bài giang: tÁm thi kÊ luyÊn tÂm -...

28
( Bài giảng của Tôn Sư Tenzin Khenrab Rinpoche ) Bài Giang: TÁM THI KÊ LUYÊN TÂM · · ,

Upload: others

Post on 01-Sep-2019

19 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

( Bài giảng của Tôn Sư Tenzin Khenrab Rinpoche )

Bài Giang:

TÁM THI KÊ LUYÊN TÂM· ·

,

1

TÁM THI KỆ LUYỆN TÂM

Bài giảng của Tôn sư Tenzin Khenrab Rinpoche

Hôm nay chúng ta sẽ học Tám thi kệ luyện tâm của một vị đại Geshe thuộc phái Kadampa tên là Geshe Langri Thangpa, đây là phương pháp luyện tâm Đại thừa có tám thi kệ. Ngài Langri Thangpa là một Geshe thuộc phái Kadampa, thường thực hành hạnh Bồ Tát và sống với hạnh Bồ Tát này. Ngài thường thực hành tâm bồ đề và đem kinh nghiệm của mình truyền dạy cho các đệ tử qua Tám thi kệ luyện tâm. Phái Kadampa từ Tôn giả Atisa truyền xuống cho các bậc thầy và truyền đến Ngài Langri Thangpa. Ngài Atisa được thỉnh từ Ấn Độ sang Tây Tạng để truyền giáo. Theo lịch sử chúng ta biết đã có tiên đoán rằng nếu Ngài Atisa đến được Tây Tạng thì sẽ làm cho Phật Giáo Tây Tạng hưng thịnh và mang lại lợi ích rộng lớn cho người dân Tây Tạng, nhưng có một điều là thọ mạng của Ngài Atisa sẽ ngắn lại. Truyền thống Kadampa bắt nguồn từ Tôn giả Atisha, truyền xuống Ngài Drontompa, rồi truyền xuống các bậc Thầy hình thành dòng phái Kadampa. Tại sao có tên gọi là Kadampa? Ka là một âm tiết của tiếng Tạng, Kadampa nghĩa là ‘chỉ một chữ cái’, biểu trưng cho lời dạy của Đức Phật, nghĩa là chỉ một chủng tự, một chữ cái cũng chuyển tải được giáo Pháp của Đức Phật để thực hành tu tập.

Tám thi kệ luyện tâm

2

Dòng truyền thừa Kadampa khi thực hành Pháp chính yếu là thực hành tâm bồ đề, và có nhiều phương pháp để thực hành tâm bồ đề nhưng phái Kadampa chủ yếu hành trì hoán đổi ngã tha, nghĩa là đổi địa vị mình với những chúng sinh khác. Pháp môn này được giữ bí mật để hành trì, không được truyền ra bên ngoài, nhưng đến thời Ngài Langri Thangpa thì pháp hoán đổi ngã tha đã được Ngài dạy rất phổ thông cho mọi người hành trì thông qua việc giảng dạy Tám thi kệ luyện tâm này.

Nhập Bồ Tát Hạnh dạy rằng hãy xem các chúng sinh khác bình đẳng với mình, như vậy chúng ta hãy thực hành xem các chúng sinh khác cũng giống hệt như mình. Với những người sơ cơ như chúng ta rất khó hoán đổi địa vị mình với những người khác, cho nên nếu nói rằng hãy bỏ đừng thương yêu chăm sóc bản thân, mà chỉ thương yêu chăm sóc cho các chúng sinh khác thì rất khó. Pháp hành hoán đổi ngã tha, ngã là chính bản thân mình, tha nghĩa là những chúng sinh khác, rất khó hành, cho nên trong Nhập Bồ Tát Hạnh khuyến khích trong giai đoạn đầu hãy quán bình đẳng giữa mình và người. Vì pháp hành hoán đổi ngã tha này rất khó thực hiện, nếu không có ai kế thừa thì dòng truyền thừa sẽ bị gián đoạn, Ngài Langri Thangpa sợ pháp hành quý báu này sẽ bị gián đoạn nên đem truyền ra ngoài phổ biến cho mọi người, từ

3

đó pháp hoán đổi ngã tha được nhiều người học và hành trì.

Chỉ có tám thi kệ luyện tâm nhưng cô đọng tất cả các pháp hành trong đó nên rất quan trọng. Ngày hôm nay chúng ta sẽ học tám thi kệ này.

Chúng ta hãy đọc đoạn kệ thứ nhất:

1. Ý nguyện thành tựu lợi tối thắngVới con tất cả loài hữu tìnhCòn hơn cả bảo châu như ýNguyện thường luôn giữ lòng ái trọng

Câu kệ này rất quan trọng, Tám thi kệ luyện tâm này tôi đã học thuộc lòng, tuy không tu tập Tám thi kệ luyện tâm này nhưng hàng ngày tôi vẫn tụng niệm trong mỗi thời công phu của mình. Đôi khi dù chỉ là những lời văn khô khan nhưng nếu học thuộc lòng, mỗi lần tụng như vậy chúng ta suy nghĩ về ý nghĩa của lời dạy trong tám thi kệ này thì nó sẽ trở thành động cơ thúc đẩy, từ từ chúng ta sẽ quen dần và thực hiện theo những lời dạy đó. Quý vị phải học thuộc lòng tám thi kệ này, phải thường tụng đi tụng lại để nhắc bản thân những pháp hành của một vị Bồ Tát.

