ubnd tỈnh an giang c Òa xà h vĂn phÒng Đ -t...

3
1 UBND TỈNH AN GIANG VĂN PHÒNG Số: 450/TB-VPUBND CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc An Giang, ngày 14 tháng 11 năm 2017 THÔNG BÁO Kết luận của Chủ tịch UBND tỉnh Vương Bình Thạnh về chuẩn bị các bước tiếp theo trong triển khai xây dựng Đề tài “Áp dụng mô hình TELEMAC 3D để mô phỏng dòng chảy và vận chuyển trầm tích tại khu vực ngã ba sông Hậu và sông Vàm Nao” Ngày 02 tháng 11 năm 2017, Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh tổ chức buổi làm việc với Giáo sư Nguyễn Kim Đan và Giáo sư Nguyễn Ngọc Trân về chuẩn bị các bước tiếp theo triển khai xây dựng Đề tài Áp dụng mô hình TELEMAC 3D để mô phỏng dòng chảy và vận chuyển trầm tích tại khu vực ngã ba sông Hậu và sông Vàm Nao (khu vực sạt lở xã Mỹ Hội Đông) ”. Tham dự buổi làm việc có Chủ tịch UBND tỉnh Vương Bình Thạnh, Phó Chủ tịch UBND Lâm Quang Thi, Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ - Trương Kiến Thọ, Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường - Võ Hùng Dũng, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Trần Anh Thư, Phó Giám đốc Sở Nội vụ - Lê Kim Bình, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học An Giang - Lê Quốc Cường, Giám đốc Đài Khí tượng thủy văn tỉnh - Lưu Văn Ninh một số cán bộ cán bộ của Trường Trường Đại học An Giang tham gia Đề tài . Sau khi nghe Giáo sư Nguyễn Kim Đan trình bày ứng dụng Telemac 3D trong mô phỏng sạt lở dòng sông ý kiến thảo luận của các đại biểu tham dự buổi làm việc, Chủ tịch UBND tỉnh Vương Bình Thạnh kết luận như sau: 1. Trước hết, UBND tỉnh rất vui mừng khi được Giáo sư Nguyễn Kim Đan và Giáo sư Nguyễn Ngọc Trân đến thăm và làm việc với tỉnh An Giang và trình bày về các bước tiếp theo để chuẩn bị cho việc thực hiện Đề tài “ Áp dụng mô hình TELEMAC 3D để mô phỏng dòng chảy và vận chuyển trầm tích tại khu vực ngã ba sông Hậu và sông Vàm Nao (khu vực sạt lở xã Mỹ Hội Đông) ”. Trên cơ sở buổi làm việc tại UBND tỉnh ngày 06/10/2017 về đề tài này, UBND tỉnh tiếp tục giao Trường Đại học An Giang làm chủ nhiệm đề tài . Trường Đại học An Giang khẩn trương tiếp thu ý kiến các Giáo sư và các sở, ngành tại buổi làm việc và đăng ký đề tài này gửi Sở Khoa học và Công nghệ tham mưu UBND tỉnh bổ sung đề tài này trong năm 2017. Trên cơ sở đó, giao Sở Khoa học và Công nghệ tham mưu UBND tỉnh khẩn trương t hành lập Hội đồng Khoa học và Công nghệ thông qua xét duyệt đề tài cấp tỉnh. Trong tháng 01/2018, giao Trường Đại học An Giang chủ trì, phối hợp Sở Khoa học và Công nghệ các sở,

Upload: others

Post on 28-Oct-2019

8 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

1

UBND TỈNH AN GIANG VĂN PHÒNG

Số: 450/TB-VPUBND

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

An Giang, ngày 14 tháng 11 năm 2017

THÔNG BÁO Kết luận của Chủ tịch UBND tỉnh Vương Bình Thạnh về chuẩn bị

các bước tiếp theo trong triển khai xây dựng Đề tài “Áp dụng mô hình TELEMAC 3D để mô phỏng dòng chảy và vận chuyển trầm tích tại

khu vực ngã ba sông Hậu và sông Vàm Nao”

Ngày 02 tháng 11 năm 2017, Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh tổ chức buổi làm việc với Giáo sư Nguyễn Kim Đan và Giáo sư Nguyễn Ngọc Trân về chuẩn bị các bước tiếp theo triển khai xây dựng Đề tài “Áp dụng mô hình TELEMAC 3D để mô phỏng dòng chảy và vận chuyển trầm tích tại khu vực ngã ba sông Hậu và sông Vàm Nao (khu vực sạt lở xã Mỹ Hội Đông)”.

Tham dự buổi làm việc có Chủ tịch UBND tỉnh Vương Bình Thạnh, Phó Chủ tịch UBND Lâm Quang Thi, Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ - Trương Kiến Thọ, Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường - Võ Hùng Dũng, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Trần Anh Thư, Phó Giám đốc Sở Nội vụ - Lê Kim Bình, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học An Giang - Lê Quốc Cường, Giám đốc Đài Khí tượng thủy văn tỉnh - Lưu Văn Ninh và một số cán bộ cán bộ của Trường Trường Đại học An Giang tham gia Đề tài.

