vÊn §Ò kÕ thõa, ph¸t triÓn mét sè ph¹m trï c¥ b¶n cña §¹o...

164
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ HỒNG DOAN VÊN §Ò KÕ THõA, PH¸T TRIÓN MéT Sè PH¹M TRï C¥ B¶N CñA §¹O §øC NHO GI¸O TRONG T¦ T¦ëNG §¹O §øC Hå CHÝ MINH Chuyên ngành : CNDVBC & CNDVLS Mã s: 62 22 80 05 LUN ÁN TIN TRIT HỌC Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS NGUYỄN THỊ NGA 2. GS.TS NGUYỄN HÙNG HẬU HÀ NỘI - 2014

Upload: others

Post on 01-Sep-2019

1 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN THỊ HỒNG DOAN

VÊN §Ò KÕ THõA, PH¸T TRIÓN MéT Sè PH¹M TRïC¥ B¶N CñA §¹O §øC NHO GI¸O TRONG

T¦ T¦ëNG §¹O §øC Hå CHÝ MINH

Chuyên ngành : CNDVBC & CNDVLS

Mã số : 62 22 80 05

LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC

Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS NGUYỄN THỊ NGA

2. GS.TS NGUYỄN HÙNG HẬU

HÀ NỘI - 2014

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng

tôi. Các tài liệu trích dẫn sử dụng trong luận án là trung thực,có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Những kết luận khoa học rút ra

trong luận án là kết quả tìm tòi, nghiên cứu nghiêm túc của bảnthân tác giả luận án.

Tác giả

Nguyễn Thị Hồng Doan

MỤC LỤC

TrangMỞ ĐẦU 1

Chương 1: TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN

QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 51.1. Những công trình nghiên cứu về đạo đức nho giáo 51.2. Những công trình nghiên cứu về tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh

và sự kế thừa, phát triển đạo đức nho giáo trong tư tưởng đạo đứcHồ Chí Minh 14

Chương 2: MỘT SỐ PHẠM TRÙ CƠ BẢN CỦA ĐẠO ĐỨC NHO GIÁO 242.1. Nội dung một số phạm trù cơ bản của đạo đức nho giáo ở Trung Quốc 242.2. Nội dung một số phạm trù cơ bản của đạo đức nho giáo ở Việt Nam 46

Chương 3: NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG VÀ NỘI DUNG CHỦ YẾUCỦA VIỆC KẾ THỪA, PHÁT TRIỂN MỘT SỐ PHẠM TRÙCƠ BẢN CỦA ĐẠO ĐỨC NHO GIÁO TRONG TƯ TƯỞNGĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH 70

3.1. Những yếu tố ảnh hưởng đến việc kế thừa, phát triển một sốphạm trù cơ bản của đạo đức nho giáo trong tư tưởng đạo đức HồChí Minh 70

3.2. Những nội dung chủ yếu của việc kế thừa, phát triển một số phạm trùcơ bản của đạo đức nho giáo trong tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh 87

Chương 4: Ý NGHĨA RÚT RA TỪ VIỆC KẾ THỪA, PHÁT TRIỂN MỘTSỐ PHẠM TRÙ CƠ BẢN CỦA ĐẠO ĐỨC NHO GIÁOTRONG TƯ TƯỞNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH 121

4.1. Ý nghĩa lý luận rút ra từ việc kế thừa, phát triển một số phạm trù cơbản của đạo đức nho giáo trong tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh 121

4.2. Ý nghĩa thực tiễn của một số phạm trù cơ bản trong đạo đức nhogiáo được Hồ Chí Minh kế thừa, phát triển đối với việc giáo dụcđạo đức, lối sống cho đội ngũ cán bộ, đảng viên ở nước ta hiện nay 125

KẾT LUẬN 148DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ 151DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 152

1

MỞ ĐẦU1. Tính cấp thiết của đề tài

Hồ Chí Minh không chỉ để lại cho dân tộc ta một sự nghiệp cách mạngvẻ vang, một sự nghiệp văn hoá đồ sộ mà qua cuộc đời đầy gian khổ hy sinh,vô cùng cao thượng và phong phú, vô cùng trong sáng và đẹp đẽ của mình,

Người còn để lại cho toàn Đảng, toàn dân ta một di sản lớn, đó là tư tưởng và

tấm gương đạo đức sáng ngời của người cách mạng, tượng trưng cho nhữnggì cao đẹp nhất trong tâm hồn, ý chí, nhân cách Việt Nam.

Đạo đức Hồ Chí Minh là đạo đức của một vĩ nhân, không chỉ ở tầm dântộc, mà ở tầm thời đại, tầm nhân loại. Trong diễn văn đọc tại lễ kỷ niệm 77 nămthành lập Đảng cộng sản Việt Nam, Tổng bí thư Nông Đức Mạnh đã đánh giá:“Chủ tịch Hồ Chí Minh là người Việt Nam đẹp nhất, tiêu biểu cho phẩm chất và

khí phách của dân tộc ta, Đảng ta. Giáo dục đạo đức, xây dựng lối sống tốt đẹptheo tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh vừa là yêu cầu cấp bách hiện nay, vừa lànhiệm vụ cơ bản lâu dài” [75, tr.4]. Có thể nói rằng, cả cuộc đời Hồ Chí Minh làmột bài học lớn về đạo đức cách mạng mà ngày nay mỗi người Việt Nam nóichung và mỗi cán bộ, đảng viên nói riêng cần học tập và noi theo.

Hiện nay, Đảng ta xác định: sự xuống cấp nghiêm trọng về đạo đức ởmột bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên biểu hiện tập trung ở tình trạngtham nhũng đang làm băng hoại nền đạo đức xã hội, băng hoại truyền thốngnhân văn của dân tộc, đang là thách thức lớn nhất của công cuộc đổi mới đấtnước, là nguy cơ đe doạ sự sống còn của chế độ ta, đang làm mất thanh danhuy tín của Đảng, Nhà nước, làm xói mòn lòng tin của nhân dân vào Đảng, vào

chế độ xã hội. Bên cạnh đó những thang bậc đạo đức xã hội đang có chiềuhướng suy thoái, lối sống theo chủ nghĩa cá nhân chưa bị ngăn chặn.., trongbối cảnh đó đạo đức trong sáng, thanh tao của Hồ Chí Minh lại càng có ý

nghĩa thực tiễn vô cùng sâu sắc. Làm theo lời Bác dạy và việc Bác làm, hơnlúc nào hết cần lắm ở mỗi cán bộ, đảng viên những việc làm gương mẫu dù là

nhỏ còn gấp ngàn lần những lời nói suông.

2

Nho giáo được truyền nhập vào Việt Nam từ thời Bắc thuộc, trải qua

hơn hai ngàn năm tồn tại và phát triển, nó đã được Việt Nam hoá theo tinh

thần của người Việt. Nho giáo đã trở thành một học thuyết đạo đức - chính trị

xã hội ăn sâu vào tâm tưởng của người Việt Nam. Những thang bậc đạo đức

của Nho giáo, cùng với thời gian được lớp lớp các thế hệ người Việt Nam tiếp

thu và phát triển.

Học thuyết Nho giáo đã đến với Hồ Chí Minh trong diện mạo hoàn chỉnh

của một hệ tư tưởng chính trị - đạo đức đã được Việt hoá. Hồ Chí Minh là người

ý thức hơn ai hết sự gắn bó của Nho giáo trong đời sống của người Việt.

Sinh ra trong một gia đình nhà nho nghèo yêu nước, tư tưởng Nho giáo

là hệ tư tưởng sâu sắc về lòng nhân ái, đã thấm nhuần vào Hồ Chí Minh từ

tấm bé, hình thành nên ở Hồ Chí Minh một trật tự gia phong, một kỷ cương

xã hội, một tinh thần thượng quốc, thương dân. Những tư tưởng đạo đức về:

Nhân, Nghĩa, Lễ , Trí, Tín, Trung, Hiếu, Cần, Kiệm, Liêm, Chính đã được

Hồ Chí Minh tiếp thu, phát triển và trở thành chuẩn mực sống của Người.

Nghiên cứu về vấn đề này, chúng ta nhận thấy, trong nhiều tác phẩm, bài

nói, bài viết của Hồ Chí Minh, dấu ấn Nho giáo hiện lên rất đậm nét. Hồ Chí

Minh đã có thái độ như thế nào đối với Nho giáo? Với tinh thần Hồ Chí Minh,

chúng ta có thể tiếp thu được những nhân tố tích cực nào của đạo đức Nho

giáo trong sự nghiệp đổi mới hôm nay? Với tinh thần Hồ Chí Minh, những

phạm trù đạo đức cơ bản của Nho giáo có ý nghĩa lý luận và thực tiễn như thế

nào đối với việc giáo dục đạo đức, lối sống cho đội ngũ cán bộ, đảng viên

trong giai đoạn hiện nay?

Bản thân tác giả nhận thấy đây là một vấn đề có ý nghĩa quan trọng,

mang tính thời sự cấp thiết trong việc nghiên cứu tư tưởng đạo đức Hồ Chí

Minh. Cũng bởi ý nghĩa và tầm quan trọng của vấn đề này nên tác giả chọn:

“Vấn đề kế thừa, phát triển một số phạm trù cơ bản của đạo đức Nho giáo

trong tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh” làm đề tài luận án tiến sĩ của mình.

3

2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án

2.1. Mục đích- Phân tích sự kế thừa, phát triển một số phạm trù cơ bản của đạo đức

Nho giáo trong tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh, từ đó rút ra ý nghĩa lý luận và

thực tiễn của việc kế thừa, phát triển đó đối với việc giáo dục đạo đức, lối

sống cho đội ngũ cán bộ, đảng viên ở nước ta hiện nay.

2.2. Nhiệm vụ- Tổng quan các công trình nghiên cứu về đạo đức Nho giáo; các công

trình nghiên cứu về tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh và sự kế thừa, phát triển

đạo đức Nho giáo trong tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh.

- Phân tích, làm rõ một số phạm trù cơ bản của đạo đức Nho giáo ở

Trung Quốc và Việt Nam.

- Phân tích, làm rõ những yếu tố ảnh hưởng và nội dung chủ yếu của

việc kế thừa, phát triển một số phạm trù cơ bản của đạo đức Nho giáo trong tư

tưởng đạo đức Hồ Chí Minh.

- Phân tích ý nghĩa rút ra từ việc kế thừa, phát triển một số phạm trù cơ

bản của đạo đức Nho giáo trong tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh đối với việc

giáo dục đạo đức, lối sống cho đội ngũ cán bộ, đảng viên ở nước ta hiện nay.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án

3.1. Đối tượng nghiên cứuSự kế thừa, phát triển số phạm trù cơ bản của đạo đức Nho giáo trong tư

tưởng đạo đức Hồ Chí Minh.

3.2. Phạm vi nghiên cứuĐạo đức Nho giáo là một hệ thống đồ sộ và phong phú, trong luận án chỉ

tập trung phân tích những phạm trù đạo đức tiêu biểu được Hồ Chí Minh kế

thừa, phát triển như: Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín, Trung, Hiếu, Cần, Kiệm,

Liêm, Chính và ý nghĩa của những phạm trù đó đối với việc giáo dục đạo đức,

lối sống cho đội ngũ cán bộ, đảng viên ở nước ta hiện nay.

4

4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận án4.1. Cơ sở lý luận của luận ánLuận án được thực hiện trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư

tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm đường lối, chính sách của Đảng và nhà nước vềđạo đức và về việc kế thừa có chọn lọc tinh hoa văn hóa nhân loại cùng những giátrị truyền thống của dân tộc, đồng thời luận án cũng kế thừa có chọn lọc kết quảcác công trình nghiên cứu của các nhà khoa học đã công bố liên quan tới đề tài.

4.2. Phương pháp nghiên cứu của luận ánLuân án sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học của chủ nghĩa

duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử mác xít, đặc biệt là phương

pháp lịch sử - lôgic, so sánh - đối chiếu, phân tích - tổng hợp, khái quát hoá…để hoàn thành mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu đã đặt ra.

5. Đóng góp mới của luận án- Luận án hệ thống hóa lại các phạm trù cơ bản của đạo đức Nho giáo có

ảnh hưởng sâu sắc đến tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh.- Luận án chỉ ra được sự kế thừa, phát triển sáng tạo của Hồ Chí Minh

đối với đạo đức Nho giáo và cách cách tiếp cận khoa học của Người.- Luận án nêu được ý nghĩa rút ra từ việc kế thừa, phát triển một số phạm trù

cơ bản của đạo đức Nho giáo trong tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh đối với việcgiáo dục đạo đức, lối sống cho đội ngũ cán bộ, đảng viên ở nước ta hiện nay.

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận ánNhững vấn đề luận án đề cập, giải quyết góp phần làm sáng tỏ việc

nghiên cứu về tư tưởng đạo đức Nho giáo và sự ảnh hưởng của đạo đức Nhogiáo đối với tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh.

Luận án sau khi hoàn thiện có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo phụcvụ cho công tác nghiên cứu và giảng dạy về đạo đức Nho giáo và đạo đức HồChí Minh.

7. Kết cấu của luận ánNgoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung

của luận án gồm 4 chương, 8 tiết.

5

Chương 1TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU

LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI

1.1. NHỮNG CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VỀ ĐẠO ĐỨC NHO GIÁO

Nho giáo ra đời trong bối cảnh đất nước Trung Hoa có nhiều biến độngvà tự thân Nho giáo đã trải qua nhiều bước thăng trầm trong lịch sử. Mục đíchcủa Nho giáo là mong muốn xây dựng một xã hội thái bình, thịnh trị có trật tựkỷ cương, nề nếp. Nho giáo chủ trương lấy Đức trị làm phương thức cai quảnđất nước, vì vậy, Nho giáo đã xây dựng được hệ thống các phạm trù đạo đức,đề cao việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, xây dựng các mối quan hệ phù hợp vớinhững chuẩn mực đạo đức. Xét về mặt ý thức hệ, Việt Nam chịu ảnh hưởng sâuđậm của tư tưởng phong kiến Trung Quốc, mà nền tảng là Nho giáo.

Đạo đức Nho giáo, bên cạnh một số yếu tố tích cực, vẫn chứa đựngkhông ít những yếu tố tiêu cực mà cho đến nay còn ảnh hưởng khá nặng nềtrong nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội nước ta. Trong nhiều năm trở lạiđây, Nho giáo và đạo đức Nho giáo đã được nhiều học giả quan tâm nghiên

cứu, được đánh dấu bởi các công trình nghiên cứu sau:Nhóm công trình luận giải nguồn gốc, nội dung của Nho giáo và hệ

thống những yêu cầu đạo đức của Nho giáo, có thể kể tới một số công trình

tiêu biểu sau:Trong “Khổng học đăng” của Phan Bội Châu [10]. Tác giả trình bày,

phân tích những tư tưởng cơ bản của Nho giáo trong quá trình hình thành và

phát triển. Qua đó, khi đánh giá, nhận xét về Nho giáo tác giả đã nêu bật và đềcao những nhân tố tích cực của Nho giáo và cho rằng đạo đức Nho giáo có vai

trò to lớn trong việc giáo dục đạo đức con người và đóng góp trong việc ổnđịnh trật tự xã hội.

- “Nho giáo” của Trần Trọng Kim [57]. Trong tác phẩm này, tác giả đã

nói rõ về nguồn gốc ra đời và phát triển của Nho giáo ở Trung Quốc qua các

6

thời kỳ lịch sử cùng nội dung và hệ thống tư tưởng đạo đức chủ đạo của Nhogiáo như: Trung, Hiếu, Nhân, Nghĩa, Lễ... Tác giả nêu rõ, trong quan niệm vềNhân, Khổng Tử cho rằng: Nhân là yêu người (ái nhân); là điều gì mình

không muốn ai làm cho mình thì không nên làm cho ai; là sửa mình trở lạitheo lễ là Nhân... . Khổng Tử dùng chữ Nhân làm tư tưởng chủ đạo xuyên

suốt trong hệ tư tưởng đạo đức của mình. Đến Tuân Tử cũng theo tông chỉcủa Nho giáo lấy Nhân, Nghĩa dạy người. Song Tuân Tử chỉ hiểu cái nghĩahẹp của Nhân là ái mà thôi, tức chỉ đơn thuần là một đức tính tốt nói về lòng

yêu thương người.Tác giả cũng nói đến sự phát triển của Nho giáo ở Việt Nam qua sự đại

diện của những nhà Nho ở từng thời kỳ lịch sử. Tác giả kết luận về cách tiếpnhận Nho giáo của người Việt phải nên biến đổi luôn song, biến đổi phải lấygì làm gốc, để cho sự biến đổi của mình có căn bản mà nghĩa lý vẫn khôngmất. Nói theo Nho giáo là theo cái tinh thần cường kiện, đem cái tư tưởng củata vượt lên đến cái lý nguyên thủy, rồi cùng với vũ trụ mà lưu hành, mà tạotác ra một cuộc nhân sinh có đủ nghị lực để đồng sinh, đồng hóa với vạn vật,biết tùy thời mà ứng biến, nhưng không quên cái gốc cũ, để thành một hạngngười có nhân cách tôn quý, có lòng nhân từ bác ái, có cái sức mạnh mẽ đểcùng với thiên hạ mà sinh tồn, mà xây đắp thêm một vài viên gạch viên đávào cái nền chung nhân loại. Tuy vậy, tác giả mới trình bày những nét kháiquát nhất, chưa đi sâu phân tích nội dung và quá trình tiếp biến của Nho giáoViệt Nam.

- “Khổng giáo và phê bình tiểu luận” của Đào Duy Anh [1]. Trong tác

phẩm này, tác giả nhận định, muốn biết rõ chân tướng Khổng giáo ta phải đặtKhổng Tử vào xã hội đương thời để thấy rằng dẫu là bậc thánh nhân cũngkhông thế vượt ra ngoài không gian và thời gian mà lập túc được. Vì tư tưởngcủa Khổng Tử không đơn giản như một người dung phàm, vì vậy, chúng takhông những không nên phủ nhận mà cần nhận rõ chân những điều phức tạpmâu thuẫn của ông. Nghĩa là, chúng ta phải quan sát sự nghiệp và học thuyết

7

của ông bằng con mắt biện chứng mới khỏi thất chân. Từ quan điểm đó, tácgiả đi vào nghiên cứu: sự xuất hiện và chân tướng của Khổng giáo; Vì sao

Khổng giáo tồn tại được hơn hai nghìn năm? Kết quả Khổng giáo ở TrungQuốc và Việt Nam; Khổng giáo gặp văn hóa phương Tây ở Trung Quốc và ởnước ta; Khổng giáo không thể tồn tại ở xã hội ta ngày nay, vì vậy thái độ củachúng ta với Khổng giáo như thế nào?

Qua những phần nghiên cứu trên tác giả đã đưa ra phương pháp khoahọc để nhìn nhận và đánh giá Khổng giáo một cách công bằng. Cho dù hiệnnay, nó không còn thích hợp nữa, song không thể phủ nhận công dụng và sựnghiệp của nó trọn vẹn ở trong lịch sử, không ai có thể chối cãi hay xóa bỏ điđược. Tuy nhiên, tác giả mới chỉ dừng lại ở những nghiên cứu ban đầu vềnhững ưu và nhược điểm của Khổng giáo đối với xã hội nước ta.

- “Tư tưởng phương Đông gợi những điểm nhìn tham chiếu” của CaoXuân Huy [50]. Trong cuốn sách này, người soạn đã dành hẳn phần III vớitiêu đề “ Đề cương bài giảng triết học cổ đại Trung Quốc” là nội dung nghiên

cứu về Nho giáo của tác giả. Những bài giảng này là chuyên đề triết họcphương Đông được trình bày tại Viện Văn học năm 1962 - 1963. Tác giả tậptrung đi vào nghiên cứu về xã hội và tư tưởng cổ đại Trung Quốc; về KhổngTử và nội dung học thuyết của ông. Tác giả chỉ ra tư tưởng chính trị - xã hội,nhân sinh quan của Khổng Tử thông qua các sách Luận ngữ và Trung dung.

Khi bàn về “Nhân” của Khổng Tử, tác giả cho rằng hai chữ “trung” và “thứ”chưa phải là bản thể của chữ “nhân”. Đặc biệt, tác giả nêu được những mâuthuẫn nội tại trong chữ “nhân” của Khổng Tử, vì xuất phát từ một tâm lý phổcập (tính tương cận) mà lại quy kết ở một lý tưởng cao nhất, cần phải một đạithánh mới thực hiện nổi. Tiếp theo, vì chữ “nhân” đã là thuộc tính phổ cập, thì

đáng lẽ nó là siêu giai cấp, nhưng nó lại gắn liền với chữ “Lễ”, mà “Lễ” lại làchính trị tôn giáo hóa của giới quý tộc. Những mâu thuẫn nội tại này đều bắtnguồn từ tư tưởng “thiên nhân hợp nhất” và lập trường điều hòa mâu thuẫncủa Khổng Tử. Quả là những nhận xét có giá trị!

8

Song, cuốn sách mới chỉ dừng lại những nghiên cứu chung về thế giớiquan, tư tưởng chính trị - xã hội của các nhà nho, còn phần nhân sinh quan

mới chỉ dừng lại ở những nghiên cứu bước đầu (nói về Nhân, nói ít về Trung,và không thấy đề cập đến các phạm trù đạo đức khác).

-“Bàn về đạo Nho” của Nguyễn Khắc Viện [145]. Qua việc trình bày

những luận điểm về: ông quan và kẻ sĩ, người tiểu nông và quan lại, đời sốnglàng xã và Nho sĩ, nhân - nghĩa - lễ, nho sĩ quan lại và nho sĩ bình dân... tác

giả đã đồng thời nêu lên mặt tích cực cũng như mặt tiêu cực của Nho giáo.Khi đánh giá những mặt tích cực, tác giả cho rằng đạo Nho đã đóng một vaitrò quan trọng trong việc hình thành lòng yêu nước. Nói về những điều tâmđắc của mình khi nghiên cứu, tìm hiểu Nho giáo, tác giả đánh giá cao tính vừaphải, không thái quá trong đạo làm người của Nho giáo và vấn đề ứng xử củaNho giáo đối với các mối quan hệ trong xã hội.

Từ đó, tác giả kết luận, thích cái tinh thần có mức độ, ứng xử vừa phảicủa đạo Nho. Không cường điệu lên là yêu hết mọi người ngang nhau, mà bảophải yêu bố mẹ mình, vợ con mình đã rồi mới đến yêu người khác. Lấy ânbáo ân nhưng cũng không đến mức lấy ân báo oán, mà báo oán thì lấy côngbằng mà xử lý, nhận rõ điều gì là phi pháp, nhưng không nhẫn tâm đến mức đi tốcáo bố mẹ mình với nhà chức trách. Vì cao hơn pháp luật là tình người, là lòng

nhân. Đó chính là những nhận định có giá trị mà tác giả đã lột tả thành công.

Xuất phát từ kinh nghiệm của một số nước chịu ảnh hưởng của Nho giáođã đạt được một số kết quả khả quan về ổn định xã hội và phát triển kinh tế dobiết phát huy những yếu tố tích cực của Nho giáo. Từ công cuộc đổi mới hômnay, đòi hỏi chúng ta phải giữ gìn và phát huy những truyền thống văn hóacủa dân tộc, nhiều nhà nghiên cứu đã đi sâu nghiên cứu về Nho giáo ViệtNam, nêu rõ ảnh hưởng của nó trong các lĩnh vực đạo đức, chính trị - xã hội,hệ tư tưởng, văn hóa, giáo dục... . Liên quan đến vấn đề này có:

- “Các bài giảng về tư tưởng phương Đông” của Trần Đình Hượu [54].

Phần 1: Tác giả trình bày về tư tưởng Nho gia và Lão Trang và lịch sử vận

9

động của các hệ tư tưởng này ở Trung Quốc. Phần 2: Nho giáo và Nho giáo ởViệt Nam trình bày nội dung học thuyết Nho giáo, cơ sở kinh tế xã hội củaNho giáo và ảnh hưởng của Nho giáo trong xã hội Việt Nam hiện đại. Đónggóp của tác giả là đã thể hiện được sự hiểu biết sâu về kinh sử nên chỉ ra đượcnguyên lý về sự phát triển của các hệ tư tưởng; từ các vấn đề chung của Nhogiáo góp phần soi sáng sự kiện đại cách mạng văn hóa, chủ nghĩa Mao hayhiện tượng vươn lên của bốn con rồng Châu Á: Trung Quốc, Nhật Bản, NamTriều Tiên, Đài Loan; soi sáng cả các vấn đề thực tế của Việt Nam như: làngxã, tổ chức làng xã, bộ máy quan lại, đô thị và khởi nghĩa nông dân... Nhữngtrang viết về gia đình Nho giáo như: quan hệ giữa những người thân trong giađình, vấn đề thờ cúng tổ tiên, quan hệ họ hàng... đều được tác giả trình bày

khoa học và hệ thống.- “Nho giáo xưa và nay” của Vũ Khiêu [60]. Cuốn sách là tập hợp các

bài viết của các nhà nghiên cứu về Nho giáo. Cuốn sách đề cập đến phươnghướng và phương pháp tiếp cận, nội dung và ảnh hưởng của Nho giáo ở ViệtNam, Nho giáo và sự phát triển ở một số nước châu Á. Tiêu biểu là các bài

viết: “Hiện đại đối thoại với Nho giáo” của Bùi Đăng Duy, “Khổng giáo và

gia đình” của Quang Đạm, “”Nho giáo và văn hóa Việt Nam” của Trần QuốcVượng... . Tựu trung, cuốn sách đặt vấn đề: Nho giáo đã từng bao đời là hệ tưtưởng thống trị trong kiến trúc thượng tầng Trung Quốc, của nhiều nướcphương Đông và của Việt Nam. Nho giáo đã góp phần xây dưng một hệ thốnghành chính và quản lý xã hội bao gồm những người trí thức được đào tạocông phu về kiến thức, về cách ứng xử xã hội, về phẩm chất kẻ làm quan.

Phải chăng Nho giáo còn có thể giúp ích gì, cả về mặt chính diện và phản diệncho giới quản lý trong xã hội Việt Nam ngày nay?

Tác giả nhận định, trong lịch sử phát triển của xã hội Việt Nam, đã từngcó sự đóng góp to lớn của nhiều nhà trí thức lỗi lạc, vẫn tự nhận là nhà Nho

như Chu Văn An, Nguyễn Trãi, Ngô Thì Nhậm, Lê Quý Đôn, Cao Bá Quát,Nguyễn Đình Chiểu. Chính Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã sử dụng nhiều

10

danh ngôn của Khổng Mạnh trong nhiều bài nói và viết của mình. Từ đó, tácgiả lập luận cần đánh giá như thế nào cho khoa học và đúng mức ảnh hưởngcủa Nho giáo trong sự cống hiến của các nhà trí thức Việt Nam được gọi lànhững nhà Nho ấy.

-“Nho giáo và đạo đức” của Vũ Khiêu [62]. Tác giả cho rằng: Nhogiáo không chỉ là một hệ tư tưởng chính thống trong kiến trúc thượng tầng,mà còn ăn sâu vào đời sống thường ngày, chi phối ý nghĩ, tình cảm và hành vi

của các tầng lớp nhân dân. Thông qua những quy tắc chặt chẽ trong mọi quanhệ xã hội, đạo đức Nho giáo có sức sống dai dẳng, kéo dài hàng nghìn nămlịch sử.

Tác giả nêu vấn đề cần đánh giá đạo đức Nho giáo như thế nào cho

khách quan và khoa học? Và trong khi đánh giá lại Nho giáo, không thể mộtchiều đề cao quá mức tư tưởng đạo đức của học thuyết này mà bỏ quên mặttiêu cực của nó trong giáo dục ràng buộc con người vào những nghi lễ hà

khắc. Nho giáo luôn luôn lấy khuôn mẫu của người đời xưa giáo dục đời nay:“theo lịch nhà Hạ, đi xe nhà Ân, mang mũ miện nhà Chu, dũng nhạc Thiềucủa vua Vũ” [62, tr.8]. Nho giáo khuyên răn con người ta bảo thủ và an phận;Đạo đức Nho giáo đối lập với tinh thần bình đẳng và dân chủ giữa người vớingười; Nho giáo đem Đức trị đối lập với Pháp trị...

Từ nhận định đó, tác giả chỉ rõ: trước những mạnh yếu của đạo đứcNho giáo, chúng ta có thể tiếp thu những gì để phục vụ sự nghiệp đổi mới đấtnước? Nhân, Nghĩa, Lễ, Tín... nếu được tước bỏ đi những yếu tố tiêu cực vẫnđầy sức thuyết phục. Trong tu thân, Nho giáo có hàng loạt những lời răn dạy:muốn tu thân trước hết phải giữ lòng dạ mình ngay thẳng. Việc trau dồi đứchạnh phải được thực hiện bền bỉ, thường xuyên, theo đuổi đến cùng.

Xuất phát từ những nhận định trên, trong cuốn sách này, tác giả đã dày

công sưu tầm và ghi lại những câu trích của Nho giáo, chủ yếu là của KhổngMạnh. Cuốn sách có ý nghĩa quan trọng đối với những người nghiên cứu vềđạo đức Nho giáo. Song cuốn sách mới dừng lại ở việc nêu lên những câu

11

trích của Nho giáo về đạo đức chứ chưa có sự phân tích, đánh giá về nhữngcâu trích đó.

- “Nho giáo tại Việt Nam” của Lê Sỹ Thắng [125]. Trong cuốn sáchnày, có một số bài viết liên quan đến vấn đề ảnh hưởng của đạo đức Nho giáođối với con người và xã hội Việt Nam như:

+ “Vài nét về tinh thần chống ý thức hệ Nho giáo trong văn học dângian Việt Nam” của Bùi Văn Nguyên. Tác giả cho rằng: Tổ tiên ta chẳng cầnbiết đến Nho giáo, biết đến thuyết chính danh, định phận, biết đến thuyết tamcương, ngũ thường, mới biết thương cha, thương mẹ, thương vợ, thương chồng,thương đồng bào dân tộc, mới biết kính trên nhường dưới. Trong quá trình lịchsử, do sự giao lưu văn hóa hoặc do sự ngoại xâm tác động, những hệ tư tưởngnhư Nho giáo đã du nhập nước ta. Quá trình tiếp thu và chống đối ý thức hệ Nhogiáo đó là một quá trình biện chứng dai dẳng, xen kẽ và phức tạp.

Về ảnh hưởng của đạo đức Nho giáo tác giả quan niệm: dần dần nhữngkhái niệm chủ quan của giai cấp thống trị phong kiến, như ở Trung Quốc và ởta là: trung hiếu,.... đi vào lĩnh vực tình cảm từ thế hệ này qua thế hệ khác, trởthành yếu tố của chủ nghĩa tình cảm, bất chấp mọi phân tích và chứng minhcủa trí tuệ và khoa học.”.

Về ảnh hưởng tiêu cực của đạo đức Nho giáo trong xã hội Việt Namhiện nay, tác giả cho rằng, trải qua thời gian, biết bao tàn dư và tác hại của ýthức hệ Nho giáo, như tác hại về thuyết định mệnh, về lẽ trọng nam khinh nữ,vốn nảy sinh từ thuyết tam cương... .Và cùng biết bao nhiêu là tàn dư và tác hạikhác do ý thức hệ Nho giáo gây nên, có khi từ thời Triệu Đà đến mãi ngày nay.

+ “Ảnh hưởng của Nho giáo trong lịch sử tư tưởng Việt Nam” củaNguyễn Đức Quỳ: Tác giả cho rằng, tư tưởng Nho giáo có ảnh hưởng vô cùng

mạnh mẽ tới đời sống tinh thần của người dân Việt Nam. Những chuẩn mựcvề đạo đức như: tam cương, ngũ thường, tam tòng, tứ đức đều bó hẹp conngười trong một khuôn phép vô cùng nghiệt ngã, đặc biệt với những ai khôngtuân theo những chuẩn mực ấy. Tác giả cũng chỉ ra, ngày nay, ảnh hưởng của

12

mặt trái đạo đức Nho giáo vẫn còn dai dẳng trong đời sống nhân dân ở mọitầng lớp. Nó tác động tiêu cực tới suy nghĩ và hành động của một bộ phậnngười trong xã hội thể hiện trên những bình diện: Nếp sống không thật sự dânchủ; Đánh giá con người không đúng theo tiêu chuẩn; Coi thường phụ nữ và

vai trò của phụ nữ trong xã hội.“Nhân dân Việt Nam dưới tác động của Khổng giáo” của Vũ Khiêu. Tác

giả phân tích, trong suốt một nghìn năm dưới ách đô hộ của phong kiếnphương Bắc, hệ thống giáo lý Nho giáo đã trở thành phương tiện truyền tảitinh thần rất độc hại mà giai cấp thống trị đã sử dụng để nô dịch quần chúng.Lễ giáo phong kiến nước ngoài cùng những lời răn dạy của Khổng Tử dần đivào đời sống của nhân dân, song cũng gặp những phản ứng gay gắt. Nhân dânta dù đã phản ứng lại nội dung của “tam cương”, “ngũ thường” của Nho giáo,nhưng những tàn dư, sự hà khắc của lễ giáo đạo Nho như sự khinh rẻ và coi

thường phụ nữ, trung quân một cách mù quáng... là những nội dung mà cuộccách mạng văn hóa của chúng ta phải có trách nhiệm xóa bỏ.

+ “Vị trí và vai trò của Nho giáo ở thời kỳ cực thịnh của chế độ phongkiến Việt Nam” của Nguyễn Đức Sự. Tác giả cho rằng: Nho giáo vốn gốc từTrung Quốc nhưng đã thâm nhập vào nước ta hàng ngàn năm. Nó đã chiếmgiữ một vị trí rất quan trọng trong đời sống tư tưởng và tinh thần của nhân dân

ta xưa kia và trở thành nòng cốt của hệ tư tưởng phong kiến Việt Nam. Do đó,nó đã ăn sâu vào toàn bộ sinh hoạt xã hội của nước ta trong nhiều thế kỷ.Luận giải về cơ sở giúp cho Nho giáo chiếm được địa vị độc tôn và các phạmtrù đạo đức Nho giáo thâm nhập vào đời sống con người Việt Nam trong thờikỳ thịnh trị của chế độ phong kiến Việt Nam, tác giả cho rằng: nền sản xuấtnhỏ tiểu nông đã tương đối phát triển ơ nước ta hồi thế kỷ 14 và 15 trở thành

cơ hội để cho Nho giáo dễ dàng thâm nhập vào đời sống. Bởi vì Nho giáo vớicác khái niệm hiếu, đễ, tiết, hạnh đã góp phần củng cố uy quyền của người giatrưởng và tôn ty trật tự trong gia đình. Hơn nữa, suốt các triều đại Lý, Trần,Lê, người nông dân Việt Nam tuy sinh hoạt trong gia đình nhưng không tách

13

rời những quan hệ xã hội của họ. Từ đó, tác giả kết luận: cho nên không phải ngẫunhiên mà thôn xã Việt Nam đã giành cho Nho giáo một chỗ đứng nhất định.

Tác giả nêu bật được những nét đặc thù và vị trí của Nho giáo trong thời kỳcực thịnh của nó. Bên cạnh đó, tác giả cũng chỉ ra, Nho giáo ở Việt Nam lúc này

chủ yếu xoay quanh đạo tu thân và phép đối nhân xử thế, đạo trị bình thiên hạ,nên nó không giải đáp được những vấn đề số phận con người, không cắt nghĩađược sự bất hạnh và rủi ro cũng như không đáp ứng được yêu cầu giải thoát củacon người. Vì vậy, dù có chiếm được địa vị độc tôn và đạt tới đỉnh cao nhất củasự thịnh trị thì Nho giáo ở Việt Nam giai đoạn này vẫn không giữ nguyên bộ mặtvốn có của nó như ở Trung Quốc. Nó đã thực sự thay hình, đổi dạng và được cảibiến cho thích hợp với mảnh đất và nhu cầu của xã hội Việt Nam.

- “Một số vấn đề về Nho giáo Việt Nam” của GS. Phan Đại Doãn [17].

Ở đây, các tác giả đã phân tích rõ những nét cơ bản của tiến trình xác lập vịthế và những thành tựu của Nho giáo Việt Nam trong chặng đường lịch sử từthế kỷ XV đến đầu thế kỷ XX, mà đỉnh điểm của nó là thời Lê Thánh Tông

(1460 - 1497). Đây là thời kỳ Nho giáo Việt Nam chiếm địa vị độc tôn củachế độ quân chủ chuyên chế ở nước ta.

Các tác giả chỉ rõ, cuối thế kỷ XIX, mặc dù Nho giáo Việt Nam ngày

càng suy tàn, không còn đáp ứng được yêu cầu của xã hội Việt Nam, nhưngnhững thành tựu của nó về giáo dục, khoa cử, những yếu tố tiến bộ, hợp lýcủa nó về xây dựng gia đình, xây dựng cộng đồng, tu dưỡng cá nhân, tinhthần hiếu học, tôn sư trọng đạo... vẫn cần được khai thác phát huy với hướnggạn đục khơi trong, nối tiếp truyền thống nhằm góp phần tích cực vào công

cuộc xây dưng đất nước ngày một phát triển nhanh và bền vững.Cuốn sách cũng nêu lên được Nho giáo khi vào Việt Nam không còn

giữ nguyên như ở Trung Quốc, nó đã được “Việt Nam hóa”. Các nhà nho ViệtNam vì công cuộc xây dựng xã hội và bảo vệ Tổ quốc đã tiếp nhận và khai

thác những yếu tố Nho giáo cho phù hợp với xã hội và đất nước mình. Nói

một cách khác, các nhà nho Việt Nam nặng hơn về luân lý đạo đức, chủ yếu

14

là hiếu nghĩa, nặng về tư tưởng của Khổng Tử, Mạnh Tử. Bàn nhiều về đạo và

đức, về lễ và pháp, về quân tử và tiểu nhân, về trị và loạn... Các nhà nho ViệtNam đã đơn giản hóa và thực dụng hóa tư tưởng của Khổng, Mạnh, Trình,

Chu. Các vương triều và Nho sĩ Việt Nam đã tiếp nhận Nho giáo như mộtcông cụ tư tưởng để tổ chức xã hội, trước hết là ở các phương diện như: nhâncách cá nhân, gia đình được củng cổ, xã hội và đất nước được ổn định. Cácnhà nho Việt Nam không bàn nhiều về lý luận phức tạp, mà chú trọng vào

củng cố nhân luân, hiếu đễ - những tư tưởng cơ bản của đạo đức Nho giáo.- Hội thảo “Nho giáo ở Việt Nam” do Viện nghiên cứu Hán Nôm và

Viện Harvard - Yenching (Mỹ) phối hợp [147]. Các nhà khoa học Việt Namvà các nhà khoa học đến từ các nơi trên thế giới như: Mỹ, Trung Quốc, Đài

Loan..., đã thảo luận nhiều vấn đề xoay quanh các nội dung: Ảnh hưởng củaNho giáo trong đời sống hiện nay; quá trình du nhập Nho giáo vào Việt Nam;ảnh hưởng của Nho giáo trong đời sống xã hội Việt Nam thời phong kiến; Tưtưởng Nho giáo trong văn học và sử học thời phong kiến,... . Các tham luậnvề các vấn đề trên đều khẳng định: Nho giáo giữ một vị trí khá quan trọngtrong đời sống tinh thần của xã hội Việt Nam và nó có ảnh hưởng sâu đậm đốivới con người và xã hội Việt Nam.

Các tác phẩm trên, bên cạnh việc phê phán những ảnh hưởng tiêu cựccủa Nho giáo nói chung và đạo đức Nho giáo nói riêng, nhiều tác giả đã đặt ra

vấn đề kế thừa và phát triển những giá trị tích cực của nó nhằm khắc phụcnhững mặt tiêu cực, góp phần xây dựng đạo đức mới ở nước ta trong giaiđoạn hiện nay. Tuy nhiên nội dung của việc kế thừa đó mới chỉ dừng lại ởnhững nghiên cứu bước đầu.

1.2. NHỮNG CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VỀ TƯ TƯỞNG ĐẠO ĐỨC HỒCHÍ MINH VÀ SỰ KẾ THỪA, PHÁT TRIỂN ĐẠO ĐỨC NHO GIÁO TRONG TƯTƯỞNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH

Nghiên cứu về tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh và sự kế thừa, phát triểnđạo đức Nho giáo trong tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh, đã nhiều tác giả bàn

luận đến, có thể kể đến những công trình tiêu biểu sau đây:

15

- “Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh truyền thống dân tộc và nhân loại”,

của Vũ Khiêu [61]. Đây là công trình được xuất bản trong khuôn khổ chươngtrình nghiên cứu về Tư tưởng Hồ Chí Minh (đề tài KX02). Công trình là tậphợp các bài tham luận và bài phát biểu tại Hội thảo về nguồn gốc hình thành

và đặc điểm tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh; về Hồ Chí Minh với các giá trịvà tinh hoa đạo đức của nhân loại. Công trình tập trung vào nhận định: quátrình hình thành tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh là một cuộc cách mạng trên lĩnhvực đạo đức, nó thể hiện một thái độ khoa học đối với đạo đức cũ. Trên cơ sởcủa chủ nghĩa Mác - Lê nin, Hồ Chí Minh đã gạt bỏ những cái đã lỗi thời, pháthuy những nhân tố tích cực của đạo đức cũ để xây dựng một kiểu đạo đức mới.Đạo đức mới là đạo đức chiến đấu vì sự nghiệp giải phóng của dân tộc, vì sự tiếnbộ của cả nhân loại, vì tự do và hạnh phúc của mỗi con người.

Công trình chỉ rõ: Từ những quan điểm đạo đức rất cơ bản, rất lớn đếnnhững nội dung đạo đức rất bình thường đều được Hồ Chí Minh trình bày rõ

ràng, ngắn gọn, giản dị, nhiều khi rất cô đọng và súc tích như những châm

ngôn. Giúp chúng ta tìm thấy những căn cứ đúng đắn nhất để xét người xétviệc và xem xét chính bản thân mình. Giúp chúng ta tìm thấy ở đây nhữngchuẩn mực để yêu hay ghét, trọng hay khinh, ca ngợi hay chê trách, tán thành

hay phản bác, và đặc biệt quan trọng là để phấn đấu và vươn tới những cáicao đẹp nhất của con người. Đó là những vấn đề tư tưởng đạo đức được thểhiện trong lời nói và bài viết của Người.

Trong công trình này, đặc biệt có hẳn một phần nội dung về Hồ ChíMinh với học thuyết của Khổng Tử và tư tưởng đạo đức phương Đông. Đángchú ý là các bài: “Tư tưởng đạo đức ở Khổng Tử và Hồ Chí Minh” của PhanVăn Các, “Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh với Nho giáo” của Nguyễn Đình

Chú, “Hồ Chí Minh và đạo đức Nho giáo” của Đặng Việt Bích, “Hồ ChíMinh tiếp thu và không tiếp thu những gì ở Nho giáo” của Vũ Đăng Như...

đều là những bài viết mang tính khoa học và có giá trị cao trong nghiên cứuvề tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh.

16

- “Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức”, của Thành Duy [19]. Đây là côngtrình nghiên cứu công phu của tập thể các nhà khoa học đã có quá trình nhiềunăm nghiên cứu về tư tưởng Hồ Chí Minh. Cuốn sách được trình bày một cáchcó hệ thống nguồn gốc, đặc trưng và những nội dung cơ bản của hệ thống tưtưởng đạo đức Hồ Chí Minh. Trên cơ sở nghiên cứu bản chất và nội dung tưtưởng đạo đức Hồ Chí Minh, cuốn sách đã khẳng định tính phổ biến và giá trịtrường tồn của tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh nhằm quán triệt và vận dụng tưtưởng đạo đức và tấm gương đạo đức của Người trong bối cảnh xã hội hiện nay.

Đặc biệt, cuốn sách đã trình bày một cách khoa học về tư tưởng đạođức Hồ Chí Minh trong sự nghiệp đấu tranh vì độc lập, tự do; tư tưởng đạođức Hồ Chí Minh trong sự nghiệp xây dựng đất nước vì dân giàu, nước mạnh,xã hội công bằng và văn minh; tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh trong học tập,tu dưỡng, rèn luyện con người mới; tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh trong sựnghiệp đổi mới hiện nay của cách mạng nước ta.... Từ đó, khẳng định trên con

đường đi tới xã hội ngày mai, để có thể cùng năm châu khẳng định tương laitươi sáng của một xã hội phát triển kỳ diệu trong khoa học - kỹ thuật hiện đại,tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh vẫn luôn luôn là bó đuốc soi đường cho dântộc ta, cho nhân loại tiến bộ. Bởi lẽ, con người và hạnh phúc của con ngườivẫn luôn là mối quan tâm hàng đầu của tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh.

- “Nho giáo và phát triển ở Việt Nam” của Vũ Khiêu [64]. Trong tác

phẩm này, Vũ Khiêu đã đề cập đến vai trò của Nho giáo trên con đường cáchmạng và trong sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam ngày nay. Người đại diện chosự vận dụng đầy tính biện chứng và khoa học đó là chủ tịch Hồ Chí Minh.Tác giả nhận định: Hồ Chí Minh được sinh ra trong một gia đình nhà Nho,

được sống giữa một quê hương bao đời theo Nho học, lại được chứng kiếnnhững hành vi yêu nước và chống giặc đầy nhiệt tình và khí phách của nhândân. Trong hoàn cảnh ấy, Hồ Chí Minh đã tiếp thu những truyền thống đạođức của dân tộc thể hiện trong sinh hoạt của nhân dân và chứa đựng trongnhiều câu chữ của Nho giáo.

17

Tác giả phân tích, Hồ Chí Minh chứng kiến sự bất lực của Nho giáotrước chủ nghĩa đế quốc; Hồ Chí Minh thấy rõ được những ưu điểm, nhượcđiểm của Nho giáo trước nhu cầu mới của đất nước và cũng chính Hồ ChíMinh là người đã vận dụng thành công ưu điểm đó trong việc xây dựng nên

nền đạo đức mới - đạo đức cách mạng.Tác giả so sánh: Nếu như Nho giáo đặt vấn đề tu dưỡng đạo đức lên

hàng đầu “từ bậc thiên tử xuống tới hạng bình dân, ai nấy đều phải lấy tu thânlàm gốc” nhằm thực hiện một xã hội lý tưởng theo mô hình Nho giáo với sựthống trị của “vua hiền, tôi giỏi” thì trong sự nghiệp cách mạng Hồ Chí Minhcũng coi “đạo đức là gốc” và đòi hỏi người cách mạng phải có bản lĩnh đạo đức.Nếu Nho giáo coi thực hiện lý tưởng của mình là một nhiệm vụ rất khó khăn thì

Hồ Chí Minh cũng coi nhiệm vụ cách mạng là nặng nề, phức tạp và gian khổ.Tác giả cũng cho rằng, trải qua hai cuộc kháng chiến đầy gian lao thử

thách, có thể nói Hồ Chí Minh đã tiếp thu và vận dụng khá nhiều những kinhnghiệm của Nho giáo vào việc giáo dục đạo đức và phát động tinh thần củanhân dân nhưng sự vận dụng đó được nhìn dưới lăng kính của chủ nghĩa Mác- Lê nin. Trong quá trình lịch sử này không thể bỏ qua sự đóng góp những lờirăn dạy được rút ra từ trong Nho giáo. Tuy nhiên, không phải để thực hiệnmục tiêu của Nho giáo mà để đi ngược lại mục tiêu ấy, hướng vào sự nghiệpgiải phóng cho tổ quốc và nhân dân.

Song sự phân tích của tác giả về vấn đề này mới dừng lại ở những nétkhái quát nhất, chưa đi sâu phân tích cụ thể trong cách vận dụng từng phạmtrù đạo đức của Nho giáo trong tư tưởng đạo đức của Hồ Chí Minh.

- “Sự hình thành về cơ bản tư tưởng Hồ Chí Minh” của Trần Văn Giàu

[41]. Tác giả đi sâu vào nghiên cứu những nền móng trang bị kiến thức và tưtưởng của Hồ Chí Minh thời trẻ; những yếu tố tư tưởng được Hồ Chí Minhtiếp cận ở Tây Âu trước khi gặp chủ nghĩa Mác - Lê nin; tư tưởng Hồ ChíMinh được hình thành về cơ bản trong thời kỳ lịch sử 1920 - 1930; cách mạnggiải phóng dân tộc - là vấn đề cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh.

18

Trong khi trình bày về các vấn đề trên, tác giả có lồng ghép về đạo đứcHồ Chí Minh. Tác giả nhận định: Sự quan tâm thật nhiều đến đạo đức là đặcsắc nổi bật nhất của chủ tịch Hồ Chí Minh làm cho Cụ Hồ phân biệt với hầuhết các nhà lãnh đạo cách mạng khác.

Để trả lời cho câu hỏi “Đạo đức học Hồ Chí Minh chủ yếu là gì?”, tácgiả viện dẫn câu trả lời của thủ tướng Phạm Văn Đồng: “Học Cụ Hồ là họccần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư. Cụ Hồ kế thừa và phát huy cả mộttruyền thống dân tộc về đức cần, kiệm” [41, tr.166]. Tác giả khẳng định: “ỞCụ Hồ nói và làm là một; chính đời sống, đời hoạt động của Cụ Hồ là mộtpho sách lớn về đạo đức học, một mạch nước ngầm từ lòng trái đất, trongveo, vô tận” [41, tr.167].

- “Thử tìm mối quan hệ giữa tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh và tưtưởng đạo đức Nho giáo” của Nguyễn Bình Yên [151]. Tác giả đã chỉ rađược, Nho giáo ảnh hưởng sâu sắc không chỉ đối với những người nho họcmà còn ảnh hưởng sâu rộng trong nhân dân Việt Nam. Ảnh hưởng của Nhogiáo trong đời sống tinh thần dân tộc Việt Nam là một đặc điểm lớn của lịchsử Việt Nam; tư tưởng đạo đức Nho giáo có ảnh hưởng nhất định đối với tưtưởng đạo đức Hồ Chí Minh. Từ đó tác giả đặt vấn đề và đi vào phân tích: HồChí Minh đã tiếp thu và phê phán những gì ở tư tưởng đạo đức Nho giáo? Giữatư tưởng đạo đức Nho giáo và tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh có những điểmtương đồng và khác biệt gì? Tuy nhiên, do khuôn khổ là một bài báo trên tạp chí,tác giả mới chỉ dừng lại ở những nghiên cứu bước đầu, chưa đi sâu một cách cóhệ thống. Song, đây là những đóng góp, trao đổi rất đáng trân trọng.

- Luận án tiến sĩ của Nguyễn Văn Bình với đề tài: “Quan niệm Nho giáovề các mối quan hệ xã hội. Ảnh hưởng và ý nghĩa của nó đối với xã hội tangày nay” [7]. Tác giả luận án đã trình bày được đặc điểm của xã hội ViệtNam qua các triều đại phong kiến và sự vận dụng Nho giáo. Quan niệm củaNho giáo về các mối quan hệ xã hội như quan hệ gia đình, quan hệ vợ chồng,quan hệ anh em... Ví dụ khi đề cập đến các mối quan hệ trong cộng đồng gia

19

đình, tác giả lập luận: gia đình được Nho giáo coi là gốc của xã hội. Vì vậy,Nho giáo đòi hỏi mỗi gia đình phải là một tổ chức chặt chẽ.

Tác giả đi sâu phân tích về đạo Hiếu của Nho gia và khẳng định: Hiếu làđạo thường của trời, là lẽ phải của đất, là bản tính tự nhiên vốn có của người,là gốc của đạo làm người, là nết đầu trong trăm nết của con người, là cơ sở đểcon người trở thành người quân tử, thành kẻ đại trượng phu, thậm chí có thểtrở thành thánh nhân.

Tác giả viện dẫn quan niệm về Hiếu của Khổng Tử, Mạnh Tử, Tuân Tử.Đến Đổng Trọng Thư thì quan niệm về Hiếu không còn giữ nguyên ý nghĩatốt đẹp ban đầu, mà thay vào đó là một hệ thống lý luận chặt chẽ, giáo điều,gắn với những nghi thức rườm rà, những đòi hỏi vô lý buộc con người phảituân theo một cách gò bó, hình thức và an phận dưới chế độ phong kiến nhiềubất công. Nó khiến cho mọi người vì chữ Hiếu mà không ai dám chống lại trậttự xã hội đã được an bài theo mệnh trời, theo lệnh vua và ý trời.

Do giới hạn của đề tài luận án, tác giả mới chỉ dừng lại ở việc phân tíchcác mối quan hệ trong xã hội, chứ không chủ tâm phân tích về các phạm trùđạo đức cơ bản của Nho giáo.

- Luận án tiến sĩ của Hoàng Trung với đề tài: “Đạo đức cách mạng trongtư tưởng Hồ Chí Minh qua các phạm trù mà người sử dụng” [142]. Tác giảnêu về khái niệm đạo đức cách mạng mà Hồ Chí Minh đã sử dụng và đi sâuphân tích nội dung đạo đức cách mạng theo quan điểm của Hồ Chí Minh. Tác

giả chỉ rõ: Hồ Chí Minh coi đạo đức là cái gốc, cái nền tảng của người cáchmạng. Theo Hồ Chí Minh thì đối với con người, sức có mạnh mới gánh đượcnặng và đi được xa, người cách mạng phải có đạo đức cách mạng mới hoàn

thành nhiệm vụ cách mạng.

