tam bai ke chuyen tam binh giang boi garchen rinpoche...

47
Bình ging tám bài kchuyn hóa tâm – Garchen Rinpoche – Singapore 8/2014 1/47 GARCHEN RINPOCHE Bình ging tám bài kchuyn hóa tâm trong pháp hi 100 triu biến A Di Đà tchc ti Singapore t14 – 18/6/ 2014 (Ghi âm và biên tp li tni dung Vit dch ca Tâm Bo Đàn ti Pháp hi)

Upload: phamthuan

Post on 20-May-2018

222 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: Tam bai ke chuyen tam Binh giang boi Garchen Rinpoche ...kimcuongthua.org/wp-content/uploads/8-Bài-kệ-luyện...Bình giảng tám bài kệ chuyển hóa tâm – Garchen Rinpoche

Bình giảng tám bài kệ chuyển hóa tâm – Garchen Rinpoche – Singapore 8/2014 1/47

GARCHEN RINPOCHE

Bình giảng tám bài kệ chuyển hóa tâm trong pháp hội 100 triệu biến A Di Đà tổ chức tại Singapore

từ 14 – 18/6/ 2014

(Ghi âm và biên tập lại từ nội dung Việt dịch của Tâm Bảo Đàn tại Pháp hội)

Page 2: Tam bai ke chuyen tam Binh giang boi Garchen Rinpoche ...kimcuongthua.org/wp-content/uploads/8-Bài-kệ-luyện...Bình giảng tám bài kệ chuyển hóa tâm – Garchen Rinpoche

Bình giảng tám bài kệ chuyển hóa tâm – Garchen Rinpoche – Singapore 8/2014 2/47

Tám Bài Kệ Chuyển Hóa Tâm

Geshe Langri Thangpa

1. Với quyết tâm thành tựu mục đích tột cùng cao cả Làm lợi lạc hết thảy chúng hữu tình, Tâm hạnh trân quý còn hơn cả viên bảo châu như ý, Nguyện luôn yêu thương giữ gìn tất cả mọi chúng sinh.

2. Mỗi khi gặp gỡ tiếp xúc bất kỳ ai, Con nguyện coi mình là kẻ thấp kém nhất. Sâu thẳm tận đáy lòng, con nguyện xin tôn trọng, Và kính quý người khác như những bậc tối cao.

3. Trong mỗi một hành động, con nguyện tự soi xét, Và ngay khi các cảm xúc ô nhiễm vừa dấy khởi, Gây ra phiền não, hại mình, hại người, Con nguyện tức thì đối diện và phá tan tâm ô nhiễm ấy.

4. Bất kỳ khi nào nhìn thấy kẻ ác trược, Bị thống trị bởi bao phiền não và tiêu cực, Con nguyện mở lòng thương quý kẻ ấy, Như kho tàng châu bảo hiếm hoi vừa khám phá.

5. Lại khi có kẻ do lòng ganh tị, Đối xử tàn tệ, vu khống hay nhục mạ con, Nguyện con nhận chịu hết mọi thua thiệt, Và trao cho họ mọi thắng lợi vẻ vang.

6. Ngay cả khi có kẻ con đã từng giúp đỡ, Hoặc là người con từng kỳ vọng rất nhiều, Nay đối xử tệ mạt làm tim con tan nát, Nguyện con vẫn xem họ chẳng khác nào bậc tôn sư.

7. Tóm lại, dù là trực tiếp hay gián tiếp, Con nguyện xin dâng hiến mọi phúc lạc Đến tất cả chúng sinh mẹ hiền, Và nguyện xin âm thầm lặng lẽ thay họ cam chịu mọi đớn đau khổ não.

8. Nguyện tất cả các hạnh nguyện kể trên Không bị tám pháp thế gian tầm thường làm cho ô nhiễm. Nguyện con nhận ra mọi sự đều chỉ là hư huyễn, Tâm không dính mắc, thoát khỏi mọi ràng buộc thường tình.

(Tâm Bảo Đàn chuyển Việt ngữ)

Page 3: Tam bai ke chuyen tam Binh giang boi Garchen Rinpoche ...kimcuongthua.org/wp-content/uploads/8-Bài-kệ-luyện...Bình giảng tám bài kệ chuyển hóa tâm – Garchen Rinpoche

Bình giảng tám bài kệ chuyển hóa tâm – Garchen Rinpoche – Singapore 8/2014 3/47

Kệ thứ nhất

Với quyết tâm thành tựu mục đích tột cùng cao cả Làm lợi lạc hết thảy chúng hữu tình,

Tâm hạnh trân quý còn hơn cả viên bảo châu như ý, Nguyện luôn yêu thương giữ gìn tất cả mọi chúng sinh.

Trong buổi sáng hôm nay Thầy nói rằng tâm của chúng ta giống như một viên bảo châu như ý. Nếu chúng ta muốn tìm được viên bảo châu như ý đó thì thực sự có một cách có thể giúp chúng ta tìm được rất dễ dàng, đó là làm cách nào để có thể phát khởi được bồ đề tâm.

Và câu kế tiếp nói rằng “nguyện con sẽ luôn yêu thương giữ gìn tất cả mọi chúng sinh”, làm sao mà có thể yêu thương và giữ gìn tất cả mọi chúng sinh? Thực sự chúng ta ai ai cũng có bồ đề tâm nhưng bồ đề tâm còn giới hạn, nó nhỏ bé như một nụ hoa. Nếu chúng ta có một tâm bồ đề nhỏ bé như thế thì thực sự là rất khó khăn để có thể làm lợi lạc cho các chúng sinh như là một viên bảo châu như ý. Nhưng tâm bồ đề đây cũng giống như một hạt mầm, hạt mầm của một bông hoa có đầy đủ các đặc tánh của một bông hoa nhưng nó chưa rộ nở. Khi nó rộ nở được trong tâm thức của chúng ta một cách trọn vẹn thì đó chính là viên bảo châu như ý.

Trong suốt những đời quá khứ đã qua, tất cả những công đức, phước đức chúng ta đã tích lũy được xuyên qua sáu ba la mật, những phẩm tánh này thực sự chúng ta đạt được, có được từ tâm bồ đề và đến từ những gì chúng ta đã gieo trồng được trong những đời quá khứ.

Khi nói rằng chúng ta cần phải cưu mang, yêu thương, giữ gìn chúng sinh thì có nghĩa là chúng ta phải cưu mang, yêu thương, giữ gìn họ bằng tình yêu thương của chính chúng ta.

Rất nhiều những đệ tử lâu năm của Thầy nói rằng thầy không nói gì khác hơn là nói về bồ đề tâm, và nhiều người nói rằng “Ô, lúc nào thầy cũng nói về bồ đề tâm bồ đề tâm, lúc nào cũng giảng đi giảng lại về những chuyện này” và có một số người đã trở nên rất khó chịu khi được nhắc nhở về những chuyện đó. Nhưng thực sự rất là lợi lạc để nhắc đi nhắc lại về điều này.

Tuy nhiên sẽ không có lợi lạc gì nếu chỉ hiểu nó trên ngôn ngữ, ngôn từ, mà phải làm thế nào để cho tâm bồ đề đó lúc nào cũng thấm nhuần ở trong dòng tâm thức của chúng ta.

Page 4: Tam bai ke chuyen tam Binh giang boi Garchen Rinpoche ...kimcuongthua.org/wp-content/uploads/8-Bài-kệ-luyện...Bình giảng tám bài kệ chuyển hóa tâm – Garchen Rinpoche

Bình giảng tám bài kệ chuyển hóa tâm – Garchen Rinpoche – Singapore 8/2014 4/47

Khi chúng ta nói trong những lời nguyện rằng “nguyện cho con luôn nghĩ về chúng sinh” nhưng thực sự nói như vậy không đủ mà cái quan trọng là phải làm sao sống được một cách hài hòa với những người chung quanh, với những người trong gia đình của chúng ta, … Chúng ta phải nghĩ rằng, bây giờ chúng ta đã thọ quy y và trở thành là một phần tử của tăng đoàn. Là một phần tử của tăng đoàn, chúng ta cần phải có lòng yêu thương và hạnh nhẫn nhục đối với những người khác. Khi có hạnh nhẫn nhục và tình yêu thương chúng ta mới có thể cưu mang được những người ở xung quanh, quan tâm đến họ và chăm sóc họ bằng chính tâm bồ đề của chúng ta.

Page 5: Tam bai ke chuyen tam Binh giang boi Garchen Rinpoche ...kimcuongthua.org/wp-content/uploads/8-Bài-kệ-luyện...Bình giảng tám bài kệ chuyển hóa tâm – Garchen Rinpoche

Bình giảng tám bài kệ chuyển hóa tâm – Garchen Rinpoche – Singapore 8/2014 5/47

Kệ thứ 2

Mỗi khi gặp gỡ tiếp xúc bất kỳ ai, Con nguyện coi mình là kẻ thấp kém nhất.

Sâu thẳm tận đáy lòng, con nguyện xin tôn trọng, Và kính quý người khác như những bậc tối cao.

Câu đầu tiên trong câu kệ thứ nhì nói rằng “mỗi khi gặp gỡ tiếp xúc bất kỳ ai” có nghĩa là trong bất kỳ trường hợp nào cho dù chúng ta đang ở với bất kỳ ai, với gia đình hay với những người thân, với những người ở trong cộng đồng, với những người ở trong thành phố, gặp gỡ các vị đạo sư, gặp gỡ những người đệ tử, hay ở trong bất kỳ một môi trường nào, môi trường của đạo pháp như ở cùng với những người bạn trong tu viện hay ở chung với những vị tăng, ở trong một môi trường học tập hay bất kỳ một môi trường nào trong thế gian này,… nghĩa là khi nào gặp gỡ, tiếp xúc với bất kỳ một ai, trong bất kỳ một môi trường nào thì chúng ta nguyện coi mình là kẻ thấp kém nhất.

Để có thể coi mình là kẻ thấp kém nhất, chúng ta cần phải nhìn thấy những phẩm hạnh của những người khác, những người mà chúng ta đang ở bên cạnh họ, và lúc nào cũng phải tự soi xét thấy những lỗi lầm của mình.

Chư đạo sư đã từng nói rằng chúng ta không nên nhìn thấy những lỗi lầm của những người chung quanh mà phải nhìn thấy những phẩm hạnh của họ.

Hàng ngày, bất cứ khi nào chúng ta nhìn thấy những lỗi lầm của mình, thì chúng ta có thể làm giảm thiểu và làm cho những lỗi lầm đó được bớt đi.

Nếu chúng ta nhìn thấy được những phẩm hạnh của những người xung quanh thì tình yêu thương của chúng ta sẽ tăng trưởng.

Nếu chúng ta muốn tiếp tục nhìn thấy phẩm hạnh của những người đạo hữu của chúng ta thì chúng ta phải luôn luôn có được tình yêu thương dành cho họ cho đến ngày mà chúng ta đạt tới được giác ngộ.

Ngay cả những người đạo hữu, những người bằng hữu, những người làm việc chung với chúng ta, nếu chúng ta luôn luôn nhìn thấy được phẩm hạnh của họ thì chúng ta sẽ luôn luôn đối xử tử tế với nhau, sẽ có được những khoảng thời gian hài hòa với nhau.

Page 6: Tam bai ke chuyen tam Binh giang boi Garchen Rinpoche ...kimcuongthua.org/wp-content/uploads/8-Bài-kệ-luyện...Bình giảng tám bài kệ chuyển hóa tâm – Garchen Rinpoche

Bình giảng tám bài kệ chuyển hóa tâm – Garchen Rinpoche – Singapore 8/2014 6/47

Cái ý nghĩa quan trọng nhất ở trong câu kệ này là đừng có nhìn thấy những lỗi lầm của những người xung quanh, hãy nhìn thấy những phẩm hạnh của họ và hãy nhận ra những lỗi lầm của chính bản thân chúng ta.

Giống như khi nói đến gia đình, có cha mẹ vợ chồng con cái, nếu chúng ta luôn luôn nhìn thấy những lỗi lầm của những đứa con và nghĩ rằng chúng ta là cha mẹ và là người kiếm ra tiền để nuôi sống gia đình, trong khi con cái thì không làm gì cả chỉ có lười biếng ở nhà, nghỉ ngơi, đùa giỡn, thì thực sự đây chính là chúng ta đang tìm thấy những lỗi lầm trong những người khác ngay cả trong những đứa trẻ con con của mình.

Nếu tâm của chúng ta lúc nào cũng nghĩ tiêu cực như vậy thì sẽ luôn gặp phải những trường hợp xung đột xảy ra. Và như vậy khi gặp gỡ hay tiếp xúc với bất kỳ ai, tình yêu thương của chúng ta sẽ bị giảm thiểu và đôi khi sẽ bị đánh mất đi trong đời này và trong những đời kế tiếp.

Cho nên cái quan trọng nhất ở đây là đừng bao giờ khởi những niệm quán xét những lỗi lầm của người khác mà hãy quán xét những lỗi lầm của chính mình.

Đứng trên phương diện rộng lớn, chúng ta cần phải quan tâm tới những người khác, cần phải trân quý họ, chẳng hạn như là cha mẹ của, thầy cô của và đất nước của chúng ta.

Tuy nhiên trong rất nhiều trường hợp, thông thường chúng ta phê bình, chỉ trích cha mẹ của mình, thầy cô của mình hoặc đất nước của mình. Khi chúng ta có cha mẹ ,thầy cô, những người thân thương, những người bạn ở xung quanh, chúng ta thường không nhận ra được các phẩm hạnh của họ mà chỉ nhìn thấy những lỗi lầm mà thôi.

Đó là bởi vì trong tâm thức của chúng ta có rất nhiều sự chấp ngã. Bởi vì sự chấp ngã đó quá mạnh mẽ nên bất cứ lúc nào chúng ta cũng có thể nhận thấy được những lỗi lầm của những người xung quanh còn những phẩm hạnh của họ thì giống như bị che dấu đằng sau sự chấp ngã của chúng ta.

Chính cái tâm của chúng ta mới là một cái tâm có lỗi lầm khi mà chúng ta chỉ toàn nhìn thấy những lỗi lầm của những người ở xung quanh.

Bây giờ chúng ta thử hỏi xem đối với cha mẹ, những người thân thương ở xung quanh chúng ta, chúng ta cảm thấy những cảm xúc nào thường dấy khởi lên nhất? Và chúng ta phải nhận ra được rằng chính sự chấp ngã, chính cái tâm phân biệt giữa ta và người là cảm xúc thường khởi dậy nhất.

Page 7: Tam bai ke chuyen tam Binh giang boi Garchen Rinpoche ...kimcuongthua.org/wp-content/uploads/8-Bài-kệ-luyện...Bình giảng tám bài kệ chuyển hóa tâm – Garchen Rinpoche

Bình giảng tám bài kệ chuyển hóa tâm – Garchen Rinpoche – Singapore 8/2014 7/47

Khi chúng ta có những cảm xúc như thế thì những tâm thức ô nhiễm như là sự đố kỵ sẽ dễ dàng khởi hiện lên và chúng ta sẽ phải tái sinh vào trong cõi địa ngục, trong khi đó tánh kiêu mạn, sự ghen tị sẽ đưa đến các cảnh giới của các cõi thấp. Đây chính là sự phân chia có ta và người, là nguồn gốc, gốc rễ của tất cả những đau khổ.

Từ tận sâu thẳm đáy lòng, chúng ta cần phải hiểu, phải nhận thấy ra được phẩm hạnh của những người xung quanh thay vì chỉ luôn luôn nhìn ra các lỗi lầm.

Chúng ta cần phải thấy rằng chính chúng ta cũng có những lỗi lầm như thế, không phải ai cũng là người hoàn hảo. Cho đến ngày chúng ta đạt đến được giác ngộ, từ bây giờ đến lúc đó, chúng ta cũng có cùng những lỗi lầm y như thế. Nếu chúng ta nhìn thấy lỗi lầm trong những người khác thì chúng ta cũng sẽ nhìn thấy lỗi lầm ở trong tất cả mọi người, kể cả nhìn thấy lỗi lầm ở trong Đức Phật thời trước hay là nhìn thấy những lỗi lầm trong đức Dalai Lama.

Nếu chúng ta có một cái nhìn khắt khe như thế thì thực sự nó không giúp gì được cho chúng ta mà lại làm tổn hại chúng ta rất nhiều.

Ngài Sakya Pandita có nói rằng những người với tính khí rất tiêu cực thì giống như một cái gốc cây, khi chúng ta tưới nước lên cái gốc cây đó, nước cứ chảy tuồn tuột xuống dưới và họ không giữ lại được gì cả, có nghĩa là họ không giữ lại được những phẩm hạnh của những người khác.

Nếu chỉ nhìn thấy những lỗi lầm của người khác thì càng ngày chúng ta càng ít bạn, những người khác muốn tách lìa khỏi chúng ta và như thế cuối cùng đến một ngày nào đó chúng ta chỉ còn lại một mình chúng ta mà thôi.

Lý do mà chúng ta lâm vào một hoàn cảnh như thế là bởi vì chúng ta có thói quen luôn nhìn thấy những lỗi lầm của người khác.

Ngược lại, với những người có căn cơ tốt hoặc những người có những đức tính tốt thì khi có bất kỳ ai giúp đỡ họ, dù chỉ làm cho họ một việc rất nhỏ bé, thì họ vẫn luôn luôn nhớ nghĩ đến cái điều thiện lành đã được làm cho họ và họ trân quí điều đấy.

Page 8: Tam bai ke chuyen tam Binh giang boi Garchen Rinpoche ...kimcuongthua.org/wp-content/uploads/8-Bài-kệ-luyện...Bình giảng tám bài kệ chuyển hóa tâm – Garchen Rinpoche

Bình giảng tám bài kệ chuyển hóa tâm – Garchen Rinpoche – Singapore 8/2014 8/47

Nếu chúng ta có được một tâm thức không tiêu cực và thiện lành hơn, thì khi nhìn thấy lỗi lầm của người khác, chúng ta sẽ nghĩ rằng “Tôi cũng có những lỗi lầm như thế, cho nên thực sự là cũng không sao nếu người kia đang phạm phải những lỗi lầm mà tôi đang có”.

Nếu chúng ta nhìn ra được phẩm hạnh của những người xung quanh thì chúng ta có thể trưởng dưỡng được tình yêu thương và sẽ có được nhiều trí tuệ hơn.

