vai trÒ cỦa giai cẤp cÔng nhÂn viỆt...

24
1 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN NGUYỄN THỊ THANH HƢƠNG VAI TRÒ CỦA GIAI CẤP CÔNG NHÂN VIỆT NAM TRONG CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI ĐẤT NƯỚC LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC TRIẾT HỌC HÀ NỘI - 2009

Upload: others

Post on 30-Aug-2019

2 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

NGUYỄN THỊ THANH HƢƠNG

VAI TRÒ CỦA GIAI CẤP CÔNG NHÂN VIỆT NAM

TRONG

CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI ĐẤT NƯỚC

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC TRIẾT HỌC

HÀ NỘI- 2009

2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

NGUYỄN THỊ THANH HƢƠNG

VAI TRÒ CỦA GIAI CẤP CÔNG NHÂN VIỆT NAM

TRONG

CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI ĐẤT NƯỚC

Chuyên ngành: Chủ nghĩa xã hội khoa học

Mã số : 60 22 85

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC TRIẾT HỌC

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS, TS PHAN THANH KHÔI

HÀ NỘI- 2009

3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu

của tôi dưới sự hướng dẫn của PGS, TS Phan Thanh Khôi.

Các số liệu trong luận văn là trung thực và có nguồn

gốc rõ ràng.

TÁC GIẢ

Nguyễn Thị Thanh Hƣơng

4

MỤC LỤC

Trang

MỞ ĐẦU 1

Chƣơng 1: TÌNH HÌNH CHUNG VỀ GIAI CẤP CÔNG NHÂN VIỆT NAM

VÀ QUAN NIỆM VỀ VAI TRÒ CỦA GIAI CẤP NÀY TRONG

CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI ĐẤT NƢỚC 10

1.1. Tình hình chung về giai cấp công nhân Việt Nam 10

1.2. Quan niệm về vai trò của giai cấp công nhân Việt Nam trong công

cuộc đổi mới 21

Chƣơng 2: THỰC TRẠNG VAI TRÒ CỦA GIAI CẤP CÔNG NHÂN VIỆT

NAM TRONG CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI ĐẤT NƢỚC 31

2.1. Thành tựu và hạn chế về vai trò của giai cấp công nhân Việt Nam

trong công cuộc đổi mới đất nước 31

2.2. Nguyên nhân của thực trạng vai trò của giai cấp công nhân Việt

Nam và những vấn đề đặt ra 66

Chƣơng 3: GIẢI PHÁP TIẾP TỤC PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA GIAI CẤP

CÔNG NHÂN VIỆT NAM TRONG CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI

ĐẤT NƢỚC 83

3.1. Nhóm giải pháp về nhận thức đối với giai cấp công nhân và vai

trò của nó trong công cuộc đổi mới đất nước 83

3.2. Nhóm giải pháp về đào tạo nghề và giáo dục ý thức chính trị cho giai

cấp công nhân trong công cuộc đổi mới đất nước 86

3.3. Nhóm giải pháp về cơ chế chính sách của Đảng và Nhà nước đối với

giai cấp công nhân trong công cuộc đổi mới đất nước 96

3.4. Nhóm giải pháp về tổ chức của giai cấp công nhân trong công

cuộc đổi mới 102

KẾT LUẬN 109

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 111

5

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Đảng Cộng sản Việt Nam, đội tiên phong của giai cấp công nhân, đã

lãnh đạo cuộc cách mạng ở nước ta đi qua những chặng đường vẻ vang của

lịch sử dân tộc. Suốt chặng đường lịch sử ấy, không thắng lợi nào dân tộc ta

đạt được lại không gắn liền với vai trò của giai cấp công nhân Việt Nam. Tuy

nhiên mỗi thời kỳ lịch sử, vai trò của giai cấp công nhân lại được biểu hiện

khác nhau. Làm rõ vai trò của giai cấp công nhân trong từng thời kỳ cách

mạng, đặc biệt từ khi đất nước đổi mới cho đến nay, là yêu cầu thường xuyên

và cần thiết đối với việc chỉ đạo hoạt động thực tiễn của công cuộc xây dựng

chủ nghĩa xã hội ở nước ta.

Từ Đại hội lần thứ VI (1986), Đảng ta đưa ra và thực hiện đường lối

đổi mới toàn diện đất nước. Qua hơn 20 năm đổi mới, nước ta đã đạt được

những thành tựu to lớn trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Văn kiện

Đại hội lần thứ X (2006) của Đảng ghi rõ: “Đất nước ta đã bước ra khỏi

khủng hoảng kinh tế- xã hội có sự thay đổi cơ bản và toàn diện. Kinh tế tăng

trưởng khá nhanh, sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển kinh tế

thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa được đẩy mạnh. Đời sống nhân dân

được cải thiện rõ rệt. Hệ thống chính trị và khối đại đoàn kết toàn dân tộc

được củng cố và tăng cường. Chính trị- xã hội ổn định. Quốc phòng và an

ninh được giữ vững. Vị thế nước ta trên trường quốc tế không ngừng được

nâng cao. Sức mạnh tổng hợp của quốc gia đã tăng lên rất nhiều, tạo ra thế và

lực mới cho đất nước tiếp tục đi lên với triển vọng tốt đẹp”. Đạt được những

thành tựu rực rỡ ấy có sự đóng góp quan trọng và lớn lao của giai cấp công

nhân Việt Nam.

