ubnd tØnh vÜnh phóc céng hoµ x• héi chñ nghÜa...

31
TỈNH UỶ VĨNH PHÚC * ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM Số 186 -BC/TU Vĩnh Yên, ngày 16 tháng 9 năm 2013 TRÍCH BÁO CÁO Đánh giá và thực hiện chính sách an sinh xã hội trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 1997 -2013. Phần I - ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG CHÍNH SÁCH AN SINH XÃ HỘI GIAI ĐOẠN 1997 -2013 1. Chủ trương, chính sách địa phương về an sinh xã hội. 1.1 Các nghị quyết, chỉ thị của Tỉnh uỷ về công tác an sinh xã hội từ năm 1997 đến 2013. Ban Thường vụ tỉnh ủy Vĩnh Phúc đã ban hành: - Chỉ thị số 04/CT/TU ngày 02/6/1997 về lãnh đạo thực hiện các chế độ BHXH trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc; - Chỉ thị số 19/CT-TU ngày 19/4/1999 của Tỉnh uỷ về tăng cường lãnh đạo công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em; - Kế hoạch số 34/KH-TU ngày 9/10/2000 về việc triển khai thực hiện Chỉ thị số 55/CT-TW ngày 28 tháng 6/2000 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng ở cơ sở đối với công tác Bảo vệ, chăm sóc giáo dục trẻ em; - Thông tri số 20-TT/TU ngày 11/11/2002 về việc tăng cường lãnh đạo thực hiện xuất khẩu lao động đến năm 2005; - Nghị quyết số 03-NQ/TU ngày 27 tháng 12 năm 2006 Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về phát triển nông 1

Upload: others

Post on 20-Feb-2020

1 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: UBND tØnh VÜnh Phóc Céng hoµ x• héi chñ nghÜa …soldtbxh.vinhphuc.gov.vn/noidung/vanban/Lists/... · Web viewTỷ lệ hộ nghèo qua các giai đoạn: Có thể nói

TỈNH UỶ VĨNH PHÚC*

ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

Số 186 -BC/TU Vĩnh Yên, ngày 16 tháng 9 năm 2013

TRÍCH BÁO CÁOĐánh giá và thực hiện chính sách an sinh xã hội trên

địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 1997 -2013.

Phần I - ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG CHÍNH SÁCH AN SINH XÃ HỘIGIAI ĐOẠN 1997 -2013

1. Chủ trương, chính sách địa phương về an sinh xã hội.1.1 Các nghị quyết, chỉ thị của Tỉnh uỷ về công tác an sinh xã hội từ năm

1997 đến 2013.Ban Thường vụ tỉnh ủy Vĩnh Phúc đã ban hành: - Chỉ thị số 04/CT/TU ngày 02/6/1997 về lãnh đạo thực hiện các chế độ

BHXH trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc; - Chỉ thị số 19/CT-TU ngày 19/4/1999 của Tỉnh uỷ về tăng cường lãnh

đạo công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em;- Kế hoạch số 34/KH-TU ngày 9/10/2000 về việc triển khai thực hiện Chỉ

thị số 55/CT-TW ngày 28 tháng 6/2000 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng ở cơ sở đối với công tác Bảo vệ, chăm sóc giáo dục trẻ em;

- Thông tri số 20-TT/TU ngày 11/11/2002 về việc tăng cường lãnh đạo thực hiện xuất khẩu lao động đến năm 2005;

- Nghị quyết số 03-NQ/TU ngày 27 tháng 12 năm 2006 Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về phát triển nông nghiệp, nông thôn, nâng cao đời sống nông dân giai đoạn 2006-2010, định hướng đến năm 2020;

- Thông báo kết luận số 09-KL/TU ngày 27/6/2007 của Ban chấp hành Đảng bộ Tỉnh Vĩnh Phúc về chương trình giảm nghèo, giải quyết việc làm đến năm 2010, định hướng đến năm 2020;

- Thông tri 37 –TTr/TU ngày 29/01/2010 của Tỉnh uỷ về lãnh đạo thực hiện công tác Bảo hiểm y tế;

- Chỉ thị số 08/-CT/TU ngày 13/10/2011 của Ban Thường vụ tỉnh ủy về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với nhiệm vụ dạy nghề, giải quyết việc làm và giảm nghèo của tỉnh giai đoạn 2011 – 2020;

1

Page 2: UBND tØnh VÜnh Phóc Céng hoµ x• héi chñ nghÜa …soldtbxh.vinhphuc.gov.vn/noidung/vanban/Lists/... · Web viewTỷ lệ hộ nghèo qua các giai đoạn: Có thể nói

- Nghị quyết số 06-NQ/TU ngày 25/02/2008 của Tỉnh uỷ Vĩnh Phúc về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đến năm 2015, định hướng đến năm 2020;

- Thông tri số 20 -TT/TU ngày 05/7/2013 của Tỉnh ủy về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dạy nghề cho lao động nông thôn;

- Chỉ thị số 01-CT/TU của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Vĩnh Phúc Về việc điều tra, rà soát hộ nghèo theo chuẩn nghèo mới giai đoạn 2011 – 2015;

- Thông tri số 09/TTr/TU, ngày 29 tháng 4 năm 2011 của Tỉnh uỷ Vĩnh Phúc về tăng cường sự lãnh đạo của cấp uỷ Đảng đối với công tác chăm sóc giúp đỡ người tàn tật và trẻ em mồ côi; - Văn bản số 719-TB/TU ngày 31/10/2012 của ban thường vụ Tỉnh uỷ về việc hỗ trợ kinh phí mua thẻ BHYT cho người thuộc hộ gia đình cận nghèo trên địa bàn tỉnh; - Thông tri số 21-TT/TU, ngày 05 tháng 7 năm 2013 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em trong tình hình mới. 1.2. Các chính sách đặc thù của tỉnh về an sinh xã hội.

a. Nghị quyết, chương trình chuyên đề về giảm nghèo, dạy nghề, giải quyết việc làm, chính sách Y tế, Chính sách của Hội đồng Nhân dân tỉnh.Thể hiện mối quan tâm đặc biệt đối với công tác an sinh xã hội, tỉnh Vĩnh Phúc đã ban hành nhiều Nghị quyết, Kế hoạch và thông qua các chương trình hành động như:

- Trước năm 2002:+ Nghị quyết số 08/2001/NQ-HĐND của Hội đồng Nhân dân tỉnh về

Chương trình hành động vì trẻ em Vĩnh Phúc giai đoạn 2001 – 2005;+ Ngày 22/12/2001 UBND tỉnh đã ban hành quyết định số 3501/QĐ-CT

về việc kiện toàn Ban chỉ đạo chương trình mục tiêu XĐGN và việc làm tỉnh giai đoạn 2001-2005. Ban chỉ đạo gồm 18 thành viên, trưởng ban chỉ đạo là phó chủ tịch UBND tỉnh, phó ban thường trực là Giám đốc sở lao động-TB&XH, BCĐ có quy chế hoạt động, phân công trách nhiệm cho các thành viên trong việc chỉ đạo, phụ trách theo dõi, đôn đốc, kiểm tra quá trình tổ chức triển khai thực hiện chương trình XĐGN và việc làm đến các huyện, thành thị.

- Giai đoạn 2002-2005: + Nghị quyết số 04/2002/NQ-HĐND ngày 28/01/2002 của Hội đồng nhân

dân tỉnh về chương trình Xoá đói giảm nghèo, việc làm giai đoạn 2002-2005;

2

Page 3: UBND tØnh VÜnh Phóc Céng hoµ x• héi chñ nghÜa …soldtbxh.vinhphuc.gov.vn/noidung/vanban/Lists/... · Web viewTỷ lệ hộ nghèo qua các giai đoạn: Có thể nói

+ Nghị quyết số 05/2005/NQ-HĐ, ngày 22 tháng 7 năm 2005 về dạy nghề cho lao động nông thôn, lao động ở vùng dành đất phát triển công nghiệp, dịch vụ và đô thị trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2005-2010;

- Giai đoạn 2006 -2010: + Nghị quyết số 16/2007/NQ- HĐND ngày 04/07/2007 của HĐND tỉnh

về Chương trình Giảm nghèo và giải quyết việc làm giai đoạn 2007 – 2010;+ Nghị quyết số 34/2008/NQ-HĐND ngày 15/12/2008 Về quy định một

số Chính sách hỗ trợ đối với hộ nghèo, người nghèo, thôn đặc biệt khó khăn, xã thuộc vùng khó khăn từ năm 2009 đến năm 2010;

+ Nghị quyết số 20/NQ-HĐND ngày 22/12/2009 của HĐND tỉnh về trích Ngân sách hỗ trợ cho Quỹ Bảo trợ Trẻ em tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2010 -2015;

+ Nghị quyết số 34/NQ-HĐND ngày 22/12/2010 của Hội đồng Ngân dân tỉnh Vĩnh phúc về Chương trình hành động vì trẻ em Vĩnh Phúc giai đoạn 2011 -2015;

+ Chương trình hành động vì trẻ em Vĩnh Phúc giai đoạn 2011 – 2015;+ Nghị quyết số 03/2011/NQ-HĐND của Hội đồng nhân dân tỉnh ngày

07/4/2011 về xây dựng nông thôn mới Vĩnh Phúc giai đoạn 2011-2020.- Giai đoạn 2011-2015: + Nghị quyết số 37/2011/NQ-HĐND ngày 19/12/2011 của Hội đồng

Nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc về một số chính sách hỗ trợ dạy nghề, giải quyết việc làm và giảm nghèo giai đoạn 2012-2015.

