ta được phục hồi trọn vẹn hình ảnh của Thượng Đế trong chúng ta; đến nỗi chúng ta trở thành trọn vẹn trong sự thánh khiết và công chính, nhằm mục đích được thờ phượng và giao hảo liên tục, không gián đoạn mật thiết và đầy lòng tôn kính, với Thượng Đế!XIII. Các hàm ý căn bản liên quan với việc phủ nhận nền tảng Cơ Đốc của đạo đức học A. Phủ nhận Thượng Đế là phủ nhận cái siêu nhiên trong hình thức được mặc khải và đúng thật của nó. Việc này dẫn tới sự phủ nhận phần thuộc linh trong con người, và điều này lại dẫn tới việc phủ nhận chức năng hay chủ đích chính yếu của con người, tức là dùng đời sống biết yêu thương, tự nguyện đầu phục và tuân thủ các điều răn (mệnh lệnh) của Thượng Đế để tôn vinh và làm đẹp lòng Ngài Việc này cũng dẫn đến sự phủ nhận tất cả điều gì có thể được giải thích bằng ngôn ngữ thuộc linh.B. Phủ nhận một định chuẩn vô ngộ, không sai lầm, và đầy uy quyền cho đạo đức học (Kinh Thánh) là cố gắng một cách vô ích nhằm cất khỏi con người một định chuẩn trước sau như một (nhất quán) mà con người vừa có trách nhiệm, vừa phải trả lời (tính sổ). Đó cũng là phủ nhận nền tảng thiết yếu cho chân lý và thực tại. Nếu chẳng có một định chuẩn nào là thiết yếu, bất biến cả, thì mọi sự đều sẽ trở thành tương đối, và con người sẽ chẳng biết được chắc chắn một điều gì cả; cuối cùng, tình trạng này sẽ dẫn đến một nếp sống chán chường và vô vọng. Phủ nhận sự mặc khải của Thượng Đế sẽ dẫn tới chỗ phủ nhận luôn phương pháp Thượng Đế đã đề ra để người ta có thể lấy đức tin mà đến gần Ngài. Đức tin này có Thượng Đế là đối tượng, và chỉ có một mình Ngài mà thôi. Thượng Đế là thực tại tối hậu và là Đấng định nghĩa thực tại.C. Phủ nhận kiến thức, hay khả năng thật sự biết được một điều gì đó, là phủ

Page 64: Dao duc co doc giao voi cac van de can dai

nhận các nền tảng thiết yếu của sự mặc khải. Việc làm này cũng là cổ vũ cho niềm tin rằng có một số điều mà người ta không thể biết chắc, trong khi thật ra Thượng Đế mặc khải (tiết lộ, bày tỏ ra) chúng để chúng ta có thể biết chắc. Nó cướp mất của chúng ta niềm tin quyết rằng Thượng Đế có thể truyền thông cho nhân loại và tự do đưa ra nhiều sự kiện để loài người có thể biết chắc.D. Phủ nhận lương tâm tạo cơ hội cho con người tự bào chữa bằng cách nói rằng: “Tôi không biết!” Đó là một nỗ lực nhằm loại trừ ý thức phạm lỗi bằng cách lờ đi các trách nhiệm vi phạmE. Phủ nhận mối liên hệ giữa tình yêu thương, sự thánh khiết và sự vâng lời như có cơ sở là một định chuẩn mặc khải, dẫn tới việc thiết lập tình yêu thương (ở đây không được đề cập theo ý nghĩa trong Kinh Thánh) làm động cơ thúc đẩy mọi hành động, khiến hành động chỉ còn tương đối với phần động cơ thúc đẩy mà thôi, chớ không phải là với một định chuẩn tuyệt đối.F. Phủ nhận mối liên hệ giữa con người với luật pháp là phủ nhận công tác của luật pháp nhằm chỉ ra rằng con người vốn tội lỗi và không thể làm điều phải, việc thiện. Điều này dẫn tới một lập trường là con người khỏi phải tính sổ lần sau cùng. “Có chi mà lo? Tôi có vi phạm một luật pháp nào đâu?”. Đó cũng là phủ nhận quyền tể trị của Thượng Đế trên loài người, một khi Ngài chẳng còn có thể quy định đúng sai, phải trái, có luân lý đạo đức hay vô luân vô đạo nữa.G. Phủ nhận việc con người vốn được sáng tạo theo hình và tượng của Thượng Đế, là thu nhỏ, giản lược hoá con người để chỉ còn là một con thú mà thôi Điều này dẫn tới một lập trường là phủ nhận giá trị bẩm sinh của sự sống mà Thượng Đế đã đặt trong con người. Cũng vậy, phủ nhận chân lý về hình ảnh của Thượng Đế nơi con người có thể dẫn tới việc đề cao con người một cách sai lầm như Á thần. Đây cũng là phủ nhận lời tuyên bố của Thượng Đế rằng Ngài là Đấng Sáng tạo con người.H. Phủ nhận sự sa ngã của con người là phủ nhận phần thuộc linh nơi con người và với bản tính tội lỗi cố hữu đã trở thành một phần của cả nhân loại do sự sa ngã. Điều này cũng phủ nhận nhu cầu cấp thiết của con người, cho chính vấn đề đích thực của tội lỗi phải được sửa chữa. Nếu được khai triển rộng ra, niềm tin này sẽ phủ nhận sự hiện hữu của tội lỗi (dầu là do thất bại, sa ngã về mặt luân lý đạo đức, hay do thừa hưởng của A-đam) và chính cái ý thức phạm lỗi có thật nảy sinh khi người ta phạm tội.I. Phủ nhận sự chuộc tội, sứ cứu chuộc con người của Thượng Đế, là phủ nhận nhu cầu cấp thiết và giá trị của sự cứu rỗi, điều không bị hoen ố bởi tội lỗi con người. Đó cũng là phủ nhận cả sự hiện hữu của tội lỗi. Như thế thì cũng phủ nhận luân điều mà Thượng Đế đòi hỏi nơi loài người bởi và qua sự chết của Chúa Cứu Thế Giê-xu trên thập tự giá.

Page 65: Dao duc co doc giao voi cac van de can dai

G. Phủ nhận sự phán xét trong tương lai là phủ nhận mọi khả năng thưởng phạt cho các hành động trong đời này, và là một động cơ để thúc đẩy người ta làm điều thiện.K. Phủ nhận thời gian, không gian, hay lịch sử là phủ nhận phần nền móng của chính các biến cố lịch sử có thật, đã có ý nghĩa hết sức dứt khoát trên sinh hoạt luân lý đạo đức của con người Các lãnh vực đặc thù là: công trình sáng tạo, sự sa ngã, sự chuộc tội, sự phán xét tương lai, và đời sống mà Thượng Đế đặt trên nền tảng là sự mặc khải của Ngài. Điều quan trọng là phải xem các biến cố này là những việc đã thật sự xảy ra trong lịch sử; nếu không, các biến cố mà “sử ký” chép lại và Kinh Thánh mô tả đều không thật sự quan trọng. Nếu con người không thể nói chắc là một biến cố nào đó có thật sự xảy ra hay không, hay nếu ý nghĩa của các biến cố ấy bị suy giảm để trở thành con số không, thì một biến cố lịch sử còn dùng được vào đâu? Con người đã tự nhắm mắt lại trước chân lý, để chỉ đề cao kinh nghiệm của khoảnh khắc hiện tại mà thôi.L. Phủ nhận Chúa Cứu Thế Giê-xu, là phủ nhận phần cung ứng toàn hảo mà Thượng Đế ban cho loài người, là niềm hy vọng và là câu trả lời duy nhất cho tình trạng tội lỗi của họ. Điều này dẫn tới việc thiết lập công việc của con người làm nền tảng cho sự cứu rỗi, hoặc một lập trường trong đó con người chẳng đếm xỉa gì đến phần cung ứng của Thượng Đế. Ngu dốt vốn chẳng đem phước hạnh gì đến cho ai.XIV. Gương của Chúa Cứu Thế Giê-xu về sinh hoạt đạo đức A. Gương của Chúa Giê-xu căn cứ trên bản tính Ngài 1. Những câu Kinh Thánh để tham khảoa. “Không ai nhìn thấy Thượng Đế ngoại trừ Chúa Cứu Thế là Con Một của Thượng Đế. Chúa sống trong lòng Thượng Đế, và xuống đời dạy cho loài người biết về Thượng Đế” GiGa 1:18b. “Chỉ có một Thượng Đế, cũng chỉ có một Người Hoà Giải giữa Thượng Đế và loài người, là Chúa Cứu Thế Giê-xu” ITi1Tm 2:5c. “Thời xưa, Thượng Đế đã dùng các nhà tiên tri dạy bảo tổ phụ chúng ta nhiều lần nhiều cách. Nhưng trong những ngày cuối cùng này Thượng Đế sai Con Ngài là Chúa Cứu Thế dạy dỗ chúng ta. Thượng Đế đã nhờ Con Ngài sáng tạo vũ trụ, cũng cho Con Ngài thừa kết quyền chủ tể vạn vật. Chúa Cứu Thế là vinh quang rực rỡ của Thượng Đế, là hiện thân của bản thể Ngài. Chúa dùng lời quyền năng bảo tồn vạn vật. Sau khi hoàn thành việc tẩy sạch tội lỗi, Chúa ngồi bên phải Thượng Đế uy nghiêm trên Thiên đàng Chúa Cứu Thế cao trọng hơn các thiên sứ nên danh vị Ngài cũng cao cả hơn. HeDt 1:1-4d “Chúa trở nên giống như ta là anh em Ngài về mọi phương diện, để làm Thầy Tế lễ tối cao, nhân từ, trung thực trước mặt Thượng Đế, chuộc tội cho

Page 66: Dao duc co doc giao voi cac van de can dai

mọi người. Vì Chúa từng chịu khổ khi đương đầu với các cơn cám dỗ, nên Ngài có thể giải cứu những người đang bị màng lưới cám dỗ vây bọc” 2:17,18 (4:14-16)e. “Chúa Giê-xu là Thầy Tế lễ tối cao duy nhất đáp ứng được tất cả nhu cầu của chúng ta. Ngài thánh khiết, vô tội, trong sạch, tách biệt khỏi người tội lỗi, vượt cao hơn các tầng trời...” 7:262. Kết luận: Chẳng hề có ai khác giống như Chúa Cứu Thế Giê-xu; sự thể là như thế theo nhiều phương diện:i. Chúa Giê-xu là Thượng Đế nhập thể. Chẳng hề có một vị giáo sư nào khác dám tự xưng và chứng minh được rằng mình là Thượng Đế đã mặc lấy thân xác con người đến thế gian nàyii. Chúa Giê-xu là con người duy nhất đã sống thật trọn vẹn và dạy về những gì mình biết là thật (chân lý). Ngài truyền dạy y như Ngài đã sống, vì Ngài vốn là, và vẫn còn y nguyên như thế. Vì Ngài vốn có một bản tính trọn vẹn, nên đã có những lời truyền dạy trọn vẹn và một đời sống trọn vẹn. So với Ngài, thì những người khác chỉ là các giáo sư con người tất cả đều vấp ngã từ những gì họ đã hoặc đang truyền dạy; họ không thể sống ngang tầm với những gì họ rêu rao hoặc tin tưởng.iii. Chỉ có một Đấng duy nhất có thể giải nghĩa về Thượng Đế một cách đầy đủ và chính xác nhất. Đấng ấy phải đích thân biết Thượng Đế một cách trực tiếp, rồi cũng phải có khả năng truyền thông sự hiểu biết đó sao cho loài người có thể thấu hiểu được. Một người đứng trung gian để hoà giải như thế phải là độc nhất vô nhị, cả về phía Thượng Đế lẫn về phía loài người, phải là Thượng Đế trọn vẹn mà cũng là con người trọn vẹn. Ngài thấu triệt những gì loài người từng trải, trợ giúp những ai đang thiếu thốn; thế nhưng Ngài không hề bị tội lỗi đang thâm nhập nhân loại khiến nên ô uế. Một Đấng như thế phải là Thượng Đế, Đấng Cứu Chuộc, vị Cứu tinh và Chúa chúng ta - Chúa Cứu Thế Giê-xu.B. Gương của Chúa Cứu Thế Giê-xu về đầu phục và vâng lời 1. Những câu Kinh Thánh để tham khảoa. ”...tôi không theo ý mình, nhưng theo ý Đấng đã sai tôi” GiGa 5:30b. ”...tôi luôn luôn làm vui lòng Ngài (Đức Chúa Cha)” GiGa 8:29c. “Tôi không nói theo ý tôi, nhưng Cha là Đấng sai tôi đã truyền cho tôi nói. Tôi biết mệnh lệnh Ngài đem lại sự sống vĩnh cửu. Vậy, tôi chỉ nói những lời Cha tôi đã truyền dạy” GiGa 12:49,502. Kết luận: Chúa Giê-xu luôn luôn đầu phục ý chỉ Đức Chúa Cha, dù là trong lời nói hay việc làm. Ngài đã sống cả một cuộc đời yêu thương, vâng lời, tự nguyện đầu phục Ngài. Phạm vi của sự yêu thương, vâng lời này là phó mạng sống mình trên thập tự giá (Mat Mt 5:17 GiGa 4:34 5:10,30 và 14:31).

Page 67: Dao duc co doc giao voi cac van de can dai

C. Chúa Giê-xu làm gương cho chúng ta về: 1 ...sống một cuộc đời yêu thương. Eph Ep 5:22. ... kiên nhẫn. HeDt 12:33 ...chịu đau khổ. IPhi 1Pr 2:214... không chiều theo các ham muốn của xác thịt. RoRm 13:145 ...hiến thân và cầu nguyện. HeDt 5:76 ...sống công chính, thánh khiết và chân thật. Eph Ep 4:247 ...khiêm tốn và tận tâm phục vụ. Phi Pl 2:2-88 ... có tấm lòng của Thượng Đế đối với người khác, biết thương xót, nhân từ, khiêm tốn, dịu dàng, nhẫn nại và sẵn sàng tha thứ CoCl 3:12-17D. Lý tưởng của Cơ Đốc nhân - một đời sống siêu nhiên thực sự! 1. Nếp sống Cơ Đốc nhân không chút kiểu cách nhưng là nếp sống đúng theo ý muốn của Thượng Đế2. Đời sống của Chúa Cứu Thế là đời sống bình thường của người luôn bước đi trong sự vâng lời Thượng Đế3. Cách đáp lại của một người đối với tấm gương của Chúa Cứu Thế Giê-xu, là noi theo Ngài bằng lòng tin cậy và yêu thương đầu phụca. Phải cảnh giác và tránh các cực đoani. Phải tránh các quan điểm không dấn thân tiêu cực và không sẵn sàng. Tôi chẳng bao giờ “Phó mặc cho Thượng Đế, nên chăng hay chớ”. Tôi chẳng bao giờ nên có ý chí “trung lập” hay thụ động.ii. Cũng phải tránh mặc cảm của Ê-li nữa. Đó là khi chúng ta tưởng rằng mình cô độc khi phục vụ Thượng Đế. Khẩu hiệu của một người như thế là: “Nếu tôi không làm việc ấy, thì nó không xong!”b. Quan điểm đúng của một người được Thượng Đế dùng, thì không phải là ngời ấy là trọn vẹn - nhưng là biết đầu phục. Thượng Đế muốn hành động thông qua con người; nhưng Ngài cũng muốn con người để cho Thượng Đế hành động qua mình đúng như con người thật của người ấy.c. Đầu phục là kết quả của một lựa chọn đạo đức. Phải chăng Chúa Giê-xu chính là Chúa? Tôi có sẵn sàng thuận phục sự chỉ dẫn của Thượng Đế không? Hay tôi cứ tiếp tục đầu phục tội lỗi?XV. Các nguyên tắc của hành động đạo đức theo Cơ Đốc giáo A. Một vấn đề về tính cách rõ ràng, “Bây giờ tôi phải làm gì đây?”Một Cơ Đốc nhân thường bối rối không biết phải noi theo hướng đi nào hay làm việc gì; họ than phiền là có quá nhiều điều khiến họ phân vân. Không thể có những định luật đạo đức đặc thù nào sẵn sàng nảy sinh mỗi khi cần có sự lựa chọn cả. Người tín hữu phải biết ý thức các nguyên tắc hành động đã có sẵn trong Kinh Thánh. Đó không phải là những bộ luật; đúng hơn thì chúng là những ranh giới thuộc linh do Thượng Đế thiết lập để người tín hữu lấy đức tin mà tiếp nhận cho mình.

Page 68: Dao duc co doc giao voi cac van de can dai

B. Chân lý từ Lời Thượng Đế tạo thành các ranh giới cho hành động chúng ta. Chúng ta được tự do hành động bên trong những lời công bố của Thượng Đế; chúng ta không thể sống trong tội lỗi, nhưng trong sự công chính.C. Tình yêu thương là động lực thúc đẩy chính yếu khi nó được kết hợp với sự thánh khiết và vâng lời Trên hết mọi sự, chúng ta phải yêu thương Thượng Đế bằng cả đời sống mình. Tình yêu thương này là một sự dấn thân không hạn chế, với lòng trung thành vững vàng vào chính Thượng Đế. Tình yêu thương thật sự theo đúng Kinh Thánh không nhằm tự đề cao, nhưng là tôn vinh Thượng Đế.D. Đời sống của người tín hữu là một đời sống tự do trong ân phúc Thượng Đế.1. Ý định nguyên thuỷ của Thượng Đế là con người phải sống một cuộc đời thánh khiết trong sự giao hảo trọn vẹn với Thượng Đế Được sáng tạo theo hình và tượng của Thượng Đế, nhưng đã bị sự sa ngã phá hỏng, con người được tái sinh giờ đây phải sống sao cho càng giống hơn với hình ảnh nguyên thuỷ của Thượng Đế, phải trở về với nếp sống thánh khiết và giao hảo trọn vẹn với Thượng Đế.2. Người tín hữu không bị bắt buộc phải giữ luật pháp chủ nghĩa bằng cách theo đúng các bó buộc bề ngoài.3. Đây là một hành động đáp ứng tích cực của người tín hữu đối với Thượng Đế. Tránh điều xấu điều ác vẫn chưa đủ, mà còn phải làm điều tốt việc thiện nữa.4. Đây không phải là một loạt hoạt động để chiếm hữu sự cứu rỗi, nhưng là một đời sống đẹp lòng Thượng Đế.5. Sự tự do thật tăng trưởng, nhưng được sự hiểu biết hạn chế. Tôi tăng trưởng trong điều tôi biết Thượng Đế muốn tôi làm. Nhưng tôi bị giới hạn trong hành động, cũng bằng cùng một sự hiểu biết đó6. Hi sinh bản thân và yêu thương là cách bộc lộ quyền tự do thật trong ân phúc Thượng Đế, khi nó được thực hiện bằng một thái độ tận tâm phục vụ. Vấn đề sẽ trở thành là: “Tôi phải làm gì với điều mình biết?”E. Mục tiêu của đời sống trong tự do của Cơ Đốc nhân là tôn vinh Thượng Đế, chớ không phải là làm tội.1. Những câu Kinh Thánh để tham khảoa. ”...làm mọi việc, anh em phải nhắm mục đích tôn vinh Thượng Đế”. ICo1Cr 10:31b. “Anh em nói hay làm gì cũng phải nhân danh Chúa Giê-xu và nhờ Ngài mà cảm tạ Chúa Cha”. CoCl 3:17c. “Thưa anh em, Chúa đã cho anh em được tự do, nhưng đừng hiểu lầm tự do là phóng đãng buông trôi theo dục vọng. GaGl 5:13d. Kết luận: Thượng Đế chẳng bao giờ được tôn vinh vì tôi làm tội, nhưng là

Page 69: Dao duc co doc giao voi cac van de can dai

nhờ tôi biết lấy đức tin nơi Ngài và nhờ cậy quyền năng Ngài để xa lánh nó. Có một cách để Thượng Đế nhờ tội lỗi mà được tôn vinh; đó là lấy ân phúc và lòng thương xót của Ngài để tha thứ nó, nhưng chẳng bao giờ là do sự phạm tội của tôi cả. Tôi phải tích cực theo đuổi sự thánh khiết như một phần phải làm liên tục của đời sống tôi.2. Các nguyên tắc của quyền tự do trong ân phúc Thượng Đếa. Điều mà sự tự do cho phép chẳng bao giờ bị lên án bởi ý chỉ Thượng Đế.b. Sự tự do bị Lời Thượng Đế giới hạn (xem biểu đồ)c. Để cho tội lỗi nảy sinh như hậu quả của sự tự do trong ân phúc Thượng Đế, là chẳng biết gì cả về sự tự do và ân phúc thật; sự dốt nát này đưa người tín hữu đến chỗ lại sa vào ách nô lệ cho tội lỗid. Người tín hữu phải giữ cho lương tâm mình khỏi bị ô uế những điều mà Kinh Thánh chẳng ra lịnh cũng không cấm đoán.e. Bất cứ điều gì làm gián đoạn mối tương giao giữa người tín hữu với Thượng Đế, làm suy yếu sự khát khao về Kinh Thánh hay làm chai lì mối quan tâm của mình đối với tha nhân, đều phải bị loại trừf. Người tín hữu phải nhớ rằng mục đích của các mệnh lệnh là ”...Mục đích chức vụ con là gây dựng tình yêu thương bắt nguồn từ tấm lòng thánh khiết, lương tâm trong sạch và đức tin chân thật” ITi1Tm 1:5g. Một khi lương tâm chịu vâng lời, nó dẫn đến một thái độ mẫn cảm hơn đối với Thượng Đế và sự hướng dẫn của Đức Thánh Linh. Cũng vậy, khi lương tâm bị làm ngơ hoặc chê bỏ, nó dẫn đến một tấm lòng lạnh lùng và chai cứng, mà hậu quả là sự vô cảm chẳng đếm xỉa gì đến Thượng Đế và sự hướng dẫn của Đức Thánh Linh.(Biểu đồ Quyền tư do trong ân phúc Thượng Đế của Cơ Đốc nhân - xem trong sách)(Biểu đồ: “Điều tốt” vượt khỏi các ranh giới, là tội - xem trong sách)h. Sự tự do bị hạn chế bởi hậu quả nó đưa đến cho một người tín hữui. Tôi không nên đặt một tảng đá gây vấp phạm trước mặt một người tín hữu yếu đuối.ii. Quyền tự do hành động cá nhân phải chịu sự hạn chế để tôn trọng lương tâm của một người khác.iii Các điều kiện cho phépa/ Tiến trình sửa sai sự dốt nát của một tín hữu khác không phải là điều cho phép khả dĩ chấp nhận được; người càng trưởng thành hơn phải hướng dẫn bằng gương tốt trong trường hợp này, và phải biết tự từ chối mình.b/ Phải chăng đã có sự giả hình (đạo đức giả) xen vào, hay chúng đang điều động bạn nhằm đạt được lợi thế hay như một sự bào chữa cho xác thịt?c/ Khả năng biện biệt bị lâm nguy; phải hết sức cẩn thận để biết nhạy cảm với sự hướng dẫn của Đức Thánh Linh trong những hoàn cảnh như thế.

Page 70: Dao duc co doc giao voi cac van de can dai

iv. Các quy luật về sự cho phépa. Người mạnh hơn không bao giờ nên sử dụng “quyền của mình để hành động trong sự tự do Cơ Đốc”.b. Cho dù hoàn cảnh có như thế nào, tôi phải làm trọn luật về tình yêu thương như trong GaGl 5:14. Tình yêu thương thật theo Kinh Thánh được mô tả là việc mưu cầu các lợi ích tối đa cho tha nhân những điều giúp đưa họ tới chỗ được liên hệ mật thiết hơn với Thượng Đế.c. Người tín hữu yếu hơn phải xem thế gian như đã bị tội lỗi khiến nên ô uế, rằng người tội lỗi đem những điều tự chúng là vô thưởng vô phạt về phương diện luân lý đạo đức để sử dụng chúng một cách sai lệch.i. ?j. Sự tự do bị hạn chế do ảnh hưởng của nó trên người vô tíni. Nếp sống của người tín hữu phải phù hợp với lời nói của người ấy. IPhi 1Pr 3:15,16. ii. Sự tự do của Cơ Đốc nhân phải có kết quả là sự thánh hoá, và sự phục vụ và chúng phải có tác dụng hổ tương. Nó không thể là một thí dụ về “cách để khỏi dính dáng gì” với tội lỗi. ICo1Cr 10:23-33K. Người tín hữu không nên cố gắng để hợp tác với một kẻ vô tín sao cho cả hai cùng có lợi. IICo 2Cr 6:14L. Phải biết rõ về một chuẩn mực văn hoá có thể là thích hợp để lưu ý hầu khỏi xúc phạm đến nó3. Kết luận: Chúng ta phải hành động cao hơn là quyền tự do trong ân phúc đòi hỏi, nhưng thấp hơn là điều nó cho phép mình làm.a. Điều mà sự tự do Cơ Đốc cho phép chúng ta làm chẳng bao giờ là mục tiêu của đời sống chúng ta. Mục tiêu của đời sống chúng ta không phải nhằm thu thập đủ loại từng trải khác nhau; nó không phải là việc có được một con số tối đa hay đạt được phẩm chất tối đa trong các từng trải. Mục tiêu của chúng ta không phải là luôn luôn tích cực hoạt động chỉ để hoạt động mà thôi; trái lại chúng ta phải tự hiến thân sâu xa cho Thượng Đế, qua Chúa Cứu Thế Giê-xu. Các hành động do mối liên hệ thiết thân tồn tại mãi đó mới là sự đáp ứng đối với ân phúc và tình yêu thương của Ngài.b. Chúng ta phải đồng thời suy xét về mục tiêu tối hậu của chúng ta, và những thúc ép đối với chúng ta, để đưa chúng ta đến với mục tiêu cả trong hiện tại lẫn vĩnh cửu cách kiến hiệu.XVI. Đức Thánh Linh: Đấng ban quyền năng cho người tín hữu hành động A. Đời sống chúng ta trong lãnh vực thuộc linh phải do Đức Thánh Linh chủ động thúc đẩy và duy trì. Sau khi được khiến sống lại trong và nhờ Đức Thánh Linh, chúng ta vẫn không thể tự hoàn thiện đời sống trong Chúa Cứu Thế của mình. Đời sống chúng ta trong Chúa Cứu Thế không phải là một tự nhiên thần giáo cá nhân, qua đó Thượng Đế “đẩy cho quả bóng bắt đầu lăn”,

Page 71: Dao duc co doc giao voi cac van de can dai

để rồi chỉ tiếp tục thụ động quan sát nó và theo dõi xem loài người cai trị kiểm soát nó như thế nào. Đời sống chúng ta trước mặt Thượng Đế phải có đặc điểm là sự đầu phục do tình yêu thương, do tự ý tự nguyện để Ngài hướng dẫn mình, và một ước muốn là được Ngài ban quyền năng cho mình. GaGl 3:3 và Eph Ep 5:18.B. Chúng ta được Đức Thánh Linh ban cho nhiều hơn là sự sống nữa; Ngài muốn ban quyền năng để chúng ta hoàn thành ý chỉ Thượng Đế và làm như thế khi chúng ta nhận được quyền năng.1. ”...một khi Thánh Linh Ngài sống trong anh em... Ngài...giết chết những hành vi xấu của thể xác” RoRm 8:11-142. “Nhờ ân phúc Thượng Đế, tôi được đổi mới như ngày nay, và ân Ngài ban cho tôi không đến nỗi vô ích. Tôi đã chịu vất vả hơn tất cả các sứ đồ, thật ra không phải tôi nhưng nhờ ân Chúa ban cho tôi ICo1Cr 15:10b. “Chúng tôi biết mình không có khả năng làm việc gì, khả năng chúng tôi đến từ Thượng Đế Ngài cũng cho chúng tôi khả năng đảm nhiệm công vụ của giao ước mới, không phải giao ước bằng văn tự, nhưng bằng Thánh Linh. Văn tự làm cho chết nhưng Thánh Linh ban sự sống” IICo 2Cr 3:5,64. ”...Chúa Cứu Thế ở trong anh em là nguồn hy vọng về vinh quang. Cho nên chúng tôi đi đâu cũng truyền giảng về Chúa Cứu Thế... để họ đạt đến mức toàn hảo trong Chúa Cứu Thế Giê-xu. Chính vì thế mà tôi phải lao khổ đấu tranh, nhờ năng lực Chúa tác động mạnh mẽ trong tôi”. CoCl 1:27-295. “Cầu xin Thượng Đế hoà bình... trang bị cho anh em mọi điều cần thiết để thi hành ý chỉ của Ngài. Vinh quang muôn đời đều quy về Ngài HeDt 13:20,216. “Nếu anh em truyền bá phúc âm... nếu anh em phụng vụ..., hãy sử dụng tất cả năng lực Thượng Đế ban cho mình. Trong bất cứ việc gì, hãy làm sao cho Thượng Đế được tôn vinh qua Chúa Cứu Thế Giê-xu...” IPhi 1Pr 4:117. ”...Ngài... dùng quyền năng ban cho anh em mọi nhu cầu để sống cuộc đời hạnh phúc IIPhi 2Pr 1:3-5C. Kết quả thực tiễn của việc Đức Thánh Linh hành động trong đời sống tôi được biểu hiện trong việc thay đổi cá tính một cách đặc thù. Việc này tiếp tục được mô tả là trái của Thánh Linh và là kết quả cần thiết của một mối liên hệ mật thiết với Thượng Đế GaGl 2:20 5:22-23D. Các công việc Ngài muốn chúng ta làm vốn cũng được tạo ra cho chúng ta “trong Chúa Cứu Thế Giê-xu” Eph Ep 2:10E. Kết luận:1. Sự hài hoà giữa Thượng Đế và loài người này là thế quân bình quan trọng giữa việc thực thi ý chí và các hành động do kết quả của nó của người tín hữu và sự trang bị bằng Đức Thánh Linh. Con người chẳng bao giờ là một người máy tự động thực hiện ý chỉ Thượng Đế; hoặc tự mình ban năng lực

Page 72: Dao duc co doc giao voi cac van de can dai

hay tự mình có thể duy trì, một người có thể tồn tại cách hữu hiệu ngoài sự trang bị của Thượng Đế. Cũng vậy, Đức Thánh Linh không phải là một người ngồi sau một “trung tâm” điều khiển của cuộc đời chúng ta để bấm những “chiếc nút” khiến chúng ta hoạt động, mà Ngài cũng không phải là Đấng chủ động đi bước trước trong đời sống của chúng ta mà không thấy cả cuộc đời ấy cho đến khi thành toàn.2. Phần của Thượng Đế trong sự hài hoà này là trang bị cho loài người thật đầy đủ để hoàn thành ý chỉ Ngài sao cho ý chỉ ấy tôn vinh Ngài. Việc này xảy ra bằng cách ban cho con người sức mạnh, tạo ra những việc lành để con người bước vào, để khích lệ và thúc đẩy con người cứ tiếp tục tìm cầu ý chỉ Thượng Đế, để chỉ giáo người ấy trong con đường người ấy phải đi, và cả đến sửa trị chúng ta khi chúng ta sơ xuất, để lần sau, chúng ta sẽ đi đúng hơn.3. Phần của con người trong sự hài hoà này là phải tìm hiểu và sẵn sàng làm những gì Thượng Đế đòi hỏi và tự đặt mình yêu thương đầu phục Ngài bởi đức tin, biết hoàn toàn trông cậy nơi Ngài.

