bao cao de tai quan ly thu vien xong

75
Đề Tài : Quản Lý Thư Viện Trường THPT Nguyễn Văn Cừ LỜI CẢM ƠN Lời cảm ơn đầu tiên chân thành và sâu sắc nhất, chúng em xin được gởi đến cô Trần Thị Xuân Trang, thầy Lê Minh Thái, đã hướng dẫn hết sức nhiệt tình và chu đáo, giúp chúng em hoàn thành đề tài này. Chúng em xin chân thành cảm ơn các cô, thầy giáo, đặc biệt là thầy cô giáo tổ bộ môn tin đã truyền đạt cho chúng em những kiến thức quý báu trong suốt quá trình học tại trường. Chúng tôi xin cảm ơn các bạn đã cùng học tập, giúp đỡ, động viên và đóng góp ý kiến, để chúng tôi hoàn thành đề tài này. Với sự cố gắng, nỗ lực của bản thân của chúng em nhưng do ý tưởng chưa phong phú và kiến thức còn hạn chế nên đề tài này không tránh khỏi thiếu sót, chúng em mong nhận được sự thông cảm và chỉ bảo để chúng em có thể vững vàng trong công việc của mình sau này. Sinh viên thực hiện Trần Ngọc Vũ Trần Thị Diệu Thúy SVTH : Trần Ngọc Vũ - 1- Trần Thị Diệu Thúy

Upload: nguyen-truc

Post on 05-Dec-2014

127 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: Bao Cao de Tai Quan Ly Thu Vien Xong

Đề Tài : Quản Lý Thư Viện Trường THPT Nguyễn Văn Cừ

LỜI CẢM ƠN

Lời cảm ơn đầu tiên chân thành và sâu sắc nhất, chúng em xin được gởi đến

cô Trần Thị Xuân Trang, thầy Lê Minh Thái, đã hướng dẫn hết sức nhiệt tình và chu

đáo, giúp chúng em hoàn thành đề tài này.

Chúng em xin chân thành cảm ơn các cô, thầy giáo, đặc biệt là thầy cô giáo

tổ bộ môn tin đã truyền đạt cho chúng em những kiến thức quý báu trong suốt quá

trình học tại trường.

Chúng tôi xin cảm ơn các bạn đã cùng học tập, giúp đỡ, động viên và đóng

góp ý kiến, để chúng tôi hoàn thành đề tài này.

Với sự cố gắng, nỗ lực của bản thân của chúng em nhưng do ý tưởng chưa

phong phú và kiến thức còn hạn chế nên đề tài này không tránh khỏi thiếu sót,

chúng em mong nhận được sự thông cảm và chỉ bảo để chúng em có thể vững vàng

trong công việc của mình sau này.

Sinh viên thực hiện

Trần Ngọc Vũ

Trần Thị Diệu Thúy

SVTH : Trần Ngọc Vũ - 1- Trần Thị Diệu Thúy

Page 2: Bao Cao de Tai Quan Ly Thu Vien Xong

Đề Tài : Quản Lý Thư Viện Trường THPT Nguyễn Văn Cừ

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan :

1 Những nội dung trong đề tài này là do tôi thực hiện dưới sự

hướng dẫn trực tiếp của thầy Lê Minh Thái và cô Trần Thị Xuân

Trang.

2 Mọi tham khảo dùng trong đề tài đều được trích dẫn rõ ràng tên

tác giả, tên công trình, thời gian, địa điểm công bố.

3 Mọi sao chép không hợp lệ, vi phạm quy chế đào tạo, hay gian

trá,

tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm.

Sinh viên thực hiện

Trần Ngọc Vũ

Trần Thị Diệu Thúy

SVTH : Trần Ngọc Vũ - 2- Trần Thị Diệu Thúy

Page 3: Bao Cao de Tai Quan Ly Thu Vien Xong

Đề Tài : Quản Lý Thư Viện Trường THPT Nguyễn Văn Cừ

LỜI NÓI ĐẦU

Chúng ta đang sống, làm việc trong thời đại khoa học kỹ thuật đã và đang

phát triển hết sức mạnh mẽ. Bên cạnh đó, công nghệ thông tin cũng phát triển rất

nhanh chóng. Việc áp dụng tin học trong công việc tính toán, quản lý ngày càng phổ

biến và đem lại hiệu quả kinh tế rất lớn, nó giúp cho con người rút ngắn thời gian

làm việc, giảm thiểu nguồn nhân lực, kết xuất dữ liệu chặt chẽ, giúp cho người quản

lý làm việc chính xác hơn, nâng cao hiệu quả lao động. Tuy nhiên trong thời điểm

hiện tại, Công nghệ Thông tin mới chỉ bước đầu được ứng dụng trong đời sống nói

chung và giáo dục nói riêng. Việc sử dụng tài liệu điện tử trong dạy và học chưa

thực sự phổ biến, chưa mang lại hiệu quả cao thì những quyển sách, giáo trình …

vẫn có vai trò vô cùng quan trọng. Đối với những trường trung học phổ thông, việc

quản lý một hệ thống thư viện với hàng ngàn đầu sách và quản lý việc mượn – trả

sách của hàng ngàn học sinh là vô cùng phức tạp.

Để quá trình diễn ra thuận lợi, nhanh chóng và chính xác, chúng em xây

dựng chương trình “QUẢN LÝ THƯ VIỆN TRƯỜNG THPT NGUYỄN VĂN

CỪ” . Chương trình sẽ hỗ trợ rất nhiều trong công việc cập nhật, thống kê và truy

xuất thông tin. Đề tài được viết và sử dụng ngôn ngữ lập trình Visual Basic Net và

MicroSoft Access 2003.

Chương trình quản lý thư viện gồm có 3 chương:

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KHẢO SÁT THỰC TRANG VÀ TÌM

HIỂU NHU CẦU.

CHƯƠNG 2: KHẢO SÁT, PHÂN TÍCH VÀ THIẾT KẾ HỆ THỐNG

THÔNG TIN CHO BÀI TOÁN QUẢN LÝ THƯ VIỆN.

CHƯƠNG 3: THIẾT KẾ CHƯƠNG TRÌNH VÀ KẾT QUẢ CHẠY THỬ.

Trong quá trình làm đề tài tốt nghiệp, cùng với sự giúp đỡ nhiệt tình của

các thành viên trong trường cũng như sự hướng dẫn tận tình của giáo viên hướng

dẫn, chúng em đã hoàn thành đề tài tốt nghiệp này của mình. Vì ý tưởng chưa SVTH : Trần Ngọc Vũ - 3- Trần Thị Diệu Thúy

Page 4: Bao Cao de Tai Quan Ly Thu Vien Xong

Đề Tài : Quản Lý Thư Viện Trường THPT Nguyễn Văn Cừ

phong phú và kiến thức còn hạn chế nên chương trình không tránh khỏi những thiếu

xót, chúng em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của thầy cô và các bạn để

chương trình được hoàn chỉnh hơn.

Đà Nẵng, tháng 4 năm 2009

Sinh viên thực hiện

Trần Ngọc Vũ

Trần Thị Diệu Thúy

SVTH : Trần Ngọc Vũ - 4- Trần Thị Diệu Thúy

Page 5: Bao Cao de Tai Quan Ly Thu Vien Xong

Đề Tài : Quản Lý Thư Viện Trường THPT Nguyễn Văn Cừ

CHƯƠNG 1

KHẢO SÁT THỰC TRẠNG

VÀ TÌM HIỂU NHU CẦU

1. Vai trò tin học hóa trong công tác quản lý thư viện

1.1 Sự cần thiết của việc ứng dụng tin học trong công tác quản lý

Từ khi nền kinh tế chuyển sang cơ chế thị trường, nền kinh tế nước ta hoạt

động trong môi trường cạnh tranh sôi động với hệ thống thông tin lớn, các hoạt

động ngày càng đa dạng phức tạp, vì thế các hoạt động thủ công không còn phù hợp

nữa, nó không những không mang lại hiệu quả kinh tế cao mà còn không đáp ứng

được nhu cầu đặt ra hằng đầu của nền kinh tế. Để khắc phục hiện tượng trên thì cần

phải có một giải pháp nhằm cải thiện điều kiện làm việc và giảm bớt gánh nặng cho

người lao động đồng thời đem lại hiệu quả kinh tế cao, giải pháp tốt nhất hiện nay

không gì khác ngoài tin học hoá các hoạt động quản lý.

- Về mặt quản lý:

Để đáp ứng nhu cầu thông tin đặt ra hằng ngày tại các doanh nghiệp, công ty

cũng như các đơn vị cơ quan Nhà Nước cần phải đưa tin học vào trong thực tiễn mà

trước hết là công tác quản lý. Qua đó giúp cho công tác quản lý, kiểm soát các

luồng thông tin vào quá trình phát sinh trong công việc. Ngoài ra, tin học còn giảm

bớt các công việc không cần thiết và tạo điều kiện cho các bộ phận khác nắm bắt,

xử lý thông tin một cách nhanh chóng, kịp thời, chính xác và đáp ứng được mọi yêu

cầu đặt ra hằng ngày của công việc.

- Về mặt kinh tế:

Cùng với sự ưu việt của việc ứng dụng máy tính vào công tác tổ chức quản

lý thì về mặt kinh tế việc tin học hoá giúp cho công việc được nhẹ nhàng hơn, tiết

kiệm được thời gian lao động, loại bỏ được thời gian không cần thiết, thu thập

thông tin nhanh chóng, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế.

SVTH : Trần Ngọc Vũ - 5- Trần Thị Diệu Thúy

Page 6: Bao Cao de Tai Quan Ly Thu Vien Xong

Đề Tài : Quản Lý Thư Viện Trường THPT Nguyễn Văn Cừ

1.2 Đặc điểm của bài toán quản lý

Bài toán thông thường phát sinh trong các doanh nghiệp, công ty, cơ quan

Nhà Nước để áp dụng máy tính xử lý công việc hằng ngày thay cho con người.

Chính vì thế tính ưu việt mà bài toán quản lý đến nhiều đơn vị sản xuất, thậm chí

còn ảnh hưởng đến tình hình sản xuất của đơn vị.

Tiến trình xử lý còn phụ thuộc vào trình độ chuyên môn và kinh nghiệm của người

sử dụng, phương pháp xử lý tuỳ thuộc vào từng điều kiện cụ thể của từng đơn vị cụ

thể.

Các nhu cầu của đơn vị về phát triển hệ thống quản lý liên quan đến những

khía cạnh mà đơn vị phải hoàn thành. Các sản phẩm thông tin phải đáp ứng được

nhu cầu đó.