Từ trong sâu thẳm, chúng ta phải biết, nghĩ đến, nhìn thấy, nhận ra được những phẩm hạnh của những người xung quanh thay vì chỉ nhìn thấy những lỗi lầm của họ, điều này sẽ giúp cho tâm bồ đề của chúng ta được tăng trưởng.

Đối với những người mà chúng ta trải qua suốt cuộc đời với họ, nhất là những người dành nhiều thời gian ở xung quanh chúng ta, chúng ta sống chung với những người đó là do bởi nghiệp duyên mà chúng ta đã từng tạo với họ trong đời quá khứ cũng như những nhân duyên hiện tại mà chúng ta có với họ. Khi chúng ta trải qua cuộc sống với họ, nhất là với những người luôn luôn ở bên cạnh, ở xung quanh, chúng ta phải cố gắng làm sao đừng ghen tị với họ, đừng sân hận với họ, mà phải cố gắng nhìn thấy ra được những phẩm hạnh của họ.

Nếu giả sử sân hận khởi lên, sự xung đột khởi lên giữa mình với bạn của mình thì chúng ta cần phải nghĩ ngược lại, lúc khởi đầu chúng ta đã phát khởi được tình yêu thương với người đấy như thế nào, tình yêu thương ở trong tâm của chúng ta đã khởi hiện ra làm sao.

Khi nhớ tới được tình yêu thương mà chúng ta đã khởi lên vào lúc đầu tiên, thì có thể, sự sân hận sẽ nhanh chóng tan biến đi và đây chính là trí tuệ của một hành giả.

Điều mà chúng ta cần phải luôn luôn giữ gìn là giữ gìn tâm thức tràn đầy tình yêu thương và điều này sẽ đem lại rất nhiều lợi lạc cho chúng ta trong những đời tương lai.

Qua những người thân của chúng ta, qua những người mà chúng ta trải qua cuộc đời với họ chúng ta mới có thể phát khởi được bồ đề tâm. Chính vì vậy chúng ta cần phải luôn luôn trân trọng họ, tôn quý họ. Đây là điều rất quan trọng giúp cho chúng ta có thể trưởng dưỡng được lòng từ bi bên trong chúng ta.

Page 9: Tam bai ke chuyen tam Binh giang boi Garchen Rinpoche ...kimcuongthua.org/wp-content/uploads/8-Bài-kệ-luyện...Bình giảng tám bài kệ chuyển hóa tâm – Garchen Rinpoche

Bình giảng tám bài kệ chuyển hóa tâm – Garchen Rinpoche – Singapore 8/2014 9/47

Kệ thứ ba

Trong mỗi một hành động, con nguyện tự soi xét, Và ngay khi các cảm xúc ô nhiễm vừa dấy khởi,

Gây ra phiền não, hại mình, hại người, Con nguyện tức thì đối diện và phá tan tâm ô nhiễm ấy.

Câu kệ thứ 3 nói rằng “trong mỗi một hành động con nguyện tự soi xét và ngay khi các cảm xúc ô nhiễm dấy khởi, gây ra phiền não, hại mình, hại người, con nguyện tức thì đối diện phá tan tâm ô nhiễm ấy”. Câu này rất là giống một câu kệ khác ở trong 37 pháp hành bồ tát đạo tức là câu số 36 nói về chánh niệm, tỉnh giác và trí tuệ.

Trong bất kỳ hành động nào chúng ta cũng cần phải dựa vào trí tuệ, chánh niệm và tỉnh giác. Nếu có trí tuệ, chúng ta sẽ không nhìn thấy lỗi lầm của những người khác mà sẽ tự soi xét để nhìn thấy những lỗi lầm của chính mình.

Khi mà chúng ta lâm vào tình huống đang chỉ trích, phê bình người khác thì ngay lập tức chúng ta phải nhận diện ra được điều đó và phải tự nói với mình rằng “không, tôi không nên làm như thế, không nên nhìn thấy lỗi lầm của người khác”.

Thí dụ, khi chúng ta nhìn thấy một người đang làm một điều sai trái với một đối tượng nào đó, hoặc đang làm một việc sai trái trong một hoàn cảnh nào đó, thường thì ngay lập tức chúng ta nghĩ rằng “Ô, người đó làm một điều hết sức tồi tệ”.

Nếu dựa vào chánh niệm và tỉnh thức, nhìn vào chính dòng tâm thức của mình thì chúng ta sẽ nghĩ rằng “Ồ, chính bản thân tôi cũng có khả năng gặp phải hay tạo ra những lỗi lầm như thế”.

Điều này có nghĩa là lúc nào chúng ta cũng cần phải nhìn thấy những lỗi lầm ở bên trong dòng tâm thức của mình. Tất cả những lỗi lầm đó, nó đến từ đâu? Nó đến từ sự chấp ngã của chúng ta. Bởi vì có tâm chấp ngã nên tất cả những cảm xúc ô nhiễm như ghen tị, đố kỵ, kiêu mạn… mới sinh khởi. Nguồn gốc của tất cả các đau khổ, của các cảm xúc ô nhiễm cũng chỉ là tâm chấp ngã mà thôi.

Thí dụ, khi có một người nào đó nói ra điều làm cho chúng ta không vừa ý, làm phật lòng chúng ta, ngay lập tức chúng ta nổi giận và nghĩ rằng “Người này không biết tôn trọng tôi, người này làm cho tôi phật lòng”. Nếu chúng ta suy nghĩ một cách sâu sắc, chúng ta cần phải tự hiểu, tự phán xét xem thực sự có phải người ấy

Page 10: Tam bai ke chuyen tam Binh giang boi Garchen Rinpoche ...kimcuongthua.org/wp-content/uploads/8-Bài-kệ-luyện...Bình giảng tám bài kệ chuyển hóa tâm – Garchen Rinpoche

Bình giảng tám bài kệ chuyển hóa tâm – Garchen Rinpoche – Singapore 8/2014 10/47

không tôn trọng ta hay không, hay chính chúng ta, do thất niệm, đang bị những cảm xúc ô nhiễm lôi kéo.

Nếu chúng ta có chánh niệm và tỉnh giác thì ngay lập tức chúng ta nhận biết rằng “Ô, cái tâm sân hận đó nó mới vừa khởi lên trong tâm của tôi” và chúng ta nghĩ rằng “Nếu ta nổi cơn giận lên với người ấy thì thực sự ai là người bị hại trong chuyện này?”. Người phải chịu thiệt hại, tổn thương đó chính là bản thân chúng ta, không những trong đời này mà trong tất cả các đời vị lai nữa.

Trong 37 pháp hành bồ tát đạo, câu 36 có nói rằng sân hận thực sự là một lỗi lầm rất to lớn. Do vậy, chúng ta cần phải luôn luôn tự soi xét và nhìn thẳng vào chính sự sân hận của chúng ta. Bất kỳ cái gì chúng ta hành động trong cuộc đời này hay trong các đời vị lai, hãy dựa vào giáo lý ở trong 37 pháp hành bồ tát đạo.

Sân hận thực sự rất tai hại và là một trong những điều tiêu cực lớn nhất.

Ví dụ có những người đã sống qua rất nhiều năm với nhau, sống bằng lòng yêu thương và từ bi với nhau, nhưng đến một ngày kia tự nhiên sự ghen tỵ khởi lên, ghen tỵ trở thành sân hận. Vào lúc ấy tất cả những sự tử tế, tất cả tình yêu thương mà họ đã chia sẻ với nhau trong suốt một thời gian rất dài tự nhiên sẽ bị sân hận phá vỡ. Sau đó họ sẽ muốn xa cách nhau, muốn chia lìa nhau. Ngay cả sau khi họ đã lìa bỏ cuộc đời này thì những niệm sân hận đó vẫn không biến đi và họ sẽ trở thành là kẻ thù của nhau.

Nếu một ai đó sân hận với chúng ta, có thể là bởi vì trong một đời quá khứ, họ đã rất tử tế với chúng ta, nhưng chúng ta đã không biết đáp lại lòng tử tế của họ, cho nên qua đó họ trở thành kẻ thù, oan giá trái chủ của chúng ta. Có thể bây giờ họ muốn đe dọa mạng sống của chúng ta, đó là bởi vì trong quá khứ chúng ta đã từng đối xử không có tử tế với họ, làm cho họ sân hận.

Có những người bị các bệnh khó chữa, có thể là bởi vì có những oan gia trái chủ muốn đến đòi nợ. Có những người sống một cuộc sống vô cùng khốn cùng, nghèo khó, có thể là bởi vì họ đã từng trộm cắp trong quá khứ.

Tất cả những sự đau khổ đó đến từ một nguyên nhân chung nhất: những cảm xúc ô nhiễm trong chính tâm thức của chúng ta.

Khi sân hận khởi lên, ngay lập tức chúng ta phải nhận diện được và phải nghĩ rằng “Ô, tôi cần phải buông bỏ ngay sự sân hận này vì đây là một lỗi lầm to lớn”. Nếu chúng ta nghĩ được như thế, chúng ta sẽ thực hành nhẫn nhục.

Page 11: Tam bai ke chuyen tam Binh giang boi Garchen Rinpoche ...kimcuongthua.org/wp-content/uploads/8-Bài-kệ-luyện...Bình giảng tám bài kệ chuyển hóa tâm – Garchen Rinpoche

Bình giảng tám bài kệ chuyển hóa tâm – Garchen Rinpoche – Singapore 8/2014 11/47

Nếu giữ được chánh niệm và tỉnh giác, chúng ta có thể có được một trí tuệ biết phân biệt một cách rõ ràng cái gì là lỗi lầm, cái gì là phẩm tánh ở chính trong dòng tâm thức của chúng ta.

Có được một trí tuệ biết phân biệt rõ ràng như thế sẽ giúp chúng ta thấy được tâm mình rõ hơn. Tất cả những điều này đến từ chính chánh niệm và tỉnh giác bên trong chúng ta.

Khởi đầu chúng ta cần phải nhận diện được các cảm xúc ô nhiễm khi chúng vừa sinh khởi. Một khi chúng ta nhận diện ra được thì ngay lập tức phải tìm cách để có thể xua tan nó đi. Cái cách mà chúng ta có thể xua tan các cảm xúc ô nhiễm đó là phải luôn luôn cố gắng để nhận biết ra được những lỗi lầm của chính những tâm thức ô nhiễm này.

Cái mà chúng ta cần phải làm đó là phải luôn luôn cố gắng nhận diện ra được những tư tưởng khi chúng khởi lên ở trong tâm, nhất là những tư tưởng tiêu cực. Khi tư tưởng tiêu cực khởi lên, chúng ta phải nghĩ rằng “Ồ, những tư tưởng tiêu cực như thế thật là tai hại”.

Những tư tưởng, cảm xúc tiêu cực như là sân hận, ghen tỵ, kiêu mạn, … thực sự là rất tai hại và đây là những lỗi lầm to lớn. Chúng ta cần phải suy ngẫm, quán chiếu xem có bất kỳ lợi lạc nào đến từ những tâm thức tiêu cực đó hay không? Thực sự là không có bất kỳ một lợi lạc nào đến từ các tâm thức tiêu cực đó cả. Tất cả những cảm xúc tiêu cực này là nguyên nhân đưa đến rất nhiều sự đau khổ ở trong cuộc đời này và trong những đời tương lai.

Do đó chúng ta cần phải nghĩ đến những lỗi lầm này, phải hiểu được rằng những lỗi lầm này, những tâm thức tiêu cực này là một sự nguy hiểm cho bản thân chúng ta trong đời này và trong những đời kế tiếp.

Thực sự chúng ta phải nghĩ rằng “lòng sân hận bên trong chính tôi, sự ghen tị bên trong chính tôi đó mới chính là kẻ thù đích thực của tôi”, và phải nghĩ rằng “Từ tận sâu trong đáy lòng của chúng ta, chúng ta phải buông bỏ tất cả những cảm xúc ô nhiễm đó.

Cái chúng ta cần phải giận dữ không phải là giận dữ đối với người khác mà giận dữ với chính sự sân hận của chúng ta, giận dữ với chính lòng ganh tỵ của chúng ta, và chúng ta phải buông bỏ tất cả những cảm xúc ô nhiễm đó khỏi tâm thức của mình.

Page 12: Tam bai ke chuyen tam Binh giang boi Garchen Rinpoche ...kimcuongthua.org/wp-content/uploads/8-Bài-kệ-luyện...Bình giảng tám bài kệ chuyển hóa tâm – Garchen Rinpoche

Bình giảng tám bài kệ chuyển hóa tâm – Garchen Rinpoche – Singapore 8/2014 12/47

Kế tiếp chúng ta cần phải quán chiếu một cách sâu sắc về những phẩm tánh của bồ đề tâm, hãy nghĩ đến tình yêu thương và lòng từ bi và nghĩ đến những thiện đức của những điều này.

Trước đây chúng ta đã nói rằng với chánh niệm và tỉnh giác chúng ta cần phải nhận biết ra được tất cả các lỗi lầm của các cảm xúc ô nhiễm của chúng ta. Đây là điều đầu tiên đức Phật đã giảng dạy cho chúng ta khi được khẩn cầu chuyển pháp luân.

Đức Phật nói rằng theo những giáo lý ngài muốn giảng dạy và ngay cả trong những giáo lý không phải về đạo lý mà là về con đường thế tục cũng thế, mục đích không khác nhau.

Đối với hệ thống của thế gian, người ta thường thường cố gắng tránh xa kết quả của đau khổ. Tuy nhiên đức Phật nói rằng làm như vậy không giúp từ bỏ được những kết quả của những hạt giống mà chúng ta đã từng gieo trồng trong quá khứ. Khi hạt giống đã được gieo trồng dưới đất rồi, nó sẽ nảy mầm, sẽ trổ quả. Không thể nào có thể từ bỏ những kết quả mà chúng ta đã từng gieo trồng trong quá khứ.

Đức Phật đã nhìn thấu chân lý này xuyên qua trí tuệ của ngài. Ngài muốn dạy cho chúng ta hiểu rằng chúng ta cần phải buông bỏ không phải những kết quả của đau khổ, những cái chúng ta phải chịu qua quả báo, mà phải buông bỏ tất cả các nguyên nhân đưa đến các quả báo xấu xa đó.

Điều quan trọng là phải nhận diện ra được những cái xấu xa của những tâm thức ô nhiễm ở trong chính dòng tâm thức của chúng ta. Những cảm xúc ô nhiễm này là nguyên nhân đưa đến đau khổ trong đời hiện tại và trong tất cả các đời vị lai. Tất cả các cảm xúc ô nhiễm này cũng chính là nguyên nhân đưa đến đau khổ trong tam giới.

Page 13: Tam bai ke chuyen tam Binh giang boi Garchen Rinpoche ...kimcuongthua.org/wp-content/uploads/8-Bài-kệ-luyện...Bình giảng tám bài kệ chuyển hóa tâm – Garchen Rinpoche

Bình giảng tám bài kệ chuyển hóa tâm – Garchen Rinpoche – Singapore 8/2014 13/47

Tất cả những giáo lý mà đức Phật đã giảng dạy cho chúng ta nằm gọn trong hai chân lý là Tục Đế và Chân Đế, tức là sự thật “tương đối” và “tuyệt đối”.

Sự thật tương đối, chân lý tương đối muốn nói đến nhân và quả. Chúng ta cần phải nhận biết được thực sự nguyên nhân đưa đến đau khổ chính là những cảm xúc ô nhiễm. Nếu không nhận diện ra được những cái xấu xa của các cảm xúc ô nhiễm trong tâm thì chúng ta không thể lánh xa những cái nhân đó. Nếu không lánh xa được những cái nhân đưa đến đau khổ thì chúng ta sẽ tiếp tục bị đau khổ. Do đó quan trọng nhất là phải nhận biết ra được những cái xấu xa, tệ hại của các cảm xúc ô nhiễm trong tâm thức của chúng ta.

Trong câu kệ thứ 3 có nói rằng “… khi các cảm xúc ô nhiễm vừa dấy khởi, Gây ra phiền não, hại mình, hại người,…”. Tại sao lại như thế?

Ví dụ, khi một vị đệ tử dấy khởi những cảm xúc ô nhiễm đối với một vị đạo sư tâm linh, người đã chỉ cho anh ta con đường để đi đến giải thoát trong đời này và trong tất cả các đời sau, anh ta nhìn vị đạo sư đó bằng một con mắt ghen tị hay sân hận rồi tạo ra những khó khăn, xung đột giữa đệ tử và đạo sư, và càng ngày anh ta càng xa cách với vị đạo sư tâm linh của mình. Nếu chúng ta làm như thế, tạo ra những xung đột giữa đạo sư và đệ tử, thì thực sự chúng ta đang chặn đứng con đường đi đến giải thoát của chính mình.

Mặc dù cha mẹ đã cho chúng ta thân người hiếm quí này, nhưng đôi khi, ở đâu đó vẫn có những đứa con rất ích kỷ, chúng trở nên khó chịu, bực bội với cha mẹ của mình, nổi sân hận với cha mẹ của mình khi cha mẹ không làm theo ý của mình, và chúng càng ngày càng xa cách cha mẹ của mình.

Điều này cũng xảy ra trong rất nhiều mối liên hệ khác nhau, giữa những người bằng hữu của chúng ta. Lúc đầu chúng ta thương yêu họ bằng tất cả trái tim, sau đó các cảm xúc ô nhiễm dấy khởi lên. Càng ngày chúng ta càng xa lìa họ và càng ngày chúng ta càng tạo ra những khó khăn cho những mối liên hệ của chúng ta.

Đối với tất cả các cảm xúc ô nhiễm đó, chúng ta cần phải nhận diện được ngay khi chúng vừa sinh khởi. Chừng nào chúng ta còn tâm chấp ngã thì sự ganh tỵ và sân hận lúc nào cũng ở đó, chúng khởi lên một cách rất tự nhiên.

Khi chúng ta không có hạnh phúc, không có an lạc, cảm thấy đau khổ, nghĩ rằng chúng ta không được đối xử tử tế thì những tâm thức ô nhiễm sẽ nổi lên. Chúng ta trở nên ganh tỵ, ghen ghét bất cứ khi nào có một chuyện gì đó xảy ra không theo ý mình.