SƠ LƯỢC NHỮNG ĐẶC ĐIỂMCÁC NỀN ĐẠO ĐỨC HỌC SUY LÝ

I. Dẫn nhập và đối chiếu nền đạo đức học Cơ Đốc giáo với các nền đạo đức học suy lý. A. Nền đạo đức học mặc khải: Đây là viễn ảnh đạo đức học thừa nhận Kinh Thánh là định chuẩn đạo đức mà Thượng Đế đã ban cho loài người. Thượng Đế là Đấng Tạo Hoá toàn tri, toàn năng mà con người phải trả lời, phải khai trình, tính sổ Nó có đặc điểm là con người tự ý tự nguyện đầu phục Thượng Đế, làm đẹp lòng Ngài cả trong tư tưởng, lời nói lẫn việc làm. Tất cả các lãnh vực đều quan trọng, không thể chú trọng, nhấn mạnh vào một lãnh vực này để loại trừ các lãnh vực kiaB. Nền đạo đức học suy lý 1. Tự nhiên chủ nghĩa: Thiên nhiên là định chuẩn bao quát. Nó không có ý nghĩa văn hoá. Con người chỉ là một con thú, không thể trả lời, tính sổ gì với một định chuẩn nào cả. Mọi phân biệt về luân lý đạo đức và chân lý đều là một trào lưu luôn luôn biến chuyển hay thay đổi tuỳ theo hoàn cảnh, văn hoá tập thể hoặc cá nhân cầm quyền kiểm soát (Cõi thiên nhiên hay các “định luật” tự nhiên)2. Duy tâm chủ nghĩa: Hệ thống này nhấn mạnh vào tâm trí và các giá trị liên hệ với thực tại của thế giới tinh thần (thuộc linh) phải gắn chặt vào với đời sống. Nó chủ trương một định hướng duy lý (Rational), trí thức

Page 73: Dao duc co doc giao voi cac van de can dai

(intellectual) sẽ trở thành nền móng cho một điều gì đó còn quan trọng, vĩ đại hơn cõi thiên nhiên, mà con người phải trả lời, phải tính sổ với.II. Tự nhiên chủ nghĩa yếu tố (Elemental Naturalism): “Cho dù bạn có làm gì, cũng chẳng có gì quan trọng cả, mọi sự đều tương đối”.A. Nguỵ biện chủ nghĩa (Sophism khoảng 490 TC): “Phương pháp để hiểu biết là kinh nghiệm”.1. Kiến thức của con người bị giới hạn trong những gì được các giác quan đưa đến cho nó. Kinh nghiệm cảm quan là kiến thức tối hậu.2. Mọi chân lý và tiêu chuẩn luân lý đạo đức đều là tương đối.3. Chẳng có gì là siêu nhiên cả.4. Hiện hữu là thực tại của sự thay đổi.5. Đúng sai chỉ là những phân biệt nhân tạo; về yếu tính, chúng không hiện hữu.6. Chẳng có động cơ thúc đẩy nào biến được các niềm tin thành hành động.7. Vì chỉ là một con vật bị giới hạn vào thời gian, con người không có ý nghĩa lâu bền.B. Khoái lạc chủ nghĩa (của Aristippus of Cyrene 436 TC): Một nguỵ biện thuyết lai căng, nhấn mạnh trên cảm giác trong khoảnh khắc, nhưng với một hệ thống có giá trị lâu bền. Mục tiêu và chủ đích của đời sống là khoái lạc tối đa, nhờ lao vào lạc thú chủ quan, từ khoảnh khắc này sang khoảnh khắc khác.1. Hưởng thụ lạc thú hiện tại là tất cả những gì chúng ta “biết” được.2. Các lạc thú hiện tại chỉ khác nhau về cường độ và trình độ, chớ không khác nhau về chủng loại.3. Lạc thú thể xác là điều phải tím cầu trên hết mọi lạc thú khác vì chúng vốn đơn giản nhất.4 Chẳng có lạc thú nào là xấu cả, vì lạc thú là điều tốt điều “thiện”, là mục tiêu của đời sống.5. Phải tìm lạc thú tối đa từ cõi thiên nhiên ngay trong khoảnh khắc hiện tại.6. Con người là con đẻ của thời gian chớ không phải là của cõi vĩnh hằng.7. Lạc thú không kiểm soát được, không tính sổ được không bị lý trí quấy rầy.C. Chủ nghĩa hoài nghi (Synicism, 410 TC): Cũng như hai thuyết nguỵ biện và khoái lạc, đã không có một hệ thống triết học thật sự bằng lý thuyết.1. Điển hình cho những kẻ hoài nghi duy lý.2. Thực tại được định nghĩa là tính cách hữu hình, sờ nắn được của nó.3. Không có đúng sai phải trái, vì chân lý ở trong tất cả.4. Đặc điểm của thuyết này là một cuộc đời hết sức đơn giản theo duy vật chủ nghĩa.5. Nếu bạn không cảm giác được nó, thì nó không thực hữu.

Page 74: Dao duc co doc giao voi cac van de can dai

D. Các phản bác căn bản. 1. Con người không thể ép buộc cõi thiên nhiên tạo ra khoái lạc tối đa; cho dù con người có muốn, cõi thiên nhiên cũng không chịu cộng tác.2. Thuyết này thừa nhận rằng lạc thú tối đa hiện tại có thể làm giảm bớt lạc thú tối đa, trong khoảnh khắc trong tương lai, nhưng không bảo đảm được là lạc thú tương lai sẽ lớn hơn hay kém hơn nếu phải phủ nhận một lạc thú hiện tại.3.III. Tự nhiên chủ nghĩa hệ thống. Đưa ra mối liên hệ giữa thế giới tự nhiên với thế giới nội tại của bản ngã. Nó tin rằng thiên nhiên vốn vượt xa cảm giác hay kinh nghiệm ngẫu nhiên. Thực tại vốn có tổ chức và được căn cứ trên việc kiểm chứng kinh nghiệm theo khoa học. Mục tiêu và chủ đích căn bản của nó là khoái lạc. Lạc thú là nền tảng của luân lý đạo đức, do đó, phủ nhận thuyết tương đối.A. Thuyết của Epicurus (300 TC). Nhấn mạnh một quy luật tích cực cho đời sống. Nó sử dụng cõi thiên nhiên để làm nền tảng cho khoái lạc chủ nghĩa vị kỷ của mình. Lạc thú là mục tiêu phổ quát của đời sống.1. Nó biện minh cho duy vật chủ nghĩa bằng một thế giới quan bao quát.2. Thay thế lạc thú thể xác ngắn hạn bằng lạc thú tinh thần dài hạn. Có thể thực hiện việc này khi vắng bóng sự đau khổ.3. Con người không hoàn toàn bị thiên nhiên chế ngự, mà có thể lựa chọn.4. Con người phải biện biệt cái thế giới quanh mình cách hợp lý.5. Thượng Đế cần thiết nếu có ích hay có chủ đích, thế nhưng Ngài ở rất xa và chẳng quan tâm gì đến con người cả.6 Căn cứ vào một xác suất toán học khoa học của các biến cố xảy ra, trong khi các sự lựa chọn là do nhu cầu; quyền tự do là một phương trình may rủi.B. Duy ích chủ nghĩa (Utilitarism, 1800) Một hệ thống rất giống với thuyết của Epicurus, thế nhưng lại kết thúc bằng chủ nghĩa vị tha. Đặc điểm của nó là một lạc quan chủ nghĩa tất định, rất duy lý và phức tạp.1. Mục tiêu và chủ đích của đời sống là đem lạc thú trần gian đến cho tất cả những người sống cách tối đa.2. Không có định hướng vào sự sống vĩnh hằng.3. Thượng Đế là nguồn gốc của các định luật tự nhiên và bảo đảm cho việc con người sẽ nhận được từ chúng nhiều lợi ích.4. Đức hạnh là hành động phù hợp với lý trí.5. Duy vật chủ nghĩa khoa học.C. Đạo đức học tiến hoá (Evolutionary Ethics 1880) Con người đang tiến bộ và toàn thể nhân loại cuối cùng đều đi tìm điều tốt lành, thiện hảo lớn nhất Theo một ý nghĩa, thì nó là hệ thống Duy ích chủ nghĩa cấp tiến.1. Môi trường xã hội là lực hình thành nhân loại hướng về cái cứu cánh qua

Page 75: Dao duc co doc giao voi cac van de can dai

đó một con số người đông đảo nhất sẽ tìm cầu điều tốt lành thiện hảo nhất cho một số người đông đảo nhất.2. Nền tảng là thang tiến hoá của Darwin, con người cứ tiếp tục tiến tới.3. Hệ quả là hệ thống đạo đức học này không phải là một nền đạo đức học của lạc thú, nhưng là một nền đạo đức học vế thế lực, nơi con người đã trở thành khá hơn, tiến bộ hơn sẽ trở thành mạnh mẽ hơn. v.v... Hệ quả của việc tăng trưởng về quyền lực này là để cai trị, kiểm soát thiên hạ. Quy luật của đời sống trở thành là “kẻ mạnh nhất sẽ tồn tại”.D. Các phản bác căn bản 1. Thiên nhiên không cộng tác, không đầu phục ý chí hay tính khí bất thường của con người.2. Đau khổ là điều không thể tránh được.3. Lạc thú lớn nhất là không ước muốn một lạc thú nào cả, một mục tiêu hỗ tương duy nhất (chuyển từ khoái lạc chủ nghĩa vị kỷ sang khoái lạc chủ nghĩa vị tha).4. Vị tha chủ nghĩa Duy ích, cuối cùng biến thành chủ nghĩa vị kỷ.5. Thật là khó nếu không nói là không thể nào định lượng được một cách khoa học một kinh nghiệm mà mọi người đều phải có. Con người luôn thay đổi, mà mọi sự việc sự vật cũng thế, và khi một tiêu chuẩn được gắn chặt vào thì hậu quả sẽ là một nền tảng bi quan hay thay đổi và nó sẽ dẫn đến chỗ tuyệt vọng.6. Có thể phủ nhận Tương đối chủ nghĩa theo cách của Tự nhiên chủ nghĩa yếu tố, nhưng nó lại thay vào đó khoái lạc chủ nghĩa làm mục tiêu và tất cả đều trở thành tương đối đối với nó.IV. Tự nhiên chủ nghĩa chính trị: Thượng Đế là một phương tiện khuyến khích chủ nghĩa ái quốc và quốc gia dân tộc. Cá nhân không thể lãnh hội nổi “điều tốt” của cộng đồng, do đó, họ cần một lãnh tụ cầm quyền.A. Thuyết của Thrasymachus (TC): Quyền lực là quy luật của đời sống1. Điều kẻ mạnh làm là đúng, là phải. Sức mạnh, thế lực, tạo ra lẽ phải.2. Tôn trọng các luật lệ luân lý đạo đức là yếu đuối, bạc nhược.3. Quyền lực không do thiên nhiên mà có, nó nảy sinh từ các lãnh vực kinh tế và chính trị trong xã hội.B. Thuyết của Machiavelli (1469-1527): Lẽ phải là điều giữ bạn trong quyền lực.1. Nhà nước hiện hữu là cho vị lãnh tụ cầm quyền.2. Sức mạnh tạo ra lẽ phải.3. Lẽ phải là bất cứ điều gì khiến cho nhà nước vững mạnh, điều sai là cái làm cho nó bị suy yếu.4. Sức mạnh chẳng bao giờ làm sai lầm.5. Luân lý đạo đức được xác định căn cứ vào điều gì khiến cho nhà nước

Page 76: Dao duc co doc giao voi cac van de can dai

tiến bộ.C. Thomas Hobbes (1588-1679): Có cùng một nền tảng như Machiavelli.1. Khiến người công dân tự nguyện từ bỏ quyền kiểm soát nhà nước, sẵn sàng giao các quyền lợi cho đảng cầm quyền.a. Con người nguyên là một kẻ dã man ích kỷ.b. Nhằm làm thăng tiến sự tồn tại bản thân, con người phát triển trật tự xã hội.c. Nó chỉ định một nhà cầm quyền toàn năng.d. Dân chúng ký hợp đồng với nhà cầm quyền để tạo luật lệ cho mọi người bảo vệ mọi người, làm điều tốt nhất cho mọi người. Do đó, nhà cầm quyền phải luôn luôn nắm quyền tuyệt đối.2. Nhân dân tồn tại là vì nhà nước, vốn chẳng bao giờ bị làm cho suy yếu đi.3. Nhà cầm quyền là người phân biệt phải trái.4. Người cầm quyền đứng trên pháp luật.5. Thượng Đế là cõi thiên nhiên, là thực tại độc tôn.D. Friedrich Nietzsche (1844-1900): Một hệ thống hoàn toàn phản lý trí, phản đạo đức, và phản chống Chúa Cứu Thế.1. Thượng Đế đã chết.2. Chẳng có thiện ác gì cả.3. Chẳng có đạo đức khách quan.4. Đạo đức là nói vâng với bản thân.5. Con người không có tiến bộ, nó chỉ là một con vật.6. Siêu nhân là người phải cầm quyền.7. Điều thiện là việc làm gia tăng quyền lực cho siêu nhân. Điều gì làm suy giảm thế lực của người ấy hay ý chí cầm quyền của người ấy, là sai trái.8. Chẳng có thế lực nào vượt trên siêu nhân.9. Siêu nhân quyết định phải trái, đúng sai.E. Karl Marx (1818-1883): Thực tại cầm quyền cai trị kiểm soát là thế lực kinh tế.1. Phủ nhận trật tự siêu nhiên và luân lý đạo đức: Luân lý đạo đức đều tương đối. Một nền đạo đức học tuyệt đối là bề mặt được nguỵ trang của một giai cấp xã hội cổ vũ cho nó. Mọi giá trị đều phản ảnh các quyền lợi của giai cấp ấy các giá trị là lời tuyên truyền của một tập thể chỉ biết có chính mình.2. Cuộc đời đặt cơ sở trên duy vật biện chứng.3. Luật pháp có cơ sở là xã hội, chớ không phải xã hội đặt trên cơ sở là luật pháp.4. Con người là phương tiện cho các cứu cánh xã hội (nhà nước).F. Các phản bác căn bản 1. Nếu phủ nhận tất cả các nguyên tắc sẽ không còn cơ sở cho trật tự hoặc sự cộng tác bên trong hoặc giữa các xã hội với nhau.

Page 77: Dao duc co doc giao voi cac van de can dai

2. Nếu mỗi cá nhân không được tin cậy là có thể lãnh hội hay hiện thực hoá điều tốt lành thiện hảo cho cộng đồng, thì làm thế nào có thể trao quyền tuyệt đối cho một cá nhân nào đó?3. Nếu con người chỉ là một con thú, thì làm thế nào để phân biệt được họ căn cứ vào “ý chí quyền lực”?4. Chủ nghĩa Mác giản lược quá đáng các vấn đề của loài người trên bình diện chính trị.5. Nó phủ nhận mọi giá trị của con người, thế nhưng lại phản đối sự thoái hoá của con người về mặt kinh tế.6. Chân lý không đứng về phía sức mạnh hoặc “về phe” với sức mạnh bao giờ.V. Tự nhiên chủ nghĩa tôn giáo: Trật tự thiên nhiên là một vị thần cần thiết phải được thờ phượng. Chẳng có thực tại nào hiện hữu ngoài Thiên nhiên.A. Dị biệt giữa Phiếm thần chủ nghĩa (Pantheism) và Tự nhiên chủ nghĩa (Naturalism). 1. Phiếm thần chủ nghĩa là một trật tự nội tại, vô hình của tâm trí thuần lý và ý chí. Nó là một trật tự sống của thần linh (divine) bên trong mọi sự vật Thế giới hữu hình là phần biểu hiện ngoại tại (tất cả là thần linh, Thượng Đế).2. Tự nhiên chủ nghĩa tôn giáo nhấn mạnh đời sống về căn bản là phi tinh thần (non-mental) phi thuộc linh (non-spiritual) và chỉ là thuộc thể mà thôi.B. Thuyết Khắc kỷ (1300 TC): Nhấn mạnh các phương diện phi ngã (impersonalness) và định mệnh (fatalistic) của đời sống.1. Thần tính vốn phi ngã.2. (Linh) hồn người ta hiện hữu cho tới lúc nó bị lý trí của thần linh (divine reason) hấp thụ (khi chết).3. Thiên nhiên là lẽ phải (reason: lý trí) hoặc định luật (trật tự thiên nhiên); mọi sự phải phù hợp với nó, do đó định mệnh nắm quyền cai trị, chẳng có chi gọi là may rủi cả tất cả mọi sự đều đã được định trước (tất định), do đó, con người phải chấp nhận các hoàn cảnh, như chúng xảy ra, trong lúc trên phương diện tình cảm tách rời khỏi những biến cố vá biệt (Điều này phản chiếu hình ảnh của hữu thể phi ngã của Thượng Đế). Việc này dẫn đến cách bộc lộ thái độ lạnh lùng (apathy) đối với các cá nhân khác và dửng dưng (self-indifference) đối với mọi biến cố xảy ra, vì hoàn cảnh sẽ không thể thay đổi được, mà cả con người cũng không thay đổi được hoàn cảnh.4. Con người chỉ (sống) có ý nghĩa khi tự phó mình cho lý trí tuyệt đối.5. Các dụng vọng cá nhân phải bị loại trừ để có lợi cho việc khám phá ra tâm trí của thiên nhiên.6 Bắt chước Thượng Đế là thừa nhận các định luật vật lý và bắt các hành động cá nhân phải phù hợp với chúng, chấp nhận các biến cố y như chúng đang xảy ra.

Page 78: Dao duc co doc giao voi cac van de can dai

7. Ý chí con người phải bị phủ nhận và con người trở thành một phần của vũ trụ bằng cách nhận lấy tâm trí của cõi thiên nhiên.8. Cứu cánh hay mục đích của đời sống là nhẫn nhục đối với điều không thể nào tránh được.C. Thuyết của Spinoza (1637-1677): Phương pháp dùng khoa học hoà giải tôn giáo với đạo đức.1. “Thượng Đế” mà Spinoza tin tưởng là một hệ thống tự-mình-là-nguyên-nhân-của-chính-mình có tính cách toán học, hợp lý, phi ngã, nảy sinh từ thiên nhiên.2. “Thượng Đế” ấy là tổng số của cõi thiên nhiên.3. Con người buông thả bản ngã vào trong thiên nhiên để tìm ra chính mình. Một người càng tiến bộ bao nhiêu, thì càng tự ý thức, tự nguyện đầu phục thiên nhiên bấy nhiêu.4. Hợp nhất với Thượng Đế là chấp nhận tính cách cần thiết của các biến cố, do đó, tự vượt lên trên tình cảm và ý chí Càng tăng thêm kiến thức khoa học, thì càng được gần gũi hơn với Thượng Đế.5. Bí quyết chủ yếu: phải cam chịu đối với điều không thể tránh được của vũ trụ.6 Trong thiên nhiên có các chân lý tuyệt đối, là trật tự và định luật.7. Mục tiêu của hệ thống này là lột bỏ nhân cách (depersonalize) của sự hiện hữu của con người, để hoà nhập, trở thành một với vụ trụ, là hệ thống luân lý học thiết yếu.D. Nhân bản chủ nghĩa (Humanism): Con người là con vật vĩ đại nhất trên đất này và tự tạo lấy thế giới của mình bằng kiến thức và năng lực mình có.1. Thiên nhiên là thực tại tối hậu.2 Yếu tính của cõi thiên nhiên là sức mạnh (power: năng lực, quyền năng...)3. Thiên nhiên là điều cần thiết phi ngã trong đó con người có ý nghĩa tương đối khi tham dự trên sân khấu.4. Không có chân lý tuyệt đối.5. Người ta chẳng bao giờ hiểu biết thật cạn kiệt.6. ?7. Khoa học là (người) chỉ dẫn đáng tin duy nhất cho chân lý hoặc thực tại.8. Nhấn mạnh các giá trị xã hội.9. Các giá trị xã hội là nền tảng của kinh nghiệm con người.10. Lý trí là căn bản cho cách ăn ở cư xử. Tuy nhiên, lý trí vô giá trị về phương diện khách quan và không thích nghi kịp với những phức tạp của cuộc đời, do đó, kinh nghiệm mới là (người) hướng dẫn tối hậu cho đời sống.11. Chế độ dân chủ là bí quyết của hành vi xã hội. Con người phải (sống) độc lập đối với các thúc ép bên ngoài, thế nhưng bị hạn chế do các giá trị

Page 79: Dao duc co doc giao voi cac van de can dai

tương đối trong xã hội.12. Thượng Đế và tôn giáo là những tảng đá vấp chân cho tiến bộ cá nhân.13. Bản ngã (cái ta) là yếu tố quyết định.14. Các hình thức phân biệt của nhân bản chủ nghĩa hiện tại:a. Đạo đức học tình huống. i. Bao lâu tình yêu còn chủ trị thì bất cứ hành động nào cũng “đúng” trong khung cảnh thích hợp.ii. Chẳng có định chuẩn tuyệt đối nào để thẩm định, do đó, bất cứ việc gì được thực hiện cũng là tương đối so với nhu cầu của khoảnh khắc ấy. Lúc đó, “điều phải, điều tốt” của đời sống là đáp ứng cách thích hợp cho các hoàn cảnh của đời sống” trong tình yêu thương”.iii. Tình yêu thương là động cơ thúc đẩy tối hậu để mọi cứu cánh biện minh cho các phương tiện.b. Làm sáng tỏ các giá trị. i. Nhấn mạnh kinh nghiệm nơi một cá nhân để chứng minh cho giá trị của các tín ngưỡng.ii. Đòi hỏi tín ngưỡng của cá nhân phải được kết hợp tức khắc, với hành động tương ứng Phương thức sau đây là bố cục điển hình cho tiến trình ấy:1. Bất cứ một tín ngưỡng nào cũng phải lẽ, thích hợp cả, vì chẳng có tiêu chuẩn nào để căn cứ vào đó mà phê phán hay đo đạc nó.2. Phải củng cố tín ngưỡng của bạn, phải làm việc này trong vòng 24 tiếng đồng hồ, nếu không, thì bạn chưa thật sự tin tưởng vào đó.3. Hoàn thành một việc làm là điều tốt lành, thiện hảo cho đời sống.E. Các phản bác. 1. Đừng bao giờ chịu thua điều xấu điều ác.2. Chết chưa phải là thực tại cuối cùng, hãy còn rất nhiều điều hơn để sống và chết, và không nên dửng dưng đối với chúng.3. Tất cả các hệ thống trên đều phủ nhận hi vọng, vốn là phần nền tảng vững chắc có thể thực hiện.4. Khoa học không phải và không thể là y quyền tối hậu của các giá trị, vì nó mô tả một lãnh vực khác hẳn Không thể đi tìm tôn giáo nơi sự kiện khoa học.5 Khoa học không sản sinh được chân lý tuyệt đối.6. Quả thật là có chỗ khác nhau giữa việc cứu cánh biện minh cho phương tiện với việc căn cứ vào mục tiêu mong muốn (thiên đàng) người ta phải hành động theo một cách nào đó.7. Nó khuyến khích một niềm tin căn bản duy ngã.VI. Tự nhiên chủ nghĩa tương đối (Relativistic Naturalism): Tạo ra một sự phân cách giữa ảnh hưởng của Thượng Đế với hành động của con người.A. Thực dụng chủ nghĩa: Cách đối xử với thực tại hiển nhiên. Nếu được

Page 80: Dao duc co doc giao voi cac van de can dai

việc, hãy lợi dụng nó.1. Tinh thần luân lý đạo đức có cơ sở là kinh nghiệm khoa học.2. Không có kiến thức ngoài kinh nghiệm.3. Không có các giới hạn nhất định cho những giá trị chân chính.4. Hoạt động cá nhân cung cấp các định chuẩn và cứu cánh cá nhân.5. Cá nhân là vị thẩm phán tối hậu cho đúng và sai, thật và giả.6. Không có những cứu cánh tối hậu cho bất kỳ một tiến trình nào, vì mọi cứu cánh đều trở thành phương tiện cho tiến trình tiếp theo (biện chứng pháp).B. Duy nghiệm chủ nghĩa luận lý (Logical Positivsm) Thấy là tin: 1 Ý nghĩa giới hạn trong kinh nghiệm.2. Đạo đức là sở thích cá nhân.3. Kinh nghiệm là định chuẩn duy nhất để định giá trị cho chân lý, là điều phải được mô tả theo cách đó.4. Không có tiêu chuẩn nào cho phải trái đúng sai.5. Các giá trị của một cá nhân, là một thực tại hay chân lý nội tâm.6. Phủ nhận phải trái đúng sai và xác lập tầm quan trọng của những quyết định cá nhân là cách vượt thoát tình trạng hỗn loạn đạo đức, là được giải thoát để được quyền tự do cá nhân.7. Lý tính (rationality) đã bị vứt bỏ đi trong mối liên hệ với kinh nghiệm chủ quan. Đo đạc một kinh nghiệm thuộc thể (vốn là chủ quan) bằng một tiêu chuẩn (vốn khách quan) là vô nghĩa. C. Các phản bác 1. Cả khoa học lẫn kinh nghiệm đều không thể phân biệt phẩm chất giữa các giá trị, chúng không thể chứng minh được cái thật và cái giả.2. Nếu có một vài cứu cánh nào đó tạo ra được một kinh nghiệm chủ quan đúng hơn thế tại sao con người lại chọn cái trái ngược lại?3. Phủ nhận sự hiện hữu của kiến thức, đề cao một duy tâm chủ nghĩa căn bản.4. Lý luận lẫn quẫn khi xác định rằng thực tại duy nhất là cái được kinh nghiệm, căn cứ vào tiền đề giả định trước rằng cái có giá trị là cái được kinh nghiệm.5. Thuyết phục một người khác về chân lý của các lập trường này là vượt khỏi các giới hạn mà chúng tự định nghĩa (Điều này phải được mọi người tin).VII. Tự nhiên chủ nghĩa phi lý (Irrational Naturalism): Con người tự quyết định lấy trong việc tạo ra một thế giới cho riêng mình.A. Từ bỏ mọi quy luật khách quan về đời sống trong lúc tìm cách bảo vệ ý nghĩa của các giá trị qua việc tạo quyết định cá nhân cao độ, nhiệt thành và bức thiết.

Page 81: Dao duc co doc giao voi cac van de can dai

B. Lý trí không đủ tư cách để xác định thực tại.C. Vì lý trí không thể xác định được thực tại, ý thức cá nhân xuyên tạc sự hiện hữu.D. Cuộc đời nhằm vào cái ích dụng, chớ không chú trọng vào chân lý; phải biết tận dụng thiên nhiên.E. Mọi luân lý đạo đức đều tương đối. Đạo đức học là ý chí tập thể được khẳng định mạnh mẽ.F. Tất cả những tuyệt đối của chân lý, đạo đức v.v... đều phải được dùng trong cái nhìn của tâm trí khoa học, do đó, nếu khoa học làm ngơ nó, thì nó không xứng đáng cho chúng ta tìm biết.G. Khoa học phát giác ra thực tại thay đổi như thế nào, do đó, con người phải học tập để biết cách thay đổi và thích nghi với môi trường của mình, như cõi thiên nhiên vậy.H. Thà chết như một con người hơn sống như một con vật, do đó nếu con người không thể hiểu hay lãnh hội đời sống để đạt đến sự mãn nguyện, thì tự tử là lối thoát.VIII. Hiện sinh chủ nghĩa (Existentialism). Triết lý về kinh nghiệm là vô nghĩa.A. Những điểm căn bản. 1. Không đặt cơ sở trên lý trí, nhưng trên khoảnh khắc quyết định để xác định chân lý, thực tại và luân lý đạo đức cho chính khoảnh khắc đặc thù đó. Trong hệ thống này, đã không có gì được định nghĩa cả.2. Những nhân vật chủ yếu trong dòng hình thành tư tưởng hiện sinh.a. David Hume: Phủ nhận khả năng biết về cái siêu nhiên và phải trả lời, tính sổ với nó. Về căn bản thuyết của ông ta là Bất khả tri luận về hư vô (nihilisticgnosticism).b. Immanuel Kant: Phủ nhận sự hiểu biết thật, về lãnh vực thuộc linh dẫn con người đến với luân lý, đạo đức. Phải có lý trí và kinh nghiệm, thế nhưng lý trí là không cần thiết phải hội đủ tiêu chuẩn hay hợp lý. Hệ thống này đại diện cho duy tâm chủ nghĩa với một chút vặn vẹo hiện sinh.c. Friedrich Nietzsche và Soren Kierkegaard: Thực tại không thể được cảm nhận một cách thuần lý mà chỉ qua “chủ quan cận tiếp” (subjective immediacy) hay kinh nghiệm của khoảnh khắc ấy.d. Kết luận tổng quát:i. Tiến trình này là một sức sống mãnh liệt, năng động trong khoảnh khắc, cảm thấy đầy đủ nhất tất cả những gì có thể có, vì đó là tất cả những gì đang có.ii. Cứu cánh tối hậu là hư vô. Khi người ta tin rằng tất cả các kinh nghiệm đều có thể không được thật sự biết chắc, thì ý nghĩa của đời sống bị suy giảm đi. Thất vọng, sa sút tinh thần và trống rỗng là những thực tại không

Page 82: Dao duc co doc giao voi cac van de can dai

tránh được của đời sống. Tất cả điều đó sở dĩ như thế vì chẳng có gì cho đời sống cả, chẳng có ý nghĩa gì cho đời sống hoặc sự hiện hữu ngoài ra chính sự hiện hữu.3. Muốn thấu hiểu các giá trị là sống sai lầm. Vì có một điều gì có thể trở thành một ảnh hưởng chính yếu trong đời sống bạn hơn là chính bạn.4. Đời sống hiện sinh chỉ là quyết định có tính cách thể nghiệm mà thôi, chớ không phải là một phân tích thuần lý.a. Thành công trong đời sống là nhờ “bước nhảy vọt của đức tin”. Bước nhảy này chẳng có cơ sở nào vững chắc cả mà chỉ là một quyết định có chủ ý để teo đuổi trong một kinh nghiệm với niềm tin rằng nó là tốt (mà chẳng có sức hậu thuẫn nào cả) hay có một điều tốt nào đó sẽ nảy sinh từ quyết định ấy, và kết quả là kinh nghiệm.b. “kinh nghiệm sốt dẻo” là mục tiêu của người theo chủ nghĩa hiện sinh. Đây là một kinh nghiệm một kinh nghiệm lớn nhất trong khoảnh khắc thực tại mà một người có thể có, thế nhưng không thể truyền thông được.5. Nhấn mạnh trên khả năng đích thực của con người để làm thay đổi hay tạo ra chính tương lai của mình bằng các quyết định mình đưa ra. Phần quan trọng trong tiến trình này là việc đưa ra quyết định, chớ không phải việc phân tích thuần lý hay suy tư tính toán bất luận thuộc loại nào. Nó ở trong việc làm chớ không ở trong tư tưởng. Con người hoàn toàn là thú vật. Bất cứ điều gì ngăn trở, hạn chế hay cấm đoán tiến trình đưa ra quyết định của nó là không tốt.B. Hiện sinh chủ nghĩa yếu tố (Elemental Existentialism): Con người không thể giải quyết được các vấn đề của đời sống, cho nên mới có “bước nhảy vọt của đức tin”.1. Để giải quyết các vấn đề của đời sống, con người phải vượt khỏi lãnh vực thuần lý để bước sang lãnh vực thí nghiệm để cảm giác lạc thú, vốn là thực tại duy nhất.2. Chẳng có những nguyên tắc hay một định chuẩn nào làm nền tảng để người ta căn cứ vào đó mà đưa ra các quyết định Tất cả đều có cơ sở là chủ quan tính (bất cứ điều gì mà “bản ngã” con người mong muốn).3. Hệ quả của hệ thống này là phủ nhận việc có các quyết lệnh đạo đức dọn đường cho con người làm bất cứ việc gì mình muốn.C. Hiện sinh chủ nghĩa triết học: Con người là giải pháp cho mọi vấn đề của nó theo cách phi-tâm-linh (non-spiritual), tự kỷ trung tâm (self-centered).1. Vô thần.2. Hệ thống bắt đầu bằng chủ quan tính. Con người không bị ràng buộc vào một vị phẩm thuộc linh cao cả, vì sự hiện hữu của con người là nền tảng chắc chắn cho việc đưa ra quyết định.3. Từ ngoài nhìn vào, nó có vẻ như một khoái lạc chủ nghĩa tự kỷ trung tâm

Page 83: Dao duc co doc giao voi cac van de can dai

(egocentric hedonism), thế nhưng con người có thể chọn để ủng hộ một người khác.4. Cá tính của một cá nhân do các quyết định của người ấy tạo thành; người ấy là điều mà người ấy quyết định và thực hiện.5. Con người là một tấn thảm kịch trong đó lối thoát duy nhất là điều người ấy tự làm cho mình.6. Cái chết là điều chắc chắn duy nhất, do đó:a. Con người luôn luôn hành động dưới hoặc hướng về, cái áp lực đó.b. Ý nghĩa của cuộc đời chỉ có trong hiện tại mà thôi.c. Con người chính là vị “thần” của mình, người ấy cố gắng tự quyết định lấy cái chết của mình.7. Muốn hoàn thành mục tiêu hàng đầu của mình, con người phải từ bỏ mọi chủ quan tính thuần lý.D. Hiện sinh chủ nghĩa hữu thần (Theistic Existentialism): Khi Thượng Đế hữu ngã vắng mặt thì con người là vị thẩm phán và nhà làm luật luân lý đạo đức.1. Không có kiến thức ngoài kinh nghiệm bản thân, do đó, không thể nhận biết được bản thân Thượng Đế.2. Luân lý đạo đức được đặt trên cơ sở là kinh nghiệm con người, điều này có thể căn cứ vào một nền tảng theo Kinh Thánh, nếu bộ sách ấy được dùng làm một giá trị riêng tư.3. Con người đích thực hoàn toàn giống các quyết định của nó, không hơn không kém, do đó, bằng việc quyết định có giá trị đạo đức, con người được tham dự cõi vĩnh hằng.4. Con người trở thành đạo đức nhờ đưa ra những quyết định nhiệt thành, không bị khách quan tính gây trở ngại cho.5. Thượng Đế “là Đấng vô hạn”, tương đương với một biến cố hay kinh nghiệm có cơ sở là một quyết định, nhưng Ngài không phải là thực tại. Thượng Đế không phải là một người nào đó mà người ta có thể nhận biết trực tiếp căn cứ vào một thực tại vật thể, do đó, sự mặc khải của Thượng Đế được thay thế bằng kinh nghiệm sắp xảy đến. Điều bạn biết hoặc nghĩ về Thượng Đế, chính là điều bạn đã kinh nghiệm được về Ngài.E. Hiện sinh chủ nghĩa mặc khải (Revelational Existentialism): Thượng Đế “hoàn toàn là người khác” con người chẳng là gì cả.1. Hệ thống này nhấn mạnh sự “hư không” của con người.2. Gặp gỡ Thượng Đế, Đấng hoàn toàn là người khác, là điều không thể nào có được.a. Điều này dẫn tới hành động không kìm chế, vì Thượng Đế hoàn toàn là người khác, con người có thể đụng mạnh vào Ngài nếu người ấy đã có đầy đủ kinh nghiệm.

