biomass town cu chi

12
500 *Tiến sĩ NGHIÊN CU TIMNĂNG XÂY DNG MÔ HÌNH ĐÔ THSINH KHI HUYNCCHI, TP.HCM Võ Dao Chi Khoa Môi Trường, Đại Hc Bách Khoa TP.HCM Nguyn ThVân Hà* SKhoa Hc Công NghTP.HCM Nguyn Tun Thành SNông Nghip và Phát Trin Nông Thôn TP.HCM Nguyn Phước Trung Tóm tt Bài báo cáo tp trung nghiên cu vào hin trng phát sinh và sdng các ngun sinh khi khác nhau ti Huyn CChi; tim năng xây dng và trin khai thc hin mô hình thtrn đô thsinh khi nhm nâng cao hiu qusdng sinh khi trong khu vc nghiên cu. Sliu được thu thp tnhiu ngun khác nhau và thông qua bng câu hi được phân tích và đánh giá nhm ước lượng khi lượng sinh khi tim năng và phân tích chu trình vt cht. Kết qucho thy, ngun sinh khi phát sinh ti huyn chyếu tcht thi sinh khi- chiếm 72% tng sinh khi, trong đó, cht thi thot động chăn nuôi chiếm ti 86% tng lượng sinh khi. Tuy nhiên, khi lượng sinh khi được thu gom, tn dng, xlý chưa cao, 60% cht thi tchăn nuôi, 70% cht thi thc ăn và 2% cht thi sinh hot. Nghiên cu đề xut áp dng mô hình thtrn sinh khi nhm tăng tlvà hiu qusdng sinh khi hin ti. Để mô hình có thtrin khai cn xây dng các mi liên kết mi như sn xut khí biogas và phân compost vi quy mô phù hp hơn, tp trung hơn và hiu quhơn mô hình hgia đình. 1. Đặt vn đề Tài nguyên sinh khi được xem là ngun năng lượng mi, có khnăng tái sinh và thay thế cho ngun nhiên liu hóa thch. Đây là ngun tài nguyên được đánh giá là phát sinh lượng khí thi nhà kính mc độ thp, đồng thi, là ngun tài nguyên có trlượng sinh khi di dào. Vit Nam vi thế mnh là mt đất nước nông nghip, đa dng các loi sinh khi, điu kin khí hu thun li để phát trin nhiu loi cây làm nguyên liu cho nhiên liu sinh hc. Tuy nhiên, hin nay ngun tài nguyên quan trng này vn chưa được quan tâm, sdng, phân phi hiu qu. Phn ln được đem đi thi bdn đến các tác động tiêu cc đến môi trường và gây lãng phí tài nguyên. Theo “Chiến lược sinh khôi Nippon” ti Nht Bn tài nguyên sinh khi có thchia làm 3 loi: (1) Sinh khi cht thi rn (bao gm phân động vt thot động chăn nuôi, cht thi thc ăn, cht thi hu cơ phân hy tcác nhà

Upload: bichtram509

Post on 02-Aug-2015

56 views

Category:

Documents


2 download

TRANSCRIPT

Page 1: Biomass Town Cu Chi

500 *Tiến sĩ

NGHIÊN CỨU TIỀM NĂNG XÂY DỰNG  MÔ HÌNH ĐÔ THỊ SINH KHỐI HUYỆN CỦ CHI, TP.HCM 

Võ Dao Chi Khoa Môi Trường, Đại Học Bách Khoa TP.HCM

Nguyễn Thị Vân Hà* Sở Khoa Học Công Nghệ TP.HCM

Nguyễn Tuấn Thành Sở Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn TP.HCM

Nguyễn Phước Trung

Tóm tắt

Bài báo cáo tập trung nghiên cứu vào hiện trạng phát sinh và sử dụng các nguồn sinh khối khác nhau tại Huyện Củ Chi; tiềm năng xây dựng và triển khai thực hiện mô hình thị trấn đô thị sinh khối nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng sinh khối trong khu vực nghiên cứu. Số liệu được thu thập từ nhiều nguồn khác nhau và thông qua bảng câu hỏi được phân tích và đánh giá nhằm ước lượng khối lượng sinh khối tiềm năng và phân tích chu trình vật chất. Kết quả cho thấy, nguồn sinh khối phát sinh tại huyện chủ yếu từ chất thải sinh khối- chiếm 72% tổng sinh khối, trong đó, chất thải từ hoạt động chăn nuôi chiếm tới 86% tổng lượng sinh khối. Tuy nhiên, khối lượng sinh khối được thu gom, tận dụng, xử lý chưa cao, 60% chất thải từ chăn nuôi, 70% chất thải thức ăn và 2% chất thải sinh hoạt. Nghiên cứu đề xuất áp dụng mô hình thị trấn sinh khối nhằm tăng tỉ lệ và hiệu quả sử dụng sinh khối hiện tại. Để mô hình có thể triển khai cần xây dựng các mối liên kết mới như sản xuất khí biogas và phân compost với quy mô phù hợp hơn, tập trung hơn và hiệu quả hơn mô hình hộ gia đình.