+ Nghị quyết số 76/2012/NQ-HĐND ngày 21/12/2012 của Hội đồng Nhân dân tỉnh về việc quy định mức giá dịch vụ KCB đối với cơ sở y tế công lập trên địa bàn Tỉnh Vĩnh Phúc có hiệu lực từ ngày 01/01/2013.

b. Quyết định, chỉ thị của UBND tỉnh về công tác an sinh xã hội.- Ngày 12/11/2002 UBND tỉnh đã ban hành kế hoạch số 2042/KH-UB về

xuất khẩu lao động giai đoạn 2002-2005; ngày 11/11/2002 Chủ tịch UBND tỉnh có quyết định số 117/QĐ-CT về việc thành lập Ban chỉ đạo xuất khẩu lao động tỉnh Vĩnh phúc giai đoạn 2002-2005 và triển khai đến các huyện thành thị; Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định kiện toàn BCĐ Chương trình giảm nghèo, giải quyết việc làm tỉnh giai đoạn 2006 – 2010 do đồng chí Phó Chủ tịch UBND Tỉnh làm trưởng ban, Giám đốc Sở Lao động-TB&XH làm phó ban thường trực, thành viên là lãnh đạo các Sở, ngành liên quan và lãnh đạo UBND các huyện, thành, thị.

- Quyết định số 29/2008/QĐ-UBND ngày 06 tháng 6 năm 2008 của UBND tỉnh về việc hỗ trợ tạm thời về bồi dưỡng, nâng cao kiến thức, huấn luyện nghề ngắn hạn và cung cấp thông tin cho nông dân giai đoạn 2007 – 2010;

3

Page 4: UBND tØnh VÜnh Phóc Céng hoµ x• héi chñ nghÜa …soldtbxh.vinhphuc.gov.vn/noidung/vanban/Lists/... · Web viewTỷ lệ hộ nghèo qua các giai đoạn: Có thể nói

- Quyết định 1097/QĐ-UBND, ngày 20 tháng 4 năm 2009 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc phê duyệt Đề án hỗ trợ các hộ nghèo về Nhà ở theo Quyết định 167/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ;

- Quyết định số 3407/QĐ-CT, ngày 12/11/2011 của Uỷ ban Nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc Về việc quy định một số mức trợ cấp, hỗ trợ cho đối tượng bảo trợ xã hội sống tại cộng đồng, Trung tâm Bảo trợ xã hội, Trung tâm Nuôi dưỡng và PHCN Người tâm thần và các học viên đang chấp hành quyết định tại Trung tâm Giáo dục – Lao động xã hội;

- Quyết định số 10/2012/QĐ-UBND ngày 23/5/2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc Ban hành quy định về quản lý kinh phí hỗ trợ đào tạo giáo viên và tổ chức thực hiện công tác hướng nghiệp, phân luồng học sinh bậc trung học theo Nghị quyết số 37/2011/NQ-HĐND ngày 19/12/2011 của Hội đồng nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc;

- Quyết định số 3510/QĐ-CT ngày 12/12/2011 của Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc về việc lập Quỹ giải quyết việc làm tỉnh Vĩnh Phúc và Quyết định số 33/2012/QĐ-UBND ngày 15/10/2012 ban hành quy chế quản lý và sử dụng quỹ giải quyết việc làm tỉnh Vĩnh Phúc;

- Quyết định số 11/2012/QĐ-UBND ngày 23/5/2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc Ban hành quy định quản lý và tổ chức bồi dưỡng, nâng cao kiến thức cho người lao động theo Nghị quyết số 37/2011/NQ-HĐND ngày 19/12/2011 của Hội đồng nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc;

- Quyết định số 18/2012/QĐ-UBND ngày 06/7/2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc Ban hành quy định về quản lý, tổ chức thực hiện một số chính sách hỗ trợ người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài giai đoạn 2012-2015 theo Nghị quyết số 37/2011/NQ-HĐND ngày 19/12/2011 của Hội đồng nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc;

- Quyết định số 19/2012/QĐ-UBND ngày 18/7/2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc Ban hành quy định về quản lý, tổ chức thực hiện việc dạy nghề trình độ cao đẳng nghề; bổ túc văn hóa+nghề theo Nghị quyết số 37/2011/NQ-HĐND ngày 19/12/2011 của Hội đồng nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc;

- Quyết định số 20/2012/QĐ-UBND ngày 18/7/2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc Ban hành quy định về quản lý, tổ chức thực hiện việc dạy nghề sơ cấp, ngắn hạn, tập huấn bồi dưỡng nghề, truyền nghề theo Nghị quyết số 37/2011/NQ-HĐND ngày 19/12/2011 của Hội đồng nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc;

- Quyết định số 24/2012/QĐ-UBND ngày 30/7/2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc Ban hành quy định quản lý, tổ chức thực hiện một số chính sách

4

Page 5: UBND tØnh VÜnh Phóc Céng hoµ x• héi chñ nghÜa …soldtbxh.vinhphuc.gov.vn/noidung/vanban/Lists/... · Web viewTỷ lệ hộ nghèo qua các giai đoạn: Có thể nói

hỗ trợ giải quyết việc làm giai đoạn 2012-2015 theo Nghị quyết số 37/2011/NQ-HĐND ngày 19/12/2011 của Hội đồng nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc; - Quyết định số 381/QĐ-CT ngày 31/1/2013 của Uỷ ban Nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc Về việc hỗ trợ kinh phí mua thẻ BHYT cho người thuộc hộ gia đình cận nghèo trên địa bàn tỉnh;

- Quyết định số 645/QĐ-CT ngày 14/3/2013 thành lập Hội đồng quản lý Quỹ giải quyết việc làm tỉnh Vĩnh Phúc;

- Quy định Quản lý kinh phí hỗ trợ đầu tư mua sắm thiết bị dạy nghề, kinh phí hoạt động Ban chỉ đạo; kinh phí bồi dưỡng nâng cao năng lực đội ngũ các cấp làm công tác dạy nghề, giải quyết việc làm và giảm nghèo theo Nghị quyết số 37/2011/NQ-H ĐND ngày 29/12/2011 của Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành kèm theo Quyết định số 2497/Q Đ-UBND ngày 05/10/2012.

- Quyết định thành lập Ban chỉ đạo cấp tỉnh thực hiện Quyết định 1956/QĐ-TTg.

- Quyết định 388/QĐ-UBND, ngày 01/2/2013 của Uỷ ban Nhân dân tỉnh Về việc thành lập Ban Chỉ đạo thực hiện một số vấn đề chính sách xã hội giai đoạn 2012 – 2020 trên địabàn tỉnh Vĩnh Phúc;

- Quyết định 1250/QĐ-UBND, ngày 17 tháng 5 năm 2013 của Uỷ ban Nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc Về việc ban hành Kế hoạch hành động thực hiện chiến lược quốc gia bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ Nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2013 – 2020, tầm nhìn đến 2030.

Ngoài ra UBND tỉnh, các sở, ngành thuộc tỉnh đã ban hành kế hoạch và các văn bản hướng dẫn thực hiện: - Kế hoạch số 2009/KH-UB, ngày 13/12/2001 của Uỷ ban Nhân dân tỉnh về việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 08/2001/NQ-HĐND tỉnh về Bảo vệ chăm sóc trẻ em;

- UBND tỉnh ban hành Kế hoạch 3104/KH-UBND ngày 31/8/2007 về tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết 16/2007/NQ-HĐND về Chương trình giảm nghèo và giải quyết việc làm giai đoạn 2007- 2010;

- Để triển khai thực hiện Nghị quyết 34/2008/NQ-HĐND tỉnh, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch 468/KH-UBND ngày 23/2/2009 để thực hiện Nghị quyết số 34/2008/NQ-HĐND tỉnh.

