chuong i bai2 lop10_nguyễn thị nghĩa

15
GIÁO ÁN TIN HỌC LỚP 10 CHƯƠNG I: MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN (Thời lượng: 2 tiết) BÀI 2: THÔNG TIN VÀ DỮ LIỆU I. MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU. 1. Về kiến thức Nội dung trọng tâm: Củng cố sự hiểu biết ban đầu về tin học và máy tính. Nắm được khái niệm thông tin, dữ liệu và các đơn vị đo lượng thông tin. Hiểu cách mã hóa thông tin và cách biểu diễn các dạng thông tin trong máy tính theo nguyên lí mã hóa nhị phân. Nội dung khó: Học sinh khó phân biệt hay dễ lầm lẫn giữa khái niệm thông tin và dữ liệu. chuyển đổi biểu diễn số giữa các hệ đếm: thập phân, nhị phân và hexa. 2. Về kĩ năng Biết cách sử dụng bảng mã ASCII để mã hóa kí tự, xâu kí tự, số nguyên. Biết chuyển đổi biểu diễn số giữa các hệ đếm: thập phân, nhị phân và hexa. Biểu diễn được số nguyên và viết được số thực dưới dạng dấu phẩy động. 3. Thái độ Học tập nghiêm túc và ghi bài đầy đủ. II. CHUẨN BỊ 1. Chuẩn bị của giáo viên: Máy tính, máy chiếu (nếu có); Bài giảng thiết kế trên các Slide nếu có máy tính và máy chiếu; Sách giáo khoa và sách giáo viên Tin học 10; Nếu không có máy tính và máy chiếu thì giáo viên sẽ dùng phấn và bảng đen là công cụ chủ yếu để giảng dạy. 2. Chuẩn bị của học sinh: Xem trước bài 2: “Thông tin và dữ liệu”.

Upload: sp-tin-k34

Post on 05-Dec-2014

710 views

Category:

Documents


1 download

DESCRIPTION

 

TRANSCRIPT

Page 1: Chuong I bai2 lop10_Nguyễn Thị Nghĩa

GIÁO ÁN TIN HỌC LỚP 10

CHƯƠNG I: MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN(Thời lượng: 2 tiết)

BÀI 2: THÔNG TIN VÀ DỮ LIỆU

I. MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU. 1. Về kiến thức

Nội dung trọng tâm: Củng cố sự hiểu biết ban đầu về tin học và máy tính. Nắm được khái niệm thông tin, dữ liệu và các đơn vị đo lượng thông tin. Hiểu cách mã hóa thông tin và cách biểu diễn các dạng thông tin trong

máy tính theo nguyên lí mã hóa nhị phân. Nội dung khó:

Học sinh khó phân biệt hay dễ lầm lẫn giữa khái niệm thông tin và dữ liệu. chuyển đổi biểu diễn số giữa các hệ đếm: thập phân, nhị phân và hexa.2. Về kĩ năng Biết cách sử dụng bảng mã ASCII để mã hóa kí tự, xâu kí tự, số nguyên. Biết chuyển đổi biểu diễn số giữa các hệ đếm: thập phân, nhị phân và

hexa. Biểu diễn được số nguyên và viết được số thực dưới dạng dấu phẩy động.3. Thái độ Học tập nghiêm túc và ghi bài đầy đủ.

II. CHUẨN BỊ1. Chuẩn bị của giáo viên:

Máy tính, máy chiếu (nếu có); Bài giảng thiết kế trên các Slide nếu có máy tính và máy chiếu; Sách giáo khoa và sách giáo viên Tin học 10; Nếu không có máy tính và máy chiếu thì giáo viên sẽ dùng phấn và bảng

đen là công cụ chủ yếu để giảng dạy.2. Chuẩn bị của học sinh:

Xem trước bài 2: “Thông tin và dữ liệu”. Phấn, Khăn lau. Vở ghi lý thuyết. Sách giáo khoa tin học 10.