Tác giả có đề cập đến việc Hồ Chí Minh kế thừa có chọn lọc các phạmtrù của đạo đức Nho giáo như: Nhân, Nghĩa, Trung, Hiếu... . Sự vận dụngnày của Hồ Chí Minh nhằm xây dựng nên nền đạo đức cách mạng phục vụcho cán bộ và nhân dân. Tuy nhiên, tác giả chưa đi sâu phân tích quan niệmcủa Nho giáo về các phạm trù đó một cách có hệ thống.

20

- “Nâng cao đạo đức cách mạng chống chủ nghĩa cá nhân” của Nguyễn

Khánh Bật (chủ nhiệm), Hoàng Trang, Trần Minh Trưởng [6]. Nhóm tác giả

chỉ rõ: sau gần 30 năm đổi mới, thực hiện nền kinh tế thị trường định hướng

xã hội chủ nghĩa, dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân ta đã đạt được những

thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử.

Bên cạnh những thành tựu rất đáng tự hào, trong những năm đổi mới đã

xuất hiện một thực tế là sự suy thoái về đạo đức, lối sống và chủ nghĩa cá

nhân..., phát triển trong một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên giữ cương

vị lãnh đạo, kể cả một số cán bộ cấp cao.

Đề tài cũng kết luận: việc học tập tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh để

khắc phục hàng loạt các hiện tượng tiêu cực của xã hội hôm nay cũng như

ngày mai là một nhiệm vụ cần thiết. Mặc dù điều kiện xã hội hôm nay và

ngày mai có những đặc điểm khác nhau, nhưng tính biện chứng, tính cách

mạng và khoa học của tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh sẽ làm cho nhận thức

và hành động của con người có khả năng thích nghi với những biến đổi nhất

thời để giữ lấy cái bất biến, cái bản chất trường tồn của nó.

Tuy nhiên, đề tài chỉ đi sâu khai thác về thực trạng đạo đức trong thời kỳ

kinh tế thị trường và đề xuất nhóm giải pháp khắc phục. Nêu được tính cần

thiết phải học tập theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, chứ chưa đề cập đến

nguồn gốc, quá trình, sự cần thiết để hình thành nền đạo đức cách mạng, trong

đó có sự ảnh hưởng không nhỏ của đạo đức Nho giáo.

-“Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức”, của Ban Tư tưởng Văn hóa

Trung ương [3]. Cuốn sách này là tập hợp những bài nghiên cứu về tư tưởng

Hồ Chí Minh, một số ý kiến của Hồ Chí Minh về đạo đức, những câu chuyện

chân thật, sinh động về tấm gương đạo đức của Người. Tiêu biểu là những

bài: “Giá trị tư tưởng đạo đức và phong cách Hồ Chí Minh” của Đào Duy

Tùng; “Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh” của Nguyễn Bá Linh; “Hồ Chí Minh

và đạo đức” của Phạm Văn Đồng…

21

- Luận án tiến sĩ của Nguyễn Thị Thanh Mai “Ảnh hưởng của đạo đứcNho giáo đối với đạo đức người cán bộ lãnh đạo, quản lý ở Việt Nam hiệnnay” [74]. Tác giả trình bày được những vấn đề cơ bản sau: Nội dung chủ yếucủa đạo đức Nho giáo và nét riêng của đạo đức Nho giáo Việt Nam; Phân tíchthực trạng ảnh hưởng của đạo đức Nho giáo đối với đạo đức cán bộ lãnh đạo,quản lý hiện nay ở nước ta; Đưa ra một số giải pháp cơ bản để phát huynhững mặt tích cực và hạn chế mặt tiêu cực của đạo đức Nho giáo trong việcxây dựng đạo đức cho cán bộ lãnh đạo, quản lý ở nước ta hiện nay.

- “Giáo trình tư tưởng Hồ Chí Minh”, của Hội đồng Trung ương chỉđạo biên soạn [49]. Đây là một công trình công phu của nhóm biên soạn doGS. Đặng Xuân Kỳ chủ biên. Công trình này đã giới thiệu được tương đốitoàn diện và có hệ thống những những tư tưởng lớn của chủ tịch Hồ Chí Minhvề cách mạng Việt Nam. Phản ánh được những thành tựu mới nhất trong

nghiên cứu về tư tưởng Hồ Chí Minh từ sau đại hội đại biểu toàn quốc lần thứVII đến nay. Trình bày được những tư tưởng lớn của Hồ Chí Minh kết hợpvới việc đề xuất vận dụng, quán triệt tư tưởng ấy trong công cuộc đổi mới.

Đặc biệt, công trình giành hẳn một chương trình bày về tư tưởng HồChí Minh về đạo đức và khẳng định đạo đức là một trong những vấn đề quantâm hàng đầu của Hồ Chí Minh trong sự nghiệp cách mạng. Đồng thời chỉ rõ,

những phẩm chất đạo đức cơ bản của con người Việt Nam trong thời đại mớitheo tư tưởng Hồ Chí Minh đó là: trung với nước, hiếu với dân; yêu thươngcon người; cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư; tinh thần quốc tế trongsáng. Bên cạnh đó cũng chỉ ra những nguyên tắc xây dựng đạo đức mới theotư tưởng Hồ Chí Minh đó là: nói đi đôi với làm, phải nêu gương về đạo đức;xây đi đôi với chống; phải tu dưỡng đạo đức suốt đời... và ý nghĩa của tưtưởng đạo đức Hồ Chí Minh đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay.

-“Học tập và làm theo tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh qua tác phẩm đạođức cách mạng” của Phạm Ngọc Anh [2]. Đây là tập hợp các chuyên đề khoahọc của nhóm tác giả lớp cao học Hồ Chí Minh khóa 19. Trong đó có các

22

chuyên đề mang ý nghĩa thực tiễn cao khi nghiên cứu về tư tưởng đạo đức HồChí Minh như: “Quan điểm của Hồ Chí Minh về mối quan hệ giữa đạo đứccách mạng và năng lực, trình độ của cán bộ, đảng viên” của Hoàng Bắc Lĩnh,“Quan điểm của Hồ Chí Minh về tự phê bình và phê bình để giúp nhau tiếnbộ trong cán bộ, đảng viên” của Bùi Thị Trà Ly...

Ngoài ra còn có các đề tài luận án tiến sĩ nghiên cứu đến một số khíacạnh của Nho giáo về con người và đạo đức, sự ảnh hưởng của nó ở Việt Namnhư: “Vấn đề con người trong Nho học sơ kỳ”của Nguyễn Tài Thư; “Ảnhhưởng của Nho giáo đối với chủ nghĩa yêu nước Việt Nam truyền thống”củaTrần Thị Hồng Thúy; “Quan niệm của Nho giáo về giáo dục con người và ý

nghĩa của nó đối với việc giáo dục con người Việt Nam trong thời kỳ côngnghiệp hóa, hiện đại hóa” của Nguyễn Thị Nga...

Nhìn chung, những công trình nghiên cứu trên đã chỉ ra được một cáchtương đối hệ thống về nguồn gốc và quá trình hình thành tư tưởng đạo đức HồChí Minh; chỉ ra được phần nào sự tác động, ảnh hưởng của một số phạm trùđạo đức Nho giáo trong tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh; chỉ ra được Hồ ChíMinh đã kế thừa, phát triển những phạm trù đạo đức Nho giáo đó ở mức độnào. Song, những công trình trên mới chỉ dừng lại ở những nghiên cứu banđầu, chưa phân tích được một cách toàn diện sự kế thừa những phạm trù cơbản của đạo đức Nho giáo trong tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh, chưa nêuđược điểm tương đồng, chưa nêu được sự khác biệt căn bản về chất giữa tưtưởng đạo đức Nho giáo và tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh.

Tiểu kết chương 1Tổng quan những công trình khoa học có liên quan đến nội dung đề tài

luận án để thấy rõ, các công trình trên đã nghiên cứu và giải quyết được ởmức độ khác nhau những vấn đề:

- Nguồn gốc, đặc điểm của Nho giáo và đạo đức đức Nho giáo;- Mức độ ảnh hưởng của Nho giáo và đạo đức Nho giáo trong xã hội

Việt Nam từ phong kiến đến ngày nay;

23

- Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh và sự ảnh hưởng đạo đức Nho giáotrong tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh...

Cho đến nay, dưới góc độ triết học, không có nhiều công trình nghiên

cứu sâu và toàn diện về mặt lý luận vấn đề kế thừa, phát triển một số phạm trùcơ bản của đạo đức Nho giáo trong tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh. Đặc biệt,

chưa có các công trình nghiên cứu lớn, hay các luận văn, luận án hướng vào

luận bàn trực tiếp, phân tích, tìm hiểu, làm rõ một cách có hệ thống tính khácbiệt trong sự kế thừa, phát triển một số phạm trù cơ bản của đạo đức Nho giáo

trong tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh. Trong khi đó, nghiên cứu về tư tưởngđạo đức Hồ Chí Minh và thực hành theo đạo đức của Người đã trở thành

nhiệm vụ thường xuyên do Đảng ta phát động sâu rộng trong Đảng cũng nhưtrong nhân dân. Vì vậy, rất cần thiết phải có nhiều hơn nữa các công trình

nghiên cứu chuyên sâu về sự kế thừa có chọn lọc và phát triển sáng tạo nhữngtinh hoa văn hóa nhân loại trong tư tưởng đạo đức của Người, mà nhữngphạm trù đạo đức Nho giáo là một trong những tinh hoa đó.

Xuất phát từ lịch sử quá trình nghiên cứu trên, tác giả mong muốn đượcđi sâu nghiên cứu đề tài “Vấn đề kế thừa, phát triển một số phạm trù cơ bảncủa đạo đức Nho giáo trong tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh”.Trên cơ sở kếthừa những giá trị của các công trình đã công bố, luận án sẽ tiếp tục triển khai

nghiên cứu các nội dung sau:

Thứ nhất, phân tích, làm rõ một số phạm trù cơ bản của đạo đức Nhogiáo ở Trung Quốc và Việt Nam.

Thứ hai, phân tích, làm rõ những yếu tố ảnh hưởng và nội dung chủ yếucủa việc kế thừa, phát triển một số phạm trù cơ bản của đạo đức Nho giáotrong tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh. Từ đó chỉ ra sự khác biệt trong việc kếthừa, phát triển một số phạm trù cơ bản của đạo đức Nho giáo trong tư tưởngđạo đức của Người.

Thứ ba, phân tích ý nghĩa rút ra từ việc kế thừa, phát triển một số phạmtrù cơ bản của đạo đức Nho giáo trong tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh đối vớiviệc giáo dục đức, lối sống cho cho đội ngũ cán bộ, đảng viên hiện nay.

24

Chương 2MỘT SỐ PHẠM TRÙ CƠ BẢN CỦA ĐẠO ĐỨC NHO GIÁO

s

2.1. NỘI DUNG MỘT SỐ PHẠM TRÙ CƠ BẢN CỦA ĐẠO ĐỨC NHO GIÁOỞ TRUNG QUỐC

Theo quan điểm của triết học Mác - Lênin, “phạm trù” là khái niệmrộng nhất phản ánh những mặt, những thuộc tính, những mối liên hệ chung,cơ bản nhất của các sự vật và hiện tượng thuộc một lĩnh vực nhất định. Trong

nhiều công trình của các nhà nghiên cứu đi trước, khi bàn về đạo đức, các tác

giả có thể dùng “khái niệm” hoặc “phạm trù”. Trong quá trình viết luận ánnày, tác giả nhận thấy việc xác định là “phạm trù đạo đức cơ bản” được rút rabởi sự tác động qua lại ba chiều giữa tần suất xuất hiện của các phạm trù và vịtrí của chúng trong hệ thống Nho giáo, đặc biệt bởi sự kế thừa, phát triển saunày của Hồ Chí Minh nên tác giả thống nhất dùng “phạm trù đạo đức cơ bản”với ý muốn diễn đạt rộng hơn và nhấn mạnh tính cơ bản, quan trọng củanhững phạm trù đạo đức đó.

Có thể nói rằng, Nho giáo đã xây dựng được một cách có hệ thống cácphạm trù đạo đức rất đa dạng và tương đối hoàn chỉnh về Cương Thường, tamtòng tứ đức, tiết hạnh... Trong phạm vi luận án này, tác giả chỉ nói đến một sốphạm trù đạo đức cơ bản sau:

2.1.1. Phạm trù Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín

Phạm trù Nhân:

Trong đạo đức làm người, đức Nhân được Khổng Tử đặt lên hàng đầuvà coi là tiêu chuẩn cao nhất. “Nhân” là điều hợp với đạo trời và lòng người.Đức Nhân đối với mọi người dân trong thiên hạ còn hơn cả nước, lửa: “Đứcnhân cần yếu cho dân còn hơn nước và lửa. Tuy vậy, ta thấy có người giẫmvào nước, lửa mà phải chết. Chớ ta chưa thấy ai giẫm vào đức nhân mà chếtbao giờ” [14, tr.253]. Đối với người chí sĩ, Khổng Tử nói: “Người có chí và

người có nhân chẳng vì lẽ bảo tồn sanh mạng mà làm hại đức nhân; hạng

25

người ấy có khi phải tự mình quyên sanh để giữ trọn đức nhân vậy” [14,

tr.243]. Đức Nhân hay con người có đức Nhân được biểu hiện bởi:Nhân cách: đó là phải xác định được chủ thể của mình trong mối quan

hệ xã hội, phát huy được phẩm chất chủ thể ấy đối với mọi người xung quanh,

đó là xác định tư cách của người có đức nhân. Khổng Tử ví người có đứcNhân như nước vậy. Nước có thể cho khắp mà không riêng ai, đến đâu thì ởđó sống, không đến đâu thì ở đó chết. Nước chảy xuống chỗ trũng, chảyquanh co giống như nghĩa vậy. Nước từ trên cao trăm trượng đổ xuống mà

không ngần ngại giống như “dũng”. Nước ở chỗ cạn thì lưu hành, ở chỗ sâuthì không lường được giống như “trí”. Yếu ớt mờ nhỏ mà đâu cũng thấmđược giống như soi xét tinh tường. Như vậy, nhân cách theo Khổng Tử là mỗi

người phải tự trau dồi cho mình những đức tính tốt đẹp, đủ để toả ra cho mọingười xung quanh như nước vậy.

Nhân ái: Là lòng thương yêu người. Thân ái yêu thương người như thểthương thân, mình thành công cũng giúp cho người thành công, điều gì mình

không muốn thì đừng bắt người khác phải muốn, đó là: “Kỷ sở bất dục vật thiư nhân” [14, tr.180]. Có nhân mới có ái, có ái mới bộc lộ ra tính nhân. Có bácái mới xem mọi người như anh em ruột thịt “một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ”.Nhân ái là phải đầy lòng yêu người, yêu vật, muốn cho mọi người được như ý

muốn. Tuy nhiên, yêu người theo Khổng Tử không phải là con người chungchung mà mang tính biệt ái (yêu thương người thân rồi mới đến sơ (đã là

người quân tử, không bao giờ bỏ rơi người thân)).Chỉ có người có nhân mới biết yêu, biết ghét. Khổng Tử nói: “Duy có

bậc nhân từ mới biết thương người và ghét người một cách chính đáng mà thôi”[14, tr.51]. Nho giáo thường lấy đức Nhân để làm mục đích tu đạo, Khổng Tửviết: “ Muốn tu tập đạo đức, phải nhờ ở lòng nhân (tu thân dĩ đạo; tu đạo dĩnhân) [13, tr.69]. Trả lời học trò Phàn Trì hỏi về đức Nhân, Khổng Tử giải thích:

“Khi ở nhà, mình giữ gìn dung mạo cho khiêm cung; khi ra làm việc, mình thi

hành một cách kính cẩn; khi giao thiệp với người, mình giữ dạ trung thành. Dẫu

26

có đi đến các đoàn rợ phương Đông và phương Bắc, mình cũng chẳng bỏ bahạnh cung, kính và trung ấy; như vậy là người có đức nhân” [14, tr.207].

Nhân an: Là lòng yêu thương người phải tự nhiên không khiên cưỡng.Nhân và an quan hệ mật thiết với nhau. An là cái đức tính tốt của người cónhân, lúc nào cũng tự nhiên, làm việc gì cũng thung dung trúng đạo, ứng ralàm việc gì cũng phù hợp với tính thiện. Có an mới nhân được. Khổng Tử nói:“Kẻ nào miệng nói lời hoa mỹ; còn mặt mày thì trau chuốt, hình dạng thì kiểucách, áo quần thì lòe loẹt; kẻ ấy hẳn kém lòng nhân” (xảo ngôn, lệnh sắc, tiểnhỹ nhân) [14, tr.5].

Nhân hậu: Là chung thuỷ, trước sau như một, đã hứa là phải giúp, phảithực hiện.

Khi Nhan Uyên hỏi về đức nhân, Khổng Tử đáp rằng: “Làm nhân là

khắc kỷ, phục lễ, tức là chế thắng lòng tư dục, vọng niệm của mình và theo vềlễ tiết. Ngày nào mà mình khắc kỷ, phục lễ, ngày đó mọi người trong thiên hạtự nhiên cảm hóa mà theo về đức nhân. Vậy làm nhân là do nơi mình, chớ hádo nơi ai sao?” [14, tr.181].

Còn khi Trọng Cung, học trò cao đệ của Khổng Tử hỏi về đức Nhân,

Khổng Tử đáp: “Khi ra khỏi nhà, mình phải giữ cho nghiêm trang kính cẩndường như sắp gặp khách quý; khi sai dân làm việc công, mình sốt sắng thậntrọng dường như thừa hành một cuộc cúng tế lớn. Trong nước, chẳng ai oánmình. Đó là hạnh của người nhân” [14, tr.181].

Trả lời Tư Mã về đức nhân, Khổng Tử cho: “Người có nhân phải biếtnhịn nói” [14, tr.183].

Qua cách trả lời các học trò của Khổng Tử, ta có thể kết luận: Nhân là

lòng thương người, hay cứu giúp người. Nhưng muốn đạt đến mức ấy, mỗinhà học đạo phải tùy căn tính mình mà thi hành. Cũng bởi vậy, với Nhan Uyên,

Khổng Tử dạy thống trị lấy mình và cư xử theo lễ. Với Trọng Cung, Khổng Tửdạy nên giữ gìn lấy cử chỉ mình từ trong gia đình cho đến ngoài xã hội. Còn vớitrò Tư Mã, Khổng Tử lại dạy nên giữ gìn lời nói, đừng có khinh suất.

27

Nho giáo dạy Nhân là gốc lớn của sự sinh hoá trong trời đất. Thế giannhờ đó mà đứng, vạn vật nhờ đó mà sinh, quốc gia nhờ đó mà còn, lễ nghĩanhờ đó mà phát hiện ra. Cho nên, Nho giáo lấy Nhân làm cái tông chỉ duynhất trong học thuyết của mình. Đối với từng người một thì Nhân là cái hành

xích để biết việc phải trái, điều hay dở. Sự ngôn luận, sự hành vi của người tamà hợp với đạo Nhân là hay, là phải, trái với đạo Nhân là dở, là xấu.

Nho giáo dạy Nhân là gốc mở đầu của đạo đức. Điều trọng yếu cốt ởđức nhân. Nhân là đích tu dưỡng quan trọng. Ai đạt bậc nhân thì làm việc gì

cũng được lòng người, có ích cho đời. Bởi vậy, Khổng Tử nói: người quân tửtrong bữa ăn cũng không trái điều nhân, vội vàng cũng phải theo nhân, hoạn nạncũng phải giữ nhân. Bao nhiêu hành vi đạo đức đều xuất phát từ nhân mà ra.

Vì đức Nhân to lớn và sâu xa như vậy, nên cái học của Nho giáo chủ yếuở đức Nhân. Bởi bao nhiêu hành vi đạo đức là căn bản ở Nhân cả.

Phạm trù Nghĩa:

Theo Nho giáo, người có đức nghĩa, thấy việc gì phải làm mà không làm là

lương tâm cắn rứt, thấy sự bất bình không để yên. Nghĩa bao gồm sự trả nghĩa,trả cái ân huệ mà người khác đã vô tư giúp đỡ mình qua hoạn nạn, không tiếcthân mình giữ lấy điều nghĩa với chủ tướng, với bạn bè, với nghĩa cả.

Trong sách “Luận ngữ” và “Mạnh Tử” của Nho giáo, Nghĩa là hợp lý,hợp với đạo nghĩa. Trong suốt cuộc đời mình, Khổng Tử nói nhiều về Nhân,ít nói đến Nghĩa, nhưng những việc Khổng Tử làm luôn hành động theoNghĩa. Nghĩa theo quan niệm của Khổng Tử là lẽ phải, là đường hay, là việcđúng, là thấy việc gì phải đáng làm thì làm, không mưu tính đến lợi ích cánhân. Còn việc nên làm mà không làm là bất nghĩa, việc không nên làm mà

làm cũng là bất nghĩa. Khổng Tử khuyên người ta nên như những cây tùng,

cây bách chẳng đổi màu xanh những năm trời rét, đã theo điều Nhân thì phảikhắc phục mọi khó khăn, gian khổ, không bao giờ dao động và phải kiên trì

đến chết. Theo ông: bậc quân tử làm việc cho đời, không có việc gì mà ngườiấy cố ý làm, không có việc gì người ấy cố ý bỏ, hễ hợp nghĩa thì làm. Mạnh

28

Tử nói: “Bậc đại nhân, khi nói chẳng cần dặn mình phải tín thật, khi làm

chẳng cần dặn mình phải quả quyết; người chỉ tùy cảnh ngộ mà nói và làm

cho hợp nghĩa là được” [16, tr.45].

Những người bỏ “Nhân, Nghĩa” là những người tự bỏ mình: “Kẻ tự hạimình, chẳng chịu nghe lời phải của ai hết. Kẻ tự bỏ mình, chẳng làm việc gì

với ai được hết. Nói ra trái nghịch lễ, nghĩa, đó kêu là tự hại mình. Tự nhậnrằng mình chẳng có thể ở trong đức nhân và noi theo đức nghĩa, đó kêu là tựbỏ mình” [16, tr.21].

Nghĩa gắn liền với Nhân. Nhân thể hiện tình cảm sâu sắc, thì Nghĩa lànghĩa vụ thực hiện tình cảm đó: “Nhân là lương tâm của người, nghĩa là con

đường chính đại của người. Những ai bỏ con đường chính đại của mình mà

chẳng theo, những kẻ để thất lạc lương tâm của mình chẳng biết tầm nó lại,thật đáng thương hại thay!” [16, tr.167].

Nghĩa gắn liền với lợi, người ta sinh ra sống bằng nghĩa và lợi, lợi đểnuôi thân thể, nghĩa để nuôi cái tâm. Tâm không có nghĩa không vui được,thân không có lợi không yên. Nhưng thân an không có gì quý bằng cái tâmtrong sáng, nên nuôi thân thể không có gì quý bằng cái nghĩa. Cái nghĩanuôi người ta sống lớn hơn cái lợi. Cho nên thấy cái lợi phải nghĩ đến điềunghĩa, không nên vì lợi mà làm mất nghĩa. Khổng Tử cũng luôn đặt nghĩađối lập với lợi, và cho rằng: "bậc quân tử tinh tường về việc nghĩa, kẻ tiểunhân rành rẽ về việc lợi (quân tử dụ ư nghĩa, tiểu nhân dụ ư lợi) ” [14,

tr.58-59]. Đã là người quân tử thì không bao giờ thấy điều lợi mà bỏ việcnghĩa. Nếu làm việc phi nghĩa mà được phú quý thì đành chịu bần tiện còn

hơn. Cho nên Khổng Tử nói: “Phạn sơ tự, ẩm thuỷ, khúc quăng nhi chẩmchi, lạc diệc tại kỳ trung hỹ. Bất nghĩa nhi phú thả quý, ư ngã như phù vân”(nghĩa là: ăn cơm thô, uống nước lã, co cánh tay mà gối đầu,ở trong cảnhđơn bạc như vậy, nhà đạo đức cũng lấy làm vui. Chớ do nơi những cuộchành vi bất nghĩa mà trở nên giàu có và sang trọng, thì ta coi cảnh ấy nhưmây nổi) [14, tr.107].

29

Khổng Tử cũng cho rằng, bậc quân tử nên dung hòa nhân nghĩa và tài lợi.Nếu mình chỉ biết lợi cho mình, cho nhà mình, cứ lo vơ vét, bóp chẹn, thì làm

hại dân, họ sẽ oán hận mình và có thể hại mình: “kẻ nào nương theo lợi mà thi

hành, ắt có nhiều người oán thù” (Phỏng ư lợi nhi hành, đa oán) [14, tr.54-55].

Trần Trọng Kim trong tác phẩm ‘Nho giáo’ đã viện dẫn quan niệm củaTuân Tử về vấn đề này: nếu con người ta biết làm cho lòng hiếu nghĩa thắngđược lòng dục lợi thì thành ra hay, còn để lòng dục lợi đè được lòng hiếunghĩa, thì thành ra dở “Nghĩa thắng lợi giả vi trị thế, lợi khắc nghĩa giả vi loạnthế: nghĩa thắng được lợi là đời trị, lợi đè được nghĩa là đời loạn” [57, tr.317];

“nghĩa trước mà lợi sau là vinh, lợi trước mà nghĩa sau là nhục (Tiên nghĩanhi hậu lợi giả vinh, tiên lợi nhi hậu nghĩa giả nhục)” [57, tr.317].

Những điều cản trở làm việc nghĩa là phú quý, uy lực, bần tiện. Nên

muốn thực hiện điều nghĩa thì phải phú quý bất chính không ham muốn, uyvũ không khuất phục, không vì nghèo khó mà bị chuyển lay.

Phạm trù Lễ:

Phạm trù Lễ được đứng sau phạm trù Nhân, Nghĩa, vì Lễ đóng vai tròquan trọng trong việc đưa nhân nghĩa vào trong cuộc sống hàng ngày, đưanhân nghĩa trở thành quy tắc, đi sâu vào tâm lý con người, giáo dục con ngườitự nguyện tuân theo để duy trì kỷ cương xã hội.

Lễ tiết là qui củ, chuẩn mực của con người. Không nên khiếm khuyếtcũng không nên thái quá. Những tính tốt như cung kính, dũng cảm, cẩn thận,ngay thẳng mà không tuân theo lễ tiết đều thành những tật xấu. Về điều này,

Khổng Tử nói: “cung nhi vô lễ, tắc lao; thận nhi vô lễ, tắc tỹ; dũng nhi vô lễ, tắcloạn; trực nhi vô lễ, tắc giảo” (cung kính quá lễ thành ra lao nhọc thân hình; cẩnthận quá lễ thành ra nhát gan; dũng cảm quá lễ thành ra loạn nghịch; ngay thẳngquá lễ thành ra gắt gỏng, cấp bách) [14, tr.120-121]. Hoặc: “sắc chi chẳng hạp lễthì mình đừng ngó, tiếng chi chẳng hạp lễ thì mình đừng nghe, lời chi chẳng hạplễ thì mình đừng nói, việc chi chẳng hạp lễ thì mình đừng làm (phi lễ vật thị,phi lễ vật thính, phi lễ vật ngôn, phi lễ vật động)” [14, tr.181].

30

Lễ là toàn bộ những quy tắc ứng xử, mang tính nghi thức và nội dungvăn hoá mà Nho giáo đòi hỏi mọi người nhất thiết phải tuân theo. Lễ theoNho giáo còn đòi hỏi mọi thành viên trong xã hội từ vua quan đến hạng thứdân ai cũng phải xác định đúng vị thế của mình trong xã hội, gọi đúng chứcdanh, làm đúng phận sự. Lễ được diễn ra từ việc tế lễ thần thánh, thờ cúng tổtiên, đến mọi quan hệ vua tôi, cha con, chồng vợ, anh em, bạn bè, đến nhữngnghi thức trong ma chay, cưới xin, giỗ tết, đến cung cách đi đứng, chào hỏi,ăn uống, trang phục... tất cả đều phải có lễ, phải theo lễ. Trong xã hội Nhogiáo, những hoạt động lễ coi như những hành vi chính trị, vì thế gọi là Lễ trị.Lễ trị có tác dụng nhiều mặt đối với con người.

Lễ gây tình cảm thiện mỹ: trong không khí lễ nghi, với những trangphục nghiêm túc, con người không thể không vươn tới hoặc trở về với tínhthiện, nghĩ tới điều nhân; Lễ tiết chế sống có đức độ: những cái thường tình ởcon người nếu có thừa thì thường hay xa xỉ, nếu thiếu thốn thì lại dè xẻn, nếukhông ngăn cấm thì hoang dâm, vô độ, không tiết độ thì tổn thất, buông thảlòng dục. Vì vậy, trong ăn uống phải có hạn, y phục có tiết chế, nhà cửa cóphép độ...là đề phòng nguyên nhân gây nên loạn.; Lễ giúp con người giữ đúngđạo phải trái, trật tự trên dưới: “Đạo đức nhân nghĩa không có lễ không thành,

dậy bảo sửa đổi phong tục không lễ không đủ, xử việc phân tranh kiện tụngkhông lễ không quyết, vua tôi trên dưới, cha con, anh em không lễ khôngđịnh, học tập thờ thầy không lễ không thân thiết, xếp đặt triều chính, điềuhành quân lính, ở chốn công đường không lễ không nghiêm.... Bởi thế ngườiquân tử (người có lễ) dung mạo phải ung dung, trong lòng phải kính cẩn giữgìn phép tắc, xử thế nhường nhịn để làm sáng rõ lễ” [18, tr.184-185]; Lễ còn

dạy con người định rõ thân sơ, quyết sự hiềm nghi, làm sáng rõ phải trái, biệnbạch những điều bí ẩn đề phòng giữ cho dân, trên dưới có bậc, làm cho dân có

lòng khoan dung, nhường nhịn...Nhận thấy vai trò của Lễ và đề cao Lễ, nên Khổng Tử yêu cầu mọi

người, từ vua cho tới thường dân trong lời nói cũng như việc làm đều phải

31

nghiêm khắc với mình ngay từ những điều nhỏ nhất trong sinh hoạt hàng

ngày. Không những chỉ kêu gọi mọi người thực hiện đúng Lễ, mà bản thânông cũng là một tấm gương về tuân thủ điều Lễ.

Tư tưởng Lễ của Khổng Tử đã được Mạnh Tử, Tuân Tử kế thừa. TuânTử cho rằng, bậc quân vương hàng ngày phải tự xem xét lại mình ba lần đểbiết đã làm đúng Lễ chưa. Đến Đổng Trọng Thư thì Lễ đã được đẩy đến cựcđiểm của sự khắt khe, hà khắc. Chính vì Lễ mà đã dẫn đến những hành vi ngu

trung, ngu hiếu mù quáng như thường thấy ở không ít người trong xã hội Nhogiáo trước đây.

Như vậy, Lễ của Nho giáo là đạo lý, là phép tắc, là hành vi chính trị,qua đó giúp con người duy trì, phân rõ tôn ti trật tự trong gia đình, ngoài xã

hội, quốc gia. Sự giáo hoá của lễ có ý nghĩa rất lớn trong xã hội Nho giáo xưa,ngăn cấm điều lâm nguy khi chưa xảy ra, giúp con người gần điều thiện. Vớiý nghĩa quan trọng của lễ như vậy nên Khổng Tử đã đề ra biện pháp giáo dục,dạy cho con người hiểu về lễ như một thứ nhu cầu văn hoá đó là “tiên học lễ,hậu học văn”. Việc rèn luyện con người theo phương châm này phải được bắtđầu ngay từ lúc còn thơ ấu. Khổng Tử đòi hỏi phải xây dựng cho trẻ nhữngkhuôn phép tốt để suốt đời chúng tôn trọng và làm theo. Sự giáo dục của Nhogiáo nhằm xây dựng con người có lễ, trọng lễ đạt tới mức độ sâu sắc. Ở chỗcó lễ, trọng lễ đã trở thành tiêu chuẩn đạo đức để đánh giá hành vi của conngười. Người có lễ là người biết tự chủ, hoà đồng đúng mức với mọi người.Người không học lễ sẽ không biết lập thân, không nêu được khuôn phép tronggia đình và ngoài xã hội. Nho giáo còn huy động dư luận toàn xã hội chê bai

những người không biết thế nào là liêm sỉ, đề cao những người biết trọng sỉ,khinh ghét kẻ vô lễ. Nếu vi phạm lễ sẽ trở thành điều day dứt đau khổ, thậm

chí đến mức thà chết chứ không bỏ lễ.Xét về ý nghĩa tích cực, Lễ đã đạt tới mức độ sâu sắc, đã trở thành tiêu

chuẩn đánh giá và thước đo phẩm giá của con người. Sự giáo dục con ngườitheo Lễ của Nho giáo đã tạo thành hiệu ứng xã hội rộng lớn, giúp con người

32

biết quý trọng lễ và khinh ghét người vô lễ. Lễ không chỉ dừng lại ở những lờigiáo huấn mà đã đi vào lương tâm, hành động của con người. Nhờ tin vào Lễvà làm theo Lễ mà con người sống có trật tự trên dưới, thứ bậc, xã hội ổn địnhtrong khuôn khổ của chế độ phong kiến. Trải qua nhiều thế kỷ, ở Trung Quốccũng như ở nhiều nước theo Nho giáo, trật tự trong gia đình và ngoài xã hộiđược giữ yên. Lễ đã trở thành điều kiện trong việc quản lý gia đình và đấtnước. Nhờ Lễ mà đạo cương - thường được củng cố và duy trì. Đó cũng chínhlà thành công của Nho giáo.

Xét về ý nghĩa tiêu cực, Lễ là sợi dây ràng buộc, làm cho suy nghĩ và

hành động của con người trở nên cứng nhắc theo một khuôn phép cũ, bất dibất dịch và do đó Lễ kìm hãm sự phát triển của xã hội, làm cho xã hội trở nên

trì trệ.

Phạm trù Trí:

Trí được Nho giáo rất coi trọng và được đề cập khá nhiều trong các lờiđối thoại của các. Theo Khổng Tử thì: Trí là sự minh mẫn, sáng suốt trongcon người để phân nhà nho biệt được kẻ chính, người tà. Khi trả lời Phàn Trì

hỏi về Trí, Khổng Tử đã đáp rằng: “Chuyên làm việc nghĩa giúp người; kính

trọng quỷ thần, nhưng không hay gần, tức là không ưa cầu thỉnh vái van quỷthần; như vậy có thể gọi là trí” (Vụ dân chi nghĩa: kính quỷ thần, nhi viễn chi;khả vị trí hỹ) [14, tr.92-93];

Trả lời Phàn Trì hỏi về đức trí, Khổng Tử đáp: “trí là biết người” (Tri

nhơn) [14, tr.193]. Khổng Tử quan niệm, người có trí sẽ biết phân biệt kẻchính, người tà, nên sẽ bỏ kẻ tà để lựa người chính, khiến cho ai nấy đều sẽquay về nẻo chính, đường lành. Trí phải gắn liền với nhân, nghĩa. Người nhânphải là người có trí, trí tuệ có minh mẫn, sáng suốt thì mới hiểu được đạo lý,xét đoán được sự việc, phân biệt được chính tà, thi hành được điều nhân.

Muốn có Trí thì phải học vì Trí không phải tự nhiên mà có, nó là mộtquá trình không ngừng học hỏi. Khổng Tử nói: Có học mới gần được Trí. Trílà đức tính của con người không còn mê hoặc. Nếu không học thì dù có thiện

33

tâm đến đâu cũng bị cái ngu dốt làm cho biến chất. Cho nên muốn trở thành

người có nhân thì phải học. Bản thân Khổng Tử là một tấm gương sáng về sựhiếu học “học mà không chán, dạy mà không mỏi”. Khổng Tử cho rằng, họchỏi để cho biết là việc rất quan trọng có ý nghĩa quyết định trong đối nhân xửthế. Những câu chuyện của Nho giáo coi trọng việc học để lại như “nhất tự visư, bán tự vi sư”... đã nói lên tinh thần ham học, cầu học, tinh thần tôn sưtrọng đạo của Nho giáo. Tuy nhiên, Khổng Tử lại chỉ đóng khung cái sự học(trí) trong việc học tập sách vở của ông, học tập những lời nói và việc làm củangười xưa, học những điều nhân, nghĩa, lễ, trí, tín, trung, hiếu.... Nên nhữnghọc trò của Khổng Tử thiếu những tri thức khoa học để vận dụng vào thựctiễn lao động sản xuất.

Sau này, Trình Tử đã đề ra chuẩn mực cho người có Trí như sau: một là“cách vật” (hiểu biết hết mọi sự việc), hai là “trí tri” (hiểu biết vấn đề gì cũngphải tường tận gốc rễ), ba là “thành ý” (là ý thức chân thành, khiêm tốn trongsự hiểu biết), bốn là “chính tâm” (hiểu biết trong sự ngay thẳng, chính trực).Đạt được những điều đó, là con người có Trí toàn vẹn.

Nội dung Trí của Khổng Tử không phải là sự phản ánh tính tất yếukhách quan của tự nhiên và xã hội, để từ đó đưa lại tự do cho hành động củacon người. Trí chỉ là nhận thức chủ quan có tính chất mệnh lệnh và cưỡng épdo những ông thánh hiền đưa lại cho quần chúng. Trí ấy không giải phóngcon người mà chỉ nô dịch thêm. Nó chỉ làm cho những hành động mù quáng

của con người có một tính hợp lý giả tạo. Tuy Khổng Tử không coi lý trí củaông bắt nguồn từ thế giới bên kia như Platon (nhà triết học Hilạp cổ đại),nhưng lý trí của ông cũng đã xuất phát từ giai cấp bóc lột và được đưa vào thếgiới bên này một cách cưỡng ép.

Kế thừa tư tưởng của Khổng Tử, Mạnh Tử cũng đề cao Trí, nhưng pháttriển nó theo chiều hướng duy tâm. Mạnh Tử cho rằng: con người ta sinh ra aicũng có năng lực nhận biết phải trái, nhận biết phải trái là đầu mối của trí.Nên theo ông có những việc người ta không cần học mà cũng làm được gọi là

34

“lương năng” và có những điều không cần nghĩ cũng biết gọi là “lương tri”.Mạnh Tử rất coi trọng những người lao động trí óc. Mạnh Tử cho, mọi nghềđều kém, duy chỉ có nghề đọc sách là cao quý, người lao tâm là người đángquý, sẽ trị người lao lực, người lao lực bị người trị, kẻ bị người trị thì nuôi

người, kẻ trị người thì được người nuôi: "Có người làm việc bằng tâm trí ; có

kẻ làm việc bằng tay chân. Người làm việc bằng tâm trí thì cai trị dân chúng;

có kẻ làm việc bằng tay chân thì chịu quyền điều khiển. Kẻ chịu quyền điềukhiển có phận sự cung cấp cho người bề trên; nhà cai trị dân chúng được dânchúng phụng dưỡng” [15, tr.167]. Thực chất quan niệm này là bảo vệ quyềnlợi cho giai cấp thống trị, coi khinh nhân dân lao động, coi thường lao độngchân tay.

Mạnh Tử cũng luận giải, người có trí nếu thuận theo tính tự nhiên thì sẽkhông bị người đời chán ghét:

Nếu kẻ trí biết làm theo phép lưu thông sông rạch của ông Vũ (quanđại thần của vua Thuấn, lo việc trị thủy) thì người ta chẳng hề chán

ghét cái trí của họ. Thuở xưa, ông Vũ làm cho nước lưu thông, làthuận theo thế nước, tính nước cho nên ông làm việc chẳng có chikhó nhọc. Như kẻ trí cũng y theo đó mà làm, tức là tùy theo thế, tínhtự nhiên, ắt họ làm việc chẳng có chi khó nhọc mà được thành công,

thì trí thực họ mới đáng kể là rộng lớn đó (còn kẻ trí làm ngược vớitính tự nhiên, việc cố nhiên, chẳng qua là hạng trí thức nhỏ hẹp mà

thôi) [16, tr.57-59].

Sau Nho giáo phát triển thêm ra cái trí của bậc thánh nhân, cái trí củangười quân tử và cái trí của kẻ tiểu nhân, cái trí của kẻ sĩ và cái trí của đứadịch phu. Điển hình cho cách phân chia này là Tuân Tử. Ông nói:

Nói nhiều, có văn vẻ, nghị luận suốt ngày về những điều mình nói,

thiên cử vạn biến, mà cái thống loại vẫn là một, ấy là cái trí củathánh nhân. Nói ít thì dễ dàng mà rõ rệt, nghị luận có khuôn phép,không có phóng túng, như kéo thẳng cái dây, ấy là cái trí của kẻ sĩ

35

và quân tử. Lời nói thì siểm, việc làm thì trái với lời nói, việc làm

thì nhiều sự khinh nhờn, ấy là cái trí của kẻ tiểu nhân. Thoắngthỉnh, bộp chộp mà không có thống loại, kỳ quặc viển vông mà

không dùng được, gãy gọn, nhanh nhảu, tinh tường mà không vụlấy thiết thực, không kể việc phải việc trái, không bàn đến điềucong, điều thẳng, chủ ý chỉ kỳ lấy tranh thắng với người ta, ấy làcái trí của đứa dịch phu vậy [57, tr.318].

Như vậy, Trí theo sự phát triển sau này của Nho giáo đã có sự phân biệtrạch ròi giữa các tầng lớp người trong xã hội. Sự phân biệt này mang màu sắctiêu cực, nó nhằm trọng dụng cái trí của tầng lớp có địa vị, quyền hành trong

xã hội như bậc thánh nhân, người quân tử, kẻ sĩ. Còn cái trí của những tầnglớp dưới mà Tuân Tử gọi là kẻ tiểu nhân, đứa dịch phu là cái trí không đượctrọng dụng. Với nghĩa này, Trí của Nho giáo còn nhiều hạn chế.

Phạm trù Tín: Theo thứ tự thì phạm trù Tín được xếp xuống hàng thứnăm trong đạo đức Nho giáo, song không phải vì thế mà hạ thấp chữ tín. Bởiđức tín là hệ quả của bốn đức trên. Có nhân, nghĩa, lễ, trí mới gây được lòng

tin, mới thực hiện được chữ tín. Người không có đức tín thì mất hết đức nhân,nghĩa, lễ, trí, là người bỏ đi. Khổng Tử viết:

Nếu người bề trên chuộng lễ, thì dân chẳng dám bỏ niềm cung kính.Nếu người bề trên háo nghĩa, thì dân chẳng bội lẽ công chính. Nếungười bề trên biết tín thật, thì dân chẳng dám sai ngoa trong tình giao

ước. Nếu nhà cầm quyền ở đủ lễ, nghĩa, tín như vậy, thì dân chúng từbốn phương xa sẽ đưa con đến để phục dịch mình [14, tr.201].

Trả lời Tử Trương hỏi về cách cư xử để đi đến đâu cũng được trót lọt,việc hanh thông, mọi người tín phục, Khổng Tử đáp:

Người nào nói lời chi cũng trung thành, tín thật, làm việc chi cũngđốc hậu, kính cẩn, dẫu cho đến xứ thô tục của người miền Nam haymiền Bắc, cũng được thông hành. Còn kẻ nào nói lời chi cũng chẳngtrung, chẳng tín, làm việc chi cũng chẳng đốc, chẳng kính, dẫu ở nơi

36

văn nhã miền châu thành hay ở hương lý, cũng chẳng được thônghành [14, tr.241].

Nội dung của phạm trù Tín, theo Khổng Tử là phải có lòng tin tuyệt đốivào chính đạo, vào đạo lý của thánh hiền, vào mối quan hệ giữa vua tôi, chacon, chồng vợ, anh em, bằng hữu. Muốn thực hiện đức Tín phải giữ đúng lễ,chính danh, đủ lợi. Đúng lễ là đủ hiểu biết để thực hiện điều nhân nghĩa.Chính danh là quan hệ đối xử đúng phân vị.

Khổng Tử cũng cho rằng, cơ sở của sự cai trị một đất nước là chữ tín.Một nước phải có ba điều: quân đội, lương thực, chữ tín. Nếu bất đắc dĩ phảibỏ một thì bỏ quân đội, phải bỏ hai thì bỏ thêm lương thực, nhưng xưa naykhông bao giờ có thể bỏ chữ tín mà cai trị được nước. Người cai trị không hứalấy lòng cho được việc, hay vì tương quan lực lượng. Đã hứa là phải làm.

Then chốt của thuyết trị nước dựa trên lòng tin của người bị trị, trên sự chấpnhận của người bị trị. Bởi vì lòng tin là sức mạnh văn hoá, lòng tin là bắtnguồn từ chính đạo. Chiến lược, sách lược giữ nước hợp khả năng thực tế,hợp lòng dân sẽ chuyển hoá và tạo nên sức mạnh chiến thắng.

2.1.2. Phạm trù Trung, HiếuPhạm trù Trung:

Với nghĩa ban đầu của đạo đức Nho giáo, Trung là cái gốc của trời đất,là cái gốc lớn nhất của thiên hạ, con người ta sinh ra ai cũng bẩm sinh có cái“trung” để làm tính thường. Thiên “Thang cáo” trong Kinh Thư nói rằng:“Duy hoàng thượng đế, giáng trung vu hạ dân, nhược hữu hằng tính” (nghĩalà: Hoàng thượng giáng cái trung xuống cho hạ dân, dân có cái trung ấy nhưcó tính thường) [57, tr.81].

Theo được đạo trung là rất khó, mỗi người phải giữ cái tâm của mình

cho tinh thuần và chuyên nhất thì mới có thể giữ được. Muốn vậy, ai cũngphải gắng sức, để giữ cho cái tâm công chứng, không để cái tư dục làm cho bếtắc. Khổng Tử nói: “Quân tử thời trung” nghĩa là người quân tử khi xử lý mọiviệc lúc nào cũng phải tuỳ thời để giữ cho vừa phải và chính đáng.

37

Xét ở mối quan hệ quân - thần (vua tôi), Khổng Tử cho rằng mỗi bên

đều có trách nhiệm với nhau, đều có cách đối xử cần thiết và cách đối xử củabên này là điều kiện để bên kia có cách đối xử tương ứng. Nếu vua giữ lễ vớibề tôi thì bề tôi phải trung với vua, ngược lại vua không giữ lễ với bề tôi thì

bề tôi không nhất thiết phải trung vua. Theo Khổng Tử, nguyên nhân dẫn đếnloạn lạc thời Xuân Thu là do vua không ra vua, bề tôi không ra bề tôi, dẫn đếntình hình tranh giành địa vị của nhau, vương hầu lấn át quyền thiên tử. Muốnđể cho thiên hạ thái bình thì phải thực hiện chính danh sao cho vua phải ravua, quan phải ra quan.

Bởi vậy, Khổng Tử không chủ trương ngu trung tức không bắt buộc bềtôi phải phục vụ bề trên vô điều kiện như nội dung của các nhà nho sau này.

Đối với Khổng Tử, mối quan hệ vua tôi là mối quan hệ hai chiều. Quân có

nhân thì thần mới trung, bậc quân tử ở trên nếu muốn cho các quan và dân

chúng ở dưới đều thành thật với mình, hết lòng với mình, thì cần giữ bổnphận mình, tức là ăn ở theo lễ và thực hành chính sách nhân ái, ông viết:“Quân sử thần dĩ lễ, thần sự quân dĩ trung” (Vua khiến bề tôi thì phải giữ lễphép; bề tôi thờ vua thì phải cho hết lòng. Đó là đạo quân thần) [14, tr.43].

Khổng Tử đòi hỏi vua phải là một bậc minh quân, một tấm gương sángvề đạo đức, biết trọng người tài, rộng lượng với bề tôi. Ông yêu cầu vua phảilà người tài đức, thể hiện ở việc vua phải đảm bảo cho đời sống của người dânđược no ấm, phải xây dựng được lực lượng quân đội hùng mạnh và phảichiếm được lòng tin của nhân dân. Mạnh Tử và Tuân Tử đều cho rằng: trungkhông phải là tuyệt đối trung thành, nếu vua không ra vua thì thần dân khôngnhất thiết phải trung. Mạnh Tử nói: “Vua mà coi bề tôi như tay chân, ắt bề tôisẽ coi vua như bụng dạ. Vua mà coi bề tôi như chó ngựa, ắt bề tôi sẽ coi vuanhư kẻ qua đường. Vua mà coi bề tôi như bùn rác, ắt bề tôi sẽ coi vua như kẻcướp người thù” (Quân chi thị thần như thủ túc, tắc thần thị quân như phúctâm. Quân chi thị thần như khuyển mã, tắc thần thị quân như quốc nhơn.Quân chi thị thần như thổ giái, tắc thần thị quân như khấu thù) [16, tr.40-41].

38

Mạnh Tử cũng cho rằng giữa vua và bề tôi phải có nghĩa với nhau. Vuacó nghĩa với bề tôi và bề tôi có nghĩa với vua, vì chữ nghĩa mà hai bên kếthợp lại. Trả lời câu hỏi của Tuyên Vương về việc vua đối đãi với mình thếnào mới đáng cho mình để tang ? Mạnh Tử đáp:

Tôi khuyên can, vua sửa nết; tôi nói phải, vua nghe theo; nhân đómà ân huệ của vua thấm nhuần tới bá tánh. Như bề tôi có duyên cớtrọng hệ mà phải ra đi, ắt vua sẽ sai người hộ tống đến miền cươnggiới. Trước đó, vua lại còn có lời gởi gắm viên cựu quan mình với vịvua trong nước mà người sắp đến. Quá ba năm mà người chẳng trởvề, chừng đó vua mới lấy lại ruộng đất và dinh thự của người. Đógọi là ba việc có lễ của vua đối với tôi. Vua được như thế, ắt tôi phảiđể tang [16, tr.41-43].

Khổng Tử đã từng nói “quân quân” nghĩa là vua phải ra vua. Phát triểnquan điểm trên của Khổng Tử, Tuân Tử cho rằng: người làm tôi có bốn hạng,có bậc đại trung, có bậc thứ trung, có bậc hạ trung, có kẻ quốc tặc. Lấy đứcmà báo đáp vua để hoà được với vua đó là đại trung, lấy đức để sửa lỗi củavua mà giúp vua ấy là bậc thứ trung, lấy điều phải mà can ngăn điều trái làm

vua giận ấy là bậc hạ trung, không lo đến sự vinh nhục của vua, không lo đến

việc nước hay dở thế nào, dung để giữ lợi lộc, nuôi bè kết đảng là kẻ quốc tặc.Cùng với sự phát triển của lịch sử, phạm trù Trung ngày càng được mở

rộng. Nho giáo coi “Tam cương, Ngũ thường” là nội dung cốt lõi của Trung.Từ quan niệm “đâu cũng là đất của vua, ai cũng là dân của vua”, đất nước chỉlà vật sở hữu của vua. Nho giáo cho rằng: trung với vua là yêu nước. Hay nóicách khác, muốn thể hiện lòng yêu nước, trước hết phải trung với vua, phụctùng vua.

Nhà vua và triều thần đều cần đến người bề tôi tuyệt đối phục tùng vua,

trung thành với vua một cách vô điều kiện theo kiểu “quân vi thần cương”(nhà vua là cương lĩnh của bề tôi). Trung ở đây là tuyệt đối nghe theo, phụctùng và trung thành với vua mà mình theo. “Quân sử thần tử, thần bất tử bất

39

trung”, nếu bề trên có tàn bạo bất nhân, hoang dâm vô độ, làm những điều tráivới đời, với đạo thì bề tôi bên dưới vẫn phải tuyệt đối phục tùng. Tính chấttrung đó được đạo đức và pháp luật xác nhận và trở thành cơ sở tư tưởng choviệc đánh giá đạo đức và xây dựng pháp luật, đảm bảo sự trung thành với mộtông vua.

Đến thời Chu Hy, Trung mở rộng thêm, bao hàm tư tưởng về thành thực,tức là không giấu vua một điều gì. Tư tưởng thành thực đó lại được mở rộngthêm nữa, tức là không giấu ai một điều gì. Nhưng dù mở rộng như thế nào thì

phạm trù “Trung” theo tư tưởng đạo đức Nho giáo, vẫn phản ánh những mốiquan hệ giữa các cá nhân: vua tôi, cha con, chồng vợ, bạn bè, hoặc cá nhân này

với cá nhân khác..., giống như Hàn Tín nói với Khoái Triệt “Ăn cơm người ta thì

làm việc cho người ta, mặc áo người ta thì chết cho người ta” [102, tr.228].

Mục đích cao nhất của Trung là nhằm phục vụ cho lợi ích của triều đạiphong kiến, phục vụ cho quyền lợi của vua quan trong xã hội đó. Nó khôngmang lại quyền lợi cho nhân dân và đất nước. Đó chính là hạn chế của Nhogiáo về “trung”.

Bên cạnh nghĩa cơ bản trên, Trung của nho giáo còn được thể hiện ởnghĩa trung thứ. Về điều này, Khổng Tử từng nói với học trò Tăng Tử củamình: "đạo ta do nơi một lẽ mà thông suốt tất cả ” [14, tr.57] (đạo này chỉgom vào hai cái đức trung và thứ mà thôi). Trung: là hết lòng hết dạ, thành

tâm thật ý. Thứ: là suy lòng ta ra lòng người, thương mình như thương người,việc gì mình không muốn chớ làm cho người khác. Với nghĩa trên, Trung củanho giáo lại mang sắc thái tích cực, có đóng góp nhất định cho xã hội sau này.

Phạm trù Hiếu:Hiếu là một phạm trù đạo đức quan trọng trong đời sống của xã hội

phương Đông. Nó được hình thành từ trong gia đình, trong mối quan hệ giữacha mẹ và con cái. Dưới chế độ thị tộc phụ hệ xưa, phạm trù Hiếu chưa đượcbiết đến. Phạm trù Hiếu chỉ xuất hiện dưới chế độ chủ nô khi con người có ýthức về dòng giống.