Ý nguyện thành tựu lợi tối thắngVới con tất cả loài hữu tình

Tám thi kệ luyện tâm

4

Còn hơn cả bảo châu như ýNguyện thường luôn giữ lòng ái trọng

Chúng ta phải quý trọng các chúng sinh khác, bởi vì các chúng sinh khác quý hơn cả ngọc bảo châu như ý, ngọc bảo châu như ý là viên ngọc ước, chúng ta ước gì sẽ được đó, nhưng giả sử như có viên ngọc ước thì chúng ta chỉ có lợi trong kiếp này, ước gì sẽ được đó, nhưng viên ngọc ước đó chỉ có thể mang lại hạnh phúc, lợi ích trong kiếp này, còn chúng sinh quý hơn cả bảo châu như ý, vì sao, vì chúng sinh làm lợi ích cho chúng ta không những trong kiếp này mà còn cho những kiếp sau. Vì nhờ có chúng sinh mà chúng ta có thể thành tựu được lợi ích tối thắng là quả vị Phật, vì vậy các chúng sinh khác rất cao quý, hơn cả bảo châu như ý nên chúng ta lúc nào cũng phải đem lòng kính trọng và thương yêu họ.

Thông thường trong cuộc sống, khi làm việc gì chúng ta cũng phải suy tính, nếu có một lợi ích lớn lao vĩ đại thì chúng ta sẵn sàng từ bỏ lợi ích nhỏ để đạt được lợi ích lớn, tương tự như vậy trong pháp hành lợi tha và tự lợi, lợi tha sẽ lớn hơn, vĩ đại, bao la, mênh mông, vì lợi tha bao gồm tất cả chúng sinh, còn bản thân ta chỉ có một mình, tự lợi thì nhỏ nhoi hạn hẹp so với lợi tha vĩ đại bao la. Nhưng thường thì chúng ta hành trì không đúng cách, luôn vì tự lợi, vì bản thân mình mà sẵn sàng bỏ đi cái lợi lớn để tìm cái lợi nhỏ nhoi, làm

5

như vậy hoàn toàn không thích hợp. Không nên chỉ đi tìm lợi ích nhỏ nhoi hạn hẹp của riêng mình, chúng ta nên vì lợi ích lớn mà sẵn sàng từ bỏ hạnh phúc nhỏ nhoi bằng cách tôn trọng và thương yêu tất cả chúng sinh vì chúng sinh lớn lao, vĩ đại.Khi nói tới chúng sinh khác, lập tức chúng ta phải khởi lòng kính trọng tột độ đối với họ. Nguồn gốc của đại thừa chính là lòng từ, lòng bi, tâm bồ đề. Đối tượng của lòng từ, lòng bi và tâm bồ đề là ai, chính là tất cả chúng sinh. Từ chúng sinh chúng ta mới phát triển được tâm bồ đề, lòng bi, nếu không phát được lòng đại bi đó đối với tất cả chúng sinh thì tâm bồ đề không sinh, tâm bồ đề không sinh thì chúng ta cũng không thể nào thành Phật.

Chúng ta vẫn thiền quán, hành trì công phu thiền định rất cẩn mật mỗi ngày, ngồi lim dim thiền định rất giỏi, nhưng mục đích của thiền quán là gì? Là loại trừ tất cả các lỗi lầm, những sai quấy trong dòng tâm thức của mình, những phiền não chướng và sở tri chướng để thành tựu toàn bộ các thiện đức, các công đức của Phật. Muốn được vậy thì chúng ta phải hành trì sáu ba la mật (bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền định, trí tuệ). Muốn hành trì sáu ba la mật này mà không có chúng sinh thì sáu ba la mật này vĩnh viễn không bao giờ được viên mãn. Nhờ có chúng sinh chúng ta mới hành trì và thành tựu được sáu ba la mật, thành tựu sáu ba la mật thì mới có thể đạt được quả Phật. Như

Tám thi kệ luyện tâm

6

vậy nhờ chúng sinh mà chúng ta có được mọi thứ trong tương lai, ngay cả quả vị Phật, cho nên chúng sinh còn quý hơn cả bảo châu như ý, bảo châu như ý chỉ có thể làm chúng ta thoả mãn trong kiếp này thôi, nhưng để đạt được quả vị Phật thì chúng ta cần có chúng sinh, vì vậy chúng ta phải quý trọng tất cả chúng sinh.

Câu kệ thứ hai:

2. Khi kết thân với bất kỳ aiXem chính con thấp hơn tất cả Tận đáy lòng xin tôn kính ngườiNguyện hành trì tôn kính thương yêu

‘Khi kết thân với bất kỳ ai, Xem chính con thấp hơn tất cả’Hai câu kệ này nói rằng trong cuộc sống khi sống chung hay kết thân với người khác, hãy xem mình thấp kém hơn người khác. Chúng ta không nên hiểu sai điều này, xem mình thấp kém hơn không có nghĩa là không nhận biết giá trị của mình. Nhận biết giá trị của chính bản thân mình cũng có nghĩa là phải biết tôn trọng giá trị của người khác. Khi hành trì, chúng ta phải biết phân tích nghiệp nào xấu, nghiệp nào tốt. Chúng ta sẽ tự nhủ “Tôi không thể làm những điều xấu xa, vì làm như vậy sẽ dẫn đến khổ nạn, tôi phải làm điều tốt, làm những điều thích hợp”. Như

