bai tap sbl- nhom 6

23
6.2. Bài tập tình huống 1 6.2.1. Tên tình huống “Phòng chống tác hại thuốc lá tại bệnh viện” 6.2.2. Mục tiêu - Mô tả và phân tích được những yếu tố quyết định sức khỏe - Mô tả và phân tích được các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi sức khỏe - Phân tích được đối tượng đích - Áp dụng được ít nhất một lí thuyết hành vi để phân tích và dự đoán khả năng thay đổi hành vi - Trình bày được cách tiếp cận để xây dựng chương trình nâng cao sức khỏe tại bệnh viện - Xây dựng được các mục tiêu cho chương trình nâng cao sức khỏe tại bệnh viện - Xác định và lựa chọn được các chiến lược/giải pháp nâng cao sức khỏe phù hợp tại bệnh viện - Lập được bản kế hoạch nâng cao sức khỏe tại bệnh viện - Xác định được các chỉ số đánh giá chương trình nâng cao sức khỏe tại bệnh viện 6.2.3. Nội dung tình huống Thông tin chung Theo ước tính của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), tại Việt Nam khoảng 40.000 người tử vong mỗi năm vì các bệnh liên quan đến hút thuốc lá, gần gấp 4 lần số ca tử vong vì tai nạn giao thông đường bộ. Hiện nay, tổng chi phí xã hội do 3 loại bệnh phổ biến có nguyên nhân từ hút thuốc gồm ung thư phổi, nhồi máu cơ tim hay bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính gây ra là trên 1.000 tỷ đồng mỗi năm. Dự báo vào năm 2030, tại Việt Nam sẽ có tới 70.000 ca tử vong mỗi năm liên quan đến hút thuốc lá. Thông tin trên được đưa ra tại buổi gặp mặt các cơ quan báo chí nhân Tuần lễ Quốc gia không thuốc lá (25 - 31/5) do Bộ Y tế phối hợp với WHO tổ chức ngày 25/5/2009. Tại Việt Nam, mức thuế thuốc lá của Việt Nam thấp hơn so với một số nước trong khu vực như Singapore và Thái Lan dẫn đến giá thuốc lá ở Việt Nam còn khá thấp. Giá bán lẻ trung bình của các loại thuốc lá hiện nay trên thị trường rất phong phú, từ bình dân (khoảng

Upload: online360

Post on 27-Jun-2015

649 views

Category:

Documents


6 download

TRANSCRIPT

Page 1: Bai Tap SBL- Nhom 6

6.2. Bài tập tình huống 1

6.2.1. Tên tình huống

“Phòng chống tác hại thuốc lá tại bệnh viện”

6.2.2. Mục tiêu

- Mô tả và phân tích được những yếu tố quyết định sức khỏe

- Mô tả và phân tích được các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi sức khỏe

- Phân tích được đối tượng đích

- Áp dụng được ít nhất một lí thuyết hành vi để phân tích và dự đoán khả năng thay đổi hành vi

- Trình bày được cách tiếp cận để xây dựng chương trình nâng cao sức khỏe tại bệnh viện

- Xây dựng được các mục tiêu cho chương trình nâng cao sức khỏe tại bệnh viện

- Xác định và lựa chọn được các chiến lược/giải pháp nâng cao sức khỏe phù hợp tại bệnh viện

- Lập được bản kế hoạch nâng cao sức khỏe tại bệnh viện

- Xác định được các chỉ số đánh giá chương trình nâng cao sức khỏe tại bệnh viện

6.2.3. Nội dung tình huống

Thông tin chung

Theo ước tính của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), tại Việt Nam khoảng 40.000 người tử vong

mỗi năm vì các bệnh liên quan đến hút thuốc lá, gần gấp 4 lần số ca tử vong vì tai nạn giao thông

đường bộ. Hiện nay, tổng chi phí xã hội do 3 loại bệnh phổ biến có nguyên nhân từ hút thuốc gồm ung

thư phổi, nhồi máu cơ tim hay bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính gây ra là trên 1.000 tỷ đồng mỗi năm. Dự

báo vào năm 2030, tại Việt Nam sẽ có tới 70.000 ca tử vong mỗi năm liên quan đến hút thuốc lá.

Thông tin trên được đưa ra tại buổi gặp mặt các cơ quan báo chí nhân Tuần lễ Quốc gia không thuốc lá

(25 - 31/5) do Bộ Y tế phối hợp với WHO tổ chức ngày 25/5/2009.

Tại Việt Nam, mức thuế thuốc lá của Việt Nam thấp hơn so với một số nước trong khu vực như

Singapore và Thái Lan dẫn đến giá thuốc lá ở Việt Nam còn khá thấp. Giá bán lẻ trung bình của các

loại thuốc lá hiện nay trên thị trường rất phong phú, từ bình dân (khoảng 3.500 đồng/bao) đến cao cấp

(14.000 - 15.000 đồng/bao); giá thuốc lá điếu tăng rất ít trong khi đó thu nhập theo đầu người tăng

nhanh.

Tình trạng hút thuốc tại nơi làm việc, nơi công cộng còn rất phổ biến. Mặc dù các quy định

cấm hút thuốc tại nơi công cộng (trường học, cơ sở y tế, nơi đông người như rạp chiếu phim…) đã

được đưa ra từ lâu và gần đây nhiều chương trình phòng chống tác hại của thuốc lá đã được triển khai

nhằm thúc đẩy thực hiện quy định về Môi trường không khói thuốc (nơi làm việc không khói thuốc,

bệnh viện không khói thuốc, trường học không khói thuốc) nhưng việc tuân thủ những quy định trên

vẫn chưa cao. Quảng cáo thuốc lá vẫn tràn lan, thiếu kiểm soát của cơ quan chức năng. Việc cảnh báo

sức khỏe trên vỏ bao thuốc lá chưa có tác dụng trong việc truyền thông tác hại thuốc lá tới người tiêu

dùng... Các chương trình truyền thông trên các phương tiện truyền thông đại chúng còn ít, chưa thường

xuyên và thực sự hiệu quả. Dịch vụ hỗ trợ bỏ thuốc lá còn ít và khả năng tiếp cận hạn chế.

Hiện tại, Bộ Y tế đang biên soan dự thảo Luật phòng, chống tác hại thuốc lá với phạm vi điều

chỉnh toàn diện các lĩnh vực phòng chống tác hại của thuốc lá, đặc biệt qui định rõ những khu vực cấm

hoàn toàn việc hút thuốc như trường học, nhà trẻ, các cơ sở y tế, các khu vực sản xuất và nơi làm việc

trong nhà; nơi có nguy cơ cháy nổ cao và trên các phương tiện giao thông công cộng và qui định cụ thể

về việc bố trí khu vực dành riêng cho người hút thuốc lá tại những nơi công cộng như: khu vui chơi

giải trí, nhà hàng, khách sạn, nhà ga, sân bay...

Page 2: Bai Tap SBL- Nhom 6

Tình hình hút thuốc

Việt Nam là một trong những quốc gia có tỷ lệ nam giới (>15 tuổi) hút thuốc cao nhất trên thế

giới, với 56,1% và tỷ lệ này ở phụ nữ là 1,8% 1. Dù phụ nữ có tỷ lệ hút thuốc rất thấp nhưng do có 63%

hộ gia đình có người hút thuốc lá và 71% trẻ em dưới 5 tuổi sống trong hộ gia đình có người hút thuốc

nên sức khoẻ của họ vẫn bị ảnh hưởng bởi khói thuốc lá của thành viên khác trong hộ (hút thụ động)

(Xem chi tiết phụ lục 4).

