bcvtvn q2 2014

68

Upload: tuan-anh-nguyen

Post on 18-Feb-2017

223 views

Category:

Technology


6 download

TRANSCRIPT

MỤC LỤC

thị trường viễn thôngviệt nam

thị trường viễn thông sau tái cơ cấu vnPt

thị trường viễn thông thế giới

chương i

tình hình kinh tế việt nam 6 tháng đầu năm 2014

chương ii

chương iii

chương iv

3

10

39

47

Chịu trách nhiệm nội dung: BÙI QUỐC VIỆTThư ký:

VŨ THANH THỦYNhững người thực hiện:

TRẦN MẠNH ĐẠTNGUYỄN THÚY HẰNGLÊ THỊ HƯỜNGNGUYỄN THỊ HỒNG VÂNThiết kế:QN

Điện thoại liên hệ: 04.37741566Email: [email protected]

THƯ BAN BIÊN TẬP

Kính thưa Quý vị độc giả,

Theo số liệu từ Bộ TT&TT, tính đến hết tháng 6 tổng số thuê bao di động phát sinh lưu lượng đạt 121,1 triệu thuê bao, giảm khoảng 2,6 triệu thuê bao so với đầu năm, tương đương hơn 2%. Với tổng số thuê bao di động vẫn còn gấp gần 1,5 lần tổng dân số cả nước thì dự báo việc sụt giảm thuê bao sẽ tiếp tục diễn ra, ít nhất là trong 6 tháng cuối năm nay.

6 tháng đầu năm là khoảng thời gian có nhiều biến động với MobiFone và VinaPhone nên thị trường di động ít nhiều cũng bị tác động, mà phần lớn là theo hướng tích cực. VinaPhone cũng nhận thấy những thách thức không nhỏ trước mắt khi MobiFone cũng trở thành một đối thủ cạnh tranh trực tiếp nên đã có những động thái quyết liệt để tăng sức mạnh cạnh tranh. Tăng thêm ưu đãi cho thuê bao bằng cách mở rộng đối tượng khách hàng ưu đãi, giảm giá cước dịch vụ, bổ sung các gói cước, tiện ích đang còn thiếu so với các mạng khác, ra mắt các gói cước trọn gói giá rẻ với những ưu đãi trước đó chỉ dành cho thuê bao trả sau… là những cách thức đã được VinaPhone áp dụng trong 3 tháng vừa qua. Những nỗ lực đó đã phần nào giúp VinaPhone gia tăng thị phần thuê bao trong tháng 4 và tháng 5.

Số thuê bao Internet băng rộng (ADSL) có dây tính đến hết tháng 5/2014 ước đạt 4,57 triệu thuê bao (tăng khoảng 100.000 thuê bao so với cuối năm 2013). ADSL dù tăng trưởng thuê bao song tốc độ tăng trưởng vẫn khá chậm dù cho một số ISP tăng tốc độ truy cập trong khi vẫn giữ nguyên giá cước. Trong khi đó, thị trường FTTH tiếp tục chứng kiến cuộc chạy đua quyết liệt cả về giá cước, tốc độ, chính sách chăm sóc khách hàng của các nhà cung cấp.

Với việc nhiều đơn vị sau tái cơ cấu VNPT sẽ tách ra và trực thuộc về Bộ TT&TT sẽ không chỉ tác động tới VNPT mà còn có tác động to lớn tới toàn thị trường viễn thông Việt Nam. Bố cục thị trường sẽ thay đổi và mối quan hệ giữa các nhà khai thác cũng có những thay đổi lớn. Báo cáo Viễn thông Việt Nam số này sẽ gửi đến Quý vị độc giả Chuyên đề Thị trường viễn thông sau tái cơ cấu VNPT với những phân tích sâu về sự thay đổi các lĩnh vực của thị trường viễn thông trong thời gian tới.

BBT rất mong sẽ tiếp tục nhận được sự quan tâm đóng góp của Quý vị độc giả cũng như sự hợp tác của đông đảo cộng tác viên để chất lượng nội dung ấn phẩm ngày càng được nâng cao hơn nữa.

Xin trân trọng cảm ơn!

BBT Báo cáo Viễn thông

Tình hình kinh tế

Việt Nam 6 tháng đầu năm 2014

CHƯƠNG I

Trong 6 tháng đầu năm, tình hình kinh tế vĩ mô được giữ vững, lạm phát được kiểm soát dưới mức 5%, mặt bằng lãi suất giảm, cán cân thương mại thặng dư, thị trường ngoại hối ổn định, thanh khoản của hệ thống ngân hàng duy trì tốt, niềm tin nhà đầu tư tiếp tục bảo đảm. Tổng sản phẩm trong nước (GDP) 6 tháng đầu năm 2014 ước tính tăng 5,18% so với cùng kỳ năm 2013. %. Đây là mức tăng GDP cao so với mức tăng cùng kỳ năm 2012 và 2013 và cả ba khu vực đều có mức tăng cao hơn mức tăng cùng kỳ năm 2013.

tình hình kinh tế - XÃ hỘi

BáO cáO viễn thông việt nam QuÝ ii/2014 5

Do những bất ổn địa chính trị tại Châu Á, Trung Đông và Ucraina, nhiều tổ chức đã điều chỉnh giảm dự báo tăng trưởng GDP toàn cầu. Tăng trưởng GDP theo quý, sau khi loại bỏ yếu tố mùa vụ, tiếp tục xu hướng tăng kể từ quý II/2013.

Với xu hướng trên và chưa tính đến ảnh hưởng trễ trong 6 tháng cuối năm của sự kiên Trung Quốc hạ đăt trái phep giàn khoan, Uỷ ban Giám sát Tài chính Quốc gia dự báo tăng trưởng kinh tế năm 2014 trong khoảng 5,7 - 5,8%. Sản xuất tiếp tục cải thiên, tạo điều kiên cải thiên tiêu dùng và thu ngân sách Nhà nước. Tuy nhiên, do tổng cầu yếu và chi phí đầu vào tăng, hoạt động sản xuất của doanh nghiêp cũng như khu vực bất động sản vẫn còn khó khăn.

Trong 6 tháng đầu năm, số doanh nghiêp thành lập mới giảm 4,1% và số doanh nghiêp ngừng hoạt động hoăc giải thể tăng 16,2% so cùng kì. Ổn định kinh tế vĩ mô được giữ vững, lạm phát được kiểm soát dưới mức 5%, măt bằng lãi suất giảm, cán cân thương mại thăng dư, thị trường ngoại hối ổn định, thanh khoản của hê thống ngân hàng duy trì tốt, niềm tin nhà đầu tư tiếp tục bảo đảm.

GDP 6 tháng đầu năm 2014 tăng 5,18%Tổng sản phẩm trong nước (GDP) 6 tháng đầu năm 2014 ước tính tăng 5,18% so

với cùng kỳ năm 2013, trong đó quý I tăng 5,09%; quý II tăng 5,25%. Đây là mức tăng GDP cao so với mức tăng cùng kỳ năm 2012 và 2013 và cả ba khu vực đều có mức tăng cao hơn mức tăng cùng kỳ năm 2013. Trong mức tăng 5,18% của toàn nền kinh tế, khu vực nông, lâm nghiêp và thủy sản tăng 2,96%, cao hơn mức 2,07% của cùng kỳ năm 2013, đóng góp 0,55 điểm phần trăm vào mức tăng chung; khu vực công nghiêp và xây dựng tăng 5,33%, cao hơn mức 5,18% của 6 tháng đầu năm 2013, đóng góp 2,06 điểm phần trăm; khu vực dịch vụ tăng 6,01%, cao hơn mức 5,92% của cùng kỳ năm 2013, đóng góp 2,57 điểm phần trăm. Đây là những dấu hiêu tích cực, toàn diên về tăng trưởng của nền kinh tế.

Như vậy, khu vực dịch vụ tiếp tục đóng góp cao vào mức tăng trưởng chung. Một số ngành chiếm tỷ trọng lớn trong khu vực dịch vụ có mức tăng khá so với cùng kỳ năm 2013 là: Bán buôn và bán lẻ tăng 5,78%; dịch vụ lưu trú và ăn uống tăng 8,50%; hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm tăng 5,51%. Hoạt động kinh doanh bất động sản bước đầu có những tín hiêu tốt với mức tăng 2,65%, cao hơn mức 1,8% của cùng kỳ năm trước. Nguyên nhân chủ yếu do lãi suất ngân hàng tiếp tục giảm dần, chính sách của nhà nước về hỗ trợ ngành bất động sản đang dần phát huy tác dụng và các điều kiên cho vay mua nhà cũng được nới lỏng.

Trong khu vực công nghiêp và xây dựng, ngành công nghiêp tăng 5,45%, tuy cao hơn mức 5,19% của cùng kỳ năm 2013 nhưng vẫn ở mức thấp so với một số năm gần đây. Ngành công nghiêp chế biến, chế tạo đã có chuyển biến tích cực với mức tăng 7,89%, cao hơn mức tăng cùng kỳ một số năm trước, góp phần tác động lớn đến mức tăng trưởng chung. Ngành khai khoáng tiếp tục giảm kể từ quý III năm 2013, chỉ đạt 97,53% so với cùng kỳ 2013. Ngành xây dựng tăng 4,6%, thấp hơn mức tăng 5,09% của

tình hình kinh tế - XÃ hỘi

BáO cáO viễn thông việt nam QuÝ ii/20146

6 tháng đầu năm 2013.

Trong khu vực nông, lâm nghiêp và thủy sản, ngành thủy sản có mức tăng cao nhất với 5,85% nhưng chỉ đóng góp 0,18 điểm phần trăm trong mức đóng góp của khu vực vào mức tăng chung; ngành nông nghiêp măc dù tăng thấp nhất ở mức 2,25% nhưng đóng góp 0,33 điểm phần trăm do quy mô nông nghiêp hiên vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất trong khu vực với khoảng 77%; ngành lâm nghiêp đóng góp 0,04 điểm phần trăm.

Cơ cấu nền kinh tế 6 tháng đầu năm nay vẫn theo hướng tích cực. Khu vực nông, lâm nghiêp và thủy sản chiếm tỷ trọng 17,69%; khu vực công nghiêp và xây dựng chiếm 38,70%; khu vực dịch vụ chiếm 43,61% (Cơ cấu tương ứng của cùng kỳ năm 2013 là: 18,18%; 38,70%; 43,12%).

Xet về góc độ sử dụng GDP của 6 tháng năm nay, tiêu dùng cuối cùng tăng 5,19% so với cùng kỳ năm 2013 và đóng góp 4,09 điểm phần trăm vào mức tăng chung, trong đó tiêu dùng cuối cùng của dân cư tăng 5,04%, cao hơn mức tăng 4,49% của cùng kỳ năm trước; tích lũy tài sản tăng 5,80%, đóng góp 1,66 điểm phần trăm.

(Nguồn GSO)

Lạm phát 6 tháng đầu năm 2014 thấp ở mức 1,38%Với chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 6/2014 tăng 0,3% so với tháng trước, lạm phát

sau 6 tháng của Viêt Nam đang dừng ở mức 1,38%, thấp nhất trong 13 năm qua.

Tổng cục Thống kê vừa chính thức công bố, CPI tháng 6/2014 của cả nước tăng 0,3% so với tháng trước và tăng 1,38% so với tháng 12/2013.

Như vậy, sau nửa năm, lạm phát theo cách tính của Viêt Nam mới chỉ đang ở mức rất thấp, thậm chí thấp nhất trong vòng 13 năm qua, và chỉ bằng 1/5 mục tiêu lạm phát của cả năm.

Tuy nhiên, nếu so với cùng kỳ, CPI tháng 6/2014 vẫn tăng 4,98%. Còn nếu tính trung bình 6 tháng đầu năm, con số này là 4,77%. (Biểu đồ 1.1)

tình hình kinh tế - XÃ hỘi

BáO cáO viễn thông việt nam QuÝ ii/2014 7

Biểu đồ 1.1: CPI 6 tháng đầu năm 2014 - Nguồn: TCTK

Lạm phát sau 6 tháng ở mức rất thấp là tín hiêu cho thấy mục tiêu kiềm soát lạm phát, ổn định vĩ mô của Viêt Nam đã phát huy tác dụng. Tuy nhiên, đây cũng tiếp tục là lời cảnh báo về sức mua thấp của nền kinh tế.

Sức mua thấp, lạm phát thấp, nhưng tăng trưởng kinh tế không được cải thiên nhiều khiến các chuyên gia kinh tế bày tỏ sự quan ngại về sự trì trê của nền kinh tế trong năm 2014.

Trong bối cảnh những diễn biến trên Biển Đông vẫn khá phức tạp, thì đây là một chỉ báo cho thấy, kinh tế Viêt Nam sẽ tiếp tục khó khăn trong những tháng cuối năm.

Quay trở lại với diễn biến CPI tháng 6/2014, có thể thấy rõ, nguyên nhân của mức tăng 0,3% chủ yếu do nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống (tăng 0,28%); nhà ở và vật liêu xây dựng (tăng 0,61%); thuốc và dịch vụ y tế (tăng 0,74%)…

Trong số này, viêc nhóm thuốc và dịch vụ y tế tăng 0,74% là rất đáng chú ý. Và nguyên nhân chủ yếu của viêc TP.HCM, đầu tàu kinh tế của Viêt Nam đã quyết định điều chỉnh giá dịch vụ y tế.

Số liêu của Cục Thống kê TP.HCM cho biết, CPI tháng 6 của TP.HCM tăng tới 0,58% so với tháng 5, và chủ yếu do giá dịch vụ y tế tăng tới 11,65%. Giá dịch vụ y tế của TP.HCM tăng cao đã tác động tới mức tăng giá của nhóm thuốc và dịch vụ y tế cả nước, qua đó tác động CPI chung.

Theo thông lê, các tháng giữa năm, CPI tăng không cao. Tuy nhiên, viêc tăng giá xăng dầu mới đây có thể sẽ tác động tới CPI của tháng tới.

tình hình kinh tế - XÃ hỘi

BáO cáO viễn thông việt nam QuÝ ii/20148

Dự báo triển vọng kinh tế 6 tháng cuối năm Kinh tế Viêt Nam có thể tăng trưởng 6%, thậm chí là 7 - 8%. Đó là nhận định của

các chuyên gia kinh tế dựa trên báo cáo của World Bank (WB) vừa được công bố gần đây.

Theo báo cáo đưa ra, kinh tế Viêt Nam tiếp tục ổn định: lạm phát giảm, cải thiên được tài khoản đối ngoại và ổn định được nợ công Chính phủ và thị trường ngoại hối. Chỉ số lạm phát được giữ vững ở mức khoảng 5%. Chỉ số PMI luôn đạt trên 50 điểm kể từ tháng 9/2013, mức độ lạc quan kinh doanh của nhà đầu tư đang ở mức cao nhất trong vòng 3 năm qua. Thăng dư thương mại và tài khoản vãng lai cũng là hai tín hiêu tốt của nền kinh tế.

Các yếu tố bên ngoài cũng đang phát triển thuận lợi. Tình hình kinh tế vĩ mô toàn cầu tiếp tục khởi sắc với sự ổn định từ thị trường lao động Mỹ và thị trường tiền tê của châu Âu. Nguồn vốn FDI của nước ngoài chảy vào Viêt Nam cũng đang có sự dịch chuyển, từ viêc tập trung vào bất động sản (chiếm 33% nguồn FDI trong năm 2008) xuống chỉ còn 10% trong 6 tháng đầu năm 2014. Dòng tiền đang tập trung vào lĩnh vực sản xuất kinh doanh thay vì bất động sản như trước. Viêc Viêt Nam đón các làn sóng đầu tư nước ngoài với số vốn lớn là một tín hiêu khả quan cho nền kinh tế. Đơn cử như mới đây, với dự án xây dựng nhà máy thứ 3 tại bắc Ninh (Viêt Nam), tập đoàn Samsung đã nâng tổng số vốn đầu tư tại Viêt Nam lên đến 6,7 tỷ USD hay sự kiên một tập đoàn khác của Hàn Quốc, LG Electronics, tiếp tục công bố dự án 1,5 tỉ USD ở Hải Phòng đã tạo ra một làn sóng đầu tư mới từ các doanh nghiêp công nghê số Hàn Quốc vào Viêt Nam.

Tuy nhiên, tăng trưởng trong quý II của Viêt Nam chỉ đạt 5,25% và dự báo cả năm

tình hình kinh tế - XÃ hỘi

BáO cáO viễn thông việt nam QuÝ ii/2014 9

sẽ ở mức 5,4%. Mức tăng trưởng này sẽ duy trì tới năm 2016 khi dự báo không tăng quá 5,6%. Mức tăng trưởng gần như giữ nguyên so với báo cáo trước của WB và theo chuyên gia Sandeep Mahajan, con số này thấp hơn nhiều so với tiềm năng thực của Viêt Nam. Ông nhận định, tiềm năng của Viêt Nam có thể tăng trưởng ở mức 6, thậm chí 7 - 8%. Khu vực ngân hàng đang dần đi vào ổn định lại nhưng do tập trung giải quyết nợ xấu, các ngân hàng vẫn thận trọng trong viêc mở rộng tín dụng cho dù có tăng trưởng mạnh về tiền gửi.

Để khôi phục tiềm năng tăng trưởng trung hạn đòi hỏi phải đẩy mạnh quan tâm đến những cải cách cơ cấu - tập trung vào tái cơ cấu các doanh nghiêp nhà nước và khu vực ngân hàng trong nước đồng thời xóa bỏ những rào cản đối với đầu tư tư nhân trong nước.

Bà Victoria Kwakwa, giám đốc Quốc gia của WB tại Viêt Nam nhận định: «Trong ngắn hạn, tăng trưởng kinh tế vẫn ở mức khiêm tốn do cầu trong nước còn yếu. Còn triển vọng dài hạn phụ thuộc vào viêc Viêt Nam có thể nhanh chóng giải quyết những vấn đề cơ cấu của nền kinh tế đến đâu để có thể nâng cao hiêu quả kinh tế và năng lực cạnh tranh của quốc gia».

Tuy quan hê thương mại giữa Viêt Nam và Trung Quốc đã liên tục tăng trưởng trong những năm gần đây nhưng một điểm quan trọng là tình hình căng thẳng trên biển Đông, quan hê giữa hai nước Viêt – Trung trở nên căng thẳng tất yếu ảnh hưởng đến nền kinh tế Viêt Nam. Hiên nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc hiên đang chiếm tới 28,5% tổng kim ngạch của Viêt Nam, trong khi đó xuất khẩu lại chỉ chiếm 10,5%.

«Măc dù vậy, đến thời điểm hiên tại, với sự phản ứng nhanh nhạy của chính phủ, WB nhận thấy nền kinh tế Viêt Nam vẫn chưa phải chịu tác động tiêu cực gì từ vấn đề này.», ông Mahajan nhận định.

THỊ TRƯỜNG VIỄN THÔNG

VIỆT NAM

CHƯƠNG II

6 tháng đầu năm, trong khi tổng số thuê bao di động giảm dần đều thì lượng thuê bao 3G lại tăng dần đều, cho thấy rõ ràng thị trường di động trong nước đang chuyển dần sang giai đoạn phát triển 3G. Tính đến hết tháng 6, theo ước tính sơ bộ của Bộ TT&TT, tổng số thuê bao 3G đạt gần 24 triệu thuê bao, trong đó có thuê bao 3G di động chiếm khoảng 88% và thuê bao 3G laptop chiếm 12%.

thị trường viễn thông việt nam

BáO cáO viễn thông việt nam QuÝ ii/2014 11

Sau khi tăng thêm 2,5 triêu thuê bao trong tháng 1, tổng số thuê bao di động cả nước quay đầu giảm trong các tháng còn lại. Theo số liêu từ Bộ TT&TT, tính đến hết tháng 6 tổng số thuê bao di động phát sinh lưu lượng đạt 121,1 triêu thuê bao, giảm khoảng 2,6 triêu thuê bao so với đầu năm, tương đương hơn 2%. Với tổng số thuê bao di động vẫn còn gấp gần 1,5 lần tổng dân số cả nước thì dự báo viêc sụt giảm thuê bao sẽ tiếp tục diễn ra, ít nhất là trong 6 tháng cuối năm nay.

6 tháng đầu năm là khoảng thời gian có nhiều biến động với MobiFone và VinaPhone nên thị trường di động ít nhiều cũng bị tác động, mà phần lớn là theo hướng tích cực. Cuối quý 1, MobiFone có quyết định chính thức một mình tách ra khỏi VNPT để đẩy nhanh tiến trình cổ phần hoá. Bên cạnh những thuận lợi, viêc tách khỏi VNPT cũng mang lại không ít thách thức cho MobiFone, ví dụ như mất một lượng không nhỏ thuê bao (nhân viên của VNPT rời mạng). Chính vì vậy nhà mạng này liên tục đưa ra những chính sách mới để ưu đãi cho thuê bao, kể cả các thuê bao có ARPU thấp, kích cầu tiêu dùng ở nhiều nhóm khách hàng khác nhau.

VinaPhone cũng nhận thấy những thách thức không nhỏ trước mắt khi MobiFone cũng trở thành một đối thủ cạnh tranh trực tiếp nên đã có những động thái quyết liêt để tăng sức mạnh cạnh tranh. Tăng thêm ưu đãi cho thuê bao bằng cách mở rộng đối tượng khách hàng ưu đãi, giảm giá cước dịch vụ, bổ sung các gói cước, tiên ích đang còn thiếu so với các mạng khác, ra mắt các gói cước trọn gói giá rẻ với những ưu đãi trước đó chỉ dành cho thuê bao trả sau… là những cách thức đã được VinaPhone áp dụng trong 3 tháng vừa qua. Những nỗ lực đó đã phần nào giúp VinaPhone gia tăng thị phần thuê bao trong tháng 4 và tháng 5.

Trong khi hai đối thủ còn “vướng bận” với viêc tái cấu trúc thì Viettel tranh thủ đề xuất giảm cước gọi liên mạng xuống ngang bằng với cước gọi nội mạng. Dù đưa ra lý do là để giảm bớt gánh năng chi tiêu cho người dùng khi giá nhiều măt hàng thiết yếu tăng mạnh, song trong bối cảnh cụ thể của thị trường hiên nay, không khó để nhận ra mục đích chính của Viettel là tranh thủ hạ đối thủ khi họ đang găp khó. Măc dù với đề xuất của Viettel, người dùng sẽ được hưởng lợi. Tuy nhiên, mục tiêu quan trọng hơn là giữ vững sự ổn định của thị trường di động trong nước để thực hiên cuộc tái cấu trúc lớn nhất từ trước tới nay. Có lẽ vì vậy mà sau nửa tháng, đề xuất giảm giá của Viettel vẫn chưa được Bộ TT&TT phê duyêt.