40

Nho giáo quan niệm, cái gốc của đạo nhân là ái và kính, bởi vậy Nhogiáo lấy ái và kính làm cơ sở cho chữ Hiếu. Khổng Tử nói:

Dựng lòng ái khởi đầu từ cha mẹ, là dạy dân hoà mục vậy. Dựnglòng kính khởi đầu từ người huynh trưởng, là dạy dân kính thuậnvậy. Lấy từ mục mà dạy dân, thì dân biết quý có cha mẹ; lấy kínhngười huynh trưởng mà dạy dân, thì dân biết quý sự theo mệnh lệnhngười trên. Hiếu là để thờ cha mẹ, thuận là để vâng mệnh ngườitrên, đem những điều ấy mà thi thố ra thiên hạ, thì không có điều gì

là không làm được [57, tr.147].

Bởi vậy, trong sự giáo hoá của mình, Nho giáo lấy “hiếu” làm nết trọng.Theo đạo đức Nho giáo, Hiếu có nội dung nhiều mặt. Trước hết, trong

gia đình con cái phải có trách nhiệm phụng dưỡng bố mẹ khi về già và tế tựkhi bố mẹ mất. Trả lời câu hỏi của Mạnh Tử về đạo hiếu, Khổng Tử nói:“Làm con chớ nên trái ngược… Hễ làm con, khi cha mẹ còn sống, phải phụngsự cho có lễ, khi cha mẹ mãn phần, phải chôn cất cho có lễ; rồi những khicúng tế, cũng phải giữ đủ lễ phép nghiêm trang” (người biết giữ lễ kính, tức làkhông ăn ở trái ngược) [14, tr.17]. Điều đó có nghĩa là: phận làm con phải cóhiếu với cha mẹ không những lúc còn sống mà cả khi cha mẹ đã mất.

Trả lời câu hỏi của Mạnh Võ Bá về đạo hiếu, Khổng Tử đáp: "Làm cha

mẹ chỉ lo sợ cho con mang bệnh tật mà thôi ” (vậy bổn phận con phải khéogiữ gìn thân thể mình cho mạnh khỏe, tránh nỗi đau khổ cho cha mẹ. Như vậylà hiếu đó) [14, tr.17]. Còn khi trả lời Tử Du về đạo hiếu, Khổng Tử đáp rằng:

"Đời nay, hễ thấy ai nuôi được cha mẹ thì người ta khen là người có hiếu.Nhưng, những thú như chó, ngựa thì người ta cũng nuôi được vậy. Cho nên

nuôi cha mẹ chẳng kính trọng thì có khác gì nuôi thú vật đâu?” [14, tr.19].

Khổng Tử cho rằng nuôi cha mẹ thì phải một lòng kính trọng, nếu không kínhtrọng thì không phải là người có hiếu, đến như giống chó ngựa đều có ngườinuôi. Nuôi mà không kính thì chẳng khác gì nuôi thú vật. Vậy nên, nuôi cha

mẹ cốt yếu nhất là ở lòng thành kính, dẫu phải ăn gạo xấu, uống nước lã mà

làm cho cha mẹ được vui, ấy gọi là hiếu.

41

Tiếp đến, người con trong gia đình phải có khả năng và điều kiện để kếtục sự nghiệp của cha. Có như thế mới là nhà có phúc. Cha có con trai thì con

cũng phải có con trai, nghĩa là ông phải có cháu trai, nếu không được như thếlà nhà vô phúc và người con trai đó bị coi là bất hiếu đối với cha mẹ. Mạnh

Tử nói rằng: “bất hiếu có ba điều (theo kinh lễ, người mang tiếng bất hiếuphạm một trong ba điều này: 1. Làm chuyện bậy bạ, khiến cho cha mẹ nhục,2. Nhà nghèo cha mẹ già yếu nhưng chẳng làm quan để nuôi cha mẹ, 3. Vôhậu, tức là không cưới vợ sinh con, chịu tuyệt tự, chẳng có con cháu để cúngtế tổ tiên). Trong ba điều ấy, vô hậu là tội lớn hơn hết” [16, tr.35]. Điều này

thể hiện, do quá chú trọng đến dòng dõi tông tộc, cộng với sự quá kém cỏitrong việc hiểu biết sinh lý con người nên có nhận định mang tính hà khắc,chủ quan.

Luận giải về sự bất hiếu, Mạnh Tử viết tiếp:

Thế tục gọi là bất hiếu, có năm điều: tay chân chẳng chịu cử động đểlàm một công việc gì, chẳng đoái đến việc nuôi dưỡng cha mẹ, đó làđiều bất hiếu thứ nhất vậy. Đánh bạc, đánh cờ, ham uống rượu,chẳng đoái đến việc nuôi dưỡng cha mẹ đó là điều bất hiếu thứ nhì

vậy. Ham mê của cải, chỉ lo liệu cho vợ con mà thôi, chẳng đoái đếnviệc nuôi dưỡng cha mẹ, đó là điều bất hiếu thứ ba vậy. Tai hamnghe tiếng êm, mắt mê nhìn sắc đẹp, để cho cha mẹ tủi hổ, đó làđiều bất hiếu thứ tư vậy. Thích những việc dũng lực và tranh đấubạo tợn, khiến cho cha mẹ phải nguy khốn, đó là điều bất hiếu thứnăm vậy [16, tr.65-67].

Thứ nữa, phận làm con trong gia đình không được phép làm trái lời chamẹ. Xét trong quá trình lịch sử thì chữ “Hiếu” của đạo đức Nho giáo quả đúngnhư vậy. Công bằng mà nói, trong giai đoạn đầu của Nho giáo, quan niệm vềHiếu của đạo đức Nho giáo có những nét tích cực nhất định. Ví như, KhổngTử nói: “Trong khi cha mẹ còn sanh tiền, phận làm con chớ có đi chơi xa.Như đi chơi đâu thì thưa trước cho cha mẹ biết đặng an tâm” [14, tr.59]. Hoặc

42

khi cha mẹ làm điều gì trái với đạo thì con cái phải dùng cách ôn hoà mà can

ngăn. Nếu cha mẹ không nghe, thì lại tỏ lòng cung kính và hiếu thảo, rồi dầnlựa cách mà nói cho cha mẹ biết lẽ phải để sửa đổi lại.... Đó là những nét mangtính nhân văn, nó không chỉ cần cho xã hội Nho giáo xưa mà còn có ý nghĩaquan trọng trong việc giữ đạo hiếu với cha mẹ ở xã hội hiện đại ngày nay.

Trong sự hiếu của đạo đức Nho giáo, có hai điều được đặc biệt chú ý đólà vô vi và vô cải. Vô vi là xử cảnh thường, thờ cha mẹ không trái lễ. Vô cảilà xử cảnh biến, là không đổi ngay cái đạo của cha mẹ. Cả hai điều ấy, đềuhàm ý là phục tùng, nhưng là phục tùng theo đạo phải, chứ không phục tùng

một cách thụ động, không biết phân biệt điều hay, lẽ phải.Những người có hiếu còn là những người biết khéo tiếp nối được cái chí

của cha mẹ, biết khéo noi gương được việc làm của cha mẹ, biết phân biệt đểxem những cái nào hay thì theo, cái nào dở thì bỏ. Về nết hiếu của phận làm

con, Khổng Tử giảng rằng:

Trong khi cha mình còn sanh tiền (còn sống), mình nên xem xét chí

hướng, ý tứ của cha mình: như tốt lành, chính đáng thì mình bắtchước theo. Khi cha mình khoản đi rồi (mất đi), mình nên quan sát

những việc làm của người, như phải thì mình làm theo. Cha mình

mất trong ba năm mà mình chẳng đổi đạo nghệ của cha, đó mới gọilà con có hiếu [14, tr.9].

Dạy về Hiếu, Khổng Tử cho rằng phải giữ đạo trung dung. Theo KhổngTử, sự thờ cha mẹ không phải là cái lẽ cuối cùng của sự hiếu. Mà cái lẽ cuốicùng của sự hiếu là, lấy hiếu gây thành đạo nhân, vì người có hiếu tức là có

nhân. Nhân với hiếu thường dắt díu nhau, cho nên những người có địa vịtrọng yếu trong xã hội, phải là những người rất chú ý về đạo hiếu. Về điềunày, Tăng Tử viết: “Bậc quân tử ở ngôi trên nếu giữ trọn bề tôi đối với cha mẹbà con. Thì ở dưới dân chúng sẽ cảm động mà phát khởi lòng nhân ái; nếumình chẳng bỏ bạn bè xưa, bộ hạ cũ, thì dân chúng sẽ bắt chước mình, chẳngăn ở bạc bẽo” (Quân tử đốc ư thân, tắc dân hưng ư ; cố cưu bất di, tắc dân bất

43

du) [14, tr.121]. Người quân tử ở đây là những người có quyền hành, địa vịtrong tay, làm gương cho dân chúng. Những người ấy mà bất hiếu, tình cảmđơn bạc thì không thể khiến cho những người dân có nhân, có nghĩa, có tình

cảm được. Vậy nên, Tăng Tử mới nói rằng: “Thận chung, truy viễn, dân đức

quy hậu hỹ” (như người ở ngôi trên mà thận trọng cuộc tang lễ đối với cha mẹkhi mãn phần, và lo tế tự tổ tiên các đời trước, thì ở dưới, dân cảm hóa cái đứcdày của mình mà quay về đạo hiếu” [14, tr.9].

Đến Tuân Tử, thì ông phân biệt, người con hiếu có ba hạng:người con hiếu có ba điều sở dĩ không theo mệnh cha. Theo mệnhthì cha mẹ nguy, không theo mệnh thì cha mẹ yên, người hiếu tửkhông theo mệnh là hợp với đạo trung. Theo mệnh thì cha mẹ nhục,không theo mệnh thì cha mẹ vinh, người hiếu tử không theo mệnhlà hợp với điều nghĩa..., biết rõ cái nghĩa đáng theo và không đángtheo mà lại hết sức cung kính, trung tín, đoan xác, rồi cứ cẩn thậnmà làm, thế gọi là đạo hiếu vậy [57, tr.320].

Như vậy, về cơ bản, nội dung phạm trù Hiếu trong đạo đức Nho giáomang một ý nghĩa tích cực, bắt nguồn từ tình cảm xa xưa nhất đó là phận làm

con phải có hiếu với cha mẹ. Đó cũng là truyền thống đạo đức phù hợp vớimọi dân tộc, trước hết là các dân tộc phương Đông trong đó có Việt Nam.

2.1.3. Phạm trù Cần, Kiệm, Liêm, Chính

Không giống như các phạm trù đạo đức Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín,Trung, Hiếu, được Nho giáo đặc biệt bàn luận nhiều. Cụm phạm trù đạo đứcCần, Kiệm, Liêm, Chính chỉ xuất hiện lẻ tẻ trong các tác phẩm của nhà nho.

Về Cần: Phạm trù này lần đầu tiên xuất hiện trong “Luận ngữ”, sáchghi chép lại những lời nói của Khổng Tử. Nhưng ở đó chưa có sự giải thích.Trong chương thứ mười tám: Vi tử, sách “Luận ngữ” có đề cập đến một nghĩađó là: “Tứ thể bất cần, ngũ cốc bất phân” (tay chân chẳng siêng cần, không

phân biệt được năm giống lúa) [14, tr.290-291]. Còn trong sách “Xuân thu tảtruyện” nội dung của Cần được đề cập tới với hai nghĩa: nghĩa thứ nhất là tận

44

tâm, tận lực. Nghĩa thứ hai là đối xử trọng hậu giống như cách nói “Tềphương cầu ngã” (Phía Tề đối xử trọng hậu với ta). Sách “Thuyết văn giải tự”(thời Hán) lại giải thích Cần là chỉ sự lao động khó nhọc, vất vả, cần mẫn,gắng sức để đạt được kết quả. Sách này nói: “Cần giả, hữu sự tắc thụ chi”(nghĩa là người có đức tính cần, khi có việc thì nhận lấy làm ngay) và chú

thích: “chấp bao nhục chi sự dã” (đón lấy sự khó nhọc). Cần tức là “làm việc,làm lụng”, là chỉ sự siêng năng, chăm chỉ, làm việc với năng suất cao.

Cần là đặc tính cơ bản nhất, phổ biến nhất của loài người. Những ai xacách với cần, khinh thị chữ cần, quay lưng với cần thì những kẻ ấy cũng sẽ đingược với đức tính căn bản của loài người. Nguyễn Đức Đạt trong sách"Khổng tông tử ” đã trích lục: "Kế của một đời là ở điều cần. Kế của một nămlà ở mùa xuân. Kế của một ngày là ở giờ dần” [40, tr.149]. Ý muốn truyềnđạt: ngày nay phải dậy sớm mà bắt tay làm lụng, mùa đông qua, mùa xuânđến thì phải sớm lo liệu cấy cày, không được trễ nải, cả năm phải siêng nănglàm việc sẽ gặt hái được nhiều.

Cần trong lao động sản xuất, xưa gọi là “cần lao”; Cần trong việc họchành xưa gọi là “cần học”; Cần trong việc hành chính, cai trị, xưa gọi là “cầnchính”; Cần trong nghề nghiệp, chức trách, xưa gọi là “cần nghiệp”.

Về Kiệm: phạm trù Kiệm trong thư tịch cổ vốn có nghĩa là “ước”, tiết chếđể không lãng phí. Sách “Nhan thị gia huấn” nói: kiệm là lấy dè sẻn làm điều lễ.Sách “Đại học”, Khổng Tử nói: “Sinh tài hữu đại đạo: sanh chi giả chúng, thựcchi giả quả, vi chi giả tật, dụng chi giả thư ; tắc tài hằng túc hỹ” (Muốn cho trongnước được nhiều của cải, có cái phương pháp trọng đại này: số người làm việcsanh lợi ngày càng nhiều, số người ăn xài phung phí ngày càng ít; những kẻ làm

ra của phải cho mau mắn siêng cần, những kẻ tiêu dùng phải cho thư thả từ từ.Như vậy, tự nhiên trong nước tài sản thường đầy đủ” [12, tr.32-33].

Người biết giữ mình cẩn trọng, tiết kiệm tiêu dùng để nuôi dưỡng chamẹ, như thế là biết đạo hiếu đễ, biết trọng lễ nghĩa. Bàn về Kiệm, Mạnh Tửnói rằng:

45

Người cung kính chẳng hề khinh khi ai, người kiệm ước chẳng hềchiếm đoạt của ai. Một vị vua mà khinh khi người và chiếm đoạtcủa người, lúc nào cũng lo sợ người ta chống cự mình thôi. Nhưvậy, làm sao được gọi là người cung kính và kiệm ước ? Muốn trởnên người cung kính và kiệm ước, há chỉ dùng giọng nói và dáng

cười không mà thôi sao? [16, tr.27].

Nhìn chung, Nho giáo khi bàn về việc sử dụng tiền của thường dạy chocon người phải kiệm, ước.

Về Liêm: Nho giáo quan niệm Liêm là một phẩm chất cần có của ngườilàm quan, không dựa vào quyền thế, địa vị để bòn rút của công và vơ vét củadân. Trong các sách của Nho giáo có đề cập đến phạm trù này. Sách “Luậnngữ”, Khổng Tử nói: người mà không liêm không bằng súc vật. Trong MạnhTử (quyển Thượng), khi bàn về Liêm, Mạnh Tử đã chê đức liêm của TrầnTrọng Tử (người muốn đời khen mình là nhà liêm khiết, nhưng có cách cư xửkhông hợp nghĩa), ông viết:

Này Trọng Tử, đồ của mẹ cho thì chẳng ăn, nhưng đồ của vợ muathì ăn. Dinh thất của anh thì chẳng ở, nhưng nhà cửa ở Ô Lăng thì

ở. Như vậy làm sao được tròn cái đức liêm của mình ? Như TrọngTử đó, muốn cho đầy đủ tiết tháo thanh liêm của mình, ắt ngườiphải làm con trùng đất mới được ! [15, tr.213].

Mạnh Tử cho rằng: nếu ai cũng tham lợi thì nước sẽ nguy. Đến Chu Hyđời Tống, khi giải thích về Liêm của sách “Mạnh Tử” có nói “Liêm hữu phânbiện, bất cẩu thủ dã” (nghĩa là: liêm là có phân biệt rõ, không lấy một cáchcẩu thả).

Về Chính: Theo quan niệm đạo đức Nho giáo, Chính nghĩa là thẳng, làchính trực, chính đáng, đúng với chức vụ, không thiên lệch. Được bắt nguồntừ trong đạo đức Nho giáo, và xuất hiện trong các tác phẩm của Nho gia, nhưtrong “Kinh thư”, “Luận ngữ”.... Theo đó, Chính có nghĩa là thẳng, khôngxiên vẹo: Gỗ muốn làm thẳng thì dùng cây mực (Kinh thư); Người mà thẳng

46

thắn mẫu mực gọi là “tiên chính” (Kinh lễ); Làm đúng chức vụ gọi là “chínhdanh” (Luận ngữ).

2.2. NỘI DUNG MỘT SỐ PHẠM TRÙ CƠ BẢN CỦA ĐẠO ĐỨC NHO GIÁOỞ VIỆT NAM

2.2.1. Những nhân tố chủ yếu làm biến đổi nội dung một số phạmtrù cơ bản của đạo đức Nho giáo ở Việt Nam

Thứ nhất, truyền thống lịch sử văn hóa của dân tộc Việt Nam thể hiệnqua lăng kính Tổ quốc và làng xã.

Nho giáo được truyền bá vào Việt Nam từ thời Bắc thuộc, bằng conđường xâm lược và giao lưu văn hoá, kinh tế giữa Việt Nam và Trung Quốc.Bắt đầu từ năm 179 trước Công nguyên, khi Triệu Đà - vua nước Nam Việt đóngđô ở Phiên Ngung (Quảng Đông, Trung Quốc ngày nay) xâm chiếm nước ÂuLạc (tức Việt Nam ngày nay) rồi chia Âu Lạc thành hai quận là Giao Chỉ và CửuChân. Năm 111 trước Công nguyên, nhà Hán chiếm được nước Nam Việt và đổivùng đất của Âu Lạc thành châu Giao Chỉ, dưới đó là bảy quận. Tuy nhiên, việctruyền bá Nho giáo một cách có hệ thống chỉ thực sự bắt đầu từ thế kỷ thứ nhấtsau Công nguyên. Theo sử sách Trung Quốc ghi lại thì từ thời đầu Công nguyên,

hai Thái thú ở Giao Chỉ và Cửu Chân là Nhâm Diên và Tích Quang đã “dựnghọc hiệu để dạy lễ nghĩa”. Thế kỷ thứ hai, khi Sỹ Nhiếp làm Thái thú quận GiaoChỉ thì việc học Nho ở nước ta đã tương đối phổ biến.

Vấn đề đặt ra cho người Việt lúc này là phải có một tư duy phát triển, đểcó thể hiểu địch và thắng địch rồi từ đó mới có thể tìm ra con đường giảiphóng đất nước. Vì mục đích của kẻ thù khi xâm lược là chiếm đánh và đồnghoá về văn hoá, kinh tế, chính trị.... Muốn có được tư duy như thế, trước hếtngười Việt phải kế thừa và phát huy những tư duy vốn có của tổ tiên để lại,đồng thời tiếp nhận và bổ sung hệ thống tư duy từ bên ngoài để tạo thành sứcmạnh cho văn hoá Việt.

Lịch sử đã chứng minh, trong suốt 1000 năm Bắc thuộc, mặc dù kẻ thù

ra sức truyền bá tư tưởng Nho giáo nhưng số người học Nho và đậu tiến sĩ

47

Nho không nhiều. Mặc dù vậy, trong suốt 1000 năm của sự giao lưu văn hoávới Trung Quốc, dù không tự nguyện, người dân Việt Nam cũng chịu ảnhhưởng ít nhiều nho giáo từ nền văn hoá phương Bắc, điều dễ thấy nhất ở đâylà chữ viết (đối với tầng lớp cai trị) và ngôn ngữ (đối với tầng lớp bình dân).

Do vậy, việc chữ Hán được sử dụng rộng rãi một cách chính thức là điều tấtyếu. Khi đã trở thành văn tự chính thức thì chữ Hán đóng vai trò quan trọngtrong nền văn hoá Việt Nam bởi vì văn tự là một trong những yếu tố quantrọng cấu thành một nền văn hoá. Các tác phẩm văn học, sử học... được truyềnlại đến đời sau chủ yếu bằng văn tự. Chữ Hán được phổ biến ở Việt Nam còn

thông qua việc giảng giải giáo lý nhà Nho trong bộ Tứ thư và Ngũ kinh.

Sau khi giành được độc lập dân tộc, nhân dân ta đã sử dụng Nho (cùng

với cả Phật và Đạo) để bắt tay vào xây dựng lại đất nước, trước hết là xây

dựng một tổ chức Nhà nước độc lập để đủ sức chống lại sự uy hiếp và xâm

lược từ kẻ thù phương Bắc. Nhà nước Đại Việt thời Lý đã đảm nhiệm côngviệc này. Năm 1070, nhà Lý lập Văn Miếu và Quốc Tử Giám, năm 1075 nhà

Lý mở khoa thi Nho học và năm 1195 mở khoa thi Tam giáo (Nho, Phật,Đạo). Nho giáo du nhập vào nước ta đến đây đã trở thành cái bản địa, đượcNhà nước Đại Việt sử dụng và trân trọng.

Sang thời nhà Trần, Nho giáo phát triển nhanh chóng hơn với những nhà

Nho như: Lê Văn Hưu, Chu Văn An, Phạm Sư Mạnh.... Đây là những bậc đạiphu nổi tiếng của tầng lớp sĩ đông đảo và có thế lực chính trị xã hội. Thời kỳnày, thi cử Nho giáo đã đi vào quy củ với các khoa thi Tiến sĩ bảy năm mộtlần. Song ảnh hưởng của Nho giáo vào Việt Nam đến cuối thời Trần - Hồ vẫnchưa thật đậm nét.

Sự phát triển của Nho giáo được đẩy lên cực thịnh ở triều đại nhà Lê. Do

yêu cầu củng cố Nhà nước tập quyền, Nho giáo đã được giai cấp phong kiếnViệt Nam phát triển và coi là hệ tư tưởng chính thống. Tầng lớp Nho sĩ ngày

càng đông đảo, trong xã hội đại bộ phận tầng lớp trung lưu trong bộ máy Nhà

nước đều xuất thân từ Nho sĩ. Tầng lớp này ngày càng nắm được những địa vị

48

quan trọng trong bộ máy Nhà nước. Họ là những người đại diện cho giai cấpđịa chủ. Hệ tư tưởng của họ là hệ tư tưởng Nho giáo. Thông qua giáo dục và

khoa cử, văn hoá Nho thâm nhập vào xã hội ngày càng sâu sắc hơn. Bước sang các thế kỷ XVII, XVIII, Nho giáo Việt Nam có chiều hướng

đi xuống. Xu hướng “tam giáo đồng nguyên” phát triển. Ngay cả người đượccho là Nho nhất như trạng nguyên Nguyễn Bỉnh Khiêm - người chịu ảnhhưởng sâu sắc của Tống học Trình Chu cũng thường dùng hai khái niệm “đạotrời” và “đạo người” để lý giải sự vận hành của tự nhiên, xã hội và con người.Nho giáo thuần tuý không còn chiếm ưu thế, một nền học thuật và tư tưởng đathanh, đa sắc đã xuất hiện ngày càng nhiều và sâu sắc hơn. Những nhà nho ởcác thế kỷ này đều trên cơ sở Nho kết hợp với Phật và Đạo. Có thể nói rằng,đến thế kỷ XIX, Nho giáo không còn đáp ứng được yêu cầu của xã hội, đã bấtlực trước công việc giải quyết khủng hoảng xã hội, không đáp ứng được yêu

cầu giữ nước của dân tộc. Mặc dù vậy, Nho học Việt Nam vẫn được duy trìđến đầu thế kỷ XX, biểu hiện bằng việc tổ chức khoa thi Hương cuối cùng

vào năm 1918 và thi Hội cuối cùng vào năm 1919. Nhiều vị cử nhân, Tiến sĩNho học vẫn còn đến cuối thế kỷ này. Phan Bội Châu vẫn còn viết “Khổnghọc đăng” với nội dung chủ yếu là khẳng định lại tư tưởng ngũ luân, ngũthường của Nho giáo.

Như vậy, Nho giáo khi được truyền bá vào Việt Nam đã trải qua quátrình phát triển đầy biến động, không còn ở dạng nguyên sơ thuở ban đầu. Nóđã trải qua một quá trình biến đổi, được Đổng Trọng Thư đời Hán cải tạo chothích hợp với bộ máy Nhà nước quan liêu phong kiến tại Việt Nam lúc bấygiờ. Khi vào tới Việt Nam, Nho giáo đã chịu sự chi phối bởi một loạt các yếutố của nền văn hóa cổ truyền Việt Nam với đặc trưng văn hóa xóm làng vàvăn hóa dân gian. Trong nền văn hóa xóm làng truyền thống, con người phải

sống với gia đình, họ hàng; phải nhớ ơn tổ tiên, phải nhớ ơn công cha, nghĩamẹ, phải thuận tình với anh chị em: "chị ngã em nâng”, "anh em như thể chântay”, phải "thuận vợ, thuận chồng, tát biển Đông cũng cạn”, phải hiểu "họ

49

chín đời còn hơn người dưng”, "một giọt máu đào hơn ao nước lã”. Cái tình,

cái nghĩa khi sống với xóm làng phải: "hàng xóm láng giềng tối lửa tắt đèn có

nhau”. Cái tình, cái nghĩa đối với đất nước theo tinh thần: "bầu ơi thương lấybí cùng. Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”; "Nhiễu điều phủ lấygiá gương. Người trong một nước phải thương nhau cùng”…. Đó là nhữngđặc trưng rất riêng của văn hóa xóm làng Việt.

Dòng văn hóa dân gian do cư dân nông nghiệp người Việt cổ sáng tác và

truyền miệng qua quá trình lao động thực tiễn, nội dung của dòng văn hóa nàygắn liền với đời sống sản xuất nông thôn, gần gũi, bình dị, chứa đựng sâu sắcminh triết dân gian. Dòng văn hóa dân gian đã trải qua hàng ngàn, hàng vạnnăm hình thành, phát huy, đi sâu vào cội rễ tâm thức từng người dân Việt với

những biểu hiện phong phú về phong tục tập quán cổ truyền, hệ tư tưởngchính thống bản địa mà các nhà Nho chính là những người tiếp thu và phát

triển hệ tư tưởng này.

Tất cả những nét văn hóa truyền thống đó đã tạo nên một tinh thần dântộc riêng biệt của người Việt Nam. Tinh thần dân tộc của người Việt, đóng vaitrò chủ yếu trong việc bảo vệ dân tộc khỏi bị họa diệt vong, bảo vệ nền vănhóa dân tộc để nó giữ được sắc thái riêng, không để cho nền văn hóa nào thay

thế. Có được tình cảm này là do dân tộc Việt Nam được hình thành từ lâu đời,không bị dân tộc nào thôn tính. Lịch sử từng cho biết, trong cơn dâu biển nổichìm của sự đấu tranh sinh tồn, nhiều dân tộc bị đồng hóa, nhiều quốc gia bịthôn tính vĩnh viễn, nhưng nước Việt Nam vẫn tồn tại, dân tộc Việt Nam vẫnngẩng cao đầu, nền văn hóa Việt Nam vẫn giữ được màu sắc dân tộc, mặc dù

chính sách đồng hóa của kẻ thù là tàn bạo và kiên trì. Trong đời sống vật chấtvà tinh thần của người Việt vẫn nổi lên một bản sắc riêng, không lẫn lộn vớingười Trung Quốc. Về ngôn ngữ, chúng ta dùng ngôn ngữ riêng của dân tộcta. Về văn tự dần dần chúng ta cũng đặt ra được một văn tự riêng. Về vốn từngữ, thừa nhận rằng chúng ta có vay mượn, nhưng đã cố gắng dân tộc hóa củavay mượn.

50

Xuất phát từ tinh thần dân tộc trên, trong quan hệ xã hội, cha ông ta cónhững quan niệm riêng không hoàn toàn giống đạo lý của Nho giáo. Nếu bóctách vỏ Nho giáo phủ bên ngoài để tìm cái cốt lõi bên trong thì chúng ta dễnhận thấy trong mối quan hệ như cha me, anh em, vợ chồng, làng xóm…người Việt Nam chúng ta lấy tình thương yêu làm cơ sở cho cách xử thế ở đờivà coi đó là triết lý sống. Người Việt thường khen ngợi và đề cao những tấmgương vì nghĩa, lên án những kẻ ác nhân, không tha thứ cho kẻ bạc tình, bạcnghĩa. Vậy nên, người Việt mới nói: tình cha con, tình vợ chồng, tình anh em,

tình làng nghĩa xóm … Tất cả đều bắt đầu bằng chữ tình, mặc dù thân sơ cókhác nhau. Từ tình đưa đến nghĩa. Tình trước nghĩa sau, tình sâu thì nghĩanặng. Tình luôn gắn với nghĩa nên gộp lại thành tình nghĩa. Đối với ngườithân thì thương yêu là một tình cảm tự nhiên nên nghĩa của phận làm con là

đỡ đần, chăm sóc cha mẹ, nghĩa vợ chồng là đồng cam cộng khổ, chia ngọt sẻbùi. Đối với người sơ thì nhường cơm sẻ áo cho những phận đói rách lầmthan. Tình thương yêu con người đã trở thành nếp nghĩ, hành động phổ biếncủa người dân Việt.

Thứ hai, cơ tầng bản địa Đông Nam Á với nền văn minh nông nghiệplúa nước, trọng tĩnh, lấy gia đình là hạt nhân.

Văn hóa, theo nghĩa rộng, là cái tự nhiên được biến đổi bởi con người,bao hàm cả kỹ thuật, kinh tế… để từ đó hình thành một lối sống, một thế ứngxử, một thái độ tổng quát của con người đối với vũ trụ, thiên nhiên và xã hội,là cái vai trò của con người trong vũ trụ đó, với một hệ thống những chuẩnmực, những giá trị, những biểu tượng, những quan niệm… tạo nên phong

cách diễn tả tri thức và nghệ thuật của con người.Nho giáo khi vào Việt Nam đã chịu sự tiếp biến của cơ tầng bản địa

Đông Nam Á của người Việt. Theo giáo sư Trần Quốc Vượng: Đông Nam Álà một vùng thiên nhiên phong phú, thống nhất nhưng đa dạng. Cho nên, vănhóa bản địa của vùng này cũng vậy, tuy có nhiều hằng số thống nhất nhưngcũng cực kỳ đa dạng. Với trào lưu lịch sử, những nền văn hóa vùng này lại

51

tiếp thu với những phương thế và liều lượng khác nhau, các nhân tố ngoạisinh khác nhau, từ Ấn Độ, Trung Hoa, Phương Tây. Những điều kiện địa lý,lịch sử đó, đã ảnh hưởng đến phương thức canh tác, đến hình thái kinh tế và

hình thái xã hội - chính trị.Nếu làm phép so sánh nhỏ, ta sẽ nhận thấy: nước Việt Nam xưa nằm ở

lưu vực sông Hồng, khí hậu nhiệt đới gió mùa, đất phù sa nâu do sông bồi,nông nghiệp tưới nước, ăn cơm xôi, ở nhà sàn, đi lại bằng thuyền bè…, vớiđặc trưng là nền văn minh nông nghiệp lúa nước, trọng tĩnh, lấy gia đình là

hạt nhân và mang tinh thần nhân văn sâu sắc. Còn Trung Quốc nằm ở lưu vựcsông Hoàng Hà, khí hậu đại lục, mùa đông băng giá, đất hoàng thổ do giócuốn, đất nông nghiệp nửa khô hạn nên nông nghiệp trồng khô, ăn bánh cháo,ở nhà hầm, đi lại trên bộ bằng ngựa…, với đặc trưng là văn minh du mục,trọng động và mang tính quyết liệt hơn.

Nếu hiểu văn hóa là môi trường được con người thích nghi và biến đổithì tính sông nước được xem là một đặc trưng của văn hóa Việt Nam. Từ xaxưa, nơi ở của người Việt là miền sông nước, gắn trồng trọt với chài lưới,thuyền bè đã trở thành một phương tiện giao thông quan trọng trong nếp sinhhoạt hàng ngày. Làm ruộng, trồng lúa thì mối quan tâm hàng đầu cũng lànước. Thế cho nên, tâm thức người Việt, từ lâu đã không thể không bận lòng

vì nước. Người Việt đã đồng nhất không gian xã hội, cộng đồng lãnh thổ, Tổquốc với nước: "Thế cho nên, người Việt không thể không học hỏi nơi nướcnôi và với tấm lòng cởi mở, hồn nhiên, thô phác, nguyên sơ, họ đã tự đồngnhất mình với nước ” [150, tr.34]. Nước, qua quá trình "nghiệm sinh và nộitâm hóa” [150, tr.36] của người Việt đã trở thành lòng khoan dung, đại lượngnhư cách ứng xử với kẻ thù của những vị vua lịch sử Việt Nam. Triết lý sống"nước chảy đá mòn ” là lý giải biện chứng cho: nhu có thể thắng cương, yếu cóthể chống mạnh, ít có thể địch nhiều… đó chính là bản sắc văn hóa Việt. Bản sắcvăn hóa này là một trong những nhân tố làm thay đổi nội dung của những phạmtrù đạo đức cơ bản của Nho giáo mà tác giả sẽ trình bày ở phần sau.

52

Thứ ba, chủ nghĩa yêu nước (tư tưởng yêu nước) Việt Nam.Đối với dân tộc Việt Nam, yêu nước là tư tưởng hàng đầu như sợi chỉ đỏ

xuyên suốt lịch sử dân tộc. Từ truyền thuyết Thánh Gióng đến phong trào CầnVương và các cuộc cách mạng sau này, tư tưởng yêu nước luôn chói sángkhông bao giờ tắt. Tư tưởng yêu nước Việt Nam luôn được bảo tồn, củng cố,không để bị sát nhập hay đồng hoá bởi dân tộc nào, dù dân tộc đó có nền vănhoá lớn, từng xâm lược Việt Nam nhiều lần và thống trị rất lâu dài nhiều thếkỷ. Tư tưởng yêu nước Việt Nam là tư tưởng chiến đấu hết sức kiên trì, lấyyếu thắng mạnh, lấy ít thắng nhiều, lấy nhân nghĩa thắng hung tàn.... Tưtưởng yêu nước Việt Nam là hiếu sinh không hiếu sát, kiên quyết chiến tranhđể nhằm mục đích hoà bình, xây dựng đất nước. Tư tưởng yêu nước ViệtNam là “lấy dân làm gốc”, thời chiến thì nhờ vào nhân dân để bảo vệ nền độclập, thời bình thì nuôi dưỡng sức dân, làm cho thôn cùng xóm vắng không cótiếng oán hờn. Tình yêu nước của nhân dân Việt Nam giản dị như không khí

và ánh sáng. Nó thấm vào máu thịt của mỗi người. Suốt mấy nghìn năm lịchsử, tinh thần yêu nước được coi là tiêu chuẩn đầu tiên để đánh giá đạo đức củacon người.

Bởi vậy, khi Nho giáo vào Việt Nam, văn hoá Việt Nam đã tiếp biếnNho giáo Trung Quốc, kết hợp với văn hoá Việt hình thành một loại Nho giáolấy “Nghĩa” làm trọng. Dân tộc Việt Nam luôn nằm trong tâm thế bị phươngBắc đe doạ. Khi Nho giáo xâm nhập vào Việt Nam như một lý thuyết của thểchế cai trị, người Việt Nam đã khôn khéo tiếp biến để chống lại sự xâm lược,tăng thêm nội lực cho nền văn hoá dân tộc. Chính vì được sinh ra trong mộthoàn cảnh như vậy, cho nên người Việt đề cao chữ Nghĩa, là một phạm trùđạo đức của Nho giáo, trong đó nhấn mạnh sự đoàn kết tương thân tương áivà nhấn mạnh cả kỷ cương trong quan hệ giữa cộng đồng và cá nhân.

Những nội dung về “Tam cương, Ngũ thường” trong học thuyết Nhogiáo khi vào Việt Nam đã bị Việt hoá cho phù hợp với truyền thống của ngườiViệt. Trong tư tưởng Ngũ luân: gồm quan hệ vua tôi, cha con, anh em, chồng

53

vợ, bạn bè, học thuyết của Nho giáo đưa quan hệ vua - tôi đứng đầu và coi đólà nghĩa trung quân, tin tưởng tuyệt đối và phục tùng nó, cho đó là nội dungtrọng tâm học thuyết nhân nghĩa của mình. Điều này khác với Việt Nam: quanhệ vua - tôi là quan hệ giữa quần chúng nhân dân với người lãnh đạo chiếnđấu của mình, cùng chung một lý tưởng yêu nước. Các vua Hùng dựng nướcchỉ là những tù trưởng gắn bó chặt chẽ với bộ lạc của mình. Trưng Vương, Lý

Nam Đế, Ngô Quyền, Lê Đại Hành... đều là những vị vua bám sát nhân dân,

cùng nhân dân chiến đấu. Trong quan hệ với nhà vua, nhân dân Vịêt Nam vẫnduy trì nếp sống cổ truyền của công xã, duy trì những quan hệ bình đẳng, dânchủ đối với công việc chung trong làng, bảo vệ những quy tắc tốt đẹp do mình

đặt ra. Uy quyền của nhà vua nhiều lúc không phá vỡ được những phong tục,tập quán lâu đời đó. “ Phép vua thua lệ làng” là như vậy.

Với tinh thần ấy, nhân dân ta không thể tiếp thu và thừa nhận trọn vẹncái “nhân nghĩa”của Nho giáo Trung Quốc, khi cái nhân nghĩa đó khuyênngười ta phục tùng mù quáng theo kiểu “quân xử thần tử thần bất tử bấttrung” đối với những tên vua chúa tàn bạo và hèn kém. Nhân dân ta không tôn

sùng mù quáng đối với bọn vua chúa đã thoái hoá. Nhân dân ta cũng khôngthừa nhận rằng cứ “con vua thì lại làm vua, con sãi ở chùa phải quét lá đa”.“Nhân” ở Việt Nam rất cụ thể: nó chỉ sự hy sinh cho quyền lợi của nhân dânVịêt Nam, chỉ những người như thế mới được người Việt Nam cho là có

nhân. Như Nguyễn Trãi đã từng viết trong Đại cáo Bình ngô: “Việc nhânnghĩa cốt ở yên dân”. Trong tâm thức người Việt Nam, chỉ những người hysinh cho đất nước, cho nhân dân Việt Nam thì mới có nhân. Khi một người tốtđối xử tốt với một người nghèo thì người Việt Nam không dùng chữ Nhân mà

dùng chữ “nhân đức”.Hay trong khái niệm chọn nước để thờ, ta thấy rằng Khổng Tử và mọi trí

thức thời Xuân Thu - Chiến Quốc đi chu du hết nước này đến nước khác đểthực hiện chủ trương chính trị của mình. Ai dùng họ thì họ theo, khi thấykhông được trọng dụng thì họ bỏ sang nước khác mà không có mặc cảm gì về

54

sai lầm trong hành động. Trái lại ở Việt Nam, đất nước là cái gắn liền với sựsống của con người, không có ai chọn đất nước cả. Ngay vào thời Trịnh -

Nguyễn phân tranh, dù có tranh giành giữa hai thế lực, nhưng chỉ có một nướcduy nhất là Đại Việt. Vào thời kháng chiến chống thực dân, mặc dù kẻ thù tìm

mọi cách chia cắt đất nước, lợi dụng một ông vua bù nhìn làm chiêu bài,

nhưng mọi mưu đồ đều thất bại.Phạm Văn Đồng - Nhà văn hoá lớn của dân tộc, nguyên Cố vấn Ban

chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam trong tác phẩm “Văn hoá và

đổi mới” đã khẳng định: trong một nghìn năm Bắc thuộc (và cả những nămsau đó) Việt Nam chủ yếu tiếp biến chữ Hán để làm ra chữ Nôm và Nho giáo

để làm ra Nho giáo Việt Nam. Đó chính là độ khúc xạ đầu tiên của văn hoáViệt với văn hoá Trung Quốc.

2.2.2. Biểu hiện đặc thù của một số phạm trù cơ bản trong đạo đứcNho giáo ở Việt Nam

Lễ giáo của phong kiến nước ngoài cùng với những lời răn dạy củaKhổng Tử khi đi vào đời sống của nhân dân không thể không gặp những phảnứng gay gắt ban đầu. Với những truyền thống lâu đời của mình trong dựngnước và giữ nước, nhân dân ta đã chống lại Nho giáo, đặc biệt là ở tinh thầnnô dịch, tính chất phản nhân đạo của nó. Chúng ta cũng biết rằng, trước khimất nước, dân tộc ta đã xây dựng Tổ quốc độc lập của mình với nền văn hóaĐông Sơn rực rỡ. Lịch sử đã rèn luyện cho dân tộc ta một tình yêu nước sâusắc với những phẩm chất anh hùng trong sản xuất và chiến đấu, với nhữngquan hệ bình đẳng, dân chủ, đoàn kết, nhân ái trong toàn thể nhân dân. Nhữngđức tính ấy đối lập với tinh thần Nho giáo. Vì vậy, khi những phạm trù đạođức Nho giáo Trung Quốc vào Việt Nam, có những phạm trù đạo đức đượccác nhà nho Việt Nam tiếp thu, phát triển, nhưng cũng có những phạm trù đạođức ít được đề cập.

Truyền thống nhân ái của dân tộc Việt Nam không giống nội dung nhânnghĩa của Khổng Tử. Nếu Nho giáo Trung Quốc đặt quan hệ vua tôi đứng đầu

55

vì nhà vua là nội dung trung tâm của học thuyết nhân nghĩa của Khổng Tử, thì

ở Việt Nam, trong thời kỳ dựng nước, quan hệ vua tôi là quan hệ giữa quầnchúng nhân dân với người lãnh đạo chiến đấu của mình. Thời kỳ giữ nước,nhân dân ta hướng về các vua Lý, vua Trần, hướng về Lê Lợi mười năm nếmmật nằm gai cùng nhân dân, hướng về vị vua áo vải, cờ đào Quang Trung. Đólà những tình cảm lành mạnh được xây dựng trên tinh thần yêu nước sâu sắccủa nhân dân ta. Tình cảm ấy hoàn toàn xa lạ với thái độ sợ hãi và tôn sùng

một vị hoàng đế được thần thánh hóa và đối lập với nhân dân.Nguyễn Trãi - vị anh hùng dân tộc, sinh ra trong một gia đình nhà Nho,

được nuôi dưỡng bằng những câu chữ của nhà Nho từ trong sữa mẹ. Cả cuộcđời ông luôn suy tư trước nỗi đau khổ của nhân dân. Ông là người ý thức sâusắc về nền văn hiến của nước nhà được đánh dấu ở “núi sông bờ cõi đã chia,

phong tục Bắc Nam cũng khác ”. Phong tục của một dân tộc nói lên lối sốngcủa dân tộc ấy. Sức mạnh của một dân tộc luôn thể hiện ở sự bền vững củanhững phong tục tốt đẹp nhất. Lối sống lâu đời của dân tộc ta là tình yêu

thương chân thành giữa nhân dân lao động, là sự gắn bó chặt chẽ với nhau, làtấm lòng thương người như thể thương thân, là giúp đỡ lẫn nhau, lúc hoạn nạnthì "chị ngã em nâng”, lúc khó khăn thì "nhường cơm sẻ áo”. Chính vì vậytrong mở đầu bài "Đại cáo bình Ngô” , Nguyễn Trãi đã viết:

"Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân

Quân điếu phạt trước lo trừ bạo”.

Nếu Nhân, Nghĩa của Khổng Tử được thể hiện trong mối quan hệ vuatôi, cha con, chồng vợ, anh em, bạn bè, ở nghĩa vụ trung thành tuyệt đối trongquan hệ vua tôi, ở nghĩa vụ tôn thờ một cách mù quáng vị Hoàng đế của mình

- người thay trời mà thống trị nhân dân cả nước trong thiên hạ, thì dân tộcViệt Nam không thừa nhận nhân nghĩa theo kiểu ấy. Nguyễn Trãi đã nhấnmạnh yêu cầu đầu tiên của nhân nghĩa là yên dân, là thương dân và giúp dântrừ bạo. Nhân dân ta quý trọng nhân dân các nước láng giềng và cũng từ đótôn trọng những người cầm đầu các nước đó, nhưng khi những kẻ cầm đầu ấy

56

đem quân và xâm chiếm nước ta thì lập tức nhân dân ta coi bọn chúng là quân

cường bạo. Trong quan hệ bang giao bình thường, Nguyễn Trãi sẵn sàng gọihọ là đại nhân, là tiên sinh, nhưng khi chúng ngoan cố thì sẵn sàng chỉ vào

mặt: "Bảo cho mày giặc giữ Phương Chính: ta nghe một danh tướng quý nhânnghĩa mà khinh quyền mưu. Chúng mày quyền mưu còn chưa đủ há nói gì

nhân nghĩa” [58, tr.132]. Kể cả Hoàng đế nhà Minh ngồi cao chín bệ, khi đã

xâm lược Việt Nam, Nguyễn Trãi cũng gọi tên ra mà mắng: "Thằng nhãi con

Tuyên Đức động binh không ngừng” [58, tr.41]. Nhân nghĩa của dân tộc tacũng là chủ nghĩa nhân đạo cao cả của nhân dân ta. Suốt bốn nghìn nămđương đầu với một kẻ địch luôn luôn ỷ lại vào nước lớn, người đông, nhândân ta vẫn:

"Rốt cục, đem đại nghĩa để thắng hung tàn,

Lấy chí nhân để thay cường bạo”.

Chính Nguyễn Trãi là người đã nêu cao lá cờ nhân nghĩa, dùng nhân

nghĩa làm vũ khí để đánh giặc và trị nước. Nguyễn Trãi cho rằng, đánh giámột việc gì lớn thì hãy xem nó đúng với nhân nghĩa hay không, nếu đúng thì

lớn, nếu trái thì dầu gì cũng không phải là lớn; đánh giá hành động một người,hãy xem hành động ấy có biểu hiện nhân nghĩa không, nếu phải thì người ấycó công, nghĩa càng lớn thì công càng to, bằng không biểu hiện nhân nghĩa thì

cho dù hành động kinh thiên đi nữa cũng chưa chắc được gọi là công trạng,ông viết: "phàm việc lớn phải lấy nhân nghĩa làm gốc, nên công to phải lấynhân nghĩa làm đầu” [58, tr.146]. Nhưng nhân nghĩa ở Nguyễn Trãi bắt nguồntừ truyền thống yêu nước của nhân dân ta, khác với nhân nghĩa của KhổngTử. Nếu nhân nghĩa của Khổng Tử bao giờ cũng đứng về phía "thiên tử ” củaTrung Quốc thì Nguyễn Trãi còn coi sự xâm lăng của thiên tử ấy là cườngbạo, là hung tàn. Nhân nghĩa của Nho giáo là đạo đức nhân nghĩa chungchung (nhân là yêu người, nghĩa là điều nên làm). Nhân nghĩa khi vào ViệtNam đã được Nguyễn Trãi xác định rõ đối tượng và yêu cầu. Đối tượng của"nhân” ở đây là quần chúng dân đen, con đỏ đang quằn quại trong cảnh nước

57

mất nhà tan. Yêu cầu của "nghĩa” ở đây là hành động chiến đấu để giải phóngđất nước đang bị quân thù giày xéo để trả nợ nước đền ơn dân. Hai chữ nhânnghĩa từ trong phạm vi quan hệ cá nhân với cá nhân (quân thần, phụ tử, phuphụ, bằng hữu.., mà quân thần là chủ yếu) đã bị tháo tung ra đặt trên quan hệngười dân đối với đất nước, dân tộc: nhân đối với dân, nghĩa đối với nước,càng nhân tức là càng yêu dân tha thiết lại càng phải nghĩa tức là càng phảichiến đấu kiên cường đem lại hạnh phúc cho nhân dân.

Bên cạnh quan niệm về nhân nghĩa, Nguyễn Trãi cũng nói rất nhiều vềtrung hiếu, về nghĩa quân thần và đạo phụ tử. Ông viết:

"Bui có một niềm trung hiếu cũ,Chẳng nằm thức dậy nẻo ba canh” [58, tr.327].

Trung hiếu là lẽ sống của Nguyễn Trãi, là phẩm chất "mài chẳng

khuyết, nhuộm chẳng đen”. Cũng là trung hiếu như mọi nhà nho, nhưng trunghiếu ở ông lại mang một nội dung truyền thống của dân tộc Việt Nam. Quanniệm của ông khác hẳn với quan niệm được rút ra từ sách vở của nho giáo.Cũng là dễ hiểu bởi Nguyễn Trãi ra đời và lớn lên trong những ngày đen tốicủa đất nước: đồng bào khắp mọi miền đang rên xiết dưới sự tàn bạo của quânxâm lược; nền văn minh của nước Đại Việt đang bị đập nát; biết bao con dânđất Việt đã ngã xuống, không khuất phục trước quân thù. Vẫn còn đây sôngBạch Đằng lịch sử, nơi hàng vạn chiếc thuyền giặc từng bị đánh đắm giữalòng sông. Cũng vừa mới đây, nhân dân ta đã ba lần đánh gục kẻ thù hung hãn

nhất. Chính với ý thức đó về Tổ quốc mình, Nguyễn Trãi đã có quan niệm sâusắc về trung và hiếu.

Ở Khổng giáo, trung là trung với ông vua của mình, trung với dòng họnhà vua ấy. Các nhà nho thời xưa ở Trung Quốc không có ý thức về Tổ quốc.Người nào nuôi họ tử tế thì họ thờ phụng và coi đó là trung. Nguyễn Trãi vớitruyền thống dân tộc không bao giờ quan niệm trung là trung với một dòng

họ. Tổ quốc theo ông không phải của riêng một triều đại mà của toàn thể nhân

dân. Nhân dân bảo vệ Tổ quốc mình và ủng hộ bất cứ ai chiến đấu cho sự

58

nghiệp của Tổ quốc. Dù người đó là Thục Phán ở miền núi xuống, dù ngườiđó là Đinh Bộ Lĩnh ở Hoa Lư ra, nhân dân đều ủng hộ họ nếu họ chiến đấucho Tổ quốc. Các triều đại Ngô, Đinh, Lê, Lý, Trần đã từng nối tiếp nhau đểxây dựng và bảo vệ Tổ quốc là bởi họ đã tranh thủ được sự đồng tình của toàn

thể nhân dân. Từ chính minh chứng cuộc đời mình, Nguyễn Trãi chẳng ngạimình là cháu ngoại của nhà Trần, lại đỗ tiến sĩ và làm quan Ngự sử của triềucũ, ông đã tình nguyện suốt đời chiến đấu trung thành dưới cờ của Lê Lợi.

Đến Bùi Huy Bích - một nhà Nho của thế kỷ 18, được bồi dưỡng vềNho giáo từ thủa lọt lòng, quan niệm về Hiếu là nghĩa vụ của con cháu đốivới việc thờ cúng và giữ gìn mồ mả của tổ tiên. Khi đã thờ cúng là phải cólòng thành kính. Đối với mồ mả không nên tin ở thuyết phong thủy mà chỉcần xây dựng sao cho được cao ráo, sạch sẽ và tồn tại lâu dài với thời gian.Ông răn dạy con cháu phải chăm chú trau dồi kiến thức và đức hạnh, phải làm

được nhiều điều thiện. Trong họ, trong làng phải giữ gìn tình yêu thươngnhường nhịn lẫn nhau giữa anh chị em, tránh mọi sự xích mích. Trong các tácphẩm của mình ông nói nhiều về đạo Hiếu trong gia đình để răn dạy con cháunhững đức tính tốt đẹp, những tấm gương Trung Hiếu Tiết Nghĩa của tổ tiên.

Về Trung: Ông giữ trọn vẹn tấm lòng thần tử với vua Lê chúa Trịnhthời bấy giờ. Đối với ông, từ lúc thi đỗ đến lúc thôi làm quan ông luôn đượcchúa Trịnh tin dùng. Với lòng trung hiếu, thủy chung của một nhà Nho, ông biếtơn và mong báo đáp. Ông căn dặn con cháu về Hiếu với cha, Trung với chúa:

Từ xưa các chúa muốn chuyên quyền tức phải chiếm ngôi vua. Nhà

Trịnh nắm giữ chính quyền hơn mười đời lâu đến 200 năm mà ngôi

vua của nhà Lê không đổi. Đó là một việc xưa nay chưa từng có.Khoảng giữa đời Lê, từ khi có chúa lên cầm quyền thì các cụ tổ tavà ta đều thờ phụng cả [58, tr.409].

Cũng như hầu hết các nhà Nho thời bấy giờ, Bùi Huy Bích luôn mộtlòng thờ vua và kính chúa. Lòng thờ kính và tận trung đó còn được thể hiệntrong cách ông dặn lại con cháu đối với công ơn của chúa Trịnh trong cả cách

59

đặt tên phải kiêng tên húy của chúa: "Mai đây núi sông có thay đổi thì nhữngtên húy ngày thường ta vẫn kiêng, con cháu đời sau không được dùng làm tên

gọi hoặc tên tự. Tên các cụ ta trước và tên thầy học ta cũng phải kiêng nhưthế” [58, tr.409].