- Kế hoạch số 5519/KH-UBND, ngày 22/12/2009 của Uỷ ban Nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc về triển khai thực hiện Chỉ thị 1408/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em;

- Kế hoạch 912/KH-UBND ngày 29 tháng 3 năm 2011 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc triển khai thực hiện Nghị quyết số 34/2010/NQ-HĐND của HĐND

5

Page 6: UBND tØnh VÜnh Phóc Céng hoµ x• héi chñ nghÜa …soldtbxh.vinhphuc.gov.vn/noidung/vanban/Lists/... · Web viewTỷ lệ hộ nghèo qua các giai đoạn: Có thể nói

tỉnh Vĩnh Phúc về Chương trình hành động vì trẻ em vĩnh Phúc giai đoạn 2011 – 2015;

- Kế hoạch số 4806/KH-UBND ngày 15/11/2011 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc thực hiện xây dựng xã, phường đạt tiêu chuẩn phù hợp với trẻ em giai đoạn 2011 – 2015;

Ngoài ra các sở, ngành của tỉnh đều đã chủ động xây dựng văn bản hướng dẫn của các ngành về thực hiện chương trình giảm nghèo, giải quyết việc làm, dạy nghề như: - Sở Lao động – TB&XH Phối hợp với Sở Tài chính ban hành Hướng dẫn số 18/HD-LĐTBXH-TC ngày 21/9/2007 về việc cấp phát, quản lý, thanh quyết toán kinh phí hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động nông thôn, Lao động thuộc hộ nghèo, lao động thuộc hộ dành đất phục vụ các chương trình, dự án phát triển kinh tế- xã hội, an ninh quốc phòng trên địa bàn tỉnh theo Nghị quyết 16.

- Sở Lao động – TB&XH Phối hợp với Ngân hàng Chính sách xã hội, Sở Tài chính ban hành Hướng dẫn số 544/LN-LĐ-TC-NHCSXH ngày 14/12/2007 về việc thực hiện hỗ trợ lãi suất cho vay đối với hộ nghèo và đối tượng xã hội, cho vay đối với học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn đang theo học tại các trường đại học, cao đẳng và dạy nghề.

- Phối hợp với Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh xây dựng Kế hoạch hỗ trợ làm nhà Đại đoàn kết đối với hộ nghèo từng năm trình UBND tỉnh quyết định.

- Sở Giáo dục đào tạo đã ban hành Văn bản số 1158/GD&ĐT –KHTC ngày 15/10/2007 V/v thực hiện kế hoạch số 3104/KH-UBND của UBND tỉnh về tổ chức thực hiện Nghị quyết 16/2007/NQ-HĐND.

- Ban dân tộc xây dựng kế hoạch hỗ trợ nước sinh hoạt đối với các thôn, bản đặc biệt khó khăn theo Quyết định số 134 và văn bản 234/BDT&TG-DT hướng dẫn các huyện tiến hành điều tra, thống kê số hộ đồng bào dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn có nhu cầu vay vốn theo Quyết định số 32/2007/QĐ-TTg ngày 5/3/2007 của Thủ tướng Chính phủ.

2. Đánh giá hệ thống chính sách an sinh xã hội đã ban hành.2.1. Tính thống nhất và độ bao phủ của hệ thống chính sách an sinh xã

hội.Sau 16 năm tái lập tỉnh công tác bảo đảm an sinh xã hội ở Vĩnh Phúc đã

đạt được nhiều kết quả quan trọng. Hệ thống an sinh xã hội ngày càng đồng bộ và hoàn thiện với diện bao phủ không ngừng được mở rộng. Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân trong tỉnh không ngừng được cải thiện, nâng cao. An sinh xã hội đã trở thành chỗ dựa vững chắc cho người nghèo, cận nghèo và các đối tượng dễ bị tổn thương (Các đối tượng Bảo trợ xã hội, khủng hoảng……)

6

Page 7: UBND tØnh VÜnh Phóc Céng hoµ x• héi chñ nghÜa …soldtbxh.vinhphuc.gov.vn/noidung/vanban/Lists/... · Web viewTỷ lệ hộ nghèo qua các giai đoạn: Có thể nói

trên địa bàn tỉnh, góp phần hình thành xã hội không còn nhóm xã hội bị loại trừ bị phân biệt đối sử và bảo đảm định hướng an sinh xã hội bền vững.

Trong những năm sau khi tái lập tỉnh, Tỉnh Uỷ, Hội đồng nhân dân, UBND tỉnh đã hoạch định và triển khai nhiều chính sách an sinh xã hội quan trọng, huy động được nhiều nguồn lực của toàn xã hội để trợ giúp cho các đối tượng (người nghèo, cận nghèo, người dân tộc thiểu số, đối tượng Bảo trợ xã hội: người già cô đơn, trẻ em và các đối tượng dễ bị tổn thương) vươn lên trong cuộc sống. Các chính sách và giải pháp bảo đảm an sinh xã hội được triển khai đồng bộ trên cả 3 mặt:

- Giúp các đối tượng thụ hưởng tăng khả năng tiếp cận các dịch vụ công cộng, nhất là về y tế, giáo dục, dạy nghề, trợ giúp pháp lý, nhà ở,...;

- Hỗ trợ phát triển sản xuất thông qua các chính sách về vay vốn ưu đãi, hỗ trợ lãi xuất, bảo đảm việc làm;

- Phát triển kết cấu hạ tầng thiết yếu cho các địa phương như: Hệ thống đường giao thông, hệ thống điện, cơ sở trường học… (Đặc biệt là tại vùng miền núi, vùng khó khăn của tỉnh) được ưu tiên đầu tư mạnh trọng những năm đầu, từ đó đã phục vụ người dân tốt hơn.

Đến nay công tác bảo đảm an sinh xã hội đã đạt được nhiều thành tựu nổi bật, được các tầng lớp nhân dân trong tỉnh đồng tình, ủng hộ, được Trung ương đánh giá cao:

Sau 15 năm tái lập tỉnh, cơ sở vật chất, trang thiết bị trường học được đầu tư ngày càng khang trang hơn; đội ngũ cán bộ, giáo viên ngày càng được chuẩn hoá; chất lượng giáo dục được nâng lên, công tác xã hội hoá giáo dục - đào tạo được thực hiện tích cực; đến hết năm học 2010- 2011 tỷ lệ giáo viên có trình độ đào tạo đạt trên chuẩn của mầm non là 45%, tiểu học đạt 87%, trung học Cơ sở đạt 60% và Trung học Phổ thông đạt 24%; tỷ lệ huy động số cháu trong độ tuổi vào nhà trẻ, nhóm trẻ đạt 50%; tỷ lệ huy động số cháu vào mẫu giáo đạt 99,9%; tỷ lệ trẻ em 6 tuổi vào lớp 1 đạt 99,8%, số trẻ em khuyết tật học hòa nhập đạt 92,2%. Chất lượng học sinh giỏi các cấp được nâng lên, 10 năm liên tục có học sinh tham gia kỳ thi học sinh giỏi quốc tế. Tính đến hết năm 2011, tỷ lệ phòng học kiên cố bậc học mầm non đạt 50%, tăng 27% so với năm 1997; bậc học phổ thông đạt 93,3%, tăng 68,9% so với năm 1997. Các trường chuyên nghiệp trên địa bàn tỉnh tiếp tục được củng cố và mở rộng về cơ sở vật chất và trang thiết bị đào tạo đáp ứng nhu cầu học tập của nhân dân.

Công tác dân số KHHGĐ, bảo vệ, chăm sóc trẻ em được triển khai rộng khắp, chất lượng dân số được nâng lên, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên năm 2012 còn 13,54%, mức giảm tỷ lệ sinh hằng năm bình quân đạt 0,25- 0,3%o, tỷ lệ trẻ em

7

Page 8: UBND tØnh VÜnh Phóc Céng hoµ x• héi chñ nghÜa …soldtbxh.vinhphuc.gov.vn/noidung/vanban/Lists/... · Web viewTỷ lệ hộ nghèo qua các giai đoạn: Có thể nói

được được tiêm đầy đủ 6 loại vắc xin đạt trên 98%, tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng giảm từ 41% năm 1997 còn 14% năm 2011; 100% trẻ em mồ côi không nơi nương tựa được chăm sóc

Công tác giải quyết việc làm luôn được coi trọng, công tác đào tạo nghề, phát triển nguồn nhân lực được đặc biệt quan tâm và thực hiện bằng nhiều hình thức, nguồn vốn khác nhau, số lượng và chất lượng lao động qua đào tạo được nâng lên, tỷ lệ lao động qua đào tạo tăng từ 9,8% năm 2000, năm 2005 là 32%, năm 2010 là 51,5% và năm 2012 đạt 55,8%.