Page 14: Tam bai ke chuyen tam Binh giang boi Garchen Rinpoche ...kimcuongthua.org/wp-content/uploads/8-Bài-kệ-luyện...Bình giảng tám bài kệ chuyển hóa tâm – Garchen Rinpoche

Bình giảng tám bài kệ chuyển hóa tâm – Garchen Rinpoche – Singapore 8/2014 14/47

Đối với những hành giả tu tập theo kim cang thừa và hành giả đi trên con đường bồ tát đạo thì những cảm xúc ô nhiễm như là sân hận hay ghen tỵ thực sự rất tai hại. Có câu nói rằng không có gì tai hại hơn, ác quỉ hơn là tâm sân hận, không có gì tốt lành hơn là lòng yêu thương ở trong dòng tâm thức của chúng ta.

Do đó chúng ta cần phải thực hành sáu ba la mật để giúp phá vỡ được những cảm xúc ô nhiễm xuyên qua hạnh nhẫn nhục. Ở đây nói đến sân hận như một ví dụ, tuy nhiên không chỉ có sân hận mà tất cả các cảm xúc ô nhiễm khác cũng đều là như thế.

Trên đây thầy đã khai thị về sự tai hại và các mức độ khác nhau của sự tai hại khi gieo trồng những hạt giống của các cảm xúc ô nhiễm.

Chẳng hạn nếu chúng ta có một cảm xúc ô nhiễm về sân hận hay ghen tỵ thì chúng ta tạo ra một nghiệp gọi là nghiệp sân hận. Chẳng hạn trong đời này nếu chúng ta đã từng đánh đập, cướp bóc hoặc giết một mạng người thì lẽ dĩ nhiên là chúng ta sẽ phải chịu quả báo của chuyện đó.

Ngay cả việc giết một người thì không có nghĩa chúng ta sẽ hết đi kẻ thù mà sẽ có nhiều kẻ thù khác sẽ bắt đầu xuất hiện. Thầy nói rằng giết chết một người thì sẽ có 10 kẻ thù khác sinh khởi.

Ngay cả chuyện nếu chúng ta đã giết một người và phải chịu quả báo của việc đó trong đời kế tiếp là có thể sẽ bị người khác giết hại, thì ngay cả chuyện đó cũng không đáng kể. Vì sao nói quả báo đó là không đáng kể? Là bởi vì còn có những quả báo khác cứ tiếp tục trổ quả và trổ quả qua nhiều giai đoạn khác nhau trong nhiều trường hợp khác nhau chứ không chỉ có nghĩa là mình giết người ta, người ta giết mình xong là hết chuyện.

Khởi đầu chúng ta phải chịu quả trổ một cách toàn vẹn, nghĩa là giả sử nếu mình sân hận và mình giết chết người khác thì trong đời tương lai mình sẽ bị tái sinh vào trong cõi địa ngục. Một khi mình đã trả xong quả trong cõi địa ngục rồi và có thể trong quá khứ mình cũng đã tạo được một số thiện đức nào đó thì sau quả báo ở địa ngục mình có thể sẽ được tái sinh vào cõi người.

Nhưng chuyện đó chưa chấm dứt ở đây. Bởi vì sau khi đi tái sinh vào trong cõi người rồi thì quả báo thứ nhì mình sẽ phải chịu là như thế nào? Là có thể mình lại phải bị tái sinh vào trong một hoàn cảnh, một môi trường không có thuận duyên, không đến từ sự lựa chọn của mình.

Page 15: Tam bai ke chuyen tam Binh giang boi Garchen Rinpoche ...kimcuongthua.org/wp-content/uploads/8-Bài-kệ-luyện...Bình giảng tám bài kệ chuyển hóa tâm – Garchen Rinpoche

Bình giảng tám bài kệ chuyển hóa tâm – Garchen Rinpoche – Singapore 8/2014 15/47

Ví dụ, nếu mình mang một tâm sân hận, phải chịu cái quả báo của tâm sân hận đó thì mình sẽ phải tái sinh vào trong một đất nước có nhiều chiến tranh chẳng hạn. Sau khi đã sống qua một cuộc đời trong một đất nước tràn đầy chiến tranh rồi thì kế tiếp, cái quả kế tiếp là mình lại phải chịu cái quả báo tương ứng với cái nhân mà mình đã tạo ra.

Chẳng hạn nếu mình lại tái sinh trở lại thì mình lại phải sống trong một môi trường có những hoạt động tương ưng với cái nhân của mình. Có nghĩa là mình sẽ lại tiếp tục tạo những nghiệp ác để làm hại những người khác hoặc sẽ có những trải nghiệm mà mình sẽ phải trải qua tương ưng với cái nhân mà mình đã gieo, chẳng hạn như mình sẽ bị người khác hãm hại khi được tái sinh làm người trong một cái hoàn cảnh khác.

Như thế cho nên mọi chuyện cứ liên tục, triền miên chứ không có phải đơn giản chỉ là mình giết một người nào đó rồi người ta giết lại mình là xong hết chuyện.

Khi tái sinh vào trong một đất nước có nhiều chiến tranh, ví dụ khi bị bom thả xuống thì căn nhà mà chúng ta đã bỏ biết bao công sức để tạo dựng và tất cả công sức của chúng ta qua nhiều năm sẽ bị phá tan và chúng ta sẽ phải tiếp tục sống một đời sống đau khổ.

Như vậy, kết quả cứ liên tục như thế, hết trải nghiệm này sẽ đến một trải nghiệm khác. Nó càng ngày càng tăng trưởng chứ không đơn giản là giết người rồi người giết mình lại thế là hết.

Trong một đất nước có nhiều chiến tranh, có những chúng sinh có cùng cộng nghiệp với nhau và họ được sinh ra đời ở trong cùng một đất nước đó. Họ cùng có tâm sân hận giống như nhau, họ cùng bỏ công bỏ sức làm những ác nghiệp mà chúng tương ứng với tâm sân hận của họ và họ cùng bị giết hại đồng lúc với nhau do bởi cộng nghiệp mà họ đã tạo ra.

Do vậy, chúng ta phải luôn luôn tư duy về những điều này. Khi quả trổ thì nó trổ từ một cách trọn vẹn đến qua các hình thức khác nhau. Khi trổ qua các hình thức khác nhau, khởi đầu chúng ta sẽ bị sinh vào địa ngục và sau đó phải chịu những quả như là bị sinh vào những môi trường như là sống trong các đất nước có chiến tranh, sau đó phải trải qua những kinh nghiệm bị người hãm hại lại hoặc là lại theo nghiệp lực tiếp tục tạo ra các nghiệp ác.

Những quả báo này đôi khi cứ tiếp tục, tiếp tục mãi mãi, triền miên. Đó là bởi vì sau khi trải qua cái kinh nghiệm đó, rồi tiếp tục làm các việc ác thì dĩ nhiên các

Page 16: Tam bai ke chuyen tam Binh giang boi Garchen Rinpoche ...kimcuongthua.org/wp-content/uploads/8-Bài-kệ-luyện...Bình giảng tám bài kệ chuyển hóa tâm – Garchen Rinpoche

Bình giảng tám bài kệ chuyển hóa tâm – Garchen Rinpoche – Singapore 8/2014 16/47

việc ác đó sẽ tiếp tục tăng trưởng. Khi nói về về tâm sân hận, đó chỉ là một ví dụ mà thôi, còn tất cả các cảm xúc ô nhiễm khác của chúng ta cũng đi theo con đường tuần tự như thế khi mà chúng ta phải chịu những nghiệp ác bởi vì những cái nhân ác mà chúng ta gieo.

Thầy nói rằng ai là người sẽ đếm các nghiệp ác đó của chúng ta? Ai là người sẽ giữ cái túc số của các nghiệp ác đó? Ai là người giữ cửa hay là canh gác cho những cái nghiệp ác đó của chúng ta? Thực sự chẳng có ai canh gác, chẳng có ai đếm những nghiệp đó xem chúng ta đã tạo ra bao nhiêu. Chính chúng ta là người đếm nghiệp, chính tâm thức của chúng ta là người canh giữ những nghiệp ác đó và canh giữ các cảm xúc ô nhiễm.

Chúng ta phát khởi những cảm xúc ô nhiễm và cuối cùng để cho nghiệp ô nhiễm ở trong tâm lôi kéo thân và khẩu của chúng ta đi theo. Kẻ trộm thực sự lấy đi mất hạnh phúc của chúng ta là ai? Kẻ trộm lấy đi mất hạnh phúc của chúng ta chính là những cảm xúc ô nhiễm bên trong tâm của chúng ta. Chúng ta chính là những cảm xúc ô nhiễm đó chứ không là ai khác. Ngày nào chúng ta còn chưa phá vỡ được tâm chấp ngã thì ngày đó những cảm xúc ô nhiễm vẫn còn ở trong tâm của chúng ta.

Sân hận chỉ là một ví dụ, còn tất cả các cảm xúc ô nhiễm, tất cả đều đến từ sự chấp ngã của chúng ta. Chẳng hạn khi chúng ta nghĩ rằng có một người nào đó đối xử không có thiện lành, đối xử tệ hại với chúng ta, chúng ta đòi hỏi họ đáng nhẽ phải đối xử như thế này, nhưng họ lại hành xử theo một cách khác. Thành ra lúc nào cũng thế, cho dù là cái gì, bất cứ cảm xúc ô nhiễm nào cũng đến từ cái tâm chấp ngã và do đó chúng ta cần phải lưu ý về chuyện này, hiểu rằng không có một cái trải nghiệm nào hay không có một tâm thức ô nhiễm nào không đến từ sự bám chấp vào cái tôi của mình.

Khi nói về nhân quả, có nhiều câu truyện đã được kể lại bởi đức Phật cũng như nhiều vị đạo sư trong quá khứ. Đức Phật có kể lại một câu truyện nói rằng vào cái thời mà ngài còn tại thế, ở một thành phố của cư dân của dòng Sakya, có một câu truyện đã xảy ra.

Khi ấy đức Phật đang ở một nơi xa ngoài thành phố. Có một ông vua đã giết hại hết năm trăm người ở trong thành phố đó. Vào giây phút khi ông ta giết hại hết 500 người thì đức Phật bị nhức đầu. Những đệ tử của đức Phật đã hỏi rằng tại sao đức Phật lại bị nhức đầu như thế? đâu là nguyên nhân? Đức Phật đã kể lại câu truyện như sau:

Page 17: Tam bai ke chuyen tam Binh giang boi Garchen Rinpoche ...kimcuongthua.org/wp-content/uploads/8-Bài-kệ-luyện...Bình giảng tám bài kệ chuyển hóa tâm – Garchen Rinpoche

Bình giảng tám bài kệ chuyển hóa tâm – Garchen Rinpoche – Singapore 8/2014 17/47

Vô lượng đại kiếp trong quá khứ có 500 người khi ấy có bắt được một con cá rất lớn. Họ xẻ ra từ từ từng miếng thịt của con cá cho đến khi nó lìa đời. Qua sự đau đớn này con cá đã phát một ác nguyện. Nó nguyện với tâm tràn đầy sân hận rằng từ nay trở đi, mãi mãi về sau xin cho những người nào đã giết hại tôi, những người đó sẽ tiếp tục phải chịu đau khổ và sẽ bị giết hại lại. Vào thời điểm khi năm trăm người kia lóc thịt con cá, có một đứa bé, dù đứa bé đó không có bất kỳ một tâm nguyên độc ác nào cả, nhưng nó đứng đó, nó nhìn xem và tự nhiên nó đã bật cười. Rất nhiều đại kiếp về sau, đứa bé đã trở thành đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Và do bởi ngài đã đã bật cười trong lúc con cá bị giết chết, đó là cái nhân mà ngài đã gieo, nên khi 500 người bị giết chết ở trong thành phố bởi ông vua, ngài cũng phải chịu cái quả của sự nhức đầu do bởi tiếng cười của ngài. Còn 500 người đã bị giết hại đó chính là 500 người đã từng giết con cá và bây giờ họ bị nhà vua giết lại.

Thầy nói rằng trong vô lượng đại kiếp có thể nghiệp sẽ trổ quả, nhưng cũng có thể nghiệp sẽ trổ quả ngay tức thời. Con cá đã bị giết từ vô lượng đại kiếp khác nhưng đến tận bây giờ khi mà đầy đủ nhân duyên thì cái nghiệp đó đã trổ. Nghiệp có thể trổ quả qua rất nhiều hình thức khác nhau, có thể là trổ qua sau nhiều đại kiếp, nhưng cũng có thể tức thời trổ quả và như vậy nên khó lòng mà biết được khi nào nghiệp sẽ trổ quả và trổ quả như thế nào.

Trong thế giới này có rất nhiều chúng sinh có được thân người và có những chúng sinh không có thân người. Từ loài người cho đến loài thú, loài phi nhân tức là loài không có thân tướng, tất cả những chúng sinh này ai ai cũng phải trải qua vô lượng vô số những đau khổ. Những đau khổ khác nhau cứ liên lục xảy ra một cách triền miên.

Chúng ta phải tự hỏi vậy những đau khổ này chúng đến từ đâu? Chúng đến từ vô lượng vô số cảm xúc ô nhiễm của chúng ta. Điều quan trọng là chúng ta cần phải nhận diện ra những cảm xúc ô nhiễm này. Nó nằm ở chính trong dòng tâm thức của chúng ta và chúng ta phải tìm cách đối trị nó. Một khi chúng ta nhận biết được những cảm xúc ô nhiễm này thì ngay lúc đó những cám xúc ô nhiễm có thể được tịnh hóa. Ta phải thấy rằng chính những cảm xúc ô nhiễm này là những cái nhân đưa đến đau khổ và thấy ra được rằng những cái nhân của đau khổ, chúng không nằm ở đâu khác ngoài tâm của chúng ta.

Khi nói đến hạnh phúc và đau khổ, chúng ta biết được rằng sống ở trong cuộc đời này, chúng ta vừa trải qua hạnh phúc, vừa trải qua đau khổ. Tất cả những hạnh

Page 18: Tam bai ke chuyen tam Binh giang boi Garchen Rinpoche ...kimcuongthua.org/wp-content/uploads/8-Bài-kệ-luyện...Bình giảng tám bài kệ chuyển hóa tâm – Garchen Rinpoche

Bình giảng tám bài kệ chuyển hóa tâm – Garchen Rinpoche – Singapore 8/2014 18/47

phúc và đau khổ khác nhau này đến từ một cái tâm thức, một là tâm thức thiện lành hai là tâm thức bất thiện chứ chúng không đến từ những cái nhân nào khác.

Chúng ta phải trải qua cả hai loại kinh nghiệm khác nhau vừa đau khổ, vừa hạnh phúc là bởi vì những cái nhân mà chúng ta đã gieo trồng. Những kinh nghiệm mà chúng ta trải qua tương ứng với tất cả những cái nhân mà chúng ta đã gieo trồng.

Buổi sáng khi chúng ta bắt đầu công phu hành trì thường thường chúng ta đọc lời nguyện của tứ vô lượng tâm, chúng ta nói rằng nguyện cho tất cả chúng sinh được hạnh phúc và có được cái nhân đưa đến hạnh phúc. Như vậy cái nhân đưa đến hạnh phúc của chúng sinh và của chúng ta là giống như nhau.

Bây giờ chúng ta tự hỏi xem những hạnh phúc mà chúng ta có chẳng hạn như có một ngôi nhà tốt, có những người bạn tốt, có một bữa ăn ngon, có công ăn việc làm tốt, là những việc thiện lành, những kết quả tốt mà chúng ta có, chúng đến từ đâu? Đâu là những cái nhân để đưa đến những trải nghiệm tốt như thế? Là vì trong quá khứ chúng ta đã từng có những tâm nguyện thiện lành và nhờ những tâm thức thiện lành như thế nên ngày hôm nay chúng ta mới gặt hái được những kết quả thiện lành.

Nếu trong cuộc đời này chúng ta có tài sản, chúng ta giàu có là bởi vì trong quá khứ chúng ta đã từng bố thí. Nếu chúng ta có được thân người hiếm quí trong cuộc đời này là bởi vì trong quá khứ chúng ta đã từng trì giới. Nếu trong đời này chúng ta có được những người bạn lành, những người bạn sống hài hòa với chúng ta đó là bởi vì trong quá khứ chúng ta đã từng thực hành kham nhẫn.

Nhưng tại sao chúng ta lại gieo trồng được những cái nhân thiện lành như thế? Chẳng hạn như bố thí, trì giới, nhẫn nhục, … Chúng đến từ đâu? Bố thí đến từ tâm thương yêu của chúng ta, trì giới đến từ tình thương yêu của chúng ta và hạnh kham nhẫn cũng đến từ chính tình thương yêu của chúng ra. Do đó chúng ta cần phải nhận diện ra được nguyên nhân đưa đến hạnh phúc là gì và chúng ta cần phải biết ứng dụng những hành động của chúng ta nương vào tình thương yêu chúng ta có trong tâm thức.

Kế tiếp, chúng ta đọc câu kệ của tứ vô lượng với lời nguyện rằng nguyện cho tất cả chúng sinh thoát khỏi đau khổ và những nguyên nhân của đau khổ. Vậy những đau khổ của chúng ta là gì? Nguyên nhân đưa đến những đau khổ này là gì? Chúng ta cần phải nhận diện ra được, thấy ra được một cách rất rõ ràng những nguyên nhân đó.

Page 19: Tam bai ke chuyen tam Binh giang boi Garchen Rinpoche ...kimcuongthua.org/wp-content/uploads/8-Bài-kệ-luyện...Bình giảng tám bài kệ chuyển hóa tâm – Garchen Rinpoche

Bình giảng tám bài kệ chuyển hóa tâm – Garchen Rinpoche – Singapore 8/2014 19/47

Khi tạo ra nhân đau khổ, thì trên một bình diện rộng lớn, chúng ta có thể bị tái sinh vào một đất nước có chiến tranh. Một đất nước có nhiều chiến tranh là bởi vì những người dân sống ở trong đất nước đó đã từng tạo ra những cái nhân của sự sân hận, của sự ghen tị. Khi có sân hận, có ghen tị thì sẽ có chiến tranh.