7

vậy chúng ta sẽ tôn trọng bản thân và người khác, chứ không phải coi khinh chính bản thân mình. Nếu không có lòng biết quí trọng bản thân và tôn trọng người khác thì chúng ta sẽ bỏ mặc họ, xem thường, và sẽ làm những điều bất thiện, sai quấy với người khác. Vì lý do đó hãy nhận thức được điều này. Tại sao chúng ta lại nói xem mình thấp hơn so với người khác, thấp hơn tất cả? Vì khi quán sát dòng tâm thức của mình, chúng ta thấy có rất nhiều phiền não, lỗi lầm và so với lỗi lầm của mình thì người khác ít hơn, vì lý do đó hãy đặt mình thấp hơn địa vị của người khác chứ không có nghĩa là tự hạ mình xuống. Chúng ta tự so sánh những lỗi lầm của mình mà đặt mình thấp hơn người khác. Khi so sánh lỗi lầm, chúng ta sẽ thấy mình có rất nhiều lỗi, nhiều khuyết điểm, từ lỗi lầm của mình, chúng ta sẽ tôn vinh người khác lên, sẽ thấy họ rất đáng quý. Có nghĩa là từ lỗi lầm của mình mà chúng ta xem mình thấp hơn tất cả, chúng ta vẫn có những đức tính tốt, chúng ta không phủ nhận những đức tính tốt đó, khi nói xem mình thấp hơn tất cả là xem phần lỗi thôi, vì sao? Vì so với những người khác thì chúng ta đang bị phiền não chi phối, cho nên chúng ta sẽ có nhiều lỗi lầm và phiền não hơn người khác, nên sẽ sinh lòng kính trọng người khác. Phương pháp này rất hay, giúp dẹp bỏ kiêu ngạo của chúng ta, vì kiêu ngạo là chướng ngại lớn nhất cho việc phát triển thiện đức, vì lúc nào chúng ta cũng thấy là mình rất cao quý, biết tất cả, cái gì cũng biết,

Tám thi kệ luyện tâm

8

tự cao, tự đại. Có một câu thế này: không một giọt nước thiện đức nào có thể trụ lại trên đỉnh núi cao của kiêu ngạo. Cho nên nếu có lòng kiêu ngạo thì những thiện đức khó phát sinh, do đó chúng ta lúc nào cũng phải xem mình thấp hơn tất cả.

Chúng ta phải có sự cân bằng, nếu thấy lỗi của bản thân thì cũng phải thấy ưu điểm của bản thân, nếu chỉ thấy lỗi mà không thấy ưu điểm thì sẽ sinh ra buồn bã và phiền muộn, rơi vào trạng thái cực đoan, tự khinh mình không có khả năng làm việc gì hết. Phải nhận diện ra những ưu điểm của bản thân, vì chúng ta đâu chỉ có lỗi không, mà còn có cả những ưu điểm khác, những thiện đức khác. Nếu so với người khác thì chúng ta có lỗi như thế này, so với người khác thì chúng ta có những đức tính tốt như thế này, làm như vậy chúng ta sẽ cân bằng được tâm mình, nếu lúc nào cũng nghĩ về lỗi của bản thân thì chúng ta sẽ sinh ra buồn bã, chán nản, lười biếng. Nếu không nghĩ về lỗi của mình thì dễ sinh kiêu ngạo, lúc nào cũng nghĩ là mình tốt, có nhiều ưu điểm. Cho nên chúng ta phải cân bằng, phải nhìn đúng sự thật, nhìn rõ lỗi và thiện đức của bản thân để đạt trạng thái cân bằng, không nên khinh mình cũng không nên kiêu ngạo.

‘Tận đáy lòng xin tôn kính ngườiNguyện hành trì tôn kính thương yêu’

9

Tôn kính thương yêu người khác là pháp đối trị lòng kiêu ngạo.

Câu kệ thứ ba:

3. Quán tâm mình trong mọi hành xửVọng tưởng, phiền não vừa dấy khởiGây nguy hại cho mình và ngườiNguyện tìm cách trừ diệt lập tức

Trong bốn hành xử đi, đứng, nằm, ngồi trong cuộc sống và làm việc chúng ta phải kiểm soát dòng tâm thức của mình. Khi nói gì cũng vậy, phải xem động cơ nào thúc đẩy, có phải là động cơ tham, sân, si, có phải là vì lòng ganh tị mà chúng ta nói hay không, có phải vì kiêu ngạo mà chúng ta nói để khoe khoang? Bất cứ tâm niệm nào điều khiển bốn hành xử đi đứng nằm ngồi của chúng ta, chúng ta đều phải kiểm soát xem nó đang ở trạng thái nào, nếu tâm chúng ta có phiền não, tham, sân, si, ganh tỵ, kiêu ngạo dấy khởi thì chúng ta lập tức đè đầu nó xuống, không cho nó có cơ hội ngóc đầu dậy, tìm cách đối trị lập tức, phải tiêu diệt bằng cách dùng pháp hành nào đó để tiêu diệt ngay lập tức không cho nó cơ hội phát khởi. Nên nếu ‘Vọng tưởng phiền não vừa dấy khởi, Nguyện tìm cách trừ diệt lập tức’, vì nó sẽ gây nguy hại cho mình và người.

Tám thi kệ luyện tâm

10

‘Gây nguy hại cho mình và người’, cái gì gây nguy hại cho mình và người, đó chính là phiền não, phiền não sẽ gây nguy hại cho mình và người. Uẩn là tổ hợp hình thành cấu tạo nên cái tôi, cái ngã, và chúng ta chấp nó là cái tôi. Nhưng chúng ta không được chấp tổ hợp uẩn này là tôi, thức uẩn và tâm uẩn là tổ hợp của tâm là của tôi, chúng ta gọi nó là tâm của tôi, hay chúng ta nói phiền não của tôi. Phiền não đó khác với cái tôi, vì có chữ ‘của tôi’ thì nó không thể là tôi, tôi là chủ thể còn phiền não và tâm đó phụ thuộc vào cái tôi mà tồn tại. Điều này rất quan trọng chúng ta cần phải phân tích về cả hai ‘cái tôi’ và ‘phiền não’. Thường trong cuộc sống chúng ta hay bị đồng hóa giữa cái tôi và phiền não là một, cho nên chúng ta mới nói tôi tốt, tôi thương người này, tôi thương người kia, từ đó chúng ta sinh so sánh vì chúng ta đồng hóa mình với những đặc tính của tâm thức của mình. Nếu tâm phiền não gọi là tâm xấu, tâm tốt là những thiện đức, chúng ta phải tách rời cái tốt và cái xấu đó, người này tốt, người kia xấu, vì tâm của họ tốt xấu nên mới phân biệt người tốt người xấu, chứ con người đó khác hẳn với những đức tính tốt xấu. Cho nên phiền não trong dòng tâm thức chúng sinh đó dấy khởi, chứ không phải bản thân chúng sinh đó, phải phân tích phiền não và chủ thể có phiền não là khác nhau. Khi chúng ta phân tích được hai cái như vậy thì chúng ta mới thực hành được nhẫn nhục, mới phát được tâm bi với chủ thể đó, con người đó. Còn

11

những phiền não gây hại tới chúng ta khác với con người, cho nên chúng ta phải tách biệt phiền não và cái tôi ra làm hai để tu hành hạnh nhẫn nhục và lòng bi.