1. Đặt vấn đề

Tài nguyên sinh khối được xem là nguồn năng lượng mới, có khả năng tái sinh và thay thế cho nguồn nhiên liệu hóa thạch. Đây là nguồn tài nguyên được đánh giá là phát sinh lượng khí thải nhà kính ở mức độ thấp, đồng thời, là nguồn tài nguyên có trữ lượng sinh khối dồi dào. Việt Nam với thế mạnh là một đất nước nông nghiệp, đa dạng các loại sinh khối, điều kiện khí hậu thuận lợi để phát triển nhiều loại cây làm nguyên liệu cho nhiên liệu sinh học. Tuy nhiên, hiện nay

nguồn tài nguyên quan trọng này vẫn chưa được quan tâm, sử dụng, phân phối hiệu quả. Phần lớn được đem đi thải bỏ dẫn đến các tác động tiêu cực đến môi trường và gây lãng phí tài nguyên.

Theo “Chiến lược sinh khôi Nippon” tại Nhật Bản tài nguyên sinh khối có thể chia làm 3 loại: (1) Sinh khối chất thải rắn (bao gồm phân động vật từ hoạt động chăn nuôi, chất thải thức ăn, chất thải hữu cơ phân hủy từ các nhà

Page 2: Biomass Town Cu Chi

!

501

công trình xử lý chất thải, bùn thải, nước đen..); (2) Sinh khối chưa sử dụng hiệu quả từ các hoạt động trồng trọt, lâm nghiệp còn lại sau khi đã thu hoạch các sản phẩm chính như gạo, bắp, đậu, gỗ như tro trấu, rơm rạ, cành cây khô, lá cây cắt tỉa, mùn cưa…; và (3) Thực vật sản xuất năng lượng (như mía đường, ngô, gạo, lúa mạch...) (Solikhah, 2007). Nhật Bản từ năm 2003 đã đưa ra khái niệm và tích cực thực hiện Dự án phát triển các thị trấn sinh khối (biomass town), đồng thời hướng tới nhân rộng mô hình này tại các nước Tây Á, trong đó có Việt Nam. Mục tiêu vào năm 2010, Nhật Bản sẽ có 300 mô hình đô thị sinh thái (Shinogi, 2006). Khái niệm "thị trấn sinh khối" được hiểu là cộng đồng, thành phố hay các loại đô thị tự trị trong đó có hệ thống sử dụng tài nguyên sinh khối tích hợp được xây dựng bằng mạng lưới các quy trình, công nghệ tái sử dụng hiệu quả sinh khối từ khi phát sinh cho đến khi sử dụng cuối cùng, dưới sự liên kết chặt chẽ giữa tất cả bên có liên quan trong cộng đồng và được khuyến khích phát triển trong tương lai với một hệ thống sử dụng sinh khối bền vững, phù hợp với địa phương (Nguồn: http://www.maff.go.jp/j/biomass). Chương trình khí biogas do Bộ NN&PTNT thực hiện đã đạt được những kết quả khả quan trong việc sử dụng sinh khối, mang về giải thưởng về năng lượng ở Bỉ năm 2006 (Thắng, 2009), đã và đang cải thiện chất lượng môi trường nông thôn và cung cấp năng lượng cho hộ gia đình.

Hướng tới mục tiêu xây dựng một hệ thống sử dụng tài nguyên sinh khối một cách hiệu quả, bền vững, cải thiện chất lượng cuộc sống, tạo các điều kiện phát triển ở vùng nông thôn, vùng ven đô thành phố cũng như cải thiện tình trạng ô nhiễm môi trường do chất thải hữu cơ gây ra, Nghiên cứu xây dựng mô hình thị trấn sinh khối “biomass town” huyện Củ Chi, tp.HCM đã được thực hiện nhằm tạo cơ sở khoa học cho việc nghiên cứu đánh giá tiềm năng và đề xuất mô hình sử dụng sinh khối bền vững tại địa phương.