Chính sách phòng chống tác hại của thuốc lá đặc biệt quan tâm đến đối tượng là thanh thiếu

niên vì những người bắt đầu hút sớm khó bỏ hơn và vì khoảng thời gian hút thuốc của họ sẽ dài hơn

dẫn đến nguy cơ bệnh tật và tử vong sớm cao hơn đối với bản thân họ. Tuổi bắt đầu hút tập trung vào

nhóm nam giới tuổi dưới 30. Tỷ lệ hút vượt quá 70% đối với nam giới trong tuổi lao động từ 26 đến 45

tuổi.

Tỷ lệ thanh niên hút tăng lên, nhưng số điếu hút bình quân một ngày của đối tượng này lại thấp

hơn người lớn tuổi hơn. Ở nhóm tuổi dưới 25, trung bình một ngày hút 9,5 điếu, trong khi ở nhóm tuổi

25 – 34 lên đến 12,2 điếu/ngày. Chỉ một phần tư nam giới tuổi dưới 25 hút trên 10 điếu một ngày,

trong khi ở tuổi 25 trở lên có hơn 40% hút ở mức độ này. Thanh niên thường hút loại thuốc lá đắt tiền

hơn so với loại thuốc lá người cao tuổi hơn hút.

Thông tin về bệnh viện

Bệnh viện M là bệnh viện đa khoa đầu ngành lớn nhất khu vực phía Bắc, tiếp nhận bệnh nhân

từ khu vực Hà Nội và các địa phương khác chuyển về. Bệnh viện khang trang, hiện đại với hầu hết các

phòng ban đều có máy vi tính và nối mạng nội bộ. Bệnh viện cũng đi đầu trong việc sử dụng các phần

mềm hỗ trợ quản lý bệnh nhân. Bệnh viện có khoảng 1.500 giường bệnh nội trú với tổng số gần 2.000

cán bộ nhân viên (bao gồm 1.800 cán bộ nhân viên của Bệnh viện và 200 giảng viên, hướng dẫn viên

của Trường Đại học Y Hà Nội thường xuyên công tác tại Bệnh viện). Hàng năm, số lượng bệnh nhân

đến khám là 350.000 đến 450.000 người. Số bệnh nhân điều trị nội trú trung bình từ 50.000 đến 60.000

lượt người. Tỷ lệ sử dụng giường bệnh thường xuyên quá tải (trên 100%). Số ngày điều trị trung bình

của bệnh nhân từ 10 - 12 ngày.

Bên cạnh đó, bệnh viện còn là cơ sở đào tạo cán bộ Trung học, Đại học và sau Đại học cho

ngành y tế, với nhiều khóa đào tạo trong năm. Công tác đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho

nhiều CB của các bệnh viện địa phương trong cả nước, cũng như tiếp nhận nhiều sinh viên nước ngoài

đến học tập diễn ra thường xuyên. Công tác chỉ đạo tuyến được thực hiên thường xuyên và có hiệu

quả.

Với mật độ, tần suất bệnh nhân ra vào viện cao nên phần lớn cán bộ nhân viên chịu sức ép lớn

của công việc. Lãnh đạo bệnh viện cũng rất quan tâm đến vấn đề này. Công đoàn bệnh viện với chức

năng, nhiệm vụ của mình đã có những hoạt động thực hiện các chế độ chăm sóc sức khỏe và nghỉ ngơi

cho cán bộ nhân viên theo qui định chung. Những thông tin liên quan đến công tác phòng chống dịch

bệnh nơi đông người cũng được chú ý triển khai như bảng tin sức khỏe hay một số pa nô và áp phích

truyền thông phòng chống Lao, HIV/AIDS, Cúm H1N1, v.v…được treo và dán trong khuôn viên bệnh

viện.

Vấn đề hút thuốc của bệnh nhân và người nhà bệnh nhân tại bệnh viện M

Theo số liệu thống kê chung của bệnh viện M cho thấy gần 90% bệnh nhân mắc các bệnh phổi

và tim mạch điều trị tại bệnh viện có tiền sử hút thuốc lá, 10% còn lại (chủ yếu là nữ) thì trong gia đình

1 Điều tra Y tế Quốc gia 2001 – 2002 (Tổng cục Thống Kê, 2002). Xem chi tiết phụ lục 4.

Page 3: Bai Tap SBL- Nhom 6

có người hút thuốc lá. Đa số bệnh nhân thuộc nhóm bệnh này có độ tuổi từ 40 – 80, trong đó nhiều

nhất thuộc nhóm 50 – 70 tuổi. Đa số bệnh nhân bắt đầu hút thuốc lá từ trước 20 tuổi. 60% bệnh nhân

là những người có thu nhập thấp. Trong số những người có tiền sử hút thuốc thì tỷ lệ làm nghề lái xe là

cao nhất, tiếp theo đó là nhóm nghề xây dựng và dịch vụ.

Một số cán bộ y tế và bệnh nhân cho biết, mặc dù có quy định không hút thuốc trong bệnh viện

nhưng nhiều bệnh nhân, người nhà của họ và thậm chí cả cán bộ y tế vẫn hút thuốc trong bệnh viện.

Tình hình hút thuốc của cán bộ nhân viên y tế

Dưới đây là một số kết quả đánh giá tình hình hút thuốc lá và kiến thức, thái độ của các cán bộ

nhân viên tại một số khoa lâm sàng của bệnh viện M đối với vấn đề hút thuốc lá2.

Hành vi hút thuốc lá

Tỷ lệ nam cán bộ nhân viên đang hút thuốc là 40,7%, còn ở nữ là 0%. Tỷ lệ nam cán bộ nhân

viên đã bỏ thuốc là 21,4% và tỷ lệ nam cán bộ nhân viên chưa hề hút thuốc là 37,9%. Trong số nam

cán bộ nhân viên hiện tại đang hút thuốc thì có 89,8% nam cán bộ nhân viên dùng loại thuốc chính là

Vinataba. Khoảng 75% số nam cán bộ nhân viên hút thuốc bắt đầu hút trước 20 tuổi. Trên 86% người

hút trung bình dưới 10 điếu/ngày. Khi được hỏi thì hơn một nửa số các nam cán bộ nhân viên hiện tại

đang hút thuốc cho biết không hề có ý định bỏ thuốc trong vòng 6 tháng tới (54%).

Kiến thức về tác hại của thuốc lá

100% CBYT đồng ý với thông điệp “Hút thuốc lá có hại cho sức khỏe”. Trên 80% số CBYT có

thể hiện hiểu biết và đồng ý với các tác hại khác của hút thuốc và hút thuốc thụ động lên sức khỏe. Tuy

nhiên vẫn có những CBYT còn không chắc chắn với một số điểm về tác hại của thuốc lá dẫn đến

những bệnh lý như “Tử vong sơ sinh có liên quan đến hút thuốc lá thụ động” (18,5%), “hút thuốc lá

trong thời kỳ mang thai làm tăng nguy cơ gây hội chứng đột tử ở trẻ nhỏ” (16,3%), thậm chí “hút

thuốc lá gây ung thư phổi".

Thái độ về vai trò của CBYT về vấn đề kiểm soát thuốc lá

Trên 85% số đối tượng đã thể hiện sự hiểu biết và đồng tình với vai trò quan trọng của CBYT

đối với việc làm tấm gương và giúp người bệnh bỏ thuốc. Tuy nhiên vẫn còn một tỷ lệ nhỏ không đồng

tình ủng hộ với một số khía cạnh như: CBYT cần nói chuyện với nhóm người không biết về các thông

tin thuốc lá (3,9%); CBYT nên thường xuyên hỏi bệnh nhân của mình về thói quen hút thuốc lá

(3,3%); CBYT cần có kiến thức và kĩ năng hướng dẫn cai thuốc lá (3,3%); nên thường xuyên khuyên

bệnh nhân hút thuốc bỏ hút thuốc lá (2,4%).  