3. Tài liệu tham khảo (nếu có): Bài đọc thêm 1 “Biểu diễn hình ảnh và âm thanh” SGK Tin học 10 (trang

14) - Nhà xuất bản Giáo dục; Các sách tham khảo về tin học, về các biểu diễn thông tin trong máy tính

(nếu có); Học tốt Tin học 10 (Chương trình cơ sở và nâng cao - TS Trần Doãn

Vinh, Trần Thị Thu Hà - Nhà xuất bản Đại học Quốc gia TP. HCM.

III. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY Phương pháp thuyết trình. Phương pháp vấn đáp. Phương pháp giảng giải. Phương pháp tự nghiên cứu.

IV. HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:

Page 2: Chuong I bai2 lop10_Nguyễn Thị Nghĩa

1. ổn định lớp(1’)Kiểm tra sĩ số lớp .

2. Kiểm tra bài cũ(3’)

GV: Nêu câu hỏi, gọi học sinh lên bảng trả lời:Câu hỏi 1: Em hãy nêu sự hình thành và phát triển của tin học?

HS trả lời: Ngành tin học hình thành và phát triển thành một ngành khoa học độc lập với các nội dung, mục tiêu, phương pháp nghiên cứu; nhằm đáp ứng nhu cầu khai thác tài nguyên thông tin của con người, được gắn liền với một công cụ lao động mới là máy tính điện tử.

Câu hỏi 2: Hãy nêu những đặc tính ưu việt của máy tính? HS trả lời: Những đặc tính ưu việt của máy tính là:

Tính bền bỉ; Tốc độ xử lý nhanh; Tính chính xác cao; Lưu giữ được nhiều thông tin trong một không gian nhỏ. Giá thành hạ tính phổ biến cao; Gọn nhẹ và tiện dụng; Có khả năng liên kết tạo thành mạng máy tính.

Câu hỏi 3: Tin học là gì?HS trả lời: Tin học: là một ngành khoa học công nghệ nghiên cứu về

các phương pháp nhập/xuất, lưu trữ, truyền, xử lý thông tin một cách tự động, sử dụng máy tính và ứng dụng vào hầu hết các lĩnh vực của xã hội.

Gợi động cơTrong tiết trước chúng ta đã hiểu được thế nào là tin học, vai trò và đặc tính của máy tính điện tử khi ứng dụng các thành tựu của Tin học, vậy cách con người đưa thông tin từ ngoài môi trường vào máy tính như thế nào? Cách biểu diễn các thông tin này trong máy tính ra sao? Chúng ta sẽ tìm hiểu trong bài học hôm nay: “thông tin và dữ liệu”. Đây là những khái niệm cơ bản đầu tiên của Tin học

3. Nội dung bài mới:

Hoạt động và Thời gian

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

Nội dung bài giảng

Tiết 1

Hoạt động 1 : (10 phút)Cung cấp cho học sinh khái niệm về thông tin và dữ liệu.

GV: (Đặt vấn đề) Trong cuộc sống xã hội, sự hiểu biết về một thực thể nào đó càng nhiều thì những suy đoán về thực thể đó càng chính xác. Ví dụ: Những đám mây đen hay những con chuồn chuồn bay thấp báo hiệu một cơn mưa sắp đến. Đó là thông tin. Hay hương vị của thức ăn cho ta biết món ăn đó

1. Khái niệm thông tin và dữ liệu

* Thông tin: Thông tin là sự phản ánh các hiện tượng, sự vật của thế giới khách quan và các hoạt động của con người trong đời sống xã hội. Ví dụ: Bạn Lan 18 tuổi, cao 1m63, người gầy, da trắng,… đó là

Page 3: Chuong I bai2 lop10_Nguyễn Thị Nghĩa

Hoạt động 2: (10 phút)

Đưa ra các đơn vị đo

lượng thông tin dùng trong

tin học.

có ngon không…Đó là thông tin. Vậy thông tin là gì?GV: yêu cầu HS lấy thêm ví dụ.GV: Nêu khái niệm về thông tin.

GV: Các thông tin trên đối với con người thì dễ dàng hiểu, xử lý được nhưng với máy tính thì chưa thể. Muốn máy tính có thể hiểu, cần phải đưa thông tin vào máy bằng cách biểu diễn thông tin sao cho máy có hiểu được.Trong tin học, thông tin đã

được đưa vào máy tính gọi là

dữ liệu.Vậy dữ liệu là gì?