2. Phương pháp nghiêu cứu

(1) Địa điểm nghiên cứu

Huyện Củ Chi với diện tích đất tự nhiên là 43.450,2 ha, chiếm 20,74% diện tích toàn thành phố, là khu vực ngoại thành chiếm tỷ trọng sản xuất nông nghiệp lớn nhất của thành phố. Tổng diện tích gieo trồng đạt 21.283ha trong đó cây hoa lan- cây kiểng được chú trọng phát triển đạt 276ha, cây ăn quả 2.975ha. Ngành chăn nuôi được xem là ngành trọng điểm của huyện với số lượng đàn bò 56.846 con, đàn heo 130.952 con. Đây cũng là nhóm ngành được đánh giá có tiềm năng sinh khối quan trọng chủ yếu của huyện trong việc xây dựng thị trấn sinh khối trong tương lai.

(2) Phương pháp nghiên cứu

- Nghiên cứu được thực hiện từ tháng 01/2010 đến tháng 12/2010, bao gồm 6 bước theo quy trình xây dựng và đánh giá mô hình đô thị sinh thái ở hình 1. Khảo sát thực địa và phỏng vấn trực tiếp cán bộ huyện, xã, hộ gia đình (22 hộ

Page 3: Biomass Town Cu Chi

!

502

gia đình) được tổ chức thực hiện nhằm thu thập các thông tin liên quan về sử dụng sinh khối ở cấp hộ gia đình, cũng như xem xét các yếu tố, vấn đề xã hội, thể chế ảnh hưởng trực tiếp đến việc hình thành thị trấn sinh khối (Bảng 1).

- Phương pháp ước lượng sinh khối dựa trên hệ số phát thải, phương pháp

đánh giá nhanh, phương pháp chuyên gia và các công cụ tư duy hệ thống như: sơ đồ khối, sơ đồ cành cây, phân tích dòng vật chất, phương pháp đánh giá đầu vào và đầu ra, mô hình cân bằng vật chất đã được sử dụng trong nghiên cứu để xây dựng mô hình đô thị sinh khối.

Bảng 1. Các thông tin chính cần thu thập

Loại Nội dung

• Thông tin chung

- Vị trí địa lý - Đặc điểm và lợi thế kinh tế - Đặc điểm xã hội

• Khối lượng sinh khối hiện tai • Vị trí sử dụng sinh khối

- Khối lượng sinh khối hiện tại - Vị trí sinh khối phát sinh - Sản phẩm sinh khối tái sử dụng - Dữ liệu cung và cầu của sinh khối - Thiết bị tái chế

• Công nghệ/ phương thức chuyển đổi sinh khối

- Công nghệ chuyển đổi - Quy mô - Phương thức sử dụng các sản phẩm sinh khối và các sản phẩm phụ

• Các dự án sử dụng sinh khối • Chiến lược phát triển kinh tế

- Các dự án sử dụng sinh khối hiện tại - Các dự án liên quan về phát triển kinh tế

• Hệ thống hỗ trợ của chính phủ - Hệ thống hỗ trợ công cộng về sinh khối - Các nguồn vốn

- Tổ chức hội thảo chuyên gia ở địa phương để nhận được sự góp ý, đánh giá và hoàn thiện mô hình vào ngày 26/02/2010 (thành phần tham gia hội thảo bao gồm đại diện các xã thuộc huyện Củ Chi, Phòng tài nguyên môi

trường, Phòng Nông Nghiệp và phát triển nông thôn, các Sở Ban Ngành, Chi Cục, Trung tâm khuyến nông TPHCM, trường Đại học Bách Khoa và tổ chức JICA Nhật Bản)..

Page 4: Biomass Town Cu Chi

!