Page 84: Dao duc co doc giao voi cac van de can dai

b. Đây cũng là một phản ứng quá đáng của Hegel, người nhấn mạnh trên lý luận nhiều hơn là hành động.3. Có tương phản sâu xa giữa biết và thực hiện chân lý.4. Thực tại duy nhất của sự hiện hữu là đời sống con người, do đó, không thể lãnh hội được các ý niệm thuộc linh hoặc đạo đức hay các thực tại bằng lý trí, vì tất cả các chân lý đạo đức và tôn giáo đều chỉ có chủ quan tính mà thôi.5. Thượng Đế chẳng truyền thông một chân lý nào cả về các chủ đích, chính Ngài hoặc loài người Ngài chỉ truyền phải vâng lời trong một số các trường hợp cần đáp ứng bằng đức tin khi chúng xuất hiện.F. Những phản bác1. Họ bảo rằng Thượng Đế chẳng truyền thông một chân lý nào cả, thế nhưng lại có các mệnh lệnh bảo phải vâng lời, là căn cứ vào đâu? Nếu không phải là Kinh Thánh, thì do uy quyền nào mà Ngài đã truyền lệnh? Sau đó, phải chăng Thượng Đế đã thay đổi, hay Ngài tự mâu thuẫn với các mệnh lệnh của mình?2. Làm thế nào một Thượng Đế phi ngã, vốn thiết yếu là như thế, lại “thình lình” trở thành hữu ngã mà khỏi tiêu diệt chính “cá tính thiết yếu” của mình? Điều gì ngăn trở không cho Ngài cứ “hữu ngã” luôn? Làm thế nào để một Thượng Đế phi ngã lại đưa ra những mệnh lệnh hữu ngã?3. Hệ thống này chẳng thiết trả lời cả cho các vấn đề về sự hiện hữu nữa. Nếu sự chết là điều chắc chắn duy nhất thì tại điểm ấy con người không thể muốn hay quyết định cứ sống mãi. Khi khiến cho sự chết trở thành điều chắc chắn duy nhất, toàn thể các thành phần của sự sống đều bị phủ nhận là có thật và thật sự quan trọng cho đời sống.4. Điều này tạo ra một nan đề cho việc chọn lựa. Khi một người đưa ra một quyết định giữa hai điều có thể chọn, thì có một quyết định có giá trị được căn cứ vào một định chuẩn nào đó. Thế nhưng, nếu mọi định chuẩn đều bị huỷ bỏ cả, thì người ấy đang xâm phạm chính hệ thống của mình. Nếu lời biện hộ để biện minh cho hệ thống ấy là thi hành “bước nhảy vọt của đức tin”, thì đó là một quyết định đã được đưa ra một cách bấp bênh và sẽ kết thúc chẳng có gì là chắc chắn cả. Người ta vẫn không thể biết chắc chẳng hay việc mình làm đó là phải, là đúng, hay sẽ tạo ra một kết cuộc tốt lành hay không.5. Điểm nhấn mạnh được đặt trên kinh nghiệm của khoảnh khắc, các biến cố lịch sử đều vô nghĩa. Do đó, sự chuộc tội, sự sa ngã, và công trình sáng tạo đều vô nghĩa. Hệ thống này không công nhận mọi kiến thức khác. Con người tự bịt mắt trước thực tại của đời sống để tạo ra một hệ thống nhằm thoả mãn các ước muốn của mình, thế nhưng chính bản chất của hệ thống ấy lại loại trừ bất luận một sự thoả mãn thật sự nào về hiểu biết nếu các ước

Page 85: Dao duc co doc giao voi cac van de can dai

muốn ấy thật sự được thoả mãn.6. Nói chung, các hệ thống ấy chẳng đếm xỉa gì đến những hệ quả của các niềm tin của họ. Nếu phải bất chấp chân lý để có lợi cho kinh nghiệm và hành động (sẽ tạo ra lạc thú, mục tiêu cho bản thân hay bất cứ điều gì cho bản thân), nó sẽ dẫn đến một hệ thống duy ngã có thể di hại đến cá nhân khác, trong khi cùng một cá nhân ấy sẽ không để cho hành động ấy được thực hiện đối với mình. Thí dụ, tôi tin rằng nếu đổ nước sôi lên đầu một người để xem anh ta dãy dụa là vô cùng thích thú, thì theo hệ thống của mình tôi sẽ làm như thế, thế nhưng tôi sẽ phản đối cho đến cùng để chắc chắn rằng bạn sẽ không làm điều đó cho chính tôi. Rút cục, một người có thể tin bất cứ điều gì mình muốn, nhưng khi đến lúc phải đem ra thực hành, thì cả anh ta lẫn hệ thống của anh ta đều bị thất bại.7. Các hệ thống ấy lại thất bại khi đưa ra một luận cứ thuần lý và hợp luân lý bằng phương pháp luận lý học và lý luận thuần lý. Vậy luận cứ phản lại tính cách thuần lý sẽ tự tiêu diệt.8. Nếu các hệ thống này bổ sung cho nhau trên một căn bản phổ quát, hệ quả là một tình trạng hỗn loại vô chính phủ sẽ nảy sinh và tiêu diệt các hệ thống của họ. Một hệ thống muốn làm được điều tốt cho con người ít nhất cũng phải bảo đảm được nguyên trạng cho số người theo mình, thì mới tồn tại được.9. Sự hiểu biết các giá trị đã bị bỏ qua để nhường chỗ cho sự định giá vô tâm. Khi làm thế, họ đã thiết lập một giá trị việc làm gắn liền với đời sống của họ: Cho nên, trong một ý thức làm việc đích thực họ sử dụng một giá trị và định chuẩn đã được ngầm hiểu với nhau, điều vốn không phải là những giá trị được mọi người cùng hiểu, để loại trừ nhu cầu hay phần giá trị của các giá trị.VIII. Duy tâm chủ nghĩa (Idealism): Từ nền tảng cho đến các hình thức cao hơn, điều thiết yếu hướng về niềm tin với sự nhấn mạnh trên sự hiểu biết và niềm tin Họ cũng đồng ý là trong các giá trị có những phẩm chất nội tại.A. Duy tâm chủ nghĩa yếu tố (Elemental idealism). Nếu bạn có thể làm việc ấy ngay bây giờ và nó đem lại phần thưởng tốt đẹp, thì hãy làm đi.1. Cũng như phần lớn các hệ thống duy tâm, nó có nhiều niềm tin quan trọng.2. Mệnh lệnh đạo đức là quy luật về tính cách hợp thời: nó có đem đến ngay điều mà bạn mong muốn không?3. Đức hạnh cần phải thực thi vì phần thường nó có thể đem đến cho bạn.4. Ở đâu có thực tại nhiều hơn thiên nhiên, ở đó có niềm tin (tín ngưỡng).5. Các phản bác.a. Những niềm tin quan trọng mà không được biến thành hành động đều vô dụng.

Page 86: Dao duc co doc giao voi cac van de can dai

b. Đức hạnh phải được đem ra thực hành không phải vì những gì nó đem đến cho cái ta vị kỷ, mà vì lòng tôn kính và vâng lời do tình yêu thương đối với Đấng đã thiết lập đức hạnh.c. Vẫn còn có sự nhấn mạnh quá đáng và một thành phần của thực tại, là niềm tin.B. Duy tâm chủ nghĩa hệ thống (Systematic idealism): Điều gì hữu lý, thì có thể chứng nghiệm bằng khoa học.1. Duy tâm chủ nghĩa thuần lý: Plato, Aristotle, Hegel và Dewey.a. Phải theo đuổi nếp sống tốt lành, lương thiện là vì chính nó, chớ không phải vì những gì nó đem đến cho bạn.b. Con người sở dĩ hành động đạo đức, vì người là á thầnc. Con người có thể “bắt liên lạc” được với điều siêu nhiên. Con người có khả năng tiếp xúc với cái siêu nhiên, vì bản thân người là á thần.d. “Lý trí thần thánh” là một thành phần của con người, do đó, người có mộtđịa vị độc tôn trong thế giới động vật, người là một siêu động vật. Đời sống tự nhiên bị thần (thánh) hoá.e. Có các ranh giới định phẩm vượt xa các biên giới chủ quan, độc đoán và tương đối. Các ranh giới ấy từ con người mà ra, vì con người là một thành phần của “lý trí tuyệt đối và ý chí đạo đức” của lãnh vực tinh thần (spiritual: thuộc linh) cao hơn.f. Con người tự nội (intrinsically) vốn là thần linh, do đó...i. Không có tội lỗi, đó chỉ là một nhầm lẫn do quên lãng.ii. Chẳng có phải quấy đúng sai vì con người có thể làm điều phải, đúng cho phù hợp với chính mình.iii. Con người có sự hiểu biết bẩm sinh về điều thiện với đức hạnh và động cơ thúc đẩy, do đó hành động sẽ tự nhiên theo sau kiến thức.iv. có những phân biệt khách quan khi chúng nảy sinh bên trong con người.g. Quy luật của sự sống là phải biết phân biệt hợp lý. Rationally được định nghĩa là “lạc mất trong tư tưởng”, do đó chẳng có ranh giới cho lý trí con người), không phải bằng cách tổ chức nhiều kinh nghiệm cảm quan khác nhau thành những nguyên tắc ăn ở ứng xử phổ quát.h. Kiến thức được mở rộng sang lãnh vực tinh thần (thuộc linh) đạo đức vô hình của vũ trụ đều có thể được chứng nghiệm thuần lý.i. Các phản bác.i Thuyết này đánh mất trật tự khách quan vì định nghĩa của nó về khách quan tính thật ra là chủ quan vì nảy sinh từ con người tội lỗi.ii. Nếu hệ thống này được chấp nhận trên toàn cầu (phổ quát), nó sẽ chẳng quan tâm gì đến điều xấu, điều ác.iii. Nếu con người là á thần, thế tạo sao người lại quên? Quên để bị đưa đến chỗ sai lầm hay nhầm lẫn thì chưa phải là trọn vẹn, thế tại sao con người lại

Page 87: Dao duc co doc giao voi cac van de can dai

dám tự xưng là Thượng Đế một cách hợp pháp cho được?iv. Plato từng bảo rằng “trong thực tại có điều thiện, là một phần của ý chỉ Thượng Đế”. Nếu như thế, thì con người đang lao khổ dưới một định chuẩn kép.v. Như thế, người ta có thể làm điều xấu điều ác bao lâu nó đưa đến hậu quả phải lẽ. Trong hệ thống này, cứu cánh biện minh cho phương tiện, là điều mà Cơ Đốc nhân chẳng bao giờ chấp nhận.2. Duy tâm chủ nghĩa theo định đề (Postulational idealism): Kant và Hume. Bởi vì con người có luân lý đạo đức, cho nên có một Thượng Đế đạo đức.a. Vũ trụ được sắp xếp theo trật tự cơ giới và có thể được chứng nghiệm bằng toán học.b. Đạo đức tính chẳng có liên quan gì với thiên nhiên. Đạo đức do ý thức về lẽ phải mà có, nếu con người vốn có đạo đức, thì nó phải hành động như thế.c. Kiến thức không chỉ đến với con người qua các đường dây cảm quan mà thôi, như khoa học là các giới hạn của kinh nghiệm và kiến thức.d. Chân lý là một tình trạng phổ quát (nó có một cái gì” vượt khỏi tầm với” bị định nghĩa sai, và có cứu cánh bất ngờ).e. Lý trí cung cấp phần hình thức, còn kinh nghiệm giác quan cung cấp phần nội dung của kiến thức Do đó, các cảm giác là quan trọng nhưng nếu không có lý trí, chúng sẽ chỉ là kinh nghiệm suông mà thôi. Lý trí căn cứ vào kinh nghiệm để tạo ra ý nghĩa, nhưng nó không phải là thiêng liêng thần thánh, mà chỉ là cách biểu hiện phần thiêng liêng, thần thánh trong con người.f. Kinh nghiệm giác quan cung ứng nội dung duy nhất cho kiến thức, do đó..i. con người không có kiến thức về những điều thuộc linh hoặc các chủ đích hay cứu cánh khách quan.ii. con người phải tác động vào lãnh vực đức tin (điều này tương đương với sự vắng bóng của kiến thức).iii. ngoài lãnh vực của kiến thức chắc chắn (đức tin) chẳng còn có thể biết chắc được điều gì nữa cả.g. Nền tảng của đạo đức tính là “Tôi phải”, tiếng nói của bổn phận. Vâng theo “quyết lệnh” này trở thành con người thật.h. Điều thiện duy nhất là làm bổn phận vì đó là bổn phận, là tôn trọng luật đạo đức.i. Con người tiếp tục “với” Thượng Đế, do đó con người có đạo đức; Thượng Đế có đạo đức theo khuôn mẫu của con người. Con người đưa ra các định đề về cá tính và bản tính của Thượng Đế căn cứ trên cá tính và bản tính của riêng mình.j. Thượng Đế vốn đạo đức nhưng không phán xét, vì loài người không có tội.k. Không có định chuẩn đạo đức phổ quát trong vũ trụ này. Nền tảng của

Page 88: Dao duc co doc giao voi cac van de can dai

đạo đức tính cá nhân là các quyết định mà con người đưa ra(Dẫn tới bước nhảy vọt hiện sinh).l. Đạo đức còn được căn cứ trên cái thiêng liêng thần thánh (từ trong con người mà ra) và chịu đầu phục bổn phận (khuynh hướng của con người).Các phản bác căn bản 1. Các hệ thống này không hề giải thích hay đề cập con người như có hình và tượng của Thượng Đế. Vì vậy:A. Đã không có việc giải thích đầy đủ cho nhân cách thuần lý (rational personality), sự trừu tượng hay tình cảm, những điều khiến con người khác hẳn thế giới loài vật.B. Vì chỉ là một con vật, con người không có giá trị của một loài do Thượng Đế trực tiếp sáng tạo ra, có lẽ chỉ là một con vật rất khôn ngoan, nhưng cũng chỉ là một con vật không hơn không kém.C. Đã không có việc lý giải nhất quán hay chính xác về lãnh vực thuộc linh hay những kinh nghiệm xảy ra ở đấy.D. Do thiếu bản tính thuộc linh - hoặc tích cực hay không tích cực - nên cũng chẳng có tội lỗi, chẳng có việc phản loạn chống lại một uy quyền cao hơn, chẳng có các hành động tội lỗi mà con người phải tính sổ, phải khai trình. Như thế, uy quyền có thể bị thắc mắc đặt vấn đề trên bất cứ cấp bậc nào.E. Do phủ nhận sự mặc khải của Kinh Thánh một thế bất quân bình dứt khoát đã được tạo ra. Hoặc là phần hồn / xác của con người bị suy giảm để đề cao con người là á thần, hoặc là nó hạ thấp con người xuống để chỉ còn địa vị của một con vật mà thôi.F. Phủ nhận phần thuộc linh (tinh thần) cũng là phủ nhận luôn sự mặc khải trong viễn ảnh đúng của nó, hoặc những điều mà con người không thể biết (Phục 29:29; Ês 55:8).2. Việc chú trọng vào chân lý và kiến thức trở thành điều chỉ được căn cứ vào kinh nghiệm mà thôi; nó có tính cách chủ quan và là điều có thể biết được là do bẩm sinh. Con người là uy quyền tối hậu, nắm quyền phán xét và mang trong mình, định chuẩn về chân lý. Vốn hữu hạn, dễ mắc sai lầm, con người lại là công cụ để thanh lọc chân lý và không còn phải đầu phục nó nữa. Vì mọi sự đều tương đối, nên sẽ chẳng còn có định chuẩn khách quan nào ở bên ngoài cả. Do đó, cũng chẳng có việc khai trình tính sổ hay trách nhiệm gì của con người đối với một uy quyền cao hơn. Phủ nhận Thượng Đế và sự siêu nhiên trong Kinh Thánh sẽ đưa đến hậu quả là con người thay thế cho Thượng Đế, và mở cửa cho sự lừa dối thuộc linh cao độ. Việc ấy cũng cất đi tính cách liên tục giữa các dân tộc hoặc các thế hệ vì chẳng còn có lịch sử nào để con người căn cứ vào đó mà hiệp nhất với nhau, vì quá khứ chẳng có gì quan trọng, cả về phương diện thuộc linh lẫn về phương diện lịch sử.

Page 89: Dao duc co doc giao voi cac van de can dai

3. Thực tại là cái mà con người tạo ra, chớ không phải là cái thật sự có. Họ bảo rằng con người đang nắm quyền kiểm soát và có thể tạo ra tương lai cho chính mình. Tuy nhiên, thực tại vạch rõ có rất nhiều điều vượt ra ngoài quyền kiểm soát của con người hơn là những điều người có thể nắm bắt được. Nếu thực tại có thể thay đổi được, nó phải khiến cho con người càng có nhiều mục tiêu hơn. Thực tại vốn chẳng bao giờ chịu thay đổi cũng như phải thay đổi vì lợi ích của con người. Sự thật đáng buồn cho con người là người phải tùng phục thực tại nhiều hơn điều người muốn nghĩ đến, nhận thức rõ hoặc đồng ý.4. Thực tại tối hậu kết thúc trong tuyệt vọng, và sự chết là thực tại cuối cùng qua đó con người có thể được nghỉ ngơi, sau cả một cuộc đời đầy xáo trộn, sóng gió. Thế nhưng vì con người “mua sự dối trá”, thì người kết thúc cuộc đời trong hoả ngục Thực tại tối hậu này loại trừ hẳn niềm hi vọng chắc chắn và sống động của Phúc âm và Chúa Cứu Thế Giê-xu như lời giải đáp cho nhân loại.5. Bình thường, bên trong phần nền móng của bất kỳ một hệ thống đạo đức học nào cũng đều có một lý tưởng tuyệt đối làm hậu thuẫn cho nó Nếu con người chối bỏ các lý tưởng tuyệt đối bên ngoài để tạo lợi thế cho các định chuẩn tương đối bên trong, thì kết cuộc sẽ là một đời sống không mãn nguyện, chán chường, tuyệt vọng, ít khi kiểm soát được, và vô nghĩa.6. Trong phần của đạo đức học suy lý không đống ý và chối bỏ các tiến trình duy lý, do tinh thần, họ dùng cùng một nền móng để thiết lập cái vô giá trị, và sử dụng một cách không thích hợp các khả năng lý luận và thuần lý của con người.7. Các hệ thống ấy tạo ra một sự căn thẳng khi bỏ qua thực tại toàn diện để bênh vực cho một phần thực tại hết sức giới hạn. Trong việc cứ tiếp tục chối bỏ những điều như thế và những việc tương tự khi loại bỏ chân lý, thì lương tâm của họ đã bị chai lì.8. Bước nhảy vọt hiện sinh của đức tin là hoàn toàn thiếu hướng dẫn và chẳng có nền móng vững chắc nào để đưa ra quyết định mà họ cũng chẳng hề thẩm định được chính xác phần hậu quả Như sự việc vẫn xảy ra là hễ khi nào có đức tin dự phần vào, thì người ta phải tin rằng bất chấp quyết định có như thế nào đi nữa, nó đã được đức tin phê chuẩn rồi. Sự thật thực tế, ấy là có những quyết định rất tai hại cho những hành động tương ứng. Nếu tiến trình này cứ tiếp tục, nó sẽ tạo ra một sự phân vân khi đưa ra các quyết định. Việc này tạo ra một sự căng thẳng khi một người cứ tiếp tục đối đầu với việc đưa ra một quyết định làm mục tiêu tối hậu cho đời sống, thế nhưng tự thâm tâm, người ấy vốn biết rằng các quyết định đã được đưa ra đó đều không phải là những quyết định đúng nhất, tốt nhất. Một khi phải trực diện với một nan đề như thế, nó sẽ dẫn tới một khuôn mẫu là những quyết định sai và

Page 90: Dao duc co doc giao voi cac van de can dai

tuyệt vọng, chớ chẳng bao giờ đưa ra được một quyết định đúng.BIỂU ĐỒ TIẾN TRÌNH ĐỐI CHIẾUĐẦU VÀO NIỀM TIN, HÀNH ĐỘNG VÀ THÁI ĐỘTIẾN TRÌNH TIÊU CHUẨNBất cứ con người cho phép điều gì trở thành một phần của đời sống mình, bất cứ người ấy dùng điều gì làm căn cứ cho chân lý của mình, cuối cùng sẽ quyết định cho điều mà đời sống người ấy sẽ phản ảnh.ĐẦU VÀO: Ý CHÍ CÁC NIỀM TIN Ý CHÍ THÁI ĐỘ VÀ LỜI THƯỢNG ĐẾ VÀ LÝ DO CĂN BẢN HÀNH ĐỘNG LÀ CHÂN LÝ ĐỂ HÀNH ĐỘNGTIẾN TRÌNH CƠ-ĐỐCVới Cơ Đốc nhân, đầu vào là quan trọng nhất vì nó xác định nền móng cho đời sống, đức tin và sự kiện. Lời Thượng Đế phải là nền tảng cho đời sống Cơ Đốc nhân. Người ấy không thể lệ thuộc vào một nguồn hay thông tin nào khác để hướng dẫn cuộc đời mình.Ý CHÍ HÀNH ĐỘNG NIỀM TIN CHÂN LÝTIẾN TRÌNH THEO THẾ GIANVới người không phải là Cơ Đốc nhân, ý chí vẫn là quan trọng nhất Điều mà cá nhân mong muốn quyết định cách bào chữa (biện minh) cho đời sống, các niềm tin và hành động của người ấy Chân lý thì nhượng bộ tất cả, do đó, không hề có xung khắc với điều kẻ ấy muốn làm.BIỂU ĐỒ GIÒNG CHẢY CỦA CÁC HỆ THỐNG ĐẠO ĐỨC HỌC SUY LÝ(xem trong sách)Các phong trào phi lý của duy tâm chủ nghĩa và tự nhiên chủ nghĩa kết thúc trong nội tâm và chủ quan tính Lý trí hoặc kinh nghiệm là vị “thần” của triết học hiện đại. Nó là khởi điểm của thực tại của họ. Mọi hệ thống suy lý đều đặt con người làm tâm điểm. Cái “thiện” trở thành cái tốt nhất cho sự hiện hữu của con người. Con người không phải tính sổ hay chịu trách nhiệm về các quyết định của mình, vì tất cả đều tương đối. Phản ứng đối với Tự nhiên chủ nghĩa - không thể quá coi trọng kinh nghiệm. Phản ứng đối với Duy tâm chủ nghĩa - không thể quá coi trọng lý trí. Phản ứng đối với hiện sinh chủ nghĩa - không thể quá coi trọng bất cứ điều gì, ngoại trừ các quyết định cá nhân.Viễn ảnh Cơ ĐốcCơ Đốc nhân đứng riêng rẽ một mình trong thế gian vì người ấy là người duy nhất xây dựng đời sống mình trên chân lý của Thượng Đế, do Thượng Đế trực tiếp ban bố Chân lý mà Cơ Đốc nhân thuận phục vốn được mặc khải. Nó là hình thức chân lý cao nhất Khi chân lý ấy được thông hiểu và ứng dụng cho đời sống, con người được Thượng Đế dạy cho biết Ngài đòi

Page 91: Dao duc co doc giao voi cac van de can dai

hỏi gì nơi con người, con người làm thế nào để được đẹp lòng Thượng Đế, v.v.. Nó cũng giải thích mọi sự có liên quan tới con người và thế giới của người, không bỏ qua cũng không nhấn mạnh quá đáng một lãnh vực nào của đời sống hơn một lãnh vực khác. Chân lý của Thượng Đế ban cho con người phần nền móng vững chắc nhất cho cuộc đời vì nó được xây dựng trên Thượng Đế, qua trung gian Lời Ngài. Qua hệ thống này, con người trở nên giống như hình ảnh của nguồn chân lý - là Thượng Đế. Tuy Cơ Đốc nhân đứng một mình trong thế gian, người ấy không thể bị thế gian chinh phục Vì Thượng Đế của người ấy là một thành luỹ vững chắc. Ngài là tảng đá vững mạnh tồn tại miên viễn.Viễn ảnh Tự nhiênCuộc đời người theo Tự nhiên chủ nghĩa bị trói buộc vào Thiên nhiên. Điều này bao gồm các “định luật của thiên nhiên”, những gì có thể quan sát được về cõi thiên nhiên, cách hành động của các loài vật (tâm lý học ứng xử: behaviorism), v.v. Tuy đời sống họ được đặt trên nền móng là chân lý, đó không phải là chân lý mặc khải cho bằng chỉ là các sự kiện của cõi thiên nhiên hay những gì được nghiệm đúng theo số lượng, theo khoa học hoặc trong các điều kiện khả dĩ đo lường được Khi con người ứng dụng hệ thống này cho đời sống mình, nó bị biến đổi để trở nên giống như hình ảnh của cội nguồn mà mình thuận phục - là cõi thiên nhiên. Con người từ chỗ là hình ảnh giống Thượng Đế đã bị thu hẹp để chỉ còn địa vị của loài thú mà thôi. Con người vì chẳng có gì khác hơn các loài thú khác, đã sống một cách vô nghĩa. Do quan điểm sai lầm của nó về con người mà quan điểm này đưa tới sự trống rỗng và tuyệt vọng. Vì chẳng có cách nào để theo đó con người có thể hoàn thiện đời sống mình. Phần chân lý căn bản của họ không thể đưa được họ vào một mối liên hệ với Thượng Đế hay trở nên giống với hình ảnh Ngài, vì họ đã chối bỏ Thượng Đế và chân lý Ngài.Viễn ảnh duy tâmCuộc đời một người theo duy tâm chủ nghĩa đặt nền trên một tiến trình sử dụng các khả năng thuần lý của tâm trí để tìm hiểu và giải thích các kinh nghiệm của đời sống là chịu ảnh hưởng của lãnh vực siêu nhiên không thể biết được. Khi con người ứng dụng hay cố gắng sử dụng hệ thống này cho đời sống mình, nó bị biến thành nguồn gốc của phần chân lý căn bản của mình - là những quyết định và kinh nghiệm vô tình và tuyệt vô hi vọng. Trong hệ thống này, con người không thể biết chắc một điều gì cả trong lãnh vực nó sinh sống, cũng chẳng làm được việc gì thích hợp cho đời sống mình ngoại trừ cái khoảnh khắc hiện tại của kinh nghiệm. Con người không thể đưa ra những câu phát biểu thông minh, không mâu thuẫn về điều mà người cố gắng làm cho trở thành có ý nghĩa, vì người không thể biết chắc về chúng. Sự mâu thuẫn tối hậu này đưa con người duy tâm đến một bình diện