Bây giờ chúng ta tự hỏi xem sân hận và ghen tị đến từ đâu? Và phải tự trả lời để hiểu rằng chính trong dòng tâm thức của chúng ta có cái nhân của đau khổ, có ghen tị và sân hận. Bất kỳ điều gì xảy ra trong cuộc đời này đều đến từ những cái nhân và khi đủ nhân duyên thì chúng sẽ trổ quả.

Ngay cả nếu chúng ta không phải sinh ra trong một đất nước có chiến tranh, chúng ta được sinh ra trong một đất nước hoàn toàn có tự do và nơi đó thật là bình an, thật là tốt lành, chẳng có khác nào một cõi tịnh độ, thì ngay cả những người được sinh ra trong một đất nước như là một cõi tịnh độ đó, họ vẫn có những đau khổ ở trong dòng tâm thức của họ.

Có ai nói được rằng sinh ra trong một đất nước tốt lành thì không có đau khổ không? Điều này không đúng. Đứng ở bình diện rộng lớn thì thấy rằng việc sinh ra trong cùng một đất nước là do có cộng nghiệp đau khổ chung với nhau. Nhưng đứng ở bình diện nghiệp cá nhân, sẽ thấy rằng sinh ra trong một đất nước giàu có, cũng vẫn phải chịu đau khổ, sự đau khổ trên bình diện cá nhân của mình, bởi vì bất kỳ một điều gì xảy ra trong cuộc đời này đều đến từ những cái nhân mà ta đã gieo trồng.

Có những người phải chịu qua những đau khổ cá nhân, chẳng hạn như là họ sống rất cô đơn, đơn độc, không có tiền của, không có việc làm. Tất cả những đau khổ này đến từ đâu? Một lần nữa nó lại đến từ chính cái tâm thức ô nhiễm của chúng ta. Đức Phật dạy rằng có rất nhiều hình thức khổ đau khác nhau và tất cả các hình thức khổ đau này đều đến từ những cái nhân tương ứng.

Đức Phật đã thâu tóm tất cả các cái nhân tương ứng đó vào trong 10 cái gọi là bất thiện hạnh. Tất cả những đau khổ mà chúng ta phải chịu đến từ 10 điều không thiện lành này mà chúng ta làm qua thân, khẩu và ý của chúng ta. Có 3 nghiệp ác mà chúng ta có thể tạo qua thân đó là khi chúng ta giết hại những chúng sinh khác, khi chúng ta phạm tà dâm và khi chúng ta trộm cắp. Có bốn hành động liên quan đến khẩu hay ngữ mà chúng ta có thể phạm vào đó là nói dối, nói lời chia rẽ, nói ác ngữ và nói những câu chuyện phiếm những lời vô bổ. Những câu chuyện vô bổ chúng ta nói với nhau đến từ cái tâm vô minh và từ tâm vô minh sẽ có rất nhiều những lỗi lầm sẽ xảy đến.

Page 20: Tam bai ke chuyen tam Binh giang boi Garchen Rinpoche ...kimcuongthua.org/wp-content/uploads/8-Bài-kệ-luyện...Bình giảng tám bài kệ chuyển hóa tâm – Garchen Rinpoche

Bình giảng tám bài kệ chuyển hóa tâm – Garchen Rinpoche – Singapore 8/2014 20/47

Bây giờ xét đến vấn đề nói dối, là nghiệp mà chúng ta có thể tạo ra qua khẩu hay ngữ. Nếu nhìn trên con đường của bồ tát đạo phải thấy rằng nói dối có 2 loại khác nhau. Một loại nói dối có thể đem đến được lợi lạc và một loại nói dối sẽ rất tai hại. Ví dụ, có những người họ nghĩ rằng “bản thân tôi, tôi sẽ không bao giờ nói dối, lúc nào tôi cũng sẽ chỉ nói sự thật mà thôi”. Tuy nhiên, đôi khi làm như vậy lại đem đến nhiều sự tai hại hơn là sự tốt lành.

Chẳng hạn chúng ta nghe được một người nào đó phê bình người khác và chúng ta nghĩ rằng “Ô tôi phải nói hết sức thành thật, kể lại cho người nghe kia rằng họ đã bị phê bình, bình phẩm như thế nào, bởi vì đây là những lời chân thật tôi đã nghe thấy” và chúng ta lặp lại y hệt như thế. Thực sự đúng là những lời đó chúng ta nghe được, chúng ta lặp lại y như thế.

Nhưng thực sự khi nói như vậy sẽ tạo ra rất là nhiều vấn đề giữa hai người với nhau. Chúng ta làm cho hai người đó xa cách nhau.Chúng ta chia rẽ người ta. Một hình thức chúng ta nói lời chân thật nhưng lại đem đến một hậu họa không có tốt lành gì cả, và chúng ta phá vỡ đi tình bạn giữa hai người đó với nhau.

Đôi khi có những lời chân thật thay vì đưa người ta đến gần nhau thì lại xô đẩy người ta xa ra, không còn gần gũi nhau nữa. Vậy có phải nói lời chân thật, nói lên sự thật là điều tốt lành hay không? Đôi khi nó không phải là như thế.

Nói những lời tốt lành, những lời chân thật nếu những lời đó nó đem người ta đến lại gần với nhau hơn và giúp cho người ta sống hài hòa với nhau hơn thì chúng ta có thể nói. Đó gọi là những lời nói dối có thể đem lại được lợi ích.

Đôi khi có những người có một sự quyết tâm hết sức to lớn, họ nói rằng “nhất quyết tôi không bao giờ nói dối, tôi chỉ nói những lời chân thật mà thôi". Nhưng cần phải nghĩ sâu hơn nữa để quyết định xem điều đó có nên nói ra hay không. Bởi vì, nếu nói một lời mà mình nghĩ rằng chân thật, nhưng lại đưa đến sự tan vỡ giữa những người khác thì thực sự là không nên nói.

Khi quyết định nói ra, chúng ta nghĩ rằng “tôi phải nói như thế, đây là những lời chân thật tôi cần phải nói”. Tuy nhiên nguyên nhân của quyết định đó của chúng ta đến từ đâu? Thực sự là nó đến từ cái tâm đố kị, ganh tị của chúng ta, nó đến từ những tâm thức ô nhiễm ở trong tâm của chúng ta.

Ngoài ra có những ác nghiệp chúng ta có thể tạo qua tâm của chúng ta, chẳng hạn như là tham lam, đó là khi chúng ta khởi lên những tư tưởng muốn lấy đi những

Page 21: Tam bai ke chuyen tam Binh giang boi Garchen Rinpoche ...kimcuongthua.org/wp-content/uploads/8-Bài-kệ-luyện...Bình giảng tám bài kệ chuyển hóa tâm – Garchen Rinpoche

Bình giảng tám bài kệ chuyển hóa tâm – Garchen Rinpoche – Singapore 8/2014 21/47

cái gì không phải của mình; hoặc là chúng ta có những tư tưởng ác hại hoặc chúng ta có tà kiến. Đó là ba cái loại ác hạnh mà chúng ta có thể tạo qua tâm.

Những ác hạnh chúng ta có thể tạo qua tâm này chúng đến từ đâu? Chúng ta phải tự hỏi và chúng ta sẽ hiểu rằng chúng đến từ chính những tâm thức ô nhiễm của mình.

Nói về tà kiến, tất cả những gì mà chúng ta tạo qua thân khẩu và ý đều đến từ tà kiến. Tà kiến ở đây được định nghĩa như thế nào? Tà kiến được định nghĩa là chúng ta bám chấp vào một cái tôi mà thực sự không có cái tôi, không có sự hiện hữu của cái tôi nhưng chúng ta lại bám chấp vào cái tôi và cho rằng chúng ta thực sự có hiện hữu.

Đôi khi chúng ta vì không thực sự hiểu được nghĩa lý sâu sắc của nhân quả cho nên tiếp tục làm những việc xấu mà không nghĩ rằng một ngày nào đó chúng ta sẽ phải chịu quả báo. Chúng ta không tin rằng có đời sau, không tin rằng chúng ta sẽ trở lại trong cuộc đời và phải chịu những quả báo đó nên mới tiếp tục làm những việc xấu mà không đếm xỉa gì đến những quả báo mà chúng ta phải chịu.

Tà kiến đến từ việc chúng ta cho rằng bản thân chúng ta là cái gì quan trọng nhất. Chúng ta chỉ nghĩ đến cuộc đời trước mắt này mà không nghĩ đến những đời kiếp sau. Bởi vì trong những đời kiếp sau chúng ta không thể nào tự chủ để có thể khống chế được nghiệp khi nó trổ. Nếu không đếm xỉa gì đến nhân quả, chúng ta sẽ tiếp tục tạo ra những nhân ác và không tuân theo những luật lệ trong đất nước chúng ta sống chẳng hạn.

Khi không tin vào nhân quả, chúng ta không tin rằng có đời sau để phải chịu những cái nghiệp báo đó. Không tin sâu, không thâm tín vào nhân quả, thì sẽ cảm thấy rằng không có cái gì phải sợ hãi và cứ tự tiện làm những việc mà mình muốn làm. Khi không có người khác ở chung quanh nhìn chúng ta, chúng ta cho rằng không ai thấy thì tôi có thể làm được và tôi không có bất kỳ một sự đắn đo nào cả. Nhưng nếu tin sâu vào nhân quả thì ngay cả nếu không có ai nhìn thấy chúng ta đang làm việc đó, chúng ta cũng sẽ tránh và không làm. Giả dụ như chúng ta ở trong một căn nhà và căn nhà đó có rất nhiều tiền của, không có ai nhìn chúng ta và chúng ta nghĩ rằng chúng ta có thể ăn trộm, ăn cắp bớt một chút tiền trong căn nhà đó. Nhưng nếu tin vào nhân quả trong tương lai thì nhất định là không ăn cắp cho dù không có ai nhìn mình.

Cái câu kế tiếp nói rằng: nguyện cho con tức thì đối diện và phá tan những tâm ô nhiễm đó khi nó khởi lên trong tâm của con; tâm ô nhiễm đó gây ra phiền não, hại

Page 22: Tam bai ke chuyen tam Binh giang boi Garchen Rinpoche ...kimcuongthua.org/wp-content/uploads/8-Bài-kệ-luyện...Bình giảng tám bài kệ chuyển hóa tâm – Garchen Rinpoche

Bình giảng tám bài kệ chuyển hóa tâm – Garchen Rinpoche – Singapore 8/2014 22/47

mình hại người. Bất kỳ khi nào những tâm thức ô nhiễm vừa dấy khởi, chúng ta nhận diện được ra được chúng, chúng ta nghĩ rằng “Ô, đây là một cái tâm thức ô nhiễm” và biết rằng đây là những lỗi lầm thì sự nhận diện đó chính là đại thủ ấn hoặc đại viên mãn.

Khi chúng ta nghĩ rằng “Ô, tôi không biết đó là cái gì” chính cái mà suy nghĩ đó, đó chính là trí tuệ của chúng ta, cái mà nhận diện đó chính là trí huệ của chúng ta, và tự tánh của trí huệ đó thực sự là một sự rỗng rang. Chính cái tâm thức nhận biết được đó, chúng ta cần phải sử dụng cái tâm đó, cái tâm biết nhận diện đó để đối trị với những cảm xúc ô nhiễm của chúng ta.

Sáng ngày hôm nay chúng ta đã nói về câu kệ số 3, đó là làm sao để chúng ta có thể đối trị được các tâm ô nhiễm ngay khi chúng vừa khởi hiện lên? Bởi vì nếu để cho các cảm xúc ô nhiễm khởi lên và để cho chúng bị lưu trữ ở trong tâm thức thì tất cả những ác nghiệp sẽ khởi hiện, sẽ xuất hiện sau đó. Khi chúng ta nhận biết ra được những cảm xúc ô nhiễm đó thì chúng ta mới có thể đối trị được, mới có thể đẩy lui được và không để cho những cảm xúc ô nhiễm đó ở lại trong tâm của chúng ta.

Có rất nhiều phương tiện thiện xảo khác nhau mà chúng ta có thể sử dụng để loại trừ hết những cảm xúc ô nhiễm ở trong tâm của mình. Có ba phương tiện thiện xảo khác nhau dựa trên ba mức độ tu tập khác nhau.

Phương tiện thiện xảo thứ nhất liên quan đến biệt giải thoát giới. Trong biệt giải thoát giới chúng ta được dạy về những lỗi lầm của những cảm xúc ô nhiễm này, được dạy những đau khổ và phiền não mà chúng ta phải chịu sau khi có những cảm xúc ô nhiễm đó là như thế nào và vì sợ hãi mà chúng ta phải buông bỏ những cái cảm xúc ô nhiễm đó.

Mức độ thứ nhì liên quan đến các Bồ Tát hay các con đường của Bồ Tát. Chúng ta được dạy để có thể phát khởi được tình yêu thương ở trong dòng tâm thức của chúng ta để đẩy lui cái cảm xúc ô nhiễm đó.

Bước kế tiếp là pháp tu của đại viên mãn hay là đại thủ ấn. Chúng ta đưa những cảm xúc ô nhiễm đó lên trên con đường tu tập để đẩy lui chính những cảm xúc đó đi.

Đây là ba phương tiện thiện xảo khác nhau dựa trên ba mức độ tu tập khác nhau. Chúng ta cần phải đối trị làm sao cho những cảm xúc ô nhiễm không còn lưu lại ở trong dòng tâm thức của chúng ta được nữa. Chỉ khi nào chúng không còn lưu lại

Page 23: Tam bai ke chuyen tam Binh giang boi Garchen Rinpoche ...kimcuongthua.org/wp-content/uploads/8-Bài-kệ-luyện...Bình giảng tám bài kệ chuyển hóa tâm – Garchen Rinpoche

Bình giảng tám bài kệ chuyển hóa tâm – Garchen Rinpoche – Singapore 8/2014 23/47

trong dòng tâm thức của chúng ta thì chúng ta mới có thể được giải thoát khỏi các cảm xúc ô nhiễm đó. Muốn tâm được giải thoát khỏi những cảm xúc ô nhiễm đó chúng ta có thể ứng dụng bất kỳ một trong ba phương tiện thiện xảo thuộc về ba cấp độ khác nhau.

Page 24: Tam bai ke chuyen tam Binh giang boi Garchen Rinpoche ...kimcuongthua.org/wp-content/uploads/8-Bài-kệ-luyện...Bình giảng tám bài kệ chuyển hóa tâm – Garchen Rinpoche

Bình giảng tám bài kệ chuyển hóa tâm – Garchen Rinpoche – Singapore 8/2014 24/47

Kệ thứ tư

Bất kỳ khi nào nhìn thấy kẻ ác trược, Bị thống trị bởi bao phiền não và tiêu cực,

Con nguyện mở lòng thương quý kẻ ấy, Như kho tàng châu bảo hiếm hoi vừa khám phá.

Những người chúng ta gọi là ác trược là khi họ bị thống bị bởi những cảm xúc phiền não và tiêu cực. Những phiền não và tiêu cực này đến từ đâu? Nguyên nhân từ đâu tới? Nguyên nhân là vì họ đã có một sự chấp ngã rất mạnh ở trong quá khứ. Trong quá khứ bởi vì tâm chấp ngã, họ đã tạo ác nghiệp xuyên qua những cảm xúc tiêu cực của họ, cho nên trong cuộc đời này cho dù họ ở đâu chăng nữa, ở đâu trong thế giới này, trong bất kỳ một quốc gia nào thì họ cũng trải qua những kinh nghiệm hết sức đau khổ, hết sức khó khăn và khốn khó.

Chúng ta có thể nhìn thấy ở trong thế giới này có quá nhiều phiền não, có quá nhiều đau khổ. Khi nhìn thấy những cảnh đau khổ trên thế giới này, chúng ta cần phải tư duy về những nguyên nhân đưa đến những đau khổ đó. Sau đó chúng ta sẽ nhận diện ra được những cảm xúc ô nhiễm chính là những nguyên nhân đưa đến những đau khổ này.

Khi nhận diện ra được như vậy rồi, chúng ta cần nhìn sâu vào trong tâm của chúng ta để hiểu xem trong chính tâm của chúng ta cũng có những cảm xúc ô nhiễm như thế hay không. Nếu có, chúng ta cần phải nhận diện ra và chúng ta sẽ thấy qua đó những gì chúng ta phải trải qua như: những đau khổ, những bệnh tật, phải ở trong tù, bị đánh đập, bị hành hạ…. Bất kỳ ở đâu cũng có những trường hợp hay những kinh nghiệm đau khổ như thế. Và như vậy những cảm xúc ô nhiễm chính là những nguyên nhân đưa đến những đau khổ đó.

Phần kế tiếp của câu kệ nói rằng “Con nguyện mở lòng thương quí những kẻ ấy như kho tàng châu bảo hiếm hoi vừa khám phá”. Trong thế giới này của chúng ta hiện đang xảy ra rất nhiều những đau khổ. Bởi vì chúng ta có truyền hình, chúng ta xem truyền hình và chúng ta thấy những cảnh tượng đó giống như chúng ta đang ở cạnh những cảnh thương tâm đó, chúng ta đang hiện diện ngay đó. Đôi khi chúng ta xem truyền hình thấy những cảnh như thế chúng ta nghĩ như thế nào? Chúng ta nghĩ “Ô, chiến tranh đang xảy ra ở đất nước kia nhưng không phải xảy ra

Page 25: Tam bai ke chuyen tam Binh giang boi Garchen Rinpoche ...kimcuongthua.org/wp-content/uploads/8-Bài-kệ-luyện...Bình giảng tám bài kệ chuyển hóa tâm – Garchen Rinpoche

Bình giảng tám bài kệ chuyển hóa tâm – Garchen Rinpoche – Singapore 8/2014 25/47

ở nơi tôi đang ở” và chúng ta không có một cảm xúc đặc biệt nào cả khi nhìn thấy những cảnh thương tâm.

Nhưng nếu một người biết suy nghĩ sâu xa, hiểu về nhân quả thì lúc đó, khi nhìn thấy những cảnh thương tâm như thế trên truyền hình thì ở mức độ tương đối họ sẽ nghĩ rằng “Ồ, chính những cảm xúc ô nhiễm là nguyên nhân của những đau khổ này”. Nếu một người nào có được lòng từ bi khi nhìn thấy những cảnh đó họ sẽ cảm thấy lòng từ bi nổi dậy và họ sẽ rất thương cảm cho những người phải trải qua những cảnh như thế.