Thông tin chung về hoạt động kiểm soát thuốc lá tại bệnh viện

Cho đến thời điểm hiện tại, bệnh viện chưa triển khai một chương trình phòng chống tác hại

thuốc lá hoàn chỉnh nào. Hướng tới hoạt động kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội, nhiều chương

trình đang được đẩy mạnh nhằm thực hiện “Môi trường không khói thuốc”, với sự ủng hộ và tạo điều

kiện của UBND thành phố Hà Nội, Sở Y tế Hà Nội và một số tổ chức trong nước và quốc tế khác, lãnh

đạo bệnh viện đang suy nghĩ đến việc xây dựng chương trình nâng cao sức khỏe tại bệnh viện với nội

dung phòng chống tác hại thuốc lá.

2 Đây là một nghiên cứu mô tả cắt ngang phỏng vấn 590 CBYT theo bộ câu hỏi điều tra về thuốc lá của Tổ chức Y tế thế giới "Điều tra toàn cầu về hút thuốc trong cán bộ y tế" (Global Health Proffesional Survey) tại 14 viện, khoa lâm sàng Bệnh viện M. Số phiếu thu được chiếm 91,4%. Nghiên cứu được thực hiện bởi nhóm tác giả Trường Đại học Y Hà Nội vào năm 2004.

Page 4: Bai Tap SBL- Nhom 6

6.2.4. Các câu hỏi của bài tập tình huống

1. Phân tích các yếu tố quyết định 1 VĐSK (bệnh tim mạch – bệnh phổi liên quan đến thuôc lá) (áp

dụng một mô hình quyết định vấn đề sức khỏe do nhóm lựa chọn). Từ đó khái quát hóa các yếu tố

quyết định 1 VĐSK nói chung.

2. Trong tình huống nói trên, hành vi hút thuốc lá nói chung và tại bệnh viện nói riêng là nguyên nhân

chính dẫn đến nhiều ảnh hưởng tiêu cực đối với sức khỏe bệnh nhân, cán bộ nhân viên y tế và cộng

đồng. Do đó, hãy tập trung phân tích hành vi hút thuốc của (các) nhóm đối tượng khác nhau tại bệnh

viện M:

Dựa vào các thông tin đã cho trong tình huống trên, hãy mô tả các yếu tố ảnh hưởng đến các hành

vi đó (theo 3 nhóm yếu tố tiền đề, tăng cường và tạo điều kiện thuận lợi).

Sau đó, áp dụng một mô hình/lí thuyết hành vi để phân tích các yếu tố ảnh hưởng, dự đoán khả

năng thay đổi hành vi làm cơ sở cho việc định hướng lựa chọn các chiến lược can thiệp đề cập trong

các câu hỏi tiếp theo.

3. Phân tích, lựa chọn các cách tiếp cận nâng cao sức khỏe phù hợp để giải quyết tình trạng hút thuốc

phổ biến tại bệnh viện M (có thể kết hợp nhiều cách tiếp cận, lưu ý tiếp cận trao quyền và tạo môi

trường xã hội thuận lợi).

4. Phân tích và lựa chọn các chiến lược NCSK (giải pháp) phù hợp với từng tiếp cận đã xác định ở

câu 3 và phát triển khung kế hoạch NCSK giải quyết tình trạng hút thuốc phổ biến tại bệnh viện M

(theo mẫu hướng dẫn).

6.2.5. Các hoạt động cần thực hiện để trả lời các câu hỏi trong bài tập tình huống

6.2.5.1. Hoạt động 1 (dùng để trả lời câu hỏi 1)

(i) Tên hoạt động:

Phân tích các yếu tố quyết định vấn đề sức khỏe

(ii) Nhiệm vụ cụ thể cần thực hiện:

Yêu cầu học viên lựa chọn được mô hình và sau đó phân tích các yếu tố quyết định 1 VĐSK (bệnh

lý tim mạch, bệnh phổi liên quan đến hút thuốc lá)

- Nhóm có thể sử dụng 1 trong 3 mô hình: Lalonde (1974), Dahlgren và Whitehead (1991) hoặc

John Germov (1998)

- Nhóm có thể lựa chọn 1 hoặc nhiều vấn đề sức khỏe cụ thể có liên quan chặt chẽ đến tình trạng hút

thuốc

Lưu ý: Học viên có thể đưa ra các yếu tố giả định phù hợp với nội dung của tình huống

Nhóm tổng hợp và khái quát về các yếu tố quyết định VĐSK nói chung

(iii) Sản phẩm của hoạt động:

01 sơ đồ trình bày các yếu tố quyết định VĐSK

01 đoạn khái quát về các yếu tố quyết định VĐSK

(iv) Khung thời gian thực hiện hoạt động

Thời gian dự kiến để nhóm tự thực hiện hoạt động 1: 20 phút

Thời gian dự kiến để nhóm thảo luận và có giải đáp thắc mắc tại lớp: 15 phút

6.2.5.2. Hoạt động 2 (dùng để trả lời câu hỏi 2)

(i) Tên hoạt động:

Phân tích hành vi sức khỏe

(ii) Nhiệm vụ cụ thể cần thực hiện:

Page 5: Bai Tap SBL- Nhom 6

Phân tích hành vi hút thuốc của (các) nhóm đối tượng đích:

- Phân tích thực trạng hút thuốc tại bệnh viện

- Phân tích hậu quả do thực trạng hút thuốc phổ biến tại bệnh viện

Phân tích (các) nhóm đối tượng đích (đối tượng đích cấp 1)

Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi hút thuốc của (các) nhóm đối tượng đích

Sử dụng mô hình lý thuyết để phân tích và dự đoán khả năng thay đổi hành vi

- Những mô hình lý thuyết nào có thể sử dụng trong tình huống này? Lý giải?

- Sử dụng mô hình lý thuyết nào (sử dụng 1 mô hình hoặc có thể kết hợp các mô hình) để dự đoán sự

thay đổi hành vi và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi sức khỏe?

- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng và dự đoán khả năng thay đổi hành vi làm cơ sở cho việc định hướng

lựa chọn các chiến lược can thiệp đề cập trong các câu hỏi tiếp theo theo mô hình đã lựa chọn

(iii) Sản phẩm của hoạt động:

01 đoạn phân tích có độ dài 2 trang giấy A4 về hành vi sức khỏe

Bảng phân tích đối tượng đích

01 bảng phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi sức khỏe dưới hình thức gạch đầu dòng

01 đoạn phân tích có độ dài 2 trang giấy A4 về các mô hình lý thuyết để phân tích và dự đoán khả

năng thay đổi hành vi

(iv) Khung thời gian thực hiện hoạt động:

Thời gian dự kiến để nhóm tự thực hiện hoạt động: 90 phút

Thời gian dự kiến để nhóm thảo luận và có giải đáp thắc mắc tại lớp: từ 30 – 45 phút

6.2.5.3. Hoạt động 3 (dùng để trả lời câu hỏi 3)

(i) Tên hoạt động:

Xác định được cách tiếp cận NCSK, phân tích và lựa chọn được các chiến lược NCSK phù hợp

để xây dựng chương trình nâng cao sức khỏe

(ii) Nhiệm vụ cụ thể cần thực hiện:

Xác định các cách tiếp cận có thể được áp dụng vào chương trình:

- Tiếp cận y tế

- Tiếp cận truyền thông thay đổi hành vi

- Tiếp cận giáo dục sức khỏe

- Tiếp cận Nâng cao quyền làm chủ về sức khỏe/Trao quyền

- Tiếp cận Vận động tạo ra môi trường xã hội thuận lợi

Lựa chọn các chiến lược NCSK phù hợp với từng tiếp cận đã xác định (Các nhóm lựa chọn chiến

lược NCSK dựa trên cơ sở nội dung tình huống kết hợp thảo luận nhóm và sử dụng phương pháp động

não)

(iii) Sản phẩm của hoạt động:

01 đoạn phân tích về các cách tiếp cận có thể áp dụng

01 đoạn phân tích về các chiến lược NCSK phù hợp với từng cách tiếp cận

(iv) Khung thời gian thực hiện hoạt động:

Thời gian dự kiến để nhóm tự thực hiện hoạt động: 90 phút

Thời gian dự kiến để nhóm thảo luận và có giải đáp thắc mắc tại lớp: từ 30 – 45 phút

6.2.5.4. Hoạt động 4 (dùng để trả lời câu hỏi 4)

(i) Tên hoạt động:

Page 6: Bai Tap SBL- Nhom 6

Phát triển khung kế hoạch chương trình nâng cao sức khỏe

(ii) Nhiệm vụ cụ thể cần thực hiện:

Xây dựng mục tiêu

Xây dựng mục tiêu trên cơ sở các cách tiếp cận đã lựa chọn (Các nhóm xây dựng mục tiêu dựa trên

cơ sở nội dung tình huống kết hợp thảo luận nhóm và sử dụng phương pháp động não)

Nêu lại đặc điểm của đối tượng đích cấp 1 và phân tích đặc điểm của đối tượng đích cấp 2, các bên

liên quan (nếu có)

Xác định các phương thức truyền thông phù hợp với (các) nhóm đối tượng đích

Liệt kê các giải pháp đã phân tích trong câu hỏi 3 và lựa chọn các giải pháp can thiệp phù hợp với

chương trình NCSK ở các cấp độ khác nhau (Các nhóm xác định các giải pháp can thiệp phù hợp

dựa trên cơ sở nội dung tình huống kết hợp thảo luận nhóm và sử dụng phương pháp động não

- Cán bộ nhân viên y tế

- Bệnh nhân, người nhà bệnh nhân và đối tượng khác trong bệnh viện

- Lãnh đạo bệnh viện…

Lập kế hoạch hành động chương trình NCSK

Xây dựng các chỉ số đánh giá chương trình NCSK

- Chỉ số quá trình

- Chỉ số kết quả ngắn hạn

- Chỉ số tác động dài hạn

Nêu các khó khăn và thuận lợi và dự kiến khắc phục khi thực hiện chương trình

(iii) Sản phẩm của hoạt động:

Các mục tiêu phù hợp

Bảng phân tích đối tượng đích và phương thức truyền thông phù hợp

01 liệt kê và giải thích lựa chọn các giải pháp can thiệp theo các cấp độ dưới hình thức gạch đầu dòng

01 khung kế hoạch bao gồm: Bảng kế hoạch hành động, bảng kế hoạch đánh giá (theo mẫu) và bảng

liệt kê khó khăn thuận lợi và dự kiến khắc phục khó khăn

(iv) Khung thời gian thực hiện hoạt động:

Thời gian dự kiến để nhóm tự thực hiện hoạt động: 120 phút

Thời gian dự kiến để nhóm thảo luận và có giải đáp thắc mắc tại lớp: từ 30 – 45 phút

MẪU BẢNG KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG

Mục tiêu 1:

Giải pháp can thiệp 1:

T

T

Các hoạt

động

Thời gian

(từ ...đến)

Người

thực hiện

Người

phối hợp

Phương

tiện

Giám

sát

Kinh

phí

Kết quả

mong đợi

MẪU BẢNG TRÌNH BÀY CÁC CHỈ SỐ ĐÁNH GIÁ CHƯƠNG TRÌNH NCSK

Các chỉ số đánh giá Định

nghĩa

Phương pháp

đánh giá

Công cụ

đánh giá

Nguồn

thông tin

Thời gian

đánh giá

Các chỉ số quá trình

Các chỉ số kết quả ngắn hạn

Các chỉ số tác động dài hạn

Page 7: Bai Tap SBL- Nhom 6

6.2.6. Các tài liệu tham khảo

Tài liệu tham khảo 1: Báo cáo nghiên cứu về tình hình thực hiện Chỉ thị số 08/2001/CT - BYT

của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc tăng cường công tác phòng chống tác hại thuốc lá trong ngành Y tế

(Xem chi tiết Phụ lục 2).

Tài liệu tham khảo 2: Khó cấm hút thuốc trong bệnh viện (Xem chi tiết Phụ lục 3).

Tài liệu tham khảo 3: Đánh giá tình hình sử dụng thuốc lá ở Việt Nam theo Điều tra Y tế quốc

gia năm 2001-2002 (Xem chi tiết Phụ lục 4).

PHỤ LỤCPHỤ LỤC 3

Báo cáo nghiên cứu về tình hình thực hiện Chỉ thị số 08/2001/CT - BYT

của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc tăng cường công tác phòng chống tác hại thuốc lá

trong ngành Y tế

PGS. Đinh Ngọc Sỹ và cộng sự, Viện Lao và bệnh phổi Trung ương

ĐẶT VẤN ĐỀ

Việt Nam đã sớm nhận thức được những thiệt hại do thuốc lá gây ra và đã có nhiều quan tâm

đến các chiến lược dự phòng tác hại của thuốc lá. Chỉ thị số  08/2001/CT-BYT ngày  3/8/2001 về đẩy

mạnh công tác dự phòng tác hại của thuốc lá trong ngành y tế của Bộ trưởng Bộ Y tế về một trong số

các chính sách và quyết điịnh đóng góp vào thành quả của chương trình kiểm soát thuốc lá ở Việt

Nam. Chỉ thị này nêu rõ các hoạt động truyền thông giáo dục về phòng chống thuốc lá và chỉ ra rằng

ngành y tế được coi như một tấm gương trong công tác dự phòng tác hại của thuốc lá.   

MỤC TIÊU

1. Đánh giá tình hình thực hiện chỉ thị trong 5 năm bao gồm sự thích hợp, khả thi của việc thực

hiện chỉ thị 08/2001/CT-BYT tại một số cơ sở y tế; từ đó đưa ra các khuyến nghị để sửa đổi và bổ sung

chỉ thị cho phù hợp với thực tế của các cơ sở y tế.

2. Phát triển và thử nghiệm công cụ đánh giá được sử dụng để thu thập thông tin cho phân tích

mối liên quan giữa hút thuốc lá và tình hình mắc bệnh và tử vong ở bệnh viện; từ đó áp dụng các công

cụ này cho các đánh giá tiếp theo.

PHƯƠNG PHÁP

Để đạt được mục tiêu 1, một nghiên cứu hành động đã được thực hiện với sự kết hợp hai

phương pháp định tính và định lượng. Đánh giá được thực hiện ở một số đơn vị y tế tuyến trung ương

(VINACOSH, Vụ Điều trị, Viện chiến lược và chính sách y tế, Công đoàn y tế Việt Nam), 3 bệnh viện

trung ương (Viện Lao và bệnh phổi trung ương, viện tim mạch, bệnh viện K), 3 bệnh viên đa khoa tỉnh

(Hà Nam, Đà Nẵng, Lâm Đồng), 3 bệnh viện huyện  (Kim Bảng, Hòa Vang, và Lạc Dương) và 1 bệnh

viện tư nhân ở Hà Nội (Tràng  An). 50 cuộc phỏng vấn sâu vơi các lãnh đạo, nghiên cứu viên, cán bộ

nhân viên y tế và bệnh nhân ở các cơ sở y tế đã được thực hiện. Tại mỗi cơ sở y tế được chọn, 1 cuộc

thảo luận nhóm được tổ chức với sự tham gia của các lãnh đạo và cán bộ nhân viên y tế.   Quan sát

được thực hiện nhằm thu thập các thông tin về tình hình hút thuốc trong cán bộ nhân viên y tế trong và

Page 8: Bai Tap SBL- Nhom 6

ngoài khoa phòng bệnh viện, về các hoạt động truyền thông về tác hại của thuốc lá, quy định“không

hút thuốc lá” và bán thuốc lá trong bệnh viện. Phỏng vấn định lượng với các cán bộ nhân viên y tế về

tình hình hút thuốc của họ trong 2 năm gần đây, kinh phí hàng năm cho hoạt động truyền thông về tác

hại của hút thuốc lá, số lượng các hoạt động truyền thông về tác hại của thuốc lá. Xem xét các tài liệu

sẵn có cũng đã được thực hiện để xem xét và thảo luận sự khả thi và thích hợp của chỉ thị   08/2001/CT

– BYT.