Việc đề ra bài toán quản lý đòi hỏi phải phù hợp với tình hình phát triển

chung của trường học, những thay đổi nhỏ trong chiến lược phát triển chung của

đơn vị có thể ảnh hưởng lớn đến hệ thống thông tin.

Các sản phẩm của hệ thống quản lý là thành phần của quá trình ra quyết

định, thường là ở dạng tổng hợp cho phép phân tích tình hình khi cần thiết

1.3 Ứng dụng tin học hóa vào hệ thống quản lý

Để ứng dụng tin học vào trong hệ thống cần phải có các bước cơ bản sau:

- Quá trình khảo sát thực tế: Đây là bước hình thành của bài toán, người phân

tích phải xác định tất cả các mục tiêu, yêu cầu công tác quản lý.

- Quá trình phân tích các hệ thống thu thập: Tất cả các thông tin thu thập

phân được phân tích đầy đủ, chi tiết theo chiều rộng và theo chiều sâu. Các kết quả

thu được có thể trình bày dưới dạng lưu đồ, sơ đồ thực thể.

- Đặt tả yêu cầu: Mô tả các yếu tố đầu vào, đầu ra, các biến đổi và các tính

chất cần đạt dược của chương trình, không cần quan tâm đến cấu trúc và nội dung

các thao tác cần phải thực hiện.

- Xây dựng cơ sở dữ liệu: Dựa trên các kết quả của quá trình phân tích và

quan hệ giữa chúng.

SVTH : Trần Ngọc Vũ - 6- Trần Thị Diệu Thúy

Page 7: Bao Cao de Tai Quan Ly Thu Vien Xong

Đề Tài : Quản Lý Thư Viện Trường THPT Nguyễn Văn Cừ

- Xây dựng thuật toán chương trình.

- Thiết kế và viết chương trinh.

- Kiểm thử chương trình một cách hệ thống. Kiểm tra tính ổn định, phức tạp

theo thời gian, kiểm thử để phát hiện lỗi của chương trình có phù hợp với hệ thống

không?

- Đưa chương trình vào ứng dụng thực tế, theo dõi và kiểm soát chương

trình, tiến hành bổ sung để chương trình hoàn thiện hơn.

1.4 Các giai đoạn phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý

Lập kế hoạch: Định danh các mối quan hệ giữa công việc, bố trí công việc

hợp lý.

- Khảo sát hiện trạng: Phân tích các hoạt động của hệ thống thông tin, biên

dịch các thông tin thu thập được.

- Phân tích tính khả thi: Nghiên cứu khả thi để đánh giá xem các yêu cầu có

thể được bởi phần mềm và phần cứng hay không. Xác định một cách tổng quát các

giải pháp về chi phí.

- Đặc tả yêu cầu: Mô tả chi tiết và chính xác các yêu cầu của hệ thống.

- Thiết kế: Phát hoạ hệ thống cần phải làm gì và làm như thế nào.

- Thiết kế giao diện bao gồm nội dung chi tiết thời gian, trách nhiệm chi tiết

cụ thể.

- Lập trình: Đây là giai đoạn triển khai thiết kế và cài đặt sản phẩm.

- Thử nghiệm: Chạy thử, kiểm tra, lắp ráp, chú thích chương trình.

- Khai thác: Đây là giai đoạn quyết định đến kết quả tương lai của hệ thống

thông tin, tuỳ theo kết quả khai thác mà người sử dụng sẽ quyết định có sử dụng hệ

thống để thay đổi hệ thống thủ công cũ hay không?

- Bảo trì: Bảo trì, cải tiến và thích nghi hoá hệ thống với những thay đổi với

môi trường.

2. Khảo sát thực trạng và tìm hiểu nhu cầu

SVTH : Trần Ngọc Vũ - 7- Trần Thị Diệu Thúy

Page 8: Bao Cao de Tai Quan Ly Thu Vien Xong

Đề Tài : Quản Lý Thư Viện Trường THPT Nguyễn Văn Cừ

Đây là bước mở đầu của quá trình phân tích thiết kế một hệ thống. Mục đích

của khảo sát hiện trạng là nhằm để tiếp cận với nghiệp vụ chuyên môn, môi trường

làm việc của hệ thống, tìm hiểu các chức năng, nhiệm vụ và cung cách hoạt động

của hệ thống, chỉ ra chỗ hợp lý của hệ thống cần được kế thừa và các chỗ bất hợp lý

cần được nghiên cứu khắc phục.

1.2. Một số nguyên tắc trong quản lý thư viện

Về nguyên tắc, dù là quản lý thư viện trên máy tính nhưng mô hình hoạt

động của hệ thống thư viện vẫn dựa trên phương pháp quản lý truyền thống.

Để quản lý được một khối lượng lớn sách và độc giả thì cần phải tổ chức tốt

hệ thống thư mục. Hệ thống thư mục sẽ giúp độc giả tra cứu sách một cách có hiệu

quả, cán bộ thư viện tìm kiếm sách một cách dễ dàng khi có yêu cầu mượn sách của

độc giả.

Thông thường chúng ta có thể tổ chức hệ thống thư mục theo nhiều cách

khác nhau như sau:

Hệ thống thư mục theo thể loại: Loại hình này sẽ tiện lợi cho độc giả tìm

sách để nghiên cứu về một chuyên đề nào đó hay tìm một loại sách viết về một vấn

đề nào đó mà độc giả đang quan tâm.

Hệ thống thư mục theo tên sách: Đối với loại hình này khi cần mượn một

cuốn sách nếu biết chính xác tên của cuốn sách đó thì việc tìm kiếm trở nên dễ dàng

đối với cả độc giả lẫn thủ thư.

Hệ thống thư mục theo tên tác giả: Cách tổ chức này thuận tiện khi độc

giả muốn tìm sách của một tác giả nào đó vì thông thường độc giả thường có sự ưa

thích sách của một số tác giả nào đó.

Hệ thống thư mục theo nhà xuất bản: Cách tổ chức này thuận tiện khi độc

giả muốn tra cứu sách của một nhà xuất bản nào đó.

Vấn đề quan tâm tiếp theo là việc sắp xếp sách vào trong kho sách thế nào

cho hợp lý. Vấn đề này đòi hỏi phải thoả mãn hai yêu cầu sau: tiết kiệm diện tích

kho sách và làm thế nào để nhân viên thủ thư có thể dễ tìm, dễ lấy sách ra khi có

SVTH : Trần Ngọc Vũ - 8- Trần Thị Diệu Thúy

Page 9: Bao Cao de Tai Quan Ly Thu Vien Xong

Đề Tài : Quản Lý Thư Viện Trường THPT Nguyễn Văn Cừ

yêu cầu mượn sách của độc giả. Để thực hiện được các yêu cầu trên, cần lưu ý cách

đánh mã số sách sao cho khi nhìn mã sách có thể biết được vị trí sách trong kho.

Một yếu tố quan trọng quyết định đến hiệu quả của việc quản lý sách đó là

quản lý độc giả. Bất cứ lúc nào, người quản lý thư viện cũng phải biết ai đang mượn

sách gì của thư viện, những độc giả nào đang mượn sách đã quá hạn và thời hạn sử

dụng thẻ thư viện của mỗi độc giả. Việc nắm giữ thông tin về độc giả và các nhu

cầu về sách của họ sẽ giúp việc quản lý được tốt hơn và từ đó có xu hướng đầu tư

sách một cách thích hợp hơn theo nhu cầu của từng nơi

1.3. Cách thức hoạt động thủ công truyền thống

Thư viện là nơi có chức năng lưu trữ, quản lý, phục vụ việc đọc và tra cứu

mọi loại thông tin và các tư liệu liên quan đến nhiều lĩnh vực khoa học khác nhau.

Đây là một khối lượng dữ liệu khổng lồ được lưu trữ dưới dạn các ấn phẩm khác

nhau. Nói chung, ở hầu hết các thư viện hiện nay, mọi công việc quản lý chủ yếu

được làm thủ công không có sự trợ giúp của máy tính nên mọi hoạt động của thư

viện thực sự phức tạp, nặng nề và trùng lặp, công việc tra cứu tài liệu bằng phích rất

bất tiện và gây lãng phí rất nhiều thời gian của bạn đọc. Những khó khăn trong việc

quản lý thư viện được thể hiện như sau:

Đối với việc phục vụ độc giả:

Khi độc giả có nhu cầu mượn một cuốn sách, cán bộ thủ thư trong thư viện

phải kiểm tra xem cuốn sách đó có còn trong thư viện hay không, nếu còn mới làm

thủ tục cho mượn còn nếu không thì thông báo hết sách cho độc giả. Công việc này

là tất yếu, song nó tốn rất nhiều thời gian để tìm sổ và tra cứu, công việc tra cứu

cũng hết sức nặng nề và tồn thời gian. Nếu có sự sai lệch về thông tin giữa bản danh

mục sách và số lượng sách hiện có trong kho, dẫn đến tình trạng độc giả phải chờ

đợi rất lâu mới nhận được câu trả lời là sách hiện tại đã hết trong thư viện. Trường

hợp độc giả không nắm vững những thông tin về cuốn sách thì việc tìm kiếm sẽ

càng trở nên khó khăn hơn.

Đối với việc quản lý sách:

SVTH : Trần Ngọc Vũ - 9- Trần Thị Diệu Thúy

Page 10: Bao Cao de Tai Quan Ly Thu Vien Xong

Đề Tài : Quản Lý Thư Viện Trường THPT Nguyễn Văn Cừ

Khi cần báo cáo thống kê định kì về danh mục các loại sách có trong thư viện,

tình hình bạn đọc, tổng kinh phí đầu tư của một thư viện, ta sẽ tồn rất nhiều thời

gian, có khi thậm chí không làm nổi vì khối lượng công việc quá lớn.

Tóm lại, việc quản lý theo phương pháp thủ công trong hệ thống cũ là không

còn phù hợp ở các thư viện hiện nay nhất là đối với nhu cầu ngày càng tăng của độc

giả. Mặc dù đã có những bước tiến trong việc đưa tin học vào quản lý thư viện,

nhưng chúng ta chỉ mới dừng lại ở mức: giúp độc giả tra cứu (bên cạnh việc tra

phích sách) và một số khâu khác như kiểm tra thẻ để xem số lượng sách đã mượn là

bao nhiêu và số sách mượn đã quá hạn mà chưa trả cho thư viện. Còn người quản lý

vẫn chưa tiếp cận được nhiều với tin học để giảm thiểu thời gian xử lý các công

việc khối lượng lớn. Những tồn tại trên đây cho thấy việc tổ chức lại hệ thống thư

viện là một công việc rất cần thiết, đáp ứng nhu cầu trong quản lý thư viện.