Ví dụ một người nào đó làm những điều xấu ác thì chúng ta phải phân tích rằng người đó hoàn toàn vô tội, nhưng bị dòng tâm thức phiền não chi phối nên họ hành động gây hại, chính phiền não gây hại, phiền não huân tập trong dòng tâm thức và trở thành hạt giống, từ đó nó phát khởi ra phiền não, kích động làm cho chúng ta tạo nghiệp bất thiện, tiếp tục phải chịu những đau khổ. Cho nên phiền não mới chính là kẻ gây rối chứ không phải là cá thể/con người đó gây rối, người đó hoàn toàn vô tội. Không phải chỉ con người mà suy rộng ra tất cả các loài hữu tình khác cũng như vậy, họ đều vô tội, do phiền não điều động chi phối nên mới có hành xử như vậy, cho nên cần phải tách rời con người hành động và hành động của họ, vì con người đó khác với hành động, vì hành động đó có động cơ phiền não điều khiển tâm, tâm đó gây ra tội lỗi, gây ra phiền não. Cho nên phải tách rời cái tôi và phiền não ra làm hai thì chúng ta sẽ dễ dàng xử lý hơn. Nếu không biết tách cái tôi và cái phiền não đó, chúng ta sẽ nhầm lẫn phối hợp hai cái đó thành một hợp thể, cái tôi đồng nhất với phiền não, phiền não chính là cái tôi, từ đó chúng ta phân biệt rất mãnh liệt, người này xấu, người này tốt, sinh ra tâm tham

Tám thi kệ luyện tâm

12

đắm, người tốt thì sinh quý mến, bám luyến, muốn chiếm hữu, với người vì phiền não mà hành động xấu thì chúng ta nói người này xấu, sinh lòng ghét bỏ, hận thù làm chúng ta rơi vào hai cực đoan hoặc tham đắm hoặc thù hận. Cho nên chúng ta phải có cái nhìn rất cân bằng, phân biệt rõ ràng cái nào là phiền não, cái nào là con người, bởi vì con người và hành động là hai cái khác nhau.

Khi gặp những xui xẻo khổ nạn trong cuộc sống thì chúng ta phải biết phân tích, chính phiền não này đã hành hạ tôi làm cho tôi đau khổ, chứ không phải do ai khác, chúng ta đừng đổ thừa cho cái gì khác, phải tách phiền não ra khỏi cái tôi/cá thể của mình. Phải biết rằng chính phiền não gây hại cho chúng ta chứ không phải con người.

Chúng ta biết rằng kẻ thù chính của mình là phiền não, gây khổ đau cho mình, cho nên phải tiêu diệt phiền não. Trong cuộc sống có nhiều lúc chúng ta rất khờ khạo, gặp những khổ đau bế tắc trong cuộc sống thì nhảy xuống vực tự tử, tưởng chết là hết, khi nhảy xuống vực tự tử tưởng là sẽ thoát khỏi đau khổ đó, nhưng những khổ đau đó chính là phiền não, phiền não chỉ mỉm cười, còn đắc thắng nữa vì chúng ta không làm gì được nó, vì phiền não xúi giục chúng ta chết vì nó, nó điều động mình, làm chủ, hành hạ chúng ta theo ý thích của nó. Sau khi chết chúng ta

13

đâu có thoát khổ, chúng ta lại tái sinh, và phiền não vẫn còn nguyên vẹn trong dòng tâm thức của chúng ta, tiếp tục quấy phá, tổn hại chúng ta. Vì vậy chúng ta cần phải nhận diện phiền não chính là kẻ thù của chúng ta, mà phiền não là do vô minh, nên cần tiêu diệt vô minh. Trong cuộc sống chúng ta gặp nhiều khổ nạn, nếu không tách phiền não ra khỏi cái tôi, thì chúng ta đồng hóa phiền não đau khổ đó với cái tôi, sẽ dẫn đến tự tử, tự hủy hoại bản thân. Khi nào phiền não còn thì vẫn còn khổ đau, còn phiền não thì khổ đau tiếp tục tái diễn, muốn diệt trừ khổ đau phải diệt trừ phiền não khi nó vừa mới dấy khởi lên.

Chúng ta định nghĩa người anh hùng là một người gan dạ chiến đấu với kẻ thù, nhưng mà chiến đấu thắng một người khác thì không có gì gọi là gan dạ cả. Kẻ thù đó tự sinh tự diệt, đến một lúc nào đó cũng sẽ biến mất thôi, nhưng kẻ thù phiền não của chúng ta dai dẳng trong tâm trí của chúng ta. Những người nào có gan dạ, anh hùng thật sự là phải chiến thắng được kẻ thù của mình, đó là giặc phiền não trong dòng tâm thức của mình. Cho nên phải tìm cách đối trị tiêu diệt phiền não, khi nào nó vừa dấy khởi lên chúng ta liền nhận diện ra và tìm mọi cách tiêu diệt nó để chiến thắng kẻ thù, người làm được như vậy mới là người anh hùng. Trong Nhập Bồ Hạnh có dạy rằng kẻ thù kia dù chúng ta có giết hay không thì đến một giai đoạn nào đó họ cũng tự chết, vì họ có sinh thì có diệt.

