tuaf.edu.vntuaf.edu.vn/gallery/files/chuong trinh dt thac si_tien si dhtn 2013.pdf · 1 mỤc lỤc...

264
1 MỤC LỤC Phần I ............................................................................................................................ 3 CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ ................................................ 3 Chuyên ngành Toán Giải tích ...................................................................................... 5 Chuyên ngành Đại số và lý thuyết số ........................................................................... 9 Chuyên ngành Hóa phân tích..................................................................................... 15 Chuyên ngành Hóa hữu cơ ........................................................................................ 21 Chuyên ngành Hóa vô cơ .......................................................................................... 27 Chuyên ngành Di truyền học ..................................................................................... 33 Chuyên ngành Sinh học thực nghiệm ........................................................................ 37 Chuyên ngành Sinh thái học ...................................................................................... 41 Chuyên ngành Văn học Việt Nam ............................................................................. 45 Chuyên ngành Ngôn ngữ Việt Nam........................................................................... 51 Chuyên ngành Lịch sử Việt Nam............................................................................... 57 Chuyên ngành Địa lý học .......................................................................................... 61 Chuyên ngành Lý luận và Phương pháp dạy học bộ môn Địa lý ................................ 67 Chuyên ngành Lý luận và Phương pháp dạy học bộ môn Toán học ........................... 73 Chuyên ngành Lý luận và Phương pháp dạy học bộ môn Vật lý ................................ 79 Chuyên ngành Lý luận và Phương pháp dạy học bô môn Sinh học ............................ 85 Chuyên ngành Lý luận và Phương pháp dạy học bộ môn Văn - Tiếng việt ................ 89 Chuyên ngành Quản lý giáo dục ................................................................................ 95 Chuyên ngành Giáo dục học.................................................................................... 101 Chuyên ngành Toán ứng dụng ................................................................................. 105 Chuyên ngành Phương pháp toán sơ cấp ................................................................. 109 Chuyên ngành Công nghệ sinh học.......................................................................... 113 Chuyên ngành Khoa học cây trồng .......................................................................... 117 Chuyên ngành Chăn Nuôi ....................................................................................... 121 Chuyên ngành Thú y ............................................................................................... 127 Chuyên ngành Lâm học........................................................................................... 133 Chuyên ngành Quản lý đất đai................................................................................. 137 Chuyên ngành Khoa học môi trường ....................................................................... 141 Chuyên ngành Phát triển nông thôn ......................................................................... 147 Chuyên ngành Nhi Khoa ......................................................................................... 153 Chuyên ngành Nội khoa .......................................................................................... 157 Chuyên ngành Y học dự phòng ............................................................................... 159 Chuyên ngành Kĩ thuật cơ khí ................................................................................. 163 Chuyên ngành Kĩ thuật điều khiển và tự động hóa................................................... 167 Chuyên ngành Kĩ thuật điện .................................................................................... 171 Chuyên ngành Kĩ thuật điện tử ................................................................................ 175 Chuyên ngành Cơ kĩ thuật ....................................................................................... 179 Chuyên ngành Khoa học máy tính ........................................................................... 185 Chuyên ngành Kinh tế Nông nghiệp ........................................................................ 191 Chuyên ngành Quản lý kinh tế ................................................................................ 197 Trang

Upload: others

Post on 01-Sep-2019

5 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

1

MỤC LỤC

Phần I ............................................................................................................................3 CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ ................................................3

Chuyên ngành Toán Giải tích ......................................................................................5 Chuyên ngành Đại số và lý thuyết số...........................................................................9 Chuyên ngành Hóa phân tích.....................................................................................15 Chuyên ngành Hóa hữu cơ ........................................................................................21 Chuyên ngành Hóa vô cơ ..........................................................................................27 Chuyên ngành Di truyền học .....................................................................................33 Chuyên ngành Sinh học thực nghiệm ........................................................................37 Chuyên ngành Sinh thái học......................................................................................41 Chuyên ngành Văn học Việt Nam .............................................................................45 Chuyên ngành Ngôn ngữ Việt Nam...........................................................................51 Chuyên ngành Lịch sử Việt Nam...............................................................................57 Chuyên ngành Địa lý học ..........................................................................................61 Chuyên ngành Lý luận và Phương pháp dạy học bộ môn Địa lý ................................67 Chuyên ngành Lý luận và Phương pháp dạy học bộ môn Toán học ...........................73 Chuyên ngành Lý luận và Phương pháp dạy học bộ môn Vật lý ................................79 Chuyên ngành Lý luận và Phương pháp dạy học bô môn Sinh học ............................85 Chuyên ngành Lý luận và Phương pháp dạy học bộ môn Văn - Tiếng việt ................89 Chuyên ngành Quản lý giáo dục................................................................................95 Chuyên ngành Giáo dục học.................................................................................... 101 Chuyên ngành Toán ứng dụng................................................................................. 105 Chuyên ngành Phương pháp toán sơ cấp ................................................................. 109 Chuyên ngành Công nghệ sinh học.......................................................................... 113 Chuyên ngành Khoa học cây trồng.......................................................................... 117 Chuyên ngành Chăn Nuôi ....................................................................................... 121 Chuyên ngành Thú y ............................................................................................... 127 Chuyên ngành Lâm học........................................................................................... 133 Chuyên ngành Quản lý đất đai................................................................................. 137 Chuyên ngành Khoa học môi trường ....................................................................... 141 Chuyên ngành Phát triển nông thôn......................................................................... 147 Chuyên ngành Nhi Khoa ......................................................................................... 153 Chuyên ngành Nội khoa .......................................................................................... 157 Chuyên ngành Y học dự phòng ............................................................................... 159 Chuyên ngành Kĩ thuật cơ khí ................................................................................. 163 Chuyên ngành Kĩ thuật điều khiển và tự động hóa................................................... 167 Chuyên ngành Kĩ thuật điện .................................................................................... 171 Chuyên ngành Kĩ thuật điện tử................................................................................ 175 Chuyên ngành Cơ kĩ thuật ....................................................................................... 179 Chuyên ngành Khoa học máy tính........................................................................... 185 Chuyên ngành Kinh tế Nông nghiệp........................................................................ 191 Chuyên ngành Quản lý kinh tế ................................................................................ 197

Trang

2

Phần II....................................................................................................................... 203 CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ TIẾN SĨ .............................................. 203

Chuyên ngành Hóa sinh học.................................................................................... 205 Chuyên ngành Toán Giải tích .................................................................................. 209 Chuyên ngành Di truyền học ................................................................................... 213 Chuyên ngành Sinh thái học.................................................................................... 217 Chuyên ngành Văn học Việt Nam ........................................................................... 219 Chuyên ngành Lý luận và Lịch sử giáo dục ............................................................. 223 Chuyên ngành Lý luận và Phương pháp dạy học bộ môn Vật lý .............................. 225 Chuyên ngành Lý luận và Phương pháp dạy học bộ môn Sinh học .......................... 227 Chuyên ngành Khoa học cây trồng.......................................................................... 231 Chuyên ngành Chăn nuôi ........................................................................................ 235 Chuyên ngành Dinh dưỡng và Thức ăn Chăn nuôi................................................... 239 Chuyên ngành Ký sinh trùng học thú y.................................................................... 243 Chuyên ngành Vi sinh vật học thú y........................................................................ 247 Chuyên ngành Lâm sinh.......................................................................................... 251 Chuyên ngành Vệ sinh học xã hội và Tổ chức y tế................................................... 255 Chuyên ngành Công nghệ chế tạo máy.................................................................... 257 Chuyên ngành Kỹ thuật máy công cụ ...................................................................... 259 Chuyên ngành Kĩ thuật điều khiển và tự động hóa................................................... 261 Chuyên ngành Kinh tế Nông nghiệp........................................................................ 263

3

Phần I

CHƯƠNG TRÌNH

ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ

4

5

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO THẠC SĨ TOÁN HỌC

Chuyên ngành Toán Giải tích

Mã số: 60 46 01 02.

Đơn vị đào tạo: Trường Đại học Sư Phạm.

Năm bắt đầu đào tạo: 1999.

Thời gian tuyển sinh: Tháng 3 và Tháng 8 hàng năm.

Môn thi tuyển:

Môn thi Cơ bản: Giải tích;

Môn thi Cơ sở: Đại số;

Môn Ngoại ngữ: Trình độ B Ngoại ngữ.

Thời gian đào tạo: 1.5 - 2 năm.

Số tín chỉ tích lũy: 53 tín chỉ.

Tên văn bằng: Thạc sĩ Toán học.

I. CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

A. KHỐI KIẾN THỨC CHUNG (8 TÍN CHỈ) SỐ TÍN CHỈ

PHI 651 Triết học 3

ENG 651 Ngoại ngữ 5

B. KHỐI KIẾN THỨC CƠ SỞ (21 TÍN CHỈ)

1. Các học phần bắt buộc (13 tín chỉ)

FUA 631 Giải tích hàm 3

GAL 631 Đại số hiện đại 3

DIG 621 Hình học vi phân 2

COA 631 Giải tích phức 3

MBI 621 Cơ sở toán học của tin học 2

2. Các học phần tự chọn (8 tín chỉ)

TVS 621 Không gian vecto topo 1 2

DEB 621 Phương trình vi phân trong không gian Banach 2

ICT 621 Ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy học toán

2

TOP 621 Tôpô đại cương 2

LIA 621 Đại số tuyến tính 2

MTT 621 Lý luận dạy học hiện đại 2

POL 621 Đa thức 2

LIE 621 Nhập môn Đại số Lie 2

CON 621 Giải tích lồi 2

6

C. KHỐI KIẾN THỨC CHUYÊN NGÀNH (12 TÍN CHỈ)

1. Các học phần bắt buộc (8 tín chỉ)

NOP 621 Lý thuyết tối ưu không trơn 2

HYP 631 Không gian phức hyperbolic 3

NEV 631 Lý thuyết Nevanlinna và ứng dụng 3

2. Các học phần tự chọn (4 tín chỉ) 4

COA 622 Giải tích phức nhiều biến 2

EXT 621 Lý thuyết các bài toán cực trị 2

TVS 622 Không gian véctơ tôpô 2 2

PAN 621 Giải tích p-adic 2

SDT 621 Lý thuyết ổn định của hệ phương trình vi phân tuyến tính 2

MUA 621 Giải tích đa trị 2

MID 621 Metric và khoảng cách bất biến trong giải tích phức 2

D. LUẬN VĂN THẠC SĨ (12 TÍN CHỈ)

II. MÔ TẢ TÓM TẮT HỌC PHẦN

A. KHỐI KIẾN THỨC CHUNG (8 TÍN CHỈ)

PHI 651 (3 tín chỉ) - Triết học

Học phần kế thừa những kiến thức đã học trong chương trình đào tạo Triết học ở bậc đại học, phát triển và nâng cao những nội dung cơ bản gắn liền với những thành tựu của khoa học - công nghệ, những vấn đề mới của thời đại và đất nước. Học viên được học các chuyên đề chuyên sâu; kiến thức về nhân sinh quan, thế giới quan duy vật biện chứng; những kiến thức cơ bản, có hệ thống về lịch sử hình thành, phát triển của triết học nói chung và các trường phái triết học nói riêng. Trên cơ sở đó giúp cho học viên có khả năng vận dụng kiến thức Triết học để giải quyết những vấn đề lý luận và thực tiễn trong lĩnh vực hoạt động chuyên môn, nghề nghiệp.

ENG 651 (5 tín chỉ) - Ngoại ngữ

Học phần cung cấp cho học viên kiến thức ngoại ngữ chuyên sâu về lĩnh vực chuyên môn, giúp cho học viên có thể đọc, dịch tài liệu phục vụ cho việc học tập các môn học chuyên ngành, nghiên cứu khoa học và hoàn thành luận văn thạc sĩ.

B. KHỐI KIẾN THỨC CƠ SỞ (21 TÍN CHỈ)

1. Các học phần bắt buộc (13 tín chỉ)

FUA 631 (3 tín chỉ) - Giải tích hàm

Học phần cung cấp cho học viên kiến thức cơ bản về không gian Hilbert; định lý về sự tồn tại phép chiếu trực giao; định lý biểu diễn Ricoz; toán tử liên hợp và tự liên hợp trong không gian Hilbert. Các định nghĩa và tích chất cơ bản của ánh xạ khả vi, các định lý về số gia giới nội, Nghịch đảo địa phương của ánh xạ lớp C

1; Định lý hàm ẩn; Những kiến thức

cơ bản về Đạo hàm bậc cao.

GAL 631 (3 tín chỉ) - Đại số hiện đại

Học phần cung cấp cho học viên kiến thức cơ sở về lý thuyết tập hợp, lý thuyết nhóm, nhóm hữu hạn, nhóm Abel hữu hạn, lý thuyết phạm trù và hàm tử, lý thuyết vành, lý thuyết môđun.

7

DIG 621 (2 tín chỉ) - Hình học vi phân

Học phần cung cấp cho học viên kiến thức cơ bản về phép tính vi phân, tích phân trong Rn,

trên đa tạp khả vi, lý thuyết và mặt trong Rn. Ngoài ra, môn học cũng cung cấp thêm một số

kiến thức mở rộng của các phép toán về giải tích trên đa tạp khả vi.

COA 631 (3 tín chỉ) - Giải tích phức

Học phần cung cấp cho học viên kiến thức cơ bản về trường các số phức, hàm giải tích; Công thức tích phân Cauchy và ứng dụng; Diện Riemann và thác triển giải tích; Một số kiến thức mở rộng giải tích phức, hình học phức.

MBI 621 (2 tín chỉ) - Cơ sở toán học của tin học

Học phần cung cấp cho học viên kiến thức cơ bản về Toán rời rạc, lý thuyết đồ thị, Mô hình toán học của máy tính, otomat và ngôn ngữ hình thức, độ phức tạp của thuật toán.

2. Các học phần tự chọn (8 tín chỉ)

TVS 621 (2 tín chỉ) - Không gian vecto topo 1

Học phần cung cấp những kiến thức cơ bản, các khái niệm và tích chất cơ bản của không gian vecto tôpô; Đối ngẫu và các định lý Hahn-Banach; Tô pô trên không gian đối ngẫu.

DEB 621 (2 tín chỉ) - Phương trình vi phân trong không gian Banach

Học phần cung cấp cho học viên kiến thức cơ bản của các Phương trình vi phân trong không gian Banach và ứng dụng.

ICT 621 (2 tín chỉ) - Ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy học toán

Học phần cung cấp cho học viên các kiến thức cơ bản về ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy học môn toán: kỹ thuật khai thác công nghệ thông tin và truyền thông, Web và Internet, một số phần mềm toán học, phương pháp thiết kế giáo án điện tử.

TOP 621 (2 tín chỉ) - Tôpô đại cương

Học phần cung cấp cho học viên các kiến thức cơ bản của Tôpô đại cương: không gian tô pô, không gian metric, phân loại các không gian tô pô, Các không gian tô pô quan trọng: compact, liên thông, khả li,..; Một số không gian metric quan trọng: đầy đủ, compact.

LIA 621 (2 tín chỉ) - Đại số tuyến tính

Học phần cung cấp cho học viên kiến thức nâng cao của đại số tuyến tính: Cấu trúc của một tự đồng cấu; Không gian Unita; Đại số đa tuyến tính.

MTT 621 (2 tín chỉ) - Lý luận dạy học hiện đại

Học phần cung cấp cho học viên kiến thức nghiên cứu những vấn đề chung về lý luận dạy học, các lý thuyết về dạy học hiện đại, lý luận về chương trình đào tạo và hệ thống các phương pháp dạy học hiện đại. Học phần giữ vị trí rất quan trọng trong chương trình đào tạo nhằm hoàn thiện năng lực giảng dạy và nghiên cứu cho học viên cao học.

POL 621 (2 tín chỉ) - Đa thức

Học phần cung cấp cho học viên kiến thức cơ bản lý thuyết đa thức: đa thức một biến số, thuật toán chia với dư và sự khai triển, phân tích đa thức thành nhân tử, nghiệm của đa thức, phương trình đa thức, xấp xỉ,....

LIE 621 (2 tín chỉ) - Nhập môn Đại số Lie

Đại số Lie là một lý thuyết quan trọng của đại số và có những ứng dụng trong hình học vi phân, vật lý...Học phần giới thiệu về lý thuyết vành kết hợp bao gồm những kiến thức cơ bản sau: Định lý cấu trúc, định lý Engels, đại số Lie giải được, định lý Lie, đại số Lie nửa đơn, căn và trọng, phân loại đại số Lie đơn, nhóm Weyl.

8

CON 621 (2 tín chỉ) - Giải tích lồi

Học phần cung cấp cho học viên các kiến thức cơ bản của giải tích lồi: Hàm lồi, tập lồi, hàm liên hợp, dưới vi phân và bài toán cực trị lồi.

C. KHỐI KIẾN THỨC CHUYÊN NGÀNH (12 TÍN CHỈ)

1. Các học phần bắt buộc (8 tín chỉ)

NOP 621 (2 tín chỉ) - Lý thuyết tối ưu không trơn

Học phần cung cấp cho học viên kiến thức về giải tích Lipschitz: Gradient suy rộng, các phép tính và lý thuyết hình học của Gradient suy rộng, Quy hoạch Lipchitz và Jacobian suy rộng.

HYP 631 (3 tín chỉ) - Không gian phức hyperbolic

Học phần cung cấp cho học viên số kiến thức cơ sở về không gian phức Hyperbolic, các kiến thức về thác triển và sự hội tụ trong không gian này.

NEV 631 (3 tín chỉ) - Lý thuyết Nevanlinna và ứng dụng

Học phần cung cấp cho học viên kiến thức cơ sở về hàm điều hòa, bài toán Dirichlet, các định lý cơ bản của Nevanlinna và ứng dụng của nó trong nghiên cứu tập xác định duy nhất.

2. Các học phần tự chọn (4 tín chỉ)

COA 622 (2 tín chỉ) - Giải tích phức nhiều biến

Học phần cung cấp cho học viên kiến thức cơ bản về giải tích phức nhiều biến: hàm chỉnh hình nhiều biến, vành địa phương các hàm chỉnh hình, bó giải tích và lý thuyết đồng điều.

EXT 621 (2 tín chỉ) - Lý thuyết các bài toán cực trị

Học phần cung cấp cho học viên kiến thức cơ bản về giải tích lồi, mô hình các bài toán cực trị và điều kiện tối ưu, quy hoạch tuyến tính, phương pháp hướng có thể, phương pháp hàm phạt, tối ưu đa mục tiêu.

TVS 622 (2 tín chỉ) - Không gian véc tơ tôpô 2

Học phần cung cấp cho học viên kiến thức cơ bản về không gian thùng, giới hạn xạ ảnh và giới hạn quy nạp và định lý đồ thị đóng.

PAN 621 (2 tín chỉ) - Giải tích p-adic

Học phần cung cấp cho học viên kiến thức cơ sở về các kiến thức cơ bản về giải tích p-adic: số p-adic, chuỗi luỹ thừa p-adic, lý thuyết Nevanlinna trên trường không Asimet.

SDT 621 (2 tín chỉ) - Lý thuyết ổn định của hệ phương trình vi phân tuyến tính

Học phần cung cấp cho học viên kiến thức cơ sở về lý thuyết ổn định hệ phương trình vi phân tuyến tính, phương pháp số mũ đặc trưng, Phương pháp hàm Liapunov.

MUA 621 (2 tín chỉ) - Giải tích đa trị

Học phần cung cấp cho học viên kiến thức cơ bản của Lý thuyết tối ưu: giải tích lồi, giải tích không trơn, điều kiện cần cực trị và các thuật toán tối ưu.

MID 621 (2 tín chỉ) - Metric và khoảng cách bất biến trong giải tích phức

Học phần cung cấp cho học viên một số kiến thức cơ sở về các bất biến chỉnh hình, tính hyperbolic và tính đầy, metric Bergman.

D. LUẬN VĂN THẠC SĨ (12 TÍN CHỈ)

Luận văn thạc sĩ là một đề tài khoa học thuộc lĩnh vực chuyên môn do đơn vị đào tạo giao hoặc do học viên tự đề xuất, được người hướng dẫn đồng ý và Hội đồng khoa học đào tạo chuyên ngành chấp thuận. Học viên được phép bảo vệ luận văn thạc sĩ sau khi hoàn thành các học phần thuộc khối kiến thức chung, khối kiến thức cơ sở và chuyên ngành.

9

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO THẠC SĨ TOÁN HỌC

Chuyên ngành Đại số và lý thuyết số

Mã số: 60 46 01 04.

Đơn vị đào tạo: Trường Đại Sư phạm.

Năm bắt đầu đào tạo: 1999.

Thời gian tuyển sinh: Tháng 2 và Tháng 8 hàng năm.

Môn thi tuyển:

Môn thi Cơ bản: Giải tích;

Môn thi Cơ sở: Đại số;

Môn Ngoại ngữ: Trình độ B Ngoại ngữ.

Thời gian đào tạo: 1.5 - 2 năm.

Số tín chỉ tích lũy: 53 tín chỉ.

Tên văn bằng: Thạc sĩ Toán học.

I. CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

A. KHỐI KIẾN THỨC CHUNG (8 TÍN CHỈ) SỐ TÍN CHỈ

PHI 651 Triết học 3

ENG 651 Ngoại ngữ 5

B. KHỐI KIẾN THỨC CƠ SỞ (21 TÍN CHỈ)

1. Các học phần bắt buộc (13 tín chỉ)

FUA 631 Giải tích hàm 3

GAL 631 Đại số hiện đại 3

DIG 621 Hình học vi phân 2

COA 631 Giải tích phức 3

MBI 621 Cơ sở toán học của tin học 2

2. Các học phần tự chọn (8 tín chỉ)

TVS 621 Không gian vecto topo 1 2

DEB 621 Phương trình vi phân trong không gian Banach 2

ICT 621 Ứng dụng công nghệ thông tin và Truyền thông trong dạy học toán

2

TOP 621 Tôpô đại cương 2

LIA 621 Đại số tuyến tính 2

MTT 621 Lý luận dạy học hiện đại 2

POL 621 Đa thức 2

LIE 621 Nhập môn Đại số Lie 2

CON 621 Giải tích lồi 2

10

C. KHỐI KIẾN THỨC CHUYÊN NGÀNH (12 TÍN CHỈ)

1. Các học phần bắt buộc (8 tín chỉ)

CAL 631 Nhập môn Đại số giao hoán 3

ALG 621 Hình học đại số 2

GAT 631 Lý thuyết Galois 3

2. Các học phần tự chọn (4 tín chỉ)

COM 621 Đại số máy tính 2

HOA 621 Đại số đồng điều 2

LCO 621 Đối đồng điều địa phương và áp dụng trong hình học đại số 2

ARA 621 Số học và thuật toán 2

CAL 622 Đại số giao hoán 2

BRT 621 Cơ sở lý thuyết Vành 2

ARM 621 Lý thuyết vành kết hợp và môđun 2

D. LUẬN VĂN THẠC SĨ (12 TÍN CHỈ)

II. MÔ TẢ TÓM TẮT HỌC PHẦN

A. KHỐI KIẾN THỨC CHUNG (8 TÍN CHỈ)

PHI 651 (3 tín chỉ) - Triết học

Học phần kế thừa những kiến thức đã học trong chương trình đào tạo Triết học ở bậc đại học; phát triển và nâng cao những nội dung cơ bản gắn liền với những thành tựu của khoa học - công nghệ, những vấn đề mới của thời đại và đất nước. Học viên được học các chuyên đề chuyên sâu; kiến thức về nhân sinh quan, thế giới quan duy vật biện chứng; những kiến thức cơ bản, có hệ thống về lịch sử hình thành, phát triển của triết học nói chung và các trường phái triết học nói riêng. Trên cơ sở đó giúp cho học viên có khả năng vận dụng kiến thức Triết học để giải quyết những vấn đề lý luận và thực tiễn trong lĩnh vực hoạt động chuyên môn, nghề nghiệp.

ENG 651 (5 tín chỉ) - Ngoại ngữ

Học phần cung cấp cho học viên kiến thức ngoại ngữ chuyên sâu về lĩnh vực chuyên môn, giúp cho học viên có thể đọc, dịch tài liệu phục vụ cho việc học tập các môn học chuyên ngành, nghiên cứu khoa học và hoàn thành luận văn thạc sĩ.

B. KHỐI KIẾN THỨC CƠ SỞ (21 TÍN CHỈ)

1. Các học phần bắt buộc (13 tín chỉ)

FUA 631 (3 tín chỉ) - Giải tích hàm

Học phần cung cấp cho học viên kiến thức cơ bản về không gian Hilbert; định lý về sự tồn tại phép chiếu trực giao; định lý biểu diễn Ricoz; toán tử liên hợp và tự liên hợp trong không gian Hilbert. Các định nghĩa và tích chất cơ bản của¸ ánh xạ khả vi, các Định lý về số gia giới nội, Nghịch đảo địa phương của ánh xạ lớp C1. Định lý hàm ẩn. Những kiến thức cơ bản về Đạo hàm bậc cao.

GAL 631 (3 tín chỉ) - Đại số hiện đại

Học phần cung cấp cho học viên kiến thức cơ sở về lý thuyết tập hợp, lý thuyết nhóm, nhóm hữu hạn, nhóm Abel hữu hạn, lý thuyết phạm trù và hàm tử, lý thuyết vành, lý thuyết môđun.

11

DIG 621 (2 tín chỉ) - Hình học vi phân

Học phần cung cấp cho học viên kiến thức cơ bản về phép tính vi phân, tích phân trong Rn,

trên đa tạp khả vi, lý thuyết và mặt trong Rn; Một số kiến thức mở rộng của các phép toán

về giải tích trên đa tạp khả vi.

COA 631 (3 tín chỉ) - Giải tích phức

Học phần cung cấp những kiến thức cơ bản về Trường các số phức; Hàm giải tích; Công thức tích phân Cauchy và ứng dụng; Diện Riemann và thác triển giải tích; Một số kiến thức mở rộng giải tích phức, hình học phức.

MBI 621 (2 tín chỉ) - Cơ sở toán học của tin học

Học phần cung cấp cho học viên kiến thức cơ bản về toán rời rạc, lý thuyết đồ thị, mô hình toán học của máy tính, otomat và ngôn ngữ hình thức, độ phức tạp của thuật toán.

2. Các học phần tự chọn (8 tín chỉ)

TVS 621 (2 tín chỉ) - Không gian vecto topo 1

Học phần cung cấp cho học viên kiến thức cơ bản, các khái niệm và tích chất cơ bản của không gian vecto tôpô; Đối ngẫu và các định lý Hahn-Banach; Tô pô trên không gian đối ngẫu.

DEB 621 (2 tín chỉ) - Phương trình vi phân trong không gian Banach

Học phần cung cấp cho học viên kiến thức cơ bản của các Phương trình vi phân trong không gian Banach và ứng dụng.

ICT 621 (2 tín chỉ) - Ứng dụng công nghệ thông tin và Truyền thông trong dạy học toán

Học phần cung cấp cho học viên kiến thức cơ bản về ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy học môn toán: kỹ thuật khai thác công nghệ thông tin và truyền thông, Web và Internet, một số phần mềm toán học, phương pháp thiết kế giáo án điện tử.

TOP 621 (2 tín chỉ) - Tôpô đại cương

Học phần cung cấp cho học viên các kiến thức cơ bản của Tôpô đại cương: không gian tô pô, không gian metric, phân loại các không gian tô pô, các không gian tô pô quan trọng: compact, liên thông, khả li,... Một số không gian metric quan trọng: đầy đủ, compact.

LIA 621 (2 tín chỉ) - Đại số tuyến tính

Học phần thuộc phần cơ sở của toán học, cung cấp cho học viên các kiến thức nâng cao của Đại số tuyến tính: cấu trúc của một tự đồng cấu, không gian Unita, đại số đa tuyến tính.

MTT 621 (2 tín chỉ) - Lý luận dạy học hiện đại

Học phần cung cấp cho học viên kiến thức nghiên cứu những vấn đề chung về lý luận dạy học, các lý thuyết về dạy học hiện đại, lý luận về chương trình đào tạo và hệ thống các phương pháp dạy học hiện đại. Học phần giữ vị trí rất quan trọng trong chương trình đào tạo nhằm hoàn thiện năng lực giảng dạy và nghiên cứu cho học viên cao học.

POL 621 (2 tín chỉ) - Đa thức

Học phần cung cấp cho học viên các kiến thức cơ bản lý thuyết đa thức: đa thức một biến số, thuật toán chia với dư và sự khai triển, phân tích đa thức thành nhân tử, nghiệm của đa thức, phương trình đa thức, xấp xỉ,...

LIE 621 (2 tín chỉ) - Nhập môn Đại số Lie

Đại số Lie là một lý thuyết quan trọng của đại số và có những ứng dụng trong hình học vi phân, vật lý...Học phần giới thiệu về lý thuyết vành kết hợp bao gồm những kiến thức cơ bản sau: Định lý cấu trúc, định lý Engels, đại số Lie giải được, định lý Lie, đại số Lie nửa đơn, căn và trọng, phân loại đại số Lie đơn, nhóm Weyl.

12

CON 621 (2 tín chỉ) - Giải tích lồi

Học phần cung cấp cho học viên kiến thức cơ bản của giải tích lồi: Hàm lồi, tập lồi, hàm liên hợp, dưới vi phân và bài toán cực trị lồi.

C. KHỐI KIẾN THỨC CHUYÊN NGÀNH (12 TÍN CHỈ)

1. Các học phần bắt buộc (8 tín chỉ)

CAL 631 (3 tín chỉ) - Nhập môn Đại số giao hoán

Học phần cung cấp cho học viên một kiến thức cơ bản của Đại số giao hoán: điều kiện chuỗi, vành và môđun Noether, phân tích nguyên sơ và tập các iđêan nguyên tố liên kết, địa phương hóa, tôpô Zariski, mở rộng vành, đa thức Hilbert, lý thuyết chiều.

ALG 621 (2 tín chỉ) - Hình học đại số

Học phần bao gồm khái niệm và tính chất cơ bản về đa tạp đại số; ứng dụng của Định lý cơ sở Hilbert trong việc quy mỗi đa tạp đại số về giao của hữu hạn siêu mặt; ứng dụng của Định lý không điểm Hilbert trong việc nghiên cứu mối quan hệ giữa các đa tạp đại số và các iđean căn, giữa các đa tạp bất khả quy và các idean nguyên tố; phân tích đa tạp đại số thành các thành phần bất khả quy; phân loại các đa tạp đại số thông qua các cấu xạ và các ánh xạ hữu tỷ; chiều của đa tạp đại số và quan hệ giữa chiều của đa tạp đại số và chiều của vành toạ độ; một số vấn đề về đa tạp xạ ảnh.

GAT 631 (3 tín chỉ) - Lý thuyết Galois

Học phần cung cấp cho học viên một số kiến thức cơ bản của lý thuyết Galois: mở rộng hữu hạn, mở rộng đại số, bao đóng đại số, trường phân rã và mở rộng chẩn tắc, mở rộng tách được, trường hữu hạn, phần tử nguyên thủy, lý thuyết Galois, ứng dụng của lý thuyết Galois, đặc biểu, chẩn và vết, mở rộng xyclic và Định lý Hilbert So.

2. Các học phần tự chọn (4 tín chỉ)

COM 621 (2 tín chỉ) - Đại số máy tính

Học phần cung cấp cho học viên một số kiến thức về các thuật toán trên vành đa thức nhiều biến theo một nghĩa nào đó là sự mở rộng của thuật toán Euclid: thuật toán chia đa thức nhiều biến, thuật toán Buchsberger. Đặc biệt quan trọng và là nền tảng cho các thuật toán trên là khái niệm cơ sở Goebner, những ứng dụng của cơ sở Goebner.

HOA 621 (2 tín chỉ) - Đại số đồng điều

Học phần bao gồm những kiến thức cơ bản về phạm trù, hàm tử, biến đổi tự nhiên của các hàm tử, hàm tử khớp, phức và phạm trù các phức, giải tự do, giải xạ ảnh và giải nội xạ, hàm tử dẫn xuất, chiều đồng điều. Các hàm tử được quan tâm hơn như hàm tử Hom, hàm tử tenxơ và hàm tử I-xoắn. Các hàm tử dẫn suất được chú trọng là hàm tử mở rộng, hàm tử xoắn và hàm tử đối đồng điều địa phương. Các môđun đối đồng địa phương và những kiến thức cơ sở như tính triệt tiêu và không triệt tiêu., tính Artin, nguyên lí địa phương toàn cục của Fatings về tính hữu hạn sinh được trình bày.

LCO 621 (2 tín chỉ) - Đối đồng điều địa phương và áp dụng trong hình học đại số

Học phần cung cấp cho học viên kiến thức chuyên sâu của Đối đồng địa phương như xây dựng hàm tử đối địa phương, các tính chất của môđun đối đồng địa phương, tính chuyển cơ sở, chuyển phẳng, tính triệt tiêu, tính Artin, tính hữu hạn, một số áp dụng trong Hình học đại số, xeminar các bài toán mở trong lĩnh vực, ...

ARA 621 (2 tín chỉ) - Số học và thuật toán

Học phần cung cấp cho học viên một số kiến thức về thuật toán, số nguyên, các hàm số học, thặng dư bình phương, trường và đa thức, đường cong elliptic và các thuật toán liên quan; những ứng dụng của lý thuyết số vào lý thuyết mật mã.

13

CAL 622 (2 tín chỉ) - Đại số giao hoán

Học phần cung cấp cho học viên một số kiến thức quan trọng của Đại số giao hoán làm cơ sở cho việc tiếp cận kết quả mới, tự nghiên cứu những vấn đề mới trong Đại số giao hoán và làm khoá luận tốt nghiệp về chuyên ngành này: đầy đủ hoá, vành Cohen - Macaulay, vành Cohen - Macaulay suy rộng, vành Gorenstein, vành chính quy.

BRT 621 (2 tín chỉ) - Cơ sở lý thuyết Vành

Học phần cung cấp cho học viên một số kiến thức về kiến thiết vành, đại số và môđun, căn của iđêan.

ARM 621 (2 tín chỉ) - Lý thuyết vành kết hợp và môđun

Học phần giới thiệu về lý thuyết vành kết hợp bao gồm những kết quả cơ bản sau: Định lý Wedderburn-Artin về cấu trúc vành nửa đơn, Lý thuyết căn của Jacobson, Lý thuyết môđun trên các đại số hữu hạn chiều và ứng dụng trong lý thuyết biểu diễn nhóm. Lý thuyết vành kết hợp chứa đựng nhiều kết quả đẹp và là một phần quan trọng của đại số.

D. LUẬN VĂN THẠC SĨ (12 TÍN CHỈ)

Luận văn thạc sĩ là một đề tài khoa học thuộc lĩnh vực chuyên môn do đơn vị đào tạo giao hoặc do học viên tự đề xuất, được người hướng dẫn đồng ý và Hội đồng khoa học đào tạo chuyên ngành chấp thuận. Học viên được phép bảo vệ luận văn thạc sĩ sau khi hoàn thành các học phần thuộc khối kiến thức chung, khối kiến thức cơ sở và chuyên ngành.

14

15

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO THẠC SĨ KHOA HỌC VẬT CHẤT

Chuyên ngành Hóa phân tích

Mã số: 60 44 01 18.

Đơn vị đào tạo: Trường Đại Sư phạm.

Năm bắt đầu đào tạo: 1991.

Thời gian tuyển sinh: Tháng 2 và Tháng 8 hàng năm.

Môn thi tuyển:

Môn thi Cơ bản: Toán cao cấp II;

Môn thi Cơ sở: Hóa học cơ sở;

Môn Ngoại ngữ: Trình độ B Ngoại ngữ.

Thời gian đào tạo: 1.5 - 2 năm.

Số tín chỉ tích lũy: 53 tín chỉ.

Tên văn bằng: Thạc sĩ Khoa học vật chất.

I. CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

A. KHỐI KIẾN THỨC CHUNG (8 TÍN CHỈ) SỐ TÍN CHỈ

PHI 651 Triết học 3

ENG 651 Ngoại ngữ 5

B. KHỐI KIẾN THỨC CƠ SỞ (21 TÍN CHỈ)

1. Các học phần bắt buộc (13 tín chỉ)

PAS 621 Lý thuyết xác suất thống kê 2

AIC 621 Tin học ứng dụng trong hóa học 2

BQC 631 Cơ sở hóa học lượng tử 3

SIC 631 Một số vấn đề hiện đại trong hóa vô cơ 3

SOC 631 Một số vấn đề hiện đại trong hóa hữu cơ 3

2. Các học phần tự chọn (8 tín chỉ)

SPC 621 Xử lí thống kê kết quả thực nghiệm 2

SAC 621 Một số vấn đề hiện đại trong hóa học phân tích 2

PPC 621 Các phương pháp vật lí, lí hóa trong hóa học hiện đại 2

SRM 621 Phương pháp luận nghiên cứu khoa học 2

MTM 621 Lí luận dạy học hiện đại 2

MCT 621 Những vấn đề hiện đại trong dạy học hóa học 2

CST 621 Nhiệt động thống kê hóa học 2

MEE 621 Đo lường và đánh giá trong giáo dục 2

16

C. KHỐI KIẾN THỨC CHUYÊN NGÀNH (12 TÍN CHỈ)

1. Các học phần bắt buộc (8 tín chỉ)

COR 631 Phức chất, thuốc thử hữu cơ ứng dụng trong hóa học phân tích

3

MAM 631 Các phương pháp phân tích điện hóa hiện đại 3

OAM 621 Các phương pháp phân tích quang học 2

2. Các học phần tự chọn (4 tín chỉ)

CHM 621 Các phương pháp sắc kí 2

ERR 621 Các phương pháp tách, tinh chế và nhận biết các chất 2

IAC 621 Tin học trong hóa học phân tích 2

ANE 621 Phân tích môi trường 2

D. LUẬN VĂN THẠC SĨ (12 TÍN CHỈ)

II. MÔ TẢ TÓM TẮT HỌC PHẦN

A. KHỐI KIẾN THỨC CHUNG (8 TÍN CHỈ)

PHI 651 (3 tín chỉ) - Triết học

Học phần kế thừa những kiến thức đã học trong chương trình đào tạo Triết học ở bậc đại học, phát triển và nâng cao những nội dung cơ bản gắn liền với những thành tựu của khoa học - công nghệ, những vấn đề mới của thời đại và đất nước. Học viên được học các chuyên đề chuyên sâu; kiến thức về nhân sinh quan, thế giới quan duy vật biện chứng; những kiến thức cơ bản, có hệ thống về lịch sử hình thành, phát triển của triết học nói chung và các trường phái triết học nói riêng. Trên cơ sở đó giúp cho học viên có khả năng vận dụng kiến thức Triết học để giải quyết những vấn đề lý luận và thực tiễn trong lĩnh vực hoạt động chuyên môn, nghề nghiệp.

ENG 651 (5 tín chỉ) - Ngoại ngữ

Học phần cung cấp cho học viên kiến thức ngoại ngữ chuyên sâu về lĩnh vực chuyên môn, giúp cho học viên có thể đọc, dịch tài liệu phục vụ cho việc học tập các môn học chuyên ngành, nghiên cứu khoa học và hoàn thành luận văn thạc sĩ.

B. KHỐI KIẾN THỨC CƠ SỞ (21 TÍN CHỈ)

1. Các học phần bắt buộc (13 tín chỉ)

PAS 621 (2 tín chỉ) - Lý thuyết xác suất thống kê

Học phần cung cấp cho học viên kiến thức cơ bản của lý thuyết xác suất thống kê toán học; cách đặt bài toán xác suất trong toán học và các phương pháp tìm xác suất cơ bản; các kiến thức về thống kê toán học để nâng cao khả năng phân tích các bài toán trong giảng dạy và thực tiễn.

AIC 621 (2 tín chỉ) - Tin học ứng dụng trong hóa học

Học phần trình bày tổng quan về việc ứng dụng tin học trong giảng dạy và nghiên cứu hóa học; Đề cập đến cách tìm kiếm thông tin hóa học một cách hiệu quả qua internet; Cách phân tích dữ liệu hóa học bằng các công cụ tin học và cách sử dụng các công cụ tin học thông thường kết hợp với các phần mềm chuyên dụng đẻ chuẩn bị các văn bản, bài giảng, công thức sơ đồ dụng cụ thí nghiệm...

17

BQC 631 (3 tín chỉ) - Cơ sở hóa học lượng tử

Học phần cung cấp hệ thống kiến thức cơ sở của hóa lượng tử: phương pháp gần đúng MO khảo sát các tính chất của hệ lượng tử như năng lượng, tính chất electron, hình học phân tử, tính chất điện và từ của phân tử; Cung cấp kiến thức về cách sử dụng một số chương trình của các phương pháp gần đúng như: MO-Hucken, CNDO và các biến thể của CNDO.

SIC 631 (3 tín chỉ) - Một số vấn đề hiện đại trong hóa vô cơ

Nội dung kiến thức học phần nhằm hệ thống hoá, khắc sâu các kiến thức hoá học vô cơ đã học ở chương trình đại học và cung cấp một số kiến thức nâng cao về lý thuyết hoá vô cơ, các quy luật về cấu tạo, tính chất, phản ứng của các đơn chất, hợp chất vô cơ, các kiến thức về phức chất và các hệ vô cơ sinh học.

SOC 631 (3 tín chỉ) - Một số vấn đề hiện đại trong hóa hữu cơ

Học phần cung cấp cho học viên các kiến thức về cơ sở hóa học hữu cơ nâng cao trên nền tảng các môn học về hóa học hữu cơ của bậc đại học, củng cố và cung cấp các kiến thức nâng cao về cấu trúc không gian và hiệu ứng cấu trúc, quan hệ giữa cấu trúc và tính chất, một số loại phản ứng cơ bản của một số hợp chất hữu cơ quan trọng.

2. Các học phần tự chọn (8 tín chỉ)

SPC 621 (2 tín chỉ) - Xử lí thống kê kết quả thực nghiệm

Phương pháp toán học thống kê là phương pháp phổ biến, bắt buộc khi học tập và nghiên cứu khoa học hoá học. Học phần cung cấp cho học viên những kiến thức tối thiểu để có thể sử dụng khi xử lí số liệu trong học tập nghiên cứu ở mọi bộ môn trong hóa học.

SAC 621 (2 tín chỉ) - Một số vấn đề hiện đại trong hóa học phân tích

Học phần trình bày lý thuyết cân bằng ion trong dung dịch, các cơ sở lý thuyết của các quá trình xảy ra trong các dung dịch khác nhau. Từ đó, trang bị cho học viên kiến thức sâu về cơ sở lý thuyết hoá phân tích để vận dụng có hiệu quả trong giảng dạy phổ thông trung học.

PPC 621 (2 tín chỉ) - Các phương pháp vật lí, lí hóa trong hóa học hiện đại

Học phần trang bị một số phương pháp phân tích được sử dụng trong hóa học hiện đại để tách, phân chia, nhận biết xác định chất. Cung cấp kiến thức về hoá học hiện đại và xu thế phát triển, một số phương pháp phân tích lý hoá nâng cao (một số phương pháp chuẩn độ hiện đại, nghiên cứu các phản ứng trắc quang), phân tích hoá quang phổ (phân tích phân tử vùng UV, Vis, phép phân tích nguyên tử, phân tích phổ hồng ngoại, phổ Raman, một số phương pháp vật lí dùng trong hoá học như : Phổ cộng hưởng từ hạt nhân, phổ khối lượng, phổ kích hoạt phóng xạ ...)

SRM 621 (2 tín chỉ) - Phương pháp luận nghiên cứu khoa học

Học phần cung cấp cho học viên những kiến thức cơ bản về phương pháp nhận thức khoa học bao gồm các lí thuyết về cơ chế sáng tạo, những quan điểm tiếp cận đối tượng khoa học cùng với hệ thống lí thuyết về phương pháp, kĩ thuật và logic tiến hành nghiên cứu một công trình khoa học cũng như phương pháp tổ chức quản lí quá trình ấy.

MTM 621 (2 tín chỉ) - Lí luận dạy học hiện đại

Học phần cung cấp cho học viên kiến thức về những phương hướng hoàn thiện lý luận dạy học trên thế giới và ở nước ta, về một số phương pháp dạy học hiện đại ở trên thế giới và những thử nghiệm áp dụng ở nước ta.

18

MCT 621 (2 tín chỉ) - Những vấn đề hiện đại trong dạy học hóa học

Học phần cung cấp cho học viên kiến thức giúp học viên biết được tình hình sử dụng và đổi mới phương pháp dạy học ở trong nước và trên thế giới, có thể cập nhật kiến thức và lý luận dạy học, góp phần thực hiện đổi mới dạy học hóa học; học viên biết vận dụng những kiến thức của học phần vào việc đổi mới phương pháp dạy học hóa học

CST 621 (2 tín chỉ) - Nhiệt động thống kê hóa học

Nhiệt động thống kê hóa học là tổ hợp của hai bộ môn khoa học có cùng đối tượng nghiên cứu nhưng phương pháp của chúng khác nhau. Trong khi nhiệt động học xuất phát từ hai nguyên lý bao quát nhất của tự nhiên rồi theo quy luật diễn dịch để ''suy luận'' ra các tính chất của hệ nghiên cứu, thì cơ học thống kê lại đi từ mô hình cấu tạo vi mô của hệ để ''quy nạp'' thành ra quy luật vĩ mô chi phối vật thể nghiên cứu. Tuy vậy, hai bộ môn này liên quan chặt chẽ và bổ sung lẫn cho nhau các lợi thế của mình. Nhiệt động thống kê hóa học là bước đi tiếp theo của nhiệt động học và là cầu nối của nhiệt động học với lý thuyết cơ học lượng tử.

MEE 621 (2 tín chỉ) - Đo lường và đánh giá trong giáo dục

Học phần cung cấp cho học viên kiến thức cơ bản về vị trí, vai trò, chức năng của đánh giá trong giáo dục nói chung và trong hoạt động dạy - học nói riêng, đồng thời rèn luyện cho học viên kĩ năng xác định mục tiêu của môn học, bài học làm cơ sở cho việc xây dựng một qui trình đánh giá kết quả học tập môn học một cách khách quan, khoa học và công bằng. Qui trình này giúp học viên tự đánh giá kết quả của quá trình dạy học để đạt mục tiêu dạy học một cách tốt nhất.

C. KHỐI KIẾN THỨC CHUYÊN NGÀNH (12 TÍN CHỈ)

1. Các học phần bắt buộc (8 tín chỉ)

COR 631 (3 tín chỉ) - Phức chất, thuốc thử hữu cơ ứng dụng trong hóa học phân tích

Học phần trang bị cho học viên kiến thức về lý thuyết và các phương pháp nghiên cứu phức chất, vai trò và ứng dụng của phức chất trong hóa học, hệ thống hóa các thuốc thử hữu cơ tạo thành phức chất trong các phương pháp phân tích, các phương pháp xác định cơ chế tạo phức và chiết phức của phức đơn ligan và đa ligan .

MAM 631 (3 tín chỉ) - Các phương pháp phân tích điện hóa hiện đại

Học phần trang bị các phương pháp phân tích quan trọng, hiện đại để phân tích lượng vết các chất trong hợp chất siêu sạch, phân tích môi trường và phân tích thực phẩm. Môn học cung cấp một cách hệ thống các cơ sở lí thuyết và thực hành của một số phương pháp phân tích hiện đại như: phương pháp phân tích cực phổ hấp thụ, phương pháp cực phổ xung, phương pháp cực phổ xúc tác, phương pháp von-ampe hòa tan...

OAM 621 (2 tín chỉ) - Các phương pháp phân tích quang học

Hệ thống các phương pháp đo quang quan trọng để xác định hàm lượng, cấu trúc phân tử. Học phần trang bị cho học viên kiến thức về các phương pháp phân tích quang học cơ bản áp dụng trong hóa học để xác định hàm lượng và cấu trúc như: các phương pháp trắc quang UV-Vis, các phương pháp phân tích nguyên tử, phổ hồng ngoại, phổ tán xạ tổ hợp.

2. Các học phần tự chọn (4 tín chỉ)

CHM 621 (2 tín chỉ) - Các phương pháp sắc kí

Học phần cung cấp cho học viên kiến thức về cơ sở lý thuyết và các quy luật của một số phương pháp sắc ký cơ bản như: sắc ký hấp phụ, sắc ký phân bố, sắc ký lớp mỏng, sắc ký khí… Ngoài ra, còn trang bị một số kỹ năng thực hành để học viên có thể tiến hành tách chất bằng phương pháp sắc ký đạt hiệu quả cao.

19

ERR 621 (2 tín chỉ) - Các phương pháp tách, tinh chế và nhận biết các chất

Học phần cung cấp cho học viên kiến thức vận dụng để tách - tinh chế và nhận biết các chất liên quan tới kiến thức đại cương về các loại hợp chất, đồng thời củng cố các thuộc tính riêng biệt, các phản ứng đặc trưng của từng chất, từng loại ion. Giúp học viên nắm vững bản chất của các chất, rèn luyện kĩ năng thực nghiệm và phương pháp tư duy hóa học một cách cụ thể, chính xác.

IAC 621 (2 tín chỉ) - Tin học trong hóa học phân tích

Học phần trang bị những kĩ năng và những kiến thức cơ bản về việc lập chương trình để tính toán nhanh, đầy đủ và chính xác cho bất kì hệ ion nào, kể cả các hệ cồng kềnh, phức tạp và hệ có tính đến hiệu ứng lực ion. Giúp học viên rèn luyện tư duy toán học và tư duy hóa học (năng lực phân tích, suy luận và giải thích được bản chất của các quá trình hóa học), từ đó tạo tiềm lực để tham gia nghiên cứu khoa học.

Học phần cung cấp cho học viên các kiến thức về: nguyên tắc chung về phương pháp lập trình PASCAL, sử dụng ngôn ngữ PASCAL để lập phương trình tính toán cân bằng ion theo các phương pháp khác nhau, xác định nồng độ bằng phương pháp đo quang dùng phép hồi quy tuyến tính, xây dựng phương trình đồ họa theo ngôn ngữ PASCAL.

ANE 621 (2 tín chỉ) - Phân tích môi trường

Học phần cung cấp cho học viên kiến thức về môi trường, đất, nước, không khí, về các chỉ tiêu cần xác định khi phân tích nước, nước thải, đất, không khí, cây trồng và đưa ra những phương pháp phân tích đối với một số nguyên tố thường có mặt hoặc gây độc hại đối với môi trường nước, đất, không khí và cây trồng.

D. LUẬN VĂN THẠC SĨ (12 TÍN CHỈ)

Luận văn thạc sĩ là một đề tài khoa học thuộc lĩnh vực chuyên môn do đơn vị đào tạo giao hoặc do học viên tự đề xuất, được người hướng dẫn đồng ý và Hội đồng khoa học đào tạo chuyên ngành chấp thuận. Học viên được phép bảo vệ luận văn thạc sĩ sau khi hoàn thành các học phần thuộc khối kiến thức chung, khối kiến thức cơ sở và chuyên ngành.

20

21

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO THẠC SĨ KHOA HỌC VẬT CHẤT

Chuyên ngành Hóa hữu cơ

Mã số: 60 44 01 14.

Đơn vị đào tạo: Trường Đại Sư phạm.

Năm bắt đầu đào tạo: 1991.

Thời gian tuyển sinh: Tháng 2 và Tháng 8 hàng năm.

Môn thi tuyển:

Môn thi Cơ bản: Toán cao cấp II;

Môn thi Cơ sở: Hóa học cơ sở;

Môn Ngoại ngữ: Trình độ B Ngoại ngữ.

Thời gian đào tạo: 1.5 - 2 năm.

Số tín chỉ tích lũy: 53 tín chỉ.

Tên văn bằng: Thạc sĩ Khoa học vật chất.

I. CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

A. KHỐI KIẾN THỨC CHUNG (8 TÍN CHỈ) SỐ TÍN CHỈ

PHI 651 Triết học 3

ENG 651 Ngoại ngữ 5

B. KHỐI KIẾN THỨC CƠ SỞ (21 TÍN CHỈ)

1. Các học phần bắt buộc (13 tín chỉ)

PAS 621 Lý thuyết xác suất thống kê 2

AIC 621 Tin học ứng dụng trong hóa học 2

BQC 631 Cơ sở hóa học lượng tử 3

SIC 631 Một số vấn đề hiện đại trong hóa vô cơ 3

SOC 631 Một số vấn đề hiện đại trong hóa hữu cơ 3

2. Các học phần tự chọn (8 tín chỉ)

SPC 621 Xử lí thống kê kết quả thực nghiệm 2

SAC 621 Một số vấn đề hiện đại trong hóa học phân tích 2

PPC 621 Các phương pháp vật lí, lí hóa trong hóa học hiện đại 2

SRM 621 Phương pháp luận nghiên cứu khoa học 2

MTM 621 Lí luận dạy học hiện đại 2

MCT 621 Những vấn đề hiện đại trong dạy học hóa học 2

CST 621 Nhiệt động thống kê hóa học 2

MEE 621 Đo lường và đánh giá trong giáo dục 2

22

C. KHỐI KIẾN THỨC CHUYÊN NGÀNH (12 TÍN CHỈ)

1. Các môn học bắt buộc (8 tín chỉ)

BOC 631 Cơ sở lí thuyết hóa hữu cơ 3

SOC 631 Tổng hợp hợp chất hữu cơ 3

SCH 621 Hóa lập thể 2

2. Các môn tự chọn (4 tín chỉ)

SMO 621 Ứng dụng phương pháp phổ trong hóa học hữu cơ 2

BHC 621 Cơ sở hóa học các hợp chất dị vòng 2

CNC 621 Hóa học các hợp chất thiên nhiên 2

CPC 621 Hợp chất cao phân tử 2

D. LUẬN VĂN THẠC SĨ (12 TÍN CHỈ)

II. MÔ TẢ TÓM TẮT HỌC PHẦN

A. KHỐI KIẾN THỨC CHUNG (8 TÍN CHỈ)

PHI 651 (3 tín chỉ) - Triết học

Học phần kế thừa những kiến thức đã học trong chương trình đào tạo Triết học ở bậc đại học; phát triển và nâng cao những nội dung cơ bản gắn liền với những thành tựu của khoa học - công nghệ, những vấn đề mới của thời đại và đất nước. Học viên được học các chuyên đề chuyên sâu; kiến thức về nhân sinh quan, thế giới quan duy vật biện chứng; những kiến thức cơ bản, có hệ thống về lịch sử hình thành, phát triển của triết học nói chung và các trường phái triết học nói riêng. Trên cơ sở đó giúp cho học viên có khả năng vận dụng kiến thức Triết học để giải quyết những vấn đề lý luận và thực tiễn trong lĩnh vực hoạt động chuyên môn, nghề nghiệp.

ENG 651 (5 tín chỉ) - Ngoại ngữ

Học phần cung cấp cho học viên kiến thức ngoại ngữ chuyên sâu về lĩnh vực chuyên môn, giúp cho học viên có thể đọc, dịch tài liệu phục vụ cho việc học tập các môn học chuyên ngành, nghiên cứu khoa học và hoàn thành luận văn thạc sĩ.

B. KHỐI KIẾN THỨC CƠ SỞ (21 TÍN CHỈ)

1. Các học phần bắt buộc (13 tín chỉ)

PAS 621 (2 tín chỉ) - Lý thuyết xác suất thống kê

Học phần cung cấp cho học viên những kiến thức cơ bản của lý thuyết xác suất thống kê toán học; cách đặt bài toán xác suất trong toán học và các phương pháp tìm xác suất cơ bản; các kiến thức về thống kê toán học để nâng cao khả năng phân tích các bài toán trong giảng dạy và thực tiễn.

AIC 621 (2 tín chỉ) - Tin học ứng dụng trong hóa học

Học phần cung cấp cho học viên kiến thức về việc ứng dụng tin học trong giảng dạy và nghiên cứu hóa học; Đề cập đến cách tìm kiếm thông tin hóa học một cách hiệu quả qua internet; Trình bày cách phân tích dữ liệu hóa học bằng các công cụ tin học và cách sử dụng các công cụ tin học thông thường kết hợp với các phần mềm chuyên dụng để chuẩn bị các văn bản, bài giảng, công thức sơ đồ dụng cụ thí nghiệm...

23

BQC 631 (3 tín chỉ) - Cơ sở hóa học lượng tử

Học phần cung cấp hệ thống kiến thức cơ sở của hóa lượng tử: phương pháp gần đúng MO khảo sát các tính chất của hệ lượng tử như năng lượng, tính chất electron, hình học phân tử, tính chất điện và từ của phân tử; cung cấp kiến thức về cách sử dụng một số chương trình của các phương pháp gần đúng như: MO-Hucken, CNDO và các biến thể của CNDO.

SIC 631 (3 tín chỉ) - Một số vấn đề hiện đại trong Hóa vô cơ

Học phần hệ thống hoá, khắc sâu các kiến thức hoá học vô cơ đã học ở chương trình đại học và cung cấp một số kiến thức trên đại học về lý thuyết hoá vô cơ, các quy luật về cấu tạo, tính chất, phản ứng của các đơn chất, hợp chất vô cơ, các kiến thức về phức chất và các hệ vô cơ sinh học.

SOC 631 (3 tín chỉ) - Một số vấn đề hiện đại trong Hóa hữu cơ

Học phần trang bị cho học viên các kiến thức về cơ sở hóa học hữu cơ nâng cao trên nền tảng các môn học về hóa học hữu cơ của bậc đại học, củng cố và cung cấp các kiến thức nâng cao về cấu trúc không gian và hiệu ứng cấu trúc, quan hệ giữa cấu trúc và tính chất, một số loại phản ứng cơ bản của một số hợp chất hữu cơ quan trọng.

2. Các học phần tự chọn (8 tín chỉ)

SPC 621 (2 tín chỉ) - Xử lí thống kê kết quả thực nghiệm

Phương pháp toán học thống kê là phương pháp phổ biến, bắt buộc khi học tập và nghiên cứu khoa học hoá học. Học phần cung cấp cho học viên những kiến thức tối thiểu để có thể sử dụng khi xử lí số liệu trong học tập, nghiên cứu hóa học.

SAC 621 (2 tín chỉ) - Một số vấn đề hiện đại trong Hóa học phân tích

Học phần trình bày lý thuyết cân bằng ion trong dung dịch, các cơ sở lý thuyết của các quá trình xảy ra trong các dung dịch khác nhau. Từ đó trang bị cho học viên kiến thức sâu sắc về cơ sở lý thuyết hoá phân tích để vận dụng có hiệu quả trong giảng dạy phổ thông trung học.

PPC 621 (2 tín chỉ) - Các phương pháp vật lí, lí hóa trong Hóa học hiện đại

Học phần trang bị một số phương pháp phân tích được sử dụng trong hóa học hiện đại để tách, phân chia, nhận biết xác định chất. Cung cấp cho học viên kiến thức về hoá học hiện đại và xu thế phát triển, một số phương pháp phân tích lý hoá nâng cao (một số phương pháp chuẩn độ hiện đại, nghiên cứu các phản ứng trắc quang), phân tích hoá quang phổ (phân tích phân tử vùng UV, Vis, phép phân tích nguyên tử, phân tích phổ hồng ngoại, phổ Raman, một số phương pháp vật lí dùng trong hoá học như : Phổ cộng hưởng từ hạt nhân, phổ khối lượng, phổ kích hoạt phóng xạ ...)

SRM 621 (2 tín chỉ) - Phương pháp luận nghiên cứu khoa học

Học phần cung cấp cho học viên cao học kiến thức về phương pháp nhận thức khoa học bao gồm các lí thuyết về cơ chế sáng tạo, những quan điểm tiếp cận đối tượng khoa học cùng với hệ thống lí thuyết về phương pháp; kĩ thuật và logic tiến hành nghiên cứu một công trình khoa học cũng như phương pháp tổ chức quản lí quá trình đó.

MTM 621 (2 tín chỉ) - Lí luận dạy học hiện đại

Học phần cung cấp cho học viên kiến thức về những phương hướng hoàn thiện lý luận dạy học trên thế giới và ở nước ta, về một số phương pháp dạy học hiện đại ở trên thế giới và những thử nghiệm áp dụng ở nước ta.

24

MCT 621 (2 tín chỉ) - Những vấn đề hiện đại trong dạy học Hóa học

Học phần cung cấp cho học viên kiến thức giúp học viên biết được tình hình sử dụng và đổi mới phương pháp dạy học ở trong nước và trên thế giới, có thể cập nhật kiến thức và lý luận dạy học, góp phần thực hiện đổi mới dạy học hóa học; học viên biết vận dụng những kiến thức của học phần vào việc đổi mới phương pháp dạy học hóa học

CST 621 (2 tín chỉ) - Nhiệt động thống kê hóa học

Nhiệt động thống kê hóa học là tổ hợp của hai bộ môn khoa học có cùng đối tượng nghiên cứu nhưng phương pháp của chúng khác nhau. Trong khi nhiệt động học xuất phát từ hai nguyên lý bao quát nhất của tự nhiên rồi theo quy luật diễn dịch để ''suy luận'' ra các tính chất của hệ nghiên cứu, thì cơ học thống kê lại đi từ mô hình cấu tạo vi mô của hệ để ''quy nạp'' thành ra quy luật vĩ mô chi phối vật thể nghiên cứu. Tuy vậy, hai bộ môn này liên quan chặt chẽ và bổ sung lẫn cho nhau các lợi thế của mình. Vì vậy, nhiệt động thống kê hóa học là bước đi tiếp theo của nhiệt động học và là cầu nối của nhiệt động học với lý thuyết cơ học lượng tử.

MEE 621 (2 tín chỉ) - Đo lường và đánh giá trong giáo dục

Học phần cung cấp cho học viên những kiến thức cơ bản về vị trí, vai trò, chức năng của đánh giá trong giáo dục nói chung và trong hoạt động dạy - học nói riêng, đồng thời rèn luyện cho học viên kĩ năng xác định mục tiêu của môn học, bài học làm cơ sở cho việc xây dựng một qui trình đánh giá kết quả học tập môn học một cách khách quan, khoa học và công bằng. Qui trình này giúp học viên tự đánh giá kết quả của quá trình dạy học để đạt mục tiêu dạy học một cách tốt nhất.

C. KHỐI KIẾN THỨC CHUYÊN NGÀNH (12 TÍN CHỈ)

1. Các học phần bắt buộc (8 tín chỉ)

BOC 631 (3 tín chỉ) - Cơ sở lí thuyết hóa hữu cơ

Học phần hệ thống những kiến thức chung, cơ bản nhất về phản ứng hữu cơ, cơ chế của phản ứng, quan hệ giữa cấu trúc hợp chất hữu cơ với phản ứng và cơ chế, các tiến trình trung gian của các phản ứng hữu cơ và các loại phản ứng cơ bản trong hóa hữu cơ.

SOC 631 (3 tín chỉ) - Tổng hợp hợp chất hữu cơ

Học phần cung cấp cho học viên các kiến thức về các loại phản ứng cơ bản trong quá trình tổng hợp các hợp chất hữu cơ như: phản ứng tạo mạch các bon, phản ứng khép vòng và mở vòng, phản ứng tạo nhóm chức và chuyển hóa nhóm chức, phản ứng oxi hóa và phản ứng khử.

SCH 621 (2 tín chỉ) - Hóa lập thể

Học phần nghiên cứu cấu tạo không gian của các phân tử, hướng không gian của các phản ứng và ảnh hưởng không gian tới các tính chất của phân tử. Giúp học viên hiểu rõ bản chất của sự vật mà nó luôn xuất hiện trong mọi lĩnh vực liên quan đến hóa hữu cơ ví dụ như hợp chất thiên nhiên, polime, dược phẩm …

2. Các học phần tự chọn (4 tín chỉ)

SMO 621 (2 tín chỉ) - Ứng dụng phương pháp phổ trong hóa học hữu cơ

Học phần cung cấp những kiến thức cơ bản về các phương pháp phổ thông dụng nhất, đó là phổ tử ngoại - khả kiến (ultraviolet and visible spectra, i.e. UV-Vis), phổ hồng ngoại, phổ cộng hưởng từ hạt nhân và phổ khối lượng. Giúp học viên biết vận dụng từng phương pháp và biết phối hợp các phương pháp phổ trong quá trình nghiên cứu tính chất và cấu trúc của các hợp chất hữu cơ.

25

BHC 621 (2 tín chỉ) - Cơ sở hóa học các hợp chất dị vòng

Học phần phát triển và nâng cao những kiến thức mà học viên đã được làm quen bước đầu ở hệ đại học, dưới ánh sáng của các lý thuyết về cấu trúc và cơ chế phản ứng. Kiến thức về cấu trúc và cơ chế phản ứng, phương pháp phổ trong hóa hữu cơ, hóa sinh học và hóa học các hợp chất thiên nhiên,...

CNC 621 (2 tín chỉ) - Hóa học các hợp chất thiên nhiên

Học phần hệ thống hóa và cung cấp các kiến thức cơ bản về tính chất và ứng dụng của các hợp chất thiên nhiên, mối quan hệ giữa cấu trúc và các hoạt tính của chúng.

CPC 621 (2 tín chỉ) - Hợp chất cao phân tử

Học phần trang bị những kiến thức cơ bản và hiện đại về hóa học cơ lý của các hợp chất cao phân tử, từ điều chế các hợp chất cao phân tử thiên nhiên đến các polime tổng hợp, từ điều chế các monome đến các phản ứng polime hóa, từ tính chất hóa học đến tính chất cơ lý của chúng đều được đề cập đến ở mức độ chuyên sâu và cập nhật.

D. LUẬN VĂN THẠC SĨ (12 TÍN CHỈ)

Luận văn thạc sĩ là một đề tài khoa học thuộc lĩnh vực chuyên môn do đơn vị đào tạo giao hoặc do học viên tự đề xuất, được người hướng dẫn đồng ý và Hội đồng khoa học đào tạo chuyên ngành chấp thuận. Học viên được phép bảo vệ luận văn thạc sĩ sau khi hoàn thành các học phần thuộc khối kiến thức chung, khối kiến thức cơ sở và chuyên ngành.

26

27

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO THẠC SĨ KHOA HỌC VẬT CHẤT

Chuyên ngành Hóa vô cơ

Mã số: 60 44 01 13.

Đơn vị đào tạo: Trường Đại Sư phạm.

Năm bắt đầu đào tạo: 2009.

Thời gian tuyển sinh: Tháng 2 và Tháng 8 hàng năm.

Môn thi tuyển:

Môn thi Cơ bản: Toán cao cấp II;

Môn thi Cơ sở: Hóa học cơ sở;

Môn Ngoại ngữ: Trình độ B Ngoại ngữ.

Thời gian đào tạo: 1.5 - 2 năm.

Số tín chỉ tích lũy: 53 tín chỉ.

Tên văn bằng: Thạc sĩ Khoa học vật chất.

I. CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

A. KHỐI KIẾN THỨC CHUNG (8 TÍN CHỈ) SỐ TÍN CHỈ

PHI 651 Triết học 3

ENG 651 Ngoại ngữ 5

B. KHỐI KIẾN THỨC CƠ SỞ (21TÍN CHỈ)

1. Các học phần bắt buộc (13 tín chỉ)

PAS 621 Lí thuyết xác suất thống kê 2

AIC 621 Tin học ứng dụng trong hóa học 2

BQC 631 Cơ sở hóa học lượng tử 3

SIC 631 Một số vấn đề hiện đại trong hóa vô cơ 3

SOC 631 Một số vấn đề hiện đại trong hóa hữu cơ 3

2. Các học phần tự chọn (8 tín chỉ)

SPC 621 Xử lý thống kê kết quả thực nghiệm 2

SAC 621 Một số vấn đề hiện đại trong hóa phân tích 2

PPC 621 Các phương pháp vật lí, lí hóa trong hóa học hiện đại 2

SRM 621 Phương pháp luận nghiên cứu khoa học 2

MTM 621 Lý luận dạy học hiện đại 2

MCT 621 Những vấn đề hiện đại trong dạy hóa học 2

CST 621 Nhiệt động thống kê hóa học 2

MEE 621 Đo lường và đánh giá trong giáo dục 2

28

C. KHỐI KIẾN THỨC CHUYÊN NGÀNH (12 TÍN CHỈ)

1. Các học phần bắt buộc (8 tín chỉ)

AST 631 Ứng dụng các phương pháp phổ và phân tích nhiệt trong hóa học vô cơ

3

ACC 631 Hóa học phức chất đề cao 3

AIM 621 Vật liệu vô cơ đề cao 2

2. Các học phần tự chọn (6 tín chỉ)

CRE 621 Hóa học phức chất hiếm 2

RCH 621 Hóa phóng xạ 2

ABC 217 Hóa sinh vô cơ đề cao 2

TEC 621 Công nghệ gốm sứ 2

D. LUẬN VĂN THẠC SĨ (12 TÍN CHỈ)

II. MÔ TẢ TÓM TẮT HỌC PHẦN

A. KHỐI KIẾN THỨC CHUNG (8 TÍN CHỈ)

PHI 651 (3 tín chỉ) - Triết học

Học phần kế thừa những kiến thức đã học trong chương trình đào tạo Triết học ở bậc đại học, phát triển và nâng cao những nội dung cơ bản gắn liền với những thành tựu của khoa học - công nghệ, những vấn đề mới của thời đại và đất nước. Học viên được học các chuyên đề chuyên sâu; kiến thức về nhân sinh quan, thế giới quan duy vật biện chứng; những kiến thức cơ bản, có hệ thống về lịch sử hình thành, phát triển của triết học nói chung và các trường phái triết học nói riêng. Trên cơ sở đó giúp cho học viên có khả năng vận dụng kiến thức Triết học để giải quyết những vấn đề lý luận và thực tiễn trong lĩnh vực hoạt động chuyên môn, nghề nghiệp.

ENG 651 (5 tín chỉ) - Ngoại ngữ

Học phần cung cấp cho học viên kiến thức ngoại ngữ chuyên sâu về lĩnh vực chuyên môn, giúp cho học viên có thể đọc, dịch tài liệu phục vụ cho việc học tập các môn học chuyên ngành, nghiên cứu khoa học và hoàn thành luận văn thạc sĩ.

B. KHỐI KIẾN THỨC CƠ SỞ (16 TÍN CHỈ)

1. Các học phần bắt buộc (13 tín chỉ)

PAS 621 (2 tín chỉ) - Lí thuyết xác suất thống kê

Học phần cung cấp cho học viên kiến thức cơ bản của lý thuyết xác suất thống kê toán học, cách đặt bài toán xác suất trong toán học và các phương pháp tìm xác suất cơ bản, các kiến thức về thống kê toán học để nâng cao khả năng phân tích các bài toán trong giảng dạy và thực tiễn.

AIC 621 (2 tín chỉ) - Tin học ứng dụng trong hóa học

Học phần trình bày tổng quan về việc ứng dụng tin học trong giảng dạy và nghiên cứu hóa học; đề cập đến cách tìm kiếm thông tin hóa học một cách hiệu quả qua internet; cách phân tích dữ liệu hóa học bằng các công cụ tin học và cách sử dụng các công cụ tin học thông thường kết hợp với các phần mềm chuyên dụng để chuẩn bị các văn bản, bài giảng, công thức sơ đồ dụng cụ thí nghiệm...

29

BQC 631 (3 tín chỉ) - Cơ sở hóa học lượng tử

Học phần hệ thống hóa kiến thức cơ sở của hóa lượng tử: phương pháp gần đúng MO khảo sát các tính chất của hệ lượng tử như năng lượng, tính chất electron, hình học phân tử, tính chất điện và từ của phân tử; cung cấp kiến thức về cách sử dụng một số chương trình của các phương pháp gần đúng như: MO-Hucken, CNDO và các biến thể của CNDO.

SIC 631 (3 tín chỉ) - Một số vấn đề hiện đại trong hóa vô cơ

Học phần hệ thống hoá, khắc sâu các kiến thức hoá học vô cơ đã học ở chương trình đại học và cung cấp một số kiến thức trên đại học về lý thuyết hoá vô cơ, các quy luật về cấu tạo, tính chất, phản ứng của các đơn chất, hợp chất vô cơ, các kiến thức về phức chất và các hệ vô cơ sinh học.

SOC 631 (3 tín chỉ) - Một số vấn đề hiện đại trong hóa hữu cơ

Học phần trang bị cho học viên các kiến thức về cơ sở hóa học hữu cơ nâng cao trên nền tảng các môn học về hóa học hữu cơ của bậc đại học; củng cố và cung cấp các kiến thức trên đại học về cấu trúc không gian và hiệu ứng cấu trúc, quan hệ giữa cấu trúc và tính chất, một số loại phản ứng cơ bản của một số hợp chất hữu cơ quan trọng.

2. Các học phần tự chọn (8 tín chỉ)

SPC 621 (3 tín chỉ) - Xử lý thống kê kết quả thực nghiệm

Phương pháp toán học thống kê là phương pháp phổ biến, bắt buộc khi học tập và nghiên cứu khoa học hoá học. Học phần cung cấp cho học viên những kiến thức tối thiểu để có thể sử dụng khi xử lí số liệu trong học tập nghiên cứu ở mọi bộ môn trong hóa học.

SAC 621 (2 tín chỉ) - Một số vấn đề hiện đại trong hóa phân tích

Học phần trình bày lý thuyết cân bằng ion trong dung dịch, các cơ sở lý thuyết của các quá trình xảy ra trong các dung dịch khác nhau. Từ đó, trang bị cho học viên kiến thức sâu sắc về cơ sở lý thuyết hoá phân tích để vận dụng có hiệu quả trong giảng dạy phổ thông trung học.

PPC 621 (2 tín chỉ) - Các phương pháp vật lí, lí hóa trong hóa học hiện đại

Học phần trang bị một số phương pháp phân tích được sử dụng trong hóa học hiện đại để tách, phân chia, nhận biết xác định chất; cung cấp cho học viên kiến thức về hoá học hiện đại và xu thế phát triển, một số phương pháp phân tích lý hoá nâng cao (một số phương pháp chuẩn độ hiện đại, nghiên cứu các phản ứng trắc quang), phân tích hoá quang phổ (phân tích phân tử vùng UV, Vis, phép phân tích nguyên tử, phân tích phổ hồng ngoại, phổ Raman, một số phương pháp vật lí dùng trong hoá học như: phổ cộng hưởng từ hạt nhân, phổ khối lượng, phổ kích hoạt phóng xạ ...).

SRM 621 (2 tín chỉ) - Phương pháp luận nghiên cứu khoa học

Học phần cung cấp cho học viên cao học những kiến thức về phương pháp nhận thức khoa học bao gồm các lí thuyết về cơ chế sáng tạo, những quan điểm tiếp cận đối tượng khoa học cùng với hệ thống lí thuyết về phương pháp, kĩ thuật và logic tiến hành nghiên cứu một công trình khoa học cũng như phương pháp tổ chức quản lí quá trình ấy.

MTM 621 (2 tín chỉ) - Lý luận dạy học hiện đại

Học phần cung cấp cho học viên kiến thức về những phương hướng hoàn thiện lý luận dạy học trên thế giới và ở nước ta, về một số phương pháp dạy học hiện đại ở trên thế giới và những thử nghiệm áp dụng ở nước ta.

30

MCT 621 (2 tín chỉ) - Những vấn đề hiện đại trong dạy học hóa học

Học phần cung cấp cho học viên kiến thức giúp học viên biết được tình hình sử dụng và đổi mới phương pháp dạy học ở trong nước và trên thế giới, có khả năng cập nhật kiến thức về lý luận dạy học, góp phần thực hiện đổi mới dạy học hóa học; học viên biết vận dụng những kiến thức của học phần vào việc đổi mới phương pháp dạy học hóa học.

CST 621 (2 tín chỉ) - Nhiệt động thống kê hóa học

Nhiệt động thống kê hóa học là tổ hợp của hai bộ môn khoa học có cùng đối tượng nghiên cứu nhưng phương pháp của chúng khác nhau. Trong khi nhiệt động học xuất phát từ hai nguyên lý bao quát nhất của tự nhiên rồi theo quy luật diễn dịch để ''suy luận'' ra các tính chất của hệ nghiên cứu, thì cơ học thống kê lại đi từ mô hình cấu tạo vi mô của hệ để ''quy nạp'' thành ra quy luật vĩ mô chi phối vật thể nghiên cứu. Tuy vậy, hai bộ môn này liên quan chặt chẽ và bổ sung lẫn cho nhau các lợi thế của mình. Vì vậy nhiệt động thống kê hóa học là bước đi tiếp theo của nhiệt động học và là cầu nối của nhiệt động học với lý thuyết cơ học lượng tử.

MEE 621 (2 tín chỉ) - Đo lường đánh giá trong giáo dục

Học phần cung cấp cho học viên những kiến thức cơ bản về vị trí, vai trò, chức năng của đánh giá trong giáo dục nói chung và trong hoat động dạy - học nói riêng, đồng thời rèn luyện cho học viên kỹ năng xác định mục tiêu môn học một cách khách quan, khoa học và công bằng. Giúp học viên tự đánh giá của quá trình dạy học để đạt mục tiêu dạy học một các tốt nhất.

C. KHỐI KIẾN THỨC CHUYÊN NGÀNH (12 TÍN CHỈ)

1. Các học phần bắt buộc (6 tín chỉ)

AST 631 (3 tín chỉ) - Ứng dụng các phương pháp phổ và phân tích nhiệt trong hóa học vô cơ

Học phần cung cấp cho học viên các kiến thức cơ bản về phổ hồng ngoại và từ hoá học của chất, trên cơ sở đó ứng dụng để xét cấu trúc của các chất vô cơ; Nguyên lí làm việc của thiết bị phân tích nhiệt; Giới thiệu ý nghĩa các đường trên giản đồ nhiệt (T, DTA, TG, DTG, DSC, TMA,...); Ảnh hưởng của các yếu tố thực nghiệm đến dạng của các đường đó. Giải thích các quá trình hoá lí xảy ra khi đun nóng ( nguội lạnh ) mẫu nghiên cứu. Giới thiệu các lĩnh vực ứng dụng của phương pháp phân tích nhiệt.

ACC 631 (3 tín chỉ) - Hóa học phức chất đề cao

Học phần cung cấp cho học viên kiến thức về: Liên kết hoá học trong phức chất kim loại chuyển tiếp: trình bày nội dung của hai thuyết lượng tử về lien kết trong phức chất: thuyết trường tinh thể và thuyết trường phối tử (phương pháp MO) và sử dụng chúng để giải thích một số tính chất của phức chất; Các phương pháp vật lí nghiên cứu phức chất: giới thiệu một số phương pháp nghiên cứu phức chất ở trạng thái rắn và trong dung dịch; Tổng hợp các phức chất: giới thiệu một số phương pháp tổng hợp phức chất, đặc biệt là phản ứng thế phối tử trong cầu nội của ion phức aquơ; Khả năng phản ứng của phức chất: Chương nay nêu lên các yếu tố ảnh hưởng đến sự biến đổi khả năng phản ứng của phối tử khi có sự phối trí và trình bày về khả năng phản ứng của một số phối tử vô cơ và hữu cơ (CO, N2,

NO2, olefin, ankyl…).

AIM 621 (2 tín chỉ) - Vật liệu vô cơ đề cao

Học phần cung cấp cho học viên kiến thức về các loại vật liệu vô cơ quan trọng như gốm, thủy tinh, xi măng, bê tông, cốt thép. Khảo sát tính chất đặc trưng của mỗi loại vật liệu; giới thiệu phương pháp sản xuất, quá trình hóa lí xảy ra trong quá trình sản xuất, vật liệu mới trên cơ sở gốm, thủy tinh, xi măng pooclăng.

31

2. Các học phần tự chọn (6 tín chỉ)

CRE 621 (2 tín chỉ) - Hóa học phức chất đất hiếm

Học phần nghiên cứu cấu hình electron và đặc điểm các obitan 4f của các nguyên tố đất hiếm (NTĐH), những yếu tố ảnh hưởng của trường tinh thể và trường phối tử đến hệ electron 4f. Nghiên cứu và xác định các đặc trưng nhiệt độ của phức chất NTĐH

như ;,, GSH cũng như sự biến đổi hằng số bền của các phức chất đất hiếm trong dãy

NTĐH. Xem xét cấu trúc và tính chất của các phức chất NTĐH với các phối tử vô cơ; các phối tử hữu cơ phối trí qua oxi; các phối tử hữu cơ phối trí qua nitơ; các phối trí qua nguyên tử cacbon và các nguyên tố khác; giới thiệu một số ứng dụng của các chất đất hiếm trong các ngành kỹ thuật, nông nghiệp, y dược học và sinh học.

RCH 621 (2 tín chỉ) - Hóa phóng xạ

Học phần cung cấp cho người học những kiến thức cơ bản nhất về chuyên ngành hóa phóng xạ: Trạng thái của các đồng vị phóng xạ có hàm lượng cực nhỏ trong các pha khác nhau, một số qui luật hóa lí áp dụng cho các dung dịch các chất phóng xạ; Tác dụng hóa học của các bức xạ đối với vật chất; các phương pháp tách và làm giầu các đồng vị phóng xạ

ABC 621 (2 tín chỉ) - Hóa sinh vô cơ đề cao

Học phần cung cấp cho học viên những kiến thức cơ bản về vai trò của kim loại đối với quá trình xảy ra trong cơ thể sống; giới thiệu phương pháp nghiên cứu, một số thành tựu và những ứng dụng chính của hóa sinh cô cơ.

TEC 621 (2 tín chỉ) - Công nghệ gốm sứ

Học phần giới thiệu về kỹ thuật, các phương pháp tổng hợp gốm, cung cấp cho học viên kiến thức về các loại gốm, các phương pháp công nghệ mới, phương pháp truyền thống của quá trình sản xuất. Học phần đi sâu phân tích về cấu trúc và các tính chất lí hóa của các nguyên liệu cơ bản, các sản phẩm gốm, các phản ứng xảy ra trong quá trình sản suất.

D. LUẬN VĂN THẠC SĨ (12 TÍN CHỈ)

Luận văn thạc sĩ là một đề tài khoa học thuộc lĩnh vực chuyên môn do đơn vị đào tạo giao hoặc do học viên tự đề xuất, được người hướng dẫn đồng ý và Hội đồng khoa học đào tạo chuyên ngành chấp thuận. Học viên được phép bảo vệ luận văn thạc sĩ sau khi hoàn thành các học phần thuộc khối kiến thức chung, khối kiến thức cơ sở và chuyên ngành.

32

33

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO THẠC SĨ SINH HỌC

Chuyên ngành Di truyền học

Mã số: 60 42 01 21.

Đơn vị đào tạo: Trường Đại Sư phạm.

Năm bắt đầu đào tạo: 1991.