Suốt cuộc đời mình ông một lòng giữ trọn chữ Trung với chúa và lo

cho đất nước được thanh bình, nhân dân được ấm no.Hay như, Nguyễn Đình Chiểu - trí thức xuất thân trong một gia đình

nhà Nho. Ngay từ thủa lọt lòng đã bị ràng buộc và rèn đúc trong khuôn khổcủa Nho giáo. Được dùi mài bởi những luận giải của Chu Tử, Trình Tử, ôngđã sớm trau dồi những phẩm chất của người quân tử, ước mơ thực hiện lýtưởng "tề gia, trị quốc, bình thiên hạ” và bảo vệ cương thường của chế độphong kiến. Những câu cách ngôn của thánh hiền cùng những quy phạm đạođức, những phương châm xử thế của Nho giáo đã từng ngày, từng giờ thấmsâu trong tư tưởng của ông.

Quan niệm về Nhân nghĩa mà Nguyễn Đình Chiểu thường nhắc tới làbắt nguồn từ quan niệm Nhân nghĩa của Nho giáo. Ông luôn tin tưởng vào

nhân nghĩa và khẳng định: "Theo đường nhân nghĩa chi bằng đạo Nho”. Nhân

theo cách hiểu của Nguyễn Đình Chiểu có nghĩa là lòng thương người, là tinh

thần vị tha, là sự quan tâm đến đời sống của nhân dân. Còn Nghĩa theo ông là

có liên hệ với vấn đề trách nhiệm và hành vi đạo đức nhằm bảo vệ trật tự xã

hội đã được xác định nhằm duy trì cuộc sống yên lành của mọi người.Nguyễn Đình Chiểu đã nhào nặn lại khái niệm nhân nghĩa của Nho giáo và

gạt bỏ đi những thành phần tiêu cực. Ông đã làm cho những khái niệm ấybiến đổi về mặt nội dung cho phù hợp với yêu cầu vận dụng của mình. Khái

niệm nhân mà ông nói không bao hàm tính chất đẳng cấp và sự phân biệt đốixử giữa người và người trong xã hội. Nó cũng không bị thần bí hóa và nâng

lên thành phạm trù tuyệt đối vượt ra khỏi phạm vi xã hội loài người như cácHán Nho và Tống Nho đã làm. Nó càng không giống với cái gọi là điều nhânđã trở thành công cụ tư tưởng nhằm biện hộ cho chính sách xâm lược của

60

nước lớn đối với nước nhỏ, nhằm bào chữa cho sự đầu hàng thỏa hiệp vớigiặc ngoại xâm. Khái niệm nghĩa theo Nguyễn Đình Chiểu không phải lànhằm đảm bảo sự an toàn về mặt quyền lợi địa vị của một số ít người giàu có

và quyền thế trong xã hội phong kiến. Nghĩa ở ông gắn liền với lợi ích củanhân dân.

Nguyễn Đình Chiểu đã đưa vào khái niệm nhân, nghĩa những yếu tốlành mạnh từ trong cuộc sống của nhân dân. Đối với Nguyễn Đình Chiểu,khái niệm nhân không chỉ được giới hạn trong một số đẳng cấp bên trên nhưKhổng Tử. Nhân ở ông đề cập đến tất cả các tầng lớp nhân dân trong xã hội.Lòng thương người ở Nguyễn Đình Chiểu trước hết là lòng thương dân, nhất làthương các tầng lớp nhân dân nghèo đau khổ, thương những người lương thiệnmà lại gặp bất hạnh và bị chà đạp. Đến những người ăn mày là những kẻ cùng

cực bị xã hội khinh rẻ cũng không đứng bên ngoài lòng yêu thương của ông:

"Đứa ăn mày cũng trời sinh,Bệnh nào cứu đặng, thuốc đành cho không” [58, tr.525].

Lòng thương yêu con người của Nguyễn Đình Chiểu bộc lộ một cáchrõ ràng hơn khi ông ở địa vị của người thầy thuốc. Đối với việc trị bệnh cho

dân ông đã đau cái đau của người bệnh, từ đó ông đề ra cho mình sứ mệnh"giúp công hóa đức, giúp bày dân đen”. Ông còn đặc biệt dành tình yêu

thương sâu sắc cho những người có tài, có đức, có khí tiết trong sạch nhưnglại không được triều đình trọng dụng hoặc bị oan uổng hay gặp nạn, điều này

được ông phản ánh qua những nhân vật trong tác phẩm của mình, đó là VânTiên, Nguyệt Nga, Kỳ Nhân Sư… .

Nho giáo quan niệm việc thi hành điều nhân chủ yếu là thuộc về ngườiquân tử và tầng lớp thống trị trong xã hội. Ở Nguyễn Đình Chiểu thì không

những các bậc hàn sĩ tài đức và trong sạch như Lục Vân Tiên, Kỳ Nhân Sư cólòng thương người mà các tầng lớp thường dân nghèo hèn như ông Ngư, ôngTiều, hay chú Tiểu đồng lại càng là những người có lòng ưu ái và tích cựcthực hành điều nhân. Ở những người này, họ làm điều nhân với người khác

61

không xuất phát từ lợi ích của bản thân, không giống như Khổng Tử nói:

"mình muốn lập thân thì cũng phải giúp cho người lập thân, mình muốn thành

đạt thì cũng phải giúp cho người thành đạt ”. Các nhân vật của Nguyễn Đình

Chiều như Lục Vân Tiên hay Hớn Minh không như vậy, họ sẵn sàng vứt bỏcông danh, hy sinh tính mạng để cứu giúp những người hoạn nạn. Họ làm

việc đó là vì lòng nhân ái.

Khi Nguyễn Đình Chiểu vận dụng khái niệm nghĩa của Nho giáo cũngvậy, đã có những thay đổi lớn về mặt nội dung và thể hiện được những giá trịđạo đức đầy sức sống trong quan hệ phong phú giữa nhân dân lao động. Hầuhết các nhân vật chính diện trong các tác phẩm của ông đều là những conngười hành động vì nghĩa một cách tự giác và đầy nhiệt tình. Nguyệt Nga suốtđời chung thủy với Vân Tiên trước hết đó là hành động vì nghĩa. Đó khôngchỉ đơn thuần là một lời hẹn ước phải giữ, một điều tiết hạnh phải theo mà

còn là mối quan hệ tất yếu giữa tình yêu và trách nhiệm. Lúc nào cũng giữbên mình hình ảnh của Vân Tiên, đối xử với cha của Vân Tiên như đối vớicha ruột của mình.

Điều nghĩa biểu hiện trong hành vi của chú Tiểu đồng không chỉ là sựtrung thành của người đầy tớ đối với chủ như theo Nho giáo. Trong quan hệvới Vân Tiên, Tiểu đồng đã thể hiện một quan hệ bằng hữu chí tình, quan hệcủa những người cùng cộng sự. Họ sống chết có nhau và hết lòng giúp đỡnhau trong hoạn nạn. Lục Vân Tiên đánh giặc Phong Lai để cứu dân và bảovệ an toàn cho Nguyệt Nga; Hớn Minh bẻ giò con quan huyện để chặn đứng

hành động cưỡng gian của hắn…. Tất cả những nhân vật ấy của Nguyễn Đình

Chiểu thực hành điều nghĩa, coi như một phẩm chất anh hùng, một tráchnhiệm phải thực hiện:

"Nhớ câu kiến nghĩa bất viLàm người thế ấy cũng phi anh hùng” [58, tr.527].

"Kiến nghĩa bất vi vô dũng dã” (Thấy điều nghĩa mà không làm thì

không phải dũng cảm). Điều này Khổng Tử nói và Nguyễn Đình Chiểu cũng

62

nói, nhưng cũng một câu nói lại xuất phát từ hai lập trường. Khổng Tử nóinhân, nhưng nhân ấy đặt trong năm quan hệ cơ bản giữa người và ngườitrong trật tự phong kiến: vua tôi, cha con, chồng vợ, anh em, bạn bè. Nghĩalà thực hiện trách nhiệm của mình trong năm quan hệ đó: nghĩa vua tôi,nghĩa cha con, nghĩa chồng vợ, nghĩa anh em, nghĩa bạn bè. Coi nhẹ nămquan hệ đó là bất nhân. Không làm tròn năm trách nhiệm đó là bất nghĩa.Cho nên nhân nghĩa ở Khổng Tử phục vụ cho trật tự phong kiến. Hy sinhmù quáng cho vua, cho cha, cho chồng, cho anh em, bạn bè thì được gọi là

"đạo làm người”.

Ở Nguyễn Đình Chiểu thì nhân nghĩa không phải như thế. Nhân là tình

yêu thương trong sáng giữa nhân dân lao động, trong gia đình, ngoài xã hội.Nghĩa là trách nhiệm đạo đức phải thực hiện đối với nhà, đối với nước, đốivới nhau trong hàng ngũ nhân dân lao động. Đối với nhân dân thì nhân nghĩaphải biểu hiện thành việc làm điều thiện, hết lòng giúp đỡ nhân dân, bảo vệhạnh phúc và an toàn cho nhân dân trong cơn nguy biến:

"Trọn mình noi nghĩa ở nhânBo bo giữ việc, ra ân làm lành” [58, tr.528].

Đối với Nguyễn Đình Chiểu, nhân nghĩa không những mang dấu ấncủa thời đại, mà còn thực sự kế thừa được truyền thống nhân nghĩa của ôngcha ta. Tiêu biểu cho truyền thống ấy là tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi

"việc nhân nghĩa cốt ở yên dân. Quân điếu phạt trước lo trừ bạo” mà tác giảđã phân tích ở phần trên.

Ngoài khái niệm nhân nghĩa, Nguyễn Đình Chiểu còn đề cập đến cácphạm trù khác của Nho giáo như Trung, Hiếu, tiết hạnh,.. .Ngay mở đầutruyện Lục Vân Tiên, ông đã viết:

Trai thời trung hiếu làm đầuGái thời tiết hạnh làm câu trau mình.

Khác với trung của Nho giáo, trung trong quan niệm của Nguyễn Đình

Chiểu đã có những cải biến nhằm đáp ứng trước yêu cầu dân chủ và dân tộc

63

của nhân dân Việt Nam ở nửa cuối thế kỷ 19. Ông cho rằng đạo trung quân làcần thiết cho mọi người. Nhưng ông đòi hỏi một ông vua được mọi người tônthờ phải là ông vua hiền tài, thương dân và yêu nước. Ông vua ấy phải tượngtrưng cho hạnh phúc của nhân dân và nền tự chủ của đất nước. Ông vua ấyphải biết nghiêng mình xuống cứu vớt những con người sống trong đau khổvà lâm vào hoàn cảnh hoạn nạn, và hơn hết phải biết cùng toàn dân bảo vệ Tổquốc khi có giặc xâm lăng. Suốt cuộc đời mình, nhất là khi đất nước bị giày

xéo, đô hộ, ông tha thiết và mong đợi một ông vua như thế:

"Chừng nào Thánh đế ân soi thấuMột trận mưa nhuần rửa núi sông”.

Ông ghét cay ghét đắng và lên tiếng buộc tội những ông vua đã để dânchịu cảnh lầm than:

Ghét đời Kiệt Trụ mê dâm,

Để dân đến nỗi sa hầm sẩy hangGhét đời U Lệ đa đoan,

Khiến dân luống chịu lầm than muôn phầnGhét đời Ngũ Bá phân vân,

Chuộng bề dối trá làm dân nhọc nhằnGhét đời Thúc Quý phân băng,

Sớm đầu, tối đánh lằng nhằng dối dân [58, tr.531].

Nguyễn Đình Chiểu xuất phát từ yêu cầu và khát vọng của nhân dânđược sống hạnh phúc trong hòa bình và độc lập để quy định vai trò và chứcnăng của một ông vua trong xã hội. Đó là điều mà các nhà kinh điển của Nhogiáo không thể có được.

Như vậy, đạo trung quân của Nguyễn Đình Chiểu là có điều kiện chứkhông phải là một thứ trung quân mù quáng. Bởi vì đối tượng của trung ở đâyphải là ông vua tài đức có ích cho dân cho nước. Điều đó cũng nói lên nguyệnvọng thờ vua của người dân Việt Nam dưới chế độ phong kiến. Nguyện vọngấy mang tính chất phổ biến và nó còn được phản ánh nhiều qua những hình

64

tượng sinh động trong các tác phẩm truyện Nôm xuất hiện ở nước ta vào các

thế kỷ 18, 19.Trung theo quan niệm của Nguyễn Đình Chiểu còn gắn liền với hiếu để

cùng nêu lên những phẩm chất có liên hệ với nhau của một con người. Ông viết:"Làm trai ơn nước nợ nhà,

Thảo cha, ngay chúa mới là tài danh” [58, tr.531].

Qua sự vận dụng của ông, phạm trù Hiếu của Nho giáo đã đỡ cứngnhắc và trở lên gần gũi với nhân dân. Hiếu theo quan niệm của ông ít nhấnmạnh vào sự phục tùng mù quáng của con cái đối với cha mẹ như trongquan niệm của Nho giáo. Hiếu ở ông là lòng biết ơn, tôn kính cha mẹ, làtrách nhiệm trông nom, chăm sóc cha mẹ với tất cả tình cảm sâu nặng củangười con. Nguyễn Đình Chiểu cũng thường xuyên viện dẫn những điểntích về hiếu trong lịch sử, nhưng điều căn bản là ông tiếp thu giá trị đạođức từ trong nhân dân.

Chịu ảnh hưởng của Nho giáo là một tất yếu đối với mọi người trí thứcdưới chế độ phong kiến, nhưng ở Nguyễn Đình Chiểu sự gắn bó thườngxuyên với nhân dân và truyền thống yêu nước của dân tộc đã đưa vào nhữngphạm trù đạo đức Nho giáo mà ông sử dụng một nội dung tích cực, thể hiệnđạo lý làm người và những giá trị đạo đức tốt đẹp của nhân dân ta.

Bên cạnh Nhân, Nghĩa, Trung, Hiếu, những phạm trù Lễ, Trí, Tín cũngđược các nhà nho Việt Nam tiếp thu và phát triển. Khi vào Việt Nam, Lễ củanho giáo đã được các nhà nho Việt Nam hiểu: một mặt là để tổ chức xã hội, tổchức cuộc sống, một mặt là đạo đức, là ý thức, thái độ giữ gìn, tôn trọng nếpsống, kỷ cương, những quy định lễ nghi, trật tự của xã hội. Con người sốngtrong xã hội, có nhiều mối quan hệ với những người xung quanh, sử dụng saocho phù hợp là do xã hội quy định. Trong Kinh Lễ viết: điều mà con ngườinoi theo để sống thì lễ là lớn nhất. Trong việc trị nước, trị dân thì lễ ngăntrước khi xảy ra, còn hình pháp thì cấm sau khi xảy ra. Nhân dân ta quanniệm, Lễ là những phẩm chất đạo đức cần thiết để sống làm người, quan niệm

65

đó cũng phù hợp với những nét cơ bản của nho giáo. Chính vì vậy nên chữ Lễtrong khẩu hiệu "tiên học lễ, hậu học văn ” đã được nhân dân ta áp dụng, duy

trì và phát triển đến ngày nay.

Về Trí: Các nhà nho Việt Nam hiểu gắn liền với Trí là sự hiểu biết. Đầumối của Trí ở bên trong con người là lòng thị phi, làm cho con người phân rõphải trái, đúng sai, qua đó xác định cho mình cách ứng xử cho phải đườngđạo. Con người phải có Trí mới đạt được Nhân vì vậy không thể là ngườinhân mà lại thiếu trí, cho nên để thành người có nhân, thành con người hoàn

thiện thì phải học.Về Tín: Trên cơ sở nội dung của nho giáo về Tín, các nhà nho Việt

Nam khi tiếp nhận và hiểu, Tín có nghĩa là lòng tin, sự tín nhiệm, đức hạnhcủa một con người được xã hội thừa nhận. Nhân dân ta chấp nhận chữ Tínnhư một đức tính cần thiết của con người trong cách xử thế giao dịch, làm ăn,nên mới có câu: "một sự bất tín vạn sự bất tín” là xuất phát từ quan niệm trên.

Ngoài ra, nhân dân Việt Nam còn có truyền thống quý báu lâu đời đó làđức tính cần cù và tiết kiệm. Nội dung của khái niệm Cần trước hết là làm

việc. Phải làm việc siêng năng, làm việc có năng suất cao thì mới gọi là Cần.Nho giáo coi Cần không chỉ là bổn phận và đức tính riêng của người

lam lũ, hay của con người nói chung, mà Cần còn là đức lớn của trời đất (theo

Kinh Dịch). Song Nho giáo có hạn chế là tách hai rời lao tâm và lao lực ra và

quan niệm người quân tử thì lao tâm còn kẻ tiểu nhân thì lao lực, người laotâm trị người lao lực. Đó chính là quan điểm khinh thị lao lực, chỉ quý trọnglao tâm. Nói theo ngày nay, đó là xem trọng lao động trí óc, xem thường laođộng chân tay.

Khi Nho giáo du nhập vào Việt Nam, nhân dân ta với truyền thống lâuđời của mình, đã đối chọi lại quan điểm trên của Nho giáo, thường chế giễulại rằng: nhất sĩ nhì nông, hết gạo chạy rông, nhất nông nhì sĩ.

Nói đến cần cù, ta dễ nhận thấy nhân dân nước nào cũng có đức tính ấy.Nhưng với Việt Nam, một đất nước đất không rộng, thiên nhiên khắc nghiệt,

66

từ khi dựng nước suốt hàng nghìn năm lịch sử luôn phải chống lại giặc ngoạixâm, nên từ nghìn xưa nhân dân ta đã có truyền thống lao động cần cù, vừasản xuất, vừa chiến đấu. “Các triều đại độc lập thịnh trị đều lấy chữ “cần” làm

phương châm chỉ đạo” [40, tr.161]. Trải qua các triều đại, vị vua nào nhờ khởinghĩa của nhân dân mà được thiên hạ thì lúc đầu rất hay chú ý đến cần kiệmvà cần chính. Tất nhiên sự cần cù đó ở nhiều mức độ, tùy thuộc vào phong tụctập quán, thiên nhiên và sự phát triển của khoa học kỹ thuật. Nhưng không aichối cãi rằng nhân dân Việt Nam rất cần cù, sư cần cù đó thật đặc biệt và vô

cùng sinh động. Ta có thể nhận thấy qua hình ảnh mọi cơ năng của con ngườiViệt Nam đều được dùng để làm việc: đầu đội, vai gánh, tay nhanh nhẹn và

khéo léo, đôi chân chạy như bay. Chỉ với đó thôi đã nói lên được tính cần cù

trong lao động của người Việt Nam nói chung.Nhờ cần cù trong lao động và tiết kiệm trong chi tiêu mà tổ tiên ta đã

xây dựng được một cái nôi dân tộc, tạo thành nơi sinh tụ của giống nòi. Trên

quê hương đó, các cộng đồng dân cư nương tựa vào nhau, đoàn kết một lòng

bám đất, bám làng cùng nhau xây dựng đất nước, tiếp tục cần cù lao động trên

mảnh đất của cha ông. Như vậy, chữ Cần đã tạo thành nơi sinh tụ của dân tộcViệt Nam, đồng thời cũng là cái gốc để duy trì chiếc nôi chung trước áp lực tolớn, lâu dài và liên tục của quân xâm lược.

Các nhà nho xưa quan niệm: Cần trong việc hành chính, cai trị gọi làCần chính. Vua quan các triều đại phong kiến ở Việt Nam đều ý thức đượcđiều này. Phương châm của Cần chính đòi hỏi vua và quan phải vào chầusớm, bãi chầu muộn, phải trực tiếp giải quyết nhanh chóng mọi việc công,không để bê trễ, án tiết không được kéo dài mà không xử, mọi điều kêu ca củanhân dân phải được xem xét và phúc đáp mau lẹ, không để oán hờn chất chứa.Trong tờ chiếu của Lê Lợi do Nguyễn Trãi soạn có đoạn răn đe các quan đừnghoang phí sức dân, đừng sa hoa:

Xây cung thất đẹp, dựng lâu đài cao, thì gây nên thói tục xa hoa.Theo ý mình mà ức lòng người, thì trăm họ oán giận. Trẫm rất thẹn

67

thùng về điều đó, thường nghĩ rằng những cái gì quy mô lớn lao,lộng lẫy đều là tốn phí sức lao khổ của dân. Cứ ở yên như cũ còn

không kham thay, vậy mà văn võ thần liêu định làm đủ những nghilễ đăng điện, yến hạ, thật là không hợp ý trẫm [40, tr.161-162].

Hay khi thay vua để làm bài "răn thái tử ”, Nguyễn Trãi viết:Nếu con xa người trung thực, gần bọn xiểm nịnh, chỉ làm điều mình

thích thú, chỉ chuộng trò ngoạn mục, chẳng theo đức cần kiệm,chẳng nghĩ công gian nan, thì như cổ nhân đã nói: cha đã sắp đặtlàm nhà mà con chẳng chịu đắp nền dựng cột, cha đã siêng chămcày ruộng mà con chẳng chịu gieo giống gặt mùa. Sao cho thành chí

ta? Sao nối được nghiệp ta mà roi truyền mãi mãi? [40, tr.162].

Đặng Huy Trứ trong “Bàn về nạn hối lộ và đức thanh liêm” giải thíchthêm: Cần là một đạo lý, thứ nhất là phải tính xa những việc gì nên lo sớm thì

liệu trước. Thứ hai là phải thức khuya dậy sớm thì mới làm được nhiều việc. Thứba là phải chịu đựng được mọi phiền hà, chịu được khổ. Nếu không vậy, việclàm không được đến nơi đến chốn sẽ bị tổn thất, bị hư hao. Việc gì tự tay làm

được thì phải tự làm lấy và dự kiến khi nào làm xong phải cố gắng hoàn thành.

Như vậy, qua văn học, qua lịch sử Việt Nam, chứng tỏ từ rất lâu đời, từnhiều nghìn năm trước, từ trước khi Nho giáo xâm nhập vào Việt Nam, tổ tiên

chúng ta đã cần cù trong đời sống thực tế, đồng thời cổ vũ cho đức tính cần cù

bằng những câu chuyện có sức sống rất lâu dài. Khi đạo đức Nho giáo dunhập vào Việt Nam, trên cơ sở truyền thống văn hóa Việt, nhân dân ta đã tiếpcận và biến đổi những nội dung cơ bản trong khái niệm Cần của Nho giáo đểxây dựng và làm giàu thêm truyền thống cần kiệm của dân tộc. Nhiều danhnhân, hiền triết, chính khách, thi nhân đã để tâm ca ngợi đức tính cần cù lao

động và cổ vũ cho đức tính lớn ấy xem như một cách hay vào bậc nhất để nên

người, nên nhà và dựng nước.Qua tìm hiểu quá trình du nhập Nho giáo vào Việt Nam và đạo đức

Nho giáo ở Việt Nam, có thể nêu một số nét riêng của đạo đức Nho giáo ViệtNam so với đạo đức Nho giáo Trung Quốc như sau:

68

Thứ nhất, các nhà tư tưởng Việt Nam đã tiếp thu đạo đức Nho giáo thờiHán và thời Tống, nhưng đạo đức Nho giáo Việt Nam không mang tính khắtkhe, nghiêm ngặt như Hán Nho. Người Việt tiếp thu đạo đức Nho giáo trên

nền tảng đạo đức truyền thống vốn có của dân tộc. Nho giáo nói chung và đạođức Nho giáo nói riêng đã thấm sâu vào tâm tư, tình cảm, vào suy nghĩ, hành

động của mọi tầng lớp người Việt dù họ sống ở nơi đô thị tấp nập hay vùng

thôn quê. Đạo đức Nho giáo đã trở thành một nhân tố của đạo đức truyềnthống Việt Nam. Khi vào Việt Nam, Nho giáo đã hòa quyện vào truyền thốngđạo đức vốn có của dân tộc, nó bổ sung và làm cho diện mạo tư tưởng đạođức Việt Nam có thêm sắc thái mới.

Thứ hai, song song với việc tiếp nhận Nho giáo, người Việt còn tiếp

nhận cả những tư tưởng đạo đức hướng thiện của Phật giáo với những nguyên

tắc "từ bi, hỷ xả”. Vì vậy, trong đạo đức của Việt Nam có sự giao thoa của các

quan niệm đạo đức Nho - Phật - Đạo. Sự tác động qua lại này đã làm cho mỗihệ tư tưởng cũng có sự thay đổi. Nội dung của hệ tư tưởng này cũng mangdáng dấp của hệ tư tưởng kia. Nói một cách khái quát, tư tưởng đạo đức NhoViệt vừa chịu ảnh hưởng của những yếu tố tích cực của đạo đức Nho giáoTrung Quốc, vừa kết hợp chặt chẽ với truyền thống đạo đức dân tộc, thậm chícòn nâng quan điểm thân dân lên một tầm cao mới trong tư tưởng đạo đứccủa Nguyễn Trãi, đó là hướng về dân, vì dân.

Thứ ba, đạo đức Nho giáo Việt Nam là sự kế thừa biện chứng đạo đứcNho giáo Trung Quốc, đồng thời vận dụng nó dựa theo yêu cầu của thực tiễnlịch sử xã hội. Đó là sự tiếp nhận có cải biến, vì vậy ở Việt Nam có Nho giáocủa Việt Nam.

Thứ tư, các nhà nho Việt Nam không luận bàn và xây dựng hệ thốnglý thuyết về đạo đức, mà chỉ nêu những yêu cầu đạo đức cụ thể để mọingười thực hiện, nhằm củng cố sự ổn định của gia đình và xã hội. Do đó,đạo đức Nho giáo Việt Nam là đạo đức thực hành, nó chú ý đến thực tiễnhơn là học thuật.

69

Đó chính là những khác biệt căn bản chúng ta có thể rút ra khi nghiên

cứu về vấn đề này.

Tiểu kết chương 2

Trong lịch sử Trung Quốc cổ đại, Nho giáo là một trong những họcthuyết chính trị - đạo đức tiêu biểu nhất. Học thuyết này ra đời nhằm mụcđích ổn định trật tự xã hội. Vì vậy, nội dung cơ bản của Nho giáo là luận bàn

về đạo đức và đề cao vai trò và sức mạnh của đạo đức đối với xã hội. Rõ ràng

trong bất cứ xã hội nào, thời đại nào thì đạo đức luôn giữ vị trí quan trọng, làcái để điều chỉnh hành vi của con người trong các mối quan hệ xã hội. Tuyvậy, Nho giáo cũng vấp phải những hạn chế là quá đề cao đạo đức và cho

rằng đạo đức là nhân tố duy nhất quyết định sự hưng vong, thịnh suy của triềuđại mà quên mất vai trò quyết định của kinh tế, của tồn tại xã hội.

Đạo đức Nho giáo đã xem xét, đánh giá con người thông qua các mốiquan hệ xã hội, đã đặt ra những yêu cầu đạo đức tương đối cụ thể, chỉ rõ trách

nhiệm của cá nhân đối với gia đình, với mọi người và với bản thân. Đặc biệt,Nho giáo đề cao đạo tu thân, coi đây như một yêu cầu quan trọng trong việctu dưỡng đạo đức của mọi người. Giá trị nhân bản nhất của đạo đức Nho giáolà ở việc thi hành Nhân, Nghĩa, Lễ… Mặc dù có chứa đựng nhiều nhân tốhợp lý, nhưng bản thân đạo đức Nho giáo vẫn còn những hạn chế nhất địnhnhư: nêu lên những chuẩn mực đạo đức cứng nhắc, sự tu dưỡng đạo đức bằngphương pháp khắc kỷ nghiêm ngặt, gò bó, trói buộc con người. Vì vậy, nó trởthành nhân tố làm kìm hãm sự vận động và phát triển của xã hội.

Đạo đức Nho giáo Trung Quốc có ảnh hưởng sâu rộng ở Việt Nam.Tuy nhiên, khi truyền nhập vào Việt Nam, nó đã được "Việt hóa” cho phù

hợp với truyền thống văn hóa của dân tộc. Các phạm trù đạo đức Nho giáokhông còn giữ nguyên bản như lúc ban đầu. Đó cũng chính là điểm khác biệtgiữa Nho giáo Trung Quốc và Nho giáo Việt Nam.

70

Chương 3NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG VÀ NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA

VIỆC KẾ THỪA, PHÁT TRIỂN MỘT SỐ PHẠM TRÙ CƠ BẢN CỦAĐẠO ĐỨC NHO GIÁO TRONG TƯ TƯỞNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH

3.1. NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC KẾ THỪA, PHÁT TRIỂNMỘT SỐ PHẠM TRÙ CƠ BẢN CỦA ĐẠO ĐỨC NHO GIÁO TRONG TƯ TƯỞNGĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH

3.1.1. Môi trường gia đình - quê hươngHồ Chí Minh sinh ra trong một gia đình nhà Nho nghèo có truyền

thống yêu nước. Tư tưởng đạo đức của quê hương (nết đất) và của gia đình

(nếp nhà) đã có ảnh hưởng sâu sắc đến tư tưởng đạo đức của bản thân Người.

Những tấm gương gia đình xứ Nghệ và đặc biệt ở ngay trong gia đình Hồ Chí

Minh đã có ảnh hưởng sâu sắc đến tâm hồn, lý tưởng của Người từ lúc sinh

thời đến khi trưởng thành.

Trong bài “Thăm một chiến sĩ cộng sản quốc tế” đăng trên báo “Đốm

lửa” của Liên Xô (cũ), ngày 23 tháng 12 năm 1923, nhà thơ Ôxíp

Manđenstam đã ghi lại lời của Hồ Chí Minh với tác giả như sau: “Đồng chí

cũng biết đấy, Đạo Khổng không phải là một tôn giáo, nói cho đúng hơn thì

đó là một môn dạy đạo đức và phép xử thế. Và xét về căn bản, thì đạo Khổng

cũng thuyết giáo sự hòa mục xã hội” [125, tr.88].

Năm 1935, trong bản tự khai lý lịch của Hồ Chí Minh tại Đại hội lần thứ

7 Quốc tế Cộng sản ở Matxcơva, Người ghi:

- Thành phần xuất thân: gia đình trí thức.

- Trình độ học vấn: tự học [Trích theo 4].

Hồ Chí Minh tự giới thiệu rằng, Người xuất thân từ một “gia đình trí

thức” Việt Nam, điều ấy có nghĩa vào cuối thế kỷ XIX sang đầu thế kỷ XX,trong tuổi thiếu niên, Người đã theo học nền Nho học vẫn lưu truyền hàng

nghìn năm với các Tứ thư, Ngũ kinh của Đạo Khổng. Hồ Chí Minh đã nêu rõ,

71

ở khắp nước ta lúc đó, khi nền tân học chưa hình thành trên đất Việt Nam,thanh niên trong các “gia đình nhà Nho” đều chỉ có thể theo học Đạo Khổng.Ở nước ta, trong những năm đèn sách của Người thời trẻ, các thanh niên đều“tự học” với các thầy dạy “tại gia” trong những lớp học ngay ở nhà thầy (cácông đồ) hoặc tại gia đình mình, khi Việt Nam chưa có một hệ thống trườngquốc lập. Cũng như hàng nghìn năm trước đó, nền Quốc học của ta theo ĐạoKhổng vẫn thông qua nền gia giáo ấy, với bút nghiên và chữ Nho, lấy Tứ thư,Ngũ kinh làm sách giáo khoa cơ bản.

Tại Việt Nam, đối với các gia đình nhà Nho, vấn đề giòng dõi tức gia thếcó ý nghĩa quan trọng về nguồn gốc xuất thân như Hồ Chí Minh đã tự giớithiệu khi còn trẻ. Gia thế có nghĩa là sự kế truyền của các thế hệ trong giađình, và đối với các gia đình đó thì tầm quan trọng của gia thế là ở sự kếtruyền nền Nho học mang tư tưởng nhân nghĩa. Cho nên, khi Hồ Chí Minh tựgiới thiệu rằng Người xuất thân từ một gia đình nhà Nho, điều ấy cũng đã

đồng thời nêu lên cả gia thế của Người trong thời niên thiếu, với nền Nho họcmà Người được thừa kế.

Cụ tú Hoàng Xuân Đường, ông ngoại của Người là một nhà Nho thanh

bạch, dạy học tại gia và có nhiều trò đỗ cao. Thân phụ của Người là ông NguyễnSinh Sắc đã đỗ cử nhân và phó bảng, vốn nổi tiếng là một bậc túc nho, có họcvấn uyên thâm và đạo đức cao thượng. Mẹ của Người là bà Hoàng Thị Loan, khicòn trẻ đã được cha mẹ trực tiếp dạy cho học sách Nho. Chị cả của Người làNguyễn Thị Thanh tức Bạch Liên, tuy không được học nhiều như hai em trai,nhưng cũng rất thông hiểu chữ Nho và đạo Nho do bà ngoại và mẹ dạy bảo. Anhtrai của Người là Nguyễn Sinh Khiêm tức Nguyễn Tất Đạt đã được học một lớpvới em do chính người cha ngồi dạy tại gia ngay giữa kinh đô Huế, và cũng đã

học đủ cả Tứ thư và Ngũ kinh tuy không đi theo đường khoa bảng.Như vậy, trong những năm ấu thơ, Người đã được nuôi dưỡng theo

truyền thống gia thế tốt đẹp đó. Sống bên cạnh người cha làm nghề dạy học,Người được cha giảng dạy những sách kinh điển của Nho giáo, được nghe cha

72

và bạn bè của cha bàn luận về những tư tưởng triết học và đạo đức trong cácsách vở thời xưa. Trong thời gian và môi trường ấy, Người nắm được nhữngquan điểm cơ bản của Nho giáo. Người am hiểu và thuộc lòng những bài thơhay của Lý Bạch, Đỗ Phủ (Trung Quốc) và của Nguyễn Trãi, Nguyễn Du (ViệtNam). Nên không phải ngẫu nhiên về sau, Người có nhiều nhận định sâu sắc vềgiáo lý của Khổng Giáo, cũng không phải ngẫu nhiên mà Người viết báo và sáng

tác cả một tập thơ bằng tiếng Trung Quốc (tập Nhật ký trong tù).

Đối với quê hương Hồ Chí Minh, tỉnh Nghệ An, trước hết đó là vùng

đất nổi tiếng Nho học sau thì nổi tiếng là vùng cách mạng. Quê hương đã

trang bị cho Người một vốn tri thức Hán học, Quốc học và tấm lòng yêu nướcnồng nhiệt. Quê hương của Người cũng là nơi tập trung nhiều di tích lịch sửgắn liền với truyền thống cứu nước của dân tộc: với Núi Chung là nơi VươngThúc Mậu họp nghĩa quân cắt máu ăn thề, dựng cờ Cần Vương theo hịchHàm Nghi; với Giếng Cóc, với ao làng Sen, với nghĩa quân anh hùng NguyễnSinh Quyên đã dũng cảm hy sinh cho quê hương đất nước. Phía tây núiChung là nơi Mai Hắc Đế xây thành Vạn An sau khi đánh đuổi quân đô hộnhà Đường; Phía bắc núi Chung là nơi nghĩa quân tế cờ mở đầu khởi nghĩaGiáp Tuất của văn thân, từ đó kéo ra chiếm Diễn Châu; Phía đông là quê

hương của Quang Trung - Nguyễn Huệ. Quê hương của Người đúng là vùng

tập trung nhiều di tích lịch sử cứu nước. Sinh ra và lớn lên ở đó, Người sớmcó điều kiện để nung nấu lòng yêu nước chống ngoại xâm.

Vùng đất này tuy khô cằn sỏi đá nhưng con người thì cần cù tiết kiệm.Viết về “dòng sông văn hóa” xứ Nghệ, GS.Ninh Viết Giao đã trích trong

“Nghệ An ký”: “xứ Nghệ An đất xấu dân nghèo kém xa bốn trấn, nhưngphong tục mà được thuần hậu là nhờ ở chỗ đó, vì nghèo nên tập được tinhthần nhẫn nại, chịu đựng gian khổ, lấy sự cần kiệm tiết ước làm đầu” [41,

tr.21-22]. Chính vì thế đã hình thành nên trong con người Hồ Chí Minh một ýchí, nghị lực, bản lĩnh phi thường để vượt qua bao gian nan khó nhọc trên con

đường cứu nước sau này.

73

Tắm gội trong dòng sông văn hoá đó, Bác Hồ, với trí thông minhtuyệt vời, nghị lực lớn lao và lòng yêu nước nảy nở sớm ngay từ nhỏđã thu vào mình những tinh hoa của xứ sở, những trăn trở của khổđau, những ưu tư dào dạt, những mơ ước khát khao, những căm uấtgiận hờn, những quyết tâm sắt đá của bao kiếp sống, bao nỗi niềmquê hương đã được thể hiện trong văn học dân gian, văn học thành

văn, nhất là trong cuộc sống mà dòng sông văn hoá đã mang theo...

... Khi đã trở thành Chủ tịch Hồ Chí Minh, Bác vẫn giữ cái nếp cầnkiệm, thanh bạch, giản dị bất kể hoàn cảnh nào. Một con người sốngmấy chục năm xa nơi chôn nhau cắt rốn mà không bao giờ quên

phong vị thân thuộc của tương Nam Đàn, cà Nghi Lộc, cá kho khô,bát nước vối và nhớ đến chợ Sa Nam, làng Đông sơn, xã Hữu Biệt,rú Ngọc Đình... [41, tr.23].

3.1.2. Môi trường Hán học - Quốc họcKhi giới thiệu thành phần xuất thân từ một gia đình trí thức Việt Nam,

Hồ Chí Minh muốn đề cập đến một phần nguồn gốc văn hóa của mình là Nho

học, rộng hơn là Hán học. Vì vậy, khi nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh,chúng ta phải chú ý đến tác động của Hán học. Hồ Chí Minh thời trẻ, trướckhi đi Tây Âu tìm đường cứu nước đã có đủ mười năm đèn sách và đã đạttrình độ cao về Nho học. Chính vì học không phải để đi thi, đi thi để làm

quan, cho nên Người đã học Nho giáo một cách phóng khoáng, sâu sắc.Người không học để đi thi, không phải đường làm quan qua thi cử bế tắc, HồChí Minh học cha mà không theo đường thi cử làm quan như cha, vả lại nhưông Sinh Sắc thường nói: Quan trường là “nô lệ trung nô lệ”. Hồ Chí Minh đã

là người yêu nước từ rất trẻ, truyện kể về Sào Nam trong “Biên niên” còn ghirằng, Hồ Chí Minh đã từng xin đối đáp câu thơ của Viên Mai mà Phan BộiChâu ngâm trong lúc ngà ngà say rượu:

“Mỗi phạn bất vong duy trúc bạch Lập thân tối hạ thị văn chương”

74

(nghĩa là: mỗi bữa không quên ghi sử sách Lập thân thấp nhất là văn chương)

Khi Hồ Chí Minh bắt đầu đi học thì hai người thầy chính của Người là

danh sư Vương Thúc Quý và cha là Nguyễn Sinh Sắc, nhưng Người học

nhiều nhất là với cha của mình. Đi đâu Người cũng được cha dắt theo, kể cả

khi cha đi dạy ở xứ Thanh. Tuy nhiên, Người chỉ học Nho với thầy ở mức độ

nào đó, còn Người tự học là chính. Tự học là truyền thống của gia đình Hồ

Chí Minh như chúng ta đã biết. Khi vào trường Pháp - Việt ở Huế, Người vẫn

tiếp tục học Nho với người cha là cử nhân, phó bảng Nguyễn Sinh Sắc.

Do yêu cầu của cách mạng, Hồ Chí Minh từng sống và làm việc ở Trung

Quốc nhiều thời kỳ, cộng lại khoảng 10 năm. Trong thời gian đó, Người vẫn

tiếp xúc với văn hoá Trung Quốc, vẫn bổ sung thêm vốn văn hoá Trung Quốc

như dịch và viết báo bằng tiếng Trung..., sự am hiểu sâu sắc Nho học ở Hồ

Chí Minh lại được bắt nguồn từ trí tuệ thông minh siêu việt: học ít, hiểu

nhiều, biết kế thừa có chọn lọc. Vì hiểu Nho rất sâu, rất rộng nên Người biết

rõ những nhược điểm, những sai lầm của Nho giáo để loại bỏ và chọn lọc lấy

những ưu điểm của nó.

Bên cạnh Hán học, nền quốc học Việt Nam đã trang bị cho tuổi trẻ Hồ

Chí Minh một căn bản truyền thống yêu nước, thương dân và niềm tự hào dân

tộc. Nói về cội nguồn tư tưởng Hồ Chí Minh, thì nền Quốc học Việt Nam

phải chiếm một vị trí trước tiên. Quốc học Việt Nam là một “dòng sông văn

hoá, trong đó Hồ Chí Minh thời trẻ từng tắm gội trong suốt hai mươi năm”

[41, tr.24]. Quốc học bao gồm lịch sử dân tộc, văn học nghệ thuật dân tộc, địa

lý nước nhà, phong tục tín ngưỡng, tư tưởng của đồng bào... được lưu truyền

bằng những tài liệu thành văn hay không thành văn (truyền miệng), bằng chữ

Hán hay chữ Nôm, bằng sách vở hay bằng đền đài di tích. So với Hán học thì

có lẽ Quốc học của người Việt không phong phú bằng nhưng nó vừa đủ so

với nhu cầu xây dựng đất nước, con người và là cái riêng của người Việt.

75

Nếu làm phép so sánh ta thấy văn hoá Hán quá đồ sộ nên dễ làm ngườita choáng ngợp, khiến các nhà nho Việt Nam lúc ấy đã đánh giá Quốc họcViệt Nam chưa đúng mức, có thái độ xem thường Quốc học. Cho đến thời vuaTự Đức còn thấy hiện tượng ấy:

“Nước Việt ta vốn là một nước văn hiến lâu đời, nếu người ta biết lưu ý

biên tập, sau trước nối tiếp, đời nào có sử đời ấy, điều hay điều dở có thể kiểmnghiệm được, thì không lẽ nào có một mình Bắc sử được lưu hành mà thôi. Ấy

thế mà người ta không chú ý, hễ động một tý thì dẫn điển tích Bắc sử. Đành rằngviệc ấy là bất đắc dĩ, nhưng chính là bởi tại người” [41, tr.24-25].

Có thể thấy rằng thời Nguyễn tuy ngắn nhưng trong lĩnh vực quốc sử và

quốc văn có nhiều tác phẩm lớn hơn hết so với tất cả các triều đại trước, nhấtlà các tác phẩm về sử học. Sử viết theo lối bác học có “Khâm định thông giámcương mục”, viết theo lối phổ thông có “Đại Nam quốc sử diễn ca” và hàng

chục đầu sách khác. Quốc sử chưa bao giờ được chú trọng bằng lúc này. Chỉdụ số 1 cho sử thần soạn bộ “Cương mục” của Tự Đức, có đoạn chứng tỏ rằngvào thời này, quốc học (trong đó có sử học, văn học) được chú trọng:

Gần đây, việc học quốc sử chưa có mệnh lệnh bắt phải gia công, chonên học trò đọc sách hoặc làm văn chỉ có sử Trung Quốc, ít người đoáihoài đến sử nước ta. Việc đời cổ đã lờ mờ lấy gì làm kinh nghiệm chođời nay?....Đạo sở dĩ chưa được sáng tỏ, nguyên nhân chẳng phải vì sửcũ (của nước ta) chưa được đầy đủ đó sao? [41, tr.25].

Hồ Chí Minh sinh ra và lớn lên trong một thời kỳ lịch sử mà Quốc họcđã được kẻ sĩ và cả triều đình nhận thấy rõ tầm quan trọng như là một công cụkhông có gì thay thế để cho “đạo học sáng tỏ”, như là một vũ khí sắc béntrong cuộc đấu tranh một mất một còn với đế quốc phương Tây xâm lược.Tiêu biểu ở đầu thế kỷ XX việc trở về với Quốc học, dùng Quốc học làm vũkhí đấu tranh giải phóng dân tộc là nhà chí sĩ yêu nước Phan Bội Châu, làđồng hương của Hồ Chí Minh, là người mà Hồ Chí Minh thuở nhỏ đã có

nhiều dịp nghe diễn giảng.

76

Khi còn trẻ, Hồ Chí Minh đã đọc thông viết thạo chữ Hán và chữ Nôm.Với Người, không có gì khó khăn để đọc các sách được lưu hành hay có sẵntrong nhà các cụ túc nho của xứ Nghệ, trong các thư viện Huế, như “Đại Namquốc sử diễn ca”, “Cương mục”, “Thực Lục”, “Liệt truyện”.... Hồ Chí Minh,khi còn trẻ cũng nổi tiếng là người ham mê quốc sử, quốc văn bởi Người nhậnthức rõ: học quốc sử và quốc văn là cách hay nhất để vun trồng chủ nghĩa yêu

nước, lòng tự hào dân tộc. Ngay từ hồi còn bé, Người đã có một niềm đam mê

với việc đọc sách, đặc biệt là sách hay, sách quý. Hồ Chí Minh cũng rất thôngthuộc sử Việt Nam. Sau 30 năm bôn ba hải ngoại tìm đường cứu nước, khi vềCao Bằng, không có một quyển sách trong tay, chỉ nhờ vào trí nhớ của mình

Người đã viết lịch sử Việt Nam bằng thơ lục bát để truyền bá cho đồng bào

địa phương, đồng thời giáo dục cán bộ Việt Minh.Sinh ra trong một gia đình nhà Nho, từ tuổi thơ ấu Hồ Chí Minh đã được

nuôi dưỡng trong một môi trường Nho giáo, lại lớn lên trên một vùng quê mà

dấu ấn Nho giáo từ lâu đã trở thành nét khu biệt. Điều này đã tác động mạnhmẽ đến sự hình thành và phát triển tư tưởng đạo đức của Người về sau.

3.1.3. Truyền thống văn hóa dân tộc và yếu tố chủ quan Hồ Chí MinhCác giá trị văn hóa truyền thống dân tộc hình thành gắn với điều kiện

lịch sử cụ thể của Việt Nam trải qua hàng ngàn năm lịch sử. Đó là kết quả và là

động lực to lớn của quá trình dựng nước, giữ nước và phát triển đất nước của dântộc mang đậm nét đặc thù của sự phát triển xã hội trong lịch sử Việt Nam.

Dựa vào tiêu chí xác định giá trị, giá trị văn hóa và từ quan điểm củaĐảng ta cũng như của các nhà khoa học, có thể khẳng định các giá trị văn hóatruyền thống cơ bản của dân tộc ta bao gồm: Chủ nghĩa yêu nước; lòng

thương yêu, quý trọng con người; tinh thần đoàn kết, ý thức cộng đồng; đứctính cần kiệm; lòng dũng cảm, bất khuất; đức tính khiêm tốn giản dị, trungthực, thủy chung, lạc quan... .

Chủ nghĩa yêu nước là tiêu điểm của các tiêu điểm, giá trị của các giá trị,là động lực tình cảm lớn nhất của đời sống dân tộc, đồng thời là bậc thang cao

77

nhất trong hệ thống giá trị đạo đức của dân tộc ta. Chủ nghĩa yêu nước là tình yêu

đối với đất nước, lòng trung thành với Tổ quốc biểu hiện ở khát vọng và hành

động tích cực để phục vụ và đem lại nhiều lợi ích cho Tổ quốc và nhân dân.

Yêu nước là tình cảm thiêng liêng của nhân dân ta từ xưa đến nay. Đốivới Hồ Chí Minh, lòng yêu nước trước hết phát triển từ những tình cảm bình

dị và gần gũi đối với những người ruột thịt, dần phát triển thành tình cảm gắnbó với làng xóm, quê hương và cao hơn hết là tình yêu Tổ quốc, lòng tự hào

dân tộc. Trước hết, cần khẳng định rằng, Hồ Chí Minh ra đi tìm con đườnggiành lại độc lập tự do cho Tổ quốc với tấm lòng của một người Việt Namyêu nước. Tinh thần yêu nước của Người được hun đúc bằng truyền thốngyêu nước với bề dày hàng nghìn năm lịch sử của cha ông. Được hình thành

trong quá trình dựng nước, trong đấu tranh và bảo vệ nền độc lập, thoát khỏisự đô hộ của ngoại bang, chủ nghĩa yêu nước truyền thống Việt Nam nổi bật ởtính cố kết cộng đồng chặt chẽ giữa nhà - làng - nước để bảo vệ đất nước, bảovệ độc lập, thống nhất dân tộc, bảo vệ cuộc sống cộng đồng và sự trường tồncủa nền văn hoá dân tộc. Tinh thần yêu nước đã trở thành đạo lý, triết lý sống,niềm tự hào của con người Việt Nam, khởi đầu từ lòng tự hào về “Dân tộc talà con Rồng cháu Tiên, có nhiều người tài giỏi đánh Bắc dẹp Nam, yên dân trịnước tiếng để muôn đời" [81, tr.255]. Tiếp đó là ý thức về quyền độc lập dântộc, bắt đầu từ “Nam quốc sơn hà Nam đế cư” của thời Lý cho đến ý chí quyếttâm “Sát Thát” ở đời Trần, tinh thần quyết chiến của Quang Trung - NguyễnHuệ “Đánh cho phiến giáp bất hoàn/Đánh cho sử tri Nam quốc anh hùng chi

hữu chủ”, từ triết lý “Nước là của chung chứ không phải của một dòng họnào” của nhà giáo, nhà tư tưởng Nguyễn Bỉnh Khiêm đến quan điểm “nhà

nước của dân vì dân, do dân” và “lòng căm ghét bọn xâm lược”.

Về lòng yêu nước của dân tộc Việt Nam, sau này Hồ Chí Minh đã từngnhận xét: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thốngquý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấylại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua

78

mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướpnước” [85, tr.38].

Truyền thống yêu nước của dân tộc ta cũng gắn bó chặt chẽ với lòng yêu

thương và quý trọng con người, nhất là người lao động. Tình yêu thương conngười của dân tộc Việt Nam thấm đượm trong các mối quan hệ giữa các thành

viên trong gia đình, được phát triển trong quan hệ giữa gia đình, làng xóm và

mở rộng ra cả cộng đồng dân tộc. Lấy tình thương yêu làm cơ sở cho cách xửthế ở đời là triết lý sống của người Việt Nam. Người Việt coi trọng tình nghĩahơn lễ nghĩa. Trong gia đình, thương yêu là một tình cảm tự nhiên như chamẹ thương yêu con cái va con cái khi đã trưởng thành phải có trách nhiệmchăm sóc cha mẹ khi già yếu. Vợ chồng là những người chủ yếu xây dựng tổấm gia đình, cùng nhau chia ngọt xẻ bùi nên ăn ở với nhau phải như “bát nướcđầy”, không hề nghĩ đến chuyện thiệt hơn. Anh em trong nhà phải “như thểchân tay” coi “anh thuận, em hòa, là nhà có phúc”. Đối với người dưng thì

phải biết giúp đỡ khi họ gặp khó khăn hoạn nạn, bênh vực kẻ yếu với thái độvô tư khi họ bị kẻ mạnh áp bức.

Trải qua hàng ngàn năm dưới ách thống trị của phong kiến, cuộc sốngcủa nhân dân lao động nước ta vô cùng cực khổ. Chính sách nô dịch, cướpbóc của bọn thống trị nước ngoài, sự bóc lột dưới nhiều hình thức của bọn địachủ phong kiến trong nước cùng với điều kiện tự nhiên không thuận lợi nhưbão lụt, hạn hán, mất mùa, các loại dịch bệnh.... , đã đè nặng lên cuộc sốngcủa nhân dân lao động nước ta. Trước tình cảnh đó, họ cảm thấy thương mình

và thương những người có cùng cảnh ngộ như mình. Mọi người đồng cảm vớitừng nỗi đau của người khác, sẵn sàng “nhường cơm sẻ áo” cho nhau với tinhthần “lá lành đùm lá rách”, “lá rách ít đùm lá rách nhiều”. Tư tưởng “thươngngười như thể thương thân” ấy được nhân dân ta tôn trọng giữ gìn và chuyểngiao qua các thế hệ, trở thành một truyền thống tốt đẹp của nhân dân ta.

Trong cuộc sống, người Việt coi trọng sự dung hòa “chín bỏ làm mười”để tạo nên sự gắn bó lâu dài. Người Việt Nam coi trọng tình nghĩa nên không

79

tha thứ chuyện bạc tình, bạc nghĩa theo kiểu “ăn cháo đá bát” ngay cả đối vớinhững người ruột thịt. Thương yêu và quý trọng con người, đề cao con ngườivới lòng tự hào chân chính về sức mạnh và vẻ đẹp của nó là phẩm chất đạođức cao đẹp của nhân dân ta. Vì giàu lòng thương yêu con người nên khi bịchà đạp, nhân dân ta luôn sẵn sàng đứng lên đấu tranh giành lấy quyền sốngcho mình. Trong suốt trường kỳ lịch sử, dân tộc ta luôn đứng trước nguy cơ bịxâm lược và đồng hóa. Vì vậy, nhân dân ta hiểu rất rõ quyền sống của mình

gắn bó với vận mệnh của Tổ quốc và dân tộc. Đạo làm người của nhân dân tatrước hết là yêu nước và dám xả thân vì nước. Con người yêu nước và con

người thương dân gắn bó chặt chẽ với nhau. Yêu nước và cứu nước là để đemlại quyền sống trong độc lập tự do của con người. Thương yêu con ngườitrước hết là yêu nước và cứu nước. Nước không có độc lập thì nhân dân

không thể có tự do, hạnh phúc. Chống áp bức, bất công, thần quyền, quânquyền, đả kích những ràng buộc khắt khe của đạo đức phong kiến là để đemlại quyền sống chân chính của con người.