6

Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu có ý nghĩa đặc biệt quan trọng

ấy, sau 20 năm đổi mới, nền kinh tế - xã hội của nước ta còn tồn tại những

mặt hạn chế, phức tạp chưa được khắc phục. Nguy cơ tụt hậu về kinh tế

ngày càng xa. Sự phân hóa giàu nghèo trong xã hội ngày càng lớn. Tình

trạng suy thoái về chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống của một bộ phận

không nhỏ cán bộ, đảng viên. Dưới tác động mặt trái của kinh tế thị trường

làm cho tệ quan liêu, tham ô, tham nhũng, lãng phí diễn ra ngày càng phức

tạp, nghiêm trọng. Những biểu hiện xa rời mục tiêu, lý tưởng chủ nghĩa xã

hội… Tất cả những hiện tượng đó đang tác động không nhỏ đến giai cấp

công nhân Việt Nam, làm suy giảm và hạn chế vai trò của giai cấp công

nhân trong công cuộc đổi mới.

Hiện nay, nước ta đang đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại

hóa, tạo nền tảng để phát triển kinh tế, xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật ban

đầu cho công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội. Với tư cách là giai cấp lãnh

đạo và là lực lượng sản xuất cơ bản của nền công nghiệp hiện đại, giai cấp

công nhân đóng vai trò là lực lượng đi đầu của quá trình ấy. Việc không

ngừng nghiên cứu, làm rõ vai trò của giai cấp công nhân, nhất là trong điều

kiện hiện nay có ý nghĩa quan trọng hơn bao giờ hết.

Từ khi ra đời cho đến nay, trong mỗi giai đoạn cách mạng, Đảng có

những chủ trương, chính sách cụ thể về xây dựng, phát triển và phát huy vai

trò giai cấp công nhân. Điều này được thể hiện rõ nhất từ khi đất nước thực

hiện đường lối đổi mới toàn diện đất nước. Trong “Cương lĩnh xây dựng đất

nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội” (1991), Đảng ta chỉ rõ: “Phát

triển giai cấp công nhân về số lượng và chất lượng để xứng đáng là giai cấp

tiên phong trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội”. Đến Đại hội lần thứ

IX, Đảng khẳng định: “Đối với giai cấp công nhân, coi trọng phát triển về số

lượng và chất lượng, nâng cao giác ngộ và bản lĩnh chính trị, trình độ học vấn

và nghề nghiệp, thực hiện “trí thức hóa công nhân”, nâng cao năng lực ứng

7

dụng và sáng tạo công nghệ mới, lao động đạt năng suất, chất lượng và hiệu

quả ngày càng cao, xứng đáng là lực lượng đi đầu trong sự nghiệp công

nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và vai trò lãnh đạo cách mạng trong thời kỳ

mới". Đại hội lần thứ X Đảng tiếp tục khẳng định: “Đối với giai cấp công

nhân, phát triển về số lượng, chất lượng và tổ chức. Nâng cao giác ngộ và bản

lĩnh chính trị, trình độ học vấn và nghề nghiệp, xứng đáng là lực lượng đi đầu

trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”. Đặc biệt, trong Hội

nghị trung ương lần thứ sáu (2008), Ban Chấp hành Trung ương khóa X đã

ban hành Nghị quyết số 20-NQ/TW “Về tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân

Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”, nêu rõ:

“Xây dựng giai cấp công nhân lớn mạnh là vấn đề sống còn đối với Đảng và

chế độ; là mối quan tâm, mong đợi của giai cấp công nhân và toàn xã hội” và

“là yêu cầu của sự nghiệp phát triển kinh tế văn hóa, xã hội của nước ta trong

giai đoạn hiện nay”. Như vậy, trước những yêu cầu của thực tiễn, Đảng ta đã

có quan điểm toàn diện trong chỉ đạo chiến lược về xây dựng, phát triển và

phát huy vai trò của giai cấp công nhân. Đây chính là cơ sở để giai cấp công

nhân Việt Nam phát huy mạnh mẽ vai trò của mình đối với sự phát triển của

đất nước trong giai đoạn mới.

Bước sang thế kỷ XXI, khi mà xu hướng khu vực hóa, toàn cầu hóa

diễn ra sâu rộng, khoa học kỹ thuật và công nghệ trở thành lực lượng sản xuất

trực tiếp, cùng với sự phát triển của nền kinh tế tri thức, đã tạo ra nhiều cơ hội

nhưng cũng đầy thách thức đối với việc phát triển nền kinh tế- xã hội và công

cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Điều kiện khách quan này tác động

sâu sắc đến sự biến đổi của giai cấp công nhân Việt Nam. Do vậy, nhận thức

và làm rõ vai trò của giai cấp công nhân Việt Nam trong điều kiện hiện nay,

một mặt góp phần vào việc đánh giá đúng đắn thực trạng vai trò của giai cấp

công nhân, để có những chiến lược phù hợp phát huy vai trò của trò của giai

8

cấp công nhân, mặt khác lý giải những vấn đề mới nảy sinh về vai trò của giai

cấp công nhân trong điều kiện mới.

Trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta, nhất là sau khi

các nước xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu sụp đổ, các thế lực phản

động tăng cường tấn công vào học thuyết Mác- Lênin, phủ nhận vai trò sứ

mệnh lịch sử của giai cấp công nhân. Chúng cho rằng, trong thời đại ngày

nay, khi mà nền kinh tế tri thức phát triển mạnh mẽ thì vai trò lịch sử của giai

cấp công nhân không còn nữa, thay vào đó là tầng lớp trí thức. Vì vậy, làm

sáng tỏ vai trò của giai cấp công nhân không chỉ là đòi hỏi trước mắt mà còn

là yêu cầu mang tính chiến lược trong thời kỳ quá độ đi lên xây dựng chủ

nghĩa xã hội ở nước ta.