Thời gian tuyển sinh: Tháng 2 và Tháng 8 hàng năm;

Môn thi tuyển:

Môn thi Cơ bản: Toán cao cấp thống kê;

Môn thi Cơ sở: Sinh học cơ sở;

Môn Ngoại ngữ: Trình độ B Ngoại ngữ.

Thời gian đào tạo: 1.5 - 2 năm.

Số tín chỉ tích lũy: 53 tín chỉ.

Tên văn bằng: Thạc sĩ Sinh học.

I. CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

A. KHỐI KIẾN THỨC CHUNG (8 TÍN CHỈ) SỐ TÍN CHỈ

PHI 651 Triết học 3

ENG 651 Ngoại ngữ 5

B. KHỐI KIẾN THỨC CƠ SỞ (21 TÍN CHỈ)

Các môn học bắt buộc (13 tín chỉ)

MOL 631 Cơ sở và Phương pháp Sinh học phân tử 3

CEL 631 Sinh học tế bào 3

ORP 631 Sinh học cơ thể thực vật 3

ORM 621 Sinh học cơ thể động vật 2

POP 621 Sinh học quần thể 2

Các môn tự chọn (8 tín chỉ)

BIO 621 Một số vấn đề hiện đại của sinh học 2

BIT 621 Công nghệ sinh học và ứng dụng 2

GPO 621 Di truyền quần thể 2

GMI 621 Di truyền vi sinh vật 2

GMO 621 Di truyền phân tử 2

GCE 621 Di truyền tế bào 2

BDE 621 Sinh học phát triển 2

IFB 621 Tin sinh học 2

34

C. KHỐI KIẾN THỨC CHUYÊN NGÀNH (12 TÍN CHỈ)

Các môn học bắt buộc (8 tín chỉ)

MAN 631 Phương pháp phân tích di truyền 3

TGP 631 Công nghệ gen thực vật 3

TGA 621 Công nghệ gen động vật 2

Các môn học tự chọn (4 tín chỉ)

PRO 621 Protein và tính chống chịu ở thực vật 2

TCP 621 Công nghệ tế bào thực vật và ứng dụng 2

GSP 621 Cơ sở di truyền chọn giống thực vật 2

GSA 621 Cơ sở di truyền chọn giống động vật 2

D. LUẬN VĂN THẠC SĨ (12 TÍN CHỈ)

II. MÔ TẢ TÓM TẮT HỌC PHẦN

A. KHỐI KIẾN THỨC CHUNG (8 TÍN CHỈ)

PHI 651 (3 tín chỉ) - Triết học

Học phần kế thừa những kiến thức đã học trong chương trình đào tạo Triết học ở bậc đại học, phát triển và nâng cao những nội dung cơ bản gắn liền với những thành tựu của khoa học - công nghệ, những vấn đề mới của thời đại và đất nước. Học viên được học các chuyên đề chuyên sâu; kiến thức về nhân sinh quan, thế giới quan duy vật biện chứng; những kiến thức cơ bản, có hệ thống về lịch sử hình thành, phát triển của triết học nói chung và các trường phái triết học nói riêng. Trên cơ sở đó giúp cho học viên có khả năng vận dụng kiến thức Triết học để giải quyết những vấn đề lý luận và thực tiễn trong lĩnh vực hoạt động chuyên môn, nghề nghiệp.

ENG 651 (5 tín chỉ) - Ngoại ngữ

Học phần cung cấp cho học viên kiến thức ngoại ngữ chuyên sâu về lĩnh vực chuyên môn, giúp cho học viên có thể đọc, dịch tài liệu phục vụ cho việc học tập các môn học chuyên ngành, nghiên cứu khoa học và hoàn thành luận văn thạc sĩ.

B. KHỐI KIẾN THỨC CƠ SỞ (21 TÍN CHỈ)

1. Các học phần bắt buộc (13 tín chỉ)

MOL 631 (3 tín chỉ) - Cơ sở và Phương pháp Sinh học phân tử

Học phần nghiên cứu cấu trúc và chức năng của các đại phân tử, chủ yếu là protein và axit nucleic; các quá trình cơ bản xảy ra ở mức phân tử liên quan đến protein và axit nucleic; Học phần đề cập đến một số phản ứng in vitro liên quan đến axit nucleic và protein, làm cơ sở cho các kỹ thuật sinh học phân tử ứng dụng vào thực tế.

CEL 631 (3 tín chỉ) - Sinh học tế bào

Học phần trình bày những vấn đề về cấu trúc, chức năng tế bào; Cấu trúc chức năng của các bào quan ở tế bào nhân chuẩn, sự vận chuyển các chất qua màng tế bào.

ORP 631(3 tín chỉ) - Sinh học cơ thể thực vật

Học phần cung cấp những kiến thức cơ bản về đặc điểm cấu tạo và chức năng của các cơ quan ở thực vật có hoa; Vai trò của thực vật trong thiên nhiên và đời sống con người.

35

ORM 621 (2 tín chỉ) - Sinh học cơ thể động vật

Học phần cung cấp những kiến thức cơ bản về phân chia sinh giới; Hệ thống động vật, tính đa dạng của chúng; Tổ chức cơ thể của động vật có xương sống, cấu trúc và chức năng của các cơ quan trong cơ thể.

POP 621 (3 tín chỉ) - Sinh học quần thể

Học phần cung cấp cho học viên kiến thức về các cấp độ tổ chức sống trên trái đất: quần thể, quần xã, hệ sinh thái, sinh quyển và địa lý sinh vật; Mối quan hệ qua lại giữa các cấp độ đó với môi trường và ngược lại.

2. Các học phần tự chọn (8 tín chỉ)

BIO 621 (2 tín chỉ) - Một số vấn đề hiện đại của sinh học

Học phần đề cập tới phương pháp tiếp cận và những vấn đề chủ yếu của sinh học hiện đại như: Genomics, Proteomics, Công nghệ ADN tái tổ hợp, Chíp sinh học, Công nghệ nano sinh học, Nhân bản vô tính và công nghệ tế bào gốc, Miễn dịch học hiện đại và Tin sinh học.

BIT 621 (2 tín chỉ) - Công nghệ sinh học và ứng dụng

Học phần cung cấp những kiến thức cơ bản về công nghệ di truyền, công nghệ vi sinh, công nghệ tế bào và mô; Những ứng dụng của công nghệ sinh học vào thực tiễn đời sống.

GPO 621 (2 tín chỉ) - Di truyền quần thể

Học phần cung cấp cho học viên những kiến thức về các quá trình xảy ra ở các quần thể tự phối và giao phối; các nội dung chủ yếu về sự di truyền trong quần thể tự phối và quần thể giao phối; sự ảnh hưởng của các nhân tố (đột biến, chọn lọc, di gen, nội phối, kích thước của quần thể) đến sự thay đổi trạng thái cân bằng di truyền trong quần thể.

GMI 621 (2 tín chỉ) - Di truyền vi sinh vật

Học phần cung cấp cho học viên kiến thức nâng cao về vật chất di truyền và các cơ chế di truyền ở virus, vi khuẩn; ứng dụng của kỹ thuật tái tổ hợp ADN, sử dụng các enzym giới hạn tách từ vi khuẩn, các vector chuyển gen là phage hay plasmid trong thực tiễn sản xuất các chế phẩm vi sinh, các hoocmôn...phục vụ đời sống con người.

GMO 621 (2 tín chỉ) - Di truyền phân tử

Học phần cung cấp cho học viên những kiến thức về cấu trúc, chức năng của axit nucleic, các cơ chế thông tin di truyền và điều hoà hoạt động của gen, cơ chế biến đổi di truyền ở mức độ phân tử; Công nghệ AND và ứng dựng nó trong kỹ thuật di truyền.

GCE 621 (2 tín chỉ) - Di truyền tế bào

Học phần cung cấp những kiến thức cơ bản về cấu trúc chức năng của NST, cơ chế của sự trao đổi chéo, sự phân li giới tính, sự di truyền tế bào chất, di truyền tế bào soma và sự tiến hoá của bộ máy di truyền.

BDE 621 (2 tín chỉ) - Sinh học phát triển

Học phần cung cấp cho học viên những kiến thức cơ bản hiện đại về lĩnh vực sinh học phát triển như sinh sản hữu tính, quá trình phát triển phôi và phát triển sau phôi.

IFB 621 (2 tín chỉ) - Tin sinh học

Học phần đề cập tới những vấn đề có bản khái quát nhất của tin sinh học như: Khái niệm, các nội dung và ứng dụng của tin sinh học; xây dựng phát triển các phương pháp tìm kiếm, xây dựng nhanh ngân hàng dữ liệu; Thu thập, phân tích số liệu, quản lý và tìm kiếm tệp số liệu; Phân tích trình tự và cấu trúc ADN và protein; Dự đoán cấu trúc không gian và hóa học của gen và protein; viết và ứng dụng các phần mềm nghiên cứu sinh học...

36

C. KHỐI KIẾN THỨC CHUYÊN NGÀNH (12 TÍN CHỈ)

1. Các học phần bắt buộc (8 tín chỉ)

MAN 631 (3 tín chỉ) - Phương pháp phân tích di truyền

Học phần trang bị cho người học những vấn đề thuộc về nguyên tắc của các phương pháp được sử dụng hiện nay trong phân tích di truyền như: Cách tiếp cận trong nghiên cứu di truyền, Phân tích Di truyền số lượng bằng máy vi tính, các kỹ thuật cơ bản trong phân tích ADN, vấn đề Mạng sinh học và Tin sinh học.

TGP 631 (3 tín chỉ) - Công nghệ gen thực vật

Học phần trình bày cơ sở di truyền học của kỹ thuật gen ứng dụng trong thực vật; Những quy trình cơ bản của kỹ thuật chuyển gen và tạo vector chuyển gen, biến nạp vectơ tái tổ hợp vào tế bào chủ và những thành tựu chuyển gen ở thực vật.

TGA 621 (2 tín chỉ) - Công nghệ gen động vật

Học phần cung cấp các kỹ thuật chuyển gen ở động vật; Những quy trình cơ bản của kỹ thuật chuyển gen và tạo vectơ chuyển gen ở động vật; Những thành tựu chuyển gen trên thế giới và Việt Nam.

2. Các học phần tự chọn (4 tín chỉ)

PRO 621 (2 tín chỉ) - Protein và tính chống chịu ở thực vật

Học phần cung cấp cho học viên những kiến thức về tính chống chịu ở thực vật nói chung, ở cây trồng nói riêng và những biện pháp nâng cao tính chống chịu của cây trồng.

TCP 621 (2 tín chỉ) - Công nghệ tế bào thực vật và ứng dụng

Học phần cung cấp cho học viên những vấn đề thuộc về nguyên tắc của các phương pháp nuôi cây mô - tế bào thực vật, như: Cơ sở tế bào học của kỹ thuật nuôi cấy mô và tế bào; Các hướng nghiên cứu và ứng dụng của kỹ thuật nuôi cấy mô và tế bào thực vật.; Công nghệ gen trong cải tiến giống cây trồng và những xu thế mới của công nghệ sinh học thực vật .

GSP 621 (2 tín chỉ) - Cơ sở di truyền chọn giống thực vật

Học phần cung cấp chọ học viên kiến thức về những nguồn vật liệu di truyền cung cấp cho quá trình chọn giống, cơ sở di truyền học của khoa học chọn giống thực vật; Giới thiệu các phương pháp và kỹ thuật hiện đại ứng dụng trong tạo giống thực vật.

GSA 621 (2 tín chỉ) - Cơ sở di truyền chọn giống động vật

Học phần cung cấp cho học viên những kiến thức về cơ sở di truyền của khoa học chọn giống và một số phương pháp chọn giống động vật.

D. LUẬN VĂN THẠC SĨ (12 TÍN CHỈ)

Luận văn thạc sĩ là một đề tài khoa học thuộc lĩnh vực chuyên môn do đơn vị đào tạo giao hoặc do học viên tự đề xuất, được người hướng dẫn đồng ý và Hội đồng khoa học đào tạo chuyên ngành chấp thuận. Học viên được phép bảo vệ luận văn thạc sĩ sau khi hoàn thành các học phần thuộc khối kiến thức chung, khối kiến thức cơ sở và chuyên ngành.

37

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO THẠC SĨ SINH HỌC

Chuyên ngành Sinh học thực nghiệm

Mã số: 60 42 01 14.

Đơn vị đào tạo: Trường Đại Sư phạm.

Năm bắt đầu đào tạo: 1991.

Thời gian tuyển sinh: Tháng 2 và Tháng 8 hàng năm.

Môn thi tuyển:

Môn thi Cơ bản: Toán cao cấp thống kê;

Môn thi Cơ sở: Sinh học cơ sở;

Môn Ngoại ngữ: Trình độ B Ngoại ngữ.

Thời gian đào tạo: 1.5 - 2 năm.

Số tín chỉ tích lũy: 53 tín chỉ.

Tên văn bằng: Thạc sĩ Sinh học.

I. CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

A. KHỐI KIẾN THỨC CHUNG (8 TÍN CHỈ) SỐ TÍN CHỈ

PHI 651 Triết học 3

ENG 651 Ngoại ngữ 5

B. KHỐI KIẾN THỨC CƠ SỞ (21 TÍN CHỈ)

1. Các học phần bắt buộc (13 tín chỉ)

MOL 631 Cơ sở và Phương pháp sinh học phân tử 3

CEL 631 Sinh học tế bào 3

ORP 631 Sinh học cơ thể thực vật 3

ORM 621 Sinh học cơ thể động vật 2

POP 621 Sinh học quần thể 2

2. Các học phần tự chọn (8 tín chỉ)

BIO 621 Một số vấn đề hiện đại của sinh học 2

BIT 621 Công nghệ sinh học và ứng dụng 2

GPO 621 Di truyền quần thể 2

GMI 621 Di truyền vi sinh vật 2

GMO 621 Di truyền phân tử 2

GCE 621 Di truyền tế bào 2

BDE 621 Sinh học phát triển 2

IFB 621 Tin sinh học 2

38

C. KHỐI KIẾN THỨC CHUYÊN NGÀNH (12 TÍN CHỈ)

1. Các học phần bắt buộc (8 tín chỉ)

MES 731 Phương pháp nghiên cứu sinh học thực nghiệm 3

SSA 731 Sinh lý chống chịu 3

TCP 721 Công nghệ tế bào thực vật và ứng dụng 2

2. Các học phần tự chọn (4 tín chỉ)

TCA 721 Công nghệ tế bào động vật và ứng dụng 2

DIS 721 Miễn dịch học 2

MIM 721 Vi sinh học phân tử 2

PHO 721 Quang hợp và hô hấp 2

D. LUẬN VĂN THẠC SĨ (12 TÍN CHỈ)

II. MÔ TẢ TÓM TẮT HỌC PHẦN

A. KHỐI KIẾN THỨC CHUNG (8 TÍN CHỈ)

PHI 651 (3 tín chỉ) - Triết học

Học phần kế thừa những kiến thức đã học trong chương trình đào tạo Triết học ở bậc đại học, phát triển và nâng cao những nội dung cơ bản gắn liền với những thành tựu của khoa học - công nghệ, những vấn đề mới của thời đại và đất nước. Học viên được học các chuyên đề chuyên sâu; kiến thức về nhân sinh quan, thế giới quan duy vật biện chứng; những kiến thức cơ bản, có hệ thống về lịch sử hình thành, phát triển của triết học nói chung và các trường phái triết học nói riêng. Trên cơ sở đó giúp cho học viên có khả năng vận dụng kiến thức Triết học để giải quyết những vấn đề lý luận và thực tiễn trong lĩnh vực hoạt động chuyên môn, nghề nghiệp.

ENG 651 (5 tín chỉ) - Ngoại ngữ

Học phần cung cấp cho học viên kiến thức ngoại ngữ chuyên sâu về lĩnh vực chuyên môn, giúp cho học viên có thể đọc, dịch tài liệu phục vụ cho việc học tập các môn học chuyên ngành, nghiên cứu khoa học và hoàn thành luận văn thạc sĩ.

B. KHỐI KIẾN THỨC CƠ SỞ (21 TÍN CHỈ)

1. Các học phần bắt buộc (13 tín chỉ)

MOL 631 (3 tín chỉ) - Cơ sở và phương pháp Sinh học phân tử

Học phần nghiên cứu cấu trúc và chức năng của các đại phân tử, chủ yếu là protein và axit nucleic; các quá trình cơ bản xảy ra ở mức phân tử liên quan đến protein và axit nucleic; Học phần đề cập đến một số phản ứng in vitro liên quan đến axit nucleic và protein, làm cơ sở cho các kỹ thuật sinh học phân tử ứng dụng vào thực tế.

CEL 631 (3 tín chỉ) - Sinh học tế bào

Học phần trình bày những vấn đề về cấu trúc, chức năng tế bào; Cấu trúc chức năng của các bào quan ở tế bào nhân chuẩn, sự vận chuyển các chất qua màng tế bào.

ORP 631 (3 tín chỉ) - Sinh học cơ thể thực vật

Học phần cung cấp những kiến thức cơ bản về đặc điểm cấu tạo và chức năng của các cơ quan ở thực vật có hoa; Vai trò của thực vật trong thiên nhiên và đời sống con người.

39

ORM 621 (2 tín chỉ) - Sinh học cơ thể động vật

Học phần cung cấp những kiến thức cơ bản về phân chia sinh giới; Hệ thống động vật, tính đa dạng của chúng; Tổ chức cơ thể của động vật có xương sống, cấu trúc và chức năng của các cơ quan trong cơ thể.

POP 621 (2 tín chỉ) - Sinh học quần thể

Học phần cung cấp cho học viên kiến thức về các cấp độ tổ chức sống trên trái đất: quần thể, quần xã, hệ sinh thái, sinh quyển và địa lý sinh vật; Mối quan hệ qua lại giữa các cấp độ đó với môi trường và ngược lại.

2. Các học phần tự chọn (8 tín chỉ)

BIO 621 (2 tín chỉ) - Một số vấn đề hiện đại của sinh học

Học phần có tính cập nhật cao, đề cập tới phương pháp tiếp cận và những vấn đề chủ yếu của sinh học hiện đại như: Genomics, Proteomics, Công nghệ ADN tái tổ hợp, Chíp sinh học, Công nghệ nano sinh học, Nhân bản vô tính và công nghệ tế bào gốc, Miễn dịch học hiện đại và Tin sinh học.

BIT 621 (2 tín chỉ) - Công nghệ sinh học và ứng dụng

Học phần cung cấp những kiến thức cơ bản về công nghệ di truyền, công nghệ vi sinh, công nghệ tế bào và mô. Những ứng dụng của công nghệ sinh học vào thực tiễn đời sống.

GPO 621 (2 tín chỉ) - Di truyền quần thể

Học phần cung cấp cho học viên những kiến thức về các quá trình xảy ra ở các quần thể tự phối và giao phối; các nội dung chủ yếu về sự di truyền trong quần thể tự phối và quần thể giao phối; sự ảnh hưởng của các nhân tố (đột biến, chọn lọc, di gen, nội phối, kích thước của quần thể) đến sự thay đổi trạng thái cân bằng di truyền trong quần thể.

GMI 621 (2 tín chỉ) - Di truyền vi sinh vật

Học phần cung cấp cho học viên những kiến thức nâng cao về vật chất di truyền và các cơ chế di truyền ở virus, vi khuẩn; ứng dụng của kỹ thuật tái tổ hợp ADN, sử dụng các enzym giới hạn tách từ vi khuẩn, các vector chuyển gen là phage hay plasmid trong thực tiễn sản xuất các chế phẩm vi sinh, các hoocmôn...phục vụ đời sống con người.

GMO 621 (2 tín chỉ) - Di truyền phân tử

Học phần cung cấp cho học viên những kiến thức về cấu trúc chức năng của axit nucleic các cơ chế thông tin di truyền và điều hoà hoạt động của gen, cơ chế biến đổi di truyền ở mức độ phân tử; Công nghệ AND và ứng dựng nó trong kỹ thuật di truyền.

GCE 621 (2 tín chỉ) - Di truyền tế bào

Học phần cung cấp những kiến thức cơ bản về cấu trúc chức năng của NST, cơ chế của sự trao đổi chéo, sự phân li giới tính, sự di truyền tế bào chất, di truyền tế bào soma và sự tiến hoá của bộ máy di truyền.

BDE 621 (3 tín chỉ) - Sinh học phát triển

Học phần cung cấp cho học viên những kiến thức cơ bản hiện đại, về lĩnh vực sinh học phát triển như sinh sản hữu tính, quá trình phát triển phôi và phát triển sau phôi.

IFB 621 (2 tín chỉ) - Tin sinh học

Học phần đề cập tới những vấn đề cơ bản khái quát nhất của tin sinh học như: Khái niệm, các nội dung và ứng dụng của tin sinh học; xây dựng phát triển các phương pháp tìm kiếm, xây dựng nhanh ngân hàng dữ liệu; Thu thập, phân tích số liệu, quản lý và tìm kiếm tệp số liệu; Phân tích trình tự và cấu trúc ADN và protein; Dự đoán cấu trúc không gian và hóa học của gen và protein; viết và ứng dụng các phần mềm nghiên cứu sinh học...

40

C. KHỐI KIẾN THỨC CHUYÊN NGÀNH (12 TÍN CHỈ)

1. Các học phần bắt buộc (8 tín chỉ)

MES 731 (3 tín chỉ) - Phương pháp nghiên cứu sinh học thực nghiệm

Học phần cung cấp cho học viên những vấn đề thuộc về nguyên tắc của các phương pháp được sử dụng hiện nay trong nghiên cứu sinh học thực nghiệm như: Phương pháp phân tích sinh lý, hoá sinh, một số phương pháp phân tích genome, phương pháp chuyển gen và phân tích sinh vật chuyển gen...

SSA 731 (3 tín chỉ) - Sinh lý chống chịu

Học phần cung cấp cho học viên những kiến thức cơ bản về khả năng chống chịu với điều kiện bất lợi của cây trồng (nhiệt độ, hạn, độc tố, độ mặn...); Các biện pháp nâng cao tính chống chịu của cây trồng

TCP 721 (2 tín chỉ) - Công nghệ tế bào thực vật và ứng dụng

Học phần cung cấp cho học viên kiến thức về các phương pháp nuôi cây mô - tế bào thực vật, như: Cơ sở tế bào học của kỹ thuật nuôi cấy mô và tế bào; Các hướng nghiên cứu và ứng dụng của kỹ thuật nuôi cấy mô và tế bào thực vật.; Công nghệ gen trong cải tiến giống cây trồng và những xu thế mới của công nghệ sinh học thực vật .

2. Các học phần tự chọn (4 tín chỉ)

TCA 721 (2 tín chỉ) - Công nghệ tế bào động vật và ứng dụng

Học phần cung cấp cho học viên những kiến thức cơ bản về công nghệ tế bào động vật, đó là lược sử nghiên cứu, tính toàn năng của tế bào động vật, cấy chuyển phôi, tế bào gốc và công nghệ tế bào gốc, nhân bản vô tính ở động vật, ứng dụng của công nghệ tế bào động vật trong y học.

DIS 721 (2 tín chỉ) - Miễn dịch học

Học phần cung cấp cho học viên các khái niệm cơ bản về miễn dịch, kháng nguyên, kháng thể, bổ thể; Kháng thể dịch thể và kháng thể đơn dòng, cơ chế phân tử của sự hính thành kháng thể; Sai lệch miễn dịch và miễn dịch bệnh lý. Vắc-xin và những ứng dụng của nghiên cứu miễn dịch học và phương pháp miễn dịch học trong chẩn đoán bệnh ở người.

MIM 721 (2 tín chỉ) - Vi sinh học phân tử

Học phần cung cấp cho học viên kiến thức về cấu trúc và sinh học phân tử của vi sinh vật và công nghệ sử dụng vi sinh vật trong xử lý ô nhiễm môi trường đất và nước.

PHO 721 (2 tín chỉ) - Quang hợp và hô hấp

Học phần cung cấp cho học viên những kiến thức cơ bản về quang hợp, ý nghĩa của quang hợp, bản chất của quá trình quang hợp; Bản chất của quá trình hô hấp ở thực vật, mối quan hệ giữa quang hợp và hô hấp trong cây…

D. LUẬN VĂN THẠC SĨ (12 TÍN CHỈ)

Luận văn thạc sĩ là một đề tài khoa học thuộc lĩnh vực chuyên môn do đơn vị đào tạo giao hoặc do học viên tự đề xuất, được người hướng dẫn đồng ý và Hội đồng khoa học đào tạo chuyên ngành chấp thuận. Học viên được phép bảo vệ luận văn thạc sĩ sau khi hoàn thành các học phần thuộc khối kiến thức chung, khối kiến thức cơ sở và chuyên ngành.

41

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO THẠC SĨ SINH HỌC

Chuyên ngành Sinh thái học

Mã số: 60 42 01 20.

Đơn vị đào tạo: Trường Đại Sư phạm.

Năm bắt đầu đào tạo: 1991.

Thời gian tuyển sinh: Tháng 2 và Tháng 8 hàng năm.

Môn thi tuyển:

Môn thi Cơ bản: Toán cao cấp thống kê;

Môn thi Cơ sở: Sinh học cơ sở;

Môn Ngoại ngữ: Trình độ B Ngoại ngữ.

Thời gian đào tạo: 1.5 - 2 năm.

Số tín chỉ tích lũy: 53 tín chỉ.

Tên văn bằng: Thạc sĩ Sinh học.

I. CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

A. KHỐI KIẾN THỨC CHUNG (8 TÍN CHỈ) SỐ TÍN CHỈ

PHI 651 Triết học 3

ENG 651 Ngoại ngữ 5

B. KHỐI KIẾN THỨC CƠ SỞ (21 TÍN CHỈ)

1. Các học phần bắt buộc (13 tín chỉ)

MOL 631 Cơ sở và phương pháp Sinh học phân tử 3

CEL 631 Sinh học tế bào 3

ORP 631 Sinh học cơ thể thực vật 3

ORM 621 Sinh học cơ thể động vật 2

POP 621 Sinh học quần thể 2

2. Các học phần tự chọn (8 tín chỉ)

BIO 621 Một số vấn đề hiện đại của sinh học 2

BIT 621 Công nghệ sinh học và ứng dụng 2

GPO 621 Di truyền quần thể 2

IEB 621 Chỉ thị sinh học môi trường 2

BID 621 Đa dạng sinh học 2

CHO 621 Địa lý sinh vật 2

BDE 621 Sinh học phát triển 2

IFB 621 Tin sinh học 2

42

C. KHỐI KIẾN THỨC CHUYÊN NGÀNH (12 TÍN CHỈ)

1. Các học phần bắt buộc (8 tín chỉ)

MCP 721 Phương pháp nghiên cứu quần xã thực vật 2

SYS 731 Hệ thống học thực vật 3

EFT 731 Hệ sinh thái rừng nhiệt đới 3

2. Các học phần tự chọn (4 tín chỉ)

COP 721 Quần xã học thực vật 2

DEE 721 Phát triển bền vững và cân bằng Sinh thái 2

ECG 721 Sinh thái học nông nghiệp 2

ECA 721 Sinh thái học động vật 2

D. LUẬN VĂN THẠC SĨ (12 TÍN CHỈ)

II. MÔ TẢ TÓM TẮT HỌC PHẦN

A. KHỐI KIẾN THỨC CHUNG (8 TÍN CHỈ)

PHI 651 (3 tín chỉ) - Triết học

Học phần kế thừa những kiến thức đã học trong chương trình đào tạo Triết học ở bậc đại học, phát triển và nâng cao những nội dung cơ bản gắn liền với những thành tựu của khoa học - công nghệ, những vấn đề mới của thời đại và đất nước. Học viên được học các chuyên đề chuyên sâu; kiến thức về nhân sinh quan, thế giới quan duy vật biện chứng; những kiến thức cơ bản, có hệ thống về lịch sử hình thành, phát triển của triết học nói chung và các trường phái triết học nói riêng. Trên cơ sở đó giúp cho học viên có khả năng vận dụng kiến thức Triết học để giải quyết những vấn đề lý luận và thực tiễn trong lĩnh vực hoạt động chuyên môn, nghề nghiệp.

ENG 651 (5 tín chỉ) - Ngoại ngữ

Học phần cung cấp cho học viên kiến thức ngoại ngữ chuyên sâu về lĩnh vực chuyên môn, giúp cho học viên có thể đọc, dịch tài liệu phục vụ cho việc học tập các môn học chuyên ngành, nghiên cứu khoa học và hoàn thành luận văn thạc sĩ.

B. KHỐI KIẾN THỨC CƠ SỞ (21 TÍN CHỈ)

1. Các học phần bắt buộc (13 tín chỉ)

MOL 631 (3 tín chỉ) - Cơ sở và phương pháp Sinh học phân tử

Học phần nghiên cứu cấu trúc và chức năng của các đại phân tử, chủ yếu là protein và axit nucleic; các quá trình cơ bản xảy ra ở mức phân tử liên quan đến protein và axit nucleic. Học phần đề cập đến một số phản ứng in vitro liên quan đến axit nucleic và protein, làm cơ sở cho các kỹ thuật sinh học phân tử ứng dụng vào thực tế.

CEL 631 (3 tín chỉ) - Sinh học tế bào

Học phần trình bày những vấn đề về cấu trúc, chức năng tế bào; Cấu trúc chức năng của các bào quan ở tế bào nhân chuẩn, sự vận chuyển các chất qua màng tế bào.

ORP 631 (3 tín chỉ) - Sinh học cơ thể thực vật

Học phần cung cấp những kiến thức cơ bản về đặc điểm cấu tạo và chức năng của các cơ quan ở thực vật có hoa; Vai trò của thực vật trong thiên nhiên và đời sống con người.

43

ORM 621 (2 tín chỉ) - Sinh học cơ thể động vật

Học phần cung cấp những kiến thức cơ bản về phân chia sinh giới; Hệ thống động vật, tính đa dạng của chúng; Tổ chức cơ thể của động vật có xương sống, cấu trúc và chức năng của các cơ quan trong cơ thể.

POP 621 (2 tín chỉ) - Sinh học quần thể

Học phần cung cấp cho học viên kiến thức về các cấp độ tổ chức sống trên trái đất: quần thể, quần xã, hệ sinh thái, sinh quyển và địa lý sinh vật; Mối quan hệ qua lại giữa các cấp độ đó với môi trường và ngược lại.

2. Các học phần tự chọn (8 tín chỉ)

BIO 621 (2 tín chỉ) - Một số vấn đề hiện đại của sinh học

Học phần có tính cập nhật cao, đề cập tới phương pháp tiếp cận và những vấn đề chủ yếu của sinh học hiện đại như: Genomics, Proteomics, Công nghệ ADN tái tổ hợp, Chíp sinh học, Công nghệ nano sinh học, Nhân bản vô tính và công nghệ tế bào gốc, Miễn dịch học hiện đại và Tin sinh học.

BIT 621 (2 tín chỉ) - Công nghệ sinh học và ứng dụng

Học phần cung cấp những kiến thức cơ bản về công nghệ di truyền, công nghệ vi sinh, công nghệ tế bào và mô; Những ứng dụng của công nghệ sinh học vào thực tiễn đời sống.

GPO 621 (2 tín chỉ) - Di truyền quần thể

Học phần cung cấp cho học viên kiến thức về các quá trình xảy ra ở các quần thể tự phối và giao phối; các nội dung chủ yếu về sự di truyền trong quần thể tự phối và quần thể giao phối; sự ảnh hưởng của các nhân tố (đột biến, chọn lọc, di gen, nội phối, kích thước của quần thể) đến sự thay đổi trạng thái cân bằng di truyền trong quần thể.

IEB 621 (2 tín chỉ) - Chỉ thị sinh học môi trường

Học phần cung cấp cho học viên các kiến thức các khái niệm về sinh vật chỉ thị, các mối quan hệ, các yếu tố ảnh hưởng và phản ứng thích nghi của sinh vật chỉ thị; thiên địch - vật chỉ thị trong môi trường nước, môi trường không khí và môi trường đất.

BID 621 (2 tín chỉ) - Đa dạng sinh học

Học phần cung cấp cho học viên kiến thức về khái niệm về đa dạng sinh học, đa dạng sinh học trên thế giới và ở Việt Nam; Những giải pháp bảo vệ đa dạng sinh học và những tác động ảnh hưởng đến đa dạng sinh học.

CHO 621 (2 tín chỉ) - Địa lý sinh vật

Học phần cung cấp cho học viên kiến thức về các giới sinh vật, về hệ thống loại thực vật trong sinh quyển, vùng phân bố của sinh vật trên trái đất; Các miền địa lý sinh vật trên cạn và đại dương; Địa lý sinh vật Việt Nam.

BDE 621 (2 tín chỉ) - Sinh học phát triển

Học phần cung cấp cho học viên những kiến thức cơ bản, hiện đại và cập nhật về những lĩnh vực khoa học phát triển. Học viên cần nắm được các kiến thức lý thuyết hiện đại về sự phát triển từ cấp độ tế bào, phôi và phát triển sau phôi.

FB 621 (2 tín chỉ) - Tin sinh học

Học phần đề cập tới những vấn đề cơ bản khái quát nhất của tin sinh học như: Khái niệm, các nội dung và ứng dụng của tin sinh học; xây dựng phát triển các phương pháp tìm kiếm, xây dựng nhanh ngân hàng dữ liệu; Thu thập, phân tích số liệu, quản lý và tìm kiếm tệp số liệu; Phân tích trình tự và cấu trúc ADN và protein; Dự đoán cấu trúc không gian và hóa học của gen và protein; viết và ứng dụng các phần mềm nghiên cứu sinh học...

44

C. KHỐI KIẾN THỨC CHUYÊN NGÀNH (12 TÍN CHỈ)

1. Các học phần bắt buộc (8 tín chỉ)

MCP 721 (2 tín chỉ) - Phương pháp nghiên cứu quần xã thực vật

Học phần cung cấp cho học viên những kiến thức cơ bản về các phương pháp nghiên cứu thành phần loài thực vật, về dạng sống, sự sinh sản hữu tính và sinh sản sinh dưỡng, nghiên cứu vật hậu, năng suất sinh học, các phương pháp nghiên cứu quần xã thực vật.

SYS 731 (3 tín chỉ) - Hệ thống học thực vật

Học phần giới thiệu khái quát về 5 giới sinh vật; Nguồn gốc, tiến hoá và phân loại của giới thực vật, đặc biệt là thực vật có hoa.

EFT 731 (3 tín chỉ) - Hệ sinh thái rừng nhiệt đới

Học phần cung cấp cho học viên những kiến thức nghiên cứu các ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái lên thảm thực vật. Những tác động qua lại giữa thảm thực vật với môi trường; quá trình diễn thế của thảm thực vật; Một số nguyên tắc phân loại thảm thực vật.

2. Các học phần tự chọn (4 tín chỉ)

COP 721 (2 tín chỉ) - Quần xã học thực vật

Học phần cung cấp cho học viên những kiến thức cơ bản về quần xã, từ đó có thể áp dụng vào công tác nghiên cứu khoa học và giảng dạy ở bậc trung học phổ thông và đại học; Đặc biệt trong thực tiễn sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp và đời sống.

DEE 721 (2 tín chỉ) - Phát triển bền vững và cân bằng sinh thái

Học phần cung cấp cho học viên kiến thức liên quan đến chiến lược phát triển bền vững, về mối quan hệ giữa Hệ thống kinh tế - Hệ thống xã hội - Môi trường; mối quan hệ giữa Dân số - Tài nguyên - Môi trường - Phát triển - Đói nghèo; cách thức giải quyết những vấn đề nổi bật về môi trường, phát triển và sử dụng tài nguyên hiện nay.

ECG 721 (2 tín chỉ) - Sinh thái học nông nghiệp

Học phần cung cấp cho học viên kiến thức cơ bản về sinh thái học; quần thể, quần xã và hệ sinh thái, đặc biệt là hệ sinh thái nông nghiệp.

ECA 721 (2 tín chỉ) - Sinh thái học động vật

Học phần cung cấp cho học viên kiến thức cơ bản nhất về mối quan hệ của các cá thể, quần thể động vật với môi trường sống. Khái niệm quần xã, tính chất của quần xã, sự vận chuyển vật chất, năng lượng trong hệ sinh thái…

D. LUẬN VĂN THẠC SĨ (12 TÍN CHỈ)

Luận văn thạc sĩ là một đề tài khoa học thuộc lĩnh vực chuyên môn do đơn vị đào tạo giao hoặc do học viên tự đề xuất, được người hướng dẫn đồng ý và Hội đồng khoa học đào tạo chuyên ngành chấp thuận. Học viên được phép bảo vệ luận văn thạc sĩ sau khi hoàn thành các học phần thuộc khối kiến thức chung, khối kiến thức cơ sở và chuyên ngành.

45

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO THẠC SĨ NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM

Chuyên ngành Văn học Việt Nam

Mã số: 60 22 01 21.

Đơn vị đào tạo: Trường Đại Sư phạm.

Năm bắt đầu đào tạo: 1999.

Thời gian tuyển sinh: Tháng 2 và Tháng 8 hàng năm.

Môn thi tuyển:

Môn thi Cơ bản: Triết học;

Môn thi Cơ sở: Lý luận văn học;

Môn Ngoại ngữ: Trình độ B Ngoại ngữ.

Thời gian đào tạo: 1.5 - 2 năm.

Số tín chỉ tích lũy: 53 tín chỉ.

Tên văn bằng: Thạc sĩ Ngôn ngữ và văn hóa Việt Nam.

I. CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

A. KHỐI KIẾN THỨC CHUNG (8 TÍN CHỈ) SỐ TÍN CHỈ

PHI 651 Triết học 3

ENG 651 Ngoại ngữ 5

B. KHỐI KIẾN THỨC CƠ SỞ (21 TÍN CHỈ)

1. Các học phần bắt buộc (13 tín chỉ)

PRO 637 Thi pháp học 3

SOC 627 Một số vấn đề về văn học và tư tưởng phương Đông 2

ELP 637 Thi pháp văn học dân gian 3

MRL 627 Phương pháp luận nghiên cứu tác gia văn học 2

GMV 637 Sự vận động của thể loại trong văn học Việt Nam thế kỷ XX 3

2. Các học phần tự chọn (8 tín chỉ)

AVL 627 Phong cách nghệ thuật một số tác giả văn học Việt Nam hiện đại

2

EMP 627 Văn xuôi dân tộc và miền núi 2

SCL 627 Văn học trong nhà trường 2

PVL 627 Ngữ dụng học và dụng học Việt ngữ 2

GVG 627 Ngữ pháp học đại cương và một số vấn đề ngữ pháp tiếng Việt

2

HPV 627 Tiến trình lịch sử của văn học dân gian Việt Nam 2

IFV 627 Ảnh hưởng của văn học nước ngoài đến văn học Việt Nam giai đoạn từ đầu thế kỷ XX đến nay

2

VMP 627 Thơ ca Việt Nam hiện đại - Lịch sử và Thi pháp 2

46

LIL 627 Ngôn ngữ văn chương 2

C. KHỐI KIẾN THỨC CHUYÊN NGÀNH (12 TÍN CHỈ)

1. Các học phần bắt buộc (8 tín chỉ)

PML 637 Tiến trình văn học Việt Nam hiện đại 3

CVL 627 Văn học trung đại Việt Nam - Tiếp cận từ góc nhìn văn hóa 2

MVL 627 Vấn đề hiện đại hoá văn học Việt Nam từ đầu thế kỷ XX đến năm 1945

3

2. Các học phần tự chọn (4 tín chỉ)

ALV 627 Ngôn ngữ nghệ thuật trong văn học Việt Nam hiện đại 2

DVP 627 Sự vận động của văn xuôi Việt Nam từ sau 1945 2

CHE 627 Sự biến đổi thi pháp ca dao trong tiến trình lịch sử 2

D. LUẬN VĂN THẠC SĨ (12 TÍN CHỈ)

II. MÔ TẢ TÓM TẮT HỌC PHẦN

A. KHỐI KIẾN THỨC CHUNG (8 TÍN CHỈ)

PHI 651 (3 tín chỉ) - Triết học

Học phần kế thừa những kiến thức đã học trong chương trình đào tạo Triết học ở bậc đại học, phát triển và nâng cao những nội dung cơ bản gắn liền với những thành tựu của khoa học - công nghệ, những vấn đề mới của thời đại và đất nước. Học viên được học các chuyên đề chuyên sâu; kiến thức về nhân sinh quan, thế giới quan duy vật biện chứng; những kiến thức cơ bản, có hệ thống về lịch sử hình thành, phát triển của triết học nói chung và các trường phái triết học nói riêng. Trên cơ sở đó giúp cho học viên có khả năng vận dụng kiến thức Triết học để giải quyết những vấn đề lý luận và thực tiễn trong lĩnh vực hoạt động chuyên môn, nghề nghiệp.

ENG 651 (5 tín chỉ) - Ngoại ngữ

Học phần cung cấp cho học viên kiến thức ngoại ngữ chuyên sâu về lĩnh vực chuyên môn, giúp cho học viên có thể đọc, dịch tài liệu phục vụ cho việc học tập các môn học chuyên ngành, nghiên cứu khoa học và hoàn thành luận văn thạc sĩ.

B. KHỐI KIẾN THỨC CƠ SỞ (21 TÍN CHỈ)

1. Các học phần bắt buộc (13 tín chỉ)

PRO 637 (3 tín chỉ) - Thi pháp học

Học phần giới thiệu khái quát các khái niệm thi pháp, thi pháp học, các trường phái nghiên cứu thi pháp trên thế giới; giới thiệu một phương pháp nghiên cứu văn học bắt đầu từ nhưng phương diện của hình thức nghệ thuật mang tính nội dung: quan niệm nghệ thuật về thế giới và con người; không gian và thời gian nghệ thuật, tác giả và kiểu tác giả; ngôn từ nghệ thuật; cấu trúc và văn bản trần thuật. Qua việc giới thiệu lí thuyết sẽ vận dụng lí luận vào thực hành nghiên cứu các tác phẩm văn học cụ thể từ hướng tiếp cận thi pháp học.

SOC 627 (3 tín chỉ) - Một số vấn đề về Văn học và tư tưởng Phương Đông

Học phần trình bày các khái niệm văn hóa, văn hóa học, loại hình văn hóa và nêu bản chất loại hình của văn hóa phương Đông trong đó đi sâu tìm hiểu hai nền văn hóa lớn là Trung Quốc và Ấn Độ, đồng thời nên lên mối quan hệ giữa văn hóa Việt với các nền văn hóa này;

47

mối quan hệ nhân quả giữa văn hóa phương Đông và văn học phương Đông đặc biệt là văn học Việt Nam thời Trung đại. Nội dung cơ bản của các hệ tư tưởng lớn của phương Đông như Dịch học, Nho học, Đạo học, Phật học và nên lên ảnh hưởng của chúng trong đời sống tinh thần của các dân tộc phương Đông nói chung và văn học phương Đông trong đó có văn học Việt nam nói riêng.

ELP 637 (3 tín chỉ) - Thi pháp văn học dân gian

Học phần được cấu thành bốn nhóm nội dung: Những cơ sở khoa học của việc tìm hiểu nghiên cứu thi pháp văn học dân gian; Đại cương về thi pháp văn học dân gian; Những vấn đề thi pháp thể loại văn học dân gian; Thực hành phân tích một số tác phẩm văn học dân gian theo đặc trưng thi pháp thể loại.

MRL 627 (2 tín chỉ) - Phương pháp luận nghiên cứu tác gia văn học

Học phần giới thiệu về phương pháp luận nghiên cứu tác gia văn học, từ đó có căn cứ để tìm hiểu tư tưởng nghệ thuật của các nhà văn, nhà thơ.

GMV 637 (3 tín chỉ) - Sự vận động của thể loại trong văn học Việt Nam thế kỷ XX

Học phần cung cấp cho học viên kiến thức về: một số vấn đề về lý thuyết thể loại; Sự hình thành hệ thống thể loại văn học hiện đại đầu thế kỷ XX; Sự hoàn chỉnh và tính năng động thể loại của văn học Việt Nam 1930-1945; Đời sống thể loại văn học kháng chiến chống Pháp 1945-1954; Văn học thời kỳ 1955-1975: Thể loại văn học trong bối cảnh xây dựng chủ nghĩa xã hội và chống Mỹ cứu nước; Đời sống văn học đương đại nhìn từ phương diện thể loại.

2. Các học phần tự chọn (8 tín chỉ)

AVL 627 (2 tín chỉ) - Phong cách nghệ thuật một số tác gia văn học Việt Nam hiện đại

Học phần đi sâu tìm hiểu phong cách nghệ thuật một số tác gia văn học trong nền văn học Việt Nam hiện đại như Tố Hữu, Tô Hoài, Xuân Quỳnh, Ma Văn Kháng. Giúp học viên thực hành nghiên cứu phong cách nghệ thuật tác gia văn học trên những tác phẩm cụ thể.

EMP 627 (2 tín chỉ) - Văn xuôi dân tộc và miền núi

Học phần cung cấp những nét tổng quan về văn xuôi dân tộc và miền núi; Những mạch nguồn cảm hứng và thế giới nhân vật; Những đặc điểm về hình thức nghệ thuật; Giới thiệu một số tác giả, tác phẩm tiêu biểu của văn xuôi về đề tài dân tộc và miền núi.

SCL 627 (2 tín chỉ) - Văn học trong nhà trường

Học phần cung cấp kiến thức về cơ sở lý luận chung của việc đổi mới phương pháp giảng dạy tác phẩm văn chương trong nhà trường phổ thông, đưa ra một số mẫu thiết kế thể nghiệm dạy học trong giờ giảng văn ở nhà trường.

PVL 627 (2 tín chỉ) - Ngữ dụng học và dụng học Việt ngữ

Học phần cung cấp cho học viên những kiến thức cơ bản về ngữ dụng học: Khái quát về ngữ dụng học; Tín hiệu học và ngữ dụng học; Ba giai đoạn của ngữ dụng học : Ngữ dụng học Logic, Ngữ dụng học đơn thoại, Ngữ dụng học tương tác; Các vấn đề của ngữ dụng học: Chiếu vật và chỉ xuất, Hành vi ngôn ngữ, Lý thuyết hội thoại, Lý thuyết lập luận, Nghĩa tường minh và nghĩa hàm ẩn; Một số vấn đề về tiếng Việt: Các phương tiện biểu thị tình thái trong tiếng Việt, hệ thống từ xưng hô trong tiếng Việt, một số từ chỉ xuất trong tiếng Việt.

GVG 627 (2 tín chỉ) - Ngữ pháp học đại cương và một số vấn đề ngữ pháp tiếng Việt

Học phần cung cấp cho học viên những tri thức cơ bản về ngữ pháp học đại cương như: Khái niệm ngữ pháp, hệ thống đơn vị và các cấp độ ngữ pháp, ý nghĩa ngữ pháp và hình thức ngữ pháp, quan hệ ngữ pháp và các phạm trù ngữ pháp.

48

HPV 627 (2 tín chỉ) - Tiến trình lịch sử của văn học dân gian Việt Nam

Học phần giới thiệu khái quát một số vấn đề chung, có tính chất tiền đề cho việc tìm hiểu tiến trình lịch sử văn học dân gian Việt Nam, đi sâu tìm hiểu các giai đoạn lịch sử cụ thể của tiến trình lịch sử văn học vân gian Việt Nam trong sự phân tích, nhận diện, tiên lượng đời sống của các thể loại văn học dân gian từ môi trường văn học, xã hội, lịch sử.

IFV 627 (2 tín chỉ) - Ảnh hưởng của văn học nước ngoài đến văn học Việt Nam giai đoạn từ đầu thế kỷ XX đến nay

Học phần giới thiệu quá trình tiếp nhận, con đường tiếp nhận văn học nước ngoài của Việt Nam; Quan điểm tiếp nhận văn học nước ngoài của Nhà nước Việt Nam; Tập trung giới thiệu ảnh hưởng của văn học nước ngoài đến quá trình hiện đại hóa của văn học Việt Nam giai đoạn 1930 - 1945; 1945 -1975.

VMP 627 (2 tín chỉ) - Thơ ca Việt Nam hiện đại - Lịch sử và Thi pháp

Học phần cung cấp cho học viên kiến thức về hệ thống tiến trình thơ ca Việt Nam hiện đại (từ 1930 đến đương đại); Toàn cảnh và các giai đoạn phát triển. Mô tả những đặc điểm của thơ qua các chặng đường: Cuộc cách mạng thi ca đầu những năm 30 và sự hình thành thơ ca hiện đại; thơ giai đoạn 1945 - 1954; thơ 1954 - 1964; thơ kháng chiến chống Mỹ 1964-1975; thơ từ 1975 đến nay; Sự biến đổi trong thi pháp và hình thức thơ; Tìm hiểu các đặc trưng quy luật phát triển của thơ ca hiện đại. Những vấn đề truyền thống và cách tân, dân tộc và hiện đại, mối quan hệ nội dung và hình thức…

LIL 627 (2 tín chỉ) - Ngôn ngữ văn chương

Học phần giới thiệu một số vấn đề lí luận chung về khoa học phong cách và vai trò của Ngôn ngữ trong tác phẩm văn chương. Đồng thời xem xét Ngôn ngữ văn chương trên tất cả các bình diện, đặt trong một chỉnh thể nghệ thuật, hiệu quả biểu đạt của các yếu tố Ngôn ngữ trong tác phẩm văn chương sẽ được bộc lộ toàn diện và rõ nét hơn. Xem xét Ngôn ngữ trong một số thể loại tiêu biểu thuộc loại hình tự sự và trữ tình là điều môn học quan tâm.

C. KHỐI KIẾN THỨC CHUYÊN NGÀNH (12 TÍN CHỈ)

1. Các học phần bắt buộc (8 tín chỉ)

PML 637 (3 tín chỉ) - Tiến trình văn học Việt Nam hiện đại

Học phần cung cấp cho học viên kiến thức về miêu tả, phân tích, lí giải tiến trình phát triển của Văn học Việt Nam hiện đại từ đầu thế kỉ XX cho đến nay; Phân tích đặc trưng các trào lưu văn học, tìm hiểu một số tác giả tiêu biểu của các thời kì văn học.

CVL 627 (2 tín chỉ) - Văn học trung đại Việt Nam - Tiếp cận từ góc nhìn văn hóa

Học phần cung cấp cho học viên các kiến thức về lý thuyết tiếp cận văn hoá học và ứng dụng lý thuyết vào việc nghiên cứu văn học trung đại; Sự cần thiết ứng dụng các tri thức văn hoá truyền thống phương Đông vào giải mã tác phẩm văn học trên các cấp độ khác nhau. Hệ thống các vấn đề của một tác phẩm văn học nhìn từ góc độ văn hoá; Các thao tác nghiên cứu trên cơ sở phân tích một tác phẩm văn học trung đại tiêu biểu - Truyện Kiều. So sánh với các phương pháp tiếp cận khác và khả năng vận dụng phương pháp tiếp cận văn hoá học cho loại hình văn học dân gian và văn học hiện đại.

MVL 627 (3 tín chỉ) - Vấn đề hiện đại hoá văn học Việt Nam từ đầu thế kỷ XX đến năm 1945

Học phần cung cấp cho học viên những tri thức cơ bản về quá trình hiện đại hoá văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến năm 1945.

49

2. Các học phần tự chọn (4 tín chỉ)

ALV 627 (2 tín chỉ) - Ngôn ngữ nghệ thuật trong văn học Việt Nam hiện đại

Học phần cung cấp cho học viên những kiến thức cơ bản: giới thuyết về ngôn ngữ nghệ thuật; phương pháp nghiên cứu ngôn ngữ nghệ thuật; sự vận động của ngôn ngữ nghệ thuật trong tiến trình văn học Việt Nam hiện đại, trong đó tập trung vào phân tích sự vận động ngôn ngữ của các thể loại văn học. Giới thiệu phong cách ngôn ngữ của một số tác giả tiêu biểu: Nguyên Hồng, Nam Cao, Xuân Diệu, Chế Lan Viên…và hướng dẫn học viên thực hành nghiên cứu ngôn ngữ nghệ thuật của một số tác giả, tác phẩm cụ thể.

DVP 627 (2 tín chỉ) - Sự vận động của văn xuôi Việt Nam từ sau 1945

Học phần cung cấp cho học viên kiến thức về: tiến trình vận động của thể loại văn xuôi Việt Nam từ 1945 đến nay qua các chặng: 1945 - 1975, 1975 đến nay.

CHE 627 (2 tín chỉ) - Sự biến đổi thi pháp ca dao trong tiến trình lịch sử

Học phần cung cấp cho học viên kiến thức về những tiền đề lịch sử - xã hội, sự xuất hiện của ca dao, vai trò và vận mệnh của thể loại ca dao trong đời sống xã hội. Khảo sát sự vận động của nội dung và một số yếu tố thi pháp ca dao trong tiến trình lịch sử.

D. LUẬN VĂN THẠC SĨ (12 TÍN CHỈ)

Luận văn thạc sĩ là một đề tài khoa học thuộc lĩnh vực chuyên môn do đơn vị đào tạo giao hoặc do học viên tự đề xuất, được người hướng dẫn đồng ý và Hội đồng khoa học đào tạo chuyên ngành chấp thuận. Học viên được phép bảo vệ luận văn thạc sĩ sau khi hoàn thành các học phần thuộc khối kiến thức chung, khối kiến thức cơ sở và chuyên ngành.

50

51

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO THẠC SĨ NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM

Chuyên ngành Ngôn ngữ Việt Nam

Mã số: 60 22 01 02.

Đơn vị đào tạo: Trường Đại Sư phạm.

Năm bắt đầu đào tạo: 2006.

Thời gian tuyển sinh: Tháng 2 và Tháng 8 hàng năm.

Môn thi tuyển:

Môn thi Cơ bản: Triết học;

Môn thi Cơ sở: Ngôn ngữ đại cương;

Môn Ngoại ngữ: Trình độ B Ngoại ngữ.

Thời gian đào tạo: 1.5 - 2 năm.

Số tín chỉ tích lũy: 53 tín chỉ.

Tên văn bằng: Thạc sĩ Ngôn ngữ và văn hóa Việt Nam.

I. CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

A. KHỐI KIẾN THỨC CHUNG (8 TÍN CHỈ) SỐ TÍN CHỈ

PHI 651 Triết học 3

ENG 651 Ngoại ngữ 5

B. KHỐI KIẾN THỨC CƠ SỞ (21 TÍN CHỈ)

1. Các học phần bắt buộc (13 tín chỉ)

TML 637 Các khuynh hướng của ngôn ngữ học hiện đại 3

LIS 627 Cấu trúc ngôn ngữ 2

ILG 637 Nhập môn Ngôn ngữ học hiện đại và ngữ pháp chức năng

3

PVL 637 Ngữ dụng học và dụng học Việt ngữ 2

SVS 637 Ngữ nghĩa học đại cương và một số vấn đề ngữ nghĩa học trong tiếng Việt

3

2. Các học phần tự chọn (8 tín chỉ)

LMV 627 Ngôn ngữ các dân tộc ở Việt Nam 2

LIP 627 Những vấn đề cơ bản của ngôn ngữ học tâm lí 2

CCL 627 Những vấn đề thời sự của ngôn ngữ học tri nhận 2

MSL 627 Các phương pháp nghiên cứu ngôn ngữ 2

TAV 627 Đại cương về văn bản và văn bản tiếng Việt 2

OOS 627 Đại cương về phong cách học 2

SLT 627 Ngôn ngữ học xã hội 2

LIL 627 Ngôn ngữ văn chương 2

VID 627 Phương ngữ học tiếng Việt 2

52

C. KHỐI KIẾN THỨC CHUYÊN NGÀNH (12 TÍN CHỈ)

1. Các học phần bắt buộc (8 tín chỉ)

GVG 627 Ngữ pháp học đại cương và một số vấn đề ngữ pháp học tiếng Việt

2

TDL 627 Lý thuyết về từ điển và từ điển học 3

HVV 627 Từ Hán Việt 3

2. Các học phần tự chọn (4 tín chỉ)

VOV 627 Kết trị của động từ tiếng Việt 2

MVA 627 Tính từ tiếng Việt hiện đại 2

MDM 627 Nghĩa tình thái 2

PVP 627 Ngữ âm và ngữ âm tiếng Việt 2

D. LUẬN VĂN THẠC SĨ (12 TÍN CHỈ)

II. MÔ TẢ TÓM TẮT HỌC PHẦN

A. KHỐI KIẾN THỨC CHUNG (8 TÍN CHỈ)

PHI 651 (3 tín chỉ) - Triết học

Học phần kế thừa những kiến thức đã học trong chương trình đào tạo Triết học ở bậc đại học, phát triển và nâng cao những nội dung cơ bản gắn liền với những thành tựu của khoa học - công nghệ, những vấn đề mới của thời đại và đất nước. Học viên được học các chuyên đề chuyên sâu; kiến thức về nhân sinh quan, thế giới quan duy vật biện chứng; những kiến thức cơ bản, có hệ thống về lịch sử hình thành, phát triển của triết học nói chung và các trường phái triết học nói riêng. Trên cơ sở đó giúp cho học viên có khả năng vận dụng kiến thức Triết học để giải quyết những vấn đề lý luận và thực tiễn trong lĩnh vực hoạt động chuyên môn, nghề nghiệp.

ENG 651 (5 tín chỉ) - Ngoại ngữ

Học phần cung cấp cho học viên kiến thức ngoại ngữ chuyên sâu về lĩnh vực chuyên môn, giúp cho học viên có thể đọc, dịch tài liệu phục vụ cho việc học tập các môn học chuyên ngành, nghiên cứu khoa học và hoàn thành luận văn thạc sĩ.

B. KHỐI KIẾN THỨC CƠ SỞ (21 TÍN CHỈ)

1. Các học phần bắt buộc (13 tín chỉ)

TML 637 (3 tín chỉ) - Các khuynh hướng của ngôn ngữ học hiện đại

Học phần giới thiệu cơ sở lịch sử và phương pháp của cấu trúc luận ngôn ngữ học, xem xét các luận điểm cơ bản của học thuyết F. de Saussure và sự hình thành các khuynh hướng cấu trúc luận ngôn ngữ.

LIS 627 (2 tín chỉ) - Cấu trúc ngôn ngữ

Học phần cung cấp cho học viên một hệ thống các khái niệm cơ bản của ngôn ngữ học về cấu trúc ngôn ngữ, các cấp độ nghiên cứu ngôn ngữ, các đơn vị thuộc các cấp độ ngôn ngữ, các quan hệ cơ bản giữa các đơn vị ngôn ngữ và giữa các cấp độ của ngôn ngữ. Với mỗi nội dung cụ thể, học phần sẽ cung cấp những thông tin đầy đủ và hệ thống các quan niệm khác nhau của các nhà ngôn ngữ học trên thế giới và Việt Nam về các vấn đề đang đặt ra ở bình diện lí thuyết cũng như trong thực tiễn.

53

ILG 637 (3 tín chỉ) - Nhập môn Ngôn ngữ học hiện đại và ngữ pháp chức năng

Học phần cung cấp cho học viên các kiến thức cơ bản về các trào lưu ngôn ngữ học đầu, giữa và cuối thế kỉ XX: cấu trúc luận, tạo sinh luận, chức năng luận; Giúp học viên hiểu được việc nghiên cứu ngôn ngữ, đặc biệt, ngữ pháp, đi từ mô tả cấu trúc tới chức năng hóa cấu trúc nhằm nâng cấp hiệu lực giao tiếp; có các kĩ năng và phưong pháp phân tích ngôn ngữ học cập nhật.

PVL 637 (2 tín chỉ) - Ngữ dụng học và dụng học Việt ngữ

Học phần cung cấp cho học viên những kiến thức cơ bản về ngữ dụng học: Khái quát về ngữ dụng học; Tín hiệu học và ngữ dụng học; Ba giai đoạn của ngữ dụng học: Ngữ dụng học Logích, Ngữ dụng học đơn thoại, Ngữ dụng học tương tác; Các vấn đề của ngữ dụng học: Chiếu vật và chỉ xuất, Hành vi ngôn ngữ, Lý thuyết hội thoại, Lý thuyết lập luận, Nghĩa tường minh và nghĩa hàm ẩn; Một số vấn đề về tiếng Việt: Các phương tiện biểu thị tình thái trong tiếng Việt, hệ thống từ xưng hô trong tiếng Việt, một số từ chỉ xuất trong tiếng Việt.

SVS 637 (3 tín chỉ) - Ngữ nghĩa học đại cương và một số vấn đề ngữ nghĩa học trong tiếng Việt

Học phần cung cấp cho học viên những nội dung lí thuyết cơ bản về ngữ nghĩa học đại cương và những nội dung cụ thể về ngữ nghĩa học trong tiếng Việt như ngữ nghĩa học từ vựng tiếng Việt, ngữ nghĩa học phát ngôn. Các nội dung về Ngữ nghĩa trong tiếng Việt được nhìn nhận từ góc độ hệ thống (trạng thái tĩnh) và sự chuyển hóa từ hệ thống sang hành chức.

2. Các học phần tự chọn (8 tín chỉ)

LMV 627 (2 tín chỉ) - Ngôn ngữ các dân tộc ở Việt Nam

Học phần có nội dung giới thiệu ngôn ngữ như một thành tố quan trọng nhất trong văn hóa các dân tộc; ngôn ngữ các dân tộc ở Việt Nam xét về mặt cội nguồn và loại hình học; chữ viết các dân tộc; cảnh huống ngôn ngữ ở các dân tộc Việt Nam hiện nay; chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam về ngôn ngữ các dân tộc; điền dã trong nghiên cứu ngôn ngữ các dân tộc.

LIP 627 (2 tín chỉ) - Những vấn đề cơ bản của ngôn ngữ học tâm lí

Học phần cung cấp kiến thức: Bối cảnh về ngôn ngữ học và tâm lý học trên thế giới, và sự ra đời của Ngôn ngữ học tâm lý; Đối tượng nghiên cứu của Ngôn ngữ học tâm lý; Những nghiên cứu cụ thể của Ngôn ngữ học tâm lý về các lĩnh vực khác nhau của ngôn ngữ; Những vấn đề thời sự về mối quan hệ giữa Ngôn ngữ - Tâm lý - Văn hóa trong việc dạy học Ngoại ngữ; Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm thường dùng Ngôn ngữ học Tâm lý vốn vay mượn từ Tâm lý học. ....

CCL 627 (2 tín chỉ) - Những vấn đề thời sự của ngôn ngữ học tri nhận

Ngôn ngữ học tri nhận là một trường phái mới của ngôn ngữ học hiện đại, tiến hành nghiên cứu ngôn ngữ trên cơ sở vốn kinh nghiệm và sự cảm thụ của con người về thế giới khách quan cũng như cái cách thức mà con người tri giác và ý niệm hóa các sự vật và sự tình của thế giới khách quan. Có những quan niệm và nguyên lý riêng của nó, khác với ngôn ngữ học truyền thống cũng như ngôn ngữ học chức năng gần đây trong việc nghiên cứu ngôn ngữ, trong đó quan trọng nhất là: ngôn ngữ là một khả năng tri nhận (như những cấu trúc và quá trình tri nhận khác: tri giác, ký ức, chú ý, tư duy) của con người, cơ chế ngôn ngữ là một phần của cơ chế tri nhận chung, phổ quát. Tập trung nghiên cứu một số vấn đề của mối quan hệ giữa ngôn ngữ - tri nhận (tri giác, tư duy, ý thức) - văn hóa nói chung và một số vấn đề của ngữ nghĩa học tri nhận và ngữ pháp học tri nhận nói riêng, trong đó có một số vấn đề quan trọng, có tính thời sự cao.

Bên cạnh những phương pháp thường dùng của ngôn ngữ học, trong ngôn ngữ học tri nhận còn sử dụng một số phương pháp nghiên cứu thực nghiệm đặc thù vốn vay mượn vào từ Tâm lý học tri nhận.

54

MSL 627 (2 tín chỉ) - Các phương pháp nghiên cứu ngôn ngữ

Học phần nhằm cung cấp cho học viên các khái niệm về: Phương pháp, thủ pháp, phương pháp miêu tả, phương pháp đối chiếu, phương pháp so sánh - lịch sử, giúp học viên biết cách sử dụng các phương pháp nghiên cứu khác nhau.

TAV 627 (2 tín chỉ) - Đại cương về văn bản và văn bản tiếng Việt

Học phần trang bị cho học viên những tri thức cơ bản của đơn vị giao tiếp Ngôn ngữ, những phương thức và phương tiện tạo lập văn bản dùng để phân tích và sản sinh lời nói với tư cách là các chỉnh thể trên câu. Học viên vận dụng các tri thức của học phần này để phân tích văn bản và dạy tập làm văn cho học sinh.

OOS 627 (2 tín chỉ) - Đại cương về phong cách học

Học phần sử dụng những tri thức của các môn học: “Vấn đề từ và từ tiếng Việt”, “Một số vấn đề ngữ pháp học”. Học phần này cung cấp những tri thức cơ bản về lý thuyết phong cách Ngôn ngữ, những tri thức về phong cách học tiếng Việt.

SLT 627 (2 tín chỉ) - Ngôn ngữ học xã hội

Học phần cung cấp cho học viên các kiến thức cơ bản về ngôn ngữ học xã hội: các nội dung nghiên cứu ngôn ngữ học xã hội vĩ mô và ngôn ngữ học vi mô như đa ngữ xã hội, phương ngữ xã hội, giao tiếp từ góc nhìn của ngôn ngữ học xã hội, giáo dục ngôn ngữ, chính sách ngôn ngữ, kế hoạch hoá ngôn ngữ và lập pháp ngôn ngữ. Trang bị cho học viên các phương pháp nghiên cứu ngôn ngữ học xã hội để ứng dụng lí thuyết ngôn ngữ học xã hội vào việc nghiên cứu ngôn ngữ ở Việt Nam cũng như ngôn ngữ mà học viên quan tâm, nghiên cứu.

LIL 627 (2 tín chỉ) - Ngôn ngữ văn chương

Học phần giới thiệu khái quát một số vấn đề lí luận chung về khoa học phong cách và vai trò của Ngôn ngữ trong tác phẩm văn chương, đồng thời xem xét Ngôn ngữ văn chương trên tất cả các bình diện: ngữ âm, từ vựng, cú pháp, văn bản và mối quan hệ giữa Ngôn ngữ văn chương với các phương tiện, biện pháp tu từ tiếng Việt. Đặt trong một chỉnh thể nghệ thuật, hiệu quả biểu đạt của các yếu tố Ngôn ngữ trong tác phẩm văn chương sẽ được bộc lộ toàn diện và rõ nét hơn. Bởi vậy, xem xét Ngôn ngữ trong một số thể loại tiêu biểu thuộc loại hình tự sự và trữ tình là điều môn học quan tâm.

VID 627 (2 tín chỉ) - Phương ngữ học tiếng Việt

Học phần cung cấp kiến thức về khái niệm Phương ngữ học; sự hình thành và mất dần hiện tượng phương ngữ; phương ngữ học và ngôn ngữ học địa lý; sự hình thành các phương ngữ tiếng Việt; việc phân chia các phương ngữ tiếng Việt; một số đặc điểm các phương ngữ tiếng Việt; Vấn đề vai trò lịch sử - xã hội của phương ngữ tiếng Việt.

C. KHỐI KIẾN THỨC CHUYÊN NGÀNH (12 TÍN CHỈ)

1. Các học phần bắt buộc (8 tín chỉ)

GVG 627 (2 tín chỉ) - Ngữ pháp học đại cương và một số vấn đề ngữ pháp học tiếng Việt

Học phần cung cấp cho học viên những kiến thức cơ bản về ngữ pháp học đại cương như: Khái niệm ngữ pháp, hệ thống đơn vị và các cấp độ ngữ pháp, ý nghĩa ngữ pháp và hình thức ngữ pháp, quan hệ ngữ pháp và các phạm trù ngữ pháp.

TDL 627 (3 tín chỉ) - Lý thuyết về từ điển và từ điển học

Công dụng của từ điển thể hiện rõ qua việc cung cấp các thông tin về ngôn ngữ, về việc sử dụng một ngôn ngữ khác, về các kiến thức liên quan đến các lĩnh vực khoa học, v.v. Tuy nhiên, khoa học nghiên cứu về từ điển (từ điển học) lại mới hình thành cách đây chưa

55

lâu (chưa được 1 thế kỉ). Ứng dụng các kiến thức về từ vựng, ngữ nghĩa, ngữ pháp, ngữ âm và ngữ dụng học, Từ điển học tập trung nghiên cứu, phân tích các vấn đề thuộc về cấu trúc vĩ mô (macrostructure), tức là cấu trúc bảng từ và cấu trúc vi mô (microstructure), tức là cấu trúc mục từ của từ điển. Các vấn đề thuộc về kĩ thuật biên soạn từ điển, kế hoạch tổ chức công tác từ điển, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong xây dựng ngân hàng dữ liệu, biên soạn từ điển trên máy và sản xuất máy từ điển điện tử, v.v. cũng là những nội dung được truyền đạt trong học phần.

HVV 627 (3 tín chỉ) - Từ Hán Việt

Học phần trình bày một bức tranh tổng quát về sự tiếp xúc song Ngôn ngữ Hán - Việt; quá trình tiếp xúc ngôn ngữ Hán - Việt và hệ quả của nó; Chú trọng tới tính ứng ứng dụng, môn học phân tích sự du nhập của các từ Hán vào tiếng Việt và sự hoạt động của các đơn vị này trong tiếng Việt hiện đại. Đồng thời so sánh chúng với tiếng Hán hiện đại để thấy rõ tác động của các nhân tố văn hoá - xã hội đối với quá trình đồng hoá và hành chức của các đơn vị này. Học phần cũng chú trọng tới các giai đoạn tiếp xúc Hán - Việt cũng như các con đường tiếp xúc để hình thành nên các đơn vị mượn Hán khác nhau trong tiếng Việt; những thảo luận hiện nay về sự tiếp xúc này; cách nhìn nhận về các yếu tố Hán Việt nói riêng các yếu tố ngoại lai nói chung trong mối quan hệ với việc việc bảo vệ và phát triển ngôn ngữ quốc gia tiếng Việt.

2. Các học phần tự chọn (4 tín chỉ)

VOV 627 (2 tín chỉ) - Kết trị của động từ tiếng Việt

Học phần cung cấp cho học viên các kiến thức cơ bản của những vấn đề quan trọng đối với ngữ pháp tiếng Việt nói riêng, đối với ngữ pháp của các ngôn ngữ thuộc loại hình đơn lập nói chung.

MVA 627 - Tính từ tiếng Việt hiện đại

Học phần có nội dung giới thiệu sơ lược về đặc điểm của tính từ tiếng Việt hiện đại và giới thiệu sâu về ngữ nghĩa, chức năng ngữ pháp chính của từ loại này. Phần ngữ nghĩa sẽ đề cập tới những nội dung: thành phần đánh giá, phép so sánh, quan hệ trái nghĩa, sự phát triển nghĩa của tính từ tiếng Việt hiện đại. Phần chức năng ngữ pháp chính sẽ đề cập tới chức năng định tố của tính từ tiếng Việt hiện đại ở các mặt ngữ pháp, ngữ nghĩa, ngữ dụng và vấn đề hướng dẫn học sinh nâng cao kỹ năng sử dụng định tố tính từ.

MDM 627 (2 tín chỉ) - Nghĩa tình thái

Học phần cung cấp những kiến thức cơ bản về nghĩa tình thái: Quan điểm về tình thái; Tình hình nghiên cứu nghĩa tình thái; Khái niệm nghĩa tình thái; Phân loại nghĩa tình thái; Phân biệt nghĩa tình thái trong ngôn ngữ và nghĩa tình thái trong lôgíc; Các phương tiện thể hiện nghĩa tình thái trong ngôn ngữ; Mơ hồ về tình thái, khả năng kết hợp của tiêu từ tình thái và các từ loại khác trong tiếng Việt.

PVP 627 (2 tín chỉ) - Ngữ âm và ngữ âm tiếng Việt

Học phần là một trong ba học phần cơ bản nhất của khoa học ngôn ngữ cũng như của nghiên cứu Tiếng Việt (ngữ âm, từ vựng và ngữ pháp). Ngữ âm học đưa lại cho người học những khái niệm cơ bản nhất về nguyên tắc hình thành, truyền đạt và tiếp nhận âm thanh ngôn ngữ của con người nói chung và người Việt Nam nói riêng cũng như các phương pháp phân loại và mô tả chung.

D. LUẬN VĂN THẠC SĨ (12 TÍN CHỈ)

Luận văn thạc sĩ là một đề tài khoa học thuộc lĩnh vực chuyên môn do đơn vị đào tạo giao hoặc do học viên tự đề xuất, được người hướng dẫn đồng ý và Hội đồng khoa học đào tạo chuyên ngành chấp thuận. Học viên được phép bảo vệ luận văn thạc sĩ sau khi hoàn thành các học phần thuộc khối kiến thức chung, khối kiến thức cơ sở và chuyên ngành.

56

57

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO THẠC SĨ NHÂN VĂN

Chuyên ngành Lịch sử Việt Nam

Mã số: 60 22 03 13.

Đơn vị đào tạo: Trường Đại Sư phạm.

Năm bắt đầu đào tạo: 2002.

Thời gian tuyển sinh: Tháng 2 và Tháng 8 hàng năm.

Môn thi tuyển:

Môn thi Cơ bản: Triết học;

Môn thi Cơ sở: Lịch sử Việt Nam;

Môn Ngoại ngữ: Trình độ B Ngoại ngữ.

Thời gian đào tạo: 1.5 - 2 năm.

Số tín chỉ tích lũy: 53 tín chỉ.

Tên văn bằng: Thạc sĩ Nhân văn.

I. CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

A. KHỐI KIẾN THỨC CHUNG (8 TÍN CHỈ) SỐ TÍN CHỈ

PHI 651 Triết học 3

ENG 651 Ngoại ngữ 5

B. KHỐI KIẾN THỨC CƠ SỞ (21 TÍN CHỈ)

1. Các học phần bắt buộc (13 tín chỉ)

MOH 621 Phương pháp luận Sử học 2

HHC 621 Lịch sử văn minh nhân loại 2

RHS 631 Sử liệu học - Lịch sử Sử học 3

FAV 631 Những vấn đề cơ bản của Lịch sử Việt Nam cổ - trung đại 3

FMV 631 Những vấn đề cơ bản của Lịch sử Việt Nam cận - hiện đại 3

2. Các học phần tự chọn (8 tín chỉ)

FAW 621 Những vấn đề cơ bản của Lịch sử thế giới cổ - trung đại 2

FMW 621 Những vấn đề cơ bản của Lịch sử thế giới cận - hiện đại 2

HSU 621 Chiến lược đại đoàn kết Hồ Chí Minh 2

VTM 621 Làng xã Việt Nam - Truyền thống và hiện đại 2

CVP 621 Một số nội dung Lịch sử Việt Nam (1930-1945) qua tài liệu văn kiện Đảng

2

CAW 621 An toàn khu (ATK) Trung ương trong kháng chiến chống Thực dân Pháp (1945-1954)

2

SSN 621 Cơ cấu xã hội miền Bắc (1954-1975) 2

FDV 621 Quá trình hình thành và phát triển căn cứ địa Việt Bắc trong cuộc vận động Cách mạng tháng Tám

2

58

C. KHỐI KIẾN THỨC CHUYÊN NGÀNH (12 TÍN CHỈ)

1. Các học phần bắt buộc (8 tín chỉ)

MVD 631 Ngoại giao Việt Nam hiện đại 3

LFV 631 Chế độ ruộng đất ở Việt Nam thời phong kiến 3

VEC 621 Kinh tế - văn hóa Việt Nam từ đầu thế kỷ XX đến năm 1945 2

2. Các học phần tự chọn (4 tín chỉ)

PEV 621 Vấn đề dân tộc thiểu số trong lịch sử phong kiến Việt Nam 2

MNV 621 Phong trào yêu nước chống thực dân Pháp của các dân tộc vùng núi phía Bắc Việt Nam trước năm 1930

2

VLA 621 Quá trình giải quyết vấn đề ruộng đất của Đảng Cộng sản Việt Nam trong kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954)

2

BDI 621 Tư tưởng dân chủ tư sản ở Việt Nam đầu thế kỷ XX 2

D. LUẬN VĂN THẠC SĨ (12 TÍN CHỈ)

II. MÔ TẢ TÓM TẮT HỌC PHẦN

A. KHỐI KIẾN THỨC CHUNG (8 TÍN CHỈ)

PHI 651 (3 tín chỉ) - Triết học

Học phần kế thừa những kiến thức đã học trong chương trình đào tạo Triết học ở bậc đại học, phát triển và nâng cao những nội dung cơ bản gắn liền với những thành tựu của khoa học - công nghệ, những vấn đề mới của thời đại và đất nước. Học viên được học các chuyên đề chuyên sâu; kiến thức về nhân sinh quan, thế giới quan duy vật biện chứng; những kiến thức cơ bản, có hệ thống về lịch sử hình thành, phát triển của triết học nói chung và các trường phái triết học nói riêng. Trên cơ sở đó giúp cho học viên có khả năng vận dụng kiến thức Triết học để giải quyết những vấn đề lý luận và thực tiễn trong lĩnh vực hoạt động chuyên môn, nghề nghiệp.

ENG 651 (5 tín chỉ) - Ngoại ngữ

Học phần cung cấp cho học viên kiến thức ngoại ngữ chuyên sâu về lĩnh vực chuyên môn, giúp cho học viên có thể đọc, dịch tài liệu phục vụ cho việc học tập các môn học chuyên ngành, nghiên cứu khoa học và hoàn thành luận văn thạc sĩ.

B. KHỐI KIẾN THỨC CƠ SỞ (21 TÍN CHỈ)

1. Các học phần bắt buộc (13 tín chỉ)

MOH 621 (2 tín chỉ) - Phương pháp luận Sử học

Học phần cung cấp kiến thức, giúp học viên nâng cao trình độ nhận thức quan điểm Macxít - Lêninnít về những vấn đề phương pháp luận sử học, tăng thêm khả năng học tập, nghiên cứu lịch sử.

HHC 621 (2 tín chỉ) - Lịch sử văn minh nhân loại

Học phần cung cấp cho học viên kiến thức nâng cao về quá trình hình thành và phát triển của các nền văn minh tiêu biểu trong lịch sử loài người: Văn minh thời cổ - trung đại ở phương Đông (Ai Cập, Lưỡng Hà, Ấn Độ, Trung Hoa), ở phương Tây (Hy Lạp, La Mã); Văn minh công nghiệp thời cận - hiện đại.

59

RHS 631 (3 tín chỉ) - Sử liệu học - Lịch sử Sử học

Học phần cung cấp cho học viên kiến thức cơ bản về sử liệu học: khái niệm, các phạm trù và các phương pháp cơ bản của sử liệu học; tư liệu lịch sử, các quy luật hình thành và phản ánh của tư liệu lịch sử, sưu tầm, phân loại và chọn lọc tư liệu, xác minh và phê phán tư liệu,…Giúp học viên nâng cao sự hiểu biết có hệ thống về sự phát triển của sử học (dân tộc và thế giới), trọng tâm là sử học Việt Nam.

FAV 631 (3 tín chỉ) - Những vấn đề cơ bản của Lịch sử Việt Nam cổ - trung đại

Học phần cung cấp cho học viên kiến thức cơ bản (các vấn đề mới nhất mà giới sử học đang quan tâm), có hệ thống về lịch sử Việt Nam từ thời nguyên thủy đến năm 1858.

FMV 631 (3 tín chỉ) - Những vấn đề cơ bản của Lịch sử Việt Nam cận - hiện đại

Học phần cung cấp cho học viên những tri thức cơ bản, cập nhật trong chương trình Lịch sử Việt Nam từ 1858 đến nay. Trên cơ sở đó, giúp học viên có điều kiện vận dụng kiến thức vào việc nghiên cứu, giảng dạy tốt hơn trong các trường sư phạm và trung học phổ thông.

2. Các học phần tự chọn (8 tín chỉ)

FAW 621 (2 tín chỉ) - Những vấn đề cơ bản của Lịch sử thế giới cổ - trung đại

Học phần cung cấp cho học viên kiến thức cơ bản về lịch sử thế giới cổ trung đại, từ đó hiểu sâu những vấn đề của lịch sử thế giới nói chung và lịch sử nói riêng.

FMW 621 (2 tín chỉ) - Những vấn đề cơ bản của Lịch sử thế giới cận - hiện đại

Học phần cung cấp cho học viên kiến thức về những vấn đề cơ bản của lịch sử thế giới cận hiện đại, từ đó, hiểu sâu hơn những vấn đề của lịch sử dân tộc trong thời đại ngày nay.

HSU 621 (2 tín chỉ) - Chiến lược đại đoàn kết Hồ Chí Minh

Học phần cung cấp kiến thức giúp học viên nâng cao nhận thức về tư tưởng vĩ đại về đại đoàn kết của Chủ tịch Hồ Chí Minh, làm cơ sở cho việc lĩnh hội các học phần khoa học khác.

VTM 621 (2 tín chỉ) - Làng xã Việt Nam - Truyền thống và hiện đại

Học phần cung cấp kiến thức giúp học viên có cái nhìn tổng quát về làng xã Việt Nam truyền thống và hiện đại.

CVP 621 (2 tín chỉ) - Một số nội dung Lịch sử Việt Nam (1930-1945) qua tài liệu văn kiện Đảng

Thông qua Văn kiện Đảng để hiểu rõ những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, làm cơ sở để học viên tiếp thu học phần khác của chương trình.

CAW 621 (2 tín chỉ) - An toàn khu (ATK) Trung ương trong kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954)

Học phần cung cấp cho học viên kiến thức về quá trình hình thành và hoạt động của ATK trong kháng chiến chống thực dân Pháp; về vị trí, vai trò của ATK đối với thắng lợi của kháng chiến; nhận thức được sự vận dụng của Đảng ta về vấn đề xây dựng căn cứ, hậu phương trong chiến tranh cách mạng.

SSN 621 (2 tín chỉ) - Cơ cấu xã hội miền Bắc (1954-1975)

Học phần cung cấp kiến thức giúp học viên có cơ sở lý luận, cách nhìn tổng quát về cơ cấu giai cấp xã hội miền Bắc Việt Nam giai đoạn 1954 -1975, từ đó giúp học viên học tốt hơn các chuyên ngành khác.

FDV 621 (2 tín chỉ) - Quá trình hình thành và phát triển căn cứ địa Việt Bắc trong cuộc vận động Cách mạng tháng Tám

Học phần cung cấp kiến thức giúp học viên có cơ sở lý luận, tầm nhìn tổng quát về xây dựng căn cứ địa cách mạng ở nước ta. Đồng thời củng cố, nâng cao hiểu biết trong sự liên thông với kiến thức chuyên ngành lịch sử Việt Nam.