Khi có lòng từ bi chúng ta sẽ cảm nhận được sâu sắc hơn đau khổ của người khác. Đôi khi có những người bật khóc khi nhìn thấy những cảnh tượng thương tâm ở những quốc gia khác, khi họ thấy có những chúng sinh đang bị giết hại, đang bị trả thù và họ, những người đang xem truyền hình, sẽ có những cảm xúc như chính họ đang phải chịu. Họ cảm thấy rất thương cảm cho những người phải chịu những đau khổ đó. Điều này chứng tỏ rằng họ có một lòng từ bi rất to lớn. Tại sao họ lại có cảm giác giống như họ đang phải trải qua những đau khổ đó? Là bởi vì tâm của họ rất là rộng lớn. Khi mà tâm rộng lớn tràn đầy lòng từ bi, họ sẽ kết nối được với tâm của các chúng sinh khác. Khi họ có hạnh phúc thì từ trong tâm của họ, họ muốn ban rải hạnh phúc đó ra, trải ra đến cho những người khác, và những người khác đôi khi cũng sẽ cảm nhận được như vậy, cảm nhận được hạnh phúc của họ. Khi họ có những đau khổ, họ nhìn thấy những đau khổ trên thế giới, họ cảm nhận được những đau khổ đó.

Cũng như thế, nếu có được lòng từ bi vĩ đại thì bất kỳ điều gì xảy ra đối với những người khác trên thế giới, chúng ta cũng cảm nhận được như nó đang xảy ra với chính mình. Lòng từ bi cảm nhận được đau khổ của người khác, nó chẳng khác nào một viên ngọc quí. Nếu có được một tình thương, một lòng từ bi sâu rộng như thế thì chẳng những có thể đem lại lợi lạc cho người khác mà còn đem lại lợi lạc cho chính bản thân mình. Lợi lạc đó đem đến cho bản thân mình thậm chí còn to lớn hơn lợi lạc đem đến cho người khác.

Chúng ta cần phải nghĩ rằng xuyên qua sự đau khổ của các chúng sinh khác mà chúng ta mới phát khởi được một lòng từ bi như thế, cho nên chúng ta phải biết ơn những người đang chịu đau khổ bởi vì họ chính là cái nhân giúp cho chúng ta có thể phát triển được lòng từ bi. Khi chúng ta nghĩ rằng “Ô, tôi đã phát khởi được lòng từ bi” thế thì, cái lòng từ đó nó đến từ đâu? Lòng từ đó đến từ chính những người đang phải chịu đau khổ vì qua họ mà chúng ta mới có được duyên lành để

Page 26: Tam bai ke chuyen tam Binh giang boi Garchen Rinpoche ...kimcuongthua.org/wp-content/uploads/8-Bài-kệ-luyện...Bình giảng tám bài kệ chuyển hóa tâm – Garchen Rinpoche

Bình giảng tám bài kệ chuyển hóa tâm – Garchen Rinpoche – Singapore 8/2014 26/47

phát khởi được lòng từ bi của chúng ta và chúng ta lại càng cảm thấy trân quí bồ đề tâm hơn nữa.

Khi chúng ta nói đến một viên bảo châu hay một viên ngọc như ý nghĩa là như thế nào? Thực sự ý nghĩa của nó rất thâm sâu. Khi chúng ta tìm thấy một viên ngọc ở đâu đó, trong một kho tàng được chôn dấu dưới lòng đất, chúng ta sẽ trở nên rất giàu có. Chúng ta sẽ có một tài sản vô lượng đến từ một viên bảo châu tìm được dưới lòng đất như thế.

Chúng ta có hai ruộng công đức để chúng ta có thể hồi hướng lên những gì tốt lành, hay hồi hướng cái viên ngọc quí đó lên. Thứ nhất là hồi hướng lên những vị ở trên những cõi cao, giống như là trong bài thất chi nguyện và ruộng công đức. Thứ nhì là những chúng sinh ở trong sáu cõi mà chúng ta có thể hồi hướng cho họ qua việc chúng ta hành trì trưởng dưỡng tình yêu thương, lòng bi mẫn cũng như thực hành sáu pháp ba la mật. Đây là hai phương tiện thiện xảo dựa vào hai ruộng công đức khác nhau để có thể tích lũy và hồi hướng công đức.

Vậy phước đức và công đức mà chúng ta tích lũy được là gì? Đó là khi chúng ta phát khởi được tình yêu thương và lòng bi mẫn dành cho tất cả chúng sinh. Ruộng công đức ở đây cũng giống như một thửa ruộng phì nhiêu màu mỡ mà chúng ta có thể gieo trồng những hạt giống. Khi chúng ta gieo trồng hạt giống trên một thửa ruộng phì nhiêu màu mỡ thì hạt giống đó sẽ nảy nở trong đời tương lai. Ví dụ như trong đời này, khi chúng ta giúp đỡ được những người đau khổ thì chúng ta sẽ đạt tới được hạnh phúc trong rất rất nhiều đời trong tương lai. Khi chúng ta nói đến những ruộng công đức của các vị ở trên cõi cao, các vị bổn tôn hộ phật như là trong quyển nghi quỹ mà chúng ta đã từng tụng, và chúng ta sẽ đạt đến được kết quả tương ứng với cái nhân, tức là cúng dường và hồi hướng các vị ở trên cõi cao.

Đối với những chúng sinh ở sáu cõi luân hồi, chúng ta thực hành hạnh bố thí, thì những hành động xuyên qua hạnh bố thí này sẽ tương ứng với tâm nguyện hay mục đích của chúng ta lúc khởi đầu. Khi thực hành hạnh bố thí, đầu tiên chúng ta phải phát khởi được một động cơ đúng đắn. Động cơ đúng đắn ở đây là bố thí mà không có tâm chấp ngã, bố thí với cái tâm đem lại lợi lạc cho tất cả chúng sinh chứ không nghĩ gì đến bản thân.

Vậy chúng sinh sẽ được giải thoát và sẽ đạt được giác ngộ như thế nào? Vì chúng sinh đã được chư vị giảng dạy về giáo pháp và chúng ta cũng muốn cho họ đạt được giác ngộ nên nếu chúng ta có ước nguyện, có động cơ chỉ nghĩ đến giải thoát

Page 27: Tam bai ke chuyen tam Binh giang boi Garchen Rinpoche ...kimcuongthua.org/wp-content/uploads/8-Bài-kệ-luyện...Bình giảng tám bài kệ chuyển hóa tâm – Garchen Rinpoche

Bình giảng tám bài kệ chuyển hóa tâm – Garchen Rinpoche – Singapore 8/2014 27/47

cho tất cả chúng sinh thì ngay cả chỉ hành trì một thiện hạnh nhỏ bé thì kết quả cũng trở nên vô lượng vô biên.

Cũng giống như những lời nguyện chúng ta tụng khi thọ giới bồ tát, nếu chúng ta có động lực liên quan đến việc cho những chúng sinh hoặc những súc sinh, những con vật đó một muỗng thức ăn rất nhỏ bé, nhưng với một tâm nguyện hoàn toàn thiện lành, cầu nguyện cho chúng được giải thoát thì việc làm nhỏ bé đó của chúng ta cũng sẽ vô cùng lợi lạc. Kết quả chúng ta sẽ được tái sinh vào trong các cõi cao, có được tài sản, có được sự sung sướng, … và cuối cùng rốt ráo thì chúng ta sẽ đạt tới được giác ngộ.

Đứng trên phương diện thế gian, khi gặp những chúng sinh đang chịu đau khổ, chúng ta phát khởi trong tâm những tư tưởng muốn bố thí để có thể đạt đến được giác ngộ. Tuy nhiên đó cũng là một động cơ cao và rộng lắm rồi.

Thực tế có những người có thể bố thí không khác gì chúng ra nhưng họ lại mong cầu một chuyện gì đó khác, chẳng hạn như là “tôi muốn bố thí vì tôi muốn được giàu có trong tương lai”. Đó là bởi họ nghĩ đến bản thân khi bố thí, và có thể trong đời tương lai họ sẽ giàu có, giàu có trong một vài đời, nhưng kết quả đó, phước báu đó cũng ngắn ngủi và sẽ biến mất đi sau một thời gian.

Có một số người làm kinh doanh ở trong cuộc đời này, họ rất giàu có và họ cũng biết cách bố thí. Nhưng cách bố thí, công sức bố thí phải làm sao gắn được với những tâm nguyện vị tha, chứ đừng gắn liền với những tâm nguyện thế gian.

Tuy nhiên, ngay cả bây giờ nếu những người đó bố thí với tâm thế gian, thì chúng ta cũng phải nghĩ rằng trong quá khứ họ cũng đã từng bố thí như thế, cho nên kiếp này họ mới giàu có. Dù bố thí với một tâm nguyện không được rộng lớn bằng tâm bồ đề, thì điều này cũng là một điều tốt lành, bởi vì họ vẫn được hưởng những quả báu trong những thời gian ngắn ngủi cho dù những quả báu đó rồi cũng biến mất, không còn nữa.

Đối với những phước đức, công đức chúng ta hành trì hay cách mà chúng ta bố thí, nếu bố thí, hành trì với một tâm nguyện nhỏ bé thì phước đức đó cũng sẽ nhỏ bé giống như một ngọn đèn, đến lúc nào đó nó sẽ tắt phụt đi và không còn phước báu, công đức nữa.

Vậy làm thế nào để những công đức mà chúng ta thực sự muốn tích lũy có thể kéo dài vô tận? Đó là chúng ta cần phải phát khởi được những tâm nguyện hoàn toàn hướng về những chúng sinh khác, hướng về những người khác và không gắn liền

Page 28: Tam bai ke chuyen tam Binh giang boi Garchen Rinpoche ...kimcuongthua.org/wp-content/uploads/8-Bài-kệ-luyện...Bình giảng tám bài kệ chuyển hóa tâm – Garchen Rinpoche

Bình giảng tám bài kệ chuyển hóa tâm – Garchen Rinpoche – Singapore 8/2014 28/47

cái “tôi”, cái ngã vào với những hạnh thiện lành đó. Ngài Sakya Pandita đã nói rằng nếu chúng ta thực hiện được những thiện hạnh như thế thì giống như ánh sáng mặt trời, những thiện hạnh này sẽ luôn luôn chiếu tỏa khắp nơi mà không cần phải dụng công.

Do đó điều quan trọng nhất vẫn là tâm nguyện của chúng ta, động lực của chúng ta. Tâm nguyện đó, động lực đó sẽ cho thấy cái quả, cái phước báu của chúng ta về sau nó sẽ như thế nào: nó sẽ kéo dài miên viễn hay là ngắn ngủi tạm bợ. Khi chúng ta hành trì sáu ba la mật, chúng ta nghĩ rằng chúng ta muốn đem lại lợi lạc cho những chúng sinh khác bằng thân, khẩu và ý. Chúng ta làm chuyện đó với một cái tâm hoàn toàn không chấp ngã; nhờ đó chúng ta tiếp tục được hưởng những quả báu trong vô lượng đời kiếp trong tương lai.

Bởi vì chúng ta có được một động cơ hoàn toàn thiện lành, hoàn toàn không gắn liền với cái tôi, không nghĩ đến mình mà chỉ nghĩ đến người khác, cho nên đây chẳng khác nào một viên bảo châu như ý. Đây thực sự là một động lực tối thắng, một động lực cao cả nhất.

Bất kỳ khi nào chúng ta giúp đỡ cho những người đau khổ, chúng ta sẽ cảm thấy chúng ta cần phải biết ơn những người đau khổ đó bởi vì xuyên qua họ chúng ta mới có thể tích lũy được công đức thượng thừa như thế. Công đức tích lũy ở đây là gì? Công đức thực sự chính là tình yêu thương và lòng bi mẫn mà chúng ta có thể phát khởi được.

Chúng ta thấy rằng khi làm lợi lạc cho người khác, chúng ta sẽ cảm thấy rất hạnh phúc. Bởi thế thật là may mắn khi có cơ hội giúp đỡ ai đó. Qua sự đau khổ của những người được chúng ta giúp đỡ mà chúng ta tạo được công đức cho bản thân. Bởi vậy khi chúng ta thực hành những hạnh như là hạnh bố thí, thì chính cái tâm nguyện cao cả dành cho tất cả những người khác chính là viên bảo châu như ý, chính là bồ đề tâm.

Thầy muốn đưa ra một ví dụ, khi chúng ta nhìn thấy những thảm cảnh xảy ra trên thế giới, đó là hiện tượng bên ngoài của thế giới bên ngoài. Nhưng chúng ta cũng nhìn thấy những thảm cảnh xảy ra bên trong, tức là bên trong gia đình của chúng ta, đối với cha mẹ, vợ chồng, con cái. Có rất nhiều loại khổ não xảy ra. Chẳng hạn có những đứa con bị đau, bị bệnh rất nặng; hoặc có những người phải chịu đau khổ nhưng không chết được mà vẫn tiếp tục sống để phải chịu đau khổ; hoặc những đứa con phải chăm sóc cho cha mẹ già nua, và cha mẹ tự nhiên lại trở thành gánh nặng. Đôi khi những đứa con lại trở nên ghét bỏ cha mẹ của chúng, chúng

Page 29: Tam bai ke chuyen tam Binh giang boi Garchen Rinpoche ...kimcuongthua.org/wp-content/uploads/8-Bài-kệ-luyện...Bình giảng tám bài kệ chuyển hóa tâm – Garchen Rinpoche

Bình giảng tám bài kệ chuyển hóa tâm – Garchen Rinpoche – Singapore 8/2014 29/47

cầu cho cha mẹ chết đi cho rồi, chứ sống thế này thực là một gánh nặng cho chúng,…

Nếu nhìn trên phương diện như trên thì những người đó đang phải trải qua những phiền não, càng phiền nào họ càng tạo ra các tâm thức phiền não khác và lại càng phải đau khổ hơn nữa.

Nếu có phương tiện chúng ta cần phải giúp đỡ cho những người như thế, và chính bản thân họ cũng phải làm sao để hóa giải được những đau khổ, những phiền não của mình.

Bởi vì những cộng nghiệp trong quá khứ mà hiện nay chúng ta có được những liên hệ như thế này trong gia đình của chúng ta. Chúng ta nghĩ rằng chúng ta phải tiếp tục tạo công đức để trong tương lai sẽ không phải trải qua những đau khổ, phiền não đó.

Khi nghĩ đến những người trong gia đình của chúng ta như cha mẹ hoặc những người đang đau ốm, chúng ta phải nghĩ rằng nhờ có họ chúng ta mới có thể tiếp tục tạo công đức. Khi chúng ta phải mua thuốc men tốn rất nhiều tiền, … chúng ta phải nghĩ rằng đây là hạnh bố thí. Khi chúng ta chăm sóc, thương yêu họ và giữ gìn chứ không đánh đập họ, không hành hạ họ thì đây chính là hạnh trì giới. Và khi chúng ta đối xử với họ với một lòng kiên nhẫn, cực kỳ kiên nhẫn thì đó chính là lúc chúng ta có thể thực hành hạnh nhẫn nhục.

Nếu chúng ta làm được những điều đó qua bố thí, trì giới và nhẫn nhục thì chúng ta sẽ đạt được tái sinh ở trong các cõi cao. Chúng ta hiểu được rằng, những người đau khổ như thế chính là nguyên nhân cho chúng ta tạo công đức qua việc chăm sóc họ và thực sự họ rất tử tế với chúng ta. Nếu chúng ta phát khởi được tình yêu thương và hạnh nhẫn nhục to lớn đối với họ thì đây chính là một phương thức thiền định đối với chúng ta.

Khi có tình yêu thương và lòng bi mẫn ở trong tâm thì trí tuệ sẽ sinh khởi và chúng ta sẽ đạt được trí tuệ ba la mật. Nếu chúng ta có tình thương to lớn thì sự chấp ngã sẽ giảm thiểu và khi không còn chấp ngã thì trí tuệ sẽ càng ngày càng tăng trưởng.

Chúng ta phải thấy rằng những cảnh đau khổ mà chúng ta phải trải qua, thực sự là những phương tiện thiện xảo nhất có thể có được, để thực hành các hạnh ba la mật. Ngay cả cho rằng đó là những đau khổ to lớn thì thực sự những đau khổ to

Page 30: Tam bai ke chuyen tam Binh giang boi Garchen Rinpoche ...kimcuongthua.org/wp-content/uploads/8-Bài-kệ-luyện...Bình giảng tám bài kệ chuyển hóa tâm – Garchen Rinpoche

Bình giảng tám bài kệ chuyển hóa tâm – Garchen Rinpoche – Singapore 8/2014 30/47

lớn này không phải là đau khổ to lớn mà là những thửa ruộng để cho chúng ta có thể hành trì sáu ba la mật.

Chúng ta có thể chuyển hóa được tất cả những phiền não thành những điều tốt lành, chuyển hóa được đau khổ thành hạnh phúc. Còn những ai không hiểu về nhân quả, không hiểu về ruộng công đức thì sẽ không biết cách để có thể chuyển hóa và đôi khi họ lại chuyển hóa ngược tức là chuyển hóa những hạnh phúc mà họ đang có trở thành những đau khổ.

Như vậy, phải hiểu rằng bất kỳ đau khổ nào mà chúng ta trải qua trong cuộc đời này đều là những cơ hội tốt lành nhất để thực hành sáu hạnh ba la mật. Khi chúng ta nuôi nấng, chăm sóc cho những người đau ốm, bệnh tật, mặc dù không ai trả tiền cho chúng ta làm chuyện này, nhưng thông qua việc chăm sóc cho người bệnh chúng ta phát khởi được một tình yêu thương, một lòng bi mẫn to lớn thì đây thực là một cơ hội hiếm có, một cơ hội tốt lành và chẳng khác nào như là chúng ta đang nhập thất tu tập. Khi chúng ta chăm sóc, quan tâm tới những người như thế có nghĩa là chúng ta đang thực hành đầy đủ tất các các pháp tu mà chúng ta được dạy trong 37 pháp hành bồ tát đạo.