Vấn đề sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân là nội dung cơ bản của

chủ nghĩa xã hội khoa học nói riêng và của chủ nghĩa Mác nói chung, được

nhiều học giả quan tâm nghiên cứu. Trong những năm gần đây có nhiều công

trình nghiên cứu về giai cấp công nhân ở các góc độ khác nhau.

Để góp phần làm rõ hơn nữa vai trò của giai cấp công nhân trong công

cuộc đổi mới đất nước, tác giả chọn vấn đề “Vai trò của giai cấp công nhân

Việt Nam trong công cuộc đổi mới đất nước”, làm đề tài luận văn tốt nghiệp

cao học của mình.

2. Tình hình nghiên liên quan đến đề tài

Trong nhiều công trình nghiên cứu về giai cấp công nhân, đáng lưu ý là

những đề tài và tác phẩm được in ấn sau:

“Một số vấn đề về giai cấp công nhân Việt Nam hiện nay”- PTS. Bùi

Đình Bôn, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1997; và “Giai cấp công nhân Việt

Nam mấy vấn đề lý luận và thực tiễn”- PTS. Bùi Đình Bôn, Nxb Lao Động, Hà

Nội, 1997: Trên cơ cở làm rõ khái niệm, thực trạng, sự biến đổi cơ cấu giai cấp

công nhân Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, tác giả khẳng định vai trò trung

tâm của giai cấp công nhân và đặt vấn đề xây dựng giai cấp công nhân Việt

Nam ngang tầm với sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

9

“Xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hóa,

hiện đại hóa đất nước”- Hoàng Minh Chúc (Chủ biên), Nxb Lao Động, Hà

Nội, 1999: Tác phẩm tập hợp những bài viết của những nhà nghiên cứu về các

vấn đề xây dựng và phát triển giai cấp công nhân, về các chính sách xã hội

đối với giai cấp công nhân trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tăng

cường bản chất và phát huy vai trò của giai cấp công nhân, thực trạng và một

số vấn đề đặt ra.

“Về thực trạng giai cấp công nhân Việt Nam hiện nay”- Phạm Quang

Trung- Cao Văn Biền- Trần Đức Cường, Nxb Khoa học xã hội, 2001: Qua

thực tiễn khảo sát giai cấp công nhân các tác giả đã khái quát những nét cơ

bản, toàn diện về điều kiện sống, điều kiện làm việc, tâm tư tình cảm, nguyện

vọng của giai cấp công nhân, từ đó đánh giá những nét cơ bản nhất về giai cấp

công nhân Việt Nam hiện nay.

“Công nghiệp hóa, hiện đại hóa và sự phát triển giai cấp công nhân”-

PGS. Cao Văn Lượng (chủ biên), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001: Tác

phẩm khái quát một số vấn đề lý luận về giai cấp công nhân, sự phát triển và

biến đổi sâu sắc về mọi mặt của giai cấp công nhân dưới tác động của công

nghiệp hóa, hiện đại hóa, thực trạng của công nhân lao động ở nước ta hiện

nay cả về số lượng, chất lượng, cơ cấu, những dự báo phát triển giai cấp công

nhân nước ta vào thập kỷ đầu của thế kỷ XXI. Trên cơ sở đó tác giả đưa ra

những chính sách và giải pháp xây dựng, củng cố và tăng cường vị trí của giai

cấp công nhân trong xã hội.

“Xu hướng biến động giai cấp công nhân Việt Nam trong những năm

đầu thế kỷ XXI”- Kỷ yếu hội thảo khoa học, Nxb Lao Động, Hà Nội, 2001:

Tác phẩm tập hợp những bài viết của các nhà nghiên cứu về giai cấp công

nhân: Đặc điểm, sự biến đổi cơ cấu giai cấp công nhân trong giai đoạn đầu

công nghiệp hóa, hiện đại hóa, các nhân tố khách quan và chủ quan tác động

đến xu hướng biến đổi giai cấp công nhân.

10

“Ý thức chính trị của công nhân trong một số doanh nghiệp ở Hà Nội

hiện nay”- PGS.TS Phan Thanh Khôi, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2003:

Tác giả phân tích ý thức chính trị của giai cấp công nhân và thực trạng ý thức

chính trị của công nhân. Từ đó tác giả đưa ra dự báo về xu hướng biến động ý

thức của công nhân cũng như các giải pháp nhằm nâng cao ý thức chính trị

của công nhân doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước

ngoài ở Hà Nội hiện nay.

Kỷ yếu hội thảo khoa học: “Giai cấp công nhân Việt Nam- khái niệm

và những đặc điểm cơ bản”- Hội đồng Lý luận Trung ương, Hà Nội, tháng

8/2007: Tác phẩm tổng hợp những bài viết của các nhà nghiên cứu xung

quanh vấn đề làm rõ khái niệm và những đặc điểm cơ bản của giai cấp công

nhân Việt Nam hiện nay, chỉ ra một số vấn đề về xây dựng giai cấp công nhân

Việt Nam trong thời kỳ đổi mới đất nước.

“Đổi mới tư duy về giai cấp công nhân- kinh tế tri thức và công nhân

tri thức”- GS. Văn Tạo, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008: Tác giả đã

khái về nền kinh tế tri thức và giai cấp công nhân. Trên cơ sở đó đưa ra quan

điểm đổi mới tư duy về giai cấp công nhân Việt Nam. Tác giả khẳng định

công nhân tri thức là nhân tố mới trong giai cấp công nhân và đưa ra những

nhận thức mới về về giai cấp công nhân Việt Nam với kinh tế tri thức đầu

thế kỷ XXI.