60

C. KHỐI KIẾN THỨC CHUYÊN NGÀNH (12 TÍN CHỈ)

1. Các học phần bắt buộc (8 tín chỉ)

MVD 631 (3 tín chỉ) - Ngoại giao Việt Nam hiện đại

Học phần cung cấp cho học viên kiến thức giúp học viên nắm được quá trình hình thành và phát triển nền ngoại giao Việt Nam hiện đại qua các thời kỳ lịch sử từ sau khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời đến nay. Từ đó, hiểu sâu hơn những nội dung cơ bản của lịch sử dân tộc thời cận - hiện đại.

LFV 631 (3 tín chỉ) - Chế độ ruộng đất ở Việt Nam thời phong kiến

Học phần cung cấp cho học viên kiến thức giúp học viên hiểu sâu sắc hơn về chế độ ruộng đất ở Việt Nam thời phong kiến, tạo điều kiện để học viên học tốt các học phần khác.

VEC 621 (2 tín chỉ) - Kinh tế, văn hóa Việt Nam từ đầu thế kỷ XX đến năm 1945

Học phần cung cấp kiến thức giúp học viên có điều kiện đi sâu nghiên cứu tình hình kinh tế, văn hóa Việt Nam trong hơn 40 năm đầu thế kỷ XX. Học phần đi sâu phân tích toàn diện để có thể đánh giá đúng thực trạng kinh tế, văn hóa Việt Nam dưới tác động của các chương trình khai thác thuộc địa của thực dân Pháp ở Đông Dương. Tránh hai khuynh hướng có thể phạm phải: Hoặc là phủ nhận, hoặc là cường điệu tác dụng tích cực (khách quan) của chính sách đầu tư khai thác thuộc địa của Tư bản Pháp đối với kinh tế, văn hóa Việt Nam.

2. Các học phần tự chọn (4 tín chỉ)

PEV 621 (2 tín chỉ) - Vấn đề dân tộc thiểu số trong lịch sử phong kiến Việt Nam

Học phần đề cập những vấn đề cơ bản về chính sách dân tộc trong lịch sử phong kiến Việt Nam, giúp học viên có những liên hệ để hiểu chính sách dân tộc của Đảng sau này cũng như những vấn đề xã hội khác.

MNV 621 (2 tín chỉ) - Phong trào yêu nước chống thực dân Pháp của các dân tộc vùng núi phía Bắc Việt Nam trước năm 1930

Học phần cung cấp kiến thức về vai trò của nhân dân các dân tộc ở vùng núi phía Bắc trong cuộc đấu tranh chống thực dân Pháp, giải phóng dân tộc; đồng thời nâng cao hiểu biết lịch sử Việt Nam cận đại, củng cố, hiểu sâu, đầy đủ hơn phong trào yêu nước, đấu tranh cách mạng của Việt Nam về giai đoạn trước khi có Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời ở khu vực vùng núi phía Bắc Việt Nam.

VLA 621 (2 tín chỉ) - Quá trình giải quyết vấn đề ruộng đất của Đảng Cộng sản Việt Nam trong kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954)

Học phần đề cấp đến vấn đề quá trình giải quyết vấn đề ruộng đất của Đảng ta trong thời kỳ 1945 -1954, góp phần tìm hiểu việc giải quyết mối quan hệ giữa nhiệm vụ dân tộc và nhiệm vụ dân chủ của cách mạng Việt Nam; Đường lối và quá trình thực hiện chính sách ruộng đất của Đảng Cộng sản Việt Nam.

BDI 621 (2 tín chỉ) - Tư tưởng dân chủ tư sản ở Việt Nam đầu thế kỷ XX

Từ sự khủng hoảng của đường lối cứu nước và sự thất bại của tư tưởng phong kiến trong phong trào giải phóng dân tộc ở Việt Nam cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX đã xuất hiện tư tưởng mới của những sĩ phu, những tác động từ bên ngoài, sự xuất hiện của Nguyễn Ái Quốc với việc tìm đường cứu nước…

D. LUẬN VĂN THẠC SĨ (12 TÍN CHỈ)

Luận văn thạc sĩ là một đề tài khoa học thuộc lĩnh vực chuyên môn do đơn vị đào tạo giao hoặc do học viên tự đề xuất, được người hướng dẫn đồng ý và Hội đồng khoa học đào tạo chuyên ngành chấp thuận. Học viên được phép bảo vệ luận văn thạc sĩ sau khi hoàn thành các học phần thuộc khối kiến thức chung, khối kiến thức cơ sở và chuyên ngành.

61

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO THẠC SĨ KHOA HỌC ĐỊA LÝ HỌC

Chuyên ngành Địa lý học

Mã số: 60 31 05 01.

Đơn vị đào tạo: Trường Đại học Sư phạm.

Năm bắt đầu đào tạo: 2008.

Thời gian tuyển sinh: Tháng 2 và Tháng 8 hàng năm.

Môn thi tuyển:

Môn thi Cơ bản:Toán cao cấp III;

Môn thi Cơ sở: Địa lý đại cương;

Môn Ngoại ngữ: Trình độ B Ngoại ngữ.

Thời gian đào tạo: 1.5 - 2 năm.

Số tín chỉ tích lũy: 53 tín chỉ.

Tên văn bằng: Thạc sĩ Địa lý học.

I. CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

A. KHỐI KIẾN THỨC CHUNG (8 TÍN CHỈ) SỐ TÍN CHỈ

PHI 651 Triết học 3

ENG 651 Ngoại ngữ 5

B. KHỐI KIẾN THỨC CƠ SỞ (21 TÍN CHỈ)

1. Các học phần bắt buộc (13 tín chỉ)

SPG 631 Những vấn đề Địa lý tự nhiên đại cương 3

SEG 631 Những vấn đề Địa lý kinh tế - xã hội đại cương 3

MIG 631 Tin học ứng dụng trong địa lý 3

MSS 621 Bản đồ chuyên đề 2

HGS 621 Lịch sử phát triển khoa học Địa lý 2

2. Các học phần tự chọn (8 tín chỉ)

RMG 621 Phương pháp nghiên cứu khoa học Địa lý 2

EIA 621 Đánh giá tác động môi trường 2

TOG 621 Địa lý du lịch 2

STD 621 Phát triển bền vững 2

GES 621 Địa lý biển Đông 2

TPG 621 Địa lý nhiệt đới 2

IME 621 Lí luận dạy học hiện đại 2

HEG 621 Sinh thái nhân văn 2

62

C. KHỐI KIẾN THỨC CHUYÊN NGÀNH (12 TÍN CHỈ)

1. Các học phần bắt buộc (8 tín chỉ)

TOE 631 Tổ chức lãnh thổ các ngành kinh tế 3

MNG 631 Địa lý Trung du miền núi phía Bắc 3

EVG 621 Những vấn đề Địa lý kinh tế - xã hội Việt Nam 2

2. Các học phần tự chọn (4 tín chỉ)

CUR 621 Quần cư và đô thị hoá 2

GGG 621 Toàn cầu hoá và những vấn đề Địa lý toàn cầu 2

ERP 621 Kinh tế và chính sách phát triển vùng 2

EUR 621 Cộng đồng các dân tộc với việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên

2

D. LUẬN VĂN THẠC SĨ (12 TÍN CHỈ)

II. MÔ TẢ TÓM TẮT HỌC PHẦN

A. KHỐI KIẾN THỨC CHUNG (8 TÍN CHỈ)

PHI 651 (3 tín chỉ) - Triết học

Học phần kế thừa những kiến thức đã học trong chương trình đào tạo Triết học ở bậc đại học, phát triển và nâng cao những nội dung cơ bản gắn liền với những thành tựu của khoa học - công nghệ, những vấn đề mới của thời đại và đất nước. Học viên được học các chuyên đề chuyên sâu; kiến thức về nhân sinh quan, thế giới quan duy vật biện chứng; những kiến thức cơ bản, có hệ thống về lịch sử hình thành, phát triển của triết học nói chung và các trường phái triết học nói riêng. Trên cơ sở đó giúp cho học viên có khả năng vận dụng kiến thức Triết học để giải quyết những vấn đề lý luận và thực tiễn trong lĩnh vực hoạt động chuyên môn, nghề nghiệp.

ENG 651 (5 tín chỉ) - Ngoại ngữ

Học phần cung cấp cho học viên kiến thức ngoại ngữ chuyên sâu về lĩnh vực chuyên môn, giúp cho học viên có thể đọc, dịch tài liệu phục vụ cho việc học tập các môn học chuyên ngành, nghiên cứu khoa học và hoàn thành luận văn thạc sĩ.

B. KHỐI KIẾN THỨC CƠ SỞ (21 TÍN CHỈ)

1. Các học phần bắt buộc (13 tín chỉ)

SPG 631 (3 tín chỉ) - Những vấn đề Địa lý tự nhiên đại cương

Học phần cung cấp cho học viên kiến thức cơ sở nền tảng của khoa học địa lý: bao gồm kiến thức cơ bản về Trái Đất, các hệ địa lý và vỏ địa lý, sự phát sinh và phát triển của sự sống trên Trái Đất, con người và môi trường tự nhiên.

SEG 631 (3 tín chỉ) - Những vấn đề Địa lý kinh tế - xã hội đại cương

Học phần đề cập đến những vấn đề địa lí kinh tế xã hội đại cương: kinh tế vĩ mô, vi mô; kinh tế và phát triển; phân công lao động xã hội; tổ chức không gian kinh tế xã hội; những vấn đề địa lí dân cư hiện đại; vấn đề chủng tộc, dân tộc, ngôn ngữ; địa lí tôn giáo.

MIG 631 (3 tín chỉ) - Tin học ứng dụng trong Địa lý

Nội dung cơ bản của học phần: sử dụng các phần mềm để thành lập biểu đồ, bản đồ và xử lý các bài toán địa lý.

63

MSS 621 (2 tín chỉ) - Bản đồ chuyên đề

Học phần cung cấp cho học viên kiến thức cơ sở toán học, ngôn ngữ, khái quát hóa, biên tập và thành lập bản đồ chuyên đề; Ứng dụng công nghệ mới trong lĩnh vực bản đồ chuyên đề. Các loại bản đồ chuyên đề bao gồm các bản đồ địa lí tự nhiên; các bản đồ kinh tế - xã hội; các bản đồ giáo khoa. Sử dụng bản đồ chuyên đề trong dạy - học và nghiên cứu bao gồm lí thuyết về phương pháp bản đồ; sử dụng bản đồ chuyên đề trong dạy học địa lí; sử dụng bản đồ trong nghiên cứu khoa học.

HGS 621 (2 tín chỉ) - Lịch sử phát triển khoa học Địa lý

Lịch sử phát triển tư tưởng địa lí: lịch sử hình thành khoa học địa lí; sự phát triển tư tưởng địa lí thời kỳ cổ đại và trung đại; sự phát triển tư tưởng địa lí thời kỳ cận đại; địa lí thời kỳ hiện đại; Lịch sử phát triển tư tưởng địa lý Việt Nam.

2. Các học phần tự chọn (8 tín chỉ)

RMG 621 (2 tín chỉ) - Phương pháp nghiên cứu khoa học Địa lý

Học phần được thiết kế theo 3 mô-đun tương thích: Phương pháp nghiên cứu địa lí tự nhiên, Phương pháp nghiên cứu địa lí kinh tế, Nghiên cứu triển khai (R-D). Các phương pháp nghiên cứu cụ thể được vận dung trong nghiên cứu theo một số mô hình cơ bản.

EIA 621 (2 tín chỉ) - Đánh giá tác động môi trường (ĐTM)

Tổng quan về đánh giá tác động môi trường (ĐTM); Mối quan hệ ĐTM với phát triển kinh tế - xã hội và phát triển bền vững; Tổ chức và quản lý công tác ĐTM; Sử dụng kết quả ĐTM và các vấn đề đặt ra đối với ĐTM; Trình tự thực hiện ĐTM; Một số phương pháp dùng trong ĐTM: Phương pháp liệt kê số liệu: nội dung, cách vận dụng; Phương pháp danh mục; Phương pháp sơ đồ mạng lưới, phương pháp chập bản đồ môi trường; Phương pháp mô hình; Phương pháp phân tích chi phí - lợi ích mở rộng; Các giải pháp quản lý môi trường: Tuyên truyền giáo dục về bảo vệ môi trường; Chính sách môi trường; Quản lý/ Giám sát (monitorring) môi trường.

TOG 621 (2 tín chỉ) - Địa lý du lịch

Học phần giới thiệu cho người học những khái niệm cơ bản về du lịch; các loại hình du lịch chủ yếu; các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố du lịch; sự phát triển du lịch trên thế giới; vấn đề tổ chức lãnh thổ du lịch và phân vùng du lịch Việt Nam.

STD 621 (2 tín chỉ) - Phát triển bền vững

Phát triển bền vững (PTBV) được coi là cầu nối lý luận với thực tiễn, kết nối địa lý tự nhiên với địa lý kinh tế - xã hội và nhân văn, bảo vệ môi trường trong phạm vi vùng lãnh thổ, các quốc gia và cộng đồng nhân loại. Học phần về Địa lý PTBV là trang bị cho học viên lý luận cơ bản PTBV, mối quan hệ Địa lý học với lý luận PTBV; nắm bắt tình hình PTBV trên thế giới và Việt Nam.

GES 621 (2 tín chỉ) - Địa lý biển Đông

Cung cấp cho học viên những kiến thức cơ bản về địa lí tự nhiên biển Đông: vị trí, giới hạn và đặc điểm chung, điều kiện tự nhiên, các đặc điểm hải văn; Vấn đề khai thác và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, môi trường biển Đông; Chủ quyền vùng biển của Việt Nam trên biển Đông, đánh giá giá trị kinh tế của tài nguyên biển; Chiến lược biển của Việt Nam.

TPG 621 (2 tín chỉ) - Địa lý nhiệt đới

Học phần được thiết kế nhằm mục đích trang bị cho học viên những khái niệm cơ bản về địa lý miền nhiệt đới làm nền tảng cho việc nghiên cứu và giảng dạy các chuyên ngành địa lý. Các kiến thức cơ bản sẽ trang bị cho học viên: Đặc điểm tự nhiên nhiệt đới gió mùa của Việt Nam; phát triển kinh tế - xã hội và nhân văn trên quan điểm phát triển bền vững.

64

IME 621 (2 tín chỉ) - Lí luận dạy học hiện đại

Học phần cung cấp cho học viên kiến thức về những phương hướng hoàn thiện lý luận dạy học trên thế giới và ở nước ta, về một số phương pháp dạy học hiện đại ở trên thế giới và những thử nghiệm áp dụng ở nước ta.

HEG 621 (2 tín chỉ) - Sinh thái nhân văn

Cơ sở lý luận về địa sinh thái nhân văn; Tiếp cận sinh thái nhân văn/những khái niệm cơ bản; Quan điểm cấu trúc và động thái hệ thống; Văn minh công nghiệp, tiến hóa xã hội và sinh thái học đô thị; Đa dạng nhân văn, dân số và môi trường; Sức bền xã hội, quyền sở hữu và sử dụng nguồn lực trong PTBV. Kinh tế học môi trường, kinh tế sinh thái và sức khỏe sinh thái; Tiếp cận sinh thái nhân văn trong nghiên cứu liên ngành. Vấn đề sinh thái nhân văn vùng Trung du niền núi Việt Nam; Hệ sinh thái nhân văn vùng Tây Nguyên.

C. KHỐI KIẾN THỨC CHUYÊN NGÀNH (12 TÍN CHỈ)

1. Các học phần bắt buộc (8 tín chỉ)

TOE 631 (3 tín chỉ) - Tổ chức lãnh thổ các ngành kinh tế

Học phần trang bị cho học viên phương pháp luận và phương pháp tổ chức các vùng ngành kinh tế hướng tới mục tiêu phát triển bền vững; Tổ chức không gian lãnh thổ các ngành thuộc khu vực I (Nông - Lâm - ngư nghiệp), Khu vực II (Công nghiệp - Xây dựng), Khu vực III (Dịch vụ); Các khu vực cũng như một số ngành kinh tế trọng điểm được nhìn nhận trên quan điểm phương pháp luận tổng hợp vùng - ngành có tính tới các nhân tố mới trong thực tiễn công nghiệp hóa - Hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế

MNG 631 (3 tín chỉ) - Địa lý Trung du miền núi phía Bắc

Học phần trang bị cho người học những hiểu biết cơ bản về địa bàn miền núi và vùng dân tộc phía Bắc Việt Nam: địa lý tự nhiên, kinh tế xã hội và nhân văn. Nội dung cơ bản là những vấn đề môi trường địa lý tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên; cộng đồng các dân tộc; vùng văn hoá Việt Bắc; tổ chức lãnh thổ kinh tế xã hội; vùng giáp ranh chậm phát triển.

EVG 621 (2 tín chỉ) - Những vấn đề địa lý Kinh tế - Xã hội Việt Nam

Học phần cung cấp kiến thức: Những vấn đề chung về Địa lí KTXH Việt nam: Vấn đề chủ quyền và phát triển lãnh thổ - lãnh hải/ Đánh giá tổng quát về môi trường và tài nguyên thiên nhiên Việt Nam trong điều kiện CNH - HĐH và hội nhập kinh tế quốc tế; Đánh giá tiềm năng và nguồn lực của con người Việt Nam; Những vấn đề phát triển các khu vực và các ngành kinh tế trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế; Chiến lược phát triển nhanh và bền vững; Một số vấn đề phát triển không gian - lãnh thổ vùng ngành của Việt Nam; Tầm nhìn Việt Nam đến năm 2050.

2. Các học phần tự chọn (4 tín chỉ)

CUR 621 (2 tín chỉ) - Quần cư và đô thị hoá

Học phần cung cấp cho người học những kiến thức cơ bản như khái niệm, đặc điểm hình thái, chức năng, các nhân tố hình thành và phát triển, phân loại... về hai dạng quần cư chủ yếu của con người trên Trái Đất; quần cư nông thôn và đô thị; khái niệm đô thị hoá, biểu hiện và đặc điểm đô thị hoá ở các nhóm nước và khu vực trên thế giới; Tác động của đô thị hoá tới sự phát triển kinh tế - xã hội và văn hoá.

GGG 621 (2 tín chỉ) - Toàn cầu hoá và những vấn đề Địa lý toàn cầu

Quá trình toàn cầu hoá diễn ra một cách khách quan làm xuất hiện nhu cầu nghiên cứu địa lý toàn cầu và được nghiên cứu khác với địa lý thế giới mà chúng ta từng quen biết. Cách đặt vấn đề như vậy phù hợp với quy luật đổi mới và phát triển của Địa lý học. Học phần được thiết kế với hai hợp phần chủ yếu gồm: Toàn cầu hoá/ Những vấn đề địa lí toàn cầu.

65

ERP 621 (2 tín chỉ) - Kinh tế và chính sách phát triển vùng

Các vấn đề trọng điểm của môn học này là: một số vấn đề lý luận về vùng và phát triển vùng trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập kinh tế quốc tế. Học viên được trang bị một khối lượng đáng kể các nguồn tài liệu, các quan điểm, cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu phát triển vùng trong điều kiện của Việt nam, đồng thời nghiên cứu kinh nghiệm thành công của một số nước đang phát triển trong phát triển kinh tế vùng, góp phần tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững.

EUR 621 (2 tín chỉ) - Cộng đồng các dân tộc với việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên

Học phần cộng đồng các dân tộc với việc sử dụng tài nguyên đất rừng được thiết kế theo môdun logich phát triển: Cơ sở lý luận / Thực tiễn / Giải pháp phát triển (bền vững) với lồng ghép lý luận với thực tiễn sử dụng đất - rừng của tỉnh Thái Nguyên. Học phần được thiết kế theo 3 mô -đun tương thích: (i) Những vấn đề lý luận và thực tiễn về cộng đồng các dân tộc với việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên; (ii). Những vấn đề thực tiễn về cộng đồng các dân tộc với việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên và phát triển bền vững; (iii) Cộng đồng các dân tộc với việc sử dụng tài nguyên đất rừng qua ví dụ tỉnh Thái Nguyên; (iv) Giải pháp hướng tới mục tiêu phát triển bền vững.

D. LUẬN VĂN THẠC SỸ (12 TÍN CHỈ)

Luận văn thạc sĩ là một đề tài khoa học thuộc lĩnh vực chuyên môn do đơn vị đào tạo giao hoặc do học viên tự đề xuất, được người hướng dẫn đồng ý và Hội đồng khoa học đào tạo chuyên ngành chấp thuận. Học viên được phép bảo vệ luận văn thạc sĩ sau khi hoàn thành các học phần thuộc khối kiến thức chung, khối kiến thức cơ sở và chuyên ngành.

66

67

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Chuyên ngành Lý luận và Phương pháp dạy học bộ môn Địa lý

Mã số: 60 14 01 11.

Đơn vị đào tạo: Trường Đại học Sư phạm.

Năm bắt đầu đào tạo: 2002.

Thời gian tuyển sinh: Tháng 2 và Tháng 8 hàng năm;

Môn thi tuyển:

Môn thi Cơ bản: Toán Cao cấp III;

Môn thi Cơ sở: Địa lý đại cương;

Môn Ngoại ngữ: Trình độ B Ngoại ngữ.

Thời gian đào tạo: 1.5 - 2 năm.

Số tín chỉ tích lũy: 53 tín chỉ.

Tên văn bằng: Thạc sĩ Khoa học giáo dục..

I. CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

A. KHỐI KIẾN THỨC CHUNG (8 TÍN CHỈ) SỐ TÍN CHỈ

PHI 651 Triết học 3

ENG 651 Ngoại ngữ 5

B. KHỐI KIẾN THỨC CƠ SỞ (21 TÍN CHỈ)

1. Các học phần bắt buộc (13 tín chỉ)

SPG 631 Những vấn đề Địa lý tự nhiên đại cương 3

SEG 631 Những vấn đề Địa lý kinh tế - xã hội đại cương 3

MIG 631 Tin học ứng dụng trong Địa lý 3

PFM 621 Bản đồ chuyên đề 2

HGS 621 Lịch sử phát triển khoa học Địa lý 2

2. Các học phần tự chọn (8 tín chỉ)

RMG 621 Phương pháp Nghiên cứu khoa học trong Địa lý 2

EIA 621 Đánh giá tác động môi trường 2

TOG 621 Địa lý du lịch 2

STD 621 Phát triển bền vững 2

GES 621 Địa lý biển Đông 2

TPG 621 Địa lý nhiệt đới 2

IME 621 Lí luận dạy học hiện đại 2

HEG 621 Sinh thái nhân văn 2

68

C. KHỐI KIẾN THỨC CHUYÊN NGÀNH (12 TÍN CHỈ)

1. Các học phần bắt buộc (8 tín chỉ)

TTG 631 Kỹ thuật dạy học Địa lý 3

ITS 631 Một số vấn đề dạy học Địa lí ở trường phổ thông 3

TVT 621 Kiểm tra đánh giá trong dạy học 2

2. Các học phần tự chọn (4 tín chỉ)

MTG 621 Phương pháp nghiên cứu và giảng dạy Địa lí địa phương 2

ACG 621 Phân tích chương trình Địa lý ở trường phổ thông 2

PMT 621 Địa danh và phương pháp sử dụng trong dạy học Địa lý 2

UST 621 Sử dụng số liệu thống kê và các phương tiện trong dạy học địa lý

2

EEG 621 Giáo dục môi trường qua môn Địa lý 2

D. LUẬN VĂN THẠC SĨ (12 TÍN CHỈ)

II. MÔ TẢ TÓM TẮT HỌC PHẦN

A. KHỐI KIẾN THỨC CHUNG (8 TÍN CHỈ)

PHI 651 (3 tín chỉ) - Triết học

Học phần kế thừa những kiến thức đã học trong chương trình đào tạo Triết học ở bậc đại học, phát triển và nâng cao những nội dung cơ bản gắn liền với những thành tựu của khoa học - công nghệ, những vấn đề mới của thời đại và đất nước. Học viên được học các chuyên đề chuyên sâu; kiến thức về nhân sinh quan, thế giới quan duy vật biện chứng; những kiến thức cơ bản, có hệ thống về lịch sử hình thành, phát triển của triết học nói chung và các trường phái triết học nói riêng. Trên cơ sở đó giúp cho học viên có khả năng vận dụng kiến thức Triết học để giải quyết những vấn đề lý luận và thực tiễn trong lĩnh vực hoạt động chuyên môn, nghề nghiệp.

ENG 651 (5 tín chỉ) - Ngoại ngữ

Học phần cung cấp cho học viên kiến thức ngoại ngữ chuyên sâu về lĩnh vực chuyên môn, giúp cho học viên có thể đọc, dịch tài liệu phục vụ cho việc học tập các môn học chuyên ngành, nghiên cứu khoa học và hoàn thành luận văn thạc sĩ.

B. KHỐI KIẾN THỨC CƠ SỞ (21 TÍN CHỈ)

1. Các học phần bắt buộc (13 tín chỉ)

SPG 631 (3 tín chỉ) - Những vấn đề Địa lý tự nhiên đại cương

Học phần cung cấp cho học viên kiến thức cơ sở nền tảng của khoa học địa lý: bao gồm kiến thức cơ bản về Trái Đất, các hệ địa lý và vỏ địa lý, sự phát sinh và phát triển của sự sống trên Trái Đất, con người và môi trường tự nhiên.

SEG 631 (3 tín chỉ) - Những vấn đề Địa lý kinh tế - xã hội đại cương

Học phần đề cập đến những vấn đề địa lí kinh tế xã hội đại cương: kinh tế vĩ mô, vi mô; kinh tế và phát triển; phân công lao động xã hội; tổ chức không gian kinh tế xã hội; những vấn đề địa lí dân cư hiện đại; vấn đề chủng tộc, dân tộc, ngôn ngữ; địa lí tôn giáo.

69

MIG 631 (3 tín chỉ) - Tin học ứng dụng trong Địa lý

Nội dung cơ bản của học phần: sử dụng các phần mềm để thành lập biểu đồ, bản đồ và xử lý các bài toán địa lý.

MSS 621 (2 tín chỉ) - Bản đồ chuyên đề

Học phần cung cấp cho học viên kiến thức cơ sở toán học, ngôn ngữ, khái quát hóa, biên tập và thành lập bản đồ chuyên đề; Ứng dụng công nghệ mới trong lĩnh vực bản đồ chuyên đề. Các loại bản đồ chuyên đề bao gồm các bản đồ địa lí tự nhiên; các bản đồ kinh tế - xã hội; các bản đồ giáo khoa. Sử dụng bản đồ chuyên đề trong dạy - học và nghiên cứu bao gồm lí thuyết về phương pháp bản đồ; sử dụng bản đồ chuyên đề trong dạy học địa lí; sử dụng bản đồ trong nghiên cứu khoa học.

HGS 621 (2 tín chỉ) - Lịch sử phát triển khoa học Địa lý

Lịch sử phát triển tư tưởng địa lí: lịch sử hình thành khoa học địa lí; sự phát triển tư tưởng địa lí thời kỳ cổ đại và trung đại; sự phát triển tư tưởng địa lí thời kỳ cận đại; địa lí thời kỳ hiện đại; Lịch sử phát triển tư tưởng địa lý Việt Nam

2. Các học phần tự chọn (8 tín chỉ)

RMG 621 (2 tín chỉ) - Phương pháp nghiên cứu khoa học Địa lý

Học phần được thiết kế theo 3 mô-đun tương thích: Phương pháp nghiên cứu địa lí tự nhiên, Phương pháp nghiên cứu địa lí kinh tế, Nghiên cứu triển khai (R-D). Các phương pháp nghiên cứu cụ thể được vận dung trong nghiên cứu theo một số mô hình cơ bản.

EIA 621 (2 tín chỉ) - Đánh giá tác động môi trường (ĐTM)

Tổng quan về đánh giá tác động môi trường (ĐTM); Mối quan hệ ĐTM với phát triển kinh tế - xã hội và phát triển bền vững; Tổ chức và quản lý công tác ĐTM; Sử dụng kết quả ĐTM và các vấn đề đặt ra đối với ĐTM; Trình tự thực hiện ĐTM; Một số phương pháp dùng trong ĐTM: Phương pháp liệt kê số liệu: nội dung, cách vận dụng; Phương pháp danh mục; Phương pháp sơ đồ mạng lưới, phương pháp chập bản đồ môi trường; Phương pháp mô hình; Phương pháp phân tích chi phí - lợi ích mở rộng; Các giải pháp quản lý môi trường: Tuyên truyền giáo dục về bảo vệ môi trường; Chính sách môi trường; Quản lý/ Giám sát (monitorring) môi trường.

TOG 621 (2 tín chỉ) - Địa lý du lịch

Học phần giới thiệu cho người học những khái niệm cơ bản về du lịch; các loại hình du lịch chủ yếu; các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố du lịch; sự phát triển du lịch trên thế giới; vấn đề tổ chức lãnh thổ du lịch và phân vùng du lịch Việt Nam.

STD 621 (2 tín chỉ) - Phát triển bền vững

Phát triển bền vững (PTBV) được coi là cầu nối lý luận với thực tiễn, kết nối địa lý tự nhiên với địa lý kinh tế - xã hội và nhân văn, bảo vệ môi trường trong phạm vi vùng lãnh thổ, các quốc gia và cộng đồng nhân loại. Học phần về Địa lý PTBV là trang bị cho học viên lý luận cơ bản PTBV, mối quan hệ Địa lý học với lý luận PTBV; nắm bắt tình hình PTBV trên thế giới và Việt Nam.

GES 621 (2 tín chỉ) - Địa lý biển Đông

Cung cấp cho học viên những kiến thức cơ bản về địa lí tự nhiên biển Đông: vị trí, giới hạn và đặc điểm chung, điều kiện tự nhiên, các đặc điểm hải văn; Vấn đề khai thác và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, môi trường biển Đông; Chủ quyền vùng biển của Việt Nam trên biển Đông, đánh giá giá trị kinh tế của tài nguyên biển; Chiến lược biển của Việt Nam.

70

TPG 621 (2 tín chỉ) - Địa lý nhiệt đới

Học phần được thiết kế nhằm mục đích trang bị cho học viên những khái niệm cơ bản về địa lý miền nhiệt đới làm nền tảng cho việc nghiên cứu và giảng dạy các chuyên ngành địa lý. Các kiến thức cơ bản sẽ trang bị cho học viên: Đặc điểm tự nhiên nhiệt đới gió mùa của Việt Nam; phát triển kinh tế - xã hội và nhân văn trên quan điểm phát triển bền vững.

IME 621 (2 tín chỉ) - Lí luận dạy học hiện đại

Học phần cung cấp cho học viên kiến thức về những phương hướng hoàn thiện lý luận dạy học trên thế giới và ở nước ta, về một số phương pháp dạy học hiện đại ở trên thế giới và những thử nghiệm áp dụng ở nước ta.

HEG 621 (2 tín chỉ) - Sinh thái nhân văn

Cơ sở lý luận về địa sinh thái nhân văn; Tiếp cận sinh thái nhân văn/những khái niệm cơ bản; Quan điểm cấu trúc và động thái hệ thống; Văn minh công nghiệp, tiến hóa xã hội và sinh thái học đô thị; Đa dạng nhân văn, dân số và môi trường; Sức bền xã hội, quyền sở hữu và sử dụng nguồn lực trong PTBV. Kinh tế học môi trường, kinh tế sinh thái và sức khỏe sinh thái; Tiếp cận sinh thái nhân văn trong nghiên cứu liên ngành. Vấn đề sinh thái nhân văn vùng Trung du niền núi Việt Nam; Hệ sinh thái nhân văn vùng Tây Nguyên.

C. KHỐI KIẾN THỨC CHUYÊN NGÀNH (12 TÍN CHỈ)

1. Các học phần bắt buộc (8 tín chỉ)

TTG 631 (3 tín chỉ) - Kỹ thuật dạy học Địa lý

Kỹ thuật dạy học là vấn đề được nói tới trong nhiều tài liệu dạy học hiện nay ở nhiều môn học. Ở đây với đối tượng là học viên cao học nên môn học sẽ đi sâu vào việc phân tích thể hiện tính kỹ thuật khi sử dụng các phương pháp truyền thống, đặc biệt là các phương tiện hiện đại, trong đó có công nghệ thông tin. Vì vậy môn học có vị trí đặc biệt quan trọng trong điều kiện phát triển kỹ thuật thông tin hiện nay.

ITS 631 (3 tín chỉ) - Một số vấn đề dạy học địa lí ở trường phổ thông

Học phần cung cấp kiến thức giúp cho học viên nắm được quan điểm, xu hướng dạy học hiện đại, từ đó nhận thấy những tồn tại, yếu kém cần khắc phục trong công tác giảng dạy; Học phần cũng gợi ý, dẫn dắt việc điều hành các công việc để thực hiện tốt công tác dạy học cho các học viên, đây có thể là những gợi ý làm cơ sở cho sáng tạo của học viên sau này.

TVT 621 (2 tín chỉ) - Kiểm tra đánh giá trong dạy học

Kiểm tra và đánh giá là khâu có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục. Nội dung cơ bản của học phần cung cấp những khái niệm cơ bản, những phương pháp, kỹ thuật, quy trình đánh giá học sinh để sử dụng trong điều kiện hiện nay, phù hợp với xu hướng cải tiến khâu đánh giá trong nhà trường phổ thông.

2. Các học phần tự chọn (4 tín chỉ)

MTG 621 (2 tín chỉ) - Phương pháp nghiên cứu và giảng dạy địa lí địa phương

Kiến thức phần này đều do địa phương biên soạn, giáo viên địa lý thường là tác giả của các tài liệu này. Hơn nữa địa lý cấp huyện (quận), xã (phường) rất cần thiết đối với mỗi học sinh, đây là kiến thức góp phần quan trọng trong việc nắm kiến thức địa lý ở các lớp và là nguồn kiến thức hình thành tình yêu quê hương, hứng thú học tập địa lý cho học sinh. Do đặc điểm học sinh của mỗi địa phương mà phương pháp dạy học địa lý địa phương cũng khác nhau, ngoài ra phương pháp dạy học phần này có nét khác biệt với các phần khác trong chương trình, do đó việc nắm được phương pháp nghiên cứu và giảng dạy địa lý địa phương là rất cần thiết đối với mỗi giáo viên địa lý ở địa phương.

71

ACG 621 (2 tín chỉ) - Phân tích chương trình địa lý ở trường phổ thông

Học phần cung cấp cho học viên kiến thức về chương trình, nội dung môn Địa lý ở phổ thông, để từ đó có sự chọn lựa các phương pháp dạy học phù hợp, đảm bảo tính kế thừa, tính hệ thống trong dạy học.

PMT 621 (2 tín chỉ) - Địa danh và phương pháp sử dụng trong dạy học Địa lý

Đối tượng địa lý nào cũng có tên gọi - địa danh. Hiểu biết địa danh người ta có thể nhận thức được những kiến thức và địa lý, lịch sử, ngôn ngữ...Nội dung học phần gồm 3 phần: Những kiến thức cơ sở địa danh, địa danh Việt Nam, sử dụng địa danh trong dạy học địa lý.

UST 621 (2 tín chỉ) - Sử dụng số liệu thống kê và các phương tiện trong dạy học địa lý

Số liệu thống kê và các phương tiện dạy học có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong dạy học Địa lí, nó vừa là phương tiện minh họa, nhằm khắc sâu kiến thức lí thuyết, vừa là nguồn tri thức. Nội dung học phần đề cập tới ý nghĩa, vai trò, cách sử dụng các số liệu thống kê và các phương tiện dạy học trong dạy học Địa lí.

EEG 621 (2 tín chỉ) - Giáo dục môi trường qua môn Địa lý

Nội dung học phần trang bị những kiến thức về môi trường và tài nguyên thiên nhiên; hiện trạng môi trường trên hành tinh nói chung và Việt Nam nói riêng; Mối quan hệ giữa con người và môi trường; Các phương pháp giảng dạy, giáo dục môi trường ở trường phổ thông (cụ thể qua môn Địa lí)

D. LUẬN VĂN THẠC SỸ (12 TÍN CHỈ)

Luận văn thạc sĩ là một đề tài khoa học thuộc lĩnh vực chuyên môn do đơn vị đào tạo giao hoặc do học viên tự đề xuất, được người hướng dẫn đồng ý và Hội đồng khoa học đào tạo chuyên ngành chấp thuận. Học viên được phép bảo vệ luận văn thạc sĩ sau khi hoàn thành các học phần thuộc khối kiến thức chung, khối kiến thức cơ sở và chuyên ngành.

72

73

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Chuyên ngành Lý luận và Phương pháp dạy học bộ môn Toán học

Mã số: 60 14 01 11.

Đơn vị đào tạo: Trường Đại học Sư phạm.

Năm bắt đầu đào tạo: 1999.

Thời gian tuyển sinh: Tháng 2 và Tháng 8 hàng năm.

Môn thi tuyển:

Môn thi Cơ bản: Giải tích;

Môn thi Cơ sở: Đại số;

Môn Ngoại ngữ: Trình độ B Ngoại ngữ.

Thời gian đào tạo: 1.5 - 2 năm.

Số tín chỉ tích lũy: 53 tín chỉ.

Tên văn bằng: Thạc sĩ Khoa học Giáo dục.

I. CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

A. KHỐI KIẾN THỨC CHUNG (8 TÍN CHỈ) SỐ TÍN CHỈ

PHI 651 Triết học 3

ENG 651 Ngoại ngữ 5

B. KHỐI KIẾN THỨC CƠ SỞ (21 TÍN CHỈ)

1. Các học phần bắt buộc (13 tín chỉ)

FUA 631 Giải tích hàm 3

GAL 631 Đại số hiện đại 3

DIG 621 Hình học vi phân 2

COA 631 Giải tích phức 3

MBI 621 Cơ sở toán học của tin học 2

2. Các học phần tự chọn (8 tín chỉ)

TVS 621 Không gian vecto topo 1 2

DEB 621 Phương trình vi phân trong không gian Banach 2

ICT 621 Ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy học toán

2

TOP 621 Tôpô đại cương 2

LIA 621 Đại số tuyến tính 2

MTT 621 Lý luận dạy học hiện đại 2

POL 621 Đa thức 2

LIE 621 Nhập môn Đại số Lie 2

CON 621 Giải tích lồi 2

74

C. KHỐI KIẾN THỨC CHUYÊN NGÀNH (12 TÍN CHỈ)

1. Các học phần bắt buộc (8 tín chỉ)

NTT 631 Dạy học môn toán ở trường phổ thông theo các xu hướng dạy học không truyền thống

3

TTM 631 Lý luận dạy học những nội dung toán học ở trường THPT 3

DTT 621 Tư duy biện chứng trong môn Toán 2

2. Các học phần tự chọn (4 tín chỉ)

MST 621 Chuyển tiếp môn toán từ phổ thông lên đại học 2

TMS 621 Lý luận dạy học những nội dung toán học ở trường THCS 2

TSS 621 Lý thuyết tình huống 2

TAL 621 Tư duy và hoạt động học Toán 2

DCE 621 Phát triển tư duy sáng tạo qua bài tập Toán học 2

TTI 621 Lý luận dạy học Tin học 2

RMT 621 Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục Toán học 2

D. LUẬN VĂN THẠC SĨ (12 TÍN CHỈ)

II. MÔ TẢ TÓM TẮT HỌC PHẦN

A. KHỐI KIẾN THỨC CHUNG (8 TÍN CHỈ)

Các môn chung

PHI 651 (3 tín chỉ) - Triết học

Học phần kế thừa những kiến thức đã học trong chương trình đào tạo Triết học ở bậc đại học; phát triển và nâng cao những nội dung cơ bản gắn liền với những thành tựu của khoa học - công nghệ, những vấn đề mới của thời đại và đất nước. Học viên được học các chuyên đề chuyên sâu; kiến thức về nhân sinh quan, thế giới quan duy vật biện chứng; những kiến thức cơ bản, có hệ thống về lịch sử hình thành, phát triển của triết học nói chung và các trường phái triết học nói riêng. Trên cơ sở đó giúp cho học viên có khả năng vận dụng kiến thức Triết học để giải quyết những vấn đề lý luận và thực tiễn trong lĩnh vực hoạt động chuyên môn, nghề nghiệp.

ENG 651 (5 tín chỉ) - Ngoại ngữ

Học phần cung cấp cho học viên kiến thức ngoại ngữ chuyên sâu về lĩnh vực chuyên môn, giúp cho học viên có thể đọc, dịch tài liệu phục vụ cho việc học tập các môn học chuyên ngành, nghiên cứu khoa học và hoàn thành luận văn thạc sĩ.

B. KHỐI KIẾN THỨC CƠ SỞ (21 TÍN CHỈ)

1. Các học phần bắt buộc (13 tín chỉ)

FUA 631 (3 tín chỉ) - Giải tích hàm

Học phần cung cấp cho học viên kiến thức cơ bản về không gian Hilbert; định lý về sự tồn tại phép chiếu trực giao; định lý biểu diễn Ricoz; toán tử liên hợp và tự liên hợp trong không gian Hilbert. Các định nghĩa và tích chất cơ bản của¸ ánh xạ khả vi, các Định lý về số gia giới nội, Nghịch đảo địa phương của ánh xạ lớp C

1 ; Định lý hàm ẩn; Những kiến

thức cơ bản về Đạo hàm bậc cao.

GAL 631 (3 tín chỉ) - Đại số hiện đại

Học phần thuộc phần cơ sở của toán học, cung cấp cho học viên một số kiến thức cơ sở về lý thuyết tập hợp, lý thuyết nhóm, nhóm hữu hạn, nhóm Abel hữu hạn, lý thuyết phạm trù và hàm tử, lý thuyết vành, lý thuyết môđun.

75

DIG 621 (2 tín chỉ) - Hình học vi phân

Học phần cung cấp cho học viên kiến thức cơ bản về phép tính vi phân, tích phân trong Rn, trên đa tạp khả vi, lý thuyết và mặt trong Rn. Ngoài ra, học phần cũng cung cấp thêm một số kiến thức mở rộng của các phép toán về giải tích trên đa tạp khả vi.

COA 631 (3 tín chỉ) - Giải tích phức

Học phần cung cấp cho học viên kiến thức cơ bản về Trường các số phức, Hàm giải tích, Công thức tích phân Cauchy và ứng dụng, Diện Riemann và thác triển giải tích. Ngoài ra, học phần cũng cung cấp thêm một số kiến thức mở rộng giải tích phức, hình học phức.

MBI 621 (2 tín chỉ) - Cơ sở toán học của tin học

Học phần cung cấp cho học viên kiến thức cơ bản về Toán rời rạc, lý thuyết đồ thị, Mô hình toán học của máy tính, otomat và ngôn ngữ hình thức, độ phức tạp của thuật toán.

2. Các học phần tự chọn (8 tín chỉ)

TVS 621 (2 tín chỉ) - Không gian vecto topo 1

Học phần cung cấp cho học viên kiến thức cơ bản, các khái niệm và tích chất cơ bản của không gian vecto tôpô; Đối ngẫu và các định lý Hahn-Banach; Tô pô trên không gian đối ngẫu.

DEB 621 (2 tín chỉ) - Phương trình vi phân trong không gian Banach

Học phần cung cấp cho học viên các kiến thức cơ bản của các phương trình vi phân trong không gian Banach và ứng dụng.

ICT 621 (2 tín chỉ) - Sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy học toán

Học phần cung cấp cho học viên các kiến thức cơ bản về ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy học môn toán: kỹ thuật khai thác công nghệ thông tin và truyền thông, Web và Internet, một số phần mềm toán học, phương pháp thiết kế giáo án điện tử.

TOP 621 (2 tín chỉ) - Tôpô đại cương

Học phần cung cấp cho học viên kiến thức cơ bản của Tôpô đại cương: không gian tô pô, không gian metric, phân loại các không gian tô pô, các không gian tô pô quan trọng: compact, liên thông, khả li,... Một số không gian metric quan trọng: đầy đủ, compact.

LIA 621 (2 tín chỉ) - Đại số tuyến tính

Học phần cung cấp cho học viên các kiến thức nâng cao của Đại số tuyến tính: Cấu trúc của một tự đồng cấu, Không gian Unita, Đại số đa tuyến tính.

MTT 621 (2 tín chỉ) - Lý luận dạy học hiện đại

Học phần tập trung nghiên cứu những vấn đề chung về lý luận dạy học, các lý thuyết về dạy học hiện đại, lý luận về chương trình đào tạo và hệ thống các phương pháp dạy học hiện đại. Đây là học phần giữ vị trí rất quan trọng trong chương trình đào tạo nhằm hoàn thiện năng lực giảng dạy và nghiên cứu cho học viên.

POL 621 (2 tín chỉ) - Đa thức

Học phần cung cấp cho học viên các kiến thức cơ bản lý thuyết đa thức: đa thức một biến số, thuật toán chia với dư và sự khai triển, phân tích đa thức thành nhân tử, nghiệm của đa thức, phương trình đa thức, xấp xỉ,....

76

LIE 621 (2 tín chỉ) - Nhập môn Đại số Lie

Đại số Lie là một lý thuyết quan trọng của đại số và có những ứng dụng trong hình học vi phân, vật lý... Học phần giới thiệu về lý thuyết vành kết hợp bao gồm những kiến thức cơ bản sau: Định lý cấu trúc, định lý Engels, đại số Lie giải được, định lý Lie, đại số Lie nửa đơn, căn và trọng, phân loại đại số Lie đơn, nhóm Weyl.

CON 621 (2 tín chỉ) - Giải tích lồi

Học phần cung cấp cho học viên các kiến thức cơ bản của giải tích lồi: Hàm lồi, tập lồi, hàm liên hợp, dưới vi phân và bài toán cực trị lồi.

C. KHỐI KIẾN THỨC CHUYÊN NGÀNH (12 TÍN CHỈ)

1. Các học phần bắt buộc (8 tín chỉ)

NTT 631 (3 tín chỉ) - Dạy học môn Toán ở trường phổ thông theo các xu hướng dạy học không truyền thống

Học phần cung cấp cho học viên hệ thống các kiến thức về dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề; dạy học chương trình hóa; dạy học trong môi trường đa phương tiện và khả năng vận dụng chúng trong dạy học môn toán.

TTM 631 (3 tín chỉ) - Lý luận dạy học những nội dung Toán học ở trường THPT

Học phần cung cấp cho học viên một số kiến thức về cơ sở khoa học của chương trình môn toán ở trường THPT, Dạy học những nội dung truyền thống trong chương trình môn toán ở trường THPT và dạy học những yếu tố của giải tích toán học và hình học giải tích.

DTT 621 (2 tín chỉ) - Tư duy biện chứng trong môn Toán

Học phần cung cấp cho học viên một số kiến thức về vai trò của triết học duy vật biện chứng trong học tập và nghiên cứu toán học; Vận dụng các quy luật của triết học duy vật trong học tập và nghiên cứu toán học; việc bồi dưỡng tư duy biện chứng cho học sinh trong dạy học toán; quy trình của sự mở rộng một bài toán.

2. Các học phần tự chọn (4 tín chỉ)

MST 621 (2 tín chỉ) - Chuyển tiếp môn Toán từ phổ thông lên đại học

Học phần cung cấp cho học viên một số kiến thức về môn toán chuyển tiếp từ phổ thông lên đại học như: Phương pháp đạo hàm để giải bài toán về phương trình, bất phương trình và bất đẳng thức, dạy học đẳng thức, bất đẳng thức lượng giác có điều kiện và phương trình lượng giác, sử dụng phương trình đường thẳng và mặt phẳng để giải toán hình học không gian.

TMS 621 (2 tín chỉ) - Lý luận dạy học những nội dung Toán học ở trường THCS

Học phần cung cấp cho học viên một số kiến thức về việc dạy học một số nội dung toán ở trường THCS như: dạy học các tập số, dạy học phương trình và bất phương trình, dạy học hàm số, dạy học hình học.

TSS 621 (2 tín chỉ) - Lý thuyết tình huống

Học phần cung cấp cho học viên một số kiến thức về hệ thống dạy học, tình huống học tập lý tưởng, tình huống dạy học, những khái niệm khác trong lý thuyết tình huống, khả năng áp dụng lý thuyết tình huống.

TAL 621 (2 tín chỉ) - Tư duy và hoạt động học Toán

Học phần cung cấp cho học viên một số kiến thức về một số hình thức tư duy trong môn toán, những hoạt động toán học điển hình.

77

DCE 621 (2 tín chỉ) - Phát triển tư duy sáng tạo qua bài tập Toán học

Học phần cung cấp cho học viên một số kiến thức tư duy sáng tạo, định hướng tư duy sáng tạo qua bài tập toán học, khả năng phát triển tư duy sáng tạo qua bài tập toán học.

TTI 621 (2 tín chỉ) - Lý luận dạy học Tin học

Học phần cung cấp cho học viên kiến thức về tầm quan trọng và sự phát triển của giáo dục tin học, trình bày một số vấn đề về tin học, công nghệ thông tin và máy tính điện tử, trình bày những vấn đề về giảng dạy tin học và việc ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy, vai trò của tin học trong việc phát triển tư duy thuật giải.

RMT 621 (2 tín chỉ) - Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục Toán học

Học phần cung cấp cho học viên một số kiến thức về đối tượng và nhiệm vụ của lý luận dạy học môn toán, quy trình nghiên cứu lý luận dạy học môn toán, những phương pháp thường dùng trong nghiên cứu khoa học giáo dục, ứng dụng lý thuyết xác suất và thông kê toán học trong nghiên cứu khoa học giáo dục toán học.

D. LUẬN VĂN THẠC SĨ (12 TÍN CHỈ)

Luận văn thạc sĩ là một đề tài khoa học thuộc lĩnh vực chuyên môn do đơn vị đào tạo giao hoặc do học viên tự đề xuất, được người hướng dẫn đồng ý và Hội đồng khoa học đào tạo chuyên ngành chấp thuận. Học viên được phép bảo vệ luận văn thạc sĩ sau khi hoàn thành các học phần thuộc khối kiến thức chung, khối kiến thức cơ sở và chuyên ngành.

78

79

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Chuyên ngành Lý luận và Phương pháp dạy học bộ môn Vật lý

Mã số: 60 14 01 11.

Đơn vị đào tạo: Trường Đại học Sư phạm.

Năm bắt đầu đào tạo: 1991.

Thời gian tuyển sinh: Tháng 2 và Tháng 8 hàng năm.

Môn thi tuyển:

Môn thi Cơ bản: Toán Vật lý;

Môn thi Cơ sở: Vật lý đại cương;

Môn Ngoại ngữ: Trình độ B Ngoại ngữ.

Thời gian đào tạo: 1.5 - 2 năm.

Số tín chỉ tích lũy: 53 tín chỉ.

Tên văn bằng: Thạc sĩ Khoa học giáo dục.

I. CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

A. KHỐI KIẾN THỨC CHUNG (8 TÍN CHỈ) SỐ TÍN CHỈ

PHI 651 Triết học 3

ENG 651 Ngoại ngữ 5

B. KHỐI KIẾN THỨC CƠ SỞ (21 TÍN CHỈ)

1. Các học phần bắt buộc (13 tín chỉ)

MMP 631 Phương pháp toán cho Vật lý 3

CVF 621 Hàm biến phức 2

NQM 631 Cơ học lượng tử không tương đối tính 3

SSP 631 Vật lý chất rắn 3

AIP 621 Tin học trong Vật lí 2

2. Các học phần tự chọn ( 8 tín chỉ)

RQM 622 Cơ học lượng tử tương đối tính 2

SCP 621 Vật lý bán dẫn 2

OPM 621 Vật liệu Quang 2

DIT 621 Kĩ thuật số 2

SER 621 Xử lý thống kê các kết quả thực nghiệm 2

SMP 621 Phương pháp thống kê trong khoa học giáo dục 2

AIT 622 Ứng dụng Công nghệ thông tin và Truyền thông trong dạy học vật lý

2

BDC 621 Chương trình và phát triển chương trình 2

MTT 621 Lý luận dạy học hiện đại 2

80

C. KHỐI KIẾN THỨC CHUYÊN NGÀNH (12 TÍN CHỈ)

1. Các học phần bắt buộc (8 tín chỉ)

CMT 631 Những vấn đề hiện đại của lý luận và phương pháp dạy học Vật lý

3

TME 631 Phương tiện dạy học và thí nghiệm trong dạy học Vật lý ở trường phổ thông

3

OCA 621 Tổ chức hoạt động nhận thức trong dạy học Vật lý 2

2. Các học phần tự chọn ( 4 tín chỉ)

AET 621 Kiểm tra và đánh giá trong dạy học Vật lý ở trường phổ thông

2

LTP 621 Logic học trong dạy học Vật lí ở trường phổ thông 2

STP 621 Chiến lược dạy học Vật lý ở trường phổ thông 2

IIT 621 Tích hợp trong dạy học Vật lý ở trường phổ thông 2

DCT 621 Phát triển năng lực tư duy sáng tạo trong dạy học vật lý 2

D. LUẬN VĂN THẠC SĨ (12 TÍN CHỈ)

II. MÔ TẢ TÓM TẮT HỌC PHẦN

A. KHỐI KIẾN THỨC CHUNG (8 TÍN CHỈ)

PHI 651 (3 tín chỉ) - Triết học

Học phần kế thừa những kiến thức đã học trong chương trình đào tạo Triết học ở bậc đại học, phát triển và nâng cao những nội dung cơ bản gắn liền với những thành tựu của khoa học - công nghệ, những vấn đề mới của thời đại và đất nước. Học viên được học các chuyên đề chuyên sâu; kiến thức về nhân sinh quan, thế giới quan duy vật biện chứng; những kiến thức cơ bản, có hệ thống về lịch sử hình thành, phát triển của triết học nói chung và các trường phái triết học nói riêng. Trên cơ sở đó giúp cho học viên có khả năng vận dụng kiến thức Triết học để giải quyết những vấn đề lý luận và thực tiễn trong lĩnh vực hoạt động chuyên môn, nghề nghiệp.

ENG 651 (5 tín chỉ) - Ngoại ngữ

Học phần cung cấp cho học viên kiến thức ngoại ngữ chuyên sâu về lĩnh vực chuyên môn, giúp cho học viên có thể đọc, dịch tài liệu phục vụ cho việc học tập các môn học chuyên ngành, nghiên cứu khoa học và hoàn thành luận văn thạc sĩ.

B. KHỐI KIẾN THỨC CƠ SỞ (21 TÍN CHỈ)

1. Các học phần bắt buộc (13 tín chỉ)

MMP 631 (3 tín chỉ) - Phương pháp toán cho Vật lý

Học phần giới thiệu bài toán biên đặt đúng cho phương trình đạo hàm riêng tuyến tính áp dụng cho Vật lý. Các phương trình được xét: truyền sóng, truyền nhiệt, hàm thế và phương trình Schrodinger. Hai phương pháp để xây dựng nghiệm hình thức của bài toán biên: phương pháp phân ly biến số và phương pháp biến đổi tích phân.

81

CVF 621 (2 tín chỉ) - Hàm biến phức

Chương trình Đại học về phần toán học đối với khoa Vật lý đã được trang bị Toán cao cấp, trong đó nội dung cơ bản là phép tính vi phân và tích phân với biến số thực. Học viên cao học cần được bổ sung phép toán vi - tích phân của biến phức.

NQM 631 (3 tín chỉ) - Cơ học lượng tử không tương đối tính

Học phần cung cấp cho học viên các kiến thức cơ bản của Cơ học lương tử để giúp họ nắm được các kiến thức của Vật lí hiện đại, từ đó đi sâu vào các chuyên đề của Vật lí.

SSP 631 (3 tín chỉ) - Vật lý chất rắn

Học phần cung cấp cho học viên kiến thức cơ bản về cấu trúc tinh thể, dao động mạng, một số phương pháp tính vùng năng lượng và một số tính chất nhiệt, điện, quang,... của chất rắn.

AIP 621 (2 tín chỉ) - Tin học trong Vật lí

Học phần cung cấp các kiến thức cơ bản về phần mềm MATLAB, trang bị kỹ năng lập trình trong MATLAB. Ứng dụng MATLAB giải các bài toán vật lý, vẽ đồ thị và mô phỏng các hiện tượng vật lý.

2. Các học phần tự chọn ( 8 tín chỉ)

RQM 622 (2 tín chỉ) - Cơ học lượng tử tương đối tính

Học phần cung cấp cho học viên các kiến thức cơ bản của Cơ học lượng tử tương đối tính và lí thuyết lượng tử về bức xạ điện từ, tạo cơ sở cần thiết cho việc học các chuyên đề Vật lý hiện đại sau đại học.

SCP 621 (2 tín chỉ) - Vật lý bán dẫn

Học phần cung cấp cho học viên những kiến thức nâng cao về loại vật liệu có mặt trong hầu hết các thiết bị quang điện (bao gồm cấu trúc tinh thể, cấu trúc vùng năng lượng, nồng độ hạt tải, các quá trình động trong bán dẫn và các hiện tượng tiếp xúc).

OPM 621 (2 tín chỉ) - Các vật liệu Quang

Học phần nghiên cứu quá trình truyền sóng điện từ trong vật liệu, các tính chất quang của vật dẫn, điện môi và bán dẫn.

DIT 621 (2 tín chỉ) - Kĩ thuật số

Học phần cung cấp cho học viên các kiến thức: khái niệm ban đầu về đại số Boole, các cổng logíc; Vi mạch số và cách thể hiện cổng logíc; Mạch tổ hợp; Mạch tuần tự; Bộ biến đổi ADC và DAC; Bộ nhớ bán dẫn.

SER 621 (2 tín chỉ) - Xử lý thống kê các kết quả thực nghiệm

Học phần cung cấp cho học viên các kiến thức cơ bản và hệ thống về lý thuyết sai số, xử lý và đánh giá độ tin cậy của số liệu thực nghiệm.

SMP 621 (2 tín chỉ) - Phương pháp thống kê trong khoa học giáo dục

Học phần cung cấp cho học viên các kiến thức cơ bản, hệ thống về toán học thống kê và việc ứng dụng chúng trong xử lí các số liệu nghiên cứu khoa học giáo dục.

AIT 622 (2 tín chỉ) - Ứng dụng Công nghệ thông tin và Truyền thông trong dạy học Vật lý

Học phần cung cấp cho học viên các kiến thức cơ bản và hệ thống về ITC và cơ sở lí luận ứng dụng ITC vào dạy học Vật lí.

82

BDC 621 (2 tín chỉ) - Chương trình và phát triển chương trình

Học phần cung cấp cho học viên các kiến thức về vấn đề xây dựng chương trình đào tạo trong hệ thống giáo dục quốc dân…; Những tác động của xu thế giáo dục thế kỷ XXI đến xây dựng chương trình mới. Đi sâu phân tích, đánh giá chương trình Vật lý trung học phổ thông theo mục tiêu giáo dục cấp học và các nguyên tắc xây dựng chương trình Vật lý phổ thông.

MTT 621 (2 tín chỉ) - Lý luận dạy học hiện đại

Học phần cung cấp cho học viên kiến thức về những phương hướng hoàn thiện lý luận dạy học trên thế giới và ở nước ta, về một số phương pháp dạy học hiện đại ở trên thế giới và những thử nghiệm áp dụng ở nước ta.

C. KHỐI KIẾN THỨC CHUYÊN NGÀNH (12 TÍN CHỈ)

1. Các học phần bắt buộc (8 tín chỉ)

CMT 631 (3 tín chỉ) - Những vấn đề hiện đại của lý luận và phương pháp dạy học Vật lý

Học phần cung cấp các kiến thức cơ bản và hệ thống về các vấn đề đổi mới lý luận và phương pháp dạy học vật lý ở trường phổ thông; Cách vận dụng để phát hiện và giải quyết các vấn đề của thực tiễn dạy học bộ môn.

TME 631 (3 tín chỉ) - Phương tiện dạy học và thí nghiệm trong dạy học Vật lý ở trường phổ thông

Học phần cung cấp cho học viên kiến thức về đại cương về phương tiện dạy học, yêu cầu và nguyên tắc sử dụng phương tiện dạy học trong giờ học, các bước thiết kế bài giảng sử dụng PTDH; Các thiết bị nghe nhìn cơ bản, các bước chuẩn bị bài giảng có sử dụng phương tiện nghe nhìn. Thí nghiệm, phương pháp thí nghiệm và hoạt động thí nghiệm vật lý, phương pháp thực nghiệm trong dạy học vật lý, bản chất của phương pháp thực nghiệm trong dạy học vật lý. Cấu trúc của phương pháp thực nghiệm trong dạy học Vật lý, vai trò của phương pháp thực nghiệm Vật lý trong trường phổ thông. Phân loại thí nghiệm Vật lý trong trường phổ thông, thí nghiệm của giáo viên trong giờ học vật lý, thí nghiệm của học sinh trong giờ học vật lý. Ứng dụng công nghệ thông tin trong thí nghiệm vật lý ở trường phổ thông.

OCA 621 (2 tín chỉ) - Tổ chức hoạt động nhận thức trong dạy học Vật lý

Học phần cung cấp các kiến thức cơ bản và hệ thống về hoạt động học tập Vật lý ở trường phổ thông, về con đường nhận thức kiến thức Vật lý và các biện pháp đảm bảo cho học sinh tự lực hoạt động nhận thức.

2. Các học phần tự chọn ( 4 tín chỉ)

AET 621 (2 tín chỉ) - Kiểm tra và đánh giá trong dạy học vật lý ở trường phổ thông

Học phần cung cấp các kiến thức cơ bản, hiện đại và hệ thống về các vấn đề lý luận và kĩ thuật của kiểm tra, đánh giá trong giáo dục; các ứng dụng trong dạy học Vật lý ở trường phổ thông;

LTP 621 (2 tín chỉ) - Logic học trong dạy học vật lí ở trường phổ thông

Học phần cung cấp các kiến thức cơ bản và hệ thống về lôgic học, về logic nhận thức Vật lý và các biện pháp rèn luyện tư duy lôgic cho học sinh.

STP 621 (2 tín chỉ) - Chiến lược dạy học vật lý ở trường phổ thông

Học phần cung cấp các kiến thức cơ bản và hệ thống về các chiến lược dạy học và việc vận dụng trong dạy học Vật lý phổ thông.

83

IIT 621 (2 tín chỉ) - Tích hợp trong dạy học Vật lý ở trường phổ thông

Học phần cung cấp các kiến thức cơ bản và hệ thống về lý thuyết tích hợp và vận dụng dạy học tích hợp vào dạy học Vật lý ở trường phổ thông.

DCT 621 (2 tín chỉ) - Phát triển năng lực tư duy sáng tạo trong dạy học Vật lý

Năng lực tư duy sáng tạo trong dạy học; dạy và học tư duy; phát huy tính sáng tạo trong dạy hoc; Mối quan hệ của tư duy sáng tạo với tư duy phê phán và tư duy tổng hợp. Mối quan hệ của tư duy sáng tạo với tư duy phê phán và tư duy tổng hợp. Các biện pháp phát triển tư duy trong dạy học .Tư duy sáng tạo và dạy học giải quyết vấn đề, rèn luyện năng lực tư duy sáng tạo và sự tự học, rèn luyện năng lực tư duy sáng tạo qua nghiên cứu khoa học.

D. LUẬN VĂN THẠC SĨ (12 TÍN CHỈ)

Luận văn thạc sĩ là một đề tài khoa học thuộc lĩnh vực chuyên môn do đơn vị đào tạo giao hoặc do học viên tự đề xuất, được người hướng dẫn đồng ý và Hội đồng khoa học đào tạo chuyên ngành chấp thuận. Học viên được phép bảo vệ luận văn thạc sĩ sau khi hoàn thành các học phần thuộc khối kiến thức chung, khối kiến thức cơ sở và chuyên ngành.

84

85

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Chuyên ngành Lý luận và Phương pháp dạy học bô môn Sinh học

Mã số: 60 14 01 11.

Đơn vị đào tạo: Trường Đại học Sư phạm.

Năm bắt đầu đào tạo: 2006.

Thời gian tuyển sinh: Tháng 2 và Tháng 8 hàng năm.

Môn thi tuyển:

Môn thi Cơ bản:Toán cao cấp thống kê;

Môn thi Cơ sở: Sinh học cơ sở;

Môn Ngoại ngữ: Trình độ B Ngoại ngữ.

Thời gian đào tạo: 1.5 - 2 năm.

Số tín chỉ tích lũy: 53 tín chỉ.

Tên văn bằng: Thạc sĩ Khoa học giáo dục.

I. CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

A. KHỐI KIẾN THỨC CHUNG (8 TÍN CHỈ) SỐ TÍN CHỈ

PHI 651 Triết học 3

ENG 651 Ngoại ngữ 5

B. KHỐI KIẾN THỨC CƠ SỞ (21 TÍN CHỈ)

1. Các học phần bắt buộc (13 tín chỉ)

MOL 631 Cơ sở và phương pháp Sinh học phân tử 3

CEL 631 Sinh học tế bào 3

ORP 631 Sinh học cơ thể thực vật 3

ORM 621 Sinh học cơ thể động vật 2

POP 621 Sinh học quần thể 2

2. Các học phần tự chọn (8 tín chỉ)

MET 621 Lý luận dạy học hiện đại 2

ASS 621 Đo lường, Đánh giá và kiểm định Chất lượng giáo dục 2

SYS 621 Tiếp cận cấu trúc hệ thống trong dạy học Sinh học 2

CMA 621 Bản đồ khái niệm 2

COO 621 Dạy học hợp tác trong dạy học Sinh học 2

DIS 621 Dạy học khám phá trong dạy học Sinh học 2

GRP 621 Phương pháp Grap trong dạy học Sinh học 2

API 621 Tin học ứng dụng trong nghiên cứu khoa học giáo dục và dạy học sinh học

2

86

C. KHỐI KIẾN THỨC CHUYÊN NGÀNH (12 TÍN CHỈ)

1. Các học phần bắt buộc (8 tín chỉ)

MET 721 Những tiếp cận hiện đại của lý luận dạy học Sinh học 2

CUR 731 Chương trình và sách giáo khoa Sinh học 3

REN 731 Đổi mới Phương pháp dạy học Sinh học ở trường phổ thông

3

2. Các học phần tự chọn (4 tín chỉ)

TEC 721 Kỹ thuật dạy học Sinh học 2

BIE 721 Thí nghiệm Sinh học ở trường phổ thông 2

PBI 721 Dạy học giải quyết vấn đề trong dạy học Sinh học 2

EDU 721 Giáo dục bảo vệ môi trường 2

D. LUẬN VĂN THẠC SĨ (12 TÍN CHỈ)

II. MÔ TẢ TÓM TẮT HỌC PHẦN

A. KHỐI KIẾN THỨC CHUNG (8 TÍN CHỈ)

PHI 651 (3 tín chỉ) - Triết học

Học phần kế thừa những kiến thức đã học trong chương trình đào tạo Triết học ở bậc đại học, phát triển và nâng cao những nội dung cơ bản gắn liền với những thành tựu của khoa học - công nghệ, những vấn đề mới của thời đại và đất nước. Học viên được học các chuyên đề chuyên sâu; kiến thức về nhân sinh quan, thế giới quan duy vật biện chứng; những kiến thức cơ bản, có hệ thống về lịch sử hình thành, phát triển của triết học nói chung và các trường phái triết học nói riêng. Trên cơ sở đó giúp cho học viên có khả năng vận dụng kiến thức Triết học để giải quyết những vấn đề lý luận và thực tiễn trong lĩnh vực hoạt động chuyên môn, nghề nghiệp.

ENG 651 (5 tín chỉ) - Ngoại ngữ

Học phần cung cấp cho học viên kiến thức ngoại ngữ chuyên sâu về lĩnh vực chuyên môn, giúp cho học viên có thể đọc, dịch tài liệu phục vụ cho việc học tập các môn học chuyên ngành, nghiên cứu khoa học và hoàn thành luận văn thạc sĩ.

B. KHỐI KIẾN THỨC CƠ SỞ (21 TÍN CHỈ)

1. Các học phần bắt buộc (13 tín chỉ)

MOL 631 (3 tín chỉ) - Cơ sở và phương pháp Sinh học phân tử

Học phần nghiên cứu cấu trúc và chức năng của các đại phân tử, chủ yếu là protein và axit nucleic, các quá trình cơ bản xảy ra ở mức phân tử liên quan đến protein và axit nucleic; Học phần đề cập đến một số phản ứng in vitro liên quan đến axit nucleic và protein, làm cơ sở cho các kỹ thuật sinh học phân tử ứng dụng vào thực tế.

CEL 631 (3 tín chỉ) - Sinh học tế bào

Học phần cung cấp cho học viên kiến thức về những vấn đề cấu trúc, chức năng tế bào. Cấu trúc chức năng của các bào quan ở tế bào nhân chuẩn, sự vận chuyển các chất qua màng tế bào.

87

ORP 631 (3 tín chỉ) - Sinh học cơ thể thực vật

Học phần cung cấp cho học viên những kiến thức cơ bản về đặc điểm cấu tạo và chức năng của các cơ quan ở thực vật có hoa; Vai trò của thực vật trong thiên nhiên và đời sống con người.

ORM 621 (2 tín chỉ) - Sinh học cơ thể động vật

Học phần cung cấp cho học viên kiến thức cơ bản về phân chia sinh giới; Hệ thống động vật, tính đa dạng của chúng; Tổ chức cơ thể của động vật có xương sống, cấu trúc và chức năng của các cơ quan trong cơ thể.

POP 621 (2 tín chỉ) - Sinh học quần thể

Học phần cung cấp cho học viên kiến thức về các cấp độ tổ chức sống trên trái đất: quần thể, quần xã, hệ sinh thái, sinh quyển và địa lý sinh vật; Mối quan hệ qua lại giữa các cấp độ đó với môi trường và ngược lại.

2. Các học phần tự chọn (8 tín chỉ)

MET 621 (2 tín chỉ) - Lý luận dạy học hiện đại

Học phần cung cấp cho học viên kiến thức về những phương hướng hoàn thiện lý luận dạy học trên thế giới và ở nước ta, về một số phương pháp dạy học hiện đại ở trên thế giới và những thử nghiệm áp dụng ở nước ta.

ASS 621 (2 tín chỉ) - Đo lường, đánh giá và kiểm định Chất lượng giáo dục

Học phần cung cấp cho học viên kiến thức về các kỹ thuật đo lường, đánh giá trong dạy học nói chung và dạy học sinh học nói riêng.

SYS 621 (2 tín chỉ) - Vận dụng lý thuyết hệ thống trong dạy học Sinh học

Lý thuyết hệ thống thuộc nhóm các phương pháp triết học, phương pháp này đã được vận dụng một cách có hiệu quả trong giáo dục nói chung và trong dạy học nói riêng.

CMA 621 (2 tín chỉ) - Bản đồ khái niệm

Bản đồ khái niệm là những công cụ đồ thị để sắp sếp và trình bày kiến thức, bao gồm các khái niệm, thường được đóng khung trong các hình tròn hay các hình chữ nhật và mối quan hệ giữa các khái niệm được thể hiện dưới dạng đường nối giữa hai khái niệm. Chúng mô tả khái niệm như là một quy tắc lĩnh hội các sự kiện hay sự vật hay như là sự phát biểu về các sự kiện hay sự vật, được định rõ bởi nhãn.

COO 621 (2 tín chỉ) - Dạy học hợp tác trong dạy học Sinh học

Học phần giới thiệu một mô hình dạy học gọi là Dạy học hợp tác, nhằm hình thành cho học sinh những kỹ năng liên kết quan trọng của con người trong việc giải quyết các nhiệm vụ.

DIS 621 (2 tín chỉ) - Dạy học khám phá trong dạy học Sinh học

Dạy học khám phá là một phương pháp dạy học dựa trên quy luật nhận thức của học sinh, theo lý thuyết của Jen Piaget Jerome Bruner and Seymour Papert.

GRP 621 (2 tín chỉ) - Phương pháp Grap trong dạy học Sinh học

Vận dụng phương pháp grap trong dạy học sinh học nhằm hình thành trong tư duy của học sinh những sơ đồ giúp cho học sinh hiểu bài nhanh hơn, hệ thống hoá kiến thức tốt hơn.

88

API 621 (2 tín chỉ) - Tin học ứng dụng trong Nghiên cứu khoa học giáo dục và dạy học sinh học

Ứng dụng phần mềm Microsoft trong quản lí hồ sơ học sinh, lập bảng điểm, xếp loại học sinh và khai thác thông tin về học sinh khi cần. Sử dụng một số phần mềm thiết kế bài giảng và khai thác thông tin sinh học trên mạng Internet.

C. KHỐI KIẾN THỨC CHUYÊN NGÀNH (12 TÍN CHỈ)

1. Các học phần bắt buộc (8 tín chỉ)

MET 721 (2 tín chỉ) - Những tiếp cận hiện đại của lý luận dạy học Sinh học

Đổi mới phương pháp dạy học ở nhà trường là một xu thế của thế giới, trong xu thế đó các nhà lý luận dạy học luôn tìm tòi phát triển các phương pháp dạy học hiện đại nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng dạy và học, đáp ứng nhu cầu của xã hội.

CUR 731 (3 tín chỉ) - Chương trình và sách giáo khoa Sinh học

Nghiên cứu chương trình và sách giáo khoa một số nước trên thế giới so sánh với chương trình và sách giáo khoa của Việt nam; Tìm hiểu các nguyên tắc thiết kế chương trình, nội dung sinh học ở trường phổ thông.

REN 731 (3 tín chỉ) - Đổi mới Phương pháp dạy học Sinh học ở trường phổ thông

Xác định những định hướng, xu thế và các biện pháp đổi mới nội dung, phương pháp dạy học sinh học ở trường phổ thông

2. Các học phần tự chọn (4 tín chỉ)

TEC 721 (2 tín chỉ) - Kỹ thuật dạy học Sinh học

Dạy học là một nghề mang tính khoa học và nghệ thuật, có những yếu tố mang tính công nghệ có thể chuyển giao được để nâng cao hơn nữa chất lượng dạy học ở nhà trường phổ thông.

BIE 721 (2 tín chỉ) - Thí nghiệm Sinh học ở trường phổ thông

Học phần hướng dẫn người học biết cách tổ chức thí nghiệm trong dạy học sinh học ở trường phổ thông.

PBI 721 (2 tín chỉ) - Dạy học giải quyết vấn đề trong dạy học Sinh học

Dạy học giải quyết vấn đề là một phức hợp dạy học đã được nghiên cứu và vận dụng ở nhiều nước trên thế giới. Vận dụng dạy học giải quyết vấn đề trong dạy học sinh học sẽ giúp học sinh phát triển tư duy.

EDU 721 (2 tín chỉ) - Giáo dục bảo vệ môi trường

Các biện pháp giáo dục bảo vệ môi trường, kết hợp hoặc tích hợp giáo dục môi trường trong dạy học sinh học

D. LUẬN VĂN THẠC SĨ (12 TÍN CHỈ)

Luận văn thạc sĩ là một đề tài khoa học thuộc lĩnh vực chuyên môn do đơn vị đào tạo giao hoặc do học viên tự đề xuất, được người hướng dẫn đồng ý và Hội đồng khoa học đào tạo chuyên ngành chấp thuận. Học viên được phép bảo vệ luận văn thạc sĩ sau khi hoàn thành các học phần thuộc khối kiến thức chung, khối kiến thức cơ sở và chuyên ngành.

89

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Chuyên ngành Lý luận và Phương pháp dạy học bộ môn Văn - Tiếng việt

Mã số: 60 14 01 11.

Đơn vị đào tạo: Trường Đại học Sư phạm.

Năm bắt đầu đào tạo: 1999.

Thời gian tuyển sinh: Tháng 2 và Tháng 8 hàng năm.

Môn thi tuyển:

Môn thi Cơ bản: Triết học;

Môn thi Cơ sở: Lý luận văn học;

Môn Ngoại ngữ: Trình độ B Ngoại ngữ.

Thời gian đào tạo: 1.5 - 2 năm.

Số tín chỉ tích lũy: 53 tín chỉ.

Tên văn bằng: Thạc sĩ Khoa học giáo dục.

I. CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

A. KHỐI KIẾN THỨC CHUNG (8 TÍN CHỈ) SỐ TÍN CHỈ

PHI 651 Triết học 3

ENG 651 Ngoại ngữ 5

B. KHỐI KIẾN THỨC CƠ SỞ (21 TÍN CHỈ)

1. Các học phần bắt buộc (13 tín chỉ)

PRO 637 Thi pháp học 3

SOC 627 Một số vấn đề về văn hóa và tư tưởng phương Đông 2

ELP 637 Thi pháp văn học dân gian 3

MRL 627 Phương pháp luận nghiên cứu tác gia văn học 2

GMV 637 Sự vận động của thể loại trong văn học Việt Nam thế kỷ XX 3

2. Các học phần tự chọn (8 tín chỉ)

MTT 627 Phương pháp dạy học hiện đại 3

AVL 627 Phong cách nghệ thuật một số nhà văn hiện đại Việt Nam 2

EMP 627 Văn xuôi dân tộc và miền núi 2

SCL 627 Văn học trong nhà trường 2

PVL 627 Ngữ dụng học và dụng học Việt ngữ 2

GVG 627 Ngữ pháp học đại cương và một số vấn đề ngữ pháp tiếng Việt

2

HPV 627 Tiến trình lịch sử của văn học dân gian Việt Nam 2

IFV 627 Ảnh hưởng của văn học nước ngoài đến văn học Việt Nam giai đoạn từ đầu thế kỷ XX đến nay

2

VMP 627 Thơ ca Việt Nam hiện đại - Lịch sử và Thi pháp 2

90

C. KHỐI KIẾN THỨC CHUYÊN NGÀNH (12 TÍN CHỈ)

1. Các học phần bắt buộc (8 tín chỉ)

MTG 637 Phương pháp dạy - học tác phẩm văn chương theo đặc trưng thể loại

3

MTW 637 Dạy học tác phẩm văn chương theo hướng tích cực và tích hợp

3

RCS 627 Đọc hiểu tác phẩm văn chương trong nhà trường 2

2. Các học phần tự chọn (4 tín chỉ)

DTT 627 Phát triển tư duy sáng tạo trong dạy học tác phẩm văn chương

2

TVV 627 Dạy học tiếng Việt theo quan điểm giao tiếp 2

MSL 627 Các phương pháp nghiên cứu ngôn ngữ 2

LIL 627 Ngôn ngữ văn chương 2

D. LUẬN VĂN THẠC SĨ (12 TÍN CHỈ)

II. MÔ TẢ TÓM TẮT HỌC PHẦN

A. KHỐI KIẾN THỨC CHUNG (8 TÍN CHỈ)

PHI 651 (3 tín chỉ) - Triết học

Học phần kế thừa những kiến thức đã học trong chương trình đào tạo Triết học ở bậc đại học, phát triển và nâng cao những nội dung cơ bản gắn liền với những thành tựu của khoa học - công nghệ, những vấn đề mới của thời đại và đất nước. Học viên được học các chuyên đề chuyên sâu; kiến thức về nhân sinh quan, thế giới quan duy vật biện chứng; những kiến thức cơ bản, có hệ thống về lịch sử hình thành, phát triển của triết học nói chung và các trường phái triết học nói riêng. Trên cơ sở đó giúp cho học viên có khả năng vận dụng kiến thức Triết học để giải quyết những vấn đề lý luận và thực tiễn trong lĩnh vực hoạt động chuyên môn, nghề nghiệp.

ENG 651 (5 tín chỉ) - Ngoại ngữ

Học phần cung cấp cho học viên kiến thức ngoại ngữ chuyên sâu về lĩnh vực chuyên môn, giúp cho học viên có thể đọc, dịch tài liệu phục vụ cho việc học tập các môn học chuyên ngành, nghiên cứu khoa học và hoàn thành luận văn thạc sĩ.

B. KHỐI KIẾN THỨC CƠ SỞ (21 TÍN CHỈ)

1. Các học phần bắt buộc (13 tín chỉ)

PRO 637 (3 tín chỉ) - Thi pháp học

Học phần giới thiệu khái quát các khái niệm thi pháp, thi pháp học, các trường phái nghiên cứu thi pháp trên thế giới; giới thiệu một phương pháp nghiên cứu văn học bắt đầu từ nhưng phương diện của hình thức nghệ thuật mang tính nội dung: quan niệm nghệ thuật về thế giới và con người; không gian và thời gian nghệ thuật, tác giả và kiểu tác giả; ngôn từ nghệ thuật; cấu trúc và văn bản trần thuật. Qua việc giới thiệu lí thuyết sẽ vận dụng lí luận vào thực hành nghiên cứu các tác phẩm văn học cụ thể từ hướng tiếp cận thi pháp học.

91

SOC 627 (2 tín chỉ) - Một số vấn đề về văn hóa và tư tưởng phương Đông

Học phần cung cấp cho học viên kiến thức về: Khái niệm văn hóa, văn hóa học, loại hình văn hóa và nêu bản chất loại hình của văn hóa phương Đông trong đó đi sâu tìm hiểu hai nền văn hóa lớn là Trung Quốc và Ấn Độ, đồng thời nên lên mối quan hệ giữa văn hóa Việt với các nền văn hóa này; mối quan hệ nhân quả giữa văn hóa phương Đông và văn học phương Đông đặc biệt là văn học Việt Nam thời Trung đại; Nội dung cơ bản của các hệ tư tưởng lớn của phương Đông như Dịch học, Nho học, Đạo học, Phật học và nên lên ảnh hưởng của chúng trong đời sống tinh thần của các dân tộc phương Đông nói chung và văn học phương Đông trong đó có văn học Việt nam nói riêng.

FLP 637 (3 tín chỉ) - Thi pháp Văn học dân gian

Học phần được cấu thành bốn nhóm nội dung: Những cơ sở khoa học của việc tìm hiểu nghiên cứu thi pháp văn học dân gian, Đại cương về thi pháp văn học dân gian, Những vấn đề thi pháp thể loại văn học dân gian, Thực hành phân tích một số tác phẩm văn học dân gian theo đặc trưng thi pháp thể loại.

MRL 627 (2 tín chỉ) - Phương pháp luận nghiên cứu tác gia văn học

Học phần giới thiệu về phương pháp luận nghiên cứu tác gia văn học, từ đó có căn cứ để tìm hiểu tư tưởng nghệ thuật của các nhà văn, nhà thơ.

GMV 637 (3 tín chỉ) - Sự vận động của thể loại trong văn học Việt Nam thế kỷ XX

Học phần gồm các nội dung chính: Một số vấn đề về lý thuyết thể loại; Sự hình thành hệ thống thể loại văn học hiện đại đầu thế kỷ XX; Sự hoàn chỉnh và tính năng động thể loại của văn học Việt Nam 1930-1945; Đời sống thể loại văn học kháng chiến chống Pháp 1945-1954; Văn học thời kỳ 1955-1975: Thể loại văn học trong bối cảnh xây dựng chủ nghĩa xã hội và chống Mỹ cứu nước; Đời sống văn học đương đại nhìn từ phương diện thể loại.