Tám thi kệ luyện tâm

14

Chúng ta hay gọi những người giết được kẻ thù của mình là anh hùng, thật ra thì ai thắng được giặc phiền não trong dòng tâm thức của mình thì người đó mới là anh hùng, còn thắng giặc bên ngoài thì có gì đâu mà gọi là anh hùng. Bởi vì kẻ thù bên ngoài đến một lúc nào đó sẽ tự chết, còn phiền não trong dòng tâm thức thì dai dẳng, nếu chúng ta không tiêu diệt nó, thì nó sẽ không bao giờ chết đi như kẻ thù bên ngoài, vì vậy tìm cách tiêu diệt phiền não khi nó mới vừa dấy khởi lên thì mới là anh hùng.

Câu kệ thứ tư:

4. Khi thấy chúng sinh bẩm tính ácBị tội quả báo ác khốc liệt Như gặp được kho báu khó tìmCon nguyện đem lòng yêu quí họ

Khi gặp chúng sinh tính tình ác độc bị quả khổ áp bức khốc liệt, chúng ta là người giúp đỡ họ nhưng họ quay ngược lại làm hại mình, nghĩa là họ lấy ân trả oán, hoặc là những người xấu ác lúc nào cũng gây tội lỗi, vong ân bội nghĩa thì chúng ta phải coi như gặp kho báu quí rất khó tìm, nguyện đem lòng yêu quí họ.Như khi gặp những đối tượng mà chúng ta lúc nào cũng thương yêu muốn làm cho họ được hạnh phúc, làm bất cứ điều gì để họ hạnh phúc nhưng thật khó mà chịu đựng khi họ phản bội mình, đem ân trả oán,

15

vì chúng ta giúp đỡ họ bao nhiêu mà bây giờ họ quay trở lại hại mình thì chúng ta sẽ rất khó nhẫn nhục. Nhưng nếu chúng ta nhẫn nhục được là do quá yêu thương thì nhẫn nhục đó dễ bị lẫn lộn với tham dục, vì tham ái yêu thương nên chúng ta nhường nhịn, bỏ qua. Thật ra nếu chúng ta tha thứ, bỏ qua cho một người vì quá thương yêu người đó thì đó chưa hẳn là lòng bi thật sự. Nhưng đối với một kẻ lúc nào cũng gây tổn hại cho chúng ta, kẻ thù đích thực của ta, họ nói xấu, làm những điều gây bất lợi cho chúng ta nhưng chúng ta vẫn thương yêu họ, phát lòng bi với họ thì lòng bi này mới chính là lòng bi thật sự. Vì lòng bi đó không bị phiền não, không có điều kiện gì, vì đó là kẻ thù của mình, nên nếu phát lòng bi với họ thì đó mới là lòng bi thật, lòng bi trong sáng. Vì vậy khi chúng ta tìm được những đối tượng, những người lúc nào cũng bị khổ đau áp bức, thì chúng ta phải coi như kho báu khó tìm, những đối tượng như vậy rất khó gặp nên chúng ta phải nguyện yêu quý họ. Cho nên chúng ta phải phát lòng bi với những kẻ có bẩm tính ác và chuyên gây tội lỗi, chúng ta phải nghĩ rằng người này đang tạo ác nghiệp nên chắc chắn trong tương lai sẽ chịu quả báo đau khổ, chúng sinh này bị phiền não điều động sai sử, họ không có quyền tự do lựa chọn, nên chắc chắn họ sẽ bị đau khổ khốc liệt, họ bị phiền não áp chế hành hạ nên hành động không được tự chủ, không kiểm soát được, không vượt qua được mãnh lực của phiền não, thì chúng ta phải sinh

Tám thi kệ luyện tâm

16

lòng thương, thấy tội nghiệp cho họ, phát lòng bi mẫn với họ. Cho nên khi gặp những chúng sinh bẩm tính ác hoặc bị đau khổ áp bức khốc liệt, luôn gây tội lỗi thì chúng ta phải thấy như tìm được kho báu khó tìm, vì họ là đối tượng để chúng ta phát lòng bi mẫn.

Câu kệ thứ năm:

5. Có chúng sinh do tâm ghen ghétPhi lý chửi mắng phỉ báng conXin nhận hết phần thua về mìnhVà dâng tặng chúng sinh phần thắng

Có người nào đó vì lòng ganh tỵ và tâm phiền não kích động nên không thích chúng ta, chửi mắng phỉ báng chúng ta một cách phi lý, khi gặp những người như vậy thì chúng ta xin nhận hết tội lỗi của họ về bản thân mình và dâng phần thắng cho người ấy. Câu kệ này rất khó thực hành đối với những người sơ cơ như chúng ta, nhưng chúng ta vẫn phải tập luyện mỗi ngày để trở thành thói quen nhường phần thắng cho người và nhận phần thua về mình. Câu: ‘Xin nhận hết phần thua về mình, Và dâng tặng chúng sinh phần thắng’ có nghĩa là: thường thường, khi gặp người nào nói lời thô ác, chửi mắng chúng ta thì ngay lập tức chúng ta chửi lại, phản bác lại, trước mắt thì cảm thấy mình không bị thua thiệt, ăn miếng trả miếng, thấy trả đũa được thì rất hài lòng, nhưng