1.4. Chức năng nghiệp vụ

Qua quá trình khảo sát hoạt động của thư viện Trường THPT Nguyễn Văn

Cừ thì nhìn chung chúng ta có một số điểm tương đồng trong nghiệp vụ thư viện.

Các hoạt động của thư viện bao gồm các chức năng nghiệp vụ sau:

Lên kế hoạch bổ sung tài liệu.

Nhận sách mới về.

Phân loại sách.

Cho bạn đọc mượn sách.

Nhận trả sách từ độc giả.

Tra cứu sách.

Huỷ sách quá hạn lưu trữ.

Làm báo cáo hoạt động của thư viện.

Cấp thẻ cho độc giả.

Thống kê sách cho mượn.

Thống kê độc giả .

SVTH : Trần Ngọc Vũ - 10- Trần Thị Diệu Thúy

Page 11: Bao Cao de Tai Quan Ly Thu Vien Xong

Đề Tài : Quản Lý Thư Viện Trường THPT Nguyễn Văn Cừ

Quản lý kho sách.

Quản lý nhà xuất bản.

Các chức năng nghiệp vụ trên được thực hiên thẹo một trình tự và phải tuân

theo các quy tắc nghiệp vụ và các ràng buộc nhất định.

1.5. Các tiến trình nghiệp vụ

1.5.1. Sơ đồ tiến trình nghiệp vụ cho độc giả mượn sách

1.5.2. Sơ đồ tiến trình của nghiệp vụ trả sách

1.5.3. Sơ đồ tiến trình nghiệp vụ yêu cầu làm thẻ thư viện

SVTH : Trần Ngọc Vũ - 11- Trần Thị Diệu Thúy

Page 12: Bao Cao de Tai Quan Ly Thu Vien Xong

Đề Tài : Quản Lý Thư Viện Trường THPT Nguyễn Văn Cừ

1.5.4. Sơ đồ tiến trình nghiệp vụ bổ sung và quản lý sách

1.5.5. Sơ đồ tiến trình nghiệp vụ làm lại thẻ khi bị mất

SVTH : Trần Ngọc Vũ - 12- Trần Thị Diệu Thúy

Page 13: Bao Cao de Tai Quan Ly Thu Vien Xong

Đề Tài : Quản Lý Thư Viện Trường THPT Nguyễn Văn Cừ

1.6. Những yêu cầu đặt ra với hệ thống mới

Công tác quản lý thư viện làm việc với một số lượng lớn sách và các độc giả,

nếu không biết tổ chức sắp xếp các công việc một cách hợp lý sẽ gặp nhiều khó

khăn. Hệ thống quản lý mới phải khắc phục được các nhược điểm của hệ thống cũ,

phải giúp được cán bộ quản lý trong công tác quản lý thư viện tốt hơn, giúp độc giả

đỡ mất thời gian chờ đợi để mượn hoặc trả để họ chấp hành các quy định của thư

viện một cách nghiêm túc và đúng quy định.

SVTH : Trần Ngọc Vũ - 13- Trần Thị Diệu Thúy

Page 14: Bao Cao de Tai Quan Ly Thu Vien Xong

Đề Tài : Quản Lý Thư Viện Trường THPT Nguyễn Văn Cừ

CHƯƠNG 2

KHẢO SÁT, PHÂN TÍCH VÀ THIẾT KẾ HỆ THỐNG

THÔNG TIN CHO BÀI TOÁN QUẢN LÝ THƯ VIỆN

2.1 Phân tích hệ thống thông tin cho bài toán

2.1.1 Mô tả cho bài toán

Những hoạt động trong một hệ thống thông tin thư viện như sau:

Độc giả tra cứu tài liệu trong thư viện nếu thấy có tài liệu mà mình cần thì

viết phiếu mượn sách rồi giao cho cán bộ thư viện. Sau khi cán bộ thư viện nhận

phiếu mượn sách của độc giả thì kiểm tra thẻ thư viện của độc giả đó. Nếu độc giả

không có thẻ thì yêu cầu làm thẻ thư viện. Nếu độc giả có thẻ thì kiểm tra tài liệu

còn nợ của độc giả. Nếu độc giả còn nợ tài liệu thì yêu cầu trả tài liệu còn nợ mới

được mượn tài liệu tiếp còn nếu độc giả không nợ tài liệu thì kiểm tra xem khả năng

cho mượn hiện tại của thư viện. Nếu không có khả năng cho mượn thì thông báo

cho độc giả còn nếu thấy có khả năng cho mượn được thì tìm tài liệu và giao tài liệu

cho độc giả.

Khi độc giả trả tài liệu thì cán bộ thư viện kiểm tra trình trạng của tài liệu và

kiểm tra hạn trả tài liệu đó. Nếu tài liệu bị rách thì lập biên bản bồi thường theo

nguyên tắc và nếu sách quá hạn trả thì khoá thẻ thư viện của độc giả đó theo nguyên

tắc.

Khi độc giả có nhu cầu làm thẻ thư viện thì phải nộp phiếu đăng ký làm thẻ

thư viện cho cán bộ thư viện. Cán bộ thư viện nhận phiếu đăng ký làm thẻ thư viện

từ độc giả, kiểm tra thông tin trên phiếu đăng ký nếu thấy hợp lệ thì tiến hành làm

mới thẻ thư viện cho độc giả còn nếu thấy thông tin không hợp lệ thì thông báo cho

độc giả làm lại.

Nếu độc giả làm mất thẻ thư viện thì phải thông báo cho cán bộ thư viện và

phải làm lại thẻ thư viện mới được mượn tài liệu. Độc giả nộp đơn xin cấp lại thẻ

cho cán bộ thư viện. Cán bộ thư viện kiểm tra thông tin nếu chính xác thì làm lại thẻ

SVTH : Trần Ngọc Vũ - 14- Trần Thị Diệu Thúy

Page 15: Bao Cao de Tai Quan Ly Thu Vien Xong

Đề Tài : Quản Lý Thư Viện Trường THPT Nguyễn Văn Cừ

cho độc giả. Nếu độc giả làm mất tài liệu thì cán bộ thư viện lập phiếu phạt và thu

tiền phạt của độc giả.

Cán bộ thư viện phải thường xuyên theo dõi hạn trả sách của độc giả. Nếu

thấy quá hạn thì gửi giấy nhắc yêu cầu trả sách tới độc giả. Cán bộ thư viện cũng

phải thường xuyên theo dõi tình trạng của tài liệu để xem khi tài liệu đã quá cũ hoặc

rách nát thì bổ sung tài liệu thay thế và bổ sung tài liệu chưa có. Khi cần bổ sung tài

liệu thì phải đặt tài liệu với nhà xuất bản, sau đó nhận tài liệu từ nhà xuất bản, phân

kho, phân loại, tạo số đăng ký riêng cho mỗi tài liệu, ghi ký hiệu vào tài liệu, tạo

danh sách các danh mục tài liệu. Cuối cùng là chuyển tài liệu đến các kho và sắp

xếp tài liệu vào các kho. Ngoài ra, cán bộ thư viện còn phải thống kê số độc giả

theo thời gian chỉ định, từ đó nắm số độc giả trong kỳ và số sách đã mượn để viết

báo cáo.

2.1.2 Hồ sơ sử dụng cho việc quản lý

Phòng thư viện có trách nhiệm căn cứ vào thẻ để tiến hành cập nhật vào danh

mục sách của thư viện.

Thư viện Trường THPT Nguyễn Văn Cừ

PHIẾU QUẢN LÝ SÁCH Mã sách:……………….

Tên sách:……………………………. …………. Tập:…………Số trang:…………

Số lượng:………………………… ………………. Năm xuất bản:………………...

Mã nhà xuất bản:……………… . Nhà xuất bản:…………………… ……………..

Mã thể loại:……………………….Thể loại:…………………………......... . ……...

Mã tác giả:………………………… Tác giả:………………………………………..

Đơn giá : ……………………………………………………………………………..

Mã kệ sách:……………….. Vị trí:…………………….. Tầng:…...…………….….

Mỗi khi độc giả đến đăng ký làm thẻ, phòng thư viện tiến hành phát phiếu

đăng ký cho độc giả.

SVTH : Trần Ngọc Vũ - 15- Trần Thị Diệu Thúy

Page 16: Bao Cao de Tai Quan Ly Thu Vien Xong

Đề Tài : Quản Lý Thư Viện Trường THPT Nguyễn Văn Cừ

Thư viện Trường THPT Nguyễn Văn Cừ

PHIẾU ĐĂNG KÝ LÀM THẺHọ và tên:………………………………………… Ngày sinh:……/………/……….

Địa chỉ :…………….…………………………………………………………………

Loại Độc Giả:…………………………………………………………………………

Lớp :………………………………Năm học…………………………………………

Ngày đăng ký:………………………………………………………….......................

Xác nhận của giáo viên chủ nhiệm

Sau khi nộp phiếu đăng ký làm thẻ, độc giả sẽ được phòng thư viện cấp thẻ

và trong thẻ sẽ được gán mã số độc giả.

Số Thẻ:…………..

Thư viện Trường THPT Nguyễn Văn Cừ

THẺ ĐỘC GIẢHọ và tên:…………………………………………….Ngày sinh :……/……/………

Loại độc giả :…………………………………………………………………………

Lớp :…………………………………Năm học : ……………………………………

Ngày lập thẻ:……………… Ngày hết hạn:……………………………………

Ngày … Tháng… Năm 20…

Xác nhận của hiệu trưởng

Nếu độc giả mất thẻ thì phải làm lại thẻ thì mới được mượn sách

Thư viện Trường THPT Nguyễn Văn Cừ

ĐƠN XIN CẤP LẠI THẺ THƯ VIỆNHọ tên:………………………….............................. Ngày sinh……/……/…………

Địa chỉ:……………………………………………..…………………………….......

Loại độc giả :…………………………………………………………………………

Lớp :…………………………………Năm học : ...…………………………………

Lý do cấp lại thẻ:…………………….........................................................................

Mã số thẻ đã được cấp:………………………………………………………………

Xác nhận của GVCN Người viết ký tên Ngày…tháng…năm 20…

Khi độc giả đến mượn sách phải ghi đầy đủ thông tin vào phiếu mượn sách

và giao cho nhân viên thủ thư

Thư viện Trường THPT Nguyễn Văn Cừ

SVTH : Trần Ngọc Vũ - 16- Trần Thị Diệu Thúy

Page 17: Bao Cao de Tai Quan Ly Thu Vien Xong

Đề Tài : Quản Lý Thư Viện Trường THPT Nguyễn Văn Cừ

PHIẾU MƯỢN SÁCHSố thẻ:……………………………………………………………................................