Trước cuộc đua tranh quyết liêt của các mạng lớn, các mạng nhỏ dường như đã đuối sức và lui vào hậu trường. Vietnamobile – nhà mạng nhỏ có nhiều hoạt động nhất từ trước tới nay cũng trải qua một quý lăng lẽ nhất từ khi tái xuất thị trường Viêt Nam. Gmobile thì tiếp tục giảm ưu đãi cho các thuê bao khi cắt hẳn số lượng phút gọi roaming nội mạng miễn phí trước đó. Sfone thì đã tạm ngừng hoạt động và có thông tin chưa chính thức là đã được Viettel mua lại.

TỔNG QUAN THỊ TRƯỜNG

thị trường viễn thông việt nam

BáO cáO viễn thông việt nam QuÝ ii/201412

Trong khi tổng số thuê bao di động giảm dần thì lượng thuê bao 3G tiếp tục tăng trưởng ổn định. Trong 6 tháng đầu năm, tổng số thuê bao 3G đã tăng thêm 4,3 triêu thuê bao, trong đó thuê bao 3G trên di động tăng thêm 4,4 triêu, đưa tỷ lê thuê bao di động dùng 3G tại Viêt Nam lên hơn 17%. Viêc thuê bao đã dần quen với mức cước mới dành cho gói MI không giới hạn dung lượng khiến các nhà mạng bắt đầu triển khai phương thức kích cầu tiêu dùng mới – tăng gấp đôi dung lượng miễn phí, giữ nguyên giá cước. Đây cũng là một cách gián tiếp giảm giá cước cho thuê bao, song cũng vẫn giúp nhà mạng duy trì được doanh thu dịch vụ.

Số lượng thuê bao cố định chỉ còn khoảng 7 triêu thuê bao, tương ứng với chưa tới 6% tổng số thuê bao. Viêc sụt giảm thuê bao điên thoại cố định được dự báo sẽ còn tiếp tục, nhất là khi thiết bị đầu cuối di động hiên khá rẻ, tiên lợi cùng với giá cước sử dụng được các nhà mạng di động đưa ra khá hợp lý. Sau khi lấn sân điên thoại cố định, các dòng điên thoại di động thông minh (smartphone) với nhiều tính năng xử lý công viêc mạnh mẽ, đủ phục vụ một số nhu cầu công viêc cơ bản khiến số lượng thuê bao truy nhập Internet sử dụng 3G data card ngày càng có xu hướng giảm dần.

Cũng theo Bộ TT&TT, số thuê bao Internet băng rộng (ADSL) có dây tính đến hết tháng 5/2014 ước đạt 4,57 triêu thuê bao (tăng khoảng 100.000 thuê bao so với cuối năm 2013). ADSL dù tăng trưởng thuê bao song tốc độ tăng trưởng vẫn khá chậm dù cho một số ISP tăng tốc độ truy cập trong khi vẫn giữ nguyên giá cước. Trong khi đó, thị trường FTTH tiếp tục chứng kiến cuộc chạy đua quyết liêt cả về giá cước, tốc độ, chính sách chăm sóc khách hàng của các nhà cung cấp.

Hai gương măt mới của thị trường THTT hứa hẹn đem đến làn gió mới cho thị trường trong 6 tháng đầu năm đã lỗi hẹn chưa ra mắt dịch vụ theo đúng lịch đăt ra. Tuy nhiên nó cũng khiến các nhà đài tăng tốc giành thuê bao, chiếm lĩnh thị trường. Nhiều cách thức cạnh tranh không lành mạnh đã xảy ra đang rất cần sự điều tiết của các chính sách quản lý.

Với nhiều biến động lớn về cơ cấu nên doanh thu của thị trường bưu chính viễn thông cũng bị ảnh hưởng. Tổng doanh thu thuần bưu chính, viễn thông sáu tháng đầu năm ước đạt 122.000 tỷ đồng, mới chỉ đạt khoảng 44 % kế hoạch năm 2014.

thị trường viễn thông việt nam

BáO cáO viễn thông việt nam QuÝ ii/2014 13

THỊ TRƯỜNG DI ĐỘNG

i. thông tin chung1. Tình hình phát triển thuê bao 6 tháng đầu năm

Sau khi tăng mạnh vào tháng 1 do nhu cầu tăng cao vào dịp Tết nguyên đán và quy định thu hồi sim chưa kích hoạt của 3 nhà mạng lớn, tổng số thuê bao di động có phát sinh cước quay đầu giảm liên tục trong các tháng sau đó. Chưa công bố số liêu chính thức song theo báo cáo sơ kết 6 tháng cuối năm của Bộ TT&TT, tổng số thuê bao di động trên thị trường hiên chỉ còn 121,1 triêu thuê bao, thấp hơn 2,6 triêu thuê bao so với con số đạt được cuối năm 2013 (biểu đồ 2.1).

Biểu đồ 2.1 (Nguồn MIC)

Trong bối cảnh nhà mạng không còn chạy đua giá cước để phát triển thuê bao mới, lượng người có nhu cầu sử dụng thực không còn nhiều nên phát triển thuê bao mới thấp, trong khi một lượng không nhỏ thuê bao ảo phát triển nóng trong giai đoạn trước liên tục bị đào thải ra khỏi hê thống, thì diễn biến tăng trưởng thuê bao như trong 6 tháng đầu năm là hoàn toàn hợp lý. Các nhà mạng cũng nhận biết được tình hình này nên đã chuyển hướng sang tìm cách tăng ARPU của thuê bao thay vì chạy đua phát triển thuê bao mới.

Với nhiều chủ trương, chính sách của Bộ TT&TT, thị trường di động Viêt Nam cơ bản đã đi vào phát triển ổn định nên sẽ không có biến động lớn từ nay tới cuối năm. Một trong những quy định có thể gây ảnh hưởng mạnh tới các số liêu thống kê thuê bao di động là viêc quản lý thông tin thuê bao trả trước của các nhà mạng. Tuy nhiên, quy định này khó có thể thực hiên trong một sớm một chiều nên dự báo số lượng thuê bao di động sẽ tiếp tục giảm với biên độ nhỏ trong những tháng còn lại của năm.

Thị phần thuê bao di động trong 6 tháng đầu năm hầu như không thay đổi, Viettel hiên giữ 44,6% thị phần thuê bao di động nói chung. VinaPhone chiếm 16,7% và MobiFone chiếm 31,8% (biểu đồ 2.2).

thị trường viễn thông việt nam

BáO cáO viễn thông việt nam QuÝ ii/201414

Biểu đồ 2.2 (Nguồn MIC)

2. VinaPhone tăng tốc sau khi MobiFone chính thức tách khỏi VNPTVới quyết định chính thức tách MobiFone khỏi VNPT để thực hiên đẩy nhanh quá

trình cổ phần hoá được nhanh chóng, thuận lợi. Nhận biết được những thách thức trong bối cảnh đó, VinaPhone bắt đầu có những động thái quyết liêt để tăng sức cạnh tranh và đã đạt được những kết quả bước đầu.

Phát triển các gói cước tháng ưu đãi dành cho thuê bao trả trước

Trong số những gói cước mới của VinaPhone trong quý 2, có thể thấy bắt đầu xuất hiên các gói cước ưu đãi cho thuê bao trả trước tương tự như các gói cước trước đó chỉ dành cho thuê bao trả sau. Ví dụ điển hình các gói cước dạng này là gói C69, C89.

Gói cước C89 có mức giá 89.000 đ/tháng, áp dụng cho tất cả thuê bao trả trước hoà mạng mới và thuê bao trả trước đang hoạt động song mức cước của tháng trước thấp hơn 89.000 đ. Thuê bao sẽ được miễn phí gọi 1.500 phút nội mạng Vinaphone, cố định VNPT toàn quốc; miễn phí 60 phút gọi ngoại mạng trong nước; miễn phí 60 SMS trong nước. Một biến thể khác của C89 là C69 cũng được triển khai tại một số tỉnh phía Bắc như Bắc Ninh, Bắc Giang, Hà Giang…. Với gói cước này, thuê bao sẽ chỉ phải trả 69.000 đ/tháng để được gọi miễn phí 1.500 phút nội mạng Vinaphone, cố định VNPT toàn quốc; miễn phí 30 phút gọi ngoại mạng trong nước; miễn phí 30 SMS trong nước. Gói cước này phù hợp hơn với nhiều đối tượng khách hàng trả trước có mức tiêu dùng thấp.

Được hưởng mức ưu đãi như thuê bao trả sau, trong khi lại không bị nhiều ràng buộc, dễ dàng đăng ký hoăc huỷ gói cước qua SMS mà không cần tới điểm giao dịch, các gói cước trả trước giá rẻ kiểu này hứa hẹn sẽ giúp VinaPhone kích cầu thuê bao sử dụng dịch vụ nhiều hơn.

Theo một khía cạnh khác, gói C89 được ra đời trong bối cảnh Viettel cung cấp gói cước FreeTalk 90.000 đ/tháng (thuê bao được miễn phí 1.500 phút gọi nội mạng, 60 phút gọi ngoại mạng trong nước trong vòng 30 ngày) tại tỉnh Nam Định, nên có thể đây là một gói cước được đưa ra nhanh chóng để phù hợp với tình hình cạnh tranh trên địa bàn. Gói

thị trường viễn thông việt nam

BáO cáO viễn thông việt nam QuÝ ii/2014 15

cước C69 sau đó cũng được nhanh chóng triển khai ở một số địa bàn mà ARPU thuê bao thấp khiến chúng ta liên tưởng tới chính sách giá cước linh hoạt mà các doanh nghiêp cung cấp dịch vụ Internet đã áp dụng trong một vài năm trở lại đây.

Tuy nhiên, dù phân tích theo khía cạnh nào thì C69 và C89 cũng có thể coi là một bước tiến mới trong viêc phát triển các gói cước nhằm thúc đẩy mức sử dụng dịch vụ của thuê bao.

Phát triển các gói cước còn thiếu so với đối thủ cạnh tranh

Hai gói cước khác dành cho thị trường ngách là Happy Sea và Tourist được đưa ra trong bối cảnh Viettel và MobiFone đều đã cung cấp các gói cước này. Tuy nhiên, với ưu thế ra sau nên các gói cước của VinaPhone có phần ưu đãi nhiều hơn, đăc biêt là gói cước dành cho Ngư dân Happy Sea.

Gói cước Happy Sea dành cho ngư dân của tỉnh Kiên Giang được ra mắt hồi giữa tháng 6. Ngoài những ưu đãi như giảm giá bán sim, tăng số tiền lớn vào tài khoản gọi và data, cho phep gọi nhóm giá rẻ… như liêt kê trong bảng1.1, VinaPhone còn phối hợp với Avio để cung cấp điên thoại giá rẻ cho thuê bao, tăng thêm sức hút của gói cước đối với người sử dụng. Đây được đánh giá là một trong số những gói cước mới nổi bật, có ưu thế cạnh tranh hơn cả của VinaPhone. Hiên gói cước này đã được triển khai tại một số tỉnh thành khác, nơi có địa hình biển đảo trên toàn quốc.

So sánh gói cước dành cho ngư dân của ba mạng lớn

Happy Sea (Vinaphone) Sea+ (Viettel) Biển đảo (Mobifone)

Giá bán 50.000đ/sim (nếu chiết khấu trực tiếp còn 35k) Giá bán 55.000đ/sim

Tổng tài khoản 380.000đ (Có trong tài khoản 50.000đ, ngay khi hòa mạng)

Tổng tài khoản 240.000đ Tăng 20.000 đ /tháng

Tổng tài khoản truy cập internet: 120.000đ 0 Tăng 50 MB dữ liêu/tháng

Tăng 100% giá trị cho thẻ nạp đầu tiên và 50% cho 5 thẻ nạp tiếp theo

Tăng 50% giá trị 2 thẻ nạp đầu tiên

Phí đăng ký gọi nhóm 5.000đ/tháng/tb và được gọi trong nhóm nhiều thuê bao biển đảo với giá cực rẻ chỉ có 345đ/phút (tính năng Cộng đồng)

Phí đăng ký gọi nhóm 10.000đ/tháng/tb chỉ được gọi nhóm 10TB với mức cước 795đ/phút

Cước gọi nhóm 440 đ/phút

Gọi: nội mạng 690đ/phút, ngoại mạng 1280đ/ phút

Gọi: nội mạng 1590đ/phút, ngoại mạng 1790đ/ phút

Gọi: Nội mạng: 880 đ/phút, ngoại mạng: 1280 đ/phút

thị trường viễn thông việt nam

BáO cáO viễn thông việt nam QuÝ ii/201416

Miễn phí tin nhắn thông tin biển đảo và thời tiết.Cung cấp các gói gia tăng có giá 3000đ/tuần, miễn phí tháng sử dụng đầu tiên cho ngư dân như Câu chuyên ngư dân, Ngư dân làm giàu, Kinh nghiêm ra khơi…

Đăng ký thông tin biển đảo và thời tiết 500đ/ tin.

Truy vấn thông tin dự báo thời tiết trong ngày – 200 đ/lần.Tin về biển Đông, chính sách liên quan đến biển, thông tin thị trường liên quan đến ngành thủy, hải sản – 5.000 đ/tháng..

Còn một số gói cước mới khác dành cho khách du lịch và gói cước gọi quốc tế giá rẻ đi Trung Quốc và Nga. Măc dù các gói cước này so với các đối thủ cạnh tranh không có nhiều nổi bật, thậm chí có phần kem cạnh tranh hơn (ví dụ như sim dành cho khách du lịch), song những động thái tích cực của VinaPhone cho thấy nhà mạng này đang tích cực lấp đầy những khoảng cách về sự đa dạng của gói cước, giá cước, chính sách ưu đãi của các gói với các đối thủ khác.

Thay đổi nhiều chính sách có lợi cho khách hàng

Trong khi Viettel có một số chính sách điều chỉnh khiến khách hàng phản ứng không tốt, điển hình như là viêc tính cước SMS vào tài khoản chính dù là SMS nội mạng hay ngoại mạng thì VinaPhone lại thực hiên hàng loạt chính sách mà tất cả đều có lợi cho các thuê bao, có tác động đối với số đông thuê bao. Ví dụ như:

- Áp dụng bảng giá cước roaming mới từ 1/6 cho 3 nước: Mỹ, Canada và Australia. Theo đó, giá cước các cuộc gọi Viêt Nam và gọi đi quốc tế giảm tới 56%, cước gọi trong mạng khách rẻ hơn với chỉ 17.000 đồng/phút (giảm 47%), cước gọi vê tinh, gửi tin nhắn, data tiếp tục giảm, cước data giảm tới 25% so với mức áp dụng trước đó. Dù rằng viêc điều chỉnh chỉ áp dụng với 3 quốc gia kể trên song đây cũng là những quốc gia mà nhiều người có nhu cầu liên lạc nên số lượng khách hàng được hưởng lợi từ sự điều chỉnh chính sách này là không nhỏ.

- Nới rộng độ tuổi cho phep đăng ký thuê bao học sinh TalkEZ: cho phep nới rộng độ tuổi thuê bao được phep đăng ký từ 12 – 17 tuổi thành 10 - 18 tuổi. Ngoài ra, thuê bao còn được giảm 50% cước sử dụng hai dịch vụ Ringtunes và MCA. Hàng tháng thuê bao vẫn được tăng 15.000 cước thoại và SMS, 50 MB cho dịch vụ data, 25 SMS nội mạng. Viêc nới rộng độ tuổi là hoàn toàn phù hợp với tình hình hiên tại bởi ngày càng có nhiều bậc phụ huynh trang bị điên thoại cho con từ rất sớm, nhằm thuận tiên hơn trong viêc liên lạc và quản lý con cái. Đây cũng là một cách gián tiếp mở rộng đối tượng thuê bao được hưởng các chính sách ưu đãi của gói cước TalkEZ (ví dụ như gọi theo nhóm, gọi giờ rỗi, đăng ký gói cước ngày giá rẻ…).

Sau khi điều chỉnh, gói cước dành cho đối tượng học sinh của VinaPhone có nhiều ưu điểm hơn so với gói cước tương tự của MobiFone cả về độ tuổi cho phep đăng ký lẫn ưu đãi. Còn so với Viettel, gói cước của VinaPhone có giá cước gọi giờ rỗi thấp hơn, ưu đãi nhiều hơn so với Viettel nhưng giới hạn độ tuổi đăng ký thì hạn chế hơn (sau khi VinaPhone thực hiên điều chỉnh, Viettel cũng thực hiên điểu chỉnh độ tuổi đăng ký gói

thị trường viễn thông việt nam

BáO cáO viễn thông việt nam QuÝ ii/2014 17

cước Hi school – không giới hạn độ tuổi đăng ký nữa).

Thị phần tăng dần đều

Những nỗ lực tăng tốc trong mấy tháng trở lại đây đã khiến thị phần thuê bao của VinaPhone đã bắt đầu có sự cải thiên. Nếu như trong quý 1, thị phần thuê bao di động của VinaPhone giảm liên tục qua các tháng chỉ còn 16,1% vào cuối tháng 3, giảm tới 1,4% so với cuối năm 2013 thì trong quý 2, thị phần của nhà mạng này đã tăng liên tục trong tháng 4,5, đạt 16,7% vào cuối tháng 5 (bảng 1.2).

Thị phần thuê bao di động các nhà mạng 5 tháng đầu năm 2014

Tháng VinaPhone (%) MobiFone (%) Viettel (%)12/2013 17.5 31.8 43.51/2014 17.1 32.7 42.72/2014 16.9 33.2 43.43/2014 16.1 32.4 43.94/2014 16.3 31.8 44.45/2014 16.7 31.4 44.6

(Nguồn MIC)Không tính đến những con số đạt được thì cũng có thể thấy VinaPhone đang rất

nỗ lực để tăng sức cạnh tranh với các đối thủ, bằng các chính sách ưu đãi, các gói cước tương tự và cả các gói cước sáng tạo hơn. Nếu quả thực gói cước C89 là kết quả của viêc phản ứng lại tình hình thị trường trên địa bàn thì điều đáng mừng là VinaPhone đã phản ứng rất nhanh chóng, cho thấy cơ chế hoạt động đã có sự cải thiên đáng kể. Với những tín hiêu tích cực đó, VinaPhone hoàn toàn có thể phát triển trở thành một trong những trụ cột của VNPT mới, tạo đà cho sự cải tổ toàn diên sắp tới trong Tập đoàn.

3. Kích cầu tiêu dùng bằng các gói cước ngày giá rẻHình thức gói cước giá rẻ theo ngày được triển khai đầu tiên bởi Vietnamobile

(gói Maxi Talk – 5.000 đ/ngày, gọi nội mạng miễn phí). Gói cước này nhanh chóng giúp Vietnamobile thu hút khách hàng và trở thành một trong những vũ khí cạnh tranh chủ lực thời điểm đó. Giờ đây, gói cước này đang được các nhà mạng lớn đưa vào triển khai rộng rãi nhằm kích cầu mức tiêu dùng của thuê bao và một cách gián tiếp cũng khiến Vietnamobile như các mạng nhỏ khó khăn hơn để giữ chân thuê bao.

Các gói cước giá rẻ theo ngày đã được một số mạng lớn sử dụng được một khoảng thời gian tương đối, song chủ yếu là dưới hình thức ưu đãi dành riêng cho một, một nhóm đối tượng khách hàng nhất định (chủ yếu là thuê bao học sinh sinh viên). Trong vài tháng trở lại đây, MobiFone, một nhà mạng mà trước đó có phần không quan tâm nhiều tới các thuê bao ARPU thấp bắt đầu tích cực triển khai các gói cước dạng này. Còn VinaPhone và Viettel – hai nhà mạng đã áp dụng gói cước này trước đó thì cũng đang mở rộng phạm vi đối tượng khách hàng được đăng ký.

thị trường viễn thông việt nam

BáO cáO viễn thông việt nam QuÝ ii/201418

Từ đầu năm tới nay, Mobifone liên tục nhắn tin tới một số thuê bao để mời mua các gói cước ngày giá rẻ như: T10 (10.000 đ/ngày), thuê bao trả trước được cộng 100.000 đ vào TKKM 1T, thuê bao trả sau được gọi miễn phí 100 phút nội mạng, 50 SMS nội mạng; gói S2 (2.000 đ/ngày) để nhắn tin miễn phí giữa hai thuê bao nội mạng. Măc dù so với các mạng khác, các gói cước ưu đãi của MobiFone có phần ít ưu đãi hơn song viêc triển khai cung cấp các gói cước này cho thấy MobiFone cũng bắt đầu quan tâm hơn tới các thuê bao có ARPU thấp và học tập kinh nghiêm từ các đối thủ khác.

Chính sách mới của VinaPhone đã cho phep tất cả các thuê bao trả trước có thể đăng ký gói cước ngày C50 (5.000đ/lần, thuê bao trả trước được miễn phí 50 phút gọi nội mạng Vinaphone và các cuộc gọi đến thuê bao cố định VNPT nội tỉnh + 50SMS nội mạng trong ngày đăng ký). Hay với viêc nới rộng độ tuổi cho phep đăng ký gói cước TalkTeen, VinaPhone đã gián tiếp gia tăng số lượng thuê bao được đăng ký các gói SV200, V300 dành cho đối tượng này.

Viettel vẫn duy trì các gói cước dạng này (DK5, DK25, VT100…) cho các thuê bao của mình, đăc biêt là các thuê bao HSSV đang chiếm thị phần không nhỏ trong tổng số thuê bao của mạng này. Tương tự VinaPhone, không giới hạn độ tuổi đăng ký gói cước Hi school cũng gián tiếp mở rộng đối tượng thuê bao được hưởng ưu đãi. Ngoài ra, Viettel còn tung ra gói cước dữ liêu giá rẻ theo ngày dành cho thuê bao Dcom để kích cầu mức tiêu dùng trong bối cảnh thị phần và tổng số thuê bao Dcom của mạng này ngày càng giảm.