Page 92: Dao duc co doc giao voi cac van de can dai

chán chường cao độ, đến chỗ tuyệt vọng sâu xa khi người cố gắng tìm hiểu điều dường như không thể nào hiểu nổi.Vấn đề rõ ràng đối với từng hệ thống suy lý một, là sự chú trọng cực đoan đặt trên một phương diện độc nhất của thực tại. Tự nhiên chủ nghĩa phủ nhận lãnh vực thuộc linh (tinh thần: spiritual) và trong một số trường hợp, cả phần hồn của con người nữa. Duy tâm chủ nghĩa đề cao trí hiểu các kinh nghiệm của khoảnh khắc hiện tại thế nhưng cuối cùng, người ta lại chẳng bao giờ chắc chắn được điều mà mình kinh nghiệm đó. Vấn đề thật sự là nền tảng của chân lý của họ đã không được đặt trên sự mặc khải đặc biệt, do đó, họ không thể khiến cho thực tại trở thành có ý nghĩa trong khi họ đi tìm ý nghĩa cho đời sống mà lại chẳng đếm xỉa gì đến mưu định và các chủ đích của Đấng Tạo Hoá cho loài người. Cơ Đốc giáo là chân lý duy nhất giải thích thật đầy đủ ý nghĩa của đời sống.THỰC TẠI BỊ MẶC KHẢI CỦA THƯỢNG ĐẾ TRÓI BUỘCCHÂN LÝKHÔNG PHẢI CHÂN LÝVì có chân lý, cho nên cũng có cái đối lập, xung khắc với chân lý đó là không chân lý, một lời dối trá, nếu bạn muốn. Có phải thì có trái, có thiện thì có ác có cách ăn ở phù hợp với luân lý đạo đức thì cũng có nếp sống vô luân vô đạo. Cả chân lý lẫn cái không phải là chân lý đều rất thật, và ảnh hưởng của chúng trên người ta cũng rất thật nữa. Lãnh vực chủ quan vốn đầy đủ nhưng không cần thiết để xác định thực tại của chân lý và cái không phải chân lý, cũng không phải là nền móng để có thể xây chúng lên trên. Thực tại và sự hiện hữu của chân lý và cái không phải chân lý đều độc lập đối với sự chứng nghiệm chủ quan. Phần nền móng cho chân lý để một tín hữu phải xây dựng đời sống mình lên trên, chỉ là một mình Thượng Đế mà thôi.THỰC TẠI BỊ KINH NGHIỆM, CÁC GIÁC QUAN THIÊN NHIÊN HOẶC TÂM TRÍ TRÓI BUỘCCHÍNH ĐỀHỢP ĐỀ = CHÍNH ĐỀ PHẢN ĐỀ HỢP ĐỀ = CHÍNH ĐỀPHẢN ĐỀ v.v...PHẢN ĐỀKHUÔN MẪU BIỆN CHỨNGTheo khuôn mẫu này, chân lý không độc lập, đối lập hay khác hẳn cái-không-phải-là-chân-lý (lời dối trá). Theo cách thể hiện của chúng, thì không có một thực tại nào là chân lý và không-phải-là-chân-lý trong khuôn mẫu này. Chân lý bao giờ cũng là một sự pha lẫn của chân lý với cái-không-phải-là-chân-lý, hay chính đề với phản đề. Điều này khiến cho hợp đề đến lượt nó, lại trở thành một chính đề mới. Chu kỳ chính đề / phản đề / hợp đề này trở thành nền tảng cho đời sống. Chân lý không hề là rõ ràng, phân biệt, nó

Page 93: Dao duc co doc giao voi cac van de can dai

luôn luôn bị cái-không-phải-là-chân-lý che mờ, vấy bẩn. Đứng về mặt luân lý đạo đức mà nói, chẳng hề có lý do thúc đẩy nào để ta phải có hành vi cung cách “tốt” vì chẳng có cái gì là “tốt” thật cả, ít ra là theo như điều một Cơ Đốc nhân được biết là tốt, là thiện. “Cái tốt, cái thiện” đã trở thành một sự câu kết giữa cái tốt (thiện) với cái xấu (ác). Do đó, mọi hành động đều khả dĩ chấp nhận được, cho dù chúng có vẻ “tốt, thiện” hay không vì nền tảng của cái lý ứng ẩn phía sau hành động là một sự pha lẫn của chân lý và sự dối trá.Một cái nhìn khái quát các quan điểm chính yếu trong các thế giới quan quan trọng.Hữu thần chủ nghĩa Cơ Đốc.Thượng Đế: vô hạn nhưng hữu ngã (personal) và dứt khoát có thể nhận biết được dứt khoát, vừa tự tại vừa siêu việt, có quyền tể trị, toàn năng, toàn tri, vô sở bất tại, toàn trí, trọn vẹn, thiện, vĩnh hằng, bất biến, nhưng không thuộc vào cõi thọ tạo.Con người: Được sáng tạo theo hình và tượng của Thượng Đế. Gồm thân, hồn, và linh. Mục đích của đời sống: Để tôn vinh Thượng Đế bằng cách trách xa tội lỗi và theo đuổi sự thánh khiết bằng một đời sống yêu thương và vâng giữ các điều răn (mệnh lệnh) của Thượng Đế. Hoạt động trong đời sống để hoàn tất mục tiêu ấy: Con người cộng tác với Thượng Đế, nhờ Đức Thánh Linh ban quyền năng cho khi tích cực đầu phục ý chí Thượng Đế và quyền làm Chúa của Chúa Cứu Thế Giê-xu. Con người chẳng bao giờ có thể “xoá sạch”, đuổi ra hay đặt ý chí mình vào vị trí trung lập, mà phải luôn luôn và tích cực đầu phục Thượng Đế.Tiêu chuẩn đạo đức: Được Thượng Đế truyền thông cho con người. Nó hoàn toàn nảy sinh từ bên ngoài con người. Nó là tiêu chuẩn của một Thượng Đế thánh khiết và công chính, có nền móng là chính cá tính Ngài.Trách nhiệm phải khai trình, tính sổ: Cả nhân loại đều có trách nhiệm phải khai trình, tính sổ với Thượng Đế về mọi hành động, tư tưởng, lời nói và quyết định của mình.Chân lý: Là tuyệt đối. Bắt nguồn từ Thượng Đế phản ảnh bản tính Ngài, và đưa người ta đến một sự hiểu biết riêng tư, có mối liên hệ thân mật về Thượng Đế. Đấng đang nâng đỡ và bảo tồn nó. Kinh Thánh là bộ phận kiến thức duy nhất mà con người phải đầu phục để làm nền móng cho đời sống mình.Kiến thức: Con người có thể có “kiến thức” (knowledge: hiểu biết) về nhiều lãnh vực của giác quan, tâm trí và tâm linh. Tuy nhiên, mọi hiểu biết đều được Lời của Thượng Đế đánh thăng bằng và đo lường với tư cách là thẩm quyền tối hậu.Duy lý chống kinh nghiệm: Hài hoà được lý luận thuận lý với kinh nghiệm

Page 94: Dao duc co doc giao voi cac van de can dai

thì thật là lý tưởng. Ta không nên quá chú trọng vào một phần này mà quên mất phần kia, tuy thỉnh thoảng, một phần này có thể có quyền ưu tiên trên phần kia.Tự nhiên chủ nghĩa: Cõi thiên nhiên là thực tại tối hậu. Con người chỉ là một con vật. Chân lý, luân lý đạo đức, và các lý tưởng tuyệt đối không hiện hữu trong hệ thống có tính cách tương đối này.Tự nhiên chủ nghĩa yếu tố: “Tất cả đều tương đối”.Nguỵ biện thuyết: Kinh nghiệm là kiến thức duy nhất và mọi sự đều thay đổi; do đó con người phải có kinh nghiệm về tất cả những gì mình có thể kinh nghiệm được. Các nhà nguỵ biện đã có từ 490 TC.- Thượng Đế: Thay đổi từ một năng lực siêu nhiên đến không hiện hữu.- Con người: Một loài thú bị trói buộc vào với thời gian.- Mục đích đời sống: Thu thập kinh nghiệm.- Hoạt động trong đời sống để đạt mục tiêu: Có tính cách suy tư chiêm ngưỡng nhiều hơn, không nhất thiết phải tích cực hoạt động phần thuộc thể.- Tiêu chuẩn đạo đức: Tương đối.- Trách nhiệm tính sổ: Không.- Chân lý: Có liên hệ với kinh nghiệm.- Kiến thức: Chỉ qua các cảm quan mà thôi.- Thuần lý chống kinh nghiệm: Kinh nghiệm được quan tâm nhiều hơn lý trí.Khoái lạc chủ nghĩa (Cyrenaicism): Lạc thú tối đa trong khoảnh khắc là khởi điểm, diễn tiến và là cứu cánh của đời sống. 430 TC.- Thượng Đế: Thay đổi từ một năng lực siêu nhiên đến không hiện hữu.- Con người: Một loài thú bị trói buộc vào thời gian.- Mục đích đời sống: khoái lạc tối đa trong khoảnh khắc.Hoạt động trong đời sống để hoà tất mục tiêu. Rất tích cực trong hoạt động theo đuổi khoái lạc Tiêu chuẩn đạo đức Điều đem khoái lạc tối đa đến cho con người.- Chịu trách nhiệm tính sổ: Không.- Chân lý: Liên hệ với điều đem đến tối đa khoái lạc.- Kiến thức: Nhờ kinh nghiệm mà có, chỉ qua các cảm quan mà thôi.- Thuần lý chống kinh nghiệm: Kinh nghiệm được chú trọng hơn tiến trình lý luận điều làm “che mờ” óc phê phán.Hoài nghi chủ nghĩa: nếu bạn không “cảm giác” được nó, thì nó không hiện hữu. Antosthenes 444-399 TC, Diogenes 412-323 TC.- Thượng Đế: Không- Con người: Một con vật bị trói buộc vào thời gian- Mục đích đời sống: Lạc thú- Hoạt động trong đời sống để đạt mục tiêu: Hoạt động vừa phải trong việc theo đuổi lạc thú.

Page 95: Dao duc co doc giao voi cac van de can dai

- Tiêu chuẩn đạo đức: Không có xấu ác, sai quấy về mặt luân lý đạo đức.- Trách nhiệm tính sổ: Không- Chân lý: Có chân lý trong mọi sự- Kiến thức: Chỉ có được nhờ các cảm quan mà thôi, nhưng nhờ tiến trình lý luận khiến người ta hiểu được- Thuần lý chống kinh nghiệm: Kinh nghiệm có cơ sở là tiến trình lý luận.- Tự nhiên chủ nghĩa hệ thống: Cung cấp một mối liên hệ với thế giới tự nhiên nhờ thế giới nội tâm. Thiên nhiên vượt trên cảm giác, nó có tổ chức. Cố gắng cung cấp một cơ sở khoa học cho lý luận tương đối bằng duy nghiệm chủ nghĩa. Mục tiêu phổ quát của nó phần lớn theo khoái lạc chủ nghĩa.Thuyết của Epicurus: điều “thiện” là lạc thú thuộc bất kỳ loại nào, mọi lạc thú đều tốt. “Hãy đối xử với mọi vật như chúng hiện hữu”. Epicurus 341-270 TC.- Thượng Đế: cần thiết nếu có một chủ đích; thế nhưng bao giờ cũng ở rất xa. - Con người: Một loài thú bị trói buộc vào thời gian Mục đích đời sống: Có được lạc thú tinh thần dài hạn lớn nhất.- Hoạt động trong đời sống để đạt mục tiêu: Rất tích cực theo đuổi lạc thú.- Tiêu chuẩn đạo đức: bất cứ điều gì đưa người ta đến với thực tại; mục đích của đời sống là luân lý đạo đức.- Trách nhiệm tính sổ: Đối với tiêu chuẩn của lạc thú.- Chân lý: Liên hệ với lạc thú- Kiến thức: Nhờ các cảm quan và tiến trình lý luận mà có- Thuần lý chống kinh nghiệm: Lý tính hơn kinh nghiệmDuy ích chủ nghĩa: “Hạnh phúc lớn nhất cho một số đông người nhất” Jeremy Bentham 1748-1842; David Hume 1711-1776; John Mill 1806-1873; William James 1842-1910.- Thượng Đế: Một bóng ma (phantom), nguồn của các định luật tự nhiên- Con người: Một con vật bị trói buộc vào thời gian- Mục đích đời sống: Lạc thú tối đa cho mọi đời sống.- Hoạt động trong đời sống để đạt mục tiêu: Rất tích cực theo đuổi lạc thú- Tiêu chuẩn đạo đức: Tuỳ theo lý trí- Trách nhiệm tính sổ: Với lý tríChân lý Đặt cơ sở trên hệ thống thuần lý - Kiến thức: Có được nhờ các giác quan và tiến trình lý luận- Thuần lý chống kinh nghiệm: Lý tính hơn kinh nghiệm- Đạo đức học tiến hoá: Cuối cùng rối con người sẽ tìm cầu điều thiện lớn nhất- Thượng Đế: Không có

Page 96: Dao duc co doc giao voi cac van de can dai

- Con người: Một con vật bị trói buộc vào thời gian- Mục đích đời sống: Có được tối đa điều thiện cho tối đa đời sống- Hoạt động trong đời sống để đạt mục tiêu: Rất tích cực theo đuổi lạc thú- Tiêu chuẩn đạo đức: Môi trường xã hội chung quanh quyết định tiêu chuẩn luân lý đạo đức- Trách nhiệm tính sổ: Với tập thể xã hội, “Tôi có làm điều tốt nhất cho toàn thể mọi người hay không?”- Chân lý: Liên hệ với môi trường xã hội chung quanh- Kiến thức: Có được nhờ các cảm quan, thế nhưng tiến trình lý luận xác định nó sẽ được sử dụng như thế nào.- Thuần lý chống kinh nghiệm: Lý tính được đặt trên cơ sở là kinh nghiệm ngày càng tăng.- Tự nhiên chủ nghĩa chính trị: Quyền lực là thực tại của đời sống. John Locke 1631-1709Thuyết của Thrasymachus: Quyền lực là quy luật của đời sống. Công lý có lợi cho kẻ mạnh hơn (7TC)- Thượng Đế: Đấng hùng mạnh nhất Thật ra, theo vô thần chủ nghĩa trong bản tính- Con người: Công cụ của nhà nước, một con vật.- Mục đích đời sống: Giữ cho nhà nước hùng cường là điều thiện quý nhất trên đời- Hoạt động trong đời sống để đạt mục tiêu: Nhấn mạnh trên các hoạt động chính trị, xã hội và kinh tế- Tiêu chuẩn đạo đức: Căn cứ trên “phải làm việc phải”.- Trách nhiệm tính sổ Các đám quần chúng phải tính sổ với các nhà cầm quyền. Những người cầm quyền này chẳng phải tính sổ với ai cả.- Chân lý: Điều gì khiến cho nhà nước thăng tiến- Kiến thức: Nhờ các giác quan mà có và diễn tiến theo lý luận- Thuần lý chống kinh nghiệm: lý tính được nâng cao trên kinh nghiệmMachiavelli: Lẽ phải (right) là cái giữ cho người cầm quyền cứ nắm quyền 1460-1527- Thượng Đế: Không được đề cập, có lẽ là các nguyên tắc đề cao quyền cai trị và thế lực của người cầm quyền (vua)- Con người: Hiện hữu cho người cầm quyền, một con vật- Mục đích đời sống: Để bảo đảm là làm thăng tiến cho đảng cầm quyền.- Hoạt động trong đời sống để đạt mục tiêu: Hoạt động chính trị, xã hội và kinh tế- Tiêu chuẩn đạo đức: Căn cứ vào “sức mạnh tạo lẽ phải”.- Trách nhiệm tính sổ: Không có cho (các) nhà cầm quyền. Quần chúng chịu trách nhiệm tính sổ với (các) nhà cầm quyền

Page 97: Dao duc co doc giao voi cac van de can dai

- Chân lý: Liên hệ với điều củng cố và duy trì nhà cấm quyền đương nhiệm.- Kiến thức: Nhờ các giác quan mà có và tiến triển là nhờ các năng khiếu thuần lý- Thuần lý chống kinh nghiệm: Lý tính hơn kinh nghiệm.Thomas Hobbes: Quyền lực khiến nhà nước mà mọi công dân phải đầu phục trở thành “lẽ phải” (right) 1588-1679- Thượng Đế: Thiên nhiên, thật ra là vô thần.- Con người: Một công cụ có ý chí cho người cầm quyền sử dụng.- Mục đích đời sống: Việc bảo tồn nhà nước là cái thiện quan trọng nhất- Hoạt động trong đời sống để đạt mục tiêu: Chính trị, xã hội và kinh tế.- Tiêu chuẩn luân lý: Bất cứ điều gì người cầm quyền quy định- Trách nhiệm tính sổ: Không có cho (các) nhà cầm quyền. Quần chúng phải tính sổ với (các) nhà cầm quyền.- Chân lý: Liên hệ với điều có lợi cho nhà nước.- Kiến thức: Nhờ các cảm quan mà có và tiến triển nhờ các khả năng lý luận.- Thuần lý chống kinh nghiệm: Lý tính hơn kinh nghiệm.Nietzsche: “Ý chí cầm quyền” là tối quan trọng. Chẳng có đúng sai chi cả. 1844-1900- Thượng Đế ”...đã chết rồi”- Con người: Một con vật không có tiến bộ, không có giá trị nội tại- Mục đích đời sống: Đề xuất địa vị của siêu nhân và quyền lực- Hoạt động trong đời sống để đạt mục tiêu: Chính trị.- Tiêu chuẩn đạo đức Do siêu nhân quyết định, bằng bất cứ cách nào để có lợi cho cớ sở quyền lực của kẻ ấy- Trách nhiệm tính sổ: Không có cho siêu nhân. Đối với quần chúng thì với các nghị định, sắc luật của siêu nhân.- Chân lý: Do siêu nhân quyết định- Kiến thức: Điều được cảm nhận- Thuần lý chống kinh nghiệm: Điều phi lý trong cõi thiên nhiên, khi đem ra áp dụng lại không khiến người ta hiểu một cách thông minh.Marx: Thực tại cầm quyền cai trị kiểm soát là thế lực kinh tế 1818-1883- Thượng Đế: Phủ nhận sự thực hữu của Thượng Đế”. Tôn giáo là thuốc phiện của nhân dân”- Con người: Một con vật kinh tế phục vụ cho cứu cánh của nhà nước.- Mục đích đời sống: Củng cố nhà nước.- Hoạt động trong đời sống để đạt mục tiêu: Chú trọng vào chính trị, đặc biệt vào kinh tế.- Tiêu chuẩn đạo đức: Các giá trị là cách biểu hiện của một giai cấp đặc thù, chúng là những điều phân biệt nhân tạo.- Trách nhiệm tính sổ: Không có cho các nhà cầm quyền. Đối với quần

Page 98: Dao duc co doc giao voi cac van de can dai

chúng, là những gì các nhà cầm quyền đã quy định.- Chân lý: Những điều do giai cấp cai trị tin tưởng quy định- Kiến thức: Những gì được kinh nghiệm- Thuần lý chống kinh nghiệm: Điều phi lý trong cõi thiên nhiên ấy là khi đem ra áp dụng, lại không làm nẩy sinh hiểu biết một cách thông minh.- Tự nhiên chủ nghĩa tôn giáo: Trật tự thiên nhiên là điều cần thiết thần thánh (divine), thuần lý phải được tôn thờ.Thuyết Khắc kỷ: Quy luật của đời sống là âm thầm nhất trí với tính cách vững chắc không gì lay chuyển nổi của trật tự thiên nhiên. Không thể nào thay đổi được hoàn cảnh, nên con người phải dửng dưng, thản nhiên chấp nhận thực tại. Thuyết khắc kỷ ra đời năm 300 TC.- Thượng Đế: Được phát giác qua cõi thiên nhiên, nhưng phi ngã (impersonal)- Con người: Có giá trị nếu biến mất đi trong lý trí (reason: lẽ phải)- Mục đích đời sống: cam chịu với các biến cố không tránh được của đời sống.- Hoạt động trong đời sống để đạt mục tiêu: Chẳng có điều gì được đề xuất cả, con người phải biến mất vào trong lý trí một cách có ý thức.- Tiêu chuẩn đạo đức: Sống theo các định luật vật lý.- Trách nhiệm tính sổ: Không- Chân lý: Nằm trong thiên nhiên và lý trí- Kiến thức: Do lý trí lý giải và phân tích.- Thuần lý và kinh nghiệm: Cái thuần lý lý giải kinh nghiệmThuyết của Spinoza: Tin thần luân lý đạo đức là tuân thủ các định luật thiên nhiên - (Thượng Đế). Phải giữ đúng các định luật ấy là mục tiêu chủ yếu của con người Con người phải tự hoà mình vào cái chủ đích tối hậu đó. B.Spinoza 1637-1677.- Thượng Đế: Các định luật phi ngã tự nhiên, hợp lý của thiên nhiên- Con người: một con vật có lý trí.- Mục đích của đời sống: Phủ nhận ý chí, do đó vượt lên trên các tình cảm, cảm xúc- Hoạt động trong đời sống để đạt mục tiêu: Rất tích cực về phương diện trí thức khi phát giác ra các định luật tự nhiên, và tự ý tự nguyện một cách có ý thức để đầu phục các định luật ấy.- Tiêu chuẩn đạo đức: Các định luật tự nhiên- Trách nhiệm tính sổ: Với các định luật tự nhiên- Chân lý: Ở trong thiên nhiên và lý trí- Kiến thức: Trên cơ sở là được kiểm chứng khoa học. Đây là nền móng chắc chắn duy nhất cho kiến thức.- Thuần lý chống kinh nghiệm: Rất duy lý, cố gắng thu hẹp hoặc loại trừ tình

Page 99: Dao duc co doc giao voi cac van de can dai

cảm.Nhân bản chủ nghĩa: Thiên nhiên là thực tại tối hậu, được biểu hiệu quan trọng nhất như một tiến trình luôn luôn biến đổi (tiến hoá). Cứu cánh biện minh cho phương tiện.- Thượng Đế: Ý niệm về Thượng Đế là tảng đá vấp chân vì nó ngăn trở người ta đạt được cách đầy trọn phần tiềm năng của mình.- Con người: một con vật bị bó buộc vào thời gian- Mục đích đời sống: đề cao bản thân.- Hoạt động trong đời sống đề đạt mục tiêu: Hoạt động có tính cách xã hội trong thiên nhiên để tìm cách thu hoạch được tối đa lợi lộc cho bản thân. Rất tích cực và nhiều khi phải chịu sự thúc ép của thời gian để thực hiện một số hoạt động.- Tiêu chuẩn đạo đức: Liên hệ với các giá trị xã hội- Trách nhiệm tính sổ: Không có, hoặc với một tiêu chuẩn tương đối độc đoán.- Chân lý: Liên hệ với điều tốt nhất cho chính cá nhân.- Kiến thức: Có được là nhờ kinh nghiệm rồi được phân tích hoặc định phẩm tuỳ theo các giá trị của một người.- Thuần lý chống kinh nghiệm: Kinh nghiệm quan trọng hàng đầu; lý tính là thứ yếu.- Tự nhiên chủ nghĩa tương đối: Một hệ thống vị kỷ trầm lặng, kéo dài suốt đời những cá nhân.Thực dụng chủ nghĩa: “Nếu nó giúp mình xong việc, cứ tận dụng nó”. John Dewey 1859-1952- Thượng Đế: không có- Con người: một con vật có lý trí.- Mục đích đời sống: Một tiến trình biện minh cho các cứu cánh và phương tiện của đời sống- Hoạt động trong đời sống để đạt mục tiêu: Tham gia nhiều về số lượng để cố gắng thu nhận được phẩm chất của các kinh nghiệm.- Tiêu chuẩn đạo đức: Không có- Trách nhiệm tính sổ: Không có- Chân lý: Tương đối tuỳ từng cá nhân- Kiến thức: Có được nhờ kinh nghiệm, là cách trắc nghiệm cuối cùng đối với mọi sự- Thuần lý chống kinh nghiệm: Kinh nghiệm là tối hậu trong đời sốngThực nghiệm chủ nghĩa hợp lý: “Thấy là tin” Mỗi người tự tạo ra thế giới của mình- Thượng Đế: Không có- Con người: Một con vật có lý trí

Page 100: Dao duc co doc giao voi cac van de can dai

- Mục đích đời sống: Để đánh giá mọi sự trong đời sống bằng kinh nghiệm- Hoạt động trong đời sống để đạt mục tiêu: Tham gia nhiều về số lượng để cố gắng thu nhận được phẩm chất của các kinh nghiệm.- Tiêu chuẩn đạo đức: căn cứ trên giá trị nội tại của bản thân.- Trách nhiệm tính sổ: Không có- Chân lý: Căn cứ vào kinh nghiệm- Kiến thức: Nhờ kinh nghiệm mà có; kinh nghiệm là trắc nghiệm cuối cùng đối với mọi vật.- Thuần lý chống kinh nghiệm: Kinh nghiệm là cái tối hậu trong cuộc đời.Hiện sinh chủ nghĩa: Nếu điều bạn chọn làm chẳng có ý nghĩa chi cả, điều đó vẫn có thể chấp nhận. Nếu bạn muốn gì, hãy cứ làm. Thực hiện “bước nhảy vọt của đức tin” Martin Hudegger 1889-1976.- Yếu tố: Con người không thể giải quyết nổi các vấn đề phức tạp, vậy bước nhảy vọt của đức tin là cần thiết.- Thượng Đế: không có- Con người: Con vật- Mục đích đời sống: Để kinh nghiệm về đời sống càng được nhiều càng hay, điều này không thể định phẩm được bằng lý trí- Hoạt động trong đời sống để đạt mục tiêu: Tham gia nhiều vào việc đưa ra quyết định vượt bậc (hyper - decision) và các hành động tiếp sau đó- Tiêu chuẩn đạo đức: không có- Trách nhiệm tính sổ: với việc đưa ra quyết định và hoàn tất hành động.- Chân lý: Căn cứ trên kinh nghiệm của khoảnh khắc.- Kiến thức: Căn cứ trên kinh nghiệm của khoảnh khắc.- Thuần lý chống kinh nghiệm: Kinh nghiệm là tối hậu trong đời sốngTriết lý: Chỉ có các giải pháp không-có-tính-chất-thuộc-linh (non-spiritual) cho các vấn đề của đời sống mà thôi. Qua các quyết định của chính mình, con người tự tạo ra bản ngã, Jean Paul Sartre 1889-1980; Martin Heidegger 1889-1976.- Thượng Đế: vô thần- Con người: con vật- Mục đích đời sống: để kinh nghiệm- Hoạt động trong đời sống để đạt mục tiêu: Tham gia nhiều vào việc đưa ra các quyết định vượt bậc và các hành động tiếp theo sau.- Tiêu chuẩn luân lý: không có- Trách nhiệm tính sổ: với việc đưa ra quyết định và hoàn tất hành động- Chân lý: Căn cứ trên kinh nghiệm của khoảnh khắc, tin cậy vào “bước nhảy vọt” của đức tin.- Kiến thức: Căn cứ trên kinh nghiệm của khoảnh khắc.- Thuần lý chống kinh nghiệm: Kinh nghiệm là cái tối hậu của cuộc đời

Page 101: Dao duc co doc giao voi cac van de can dai

Hữu thần: Trong khi vắng mặt một Thượng Đế hữu ngã, thì con người là vị thẩm phán và là người tạo ra luân lý đạo đức. Karl Jaspers 1883-1969- Thượng Đế: Thượng Đế là kinh nghiệm, nhưng vô ngã và không phải là một thực tại sờ nắn được- Con người: con vật- Mục đích của đời sống: để kinh nghiệm- Hoạt động trong đời sống để đạt mục tiêu: Tham gia nhiều vào việc đưa ra quyết định vượt bậc và các hành động theo sau.- Tiêu chuẩn đạo đức: không có- Trách nhiệm tính sổ: với việc đưa ra các quyết định vượt bậc và hoàn tất hành động- Chân lý: Căn cứ trên kinh nghiệm của khoảnh khắc, tin cậy vào “bước nhảy vọt của đức tin”- Kiến thức: Căn cứ trên kinh nghiệm của khoảnh khắc.- Thuần lý chống kinh nghiệm: kinh nghiệm là tối hậu của cuộc đờiMặc khải: Con người chẳng là gì cả và không thể biết Thượng Đế, là Đấng “hoàn toàn là người khác”. Soren Kier Regaard 1813-1855; Karl Barth 1886-1968; Emil Brunner 1889-1966; Reinhold Niebuhr 1892-1971; Richard Niebuhr 1894-1962; Paul Tillich 1886-1965; Rudolf Bultman 1884-1957; Georg Hegel 1770-1831; Dietrich Bonnhoeffer 1905-1945 (Phần lớn các nhân vật này theo thuyết đạo đức biện chứng (dialectic ethic) là phần chủ yếu của hệ thống đạo đức học này.- Thượng Đế: Thượng Đề “hoàn toàn là người khác và chẳng bao giờ có thể được nhận biết chắc chắn.- Con người: con vật- Mục đích đời sống: để kinh nghiệm- Hoạt động trong đời sống để đạt mục tiêu: Tham gia nhiều vào việc đưa ra các quyết định vượt bậc và các hành động theo sau.- Tiêu chuẩn đạo đức: không có- Trách nhiệm tính sổ: Với việc đưa ra các quyết định và hoàn tất hành động- Chân lý: Căn cứ trên kinh nghiệm của khoảnh khắc, tin cậy vào “bước nhảy vọt của đức tin”- Kiến thức: Căn cứ trên kinh nghiệm của khoảnh khắc.- Thuần lý chống kinh nghiệm: Kinh nghiệm là tối hậu của cuộc đờiDuy tâm chủ nghĩa: Có nhiều giá trị căn bản trong số đó niềm tin (tín ngưỡng) và tư tưởng là quan trọng nhất- Yếu tố: Nếu ngay bây giờ bạn có thể có một hành động nào đó và nó đưa đến một phần thưởng tốt, hãy làm đi- Thượng Đế: Lý trí tuyệt đối- Con người: con vật được phú cho lý trí của Thượng Đế

Page 102: Dao duc co doc giao voi cac van de can dai

- Mục đích đời sống: Để nhận phần thưởng cho việc hoàn tất điều bó buộc của bổn phận- Hoạt động trong đời sống để đạt mục tiêu: Dấn thân nhiều nhất vào hệ thống tư tưởng và tín ngưỡng của đời sống, hơn là vào kinh nghiệm- Tiêu chuẩn đạo đức: Căn cứ trên kinh nghiệm- Trách nhiệm tính sổ: với bổn phận- Chân lý: Chân lý là hệ thống tín ngưỡng dẫn tới bổn phận- Kiến thức: Căn cứ trên cõi thiên nhiên và các tín ngưỡng.- Thuần lý và kinh nghiệm: Cái thuần lý là cái được diễn tả một cách lý tưởng, thế nhưng trong thực tại, nó là phi lýHệ thống (duy lý): Điều được khoa học kinh nghiệm chứng nghiệm. Plato 400 TC; Aristotle 384-322 TC; Georg Hegel 1770-1859; Reinhold Nieberhur 1892-1971- Thượng Đế: Lý trí tuyệt đối và ý chí đạo đức- Con người: Con vật, nhưng thực chất là thần linh (intrinsically divine) nhờ có lý trí của Thượng Đế- Mục đích đời sống: Để hành động đạo đức.- Hoạt động trong đời sống để đạt mục tiêu: Chẳng có động cơ nào thúc đẩy người ta hành động cả khi mà mọi sự đều tương đối; dấn thân nhiều vào việc suy tư- Tiêu chuẩn đạo đức: Nó được mô tả là khách quan, nhưng lại bắt nguồn từ trong con người.- Trách nhiệm tính sổ: Với bổn phận- Chân lý: Chân lý là hệ thống tín ngưỡng dẫn tới bổn phận- Kiến thức: Căn cứ trên thiên nhiên và tín ngưỡng- Thuần lý chống kinh nghiệm: Cái thuần lý là sự diễn tả lý tưởng, thế nhưng trong thực tại nó là phi lýTheo định lý (postulational): Con người không thể biết Thượng Đế, Đấng không thể chứng thực được bằng kinh nghiệm. Lý tính không phải là uy quyền tối hậu; nó phải được chứng nghiệm bằng kinh nghiệm đặt nền trên ý chí tự chủ của con người. Immanuel Kant 1724 - 1803- Thượng Đế: Không thể biết được và tách rời (với con người), nhưng bản tính là đạo đức- Con người: “Con người là con người”, có lương tâm và lý trí của Thượng Đế- Mục đích đời sống: Để hành động đạo đức- Hoạt động trong đời sống để đạt mục tiêu: Nhiệt thành tích cực, bị sự cần thiết phải đưa ra các quyết định kích động.- Tiêu chuẩn đạo đức: Tiếng reo hò xung trận là “Tôi phải”. Con người vốn đạo đức. Nó phải hành động như thế.