503

Nguồn: Hội thảo thị trấn sinh khối Tây Á, tháng 2/2009, EX coporation, 2009)

Hình 1: Quy trình xây dựng và đánh giá mô hình đô thị sinh khối

3. Kết quả và Biện luận

(1) Hiện trạng tiềm năng phát sinh và sử dụng sinh khối của huyện Củ Chi

Nguồn sinh khối phát sinh ở huyện Củ Chi được chia thành 3 nhóm chính: sinh khối chất thải, sinh khối nông nghiệp, và sinh khối cây trồng năng lượng. Nhóm sinh khối có chất thải chiếm tỷ trọng cao nhất (72%), sinh khối nông nghiệp (26%) nhưng chỉ có 2% sinh khối có nguồn gốc từ cây trồng năng lượng. Nhóm sinh khối chất thải được xem là nguồn sinh khối quan trọng, chủ

yếu tại khu vực nghiên cứu để hình thành thị trấn sinh khối trong tương lai.

a. Nhóm sinh khối chất thải

Ngành chăn nuôi ở huyện Củ Chi là nhóm ngành trọng điểm của huyện Củ Chi, chiếm tỷ lệ sinh khối phát sinh lớn nhất (86%) so với các loại sinh khối khác (chất thải sinh hoạt chiếm 10,53%, bùn thải chiếm 3,3%, dư lượng thức ăn chỉ chiếm 0,05%). Trong đó, chất thải chăn nuôi bò chiếm tới 68.77%, xấp xỉ ¾ tổng khối lượng chất thải toàn huyện, tiếp theo là chất thải chăn nuôi heo chiếm 17.24% (Hình 2).

Page 5: Biomass Town Cu Chi

!

504

Hình 2. Tỷ trọng (%) các loại sinh khối chất thải tại huyện Củ Chi, tp.HCM

Chất thải từ hoạt động chăn nuôi

Củ Chi với số lượng đầu heo 130.952 con, phát sinh 73.233 tấn chất thải, 70% lượng chất thải phát sinh được xử lý bằng hầm biogas, làm thức ăn cho cá theo mô hình VAC, làm phân compost, hoặc phơi khô. Phân heo khi được xử lý bằng hầm biogas tạo ra khí sinh học dùng cho việc nấu nướng ở cấp hộ gia đình nhưng hiệu quả sử dụng thấp, lượng phân dư thừa sau khi xử lý không được tận dụng.

Số lượng bò tại huyện Củ Chi lên đến 59.069 con, nổi bật là xã Tân Thạnh Đông với 12.310 con. Lượng phân hằng năm thải ra từ hoạt động chăn nuôi chiếm gần 70% lượng chất thải chăn nuôi. Tuy nhiên, chỉ 60% lượng phân này được xử lý và tái sử dụng lại thông qua các phương pháp như nuôi trùn quế, hầm biogas, làm phân compost, bón thẳng trực tiếp từ khu vực nuôi ra ngoài đồng cỏ. Các hộ chăn nuôi chủ yếu thường phơi khô phân, đóng bao và bán

lại cho các nhà vườn với giá rất thấp (2.000 VND/kg phân bò khô). 40% lượng phân bò được xả thải thẳng ra ngoài kênh rạch gây mùi hôi thối, ô nhiễm môi trường nước, đất.

Bùn thải: với lượng bùn thải ước tính phát sinh là 14.000 tấn/năm, khoảng 50% bùn thải được thu gom và làm phân compost.

Chất thải sinh hoạt: Hằng năm, với dân số khoảng 350.000 người, huyện Củ Chi phát sinh khoảng 44.713 tấn chất thải từ các hộ gia đình, chợ và trung tâm thương mại. Tuy nhiên, chỉ khoảng 2% lượng chất thải phát sinh được sử dụng làm phân compost. Trên địa bàn huyện chỉ có bãi rác Tân Hiệp với công suất hoạt động 2.000-3.000 tấn/ngày, tiếp nhận và xử lý cho cả thành phố Hồ Chí Minh.

Dư lượng thức ăn hầu hết được sử dụng làm thức ăn cho gia súc, phần còn lại được các hộ xử lý bằng cách đem đốt hoặc chôn lấp tại vườn nhà.

Page 6: Biomass Town Cu Chi

!

505

Bảng 2. Hiện trạng tiềm năng phát sinh và sử dụng sinh khối của huyện Củ Chi

Nhóm Khối lượng(tấn/năm) Phương thức sử dụng

Khối lượng sử dụng

(tấn/năm)

Ước tính tỷ lệ sử dụng (%)