17

nếu người ta chửi chúng ta mà chúng ta không trả đũa, chấp nhận như vậy, không cần phản ứng, không cần trả lời gì hết thì phiền phức sẽ tự động lắng dịu xuống, không gây thêm phiền phức nào nữa. Khi có người nói lời thô ác, chửi rủa, mắng nhiếc thậm tệ chúng ta mà chúng ta dùng lời thô ác mắng chửi lại họ để trả thù thì phiền phức càng căng thẳng hơn, tình trạng càng trở nên tệ hơn, không thể giải quyết được căng thẳng. Nên khi nói nhận phần thua về mình có nghĩa là chúng ta sẽ nhường cho người ta phần thắng, nghĩa là chấp nhận như vậy, không trả thù, không trả lời, không trả đũa lại thì phiền phức tự động tiêu giảm, vì lý do đó nên chúng ta xin nhận phần thua.Chúng ta là những người áp dụng giáo lý Đức Phật trong cuộc sống hàng ngày, là người tu hành nên chúng ta phải chấp nhận những lời nói thô ác của người khác dành cho mình, không cần nói lại hay chửi mắng lại họ. Dù chấp nhận phần thua về mình, chấp nhận như vậy, không nói lại, không chửi mắng lại, nhưng người thật sự chiến thắng là chúng ta vì đã chiến thắng được bản thân, không trả đũa lại nên giảm thiểu được phiền phức, không gây thêm căng thẳng. Thông thường, sự thật lúc nào cũng rất quan trọng, nếu người ta nói chúng ta không đúng thì chúng ta phải chỉnh sửa lại cho đúng sự thật, nhưng với động cơ tức giận để nói lại họ, dùng lời thô ác để chứng minh sự thật thì hoàn toàn sai. Cho nên chúng ta phải biết nhận phần thua về mình, chấp nhận như vậy và

Tám thi kệ luyện tâm

18

đến đúng lúc đúng thời chúng ta sẽ nói, chứ không phải nói với động cơ tức giận, như vậy cả hai sẽ cùng được lợi, chúng ta được lợi và người khác cũng được lợi, phiền phức sẽ giảm đi rất nhiều.

Câu kệ thứ sáu rất quan trọng:

6. Đối với người con từng trợ giúp Hoặc người con đặt nhiều kỳ vọngBỗng dưng vô cớ hãm hại conXem họ như bạn lành, tôn sư

Khi chúng ta đặt kỳ vọng vào một người nào đó thì chúng ta sẽ làm bất cứ điều gì để họ được tốt hơn và hạnh phúc, nhưng chính người đó lại làm hại chúng ta thì chúng ta không thể nào chịu đựng được, vì chúng ta đặt rất nhiều kỳ vọng, bằng mọi cách trợ giúp để họ được an vui hạnh phúc mà họ lại lấy ân trả oán. Khi gặp người như vậy thì chúng ta hãy xem họ là thiện tri thức, là bậc thầy của mình. Trong cuộc sống, cha mẹ đối với con cái hay giữa bạn bè với nhau, chúng ta đã dồn hết tâm sức để trợ giúp họ được sống yên vui hạnh phúc, nhưng họ quay trở lại hãm hại mình, đối tượng này chúng ta rất khó chịu đựng, cực kỳ khó nhẫn, nhưng nếu nhẫn nhục được thì hạnh nhẫn nhục này cực kỳ vĩ đại. Vì vậy mà:‘Đối với người con từng trợ giúp Hoặc người con đặt nhiều kỳ vọng

19

Bỗng dưng vô cớ hãm hại conXem họ như bạn lành, tôn sư’Chúng ta phải nghĩ rằng khi chúng ta làm rất nhiều điều giúp cho những người mà chúng ta thương yêu như bà con, bạn bè, cha mẹ, con cái... nhưng nếu chúng ta gặp toàn duyên lành, thuận duyên thì chúng ta cảm thấy rất dễ dàng, mọi chuyện êm xuôi quá thì chúng ta không luyện được tính nhẫn nhục. Thỉnh thoảng gặp những khổ nạn, khó khăn trong cuộc sống thì những nghịch duyên đó giúp chúng ta có được sức chịu đựng, lòng kiên định, chúng ta sẽ biết cách vượt qua khó khăn, sẽ có tiến bộ. Khi gặp nhiều nghịch duyên thì chúng ta có cơ hội để tôi luyện bản thân cứng rắn hơn, vững chắc hơn, biết cách phát triển thiện đức. Nên những người gặp nhiều khổ nạn trong cuộc đời học được rất nhiều bài học quý giá trong cuộc sống, họ có thể trải nghiệm những khó khăn, giúp họ có một cái tâm rất kiên cố. Nên khi chúng ta gặp những đối tượng mà chúng ta giúp họ rồi họ quay lại làm hại chúng ta thì đừng nói rằng những người này rất xấu ác rồi bỏ mặc, vì những điều kiện nghịch duyên như vậy giúp cho chúng ta vượt qua gian khó trong cuộc sống, để chúng ta trở nên kiên cố, biết cách đối diện với khó khăn trong cuộc sống. Những người có cuộc sống rất êm ả không gặp khó khăn thường không bền vững, khi gặp những khó khăn, chướng ngại nhỏ trong cuộc sống họ không thể chịu đựng được, không thể nhẫn chịu được vì không quen

Tám thi kệ luyện tâm

20

với những khó khăn gặp phải. Với những người luôn gặp khó khăn, mỗi lần như vậy sẽ có được một bài học rất lớn trong cuộc sống. Cho nên chúng ta phải biết nhẫn nhục từ nhẫn nhỏ đến nhẫn lớn, gặp nghịch duyên nhỏ có thể nhẫn được thì luyện tâm nhẫn, dần dần chúng ta sẽ quen với nhẫn nhục, gặp hoàn cảnh khó khăn tới đâu chúng ta cũng vẫn giữ được tâm an bình hạnh phúc, những nghịch cảnh bên ngoài, khó khăn trong cuộc sống không ảnh hưởng đến hạnh phúc của chính bản thân.