4. Đề án tái cấu trúc VNPT chính thức được phê duyệtĐề án tái cấu trúc VNPT được Thủ tướng Chính phủ chính thức được phê duyêt

theo Quyết định 888/QĐ-TTg ngày 10/6/2014, giúp VNPT có thể bắt đầu bước vào quá trình tái cơ cấu một cách toàn diên. Đây là một bước ngoăt lớn đầy thách thức với VNPT nói riêng và thị trường viễn thông Viêt Nam nói chung.

Cấu trúc gọn hơn, khoa học hơn

Theo đó sau khi thực hiên tái cấu trúc VNPT sẽ bao gồm:

1. Công ty mẹ: do nhà nước nắm 100% vốn điều lê.

2. Các đơn vị hạch toán phụ thuộc:

−Công ty Hạ tầng mạng (VNPT - Net): Được hình thành trên cơ sở tổ chức lại các công ty, đơn vị, bộ phận đang quản lý hạ tầng mạng lưới viễn thông hiên nay của VNPT, thực hiên chức năng đầu tư, xây dựng, quản lý, khai thác hạ tầng mạng lưới viễn thông thống nhất trong toàn Tập đoàn.

−63 Viễn thông tỉnh, thành phố (VNPT - tỉnh, thành phố): được tổ chức lại để hợp tác với các đơn vị khác thực hiên viêc quản lý, khai thác mạng ngoại vi, hê thống thiết bị đầu cuối, các điểm cung cấp dịch vụ viễn thông công cộng; kinh doanh hàng hóa, dịch vụ trên cơ sở hợp đồng giữa các bên và phân công của VNPT.

thị trường viễn thông việt nam

BáO cáO viễn thông việt nam QuÝ ii/2014 19

−Trung tâm Nghiên cứu Phát triển (VNPT - RD): thực hiên chức năng nghiên cứu, chế tạo, sản xuất các sản phẩm, thiết bị bưu chính, viễn thông và CNTT.

−Trường Trung học Bưu chính Viễn thông và Công nghê thông tin 2. Các đơn vị đào tạo, y tế khác được chuyển về Bộ TT&TT hoăc các địa phương để quản lý.

3. Các công ty con:

−Công ty trách nhiêm hữu hạn một thành viên Dịch vụ Viễn thông (VNPT - Vinaphone): Được hình thành trên cơ sở tổ chức lại các công ty, đơn vị, bộ phận đang quản lý hoạt động kinh doanh dịch vụ viễn thông hiên nay của VNPT, thực hiên quản lý, điều hành kinh doanh dịch vụ viễn thông. MobiFone được điều chuyển nguyên trạng về Bộ TT&TT quản lý từ ngày 1/7/2014.

−Công ty trách nhiêm hữu hạn một thành viên Truyền thông (VNPT - Media): Được hình thành trên cơ sở tổ chức lại các công ty, đơn vị, bộ phận đang quản lý hoạt động kinh doanh sản phẩm phần mềm, dịch vụ giá trị gia tăng, truyền thông hiên nay của VNPT, thực hiên kinh doanh, cung cấp các dịch vụ công nghê thông tin, truyền thông đa phương tiên và các dịch vụ ứng dụng viễn thông.

−Công ty cổ phần Công nghê công nghiêp Bưu chính Viễn thông (VNPT - Technology): Thực hiên chức năng kinh doanh sản phẩm, thiết bị bưu chính, viễn thông và CNTT.

4. Các công ty con VNPT nắm giữ dưới 50% cổ phần

Sau khi tái cấu trúc, VNPT chỉ còn nắm giữ dưới 50% cổ phần tại 18 công ty bao gồm: 1. Công ty cổ phần Các hê thống viễn thông (VINECO), 2. Công ty cổ phần Các hê thống viễn thông (VFT), 3. Công ty cổ phần Vật tư Bưu điên (POTMASCO), 4. Công ty TNHH VKX (VKX), 5. Công ty cổ phần Quảng cáo Truyền thông đa phương tiên (SMJ), 6. Công ty cổ phần Viễn thông Tin học Bưu Điên (CT-IN), 7. Công ty cổ phần Viễn thông tin học điên tử (KASATI), 8. Công ty cổ phần Đầu tư Phát triển Công nghê và Truyền thông (NEO), 9. Công ty cổ phần Thương mại COKYVINA (COKYVINA), 10. Công ty cổ phần Thiết bị Bưu điên (POT), 11. Công ty cổ phần Dịch vụ Xây dựng Công trình Bưu điên (PTCO), 12. Công ty cổ phần Truyền thông VMG (VMG), 13. Công ty cổ phần Phát triển Công nghê và Truyền thông (VNTT), 14. Intersputnik, 15. Công ty ATH-Malaysia (ATH), 16. Công ty ACASIA-Malaysia (ACASIA), 17. Công ty cổ phần Phát triển Dịch vụ Học tập và Giải trí trực tuyến VDC (VDC- NET 2E), 18. Công ty cổ phần Dịch vụ số liêu toàn cầu (GDS).

Như vậy, so với trước đây cơ cấu tổ chức mới của VNPT đã tinh gọn và chuyên biêt hơn nhiều. Các đơn vị được tổ chức lại theo hướng hình thành các DN hoạt động chuyên môn hóa (di động, hạ tầng, nghiên cứu phát triển, dịch vụ giá trị gia tăng), chuyên nghiêp về quản lý khai thác mạng lưới, kinh doanh dịch vụ và bán hàng. Với những thay đổi lớn trong cơ cấu tổ chức, chắc chắn hiêu quả sản xuất, kinh doanh và tính tự chủ của các đơn vị thành viên sẽ được nâng cao.

Thêm vào đó, VNPT cũng chỉ giữ lại một số công ty cổ phần để tập trung đầu tư,

thị trường viễn thông việt nam

BáO cáO viễn thông việt nam QuÝ ii/201420

phát triển. Hơn 60 công ty còn lại, VNPT sẽ thực hiên thoái hết vốn dần dần theo lộ trình để tạo điều kiên các công ty tự phát triển và VNPT cũng tập trung hơn vào các ngành nghề kinh doanh chính của mình.

Cơ hội khẳng định lại mình

Nhắc đến tái cơ cấu VNPT, nhiều người nghĩ ngay đến viêc tách MobiFone ra và phần còn lại của VNPT sẽ găp khó khăn rất nhiều, sẽ có thể lụi tàn dần. Khó khăn thì chắc chắn sẽ có, nhất là trong một vài năm đầu khi bắt đầu hoạt động theo một cơ cấu tổ chức mới, với những cơ chế mới, với nguồn doanh thu và lợi nhuận bị sụt giảm do không có MobiFone tham gia. Tuy nhiên, tái cơ cấu cũng chính là cơ hội để VNPT khẳng định lại vị thế của mình.

Bên cạnh những khó khăn trước mắt, VNPT vẫn đang nắm giữ rất nhiều thế mạnh như: sở hữu mạng lưới cố định mạnh, mạng di động với đầy đủ băng tần cùng hê thống kinh doanh bán hàng rộng khắp cả nước; thương hiêu mạnh đã được xây dựng và tồn tại lâu năm, nguồn tài chính tương đối lớn từ vốn dự trữ, phần vốn thu được từ quá trình cổ phần hoá MobiFone, thoái vốn tại hơn 60 DN khác. Thêm vào đó, VNPT có đội ngũ cán bộ công nhân viên, kỹ thuật viên, nghiêp vụ điều hành viên…đông đảo và có chuyên môn. Đây là những điều kiên “cần” để VNPT phát triển bền vững và mạnh mẽ trở lại.

Về phần các điều kiên “đủ”, ngoài viêc cơ cấu tổ chức được tinh gọn, chuyên biêt hoá như đã đề cập ở phần trên, quan trọng nhất vẫn là làm sao để phát huy được triêt để sức mạnh của toàn thể cán bộ công nhân viên của Tập đoàn. Theo các chuyên gia thì để làm được điều này, ngoài các chiến lược kinh doanh, cơ chế hợp tác, cần có sự thay đổi mạnh mẽ về tổ chức và nhân sự, về chế độ đãi ngộ, tiền lương, tiền thưởng. Những điều này, đã và đang được nỗ lực thực hiên trong toàn VNPT từng ngày, từng giờ.

5. Mạng nhỏ: Lui vào hậu trườngCác nhà mạng lớn càng tìm nhiều cách để tiếp cận với khách hàng hơn, kích cầu

tiêu dùng các thuê bao hiên có hơn thì các nhà mạng nhỏ càng có phần hoạt động trầm lắng hơn bởi không thể cạnh tranh nổi. Theo tình hình thị trường trong 6 tháng đầu năm, các mạng nhỏ dường như đã rút lui vào hậu trường sau một cuộc đua dài không cân sức.

Vietnamobile: quý trầm lắng nhất

Có thể coi 3 tháng vừa qua là khoảng thời gian im ắng nhất của Vietnamobile kể từ khi tái xuất tại thị trường Viêt Nam. Không có gói cước mới nào, cực kỳ ít hoạt động. Ngoài các chương trình KM thường kỳ thì hoạt động nổi bật nhất của Vietnamobile viêc chương trình kích cầu nạp thẻ tích điểm nhận quà nhân dịp Worldcup và nhân dịp nhà mạng này ra mắt thẻ cào mênh giá 30.000 đ. Như vậy, hiên Vietnamobile là nhà mạng duy nhất có thẻ cào ở mênh giá này, nhưng điều đó cũng chẳng có tác động gì đối viêc kích cầu tiêu dùng hay thu hút thuê bao mới. Duy trì được mức thị phần 4,1% như cuối năm 2013 song lượng thuê bao của nhà mạng bị giảm đi mất 1 triêu sau 5 tháng đầu năm (tương ứng giảm mất 20% thuê bao). Dịp kỷ niêm 5 năm ngày thành lập, nhà mạng cũng có một vài chính sách

thị trường viễn thông việt nam

BáO cáO viễn thông việt nam QuÝ ii/2014 21

tri ân cho khách hàng thân thiết, song quy mô chương trình kem hoành tráng hơn nhiều so với các năm trước đây.

Không cạnh tranh nổi với các chính sách khuyến mại của mạng lớn, Vietnamobile chỉ còn trông chờ vào viêc thay đổi các chính sách theo hướng ưu đãi hơn cho các nhà đầu tư ngoại, giảm cước kết nối giữa các mạng nhỏ và mạng lớn (chênh lêch từ 30 – 35% thay vì 10% như hiên nay), tạo điều kiên về tài nguyên kho số, băng tần… Những mong muốn này đã được nhà mạng nhắc tới nhiều lần nhưng chưa có nhiều chuyển biến. Vì vậy, có lẽ Vietnamobile sẽ phải kiên trì và bền bỉ hơn nữa, nhất là trong bối cảnh MobiFone tiến hành cổ phần hoá, hoạt động linh hoạt hơn, keo theo cuộc chạy đua của các mạng lớn khác.

Gmobile: lại giảm ưu đãi cho thuê bao

Gmobile còn có phần “thảm” hơn nữa khi ngoài các chương trình KM nạp thẻ thường kỳ, hoạt động duy nhất thu hút sự chú ý của các thuê bao chính là viêc nhà mạng này âm thầm cắt giảm ưu đãi dành cho thuê bao khi không còn tăng phút gọi miễn phí nội mạng (sử dụng roaming qua mạng của VinaPhone). Thay vì được gọi miễn phí 30 phút nội mạng như trước kia, bây giờ các thuê bao của Gmobile bị tính cước 450 đ/phút gọi nội mạng qua roaming ngay từ phút đầu tiên.

Tuy nhiên, theo báo cáo của nhà mạng này, tính đến cuối tháng 5 nhà mạng vẫn duy trì được 3,9 triêu thuê bao di động, không hề sụt giảm so với cuối năm 2013. Điều này gây nhiều thắc mắc về độ chính xác về số liêu mà mạng này báo cáo! Hoăc nếu như số thuê bao của Gmobile đã đạt tới mức thấp nhất, khó có thể giảm sút thêm nữa thì chắc chắn mức tiêu dùng của thuê bao cũng bị giảm sút nhiều bởi thế mạnh về các ưu đãi cho thuê bao so với các mạng lớn đã không còn.

Sfone đã được Viettel mua lại?

Sau thông tin Bộ TT&TT xem xet thu hồi băng tần 850 MHz cấp cho Sfone vì nhà mạng này gần như đã ngừng mọi hoạt động thì nay theo một nguồn tin chưa chính thức, Viettel đã thành lập Tổ công tác dự án mua bán - sáp nhập Công ty TNHH Thông tin và Viễn thông di động S-Telecom (S-Fone) và yêu cầu một số chi nhánh tỉnh thành tạm dừng thi công một số trạm BTS để rà soát lại các trạm BTS có khả năng tái sử dụng hạ tầng của S-Fone.

Nếu thông tin này là chính xác thì băng tần 850 MHz sẽ thuộc về Viettel và nhà mạng này sẽ thêm một lợi thế cạnh tranh để triển khai 3G cũng như 4G LTE sắp tới. Những thông tin cụ thể hơn về nhân sự, hạ tầng, tần số của Sfone có lẽ sẽ sớm được công bố rộng rãi trong quý 3.

6. Điện thoại di động và những mặt tráiSự phổ biến rộng rãi của điên thoại di động một măt đem lại nhiều tiên ích cho người

dùng Viêt Nam, song măt khác nó cũng bắt đầu có những tác động không mong muốn. Điển hình là viêc số lượng vụ lừa đảo người dùng di động đang ngày càng có xu hướng

thị trường viễn thông việt nam

BáO cáO viễn thông việt nam QuÝ ii/201422

gia tăng cả về số lượng lẫn mức độ tinh vi, nhiều người đang bị xâm phạm thông tin riêng tư mà không hề biết.

Lừa đảo trên di động: nhiều hơn, tinh vi hơn

Hình thức lừa đảo đơn giản nhất là các tin nhắn quảng cáo dịch vụ, mời tải ảnh, tải nhạc, kích vào đường link. Người dùng di động đã khá quen thuộc với hình thức này nên gần như đã không còn bị mắc lừa nữa. Có lẽ vì vậy mà số lượng khiếu nại của người dân về tin nhắn rác trong dịp Tết năm nay đã giảm nhiều lần so với cùng kỳ năm ngoái.

Tuy nhiên, lừa đảo trên di động hiên nay đã đa dạng và tinh vi hơn nhiều. Ví dụ:

- Tin nhắn với nội dung “dễ tin hơn” như Em A tăng bạn một bài hát, gọi vào số… để nghe bài hát, Muốn mua sim với giá …., gọi vào số để biết thêm chi tiết. Các tin nhắn dạng này đều dụ người dùng gọi lại về các đầu số cước gọi cao.

- Tạo lập hàng loạt cuộc gọi nhỡ từ các số tổng đài thông qua các phần mềm nhiều lần vào số máy người dùng, hoăc vào ban đêm để dụ người dùng gọi lại. Sau khi viêc sử dụng các đầu số vê tinh để lừa đảo dạng này bị phát hiên và cảnh báo tới người dùng, các đầu số cố định của Hà Nội, Tp.HCM và nhiều tỉnh thành khác cũng được sử dụng khiến không ít người dùng dù cảnh giác song vẫn bị mắc lừa.

- Tạo lập các kho ứng dụng cho phep tải các ứng dụng miễn phí cho di động. Hầu hết các ứng dụng này đều là ứng dụng bị gắn mã độc, khi cài vào điên thoại sẽ tự động kích hoạt gửi tin nhắn tới một đầu số nào đó và trừ cước của người dùng…. Mới đây nhất, một vụ lừa đảo dạng này đã thu được gần 9 tỷ đồng từ 800.000 thuê bao. Cũng dưới dạng dụ người dùng tải ứng dụng xem phim dành cho di động, nhưng thay vì tính cước 1 lần,

thị trường viễn thông việt nam

BáO cáO viễn thông việt nam QuÝ ii/2014 23

đơn vị cung cấp ứng dụng đã tính cước nhiều lần sau đó, bằng cách tự kích hoạt điên thoại của người dùng gửi tin nhắn sử dụng dịch vụ về các đầu số khác nhau mà đơn vị này đã thuê. Có thuê bao bị trừ cước tới hàng chục lần, với số tiền bị trừ mỗi lần là 15.000 đ.

Thực tế thì những vụ viêc được người dùng phát hiên và phản ánh bởi các phương tiên truyền thông chỉ như phần nổi của tảng băng chìm. Có thể có nhiều hình thức lừa đảo khác mà chính người bị lừa không phát hiên ra.

14.000 thuê bao di động bị nghe lén

Cách đây vài năm, công an đã bắt giữ một công ty có hành vi bán phần mềm nghe len điên thoại thì vừa mới đây, một vụ viêc cung cấp dịch vụ nghe len 14.000 thuê bao điên thoại đã được phát hiên. Theo đó, khi bị cài phần mềm nghe len này (Ptracker), tất cả các thông tin trên điên thoại như: danh bạ, tin nhắn, các cuộc gọi đi, gọi đến, âm thanh ghi âm xung quanh, hình ảnh, video, thống kê lịch sử truy cập trang web, lộ trình di chuyển, vị trí hiên tại của máy bị giám sát sẽ được phần mềm Ptracker lưu lại và đẩy lên máy chủ. Người sử dụng chỉ cần đăng nhập vào trang web của công ty cung cấp Ptracker để xem lại tất cả thông tin của điên thoại bị giám sát! Chỉ vài ngày sau đó, một vụ viêc khác tương tự cũng được phát hiên với một phần mềm nghe len khác, và khoảng 8.000 tài khoản đã được kích hoạt để theo dõi.

Măc dù trong vụ 14.000 thuê bao bị nghe len, kết quả điều tra sơ bộ ban đầu cho thấy chủ yếu là phục vụ nhu cầu theo dõi mang tính cá nhân (theo dõi người quen, người trong gia đình). Tuy nhiên, dù là với mục đích gì thì tính riêng tư của người dùng cũng đã bị xâm phạm một cách nghiêm trọng và không ai chắc chắn rằng những nó sẽ không được sử dụng với các mục đích liên quan tới kinh tế, chính trị.

Người dùng tự phải bảo vệ mình

Sau nhiều lần bàn thảo về giải pháp để giảm thiểu tình trạng tin nhắn rác, lừa đảo người dùng, phương án đưa đầu số về Bộ TT&TT quản lý đã được thống nhất. Cục Viễn thông đang gấp rút xây dựng cơ chế để Bộ TT&TT trực tiếp đứng ra cấp phát đầu số và phương án chuyển đổi để điều chuyển quyền quản lý các đầu số từ các DN về Bộ. Hiên tại, DN nào đang khai thác đầu số này thì vẫn được duy trì đầu số đó nếu không có vi phạm. Với giải pháp này, có thể các đầu số dịch vụ sẽ được quản lý chăt hơn (nếu vi phạm sẽ bị thu hồi luôn, có thể không được phep thuê đầu số nữa), nhưng cũng chỉ giải quyết được một số hình thức lừa đảo người dùng.

Theo xu hướng chung trên toàn thế giới thì điên thoại di động đang trở thành tâm điểm tấn công của tội phạm mạng bởi nó ngày càng chứa đựng nhiều thông tin của người dùng – cả thông tin cá nhân và thông tin về công viêc. Các phần mềm, ứng dụng bị gắn mã độc là viêc hết sức phổ biến và người dùng di động cần phải làm quen với nó, cần thay đổi nhận thức về bảo mật cho di động để tự bảo vê mình.

7. Viettel đề xuất giảm giá cước gọi ngoại mạng

Cuộc đua giảm giá cước di động tại thị trường Viêt Nam đã kết thúc cách đây

thị trường viễn thông việt nam

BáO cáO viễn thông việt nam QuÝ ii/201424

khoảng 4-5 năm. Từ đó tới nay, các nhà mạng không đề xuất điều chỉnh giảm cước gọi di động thêm lần nào nữa song vẫn gián tiếp giảm cước cho người dùng bằng các gói cước dành riêng, các gói cước giá rẻ với mức ưu đãi tăng hơn trước.

Tưởng rằng các nhà mạng sẽ tiếp tục áp mức cước cũ, thay vào đó có thể gia tăng thêm ưu đãi cho người dùng để kích cầu tiêu dùng. Tuy nhiên, tháng 6/2014 Viettel đã đề xuất giảm giá cước gọi ngoại mạng xuống còn ngang mức với cước gọi nội mạng. Hiên tại, mức chênh lêch giữa cước gọi nội mạng và ngoại mạng là 200 đ/phút với thuê bao trả trước và khoảng 100 đ/phút với thuê bao trả sau. Với mức cước gọi ngoại mạng trả trước và trả sau đang được Viettel áp dụng phổ biến nhất hiên nay là 1.380 đ/phút và 990 đ/phút thì cước đã giảm đi tương ứng 14,3% và 10%.

Với đề xuất này của Viettel, thực tế mức giảm cước thuê bao được giảm hàng tháng không quá nhiều. Theo con số nhà mạng này thống kê, nếu áp dụng đồng nhất cước gọi ngoại mạng và nội mạng thì trước mắt nhà mạng này sẽ bị lỗ 80 tỷ mỗi tháng. Với tổng số 54 triêu thuê bao di động hiên có, mức giảm cước trung bình mỗi thuê bao được hưởng là 1.500 đ/tháng! Tuy nhiên, nói cho cùng thì người dùng vẫn được hưởng lợi, dù mức giảm hàng tháng so với trước đây có không đáng kể.

Động thái khá bất thường

Nói động thái xin giảm giá cước di động của Viettel có phần hơi bất thường bởi:

- Chiến lược kinh doanh chung của các nhà mạng trong một vài năm trở lại đây là kích cầu mức tiêu dùng của thuê bao để gia tăng ARPU. Theo đó, thay vì giảm giá cước dịch vụ, nhà mạng thường gián tiếp giảm cước cho người dùng bằng các chương trình khuyến mại cộng thêm, tăng mức ưu đãi về số phút gọi, số sms được gửi của các gói cước trong khi giữ nguyên mức giá. Đăc biêt từ đầu năm tới nay, các nhà mạng áp dụng rất mạnh hình thức này.