“Về xu hướng công nhân hóa ở nước ta hiện nay”- TS. Nguyễn An

Ninh, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008: Tác giả phân tích về hiện trạng

của giai cấp công nhân hiện nay: Sự phân tầng trong giai cấp công nhân, vấn

đề đình công trong công nhân, về một số nghịch lý xuất hiện trong quá trình

phát triển của giai cấp công nhân trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa,

hiện đại hóa… từ đó tác giả đi sâu phân tích xu hướng công nhân hóa trong

thời kỳ đổi mới đất nước, coi đó như một quy luật và nêu ra các giải pháp

11

nhằm chủ động tích cực thúc đẩy xu hướng này cho phù hợp với mục tiêu

phát triển đất nước.

Đã có khá nhiều bài viết về giai cấp công nhân trên các tạp chí, trong

đó đáng lưu ý là các bài rất gần đây là: “Quan điểm mới về giai cấp công

nhân Việt Nam qua văn kiện Đại hội X của Đảng” của GS. Văn Tạo. Tạp chí

Cộng sản, Số 10, tháng 5/2006. tr.43; “Tư duy mới về giai cấp công nhân và

Đảng cộng sản” của Quang Cận, Tạp chí Cộng sản, Số 778, tháng 8/2007,

tr.40; “Xây dựng và phát triển toàn diện giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ

đổi mới” của Nguyễn Hòa Bình, Tạp chí Cộng sản, Số 778, tháng 8/2006,

tr.46; “Đời sống vật chất và tinh thần của công nhân trong các khu công

nghiệp, khu chế xuất” Của GS.TS Trần Văn Chử, Tạp chí Lý luận chính trị,

tháng 9/2007, tr.53; “Quan niệm chung về vai trò của giai cấp công nhân Việt

Nam trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước” của PGS.TS Phan Thanh

Khôi, Tạp chí Lao động và Công đoàn, Số 390, tháng 10/2007 (kỳ 2), tr.6;

“Học thuyết Mác- Lênin về sản xuất công nghiệp hiện đại và sứ mệnh lịch sử

của giai cấp công nhân” của PGS.TS Nguyễn Đức Bách, Tạp chí Lý luận

chính trị, tháng 11/2007, tr.3; “Suy nghĩ về giai cấp công nhân Việt Nam và

xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam” của GS.TS Nguyễn Văn Huyên, Tạp

chí Lý luận chính trị, tháng 11/2007, tr.72; “Giai cấp công nhân Việt Nam,

thực trạng và suy ngẫm” của Trương Giang Long, Tạp chí Cộng sản, số 782,

tháng 12/2007, tr.34…

Các tác giả của các bài tạp chí nêu trên, ở những khía cạnh khác nhau,

đã góp phần cho người đọc hiểu thêm một cách cụ thể về những đặc điểm,

thực trạng và vai trò của giai cấp công nhân trong công cuộc đổi mới đất nước

từ 1986 đến nay.

Ở các học viện, trường đại học, ngày càng có nhiều luận văn thạc sĩ và

luận án tiến sĩ nghiên cứu vấn đề giai cấp công nhân Việt Nam trong đó, có

những luận văn, luận án điển hình sau: “Xây dựng đội ngũ công nhân Thái

12

Bình đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh” của Lê Lan Anh,

Luận văn Thạc sĩ khoa học Triết học, Hà Nội, 2006; “Vấn đề đình công của

công nhân ở nước ta hiện nay” của Phạm Thị Xuân Hương, Luận án tiến sĩ

triết học, Hà Nội 2001; “Xây dựng kỷ luật lao động của công nhân- một

nhiệm vụ quan trọng thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta” của Ngô

Minh Khang, Luận án PTS Triết học, Hà Nội, 1989; “Giai cấp công nhân Việt

Nam- vai trò và xu hướng biến động về cơ cấu trong thời kỳ quá độ lên chủ

nghĩa xã hội” của Bùi Đình Bôn, Luận án PTS Triết học, Hà Nội 1991; “Sự

phát triển của giai cấp công nhân Việt Nam- vai trò của nó trong quá trình

công nghiệp hóa, hiện đại hóa” của Trần Ngọc Sơn, Luận án tiến sĩ Triết học,

Hà Nội, 2001; “Tích cực hóa nhân tố chủ quan để giai cấp công nhân Việt

Nam thực hiện và hoàn thành sứ mệnh lịch sử của mình” của Trần Thị Bích

Liên, Luận án tiến sĩ Triết học, 2001…

Các luận văn, luận án trên đều có phần lý luận chung về giai cấp công

nhân và liên hệ với thực tiễn công nhân nước ta ở những phạm vi tương ứng

mà đề tài quan tâm. Qua đó người đọc hiểu sâu sắc hơn về giai cấp công nhân

thế giới và nhất là công nhân Việt Nam trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện

đại hóa đất nước.

Những công trình nghiên cứu và những bài viết trên được tác giả kế

thừa và vận dụng trong quá trình thực hiện luận văn của mình.

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài

- Mục đích: Luận văn làm rõ vai trò của giai cấp công nhân Việt Nam

trên các lĩnh vực của đời sống xã hội trong công cuộc đổi mới đất nước, từ đó

đề xuất những giải pháp nhằm phát huy hơn nữa vai trò của giai cấp này trong

giai đoạn hiện nay.

- Nhiệm vụ: Luận văn tập trung giải quyết một số vấn đề sau:

+ Tình hình chung về giai cấp công nhân Việt Nam và nhận thức chung

về vai trò của giai cấp này trong công cuộc đổi mới.