Lòng yêu thương con người truyền thống của dân tộc ta còn bao hàm cảlòng vị tha với những kẻ lầm đường lạc lối, biết lập công chuộc tội, trở về vớichính nghĩa và mở đường hiếu sinh với kẻ thù một khi chúng đã bị thất bại.Lòng yêu thương con người truyền thống của dân tộc ta là cơ sở của lòng

yêu chuộng hòa bình và tình hữu nghị giữa các dân tộc. Trong quan hệbang giao với các nước láng giềng, nhân dân ta bao giờ cũng trọng tình hòa

hiếu, cố gắng tránh xảy ra những xung đột dẫn đến cảnh “máu chảy, đầurơi”, tận dụng mọi cơ hội để giải quyết hòa bình các cuộc xung đột giữanước mình với các quốc gia láng giềng. Lòng yêu thương con người truyềnthống của dân tộc ta thấm nhuần tinh thần lạc quan, tin tưởng ở sức mạnhcủa con người và sự thắng lợi của chính nghĩa với phi nghĩa, của cái đẹp,cái thiện, cái đúng với cái xấu, cái ác, cái sai. Đó là nguồn lực tinh thần tolớn giúp nhân dân ta vượt qua mọi khó khăn thử thách, từng bước vươn lênlàm chủ cuộc sống của mình.

80

Bên cạnh lòng thương yêu quý trọng con người, ý thức cộng đồng, tình

thần đoàn kết là nhân tố tinh thần hợp thành động lực thúc đẩy quá trình phát

tiển của lịch sử dân tộc Việt Nam.Tinh thần đoàn kết bắt nguồn từ chủ nghĩa yêu nước và là biểu hiện của

chủ nghĩa yêu nước. Nhờ đoàn kết mà cha ông ta đã tạo nên sức mạnh tổnghợp của cả cộng đồng dân tộc trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Nhờ đoàn

kết, cha ông ta đã sáng tạo nên nền văn minh sông Hồng, đặt cơ sở cho toàn

bộ tiến trình phát triển về sau của đất nước. Đoàn kết giúp nhân dân ta vượtqua những thử thách khắc nghiệt của thiên nhiên, phát triển sản xuất để phụcvụ đời sống của mình. Từ thực tiễn cuộc sống, cha ông ta đã nhận thức sâusắc rằng: “đoàn kết thì sống, chống lại thì chết”, “một cây làm chẳng nên non.

Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”. Tinh thần đoàn kết đó là sức mạnh để nhândân ta đánh thắng mọi thế lực ngoại xâm. Lịch sử cũng chứng minh rằng,đứng trước các thế lực ngoại xâm mà không thực hiện đoàn kết dân tộc thì sựnghiệp giữ nước sẽ thất bại. Thất bại của nhà Hồ trong cuộc kháng chiếnchống quân Minh đầu thế kỷ XV là một ví dụ tiêu biểu.

Ý thức cộng đồng là sự thống nhất cao độ giữa chủ nghĩa yêu nước và

chủ nghĩa nhân đạo, yêu thương con người. Đây là một điểm tựa tinh thầnvững chắc, một động lực mạnh mẽ trong sự nghiệp giải phóng dân tộc cũngnhư trong sự nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Điều mà sau này,

Hồ Chí Minh khẳng định: ‘Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công,

thành công, đại thành công” [91, tr.119]. Trước lúc đi xa, Người còn khẳngđịnh: “ Đoàn kết là một truyền thống cực kỳ quý báu của Đảng và của dân ta”[93, tr.611], và yêu cầu mỗi cán bộ đảng viên từ trung ương đến địa phương:

... “cần phải giữ gìn sự đoàn kết, nhất trí của Đảng như giữ gìn con ngươi củamắt mình” [93, tr.611].

Thực tế từ chính cuộc đời Người cho thấy, từ ngày còn bé Hồ Chí Minh

đã được nuôi dưỡng trong truyền thống yêu nước và đấu tranh bất khuất củagia đình, của quê hương sông Lam núi Hồng “địa linh, nhân kiệt”. Người

81

được thừa hưởng trí tuệ uyên bác của người cha là cụ Phó bảng Nguyễn SinhSắc và ảnh hưởng, hấp thụ những bài học về lòng nhân ái, đức hy sinh cao cảcủa mẹ là bà Hoàng Thị Loan. Cùng với trí thông minh thiên bẩm hơn người,lại được rèn cặp nghiêm khắc theo phong cách cổ học phương Đông (cụ thể lànhững giáo lý của Nho giáo). Những năm tháng thơ ấu, Người đã chứng kiếncảnh nước mất, nhà tan, đời sống nhân dân lầm than, cơ cực dưới sự thống trịhà khắc và tàn bạo của thực dân Pháp. Các cuộc đấu tranh do các tầng lớp sĩphu yêu nước lãnh đạo liên tiếp nổ ra: phong trào kháng Pháp của TrươngĐịnh, Nguyễn Trung Trực, đặc biệt là phong trào Cần Vương do Tôn ThấtThuyết khởi xướng. Tuy chiến đấu rất anh dũng nhưng rồi các phong trào trên

cũng lần lượt bị đàn áp. Thất bại của phong trào Cần Vương chính là cái mốcđánh dấu sự phá sản hoàn toàn của thời kì đấu tranh chống Pháp giành độc lậpdân tộc dưới khẩu hiệu “phò vua cứu nước” nằm trong hệ tư tưởng phongkiến. Nó chứng tỏ giai cấp phong kiến đã không còn đủ uy tín và lực lượng đểgiải quyết vấn đề giữa dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp.

Đoạn tuyệt với con đường cứu nước phong kiến, những sĩ phu yêu nướcđầu thế kỷ XX hướng ra nước ngoài tìm đến những con đường cứu nước mớiđể mong được giải phóng. Trong khi cụ Phan Bội Châu sang Nhật Bản tìmcon đường Duy Tân, sang Trung Quốc tìm con đường cách mạng Tân Hợi(1911) thì cụ Phan Châu Trinh lại hướng theo con đường nghị viện tư sản củacác nước phương Tây. Những con đường đó tuy có màu sắc khác nhau nhưngđều đi theo con đường dân chủ tư sản, không phù hợp với tình hình Việt Namlúc bấy giờ. Trong bối cảnh như vậy, phải có những con người ưu tú với trítuệ mẫn cảm và tầm nhìn vượt lên trên những hạn chế của điều kiện lịch sửtrong nước mới có khả năng tìm ra con đường giải phóng dân tộc Việt Nam.

Hồ Chí Minh hội tụ đủ những điều kiện đó: với đầu óc thông minh sáng suốt,năng lực tư duy độc lập, sáng tạo, học vấn uyên bác, năng lực phân tích, sosánh, đối chiếu, tổng hợp sâu sắc; có sự khổ công rèn luyện nhằm chiếm lĩnhvốn tri thức đồ sộ của nhân loại; có tấm lòng yêu nước, thương dân và tự hào

82

về truyền thống lịch sử, văn hóa của dân tộc kết hợp với ý chí nghị lực phithường đã quyết định việc Hồ Chí Minh tiếp thu, chọn lọc, chuyển hóa, pháttriển những tinh hoa của dân tộc và nhân loại thành tư tưởng đặc sắc, độc đáocủa mình.

Là người ý thức được vai trò quan trọng của Nho giáo trong đời sốngtinh thần người Việt, từng chứng kiến những hành vi yêu nước và chống giặcđầy nhiệt tình và khí phách của nhân dân. Hồ Chí Minh với ý thức giữ gìn

bổn phận phép tắc trước nhiệm vụ cứu dân cứu nước, Người đã tiếp thunhững truyền thống văn hóa của dân tộc thể hiện trong sinh hoạt của nhân dânvà chứa đựng trong nhiều câu chữ của Nho giáo.

Hồ Chí Minh có tiếp thu đạo đức Nho giáo, nhưng là đạo đức Nho giáocủa những người yêu nước, qua bổn phận trung hiếu của người dân đối với sựmất còn của dân tộc. Điều này chứng minh vì sao Hồ Chí Minh thường dùng

ngôn ngữ của Nho giáo để khuyên răn về đạo lý. Ngôn ngữ Nho giáo đã quá

quen thuộc với dân tộc ta, đã trở thành một phần máu thịt của người Việt, nóđã được Việt hoá theo tinh thần của người Việt. Hồ Chí Minh rất hiểu xã hộiViệt Nam, một xã hội đã chịu ảnh hưởng sâu đậm Nho giáo, nên Người đã có

cách chắt lọc và khai thác đúng mức kết hợp với tinh thần sáng tạo và phát

triển những phạm trù đạo đức của Nho giáo cho phù hợp với yêu cầu mới củacách mạng.

Hồ Chí Minh bắt gặp chủ nghĩa Mác - Lênin, tìm ra con đường cứunước cho dân tộc. Nhưng Hồ Chí Minh không học theo chủ nghĩa Mác -

Lênin một cách máy móc. Người học tinh thần đầy sáng tạo của chủ nghĩaMác - Lênin, chủ nghĩa Mác - Lênin đã cung cấp cho Hồ Chí Minh phươngpháp làm việc và cách suy nghĩ biện chứng. Bởi thế, những câu nói của HồChí Minh trước quần chúng nhân dân, bằng những khái niệm phạm trù quen

thụôc của đạo đức Nho giáo đã mang nội dung mới, có tính sáng tạo độc đáo.Điểm lại những phạm trù cơ bản của đạo đức Nho giáo, ta sẽ thấy Hồ

Chí Minh có chịu ảnh hưởng, nhưng lại có cách riêng trong việc tiếp thu và sử

83

dụng. Cái riêng này có phần giống như cách Mác tiếp thu phép biện chứngcủa Hêghen. Chính Hồ Chí Minh đã dùng hình ảnh và cách nói của Mác: phảiquay ngược lại đạo đức của Khổng, Mạnh cho nó hướng vào nhân dân.

3.1.4. Yêu cầu giáo dục đạo đức cách mạng cho cán bộ, đảng viên

Hồ Chí Minh luôn quan tâm đến giáo dục đạo đức cho mọi đối tượng,trên mọi lĩnh vực của hoạt động của con người, trong các mối quan hệ, ở mọiphạm vi, trong đó, Người đặc biệt quan tâm đến giáo dục đạo đức cách mạngcho cán bộ, đảng viên. Ngay từ những ngày đầu giữ cương vị lãnh đạo caonhất, Hồ Chí Minh đã nhận thấy những nguy cơ sa sút về đạo đức của đội ngũnày nên Người đã thường xuyên nêu những lời răn dạy về đạo đức và phươngpháp để rèn luyện đạo đức.

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng chỉ ra: "Hiện nay, chủ nghĩa cá nhân đangám ảnh một số đồng chí. Họ tự cho mình cái gì cũng giỏi, họ xa rời quần chúng,không muốn học hỏi quần chúng mà chỉ muốn làm thầy quần chúng” [89, tr.609].

Có ít nhiều thành tích thì họ muốn Đảng "cảm ơn ” họ. Họ đòi ưuđãi, họ đòi danh dự và địa vị. Họ đòi hưởng thụ. Nếu không thỏamãn yêu cầu của họ thì họ oán trách Đảng, cho rằng họ "không có

tiền đồ ”, họ "bị hy sinh ”. Rồi dần dần họ xa rời Đảng, thậm chíphá hoại chính sách và kỷ luật của Đảng [89, tr.607].

"Họ phê bình người khác mà không muốn người khác phê bình họ; họkhông tự phê bình hoặc phê bình một cách không thật thà, không nghiêm

chỉnh. Họ sợ tự phê bình thì sẽ mất thể diện, mất uy tín” [89, tr.608].

Họ mang nặng chủ nghĩa cá nhân, việc gì cũng nghĩ đến lợi ích

của mình trước hết. Họ không lo "mình vì mọi người ” mà chỉmuốn "mọi người vì mình. Do cá nhân chủ nghĩa mà họ ngại giankhổ, khó khăn, sa vào tham ô, hủ hóa, lãng phí, xa hoa. Họ thamdanh, trục lợi, thích địa vị, quyền hành. Họ tự cao tự đại, coithường tập thể, xem khinh quần chúng, độc đoán, chuyên quyền.Họ xa rời quần chúng, xa rời thực tế, mắc bệnh quan liêu mệnh

84

lệnh. Họ không có tinh thần cố gắng vươn lên, không chịu học tậpđể tiến bộ [93, tr.546-547].

Hồ Chí Minh đã khái quát một cách khá đầy đủ những biểu hiện củachủ nghĩa cá nhân và chỉ rõ rằng, chủ nghĩa cá nhân đang tấn công vào không

ít cán bộ, đảng viên, đang gây ra những tác hại to lớn cản trở sự nghiệp xâydựng chủ nghĩa xã hội.

Trước thực trạng đó, tư tưởng về đạo đức cách mạng và giáo dục, rèn

luyện đạo đức cách mạng cho cán bộ, đảng viên giữ một vị trí đặc biệt quantrọng. Trong quan niệm của Hồ Chí Minh, đạo đức cách mạng là nền tảng, làgốc, là nguồn lực của người cách mạng, là cơ sở để cán bộ, đảng viên hoàn

thành nhiệm vụ. Người chỉ rõ: "Cũng như sông thì có nguồn mới có nước,không có nguồn thì sông cạn. Cây phải có gốc, không có gốc thì cây héo.

Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì dù tài giỏi mấy cũngkhông lãnh đạo được nhân dân” [83, tr.292]. Hơn thế, Hồ Chí Minh còn nhấnmạnh: đạo đức cách mạng không chỉ là cái gốc của người cách mạng, mà còn

là một nhân tố giúp cho người ta có đầu óc trong sạch, sáng suốt, dễ hiểu lýluận, dễ tìm phương hướng, biết xem người, biết xét việc.

Hồ Chí Minh rất coi trọng việc giáo dục, rèn luyện, bồi dưỡng, nângcao phẩm chất, đạo đức cách mạng cho cán bộ, đảng viên. Người cho rằng,muốn có đạo đức cách mạng thì phải giáo dục, rèn luyện, bởi "đạo đức cách

mạng không phải trên trời sa xuống. Nó do đấu tranh, rèn luyện bền bỉ hàng

ngày mà phát triển và củng cố. Cũng như ngọc càng mài càng sáng, vàng

càng luyện càng trong” [89, tr.612]. Theo Hồ Chí Minh, giáo dục, rèn luyện,nâng cao đạo đức cách mạng cho cán bộ, đảng viên phải tiến hành đồng bộ,bằng nhiều giải pháp. Trước hết phải phải chú trọng giáo dục chủ nghĩa Mác -

Lê nin, mục tiêu, lý tưởng cách mạng, đường lối, chủ trương của Đảng. Bên

cạnh đó cần đặc biệt coi trọng giáo dục, rèn luyện đạo đức cách mạng cho cánbộ, đảng viên thông qua hoạt động thực tiễn, đấu tranh cách mạng, tự phê

bình và phê bình. Phải kết hợp chặt chẽ các biện pháp tư tưởng và tổ chức, lý

85

luận và thực tiễn, giữa giáo dục nâng cao nhận thức lý luận, quan điểm, tưtưởng với rèn luyện trong thực tiễn đấu tranh cách mạng, mà điều này trong

các phạm trù đạo đức của Nho giáo, Hồ Chí Minh đã có sự kế thừa, vận dụngsáng tạo hết sức tài tình, uyển chuyển phù hợp với việc xây dựng đạo đứccách mạng cho cán bộ, đảng viên.

Hồ Chí Minh quan niệm, trong giáo dục đạo đức cho cán bộ, đảng viên

nếu buông lỏng một mặt nào đó hoặc tách rời các mặt đó với nhau thì công

tác giáo dục, rèn luyện, nâng cao đạo đức cách mạng cho cán bộ, đảng viên

không thể có chất lượng, hiệu quả cao được. Người cũng đề cao tính tự giác,tự rèn luyện đạo đức của người cán bộ, đảng viên. Theo Hồ Chí Minh, phẩm

chất đạo đức là giá trị riêng có của từng người, không thể vay mượn, càng

không phải chỉ là những lời nói cửa miệng về đạo đức. Do vậy, tự phê bình có

ý nghĩa đặc biệt tích cực trong việc rèn luyện đạo đức của người cán bộ, đảngviên. Là người giác ngộ, đi giáo dục đạo đức cách mạng cho nhân dân, cánbộ, đảng viên phải là người thực hành đạo đức để làm gương. Hồ Chí Minhchỉ rõ, cán bộ, đảng viên phải tự mình thực hành đạo đức cách mạng trước đểlàm gương cho mọi người noi theo. Với Người, phát huy tính tự giác củangười cán bộ, đảng viên không chỉ là một phương thức rèn luyện đạo đứccách mạng, mà còn là một trong những phương thức tổ chức phong trào cách

mạng, bởi "cán bộ xung phong trước, làng nước theo sau, việc khó đến đâucũng làm được hết”. Với quan niệm này, Hồ Chí Minh đã nêu ra nhữngnguyên tắc cơ bản để mỗi cán bộ, đảng viên tự tu dưỡng, rèn luyện, nâng cao

đạo đức cách mạng như sau:

Một là, phải nêu được tấm gương về đạo đức. Cán bộ, đảng viên phảiđầu tầu gương mẫu, luôn nghĩ và làm các việc có lợi cho dân trước khi nghĩđến lợi ích của bản thân.

Hai là, phải kết hợp giữa xây và chống. Xây là xây dựng nền đạo đứccách mạng, giáo dục chuẩn mực đạo đức mới, khơi dậy ý thức tự giác, lốisống lành mạnh ở mọi người, hướng mọi người vào cuộc đấu tranh cho sự

86

trong sạch, lành mạnh về đạo đức. Chống là kiên quyết đấu tranh chống chủnghĩa cá nhân - thứ giặc "nội xâm”, nguồn gốc của mọi tệ nạn.

Ba là, phải thấm nhuần việc tu dưỡng đạo đức là công việc suốt đời,luôn đặt nó trong môi trường sống và trong thực tiễn đấu tranh cách mạng.

Cùng với việc nhấn mạnh sự tự giác tu dưỡng, rèn luyện của mỗi cánbộ, đảng viên, Hồ Chí Minh còn yêu cầu Đảng phải có kế hoạch đào tạo, bồidưỡng đạo đức cách mạng cho cán bộ, đảng viên của mình. Trước hết, phảixác định đúng mục tiêu đào tạo. Công tác đào tạo phải phục vụ trực tiếp việctạo ra con người xã hội chủ nghĩa với những phẩm chất và năng lực cần thiết.Muốn trở thành con người xã hội chủ nghĩa, cần phải có tư tưởng xã hội chủnghĩa, phải biết đặt lợi ích chung của cả nước lên trên lợi ích của cá nhânmình, gột sạch tư tưởng cá nhân chủ nghĩa.

Hồ Chí Minh chỉ rõ, Đảng ta có nhiều loại cán bộ, đảng viên đảm tráchnhững công việc khác nhau, ở mức độ khác nhau. Mỗi loại cán bộ, ngoài

những phẩm chất đức, tài nói chung, còn phải có những phẩm chất cụ thể và

trong mỗi thời kỳ cách mạng, tương ứng với mối loại cán bộ cũng cần cónhững phẩm chất phù hợp. Bởi vậy, để đáp ứng yêu cầu thực tiễn của cáchmạng, công tác đào tạo, rèn luyện cán bộ, đảng viên cần phải sát hợp với từngloại cán bộ trong các hoàn cảnh lịch sử cụ thể. Đồng thời, Người còn nhấnmạnh: nội dung đào tạo cán bộ, đảng viên phải toàn diện cả về lý tưởng, đạođức, kiến thức, cả về lý luận và thực hành, cả kiến thức văn hóa lẫn kỹ nănglãnh đạo, quản lý, nhất là quản lý nhà nước, quản lý xã hội, quản lý kinh tế….Trong đó, Hồ Chí Minh đặc biệt coi trọng vấn đề giáo dục lý tưởng xã hội chủnghĩa, đạo đức cách mạng cho cán bộ, đảng viên. Con người sống không có lýtưởng sẽ không có niềm tin, mà thiếu niềm tin xã hội chủ nghĩa, khó có thểxây dựng thành công chủ nghĩa xã hội. “Để làm cho tất cả cán bộ, đảng viên

xứng đáng là những chiến sĩ cách mạng, Đảng ta phải ra sức tăng cường giáodục toàn Đảng về lý tưởng cộng sản chủ nghĩa, về đường lối, chính sách củaĐảng, về nhiệm vụ và đạo đức của người đảng viên” [93, tr.547].

87

Theo Hồ Chí Minh, về mặt tổ chức "Đảng phải nuôi dạy cán bộ, nhưngười làm vườn vun trồng những cây cối quý báu”, phải thường xuyên đánhgiá cán bộ, không thành kiến với người có khuyết điểm, "không buông trôi,

bỏ mặc”, phải có quan điểm toàn diện, không nên chỉ xem xét ngoài mặt, chỉxét một lúc, một việc mà phải xét kỹ toàn bộ công việc của cán bộ. Để đạt đượckết quả tốt trong công tác cán bộ, Người quan niệm, phải gắn công tác giáo dục,

rèn luyện cán bộ, đảng viên với phong trào cách mạng của quần chúng.Như vậy, đạo đức cách mạng theo Hồ Chí Minh là đạo đức phục vụ

cách mạng, đạo đức mà người cách mạng cần phải có, được nảy sinh và phát

triển trong cách mạng. Đó là đạo đức vĩ đại vì: nó không phải vì danh vọngcủa cá nhân mà vì lợi ích chung của Đảng, của dân tộc, của loài người; là đạođức tập thể vì đó là đạo đức của chủ nghĩa tập thể, đạo đức của con người biếtđặt lợi ích chung của tập thể của xã hội lên trên lợi ích của cá nhân mình. Đólà đạo đức "mỗi người vì mọi người, mọi người vì mỗi người”. Nó khác hẳnvới đạo đức cũ.

Xuất phát từ thực tiễn, từ yêu cầu cấp bách phải xây dựng, giáo dục,rèn luyện đạo đức cách mạng cho cán bộ, đảng viên, Hồ Chí Minh đã tiếp thu,kế thừa và phát triển những phạm trù cơ bản của đạo đức Nho giáo, kết hợpvới sự sáng tạo cho phù hợp với hoàn cảnh Việt Nam để xây dựng nên mộtnền đạo đức cách mạng - nhằm mục đích giáo dục và rèn luyện đạo đức chomọi cán bộ, đảng viên và nhân dân các tầng lớp trong xã hội phù hợp với yêu

cầu mới của phong trào cách mạng Việt Nam.

3.2. NHỮNG NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA VIỆC KẾ THỪA, PHÁT TRIỂNMỘT SỐ PHẠM TRÙ CƠ BẢN CỦA ĐẠO ĐỨC NHO GIÁO TRONG TƯ TƯỞNGĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH

Khi bàn về đạo đức của Nho giáo, Hồ Chí Minh đã phê phán mặt bảothủ của nó. Quan niệm đạo đức của Khổng Tử theo cách đánh giá của Hồ ChíMinh “là hoàn hảo, nhưng nó không thể dung hợp được với các trào lưu tưtưởng hiện đại, giống như cái nắp tròn làm thế nào để có thể đậy kín được cái

88

hộp vuông” [80, tr.562]. Song, Hồ Chí Minh cũng chỉ ra: “Với việc xóa bỏnhững lễ nghi tưởng niệm Khổng Tử, chính phủ Trung Quốc đã làm mất đi mộtthể chế cũ và trái với tinh thần dân chủ. Còn những người An Nam chúng ta hãy

tự hoàn thiện mình, về mặt tinh thần bằng cách đọc các tác phẩm của Khổng Tử,và về mặt cách mạng thì cần đọc các tác phẩm của Lênin” [80, tr.563].

Hồ Chí Minh là một chiến sĩ cộng sản, là một nhà mácxít - lêninnít. Tưtưởng mácxít - lêninnít của Hồ Chí Minh sở dĩ có sắc thái độc đáo, chính làbởi ở đấy, tư tưởng mácxít - lêninnít đã được xây dựng và phát triển trên

miếng đất của những truyền thống tốt đẹp nhất của dân tộc, mà trong sốnhững truyền thống tốt đẹp ấy, yếu tố Nho giáo chiếm một vị trí không nhỏ.

Trong phần phạm vi nghiên cứu, tác giả luận án đã giới hạn một sốphạm trù cơ bản của Nho giáo, sở dĩ có sự giới hạn là bởi, trong quá trình

nghiên cứu tác giả nhận thấy: có những vấn đề đạo đức Nho giáo nói nhiều(ví dự như phạm trù Lễ), nhưng khi vào Việt Nam, đặc biệt qua lăng kínhchọn lọc của Hồ Chí Minh, Người nhận thấy không còn phù hợp với điều kiệnthực tiễn lịch sử của cuộc cách mạng dân tộc, nên ít được Hồ Chí Minh đề cập.Lại có những phạm trù đạo đức Nho giáo nói ít (như phạm trù: cần, kiệm, liêm,

chính), nhưng đến Hồ Chí Minh, Người nhận thấy nó có ý nghĩa rất lớn trongviệc giáo dục đạo đức cách mạng cho nhân dân, nên được Người nói nhiều.

Qua việc phân tích sự kế thừa, phát triển một số phạm trù cơ bản củađạo đức Nho giáo trong tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh sẽ giúp chúng ta cócách nhìn toàn diện hơn về vấn đề nêu trên.

3.2.1. Kế thừa, phát triển phạm trù Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín

Về Nhân:Thương người là một đức tính lớn mà dân tộc nào tự mình cũng có,

nhưng ở mỗi dân tộc nó biểu hiện cụ thể khác nhau, tuỳ theo điều kiện lịch sửcủa riêng mình. Từ xa xưa, trong dân gian Việt Nam đã có những câu “thươngngười như thể thương thân”, “người trong một nước phải thương nhaucùng”.... Lòng thương người, yêu đồng loại, sống đoàn kết, giúp đỡ nhau theo

89

tinh thần “lá lành đùm lá rách” là đạo lý truyền thống của người Việt Nam.Con người có nhân là con người đạo đức nhất. Tiêu chuẩn sống của con ngườilà “ở cho có đức, có nhân”.

Tiếp nối truyền thống đó, trong quan niệm về “Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí,

Tín” của mình, Hồ Chí Minh chú ý nhiều tới đức Nhân của con người. Càng

nêu cao đức Nhân bao nhiêu, Hồ Chí Minh càng phê phán những hành độngtrái với nhân nghĩa bấy nhiêu. Người kịch liệt lên án những việc làm trái vớinhân đạo và chính nghĩa. Năm 1946, khi sang thăm nước Pháp, trong bài

“Đáp từ trong buổi chiêu đãi của chủ tịch G.Biđôn”, Hồ Chí Minh đã nêu:

“Triết lý đạo Khổng, và triết lý phương Tây đều tán dương một nguyên tắcđạo đức: “kỷ sở bất dục vật thi ư nhân” [82, tr.304]. Điều đó có nghĩa là điềumình không muốn thì cũng đừng làm cho người khác. Nhân dân Pháp đềukhông muốn sống trong cảnh nô lệ, cảnh đầu rơi máu chảy. Việc thực dânPháp gây chiến với Việt Nam là hành động trái với nhân đạo và chính nghĩa.Nhân nghĩa trong đời sống, nhân nghĩa trong đấu tranh, dùng nhân nghĩa làm

công lý trong ngoại giao là tư tưởng lớn của Nguyễn Trãi, được tái hiện trongthế kỷ XX ở Hồ Chí Minh. Rất đau xót, khi Người phải thốt lên rằng: “quảnchi nhân nghĩa, quản chi giống nòi” [81, tr.244] của thực dân Pháp dày xéo

lên cuộc sống của nhân dân Việt Nam.Cũng như các phạm trù đạo đức Nho giáo khác, Hồ Chí Minh đã khai

thác những mặt tích cực làm thay đổi chất của phạm trù Nhân, khác với cáchhiểu của các nhà Nho phong kiến.

Diễn đạt tư tưởng của Nho giáo về Nhân, Hồ Chí Minh viết:Nhân là thật thà thương yêu, hết lòng giúp đỡ đồng chí và đồng bào. Vì

thế mà kiên quyết chống lại những người, những việc có hại đến Đảng,đến nhân dân. Vì thế mà sẵn lòng chịu cực khổ trước mọi người, hưởnghạnh phúc sau thiên hạ. Vì thế mà không ham giàu sang, không e cựckhổ, không sợ oai quyền. Những người đã không ham, không e, không

sợ gì thì việc gì là việc phải họ đều làm được [83, tr.291-292].

90

Ở đây, Hồ Chí Minh đã vận dụng các đạo lý của Khổng Tử “nhân giả ái

nhân” (nhân là yêu thương con người) và “phù nhân giả” (nhân là giúp đỡmọi người). Trong thời đại ngày nay, nhân là yêu thương con người, là yêu

thương đồng chí, đồng bào. Khi Đảng ta đại biểu cho lợi ích của nhân dân,muốn thực hiện được điều Nhân phải có “Dũng” mới có đủ sức mạnh kiên

quyết chống lại những việc gây hại đến Đảng đến nhân dân. Trong “Nhân” cócả sự hy sinh, sẵn sàng chịu cực khổ trước mọi người, và hưởng hạnh phúcsau thiên hạ.

Trong bài nói chuyện tại lớp nghiên cứu chính trị khóa 2, trường đại họcNhân dân Việt Nam, phạm trù Nhân được Hồ Chí Minh quan niệm: “Nhânnghĩa là nhân dân. Trong bầu trời không gì quý bằng nhân dân. Trong thế giớikhông gì mạnh bằng lực lượng đoàn kết của nhân dân” [88, tr.453]. Đây là sựphát triển vượt bậc của Hồ Chí Minh, Người đã sử dụng phạm trù “Dân” đểđịnh nghĩa phạm trù Nhân.

Với đối tượng là cán bộ lãnh đạo, nhất là cán bộ trong quân đội, Ngườidạy: “Nhân là phải có lòng bác ái, yêu nước, yêu đồng bào, yêu bộ đội củamình” [83, tr.260]. Nói chuyện tại hội nghị quân sự lần thứ năm với cán bộ,Người giải thích tiếp: “Nhân là phải thương yêu cấp dưới, phải đồng camcộng khổ với họ. Đối với địch hàng, ta phải khoan dung” [83, tr.594]. Theo

Hồ Chí Minh, phải lấy dân làm gốc, vì lực lượng phục vụ cho cuộc khángchiến là ở dân. Người tướng cầm quân phải toàn tâm, toàn ý vì nhân dân phụcvụ, bởi vì nhân dân là nền tảng, là cha mẹ của bộ đội. Người dạy, phải làm thếnào để cho tình cảm giữa quân và dân luôn gắn bó mật thiết? Muốn đạt đượcđiều đó, bộ đội, chiến sĩ phải luôn yêu thương giúp đỡ dân: “Phải làm thế nào

để khi mình chưa đến, thì dân trông mong, khi mình đến thì dân giúp đỡ, khimình đi nơi khác thì dân luyến tiếc. Muốn vậy, bộ đội phải giúp đỡ dân,thương yêu dân” [85, tr.76].

Trong mối quan hệ giữa đồng chí, người cán bộ phải biết thương yêu,chăm sóc bộ đội. Người nói:

91

Cán bộ không có đội viên, lãnh tụ không có quần chúng, thì không

làm gì được. Bởi vậy cần phải thương yêu đội viên. Từ tiểu độitrưởng trở lên, từ Tổng tư lệnh trở xuống, phải săn sóc đời sống vậtchất và tinh thần của đội viên, phải xem đội viên ăn uống thế nào,

phải hiểu nguyện vọng và thắc mắc của đội viên. Bộ đội chưa ăncơm, cán bộ không được kêu mình đói. Bộ đội chưa đủ áo mặc, cánbộ không được kêu mình rét. Bộ đội chưa đủ chỗ ở, cán bộ khôngđược kêu mình mệt [85, tr.76].

Đối với kẻ địch, Nhân là biết thắng địch bằng nhân nghĩa, biết phá đượcđịch mà không phải đánh, biết khoan dung đối với những kẻ đầu hàng, biếtcoi trọng công tác binh vận, địch vận vừa là sách lược, vừa có tính chiến lượctrong chiến tranh nhân dân.

Nghiên cứu tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh, đồng chí Trường Chinh (cốTổng bí thư Ban chấp hành Trung ương Đảng) nhận xét: Một điểm nổi bậttrong tư tưởng đạo đức của Hồ Chí Minh là lòng thương yêu nhân dân sâu sắcnhư ruột thịt. Người nói: “Một ngày mà Tổ quốc chưa thống nhất, đồng bào

còn chịu khổ, là một ngày tôi ăn không ngon, ngủ không yên” [82, tr.470].

Câu nói đó bộc lộ tâm trạng của Người, một tình cảm ruột thịt bao bọc trămhọ của đại gia đình dân tộc Việt Nam. Người cũng nói: “Tôi chỉ có một sựham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập,dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũngđược học hành” [82, tr.187]. Lòng thương người, thương yêu đồng bào ở HồChí Minh gắn liền với việc giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội, giải phóngnhân dân khỏi ách áp bức của thực dân xâm lược. Lòng thương người đókhông chỉ bó hẹp và thể hiện đối với dân tộc Việt Nam mà còn toả rộng ra đốivới nhân dân trên thế giới, bất kể họ là ai, xuất thân địa vị nào, hễ bị đau khổlà Người thương. Từ người phu làm đường, vợ người bạn tù,... đến những kẻđã từng đứng trong guồng máy thống trị của bọn Quốc dân đảng TrungQuốc.... Lòng yêu thương đó có cơ sở vững chắc là niềm tin mãnh liệt vào sức

92

mạnh và phẩm giá con người, dù nhất thời họ có bị lầm lạc, nhưng với sứccảm hoá của cách mạng và giáo dục, Người tin rằng họ đều có thể vươn tớicái tốt đẹp, cái lương thiện. Đó là lý tưởng đạo đức và cũng là lý tưởng nhânvăn của Người. Lý tưởng đó thấm đậm trong toàn bộ cuộc đời và sự nghiệpcủa Hồ Chí Minh, được tỏa sáng trong từng việc làm, từng cử chỉ, từng mốiquan tâm ân cần đối với mỗi con người, mỗi tầng lớp nhân dân. Bằng hành

động và cách ứng xử từ chính cuộc đời mình, Hồ Chí Minh đã dạy chochúng ta đạo lý làm người là phải biết yêu thương và sống với nhau có tình,

có nghĩa.

Về Nghĩa:Xưa Khổng Tử quan niệm, Nghĩa là lẽ phải, đường hay, là thấy việc gì

phải, đáng làm thì làm, không mưu tính đến lợi ích cá nhân. Khi vào ViệtNam, Nghĩa đã được các tầng lớp nho sĩ Việt như Nguyễn Trãi, Nguyễn Đình

Chiểu... xây dựng, phát triển cho phù hợp với truyền thống dân tộc. Nghĩa đốivới người Việt Nam trở thành cứu nước, cứu dân mà nhân dân ta gọi là đạinghĩa. Tiếp thu quan niệm của đạo đức Nho giáo về Nghĩa, trong tác phẩmcủa Hồ Chí Minh, Nghĩa được xây dựng có nội dung phù hợp với lợi ích củaĐảng, của nhân dân. Người viết:

Nghĩa là ngay thẳng, không có tư tâm, không làm việc bậy, khôngcó việc gì phải giấu Đảng. Ngoài lợi ích của Đảng, không có lợi íchriêng phải lo toan. Lúc Đảng giao cho việc, thì bất kỳ to nhỏ, đều rasức làm cẩn thận. Thấy việc phải thì làm, thấy việc phải thì nói.

Không sợ người ta phê bình mình, mà phê bình người khác cũngluôn luôn đúng đắn [83, tr.292].

Mạnh Tử từng nêu cao khí phách của bậc trượng phu: “Phú quý bất năngdâm, bần tiện bất năng di, oai võ bất năng khuất” (Nếu được giàu có, sang

trọng thì chẳng hoang dâm phóng túng; gặp cơn nghèo khó, thì chẳng đổi dờitiết tháo; cho đến oai thế và võ lực cũng chẳng làm cong vạy cái chí khí củamình) [15, tr.184-185].

93

Hồ Chí Minh trong bài phát biểu kết thúc buổi ra mắt của Đảng lao động

Việt Nam (3/1951) đã khẳng định:

Đảng lao động Việt Nam là Đảng của giai cấp công nhân và nhân

dân lao động, nghĩa là những người thợ thuyền, dân cày và lao động

trí óc kiên quyết nhất, hăng hái nhất, trong sạch nhất, tận tâm tận

lực phụng sự Tổ quốc và nhân dân. Những người mà: Giàu sang

không thể quyến rũ. Nghèo khó không thể chuyển lay. Uy lực

không thể khuất phục [85, tr.50].

Ở Hồ Chí Minh đã có bước phát triển mới trong quan niệm về phạm trù

Nghĩa của đạo đức Nho giáo.

Như vậy, Hồ Chí Minh đã nhất trí với đức Khổng - Mạnh xưa là nhấn

mạnh vai trò của đạo đức , nhấn mạnh sự tu dưỡng đạo đức của người quân tử

xưa và của người cán bộ cách mạng ngày nay. Tuy nhiên, đạo đức của người

quân tử xưa là đạo đức cũ, đạo đức của người cán bộ cách mạng ngày nay là

đạo đức mới. Theo Hồ Chí Minh, “đạo đức cũ như người đầu ngược xuống

đất, chân chổng lên trời. Đạo đức mới như người hai chân đứng vững được

dưới đất, đầu ngửng lên trời” [85, tr.220].

Tóm lại, đến Hồ Chí Minh, Nhân, Nghĩa đã được cải tạo, nâng cao và

trở thành một kết cấu mới, một nội dung mới có tác dụng giáo dục đối với cán

bộ và nhân dân, làm cho họ trung thành và tận tụy với sự nghiệp của Đảng,

của nhân dân.

Về Lễ:Vì hiểu được sự hà khắc của Lễ trong đạo đức Nho giáo, cũng hiểu được

vì Lễ mà nhiều nhà nho Việt Nam chưa thoát khỏi các mối ràng buộc cá nhân,

chưa thoát khỏi gánh nặng gia đình, để ra đi tìm đường cứu nước, kết cục họ

chịu bất lực trước các nhiệm vụ của lịch sử. Hồ Chí Minh khi kế thừa, Người

chỉ tiếp thu những yếu tố tích cực nhất của Lễ và đưa vào trong đó những nội

dung mới là lễ phép với nhân dân, với đất nước.

94

Trong bài gửi “Báo vệ quốc quân” Người nói: “vệ quốc quân là quân đội

của nhân dân, để bảo vệ đồng bào, giữ gìn Tổ quốc” nên cần: “nói năng cử

động phải giữ lễ phép, phải kính người già, yêu trẻ con” [83, tr.135].

Với thiếu niên, nhi đồng, trong “Thư gửi nhi đồng toàn quốc nhân dịp kỷ

niệm cách mạng tháng Tám” Người viết: “Còn cháu nào cũng biết siêng học,

siêng làm, biết ăn ở sạch sẽ, biết giữ kỷ luật, lễ phép, thế là tốt lắm” [83, tr.223].

Với công an nhân dân: “tự mình phải luôn giữ lễ phép, tránh hách dịch”.

Khi đối xử với nhân dân phải: “kính trọng, lễ phép” [83, tr.499].

Với nhân viên bán hàng của cửa hàng quốc doanh, Người viết: “Đối với

khách hàng, các cô phải có thái độ khiêm tốn, lễ phép, thật thà; phải có tinh

thần trách nhiệm đối với của công và đối với lợi ích của nhân dân” [91, tr.10].

Đó là sự vượt bậc của Hồ Chí Minh so với các nhà Nho tiền bối trong

việc tiếp thu và sử dụng phạm trù Lễ nói riêng, cũng như các phạm trù đạo

đức Nho giáo nói chung.

Về Trí: Trí theo quan niệm của Hồ Chí Minh mang nội dung mới đó là:

“Trí vì không có việc tư túi nó làm mù quáng, cho nên đầu óc trong sạch,

sáng suốt. Dễ hiểu lý luận. Dễ tìm phương hướng. Biết xem người. Biết xét

việc. Vì vậy mà biết làm việc có lợi, tránh việc có hại cho Đảng, biết vì Đảng

mà cất nhắc người tốt, đề phòng người gian” [83, tr.292].

Vận dụng phạm trù Trí trong đạo làm tướng của Nho giáo, nói chuyện

tại lễ bế mạc lớp bổ túc trung cấp cho cán bộ trong quân đội, Hồ Chí Minh

giải thích: “Trí là sáng suốt biết địch biết mình, biết người tốt thì nâng đỡ, biết

người xấu thì không dùng, biết cái tốt của mình mà phát triển lên, biết cái xấu

của mình mà tránh” [83, tr.259]. Trong bài nói chuyện tại Hội nghị quân sự

lần thứ năm (8/1948), Người phân tích, biết được thiên thời, địa lợi, nhân

hoà” đó là người trí. “Thiên thời không quan trọng bằng địa lợi, mà địa lợi

không quan trọng bằng nhân hoà,....Nhân hoà là tất cả mọi người đều nhất trí.

Nhân hoà là quan trọng hơn hết” [83, tr.594].

95

Muốn đạt được “nhân hoà”, Hồ Chí Minh chỉ ra nhiệm vụ của ngườitướng là phải trí, dũng, nhân, tín, liêm, trung. Trong đó “Trí là phải có óc sángsuốt để nhìn mọi việc, để suy xét cho đúng” [83, tr.594]. Từ đó, Người chỉ ra,người làm tướng “có đồng cam cộng khổ với binh sỹ thì khi dẫn họ đi đâu, dù

nguy hiểm mấy họ cũng vui lòng đi, khi bảo họ đánh, họ sẽ hăng hái đánh”[83, tr.595]. Có đồng cam cộng khổ thì mới có đồng tâm nhất trí, tức “nhânhoà”. Nhân hoà là biểu hiện của Trí, Dũng, Liêm.

Ở Hồ Chí Minh, phạm trù Trí không đơn thuần chỉ là việc học hành, đểphân biệt chính, tà, mà Trí ở đây đã được mở rộng nghĩa là để phục vụ và bảo vệĐảng, bảo vệ nhân dân. Đó chính là sự kế thừa, phát triển sáng tạo của Người.

Về Tín:

So với các phạm trù đạo đức Nho giáo khác, Tín là phạm trù đạo đứcđược Hồ Chí Minh bàn đến ít hơn. Người quan niệm, Tín là “không lừa dối,thưởng phạt công bình, tài chính phân minh” [82, tr.259]; “là nói cái gì phảicho tin - nói và làm cho nhất trí - làm thế nào cho dân tin - cho bộ đội tin ởmình” [83, tr.260]. Trong bài “nói chuyện tại hội nghị quân sự lần thứ năm”,Hồ Chí Minh bổ sung thêm: “Tín là phải làm cho người ta tin mình. Thí dụ đã

hứa thưởng thì phải thưởng. Tín cũng còn có nghĩa là tự tin vào sức mình nữa,nhưng không phải là tự mãn, tự cao” [83, tr.594].

Xưa Nho giáo quan niệm, Tín là có lòng tin tuyệt đối vào chính đạo, vào

đạo lý của thánh hiền, vào ngũ thường (vua tôi, cha con, chồng vợ, anh em,bạn bè). Nho giáo cũng đề cao chữ Tín, coi Tín quan trọng hơn cả lương thựcvà quân đội. Còn ngày nay, Hồ Chí Minh đòi hỏi Tín là phải thực hiện nhữngđiều mình đã nói một cách công bằng, minh bạch như thế mới tạo được niềmtin đối với nhân dân. Tín cũng có nghĩa phải tin vào sức mình, bởi nếu không

tự tin vào sức mình thì sẽ chẳng bao giờ thành công. Suốt cuộc đời hoạt độngcách mạng của mình, Hồ Chí Minh luôn thực hiện đúng phương châm đó: đặtniềm tin tuyệt đối vào nhân dân để xây dựng thành công nối tiếp thành công

trên con đường cách mạng Việt Nam.

96

Như vậy, có thể kết luận rằng, Nho giáo xưa đặt cụm phạm trù Nhân,

Nghĩa, Lễ, Trí, Tín đi liền với nhau, giữa chúng có mối quan hệ, liên đới, ràng

buộc lẫn nhau. Đến Hồ Chí Minh, đã sắp xếp Nhân, Nghĩa, Trí, Dũng, Liêm

thành một cụm phạm trù (phạm trù Liêm, tác giả nghiên cứu ở phần sau). Sựsắp xếp đó là tùy thuộc vào đối tượng giáo dục, không gian và thời gian xã

hội, căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ cách mạng giao phó cho từng đối tượng mà

Người đưa ra, nhấn mạnh những phẩm chất được coi là quan trọng đối với họ.

Cùng với đó, nội dung của những phẩm chất đạo đức cũng được Hồ Chí Minhxây dựng lại cho phù hợp với từng đối tượng cụ thể, không phải khuôn thướcchung chung, cứng nhắc như Nho giáo. Đó chính là sự kế thừa, sáng tạo mangtính biện chứng của Hồ Chí Minh.

3.2.2. Kế thừa, phát triển phạm trù Trung, HiếuCó thể khẳng định hai phạm trù đạo đức này có ý nghĩa vô cùng quan trọng

trong tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh, luôn được Người đề cao và đưa lên hàngđầu. Cả cuộc đời Người, phấn đấu hy sinh hết mình cũng bởi hai chữ Trung, Hiếu.

Trung và Hiếu là hai phạm trù đạo đức được Hồ Chí Minh sử dụng cặpđôi với nhau và coi như chuẩn mực cao nhất trong hành vi của con người.“Trung với nước, hiếu với dân” [92, tr.619], “Trung với Đảng, hiếu với dân”[92, tr.435]. Theo đó, sẽ xét hai phạm trù này gắn liền với nhau. Bởi vì, trong

tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh, nước và dân, Đảng và dân, Nhà nước và dân

gắn bó với nhau không thể tách rời. Đảng là người lãnh đạo, người đại diệncho dân, cho nước; ngoài lợi ích của Tổ quốc, của nhân dân, Đảng không cólợi ích nào khác.

Ở Việt Nam, Trung gắn liền với lòng yêu nước, với lợi ích của dân tộc.Trong thời kỳ dựng nước, mối quan hệ vua tôi là quan hệ giữa quần thần vớingười lãnh đạo của mình. Họ cùng chung một lý tưởng yêu nước, chống giặcngoại xâm và cùng đấu tranh giành độc lập cho dân tộc.

Trong suốt chiều dài lịch sử của dân tộc, truyền thống của dân tộc ViệtNam theo Hồ Chí Minh là “trung với nước, hiếu với dân”. Tư tưởng chủ yếu

97

của người Việt Nam không phải là trung quân theo nguyên nghĩa của đạo đứcNho giáo mà là yêu nước, yêu đồng bào. Vua đến rồi đi, triều đại dựng lên rồiđổ xuống, còn vĩnh viễn là đất nước của nhân dân, cho nên lời dạy “trung vớinước, hiếu với dân” của Hồ Chí Minh đã đi vào tâm trí người Việt một cáchtự nhiên, không khiên cưỡng. Trải qua hai cuộc kháng chiến chống thực dân,đế quốc, tư tưởng “trung với nước, hiếu với dân”, “trung với Đảng, hiếu vớidân” của Người, đã góp phần làm nên thắng lợi rực rỡ của dân tộc Việt Nam.

Truyền thống về Hiếu của đạo đức Nho giáo xưa để lại cho ngày nay

không thuần tuý một chiều, nó có cả mặt tích cực và tiêu cực. Trước hiệntượng đó, muốn kế thừa và phát triển thì phải có phê phán và nếu có phê phán

thì không gạt bỏ hết tất cả. Những yếu tố hợp lý đó khi được cải tạo, kế thừa,phát triển sẽ có ích cho việc giáo dục con người ngày nay. Hồ Chí Minh làngười mẫu mực trong việc làm này. Nghiên cứu về tư tưởng đạo đức Trung,Hiếu của Người chúng ta sẽ nhận thấy rõ điều trên.

Hồ Chí Minh đã gạt bỏ những gì? Người gạt bỏ cái cốt lõi nhất trong nộidung cũ của đạo đức Nho giáo là lòng trung thành tuyệt đối với chế độ phongkiến và ông vua phong kiến. Sự khác nhau căn bản giữa Khổng Tử và Hồ ChíMinh, giữa học thuyết Nho giáo và mục tiêu của cách mạng là ở chỗ: cái mà

Nho giáo tôn thờ nhất chính là cái cách mạng lên án và đánh đổ. Hồ Chí Minhkhông chấp nhận phạm trù Trung của đạo đức Nho giáo, cũng như khôngchấp nhận lòng trung thành tuyệt đối của nhân dân bị áp bức đối với chính kẻáp bức mình. Gạt bỏ nội dung cũ, Hồ Chí Minh đưa vào đó nội dung mới:Trung là trung với nước, là trung thành với sự nghiệp cách mạng của nhândân, lên án chế độ phong kiến và lật đổ nhà vua.

Việc Hồ Chí Minh sử dụng phạm trù Trung trong đạo đức Nho giáo đểthể hiện tư tưởng đạo đức trung với nước hoàn toàn không phải ngẫu nhiên.

Trước hết, phải nói chỉ những người hiểu sâu sắc Nho giáo, truyền thống vănhiến dân tộc hàng nghìn năm như Hồ Chí Minh mới có khả năng làm đượcđiều đó. Mượn phạm trù Trung của đạo đức Nho giáo để thể hiện một nội

98

dung hoàn toàn mới, khác với quan điểm của Nho Việt xưa: trung quân đi liềnvới ái quốc và coi đó là tiêu chí của chủ nghĩa yêu nước truyền thống.

Sử dụng Trung của đạo đức Nho giáo để nói lên tư tưởng đạo đức trungvới nước, một mặt Hồ Chí Minh tiếp thu di sản văn hoá mà nhân dân ta đã

quá quen thuộc với phạm trù trung, một ngôn từ trí tuệ đã đi vào lịch sử trởthành tài sản chung của ngôn từ nhân loại. Mặt khác, Người phát triển mộtcách sáng tạo phạm trù Trung để đưa vào đó một nội dung hoàn toàn mới: yêu

nước gắn liền với yêu chủ nghĩa xã hội. Người đã phát triển truyền thống yêu

nước của dân tộc, nâng chủ nghĩa yêu nước truyền thống lên và tạo cho nómột nội dung mới phù hợp với yêu cầu của thời đại, tiếp cận với thế giới quanMác - Lênin.

Đối với Hồ Chí Minh, phạm trù Hiếu không còn bó hẹp trong phạm vitrọn đạo làm con với cha mẹ mình như quan niệm của Nho giáo mà ở đây,

Hiếu là hiếu thảo với nhân dân, tôn trọng nhân dân, vì nhân dân mà phục vụ.Không chỉ thương yêu cha mẹ mình mà còn phải thương yêu cha mẹ người.Người khẳng định:

Người kiên quyết cách mạng nhất lại là người đa tình chí hiếu nhất.Vì sao? Nếu không làm cách mạng thì chẳng những bố mẹ mình mà

hàng chục triệu bố mẹ người khác cũng bị đế quốc phong kiến dày

vò. Mình không những cứu bố mẹ mình mà còn cứu bố mẹ ngườikhác, bố mẹ của cả nước nữa. Phải hiểu chữ hiếu của cách mạngrộng rãi như vậy [86, tr.99].

Ở Hồ Chí Minh, hiếu với dân là làm đầy tớ của dân, là lấy dân làm gốc.Xưa Mạnh Tử nói: “dân vi quý, xã tắc thứ chi, quân vi khinh” (dân là quý hơnhết, kế đó là xã tắc, vua là nhẹ). Phát huy mặt tích cực của tư tưởng đạo hiếulấy dân làm gốc trong Nho giáo xưa, trải qua quá trình tiếp biến của văn hóaViệt đã được các nhà nho xưa phát triển thành “đại hiếu” (hiếu với nước) và

“tiểu hiếu” (hiếu với gia đình). Đến Hồ Chí Minh không đặt mình ở vị trí caohơn dân, ở ngoài dân, không chỉ xem dân là gốc, là quý, là sức mạnh, mà

99

Người luôn đặt mình trong dân, đầy tớ của dân, coi dân là tất cả sự nghiệp củamình, là đối tượng của cách mạng. Người nói: “Nước lấy dân làm gốc” [83,

tr.501], “Trong bầu trời không gì quý bằng nhân dân. Trong thế giới không gì

mạnh bằng lực lượng đoàn kết của nhân dân” [88, tr.453]. Bằng cách diễn đạtkhác, Người đã đặt nhân dân từ vị trí phụ thuộc vua chúa, quan lại phong kiếnlên địa vị người chủ. Bởi Người hiểu được: “gốc có vững cây mới bền, xây

lầu thắng lợi trên nền nhân dân” [83, tr.502].