2. Các học phần tự chọn (8 tín chỉ)

MTT 627 (3 tín chỉ) - Phương pháp dạy học hiện đại

Học phần tập trung nghiên cứu những vấn đề chung về lý luận dạy học, các lý thuyết về dạy học hiện đại, lý luận về chương trình đào tạo và hệ thống các phương pháp dạy học hiện đại.

AVL 627 (2 tín chỉ) - Phong cách nghệ thuật một số nhà văn hiện đại Việt Nam

Trên cơ sở nắm vững khái niệm phong cách nghệ thuật, phương pháp nghiên cứu phong cách nghệ thuật tác gia văn học, học phần đi sâu tìm hiểu phong cách nghệ thuật một số tác gia văn học trong nền văn học Việt Nam hiện đại như Tố Hữu, Tô Hoài, Xuân Quỳnh, Ma Văn Kháng. Từ đó học viên thực hành nghiên cứu phong cách nghệ thuật tác gia văn học trên những tác phẩm cụ thể.

EMP 627 (2 tín chỉ) - Văn xuôi dân tộc và miền núi

Học phần cung cấp cho học viên kiến thức tổng quan về văn xuôi dân tộc và miền núi; Những mạch nguồn cảm hứng và thế giới nhân vật; Những đặc điểm về hình thức nghệ thuật; Giới thiệu một số tác giả, tác phẩm tiêu biểu của văn xuôi về đề tài dân tộc và miền núi.

SCL 627 (2 tín chỉ) - Văn học trong nhà trường

Học phần cung cấp cho học viên kiến thức về cơ sở lý luận chung của việc đổi mới phương pháp giảng dạy tác phẩm văn chương trong nhà trường phổ thông, đưa ra một số mẫu thiết kế thể nghiệm dạy học trong giờ giảng văn ở nhà trường.

92

PVL 627 (2 tín chỉ) - Ngữ dụng học và dụng học Việt ngữ

Học phần cung cấp cho học viên những kiến thức cơ bản về ngữ dụng học: Khái quát về ngữ dụng học; Tín hiệu học và ngữ dụng học; Ba giai đoạn của ngữ dụng học: Ngữ dụng học Logích, Ngữ dụng học đơn thoại, Ngữ dụng học tương tác; Các vấn đề của ngữ dụng học: Chiếu vật và chỉ xuất, Hành vi ngôn ngữ, Lý thuyết hội thoại, Lý thuyết lập luận, Nghĩa tường minh và nghĩa hàm ẩn; Một số vấn đề về tiếng Việt: Các phương tiện biểu thị tình thái trong tiếng Việt, hệ thống từ xưng hô trong tiếng Việt, một số từ chỉ xuất trong tiếng Việt.

GVG 627 (2 tín chỉ) - Ngữ pháp học đại cương và một số vấn đề ngữ pháp tiếng Việt

Học phần cung cấp cho học viên những kiến thức cơ bản về ngữ pháp học đại cương như: Khái niệm ngữ pháp, hệ thống đơn vị và các cấp độ ngữ pháp, ý nghĩa ngữ pháp và hình thức ngữ pháp, quan hệ ngữ pháp và các phạm trù ngữ pháp.

HPV 627 (2 tín chỉ) - Tiến trình lịch sử của văn học dân gian Việt Nam

Học phần giới thiệu khái quát một số vấn đề chung có tính chất tiền đề cho việc tìm hiểu tiến trình lịch sử văn học dân gian Việt Nam như : khái niệm lịch sử văn học dân gian, phân biệt lịch sử văn học Dân gian với lịch sử thành văn, phân kỳ lịch sử văn học dân gian. Đi sâu tìm hiểu các giai đoạn lịch sử cụ thể của tiến trình lịch sử văn học vân gian Việt Nam trong sự phân tích, nhận diện, tiên lượng đời sống của các thể loại văn học dân gian từ môi trường văn học, xã hội, lịch sử.

IFV 627 (2 tín chỉ) - Ảnh hưởng của văn học nước ngoài đến văn học Việt Nam giai đoạn từ đầu thế kỷ XX đến nay

Học phần giới thiệu quá trình tiếp nhận, con đường tiếp nhận văn học nước ngòai của Việt Nam; Quan điểm tiếp nhận văn học nước ngoài của Nhà nước Việt Nam; ảnh hưởng của văn học nước ngòai đến quá trình hiện đại hóa của vân học Việt Nam giai đọan 1930 - 1945; 1945-1975.

VMP 627 (2 tín chỉ) - Thơ ca Việt Nam hiện đại - Lịch sử và Thi pháp

Học phần trình bày hệ thống tiến trình thơ ca Việt Nam hiện đại (từ 1930 đến đương đại) ; Toàn cảnh và các giai đoạn phát triển; Mô tả những đặc điểm của thơ qua các chặng đường- cuộc cách mạng thi ca đầu những năm 30 và sự hình thành thơ ca hiện đại; thơ giai đoạn 1945-1954; thơ 1954-1964; thơ kháng chiến chống Mỹ 1964-1975; thơ từ 1975 đến nay; Sự biến đổi trong thi pháp và hình thức thơ; Tìm hiểu các đặc trưng quy luật phát triển của thơ ca hiện đại. Những vấn đề truyền thống và cách tân, dân tộc và hiện đại, mối quan hệ nội dung và hình thức…

C. KHỐI KIẾN THỨC CHUYÊN NGÀNH (12 TÍN CHỈ)

1. Các học phần bắt buộc (8 tín chỉ)

MTG 637 (3 tín chỉ) - Phương pháp dạy, học tác phẩm văn chương theo đặc trưng thể loại

Học phân giới thiệu một số vấn đề lý luận và thực tế - cơ sở để tìm hiểu những phương pháp giảng dạy tác phẩm văn chương theo loại thể; Giới thiệu, phân tích, lý giải phương pháp dạy học một số thể loại văn học theo đặc trưng thi pháp.

MTW 637 (3 tín chỉ) - Dạy học tác phẩm văn chương theo hướng tích cực và tích hợp

Học phần trình bày những tri thức cơ bản về dạy - học tác phẩm văn chương theo hướng tích cực và tích hợp. Những tri thưc này bao gồm: Những cơ sở lý luận và thực tiễn của phương pháp dạy học qua các thời đại tiêu biểu, lý thuyết phương pháp dạy - học đọc hiểu cho học sinh phổ thông (nguyên tắc và phương pháp).

93

RCS 627 (2 tín chỉ) - Đọc hiểu tác phẩm văn chương trong nhà trường

Học phần giải thích một số khái niệm như đọc - hiểu, khả năng đọc được, tri thức đọc hiểu, phương pháp đọc hiểu và mô hình đọc hiểu…Nêu mối quan hệ gắn bó giữa đọc hiểu với đọc văn, đọc hiểu với mô hình tác phẩm văn chương, đọc hiểu với thể loại, đọc hiểu với thể loại, đọc hiểu với mô hình tiếp nhận văn học.

2. Các học phần tự chọn (4 tín chỉ)

DTT 627 (2 tín chỉ) - Phát triển tư duy sáng tạo trong dạy học tác phẩm văn chương

Học phần nghiên cứu những tiền đề khoa học, nội dung phát triển tư duy sáng tạo và rèn luyện tư duy sáng tạo trong dạy học tác phẩm văn chương.

TVV 627 (2 tín chỉ) - Dạy học tiếng Việt theo quan điểm giao tiếp

Học phần cung cấp cho học viên một số nội dung cơ bản sau: Những cơ sở của quan điểm giao tiếp trong dạy học tiếng Việt; Mục tiêu, nguyên tắc dạy học tiếng Việt theo quan điểm giao tiếp; Phương pháp dạy học tiếng Việt theo quan điểm giao tiếp; Nội dung dạy học theo quan điểm giao tiếp; Kiểm tra đánh giá môn tiếng Việt theo quan điểm giao tiếp.

MSL 627 (2 tín chỉ) - Các phương pháp nghiên cứu Ngôn ngữ

Học phần nhằm cung cấp cho học viên các khái niệm về: Phương pháp, thủ pháp, Phương pháp miêu tả, Phương pháp đối chiếu, phương pháp so sánh - lịch sử; Cung cấp cho học viên các thủ pháp nghiên cứu: các thủ pháp luận giải bên trong, các thủ pháp luận giải bên ngoài, các thủ pháp kĩ thuật khi nghiên cứu ngôn ngữ bằng phương pháp miêu tả; Các thủ pháp nghiên cứu khi thực hiện Phương pháp so sánh - lịch sử và Phương pháp lịch sử-so sánh: thủ pháp so sánh tương ứng ngữ âm, từ vựng cùng các nguyên tắc, phương pháp nghiên cứu phục nguyên ngôn ngữ cổ xưa, thủ pháp nghiên cứu sự cách tân, thủ pháp phục nguyên bên trong, thủ pháp phân tích từ nguyên, thủ pháp định niên đại... Thủ pháp nghiên cứu khi thực hiện Phương pháp đối chiếu cùng các nguyên tắc, thủ pháp đối chiếu.

D. LUẬN VĂN THẠC SĨ (12 TÍN CHỈ)

Luận văn thạc sĩ là một đề tài khoa học thuộc lĩnh vực chuyên môn do đơn vị đào tạo giao hoặc do học viên tự đề xuất, được người hướng dẫn đồng ý và Hội đồng khoa học đào tạo chuyên ngành chấp thuận. Học viên được phép bảo vệ luận văn thạc sĩ sau khi hoàn thành các học phần thuộc khối kiến thức chung, khối kiến thức cơ sở và chuyên ngành.

94

95

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Chuyên ngành Quản lý giáo dục

Mã số: 60 14 01 14.

Đơn vị đào tạo: Trường Đại học Sư phạm.

Năm bắt đầu đào tạo: 2006.

Thời gian tuyển sinh: Tháng 2 và Tháng 8 hàng năm;

Môn thi tuyển:

Môn thi Cơ bản: Triết học;

Môn thi Cơ sở: Giáo dục đại cương

Môn Ngoại ngữ: Trình độ B Ngoại ngữ.

Thời gian đào tạo: 1.5 - 2 năm.

Số tín chỉ tích lũy: 53 tín chỉ.

Tên văn bằng: Thạc sĩ Khoa học giáo dục .

I. CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

A. KHỐI KIẾN THỨC CHUNG (8 TÍN CHỈ) SỐ TÍN CHỈ

PHI 651 Triết học 3

ENG 651 Ngoại ngữ 5

B. KHỐI KIẾN THỨC CƠ SỞ (21 TÍN CHỈ)

1. Các học phần bắt buộc (13 tín chỉ)

MSR 621 Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục. 2

PLM 631 Tâm lý học quản lý và lãnh đạo 3

GMA 621 Khoa học quản lý đại cương 2

CDM 631 Xây dựng, phát triển và quản lý chương trình đào tạo 3

TEM 631 Đánh giá và kiểm định chất lượng giáo dục 3

2. Các học phần tự chọn (8 tín chỉ)

PST 621 Chính sách và chiến lược phát triển giáo dục - đào tạo 2

EMD 621 Môi trường giáo dục và phát triển môi trường giáo dục 2

RLM 621 Đổi mới lãnh đạo và quản lý trường học 2

CEI 621 Giáo dục học so sánh 2

EDT 621 Xu thế phát triển giáo dục 2

BAM 621 Những vấn đề cơ bản về quản lý hành chính nhà nước 2

MTT 621 Lý luận dạy học hiện đại 2

OVS 621 Khoa học tổ chức 2

96

C. KHỐI KIẾN THỨC CHUYÊN NGÀNH (12 TÍN CHỈ)

1. Các học phần bắt buộc (8 tín chỉ)

FOM 631 Những vấn đề cơ bản của quản lý giáo dục 3

MEM 631 Tiếp cận hiện đại trong quản lý giáo dục 3

TMS 621 Lãnh đạo và quản lý sự thay đổi trường học 2

2. Các học phần tự chọn (4 tín chỉ)

TCS 621 Xây dựng văn hóa nhà trường 2

EDS 621 Xã hội học giáo dục 2

LEM 621 Cơ sở pháp lý của quản lý giáo dục 2

EDF 621 Dự báo giáo dục 2

EAM 621 Quản lý các hoạt động giáo dục trong trường học 2

MCE 621 Huy động nguồn lực phát triển nhà trường 2

D. LUẬN VĂN THẠC SĨ (12 TÍN CHỈ)

II. MÔ TẢ TÓM TẮT HỌC PHẦN

A. KHỐI KIẾN THỨC CHUNG (8 TÍN CHỈ)

PHI 651 (3 tín chỉ) - Triết học

Học phần kế thừa những kiến thức đã học trong chương trình đào tạo Triết học ở bậc đại học, phát triển và nâng cao những nội dung cơ bản gắn liền với những thành tựu của khoa học - công nghệ, những vấn đề mới của thời đại và đất nước. Học viên được học các chuyên đề chuyên sâu; kiến thức về nhân sinh quan, thế giới quan duy vật biện chứng; những kiến thức cơ bản, có hệ thống về lịch sử hình thành, phát triển của triết học nói chung và các trường phái triết học nói riêng. Trên cơ sở đó giúp cho học viên có khả năng vận dụng kiến thức Triết học để giải quyết những vấn đề lý luận và thực tiễn trong lĩnh vực hoạt động chuyên môn, nghề nghiệp.

ENG 651 (5 tín chỉ) - Ngoại ngữ

Học phần cung cấp cho học viên kiến thức ngoại ngữ chuyên sâu về lĩnh vực chuyên môn, giúp cho học viên có thể đọc, dịch tài liệu phục vụ cho việc học tập các môn học chuyên ngành, nghiên cứu khoa học và hoàn thành luận văn thạc sĩ.

B. KHỐI KIẾN THỨC CƠ SỞ (21 TÍN CHỈ)

1. Các học phần bắt buộc (13 tín chỉ)

MSR 621 (2 tín chỉ) - Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục

Học phần tập trung nghiên cứu hệ thống tri thức về phương pháp khoa học và phương pháp luận trong nghiên cứu Khoa học giáo dục, cách thức tổ chức các hoạt động nghiên cứu Khoa học giáo dục, cách tiến hành một công trình nghiên cứu khoa học. Giúp cho học viên có thể nghiên cứu các học phần khác tốt hơn hoặc trở thành chuyên gia nghiên cứu khoa học giáo dục.

97

PLM 631 (3 tín chỉ) - Tâm lý học quản lý và lãnh đạo

Học phần tập trung nghiên cứu những kiến thức tâm lý học ứng dụng vào công tác tổ chức, quản lý người lao động và tập thể lao động. Làm sáng tỏ bản chất của các hiện tượng tâm lý nảy sinh trong quá trình tác dụng qua lại giữa người quản lý và người thực hành, giữa những người thực hành với nhau. Tâm lý học quản lý cung cấp cơ sở khoa học cho việc chọn lựa, đào tạo và bồi dưỡng cán bộ quản lý nói chung và cán bộ quản lý giáo dục nói riêng.

GMA 621 (2 tín chỉ) - Khoa học quản lý đại cương

Học phần tập trung nghiên cứu các vấn đề cơ bản về khoa học quản lý: Đối tượng, nhiệm vụ, phương pháp nghiên cứu của khoa học quản lý. Nghiên cứu vị trí vai trò của hoạt động quản lý, tổ chức và lãnh đạo trong quản lý; Các vấn đề về nguyên tắc và phương pháp quản lý. Vai trò của người lãnh đạo người điều hành trong quản lý... Đây là nội dung kiến thức cơ sở giúp học viên có thể nghiên cứu các học phần chuyên sâu thuộc khoa học quản lý giáo dục.

CDM 631 (3 tín chỉ) - Xây dựng, phát triển và quản lý chương trình đào tạo

Chuyên đề nghiên cứu những nội dung cơ bản về lý luận cũng như những khía cạnh thực tiễn của việc xây dựng và phát triển các chương trình giáo dục và đào tạo: Các cách tiếp cận về xây dựng và phát triển chương trình đào tạo, các vấn đề về phát triển chương trình đào tạo, quy trình thiết kế và xây dựng chương trình đào tạo, thực tiễn vấn đề về xây dựng và phát triển chương trình đào tạo.

TEM 631 (3 tín chỉ) - Đánh giá và kiểm định chất lượng giáo dục

Học phần nghiên cứu các vấn đề cơ bản về đánh giá và kiểm định chất lượng giáo dục đào tạo, mục đích, ý nghĩa của học động này trong thực tiễn giáo dục. Học phần giới thiệu với người học phạm vi đánh giá và kiểm định chất lượng giáo dục, các quan điểm tiếp cận đánh giá và kiểm định chất lượng giáo dục trên thế giới, các phương thức đánh giá chất lượng giáo dục đào tạo, trách nhiệm của cơ sở giáo dục trong đánh giá, kiểm định chất lượng giáo dục.

2. Các học phần tự chọn (8 tín chỉ)

PST 621 (2 tín chỉ) - Chính sách và chiến lược phát triển giáo dục, đào tạo

Học phần nghiên cứu những cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của việc xây dựng chiến lược giáo dục; Giới thiệu với học viên những vấn đề có tính chất phương pháp luận, quan điểm, qui trình cũng như phương pháp xây dựng chiến lược phát triển giáo dục.

EMD 621 (2 tín chỉ) - Môi trường giáo dục và phát triển môi trường giáo dục

Học phần cung cấp cho viên những tri thức hiểu biết về môi trường giáo dục đồng thời bồi dưỡng năng lực và phẩm chất của người giáo viên trong lĩnh vực xây dựng bảo vệ môi trường sư phạm.

RLM 621 (2 tín chỉ) - Đổi mới lãnh đạo và quản lý trường học

Học phần cung cấp cho học viên những tri thức cơ bản về sự cần thiết phải đổi mới lãnh đạo và quản lý trường học trước sự đổi mới của môi trường kinh tế, xã hội, khoa học công nghệ; Giới thiệu những vấn đề then chốt trong đổi mới, lãnh đạo và quản lý trường học.

CEI 621 (2 tín chỉ) - Giáo dục học so sánh

Học phần tập trung nghiên cứu các vấn đề về quá trình hình thành và phát triển của giáo dục học so sánh; đối tượng, nhiệm vụ, phương pháp nghiên cứu giáo dục học so sánh và nền giáo dục của một số nước phát triển.

98

EDT 621 (2 tín chỉ) - Xu thế phát triển giáo dục

Học phần tập trung nghiên cứu các vấn đề về xu thế phát triển giáo dục trên thế giới hiện nay. Nghiên cứu thực trạng của giáo dục Việt Nam và xu thế phát triển của giáo dục Việt Nam.

BAM 621 (2 tín chỉ) - Những vấn đề cơ bản về quản lý Hành chính nhà nước

Học phần nghiên cứu các vấn đề cơ bản về nhà nước và quản lý hành chính nhà nước trên tất cả các lĩnh vực, các vấn đề về quản lý hành chính nhà nước thuộc lĩnh vực giáo dục đào tạo, các vấn đề về cán bộ công chức, viên chức và vai trò của người cán bộ quản lý trong quản lý hành chính nhà nước vv...

MTT 621 (2 tín chỉ) - Lý luận dạy học hiện đại

Học phần tập trung nghiên cứu những vấn đề chung về lý luận dạy học, các lý thuyết về dạy học hiện đại, lý luận về chương trình đào tạo và hệ thống các phương pháp dạy học hiện đại. Đây là học phần giữ vị trí rất quan trọng trong chương trình đào tạo nhằm hoàn thiện năng lực giảng dạy và nghiên cứu cho học viên cao học.

OVS 621 (2 tín chỉ) - Khoa học tổ chức

Học phần tiếp cận tổ chức với tư cách là một khoa học về một lĩnh vực hoạt động thực tiễn. Cung cấp các khái niệm cơ bản về tổ chức, đặc điểm và các kiểu cơ cấu tổ chức, phương pháp hình thành tổ chức. Những vấn đề cơ bản về quản lý tổ chức, xây dựng văn hoá tổ chức và quản lý sự thay đổi của tổ chức được đề cập và giải quyết theo quan điểm của khoa học quản lý hiện đại.

C. KHỐI KIẾN THỨC CHUYÊN NGÀNH (12 TÍN CHỈ)

1. Các học phần bắt buộc (8 tín chỉ)

FOM 631 (3 tín chỉ) - Những vấn đề cơ bản của quản lý giáo dục

Học phần cung cấp cho học viên những kiến thức cơ bản về khoa học quản lý và quản lý giáo dục làm cơ sở nền tảng cho việc xem xét quá trình quản lý giáo dục trong cơ sở giáo dục và nhà trường đồng thời đem đến cho người học những kinh nghiệm trong quản lý giáo dục ở các nước và vấn đề đổi mới quản lý giáo dục ở hiện nay. Trên cơ sở đó chỉ ra cho người học một số kĩ năng cần rèn luyện trong hoạt động quản lý giáo dục.

MEM 631 (3 tín chỉ) - Tiếp cận hiện đại trong quản lý giáo dục

Học phần giúp học viên có những hiểu biết, cách nhìn và cách giải quyết trên bình diện tổng thể các vấn đề về giáo dục và quản lý giáo dục. Đó là các tiếp cận hệ thống, tiếp cận phức hợp, tiếp cận theo lý thuyết hành vi, tiếp cận văn hóa quản lý, tiếp cận quản lý chất lượng tổng thể, tiếp cận quản lý dựa vào nhà trường vv...

TMS 621 (2 tín chỉ) - Lãnh đạo và quản lý sự thay đổi trường học

Thay đổi là yếu tố quan trọng trong quản lý và lãnh đạo trường học. Thay đổi hoạt động giáo dục và dạy học trong các trường học sẽ giúp nhà trường thích ứng với yêu cầu không ngừng biến đổi của xã hội hiện đại. Lãnh đạo và quản lý sự thay đổi là một hoạt động cần thiết của các nhà quản lý giáo dục trong tổ chức, lãnh đạo hoạt động thay đổi trường học.

2. Các học phần tự chọn (4 tín chỉ)

TCS 621 (2 tín chỉ) - Xây dựng văn hóa nhà trường

Học phần cung cấp cho học viên những kiến thức cơ bản về văn hóa nhà trường và tầm quan trọng của việc xây dựng văn hóa nhà trường, vai trò của người lãnh đạo, người quản lý trong việc xây dựng văn hóa nhà trường.

99

EDS 621 (2 tín chỉ) - Xã hội học giáo dục

Học phần tập trung nghiên cứu đối tượng, nhiệm vụ, phương pháp nghiên cứu của xã hội học; Các chức năng xã hội của giáo dục, những vấn đề xã hội học và hệ thống giáo dục quốc dân. Những điều kiện xã hội của hoạt động giáo dục. Đây là môn học giúp cho học viên có khả năng nghiên cứu và xem xét khoa học giáo dục dưới góc độ xã hội học.

LEM 621 (2 tín chỉ) - Cơ sở pháp lý của quản lý giáo dục

Học phần cung cấp cho học viên kiến thức đại cương về cơ sở pháp lý trong giáo dục và quản lý giáo dục, bao gồm các khái niệm cơ bản và các đặc trưng cơ bản của các văn bản quy phạm pháp luật về giáo dục; cụ thể hoá một số cơ sở pháp lý của giáo dục và quản lý giáo dục.

EDF 621 (2 tín chỉ) - Dự báo giáo dục

Trên cơ sở khái quát về khoa học dự báo, học phần đi sâu nghiên cứu các loại dự báo phát triển giáo dục và phương pháp thực hiện các loại dự báo này. Để nghiên cứu tốt học phần này đòi hỏi người học phải đã được nghiên cứu các học phần: Giáo dục học; Khoa học quản lý và quản lý giáo dục đại cương, chiến lược phát triển giáo dục, xu thế phát triển giáo dục.

EAM 621 (2 tín chỉ) - Quản lý các hoạt động giáo dục trong trường học

Học phần nghiên cứu các vấn đề khoa học quản lý nói chung và quản lý trường học nói riêng; các vấn đề về đặc điểm, nội dung, nguyên tắc và phương pháp quản lý hoạt động dạy học và hoạt động giáo dục trong trường học; vai trò của nhà quản lý giáo dục trong xây dựng kế hoạch hoạt động giáo dục và đánh giá kết quả hoạt động.

MCE 621 (2 tín chỉ) - Huy động nguồn lực phát triển nhà trường

Học phần cung cấp cho người học khái niệm về nguồn lực, vai trò của các nguồn lực trong nhà trường và các yếu tố ảnh hưởng tới nguồn lực; Vai trò của hiệu trưởng trong việc huy động, xây dựng và phát triển nguồn lực nhà trường.

D. LUẬN VĂN THẠC SĨ (12 TÍN CHỈ)

Luận văn thạc sĩ là một đề tài khoa học thuộc lĩnh vực chuyên môn do đơn vị đào tạo giao hoặc do học viên tự đề xuất, được người hướng dẫn đồng ý và Hội đồng khoa học đào tạo chuyên ngành chấp thuận. Học viên được phép bảo vệ luận văn thạc sĩ sau khi hoàn thành các học phần thuộc khối kiến thức chung, khối kiến thức cơ sở và chuyên ngành.

100

101

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Chuyên ngành Giáo dục học

Mã số: 60 14 01 01.

Đơn vị đào tạo: Trường Đại học Sư phạm.

Năm bắt đầu đào tạo: 2001.

Thời gian tuyển sinh: Tháng 2 và Tháng 8 hàng năm.

Môn thi tuyển:

Môn thi Cơ bản: Triết học;

Môn thi Cơ sở: Tâm lý đại cương;

Môn Ngoại ngữ: Trình độ B Ngoại ngữ.

Thời gian đào tạo: 1.5 - 2 năm.

Số tín chỉ tích lũy: 53 tín chỉ.

Tên Văn bằng: Thạc sĩ Khoa học giáo dục.

I. CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

A. KHỐI KIẾN THỨC CHUNG (8 TÍN CHỈ) SỐ TÍN CHỈ

PHI 651 Triết học 3

ENG 651 Ngoại ngữ 5

B. KHỐI KIẾN THỨC CƠ SỞ (21 TÍN CHỈ)

1. Các học phần bắt buộc (13 tín chỉ)

SMR 621 Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục 2

TPE 621 Tâm lý học dạy học đại học 3

MTT 621 Lý luận dạy học hiện đại 2

CDM 631 Xây dựng, phát triển và quản lý chương trình đào tạo 3

TEM 631 Kiểm định và đánh giá chất lượng giáo dục 3

2. Các học phần tự chọn (8 tín chỉ)

COP 621 Giáo dục học so sánh 2

EDS 621 Xã hội học giáo dục 2

PED 621 Kế hoạch hóa phát triển giáo dục 2

CES 621 Giáo dục hướng nghiệp 2

EDT 621 Xu thế phát triển giáo dục 2

ECP 621 Triết lý giáo dục 2

ECP 621 Kinh tế học giáo dục 2

EMD 621 Môi trường giáo dục và phát triển môi trường giáo dục. 2

102

C. KHỐI KIẾN THỨC CHUYÊN NGÀNH (12 TÍN CHỈ)

1. Các học phần bắt buộc (8 tín chỉ)

ETS 621 Chiến lược phát triển giáo dục 2

THT 631 Lý luận dạy học đại học 3

EAO 631 Tổ chức hoạt động giáo dục 3

2. Các học phần tự chọn (4 tín chỉ)

LSE 621 Giáo dục kỹ năng sống 2

TCS 622 Xây dựng văn hoá nhà trường 2

PES 621 Giáo dục dân số và giới tính 2

EDF 621 Dự báo giáo dục 2

D. LUẬN VĂN THẠC SĨ (12 TÍN CHỈ)

II. MÔ TẢ TÓM TẮT HỌC PHẦN

A. KHỐI KIẾN THỨC CHUNG (8 TÍN CHỈ)

PHI 651 (3 tín chỉ) - Triết học

Học phần kế thừa những kiến thức đã học trong chương trình đào tạo Triết học ở bậc đại học, phát triển và nâng cao những nội dung cơ bản gắn liền với những thành tựu của khoa học - công nghệ, những vấn đề mới của thời đại và đất nước. Học viên được học các chuyên đề chuyên sâu; kiến thức về nhân sinh quan, thế giới quan duy vật biện chứng; những kiến thức cơ bản, có hệ thống về lịch sử hình thành, phát triển của triết học nói chung và các trường phái triết học nói riêng. Trên cơ sở đó giúp cho học viên có khả năng vận dụng kiến thức Triết học để giải quyết những vấn đề lý luận và thực tiễn trong lĩnh vực hoạt động chuyên môn, nghề nghiệp.

ENG 651 (5 tín chỉ) - Ngoại ngữ

Học phần cung cấp cho học viên kiến thức ngoại ngữ chuyên sâu về lĩnh vực chuyên môn, giúp cho học viên có thể đọc, dịch tài liệu phục vụ cho việc học tập các môn học chuyên ngành, nghiên cứu khoa học và hoàn thành luận văn thạc sĩ.

B. KHỐI KIẾN THỨC CƠ SỞ (21 TÍN CHỈ)

1. Các học phần bắt buộc (13 tín chỉ)

SMR 621 (2 tín chỉ) - Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục

Học phần tập trung nghiên cứu hệ thống tri thức về phương pháp khoa học và phương pháp luận trong nghiên cứu Khoa học giáo dục, cách thức tổ chức các hoạt động nghiên cứu Khoa học giáo dục, cách tiến hành một công trình nghiên cứu khoa học. Giúp cho học viên có thể nghiên cứu các học phần khác tốt hơn hoặc trở thành chuyên gia nghiên cứu khoa học giáo dục.

TPE 621 (3 tín chỉ) - Tâm lý học dạy học đại học

Học học viên được trang bị hệ thống tri thức cơ bản về tâm lý học dạy học; hệ thống tri thức cơ bản, hiện đại về các lý thuyết tâm lý dạy học; Phát triển ở học viên tư duy tâm lý-triết học về giáo dục.

MTT 621 (2 tín chỉ) - Lý luận dạy học hiện đại

Học phần tập trung nghiên cứu những vấn đề chung về lý luận dạy học, các lý thuyết về dạy học hiện đại, lý luận về chương trình đào tạo và hệ thống các phương pháp, biện pháp và kỹ thuật dạy học hiện đại.

103

CDM 631 (3 tín chỉ) - Xây dựng, phát triển và quản lý chương trình đào tạo

Học phần nghiên cứu những nội dung cơ bản về lý luận cũng như những khía cạnh thực tiễn của việc xây dựng và phát triển các chương trình giáo dục và đào tạo; Các cách tiếp cận về xây dựng và phát triển chương trình đào tạo, các vấn đề về phát triển chương trình đào tạo, quy trình thiết kế và xây dựng chương trình đào tạo, thực tiễn vấn đề về xây dựng và phát triển chương trình đào tạo.

TEM 631 (3 tín chỉ) - Kiểm định và đánh giá chất lượng giáo dục

Học phần nghiên cứu các vấn đề cơ bản về kiểm định và đánh giá chất lượng giáo dục đào tạo, mục đích, ý nghĩa của hoạt động này trong thực tiễn giáo dục; Phạm vi đánh giá và kiểm định chất lượng giáo dục, các quan điểm tiếp cận đánh giá và kiểm định chất lượng giáo dục trên thế giới, các phương thức đánh giá chất lượng giáo dục đào tạo và trách nhiệm của cơ sở giáo dục trong đánh giá và kiểm định chất lượng giáo dục.

2. Các học phần tự chọn (8 tín chỉ)

COP 621 (2 tín chỉ) - Giáo dục học so sánh

Học phần tập trung nghiên cứu các vấn đề về quá trình hình thành và phát triển của giáo dục học so sánh; đối tượng, nhiệm vụ, phương pháp nghiên cứu giáo dục học so sánh và nền giáo dục của một số nước phát triển, trên cơ sở đó rút ra những bài học kinh nghiệm trong phát triển giáo dục Việt Nam.

EDS 621 (2 tín chỉ) - Xã hội học giáo dục

Học phần tập trung nghiên cứu đối tượng, nhiệm vụ, phương pháp nghiên cứu của xã hội học; Các chức năng xã hội của giáo dục, những vấn đề xã hội học và hệ thống giáo dục quốc dân; Những điều kiện xã hội của hoạt động giáo dục.

PED 621 (2 tín chỉ) - Kế hoạch hóa phát triển giáo dục

Học phần cung cấp những vấn đề cơ bản về kế hoạch và lập kế hoạch, vai trò của lập kế hoạch trong quá trình phát triển trên cơ sở đó đi sâu nghiên cứu và thực hành lập kế hoạch với các loại kế hoạch giáo dục như: Chính sách giáo dục; Chiến lược phát triển giáo dục; Quy hoạch phát triển giáo dục; Kế hoạch tác nghiệp tại cơ sở giáo dục.

CES 621 (2 tín chỉ) - Giáo dục hướng nghiệp

Học phần nhằm trang bị cho người học hệ thống tri thức về giáo dục hướng nghiệp, các vấn đề về tổ chức hoạt động giáo dục hướng nghiệp trong các nhà trường. [[ơ

EDT 621 (2 tín chỉ) - Xu thế phát triển giáo dục

Học phần tập trung nghiên cứu các vấn đề về xu thế phát triển giáo dục trên thế giới hiện nay. Nghiên cứu thực trạng của giáo dục Việt Nam và xu thế phát triển của giáo dục Việt Nam.

ECP 621 (2 tín chỉ) - Triết lý giáo dục

Học phần giúp học viên tiếp cận với những tư tưởng, những quan điểm giáo dục lớn trên thế giới, hiểu rõ về vai trò của hệ thống những quan điểm giáo dục đó đối với sự phát triển của xã hội trong từng thời đại. Nghiên cứu học phần này giúp học viên có các cách tiếp cận khác nhau khi nghiên cứu các môn học khác hoặc các vấn đề giáo dục đặt ra.

ECP 621 (2 tín chỉ) - Kinh tế học giáo dục

Học phần giúp cho học viên hiểu về kinh tế học và kinh tế học giáo dục, mối quan hệ giữa kinh tế và giáo dục trong kinh tế học giáo dục. Giúp cho học viên có thể thấy rõ vị trí của khoa học giáo dục trong xã hội phát triển và ảnh hưởng nó tới xã hội và vấn đề hiệu quả kinh tế của giáo dục.

104

EMD 621 (2 tín chỉ) - Môi trường giáo dục và phát triển môi trường giáo dục

Học phần cung cấp những kiến thức về môi trường giáo dục đồng thời bồi dưỡng năng lực và phẩm chất của người giáo viên trong lĩnh vực xây dựng bảo vệ môi trường sư phạm và thực hành giáo dục phát triển môi trường giáo dục cho người học trong các nhà trường.

C. KHỐI KIẾN THỨC CHUYÊN NGÀNH (12 TÍN CHỈ)

1. Các học phần bắt buộc (8 tín chỉ)

ETS 621 (2 tín chỉ) - Chiến lược phát triển giáo dục

Học phần tập trung nghiên cứu cơ sở lý luận và cơ sở pháp lý của việc xây dựng chiến lược phát triển giáo dục trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa; Nghiên cứu các mục tiêu, quan điểm chỉ đạo phát triển giáo dục.

THT 631 (3 tín chỉ) - Lý luận dạy học đại học

Học phần trang bị cho học viên hệ thống tri thức về lý luận dạy học đại học, bao gồm các vấn đề cơ bản về quá trình dạy học, nguyên tắc, nội dung và phương pháp dạy học đại học, giúp người học có thể nghiên cứu và giảng dạy tốt ở đại học và cao đẳng.

EAO 631 (3tín chỉ) - Tổ chức hoạt động giáo dục

Học phần giới thiệu với người học những hệ thống tri thức lý luận về quá trình giáo dục và tổ chức hoạt động giáo dục, giúp người học hoàn thiện năng lực tổ chức các hoạt động giáo dục trong các nhà trường và có thể làm chuyên gia tư vấn các hoạt động giáo dục.

2. Các học phần tự chọn (4 tín chỉ)

LSE 621 (2 tín chỉ) - Giáo dục kỹ năng sống

Học phần cung cấp cho học viên kiến thức về những vấn đề cơ bản về giáo dục kỹ năng sống; vai trò, ý nghĩa của giáo dục kỹ năng sống cho học sinh, sinh viên nói chung và cho học sinh phổ thông nói riêng; nội dung, các nguyên tắc, phương pháp và con đường giáo dục kỹ năng sống cho học sinh.

TCS 622 (2 tín chỉ) - Xây dựng văn hoá nhà trường

Học phần cung cấp cho học viên những tri thức cơ bản về văn hóa nhà trường và tầm quan trọng của việc xây dựng văn hóa nhà trường; vai trò của người lãnh đạo, người quản lý, giáo viên trong việc xây dựng văn hóa nhà trường.

PES 621 (2 tín chỉ) - Giáo dục dân số và giới tính

Học phần nghiên cứu mối quan hệ giữa dân số với các chỉ số cơ bản của chất lượng cuộc sống; Trang bị cho người học những kiến thức cơ bản về giới, giới tính và môi trường, những vấn đề cơ bản của giáo dục gới tính và giáo dục môi trường cho người học trong các nhà trường.

EDF621 (2 tín chỉ) - Dự báo giáo dục

Trên cơ sở khái quát về khoa học dự báo, học phần đi sâu nghiên cứu các loại dự báo phát triển giáo dục và phương pháp thực hiện các loại dự báo này. Để nghiên cứu tốt học phần này đòi hỏi người học phải đã được nghiên cứu các học phần: Giáo dục học; Khoa học quản lý và quản lý giáo dục đại cương, chiến lược phát triển giáo dục, xu thế phát triển giáo dục.

D. LUẬN VĂN THẠC SĨ (12 TÍN CHỈ)

Luận văn thạc sĩ là một đề tài khoa học thuộc lĩnh vực chuyên môn do đơn vị đào tạo giao hoặc do học viên tự đề xuất, được người hướng dẫn đồng ý và Hội đồng khoa học đào tạo chuyên ngành chấp thuận. Học viên được phép bảo vệ luận văn thạc sĩ sau khi hoàn thành các học phần thuộc khối kiến thức chung, khối kiến thức cơ sở và chuyên ngành.

105

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO THẠC SĨ TOÁN HỌC

Chuyên ngành Toán ứng dụng

Mã số: 60 46 01 12.

Đơn vị đào tạo: Trường Đại học Khoa học.

Năm bắt đầu đào tạo: 2007.

Thời gian tuyển sinh: Tháng 2 và Tháng 8 hàng năm.

Môn thi tuyển:

Môn thi Cơ bản: Giải tích;

Môn thi Cơ sở: Đại số;

Môn Ngoại ngữ: Trình độ B Ngoại ngữ.

Thời gian đào tạo: 1.5 - 2 năm.

Số tín chỉ tích lũy: 53 tín chỉ.

Tên văn bằng: Thạc sĩ Toán học.

I. CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

A. KHỐI KIẾN THỨC CHUNG (8 TÍN CHỈ) SỐ TÍN CHỈ

PHI 651 Triết học 3

ENG 651 Ngoại ngữ 5

B. KHỐI KIẾN THỨC CƠ SỞ (21 TÍN CHỈ)

1. Các học phần bắt buộc (12 tín chỉ)

MAT 303 Đại số tuyến tính 3

MAT 304 Giải tích hàm 3

MAT 205 Cơ sở Toán học của Tin học 2

MAT 206 Lí thuyết xác suất và thống kê 2

MAT 207 Tôpô đại cương 2

2. Các học phần tự chọn (9 tín chỉ)

MAT 308 Đại số hiện đại 3

MAT 209 Giải tích số 2

MAT 210 Phương trình vi phân và phương trình đạo hàm riêng 2

MAT 211 Phương trình vi phân trong không gian Banach 2

MAT 212 Độ phức tạp thuật toán và những vấn đề liên quan 2

MAT 213 Đa thức 2

MAT 214 Hình học vi phân 2

C. KHỐI KIẾN THỨC CHUYÊN NGÀNH (12 TÍN CHỈ)

1. Các học phần bắt buộc (6 tín chỉ)

MAT 315 Lí thuyết điều khiển tối ưu 3

106

MAT 316 Bài toán đặt không chỉnh 3

2. Các học phần tự chọn (6 tín chỉ)

MAT 217 Giải tích lồi 2

MAT 218 Lí thuyết tối ưu 2

MAT 219 Quy hoạch phi tuyến 2

MAT 220 Phương pháp số giải các bài toán cực trị 2

MAT 221 Quá trình ngẫu nhiên 2

MAT 222 Quy hoạch tuyến tính và quy hoạch nguyên 2

MAT 223 Lý thuyết ôtômat và thuật toán 2

MAT 224 Lí thuyết hàm suy rộng 2

MAT 225 Phân tích chuỗi thời gian 2

D. LUẬN VĂN THẠC SĨ (12 TÍN CHỈ)

II. MÔ TẢ TÓM TẮT HỌC PHẦN

A. KHỐI KIẾN THỨC CHUNG (8 TÍN CHỈ)

PHI 651 (3 tín chỉ) - Triết học

Học phần kế thừa những kiến thức đã học trong chương trình đào tạo Triết học ở bậc đại học, phát triển và nâng cao những nội dung cơ bản gắn liền với những thành tựu của khoa học - công nghệ, những vấn đề mới của thời đại và đất nước. Học viên được học các chuyên đề chuyên sâu; kiến thức về nhân sinh quan, thế giới quan duy vật biện chứng; những kiến thức cơ bản, có hệ thống về lịch sử hình thành, phát triển của triết học nói chung và các trường phái triết học nói riêng. Trên cơ sở đó giúp cho học viên có khả năng vận dụng kiến thức Triết học để giải quyết những vấn đề lý luận và thực tiễn trong lĩnh vực hoạt động chuyên môn, nghề nghiệp.

ENG 651 (5 tín chỉ) - Ngoại ngữ

Học phần cung cấp cho học viên kiến thức ngoại ngữ chuyên sâu về lĩnh vực chuyên môn, giúp cho học viên có thể đọc, dịch tài liệu phục vụ cho việc học tập các môn học chuyên ngành, nghiên cứu khoa học và hoàn thành luận văn thạc sĩ.

B. KHỐI KIẾN THỨC CƠ SỞ (21 TÍN CHỈ)

1. Các học phần bắt buộc (12 tín chỉ)

MAT 303 (5 tín chỉ) - Đại số tuyến tính

Học phần cung cấp cho học viên kiến thức cơ bản về không gian tuyến tính, ánh xạ tuyến tính, ma trận, định thức, hệ phương trình tuyến tính, toán tử tuyến tính, không gian Euclid, không gian Unita.

MAT 304 (3 tín chỉ) - Giải tích hàm

Học phần cung cấp cho học viên kiến thức cơ bản về không gian định chuẩn, toán tử tuyến tính liên tục, các nguyên lí cơ bản của giải tích hàm, không gian liên hợp, tôpô yếu, không gian Hilbert.

MAT 205 (2 tín chỉ) - Cơ sở Toán học của Tin học

Học phần cung cấp cho học viên kiến thức cơ bản về toán học rời rạc, các ứng dụng hướng vào tin học và mô hình toán học.

107

MAT 206 (2 tín chỉ) - Lí thuyết xác suất và thống kê

Học phần cung cấp cho học viên kiến thức về xác suất và phân phối xác suất, quá trình ngẫu nhiên, tích phân ngẫu nhiên và phương trình ngẫu nhiên, các bài toán xác suất ứng dụng.

MAT 207 (2 tín chỉ) - Tôpô đại cương

Học phần cung cấp cho học viên kiến thức về không gian tôpô, ánh xạ liên tục, không gian tích, không gian thương, không gian metric, không gian chính quy, không gian chuẩn tắc, không gian compact, compắc địa phương, không gian liên thông, liên thông địa phương.

2. Các học phần tự chọn (9 tín chỉ)

MAT 308 (3 tín chỉ) - Đại số hiện đại

Học phần cung cấp cho học viên kiến thức cơ bản về tập hợp, ánh xạ, quan hệ, lực lượng tập hợp; lý thuyết nhóm, vành, miền nguyên và trường, lý thuyết môđun, dàn, đại số Boole, phạm trù, hàm tử, tính khớp, đại số đồng điều.

MAT 209 (2 tín chỉ) - Giải tích số

Học phần cung cấp cho học viên kiến thức về số gần đúng và sai số, lý thuyết nội suy, đạo hàm và tích phân số, giải gần đúng phương trình phi tuyến, phương pháp số trong đại số tuyến tính, giải gần đúng các phương trình vi phân thường, phương trình đạo hàm riêng và phương trình tích phân.

MAT 210 (2 tín chỉ) - Phương trình vi phân và phương trình đạo hàm riêng

Học phần cung cấp cho học viên kiến thức cơ bản về phương trình vi phân, hệ phương trình vi phân, phương trình đạo hàm riêng, lí thuyết nghiệm yếu đối với phương trình Eliptic và một số phương pháp giải số phương trình Eliptic.

MAT 211 (2 tín chỉ) - Phương trình vi phân trong không gian Banach

Học phần cung cấp cho học viên kiến thức về phép tính vi phân trong không gian Banach, các phương trình vi tích phân trong không gian Banach, phép đổi biến vi tích phân trong không gian Banach...

MAT 212 (2 tín chỉ) - Độ phức tạp thuật toán và những vấn đề liên quan

Học phần cung cấp cho học viên kiến thức về thuật toán, độ phức tạp thuật toán và các bài toán liên quan.

MAT 213 (2 tín chỉ) - Đa thức

Học phần cung cấp cho học viên kiến thức về đa thức một biến, đa thức bậc thấp, đa thức nhiều biến, phép chia với dư, phân tích thành nhân tử và nghiệm của đa thức, nghiệm xấp xỉ, đa thức đối xứng, xấp xỉ đa thức và bất đẳng thức.

MAT 214 (2 tín chỉ) - Hình học vi phân

Học phần cung cấp cho học viên kiến thức về phép tính vi phân, tích phân; dạng vi phân, đa tạp, lí thuyết đường và mặt trong không gian thực n chiều.

C. KHỐI KIẾN THỨC CHUYÊN NGÀNH (12 TÍN CHỈ)

1. Các học phần bắt buộc (6 tín chỉ)

MAT 315 (3 tín chỉ) - Lí thuyết điều khiển tối ưu

Học phần cung cấp cho học viên kiến thức phần lí thuyết chung về tính điều khiển được, tính ổn định của hệ động lực và bài toán ổn định hóa, đồng thời giới thiệu bài toán điều khiển tối ưu.

MAT 316 (3 tín chỉ) - Bài toán đặt không chỉnh

Học phần cung cấp cho học viên kiến thức về khái niệm và ví dụ về bài toán đặt không chỉnh; phương pháp hiệu chỉnh, phương pháp hiệu chỉnh cho bài toán tuyến tính, phương pháp hiệu chỉnh cho bài toán phi tuyến với toán tử compact, phương pháp hiệu chỉnh Tikhonov dựa trên toán tử đơn điệu.

108

2. Các học phần tự chọn (6 tín chỉ)

MAT 217 (2 tín chỉ) - Giải tích lồi

Học phần cung cấp cho học viên kiến thức về tập hợp lồi, nón lồi, các định lí tách và các dạng tương đương, Định lí Caratheodory, Định lí Helly, nguyên lí điểm bất động, tính khả vi của hàm lồi, bài toán cực trị.

MAT 218 (2 tín chỉ) - Lí thuyết tối ưu

Học phần cung cấp cho học viên kiến thức đại cương về giải tích lồi, giải tích không trơn, điều kiện cực trị và các thuật toán tối ưu hoá.

MAT 219 (2 tín chỉ) - Quy hoạch phi tuyến

Học phần cung cấp cho học viên kiến thức về lý thuyết quy hoạch phi tuyến: Phát biểu bài toán và một số ví dụ, sự tồn tại nghiệm của bài toán tối ưu, lý thuyết đối ngẫu, phương pháp tối ưu không ràng buộc, phương pháp tối ưu có ràng buộc, các phương pháp điểm trong và một vài bài toán quy hoạch phi tuyến tiêu biểu.

MAT 220 (2 tín chỉ) - Phương pháp số giải các bài toán cực trị

Học phần cung cấp cho học viên kiến thức cơ bản về bài toán cực trị, các phương pháp tìm cực tiểu không ràng buộc, các phương pháp tìm cực tiểu có ràng buộc.

MAT 221 (2 tín chỉ) - Quá trình ngẫu nhiên

Học phần cung cấp cho học viên kiến thức về quá trình Markov, quá trình dừng, quá trình Martingale và tính toán ngẫu nhiên.

MAT 222 (2 tín chỉ) - Quy hoạch tuyến tính và quy hoạch nguyên

Học phần cung cấp cho học viên kiến thức sâu về bài toán quy hoạch tuyến tính, các thuật toán, quy hoạch nguyên, tối ưu tổ hợp và áp dụng vào một số bài toán cụ thể.

MAT 223 (2 tín chỉ) - Lý thuyết ôtômat và thuật toán

Học phần cung cấp cho học viên kiến thức về ôtômat và văn phạm chính quy,; máy Turing và lý thuyết thuật toán; Tính không giải được của một số bài toán...

MAT 224 (2 tín chỉ) - Lí thuyết hàm suy rộng

Học phần cung cấp cho học viên kiến thức về hàm suy rộng và các tính chất, hàm suy rộng tăng chậm và phép biến đổi Fourier.

MAT 225 (2 tín chỉ) - Phân tích chuỗi thời gian

Học phần cung cấp cho học viên kiến thức về quá trình Markov, quá trình dừng, quá trình Martingale và tính toán ngẫu nhiên.

D. LUẬN VĂN THẠC SĨ (12 TÍN CHỈ)

Luận văn thạc sĩ là một đề tài khoa học thuộc lĩnh vực chuyên môn do đơn vị đào tạo giao hoặc do học viên tự đề xuất, được người hướng dẫn đồng ý và Hội đồng khoa học đào tạo chuyên ngành chấp thuận. Học viên được phép bảo vệ luận văn thạc sĩ sau khi hoàn thành các học phần thuộc khối kiến thức chung, khối kiến thức cơ sở và chuyên ngành.

109

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO THẠC SĨ TOÁN HỌC

Chuyên ngành Phương pháp toán sơ cấp

Mã số: 60 46 01 13.

Đơn vị đào tạo: Trường Đại học Khoa học.

Năm bắt đầu đào tạo: 2007.

Thời gian tuyển sinh: Tháng 2 và Tháng 8 hàng năm.

Môn thi tuyển:

Môn thi Cơ bản: Giải tích;

Môn thi Cơ sở: Đại số;

Môn Ngoại ngữ: Trình độ B Ngoại ngữ.

Thời gian đào tạo: 1.5 - 2 năm.

Số tín chỉ tích lũy: 53 tín chỉ.

Tên văn bằng: Thạc sĩ Toán học.

I. CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

A. KHỐI KIẾN THỨC CHUNG (8 TÍN CHỈ) SỐ TÍN CHỈ

PHI 651 Triết học 3

ENG 651 Ngoại ngữ 5

B. KHỐI KIẾN THỨC CƠ SỞ (21 TÍN CHỈ)

1. Các học phần bắt buộc (12 tín chỉ)

MAT 303 Đại số tuyến tính 3

MAT 304 Giải tích hàm 3

MAT 205 Cơ sở Toán học của Tin học 2

MAT 206 Lí thuyết xác suất và thống kê 2

MAT 207 Tôpô đại cương 2

2. Các học phần tự chọn (9 tín chỉ)

MAT 308 Đại số hiện đại 3

MAT 209 Giải tích số 2

MAT 210 Phương trình vi phân và phương trình đạo hàm riêng 2

MAT 211 Phương trình vi phân trong không gian Banach 2

MAT 212 Độ phức tạp thuật toán và những vấn đề liên quan 2

MAT 213 Đa thức 2

MAT 214 Hình học vi phân 2

C. KHỐI KIẾN THỨC CHUYÊN NGÀNH (12 TÍN CHỈ)

1. Các học phần bắt buộc (6 tín chỉ)

MAT 326 Các bài toán về hàm số 3

110

MAT 327 Các bài toán cơ bản của số học 3

2. Các học phần tự chọn (6 tín chỉ)

MAT 228 Hình học tổ hợp 2

MAT 229 Bất đẳng thức 2

MAT 230 Giải tích lồi và ứng dụng vào bài toán sơ cấp 2

MAT 231 Các phương pháp biện luận hệ có tham số 2

MAT 232 Lý thuyết tổ hợp và đồ thị 2

MAT 233 Bất đẳng thức hình học 2

MAT 234 Phương trình nghiệm nguyên 2

D. LUẬN VĂN THẠC SĨ (12 TÍN CHỈ)

II. MÔ TẢ TÓM TẮT HỌC PHẦN

A. KHỐI KIẾN THỨC CHUNG (8 TÍN CHỈ)

PHI 651 (3 tín chỉ) - Triết học

Học phần kế thừa những kiến thức đã học trong chương trình đào tạo Triết học ở bậc đại học, phát triển và nâng cao những nội dung cơ bản gắn liền với những thành tựu của khoa học - công nghệ, những vấn đề mới của thời đại và đất nước. Học viên được học các chuyên đề chuyên sâu; kiến thức về nhân sinh quan, thế giới quan duy vật biện chứng; những kiến thức cơ bản, có hệ thống về lịch sử hình thành, phát triển của triết học nói chung và các trường phái triết học nói riêng. Trên cơ sở đó giúp cho học viên có khả năng vận dụng kiến thức Triết học để giải quyết những vấn đề lý luận và thực tiễn trong lĩnh vực hoạt động chuyên môn, nghề nghiệp.

ENG 651 (5 tín chỉ) - Ngoại ngữ

Học phần cung cấp cho học viên kiến thức ngoại ngữ chuyên sâu về lĩnh vực chuyên môn, giúp cho học viên có thể đọc, dịch tài liệu phục vụ cho việc học tập các môn học chuyên ngành, nghiên cứu khoa học và hoàn thành luận văn thạc sĩ.

B. KHỐI KIẾN THỨC CƠ SỞ (21 TÍN CHỈ)

1. Các học phần bắt buộc (12 tín chỉ)

MAT 303 (3 tín chỉ) - Đại số tuyến tính

Học phần cung cấp cho học viên kiến thức cơ bản về không gian tuyến tính, ánh xạ tuyến tính, ma trận, định thức, hệ phương trình tuyến tính, toán tử tuyến tính, không gian Euclid, không gian Unita.

MAT 304 (3 tín chỉ) - Giải tích hàm

Học phần cung cấp cho học viên kiến thức cơ bản về không gian định chuẩn, toán tử tuyến tính liên tục, các nguyên lí cơ bản của giải tích hàm, không gian liên hợp, tôpô yếu, không gian Hilbert.

MAT 205 (2 tín chỉ) - Cơ sở Toán học của Tin học

Học phần cung cấp cho học viên kiến thức cơ bản về toán học rời rạc, các ứng dụng hướng vào tin học và mô hình toán học.

111

MAT 206 (2 tín chỉ) - Lí thuyết xác suất và thống kê

Học phần cung cấp cho học viên kiến thức về xác suất và phân phối xác suất, quá trình ngẫu nhiên, tích phân ngẫu nhiên và phương trình ngẫu nhiên, các bài toán xác suất ứng dụng.

MAT 207 (2 tín chỉ) - Tôpô đại cương

Học phần cung cấp cho học viên kiến thức về không gian tôpô, ánh xạ liên tục, không gian tích, không gian thương, không gian metric, không gian chính quy, không gian chuẩn tắc, không gian compact, compắc địa phương, không gian liên thông, liên thông địa phương.

2. Các học phần tự chọn (9 tín chỉ)

MAT 308 (3 tín chỉ) - Đại số hiện đại

Học phần cung cấp cho học viên kiến thức cơ bản về tập hợp, ánh xạ, quan hệ, lực lượng tập hợp; lý thuyết nhóm, vành, miền nguyên và trường, lý thuyết môđun, dàn, đại số Boole, phạm trù, hàm tử, tính khớp, đại số đồng điều.

MAT 209 (2 tín chỉ) - Giải tích số

Học phần cung cấp cho học viên kiến thức về số gần đúng và sai số, lý thuyết nội suy, đạo hàm và tích phân số, giải gần đúng phương trình phi tuyến, phương pháp số trong đại số tuyến tính, giải gần đúng các phương trình vi phân thường, phương trình đạo hàm riêng và phương trình tích phân.

MAT 210 (2 tín chỉ) - Phương trình vi phân và phương trình đạo hàm riêng

Học phần bao gồm những kiến thức cơ bản về phương trình vi phân, hệ phương trình vi phân, phương trình đạo hàm riêng, lí thuyết nghiệm yếu đối với phương trình Eliptic và một số phương pháp giải số phương trình Eliptic.

MAT 211 (2 tín chỉ) - Phương trình vi phân trong không gian Banach

Học phần cung cấp cho học viên kiến thức về phép tính vi phân trong không gian Banach, các phương trình vi tích phân trong không gian Banach, phép đổi biến vi tích phân trong không gian Banach.

MAT 212 (2 tín chỉ) - Độ phức tạp thuật toán và những vấn đề liên quan

Học phần cung cấp cho học kiến thức về thuật toán, độ phức tạp thuật toán và các bài toán liên quan.

MAT 213 (2 tín chỉ) - Đa thức

Học phần cung cấp cho học viên kiến thức về đa thức một biến, đa thức bậc thấp, đa thức nhiều biến, phép chia với dư, phân tích thành nhân tử và nghiệm của đa thức, nghiệm xấp xỉ, đa thức đối xứng, xấp xỉ đa thức và bất đẳng thức.

MAT 214 (2 tín chỉ) - Hình học vi phân

Học phần bao gồm kiến thức về về phép tính vi, tích phân, dạng vi phân, đa tạp, lí thuyết đường và mặt trong không gian thực n chiều.

C. KHỐI KIẾN THỨC CHUYÊN NGÀNH (12 TÍN CHỈ)

1. Các học phần bắt buộc (6 tín chỉ)

MAT 326 (3 tín chỉ) - Các bài toán về hàm số

Học phần cung cấp cho học viên kiến thức cơ bản về hàm số, giới hạn của hàm số, tính liên tục và khả vi, các bài toán về thiết lập hàm số...

112

MAT 327 (3 tín chỉ) - Các bài toán cơ bản của số học

Học phần cung cấp cho học viên kiến thức cơ bản nhất của số học như số nguyên, số nguyên tố, đồng dư thức, các định lí cơ bản của số học, các bài toán về tính chia hết...

2. Các học phần tự chọn (6 tín chỉ)

MAT 228 (2 tín chỉ) - Hình học tổ hợp

Học phần cung cấp cho học viên kiến thức về nguyên lí cực hạn trong các bài toán hình học tổ hợp; nguyên lí Dirichlet và bài toán hình học tổ hợp; nguyên lí cận, sử dụng tính lồi vào các bài toán khác của hình học tổ hợp.

MAT 229 (2 tín chỉ) - Bất đẳng thức

Học phần cung cấp cho học viên kiến thức cơ bản của bất đẳng thức: các bất đẳng thức kinh điển, hàm lồi và bất đẳng thức Jenxen, các phương pháp cơ bản chứng minh bất đẳng thức, bài toán tìm giá trị lớn nhất và nhỏ nhất, ứng dụng của bất đẳng thức để giải phương trình không mẫu mực.

MAT 230 (2 tín chỉ) - Giải tích lồi và ứng dụng vào bài toán sơ cấp

Học phần cung cấp cho học viên kiến thức về tập hợp lồi, hàm lồi; các ứng dụng giải tích lồi vào các bài toán hình học, các bài toán đại số và các bài toán biện luận phương trình, bất phương trình.

MAT 231 (2 tín chỉ) - Các phương pháp biện luận hệ có tham số

Học phần cung cấp cho học viên một số cách giải và biện luận hệ có tham số như: phuơng pháp điều kiện cần và đủ, phuơng pháp đồ thị và hình học, tam thức bậc hai...

MAT 232 (2 tín chỉ) - Lý thuyết tổ hợp và đồ thị

Học phần cung cấp cho học viên kiến thức về các bài toán và kết quả tổ hợp, các phương pháp đếm dùng hàm sinh, các phương pháp đếm cơ bản khác, các khái niệm và kết quả cơ bản của đồ thị, một số bài toán tối u trên đồ thị, tô màu đồ thị.

MAT 233 (2 tín chỉ) - Bất đẳng thức hình học

Học phần cung cấp cho học viên kiến thức cơ bản của bất đẳng thức hình học như các nguyên lí cơ bản, bất đẳng thức trong tam giác, trong đa giác, trong đường tròn, xây dựng bất đẳng thức lượng giác trong tam giác nhờ phương trình bậc ba, một số phương pháp chứng minh các bất đẳng thức hình học.

MAT 234 (2 tín chỉ) - Phương trình nghiệm nguyên

Học phần cung cấp cho học viên kiến thức về phương trình nghiệm nguyên và một số phương pháp giải chúng: Liên phân số, phương trình vô định bậc nhất, phương trình Pell, phương trình nghiệm nguyên trong lớp đa thức, phương trình vô định siêu việt.

D. LUẬN VĂN THẠC SĨ (12 TÍN CHỈ)

Luận văn thạc sĩ là một đề tài khoa học thuộc lĩnh vực chuyên môn do đơn vị đào tạo giao hoặc do học viên tự đề xuất, được người hướng dẫn đồng ý và Hội đồng khoa học đào tạo chuyên ngành chấp thuận. Học viên được phép bảo vệ luận văn thạc sĩ sau khi hoàn thành các học phần thuộc khối kiến thức chung, khối kiến thức cơ sở và chuyên ngành.

113

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO THẠC SĨ SINH HỌC ỨNG DỤNG

Chuyên ngành Công nghệ sinh học

Mã số: 60 42 02 01.

Đơn vị đào tạo: Trường Đại học Khoa học.

Năm bắt đầu đào tạo: 2008.

Thời gian tuyển sinh: Tháng 2 và Tháng 8 hàng năm.

Môn thi tuyển:

Môn thi Cơ bản: Toán cao cấp thống kê;

Môn thi Cơ sở: Sinh học phân tử;

Môn Ngoại ngữ: Trình độ B Ngoại ngữ.

Thời gian đào tạo: 1.5 - 2 năm.

Số tín chỉ tích lũy: 53 tín chỉ.

Tên văn bằng: Thạc sĩ Sinh học ứng dụng.

I. CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

A. KHỐI KIẾN THỨC CHUNG (8 TÍN CHỈ) SỐ TÍN CHỈ

PHI 651 Triết học 3

ENG 651 Ngoại ngữ 5

B. KHỐI KIẾN THỨC CƠ SỞ (21 TÍN CHỈ)

BIN 221 Tin sinh học 2

RMB 221 Phương pháp tiếp cận trong nghiên cứu công nghệ sinh học 2

MMB 221 Một số vấn đề hiện đại của công nghệ sinh học 2

MBI 221 Sinh học phân tử 2

RDT 221 Công nghệ ADN tái tổ hợp 2

CYS 221 Sinh học tế bào 2

MTE 221 Công nghệ vi sinh 3

PLB 221 Công nghệ sinh học thực vật 3

BCT 221 Công nghệ hoá sinh 3

C. KHỐI KIẾN THỨC CHUYÊN NGÀNH (12 TÍN CHỈ)

1. Các học phần bắt buộc (6 tín chỉ)

GTP 321 Công nghệ gen thực vật 2

GTA 321 Công nghệ gen động vật 2

GTM 321 Kỹ thuật di truyền vi sinh vật 2

2. Các học phần tự chọn (6 tín chỉ)

PTC 321 Nuôi cấy mô tế bào thực vật 2

114

PST 321 Protein và tính chống chịu ở thực vật 2

PBM 321 Chọn giống cây trồng bằng chỉ thị phân tử 2

EMB 321 Vi sinh học và công nghệ môi trường 2

MET 321 Công nghệ enzyme vi sinh vật và ứng dụng 2

FTP 321 Công nghệ lên men sản phẩm bậc hai 2

TAE 321 Công nghệ phôi động vật 2

ABI 321 Cơ sở di truyền chọn giống động vật 2

ABM 321 Chọn giống động vật bằng chỉ thị phân tử 2

D. LUẬN VĂN THẠC SĨ (12 TÍN CHỈ)

II. MÔ TẢ TÓM TẮT HỌC PHẦN

A. KHỐI KIẾN THỨC CHUNG (8 TÍN CHỈ)

PHI 651 (3 tín chỉ) - Triết học

Học phần kế thừa những kiến thức đã học trong chương trình đào tạo Triết học ở bậc đại học, phát triển và nâng cao những nội dung cơ bản gắn liền với những thành tựu của khoa học - công nghệ, những vấn đề mới của thời đại và đất nước. Học viên được học các chuyên đề chuyên sâu; kiến thức về nhân sinh quan, thế giới quan duy vật biện chứng; những kiến thức cơ bản, có hệ thống về lịch sử hình thành, phát triển của triết học nói chung và các trường phái triết học nói riêng. Trên cơ sở đó giúp cho học viên có khả năng vận dụng kiến thức Triết học để giải quyết những vấn đề lý luận và thực tiễn trong lĩnh vực hoạt động chuyên môn, nghề nghiệp.

ENG 651 (5 tín chỉ) - Ngoại ngữ

Học phần cung cấp cho học viên kiến thức ngoại ngữ chuyên sâu về lĩnh vực chuyên môn, giúp cho học viên có thể đọc, dịch tài liệu phục vụ cho việc học tập các môn học chuyên ngành, nghiên cứu khoa học và hoàn thành luận văn thạc sĩ.

B. KHỐI KIẾN THỨC CƠ SỞ (20 TÍN CHỈ)

BIN 221 (2 tín chỉ) - Tin sinh học

Học phần cung cấp cho học viên kiến thức về sử dụng phần mềm Excel để xử lý thống kê số liệu nghiên cứu sinh học; Truy cập mạng để xử lý số liệu về sinh học phân tử, tiếp cận với các ngân hàng dữ liệu gen và protein.

RMB 221 (2 tín chỉ) - Phương pháp tiếp cận trong nghiên cứu công nghệ sinh học

Học phần cung cấp cho học viên kiến thức về ngành khoa học mũi nhọn: Cơ sở của các kỹ thuật trong công nghệ sinh học; Các hướng tiếp cận; Các phương pháp cụ thể dùng trong công nghệ sinh học; Các ứng dụng của các phương pháp trên.

MMB 221 (2 tín chỉ) - Một số vấn đề hiện đại của công nghệ sinh học

Học phần cung cấp các kiến thức về phương pháp tiếp cận và những vấn đề chủ yếu của sinh học hiện đại như: Genomics, Proteomics, Công nghệ ADN tái tổ hợp, Chíp sinh học, Công nghệ sinh học nano...

MBI 221 (2 tín chỉ) - Sinh học phân tử

Học phần cung cấp cho học viên kiến thức nghiên cứu cấu trúc và chức năng của các đại phân tử, chủ yếu là protein và axit nucleic, các quá trình cơ bản xảy ra ở mức phân tử liên quan đến protein và axit nucleic. Đề cập tới một số phản ứng in vitro liên quan tới axit nucleic, làm cơ sở cho các kỹ thuật di truyền ứng dụng trong thực tế.

115

RDT 221 (2 tín chỉ) - Công nghệ ADN tái tổ hợp

Học phần cung cấp cho học viên kiến thức về một số khái niệm và các kỹ thuật thường dùng trong Công nghệ ADN tái tổ hợp.

CYS 221 (2 tín chỉ) - Sinh học tế bào

Học phần cung cấp cho học viên kiến thức về cấu trúc, chức năng của tế bào; cấu trúc chức năng của các bào quan ở tế bào nhân chuẩn, sự vận chuyển các chất qua màng tế bào.

MTE 221 (3 tín chỉ) - Công nghệ vi sinh

Học phần cung cấp cho học viên kiến thức về công nghệ sản xuất các sản phẩm từ vi sinh vật.

PLB 221 (3 tín chỉ) - Công nghệ sinh học thực vật

Học phần cung cấp cho học viên kiến thức cơ bản về công nghệ tế bào thực vật, ứng dụng kỹ thuật nuôi cấy mô tế bào thực vật vào chọn giống và nhân giống cây trồng; Thành tựu của công nghệ thực vật trong thực tiễn.

BCT 221 (3 tín chỉ) - Công nghệ hoá sinh

Học phần cung cấp cho học viên kiến thức về kỹ thuật cơ bản, những quy trình công nghệ trong sản xuất cũng như nghiên cứu trên các lĩnh vực: công nghệ gen, công nghệ lên men các sản phẩm kháng sinh và công nghệ sản xuất kháng sinh.

C. KHỐI KIẾN THỨC CHUYÊN NGÀNH (12 TÍN CHỈ)

1. Các học phần bắt buộc (6 tín chỉ)

GTP 321 (2 tín chỉ) - Công nghệ gen thực vật

Học phần cung cấp cho học viên kiến thức về cơ sở di truyền học của kỹ thuật gen ứng dụng trong thực vật; Những quy trình cơ bản của kỹ thuật tạo vectơ chuyển gen, biến nạp vectơ tái tổ hợp vào tế bào chủ và những thành tựu chuyển gen thực vật.

GTA 321 (2 tín chỉ) - Công nghệ gen động vật

Học phần cung cấp cho học viên kiến thức cơ sở di truyền học của kỹ thuật gen ứng dụng trong động vật; Những quy trình cơ bản của kỹ thuật tạo vectơ chuyển gen, biến nạp vectơ tái tổ hợp vào tế bào chủ và những thành tựu chuyển gen động vật.

GTM 321 (2 tín chỉ) - Kỹ thuật di truyền vi sinh vật

Học phần cung cấp cho học viên kiến thức cơ bản về các kỹ thuật tách, nuôi cấy tế bào trần, các ứng dụng của kỹ thuật tế bào trần.

2. Các học phần tự chọn (6 tín chỉ)

PTC 321 (2 tín chỉ) - Nuôi cấy mô tế bào thực vật

Học phần cung cấp cho học viên kiến thức mô tả về lịch sử nuôi cấy mô tế bào thực vật, các môi trường nuôi cấy mô tế bào và các hướng phát triển ứng dụng.

PST 321 (2 tín chỉ) - Protein và tính chống chịu ở thực vật

Học phần cung cấp cho học viên kiến thức cơ bản về khả năng chống chịu với điều kiện bất lợi của cây trồng (nhiệt độ, hạn, độc tố, mặn...); Các biện pháp nâng cao tính chống chịu của cây trồng.

PBM 321 (2 tín chỉ) - Chọn giống cây trồng bằng chỉ thị phân tử

Học phần cung cấp cho học viên kiến thức về các kỹ thuật RFLP, RAPD, AFLP, SSR, PCR dùng trong chọn giống cây trồng.

116

EMB 321 (2 tín chỉ) - Vi sinh học và công nghệ môi trường

Học phần cung cấp cho học viên kiến thức về mối quan hệ giữa vi sinh vật với môi trường đất, nước và vai trò nước trong xử lý ô nhiễm môi trường; các phương pháp tiếp cận với lĩnh vực nghiên cứu này. Học phần còn tập trung trình bày cấu trúc và sinh học phân tử của vi sinh vật và công nghệ sử dụng vi sinh vật trong xử lý ô nhiễm môi trường đất và nước.

MET 321 (2 tín chỉ) - Công nghệ enzyme vi sinh vật và ứng dụng

Học phần cung cấp cho học viên kiến thức cơ bản về sinh học enzyme: cấu tạo, cấu trúc và động học phản ứng enzyme; enzyme tái tổ hợp, enzyme không tan và quá trình sản xuất các loại enzyme này. Đồng thời, học phần trình bày những ứng dụng cơ bản của enzyme và enzyme vi sinh vật.

FTP 321 (2 tín chỉ) - Công nghệ lên men sản phẩm bậc hai

Học phần cung cấp cho học viên kiến thức về chất kháng sinh; Công nghệ lên men kháng sinh và Công nghệ biến đổi sinh học.

TAE 321 (2 tín chỉ) - Công nghệ phôi động vật

Học phần cung cấp cho học viên các kỹ thuật cấy chuyển phôi, công nghệ phôi đông vật và ứng dụng của kỹ thuật này. Nội dung học phần được chia thành 7 chương bao gồm: Cấu trúc và chức năng tế bào động vật; Kĩ thuật nuôi cấy tế bào; Công nghệ hỗ trợ sinh sản; Công nghệ tạo dòng vô tính; Kỹ thuật cấy chuyển phôi; Nhân bản động vật.

ABI 321 (2 tín chỉ) - Cơ sở di truyền chọn giống động vật

Học phần cung cấp cho học viên kiến thức cơ bản về các kỹ thuật chọn giống, nhân giống, lai tạo giống ở động vật và ứng dụng.

ABM 321 (2 tín chỉ) - Chọn giống động vật bằng chỉ thị phân tử

Học phần cung cấp cho học viên kiến thức về các kỹ thuật RFLP, RAPD, AFLP, SSR, PCR dùng trong chọn giống động vật.

D. LUẬN VĂN THẠC SĨ (12 TÍN CHỈ)

Luận văn thạc sĩ là một đề tài khoa học thuộc lĩnh vực chuyên môn do đơn vị đào tạo giao hoặc do học viên tự đề xuất, được người hướng dẫn đồng ý và Hội đồng khoa học đào tạo chuyên ngành chấp thuận. Học viên được phép bảo vệ luận văn thạc sĩ sau khi hoàn thành các học phần thuộc khối kiến thức chung, khối kiến thức cơ sở và chuyên ngành.

117

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP

Chuyên ngành Khoa học cây trồng

Mã số: 60 62 01 10.

Đơn vị đào tạo: Trường Đại học Nông Lâm.

Năm bắt đầu đào tạo: 1993.

Thời gian tuyển sinh: Tháng 2 và Tháng 8 hàng năm.

Môn thi tuyển:

Môn thi Cơ bản: Toán cao cấp thống kê;

Môn thi Cơ sở: Sinh lý thực vật;

Môn Ngoại ngữ: Trình độ B Ngoại ngữ.

Thời gian đào tạo: 1.5 - 2 năm.

Số tín chỉ tích lũy: 53 tín chỉ.

Tên văn bằng: Thạc sĩ Nông nghiệp.

I. CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

A. KHỐI KIẾN THỨC CHUNG (8 TÍN CHỈ) SỐ TÍN CHỈ

PHI 651 Triết học 3

ENG 651 Ngoại ngữ 5

B. KHỐI KIẾN THỨC CƠ SỞ (21 TÍN CHỈ)

1. Các học phần bắt buộc (12 tín chỉ)

PCP 631 Sinh hoá - Sinh lý thực vật 3

PGV 621 Di truyền, chọn giống cây trồng 2

SOF 631 Đất và dinh dưỡng cây trồng 3

PPR 621 Bảo vệ thực vật 2

PRM 621 Phương pháp nghiên cứu trong trồng trọt 2

2. Các học phần tự chọn (9 tín chỉ)

FSY 631 Hệ thống nông nghiệp 3

PRM 621 Xây dựng và quản lý dự án 2

BIT 631 Công nghệ sinh học 3

EEN 621 Sinh thái môi trường 2

EXT 621 Khuyến nông 2

HFE 631 Kinh tế nông hộ và trang trại 3

C. KHỐI KIẾN THỨC CHUYÊN NGÀNH (12 TÍN CHỈ)

1. Các học phần bắt buộc (6 tín chỉ)

FOC 621 Cây lương thực (Lúa, ngô) 2

INC 621 Cây công nghiệp (Chè, đậu tương) 2

118

FRU 621 Cây ăn quả 2

2. Các học phần tự chọn (6 tín chỉ)

PHT 621 Công nghệ sau thu hoạch 2

OPB 621 Công nghệ hoa, cây cảnh 2

VEG 621 Rau 2

SWC 621 Khoai, sắn 2

SUT 621 Mía, Thuốc lá 2

D. LUẬN VĂN THẠC SĨ (12 TÍN CHỈ )

II. MÔ TẢ TÓM TẮT HỌC PHẦN

A. KHỐI KIẾN THỨC CHUNG (8 TÍN CHỈ)

PHI 651 (3 tín chỉ) - Triết học

Học phần kế thừa những kiến thức đã học trong chương trình đào tạo Triết học ở bậc đại học, phát triển và nâng cao những nội dung cơ bản gắn liền với những thành tựu của khoa học - công nghệ, những vấn đề mới của thời đại và đất nước. Học viên được học các chuyên đề chuyên sâu; kiến thức về nhân sinh quan, thế giới quan duy vật biện chứng; những kiến thức cơ bản, có hệ thống về lịch sử hình thành, phát triển của triết học nói chung và các trường phái triết học nói riêng. Trên cơ sở đó giúp cho học viên có khả năng vận dụng kiến thức Triết học để giải quyết những vấn đề lý luận và thực tiễn trong lĩnh vực hoạt động chuyên môn, nghề nghiệp.

ENG 651 (5 tín chỉ) - Ngoại ngữ

Học phần cung cấp cho học viên kiến thức ngoại ngữ chuyên sâu về lĩnh vực chuyên môn, giúp cho học viên có thể đọc, dịch tài liệu phục vụ cho việc học tập các môn học chuyên ngành, nghiên cứu khoa học và hoàn thành luận văn thạc sĩ.

B. KHỐI KIẾN THỨC CƠ SỞ (21 TÍN CHỈ)

1. Các học phần bắt buộc (12 tín chỉ)

PCP 631 (3 tín chỉ) - Sinh hoá - Sinh lý thực vật

Học phần cung cấp cho học viên kiến thức cơ bản và nâng cao về sinh lý - sinh hóa thực vật hiện đại (giới thiệu các chất hữu cơ quan trọng trong cơ thể, tạo cơ sở để học viên học tốt các môn khác trong chuyên ngành.

PGV 621 (2 tín chỉ) - Di truyền, chọn giống cây trồng

Học phần cung cấp cho học viên kiến thức về di truyền các tính trạng số lượng, ưu thế lai, bất dục đực và ứng dụng nó trong chọn tạo giống cây trồng, về nguyên lý và kiến thức cập nhật cơ bản, kết quả khoa học công nghệ mới trong chọn tạo và sản xuất giống cây trồng.

SOF 631 (3 tín chỉ) - Đất và dinh dưỡng cây trồng

Học phần cung cấp cho học viên kiến thức nâng cao về đất, thông tin cập nhật về tính chất lý học, hóa học, sinh học đất. Học phần cũng cung cấp những phương pháp mới trong nghiên cứu sử dụng đất, giúp học viên có kiến thức cập nhật về các phương pháp sử dụng phân bón hiện nay trên thế giới và Việt Nam.

PPR 621 (2 tín chỉ) - Bảo vệ thực vật

Học phần cung cấp cho học viên kiến thức về đặc điểm và đặc tính, quy luật sinh sống của lớp công trùng, nhện, vật gây bệnh; nguyên lý và phương pháp phòng chống các loài cỏ hại, khai thác và bảo vệ những loài có ích cho sản xuất nông nghiệp.

119

PRM 621 (2 tín chỉ) - Phương pháp nghiên cứu trong Trồng trọt

Học phần cung cấp cho học viên kiến thức về phương pháp thí nghiệm trồng trọt và các phương pháp xử lý thống kê, giúp học viên có thể áp dụng trong việc viết đề cương nghiên cứu, bố trí thí nghiệm và hiểu các nguyên tắc xử lý thống kê, áp dụng các phần mềm xử lý kết quả.

2. Các học phần tự chọn (9 tín chỉ)

FSY 631 (3 tín chỉ) - Hệ thống nông nghiệp

Học phần cung cấp cho học viên kiến thức cơ bản về hệ thống sinh thái nông nghiệp, về người nông dân và hệ thống nông trại của họ cũng như vai trò của người nông dân trong tiến trình nghiên cứu và phát triển nông nghiệp và nông thôn; các yếu tố môi trường tác động đến hệ thống nông trại và các quyết định của người nông dân; Bổ sung vào phương pháp nghiên cứu loại hình nghiên cứu mới (kiến thức về nghiên cứu có sự tham gia và các bước trong tiến trình nghiên cứu trên nông trại với sự tham gia của người dân).

PRM 621 (2 tín chỉ) - Xây dựng và quản lý dự án

Học phần giúp học viên về phương pháp điều tra thu nhập thông tin, xử lý thông tin và biết xây dựng, tổ chức thực hiện, quản lý dự án thuộc lĩnh vực nông lâm nghiệp.

BIT 631 (3 tín chỉ) - Công nghệ sinh học

Cung cấp kiến thức tổng quan nâng cao về công nghệ sinh học nông nghiệp, trọng tâm về các vấn đề nuôi cấy mô tế bào thực vật, kỹ thuật di truyền, chỉ thị phân tử, công nghệ tế bào và an toàn sinh học trong nông nghiệp

EEN 621 (2 tín chỉ) - Sinh thái môi trường

Học phần cung cấp cho học viên kiến thức lý luận cơ bản nhất về tổ thành, kết cấu, chức năng và động thái của hệ sinh thái; hệ sinh thái rừng, cảnh quan rừng, hệ sinh thái nông nghiệp và hệ sinh thái đô thị; về tính ổn định các hệ sinh thái, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp điều tiết khống chế nhằm phát triển cá hệ sinh thái theo hướng ổn định bền vững. Cung cấp các kiến thức cơ bản về hiện trạng tài nguyên môi trường sinh thái, cơ chế biến đổi các hệ sinh thái quan trọng giữa sự can thiệp của con người, về quy luật tác động tương hỗ giữa các thành phần trong các hệ sinh thái, phương pháp đánh giá, dự báo chất lượng môi trường sinh thái và tìm kiếm các giải pháp quản lý các hệ sinh thái bền vững.

EXT 621 (2 tín chỉ) - Khuyến nông

Học phần cung cấp cho học viên các kiến thức về công tác khuyến nông (khái niệm, nguyên lý, nguyên tắc khuyến nông); các phương pháp tiếp cận khuyến nông chính hiện nay đang áp dụng ở địa phương.

HFE 631 (3 tín chỉ) - Kinh tế nông hộ và trang trại

Học phần cung cấp cho học viên kiến thức cơ bản về kinh tế nông hộ và kinh tế trang trại, giúp học viên phân tích các nội dung về chính sách trong việc phát triển kinh tế nông hộ và kinh tế trang trại.