Page 103: Dao duc co doc giao voi cac van de can dai

- Trách nhiệm tính sổ: Liên hệ với tiêu chuẩn do con người thiết lập- Chân lý: “Chân lý là chân lý” nhưng không thể biết được. Trong thực tại nó tương đối vì không có cơ sở vững chắc- Kiến thức: Bị giới hạn trong những gì có thể chứng nghiệm bằng toán học.- Thuần lý chống kinh nghiệm: Tâm trí thuần lý là quan trọng nhất khi diễn tả qua các quyết định mà con người đưa ra.Phi lý: Thực tại chỉ có trong kinh nghiệm mà thôi Con người chẳng bao giờ biết được Thượng Đế. Con người phải đưa ra nhiều quyết định (nhảy vọt bằng đức tin) và tin rằng điều mình làm là đúng theo từng cá nhân. Arthur Schopenhauer 1788-1860; Soren Kierkegaard 1813-1855; Karl Marx 1818-1885 - Friedrich Nietzsche 1884-1900.- Thượng Đế: Sự hiện hữu của Thượng Đế là không cần thiết vì con người đã có một hệ thống tín ngưỡng- Con người: Con ngời vốn không chịu hậu quả gì cũng chẳng gây hậu quả gì, vì ý nghĩa cuộc đời là điều không thể biết hay biện biệt được- Mục đích đời sống: Để dùng “bước nhảy vọt của đức tin” đi vào thực tại đích thực, nhưng lại vượt quá lý trí- Hoạt động trong đời sống để đạt mục tiêu: Nhiệt thành tích cực, bị sự cần thiết của các quyết định khiêu khích- Tiêu chuẩn đạo đức: Chủ quan và tương đối trong không và thời gian. Đạo đức học quyết định luật pháp và tín ngưỡng- Trách nhiệm tính sổ: không có- Chân lý: Liên hệ đến kinh nghiệm và luôn luôn được đo lường bằng các quyết định nội tâm của con người.- Kiến thức: Chỉ nhờ kinh nghiệm mà thôi- Thuần lý chống kinh nghiệm: kinh nghiệm là tối cao, cả khi tâm trí duy lý nói khác.Một cái nhìn khái quát phối hợp các viễn ảnh chủ yếu trong Tự nhiên chủ nghĩa. Thượng Đế: Những người theo tự nhiên chủ nghĩa định nghĩa Thượng Đế là một thực thể siêu nhiên (supernatural entity) thế nhưng điều mà họ định nghĩa đó lại không phải là Thượng Đế theo nghĩa trong Kinh Thánh, vì đó chỉ là những tư tưởng, những ý niệm mà họ tự tạo ra cho điều mà họ “gọi” là Thượng Đế. Ý niệm của họ không có phần kiến thức về Thượng Đế nhờ sự mặc khải đặc biệt, và đồng thời chỉ gồm các ý nghĩ của con người về cái siêu nhiên mà thôi. Thực tại của ý niệm của họ về Thượng Đế, ấy là Ngài là một thực thể có thật hoặc có tiềm năng có thật “Thượng Đế” của họ không phải là Đấng để họ phải đầu phục cho bằng là để họ lợi dụng cho các chủ đích riêng của con người. Thượng Đế của họ vốn do chính tâm trí và các tài năng duy lý của họ (sáng) tạo ra, căn cứ trên các quan sát về cõi thiên nhiên và

Page 104: Dao duc co doc giao voi cac van de can dai

hiện tượng thuộc linh của họ. Thượng Đế của họ không toàn năng, toàn tại, không trọn vẹn và có rất ít nếu không nói là chẳng có chút nhân cách (personalness) nào cả, nên không thể cứu giúp gì cho loài người trong tình trạng nguy hiểm và gặp rất nhiều vấn đề của họ. Trong những lãnh vực mà con người cần đến sự trợ giúp từ bên ngoài, thì họ chẳng được cung cấp gì cả, vì thượng đế của họ vốn chẳng có khả năng giúp đỡ gì cho ai. Cõi thiên nhiên không hề, hoặc không thể trợ giúp con người giải quyết các vấn đề của nó.Con người: Như những người theo tự nhiên chủ nghĩa muốn cho chúng ta tin, thì con người chỉ là một con vật. Thế nhưng, có hai điểm trái nhau quan trọng đã nảy sinh từ cùng một niềm tin căn bản ấy. Một là con người vốn tự trị (người nắm quyền kiểm soát như một người có quyền hành, nhà lập) luân lý đạo đức, quan toà, v.v.. Theo các hệ thống tự nhiên chủ nghĩa này, thì về yếu tính, con người không tin vào Thượng Đế hoặc đầu phục một uy quyền nào mà chỉ đầu phục chính mình. Trong các hệ thống, con người hơn con vật, người là Thượng Đế (vị thần) của các hệ thống đó. Hai là con người là một con vật, và do đó, có thể được sử dụng như loài vật, dù là về phương diện kinh tế, quân sự, hay bất cứ cách nào có lợi cho đảng cầm quyền. Thế nhưng, những kẻ cầm quyền cai trị thì không chịu “tự hạ mình xuống” đến cùng một cấp bậc như thế.Mục đích đời sống. Người theo tự nhiên chủ nghĩa cùng có chung một mục tiêu căn bản. Đó là mục tiêu kinh nghiệm. Nói chung thì việc này được đánh giá là phẩm chất cao nhất cho cá nhân, như trong lạc thú ích kỷ, điều tốt (thiện) vị kỷ, hay kinh nghiệm tuyệt vời nhất là kinh nghiệm không bị hạn chế. Thông thường thì việc này dẫn tới một đời sống phi lý, vì chẳng có cơ sở nào để hướng dẫn hay hành động cả. Nó không cung cấp một cơ sở nào để kiểm soát và tạo thế quân bình hầu bảo cho cá nhân ấy biết chẳng hay điều mình làm đó có đúng hay không.Hoạt động trong đời sống để đạt mục tiêu: Mức độ hoạt động trong Tự nhiên chủ nghĩa rất mất thăng bằng và thay đổi giữa các đối cực của việc đưa ra quyết định vượt bậc, từ chỗ chiêm ngưỡng cao độ mà không có các hành động tương ứng cho đến các cực đoan của kinh nghiệm phi lý.Tiêu chuẩn đạo đức: Cuối cùng, tiêu chuẩn đạo đức có cơ sở là con người Tuy họ bảo rằng nó vốn được đặt trên nền tảng là thiên nhiên, nhưng thật ra nó được căn cứ trên sự khám phá của con người về các định luật tự nhiên và cách họ lý giải chúng qua sự sàng lọc của “bản ngã” Trách nhiệm tính sổ: Thông thường thì con người chẳng phải tính sổ chi cả, hay ít ra đều muốn tin rằng mình chẳng phải khai trình gì với ai. Nếu bản thân người (thượng đế) là nhà lập luân lý đạo đức cho mình, tự có uy quyền, quan toà v.v... thì người chỉ phải tính sổ với chỉ một người, là bản thân

Page 105: Dao duc co doc giao voi cac van de can dai

người mà thôi. Nếu ảnh hưởng bên ngoài được cho phép dự phần vào cái hệ thống tính sổ này, người chẳng bao giờ là phổ quát cả, vì bao giờ cũng có một nhóm được miễn trừ. Cuối cùng, trong khi con người cố gắng tự bảo là mình phải khai trình, tính sổ, thì người lại chạm mặt với cái thực tại rằng người không thể nào làm trọn tiêu chuẩn, và sống bên trong cái hệ thống mà nó đã thiết kế.Chân lý: Chân lý luôn luôn là tương đối, vì được đặt trên nền tảng là bản ngã, kinh nghiệm, sự quan sát thiên nhiên của con người hay chính con người. Nó chẳng bao giờ là phổ quát hoặc nhất quán. Nó cũng chẳng bao giờ bắt buộc được người ta phải đầu phục, vì cá nhân là yếu tố quyết định cuối cùng về chân lý là gì. Nó không độc lập đối với con người.Kiến thức: Kiến thức là điều có nền tảng là thiên nhiên, kinh nghiệm hay các cảm quan. Cuối cùng, chẳng có một bộ phận dứt khoát nào của kiến thức mà có được hai cá nhân cùng nhất trí, Vì nó khác biệt cho mỗi cá nhân tuỳ theo sự nhận thức, hiểu biết hay mối liên hệ của họ với nó. Nói khác đi, nó lệ thuộc vào từng cá nhân và là tương đối. Các hệ thống này chẳng bao giờ đạt được một hiểu biết (nhận thức) khoa học thuộc một lãnh vực kiến thức nhất quán, vì họ đã loại bỏ Đấng vốn là toàn tri, Đấng mà nhờ Ngài, muôn vật đều được giữ chặt lại với nhau và được tiếp nhận sự hiện hữu của mình.Thuần lý chống kinh nghiệm: Điểm nhấn mạnh ở đây thì khác nhau theo từng hệ thống. Không có một hệ thống theo tự nhiên chủ nghĩa nào chấp nhận hay chủ trương một thế quân bình giữa tư tưởng và kinh nghiệm, cũng chẳng có một hệ thống nào kiểm soát hay đề xuất cho con người điều người phải làm. Trong trường hợp như thế, điều phải làm sẽ chống lại các dục vọng của con người, và người sẽ không thể nghĩ ra hoặc chủ trương một hệ thống giúp biện minh, cho nếp sống của mình.Một cái nhìn khái quát phối hợp các viễn ảnh chủ yếu trong Duy tâm chủ nghĩa Thượng Đế: Với người duy tâm (idealist), Thượng Đế hoặc là một điều gì như là một thành phần của con người đã được thần hoá (lý trí thần thánh và ý chí đạo đức), hoặc không thể biết được, nếu cần. Cũng như với người theo Tự nhiên chủ nghĩa, “Thượng Đế” của họ không phải là Thượng Đế toàn năng, toàn tri trọn vẹn và hữu ngã, có khả năng và muốn trợ giúp nhân loại. Họ cũng tuỳ tiện đoạn tuyệt với Thượng Đế của Kinh Thánh và lập con người làm chúa tể, nếu không phải là của nhiều người thì ít nhất cũng là của chính mình.Con người: Tuy con người vẫn còn là một con vật, nó đã được phú cho những khả năng vượt trên loài vật, vì vậy nó trở thành á thần (semi-divine) hay cái đối lập với phần đối cực là không không quan trọng. Thế nhưng, khẳng định con người như con thú duy nhất được phú cho các khả năng đặc

Page 106: Dao duc co doc giao voi cac van de can dai

biệt, là đặt con người bên trên cấp bậc hiện hữu của loài thú. Trong hệ thống này, con người vẫn là trung tâm của cái vũ trụ của nó, cả khi trong phái phi lý nơi nó được cho là không phải hậu quả cũng không tạo ra hậu quả, con người lại được nâng cao lên một lần nữa khỏi địa vị làm thú vật khi các kinh nghiệm của người có ý nghĩa quan trọng cho chính người và sự hiện hữu riêng của mình. Một trong những viễn ảnh lý thú nhất, ấy là nếu toàn thể con người đều là á thần như họ khẳng định - thì qua toàn thể các thế kỷ về trước, thì họ đã chẳng hề hành động tất cả một cách thiêng liêng.Mục đích của đời sống: Lẽ tự nhiên, mục đích của đời sống, là tự hướng về bản thân. Đây là cái ta chủ nghĩa (me-ism) cực đoan. Con người cố gắng tìm đủ cách để hoàn thành tất cả những gì mình có thể làm được trong suốt cuộc sống cho chính mình - chớ không phải là cho cả thế giới.Hoạt động trong đời sống để đạt mục tiêu: Có hai cấp bậc hoạt động đối lập nhau, một hướng phần lớn vào suy tư mà thụ động trong hành động, còn cái kia thì tha thiết hướng vào kinh nghiệm. Chẳng có bên nào tạo được một thế quân bình phải lẽ cho đời sống hay đạt được mục tiêu làm hài lòng cá nhân ấy khi họ cứ tiếp tục dấn thân vào các tiến trình sơ đẳng mà kết quả chẳng có là bao nhiêu. Họ luôn luôn học hỏi, nhưng chẳng bao giờ đến được với kiến thức về chân lý.Tiêu chuẩn đạo đức: Cái toàn năng chủ quan và tương đối, là tiêu chuẩn Con người đã thiết lập hệ thống này trên chính người, và là định chuẩn cho mọi luân lý đạo đức và quy phạm. Với những điều đó làm nền móng, thì không có cơ sở nào cho các mối liên hệ, các giá trị hay các tiêu chuẩn phổ quát. Do đó điều là luân lý đạo đức chẳng bao giờ giống nhau hoặc có tiềm năng không cùng giống nhau hai lần liên tục.Trách nhiệm tính sổ: Con người có trách nhiệm tự tính sổ về mình với các tiêu chuẩn mình đã thiết lập. Vì con người chính là định chuẩn, người có thể thay đổi cái đúng cái sai sao cho bản thân khỏi bị lên án và phải nhận lỗi. Trong yếu tính, thì không có công việc tính sổ, khai trình.Chân lý: Trong mọi hình thức, dầu là trực tiếp trên con người hay như một hệ thống dẫn tới bổn phận đặt trên cơ sở là các tín ngưỡng của con người, chân lý đều tương đối Con người là kẻ duy nhất định nghĩa, thiết lập và kiểm soát điều gì là chân lý. Chân lý không được quy phục như điều có quyền xác định đâu là các ranh giới của cuộc đời người cũng như dùng để biện minh và hợp lý hoá các phương tiện và cứu cánh mà người muốn thu nạp và đời sống mình.Kiến thức: Kiến thức được thừa nhận bên trong các ranh giới của cõi thiên nhiên, kinh nghiệm và sự kiểm chứng toán học, hoặc các tín ngưỡng thuần lý. Bình thường thì kiến thức bị hạn chế chặt chẽ đến nỗi bộ phận đích thực của kiến thức bị thu hẹp thành điều mà họ có thể thiếp lập hệ thống biện

Page 107: Dao duc co doc giao voi cac van de can dai

minh cho các phương tiện và cứu cánh của mình mà khỏi bị nguy cơ phải thú tội hay bị cáo trách là có lỗi. Nếu họ chịu chấp nhận một nền tảng rộng rãi hơn của kiến thức, hệ thống của họ sẽ bị sụp đổ vì không được một bộ phận về kiến thức phổ quát nào hậu thuẫn cho.Thuần lý chống kinh nghiệm: Sự hỗn loạn ngự trị bên trong hệ thống này khi con người cố tìm hiểu ý nghĩa của nó về lý tính (rationality) So với Cơ Đốc giáo hoặc cả với một bộ tự điển, cách định nghĩa lý tính của họ thật ra là phi lý. Ý niệm và mục đích của kinh nghiệm của họ thật ra chỉ là một chiếc áo choàng cho xác thịt và để họ làm những việc xấu xa gian ác. Họ đã tái định nghĩa kinh nghiệm và lý tính theo cách ấy, là để (chúng tôi mong rằng kết luận như thế này là sai) khỏi phải nhận chịu các hậu quả của những hành động tội lỗi của họ dưới hình thức tội phạm và sự phán xét.Những kết luận tổng quát liên hệ đến các hệ thống đạo đức học suy lý.Mỗi một lý thuyết trong hệ thống đạo đức học suy lý đều tập trung vào con người, và theo chủ nghĩa tự nhiên.Không có nhiều, nếu không nói là không có những người theo chủ nghĩa thuần tuý trong bất cứ một hệ thống nào trong số các hệ thống này. Các cá nhân tự gán cho mình một triết lý cá biệt nào đó sở dĩ làm như thế là để có được những gì họ muốn từ hệ thống ấy để rồi sau đó, biện minh cho phần còn lại là vô nghĩa hoặc lỗi thời.Chẳng hề có một nền móng vững chắc nào, trên đó một mối liên hệ với con người khác có thể được thiết lập mà người này không bị lạm dụng, hoặc lợi dụng cho các lạc thú hoặc cứu cánh của những người khác. Điều này được nghiệm đúng với các mối liên hệ tay đôi cho đến các mối liên hệ quốc tế.Bất cứ cá nhân nào chọn một triết lý suy lý sở dĩ làm như thế đều nhằm có được một hệ thống tín ngưỡng biện minh cho các hành vi và bào chữa cho các hành động của mình nhằm loại bỏ mặc cảm phạm lỗi và trách nhiệm phải tính sổ. Con người quyết định sống theo một nếp sống nào đó để rồi khai triển một hệ thống biện minh hậu thuẫn cho tội lỗi mìnhCon người không thể sống thuỷ chung như nhất trong một hệ thống đạo đức học suy lý. Sự bất nhất này vốn quá lớn lao bên trong các viễn ảnh cá nhân để cho phép có những đóng góp có ý nghĩa và đáng tin cậy cho một hệ thống hầu giúp tạo được các kết quả hữu hiệu và hết sức làm hài lòng con người.Trong bất kỳ một hệ thống suy lý nào cũng có ít nhất một sự căng thẳng nội tại chẳng bao giờ được giải quyết. Trong khi con người cố gắng sống trong sự căng thẳng ấy, thì cuộc đời người ấy lâm vào tình trạng mất thăng bằng Sự căng thẳng nội tại này, cuối cùng sẽ là một giả định trước (presupposition) sai lầm được dùng làm nền móng cho hệ thống tín ngưỡng của họ.Tất cả các hệ thống đều phủ nhận các tuyệt đối; thế nhưng, họ lại xây dựng

Page 108: Dao duc co doc giao voi cac van de can dai

các hệ thống của mình trên các tiền đề nền tảng vốn có bản tính tuyệt đối Ở đây, một tuyệt đối được định nghĩa là điều gì luôn luôn đúng để tác động trong hệ thống ấy, bảo đảm cho các kết quả mà hệ thống ấy mong muốn, cũng như cho điều luôn luôn đúng bất cứ lúc nào. Nếu không có các “nền móng” thiết yếu ấy các giả định trước của một hệ thống sẽ không kết hợp được với nhau (ngay cả khi các hệ thống suy lý đều không hề kết hợp được với nhau, cách lý luận họ sử dụng đã không hậu thuẫn được cho hệ thống của họ). Thí dụ họ chấp nhận niềm tin cũng rằng người ta không thể biết hay biết chắc chắn một kiến thức nào cả - điều này thì họ vốn biết chắc. Làm thế nào để đặt ra một định chuẩn cho điều gì có thể hay không thể biết chắc?XI. PHÂN TÍCH ĐỐI CHIẾU CƠ-ĐỐC ĐẠO ĐỨC HỌC VỚI ĐẠO ĐỨC HỌC SUY LÝ (Cả chương XI lẫn chương XII đều dùng chữ in hoa)A. NHỮNG GIẢ ĐỊNH TRƯỚC CĂN BẢN VỀ THƯỢNG ĐẾ 1. CƠ-ĐỐC GIÁO: Đấng tự mặc khải “Ta là Đấng Tự hữu hằng hữu” mà con người phải đầu phục ý chỉ Ngài, phải làm đẹp lòng Ngài bằng bất cứ giá nào.SUY LÝ: Do con người phát kiến như cõi thiên nhiên hay các định luật tự nhiên, hợp lý của khoa học, điều được dùng để cung cấp lạc thú hay đem lợi ích đến cho con người, thực thể bất khả tri, vô ngã, thuộc linh.2. CƠ-ĐỐC GIÁO: Trọn vẹn, vô hạn, độc lập, v.v.. được mô tả trong cõi thiên nhiên.SUY LÝ: Không mô tả được, cái siêu nhiên khác có phần nào bị lệ thuộc con người.3. CƠ-ĐỐC GIÁO: Toàn triSUY LÝ: Bị giới hạn trong những gì khả tri hay được biết bằng kinh nghiệm hoặc tư tưởng thuần lý, được mô tả là lý trí tuyệt đối, ý chí đạo đức.4. CƠ-ĐỐC GIÁO: Toàn tại, Đấng vốn là “mọi sự ở trong mọi sự”SUY LÝ: Phiếm thần chủ nghĩa, “tất cả như tất cả”5. CƠ-ĐỐC GIÁO: Mặc khải, tự bày tỏ mình ra với sự hiện hữu trọn vẹn của mình, có tình yêu thương - thánh khiết, Đấng đầy ân phúc - công chính.SUY LÝ: Thượng Đế được con người nhìn thấy chỉ ở một góc cạnh phiến diện của sự biểu hiện mà thôi, “Thượng Đế là tình yêu - tình yêu là Thượng Đế”CỰU ƯỚC: Thượng Đế của sự thạnh nộ; TÂN ƯỚC: Thượng Đế của tình yêu thương, khoan dung và tha tội.6. CƠ-ĐỐC GIÁO: Vì Ngài đã tự mặc khải (lời thành văn và lời nhập thể), Ngài đã tự chứng minh là hữu ngã và thân thiết, tự dấn thân để chăm lo săn sóc con người.SUY LÝ: Về căn bản thì Thượng Đế vốn bất khả tri (hoàn toàn khác con người) do đó, Ngài vốn vô ngã, không chịu dấn thân, một thực thể có ý

Page 109: Dao duc co doc giao voi cac van de can dai

nghĩa nếu có người cần đến hoặc tin tưởng. Ngài vẫn có đó, nhưng im hơi lặng tiếng. Ngài là kinh nghiệm.7. CƠ-ĐỐC GIÁO: Ngài là “Đấng tự hựu hằng hữu” vĩ đại.SUY LÝ: Chẳng có Thượng Đế. Con người là Thượng Đế của người.B. CÁC GIẢ ĐỊNH TRƯỚC CĂN BẢN VỀ CHÂN LÝ VÀ THỰC THI 1. CƠ-ĐỐC GIÁO: Căn cứ vào sự mặc khải đặc biệt - bắt nguồn từ Thượng Đế độc lập đối với con ngườiSUY LÝ: Căn cứ vào sự mặc khải tổng quát - bắt nguồn từ bên trong con người.2. CƠ-ĐỐC GIÁO: Chân lý là tuyệt đối, bất biến và không thể thay đổi.SUY LÝ: Chân lý chỉ tương đối - thay đổi tuỳ nhu cầu của khoảnh khắc, lệ thuộc vào con người.3. CƠ-ĐỐC GIÁO: Chân lý là khách quan và được mặc khảiSUY LÝ: Chân lý là do thực nghiệm và kinh nghiệm chịu sự thử nghiệm của khoa học.4. CƠ-ĐỐC GIÁO: Chân lý quyết định cho kinh nghiệm tín ngưỡng và hành độngSUY LÝ: Tín ngưỡng, hành động kinh nghiệm xác định chân lý, rồi chân lý mới quyết định tín ngưỡng, hành động và kinh nghiệm.5. CƠ-ĐỐC GIÁO: Điều biết được có cơ sở và được xác nhận bởi sự mặc khải là điều dẫn tới hành động.SUY LÝ: Điều biết được (nếu nó có thể biết được) là nhờ kinh nghiệm mà có là điều dẫn tới các quyết định.6. CƠ-ĐỐC GIÁO: Có nhất quán tính phổ quát của chân lý cho việc áp dụng, gồm các quy phạm thuần lý được thông hiểu rõ ràngSUY LÝ: Chẳng có tiêu chuẩn phổ quát quy phạm thuần lý nào cả Các tiến trình dẫn tới và tham dự trong việc biện biệt chân lý đều phức tạp và kết thúc bằng việc lặp đi lặp lại vô nghĩa (biện chứng pháp).7. CƠ-ĐỐC GIÁO: Thiết lập thực tại theo như Thượng Đế đã mặc khải - có hàm ý quan trọng cho các thực tại thuộc thể thuộc hồn và thuộc linh, là chỉ có ý nghĩa trước mắt mà thôi.SUY LÝ: Phủ nhận một phần hoặc toàn thể thực tại - ngụ ý giảm bớt rất nhiều ý nghĩa của thực tại, mọi vật đều chỉ có giá trị trước mắt hoặc kém hơn mà thôi.8. CƠ-ĐỐC GIÁO: QUAN TÂM CẢ ĐẾN MỘT THẾ GIỚI CỦA TRẬT TỰ ĐẠO ĐỨC ĐỒNG THỜISUY LÝ: Không thể hoặc chẳng quan tâm gì đến một thế giới có trật tự đạo đức. Trái lại, nó dẫn tới vô trật tự và hỗn loạn.9. CƠ-ĐỐC GIÁO: Có thể đạt tới sự thông hiểu đạo đức thuần lý bằng cách đặt tâm trí đầu phục ý chí sau khi được tái sinh.

Page 110: Dao duc co doc giao voi cac van de can dai

SUY LÝ: Bất khả tri về phương diện lý trí hoặc không có óc thuần lý (non-rational). Do đó không thể biết được về đạo đức.10. CƠ-ĐỐC GIÁO: Thành công nhờ vâng theo ý chỉ Thượng Đế.SUY LÝ: Thành công nhờ đưa ra các quyết định, nhờ ý chí tự quyết.C. CÁC GIẢ ĐỊNH TRƯỚC CĂN BẢN VỀ CON NGƯỜI 1. CƠ-ĐỐC GIÁO: Được sáng tạo theo hình và tượng của Thượng Đế.SUY LÝ: Chỉ thuần tuý là con thú mà thôi.2. CƠ-ĐỐC GIÁO: Một tội nhân, thất bại, sa ngã đối với mưu định thiên thượng về hình và tượng của Thượng ĐếSUY LÝ: Không thể phạm tội3. CƠ-ĐỐC GIÁO: Tự nhiên bị hoàn toàn bị phân rẽ với Thượng Đế, đang bị chết trong tội lỗi.SUY LÝ: Có thể lý luận để tìm đường đến được với Thượng Đế4. CƠ-ĐỐC GIÁO: Con người bị hoài thai trong tội lỗiSUY LÝ: Tình trạng hiện tại của con người là do cõi thiên nhiên hoặc kinh nghiệm.5. CƠ-ĐỐC GIÁO: Con người là một tạo vật hiện đang bị giam nhốt bởi thời gian thế nhưng đang tiến về hướng biên giới cõi vĩnh hằngSUY LÝ: Con người là một con vật bị trói buộc vào thời gian, liên quan với cái thế giới vật lý được biết hoặc có thể xác minh được.6. CƠ-ĐỐC GIÁO: Con người gồm có linh, hồn và xácSUY LÝ: Con người là xác - tình cảm và lý trí hay do những điều đó kết hợp lại. Á thần, đến độ Thượng Đế chẳng còn cần thiết nữa.7. CƠ-ĐỐC GIÁO: Con người là một tội nhân nên không thể đạt tiêu chuẩn về thánh khiết của Thượng Đế, vì chúng ta “đều phạm tội không còn phản chiếu vinh quang Thượng Đế” nữa. Điều này dẫn tới sự ăn năn thống hối và khiêm hạ trước mặt Thượng Đế.SUY LÝ: Con người tự thiết lập lấy tiêu chuẩn tương đối / tuỳ theo hoàn cảnh cho chính mình. Điều này dẫn tới thái độ tự tung tự tác, tự cho mình là công chính và kiêu ngạo.8. CƠ-ĐỐC GIÁO: Con người được kêu gọi phải đầu phục ý chỉ Thượng Đế. Tinh thần luân lý đạo đức là phản ảnh việc con người tuân thủ các mệnh lệnh (điều răn) của Thượng Đế, đã được chính Chúa Cứu Thế thể hiện và treo gương.SUY LÝ: Con người tự quyết định lấy việc mình muốn đầu phục gì. Tinh thần đạo đức tuỳ thuộc vào tiêu chuẩn tương đối mà con người tự đặt ra. Con người thắc mắc đặt vấn đề về uy quyền.9. CƠ-ĐỐC GIÁO: Con người có sự thông hiểu bẩm sinh về những gì mà luân lý đạo đức đòi hỏi; nó là một yếu tố được gắn liền vào người để xác định phải, trái. Đó chính là lương tâm khi bị xâm phạm đã tạo ra cảm thức

Page 111: Dao duc co doc giao voi cac van de can dai

phạm lỗi.SUY LÝ: Con người không có hiểu biết bẩm sinh về phải trái vì chẳng có gì phải trái để biết cả Nếu con người thừa nhận là có lương tâm, thì bình thường, nó chẳng để ý gì đến lương tâm cả. Nó được bảo là phải huỷ bỏ, chẳng biết gì tới tiếng nói đạo đức bên trong. Tội lỗi không có thật trên đời này.10. CƠ-ĐỐC GIÁO: Con người nhất định phải chịu trách nhiệm về các hành động và quyết định. Người phải khai trình, tính sổ về từng tư tưởng, lời nói và hành động của mình, liên hệ với tiêu chuẩn mà Thượng Đế mặc khải.SUY LÝ: Con người thường chẳng phải tính sổ với ai cả, ngoài ra với chính mình. Do đó, chẳng có lý do gì để các hành động của nó phải chịu phán xét. Con người không có trách nhiệm.11. CƠ-ĐỐC GIÁO: Con người không phải là uy quyền cuối cùng của đời sống mình. Uy quyền ấy hoàn toàn nằm bên ngoài, nó tập trung vào Thượng Đế.SUY LÝ: Con người là uy quyền tối hậu trên đời sống mình. Do đó nó sống là để tự làm đẹp lòng chính mình và chẳng có chút ý thức tội lỗi gì cả vì nó tự đặt cho riêng mình những tiêu chuẩn khả dĩ đạt tới được.12. CƠ-ĐỐC GIÁO: Khi con người đã được cứu chuộc vâng lời Thượng Đế trong các hành vi cử chỉ của mình, người đang phát triển một mối liên hệ càng mật thiết hơn với Ngài.SUY LÝ: Khi con người hành động theo nền đạo đức học do chính mình tự tạo, người tự tách xa mình khỏi Thượng Đế hơn và càng trở nên giống hơn với cái hình ảnh của điều mà người tôn thờ - tức là con vật Cuối cùng thì kết quả là cuộc đời người được biến thành hình ảnh của sự chết, vẫn còn nằm lì mãi trong đó.13. CƠ-ĐỐC GIÁO: Các niềm tin của con người, căn cứ trên sự mặc khải, quyết định nếp sống của người ấy.SUY LÝ: Điều con người mong muốn cho đời sống mình trở thành cơ sở cho một hệ thống biện minh cho nếp sống ấy14. CƠ-ĐỐC GIÁO: Lực biến đổi của người được cứu chuộc là Đức Thánh Linh vận hành trong người ấy, mà kết quả là người ấy được biến đổi để trở thành hình ảnh của Chúa Cứu Thế.SUY LÝ: Động lực thúc đẩy sự thay đổi trong con người thường là do chính bản ngã, có lợi cho bản ngã, hướng nội tự quyết định, độc lập đối với tất cả ngoại trừ các quyết định trong hành động khiến có sự thay đổi.15. CƠ-ĐỐC GIÁO: Con người có tiềm năng được Thánh Linh của Thượng Đế ban quyền năng cho, để thực hiện điều làm đẹp lòng Thượng Đế.SUY LÝ: Con người hoàn toàn tự mãn, độc lập chẳng cần một quyền năng bên ngoài nào can thiệp vào quyền tự cai trị kiểm soát chính mình.