- Trong khi đó, người dùng không hề kêu ca là giá cước dịch vụ di động quá cao. Và thực tế là mức cước gọi di động của Viêt Nam cũng khá rẻ so với nhiều quốc gia trong khu vực nói riêng và trên thế giới nói chung. Các đối thủ khác cũng không còn chạy đua phát triển thuê bao mới bằng cách giảm giá cước và trong thời gian gần đây cũng không có nhà mạng nào ngỏ ý giảm giá cước thoại.

Trong khi người tiêu dùng không kêu ca phàn nàn, và còn nhiều cách khác để kích cầu tiêu dùng mà vẫn đảm bảo doanh thu, Viettel lại chọn cách chịu lỗ tạm thời để kích cầu? Vì vậy, lý do nhà mạng này đưa ra là nhằm kích cầu tiêu dùng cho thuê bao không hợp lý cho lắm.

Quyết định của Viettel đưa ra trong bối cảnh MobiFone bắt đầu chính thức được chuyển về Bộ quản lý, VNPT nói chung và VinaPhone nói riêng bắt tay vào viêc tái cơ cấu toàn diên. Vì vậy, có lẽ ngoài mục đích “giúp khách hàng dễ nhớ mức giá và chủ động quản lý chi phí trong việc sử dụng dịch vụ mỗi tháng” thì có lẽ mục tiêu lớn hơn của Viettel là tranh thủ thời cơ để cạnh tranh, để PR cho mình.

thị trường viễn thông việt nam

BáO cáO viễn thông việt nam QuÝ ii/2014 25

THỊ TRƯỜNG 3G1. Tình hình tăng trưởng thuê bao 6 tháng đầu năm

6 tháng đầu năm, trong khi tổng số thuê bao di động giảm dần đều thì lượng thuê bao 3G lại tăng dần đều, cho thấy rõ ràng thị trường di động trong nước đang chuyển dần sang giai đoạn phát triển 3G. Tính đến hết tháng 6, theo ước tính sơ bộ của Bộ TT&TT, tổng số thuê bao 3G đạt gần 24 triêu thuê bao, trong đó có thuê bao 3G di động chiếm khoảng 88% và thuê bao 3G laptop chiếm 12%. (Biểu đồ 2.3)

Như vậy, số lượng thuê bao 3G tăng khoảng 4,3 triêu thuê bao so với cuối năm 2013, tương ứng tăng 22%. Riêng lượng thuê bao 3G di động tăng 4,4 triêu thuê bao so với cuối năm ngoái, tương ứng tăng gần 27%, nâng tỷ lê thuê bao di động sử dụng 3G tại Viêt Nam lên mức 17%.

Biểu đồ 2.3 : Tăng trưởng thuê bao 3G 6 tháng đầu năm

Nguồn MIC

Sau đợt tăng giá cước âm thầm trong quý 1, cùng với viêc không có bất kỳ chương trình kích cầu nào nên dù có gói cước giá rẻ 3G vào ban đêm song số lượng thuê bao 3G của Vietnamobile trong tháng 4 và tháng 5 bắt đầu giảm. Tính tới hết tháng 5, nhà mạng này chỉ còn 504 nghìn thuê bao 3G, tương ứng với 2,2% thị phần (biểu đồ 2.4)

thị trường viễn thông việt nam

BáO cáO viễn thông việt nam QuÝ ii/201426

Biểu đồ 2.4 : Thị phần thuê bao 3G của các mạng trong quý 2/2014

(Nguồn MIC)

Măc dù vẫn triển khai nhiều chương trình khuyến mại, kích cầu thuê bao, thậm chí là còn nhiều hoạt động khuyến mại hơn so với các mạng khác nhưng thị phần và tổng số thuê bao 3G của MobiFone lại có xu hướng giảm dần trong tháng 4 và 5. Do tình hình cạnh tranh không có gì bất thường nên kết quả này có lẽ là do quyết định chính thức về viêc tách MobiFone ra khỏi VNPT. Một số lượng thuê bao là nhân viên trong VNPT sau quyết định này có lẽ đã chuyển sang sử dụng VinaPhone. Nguyên nhân này cũng khá hợp lý để lý giải cho viêc dù không có nhiều chương trình khuyến mại gì nổi bật song tổng số thuê bao và thị phần thuê bao 3G của VinaPhone cũng tăng tương ứng trong 2 tháng này.

Với 48,9% thị phần thuê bao, Viettel hiên vẫn đang chiếm thị phần thuê bao 3G lớn nhất. Với hê thống điểm giao dịch xã trên toàn quốc đang được gấp rút xây dựng, các nhà mạng khác sẽ phải nỗ lực nhiều hơn để giữ vững thị phần thuê bao 3G nói riêng và di động nói chung.

2. Kích cầu thuê bao: tăng dung lượng miễn phí thay vì giảm giá cước dịch vụTrong 3 tháng đầu năm, các nhà mạng chủ yếu lôi keo thuê bao quay trở lại sử

dụng dịch vụ Mobile Internet (MI) bằng cách áp dụng mức giá cũ trong một vài tháng đầu (50.000 đ/tháng). Thuê bao 3G tăng trưởng tốt trong 3 tháng đầu năm cho thấy giải pháp tạm thời này đã đạt được tác dụng phần nào.

Tuy nhiên, sau khi Vietnamobile âm thầm tăng giá cước 3G và bị thuê bao phát hiên ra, người dùng đã nhanh chóng chấp nhận mức cước 3G mới, tạo điều kiên cho các nhà mạng thử nghiêm biên pháp kích cầu mới trong quý 2. Với cách thức này, nhà mạng đã gián tiếp giảm giá cước dữ liêu cho người dùng song đồng thời cũng thúc đẩy người dùng sử dụng nhiều hơn, ARPU của thuê bao cũng sẽ vì thế mà gia tăng hơn. Chính vì vậy, nhiều khả năng cách thức này sẽ sớm được các mạng khác sử dụng.

thị trường viễn thông việt nam

BáO cáO viễn thông việt nam QuÝ ii/2014 27

Theo đó, thay vì giảm giá cước dịch vụ MI không giới hạn lưu lượng cho các thuê bao đăng ký sử dụng lại dịch vụ, MobiFone giữ nguyên giá cước nhưng tăng gấp đôi dung lượng miễn phí ở tốc độ cao mà thuê bao được sử dụng, tức là từ 600MB lên 1,2 GB. Như vậy, nhà mạng vừa giữ nguyên được doanh thu dịch vụ, còn người dùng thì được thêm ưu đãi với số tiền bỏ ra. Các thuê bao chưa sử dụng dịch vụ này lần nào còn được cộng thêm 300 MB vào tài khoản dữ liêu để sử dụng thử, và nếu đăng ký sử dụng dịch vụ cũng sẽ được hưởng ưu đãi tương tự như trên. VNP hiên cũng đã áp dụng cách này từ tháng 7, dung lượng miễn phí của gói MAX cung tăng lên 1,2 GB cho thuê bao mới,

Một trong những nỗ lực nữa của MobiFone để thu hút thuê bao sử dụng là cung cấp gói MI không giới hạn giá rẻ cho các thuê bao là khách hàng doanh nghiêp (KHDN). Các thuê bao này vừa được giảm cước xuống còn 50.000 đ/tháng, và được miễn phí sử dụng 3 chu kỳ dịch vụ cuộc gọi nhỡ MCA và funring. Với những chính sách khá ưu đãi cho đối tượng KHDN, tỷ lê thuê bao này của MobiFone tương đối nhiều. Các chính sách này có thể sẽ giúp số lượng và thị phần thuê bao 3G của MobiFone được cải thiên trong tháng 6.

Năm 2014 đã đi qua một nửa chăng đường và các nhà mạng vẫn chưa thực hiên tăng cước dịch vụ 3G như những thông tin được cả nhà mạng và Bộ TT&TT đưa ra trong năm 2013. Trong bối cảnh cả MobiFone và VinaPhone đều muốn tạo lợi thế cạnh tranh khi không còn chung một nhà, Viettel nếu được triển khai mạng trên băng tần 850 MHz của Sfone có thể giảm giá cước dữ liêu nên nhu cầu tăng giá cũng không quá cần thiết, viêc tăng cước 3G trong năm nay càng có khả năng sẽ không diễn ra.

3. Truy nhập 3G qua máy tính: bước vào giai đoạn thoái trào?Bắt đầu bị 3G trên di động thay thế?

Theo số liêu thống kê của cục Viễn thông, tổng số thuê bao sử dụng 3G để truy nhập Internet trên máy tính trong tháng 6 đã có sự cải thiên, song mức cải thiên rất nhỏ so với mức độ suy giảm. Thêm vào đó, tổng số thuê bao suy giảm liên tục trong 5 tháng liên tiếp, so với con số đạt được cuối năm 2013, hiên thị trường đã sụt giảm mất 320.000 thuê bao, tương ứng giảm mất 10% thuê bao (biểu đồ 2.5)

Biểu đồ 2.5 (Nguồn MIC)

thị trường viễn thông việt nam

BáO cáO viễn thông việt nam QuÝ ii/201428

Với sự phổ biến của wifi, người dùng máy tính xách tay có thể dễ dàng truy nhập internet mà không cần USB 3G. Thêm vào đó, sự ra đời của các dòng smartphone giá rẻ, màn hình lớn, tính năng xử lý đủ phục vụ các nhu cầu xử lý công viêc thông thường, truy nhập Internet dễ dàng cũng khiến lượng người dùng USB 3G ngày càng ít đi. Trong 6 tháng đầu năm, trong khi tổng sô thuê bao 3G trên di động tăng thêm khoảng 4,4 triêu thuê bao thì tổng số thuê bao 3G sử dụng datacard lại giảm đi mất 100.000 thuê bao.

Có thể đây bắt đầu là thời điểm mà 3G trên máy tính bắt đầu bị thay thế, song cũng có thể, sự sụt giảm thuê bao liên tục trong những tháng qua chỉ là ngẫu nhiên. Tuy nhiên, xu hướng thay thế là tất yếu khi mà băng rộng di động đang dần được phủ sóng rộng khắp, cũng giống như sự thế chân của di động đối với điên thoại cố định.

Viettel: Nỗ lực nhưng không được đền đáp

Trong quý 2, Viettel tiếp tục thực hiên các biên pháp kích cầu thuê bao đã triển khai trong 3 tháng đầu năm, thêm vào đó còn ưu đãi thêm cho thuê bao sử dụng một số dịch vụ GTGT trực tuyến như: miễn phí lưu lượng nghe nhạc, đọc báo trên trang keeng.vn, tinngan.vn và 90 ngày dùng thử dịch vụ tải nhạc keengvip, tăng thêm 3 tháng sử dụng các khoá học tiếng anh từ cơ bản đến nâng cao trên trang Vietstudy.vn.

Tuy nhiên, những nỗ lực cải tiến thay đổi cơ cấu gói cước Dcom dành cho thuê bao trả trước cũng như gia tăng thêm lợi ích cho thuê bao dường như không khắc phục được tình trạng sụt giảm liên tục thuê bao của nhà mạng này. Măc dù tổng số thuê bao datacard của thị trường cũng giảm song tốc độ giảm sút thuê bao của nhà mạng này nhanh hơn. Điều đó thể hiên rõ ở viêc thị phần thuê bao datacard của Viettel cũng ngày càng giảm. Từ chỗ chiếm gần 50% thị phần thuê bao, đến nay thị phần của mạng này đã giảm mất 10% so với cùng kỳ năm trước và giảm 6% so với cuối năm 2013. (Biểu đồ 2.6)

Biểu đồ 2.6 (Nguồn MIC)

thị trường viễn thông việt nam

BáO cáO viễn thông việt nam QuÝ ii/2014 29

Đầu tháng 6, Viettel ra mắt thêm gói cước ngày cho thuê bao trả trước, với mức giá 5.000 đ/ngày, được sử dụng 1GB dữ liêu miễn phí. Vượt mức lưu lượng này, người dùng sẽ bị tính cước 976 đ/50 KB. Với gói cước này, Viettel là nhà mạng đầu tiên triển khai gói cước ngày cho thuê bao 3G datacard. Hiên một số nhà mạng đã cung cấp gói cước tương tự cho điên thoại di động, ví dụ như gói D1 của VinaPhone: 5.000 đ/24h, được sử dụng 1GB miễn phí ở tốc độ cao. Nếu so sánh giữa hai gói này, ngoài sự tiên dụng của di động, người dùng trên di động sẽ có thể dùng được nhiều hơn bởi cùng với một nội dung truy cập, phiên bản web dành cho di động thường có kích thước nhỏ hơn so với phiên bản dành cho máy tính. Vì vậy, viêc ra mắt gói cước giá rẻ theo ngày cho thuê bao Dcom dự báo sẽ không tác động nhiều đối với sự gia tăng thuê bao và thị phần thuê bao 3G data card của Viettel, tuy nhiên có thể mức độ sử dụng dịch vụ của mỗi thuê bao có thể sẽ gia tăng.

thị trường viễn thông việt nam

BáO cáO viễn thông việt nam QuÝ ii/201430

THỊ TRƯỜNG INTERNET1. ADSL chững lại - FTTH tăng mạnh

Theo số liêu thống kê của Cục viễn thông, tính đến hết tháng 6/2014 thị trường có tổng số 4,58 triêu thuê bao xDSL, tăng thêm 110.000 thuê bao so với cuối năm 2013. Trung bình mỗi tháng có thêm gần 16.000 thuê bao. Thị trường ADSL trong quý 2/2014 không có nhiều biến động lớn, dịch vụ ADSL đang chững lại không tăng trưởng mạnh như thời kỳ đầu, số lượng thuê bao qua các tháng cũng tăng nhưng không nhiều. Không phải đến thời điểm này mà khoảng 3-4 năm trở lại đây dịch vụ ADSL đã có những dấu hiêu tăng trưởng chậm.(Biểu đồ 2.7)

Tình hình tăng trưởng thuê bao FTTH khả quan hơn và dịch vụ này đang có xu hướng tăng mạnh. Tính đến hết tháng 6, thị trường có 454,1 triêu thuê bao cáp quang so với cuối năm ngoái tăng khoảng 174.000 thuê bao. Đăc biêt tăng đột biến vào tháng 4, 5, 6 mỗi tháng tăng xấp xỉ 45.000 thuê bao. Như vậy, đã có một số người dùng chuyển từ ADSL sang FTTH tốc độ cao. (Biểu đồ 2.8)

Biểu đồ 2.7 (Nguồn: Cục Viễn thông)

Biểu đồ 2.8 (Nguồn: Cục Viễn thông)

thị trường viễn thông việt nam

BáO cáO viễn thông việt nam QuÝ ii/2014 31

Về thị phần của các nhà cung cấp dịch vụ, với cơ sở hạ tầng mạng lưới và vùng phủ rộng lớn VNPT vẫn dẫn đầu thị trường ADSL với 61% thị phần, tiếp đến FPT với 30%, Viettel chỉ có 8% ở mảng dịch vụ này. Nguyên nhân là do phần lớn khách hàng Viettel đang dùng ADSL chuyển sang sử dụng cáp quang giá rẻ. Viettel không chú trọng nhiều đến dịch vụ này mà đang từng bước triển khai FTTH theo hướng bình dân hóa dịch vụ để thay thế ADSL trong tương lai không xa.

Bên cạnh những nhà cung cấp lớn, doanh nghiêp nhỏ CMC Telecom có khá nhiều hoạt động trên thị trường như nâng băng thông dịch vụ internet tại Hà Nội và không tăng cước thuê bao, động thái này cho thấy nhà mạng rất nỗ lực nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng nhưng thị phần internet FTTH của CMC vẫn khá khiêm tốn chỉ chiếm 3%.

Biểu đồ 2.9 (Nguồn Cục Viễn thông)

ADSL hiên đang bị FTTH “lấn lướt” do ưu thế về giá rẻ, tốc độ băng thông lớn và ngày càng được nhiều người dùng lựa chọn sẽ là những yếu tố giúp FTTH tăng tốc. Với xu hướng này thì cơ hội cho ADSL phát triển sẽ rất khó.

thị trường viễn thông việt nam

BáO cáO viễn thông việt nam QuÝ ii/201432

2.Các nhà cung cấp dịch vụ “so găng” ở lĩnh vực cáp quang Thị trường internet thực sự “nóng” khi Viettel tung ra gói cước FTTH giá rẻ, so với

những gói cước hiên đang cung cấp trên thị trường giảm gần một nửa so với trước. Điều này đã khiến cho viêc cạnh tranh giữa các nhà cung cấp dịch vụ khá căng thẳng.

Có thể dễ dàng nhận thấy, Viettel “khơi mào” gói cước giá rẻ và luôn gây sự chú ý đăc biêt đối với khách hàng. Tháng 7/2011 nhà mạng này bất ngờ tung ra thị trường gói cước internet cáp quang với giá chỉ 350.000 đồng/tháng (VAT là 385.000đ/tháng). Mức giá này thậm chí thấp hơn giá gói cước dịch vụ ADSL tốc độ cao cung cấp trên thị trường vào thời điểm bấy giờ. Chưa dừng lại ở đó, tháng 3/2014 Viettel ra mắt gói FTTH giá rẻ với mức giá 192.000 đồng/tháng. Với chiêu “độc nhất vô nhị”, Viettel đã tạo làn sóng cạnh tranh mạnh giữa các doanh nghiêp khác trên thị trường.

Nhằm thu hút khách hàng, các doanh nghiêp thậm chí áp dụng những cách cạnh tranh không lành mạnh với đối tác. Cụ thể, để cạnh tranh với dịch vụ Mega Vnn của VNPT thì Viettel và FPT lôi keo thuê bao của VNPT sang sử dụng dịch vụ của mình. FPT dùng thủ thuật gọi gói cước cáp đồng MegaYou, MegaSave là cáp quang để thu hút thuê bao; Ngoài viêc, Viettel cung cấp gói cước FTTH giá rẻ, được trang bị wifi, miễn phí lắp đăt hay liên tục gia hạn các chương trình khuyến mại, đồng thời tổ chức phát tờ rơi và treo băng rôn tại nhiều địa điểm… thì các nhân viên của nhà mạng thường xuyên mời chào, tìm mọi cách tiếp cận từ khách hàng lớn đến thuê bao là cá nhân hộ gia đình đang sử dụng dịch vụ internet của VNPT chuyển sang gói cáp quang giá rẻ của Viettel. Sở dĩ nhà mạng giảm giá mạnh gói cước FTTH do sử dụng thiết bị modem TPLink 741+ converter là công nghê chuyển tiếp lên quang chứ không phải là cáp quang thực sự. Trong khi giá cước của VNPT có chênh hơn các doanh nghiêp khác nhưng đó là cáp quang chuẩn.

Gói cước cáp quang cạnh tranh triển khai một số khu vực trên địa bàn Hà Nội

STT Nội dungVNPTGói F2F (12M)

ViettelGói ECO (12M)

3 tháng 6 tháng 3 tháng 6 tháng

1Cước hòa mạng mới (đồng/thuê bao/lần)

Không có

Miễn cước

2 Tiền đóng trước cước (đồng) 1.782.000đ 726.000đ 1.155.000đ

3Cước sử dụng trọn gói hàng tháng (đồng/thuê bao/tháng)

Từ tháng thứ 7 đến tháng thứ 24: 297.000đ

242.000đ Nội thành 220.000đNgoại thành 192.500đ

4Thời gian hưởng ưu đãi cước trọn gói hàng tháng

24 tháng

5 Thời gian trừ cước Tháng 13 - 14 - 15 Tháng thứ 2 đến

tháng thứ 7

thị trường viễn thông việt nam

BáO cáO viễn thông việt nam QuÝ ii/2014 33

Trước động thái giảm giá mạnh dịch vụ FTTH của Viettel, FPT Telecom cũng dành nhiều ưu đãi cho khách hàng như giảm phí lắp đăt, bao gồm cả đường truyền và set-top-box dịch vụ FPT Play HD nếu trả trước 6 tháng. Với khách hàng trả trước 12 tháng, FPT Telecom sẽ giảm 30% và tăng cước tháng 13. Nếu khách hàng chọn gói FPT Fiber Home sẽ được sử dụng đồng thời cả đường truyền Internet tốc độ 12 Mbps và dịch vụ giải trí trực tuyến FPT Play HD với các kho phim trực tuyến VOD (xem phim theo yêu cầu), các kênh trực tiếp LiveTV… Khách hàng đang sử dụng đường truyền FPT hay mới đăng ký dịch vụ truyền hình OneTV sẽ được ưu tiên nâng cấp lên đường truyền FTTH, tăng modem và set-top-box tích hợp nội dung giải trí trực tuyến.

Là nhà mạng nhỏ, CMC Telecom không thể cạnh tranh trực tiếp về giá đối với dịch vụ FTTH mà đã thu hút khách hàng bằng cách tăng băng thông dịch vụ internet tại thị trường Hà Nội và giữ nguyên giá cước thuê bao, với mức giá từ 20.000 đồng đến 30.000 đồng tùy từng gói cước và khách hàng được sử dụng dịch vụ tốc độ cao hơn.

Măc dù thị ttrường internet vẫn tồn tại những hình thức cạnh tranh thiếu lành mạnh của một số nhà cung cấp dịch vụ. Tuy nhiên để thị trường phát triển bền vững thì các doanh nghiêp dần định hình và tiến tới xu thế chuyến hướng đầu tư của các nhà cung cấp dịch vụ vào công nghê Internet cáp quang nhằm tạo một bước đột phá để thúc đẩy thị trường băng thông rộng tiến thêm một bước mới đem lại những lợi ích thực sự cho người dùng. Hợp tác để cùng phát triển thay vì cạnh tranh, đối đầu để hạ thấp uy tín của doanh nghiêp khác trên thị trường.

thị trường viễn thông việt nam

BáO cáO viễn thông việt nam QuÝ ii/201434

3. Đẩy mạnh phát triển các ứng dụng trên nền giao thức IPv62014 là năm đánh dấu mốc quan trọng cho viêc triển khai IPv6, bởi sau hai năm

2011-2012 mang tính chất chuẩn bị thì đây chính là giai đoạn 2 của một kế hoạch chuyển đổi từ IPv4 sang IPv6 ở quy mô quốc gia tại Viêt Nam. Mục tiêu của kế hoạch này là đến năm 2019, tất cả các kết nối của Viêt Nam sẽ chuyển hẳn sang giao thức IPv6.