Mục tiêu thứ 2 được thực hiện thông qua các cuộc họp với các nhà lâm sàng, cán bộ thống kê và các

nhà quản lý bệnh viện để xác định các chỉ số cần thiết để mô tả và phân tích mối liên quan giữa hút

thuốc lá và tình hình mắc bệnh và tử vong.

KẾT QUẢ

Sự ban hành chỉ thị này đã có những ảnh hưởng tích cực đến công tác phòng chống tác hại của

thuốc lá tại các cơ sở y tế. Tỷ lệ hút thuốc trong cán bộ nhân viên y tế giảm đi rõ rệt sau 6 năm thực

hiện chỉ thị. Kiến thức của cán bộ y tế và bệnh  nhân được cải thiện. 

Do không có những hướng dẫn chung nên các cơ sở y tế không thực hiện chỉ thị theo cùng một

mô hình. Mặc dù các hoạt động truyền thông không được thực hiện đều đặn các hoạt động truyền

thông về tất cả các nội dung: tác hại của thuốc lá, quy định “không hút thuốc”  trong phòng bệnh nhân

và nơi khám bệnh, không bán thuốc lá trong bệnh viên đều đã được thực hiện. 

Tập huấn cho các cán bộ y tế về tác hại của thuốc lá và tư vấn giảm hút thuốc ở bệnh nhân

được thực hiện rộng rãi nhưng mới chỉ tập trung vào dự phòng tác hại của thuốc lá. 

Chỉ thị được thực hiện tốt và hệ thống hơn khi có sự tham gia trực tiếp của Công đoàn   y tế

trong giai đoạn phát triển và cam kết xây dựng cơ sở y tế không hút thuốc.

Do thiếu sự đầu tư tài chính và thiếu các hướng dẫn tài chính cụ thể cho việc thực hiện chỉ thị,

hoạt động chủ yếu là hoạt động giám sát cuối năm. 

Công cụ đánh giá đã phát triển thích hợp và khả thi cho sử dụng tại các cơ sở y tế vì công cụ

này đơn giảm, thuận tiện, có sự thống nhất với các bác sĩ điều trị, cung cấp đủ số liệu cho phân tích

tình hình hút thuốc và mối liên quan với tình hình mắc bệnh và tử vong.

KHUYẾN NGHỊĐể đẩy mạnh chỉ thị 08/2001/CT – BYT cần tiến hành những hoạt động sau:

1. Nâng cấp chỉ thị từ cấp Bộ lên chỉ thị cấp Chính phủ.2. Cần bổ sung thêm một số nội dung cho phù hợp với bối cảnh hiện tại và cần có hướng dẫn thực hiện cụ thể. 3. Ban Điều hành thực hiện chỉ thị này cần được lồng ghép với một Ban Điều hành nào đó đang có tại các cơ sở y tế. Ví dụ như Ban Điều hành chống lao tỉnh.  4. Cần phát triển thông tư liên Bộ Y tế và Bộ Tài chính về khoản kinh phí thường xuyên cho hoạt động dự phòng tác hại của thuốc lá tại cấp tỉnh, bao gồm cả kinh phí cho thực hiện chỉ thị 08/2001/CT - BYT.5. Cần đưa các quy định của chỉ thị 08/2001/CT - BYT vào tiêu chuẩn xét thi đua; và các hoạt động đánh giá hàng năm và tổng kết cuối năm cần được thực hiện từ trung ương đến địa phương.6. Chương trình dự phòng tác hại của thuốc lá cần chi phí cho thực hiện mô hình này tại một số cơ sở y tế, sau đó việc thực hiện chỉ thị cần được mở rộng dựa trên kinh nghiệm thu được. 7. Tại các cơ sở y tế cần huy động sự tham gia của các tổ chức xã hội như công đoàn, đoàn thanh niên, các tổ chức quân y trong việc thực hiện chỉ thị này.

Page 9: Bai Tap SBL- Nhom 6

PHỤ LỤC 4Khó cấm hút thuốc trong bệnh viện

(Trích từ báo điện tử Vnexpress. Truy cập ngày 25/5/2009. Đường dẫn:

http://www.vnexpress.net/GL/Suc-khoe/2004/12/3B9D96A7/)

Chiều qua, 33 bệnh viện tuyến trung ương đóng ở khu vực phía Bắc đã ký cam kết với Bộ

Y tế về việc trở thành cơ sở không thuốc lá. Tuy nhiên, các chuyên gia vẫn thừa nhận, phải mất

nhiều thời gian mới loại bỏ được thuốc lá khỏi bệnh viện vì chính các bác sĩ cũng hút.

Sau khi phê chuẩn Công ước khung FCTC, Việt Nam phải có nhiều hành động để giảm tác hại

của thuốc lá, trong đó có việc triển khai các khu vực công cộng không khói thuốc. Ở một nơi có hơn

một nửa nam giới hút thuốc và hầu hết người dân đều coi việc hít phải khói thuốc nơi công cộng là

bình thường, điều này khó thực hiện trong thời gian ngắn. Cách khả thi nhất là triển khai trước ở các

bệnh viện - nơi cần nhất bầu không khí trong lành.

Theo cam kết mà các bệnh viện tuyến trung ương phía Bắc vừa ký với Bộ Y tế, tỷ lệ hút thuốc

trong bệnh viện sẽ giảm 80% vào năm sau và đến 2006, ở khu vực này sẽ không còn phụ nữ hút thuốc,

còn tỷ lệ hút ở nam giới sẽ giảm xuống dưới 10%. Ngoài việc đặt biển cấm thuốc lá ở các phòng ban,

cấm cán bộ hút thuốc tại nơi làm việc, các cơ sở này còn phải nghiêm cấm mặt hàng này tại các quầy

dịch vụ trong khuôn viên bệnh viện, không quyết toán tiền mua thuốc lá.

Ông Nguyễn Ngọc Khang, thư ký Chương trình Phòng chống tác hại thuốc lá của Bộ Y tế

(VINACOSH), cho biết, thực ra những quy định trên đã được Bộ Y tế ban hành từ 3 năm trước. Tuy

nhiên, kết quả đạt được không đáng kể và dường như các cơ sở y tế chưa thực sự nhiệt tình trong việc

này. Một khảo sát của Path Canada cho thấy, có đến 70% số lãnh đạo bệnh viện tỉnh cho rằng khó triển

khai quy định cấm hút thuốc ở cơ sở y tế. Ở các tuyến khác, khoảng một nửa số lãnh đạo có quan điểm

tương tự.

Theo ông Khang, cái khó đầu tiên đến từ chính thày thuốc. Thật không dễ nhắc nhở bệnh nhân

và người nhà của họ không dùng thuốc lá trong khi chính các y bác sĩ cũng hút. Tỷ lệ nam bác sĩ hút

thuốc là 46%, không thấp hơn là bao so với mặt bằng chung của nam giới Việt Nam (56%).

Còn theo bác sĩ Nguyễn Huy Thắng, Giám đốc bệnh viện Gang thép Thái Nguyên, khó khăn

chủ yếu đến từ phía người bệnh và thân nhân của họ. Nhiều người cứ lờ đi khi được nhắc nhở về việc

này, nếu cán bộ y tế kiên quyết thì bị góp ý là có thái độ không tốt. Nhiều gia đình còn mua thuốc lá để

mời bác sĩ, khi bị từ chối liền nghĩ rằng bác sĩ đòi hỏi những quà cáp cao giá hơn. Ông Thắng cũng cho

biết, với lượng công việc hiện nay, các cán bộ nhân viên y tế đã làm việc quá tải, rất ít có thời gian để

tư vấn kỹ cho bệnh nhân về tác hại thuốc lá.