Họ tên:………………………………………………………………….......................

Loại độc giả:…………………………Lớp : ……………Năm học :..……………….

Địa chỉ:………………………………………………………………………………..

Ngày mượn :……/……/…………Ngày trả :……/……/……… Số lượng :………...

Hình thức mượn:……………………………………………………….......................

Mã sách Tên sách Tên tác giả Thể loại

Ngày… tháng… năm 20…

Bộ phận quản lý phải theo dõi độc giả mượn sách quá hạn để gửi giấy nhắc

thông báo trả sách tới độc giả.

Thư viện Trường THPT Nguyễn Văn Cừ

GIẤY YÊU CẦU TRẢ SÁCHKính gửi:……………………………………………………………….......................

Địa chỉ:………………………………………………………………………………..

Đề nghị ông bà trả sách đã quá hạn mượn.

Mã sách: ……………………………………………………………………………...

Tên sách:……………………………………………………………………………...

Ngày mượn:…………………………………………………………………………...

Đã quá hạn:…………………………………………………………………………...

Vậy xin ông (bà) vui lòng đem sách đến trả cho thư viện.

Đối với công tác phòng thư viện, ngoài công việc tra cứu tìm kiếm sách theo

yêu cầu của độc giả, còn phải thống kê số độc giả theo thời gian chỉ định, từ đó nắm

được số độc giả trong kỳ và báo cáo các sách đã mượn.

Thư viện Trường THPT Nguyễn Văn Cừ

BÁO CÁO TÌNH HÌNH ĐỘC GIẢ Từ ngày…………. đến ngày…………

Mã độc giả Họ và tên Địa chỉ Số sách mượn

Thư viện Trường THPT Nguyễn Văn Cừ

BÁO CÁO MƯỢN SÁCH

SVTH : Trần Ngọc Vũ - 17- Trần Thị Diệu Thúy

Page 18: Bao Cao de Tai Quan Ly Thu Vien Xong

Đề Tài : Quản Lý Thư Viện Trường THPT Nguyễn Văn Cừ

Từ ngày………… đến ngày……….

Mã sách Tên sách Tác giả Số lượng mượn

2.2 Sơ đồ luân chuyển thông tin

Trong đó :

(1) Thư viện có nhu cầu mua sách

(2) Nhà cung cấp giao sách cho thư viện

(3) Thủ thư nhập sách vào kho

(4) Độc giả có nhu cầu mượn sách

(5) Thủ thư tìm kiếm sách cho độc giả

(6) Kết quả tìm kiếm cho độc giả

SVTH : Trần Ngọc Vũ - 18- Trần Thị Diệu Thúy

Page 19: Bao Cao de Tai Quan Ly Thu Vien Xong

Đề Tài : Quản Lý Thư Viện Trường THPT Nguyễn Văn Cừ

(7) Thủ thư giao sách cho độc giả

(8) Độc giả trả sách cho thủ thư

(9) Thủ thư nhập sách vào kho

(10) Ban Giám Hiệu yêu cầu thống kê

(11)Thủ thư báo cáo thống kê cho Ban Giám Hiệu

2.3 Phân tích dữ liệu

Một thư viện cần quản lý việc đăng ký thẻ độc giả, mượn sách và trả sách

của các độc giả thư viện. Sau đây là phần mô tả theo các nghiệp vụ hằng ngày của

thư viện như sau:

Thủ thư tiếp nhận sách, mỗi quyển sách có một mã sách để phân biệt với các

quyển sách khác. Các quyển sách có cùng tên sách nhưng mã sách khác nhau, sách

có thể nhiều sách giống nhau ứng với các mã sách đó.

Để trở thành độc giả của thư viện, thì mỗi độc giả phải đăng ký và cung cấp

các thông tin cá nhân của mình. Thủ thư sẽ cấp cho độc giả một thẻ thư viện, trên

đó có số thẻ thư viện của độc giả để phân biệt với các độc giả khác. Thẻ này có giá

trị trong một năm học kể từ ngày đăng ký là thẻ. Một tháng trước ngày hết hạn thẻ,

thủ thư sẽ thông báo cho độc giả biết để trả sách thư viện.

Mượn sách

Khi mượn sách, độc giả đến phòng thư viện để gặp trực tiếp thủ thư. Thủ thu

sẽ kiểm tra thông tin thẻ thư viện và chương trình sẽ hiển thị thông tin về độc giả có

số thẻ đó như : Mã độc giả, Họ tên, ….và ngày hết hạn thẻ.

Trả sách

Khi sách được trả, thủ thư kiểm tra thông tin thẻ thư viện có đúng với độc giả

đó không và chương trình sẽ hiện thị thông tin về Mã sách, tên sách, tác giả, thể

loại,…Tiếp đến những thông tin của độc giả liên quan đến quyển sách ngày cũng

được truy xuất và hiện thị ra màn hình.

SVTH : Trần Ngọc Vũ - 19- Trần Thị Diệu Thúy

Page 20: Bao Cao de Tai Quan Ly Thu Vien Xong

Đề Tài : Quản Lý Thư Viện Trường THPT Nguyễn Văn Cừ

Sau khi thực hiện xong quá trình trả sách đối với các độc giả này thì thủ thư

sẽ sắp xếp các quyển sách này vào vị trí của kệ sách trong kho và những thông tin

trả sách cũng được ghi nhận lại trong hệ thống.

Phát sinh báo cáo thống kê.

Thủ thư sẽ thống kê hằng năm để báo cáo lên ban giám hiệu trường như:

Thống kê về sách thư viện, thống kê về tình hình mượn và trả sách của độc giả, và

thống kê độc giả, số lượng sách có trong kho và nhu cầu cung cấp thêm sách cho

thư viện (nếu có)

2.4 Biểu đồ phân cấp chức năng, biểu đồ luồng dữ liệu

2.4.1 Biểu đồ phân cấp chức năng.

Đây là loại biểu đồ diễn tả sự phân rã dần các chức năng từ đại thể đến chi

tiết, biểu đồ này chỉ cho thấy các chức năng mà không cho thấy tình tự xử lý, thiếu

vắng sự trao đổi thông tin giữa các chức năng.

2.4.2 Biểu đồ luồng dữ liệu : là loại biểu đồ nhằm mục đích diễn tả quy trình xử

lý thông tin, nhằm chỉ rõ các chức năng phải được thực hiện để hoàn tất quy trình

xử lý cần mô tả, chỉ rõ thông tin được chuyển giao giữa các chức năng đó và cho

thấy trình tự thực hiện của chúng.

SVTH : Trần Ngọc Vũ - 20- Trần Thị Diệu Thúy

Page 21: Bao Cao de Tai Quan Ly Thu Vien Xong

Đề Tài : Quản Lý Thư Viện Trường THPT Nguyễn Văn Cừ

- Biểu đồ luồng dữ liệu mức 0

- Biểu đồ luồng dữ liệu mức 1

- Biểu đồ luồng dữ liệu mước 2

SVTH : Trần Ngọc Vũ - 21- Trần Thị Diệu Thúy

Page 22: Bao Cao de Tai Quan Ly Thu Vien Xong

Đề Tài : Quản Lý Thư Viện Trường THPT Nguyễn Văn Cừ

2.5 Xây dựng mô hình dữ liệu

2.5.1 Bảng dữ liệu sơ cấp

Sau khi tiến hành thu thập và khảo sát tình hình thực tế và dựa trên nền tản

thông tin các nghiệp vụ chúng em đã đưa ra bảng dữ liệu sơ cấp sau :

STT Tên dữ liệu Giải thích

1 MaDocGia Mã độc giả

2 HoTen Họ tên

3 NgaySinh Ngày sinh

4 MaLoaiDocGia Mã loại độc giả

5 MaLop Mã lớp

6 NgayLapThe Ngày lập thẻ

7 NgayHetHan Ngày hết hạn

8 DiaChi Địa chỉ

SVTH : Trần Ngọc Vũ - 22- Trần Thị Diệu Thúy

Page 23: Bao Cao de Tai Quan Ly Thu Vien Xong

Đề Tài : Quản Lý Thư Viện Trường THPT Nguyễn Văn Cừ

9 MaSoThe Mã số thẻ

10 DaCap Đã cấp

11 MaQuyen Mã quyền

12 NamHoc Năm học

13 MaSach Mã sách

14 TenSach Tên sách

15 Tap Tập

16 MaTacGia Mã tác giả

17 MaNhaXB Mã nhà xuất bản

18 NamXB Năm xuất bản

19 NgayNhap Ngày nhập

20 SoLuongNhap Số lượng nhập

21 LanXB Lần xuất bản

22 SoTrang Số trang

23 DonGia Đơn giá

24 MaTheLoai Mã thể loại

25 MaKeSach Mã kệ sách

26 DienThoai Điện thoại

27 MaLoaiDocGia Mã loại độc giả

28 LoaiDocGia Loại độc giả

29 ViTri Vị trí

30 TenLop Tên lớp

31 NgayMuon Ngày mượn

32 NgayTra Ngày trả

33 SoLuongMuon Số lượng mượn

34 SoLuongTra Số lượng trả

35 TenTacGia Tên tác giả

36 TheLoai Thể loại

37 SoLuongSachMuonToiDa Số lượng sách mượn tối đa

38 SoThe Số thẻ

2.5.2 Từ điển dữ liệu

Từ điển dữ liệu là một tư liệu tập trung về mọi tên gọi của mọi đối tượng

được dùng trong hệ thống. Trong quá trình phân tích và thiết kế, nó cho phép quản

lí tập trung và chính xác mọi thuật ngữ và các mã dùng trong hệ thống, kiểm soát

SVTH : Trần Ngọc Vũ - 23- Trần Thị Diệu Thúy

Page 24: Bao Cao de Tai Quan Ly Thu Vien Xong

Đề Tài : Quản Lý Thư Viện Trường THPT Nguyễn Văn Cừ

được sự trùng lặp, đồng nghĩa…Cụ thể hơn từ điển dữ liệu là một tập hợp các mục

từ, mỗi một từ tương ứng với một tên gọi kèm cùng với các chú thích của nó.