Chính sách đối với hộ nghèo, người nghèo được thực hiện tốt, phong trào vận động toàn dân tham gia ủng hộ quỹ ngày vì người nghèo được triển khai rộng, Tỷ lệ hộ nghèo trung bình mỗi năm giảm trên 2%, đến hết năm 2012 tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 6,53% (theo chuẩn hộ nghèo giai đoạn 2011-2015).Đến cuối năm 2011, tỉnh đã cơ bản xoá xong nhà tạm cho hộ nghèo (theo Quyết định 167/QĐ-TTG), không có hộ nghèo chính sách Người có công.

Hệ thống pháp luật về an sinh xã hội ngày càng hoàn thiện hơn, đã trở thành căn cứ pháp lý quan trọng trong điều chỉnh các quan hệ xã hội.

Hệ thống bảo hiểm xã hội được quan tâm phát triển với nội dung và hình thức ngày càng phong phú, nhằm chia sẻ rủi ro và trợ giúp thiết thực cho những người tham gia. Bảo hiểm xã hội được triển khai đồng bộ với 3 loại hình là: bảo hiểm bắt buộc (bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế), bảo hiểm tự nguyện và bảo hiểm thất nghiệp. Số người tham gia bảo hiểm bắt buộc tăng nhanh mỗi năm, chính sách bảo hiểm y tế đối với cho trẻ em dưới 6 tuổi, một số đối tượng chính sách, người nghèo và hỗ trợ bảo hiểm y tế cho các hộ cận nghèo, v.v..luôn được triển khai đúng, đủ, kịp thời.

Hệ thống chính sách ưu đãi đối với người có công không ngừng được hoàn thiện. Mức trợ cấp ưu đãi năm 2012 tăng 2,6 lần so với năm 2002. Mỗi năm thực hiện chính sách ưu đãi thường xuyên cho hơn 40.000 nghìn người có công. Đến nay, 98,9 % gia đình người có công có mức sống bằng hoặc cao hơn mức trung bình của dân cư cùng địa bàn. Hoạt động hỗ trợ các đối tượng chính sách, gia đình khó khăn được các cấp, các ngành tích cực quan tâm, thực hiện. Thực hiện tốt chế độ đối với các đối tượng được hưởng chính sách, thương binh, gia đình liệt sĩ, bà mẹ Việt Nam anh hùng, gia đình có công với cách mạng, công tác thăm hỏi tặng quà được tổ chức chu đáo, trang trọng, đầy đủ, kịp thời, đúng đối tượng, thể hiện được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và Chính quyền địa phương với người có công.

Các chính sách trợ giúp xã hội (thường xuyên và đột xuất) được thực hiện rộng hơn cả về quy mô và đối tượng thụ hưởng với mức trợ giúp ngày càng

8

Page 9: UBND tØnh VÜnh Phóc Céng hoµ x• héi chñ nghÜa …soldtbxh.vinhphuc.gov.vn/noidung/vanban/Lists/... · Web viewTỷ lệ hộ nghèo qua các giai đoạn: Có thể nói

tăng. Kinh phí trợ giúp thường xuyên từ ngân sách nhà nước và số người được thụ hưởng tăng nhanh, bình quân mỗi năm ngân sách tỉnh hỗ trợ trên 300 tỷ đồng thực hiện chính sách cho các đối tượng. Ngoài ra hàng năm Tỉnh còn trợ cấp đột xuất hàng tỉ đồng để trợ giúp khắc phục thiên tai.

Chính sách về dạy nghề của tỉnh được quan tâm toàn diện, dạy nghề có thời gian từ một tháng trở lên (NQ số 05/2005) dạy nghề ở các trình độ cho các đối tượng chính sách xã hội, cho người lao động nói chung và cho cả những người chịu án phạt tù, gái mại dâm, người cai nghiện ma tuý (NQ 16/2007) chính sách về dạy nghề được thực hiện linh hoạt cho nhiều đối tượng và nhiều trình độ như: bồi dưỡng nâng cao kiến thức từ 2 ngày trở lên, truyền nghề, dạy sơ cấp nghề, trung cấp nghề, cao đẳng nghề (NQ 37/2011).

2.2. Tác động của hệ thống an sinh xã hội.Kết quả tổ chức triển khai chương trình, Các chính sách an sinh xã hội đã

thực sự đi vào cuộc sống, có tác dụng thiết thực với các đối tượng thụ hưởng phù hợp với thực tế hiện nay, đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế và tăng trưởng bền vững của tỉnh.

Chính sách an sinh xã hội của tỉnh đã giúp đối tượng cải thiện rất nhiều điều kiện sống (đảm bảo được mức tối thiểu), từ sinh hoạt đến công tác chăm sóc sức khoẻ, đời sống tinh thần.

Từ chính sách hỗ trợ của Nhà nước, của tỉnh đã có nhiều đối tượng tự nỗ lực vươn lên hoà nhập với cộng đồng, như: Hộ nghèo vươn lên thoát nghèo bền vững, người khuyết tật tự lực vươn lên tham gia phát triển kinh tế tự nuôi sống bản thân…

Chính sách an sinh xã hội của tỉnh ngoài việc thực hiện hỗ trợ, trợ giúp cũng đã có tác động không nhỏ tới nhận thức của cộng đồng, các phong trào “Tương thân, tương ái”, “Quỹ vì người nghèo“, “Đền ơn đáp nghĩa”, “Uống nước nhớ nguồn” được tổ chức thường xuyên và thu hút sự hưởng ứng của nhiều lực lượng xã hội, đóng góp đáng kể vào việc nâng cao an sinh xã hội cho cộng đồng, nhất là những người nghèo, người cận nghèo, vùng khó khăn của tỉnh

Công tác giảm nghèo của tỉnh đã gắn chặt với phát triển cộng đồng và phát triển nông thôn. Đầu tư cho giảm nghèo cơ bản đáp ứng được yêu cầu thực tế và nâng cao năng lực việc làm cho người nghèo, cận nghèo..

Nhận thức của nhiều nhóm đối tượng thụ hưởng chính sách an sinh xã hội đã dần thay đổi, từ chỗ trông chờ, ỷ lại vào chính sách hỗ trợ của Nhà nước đã dần từ khẳng định bản thân, vươn lên hoà nhập với cộng đồng, giảm bớt gánh nặng, áp lực cho gia đình, người thân.

9

Page 10: UBND tØnh VÜnh Phóc Céng hoµ x• héi chñ nghÜa …soldtbxh.vinhphuc.gov.vn/noidung/vanban/Lists/... · Web viewTỷ lệ hộ nghèo qua các giai đoạn: Có thể nói

Phần lớn các đối tượng yếu thế đều được tham gia vào các tổ chức hội do đó được nâng cao nhận thức, hiểu biết pháp luật, trách nhiệm, nghĩa vụ của bản thân đối với xã hội.

Nhờ chính sách hỗ trợ người học nghề của tỉnh nên nhiều lao động được tham gia học nghề, bồi dưỡng nâng cao kiến thức, cập nhật kiến thức khoa học hiện đại, góp phần nâng cao năng suất lao động, nâng cao thu nhập, góp phần xóa đói, giảm nghèo bền vững; đời sống của người lao động được nâng cao, chất lượng cuộc sống được cải thiện.

2.3. Độ bền vững của hệ thống tài chính.Các chương trình an sinh xã hội tạo đựơc sự đồng thuận và hưởng ứng

tích cực từ cơ sở, các chính sách dự án được lồng ghép với nhiều chương trình phát triển kinh tế xã hội khác của tỉnh. Chương trình đã và đang phát huy hiệu quả tịch cực, góp phần quan trọng vào sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, nâng cao đời sống nhân dân.

Nguồn lực kinh phí thực thi các chính sách an sinh xã hội luôn được quan tâm bố trí đầy đủ, kịp thời, công tác chi trả, trợ giúp, hỗ trợ các đối tượng luôn được thực hiện theo đúng quy định.

Các chính sách, chế độ hộ trợ các đối tượng được thực hiện công khai, minh bạch, dân chủ từ cơ sở, đảm bảo đối tượng được thụ hưởng đúng chương trình, đúng địa bàn, đúng nội dung đầu tư, không có thắc mắc, khiếu kiện phức tạp xảy ra.