GV:Nhận xét và đưa ra khái

niệm.

GV: ( Chuyển vấn đề) Đối

với mỗi một đối tượng, sự

hiểu biết của con người là

khác nhau, nếu hiểu rõ tức là

ta có nhiều thông tin về đối

tượng đó và ngược lại. Vậy

liệu có một đơn vị nào đó để

ta đo lượng thông tin hay

không? Ta vào phần 2.Gv: Mỗi 1 sự vật, hiện tượng nào đó đều hàm chứa 1 lượng thông tin. Với con người, muốn nhận biết một đối tượng nào đó,ta phải biết đủ lượng thông tin về nó. Máy tính cũng vậy, để máy nhận biết một đối tượng nào đó ta cũng phải cung cấp cho máy đủ lượng thông tin về đối tượng đó. Có những thông tin luôn ở 1 trong 2 trạng thái hoặc đúng hoặc sai.Do vậy người ta đã nghĩ ra đơn vị bit để biểu diễn thông tin trong máy tính.Vậy để biết là gì cô cùng các em sẽ

HS: Dựa vào ví dụ và gợi ý của giáo viên trả lời Thông tin là gì.

HS: trả lời

HS:Nghe giảng và chép bài

HS: Dựa vào sách giáo khoa trả lời.

HS: chép bài.

HS:Nghe giảng

thông tin về Lan.

* Dữ liệu: Là thông tin đã đưa vào máy tính.

2. Đơn vị đo lượng thông tin

* Bit: (viết tắt của Binary Digital) là đơn vị nhỏ nhất để đo lượng thông tin.

Ví dụ 1: Giới tính của con người chỉ có thể hoặc Nam hoặc Nữ. Ta qui ước Nam là 1 và Nữ là 0.

Page 4: Chuong I bai2 lop10_Nguyễn Thị Nghĩa

Hoạt động 3:(10 phút)Giúp học sinh phân loại các dạng thông tin.

đi tìm hiểu nhé. GV: Bit là lượng thông tin

vừa đủ để xác định chắc chắn

một sự kiện có 2 trạng thái

và khả năng xuất hiện của 2

trạng thái đó như nhau.

Người ta đã dùng 2 con số 0

và 1 trong hệ nhị phân với

khả năng sử dụng con số đó

là như nhau để qui ước.Các

em có biết rằng máy tinh

điện tử được làm từ các

mạch điện tử, mà học vật lí,

các em biết mạch điện chỉ có

1 trong 2 trạng thái bật/tắt

hay đóng/mở. Vì vậy, một

cách tự nhiên mà người ta

nghĩ ra đơn vị bit để đo

lượng thông tin trong máy

tính. Mỗi bit sẽ tương ứng

với một trong hai trạng thái

của mạch điện bật hoặc tắt).

Gv: Ví dụ, trạng thái của

bóng đèn có thể là sáng hoặc

tối. Nếu ta quy ước đèn sáng

là 1 còn đèn tắt là 0. Các em

hãy quan sát hình 2 trang 8

SGK và cho biết có những

bóng đèn nào sáng, bóng đèn

nào tối. Nếu 8 bóng đèn đó

có bóng 2, 4, 7 sáng còn lại

là tối thì em biểu diễn như

thế nào?

Gv: Để lưu trữ dãy bit đó, ta

cần dùng ít nhất 8 bit của bộ

nhớ máy tính, và ta gọi 8 bit

đặt cạnh nhau là 1 byte, như

vậy, ta có 1byte = 8 bit.

Gv: Ngoài byte và bit thì

người ta còn dùng các bội

của byte giáo viên giới thiệu

như phần nội bên.

HS:chép bài.

HS: trả lời câu hỏi là dãy 01101001

HS:nghe giảng và chép bài.

HS:nghe giảng và chép bài.