Viêt Nam chính thức khai trương IPv6 (ngày 6/5/2013), sau một năm triển khai mạng DNS quốc gia (VNIX), mạng lõi của các ISP đã sẵn sàng cho IPv6 nhưng mức độ ứng dụng vẫn khá ít. Măc dù đã bắt đầu có những chuyển biến song tốc độ triển khai của các doanh nghiêp vẫn còn rất chậm. Bắt đầu kế hoạch hành động từ khá sớm song Viêt Nam hiên chỉ nằm ở nhóm các nước có hoạt động xúc tiến và triển khai IPv6 ở mức trung bình của khu vực

Trên thực tế, kế hoạch hành động quốc gia mà Bộ TT&TT xây dựng đã đề cập tới rất nhiều giải pháp để thúc đẩy viêc ứng dụng IPv6 tại Viêt Nam, ban hành Bộ tiêu chuẩn quy chuẩn, xây dựng lộ trình đảm bảo các thiết bị sản xuất trong nước cũng như nhập khẩu vào Viêt Nam phải hỗ trợ IPv6, tổ chức những hội thảo chuyên đề về ứng dụng IPv6, học hỏi kinh nghiêm từ những quốc gia đã triển khai tương đối mạnh IPv6 như Nhật Bản, Hàn Quốc....

Theo thống kê, hiên mới có 11/18 ISP, 15 máy chủ DNS, 20 chủ website (sở hữu 35 website .vn) và 6 nhà sản xuất thiết bị là VNPT Technology, Viettel R&D, FPT Telecom, D-Link, Zyxel, Ruckus đã triển khai IPv6. Lưu lượng IPv6 kết nối từ Viêt Nam ra thế giới còn thấp và các dịch vụ nội dung, DNS trên nền giao thức này còn khá khiêm tốn.

Viêc triển khai IPv6 tại Viêt Nam cũng như trên thế giới là một yêu cầu tất yếu, bởi giao thức này vừa giúp giải quyết sự cạn kiêt tài nguyên của IPv4, đồng thời thúc đẩy khả năng kết nối về ứng dụng, dịch vụ, nội dung trên nền giao thức mới. Điều quan trọng là Viêt Nam cần phải phát triển được các dịch vụ ứng dụng nội dung trên nền giao thức IPv6.

thị trường viễn thông việt nam

BáO cáO viễn thông việt nam QuÝ ii/2014 35

THỊ TRƯỜNG TRUYỀN HÌNH TRẢ TIỀN

1.Tổng quan chung về thị trường truyền hìnhTrong khi thị trường viễn thông đang có xu hướng bão hòa thì thị trường truyền

hình trả tiền trở nên sôi động hơn bao giờ hết. Ước tính thị trường truyền hình hiên có hơn 6 triêu thuê bao và 20 triêu thuê bao tiềm năng. Với quy mô thị trường rộng lớn có hơn 40 doanh nghiêp đang hoạt động, rõ ràng đây là “mảnh đất” màu mỡ được nhiều doanh nghiêp nhòm ngó.

Chính vì vậy, thời gian gần đây xuất hiên những hình thức cạnh tranh không lành mạnh như cung cấp dịch vụ trái phep, quảng cáo dịch vụ không rõ ràng… nhằm mở rộng “miếng bánh” thị phần. Rõ ràng thị trường đang thiếu cơ chế chính sách quản lý cho các nhà cung cấp truyền hình với mọi đăc điểm, loại hình khác nhau.

Hiên, viêc khai thác phát triển dịch vụ truyền hình chủ yếu vẫn tập trung ở các thành phố lớn, khu trung tâm trong khi thị trường nông thôn vẫn bị bỏ ngỏ, đây sẽ là cơ hội lớn cho các nhà cung cấp mới gia nhập mở rộng thị trường.

Với sự gia nhập của các doanh nghiêp viễn thông đã tạo hiêu ứng cạnh tranh cao của các doanh nghiêp truyền hình. Bên cạnh viêc đẩy mạnh các chương trình khuyến mại, giảm giá cước, măt khác cơ cấu lại các gói kênh với mức giá đồng nhất, miễn phí cho các ti vi phụ khi khách hàng đăng ký mới thay vì tính phí thuê bao cho ti vi khác... Song có thể thấy các doanh nghiêp như Viettel, VNPT, FPT Telecom bước đầu “khơi nguồn” cho những cú hích mới trên thị trường truyền hình.

2.Viettel và FPT “lỡ hẹn” cung cấp dịch vụ truyền hìnhTheo kế hoạch Viettel sẽ cung cấp dịch vụ vào tháng 4/2014 và FPT Telecom sẽ

triển khai dịch vụ truyền hình trả tiền trong quý 2/2014. Tuy nhiên cho đến thời điểm này cả hai doanh nghiêp vẫn chưa ra mắt dịch vụ trên thị trường. Nguyên nhân Viettel đưa ra là do chuyển đổi công nghê từ ADSL sang FTTH. Theo đó, Viettel sẽ cung cấp dịch vụ truyền hình cáp số trên toàn quốc, không cung cấp dịch vụ truyền hình cáp analog. FPT Telecom thì đang đầu tư và nâng cấp hạ tầng viễn thông tại các thành phố lớn để chuẩn bị cho các đường trục mới. Dự kiến quý 3/2014, Viettel sẽ chính thức công bố dịch vụ truyền hình cáp tới khách hàng.

Với thế mạnh về cơ sở hạ tầng mạng lưới rộng lớn, dù cả hai nhà cung cấp này chưa đưa ra kế hoạch cụ thể từng gói cước sẽ áp dụng nhưng Viettel cho biết sẽ tung ra gói cước với giá cực kỳ hấp dẫn, chỉ 30.000 đồng/tháng, chưa tới 1/3 giá hiên tại. Tiếp đến là FPT Telecom dù chưa công bố chi tiết các gói dịch vụ nhưng đã có nhiều đồn đoán giá cũng hấp dẫn không kem so với Viettel. Những thông tin này đã khiến các đài truyền hình lo lắng thị phần sẽ bị san sẻ nên phải áp dụng các chính sách mới như cơ cấu lại các gói kênh, giảm cước, ưu đãi người dùng… để giữ chân khách hàng trước khi hai “ông lớn” chính thức cung cấp dịch vụ ra thị trường.

thị trường viễn thông việt nam

BáO cáO viễn thông việt nam QuÝ ii/201436

3. Sự buông lỏng quản lý tạo kẽ hở cho doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trái phép

Viêc thu hút thuê bao, dành thị phần trên thị trường là điều mà bất cứ doanh nghiêp nào cũng muốn nhằm mang lại nguồn thu, lợi nhuận cho đơn vị. Tuy nhiên, các hình thức cạnh tranh theo kiểu như cắt, phá mạng cáp của doanh nghiêp khác làm tê liêt mạng lưới trên diên rộng, gây mất tín hiêu cho nhiều thuê bao đã ảnh hưởng không nhỏ đến uy tín của nhà cung cấp dịch vụ và quyền lợi của khách hàng không được đảm bảo là điều khó chấp nhận trong kinh doanh.

Chưa dừng lại ở đó vẫn có những doanh nghiêp lách luật để cung cấp dịch vụ không đúng giấy phep chẳng hạn như vụ viêc của Truyền hình cáp Saigontuorist (SCTV) là một điển hình. Ngày 6/9/2011, SCTV đã ký hợp đồng hợp tác kinh doanh với Công ty cổ phần Dịch vụ truyền thanh - truyền hình Hà Nội (BTS) để triển khai một số hoạt động về truyền hình như trao đổi kênh chương trình truyền hình; hợp tác đầu tư triển khai hê thống mạng cáp truyền hình Analog và kỹ thuật số trên địa bàn 3 quận, huyên: Hoàng Mai, Hà Đông, Thanh Oai.

Tuy nhiên, tại một số địa bàn SCTV không ký hợp đồng cung cấp dịch vụ truyền hình cáp Analog với khách hàng mà chỉ ký hợp đồng cung cấp dịch vụ truyền hình cáp kỹ thuật số. Nhưng trên hạ tầng mạng viễn thông của các khu vực này người dân vẫn sử dụng truyền hình cáp Analog của SCTV. Doanh nghiêp đã lách luật để cung cấp dịch vụ ở những khu vực không được cấp phep. Theo đó, hợp đồng cung cấp dịch vụ SCTV ký kết với khách hàng có cả dịch vụ truyền hình cáp kỹ thuật số và dịch vụ truyền hình

thị trường viễn thông việt nam

BáO cáO viễn thông việt nam QuÝ ii/2014 37

cáp Analog tại 3 quận, huyên trên. SCTV đã thực hiên không đúng quy định về phạm vi cung cấp dịch vụ tại điều 3 của Giấy phep số 189/GP-BTTTT của Bộ TT&TT. Vi phạm vào Khoản 5 Điều 25 Quyết định 20/2011/QĐ-TTg ngày 24/3/2011 của Thủ tướng Chính phủ về quy chế quản lý hoạt động truyền hình trả tiền.

Do vậy, ngoài viêc bị xử phạt hành chính thì SCTV phải khắc phục những hậu quả do các vi phạm gây ra như tổ chức triển khai các biên pháp kỹ thuật, thỏa thuận lại nội dung hợp đồng cung cấp dịch vụ ở ba khu vực và thông báo tới các hộ dân, đơn vị sẽ ngừng truyền dẫn tín hiêu truyền hình cáp Analog trên mạng viễn thông Hà Nội, trước ngày 1/8/2014.

Cụ thể SCTV cam kết sẽ hỗ trợ cho người dân để mua sắm thiết bị, đẩy nhanh viêc chuyển đổi cho khách hàng đang sử dụng dịch vụ Analog sang sử dụng dịch vụ truyền hình số. Đồng thời, doanh nghiêp sẽ phải chi một khoản tiền khá lớn khoảng 26 tỷ đồng cho đợt chuyển đổi này để khắc phục những hậu quả sai phạm.

Từ viêc SCTV bị tố cung cấp dịch vụ không đúng phạm vi được phep cũng là hồi chuông báo động cho các cơ quan chức năng. Cho thấy viêc quản lý bị buông lỏng và chưa có sự giám sát chăt chẽ của đơn vị có thẩm quyền vô tình tạo kẽ hở cho doanh nghiêp lách luật làm liều gây ảnh hưởng tới các đơn vị kinh doanh chính thống. Để các doanh nghiêp khác không tái phạm, thì biên pháp phạt hành chính chưa đủ sức răn đe mà cần có chế tài mạnh tay. Nếu không sẽ khiến các doanh nghiêp khác phớt lờ những quy định cố tình làm sai nếu có phát hiên cũng chỉ bị xử phạt hành chính.

4.Áp dụng biện pháp quản lý thị trường truyền hình như quản lý viễn thôngThị trường truyền hình đang bước vào cuộc cạnh tranh khá quyết liêt. Không chỉ

cạnh tranh bằng giá cước, lôi keo khách hàng mà cả bằng chính sách thương mại. Để thị trường phát triển lành mạnh, tạo điều kiên kinh doanh bình đẳng giữa các nhà cung cấp dịch vụ thì nhà nước cần sớm ban hành các chính sách quản lý như: Quản lý giá sàn, chính sách về kết nối nội dung các kênh truyền hình trong nước, mua bán bản quyền truyền hình…

Nếu không có quy định cụ thể cho thị trường truyền hình sẽ gây khó khăn cho cơ quan quản lý khi doanh nghiêp có vi phạm như bán dịch vụ dưới giá sàn làm phá giá thị trường thì không có sở cứ để quy trách nhiêm cho doanh nghiêp nào để tiến hành xử phạt.

Viêc Bộ TT&TT sớm ban hành quy định về kết nối nội dung giữa các nhà mạng cung cấp dịch vụ truyền hình cáp và các đài truyền hình là rất cần thiết tránh tình trạng một số nhà đài lớn muốn độc quyền nội dung, gây khó dễ cho các nhà mạng không muốn chia sẻ nội dung các kênh truyền hình trong nước.

Bên cạnh đó, viêc hợp tác mua bán bản quyền truyền hình các sự kiên quốc tế lớn (như bản hình truyền hình Giải ngoại hạng Anh, World Cup…) dần tiến tới hình thành một thị trường bản quyền truyền hình để các bên có thể tham gia mua bán cũng là vấn đề nóng hiên nay.

thị trường viễn thông việt nam

BáO cáO viễn thông việt nam QuÝ ii/201438

Thực tế hiên các nhà cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền đang chia thành hai nhóm: Các nhà đài đơn thuần và các nhà mạng viễn thông cung cấp dịch vụ truyền hình (IPTV hoăc cáp…). Các nhà đài có lợi thế về viêc sản xuất và tổ chức nội dung các kênh trong nước và nước ngoài, trong khi các nhà mạng có thế mạnh về hạ tầng truyền dẫn. Nhưng để hai bên cùng bắt tay hợp tác chia sẻ để đôi bên cùng có lợi vẫn là điều khó khả thi đối với các doanh nghiêp ở Viêt Nam.

Hiên nay, các nhà cung cấp truyền hình đang kinh doanh theo kiểu doanh nghiêp nào mạnh doanh nghiêp ấy thắng chứ chưa có sự hỗ trợ nhau hay theo định hướng chung cùng hợp tác. Vì vậy, cần áp dụng phương thức quản lý thị trường truyền hình như quản lý viễn thông. Nếu như thị trường viễn thông hiên chỉ còn khoảng 4-5 doanh nghiêp thì thị trường truyền hình trả tiền đang có tới hơn 40 doanh nghiêp với đủ mọi quy mô, từ lớn đến nhỏ. Trong đó, thị phần chủ yếu vẫn nằm trong tay các nhà đài lớn như SCTV chiếm 40%, VTV Cab 30%, HTVC khoảng 15% và các doanh nghiêp khác 15%.

Vì vậy, viêc sớm ban hành một chính sách, phương thức quản lý cho thị trường truyền hình trở thành nhu cầu cấp thiết. Nếu không có sự hỗ trợ của các các cơ quan quản lý có thể các nhà mạng cũng sẽ bù cheo từ lợi nhuận dịch vụ viễn thông cho dịch vụ truyền hình, gây bất lợi cho các nhà đài.

5. Triển khai đề án số hóa truyền hình vẫn còn bất cậpTình hình triển khai đề án số hóa truyền hình đến nay đã đạt được một số kết quả

nhất định song vẫn tồn tại một số vấn đề cần giải quyết. Cụ thể:

- Tại 5 thành phố trực thuộc Trung ương là Hà Nội, TP.HCM, Hải Phòng, Đà Nẵng và Cần Thơ đã được phủ sóng số chuẩn DBV-T2, theo đó AVG đã phát sóng quảng bá các kênh truyền hình địa phương thuộc hai khu vực Bắc Bộ và Nam Bộ, VTV đã có trạm phát sóng DVB-T2 tại 5 thành phố này.

- Viêc thiết lập công ty truyền dẫn phát sóng khu vực vẫn còn bất cập. Nếu như Hà Nội và Hải Phòng đã đạt được thỏa thuận liên kết thành lập công ty truyền dẫn phát sóng cho khu vực Bắc Bộ, thì Đài truyền hình TP.HCM và Vĩnh Long vẫn chưa đưa ra một phương án thống nhất để cùng hợp tác tại khu vực Nam Bộ. Nếu Nam Bộ vẫn chưa hình thành được doanh nghiêp truyền dẫn phát sóng chung thì Bộ TT&TT sẽ giao cho các doanh nghiêp toàn quốc tham gia phát sóng số các kênh địa phương của TP.HCM và Cần Thơ.

Cục Tần số Vô tuyến điên đề nghị Bộ TT&TT ban hành quy định về tiêu chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn chất lượng phát sóng số và những chế tài xử phạt mà các doanh nghiêp truyền dẫn phát sóng phải cam kết thực hiên trước khi xin cấp phep, để đảm bảo sau khi được cấp phep các doanh nghiêp phải thực hiên đúng lộ trình số hóa truyền hình.6. Xu hướng tích hợp đa dịch vụ: Truyền hình – Viễn thông - Internet

Trước nguy cơ cạnh tranh cao từ các hình thức truy cập Internet khác nhau, viêc tích hợp các dịch vụ ADSL+Truyền hình+Điên thoại cố định với nhau và đẩy mạnh các dịch vụ GTGT trên cùng đường truyền được xem là giải pháp tối ưu.

thị trường viễn thông việt nam

BáO cáO viễn thông việt nam QuÝ ii/2014 39

Sự hội tụ giữa Truyền hình - Viễn thông - Dịch vụ internet đang tạo ra sức mạnh đăc thù cho các nhà cung cấp mới, hứa hẹn đẩy miếng bánh truyền hình lớn thêm, phương thức kinh doanh đa dạng hơn nhằm cung cấp những dịch vụ mới, độc đáo ra thị trường.

Chính vì vậy, viêc tích hợp các dịch vụ trên cùng một đường truyền đang là xu hướng được các doanh nghiêp tích cực triển khai nhằm tận dụng lợi thế về hạ tầng mạng sẵn có để tối ưu hóa phát triển các dịch vụ đi kèm, vừa mang lại lợi ích cho người dùng và cả doanh nghiêp. FTTH kết hợp với dịch vụ truyền hình IPTV sẽ tạo nên một căp dịch vụ có tính tương hỗ lớn cho các nhà khai thác, cung cấp mức giá hợp lý sẽ tạo điều kiên cho nhiều hộ gia đình sớm tiếp cận dịch vụ chất lượng, tốc độ cao. Xu hướng này đang được các nhà mạng chú trọng hơn. Ngoài ra, giảm thiểu thuê bao ảo khi tích hợp các dịch vụ và là biên pháp tăng lòng trung thành của khách hàng đối với nhà mạng. Nếu khách hàng muốn chuyển đổi sang các mạng khác sẽ phải cân nhắc, tính toán những lợi thiêt hơn khi hủy dịch vụ. Đồng thời, giúp đôi bên cùng có lợi: Nhà cung cấp dịch vụ hạn chế những chi phí phát sinh còn khách hàng được hưởng nhiều ưu đãi từ nhà cung cấp dịch vụ .

Tuy nhiên, mỗi loại hình dịch vụ sẽ có những lợi thế riêng khác nhau. Vì vậy, các nhà khai thác nên phát huy tối đa những lợi thế về cơ sở hạ tầng mạng lưới để tối đa hóa lợi ích cho doanh nghiêp và người dùng.

chuyên đề:

Thị trường viễn thông

sau tái cơ cấu VNPT

CHƯƠNG IIIVới việc nhiều đơn vị sau tái cơ

cấu VNPT sẽ tách ra và trực thuộc về Bộ TT&TT sẽ không chỉ tác động tới VNPT mà còn có tác động to lớn tới toàn thị trường viễn thông Việt Nam. Bố cục thị trường sẽ thay đổi và mối quan hệ giữa các nhà khai thác cũng có những thay đổi lớn. Chuyên đề lần này của Báo cáo viễn thông sẽ phân tích những thay đổi trong các lĩnh vực của thị trường viễn thông trong thờ gian tới.

cHuyÊN đề

BáO cáO viễn thông việt nam QuÝ ii/2014 41

1. Thế chân vạc lệch trên thị trường di độngMột nội dung quan trọng trong quyết định của Chính phủ là MobiFone sẽ được tách

ra khỏi VNPT và chuyển về trực thuộc Bộ TT&TT. Như vậy lĩnh vực di động sẽ có những thay đổi lớn. Nếu như trước đây thị trường có hai Tập đoàn lớn cạnh tranh với nhau thì giờ đây sẽ có 3 nhà mạng và VNPT sẽ có thêm một đối thủ mới trên thị trường là “người anh em” VMS.

Về măt thị phần, khi chưa tách VMS ra, cán cân giữa VNPT – Viettel là tương đối thăng bằng. Viettel chiếm khoảng từ 46-49% thị phần trong khi VNPT (Vinaphone + VMS) cũng chiếm phần tương tự. Tuy nhiên, tới đây khi VMS tách ra, thị trường sẽ chính thức hình thành thế chân vạc với 3 nhà mạng lớn là: VNPT (Vinaphone) – Viettel – VMS. Cùng theo đó là tương quan giữa các nhà mạng cũng thay đổi.

VNPT và Viettel sẽ không cân bằng về thị phần di động nữa mà Viettel sẽ trội hẳn so với hai nhà mạng còn lại. Cụ thể, VNPT (Vinaphone) sẽ chỉ còn chiếm khoảng 21-23% thị phần di động, con số này của VMS là 23-26% trong khi Viettel chiếm áp đảo với khoảng gần một nửa thị phần. Điều này khiến thị trường di động hình thành thế chân vạc lêch với một chân dài hơn hẳn so với hai chân còn lại. Thị trường đang ở thế giằng co cũng được định vị lại với vị trí số một đương nhiên thuộc về Viettel. Điều này sẽ có hai tác động lên thị trường:

Một là trong thời gian đầu, VNPT (Vinaphone) và cả VMS sẽ găp khó khăn trong cạnh tranh với Viettel do chiếm thị phần dịch vụ thấp hơn hẳn. Bên cạnh đó, mối quan hê liên thủ VNPT (Vinaphone) – VMS sẽ vẫn còn đang trong quá trình chuyển đổi từ quan hê “anh em một nhà” sang dạng “hợp đồng kinh tế” sẽ khiến sức cạnh tranh của hai nhà mạng này ít nhiều bị ảnh hưởng. Đây sẽ là giai đoạn khó khăn với cả VNPT (Vinaphone) và VMS. Giai đoạn này Viettel có thể “thừa nước đục thả câu” để tranh thủ giành thêm thị phần trong lĩnh vực di động nếu VNPT (Vinaphone) và VMS quá mải mê vào câu chuyên tái cơ cấu.

Hai là về lâu dài, nó tạo động lực cho cả VNPT (Vinphone) và VMS trong viêc tăng thị phần dịch vụ của mình để bớt chênh lêch so với Viettel. VNPT và VMS bỗng nhiên trở nên nhỏ be hơn trên thị trường và điều này là sẽ tạo áp lực lớn để hai nhà mạng nỗ lực phát triển dịch vụ. Nhỏ đi cũng đồng nghĩa với bớt cồng kềnh và mọi viêc sẽ phải triển khai nhanh hơn. Do đó bên cạnh khó khăn thì đây cũng là cơ hội lớn cho hai nhà mạng này.