Cho nên khi chúng ta gặp những thuận duyên hay nghịch duyên, những duyên tốt lành hay duyên xấu chúng ta phải biết chuyển hướng và tận dụng. Gặp duyên tốt là cơ hội thuận lợi để tu tập, gặp duyên xấu thì cũng coi đó là cơ hội tốt để luyện tâm nhẫn nhục. Là những người tu hành Phật đạo, chúng ta phải biết an trụ trong tâm. Nếu gặp hoàn cảnh vui, hạnh phúc thì rất hào hứng, phấn khởi, nhưng gặp một chút đau khổ thì nản lòng thối chí thì không phải là tư cách của những người tu đạo. Tư cách của những người tu đạo là dù hoàn cảnh đi tới đâu, dù khổ nạn đến thế nào cũng đừng để nó khuấy nhiễu tâm tư của mình, lúc nào cũng làm cho con người mình kiên định trong mọi hoàn cảnh xảy ra.

21

Câu kệ thứ bảy:

7. Tóm lại dù trực tiếp hay gián tiếpDâng mọi lợi lạc lên mẫu thânNhững tổn hại khổ đau của mẹNguyện bí mật nhận hết về mình

Đây là pháp tu cho và nhận gọi là Tong Leng. Khi gặp những người làm tổn hại chúng ta, chúng ta cũng cố gắng làm lợi ích cho họ. Khi tích lũy được những công đức lớn lao đem tất cả những công đức đó hồi hướng cho tất cả chúng sinh, dù trực tiếp hay gián tiếp xin nhận tất cả mọi khổ đau của tất cả chúng sinh đã từng làm mẹ mình và dâng hết mọi lợi lạc lên mẫu thân, nguyện bí mật nhận hết mọi khổ đau về mình, cho nên dù thế nào chúng ta cũng nguyện đem tất cả hạnh phúc hiến dâng cho chúng sinh khác. Dù có bao nhiêu khổ đau chúng ta cũng xin nhận hết về mình, dù một chút hạnh phúc chúng ta cũng xin dâng hết cho các chúng sinh mẹ. Đây là pháp hành cho và nhận, dâng hạnh phúc cho người khác, nhận khổ đau về mình.

Với những người mới bắt đầu hành trì thì pháp hành này không dễ chút nào, nhưng chúng ta sẽ nhận từ ngày hôm nay tất cả mọi khổ đau từng bước từng bước và dần dần nhận hết về bản thân mình, theo trình tự như vậy thì pháp hành sẽ dễ dàng hơn.

Tám thi kệ luyện tâm

22

Câu kệ thứ tám:

8. Tất cả nguyện trên cùng tám phápKhông bị vọng tưởng làm ô nhiễmTâm biết các pháp như huyễn hóaNguyện giải thoát ràng buộc chấp trước

Điều này rất quan trọng, lúc nào chúng ta cũng phải kiểm soát dòng tâm thức của mình để không bị tám pháp thế gian (bát phong: được-mất, danh thơm-tiếng xấu, khen-chê, hạnh phúc-đau khổ) ảnh hưởng. Khi tu hành mà mong người khác biết và thấy được mình đang tu, khoe khoang việc tu hành của mình cho người khác biết, hy vọng người ta khen ngợi mình; khi làm điều tốt cũng mong người khác biết và khen ngợi; với động cơ như vậy mà tu hành, làm điều tốt thì không phải là người tu hành chân chính. Khi muốn trở thành người tu hành chân chính thì phải từ bỏ tám pháp thế gian, không bị vọng tưởng tám pháp thế gian: được, mất, khen, chê,… chi phối.

Chúng ta tu hành rất nhiều nhưng không đạt được thành công, hiệu quả vì tâm chúng ta bị tám pháp thế gian chi phối. Tâm tám pháp thế gian này rất thông minh, chuyên lừa đảo chúng ta, nên khi làm gì cũng vậy, làm điều thiện gì cũng mong được thế này thế kia, bị tâm tám pháp thế gian xui khiến. Ví dụ khi chúng ta bố thí hay cúng dường thì chúng ta mong

23

cho người khác biết vì chúng ta nghĩ rằng nếu bố thí nhiều thì sẽ được nổi tiếng hay người ta sẽ ca tụng hoặc yêu mến chúng ta do hành động bố thí đó. Nếu một người có tâm niệm như vậy mà tu hành thì không phải là người tu hành chân chính. Khi tu hành pháp nào cũng không mong cầu lợi lộc gì cả, tu hành như vậy mới là tu hành chân chính.

Hai câu cuối cùng trong câu kệ thứ tám là: ‘Tâm biết các pháp như huyễn hoá, Nguyện giải thoát ràng buộc chấp trước’. Khi chúng ta nghĩ tất cả các pháp không có tự tánh thì sẽ tiêu diệt tâm kiêu ngạo, ngã mạn. Một vị giảng sư, lama ngồi trên pháp tòa cao giảng pháp rất dễ sinh lòng kiêu ngạo, nên phải hiểu rằng tất cả các pháp đều không thường hằng, giống như ảo hóa như trong Ba điều thường niệm chúng ta hay tụng “Quán Pháp hữu vi như là ảo ảnh, tinh tú, ngọn đèn, ảo thuật, sương mai, bóng nước, giấc mộng, điện chớp, mây nổi”, tất cả các pháp hữu vi đều vô thường, rất mong manh, không thường hằng, thoáng chốc, không bền vững cho nên cái chúng ta đang có không bền vững. Vì lý do đó các vị lama, giảng sư, trước khi bước lên pháp tòa thường dùng hai ngón tay chạm đến đất, đọc lên câu kệ này và bước lên pháp tòa. Đọc hai câu này để quán về vô thường, để tâm không bám chấp vào một tự tánh thường hằng, tồn tại lâu dài để đối trị tâm kiêu ngạo và chấp thật. Việc này

Tám thi kệ luyện tâm

24

rất quan trọng, nên chúng ta nói các pháp hữu vi như huyễn hóa để giải thoát ràng buộc các chấp trước.