Ví dụ 2: Trạng thái của bóng đèn chỉ có thể là sáng (1) hoặc tối (0). Nếu ta có 8 bóng đèn và chỉ có bóng 1, 3, 4, 5 là sáng còn lại là tối thì nó sẽ được biểu diễn như sau: 10111000

Ngoài ra người ta còn dùng các đơn vị cơ bản khác để đo thông tin:1Byte(viết tắt 1B) = 8 Bit1KB ( Kilô byte) = 1024 B1MB ( Mêga byte) = 1024 KB1GB ( Giga byte) = 1024 MB1TB ( Têra byte) = 1024 GB1PB ( Pêta byte) = 1024 TB

3. Các dạng thông tin

* Dạng số: số nguyên, số thực,..* Dạng phi số: - Dạng văn bản: báo chí, sách vở,…

Page 5: Chuong I bai2 lop10_Nguyễn Thị Nghĩa

Hoạt động 4: (10 phút) Phân tích để học sinh thấy sự cấn thiết phải mã hóa thông tin và cách mã hóa thông tin trong máy tính..

Gv: Đó là các đơn vị đo

thông tin, vậy thực tế có

những dạng thông tin nào, ta

vào phần 3. GV đưa ra các

dạng thông tin như ở phần

nội dung bên.

Gv: Tương lai, con người sẽ

có khả năng thu thập, lưu trữ

và xử ký các dạng thông tin

mới khác.

Gv: Các dạng thông tin trên,

muốn cho máy tính có thể xử

lý được thì thông tin phải

được biến đổi, đó là mã hoá

thông tin, để tìm hiểu chi tiết,

ta vào phần 4.

GV: Như các em đã biết mỗi quốc gia,mỗi dân tộc có một tiếng nói riêng.Vậy làm sao để một người ở nứớc khác không biết tiếng của mình có thể hiểu được chữ viết của mình?GV:Nhận xét và đưa đánh giá.Khi người nứơc ngoài không biết tiếng của ta để hiểu được chữ viết của ta thì phải phiên dịch sang tiếng của họ,máy tính cũng vậy,nó không thể xử lý trực tiếp thông tin mà phải chuyển các thông tin thành dãy bit. Lấy ví dụ trong SGK về bóng đèn như phần nội dung trang bên.GV:Thông tin là một khái niệm trừu tượng mà máy tính không thể xử lý trực tiếp,nó phải được chuyển thành các ký hiệu mà máy có thể hiểu và xử lý.Việc chuyển đổi dó gọi là mã hóa thông tin.Nêu khái niệm về mã hóa thông tin.GV: Hỏi một văn bản gồm

HS:trả lời

HS: Trả lời phải phiên dịch sang tiếng của họ.

HS: nghe giảng và ghi bài.

- Dạng hình ảnh: bức tranh, bản đồ, biển báo, băng hình,…- Dạng âm thanh: tiếng nói, tiếng chim hót, tiếng đàn,…

4. Mã hóa thông tin trong máy tính

- Thông tin muốn máy tính xử lý được cần chuyển hóa, biến đổi thông tin thành một dãy bit. Cách làm như vậy gọi là mã hóa thông tin.Ví dụ: Lấy ví dụ bóng đèn ở trên, sáng là 1, tối là 0. Nếu nó có trạng thái sau: “ Tối, sáng, sáng, tối, sáng, tối, tối, sáng” thì nó sẽ được biểu diễn dưới dạng sau: 01101001.

- Để mã hóa thông tin dạng văn bản, dùng mã ASCII gồm 256 kí tự được đánh số từ 0- 255,

Page 6: Chuong I bai2 lop10_Nguyễn Thị Nghĩa

Tiết 2Hoạt đông 4 (3phút)

Hoạt động 5:(26 phút) Giới thiệu cách biểu diễn các dạng thông tin trong máy tính và nguyên lí mã hóa nhị phân.

Thông tin loại số:- Hệ đếm(6 phút)

các kí tự nào?