Bà Phạm Hoàng Anh – trưởng đại diện tổ chức Health Bridge cho rằng, việc triển khai cơ sở y

tế không thuốc lá phải được thực hiện từng bước. Chẳng hạn, ban đầu chỉ cần quy định những khu vực

cấm thuốc lá, tiến tới cấm hút thuốc trong các toà nhà và dần dần loại trừ hoàn toàn thuốc lá khỏi khu

vực bệnh viện. Theo bà Anh, để đạt mục tiêu này sẽ phải mất nhiều năm.

"Điều quan trọng là phải có cơ chế thưởng phạt thật nghiêm túc và cán bộ y tế phải gương mẫu.

Bệnh nhân rất tin tưởng ở y bác sĩ nên nếu như thấy bác sĩ cũng sử dụng thuốc lá, họ sẽ thấy không có

lý do gì để từ bỏ loại sản phẩm độc hại này" - ông Nguyễn Ngọc Khang nói.

Page 10: Bai Tap SBL- Nhom 6

PHỤ LỤC 5Đánh giá tình hình sử dụng thuốc lá ở Việt Nam

theo Điều tra Y tế Quốc gia năm 2001 – 2002

Nguyễn Trọng Khoa*, Lý Ngọc Kính*, Đặng Huy Hoàng*, Nguyễn Tuấn Lâm**, Phan Thị  Hải*,

Ngô Lệ Thu*, Nguyễn Ngọc Khang*

Điều tra y tế quốc gia năm 2001-2002 chọn mẫu đại diện ở 61 tỉnh thành trong cả nước cho

thấy, tình hình sử dụng thuốc lá ở Việt Nam vẫn ở mức cao trong nam giới trưởng thành (56,1%), tuổi

bắt đầu hút thuốc chủ yếu là 18-20 tuổi. Tỷ lệ hút thuốc lá trong thanh, thiếu niên vẫn chiếm tỷ lệ cao

31,6% trong nhóm tuổi từ 15 đến 24 tuổi. Trong các ngành nghề thì nghề lái xe, xây dựng, dịch vụ và

công nhân có tỷ lệ hút thuốc lá, thuốc lào cao nhất. Hút thuốc lá chiếm tỷ lệ cao ở những hộ nghèo và

người có thu nhập thấp (71,6%). Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi sống trong hộ gia đình có người hút thuốc

chiếm 71,1% phải chịu ảnh hưởng của hút thuốc thụ động là một thực trạng đáng lo ngại. Phụ nữ có

tỷ lệ hút thuốc lá không cao nhưng vẫn là đối tượng cần quan tâm. Cần tăng cường hơn nữa các biện

pháp kiểm soát thuốc lá một cách toàn diện.

1. ĐẶT VẤN ĐỀ

Theo số liệu của Tổ chức Y tế Thế giới (TCYTTG), ước tính hàng năm có khoảng 4,9 triệu

người chết do các bệnh có liên quan đến thuốc lá. Nếu không có những biện pháp hữu hiệu, ước tính

đến năm 2020 gánh năng tử vong do thuốc lá sẽ tăng lên gấp đôi. Khoảng 70% các trường hợp tử vong

đó sẽ ở các nước đang phát triển. Từ vài thập kỷ trước, tỷ lệ hút thuốc đã tăng đột biến ở các nước

đang phát triển, đặc biệt ở nam giới. Ngược lại, tỷ lệ hút thuốc ở nam giới ở các nước đã phát triển

giảm dần. [1] 

Trong một số nước trong khu vực tỷ lệ hút thuốc lá rất khác nhau đã phản ảnh cả văn hóa và

chính sách kiểm sóat thuốc lá tại mỗi nước. Nổi bật là Thái Lan và Xinh-ga-po, hai nước có chính sách

phòng chống tác hại thuốc lá tương đối mạnh thì tỷ lệ hút tương đối thấp. 

Tỷ lệ hút thuốc lá ở một số nước Châu Á

Nước Tuổi Tỷ lệ hút Năm

Cam pu chia 15-45 86% (Nông thôn), 65% thành phố 1994

Phi-lip-pin Trên 20 tuổi 75% (Nam) 18% (Nữ) 1999

Trung Quốc 15-69 63% (Nam) 4% (Nữ) 1996

Thái lan Trên 11 tuổi 39% (Nam) 2% (Nữ) 1999

Xinh-ga-po 18-64 tuổi 39% (Nam) 2% (Nữ) 1998

Nguồn: Tobacco control country profiles. 11 th World Conference on Tobacco or Health 2000  

Theo kết quả điều tra chọn mẫu tại 6 tỉnh đại diện ở Việt Nam năm 1997 cho thấy: tỷ lệ hút

thuốc lá ở nam giới người lớn là 50,0% và nữ giới là 3,4%; tỷ lệ chung ở người lớn là 38,8% (cả nam

và nữ), trong đó nông thôn là 40,5% và ở thành thị là 31,1%. Trong các ngành nghề thì tỷ lệ hút thuốc

ở bộ đội là cao nhất (60,8%). Tỷ lệ hút thuốc ở cán bộ y tế là 26,0%. Theo nhóm tuổi thì nhóm từ 18-

59 tuổi có tỷ lệ hút thuốc cao nhất chiếm 41,6%. Nhóm tuổi dưới 18 có tỷ lệ hút thuốc 6,7%. [2] 

Điều tra mức sống dân cư năm 1998 cũng cho một số kết quả tương tự: Có khoảng 12 triệu

nam giới và 900.000 nữ giới hút thuốc với số điếu thuốc hút trung bình 1 người ở nam giói là 11,3 và

nữ giới là 9,54 với tổng số 1,8 tỷ bao thuốc lá/năm [3]. 

Từ tháng 11 năm 2001 đến tháng 11 năm 2002, Bộ Y tế và Tổng cục Thống kê với sự trợ giúp

về kỹ thuật của Công ty tư vấn thống kê Thuỵ Điển đã triển khai Cuộc điều tra y tế quốc gia. Mẫu điều

Page 11: Bai Tap SBL- Nhom 6

tra được chọn trên phạm vi 61 tỉnh/thành phố bao gồm: 36.000 hộ gia đình trong 1.200 xã/phường. Bộ

Y tế thực hiện Điều tra Y tế Quốc gia để thu thập thông tin cần thiết nhằm đánh giá hiệu quả cũng như

việc thực hiện các chính sách trước đây cũng như hiện nay (vào thời điểm điều tra) và cung cấp thông

tin cho việc ra các quyết định mới trong chính sách. Điều tra Y tế Quốc gia cung cấp một cơ sở dữ liệu

phong phú nhất từ trước tới nay, vì vậy sẽ giúp cho Bộ Y tế và các chuyên gia đánh giá mức độ công

bằng và hiệu quả một cách khách quan hơn do tập trung thu thập thông tin về phía hộ gia đình, người

hưởng lợi từ chính sách. 

2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Điều tra Y tế Quốc gia được chọn mẫu theo phương pháp chọn mẫu nhiều cấp, với đơn vị mẫu

cấp 1 là xã/phường. Chọn 1200 xã/phường từ danh sách xã của 61 tỉnh thành trong cả nước theo

phương pháp chọn tỷ lệ với quy mô dân số (p.p.s); Đơn vị mẫu cấp 2 là từ địa bàn tổng điều tra dân số

trong các xã được chọn, chọn địa bàn đại diện bằng phương pháp ngẫu nhiên hệ thống. Đơn vị mẫu

cấp 3 là từ địa bàn chọn ngẫu nhiên hệ thống chọn 15 hộ điều tra. Tổng số 36000 hộ gia đình, 1200

xã/phường. Mẫu nghiên cứu là những người từ 15 tuổi trở nên trong 36.000 hộ gia đình được điều tra

là 120.000 người. 