Page 31: Tam bai ke chuyen tam Binh giang boi Garchen Rinpoche ...kimcuongthua.org/wp-content/uploads/8-Bài-kệ-luyện...Bình giảng tám bài kệ chuyển hóa tâm – Garchen Rinpoche

Bình giảng tám bài kệ chuyển hóa tâm – Garchen Rinpoche – Singapore 8/2014 31/47

Kệ thứ năm

Lại khi có kẻ do lòng ganh tị, Đối xử tàn tệ, vu khống hay nhục mạ con, Nguyện con nhận chịu hết mọi thua thiệt,

Và trao cho họ mọi thắng lợi vẻ vang

Thưa quí đạo hữu, chúng ta đã xong phần khai thị cho câu kệ số 4 và tối hôm qua thầy đã khai thị cho chúng ta về viên bảo châu như ý. Kế tiếp là câu kệ số 5 nói rằng “Lại khi có kẻ ra lòng ganh tỵ đối xử tàn tệ, vu khống hay nhục mạ con, nguyện con nhận chịu hết mọi thua thiệt và trao cho họ mọi thắng lợi vẻ vang”.

Thực sự, tất cả những khổ não ở trong thế gian này bắt đầu bằng lòng đố kỵ, ganh tỵ. Nó bắt đầu từ những vấn đề rất nhỏ và từ vấn đề nhỏ bé đó chúng ta cảm thấy cần phải trả thù, cần phải chống trọi lại. Chúng ta cảm thấy rằng “Ô, cái người kia đối xử không tốt với tôi và tôi cần phải nói trả lại để bảo vệ bản thân” và những tư tưởng muốn chống trả khởi lên trong tâm của chúng ta.

Trong 37 pháp hành bồ tát đạo có một câu nói rằng khi đi nói về những lỗi lầm của người khác thì thực sự bản thân ta đang sa đọa. Tất cả những phẩm hạnh của chúng ta sẽ bị giảm thiểu.

Nếu có một người chỉ trích hay phê bình chúng ta, có thể do họ cảm thấy ganh tỵ, đố kỵ với chúng ta. Khi có một người khác đến nói lại với chúng ta những gì mà người ấy phê bình chúng ta, ngay lập tức, dù có thể nó không đúng như thế, nhưng chúng ta có thể trả lời lại như sau “Cho dù người đó nói xấu tôi, nhưng thực sự người ấy có những phẩm hạnh rất tốt lành và những gì người đó nói về tôi thực sự không đáng kể, không quan trọng”. Thay vì nói về những tính xấu của người phê bình chúng ta, chúng ta lại nhắc đến những phẩm hạnh, những điều tốt lành của người đó. Đó là điều mà chúng ta nên làm.

Đối với một người, khi chúng ta nhìn về cái xấu hoặc cái tốt của họ thì hãy luôn luôn nói về cái tốt và đừng nhắc về cái xấu. Giống như một cái bánh có bảy phần là tốt và ba phần là xấu, một người nào đó có bảy phần là phẩm tánh tốt lành và ba phần là xấu xa thì chúng ta có thể cho rằng người đó là người tốt. Nếu một người nào đó có bảy phần là phần xấu và chỉ có ba phần là tốt thì có thể đó là người không được tốt lành cho lắm. Chúng ta có thể hiểu theo cách đó.

Page 32: Tam bai ke chuyen tam Binh giang boi Garchen Rinpoche ...kimcuongthua.org/wp-content/uploads/8-Bài-kệ-luyện...Bình giảng tám bài kệ chuyển hóa tâm – Garchen Rinpoche

Bình giảng tám bài kệ chuyển hóa tâm – Garchen Rinpoche – Singapore 8/2014 32/47

Tuy nhiên, nếu một người nào đó đã phát được tâm bồ đề, cho dù họ còn có vô lượng vô số những tật xấu, thì chúng ta vẫn phải nghĩ rằng người đó có một núi phẩm hạnh và người đó phải cần phải bảo vệ tâm bồ đề bằng hạnh nhẫn nhục.

Ví dụ, nếu một người nào đó nói xấu về chúng ta, để đáp trả lại chúng ta lại nói về những phẩm hạnh thay vì nói về những tánh xấu của người đó thì thực sự chúng ta sẽ giúp cho anh ta tiến bộ và có thể làm cho những phẩm hạnh đó tăng trưởng.

Nói chung, trong một đất nước chẳng hạn, cho dù có những người xấu xa, tồi tệ làm hại cho người khác, thì chúng ta cũng cần phải thực hành hạnh nhẫn nhục như đã được giải thích trong 37 pháp hành bồ tát đạo. Có một câu trong 37 pháp hành bồ tát đạo nói rằng tất cả những ai hãm hại chúng ta thì cũng giống như một viên ngọc quí. Đây là một câu kệ rất hay nói về hạnh nhẫn nhục khi phải đối xử với người khác và là một pháp tu rất quan trọng, rất quý giá mà chúng ta cần phải luôn luôn ghi nhớ.

Nếu có một người nào đó đối xử không tốt, đối xử tàn tệ, vu khống hay nhục mạ chúng ta, chúng ta cần phải suy nghĩ về điều này và tự hỏi tại sao nó lại xảy ra như thế. Cho dù vấn đề nào đi chăng nữa thì nguyên nhân cũng đến từ quá khứ, từ cái gì đó chúng ta đã từng gieo trồng trong quá khứ. Những chuyện xảy ra ngày hôm nay chỉ là cái duyên làm cho việc ấy xảy ra chứ không phải là cái nhân.

Nếu chúng ta chưa từng làm một việc gì đó sai trái mà lại bị vu khống về một điều chúng ta không làm, thì đó chỉ là cái duyên, một cái duyên để hỗ trợ cho cái nhân chúng ta đã gieo trồng từ trong quá khứ. Chúng ta cần phải suy nghĩ như thế khi sự việc đó xảy ra. Chúng ta có thể giải thích để sửa sai lầm đó, có thể giải thích để giúp cho sự việc sáng tỏ hơn, nhưng không được giải thích với một tâm sân hận, không được nổi nóng. Sau khi tĩnh tâm rồi, chúng ta có thể gặp lại người đó trình bày lại hoàn cảnh và giải thích cho họ về quan điểm của chúng ta. Chúng ta không nên nóng nảy đáp trả lại vấn đề, đôi khi chỉ là vấn đề rất nhỏ bé, nhưng do đối đáp nhau với lòng sân hận và sự nóng nảy nên sẽ trở thành vấn đề rất to lớn.

Trên thế giới này có những cuộc chiến tranh đã xảy ra như thế, từ những sự hiểu lầm nhỏ bé khi người ta đáp trả nhau với sự nóng nảy của lòng sân hận. Chuyện này cũng xảy ra giữa những vị lạt ma, giữa những người bạn bằng hữu, những người thân với nhau. Đây là một lỗi lầm hết sức to lớn, nhất là khi chúng ta đánh mất bồ đề tâm thì lại càng tai hại hơn nữa.

Đôi khi có người đối xử tệ mạt với chúng ta, sau lưng nói xấu chúng ta. Trong những trường hợp, những hoàn cảnh như thế chúng ta phải rất cẩn thận, nhất là khi

Page 33: Tam bai ke chuyen tam Binh giang boi Garchen Rinpoche ...kimcuongthua.org/wp-content/uploads/8-Bài-kệ-luyện...Bình giảng tám bài kệ chuyển hóa tâm – Garchen Rinpoche

Bình giảng tám bài kệ chuyển hóa tâm – Garchen Rinpoche – Singapore 8/2014 33/47

nghe người khác nói lại những chuyện đó, vì thực sự động lực của họ là tạo ra những chướng ngại, rắc rối giữa mình và bạn của mình. Nếu chúng ta không nhìn vào động lực của người gây ra những rối loạn đó, nếu chúng ta cứ lắng nghe những lời của người khác đôi khi tình bạn của mình sẽ bị sứt mẻ.

Ngoài ra, có những người luôn luôn phê bình chỉ trích người khác. Nếu có người phê bình chỉ trích chúng ta thì chúng ta phải nhìn vào tâm mình để kiểm tra xem chính mình có những lỗi lầm giống như họ hay không. Nếu mình cũng có những lỗi lầm giống như họ thì thực sự đây là một bài học rất tốt giúp có thể quán sát tâm của mình.

Khi chúng ta nghe người khác phê bình, chúng ta thử hỏi xem trong tâm chúng ta có những vấn đề đó hay không. Nếu không có những lỗi lầm như thế thì chúng ta chỉ cần suy nghĩ rằng “Ồ, tôi sẽ cố gắng để không gặp phải, không mắc phải những lỗi lầm như thế”. Không nên cảm thấy bực mình hay khó chịu mà nên cảm thấy biết ơn về những điều mà mình đã được nghe và sẽ cố gắng hơn trong tương lai. Nếu giả sử chúng ta có những lỗi lầm thì cần phải quán chiếu để sửa đổi, đây là một con đường tốt giúp chúng ta tu tập.

Đối với những lời nhục mạ, những lời vu khống, nếu chúng ta lắng nghe những lời đó và ngay lập tức trở nên khó chịu, trở nên nóng nảy thì một việc nhỏ bé, một lỗi lầm nhỏ bé cũng sẽ trở thành một việc to lớn, một lỗi lầm to lớn. Nếu chúng ta giữ yên lặng và tĩnh tâm thì có thể người kia sẽ thay đổi ý kiến và mọi việc có thể sẽ được giải tỏa một cách nhẹ nhàng. Nếu chúng ta đánh mất đi sự kham nhẫn và đối trả lại với một sự nóng nảy thì thực sự chúng ta sẽ đánh mất đi lòng yêu thương và sự tử tế trong tâm thức.

Thực sự không có gì quan trọng hơn tình yêu thương và lòng bi mẫn, bởi vì bây giờ và trong những đời vị lai, tình yêu thương và lòng bi mẫn chính là thứ giúp cho chúng ta có thể có được sự tái sinh vào trong các cõi cao và đạt đến được giác ngộ.

Do đó, nếu đánh mất đi tình yêu thương và lòng bi mẫn thì thực sự rất nguy hiểm. Bởi thế, trong câu kệ thứ 5 có nói rằng “Nguyện con nhận chịu hết mọi thua thiệt và trao cho họ mọi thắng lợi vẻ vang”, có nghĩa là ngay bây giờ chúng ta đón nhận sự thua thiệt nhưng trong tương lai, rốt ráo chúng ta sẽ là người chiến thắng, bởi vì chúng ta đã thực hành được hạnh kham nhẫn.

Page 34: Tam bai ke chuyen tam Binh giang boi Garchen Rinpoche ...kimcuongthua.org/wp-content/uploads/8-Bài-kệ-luyện...Bình giảng tám bài kệ chuyển hóa tâm – Garchen Rinpoche

Bình giảng tám bài kệ chuyển hóa tâm – Garchen Rinpoche – Singapore 8/2014 34/47

Những người muốn vu khống, nhục mạ chúng ta sẽ nhìn thấy được rằng thực sự chúng ta là một người tu tốt, chúng ta tu được hạnh nhẫn nhục và như vậy người ấy cũng có thể nghĩ rằng đây là một người bạn tốt của tôi. Vì thế chúng ta cần phải nhớ, nghĩ điều này trong tâm rằng: nguyện chịu hết mọi thua thiệt và trao cho người khác mọi thắng lợi vẻ vang.

Những vị đạo sư Kadampa trong qua khứ đã từng nói rằng “Tất cả những thắng lợi, chiến thắng vẻ vang tôi xin dâng hết cho những người khác và đón nhận tất cả mọi thua thiệt về phần của tôi”. Đây là một câu kệ rất quan trọng, có ý nghĩa rất thâm diệu và chúng ta phải luôn luôn ghi nhớ trong tâm. Có thể đây là một việc rất khó làm nhưng nếu chúng ta cứ thường xuyên nhớ nghĩ đến điều này thì sẽ rất tốt.

Khi chúng ta tham dự vào những hoạt động trong thế gian này và chúng ta đón nhận sự thua thiệt, thì có thể trước mắt chúng ta phải chịu thua, gặp những khốn khó, chịu thiệt thòi, nhưng thực sự rốt ráo chúng ta cần phải tùy hỷ, hoan hỷ với sự thiệt thòi đó của chúng ta. Bởi vì nếu lúc đó chúng ta phản ứng, chúng ta đối trả lại thì thực sự chúng ta đánh mất đi cái nhân tốt lành có thể giúp cho chúng ta trưởng dưỡng được tình yêu thương và lòng từ bi để có thể đạt được giải thoát trong tương lai. Đây là những lời các vi đạo sư Kadampa thường tư duy, nhắc nhở chúng ta.

Tất cả các vị có lòng đại bi vĩ đại thường thường nghĩ xa, nghĩ rất xa chứ không chỉ nghĩ thiển cận, nghĩ đến cái gần trước mắt mà thôi. Khi gặp những khó khăn họ sẽ nhìn rất xa về phía trước và thấy rằng cái nhân mà họ từng gieo trồng ở trong quá khứ xa rồi chứ không chỉ nhìn đến từ sự kiện xảy ra ngay trước mắt.

Nếu không nhớ đến cái nhân đã từng tạo trong quá khứ , khi sự kiện xảy ra chúng ta chỉ biết phản ứng mà thôi, thì thực sự chúng ta lại đang tạo ra một nghiệp khác và như thế chúng ta lại phải tiếp tục nhận hậu quả của nghiệp chúng ta tạo, lại phải gặp những quả báo trong tương lai, cứ liên tục như thế, không thể nào đoạn trừ được.

Như vậy, nếu bây giờ chúng ta đón nhận sự thua thiệt và chịu thiệt thòi thì thực sự trong tương lai chúng ta sẽ có được rất nhiều chiến thắng, bởi vì ngày nào chúng ta còn giữ được lòng từ bi thì ngày đó chúng ta sẽ trở thành người chiến thắng.

Có thể tạm thời chúng ta đón nhận chuyện thua thiệt, nhưng chỉ là chuyện nhất thời mà thôi. Chúng ta cần phải nhìn xa, xa vào tương lai và tạm thời chúng ta nhận sự thua thiệt nhưng rốt ráo chúng ta sẽ được chiến thắng vẻ vang cuối cùng.

Page 35: Tam bai ke chuyen tam Binh giang boi Garchen Rinpoche ...kimcuongthua.org/wp-content/uploads/8-Bài-kệ-luyện...Bình giảng tám bài kệ chuyển hóa tâm – Garchen Rinpoche

Bình giảng tám bài kệ chuyển hóa tâm – Garchen Rinpoche – Singapore 8/2014 35/47

Kệ thứ 6

Ngay cả khi có kẻ con đã từng giúp đỡ, Hoặc là người con từng kỳ vọng rất nhiều,

Nay đối xử tệ mạt làm tim con tan nát, Nguyện con vẫn xem họ chẳng khác nào bậc tôn sư

Ở trong thế gian này, bằng cách nào đó, ta có thể giúp được người khác; và khi đó thường thường chúng ta hy vọng đón nhận lại một sự đáp trả hoặc một sự đền ơn nào đó.

Cũng như vậy, cha mẹ có những hy vọng, kỳ vọng đối với con cái của họ. Họ chăm sóc cho con cái và nghĩ rằng có thể trong tương lai con cái sẽ có công ăn việc làm tốt, sẽ chăm sóc họ trở lại.

Chúng ta có văn hóa cho rằng cần phải có con cái, bởi vì nếu không có con cái thì khi già sẽ không có ai chăm sóc. Người ta nghĩ rằng, khi có con thì sẽ có người chăm sóc cho họ khi lớn tuổi. Nhưng điều này không thực sự đúng như thế. Chuyện gì xảy ra trong tương lai còn tùy thuộc vào nghiệp của chúng ta, không phải chúng ta có sự tự do lựa chọn.

Câu kệ này cũng đã được giải thích rất cặn kẽ trong 37 pháp hành bồ tát đạo. Trong câu kệ này thì cho dù thế nào chăng nữa, cho dù là bạn hay là người thân trong gia đình, nhìn từ khía cạnh của đạo pháp, bất kỳ sự giúp đỡ hay lợi ích nào mà chúng ta trao cho người khác sẽ không bao giờ là phí phạm.

Tuy nhiên, đôi khi chúng ta giúp đỡ người khác với một tâm vị kỷ, với một sự hy vọng sẽ được đáp trả bằng một chuyện gì đó. Chuyện này thường xảy ra giữa những người bạn hay giữa những người thân trong gia đình. Khi giúp đỡ người khác với một cái tâm như thế thì thực sự chúng ta sẽ đánh mất đi rất nhiều khi nổi lên những tâm niệm ghét bỏ họ.

Bất kỳ lúc nào, khi giúp đỡ những người khác, chúng ta giúp đỡ mà không có mong cầu gì cả thì đó mới là hạnh bố thí đúng đắn. Chúng ta cho mà không mong cầu và không giận dữ đối với họ thì đó chính là hạnh nhẫn nhục. Chúng ta làm như thế với tâm nguyện đạt được giác ngộ chứ không phải mong cầu một sự đền đáp. Nếu chúng ta giúp đỡ người khác mà không mong cầu; thì thực sự chúng ta không đánh mất gì cả, mà gặt hái được lợi lạc cho chính bản thân mình.

Page 36: Tam bai ke chuyen tam Binh giang boi Garchen Rinpoche ...kimcuongthua.org/wp-content/uploads/8-Bài-kệ-luyện...Bình giảng tám bài kệ chuyển hóa tâm – Garchen Rinpoche

Bình giảng tám bài kệ chuyển hóa tâm – Garchen Rinpoche – Singapore 8/2014 36/47

Ngay cả khi con cái hay những người bạn xem chúng ta như kẻ thù, thì chúng ta cũng không nên phát niệm sân hận với họ mà chỉ nghĩ rằng đây là nghiệp quả, nghiệp báo của chúng ta. Phải luôn giữ được tình yêu thương và lòng bi mẫn của chúng ta dành cho họ. Điều này rất quan trọng, bởi vì nếu không tin về nhân quả, không có con mắt thâm tín nhân quả, chúng ta sẽ nổi sân hận và đôi khi, có những người còn quay ngược trở lại để sát hại cha mẹ của mình.