2. Mối quan hệ VNPT – VMS: Đối thủ hay đối tác?Đương nhiên khi VMS tách ra thì VMS sẽ trở thành đối thủ của VNPT (Vinaphone)

trên thị trường di động. Tuy nhiên, với những gì đang hợp tác, chia sẻ thì giữa hai nhà mạng này còn tồn tại mối quan hê khác – mối quan hê đối tác toàn diên.

cHuyÊN đề

BáO cáO viễn thông việt nam QuÝ ii/201442

Trước đây, dù VMS hạch toán độc lập về tài chính song cơ bản giá cước và các chương trình khuyến mại khá đồng nhất với Vinaphone do là “anh em một nhà”. Viêc sử dụng chung cơ sở hạ tầng hay liên thủ trong viêc xây dựng các gói cước để tăng sức cạnh tranh là viêc đương nhiên. Với viêc VMS tách ra, tới đây mọi sự hợp tác này sẽ phải chuyển đổi sang dạng đối tác và phải được thể hiên bằng các hợp đồng kinh tế.

Viêc dùng chung hạ tầng truyền dẫn và kết nối liên mạng giữa VNPT (VinaPhone) - VMS về cơ bản cũng sẽ chuyển đổi sang thành các hợp đồng kinh tế song phương, đảm bảo quyền lợi mỗi bên để cùng nhau phát triển để phù hợp với mối quan hê mới. Trong vai trò đối tác, cả VNPT (Vinaphone) và VMS đều được lợi nhiều hơn so với trước đây, bởi tính ràng buộc của nó cao hơn và cũng tạo sự linh động lớn hơn cho mỗi nhà mạng.

Cả VNPT (Vinaphone) và VMS đều sẽ phải cố gắng để đối tác không thất vọng về mình và quan trọng hơn là để cùng giảm khoảng cách so với người dẫn đầu. VNPT (VinaPhone) do vậy sẽ phải vận dụng mọi năng lực và thế mạnh vốn có về dịch vụ viễn thông của các đơn vị thành viên như VTI, VTN, VDC, VASC… để hỗ trợ và theo kịp “cuộc đua tam mã” của thị trường di động, tránh bị tụt hậu. Đây là nhiêm vụ sống còn, bởi doanh thu của VinaPhone vẫn đang đóng vai trò chủ đạo trong tổng doanh thu của cả tập đoàn VNPT. Viêc VNPT (Vinaphone) và VMS rơi tình thế đồng cảnh ngộ khi phải cố sức để giành thêm thị phần nhằm giảm khoảng cách với Viettel nhiều khả năng sẽ đẩy VNPT (Vinaphone) và VMS dù không còn trong cùng một nhà nhưng sẽ hợp tác chăt chẽ với nhau để hoàn thành tốt vai trò đối tác toàn diên cùng có lợi.

Tất cả những điều này hứa hẹn sẽ đưa thị phần của VNPT (Vinaphone) và VMS sẽ có sự cải thiên tốt hơn trong thời gian tới. Thế chân vạc có thể sẽ bớt lêch hơn và biết đâu, sau một thời gian nữa, trật tự của thị trường di động sẽ có sự thay đổi theo hướng tốt hơn cho VNPT (Vinaphone) và cả VMS.

3. Các thị trường khácBên cạnh thị trường di động có xáo trộn lớn thì với viêc VMS tách ra và sẽ trở thành

một Tổng công ty thì các lĩnh vực khác như thuê kênh, băng rộng, truyền hình cũng sẽ có những tác động nhất định, dù không lớn như lĩnh vực di động.

VMS tách ra thì những gì đang thuê của VNPT sẽ phải được thể hiên dưới dạng hợp đồng kinh tế. Nói cách khác, như phân tích ở trên thì VNPT và VMS sẽ trở thành đối tác và do đó VNPT cần cung cấp các sản phẩm, dịch vụ với chất lượng tốt và mức giá cạnh tranh để đảm bảo “khách hàng” VMS hài lòng. Điều này sẽ tạo áp lực để các bên nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ mình cung cấp mà ở đây chủ yếu là thuê kênh, thuê địa điểm, nhà trạm, roaming…

Ngoài ra, để VMS trở thành tổng công ty, thì bản thân VMS cũng sẽ đầu tư vào các dịch vụ như băng rộng cố định, CNTT, truyền hình… Do đó với tầm nhìn dài hạn thì các lĩnh vực này sẽ có thêm “đối thủ” và áp lực cạnh tranh sẽ tăng đối với tất cả các nhà mạng hiên hữu. Định vị thị trường trong tương lai như vậy để có chiến lược sớm chiếm lĩnh các thị trường này.

cHuyÊN đề

BáO cáO viễn thông việt nam QuÝ ii/2014 43

4. Quy mô thoái vốn của Tập đoànVNPT sẽ phải thoái vốn tại 63 doanh nghiêp mà tập đoàn đang nắm vốn. Trong

số 63 doanh nghiêp này, có 13 doanh nghiêp hiên đang niêm yết trên thị trường chứng khoán, do đó có thể ước lượng được tương đối chính xác số tiền mà Tập đoàn có thể thu hồi được. Cụ thể số lượng cổ phiếu, giá trị vốn hóa tính theo thị giá hiên tại của các Doanh nghiêp niêm yết mà VNPT đang nắm được thể hiên trong bảng 3.1.

Theo đó, tổng số tiền VNPT có thể thu hồi về tính theo giá trị hiên tại của thị trường là hơn 555 tỷ đồng, một khoản không lớn so với vốn điều lê của Tập đoàn.

Trong đó khoản đáng giá nhất của VNPT là khoản đầu tư vào Sacom (SAM) với khoản tiền tương đương giá trị thị trường là hơn 360 tỷ đồng. Cổ phiếu của Sacom hiên đang dao động quanh mức 9.000đ/cổ phiếu và có thanh khoản khá tốt. Nhờ thành khoản tốt nên viêc thoái vốn tại SAM nếu chấp nhận ở mức giá hiên nay thì có lẽ không mấy khó khăn.

Tuy nhiên, bên cạnh Sacom, VNPT cũng phải thoái vốn tại một số công ty có giá cổ phiếu đang ở mức thấp và thanh khoản cũng không thật tốt như QCC, VIE. Viêc thoái vốn tại các công ty này có thể sẽ khó khăn hơn nhiều. Tuy nhiên, khối lượng cổ phiếu mà VNPT nắm giữ tại các công ty này rất ít nên có lẽ nó không ảnh hưởng đáng kể tới giá trị vốn thu về của Tập đoàn.

Trong số 13 doanh nghiêp đang niêm yết, do thời gian xây dựng và trình các cấp phê duyêt đề án tái cơ cấu là khá dài nên trong thời gian này Tập đoàn đã thoái vốn xong tại hai công ty là công ty cổ phần Sonadezi Long Thành (SZL) và Tổng công ty Bảo Minh (BMI).

Công bằng mà nói thì viêc thoái vốn tại hai công ty này là dễ nhất trong số 13 công ty trên bởi 2 lựa chọn thoái vốn đầu tiên này đều là cổ phiếu có thanh khoản khá tốt với mức giá trên 10.000 đồng. Đây cũng là hai cổ phiếu có giá cao nhất trong 13 cổ phiếu mà VNPT đang nắm giữ.

Cụ thể viêc thoái vốn tại công ty cổ phần Sonadezi Long Thành (SZL): VNPT thực hiên 2 lần. Lần 1, đăng ký bán toàn bộ 1.065.600 cổ phiếu từ 16/9/2013 đến 15/10/2013 nhưng VNPT chỉ thành công một phần là 373.500 cổ phiếu. Phần dư 692.100 cổ phiếu được bán nốt trong lần đăng ký thứ 2 và thành công khoảng 1 tháng sau đó.

Với tổng công ty Bảo Minh (BMI): Tập đoàn chỉ đăng ký 1 lần từ 20/2 đến 21/3/2014 và đã thoái thành công 585.570 cổ phiếu BMI đang nắm giữ.

Như vậy, trong thời gian tới Tập đoàn sẽ phải thoái vốn tại 11 công ty đang niêm yết trên sàn và 50 công ty chưa niêm yết. Đây là một khối lượng công viêc khá lớn nhất là trong thời điểm mà thị trường chứng khoán cũng chưa thật khởi sắc như hiên nay. Đăc biêt khó khăn hơn đối với 50 công ty chưa lên sàn, bởi để thoái vốn sẽ phải tìm kiếm các đối tác muốn mua lại phần vốn góp đó.

cHuyÊN đề

BáO cáO viễn thông việt nam QuÝ ii/201444

5. Năm nhóm dịch vụ chính của VNPT Với mô hình tổ chức mới như đã trình bày ở phần 1, có thể thấy định hướng VNPT

sẽ tập trung phát triển 5 nhóm dịch vụ bao gồm: dịch vụ di động, băng rộng, dịch vụ giá trị gia tăng CNTT, dịch vụ truyền hình - truyền thông, công nghiêp viễn thông - CNTT. Chia sẻ trong hội nghị quán triêt nội dung quyết định của Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ TT&TT cũng cho biết quan điểm của Chính phủ là VNPT sẽ tập trung phát triển dịch vụ di động, băng rộng, tạo sự đột phá trong kinh doanh dịch vụ giá trị gia tăng CNTT, lấy khách hàng làm trung tâm, phát triển bền vững trên nguyên tắc cân đối hài hòa 3 yếu tố gồm khách hàng - người lao động - hiêu quả kinh doanh. Đồng thời, đổi mới thương hiêu VNPT, coi văn hóa VNPT là nền tảng để chuyển tải thương hiêu VNPT tới khách hàng.

Nếu so với thực tế hiên nay thì có lẽ trong 5 mảng dịch vụ trên Tập đoàn đang “yếu thế” so với các đối thủ ở hai mảng: Dịch vụ CNTT; Công nghiêp viễn thông. Cho đến nay các sản phẩm phần mềm mang thương hiêu Tập đoàn ở ngoài xã hội là không đáng kể và có thể liêt kê được trên đầu ngón tay. Các sản phẩm nếu có trên thị trường thì cũng không thực sự nổi bật và sức cạnh tranh không cao. Cùng hoàn cảnh đó thì các sản phẩm công nghiêp của VNPT cũng khá mờ nhạt với một vài thiết bị di động không mấy nổi bật. Do đó đây sẽ là 2 lĩnh vực mà Tập đoàn phải tập trung đầu tư, phát triển mạnh để tạo được chỗ đứng trên thị trường.

Điều này đăc biêt quan trọng bởi đây là hai lĩnh vực còn có tiềm năng phát triển lớn và gần như không bị giới hạn bởi vòng đời sản phẩm trong các lĩnh vực này là khá ngắn. Trong khi thị trường di động bão hòa, băng rộng cũng đang chững lại thì đây mới là những lĩnh vực cứu cánh của các nhà mạng viễn thông trong tương lai và Tập đoàn có

Bảng 3.1: Giá trị phần vốn góp của VNPT tại 13 công ty đang niêm yết trên sàn chứng khoán

cHuyÊN đề

BáO cáO viễn thông việt nam QuÝ ii/2014 45

lẽ cũng không phải ngoại lê.

Bên cạnh hai lĩnh vực mà Tập đoàn còn yếu trên thì lĩnh vực di động cũng là lĩnh vực Tập đoàn sẽ “nep vế” so với các nhà mạng khác sau tái cơ cấu. Điều này thể hiên trong hình 3.2.

Tập đoàn sẽ chỉ còn chiếm khoảng trên đưới 21% thị phần sau khi VMS tách ra so với mức 48% thị phần hiên nay. Như vậy VNPT (Vinaphone) sẽ chỉ đứng ở vị trí thứ 3 trên thị trường, sau Viettel (46%) và VMS (27%). Đây lại là lĩnh vực mang lại doanh thu và lợi nhuận chủ yếu cho Tập đoàn, do đó áp lực lên Tập đoàn trong lĩnh vực này sau tái cơ cấu là rất lớn.

Hình 3.2: Thị phần di động sau tái cơ cấu VNPTMọi kỳ vọng vào viêc Tập đoàn tăng được thị phần trong lĩnh vực này đang được

đăt vào hê thống VNPT các tỉnh thành và viêc xây dựng và kiểm soát được kênh phân phối mới. Trên thực tế, ai có kênh phân phối tốt, người đó sẽ chiếm lĩnh được thị trường và thậm chí quyết định mức giá. Do đó VNPT các tỉnh sẽ nắm vai trò tiên quyết trong thành công VNPT trong viêc tái chiếm lĩnh vực này sau tái cơ cấu.

Mô hình VNPT các tỉnh do đó cũng hết sức quan trọng và có ảnh hưởng lớn tới Tập đoàn. Do đó mô hình của VNPT tỉnh sẽ được trình bày riêng trong phần 3.

6. Thị trường dịch vụ CNTTHiên nay, nhắc đến thị trường dịch vụ CNTT tại Viêt phải kể tới các tên tuổi lớn đã

khá quen thuộc với nhiều người như: FPT, Trung tâm CNTT của Viettel, VDC, Công ty cổ phần tập đoàn công nghê CMC, Công ty cổ phần tập đoàn IDC, Công ty trách nhiêm hữu hạn HPT… Trong đó FPT là nổi bật nhất với nhiều sản phẩm phần mềm được ứng dụng rộng rãi và nhiều dự án gia công phần mềm cho nước ngoài. Lĩnh vực CNTT của VNPT với đại diên chính là VDC nhìn chung khá mờ nhạt. Bên cạnh VDC thì VNTP còn có nhiều công ty khác cũng tham gia lĩnh vực này, nhưng gần như không có tiếng tăm như VASC, NEO, CdiT do chủ yếu là thực hiên các phần mềm phục vụ trong Tập đoàn chứ không

cHuyÊN đề

BáO cáO viễn thông việt nam QuÝ ii/201446

ứng dụng rộng rãi ngoài xã hội.

Trong khi thị trường viễn thông nói chung đã khá chật chội và không còn màu mỡ nữa thì lĩnh vực CNTT được cho là thị trường còn nhiều tiềm năng. Theo nghiên cứu của Vụ CNTT (Bộ TT&TT), trên thị trường dịch vụ CNTT quốc tế, một số nhóm dịch vụ gia công, bảo trì, tư vấn và lên chương trình... có xu hướng thu hẹp dần, thay vào đó là sự khởi sắc của nhóm dịch vụ tích hợp và triển khai hê thống đang phát triển nhanh, đứng đầu là dịch vụ dữ liêu. Nguyên nhân do nhu cầu thông tin Internet đã giúp cho khối lượng dữ liêu tăng lên gấp đôi sau mỗi năm, sự tăng trưởng mạnh mẽ này tạo nên một lượng dữ liêu khổng lồ vượt quá khả năng kiểm soát của chính các doanh nghiêp, tổ chức tạo ra chúng.

Theo con số thống kê về các loại hình dịch vụ CNTT được cung cấp trên thị trường hiên nay thì thị trường cung cấp dịch vụ CNTT đang trên đà phát triển. Các dịch vụ CNTT như: tư vấn, đào tạo, giải pháp an toàn an ninh mạng, dịch vụ nội dung trên mạng viễn thông... sẽ đột phá trong thời gian tới. Nền kinh tế càng phát triển đang đòi hỏi lớn hơn về chất lượng của các dịch vụ này, các doanh nghiêp lớn cũng đang tập trung vào viêc đào tạo đội ngũ nhân lực, phấn đấu đạt các chứng chỉ quốc tế về cung cấp dịch vụ ngày càng gia tăng. Do đó, đòi hỏi nhà nước cần có chính sách để thúc đẩy ngành dịch vụ này, nhằm tạo hành lang pháp lý thông thoáng giúp các doanh nghiêp trong nước có thể cạnh tranh với các doanh nghiêp nước ngoài.

Sau tái cơ cấu VNPT, với viêc hình thành Tổng công ty VNPT Media để tập trung vào lĩnh vực CNTT, thị trường này chắc chắn sẽ đón nhận một công ty mới “lớn” hơn nhiều so với VDC hiên nay. Công ty này sẽ tập hợp nguồn lực từ nhiều bộ phận khác nhau của Tập đoàn về lĩnh vực CNTT. Tuy nhiên viêc công ty này “mạnh” đến đâu và

cHuyÊN đề

BáO cáO viễn thông việt nam QuÝ ii/2014 47

có thể tạo thương hiêu và làm thay đổi vị trí các doanh nghiêp trong lĩnh vực CNTT hay không thì còn phải chờ một thời gian nữa.

7. Thị trường công nghiệp Lĩnh vực công nghiêp viễn thông – CNTT cũng được quan tâm nhiều trong đề án

tái cơ cấu và cũng là lĩnh vực sẽ có nhiều thay đổi.

Định hướng của Chính phủ và Bộ TT&TT là VNPT cần đăc biêt quan tâm tới viêc phát triển công nghiêp CNTT, công nghiêp điên tử để để trở thành 1 trong những tập đoàn đi đầu, từng bước nội địa hóa các thiết bị viễn thông, điên tử, CNTT, thay thế hàng ngoại nhập, tiến tới có nền công nghiêp CNTT tự chủ. Sản phẩm phải có chất lượng, giá cạnh tranh để VNPT đăt hàng, sau đó lan tỏa trong nước và quốc tế.

Nếu như hiên nay VNPT có rất nhiều công ty có vốn góp tham gia lĩnh vực này thì sau tái cơ cấu sẽ tập trung lại chỉ còn 6 công ty có vốn góp dưới 50%. Cụ thể là:

1. Công ty cổ phần Các hê thống viễn thông (VINECO)

2. Công ty cổ phần Các hê thống viễn thông (VFT)

3. Công ty cổ phần Vật tư Bưu điên (POTMASCO)

4. Công ty TNHH VKX (VKX)

5. Công ty cổ phần Thương mại COKYVINA (COKYYINA)

6. Công ty cổ phần Thiết bị Bưu điên (POT)

- Tuy nhiên, sau tái cơ cấu có một điểm mới có ảnh hưởng lớn tới sự thành bại của Tập đoàn trong lĩnh vực này là Tập đoàn sẽ hình thành một Trung tâm nghiên cứu phát triển (VNPT – R&D). Trung tâm có chức năng nghiên cứu, chế tạo, sản xuất, kinh doanh sản phẩm, thiết bị bưu chính, viễn thông và công nghê thông tin. Đây sẽ là “đầu tàu” của Tập đoàn trong viêc nghiên cứu, chế tạo, sản xuất ra các thiết bị công nghiêp viễn thông.

Trong lĩnh vực này thì Tập đoàn có một lợi thế, đó là bản thân VNPT đã là một khách hàng lớn. Do đó đầu ra của các sản phẩm nếu thực sự tốt và đáp ứng được yêu cầu thì có lẽ không phải lo lắng nhiều. Một khi Tập đoàn sử dụng và thấy tốt thì mới có cơ hội chiếm lĩnh thị trường ngoài xã hội.

thị trường viễn thông

thế giới

CHƯƠNG IV

Theo số liệu thống kê của Informa Telecoms & Media, tính đến tháng 6/2014, tổng số mạng 4G LTE chính thức cung cấp dịch vụ thương mại trên toàn cầu đã vượt mốc 300 mạng. Như vậy, kể từ khi LTE được khai trương lần đầu tiên vào năm 2009 bởi nhà mạng TeliaSonera, tốc độ thương mại hóa LTE đã đạt đến mức bùng nổ khi nó đồng thời thu hút được sự quan tâm mạnh mẽ của các nhà mạng, nhà cung cấp thiết bị cho đến giới nghiên cứu và cả người tiêu dùng.

thị trường viễn thông thế giới

BáO cáO viễn thông việt nam QuÝ ii/2014 49

1. Tổng quan thị trường di động toàn cầu quý 1/2014Trong khi số lượng kết nối trên thị trường băng rộng di động và internet tăng trưởng

mạnh mẽ thì thị trường di động tiếp tục xu hướng chậm lại. Đây chính là kết quả của viêc thị trường di động đang dần tiến sát tới mức bão hòa. Cụ thể, theo những số liêu thống kê của hãng Informa Telecoms & Media, tính đến hết quý 1/2014, tổng kết nối di động toàn cầu của tất cả các loại công nghê (GSM, HSPA, LTE, CDMA và TD-CDMA) đạt 6,92 tỷ, tăng khoảng hơn 60 triêu so với quý 4/2013, đạt tốc độ tăng trưởng quý và năm lần lượt chỉ là 2% và 7%. Hầu hết thuê bao phát triển mới đều đến từ các thị trường đang phát triển, do đó tốc độ tăng trưởng kết nối di động của các thị trường này cao gấp đôi so với các thị trường phát triển (lần lượt là 3,1% và 1,5%).

Với đà tăng chậm như hiên nay, dự báo phải đến cuối năm nay, tổng số kết nối di động toàn thế giới mới chạm mốc 7 tỷ, tiến gần hơn tới con số tổng dân số thế giới. Khi đó, mức thâm nhập di động trung bình sẽ đạt 96%, tỉ lê này tại các quốc gia đang phát triển và phát triển sẽ lần lượt là 90% và 121%.

Thống kê số lượng và thị phần kết nối di động toàn cầu theo công nghệ, quý 1/2014

Nguồn: Informa Telecoms & Media Như vậy, măc dù thị phần tiếp tục bị giảm (2%) nhưng công nghê GSM vẫn đang

thống trị thị trường di động với 4,4 tỷ kết nối, chiếm thị phần 64%. Trong một năm qua (3/2013-3/2014) công nghê GSM bị giảm tổng cộng 50 triêu kết nối, đạt tốc độ tăng trưởng năm là -1%. Cũng trong thời gian đó, công nghê HSPA có thêm 303 triêu kết nối, nâng tổng số kết nối hoạt động trên mạng HSPA toàn cầu lên 1,6 tỷ, đạt tốc độ tăng trưởng năm là 24%. Đăc biêt, măc dù còn rất khiêm tốn về số lượng kết nối (245 triêu) so với GSM và HSPA nhưng LTE lại có tốc độ tăng trưởng năm lên tới 135%, có thêm 45 triêu kết nối trong quý 1/2014 và 141 triêu kết nối trong một năm qua. Số kết nối còn lại đến từ công nghê CDMA (452 triêu) và TD-SCDMA (225 triêu).