Sinh khối chất thải

Chăn nuôi

Heo 73.233,72

- Biogas - Thức ăn cho cá - Phân compost - Phân khô

51.263,6 70%

Bò 292.084,68

- Biogas - Nuôi trùn quế - Phân compost - Phân bò khô - Bón trực tiếp đồng cỏ

175.250,81 60%

Khác 474,765 - Biogas - Phân compost 142,43 30%

Bùn Thải 14.000 Phân compost 7.000 50% Chất thải sinh hoạt 44.713 - Đốt 894 2%

Dư lượng thức ăn 197 - Thức ăn cho gia súc Chôn lấp, Đốt 138 70%

Sinh khối nông

nghiệp

Chất thải nông

nghiệp

Rơm rạ 18.550,14 - Thức ăn cho gia súc - Chốn lấp - Đốt

16.695,13 90%

Trấu 14.072,52 - Đốt 7.036,26 50% Cỏ chăn

nuôi 105.600 - Thức ăn cho gia súc 95.040 90%

Chất thải rau quả 11.740 - Thức ăn cho gia súc

- Chốn lấp 9.392 80%

Chất thải hoa kiểng - - Đốt

- chôn lấp - 80%

Cây ăn trái 504,75 - Đốt 454,28 90%

Chất Thải lâm

nghiệp

Gỗ (tre) - - Củi đốt - -

Cây cao su 310 - Củi đốt

- Giá thể trồng nấm - -

Cây trồng năng lượng

Bắp 1.801,8 - Thức ăn cho gia súc - Chốn lấp 1.261,26 70%

Mía 7.581,6 - Thức ăn cho gia súc - Chôn lấp 5.307,12 70%

Đậu phộng 237,25 - Giá thể trồng lan - Chôn lấp - Thức ăn cho gia súc

166,075 70%

(Nguồn: tổng hợp theo số liệu thống kê của Phòng Nông Nghiệp Phát Triển Nông Thôn huyện Củ Chi tính đến ngày 1/10/2009)

b. Nhóm sinh khối nông nghiệp

Chất thải nông nghiệp chiếm khối lượng khá lớn, nổi bật nhất là rơm rạ (18.550 tấn/ năm), tuy nhiên vẫn không đủ cung cấp thức ăn cho chăn nuôi bò

sữa tại vùng. Ngòai ra, diện tích lúa có xu hướng giảm dần, chuyển sang trồng cỏ phục vụ chăn nuôi, trồng rau, trồng hoa kiểng, trồng cây ăn trái nên khối lượng rơm rạ sẽ giảm dần, thay vào đó,

Page 7: Biomass Town Cu Chi

!

506

khối lượng cỏ chăn nuôi, chất thải từ rau quả, hoa kiểng, cây ăn trái sẽ tăng lên.

Rơm rạ: diện tích trồng lúa xấp xỉ 15.000 ha, khối lượng rơm rạ phát sinh ước tính hơn 16.000 tấn /năm. Mặc dù, 90% lượng sinh khối này được xử lý, tái sử dụng để làm thức ăn cho gia súc, hoặc làm chất đốt, nhưng thực sự hiệu quả sử dụng chưa cao. Do không thuận lợi cho giao thông, phí chuyên chở và lượng rơm rạ này khi sử dụng làm thức ăn cho bò không đủ cung cấp chất dinh dưỡng, nên hầu hết lượng rơm rạ thất thoát do hoạt động chôn lấp hoặc đốt sinh khối tại khu vực phát sinh.

Trấu: 50% trấu phát sinh tại huyện Củ Chi được sử dụng làm chất đốt (đặc biệt là các hộ gia đình có nấu và sản xuất rượu) và làm giá thể cho nuôi trồng nấm

Chất thải rau quả, hoa kiểng, cây ăn trái bao gồm lá cây, thân cây, rễ được hộ gia đình, cơ sở sản xuất thu gom lại làm thức ăn cho gia súc, hoặc chôn lấp tại chỗ (80-90%).

c. Nhóm sinh khối cây trồng năng lượng

Nhóm sinh khối cây trồng năng lượng phát sinh không đáng kể so với tổng sinh khối toàn vùng, hầu hết các loại cây trồng năng lượng được trồng chủ yếu phục vụ cho: mục đích làm thức ăn cho gia súc, thực phẩm, chưa sử dụng để sản xuất năng lượng. 70% bắp và mía được sử dụng làm thức ăn bổ sung cho gia súc, hoặc chôn lấp tại chỗ. Vỏ đậu

phộng được dùng để làm giá thể trồng lan do khả năng giữ nước cao.