C. KHỐI KIẾN THỨC CHUYÊN NGÀNH (12 TÍN CHỈ)

Các môn bắt buộc (6 tín chỉ)

FOC 621 (2 tín chỉ) - Cây lương thực (Lúa, ngô)

Học phần cung cấp cho học viên kiến thức nâng cao về các cây lương thực chính (lúa, ngô); nguyên lý tăng năng suất cây trồng bằng các biện pháp kỹ thuật mới. Giúp học viên hiểu và có khả năng áp dụng trong sản xuất các kỹ thuật mới nhằm tăng năng suất cây trồng, tiết kiệm nguồn tài nguyên nước, đất, canh tác bền vững,…

120

INC 621 (2 tín chỉ) - Cây công nghiệp (Chè, đậu tương)

Học phần cung cấp cho học viên kiến thức về việc sản xuất, tiêu thụ và thị trường thế giới trong sản xuất chè định hướng cho Việt Nam; kỹ thuật sản xuất chè và đậu tương đạt năng suất cao, chất lượng tốt; kỹ thuật về nông nghiệp bền vững trong sản xuất chè và đậu tương; Chuỗi giá trị của sản xuất chè.

FRU 621 (5 tín chỉ) - Cây ăn quả

Học phần cung cấp cho học viên kiến thức cập nhật về tình hình sản xuất cây ăn quả trên thế giới và trong nước; các tiến bộ mới trong chọn giống, kỹ thuật sản xuất và sau thu hoạch đối với cây ăn quả, kỹ năng thiết kế và theo dõi các thí nghiệm cây ăn quả.

Các môn học tự chọn (6 tín chỉ)

PHT 621 (2 tín chỉ) - Công nghệ sau thu hoạch

Học phần cung cấp cho học viên kiến thức về khoa học công nghệ sau thu hoạch trên thế giới và Việt Nam, các kỹ thuật cơ bản trong giai đoạn sau thu hoạch để hạn chế tổn thất sau thu hoạch và nâng cao chất lượng nông sản.

OPB 621 (2 tín chỉ) - Công nghệ hoa, cây cảnh

Học phần giới thiệu chung về tình hình sản suất, tiêu thụ hoa, cây cảnh trên thế giới và ở Việt Nam; điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội Việt Nam và vấn đề sản xuất hoa, cây cảnh, yêu cầu ngoại cảnh của cây hoa, cây cảnh; một số biện pháp kỹ thuật sản xuất ; kỹ thuật chọn tạo giống và nhân giống hoa, cây cảnh; sâu bệnh hại hoa, cây cảnh và biện pháp phòng trừ; kỹ thuật trồng một số loại hoa, cây cảnh chính; một số kết quả nghiên cứu chuyển giao công nghệ trồng hoa mới nhất ở Việt Nam.

VEG 621 (2 tín chỉ) - Rau

Học phần cung cấp những kiến thức cơ bản về điều kiện sinh thái, sinh trưởng phát triển của một số cây rau; các vấn đề trọng tâm trong nghiên cứu và sản xuất giống rau và biện pháp kỹ thuật để trồng một số loại rau chất lượng cao.

SWC 621 (2 tín chỉ) - Khoai, sắn

Học phần cung cấp cho học viên những kiến thức cơ bản về quá trình phát triển, vai trò của cây khoai, sắn; đặc điểm sinh học và các thành tựu nghiên cứu phát triển cây khoai, sắn trên thế giới và trong nước; các biện pháp kỹ thuật canh tác khoai, sắn bền vững. Giúp học viên có khả năng xây dựng và áp dụng quy trình kỹ thuật canh tác khoai, sắn tổng hợp vừa nâng cao hiệu quả kinh tế, vừa bảo vệ được môi trường.

SUT 621 (2 tín chỉ) - Mía, Thuốc lá

Học phần cung cấp cho học viên kiến thức đầy đủ về cây mía, cây thuốc lá; tình hình sản xuất, tiêu thụ, giá trị sử dụng, định hướng phát triển cây mía, thuốc lá trong tương lai; các đặc điểm thực vật học, các giai đoạn sinh trưởng của cây mía, thuốc lá từ trồng đến thu hoạch với các đặc điểm về sinh lý và các yêu cầu về sinh thái và những biện pháp kỹ thuật canh tác mía, thuốc lá (chọn giống, trồng, chăm sóc,…) đạt hiệu quả kinh tế cao.

D. LUẬN VĂN THẠC SĨ (12 TÍN CHỈ )

Luận văn thạc sĩ là một đề tài khoa học thuộc lĩnh vực chuyên môn do đơn vị đào tạo giao hoặc do học viên tự đề xuất, được người hướng dẫn đồng ý và Hội đồng khoa học đào tạo chuyên ngành chấp thuận. Học viên được phép bảo vệ luận văn thạc sĩ sau khi hoàn thành các học phần thuộc khối kiến thức chung, khối kiến thức cơ sở và chuyên ngành.

121

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP

Chuyên ngành Chăn Nuôi

Mã số: 60 62 01 05.

Đơn vị đào tạo: Trường Đại học Nông Lâm.

Năm bắt đầu đào tạo: 1993.

Thời gian tuyển sinh: Tháng 2 và Tháng 8 hàng năm.

Môn thi tuyển:

Môn thi Cơ bản: Toán cao cấp thống kê;

Môn thi Cơ sở: Sinh lý động vật;

Môn Ngoại ngữ: Trình độ B Ngoại ngữ.

Thời gian đào tạo: 1.5 - 2 năm.

Số tín chỉ tích lũy: 53 tín chỉ.

Tên văn bằng: Thạc sĩ Nông nghiệp.

I. CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

A. KHỐI KIẾN THỨC CHUNG (8 TÍN CHỈ) SỐ TÍN CHỈ

PHI 651 Triết học 3

ENG 651 Ngoại ngữ 5

B. KHỐI KIẾN THỨC CƠ SỞ (21 TÍN CHỈ)

1. Các học phần bắt buộc (12 tín chỉ)

ABC 621 Sinh hoá động vật 2

APH 621 Sinh lý động vật 2

AGV 621 Di truyền - Giống động vật 2

FNC 621 Thức ăn và dinh dưỡng gia súc 2

BIA 621 Vi sinh vật chăn nuôi 2

RAV 621 Phương pháp nghiên cứu trong Chăn nuôi - Thú y 2

2. Các học phần tự chọn (9 tín chỉ)

BIT 631 Ứng dụng Công nghệ sinh học trong Chăn nuôi - Thú y 3

EEN 621 Sinh thái - Môi trường 2

FSH 621 Vệ sinh an toàn thực phẩm 2

PRM 621 Xây dựng và quản lý dự án 2

RET 621 Công nghệ sinh sản 2

HFE 631 Kinh tế nông hộ và trang trại 3

LHY 621 Vệ sinh gia súc 2

122

C. KHỐI KIẾN THỨC CHUYÊN NGÀNH (12 TÍN CHỈ)

1. Các học phần bắt buộc (6 tín chỉ)

POR 621 Chăn nuôi gia cầm 2

PIR 621 Chăn nuôi lợn 2

CAR 621 Chăn nuôi trâu bò 2

2. Các học phần tự chọn (6 tín chỉ)

PHT 621 Công nghệ sau thu hoạch 2

BER 621 Nuôi ong 2

GRR 621 Chăn nuôi dê - thỏ 2

GFP 621 Đồng cỏ & cây thức ăn gia súc 2

AQU 621 Nuôi trồng thuỷ sản 2

INF 621 Truyền nhiễm & Quản lý dịch bệnh 2

D. LUẬN VĂN THẠC SĨ (12 tín chỉ)

II. MÔ TẢ TÓM TẮT HỌC PHẦN

A. KHỐI KIẾN THỨC CHUNG (8 TÍN CHỈ)

PHI 651 (3 tín chỉ) - Triết học

Học phần kế thừa những kiến thức đã học trong chương trình đào tạo Triết học ở bậc đại học, phát triển và nâng cao những nội dung cơ bản gắn liền với những thành tựu của khoa học - công nghệ, những vấn đề mới của thời đại và đất nước. Học viên được học các chuyên đề chuyên sâu; kiến thức về nhân sinh quan, thế giới quan duy vật biện chứng; những kiến thức cơ bản, có hệ thống về lịch sử hình thành, phát triển của triết học nói chung và các trường phái triết học nói riêng. Trên cơ sở đó giúp cho học viên có khả năng vận dụng kiến thức Triết học để giải quyết những vấn đề lý luận và thực tiễn trong lĩnh vực hoạt động chuyên môn, nghề nghiệp.

ENG 651 (5 tín chỉ) - Ngoại ngữ

Học phần cung cấp cho học viên kiến thức ngoại ngữ chuyên sâu về lĩnh vực chuyên môn, giúp cho học viên có thể đọc, dịch tài liệu phục vụ cho việc học tập các môn học chuyên ngành, nghiên cứu khoa học và hoàn thành luận văn thạc sĩ.

B. KHỐI KIẾN THỨC CƠ SỞ (21 TÍN CHỈ)

1. Các học phần bắt buộc (12 tín chỉ)

ABC 621 (2 tín chỉ) - Sinh hoá động vật

Học phần cung cấp cho học viên kiến thức về thành phần hóa học của các chất dinh dưỡng được đưa vào cơ thể và sự chuyển hóa của chúng trong cơ thể động vật bình thường, hiểu được bản chất, hậu quả, của những quá trình rối loạn sự trao đổi chất trong cơ thể để tìm ra nguồn gốc, nguyên nhân và biện pháp phòng trị bệnh một cách hiệu quả. Giúp học viên tiếp cận với các phương pháp nghiên cứu sinh hóa học hiện đại để triển khai các đề tài nghiên cứu khoa học.

123

APH 621 (2 tín chỉ) - Sinh lý động vật

Học phần cung cấp cho học viên kiến thức về chức năng và điều hòa chức năng sinh lý các cơ quan, bộ phận của cơ thể động vật trong mối quan hệ thống nhất của toàn bộ cơ thể cũng như giữa cơ thể với môi trường sống, làm cơ sở khoa học cho việc xây dựng quy trình kỹ thuật nuôi dưỡng, chăm sóc, quản lý, khai thác và sử dụng gia súc, gia cầm. Kiến thức sinh lý là kiến thức cơ sở để đánh giá các biến đổi bệnh lý gia súc, gia cẩm mắc bệnh, từ đó có các biện pháp thú y thích hợp nhằm bảo vệ và nâng cao sức khỏe của chúng.

AGV 621 (2 tín chỉ) - Di truyền, Giống động vật

Học phần cung cấp cho học viên kiến thức cơ bản về di truyền, giống vật nuôi và ứng dụng của di truyền, giống vật nuôi trong chăn nuôi, thú y. Trong đó, trình bày khái quát về vai trò lịch sử và xu thế phát triển của di truyền học, những kiến thức căn bản, lĩnh vực nổi bật nhất của di truyền và ứng dụng của di truyền trong chăn nuôi, thú y; Kiến thức cơ bản về giống vật nuôi và đặc điểm của các giống vật nuôi, các phương pháp đánh giá, chọn lọc, nhân giống, tổ chức quản lý, bảo tồn nguồn gen và đa dạng sinh học giống vật nuôi ở Việt Nam.

FNC 621 (2 tín chỉ) - Thức ăn và dinh dưỡng gia súc

Học phần cung cấp cho học viên kiến thức chuyên sâu về dinh dưỡng protein, khoáng, vitamin và các chất bổ sung vào thức ăn của gia súc gia cầm; các phương pháp ước tính giá trị năng lượng của thức ăn, nhu cầu dinh dưỡng của lợn, gia cầm và động vật nhai lại.

BIA 621 (2 tín chỉ) - Vi sinh vật chăn nuôi

Học phần cung cấp cho học viên kiến thức khoa học chuyên sâu và nâng cao về vi sinh vật sau khi đã học chương trinh vi sinh vật học đại cương ở bậc đại học; nghiên cứu chuyên sâu về sự chuyển hóa của vi sinh đối với các chất trong tự nhiên, hệ vi sinh vật trong các loại sản phẩm thực vật và động vật; từ đó đề xuất các biện pháp bảo quản, chế biến các loại thức ăn cho gia súc, gia cẩm và các sản phẩm thú sản, thực phẩm như: thịt, cá, trứng, sữa,….

RAV 621 (2 tín chỉ) - Phương pháp nghiên cứu trong Chăn nuôi - Thú y

Nghiên cứu trong chăn nuôi - thú y có vai trò rất quan trọng trong sự phát triển của ngành, phản ánh khách quan, chính xác, tin cậy kết quả của nghiên cứu khoa học. Học phần sẽ cung cấp những kiến thức về phương pháp bố trí thí nghiệm, xử lý số liệu bằng phương pháp thống kê sinh vật học.

2. Các học phần tự chọn (9 tín chỉ)

BIT 631 (3 tín chỉ) - Ứng dụng Công nghệ sinh học trong Chăn nuôi - Thú y

Học phần cung cấp cho học viên kiến thức cơ bản về lịch sử phát triển, phân loại, thành tựu và xu thế phát triển của công nghệ sinh học; Những lĩnh vực nổi bật nhất của công nghệ sinh học động vật và ứng dụng của công nghệ sinh học trong chăn nuôi, thú y: công nghệ hỗ trợ sinh sản, công nghệ sinh dược phẩm, công nghệ sản xuất vacxin tái tổ hợp, kháng thể đơn dòng tế bào gốc. Những ứng dụng mới của công nghệ sinh học trong chế biến thực phẩm, xử lý phế thải và bảo vệ môi trường.

EEN 621 (2 tín chỉ) - Sinh thái môi trường

Học phần cung cấp cho học viên kiến thức lý luận cơ bản nhất về tổ thành, kết cấu, chức năng và động thái của hệ sinh thái, hệ sinh thái rừng, cảnh quan rừng, hệ sinh thái nông nghiệp và hệ sinh thái đô thị; về tính ổn định các hệ sinh thái, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp điều tiết khống chế nhằm phát triển cá hệ sinh thái theo hướng ổn định bền vững. Kiến thức cơ bản về hiện trạng tài nguyên môi trường sinh thái, cơ chế biến đổi các hệ sinh thái quan trọng giữa sự can thiệp của con người, về quy luật tác động tương hỗ giữa các thành phần trong các hệ sinh thái, phương pháp đánh giá, dự báo chất lượng môi trường sinh thái và tìm kiếm các giải pháp quản lý các hệ sinh thái bền vững.

124

FSH 621 (2 tín chỉ) - Vệ sinh an toàn thực phẩm

Học phần cung cấp cho học viên kiến thức chuyên môn về thực phẩm có nguồn gốc động vật, nguyên nhân gây ô nhiễm thực phẩm, cơ chế của các quá trình bệnh có nguồn gốc từ thực phẩm do thực phẩm bị ô nhiễm vi sinh vật, ký sinh trùng cũng như tác hại của hóa chất, kháng sinh và hoocmon tồn dư trong thực phẩm có nguồn gốc động vật; các biện pháp vệ sinh thú y (chủ yếu trong quá trình sản xuất, chế biện thực phẩm có nguồn gốc động vật). Vận dụng kỹ thuật HACCP và biện pháp vệ sinh an toàn thực phẩm nhằm bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng.

PRM 621 (2 tín chỉ) - Xây dựng và Quản lý dự án

Học phần cung cấp cho học viên kiến thức về điều tra thu thập thông tin, xử lý thông tin, xây dựng và tổ chức thực hiện, quản lý dự án thuộc lĩnh vực nông lâm nghiệp. Trên cơ sở đó giúp học viên có thể xây dựng và quản lý các dự án thuộc các lĩnh vực khác của quốc gia và quốc tế.

RET 621 (2 tín chỉ) - Công nghệ sinh sản

Học phần cung cấp cho học viên kiến thức cơ bản về hoạt động sinh dục ở gia súc nuôi (con đực và con cái), một số kỹ thuật sinh sản nhân tạo ở gia súc (thụ tinh nhân tạo, cấy truyền phôi), một số kỹ năng cơ bản trong khai thác tinh, đánh giá chất lượng tinh và dẫn tinh đối với gia súc.

HFE 631 (3 tín chỉ) - Kinh tế nông hộ và trang trại

Học phần nghiên cứu sự tác động qua lại lẫn nhau về mặt kinh tế của các chủ thể sản xuất (nông hộ và trang trại); Xem xét và giải quyết các vấn đề về nguồn lực của nông hộ, trang trại trên cơ sở phát huy có hiệu quả các nguồn lực. Giúp học viên tiếp cận với các phương pháp phân tích đánh giá kinh tế nông hộ và trang trại, biết được chủ trương và các định hướng lớn cho việc phát triển kinh tế nông hộ và trang trại.

LHY 621 (2 tín chỉ) - Vệ sinh gia súc

Học phần cung cấp cho học viên kiến thức về phòng bệnh cho động vật nuôi trên cơ sở nghiên cứu về vệ sinh môi trường sống: Đất, nước, không khí, thức ăn, chuồng trại, …

C. KHỐI KIẾN THỨC CHUYÊN NGÀNH (12 TÍN CHỈ)

1. Các học phần bắt buộc (6 tín chỉ)

POR 621 (2 tín chỉ) - Chăn nuôi gia cầm

Học phần cung cấp cho học viên kiến thức về chăn nuôi gia cầm trên thế giới và Việt Nam; chọn, tạo, nhân giống gà chuyên dụng; kỹ thuật nuôi dưỡng gia cầm bố mẹ (gà, vịt, ngan) phương thức nhốt hoàn toàn; kỹ thuật nâng cao năng suất và cải thiện chất lượng thịt, trứng gia cầm.

PIR 621 (2 tín chỉ) - Chăn nuôi lợn

Học phần cung cấp cho học viên kiến thức sâu về khoa học chăn nuôi lợn trong nước và thế giới: đặc điểm sinh học của lợn, công tác giống lợn, ứng dụng công nghệ trong công tác giống lợn, kỹ thuật chăn nuôi các loại lợn và một số nét mới trong nghiên cứu về khoa học chăn nuôi lợn (công tác quản lý trong công nghệ sinh sản của lợn, quan hệ giữa dinh dưỡng và năng suất sinh sản, quản lý về dư lượng dược phẩm trong sản phẩm thịt lợn).

125

CAR 621 (2 tín chỉ ) - Chăn nuôi trâu bò

Học phần cung cấp cho học viên kiến thức về: thực trạng và các định hướng cơ bản trong việc phát triển chăn nuôi trâu bò ở Việt Nam; tiếp thu các kiến thức mới, hiện đại về các biện pháp kỹ thuật trong công tác giống, dinh dưỡng và thức ăn, nuôi dưỡng, chăm sóc, quản lý sử dụng từng loại đối tượng trâu bò nhằm nâng cao năng suất, hiệu quả chăn nuôi.

2. Các học phần tự chọn (chọn 6 tín chỉ)

PHT 621 (2 tín chỉ) - Công nghệ sau thu hoạch

Học phần cung cấp cho học viên kiến thức giúp học viên nắm được các nguyên lý và phương pháp bảo quản đối với một số sản phẩm chăn nuôi phổ biến (thịt, cá, trứng, sữa,…) để vận dụng vào thực tế sản xuất và quản lý.

BER 621 (2 tín chỉ) - Nuôi ong

Học phần cung cấp các kiến thức: cấu tạo cơ thể ong, cấu tạo tổ ong, các cấp ong, kỹ thuật tạo ong chúa và nhân đàn, một số bệnh thường gặp ở ong.

GRR 621 (2 tín chỉ) - Chăn nuôi dê, thỏ

Học phần cung cấp cho học viên kiến thức, kỹ năng chủ yếu nhất về các đặc tính sinh học đặc thù của con dê và con thỏ; kỹ thuật chọn giống, nuôi dưỡng, chăm sóc, quản lý, nâng cao khả năng sản xuất của dê, thỏ; cách chế biến các sản phẩm thịt, sữa, lông dê, thỏ.

GFP 621 (2 tín chỉ) - Đồng cỏ và cây thức ăn gia súc

Học phần cung cấp cho học viên kiến thức, kỹ năng chủ yếu nhất về các đặc tính của các thực vật chính trên đồng cỏ, phương pháp xây dựng các biện pháp kỹ thuật thâm canh cỏ và sử dụng đồng cỏ chăn nuôi gia súc.

AQU 621 (2 tín chỉ) - Nuôi trồng thuỷ sản

Học phần cung cấp những kiến thức về các nguyên lý cơ bản nuôi trồng thủy sản, phát triển nuôi trồng thủy sản ở Việt Nam; Các văn bản pháp quy liên quan quan đến nuôi trồng thuỷ sản, các đặc trưng và định hướng phát triển của nuôi trồng thủy sản ở nước ta đến 2010, đặc biệt vấn đề khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản.

INF 621 (2 tín chỉ) - Truyền nhiễm & Quản lý dịch bệnh

Học phần cung cấp cho học viên kiến thức về bệnh truyền nhiễm ở gia súc, gia cầm; cập nhật kiến thức một số bệnh truyền nhiễm mới xuất hiện ở Việt Nam và phương pháp chuẩn đoán nhanh, chính xác phục vụ cho công tác phòng chống dịch có hiệu quả.

D. LUẬN VĂN THẠC SĨ (12 tín chỉ)

Luận văn thạc sĩ là một đề tài khoa học thuộc lĩnh vực chuyên môn do đơn vị đào tạo giao hoặc do học viên tự đề xuất, được người hướng dẫn đồng ý và Hội đồng khoa học đào tạo chuyên ngành chấp thuận. Học viên được phép bảo vệ luận văn thạc sĩ sau khi hoàn thành các học phần thuộc khối kiến thức chung, khối kiến thức cơ sở và chuyên ngành.

126

127

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO THẠC SĨ THÚ Y

Chuyên ngành Thú y

Mã số: 60 64 01 01.

Đơn vị đào tạo: Trường Đại học Nông Lâm.

Năm bắt đầu đào tạo: 2002.

Thời gian tuyển sinh: Tháng 2 và Tháng 8 hàng năm.

Môn thi tuyển:

Môn thi Cơ bản: Toán cao cấp thống kê;

Môn thi Cơ sở: Sinh lý động vật;

Môn Ngoại ngữ: Trình độ B Ngoại ngữ.

Thời gian đào tạo: 1.5 - 2 năm.

Số tín chỉ tích lũy: 53 tín chỉ.

Tên văn bằng: Thạc sĩ Thú y.

I. CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

A. KHỐI KIẾN THỨC CHUNG (8 TÍN CHỈ) SỐ TÍN CHỈ

PHI 651 Triết học 3

ENG 651 Ngoại ngữ 5

B. KHỐI KIẾN THỨC CƠ SỞ (21 TÍN CHỈ)

1. Các học phần bắc buộc (12 tín chỉ)

ABC 621 Sinh hoá động vật 2

APH 621 Sinh lý động vật 2

VEF 621 Dược lý thú y 2

VEB 621 Vi sinh vật thú y 2

VEP 621 Bệnh lý học thú y 2

RAV 621 Phương pháp nghiên cứu trong Chăn nuôi - Thú y 2

2. Các học phần tự chọn (chọn 9 tín chỉ)

BIT 631 Ứng dụng công nghệ sinh học trong Chăn nuôi - Thú y 3

EEN 621 Sinh thái môi trường 2

FSH 621 Vệ sinh an toàn thực phẩm 2

LHY 621 Vệ sinh gia súc 2

HFE 631 Kinh tế nông hộ và trang trại 3

TOX 631 Độc chất học thú y 3

128

C. KHỐI KIẾN THỨC CHUYÊN NGÀNH (12 TÍN CHỈ)

1. Các học phần bắt buộc (6 tín chỉ)

INF 621 Bệnh truyền nhiễm 2

PAR 621 Ký sinh trùng thú y 2

RPD 621 Bệnh sinh sản gia súc 2

2. Các học phần tự chọn (chọn 6 tín chỉ)

VID 621 Bệnh nội khoa gia súc 2

VSU 621 Bệnh ngoại khoa gia súc 2

VHC 621 Kiểm tra vệ sinh thú y 2

EPI 621 Dịch tễ học thú y 2

ODI 621 Bệnh của một số loài động vật 2

IMM 621 Miễn dịch học thú y 2

D. LUẬN VĂN THẠC SĨ (12 TÍN CHỈ)

II. MÔ TẢ TÓM TẮT HỌC PHẦN

A. KHỐI KIẾN THỨC CHUNG (8 TÍN CHỈ)

PHI 651 (3 tín chỉ) - Triết học

Học phần kế thừa những kiến thức đã học trong chương trình đào tạo Triết học ở bậc đại học, phát triển và nâng cao những nội dung cơ bản gắn liền với những thành tựu của khoa học - công nghệ, những vấn đề mới của thời đại và đất nước. Học viên được học các chuyên đề chuyên sâu; kiến thức về nhân sinh quan, thế giới quan duy vật biện chứng; những kiến thức cơ bản, có hệ thống về lịch sử hình thành, phát triển của triết học nói chung và các trường phái triết học nói riêng. Trên cơ sở đó giúp cho học viên có khả năng vận dụng kiến thức Triết học để giải quyết những vấn đề lý luận và thực tiễn trong lĩnh vực hoạt động chuyên môn, nghề nghiệp.

ENG 651 (5 tín chỉ) - Ngoại ngữ

Học phần cung cấp cho học viên kiến thức ngoại ngữ chuyên sâu về lĩnh vực chuyên môn, giúp cho học viên có thể đọc, dịch tài liệu phục vụ cho việc học tập các môn học chuyên ngành, nghiên cứu khoa học và hoàn thành luận văn thạc sĩ.

B. KHỐI KIẾN THỨC CƠ SỞ (21 TÍN CHỈ)

1. Các học phần bắt buộc ( 12 tín chỉ)

ABC 621 (2 tín chỉ) - Sinh hoá động vật

Học phần cung cấp cho học viên kiến thức sâu về thành phần hóa học của các chất dinh dưỡng được đưa vào cơ thể và sự chuyển hóa của chúng trong cơ thể động vật bình thường, hiểu được bản chất, hậu quả, của những quá trình rối loạn sự trao đổi chất trong cơ thể để tìm ra nguồn gốc, nguyên nhân và biện pháp phòng trị bệnh một cách hiệu quả. Giúp học viên tiếp cận với các phương pháp nghiên cứu Sinh hóa học hiện đại để triển khai các đề tài nghiên cứu khoa học.

129

APH 621 (2 tín chỉ) - Sinh lý động vật

Học phần cung cấp cho học viên kiến thức về chức năng và điều hòa chức năng sinh lý các cơ quan, bộ phận của cơ thể động vật trong mối quan hệ thống nhất của toàn bộ cơ thể cũng như giữa cơ thể với môi trường sống, làm cơ sở khoa học cho việc xây dựng quy trình kỹ thuật nuôi dưỡng, chăm sóc, quản lý, khai thác và sử dụng gia súc, gia cầm. Kiến thức sinh lý là kiến thức cơ sở để đánh giá các biến đổi bệnh lý gia súc, gia cẩm mắc bệnh, từ đó có các biện pháp thú y thích hợp nhằm bảo vệ và nâng cao sức khỏe của chúng.

VEF 621 (2 tín chỉ) - Dược lý thú y

Học phần cung cấp cho học viên kiến thức về tác dụng của dược lý, hiểu sâu về cơ chế tác dụng dược lý của thuốc, hấp thu, chuyển hóa, giải trừ của thuốc trong cơ thể, tác dụng độc và tác dụng phụ do thuốc gây ra, trên cơ sở đó điều trị bệnh cho gia súc đạt hiểu quả nhất.

VEB 621 (2 tín chỉ) - Vi sinh vật thú y

Học phần củng cố và hệ thống hóa kiến thức vi sinh ở bậc đại học, nâng cao và cập nhật những kiến thức mới về lĩnh vực khoa học vi sinh vật thú y như phân lập, xác định vi sinh vật, các phương pháp chuẩn đoán và ứng dụng công nghệ vi sinh vật trong thực tiễn ngành chăn nuôi thú y.

VEP 621 (2 tín chỉ) - Bệnh lý học thú y

Học phần cung cấp cho học viên kiến thức về những hoạt động của một cơ thể sống trong một cơ thể bệnh, bao gồm các quá trình bệnh lý cơ bản như rối loạn chức năng của các cơ quan hô hấp, tiêu hóa, tiết niệu,...và những biến đổi về cơ năng của cơ quan, hệ thống. Nghiên cứu những biến đổi về hình thái, cấu trúc của các tế bào, tổ chức, cơ quan do mầm bệnh gây nên ở cơ thể bệnh giúp việc chuẩn đoán, phòng trị bệnh cho vật nuôi hiệu quả cao.

RAV 621 (2 tín chỉ) - Phương pháp nghiên cứu trong Chăn nuôi - Thú y

Nghiên cứu trong chăn nuôi - thú y có vai trò rất quan trọng trong sự phát triển của ngành, phản ánh khách quan, chính xác, tin cậy kết quả của nghiên cứu khoa học. Học phần sẽ cung cấp những kiến thức về phương pháp bố trí thí nghiệm, xử lý số liệu bằng phương pháp thống kê sinh vật học.

2. Các học phần tự chọn (chọn 9 tín chỉ)

BIT 631 (3 tín chỉ) - Ứng dụng công nghệ sinh học trong Chăn nuôi - Thú y

Học phần cung cấp cho học viên kiến thức cơ bản về lịch sử phát triển, phân loại, thành tựu và xu thế phát triển của công nghệ sinh học; những lĩnh vực nổi bật nhất của công nghệ sinh học động vật và ứng dụng của công nghệ sinh học trong chăn nuôi, thú y: công nghệ hỗ trợ sinh sản, công nghệ sinh dược phẩm, công nghệ sản xuất vacxin tái tổ hợp, kháng thể đơn dòng tế bào gốc. Những ứng dụng mới của công nghệ sinh học trong chế biến thực phẩm, xử lý phế thải và bảo vệ môi trường.

EEN 621 (2 tín chỉ) - Sinh thái môi trường

Học phần cung cấp cho học viên kiến thức lý luận cơ bản nhất về tổ thành, kết cấu, chức năng và động thái của hệ sinh thái, hệ sinh thái rừng, cảnh quan rừng, hệ sinh thái nông nghiệp và hệ sinh thái đô thị; về tính ổn định các hệ sinh thái, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp điều tiết khống chế nhằm phát triển cá hệ sinh thái theo hướng ổn định bền vững. Cung cấp các kiến thức cơ bản về hiện trạng tài nguyên môi trường sinh thái, cơ chế biến đổi các hệ sinh thái quan trọng giữa sự can thiệp của con người, về quy luật tác động tương hỗ giữa các thành phần trong các hệ sinh thái, phương pháp đánh giá, dự báo chất lượng môi trường sinh thái và tìm kiếm các giải pháp quản lý các hệ sinh thái bền vững.

130

FSH 621 (2 tín chỉ) - Vệ sinh an toàn thực phẩm

Học phần cung cấp cho học viên kiến thức chuyên môn về thực phẩm có nguồn gốc động vật, nguyên nhân gây ô nhiễm thực phẩm, cơ chế của các quá trình bệnh có nguồn gốc từ thực phẩm do thực phẩm bị ô nhiễm vi sinh vật, ký sinh trùng cũng như tác hại của hóa chất, kháng sinh và hoocmon tồn dư trong thực phẩm có nguồn gốc động vật; các biện pháp vệ sinh thú y (chủ yếu trong quá trình sản xuất, chế biện thực phẩm có nguồn gốc động vật). Vận dụng kỹ thuật HACCP và biện pháp vệ sinh an toàn thực phẩm nhằm bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng.

LHY 621 (2 tín chỉ) - Vệ sinh gia súc

Học phần cung cấp cho học viên kiến thức về phòng bệnh cho động vật nuôi trên cơ sở nghiên cứu về vệ sinh môi trường sống: đất, nước, không khí, thức ăn, chuồng trại, …

HFE 631 (2 tín chỉ) - Kinh tế nông hộ và trang trại

Học phần nghiên cứu sự tác động qua lại lẫn nhau về mặt kinh tế của các chủ thể sản xuất (nông hộ và trang trại), xem xét và giải quyết các vấn đề về nguồn lực của nông hộ, trang trại trên cơ sở phát huy có hiệu quả các nguồn lực. Giúp học viên tiếp cận với các phương pháp phân tích đánh giá kinh tế nông hộ và trang trại, biết được chủ trương và các định hướng lớn của nhà nước, địa phương cho việc phát triển kinh tế nông hộ và trang trại.

TOX 631 (2 tín chỉ) - Độc chất học thú y

Học phần cung cấp kiến thức để học viên hiểu rõ cơ chế và tác động của các chất độc trong cơ thể, phân biệt được các loại ngộ độc khác nhau, nâng cao kỹ năng chuẩn đoán ngộ độc.

C. KHỐI KIẾN THỨC CHUYÊN NGÀNH (12 TÍN CHỈ)

1. Các học phần bắt buộc (6 tín chỉ)

INF 621 (2 tín chỉ) - Bệnh truyền nhiễm

Học phần củng cố, nâng cao kiến thức về bệnh truyền nhiễm ở gia súc, gia cầm; Cập nhật kiến thức một số bệnh truyền nhiễm mới xuất hiện ở Việt Nam và phương pháp chuẩn đoán nhanh, chính xác phục vụ cho công tác phòng chống dịch có hiệu quả.

PAR 621 (2 tín chỉ) - Ký sinh trùng thú y

Học phần cung cấp cho học viên kiến thức sâu về ký sinh trùng học đại cương, những kết quả nghiên cứu mới, những kiến thức kinh điển và những quan điểm mới về ký sinh trùng học thú y.

RPD 621 (2 tín chỉ) - Bệnh sinh sản gia súc

Học phần giúp học viên nắm khái quát hệ thống môn học sinh sản gia súc và vị trí quan trọng của môn học trong chăn nuôi gia súc sinh sản; có hiểu biết đầy đủ và cập nhật các bệnh sinh sản quan trọng của gia súc; nắm được kiến thức cơ bản hiện đại về chuẩn đoán và phòng trị các bệnh sinh sản thường gặp ở gia súc. Học viên biết sử dụng kỹ năng khám lâm sàng và cận lâm sàng để phát hiện được các bệnh xảy ra trước, trong và sau khi sinh sản của gia súc cái cũng như các bệnh ở gia súc đực giống, biết điều trị và phòng ngừa các bệnh sinh sản ở gia súc.

2. Các học phần tự chọn (chon 6 tín chỉ)

VID 621 (2 tín chỉ) - Bệnh nội khoa gia súc

Học phần cung cấp cho học viên những kiến thức sâu về lĩnh vực bệnh nội khoa gia súc; giúp học viên hiểu biết sâu sắc hơn về tác động của các nguyên nhân gây bệnh, về cơ chế sinh bệnh và biện pháp điều trị bệnh nội khoa cho gia súc, có khả năng tổng quan tài liệu, có kỹ năng lập luận, tư duy và có khả năng phòng trị bệnh nội khoa cho gia súc hiệu quả.

131

VSU 621 (2 tín chỉ) - Bệnh ngoại khoa gia súc

Học phần cung cấp cho học viên kiến thức giúp học viên nắm được những vấn đề cơ bản trong công tác điều trị bệnh ngoại khoa gia súc, kiến thức về chống nhiễm trùng vết thương, xử lý vết thương cũ và mới, biết kiến thức gây mê, gây tê và cầm máu,…

VHC 621 (2 tín chỉ) - Kiểm tra vệ sinh thú y

Học phần cung cấp cho học viên kiến thức giúp học viên nhận thức rõ trách nhiệm của người bác sỹ thú y; được trang bị kiến thức để thực hiện kiểm tra và đánh giá vệ sinh thú y động vật và các sản phẩm có chất lượng cao, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng, đảm bảo sự phát triển của vật nuôi và an toàn cho môi trường.

EPI 621 (2 tín chỉ) - Dịch tễ học thú y

Học phần cung cấp cho học viên kiến thức về dịch tễ học: đo đếm tần số dịch bệnh; những phương pháp đánh giá dịch bệnh; lý thuyết chọn mẫu; phân tích kinh tế trong dịch tễ học; phân tích bệnh chứng; phân tích thuần tập. Học viên được thực hành một số phương pháp nghiên cứu dịch tễ học; đánh giá hiện trạng dịch bệnh ở một số địa phương; phân tích dịch tễ hiện tại, tương lai và đề xuất biện pháp can thiệp; thử nghiệm các biện pháp can thiệt; sử lý trong các trường hợp biến chứng và sự cố.

ODI 621 (2 tín chỉ) - Bệnh của một số loài động vật

Học phần cung cấp cho học viên kiến thức giúp học viên nắm được triệu chứng, bệnh tích điển hình, chuẩn đoán một số bệnh chủ yếu ở ong, cá, thỏ, mổ khám bệnh gia súc thực tế. Học viên thực tế được can thiệp vào đàn ong, thực hành điều trị bệnh cá và thực tế điều trị bệnh ở thỏ trong các trang trại ở khu vực thành phố Thái Nguyên; chọn thuốc và chế phẩm, phương pháp đưa thuốc vào cơ chế động vật nuôi, sử lý trong các trường hợp biến chứng và sự cố.

IMM 621 (2 tín chỉ) - Miễn dịch học thú y

Học phần trang bị cho học viên những kiến thức cơ bản và nâng cao về: sự đề kháng tự nhiên của cơ thể động vật, đặc điểm chức năng của hệ thống miễn dịch của cơ thể; quá trình đáp ứng miễn dịch trong cơ thể; cơ chế hoạt động của hệ thống miễn dịch; các trạng thái miễn dịch của cơ thể; ứng dụng của miễn dịch học thú y trong thực tiễn sản xuất và đời sống.

D. LUẬN VĂN THẠC SĨ (12 TÍN CHỈ)

Luận văn thạc sĩ là một đề tài khoa học thuộc lĩnh vực chuyên môn do đơn vị đào tạo giao hoặc do học viên tự đề xuất, được người hướng dẫn đồng ý và Hội đồng khoa học đào tạo chuyên ngành chấp thuận. Học viên được phép bảo vệ luận văn thạc sĩ sau khi hoàn thành các học phần thuộc khối kiến thức chung, khối kiến thức cơ sở và chuyên ngành.

132

133

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO THẠC SĨ LÂM NGHIỆP

Chuyên ngành Lâm học

Mã số: 60 62 02 01.

Đơn vị đào tạo: Trường Đại học Nông Lâm.

Năm bắt đầu đào tạo: 2005;

Thời gian tuyển sinh: Tháng 2 và Tháng 8 hàng năm.

Môn thi tuyển:

Môn thi Cơ bản:Toán cao cấp thống kê;

Môn thi Cơ sở: Nguyên lý Lâm sinh;

Môn Ngoại ngữ: Trình độ B Ngoại ngữ.

Thời gian đào tạo: 1.5 - 2 năm.

Số tín chỉ tích lũy: 53 tín chỉ.

Tên văn bằng: Thạc sĩ Lâm nghiệp.

I. CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

A. KHỐI KIẾN THỨC CHUNG (8 TÍN CHỈ) SỐ TÍN CHỈ

PHI 651 Triết học 3

ENG 651 Ngoại ngữ 5

B. KHỐI KIẾN THỨC CƠ SỞ (21 TÍN CHỈ)

1. Các học phần bắt buộc (12 tín chỉ)

BIT 621 Công nghệ sinh học 2

FVA 621 Cải thiện giống cây rừng 2

BFB 631 Thực vật rừng và đa dạng sinh học 3

SFS 631 Đất và sử dụng đất lâm nghiệp 3

FID 621 Sâu bệnh hại cây rừng 2

2. Các học phần tự chọn (9 tín chỉ)

FRM 621 Quản lý tài nguyên rừng 2

SOF 621 Lâm nghiệp xã hội 2

FPM 621 Xây dựng và quản lý dự án 2

ASF 621 Ứng dụng thống kê trong lâm nghiệp 2

WSM 631 Quản lý lưu vực 3

IES 621 Phương pháp xác định dịch vụ môi trường rừng 2

C. KHỐI KIẾN THỨC CHUYÊN NGÀNH (12 TÍN CHỈ)

1. Các học phần bắt buộc (6 tín chỉ)

SIV 621 Kỹ thuật lâm sinh 2

AFF 621 Trồng rừng 2

134

ARF 621 Nông lâm kết hợp 2

2. Các học phần tự chọn (6 tín chỉ)

TPR 621 Chế biến lâm sản 2

FPP 621 Lâm sản ngoài gỗ 2

FOP 621 Quy hoạch lâm nghiệp 2

FAE 621 Điều tra đánh giá sản lượng rừng 2

FAN 621 Động vật rừng 2

D. LUẬN VĂN THẠC SĨ (12 TÍN CHỈ)

II. MÔ TẢ TÓM TẮT HỌC PHẦN

A. KHỐI KIẾN THỨC CHUNG (8 TÍN CHỈ)

PHI 651 (3 tín chỉ) - Triết học

Học phần kế thừa những kiến thức đã học trong chương trình đào tạo Triết học ở bậc đại học, phát triển và nâng cao những nội dung cơ bản gắn liền với những thành tựu của khoa học - công nghệ, những vấn đề mới của thời đại và đất nước. Học viên được học các chuyên đề chuyên sâu; kiến thức về nhân sinh quan, thế giới quan duy vật biện chứng; những kiến thức cơ bản, có hệ thống về lịch sử hình thành, phát triển của triết học nói chung và các trường phái triết học nói riêng. Trên cơ sở đó giúp cho học viên có khả năng vận dụng kiến thức Triết học để giải quyết những vấn đề lý luận và thực tiễn trong lĩnh vực hoạt động chuyên môn, nghề nghiệp.

ENG 651 (5 tín chỉ) - Ngoại ngữ

Học phần cung cấp cho học viên kiến thức ngoại ngữ chuyên sâu về lĩnh vực chuyên môn, giúp cho học viên có thể đọc, dịch tài liệu phục vụ cho việc học tập các môn học chuyên ngành, nghiên cứu khoa học và hoàn thành luận văn thạc sĩ.

B. KHỐI KIẾN THỨC CƠ SỞ (21 TÍN CHỈ)

1. Các học phần bắt buộc (12 tín chỉ)

BIT 621 (2 tín chỉ) - Công nghệ sinh học

Học phần cung cấp cho học viên kiến thức nâng cao về Công nghệ sinh học nông nghiệp, trọng tâm là các vấn đề nuôi cấy mô tế bào thực vật, kỹ thuật di truyền, chỉ thị phân tử, công nghệ tế bào và an toàn sinh học trong nông nghiệp.

FVA 621 (2 tín chỉ) - Cải thiện giống cây rừng

Học phần cung cấp cho học viên kiến thức về giống cây trồng nông lâm nghiệp; phương pháp thu thập, chọn, tạo giống cây trồng lâm nghiệp để có được giống tốt phù hợp với từng điều kiện sinh thái cụ thể; tầm quan trọng của giống cây trồng trong sản xuất nông lâm nghiệp và biết được một số loại cây trồng hiện đang được sử dụng trong sản xuất.

BFB 631 (3 tín chỉ) - Thực vật rừng và Đa dạng sinh học

Học phần giúp học viên hiểu được các đặc điểm hình thái, cấu trúc hình thái của cây rừng, các đặc điểm nhận biết, đặc tính sinh học và sinh thái học, phân bố địa lý, giá trị và khả năng kinh doanh bảo tồn của các loài cây rừng; Nâng cao kỹ năng quan sát, nhận biết các loài cây rừng ngoài thiên nhiên.

SFS 631 (3 tín chỉ) - Đất và sử dụng đất lâm nghiệp

Học phần cung cấp cho học viên kiến thức chuyên sâu về tính chất lý học và hóa học của đất rừng, giúp học viên vận dụng trong quản lý và sử dụng rừng bền vững.

135

FID 621 (2 tín chỉ) - Sâu bệnh hại cây rừng

Học phần cung cấp cho học viên kiến thức và kỹ năng về xác định mầm bệnh, khả năng phát dịch của sâu bệnh hại, tính kháng sâu bệnh của cây chủ và sử dụng nó trong hệ thống phòng trừ tổng hợp sâu bệnh hại.

2. Các học phần tự chọn (9 tín chỉ)

FRM 621 (2 tín chỉ) Quản lý tài nguyên rừng

Học phần cung cấp cho học viên kiến thức cơ bản về rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, rừng sản xuất; Chiến lược, chính sách đã, đang áp dụng trong quản lý rừng; Phân tích được điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức trong quản lý các loại rừng, từ đó đề xuất được các giải pháp khắc phục.

SOF 621 (5 tín chỉ) - Lâm nghiệp xã hội

Học phần cung cấp cho học viên kiến thức cơ bản để có phương pháp tiếp cận phù hợp khi thực hiện các hoạt động chuyên môn; giúp cho học viên có kiến thức, kỹ năng và thái độ thích hợp với các hoạt động Lâm nghiệp xã hội.

FPM 621 (2 tín chỉ) - Xây dựng và quản lý dự án

Học phần giúp học viên biết phương pháp điều tra thu thập thông tin, xử lý thông tin và biết xây dựng, tổ chức thực hiện, quản lý dự án thuộc lĩnh vực nông lâm nghiệp, có thể xây dựng và quản lý các dự án thuộc các lĩnh vực khác của quốc gia và quốc tế.

ASF 621 (2 tín chỉ) - Ứng dụng thống kê trong lâm nghiệp

Học phần giúp học viên nắm được các phương pháp rút mẫu, xử lý số liệu và các phương pháp thống kê thông dụng trong lâm nghiệp; sử dụng thành thạo các phương pháp thống kê toán học thường được vận dụng trong lâm nghiệp và phần mềm xử lý số liệu có liên quan.

WSM 631 (3 tín chỉ) - Quản lý lưu vực

Học phần cung cấp những khoa học cơ bản về khái niệm lưu vực, các hợp phần của lưu vực, sự chuyển động và tác động qua lại của các hợp phần này làm nền tảng cho việc quản lý lưu vực hướng tới kinh doanh sử dụng tài nguyên đất, nước và rừng bền vững; nguyên tắc và nội dung quản lý lưu vực cho các cấp quản lý vĩ mô và vi mô, các đối tượng sản xuất kinh doanh sử dụng tài nguyên đất, nước, rừng khác nhau ở Việt Nam; phương pháp tiếp cận mới trong quản lý lưu vực hiện nay.

IES 621 (2 tín chỉ) - Phương pháp xác định dịch vụ môi trường rừng

Học phần cung cấp những kiến thức cơ bản về phương pháp xác định chức năng sản xuất nước, bảo vệ đất, Khả năng tích lũy cacbon của rừng, và trồng rừng theo cơ chế sạch (CDM).

C. KHỐI KIẾN THỨC CHUYÊN NGÀNH (12 TÍN CHỈ)

1. Các học phần bắt buộc (6 tín chỉ)

SIV 621 (2 tín chỉ) - Kỹ thuật lâm sinh

Học phần cung cấp cho học viên kiến thức cơ bản về mối quan hệ tương tác giữa hệ sinh thái rừng với các hệ sinh thái khác trong hệ thống môi trường tổng thể và mối quan hệ giữa rừng và môi trường; những đặc trưng về sinh trưởng của cây rừng và quy luật của động thái và diễn thế rừng; Giúp học viên có cơ sở phân biệt được các phương thức lâm sinh sử dụng cho các loại rừng khác nhau, từ đó lựa chọn và áp dụng được các biện pháp lâm sinh cho các loại rừng và mục tiêu kinh doanh khác nhau.

136

AFF 621 (2 tín chỉ) - Trồng rừng

Học phần giúp học viên bổ sung, hoàn thiện, nâng cao kiến thức về trồng rừng và trồng rừng thâm canh, nắm bắt được mối quan hệ giữa các môn khoa học có liên quan trực tiếp với môn trồng rừng (đất rừng, giống cây rừng, nông lâm kế hợp, lâm học,…). Nâng cao kiến thức và kỹ năng trong trồng rừng nhằm nâng cao năng suất gỗ rừng trồng, phát triển bền vững về kinh tế, xã hội và môi trường sinh thái, giải quyết vấn đề thực tiễn cấp bách trong trồng rừng theo hướng thâm canh trong mỗi điều kiện cụ thể.

ARF 621 (2 tín chỉ) - Nông lâm kết hợp

Học phần giúp học viên nhận thức được vai trò và sự cần thiết của việc phát triển hệ thống Nông lâm kết hợp, góp phần tạo dựng một nền sản xuất nông lâm nghiệp bền vững, đặc biệt tại vùng đất dốc khu vực phía Bắc Việt Nam.

Các học phần tự chọn (6 tín chỉ)

TPR 621 (2 tín chỉ) - Chế biến lâm sản

Học phần cung cấp cho học viên kiến thức cơ bản về lĩnh vực chế biến lâm sản như công nghệ chế biến lâm sản, bảo quản lâm sản, đồ mộc, trang trí nội thất, công nghệ trang sức bề mặc gỗ,…

FPP 621 (2 tín chỉ) - Lâm sản ngoài gỗ

Học phần cung cấp cho học viên kiến thức cơ bản về Lâm sản ngoài gỗ, những tiến bộ kỹ thuật đã đạt được cả ở trong và ngoài nước làm cơ sở áp dụng, phát triển, khai thác và sử dụng bền vững cũng như bảo tồn nguồn tài nguyên Lâm sản ngoài gỗ ở nước ta, góp phần thực hiện thành công Đề án “Bảo tồn và phát triển Lâm sản ngoài gỗ giai đoạn 2006 - 2020” của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.

FOP 621 (2 tín chỉ) - Quy hoạch lâm nghiệp

Học phần cung cấp những lý luận cơ bản về quản lý rừng bền vững theo xu thế phát triển lâm nghiệp hiện nay trên thế giới, những cơ sở khoa học về kinh tế, xã hội, môi trường và kỹ thuật làm nền tảng cho việc quy hoạch lâm nghiệp, điều chế rừng hướng tới kinh doanh sử dụng rừng bền vững; Nội dung quy hoạch lâm nghiệp cho các cấp quản lý vĩ mô, cũng như các đối tượng sản xuất kinh doanh sử dụng rừng khác nhau ở Việt Nam, phương pháp khác nhau trong quy hoạch lâm nghiệp truyền thống và quy hoạch lâm nghiệp theo hướng dẫn lâm nghiệp xã hội hiện nay.

FAE 621 (2 tín chỉ) - Điều tra đánh giá sản lượng rừng

Học phần giúp học viên nắm được các phương pháp xác định, mô tả sinh trưởng cây rừng là lâm phần, các phương pháp phân chia cấp đất, các phương pháp thiết lập mô hình sinh trưởng và sản lượng; sử dụng thành thạo các biểu điều tra và kinh doanh rừng hiện có để xác định và dự đoán sản lượng cũng như biện pháp kỹ thuật cho đối tượng rừng trồng ở nước ta.

FAN 621 (2 tín chỉ) - Động vật rừng

Học phần cung cấp cho học viên kiến thức sâu về động vật học, những thành tựu mới trong việc ứng dụng động vật học vào cuộc sống; Giúp học viên có kiến thức sâu hơn về đặc điểm giải phẫu, sinh thái học, nguồn gốc tiến hóa, cách phân loại và ý nghĩa thực tiễn của động vật nói chung và động vật rừng Việt Nam nói riêng; tiếp cận với các biện pháp quản lý động vật rừng nhằm bảo vệ các loài động vật quí hiếm đang đứng trước nguy cơ bị tiệt chủng.

D. LUẬN VĂN THẠC SĨ (12 TÍN CHỈ)

Luận văn thạc sĩ là một đề tài khoa học thuộc lĩnh vực chuyên môn do đơn vị đào tạo giao hoặc do học viên tự đề xuất, được người hướng dẫn đồng ý và Hội đồng khoa học đào tạo chuyên ngành chấp thuận. Học viên được phép bảo vệ luận văn thạc sĩ sau khi hoàn thành các học phần thuộc khối kiến thức chung, khối kiến thức cơ sở và chuyên ngành.

137

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP

Chuyên ngành Quản lý đất đai

Mã số: 60 85 01 03.

Đơn vị đào tạo: Trường Đại học Nông Lâm.

Năm bắt đầu đào tạo: 2008.

Thời gian tuyển sinh: Tháng 2 và Tháng 8 hàng năm.

Môn thi tuyển:

Môn thi Cơ bản:Toán cao cấp thống kê;

Môn thi Cơ sở: Trắc địa;

Môn Ngoại ngữ: Trình độ B Ngoại ngữ.

Thời gian đào tạo: 1.5 - 2 năm.

Số tín chỉ tích lũy: 53 tín chỉ.

Tên văng bằng: Thạc sĩ Kiểm soát và bảo vệ môi trường.

I. CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

A. KHỐI KIẾN THỨC CHUNG (8 TÍN CHỈ) SỐ TÍN CHỈ

PHI 651 Triết học 3

ENG 651 Ngoại ngữ 5

B. KHỐI KIẾN THỨC CƠ SỞ (21 TÍN CHỈ)

1. Các học phần bắt buộc ( 12 tín chỉ)

ADC 621 Trắc địa ảnh nâng cao 2

ASE 621 Ứng dụng trắc địa ảnh viễn thám 2

GIS 621 Hệ thống thông tin địa lý 2

LEC 621 Kinh tế tài nguyên nguyên đất 2

ASS 621 Khoa học đất nâng cao 2

LCM 621 Phân loại và lập bản đồ đất 2

2. Các học phần tự chọn (chọn 9 tín chỉ)

ESD 621 Quản lý môi trường và Phát triển bền vững 2

CCT 631 Công nghệ xây dựng bản đồ địa chính 3

LAD 621 Cơ sở quản lý hành chính về đất đai 2

SLU 621 Sử dụng đất bền vững 2

LRM 631 Mô hình hoá trong trong Quy hoạch và quản lý tài nguyên 3

WSM 621 Quản lý lưu vực 2

C. KHỐI KIẾN THỨC CHUYÊN NGÀNH (12 TÍN CHỈ)

1. Các học phần bắt buộc (6 tín chỉ)

LPO 621 Pháp luật và chính sách đất đai 2

138

LEV 621 Đánh giá đất 2

LUP 621 Quy hoạch sử dụng đất 2

2. Các học phần tự chọn (chon 6 tín chỉ)

ULP 621 Quy hoạch đô thị và cảnh quan 2

PRC 621 Tin học chuyên ngành 2

MWM 621 Quản lý tài nguyên nước và khoáng sản 2

LPR 621 Định giá đất và bất động sản 2

SEP 621 Quy hoạch tổng thể kinh tế xã hội 2

D. LUẬN VĂN THẠC SĨ (12 TÍN CHỈ)

II. MÔ TẢ TÓM TẮT HỌC PHẦN

A. KHỐI KIẾN THỨC CHUNG (8 TÍN CHỈ)

PHI 651 (3 tín chỉ) - Triết học

Học phần kế thừa những kiến thức đã học trong chương trình đào tạo Triết học ở bậc đại học, phát triển và nâng cao những nội dung cơ bản gắn liền với những thành tựu của khoa học - công nghệ, những vấn đề mới của thời đại và đất nước. Học viên được học các chuyên đề chuyên sâu; kiến thức về nhân sinh quan, thế giới quan duy vật biện chứng; những kiến thức cơ bản, có hệ thống về lịch sử hình thành, phát triển của triết học nói chung và các trường phái triết học nói riêng. Trên cơ sở đó giúp cho học viên có khả năng vận dụng kiến thức Triết học để giải quyết những vấn đề lý luận và thực tiễn trong lĩnh vực hoạt động chuyên môn, nghề nghiệp.

ENG 651 (5 tín chỉ) - Ngoại ngữ

Học phần cung cấp cho học viên kiến thức ngoại ngữ chuyên sâu về lĩnh vực chuyên môn, giúp cho học viên có thể đọc, dịch tài liệu phục vụ cho việc học tập các môn học chuyên ngành, nghiên cứu khoa học và hoàn thành luận văn thạc sĩ.

B. KHỐI KIẾN THỨC CƠ SỞ (21 TÍN CHỈ)

Các học phần bắt buộc( 12 tín chỉ)

ADC 621 (2 tín chỉ) - Trắc địa ảnh nâng cao

Học phần cung cấp cho học viên kiến thức nâng cao về trắc địa: phép chiếu Gauxo, phương trình cân bằng, phương pháp xây dựng lưới trắc địa, phương pháp dùng trọng lực xác định hình dạng trái đất.

ASE 621 (2 tín chỉ) - Ứng dụng trắc địa ảnh viễn thám

Học phần cung cấp cho học viên kiến thức cơ bản nâng cao về trắc địa ảnh: các chuẩn, cơ sở và phương pháp đoán đọc điều vẽ ảnh hàng không; Bộ cảm, vệ tinh viễn thám và đoán đọc điều về vệ tinh.

GIS 621 (2 tín chỉ) - Hệ thống thông tin địa lý

Học phần cung cấp cho học viên kiến thức sâu rộng về tổng quan GIS và những khả năng áp dụng của chúng trong lĩnh vực quản lý tài nguyên đất và môi trường, đồng thời vận dụng cụ thể để xây dựng bản đồ đơn vị đất đai phục vụ công tác đánh giá và quy hoạch đất đai.

LEC 621 (2 tín chỉ) - Kinh tế tài nguyên đất

Học phần cung cấp cho học viên kiến thức cơ bản về những vấn đề lý luận trong kinh tế và vấn đề thực tiễn có liên quan đến việc sử dụng và hiệu quả sử dụng đất. Giúp học viên vận

139

dụng các quy luật kinh tế, đưa ra các ứng xử hợp lý trong việc sử dụng đất, xu thế của thị trường nhà đất và hoạch định chính sách quản lý phù hợp trong lĩnh vực đất đai, nông lâm nghiệp, kinh doanh bất động sản.

ASS 621 (2 tín chỉ) - Khoa học đất nâng cao

Học phần cung cấp cho học viên kiến thức nâng cao về đất, những luận điểm mới về tác động tương hỗ giữa yếu tố hình thành đất với quá trình hình thành và phát triển của đất. Giúp học viên cập nhật kiến thức về cơ chế quá trình hấp thụ và ảnh hưởng của hấp thụ tới các tính chất hóa học của đất và quan hệ giữa tính chất vật lý đất và nước, không khí với dinh dưỡng.

LCM 621 (2 tín chỉ) - Phân loại và lập bản đồ đất

Học phần cung cấp cho học viên kiến thức chuyên sâu về phân loại đất và lập bản đồ đất. Giúp học viên có thể vận dụng các phương pháp phân loại đất theo phương pháp định lượng (FAO, Taxonomy) và định tính - dựa vào nguồn gốc phát sinh(phương pháp phân loại của Việt Nam), thể hiện kết quả phân loại đất trên bản đồ đất.

2. Các học phần tự chọn (chọn 9 tín chỉ)

ESD 621 (2 tín chỉ) - Quản lý môi trường và Phát triển bền vững

Học phần cung cấp cho học viên kiến thức về khái niệm phát triển bền vững, tiêu chí đánh giá phát triển bền vững, thông tin cập nhật về hiện trạng và thách thức về môi trường toàn cầu và Việt Nam. Giúp học viên có kiến thức cập nhật về phương pháp đánh giá môi trường, các công cụ quản lý nhà nước và kỹ thuật về môi trường.

CCT 631 (3 tín chỉ) - Công nghệ xây dựng bản đồ địa chính

Cung cấp kiến thức nâng cao về bản đồ và cơ sở dữ liệu bản đồ nhằm giúp công tác quản lý đất đai và công tác chuyên môn.

LAD 621 (2 tín chỉ) - Cơ sở quản lý hành chính nhà nước về đất đai

Học phần cung cấp cho học viên kiến thức cơ bản về bộ máy nhà nước Việt Nam; quản lý hành chính nhà nước về đất đai; cơ sở lí luận và thực tiễn của quản lý hành chính nhà nước về đất đai; quá trình phát triển của công tác quản lý nhà nước về đất đai; làm cơ sở để các học viên đi sâu vào nghiên cứu ở bậc cao hơn theo chuyên ngành “Quản lý hành chính nhà nước về đất đai”

SLU 621 (2 tín chỉ) - Sử dụng đất bền vững

Học phần cung cấp cho học viên kiến thức giúp học viên cập nhật thông tin về hiện trạng sử dụng đất của khu vực miền núi phía Bắc Việt Nam và những ứng dụng sinh vật trong cải tạo sử dụng đất; về vấn đề chuyển đổi mục đích sử dụng đất và giải pháp sử dụng đất bền vững.

LRM 631 (3 tín chỉ) - Mô hình hoá trong trong Quy hoạch và quản lý tài nguyên

Học phần giúp cho học viên kiến thức cơ bản và nâng cao về áp dung mô hình hóa trong công tác quy hoạch và quản lý tài nguyên đất. Học viên biết cách vận dụng và phát triển các hô hình toán học áp dụng vào quản lý tài nguyên đất.

WSM 621 (2 tín chỉ) - Quản lý lưu vực

Học phần cung cấp cho học viên kiến thức cơ bản về lưu vực và quản lý lưu vực sông; Giúp học viên có hiểu biết về lưu vực sông của Việt Nam, kiến thức căn bản về lý thuyết cân bằng lưu vực và giữa các lưu vực; có biện pháp cụ thể để điều tiết nước, bảo vệ và quản lý lưu vực.

140

C. KHỐI KIẾN THỨC CHUYÊN NGÀNH (12 TÍN CHỈ)

1. Các học phần bắt buộc (6 tín chỉ)

LPO 621 (2 tín chỉ) - Pháp luật và chính sách đất đai

Học phần cung cấp cho học viên những quy định cơ bản về pháp luật và chính sách đất đai của nước ta hiện nay, như: quyền sở hữu đất đai của nhà nước, quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất, phân loại đất và chế độ pháp lý các loại đất; hạn mức giao đất và thời hạn sử dụng đất, các quy định về giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất và bồi thường, giải phóng mặt bằng, tài chính đất, những bất cập của pháp luật đất đai.

LEV 621 (2 tín chỉ) - Đánh giá đất

Học phần cung cấp cho học viên kiến thức nâng cao về đánh giá đất, những thông tin cập nhật về khoa học của đánh giá đất trên thế giới và ở Việt Nam (bao gồm: cơ sở khoa học đánh giá đất, đánh giá đất theo FAO, đánh giá đất định tính và định lượng, đánh giá đất trong quản lý và sử dụng hiệu quả và hợp lý đất đai.

LUP 621 (2 tín chỉ) - Quy hoạch sử dụng đất

Học phần cung cấp cho học viên kiến thức cơ sở lý luận, cơ sở pháp lý, vị trí và vai trò quan trọng của công tác quy hoạch sử dụng đất đai đối với phát triển kinh tế - xã hội, nội dung về quản lý và sử dụng nguồn tài nguyên đất đai, nội dung và phương pháp lập quy hoạch sử dụng đất đai các cấp. Giúp học viên nâng cao khả năng tổ chức để tham gia công tác quản lý và lập quy hoạch đất.

2. Các học phần tự chọn (chọn 6 tín chỉ)

ULP 621 (2 tín chỉ) - Quy hoạch đô thị và khu dân cư

Học phần cung cấp cho học viên kiến thức về quy hoạch đô thị và khu dân cư nông thôn, phục vụ cho công tác quản lý đất đai và phát triển kinh tế xã hội.

PRC 621 (2 tín chỉ) - Tin học chuyên ngành

Học phần cung cấp cho học viên kiến thức cơ bản về cơ sở dữ liệu, giúp việc tổ chức và xây dựng các cơ sở dữ liệu phục vụ cho ngành Quản lý đất đai.

MWM 621 (2 tín chỉ) - Quản lý tài nguyên nước và khoáng sản

Học phần cung cấp và nâng cao kiến thức về đánh giá và quản lý tài nguyên nước (nước mặt và nước ngầm) và tài nguyên khoáng sản trên thế giới và Việt nam. Biết cách áp dụng các phương thức quản lý nước tưới đồng thời cũng đưa ra những thông số để đánh giá hiệu quả kinh tế cho những dự án tưới.

LPR 621 (2 tín chỉ) - Định giá đất và Bất động sản

Học phần cung cấp cho học viên kiến thức giúp học viên có cách nhìn tổng quát về đất đai, bất động sản, thị trường đất đai, cách đánh giá và vai trò của nó trong công tác quản lý tài chính về đất đai và bất động sản trong cơ chế thị trường hiện nay.

SEP 621 (2 tín chỉ) - Quy hoạch tổng thể kinh tế xã hội

Học phần cung cấp cho học viên kiến thức nâng cao về cơ sở lý luận khoa học, phương pháp luận và phương pháp cụ thể để xây dựng, điều hành quản lý hệ thống quy hoạch phát triển kinh tế xã hội trong điều kiện nền kinh tế thị trường, trên cơ sở phân tích các yếu tố nguồn lực và giải quyết các vấn đề chiến lược của nên kinh tế xã hội.

D. LUẬN VĂN THẠC SĨ (12 TÍN CHỈ)

Luận văn thạc sĩ là một đề tài khoa học thuộc lĩnh vực chuyên môn do đơn vị đào tạo giao hoặc do học viên tự đề xuất, được người hướng dẫn đồng ý và Hội đồng khoa học đào tạo chuyên ngành chấp thuận. Học viên được phép bảo vệ luận văn thạc sĩ sau khi hoàn thành các học phần thuộc khối kiến thức chung, khối kiến thức cơ sở và chuyên ngành.

141

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO THẠC SĨ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG

Chuyên ngành Khoa học môi trường

Mã số: 60 44 03 01.

Đơn vị đào tạo: Trường Đại học Nông Lâm.

Năm bắt đầu đào tạo: 2009.

Thời gian tuyển sinh: Tháng 2 và Tháng 8 hàng năm.

Môn thi tuyển:

Môn thi Cơ bản:Toán cao cấp thống kê;

Môn thi Cơ sở: Cơ sở Khoa học Môi trường;

Môn Ngoại ngữ: Trình độ B Ngoại ngữ.

Thời gian đào tạo: 1.5 - 2 năm.

Số tín chỉ tích lũy: 53 tín chỉ.

Tên văn bằng: Thạc sĩ Khoa học Môi trường.

I. CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

A. KHỐI KIẾN THỨC CHUNG (8 TÍN CHỈ) SỐ TÍN CHỈ

PHI 651 Triết học 3

ENG 651 Ngoại ngữ 5

B. KHỐI KIẾN THỨC CƠ SỞ (18 TÍN CHỈ)

1. Các học phần bắt buộc (12 tín chỉ)

PRM 621 Nguyên lý và các phương pháp nghiên cứu môi trường 2

BNC 621 Đa dạng sinh học và bảo tồn thiên nhiên 2

SWE 621 Môi trường đất và nước 2

REE 621 Kinh tế tài nguyên và Môi trường 2

ENA 621 Phân tích môi trường 2

EMS 621 Quản lý môi trường cho sự phát triển bền vững 2

2. Các học phần tự chọn (6 tín chỉ)

ENS 621 Thống kê môi trường 2

TOX 621 Độc học môi trường 2

WAE 621 Kinh tế chất thải 2

CLC 621 Biến đổi khí hậu 2

ARE 621 Môi trường Nông nghiệp, Nông thôn 2

ENM 621 Mô hình hoá môi trường 2

AEC 621 Hoá học môi trường ứng dụng 2

POE 621 Dân số và môi trường 2

142

AGI 621 Ứng dụng viễn thám và hệ thống thông tin đo lường trong nghiên cứu quản lý môi trường

2

C. KHỐI KIẾN THỨC CHUYÊN NGÀNH (12 TÍN CHỈ)

1. Các học phần bắt buộc (6 tín chỉ)

EIA 621 Đánh giá tác động môi trường 2

POS 621 Công nghệ môi trường 2

ESP 621 Chiến lược và chính sách môi trường 2

2. Các học phần tự chọn (6 tín chỉ)

ENP 621 Quy hoạch môi trường 2

ENT 621 Ô nhiễm và các biện pháp xử lý 2

POE 621 Rừng và môi trường 2

ABE 621 Sinh học ứng dụng trong xử lý môi trường 2

PDM 621 Xây dựng và quản lý dự án môi trường 2

URE 621 Đô thị hoá và Môi trường 2

D. LUẬN VĂN THẠC SỸ (TÍN CHỈ 12)

II. MÔ TẢ TÓM TẮT HỌC PHẦN

A. KHỐI KIẾN THỨC CHUNG (8 TÍN CHỈ)

PHI 651 (3 tín chỉ) - Triết học

Học phần kế thừa những kiến thức đã học trong chương trình đào tạo Triết học ở bậc đại học, phát triển và nâng cao những nội dung cơ bản gắn liền với những thành tựu của khoa học - công nghệ, những vấn đề mới của thời đại và đất nước. Học viên được học các chuyên đề chuyên sâu; kiến thức về nhân sinh quan, thế giới quan duy vật biện chứng; những kiến thức cơ bản, có hệ thống về lịch sử hình thành, phát triển của triết học nói chung và các trường phái triết học nói riêng. Trên cơ sở đó giúp cho học viên có khả năng vận dụng kiến thức Triết học để giải quyết những vấn đề lý luận và thực tiễn trong lĩnh vực hoạt động chuyên môn, nghề nghiệp.

ENG 651 (5 tín chỉ) - Ngoại ngữ

Học phần cung cấp cho học viên kiến thức ngoại ngữ chuyên sâu về lĩnh vực chuyên môn, giúp cho học viên có thể đọc, dịch tài liệu phục vụ cho việc học tập các môn học chuyên ngành, nghiên cứu khoa học và hoàn thành luận văn thạc sĩ.

B. KHỐI KIẾN THỨC CƠ SỞ (18 TÍN CHỈ)

Các học phần bắt buộc (12 tín chỉ)

PRM 621 (2 tín chỉ) - Nguyên lý và các phương pháp nghiên cứu môi trường

Học phần cung cấp cho học viên kiến thức về khoa học môi trường dựa trên cơ sở bốn nguyên lý tự nhiên cơ bản: bảo toàn vật chất, bảo toàn năng lượng, cân bằng sinh thái và phát triển bền vững.

143

BNC 621 (2 tín chỉ) - Đa dạng sinh học và bảo tồn thiên nhiên

Học phần cung cấp cho học viên kiến thức, khái niệm cơ bản về đa dạng sinh học, về các mối đe dọa đối với đa dạng sinh học làm suy giảm đa dạng sinh học và tuyệt chủng; Các lý do của việc bảo tồn đa dạng sinh học; Các vấn đề trong công tác bảo tồn và các hình thức bảo tồn đa dạng sinh học; Các điểm nóng về đa dạng sinh học trên thế giới và các khu bảo tồn của Việt Nam cũng như các loài có trong Danh sách đỏ.

SWE 621 (2 tín chỉ) - Môi trường đất và nước

Học phần cung cấp cho học viên các kiến thức nâng cao về môi trường đất và nước, những thông tin cập nhật về hiện trạng và định hướng giảm thiểu sự ô nhiễm cũng như suy thoái đất và nước của khu vực miền núi phía Bắc Việt Nam, đồng thời trang bị cho học viên những phương pháp mới trong nghiên cứu về môi trường đất và nước.

REE 621 (2 tín chỉ) - Kinh tế tài nguyên và Môi trường

Học phần cung cấp cho học viên kiến thức về nghiên cứu, sử dụng công cụ kinh tế để ngăn chặn, giảm nhẹ, giải quyết các vấn đề môi trường, bảo vệ tài nguyên trên thế giới; Hiện trạng sử dụng các công cụ này ở Việt Nam và những khó khăn cần vượt qua, những thuận lợi cần phát huy sẽ được phân tích để nâng cao hiệu quả áp dụng các kiến thức, công cụ kinh tế này vào thực tiễn.

ENA 621 (2 tín chỉ) - Phân tích môi trường

Các yếu tố lý, hóa, sinh đóng vai trò cơ bản và tác động trực tiếp tới sự suy thoái và ô nhiễm môi trường. Học phần Phân tích môi trường sẽ cung cấp cho học viên những kiến thức cơ bản, bao quát về phương pháp, cơ sở nhằm áp dụng trong tính toán, xử lý và bảo vệ môi trường.

EMS 621 (2 tín chỉ) - Quản lý môi trường cho sự phát triển bền vững

Học phần cung cấp cho học viên kiến thức về sự thách thức đối với quản lý môi trường trong bối cảnh hội nhập quốc tế và phát triển bền vững, quản lý môi trường theo tư duy hệ thống, một số nhiệm vụ cụ thể của quản lý môi trường.

2. Các học phần tự chọn (6 tín chỉ)

ENS 621 (2 tín chỉ) - Thống kê môi trường

Nôi dung học phần bao gồm các kiến thức về: sự lựa chọn và phân loại các nội dung từ các vấn đề liên quan đến thống kê môi trường (sự kết hợp các phương pháp cho cực điểm, thu thập và giải đoán số liệu, xem xét các mối quan hệ, giải quyết các vấn đề với chuẩn môi trường, cung cấp sự khác biệt ảo, và vấn đề cơ bản về điều tra môi trường cũng sẽ được cung cấp).

TOX 621 (2 tín chỉ) - Độc học môi trường

Học phần cung cấp những kiến thức về các chất ô nhiễm tác động làm suy thoái chất lượng môi trường trong đó có môi trường sống của con người; Các loại độc chất lý, hóa, và sinh học từ các nguồn ô nhiễm khác nhau gây ảnh hưởng xấu cho môi trường và sức khỏe con người.

WAE 621 (2 tín chỉ) - Kinh tế chất thải

Học phần cung cấp cho học viên kiến thức kinh tế liên quan xử lý nước, đất, khí thải. Ngoài ra, các chuẩn môi trường, và phương pháp áp dụng cũng được xem xét. Những vấn đề cốt lõi về các bài toán kinh tế và áp dụng trong tính toán giải quyết các vấn đề về môi trường.

144

CLC 621 (2 tín chỉ) - Biến đổi khí hậu

Học phần sẽ cung cấp những kiến thức về: biến đổi khí hậu, hoàn lưu khí quyển, các hiện tượng thời tiết cực đoan, một số hiện tượng liên quan tới biến đổi khí hậu toàn cầu, các nghị đinh thư và công ước nhằm giảm thiểu biến đổi khí hậu, các chương trình hành động của Việt Nam nhằm giảm thiểu biến đổi khí hậu, thực hành về các kịch bản giảm thiểu sự gia tăng khí nhà kính (tính toán, dự báo theo mô hình tổ chức khí tượng thế giới WMO).

ARE 621 (2 tín chỉ) - Môi trường nông nghiệp, nông thôn

Môi trường vùng nông nghiệp, nông thôn hiện nay đang đối mặt với nhiều áp lực: những đòi hỏi về nâng cao năng suất sản phẩm nông nghiệp, ảnh hưởng của tăng dân số, việc sử dụng thuốc trừ sâu không hợp lý ..., chính những yếu tố này đã gây những ảnh hưởng xấu đáng kể đến môi trường sống của cùng nông nghiệp, nông thôn. Tìm hiểu, đánh giá hiện trạng môi trường các vùng nông thôn và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng là công việc quan trọng góp phần ổn định và phát triển nền kinh tế nông nghiệp nói riêng và kinh tế nông thôn nói chung.

ENM 621 (2 tín chỉ) - Mô hình hoá môi trường

Học phần ứng dụng kết quả mô hình hóa để giải quyết một số bài toán thực tế như: bổ sung nguồn số liệu tại những điểm không có số liệu quan trắc; nội ngoại suy số liệu thiếu hụt của trạm quan trắc tự động ngừng hoạt động do sự cố; tính toán dự báo chất lượng môi trường, tính toán thiết kế độ cao của các nguồn phát thải khí trong các dự án xây dựng khu công nghiệp và đô thị; ứng dụng trong đánh giá tác động và quy hoạch môi trường, ứng dụng trong kiểm soát và quản lý chất lượng môi trường.

AEC 621 (2 tín chỉ) - Hoá học môi trường ứng dụng

Học phần đề cập chủ yếu tới các quá trình hóa học quan trọng xảy ra trong môi trường tự nhiên trên cơ sở nhiệt động, động học và cơ chế phản ứng của chúng; Ứng dụng các quá trình hóa học vào nghiên cứu và xử lý môi trường.

POE 621 (2 tín chỉ) - Dân số và môi trường

Học phần đề cập đến các vấn đề: Bùng nổ dân số và môi trường - nguyên nhân của tăng dân số tự nhiên quá cao ở các khu vực đang phát triển, tác động môi trường liên quan, lồng ghép các chiến lược môi trường và dân số, học thuyết Malthus môi trường; Du cư và môi trường: đặc trưng văn hóa của cộng đồng du cư, đo lường du cư, tác động môi trường của hoạt động du cư, kiểm soát du cư; Di dân - định cư và môi trường: Di dân - tái định cư bắt buộc, di dân do nông thôn - đô thị, nông thôn - nông thôn; các vấn đề tài nguyên và môi trường trong tái định cư; sinh thái dịch bệnh và các ổ dịch địa phương; các tiêu chí môi trường của một điểm tái định cư, xung đột môi trường liên quan đến tái định cư; Tị nạn môi trường: Khái niệm chung, hiện trạng, nguyên nhân và giải pháp cho hiện tượng tị nạn môi trường, An ninh môi trường và tị nạn môi trường; Đô thị hóa và môi trường: các kiểu đô thị hóa và vấn đề môi trường liên qua; quản lý môi trường đô thị, phát triển đô thị bền vững; Vấn đề môi trường của các khu vực đông dân nghèo.

AGI 621 (2 tín chỉ) - Ứng dụng viễn thám và hệ thống thông tin đo lường trong nghiên cứu quản lý môi trường

Viễn thám, và hệ thống thông tin địa lý là hai công cụ hiệu quả trong tính toán và hỗ trợ xử lý các vấn đề về môi trường. Hiện nay, trên thế giới, đặc biệt là những nước phát triển, các công cụ này đã được khai thác sử dụng rất hiệu quả, đóng vai trò tích cực trong bảo vệ và quả lý môi trường.

145

C. KHỐI KIẾN THỨC CHUYÊN NGÀNH (12 TÍN CHỈ)

1. Các học phần bắt buộc (6 tín chỉ)

EIA 621 (2 tín chỉ) - Đánh giá tác động môi trường

Học phần cung cấp kiến kiến thức nâng cao về ĐTM (đánh giá tác động môi trường) và ĐMC (đánh giá môi trường chiến lược); Các văn bản pháp lý cập nhật có liên quan tới ĐTM và ĐMC. Biết cách xây dựng báo cáo ĐTM và ĐMC; Giúp học viên iết cách tổ chức thực hiện và quản lý các hoạt động liên quan tới ĐTM và ĐMC.

POS 621 (2 tín chỉ) - Công nghệ môi trường

Học phần cung cấp cho học viên các kiến thức nguyên lý cơ bản về công nghệ môi trường và các giải pháp xử lý các vấn đề về công nghệ môi trường cụ thể; mô tả các công nghệ chủ yếu, các cải tiến kỹ thuật áp dụng trong xử lý chất thải, giảm thiểu tác động từ các hoạt động của con người cho môi trường nước, khí và đất. Nội dung cơ bản bao gồm nguyên tắc của các phương pháp xử lý chất thải: lý học, hóa học, sinh học và một số phương pháp kết hợp; Các vấn đề về quy định, luật, chỉ tiêu, vệ sinh môi trường... đối với công nghệ xử lý chất thải.

ESP 621 (2 tín chỉ) - Chiến lược và chính sách môi trường

Chiến lược và chính sách môi trường có vai trò cực kỳ quan trọng trong việc hoạch định và xây dựng chiến lược và chính sách môi trường quốc gia. Học phần "Chiến lược và chính sách môi trường" đề cập đến những vấn đề chung về chiến lược và chính sách môi trường, nội dung chủ yếu của chiến lược và chính sách môi trường Việt Nam.

2. Các học phần tự chọn (6 tín chỉ)

ENP 621 (2 tín chỉ) - Quy hoạch môi trường

Học phần đề cập đến những vấn đề cơ bản về Quy hoạch môi trường: khái niệm Quy hoạch môi trường, lịch sử phát triển của Quy hoạch môi trường; nội dung của Quy hoạch môi trường, các nguyên tắc và đặc điểm của Quy hoạch môi trường, các phương pháp chủ yếu trong QHMT; Phương pháp tiếp cận Quy hoạch môi trường; Quy trình Quy hoạch môi trường hợp lý; Quy hoạch môi trường đô thị; Quy hoạch tổng hợp lưu vực; Quy hoạch tổng hợp vùng ven biển: môi trường vùng ven biển; sức ép của con người đối với tài nguyên và môi trường vùng ven biển; Các mục tiêu trong khai thác và bảo vệ tài nguyên & môi trường vùng ven biển; Tiếp cận tổng hợp trong quy hoạch môi trường vùng ven biển.

ENT 621 (2 tín chỉ) - Ô nhiễm và các biện pháp xử lý

Học phần đề cập đến các vấn đề: Ô nhiễm đất và các biện pháp xử lý (nguồn gốc của các chất ô nhiễm đất, các quá trình chuyển hóa của các chất ô nhiễm - các biện pháp cải tạo đất bị ô nhiễm, các tiêu chuẩn đánh giá và các mô hình quản lý chất ô nhiễm); Ô nhiễm nước và các biện pháp xử lý (kiến thức cơ bản về môi trường nước; sự ô nhiễm nước mặt, nước ngầm, các chỉ tiêu đánh giá mức độ ô nhiễm nước, các phương pháp xử lý nước ô nhiễm); Ô nhiễm không khí và các biện pháp xử lý (Giới thiệu chung về ô nhiễm không khí, các nguồn gây ô nhiễm, các chất ô nhiễm, Các nguyên lý và qui trình kiểm soát chất lượng không khí …).

POE 621 (2 tín chỉ) - Rừng và môi trường

Học phần cung cấp kiến thức cốt lõi, cơ bản về hệ sinh thái rừng, chức năng môi trường của rừng, những tác động qua lại của rừng với môi trường cũng như những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả môi trường của rừng.

146

ABE 621 (2 tín chỉ) - Sinh học ứng dụng trong xử lý môi trường

Sinh học trong xử lý môi trường bao gồm quá trình ứng dụng/ sử dụng cơ thể, các quá trình sinh học hay một phản ứng sinh học trong các công đoạn hay cả quá trình cải tạo (làm sạch) môi trường; Các cơ thể sinh vật bao gồm các vi sinh vật (đất và nước), thực vật: cạn, bán ngập, hay ngập nước; các động vật không xương sống; các hợp chất cao phân tử sinh học (DNA, RNA).