GV: cho hs xem phục lục 1 trang 169 và lấy VD: ký tự “A” có mã ASCII thập phân là 65, mà nhị phân là 01000001.GV: - Để mã hóa thông tin dạng văn bản ta dùng mã ASCII gồm 256 (28) ký tự đánh số từ 0 - 255, gọi là mã ASCII thập phân của ký tự.- Bộ mã UNICODE có thể mã hóa 65536 (=216) ký tự khác nhau, cho phép thể hiện trong máy tính văn bản của tất cả các ngôn ngữ trên thế giới.Vì vậy hiện nay trên thế giới dùng bộ mã UNICODE.GV:Thông tin có những dạng nào?

GV: Kiểm tra bài cũ.Hỏi:Thông tin là gì?Nêu các đơn vị đo lượng thông tin?Các dạng thông tin mà em biết?Ví dụ.GV:Nhận xét và cho điểm.

GV: Khi thông tin đưa vào trong máy tính, thì máy tính làm thế nào để xử lí được thông tin và các thông tin đó sẽ được biểu diễn trong máy như thế nào ta đi vào phần tiếp theo.

GV: Biểu diễn thông tin trong máy tính qui về 2 loại chính là Số và Phi số.GV: đưa ra khái niệm hệ đếm.GV :Hỏi ở cấp 2 các em đã được làm quen với số La Mã.Hãy nhắc lại tập các ký hiệu dùng để viết số La Mã.?- GV nhận xét: Hệ đếm La Mã có tập ký hiệu và giá trị

HS:gồm có chữ cái thường và hoa,các chữ thập phân,các dấu phép toán,dấu ngắt câu…

HS:nghe giảng và ghi bài.

HS:trả lời.

HS:nghe giảng.

HS:Trả lời.

số hiệu này được gọi là mã ASCII thập phân của kí tự.Nếu dùng dãy 8 bit để biểu diễn thì gọi là mã ASCII nhị phân của kí tự.Ví dụ: Kí tự A- Mã thập phân 65- Mã nhị phân là 01000001.

5. Biểu diễn thông tin trong máy tính.

a) Thông tin loại số* Hệ đếm- Hệ đếm là tập hợp các kí hiệu và qui tắc sử dụng tập kí hiệu đó để biểu diễn và xác định giá trị các số.- Có hệ đếm không phụ thuộc vào vị trí và hệ đếm phụ thuộc vào vị trí:

Page 7: Chuong I bai2 lop10_Nguyễn Thị Nghĩa

-Giới thiệu Các hệ đếm thường dùng trong tin học(9 phút)

là: I = 1; V = 5; X = 10; L = 50; C = 100; M = 1000.GV:đưa ra 2 loại hệ đếm.- GV: Lấy ví dụ. - GV giảng giải: Trong toán học khi viết biểu thức bn thì b được gọi là cơ số,n được gọi là số mũ.Cơ số dùng cho hệ đếm trong tin học cũng được hiểu như vây.Tương ứng với mỗi hệ đếm sẽ sử dụng1 cơ số.Sau đây ta sẽ đi tìm hiểu về hệ đếm thập phân.GV: - Hệ thập phâp (hệ cơ số 10): + Sử dụng tập ký hiệu gồm 10 chữ số từ 0 - 9.+ Mỗi đơn vị ở 1 hàng bất kỳ có giá trị bằng 10 đơn vị của hàng kế cận bên phải.VD1: 536,4=5*102+3*101+6*100+4*10-1

+ Trong hệ đếm cơ số b giá trị của số N được tính theo công thức:N=dnbn+dn-1bn-1+…+d0b0+d-1b-1 +…+dm-1bm-1

GV:cho ví dụ và kêu HS lên làm.

GV:giới thiệu Các hệ đếm thường dùng trong Tin học:- Hệ nhị phân (hệ cơ số 2): Chỉ dùng 02 ký hiệu là 0 và 1.VD2:010001=0*25+1*24+0*23+0*22+ 0*21+1*20 (= 17 ở hệ cơ số 10)GV: cho ví dụ khác và gọi HS lên làm.GV:- Hệ Hecxa (hệ cơ số 16): Sử dụng các ký hiệu từ 0-9 và các ký tự từ A-FVD3:1BE=1*162+11*161+14*160

(=446 ở hệ cơ số 10)Lấy ví dụ khác và kêu học sinh đọckết quả.

- HS ghi 2 loại hệ đếm vào.