Page 112: Dao duc co doc giao voi cac van de can dai

16. CƠ-ĐỐC GIÁO: Nhờ đầu phục chân lý của Thượng Đế và đáp lại lương tâm mà Thượng Đế đã đặt bên trong con người như một phần của hình ảnh Thượng Đế, đồng thời với niềm tin quyết của Đức Thánh Linh con người đạt được sự hài hoà và biết lợi dụng tài năng Thượng Đế ban cho mình để hành động đạo đức.SUY LÝ: Bằng việc khẳng định chân lý của con người chống lại chân lý của Thượng Đế và lương tâm bẩm sinh, con người sống phản loạn chống Thượng Đế. Nó tự thay thế cho Thượng Đế và cuối cùng tự thần hoá mình xem con người là uy quyền tối hậu.XII. NHỮNG ĐIỂM NHẤN MẠNH QUAN TRỌNG: HIỆN SINH CHỦ NGHĨA CHỐNG CƠ-ĐỐC GIÁO 1. H.S: Làm theo chân lý, thì chân lý trở thành chủ quan và có ngay trong khoảnh khắc ấy.CĐG: Biết chân lý rồi làm theo chân lý nhờ được Đức Thánh Linh ban quyền năng cho, thì chân lý trở thành tuyệt đối, khách quan và phổ quát.2. HS: Các quyết định vô tư, tức khắc nảy sinh từ nhu cầu bức thiết của khoảnh khắc hiện sinh, nó nảy sinh từ bên trong con người.CĐG: Những quyết định căn cứ trên sự đầu phục và vâng theo ý chỉ Thượng Đế và được lời thành văn của Thượng Đế chỉ dạy cho sẽ được tìm thấy nhờ cầu nguyện Những câu trả lời đúng nhất đến từ bên ngoài con người biết trông cậy nơi Thượng Đế.3. HS: Thực tại 1) Chỉ là kinh nghiệm 2) là chính khoảnh khắc bạn hiện hữu, quá khứ là vô nghĩa, còn tương lai thì không hiện hữu 3) là “bước nhảy vọt của đức tin”, vì chẳng còn có gì khác để tin cậy.CĐG: Thực tại vượt quá những gì chúng ta có thể kinh nghiệm. Khoảnh khắc hiện hữu là quan trọng vì đó là thời điểm để cho ý chí hành động, hoặc là đầu phục, hoặc là gạt bỏ Thượng Đế. Khoảnh khắc vật lý kế tiếp có thể không hiện hữu, nhưng có một hiện hữu tương lai kéo dài miên viễn. Quá khứ quan trọng vì đã có những biến cố lịch sử có ý nghĩa - công trình sáng tạo, sự sa ngã và cứu chuộc. Chúng ta hành động bởi đức tin vốn là của Thượng Đế, từ Thượng Đế và có Thượng Đế làm đối tượng.4. HS: Bất tín nhiệm hay đem tư tưởng thuần lý và ý chí ra để thử nghiệm Tín ngưỡng và hành động đặt cơ sở trên kinh nghiệm.CĐG: Phải luôn luôn tiết độ, nhạy bén và chăm chỉ trong tư tưởng, không đưa ý chí vào tư thế trung lập, mà tích cực dấn thân đặt nó đầu phục Thượng Đế. Tín ngưỡng, hành động và kinh nghiệm đều đặt trên nền tảng là chân lý mặc khải từ Thượng Đế.5. HS: Con người đang lâm vào một tình trạng căng thẳng tuyệt vọng. Lối thoát duy nhất là bằng cách quyết định. Không dám quyết định là “thất bại”.CĐG: Ngoài Thượng Đế thì con người sa vào tình trạng tuyệt vọng. Lối

Page 113: Dao duc co doc giao voi cac van de can dai

thoát duy nhất do Thượng Đế cung cấp - Chúa Cứu Thế Giê-xu.6. HS: Quyết định cá nhân là phương pháp nhờ đó con người tạo nên cá tính của mình. Người biết quyết định là người có tư cách.CĐG: Chỉ có cá tính của con người được tái sinh mới được Thánh Linh của Thượng Đế đổi mới. Nó không biến hoá hay được đổi mới để trở thành con vật hoàn toàn, mà trở nên hình ảnh của Chúa Cứu Thế Giê-xu Trách nhiệm của con người là trong La 12:1,2.7. HS: Sự chết thuộc thể là thực tại chắc chắn duy nhất. Đàng sau đó chẳng còn gì nữa. Cách vượt thoát tối hậu khỏi sự căng thẳng luôn luôn có mặt, cận kề, tuyệt vọng của việc quyết định được biểu hiện bằng tự sát, vì ở đàng sau kinh nghiệm chẳng còn thực tại nào nữa.CĐG: Cái chết thuộc thể là một thực tại siêu việt (vượt lên trên) do bản tính vĩnh hằng của tương lai con người. Hãy còn nhiều thực tại khác có cơ sở là mưu định của Thượng Đế trong công trình sáng tạo - xác, hồn, linh. Vẫn còn một thực tại quan trọng hơn do chính Thượng Đế minh định.8. HS: Điều duy nhất đáng tin cậy là các quyết định của bạn - bất chấp hậu quả có là gì. Con người là nền móng cho lòng tin cậy của nó.CĐG: Đấng đáng tin cậy duy nhất là Thượng Đế. Tôi không thể tự tin mình vì tôi vốn được hoài thai trong tội lỗi lại còn bị tội lỗi làm hại vì có một tấm lòng xấu xa và dối trá. Tôi phải luôn luôn tin cậy Thượng Đế. Châm 3:5,6KẾT LUẬN: Khi các chân lý tuyệt đối đã bị đánh mất, thì phần kết thúc là sự tuyệt vọng triền miên và chủ nghĩa chống tri thức (anti-intellectualism). Trái lại, một khi đã xác lập được các chân lý tuyệt đối, nó ban cho chúng ta một nền tảng vững chắc cho hi vọng và đức tin, cả về phương diện thuần lý lẫn thuộc linh.

CÁC VẤN ĐỀ ĐẠO ĐỨC CHỌN LỌC

I. Các xung đột luân lý và nan đề đạo đức A. Minh định nan đề: Phải chăng có nhiều khi người ta phải đối đầu với một số chọn lựa khi cần đưa ra một quyết định, khi người ta cần chọn lựa giữa nhiều mệnh lệnh khác nhau của Thượng Đế, của các quyết lệnh luân lý, bằng không, các bó buộc đạo đức có vẻ như xung đột hoặc thật sự xung khắc nhau?B. Định nghĩa: 1. Xung đột, xung khắc (conflict) “Một ý kiến bất đồng, một trường hợp không nhất trí. Sự căng thẳng tình cảm, hậu quả của việc xung khắc nhu cầu nội tâm hay động lực thúc đẩy. Tỏ ra xung khắc hay không thể hoà giải” Webster's Seventh New Collegiate Dictionary. Springfield: G & C. Merriam,

Page 114: Dao duc co doc giao voi cac van de can dai

1.1752. Nan đề (dilemma) “Một luận cứ đưa ra hai hoặc nhiều hơn hai điều cần phải chọn có sức thuyết phục tương đương chống lại một đối thủ. Một sự chọn lựa hoặc hoàn cảnh gồm việc phải chọn giữa nhiều sự chọn lựa không thoả đáng như nhau, một vấn đề dường như không thể có giải pháp thoả đáng” Webster's Seventh New Collegiate Dictionary Springfield: G & C.Merriam, 1970.669.3. Một viễn ảnh theo Kinh ThánhCó nhiều từ ngữ mô tả một số hoàn cảnh mà một tín hữu sẽ phải gặp trong đời sống. Nói chung, thì các xung khắc luân lý và nan đề đạo đức có thể tìm thấy ngay từ thời con người mới bắt đầu sống trong vườn Ê-đen. A-đam và Ê-va đã được đặt vào một hoàn cảnh hết sức rõ ràng và phân biệt, trong đó tình yêu thương và đức tin của họ đã bị thử nghiệm. Thượng Đề nguyên định dùng sự việc ấy để làm một bằng chứng; thế nhưng Sa-tan đã bẻ lệch trắc nghiệm ấy để biến nó thành một cám dỗ mà hệ quả là tội lỗi đã vào trong bản tính căn bản của con người.Từ đó trở đi, có hai nguồn thử thách, trắc nghiệm hay cám dỗ tự biểu hiện bằng nhiều hình thức xung khắc luân lý và nan đề đạo đức khác nhau. Hai nguồn ấy hoàn toàn đối lập nhau về bản tính và chủ đích; và chúng là vô địch về quyền lực và khả năng để gây ảnh hưởng trên nhân loại. Ước muốn của Thượng Đế là nhờ những thử thách để thử nghiệm và củng cố đức tin cho người tín hữu, trong khi chủ đích của Sa-tan là vô hiệu hoá người tín hữu trong việc nêu cao một lời chứng tốt; nó không nhất thiết muốn tận diệt họ; nhưng nếu nó có thể đưa họ đến chỗ sa bại và thôi không làm chứng cho Chúa Cứu Thế nữa, tức là nó đã thành công.Các thử nghiệm của Thượng Đế nhằm thử thách đức tin và tăng cường sức lực cho con người Người tín hữu có thể đáp ứng đứng đắn hay không với cuộc trắc nghiệm. Ý chỉ của Thượng Đế là người tín hữu sẽ không do đó mà phạm tội; tuy nhiên, Ngài không khiến chúng ta trở nên trọn vẹn bằng vũ lực. Tội lỗi chúng ta không hoàn toàn phủ nhận hay làm thất bại ý chỉ Thượng Đế; nó chỉ có nghĩa rằng chúng ta đã thực hiện ý chí của mình, bất chấp ý chỉ Ngài Các thử thách và xung đột luân lý đều có thật; đáp ứng lại với chúng thật đứng đắn, phải lẽ sẽ được Thượng Đế chứng nghiệm cho đức tin chúng ta Do vâng lời từ trong lòng, nó chứng minh rằng chúng ta yêu mến Ngài.4. Những điều kiện cho các nan đề đạo đức và xung đột luân lý:a. Phải có nhiều lựa chọn hiện diện đó là: i. hiện thựcii. có thể đạt tới đượciii. trong phạm vi cá nhân có thể làm được

Page 115: Dao duc co doc giao voi cac van de can dai

b. Con người trong cuộc phải có thể tự quyết định lấy. C. Những tình hình có thể có: 1. Quan điểm “cả hai đều tốt”a) Minh định ngắn gọn tình hình: đây không thật sự là một xung đột, cho bằng là một chọn lựa có thể có giữa hai giải pháp, khi trong ước muốn của một người muốn làm đẹp lòng Thượng Đế người ấy vượt trên điều đòi hỏi của nhà nước hoặc uy quyền trần gian.b) Hậu thuẫn từ Kinh Thánh được rút ra ở La 13:8-10 và Cơ 3:23c) Những lời phê bình2. Quan điểm “một tốt một xấu”a. Minh định vắn tắt tình hình: trường hợp này xảy ra khi uy quyền do Thượng Đế ban cho bị các tác nhân người của Ngài giải sai; điều này đưa một người đến chỗ xung đột trong việc phải vâng theo uy quyền của Thượng Đế hay chính quyền thối nát. Thí dụ trường hợp này xảy ra khi nhà nước cấm những gì Thượng Đế truyền dạy hoặc truyền lệnh phải làm những gì Thượng Đế cấm đoánb. Phần hậu thuẫn của Kinh Thánh được trích dẫn trong Đan 3,6; Công 5:29; và La 13:1-10c. Những lời phê bình:3. Quan điểm “cả hai đều xấu”a. Minh định vắn tắt lập trường: tình hình này được bảo là xảy ra khi chỉ có một cách chọn lựa duy nhất, nhưng cả hai giải pháp đều bị xem là tội hay xấu. Thí dụ, một người có súng đến gần bạn vì anh ta tin rằng bạn biết chỗ trốn của vợ anh ta. Anh ta đang say rượu và bảo với bạn rằng anh ta muốn giết vợ mình. Bạn biết chỗ trốn của vợ anh ta. Bạn sẽ nói dối để che chở cho người phụ nữ ấy, hay nói thật để dẫn đến cái chết của bà ta?b. Hậu thuẫn trong Kinh Thánh được rút ra từ đời sống Đa-vít trong Mã 12 và ISam 21 và ẩn dụ về người Sa-ma-ri nhân từ.c. Những lời phê bình:Xin chú ý: khi một chân lý tuyệt đối đã được xác lập, thì các lãnh vực luân lý đạo đức trở thành đen, trắng thật phân minh, với rất ít lãnh vực có màu xám; tuy nhiên khi một tiêu chuẩn tương đối xuất hiện, việc phân biệt thiện ác, đúng sai trở nên mờ nhạt thành nhiều “cấp bậc” của thiện và ác.D. Các viễn ảnh cổ điển và thông thường của Cơ Đốc giáo về các xung khắc luân lý. 1. Quan điểm “cách chọn thứ ba”a. Bao giờ cũng có lối thoát cho tất cả các nan đề đạo đứcb. Có thể tránh được mọi nan đề đạo đứcc. Phải luôn luôn nói thật, tức là đừng bao giờ nói dối.d. Đừng bao giờ phạm tội do muốn tránh phạm tội

Page 116: Dao duc co doc giao voi cac van de can dai

e. Phải tin tưởng và tin cậy Thượng Đế cách tuyệt đối, rằng Ngài giải thoát được mình khỏi mọi hoàn cảnh.f. Hậu thuẫn của Kinh Thánh trong ICổ 10:13g. Những lời phê bình:2. Quan điểm “Giải pháp ít xấu (ác) hơn”a. Trên thế gian thật có các xung đột luân lýb. Có những quy phạm phổ quát ràng buộc mọi người thuộc mọi thời đại và trong mọi hoàn cảnh mà không cần có điều kiện ngoại lệ, miễn trừ hay sửa đổi nào và nếu vi phạm thì tức là phạm lỗi.c. Sự bó buộc đạo đức không hàm ý khả năng thực hiệnd. Có một số nan đề đạo đức đích thực, trong đó cả hai cách chọn lựa đều sai, do đó, người ta bị bắt buộc phải làm điều ít sai lầm hơne. Điều ít sai lầm hơn có thể định nghĩa như là điều ít tốt hơn cho số người ít hơn, hoặc là không vi phạm quy phạm hay mệnh lệnh đạo đức cao hơnf. “Lối thoát” là làm điều ít xấu (ác) hơn cả khi nó sẽ chẳng bao giờ được biện minh. Ta phải ăn năn, xin Chúa tha tội, và trông cậy nơi Thượng Đế đầy ân phúc.g. Hậu thuẫn trong Kinh Thánh có thể tìm thấy ở câu chuyện về bánh trần thiết của Đa-vít trong Mã 12 và ISam 21.h. Những lời phê bình:3. Quan điểm “điều thiện (tốt) lớn hơn”a. Có những xung đột thật. b. Có những quy luật luân lý đạo đức cao (quan trọng) hơn và thấp (kém) hơnc. Ta luôn luôn bị bắt buộc phải làm điều thiện lớn nhất (thực hiện bổn phận luân lý cao hơn).d. Phải tuân thủ điều luật cao hơn (lời Thượng Đế) khi không thể tránh được sự xung đột giữa hai lệnh truyền hoặc nhiều hơn.e. Cá nhân không chịu trách nhiệm về những xung đột không thể tránh được.f. Thượng Đế không quy tội trong những trường hợp không thể tránh né vào đâu được.g. Tìm hậu thuẫn của Kinh Thánh nơi các bà đỡ Hy-bá lai trong Xuất 1h. Những lời phê bình:(Phần thông tin căn bản về “những tình huống có thể có” và “các viễn ảnh Cơ Đốc cổ điển về các xung đột luân lý” được trích từ tác phẩm Introduction to Philosophy, của N.Geisler và P.Feinberg, Baker, Grand Rapids 1980)4. Quan điểm phối hợp:a. Có những xung đột luân lý và nan đề đạo đức thật trong đời này. Gia 1:12-18 và IPhê 1:6-9b. Một người phải chịu trách nhiệm và trả lời (khai trình, tính sổ) về các hành động vào bất cứ lúc nào của mình. La 2:16; 14:10-12; IICổ 5:10 và

Page 117: Dao duc co doc giao voi cac van de can dai

Khải 22:12c. Một người có trách nhiệm làm đẹp lòng, vâng lời và tôn vinh Thượng Đế bất cứ lúc nào ICổ 10:31 Cơ 3:17 và IPhê 4:11d. Phạm tội để tránh phạm tội chẳng bao giờ là lý do thích đáng cả vì mọi tội lỗi đều xúc phạm đến sự thánh khiết của Thượng Đế. Ý muốn của Thượng Đế là dẫn chúng ta tránh khỏi tội lỗi; Ngài sắm sẵn mọi sự cho việc ấy Thi 32, 51; Gi 8:31-37 và La 6 nhất là mấy câu 12-16e. Có những tiêu chuẩn ràng buộc áp đụng cho bất kỳ lúc nào, nơi nào; Thượng Đế bất biến; sự mặc khải của Ngài bất biến; các hàm ý và ứng dụng luân lý đạo đức của lời mặc khải của Ngài cũng bất biến.f. “Lối thoát” được xác định căn cứ vào những gì đã được lời Thượng Đế giải bày. Tôi phải đầu phục lời Ngài và để cho Đức Thánh Linh ban quyền năng cho mình. Cuối cùng, Thượng Đế sẽ cung cấp lối thoát, hoặc bằng cách giúp ta vượt qua thử thách, hoặc giải thoát ta khỏi đó. Trách nhiệm của mỗi cá nhân là phải giữ lòng ngay thẳng, trung thực đối với mối liên hệ giữa mình với Thượng Đế bất cứ lúc nào Châm 3:5,6 và ICổ 10:13g. Những lời phê bình:II. Đạo đức tình dục: các nghĩa vụ và bó buộc luân lý đạo đức liên hệ với các vai trò của giới tính và các mối liên hệ tình dụcA. Dẫn nhập tổng quát: Phạm vi của đạo đức tình dục vốn rộng hơn cách định nghĩa hiện đại và rất hẹp về hoạt động tình dục nhiều. Câu định nghĩa đơn giải và rộng rãi nhất chỉ quan tâm đến cách ứng xử của đàn ông và đàn bà trong tư cách nam giới và nữ giới trong xã hội, và các mối liên hệ riêng tư giữa họ với nhau, xã hội của chúng ta đang làm suy đồi đạo đức tình dục, và những gì có tính cách tình dục, đến chỗ chỉ còn đơn thuần là đến hành động đem lạc thú nhục dục đến cho từng cá nhân mà thôi. Quan điểm bình quyền bất quân bình đã được đề cao, trong khi các quy phạm truyền thống đặt cơ sở trên chân lý đã bị vứt bỏ.B. Đạo đức tình dục kéo theo nó ba lãnh vực sau đây 1 Đạo đức tình dục cá nhân là lãnh vực trong đó một cá nhân được tự do và có trách nhiệm thực hiện chức năng của mình một cách tích cực về mặt sinh lý (thuộc thể). Phần này chủ yếu quan tâm tới hành động.2. Các vai trò của tính phái bên trong các xã hội mô tả thế nào người đàn ông và người phụ nữ thực hiện chức năng bên trong một xã hội ở cương vị phái nam và phái nữ. Điều này liên quan chủ yếu với chức năng và hành vi thích hợp của đàn ông và đàn bà.3. Các nền tảng trên đó các quy phạm hay tiêu chuẩn được thiết lập. Phần này đối phó chủ yếu với vấn đề phải quan tâm đến “ai” hay “những gì” sẽ quyết định đâu là các chức năng phải lẽ, xã hội phải áp dụng tiêu chuẩn nào, và nếu bị áp đặt, thì các giá trị của những ai phải được phản ảnh trong xã

Page 118: Dao duc co doc giao voi cac van de can dai

hội.C. Tự do tình dục cá nhân. 1. Minh định tình hình hiện tại: thế giới đã loại bỏ tất cả những đường hướng chỉ đạo thật sự mẫn cảm đối với hoạt động tình dục. Nền móng cơ bản là chính con người và điều mà con người mong muốn theo ý thích. Điều này thay đổi từ một nền văn hoá này sang một nền văn hoá khác và từ người này sang người khác. Phần này cũng được mô tả là “tương đối chủ nghĩa về phương diện văn hoá”2. Các hậu quả của tương đối chủ nghĩa văn hoáa Đa thêb. Đa phuc. Một chồng một vợd. Ngoại tìnhe. Loạn hôn tà dâmf. Đồng tính luyến ái và lưỡng tính luyến áig. Mại dâm3. Quan điểm của Kinh Thánh về tình dụca. bên trong sợi dây ràng buộc của hôn nhân do tình yêub. Truyền giốngc. Lạc thú cá nhând. Sự hợp nhấte. Một loại hôn nhân trọn vẹn đặc thù.f. Làm đằm thắm thêm sự dấn thân và trách nhiệm.4. ICo 6:19,20 vạch rõ thân thể chúng ta không thuộc riêng về mình, vì chúng ta vốn được chuộc bằng giá cao. Bất kỳ làm việc gì, chúng ta đều phải làm nhằm mục đích tôn vinh Thượng Đế. Do đó, xâm phạm điều Thượng Đế đã tuyên bố là nằm bên trong các ranh giới của sự thánh khiết, là sai tráia. Ý chỉ Thượng Đế đặc biệt bị xâm phạmb. Tâm điểm và ngoại vi của gia đình đều chịu tổn hại hầu như vô phương hàn gắnc. Nền móng thiết yếu cho một mối liên hệ bị xói mònd. Lạc thú được đề cao hơn sự vâng lời, là điều làm nảy sinh lạc thú bị hạn chế trong phản loạn.C. Đồng tính luyến ái. 1. Các định nghĩa:a. “Liên hệ với hay bày tỏ dục tình hướng về một người cùng phái tính “Webster's Seventh New Cllegiate Dictionary. Springfield G & C. Merriam 1970,399.b. Kinh Thánh đề cập đến trong: Phục 23:17 IVua 14:24; 15:12 22:46; IVua 23:7; La 1:18-32; ICổ 6:9.

Page 119: Dao duc co doc giao voi cac van de can dai

2. Tình hình phổ biến: Có thói quen phổ biến là chấp nhận, phê chuẩn và dung túng việc hai con người đã trưởng thành thuận ý với nhau thực thi bất luận loại hoạt động tình dục nào mà họ đều mong muốn với nhaua. Vấn đề về luật bảo vệ các “quyền lợi” được làm bất cứ điều gì họ muốn. Thế về tự tử thì sao?b. Vấn đề về luật dung túng hoạt động ấy. Cho phép không phải là dung túng hay sao? Trong trường hợp này cho phép há không phải là khiến nó có thể trở thành hợp pháp hay sao? Há không phải là dung túng bằng cách mặc nhận hay sao?c. Vài lý do thông thường để ủng hộ nếp sống:i. Lấy lạc thú làm mục tiêu chủ yếuii. Đây chỉ là một cách chọn một nếp sống khác mà thôiiii. Tánh “tự nhiên” khiến tôi như thếiv. Đây là hậu quả do việc bị biến thành nạn nhând. Phê bình cách biện minh của họi. Kết cuộc của hệ thống ấy không đề cập đến các vấn đề hiện tại của nếp sống là gì?ii. Tôi có tự quyền và tự quyết định. Theo ý tôi thì như thế là phải là đúngiii. Bạn không thể thay đổi luật tự nhiên được3. Quan điểm của Kinh Thánha. Sáng thế ký 2 và 19. Theo trật tự nguyên thuỷ của công cuộc sáng tạo, Thượng Đế chỉ tạo dựng một người nam và một người nữ để chung sống với nhau, chớ không phải một người nam với một người nam, hay một người nữ với một người nữ Sô-đôm và Gô-mô-rơ đã bị Thượng Đế trừng phạt không phải vì thái độ không hiếu khách của họ, mà vì tội lỗi đê tiện của họ.b. Lê-vi ký 18:22-30. Đồng tình luyến ái là một điều ghê tởm và làm ô uế đất đai xứ sởc. Lê-vi ký 20:13. Tập tục ấy phải bị loại trừ khỏi xứ bằng án tử hình (Tập tục này được kết hợp với đạo thờ cúng)d. La 1:18-32. Đồng tính luyến ái không phải là một bệnh tật; trái lại nó là sự lựa chọn của một người để theo đuổi một tội đặc thùe. ICổ 6:9. Những kẻ đồng tính luyến ái không hưởng được Nước Trờif. Ê-phê-sô 4:17-24 và La 6. Câu trả lời chỉ có thể tìm thấy trong ân phúc của Thượng Đế. Quyền năng Thượng Đế có thể thay đổi bất luận một nếp sống tội lỗi nào. Người từng tham gia nếp sống đặc thù ấy trước kia phải xưng tội ăn năn và nối gót Chúa Giê-xu là chủ mình mỗi giờ mỗi phút4. Các vấn đề đặt ra cho Cơ Đốc nhâna Hội thánh phải đáp ứng thế nào với người đồng tính luyến ái?b. Hội thánh phải đáp ứng thế nào với người đồng tính luyến ái đã mắc bệnh SIDA?

Page 120: Dao duc co doc giao voi cac van de can dai

c. Dân chúng nói chung có thể được bảo vệ chống căn bệnh SIDA đến mức độ nào?d. Chính phủ có nên tài trợ cho công cuộc nghiên cứu nhằm chữa trị căn bệnh SIDA hay không?III. Các nhân quyền: Các nghĩa vụ và bó buộc đạo đức liên hệ đến các quyền lợi cá nhân của chính cá nhân. Những lời công bố đạo đức có thể áp dụng cho mọi ngườivới tư cách nhân tính của họ. Những bản tuyên ngôn đạo đức bảo vệ điều “thiện” sẽ bảo đảm thực sự cho sinh mạng con người.A. Các loại nhân quyền 1. Quyền chính trị: phần này liên quan đến một điều luật hay chính sách, hoặc tổng quát hoặc đặc thù, của một chính quyền có liên quan trực tiếp đến một nhóm hay nhiều đoàn thể gồm nhiều cá nhân dưới quyền cai trị hay kiểm soát của họ. Phần lớn toàn văn điều luật ấy thường theo nhiều chính sách tiêu cực hoặc áp bức.2. Quyền cá nhân: phần này mô tả các quyết định hay nếp sống mà một cá nhân được tự do chọn lựa và có khả năng thực hiện, do đó trở thành “quyền” của họ để có để làm, hoặc trở thành v.v.. Một số các lãnh vực bao gồm trong phạm vi đạo đức học cá nhân, là: đạo đức học y khoa, đạo đức học di truyền, đạo đức sinh học (bioethics) gây mê cho người hấp hối phá thai và sát hại trẻ con.B. Một nhận xét liên quan đến nền tảng của nhân quyền. Nền tảng của cuộc đấu tranh để biểu hiện và sở hữu các nhân quyền có thể có cơ sở trên bản tính nội tại của con người với cương vị con người, hơn là trên các ranh giới của luật pháp Vì chính do các ranh giới luật pháp hẹp hòi đó mà thiên hạ mới viện đến bản tính con người như xứng đáng được càng nhiều quyền tự do hơn là điều mà một chính phủ áp bức hiện cho phép.Cũng vậy, các nhân quyền dường như có các ranh giới hợp pháp để làm nền móng cho quyền tự do hành động. Sự tách bạch này không phải là bền vững và bất biến, khi nền tảng cuối cùng (đứng về phương diện con người mà nói) để làm cơ sở cho các quyền thường do bản tính con người mà ra. Hoặc là vì con người vốn được sáng tạo theo hình và tượng của Thượng Đế, do đó xứng đáng được một số “quyền” căn cứ trên sự kiện của địa vị được sáng tạo của nó trước mặt Thượng Đế, hoặc là vì con người chỉ là một con vật không được sáng tạo theo hình và tượng của Thượng Đế, do đó, nó không xứng đáng được đối xử đặc biệt, hoặc có được đặc quyền gì vì nó chẳng có gì khác hơn một con vật.Chỉ khi nào nền tảng cho bản tính con người được tập trung vào lời mặc khải của Thượng Đế thì chừng đó mới có một tiêu chuẩn nhất quán phản ảnh nền tảng đích thực của các “quyền” của người trong bất kỳ lãnh vực nào của đời sống.