Các đối tượng thụ hưởng được tiếp cận với chính sách nhanh chóng, đầy đủ, kịp thời.

Ngoài nguồn lực chính từ ngân sách tỉnh thực hiện chính sách an sinh xã hội, quá trình triển khai thực hiện chính sách an sinh xã hội cũng đã huy động được nhiều nguồn lực từ bên ngoài hỗ trợ như: Doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh hỗ trợ xây dựng Nhà Đại đoàn kết cho hộ nghèo, Nhà đầu tư Hàn Quốc hỗ trợ xây dựng Nhà văn hoá khu dân cư, Nhà ở đối tượng khó khăn…….

Phạm vi đối tượng tham gia hình thức bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế trên địa bàn tỉnh ngày càng được mở rộng, tạo được sự bình đẳng giữa người lao động làm việc trong các thành phần, khuyến khích người lao động tự giác thực hiện nghĩa vụ và quyền lợi bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế, tạo được sự an tâm, lòng tin và sự công bằng cho người lao động trong xã hội.

Cơ chế quản lý tài chính thống nhất giữa các loại hình bảo hiểm xã hội, tạo căn cứ pháp lý và điều kiện thuận lợi cho các hoạt động an sinh xã hội ngày càng phát triển trên phạm vi toàn tỉnh. Quy mô các quỹ an sinh xã hội ngày

10

Page 11: UBND tØnh VÜnh Phóc Céng hoµ x• héi chñ nghÜa …soldtbxh.vinhphuc.gov.vn/noidung/vanban/Lists/... · Web viewTỷ lệ hộ nghèo qua các giai đoạn: Có thể nói

càng tăng cùng với với tham gia đóng góp và chi trả quỹ an sinh xã hội mỗi năm hàng tỷ đồng tạo cơ sở cho việc phát triển chính sách an sinh xã hội.

Với mục tiêu hỗ trợ tối đa, giúp người học nghề đủ điều kiện tham gia học nghề để chuyển đổi việc làm hoặc tìm kiểm việc làm mới nên ngân sách tỉnh dành khoản rất lớnđể hỗ trợ người học nghề, bồi dưỡng giáo viên và tăng cường thiết bị dạy nghề, giúp hệ thống cơ sở dạy nghề phát triển nhanh, rộng khắp trên địa bàn tỉnh.

Phần II - TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH AN SINH XÃ HỘIGIAI ĐOẠN 1997 – 2013.

1. Công tác phổ biến, quán triệt các quan điểm, chủ trương của Đảng; tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật của Nhà nước.

Trong từng giai đoạn, công tác phổ biến, quán triệt các quan điểm chủ trương của Đảng luôn được quan tâm, chú trọng: Tổ chức các hội nghị triển thực hiện các nghị quyết của Hội đồng nhân dân, kế hoạch của Uỷ ban nhân dân tỉnh; phổ biến, quán triệt các nghị quyết, chỉ thị của Tỉnh uỷ về các chính sách an sinh xã hội đến các cấp uỷ đảng, chính quyền địa phương

Chỉ đạo các sở, ngành xây dựng hướng dẫn cho việc tổ chức thực hiện chương trình chính sách an sinh xã hội:

- Cấp tỉnh: Các sở, ngành; UBMTTQ, các đoàn thể có liên quan.- Cấp huyện: Lãnh đạo UBND các huyện, thành, thị; các phòng, ban, đơn

vị liên quan.- Cấp xã: Lãnh đạo cấp, phường, thị trấn, cán bộ thực thi chính sách an

sinh xã hội, các ngành đoàn thể liên quan.* Các hình thức tuyên truyền phổ biến khác:Các văn bản phục vụ cho việc tổ chức triển khai chương trình chính sách

an sinh xã hội được biên soạn, hệ thống và in, đóng thành sách, tài liệu để cung cấp cho các cấp, các ngành, cơ quan, đơn vị cơ sở liên quan phục vụ cho việc tuyên truyền và thực hiện.

Thông qua các cơ quan truyền thông cấp tỉnh: Đài phát thanh và Truyền hình, Báo Vĩnh Phúc, Cổng thông tin điện tử, Bản tin công tác tuyên giáo, tạp chí của từng ngành… tỉnh xây dựng các chuyên mục đưa tin, phát sóng về chương trình, chính sách an sinh xã hội.

Chỉ đạo các xã, phường, thị trấn, phát trên loa truyền thanh các nội dung về chế độ chính sách an sinh xã hội của Đảng, Nhà nước và của tỉnh đến với người nghèo, người lao động để các tầng lớp nhân dân nắm bắt và tích cực tham gia công tác an sinh xã hội.

11

Page 12: UBND tØnh VÜnh Phóc Céng hoµ x• héi chñ nghÜa …soldtbxh.vinhphuc.gov.vn/noidung/vanban/Lists/... · Web viewTỷ lệ hộ nghèo qua các giai đoạn: Có thể nói

Ngoài ra, công tác tuyên truyền chính sách an sinh xã hội luôn được sự chỉ đạo thực hiện tuyên truyên truyền đồng bộ thông qua công tác sinh hoạt chi bộ Đảng, Tổ chức mặt trận tổ quốc, các đoàn thể ..

2. Kết quả cụ thể.2.1 Phòng ngừa rủi ro: Hỗ trợ tạo việc làm, tạo thu nhập và tham gia thị

trường lao động có thu nhập tối thiểu và giảm nghèo bền vững.a. Tạo việc việc, tạo thu nhập và tham gia thị trường lao động.- Giai đoạn 1997-2000: Chương trình mục tiêu về việc làm lần đầu tiên

được Chính phủ đưa vào chương trình quốc gia, do vậy quá trình triển khai xây dựng và tổ chức thực hiện gặp không ít khó khăn. Trong bốn năm (1997-2000) toàn tỉnh đã giải quyết việc làm cho 62.850 lao động. Chia ra: giai đoạn 1997-1998 giải quyết việc làm cho 27.000 người; giai đoạn 1999-2000 (khi có chương trình) đã giải quyết việc làm mới cho 35.850 lao động đạt 99,58% so với mục tiêu Nghị quyết HĐND đề ra trong đó số lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài là 350 người. - Giai đoạn 2001-2005: Thực hiện đề án số 38/ĐA-XĐGN-VL về chương trình mục tiêu quốc gia XĐGN và giải quyết việc làm tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2002-2005; Nghị quyết số 04/2002/NQ-HĐ về chương trình mục tiêu XĐGN và việc làm tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2002-2005. Toàn tỉnh đã giải quyết việc làm cho 98.280 lao động, trong đó có 5.874 lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài.

- Giai đoạn 2006-2010: Toàn tỉnh đã giải quyết việc làm cho 117.594 lao động, trong đó giải quyết việc làm trong nước 111.807 người, đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài 5.787 người. Cụ thể như sau:

Giải quyết việc làm trong Công nghiệp, xây dựng và làng nghề: thực hiện chính sách thu hút các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh đầu tư vào các khu, cụm công nghiệp, củng cố và phát trển các làng nghề mới, mở rộng phát triển hệ thống giao thông nông thôn, xây dựng kết cấu hạ tầng các khu, cụm công nghiệp đã giải quyết việc làm cho 53.336 lao động.

Giải quyết việc làm trong nông nghiệp, nông thôn: Tiếp tục thực hiện có hiệu quả các dự án chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi, chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, nông thôn , hình thành các vùng chuyên canh: trồng cây ăn quả ở Lập Thạch, Tam Dương; vùng chăn nuôi bò, thủy sản ở Vĩnh Tường, Yên Lạc, Bình Xuyên đã giải quyết việc làm cho 29.950 lao động.

Giải quyết việc làm trong thương mại, du lịch dịch vụ: Khu vực thương mại, Du lịch và dịch vụ có sự phát triển nhanh về cơ sở vật chất, chất lượng và loại hình phục vụ; hình thành các trung tâm thương mại, xây dựng các vùng sản

12

Page 13: UBND tØnh VÜnh Phóc Céng hoµ x• héi chñ nghÜa …soldtbxh.vinhphuc.gov.vn/noidung/vanban/Lists/... · Web viewTỷ lệ hộ nghèo qua các giai đoạn: Có thể nói

xuất ché biến, khu vui chơi giải trí, phát triển và mở rộng các chợ trao đổi hàng hóa đã giải quyết việc làm cho 23.392 lao động.