13

+ Đánh giá thực trạng vai trò giai cấp công nhân Việt Nam trong công

cuộc đổi mới đất nước.

+ Đề xuất một số giải pháp nhằm tiếp tục phát huy vai trò giai cấp công

nhân Việt Nam hiện nay.

4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của đề tài

- Đối tượng nghiên cứu: Luận văn chủ yếu nghiên cứu vai trò của

giai cấp công nhân nói chung trên các lĩnh vực: chính trị, kinh tế, văn hóa-

xã hội, bảo vệ Tổ quốc và an ninh quốc phòng.

- Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu vai trò của giai cấp công nhân công

nghiệp trong công cuộc đổi mới (từ 1986 đến nay).

5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu của đề tài

- Cơ sở lý luận: Luận văn được thực hiện trên cơ sở của chủ nghĩa

Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, các quan điểm, chính sách của Đảng và

Nhà nước về giai cấp công nhân và những vấn đề liên quan.

- Phương pháp nghiên cứu: Luận văn được tiến hành trên cơ sở

phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử; phương pháp lôgíc và lịch

sử, phương pháp phân tích và tổng hợp, các phương pháp cụ thể khác.

6. Đóng góp mới của đề tài

- Luận văn làm rõ vai trò của giai cấp công nhân nước ta trên các lĩnh

vực: chính trị, kinh tế, xã hội và an ninh, quốc phòng trong công cuộc đổi mới

đất nước.

- Luận văn đề xuất một số giải pháp nhằm phát huy vai trò của giai cấp

công nhân Việt Nam trong công cuộc đổi mới hiện nay.

7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài

- Về mặt lý luận: Luận văn góp phần làm luận cứ khoa học cho việc

xây dựng chính sách đối với giai cấp công nhân Việt Nam.

14

- Về mặt thực tiễn: Luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho

việc giảng dạy và nghiên cứu các chuyên đề liên quan ở các trường đại học và

cao đẳng.

8. Kết cấu của đề tài

Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục và danh mục tài liệu tham khảo,

đề tài gồm 3 chương, 8 tiết.

15

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Báo Nhân Dân, số 19198 (2/2008), tr.1, Tiếp tục xây dựng giai cấp công

nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất

nước, Trương Tấn Sang.

2. Bản dự thảo báo cáo đề án (10/2007), Xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam

thời kỳ đẩy mạnh toàn tiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Và

“Đánh giá vai trò của giai cấp công nhân Việt Nam trong thời kỳ đẩy

mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Hà Nội.

3. Ban Chỉ đạo xây dựng đề án (11/2007), Xây dựng giai cấp công nhân Việt

Nam thời kỳ đẩy mạnh toàn tiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất

nước, Khảo sát thực trạng giai cấp công nhân Việt Nam và công nhân,

tổ chức công đoàn một số nước trên thế giới, Hà Nội.

4. Bộ kế hoạch và đầu tư (1996), Bài học về công nghiệp hoá, hiện đại hoá,

Trung tâm thông tin, Hà Nội.

5. Bùi Đình Bôn (1997), Một số vấn đề về giai cấp công nhân Việt Nam hiện

nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

6. Bùi Đình Bôn (1991), Giai cấp công nhân Việt Nam- Vai trò và xu hướng

biến động về cơ cấu trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, Luận

án PTS Triết học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.

7. Bùi Đình Bôn (1997), Giai cấp công nhân Việt Nam mấy vấn đề lý luận và

thực tiễn, Nxb Lao động, Hà Nội.

8. Bùi Thị Kim Hậu (2004), Trí thức hóa công nhân trong sự nghiệp công

nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Luận văn Thạc sỹ Triết học, Học

viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.

9. Cao Văn Lượng (2001), Công nghiệp hóa, hiện đại hóa và sự phát triển

của giai cấp công nhân, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

10. Dương Xuân Ngọc (2004), Giai cấp công nhân Việt Nam trong sự nghiệp

công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Chính trị quốc gia, Hà Nội.

16

11. Dương Thị Thanh Xuân (2001), Công đoàn trong việc nâng cao ý thức

chính trị của giai cấp công nhân ở nước ta hiện nay, Luận văn Thạc

sỹ Triết học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.

12. Dương Thị Thanh Xuân (2005), Ý thức chính trị của công nhân trong các

Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở nước ta hiện nay, Luận án

Tiến sỹ Triết học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.

13. Đảng Cộng sản Việt Nam (1987), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần

thứ VI, Nxb Sự thật, Hà Nội.

14. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần

thứ VII, Nxb Sự thật, Hà Nội.

15. Đảng Cộng sản Việt Nam (1994), Văn kiện Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp

hành Trung ương khoá VII, Hà Nội.

16. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần

thứ VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

17. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần

thứ IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

18. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Hội nghị Ban Chấp hành

Trung ương lần thứ 5, khoá IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

19. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần

thứ X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

20. Đảng Cộng sản Việt Nam (2008), Nghị quyết Hội nghị Trung ương 6,

khóa X. Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

21. Đỗ Khánh Tặng (1990), Đặc điểm và xu hướng biến đổi của cơ cấu xã

hội giai cấp trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam,

Luận án Tiến sỹ Triết học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí

Minh, Hà Nội.

22. Văn Tạo (2002), Đổi mới tư duy về công nhân và giai cấp công nhân, kinh

tế tri thức và công nhân tri thức, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

17

23. Văn Tạo (2008), Đổi mới tư duy về giai cấp công nhân- kinh tế tri thức và

công nhân tri thức, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

24. Văn Tạo (2007), Giai cấp công nhân Việt Nam với kinh tế tri thức (Cuối

thế kỷ XX- đầu thế kỷ XXI), Nxb Lý luận Chính trị, Hà Nội.

25. Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh (2001), Chủ nghĩa xã hội thế kỷ

XX và triển vọng thế kỷ XXI, Viện Thông tin khoa học xã hội, Hà Nội.

26. Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, tập 2, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

27. Hồ Chí Minh (1997), Toàn tập, tập 7, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

28. Hồ Chí Minh (1996, 2000), Toàn tập, tập 10, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

29. Hồ Chí Minh (1995), Biên niên tiểu sử, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

30. Hồ Chí Minh (1996), Toàn tập, tập 12, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

31. Hội đồng lý luận Trung ương (8/2007), Giai cấp công nhân Việt Nam- khái

niệm và những đặc điểm cơ bản, Kỷ yếu hội thảo khoa học, Hà Nội.

32. Lê Ngọc Thanh (1997), Sự biến đổi cơ cấu của lực lượng công nhân thành

phố Hồ Chí Minh và những ảnh hưởng của nó đối với vai trò của lực

lượng này trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở thành phố,

Luận văn Thạc sỹ Triết học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh,

Hà Nội.

33. Lê Duy Sơn (2001), Sự phát triển mối quan hệ giữa giai cấp công nhân

Việt Nam và dân tộc Việt Nam trong quá trình đổi mới theo định

hướng xã hội chủ nghĩa, Luận án Tiến sỹ Triết học, Học viện Chính

trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.

34. Lênin (1979), Toàn tập, tập 39, Nxb Tiến bộ, Matxcơva.

35. Mác- Ăngghen (1993), Toàn tập, tập 3, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

36. Mác- Ăngghen (1995), Toàn tập, tập 4, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

37. Ngô Minh Khang (1989), Xây dựng kỷ luật lao động của giai cấp công

nhân- Một nhiệm vụ quan trọng trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã

hội ở Việt Nam, Luận án PTS Triết học, Học viện Chính trị quốc gia

Hồ Chí Minh, Hà Nội.

18

38. Nguyễn Chí Tâm (1996), Giai cấp công nhân thành phố Hồ Chí Minh:

Đặc điểm và xu hướng biến động trong công cuộc đổi mới, Luận văn

Thạc sỹ Triết học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.

39. Nguyễn Khánh Văn (2002), Xu hướng biến đổi của giai cấp công nhân ở

thành phố Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay, Luận án Tiến sỹ

Triết học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.

40. Nguyễn Văn Lan (2002), Phong trào công nhân ở các nước Tư Bản phát

triển cuối thập kỷ 80 đến nay, Luận án Tiến sỹ Triết học, Học viện

Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.

41. Nguyễn Thị Quế (2005), Phong trào cộng sản ở một số nước Liên minh

Châu Âu (EU) từ 1991 đến 2002, Luận án Tiến sỹ Triết học, Học viện

Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.

42. Nguyễn Thị Huyền Thái (2006), Xu hướng biến động của giai cấp công

nhân ở tỉnh Quảng Ninh trong thời kỳ đổi mới, Luận văn Thạc sỹ,

Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.

43. Phạm Văn Trung, Cao Văn Bền, Trần Đức Cường (2001), Về thực trạng

giai cấp công nhân Việt Nam hiện nay, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

44. Phạm Thị Xuân Hương (2001), Vấn đề đình công của công nhân ở nước

ta hiện nay, Luận án Tiến sỹ Triết học, Học viện Chính trị quốc gia

Hồ Chí Minh, Hà Nội.

45. Nguyễn Đăng Thành (chủ biên) (2007), Góp phần xây dựng giai cấp công

nhân Việt Nam từ thực trạng công nhân thành phố Hồ Chí Minh, Nxb

Chính trị quốc gia, Hà Nội.

46. Tạp chí Cộng sản, Số 23, (tháng 12/2004), tr.13, Tăng cường bản chất

giai cấp công nhân của quân đội theo tư tưởng Hồ Chí Minh , Nguyễn

Ngọc Hồi.

47. Tạp chí Cộng sản, Số 23, (tháng 12/2004), tr.66, Tuyên truyền, giáo dục ý

thức chính trị cho công nhân thuộc các doanh nghiệp ngoài quốc

doanh, Vũ Quang Vinh.

19

48. Tạp chí Cộng sản, Số 14, (tháng 7/2004), tr.14, Truyền thống hào hùng,

trách nhiệm lớn lao của giai cấp công nhân và tổ chức công đoàn

Việt Nam, Cù Thị Hậu.

49. Tạp chí Cộng sản, Số 8, (tháng 4/2005), tr.44, Cống hiến vĩ đại của V.I.

Lênin cho sự nghiệp cách mạng của giai cấp công nhân toàn thế giới,

Trần Ngọc Linh.

50. Tạp chí Cộng sản, Số 9, (tháng 5/2005), tr.47, Giai cấp công nhân ở các

nước tư bản trong điều kiện cách mạng khoa học- công nghệ và toàn

cầu hóa, Nguyễn Hoàng, Nguyễn Thị Quế.

51. Tạp chí Cộng sản, Số 15, (tháng 8/2005), tr.49, Phải chăng cần thay đổi

bản chất giai cấp công nhân và từ bỏ tính tiên phong lãnh đạo của

Đảng, Nhị Lê.

52. Tạp chí Cộng sản, Số 10, (tháng 5/2006), tr.43, Quan điểm mới về giai

cấp công nhân Việt Nam qua văn kiện đại X của Đảng, Văn Tạo.