STT Tên dữ liệuLoại

dữ liệuKiểu dữ liệu Giải thích

1 MaDocGia KTT Text Mã độc giả

2 HoTen KTT Text Họ tên

3 NgaySinh KTT Date/time Ngày sinh

4 MaLoaiDocGia KTT Text Mã loại độc giả

5 MaLop KTT Text Mã lớp

6 NgayLapThe KTT Date/time Ngày lập thẻ

7 NgayHetHan KTT Date/time Ngày hết hạn

8 DiaChi KTT Text Địa chỉ

9 MaSoThe KTT Text Mã số thẻ

10 DaCap KTT Yes/no Đã cấp

11 MaQuyen KTT Text Mã quyền

12 NamHoc KTT Text Năm học

13 MaSach KTT Text Mã sách

14 TenSach KTT Text Tên sách

15 Tap KTT Text Tập

16 MaTacGia KTT Text Mã tác giả

17 MaNhaXB KTT Text Mã nhà xuất bản

18 NamXB KTT Text Năm xuất bản

19 NgayNhap KTT Date/time Ngày nhập

20 SoLuongNhap KTT Number Số lượng nhập

21 LanXB KTT Text Lần xuất bản

22 SoTrang KTT Text Số trang

23 DonGia KTT Number Đơn giá

24 MaTheLoai KTT Text Mã thể loại

25 MaKeSach KTT Text Mã kệ sách

26 DienThoai KTT Text Điện thoại

27 MaLoaiDocGia KTT Text Mã loại độc giả

28 LoaiDocGia KTT Text Loại độc giả

29 ViTri KTT Text Vị trí

30 TenLop KTT Text Tên lớp

SVTH : Trần Ngọc Vũ - 24- Trần Thị Diệu Thúy

Page 25: Bao Cao de Tai Quan Ly Thu Vien Xong

Đề Tài : Quản Lý Thư Viện Trường THPT Nguyễn Văn Cừ

31 NgayMuon KTT Date/time Ngày mượn

32 NgayTra KTT Date/time Ngày trả

33 SoLuongMuon KTT Number Số lượng mượn

34 SoLuongTra KTT Number Số lượng trả

35 TenTacGia KTT Text Tên tác giả

36 TheLoai KTT Text Thể loại

37 SoLuongSachMuonToiDa KTT Number Số lượng sách

mượn tối đa

38 SoThe KTT Text Số thẻ

2.6 Từ điển các thực thể

Từ điển các thực thể chứa tất cả các thông tin về thực thể được dùng trong

chương trình quản lý thư viện.

Kiếu thực thể Khoá Thuộc tính Giải thích

Độc Giả MaDocGia

MaDocGia

HoTen

NgaySinh

MaLoaiDocGia

MaLop

NgayLapThe

NgayHetHan

DiaChi

DaCap

MaQuyen

NamHoc

Mã độc giả

Họ tên

Ngày sinh

Mã loại độc giả

Mã lớp

Ngày lập thẻ

Ngày hết hạn

Địa chỉ

Đã cấp

Mã quyền

Năm học

Sách

MaSach

MaSach

TenSach

Tap

MaTacGia

MaNhaXB

NgayNhap

SoLuongNhap

LanXB

SoTrang

Mã sách

Tên sách

Tập

Mã tác giả

Mã nhà xuất bản

Ngày nhập

Số lượng nhập

Lần xuất bản

Số trang

SVTH : Trần Ngọc Vũ - 25- Trần Thị Diệu Thúy

Page 26: Bao Cao de Tai Quan Ly Thu Vien Xong

Đề Tài : Quản Lý Thư Viện Trường THPT Nguyễn Văn Cừ

DonGia

MaTheLoai

MaKeSach

Đơn giá

Mã thể loại

Mã kệ sách

Loại Độc Giả MaLoaiDocGiaMaLoaiDocGia

LoaiDocGia

Mã loại độc giả

Loại độc giả

Mươn SáchMaDocGia

MaSach

MaDocGia

MaSach

NgayMuon

NgayTra

SoLuongMuon

SoLuongTra

Mã độc giả

Mã sách

Ngày mượn

Ngày trả

Số lượng mượn

Số lượng trả

Kệ Sách MaKeSachMaKeSach

ViTri

Mã kệ sách

Vị trí

Thể Loại MaTheLoaiMaTheLoai

TheLoai

Mã thể loại

Thể loại

Tác Giả MaTacGia

MaTacGia

TenTacGia

DienThoai

DiaChi

Mã tác giả

Tên tác giả

Điện thoại

Địa chỉ

Nhà Xuất Bản MaNhaXB

MaNhaXB

NhaXB

DiaChi

DienThoai

Mã nhà xuất bản

Nhà xuất bản

Địa chỉ

Điện thoại

Thẻ Thư Viện MaSoThe

MaSoThe

SoThe

DaCap

Mã số thẻ

Số thẻ

Đã cấp

Lớp MaLopMaLop

TenLop

Mã lớp

Tên lớp

Quyền MaQuyenMaQuyen

TenQuyen

Mã quyền

Tên quyền

Thay Đổi Quy Đinh SoLuongSach

MuonToDa

SoLuongSach

MuonToiDa

Số lượng sách mượn

tối đa

2.7 Các thực thể

SVTH : Trần Ngọc Vũ - 26- Trần Thị Diệu Thúy

Page 27: Bao Cao de Tai Quan Ly Thu Vien Xong

Đề Tài : Quản Lý Thư Viện Trường THPT Nguyễn Văn Cừ

2.7.1 Thực thể Độc Giả

Thực thể độc giả cho biết các thông tin về mã độc giả, họ tên, ngày sinh, mã

loại độc giả, mã lớp, ngày lập thẻ, ngày hết hạn, địa chỉ, mã số thẻ, đã cấp, mã

quyền, năm học. Trong đó Mã Độc Giả là khóa chính.

2.7.2 Thực Thể Sách

Thực thể sách cho biết các thông tin về mã sách, tên sách, tập, mã tác giả, mã

nhà xuất bản, năm xuất bản, ngày nhập, số lượng nhập, lần xuất bản, số trang, đơn

giá, mã thể loại, mã kệ sách. Trong đó mã sách là khóa chính.

2.7.3 Thực thể Loại Độc Giả

SVTH : Trần Ngọc Vũ - 27- Trần Thị Diệu Thúy

Page 28: Bao Cao de Tai Quan Ly Thu Vien Xong

Đề Tài : Quản Lý Thư Viện Trường THPT Nguyễn Văn Cừ

Thực thể loại độc giả cho biết thông tin về mã loại độc giả, loại độc giả.

Trong đó mã loại độc giả là khóa chính.

2.7.4 Thực Thể Mượn Trả

Thực thể mượn trả cho biêt thông tin về mã độc giả, mã sách, ngày trả, ngày

mượn, số lượng mượn, số lượng trả. Trong đó mã độc giả, mã sách là hai khoa

chính.

2.7.5 Thực Thể Tác Giả

Thực thể tác giả cho biết thông tin về mã tác giả, tên tác giả, điện thoại, địa

chỉ. Trong đó mã tác giả là khóa chính.

2.7.6 Thực Thể Nhà Xuất Bản

Thực thể nhà xuất bản cho biết thông tin về mã nhà xuất bản, nhà xuất bản,

điện thoại, địa chỉ. Trong đó mã nhà xuất bản la khoa chính.

SVTH : Trần Ngọc Vũ - 28- Trần Thị Diệu Thúy

Page 29: Bao Cao de Tai Quan Ly Thu Vien Xong

Đề Tài : Quản Lý Thư Viện Trường THPT Nguyễn Văn Cừ

2.7.7 Thực Thể Thể Thư Viện

Thực thể thể thư viện cho biết thông tin về mã số thẻ, số thẻ, đã cấp. Trong

đó khóa chính la mã số thẻ.

2.7.8 Thực Thể Thể Loại

Thực thể thể loại cho biết thông tin về mã thể loại, thể loại. Trong đó mã thể

loại là khóa chính.

2.7.9 Thực Thể Kệ Sách

Thực thể kệ sách cho biết thông tin về mã kệ sách, vị trí. Trong đó mã kệ

sách là khóa chính

2.7.10 Thực Thể Thay Đổi Quy Định

Thực thể thay đổi quy định cho biết thông tin về số lượng sách mượn tối đa

SVTH : Trần Ngọc Vũ - 29- Trần Thị Diệu Thúy

Page 30: Bao Cao de Tai Quan Ly Thu Vien Xong

Đề Tài : Quản Lý Thư Viện Trường THPT Nguyễn Văn Cừ

2.7.11 Thực Thể Lớp

Thực thể lớp cho biết thông tin về mã lớp, tên lớp. Trong đó mã lớp là khóa

chính.

2.7.12 Thực Thể Quyền

Thực thể quyền cho biết thông tin về mã quyền, tên quyền. Trong đó mã

quyền là khóa chính.

2.8 Quan hệ các thực thể

2.8.1 Quan hệ giữa thực thể độc giả và thực thể loai độc giả

Loại độc giả có nhiều hoặc một độc giả, độc giả có nhiều hoặc một loại độc

giả

SVTH : Trần Ngọc Vũ - 30- Trần Thị Diệu Thúy

Page 31: Bao Cao de Tai Quan Ly Thu Vien Xong

Đề Tài : Quản Lý Thư Viện Trường THPT Nguyễn Văn Cừ

2.8.2 Quan hệ giữa thực thể sách và thực thể tác giả

Một quyển sách có nhiều hoặc một tác giả, một tác giả có thể có nhiều hoặc

một quyền sách.

2.8.3 Quan hệ giữa thực thể sách và thực thể nhà xuất bản

Một quyển sách có một nhà xuất bản, một nhà xuất bản có thể xuất bản một

hoặc nhiều quyển sách.

2.8.4 Quan hệ giữa thực thể độc giả và thực thể quyền

Một độc giả chỉ có một quyền duy nhất.