Với ý nghĩa rộng lớn ấy, “hiếu thảo” vẫn gắn liền với “hiếu trung”.Nguyễn Trãi xưa, khi cha là Nguyễn Phi Khanh bị giặc Minh bắt qua Trung

Quốc, cũng quyết theo cha để làm tròn đạo hiếu, nhưng khi cha khuyên trở vềlo cứu nước, cứu dân làm chuyện đại hiếu, đành gạt bỏ tình riêng, nghe lờicha trở về giúp Lê Lợi đánh đuổi giặc Minh, xây dựng nước nhà độc lập. ĐếnHồ Chí Minh cũng là một tấm gương của quan niệm đó. Trong bức điệnNgười gửi cho dòng họ Nguyễn Sinh sau khi nghe tin anh ruột qua đời, Ngườiviết: “Tôi chịu tội bất đệ trước linh hồn anh và xin bà con nguyên lượng chomột người con đã hy sinh tình nhà vì phải lo việc nước” [84, tr.463].

Tuỳ theo từng đối tượng mà Hồ Chí Minh xác định nội dung trung, hiếucho phù hợp với yêu cầu của nhiệm vụ cách mạng.

Đối với lực lượng vũ trang, Người đã khẳng định đó là một quân đội anhhùng, anh dũng trong kháng chiến và trong hoà bình với bản chất: “Quân độita trung với Đảng, hiếu với dân, sẵn sàng chiến đấu hy sinh vì độc lập, tự docủa Tổ quốc, vì chủ nghĩa xã hội” [92, tr.435].

Ngày 26 tháng 5 năm 1946, trong lời căn dặn học viên tại lễ khai giảngtrường võ bị Trần Quốc Tuấn, Người nêu, cán bộ chiến sĩ phải làm theo hai

khẩu hiệu “trung với nước, hiếu với dân”. Nội dung cơ bản của “hiếu với dân”theo Hồ Chí Minh là: quân đội ta là quân đội của nhân dân, từ nhân dân mà ra

nên phải chiến đấu hy sinh quên mình vì nhân dân.

Nói chuyện tại hội nghị quân sự lần thứ năm, Hồ Chí Minh chỉ ra nhiệmvụ của người làm tướng trong quân đội là phải hội đủ cả: Trí, Dũng, Nhân,

100

Tín, Liêm, Trung. Trong đó, Trung được Người giải thích: “Trung là trung thành

tuyệt đối với Tổ quốc, với nhân dân, với cách mạng, với Đảng” [83, tr.595].

Trung với nước, hiếu với Đảng, với dân mới tạo nên sức mạnh của quân đội,mới vượt qua mọi khó khăn, mới chiến thắng được mọi kẻ thù xâm lược.

Đối với lực lượng công an, ngay trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp,Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: Công an ta là công an nhân dân, vì nhân dân mà phụcvụ và dựa vào dân mà làm việc. Muốn hoàn thành nhiệm vụ của mình, công

an nhân dân “phải dựa vào dân, không được xa rời dân. Nếu không thế thì sẽbị thất bại. Khi nhân dân giúp đỡ ta nhiều thì thành công nhiều, giúp đỡ ta ítthì thành công ít, giúp đỡ ta hoàn toàn thì thắng lợi hoàn toàn. Dân ta rất tốt.Gặp trường hợp nguy hiểm, nếu công an khéo léo thì được dân giúp ngay”[85, tr.270]. Công an phải nắm vững đường lối, chính sách của Đảng và chính

phủ. Đó là yêu cầu quan trọng hàng đầu để đảm bảo công an nhân dân tuyệtđối trung thành với Đảng.

Hồ Chí Minh cũng nêu lên sáu điều đạo đức, tư cách mà người công ancách mạng cần phải có và phải giữ cho đúng là:

Đối với tự mình, phải cần, kiệm, liêm, chính.

Đối với đồng sự, phải thân ái giúp đỡ.Đối với Chính phủ, phải tuyệt đối trung thành.

Đối với nhân dân, phải kính trọng, lễ phép.

Đối với công việc, phải tận tuỵ.Đối với địch, phải kiên quyết, khôn khéo [83, tr.498-499].

Với thanh niên, Hồ Chí Minh yêu cầu thanh niên phải trung thành,

dũng cảm, khiêm tốn: “thanh niên phải luôn luôn rèn luyện đạo đức cách

mạng..., trọn đời trung thành với sự nghiệp cách mạng, với Tổ quốc, vớiĐảng, với giai cấp..., không sợ khổ, không sợ khó, thực hiện “đâu cần thanhniên có, việc gì khó thanh niên làm”, “gian khổ thì đi trước, hưởng thụ saumọi người...., không nên tự cho mình là tài giỏi, không khoe công, không tựphụ” [91, tr.471].

101

Trong thư gửi thanh niên ngày 2 tháng 9 năm 1965, Người căn dặn:“phải luôn nâng cao chí khí cách mạng “trung với nước, hiếu với dân”, nhiệmvụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánhthắng” [92, tr.619]. Đây cũng là lời dạy của Người gửi tới toàn dân Việt Nam.

Đối với các thầy cô giáo, Hồ Chí Minh dạy:

Thầy và trò phải luôn luôn nâng cao tinh thần yêu Tổ quốc, yêu chủnghĩa xã hội, tăng cường tình cảm cách mạng đối với công nông,tuyệt đối trung thành với sự nghiệp cách mạng, triệt để tin tưởngvào sự lãnh đạo của Đảng, sẵn sàng nhận bất kỳ nhiệm vụ nào mà

Đảng và nhân dân giao cho, luôn xứng đáng với đồng bào miềnNam anh hùng [93, tr.507].

Cách mạng tháng Tám thành công, đất nước được độc lập, Hồ Chí Minhquan niệm tất cả các cơ quan của Chính phủ đều là công bộc của dân, gánhvác việc chung cho dân. “Công bộc” của dân mà Hồ Chí Minh viết ở đâynghĩa là đầy tớ của dân. Xưa Mạnh Tử nêu: những kẻ bại nhân là tàn, kẻ bạinghĩa là tặc; những kẻ tàn tặc không phải là vua, chắc chắn sẽ bị lật đổ. Nay,Người viết: “Chính phủ cộng hòa dân chủ là gì? Là đày tớ chung của dân, từChủ tịch toàn quốc đến làng. Dân là chủ thì Chính phủ phải là đày tớ. Làm

việc ngày nay không phải để thăng quan, phát tài. Nếu Chính phủ làm hại dânthì dân có quyền đuổi Chính phủ” [83, tr.74]. Về tư tưởng thân dân này, dù

cách nay hơn hai nghìn năm nhưng cả Hồ Chí Minh và Mạnh Tử đều tìm thấyđiểm tương đồng. Từ điểm tương đồng đó, Hồ Chí Minh đã phát triển lên

thành “trung với đảng”, thành “hiếu với dân”.Đối với Đảng cộng sản Việt Nam, một trong những lời dạy được Người

nhắc đi nhắc lại nhiều lần đó là: phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch, phảixứng đáng là người lãnh đạo, là người đày tớ trung thành của nhân dân. Lãnh

đạo nhân dân và làm người đày tớ trung thành của nhân dân có quan hệ chặtchẽ với nhau trên cơ sở thống nhất để thực hiện bằng được đường lối, nhiệmvụ của Đảng. Có lãnh đạo tốt mới làm người đày tớ tốt, bởi lẽ có lãnh đạo tốt

102

mới làm tròn nhiệm vụ giải phóng dân tộc, giải phóng nhân dân, làm cho dân

giàu nước mạnh. Nhiệm vụ làm người đày tớ trung thành của nhân dân thểhiện trước hết ở chính trong nhiệm vụ lãnh đạo của Đảng. Đó là mục tiêu

phấn đấu của Đảng, là trách nhiệm của Đảng đối với nhân dân.Để xứng đáng là người lãnh đạo, người đày tớ trung thành của nhân dân,

Đảng cộng sản Việt Nam phải vạch ra đường lối, chủ trương, chính sách đúngđắn, đem lại lợi ích cho nhân dân, phải quan tâm đến đời sống vật chất và tinh

thần của nhân dân, phải chăm lo đến đời sống của nhân dân. Người viết: “Nếudân đói, Đảng và Chính phủ có lỗi; nếu dân rét là Đảng và Chính phủ có lỗi;nếu dân dốt là Đảng và Chính phủ có lỗi; nếu dân ốm là Đảng và Chính phủcó lỗi” [87, tr.518].

Cả cuộc đời Hồ Chí Minh là tấm gương về việc thực hiện hai chữ Trung,Hiếu. Thấm nhuần lời dạy của Người, trong giai đoạn cả nước thực hiện hainhiệm vụ chiến lược, xây dựng chủ nghĩa xã hội, và bảo vệ Tổ quốc xã hộichủ nghĩa, tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ V, Đảng ta đã nêu rõ: Mọi cánbộ, đảng viên phải nghiêm chỉnh chấp hành điều lệ Đảng, phấn đấu rèn luyệnvề mọi mặt để thực sự xứng là người lãnh đạo và người đầy tớ thật trungthành của nhân dân.

Thủ tướng Phạm Văn Đồng, khi bàn về vấn đề này, đã viết:Học Hồ Chủ tịch chúng ta học gì? Học trung với nước hiếu với dân.Suốt đời Hồ Chủ tịch dạy chúng ta câu ấy và còn dạy mãi chúng ta câu

ấy, không biết bao giờ xong. Về phần chúng ta, lâu nay chúng ta đã

học câu ấy, từ nay về sau còn học mãi câu ấy, không biết bao giờ xong.Bởi vì ngày nào nước Việt Nam còn, dân Việt Nam còn thì chúng ta

còn học tận trung với nước, chí hiếu với dân. Trung với nước, hiếu vớidân là gốc của cả đời hoạt động của chúng ta. Gốc vững thì thân mớivững, cành lá tốt tươi, hoa quả xinh đẹp [40, tr.307].

Như vậy, sự sáng tạo của Hồ Chí Minh khi kế thừa phạm trù Trung,

Hiếu của đạo đức Nho giáo là ở chỗ: Thứ nhất, trong khi nói “trung với

103

nước”, Hồ Chí Minh đã thực hiện sự chuyển hoá phạm trù Trung, làm mất điý nghĩa mà hàng nghìn năm chế độ phong kiến đã sử dụng như một công cụđể cai trị đất nước trong mối quan hệ nô lệ, bị áp bức và hoàn toàn không có

tự do, bình đẳng. Khi mọi người đã ý thức được rằng phải trung với nước nhưlời dạy của Hồ Chí Minh, thì quan niệm về phạm trù Trung được hiểu trướcđây không còn giá trị nữa. Trung với nước là trên hết, là phẩm chất đạo đứchàng đầu của người cách mạng. Tận trung với nước đã dần thay thế khái niệmyêu nước một cách chung chung, trở thành tiêu chuẩn số một của đạo đức conngười Việt Nam.

Thứ hai, với tư tưởng đạo đức “trung với nước”, Hồ Chí Minh đã thựchiện một cuộc cách mạng trong quan hệ về đạo đức nói chung, về chủ nghĩayêu nước nói riêng. Từ trước đến nay, khi nói đến phạm trù Trung của đạođức Nho giáo chỉ được hiểu trong phạm vi quan hệ cá nhân, nghĩa vụ của cánhân với cá nhân, cho dù đó là quan hệ của bề tôi với vua; là sự phục tùng vô

điều kiện theo kiểu “quân sử thần tử, thần bất tử bất trung”. Điều đó phản ánhmột quan niệm cũ về đạo đức, chỉ hạn chế trong khuôn khổ hành vi cá nhân

mỗi người, cá nhân này với cá nhân khác, không đại diện cho đất nước, chonhân dân. Đặt trung với nước, Hồ Chí Minh đã xác định một quan niệm mớivề đạo đức, mở rộng nghĩa vụ của cá nhân với cá nhân thành nghĩa vụ của cánhân với xã hội, với cộng đồng, mà cụ thể trước mắt là nghĩa vụ với nước, vớidân tộc mình. Đó là tình cảm cao quý nhất như Hồ Chí Minh đã nói.

Thứ ba, là tính mục đích của nội dung tư tưởng đạo đức trung với nước.Ở đây, Hồ Chí Minh đã hiện thực hoá phạm trù trung với nước, gắn lý luậnvới thực tiễn, chuyển hoá đạo đức cũ thành tư tưởng đạo đức mới - đạo đứccách mạng mà bản thân Người là tấm gương tiêu biểu cho tư tưởng đạo đứctrung với nước đó.

Cũng như với phạm trù Trung, đến Hồ Chí Minh, phạm trù Hiếu đã

được chuyển đổi mang tính cách mạng. Hiếu với dân không còn bó hẹp trongphạm vi hiếu với cha mẹ mình như nội dung của đạo đức Nho giáo, mà rộng

104

hơn là hiếu với nhân dân. Hiếu với dân là lấy dân làm gốc, là làm đầy tớ phục vụnhân dân (mà ý nghĩa cách mạng sâu sắc của nó chính là thực hành dân chủ).

Đó là sự kế thừa, sáng tạo rất tài tình của Hồ Chí Minh.

3.2.3. Kế thừa, phát triển phạm trù Cần, Kiệm, Liêm, Chính

Về Cần:Xưa Nho giáo tách hai lao tâm và lao lực và cho rằng bậc quân tử thì lao

tâm, tiểu nhân thì lao lực, người lao tâm trị người lao lực. Đó là quan điểmkhinh thị lao lực, chỉ quý trọng lao tâm, nói theo cách khác là coi trọng trí óc,khinh thường lao động chân tay.

Với Hồ Chí Minh, khi tiếp thu phạm trù Cần của đạo đức Nho giáo,Người đã bổ sung thêm vào đó nội dung và mở rộng thêm đối tượng thựchiện, dùng vào dạy cán bộ và nhân dân của mình. Người giải thích: “Cần làsiêng năng, chăm chỉ, cố gắng dẻo dai” [84, tr.118]. Chữ cần không chỉ còn

mang nghĩa hẹp như tay làm hàm nhai mà còn mang nghĩa rộng là “mọi ngườiđều phải Cần, cả nước đều phải Cần” [84, tr.118]. Cả nhà siêng năng thì chắcấm no, cả làng siêng năng thì làng phồn thịnh, cả nước siêng năng thì nướcmạnh giầu. Cần là “ luôn luôn cố gắng, luôn luôn chăm chỉ, cả năm cả đời.Nhưng không làm quá trớn. Phải biết nuôi dưỡng tinh thần và lực lượng củamình để làm việc cho lâu dài” [84, tr.120], là “thi đua sản xuất cho mau, chotốt, cho nhiều”.

Khi phân tích và chỉ ra ý nghĩa của Cần, Hồ Chí Minh cũng chỉ rõ lườibiếng là kẻ thù của chữ Cần và do đó cũng là kẻ thù của dân tộc. Lười biếnglà có tội với nhân dân, với Tổ quốc.

Như vậy, phạm trù Cần theo Hồ Chí Minh có hai ý nghĩa: “một ý nghĩalà làm việc phải cần cù siêng năng; chớ lười biếng; chớ ăn thật làm dối. Một ýnghĩa nữa là phải tìm mọi cách để ít người mà làm được nhiều việc. Thí dụ:một người mà làm việc bằng hai, ba người, muốn như thế thì phải cải tiếncông cụ” [92, tr.39]. “Điều rất quan trọng nữa, là phải quản lý lao động chotốt, công việc phải sắp đặt cho hợp lý” [92, tr.39]. Hồ Chí Minh lấy ý của

105

Mạnh Tử xưa dạy: người thợ muốn làm khéo thì trước hết phải sắp sẵn côngcụ của mình. Từ đó, Người liên hệ cụ thể: người thợ mộc muốn đóng tủ, trướchết phải chuẩn bị mài sẵn cưa, bào, tràng, đục và sắp xếp một cách thứ tựkhoa học. Khi mọi việc chuẩn bị sẵn sàng thì sẽ đạt hiệu quả cao. Làm việcnhư thế là có kế hoạch, không tốn thời gian, không tốn lực lượng mà kết quảlại cao. Còn khi không biết sắp xếp, làm đến đâu mới lo đến đấy thì sẽ mất thì

giờ và hiệu quả không cao.Theo Hồ Chí Minh, “Cần” và “Chuyên” phải đi đôi với nhau. Chuyên

nghĩa là dẻo dai và bền bỉ “Nếu không chuyên, nếu một ngày cần mà mườingày không cần thì cũng vô ích. Như thế chẳng khác gì một tấm vải phơi mộthôm mà ngâm nước mười hôm, thì ướt hoàn ướt” [84, tr.119-120]. Muốn pháthuy phạm trù Cần có hiệu quả hơn thì phải có kế hoạch cho mọi công việc,nghĩa là phải tính toán cẩn thận và sắp đặt cho gọn gàng. Vì vậy, theo Hồ ChíMinh, siêng năng và kế hoạch phải đi đôi với nhau. Kế hoạch phải đi đôi vớiphân công. Ai có năng lực làm việc gì thì đặt vào việc ấy. Có như thế mới đạthiệu quả cao.

Tóm lại, phạm trù Cần trong tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh là siêng

năng, chăm chỉ, biết tính toán, có kế hoạch và biết động viên mọi người cùng

thực hiện.Về Kiệm: Cần cù và tiết kiệm, đó là truyền thống quý báu của dân tộc ta.

Người Việt Nam, khi nêu gương về Cần, Kiệm đều đưa ra những tấm gươngtiêu biểu cho tinh thần này để học tập. Phan Bội Châu, khi bàn về vấn đề này

có kể đến Lênin:

Như ông LêninTài cao hơn chúngăn theo lao độngMặc theo thợ thuyềnVải mốc bánh đenVì ai cơ khổ

106

Việc gì không khó

Cốt nhất hay cầnCủa không sợ bầnCốt mình hay kiệm [40, tr.173].

Tiếp thu những yếu tố tích cực của phạm trù Kiệm trong đạo đức Nho giáovới nghĩa là khi sử dụng tiền của, con người phải tiết kiệm, tránh hoang phí,cùng với hiểu biết sâu sắc về truyền thống cần cù, tiết kiệm của dân tộc, Hồ ChíMinh khi kế thừa, phát triển phạm trù Kiệm đã làm cho nó có một nội dung mớimẻ và toàn diện. Hồ Chí Minh cho rằng: Kiệm không phải chỉ là tiết kiệm tiềncủa mà còn tiết kiệm thời gian. Kiệm muốn có kết quả thì phải đi liền với “cần”.Kiệm là “tiết kiệm, không xa xỉ, không hoang phí, không bừa bãi” [84, tr.122],

“là thi đua tiết kiệm, không lãng phí, quý trọng của công” [85, tr.333], “là khônglãng phí thì giờ, của cải của mình và của nhân dân” [87, tr.145].

Cần và Kiệm phải đi đôi với nhau như tay phải và tay trái của một conngười. Hai tay không thể thiếu một. “Cần mà không Kiệm thì “làm chừng nào

xào chừng ấy”. Cũng như một cái thùng không có đáy; nước đổ vào chừngnào, chảy ra hết chừng ấy, không lại hoàn không” [84, tr.122]. Nếu chỉ kiệmmà không cần thì sản xuất được ít không đủ dùng, “không tăng thêm, khôngphát triển được. Mà vật gì đã không tiến, tức phải thoái. Cũng như cái thùngchỉ đựng một ít nước, không tiếp tục đổ thêm vào, lâu ngày chắc nước đó sẽhao bớt dần, cho đến khi khô kiệt” [84, tr.122]. Hồ Chí Minh trích dẫn lại ýcủa Khổng Tử: người sản xuất nhiều, người tiêu xài ít. Làm ra nhiều, dùng

chậm đi thì của cải luôn đầy đủ. Hồ Chí Minh thấm nhuần truyền thống cầncù, tiết kiệm của dân tộc Việt Nam, từ đó Người phát triển tiếp: đối với thờigian cũng phải tiết kiệm như của cải, bởi theo Người của cải khi tiêu hết còn

có thể làm thêm, còn thời gian khi đã trôi đi không kéo lại được. Tiết kiệmthời gian của mình cũng phải tiết kiệm thời gian của người.

Tiết kiệm, theo Hồ Chí Minh không phải là bủn xỉn. Tiết kiệm khôngphải là ép bộ đội và nhân dân nhịn ăn, nhịn mặc. Người nói: “Khi không nên

107

tiêu xài, thì một đồng xu cũng không nên tiêu. Khi có việc đáng làm, việc ích lợicho đồng bào, cho Tổ quốc, thì dù bao nhiêu công, tốn bao nhiêu của cũng vuilòng. Như thế mới đúng là Kiệm, “việc đáng tiêu mà không tiêu, là bủn xỉn, chứkhông phải là kiệm” [84, tr.123]. Làm phong phú thêm Kiệm, Người nói:

Nói chung tiết kiệm cái gì? Tiết kiệm sức người như dân công, tiếtkiệm tiền, tiết kiệm của. Mọi thứ đều phải tiết kiệm, tăng gia mà

không tiết kiệm thì vô ích. Tiết kiệm mà không tăng gia thì lấy gì

mà tiết kiệm? Mục đích tiết kiệm không phải là bớt ăn, mà là thêm

ăn, làm cho bộ đội no. Nói chung các cơ quan đều phải tiết kiệm...,phải sắp xếp cho gọn gàng, hợp lý, mọi người đều có công việc thiếtthực [85, tr.432].

Từ quan điểm đó, Hồ Chí Minh phát động phong trào thi đua tiết kiệmtrong toàn dân. Đối với từng đối tượng, Người nêu ra nhiệm vụ tiết kiệm cụthể: với chiến sĩ là thi đua tiết kiệm súng đạn; với công nhân là tiết kiệmnguyên liệu; với học sinh là thi đua tiết kiệm giấy bút; với đồng bào hậuphương thi đua tiết kiệm tiền bạc và lương thực... Vừa thi đua Kiệm, vừa thiđua Cần thì nhân dân sẽ ấm no, kháng chiến sẽ sớm thành công, đất nước sẽmau giàu mạnh sánh ngang tầm với các nước tiên tiến trên thế giới.

Hồ Chí Minh là một tấm gương sáng của tinh thần cần kiệm. Ngườiluôn nhắc nhở cán bộ và nhân dân phải triệt để chống tham ô, lãng phí, quan

liêu và coi đó là kẻ thù khá nguy hiểm của đất nước. Người phân tích rõ ràng:

“Tham ô, lãng phí và bệnh quan liêu, dù cố ý hay không, cũng là bạn đồngminh của thực dân và phong kiến. Vì nó làm chậm trễ công cuộc kháng chiếnvà kiến quốc của ta. Nó làm hỏng tinh thần trong sạch và ý chí khắc khổ củacán bộ ta. Nó phá hoại đạo đức cách mạng của ta là cần, kiệm, liêm, chính”[85, tr.357-358]. Trong lần đi thăm một đơn vị Hải quân, đôi dép cao su củaNgười bị tụt mất quai. Các chiến sĩ thấy thế liền tranh nhau đóng lại, nhưng vì

đôi dép cũ quá, các chiến sĩ đề nghị Hồ Chí Minh thay dép, Người nói: “Cáccháu nói đúng, nhưng chỉ đúng có một phần. Đôi dép của Bác cũ nhưng nó

108

chỉ mới tụt quai. Cháu đã chữa lại chắc chắn cho Bác thế này thì còn “thọ”lắm! Mua đôi dép khác chẳng đáng là bao, nhưng khi chưa cần thiết cũngchưa nên. Ta phải tiết kiệm vì đất nước ta còn nghèo” [3, tr.299]. Tinh thầntiết kiệm cho đất nước, cho nhân dân còn được thể hiện sâu sắc và xúc độngtrong “Di chúc” của Người: “Sau khi tôi đã qua đời, chớ nên tổ chức điếuphúng linh đình, để khỏi lãng phí thì giờ và tiền bạc của nhân dân”. Ngườiyêu cầu thi hài của Người được “hoả táng”, “tro thì chia làm ba phần, bỏ vào

ba cái hộp sành. Một hộp cho miền Bắc. Một hộp cho miền Trung. Một hộpcho miền Nam. Đồng bào mỗi miền nên chọn một quả đồi mà chôn hộp trođó. Trên mả, không nên có bia đá tượng đồng, mà nên xây một ngôi nhà giảnđơn, rộng rãi, chắc chắn, mát mẻ để những người đến thăm viếng có chỗ nghỉngơi” [93, tr.615].

Về Liêm: Là một trong những phạm trù đạo đức của Nho giáo, trong xã

hội phong kiến trước đây, nội hàm Liêm chỉ được hiểu theo nghĩa hẹp là“người làm quan không được đục khoét của dân, phải sống trong sạch” và

giới hạn trong phạm vi đạo đức cá nhân của người làm quan.

Trong lịch sử xã hội phong kiến Việt Nam, những vị vua anh minh và

các nhà tư tưởng tiến bộ trong các giai đoạn thịnh trị của các triều đại Lý,Trần, Lê đều đề cao đức Liêm và yêu cầu dưỡng Liêm trong giới quan lại.

Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh về phạm trù Liêm có sự kế thừa, đồngthời có sự phát triển rộng hơn về phạm vi và phong phú, sâu sắc hơn về nộihàm. Theo Hồ Chí Minh, phạm vi đối tượng cần xây dựng đức Liêm không

chỉ đối với “người làm quan” mà được mở rộng ra toàn xã hội. Trong xã hội,mọi người đều phải Liêm. Trong đó cán bộ, đảng viên phải thực hành Liêm

trước để làm gương cho dân noi theo, “những người trong công sở phải lấychữ Liêm làm đầu” [83, tr.123]. Cả dân tộc cũng cần phải Liêm.

Căn cứ vào hoàn cảnh thực tiễn của Việt Nam, Hồ Chí Minh giải thích:“Liêm là trong sạch, không tham lam. Ngày xưa, dưới chế độ phong kiến,những người làm quan không đục khoét dân thì gọi là Liêm, chữ Liêm ấy có

109

nghĩa hẹp.... Ngày nay, nước ta là Dân chủ Cộng hoà, chữ Liêm có nghĩa rộnghơn; là mọi người đều phải Liêm” [84, tr.126].

Liêm theo Hồ Chí Minh là “không tham ô và luôn luôn tôn trọng, giữgìn của công và của nhân dân [87, tr.145]. Người phát triển thêm: chữ liêm

phải đi đôi với chữ kiệm. Có kiệm thì mới liêm được. Những người “thamtiền của, tham địa vị, tham danh tiếng, tham ăn ngon, sống yên đều là BấtLiêm” [84, tr.126]. Bất liêm là nguyên nhân dẫn đến tội ác và trộm cắp.

Như vậy, Hồ Chí Minh đã mở rộng phạm trù Liêm, gắn Liêm vớiKiệm, xem Kiệm là điều kiện để thực hiện Liêm. Người yêu cầu cán bộ phảithực hành chữ Liêm trước để làm kiểu mẫu cho dân và Người khẳng địnhrằng: “Một dân tộc biết cần, kiệm, biết liêm, là một dân tộc giàu về vật chất,mạnh về tinh thần, là một dân tộc văn minh tiến bộ” [84, tr.128]. Điều này

càng có ý nghĩa sâu sắc hơn trong hoàn cảnh đất nước đang kháng chiến và

kiến quốc. Và sau này trong việc xây dựng một nước Việt Nam mới.Về Chính: Tiếp thu quan điểm về phạm trù Chính của đạo đức Nho

giáo, Hồ Chí Minh khi nói về Chính đã có sự kế thừa và phát triển. Ngườiviết: “Chính nghĩa là không tà, nghĩa là thẳng thắn, đứng đắn. Điều gì không

đứng đắn, thẳng thắn, tức là tà” [84, tr.129]. Theo Người: Cần, Kiệm, Liêm,

là gốc rễ của “Chính”. Giống như một cây cần có gốc rễ, lại cần có nhành, lá,

hoa, quả mới là hoàn toàn. Cũng như vậy, một người phải Cần, Kiệm, Liêm,

nhưng còn phải “Chính” mới là người hoàn toàn.

Hồ Chí Minh nhấn mạnh rằng: phạm trù Chính phải được thực hiện trên

cả ba mặt xử thế là: mình đối với mình, mình đối với người, và mình đối vớicông việc.

Mình đối với mình: Chớ tự kiêu, tự đại. Tự kiêu, tự đại là khờ dại. Phải“luôn luôn cầu tiến bộ. Không tiến bộ thì là ngừng lại... .Luôn luôn tự kiểmđiểm, tự phê bình, những lời mình đã nói, những việc mình đã làm, để pháttriển điều hay của mình, sửa đổi khuyết điểm của mình”; “Tự mình phải chínhtrước, mới giúp được người khác chính. Mình không chính, mà muốn ngườikhác chính là vô lý” [84, tr.130].

110

Mình đối với người:Chữ người, nghĩa hẹp là gia đình, anh em, họ hàng, bầu bạn. Nghĩarộng là đồng bào cả nước. Rộng nữa là cả loài người. Trừ bọn Việtgian bán nước, trừ bọn phát xít thực dân...., phải kiên quyết đánhđổ, đối với tất cả những người khác thì phải yêu quý, kính trọng,giúp đỡ.... Thái độ phải chân thành, khiêm tốn, phải thật thà đoànkết. Phải học người và giúp người tiến tới [84, tr.130-131].

Mình đối với việc:Phải để công việc nước lên trên, trước việc tư, việc nhà. Đã phụtrách việc gì thì quyết tâm làm cho kỳ được, cho đến nơi đến chốn,không sợ khó nhọc, không sợ nguy hiểm. Bất kỳ việc to, việc nhỏ,phải có sáng kiến, phải có kế hoạch, phải cẩn thận, phải quyết tâmlàm cho thành công. Việc thiện thì dù nhỏ mấy cũng làm. Việc ác thì

dù nhỏ mấy cũng tránh [84, tr.131].

Ở Hồ Chí Minh, phạm trù Chính đã được giải thích một cách rõ ràng.

Trong bài nói về Cần, Kiệm, Liêm, Chính, Hồ Chí Minh viết:Trời có bốn mùa: Xuân, Hạ, Thu, ĐôngĐất có bốn phương: Đông, Tây, Nam, Bắc.

Người có bốn đức: Cần, Kiệm, Liêm, Chính.

Thiếu một mùa, thì không thành trời.Thiếu một phương, thì không thành đất.Thiếu một đức, thì không thành người [84, tr.117].

Có thể nói, những phạm trù: Cần, Kiệm, Liêm, Chính của đạo đức Nhogiáo được Hồ Chí Minh xem như là những thuộc tính cố hữu của đạo đức conngười, tựa như những thuộc tính cố hữu của vạn vật. Trời, đất, người là đạotam tài gắn chặt với nhau. Những thuộc tính cơ bản của đạo đức con ngườiCần, Kiệm, Liêm, Chính do đó cũng vận hành theo quy luật của trời đất, chonên dù bất cứ ai, có tài giỏi đến đâu mà không Cần, Kiệm, Liêm, Chính thì

cũng không làm được cách mạng. Thực hiện được bốn đức trên, con người

111

mới tự hoàn thiện mình về mặt tinh thần và điều đó có tác động trực tiếp vào

quá trình phát triển xã hội.Trong các sách kinh điển của Nho giáo, những phạm trù đạo đức Cần,

Kiệm, Liêm, Chính thường xuất hiện một cách lẻ tẻ, từng phạm trù một, rấtkhu biệt, ở đó chưa có sự gắn kết với nhau. Kế thừa và phát triển đạo đức Nhogiáo, Hồ Chí Minh đã gắn kết chúng lại với nhau thành một cụm từ bốn chữ:Cần, Kiệm, Liêm, Chính, với những nội dung đã được mở rộng và phát triểnthêm. Và Người lấy đó làm cơ sở để giáo dục cán bộ và nhân dân. Bốn phạmtrù đạo đức này có mối quan hệ biện chứng với nhau, Người viết:

Muốn tăng gia sản xuất, mọi người phải Cần, phải Kiệm. KhôngCần, thì phí thời giờ nhiều mà sản xuất được ít. Không Kiệm thì làm

được bao nhiêu, dùng hết bấy nhiêu, rút cục cũng như sản xuất ít.Tăng gia sản xuất ích riêng cho mình mà cũng ích chung cho cả nước.Nếu không có tinh thần Liêm và Chính, nếu tham lam ích kỷ, thì

không thể phát đạt việc tăng gia sản xuất. Vì vậy tăng gia sản xuất và

đời sống mới phải đi đôi với nhau, không thể lìa nhau [83, tr.116].

Căn cứ vào yêu cầu thực tiễn đất nước và đặc điểm của mỗi ngành, mỗilĩnh vực công tác, các phạm trù cần, kiệm, liêm, chính luôn được Hồ ChíMinh sử dụng đúng nơi, đúng lúc phù hợp với từng đối tượng và có ý nghĩagiáo dục đạo đức cao. Ví dụ như đối với cán bộ lãnh đạo, Hồ Chí Minh yêu

cầu phải “thi đua thực hành Cần, Kiệm, Liêm, Chính”, hết lòng phục vụ nhândân. Cán bộ Đảng, cán bộ chính quyền không phải là làm quan cách mạng, ăntrên ngồi trước, mà đều là đấy tớ của nhân dân.

Người lãnh đạo phải có đức cần, phải siêng năng, chăm chỉ, cố gắng dẻodai. Có đức cần thì việc gì dù khó mấy cũng làm được, như tục ngữ có câu

“nước chảy đá mòn”, siêng học thì mau hiểu biết, siêng nghĩ ngợi thì hay có

sáng kiến. Ngược lại với cần là lười biếng. Hồ Chí Minh cho bệnh lười biếngmà người cán bộ phải tránh là “tự cho mình cái gì cũng giỏi, việc gì cũng biết.Việc dễ thì giành lấy cho mình, việc khó thì đem cho người khác. Gặp việcnguy hiểm thì tìm cách trốn tránh”.

112

Theo Hồ Chí Minh, người lãnh đạo phải nêu gương kiệm, nhất là trong

hoàn cảnh đất nước còn nghèo, không được xa xỉ, hoang phí. Để được nhândân kính trọng, người lãnh đạo phải sống liêm khiết, trong sạch. Tham tiền,của, tham danh đều là bất liêm. Đã Cần, Kiệm, Liêm, người lãnh đạo còn phảithực hiện Chính mới là đầy đủ. Người lãnh đạo phải ra sức phục vụ Tổ quốc,phục vụ nhân dân.

Đối với những người làm việc trong các công sở, theo Hồ Chí Minh,những người này đều có nhiều hoặc ít quyền hành trong tay, nếu không giữđúng Cần, Kiệm, Liêm, Chính thì dễ trở nên hủ bại, biến thành sâu mọt đụckhoét nhân dân. Vì vậy, Hồ Chí Minh giải thích nội dung của Cần, Kiệm,Liêm, Chính đối với những người này như sau:

Cần là “làm việc phải đến đúng giờ, chớ đến trễ, về sớm. Làm cho

chóng, cho chu đáo. Việc ngày nào, nên làm xong ngày ấy, chớ để chờ ngày

mai. Phải nhớ rằng: Dân đã lấy tiền mồ hôi nước mắt để trả lương cho ta trongnhững thì giờ đó. Ai lười biếng tức là lừa gạt dân” [83, tr.122].

Kiệm là:

Giấy bút, vật liệu, đều tốn tiền của Chính phủ, tức là của dân; ta cầnphải tiết kiệm. Nếu một miếng giấy nhỏ đủ viết, thì chớ dùng mộttờ to. Một cái phong bì có thể dùng hai ba lần. Mỗi ngày, công sởcả nước dùng hàng mấy vạn tờ giấy và phong bì. Nơi nào cũng tiếtkiệm một chút, thì trong một năm đỡ được hàng vạn tấn giấy, tức làhàng triệu đồng bạc. Các vật liệu khác cũng vậy. Nhờ các công sởtiết kiệm, mà lợi cho dân rất nhiều [83, tr.122-123].

Liêm là:

Những người ở các công sở, từ làng cho đến Chính phủ trung ương,

đều dễ tìm dịp phát tài, hoặc xoay tiền của Chính phủ, hoặc khoét

đục nhân dân. Đến khi lộ ra, bị phạt, thì mất hết cả danh giá, mà củaphi nghĩa đó cũng không được hưởng. Vì vậy, những người trongcông sở phải lấy chữ Liêm làm đầu [83, tr.123].

113

Chính là:

Mình là người làm việc công, phải có công tâm, công đức. Chớ đemcủa công dùng vào việc tư. Chớ đem người tư làm việc công. Việcgì cũng phải công bình, chính trực, không nên vì tư ân, tư huệ hoặctư thù, tư oán. Mình có quyền dùng người thì phải dùng nhữngngười có tài năng, làm được việc. Chớ vì bà con bầu bạn, mà kéo

vào chức nọ chức kia. Chớ vì sợ mất địa vị mà dìm những kẻ có tài

năng hơn mình. Phải trung thành với Chính phủ, với đồng bào. Chớlên mặt làm quan cách mệnh [83, tr.123].

Thủ tướng Phạm Văn Đồng, người học trò xuất sắc của Hồ Chí Minh đã dạy:Học Hồ Chủ tịch là học cần, kiệm, liêm, chính. Chữ cần, chữ kiệmcủa Hồ Chủ tịch, dân ta phải học vì nước ta còn nghèo, lại đươngkháng chiến. Mỗi một người chúng ta phải đem mồ hôi đổi lấy bátcơm, làm ra bát cơm đầy để ăn bát cơm lưng. Chữ liêm, chữ chính

của Hồ Chủ tịch, dân ta phải học vì đó là hai công đức làm nền tảngcho đời sống công cộng của chúng ta. Liêm chính trong cử chỉ và

hành động, đối với đồng tiền, đối với công việc. Liêm và chính đốivới láng giềng, đối với làng xóm, đối với quốc dân. Cần, kiệm, liêm,

chính là đặc điểm của một xã hội hưng thịnh. Những điều trái lại làđặc điểm của hiện tượng suy vong [40, tr.306-307].

Hiện nay, chúng ta đang tiến hành thực hiện cải cách nền hành chính.

Những điều Hồ Chí Minh dạy về rèn luyện đạo đức đối với những đối tượngnày vẫn còn nguyên ý nghĩa và mang tính thời sự cấp thiết.

Hồ Chí Minh sinh ra trong gia đình nho học xứ Nghệ. Trong con ngườiHồ Chí Minh có một vị chân Nho, thậm chí nói theo Nguyễn Đình Chú, đó làmột vị chân Nho xứ Nghệ. Người đã sử dụng sáng tạo những nhân tố hợp lýtrong tư tưởng đạo đức Nho giáo (cùng với tinh hoa của Phật giáo, lòng nhân

ái của Giêsu, tư tưởng đạo đức phương Tây và tư tưởng Mác - Lê) kết hợp vớitruyền thống đạo đức tốt đẹp của văn hóa dân tộc; đã thực hiện việc cải biến,

114

gạt bỏ những hạn chế giai cấp, lịch sử của Nho giáo, đưa vào những nội dungmới, tiến bộ của đạo đức cách mạng đồng thời sử dụng chúng để giáo dục cánbộ, nhân dân và phát triển văn hóa dân tộc lên tầm cao mới, để xây dựng nên

tư tưởng đạo đức cách mạng Hồ Chí Minh.

3.2.4. Hồ Chí Minh đã hiện thực hóa một số phạm trù cơ bản củađạo đức Nho giáo được Người kế thừa, phát triển vào trong hoạt độngthực tiễn cách mạng của mình

Đạo đức Hồ Chí Minh không phải là thứ đạo đức chỉ để tu luyện, mặcdù tu luyện không phải là việc dễ dàng. Đó là đạo đức của hành động và chỉ cóthông qua hành động cách mạng tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh mới thể hiện hếtđược giá trị của mình. Người có đạo đức là người ý thức được rõ ràng mình cầnphải làm gì và mình sẽ đi đến đâu. Đó là sự nghiệp to lớn của cả dân tộc, nóirộng ra là cả nhân loại, mà mỗi người phải thấy hết vị trí của mình và hành độnghết sức mình cho sự nghiệp chung của dân tộc và nhân loại.

Quan điểm đạo đức Hồ Chí Minh rất nhân bản và cũng rất thực tế.

Trong tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh, người lao động sáng tạo ra của cải vậtchất và tinh thần của xã hội chiếm một địa vị trọng yếu. Chính tư tưởng coi trọnglao động ấy đã khiến cho đạo đức Hồ Chí Minh có một khả năng động viên rộnglớn sự đóng góp của toàn xã hội vào sự nghiệp chung (nó hoàn toàn khác biệtvới Nho giáo là chỉ coi trọng lao động trí óc và coi thường lao động chân tay).

Trong sự nghiệp cách mạng của mình, Hồ Chí Minh đã nêu cao tấmgương học tập, tu dưỡng và rèn luyện đạo đức và Người cũng đòi hỏi như vậyđối với các thế hệ con người Việt Nam. Qua việc kế thừa và phát triển sángtạo một số phạm trù cơ bản của đạo đức Nho giáo đã nêu trên, chúng ta đềunhận thấy rõ tính thực hành đạo đức cách mạng trong tư tưởng đạo đức HồChí Minh được thể hiện một cách rõ nét.

Tiếp thu những yếu tố tích cực của đạo đức Nho giáo, kết hợp vớitruyền thống đạo đức của dân tộc được thể hiện qua các gương đạo đức củacác bậc nho sĩ xưa, Hồ Chí Minh đã mặc nhiên thấm nhuần những truyền

115

thống đạo đức tốt đẹp đó. Hồ Chí Minh phát triển sáng tạo lên ở tính chất thựchành đạo đức. Người đặc biệt khai thác những chuyện người thật, việc thậtngười tốt, việc tốt rất phong phú trong cuộc sống đời thường. Điều cốt yếunhất là Hồ Chí Minh rất chú trọng thực hành đạo đức, nêu một tấm gươngsinh hoạt chính tâm, khắc kỷ, đó là điều hiếm thấy trong các nhà đạo đức gia.

Thực hành đạo đức cách mạng được thể hiện trên ba nguyên tắc: nói điđôi với làm, xây đi cùng với chống và tu dưỡng đạo đức suốt đời đã được HồChí Minh quán triệt và thực hiện nghiêm túc. Nói đi đôi với làm là thể hiện sựthống nhất giữa lý luận và thực tiễn, giữa suy nghĩ và hành động, giữa tưtưởng đạo đức và hành vi đạo đức của mỗi người. Nói đi đôi với làm thể hiệnbằng kết quả công việc. Kết quả công việc là thước đo sự cống hiến của mỗingười. Nói đi đôi với làm còn là biểu hiện của sự gương mẫu, trung thực,trong sáng của cán bộ, đảng viên và mọi tầng lớp nhân dân. Nói đi đôi vớilàm là phải nói đúng chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, khôngđược xuyên tạc, nói sai; là không được “nói một đằng, làm một nẻo”; khôngđược nói nhiều làm ít hoặc nói mà không làm. Nếu chính mình tham ô mà bảongười khác liêm khiết thì không được; nếu nói rằng phải cần, kiệm, liêm,

chính mà bản thân mình lại lười biếng, không hoàn thành công việc đượcgiao, luôn tìm cách tham ô tiền của Nhà nước và nhân dân, không tiết kiệm,sống hoang phí trong khi cuộc sống của nhân dân còn thiếu thốn thì những lờinói đó không có tác dụng. Người viết: “Nếu chính mình tham ô mà bảo ngườikhác liêm khiết có được không? Không được. Mình trước hết phải siêng năng,trong sạch thì mới bảo người ta trong sạch, siêng năng được” [86, tr.98].

Nói đi đôi với làm là không được hứa mà không làm. Lời hứa chỉ cógiá trị khi gắn liền với việc làm cụ thể. Làm ở đây chính là hành động, là hoạtđộng thực tiễn, là tổ chức thực hiện, đưa chủ trường, đường lối của Đảng,chính sách, pháp luật của Nhà nước vào cuộc sống. Hồ Chí Minh cho rằng:“Đảng phải luôn luôn xét lại những nghị quyết và những chỉ thị của mình đã

thi hành thế nào. Nếu không vậy thì những nghị quyết và chỉ thị đó sẽ hóa ra

116

lời nói suông mà còn hại đến lòng tin cậy của nhân dân đối với Đảng” [83,

tr.290]. Đối với người làm công tác dân vận thì “cần phải óc nghĩ, mắt trông,tai nghe, chân đi, miệng nói, tay làm. Chứ không phải chỉ nói suông, chỉ ngồiviết mệnh lệnh. Họ phải thật thà nhúng tay vào việc” [84, tr.233-234].

Trong suốt cuộc đời mình, Hồ Chí Minh đã thực hiện một cách nghiêm

túc và đầy đủ thực hành đạo đức cách mạng nói đi đôi với làm. Ở Hồ ChíMinh, lý luận đi cùng thực tiễn, nói là để làm, làm phải đúng như điều đã

nghĩ, đã nói. Người thường nói ít làm nhiều, có những vấn đề đạo đức Ngườikhông nói mà chỉ làm. Người quan niệm, muốn hướng dẫn nhân dân, mình

phải làm gương cho người ta bắt chước, “tự mình phải chính trước, mới giúp

được người khác chính. Mình không chính, mà muốn người khác chính là vô

lý” [84, tr.130]. Từ chính cuộc đời của Hồ Chí Minh đã có rất nhiều câuchuyện cảm động về việc nêu gương trong thực hành đạo đức cách mạng nóiđi đôi với làm.

Năm 1945, đứng trước nạn đói trên toàn miền Bắc, Người đề xuất toàn

dân tiết kiệm gạo để giúp đồng bào bị đói, Người kêu gọi: “Tôi xin đề nghịvới đồng bào cả nước, và tôi xin thực hành trước: cứ 10 ngày nhịn ăn một bữa,mỗi tháng nhịn ăn ba bữa. Đem gạo đó (mỗi bữa một bơ) để cứu dân nghèo” [82,

tr.33]. Đạo lý này, lẽ sống này hẳn sẽ là một tấm gương soi sáng cho đất nước tatrong việc thực hiện mực tiêu của Đảng đề ra: xóa đói, giảm nghèo.

Người khuyên cán bộ phải cần, kiệm, liêm, chính thì chính Người đã

sống rất giản dị, thanh bạch. Những năm sống và làm việc tại Phủ Chủ tịch,khi kinh tế đất nước còn nhiều khó khăn, đời sống của nhân dân còn nghèo

khổ, mọi người ăn cơm độn ngô, khoai, sắn, thấu hiểu nỗi khổ đó của nhân

dân, Người đề nghị nhà bếp: cán bộ, nhân dân ăn độn bao nhiêu phần trăm thì

cũng nấu cơm độn cho Người từng ấy, giống như cán bộ, nhân dân. Hay trong

các chuyến đi thăm cơ sở, nhất là các chuyến đi trong ngày, Người thườngmang theo cơm nắm muối vừng vì không muốn phiền hà đến các địa phươngmình đến.

117

Khi đã nhận cương vị người đứng đầu đất nước, Người vẫn giản dịtrong nếp sống và sinh hoạt khi khước từ ở ngôi nhà sang trọng thuộc thờiToàn quyền Đông Dương trước đây, mà chỉ ở ngôi nhà của người công nhânphục vụ Toàn quyền thời đó; đi dép lốp, mặc áo vá vai, dùng chiếc ô tô cũ và

coi đó là cái phúc của dân, không được bỏ cái phúc đó đi. Mùa hè nóng bức,Người dùng chiếc quạt lá cọ, với mục đích để dành điện phục vụ cho sản xuất,dành điện phục vụ cho nhân dân. Tất cả những việc làm đó của Hồ Chí Minh

đều nhằm thực hiện điều Người nói: “Cơm chúng ta ăn, áo chúng ta mặc, vậtliệu chúng ta dùng, đều do mồ hôi nước mắt của nhân dân mà ra. Vì vậy,chúng ta phải đền bù xứng đáng cho nhân dân. Muốn làm như vậy, chúng taphải cố gắng thực hiện Cần, Kiệm, Liêm, Chính” [87, tr.145]; “Ai chẳngmuốn no cơm ấm áo. Nhưng sinh hoạt vật chất, hết đời người đó là hết. Còn

tiếng tăm xấu hay tốt, sẽ truyền đến ngàn đời về sau” [83, tr.537].

Có thể nói rằng, cả cuộc đời Hồ Chí Minh là một tấm gương sáng ngờivề thực hành đạo đức cách mạng. Tấm gương đó còn sáng mãi cho muôn đờicon cháu học tập và noi theo.

Qua phân tích việc kế thừa và phát triển một số phạm trù cơ bản trên

của đạo đức Nho giáo trong tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh, có thể rút ra

những điểm chung nổi bật sau: Thứ nhất, trong hệ thống quan điểm đạo đứccủa Nho giáo và đạo đức Hồ Chí Minh đều coi đạo đức là gốc của con ngườivà đều xem trọng tu dưỡng đạo đức. Khổng Tử quan niệm, từ thiên tử đến thứdân đều phải coi tu thân là việc hàng đầu và coi đạo đức là gốc, của cải làngọn. Hồ Chí Minh đã tiếp thu và đánh giá cao tư tưởng này, Người cho rằng:người cách mạng phải có đạo đức làm nền tảng mới hoàn thành được nhiệmvụ cách mạng vẻ vang. Nho giáo chủ trương đức trị nên rất quan tâm đến việctu dưỡng đạo đức của người quân tử, kẻ sĩ. Hồ Chí Minh không chủ trươngđức trị, nhưng luôn xem đạo đức là gốc, nên Người không chấp nhận bất kỳngười cán bộ cách mạng nào thiếu đạo đức cách mạng.

Thứ hai, trong tư tưởng đạo đức Nho giáo và tư tưởng đạo đức Hồ ChíMinh đều coi tu dưỡng đạo đức là một quá trình khó khăn, gian khổ. Để giữ

118

được phẩm chất, Nho giáo chủ trương “khắc kỷ phục lễ”, phải tu dưỡng theotam cương, ngũ thường. Mạnh Tử yêu cầu tu dưỡng đạo đức phải đạt tới phúquý bất chính không ham, nghèo khó không bị chuyển lay và uy vũ khôngkhuất phục. Hồ Chí Minh trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của mình

thường nhắc lại câu nói đó của Mạnh Tử. Người chủ trương một xã hội tốtđẹp, giàu có, hạnh phúc cho tất cả mọi người, vì vậy tư tưởng của Hồ ChíMinh đối lập với tư tưởng “khắc kỷ phục lễ” của Nho giáo. Song, con đườngđấu tranh cho xã hội tương lai lại đầy chông gai, gian khổ và hy sinh. Ngườicách mạng cần phải được tôi luyện để có sức mạnh mới hoàn thành được cácnhiệm vụ cách mạng giao phó.

Bên cạnh những điểm chung nổi bật trên, khi tiếp thu tinh hoa, hạt nhânhợp lý trong tư tưởng đạo đức Nho giáo, Hồ Chí Minh đã vạch ra những hạnchế của tư tưởng này:

Nho giáo nêu năm mối quan hệ chi phối hoạt động của con người: vua -

tôi, cha - con, chồng - vợ, anh - em, bạn bè, đặc biệt coi trọng quan hệ vua -

tôi và quan niệm vua có quyền định đoạt tất cả, kể cả tính mạng của thần dântheo kiểu “vua xử thần tử, thần bất tử bất trung”; coi lời của vua là “thánhchỉ” dù đúng hay sai. Đây là kiểu ngu trung, xuất phát từ tư tưởng đạo đứcNho giáo là phụng sự nhà vua, coi dân chỉ là phương tiện để đạt được sựthống trị của bậc quân tử. Trong bất cứ luận điểm nào, dù có nói đến “dân viquý”, đến “khoan” sức dân cũng không phải xuất phát từ lợi ích của nhân dânmà đó là kế sách sử dụng dân bảo vệ chế độ phong kiến.

Đến Hồ Chí Minh, quan hệ vua - tôi không còn nữa mà được thay thếbằng quan hệ thiêng liêng, đích thực: quan hệ giữa cá nhân với Tổ quốc, vớinhân dân. Lý tưởng đạo đức của Người là Tổ quốc độc lập, tự do, nhân dânấm no, hạnh phúc.

Nếu Nho giáo lấy Nhân là gốc, là cơ sở của mọi đức tính khác, là yêu

người, là cái gì không muốn thì đừng làm cho người, từ bụng ta suy ra bụngngười là phương thức hành động của người nhân thì ở Hồ Chí Minh, Nhân là

119

thật thà thương yêu đồng chí, đồng bào, Nhân nghĩa là nhân dân. Nếu lấy“bụng ta suy ra bụng người” thì yêu người, giúp người cũng đều là theo ý

muốn chủ quan, phụ thuộc cái chủ quan, phụ thuộc vào lợi ích của chủ thể.Còn lấy nhân dân làm xuất phát điểm của tư tưởng và hành động là thể hiện lýtưởng đạo đức, tính nhân văn cao nhất của tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh.Quan niệm này khác hẳn quan niệm tiêu cực của Nho giáo khi giải quyết mốiquan hệ giữa lợi ích cá nhân với lợi ích cộng đồng, cá nhân với cá nhân.

Điểm khác biệt và đồng thời là cái mới trong quan niệm đạo đức củaHồ Chí Minh so với đạo đức Nho giáo còn ở chỗ, Người luôn xuất phát từ yêu

cầu của nhiệm vụ cách mạng mà chỉ ra những đức tính cần thiết cho từng đốitượng cụ thể.