53. Tạp chí Cộng sản, Số 114-2006, (Ngày 14/9/2006), Đình công của công

nhân và thể chế hóa quan hệ lao động của công nhân hiện nay,

Nguyễn Thanh Tuấn.

54. Tạp chí Cộng sản, Số 118-2006, (Ngày 27/11/2006), Giai cấp công nhân

Việt Nam- thực trạng, quan niệm và định hướng chính sách, Nguyễn

Thanh Tuấn.

55. Tạp chí Cộng sản, Số 775, (tháng 4/2007), tr.54, Về quan hệ lợi ích của

giai cấp công nhân ở nước ta, Đặng Quang Định.

56. Tạp chí Cộng sản, Số 8, (tháng 8/2007), Chuyên đề cơ sở: Xây dựng đội

ngũ công nhân ở các khu công nghiệp, khu chế xuất- thực trạng, bài

học kinh nghiệm và những vấn đề đặt ra.

57. Tạp chí Cộng sản, Số 778, (tháng 8/2007), tr.40, Tư duy mới về giai cấp

công nhân và Đảng cộng sản, Quang Cận.

20

58. Tạp chí Cộng sản, Số 778, (tháng 8/2007), tr.46, Xây dựng, phát triển

toàn diện giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đổi mới, Nguyễn Hòa

Bình.

59. Tạp chí Cộng sản, số 782, (tháng 12/2007), tr.34, Giai cấp công nhân Việt

Nam- thực trạng và suy ngẫm, Trương Giang Long.

60. Tạp chí Cộng sản, số 783, (tháng 1/2008), tr.30, Xây dựng và phát triển

giai cấp công nhân Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế-

Thực tiễn vùng mỏ Quảng Ninh.

61. Tạp chí Cộng sản, số 784, (tháng 2/2008), tr.24, Xây dựng giai cấp công

nhân Việt Nam vững mạnh đáp ứng yêu cầu của sự phát triển đất

nước, Đặng Ngọc Tùng.

62. Tạp chí Cộng sản, số 784, (tháng 2/2008), tr.24, Xây dựng giai cấp công

nhân Việt Nam vững mạnh đáp ứng yêu cầu của sự phát triển đất

nước, Đặng Ngọc Tùng.

63. Tạp chí Lao động và Công đoàn, Số 390, tháng 10/2007 (kỳ 2), tr.6, Quan

niệm chung về vai trò của giai cấp công nhân Việt Nam trong thời kỳ

đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Phan Thanh Khôi.

64. Tạp chí Lao động và Công đoàn, Số 397 + 398, tháng 2/2008, tr.3, Đổi

mới hơn nữa nội dung và phương thức hoạt động của tổ chức Công

đoàn, thiết thực chào mừng Đại hội X Công đoàn Việt Nam.

65. Tạp chí Lao động và Công đoàn, Số 397+ 398, tháng 2/2008, tr.6, Xây

dựng và phát triển giai cấp công nhân Việt Nam xứng đáng là lực

lượng đi đầu trong sự nghiệp CNH- HĐH đất nước, Đặng Xuân Kỳ.

66. Tạp chí Lao động và Công đoàn, Số 397+ 398, tháng 2/2008, tr.8, Giai

cấp công nhân và xu hướng biến đổi của giai cấp công nhân Việt

Nam hiện nay, Nguyễn Thanh Tuấn.

21

67. Tạp chí Lao động và Công đoàn, Số 397+ 398, tháng 2/2008, tr.12, Năm

2008- Tiền lương của người lao động có gì mới, Nguyễn Xuân Nga.

68. Tạp chí Lao động và Công đoàn, Số 399, tháng 3/2008 (kỳ 1), tr.5, Giai

cấp công nhân và xu hướng biến đổi của giai cấp công nhân Việt

Nam hiện nay, Nguyễn Thanh Tuấn.

69. Tạp chí Lao động và Công đoàn, Số 400, tháng 3/2008 (kỳ 2), tr.6, Việc

làm, đời sống công nhân các doanh nghiệp tư nhân hiện nay, Lê

Thanh Hà.

70. Tạp chí Lao động và Công đoàn, Số 401, tháng 4/2008 (kỳ 1), tr.2, Vị thế

của giai cấp công nhân Việt Nam hiện nay, Nguyễn An Ninh.

71. Tạp chí Lao động và Công đoàn, Số 402, tháng 4/2008 (kỳ 2), tr.3, Vai trò

của giai cấp công nhân Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, Nguyễn

Thanh Tuấn.

72. Tạp chí Lao động và Công đoàn, Số 403 tháng 5/2008 (kỳ 1), tr.2, Phát

triển giai cấp công nhân, công nghiệp hóa và chủ nghĩa xã hội ở

nước ta hiện nay, Nguyễn An Ninh.

73. Tạp chí Lao động và Công đoàn, Số 403, tháng 5/2008 (kỳ 1), tr.4, Tình

hình CNLĐ trong các loại hình doanh nghiệp: Những bức xúc, bất

cập và tháo gỡ, Phan Thanh Quý.

74. Tạp chí Lao động và Công đoàn, Số 403, tháng 52008 (kỳ 1), tr.8, Công

đoàn tham gia xây dựng và kiểm tra, giám sát việc thực hiện chính sách,

pháp luật nhằm bảo vệ quyền lợi người lao động , Nguyễn Xuân Nga.

75. Tạp chí Lịch sử Đảng, Số 2/2008, tr.67, Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh

công tác phát triển Đảng trong công nhân , Ngô Kim Ngân.