Giải quyết việc làm trong vay vốn quỹ quốc gia về việc làm: trong 5 năm đã duyệt cho 1.123 dự án vay số tiền vay luân chuyển là 82.037 triệu đồng đã giải quyết việc làm cho 5.129 lao động. Giải quyết việc làm thông qua hoạt động xuất khẩu lao động: xuất khẩu lao động là một trong những giải pháp quan trọng góp phần xóa đói giảm nghèo-giải quyết việc làm nâng cao đời sống cho người lao động, trong 5 năm toàn tỉnh đã đưa được 5.787 lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài.

- Từ năm 2011-2012: Trong 2 năm từ 2011-2012 toàn tỉnh đã giải quyết việc làm cho 42.007 lao động, trong đó giải quyết việc làm trong nước 40.553 người, đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài 1.454 người. Cụ thể như sau: Giải quyết việc làm trong Công nghiệp, xây dựng và làng nghề đã giải quyết việc làm cho 14.110 lao động; Giải quyết việc làm trong nông nghiệp, nông thôn cho 14.415 lao động; Giải quyết việc làm trong thương mại, du lịch dịch vụ cho 8.622 lao động; Giải quyết việc làm trong vay vốn quỹ quốc gia về việc làm cho 3.406 lao động; Giải quyết việc làm thông qua hoạt động xuất khẩu lao động đã đưa được 1.454 lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài.

b. Giảm nghèo bền vững: Cùng với đó triển khai thực thi chính sách đến với Người nghèo luôn được quan tâm triển khai đồng bộ, trong giai đoạn từ năm 2001 đến nay đã có trên 400 nghìn lượt hộ nghèo, hộ thoát nghèo được sử dụng vốn vay của Ngân hàng chính sách xã hội để phát triển sản xuất và tạo điều kiện cho con em đi học, có trên 852.523 lượt người nghèo và người dân các xã 135 được mua thẻ BHYT bằng nguồn kinh phí do ngân sách tỉnh cấp, đã có 425.000 lượt học sinh nghèo, học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, học sinh dân tộc thiểu số được miễn giảm học phí, bằng nguồn kinh phí hỗ trợ từ ngân sách tỉnh và Trung ương và huy động đóng góp từ cộng đồng dân cư, toàn tỉnh đã xây dựng được trên 11.000 nhà Đại đoàn kết cho hộ nghèo, từ năm 2008 với ngưồn kinh phí hỗ trợ từ Ngân sách Trung ương, Ngân sách tỉnh đã có hàng nghìn người nghèo đựơc đào tạo nghề mỗi năm, đã có nhiều hộ nghèo, người nghèo được học nghề có thu nhập ổn định cuộc sống vươn lên thoát nghèo bền vững, từ năm 2011 đến nay mỗi năm có trên 15.000 hộ nghèo được hỗ trợ tiền điện, ngoài ra hộ nghèo, người nghèo còn được tư vấn, trợ giúp pháp lý thường xuyên qua đó đã giúp người nghèo có hiểu biết hơn về chính sách pháp luật.

Trong những năm đầu mới tái lập tỉnh, trong điều kiện còn nhiều khó khăn song Tỉnh vẫn tập trung danh nhiều nguồn lực kinh phí để phát triển cơ sở hạ tầng thiết yếu phục vụ đời sống của nhân dân các xã 135, xã 134 và các xã

13

Page 14: UBND tØnh VÜnh Phóc Céng hoµ x• héi chñ nghÜa …soldtbxh.vinhphuc.gov.vn/noidung/vanban/Lists/... · Web viewTỷ lệ hộ nghèo qua các giai đoạn: Có thể nói

khó khăn đến nay các công trình xây dựng thiết yếu đã hoàn thành nâng cao đời sống của nhân dân và đồng bào dân tộc tại khu vực này

Để thực thi công tác giảm nghèo tỉnh luôn coi trọng đào tạo cán bộ giảm nghèo: Tập huấn Cán bộ làm công tác giảm nghèo là một trong những nội dung quan trọng có ý nghĩa then chốt tác động tới thành công của các mục tiêu chương trình giảm nghèo. Từ thực tế cho thấy rằng tại địa phương, cơ sở nào mà ở đó cán bộ làm công tác Lao động – TB&XH có năng lực, nhiệt tình, có kiến thức chuyên môn thì ở đó các hoạt động và giảm nghèo đựơc triển khai thực hiện tốt và có hiệu quả, các đội tượng là hộ nghèo, người nghèo có điều kiện tiếp cận với chính sách nhanh tróng đầy đủ hơn. Mỗi năm tổ chức tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ giảm nghèo với hơn 2770 lượt cán bộ tham gia với đội ngũ cán bộ làm công tác giảm nghèo tại 3 cấp: cấp tỉnh/ huyện, cấp xã và cấp thôn.

Các nội dung đào tạo, tập huấn chủ yếu: Tập trung vào việc giới thiệu, phổ biến các chủ trương, chính sách quy định mới của Nhà nước và của Tỉnh về lĩnh vực giảm nghèo, xây dựng kế hoạch, chương trình giảm nghèo, đánh giá kết quả thực hiện chương trình hàng năm, Tập huấn nâng cao năng lực trong công tác kiểm tra, giám sát các chương trình, dự án giảm nghèo, công tác lập báo cáo.

Ngoài việc nâng cao năng lực về chuyên môn, Tỉnh chủ động xây dựng kế hoạch đào tạo tin học cho đội ngũ cán bộ Lao động - TB&XH từ cấp xã đến cấp huyện, năm 2007 có 137 cán bộ lao động - TB&XH đã đào tạo tin học cơ bản đựoc cấp chứng chỉ, Cán bộ giảm nghèo cấp huyện đựơc Tập huấn nâng cao năng lực ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý hộ nghèo, người nghèo (sử dụng phần mềm quản lý hộ nghèo, BHXH), ứng dụng trong công tác lập, tổng hợp danh sách người nghèo đề nghị cấp thẻ BHYT, chính sách hỗ trợ Nhằm hệ thống hoá công tác quản lý chi tiết hộ nghèo, người nghèo và những chính sách liên quan đến người nghèo có hiệu quả ở các cấp. Năm 2008 Sở Lao động-TB&XH triển khai kế hoạch xây dựng ứng dụng phần mềm quản lý hộ nghèo trên địa bàn tỉnh, việc theo dõi quản lý bằng phần mềm đã giúp cho công tác quản lý hộ nghèo, người nghèo được thống nhất từ cấp tỉnh (Sở lao động - TB&XH) đến cấp huyện và cấp xã, mỗi một hộ nghèo có Mã số riêng biệt, việc quản lý bằng phần mềm đã giúp cho Tỉnh thực thi các chính sách đến với hộ nghèo, người nghèo đựơc nhanh tróng đầy đủ, kịp thời.Tỷ lệ hộ nghèo qua các giai đoạn: Có thể nói với những chính sách được triển khai đồng bộ từ trực tiếp đến gián tiếp dành cho hộ nghèo, người nghèo, vùng nghèo, khó khăn, trong giai đoạn từ 2001 đến 2013 tỷ lệ giảm hộ nghèo của tỉnh

14

Page 15: UBND tØnh VÜnh Phóc Céng hoµ x• héi chñ nghÜa …soldtbxh.vinhphuc.gov.vn/noidung/vanban/Lists/... · Web viewTỷ lệ hộ nghèo qua các giai đoạn: Có thể nói

giảm rõ rệt theo từng giai đoạn, từng năm (chỉ tiêu về giảm nghèo đều vượt so với mục tiêu Nghị quyết của từng thời kỳ đề ra):

Giai đoạn 2001 -2005: Năm 2001 tỷ lệ hộ nghèo là 12,26%, đến cuối năm 2005 là năm cuối giai đoạn tỷ lệ hộ nghèo còn 6,6%;

Giai đoạn 2006 -2010: Năm 2006 tỷ lệ hộ nghèo là 18,04%, đến cuối năm 2010 là năm cuối giai đoạn tỷ lệ hộ nghèo còn 7,7%;

Giai đoạn 2011 -2015: Năm 2011 tỷ lệ hộ nghèo là 11,05%, đến năm 2013 tỷ lệ hộ nghèo còn 6,5%; Đối với 17 xã khó khăn của tỉnh (03 xã 135, 14 xã vùng II) theo từng giai đoạn bình quân ở khu vực này mỗi năm thoát nghèo trên 1.000 hộ; tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân tại khu vực này là 6,7%/ năm.3.2 Giảm thiểu rủi ro: Sự tham gia của người dân và các loại hình bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm xã hội tự nguyện, bảo hiểm thất nghiệp. Công tác thực hiện chính sách, chế độ BHXH luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh; sự phối hợp thực hiện của các cấp, các ngành trên địa bàn. Trước khi Luật BHXH ra đời, ngay từ khi tái lập tỉnh, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã ban hành Chỉ thị số 04/CT/TU ngày 02/6/1997 về lãnh đạo thực hiện các chế độ BHXH trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc; UBND tỉnh có chỉ thị số 18/CT-UB ngày 26/5/1998 chỉ đạo các ngành, các địa phương, các doanh nghiệp thực hiện công tác BHXH theo tinh thần Chỉ thị số 15-CT/TW và Chỉ thị 04-CT/TU; các huyện, thành, thị đều có thông tri lãnh đạo thực hiện các chế độ BHXH.