(2) Các vấn đề phát sinh liên quan đến nguồn sinh khối ở huyện Củ Chi

Nguồn sinh khối chủ yếu phát sinh từ 4 nhóm hoạt động: Chăn nuôi, trồng trọt, lâm nghiệp và hoạt động của con người, trong đó đặc biệt là nhóm hoạt động chăn nuôi có khối lượng sinh khối lớn. Các vấn đề phát sinh được phân tích dựa trên 4 nhóm hoạt động này như sau:

Đối với hoạt động chăn nuôi: ngành chăn nuôi phát triển nhanh chóng và vượt bậc so với các quận huyện khác tại tpHCM đã và đang gây ra những vấn đề nghiêm trọng về mặt môi trường mà điển hình là :

- Chăn nuôi tại huyện Củ Chi hầu hết đều theo hình thức chăn nuôi hộ gia đình nhỏ lẻ, vì vậy chất thải thường không được thu gom, xử lý đúng quy cách.

- Mùi hôi thối thải ra từ các trại chăn nuôi heo, bò gây ô nhiễm không khí, ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt và sức khỏe của người dân;

- Hầu như các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ đều không có hệ thống xử lý nước thải, bùn thải từ các hoạt động chăn nuôi. Chất thải chăn nuôi được thải trực tiếp ra các kênh rạch ảnh hưởng nghiêm trọng đến nguồn nước, đất ảnh hưởng đến năng suất, hiệu quả chăn nuôi của vùng.

- Hiệu quả sử dụng sản phẩm từ hầm biogas ở hộ gia đình vẫn chưa thật

Page 8: Biomass Town Cu Chi

!

507

sự hiệu quả, chủ yếu các hộ chỉ sử dụng khí gas vào hoạt động nấu nướng. Lượng khí còn dư sẽ được thải trực tiếp ra ngoài môi trường, góp phần tăng lượng khí thải nhà kính.

- Thiếu thị trường cho các sản phẩm phân compost, phân trùn quế.

Đối với hoạt động Nông nghiệp

- Năng suất lúa giảm sút, hiệu quả không cao do nước bị nhiễm mặn, nguồn nước mặt bị ô nhiễm.

- Thiếu rơm rạ phục vụ làm thức ăn chăn nuôi bò, đặc biệt là bò sữa. Hiện nay, huyện Củ Chi phải nhập rơm rạ từ các tỉnh lân cận như Long An để đáp ứng được nhu cầu chăn nuôi bỏ sữa. Tuy nhiên, chât lượng rơm rạ sử dụng làm thức ăn cho bò sữa tại huyện không cho năng suất sữa cao.

- Thị trường trồng nấm vẫn còn hạn chế, người dân thiếu thông tin, kinh nghiệm.

Đối với hoạt động của con người

- Nhiều hộ gia đinh vẫn chưa được hưởng dịch vụ công ích thu gom chất thải sinh hoạt do xa đường lớn, không thuận lợi cho việc đi lại, hầu hết các hộ đều sử dụng phương pháp đốt để xử lý chất thải.

(3) Đề xuất mục tiêu sử dụng sinh khối ở huyện Củ Chi

Mục tiêu đề xuất của huyện trong việc khuyến khích và gia tăng tỷ lệ % sử dụng tài nguyên sinh khối theo từng cấp độ ưu tiên sau: tài nguyên sinh khối chất thải, sinh khối nông nghiệp và cây trồng năng lượng.

Bảng 3. Mục tiêu dự kiến sử dụng sinh khối tại huyện Củ Chi, tpHCM

Page 9: Biomass Town Cu Chi

!

508

(4) Đề xuất mô hình đô thị sinh khối

Mục tiêu của thị trấn sinh khối của huyện Củ Chi bao gồm: Xây dựng một hệ thống sử dụng sinh khối kết hợp; Gia tăng hiệu quả sử dụng sinh khối của hệ thống trong từng nhóm loại sinh khối; Khuyến khích sử dụng năng lượng sinh

khối dưới dạng nhiệt và điện; Xây dựng, khuyến khích thị trường sản phẩm xanh như phân compost, phân trùn quế…; và Khuyến khích giảm thiểu, tái sử dụng sinh khối chất thải và sinh khối nông nghiệp.

Hình 3. Mô hình thị trấn sinh khối đề xuất tại huyện Củ Chi

Trong mô hình này các mối liên kết mới cần được xây dựng và nghiên cứu triển khai thực hiện thí điểm ở quy mô phù hợp bao gồm:Sở Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn chỉ đạo Ủy Ban Nhân Dân huyện Củ Chi cùng với sự hỗ trợ kỹ thuật của Trường Đại học Bách Khoa TpHCM có dự án JICA triển khai mô hình thí điểm sản xuất ethanol từ rơm rạ ở quy mô phòng thí nghiêm và triển khai ứng dụng; Sở Khoa Học Công

Nghệ phối hợp với Ủy Ban Nhân Dân huyện Củ Chi trong việc sản xuất điện từ khí biogas thu được ở quy mô tập trung.