76. Tạp chí Lịch sử Đảng, Số 1/2008, tr.45, Phê phán sự phủ nhận về sứ mệnh

lịch sử của giai cấp công nhân, Nguyễn Quốc Phẩm.

22

77. Tạp chí Lý luận chính trị, tháng 2/2007, tr 30, Về một số nghịch lý xuất

hiện trong quá trình phát triển giai cấp công nhân thời kỳ đẩy mạnh

CNH, HĐH, Nguyễn Đăng Thành.

78. Tạp chí Lý luận chính trị, tháng 4/2007, tr 69, Một số quan điểm về xây

dựng, phát huy vai trò giai cấp công nhân giai đoạn hiện nay, Trần

Hữu Tiến.

79. Tạp chí Lý luận chính trị, tháng 8/2007, tr.3, Vận dụng quan điểm lịch sử

của chủ nghĩa Mác- Lênin để xác định giai cấp công nhân Việt Nam,

Nguyễn Thanh Tuấn.

80. Tạp chí Lý luận chính trị, tháng 9/2007, tr 53, Đời sống vật chất và tinh

thần của công nhân trong các khu công nghiệp, khu chế xuất, Trần

Văn Chủ.

81. Tạp chí Lý luận chính trị, tháng 9/2007, tr 61, Lý luận Mác- Lênin về giai

cấp và đấu tranh giai cấp với vấn đề đấu tranh giai cấp ở nước ta

hiện nay, Trần Hữu Tiến.

82. Tạp chí Lý luận chính trị, tháng 11/2007, tr.3: Học thuyết Mác- Lênin về

nền sản xuất công nghiệp hiện đại và sứ mệnh lịch sử của giai cấp

công nhân, Nguyễn Đức Bách.

83. Tạp chí Lý luận chính trị, tháng 11/2007, tr.72, Suy nghĩ về giai cấp công

nhân và xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam, Nguyễn Văn Huyên.

84. Tạp chí Lý luận chính trị, tháng 2/2008, tr 32, Nhiệm vụ và giải pháp xây

dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh CNH- HĐH đât

nước, Bùi Đình Bôn.

85. Tạp chí Lý luận chính trị, tháng 4/2008, tr.1, Nâng cao ý thức chính trị

cho giai cấp công nhân Việt Nam trước yêu cầu, nhiệm vụ mới,

Dương Xuân Ngọc.

86. Tạp chí Lý luận chính trị, tháng 5/2008, tr.35, Xây dựng giai cấp công nhân

ngang tầm yêu cầu và nhiệm vụ cách mạng, Nguyễn Quốc Phẩm.

23

87. Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam- Viện Công nhân và Công đoàn

(2001), Xu hướng biến động giai cấp công nhân Việt Nam trong những

năm đầu thế kỷ XXI- Kỷ yếu hội thảo khoa học, Nxb Lao động, Hà Nội.

88. Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam- Viện Công nhân và Công đoàn

(2002), Giải pháp xây dựng công nhân Việt Nam trong những năm

đầu thế kỷ XXI, Nxb Lao động, Hà Nội.

89. Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam- Viện Công nhân và Công đoàn

(2003), Nâng cao hiệu quả hoạt động công đoàn trong các doanh

nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, Nxb Lao động, Hà Nội.

90. Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam- Viện Công nhân và Công đoàn

(2004), Một số vấn đề xây dựng, phát huy vai trò giai cấp công nhân

Việt Nam trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa , Nxb Lao

Động, Hà Nội.

91. Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam- Viện Công nhân và Công đoàn

(2005): Công đoàn với phong trào thi đua công nhân, viên chức lao

động thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước,

Nxb Lao động, Hà Nội.

92. Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Nghị quyết công đoàn với nhiệm vụ

nâng cao trình độ học vấn, nghề nghiệp của công nhân viên chức lao

động, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đất nước,

tháng 1/2005.

93. TS. Nguyễn An Ninh (2008), Về xu hướng công nhân hóa ở nước ta hiện

nay, Nxb Chính trị quốc Gia, Hà Nội.

94. Trần Ngọc Sơn (2001), Sự phát triển của giai cấp công nhân Việt Nam và

vai trò của nó trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước,

Luận án Tiến sỹ Triết học, Học Viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh,

Hà Nội.

24

95. Trần Thị Bích Liên (2001), Tích cực hóa nhân tố chủ quan để giai cấp

công nhân Việt Nam thực hiện và hoàn thành sứ mệnh lịch sử của

mình, Luận án Tiến sỹ Triết học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí

Minh, Hà Nội.

96. Viện nghiên cứu công nhân và Công Đoàn (2004), Một số vấn đề cơ bản

về xây dựng và phát huy vai trò giai cấp công nhân Việt Nam trong sự

nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Nxb Lao Động, Hà Nội.

97. Trịnh Đức Hồng (1996), Xu hướng biến động cơ cấu giai cấp công nhân

trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước hiện nay,

Luận án Tiến sỹ Triết học, Học Viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh,

Hà Nội.

98. Trương Tư (2001), Chính sách xã hội nhằm phát huy nguồn lực giai cấp

công nhân trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta,

Luận án Tiến sỹ Triết học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh,

Hà Nội.

99. Vên Thong Luông Vi Lay (2005), Tăng cường vai trò của giai cấp công

nhân trong chế độ Dân chủ nhân dân tiến tới mục tiêu xã hội chủ

nghĩa ở Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào, Luận án Tiến sỹ Triết học,

Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.

100. Vũ Thị Hương Lan (2005), Xu hướng biến động của giai cấp công nhân

thành phố Hà Nội trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất

nước, Luận văn Thạc sỹ Triết học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ

Chí Minh, Hà Nội.