Giống như câu kệ số 5 “Nguyện cho con nhận chịu hết mọi thua thiệt và trao cho họ mọi thắng lợi vẻ vang”. Khi có những hoàn cảnh khó khăn hiện ra, điều quan trọng chúng ta cần phải giải phóng được tất cả các cảm xúc ô nhiễm. Bởi vì các cảm xúc ô nhiễm sẽ đưa đến kẻ thù, kẻ thù qua hành động của chúng ta. Nếu chúng ta không hiểu được một cách sâu sắc sự vận hành của nhân quả thì khó mà hiểu được điều đó, nhưng nếu chúng ta hiểu được nhân quả thì sẽ dễ dàng hơn để thầy có thể giải thích cho chúng ta, giúp cho chúng ta hiểu được.

Đối với những người sơ cơ như chính bản thân thầy, thầy nói như thế, đôi khi rất khó để hiểu. Nhưng thực sự chúng ta cần phải ứng dụng những điều này vào trong đời sống hàng ngày. Khi thọ nhận giáo lý, chúng ta cần ứng dụng những giáo lý này vào trong những trường hợp xảy ra cho chính bản thân mình và cần phải nhận rõ sự xấu xa tệ hại của các cảm xúc ô nhiễm như là tâm sân hận. Trong 37 pháp hành bồ tát đạo có dạy rất rõ về điều này.

Những lỗi lầm, những điều tai hại đến từ lòng sân hận vì thế chúng ta cần phải phá vỡ lòng sân hận đó. Trong tất cả các cảm xúc ô nhiễm thì lòng sân hận là kẻ thù lớn nhất của chúng ta. Một giây khắc chúng ta khởi lên sự sân hận thì còn tệ hại hơn cả một trăm hành động đưa đến từ sự tham luyến. Tại sao lại như thế? Bởi vì trong giây khắc nổi lên sự sân hận chúng ta đánh mất bồ đề tâm.

Chúng ta cần phải tìm một phương tiện thiện xảo, một phương pháp để đối trị với tâm sân hận. Thực sự không có một cách đối trị nào khác có thể đối trị lại với những tâm thức ô nhiễm và đưa các tâm thức ô nhiễm đó vào con đường tu, ngoại trừ chúng ta tuân theo những lời chỉ dạy của đức Phật.

Đối với thầy, việc đưa được những tâm thức ô nhiễm hay sân hận vào con đường tu rất khó khăn. Nhưng sau khi được dạy cho biết rằng, sân hận chính thực là kẻ thù của chúng ta thì thầy hiểu ra được điều đó và thầy biết cách để ứng dụng.

Vì vậy thầy nói rằng những người là kẻ thù của chúng ta thực ra là những người tốt nhất vì giúp cho chúng ta có thể tu tập trên con đường đạo [để tiếp tục phát được tâm bồ đề và chuyển hóa kẻ thù bằng tình yêu thương và lòng bi mẫn].

Page 37: Tam bai ke chuyen tam Binh giang boi Garchen Rinpoche ...kimcuongthua.org/wp-content/uploads/8-Bài-kệ-luyện...Bình giảng tám bài kệ chuyển hóa tâm – Garchen Rinpoche

Bình giảng tám bài kệ chuyển hóa tâm – Garchen Rinpoche – Singapore 8/2014 37/47

Đức Milarepa không có một sự sợ hãi nào trong tam giới, ngoại trừ một thứ đó chính là sự oán ghét, lòng sân hận. Ngài rất sợ hãi về điều đó. Ngài nói rằng nguồn gốc đưa đến địa ngục, đó chính là sự oán ghét và lòng sân hận. Ngay cả khi có một người đến lấy mạng của chúng ta, chúng ta cũng không được nổi tâm oán ghét, sân hận. Đó là điều mà Ngài đã nói.

Ngày hôm nay chúng ta thấy có rất nhiều sự đau khổ, sự oán ghét xảy ra khắp nơi trên thế giới. Những điều này đến từ đâu? Chúng đến từ tâm oán ghét của chúng ta. Ai là người có tâm oán ghét đó? Chúng ta phải thấy rằng thực sự chính bản thân mình cũng có cảm xúc oán ghét đó. Làm sao có thể phá tan tâm oán ghét, oán hận đó? Vì oán hận không phải là một đối tượng có thể nắm bắt hay sờ mó, nên chúng ta rất khó có thể phá vỡ tâm sân hận, oán ghét đó.

Đầu tiên, phải nhận diện ra khi sự oán ghét đó khởi hiện lên trong tâm chúng ta. Sự oán ghét đó thường thường hiện đến khi chúng ta bị người khác hãm hại. Sự hãm hại to lớn chừng nào thì sự oán ghét to lớn chừng đó.

Giống như có một căn bệnh nằm tiềm ẩn trong thân của chúng ta, muốn chữa lành căn bệnh đó đầu tiên chúng ta phải biết và nhận diện ra được rằng có căn bệnh đang nằm tiềm ẩn trong thân của mình.

Đầu tiên chúng ta phải nhận diện ra được rằng chính trong tâm thức của chúng ta có lòng sân hận như thế. Nếu không nhận diện ra được thì không thể nào phá vỡ nó được. Bắt buộc phải nhận diện ra được tâm sân hận đó trong chúng ta.

Chúng ta nhận diện ra được tâm sân hận khi có ai đó muốn hãm hại chúng ta, làm cho lòng oán ghét, sân hận nổi lên. Nếu không có ai hãm hại, chúng ta không nổi lòng sân hận và không biết được là mình đang có.

Đôi khi chúng ta nghĩ rằng có một kẻ thù cần diệt trừ nhưng thực sự tâm sân hận mới là kẻ thù cần diệt trừ chứ không phải là kẻ thù bên ngoài.

Làm sao có thể diệt trừ được lòng sân hận đó? Có ba phương thức chúng ta có thể làm: thứ nhất, theo con đường của biệt giải thoát giới, chúng ta phải nhìn ra được lỗi lầm của sự sân hận với kết quả là phải chịu đau khổ trong 3 đường thấp. Vì sợ hãi sự đau khổ trong 3 đường thấp mà chúng ta muốn đoạn trừ tâm sân hận.

Phương pháp thứ nhì dựa trên con đường của Bồ Tát. Khi nương vào tâm bồ đề để phá vỡ tâm sân hận chúng ta sẽ nhìn thấy trong 84,000 pháp môn của đức Phật cũng là những pháp môn để dạy cho chúng ta phá vỡ tâm sân hận. 84,000 pháp môn đó thâu tóm lại ở trong tâm vị tha. Tâm vị tha có thể phá vỡ được sự sân hận.

Page 38: Tam bai ke chuyen tam Binh giang boi Garchen Rinpoche ...kimcuongthua.org/wp-content/uploads/8-Bài-kệ-luyện...Bình giảng tám bài kệ chuyển hóa tâm – Garchen Rinpoche

Bình giảng tám bài kệ chuyển hóa tâm – Garchen Rinpoche – Singapore 8/2014 38/47

Giống như một người mẹ thương một đứa con, người mẹ không bao giờ có thể oán ghét đứa con được, người mẹ luôn luôn phát khởi một lòng từ bi đối với đứa con của mình. Xuyên qua sức mạnh của tình yêu thương, của lòng từ bi đó người mẹ có thể chặn đứng lòng oán ghét sân hận của mình đối với đứa con.

Phương pháp thứ ba dựa trên con đường tu tập của mật thừa. Chúng ta cần phải có một tri kiến thuần tịnh. Chúng ta phải nhìn thấy được sự không phân biệt, sự bất nhị không đối đãi giữa người và ta. Nếu không có sự phân biệt giữa người và ta thì tự khắc lòng sân hận đó sẽ bị phá vỡ. Bình thường đôi khi chúng ta nghĩ rằng “người này đã từng hãm hại tôi” nhưng đồng lúc chúng ta cũng phải nhận thấy ra được rằng bởi vì chuyện đó mà tâm sân hận đã khởi lên bên trong tâm thức của mình và ngay lúc đó phải phát khởi một lòng từ bi “hãy để yên cho người đó, đừng có oán ghét họ”. Quan trọng là phải nhìn thấy chính sự oán oán ghét ở trong tâm của chúng ta.

Khi chúng ta nhìn sâu hơn nữa chúng ta sẽ thấy rằng sự oán ghét đó không có tự tánh, không có màu sắc, không có hình thù, không có bản chất nào cả, nó chỉ là một cái gì đó khởi hiện lên trong tâm của chúng ta, chỉ là những niệm khởi. Những niệm khởi đó khi khởi lên trong tâm thì giống như những đợt sóng. Nếu chúng ta nhận diện ra được thì những đợt sóng khởi lên rồi sẽ tự biến đi. Đôi khi chúng ta làm được việc đó ở một thời khắc này nhưng không làm được điều đó, không nhận diện ra được ở một thời khắc khác. Việc nhận diện ra được tâm sân hận cũng giống như việc nhận diện ra được các tâm thức ô nhiễm khác.

Các vị đạo sư Kagyu đã từng nói rằng nếu chúng ta hiểu rõ bản chất của tâm cũng như các cảm xúc ô nhiễm thì tất cả sẽ trở thành giống như nước cam lồ, tất cả sẽ biến thành nước cam lồ để giúp đỡ thay vì hãm hại chúng ta.

Có thể biết được mức độ tu tập, mức độ chứng ngộ của chúng ta dựa trên những cảm xúc ô nhiễm, dựa trên những cách thức chúng ta phá vỡ tâm thức ô nhiễm ngay khi chúng vừa mới khởi hiện. Khi chúng vừa khởi hiện lên, ngay lập tức chúng ta có thể nhận diện được và áp dụng được các phương pháp tu tập để luyện tâm thì đó mới chính là mức độ chúng ngộ qua sự ứng dụng những phương pháp để phá vỡ tâm thức ô nhiễm.

Tâm bồ đề chính là cái có thể nhiếp phục được những cảm xúc ô nhiễm và tâm sân hận của chúng ta.

Bây giờ nói đến vấn đề rèn luyện tâm, từ tây tạng là dochug. Từ đầu tiên “do” có nghĩa là nhiếp phục, là nhiếp phục hay hàng phục tâm sân hận của chúng ta. Từ

Page 39: Tam bai ke chuyen tam Binh giang boi Garchen Rinpoche ...kimcuongthua.org/wp-content/uploads/8-Bài-kệ-luyện...Bình giảng tám bài kệ chuyển hóa tâm – Garchen Rinpoche

Bình giảng tám bài kệ chuyển hóa tâm – Garchen Rinpoche – Singapore 8/2014 39/47

thứ nhì là “chug” có nghĩa là bước vào một phương pháp tu tập nào đó. Phương pháp tu tập chúng ta muốn bước vào đó là tâm bồ đề.

Khi chúng ta muốn hành trì một cách đúng đắn để có thể phá vỡ và chuyển hóa năm tâm thức ô nhiễm thành năm trí tuệ thì phải dựa vào tâm bồ đề và dựa vào những giáo lý các vị đạo sư đã giảng dạy. Giáo lý này đã đến từ ngài Jigme Lingpa, một trong những vị đạo sư. Khi tâm thức ô nhiễm khởi lên thì đây chính là những người thầy để dạy cho chúng ta phương thức hành xử. Ngay cả những người chúng ta coi như kẻ thù cũng chính là những người thầy và dựa vào những người như thế chúng ta mới có thể phá vỡ được tâm sân hận của chính mình.

Chính những kẻ thù, chính những người đem đến tai họa cho chúng ta lại chẳng khác nào những vị y sỹ, những vị thầy thuốc của chúng ta. Nếu thực hành được hạnh nhẫn nhục đối với tất cả những ai đang hãm hại chúng ta thì dần dần tâm sân hận đó sẽ tan biến đi và sẽ trở thành trí tuệ sáng tỏ như một tấm gương soi. Đó là phương thức chúng ta cần ứng dụng.

Khi có một người nào đó đối xử với ta một cách tệ mạt, làm cho trái tim chúng ta tan nát, chúng ta vẫn phải xem họ chẳng khác nào như bậc tôn sư. Đây là một phương pháp tu tập dựa trên hạnh nhẫn nhục. Điều này rất quan trọng và giáo lý này thực sự vô cùng chân quý, vô cùng thâm diệu. Liên quan đến câu kệ số 6 thầy hy vọng và mong muốn tất cả chúng ta phải cố gắng tư duy và luôn nhớ nghĩ đến điều này.

Page 40: Tam bai ke chuyen tam Binh giang boi Garchen Rinpoche ...kimcuongthua.org/wp-content/uploads/8-Bài-kệ-luyện...Bình giảng tám bài kệ chuyển hóa tâm – Garchen Rinpoche

Bình giảng tám bài kệ chuyển hóa tâm – Garchen Rinpoche – Singapore 8/2014 40/47

Kệ thứ 7

Tóm lại, dù là trực tiếp hay gián tiếp, Con nguyện xin dâng hiến mọi phúc lạc

Đến tất cả chúng sinh mẹ hiền, Và nguyện xin âm thầm lặng lẽ thay họ cam chịu mọi đớn đau khổ não

Chúng ta có thể đem lại lợi lạc, hạnh phúc vui vẻ, sự an lạc và giúp đỡ cho tất cả các chúng sinh khác một cách gián tiếp hay trực tiếp.

Khi chúng ta nói trực tiếp là nói đến những người sống cùng, những người ở xung quanh chúng ta trong đời này, chẳng hạn như bạn bè, cha mẹ, thầy cô, các vị đạo sư, chư vị ở trong tăng đoàn, … tất cả những ai chúng ta có một sự kết hợp xuyên qua thân và khẩu, chúng ta có thể đem lại lợi lạc trực tiếp cho họ nếu chúng ta có thể.

Khi nói đến mang lợi lạc một cách gián tiếp là ước nguyện làm lợi lạc cho tất cả chúng sinh. Cho dù thực sự có làm được hay không, chúng ta vẫn luôn luôn có ước nguyện đem lại lợi lạc cho chúng sinh thì đó chính là giới nguyện của bồ tát. Ý nguyện muốn làm lợi lạc cho những chúng sinh khác là một tâm nguyện chúng ta phải luôn luôn ghi nhớ, đừng bao giờ tách lìa, đừng bao giờ xa rời tâm nguyện đó.

Làm sao để có thể giúp được toàn bộ chúng sinh? Chẳng hạn như vị đại bồ tát, đức Cherezig, ngài có một tâm vị tha, nên ngay cả chỉ tụng một câu chú duy nhất của ngài Oh Mani Pame Hung với tâm vị tha thì cũng có được khả năng lan tỏa và thấm nhuần vào trong tâm thức của tất cả chúng sinh.

Nhưng có những người lại không tin tưởng vào điều đó, không nghĩ được rằng họ có thể làm lợi lạc cho tất cả chúng sinh. Họ đến và hỏi thầy rằng “làm sao con có thể làm lợi lạc được tất cả chúng sinh khi tụng những câu nguyện như vậy, vì con không có oai lực để làm được chuyện đó?”. Một trong những điều chúng ta có thể làm được là thỉnh cầu các vị lạt ma như các các đệ tử của tôi đã thỉnh cầu, chẳng hạn như thỉnh các vị lạt ma ban giới quy y, ban giới bồ tát.

Chúng ta rất kính trọng những vị lạt ma đó và phải nghĩ rằng bất kỳ ai đã thọ những giới đó cũng là một phần tử của tăng bảo. Chúng ta cần hiểu rằng sức mạnh của tăng bảo rất mãnh liệt.

Page 41: Tam bai ke chuyen tam Binh giang boi Garchen Rinpoche ...kimcuongthua.org/wp-content/uploads/8-Bài-kệ-luyện...Bình giảng tám bài kệ chuyển hóa tâm – Garchen Rinpoche

Bình giảng tám bài kệ chuyển hóa tâm – Garchen Rinpoche – Singapore 8/2014 41/47

Tại sao sức mạnh của tăng bảo lại rất mãnh liệt? Tại sao lại như thế? Ví dụ, khi chúng ta trở thành công dân của Singapore, chúng ta sẽ có được tất cả những quyền lợi như bất kỳ người dân Singapore nào khác. Cũng thế, khi chúng ta thọ nhận giới quy y chúng ta trở thành công dân của tăng bảo trong đạo Phật, trở thành một phần của cộng đồng Phật giáo. Điều này thực sự có một sức mạnh rất to lớn, vì qua đó chúng ta có được tâm bồ đề. Tâm bồ đề của chúng ta càng lớn mạnh chừng nào thì giới nguyện của chúng ta càng lớn mạnh chừng đó, bởi vì tâm bồ đề là một cái gì đó vô cùng mãnh liệt, có một oai lực to lớn và không thể nào biến mất đi được.

Khi chúng ta bắt đầu trở thành một người phật tử, chúng ta phải hiểu rằng trong phật giáo, ước nguyện muốn đem lại lợi lạc cho chúng sinh có thể xảy ra nương vào ba sức mạnh.

Sức mạnh đầu tiên đến từ tâm ý của chính bản thân chúng ta. Nếu tâm ý của chúng ta hoàn toàn thanh tịnh, không bị ô nhiễm và chỉ thuần túy ý nguyện đem lại lợi lạc cho chúng sinh thì cho dù chúng ta có thực sự làm được hay không, ý nguyện đó cũng rất quan trọng. Có được một ý nguyện như thế, gieo trồng được một hạt giống như thế giúp cho chúng ta có thể tiếp tục tu tập và đó chính là con đường mà tất cả chư Phật ở trong ba thời đã bước đi.

Chư Phật trong đời quá khứ cùng bước đi trên những con đường y như thế, chư Phật trong đời này cũng đang tiếp tục thực hành y theo những tâm nguyện của chư Phật trong đời quá khứ và tất cả chư Phật trong đời vị lại cũng sẽ bước đi trên con đường ấy và cùng thực hành những gì chư Phật đời quá khứ và đời hiện tại đang làm.

Nếu chúng ta có thể trưởng dưỡng được tâm bồ đề trong tâm thức của chúng ta thì đó mới thực gọi là tăng bảo. Dù chúng ta có tên của tăng bảo, có tên của tăng đoàn, nhưng lại không thực sự muốn làm lợi lạc cho bất kỳ một chúng sinh nào thì thực sự chúng ta không có sức mạnh thứ nhất, sức mạnh của chính tâm nguyện muốn đem lại lợi lạc cho toàn thể chúng sinh.

Sức mạnh thứ nhì mà chúng ta có thể có được là sức mạnh từ chư Như Lai của tất cả ba thời. Tâm nguyện của tất cả chư Phật trong ba thời đều giống như nhau, đó là tâm tràn đầy tình yêu thương và bi mẫn muốn đem lại lợi lạc cho chúng sinh.