SVTH : Trần Ngọc Vũ - 31- Trần Thị Diệu Thúy

Page 32: Bao Cao de Tai Quan Ly Thu Vien Xong

Đề Tài : Quản Lý Thư Viện Trường THPT Nguyễn Văn Cừ

2.8.5 Quan hệ giữa thực thể độc giả và thực thể thẻ thư viện

Một độc giả chỉ có một số thẻ thư viện

2.8.6 Quan hệ giữa thực thể sách và thực thể thể loại

2.8.7 Quan hệ giữa thực thể sách và thực thể kệ sách

Một kệ sách có nhiều quyển sách, một quyển sách ở một kệ sách

SVTH : Trần Ngọc Vũ - 32- Trần Thị Diệu Thúy

Page 33: Bao Cao de Tai Quan Ly Thu Vien Xong

Đề Tài : Quản Lý Thư Viện Trường THPT Nguyễn Văn Cừ

2.8.8 Quan hệ giữa thực thể độc giả và thực thể lớp

Một lớp có nhiều độc giả, một độc giả ở một lớp

2.8.9 Quan hệ giữa thực thể độc giả và thực thể mượn sách

Một độc giả có thể mượn nhiều quyển sách, một quyển sách có thể nhiều độc

giả mượn

SVTH : Trần Ngọc Vũ - 33- Trần Thị Diệu Thúy

Page 34: Bao Cao de Tai Quan Ly Thu Vien Xong

Đề Tài : Quản Lý Thư Viện Trường THPT Nguyễn Văn Cừ

2.8.10 Quan hệ giữa thực thể sách và thực thể mượn sách

2.9 Mô hình thực thể kết hợp

SVTH : Trần Ngọc Vũ - 34- Trần Thị Diệu Thúy

Page 35: Bao Cao de Tai Quan Ly Thu Vien Xong

Đề Tài : Quản Lý Thư Viện Trường THPT Nguyễn Văn Cừ

2.10 Lược đồ quan hệ

DocGia (MaDocGia, HoTen, NgaySinh, TenLop, MaLoaiDocGia,

NgayLapThe, NgayHetHan, DiaChi, DaCap, MaSoThe, MaQuyen, NamHoc).

Trong đó MaDocGia là khóa chính

Sach (MaSach, TenSach, Tap,MaTacGia, MaNhaXB, NamXB, NgayNhap,

SoLuongNhap,LanXB, SoTrang, DonGia,MaTheLoai,MaKeSach ). Trong đó

MaSach là khóa chính.

SVTH : Trần Ngọc Vũ - 35- Trần Thị Diệu Thúy

Page 36: Bao Cao de Tai Quan Ly Thu Vien Xong

Đề Tài : Quản Lý Thư Viện Trường THPT Nguyễn Văn Cừ

NhaXB (MaNhaXB, NhaXB, DiaChi, DienThoai). Trong đó MaNhaXB là

khóa chính.

MuonSach (MaDocGia, MaSach, NgayMuon, NgayTra, SoLuongMuon,

SoLuongTra). Trong đó MaDocGia, MaSach là hai khóa chính.

LoaiDocGia (MaLoaiDocGia, LoaiDocGia). Trong đó MaLoaiDocGia là

khóa chính.

KeSach (MaKeSach, ViTri). Trong đó MaKeSach là khóa chính.

Lop (MaLop, TenLop). Trong đó MaLop là khóa chính.

TacGia (MaTacGia, TenTacGia, DienThoai, DiaChi). Trong đó MaTacGia

là khóa chính.

TheLoai (MaTheLoai, TheLoai). Trong đó MaTheLoai là khóa chính.

TheThuVien (MaSoThe, SoThe, DaCap). Trong đó MaSoThe là khóa

chính.

Quyen (MaQuyen, TenQuyen). Trong đó MaQuyen là khóa chính.

ThayDoiQuyDinh (SoLuongSachMuonToiDa)

2.11 Tổ chức mã hóa dữ liệu

2.11.1 Khái quát về xây dựng bộ mã

a. Khái niện

Mã hoá là việc gán một tên gọi vắn tắt cho đối tượng nào đó, là hình thức để

thực hiện việc phân loại, xếp lớp các đối tượng cần quản lý, được sử dụng trong tất

cả các hệ thống. Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp,

đơn vị, có rất nhiều phát sinh và nhu cầu trao đổi thông tin cũng tăng lên. Vấn đề là

thực hiện việc mã hoá thông tin sao cho có thể nhận diện một cách nhanh chóng,

không nhầm lẫn tiết kiệm bộ nhớ và thời gian xử lý.

Các yêu cầu cần thiết để xây dựng bộ mã:

- Nhận diện không nhầm lẫn là yêu cầu cần thiết cho quá trình xử lý, do đó

gắn giá trị mã hoá thì không được trùng lặp, một mã nào đó mà tính duy nhất.

SVTH : Trần Ngọc Vũ - 36- Trần Thị Diệu Thúy

Page 37: Bao Cao de Tai Quan Ly Thu Vien Xong

Đề Tài : Quản Lý Thư Viện Trường THPT Nguyễn Văn Cừ

- Chiều dài của bộ mã không qua dài, vì quá dài sẽ ảnh hưởng đến thời gian

nhập liệu xử lý của chương trình.

- Bộ mã sẽ chuyển thông tin của vùng khoá dữ liệu theo yêu cầu nào đó.

Việc mã hoá phải cố gắng đạt được một số các yêu cầu về chất lượng như

sau:

- Không nhập nhằng.

- Thích hợp với các phương thức sử dụng:

+ Sử dụng cho người: Mã phải dễ hiểu, dễ mã hoá.

+ Sử dụng cho máy tính: Mã phải được định nghĩa một cách chặt chẽ.

- Có khả năng mở rộng và xen thêm.

+ Mở rộng: Bổ sung phía trên và phía dưới.

+ Xen thêm: Bổ sung trong một thứ tự.

- Phải ngắn gọn, bởi vì mã hoá càng dài thì việc xử lý càng khó khăn. ( Tuy

nhiên chiều dài của mã lại ảnh hưởng tới khả năng mở rộng mã).

- Có tính gợi ý: Nhìn mã người xem hoặc người dùng có thể đoán ra đối

tượng.

b. Các phương pháp mã hóa

- Mã hoá liên tiếp: Dùng các đối tượng liên tiếp để trỏ các đối tượng.

Ưu điểm: + Không nhập nhằng.

+ Đơn giản.

+ Có thể mở rộng phía sau nếu không hạn chế về chiều dài.

Khuyết điểm: + Không đựơc xen thêm.

+ Không gợi nhớ.

+ Không phân nhóm.

( Không nên dùng lại mã đã dùng dù nó đã đựơc loại bỏ).

SVTH : Trần Ngọc Vũ - 37- Trần Thị Diệu Thúy

Page 38: Bao Cao de Tai Quan Ly Thu Vien Xong

Đề Tài : Quản Lý Thư Viện Trường THPT Nguyễn Văn Cừ

- Mã hoá theo lát: Dùng từng lát cho từng loại đối tượng. Trong đó mỗi lát

thường dùng kiểu mã hoá liên tiếp.

Ưu điểm: + Không nhập nhằng.

+ Đơn giản.

+ Mở rộng và xen được.

Khuyết điểm: Vẫn cần có bảng tương ứng.

- Mã hoá phân đoạn: Mã được phân làm nhiều đoạn, mỗi đoạn được mang

một ý nghĩa riêng.

Ưu điểm: + Không nhập nhằng.

+ Có thể mở rộng và xen thêm nếu còn chỗ.

+ Dùng phổ biến.

+ Cho phép xác lập các kiểm tra gián tiếp.

Khuyết điểm: + Thường quá dài.

+ Thao tác nặng nề khi mã có nhiều đoạn.

+ Vẫn có thể bị bão hoà.

+ Mã không cố định.

- Mã hoá phân cấp: Cũng là phân đoạn, mỗi đoạn trỏ một tập hợp các đối

tượng và các tập hợp đó bao nhau theo thứ tự trái sang phải.

Ưu khuyết điểm: Như mã hoá phân đoạn.

Nhưng thêm ưu điểm: Tìm kiếm một đối tượng dễ dàng, bằng cách lần theo

từng đoạn từ trái qua phải.

- Mã hoá gợi nhớ: Căn cứ vào từng đặt điểm của từng loại, từng nhóm đối

tượng cần mã hoá để gán các giá trị tương ứng mang tính gợi nhớ.

Ưu điểm: Dễ xây dựng và dễ sử dụng.

SVTH : Trần Ngọc Vũ - 38- Trần Thị Diệu Thúy

Page 39: Bao Cao de Tai Quan Ly Thu Vien Xong

Đề Tài : Quản Lý Thư Viện Trường THPT Nguyễn Văn Cừ

Khuyết điểm: Chiều dài của đối tượng cần mã hoá thường khó xác định, nếu

gặp những đối tượng cùng tên thì việc mã hoá sẽ lẫn lộn và khó khăn khi đối tượng

mã hoá có sự thay đổi.

2.11.2 Thiết kế mã cho chương trình

- Bộ mã sách : Độ dài của bộ mã gồm ABCD

Thể hiện tên gọi của từng của từng thể loại sách.

Ví dụ : SGK1 : Thể hiện loại sách khoa.

STK1 : Thể hiện loại sách tham khảo.

SGV1 : Thể hiện loại sách giáo viên

SGV2 : Thể hiện loại sách giáo viên

- Bộ mã độc giả : Độ dài của bộ mã gồm ABCDEF

Ví dụ : HSNVC1 : Thể hiện là học sinh trường nguyễn văn cừ

GVNVC1 : Thể hiện là giáo viên trường nguyễn văn cừ

- Bộ mã thẻ thư viện : Độ dài của bộ mã gồm ABC

Thể hiện tên gọi cho từng loại độc giả

Ví dụ : HS1 : Thể hiện là loại độc giả học sinh

GV1 : Thể hiện là loại độc giả giáo viên

- Bộ mã số thẻ thư viện : Độ dài của bộ mã gồm ABCDEFMN

Ví dụ : HS10109-01.

HS10109-01 Nghĩa là học sinh của lớp 10/1, năm hoc 2009

01 : Học sinh có số thứ tự đầu tiên

Ví dụ : GVD040683.

GVD040683 Nghĩa là Giáo viên có tên D, chữ D là chữ cái đầu tiên của tên

gọi giáo viên

040683 : Là ngày tháng năm sinh của giáo viên.

- Bộ mã tác giả : Độ dài của bộ mã gồm XYZSVTH : Trần Ngọc Vũ - 39- Trần Thị Diệu Thúy

Page 40: Bao Cao de Tai Quan Ly Thu Vien Xong

Đề Tài : Quản Lý Thư Viện Trường THPT Nguyễn Văn Cừ

Ví dụ : MTG1: Thể hiện tên gọi tác giả

- Bộ mã nhã xuất bản : Độ dài của bộ mã gồm XYZ

Ví dụ : NXB1 : Thể hiện tên gọi nhà xuất bản

- Bộ mã lớp : Độ dài của bộ mã gồm ACBDE

Ví dụ : KL112

KL112 : Nghĩa là khối 11 lớp 11/2

2.12 Mô hình quan hệ dữ liệu

2.13 Hệ thống phân cấp chức năng chương trình

SVTH : Trần Ngọc Vũ - 40- Trần Thị Diệu Thúy

Page 41: Bao Cao de Tai Quan Ly Thu Vien Xong

Đề Tài : Quản Lý Thư Viện Trường THPT Nguyễn Văn Cừ

CHƯƠNG 3

SVTH : Trần Ngọc Vũ - 41- Trần Thị Diệu Thúy

Page 42: Bao Cao de Tai Quan Ly Thu Vien Xong

Đề Tài : Quản Lý Thư Viện Trường THPT Nguyễn Văn Cừ

THIẾT KẾ CHƯƠNG TRÌNH VÀ KẾT QUẢ CHẠY THỬ

3.1 Giới thiệu ngôn ngữ sử dụng

Trong chương trình quản lý thư viện chúng em chọn ngôn ngữ lập trình

Visual Net và cơ sơ dữ liệu Microsoft Access 2003.