Như vậy, tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh và tư tưởng đạo đức Nho giáokhác nhau về bản chất và đối lập nhau từ lý tưởng đạo đức đến các tiêu chuẩncụ thể. Hồ Chí Minh đã khai thác, sử dụng những nhân tố hợp lý trong tưtưởng đạo đức Nho giáo (thông qua các phạm trù đạo đức cơ bản) - cái vốnphục vụ cho xã hội phong kiến, cải tạo và phát triển chúng lên trình độ mớithành những phương châm chỉ đạo hành động phục vụ cho cách mạng, chotiến bộ xã hội và hạnh phúc của nhân dân lao động. Những nội dung tư tưởngđạo đức Hồ Chí Minh luôn dựa trên cơ sở yêu cầu thực tiễn cách mạng ViệtNam, phản ánh tính tiến bộ và nhân văn sâu sắc, là thể hiện sinh động nguyên

tắc mácxit: lý luận luôn gắn liền với thực tiễn.Tiểu kết chương 3

Khi sử dụng những phạm trù đạo đức Nho giáo, Hồ Chí Minh đã giữ lạinhững gì tốt đẹp nhất trong đó, lọc bỏ những điều không phù hợp và đưa vàonhững nội dung mới đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp giải phóng dân tộc và xây

dựng đất nước. Mỗi phạm trù đạo đức Nho giáo, qua lăng kính chọn lọc củaHồ Chí Minh đều được Người giải thích rất cụ thể và dễ hiểu với mọi người.

Trong suốt cuộc đời mình, Hồ Chí Minh đã thực hiện đúng điều mà các

nhà Nho đã nói, giữ trọn chữ Nhân, Nghĩa, Trung, Hiếu.... như những nhà

120

Nho, nhưng khác với các nhà Nho là Hồ Chí Minh đã hướng nội dung Trung,Hiếu, Nhân, Nghĩa, Trí, Dũng... về với dân, với nước, với sự nghiệp cáchmạng. Cho nên, từ những nội dung đạo đức cũ, Hồ Chí Minh đã chuyển hoáthành nội dung đạo đức mới, đạo đức phục vụ cho sự nghiệp cách mạng củadân tộc.

Những phẩm chất đạo đức này không những cần thiết với người ViệtNam khi đất nước còn nghèo, còn trong chiến tranh, mà nó càng cần thiết khiđất nước phát triển, xây dựng hoà bình. Thực tế cuộc sống, ai cũng có nhu cầunhất định về vật chất và tinh thần cho bản thân và gia đình. Nhưng nếu khôngcó sự tự điều chỉnh để nhu cầu hợp lý trở thành những đòi hỏi phi lý và nhu

cầu vật chất chính đáng trở thành ham muốn quá đáng thì con người sẽ thoáihoá, biến chất nhanh chóng. Vì vậy, sự cần thiết phải trau dồi các đức tính vềNhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín, Trung, Hiếu, Cần, Kiệm, Liêm, Chính... trong tưtưởng đạo đức Hồ Chí Minh trở thành những phẩm chất tự nhiên của mỗingười, sẽ giúp con người có khả năng tự điều chỉnh nhu cầu và hành vi mộtcách hợp đạo đức.

121

Chương 4Ý NGHĨA RÚT RA TỪ VIỆC KẾ THỪA, PHÁT TRIỂN MỘT SỐ

PHẠM TRÙ CƠ BẢN CỦA ĐẠO ĐỨC NHO GIÁO TRONGTƯ TƯỞNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH

4.1. Ý NGHĨA LÝ LUẬN RÚT RA TỪ VIỆC KẾ THỪA, PHÁT TRIỂN MỘTSỐ PHẠM TRÙ CƠ BẢN CỦA ĐẠO ĐỨC NHO GIÁO TRONG TƯ TƯỞNG ĐẠOĐỨC HỒ CHÍ MINH

4.1.1. Hồ Chí Minh đã kế thừa, phát triển một số phạm trù đạo đứcNho giáo điển hình, quen thuộc, phổ biến; quá trình kế thừa, phát triểnlà quá trình chọn lọc, gìn giữ những giá trị cốt lõi, bổ sung làm mớinhững nội dung cụ thể cho phù hợp với thực tiễn cách mạng Việt Nam

Có thể thấy hầu hết các phạm trù đạo đức Hồ Chí Minh thường sử dụngđể kế thừa, phát triển thành nội dung đạo đức cách mạng đều là những phạmtrù đạo đức của Nho giáo, rất quen thuộc với dân tộc Việt Nam. Qua sự chọnlọc của Hồ Chí Minh, những phạm trù đạo đức ấy đã được Người chuyển hoá,phát triển một cách sáng tạo bằng việc đưa vào đó một số nội dung mới, rấtcách mạng. Sự chuyển hoá đó khiến cho các phạm trù đạo đức Nho giáomang những nội dung mới phục vụ đắc lực cho sự nghiệp giải phóng dân tộc,xây dựng xã hội mới ở Việt Nam.

Những phạm trù đạo đức Nho giáo như Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín,Trung, Hiếu, Cần, Kiệm, Liêm, Chính đã được Hồ Chí Minh sử dụng rất hay,rất khéo léo để nói về những nội dung mới của đạo đức cách mạng, của đạođức trong xã hội mới, trong thái độ đối với Đảng, với dân tộc, với nhân dân.Đạo đức đó không phải là đạo đức thủ cựu. Nó là đạo đức mới, đạo đức vĩđại, nó không phải vì danh vọng của cá nhân, mà vì lợi ích chung của Đảng,của dân tộc, của loài người.

Trong khi kế thừa, phát triển sáng tạo những phạm trù đạo đức Nho giáothành các phạm trù đạo đức mới, đạo đức cách mạng, Hồ Chí Minh đã cốgắng giữ lại mặt tích cực tuy còn hạn hẹp của các phạm trù đạo đức đó. Từ

122

nội dung hẹp của các phạm trù đạo đức Nho giáo, Hồ Chí Minh mở rộng và

đưa vào đó một số nội dung mới, tiến bộ, cách mạng, thiết thực, phù hợp vớiđiều kiện Việt Nam. Tiêu biểu nhất là các phạm trù về Nhân, Nghĩa, Trung,Hiếu, Cần, Kiệm, Liêm, Chính,… Từ trung với vua, phục vụ cho vua thành

trung với nước, phục vụ cho đất nước, nhân dân; từ hiếu với cha mẹ mình

thành hiếu với nhân dân; từ nhân chỉ là nhân ái thành nhân là nhân dân; từ cầncho riêng mình thành cần cho cả xã hội; từ kiệm cho riêng mình thành tiếtkiệm chung phục vụ cho đất nước, cho sự nghiệp cách mạng của toàn dân; từliêm nghĩa là liêm khiết, không tham nhũng, giữ cho bản thân mình trong

sạch, Hồ Chí Minh mở rộng thành vấn đề liêm khiết mang tính xã hội; từchính nghĩa là thẳng thắn, đúng đắn, không xiên vẹo, Hồ Chí Minh chuyểnsang vấn đề thiện ác: làm việc chính là người thiện, làm việc tà là người ác...

Nhìn chung ở các phạm trù đạo đức đó, Hồ Chí Minh đều có cách giảithích riêng rất độc đáo, khiến cho mọi người thấy gần gũi và dễ thực hiện, phù

hợp với tâm lý người Việt Nam.4.1.2. Trong quá trình kế thừa, phát triển một số phạm trù cơ bản

của đạo đức Nho giáo, Hồ Chí Minh luôn gắn liền với các đối tượng cụthể để xác định nội dung cho phù hợp

Gắn liền với các phạm trù đạo đức, Hồ Chí Minh bao giờ cũng đề ra cácyêu cầu cách mạng phù hợp với từng đối tượng trong xã hội nhằm giáo dụcđạo đức, để phục vụ sự nghiệp cách mạng của dân tộc. Ví dụ, khi nói vềnhiệm vụ của người làm tướng trong quân đội, Hồ Chí Minh đã giải thích nộidung các phạm trù Trí, Tín theo cách riêng phù hợp với yêu cầu của ngườilàm tướng. Người nói: “Trí là phải có óc sáng suốt để nhìn mọi việc, để suyxét địch cho đúng. Tín là phải làm cho người ta tin mình. Thí dụ đã hứathưởng thì phải thưởng. Tín cũng còn có nghĩa là tự tin vào sức mình nữa,nhưng không phải là tự mãn, tự cao..” [83, tr.594].

Việc xác định nội dung đạo đức cho từng đối tượng cụ thể trong quátrình thực tiễn của cách mạng Việt Nam là một việc làm vừa khoa học, biệnchứng, và phát huy hiệu quả. Từ các cháu thiếu niên, nhi đồng, đến thanh

123

niên, phụ nữ; từ thầy cô giáo đến bộ đội, công an; từ người lãnh đạo đến cánbộ, đảng viên, nhân dân… đối tượng nào Hồ Chí Minh cũng gắn liền các nộidung đạo đức mang tính giáo dục và đạt hiệu quả cao.

4.1.3. Xuyên suốt quá trình kế thừa, phát triển một số phạm trù cơbản của đạo đức Nho giáo, Hồ Chí Minh rất quan tâm đến vấn đề lợi íchcá nhân và lợi ích cộng đồng, đặc biệt nhấn mạnh đến lợi ích cộng đồng

Năm 1927, Hồ Chí Minh viết: “Khổng giáo dựa trên ba sự phục tùng:

quân - thần, phụ - tử, phu - phụ và năm đức chủ yếu: nhân, nghĩa, lễ, trí, tín.Khổng Tử đã viết Kinh Xuân Thu để chỉ trích những “thần dân nổi loạn” và

“những đứa con hư hỏng” nhưng ông không viết gì để lên án những tội ác củanhững “người cha tai ác” và “những Hoàng Tử thiển cận”. Nói tóm lại, ông rõràng là người phát ngôn bênh vực những người bóc lột chống lại những ngườibị áp bức” [80, tr.562]. Theo Hồ Chí Minh, về mặt học thuyết thì tư tưởng củaKhổng Tử là hệ tư tưởng chỉ phù hợp với “một xã hội bình yên không bao giờthay đổi”, do vậy, trên phương diện hệ thống, nó không thể phù hợp với xã

hội mới. Song về yếu tố, nó thiên về triết lý nhập thể, hành đạo giúp đời,mong muốn thế giới đại đồng có những kỹ năng giáo dục đạo đức tỉ mỉ, mặcdù không phải nội dung của mọi yếu tố này đều mang ý nghĩa tiến bộ.Nghiên cứu nội dung của những yếu tố trong học thuyết của Khổng Tử, HồChí Minh đã tách chúng ra khỏi ý thức hệ của giai cấp phong kiến thống trị,giai cấp từng tạo sự bất bình đẳng về giới tính, thế hệ, giai cấp và dân tộc.Người cũng sử dụng các phạm trù: Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín… của Nho giáo,

nhưng đó là Nho giáo đã được Việt hóa, mang rất nhiều yếu tố dân tộc và tam

giáo đồng hành. Những yếu tố này đã được Hồ Chí Minh xây dựng nội hàm

cách mạng và hiện tại trong hệ thống tư tưởng của mình. Nội hàm của nhữngphạm trù này khác hoàn toàn với nội hàm của hệ tư tưởng Nho giáo.

Khi kế thừa, phát triển các phạm trù đạo đức Nho giáo thành đạo đứcmới, đạo đức cách mạng, Hồ Chí Minh ý thức rất rõ về các quan hệ lợi ích,bao giờ cũng thấy trong lợi ích chung có lợi ích riêng, muốn có lợi ích riêng

trước hết phải quan tâm đến lợi ích chung.

124

Sự sáng tạo của Hồ Chí Minh là ở chỗ, Người đã có sự kết hợp nhuầnnhuyễn giữa cá nhân với tập thể, giữa giai cấp với dân tộc, giữa dân tộc với quốctế, giữa truyền thống với hiện đại, tạo ra trong quan niệm mới về đạo đức sự hài

hoà về các mối quan hệ lợi ích. Đồng thời Hồ Chí Minh cũng chỉ rõ: trong quan

hệ lợi ích giữa cái chung và cái riêng, giữa tập thể và cá nhân, thì cái chung phảiở trên cái riêng, tập thể phải cao hơn cá nhân. Đó là quan niệm biện chứng, thểhiện tính khoa học trong nhận thức về mối quan hệ lợi ích cũng như về các mốiquan hệ xã hội nói chung. Điều này hoàn toàn khác với đạo đức Nho giáo, chỉ đềcao cá nhân, và mối quan hệ giữa cá nhân với cá nhân trong xã hội.

4.1.4. Kế thừa, phát triển một số phạm trù cơ bản của đạo đức Nhogiáo ở Hồ Chí Minh là bài học mẫu mực về sự kết hợp giữa cái cũ và cái

mới, truyền thống và hiện đạiTừ các phạm trù đạo đức này, chúng ta thấy ở Hồ Chí Minh không có sự

đối lập, sự đứt đoạn giữa đạo đức cũ (đạo đức Nho giáo) với đạo đức mới, mà

chỉ có sự loại bỏ những cái cũ, lạc hậu, tiếp thu mặt tích cực đồng thời pháttriển nó cho phù hợp với điều kiện mới của dân tộc và thời đại.

Bản chất của đạo đức mới, đạo đức cách mạng là đối lập với chủ nghĩacá nhân nhưng không nên đồng nhất việc chống chủ nghĩa cá nhân với việcgiầy xéo lên lợi ích cá nhân. Đây là điều cốt lõi thuộc bản chất của đạo đứccách mạng. Chính điều cốt lõi này đã chứa đựng nguyên nhân sâu xa về triếtlý nhân sinh và hành động, triết lý về đạo làm người, về quan niệm nhân văn.

Điều cốt lõi này cũng chính là bản chất chủ nghĩa nhân đạo Macxít mà

Hồ Chí Minh đã tiếp thu được. Nó chi phối toàn bộ hành vi đạo đức cũng nhưphương pháp tư duy người cách mạng. Nó tạo cho con người một nhân cáchđạo đức thật sự trong sáng, cao thượng, đúng tầm với sự nghiệp cách mạngtheo quan niệm đạo đức của chủ nghĩa Mác - Lênin, nhưng lại mang sắc tháivà đặc trưng cốt cách đạo đức Hồ Chí Minh của phương Đông và Việt Nam.

Đối với Hồ Chí Minh, điều quan trọng có ý nghĩa quyết định của đạo đứcchính là thái độ đối với nhân dân. Lòng thương người xét đến cùng là thái độ đốivới nhân dân. Với cán bộ, đảng viên đó là thái độ tận tụy phục vụ nhân dân. Đó

125

không chỉ là coi dân là gốc mà còn coi dân là đối tượng phục vụ trên hết và trướchết, việc gì có lợi cho dân thì hết sức làm, việc gì có hại cho dân thì hết sức tránh.

4.2. Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA MỘT SỐ PHẠM TRÙ CƠ BẢN TRONGĐẠO ĐỨC NHO GIÁO ĐƯỢC HỒ CHÍ MINH KẾ THỪA, PHÁT TRIỂN ĐỐI VỚIVIỆC GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC, LỐI SỐNG CHO ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, ĐẢNG VIÊN

Ở NƯỚC TA HIỆN NAY

4.2.1. Một số vấn đề đặt ra về đạo đức, lối sống của đội ngũ cán bộ,đảng viên ở nước ta hiện nay

Nhân dân Việt Nam có truyền thống tốt đẹp là yêu nước, đoàn kết, laođộng cần cù, sáng tạo, lạc quan, nhân ái… Những truyền thống đó đang mỗingày được giữ gìn và phát huy. Trên nền tảng xã hội ấy đã sản sinh ra nhữngthế hệ cán bộ, đảng viên kiên trung, bất khuất, anh hùng qua các giai đoạn củacách mạng Việt Nam. Hiện nay, về cơ bản cán bộ, đảng viên đã kế thừa đượctruyền thống cách mạng tốt đẹp của Đảng và dân tộc, học tập và noi gươngBác Hồ, ý thức được trách nhiệm của người cán bộ, đảng viên, có tinh thầnvượt khó, hoàn thành tốt nhiệm vụ được Đảng và nhân dân giao phó.

Xét về mặt đạo đức, lối sống, phần đông cán bộ, đảng viên giữ đượcđạo đức, lối sống trong sạch, lành mạnh, gắn bó với nhân dân. Trong môitrường kinh tế, dưới tác động của nền kinh tế thị trường, bên cạnh mặt tíchcực, mặt tiêu cực cũng đang hàng ngày, hàng giờ tác động lớn đến xã hội, đếnđội ngũ cán bộ, đảng viên. Chiến tranh bằng súng đạn, máu lửa đã qua đinhưng cuộc chiến trên thương trường không tiếng súng cũng khốc liệt khôngkém. Nhiều cán bộ, đảng viên đã phải đấu tranh quyết liệt với bản thân mình,

vươn lên những cám dỗ và lợi ích cá nhân, phát huy tính tích cực để tiếp thutri thức mới; nâng cao trình độ, lao động sáng tạo, làm giàu chính đáng… Đã

có không ít gương sáng về đạo đức, lối sống của người cán bộ, đảng viên ởcác lĩnh vực khác nhau trong cả nước.

Tuy nhiên, còn có một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên ở các cấp,các ngành, các lĩnh vực, trong đó có cả những cán bộ giữ cương vị chủ chốtđã có những biểu hiện của sự thoái hóa, biến chất về đạo đức, lối sống như lợi

126

dụng chức vụ, quyền hạn, lợi thế của công vụ và những kẽ hở trong cơ chếchính sách để tham nhũng, buôn lậu, gian lận thương mại, làm giàu bất chính,tiêu xài lãng phí của công, lối sống buông thả, thiếu tình nghĩa, thờ ơ trướcnỗi khổ và sự bất công của nhân dân cũng như những tiêu cực trong xã hội…Về điều này, Đại hội Đảng lần thứ VIII đã chỉ ra rằng:

Tình hình xã hội còn nhiều tiêu cực và nhiều vấn đề phải giải quyết.Nạn tham nhũng, buôn lậu, lãng phí của công chưa ngăn chặn được.Tiêu cực trong bộ máy nhà nước, đảng và đoàn thể, trong các doanhnghiệp nhà nước, nhất là trên các lĩnh vực nhà đất, xây dựng cơ bản,hợp tác đầu tư, thuế, xuất nhập khẩu và cả trong hoạt động của nhiềucơ quan thi hành pháp luật … nghiêm trọng kéo dài… [28, tr.64].

Riêng trong Đảng thì: “Một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên thiếutu dưỡng bản thân, phai nhạt lý tưởng, mất cảnh giác, giảm sút ý chí, kém ýthức kỷ luật, sa đọa về đạo đức và lối sống” [28, tr.137] và “điều đáng lo ngạilà không ít cán bộ, đảng viên phai nhạt lý tưởng cách mạng tha hóa về phẩmchất, đạo đức…” [28, tr.67].

Với thái độ nhìn thẳng vào sự thật, chỉ rõ những yếu kém, hạn chế để khắcphục, càng làm cho Đảng ta trong sạch và vững mạnh hơn. Bởi vì, quá trình lãnh

đạo cách mạng nước ta từ một nước kinh tế lạc hậu, nhiều năm tồn tại cơ chế tậptrung quan liêu bao cấp, đến nay tiếp tục kiên định con đường đi lên chủ nghĩaxã hội sẽ khó tránh khỏi những sai lầm, khuyết điểm, như Hồ Chí Minh đã nói:

Một đảng mà giấu giếm khuyết điểm của mình là một Đảng hỏng. MộtĐảng có gan thừa nhận khuyết điểm của mình, vạch rõ những cái đó,vì đâu mà có khuyết điểm đó, xét rõ hoàn cảnh sinh khuyết điểm đó,

rồi tìm kiếm mọi cách để sửa chữa khuyết điểm đó. Như thế là mộtđảng tiến bộ, mạnh dạn, chắc chắn, chân chính [83, tr.301].

Trong những năm đổi mới, về thực trạng đạo đức, lối sống của cán bộ,đảng viên đang phát triển theo hai xu hướng:

Xu hướng thứ nhất: Xuất phát từ công cuộc đổi mới của đất nước đangđi vào chiều sâu với nhiều cơ hội và thách thức; quá trình đẩy mạnh công

127

nghiệp hóa, hiện đại hóa trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốctế diễn ra sâu sắc, do chuyển sang nền kinh tế thị trường theo định hướng xã

hội chủ nghĩa… một nền đạo đức mới đang được hình thành. Một nền đạođức vừa phát huy những giá trị truyền thống như yêu nước, sống có tình

nghĩa, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư với những yêu cầu mới,những phẩm chất đạo đức mới do yêu cầu của thời đại: ham học hỏi, làm

việc hết sức mình vì lợi ích của bản thân gia đình, tập thể và xã hội, tínhnăng động sáng tạo, bản lĩnh và quyết tâm làm giàu, hành vi đền ơn đápnghĩa, ý thức bảo vệ môi trường. Nền đạo đức mới đang hình thành trên cơsở kết quả của công cuộc đổi mới đã đem lại sự thay đổi trển nhiều lĩnhvực của đời sống xã hội, trong đó về đạo đức, lối sống có cả sự kế thừa cácgiá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, sự tiếp thu những tinh hoa văn hóacủa thế giới, đồng thời có cả những tồn tại, ảnh hưởng của phong kiến ,thực dân còn sót lại cùng với những ảnh hưởng của văn hóa, đạo đức laicăng được du nhập từ bên ngoài vào.

Xu hướng thứ hai: Đó là hiện tượng xuống cấp về đạo đức của một bộphận không nhỏ cán bộ và nhân dân với những biểu hiện rõ nét: tình trạngtham nhũng của một bộ phận cán bộ, công chức ngày càng gia tăng. Có nhữnghành vi vi phạm đạo đức chưa được pháp luật bao quát, mới chỉ bị dư luận xã

hội lên án. Tại Hội nghị Trung ương lần thứ sáu, khóa VIII, Đảng ta khẳngđịnh: trong điều kiện mới, phần lớn cán bộ, đảng viên tiếp tục giữ vững và

phát huy được tư cách đảng viên, tích cực lao động, công tác, học tập, có ýthức tổ chức kỷ luật, giữ gìn đạo đức, lối sống lành mạnh, gắn bó với nhândân. Tuy nhiên, một bộ phận cán bộ, đảng viên, lại là cán bộ, đảng viên có

chức quyền suy thoái về đạo đức, lối sống, ảnh hưởng tới bản chất của Đảng,làm sa sút lòng tin của nhân dân, tổn thương tới quan hệ giữa Đảng và nhân

dân, hạ thấp sức chiến đấu và vai trò lãnh đạo của Đảng.

Đến Đại hội Đảng lần IX, trong khi phân tích bốn nguy cơ, đã chỉ ra:“Điều cần nhấn mạnh là: “tình trạng tham nhũng và suy thoái về tư tưởngchính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ, đảng viên đang cản

128

trở việc thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, gây bất bình

và giảm lòng tin trong nhân dân” [30, tr.15].

Đại hội Đảng lần thứ XI, tiếp tục vạch rõ: “Tình trang suy thoái vềchính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảngviên, tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí còn nghiêm trọng. Những biểu hiệnxa rời mục tiêu của chủ nghĩa xã hội, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” có diễnbiến phức tạp” [33, tr.29].

Như vậy, sự suy thoái về đạo đức, lối sống của một bộ phận cán bộ,đảng viên thật sự đang là vấn đề bức xúc đối với xã hội, cùng những biểu hiệnngày càng rõ nét. Một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, công chức, kể cảsố cán bộ, đảng viên giữ vị trí lãnh đạo do thiếu tu dưỡng, rèn luyện bản thân,

phai nhạt lý tưởng, mất cảnh giác, giảm sút ý chí, kém ý thức tổ chức kỷ luật,tha hóa về đạo đức, lối sống. Bộ phận công chức khác lại nể nang, né tránh,thiếu bản lĩnh đấu tranh với những hành vi quan liêu, tham nhũng, tiêu cực.Số cán bộ này chưa thực sự lấy việc phục vụ nhân dân là mục tiêu hàng đầu,là thước đo chủ yếu nhất cho mức độ và kết quả thực hiện nhiệm vụ của mình,

mà chỉ lo thu vén cá nhân, ngại va chạm, không dám đấu tranh phê phán cái

sai, bảo vệ cái đúng. Quan hệ với người dân còn thiếu bình đẳng, thiếu tôntrọng theo kiểu ban phát, xin - cho. Từ đó dẫn đến tình trạng quan liêu, hách

dịch, cửa quyền, sách nhiễu, gây hiền hà với dân và lợi dụng chức trách, thẩmquyền được Nhà nước và nhân dân giao phó để nhận hối lộ, tham nhũng, buônlậu, làm biến dạng hệ thống giá trị và tiêu chuẩn đích thực của người cán bộcách mạng, rơi vào chủ nghĩa cá nhân, cơ hội, thực dụng.

Điều đặc biệt chú ý là, trong những năm gần đây, số lượng cán bộ,công chức bị xử lý kỷ luật và truy cứu trách nhiệm hình sự, trong đó có cảmột số cán bộ lãnh đạo có xu hướng gia tăng. Điều đó đang làm xói mòn bảnchất cách mạng của đội ngũ cán bộ, công chức, làm suy giảm uy tín của Đảngvà niềm tin của nhân dân đối với chế độ. Trong báo cáo chính trị tại Đại hộiIX của Đảng đã ghi rõ: “Trong công tác xây dựng Đảng, bên cạnh những ưuđiểm, đang nổi lên một số mặt yếu kém và khuyết điểm, nhất là khuyết điểm về

129

công tác giáo dục, rèn luyện đội ngũ cán bộ, đảng viên, chưa ngăn chặn và đẩylùi được sự suy thoái về tư tưởng chính trị và đạo đức, lối sống” [30, tr.52].

Nhìn vào thực tế, qua một số vụ án kinh tế mới phát hiện và xét xửtrong thời gian gần đây như vụ án xảy ra tại tập đoàn công nghiệp tàu thủyViệt Nam - Vinashin liên quan đến Dương Chí Dũng và đồng bọn gây thấtthoát của Nhà nước trên 4 tỷ đô la, vụ án Nguyễn Đức Kiên trong ngành ngân

hang kinh doanh trái phép 21.000 tỷ đồng, làm thất thoát hơn 1.400 tỷ đồng,trốn thuế 25 tỷ đồng… và nhiều vụ án khác. Qua các vụ án trên có thể nhậnthấy việc mất mát của cải, tài sản của Nhà nước, của nhân dân là rất lớn, đóthực sự là mất mát to lớn về kinh tế vì đất nước ta còn nghèo, đời sống củanhân dân còn gặp nhiều khó khăn. Song sự mất mát đó không lớn bằng sự mấtmát về cán bộ, về niềm tin của nhân dân đối với Đảng, với chế độ.

Bên cạnh đó là tình trạng vi phạm về đạo đức, lối sống của cán bộ,đảng viên nhưng chưa tới mức phải truy tố trước pháp luật đang diễn ra trong

nhiều ngành, nhiều cấp, nhiều lĩnh vực cả kinh tế, xã hội, giáo dục, y tế, tưpháp… gây bức xúc trong xã hội. Hiện tượng này đã làm suy giảm lòng tin

của nhân dân đối với Đảng, với Nhà nước và chế độ, tạo ra một thứ “miễndịch” ngay trong nội bộ Đảng và ngoài xã hội đối với cuộc đấu tranh chốngtham nhũng, tiêu cực và lãng phí. Nó hình thành một nhận thức không đúng,ngộ nhận, coi hiện tượng đó, việc làm đó như một lẽ thường tình, đươngnhiên, có đi có lại trong kinh tế thị trường; tạo ra một lớp người sống thựcdụng, chạy theo đồng tiền, chỉ biết vun vén cho lợi ích của bản thân, gia đình,

dòng tộc, thờ ơ trước lợi ích của người khác, của tập thể, của đất nước, ảnhhưởng nghiêm trọng đến việc giáo dục thế hệ trẻ.

Thực trạng suy thoái đạo đức, lối sống hiện nay trong đội ngũ cánbộ, đảng viên xuất phát từ nhiều nguyên nhân, có thể kể đến nhữngnguyên nhân cơ bản sau:

Thứ nhất: Sự tác động của mặt trái nền kinh tế thị trường:Việc thực hiện nền kinh tế thị trường, bên cạnh mặt tích cực thúc đẩy

sản xuất phát triển, đem lại những thay đổi to lớn trong mọi mặt của nền kinh

130

tế - xã hội, đồng thời nó cũng phát sinh nhiều mặt tiêu cực, tác động xấu đếnđạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên. Khi chúng ta chấp nhận nền kinh tếthị trường là chúng ta chấp nhận sự cạnh tranh khốc liệt của các chủ thể kinhtế với nhau. Trong vòng xoáy của sự cạnh tranh này có nhiều đối tượng, tầnglớp xã hội tham gia, trong đó có cán bộ, đảng viên.

Sự tham gia của một bộ phận cán bộ, đảng viên ở những vị trí khácnhau, có thể là trực tiếp, có thể là gián tiếp hoặc do quyền lực đang nắm giữ,tùy theo chức vụ, địa vị lãnh đạo ở những tổ chức, cấp bậc khác nhau nhưnghọ đều có quyền chi phối ít nhiều trong quá trình sản xuất kinh doanh, quản lýkinh tế - xã hội. Thực tế cho thấy, trong những hình thức tham gia đó củangười cán bộ, đảng viên thì sự tham gia nhờ có chức quyền đã đem lại hiệuquả kinh tế và lợi nhuận cao nhất. Những đối tượng cán bộ, đảng viên này đã

bị người khác mua chuộc, lợi dụng và tự bản thân cán bộ, đảng viên đó bị thahóa, biến chất. Vì họ nắm được thông tin, hoặc trong phạm vi quản lý nhấtđịnh, chỉ cần tiết lộ thông tin sớm đã đem lại cho họ những lợi ích lớn. Vềđiều này chúng ta đã thấy xảy ra trên các lĩnh vực nhạy cảm như: quy hoạchxây dựng, mua bán bất động sản, đấu thầu….

Sự suy đồi về đạo đức, lối sống được biểu hiện ở nhiều lĩnh vực. Vụ ánDương Chí Dũng mới đây là một minh chứng về sự lợi dụng chức vụ quyền hạntham ô, tham nhũng gây thất thoát cho Nhà nước hàng tỷ đô la, cùng với lối sốngsuy đồi của người đảng viên khi có vợ con rồi mà vẫn cặp bồ, có con riêng, dùng

tiền tham ô, tham nhũng của Nhà nước để thỏa mãn những tiêu xài cá nhân.

Chúng ta cũng nhận thức rằng, chủ nghĩa thực dụng có cơ hội phát triểntừ mặt trái của nền kinh tế thị trường. Mở cửa nền kinh tế đang làm thay đổithước đo, chuẩn mực đạo đức, nhưng chúng ta chưa kịp thời dự báo tình hình,

thiếu những biện pháp phù hợp đồng bộ, có hiệu quả trong việc giáo dục, rèn

luyện, kiểm tra, giám sát cán bộ, đảng viên. Trong khi đó, không ít cấp ủy, tổchức Đảng lại coi nhẹ việc giáo dục phẩm chất, đạo đức, lối sống cho cán bộ,đảng viên cũng như chưa kịp thời xử lý và xử lý thiếu nghiêm minh khi cán

bộ, đảng viên vi phạm.

131

Nền kinh tế thị trường là thành quả tiến bộ của nhân loại, nó giúp chocán bộ năng động, lãnh đạo quản lý hiệu quả hơn, nhưng nó cũng có mặt tráilà tạo ra sự cạnh tranh không lành mạnh, ích kỷ, tuyệt đối hóa lợi nhuận, lấyđồng tiền chi phối các quan hệ xã hội.

Những tác động khách quan trên đã làm cho chủ nghĩa cá nhân, lối

sống thực dụng, ích kỷ có đất để sống lại và phát triển. Chính chủ nghĩa cánhân, lối sống thực dụng, ích kỷ đã tạo nên những thói hư tật xấu, sự suythoái đạo đức, lối sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên.

Về điều này, tại Hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ khóa VII đã

xác định rằng cần phải chống chủ nghĩa cá nhân: “Rèn luyện đạo đức cáchmạng và lối sống lành mạnh, chống lãng phí, tham nhũng và làm ăn phi pháp.Chống chủ nghĩa cá nhân, vô kỷ luật, độc đoán, chuyên quyền, cục bộ, bè

phái…” [27, tr.60].

Đại hội VIII đã đánh giá chủ nghĩa cá nhân rất nặng: “Một số cán bộ và

cấp ủy chưa tôn trọng và thực hiện đúng nguyên tắc tập trung dân chủ, bệnhquan liêu, độc đoán, cục bộ địa phương, kèn cựa, địa vị cá nhân chủ nghĩa rấtnặng. Không ít nơi nội bộ mất đoàn kết nghiêm trọng” [28, tr.138].

Chủ nghĩa cá nhân không chỉ đưa đến nạn tham nhũng. Nó còn là

nguồn gốc của mọi sự sa đọa, thoái hóa về chính trị, đạo đức của nhiều cánbộ, đảng viên, đưa đến những tổn thất vô cùng to lớn cho Đảng, cho đất nướcvà nhân dân.

Nền kinh tế thị trường đã trao cho nhiều cơ quan, tổ chức và cá nhân

cán bộ, đảng viên những tài sản và quyền lực vô cùng lớn chưa từng có trongthời kinh tế kế hoạch và cơ chế bao cấp trước kia. Những quyền lực như vậykhông chỉ bó hẹp ở phạm vi bên trong đất nước mà còn được mở rộng raphạm vi đối ngoại. Bằng tiền, người ta có quyền ký những quyết định liên

quan đến hàng chục tỷ, trăm tỷ, nhiều chục nghìn tỷ đồng. Ngày nay, thực tếcho thấy, người ta có thể bán cả một thị trường cho nước ngoài, mặc cho mộtngành sản xuất trong nước bị phá sản.

132

Như vậy, rõ ràng cơ chế thị trường tạo sự cạnh tranh quyết liệt, đòi hỏilàm ăn phải có hiệu quả, một mặt nó khiến con người trở nên năng động, sángtạo nhưng cũng mưu mô, tính toán hơn, đồng thời nảy sinh nhiều nhu cầu,ham muốn khiến con người dễ sa ngã. Cơ chế thị trường mở ra nhiều cơ hộilàm kinh tế và nâng cao mức sống cho mọi người, nhưng mặt trái của nókhiến không ít cán bộ có biểu hiện lối sống thực dụng, thiếu trung thực, mạnhai nấy lo, khiến cho xã hội trở nên phức tạp, ảnh hưởng tới nhân cách, lốisống của cả thế hệ thanh thiếu niên.

Do những tác nhân trên, một số cán bộ, đảng viên dễ dàng có đượccuộc sống giàu sang nhanh chóng, bất ngờ, họ sớm thoát ly lối sống bình thườngcủa số đông trong xã hội. Trong một tổ chức đảng sẽ xuất hiện tình trạng một sốđảng viên “ăn không hết” còn lại nhiều đảng viên “lần không ra” sẽ dẫn đếnnhững ý nghĩ, lối sống, quan điểm, lý tưởng khác nhau. Nếu như mức sống caocủa một số cán bộ, đảng viên đó do lao động chân chính đem lại thì là điều đángđược khuyến khích, được trân trọng và là tấm gương để mọi người học tập, noitheo và đạo đức, lối sống của họ sẽ khác với những ai giàu bằng việc làm đen tốivà phi pháp. Những người có mức sống cao không phải bằng lao động chânchính sẽ quen dần với lối sống hưởng thụ nhờ vào quyền uy. Khi tiền của đếnđơn giản và dễ dàng sẽ dẫn tới ý thức coi rẻ đồng tiền và sức lao động của ngườikhác, ít có hoặc không có sự rung cảm trước nỗi khó khăn, nghèo túng củanhững người xung quanh, kể cả những đồng nghiệp, đồng chí của mình.

Mặc dù thực trạng trên không phải là số đông cán bộ, đảng viên, nhưnglà hiện tượng có thật đang diễn ra. Đó cũng là sự báo động nghiêm trọng vềsự sa sút, tha hóa đạo đức của người cán bộ, đảng viên. Nếu hiện tượng này

không kịp thời được ngăn chặn sẽ trở thành một nguy cơ đối với Đảng nhưnhận định của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX: “Tình trạng tham nhũng,suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống ở một bộ phận không nhỏcán bộ, đảng viên là rất nghiêm trọng. Nạn tham nhũng kéo dài trong bộ máycủa hệ thống chính trị và trong nhiều tổ chức kinh tế là một nguy cơ lớn đedọa sự sống còn của chế độ ta” [30, tr.76].

133

Thứ hai: Sự buông lỏng quản lý và thiếu đồng bộ về luật pháp, cơ chế,chính sách của Đảng và Nhà nước.

Khi đất nước đã chuyển sang cơ chế quản lý kinh tế - xã hội mới,nhưng trong thực tế còn nhiều chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và

Nhà nước chưa chuyển kịp, chưa đầy đủ, chưa đồng bộ và còn có những sơhở, nhất là trong lĩnh vực kinh tế, đã ảnh hưởng đến sự phát triển nói chungvà làm nảy sinh các hiện tượng tiêu cực, trong đó có vấn đề đạo đức, lối sốngcủa bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên. Chính sách, pháp luật của chúng tacòn nhiều vấn đề chưa phản ánh đúng hiện thực mới, do vậy chưa có mộthành lang pháp lý buộc mọi đối tượng không thể làm khác. Ngoài ra còn do

bản thân những cán bộ, đảng viên với cương vị lãnh đạo, quản lý của mình đã

lợi dụng những kẽ hở của chính sách, pháp luật để mưu cầu lợi ích cá nhân,làm giàu bất chính một cách hợp pháp.

Về điều này, có dẫn chứng sau: chúng ta đều biết rằng, chủ trương cổphần hóa các doanh nghiệp, nhà máy, xí nghiệp của Nhà nước là chủ trươngđúng, nhưng khi thực hiện, vì chưa có những quy định chi tiết, cụ thể kèm

theo nên đã có không ít kẽ hở, tạo điều kiện cho những cán bộ, đảng viên nắmquyền ở các đơn vị đó lợi dụng chuyển tài sản công thành tài sản hợp phápcủa cá nhân, hoặc của nhóm lợi ích chung bằng các hình thức như: định giátài sản thấp, dùng người của mình để mua cổ phần…, gây thất thoát cho Nhà

nước một lượng tài sản rất lớn.Thêm vào đó là sự buông lỏng quản lý của Nhà nước và sự thiếu đồng

bộ về pháp luật, cơ chế chính sách, tạo kẽ hở cho những cán bộ, đảng viên

thoái hóa, biến chất lợi dụng. Tuy số cán bộ, đảng viên đó không chiếm sốđông nhưng đã làm ảnh hưởng không nhỏ tới lòng tin của người dân đối vớinhững người đại diện cho Đảng, Nhà nước tại cơ sở. Một bộ phận cán bộ,đảng viên còn coi thường pháp luật, làm những việc phi pháp gây hậu quảxấu. Công tác quản lý cán bộ, đảng viên còn bộc lộ nhiều hạn chế, tài liệu và

hoạt động truyền thông về phẩm chất đạo đức, lối sống chưa được chú trọngnên tác động của công tác truyền thông còn kém hiệu quả.

134

Bên cạnh đó, đói nghèo cũng là một nguyên nhân dẫn đến tình trạng sasút về đạo đức, lối sống trong cán bộ, đảng viên. Do quản lý yếu kém, họ dễdàng bị lôi kéo bởi lợi nhuận béo bở, bởi lợi ích trước mắt để giải quyết nhucầu cuộc sống. Đó cũng chính là nguyên nhân dẫn đến một số cán bộ, đảngviên trực tiếp hoặc gián tiếp buôn lậu ma túy, cờ bạc, tham nhũng, lợi dụngchức quyền bao che, quan liêu, tha hóa trong lối sống, phong cách.

Ngoài những nguyên nhân trên, còn có nguyên nhân thiếu sự rèn luyệntự giác của một bộ phận cán bộ, đảng viên, sự quan tâm giúp đỡ và quản lýkhông chặt chẽ của tổ chức đảng, sự tác động của môi trường xã hội, tiêu cựcxã hội đối với cán bộ, đảng viên. Thực trạng đó kéo dài còn do lý luận xâydựng đảng chưa thật đầy đủ, cơ chế phát huy dân chủ còn mới mẻ và đangtrong quá trình triển khai thực hiện. Mặt khác, chế độ tiền lương chưa hợp lý,chế độ trách nhiệm chưa rõ ràng cũng là nguyên nhân tạo nên tình trạng khókiểm soát đối với cán bộ, đảng viên.

Thứ ba: Tác động từ những âm mưu chống phá của các thế lực thù địchvà sự thiếu ý thức tu dưỡng rèn luyện phẩm chất đạo đức của cán bộ, đảng viên.

Một trong những âm mưu chống phá chế độ ta của các thế lực thù địchtrong và ngoài nước là âm mưu “diễn biến hòa bình” rất nham hiểm và thâm

độc. Với “viên đạn bọc đường” này, kẻ thù dùng mọi thủ đoạn, hình thức muachuộc, dụ dỗ, lôi kéo thông qua các hoạt động kinh tế xã hội, văn hóa, nghệthuật, khoa học, giáo dục… . Âm mưu này diễn ra âm thầm, lặng lẽ nhưng vôcùng quyết liệt, tác động vào đời sống tinh thần, vật chất của đội ngũ cán bộ,đảng viên nhất là ở cấp cao. Sự tác động âm mưu “diễn biến hòa bình” của kẻthù hoặc tác động trực tiếp đối với cán bộ, đảng viên hoặc tác động gián tiếpthông qua người thân như vợ, chồng, con cái họ bằng nhiều con đường, songchủ yếu vẫn là tiền tài, bổng lộc, chức tước… thông qua các hợp đồng kinh tế,những văn hóa phẩm đồi trụy, các dự án đầu tư, ưu tiên con cái họ đi học tập,nghiên cứu ở nước ngoài với những học bổng ưu ái. Kết quả là, có những cánbộ, đảng viên tự đánh mất mình trước những cám dỗ đó.

135

Ngoài ra, còn phải xét đến yếu tố chủ quan của một bộ phận cán bộ,đảng viên không chịu rèn luyện tu dưỡng phẩm chất đạo đức cách mạng. Khicuộc sống đã được cải thiện hơn, điều kiện công tác, làm việc tốt hơn, một sốcán bộ chỉ nghĩ đến hưởng thụ, quên mất nghĩa vụ cống hiến cho xã hội. Họkhông nhận thức được rằng: “Đạo đức cách mạng không phải trên trời saxuống. Nó do đấu tranh, rèn luyện bền bỉ hằng ngày mà phát triển và củng cố.Cũng như ngọc càng mài càng sáng, vàng càng luyện càng trong” [89, tr.612].

Sự thiếu rèn luyện đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên là môi trườngthuận lợi cho sự chống phá của các thế lực thù địch.

Thứ tư: Các hình thức, phương pháp giáo dục chưa phù hợp, hiệu quảcông tác giáo dục đạo đức, lối sống trong cán bộ, đảng viên chưa cao; công

tác cán bộ còn yếu kém và nhiều bất cập.Những khuyết điểm, nhược điểm về phẩm chất đạo đức, lối sống của

cán bộ, đảng viên nói trên có tác động từ nguyên nhân khách quan, song cũngkhẳng định rằng phần nhiều là do những nguyên nhân chủ quan. Do nhận thứccủa cán bộ, đảng viên còn xem thường những chuẩn mực đạo đức, nhân cáchnên thiếu nghiêm khắc với bản thân, không thường xuyên tu dưỡng, rèn

luyện. Cơ chế quản lý, kiểm tra giám sát còn yếu, việc xử lý các vi phạm đạođức chưa nghiêm, làm hạn chế kết quả răn đe, giáo dục.

Hơn nữa, công tác giáo dục đạo đức chậm được đổi mới, nội dung giáodục chưa cụ thể, sát với từng đối tượng, còn giáo điều, chủ quan, phiến diện,

duy ý chí, phi thực tế, thiếu cơ sở khoa học, hình thức giáo dục đơn điệu, qualoa đại khái hoặc phô trương hình thức, dễ gây nhàm chán. Tình trạng đó dẫntới hiệu quả giáo dục đạo đức chưa cao, thậm chí có trường hợp phản tácdụng. Chúng ta chưa thường xuyên làm tốt công tác giáo dục chính trị, tưtưởng, chưa phê phán và đấu tranh kiên quyết chống chủ nghĩa cá nhân, tưtưởng cơ hội, lối sống thực dụng. Đấu tranh khắc phục sự suy thoái về tưtưởng chính trị thiếu kiên quyết, không đủ mạnh, không thường xuyên, thiếutính chiến đấu, thiếu tính thuyết phục. Giáo dục đạo đức nhân cách thiếu sâusắc, thiếu sự phối hợp chặt chẽ giữa Đảng, chính quyền, đoàn thể, xã hội và

136

gia đình; chưa kết hợp đồng bộ giữa nội dung giáo dục chính trị với giáo dụcđạo đức, pháp luật, kinh tế…

Trong công tác, trong cuộc sống, trong sinh hoạt Đảng chưa có nhữngđịnh hướng rõ ràng, chưa có những nội dung thỏa đáng, sâu sắc, công tác tựphê bình và phê bình trong cán bộ, đảng viên chưa đặt vấn đề tu dưỡng đạođức, nhân cách thành những nội dung trọng yếu, thường xuyên; chưa cónhững hình thức giáo dục đạo đức, lối sống sáng tạo, giàu ý nghĩa và sứcthuyết phục.

Về lãnh đạo, chỉ đạo, phối hợp của các cơ quan chức năng trong côngtác tuyên truyền giáo dục đạo đức, lối sống còn nhiều bất cập. Công tác tổchức cán bộ, đặc biệt là vấn đề xây dựng chiến lược cán bộ, quy hoạch, đào

tạo, đánh giá, bổ nhiệm còn yếu kém, chưa coi trọng việc phát hiện, tôn vinh,đề cao trọng dụng người có đức, có tài. Vai trò của Đảng đối với công tác cánbộ chưa chặt chẽ, việc phát huy dân chủ trong công tác cán bộ chưa được coitrọng. Công tác kiểm tra, giám sát, thi hành xử lý kỷ luật, thưởng phạt chưanghiêm, chưa có chương trình kế hoạch, chưa có sự kết hợp giữa thanh tranhân dân với thanh tra nhà nước…

Có thể khẳng định, việc xử lý cán bộ vi phạm đạo đức cách mạng, thoáihóa biến chất chưa kịp thời và không nghiêm minh là một trong nhữngnguyên nhân khiến cho sự xuống cấp về đạo đức ở đội ngũ cán bộ, đảng viên

ở nước ta nhanh hơn, trầm trọng hơn và làm cho việc giữ nghiêm kỷ luậtĐảng thiếu tính hiệu quả. Từ đó chức năng ngăn chặn, răn đe cũng như giáodục của công tác kỷ luật cán bộ bị hạn chế, thậm chí kém tác dụng. Điều này

không những làm cho quần chúng giảm lòng tin, thiếu tích cực trong việcgiám sát, kiểm tra trong đấu tranh chống các hiện tượng vi phạm đạo đức củacán bộ, đảng viên mà còn làm cho chính cán bộ, đảng viên vi phạm đạo đứccách mạng coi thường pháp luật. Đây chính là môi trường thuận lợi cho chủnghĩa cá nhân, tệ tham nhũng, quan liêu, lối sống thực dụng chạy theo đồngtiền bất chấp đạo lý nảy sinh và phát triển.

137

Ngoài ra, công tác tổ chức, cán bộ trong những năm qua còn nhiềuthiếu sót, hạn chế như thiếu chủ động, thiếu kiên quyết, không kịp thời và vẫncòn sự tùy tiện, không nghiêm túc trong việc bố trí, sử dụng và đánh giá cánbộ, trong xử lý công việc đã tác động tiêu cực đến đạo đức, lối sống của cánbộ, đảng viên.

Công tác tổ chức cán bộ là công tác trực tiếp liên quan đến con người,nó là động lực thúc đẩy cán bộ, đảng viên phát triển theo hướng tốt, nhưng nócũng sẽ cản trở và tạo nên những tiêu cực, trì trệ đối với cán bộ, đảng viên.

Hiện nay, đã xuất hiện một hiện tượng khá phổ biến là cán bộ, đảngviên ở các cấp, các ngành thi nhau “chạy chức”, “chạy quyền”, “chạy tội”….Hiện tượng đó liên quan đến công tác tổ chức cán bộ như: tuyển chọn, tiêu

chuẩn, đánh giá, đề bạt, đào tạo, bồi dưỡng, kiểm tra… Trong công tác cán

bộ, nếu do có cảm tình cá nhân, nể nang thiếu khách quan sẽ xảy ra sự đố kỵlẫn nhau, coi thường kỷ luật, tái phạm nhiều lần, nhờ ô dù chạy tội nên càng

dấn thân vào tội lỗi.Một số tổ chức đảng trong những năm vừa qua chưa chú ý đúng mức

đến việc giáo dục phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống cho cán bộ, đảngviên trước những thay đổi về đời sống kinh tế, xã hội, quan niệm về đạo đức,lối sống của một số cán bộ, đảng viên có biểu hiện lệch lạc nhưng chưa đượccác tổ chức đảng uốn nắn, giáo dục; tự phê bình và phê bình trong sinh hoạtđảng còn yếu; công tác quản lý, kiểm tra cán bộ, đảng viên lỏng lẻo, việc xửlý kỷ luật cán bộ sai phạm chưa kịp thời, thiếu nghiêm minh, Vì vậy, nhữnghiện tượng suy thoái về đạo đức, lối sống của một số cán bộ lãnh đạo, đảngviên không được ngăn chặn kịp thời.

Đảng ta luôn coi cán bộ là người đầy tớ của nhân dân, nhưng chúng tachưa có những quy chế hữu hiệu để nhân dân tham gia giám sát, giáo dục cánbộ, đảng viên. Trong những năm gần đây, chúng ta đã đẩy mạnh thực hiệndân chủ ở cơ sở, việc kiểm tra giám sát cán bộ đã được quy định cụ thể, nhândân có điều kiện để đóng góp xây dựng cho đội ngũ cán bộ, song ở nhiều cơsở việc làm này vẫn còn mang tính hình thức.

138

4.2.2. Ý nghĩa một số phạm trù cơ bản của đạo đức Nho giáo đã

được Hồ Chí Minh kế thừa, phát triển trong việc giáo dục đạo đức, lốisống cho đội ngũ cán bộ, đảng viên ở nước ta hiện nay

Qua phân tích thực trạng đạo đức cán bộ, đảng viên và những nguyên

nhân dẫn đến thực trạng đó, chúng ta có thể nhận thấy thời điểm hiện nay làthời điểm của những biến động và thách thức nghiêm trọng đối với sự nghiệpcách mạng. Trong khi cách mạng đòi hỏi sự phấn đấu kiên định và bền bỉ đểthực hiện mục tiêu lý tưởng thì một bộ phận cán bộ, đảng viên lại giảm sút ýchí, phai nhạt lý tưởng, dao động. Công cuộc xây dựng đất nước đòi hỏi phảitoàn tâm toàn ý chăm lo sự nghiệp chung thì lại làm việc cầm chừng, thiếutinh thần đồng cam cộng khổ, chỉ lo vun vén cá nhân, tham nhũng, hối lộ, đặcquyền đặc lợi, cục bộ địa phương, cơ hội luồn lách, chỉ coi trọng lợi ích vật

chất mà xem nhẹ giá trị tinh thần. Cách mạng đòi hỏi đảng viên và người lãnh

đạo quản lý phải gần gũi nhân dân thì lại xa dân, quan liêu, đại khái, hốnghách, sách nhiễu. Đất nước ta còn nghèo, nhân dân ta còn thiếu thốn thì mộtbộ phận người xa hoa, phung phí tiền của, bỏ mặc tài sản của công mất mát,hư hỏng, bị phá hoại. Các thế lực thù địch đang dùng mọi thủ đoạn độc ác,nham hiểm chống lại hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội thì

một số cán bộ, đảng viên lại mơ hồ, mất cảnh giác. Chính trị xã hội đang bịsuy thoái, vì đồng tiền và danh lợi mà chà đạp lên tình nghĩa gia đình, quan hệthầy trò, đồng chí, đồng nghiệp. Buôn lậu ma túy và các tệ nạn xã hội khácgia tăng, nhiều hủ tục trái với luân thường đạo lý; lối sống thiếu lý tưởng hoài

bão, ăn chơi, coi nhẹ giáo dục đạo đức ở một bộ phận lớp trẻ…Điều đó càng giúp chúng ta thấy được ý nghĩa và giá trị của những

phạm trù đạo đức cơ bản của Nho giáo qua sự kế thừa, phát triển của Hồ ChíMinh đối với cán bộ, đảng viên hiện nay. Hồ Chí Minh đã nói: “Tuy KhổngTử là phong kiến và tuy trong học thuyết của Khổng Tử có nhiều điều khôngđúng song những điều hay trong đó thì chúng ta nên học. Chỉ có những ngườicách mạng chân chính mới thu hái được những điều hiểu biết quý báu của cácđời trước để lại” [84, tr.356-357].

139

Như trên đã phân tích, phạm trù Trung, Hiếu của Nho giáo mang nghĩatrung là đạo thờ vua, hiếu là đạo thờ cha mẹ. Tuy đường đạo này có ưu điểmlà răn dạy con người luôn biết tu dưỡng đạo đức cá nhân, nhưng lại có yếu tốchật hẹp, không phù hợp với cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc. Vì thế, quacác thời kỳ lịch sử, ông cha chúng ta đã tiếp biến phạm trù Trung, Hiếu củaNho giáo, chọn lọc, tiếp thu những mặt tích cực, gạt bỏ những mặt hạn chế,từng bước bổ sung, phát triển ngày càng hoàn thiện khái niệm này cho phù

hợp với đặc điểm tâm lý, cốt cách con người Việt Nam. Những mẫu hình vềphẩm chất trung, hiếu của người Việt Nam luôn mang tính nhân bản và đậmđà bản sắc dân tộc.