THỊ TRƯỜNG DI ĐỘNG

thị trường viễn thông thế giới

BáO cáO viễn thông việt nam QuÝ ii/201450

Trung Quốc tiếp tục là thị trường di động lớn nhất thế giới với 1,25 tỷ kết nối, đạt mức thâm nhập là 92,3%. Trong đó, 448,3 triêu là kết nối 3G và 4G. Ấn Độ và Mỹ theo sau với lần lượt là 772 triêu và 345 triêu kết nối. Riêng top 3 thị trường di động lớn nhất thế giới này đã có tổng cộng hơn 2,3 tỷ kết nối, chiếm thị phần 33% kết nối di động toàn cầu.

Trong khi đó, theo báo cáo của hãng Ericsson, trong quý 1/2014, thị trường di động toàn cầu có thêm 120 triêu kết nối mới, nâng tổng kết nối di động lên 6,8 tỷ, đạt mức thâm nhập kết nối là 93%. Ấn Độ, Trung Quốc, Indonesia, Thái Lan và Bangladesh là 5 quốc gia phát triển được nhiều kết nối mới nhất thế giới với số lượng lần lượt là 28 triêu, 19 triêu, 7 triêu, 6 triêu và 4 triêu.

Xet theo khu vực, riêng châu Á – Thái Bình Dương đã chiếm 50,72% kết nối di động trên toàn thế giới, tăng 0,37% so với quý 4/2013. Khu vực này bao gồm nhiều thị trường di động đang phát triển và mới nổi nên thị phần có thể tăng lên khoảng gần 55% vào năm 2016. Số thị phần kết nối còn lại đến từ châu Phi (11,99%), Mỹ Latinh (10,36%), Tâu Âu (8,8%), Đông Âu (8,4%), Bắc Mỹ (5,6%) và Trung Đông (4%).

Thống kê thị phần kết nối di động quý 1/2014 theo khu vực địa lý

Nguồn: Informa Telecoms & MediaVề mức độ thâm nhập di động, theo công bố của Ericsson, khu vực Trung và Đông

Âu có mức thâm nhập di động cao nhất thế giới với tỉ lê 144%, theo sau là Tây Âu (127%), Mỹ Latinh (116%), Trung Đông (107%), châu Á – Thái Bình Dương trừ Trung Quốc và Ấn Độ (105%), Bắc Mỹ (102%) và cuối cùng là châu Phi (73%).

Về lưu lượng di động quý 1/2014, kết quả đo lường lưu lượng được truyền đi hàng tháng trên hơn 1.000 mạng di động (bao gồm cả 2G, 3G và 4G) tại 180 quốc gia trên thế giới cho thấy, trong khi lưu lượng thoại gia tăng gần như không đáng kể so với quý 4/2013 và nhiều quý trước đó thì lưu lượng dữ liêu tăng lần lượt là 15% và 65% so với quý 4/2013 và cùng kỳ năm 2013, thậm chí lưu lượng dữ liêu quý 1/2014 còn vượt tổng lưu lượng của cả năm 2011. Điều này hoàn toàn phù hợp với xu hướng chuyển dịch từ thuê bao 2G sang 3G, 4G và đà gia tăng nhanh chóng của thuê bao điên thoại thông minh cũng như nhu cầu sử dụng các dịch vụ dữ liêu đang ngày càng gia tăng của khách hàng.

thị trường viễn thông thế giới

BáO cáO viễn thông việt nam QuÝ ii/2014 51

Biểu đồ tăng trưởng lưu lượng thoại và dữ liệu di động hàng thánggiai đoạn quý 1/2007 – quý 1/2014

Nguồn: EricssonLưu ý: Lưu lượng trên không bao gồm DVB-H, Wi-Fi, hay WiMAX di động, lưu lượng

thoại không bao gồm thoại qua giao thức Internet (VoIP)

2. Tốc độ kết nối trung bình trên các mạng di động đạt mức cao nhất tại Hàn Quốc

Theo kết quả khảo sát tốc độ kết nối trên mạng di động của Akamai tại 56 quốc gia đến từ 7 khu vực trên thế giới, trong quý 1/2014, Hàn Quốc tiếp tục là quốc gia có tốc độ kết nối trung bình cao nhất khu vực châu Á cũng như trên thế giới với tốc độ 14,7 Mbps. Trong khi đó, Ai Cập (2 Mbps), Ukraine (7,3 Mbps), Canada (6,3 Mbps), Australia (4,6 Mbps) và Venezuela (4,3 Mbps) lần lượt là những quốc gia có tốc độ kết nối trung bình cao nhất tại khu vực châu Phi, châu Âu, Bắc Mỹ, châu Đại Dương và Nam Mỹ. Tốc độ thấp nhất thế giới (1 Mbps) được ghi nhận tại Argentina.

Về tốc độ kết nối đỉnh trung bình trên mạng di động, trong quý 1/2014, tốc độ này trải dài từ mức cao nhất (114,2 Mbps) tại Australia thuộc châu Đại Dương đến mức thấp nhất (5 Mbps) tại Iran thuộc châu Á. Australia có được vị trí này là nhờ các nhà mạng trong nước tích cực triển khai công nghê LTE Advanced. Tổng cộng có 43 quốc gia có tốc độ kết nối đỉnh trung bình trên mạng di động đạt trên 10 Mbps. Ngoài ra, Morocco (14,6 Mbps), Nhật Bản (47,3 Mbps), Slovakia (37 Mbps), Canada (21,5 Mbps) và Chile (11,2 Mbps) lần lượt là những quốc gia có tốc độ kết nối đỉnh trung bình cao nhất tại khu vực châu Phi, châu Á, châu Âu, Bắc Mỹ và Nam Mỹ.

thị trường viễn thông thế giới

BáO cáO viễn thông việt nam QuÝ ii/201452

Thống kê tốc độ kết nối mạng di động tại 56 quốc gia, quý 1/2014

Nguồn: AkamaiCũng theo thống kê ở trên, tỉ lê kết nối đạt tốc độ lớn hơn 4 Mbps đạt mức cao nhất

tại Ukraine (89%), theo sau là Đan Mạch (84%), Thụy Điển (81%), Hàn Quốc (78%) và Slovakia (71%). Viêt Nam cũng có tên trong danh sách khảo sát của Akamai kỳ này với tốc độ kết nối trung bình và tốc độ kết nối đỉnh trung bình trên mạng di động đạt lần lượt là 1,1 Mbps và 6,5 Mbps. Tuy nhiên, tỉ lê kết nối di động đạt tốc độ lớn hơn 4 Mbps của Viêt Nam chỉ đạt có 0,1%. Đây được cho là mức thấp nhất trong khảo sát của Akamai kỳ này. 3. LTE đã vượt mốc 300 mạng thương mại

Theo số liêu thống kê của Informa Telecoms & Media, tính đến tháng 6/2014, tổng số mạng 4G LTE chính thức cung cấp dịch vụ thương mại trên toàn cầu đã vượt mốc 300 mạng. Như vậy, kể từ khi LTE được khai trương lần đầu tiên vào năm 2009 bởi nhà mạng TeliaSonera, tốc độ thương mại hóa LTE đã đạt đến mức bùng nổ khi nó đồng thời thu hút được sự quan tâm mạnh mẽ của các nhà mạng, nhà cung cấp thiết bị cho đến giới nghiên cứu và cả người tiêu dùng. Cụ thể, công nghê băng rộng di động 4G LTE đã được thương mại hóa tại 107 quốc gia với 301 mạng, tăng 110 mạng so với cùng kỳ năm 2013.

thị trường viễn thông thế giới

BáO cáO viễn thông việt nam QuÝ ii/2014 53

Nếu tính theo số lượng nhà mạng cam kết triển khai LTE thì con số này đã tăng lên 507 cam kết, tại 152 quốc gia. Ngoài ra, còn có thêm 50 nhà mạng đang tiến hành các công viêc ở giai đoạn tiền cam kết tại 11 quốc gia khác. Như vậy, thế giới có tổng cộng 557 nhà mạng đang đầu tư vào LTE tại 163 quốc gia. Trong tổng số 301 mạng thương mại có 9 mạng LTE-Advanced tại 7 quốc gia, 36 mạng LTE TDD, 264 mạng LTE-FDD và 23 mạng sử dụng cả FDD và TDD. Dự báo số mạng LTE thương mại sẽ đạt 350 mạng vào cuối năm nay. Châu Âu đang dẫn đầu về số lượng mạng LTE thương mại nhưng Bắc Mỹ lại là khu vực dẫn đầu về số lượng người dùng với 115 triêu, chiếm thị phần 47%.

Về số lượng thuê bao, tính đến hết quý 1/2014, tổng số thuê bao LTE toàn cầu đạt 245,4 triêu, tăng hơn 40 triêu so với quý 4/2013 và tăng 141 triêu so với cùng kỳ năm 2013, chiếm hơn 3,5% trong tổng số 6,92 tỷ kết nối di động toàn cầu.

Thống kê tăng trưởng số lượng thuê bao LTE toàn cầugiai đoạn Q1/2012-Q1/2014

Nguồn: Informa Telecoms & Media

Xet theo khu vực, với 115 triêu thuê bao, tăng 5 triêu so với quý 4/2013, Bắc Mỹ (Mỹ và Canada) vẫn tiếp tục là thị trường LTE lớn nhất thế giới măc dù đây cũng là quý đầu tiên thị phần thuê bao của khu vực này bị giảm xuống dưới mức 50% và chỉ còn chiếm thị phần 47%. Theo dự báo, thị phần thuê bao LTE của Bắc Mỹ sẽ giảm tiếp khi công nghê LTE tiếp tục được triển khai và đưa vào sử dụng tại những khu vực khác trên thế giới. Khu vực châu Á – Thái Bình Dương theo sau với 95 triêu thuê bao, tăng 17 triêu so với quý 4/2013, chiếm thị phần 39%. Tại khu vực này, ngoài 2 thị trường LTE phát triển sớm (Hàn

thị trường viễn thông thế giới

BáO cáO viễn thông việt nam QuÝ ii/201454

Quốc và Nhật Bản), bắt đầu từ quý 1/2014 còn có sự tham gia của thị trường di động lớn nhất thế giới (Trung Quốc). Theo công bố mới nhất từ nhà mạng China Mobile, tổng số thuê bao 4G LTE của nhà mạng này đã tăng từ 1,3 triêu (2/2014) lên 2,8 triêu (3/2014), 4,8 triêu (4/2014) và tính đến ngày 31/05/2014, con số này tăng lên 8,1 triêu. Với đà hỗ trợ dịch vụ như hiên nay cùng với những nỗ lực mở rộng cơ sở hạ tầng của cả 2 nhà mạng trong nước (China Telecom và China Unicom), Trung Quốc sẽ nhanh chóng trở thành thị trường LTE lớn nhất khu vực châu Á – Thái Bình Dương và thế giới. Số thuê bao LTE còn lại đến từ các khu vực Tây Âu (25 triêu), Đông Âu, châu Mỹ, Trung Đông và cả châu Phi.

Thống kê số lượng và thị phần thuê bao LTE theo khu vực địa lý giai đoạn Q1/2012-Q1/2014

Nguồn: Informa Telecoms & Media

Về băng tần, tính đến nay, đã có tổng cộng 10 băng tần được sử dụng cho triển khai LTE, trải dài từ băng tần 700 MHz đến 2,6 GHz. Trong đó, băng tần 1800 MHz (3GPP band 3) tiếp tục là băng tần được sử dụng nhiều nhất với 129 mạng tại 67 quốc gia, chiếm thị phần gần 43% trong tổng số 301 mạng LTE thương mại toàn cầu. Băng tần 2.6 GHz (band 7) là băng tần phổ biến tiếp theo với 25,6%. Tiếp theo là các băng tần 800 MHz (band 20) và AWS (band 4).

thị trường viễn thông thế giới

BáO cáO viễn thông việt nam QuÝ ii/2014 55

THỊ TRƯỜNG INTERNET 1. 40% dân số thế giới sử dụng Internet

Theo số liêu ước tính của hãng Internet Live Stats, tính đến ngày 1/7/2014, thế giới có khoảng hơn 2,9 tỷ người dùng Internet, đạt tốc độ tăng trưởng 7,9% so với cùng kỳ năm 2013 và đạt mức thâm nhập/dân số là 40,4%. Trong đó, gần 75% số người dùng tập trung tại top 20 quốc gia lớn nhất tính theo số lượng người dùng, phần còn lại (25%) đến từ 178 quốc gia khác. Còn nhớ, vào năm 1993, cả thế giới chỉ có 14,2 triêu người dùng Internet. Con số này tăng lên 500 triêu vào 9 năm sau đó (năm 2001), cán mốc 1 tỷ vào năm 2005 và cán mốc 2 tỷ vào năm 2010. Theo dự báo, thị trường Internet toàn cầu sẽ nhanh chóng cán mốc 3 tỷ người dùng ngay trong quý 3 này hoăc chậm nhất là sang đầu quý 4/2014. Cùng với đó, mức thâm nhập/dân số cũng tăng ổn định liên tục từ 0,3% vào năm 1993 lên 10,6% vào năm 2002, 20,6% vào năm 2007, 30% vào năm 2010 và hiên đã vượt mốc 40%. Trái lại, tốc độ tăng trưởng người dùng lại giảm dần đều từ 79,7% vào năm 1994 xuống còn 47,2% vào năm 2000, 13,1% vào năm 2005 và chỉ còn chưa đến 10% ở vào thời điểm hiên tại.

Trong khi đó, theo ước tính của ITU, thế giới sẽ có 3 tỷ người dùng Internet vào cuối năm 2014, 2/3 trong số đó đến từ các quốc gia đang phát triển. ITU cũng nhận định mức thâm nhập Internet toàn cầu hiên đạt 40%. Tỉ lê này tại các quốc gia phát triển là 78%, cao gấp gần 2,5 lần so với các quốc gia đang phát triển (32%). Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng người dùng tại các quốc gia phát triển đạt mức tương đối thấp (3,3%/năm), chỉ bằng 38% so với tốc độ 8,7% tại các quốc gia phát triển.

Biểu đồ tăng trưởng mức thâm nhập Internet/dân số toàn cầu giai đoạn 2005-2014

Nguồn: ITU

Xet theo khu vực, châu Âu có tỉ lê người dân sử dụng Internet cao nhất thế giới với tỉ lê đạt khoảng 75%, theo sau là châu Mỹ (65%), CIS (56%), Arab States (41%), châu Á – Thái Bình Dương (32%) và cuối cùng là châu Phi (19%).

Xet theo hộ gia đình, theo ước tính của ITU, hiên tỉ lê hộ gia đình trên toàn thế giới

thị trường viễn thông thế giới

BáO cáO viễn thông việt nam QuÝ ii/201456

kết nối Internet tại nhà đạt mức 44%. Tỉ lê này tại các thị trường phát triển và đang phát triển lần lượt là 78% và 31%. Số hộ gia đình kết nối Internet tại các quốc gia đang phát triển đã vượt các quốc gia phát triển trong năm 2013 và tăng gấp đôi trong giai đoạn 2010-2014. Châu Âu tiếp tục là khu vực có tỉ lê hộ gia đình truy cập Internet cao nhất thế giới với tỉ lê khoảng 78%, theo sau là châu Mỹ (57%), CIS (53%), Arab States (36%), châu Á – Thái Bình Dương (36%) và cuối cùng vẫn là châu Phi (11%).

Xet riêng từng quốc gia, Trung Quốc tiếp tục là thị trường Internet lớn nhất thế giới với gần 642 triêu người dùng, chiếm thị phần gần 22% thị trường Internet thế giới và nhiều hơn cả số người dùng của Mỹ, Ấn Độ và Nhật Bản cộng lại. Ấn Độ, măc dù có tên trong top 10 quốc gia Internet lớn nhất tính theo số lượng người dùng nhưng mức thâm nhập/dân số cũng chỉ đạt 19%, chưa bằng một nửa tỉ lê trung bình toàn cầu và là quốc gia có mức thâm nhập thấp nhất trong bảng xếp hạng top 10 lần này. Vẫn như mọi bảng xếp hạng khác, Trung Quốc và Ấn Độ có tên ở vị trí cao là nhờ lợi thế dân số đông. Trong khi đó, Mỹ, Đức, Pháp, Anh và Canada là những quốc gia có tỉ lê người dân sử dụng Internet cao nhất thế giới với tỉ lê đạt trên 80%

Top 10 thị trường Internet lớn nhất thế giới năm 2014

TT Tên quốc gia Số người dùng (Triệu)

Tốc độ tăng trưởng năm

Mức thâm nhập/dân số

1 Trung Quốc 641,6 4% 46,03%

2 Mỹ 279,8 7% 86,75%

3 Ấn Độ 243,2 14% 19,19%4 Nhật Bản 109,2 8% 86,03%5 Brazil 107,8 7% 53,37%6 Nga 84,4 10% 59,27%7 Đức 71,7 2% 86,78%8 Nigeria 67,1 16% 37,59%9 Anh 57,1 3% 89,90%10 Pháp 55,4 3% 85,75%

2. Tốc độ kết nối Internet trung bình toàn cầu đạt 3,9 MbpsTheo kết quả nghiên cứu vừa được hãng quản lý lưu lượng Internet và giải pháp

công nghê Akamai (Mỹ) công bố hồi cuối tháng 6 về thực trạng Internet toàn cầu trong 3 tháng quý 1/2014 cho thấy, tốc độ đường truyền internet trung bình trên toàn cầu tiếp tục tăng trưởng ổn định, đạt tốc độ trung bình là 3,9 Mbps, tăng 1,8% so với quý trước đó và tăng 24% so với cùng kỳ năm 2013. Theo dự đoán của Akamai, với tình hình tăng trưởng như hiên nay, tốc độ kết nối Internet trung bình sẽ vượt qua mốc 4 Mbps trong quý 2/2014.

Xet trên góc độ toàn cầu, có tổng cộng tới 98 quốc gia/khu vực ghi nhận gia tăng

thị trường viễn thông thế giới

BáO cáO viễn thông việt nam QuÝ ii/2014 57

tốc độ internet trung bình trong quý đầu tiên năm 2014 với mức tăng trải dài từ 0,3% tại Hà Lan cho đến 77% tại Suđăng. Trong đó có tới 39 quốc gia/khu vực đạt tỷ lê tăng trưởng quý từ 10% trở lên. Ngoài ra, cũng có 39 quốc gia khác bị sụt giảm tốc độ internet trung bình với mức giảm thấp nhất (0,1%) diễn ra tại Pháp và giảm nhiều nhất (28%) tại Nepal. Tuy nhiên vẫn còn 6 quốc gia/khu vực có tốc độ kết nối Internet trung bình chỉ từ 1 Mbps trở xuống như Bangladesh (1 Mbps), Bolivia, Cameroon, Botswana và Yemen cùng tốc độ 0,9 Mbps và Libya là quốc gia có tốc độ thấp nhất thế giới chỉ với 0,5Mbps.

Trong khi đó, Hàn Quốc tiếp tục là đất nước có tốc độ internet trung bình nhanh nhất thế giới với tốc độ tăng trưởng quý và năm lần lượt là 8% và 145%, đạt 23,6 Mbps, cao hơn hẳn Nhật Bản với 14,6 Mbps ở vị trí thứ 2, tăng 12% so với quý trước và tăng 29% so với cùng kỳ năm ngoái. Thứ 3 là Hồng Kông với tốc độ trung bình 13,3 Mpbs, tăng từ vị trí thứ 4 của quý trước đó. Thụy Sĩ cũng tăng từ vị trí thứ 5 trong quý 4/2013 lên vị trí thứ 4 trong quý 1/2014, với tốc độ kết nối Internet trung bình đạt 12,7 Mbps. Hà Lan từ vị trí thứ 3 của quý trước đã bị đánh bật xuống vị trí thứ 5 của quý này với tốc độ 12,4 Mbps, chỉ tăng 0,3% so với quý trước. Các quốc gia còn lại trong top 10 quốc gia có tốc độ Internet trung bình cao nhất gồm Latvia (12 Mbps), Thụy Điển (11,6 Mpbs), Cộng hòa Sec (11,2 Mpbs), Phần Lan (10,7 Mpbs) và Ireland (10,7 Mpbs). Cường quốc về công nghê Mỹ xếp thứ 12 trong danh sách với tốc độ Internet trung bình đạt 10,5 Mbps.

Bảng xếp hạng các quốc gia/khu vực theo tốc độ internet trung bình

Quốc gia/khu vực Tốc độ Q1/2014 Tăng trưởng quý Tăng trưởng nămToàn cầu 3,9 Mbps 1,8% 24%

1. Hàn Quốc 23,6 Mbps 8% 145%2. Nhật Bản 14,6 Mbps 12% 29%3. Hồng Kông 13,3 Mbps 8,5% 24%4. Thụy Sĩ 12,7 Mbps 5,8% 26%5. Hà Lan 12,4 Mbps 0,3% 28%6. Latvia 12 Mbps 15% 26%7. Thụy Điển 11,6 Mbps 6,6% 30%8. Cộng hòa Sec 11,2 Mbps -1,9% 24%9. Phần Lan 10,7 Mbps 18% 37%10. Ireland 10,7 Mbps 4,3% 47%

Nguồn: Akamai

Như vậy, 3 quốc gia đầu tiên trong danh sách top 10 ở trên đều đến từ Đông Á bao gồm Hàn Quốc, Nhật Bản và Hồng Kông, phần còn lại đều là những quốc gia nằm ở khu vực có đời sống cao ở Bắc Âu. Cũng theo bảng xếp hạng kỳ này, tốc độ kết nối Internet trung bình của Viêt Nam xếp thứ 107 trên thế giới và xếp thứ 6 tại khu vực Đông Nam Á, sau Singapore (8,4 Mbps), Thái Lan (5,2 Mbps), Malaysia (3,5 Mbps), Indonesia (2,4 Mbps) và Philippines (2,1 Mbps). Tuy nhiên, tốc độ Internet trung bình tại Viêt Nam được

thị trường viễn thông thế giới

BáO cáO viễn thông việt nam QuÝ ii/201458

xếp vào loại thấp nhất Đông Nam Á nói riêng và trên toàn châu Á nói chung. Cụ thể, tốc độ Internet trung bình tại Viêt Nam đạt 2 Mbps, tăng 12% so với quý trước đó (đạt 1,8Mbps) và tăng 47% so với cùng kỳ năm ngoái. Có được điều này một phần nhờ vào sự thay đổi về cơ sở hạ tầng của các nhà cung cấp dịch vụ Internet trong nước.