- Ngôn ngữ lập trình Visual Basic Net (lập trình trên môi trường Windows)

là phiên bản được hãng Microsoft giới thiệu trong bộ Visual Studio Net cho phép

người lập trình sử dụng nó như một công cụ tương tác với hầu hết các sản phẩm

khác của họ như: SQL Server, Access, Excel, Word….Ngôn ngữ lập trình Visual

Basic Net cung cấp cho nhà lập trình những phương pháp, công cụ cùng với những

đặc diểm mới mà các phiên bản trước đây còn thiếu sót.

- Bộ Microsoft Visual Studio.NET (đến nay đã phát hành Visual Studio.NET

2008) bao gồm vừa mọi công cụ yểm trợ lập trình và ngôn ngữ lập trình .NET, tỷ

như: Visual Basic.NET (VB.NET), C# (C Sharp), Visual C++.NET và Visual

J#.NET và hỗ trợ .NET Framework 3.0.

- Một trong những công cụ quan trọng là Microsoft Visual Studio.NET

Integrated Development Environment (IDE). IDE giúp ta lập trình Visual

Basic.NET (VB.NET) dễ dàng, thoải mái và thích thú. IDE không những cung cấp

mọi công cụ lập trình cần thiết không thể tìm thấy ở một ứng dụng (application)

soạn nguồn mã thông thường bằng chữ (text editors) mà còn giúp kiểm tra nguồn

mã (code checking) hay tạo giao diện Windows thích hợp và hiển thị, truy tìm các

tập tin liên hệ đến dự án (project) và nhiều thứ khác nữa.

- Tuy nhiên, VB phiên bản 6.0 (VB6) không cung ứng tất cả các đặc trưng

của kiểu mẫu ngôn ngữ lập trình khuynh hướng đối tượng (Object Oriented

Language - OOL) như các ngôn ngữ C++, Java.

- Visual Basic phiên bản 6.0, Microsoft đã xoá bỏ tất cả làm lại từ đầu các

ngôn ngữ lập trình mới theo kiểu OOL rất hùng mạnh cho khuôn nền .NET

Framework. Đó là các ngôn ngữ lập trình Visual Basic.NET và C# (gọi là C Sharp).

Sau đó, nhiều ngôn ngữ lập trình khác cũng thay đổi theo tỷ như smalltalk.NET,

COBOL.NET, … làm Công Nghệ Tin Học trở nên phong phú hơn, đa dạng hơn.

SVTH : Trần Ngọc Vũ - 42- Trần Thị Diệu Thúy

Page 43: Bao Cao de Tai Quan Ly Thu Vien Xong

Đề Tài : Quản Lý Thư Viện Trường THPT Nguyễn Văn Cừ

- Microsoft Access 2003 là một hệ thống cơ sở dữ liệu thông dụng và được

nhiều người sử dụng

- Đó là lý do tại sao chúng em chọn ngôn ngữ lập trình Visual Basic kết hợp

với cơ sở dữ liệu Microsoft Access 2003 để xây dựng ứng dụng cho bài toán quản

lý thư viện.

3.1.1 Cơ sở dữ liệu Access 2003

Ms Access là một hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu đầy đủ tính năng, cung cấp

toàn bộ đặt tính cần để quản lý khối lượng dữ liệu lớn và sử dụng rộng rãi hiện nay.

Từ cuối những năm 80, hãng Microsoft đã cho ra đời hệ điều hành Windows,

đánh dấu một bước ngoặc trong phát triển các ứng dụng phần mềm trên nền

Windows (giao diện GUI-Graphical User Interface). Một trong những ứng dụng nổi

bật nhất đi kèm lúc đó là bộ phần mềm tin học văn phòng Microsoft Office. Từ đó

đến nay, bộ phần mềm này vẫn chiếm thị phần số 1 trên thế giới trong lĩnh vực tin

học văn phòng.

Ngoài những ứng dụng về văn phòng quen thuộc phải kể đến như: MS Word

– để soạn thảo tài liệu; MS Excel – bảng tính điện tử, MS Powerpoint – để trình

chiếu báo cáo; ..còn phải kể đến phần mềm quản trị cơ sở dữ liệu rất nổi tiếng đi

kèm: MS Access. Đến nay phiên bản mới nhất là AccessXP. Toàn bộ nội dung giáo

trình này, chúng tôi giới thiệu trên Access2000. Về cơ bản, các phiên bản từ

Access97 trở lại đây cách sử dụng gần giống nhau. Mỗi phiên bản chỉ khác nhau

một số tính năng đặc biệt và một chút về giao diện. Do đó, khi học Access2003, bạn

đọc luôn có được những kiến thức cần thiết nhất để tiếp thu những phiên bản

Access sau này cũng như để nhìn nhận và sử dụng tốt các phiên bản cũ hơn. Chúng

tôi khuyên bạn đọc nên sử dụng Access 2000 trở lên.

Access làm được gì, và những ứng dụng của nó trong thực tế?

- Access là một hệ quản trị cơ sở dữ liệu quan hệ (RDMS-Relational

Database Management System), rất phù hợp cho các bài toán quản lý vừa và nhỏ.

Hiệu năng cao và đặc biệt dễ sử dụng – bởi lẽ giao diện sử dụng phần mềm này gần

như giống hệt một số phần mềm khác trong bộ MS Office quen thuộc như: MS

Word, MS Excel..SVTH : Trần Ngọc Vũ - 43- Trần Thị Diệu Thúy

Page 44: Bao Cao de Tai Quan Ly Thu Vien Xong

Đề Tài : Quản Lý Thư Viện Trường THPT Nguyễn Văn Cừ

- Hơn nữa, Access còn cung cấp hệ thống công cụ phát triển khá mạnh đi

kèm (Development Tools). Công cụ này sẽ giúp các nhà phát triển phần mềm đơn

giản trong việc xây dựng trọn gói các dự án phần mềm quản lý qui mô vừa và nhỏ.

Đặc biệt những ai muốn học phát triển phân mềm thì đây là cách học dễ nhất, nhanh

nhất giải quyết bài toán này.

- Đến đây có thể khẳng định được 2 ứng dụng chính của Access là:

1. Dùng để xây dựng hệ cơ sở dữ liệu (chỉ là phần cơ sở dữ liệu, còn phần

phát triển thành phần mềm có thể dùng các công cụ khác để làm như: Visual Basic,

Visual C, Delphi, .Net…)

2. Có thể dùng để xây dựng trọn gói những phần mềm quản lý qui mô vùa

và nhỏ.

Access2003 có gì mới so với các phiên bản cũ (Access 2000)

- Phải thừa nhận giao diện sử dụng đã có những tiến bộ vượt bậc. Các thao

tác sử dụng ít đi, đơn giản hơn và giao diện rất thân thiện .

- Công nghệ truy cập dữ liệu ADO- ActiveX Data Objects hoàn toàn có thể

thay thế công nghệ trước đây sử dụng lẫn những tối ưu về kỹ thuật. Chúng tôi sẽ

giới thiệu kỹ công nghệ này trong phần 2 cuốn giáo trình.

- Ngôn ngữ lập trình VBA được cải tiến, đặc biệt bản MS Access 2000

Developer còn cung cấp công cụ để đóng gói dự án Access (tức là tạo bộ gài đặt mà

khi sử dụng không cần phải cài đặt Access lên máy tính).

- Có khả năng tạo các ứng dụng truy cập cơ sở dũ liệu thông qua giao diện

web (web-base). Điều này chưa hề có trong các phiên bản trước đây. Tuy nhiên khả

năng này vẫn còn một số giới hạn, chưa thể thực sự mạng như các công cụ chuyên

nghiệp khác như: ASP, PHP, .NET…

- Để có thể sử dụng Access, máy tính phải được cài đặt phần mềm này thông

qua bộ Microsoft Office 2000. Các bước cài đặt xin tham khảo tài liệu hướng dẫn

sử dụng đi kèm đĩa CD phần mềm.

3.1.2 Ngôn ngữ lập trình Visual Basic Net

SVTH : Trần Ngọc Vũ - 44- Trần Thị Diệu Thúy

Page 45: Bao Cao de Tai Quan Ly Thu Vien Xong

Đề Tài : Quản Lý Thư Viện Trường THPT Nguyễn Văn Cừ

a. Giới thiệu sơ lược về Visual Basic Net.

- Visual Basic.NET (VB.NET) là ngôn ngữ lập trình khuynh hướng đối

tượng (Object Oriented Programming Language) do Microsoft thiết kế lại từ con số

không. Visual Basic.NET (VB.NET) không kế thừa VB6 hay bổ sung, phát triển từ

VB6 mà là một ngôn ngữ lập trình hoàn toàn mới trên nền Microsoft ’s .NET

Framework. Do đó, nó cũng không phải là VB phiên bản 7. Thật sự, đây là ngôn

ngữ lập trình mới và rất lợi hại, không những lập nền tảng vững chắc theo kiểu mẫu

đối tượng như các ngôn ngữ lập trình hùng mạnh khác đã vang danh C++, Java mà

còn dễ học, dễ phát triển và còn tạo mọi cơ hội hoàn hảo để giúp ta giải đáp những

vấn đề khúc mắc khi lập trình. Hơn nữa, dù không khó khăn gì khi cần tham khảo,

học hỏi hay đào sâu những gì xảy ra bên trong … hậu trường OS, Visual Basic.NET

(VB.NET) giúp ta đối phó với các phức tạp khi lập trình trên nền Windows và do

đó, ta chỉ tập trung công sức vào các vấn đề liên quan đến dự án, công việc hay

doanh nghiệp mà thôi.

b. Sơ lược về .Net

NET là tầng trung gian giữa các ứng dụng (applications) và hệ điều hành

(OS). Tầng .NET cung cấp mọi dịch vụ cơ bản giúp ta tạo các công dụng mà ứng

dụng (application) đòi hỏi, giống như hệ điều hành cung cấp các dịch vụ cơ bản cho

ứng dụng (application), tỷ như: đọc hay viết các tập tin (files) vào dĩa cứng (hard

drive), … Tầng này bao gồm 1 bộ các ứng dụng (application) và hệ điều hành gọi là

.NET Servers. Như vậy, .NET gần như là một bộ sưu tập (collection) các nhu liệu

và khái niệm kết hợp trộn lẫn nhau làm việc nhằm tạo giải đáp các vấn đề liên quan

đến thương nghiệp của ta.