PDM 621 (2 tín chỉ) - Xây dựng và quản lý dự án môi trường

Học phần cung cấp cho học viên kiến thức về phương pháp xây dựng dự án đầu tư phát triển, phân tích tài chính trong lập dự án đầu tư phát triển, phân tích kinh tế - xã hội trong lập dự án đầu tư phát triển và quản lý, đánh giá dự án môi trường. Từ những nội dung này giúp học viên có cách nhìn bao quát hơn, quản lý và đánh giá dự án liên quan tới lĩnh vực bảo vệ môi trường và phát triển nông thôn tốt hơn

URE 621 (2 tín chỉ) - Đô thị hoá và Môi trường

Học phần cung cấp các kiến thức nâng cao về quá trình đô thị hoá ảnh hưởng đến môi trường sống và làm suy giảm các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Ngoài ra, quá trình đô thị hóa còn ảnh hưởng đến sự mất cân bằng sinh thái tự thiên. Các quá trình đô thị hóa làm giảm diện tích cây xanh và mặt nước, gây ra úng ngập, cùng với nhu cầu nước phục vụ sinh hoạt, dịch vụ, sản xuất ngày càng tăng làm suy thoái nguồn tài nguyên nước; Học viên sẽ có kiến thức chuyên sâu trong việc phát triển đô thị cần phải chú ý tới các vấn đề bảo vệ môi trường.

D. LUẬN VĂN THẠC SĨ (TÍN CHỈ 12)

Luận văn thạc sĩ là một đề tài khoa học thuộc lĩnh vực chuyên môn do đơn vị đào tạo giao hoặc do học viên tự đề xuất, được người hướng dẫn đồng ý và Hội đồng khoa học đào tạo chuyên ngành chấp thuận. Học viên được phép bảo vệ luận văn thạc sĩ sau khi hoàn thành các học phần thuộc khối kiến thức chung, khối kiến thức cơ sở và chuyên ngành.

147

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP

Chuyên ngành Phát triển nông thôn

Mã số: 60 62 01 16.

Đơn vị đào tạo: Trường Đại học Nông Lâm.

Năm bắt đầu đào tạo: 2010.

Thời gian tuyển sinh: Tháng 2 và Tháng 8 hàng năm.

Môn thi tuyển:

Môn thi Cơ bản:Toán cao cấp thống kê;

Môn thi Cơ sở: Nguyên lý phát triển nông thôn;

Môn Ngoại ngữ: Trình độ B Ngoại ngữ.

Thời gian đào tạo: 1.5 - 2 năm.

Số tín chỉ tích lũy: 53 tín chỉ.

Tên văn bằng: Thạc sĩ Nông nghiệp.

I. CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

A. KHỐI KIẾN THỨC CHUNG (8 TÍN CHỈ) SỐ TÍN CHỈ

PHI 651 Triết học 3

ENG 651 Ngoại ngữ 5

B. KHỐI KIẾN THỨC CƠ SỞ (18 TÍN CHỈ)

Các học phần bắt buộc (12 tín chỉ)

PRD 621 Nguyên lý phát triển nông thôn 2

RUS 621 Xã hội học nông thôn 2

COD 621 Phát triển cộng đồng 2

SRM 621 Phương pháp nghiên cứu kinh tế - xã hội 2

FSE 621 Hệ thống canh tác và khuyến nông 2

POA 621 Chính sách phát triển nông nghiệp và nông thôn 2

Các học phần tự chọn (6 tín chỉ)

GRD 621 Giới trong phát triển nông nghiệp, nông thôn 2

FHD 621 Tổ chức nông dân và phát triển nguồn nhân lực 2

VCR 621 Phân tích các chuỗi giá trị trong phát triển nông thôn 2

RFA 621 Quản trị nông trại nông thôn 2

RCF 621 Tài chính - Tín dụng nông thôn 2

SEM 621 Sinh hoạt học thuật (Seminar) 2

REM 621 Quản lý tài nguyên và môi trường 2

148

C. KHỐI KIẾN THỨC CHUYÊN NGÀNH (12 TÍN CHỈ)

Các học phần bắt buộc (6 tín chỉ)

RDP 621 Kế hoạch và chiến lược phát triển nông thôn 2

PMD 621 Quản lý và đánh giá dự án phát triển nông thôn 2

ERD 621 Kinh tế phát triển nông thôn 2

Các học phần tự chọn (6 tín chỉ)

PAD 621 Tham gia và lãnh đạo 2

FSD 621 An ninh lương thực và Phát triển nông thôn 2

INF 621 Tin học ứng dụng 2

MAR 621 Thị trường Nông nghiệp - Nông thôn 2

GIS 621 Ứng dụng GIS trong qui hoạch Phát triển nông thôn 2

INS 621 Kỹ năng khai thác thông tin trong Phát triển nông thôn 2

D. LUẬN VĂN THẠC SĨ (12 TÍN CHỈ)

II. MÔ TẢ TÓM TẮT HỌC PHẦN

A. KHỐI KIẾN THỨC CHUNG (8 TÍN CHỈ)

PHI 651 (3 tín chỉ) - Triết học

Học phần kế thừa những kiến thức đã học trong chương trình đào tạo Triết học ở bậc đại học, phát triển và nâng cao những nội dung cơ bản gắn liền với những thành tựu của khoa học - công nghệ, những vấn đề mới của thời đại và đất nước. Học viên được học các chuyên đề chuyên sâu; kiến thức về nhân sinh quan, thế giới quan duy vật biện chứng; những kiến thức cơ bản, có hệ thống về lịch sử hình thành, phát triển của triết học nói chung và các trường phái triết học nói riêng. Trên cơ sở đó giúp cho học viên có khả năng vận dụng kiến thức Triết học để giải quyết những vấn đề lý luận và thực tiễn trong lĩnh vực hoạt động chuyên môn, nghề nghiệp.

ENG 651 (5 tín chỉ) - Ngoại ngữ

Học phần cung cấp cho học viên kiến thức ngoại ngữ chuyên sâu về lĩnh vực chuyên môn, giúp cho học viên có thể đọc, dịch tài liệu phục vụ cho việc học tập các môn học chuyên ngành, nghiên cứu khoa học và hoàn thành luận văn thạc sĩ.

B. KHỐI KIẾN THỨC CƠ SỞ (18 TÍN CHỈ)

Các học phần bắt buộc (12 tín chỉ)

PRD 621 (2 tín chỉ) - Nguyên lý phát triển nông thôn

Học phần cung cấp cho học viên những nội dung về lý luận phát triển nông thôn, lý thuyết tăng trưởng và phát triển; các nhân tố ảnh hưởng và các điều kiện đảm bảo tăng trưởng và phát triển kinh tế; nguồn lực phát triển nông thôn, những nội dung của phát triển nông thôn, cơ cấu kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong phát triển nông thôn; chính sách phát triển nông thôn và phát triển nông thôn bền vững.

149

RUS 621 (2 tín chỉ) - Xã hội học nông thôn

Học phần cung cấp cho học viên kiến thức về xã hội học, một số khái niệm căn bản trong xã hội học: gia đình, nông dân và lao động, các vấn đề về làng xã, cơ cấu xã hội ở nông thôn; sự biến chuyển xã hội, tác động của quá trình đô thị hóa và của truyền thông đại chúng, xã hội nông thôn trong quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa.

COD 621 (2 tín chỉ) - Phát triển cộng đồng

Học phần cung cấp cho học viên kiến thức về các nguồn tài nguyên trong cộng đồng, những nguyên tắc trong phát triển cộng đồng, sự quy hoạch và phát triển cộng đồng. Đây là những nội dung quan trọng rất cần thiết cho cán bộ phát triển nông thôn.

SRM 621 (2 tín chỉ) - Phương pháp nghiên cứu kinh tế - xã hội

Học phần giúp học viên hiểu biết cả về phương diện lý thuyết lẫn thực hành trong nghiên cứu xã hội nông thôn về phương pháp lấy mẫu, thu thập số liệu, phân tích số liệu và luận giải kết quả nghiên cứu. Ngoài ra, còn giúp học viên định hướng nghiên cứu và dự tính, dự báo các vấn đề khoa học một cách đúng đắn và hợp lý nhất.

FSE 621 (2 tín chỉ) - Hệ thống canh tác và khuyến nông

Ngoài kiến thức chuyên môn kỹ thuật, để thực hiện hiệu quả công tác, người cán bộ trong ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn cần có kỹ năng vững vàng, thái độ đúng đắn về phát triển kỹ thuật và khuyến nông. Sự tham gia của người dân là yếu tố vô cùng quan trọng trong các tiến trình này.

POA 621 (2 tín chỉ) - Chính sách phát triển nông nghiệp và nông thôn

Học phần giới thiệu về một số hệ thống luật trên thế giới, hệ thống luật của Việt nam, các văn bản, chính sách phát triển nông nghiệp và nông thôn.

Các học phần tự chọn (6 tín chỉ)

GRD 621 (2 tín chỉ) - Giới trong phát triển nông nghiệp, nông thôn

Giới trong phát triển nông nghiệp nông thôn đóng vai trò rất quan trọng trong nghiên cứu và phát triển nông nghiệp, nông thôn. Học phần cung cấp cho học viên các khái niệm về giới, vai trò của giới trong phát triển nông thôn, phân tích vai trò của giới trong nông nghiệp, vai trò của giới trong hoạch định các chính sách và dự án phát triển nông thôn.

FHD 621 (2 tín chỉ) - Tổ chức nông dân và phát triển nguồn nhân lực

Đa dạng hóa các phương thức quản lý và phát triển nguồn tài nguyên con người trong cộng đồng là mục tiêu lâu dài của việc phát triển nông nghiệp bền vững. Học phần giới thiệu về quan điểm và phương pháp hệ thống trong việc quản lý và phát triển cũng như những chính sách và chiến lược đối với nguồn nhân lực trong thời gian lâu dài.

VCR 621 (2 tín chỉ) - Phân tích các chuỗi giá trị trong phát triển nông thôn

Trong sự phát triển không ngừng của khoa học công nghệ, việc sản xuất nông lâm nghiệp ngày càng được quan tâm hơn. Hiện tại có nhiều công cụ để quản lý sản phẩm giúp người sản xuất, các doanh nghiệp hạch toán được chi phí, lợi nhuận… tuy nhiên sử dụng công cụ phân tích chuỗi giá trị hiện nay đang được sử dụng rộng rãi. Công cụ này cho ta cách nhìn toàn diện về sản phẩm từ khâu lựa chọn các chuỗi giá trị để phân tích, lập sơ đồ chuỗi giá trị, chi phí lợi nhuận…

RFA 621 (2 tín chỉ) - Quản trị nông trại nông thôn

Học phần giới thiệu về quan điểm và phương pháp hệ thống trong việc quản lý nguồn nhân lực và tài nguyên nông trại để hình thành quyết định tối ưu hóa lợi nhuận trong sản xuất của nông trại thông qua việc quản lý và phân tích kinh tế nông trại.

150

RCF 621 (2 tín chỉ) - Tài chính, Tín dụng nông thôn

Học phần trình bày các khái niệm và lý luận chung về tài chính - tín dụng; Ứng dụng các lý thuyết này vào lĩnh vực tài chính - tín dụng nông thôn; Các vấn đề thực tế nhằm giúp cho các nhà lập chính sách xây dựng nên một hệ thống tài chính - tín dụng nông thôn hoạt động có hiệu quả để phát triển kinh tế nông thôn.

SEM 621 (2 tín chỉ) - Sinh hoạt học thuật (Seminar)

Học phần này giúp cho học viện các kỹ năng trong việc chuẩn bị và thực hiện seminar khoa học, giúp học viên biết cách trình bày seminar, cách đặt câu hỏi và trả lời trong các buổi seminar.

REM 621 - Quản lý tài nguyên và môi trường

Học phần cung cấp cho học viên các kiến thức và khái niệm về quản lý tài nguyên thiên nhiên; các khái niệm và lý thuyết về môi trường và sự ô nhiểm môi trường trong nông nghiệp; Cung cấp cho học viên các kỹ năng và định hướng trong nghiên cứu, quản lý và phát triển tài nguyên thiên nhiên, nghiên cứu và quản lý môi trường.

C. KHỐI KIẾN THỨC CHUYÊN NGÀNH (12 TÍN CHỈ)

Các học phần bắt buộc (6 tín chỉ)

RDP 621 (2 tín chỉ) - Kế hoạch và chiến lược phát triển nông thôn

Học phần bao gồm những kiến thức về chính sách nông nghiệp, những kế hoạch cần cho nhiều đối tượng, nhất là những người quản lý, chủ trang trại, chủ hộ, những người chỉ đạo sản xuất, những chủ thể dịch vụ, phương pháp xây dựng những chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn hiện nay và lâu dài trong những năm trước mắt. Giúp cho các đối tượng hoạt động trong nông nghiệp có thể đưa ra những quyết định đúng đắn về hoạt động sản xuất của mình và giải quyết những vấn đề đặt ra trong thực tiễn sản xuất. Đồng thời giúp cho các nhà nghiên cứu chiến lược hoạch định phương hướng, biện pháp phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới.

PMD 621 (2 tín chỉ) - Quản lý và đánh giá dự án phát triển nông thôn

Học phần cung cấp cho học viên kiến thức về phương pháp xây dựng dự án đầu tư phát triển, phân tích tài chính trong lập dự án đầu tư phát triển, phân tích kinh tế - xã hội trong lập dự án đầu tư phát triển và quản lý, đánh giá dự án đầu tư phát triển nông thôn. Từ những nội dung này giúp học viên có cách nhìn bao quát hơn, quản lý và đánh giá dự án phát triển nông thôn tốt hơn.

ERD 621 (2 tín chỉ) - Kinh tế phát triển nông thôn

Học phần cung cấp cho học viên kiến thức về lý thuyết kinh tế nông nghiệp bao gồm các khái niệm về sử dụng tài nguyên nông nghiệp, một số vấn đề về lý thuyết và thực tiễn sản xuất nông nghiệp và các vấn đề liên quan đến việc tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.

Các học phần tự chọn (6 tín chỉ)

PAD 621 (2 tín chỉ) - Tham gia và lãnh đạo

Học phần cung cấp cho học viên kiến thức quan trọng trong đánh giá và phản ánh những điểm cốt lõi của lãnh đạo trong lý thuyết và thực tiễn. Điều này đạt được thông qua việc xem xét đánh giá các lý thuyết lãnh đạo khác nhau, thảo luận cởi mở, tự đánh giá cá nhân và phản ánh những thực tiễn lãnh đạo. Những thảo luận cởi mở về lãnh đạo trên phương diện lý thuyết và thực tiễn còn giúp cho học viên phát triển các kỹ năng cốt yếu của lãnh đạo trong môi trường hiện đại là hình thành tầm nhìn, truyền đạt tầm nhìn đến các thành viên trong tổ chức, tạo ra khả năng, điều kiện thuận lợi để đạt được tầm nhìn chung.

151

FSD 621 (2 tín chỉ) - An ninh lương thực và Phát triển nông thôn

Học phần cung cấp cho học viên kiến thức cơ bản về vấn đề an ninh lương thực: tầm quan trọng của vấn đề an ninh lương thực quốc gia và thế giới; tìm hiểu tình hình an ninh lương thực ở một số nước trên thế giới, đặc biệt là ở các nước ASEAN; hướng tiếp cận để đảm bảo an ninh lương thực, đặc biệt chú ý là hướng tiếp cận về sinh kế bền vững.

INF 621 (2 tín chỉ) - Tin học ứng dụng

Viễn thám và hệ thống thông tin địa lý (GIS) là hai công cụ hiệu quả trong tính toán và hỗ trợ xử lý các vấn đề về phát triển nông thôn. Hiện nay, trên thế giới, đặc biệt là những nước phát triển, các công cụ này đã được khai thác sử dụng rất hiệu quả, đóng vai trò tích cực trong bảo vệ và quản lý phát triển nông thôn.

MAR 621 (2 tín chỉ) - Thị trường nông nghiệp, nông thôn

Học phần cung cấp một số kiến thức về thị trường và hoạt động Marketing ứng dụng trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn. Cụ thể là vấn đề hoạch định chính sách và các chương trình Marketing; phân tích cung cầu sản phẩm nông nghiệp; chính sách giá cả, tính toán chi phí Marketing; vấn đề dự trữ và vận chuyển nông sản phẩm và các biện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh nông sản phẩm trên thị trường.

GIS 621 (2 tín chỉ) - Ứng dụng GIS trong qui hoạch Phát triển nông thôn

Học phần cung cấp cho học viên kiến thức về: Hệ thống thông tin địa lý; Quy hoạch và phát triển nông thôn; Các khả năng, cấu trúc cơ sở dữ liệu của GIS sử dụng trong quy hoạch và phát triển nông thôn; Các ứng dụng của GIS trong quy hoạch và phát triển nông thôn. Giới thiệu một số trường hợp sử dụng các phần mềm chuyên ngành liên kết với GIS ứng dụng trong quy hoạch và phát triển nông thôn.

INS 621 (2 tín chỉ) - Kỹ năng khai thác thông tin trong Phát triển nông thôn

Ngày nay, cùng với sự phát triển của KHKT và Công nghệ thông tin dưới sự hỗ trợ đắc lực của Máy tính điện tử (MTĐT) giúp con người xử lý thông tin, có thêm năng lực, trí tuệ, giảm bớt sức lao động. Sự bùng nổ về công nghệ thông tin đã giúp cho con người rất nhiều trong công việc quản lý, tuy nhiên để khai thác được khối lượng khổng lồ trên Internet lại đòi hỏi người sử dụng phải có những kỹ năng nhất định.

D. LUẬN VĂN THẠC SĨ (12 TÍN CHỈ)

Luận văn thạc sĩ là một đề tài khoa học thuộc lĩnh vực chuyên môn do đơn vị đào tạo giao hoặc do học viên tự đề xuất, được người hướng dẫn đồng ý và Hội đồng khoa học đào tạo chuyên ngành chấp thuận. Học viên được phép bảo vệ luận văn thạc sĩ sau khi hoàn thành các học phần thuộc khối kiến thức chung, khối kiến thức cơ sở và chuyên ngành.

152

153

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO THẠC SĨ Y HỌC

Chuyên ngành Nhi Khoa

Mã số: 60 72 01 35.

Đơn vị đào tạo: Trường Đại học Y Dược.

Năm bắt đầu đào tạo: 2006.

Thời gian tuyển sinh: Tháng 2 và Tháng 8 hàng năm.

Môn thi tuyển:

Môn thi Cơ bản:Toán cao cấp thống kê;

Môn thi Cơ sở: Sinh lý học;

Môn Ngoại ngữ: Trình độ B Ngoại ngữ.

Thời gian đào tạo: 1.5 - 2 năm.

Số tín chỉ tích lũy: 50 tín chỉ.

Tên văn bằng: Thạc sĩ Y học.

I. CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

A. KHỐI KIẾN THỨC CHUNG (8 TÍN CHỈ) SỐ TÍN CHỈ

PHI 651 Triết học 3

ENG 651 Ngoại ngữ 5

B. KHỐI KIẾN THỨC CƠ SỞ (18 TÍN CHỈ)

1. Các học phần bắt buộc (12 tín chỉ)

RMM 621 Phương pháp nghiên cứu khoa học y học 2

SAI 621 Thống kê và tin học ứng dụng 2

EMB 621 Phôi thai học 2

PHY 621 Sinh lý học 2

IMM 621 Miễn dịch học 2

EPI 621 Dịch tễ học 2

2. Các học phần tự chọn (6 tín chỉ)

PSU 621 Ngoại nhi 2

ENT 621 Tai mũi họng 2

IDI 621 Truyền nhiễm 2

OPH 621 Nhãn khoa 2

DER 621 Bệnh Da liễu trẻ em 2

OST 621 Răng hàm mặt 2

C. KHỐI KIẾN THỨC CHUYÊN NGÀNH (12 TÍN CHỈ)

1. Các học phần bắt buộc (6 tín chỉ)

NEP 621 Nhi khoa 1 (Sơ sinh, cấp cứu) 2

NGC 621 Nhi khoa 2 (Dinh dưỡng, tiêu hoá, hô hấp, tim mạch) 2

HNE 621 Nhi khoa 3 (Huyết học, thận, nội tiết, thần kinh) 2

154

2. Các học phần tự chọn (6 tín chỉ)

IMC 621 Xử trí lồng ghép trẻ bệnh (IMCI) 2

CDT 621 Dị tật bẩm sinh và khối u 2

BIC 621 Thăm dò chức năng cơ bản ở trẻ em 2

JH 621 Sức khoẻ vị thành niên 2

SPS 621 Nhi khoa xã hội, Nhi học đường 2

MGD 621 Bệnh lý chuyển hoá, di truyền 2

D. LUẬN VĂN THẠC SĨ (12 TÍN CHỈ)

A. KHỐI KIẾN THỨC CHUNG (8 TÍN CHỈ)

PHI 651 (3 tín chỉ) - Triết học

Học phần kế thừa những kiến thức đã học trong chương trình đào tạo Triết học ở bậc đại học, phát triển và nâng cao những nội dung cơ bản gắn liền với những thành tựu của khoa học - công nghệ, những vấn đề mới của thời đại và đất nước. Học viên được học các chuyên đề chuyên sâu; kiến thức về nhân sinh quan, thế giới quan duy vật biện chứng; những kiến thức cơ bản, có hệ thống về lịch sử hình thành, phát triển của triết học nói chung và các trường phái triết học nói riêng. Trên cơ sở đó giúp cho học viên có khả năng vận dụng kiến thức Triết học để giải quyết những vấn đề lý luận và thực tiễn trong lĩnh vực hoạt động chuyên môn, nghề nghiệp.

ENG 651 (5 tín chỉ) - Ngoại ngữ

Học phần cung cấp cho học viên kiến thức ngoại ngữ chuyên sâu về lĩnh vực chuyên môn, giúp cho học viên có thể đọc, dịch tài liệu phục vụ cho việc học tập các môn học chuyên ngành, nghiên cứu khoa học và hoàn thành luận văn thạc sĩ.

B. KHỐI KIẾN THỨC CƠ SỞ (18 TÍN CHỈ)

1. Các học phần bắt buộc (12 tín chỉ)

RMM 621 (2 tín chỉ) - Phương pháp nghiên cứu khoa học y học

Học phần cung cấp cho học viên kiến thức về các phương pháp thống kê, các phương pháp nghiên cứu khoa học trong y học. Hướng dẫn học viên cách nghiên cứu, trình bày vấn đề nghiên cứu theo phương pháp khoa học.

SAI 621 (2 tín chỉ) - Thống kê và tin học ứng dụng

Học phần giới thiệu cho học viên cách nhập, xử lý các số liệu nghiên cứu bằng các phần mềm sử dụng trong thống kê, nghiên cứu khoa học y tế ( EPI Info, SPSS). Hướng dẫn cho học viên cách trình bày một văn bản, mẫu báo cáo khoa học.

EMB 621 (2 tín chỉ) - Phôi thai học

Học phần trang bị cho học viên kiến thức về quá trình hình thành và phát triển của thai nhi.

PHI 621 (2 tín chỉ) - Sinh lý học

Nghiên cứu sâu về các biểu hiện sinh lý của cơ thể; Nghiên cứu sinh lý một số cơ quan trong cơ thể, nghiên cứu một số hệ thống chức năng của cơ thể, đặc biệt là chức năng sinh lý của trẻ em.

IMM 621 (2 tín chỉ) - Miễn dịch học

Học phần cung cấp cho học viên kiến nghiên cứu về một số bệnh miễn dịch, cơ chế miễn dịch thường gặp trong y học. Mô tả các cơ chế đáp ứng miễn dịch và mô tả đáp ứng miễn dịch trong một số bệnh lý cụ thể.

155

EPI 621 (2 tín chỉ) - Dịch tễ học

Dịch tễ học là khoa học nghiên cứu về sức khoẻ, bệnh tật, các nguy cơ của nó và biện pháp dự phòng.

2. Các học phần tự chọn (6 tín chỉ)

PSU 621 (2 tín chỉ) - Ngoại nhi

Học phần cung cấp cho học viên những kiến thức cơ bản về chẩn đoán, điều trị, xử trí một số bệnh lý ngoại khoa thường gặp ở trẻ em.

ENT 621 (2 tín chỉ) - Tai mũi họng

Học phần cung cấp cho học viên kiến thức về bệnh lý tai mũi họng trẻ em, các thủ thuật thường được thực hiện cho trẻ em.

IDI 621 (2 tín chỉ) - Truyền nhiễm

Học phần cung cấp cho học viên kiến thức, mô hình các bệnh lý truyền nhiễm hiện tại. Hướng dẫn xử trí cộng đồng và điều trị mới đặc biệt là xử trí cấp cứu các bệnh lý truyền nhiễm.

OPH 621 (2 tín chỉ) - Nhãn khoa

Học phần cung cấp cho học viên kiến thức về bệnh lý nhãn khoa cho trẻ, các dị tật bẩm sinh thường gặp ở trẻ em.

DER 621 (2 tín chỉ) - Bệnh da liễu trẻ em

Học phần cung cấp cho học viên kiến thức về triệu chứng, chẩn đoán và điều trị một số bệnh lý về da hay gặp ở trẻ em.

OST 621 (2 tín chỉ) - Răng hàm mặt

Học phần cung cấp cho học viên kiến thức về các bệnh lý và cách chăm sóc răng miệng cho trẻ em.

C. KHỐI KIẾN THỨC CHUYÊN NGÀNH (12 TÍN CHỈ)

1. Các học phần bắt buộc (6 tín chỉ)

NEP 621 (2 tín chỉ) - Nhi khoa 1 (Cấp cứu, sơ sinh)

Học phần cung cấp cho học viên kiến thức về chẩn đoán, điều trị, xử trí cấp cứu một số bệnh thường gặp ở trẻ em, nhất là trẻ sơ sinh. Tư vấn cho bà mẹ về cách phòng bệnh cho trẻ em và chăm sóc trẻ mắc bệnh.

NGC 621 (2 tín chỉ) - Nhi khoa 2 (Dinh dưỡng, tiêu hoá, tim mạch, hô hấp)

Học phần cung cấp cho học viên những kiến thức về chẩn đoán, điều trị một số bệnh về hô hấp, tiêu hóa, tuần hoàn và dinh dưỡng thường gặp ở trẻ em.

HNE 621 (2 tín chỉ) - Nhi khoa 3 (Huyết học, thận, nội tiết, thần kinh)

Học phần cung cấp cho học viên những kiến thức và kỹ năng chẩn đoán, điều trị một số bệnh về huyết học, thận, nội tiết và thần kinh thường gặp ở trẻ em.

2. Các học phần tự chọn (6 tín chỉ)

IMC 621 (2 tín chỉ) - Xử trí lồng ghép trẻ bệnh

Học phần cung cấp cho học viên những kiến thức và kỹ năng đánh giá, phân loại, xử trí và tham vấn về các chứng bệnh thường gặp tại tuyến y tế cơ sở.

156

CDT 621 (2 tín chỉ) - Dị tật bẩm sinh và khối u

Học phần cung cấp cho học viên những kiến thức và kỹ năng chẩn đoán và tham vấn điều trị một số dị tật bẩm sinh và khối u thường gặp ở trẻ em.

BIC 621 (2 tín chỉ) - Thăm dò chức năng cơ bản ở trẻ em

Học phần cung cấp cho học viên những kiến thức và kỹ năng cơ bản chỉ định và phân tích kết quả một số thăm dò chức năng cơ bản giúp chẩn đoán bệnh thường gặp ở trẻ em.

JH 621 (2 tín chỉ) - Sức khoẻ vị thành niên

Học phần cung cấp cho học viên những kiến thức và kỹ năng về những đặc điểm giải phẫu, sinh lý và các bệnh tật, rối loạn chức năng thường gặp ở tuổi vị thành niên.

SPS 621(2 tín chỉ) - Nhi khoa xã hội, nhi học đường

Học phần cung cấp cho học viên những kiến thức về các bệnh tật thường gặp và tư vấn phòng bệnh cho trẻ em lứa tuổi học đường; Những kiến thức cơ bản về Nhi khoa xã hội cũng như hoạt động của các chương trình phòng bệnh cho trẻ em Việt nam nay.

MGD 621 (2 tín chỉ) - Bệnh lý chuyển hoá, di truyền

Học phần cung cấp cho học viên những kiến thức về các bệnh chuyển hóa và di truyền thường gặp ở trẻ em.

D. LUẬN VĂN THẠC SĨ (12 TÍN CHỈ)

Luận văn thạc sĩ là một đề tài khoa học thuộc lĩnh vực chuyên môn do đơn vị đào tạo giao hoặc do học viên tự đề xuất, được người hướng dẫn đồng ý và Hội đồng khoa học đào tạo chuyên ngành chấp thuận. Học viên được phép bảo vệ luận văn thạc sĩ sau khi hoàn thành các học phần thuộc khối kiến thức chung, khối kiến thức cơ sở và chuyên ngành.

157

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO THẠC SĨ Y HỌC

Chuyên ngành Nội khoa

Mã số: 60 72 01 40.

Đơn vị đào tạo: Trường Đại học Y Dược.

Năm bắt đầu đào tạo: 1999.

Thời gian tuyển sinh: Tháng 2 và Tháng 8 hàng năm.

Môn thi tuyển:

Môn thi Cơ bản:Toán cao cấp thống kê;

Môn thi Cơ sở: Sinh lý học;

Môn Ngoại ngữ: Trình độ B Ngoại ngữ.

Thời gian đào tạo: 1.5 - 2 năm.

Số tín chỉ tích lũy: 52 tín chỉ.

Tên văn bằng: Thạc sĩ Y học.

I. CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

A. KHỐI KIẾN THỨC CHUNG (8 TÍN CHỈ) SỐ TÍN CHỈ

PHI 651 Triết học 3

ENG 651 Ngoại ngữ 5

B. KHỐI KIẾN THỨC CƠ SỞ (20 TÍN CHỈ)

1. Các môn bắt buộc (14 tín chỉ)

RMM 621 Phương pháp nghiên cứu khoa học Y học 2

AIN 621 Thống kê và tin học ứng dụng 2

APA 621 Giải phẫu bệnh 2

PHY 621 Sinh lí học 2

CPH 621 Dược lâm sàng 2

BCH 621 Sinh hoá 2

PPI 621 Sinh lí bệnh - Miễn dịch 2

2. Các môn tự chọn (6 tín chỉ)

HEM 621 Huyết học 2

IDI 621 Truyền nhiễm 2

HIS 621 Mô học 2

MIC 621 Vi sinh 2

ANA 621 Giải phẫu 2

PAR 621 Kí sinh trùng 2

C. KIẾN THỨC CHUYÊN NGÀNH (12 TÍN CHỈ)

1. Các môn bắt buộc (6 tín chỉ)

CAR 621 Tim mạch 2

GAS 621 Tiêu hoá 2

158

REN 621 Hô hấp - Nội tiết 2

2. Các môn tự chọn (6 tín chỉ)

UCB 621 Tiết niệu - Cơ xương khớp 2

EME 621 Hồi sức cấp cứu 2

RHE 621 Phục hồi chức năng 2

GER 621 Lão khoa 2

NEU 621 Thần kinh 2

ONC 621 Ung thư 2

D. LUẬN VĂN THẠC SĨ (12 TÍN CHỈ)

159

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO THẠC SĨ Y HỌC

Chuyên ngành Y học dự phòng

Mã số: 60 72 01 63.

Đơn vị đào tạo: Trường Đại học Y Dược.

Năm bắt đầu đào tạo: 1997.

Thời gian tuyển sinh: Tháng 2 và Tháng 8 hàng năm.

Môn thi tuyển:

Môn thi Cơ bản: Toán cao cấp thống kê;

Môn thi Cơ sở: Vi sinh học;

Môn Ngoại ngữ: Trình độ B Ngoại ngữ.

Thời gian đào tạo: 1.5 - 2 năm.

Số tín chỉ tích lũy: 52 tín chỉ.

Tên văn bằng: Thạc sĩ Y học.

I. CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

A. KHỐI KIẾN THỨC CHUNG (8 TÍN CHỈ) SỐ TÍN CHỈ

651 Triết học 3

651 Ngoại ngữ 5

B. KHỐI KIẾN THỨC CƠ SỞ VÀ CHUYÊN NGÀNH (32 TÍN CHỈ)

1. Các học phần bắt buộc

621 Phương pháp luận nghiên cứu khoa học Y học 2

621 Tin học 2

621 Vi sinh y học 2

621 Nguyên lý sức khoẻ cộng đồng 2

621 Tổ chức quản lý y tế 2

621 Dịch tễ học cơ sở 2

621 Sức khoẻ môi trường 2

621 Dịch tễ học bệnh truyền nhiễm và không lây 2

621 Sức khoẻ nghề nghiệp 2

621 Dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm 2

2. Các học phần tự chọn

621 Chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ bà mẹ trẻ em 2

621 Các bệnh truyền nhiễm 2

621 Thống kê và tin học ứng dụng 2

621 Hoá sinh 2

621 Dân số - Kế hoạch hoá gia đình 2

621 Lão khoa 2

C. LUẬN VĂN THẠC SĨ (12 TÍN CHỈ)

160

II. MÔ TẢ TÓM TẮT HỌC PHẦN

A. KHỐI KIẾN THỨC CHUNG (8 TÍN CHỈ)

PHI 651 (3 tín chỉ) - Triết học

Học phần kế thừa những kiến thức đã học trong chương trình đào tạo Triết học ở bậc đại học, phát triển và nâng cao những nội dung cơ bản gắn liền với những thành tựu của khoa học - công nghệ, những vấn đề mới của thời đại và đất nước. Học viên được học các chuyên đề chuyên sâu; kiến thức về nhân sinh quan, thế giới quan duy vật biện chứng; những kiến thức cơ bản, có hệ thống về lịch sử hình thành, phát triển của triết học nói chung và các trường phái triết học nói riêng. Trên cơ sở đó giúp cho học viên có khả năng vận dụng kiến thức Triết học để giải quyết những vấn đề lý luận và thực tiễn trong lĩnh vực hoạt động chuyên môn, nghề nghiệp.

ENG 651 (5 tín chỉ) - Ngoại ngữ

Học phần cung cấp cho học viên kiến thức ngoại ngữ chuyên sâu về lĩnh vực chuyên môn, giúp cho học viên có thể đọc, dịch tài liệu phục vụ cho việc học tập các môn học chuyên ngành, nghiên cứu khoa học và hoàn thành luận văn thạc sĩ.

B. KHỐI KIẾN THỨC CƠ SỞ VÀ CHUYÊN NGÀNH (32 TÍN CHỈ)

1. Các học phần bắt buộc

621 - Phương pháp luận nghiên cứu khoa học y học (2 tín chỉ)

Học phần cung cấp kiến thức giúp học viên vận dụng được các phương pháp nghiên cứu khoa học, ứng dụng sử lý được số liệu trong các công trình nghiên cứu, hoàn thành công trình nghiên cứu khoa học.

621 - Tin học (2 tín chỉ)

Học phần cung cấp những kiến thức cơ bản về thông tin và sử lý thông tin. Vận dụng được các kiến thức tin học vào quản lý, sử lý số liệu, soạn thảo được các văn bản, tạo bảng, biểu đồ.

621 - Vi sinh (2 tín chỉ)

Học phần cung cấp kiến về căn nguyên vi sinh vật chủ yếu hay gặp gây bệnh các cơ quan, tổ chức cơ thể người. Sử dụng được một số kỹ thuật, phương pháp vi sinh vật để giúp chẩn đoán chuyên môn và nghiên cứu khoa học.

621 - Nguyên lý sức khoẻ cộng đồng (2 tín chỉ)

Học phần cung cấp cho học viên kiến thức về sử dụng các kỹ thuật thông thường để phân tích các vấn đề sức khoẻ. Thực hiện các bước trong chẩn đoán cộng đồng, qui trình đánh giá. Thực hiện được một cuộc giám sát chương trình y tế. Xây dựng, đề xuất được chính sách y tế cụ thể tại cơ sở.

621 - Tổ chức quản lý y tế (2 tín chỉ)

Học phần cung cấp các kiến thức giúp học viên vận dụng các nội dung đã học để xây dựng được kế hoạch tổ chức, quản lý đơn vị y tế và triển khai các chương trình của ngành y tế đạt hiệu quả tốt.

621 - Dịch tễ học cơ sở (2 tín chỉ)

Học phần cung cấp cho học viên kiến thức về thu thập, thiết kế, phân tích và sử dụng được các thông tin thực hiện một đề tài nghiên cứu khoa học. Vận dụng được các phương pháp dịch tễ học để phân tích các nguy cơ sức khoẻ cộng đồng. Xây dựng giải pháp tích hợp giải quyết các vấn đề sức khoẻ.

161

621 - Sức khoẻ môi trường (2 tín chỉ)

Học phần cung cấp kiến thức giúp học viên đánh giá được thực trạng môi trường hiện nay; Xác định mối quan hệ giữa môi trường và sức khoẻ. Đề xuất được các giải pháp khống chế ô nhiễm môi trường và bảo vệ sức khoẻ cộng đồng.

621 - Dịch tễ học bệnh truyền nhiễm và không lây (3 tín chỉ)

Học phần cung cấp cho học viên kiến thức để phân tích được nguyên lý dịch tễ học các bệnh nhiễm trùng; Cập nhật được các thông tin dịch tễ học các bệnh truyền nhiễm và không lây ở các nước trên thế giới; Xây dựng các giải pháp để giải quyết các bệnh lây và không lây trong cộng đồng.

621 - Sức khoẻ nghề nghiệp (3 tín chỉ)

Học phần cung cấp cho học viên kiến thức về những nội dung cơ bản trong công tác y học lao động; Thực hiện được một số kỹ năng về y học lao động và bệnh nghề nghiệp.

621 - Dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm (3 tín chỉ)

Học phần cung cấp cho học viên kiến thức để cập nhật được các thông tin về tình trạng dinh dưỡng và các bệnhthường gặp do dinh dưỡng. Phân tích được nguyên nhân gây bệnh do dinh dưỡng không hợp lý và xây dựng giải pháp dự phòng thích hợp cho cộng đồng. Thực hiện được các xét nghiệm xác định nguyên nhân gây ô nhiễm thực phẩm.

2. Các học phần tự chọn (12 tín chỉ)

621 - Chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ bà mẹ trẻ em (2 tín chỉ)

Học phần cung cấp cho học viên kiến thức để cập nhật được thực trạng công tác chăm sóc sức khoẻ bà mẹ trẻ em hiện nay. Vận dụng các kiến thức đã học xây dựng kế hoạch chăm sóc dinh dưỡng và sức khoẻ cho bà mẹ và trẻ em nơi công tác.

621 - Các bệnh truyền nhiễm (2 tín chỉ)

Học phần cung cấp cho học viên kiến thức về bệnh học các bệnh truyền nhiễm thường gặp; Xử trí được các bệnh truyền nhiễm hay gặp.

621 - Thống kê và tin học ứng dụng (2 tín chỉ)

Học phần cung cấp cho học viên kiến thức về các lệnh và tạo được các tệp dữ liệu; Xử lý, phân tích được các kết quả nghiên cứu khoa học theo yêu cầu của nội dung nghiên cứu phải giải quyết.

621 - Hoá sinh (2 tín chỉ)

Học phần cung cấp cho học viên kiến thức về hoá sinh cơ bản và hoá sinh hiện đại; Ứng dụng được kiến thức hoá sinh nhằm nâng cao chất lượng công tác chẩn đoán và dự phòng bệnh cho cộng đồng.

621 - Dân số - Kế hoạch hoá gia đình (2 tín chỉ)

Học phần cung cấp cho học viên kiến thức để phân tích được nội dung, chiến lược công tác quản lý dân số kế hoạch hoá gia đình. Đề xuất giải pháp thực hiện chiến lược truyền thông chuyển đổi hành vi về dân số kế hoạch hoá gia đình.

621 - Lão khoa (2 tín chỉ)

Học phần cung cấp cho học viên kiến thức về sự lão hoá các cơ quan ở người cao tuổi. Tư vấn, xây dựng biện pháp dự phòng chống lão hoá và bệnh ở người cao tuổi.

C. LUẬN VĂN THẠC SĨ (12 TÍN CHỈ)

Luận văn thạc sĩ là một đề tài khoa học thuộc lĩnh vực chuyên môn do đơn vị đào tạo giao hoặc do học viên tự đề xuất, được người hướng dẫn đồng ý và Hội đồng khoa học đào tạo chuyên ngành chấp thuận. Học viên được phép bảo vệ luận văn thạc sĩ sau khi hoàn thành các học phần thuộc khối kiến thức chung, khối kiến thức cơ sở và chuyên ngành.

162

163

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO THẠC SĨ KỸ THUẬT CƠ KHÍ VÀ CƠ KĨ THUẬT

Chuyên ngành Kĩ thuật cơ khí

Mã số: 60 52 01 03.

Đơn vị đào tạo: Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp.

Năm bắt đầu đào tạo: 1997.

Thời gian tuyển sinh: Tháng 2 và Tháng 8 hàng năm.

Môn thi tuyển:

Môn thi Cơ bản: Toán cao cấp I;

Môn thi Cơ sở: Sức bền vật liệu;

Môn Ngoại ngữ: Trình độ B Ngoại ngữ.

Thời gian đào tạo: 1.5 - 2 năm.

Số tín chỉ tích lũy: 48 tín chỉ.

Tên văn bằng: Thạc sĩ Kỹ thuật cơ khí và cơ kĩ thuật.

I. CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

A. KHỐI KIẾN THỨC CHUNG (8 TÍN CHỈ) SỐ TÍN CHỈ

PHI 651 Triết học 3

ENG 651 Ngoại ngữ 5

B. KHỐI KIẾN THỨC CƠ SỞ (14 TÍN CHỈ)

1. Các học phần bắt buộc (8 tín chỉ)

MAT 220 Toán chuyên ngành 2

SRM 220 Phương pháp luận nghiên cứu khoa học 2

MPM 220 Quy hoạch và xử lý số liệu thực nghiệm 2

FEM 220 Phương pháp phần tử hữu hạn 2

2. Các học phần tự chọn (6 tín chỉ)

FWL 220 Ma sát, mòn và Kỹ thuật bôi trơn 2

TSF 220 Lý thuyết tạo hình bề mặt 2

MTS 220 Hệ thống cơ điện tử 2

STH 220 Lý thuyết hệ thống 2

MIM 220 Đo lường trong kỹ thuật 2

C. KHỐI KIẾN THỨC CHUYÊN NGÀNH (16 TÍN CHỈ)

1. Các học phần bắt buộc (10 tín chỉ)

NMM 320 Các phương pháp gia công tiên tiến 2

MOM 320 Tính gia công của vật liệu chế tạo máy 2

MCS 320 Hệ thống tích hợp CAD/CAM 2

SEM 320 Kỹ thuật bề mặt và công nghệ 2

164

OCP 320 Tối ưu hóa quá trình gia công 2

2. Các học phần tự chọn (6 tín chỉ)

PDD 320 Thiết kế và phát triển sản phẩm 2

AMQ 320 Kỹ thuật gia công chính xác 2

IRB 320 Robot công nghiệp 2

CNC 320 Công nghệ CNC 2

FMS 320 Hệ thống sản xuất linh hoạt 2

D. LUẬN VĂN THẠC SĨ (10 TÍN CHỈ)

II. MÔ TẢ TÓM TẮT HỌC PHẦN

A. KHỐI KIẾN THỨC CHUNG (8 TÍN CHỈ)

PHI 651 (3 tín chỉ) - Triết học

Học phần kế thừa những kiến thức đã học trong chương trình đào tạo Triết học ở bậc đại học, phát triển và nâng cao những nội dung cơ bản gắn liền với những thành tựu của khoa học - công nghệ, những vấn đề mới của thời đại và đất nước. Học viên được học các chuyên đề chuyên sâu; kiến thức về nhân sinh quan, thế giới quan duy vật biện chứng; những kiến thức cơ bản, có hệ thống về lịch sử hình thành, phát triển của triết học nói chung và các trường phái triết học nói riêng. Trên cơ sở đó giúp cho học viên có khả năng vận dụng kiến thức Triết học để giải quyết những vấn đề lý luận và thực tiễn trong lĩnh vực hoạt động chuyên môn, nghề nghiệp.

ENG 651 (5 tín chỉ) - Ngoại ngữ

Học phần cung cấp cho học viên kiến thức ngoại ngữ chuyên sâu về lĩnh vực chuyên môn, giúp cho học viên có thể đọc, dịch tài liệu phục vụ cho việc học tập các môn học chuyên ngành, nghiên cứu khoa học và hoàn thành luận văn thạc sĩ.

B. KHỐI KIẾN THỨC CƠ SỞ (14 TÍN CHỈ)

1. Các học phần bắt buộc (8 tín chỉ)

MAT 220 (2 tín chỉ) - Toán chuyên ngành

Học phần cung cấp cho học viên kiến thức để nghiên cứu các bài toán Cơ học: phương trình vật lý toán và hàm số biến số phức (hàm biến phức); biết mở rộng và áp dụng các kiến thức này vào các bài toán trong lĩnh vực cơ học, cơ khí.

SRM 220 (2 tín chỉ) - Phương pháp luận Nghiên cứu khoa học

Nội dung học phần tập trung phát triển kỹ năng hình thành vấn đề nghiên cứu, phát triển một thiết kế nghiên cứu, thiết kế kế hoạch thu nhập, phân tích và xử lý dữ liệu; Kỹ năng nghiên cứu tổng quan tài liệu cũng được quan tâm. Các học viên sẽ thực hành trên một đề tài đã lựa chọn cụ thể để rèn luyện các kỹ năng hoàn thành một đề cương nghiên cứu bao gồm cả kế hoạch nghiên cứu cụ thể. Đề cương sẽ được trình bày cả bằng báo cáo viết và thuyết trình.

MPM 220 (2 tín chỉ) - Quy hoạch và xử lý số liệu thực nghiệm

Học phần cung cấp cho học viên kiến thức về thiết kế thí nghiệm và tổ chức quá trình thí nghiệm, thực nhiệm, trên cơ sở đó đánh giá các số liệu của quá trình thực nghiệm và đưa ra kết luận.

165

FEM 220 (2 tín chỉ) - Phương pháp phần tử hữu hạn

Học phần cung cấp cho học viên kiến thức về phương pháp phần tử hữu hạn ứng dụng để tự lập trình mô hình tình toán các bài toán cơ học ứng dụng (Cơ học vật rắn biến dạng, Cơ học chất lỏng, Cơ học hệ thực vật,…).

2. Các học phần tự chọn (6 tín chỉ)

FWL 220 (2 tín chỉ) - Ma sát, mòn và Kỹ thuật bôi trơn

Học phần cung cấp cho học viên kiến thức về ma sát và mòn; nghiên cứu các quy luật ma sát trượt cơ bản; vai trò của chất bôi trơn trong giảm ma sát, các quá trình mòn và cơ chế mòn. Từ đó, đưa ra phương pháp tính toán thiết kế chi tiết máy có kể đến tác dụng của ma sát và bôi trơn.

TSF 220 (2 tín chỉ) - Lý thuyết tạo hình bề mặt

Học phần cung cấp cho học viên kiến thức cơ bản, cơ sở và hiện đại về lý thuyết tạo hình bề mặt trong chế tạo máy, cho phép học viên có thể đi sâu vào nghiên cứu nâng cao lý thuyết tạo hình bề mặt, ứng dụng trong thực tế chế tạo máy, đặc biệt thiết kế và chế tạo dụng cụ cắt,…

MTS 220 (2 tín chỉ) - Hệ thống cơ điện tử

Học phần cung cấp cho học viên kiến thức về cơ điện tử và các hệ thống cơ điện trong công nghiệp và trong chế tạo máy.

STH 220 (2 tín chỉ) - Lý thuyết hệ thống

Học phần giới thiệu một số phương pháp, công cụ để tính toán, nghiên cứu đánh giá và lựa chọn quyết định trong các khâu quan trọng của quá trình quy hoạch, thiết kế, xây dựng và khai thác, vận hành các hệ thống lớn phức tạp.

MIM 220 (2 tín chỉ) - Đo lường trong kỹ thuật

Học phần giúp học viên bổ sung kiến thức và phương pháp, thiết bị đo lường tự động đảm bảo chất lượng sản phẩm cơ khí trong quá trình sản xuất.

C. KHỐI KIẾN THỨC CHUYÊN NGÀNH (16 TÍN CHỈ)

1. Các học phần bắt buộc (10 tín chỉ)

NMM 320 (2 tín chỉ) - Các phương pháp gia công tiên tiến

Sự phát triển không ngừng và nhanh chóng của kỹ thuật vật liệu nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của máy móc, thiết bị hiện đại đã tạo nên nhiều loại vật liệu mới như composite carbide, oxit nhôm, polymer có độ bền cao, zirconias,… Các loại vật liệu mới này có các thuộc tính cơ học, hóa học và nhiệt học rất tốt như có độ cứng cao, có khả năng chịu nhiệt cao,… Tuy nhiên, nhiều loại vật liệu mới rất khó hoặc không thể gia công bằng phương pháp gia công truyền thống. Để đáp ứng nhu cầu gia công hiệu quả các vật liệu mới này, các phương pháp gia công tiên tiến đã ra đời và phát triển. Học phần giúp học viên nắm được những kiến thức cơ bản về các phương pháp gia công này.

MOM 320 (2 tín chỉ) - Tính gia công của vật liệu chế tạo máy

Tính gia công của vật liệu của vật liệu chế tạo máy có thể được hiểu một các đơn giản là gia công vật liệu bằng cắt dễ hay khó. Nếu vật liệu dễ gia công thì có thể cắt với chế độ cắt lớn và ngược lại vật liệu khó gia công thì cắt với chế độ cắt thấp hơn. Mỗi một loại vật liệu chế tạo máy có một độ bền và độ cứng nhất định để đáp ứng yêu cầu của sản phẩm chi tiết máy, tuy nhiên các vật liệu này phải được chế tạo bằng các phương pháp gia công hiện có. Khi đó giá trị của các thông số cắt phụ thuộc nhiều vào tính gia công của vật liệu chế tạo.

166

MCS 320 (2 tín chỉ) - Hệ thống tích hợp CAD/CAM

Học phần nghiên cứu các biện pháp tổ chức sản xuất và các hệ thống sản xuất tự động. Cơ sở dữ liệu dung trong hệ thống sản xuất CAD/CAM.

SEM 320 (2 tín chỉ) - Kỹ thuật bề mặt và công nghệ

Học phần cung cấp những kiến thức về bề mặt chi tiết và các biện pháp công nghệ bề mặt nhằm đạt những mục tiêu kỹ thuật yêu cầu của bề mặt. Ngoài ra, học viên cần nắm được các kiến thức chung về bề mặt và vai trò của lớp bề mặt đến khả năng làm việc của chi tiết máy.

OCP 320 (2 tín chỉ) - Tối ưu hóa quá trình gia công

Học phần nghiên cứu phương pháp xây dựng mô hình tối ưu hóa tổng quát và từ đó xây dựng cho một số nguyên tắc gia công cụ thể cũng như cho quá trình bôi trơn và làm nguội.

2. Các học phần tự chọn (6 tín chỉ)

PDD 320 (2 tín chỉ) - Thiết kế và phát triển sản phẩm

Học phần cung cấp cho học viên kiến thức nâng cao về thiết kế sản phẩm cơ khí (các hệ thống, bộ phận) theo nhiều chỉ tiêu khác. Các chỉ tiêu này bao gồm thiết kế cho chế tạo và lắp ráp, thiết kế theo tiện dụng, thiết kế thân thiện môi trường, thiết kế cho kiểm tra bảo dưỡng… Bên cạnh các kiến thức lý thuyết, học viên được giao các bài tập thiết kế yêu cầu tổng hợp và cân đối các chỉ tiêu thiết kế cho một sản phẩm.

AMQ 320 (2 tín chỉ) - Kỹ thuật gia công chính xác

Học phần cung cấp cho học viên kiến thức cơ bản về gia công chính xác, về dụng cụ cắt chính xác và các quá trình gia công chính xác. Thêm vào đó, các cơ sở để thiết kế máy gia công chính xác cũng như cấu tạo các phần tử của máy gia công chính xác cũng được giới thiệu trong học phần này.

IRB 320 (2 tín chỉ) - Robot công nghiệp

Học phần nghiên cứu cấu trúc cơ bản của robot, các phép biến đổi ma trận sử dụng để nghiên cứu động học và động lực học của robot. Các phương pháp cơ bản để điều khiển và điều chỉnh robot, các thiết bị truyền dẫn cũng như các ứng dụng của robot trong công nghiệp.

CNC 320 (2 tín chỉ) - Công nghệ CNC

Học phần giới thiệu đặc trưng và khả năng công nghệ máy CNC, kỹ thuật lập trình trên máy. Trong tâm giới thiệu lập trình trên các máy CNC bằng ngôn ngữ bậc cao APT (automatically Programmed Tools) cho khả năng ghép nối quá trình thiết kế với quá trình gia công (CAD/CAM).

FMS 320 (2 tín chỉ) - Hệ thống sản xuất linh hoạt

Học phần cung cấp cho học viên kiến thức về nghiên cứu các nguyên tắc, cấu trúc, thành phần, nguyên lý và đặc điểm cơ bản của hệ thống sản xuất linh hoạt trên thế giới; giới thiệu về sản xuất tích hợp máy tính trong hệ thống sản xuất linh hoạt.

D. LUẬN VĂN THẠC SĨ (10 TÍN CHỈ)

Luận văn thạc sĩ là một đề tài khoa học thuộc lĩnh vực chuyên môn do đơn vị đào tạo giao hoặc do học viên tự đề xuất, được người hướng dẫn đồng ý và Hội đồng khoa học đào tạo chuyên ngành chấp thuận. Học viên được phép bảo vệ luận văn thạc sĩ sau khi hoàn thành các học phần thuộc khối kiến thức chung, khối kiến thức cơ sở và chuyên ngành.

167

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO THẠC SĨ KỸ THUẬT

Chuyên ngành Kĩ thuật điều khiển và tự động hóa

Mã số: 60 52 02 16.

Đơn vị đào tạo: Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp.

Năm bắt đầu đào tạo: 1997.

Thời gian tuyển sinh: Tháng 2 và Tháng 8 hàng năm.

Môn thi tuyển:

Môn thi Cơ bản: Toán cao cấp I;

Môn thi Cơ sở: Cơ sở kỹ thuật điện;

Môn Ngoại ngữ: Trình độ B Ngoại ngữ.

Thời gian đào tạo: 1.5 - 2 năm.

Số tín chỉ tích lũy: 48 tín chỉ.

Tên văn bằng: Thạc sĩ Kỹ thuật điện, điện tử và viễn thông .

I. CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

A. KHỐI KIẾN THỨC CHUNG (5 TÍN CHỈ) SỐ TÍN CHỈ

PHI 651 Triết học 3

ENG 651 Ngoại ngữ 5

B. KHỐI KIẾN THỨC CƠ SỞ (14 TÍN CHỈ)

1. Các học phần bắt buộc (8 tín chỉ)

MAT 220 Toán chuyên ngành 2

SRM 220 Phương pháp luận nghiên cứu khoa học 2

CPE 220 Điều khiển các bộ biến đổi bán dẫn công suất 2

DGT 220 Hệ thống điều khiển số 2

2. Các học phần tự chọn (6 tín chỉ)

EMS 220 Hệ thống nhúng 2

MCI 220 Đo lường và điều khiển xa 2

CLP 220 Điều khiển logic và PLC 2

SMC 220 Hệ vi điều khiển 2

STH 220 Lý thuyết hệ thống 2

OPM 220 Phương pháp tối ưu 2

C. KHỐI KIẾN THỨC CHUYÊN NGÀNH (16 TÍN CHỈ)

1. Các học phần bắt buộc (10 tín chỉ)

EMS 320 Tổng hợp hệ điện - cơ 2

PRC 320 Điều khiển quá trình nâng cao 2

AFC 320 Điều khiển tối ưu, thích nghi 2

NFC 320 Điều khiển mờ - Nơron 2

MOC 320 Điều khiển chuyển động 2

168

2. Các học phần tự chọn (6 tín chỉ)

CIC 320 Điều khiển sản xuất tích hợp máy tính 2

MSS 320 Mô hình hóa và mô phỏng hệ điều khiển 2

NRE 320 Các dạng năng lượng mới và tái tạo 2

OIS 320 Hệ thống thông tin quang 2

DSP 320 Kỹ thuật DSP 2

D. LUẬN VĂN THẠC SĨ (10 TÍN CHỈ)

II. MÔ TẢ TÓM TẮT HỌC PHẦN

A. KHỐI KIẾN THỨC CHUNG (8 TÍN CHỈ)

PHI 651 (3 tín chỉ) - Triết học

Học phần kế thừa những kiến thức đã học trong chương trình đào tạo Triết học ở bậc đại học, phát triển và nâng cao những nội dung cơ bản gắn liền với những thành tựu của khoa học - công nghệ, những vấn đề mới của thời đại và đất nước. Học viên được học các chuyên đề chuyên sâu; kiến thức về nhân sinh quan, thế giới quan duy vật biện chứng; những kiến thức cơ bản, có hệ thống về lịch sử hình thành, phát triển của triết học nói chung và các trường phái triết học nói riêng. Trên cơ sở đó giúp cho học viên có khả năng vận dụng kiến thức Triết học để giải quyết những vấn đề lý luận và thực tiễn trong lĩnh vực hoạt động chuyên môn, nghề nghiệp.

ENG 651 (5 tín chỉ) - Ngoại ngữ

Học phần cung cấp cho học viên kiến thức ngoại ngữ chuyên sâu về lĩnh vực chuyên môn, giúp cho học viên có thể đọc, dịch tài liệu phục vụ cho việc học tập các môn học chuyên ngành, nghiên cứu khoa học và hoàn thành luận văn thạc sĩ.

B. KHỐI KIẾN THỨC CƠ SỞ (14 TÍN CHỈ)

1. Các học phần bắt buộc (8 tín chỉ)

MAT 220 (2 tín chỉ) - Toán chuyên ngành

Học phần cung cấp cho học viên kiến thức cơ bản về chuỗi và ứng dụng vào việc giải các bài toán khai triển trong kỹ thuật. Đồng thời nắm vững cách giải một số dạng phương trình vi phân thường gặp trong kỹ thuật.

SRM 220 (2 tín chỉ) - Phương pháp luận Nghiên cứu khoa học

Học phần giúp học viên phát triển một cách tiếp cận có cấu trúc để tiến hành nghiên cứu khoa học trong kỹ thuật. Nội dung tập trung phát triển kỹ năng hình thành vấn đề nghiên cứu, phát triển một thiết kế nghiên cứu, thiết kế kế hoạch thu nhập, phân tích và xử lý dữ liệu. Kỹ năng nghiên cứu tổng quan tài liệu cũng được quan tâm. Các học viên sẽ thực hành trên một đề tài đã lựa chọn cụ thể để rèn luyện các kỹ năng hoàn thành một đề cương nghiên cứu bao gồm cả kế hoạch nghiên cứu cụ thể. Đề cương sẽ được trình bày cả bằng báo cáo viết và thuyết trình.

CPE 220 (2 tín chỉ) - Điều khiển các bộ biến đổi bán dẫn công suất

Học phần cung cấp cho học viên kiến thức về các phương pháp biến đổi năng lượng điện, ứng dụng dụng cụ bán dẫn công suất cho các yêu cầu về điều khiển, tự động hóa trong lĩnh vực điện.

169

DGT 220 (2 tín chỉ) - Hệ thống điều khiển số

Học phần cung cấp cho học viên kiến thức cơ bản về hệ điều khiển số, mô tả toán học hệ điều khiển số, ổn định hệ điều khiển số, tổng hợp hệ điều khiển số, điều khiển số máy điện.

2. Các học phần tự chọn (6 tín chỉ)

EMS 220 (2 tín chỉ) - Hệ thống nhúng

Học phần giới thiệu chung cho học viên về hệ thống nhúng; môi trường và các công cụ lập trình cho hệ thống nhúng; giao tiếp giữa hệ thống nhúng với các thiết bị, mạng dữ liệu, các thẻ điều hợp đa phương tiện và các thiết bị nhớ thứ cấp; hệ điều hành nhúng trong xử lý đồng hành lập lịch, truyền thông và đồng bộ hóa, … Các ví dụ ứng dụng cụ thể về chuyển đổi và xử lý tín hiệu, điều khiển, truyền thông và các ứng dụng thực tiễn khác.

MCI 220 (2 tín chỉ) - Đo lường và điều khiển xa

Học phần giới thiệu về kỹ thuật đo lường các đại lượng vật lý và ứng dụng vào điều khiển từ xa.

CLP 220 (2 tín chỉ) - Điều khiển logic và PLC

Học phần giới thiệu về các hệ điều khiển logic, các thiết bị điều khiển logic khả trình

SMC 220 (2 tín chỉ) - Hệ vi điều khiển

Học phần cung cấp cho học viên các kiến thức về cấu trúc chung, tập lệnh, phương pháp lập trình, các chế độ làm việc, giao tiếp với các thiết bị ngoại vi, giao tiếp với một số thiết bị đo lường, điều khiển của các hệ vi điều khiển trong đo lường và điều khiển công nghiệp.

STH 220 (2 tín chỉ) - Lý thuyết hệ thống

Học phần cung cấp cho học viên kiến thức về một số phương pháp, công cụ để tính toán, nghiên cứu, đánh giá và lựa chọn quyết định các khâu quan trọng của quá trình quy hoạch, thiết kế, xây dựng và khai thác, vận hành các hệ thống phức tạp.

OPM 220 (2 tín chỉ) - Phương pháp tối ưu

Học phần cung cấp cho học viên kiến thức nghiên cứu các bài toán tối ưu, quy hoạch tuyến tính, phi tuyến, quy hoạch động và rời rạc nhằm cung cấp khối kiến thức cơ bản về tính toán tối ưu cho học viên cao học ngành kỹ thuật.

C. KHỐI KIẾN THỨC CHUYÊN NGÀNH (16 TÍN CHỈ)

1. Các học phần bắt buộc (10 tín chỉ)

EMS 320 (2 tín chỉ) - Tổng hợp hệ điện, cơ

Học phần cung cấp cho học viên kiến thức về nguyên tắc và thuật toán cơ bản xây dựng hệ truyền động, trình bày các bộ điều chỉnh tương tự số, các hệ truyền động một chiều và xoay chiều.

PRC 320 (2 tín chỉ) - Điều khiển quá trình nâng cao

Học phần cung cấp cho học viên kiến thức tổng quan về các hệ điều khiển quá trình; mô hình quá trình; nhận dạng quá trình; các sách lược điều khiển cơ sở; đặc tính các thành phần hệ thống; thiết kế cấu trúc điều khiển cho quá trình đa biến; phân tích một số hệ điều khiển quá trình điển hình trong thực tế.

AFC 320 (2 tín chỉ) - Điều khiển tối ưu, thích nghi

Học phần cung cấp cho học viên kiến thức về phương pháp giải các bài toán tối ưu cho đối tượng có mô hình tĩnh hoặc động và cung cấp các thuật toán tìm nghiệm tối ưu, bao gồm thuật toán sử dụng gradient, không sử dụng gradient, thuật toán giải tích,…

170

NFC 320 (2 tín chỉ) - Điều khiển mờ, Nơron

Học phần cung cấp cho học viên kiến thức về Logic mờ; Điều khiển mờ; Các bộ điều khiển mờ nâng cao; Một số ứng dụng thực tế của hệ mờ; Mạng nơron nhân tạo; Mạng Perceptron và mạng tuyến tính; hệ nơron mờ.

MOC 320 (2 tín chỉ) - Điều khiển chuyển động

Học phần cung cấp cho học viên kiến thức về điều khiển chuyển động (ĐKCĐ), bao gồm tập hợp các tri thức thuộc lĩnh vực điều khiển phối hợp nhiều động cơ, tạo thành các chuyển động phẳng hay chuyển động trong không gian đã định.

2. Các học phần tự chọn (6 tín chỉ)

CIC 320 (2 tín chỉ) - Điều khiển sản xuất tích hợp máy tính

Học phần cung cấp cho học viên kiến thức về hệ thống tự động hóa quá trình sản xuất, phương thức điều khiển sản xuất tự động tích hợp máy tính điển hình như DCS và SCADA.

MSS 320 (2 tín chỉ) - Mô hình hóa và mô phỏng hệ điều khiển

Học phần cung cấp cho học viên kiến thức về mô hình hóa hệ thống; mô hình hệ thống; phương pháp mô phỏng; phương pháp dùng máy tính để mô hình hóa hệ điều khiển tự động; mô hình hóa các hệ ngẫu nhiên.

NRE 320 (2 tín chỉ) - Các dạng năng lượng mới và tái tạo

Học phần cung cấp cho học viên kiến thức tổng quan về Hệ thống năng lượng mới và đặc biệt là Năng lượng mặt trời; Nghiên cứu quá trình biến đổi năng lượng mặt trời thành điện năng; Tìm hiểu việc ứng dụng năng lượng mặt trời vào Việt Nam.

OIS 320 (2 tín chỉ) - Hệ thống thông tin quang

Học phần cung cấp cho học viên kiến thức nghiên cứu tổng quan về hệ thống thông tin quang; Cấu trúc các loại sợi quang và cáp sợi quang; Cấu trúc và đặc tính quan trọng của các nguồn phát quang bán dẫn; Cấu trúc bộ thu quang và các phần tử chuyển đổi quang; Kiến trúc, cách thức tổ chức cơ bản của một hệ thống thông tin quang điều biến cường độ IM thu trực tiếp; Một số vấn đề trong việc thiết kế hệ thống thông tin quang cho tín hiệu số và tín hiệu tương tự.

DSP 320 (2 tín chỉ) - Kỹ thuật DSP

Học phần cung cấp cho học viên kiến thức về xử lý tín hiệu số, các phép toán về xử lý tín hiệu, trên cơ sở đó học viên có thể tự mình sử dụng các chương trình MatLab và sử dụng được các hệ DSP như: TMS320 C5x,... và tham khảo được các tài liệu liên quan.

D. LUẬN VĂN THẠC SĨ (10 TÍN CHỈ)

Luận văn thạc sĩ là một đề tài khoa học thuộc lĩnh vực chuyên môn do đơn vị đào tạo giao hoặc do học viên tự đề xuất, được người hướng dẫn đồng ý và Hội đồng khoa học đào tạo chuyên ngành chấp thuận. Học viên được phép bảo vệ luận văn thạc sĩ sau khi hoàn thành các học phần thuộc khối kiến thức chung, khối kiến thức cơ sở và chuyên ngành.

171

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO THẠC SĨ KỸ THUẬT

Chuyên ngành Kĩ thuật điện

Mã số: 60 52 02 02.

Đơn vị đào tạo: Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp.

Năm bắt đầu đào tạo: 2004.

Thời gian tuyển sinh: Tháng 2 và Tháng 8 hàng năm.

Môn thi tuyển:

Môn thi Cơ bản: Toán cao cấp I;

Môn thi Cơ sở: Cơ sở kỹ thuật điện;

Môn Ngoại ngữ: Trình độ B Ngoại ngữ.

Thời gian đào tạo: 1.5 - 2 năm.

Số tín chỉ tích lũy: 48 tín chỉ.

Tên văn bằng: Thạc sĩ Kỹ thuật điện, điện tử và viễn thông.

I. CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

A. KHỐI KIẾN THỨC CHUNG (8 TÍN CHỈ) SỐ TÍN CHỈ

PHI 651 Triết học 3

ENG 651 Ngoại ngữ 5

B. KHỐI KIẾN THỨC CƠ SỞ (14 TÍN CHỈ)

1. Các học phần bắt buộc (8 tín chỉ)

MAT 220 Toán chuyên ngành 2

SRM 220 Phương pháp luận Nghiên cứu khoa học 2

DMC 220 Hệ điều khiển số máy điện 2

MME 220 Mô hình trường điện từ trong thiết bị điện 2

2. Các học phần tự chọn (6 tín chỉ)

MCI 220 Đo lường và điều khiển xa 2

CPE 220 Điều khiển các bộ biến đổi bán dẫn công suất 2

CLP 220 Điều khiển logic và PLC 2

SMC 220 Hệ vi điều khiển 2

STH 220 Lý thuyết hệ thống 2

OPM 220 Phương pháp tối ưu 2

C. KHỐI KIẾN THỨC CHUYÊN NGÀNH (16 TÍN CHỈ)

1. Các học phần bắt buộc (10 tín chỉ)

SCE 320 Cấu trúc điển hình của thiết bị điện điều khiển 2

VPW 320 Quá trình truyền sóng và quá áp trong Hệ thống điện 2

OPP 320 Tính toán tối ưu Hệ thống điện 2

CAE 320 Tính toán phân tích Hệ thống điện 2

PSS 320 Ổn định Hệ thống điện 2

2. Các học phần tự chọn (6 tín chỉ)

NRE 320 Các dạng năng lượng mới và tái tạo 2

ASP 320 Chế độ làm việc không bình thường của Hệ thống điện 2

172

RPA 320 Bảo vệ Rơ le và tự động hóa 2

FPE 320 Dự báo và quy hoạch phát triển điện năng 2

EMD 320 Khí cụ điện nâng cao 2

D. LUẬN VĂN THẠC SĨ (10 TÍN CHỈ)

II. MÔ TẢ TÓM TẮT HỌC PHẦN

A. KHỐI KIẾN THỨC CHUNG (8 TÍN CHỈ)

PHI 651 (3 tín chỉ) - Triết học

Học phần kế thừa những kiến thức đã học trong chương trình đào tạo Triết học ở bậc đại học, phát triển và nâng cao những nội dung cơ bản gắn liền với những thành tựu của khoa học - công nghệ, những vấn đề mới của thời đại và đất nước. Học viên được học các chuyên đề chuyên sâu; kiến thức về nhân sinh quan, thế giới quan duy vật biện chứng; những kiến thức cơ bản, có hệ thống về lịch sử hình thành, phát triển của triết học nói chung và các trường phái triết học nói riêng. Trên cơ sở đó giúp cho học viên có khả năng vận dụng kiến thức Triết học để giải quyết những vấn đề lý luận và thực tiễn trong lĩnh vực hoạt động chuyên môn, nghề nghiệp.

ENG 651 (5 tín chỉ) - Ngoại ngữ

Học phần cung cấp cho học viên kiến thức ngoại ngữ chuyên sâu về lĩnh vực chuyên môn, giúp cho học viên có thể đọc, dịch tài liệu phục vụ cho việc học tập các môn học chuyên ngành, nghiên cứu khoa học và hoàn thành luận văn thạc sĩ.

B. KHỐI KIẾN THỨC CƠ SỞ (14 TÍN CHỈ)

1. Các học phần bắt buộc (8 tín chỉ)

MAT 220 (2 tín chỉ) - Toán chuyên ngành

Học phần cung cấp cho học viên kiến thức cơ bản về chuỗi và ứng dụng vào việc giải các bài toán khai triển trong kỹ thuật. Đồng thời nắm vững cách giải một số dạng phương trình vi phân thường gặp trong kỹ thuật.

SRM 220 (2 tín chỉ) - Phương pháp luận Nghiên cứu khoa học

Nội dung tập trung phát triển kỹ năng hình thành vấn đề nghiên cứu, phát triển một thiết kế nghiên cứu, thiết kế kế hoạch thu nhập, phân tích và xử lý dữ liệu. Kỹ năng nghiên cứu tổng quan tài liệu. Các học viên sẽ thực hành trên một đề tài đã lựa chọn cụ thể để rèn luyện các kỹ năng hoàn thành một đề cương nghiên cứu bao gồm cả kế hoạch nghiên cứu cụ thể. Đề cương sẽ được trình bày cả bằng báo cáo viết và thuyết trình.

DMC 220 (2 tín chỉ) - Hệ điều khiển số máy điện

Học phần cung cấp cho học viên kiến thức về điều khiển số máy điện; Mô hình máy điện và thiết bị biến đổi; Hệ thống điều khiển số; Phần cứng và chương trình phần mềm cho điều khiển số máy điện; Điều khiển số động cơ điện một chiều; Điều khiển số động cơ ba pha ở chế độ xác lập; Điều khiển số động cơ xoay chiều ba pha ở chế độ quá độ.

MME 220 (2 tín chỉ) - Mô hình trường điện từ trong thiết bị điện

Học phần cung cấp cho học viên kiến thức về các loại bài toán trường điện từ thông dụng trong kỹ thuật điện và các phương pháp giải.

2. Các học phần tự chọn (6 tín chỉ)

MCI 220 (2 tín chỉ) - Đo lường và điều khiển xa

Học phần giới thiệu về kỹ thuật đo lường các đại lượng vật lý và ứng dụng vào điều khiển từ xa.

173

CPE 220 (2 tín chỉ) - Điều khiển các bộ biến đổi bán dẫn công suất

Học phần cung cấp cho học viên kiến thức về tính chất, đặc tính của các biến đổi ứng dụng điện tử công suất để tính toán, thiết kế và ứng dụng các biến đổi bán dẫn công suất trong lĩnh vực kỹ thuật điện nói chung và tự động hóa nói riêng.

CLP 220 (2 tín chỉ) - Điều khiển logic và PLC

Học phần cung cấp cho học viên kiến thức về điều khiển logic, các bộ điều khiển logic khả trình, ứng dụng các bộ điều khiển logic khả trình cho các lĩnh vực công nghiệp.

SMC 220 (2 tín chỉ) - Hệ vi điều khiển

Học phần cung cấp cho học viên kiến thức về: cấu trúc chung, tập lệnh, phương pháp lập trình, các chế độ làm việc, giao tiếp với các thiết bị ngoại vi, giao tiếp với một số thiết bị đo lường, điều khiển của các hệ vi điều khiển trong đo lường và điều khiển công nghiệp.

STH 220 (2 tín chỉ) - Lý thuyết hệ thống

Học phần cung cấp cho học viên kiến thức về một số phương pháp và công cụ để nghiên cứu hệ thống. Học viên cần nắm vững các kiến thức về xác xuất thống kê, các phương pháp quy hoạch tối ưu, mô hình toán học để đánh giá các chỉ tiêu kinh tế, tài chính và hiệu quả của chúng.

OPM 220 (2 tín chỉ) - Phương pháp tối ưu

Học phần cung cấp cho học viên kiến thức nghiên cứu các bài toán tối ưu, quy hoạch tuyến tính, phi tuyến, quy hoạch động và rời rạc nhằm cung cấp khối kiến thức cơ bản về tính toán tối ưu cho học viên cao học ngành kỹ thuật.

C. KHỐI KIẾN THỨC CHUYÊN NGÀNH (16 TÍN CHỈ)

1. Các học phần bắt buộc (10 tín chỉ)

SCE 320 (2 tín chỉ) - Cấu trúc điển hình của Thiết bị điện điều khiển

Học phần cung cấp cho học viên kiến thức cơ bản về thiết bị điều khiển và hệ thống thiết bị điều khiển.

VPW 320 (2 tín chỉ) - Quá trình truyền sóng và quá áp trong Hệ thống điện

Hệ thống điện có điện áp từ 110KV trở lên thuộc loại đường dây dài, vì vậy quá trình truyền tải điện năng là quá trình truyền sóng. Học phần giới thiệu các phương pháp tính toán sóng chạy trên đường dây và xử lý các hiện tượng quá điện áp.

OPP 320 (2 tín chỉ) - Tính toán tối ưu Hệ thống điện

Học phần cung cấp cho học viên kiến thức về các phương pháp tính toán tối ưu một số thông số cơ bản trong hệ thống điện.

CAE 320 (2 tín chỉ) - Tính toán phân tích Hệ thống điện

Học phần cung cấp cho học viên kiến thức về việc tính toán và phân tích hệ thống điện ở chế độ xác lập và chế độ quá độ. Ngoài ra, còn đưa ra ứng dụng của phương pháp quy hoạch toán học trong hệ thống điện.

PSS 320 (2 tín chỉ) - Ổn định Hệ thống điện

Học phần cung cấp cho học viên kiến thức về phương pháp tính toán và phân tích ổn định các hệ thống điện trong điều kiện làm việc bình thường trong sự cố.

174

2. Các học phần tự chọn (6 tín chỉ)

NRE 320 (2 tín chỉ) - Các dạng năng lượng mới và tái tạo

Học phần cung cấp cho học viên kiến thức tổng quan về các Hệ thống năng lượng mới và đặc biệt là Năng lượng mặt trời; Nghiên cứu quá trình biến đổi năng lượng mặt trời thành điện năng; Tìm hiểu việc ứng dụng năng lượng mặt trời vào Việt Nam.

ASP 320 (2 tín chỉ) - Chế độ làm việc không bình thường của Hệ thống điện

Học phần cung cấp cho học viên kiến thức về: Chế độ làm việc không bình thường của hệ thống điện; Phương pháp thành phần đối xứng; Xây dựng các mô hình toán học của phụ tải ba pha Không đối xứng, mô hình toán học khi các tổng trở, tổng dẫn lớn; Các phương pháp đối xứng hóa hệ thống điện.

RPA 320 (2 tín chỉ) - Bảo vệ Rơ le và tự động hóa

Học phần cung cấp cho học viên kiến thức về vấn đề bảo vệ các hệ thống điện khi xảy ra sự cố: tóm tắt phương pháp tính toán các chế độ hư hỏng và làm việc không bình thường của hệ thống, mô tả nguyên lý làm việc và chức năng của phần tử chính trong sơ đồ bảo vệ, nguyên lý đo lường và phát hiện hư hỏng trong hệ thống điện,… Giới thiệu việc sử dụng kỹ thuật số trong bảo vệ hệ thống điện và nguyên lý hoạt động, vận hành và thiết kế các hệ thống tự động trong hệ thống.

FPE 320 (2 tín chỉ) - Dự báo và quy hoạch phát triển điện năng

Học phần cung cấp cho học viên kiến thức về quy hoạch phát triển hệ thống điện về nguồn điện, lưới điện.

EMD 320 (2 tín chỉ) - Khí cụ điện nâng cao

Học phần cung cấp cho học viên kiến thức về những vấn đề cải tiến các khí cụ điện và hướng giải quyết, ứng dụng trong sản xuất.

D. LUẬN VĂN THẠC SĨ (10 TÍN CHỈ)

Luận văn thạc sĩ là một đề tài khoa học thuộc lĩnh vực chuyên môn do đơn vị đào tạo giao hoặc do học viên tự đề xuất, được người hướng dẫn đồng ý và Hội đồng khoa học đào tạo chuyên ngành chấp thuận. Học viên được phép bảo vệ luận văn thạc sĩ sau khi hoàn thành các học phần thuộc khối kiến thức chung, khối kiến thức cơ sở và chuyên ngành.

175

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO THẠC SĨ KỸ THUẬT

Chuyên ngành Kĩ thuật điện tử

Mã số: 60 52 02 03.

Đơn vị đào tạo: Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp.

Năm bắt đầu đào tạo: 2008.

Thời gian tuyển sinh: Tháng 2 và Tháng 8 hàng năm.

Môn thi tuyển:

Môn thi Cơ bản: Toán cao cấp I;

Môn thi Cơ sở: Xử lý tín hiệu số;

Môn Ngoại ngữ: Trình độ B Ngoại ngữ.

Thời gian đào tạo: 1.5 - 2 năm.

Số tín chỉ tích lũy: 48 tín chỉ.

Tên văn bằng: Thạc sĩ Kỹ thuật điện, điện tử và viễn thông.

I. CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

A. KHỐI KIẾN THỨC CHUNG (8 TÍN CHỈ) SỐ TÍN CHỈ

PHI 651 Triết học 3

ENG 651 Ngoại ngữ 5

B. KHỐI KIẾN THỨC CƠ SỞ (14 TÍN CHỈ)

1. Các học phần bắt buộc (8 tín chỉ)

MAT 220 Toán chuyên ngành 2

SRM 220 Phương pháp luận nghiên cứu khoa học 2

CSM 220 Mô phỏng các hệ thống thông tin 2

ITC 220 Lý thuyết thông tin và mã hoá 2

2. Các học phần tự chọn (6 tín chỉ)

ACE 220 Điều khiển nâng cao 2

FTS 220 Cơ sở mạng viễn thông 2

OPE 220 Quang điện tử 2

DSP 220 Kỹ thuật DSP 2

STH 220 Lý thuyết hệ thống 2

OPM 220 Phương pháp tối ưu 2

C. KHỐI KIẾN THỨC CHUYÊN NGÀNH (16 TÍN CHỈ)

1. Các học phần bắt buộc (10 tín chỉ)

FMC 320 Đo lường và điều khiển từ xa 2

AOC 320 Thông tin quang nâng cao 2

EMS 320 Hệ thống nhúng 2

ADC 320 Thông tin số nâng cao 2

AWC 320 Các hệ thống không dây tiên tiến 2

2. Các học phần tự chọn (6 tín chỉ)

SMC 320 Hệ vi điều khiển 2

CLP 320 Điều khiển Logic và PLC 2

176

AIN 320 Trí tuệ nhân tạo 2

SSC 320 Lý thuyết trải phổ và đa truy nhập vô tuyến 2

DSL 320 Công nghệ XDSL 2

VIP 320 Điện thoại VoIP 2

D. LUẬN VĂN THẠC SĨ (10 TÍN CHỈ)

II. MÔ TẢ TÓM TẮT HỌC PHẦN

A. KHỐI KIẾN THỨC CHUNG (8 TÍN CHỈ)

PHI 651 (3 tín chỉ) - Triết học

Học phần kế thừa những kiến thức đã học trong chương trình đào tạo Triết học ở bậc đại học, phát triển và nâng cao những nội dung cơ bản gắn liền với những thành tựu của khoa học - công nghệ, những vấn đề mới của thời đại và đất nước. Học viên được học các chuyên đề chuyên sâu; kiến thức về nhân sinh quan, thế giới quan duy vật biện chứng; những kiến thức cơ bản, có hệ thống về lịch sử hình thành, phát triển của triết học nói chung và các trường phái triết học nói riêng. Trên cơ sở đó giúp cho học viên có khả năng vận dụng kiến thức Triết học để giải quyết những vấn đề lý luận và thực tiễn trong lĩnh vực hoạt động chuyên môn, nghề nghiệp.

ENG 651 (5 tín chỉ) - Ngoại ngữ

Học phần cung cấp cho học viên kiến thức ngoại ngữ chuyên sâu về lĩnh vực chuyên môn, giúp cho học viên có thể đọc, dịch tài liệu phục vụ cho việc học tập các môn học chuyên ngành, nghiên cứu khoa học và hoàn thành luận văn thạc sĩ.

B. KHỐI KIẾN THỨC CƠ SỞ (14 TÍN CHỈ)

1. Các học phần bắt buộc (8 tín chỉ)

MAT 220 (2 tín chỉ) - Toán chuyên ngành

Học phần cung cấp cho học viên kiến thức cơ bản về chuỗi và ứng dụng vào việc giải các bài toán khai triển trong kỹ thuật, đồng thời nắm vững cách giải một số dạng phương trình vi phân thường gặp trong kỹ thuật.