Về tốc độ kết nối đỉnh trung bình toàn cầu, trong quý 1/2014, tốc độ này đã giảm 8,6% so với quý trước đó và giảm 13% so với cùng kỳ năm 2013, đạt 21,2 Mbps. Cụ thể, tốc độ này giảm tại 92 quốc gia/khu vực với mức giảm trải dài từ 0,1% tại Guam tới 61% tại Libya. Tuy nhiên, tốc độ này lại gia tăng tại tổng cộng 46 quốc gia/khu vực với mức tăng trải dài từ 0,2% tại Colombia tới 76% tại Suđăng. Hàn Quốc tiếp tục là quốc gia có tốc độ kết nối đỉnh trung bình cao nhất thế giới với tốc độ 68,5 Mbps, đạt tốc độ tăng trưởng quý và năm lần lượt là 6,5% và 52%. Hồng Kông theo sát sau với tốc độ 66 Mbps măc dù tốc độ quý này đã bị giảm 3,3% so với quý trước đó. Trong khi đó, măc dù có mức tăng trưởng quý và năm khá cao với lần lượt là 8,2% và 87% nhưng Iran vẫn là quốc gia có tốc độ kết nối đỉnh trung bình thấp nhất thế giới với tốc độ chỉ là 6 Mbps.

Top 10 quốc gia/khu vực có tốc độ kết nối đỉnh trung bình cao nhất thế giới, quý 1/2014

Quốc gia/khu vực Tốc độ đỉnh Q1/2014 Tăng trưởng quý Tăng trưởng năm

Toàn cầu 21,2 Mbps -8,6% 13%1. Hàn Quốc 68,5 Mbps 6,5% 52%2. Hồng Kông 66 Mbps -3,3% 0,3%3. Singapore 57,7 Mbps -2,5% 32%4. Israel 57,6 Mbps 5,3% 53%5. Nhật Bản 55,6 Mbps 4,7% 17%6. Romania 54,4 Mbps 7% 13%7. Đài Loan 52,6 Mbps 2,1% 61%8. Latvia 48,6 Mbps -1% 15%9. Uruguay 45,4 Mbps 24% 206%10. Hà Lan 45,2 Mbps 3,6% 22%

Nguồn: Akamai

Cũng theo báo cáo của Akamai, tỉ lê kết nối băng rộng cao toàn cầu (tốc độ từ 10 Mbps trở lên) lần đầu tiên vượt mức 20%, đạt 21%, khiến lượng người sử dụng tăng trưởng 9,4% trong quý 1/2014 và tăng 65% so với cùng kỳ năm 2013. Hàn Quốc tiếp tục là đất nước có tỷ lê phổ cập internet băng thông cao tốc cao nhất thế giới, đạt tỷ lê 77% với tốc độ tăng trưởng quý và năm lần lượt là 8,2% và 146%. Trong khi đó, tỉ lê kết nối băng rộng toàn cầu (tốc độ từ 4 Mbps trở lên) là 56%, đạt tốc độ tăng trưởng quý và năm lần lượt là 1,7% và 24%.

thị trường viễn thông thế giới

BáO cáO viễn thông việt nam QuÝ ii/2014 59

3. Châu Á – Thái Bình Dương là nguồn gốc của nhiều mối “đe dọa” Internet nhất thế giới

Theo kết quả nghiên cứu của Akamai về tình hình an ninh mạng trong quý 1/2014, khu vực châu Á – Thái Bình Dương là nguồn gốc xuất phát của tổng cộng lên tới 63% cuộc tấn công trên mạng Internet toàn cầu. Tỉ lê này tăng đáng kể so với quý 4/2013 (56%) và cao gấp hơn 3 lần so với khu vực Bắc và Nam Mỹ (hơn 20%) và cao gấp gần 4 lần so với khu vực châu Âu (16%). Trong khi đó, là một thị trường Internet đang có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất thế giới nhưng các quốc gia châu Phi lại chỉ là nguồn gốc của 0,6% cuộc tấn công mạng.

Trong tổng số 194 quốc gia/khu vực được giám sát lưu lượng tấn công, Trung Quốc tiếp tục là quốc gia dẫn đầu về nguồn gốc của các cuộc tấn công khi có đến 41% cuộc tấn công trên mạng Internet bắt nguồn từ nước này, giảm hơn so với mức 43% của quý 4/2013. Tỉ lê này cao hơn gấp gần 4 lần so với Mỹ (11%) và thậm chí còn nhiều hơn tổng lưu lượng tấn công của 9 quốc gia còn lại trong top 10 quốc gia có lưu lượng tấn công mạng lớn nhất. Như vậy, Trung Quốc vẫn là mối “đe dọa” Internet lớn nhất thế giới.

Danh sách và thị phần 10 quốc gia có lưu lượng tấn công mạng lớn nhất thế giớiquý 1/2014

Nguồn: Akamai

Ngoài ra, nghiên cứu của Akamai cũng cho thấy, trong quý 1/2014, có tổng cộng 283 vụ tấn công từ chối dịch vụ DDoS (DDoS Attack) diễn ra trên mạng Internet toàn cầu, giảm 63 vụ so với 346 vụ trong quý 4/2013. Tấn công DDoS là một trong những hình thức tấn công nguy hiểm và được áp dụng rộng rãi nhất hiên nay, khi hacker huy động hê thống máy tính ma, là những máy tính bị dính mã độc và chịu sự điều khiển của hacker, hướng lưu lượng truy cập đồng loạt vào một hê thống máy chủ, khiến máy chủ quá tải và không kịp xử lý gây sập hê thống. Theo dự báo, số cuộc tấn công DDoS sẽ lên tới con số 1450 trong năm 2014 với mức tăng hàng năm lên tới 25%.

Xet theo khu vực, trong quý 1/2014, số vụ tấn công DDoS giảm tại hầu hết các khu vực trên giới. Cụ thể, có 139 vụ tấn công DDoS xảy ra tại châu Mỹ, theo sau là châu Á

thị trường viễn thông thế giới

BáO cáO viễn thông việt nam QuÝ ii/201460

– Thái Bình Dương với 87 vụ và 57 vụ trên toàn khu vực châu Âu, Trung Đông và châu Phi (EMEA).

Thống kê số vụ tấn công DDoS giai đoạn Q4/2012-Q1/2014 và thị phần nguồn gốc theo khu vực Q1/2014

Cũng theo nghiên cứu này, Akamai còn cho biết, khu vực doanh nghiêp là nơi bị tấn công DDoS nhiều nhất với 81 vụ (28%), theo sau là ngành thương mại (76 vụ, 27%), dịch vụ công (56 vụ, 20%), truyền thông và giải trí (45 vụ, 16%) và công nghê cao (25 vụ, 9%). Cuối cùng, nghiên cứu cũng đưa ra một số khuyến nghị về chống DDoS và định hướng triển khai. Theo đó, các tổ chức, doanh nghiêp, đăc biêt là các tổ chức, doanh nghiêp có nguy cơ bị tấn công cao như ngân hàng, tài chính cần phải chuẩn bị sẵn các phương án, kịch bản phản ứng trong mọi tình huống diễn ra. Để làm các công viêc này, cần phải xác định được yêu cầu về tính sẵn sàng của hê thống; đánh giá năng lực chống đỡ của hê thống; nhanh chóng phân loại DDoS ngay từ các dấu hiêu đầu tiên; xây dựng kịch bản phản ứng khi mức tấn công vượt quá năng lực hê thống (Dừng dịch vụ, thuê dịch vụ chống DDoS, thuê thêm đường truyền…). Bên cạnh đó, viêc bồi dưỡng nâng cao nhận thức cho người dùng; tổ chức tập huấn kỹ thuật; tổ chức hội thảo chuyên đề; tổ chức diễn tập mạng lưới và tăng cường hợp tác với các tổ chức, doanh nghiêp an ninh mạng trong và ngoài nước cũng là những biên pháp phát huy một cách có hiêu quả các phương án phòng chống tấn công mạng.

thị trường viễn thông thế giới

BáO cáO viễn thông việt nam QuÝ ii/2014 61

THỊ TRƯỜNG BĂNG RỘNG

1. Thế giới hiện có 690 triệu thuê bao băng rộng cố địnhTheo số liêu thống kê của Point Topic, tính đến hết quý 1/2014, thế giới đã có 690,1

triêu đường dây băng rộng cố định, đạt tốc độ tăng trưởng quý là 1,9%. Đây là mức cao nhất trong 12 tháng qua và là sự gia tăng ấn tượng so với mức 0,4% của quý trước đó. Xu hướng này được dự báo sẽ tiếp tục diễn ra trong suốt năm 2014 và 2015 khi thị trường châu Phi và Trung Đông đang trong giai đoạn phát triển mạnh mẽ cả về cơ sở hạ tầng mạng và số lượng người dùng.

Thống kê tốc độ tăng trưởng và số lượng thuê bao băng rộng cố định toàn cầugiai đoạn Q4/2012 – Q1/2014

Nguồn: Point Topic

Xet theo khu vực, thị trường băng rộng cố định châu Phi đạt tốc độ tăng trưởng quý cao nhất thế giới với tỉ lê trên 5%. Sức tăng mạnh mẽ này được dự báo sẽ tiếp tục diễn ra trong quý tiếp theo măc dù các nhà khai thác tại thị trường này đang găp khó khăn trong viêc nâng cao khả năng chấp nhận sử dụng dịch vụ từ phía người dùng châu Phi cũng như những khó khăn trong viêc mở rộng cơ sở hạ tầng mạng trong khu vực. Các khu vực Đông Âu, Đông Á và một số quốc gia châu Mỹ đạt tốc độ tăng trưởng trong khoảng từ 2 đến 3%. Trong khi đó, một số thị trường băng rộng cố định phát triển sớm như Bắc Mỹ, châu Đại Dương và một số quốc gia thuộc châu Âu lại có tốc độ phát triển thuê bao chỉ là quanh mức 1%. Điều này hoàn toàn dễ hiểu khi thị trường băng rộng di động đang trong giai đoạn phát triển “lấn át” cả về hạ tầng, tính thuận tiên cũng như tính linh hoạt, hấp dẫn của hàng loạt gói cước băng rộng di động.

Xet theo công nghê băng rộng cố định, măc dù số lượng thuê bao tiếp tục bị giảm

thị trường viễn thông thế giới

BáO cáO viễn thông việt nam QuÝ ii/201462

nhẹ và chỉ còn khoảng 340 triêu nhưng các công nghê trên nền cáp đồng (bao gồm DSL, ADSL và ADSL2+) vẫn tiếp tục là những công nghê thống trị thị trường truy cập băng rộng cố định. Tuy nhiên, quý 1/2014 được ghi nhận là điểm mốc đánh dấu lần đầu tiên thị phần thuê bao công nghê cáp đồng giảm xuống dưới mức 50%.

Xu hướng tăng trưởng số lượng thuê bao băng rộng cố định theo công nghệgiai đoạn Q1/2005 – Q1/2014

Nguồn: Point Topic2. Thị trường IPTV toàn cầu chính thức cán mốc 100 triệu thuê bao

Cũng theo số liêu thống kê của Point Topic, quý 1/2014 đánh dấu lần đầu tiên dịch vụ truyền trình qua giao thức Internet (IPTV) cán mốc 100 triêu thuê bao trên toàn thế giới. Cụ thể, măc dù phải cạnh tranh gay gắt với các nhà cung cấp dịch vụ OTT cũng như các mạng truyền hình măt đất và truyền hình cáp nhưng thị trường IPTV toàn cầu vẫn phát triển thêm được 4,6 triêu thuê bao mới trong quý 1/2014, nâng tổng số thuê bao IPTV toàn cầu lên 100,9 triêu, đạt tốc độ tăng trưởng quý là 4,8%. Như vậy, nếu so với 690,1 triêu thuê bao băng rộng cố định thì IPTV chiếm thị phần 14,6%.

thị trường viễn thông thế giới

BáO cáO viễn thông việt nam QuÝ ii/2014 63

Thống kê tốc độ tăng trưởng và số lượng thuê bao IPTV toàn cầugiai đoạn Q2/2012 – Q1/2014

Nguồn: Point Topic

Xet theo khu vực, Đông Âu được ghi nhận là thị trường IPTV sôi động nhất thế giới trong quý 1/2014 khi tốc độ tăng trưởng thuê bao đạt cao nhất lên tới 11,6%, cao gấp gần 2,5 lần tốc độ trung bình toàn cầu và có thêm 0,63 triêu thuê bao mới. Trong khi đó, Đông Á lại là khu vực phát triển được nhiều thuê bao IPTV nhất trong quý với 2,58 triêu, tuy nhiên tốc độ tăng trưởng quý cũng chỉ là 5,7%. Khu vực châu Phi cũng đạt tốc độ tăng trưởng tương đối cao (khoảng 5%) nhưng cũng chỉ có thêm khoảng 0,2 triêu thuê bao mới.

Top 10 thị trường IPTV lớn nhất thế giới tính theo số lượng thuê bao quý 1/2014

Nguồn: Point Topic

thị trường viễn thông thế giới

BáO cáO viễn thông việt nam QuÝ ii/201464

Nhìn chung, vị trí top 10 quốc gia IPTV quý 1/2014 không có gì thay đổi so với quý trước măc dù khoảng cách giữa Anh và Hà Lan có giãn rộng hơn trước, trong những quý trước đây, 2 quốc gia này đã đổi vị trí cho nhau vài lần. Riêng 10 quốc gia này đã có tới 85 triêu thuê bao IPTV và chiếm thị phần lên tới hơn 84% thị trường IPTV toàn cầu.

Trung Quốc tiếp tục là thị trường IPTV lớn nhất thế giới với 32,7 triêu thuê bao, chiếm thị phần 32,4% thị trường IPTV toàn cầu. Tuy nhiên, Trung Quốc có được vị trí này lại nhờ lợi thế dân số đông còn trên thực tế mức thâm nhập IPTV/dân số còn kem xa so với các vị trí tiếp theo như Pháp, Mỹ, Hàn Quốc và Nhật Bản. Cũng trong lần xếp hạng kỳ này, Viêt Nam tiếp tục chiếm vị trí thứ 10 với 1,6 triêu thuê bao. Đây tiếp tục được coi là một thành tích không nhỏ của các nhà mạng Viêt Nam khi mà viêc phát triển hạ tầng mạng, viêc thu hút người dùng và cạnh tranh với các loại dịch vụ hình truyền hình khác còn găp không ít trở ngại và bất cập. 3. Năm 2014: Băng rộng di động toàn cầu sẽ tiếp tục tăng trưởng ở mức 2 con số

Theo ước tính của ITU, năm 2014, băng rộng di động tiếp tục là một trong những thị trường có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất trên lĩnh vực viễn thông với tốc độ tăng trưởng thuê bao lên tới 2 con số và có thể đạt tới mốc 2,3 tỷ thuê bao, 55% trong số này đến từ các quốc gia đang phát triển. Cụ thể, tốc độ tăng trưởng thuê bao trung bình của thế giới đạt gần 20%, của các quốc gia đang phát triển và phát triển lần lượt là 26% và 11,5%. Nếu chia theo khu vực địa lý thì châu Phi sẽ là khu vực có tốc độ tăng trưởng thuê bao băng rộng di động nhanh nhất trên thế giới (43%), cao hơn gấp đôi mức tăng trưởng trung bình của thế giới và gấp 3,6 lần mức tăng trưởng của khu vực châu Âu (12%). Mức thâm nhập băng rộng di động tại khu vực này sẽ đạt mức 20% vào cuối năm nay, cao gấp 10 lần so với năm 2010 (2%), song đây vẫn là khu vực có mức thâm nhập băng rộng di động thấp nhất thế giới hiên nay (19%).

thị trường viễn thông thế giới

BáO cáO viễn thông việt nam QuÝ ii/2014 65

Thống kê tốc độ tăng trưởng thuê bao băng rộng di động theo khu vực địa lý

Song song với tăng trưởng số lượng người dùng là gia tăng mức thâm nhập, theo đó mức thâm nhập băng rộng di động trung bình toàn cầu ước đạt 32% vào cuối năm nay, gần gấp đôi so với cách đây 3 năm (2011) và cao gấp 4 lần so với cách đây 5 năm (2009). Trong đó, mức thâm nhập băng rộng di động tại các quốc gia phát triển sẽ lên tới 84% trong khi tỉ lê này tại các quốc gia đang phát triển chỉ là 21%.

Mức thâm nhập băng rộng di động của nhóm quốc gia phát triển và đang phát triển giai đoạn 2007-2014

Nguồn: ITU Facts & Figures 2014Nếu chia theo khu vực địa lý thì châu Âu sẽ có mức thâm nhập cao nhất với tỉ lê

64%, theo sau là châu Mỹ (59%), Công đồng các quốc gia độc lập CIS (49%), các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (25%), châu Á – Thái Bình Dương (23%) và cuối cùng là châu Phi (19%).

Nguồn: ITU Facts & Figures 2014

thị trường viễn thông thế giới

BáO cáO viễn thông việt nam QuÝ ii/201466

Mức thâm nhập băng rộng di động theo khu vực địa lý năm 2014

Nguồn: ITU Facts & Figures 2014

Với tốc độ phát triển nhanh chóng trong vài năm trở lại đây, thị phần thuê bao băng rộng di động của các thị trường đang phát triển đang tăng dần đều. Nếu như vào năm 2008, các quốc gia đang phát triển chỉ chiếm 20% trong tổng số 422 triêu thuê bao băng rộng toàn cầu thì dự báo đến cuối năm nay, thị phần thuê bao băng rộng di động tại các nước này được dự báo sẽ chiếm đến 55% trong tổng số 2,3 tỷ thuê bao trên toàn thế giới.

Thị phần thuê bao băng rộng di động qua các năm

 Nguồn: ITU Facts & Figures 2014

thị trường viễn thông thế giới

BáO cáO viễn thông việt nam QuÝ ii/2014 67

THỊ TRƯỜNG VIỄN THÔNG THẾ GIỚI QUA CÁC CON SỐ

6,92 tỷ là tổng số kết nối di động toàn cầu tính đến hết quý 1/2014

1,564 tỷ là số lượng kết nối đang hoạt động trên các hê thống đa truy cập phân chia theo mã băng rộng WCDMA (Wideband Code Division Multiple Access), bao gồm cả HSPA

4,4 tỷ là số lượng kết nối di động đang hoạt động trên các hê thống GSM

1,6 tỷ số lượng kết nối di động đang hoạt động trên các hê thống HSPA

245,4 triệu là tổng số thuê bao LTE trên toàn thế giới tính đến hết quý 1/2014

6,235 tỷ là số kết nối được thực hiên trên các mạng di động thuộc họ công nghê 3GPP (GSM/EDGE, WCDMA-HSPA/HSPA+ and LTE), chiếm 90% thị phần kết nối theo công nghê di động toàn cầu

581 là số nhà mạng cam kết triển khai mạng truy cập gói tốc độ cao HSPA (High-Speed Packet Access) tại 211 quốc gia

547 là số mạng HSPA cung cấp dịch vụ thương mại tại 205 quốc gia.

100% là tỉ lê nhà khai thác mạng đa truy nhập phân chia theo mã băng rộng WCDMA (Wideband Code Division Multiple Access) trên toàn cầu cũng triển khai mạng HSPA

363 là số mạng HSPA+ đang cung cấp dịch vụ thương mại tại 157 quốc gia (mạng nâng cấp từ HSPA, nhằm cung cấp băng rộng di động lên đến 28 Mbps và tăng dung lượng mạng mà không cần có băng tần mới)

159 là số mạng DC-HSPA+ (Dual Cell HSPA+) được khai trương thương mại tại 83 quốc gia.

thị trường viễn thông thế giới

BáO cáO viễn thông việt nam QuÝ ii/201468

80 là số nhà khai thác triển khai mạng UMTS900 thương mại trong băng tần 900 MHz tại 53 quốc gia

109 là số nhà mạng cung cấp dịch vụ thoại chất lượng cao sử dụng công nghê giải mã thích ứng băng rộng đa tốc độ - Mobile HD Voice (W-AMR) tại 73 quốc gia.

329 là số mẫu điên thoại có khả năng hỗ trợ dịch vụ HD Voice (W-AMR) được công bố bởi 19 nhà cung cấp

1130 là số mẫu thiết bị hỗ trợ cả 2 mạng LTE và HSPA (Dual-mode LTE-HSPA), bao gồm cả 570 mẫu thiết bị LTE hỗ trợ mạng 42 Mbps DC-HSPA+

1.563 là tổng số mẫu thiết bị LTE được giới thiêu bởi 154 nhà sản xuất

507 là số cam kết triển khai mạng LTE trên toàn cầu tính đến ngày 31/03/2014 tại 152 quốc gia

301 là số mạng LTE đã chính thức cung cấp dịch vụ thương mại tại 107 quốc gia

557 là số nhà mạng trên thế giới đã và đang đầu tư cho LTE tại 163 quốc gia

36 là số mạng LTE TDD (TD-LTE) đã chính thức cung cấp dịch vụ thương mại tại 24 quốc gia

13 là số nhà mạng sử dụng cả 2 chuẩn FDD và TDD

129 là số mạng LTE được triển khai thương mại trên băng tần 1800 MHz (3GPP band 3) tại 67 quốc gia

350 là số mạng LTE được GSA dự báo sẽ chính thức cung cấp dịch vụ thương mại vào cuối năm 2014

1800 MHz là băng tần được sử dụng nhiều nhất cho triển khai LTE trên toàn cầu

LTE1800 chiếm trên 43% trong tổng số mạng LTE thương mại

57 là số mẫu điên thoại LTE có khả năng hỗ trợ dịch vụ thoại qua mạng LTE (VoLTE)

40% là tỉ lê dân số thế giới sử dụng Internet

44% là tỉ lê hộ gia đình trên toàn thế giới kết nối Internet tại nhà

3,9 Mbps là tốc độ kết nối trung bình toàn cầu quý 1/2014

21,2 Mbps là tốc độ kết nối đỉnh trung bình toàn cầu quý 1/2014

690 triệu là tổng số thuê bao băng rộng cố định quý 1/2014

100,9 triệu là tổng số thuê bao IPTV toàn cầu quý 1/2014

2,3 tỷ là tống số thuê bao băng rộng di động toàn cầu ước đạt vào cuối năm 2014Nguồn: gsacom.com

Nguồn: gsacom.com