Khi Luật BHXH và các văn bản hướng dẫn được ban hành, công tác thực hiện chính sách BHXH được Tỉnh ủy, UBND tỉnh chỉ đạo thường xuyên, liên tục. Công tác tuyên truyền, phổ biến Luật BHXH và các văn bản hướng dẫn thi hành được Tỉnh ủy, HĐND, UBND quan tâm chỉ đạo; có sự hợp tác chặt chẽ giữa cấp ủy, chính quyền; sự phối hợp thực hiện của các Sở, ban, ngành trên địa bàn đã góp phần đưa Luật BHXH đi vào cuộc sống nhân dân.

Việc sửa đổi, bổ sung hoàn thiện một số văn bản quy phạm pháp luật về BHXH cùng với việc triển khai phần mềm quản lý thu bằng công nghệ thông tin đã tạo điều kiện thuạn lợi cho việc triển khai nhiệm vụ thu BHXH cũng như việc thực thi các quy định của pháp luật về BHXH Tỉnh Vĩnh Phúc với chính sách thu hút đầu tư trong và ngoài nước hiệu quả, số lượng doanh nghiệp, đơn vị sản xuất kinh doanh tăng nhanh với ngành nghề sản xuất đa dạng. Đây là điều kiện thuận lợi để mở rộng đối tượng tham gia BHXH. Ý thức chấp hành các quy định của pháp luật về BHXH của người

15

Page 16: UBND tØnh VÜnh Phóc Céng hoµ x• héi chñ nghÜa …soldtbxh.vinhphuc.gov.vn/noidung/vanban/Lists/... · Web viewTỷ lệ hộ nghèo qua các giai đoạn: Có thể nói

sử dụng lao động và người lao động trong thời gian qua đã có chuyển biến tích cực. Đa số các đơn vị sử dụng lao động đã chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật về việc ký kết hợp đồng lao động, đăng ký sử dụng thang, bảng lương, kê khai, lập hồ sơ đăng ký tham gia BHXH cho người lao động. Đặc biệt nhiều hộ sản xuất kinh doanh, cá thể, tổ hợp tác có sử dụng lao động đã chủ động đăng ký tham gia và đóng BHXH, BHTN theo quy định của pháp luật lao động. Vì vậy công tác BHXH trên địa bàn đã có nhiều tiến bộ: Số người tham gia và thụ hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội không ngừng mở rộng, kết quả thu, nộp BHXH không ngừng tăng.

Những kết quả đạt được:- Về Bảo hiểm xã hội bắt buộc: Năm 2007 với 81.442 lao động, đến hết

năm 2012 tăng lên 108.788 lao động.- Về Bảo hiểm xã hội tự nguyện: Năm 2010 có 667 người đăng ký tham

gia BHXH tự nguyện, đến hết năm 2012 đã có 2.787 người đăng ký tham gia. - Về Bảo hiểm thất nghiệp: Năm 2010 có trên 82 ngàn người đăng ký

tham gia BHXH tự nguyện, đến hết năm 2012 đã có trên 95 ngàn người đăng ký tham gia.

2.2 Khắc phục rủi ro: Trợ giúp xã hội thường xuyên, trợ giúp xã hội đột xuất

Trong những năm gần đây nền kinh tế của tỉnh không ngừng phát triển, có tác động đến nhiều mặt trong xã hội, trong đó công tác bảo trợ xã hội và an sinh xã hội luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh ưu tiên về nguồn lực cũng như tạo điều kiện về chính sách hỗ trợ đã giúp cho các đối tượng bảo trợ xã hội đựơc thụ hưởng các chính sách xã hội cơ bản đầy đủ, kịp thời, các đối tượng tin tưởng vào nhà nước, hoà nhập với xã hội.

Những năm gần đây, thực hiện Luật người cao tuổi, Luật người khuyết tật và chính sách BHXH được Nhà nước ban hành để giúp các đối tượng có điều kiện chăm sóc tốt hơn, tỉnh đã ban hành chính sách bảo trợ xã hội cụ thể phù hợp với điều kiện đặc thù của tỉnh, qua đó các đối tượng bảo trợ xã hội của tỉnh đã được quan tâm chăm sóc thụ hưởng chế độ cao hơn 1,7 lần với mặt bằng chung chính sách do Trung ương ban hành

Hàng năm, thực hiện thường xuyên chi trả chế độ trợ cấp cho trên 17 ngàn đối tượng bảo trợ xã hội, kinh phí thực hiện trên 100 tỷ đồng/ năm. Tổ chức tiếp nhận thường xuyên 200 đối tượng có hoàn cảnh khó khăn, người lang thang vào chăm sóc nuôi dưỡng tại các cơ sở bảo trợ của tỉnh. Trong các dịp lễ tết các đối tượng khó khăn cũng luôn nhận được sự quan chăm sóc của các cấp trong tỉnh. Các đối tượng khó khăn được hỗ trợ tết, hỗ trợ giáp hạt. Mỗi năm có

16

Page 17: UBND tØnh VÜnh Phóc Céng hoµ x• héi chñ nghÜa …soldtbxh.vinhphuc.gov.vn/noidung/vanban/Lists/... · Web viewTỷ lệ hộ nghèo qua các giai đoạn: Có thể nói

hàng nghìn hộ nghèo, hộ khó khăn được hỗ trợ quà tết và giáp hạt, qua đó đời sống của các đối tượng khó khăn đã được cải thiện và nâng lên.

Công tác cứu trợ đột xuất luôn được các cấp, các ngành, các địa phương chủ động ứng phó khi xảy ra thiên tai, lũ lụt, thực hiện hỗ trợ ngay cho đối tượng khi xảy ra biến cố, giúp đối tượng khắc phục và ổn định cuộc sống.

2.3. Các dịch vụ xã hội cơ bản Hạ tầng kinh tế - xã hội từng bước đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã

hội, cơ sở hạ tầng giao thông được đầu tư nâng cấp, phân bổ rộng khắp và đa dạng, đến nay 100% các tuyến quốc lộ được cứng hoá, tỷ lệ được cứng hoá đường tỉnh lộ đạt tiêu chuẩn đường cấp IV miền núi trở lên đạt 97,3%, tỷ lệ cứng hoá đường giao thông nông thôn đạt 78%, giao thông công cộng (xe buýt, taxi) hoạt động ngày càng hiệu quả; Hệ thống điện được quan tâm đầu tư, nâng công suất các trạm biến áp cơ bản đáp ứng nhu cầu sử dụng điện của nhân dân, đến nay 100% số xã trên địa bàn tỉnh được đầu tư xây dựng trạm biến áp và hệ thống đường dây cấp điện; hệ thống cấp nước cho các khu đô thị và các khu, cụm công nghiệp, chương trình nước sạch & VSMTNT được triển khai tích cực, tuy nhiên, hệ thống thoát nước trên địa bàn tỉnh hầu hết mới chỉ đầu tư chắp vá, chưa có hệ thống xử lý chất thải tập trung; hoạt động bưu chính - viễn thông tiếp tục phát triển nhanh, tích cực ngầm hóa hệ thống cáp và chia sẻ dùng chung hạ tầng, đáp ứng được cơ bản yêu cầu về dịch vụ viễn thông, Internet, thuê kênh, đã phủ mạng điện thoại cố định tới 100% các xã, thôn, hệ thống cáp quang đã phủ tới 100% các xã, dự kiến năm 2012 số thuê bao điện thoại bình quân đạt trên 104 thuê bao/100 dân ...