Sức mạnh thứ ba là sức mạnh của Pháp giới. Pháp giới chính là bản thể đồng nhất của tất cả niết bàn và luân hồi.

Page 42: Tam bai ke chuyen tam Binh giang boi Garchen Rinpoche ...kimcuongthua.org/wp-content/uploads/8-Bài-kệ-luyện...Bình giảng tám bài kệ chuyển hóa tâm – Garchen Rinpoche

Bình giảng tám bài kệ chuyển hóa tâm – Garchen Rinpoche – Singapore 8/2014 42/47

Chúng ta thường nói rằng niết bàn có bản thể là hạnh phúc, an lạc và của luân hồi là đau khổ. Nhưng thực sự luân hồi hay là niết bàn cũng đến từ một bản thể duy nhất, một nền tảng duy nhất. Thực sự cả hai, những hiện tướng của luân hồi và niết bàn, chỉ là huyễn ảo mà thôi. Chúng không có tự tánh nên không thể tự hiện hữu một cách độc lập được. Tất cả những sự hóa hiện đó, những hiện tướng đó, giống như những tảng nước đá trôi trên mặt nước mà thôi.

Tất cả chúng sinh tạm thời bị che chướng bởi những vết nhơ. Những vết nhơ này chính là sự bám chấp. Từ nguyên thủy thực sự tất cả chúng sinh đều là Phật.

Nếu chúng ta hiểu được về bản thể, rằng trong pháp giới không có gì có thể mang một tự tánh độc lập, thì chúng ta sẽ hiểu được rằng không có gì để bám chấp vào. Nếu không bám chấp vào thì sẽ phá vỡ được tâm chấp ngã. Tất cả chúng sinh nếu phá vỡ được tâm chấp ngã và phát khởi được tình yêu thương và lòng bi mẫn thì có thể chứng ngộ được bản thể của pháp giới. Ai là người có thể chứng ngộ được bản thể của pháp giới? đó có thể là vị thầy của chúng ta, đạo sư của chúng ta, là những người ở trong tăng đoàn, là những người đã thọ giới quy y...

Chúng ta định nghĩa tăng đoàn là như thế nào? Bất kỳ khi nào có bốn người tụ họp lại và cùng tu tập với nhau thì đó có thể gọi là một tăng đoàn tu tập và trưởng dưỡng lòng bi mẫn. Ngay cả chúng ta, là một người bình thường, cũng muốn tu tập để phát khởi được lòng bi mẫn thì điều này cũng vô cùng mạnh mẽ. Thực sự chúng ta có thể đem lại được lợi lạc xuyên qua ba sức mạnh: sức mạnh của bản thân chúng ta, sức mạnh của chư Phật và sức mạnh của pháp giới. Bất kỳ ai phát khởi được lòng bi mẫn thì cũng có thể có một sức mạnh to lớn, sức mạnh của tâm bồ đề, để làm lợi lạc cho tất cả chúng sinh.

Tất cả chúng sinh ai ai cũng đã từng phải chịu đau khổ từ vô thủy vô chung. Đó là bởi vì họ bám chấp vào cái tôi, họ không nhận biết ra được chân tánh, bản tánh chân thật của họ. Một khi nhận biết ra được bản tánh chân thật của mình thì họ có thể phá vỡ được tâm chấp ngã, trưởng dưỡng được bồ đề tâm và phát được tâm nguyện đem lại lợi lạc cho chúng sinh. Họ sẽ không bao giờ rời xa tâm nguyện đó. Họ phát nguyện rằng “nguyện xin cho con có thể đem đến được hạnh phúc cho tất cả mọi chúng sinh, dù là gián tiếp hay trực tiếp”.

Thầy hy vọng rằng chúng ta sẽ không bao giờ lìa xa tâm nguyện đó. Khi chúng ta muốn đem lại hạnh phúc cho những người khác, thì ngay cả khi chúng ta có một hạnh phúc nhỏ bé vào một buổi sớm mai, thì thực sự nó cũng đến từ một thiện hạnh nào đó mà chúng ta đã từng tạo trong quá khứ. Nếu ngày hôm nay chúng ta

Page 43: Tam bai ke chuyen tam Binh giang boi Garchen Rinpoche ...kimcuongthua.org/wp-content/uploads/8-Bài-kệ-luyện...Bình giảng tám bài kệ chuyển hóa tâm – Garchen Rinpoche

Bình giảng tám bài kệ chuyển hóa tâm – Garchen Rinpoche – Singapore 8/2014 43/47

cảm thấy một sự hạnh phúc nào đó dù là nhỏ nhoi, thì ngay lúc đó hãy nghĩ đến tất cả chúng sinh và nghĩ rằng bản thể tâm của chúng ta và bản thể tâm của chúng sinh đều là một, giống như nhau. Ngay lúc đó hãy nghĩ rằng “nguyện xin cho tất cả chúng sinh cũng sẽ đón nhận được sự hạnh phúc mà tôi đang cảm nhận trong tâm của mình”.

Bởi tâm của chúng ta và tâm của chúng sinh mang cùng một bản thể nên cái gì chúng ta cảm nhận ở trong tâm, chúng ta phát nguyện điều đó lên thì nó cũng có thể lan tỏa đến tâm của những chúng sinh khác. Do bởi tâm nguyện muốn ban tặng hạnh phúc trong tâm của chúng ta, chia sẻ hạnh phúc đó đến với những chúng sinh khác nên ngay lập tức chúng sinh có thể đón nhận được niềm hạnh phúc trong tâm của chính họ.

Con nguyện xin dâng hiến mọi phúc lạc, đến tất cả chúng sinh mẹ hiền

Khi chúng ta nói chúng sinh mẹ hiền thì điều này rất quan trọng và có một ý nghĩa sâu sắc. Khi chúng ta đi đến một nơi nào đấy và nhìn thấy một con cá bị lóc thịt, có một số người cảm thấy rất đau đớn và cảm nhận rằng “ồ tất cả chúng sinh đã từng là mẹ của tôi”. Nghĩ đến tất cả những người đã từng là mẹ của chúng ta trong đời này, ta nghĩ đến con cá cũng chẳng khác nào như mẹ của chúng ta trong đời quá khứ. Khi chúng ta hiểu được điều đó thì ngay lập tức một tâm thức tràn đầy tình yêu thương sẽ sinh khởi. Khi phát khởi một tâm yêu thương như thế, chúng ta mới có thể đem lại được hạnh phúc, an lạc cho tất cả mọi chúng sinh.

Vào giây phút chúng ta muốn giúp một ai đó bằng tâm từ bi của mình thì chúng ta thực sự có thể trao tặng cho họ sự an lạc, phúc lạc. Nếu chúng ta không có tình yêu thương nhưng cũng muốn làm lợi lạc qua hình thức quán tưởng một cái gì đó để giúp cho họ thì điều đó có thể đem đến một lợi lạc nhỏ bé, nhưng không bằng việc phát khởi một tình yêu thương trong tâm thức của chúng ta hướng về họ.

Câu kế tiếp nói rằng:“nguyện xin âm thầm lặng lẽ thay họ cam chịu mọi đớn đau khổ não” .

Làm sao chúng ta có thể gánh vác hết mọi đau đớn khổ não của những người khác chẳng, hạn như trong gia đình của chúng ta, hoặc là những người chúng ta sống trọn của đời với họ? Khi có những người sống gần chúng ta, sống với chúng ta, làm một việc gì đó, ngay cả một việc rất nhỏ bé thì chúng ta cũng có thể nói rằng “để việc đó cho tôi làm” và “anh không phải làm việc đó”. Chúng ta có thể gánh vác những khó khăn cho dù rất nhỏ bé của một người nào đó. Hoặc khi chúng ta

Page 44: Tam bai ke chuyen tam Binh giang boi Garchen Rinpoche ...kimcuongthua.org/wp-content/uploads/8-Bài-kệ-luyện...Bình giảng tám bài kệ chuyển hóa tâm – Garchen Rinpoche

Bình giảng tám bài kệ chuyển hóa tâm – Garchen Rinpoche – Singapore 8/2014 44/47

ban tặng cho người khác một món gì thì chúng ta sẽ tặng cho họ món đồ tốt nhất và nghĩ rằng cái này sẽ giúp cho họ có được sự hạnh phúc.

Bất kỳ ai phải trải qua đau khổ, thì vào lúc đó chúng ta nghĩ rằng “nguyện cho tôi trải nghiệm qua kinh nghiệm đau khổ này như là biểu tượng của sự đau khổ của toàn bộ chúng sinh và nguyện cho những trải nghiệm này, chẳng hạn như là trải nghiệm về đau ốm, bệnh hoạn, sẽ không xảy ra cho những chúng sinh khác mà hãy để cho tôi đón nhận”.

Khi có người bị bệnh tật hãy nhớ đến tất cả tâm thức ô nhiễm, cảm xúc ô nhiễm là nguyên nhân của những căn bệnh này. Khi chúng ta nhớ được về những nguyên nhân của những căn bệnh đó thì chúng ta nghĩ rằng “Nếu tôi có thể hàng phục được tâm của mình thì tôi có thể phá vỡ được những tâm thức ô nhiễm đó, chẳng khác nào phá với được tâm thức ô nhiễm của toàn bộ chúng sinh trong luân hồi. Và đại diện cho tất cả chúng sinh, tôi sẽ loại trừ hết tất cả những tâm thức ô nhiễm đó, qua đó những phiền não, đau khổ của chúng sinh sẽ được giảm thiểu”.

Nếu chúng ta thực hành như thế thì chẳng khác nào chúng ta đang thực hành Tonglen là pháp tu “cho và nhận”, chúng ta nhận những đau khổ của người khác và cho họ những sự an lạc, hạnh phúc. Khi chúng ta nhận lấy sự đau khổ của người khác, có thể một cách rất tự nhiên, chúng ta cũng cảm thấy đau khổ không khác gì họ. Nhận lấy đau khổ của người khác là một đức tính của lòng từ bi và tình yêu thương của chúng ta.

Ý nghĩa của chữ “Âm thầm, lặng lẽ” đó có nghĩa là khi chúng ta nhìn thấy được chân tánh tối hậu, chúng ta không còn nhận thấy sự khác biệt giữa ta và người, không có tâm phân biệt, và bởi vì không có tâm phân biệt đó nên chúng ta mới có thể âm thầm đón nhận hết những đau khổ của người khác, mới có thể làm lợi lạc cho chúng sinh. Có hình thức đem đến an lạc hạnh phúc trực tiếp, có hình thức đem đến an lạc hạnh phúc gián tiếp và ngoài ra có hình thức mà ta có thể đón nhận được những khổ não của chúng sinh một cách lặng lẽ qua sự thấu hiểu được rằng không có một sự khác biệt nào giữa ta và người.

Page 45: Tam bai ke chuyen tam Binh giang boi Garchen Rinpoche ...kimcuongthua.org/wp-content/uploads/8-Bài-kệ-luyện...Bình giảng tám bài kệ chuyển hóa tâm – Garchen Rinpoche

Bình giảng tám bài kệ chuyển hóa tâm – Garchen Rinpoche – Singapore 8/2014 45/47

Kệ thứ 8

Nguyện tất cả các hạnh nguyện kể trên Không bị tám pháp thế gian tầm thường làm cho ô nhiễm.

Nguyện con nhận ra mọi sự đều chỉ là hư huyễn, Tâm không dính mắc, thoát khỏi mọi ràng buộc thường tình

“Nguyện tất cả các hạnh nguyện kể trên không bị tám pháp thế gian tầm thường làm cho ô nhiễm”

Bất kỳ chúng ta làm một việc gì tốt chúng ta không nên tự mãn về điều đó. Đừng mong muốn có được những lợi danh thế tục mà hãy mong muốn đạt đến được sự giác ngộ viên mãn.

Kế tiếp trong câu kệ nói rằng:

“Nguyện con nhận ra mọi sự đều chỉ là hư huyễn, tâm không dính mắc, thoát khỏi mọi ràng buộc thường tình.”

Đây là sự chứng ngộ được chân lý tối hậu dựa trên sự trưởng dưỡng tâm bồ đề tương đối. Khi chúng ta trưởng dưỡng được tâm bồ đề tương đối, chúng ta có thể nhìn thấy ra được chân tướng rốt ráo của vạn pháp và đó chỉ là huyễn ảo mà thôi. Nếu thấy được sự huyễn ảo của vạn pháp thì sẽ không còn vướng mắc, không còn bám chấp vào những điều đó nữa.

Page 46: Tam bai ke chuyen tam Binh giang boi Garchen Rinpoche ...kimcuongthua.org/wp-content/uploads/8-Bài-kệ-luyện...Bình giảng tám bài kệ chuyển hóa tâm – Garchen Rinpoche

Bình giảng tám bài kệ chuyển hóa tâm – Garchen Rinpoche – Singapore 8/2014 46/47

Lời kết thúc Pháp hội của Garchen Rinpoche

Tất cả các đệ tử tham dự ở trong pháp hội này đã đến từ những quốc gia, đất nước khác nhau. Các bạn tham gia trong pháp hội và trở thành đại diện cho những quốc gia mà các bạn đã đến. Thực sự việc này sẽ đem lại lợi lạc cho những người dân nói chung trên đất nước của các bạn, và Thầy nói rằng “tôi rất biết ơn điều đó”.

Có rất nhiều người không thể đến tham dự trực tiếp, nhưng họ vẫn tham dự từ xa, từ nơi đất nước hay từ quê nhà của họ. Toàn bộ công đức chúng ta gặt hái được từ pháp hội này, cho dù chúng ta tham dự tại đây hay tại đất nước của chúng ta, thì cũng đều giống như nhau, là bởi vì chúng ta cầu nguyện cho tất cả chúng sinh ai ai cũng sẽ được tái sinh vào cõi tịnh độ cực lạc.

Ngày hôm qua thầy đã tặng cho chúng ta tuyển tập có bài nguyện hướng đến cõi tịnh độ cực lạc bằng tiếng Anh và một số người chúng ta đã nhận được tuyển tập đó (tập màu đỏ). Nếu ai chưa nhận được thì xin hãy nhận nó vào ngày hôm nay. Nếu các bạn có những tuyển tập đó thì xin hãy tụng đọc nó thường xuyên vì lời nguyện này có giải thích một cách rất rõ ràng minh bạch về những thiện hạnh và những nguyên nhân đưa đến những thiện hạnh này. Tuyển tập này thực sự rất lợi lạc để tụng đọc thường xuyên. Nếu chưa có tuyển tập đó thì xin hãy nhận lấy nó ngày hôm nay.

Thầy nói rằng cám ơn tất cả đại chúng đã đến đây, bỏ thời gian ra để tham dự trong lễ hội này. Trong tương lai, Thầy sẽ tiếp tục nguyện cầu để hàng năm chúng ta sẽ có được nhân duyên tốt lành để có thể tiếp tục tham dự pháp hội này ở tại Singapore, để tích lũy được các câu minh chú của đức A-di-đà. Thầy mong việc này sẽ tiếp tục xảy ra. Cuối cùng Thầy gửi lời chào Tashi Delek đến tất cả các bạn, mong thân của các bạn sẽ được khỏe mạnh, tâm của các bạn sẽ được an lạc, công phu tu tập của các bạn sẽ tăng trưởng và tất cả những gì hạnh phúc tốt lành nhất sẽ đến với các bạn.

Có những tiêu chuẩn rất đặc biệt mà chúng ta cần phải thực hiện, phải có được, để có thể thực hiện được pháp hội này. Do đó đầu tiên Garchen Rinpoche muốn gửi lời cám ơn đặc biệt đến Dozin Rinpoche, thầy đã có một động lực rất thanh tịnh để có thể tổ chức được một pháp hội như thế này. Ngoài ra Garchen Rinpoche gửi lời cám ơn đến tất cả các thành viên ở trong trung tâm. Từ tận đáy lòng của họ, họ đã bỏ rất nhiều công sức để làm việc ngày đêm chăm sóc cho trung tâm và đã bỏ qua bên tất cả các quan tâm cá nhân.

Page 47: Tam bai ke chuyen tam Binh giang boi Garchen Rinpoche ...kimcuongthua.org/wp-content/uploads/8-Bài-kệ-luyện...Bình giảng tám bài kệ chuyển hóa tâm – Garchen Rinpoche

Bình giảng tám bài kệ chuyển hóa tâm – Garchen Rinpoche – Singapore 8/2014 47/47

Ngoài ra còn có những thí chủ, những mạnh thường quân đã hỗ trợ cho pháp hội cũng như sự hỗ trợ của tất cả những người khác nữa đã giúp cho pháp hội này được thành công mỹ mãn. Cùng nhau chúng ta đã tạo được công đức thật là vô song. Có rất nhiều người đã đóng góp cho pháp hội này qua những hình thức khác nhau và tất cả chúng ta đều gặt hái được công đức ngang bằng như nhau.

Thầy cũng muốn gửi lời cám ơn đến tất cả những ai đã bỏ rất nhiều công sức để giúp cho pháp hội được viên mãn. Ngoài ra Thầy cũng muốn gửi lời cám ơn đến tất cả quí vị chư tăng ở trong tăng đoàn. Thực sự là điều quan trọng khi chúng ta có tăng đoàn ở đây để tham dự pháp hội với chúng ta. Tất cả những nền tôn giáo khác nhau ở trong thế giới này đều có một vai trò quan trọng đặc biệt. Tất cả những nền tôn giáo khác nhau đều giống như nhau vì đều có những phẩm tánh. Tôi cầu nguyện rằng tất cả những nền tôn giáo khác nhau cũng như tất cả mọi người trên thế giới đều có thể sống hài hòa với nhau và có thể phát triển được tình yêu thương, tình yêu thương đối với cha mẹ ,đối với thầy cô, đối với đất nước của chúng ta. Đây là ba đối tượng rất đặc biệt để chúng ta phát khởi tình yêu thương. Hy vọng chúng ta sẽ tiếp tục phát khởi tình yêu thương như thế và có thể phát khởi được bồ đề tâm trong tương lai.

(Ghi âm và biên tập lại từ nội dung Việt dịch của Tâm Bảo Đàn tại Pháp hội).

(Garchen Rinpoche và Dorzin Rinpoche)