Page 121: Dao duc co doc giao voi cac van de can dai

C. Bản tính của xã hội đa nguyên 1. Ý niệm tổng quát được đặt trên cơ sở gồm nhiều loại tín ngưỡng, con người và ý kiến đang tồn tại trong tất cả các xã hội, độc lập đối với cách biểu hiện các loại ấy, nó đã có sẵn ở đấy rồi, và phải được tôn trọng. Xã hội đa nguyên ngay từ nền tảng của nó đã có quyền tự do biểu hiện đó cho tất cả các thành viên của mình rồi. Cách biểu hiện này có thể mặc lấy nhiều hình thức khác nha, từ một đảng chính trị khác nhau đến bức thư viết cho chủ bút một tờ báo. Đối lập với một xã hội đa nguyên là một nhà nước độc tài, ở đó quyền tự do biểu hiện của tất cả các thành viên đều bị dập tắt trong hầu hết mọi hình thức.2. Các lợi ích của một xã hội đa nguyên vốn có nhiều. Có rất nhiều loại tư tưởng, ý niệm, tín ngưỡng và ý kiến tất cả đều có cơ sở là quyền tự do lớn lao của con người để tự mình diễn tả các tư tưởng, ý niệm, tín ngưỡng và ý kiến đó. Hệ thống này được xem như người đầy tớ phục vụ cho nền tảng luân lý và chân lý, đặt cơ sở trên điều đã được thiết lập rồi. Hệ thống này cho quyền tự do lựa chọn và quyền tự do bày tỏ ý kiến bên trong các ranh giới của phần nền móng đã thiết lập. nó không cho phép mọi sự được tự do trở thành một phần của hệ thống nền móng.3. Những điều bất lực của một xã hội đa nguyên cũng có nhiều nữa. Bên trong sự cởi mở của một xã hội, nó “mở cửa” cho quá nhiều điều nên bị mất đi cái khả năng biện biệt thích hợp giữa phải và trái vì nó đã chấp nhận đủ loại chân lý khác nhau như là điều có thể có được. Do cách làm này mà đã có khuynh hướng chấp nhận cái xấu (ác) và đưa vào bên trong hệ thống nói chung, cho đó sẽ bảo vệ cho tiêu chuẩn xấu. Khi được xem như một hệ thống trung lập,nó không có nền móng cho luân lý đạo đức hay chân lý và sẽ phản ảnh bất cứ điều gì nó tiếp nhận vào trong hệ thống. Vấn đề chủ yếu, ấy là hệ thống đa nguyên không phải là trung lập; một tinh thần luân lý đạo đức nào đó sẽ được phản ảnh. Ta có thể đặt ra các câu hỏi say đâu: Tinh thần luân lý đạo đức của ai sẽ được phản ảnh? Tại sao tiêu chuẩn luân lý đạo đức này lại là tốt hơn hay hơn bất kỳ một tiêu chuẩn nào khác? Nhà nước có quyền hạn chế quyền tự do cá nhân đến mức độ nào để bảo vệ được cho an ninh quốc gia?D. Một quan điểm khái quát vắn tắt của Kinh Thánh về chủ đích của chính quyền La 13:1-10 và IPhê 2:13-171. Vấn đề thu thuế để trả lương cho những người làm việc cho chính phủ.2. Vấn đề trừng phạt những kẻ làm sai trái3. Vấn đề bảo vệ quyền tự do cho quốc gia bằng cách tự vệ đối với các dân tộc hiếu chiến, vấn đề liênminh phòng thủ của các dân tộc yếu hơn nếu bị các nước hiếu chiến tấn công, vấn đề ký các hiệp ước quốc tế, và có một căn bản cho các thỏa thuận quốc tế (các điểm này vốn hàm chứa trong chế độ

Page 122: Dao duc co doc giao voi cac van de can dai

Thần quyền (theocracy) của Cựu ước)4. Chẳng đề cập gì đến vấn đề tích cực theo đuổi việc làm lànhE. Các quyền về chính trị, hoạt động chính trị và chống pháp luật. 1 Các quyền về chính trịa. Khi một chính quyền không đại diện một cách thật công bằng cho nhân dânb. Khi chính quyền cố ý đàn áp hoặc tích cực áp bức vài bộ phận trong nhân dân dưới quyền cai trị kiểm soát của mình.2. Lý do căn bản ẩn đàng sau các hành động hoặc tín ngưỡng.a. Viễn cảnh của thế gian được định tính bởi sự tập trung và tất cả bản tính quan trọng của sự tồn tại của nhà nước; mọi sự đều phải có ích và có thể dùng được nhằm duy trì mãi mãi sự hiện hữu và sự tiến bộ của quốc gia.b. Quan điểm Cơ Đốc giáo.i. Thiên vị là tội, các quyền lực đang nắm quyền kiểm soát không đại diện đúng quyền hành mà Thượng Đế uỷ thác cho họ cũng vậy. Phục 10:17; IISử 19:7; Công 10:34; La 13:1-10; Êph 6:9 và Gia 2:1-13ii. Hình ảnh Thượng Đế trên con người là nền tảng đích thực cho các nhân quyền Sáng 1:27 và Xuất 20:3-17iii. Bản tính công chính của Thượng Đế được thấy rõ trong các hành động công bằng của Ngài; những người đang cầm quyền phải phản ảnh phần uy quyền đã được uỷ thác cho họ mà không được lạm dụng nó Thi 9:4 và La 13:1-103. Hoạt động chính trị và chống luật pháp: sự bó buộc, phạm vi, và các giới hạn của Cơ Đốc nhân trong việc tham gia tiến trình chính trịa. Mạng lịnh của Kinh Thánh.i. Thượng Đế cầm quyền tể trị, Đan 2:20-23 và 4:17 trong toàn văn. Thượng Đế là Đấng thiết đặt các chính quyền. Nếu chính quyền đại diện thật phải lẽ cho uy quyền của Thượng Đế, nó phải đặt cơ sở trên luân lý đạo đức của Kinh Thánh, là kính sợ Thượng Đế.ii. Thượng Đế là uy quyền đứng phía sau chính quyền, La 13:1-10 khi chính quyền đã lập luật con người phải tôn trọng các luật lệ ấy, vì tôn trọng Đấng có uy quyền đứng phiá sau, chính quyền ấy. Người tín hữu phải đầu phục chính quyền như đầu phục Thượng Đế vậy - đó là một việc làm công chính IPhê 2:13-17. Cơ Đốc nhân phải là người công dân gương mẫu, làm nhiều hơn cả điều nhà nước đòi hỏi, và ít hơn những gì mình được phép làm.b. Ngoại lệ về tuân thủ theo Kinh Thánh, rút ra từ Công 4:19,20 và 5:29-32Khi chính quyền không đại diện cho Thượng Đế, ta phải vâng lời Thượng Đế chớ không phải là vâng lời loài người Phải vạch rõ lằn ranh phân cách về việc vâng lời và bám chặt nó khi... “Chính quyền cấm điều Thượng Đế truyền dạy hoặc cho phép và khi chính quyền truyền phải làm hoặc cho phép

Page 123: Dao duc co doc giao voi cac van de can dai

(làm) điều Thượng Đế cấm.4. Tiềm năng dấn thân theo gợi ý của John Stott trong tác phẩm Involvement quyển I.a. Đòi hỏi bằng sức mạnh để hợp pháp hoá luân lý đạo đức.b. Không dấn thân khi tin rằng không thể hợp pháp hoá luân lý đạo đức.c. Tin quyết do chịu thuyết phục khi một người tin nhận Phúc âm và quyền năng Thượng Đế, khi luân lý đạo đức được “hợp pháp hoá” theo sự biến hoá của con người mới trong Chúa Cứu Thế.5. Vài mẫu lý luậna. Chúa Giê-xu và các môn đệ Ngài không tham gia chính trịb. Nó phủ nhận sứ mạng thật sự của Hội thánh. Sứ mạng của Hội thánh là truyền bá Phúc âm cứu rỗi nhờ ân phúc Thượng Đế và đức tin vào Chúa Cứu Thế Giê-xu.c. Phúc âm không phải là “Phúc âm xã hội”; nhưng có hàm ý xã hội6. Tham gia chính trị trên cơ sở giáo lý như đã được John Scott gợi ý trong tác phẩm Involvement, quyển Ia. Giáo lý về Thượng Đế, là Chúa tể, có quyền thiết lập và công bố điều gì là đúng, thiện, và hợp lý luân lý đạo đức. Chúng ta với cương vị các đại sứ, phải phản ảnh các chân lý ấy.b. Giáo lý về con người, vốn có hình và tượng của Thượng Đế nhưng đã sa ngã, phải đưa chúng ta đến một đánh giá cụ thể về điều có thể thực hiện được khi một người làm việc với “hệ thống” ấy; chúng ta không nên ngây thơ khi tiếp cận với hệ thống chính trị. Chúng ta cũng phải thông hiểu càng được nhiều bao nhiêu càng hay bấy nhiêu.c. Giáo lý về Chúa Cứu Thế Giê-xu, vốn là chính Thượng Đế nhập thể, phải dẫn chúng ta đến chỗ dấn thân với những người mà Thượng Đế đã đặt trong đời sống chúng ta, yêu mến họ, và sống cuộc đời của Chúa Giê-xu trước mặt họ, để họ thấy được kết quả tốt đẹp của đời sống theo các đường lối của Thượng Đế.d. Giáo lý về sự cứu rỗi không thể tách rời với ý niệm về Nước Trời, nơi Chúa Cứu Thế cai trị với cương vị Chúa tể Cũng không thể tách rời một đức tin đang sống với một người sống bằng đức tin của mình.e. Giáo lý về Hội thánh tồn tại như là sự biểu hiện và bằng chứng cho công tác cứu chuộc tích cực của Thượng Đế đối với nhân loại. Người tín hữu sống trong hai thế giới. Người ấy hiện hữu trong thế giới của loài người trong lúc đang sống trong Nước Trời. Người ấy được kêu gọi ra khỏi thế gian; thế nhưng người vẫn còn ở lại như một chứng nhận của Thượng Đế hằng sống cho chính cái thế gian mà người ấy đã được gọi ra khỏi. Có thế giới của sự thánh khiết và thế giới của trần gian này, trong cả hai thế giới đó, Cơ Đốc nhân là “lương tâm của dân tộc” và là “muối và ánh sáng” cho thế gian.

Page 124: Dao duc co doc giao voi cac van de can dai

Các câu hỏi: Cơ Đốc nhân tôn trọng luật pháp đã được quy định cho xã hội như thế nào?Điều gì được chấp nhận cho một Cơ Đốc nhân tích cực muốn thay đổi các luật pháp ấy?Đâu là cái giá phải trả cho việc không chịu đầu phục các quy phạm đã được quy định?Nơi nào các nhân quyền bị vi phạm, Cơ Đốc nhân phải đáp ứng như thế nào?D. Các nhân quyền dành cho cá nhân 1. Gây mê cho người sắp chết và sát hại trẻ êma. Định nghĩa i. Gây mê là thói quen giết những cá nhân lâm bệnh nan y, bị đau đớn hay bị thương tật trầm trọng vì các lý do thương xót họ.ii. Sát hại trẻ con là thói quen giết hại trẻ con.Cả hai tập tục này đều có thể thực hiện bằng cách chủ động tiêm chất độc hay chất có thể làm chết người, hoặc cũng có thể bao gồm những hình thức tàn bạo hơn vẫn được gọi là các phương pháp thụ động, gồm có việc bỏ mặc hay không cung cấp thuốc men hoặc nhiều phương thức để duy trì sự sống khác nữa.b. Tình hình trên thế giới hiện nay i. Một bệnh nhân hấp hối xin bạn kết thúc sớm cuộc đời người ấy.ii. Các thân nhân còn sống của một người lâm cơn hôn mê không còn hi vọng hồi tỉnh có thể yêu cầu bạn thôi sở dụng các hệ thống trợ lực cho người ấy được sống thêm.iii. Một số quốc gia Âu châu thực thi phổ biến việc gây mê cho người hấp hốiiv. Tại Hoa-kỳ, nó được xem là “cách chữa bệnh” chỉ cho ăn uống mà thôiXin chú ý: không có các đường hướng rõ ràng định nghĩa thế nào là sát nhân, giết chết hay bày tỏ lòng thương xót thì không có cơ may có được một sự nhất trí về cái gì là màu đen, và trắng trong một vấn đề như màn sương xám của sự không hiểu biết hay bấp bênh vây quanh đời sống, và lằn ranh của việc thật sự vi phạm đều mù mờ. Khi sự mù mờ, của lằn ranh ấy xuất hiện và khi có một di chuyển hướng về lằn ranh ấy, thì người ta không có một tiêu chuẩn khách quan nào để căn cứ vào đó mà đo một hành động cả; chừng đó, thật là dễ vượt quá lằn ranh, không thấy điểm khác nhau của việc gây mê là cố ý hay vô tình. Một khi lương tâm đã bị chai lì, thì người ta có thể giết người dễ dàng hơn.c. Lý do căn bản đàng sau các niềm tin. i. Đây là một việc làm do lòng thương xótii. Con người ấy không còn là thành viên sản xuất cho xã hội được nữa, đó là

Page 125: Dao duc co doc giao voi cac van de can dai

chưa nói tới gánh nặng tài chánh để giữ cho người ấy cứ sống. Người ấy không còn tư cách để tồn tại trong xã hội nữa.iii. Đó là luậtiv. Phẩm chất của sự sống mới quan trọng, chớ không phải là số lượng.d. Viễn ảnh Cơ Đốc giáo i. Sự sống dù ở cấp bậc nào cũng đều là thiêng liêng cả Phẩm chất thể xác hay tinh thần không phải là vấn đề, với Thượng Đế là Đấng cung cấp phần phẩm chất trên một cấp bậc cao hơn nhiều Đa-vít từng được đề cao về tình yêu thương tỏ lòng thương xót đối với con người, con trai què quặt của Giô-na-thanii Thượng Đế cầm quyền tể trị. Ngài vẫn còn có thể làm phép lạ để chữa lành. Hơn nữa, phải chăng Thượng Đế đang dùng biến cố ấy để dạy dỗ? Có thể có loại lời chứng nào qua những trường hợp như thế? Ai là người cầm quyền trên sự chết để quyết định để ai sống và giết chết aiiii. “Sống là Chúa Cứu Thế...” Tôi phải nhớ rằng tôi không hiện hữu trên đời này là vì chính các lợi ích và tiện nghi cho riêng mình. Tôi phải xét xem mình phải làm thế nào để tôn vinh Chúa Cứu Thế trong bất cứ hoàn cảnh nào mình gặpiv. Cần lưu ý rằng cách đánh giá một nền văn minh trưởng thành hơn là xem nó đối xử và chăm lo thế nào cho những điều dường như không quan trọng, không có khả năng sản xuất, và những thành viên bị gọi là vô dụng trong xã hội của mìnhe. Đâu là những cách lựa chọn? i. Ý chí muốn sống là phương pháp phổ biến để truyền thông các ước muốn riêng tư trong biến cố xảy ra làm tổn hại nghiêm trọng có phần thân xác Nó mô tả rất đúng điều con bệnh mong muốn căn cứ vào việc: 1. chẳng làm gì cả, 2. làm mọi sự ngoại trừ các phương pháp dũng cảm (heroisc) để duy trì sự sống và 3. làm mọi sự có thể làm được Ý chí muốn sống đã tạo được nhiều kết quả hỗn hợp; nó từng bị thách thức trước toà án và hiện không đưa ra được một căn cứ chắc chắn lắm cho hành độngii. Quyền hạn rộng rãi của người (luật sư) đại diện là một phương pháp khác nữa được sử dụng để nắm và đảm bảo được cho các nguyện vọng cá nhân trong biến cố của một tai nạn hay bịnh hoạn làm mất khả năng. Trong trường hợp này, có một sự đồng ý hợp pháp, trong một vài trường hợp đó chỉ là một lời trân trối, rằng có một ai đó được một người khác uỷ quyền đại diện để đưa ra các quyết địnhiii. Còn về vấn đề “kế hoạch” các bộ phận của con người thì thế nào? Cắt một cơ quan của một người còn sống để lắp ghép cho một người khác thì có thật sự hợp luân lý đạo đức không?f. Cơ Đốc nhân phải làm gì? Điều gì sẽ tôn vinh Thượng Đế đến mức tối đa

Page 126: Dao duc co doc giao voi cac van de can dai

trong hoàn cảnh này? Làm thế nào để tiếng nói của một Cơ Đốc nhân được lắng nghe về một vấn đề, khi xã hội nói chung vẫn chưa chết về ý thức? Cơ Đốc nhân có thể đưa ra những cách lựa chọn nào khác có thể cho mọi người thấy chỗ khác nhau?2. Phá thai.a. Định nghĩa: dùng phương tiện nhân tạo để chấm dứt việc mang thai, không phải là bằng cách sanh nở; những bằng một phương pháp mà các kết quả là tiêu diệt phôi thai một cách cố ý và có chủ đích.b. Những nhận xét cơ bản: i. Sự sống bắt đầu khi nào? Có một cách khác nữa để đặt câu hỏi này, là: “Có gì khác nhau giữa sự sống lúc nó còn trong tử cung với khi nó đã ra ngoài rồi?”a). Máy động cử động được nhận thấy đầu tiên của bào thai trong lòng mẹ Truyền thống tin rằng đó là lúc linh hồn được đặt vào trong đứa bé.b). Khả năng sống: điểm phát triển qua đó đứa bé có thể thay đổi đời sống trong tử cung thành đời sống bên ngoài mà vẫn sống sót (Còn trường hợp nó không thể tồn tại được ngoài tử cung thì thế nào?)c) Có người cho rằng đời sống bắt đầu với hơi thở đầu tiên. Tuy nhiên, đã không có gì khác nhau có ý nghĩa trong 8-12 tuần lễ phát triển cuối cùngd) Sự thụ tinh xảy ra khi tinh dịch và trứng kết hợp lại với nhau, và mọi tiềm năng đều được đặt sẵn đâu vào đấy tất cả phần còn lại là sự phát triển và tăng trưởng của con người.ii. Thai nhi trong bụng mẹ là gì Có một cách đặt câu hỏi này khác đi là “Đến thời điểm nào thì thai nhi 'thật sự trở thành một em bé?'”a) “Một giọt nguyên sinh chất”??? Một giọt nguyên sinh chất không thể phát triển một trật tự đặc thù, có kiểm soát để tạo thành một kết quả đặc thù, nghĩa là cùng một kết quả thuận lợi trong mọi trường hợp.b) Một “ký sinh trùng”??? Một phôi nang, phôi thai hay bào thai không phải là một cơ quan tự “nẩy mầm” nằm trong một sinh vật “chủ”. Nó được nhằm để sống bên ngoài và độc lập đối với người mẹc) Một “ung thư”??? Nó không phải là một loạt các tế bào tăng trưởng hỗn loạn nhằm giết chết người mẹ vì đó. Nếu cứ bỏ mặc một mình, phôi thai sẽ phát triển và thời gian thai nghén sẽ kết thúc bằng việc sinh nở, cho ra đời một con người sống.d) Phải chăng đó là một phần của người mẹ? Nó chỉ là một phần của người mẹ theo nghĩa rằng cái nhao được gắn liền từ bên trong và tạm thời. Tuy nhiên, nó là một con người khác hẳn, với một cơ cấu di truyền, nhân cách, những nét đặc trưng về thân xác v.v... khác hẳn: nó không phải là chồi cây để tháp vào.c. Các luận cứ về...

Page 127: Dao duc co doc giao voi cac van de can dai

i. Nó sẽ bảo đảm cho phẩm chất của nòi giống.ii. Nó sẽ ngăn chận việc bành trướng nghèo khổiii. Nó khiến cho việc kiểm soát dân số đạt kết quả.iv. Nó là quyền lợi riêng của người phụ nữ.v. Bào thai không thể quyết địnhvi. Phải bảo toàn và hợp pháp hoá nó thì tốt hơn là không kiểm soát và không chăm sóc.vii. Nó là một phần của thân thể người mẹ, phải được quyết định tuỳ ý bà ta.d. Quan điểm Cơ Đốc giáo: i. Sinh mạng con người là thiêng liêng ở mọi cấp bậc, mọi hoàn cảnh và mọi thời đại.ii. Cố ý huỷ diệt một sinh mạng là phạm tội sát nhân. Xuất 20:13 cấm sát nhâniii. Xuất 21:22-25 ghi lại hình phạt do gây tại hại cho một phụ nữ có mang hoặc thai nhi của bà ta.iv. Phẩm chất của sự sống không phải là vấn đề. Kinh Thánh vạch rõ rằng trong toàn cảnh, phẩm chất của sự sống là một điều gì hơn chớ không phải chỉ có phần xác mà thôi Nếu phẩm chất là vấn đề, người ta sẽ vạch ra một lằn ranh ở đâu để bảo rằng khuyết điểm này khả dĩ chấp nhận được, còn khuyết điểm kia thì không? Ai là người có quyền quyết định một khuyết điểm nào là khả dĩ chấp nhận được, còn một khuyết điểm khác thì không? Do hình và tượng của Thượng Đế mà sự sống có phẩm chất bẩm sinh. Hơn nữa, ICổ 12:23 chép rằng chúng ta phải quý trọng phần nào của thân thể tưởng là tầm thường, nhiều hơn.v. Phải phân biệt các quyền lợi riêng của người phụ nữ với các trách nhiệm về những hành động của người ấy. Nếu đây là cách đối phó với hậu quả của tội lỗi, thì một tội này không thể sửa sai cho tội đã phạm trước. Ở đây đã chẳng nói gì đến trách nhiệm của người nam cả. Quả thật là đàn ông không mang thai; nhưng trách nhiệm vẫn như nhau.vi. Thi thiên 139 cho thấy Thượng Đế đã tham dự sâu xa và mật thiết vào công trình thọ tạo của Ngài như thế nào3. Cơ Đốc nhân phải làm gì? Có những giải pháp có thể chọn nào khác cần đưa ra về vấn đề phá thai?Lời thề với Hippocrates Tôi xin thề nhân danh lương y Apollo, Aesculaius, Hygeia, Panacea, tất cả các nam và nữ thần, rằng tuỳ theo tài năng và óc phán đoán sáng suốt nhất của mình, tôi sẽ tôn trọng lời thề này và bảo đảm: xem người đã dạy tôi nghệ thuật này cũng quý báu như cha mẹ tôi vậy, cùng chia xẻ tài năng tôi với người ấy, và nếu cần thì chăm lo cho các nhu cầu của người ấy; đối xử với con cái người ấy như anh em ruột tôi và truyền dạy nghệ thuật tinh vi này

Page 128: Dao duc co doc giao voi cac van de can dai

miễn phí và vô điều kiện cho những người muốn (học nó) bằng châm ngôn, thuyết giảng và mọi phương pháp truyền dạy khác, tôi sẽ truyền lại kiến thức về nghệ thuật này cho các con trai tôi, các con trai của thầy tôi và các môn đệ ràng bắt buộc với một giao ước và một lời thề, theo y luật mà không truyền lại cho bất cứ một ai khác; tôi sẽ tôn trọng phương pháp chữa trị mà theo tài năng và óc phán đoán sáng suốt nhất của mình, tôi thấy là có lợi cho các con bệnh của tôi, và tôi sẽ từ chối bất kỳ điều gì có hại và bất hợp pháp; tôi sẽ không cho bất kỳ ai dùng thuốc độc, cả khi được yêu cầu, cũng không khuyên ai làm như thế; thêm vào đó, tôi sẽ không cung cấp cho một phụ nữ một dụng cụ gì hữu ích cho việc phá thai.Tôi sẽ sống cuộc đời mình để thực hiện nghệ thuật của mình với lòng trong sạch và trang trọng. Tôi sẽ chữa trị cho người bị một hòn đá gây đâu đớn, nhưng sẽ để việc làm đó cho những người hành nghề ấy. Bất cứ vào nhà nào, tôi sẽ chỉ vào vì lợi ích của kẻ đau yếu và sẽ không cố ý can dự vào bất kỳ một hành động sát nhơn và việc làm đồi bại, vào việc quyến dụ những người nam người nữ nào, dù họ là nô lệ hoặc tự do. Tôi sẽ không tiết lộ bất cứ điều gì có liên hệ với nghề nghiệp của mình hoặc vì một lý do nào khác, mà tôi có thể thấy hoặc nghe về sinh mạng của những người mà đáng lẽ không nên tiết lộ, vì tin rằng tất cả những điều đó đều phải được giữ bí mật.Bao lâu tôi tiếp tục trung thành với lời thề này, nguyện hạnh phúc của cuộc đời được ban cho tôi, được tiếp tục thi thực thi nghệ thuật này của tôi và được mọi người kính trọng. Nhưng nếu tôi bội thề và vi phạm lời thề này, nguyện vận số của tôi sẽ trái ngược hẳn lại.Một lời thề được hiệu đínhTôi xin nhân danh điều tôi tin là thiêng liêng nhất để nghiêm trọng thề rằng tôi sẽ trung thành với nghề y và tỏ ra công bằng, hào hiệp với các đồng nghiệp.Rằng tôi sẽ sống và thực thi nghệ thuật của mình một cách chính trực và tôn trọng Rằng bất cứ vào nhà nào tôi đều sẽ làm điều tốt lành cho người đau yếu và người khoẻ mạnh với tất cả khả năng mình có và tôi sẽ tránh xa điều sai trái, đồi bại và sự cám dỗ của những thói xấu khác.Rằng tôi sẽ thực thi nghệ thuật của mình chỉ để chữa lành cho các con bệnh của tôi và để phòng bệnh, và sẽ không cho thuốc hoặc giải phẫu nhằm chủ đích sát nhân và càng không bao giờ gợi ý về việc làm như thế. Rằng bất cứ điều gì tôi sẽ thấy hoặc nghe về sinh mạng của người ta, không thích hợp để được nói ra, tôi sẽ giữ kín bí mật bất khả xâm phạm ấy.Tôi xin hứa những điều trên, và tuỳ theo tỷ lệ tôi trung thành giữ lời thề này, hạnh phúc và tiếng tốt sẽ thuộc về tôi, còn nếu tôi bội thể thì sẽ phải nhận lấy những điều trái ngược hẳn lại. (Trích Encyclopedia of Biblical and Christian Ethics của R.K. Harrison, H. 180-181).

Page 129: Dao duc co doc giao voi cac van de can dai

IV. Đạo đức học xã hội A. Dẫn nhập Đạo đức học xã hội 1. Định nghĩa: Những nghĩa vụ và bó buộc luân lý đạo đức nhằm vào từng cá nhân nhưng được thực hiện trong bối cảnh của là mối liên hệ tập thể đối với xã hội.2. Đạo đức học xã hội: bao hàm tất cả các chi nhánh khác của đạo đức học, vì điều mà một cá nhân làm trong xã hội sẽ có ảnh hưởng đến xã hội, và điều xảy ra trong xã hội đều ảnh hưởng đến các cá nhân. Một cá nhân chẳng bao giờ sống cô lập; chẳng có ai sống được trong chân không cả; “chẳng có ai là một hòn đảo”; nhưng mọi người đều sống trong mối liên hệ lẫn nhau đến một mức độ nào đó. Cuộc đời là một chuỗi các mối liên hệ hỗ tương nối tiếp nhau vô cùng phức tạp, trong đó mỗi cá nhân đều chịu ảnh hưởng của tha nhân và cũng gây ảnh hưởng trên tha nhân nữa.3. Tính cực đoan của chủ trương đạo đức xã hội tích cực: Có sự căng thẳng hết sức rõ rệt giữa phong trào “Phúc âm xã hội cải cách” với Phúc âm chân chính của Chúa Cứu Thế Giê-xu và công cuộc cải cách thuộc linh đích thực.4. Điểm dị biệt chủ yếu bên trong Đạo đức học xã hội: Xã hội nói chung là tiêu điểm khi một cá nhân hoạt động bên trong đoàn thể.5. Công tác chủ yếu của Đạo đức học xã hội:a... mô tả đặc tính đạo đức bên trong bối cảnh của một đơn vị xã hội.b... đề xuất và đề nghị những giá trị, tiêu chuẩn và nguyên tắc nhờ đó một nan đề đạo đức có thể được giải quyết. Nó mô tả “việc phải làm” cho xã hội.c... hướng dẫn cá nhân phải thực thi những việc phải làm vào trong đời sống như thế nào. Nó cho biết một hành động thực tế phải đưa vào thực hành trong đời sống cá nhân hoặc xã hội như thế nào.B. Đạo đức học kinh doanh 1. Định nghĩa: điều được chấp nhận về phương diện đạo đức và điều con người phải làm liên hệ với công việc kinh doanh bình thường trong xã hội nói chung, trong cộng đồng trong đó nó đang hoạt động, và cho các công nhân của mình.2. Các lãnh vực đặc thù cần quan tâm:a. Vấn đề giàu, nghèo (có thể rút ra từ sự giàu có của cá nhân hoặc trong viễn ảnh kinh doanh).i. “Phước lành của Đức Giê-hô-va làm cho giàu có...” Châm 10:12)ii. Kinh Thánh không lên án tài sản; nó mô tả phương pháp phải thu thập tài sản và phải tái phân phối nó như thế nào.a) Có trách nhiệm phải phục vụ cho người nghèo trong xã hội.b) Có trách nhiệm phải quản lý môi sinhc) Có trách nhiệm phải khai trình (tính sổ) với Chúa, là Đấng giao quyền quản lý ấy.

Page 130: Dao duc co doc giao voi cac van de can dai

iii. Các vấn đề cần phê phán sự giàu có và tài sản.a) Đâu là trách nhiệm của những người có của đối với những người không có?b) Ai phải chịu trách nhiệm, bảo đảm cho sự công bằng đó được thiết lập và duy trì?3. Những điểm bất nhất căn bản trong thế giới quan.a. Nếu chúng thoả thuận với một lượng trách nhiệm để làm một việc gì đó có lợi cho cá nhân, xã hội hoặc môi sinh, thì chúng cũng thừa nhận một lập trường đạo đức nào đó. Tuy nhiên, hành động mà thiếu phần lý luận vững chắc đàng sau nó, sẽ phơi bày phần lý luận căn bản và hệ thống tín ngưỡng mà nó dùng làm nền móng bị lung lay. Sự mâu thuẫn của chúng được thấy rõ nhờ các phân tích sau đây: nếu chúng cho phép bất cứ chuyện gì xảy ra vì Thượng Đế đã chết, hoặc vì một tương đối chủ nghĩa cho phép nhiều loại hành động, thì họ đã chối bỏ lập trường đạo đức của mình bằng cách tin một đàng, nhưng đồng thời lại bị bắt buộc phải làm một nẻo.b. Trong kinh doanh thì tương đối dễ dàng nói đạo đức do tiến trình có trật tự, thuần lý, khiến cho điều đó trở thành có lợi. Do đó, thảo luận về nhu cầu cho một nền tảng đạo đức có thể được thực hiện từ một quan điểm phải trái của một quyết định đúng sẽ dẫn tới sự thành công của công việc kinh doanh.C. Đạo đức học y khoa. 1. Lãnh vực y đức thoạt nghe dường như là lãnh vực trong đó chỉ có các quyết định tai hại và những cơn ác mộng mà một bác sĩ có thể sẽ phải đương đầu. Một Cơ Đốc nhân phải đương đầu với cùng một vấn đề rắc rối như thế cũng phải làm như vậy trong một thế gian bình thường không hề hậu thuẫn cho mình. Ở trang 252 của quyển The Encyclopedia of Biblical and Christian Ethics có đưa ra bảng liệt kê sau đây:“Bảng liệt kê các vấn đề dẫn tới các nan đề đạo đức thật đáng sợ. Thêm vào với những vấn đề quen thuộc như phá thai, kỹ thuật di truyền (genetic engineering), ngừa thai, lạm dụng ma tuý, gây mê chết người, lắp ghép cơ quan, và cải tử hoàn sinh (resuscitation) bằng phương pháp đông lạnh, còn có việc sửa đổi các khuyết tật của các bộ phận sinh dục, giải phẫu để thay đổi phái tính, nhiều loại gây nghiện, việc chăm sóc cho những người tàn tật do bị trở ngại hoặc bệnh tâm thần, những cuộc thí nghiệm liên hệ với các giai đoạn phát triển khác nhau của thai nhi trong tử cung, cách chữa trị những lệch lạc về tính dục giải phẫu sinh thể (mổ xẻ lúc sinh vật, con người hãy còn sống) và sau đùng nhưng không phải kém phần quan trọng, là vấn đề cấp bách của việc giữ riêng những điều bí mật thầm kín trong thời đại sử dụng các dữ kiện gốc bằng máy vi tính”.2. Các vấn đề phổ quát trong y đức có thể gắn liền với vấn đề đơn giản là con người là gì?