Các hoạt động quản lý khoa học, quản lý công nghệ, sở hữu trí tuệ có nhiều chuyển biến tích cực. Từ năm 1997 đến nay, đã phê duyệt và đưa vào thực hiện 896 lượt đề tài khoa học, với tổng kinh phí 65.756 triệu đồng (trong đó có 10 dự án cấp bộ (8 dự án thuộc chương trình nông thôn miền núi, 2 dự án hỗ trợ nâng cao tài sản trí tuệ cho các doanh nghiệp). Số đề tài dự án liên tục tăng kể cả số lượng, chất lượng và kinh phí thực hiện. Tỷ lệ các đề tài ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất đạt cao khoảng 66%. Công tác quản lý an toàn, kiểm soát bức xạ hạt nhân được chú trọng, công nghệ thông tin được quan tâm đầu tư, ứng dụng rộng rãi. Các lĩnh vực giáo dục đào tạo, dân số, y tế và chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân, các hoạt động văn hoá xã hội khác đều đã đạt được nhiều kết quả, góp phần quan trọng vào việc phát triển bền vững, nâng cao từng bước đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân. Sau 16 năm tái lập tỉnh, cơ sở vật chất, trang thiết bị trường học được đầu tư ngày càng khang trang hơn; đội ngũ cán bộ, giáo viên ngày càng được chuẩn hoá, chất lượng học sinh giỏi các

17

Page 18: UBND tØnh VÜnh Phóc Céng hoµ x• héi chñ nghÜa …soldtbxh.vinhphuc.gov.vn/noidung/vanban/Lists/... · Web viewTỷ lệ hộ nghèo qua các giai đoạn: Có thể nói

cấp được nâng lên, 10 năm liên tục có học sinh tham gia kỳ thi học sinh giỏi quốc tế. Tính đến hết năm 2011, tỷ lệ phòng học kiên cố bậc học mầm non đạt 50%, tăng 27% so với năm 1997; bậc học phổ thông đạt 93,3%, tăng 68,9% so với năm 1997. Các trường chuyên nghiệp trên địa bàn tỉnh tiếp tục được củng cố và mở rộng về cơ sở vật chất và trang thiết bị đào tạo đáp ứng nhu cầu học tập của nhân dân.

Hệ thống các cơ sở khám, chữa bệnh trên địa bàn đều được mở rộng và nâng cấp; Công tác xã hội hóa về y tế đã có chiều hướng tích cực; Chất lượng khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe ban đầu của nhân dân được nâng cao. Các trang thiết bị y tế hiện đại được bổ sung theo hướng hiện đại từng bước nhằm đáp ứng được nhu cầu khám, chữa bệnh của nhân dân như: máy chụp cắt lớp, siêu âm màu 3D-4D, máy nội soi tiêu hóa, hệ thống phẫu thuật nội soi, phẫu thuật FACO, chạt thận nhân tạo, siêu lọc... Đến hết năm 2011, số bác sỹ trên vạn dân đạt tỷ lệ 7,2 bác sỹ/vạn dân, tăng bình quân 4,6 bác sỹ/vạn dân so năm 1997; 100% số trạm y tế có nữ hộ sinh hoặc y sỹ sản nhi; 100% số thôn bản có cán bộ y tế; 98,5% trạm y tế có bác sỹ; tổng số giường bệnh tuyến tỉnh và tuyến huyện đạt tỷ lệ 22,7 giường bệnh/ vạn dân, tăng 13,8 giường/vạn dân so năm 1997. Chương trình mục tiêu Quốc gia về y tế được triển khai có hiệu quả. Tỷ lệ trẻ em dưới 1 tuổi được tiêm đủ 7 loại vacxin đạt 98%; các bệnh phong, bại liệt, uốn ván sơ sinh đã được loại trừ khỏi cộng đồng; các mục tiêu phòng chống sốt rét, bướu cổ, lao, HIV/AIDS, vệ sinh an toàn thực phẩm đều được thực hiện tốt, góp phần cải thiện tình trạng sức khỏe nhân dân. Số xã phường thị trấn được công nhận chuẩn quốc gia về y tế xã đạt 96,35% (132/137 xã).

Công tác dân số KHHGĐ, bảo vệ, chăm sóc trẻ em được triển khai rộng khắp, chất lượng dân số được nâng lên, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên năm 2011 còn 13,54%, mức giảm tỷ lệ sinh hằng năm bình quân đạt 0,25- 0,3%o, tỷ lệ trẻ em được được tiêm đầy đủ 6 loại vắc xin đạt trên 98%, tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng giảm từ 41% năm 1997 còn 14% năm 2011; 100% trẻ em mồ côi không nơi nương tựa được chăm sóc   Hệ thống các thiết chế văn hóa, thể thao từ tỉnh đến cơ sở được củng cố và quan tâm đầu tư. Đến cuối năm 2012, toàn tỉnh đã xây dựng được 1.150/1.368 nhà văn hóa thôn, khu phố, 120 nhà văn hóa xã (phường), 137 điểm bưu điện văn hóa xã, 01 thư viện tỉnh, 7 thư viện cấp huyện và 117 thư viện xã, 250 tủ sách ở các làng, thôn. Đã quy hoạch được 7 di tích trọng điểm, tu bổ tôn tạo 77 di tích tiêu biểu; 01 công trình nhà thi đấu đa năng đạt tiêu chuẩn quốc tế, 01 sân vận động có khán đài, đường Pits; 01 bể bơi; gần 40 sân tennis; 80/137 xã (phường) có sân chơi bãi tập thể dục thể thao. Hoàn thành và đưa vào sử

18

Page 19: UBND tØnh VÜnh Phóc Céng hoµ x• héi chñ nghÜa …soldtbxh.vinhphuc.gov.vn/noidung/vanban/Lists/... · Web viewTỷ lệ hộ nghèo qua các giai đoạn: Có thể nói

dụng 15 Trung tâm VHTT, vui chơi giải trí Làng văn hóa trọng điểm; đến hết năm 2010, trên địa bàn toàn tỉnh có 82,8% gia đình đạt tiêu chuẩn gia đình văn hoá; 60% làng (thôn, khu phố) đạt tiêu chuẩn làng văn hoá. Phong trào hoạt động thể dục thể thao quần chúng được đẩy mạnh, cuộc vận động “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại” tiếp tục được thực hiện. Thể thao thành tích cao được quan tâm, toàn tỉnh có 38 vận động viên đạt đẳng cấp Quốc gia.Công tác bảo vệ môi trường được quan tâm, tích cực triển khai bằng nhiều hình thức đa dạng. Công tác kiểm tra, giám sát về bảo vệ môi trường được tăng cường, nhất là tại các khu công nghiệp, đô thị, làng nghề, bệnh viện. Hiện tỉnh đang đầu tư Hợp phần thoát nước và xử lý nước thải thành phố Vĩnh Yên thuộc dự án Cải thiện môi trường đầu tư để dần hoàn thiện hệ thống hạ tầng đô thị Vĩnh Yên; Tuy nhiên, việc triển khai thu gom, xử lý nước thải sinh hoạt còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng được nhu cầu; chưa xây dựng nhà máy xử lý chất thải rắn, do vậy, chất thải rắn mới chỉ được thu gom, đưa về bãi rác thải tạm. Bên cạnh đó, tỉnh đã phê duyệt và tổ chức thực hiện nhiều Đề án, dự án, chương trình lớn về bảo vệ môi trường như: Chiến lược bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2001-2005; Đề án tổng thể bảo vệ môi trường đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020; Đề án thí điểm bảo vệ môi trường nông thôn giai đoạn 2009-2010; hỗ trợ, đầu tư cho một số xã xây dựng hệ thống xử lý nước thải sau biogas, xử lý nước sinh hoạt bằng bể bastaf, khu xử lý rác thải sản xuất phân vi sinh; thẩm định và xác nhận cho 324 bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường.

2.4 Một số mô hình, điển hình về thực hiện chính sách an sinh xã hội trong thời gian qua trên địa bàn.

Mô hình giảm nghèo bền vững (Hỗ trợ vay vốn phát triển kinh tế thông qua vay vốn mua bò sinh sản).

Mô hình hỗ trợ Người khuyết tật và Trẻ em mồ côi thông qua hỗ trợ vay vốn mua bò sinh sản ổn định cuộc sống.

Tổ chức dạy nghề lưu động cho người nghèo trực tiếp tại các địa phương trong tỉnh.

Xây dựng Nhà Đại đoàn kết cho hộ nghèo (Ngân sách tỉnh, nhà tài trợ, địa phương hỗ trợ, gia đình tham gia, cộng đồng giúp đỡ ngày công).

T/L BAN THƯỜNG VỤCHÁNH VĂN PHÒNG

(Đã ký)Nguyễn Duy Đông

19

Page 20: UBND tØnh VÜnh Phóc Céng hoµ x• héi chñ nghÜa …soldtbxh.vinhphuc.gov.vn/noidung/vanban/Lists/... · Web viewTỷ lệ hộ nghèo qua các giai đoạn: Có thể nói

20