Sau khi nghe Giáo sư Nguyễn Kim Đan trình bày ứng dụng Telemac 3D trong mô phỏng sạt lở dòng sông và ý kiến thảo luận của các đại biểu tham dự buổi làm việc, Chủ tịch UBND tỉnh Vương Bình Thạnh kết luận như sau:

1. Trước hết, UBND tỉnh rất vui mừng khi được Giáo sư Nguyễn Kim Đan và Giáo sư Nguyễn Ngọc Trân đến thăm và làm việc với tỉnh An Giang và trình bày về các bước tiếp theo để chuẩn bị cho việc thực hiện Đề tài “Áp dụng mô hình TELEMAC 3D để mô phỏng dòng chảy và vận chuyển trầm tích tại khu vực ngã ba sông Hậu và sông Vàm Nao (khu vực sạt lở xã Mỹ Hội Đông)”. Trên cơ sở buổi làm việc tại UBND tỉnh ngày 06/10/2017 về đề tài này, UBND tỉnh tiếp tục giao Trường Đại học An Giang làm chủ nhiệm đề tài. Trường Đại học An Giang khẩn trương tiếp thu ý kiến các Giáo sư và các sở, ngành tại buổi làm việc và đăng ký đề tài này gửi Sở Khoa học và Công nghệ tham mưu UBND tỉnh bổ sung đề tài này trong năm 2017. Trên cơ sở đó, giao Sở Khoa học và Công nghệ tham mưu UBND tỉnh khẩn trương thành lập Hội đồng Khoa học và Công nghệ thông qua xét duyệt đề tài cấp tỉnh. Trong tháng 01/2018, giao Trường Đại học An Giang chủ trì, phối hợp Sở Khoa học và Công nghệ và các sở,

2

ngành, đơn vị liên quan tổ chức 02 lớp tập huấn nhằm chuẩn bị thực hiện Đề tài theo đề nghị của các Giáo sư; đồng thời, tham mưu UBND tỉnh thành lập nhóm xây dựng và thực hiện Đề tài. Về vấn đề kinh phí cho Đề tài: Trong trường hợp kinh phí Đề tài này vượt 02 tỷ đồng, Sở Khoa học và Công nghệ đề xuất UBND tỉnh bổ sung kinh phí thực hiện.

2. Về tiếp cận theo hướng đề tài cấp nhà nước: Giao Trường Đại học An Giang làm chủ nhiệm đề tài (với sự hỗ trợ tích cực của Giáo sư Nguyễn Kim Đan và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) để đăng ký tham gia Đề tài cấp nhà nước với tên Đề tài là “Nghiên cứu sự phát triển và di chuyển hố xoáy nhằm bảo vệ môi trường sống và sản xuất ven sông Hậu” nằm trong Chương trình KC-08 (Chương trình đề tài nghiên cứu khoa học và công nghệ phục vụ bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai thuộc Chương trình Khoa học và công nghệ trọng điểm cấp quốc gia giai đoạn 2016-2020 của Bộ Khoa học và Công nghệ).

3. Trong quá trình đề nghị thực hiện Đề tài cấp nhà nước, trong trường hợp cần thiết, UBND tỉnh sẽ có văn bản đăng ký làm việc với Thủ tướng Chính phủ và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để đăng ký thực hiện đề tài cấp nhà nước.

4. UBND tỉnh đề nghị ưu tiên hoàn thành tốt đề tài cấp tỉnh nói trên, làm cơ sở đề xuất Bộ Khoa học và Công nghệ ủng hộ Đề tài cấp nhà nước. Chủ tịch UBND tỉnh ủy quyền Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Quang Thi (với thay mặt Chủ tịch UBND tỉnh) xử lý những vấn đề về kinh phí và các khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện Đề tài cấp tỉnh nói trên.

5. Ủy ban nhân dân tỉnh cám ơn Giáo sư Nguyễn Kim Đan và Giáo sư Nguyễn Ngọc Trân đến tỉnh An Giang để giúp tỉnh xây dựng đề tài khoa học và công nghệ cấp tỉnh và cấp nhà nước trong việc ứng dụng mô hình TELEMAC 3D trong dự báo các vấn đề sạt lở ở tỉnh và rất mong các Giáo sư sẽ tích cực hỗ trợ Ban Chủ nhiệm đề tài thực hiện các đề tài này thành công tại tỉnh An Giang.

Văn phòng UBND tỉnh thông báo ý kiến kết luận của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Vương Bình Thạnh đến các cơ quan, đơn vị và cá nhân liên quan biết để thực hiện./. Nơi nhận: - CT, PCT UBND tỉnh Lâm Quang Thi (b/c); - GS Nguyễn Ngọc Trân; - GS Nguyễn Kim Đan; - Sở: KHCN, NNPTNT, TC, TNMT, NV; - Đại học An Giang; - Đài KTTV tỉnh; - Công ty ADICO; - Lãnh đạo VP.UBND tỉnh; - Phòng: KTN, HCTC; - Lưu VT.

KT. CHÁNH VĂN PHÒNG PHÓ CHÁNH VĂN PHÒNG

(Đã ký)

Đinh Minh Hoàng

3