Thông thường chúng ta làm rất nhiều việc, những điều mà chúng ta thấy biết đều như ảo thuật hóa hiện, không có thật, vì không có pháp nào tồn tại một cách thường hằng, bền vững, gặp duyên thì bất chợt xuất hiện, hết duyên thì biến mất, nên chỉ chợt hiện, chợt biến không tồn tại lâu dài, bền vững. Những gì chúng ta thấy biết trình hiện trước cảm nhận của chúng ta, nhưng sự thật không giống như những gì trình hiện trước mắt chúng ta, chúng ta cứ nghĩ những gì hiện ra đều là thật có, nhưng sự thật các pháp không tồn tại như vậy, các pháp đó không có một tự tánh, không thật có. Nếu chúng ta cho rằng tất cả những gì chúng ta thấy biết là thường hằng, bền vững, thì từ đó sinh ra tâm tham đắm, sinh bực tức, sân hận, ganh tị, ghen đua. Khi nghĩ các pháp chỉ như ảo thuật hóa hiện thì sẽ tiêu diệt được chấp thật, những tâm niệm tiêu cực, kiêu ngạo không khởi sinh, bởi vì có gì đâu để chúng ta bám víu mà khởi lên kiêu ngạo, nhờ đó mà chúng ta vượt qua được tám pháp thế gian.

Ví dụ như bây giờ tôi đang có duyên ngồi trên ghế này để thuyết pháp cho nhiều đệ tử nghe, tôi nghĩ rằng do duyên mà tụ họp lại, bản chất của nó không trường tồn, không phải từ năm này tháng nọ cứ tiếp tục như vậy, tôi biết có duyên là như vậy thôi, bản

25

chất của tụ họp là duyên rồi nên nó biến chuyển, thay đổi trong từng sát na, cho nên không thường hằng, vĩnh viễn, chợt hiện rồi dần dần biến mất, có thể kéo dài được một hay vài năm, rồi tất cả sẽ không còn tồn tại nữa. Ngày hôm nay chúng ta có cơ hội tụ họp, rồi chúng ta lại chia tay, thời gian như vậy sẽ không mãi kéo dài thì có gì đâu để bám víu, mọi chuyện giống như là ảo thuật, không trường tồn. Điều này rất quan trọng chúng ta phải suy tư mỗi ngày.

Tám thi kệ luyện tâm này chỉ có tám câu thôi, rất ngắn, áp dụng vào thực hành hàng ngày rất quan trọng, nên quí vị phải học thuộc lòng, tụng niệm mỗi ngày để tự nhắc mình. Áp dụng pháp hành Tám thi kệ luyện tâm này rất có lợi cho chính bản thân mình và những chúng sinh khác. Bản thân tôi cũng học thuộc lòng và tụng đọc mỗi ngày ba lần, quý vị cũng nên học thuộc lòng và tụng niệm mỗi ngày.

Tám thi kệ luyện tâm này đã được tôi giải thích một cách cô đọng, nếu trong đề tài này có nghi vấn nào chưa rõ quý vị nên hỏi.

Tám thi kệ luyện tâm

26

Câu hỏi 1: Nếu có người hỏi con thông tin bí mật, con biết thông tin đó, nhưng con không trả lời hoặc lảng tránh bởi vì có thể thông tin con nói ra sẽ làm ảnh hưởng đến người khác, như vậy thì con có phạm tội nói dối hay không?

Trả lời: Tôi nghĩ là không có vấn đề gì, bởi vì như hôm trước tôi có nói đôi khi ta nói hay không nói một điều gì đó nhằm mục đích bảo vệ người khác, hoặc nhằm mục đích không tạo ra rắc rối thì dù cho ta có nói là ta không biết hay nói dối đi nữa cũng không tạo nghiệp nói dối, vì nghiệp nói dối đó chưa hoàn thành. Điều này luôn phụ thuộc vào lợi ích và cái bất lợi trong lời nói của mình, nghĩa là khi nói chúng ta sẽ đem lại lợi ích hay đem lại điều không hay. Nếu có lợi ích mình nên làm theo, nếu như mang lại bất lợi thì nên cố gắng tránh.

Câu hỏi 2: Nếu con biết có một người đang lợi dụng bạn con, nói xấu, chơi xấu bạn con nhưng bạn con không nhận ra điều đó, vẫn bị lợi dụng mà không biết và con nói cho bạn con hiểu để tránh. Sau khi bạn con hiểu ra là người đó không tốt thì không còn chơi thân nữa, như vậy con có bị phạm tội nói lời chia rẽ hay không?

27

Trả lời: Trong trường hợp này chúng ta không nên nói những lời như vậy, khi lời nói của chúng ta tạo ra duyên xấu với người khác thì chúng ta nên tránh, không nên nói là có người nói bạn thế này thế khác, cứ để mặc như vậy. Đôi khi chúng ta mắc những sai lầm như vậy, khi có ai nói xấu bạn mình, chúng ta thường tới gặp bạn mách lại là người kia nói xấu bạn thế này thế khác, làm như vậy cũng là không tốt. Đó không phải là những lời chia rẽ thật sự, nhưng cũng sẽ tương tự như là lời chia rẽ khi chúng ta đẩy vấn đề đi xa hơn. Dù cho họ không là bạn bè, nhưng khi mình nói như vậy cũng làm cho họ xa nhau.

Câu hỏi 3: Khi mình nói dối có lợi cho người khác vì mong người ta tốt ví dụ như nói dối con mình còn nhỏ để con mình chịu uống thuốc cho hết bệnh, thay vì nói thuốc thì nói là kẹo thì có bị coi là nói dối không?

Trả lời: Chuyện này là chuyện bình thường không có vấn đề gì cả.

Người dịch: Nhật Hạnh – Tenzin Yangchen