HS:Nghe giảng và ghi bài.

HS: Trả lời.

HS: Nghe giảng và ghi bài.

HS:Lên bảng làm.

HS:nghe giảng.

HS:học sinh lên bảng .

HS:nghe giảng và ghi bài.

HS:trả lời.

+ Hệ chữ cái La Mã không phụ thuộc vào vị trí. Ví dụ: X trong các biểu diễn XI (11) và IX ( 9) đều có cùng giá trị là 10.

+ Hệ đếm sơ số thập phân, nhị phân, hexa là hệ đếm phụ thuộc vào vị trí. Ví dụ: Số 1 trong 10 khác với số 1 trong 01.- Nếu một số N trong hệ số đếm cơ số b có biểu diễn làN = dndn-1dn-2…d1d0,d-1d-

2…d-m Thì giá trị của nó là:N= dnbn + dn-1bn-1 +…+ d0b0 + d-1b-1+ d-mb-m.Ví dụ: 536,4 10 = 5. 102

+ 3. 101 + 6. 100 + 4. 10-

1

* Các hệ đếm dùng trong Tin học.- Hệ cơ số 10 ( hệ thập phân): hệ dùng các số 0,1,2,…,9 để biểu diễn.- Hệ cơ số 16 ( hệ Hexa): hệ dùng các số 0, 1, 2,…, 9, A, B, C,… để biểu diễn.

Ví dụ: 1BE16 = 1.162 + 11. 161 + 14.160 - Hệ nhị phân ( hệ cơ số 2): là hệ chỉ dùng 2 số 0 và 1.Ví dụ: 101Giá trị: 1012 = 1.22 + 0.21 + 1. 20 = 5

Page 8: Chuong I bai2 lop10_Nguyễn Thị Nghĩa

-Giới thiệu về Biểu diễn số nguyên: (5 phút)

- Giới Thiệu biểu diễn số thực(6 phút)

GV: Có nhiều hệ đếm khác nhau nên muốn phân biệt số được biểu diễn ở hệ đếm nào người ta viết cơ số làm chỉ số dưới của số đó.Ví dụ: Biểu diễn số 7, ta viết : 1112 ( hệ 2) hoặc 710

( hệ 10), hay 716 ( hệ 16).GV:giới thiệu về Biểu diễn số nguyên:Số nguyên có thể có dấu hoặc không dấu. Tùy theo phạm vi của giá trị tuyệt đối của số, ta có thể dùng 1 Byte, 2 Byte, hoặc 4 Byte để biểu diễn.- Xét việc biểu diễn số nguyên bằng 1 Byte. Mỗi Byte có 8 bit, mỗi bit là 0 hoặc 1.+ bit 7 (bit cao nhất): xác định số nguyên đó là âm hay dương;+ Một Byte biểu diễn được số nguyên trong phạm vi từ -127 đến 127.GV:lấy ví dụ dạng nhị phân của 5 là: 510 = 1012 ( = 00001012)Vậy máy sẽ biểu diễn số 5 như sau:0 0 0 0 0 1 0 1

GV:trong toán học để viết số thực ta dùng dấu phẩy đẻ ngăn cách phần nguyên với phần thập Phân ví dụ 9,8 nhưng trong tin học dùng dấu phẩy (,) ngăn cách giữa phần nguyên và phần phân và không dùng dấu nào để phân cách nhóm 3 chữ số liền nhau.Vậy Số 13456,25 được biểu diễn như thế nào?GV:Nhận xét và đưa ra Dạng tổng quát biểu diễn số thực: ±M*10±k

Trong đó 0,1 ≤ M < 1; M được gọi là phần định trị và K là một số nguyên không âm (phần bậc).

GV:các đã được học về

HS:Nghe giảng.

HS:Nghe giảng và ghi bài.

HS:Nghe giảng và ghi bài.