SRM 220 (2 tín chỉ) - Phương pháp luận nghiên cứu khoa học

Học phần giúp học viên phát triển một cách tiếp cận có cấu trúc để tiến hành nghiên cứu khoa học trong kỹ thuật. Nội dung tập trung phát triển kỹ năng hình thành vấn đề nghiên cứu, phát triển một thiết kế nghiên cứu, thiết kế kế hoạch thu nhập, phân tích và xử lý dữ liệu. Kỹ năng nghiên cứu tổng quan tài liệu cũng được quan tâm. Các học viên sẽ thực hành trên một đề tài đã lựa chọn cụ thể để rèn luyện các kỹ năng hoàn thành một đề cương nghiên cứu bao gồm cả kế hoạch nghiên cứu cụ thể. Đề cương sẽ được trình bày cả bằng báo cáo viết và thuyết trình. ơ

CSM 220 (2 tín chỉ) - Mô phỏng các hệ thống thông tin

Học phần cung cấp cho học viên kiến thức về các công cụ toán học cho việc mô hình hóa, đánh giá các phần tử trong hệ thống thông tin phục vụ mục đích nghiên cứu các hệ thống thông tin thực tế bằng các công cụ mô phỏng.

ITC 220 (2 tín chỉ) - Lý thuyết thông tin và mã hoá

Học phần cung cấp cho học viên kiến thức cơ sở về phổ tín hiệu và nhiễu, các đặc trưng của nguồn tin, đánh giá nguồn tin qua lượng tin, các phương thức mã hóa nguồn và mã hóa kênh nhằm đảm bảo truyền tin tối ưu nhất với xác suất sai nhầm ít nhất. Các phương pháp mã hóa căn bản được giới thiệu và các đặc tính, ưu nhược điểm của các phương pháp được so sánh với nhau. Học phần còn đề cập đến đặc tính gây méo liên ký tự trên kênh và các phương pháp cân bằng.

177

2. Các học phần tự chọn (6 tín chỉ)

ACE 220 (2 tín chỉ) - Điều khiển nâng cao

Học phần cung cấp cho học viên kiến thức về: nhận dạng; Điều khiển tối ưu (gồm các bài toán tối ưu tính và 3 phương pháp tối ưu động); Điều khiển thích nghi cho các hệ cực trị và giải tích.

FTS 220 (2 tín chỉ) - Cơ sở mạng viễn thông

Học phần cung cấp cho học viên kiến thức cơ bản của kỹ thuật truyền dẫn, các hệ thống thông tin vô tuyến và quang; cơ sở kỹ thuật chuyển mạch kênh và gói; Các phần tử cấu thành mạng viễn thông, các giao thức và dịch vụ mạng, các kế hoạch kỹ thuật mạng, các công nghệ mạng viễn thông, các vấn đề kết nối mạng, các xu hướng phát triển mạng và dịch vụ viễn thông.

OPE 220 (2 tín chỉ) - Quang điện tử

Học phần giới thiệu cho học viên kiến thức về các linh kiện quang điện tử: Điôt quang, Tranzitor lưỡng cực quang, Tranzitor quang, Thyristor quang, Triac quang, điôt phát quang,… và một số ứng dụng tiêu biểu; Giới thiệu cấu tạo và các tham số cơ bản của các linh kiện thu, phát Lazer; một số hệ thống thu phát Lazer tiêu biểu; Giới thiệu những đặc tính cơ bản của sợi dẫn quang; Một số mạch tổ hợp quang.

DSP 220 (2 tín chỉ) - Kỹ thuật DSP

Học phần giới thiệu bộ xử lý số DSP, giúp học viên tiếp cận công nghệ mới về thực hiện bài toán xử lý tín hiệu trong thời gian thực hay bài toán xử lý tín hiệu số (khả năng này ở các bộ vi xử lý, vi điều khiển khó có thể đạt được). DSP hiện nay được ứng dụng một số lĩnh vực chính: trong công nghiệp (điều kiển tốc độ cao, phân tích dung động, kỹ thuật robot, điều khiển thích nghi...), trong y tế (khuyếch đại âm thanh, phân tích X-quang, chuẩn đoán siêu âm,…), trong xử lý tiếng nói (tổng hợp tiếng nói, nhận dạng tiếng nói,…).

STH 220 (2 tín chỉ) - Lý thuyết hệ thống

Học phần giới thiệu cho học viên một số phương pháp, công cụ để tính toán, nghiên cứu, đánh giá và lựa chọn quyết định trong các khâu quan trọng của quá trình quy hoạch, thiết kế, xây dựng và khai thác, vận hành các hệ thống lớp phức tạp.

OPM 220 (2 tín chỉ) - Phương pháp tối ưu

Học phần cung cấp cho học viên các khái niệm cơ bản về tối ưu, các khái niệm và tính chất cơ bản của bài toán quy hoạch tuyến tính, quy hoạch phi tuyến; Một số bài toán thường gặp, sử dụng một số phần mềm giải bài toán tối ưu.

C. KHỐI KIẾN THỨC CHUYÊN NGÀNH (16 TÍN CHỈ)

1. Các học phần bắt buộc (10 tín chỉ)

FMC 320 (2 tín chỉ) - Đo lường và điều khiển từ xa

Học phần cung cấp cho học viên kiến thức về kỹ thuật đo lường các đại lượng vật lý và ứng dụng vào điều khiển từ xa.

AOC 320 (2 tín chỉ) - Thông tin quang nâng cao

Học phần cung cấp cho học viên một số kỹ thuật chuyên sâu trong thông tin quang như bù tán sắc, các hiệu ứng phi tuyến chuyển mạch và ghép kênh quang; Kỹ thuật WDM: cấu trúc mạng WDM diện rộng và diện đô thị, các phần tử trong hệ thống mạng WDM, bảo vệ và hồi phục mạng WDM; Truyền tải IP/quang; Khuyết đại quang; Thông tin quang Coherent.

EMS 320 (2 tín chỉ) - Hệ thống nhúng

Học phần cung cấp cho học viên kiến thức về hệ thống nhúng: môi trường và các công cụ lập trình cho hệ thống nhúng; giao tiếp giữa hệ thống nhúng với các thiết bị, mạng dữ liệu, các thẻ điều hợp đa phương tiện và các thiết bị nhớ thứ cấp;… Các ví dụ ứng dụng cụ thể về chuyển đổi và xử lý tín hiệu, điều khiển, truyền thông và các ứng dụng thực tiễn khác.

178

ADC 320 (2 tín chỉ) - Thông tin số nâng cao

Học phần cung cấp cho học viên các kiến thức về thông tin số: Khái niệm tổng quát và phân bố xác suất của những quá trình ngẫu nhiên trong thông tin; Mã hóa nguồn thôn tin và các đặc trưng cơ bản của hệ thống, tín hiệu trong thông tin; Điều chế và giải điều chế dãy thông tin; Phân tích và tính toán tuyến thông tin với mô hình tiêu biểu là hệ thống thông tin vệ tinh; Tổng quan về một số hệ thống thông tin số tiêu biểu ứng dụng cho việc truyền dữ liệu qua các mạng máy tính.

AWC 320 (2 tín chỉ) - Các hệ thống không dây tiên tiến

Học phần cung cấp cho học viên kiến thức: Tổng quan về thông tin di động; các sơ đồ xử lý tín hiệu thoại đa phương tiện trong thông tin di động và dịch vụ trong các hệ thống thông tin di động; Đặc điểm truyền dẫn ở thông tin di động; Hệ thống thông tin di động tổ ong GSM; Hệ thống thông tin di động tổ ong IS – 95 CDMA; Hệ thống PHS GPRS và 3G UMTS; CDMA 2000; Đo đạc và kiểm tra hệ thống thông tin di động; Cơ sở thiết kế mạng thông tin di động; Các mạng vùng vô tuyến và hội tụ các mạng vo tuyến vào thông tin di động 4G.

2. Các học phần tự chọn (6 tín chỉ)

SMC 320 (2 tín chỉ) - Hệ vi điều khiển

Học phần cung cấp cho học viên kiến thức về: cấu trúc chung, tập lệnh, phương pháp lập trình, các chế độ làm việc, giao tiếp với các thiết bị ngoại vi, giao tiếp với một số thiết bị đo lường, điều khiển của các hệ vi điều khiển trong đo lường và điều khiển công nghiệp.

CLP 320 (2 tín chỉ) - Điều khiển Logic và PLC

Học phần cung cấp cho học viên kiến thức về các hệ điều khiển logic, các thiết bị điều khiển logic khả trình, ứng dụng các bộ điều khiển logic khả trình cho các lĩnh vực công nghiệp.

AIN 320 (2 tín chỉ) - Trí tuệ nhân tạo

Học phần cung cấp cho học viên một số khái niệm và kỹ thuật cơ bản của trí tuệ nhân tạo trong việc tìm kiếm và giải quyết vấn đề, đặc biệt là phương pháp Heuristic; Các phương pháp biểu diễn và xử lý tri thức cơ bản làm cơ sở cho việc xây dựng các hệ thống thông minh. Các mô hình biểu diễn tri thức, các chiến lược suy diễn trong hệ sản xuất.

SSC 320 (2 tín chỉ) - Lý thuyết trải phổ và đa truy nhập vô tuyến

Học phần cung cấp cho học viên kiến thức về: Các phương pháp truy nhập vô tuyến; Các giao thức đa truy nhập; Tạo mã trải phổ; Hệ thống trải phổ chuỗi trực tiếp; Các hệ thống trải phổ nhẩy tần và thời gian; Đồng bộ mã trong các hệ thống thông tin trải phổ; Mô hình của kênh đa truy nhập phân chia theo mã chuỗi trực tiếp và hiệu năng của nó; Tách sóng đa người sử dụng; Đa truy nhập phân chia theo tần số trực giao và CDMA đa sóng mang; Kỹ thuật sử lý không gian và anten thông minh cho các hệ thống đa truy nhập vô tuyến; Dung lượng các hệ thống thông tin di động; Các kỹ thuật đa truy nhập trong UWB.

DSL 320 (2 tín chỉ) - Công nghệ XDSL

Học phần cung cấp cho học viên kiến thức tìm hiểu về công nghệ phát triển trên đường dây thuê bao số XDSL theo quá trình phát triển mạng viễn thông; Cấu trúc một mạng XDSL, các kỹ thuật truyền dẫn cơ bản; Các họ công nghệ đường dây thuê bao; Các thiết bị, các thiết bị, các biện pháp lắp đặt, vận hành và quản lý mạng XDSL.

VIP 320 (2 tín chỉ) - Điện thoại VoIP

Học phần giới thiệu cho học viên về truyền thoại qua Internet, khảo sát hệ thống, các giao thức trong Voip; Các quá trình báo hiệu, xử lý cuộc gọi và các giải pháp triển khai dịch vụ truyền tiếng nói qua Internet ở Việt Nam cũng như trên thế giới.

D. LUẬN VĂN THẠC SĨ (10 TÍN CHỈ)

Luận văn thạc sĩ là một đề tài khoa học thuộc lĩnh vực chuyên môn do đơn vị đào tạo giao hoặc do học viên tự đề xuất, được người hướng dẫn đồng ý và Hội đồng khoa học đào tạo chuyên ngành chấp thuận. Học viên được phép bảo vệ luận văn thạc sĩ sau khi hoàn thành các học phần thuộc khối kiến thức chung, khối kiến thức cơ sở và chuyên ngành.

179

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO THẠC SĨ KỸ THUẬT

Chuyên ngành Cơ kĩ thuật

Mã số: 60 52 01 01.

Đơn vị đào tạo: Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp.

Năm bắt đầu đào tạo: 2004.

Thời gian tuyển sinh: Tháng 2 và Tháng 8 hàng năm.

Môn thi tuyển:

Môn thi Cơ bản: Toán cơ học;

Môn thi Cơ sở: Cơ học kỹ thuật;

Môn Ngoại ngữ: Trình độ B Ngoại ngữ.

Thời gian đào tạo: 1 - 2 năm.

Số tín chỉ tích lũy: 48 tín chỉ.

Tên văn bằng: Thạc sĩ Kỹ thuật cơ khí và cơ kĩ thuật.

I. CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

A. KHỐI KIẾN THỨC CHUNG (8 TÍN CHỈ) SỐ TÍN CHỈ

PHI 651 Triết học 3

ENG 651 Ngoại ngữ 5

B. KHỐI KIẾN THỨC CƠ SỞ (16 TÍN CHỈ)

1. Các học phần bắt buộc (10 tín chỉ)

MAT 220 Toán chuyên ngành 2

SRM 220 Phương pháp luận Nghiên cứu khoa học 2

FEM 220 Phương pháp phần tử hữu hạn trong kỹ thuật 2

MPM 220 Quy hoạch và xử lý số liệu thực nghiệm 2

STH 220 Lý thuyết hệ thống 2

2. Các học phần tự chọn (6 tín chỉ)

FWL 220 Ma sát, mòn và kỹ thuật bôi trơn 2

MIM 220 Đo lường trong kỹ thuật 2

MTS 220 Hệ thống cơ điện tử 2

CTD 320 Điều khiển chuyển động 2

MKI 320 Động lực học phi tuyến 2

NBM 320 Phương pháp số trong cơ học kỹ thuật 2

C. KHỐI KIẾN THỨC CHUYÊN NGÀNH (14 TÍN CHỈ)

1. Các học phần bắt buộc (8 tín chỉ)

MKC 320 Động lực học máy 2

180

MCM 320 Vật liệu composite 2

IRB 320 Robot công nghiệp 2

2. Các học phần tự chọn (6 tín chỉ)

Nhóm I

TMT 320 Lý thuyết biến dạng đàn hồi vật liệu và ứng dụng 2

TTP 320 Lý thuyết biến dạng dẻo vật liệu và ứng dụng 2

TPS 320 Lý thuyết tấm và vỏ 2

Nhóm II

MCM 320 Cơ học môi trường liên tục 2

KMM 320 Động lực học môi trường nhiều pha 2

EOS 320 Kỹ thuật rung 2

Nhóm III

PDD 320 Thiết kế và phát triển sản phẩm 2

MPM 320 Gia công vật liệu có độ bền cao 2

MCS 320 Hệ thống tích hợp CAD/CAM và quá trình sản xuất hiện đại 2

D. LUẬN VĂN THẠC SĨ (10 TÍN CHỈ)

II. MÔ TẢ TÓM TẮT HỌC PHẦN

A. KHỐI KIẾN THỨC CHUNG (8 TÍN CHỈ)

PHI 651 (3 tín chỉ) - Triết học

Học phần kế thừa những kiến thức đã học trong chương trình đào tạo Triết học ở bậc đại học, phát triển và nâng cao những nội dung cơ bản gắn liền với những thành tựu của khoa học - công nghệ, những vấn đề mới của thời đại và đất nước. Học viên được học các chuyên đề chuyên sâu; kiến thức về nhân sinh quan, thế giới quan duy vật biện chứng; những kiến thức cơ bản, có hệ thống về lịch sử hình thành, phát triển của triết học nói chung và các trường phái triết học nói riêng. Trên cơ sở đó giúp cho học viên có khả năng vận dụng kiến thức Triết học để giải quyết những vấn đề lý luận và thực tiễn trong lĩnh vực hoạt động chuyên môn, nghề nghiệp.

ENG 651 (5 tín chỉ) - Ngoại ngữ

Học phần cung cấp cho học viên kiến thức ngoại ngữ chuyên sâu về lĩnh vực chuyên môn, giúp cho học viên có thể đọc, dịch tài liệu phục vụ cho việc học tập các môn học chuyên ngành, nghiên cứu khoa học và hoàn thành luận văn thạc sĩ.

B. KHỐI KIẾN THỨC CƠ SỞ (16 TÍN CHỈ)

1. Các học phần bắt buộc (10 tín chỉ)

MAT 220 (2 tín chỉ) - Toán chuyên ngành

Học phần cung cấp cho học viên kiến thức cần thiết để nghiên cứu các bài toán Cơ học: phương trình vật lý toán và hàm số biến số phức (hàm biến phức); Mở rộng và áp dụng các kiến thức vào các bài toán lĩnh vực cơ học, cơ khí.

181

SRM 220 (2 tín chỉ) - Phương pháp luận Nghiên cứu khoa học

Học phần giúp học viên phát triển một cách tiếp cận có cấu trúc để tiến hành nghiên cứu khoa học trong kỹ thuật. Nội dung tập trung phát triển kỹ năng hình thành vấn đề nghiên cứu, phát triển một thiết kế nghiên cứu, thiết kế kế hoạch thu nhập, phân tích và xử lý dữ liệu. Kỹ năng nghiên cứu tổng quan tài liệu cũng được quan tâm. Các học viên sẽ thực hành trên một đề tài đã lựa chọn cụ thể để rèn luyện các kỹ năng hoàn thành một đề cương nghiên cứu bao gồm cả kế hoạch nghiên cứu cụ thể. Đề cương sẽ được trình bày cả bằng báo cáo viết và thuyết trình.

FEM 220 (2 tín chỉ) - Phương pháp phần tử hữu hạn trong kỹ thuật

Học phần cung cấp cho học viên kiến thức về phương pháp phần tử hữu hạn ứng dụng để tự lập trình mô hình tình toán các bài toán cơ học ứng dụng (Cơ học vật rắn biến dạng, Cơ học chất lỏng, Cơ học hệ thực vật,…).

MPM 220 (2 tín chỉ) - Quy hoạch và xử lý số liệu thực nghiệm

Học phần cung cấp cho học viên kiến thức về thiết kế thí nghiệm và tổ chức quá trình thí nghiệm, thực nhiệm, trên cơ sở đó đánh giá các số liệu của quá trình thực nghiệm và đưa ra kết luận.

STH 220 (2 tín chỉ) - Lý thuyết hệ thống

Học phần giới thiệu một số phương pháp, công cụ để tính toán, nghiên cứu đánh giá, và lựa chọn quyết định trong các khâu quan trọng của quá trình quy hoạch, thiết kế, xây dựng và khai thác, vận hành các hệ thống lớn phức tạp.

2. Các học phần tự chọn (6 tín chỉ)

FWL 220 (2 tín chỉ) - Ma sát, mòn và kỹ thuật bôi trơn

Học phần cung cấp cho học viên kiến thức về ma sát và mòn; nghiên cứu các quy luật ma sát trượt cơ bản, vai trò của chất bôi trơn trong giảm ma sát, các quá trình mòn và cơ chế mòn. Từ đó, đưa ra phương pháp tính toán thiết kế chi tiết máy có kể đến tác dụng của ma sát và bôi trơn.

MIM 220 (2 tín chỉ) - Đo lường trong kỹ thuật

Học phần giúp học viên bổ sung kiến thức và phương pháp, thiết bị đo lường tự động đảm bảo chất lượng sản phẩm cơ khí trong quá trình sản xuất.

MTS 220 (2 tín chỉ) - Hệ thống cơ điện tử

Học phần cung cấp cho học viên kiến thức về cơ điện tử và các hệ thống cơ điện trong công nghiệp và trong chế tạo máy.

CTD 320 (2 tín chỉ) - Điều khiển chuyển động

Học phần cung cấp cho học viên các lý thuyết về điều khiển chuyển động, các bài toán điều khiển tối ưu các chuyển động trong cơ học.

MKI 320 (2 tín chỉ) - Động lực học phi tuyến

Học phần cung cấp cho học viên các vấn đề cơ bản và phương pháp nghiên cứu hiện đại trong lĩnh vực động lực học phi tuyến và chaos.

NBM 320 (2 tín chỉ) - Phương pháp số trong cơ học kỹ thuật

Học phần cung cấp cho học viên kiến thức về một số phương pháp tính được ứng dụng nhiều trong kỹ thuật cơ học và cơ khí.

182

C. KHỐI KIẾN THỨC CHUYÊN NGÀNH (14 TÍN CHỈ)

1. Các học phần bắt buộc (8 tín chỉ)

MKC 320 (2 tín chỉ) - Động lực học máy

Học phần cung cấp cho học viên kiến thức về phương pháp tiếp cận trong nghiên cứu máy (xây dựng mô hình máy), nghiên cứu các đặc trưng động lực của máy (các đặc tuyển làm việc của máy, phương trình chuyển động của các chế độ làm việc của máy), các khảo sát tính toán động lực của máy.

MCM 320 (2 tín chỉ) - Vật liệu composite

Học phần cung cấp cho học viên kiến thức về cơ học vật liệu composite cốt sợi nền nhựa hữu cơ, một loại vật liệu có định hướng cao.

IRB 320 (2 tín chỉ) - Robot công nghiệp

Học phần cung cấp cho học viên kiến thức nghiên cứu cấu trúc cơ bản của robot, các phép biến đổi ma trận sử dụng để nghiên cứu động học và động lực học của robot; Các phương pháp cơ bản để điều khiển và điều chỉnh robot, các thiết bị truyền dẫn cũng như các ứng dụng của robot trong công nghiệp.

2. Các học phần tự chọn (6 tín chỉ)

Nhóm I

TMT 320 (2 tín chỉ) - Lý thuyết biến dạng đàn hồi vật liệu và ứng dụng

Học phần cung cấp cho học viên kiến thức mở rộng và nâng cao lý thuyết cơ bản, tổng quát về cơ học vật rắn biến dạng đàn hồi.

TTP 320 (2 tín chỉ) - Lý thuyết biến dạng dẻo vật liệu và ứng dụng

Học phần cung cấp cho học viên kiến thức mở rộng và nâng cao lý thuyết đàn dẻo và các ứng dụng trong thực tiễn.

TPS 320 (2 tín chỉ) - Lý thuyết tấm và vỏ

Học phần cung cấp cho học viên kiến thức về lý thuyết tính toán tấm vỏ và các bài toán ứng dụng của nó trong thực tiễn.

Nhóm II

MCM 320 (2 tín chỉ) - Cơ học môi trường liên tục

Học phần cung cấp cho học viên kiến thức cơ bản về lý thuyết, ứng dụng của cơ học trong môi trường liên tục; Đi sâu nghiên cứu và ứng dụng vào chuyên ngành cơ học kỹ thuật.

KMM 320 (2 tín chỉ) - Động lực học môi trường nhiều pha

Học phần cung cấp cho học viên kiến thức về nguyên lý và quy luật Cơ học chung của môi trường nhiều pha, qua các phương trình cơ bản thủy nhiệt động lực học của môi trường nhiều pha và các tính chất vật lý nhiễu; nghiên cứu chuyển động vĩ mô, cân bằng các hiện tượng bất thường thường xuyên xuất hiện và xảy ra trong môi trường nhiều pha.

EOS 320 (2 tín chỉ) - Kỹ thuật rung

Học phần cung cấp cho học viên kiến thức về lý thuyết kỹ thuật rung, phương pháp chống rung và một số bài toán ứng dụng và tính thiết bị rung.

183

Nhóm III

PDD 320 (2 tín chỉ) - Thiết kế và phát triển sản phẩm

Học phần cung cấp cho học viên kiến thức nâng cao về thiết kế sản phẩm cơ khí (các hệ thống, bộ phận) theo nhiều chỉ tiêu khác nhau. Các chỉ tiêu này bao gồm: thiết kế cho chế tạo và lắp ráp, thiết kế theo tính tiện dụng, thiết kế thân thiện môi trường….

MPM 320 (2 tín chỉ) - Gia công vật liệu có độ bền cao

Học phần cung cấp cho học viên kiến thức cơ bản về vật liệu mới, phương pháp gia công vật liệu mới.

MCS 320 (2 tín chỉ) - Hệ thống tích hợp CAD/CAM và quá trình sản xuất hiện đại

Học phần cung cấp cho học viên kiến thức về hệ thống sản xuất tự động, các kiến thức điều khiển kỹ thuật số trong sản xuất; phương pháp xây dựng ngân hàng dữ liệu và các phương pháp tối ưu hóa bài toán tổ chức sản xuất.

D. LUẬN VĂN THẠC SĨ (10 TÍN CHỈ)

Luận văn thạc sĩ là một đề tài khoa học thuộc lĩnh vực chuyên môn do đơn vị đào tạo giao hoặc do học viên tự đề xuất, được người hướng dẫn đồng ý và Hội đồng khoa học đào tạo chuyên ngành chấp thuận. Học viên được phép bảo vệ luận văn thạc sĩ sau khi hoàn thành các học phần thuộc khối kiến thức chung, khối kiến thức cơ sở và chuyên ngành.

184

185

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO THẠC SĨ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

Chuyên ngành Khoa học máy tính

Mã số: 60 48 01 01.

Đơn vị đào tạo: Trường Đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông.

Năm bắt đầu đào tạo: 2002.

Thời gian tuyển sinh: Tháng 2 và Tháng 8 hàng năm.

Môn thi tuyển:

Môn thi Cơ bản: Toán rời rạc;

Môn thi Cơ sở: Tin cơ sở;

Môn Ngoại ngữ: Trình độ B Ngoại ngữ.

Thời gian đào tạo: 1.5 - 2 năm.

Số tín chỉ tích lũy: 53 tín chỉ.

Tên văn bằng: Thạc sĩ Máy tính.

I. CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

A. KHỐI KIẾN THỨC CHUNG (8 TÍN CHỈ) SỐ TÍN CHỈ

PHI 651 Triết học 3

ENG 651 Ngoại ngữ 5

B. KHỐI KIẾN THỨC CƠ SỞ (21 TÍN CHỈ)

1. Các học phần bắt buộc (13 tín chỉ)

MIR 221 Phương pháp nghiên cứu khoa học chuyên ngành 3

DBS 221 An toàn bảo mật dữ liệu 2

AST 221 Công nghệ phần mềm nâng cao 2

CNC 221 Mạng và truyền dữ liệu nâng cao 2

AAI 221 Trí tuệ nhân tạo nâng cao 2

PDP 221 Xử lý song song và phân tán 2

2. Các học phần tự chọn (8 tín chỉ)

ADS 221 Cơ sở dữ liệu nâng cao 2

SDA 221 Phân tích thống kê dữ liệu 2

NNA 221 Mạng nơron và ứng dụng 2

MIT 221 Phân tích thiết kế hệ thống thông tin 2

DSS 221 Hệ hỗ trợ quyết định 2

MIT 221 Các phương pháp toán học chọn lọc cho Công nghệ thông tin

2

DIP 221 Nhận dạng và xử lý ảnh 2

C. KHỐI KIẾN THỨC CHUYÊN NGÀNH (12 TÍN CHỈ)

1. Các học phần bắt buộc (6 tín chỉ)

MDB 321 Cơ sở dữ liệu đa phương tiện 2

DBM 321 Khai phá dữ liệu 2

186

OOP 321 Lập trình hướng đối tượng 2

2. Các học phần tự chọn (6 tín chỉ)

RTS 321 Các hệ thống thời gian thực và phân tán 2

NWA 321 Quản trị mạng 2

SSM 321 Chuyên đề 4

LIM 321 Học máy 2

NNA 321 Mạng nơron và ứng dụng 2

D. LUẬN VĂN THẠC SĨ (12 TÍN CHỈ)

II. MÔ TẢ TÓM TẮT HỌC PHẦN

A. KHỐI KIẾN THỨC CHUNG (8 TÍN CHỈ)

PHI 651 (3 tín chỉ) - Triết học

Học phần kế thừa những kiến thức đã học trong chương trình đào tạo Triết học ở bậc đại học, phát triển và nâng cao những nội dung cơ bản gắn liền với những thành tựu của khoa học - công nghệ, những vấn đề mới của thời đại và đất nước. Học viên được học các chuyên đề chuyên sâu; kiến thức về nhân sinh quan, thế giới quan duy vật biện chứng; những kiến thức cơ bản, có hệ thống về lịch sử hình thành, phát triển của triết học nói chung và các trường phái triết học nói riêng. Trên cơ sở đó giúp cho học viên có khả năng vận dụng kiến thức Triết học để giải quyết những vấn đề lý luận và thực tiễn trong lĩnh vực hoạt động chuyên môn, nghề nghiệp.

ENG 651 (5 tín chỉ) - Ngoại ngữ

Học phần cung cấp cho học viên kiến thức ngoại ngữ chuyên sâu về lĩnh vực chuyên môn, giúp cho học viên có thể đọc, dịch tài liệu phục vụ cho việc học tập các môn học chuyên ngành, nghiên cứu khoa học và hoàn thành luận văn thạc sĩ.

B. KHỐI KIẾN THỨC CƠ SỞ (21 TÍN CHỈ)

1. Các học phần bắt buộc (13 tín chỉ)

MIR 221 (2 tín chỉ) - Phương pháp nghiên cứu khoa học chuyên ngành

Học phần cung cấp cho học viên kiến thức về các khái niệm cơ bản, mô hình, phương pháp tư duy, kỹ năng xác định đề tài nghiên cứu khoa học, tìm hiểu thông tin và tư liệu, viết tổng luận, xác định và phát triển các chủ đề, viết và trình bày một báo cáo khoa học thuộc lĩnh vực đã chọn.

DBS 221 (2 tín chỉ) - An toàn bảo mật dữ liệu

Học phần cung cấp kiến thức về vấn đề an toàn cho hệ thống thông tin, tính bảo mật của một cơ sở dữ liệu. Các cơ sở toán học và giải thuật của các hệ mã; Các hệ mã cổ điển, mã công khai, chữ ký điện tử.

AST 221 (2 tín chỉ) - Công nghệ phần mềm nâng cao

Học phần cung cấp cho học viên kiến thức về các nguyên lí thiết kế và cài đặt các sản phẩm phần mềm đảm bảo các chỉ tiêu về chất lượng, tính mở, tính đúng đắn, tính dễ học, dễ hiểu, dễ phát triển, tính phổ dụng. Biết đặc tả yêu cầu, triển khai chương trình từ trên xuống, viết luận cứ khẳng định tính đúng đắn của chương trình.

187

CNC 221 (2 tín chỉ) - Mạng và truyền dữ liệu nâng cao

Học phần cung cấp cho học viên kiến thức cơ bản về thông tin, tín hiệu, các kỹ thuật về truyền số liệu. Học viên cũng được nghiên cứu về mạng X25 và mạng Internet, mạng tích hợp dịch vụ số ISDN.

AAI 221 (2 tín chỉ) - Trí tuệ nhân tạo nâng cao

Học phần cung cấp cho học viên kiến thức về những khái niệm chung, lịch sử phát triển của trí tuệ nhân tạo; Các nguyên lý, mệnh đề cơ bản; Các phương pháp biểu diễn tri thức, các lớp bài toán cơ bản trong trí tuệ nhân tạo; Các khái niệm về hệ chuyên gia.

PDP 221 (2 tín chỉ) - Xử lý song song và phân tán

Học phần cung cấp những kiến thức tổng quan về xứ lý song song, mô hình lập trình song song, hiệu năng của xử lý song song; Một số giải thuật song song, các lớp bài toán để áp dụng chiến lược thiết kế cụ thể.

2. Các học phần tự chọn ( 8 tín chỉ)

ADS 221 (2 tín chỉ) - Cơ sở dữ liệu nâng cao

Học phần cung cấp cho học viên kiến thức về các khái niệm cơ bản, các thuật toán, các công cụ thiết kế, các hệ quản trị cơ sở dữ liệu DBMS; Một số công đoạn thiết kế xây dựng dự án tổng thể các hệ thống cơ sở dữ liệu hiện nay; Các vấn đề về cơ sở dữ liệu phân tán, ngôn ngữ cơ sở dữ liệu hướng đối tượng.

SDA 221 (2 tín chỉ) - Phân tích thống kê dữ liệu

Học phần cung cấp cho học viên kiến thức về hệ thống, các kỹ thuật khảo sát hệ thống; Các sơ đồ được sử dụng trong phân tích hệ thống về chức năng, về dữ liệu (BFD, DFD, ERD); Các bước thiết kế hệ thống, các bước tiến hành xây dựng một phần mềm

NNA 321 (2 tín chỉ) - Mạng nơ ron và ứng dụng

Học phần cung cấp cho học viên kiến thức về: Mạng nơ ron (các khái niệm cơ bản, mô hình nơ ron và mạng nơ ron, phân loại mạng nơ ron); Mạng Hopfield và ứng dụng trong các bài toán tối ưu rời rạc; Mạng truyền thẳng một lớp và nhiều lớp có giám sát cùng một số ứng dụng trong các bài toán phân lớp, nhận dạng; Mạng không giám sát và mạng tự tổ chức cùng một số ứng dụng; Mạng RBF và ứng dụng.

MIT 221 (2 tín chỉ) - Phân tích thiết kế hệ thống thông tin

Học phần cung cấp cho học viên kiến thức lý thuyết về phương pháp luận và các kỹ năng phân tích, thiết kế, cài đặt hệ thống thông tin cho một số tổ chức kinh tế, xã hội.

DSS 221 (2 tín chỉ) - Hệ hỗ trợ quyết định

Học phần cung cấp cho học viên kiến thức cơ bản của hệ hỗ trợ giúp quyết định (DSS), các phương pháp tiếp cận trong phát triển DSS, các thành phần cấu trúc của DSS; Mô hình tổ chức phần cứng và phần mềm.

MIT 221 (2 tín chỉ) - Các phương pháp toán học chọn lọc cho Công nghệ thông tin

Học phần cung cấp cho học viên kiến thức về máy Turing, các biến thể của nó và ngôn ngữ của nó; Tính giải được hoặc không giải được (tính bất khả quyết) của các bài toán trên máy Turing; Nghiên cứu phân lớp các bài toán thành lớp P và lớp NP, trong đó bao hàm các bài toán NP-C, Giới thiệu nhiều bài toán NP-C; Phương pháp tham giải các bài toán NP-C; Phương pháp nhánh cận; Mạng nơron và phương pháp mạng Hopfield giải các bài toán tối ưu tổ hợp.

188

DIP 221 (2 tín chỉ) - Nhận dạng và xử lý ảnh

Học phần cung cấp cho học viên kiến thức về nguyên lý và phương pháp trong lý thuyết nhận dạng và xử lý ảnh, sử dụng các phần mềm và nâng cao kỹ năng cài đặt một số thủ tục thông dụng. Các học viên theo học cần có các kiến thức toán về hình học giải tích, giải tích, đồ hoạ và phương pháp tính.

C. KHỐI KIẾN THỨC CHUYÊN NGÀNH (12 TÍN CHỈ)

1. Các học phần bắt buộc (6 tín chỉ)

MDB 321 (2 tín chỉ) - Cơ sở dữ liệu đa phương tiện

Học phần cung cấp cho học viên kiến thức cơ bản của kỹ thuật multimedia, cách tổ chức lưu trữ và phương pháp truy nhập, tìm kiếm dữ liệu multimedia. Học viên nghiên cứu cách tổ chức nội dung, cách trình diễn dữ liệu multimedia. Các dịch vụ phân tán, các xu hướng phát triển multimedia.

DBM 321 (2 tín chỉ) - Khai phá dữ liệu

Đại cương về phát hiện tri thức và khai phá dữ liệu, dữ liệu mờ và xác suất xuất hiện, mô hình dữ liệu cấu trúc hoá, cấu trúc mẫu; Các luật về kết hợp và phân tích dữ liệu; Các vấn đề về xử lý dữ liệu, đánh giá trị, phân lớp và đoán nhận tri thức, khai phá dữ liệu text, dữ liệu web. Một số ứng dụng trong y học.

OOP 321 (2 tín chỉ) - Lập trình hướng đối tượng

Học phần cung cấp cho học viên kiến thức về + lập trình hướng đối tượng, lập trình hướng đối tượng với Java (hoặc C++). Cách xây dựng các chương trình độc lập và lập trình Applet với lập trình Web trên mạng với HTML, XML. Lập trình mạng và các ứng dụng với Web. Các phương pháp kết nối CSDL thông qua ODBC, JDBC, OLEDB, với cơ sở dữ liệu hướng đối tượng.

2. Các học phần tự chọn (6 tín chỉ)

RTS 321 (2 tín chỉ) - Các hệ thời gian thực

Thiết kế các hệ thông tin, trong đó yếu tố thời gian thực và môi trường phân tán được coi là các yêu cầu tiên quyết. Các ứng dụng trong giám sát điều khiển các hệ thống điện, nước, dẫn dầu, dẫn khí, điều khiển giao thông, giám sát hoạt động bên trong các nhà máy, giám sát bệnh nhân trong các bệnh viện, giám sát đám đông,…Học phần sẽ đi ngược trở lại qua hầu hết các môn học cơ bản về tín hiệu, kỹ thuật đo lường, kỹ thuật truyền tin, truyền số liệu, kỹ thuật ghép nối ngoại vi, hệ điều hành, hệ điều hành đa nhiệm, cơ sở dữ liệu thời gian thực,…để khảo sát vấn đề dưới quan điểm thời gian thực và hệ thống hoá khái niệm này.

NWA 321 (2 tín chỉ) - Quản trị mạng

Học phần hệ thống lại các giao thức cơ bản của cấu hình mạng TCP/IP và công nghệ LAN và WAN. Nghiên cứu nền tảng của Quản trị mạng: bao gồm các chuẩn QTM, mô hình QTM, ngôn ngữ QTM. Trên cơ sở đó học phần đi sâu vào tìm hiểu: mô hình tổ chức, mô hình thông tin, mô hình truyền thông và mô hình chức năng của hệ thống quản trị mạng SNMP các phiên bản SNMPv1, SNMPv2, SNMPv3. Học phần cung cấp cho học các kiến thức về hệ thống giám sát mạng từ xa, hệ thống quản trị mạng dựa trên Web, quản trị, an ninh mạng máy tính.

SSM 321 (4 tín chỉ) - Chuyên đề

Học phần cung cấp cho học viên những định hướng nghiên cứu mới trong và ngoài nước. Chuyên đề dành cho 01 hoặc 02 vấn đề nghiên cứu mới.

189

LIM 321 (2 tín chỉ) - Học máy

Phác họa bức tranh toàn cảnh của lĩnh vực tương tác người - máy. Nghiên cứu về tính sử dụng được của hệ thống tương tác. Phân tích và thiết kế giao diện người sử dụng ở mức cao, bao gồm các qui trình kỹ nghệ và các tiệm cận thiết kế giao diện người sử dụng. Nghiên cứu khả năng của con người ảnh hưởng đến thiết kế HCI. Thiết kế mẫu HCI và kiểm thử HCI.

TCC 321 (2 tín chỉ)- Lý thuyết độ phức tạp tính toán

Học phần cung cấp kiến thức: giới thiệu về máy Turing, các biến thể của nó và ngôn ngữ của nó; Đề cập tính giải được hoặc không giải được (tính bất khả quyết) của các bài toán trên máy Turing; Nghiên cứu phân lớp các bài toán thành lớp P và lớp NP, trong đó bao hàm các bài toán NP-C, giới thiệu nhiều bài toán NP-C; Một số thuật toán xấp xỉ giải các bài toán NP-C.

D. LUẬN VĂN THẠC SĨ (12 TÍN CHỈ)

Luận văn thạc sĩ là một đề tài khoa học thuộc lĩnh vực chuyên môn do đơn vị đào tạo giao hoặc do học viên tự đề xuất, được người hướng dẫn đồng ý và Hội đồng khoa học đào tạo chuyên ngành chấp thuận. Học viên được phép bảo vệ luận văn thạc sĩ sau khi hoàn thành các học phần thuộc khối kiến thức chung, khối kiến thức cơ sở và chuyên ngành.

190

191

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO THẠC SĨ KINH TẾ

Chuyên ngành Kinh tế Nông nghiệp

Mã số: 60 62 01 15.

Đơn vị đào tạo: Trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh.

Năm bắt đầu đào tạo: 2002.

Thời gian tuyển sinh: Tháng 2 và Tháng 8 hàng năm.

Môn thi tuyển:

Môn thi Cơ bản:Toán kinh tế;

Môn thi Cơ sở: Kinh tế học;

Môn Ngoại ngữ: Trình độ B Ngoại ngữ.

Thời gian đào tạo: 1.5 - 2 năm.

Số tín chỉ tích lũy: 53 tín chỉ.

Tên văn bằng: Thạc sĩ Nông nghiệp.

I. CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

A. KHỐI KIẾN THỨC CHUNG (8 TÍN CHỈ) SỐ TÍN CHỈ

PHI 651 Triết học 3

ENG 651 Ngoại ngữ 5

B. KHỐI KIẾN THỨC CƠ SỞ (20 TÍN CHỈ)

1. Các học phần bắt buộc (12 tín chỉ)

MIC 221 Kinh tế vi mô 2

MAC 221 Kinh tế vĩ mô 2

ECO 221 Kinh tế lượng 2

DEE 221 Kinh tế phát triển 2

DEF 221 Tài chính phát triển 2

EER 221 Kinh tế Tài nguyên và Môi trường 2

Các học phần tự chọn (8 tín chỉ)

INE 221 Kinh tế quốc tế 2

AGM 221 Marketing nông nghiệp 2

MSR 221 Phương pháp nghiên cứu khoa học 2

SME 221 Quản lý nhà nước về kinh tế 2

AFE 321 Phân tích và dự báo kinh tế 2

ECL 221 Luật kinh tế 2

MIE 321 Quản lý và phân tích thông tin kinh tế 2

192

C. KHỐI KIẾN THỨC CHUYÊN NGÀNH (13 TÍN CHỈ)

1. Các học phần bắt buộc (7 tín chỉ)

AGE 321 Kinh tế nông nghiệp 3

RDE 321 Kinh tế phát triển nông thôn 2

APE 321 Phân tích chính sách kinh tế 2

2. Các học phần tự chọn (6 tín chỉ)

AGS 321 Hệ thống nông nghiệp 2

FHE 321 Kinh tế hộ và trang trại 2

PEA 321 Lập và phân tích dự án nông nghiệp 2

AEX 321 Khuyến nông 2

AEA 321 Quản trị kinh doanh nông nghiệp 2

EMD 321 Mô hình toán trong kinh tế 2

D. LUẬN VĂN THẠC SĨ (12 TÍN CHỈ)

II. MÔ TẢ TÓM TẮT HỌC PHẦN

A. KHỐI KIẾN THỨC CHUNG (8 TÍN CHỈ)

PHI 651 (3 tín chỉ) - Triết học

Học phần kế thừa những kiến thức đã học trong chương trình đào tạo Triết học ở bậc đại học, phát triển và nâng cao những nội dung cơ bản gắn liền với những thành tựu của khoa học - công nghệ, những vấn đề mới của thời đại và đất nước. Học viên được học các chuyên đề chuyên sâu; kiến thức về nhân sinh quan, thế giới quan duy vật biện chứng; những kiến thức cơ bản, có hệ thống về lịch sử hình thành, phát triển của triết học nói chung và các trường phái triết học nói riêng. Trên cơ sở đó giúp cho học viên có khả năng vận dụng kiến thức Triết học để giải quyết những vấn đề lý luận và thực tiễn trong lĩnh vực hoạt động chuyên môn, nghề nghiệp.

ENG 651 (5 tín chỉ) - Ngoại ngữ

Học phần cung cấp cho học viên kiến thức ngoại ngữ chuyên sâu về lĩnh vực chuyên môn, giúp cho học viên có thể đọc, dịch tài liệu phục vụ cho việc học tập các môn học chuyên ngành, nghiên cứu khoa học và hoàn thành luận văn thạc sĩ.

B. KHỐI KIẾN THỨC CƠ SỞ (20 TÍN CHỈ)

1. Các học phần bắt buộc (12 tín chỉ)

MIC 221 (2 tín chỉ) - Kinh tế vi mô

Học phần cung cấp cho học viên kiến thức tổng quan về Kinh tế học vi mô với các vấn đề: người tiêu dùng và lý thuyết lựa chọn tiêu dùng tối ưu trong thị trường cạnh tranh; người sản xuất và thị trường cạnh tranh; cấu trúc thị trường và chiến lược cạnh tranh; lý thuyết trò chơi và chiến lược cạnh tranh.

MAC 221 (2 tín chỉ) - Kinh tế vĩ mô

Học phần cung cấp cho học viên kiến thức cơ bản về nguyên lý tổng cầu; quan hệ của tổng cầu với cung, cầu tiền; thất nghiệp và lạm phát…ảnh hưởng tới phát triển kinh tế xã hội. Học phần có mối liên hệ chặt chẽ, và là môn cơ sở đối với nhiều học phần khác (kinh tế phát triển, kinh tế môi trường,…).

193

ECO 221 (2 tín chỉ) - Kinh tế lượng

Kinh tế lượng là một công cụ lượng hóa để phân tích các hiện tượng kinh tế có mối quan hệ tác động qua lại với nhau. Học phần trình bày những nội dung cơ bản giúp học viên hiểu các vấn đề lý thuyết hồi quy và ứng dụng trong nghiên cứu các vấn đề kinh tế. Đây là một trong những phương pháp quan trọng trong phân tích kinh tế và có quan hệ mật thiết với các môn học khác trong chương trình cao học kinh tế nông nghiệp và quản trị kinh doanh như Phương pháp nghiên cứu khoa học, phân tích và dự báo ...

DEE 221 (2 tín chỉ) - Kinh tế phát triển

Học phần mang tính chất tổng hợp, trình bày khái quát sự vận động của nền kinh tế trong mối quan hệ tác động qua lại với các vấn đề xã hội, nghiên cứu một số vấn đề: Các lý thuyết về Phát triển kinh tế; Các nguồn lực của sự phát triển; Các chính sách Phát triển kinh tế; Sự vận dụng các vấn đề lý luận vào đường lối phát triển kinh tế của đất nước.

Học phần vận dụng những kiến thức của Kinh tế vi mô và vĩ mô vào phân tích, đánh giá và mô tả bức tranh chung, tổng hợp của toàn bộ nền kinh tế, qua đó làm cho học viên xác định được vị trí của từng lĩnh vực kinh tế ngành trong tổng thể hoạt động kinh tế.

DEF 221 (2 tín chỉ) - Tài chính phát triển

Học phần trang bị cho học viên những kiến thức cơ bản về về Tài chính và tín dụng trong nền kinh tế thị trường như hệ thống tài chính; Các phương thức huy động vốn trong hệ thống tài chính; Hệ thống tài chính ở Việt Nam; Nguyên lý phân phối vốn; Sử dụng tín dụng trong nền kinh tế; Lý thuyết đòn bẩy trong quản lý tài chính và ứng dụng các kiến thức trên vào thực tiễn.

EER 221 (2 tín chỉ) - Kinh tế Tài nguyên và Môi trường

Học phần cung cấp những kiến thức cơ bản để giải quyết các vấn đề của các hoạt động kinh tế liên quan đến nguồn tài nguyên và môi trường như việc tăng nhanh các nhu cầu về đất đai, nguồn nước cho đô thị hóa và các hoạt động dịch vụ đồng thời với các vấn đề về suy thoái nguồn tài nguyên đất do việc thâm canh và lạm dụng các hóa chất trong sản xuất nông nghiệp. Học phần giới thiệu các lý thuyết và mô hình phân tích có thể được sử dụng để hiểu và đo lường các môi quan hệ nói trên đế có thể đưa ra các quyết định chính sách phù hợp nhằm quản lý tốt nhất các nguồn tài nguyên, bao gồm cả các nguồn tài nguyên có thể thay thế và không thay thế được.

2. Các học phần tự chọn (8 tín chỉ)

INE 221 (2 tín chỉ) - Kinh tế quốc tế

Kinh tế học quốc tế là một chuyên ngành kinh tế học ứng dụng, nghiên cứu sự tác động qua lại lẫn nhau về mặt kinh tế giữa các quốc gia trong quá trình khai thác các nguồn lực khan hiếm để thỏa mãn nhu cầu của con người. Kinh tế học quốc tế được chia thành hai phần chính, bao gồm: thương mại quốc tế và tài chính quốc tế.

AGM 221 (2 tín chỉ) - Marketing nông nghiệp

Học phần cung cấp những kiến thức về các vấn đề cơ bản của marketing; kế hoạch hoạt động marketing nông nghiệp của doanh nghiệp nông nghiệp; hệ thống thông tin và nghiên cứu marketing; phân tích môi trường marketing; thị trường tiêu dùng và hành vi mua của người tiêu dùng; thị trường tổ chức và hành vi mua của khách hàng tổ chức; các chiến lược marketing cạnh tranh; lựa chọn thị trường nông sản hàng hóa mục tiêu; các chiến lược marketing nông nghiệp trong doanh nghiệp nông nghiệp; đánh giá và kiểm tra các hoạt động marketing nông nghiệp của doanh nghiệp nông nghiệp.

MSR 221 (2 tín chỉ) - Phương pháp nghiên cứu khoa học

Học phần bao gồm những nội dung về lý thuyết phương pháp nghiên cứu khoa học và ứng dụng lý thuyết để tổ chức thực hiện các đề tài; Các phương pháp tổ chức các hội thảo, hội nghị và đại hội khoa học, phương pháp viết báo cáo và cách trình bày báo cáo khoa học.

194

SME 221 (2 tín chỉ) - Quản lý nhà nước về kinh tế

Học phần trang bị cho người học những vấn đề lý luận chung về quản lý nhà nước về kinh tế; chức năng - nhiệm vụ của nhà nước trong quản lý kinh tế; nội dung của quản lý nhà nước về kinh tế; phương thức, công cụ trong quản lý nhà nước về kinh tế; các vấn đề về đổi mới quản lý nhà nước về kinh tế ở nước ta; quản lý nhà nước về kinh tế đối với kinh tế đối ngoại; đối với doanh nghiệp.

AFE 321 (2 tín chỉ) - Phân tích và dự báo kinh tế

Học phần cung cấp cho học viên các công cụ áp dụng trong phân tích và dự báo kinh tế có tính ứng dụng cao trong rất nhiều lĩnh vực kinh tế (như phân tích dự báo ngắn hạn và dài hạn, phân tích vĩ mô, phân tích ngành phân tích theo thời gian, không gian, …).

ECL 221 (2 tín chỉ) - Luật kinh tế

Học phần trang bị cho học viên những vấn đề lý luận cơ bản về Luật Kinh tế ở Việt Nam; Địa vị pháp lý của các cơ quan quản lý nhà nước về kinh tế; Địa vị pháp lý của các loại hình doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế trong nền kinh tế thị trường; chế độ pháp lý về hợp đồng kinh tế; giải quyết tranh chấp kinh tế ...

MIE 321 (2 tín chỉ) - Quản lý và phân tích thông tin kinh tế

Học phần tập trung vào các vấn đề về các số liệu thống kê phục vụ cho các nghiên cứu về lĩnh vực kinh tế xã hội, giúp học viên hiểu các vấn đề về nguồn và việc quản lý thông tin phục vụ nghiên cứu các vấn đề kinh tế.

C. KHỐI KIẾN THỨC CHUYÊN NGÀNH (13 TÍN CHỈ)

1. Các học phần bắt buộc (7 tín chỉ)

AGE 321 (3 tín chỉ) - Kinh tế nông nghiệp

Học phần trang bị cho học viên những kiến thức cơ bản về các nguồn lực trong nông nghiệp; quan hệ các nguồn lực với nhau, giúp cho học viên nhìn nhận thực chất phát triển nông nghiệp nước ta với tiến trình đô thị hoá và đặc biệt trong xu hướng toàn cầu hoá để học viên chủ động trong lĩnh vực công tác của mình. Học phần có mối liên hệ chặt chẽ, và là cơ sở đối với nhiều học phần khác (kinh tế lượng, thống kê nông nghiệp, kinh tế phát triển nông thôn, chính sách nông nghiệp, lập và phân tích dự án phát triển nông nghiệp nông thôn…).

RDE 321 (2 tín chỉ) - Kinh tế phát triển nông thôn

Học phần trang bị cho người học các kiến thức cơ bản về kinh tế phát triển nông thôn; Kinh tế nông nghiệp và cơ cấu kinh tế nông thôn; Kinh tế công nghiệp và dịch vụ nông thôn; Kinh tế xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn; Quản lý môi trường trong phát triển kinh tế nông thôn; Quản lý nhà nước đối với nông thôn và kinh tế nông thôn.

APE 321 (2 tín chỉ) - Phân tích chính sách kinh tế

Học phần trang bị cho người học những vấn đề lý luận cơ bản về chính sách nông nghiệp, lý do can thiệp của Chính phủ đối với nền kinh tế, bản chất của chính sách nông nghiệp; Chính sách nông nghiệp điển hình trên thế giới; Lý luận về hoạch định chính sách nông nghiệp nói chung và hoạch định chính sách nông nghiệp ở Việt Nam nói riêng; các vấn đề chung cũng như cụ thể về phân tích chính sách nông nghiệp.

195

2. Các học phần tự chọn (6 tín chỉ)

AGS 321 (2 tín chỉ) - Hệ thống nông nghiệp

Học phần trang bị cho học viên những kiến thức cơ bản về hệ thống nông nghiệp, phương pháp tiếp cận, nghiên cứu và phân tích sự phát triển của hệ thống nông nghiệp; các vấn đề cụ thể về nông dân, nông trại và nông thôn; xu hướng phát triển của hệ thống nông nghiệp; chiến lược và chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn ở Việt Nam.

FHE 321 (2 tín chỉ) - Kinh tế hộ và trang trại

Học phần trang bị và giúp học viên hiểu về một số nội dung về việc xác định vấn đề, mục tiêu và cách tiếp cận, quản lý hệ thống thông tin và số liệu, nguồn lực và quá trình phân tích hệ thống trang trại và nông hộ, phân tích các chỉ tiêu đánh giá mức sống và an toàn lương thực trong hộ và trang trại. Cung cấp các phương pháp định lượng trong phân tích và phương pháp phân tích tác động tương lai và mô hình hoá. Trên cơ sở hiểu về các nội dung có liên quan đến kinh tế hộ và trang trại các học viên sẽ vận dụng trong việc phân tích các khía cạnh khác nhau của kinh tế hộ và trang trại.

PEA 321 (2 tín chỉ) - Lập và phân tích dự án nông nghiệp

Học phần trang bị cho học viên những kiến thức cơ bản về những công việc cần thiết cho việc xây dựng một dự án khả thi. Đồng thời bằng các phương pháp phân tích, đánh giá của chuyên môn chỉ ra được tính khả thi của dự án, tư vấn cho các cơ quan chức năng lựa chọn phương án đầu tư có lợi nhất. Học phần có mối liên hệ chặt chẽ đối với nhiều học phần khác (kinh tế đầu tư, kinh tế nông nghiệp, chính sách nông nghiệp, kinh tế phát triển nông thôn…

AEX 321 (2 tín chỉ) - Khuyến nông

Học phần cung cấp cho học viên kiến thức cơ sở phương pháp luận về khuyến nông, kỹ năng và phương pháp công tác nghiệp vụ của cán bộ khuyến nông. Học phần có quan hệ trực tiếp đến các môn học cơ sở và chuyên ngành Kinh tế, Trồng trọt, Lâm nghiệp và Chăn nuôi, nên thường được giảng dạy sau khi học viên cao học đã được học các học phần cơ sở, và đồng thời tiến hành khi học viên đang học các môn học chuyên ngành.

AEA 321 (2 tín chỉ) - Quản trị kinh doanh nông nghiệp

Học phần cung cấp cho học viên chuyên ngành kinh tế nông nghiệp những kiến thức cơ bản và chuyên sâu về tổ chức, quản lý và điều hành các hoạt động sản xuất kinh doanh của các cơ sở kinh doanh nông nghiệp; cách thức tổ chức, lựa chọn các loại hình kinh doanh nông nghiệp; xác định phương hướng sản xuất kinh doanh, quy mô kinh doanh, chiến lược kinh doanh; tổ chức xây dựng và thực hiện kế hoạch các hoạt động sản xuất kinh doanh; tiêu thụ sản phẩm; quản lý tài chính; hoạch toán kinh doanh và phân tích kinh doanh trong các cơ sở sản xuất kinh doanh nông nghiệp.

EMD 321 (2 tín chỉ) - Mô hình toán trong kinh tế

Học phần trang bị cho học viên những kiến thức và kỹ năng vận dụng toán học trong giải quyết các bài toán kinh tế, đặc biệt là việc vận dụng một số mô hình tối ưu, các mô hình quản lý và các mô hình quan tâm tới sự kết hợp của nhiều các nhân tố, bao hàm cả các yếu tố môi trường và xã hội. Yêu cầu đối với học phần là học viên cần phải có các kiến thức cơ bản của Toán học, Kinh tế học, tin học (Excel và lập trình).

D. LUẬN VĂN THẠC SĨ (12 TÍN CHỈ)

Luận văn thạc sĩ là một đề tài khoa học thuộc lĩnh vực chuyên môn do đơn vị đào tạo giao hoặc do học viên tự đề xuất, được người hướng dẫn đồng ý và Hội đồng khoa học đào tạo chuyên ngành chấp thuận. Học viên được phép bảo vệ luận văn thạc sĩ sau khi hoàn thành các học phần thuộc khối kiến thức chung, khối kiến thức cơ sở và chuyên ngành.

196

197

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO THẠC SĨ KINH TẾ

Chuyên ngành Quản lý kinh tế

Mã số: 60 34 04 10.

Đơn vị đào tạo: Trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh.

Năm bắt đầu đào tạo: 2009.

Thời gian tuyển sinh: Tháng 2 và Tháng 8 hàng năm;

Môn thi tuyển:

Môn thi Cơ bản: Toán kinh tế;

Môn thi Cơ sở: Kinh tế học;

Môn Ngoại ngữ: Trình độ B Ngoại ngữ.

Thời gian đào tạo: 1.5 - 2 năm.

Số tín chỉ tích lũy: 53 tín chỉ.

Tên văn bằng: Thạc sĩ Quản trị - Quản lý.

I. CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

A. KHỐI KIẾN THỨC CHUNG (8 TÍN CHỈ) SỐ TÍN CHỈ

PHI 651 Triết học 3

ENG 651 Ngoại ngữ 5

B. KHỐI KIẾN THỨC CƠ SỞ (20 TÍN CHỈ)

1. Các học phần bắt buộc (12 tín chỉ)

MIC 221 Kinh tế vi mô 2

MAC 221 Kinh tế vĩ mô 2

ECO 221 Kinh tế lượng 2

DEE 221 Kinh tế phát triển 2

ECL 221 Luật kinh tế 2

MAS 221 Khoa học quản lý 2

2. Các học phần tự chọn (8 tín chỉ)

INE 221 Kinh tế quốc tế 2

MAR 221 Marketing 2

MSR 221 Phương pháp nghiên cứu khoa học 2

EER 221 Kinh tế Tài nguyên - Môi trường 2

AFE 321 Phân tích và dự báo kinh tế 2

BAF 221 Tài chính ngân hàng 2

ECS 321 Thống kê kinh tế 2

198

C. KHỐI KIẾN THỨC CHUYÊN NGÀNH (13 TÍN CHỈ)

1. Các học phần bắt buộc (7 tín chỉ)

ECM 321 Quản lý kinh tế 3

APE 321 Phân tích chính sách kinh tế 2

PRM 321 Quản lý dự án 2

2. Các học phần tự chọn (6 tín chỉ)

MAP 221 Tâm lý học quản lý 2

ACC 321 Kế toán 2

SME 321 Quản lý nhà nước về kinh tế 2

MHR 321 Quản lý nguồn nhân lực 2

MIE 321 Quản lý và phân tích thông tin kinh tế 2

MME 321 Mô hình toán trong kinh tế 2

D. LUẬN VĂN THẠC SĨ (12 TÍN CHỈ)

II. MÔ TẢ TÓM TẮT HỌC PHẦN

A. KHỐI KIẾN THỨC CHUNG (8 TÍN CHỈ)

PHI 651 (3 tín chỉ) - Triết học

Học phần kế thừa những kiến thức đã học trong chương trình đào tạo Triết học ở bậc đại học, phát triển và nâng cao những nội dung cơ bản gắn liền với những thành tựu của khoa học - công nghệ, những vấn đề mới của thời đại và đất nước. Học viên được học các chuyên đề chuyên sâu; kiến thức về nhân sinh quan, thế giới quan duy vật biện chứng; những kiến thức cơ bản, có hệ thống về lịch sử hình thành, phát triển của triết học nói chung và các trường phái triết học nói riêng. Trên cơ sở đó giúp cho học viên có khả năng vận dụng kiến thức Triết học để giải quyết những vấn đề lý luận và thực tiễn trong lĩnh vực hoạt động chuyên môn, nghề nghiệp.

ENG 651 (5 tín chỉ) - Ngoại ngữ

Học phần cung cấp cho học viên kiến thức ngoại ngữ chuyên sâu về lĩnh vực chuyên môn, giúp cho học viên có thể đọc, dịch tài liệu phục vụ cho việc học tập các môn học chuyên ngành, nghiên cứu khoa học và hoàn thành luận văn thạc sĩ.

B. KHỐI KIẾN THỨC CƠ SỞ (20 TÍN CHỈ)

1. Các học phần bắt buộc (12 tín chỉ)

MIC 221 (2 tín chỉ) - Kinh tế vi mô

Học phần cung cấp những kiến thức tổng quan về Kinh tế học vi mô với các vấn đề: người tiêu dùng và lý thuyết lựa chọn tiêu dùng tối ưu trong thị trường cạnh tranh; người sản xuất và thị trường cạnh tranh; cấu trúc thị trường và chiến lược cạnh tranh; lý thuyết trò chơi và chiến lược cạnh tranh.

MAC 221 (2 tín chỉ) - Kinh tế vĩ mô

Học phần cung cấp những kiến thức cơ bản về nguyên lý tổng cầu; quan hệ của tổng cầu với cung, cầu tiền; thất nghiệp và lạm phát…ảnh hưởng tới phát triển kinh tế xã hội. Học phần có có mối liên hệ chặt chẽ, và là kiến thức cơ sở đối với nhiều học phần khác (kinh tế phát triển, kinh tế môi trường, kinh tế đối ngoại, thương mại quốc tế…).

199

ECO 221 (2 tín chỉ) - Kinh tế lượng

Kinh tế lượng là một công cụ lượng hóa để phân tích các hiện tượng kinh tế có mối quan hệ tác động qua lại với nhau. Giúp học viên hiểu các vấn đề lý thuyết hồi quy và ứng dụng trong nghiên cứu các vấn đề kinh tế (đây là một trong những phương pháp quan trọng trong phân tích kinh tế và có quan hệ mật thiết với các môn học khác trong chương trình cao học kinh tế nông nghiệp và quản trị kinh doanh như Phương pháp nghiên cứu khoa học, phân tích và dự báo...)

DEE 221 (2 tín chỉ) - Kinh tế phát triển

Học phần là môn học kinh tế mang tính chất tổng hợp, nó trình bày khái quát sự vận động của nền kinh tế trong mối quan hệ tác động qua lại với các vấn đề xã hội (Các lý thuyết về Phát triển kinh tế; Các nguồn lực của sự phát triển; Các chính sách Phát triển kinh tế; Sự vận dụng các vấn đề lý luận vào đường lối phát triển kinh tế của đất nước; Đây là môn học bắc cầu từ các môn Kinh tế vi mô, Kinh tế vĩ mô sang các môn Kinh tế chuyên ngành. Nó vận dụng những kiến thức của Kinh tế vi mô và vĩ mô vào phân tích, đánh giá và mô tả bức tranh chung, tổng hợp của toàn bộ nền kinh tế, qua đó làm cho học viên xác định được vị trí của từng lĩnh vực kinh tế ngành trong tổng thể hoạt động kinh tế.

ECL 221 (2 tín chỉ) - Luật kinh tế

Học phần trang bị cho học viên những vấn đề lý luận cơ bản về Luật Kinh tế ở Việt Nam; Địa vị pháp lý của các cơ quan quản lý nhà nước về kinh tế; Địa vị pháp lý của các loại hình doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế trong nền kinh tế thị trường; chế độ pháp lý về hợp đồng kinh tế; giải quyết tranh chấp kinh tế...

MAS 221 (2 tín chỉ) - Khoa học quản lý

Học phần cung cấp cho học viên những kiến thức cơ bản và chuyên sâu về các lĩnh vực quản lý, tổ chức, ra quyết định và điều hành các hoạt động sản xuất kinh. Sử dụng những nguyên tắc dựa vào nghiên cứu khoa học, chiến lược và các phương pháp phân tích như mô hình toán để nâng cao năng lực của tổ chức liên quan tới việc ra các quyết định quản trị kinh doanh có ý nghĩa và hợp lý.

2. Các học phần tự chọn (8 tín chỉ)

INE 221 (2 tín chỉ) - Kinh tế quốc tế

Kinh tế học quốc tế là một chuyên ngành kinh tế học ứng dụng, nghiên cứu sự tác động qua lại lẫn nhau về mặt kinh tế giữa các quốc gia trong quá trình khai thác các nguồn lực khan hiếm để thỏa mãn nhu cầu của con người. Kinh tế học quốc tế được chia thành hai phần chính, bao gồm: thương mại quốc tế và tài chính quốc tế.

MAR 221 (2 tín chỉ) - Marketing

Học phần trang bị cho người học những vấn đề cơ bản của marketing; kế hoạch hoạt động marketing của doanh nghiệp; hệ thống thông tin và nghiên cứu marketing; phân tích môi trường marketing; thị trường tiêu dùng và hành vi mua của người tiêu dùng; thị trường tổ chức và hành vi mua của khách hàng tổ chức; các chiến lược marketing cạnh tranh; lựa chọn thị trường mục tiêu; các chiến lược marketing trong doanh nghiệp; đánh giá và kiểm tra các hoạt động marketing của doanh nghiệp.

MSR 221 (2 tín chỉ) - Phương pháp nghiên cứu khoa học

Học phần bao gồm những nội dung về lý thuyết phương pháp nghiên cứu khoa học và ứng dụng lý thuyết để tổ chức thực hiện các đề tài; Các phương pháp tổ chức các hội thảo, hội nghị và đại hội khoa học. phương pháp viết báo cáo và cách trình bày báo cáo khoa học.

EER 221 (2 tín chỉ) - Kinh tế Tài nguyên và Môi trường

Học phần cung cấp những kiến thức cơ bản để giải quyết các vấn đề của các hoạt động kinh tế liên quan đến nguồn tài nguyên và môi trường, như việc tăng nhanh các nhu cầu về

200

đất đai, nguồn nước cho đô thị hóa và các hoạt động dịch vụ đồng thời với các vấn đề về suy thoái nguồn tài nguyên đất do việc thâm canh và lạm dụng các hóa chất trong sản xuất nông nghiệp. Học phần sẽ giới thiệu các lý thuyết và mô hình phân tích có thể được sử dụng để hiểu và đo lường các môi quan hệ nói trên đế có thể đưa ra các quyết định chính sách phù hợp nhằm quản lý tốt nhất các nguồn tài nguyên, bao gồm cả các nguồn tài nguyên có thể thay thế và không thay thế được.

AFE 321 (2 tín chỉ) - Phân tích và dự báo kinh tế

Học phần cung cấp cho học viên các công cụ áp dụng trong phân tích và dự báo kinh tế có tính ứng dụng cao trong rất nhiều lĩnh vực kinh tế (như phân tích dự báo ngắn hạn và dài hạn, phân tích vĩ mô, phân tích ngành phân tích theo thời gian, không gian, …).

BAF 221 (2 tín chỉ) - Tài chính ngân hàng

Học phần trang bị cho người học những kiến thức cơ bản về về tài chính, tín dụng và ngân hàng trong nền kinh tế thị trường như: Hệ thống tài chính; Các phương thức huy động vốn trong hệ thống tài chính; Hệ thống tín dụng, ngân hàng ở Việt Nam; Nguyên lý phân phối vốn; Sử dụng tín dụng trong nền kinh tế; Lý thuyết đòn bẩy trong quản lý tài chính và ứng dụng các kiến thức trên vào thực tiễn.

ECS 321 (2 tín chỉ) - Thống kê kinh tế

Học phần trang bị cho học viên những kiến thức cơ bản về tổng quan về thống kê kinh tế và phân ngành kinh tế quốc dân; Thống kê dân số và thống kê lao động; Thống kê của cải quốc gia; Thống kê kết quả sản xuất của một đơn vị, một ngành kinh tế quốc dân; Hệ thống tài khoản quốc gia; Hệ thống chỉ tiêu thống kê kết quả sản xuất của một quốc gia... và ứng dụng các kiến thức trên vào thực tiễn.

C. KHỐI KIẾN THỨC CHUYÊN NGÀNH (13 TÍN CHỈ)

1. Các học phần bắt buộc (7 tín chỉ)

ECM 321 (3 tín chỉ) - Quản lý kinh tế

Học phần trang bị cho học viên những vấn đề lý luận chung về hệ thống kinh tế và hệ thống quản lý kinh tế; sự cần thiết khách quan, vai trò, chức năng và hệ thống quản lý nhà nước về kinh tế; các thể chế và các công cụ trong quản lý kinh tế; các chính sách kinh tế trong quản lý kinh tế; quản lý kinh tế các loại hình doanh nghiệp và các vấn đề cán bộ quản lý kinh tế.

APE 321 (2 tín chỉ) - Phân tích chính sách kinh tế

Học phần trang bị cho người học những vấn đề lý luận cơ bản về chính sách kinh tế, lý do can thiệp của Chính phủ đối với nền kinh tế, bản chất của chính sách kinh tế; Chính sách nông nghiệp điển hình trên thế giới; Lý luận về hoạch định chính sách kinh tế nói chung và hoạch định chính sách kinh tế ở Việt Nam nói riêng; các vấn đề chung cũng như cụ thể về phân tích chính sách kinh tế.

PRM 321 (2 tín chỉ) - Quản lý dự án

Học phần cung cấp cho học viên những kiến thức cơ bản về những công việc cần thiết cho việc xây dựng và quản lý một dự án khả thi, phương pháp phân tích, đánh giá của chuyên môn chỉ ra được tính khả thi của dự án, tư vấn cho các cơ quan chức năng lựa chọn phương án quản lý đầu tư có lợi nhất. Là môn khoa học ứng dụng, vì thế môn học này có mối liên hệ chặt chẽ đối với nhiều môn học khác (kinh tế các ngành sản xuất kinh doanh).

2. Các học phần tự chọn (6 tín chỉ)

MAP 221 (2 tín chỉ) - Tâm lý học quản lý

Học phần trang bị cho học viên những vấn đề lý luận chung về tâm lý và tâm lý học quản lý; những hiện tượng tâm lý trong hoạt động quản lý; con người trong tâm lý học quản lý; tập

201

thể trong tâm lý học quản lý; tâm lý khách hàng và tâm lý cạnh tranh; uy tín người quản lý trong tâm lý học quản lý; những yếu tố tâm lý xã hội trong công tác quản lý cán bộ; những yếu tố tâm lý xã hội trong quản lý các quá trình kinh tế - xã hội hiện nay; tâm lý trong giao tiếp, rủi ro và đổi mới quản lý; đạo đức trong quản lý.

ACC 321 (2 tín chỉ) - Kế toán

Nội dung học phần bao gồm: 1) Nguyên lý kế toán bao gồm: những nội dung về khái niệm, đối tượng nhiệm vụ và phương pháp kế toán, từ các phương pháp kế toán môn học ứng dụng để hạch toán trong các loại hình đơn vị kinh tế làm sáng tỏ kế toán là công cụ quản lý quan trọng trong mọi thành phần, mọi lĩnh vực kinh tế; 2) Kế toán doanh nghiệp cung cấp kiến thức về quản lý và hạch toán ở đơn vị kinh tế cơ sở chủ yếu là loại hình doanh nghiệp. Học phần bao gồm nội dung về tổ chức công tác kế toán và phân tích tình hình tài chính ở doanh nghiệp.

SME 321 (2 tín chỉ) - Quản lý nhà nước về kinh tế

Học phần trang bị cho học viên những vấn đề lý luận chung về quản lý nhà nước về kinh tế; chức năng - nhiệm vụ của nhà nước trong quản lý kinh tế; nội dung của quản lý nhà nước về kinh tế; phương thức, công cụ trong quản lý nhà nước về kinh tế; các vấn đề về đổi mới quản lý nhà nước về kinh tế ở nước ta; quản lý nhà nước về kinh tế đối với kinh tế đối ngoại; đối với doanh nghiệp.

MHR 321 (2 tín chỉ) - Quản lý nguồn nhân lực

Học phần cung cấp những kiến thức, kỹ năng cần thiết để thực hiện ba chức năng then chốt trong điều hành quản lý doanh nghiệp: nguồn nhân lực, tài chính và marketing. Môn học đi sâu nghiên cứu các hoạt động chiến lược của quản trị nguồn nhân lực như thu hút, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực; chú trọng việc nâng cao kiến thức, kỹ năng căn bản về quản lý nguồn nhân lực trong tổ chức/doanh nghiệp cho học viên cao học chuyên ngành quản lý kinh tế. Giúp cho học viên phát triển khả năng phân tích các vấn đề trong thực tiễn quản trị nguồn nhân lực.

MIE 321 (2 tín chỉ) - Quản lý và phân tích thông tin kinh tế

Học phần cung cấp cho học viên kiến thức về các vấn đề: số liệu thống kê phục vụ cho các nghiên cứu về lĩnh vực kinh tế xã hội, giúp học viên hiểu các vấn đề về nguồn và việc quản lý thông tin phục vụ nghiên cứu các vấn đề kinh tế. Đây là tiền đề giúp học viên có thể tiếp cận với các nghiên cứu và luận văn tốt nghiệp của mình trong chương trình Quản lý Kinh tế và nó gắn chặt với các môn học khác như Phương pháp nghiên cứu khoa học, phân tích và dự báo, kinh tế lượng.

MME 321 (2 tín chỉ) - Mô hình toán trong kinh tế

Học phần trang bị cho học viên những kiến thức và kỹ năng vận dụng toán học trong giải quyết kinh tế đặc biệt là việc vận dụng một số mô hình tối ưu, các mô hình quản lý và các mô hình quan tâm tới sự kết hợp của nhiều các nhân tố bao hàm cả các yếu tố môi trường và xã hội. Yêu cầu đối với học phần là học viên cần phải có các kiến thức cơ bản của Toán học, Kinh tế học, tin học (Excel và lập trình).

D. LUẬN VĂN THẠC SĨ (12 TÍN CHỈ)

Luận văn thạc sĩ là một đề tài khoa học thuộc lĩnh vực chuyên môn do đơn vị đào tạo giao hoặc do học viên tự đề xuất, được người hướng dẫn đồng ý và Hội đồng khoa học đào tạo chuyên ngành chấp thuận. Học viên được phép bảo vệ luận văn thạc sĩ sau khi hoàn thành các học phần thuộc khối kiến thức chung, khối kiến thức cơ sở và chuyên ngành.

202

203

Phần II

CHƯƠNG TRÌNH

ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ TIẾN SĨ

204

205

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TIẾN SĨ SINH HỌC

Chuyên ngành Hóa sinh học

Mã số: 62 42 01 16.

Đơn vị đào tạo: Trường Đại học Khoa học.

Năm bắt đầu đào tạo: 2008.

Thời gian xét tuyển: Tháng 2 và Tháng 8 hàng năm.

Nội dung xét tuyển:

- Tiểu ban chuyên môn xét tuyển nghiên cứu sinh đánh giá phân loại thí sinh thông qua hồ sơ dự tuyển thể hiện ở các nội dung:

+ Kết quả học tập ở trình độ đại học, thạc sĩ;

+ Thành tích nghiên cứu khoa học đã có và kinh nghiệm hoạt động chuyên môn;

+ Chất lượng bài luận về dự định nghiên cứu hoặc đề cương nghiên cứu;

+ Trình độ ngoại ngữ;

+ Ý kiến nhận xét đánh giá và ủng hộ thí sinh trong 02 thư giới thiệu.

- Yêu cầu về trình độ ngoại ngữ: Người dự tuyển phải đáp ứng yêu cầu về trình độ ngoại ngữ theo Quy chế đào tạo trình độ tiến sĩ hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Thời gian đào tạo:

- Đối với người có bằng thạc sĩ: 3 năm (tập trung);

- Đối với người có bằng tốt nghiệp đại học: 4 năm (tập trung).

Tên văn bằng: Tiến sĩ Sinh học.

I. CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

A. CÁC HỌC PHẦN BỔ SUNG

1. Đối với nghiên cứu sinh chưa có bằng thạc sĩ, phải học các học phần bổ sung theo chương trình đào tạo thạc sĩ của chuyên ngành Sinh học thực nghiệm. Chương trình học này phải hoàn thành trong 24 tháng đầu của thời gian đào tạo trình độ tiến sĩ.

2. Đối với nghiên cứu sinh có bằng thạc sĩ chuyên ngành gần hoặc có bằng thạc sĩ chuyên ngành đúng nhưng tốt nghiệp đã lâu (trước năm 2000), phải học các học phần bổ sung (gồm học phần ở trình độ đại học và thạc sĩ) theo yêu cầu của giảng viên hướng dẫn và Hội đồng khoa học chuyên ngành. Chương trình học này phải hoàn thành trong 24 tháng đầu của thời gian đào tạo trình độ tiến sĩ.

B. CÁC HỌC PHẦN Ở TRÌNH ĐỘ TIÊN SĨ (10 TÍN CHỈ) SỐ TÍN CHỈ

1. 1. Các học phần bắt buộc (6 tín chỉ)

IGC 821 Phân lập và tách dòng gen 2

BIN 821 Tin sinh học 2

MIM 821 Miễn dịch học phân tử 2

2. 2. Các học phần tự chọn (4 tín chỉ)

BID 821 Hoá sinh miễn dịch và các phương pháp định lượng miễn dịch

2

FRA 821 Gốc tự do và chất chống oxy hoá 2

GSP 821 Gen chống chịu ở thực vật 2

206

ESP 821 Enzym liên quan đến tính chống chịu ở thực vật 2

MTP 821 Trao đổi các sản phẩm bậc hai 2

MET 821 Công nghệ enzyme vi sinh vật 2

C. CHUYÊN ĐỀ TIẾN SĨ (6 TÍN CHỈ)

Chuyên đề 1 2

Chuyên đề 2 2

Chuyên đề 3 2

Các chuyên đề tiến sĩ đòi hỏi nghiên cứu sinh tự cập nhật kiến thức mới liên quan trực tiếp đến đề tài của nghiên cứu sinh. Nghiên cứu sinh tự đề xuất hướng nghiên cứu chuyên đề dưới sự giúp đỡ của người hướng dẫn.

D. BÁO CÁO TIỂU LUẬN TỔNG QUAN

Bài tiểu luận tổng quan về tình hình nghiên cứu và các vấn đề liên quan đến đề tài luận án đòi hỏi nghiên cứu sinh thể hiện khả năng phân tích, đánh giá các công trình nghiên cứu đã có của các tác giả trong và ngoài nước liên quan mật thiết đến đề tài luận án, nêu những vấn đề còn tồn tại, chỉ ra những vấn đề mà luận án cần tập trung nghiên cứu giải quyết.

E. BÁO CÁO SEMINAR Ở BỘ MÔN

Nghiên cứu sinh có ít nhất 05 báo cáo khoa học trình bày ở bộ môn về kết quả nghiên cứu, trong đó có 01 báo cáo trình bày tổng thể kết quả nghiên cứu đề tài luận án.

F. NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ LUẬN ÁN TIẾN SĨ

II. MÔ TẢ TÓM TẮT HỌC PHẦN TRÌNH ĐỘ TIẾN SĨ

IGC 821 (2 tín chỉ) - Phân lập và tách dòng gen

Học phần cung cấp cho học viên kiến thức và kỹ năng cơ bản về tách dòng gen và ứng dụng của nó, các phương pháp sàng lọc và phân tích gen tách dòng.

BIN 821 (2 tín chỉ) - Tin sinh học

Học phần cung cấp cho học viên kiến thức về sử dụng phần mềm Excel để xử lý thống kê số liệu nghiên cứu sinh học; Truy cập mạng để xử lý số liệu về sinh học phân tử, tiếp cận với các ngân hàng dữ liệu gen và protein.

MIM 821 (2 tín chỉ) - Miễn dịch học phân tử

Học phần đề cập tới phương pháp tiếp cận những vấn đề chủ yếu của miễn dịch học phân tử: các khái niệm cơ bản về miễn dịch, khán nguyên, kháng thể, bổ thể; Kháng thể dịch thể và kháng thể đơn dòng, cơ chế phân tử của sự hình thành kháng thể; Sai lệch miễn dịch và miễn dịch bệnh lý.

BID 821 (2 tín chỉ) - Hoá sinh miễn dịch và các phương pháp định lượng miễn dịch

Học phần cung cấp cho học viên những kiến thức chuyên sâu về miễn dịch dịch thể và các thành phần tham gia vào đáp ứng MDDT ở mức phân tử; Những nguyên lý và kỹ năng cơ bản của các phương pháp đánh giá đáp ứng miễn dịch nói chung và đáp ứng MDDT nói riêng (chú trọng các phương pháp định lượng miễn dịch).

207

FRA 821 (2 tín chỉ) - Gốc tự do và chất chống oxy hoá

Học phần cung cấp cho học viên những kiến thức về gốc tự do: bản chất, phân loại, số phận của gốc tự do trong cơ thể và tác hại của nó đối với cơ thể sinh vật; học viên hiểu được nguyên nhân tạo ra gốc tự do trong cơ thể, cơ chế tạo ra những bệnh liên quan và một số hương giải quyết; kiến thức về chất chống oxy hoá: bản chất, phân loại.

GSP 821 (2 tín chỉ) - Gen chống chịu ở thực vật

Học phần cung cấp cho học viên những kiến thức về tính chống chịu của sinh vật và cơ sở phân tử của đặc tính chống chịu; Trang bị cho học viên kỹ thuật phân lập và tạo dòng gen liên quan đến tính chống chịu ở thực vật

ESP 821 (2 tín chỉ) - Enzym liên quan đến tính chống chịu ở thực vật

Học phần nghiên cứu vai trò và vị trí của 1 số enzym liên quan đến tính chống chịu ở thực vật. Cung cấp các phương pháp xác định hoạt độ enzym và phân lập gen tổng hợp enzym.

MTP 821 (2 tín chỉ) - Trao đổi các sản phẩm bậc hai

Học phần cung cấp cho học viên kiến thức về sản phẩm bậc hai, hiểu được quá trình trao đổi các sản phẩm bậc hai; Công nghệ lên men một số sản phẩm bậc hai có nhiều ứng dụng trong thực tiễn.

MET 821 (2 tín chỉ) - Công nghệ enzyme vi sinh vật

Học phần cung cấp những kiến thức cơ bản về sinh học enzyme: Cấu tạo, cấu trúc và động học phản ứng enzyme; về enzyme tái tổ hợp, enzyme không tan và quá trình sản xuất các loại enzyme này; Những ứng dụng cơ bản của enzyme và enzyme vi sinh vật.

208

209

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TIẾN SĨ TOÁN HỌC

Chuyên ngành Toán Giải tích

Mã số: 62 46 01 02.

Đơn vị đào tạo: Trường Đại học Sư phạm.

Năm bắt đầu đào tạo: 2008.

Thời gian xét tuyển: Tháng 2 và Tháng 8 hàng năm.