(5) Lợi ích môi trường, kinh tế, xã hội của mô hình đô thị sinh khối

Lợi ích môi trường

- Thị trấn sinh khối gia tăng hiệu quả tái sử dụng chất thải sinh khối, đặc biệt là chất thải chăn nuôi của huyện, khoảng 90% chất thải chăn nuôi được tái

Page 10: Biomass Town Cu Chi

!

509

sinh, tái chế như sản xuất khí sinh học và làm phân compost thay vì thải ra môi trường, giải quyết được tình trạng ô nhiễm môi trường nghiêm trọng hiện nay do chất thải chăn nuôi gây ra.

- Do tái sử dụng, tái chế sinh khối chất thải thành các sản phẩm phụ và năng lượng nên thị trấn sinh khối góp phần giảm đáng kể việc tiêu thụ năng lượng bằng cách tận dụng sẵn nguồn năng lượng hiện có, giảm lượng khí nhà kính phát thải phát sinh do các hoạt động xử lý chất thải truyền thống như đốt, phơi khô phân bò, heo..v .v..

Lợi ích kinh tế

- Xây dựng thị trường xanh cho sản phẩm nông nghiệp sạch, các chế phẩm được tái sử dụng sinh khối tại địa phương như phân compost, phân trùn quế, nấm, v.v., an toàn với môi trường.

- Tạo các nguồn thu nhập mới từ các hoạt động tái sử dụng và xử lý sinh khối.

- Thúc đẩy sự phát triển công nghiệp năng lượng, công nghiệp sản xuất các thiết bị chuyển hóa năng lượng.v.v, giảm sự phụ thuộc vào dầu, than, đa dạng hóa nguồn cung cấp nhiên liệu và tạo ra nguồn năng lượng thay thế mới

- Nhận được sự hỗ trợ, quan tâm từ phía chính phủ và các tổ chức phi chính phủ, tiếp cận được những nguồn đầu tư cần thiết để cải thiện hiệu quả sản xuất.

- Thị trấn sinh khối tạo các cơ hội mới cho khu vực nông thôn như huyện Củ Chi, góp phần làm tăng sự phát triển

kinh tế địa phương và khuyến khích quá trình hợp tác kinh tế địa phương, kinh tế vùng và quốc tế.

Lợi ích xã hội

- Tạo thêm công ăn việc làm cho người lao động

- Xây dựng một cộng đồng hướng tới mục tiêu giảm lượng phát thải sinh khối ra ngoài môi trường, tận dụng và tái sử dụng các nguồn sinh khối, hướng tới một môi trường xanh, góp phần làm giảm sự nóng lên của trái đất.

(6) Các đề xuất về chính sách khuyến khích hình thành đô thị sinh khối

Hiện nay khái niệm đô thị sinh khối chưa được hình thành và phát triển ở Việt nam do đó rất cần các chính sách của nhà nước quy định rõ yêu cầu thực hiện và phát triển mô hình đô thị sinh thái. Các chính sách đề xuất bao gồm như sau:

- Chính sách khuyến khích tái chế, tái sử dụng chất thải/phụ phẩm, khuyến khích sử dụng các sản phẩm xanh, nhằm tạo một thị trường ổn định cho người nông dân.

- Xây dựng các tiêu chuẩn về chất lượng các sản phẩm tái chế như phân compost, phân trùn quế nhằm tăng giá trị thương mại đối với loại sản phẩm này.

- Xây dựng các tiêu chuẩn nước thải sau khi được xử lý bằng hầm biogas, tiêu chuẩn nước thải của ao cá.

- Chính sách khuyến khích đầu tư ứng dụng công nghệ hiện đại sản xuất năng lượng sinh học từ tài nguyên sinh

Page 11: Biomass Town Cu Chi

!

510

khối, đăc biệt là sản xuất khí Methane từ các hầm biogas

- Chính sách khuyến khích sử dụng năng lượng sinh học thế hệ thứ 2 (Schaub, 2010) từ tài nguyên sinh khối.