HS: Trả lời Số 13456,25 được biểu diễn như sau:0,1245625*105

HS:ghi bài

- Cách biểu diễn số nguyên : + Số nguyên có dấu hoặc không dấu.+ Để biểu diễn số nguyên người ta sử dụng 1byte, 2byte, 4byte để biểu diễn.+ Để biểu diễn số nguyên có dấu người ta dùng bit cao nhất để thể hiện dấu bit 0 dấu (+), bit 1dấu (–) bit 7 bit 6 bit 5 bit 4

Bit cao nhất + Để biểu diễn số nguyên có dấu, người ta dùng bit cao nhất làm bit thể hiện dấu với quy ước 1 là dấu âm, còn 0 là dấu dương.

- Cách biểu diễn số thực :

Ta biểu diễn dưới dạng : M. 10k

Page 9: Chuong I bai2 lop10_Nguyễn Thị Nghĩa

Hoạt Động 6 :Thông tin loại phi số(10 phút)

Nguyên lý mã hóa nhị phân:(2 phút)

thông tin loại số giờ ta sẽ đi tìm hiểu Thông tin loại phi số em nào có thể lấy ví dụ cho cô? Biểu diễn văn bản: Máy

tính dùng một dãy Byte, mỗi Byte biểu diễn 01 ký tự theo thứ tự từ trái sang phải.VD: dãy 3 Byte01010100 01001001 01001110biểu diễn xâu ký tự “TIN” Các dạng khác: Âm

thanh, hình ảnh…Để xử lý âm thanh, hình ảnh… người ta cũng phải mã hóa chúng thành dãy các bit.GV: Hướng dẫn học sinh mở phụ lục 1-bộ mã ASCII cơ sở để xem mã hóa của một số ký tự. GV: Tóm tắt nội dung bài học

Nguyên lý mã hóa nhị phân:

Thông tin có nhiều dạng khác nhau như số, văn bản, âm thanh… khi đưa vào máy tính, chúng biến đổi thành dạng chung - dãy bit. Dãy bit đó là mã nhị phân của thông tin mà nó biểu diễn.

HS:Lấy ví dụ.

HS:Nghe giảng và ghi bài.

HS:Mở SGK để xem.

trong đó 0 M < 1 được gọi là phần định trị và k là một số nguyên gọi là phần bậc.

b) Thông tin loại phi số.Gồm: - Văn bản.- Các loại khác ( hình ảnh, âm thanh,…)

Nguyên lý mã hóa nhị phân:

Thông tin có nhiều dạng khác nhau như số, văn bản, âm thanh… khi đưa vào máy tính, chúng biến đổi thành dạng chung - dãy bit. Dãy bit đó là mã nhị phân của thông tin mà nó biểu diễn.

III. ÔN TẬP VÀ CỦNG CỐ : (3 phút) Thông tin, dữ liệu, đơn vị đo thông tin, các dạng thông tin cơ bản.

Page 10: Chuong I bai2 lop10_Nguyễn Thị Nghĩa

Nắm được cách biểu diễn thông tin trong máy tính, các hệ đếm thường dùng trong tin học.

Nhắc lại các khái niệm và phương pháp về cách mã hóa và giải mã thông tin thành dữ liệu trong máy tính.

Thông tin có nhiều dạng khác nhau như số, văn bản, hình ảnh, âm thanh… khi đưa vào máy tính chúng đều được biến đổi thành dạng chung: dãy bit.Dãy bit đó là mã nhị phân của thông tin mà nó biểu diễn.

Các dạng bài toán bài tập về biến đổi biểu diễn giữa các hệ đếm khác nhau đã học

IV. BÀI TẬP VỀ NHÀ : (1phút) a. Yêu cầu học sinh về nhà ôn lại bài học hôm nay và trả lời các câu hỏi sau:

Câu 1.Hãy nêu khái niệm về thông tin và dữ liệu, cho ví dụ minh họa?Câu 2 Máy tính có thể lưu trữ và xử lý thông tin dưới mấy loại nào?Câu 3. Hệ đếm cơ số 2, cơ số 8 và cơ số 10 sử dụng các ký hiệu nào?Câu 4. Hãy nêu nguyên lý mã hóa nhị phân?

b. Yêu cầu học sinh xem trước bài tập và thực hành 1 trang 16 chuẩn bị tiết học sau.

V. RÚT KINH NGHIỆM : ...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................