Dựa trên nền tảng của truyền thống yêu nước, Hồ Chí Minh đã nâng ý

nghĩa, phẩm chất của phạm trù Trung, Hiếu: Trung ở đây là trung với nước,Hiếu là hiếu với dân, cải biến đổi mới thang bậc giá trị cũ thành chuẩn mực giátrị đạo đức mới - đạo đức cách mạng ở phạm vi rộng lớn hơn. Tư tưởng trung,hiếu đó của Hồ Chí Minh được ví như Các Mác, Ph. Ăngghen đã sử dụng phép

biện chứng duy tâm của Hêghen và đảo lại thế đứng của phép biện chứng ấy.Chuẩn mực đạo đức “trung với nước, hiếu với dân” theo Hồ Chí Minh

cũng chính là giá trị tư tưởng “ái quốc, ái dân”. Khi nước mất, nhà tan thì mọingười có tinh thần dân tộc phải tìm đường cứu nước, cứu dân. Khi có nền độclập dân tộc, nếu đất nước lâm nguy phải quyết tâm bảo vệ giang sơn, gấmvóc của tổ tiên để lại. Đối với cán bộ, đảng viên, như Hồ Chí Minh đã nói “điều chủ chốt nhất” của đạo đức cách mạng là quyết tâm suốt đời đấu tranhcho Đảng, cho cách mạng, là tuyệt đối trung thành với Đảng, với nhân dân, là“tận trung với nước, tận hiếu với dân” thì mới xứng đáng vừa là người lãnh

đạo, vừa là đày tớ thật trung thành của nhân dân.

Tư tưởng Hiếu với dân không còn dừng lại ở chỗ thương dân với tínhchất là đối tượng cần phải dạy dỗ, ban ơn mà là đối tượng phải phục vụ hếtlòng. Vì vậy phải gần dân, gắn bó với dân, kính trọng và học tập dân, dựa hẳnvào dân, lấy dân làm gốc. Theo Hồ Chí Minh, người cán bộ, đảng viên phảinắm vững dân tình, hiểu rõ dân tâm, lại phải thường xuyên quan tâm đến việc

140

cải thiện dân sinh, nâng cao dân trí, để nhân dân hiểu được quyền và trách

nhiệm của người chủ đất nước, quyền thì hưởng còn trách nhiệm thì phải làm

tròn. Có được đức ấy người cán bộ, đảng viên sẽ được dân tin yêu, quý mến,kính trọng, nhất định sẽ tạo được sức mạnh to lớn cho cách mạng. Từ chínhcuộc đời mình - Hồ Chí Minh là một tấm gương mẫu mực trong thực hành

chuẩn mực đạo đức “trung với nước, hiếu với dân”. Cuộc đời hoạt động cáchmạng của Người là cả quá trình đấu tranh, cống hiến cho Đảng, cho cáchmạng, vì hạnh phúc của nhân dân.

Trong điều kiện mới hiện nay, khi đất nước chuyển sang nền kinh tế thịtrường, trước thực trạng đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ,đảng viên đang ngày càng suy thoái, chúng ta càng nhận thấy những chuẩn mựcgiá trị đạo đức “trung với nước, hiếu với dân”, nhân, nghĩa, lễ, tín, cần, kiệm,liêm chính… mà Hồ Chí Minh đã xác định trong thế kỷ XX đến nay, nội dungcủa nó đã không ngừng phát triển. Nếu như trước đây “trung với nước, hiếu vớidân” nhấn mạnh đến sự hy sinh, chiến đấu để giải phóng và bảo vệ Tổ quốc, giảiphóng nhân dân, thì ngày nay, mỗi cán bộ, đảng viên phải nhận thức được rằngnội dung tư tưởng ấy được nhấn mạnh ở quyết tâm sắt đá bảo vệ vững chắc nềnđộc lập chủ quyền thống nhất toàn vẹn lãnh thổ quốc gia, bảo vệ Đảng, bảo vệNhà nước, bảo vệ thành quả của sự nghiệp đổi mới, sự nghiệp công nghiệp hóa,hiện đại hóa đất nước, bảo vệ lợi ích quốc gia, dân tộc, bảo vệ an ninh chính trị,trật tự an toàn xã hội và nền văn hóa, giữ vững ổn định chính trị và môi trườnghòa bình, phát triển đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

Mỗi cán bộ, đảng viên phải nhận thức được rằng, trong quá trình hộinhập kinh tế quốc tế, chúng ta phải nắm vững mục tiêu xây dựng nền kinh tếđộc lập tự chủ, kết hợp giữa nội lực và ngoại lực thành nguồn lực tổng hợp đểphát triển đất nước trên cơ sở nắm vững nguyên tắc: định hướng xã hội chủnghĩa, bảo đảm an ninh quốc gia, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc. Đồng thời,thường xuyên đề cao cảnh giác, không mơ hồ trước mọi âm mưu đen tối củacác thế lực thù địch lợi dụng các quan hệ thương mại để xâm nhập, thực hiện“diễn biến hòa bình”, phá hoại sự nghiệp đổi mới của nước ta.

141

“Trung với nước, Hiếu với dân” trong thời kỳ đổi mới hiện nay đượcthể hiện ở người cán bộ, đảng viên phải trung thành tuyệt đối với sự nghiệpcủa Đảng và Nhà nước; kiên định con đường đi lên chủ nghĩa xã hội mà Đảngvà nhân dân ta đã lựa chọn, phấn đấu vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hộicông bằng, dân chủ và văn minh.

Cán bộ, đảng viên là những người đại biểu cho Đảng, cho Nhà nướcthực hiện vai trò lãnh đạo quản lý đất nước, quản lý xã hội, do đó yêu cầu vềđạo đức, về lòng trung thành là ở việc phải luôn luôn lấy lợi ích của giai cấpcông nhân, lợi ích của quần chúng lao động làm mục tiêu phấn đấu, qua đóthể hiện đạo đức và tài năng của người cán bộ, đảng viên. Bản thân người cánbộ, đảng viên phải thực sự vì Đảng, vì dân. Biết đặt lợi ích của Đảng, củanhân dân lên trên lợi ích của bản thân mình. Bảo vệ Đảng, bảo vệ chế độ xã

hội, chống mọi âm mưu diễn biến hòa bình của kẻ thù. Cán bộ, đảng viên phảithể hiện ở việc thực hiện thắng lợi công cuộc đổi mới do Đảng khởi xướng và

lãnh đạo. Tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước theo định hướngxã hội chủ nghĩa, xây dựng nền tảng vật chất vững mạnh để đến năm 2020nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp.

“Trung với nước, Hiếu với dân” là tích cực đấu tranh chống tham nhũngtrong tổ chức Đảng và bộ máy Nhà nước, làm trong sạch đội ngũ cán bộ, đảngviên để họ thực sự xứng đáng là người đấy tớ trung thành của nhân dân.

“Trung với nước, Hiếu với dân” là người cán bộ, đảng viên phải trungthành với lợi ích của nhân dân. Mọi chủ trương chính sách đề ra và thực hiệnđều phải xuất phát từ lợi ích của dân, phục vụ dân. Vừa phải tuyên truyền, giáodục, hướng dẫn nhân dân thực hiện thắng lợi của các đường lối chính sách củaĐảng và Nhà nước, vừa phải lắng nghe ý kiến, nguyện vọng của nhân dân, họctập dân, dựa vào dân, phải được dân tin yêu, kính trọng. Người cán bộ, đảng viên

phải hình thành được phong cách thống nhất giữa lời nói và việc làm, nghiên

cứu, xem xét, nắm chắc tình hình, gần gũi, gắn bó mật thiết với nhân dân, thựchành dân chủ rộng rãi, nêu gương, dũng cảm, quyết đoán, kịp thời, nhạy bén,dám làm và dám chịu trách nhiệm trước Đảng, trước nhân dân.

142

Thực tế hiện nay cho thấy, đời sống của nhân dân ngày càng phát triển,nhưng thực tế cũng cho thấy, nếu cán bộ, đảng viên chỉ lo vun vén cuộc sốngcủa riêng mình, chỉ lo vun vén lợi ích cá nhân, tìm mọi thủ đoạn để tranh

giành quyền lực thì khó lòng có được sự tín nhiệm của nhân dân.Vì vậy, muốn thực hiện được những yêu cầu đặt ra ở trên, mỗi cán bộ,

đảng viên phải là người trung thực với chính bản thân mình. Bởi có trung thựcvới bản thân mình mới là người có lương tâm, danh dự và trách nhiệm vớicông việc mình làm. Có sống trung thực với bản thân mình, thì cán bộ, đảngviên mới có khả năng thu phục được lòng dân, mới được mọi người tin yêu,

tín nhiệm, qua đó mới hoàn thành được nhiệm vụ được giao. Trong công cuộcđổi mới hiện nay, sự trung thực với chính mình được thể hiện ở ý thức tráchnhiệm, chăm lo đến công việc mình làm, luôn có tinh thần cầu thị, khiêm tốnhọc tập để hoàn thành tốt mọi nhiệm vu được giao. Sống có danh dự, nghị lựcvà tự tin. Đó là yêu cầu quan trọng và vô cùng cần thiết để đẩy lùi tệ nạn tham

nhũng, hối lộ hiện nay trong các cơ quan công quyền, như lời của cố thủtướng Phạm Văn Đồng:

Học trung với nước, hiếu với dân là học làm cho nước độc lập và

phú cường, dân tự do và hạnh phúc. Làm cho nước độc lập và phú

cường cốt làm cho dân tự do và hạnh phúc. Và dân có tự do hạnhphúc thì nước mới thật độc lập và phú cường. Ngày nay, nước làdân, dân là nước. Hồ Chủ tịch đã dày công phu dạy chúng ta cái ấy,cho nên quyết không có sức mạnh nào và mánh khóe gì có thể làm

cho chúng ta sai đường lạc lối [40, tr.307].

Hồ Chí Minh quan niệm Nhân là: nhân dân, là thật thà yêu thương, hếtlòng giúp đỡ đồng chí, đồng bào, còn Nghĩa là: là ngay thẳng, không có tưtâm, không làm việc bậy, không có việc gì phải dấu Đảng, không có lợi íchriêng phải lo toan.

Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ IX đã khẳng định: “Chăm lo cho conngười, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mọi người, tôn trọng và thực

143

hiện các điều ước quốc tế về quyền con người mà Việt Nam đã ký kết hoặctham gia” [30, tr.134].

Đến Đại hội Đảng lần thứ XI, tiếp tục khẳng định: “Nhà nước tôn trọngvà bảo đảm các quyền con người, quyền công dân; chăm lo hạnh phúc, sựphát triển tự do của mỗi người” [33, tr.85].

Xuất phát từ những quan điểm trên, trong giai đoạn đổi mới hiện nay,Nhân, Nghĩa đối với người cán bộ, đảng viên phải được thể hiện ở trách nhiệmgiải phóng con người, đem lại quyền tự do, bình đẳng cho mọi người, nhất lànhững người khuyết tật, những gia đình thương binh, liệt sĩ đã hy sinh xươngmáu trong cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc, những trẻ em mồ côi, cơ nhỡ,những người già không nơi nương tựa... . Phải thường xuyên quan tâm, đónggóp tích cực vào các công tác xã hội mang tính chất nhân đạo như: quỹ xóa đóigiảm nghèo, quỹ khuyến học, phong trào tình nghĩa ủng hộ đồng bào do thiên

tai, quỹ tương thân tương ái, phong trào thanh niên, sinh viên tình nguyện...Trong công tác, mỗi cán bộ, đảng viên phải nâng cao chất lượng sản

phẩm để cung cấp cho người tiêu dùng những mặt hàng tốt, giá thành rẻ.Chống làm hàng rởm, hàng giả, hàng kém chất lượng. Phải thường xuyên

quan tâm đến việc giải quyết công ăn việc làm cho những người đến tuổi laođộng để họ có điều kiện khẳng định nhân cách. Phải có chính sách đãi ngộxứng đáng với những người có công với cách mạng... .

Người cán bộ, đảng viên phải luôn biết thể hiện lòng nhân ái, yêu

thương quý trọng con người từ trong chính quan hệ gia đình của mình. Bởimột người mà không có tình cảm, không biết yêu thương quý trọng bố mẹ,con cái, anh chị em trong gia đình mình thì họ cũng không bao giờ có lòng

nhân ái, bao dung với người khác được.Bên cạnh Nhân, Nghĩa như yêu cầu ở trên, người cán bộ, đảng viên cũng

không thể thiếu tri thức, sự hiểu biết. Để năng động, sáng tạo trong hoạt động,người cán bộ, đảng viên cần có tri thức, sự hiểu biết (Trí). Tri thức đó có thể doquá trình giáo dục, đào tạo, kế thừa của các thế hệ trước thông qua sách vở.Nhưng tri thức đó cũng có thể có được do quá trình tổng kết từ hoạt động thực

144

tiễn, từ việc tự nghiên cứu học hỏi ở bạn bè, đồng nghiệp và mọi người trong xã

hội. Thực tiễn của công cuộc đổi mới trong những năm qua, ở nước ta đã xuấthiện nhiều tấm gương năng động sáng tạo trong học tập, trong sản xuất và xây

dựng. Phần lớn sự năng động sáng tạo và kết quả của họ đạt được đều do quátrình tự nghiên cứu, tìm tòi, học hỏi. Những tấm gương như giáo sư Ngô BảoChâu (đạt giải thưởng Fields - giải thưởng Toán học cao quý nhất thế giới), bà

Mai Kiều Liên - chủ tịch Hội đồng quản trị kiêmTổng giám đốc công ty cổ phầnsữa Vinamilk được nhận giải thưởng nhà lãnh đạo doanh nghiệp số 1 Việt Namvà được tạp chí Forber vinh danh là một trong 50 nữ doanh nhân quyền lực nhấtChâu Á,... thực sự là gương sáng để thế hệ trẻ học tập và noi theo.

Sự sáng tạo và tri thức không chỉ là yêu cầu đạo đức trong cuộc chiếntranh chống kẻ thù giải phóng dân tộc, mà trong nền kinh tế thị trường hiệnnay nó càng phải được đề cao, bởi vì công cuộc đổi mới nói chung và việcxây dựng nền kinh tế thị trường theo định xã hội chủ nghĩa nói riêng phụthuộc vào lòng dũng cảm và trí sáng tạo của đội ngũ cán bộ, đảng viên vừa“hồng” vừa “chuyên” như mong muốn của Bác Hồ kính yêu. Người cán bộ,đảng viên phải không ngừng tiếp tục khẳng định mình, tự vạch đường đi trongbối cảnh kẻ thù tìm mọi cách ngăn cản, chống phá mà chúng ta lại chưa cókinh nghiệm về lý luận và thực tiễn.

Trong giai đoạn đổi mới hiện nay, người cán bộ, đảng viên phải thực sựlà “công bộc”, là “đầy tớ” của nhân dân, là tấm gương mẫu mực về lối sốngcho nhân dân noi theo. Họ phải tích cực, phải đi đầu và tự giác trong việc thựccác đường lối, chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước. Họphải dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm về công việc của mình trướctập thể, xã hội. Không kiêu căng trước chiến thắng, không nản lòng trước mọikhó khăn, luôn nhạy bén, nắm bắt được quy luật, xu thế phát triển tất yếu củachính trị, kinh tế, xã hội; phải đi sâu sát quần chúng, nắm bắt tình hình thựctiễn và biết tổng kết thực tiễn để bổ sung làm giàu lý luận, làm cho chủtrương, chính sách của Đảng và Nhà nước đề ra ngày càng đúng và mang tínhhiệu quả cao.

145

Cùng với Trung với nước, Hiếu với dân, Nhân, Nghĩa, Trí, người cán bộ,đảng viên phải biết cụ thể hóa những nội dung của các phạm trù Cần, Kiệm,Liêm, Chính cho phù hợp với công cuộc đổi mới. Dân tộc ta không phải chỉ cómột truyền thống cần cù và lao động chân tay được ghi lại trong văn học dângian cũng như trong văn chương bác học, dân tộc ta còn có một truyền thống cầncù về lao động trí óc, lao động khoa học với những tấm gương như Tuệ Tĩnh,Hải Thượng Lãn Ông, Lê Quý Đôn. Phải rất mực yêu nước mới xem trọng mọisản phẩm văn hóa, chính trị, học thuật của dân tộc, mới tích tụ những sản phẩmdân tộc ấy, mới đọc hết, nhớ hết, phân loại, đánh giá rõ ràng làm nên những tácphẩm lớn như “Lịch triều hiến chương loại chí”. Phải đi ngàn dặm, đọc hết sứcnhiều, cùng suy nghĩ về những điều nghe thấy, đọc được mới ra một Lê Quý

Đôn với bao tác phẩm quan trọng. Phải nếm hàng vạn thứ cỏ cây trong đất nướcmình và đồng thời được kích thích bởi một tấm lòng ưu ái với nhân dân, khôngchịu bằng lòng với sách vở chính thức về nghề thuốc phương Bắc và cố tìm cái

thích hợp cứu chữa người mình bằng thuốc trên đất nước nhà mới thành một TuệTĩnh. Là Hồ Chí Minh với cả cuộc đời mình thực hành theo Cần, Kiệm, Liêm,

Chính. Người đã nói: Cần để nâng cao không ngừng năng suất lao động. Kiệmđể tích trữ thêm vốn, mở rộng sản xuất. Kiệm mà không cần thì cũng vô ích. Cầnmà không kiệm thì tay không lại hoàn tay không.

Trong giai đoạn hiện nay, người cán bộ, đảng viên phải hiểu nói tớiCần, Kiệm, Liêm, Chính là nói tới ý thức và hành vi quan trọng nhất chính là

lao động và lao động sáng tạo. Lao động ở thời đại ngày nay là lao độngkhông ngừng phát triển trên cơ sở tiếp thu những kiến thức ngày một cao củanhân loại và tạo ra một trình độ lao động phù hợp với trí tuệ. Là trong hoàn

cảnh đất nước còn nghèo, đời sống nhân dân còn gặp nhiều khó khăn, là thù

trong giặc ngoài… nên trong sản xuất và chi tiêu phải tiết kiệm, tránh làm thấtthoát của công, có lối sống giản dị, liêm khiết; phải biết động lòng trắc ẩn,phải thấy xót xa khi tài sản của Nhà nước bị thất thoát…

Cùng với việc hoạch định các đường lối, chủ trương, chính sách đúng,sự cần cù, sáng tạo trong lao động của cán bộ, đảng viên phải thể hiện ở tính

146

cụ thể, sâu sát và linh hoạt trong việc tổ chức, quản lý điều hành hoạt động xã

hội. Sự nhiệt tình và gương mẫu trong hoạt động thực tiễn cùng với sự mềmdẻo, linh hoạt trong việc tổ chức, quản lý xã hội của cán bộ, đảng viên sẽ lànhân tố cổ vũ, lôi cuốn sự hoạt động sáng tạo của quần chúng, qua đó biếnđường lối, chủ trương, chính sách trở thành hiện thực.

Tính cần cù, sáng tạo trong lao động của cán bộ, đảng viên còn phải thểhiện ở chiến lược đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, đảng viên kế cận. Tiếpnối sự nghiệp cách mạng của Đảng, công tác tổ chức cán bộ của Đảng đượccoi là nguyên nhân của mọi nguyên nhân. Vì lẽ đó, cán bộ, đảng viên phảithường xuyên quan tâm, bồi dưỡng, giáo dục, đào tạo những người có đủphẩm chất, năng lực vào đội ngũ cán bộ kế cận, theo xu hướng phát triển: thế hệhiện nay phải cao hơn thế hệ trước và thế hệ tương lai phải tài giỏi hơn thế hệhiện tại. Để thực hiện điều đó, đòi hỏi mỗi cán bộ, đảng viên phải tỉnh táo nhìn

nhận, đánh giá con người một cách trung thực, khách quan, phải có cái tâm trongsáng vì Đảng, vì dân. Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ XI khẳng định tiếp tục đổimới mạnh mẽ, đồng bộ công tác cán bộ, thực hiện tốt chiến lược cán bộ thời kỳđẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, trong đó đặc biệt nhấn mạnh: “Xây

dựng quy hoạch cán bộ cấp chiến lược, trọng dụng người có đức có tài. Nâng

cao chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ. Đánh giá và sử dụng đúngcán bộ trên cơ sở những tiêu chuẩn, quy trình đã được quy định, lấy hiệu quảcông tác và sự tín nhiệm của nhân dân làm thước đo chủ yếu” [33, tr.59].

Như vậy, hơn lúc nào hết, ý nghĩa một số phạm trù cơ bản của đạo đứcNho giáo đã được Hồ Chí Minh kế thừa, phát triển trong việc giáo dục đạođức, lối sống cho đội ngũ cán bộ, đảng viên ở nước ta hiện nay còn nguyên

tính thời sự cấp thiết. Nếu như những tác động tiêu cực từ nhiều mặt do cuộcsống hiện đại mang đến đang gặm nhấm dần những giá trị tốt đẹp của dân tộc,làm khô héo lòng nhân ái giữa con người với con người, giữa nghĩa vụ của conngười với Tổ quốc thì việc khơi dậy tình người, lòng yêu thương, khơi dậy ý

thức về nghĩa vụ, trách nhiệm với đất nước, gia đình, người thân đối với mỗi cánbộ, đảng viên lại càng có ý nghĩa giáo dục vô cùng to lớn và cần thiết.

147

Tiểu kết chương 4

Đạo đức cách mạng mà nền tảng là “Trung với nước, Hiếu với dân”, làNhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín , là Cần, Kiệm, Liêm, Chính … mà Hồ Chí Minh đã

xây dựng, kết tinh từ truyền thống đạo đức của dân tộc và tinh hoa văn hóanhân loại trong đó có Nho giáo, đến ngày nay vẫn còn nguyên giá trị. Trướcthực trạng suy thoái đạo đức, lối sống ở một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảngviên đòi hỏi việc thực hành đạo đức cách mạng trong thời kỳ đổi mới hiệnnay, mỗi cán bộ, đảng viên phải nắm vững những tiêu chí mới của đạo đức;vận dụng sát hợp vào từng lĩnh vực của đời sống, kinh tế - xã hội, gắn chặtvới đường lối đổi mới của Đảng, động viên mọi tầng lớp nhân dân, mọi thành

phần kinh tế, trong đó đội ngũ cán bộ, đảng viên phải là lực lượng nòng cốt đitiên phong trong việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức cách mạng và gương mẫuhành động. Việc gì có lợi cho nước, cho dân thì phải gắng làm cho tốt, việc gì

có hại cho nước, cho dân thì kiên quyết tránh.Noi gương đạo đức Hồ Chí Minh và thực hành theo đạo đức của Người

đã trở thành nhiệm vụ thường xuyên do Đảng ta phát động sâu rộng trongĐảng cũng như trong nhân dân. Thực hiện tốt phương châm này, cán bộ, đảngviên mới đạt được tiêu chuẩn cán bộ do Nghị quyết Hội nghị lần thứ ba Banchấp hành Trung ương Đảng khóa VIII nêu ra: có bản lĩnh chính trị vữngvàng, trung thành với lý tưởng cách mạng, với chủ nghĩa Mác - Lênin và tưtưởng Hồ Chí Minh; có năng lực dự báo và định hướng phát triển, tham giaxây dựng đường lối, chính sách, tổ chức nhân dân thực hiện; gương mẫu vềđạo đức, lối sống, có tác phong dân chủ, khoa học, có khả năng tập hợp quầnchúng, đoàn kết nội bộ; có kiến thức về khoa học lãnh đạo và quản lý… . Đồngthời, việc đẩy mạnh giáo dục và xây dựng đạo đức, lối sống cho mọi người nhấtlà đội ngũ cán bộ, đảng viên trong thời kỳ mới theo tấm gương đạo đức Hồ ChíMinh cũng là một biện pháp để ngăn chặn “tình trạng suy thoái về tư tưởngchính trị, đạo đức, lối sống, bệnh cơ hội, chủ nghĩa cá nhân...

148

KẾT LUẬN

Khi sáng lập ra học thuyết Nho giáo, Khổng Tử với mong muốn sửdụng học thuyết của mình để áp dụng cho toàn xã hội phong kiến Trung Quốcbấy giờ. Song mong muốn đó của ông không trở thành hiện thực. Trải quaquá trình phát triển lâu dài với các triều đại phong kiến từ nhà Hán, Tống, đếnnhà Thanh sau này, nội dung học thuyết Nho giáo đã có nhiều thay đổi chophù hợp với sự cai trị mới.

Được du nhập vào Việt Nam từ rất sớm bằng con đường xâm lược và

giao lưu văn hoá, Nho giáo đã có một “số phận” đặc biệt, lúc phát triển cực

thịnh, lúc lại suy vong, nhường chỗ cho Phật giáo. Dù có phát triển thế nào,

thì Nho giáo khi vào Việt Nam không còn nguyên nghĩa nữa. Văn hoá ViệtNam đã tiếp biến Nho giáo, kết hợp với văn hoá Việt, hình thành nên một loạiNho giáo lấy “Nghĩa” làm trọng. Dân tộc Việt Nam đã không tiếp thu trọnvẹn nội dung của học thuyết Nho giáo, mà kế thừa, phát triển để biến thành

Nho giáo Việt Nam.Những phạm trù đạo đức cơ bản của Nho giáo (Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí,

Tín, Trung, Hiếu, Cần, Kiệm, Liêm, Chính) bên cạnh mặt tích cực, vẫn còn

những hạn chế mang tính hà khắc, cần loại bỏ.Xuất thân từ gia đình nhà Nho, lại am hiểu Nho giáo sâu sắc, sau này trên

con đường cách mạng của mình, Hồ Chí Minh luôn vận dụng những phạm trùđạo đức của Nho giáo vào việc giáo dục đạo đức cho cán bộ và nhân dân.

Khi trả lời câu hỏi của một nhà báo rằng: “Ngài theo chủ nghĩa cộng sảnhay theo chủ nghĩa Tôn Dật Tiên?”. Hồ Chí Minh đã nói:

Học thuyết của Khổng Tử có ưu điểm của nó là sự tu dưỡng đạođức cá nhân. Tôn giáo Giêsu có ưu điểm của nó là lòng nhân ái cao

cả. Chủ nghĩa Mác có ưu điểm của nó là phương pháp làm việc biệnchứng. Chủ nghĩa Tôn Dật Tiên có ưu điểm là chính sách của nóthích hợp với điều kiện của nước ta. Tôi cố gắng làm người học trònhỏ của các vị ấy [6, tr.40].

149

Sự vĩ đại của Hồ Chí Minh khi tiếp thu đạo đức Nho giáo là ở chỗNgười đã gạn lọc được trong đó những yếu tố tích cực, để từ đó tiếp thu, bổsung và phát triển thành tư tưởng đạo đức của mình.

Sử dụng các khái niệm, phạm trù đạo đức Nho giáo, nhưng không sửdụng hệ thống tư tưởng của nó, đó là điều chúng ta thấy rất rõ ở Hồ Chí Minh.Hồ Chí Minh khai thác mặt tích cực nhất làm thay đổi về bản chất khái niệmkhác với cách hiểu của nhà Nho trong xã hội phong kiến, khiến cho nhữngphạm trù đạo đức của Nho giáo trở nên thích hợp với nội dung đạo đức mới,đạo đức cách mạng. Cũng có những vấn đề như vấn đề tu thân, giữ mình “tựmình phải chính trước mới giúp người khác chính” là vấn đề không khác vớiquan niệm của Khổng Tử, Mạnh Tử, nhưng Hồ Chí Minh thường nhấn mạnhkhía cạnh nêu gương là điều mà không dễ thực hiện trong các xã hội cũ.

Qua việc phân tích những phạm trù cơ bản của đạo đức Nho giáo và qua

lăng kính chọn lọc của Hồ Chí Minh chúng ta hiểu một cách sâu sắc rằng, đạođức Nho giáo đã có ảnh hưởng rất lớn tới Người nhưng qua một phương cáchtiếp cận khoa học và cách mạng.

Hiện nay, tình trạng tham nhũng đang ngày một gia tăng, những chuẩnmực đạo đức trong xã hội ngày một suy giảm. Trong điều kiện đó, ta càng

nhận thức được những phạm trù đạo đức, Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín, Trung,

Hiếu, Cần, Kiệm, Liêm, Chính của Nho giáo qua lăng kính chọn lọc của HồChí Minh có ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn vô cùng to lớn.

Vận dụng, phát triển quan điểm Hồ Chí Minh trong việc tiếp thu những hiểubiết quý báu do các đời trước để lại, đó chính là sự gìn giữ và kế tục tư tưởng đạođức của Người trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá hôm nay.

Hồ Chí Minh là một người Mác xít, chủ nghĩa Mác hoàn toàn xa lạ vớichủ nghĩa hư vô, nó không gạt bỏ cái cũ một cách mù quáng. Nó đòi hỏi giaicấp công nhân phải tiếp thu toàn bộ những thành tựu của nhân loại, đứng ởđỉnh cao của văn hoá loài người mà xây dựng xã hội mới, con người mới.Trên tinh thần ấy, trong khi triệt để thanh toán những tàn dư hủ bại của Nhogiáo, chúng ta cần tiếp thu những nhân tố tích cực hợp lý của đạo đức Nho

150

giáo. Thái độ của Hồ Chí Minh đối với đạo đức Nho giáo là điều chúng ta cầnhọc tập.

Trong giai đoạn cách mạng mới, trước sự tấn công của mặt trái cơ chếthị trường, với sự tác động của nhiều nhân tố phức tạp đan xen, tư tưởng đạođức, lối sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên bị phân hóa nghiêm trọng…thì chuẩn mực giá trị đạo đức Trung, Hiếu, Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín, Cần,Kiệm, Liêm, Chính có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với người cán bộ, đảngviên. Hơn lúc nào hết, những chuẩn mực giá trị đạo đức trên của Hồ Chí Minhchính là gạch nối biện chứng giữa quá khứ, hiện tại và tương lai, luôn sốngmãi trong sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hộichủ nghĩa. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, trước xu thế mở cửa hội nhập kinh tếquốc tế, chúng ta cần làm cho các cấp, các ngành, mỗi người dân nắm vữngđường lối đổi mới của Đảng, thực hiện các bước đi thích hợp, hội nhập mạnhmẽ và sâu rộng kinh tế quốc tế nhưng vẫn giữ vững độc lập, tự chủ của đấtnước. Mỗi cán bộ, đảng viên phải luôn phấn đấu, không ngừng tu dưỡng, rèn

luyện những phẩm chất đạo đức nêu trên, biết đặt lợi ích của đất nước, củadân tộc lên trên lợi ích cá nhân, tiếp tục phát huy những phẩm chất anh hùng

cách mạng trước đây trong điều kiện mới, gương mẫu trước nhân dân, đượcnhân dân tin yêu, đồng tình và ủng hộ. Làm tốt điều đó, nhất định chúng ta sẽxây dựng thành công chủ nghĩa xã hội và bảo vệ vững chắc Tổ quốc xã hộichủ nghĩa.

151

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN

1. Nguyễn Thị Hồng Doan (2013), “Phạm trù Trung, Hiếu của Nho giáo qualăng kính chọn lọc Hồ Chí Minh”, Tạp chí Giáo dục lý luận, (202),

tr.12-15.

2. Nguyễn Thị Hồng Doan (2014), “Phạm trù Nhân, Nghĩa của Nho giáo quacách nhìn của Nguyễn Trãi”, Tạp chí Giáo dục lý luận, (15), tr.69-72.

152

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đào Duy Anh (1939), Khổng giáo phê bình tiểu luận, Quan hải tùng thư, Huế.

2. Phạm Ngọc Anh (Chủ biên) (2013), Học tập và làm theo tư tưởng đạođức Hồ Chí Minh, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

3. Ban Tư tưởng Văn hoá Trung ương (2005), Tư tưởng Hồ Chí Minh vềđạo đức, Hà Nội.

4. Bảo tàng Hồ Chí Minh (2010), "Nguyễn Ái Quốc điền Bản khai đại biểu

tham dự Đại hội lần thứ VII Quốc tế Cộng sản (2) ngày 16-8-1935",

http://www.baotang hochiminh.vn, truy cập ngày 15/7/2010.

5. Nguyễn Duy Bắc (2008), Sự biến đổi các giá trị văn hóa trong bối cảnhxây dựng nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay, Nxb Từ điển

Bách Khoa, Hà Nội.

6. Nguyễn Khánh Bật (Chủ nhiệm), Hoàng Trang, Trần Minh Trưởng

(2004), Nâng cao đạo đức cách mạng chống chủ nghĩa cá nhân,

Báo cáo tổng quan đề tài KX 03.01, Hà Nội.

7. Nguyễn Văn Bình (2001), Quan niệm Nho giáo về các mối quan hệ xã

hội. Ảnh hưởng và ý nghĩa của nó đối với xã hội ta ngày nay, Luận

án tiến sĩ Triết học, Viện Triết học, Hà Nội.

8. Phan Văn Các (1995), “Nho học và sự nghiệp đổi mới đất nước”, Tạp chíCộng sản, (9), tr.22-26.

9. Các tác giả Hán Nôm Thăng Long (2009), Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.

10. Phan Bội Châu (1998), Khổng học đăng, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội.

11. Doãn Chính (Chủ biên) (1997), Đại cương triết học Trung Quốc, Nxb

Chính trị quốc gia, Hà Nội.

12. Đoàn Trung Còn (Dịch giả) (2006), Đại học (Tứ Thư, trọn bộ 4 tập),Nxb Thuận Hóa, Huế.

13. Đoàn Trung Còn (Dịch giả) (2006), Trung dung (Tứ Thư, trọn bộ 4 tập),Nxb Thuận Hóa, Huế.

153

14. Đoàn Trung Còn (dịch giả) (2006), Luận ngữ (Tứ Thư, trọn bộ 4 tập),Nxb Thuận Hóa, Huế.

15. Đoàn Trung Còn (Dịch giả) (2006), Mạnh Tử (Quyển Thượng) (Tứ Thư,trọn bộ 4 tập), Nxb Thuận Hóa, Huế.

16. Đoàn Trung Còn (Dịch giả) (2006), Mạnh Tử (Quyển Hạ) (Tứ Thư, trọnbộ 4 tập), Nxb Thuận Hóa, Huế.

17. Phan Đại Doãn (1999), Một số vấn đề về Nho giáo Việt Nam, Nxb Chính

trị quốc gia, Hà Nội.18. Nguyễn Đăng Duy (1998), Nho giáo với văn hoá Việt Nam, Nxb Hà Nội.19. Thành Duy (1996), Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức, Nxb Chính trị

quốc gia, Hà Nội.20. Thành Duy (1999), "Hồ Chí Minh về vai trò của đạo đức trong sự nghiệp

cách mạng Việt Nam", Tạp chí Thông tin lý luận, (6), tr.8-11.

21. Quang Đạm (Dịch giả) (1991), Đại học - Trung dung, Nxb Khoa học xã

hội, Hà Nội.22. Quang Đạm (1994), Nho giáo xưa và nay, Nxb Văn hóa, Hà Nội.23. Đảng Cộng sản Việt Nam (1977), Báo cáo chính trị của BCH trung ương

Đảng tại ĐH đại biểu toàn quốc lần thứ IV, Nxb Sự thật, Hà Nội.24. Đảng Cộng sản Việt Nam (1982), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc

lần thứ V, 3 tập, Nxb Sự thật, Hà Nội.25. Đảng Cộng sản Việt Nam (1987), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc

lần thứ VI, Nxb Sự thật, Hà Nội.26. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc

lần thứ VII, Nxb Sự thật, Hà Nội.27. Đảng Cộng sản Việt Nam (1994), Văn kiện Hội nghị đại biểu toàn quốc giữa

nhiệm kỳ khóa VII, Nhà máy in Trần Phú - thành phố Hồ Chí Minh.28. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc

lần thứ VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

29. Đảng Cộng sản Việt Nam (1997), Văn kiện Hội nghị lần thứ Hai BanChấp hành Trung ương khoá VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

154

30. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốclần thứ IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

31. Đảng Cộng sản Việt Nam (2004), Văn kiện Hội nghị lần thứ chín Ban

Chấp hành Trung ương khoá IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.32. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc

lần thứ X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.33. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc

lần thứ XI, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội.34. Phạm Văn Đồng (1974), Hồ Chí Minh - hình ảnh dân tộc, tinh hoa thời

đại, Nxb Sự thật, Hà Nội.35. Phạm Văn Đồng (1990), Hồ Chí Minh, một con người, một dân tộc, một

thời đại, một sự nghiệp, Nxb Sự thật, Hà Nội.36. Phạm Văn Đồng (1993), Hồ Chí Minh và con người Việt Nam trên con

đường dân giàu nước mạnh, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.37. Phạm Văn Đồng (1998), Những nhận thức cơ bản về tư tưởng Hồ Chí

Minh, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.38. Võ Nguyên Giáp (1993), Tư tưởng Hồ Chí Minh quá trình hình thành và

phát triển, Nxb Sự thật, Hà Nội.39. Võ Nguyên Giáp (1997), “Một số nội dung trong tư tưởng nhân văn, đạo

đức, văn hóa Hồ Chí Minh", Tạp chí Cộng sản, (9), tr.3-9.

40. Trần Văn Giàu (1993), Giá trị tinh thần truyền thống của dân tộc ViệtNam, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh.

41. Trần Văn Giàu (1997), Sự hình thành về cơ bản tư tưởng Hồ Chí Minh,

Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.42. Trần Văn Giàu (1998), “Sự hình thành các nguyên lý cơ bản của chủ

nghĩa yêu nước truyền thống Việt Nam", Tạp chí Xây dựng Đảng,

(9), tr.2-14.

43. Cao Thu Hằng (2004), “Giá trị đạo đức truyền thống và những yêu cầuđạo đức đối với nhân cách con người Việt Nam hiện nay”, Tạp chíTriết học, (7), tr.17-24.

155

44. Nguyễn Hùng Hậu (2004), Triết lý trong văn hoá Phương Đông, Nxb

Đại học Sư phạm, Hà Nội.45. Nguyễn Hùng Hậu (2003), “Đặc điểm của Nho Việt”, Tạp chí Triết học,

(3), tr.41- 43.

46. Hoàng Ngọc Hoa (1999), Thấm nhuần tư tưởng Hồ Chí Minh về thựchành tiết kiệm, chống lãng phí, Tạp chí Thông tin lý luận, (5), tr.4-6.

47. Nguyễn Văn Hồng (Dịch) (2001), "Tư tưởng Nho giáo và luân lý gia

đình", Thông tin khoa học xã hội, (12), tr.29-35.

48. Hội thảo quốc tế (1990), Chủ tịch Hồ Chí Minh, Anh hùng giải phóngdân tộc, danh nhân văn hóa, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

49. Hội đồng Trung ương chỉ đạo biên soạn (2008), Giáo trình tư tưởng HồChí Minh, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

50. Cao Xuân Huy (1995), Tư tưởng phương Đông gợi những điểm nhìn

tham chiếu, Nxb Văn học, Hà Nội.51. Đỗ Huy (1992), “Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh trong hệ chuẩn mực

của thời đại mang tên Người”, Tạp chí Triết học, (2), tr.50-54.

52. Trần Đình Hượu (1984), “Mấy ý kiến bàn về nghiên cứu Nho giáo”, Tạpchí Nghiên cứu nghệ thuật, (1+ 2+ 3).

53. Trần Đình Hượu (1995), Đến hiện đại từ truyền thống, Nxb Văn hóa, Hà Nội.54. Trần Đình Hượu (2001), Các bài giảng về tư tưởng phương Đông, Nxb

Đại học Quốc gia Hà Nội.55. Nguyễn Thế Kiệt (Chủ biên) (2001), Ảnh hưởng của đạo đức phong kiến

trong cán bộ lãnh đạo, quản lý ở Việt Nam hiện nay, Nxb Chính trịquốc gia, Hà Nội.

56. Nguyễn Thế Kiệt (2008), “Đạo đức Nho giáo trong đời sống Việt Nam”,Tạp chí Lý luận chính trị, (3), tr.65-69.

57. Trần Trọng Kim (2001), Nho giáo, Nxb Văn hoá Thông tin, Hà Nội.58. Vũ Khiêu (1991), Bàn về văn hiến Việt Nam, Nxb Thành phố Hồ Chí

Minh, Hồ Chí Minh.

156

59. Vũ Khiêu (1991), Đại học và trung dung Nho giáo, Nxb Khoa học Xã

hội, Hà Nội.60. Vũ Khiêu (Chủ biên) (1991), Nho giáo xưa và nay, Nxb Khoa học Xã

hội, Hà Nội61. Vũ Khiêu (Chủ biên) (1993), Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh truyền

thống dân tộc và nhân loại, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.62. Vũ Khiêu (1995), Nho giáo và đạo đức, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.63. Vũ Khiêu (1995), Nho giáo và gia đình, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.64. Vũ Khiêu (1997), Nho giáo và phát triển ở Việt Nam, Nxb Khoa học Xã

hội, Hà Nội.65. Đặng Xuân Kỳ (1994), "Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh", Tạp chí Cộng

sản, (5), tr.15-20.

66. Đặng Xuân Kỳ (Chủ biên), Vũ Khiêu, Song Thành (2003), Giáo trình tưtưởng Hồ Chí Minh, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

67. Nguyễn Hiến Lê và Giản Chí (1994), Tuân Tử, Nxb Văn hóa, Hà Nội.68. Nguyễn Hiến Lê (1996), Khổng Tử, Nxb Văn hóa, Hà Nội.69. V.I. Lênin (1971), Toàn tập, Tập 27, Nxb Sự thật, Hà Nội.70. V.I. Lênin (2006), Toàn tập, Tập 45, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.71. Nguyễn Bá Linh (1990), Bác Hồ sống mãi với non sông, Nxb Sự thật, Hà Nội.72. Nguyễn Bá Linh (1995), Tư tưởng Hồ Chí Minh, Hà Nội.73. Nguyễn Thế Long (1995), Nho học ở Việt Nam - giáo dục và thi cử, Nxb

Giáo dục, Hà Nội.74. Nguyễn Thị Thanh Mai (2007), Ảnh hưởng của đạo đức Nho giáo đối với

đạo đức người cán bộ lãnh đạo, quản lý ở Việt Nam hiện nay, Luận ánTS Triết học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.

75. Nông Đức Mạnh (2007), “Phát huy truyền thống vẻ vang của đảng,không ngừng học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ ChíMinh”, Báo Nhân dân, ngày 3/2/2007, tr.1,4.

76. Nguyễn Chí Mỳ (Chủ biên) (1999), Sự biến đổi của thang giá trị đạo đứctrong nền kinh tế thị trường với việc xây dựng đạo đức mới cho cánbộ quản lý ở nước ta hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

157

77. Hồ Chí Minh (1993), Bàn về đạo đức, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.78. Hồ Chí Minh (2006), Biên niên tiểu sử 1980 - 1969, 10 tập, Nxb Chính

trị quốc gia, Hà Nội.79. Hồ Chí Minh (2013), Toàn tậ, Tập 1, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.80. Hồ Chí Minh (2013), Toàn tập, Tập 2, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.81. Hồ Chí Minh (2013), Toàn tập, Tập 3, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.82. Hồ Chí Minh (2013), Toàn tập, Tập 4, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.83. Hồ Chí Minh (2013), Toàn tập, Tập 5, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.84. Hồ Chí Minh (2013), Toàn tập, Tập 6, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.85. Hồ Chí Minh (2013), Toàn tập, Tập 7, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.86. Hồ Chí Minh (2013), Toàn tập, Tập 8, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.87. Hồ Chí Minh (2013), Toàn tập, Tập 9, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.88. Hồ Chí Minh (2013), Toàn tập, Tập 10, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.89. Hồ Chí Minh (2013), Toàn tập, Tập 11, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.90. Hồ Chí Minh (2013), Toàn tập, Tập 12, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.91. Hồ Chí Minh (2013), Toàn tập, Tập 13, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.92. Hồ Chí Minh (2013), Toàn tập, Tập 14, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.93. Hồ Chí Minh (2013), Toàn tập, Tập 15, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.94. Hồ Chí Minh (1976), Về đạo đức cách mạng, Nxb Sự thật, Hà Nội.95. Hồ Chí Minh (1980), Về giáo dục thanh niên, Nxb Sự thật, Hà Nội.96. Hà Thúc Minh (1999), Lịch sử triết học Trung Quốc, Tập 1, Nxb Thành

phố Hồ Chí Minh, Hồ Chí Minh.97. Hà Thúc Minh (1999), Lịch sử triết học Trung Quốc, Tập2, Nxb Thành

phố Hồ Chí Minh, Hồ Chí Minh.98. Hà Thúc Minh (2001), Đạo Nho và văn hóa Phương Đông, Nxb Giáo

dục, Hà Nội.99. Nguyễn Thị Nga (1996), “Từ quan niệm phẩm chất kẻ trị dân của Khổng

- Mạnh đến tư tưởng về đạo đức người cán bộ cách mạng của HồChí Minh”, Tạp chí Nghiên cứu lý luận, (9), tr.13-16.

158

100. Nguyễn Thị Nga - Hồ Trọng Hoài (2003), Quan niệm của Nho giáo vềgiáo dục con người, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

101. Hữu Ngọc (1985), “Phải chăng Khổng giáo là động lực phát triển kinh tếNhật Bản hiện đại”, Tạp chí Triết học, (2), tr.55-59.

102. Phan Ngọc (1998), Bản sắc văn hoá Việt Nam, Nxb Văn hoá Thông tin,Hà Nội.

103. Phan Ngọc (1994), Văn hoá Việt Nam và cách tiếp cận mới, Nxb Vănhoá Thông tin, Hà Nội.

104. Nguyễn Trãi - khí phách và tinh hoa dân tộc (1980), Nxb Khoa học Xã

hội, Hà Nội.105. Nhiều tác giả (1996), Những vấn đề đạo đức trong kinh tế thị trường,

Viện Thông tin Khoa học xã hội, Hà Nội.106. Đào Phan (1996), Đạo Khổng trong văn Bác Hồ, Nxb Văn hoá Thông

tin, Hà Nội.107. Đào Phan (1996), Hồ Chí Minh danh nhân văn hoá, Nxb Văn hoá Thông

tin, Hà Nội.108. Lê Khả Phiêu (1999), “Học tập, rèn luyện tư tưởng và đạo đức cách

mạng, thực hiện thắng lợi cuộc vận động xây dựng, chỉnh đốnĐảng”, Tạp chí Khoa học Xã hội, (40), tr.9-14.

109. Bùi Đình Phong (1999), “Việc cần phải làm trước tiên là chỉnh đốn lạiĐảng”, Tạp chí Lịch sử Đảng, (8), tr.21.

110. Bùi Đình Phong (1999), “Về quan điểm kế thừa, đổi mới của Hồ ChíMinh”, Tạp chí Thông tin lý luận, (5), tr.12-16.

111. Trần Văn Phòng (2003), “Tiêu chuẩn đạo đức của người cán bộ lãnh đạochính trị hiện nay”, Tạp chí Triết học, (5).

112. Lê Văn Quán (1997), Đại cương lịch sử tư tưởng Trung Quốc, Nxb Giáo

dục, Hà Nội.113. Lê Văn Quán (1997), “Bác Hồ với học thuyết Nho giáo”, Tạp chí Cộng

sản, (11), tr.21-23.

159

114. Lê Văn Quán (2003), “Thử bàn về đạo Hiếu của Nho gia”, Tạp chí HánNôm, (2), tr.3-8.

115. Lê Văn Quán (2004), “Bước đầu tìm hiểu luân lý đạo đức trong văn hóatruyền thống Nho gia”, Tạp chí Hán Nôm, (2), tr.3-10.

116. Nguyễn Duy Quý (1999), “Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh và cuộcvận động xây dựng, chỉnh đốn Đảng trong giai đoạn hiện nay”, Tạpchí Triết học, (10), tr.5-7.

117. Nguyễn Duy Quý (2006), Đạo đức xã hội ở nước ta hiện nay. Vấn đề và

giải pháp, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.118. Phạm Côn Sơn (1996), Gia lễ xưa và nay, Nxb Đồng Tháp, Đồng Tháp.119. Vũ Minh Tâm (1996), Tư tưởng triết học về con người, Nxb Giáo dục,

Hà Nội.120. Song Thành (1997), Một số vấn đề phương pháp luận và phương pháp

nghiên cứu về Hồ Chí Minh, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.121. Song Thành (1999), Hồ Chí Minh nhà văn hoá kiệt xuất, Nxb Chính trị

quốc gia, Hà Nội.122. Song Thành (2005), Hồ Chí Minh nhà tư tưởng lỗi lạc, Nxb Lý luận

chính trị, Hà Nội.123. Trần Thành (1996), Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức, Nxb Chính trị

quốc gia, Hà Nội.124. Lê Sỹ Thắng (1991), Góp phần tìm hiểu tư tưởng Hồ Chí Minh, Nxb

Khoa học Xã hội, Hà Nội.125. Lê Sỹ Thắng (Chủ biên) (1994), Nho giáo tại Việt Nam, Nxb Khoa học

Xã hội, Hà Nội.126. Lê Sỹ Thắng (1997), Lịch sử tư tưởng Việt Nam, Tập 2, Nxb Khoa học

Xã hội, Hà Nội.127. Nguyễn Thế Thắng (1997), “Đánh giá cán bộ theo tư tưởng Hồ Chí

Minh”, Tạp chí Xây dựng Đảng, (5), tr.1-2.

128. Chương Thâu (2006), “Về việc nghiên cứu và ứng dụng Nho giáo, Đạogiáo ở Trung Quốc hiện nay”, Tạp chí Triết học, (5), tr.33-39.

160

129. Vi Chính Thông (1996), Nho gia với Trung Quốc ngày nay, Nxb Chính

trị quốc gia, Hà Nội.130. Nguyễn Đăng Thục (1991), Lịch sử triết học phương Đông, Tập 1, Nxb

thành phố Hồ Chí Minh.131. Nguyễn Đăng Thục (1991), Lịch sử triết học phương Đông, Tập 2, Nxb

thành phố Hồ Chí Minh.132. Trần Thị Hồng Thúy (1996), Ảnh hưởng của Nho giáo với chủ nghĩa yêu

nước truyền thống, Luận án PTS, Viện Triết học, Hà Nội.133. Nguyễn Tài Thư (Chủ biên), Phan Đại Doãn, Nguyễn Đức Sự, Hà Văn

Tấn (1993), Lịch sử tư tưởng Việt Nam, Tập 1, Nxb Khoa học Xã

hội, Hà Nội.134. Nguyễn Tài Thư (1996), Vấn đề con người trong Nho học sơ kỳ, Luận án

PTS khoa học Triết học, Viện Triết học.135. Nguyễn Tài Thư (1997), Nho học và Nho học ở Việt Nam (Một số vấn đề

lý luận và thực tiễn), Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.136. Nguyễn Tài Thư (1997), Ảnh hưởng của các hệ tư tưởng và tôn giáo đối

với con người Việt Nam hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.137. Lương Duy Thứ (1990), Bác Hồ với văn hoá Trung Quốc, Nxb Trẻ, Hà Nội.138. Lương Duy Thứ (1999), “Về cội nguồn Nho giáo của những lời dạy của

Chủ tịch Hồ Chí Minh”, Tập san Khoa học xã hội và nhân văn, (8),

tr.84-94.

139. Trần Dân Tiên (1975), Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ ChủTịch, Nxb Sự thật, Hà Nội.

140. Phan Mạnh Toàn, Quan niệm của Nho giáo về Trung - hiếu - lễ. Ảnhhưởng của nó đối với đời sống đạo đức con người Việt Nam hiệnnay, Luận văn Thạc sĩ Triết học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ ChíMinh, Hà Nội.

141. Hoàng Trung (1998), “Tư tưởng Hồ Chí Minh và vấn đề giáo dục đạođức trong nền kinh tế thị trường”, Tạp chí Triết học, (5), tr.27.

161

142. Hoàng Trung (2001), Đạo đức cách mạng trong tư tưởng Hồ Chí Minhqua các phạm trù mà Người đã sử dụng, Luận án tiến sĩ triết học,Viện Triết học, Hà Nội.

143. Lê Văn Tuấn (2004), “Những phẩm chất cơ bản cần có của người cán bộtrong sự nghiệp đổi mới”, Tạp chí Triết học, (2), tr.5-11.

144. Ủy ban Khoa học Xã hội Việt Nam, Viện Triết học (1972), Bàn về đạođức, Hà Nội.

145. Nguyễn Khắc Viện (1993), Bàn về đạo Nho, Nxb Thế Giới mới, Hà Nội.146. Nguyễn Khắc Viện (2005), "Bàn về đạo Nho", Tạp chí Tri thức trẻ, (157

đến 163).147. Viện Nghiên cứu Hán Nôm và Viện Harvard - Yenching (Mỹ) (2004),

Nho giáo ở Việt Nam, Hội thảo.148. Trần Nguyên Việt (2004), “Phạm trù “Đức” trong học thuyết của Khổng

Tử”, Tạp chí Triết học, (3), tr.25-30.

149. Nguyễn Hữu Vui (1998), Lịch sử triết học, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.150. Trần Quốc Vượng (2003), Văn hoá Việt Nam tìm tòi và suy ngẫm, Nxb

Văn học, Hà Nội.151. Nguyễn Bình Yên (1996), “Thử tìm mối quan hệ giữa tư tưởng đạo đức

Hồ Chí Minh và tư tưởng đạo đức Nho giáo”, Tạp chí Nghiên cứu lýluận, (5), tr.44-47.