Một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sức khoẻ là sử dụng thuốc lá đã được điều

tra với 9 câu hỏi được thiết kế trong mẫu phiếu số 2-Phiếu kiểm tra sức khỏe. Được sự cho phép của

Bộ Y tế, chúng tôi sử dụng các kết quả về sử dụng thuốc lá trong điều tra này để phân tích kỹ hơn, có

một số nhận định về mối liên quan giữa sử dụng thuốc lá và các yếu tố khác, so sánh với tình hình sử

dụng thuốc lá ở một số nước trong khu vực và trên thế giới đồng thời có những đề xuất về các giải

pháp tăng cường các hoạt động phòng chống tác hại thuốc lá trong thời gian tới.

Xử lí số liệu: Số liệu được xử lí chung trong quá trình xử lí kết quả điều tra y tế quốc gia 2001-

2002. Chúng tôi sử dụng một số dữ liệu điều tra về sử dụng thuốc lá để phân tích, so sánh trong báo

cáo này.

 Vấn đề đạo đức nghiên cứu: Nghiên cứu có sự phối hợp giữa Bộ Y tế và Tổng cục thống kê,

tuân thủ các quy định về đạo đức trong nghiên cứu y sinh học.

3. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN

3.1. Tình hình và xu hướng hút thuốc lá tại Việt Nam

Hơn một nửa số nam giới từ 15

tuổi trở lên hút thuốc lá trong khi ít

hơn 2% phụ nữ hút thuốc (Biểu đồ 1.).

Tỷ lệ hút thuốc ở nam giới đã có xu

hướng giảm mạnh giữa 1992-93 và

1997-98, nhưng đến 2001-2002 tỷ lệ

hút lại tăng lên. Tỷ lệ phụ nữ hút

thuốc tiếp tục giảm, tuy nhiên nên

quan tâm đối tượng phụ nữ trẻ vì có

một nghiên cứu gần đây tại TP Hồ

Chí Minh cho thấy tỷ lệ phụ nữ trẻ hút

tăng lên. Dù phụ nữ có tỷ lệ hút thuốc rất thấp, do có 63% các hộ có người hút thuốc lá và 71% trẻ em

dưới 5 tuổi sống trong hộ có người hút thuốc nên sức khoẻ của họ vẫn bị ảnh hưởng bởi khói của thành

viên khác trong hộ tiếp tục hút (hút thụ động).

Page 12: Bai Tap SBL- Nhom 6

Chính sách chống thuốc lá đặc biệt quan tâm đối tượng là thanh thiếu niên vì những người bắt

đầu hút sớm khó bỏ hơn và vì thời gian kéo dài hút thuốc đối với họ sẽ dài hơn dẫn đến nguy cơ bệnh

tật và tử vong sớm cao hơn. Trong Hình C1.1 thấy rất rõ tuổi bắt đầu hút tập trung vào tuổi dưới 30 đối

với nam giới. Tỷ lệ hút lên trên 70% đối với nam giới trong tuổi lao động từ 26 đến 45 tuổi. Biểu đồ

này cũng cho thấy tỷ lệ hút đã tăng lên giữa năm 1997-98 và 2001-02 trong hầu hết các lứa tuổi đối với

nam giới. Đối với nữ giới mô hình hút tăng với tuổi, nhưng gần đây tỷ lệ hút đã giảm đi trong hầu hết

các lứa tuổi.

Tỷ lệ thanh niên hút tăng lên, nhưng số điếu hút bình quân một ngày của đối tượng này lại thấp hơn

người lớn tuổi hơn. Trung bình một ngày ở nhóm tuổi dưới 25 là 9,5 điếu trong khi ở nhóm người 25-

34 lên đến 12,2. Chỉ một phần tư nam giới tuổi dưới 25 hút trên 10 điếu một ngày trong khi ở tuổi 25

trở lên thì tỷ lệ hút nặng đã lên trên 40%. Thanh niên hút loại thuốc lá đắt tiền hơn so với loại thuốc lá

người ở tuổi cao hút. Điều này có thể giải thích tại sao thanh niên lại hút ít hơn. Cần phải nghiên cứu

thêm về mô hình hút ở tuổi thanh niên để tìm ra giải pháp phù hợp giảm hút đối với đối tượng này. 

Biểu đồ 1. Tỷ lệ người từ 16 tuổi trở lên hút thuốc theo giới và nhóm tuổi

3.2. Tình hình sử dụng thuốc lá theo các đặc trưng cá nhân

- Tỷ lệ hút thuốc theo giới

Nam: 56,1%

Nữ: 1,8%

Một kết quả đáng mừng là tỷ lệ hút thuốc ở nữ giới vẫn ở mức thấp (1,8%) khi so sánh với kết

quả Điều tra mức sống dân cư năm 1997-1998 (Tỷ lệ hút thuốc ở nữ giới là 3,4%) [3]. Tỷ lệ hút thuốc

ở nam giới từ 15 tuổi trở lên vẫn cao ở mức đáng lo ngại (56,1%), gần bằng tỷ lệ hút thuốc trung bình

ở khu vực Tây Thái Bình Dương, khu vực có tỷ lệ hút thuốc ở nam giới từ 15 tuổi trở lên cao nhất thế

giới (61,2%)[4] Tuy nhiên, vì phương pháp điều tra, cỡ mẫu và công cụ điều tra của Điều tra y tế quốc

gia năm 2001-2002 khác với Điều tra mức sống dân cư 1997-1998 và Điều tra của Bộ Y tế năm 1997

nên khó có thể so sánh giữa các số liệu này để có thể khẳng định về xu hướng sử dụng thuốc lá theo

thời gian. Để có thể đánh giá chính xác, xu hướng sử dụng thuốc lá, cần có những điều tra nhắc lại sau

khoảng 5 năm với cùng một phương pháp thì sẽ cho kết quả có thể so sánh được. 

- Tỷ lệ hút thuốc theo  giới và theo nhóm tuổi

+ Tuổi bắt đầu hút thuốc

Kết quả điều tra cho thấy, có sự khác biệt về tuổi bắt đầu hút thuốc ở 2 giới. Nam giới bắt đầu

hút thuốc ở lứa tuổi 18-19 là cao nhất (30,0%). ở nữ giới, tuổi bắt đầu hút thuốc sớm hơn, 38,0% bắt

đầu ở tuổi dưới hoặc bằng 15. Điều này có thể giải thích bởi một số yếu tố sau: ở lứa tuổi 18-19, thanh

Page 13: Bai Tap SBL- Nhom 6

niên sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông hoặc nếu không đi học đại học, cao đẳng hoặc trung học

chuyên nghiệp thì đã có việc làm hay đi nghĩa vụ quân sự. Đây là lứa tuổi mới bước vào đời, dễ bị ảnh

hưởng bởi các yếu tố ngoại cảnh, muốn chứng tỏ mình là người lớn, đã trưởng thành nên bắt đầu hút

thuốc. Hơn nữa, ở lứa tuổi này, đa số thanh niên đã bắt tự quản lý tài chính của cá nhân nên có tiền

mua thuốc hút. Đối với giới nữ, ở lứa tuổi từ 13-15 là lứa tuổi dậy thì, có những thay đổi tâm sinh lý

rất nhanh, muốn mình là người lớn nên bắt đầu thử hút thuốc và chứng tỏ mình là người "sành điệu".

Tuy nhiên, để tìm hiểu kỹ hơn lý do bắt đầu hút thuốc, cần có những nghiên cứu xã hội học sâu hơn về

vấn đề này.