Page 131: Dao duc co doc giao voi cac van de can dai

a. Nếu con người chỉ là một con vật tự trị, thì có gì ngăn trở nó làm bất cứ điều gì mình muốn cho các sinh vật thọ tạo (người) khác, hoặc sử dụng kỹ thuật làm môi giới cho lợi lộc cá nhân?b. Nếu con người hơn hẳn con vật, được sáng tạo theo hình và tượng của Thượng Đế, nó có những trách nhiệm và nghĩa vụ dứt khoát đối với đạo đức do phải tính sổ với Thượng Đế và chủ đích sáng tạo là tôn vinh Thượng Đế trong mọi lãnh vực.c. Nếu con người không tự trị mà phải đầu phục Chúa Cứu Thế Giê-xu, thì có một tiêu chuẩn người phải phản ảnh để tôn vinh Thượng Đế.d. Khi nào thì một người thật sự đã chết? Các kỹ thuật tiên tiến đã có khuynh hướng thay đổi câu định nghĩa này rất nhiều lần rồi. Sự sống và đời sống phải được định nghĩa theo một tiêu chuẩn bất biến do một công thức xác định có tính cách văn hoá; nếu quả đúng như thế, thì cái đã chết ngày hôm nay lại có thể được xem là còn sống ngày mai, và cái còn sống hôm nay thì đến mai lại có thể bị cho là đã chết rồi.e. Phải khảo xét và giải quyết các kỹ thuật thụ tinh nhân tạo. Nó có được Kinh Thánh chấp nhận hay không? Nếu có thì như thế nào? Nếu không thì không đến mức độ nào nếu không phải là tất cả và tại sao lại không?f. Thế nào là đạo đức của y học chuyên nghiệp để đối xử với các con bệnh cả nam lẫn nữ? Một bác sĩ có một bổn phận và cao hơn là những gì con bệnh của mình mong muốn không?3. Tôi nhất trí với tác phẩm The Encyclopedia of Biblical and Christian Ethics ở trang 253, nơi sách ấy vạch rõ rằng lập trường tổng quát của Cơ Đốc giáo là noi theo hai câu Kinh Thánh:a. “Thân thể Cơ Đốc nhân phải được nhấn mạnh một cách đặc thù là đền thờ của Đức Thánh Linh của Thượng Đế (ICổ 6:19) do đó, phải được tôn trọng và đối xử đúng với cương vị ấy”b. “Khi phải đưa ra các quyết định, dù là do các cá nhân hay tập thể, có lẽ nguyên tắc tổng quát duy nhất có thể đưa ra để hỗ trợ cho việc quyết định đạo đức là cương quyết thực hiện mọi sự nhằm giúp các con bệnh dùng thân xác và tâm linh họ để tôn vinh Thượng Đế (ICổ 6:20)”.D. Chiến tranh 1. Định nghĩa: thái độ hiếu chiến có vũ trang của một dân tộc này chống một dân tộc khác mà kết quả là nước hiếu chiến chinh phục và đô hộ dân chúng của nước tự vệ theo ý mình.2. Mô tả mối căng thẳng: đứng về mặt đạo đức mà nó, thì trong những điều kiện nào, một Cơ Đốc nhân được biện chính về phương diện đạo đức để tham gia các hành động chiến tranh của chính quyền, khi một cá nhân bị trực tiếp kêu gọi phải cất đi sinh mạng của một người khác, hay gián tiếp hậu thuẫn cho một chính nghĩa như thế, để những người khác cũng làm như vậy?

Page 132: Dao duc co doc giao voi cac van de can dai

3. Các thí dụ minh hoạ của Cựu ước: cuộc chiến tranh tôn giáo, Sáng 14; Giô-suê và Hy-bá 11:33,34, và Các quan xét.a. Dân chúng đã phạm tội cùng cực.b. Đó là một biện pháp do Thượng Đế phát động để giữ cho dân Ngài khỏi bị tiêm nhiễm các tội lỗi của những lân bang.c. Một cách để Thượng Đế phán xét một dân nhiều tội lỗi.d. Câu trả lời được tìm thấy trong bản tính toàn diện của Thượng Đế. Ngài vốn thiện hảo đạo đức, thánh khiết, công bằng và trọn vẹn trong cách biểu hiện các thuộc tính của Ngài.4. Viễn ảnh lịch sử của Hội thánh.a. Từ thế kỷ thứ nhất đến đều thế kỷ thứ năm, Hội thánh có quan điểm không tham gia cộng tác với chính quyền trong hành động chiến tranh. Có nhiều lý do cho việc ấy, đáng chú ý nhất là sự kiện chính quyền vốn thù ghét phong trào Cơ Đốc giáo và bách hại nó. Một viễn ảnh thứ hai nữa, là những lời truyền dạy của Chúa Giê-xu trong Bài Giảng Trên Núi, khi được lý giải theo quan điểm hoà bình hay tiêu cực, ngày nay một số người vẫn chủ trương quan điểm đó và bảo vệ nó theo như cách Hội thánh nguyên thuỷ đã làm.b. Quan điểm ấy đã bắt đầu thay đổi khi Hoàng đế Constantine “ăn năn” theo Cơ Đốc giáo và nhận Cơ Đốc giáo làm quốc giáo.c. Augustine là nhân vật đầu tiên đưa ra ý niệm về một cuộc “Chiến tranh vì công lý”, vào những thời điểm cần thiết phải ra trận thì nó là đúng và được phép. Thomas Aquinas đã lấy và các luận cứ chủ yếu của Augustine và tái định nghĩa nó. Quan niệm về cuộc chiến tranh vì công lý trở thành lập trường chính thức của Hội thánh.5. Các quan điểm về thụ động và chủ hoà chủ nghĩaa. Thụ động chủ nghĩa theo tín ngưỡng bất bạo động bất luận ở mức độ nào.b. Chủ hoà chủ nghĩa theo lập trường trực tiếp không tham gia bạo động, trong khi sẵn sàng hận thuẫn cho một vai trò bất bạo động.6. Ý niệm truyền thống về chiến tranh vì công lý.a. Nguyên nhân ra trận phải công chính, nó phải nhằm các lý do tự vệ, chớ không phải là những lý do tấn công vì hiếu chiến. Nó phải bảo đảm cho công lý, tự do hoặc sửa chữa bất công và nhằm bảo vệ người vô tội và vô phương tự vệ, là quyền vô địch trong các nhân quyền.b. Không thể không kỳ thị bạo động; nó phải bị kiểm soát để cố ý không gây ảnh hưởng trên thường dân hay người không tham gia chiến đấu, dân chúng và các mục tiêu không có tính cách quân sự.c. Bản tuyên chiến phải là kết quả cuối cùng sau khi những cuộc thương thuyết chính thức đã thất bại. Phải có một lời tuyên chiến chính thức. Phải có các ý hướng công chính. Không nên có những động cơ kín giấu hoặc thù oán

Page 133: Dao duc co doc giao voi cac van de can dai

riêng tư nào góp phần vào.d. Phải có việc tiên liệu hậu quả, hoặc một cơ may chiến thắng hợp lý. Nếu nó được xúc tiến, sẽ có điều tốt lành, thiện hảo nào? Nó sẽ bảo đảm tránh được điều xấu, việc ác hay không?e. Các tư tưởng tối quan trọng:i. Tôi có đưa vào hoả ngục một người mà Chúa Cứu Thế đã chịu chết thay cho hay không?ii. Tôi có đưa được một “anh em” khác vào thiên đàng không?iii. Nếu tôi không tin đó là một cuộc Chiến tranh vì công lý, thì bản thân tôi có tham gia hay không? Tôi có sẵn sàng sống với các hậu quả cho dù nước tôi có thắng hoặc bại trận hay không?E. Án tử hình 1. Định nghĩa: Hình phạt dành cho một người vì tội ác hoặc nhiều tội ác vi phạm chống lại nhà nước hoặc một cá nhân bằng cách xử tử căn cứ trên uy quyền của nhà nước và niềm tin vào việc xét xử đứng đắn của luật pháp.2. Cơ sở theo Kinh Thánh là căn cứ vào La-mã 13:1-7, khi nó được lý giải là nhà nước vốn có quyền hợp pháp để bảo vệ trật tự bằng cách cưỡng chế hoặc sợ báo thù.3. Kinh Thánh cho phép án tử hình đối với: tội giết một phụ nữ đang mang thai, cố ý làm ngơ đối với một con thú nguy hiểm để nó giết người, bắt cóc, hãm hiếp một phụ nữ đã có chồng, tà dâm, loạn luân, ngoại tình,c ó thú tính, đồng tính luyến ái, bất hiếu đối với cha mẹ, phù thuỷ, hành nghề phép thuật, nguyền rủa Thượng Đế, dẫn dụ người khác thờ hình tượng, báo thù một cái chết đã được một toà án tha bổng, và làm chứng dối dẫn đến hoặc có thể dẫn đến cái chết của một người.4. Các điều kiện theo Kinh Thánh không đồng ý đó là tội ngộ sát, phải có hai hoặc ba nhân chứng nhất trí với nhau.5. Các hậu quả thực tiễn được Thượng Đế ân giảma. Chúng ngăn trở những vụ báo thù bằng máub. Phân biệt giữa tội cố sát, ngộ sát và vì lý do tự vệ. Xuất 21 và Dân 35c. Cả xứ được thanh lọc khỏi điều ác Phục 19:216. Các luận cứ chống lại:a. Mọi việc đều công bằng, ngươi chớ giết người. Xuất 20:13b. Vì đang được hưởng ân phúc Thượng Đế Chúa Giê-xu đã không đòi hỏi thật chính xác điều mà người phụ nữ bị bắt quả tang phạm tội ngoại tình phải trả; do đó, chúng ta phải noi gương Ngài Giăng 8:1-11c. Chúa Giê-xu dạy chúng ta không nên chống lại kẻ ác và phải đưa luôn má kia cho kẻ ấy, Mã 5:38-42d. Sau khi phạm tội, A-đam và Ê-va đã không phải chết về phần xác. Cả Ca-in sau khi giết A-bên cũng vậy.

Page 134: Dao duc co doc giao voi cac van de can dai

e. Thượng Đế không luôn luôn trừng phạt thật chính xác; Ngài cũng không trừng phạt tức khắc khi có người phạm tội.f. Công việc của Thượng Đế là hoà giải, tha tội, và cứu rỗi.. Các vấn đề chủ yếua. Có sự uỷ quyền rõ ràng của Kinh Thánh không?b. Phải chăng Cựu ước đã bị huỷ bỏ?

Thư mục tham khảo chọn lọc

Alcorn, R.Christian in the Wake of the Sexunal Revolution. Portland MĐốÂảAugustine, A The City of God (rút ngắn) Garden City: Image 1958 (nguyên tác khoảng 400 SC) W V/D. Đây là một tác phẩm biện giải học cổ điển, chống đa thần chủ nghĩa; nó được đưa vào bảng thư mục tham khảo này còn vì tầm quan trọng triết học của nó nữa.Barna, G.and McKay, W.P.Vital Signs: Emerging Social Trends and the Future of American Christianity. Westchester: Crossway, 1984. I. Đây chính là một tác phẩm kích động tư tưởng; nó đề cập một số vấn đề có ảnh hưởng đến Cơ Đốc giáo Hoa-kỳ.Beals, A.Beyond Hunger. Partland: Multnomah 1985. I. Đề cập nạn đói trên thế giới và trách nhiệm của Cơ Đốc nhân.Blamires, H.Recovering the Christian Mind. Downers Grove: IVP, 1. P/WV. Tác phẩm này trình bày thế giới quan Cơ Đốc là lời giải đáp duy nhất cho thế tục chủ nghĩaBrown. C.Philosophy of the Christian Faith Downers Grove: IVP, 1976. P/WV. Đưa ra một biên niên sử về các nhà tư tưởng chính từ thời Trung cổ cho đến nay.Clark, G.H.Behaviorism and Christianity Jefferson: Trinity, 1982 P/WV/I. Đây là một thiên khảo luận đối chiếu tuyệt vời giữa hành vi chủ nghĩa và Cơ Đốc giáo.-------Logic: Jefferson: Trinity 1985 P. Một nhập đề rất hay cho Luận lý học với một điểm nhấn mạnh đặc biệt theo Kinh Thánh, rất đáng với công lao nghiên cứu.------The Philosophy of Science and belief in God. Jefferson: Trinity 1985 (phòng sách Tin Lành đã xuất bản trước 1975 với nhan đề: Triết lý Khoa học và Niềm tin Thượng Đế) P/WV. Một sách khải luận tuyệt vời về các giới hạn của kiến thức khoa học Thảo luận tại sao kiến thức theo kinh nghiệm không thể chứng minh được Thượng Đế thực hữu hay không thực hữu.------Readings in Ethics Jefferson: Trinity, 131 P. Viễn ảnh tuyệt vời theo Phúc Âm có giá trị về phương diện khảo cứu.

Page 135: Dao duc co doc giao voi cac van de can dai

-----Religion, Reason and Revelation Jefferson: Trinity 1986. P/WV. Là một tác phẩm tốt, đưa ra phần nền móng để tin đồng thời với các cơ sở theo Kinh Thánh để bài bác tư tưởng hiện đại.Colson, C.Kingdoms in Couflict. Grand Rapids: Morrow / Zondervan, 1987. I/P, một viễn ảnh và thách thức từ bên trong nhằm tạo thế quân bình giữa Cơ Đốc giáo và hành động chính trị.-----Who Speaks for God. Weschester. Crossway Books, 1985, P/I. Một tác phẩm tiết lộ nhiều hàm ý đặc thù của chân lý Kinh Thánh cho sinh hoạt và các vấn đề hiện đạiDavis, J.J Evangelical Ethics: Issues Facing the Church Today. Philipsburg: Presbyterian Reformed, 1985 I. Một tư tưởng, thách thức bao gồm các vấn đề lớn mà Hội thánh đang phải đương đầu.Eidsmoe, J.God and Ceasar: Christian Fatith and Political Action. Westchester: Crossway, 1984. I/P. Đây là một tác phẩm liên hệ đến thế quân bình giữa “Thượng Đế và chính trị”Fowler, P.Abortion. Portland: Multnomal 1987, I. Một tác phẩm dứt khoát vạch rõ dòng tư tưởng ẩn đàng sau việc cho phép và khuyến khích phá thai.Frame, J.M.Medical Ethic: Priciples, Person and Problems. Philipsburg: Prebyterian and Reformed, 1988. Đây là một tác phẩm mẫn cảm và phê bình, đề cập nhiều vấn đề đặc thù của y học.Geisler, N.Options in Contemporary Ethics Grand Rapids: Baker, 1981, WV/P. Một tác phẩm tốt, phê bình thực dụng chủ nghĩa (progmatism) và hiện sinh chủ nghĩa (existentralism). Thảo luận về thuyết tương đối (relativism), sự mặc khải, và thuyết tuyệt đối (absolutism). Có thể phàn nàn về viễn ảnh và cách lý luận của tác giả liên hệ đến vấn đề xung đột luân lý đạo đức.-----Philosophy of Religion. Grand Rapids: Baker second edition, 1987. P/WV. Một tác phẩm được viết thật hay, thảo luận về Thượng Đế, từng trải, lý trí, ngôn ngữ và điều ác.-----The Roots of Evil. Grand Rapids: Zondervan, 1978 P. Một sách khảo luận vắn tắt có cái nhìn thông tuệ (insight) về nguồn gốc và bản tính của điều ác.----and Feinberg P.A.Introduction to Philosophy, 1987. P/WV Một tác phẩm dễ đọc, trình bày một nền tảng duy lý, hợp lý và theo Kinh Thánh cho triết học và tư tưởng Cơ Đốc giáo.----and Watkins, W. Worlds Apart. San Benadino: Here's Life, second edition, 1989. WV/P. Một cái nhìn bao quát tuyệt vời giải thích và bài bác các sai lầm của phần lớn các thế giới quan, đồng thời xác lập Hữu thần chủ nghĩa của Cơ Đốc giáo cho một thế giới quan đứng đắn duy nhất.Harrison, R.K.Encyclopedia of Biblical and Christian Ethics. Nashaville:

Page 136: Dao duc co doc giao voi cac van de can dai

Nelson, 1987. R. Một tác phẩm bao gồm phần tài liệu gốc về các vấn đề đạo đức, tiêu biểu cho một viễn ảnh rộng rãi của tư tưởng bảo thủ, có khuynh hướng Cơ Đốc giáo Tin Lành.Hasker, W. Metaphysics Constructing a World view. Downers Grove: IVP, 1983. P. Một tác phẩm dẫn vào siêu hình học. Bạn có thể không đồng ý với tất cả kết luận của tác giả.Helm, P. ed. Objective Knowledge. A Christian Perspective. Leicester: IVP, 1987. P. Một tác phẩm đầy chất kích thích và khiêu khích về tầm quan trọng của nhận thức khách quan.Henry, C.F.H. Christian Countermoves in a Decadent Culture. Portland: Multmomah 1986, I. Một tác phẩm viết thật hay kêu gọi hành động trên cơ sở là Kinh Thánh. Đụng chạm đến nhiều vấn đề lớn.----- The Christian Mindset in a Secular Society Portland Multmomah, 1984. I. Cổ vũ một cơn phục hưng của Phúc Âm hướng về việc định nghĩa, xác lập một sự công chính toàn quốc.-----Christian Personal Ethics. Grand Rapids: Baker, 1977, WV/P. Một tác phẩm tuyệt vời, nêu ra các nguồn gốc của những thế giới quan chính yếu của lịch sử. Trình bày một cơ sở theo Kinh Thánh thật đầy đủ cho Đạo đức học và hành động của Cơ Đốc nhân.----Twilight of a Great Civilisation: The Drift Toward Neo. Paganism. Westchester: Good News, 1988. P/WV. Một biên niên sử tuyệt vời về vấn đề nước Mỹ đã trôi lạc xa chân lý căn bản, để hướng về một xã hội ngoại đạo theo thuyết tương đối.Hoffecker, W, and Smith G.eds.Building a Christian World View, vol.2.Grand Rapids: Baker, 1988, WV/P/I. Một tác phẩm tập hợp thật hay về vũ trụ, xã hội và đạo đức học theo viễn ảnh Kinh Thánh.Holmes, A.F. All Truth is God's Truth Downers Grove IVP, 1977, P/WV. Một tác phẩm tuyệt vời kích thích tư tưởng về bản tính của chân lý theo các phương diện siêu hình học và nhận thức luận (epistimological); trình bày các giới hạn của sự khôn ngoan con người và phân biệt đức tin với tri thức. Tuy nhiên, tác giả đã không phân biệt rõ ràng chân lý của Kinh Thánh với chân lý tự nhiên.---- Contours of a World View Grand Rapids: Eerdmans, 1983, WV/P/. Một sách khảo cứu về bản tính của các thế giới quan cả thế tục lẫn của Cơ Đốc giáo. Nhiều thì giờ đã được dành cho việc đối chiếu Cơ Đốc giáo với nhân bản chủ nghĩa duy lý (rationalistic humanism)---- Ethics: Approaching Moral Decisions. Downers Grove: IVP 1984 P/WV.I. Một sách khảo luận nhạy bén về các vấn đề đạo đức. Có thể không đồng ý với tất cả các kết luận của tác giả.---- ed. The Making of the Christian Mind Downers Grove: IVP, 1985,

Page 137: Dao duc co doc giao voi cac van de can dai

WV/P. Một tác phẩm đầy khiêu khích đối với tư tưởng liên hệ viễn ảnh về Lịch sử thế giới vật thể này, tâm lý học và các nghệ thuật sáng tạo của Cơ Đốc nhân. Các chương 2, 3 và sau đó là hay nhất.Hoover A.J. Don't You Believe it! Chicago: Moody, 1982.P. Một tác phẩm tuyệt vời phê bình việc lý luận sai lầm.Hughes, P.E. Christian Ethics in a Secular Society. Grand Rapids: Baker 1983 P/I/WV. Một sách rất dễ đọc có tính cách dẫn nhập, đặt một nền tảng cho đạo đức học Cơ Đốc giáo theo Kinh Thánh.Hunnex, M.Chronological and Thematic Charts of Philosophers and Philosophies Grand Rapids: Zondervan. R. Một sách tài liệu rất tốt về các sự kiện, nhưng không trình bày được một thế quân bình theo Kinh Thánh nhằm đánh đổ các thế giới quan đã nêu raKaiser, W.Toward old Testament Ethics. Grand Rapids. Zondervan 1983. P/WV. Một tác phẩm tuyệt vời nêu chi tiết phần nền tảng đạo đức học Cựu ước Bao gồm nhiều văn bản về luân lý đạo đức, nội dung của nền đạo đức học Cựu ước, những khó khăn về luân lý, tất cả đều nhằm vào việc ứng dụng trong Tân ước.Lewis, C.S.God in the Dock. Grand Rapids Eerdmans tái bản 1987 P. Một sách khảo luận kích thích tư tưởng về thần học và đạo đức học.Lutzer, E. Exploding the Myths that Could Destroy American. Chicago! Moody, 1, I. Một sách trình bày thật hay chỗ sai của luận lý học đàng sau các vấn đề chính yếu.----- The Necessity of Ethical Absolutes Grand Rapids: Zondervan, 1981. P/WV. Một tác phẩm viết thật hay, xác lập sự cần thiết của các ý niệm tuyệt đối (absoluter so với các hệ thống tương đối, hoàn cảnh, tình cảm và hành vi chủ nghĩa. Chú trọng vào những ứng dụng theo Kinh Thánh và luân lý đạo đức.MacQuarrie, J.ed. Dictionary of Christian Ethics. Philadelphia: Westminster 1967.R. Một tác phẩm tham khảo công phu các định nghĩa từ các nhân vật vốn là các cấp lãnh đạo trong những lãnh vực của họ. Không trình bảy Kinh Thánh như một thế quân bình đánh đổ các thế giới quan.McDowell, J.and Stewart, D.Handbook of Today's Religions. San Bernadino: Here's Life, 1983, P/WV/R. Một sách trình bày một thế giới quan bao quát, đề cập các đạo thờ cúng (cults), khoa học huyền bí, tư tưởng Đông phương và các tôn giáo thế tục. Một sách tham khải rất bổ ích.Mieth, T.A Christian Guide to Faith and Reason. Minneapolis: Bethany, 1987.P. Một viễn ảnh hết sức tài tình, và quân bình về đức tin và lý trí.Montgomery J.W. Slaughter of the innocents. Westchester Crossway Books, 1981.I. Đề cập các vấn đề ly dị, phá thai và kiểm soát sinh đẻ. phản ảnh nhiều góc cạnh khác nhau của những vấn đề ấy.

Page 138: Dao duc co doc giao voi cac van de can dai

Payne, K.B. and Payne, K.I. A Just Defense. Portland: Multnomah, 1987.I. Trình bày một nền đạo đức học cho một cuộc chiến tranh công bằng, đề cập cách sử dụng bạo lực, các vũ khí hạch tâm, và cách lựa chọn trong khi điều hành các công việc nhà nước.Schaeffer, F. Escape from Reason. Downers Grove: IVP, 1968. P/WV. Một cái nhìn bao quát vắn tắt tư tưởng tây phương như được nhìn thấy qua sự biến chuyển trong nghệ thuật và triết học. Một sách phê bình hiện sinh chủ nghĩa thật hay.-----The God Who is There. Downers Grove: IVP 1968. P/WV. Tác phẩm căn bản của tác giả bao trùm sự suy tàn của tư tưởng theo Kinh Thánh và cách sống. Tuyệt vời.---- He is There and He is not Silent. Downers Grove: IVP, 1968. P/WV. Một tác phẩm phụ thêm cho quyển The God Who is there. Kể lại tính cách thực hữu của Thượng Đế, Đấng đã và đang giao lưu tiếp xúc với con người, vì Ngài vốn tự tại (immanent) và siêu việt (transcendent)---- and Kood. C.E.Whatever Happened to the Human Race. Old Tappan: Revell, 1979. P/I. Một tác phẩm đầy đủ suy tư, đặt cơ sở trên việc khinh thường sinh mạng và trật tự xã hội.Schlossberg, H.and Olasky, M. Turning Point: A Christian Worldview Declaration Westshester: Crossway, 1987, WV/P. Một tác phẩm trình bày đầy kích thích về chủ đề đề cao một thế giới quan Cơ Đốc giáo.Shettles, L.and Rorvik, D.Rites of Life. Grand Rapids: Zondervan, 1983.I. Một tác phẩm rất chi tiết về các chứng cứ khoa học liên hệ đến sự sống trước ngày được sinh ra đời.Sire, J.W. The Universe Next Door, revised. Downers Grove: IVP 1988. WV/P. Một bảng liệt kê căn bản các thế giới quan, rất dễ đọc, rõ ràng, lấy Kinh Thánh làm c cơ sở, và gồm luôn thời đại mới.Sproul, R.C. Life views Old Tappan: Revell, 1986. WV/P/I. Một sách khảo luận viết thật hay về các thế giới quan triết học hiện đại đưa ra những câu trả lời của Cơ Đốc giáo.---- Ethics and the Christian. Wheaton: Tyndale 1986. P/I. Một dẫn nhập ngắn gọn cho Đạo đức và Luân lý học. Bổ ích và đầy khiêu khích nhưng thiếu chiều sâu và tầm rộng.Scott, J.W.R. Involvemen: Being a Responsible Christian in a Non - Christian Society vol.1 Old Tappan: Revell, 1987. I/P. Một tác phẩm đề cập việc đưa lời mặc khải của Kinh Thánh vào các vấn đề phổ biến bao quát. Đưa ra một nền tảng theo Kinh Thánh cho mối quan tâm và hành động xã hội.---- Involvement: Society and Sexual Reletionships in the Modern World, vol 2 old Tappan: Revell, 1985, I/P. Một phương pháp tiếp cận các vấn xã

Page 139: Dao duc co doc giao voi cac van de can dai

hội và tình dục theo tinh thần Phúc Âm.---- ed. The Year 2.000 Downers Grove: IVP, 1983 I/P. Một sách do các lãnh tụ Cơ Đốc giáo viết, bênh vực cho sự dấn thân và quyền lãnh đạo của Cơ Đốc giáo trên các vấn đề đang xảy ra.Thomas, C. The Death of Ethics in America. Waco: Word 1988 I/P Một bài bình luận sáng suốt của một nhà báo, bình luận về sự sụp đổ đạo đức tại Hoa-kỳ.Van Til, C. Christian Theistic Ethics. Phillipsburg: Presbyterian and Reformed, 1976 P. Một cách trình bày đạo đức học Cơ Đốc giáo theo Phúc Âm đặt cơ sở trên tâm điểm là Thượng Đế.----- Christian Theory of Knowledge. Phillipsburg: Prebyterian and Reformed, 1969. P. Một cái nhìn theo quan điểm của Phúc Âm vào sự nhận thức của một học giả bảo thủ nổi tiếng---- Survey of Christian Epistemology. Phillipsburg: Prebyterian and Reformed, 1976. P. Một cái nhìn bao quát theo quan điểm của Phúc Âm vào nhận thức luận của một nhà biện giải lừng danh.Verhey, A. The Great Reversal. Grand Rapids: Eerdmans 1984. P/I. Một lời giải thích thật hay về nền đạo đức học của Chúa Giê-xu và các hàm ý luân lý đạo đức của nó.White, J. Honesty, Morality, and Conscious. Colorado Spring: Navpress, 1981, I. Một tác phẩm bổ ích và thực tiễn thách thức các Cơ Đốc nhân sống một cuộc đời trung thực.White, R.E.O. Christian Ethics The Historical Development. Atlanta: John Knox 1981, R/P/WV. Một quan điểm lịch sử về sự phát triển của đạo đức học và triết học Cơ Đốc giáo.Wilberforce W. Real Christianity Portland Multnomah, 1982 abridged reprint of 1829 edition. P/WV. Một tác phẩm trình bày thật xuất sắc Cơ Đốc giáo chân chính trong hệ thống tôn giáo hiện hành. Đừng để cho năm xuất bản đầu tiên gây thắc mắc cho bạn; đây là một tác phẩm có một tầm nhìn hết sức sáng suốt (insightful).Zodhiates, S. A Christian View of War and Peace. Redgefield: AMG, 1966, I. Một phần chú giải mở rộng Mã 5:9; một nỗ lực nhằm đưa ra một quan điểm quân bình về chiến tranh và hoà bình.Chú thích các mẫu tự viết tắtP: Philosophical perspective or treatment: viễn ảnh hay sách thảo luận nặng tính chất triết lý.I: Issues or issue oriented material các vấn đề hay tài liệu hướng về một vấn đề.R: Reference work: công trình tham khảoWV: Contains World view information: Nội dung có thông tin về thế giới

Page 140: Dao duc co doc giao voi cac van de can dai

quan.Tất cả các tác phẩm được liệt kê trên đây đều có nhiều hàm ý hoặc nhiều ứng dụng trực tiếp có tính cách đạo đức. Tuy nhiên, chúng không thể được tiếp thu vô điều kiện. Nhiều tác phẩm vốn tốt, nhưng ghi lại và đưa ra một số tài liệu, mà bạn là độc giả, cần phải có con mắt phê bình để thẩm định giá trị. Các tác phẩm ấy không hề được nêu ra với ngụ ý rằng đó là lập trường chính thức của Trường Cao đẳng thánh Kinh này, hoặc của Calvary Chapel Costa Mesa; chúng chỉ được giới thiệu với dụng ý làm một nguồn tài liệu có thể lợi dụng với óc biện biệt và luôn luôn phải được đọc với tư cách một Cơ Đốc nhân đã được tái sinh, có tâm trí muốn đầu phục Kinh Thánh. Chúng ta phải lấy Lời của Thượng Đế để đo đạc mọi sự; phải “thử nghiệm mọi điều và giữ lấy điều tốt (ITê 5:21).Các tác giả triết gia và các cấp lãnh đạo tôn giáo có tên dưới đây, của cả quá khứ lẫn hiện tại, tiêu biểu cho một điểm hội tụ của nhiều quan điểm tự do, nhân bản, tân chính thống và vô thần. Các nhân vật này đã tác tạo một phần lớn cái thế giới trong đó chúng ta đang sống. Cho nên, xin bạn biết cho rằng nếu bạn có gặp các cá nhân ấy khi đọc sách, rất có thể bạn sẽ không bắt gặp được một viễn ảnh triệt để có khuynh hướng bảo thủ, theo đúng với Phúc Âm trong các văn phẩm hoặc nền triết học của họ đâu; phải đề cao cảnh giác đối với những ai trích dẫn họ mà không giải thích điều mà mình đã trích dẫn. Cả khi nghe ra chúng có vẻ như chính thống giáo thuần chánh (sound) cần lưu ý đến các chân lý nền tảng của họ, vốn ẩn tàng và có ảnh hưởng đến những gì họ nói.“Một ít men làm cả đống bột dậy lên” Phao-lô người Tạt-sơ ICổ 5:6Aristotle, Isaac, Asimov, William Barclay, Karl Barth, Jeremy entham, Eric Berne, Rudolf Bultman, Emil Brunner, Cmte, Dr.Francis Crick, John Dewey, James Farmer, Joseph Fleteber, Sigmmud Frend, Betty Friedan, Erich Fromm, Georg Hegel, Martin Heidegger, Thomas Hobbes, David Hume, Julian Huxley, T.H.Huxley, William James, Immanuel Kant, Soren Kierkegaard, Lester Kiskendall, Wolfgary, Kohler, Gottfried Leibnitz, John Locke, Karl Marit, Abraham Maslow, John Stuart Mill, George Moore, Friefrich Nietzsche, C.Richard Niebuhr, Reinhold Niebuhr, Madalyn Murray O'haia, Norman Vincent Peale, Protagoras, Plato, Carl Rogers, Carl Saegan, Margaret Sanger, Jean Paul Sartre Gloria Steinam, Bertrand Russell, Robert Schuller, B.FSkinner, Socrates, Baruch Spinoza, Paul Tillich, Helmut Thelicke, và Voltaire.