Trong đó :

Tập hợp các đối tượng (objects) được gọi là .NET Framework và

Tập hợp các dịch vụ yểm trợ mọi ngôn ngữ lập trình .NET gọi là Common Laguage

Runtime (CLR).

Các thành phần cơ bản của Net

SVTH : Trần Ngọc Vũ - 45- Trần Thị Diệu Thúy

Page 46: Bao Cao de Tai Quan Ly Thu Vien Xong

Đề Tài : Quản Lý Thư Viện Trường THPT Nguyễn Văn Cừ

User Applications

.NET Framework.NET Servers

.NET Devices

Hardware Components

3.2 Thiết kế bảng cơ sở dữ liệu

3.2.1 Thiết kế bảng loại độc giả

3.2.2 Thiết kế bảng loại độc giả

SVTH : Trần Ngọc Vũ - 46- Trần Thị Diệu Thúy

Page 47: Bao Cao de Tai Quan Ly Thu Vien Xong

Đề Tài : Quản Lý Thư Viện Trường THPT Nguyễn Văn Cừ

3.2.3 Thiết kế bảng thẻ thư viện

3.2.4 Thiết kế bảng lớp

3.2.5 Thiết kế bảng quyền

3.2.6 Thiết kế bảng sách

SVTH : Trần Ngọc Vũ - 47- Trần Thị Diệu Thúy

Page 48: Bao Cao de Tai Quan Ly Thu Vien Xong

Đề Tài : Quản Lý Thư Viện Trường THPT Nguyễn Văn Cừ

3.2.7 Thiết kế bảng thể loại

3.2.8 Thiết kế bảng tác giả

SVTH : Trần Ngọc Vũ - 48- Trần Thị Diệu Thúy

Page 49: Bao Cao de Tai Quan Ly Thu Vien Xong

Đề Tài : Quản Lý Thư Viện Trường THPT Nguyễn Văn Cừ

3.2.9 Thiết kế bảng nhà xuất bản

3.2.10 Thiết kế bảng mượn sách

SVTH : Trần Ngọc Vũ - 49- Trần Thị Diệu Thúy

Page 50: Bao Cao de Tai Quan Ly Thu Vien Xong

Đề Tài : Quản Lý Thư Viện Trường THPT Nguyễn Văn Cừ

3.2.11 Thiết kế bảng thay đổi quy định

3.3 Thiết kế form chương trình

3.3.1 Thiết kế form đăng nhập

3.3.2 Thiết kế form cấp thẻ độc giả

SVTH : Trần Ngọc Vũ - 50- Trần Thị Diệu Thúy

Page 51: Bao Cao de Tai Quan Ly Thu Vien Xong

Đề Tài : Quản Lý Thư Viện Trường THPT Nguyễn Văn Cừ

3.3.3 Thiết kế form tiếp nhận sách mới

3.3.4 Thiết kế form tìm mượn sách

3.4 Một số kết quả chạy thử

3.4.1 Form chính chương trình

- Khi chạy chương trình form chính chương trình sẽ chạy lên đầu tiên, là

giao diện đầu tiên tiếp xúc với người dùng

SVTH : Trần Ngọc Vũ - 51- Trần Thị Diệu Thúy

Page 52: Bao Cao de Tai Quan Ly Thu Vien Xong

Đề Tài : Quản Lý Thư Viện Trường THPT Nguyễn Văn Cừ

- Tiếp đến để sử dụng được chương trình chúng ta phải đăng nhập hệ thống

chương trình thư viện

3.4.2 Form đăng nhập

Sau khi nhập tên đăng nhập và mật khẩu nếu bạn là Admin thì ta kích vào

quyền quản trị, còn nếu là độc giả có thẻ thư viện bạn có thể đăng nhập hệ thống với

quyền khách để xem tìm kiếm sách và thông tin độc giả

3.4.3 Menu hệ thống

SVTH : Trần Ngọc Vũ - 52- Trần Thị Diệu Thúy

Page 53: Bao Cao de Tai Quan Ly Thu Vien Xong

Đề Tài : Quản Lý Thư Viện Trường THPT Nguyễn Văn Cừ

Sau khi đăng nhập thành công chúng ta có thể sử dụng với giao diện chính

chương trình nếu bạn là Admin bạn có toàn quyền, còn nếu là độc giả chỉ là khách

nên được tìm kiếm sách và xem tìm kiếm độc giả

3.4.4 Form tìm kiếm sách

SVTH : Trần Ngọc Vũ - 53- Trần Thị Diệu Thúy

Page 54: Bao Cao de Tai Quan Ly Thu Vien Xong

Đề Tài : Quản Lý Thư Viện Trường THPT Nguyễn Văn Cừ

3.4.5 Form trả sách

3.4.6 Menu thống kê

SVTH : Trần Ngọc Vũ - 54- Trần Thị Diệu Thúy

Page 55: Bao Cao de Tai Quan Ly Thu Vien Xong

Đề Tài : Quản Lý Thư Viện Trường THPT Nguyễn Văn Cừ

3.4.7 Form thông kê sách thư viện

3.4.8 In thống kê độc giả mượn trả sách thư viện

SVTH : Trần Ngọc Vũ - 55- Trần Thị Diệu Thúy

Page 56: Bao Cao de Tai Quan Ly Thu Vien Xong

Đề Tài : Quản Lý Thư Viện Trường THPT Nguyễn Văn Cừ

SVTH : Trần Ngọc Vũ - 56- Trần Thị Diệu Thúy

Page 57: Bao Cao de Tai Quan Ly Thu Vien Xong

Đề Tài : Quản Lý Thư Viện Trường THPT Nguyễn Văn Cừ

KẾT LUẬN

1. Đánh giá kết quả

1.1. Những vấn đề thực hiện được

Nói chung, về mặt thiết kế và viết chương trình đã đáp ứng được yêu cầu của

một bài toán quản lý thư viện. Chương trình quản lý thư viện viết bằng ngôn ngữ

lập trình Visual Basic Net và cơ sở dữ liệu Microsoft Access 2003 và có kết quả

tương đối chính xác.

Chương 1: Nêu lên được vấn đề lý luận cơ bản, hệ thống thông tin quản lý,

việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý.

Chương 2: Xây dựng được sơ đồ luồng thông tin, định nghĩa và xây dựng

được các thực thể, mô hình thực thể kết hợp, thiết kế được bộ mã các thực thể, từ đó

xây dưng đựơc mô hình dữ liệu logic làm nền tản cho việc thiết kế cơ sở dữ liệu của

chương trình.

Chương 3: Thiết kế được chương trình với các chức năng cơ bản như: Cập

nhật, lưu trữ, xoá thông tin về sách, thông tin độc giả, thông tin về kết quả mượn

trả…, cho phép tìm kiếm, thoát chương trình khi kết thúc chương trình.

1.2. Hạn chế

Vì kiến thức còn hạn chế nên vấn đề phân tích thiết kế hệ thống chưa thật sự

đầy đủ và đi sâu vào lĩnh vực. Bên cạnh, việc khai thác thông tin chưa thật sự triệt

để, chưa áp dụng nhiều vào thực tế.

2. Kết luận

Qua đợi làm đồ án tốt nghiệp này, chúng em đã thực sự được tiếp xúc với

môi trường làm việc. Qua đó, em hiểu được cơ cấu cũng như cách thức làm việc của

cán bộ thủ thư tại trường THPT Nguyễn Văn Cừ, đặt biệtt là tại phòng thư viện của

trường. Tại đây, em có cơ hội khảo sát được những chương trình quản lý mà thư

viện trường đang sử dụng, tạo điều kiện cho em được hỏi thêm nhiều điều và có thể

xâu chuổi được những kiến thức đã học.

SVTH : Trần Ngọc Vũ - 57- Trần Thị Diệu Thúy

Page 58: Bao Cao de Tai Quan Ly Thu Vien Xong

Đề Tài : Quản Lý Thư Viện Trường THPT Nguyễn Văn Cừ

Khoảng thời gian làm đồ án tốt nghiệp đã giúp chúng em nâng cao kiến thức

và hoàn thiện hơn những thiếu xót của bản thân, làm hành trang quý báu để em có

thể làm tốt hơn công việc của mình sau này.

Chuyên đề này là kết quả của sự nỗ lực bản thân trong quá trình nghiên cứu,

khảo sát thực tế cũng như áp dụng những kiến thức đã học trong suốt thời gian học

tại trường. Tuy nhiên, đây là lần đầu tiên thực hiện một chuyên đề tốt nghiệp nên

gặp không ít khó khăn và bỡ ngỡ. Việc nắm bắt và ghi nhận đầy đủ thông tin trong

khoảng thời gian làm đồ án tốt nghiệp không phải là dễ dàng.

Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn tất cả các quý thầy cô khoa Tin, thầy

Lê Minh Thái, cô Trần Thị Xuân Trang cùng với các bạn bè đã tận tình giúp đỡ em

trong suốt quá trình làm đồ án tốt nghiệp.

Đà Nẵng, tháng 4 năm 2009

Sinh viên thực hiện

Trần Ngọc Vũ

Trần Thị Diệu Thúy

SVTH : Trần Ngọc Vũ - 58- Trần Thị Diệu Thúy

Page 59: Bao Cao de Tai Quan Ly Thu Vien Xong

Đề Tài : Quản Lý Thư Viện Trường THPT Nguyễn Văn Cừ

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Giáo trình lập trình hướng đối tượng với VB.Net của Trường Đại Học Khoa Hoc

Tự Nhiên – Đại Học Quốc Gia Tp Hồ Chí Minh

2. Từ bước học lập trình Visual Basic Net – Nhà xuất bản lao động – xã hội 2005

Tác giả : Phương Lan (Chủ Biên) - Hoàng Đức Hải

3. Giáo trình tự học Access 2003 – Phạm Vĩnh Hưng – Phạm Thùy Dương – Nhà

xuất bản văn hóa – thông tin

4. Hướng dẫn sử dụng Microsoft Access 2003 – Tác Giả Linh Sơn – Nhà xuất bản

Thanh Niên

5. Giáo trình MS Access 2000 của Nguyễn Sơn Hải Trung tâm tin học – Bộ giáo

dục và đào tạo

SVTH : Trần Ngọc Vũ - 59- Trần Thị Diệu Thúy