- Chính sách ban hành cụ thể về nhiệm vụ, quyền hạn, nghĩa vụ và quyền lợi của các thành phần tham gia vào mô hình thị trấn sinh khối, đăc biệt là dân cư địa phương. Chia sẻ trách nhiêm và quyền lợi cho dân cư địa phương vì họ là thành phần chính để duy trì mô hình thị trấn sinh khối hoat động

- Xây dựng các kênh thông tin giữa các thành phần nhằm tiếp nhận các phản hồi, trao đổi thông tin sản phẩm giữa nhà sản xuất, nhà tiêu dùng và các thành phần liên quan.

4. Kết luận

Huyện Củ Chi có tiềm năng sinh khối dồi dào, chủ yếu phát sinh từ chất

thải sinh khối- chiếm 72% tổng sinh khối. Đây là khu vực nông thôn có truyền thống trồng trọt và được biết đến là khu vực chăn nuôi bò sữa phát triển nhanh chóng ở TPHCM. Công nghệ xử lý chất thải sinh khối hiện nay của vùng chủ yếu là phân hủy kị khí bằng hầm biogas, phân phơi khô ở cấp độ hộ gia đình, vì vậy, hiệu quả thu gom, xử lý, tái sử dụng chưa cao, khoảng 60% chất thải từ chăn nuôi, 70% chất thải thức ăn, 2% chất thải sinh hoạt. Chính vì vậy, cần phải đẩy mạnh hiệu quả sử dụng sinh khối ở từng hoạt động, xây dựng các mối liên kết giữa các thành phần trong hệ thống, trao đổi sản phẩm và kinh nghiệm nhằm xây dựng một thị trấn sinh khối bền vững. Nghiên cứu cần tiếp tục đưa ra các mô hình ứng dụng đô thị sinh thái ở các quy mô cụ thể phù hợp với điều kiện địa phương.

Tài liệu tham khảo 1. EX Corporation (2009), Methods to calculate Exisiting Biomass Volume in Japan, East Asia Biomass Town Workshop Feb. Japan. Feb 2009. 2. Yoshiyuki Shinogi (2006), Biomass town concept in East-Asian (online), viewed 25 November 2009, from < http://www.biomass-asia-workshop.jp/biomassws/06workshop/presentation/34_Shinogi.pdf 3. Georg Schaub (2010), Liquid Fuels and Substitude Natural Gas (SNG) from Biomass, Workshop Bioenergy HCM. Ho Chi Minh city.2010 4. Ministry of Agriculture, Forestry and Fisheries, Biomass Nippon Strategy, MAFF,2002 5. Maharani Dewi Solikhah (2007), Jica tropical biomass ultilization (online) viewed 11 December 2007, from <www.ikajica.or.id/download/ReportTBU.pdf> 6. Nguyễn Trung Thắng (2009), Năng lượng sinh học và cuộc cách mạng xanh của thế kỷ 21. Hội thảo về Năng lượng sinh học khu vực APEC, Seoul, Hàn Quốc, tháng 9/2009. 7. MAFF, Biomass town, viewd 20 March 2010, from http://www.maff.go.jp/kinki/kikaku/baiomass/baiomasu-rennrakukaigifiles/pdf/H20P5.pdf

Page 12: Biomass Town Cu Chi

!

511

STUDY ON POTENTIALS OF BIOMASS TOWN ESTABLISHMENT IN CU CHI DISTRICT, HO CHI MINH CITY 

Võ Dao Chi

HCMC University of Technology Nguyễn Thị Vân Hà1

HCMC Department of Science and Technology Nguyễn Tuấn Thành, Nguyễn Phước Trung

Abstract

The study aims to identify potential sources and current use of biomass in Cu Chi

District, Ho Chi Minh City. It discovers the potential of establishment and

implementation of the biomass town model in order to improve the efficiency of biomass

utilization system in studied areas. Data is collected from different sources and interview

to estimate existing or potential amounts of biomass and analyze biomass material flow.

The results found that waste biomass is main biomass type, of which 86% is from

husbandry and livestock manure, accounting for 72% of total biomass in Cu Chi.

However, the rate of collected and reused biomass is low, e.g. 60% of livestock waste,

70% of food waste and 2% of domestic waste compared with their total emission rates. It

is proposed that implementation of the biomass town model could increase the existing

rates of the usage and efficiency of biomass, which are only achieved by creating the new

material linkages such as biogas and compost production at proper scales and more

centralization than the household- scale models.

1 Doctor