+ Tỷ lệ hút thuốc theo nhóm tuổi

Trong các nhóm tuổi, lứa tuổi hút thuốc có tỷ lệ cao nhất là từ 35-44 tuổi ở nam giới (72,2%)

và 55-64 tuổi ở nữ giới (5,8%). Càng cao tuổi thì xu hướng hút thuốc ở nam giới giảm dần. Khi có

tuổi, có một tỷ lệ nhất định nam giới cảm nhận được ảnh hưởng của hút thuốc đến sức khoẻ và có xu

hướng bỏ thuốc nhiều hơn. 

- Tỷ lệ hút thuốc theo trình độ học vấn, nghề nghiệp, dân tộc

Biểu đồ 2: Tỷ lệ hút thuốc theo trình độ học vấn

Tỷ lệ hút thuốc có sự khác nhau trong các nhóm nghề nghiệp. Nam giới làm nghề lái xe, xây

dựng, dịch vụ, công nhân có tỷ lệ hút thuốc cao nhất, thường trên 60%. Tỷ lệ hút thuốc ở nữ giới ở các

nhóm ngành nghề nhìn chung thấp, không quá 5%, tập trung ở một số nhóm: không nghề nghiệp,

nông/lâm/ngư nghiệp, xây dựng, bán hàng, dịch vụ.  

Thống kê cũng cho thấy, tỷ lệ hút thuốc ở các dân tộc thiểu số miền Trung và Tây Nguyên,

miền Nam cao hơn dân tộc Kinh, Hoa và miền núi phía Bắc. Một số dân tộc thiểu số vùng Tây Nguyên

có tập tục hút thuốc (hút tẩu) từ rất sớm, đặc biệt ở nữ giới có tỷ lệ hút thuốc lá rất cao (15%). 

3.3. Tỷ lệ hút thuốc theo giới, mức sống và tỷ lệ tiếp xúc với khói thuốc lá ở trẻ em trong

các hộ gia đình

Người nghèo có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất và tỷ lệ hút thuốc thấp hơn ở những nhóm dân cư có

thu nhập cao. Đây là một vòng luẩn quẩn của sự nghèo đói. Kết quả này cũng phù hợp với các nghiên

cứu khác trên thế giới. Hiện có khoảng 1,3 tỷ người hút thuốc lá, trong số đó 84% sống ở các nước

đang phát triển. Tỷ lệ hút thuốc ở nam giới có xu hướng tăng lên ở các nước có thu nhập thấp và trung

bình. [5]

Tỷ lệ hút thuốc ở hộ gia đình có mức sống nghèo nhất là 71,6%, (hộ gia đình nghèo ở thành thị

là 75%), trong khi đó tỷ lệ hút thuốc ở hộ gia đình giàu là 57,5%.

Nghiên cứu ở Anh năm 1998 cho thấy chỉ có 10% nữ giới và 12% nam giới ở nhóm có thu nhập cao

hút thuốc, trong khi đó ở nhóm có thu nhập thấp tỷ lệ hút thuốc ở nữ giới là 35% và nam giới là 40%

Page 14: Bai Tap SBL- Nhom 6

[6]. Kết quả nghiên cứu ở trên cũng phù hợp với nhận định chung với các nghiên cứu của các nước.

Người nghèo sử dụng thuốc lá nhiều hơn tạo ra một vòng lẩn quẩn của nghèo đói. Ngoài chi phí để

mua thuốc lá, người hút thuốc còn làm gia tăng chi phí cơ hội từ việc hút thuốc. Đối với người nghèo,

khoản chi cho thuốc lá sẽ chiếm mất khoản chi cho các nhu cầu thiết yếu nhất như thức ăn, nhà ở, giáo

dục và y tế.

Thống kê còn cho thấy, tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi sống trong hộ gia đình có người hút thuốc cao

đáng lo ngại, trung bình là 71,1%, nghĩa là cứ 10 trẻ dưới 5 tuổi thì có 7 trẻ phải chịu tác động của hút

thuốc lá thụ động. Nghiên cứu thực trạng tiếp xúc bị động với khói thuốc lá tại 2 phường Khâm Thiên

(Quận Đống Đa) và Đồng Xuân (Quận Hoàn Kiếm) Hà Nội năm 1999 cho thấy tỷ lệ tiếp xúc bị động

với khói thuốc lá là 48,8%, trong đó trẻ em dưới 5 tuổi là 50%, thời gian tiếp xúc trung bình là 26

phút/ngày [7].

4. KẾT LUẬN

- Tỷ lệ hút thuốc lá, thuốc lào giảm mạnh trong giai đọan 1993-98 những giảm chậm 1998-

2002 và những có xu hướng tăng trong nhóm thanh, thiếu niên.

- Tỷ lệ hút thuốc lá trong thanh, thiếu niên vẫn chiếm tỷ lệ cao 31.6% trong nhóm tuổi từ 15

đến 24 tuổi, tỷ lệ bắt đầu hút thuốc ở lứa tuổi 18-20 chiếm tỷ lệ cao nhất.

- Trong các ngành nghề thì nghề lái xe, xây dựng, dịch vụ và công nhân có tỷ lệ hút thuốc lá,

thuốc lào cao nhất.

-Hút thuốc lá chiếm tỷ lệ cao ở những hộ nghèo và người có thu nhập thấp.

- Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi sống trong hộ gia đình có người hút thuốc chiếm 71,1% phải chịu ảnh

hưởng của hút thuốc thụ động là một thực trạng đáng lo ngại. 

5. KIẾN NGHỊ - Đẩy mạnh chương trình phòng chống tác hại thuốc lá trong thanh, thiếu niên. Cần tăng cường

hơn nữa các biện pháp kiểm soát thuốc lá toàn diện khi Việt Nam đã phê chuẩn Công ước khung về kiểm soát thuốc lá của Tổ chức Y tế thế giới.

- Tăng cường thực thi cấm hút thuốc lá nơi làm việc đặc biệt là trong nghề lái xe (ngành giao thông vận tải), ngành xây dựng, dịch vụ.

- Tăng cường hoạt động phòng chống tác hại thuốc lá trong các vùng nghèo, vùng sâu vùng xa. Tăng cường công tác truyền thông về tác hại thuốc lá trên toàn quốc thường xuyên và liên tục, đặc biệt nhân tuần lễ quốc gia không thuốc lá và Ngày Thế giới Không thuốc lá.

- Cần đưa ra các biện pháp can thiệp làm giảm nguy cơ chịu tác hại của hút thuốc lá thụ động đối với người không hút thuốc, đặc biệt là trẻ em dưới 5 tuổi sống tại hộ gia đình có người hút thuốc.   TÀI LIỆU THAM KHẢO:  1. WHO. Thuốc lá và sức khoẻ ở các nước đang phát triển. 2003. 2. Lê Ngọc Trọng; Trần Thu Thuỷ; Đào Ngọc Phong và cs. “Đánh giá thực trạng tình hình hút thuốc lá ở Việt Nam năm 1997”. Một số kết quả về tình hình hút thuốc lá ở Việt Nam và các bệnh có liên quan. Nhà xuất bản Y học – Hà Nội 1999. 3. Tổng cục thống kê. Điều tra mức sống dân cư năm 1997-1998. Nhà xuất bản thống kê. 1999. 4. WHO-TFI. Past, current and future trends in tobacco use. 2003. 5. Shafey O. et al. Tobacco country profiles. Second edition. American Cancer Society, WHO and IUAC. 2003. 6. United Kingdom Department of Health the stationery office. Smoking kills: A white paper on tobacco. London, 1998. 7. Đào Ngọc Phong, Ngụ Văn Toàn và CS. Nghiên cứu tình hình hút thuốc lá thụ động ở 2 phường Đồng Xuân và Khâm Thiên, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Một số kết quả về tình hình hút thuốc lá ở Việt Nam và các bệnh có liên quan. Nhà xuất bản Y học – Hà Nội 1999.