Nội dung xét tuyển:

- Tiểu ban chuyên môn xét tuyển nghiên cứu sinh đánh giá phân loại thí sinh thông qua hồ sơ dự tuyển thể hiện ở các nội dung:

+ Kết quả học tập ở trình độ đại học, thạc sĩ;

+ Thành tích nghiên cứu khoa học đã có và kinh nghiệm hoạt động chuyên môn;

+ Chất lượng bài luận về dự định nghiên cứu hoặc đề cương nghiên cứu;

+ Trình độ ngoại ngữ;

+ Ý kiến nhận xét đánh giá và ủng hộ thí sinh trong 02 thư giới thiệu.

- Yêu cầu về trình độ ngoại ngữ: Người dự tuyển phải đáp ứng yêu cầu về trình độ ngoại ngữ theo Quy chế đào tạo trình độ tiến sĩ hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Thời gian đào tạo:

- Đối với người có bằng thạc sĩ: 3 năm (tập trung);

- Đối với người có bằng tốt nghiệp đại học: 4 năm (tập trung).

Tên văn bằng: Tiến sĩ Toán học.

I. CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

A. CÁC HỌC PHẦN BỔ SUNG

1. Đối với nghiên cứu sinh chưa có bằng thạc sĩ, phải học các học phần bổ sung theo chương trình đào tạo thạc sĩ của chuyên ngành Toán giải tích. Chương trình học này phải hoàn thành trong 24 tháng đầu của thời gian đào tạo trình độ tiến sĩ.

2. Đối với nghiên cứu sinh có bằng thạc sĩ chuyên ngành gần hoặc có bằng thạc sĩ chuyên ngành đúng nhưng tốt nghiệp đã lâu (trước năm 2000), phải học các học phần bổ sung (gồm học phần ở trình độ đại học và thạc sĩ) theo yêu cầu của giảng viên hướng dẫn và Hội đồng khoa học chuyên ngành. Chương trình học này phải hoàn thành trong 24 tháng đầu của thời gian đào tạo trình độ tiến sĩ.

B. CÁC HỌC PHẦN Ở TRÌNH ĐỘ TIÊN SĨ (8 TÍN CHỈ) SỐ TÍN CHỈ

1. 1. Các học phần bắt buộc (4 tín chỉ)

FAH 921 Giải tích hàm nâng cao 2

CAH 921 Giải tích phức nâng cao 2

2. 2. Các học phần tự chọn (4 tín chỉ)

MAH 921 Giải tích đa trị nâng cao 2

TOP 921 Lý thuyết các bài toán tối ưu 2

NEC 921 Lý thuyết Nevanlinna-Cartan và ứng dụng 2

PVC 921 Lý thuyết phân phối giá trị p-adic và ứng dụng 2

210

FPT 921 Lý thuyết các điểm bất động 2

AGH 921 Hình học đại số nâng cao 2

GFS 921 Hàm suy rộng, biến đổi Fourier và không gian Sobolev 2

PDE 921 Phương trình đạo hàm riêng 2

TGE 921 Nhập môn lý thuyết hàm suy rộng 2

SMT 921 Nguyên lý ánh xạ co và một số ứng dụng 2

TPP 921 Bài toán đặt không chỉnh 2

TFD 921 Lý thuyết phương trình vi phân hàm 2

C. CHUYÊN ĐỀ TIẾN SĨ (6 TÍN CHỈ)

Chuyên đề 1 2

Chuyên đề 2 2

Chuyên đề 3 2

Các chuyên đề tiến sĩ đòi hỏi nghiên cứu sinh tự cập nhật kiến thức mới liên quan trực tiếp đến đề tài của nghiên cứu sinh. Nghiên cứu sinh tự đề xuất hướng nghiên cứu chuyên đề dưới sự giúp đỡ của người hướng dẫn.

D. BÁO CÁO TIỂU LUẬN TỔNG QUAN

Bài tiểu luận tổng quan về tình hình nghiên cứu và các vấn đề liên quan đến đề tài luận án đòi hỏi nghiên cứu sinh thể hiện khả năng phân tích, đánh giá các công trình nghiên cứu đã có của các tác giả trong và ngoài nước liên quan mật thiết đến đề tài luận án, nêu những vấn đề còn tồn tại, chỉ ra những vấn đề mà luận án cần tập trung nghiên cứu giải quyết.

E. BÁO CÁO SEMINAR Ở BỘ MÔN

Nghiên cứu sinh có ít nhất 05 báo cáo khoa học trình bày ở bộ môn về kết quả nghiên cứu, trong đó có 01 báo cáo trình bày tổng thể kết quả nghiên cứu đề tài luận án.

F. NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ LUẬN ÁN TIẾN SĨ

II. MÔ TẢ TÓM TẮT HỌC PHẦN TRÌNH ĐỘ TIẾN SĨ

FAH 921 (2 tín chỉ) - Giải tích hàm nâng cao

Học phần cung cấp cho học viên những kiến thức cơ bản về không gian lồi địa phương và các nguyên lý cơ bản trong không gian này.

CAH 921 (2 tín chỉ) - Giải tích phức nâng cao

Học phần cung cấp cho học viên kiến thức nâng cao trong giải tích phức: Diện Riemann, thác triển giải tích, đường cong Elliptic. Ngoài ra môn học cũng cung cấp thêm một số kiến thức mở rộng giải tích phức, hình học phức.

MAH 921 (2 tín chỉ) - Giải tích đa trị nâng cao

Học phần cung cấp các kiến thức nâng cao của giải tích đa trị và ứng dụng của nó trong các bài toán tối ưu.

TOP 921 (2 tín chỉ) - Lý thuyết các bài toán tối ưu

Học phần cung cấp những kiến thức nâng cao lý thuyết tối ưu: phân loại các bài toán tối ưu, những không gian thường dùng trong bài toán tối ưu và bài toán tối ưu trong một số trường hợp cụ thể.

211

NEC 921 (2 tín chỉ) - Lý thuyết Nevanlinna - Cartan và ứng dụng

Học phần cung cấp các kiến thức cơ bản của Lý thuyết Nevanlinna -Cartan cho ánh xạ chỉnh hình và ứng dụng của nó trong lý thuyết tập xác định duy nhất.

PVC 921 (2 tín chỉ) - Lý thuyết phân phối giá trị p-adic và ứng dụng

Học phần cung cấp các kiến thức cơ bản của Lý thuyết Nevanlinna - Cartan p-adic cho ánh xạ chỉnh hình và ứng dụng của nó trong lý thuyết tập xác định duy nhất.

FPT 921 (2 tín chỉ) - Lý thuyết các điểm bất động

Học phần cung cấp các kiến thức cơ bản của Lý thuyết các điểm bất động: điểm bất động Banach, của ánh xạ không giãn, của ánh xạ liên tục.

AGH 921 (2 tín chỉ) - Hình học đại số nâng cao

Học phần cung cấp các kiến thức nâng cao về bó và kì dị.

GFS 921 (2 tín chỉ) - Hàm suy rộng, biến đổi Fourier và không gian Sobolev

Học phần cung cấp các kiến thức về lý thuyết hàm suy rộng, biến đổi Fourier và không gian Sobolev: các khái niệm về hàm suy rộng, như các không gian hàm cơ bản, các không gian hàm suy rộng, các phép toán của hàm suy rộng, đặc biệt là đạo hàm suy rộng, tích chập của các hàm suy rộng, v.v..; Biến đổi Fourier của các hàm trong L1, L2 và trong S’; Các không gian Sobolev Hs, Hs(D) và Hos(D); Các định lý nhúng; Tính liên tục của toán tử giả vi phân trong các không gian Sobolev.

PDE 921 (2 tín chỉ) - Phương trình đạo hàm riêng

Ngoài việc giới thiệu cách phân loại và đưa các phương trình đạo hàm riêng tuyến tính cấp hai về các dạng chính tắc, Học phần cung cấp cho học viên kiến thức về cách đặt và hai phương pháp quan trọng để giải các bài toán cơ bản của Vật lý toán, đó là các phương pháp tách biến và biến đổi Fourier.

TGE 921 (2 tín chỉ) - Nhập môn lý thuyết hàm suy rộng

Học phần cung cấp các kiến thức về lý thuyết hàm suy rộng, biến đổi Fourier và không gian Sobolev, bao gồm các kiến thức sau đây: Không gian các hàm cơ bản, Không gian các hàm suy rộng, Không gian Schwartz và phép biến đổi Fourier, Các định lý nhúng cho không gian Sobolev, Vết của các hàm trong không gian Sobolev, Tính trù mật trong không gian Sobolev.

SMT 921 (2 tín chỉ) - Nguyên lý ánh xạ co và một số ứng dụng

Học phần cung cấp các kiến thức về những nét cơ bản về nguyên lý ánh xạ co và ứng dụng giải các bài toán vật lý toán: Các kết quả cơ bản vè phương pháp Newton; Phương trình tích phân; Các kết quả cơ bản vè bất đẳng thức biến phân với toán tử đơn điệu; Phương trình elliptic tựa tuyến tính.

TPP 921 (2 tín chỉ) - Bài toán đặt không chỉnh

Học phần cung cấp các kiến thức về bài toán đặt không chỉnh: Đánh giá ổn định; Phương pháp chỉnh Tikhônôv; Chỉnh bằng các phương pháp chiếu; Chỉnh bằng các phương pháp lặp.

TFD 921 (2 tín chỉ) - Lý thuyết phương trình vi phân hàm

Học phần cung cấp cho học viên kiến thức về các hệ phương trình vi phân hàm, lớp bài toán thực tế từ đó hình thành các phương trình vi phân có trễ. Nắm vững các định lý cơ sở, và sử dụng thành thạo các kỹ thuật toán học để giải các bài toán ổn định các loại hệ phương trình vi phân hàm và phương trình điều khiển có trễ.

212

213

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TIẾN SĨ SINH HỌC

Chuyên ngành Di truyền học

Mã số: 62 42 01 21.

Đơn vị đào tạo: Trường Đại học Sư phạm.

Năm bắt đầu đào tạo: 2007.

Thời gian xét tuyển: Tháng 2 và Tháng 8 hàng năm.

Nội dung xét tuyển:

- Tiểu ban chuyên môn xét tuyển nghiên cứu sinh đánh giá phân loại thí sinh thông qua hồ sơ dự tuyển thể hiện ở các nội dung:

+ Kết quả học tập ở trình độ đại học, thạc sĩ;

+ Thành tích nghiên cứu khoa học đã có và kinh nghiệm hoạt động chuyên môn;

+ Chất lượng bài luận về dự định nghiên cứu hoặc đề cương nghiên cứu;

+ Trình độ ngoại ngữ;

+ Ý kiến nhận xét đánh giá và ủng hộ thí sinh trong 02 thư giới thiệu.

- Yêu cầu về trình độ ngoại ngữ: Người dự tuyển phải đáp ứng yêu cầu về trình độ ngoại ngữ theo Quy chế đào tạo trình độ tiến sĩ hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Thời gian đào tạo:

- Đối với người có bằng thạc sĩ: 3 năm (tập trung);

- Đối với người có bằng tốt nghiệp đại học: 4 năm (tập trung).

Tên văn bằng: Tiến sĩ Sinh học

I. CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

A. CÁC HỌC PHẦN BỔ SUNG

1. Đối với nghiên cứu sinh chưa có bằng thạc sĩ, phải học các học phần bổ sung theo chương trình đào tạo thạc sĩ của chuyên ngành Di truyền học. Chương trình học này phải hoàn thành trong 24 tháng đầu của thời gian đào tạo trình độ tiến sĩ.

2. Đối với nghiên cứu sinh có bằng thạc sĩ chuyên ngành gần hoặc có bằng thạc sĩ chuyên ngành đúng nhưng tốt nghiệp đã lâu (trước năm 2000), phải học các học phần bổ sung (gồm học phần ở trình độ đại học và thạc sĩ) theo yêu cầu của giảng viên hướng dẫn và Hội đồng khoa học chuyên ngành. Chương trình học này phải hoàn thành trong 24 tháng đầu của thời gian đào tạo trình độ tiến sĩ.

B. CÁC HỌC PHẦN Ở TRÌNH ĐỘ TIÊN SĨ (8 TÍN CHỈ) SỐ TÍN CHỈ

1. 1. Các học phần bắt buộc (4 tín chỉ)

GAB 921 Hệ gen (genome) và phân tích hệ gene ở sinh vật 2

GFR 921 Cơ sở di truyền học của đặc tính chống chịu ở sinh vật 2

2. 2. Các học phần tự chọn (4 tín chỉ)

GAT 921 Chuyển gen và phân tích sinh vật chuyển gen 2

MGA 921 Nghiên cứu hệ gene ty thể và ứng dụng 2

214

RTA 921 RNA interference và ứng dụng 2

SBS 921 Hệ thống tái sinh và chọn dòng tế bào thực vật 2

C. CHUYÊN ĐỀ TIẾN SĨ ((6 TÍN CHỈ)

Chuyên đề 1 2

Chuyên đề 2 2

Chuyên đề 3 2

Các chuyên đề tiến sĩ đòi hỏi nghiên cứu sinh tự cập nhật kiến thức mới liên quan trực tiếp đến đề tài của nghiên cứu sinh. Nghiên cứu sinh tự đề xuất hướng nghiên cứu chuyên đề dưới sự giúp đỡ của người hướng dẫn. Các chuyên đề này phải hoàn thành trong 24 tháng đầu của thời gian đào tạo trình độ tiến sĩ.

D. BÁO CÁO TIỂU LUẬN TỔNG QUAN

Bài tiểu luận tổng quan về tình hình nghiên cứu và các vấn đề liên quan đến đề tài luận án đòi hỏi nghiên cứu sinh thể hiện khả năng phân tích, đánh giá các công trình nghiên cứu đã có của các tác giả trong và ngoài nước liên quan mật thiết đến đề tài luận án, nêu những vấn đề còn tồn tại, chỉ ra những vấn đề mà luận án cần tập trung nghiên cứu giải quyết.

E. BÁO CÁO SEMINAR Ở BỘ MÔN

Nghiên cứu sinh có ít nhất 05 báo cáo khoa học trình bày ở bộ môn về khả năng nghiên cứu, trong đó có 01 báo cáo trình bày tổng thể kết quả nghiên cứu đề tài luận án.

F. NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ LUẬN ÁN TIẾN SĨ

II. MÔ TẢ TÓM TẮT HỌC PHẦN TRÌNH ĐỘ TIẾN SĨ

GAB 921 (2 tín chỉ) - Hệ gen (genome) và phân tích hệ gene ở sinh vật

Học phần cung cấp những kiến thức cơ bản về vật liệu di truyền và các loại genome ở sinh vật, các kỹ thuật di truyền phân tử trong phân tích genome như kỹ thuật tách chiết DNA tổng số, enyme giới hạn và ứng dụng, kỹ thuật phân tích RFLP, kỹ thuật lai phân tử. Phân tích đa dạng di truyền của sinh vật.

GFR 921 (2 tín chỉ) - Cơ sở di truyền học của đặc tính chống chịu ở sinh vật

Học phần cung cấp các kiến thức cơ bản về tính chống chịu của sinh vật và cơ sở di truyền phân tử của đặc tính chống chịu; Phân lập gen liên quan đến tính chống chịu Kỹ thuật tạo dòng chống chịu với các điều kiện bất lợi của ngoại cảnh.

GAT 921 (2 tín chỉ) - Chuyển gen và phân tích sinh vật chuyển gen

Học phần cung cấp các kiến thức cơ bản về Công nghệ gene và lịch sử phát triển, Những vấn đề cơ bản của chuyên gen, Vector chuyển gene, Kỹ thuật chuyển gen, Ứng dụng của chuyển gen trong cải tạo giống và tạo giống mới,trong nghiên cứu sản xuất vaccine thực vật, trong nghiên cứu tạo cây kháng virus gây bệnh.

MGA 921 (2 tín chỉ) - Nghiên cứu hệ gene ty thể và Ứng dụng

Học phần cung cấp các kiến thức cơ bản về ty thể và hệ gen ty thể; Các phương pháp phân lập ty thể và ADN ty thể. Đặc điểm của ADN ty thể. Ứng dụng hệ gen ty thể trong việc chẩn đoán, phân loại sinh vật và phân tích ADN ty thể trong xác định quan hệ họ hàng ở người.

215

RTA 921 (2 tín chỉ) - RNA interference và ứng dụng

Học phần cung cấp các kiến thức khái quát về RNAi; Cơ chế hoạt động của RNAi; Các kỹ thuật RNAi như: Phân lập RNA và tạo cấu trúc RNA, thiết kế vector mang cấu trúc RNAi, tạo sinh vật chuyển gen mang cấu trúc RNAi, phân tích sinh vật chuyển gen mang cấu trúc RNAi và ứng dụng của kỹ thuật RNAi trong tạo cây chuyển gen kháng virus.

SBS 921 (2 tín chỉ) - Hệ thống tái sinh và chọn dòng tế bào thực vật

Học phần cung cấp các kiến thức khái quát về cấu tạo và nuôi cấy mô tế bào thực vật; Hệ thống tái sinh cây phục vụ chuyển gen; Chọn dòng tế bào thực vật có khả năng chống chịu với điều kiện bất lợi của ngoại cảnh và chọn dòng tế bào cho năng suất thứ cấp cao; Giới thiệu những thành tựu tạo giống mới bằng công nghệ tế bào ở trên thế giới và ở Việt Nam.

216

217

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TIẾN SĨ SINH HỌC

Chuyên ngành Sinh thái học

Mã số: 62 42 01 20.

Đơn vị đào tạo: Trường Đại học Sư phạm.

Năm bắt đầu đào tạo: 2008.

Thời gian xét tuyển: Tháng 2 và Tháng 8 hàng năm.

Nội dung xét tuyển:

- Tiểu ban chuyên môn xét tuyển nghiên cứu sinh đánh giá phân loại thí sinh thông qua hồ sơ dự tuyển thể hiện ở các nội dung:

+ Kết quả học tập ở trình độ đại học, thạc sĩ;

+ Thành tích nghiên cứu khoa học đã có và kinh nghiệm hoạt động chuyên môn;

+ Chất lượng bài luận về dự định nghiên cứu hoặc đề cương nghiên cứu;

+ Trình độ ngoại ngữ;

+ Ý kiến nhận xét đánh giá và ủng hộ thí sinh trong 02 thư giới thiệu.

- Yêu cầu về trình độ ngoại ngữ: Người dự tuyển phải đáp ứng yêu cầu về trình độ ngoại ngữ theo Quy chế đào tạo trình độ tiến sĩ hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Thời gian đào tạo:

- Đối với người có bằng thạc sĩ: 3 năm (tập trung);

- Đối với người có bằng tốt nghiệp đại học: 4 năm (tập trung).

Tên văn bằng: Tiến sĩ Sinh học.

I. CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

A. CÁC HỌC PHẦN BỔ SUNG

1. Đối với nghiên cứu sinh chưa có bằng thạc sĩ, phải học các học phần bổ sung theo chương trình đào tạo thạc sĩ của chuyên ngành Sinh thái học. Chương trình học này phải hoàn thành trong 24 tháng đầu của thời gian đào tạo trình độ tiến sĩ.

2. Đối với nghiên cứu sinh có bằng Thạc sĩ chuyên ngành gần hoặc có bằng thạc sĩ chuyên ngành đúng nhưng tốt nghiệp đã lâu (trước năm 2000), phải học các học phần bổ sung (gồm học phần ở trình độ đại học và thạc sĩ) theo yêu cầu của giảng viên hướng dẫn và Hội đồng khoa học chuyên ngành. Chương trình học này phải hoàn thành trong 24 tháng đầu của thời gian đào tạo trình độ tiến sĩ.

B. CÁC HỌC PHẦN Ở TRÌNH ĐỘ TIÊN SĨ (8 TÍN CHỈ) SỐ TÍN CHỈ

1. 1. Các học phần bắt buộc (4 tín chỉ)

GVE 921 Địa lý thảm thực vật 2

PED 921 Thổ nhưỡng học 2

2. 2. Các học phần tự chọn (4 tín chỉ)

AEF 921 Hệ sinh thái các thuỷ vực nước ngọt 2

GSA 921 Đồng cỏ và Savan 2

DCE 921 Động thái và chu trình vật chất trong các hệ sinh thái 2

LAE 921 Các quy luật sinh thái 2

218

C. CHUYÊN ĐỀ TIẾN SĨ (6 TÍN CHỈ)

Chuyên đề 1 2

Chuyên đề 2 2

Chuyên đề 3 2

Các chuyên đề tiến sĩ đòi hỏi nghiên cứu sinh tự cập nhật kiến thức mới liên quan trực tiếp đến đề tài của nghiên cứu sinh. Nghiên cứu sinh tự đề xuất hướng nghiên cứu chuyên đề dưới sự giúp đỡ của người hướng dẫn. Các chuyên đề này phải hoàn thành trong 24 tháng đầu của thời gian đào tạo trình độ tiến sĩ.

D. BÁO CÁO TIỂU LUẬN TỔNG QUAN

Bài tiểu luận tổng quan về tình hình nghiên cứu và các vấn đề liên quan đến đề tài luận án đòi hỏi nghiên cứu sinh thể hiện khả năng phân tích, đánh giá các công trình nghiên cứu đã có của các tác giả trong và ngoài nước liên quan mật thiết đến đề tài luận án, nêu những vấn đề còn tồn tại, chỉ ra những vấn đề mà luận án cần tập trung nghiên cứu giải quyết.

E. BÁO CÁO SEMINAR Ở BỘ MÔN

Nghiên cứu sinh có ít nhất 05 báo cáo khoa học trình bày ở bộ môn về khả năng nghiên cứu, trong đó có 01 báo cáo trình bày tổng thể kết quả nghiên cứu đề tài luận án.

F. NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ LUẬN ÁN TIẾN SĨ

II. MÔ TẢ TÓM TẮT HỌC PHẦN TRÌNH ĐỘ TIẾN SĨ

GVE 921 (2 tín chỉ) - Địa lý thảm thực vật

Học phần cung cấp cho học viên kiến thức cơ bản về thảm thực vật, các nhân tố tổ thành và các nguyên tắc phân bố; Các đơn vị cơ bản trong hệ thống phân loại thảm thực vật; Các thảm thực vật Việt nam.

PED 921 (2 tín chỉ) - Thổ nhưỡng học

Học phần cung cấp những kiến thức cơ bản về đá, khoáng chất hình thành đất, sự phong hoá và sự hình thành đất, đặc điểm sinh thái học của đất, thành phần hoá học đất, thành phần cơ giới đất, sử dụng bền vững đất chông ô nhiễm hệ sinh thái đất.

AEF 921 (2 tín chỉ) - Hệ sinh thái các thuỷ vực nước ngọt

Học phần cung cấp những kiến thức cơ bản về hệ sinh thái các thuỷ vực nước ngọt: ao, hồ, sông, suối. Các yếu tố giới hạn của môi trường nước, các quần xã sinh vật.

GSA 921 (2 tín chỉ) - Đồng cỏ và Savan

Học phần cung cấp cho học viên kiến thức về đồng cỏ: khái niệm,nguồn gốc, sinh địa quần lạc, những nhân tố tham gia tạo thành sinh địa quần lạc. Các sinh vật tự dưỡng, dị dưỡng, cấu trúc và động thái của nó. Các khái niệm về sa van. Các phương pháp nghiên cứu và phân loại đồng cỏ ở Việt Nam

DCE 921 (2 tín chỉ) - Động thái và chu trình vật chất trong các hệ sinh thái

Học phần cung cấp những kiến thức cơ bản: cơ sở lý luận về nghiên cứu động thái và chu trình chuyển hoá vật chất trong các hệ sinh thái, các yếu tố tham gia tạo thành năng suất, năng suất sinh học.

LAE 921 (2 tín chỉ) - Các quy luật sinh thái

Học phần cung cấp cho học viên kiến thức cơ bản về sinh thái học như: khái niệm, đối tượng nghiên cứu, mối quan hệ với các khoa học khác, phân loại, nội dung các quy luật sinh thái học.

219

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TIẾN SĨ NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM

Chuyên ngành Văn học Việt Nam

Mã số: 62 22 01 21.

Đơn vị đào tạo: Trường Đại học Sư phạm.

Năm bắt đầu đào tạo: 2007.

Thời gian xét tuyển: Tháng 2 và Tháng 8 hàng năm.

Nội dung xét tuyển:

- Tiểu ban chuyên môn xét tuyển nghiên cứu sinh đánh giá phân loại thí sinh thông qua hồ sơ dự tuyển thể hiện ở các nội dung:

+ Kết quả học tập ở trình độ đại học, thạc sĩ;

+ Thành tích nghiên cứu khoa học đã có và kinh nghiệm hoạt động chuyên môn;

+ Chất lượng bài luận về dự định nghiên cứu hoặc đề cương nghiên cứu;

+ Trình độ ngoại ngữ;

+ Ý kiến nhận xét đánh giá và ủng hộ thí sinh trong 02 thư giới thiệu.

- Yêu cầu về trình độ ngoại ngữ: Người dự tuyển phải đáp ứng yêu cầu về trình độ ngoại ngữ theo Quy chế đào tạo trình độ tiến sĩ hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Thời gian đào tạo:

- Đối với người có bằng thạc sĩ: 3 năm (tập trung);

- Đối với người có bằng tốt nghiệp đại học: 4 năm (tập trung).

Tên văn bằng: Tiến sĩ Ngôn ngữ và văn hóa Việt Nam.

I. CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

A. CÁC HỌC PHẦN BỔ SUNG

1. Đối với nghiên cứu sinh chưa có bằng thạc sĩ, phải học các học phần bổ sung theo chương trình đào tạo thạc sĩ của chuyên ngành Văn học Việt Nam. Chương trình học này phải hoàn thành trong 24 tháng đầu của thời gian đào tạo trình độ tiến sĩ.

2. Đối với nghiên cứu sinh có bằng Thạc sĩ chuyên ngành gần hoặc có bằng thạc sĩ chuyên ngành đúng nhưng tốt nghiệp đã lâu (trước năm 2000), phải học các học phần bổ sung (gồm học phần ở trình độ đại học và thạc sĩ) theo yêu cầu của giảng viên hướng dẫn và Hội đồng khoa học chuyên ngành. Chương trình học này phải hoàn thành trong 24 tháng đầu của thời gian đào tạo trình độ tiến sĩ.

B. CÁC HỌC PHẦN Ở TRÌNH ĐỘ TIÊN SĨ (8 TÍN CHỈ) SỐ TÍN CHỈ

1. 1. Các học phần bắt buộc (4 tín chỉ)

TPV 927 Tiến trình văn học Việt Nam hiện đại những vấn đề lịch sử và lí luận

2

TNC 927 Bản sắc dân tộc trong thơ ca các dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại

2

2. Các môn học tự chọn (4 tín chỉ)

TVL 927 Lý luận phê bình văn học Việt Nam thế kỷ XX 2

CCS 927 Phân loại ý nghĩa tổng hợp trong các thể loại văn học dân gian của người Việt

2

220

TGT 927 Loại hình tác phẩm Thiền uyển tập anh 2

PFL 927 Đặc điểm thi pháp văn học dân gian nhìn từ góc độ thể loại

2

DPP 927 Quá trình vận động thi pháp thể loại tiểu thuyết Việt Nam từ 1945 đến nay

2

VLL 697 So sánh tư tưởng văn học Việt Nam trung đại và hiện đại 2

HDV 927 Lịch sử hình thành và phát triển của thể loại kịch trong văn học Việt Nam hiện đại

2

C. CHUYÊN ĐỀ TIẾN SĨ (6 TÍN CHỈ)

Chuyên đề 1 2

Chuyên đề 2 2

Chuyên đề 3 2

Các chuyên đề tiến sĩ đòi hỏi nghiên cứu sinh tự cập nhật kiến thức mới liên quan trực tiếp đến đề tài của nghiên cứu sinh. Nghiên cứu sinh tự đề xuất hướng nghiên cứu chuyên đề dưới sự giúp đỡ của người hướng dẫn. Các chuyên đề này phải hoàn thành trong 24 tháng đầu của thời gian đào tạo trình độ tiến sĩ.

D. BÁO CÁO TIỂU LUẬN TỔNG QUAN

Bài tiểu luận tổng quan về tình hình nghiên cứu và các vấn đề liên quan đến đề tài luận án đòi hỏi nghiên cứu sinh thể hiện khả năng phân tích, đánh giá các công trình nghiên cứu đã có của các tác giả trong và ngoài nước liên quan mật thiết đến đề tài luận án, nêu những vấn đề còn tồn tại, chỉ ra những vấn đề mà luận án cần tập trung nghiên cứu giải quyết.

E. BÁO CÁO SEMINAR Ở BỘ MÔN

Nghiên cứu sinh có ít nhất 05 báo cáo khoa học trình bày ở bộ môn về khả năng nghiên cứu, trong đó có 01 báo cáo trình bày tổng thể kết quả nghiên cứu đề tài luận án.

F. NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ LUẬN ÁN TIẾN SĨ

II. MÔ TẢ TÓM TẮT HỌC PHẦN TRÌNH ĐỘ TIẾN SĨ

TPV 927 (2 tín chỉ) - Tiến trình văn học Việt Nam hiện đại: những vấn đề lịch sử và lí luận

Học phần cung cấp cho học viên kiến thức về những vấn đề lịch sử và lí luận về tiến trình vận động của văn học Việt Nam từ phạm trù văn học trung đại sang phạm trù văn học hiện đại; phân kì văn học Việt Nam hiện đại qua các mốc lịch sử: 1930, 1945, 1957, 1960, 1975, 1986; về trào lưu và phong cách trong văn học Việt Nam hiện đại.

TNC 927 (2 tín chỉ) - Bản sắc dân tộc trong thơ ca các dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại

Học phần cung cấp cho học viên kiến thức về bản sắc văn hoá dân tộc và bản sắc văn hoá dân tộc thể hiện trong thơ ca của một số dân tộc thiểu số tiêu biểu như: Tày, Thái, Mông. Giới thiệu một số tác giả, tác phẩm tiêu biểu của thơ ca dân tộc thiểu số: Nông Quốc Chấn, Y Phương, Bàn Tài Đoàn, Pờ Sảo Mìn.

TVL 927 (2 tín chỉ) - Lý luận phê bình văn học Việt Nam thế kỷ XX

Học phần cung cấp cho học viên kiến thức về: Trình bày diện mạo, những vấn đề chủ yếu và thành tựu của lí luận phê bình văn học Việt Nam thế kỷ XX qua các chặng 1900 - 1932, 1932 - 1945, 1945- 1975, 1986-2000.

221

CCS 927 (2 tín chỉ) - Phân loại ý nghĩa tổng hợp trong các thể loại văn học dân gian của người Việt

Học phần cung cấp cho học viên kiến thức về: Phân loại và hệ thống hoá các loại ý nghĩa tổng hợp trong các thể loại văn học dân gian; Mô tả diện mạo và sự thể hiện cụ thể của ý nghĩa tổng hợp trong các thể loại văn học dân gian.

TGT 927 (2 tín chỉ) - Loại hình tác phẩm Thiền uyển tập anh

Học phần cung cấp cho học viên kiến thức về một vấn đề có liên quan đến Thiền uyển tập anh như cấu trúc các kiểu truyện Thiền sư, mối quan hệ giữa bộ phận ‘Truyện ghi chép tiểu sử’ và ‘Tàng trữ giá trị thơ ca’ khả năng tích hợp các yếu tố folkore và mối quan hệ giữa cốt truyện thiền sư trong Thiền uyển tập anh với thư tịch cổ và truyện cổ tích.

PFL 927 (2 tín chỉ) - Đặc điểm thi pháp văn học dân gian nhìn từ góc độ thể loại

Học phần cung cấp cho học viên kiến thức về một số vấn đề của thi pháp học và sự khác nhau giữa thi pháp văn học dân gian với thi pháp văn học viết và tình hình nghiên bộ môn khoa hoc này ở Việt Nam; Mô tả, phân tích, lí giải những đặc điểm thi pháp cơ bản của văn học dân gian ở từng thể loại cụ thể.

DPP 927 (2 tín chỉ) - Quá trình vận động thi pháp thể loại tiểu thuyết Việt Nam từ 1945 đến nay

Học phần cung cấp cho học viên kiến thức về: Miêu tả, phân tích, lí giải quá trình vận động thi pháp thể loại của tiểu thuyết Việt Nam từ 1945 đến 2005 qua các chặng đường 1945 – 1975, 1975 - 2005.

VLL 927 (2 tín chỉ) - So sánh tư tưởng văn học Việt Nam trung đại và hiện đại

Học phần cung cấp cho học viên kiến thức quan trọng trình bày và so sánh cơ sở Triết học - Mỹ học của tư tưởng văn học phương Đông và phương Tây; Phân tích thực tiễn tư tưởng văn học của Việt Nam thời trung đại và hiện đại (văn học hiện đại được xem xét dừng lại ở phạm vi thời gian 45 năm đầu thế kỷ XX).

HDV 927 (2 tín chỉ) - Lịch sử hình thành và phát triển của thể loại kịch trong văn học Việt Nam hiện đại

Học phần cung cấp thức cơ bản về quá trình hình thành và phát triển, thành tựu của thể loại kịch trong văn học Việt Nam hiện đại qua các thời kỳ: 1900 - 1945, 1945 - 1975, 1975 - 2000.

222

223

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Chuyên ngành Lý luận và Lịch sử giáo dục

Mã số: 62 14 01 02.

Đơn vị đào tạo: Trường Đại học Sư phạm.

Năm bắt đầu đào tạo: 2004.

Thời gian xét tuyển: Tháng 2 và Tháng 8 hàng năm.

Nội dung xét tuyển:

- Tiểu ban chuyên môn xét tuyển nghiên cứu sinh đánh giá phân loại thí sinh thông qua hồ sơ dự tuyển thể hiện ở các nội dung:

+ Kết quả học tập ở trình độ đại học, thạc sĩ;

+ Thành tích nghiên cứu khoa học đã có và kinh nghiệm hoạt động chuyên môn;

+ Chất lượng bài luận về dự định nghiên cứu hoặc đề cương nghiên cứu;

+ Trình độ ngoại ngữ;

+ Ý kiến nhận xét đánh giá và ủng hộ thí sinh trong 02 thư giới thiệu.

- Yêu cầu về trình độ ngoại ngữ: Người dự tuyển phải đáp ứng yêu cầu về trình độ ngoại ngữ theo Quy chế đào tạo trình độ tiến sĩ hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Thời gian đào tạo:

- Đối với người có bằng thạc sĩ: 3 năm (tập trung);

- Đối với người có bằng tốt nghiệp đại học: 4 năm (tập trung).

Tên văn bằng: Tiến sĩ Khoa học giáo dục.

I. CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

A. CÁC HỌC PHẦN BỔ SUNG

1. Đối với nghiên cứu sinh chưa có bằng thạc sĩ, phải học các học phần bổ sung theo chương trình đào tạo thạc sĩ của chuyên ngành thạc sĩ Giáo dục học. Chương trình học này phải hoàn thành trong 24 tháng đầu của thời gian đào tạo trình độ tiến sĩ.

2. Đối với nghiên cứu sinh có bằng Thạc sĩ chuyên ngành gần hoặc có bằng thạc sĩ chuyên ngành đúng nhưng tốt nghiệp đã lâu (trước năm 2000), phải học các học phần bổ sung (gồm học phần ở trình độ đại học và thạc sĩ) theo yêu cầu của giảng viên hướng dẫn và Hội đồng khoa học chuyên ngành. Chương trình học này phải hoàn thành trong 24 tháng đầu của thời gian đào tạo trình độ tiến sĩ.

B. CÁC HỌC PHẦN Ở TRÌNH ĐỘ TIÊN SĨ (8 TÍN CHỈ) SỐ TÍN CHỈ

Các môn học bắt buộc (4 tín chỉ)

MPE 821 Giáo dục học hiện đại 2

TTE 821 Lý luận dạy học hiện đại: Biện pháp và kỹ thuật 2

Các môn học tự chọn (4 tín chỉ)

DEP 821 Phát triển môi trường giáo dục đạo đức cho học sinh, sinh viên

2

TCE 821 Cơ sở lý luận của đổi mới nội dung chương trình giáo dục - đào tạo

2

TTC 821 Mục đích, nhiệm vụ, nội dung giáo dục trong thời kỳ mới 2

TMC 821 Các lý thuyết và mô hình giáo dục hướng vào người học 2

224

C. CHUYÊN ĐỀ TIẾN SĨ (6 TÍN CHỈ)

Chuyên đề 1 2

Chuyên đề 2 2

Chuyên đề 3 2

Các chuyên đề tiến sĩ đòi hỏi nghiên cứu sinh tự cập nhật kiến thức mới liên quan trực tiếp đến đề tài của nghiên cứu sinh. Nghiên cứu sinh tự đề xuất hướng nghiên cứu chuyên đề dưới sự giúp đỡ của người hướng dẫn. Các chuyên đề này phải hoàn thành trong 24 tháng đầu của thời gian đào tạo trình độ tiến sĩ.

D. BÁO CÁO TIỂU LUẬN TỔNG QUAN

Bài tiểu luận tổng quan về tình hình nghiên cứu và các vấn đề liên quan đến đề tài luận án đòi hỏi nghiên cứu sinh thể hiện khả năng phân tích, đánh giá các công trình nghiên cứu đã có của các tác giả trong và ngoài nước liên quan mật thiết đến đề tài luận án, nêu những vấn đề còn tồn tại, chỉ ra những vấn đề mà luận án cần tập trung nghiên cứu giải quyết.

E. BÁO CÁO SEMINAR Ở BỘ MÔN

Nghiên cứu sinh có ít nhất 05 báo cáo khoa học trình bày ở bộ môn về khả năng nghiên cứu, trong đó có 01 báo cáo trình bày tổng thể kết quả nghiên cứu đề tài luận án.

F. NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ LUẬN ÁN TIẾN SĨ

II. MÔ TẢ TÓM TẮT HỌC PHẦN TRÌNH ĐỘ TIẾN SĨ

MPE 821 (2 tín chỉ) - Giáo dục học hiện đại

Học phần cung cấp cho học viên kiến thức mang tính chất tổng luận về Giáo dục học hiện đại và phương pháp luận khoa học giáo dục.

TTE 821 (2 tín chỉ) - Lý luận dạy học hiện đại: Biện pháp và kỹ thuật

Học phần cung cấp cho học viên kiến thức về những vấn đề chung về lý luận dạy học hiện đại, biện pháp và kỹ thuật dạy học và ứng dụng lý luận dạy học hiện đại trong thực tiễn.

DEP 821 (2 tín chỉ) - Phát triển môi trường giáo dục đạo đức cho học sinh, sinh viên

Học phần cung cấp cho học viên kiến thức cơ bản về giáo dục đạo đức, môi trường giáo dục đạo đức và phát triển môi trường giáo dục đạo đức hiện nay.

TCE 821 (2 tín chỉ) - Cơ sở lý luận của đổi mới nội dung chương trình giáo dục - đào tạo

Học phần cung cấp cho học viên kiến thức cơ bản đổi mới nội dung, chương trình Giáo dục – Đào tạo, cách thức phát triển chương trình Giáo dục - Đào tạo hiện nay, nhiệm vụ của giảng viên, giáo viên trong xây dựng và phát triển chương trình giáo dục.

TTC 821 (2 tín chỉ) - Mục đích, nhiệm vụ, nội dung giáo dục trong thời kỳ mới

Học phần cung cấp cho học viên kiến thức cơ bản về mục đích, nhiệm vụ giáo dục trong thời kỳ mới.

TMC 821 (2 tín chỉ) - Các lý thuyết và mô hình giáo dục hướng vào người học

Học phần cung cấp cho học viên kiến thức cơ bản về các lý thuyết và mô hình giáo dục hướng vào người học, trên cơ sở đó khai thác khả năng ứng dụng của nó vào giáo dục Việt Nam.

225

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Chuyên ngành Lý luận và Phương pháp dạy học bộ môn Vật lý

Mã số: 62 14 01 11.

Đơn vị đào tạo: Trường Đại học Sư phạm.

Năm bắt đầu đào tạo: 2008.

Thời gian xét tuyển: Tháng 2 và Tháng 8 hàng năm.

Nội dung xét tuyển:

- Tiểu ban chuyên môn xét tuyển nghiên cứu sinh đánh giá phân loại thí sinh thông qua hồ sơ dự tuyển thể hiện ở các nội dung:

+ Kết quả học tập ở trình độ đại học, thạc sĩ;

+ Thành tích nghiên cứu khoa học đã có và kinh nghiệm hoạt động chuyên môn;

+ Chất lượng bài luận về dự định nghiên cứu hoặc đề cương nghiên cứu;

+ Trình độ ngoại ngữ;

+ Ý kiến nhận xét đánh giá và ủng hộ thí sinh trong 02 thư giới thiệu.

- Yêu cầu về trình độ ngoại ngữ: Người dự tuyển phải đáp ứng yêu cầu về trình độ ngoại ngữ theo Quy chế đào tạo trình độ tiến sĩ hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Thời gian đào tạo:

- Đối với người có bằng thạc sĩ: 3 năm (tập trung);

- Đối với người có bằng tốt nghiệp đại học: 4 năm (tập trung).

Tên văn bằng: Tiến sĩ Khoa học giáo dục.

I. CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

A. CÁC HỌC PHẦN BỔ SUNG

1. Đối với nghiên cứu sinh chưa có bằng thạc sĩ, phải học các học phần bổ sung theo chương trình đào tạo thạc sĩ của chuyên ngành Lý luận và phương pháp dạy học Vật lý. Chương trình học này phải hoàn thành trong 24 tháng đầu của thời gian đào tạo trình độ tiến sĩ.

2. Đối với nghiên cứu sinh có bằng Thạc sĩ chuyên ngành gần hoặc có bằng thạc sĩ chuyên ngành đúng nhưng tốt nghiệp đã lâu (trước năm 2000), phải học các học phần bổ sung (gồm học phần ở trình độ đại học và thạc sĩ) theo yêu cầu của giảng viên hướng dẫn và Hội đồng khoa học chuyên ngành. Chương trình học này phải hoàn thành trong 24 tháng đầu của thời gian đào tạo trình độ tiến sĩ.

B. CÁC HỌC PHẦN Ở TRÌNH ĐỘ TIÊN SĨ (7 TÍN CHỈ) SỐ TÍN CHỈ

1. Các học phần bắt buộc (4 tín chỉ)

DMR 921 Phương pháp thiết kế và đánh giá nghiên cứu trong giáo dục 2

MAA 921 Tiếp cận hiện đại hoạt động dạy học Vật lí. 2

2. Các học phần tự chọn (3 tín chỉ)

AIT 931 Ứng dụng công nghệ thông tin trong tổ chức hoạt động nhân thức vật lí tích cực, tự chủ và sáng tạo.

3

MPH 931 Tiếp cận hiện đại một số nội dung trong chương trình Vật lí của trường phổ thông

3

C. CHUYÊN ĐỀ TIẾN SĨ (6 TÍN CHỈ)

Chuyên đề 1 2

Chuyên đề 2 2

Chuyên đề 3 2

226

Các chuyên đề tiến sĩ đòi hỏi nghiên cứu sinh tự cập nhật kiến thức mới liên quan trực tiếp đến đề tài của nghiên cứu sinh. Nghiên cứu sinh tự đề xuất hướng nghiên cứu chuyên đề dưới sự giúp đỡ của người hướng dẫn. Các chuyên đề này phải hoàn thành trong 24 tháng đầu của thời gian đào tạo trình độ tiến sĩ.

D. BÁO CÁO TIỂU LUẬN TỔNG QUAN

Bài tiểu luận tổng quan về tình hình nghiên cứu và các vấn đề liên quan đến đề tài luận án đòi hỏi nghiên cứu sinh thể hiện khả năng phân tích, đánh giá các công trình nghiên cứu đã có của các tác giả trong và ngoài nước liên quan mật thiết đến đề tài luận án, nêu những vấn đề còn tồn tại, chỉ ra những vấn đề mà luận án cần tập trung nghiên cứu giải quyết.

E. BÁO CÁO SEMINAR Ở BỘ MÔN

Nghiên cứu sinh có ít nhất 05 báo cáo khoa học trình bày ở bộ môn về khả năng nghiên cứu, trong đó có 01 báo cáo trình bày tổng thể kết quả nghiên cứu đề tài luận án.

F. NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ LUẬN ÁN TIẾN SĨ

II. MÔ TẢ TÓM TẮT HỌC PHẦN TRÌNH ĐỘ TIẾN SĨ

DMR 921 (2 tín chỉ) - Phương pháp thiết kế và đánh giá nghiên cứu trong giáo dục

Học phần cung cấp các kiến thức và kĩ năng nâng cao và hệ thống về phương pháp nghiên cứu và đánh giá các kết quả nghiên cứu trong khoa học giáo dục.

MAA 921 (2 tín chỉ) - Tiếp cận hiện đại hoạt động dạy học vật lí

Học phần cung cấp các kiến thức và kĩ năng nâng cao về bản chất các phương pháp dạy học hiện đại.

AIT 931 (3 tín chỉ) - Ứng dụng công nghệ thông tin trong tổ chức hoạt động nhân thức vật lí tích cực, tự chủ và sáng tạo

Học phần cung cấp các kiến thức, kĩ năng nâng cao về ứng dụng công nghệ thông tin vào việc tổ chức hoạt động nhận thức vật lí tích cực, tự chủ và sáng tạo.

MPH 931 (3 tín chỉ) - Tiếp cận hiện đại một số nội dung trong chương trình vật lí của trường phổ thông

Học phần cung cấp các kiến thức và kĩ năng phân tích các nội dung của chương trình Vật lí phổ thông theo các quan điểm của vật lí học hiện đại.

227

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Chuyên ngành Lý luận và Phương pháp dạy học bộ môn Sinh học

Mã số: 62 14 01 11.

Đơn vị đào tạo: Trường Đại học Sư phạm.

Năm bắt đầu đào tạo: 2010.

Thời gian xét tuyển: Tháng 2 và Tháng 8 hàng năm.

Nội dung xét tuyển:

- Tiểu ban chuyên môn xét tuyển nghiên cứu sinh đánh giá phân loại thí sinh thông qua hồ sơ dự tuyển thể hiện ở các nội dung:

+ Kết quả học tập ở trình độ đại học, thạc sĩ;

+ Thành tích nghiên cứu khoa học đã có và kinh nghiệm hoạt động chuyên môn;

+ Chất lượng bài luận về dự định nghiên cứu hoặc đề cương nghiên cứu;

+ Trình độ ngoại ngữ;

+ Ý kiến nhận xét đánh giá và ủng hộ thí sinh trong 02 thư giới thiệu.

- Yêu cầu về trình độ ngoại ngữ: Người dự tuyển phải đáp ứng yêu cầu về trình độ ngoại ngữ theo Quy chế đào tạo trình độ tiến sĩ hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Thời gian đào tạo:

- Đối với người có bằng thạc sĩ: 3 năm (tập trung);

- Đối với người có bằng tốt nghiệp đại học: 4 năm (tập trung).

Tên văn bằng: Tiến sĩ Khoa học giáo dục..

I. CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

A. CÁC HỌC PHẦN BỔ SUNG

1. Đối với nghiên cứu sinh chưa có bằng thạc sĩ, phải học các học phần bổ sung theo chương trình đào tạo thạc sĩ của chuyên ngành Lý luận và Phương pháp dạy học bộ môn Sinh học. Chương trình học này phải hoàn thành trong 24 tháng đầu của thời gian đào tạo trình độ tiến sĩ.

2. Đối với nghiên cứu sinh có bằng Thạc sĩ chuyên ngành gần hoặc có bằng thạc sĩ chuyên ngành đúng nhưng tốt nghiệp đã lâu (trước năm 2000), phải học các học phần bổ sung (gồm học phần ở trình độ đại học và thạc sĩ) theo yêu cầu của giảng viên hướng dẫn và Hội đồng khoa học chuyên ngành. Chương trình học này phải hoàn thành trong 24 tháng đầu của thời gian đào tạo trình độ tiến sĩ.

B. CÁC HỌC PHẦN Ở TRÌNH ĐỘ TIÊN SĨ (8 TÍN CHỈ) SỐ TÍN CHỈ

1. 1. Các học phần bắt buộc (4 tín chỉ)

TOL 921 Các lý thuyết học tập 2

MRE 921 Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục và tâm lý 2

2. 2. Các học phần tự chọn (4 tín chỉ)

HPL 921 Con người học tập như thế nào? 2

TGB 921 Giáo dục kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp trong dạy học sinh học

2

RPC 921 Đổi mới chương trình và nội dung sinh học phổ thông 2

228

EBT 921 Giáo dục sinh học vì mục tiêu phát triển bền vững 2

FCS 921 Bồi dưỡng năng lực tự học cho học sinh trong dạy học sinh học

2

C. CHUYÊN ĐỀ TIẾN SĨ (6 TÍN CHỈ)

Chuyên đề 1 2

Chuyên đề 2 2

Chuyên đề 3 2

Các chuyên đề tiến sĩ đòi hỏi nghiên cứu sinh tự cập nhật kiến thức mới liên quan trực tiếp đến đề tài của nghiên cứu sinh. Nghiên cứu sinh tự đề xuất hướng nghiên cứu chuyên đề dưới sự giúp đỡ của người hướng dẫn. Các chuyên đề này phải hoàn thành trong 24 tháng đầu của thời gian đào tạo trình độ tiến sĩ.

D. BÁO CÁO TIỂU LUẬN TỔNG QUAN

Bài tiểu luận tổng quan về tình hình nghiên cứu và các vấn đề liên quan đến đề tài luận án đòi hỏi nghiên cứu sinh thể hiện khả năng phân tích, đánh giá các công trình nghiên cứu đã có của các tác giả trong và ngoài nước liên quan mật thiết đến đề tài luận án, nêu những vấn đề còn tồn tại, chỉ ra những vấn đề mà luận án cần tập trung nghiên cứu giải quyết.

E. BÁO CÁO SEMINAR Ở BỘ MÔN

Nghiên cứu sinh có ít nhất 05 báo cáo khoa học trình bày ở bộ môn về khả năng nghiên cứu, trong đó có 01 báo cáo trình bày tổng thể kết quả nghiên cứu đề tài luận án.

F. NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ LUẬN ÁN TIẾN SĨ

II. MÔ TẢ TÓM TẮT HỌC PHẦN

TOL 921 (2 tín chỉ) - Các lý thuyết học tập

Việc dạy học ở trường phổ thông cần phải thực hiện theo các quy luật giáo dục, trong đó cốt lõi là các lý thuyết học tập. Những lý thuyết học tập là kết quả nghiên cứu của các nhà tâm lý học và giáo dục học, nhằm giúp cho quá trình dạy học ngày cáng phát triển

MRE 921 (2 tín chỉ) - Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục và tâm lý

Học phần cung cấp kiến thức về: quan về nghiên cứu giáo dục và tâm lý; nghiên cứu mô tả; tổng quan về nghiên cứu thực nghiệm; các phương pháp thiết kế công trình nghiên cứu thực nghiệm và các loại thống kê.

HPL 921 (2 tín chỉ) - Con người học tập như thế nào?

Bản chất của vấn đề, nguồn gốc của vũ trụ, bản chất của tâm trí con người đó là những câu hỏi sâu sắc của các nhà tư tưởng qua nhiều thế kỷ. Cho đến khá gần đây, sự hiểu biết cái tư duy, những suy nghĩ và học tập … vẫn là một câu hỏi khó nắm bắt, một phần là do thiếu các công cụ nghiên cứu mạnh. Cần phải hiểu quá trình tư duy và học tập, về các quá trình thần kinh xảy ra trong suy nghĩ và học tập, và về sự phát triển của thần kinh

TGB 921 (2 tín chỉ) - Giáo dục kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp trong dạy học sinh học

Học phần cung cấp kiến thức về: Cách tiếp cận nghiên cứu để tìm tòi thực hiện vào một (một số) đề tài nghiên cứu cụ thể hoặc vận dụng sáng tạo vào hoạt động dạy học bộ môn cụ thể tiến tới đúc rút thành những kinh nghiệm thực tiễn nhằm nâng cao chất lượng dạy học bộ môn SHPT Việt Nam trong giai đoạn công nghiệp hoá, hiện đại hoá tiến tới nền kinh tế tri thức và hội nhập quốc tế đầy đủ của nước nhà bưóc vào thế kỷ XXI.

229

RPC 921 (2 tín chỉ) - Đổi mới chương trình và nội dung Sinh học phổ thông

Học phần cung cấp kiến thức để nghiên cứu sinh có thêm nguồn tri thức chung cần thiết và hiện đại, nâng cao trình độ về Phương pháp dạy học Sinh học, có thêm nguồn thông tin cập nhật giúp nghiên cứu nhiều đề tài liên đới, gợi ý tìm ra được hướng nghiên cứu thích hợp nhằm đổi mới hoàn thiện nội dung dạy học bộ môn Sinh học phổ thông Việt Nam trong giai đoạn công nghiệp hoá, hiện đại hoá tiến tới nền kinh tế tri thức và hội nhập quốc tế.

EBT 921 (2 tín chỉ) - Giáo dục sinh học vì mục tiêu phát triển bền vững

Học phần cung cấp kiến thức về vấn đề về phát triển bền vững, dạy học môn sinh học ở trường phổ thông theo định hướng phát triển bền vững. Trên cơ sở đó, hình thành những biện pháp dạy học môn sinh học nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững.

FCS 921 (2 tín chỉ) - Bồi dưỡng năng lực tự học cho học sinh trong dạy học sinh học

Năng lực tự học là một trong những năng lực cần hình thành cho học sinh để hướng tới xã hội học tập và học suốt đời.

230

231

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TIỄN SĨ NÔNG NGHIỆP

Chuyên ngành Khoa học cây trồng

Mã số: 62 62 01 10.

Đơn vị đào tạo: Trường Đại học Nông Lâm.

Năm bắt đầu đào tạo: 1998.

Thời gian xét tuyển: Tháng 2 và Tháng 8 hàng năm.

Nội dung xét tuyển:

- Tiểu ban chuyên môn xét tuyển nghiên cứu sinh đánh giá phân loại thí sinh thông qua hồ sơ dự tuyển thể hiện ở các nội dung:

+ Kết quả học tập ở trình độ đại học, thạc sĩ;

+ Thành tích nghiên cứu khoa học đã có và kinh nghiệm hoạt động chuyên môn;

+ Chất lượng bài luận về dự định nghiên cứu hoặc đề cương nghiên cứu;

+ Trình độ ngoại ngữ;

+ Ý kiến nhận xét đánh giá và ủng hộ thí sinh trong 02 thư giới thiệu.

- Yêu cầu về trình độ ngoại ngữ: Người dự tuyển phải đáp ứng yêu cầu về trình độ ngoại ngữ theo Quy chế đào tạo trình độ tiến sĩ hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Thời gian đào tạo:

- Đối với người có bằng thạc sĩ: 3 năm (tập trung);

- Đối với người có bằng tốt nghiệp đại học: 4 năm (tập trung).

Tên văn bằng: Tiến sĩ Nông nghiệp.

I. CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

A. CÁC HỌC PHẦN BỔ SUNG

1. Đối với nghiên cứu sinh chưa có bằng thạc sĩ, phải học các học phần bổ sung theo chương trình đào tạo thạc sĩ của chuyên ngành Trồng trọt. Chương trình học này phải hoàn thành trong 24 tháng đầu của thời gian đào tạo trình độ tiến sĩ.

2. Đối với nghiên cứu sinh có bằng Thạc sĩ chuyên ngành gần hoặc có bằng thạc sĩ chuyên ngành đúng nhưng tốt nghiệp đã lâu (trước năm 2000), phải học các học phần bổ sung (gồm học phần ở trình độ đại học và thạc sĩ) theo yêu cầu của giảng viên hướng dẫn và Hội đồng khoa học chuyên ngành. Chương trình học này phải hoàn thành trong 24 tháng đầu của thời gian đào tạo trình độ tiến sĩ.

B. CÁC HỌC PHẦN Ở TRÌNH ĐỘ TIÊN SĨ (8 TÍN CHỈ) SỐ TÍN CHỈ

1. 1. Các học phần bắt buộc (4 tín chỉ)

SPP 821 Nguyên lý Khoa học cây trồng 2

SAG 821 Nông nghiệp bền vững 2

2. 2. Các học phần tự chọn (4 tín chỉ)

ARM 821 Phương pháp nghiên cứu khoa học 2

CPL 821 Cây lương thực 2

TVF 821 Công nghệ rau, hoa 2

BTE 821 Công nghệ sinh học 2

232

MCS 821 Quản lý hệ thống cây rừng 2

C. CHUYÊN ĐỀ TIẾN SĨ (6 TÍN CHỈ)

Chuyên đề 1 2

Chuyên đề 2 2

Chuyên đề 3 2

Các chuyên đề tiến sĩ đòi hỏi nghiên cứu sinh tự cập nhật kiến thức mới liên quan trực tiếp đến đề tài của nghiên cứu sinh. Nghiên cứu sinh tự đề xuất hướng nghiên cứu chuyên đề dưới sự giúp đỡ của người hướng dẫn. Các chuyên đề này phải hoàn thành trong 24 tháng đầu của thời gian đào tạo trình độ tiến sĩ.

D. BÁO CÁO TIỂU LUẬN TỔNG QUAN

Bài tiểu luận tổng quan về tình hình nghiên cứu và các vấn đề liên quan đến đề tài luận án đòi hỏi nghiên cứu sinh thể hiện khả năng phân tích, đánh giá các công trình nghiên cứu đã có của các tác giả trong và ngoài nước liên quan mật thiết đến đề tài luận án, nêu những vấn đề còn tồn tại, chỉ ra những vấn đề mà luận án cần tập trung nghiên cứu giải quyết.

E. BÁO CÁO SEMINAR Ở BỘ MÔN

Nghiên cứu sinh có ít nhất 05 báo cáo khoa học trình bày ở bộ môn về khả năng nghiên cứu, trong đó có 01 báo cáo trình bày tổng thể kết quả nghiên cứu đề tài luận án.

F. NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ LUẬN ÁN TIẾN SĨ

II. MÔ TẢ TÓM TẮT HỌC PHẦN TRÌNH ĐỘ TIẾN SĨ

SPP 821 (2 tín chỉ) - Nguyên lý Khoa học cây trồng

Học phần cung cấp kiến thức về nguyên lý khoa học cây trồng: Những đặc tính sinh lý cơ bản của cây trồng (quang hợp và hô hấp), các đặc trưng đặc tính sinh lý liên quan đến tính chống chịu hạn, rét và ứng dụng trong chọn tao giống có đặc trưng đặc tính có lợi cho năng suất; Di truyền tính trạng số lượng, phân tích phương sai kiểu hình kiểu gen và ứng dụng di truyền trong chọn giống cây trồng; Các thành tựu trong chon tạo giống cây trồng, các kỹ thuật chọn tạo giống cây trồng;

SAG 821 (2 tín chỉ) - Nông nghiệp bền vững

Học phần cung cấp kiến thức về: Khái niệm và cơ sở khoa học của nông nghiệp bền vững; Sử dụng đất cho nông nghiệp bền vững; Hệ thống nông nghiệp bền vững; Nông nghiệp hữu cơ cho nông nghiệp bền vững; Phương pháp nghiên cứu trong nông nghiệp bền vững.

ARM 821 (2 tín chỉ) - Phương pháp nghiên cứu khoa học

Học phần cung cấp kiến thức: Phát triển tư duy và phương pháp luận trong nghiên cứu khoa học nông nghiệp; Thiết kế thí nghiệm, gieo trồng, chăm sóc, theo dõi thí nghiệm, tổng kết và viết báo cáo một thí nghiệm khoa học; Sử dụng thành thạo một số phần mềm thống kê mới áp dụng cho các thí nghiệm trồng trọt: IRRISTAT, SPSS, SAS.

CPL 821 (2 tín chỉ) - Cây lương thực

Họ phần cung cấp kiến thức về: Khoa học về cây lúa; Ứng dụng công nghệ sinh học trong chọn tạo giống lúa; Lý thuyết và thực hành trồng lúa; Cây ngô Kiến thức nâng cao về cây ngô; Chọn tạo giống ngô; Ứng dụng công nghệ sinh học trong chọn tạo giống ngô; Các phương pháp nghiên cứu ngô trên đồng ruộng; Phương pháp phục tráng giống đối với giống ngô thụ phấn tự do để bảo tồn các giống chất lượng cao; Phương pháp nghiên cứu khả năng chịu hạn, chịu rét, chống chịu sâu bệnh, chống đổ…ở cây ngô.

233

TVF 821 (2 tín chỉ) - Công nghệ rau, hoa

Học phần cung cấp kiến thức về tình hình sản xuất rau hoa trên thế giới và trong nước, các thuận lợi, khó khăn và định hướng phát triển rau hoa.

BTE 821 (2 tín chỉ) - Công nghệ sinh học

Học phần cung cấp kiến thức về công nghệ sinh học ứng dụng trong nông nghiệp, bao gồm: Công nghệ sinh học thực vật, động vật, kỹ thuật di truyền (chỉ thị phân tử, phân tích di truyền, chuyển gen…vv) và an toàn sinh học trong nông nghiệp.

MCS 821 (2 tín chỉ) - Quản lý hệ thống cây rừng

Học phần cung cấp kiến thức về: Vai trò của nông nghiệp đối với cộng đồng; Đặc điểm của sản xuất nông nghiệp vùng nhiệt đới: Những lợi thế và những hạn chế của sản xuất nông nghiệp vùng nhiệt đới để từ đó trong bố trí và quản lý hệ thống cây trồng cần tìm các biện pháp hạn chế tác động của những yếu tố hạn chế và khai thác có hiệu quả các lợi thế so sánh; Khái niệm và cơ sở khoa học xác định hệ thống cây trồng cho một vùng sản xuất: Những căn cứ chính để xác định cơ cấu cây trồng và bố trí hệ thống cây trồng nhằm sử dụng hợp lý và có hiệu quả các điều kiện tự nhiên – kinh tế của vùng như tài nguyên đất đai, lao động, cơ sở hạ tầng, vốn sản xuất cũng như các tiến bộ khoa học công nghệ. Thực trạng và định hướng chuyển dịch hệ thống cây trồng ở một số vùng; Các loại hệ hệ thống cây trồng của một số vùng, các đặc điểm hình thành và xu hướng chuyển dịch các hệ thống cây trồng.

234

235

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TIỄN SĨ NÔNG NGHIỆP

Chuyên ngành Chăn nuôi

Mã số: 62 62 01 05.

Đơn vị đào tạo: Trường Đại học Nông Lâm.

Năm bắt đầu đào tạo: 1998.

Thời gian xét tuyển: Tháng 2 và Tháng 8 hàng năm.

Nội dung xét tuyển:

- Tiểu ban chuyên môn xét tuyển nghiên cứu sinh đánh giá phân loại thí sinh thông qua hồ sơ dự tuyển thể hiện ở các nội dung:

+ Kết quả học tập ở trình độ đại học, thạc sĩ;

+ Thành tích nghiên cứu khoa học đã có và kinh nghiệm hoạt động chuyên môn;

+ Chất lượng bài luận về dự định nghiên cứu hoặc đề cương nghiên cứu;

+ Trình độ ngoại ngữ;

+ Ý kiến nhận xét đánh giá và ủng hộ thí sinh trong 02 thư giới thiệu.

- Yêu cầu về trình độ ngoại ngữ: Người dự tuyển phải đáp ứng yêu cầu về trình độ ngoại ngữ theo Quy chế đào tạo trình độ tiến sĩ hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Thời gian đào tạo:

- Đối với người có bằng thạc sĩ: 3 năm (tập trung);

- Đối với người có bằng tốt nghiệp đại học: 4 năm (tập trung).

Tên văn bằng: Tiến sĩ Nông nghiệp.

I. CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

A. CÁC HỌC PHẦN BỔ SUNG

1. Đối với nghiên cứu sinh chưa có bằng thạc sĩ, phải học các học phần bổ sung theo chương trình đào tạo thạc sĩ của chuyên ngành Chăn nuôi. Chương trình học này phải hoàn thành trong 24 tháng đầu của thời gian đào tạo trình độ tiến sĩ.

2. Đối với nghiên cứu sinh có bằng Thạc sĩ chuyên ngành gần hoặc có bằng thạc sĩ chuyên ngành đúng nhưng tốt nghiệp đã lâu (trước năm 2000), phải học các học phần bổ sung (gồm học phần ở trình độ đại học và thạc sĩ) theo yêu cầu của giảng viên hướng dẫn và Hội đồng khoa học chuyên ngành. Chương trình học này phải hoàn thành trong 24 tháng đầu của thời gian đào tạo trình độ tiến sĩ.

B. CÁC HỌC PHẦN Ở TRÌNH ĐỘ TIÊN SĨ (8 TÍN CHỈ) SỐ TÍN

CHỈ

1. 1. Các học phần bắt buộc (4 tín chỉ)

BAN 821 Giống vật nuôi 2

FNA 821 Dinh dưỡng và thức ăn chăn nuôi 2

2. 2. Các học phần tự chọn (4 tín chỉ)

APH 821 Sinh lý vật nuôi 2

GQU 821 Di truyền học số lượng 2

FEA 821 Phương pháp đánh giá chất lượng thức ăn 2

236

RHU 821 Chăn nuôi động vật nhai lại 2

PIP 821 Chăn nuôi lợn 2

POP 821 Chăn nuôi gia cầm 2

C. CHUYÊN ĐỀ TIẾN SĨ (6 TÍN CHỈ)

Chuyên đề 1 2

Chuyên đề 2 2

Chuyên đề 3 2

Các chuyên đề tiến sĩ đòi hỏi nghiên cứu sinh tự cập nhật kiến thức mới liên quan trực tiếp đến đề tài của nghiên cứu sinh. Nghiên cứu sinh tự đề xuất hướng nghiên cứu chuyên đề dưới sự giúp đỡ của người hướng dẫn. Các chuyên đề này phải hoàn thành trong 24 tháng đầu của thời gian đào tạo trình độ tiến sĩ.

D. BÁO CÁO TIỂU LUẬN TỔNG QUAN

Bài tiểu luận tổng quan về tình hình nghiên cứu và các vấn đề liên quan đến đề tài luận án đòi hỏi nghiên cứu sinh thể hiện khả năng phân tích, đánh giá các công trình nghiên cứu đã có của các tác giả trong và ngoài nước liên quan mật thiết đến đề tài luận án, nêu những vấn đề còn tồn tại, chỉ ra những vấn đề mà luận án cần tập trung nghiên cứu giải quyết.

E. BÁO CÁO SEMINAR Ở BỘ MÔN

Nghiên cứu sinh có ít nhất 05 báo cáo khoa học trình bày ở bộ môn về khả năng nghiên cứu, trong đó có 01 báo cáo trình bày tổng thể kết quả nghiên cứu đề tài luận án.

F. NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ LUẬN ÁN TIẾN SĨ

II. MÔ TẢ TÓM TẮT HỌC PHẦN

BAN 821 (2 tín chỉ) - Giống vật nuôi

Học phần cung cấp kiến thức cơ bản, chuyên sâu về chọn lọc, nhân và tạo giống vật nuôi, phương thức quản lý giống vật nuôi ở Việt Nam để nghiên cứu sinh có thể tiến hành tiếp tục nghiên cứu, ứng dụng trong thực tế sản xuất có hiệu quả tốt.

FNA 821 (2 tín chỉ) - Dinh dưỡng và thức ăn chăn nuôi

Học phần cung cấp kiến thức về: Dinh dưỡng nước, protein, năng lượng, vitamin và chất khoáng; Các phương pháp đánh giá giá trị dinh dưỡng của thức ăn; Đặc điểm của các loại thức ăn thường dùng, thức ăn bổ sung trong chăn nuôi, sử dụng, dự trữ, chế biến; Những cơ sở sinh lý của việc định ra nhu cầu dinh dưỡng của vật nuôi, nhu cầu từng chất dinh dưỡng trong mối quan hệ với các chất dinh dưỡng khác; Bài tập xác định nhu cầu, xây dựng khẩu phần ăn; Thực hành chuẩn bị mẫu, xác định hàm lượng nước, chất khoáng, protein, lipit, chất xơ.

APH 821 (2 tín chỉ) - Sinh lý vật nuôi

Học phần cung cấp kiến thức về chức năng và điều hoà chức năng sinh lý tiêu hóa trong mối quan hệ thống nhất của toàn bộ cơ thể cũng như giữa cơ thể với môi trường sống làm cơ sở khoa học cho việc xây dựng quy trình kỹ thuật nuôi dưỡng, chăm sóc, quản lý, khai thác và sử dụng gia súc, gia cầm. Kiến thức Sinh lý tiêu hóa hấp thu cũng là kiến thức cơ sở để đánh giá các biến đổi bệnh lý về tiêu hóa hấp thu khi gia súc, gia cầm mắc bệnh, từ đó có các biện pháp thú y thích hợp nhằm bảo vệ và nâng cao sức khoẻ của chúng.

237

Phương pháp nghiên cứu tiêu hóa hấp thu và thông tin mới về các chức năng cơ bản nhất bộ máy tiêu hóa của động vật, thiết thực nâng cao năng suất và hiệu quả chăn nuôi cũng như hiệu quả công tác phòng, chẩn đoán, điều trị bệnh tiêu hóa cho cho gia súc, gia cầm từ đó tạo ra nguồn thực phẩm sạch cung cấp cho nhu cầu đòi sống ngày một nâng cao của con người.

GQU 821 (2 tín chỉ) - Di truyền học số lượng

Học phần cung cấp những kiến thức cơ bản về di truyền số lượng (Tính trạng số lượng, cấu trúc di truyền quần thể, hiệu quả chọn lọc,…); phương pháp nghiên cứu di truyền số lượng và ứng dụng vào thực tiễn sản xuât và nghiên cứu khoa học.

FEA 821 (2 tín chỉ) - Phương pháp đánh giá chất lượng thức ăn

Học phần cung cấp kiến thức giới thiệu phương pháp lấy mẫu và xử lý mẫu dùng trong phân tích và đánh giá chất lượng thức ăn; Giới thiệu về phương pháp đánh giá các chỉ tiêu vật lý của thức ăn; Các phương pháp cơ bản trong phân tích thành phần hóa học của thức ăn và ba nội dung cơ bản trong phân tích bao gồm các thành phần hóa học cơ bản, vitamin và khoáng chất trên các thiết bị phân tích hiện đại như Kjedahl, Shoxtherm, CNS, HPLC, UV-Vis, AAS...

RHU 821 (2 tín chỉ) - Chăn nuôi động vật nhai lại

Học phần cung cấp kiến thức về kỹ thuật chăn nuôi cho 3 loài động vật ăn cỏ là những đối tượng chính của ngành chăn nuôi, đã và đang được nuôi phổ biến ở hầu khắp các nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam, đó là con trâu, bò và con dê. Nội dung của học phần bao gồm các kiến thức chuyên sâu về giải phẫu, sinh lý đặc trưng của động vật nhai lại. Trên cơ sở đó, đề cập tới các kiến thức kỹ thuật liên quan về giống, thức ăn dinh dưỡng, chuồng trại và các kỹ thuật nuôi dưỡng, chăm sóc riêng biệt, đặc thù nhằm nâng cao sức sản xuất và hiệu quả chăn nuôi các loài động vật này.

PIP 821 (2 tín chỉ) - Chăn nuôi lợn

Học phần cung cấp kiến thức chuyên sâu về chọn lọc giống lợn theo tính trạng (Số lợn con đẻ/ lứa và tỷ lệ nạc), các ứng dụng công nghệ sinh học trong công tác giống lợn; Protein và axit amin trong chăn nuôi lợn hướng nạc; mối quan hệ giữa dinh dưỡng và khả năng sinh sản của lợn nái; Quản lý phối giống và thụ tinh nhân tạo trong chăn nuôi lợn; Vấn đề chết phôi và khả năng đẻ sai con của lợn nái; Các biện pháp sinh học trong xử lý ô nhiễm môi trường do chăn nuôi lợn gây ra.

POP 821 (2 tín chỉ) - Chăn nuôi gia cầm

Học phần cung cấp kiến thức, kỹ năng sâu về công tác chọn tạo giống; Sử dụng các loại nguyên liệu địa phương làm thức ăn chăn nuôi gia cầm; Phương thức chăn nuôi, quy mô, giống, hướng sản xuất phải phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội của địa phương, đảm bảo an toàn sinh học và bền vững; Kỹ thuật cơ bản trong nuôi dưỡng và chăm sóc gia cầm giống và gia cầm thương phẩm (gà, vịt, ngan, ngỗng…) và đặc biệt học viên được tiếp cận với kỹ thuật nâng cao năng suất và cải thiện chất lượng thịt, trứng gia cầm; Thực hành xây dựng đề án cụ thể các trại gia cầm với quy mô, phương thức và đối tượng khác nhau, chu chuyển đàn và dự kiến giá thành sản phẩm; Thực hành xây dựng đề cương nghiên cứu khoa học về gia cầm.

238

239

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TIỄN SĨ NÔNG NGHIỆP

Chuyên ngành Dinh dưỡng và Thức ăn Chăn nuôi

Mã số: 62 62 01 07.

Đơn vị đào tạo: Trường Đại học Nông Lâm.

Năm bắt đầu đào tạo: 2008.

Thời gian xét tuyển: Tháng 2 và Tháng 8 hàng năm.

Nội dung xét tuyển:

- Tiểu ban chuyên môn xét tuyển nghiên cứu sinh đánh giá phân loại thí sinh thông qua hồ sơ dự tuyển thể hiện ở các nội dung:

+ Kết quả học tập ở trình độ đại học, thạc sĩ;

+ Thành tích nghiên cứu khoa học đã có và kinh nghiệm hoạt động chuyên môn;

+ Chất lượng bài luận về dự định nghiên cứu hoặc đề cương nghiên cứu;

+ Trình độ ngoại ngữ;

+ Ý kiến nhận xét đánh giá và ủng hộ thí sinh trong 02 thư giới thiệu.

- Yêu cầu về trình độ ngoại ngữ: Người dự tuyển phải đáp ứng yêu cầu về trình độ ngoại ngữ theo Quy chế đào tạo trình độ tiến sĩ hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Thời gian đào tạo:

- Đối với người có bằng thạc sĩ: 3 năm (tập trung);

- Đối với người có bằng tốt nghiệp đại học: 4 năm (tập trung).

Tên văn bằng: Tiến sĩ Nông nghiệp.

I. CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

A. CÁC HỌC PHẦN BỔ SUNG

1. Đối với nghiên cứu sinh chưa có bằng thạc sĩ, phải học các học phần bổ sung theo chương trình đào tạo thạc sĩ của chuyên ngành Chăn nuôi. Chương trình học này phải hoàn thành trong 24 tháng đầu của thời gian đào tạo trình độ tiến sĩ.

2. Đối với nghiên cứu sinh có bằng Thạc sĩ chuyên ngành gần hoặc có bằng thạc sĩ chuyên ngành đúng nhưng tốt nghiệp đã lâu (trước năm 2000), phải học các học phần bổ sung (gồm học phần ở trình độ đại học và thạc sĩ) theo yêu cầu của giảng viên hướng dẫn và Hội đồng khoa học chuyên ngành. Chương trình học này phải hoàn thành trong 24 tháng đầu của thời gian đào tạo trình độ tiến sĩ.

B. CÁC HỌC PHẦN Ở TRÌNH ĐỘ TIÊN SĨ (8 TÍN CHỈ) SỐ TÍN CHỈ

1. 1. Các học phần bắt buộc (4 tín chỉ)

FNA 821 Dinh dưỡng và thức ăn chăn nuôi 2

APH 821 Sinh lý vật nuôi 2

2. 2. Các học phần tự chọn (4 tín chỉ)

FPT 821 Công nghệ sản xuất thức ăn hỗn hợp 2

FEA 821 Phương pháp đánh giá chất lượng thức ăn 2

TIF 821 Độc chất trong thức ăn chăn nuôi 2

240

RPR 821 Chăn nuôi động vật nhai lại 2

PIP 821 Chăn nuôi lợn 2

POP 821 Chăn nuôi gia cầm 2

C. CHUYÊN ĐỀ TIẾN SĨ (6 TÍN CHỈ)

Chuyên đề 1 2

Chuyên đề 2 2

Chuyên đề 3 2

Các chuyên đề tiến sĩ đòi hỏi nghiên cứu sinh tự cập nhật kiến thức mới liên quan trực tiếp đến đề tài của nghiên cứu sinh. Nghiên cứu sinh tự đề xuất hướng nghiên cứu chuyên đề dưới sự giúp đỡ của người hướng dẫn. Các chuyên đề này phải hoàn thành trong 24 tháng đầu của thời gian đào tạo trình độ tiến sĩ.

D. BÁO CÁO TIỂU LUẬN TỔNG QUAN

Bài tiểu luận tổng quan về tình hình nghiên cứu và các vấn đề liên quan đến đề tài luận án đòi hỏi nghiên cứu sinh thể hiện khả năng phân tích, đánh giá các công trình nghiên cứu đã có của các tác giả trong và ngoài nước liên quan mật thiết đến đề tài luận án, nêu những vấn đề còn tồn tại, chỉ ra những vấn đề mà luận án cần tập trung nghiên cứu giải quyết.

E. BÁO CÁO SEMINAR Ở BỘ MÔN

Nghiên cứu sinh có ít nhất 05 báo cáo khoa học trình bày ở bộ môn về khả năng nghiên cứu, trong đó có 01 báo cáo trình bày tổng thể kết quả nghiên cứu đề tài luận án.

F. NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ LUẬN ÁN TIẾN SĨ

II. MÔ TẢ TÓM TẮT HỌC PHẦN TRÌNH ĐỘ TIẾN SĨ

1. 1. Các học phần bắt buộc (4 tín chỉ)

FNA 821 (2 tín chỉ) - Dinh dưỡng và thức ăn chăn nuôi

Học phần cung cấp kiến thức về: Dinh dưỡng nước, protein, năng lượng, vitamin và chất khoáng; Các phương pháp đánh giá giá trị dinh dưỡng của thức ăn; Đặc điểm của các loại thức ăn thường dùng, thức ăn bổ sung trong chăn nuôi, sử dụng, dự trữ, chế biến. Những cơ sở sinh lý của việc định ra nhu cầu dinh dưỡng của vật nuôi, nhu cầu từng chất dinh dưỡng trong mối quan hệ với các chất dinh dưỡng khác. Bài tập xác định nhu cầu, xây dựng khẩu phần ăn; Thực hành chuẩn bị mẫu, xác định hàm lượng nước, chất khoáng, protein, lipit, chất xơ.

APH 821 (2 tín chỉ) - Sinh lý vật nuôi

Học phần cung cấp kiến thức về chức năng và điều hoà chức năng sinh lý tiêu hóa trong mối quan hệ thống nhất của toàn bộ cơ thể cũng như giữa cơ thể với môi trường sống làm cơ sở khoa học cho việc xây dựng quy trình kỹ thuật nuôi dưỡng, chăm sóc, quản lý, khai thác và sử dụng gia súc, gia cầm. Kiến thức Sinh lý tiêu hóa hấp thu cũng là kiến thức cơ sở để đánh giá các biến đổi bệnh lý về tiêu hóa hấp thu khi gia súc, gia cầm mắc bệnh, từ đó có các biện pháp thú y thích hợp nhằm bảo vệ và nâng cao sức khoẻ của chúng.

Phương pháp nghiên cứu tiêu hóa hấp thu và thông tin mới về các chức năng cơ bản nhất bộ máy tiêu hóa của động vật, thiết thực nâng cao năng suất và hiệu quả chăn nuôi cũng như hiệu quả công tác phòng, chẩn đoán, điều trị bệnh tiêu hóa cho cho gia súc, gia cầm từ đó tạo ra nguồn thực phẩm sạch cung cấp cho nhu cầu đòi sống ngày một nâng cao của con người.

241

2. 2. Các học phần tự chọn (4 tín chỉ)

FPT 821 (2 tín chỉ) - Công nghệ sản xuất thức ăn hỗn hợp

Học phần cung cấp kiến thức: Mảng kiến thức cơ bản, chuyên sâu về dinh dưỡng như nhu cầu dinh dưỡng của động vật, giá trị và đánh giá giá trị dinh dưỡng của các loại thức ăn, vai trò của các chất dinh dưỡng, nhu cầu từng chất và cách xác định nhu cầu các chất đó, đặc điểm của các loại thức ăn và các phương pháp chế biến; Mảng kiến thức về tìm hiểu, ứng dụng quy trình sản xuất và các công nghệ tiên tiến hiện nay đang áp dụng để sản xuất và chế biến thức ăn chăn nuôi đáp ứng nhu cầu của vật nuôi.

FEA 821 (2 tín chỉ) - Phương pháp đánh giá chất lượng thức ăn

Học phần cung cấp kiến thức về phương pháp lấy mẫu và xử lý mẫu dùng trong phân tích và đánh giá chất lượng thức ăn; Phương pháp đánh giá các chỉ tiêu vật lý của thức ăn; Các phương pháp cơ bản trong phân tích thành phần hóa học của thức ăn và ba nội dung cơ bản trong phân tích bao gồm các thành phần hóa học cơ bản, vitamin và khoáng chất trên các thiết bị phân tích hiện đại như Kjedahl, Shoxtherm, CNS, HPLC, UV-Vis, AAS...

TIF 821 (2 tín chỉ) - Độc chất trong thức ăn chăn nuôi

Học phần cung cấp kiến thức về độc chất, các yếu tố ảnh hưởng đén mức độ gây độc cho vật nuôi, các con đường trúng độc, các độc chất có sẵn trong nguyên liệu làm thức ăn chăn nuôi và hình thành trong quá trình bảo quản, chế biến, ảnh hưởng của độc chất đến vật nuôi và một số phương pháp loại trừ độc chất.

RPR 821 (2 tín chỉ) - Chăn nuôi động vật nhai lại

Học phần cung cấp kiến thức chuyên sâu về giải phẫu, sinh lý đặc trưng của động vật nhai lại. Trên cơ sở đó, đề cập tới các kiến thức kỹ thuật liên quan về giống, thức ăn dinh dưỡng, chuồng trại và các kỹ thuật nuôi dưỡng, chăm sóc riêng biệt, đặc thù nhằm nâng cao sức sản xuất và hiệu quả chăn nuôi các loài động vật này.

PIP 821 (2 tín chỉ) - Chăn nuôi lợn

Học phần cung cấp kiến thức chuyên sâu về chọn lọc giống lợn theo tính trạng (Số lợn con đẻ/ lứa và tỷ lệ nạc), các ứng dụng công nghệ sinh học trong công tác giống lợn; Protein và axit amin trong chăn nuôi lợn hướng nạc; mối quan hệ giữa dinh dưỡng và khả năng sinh sản của lợn nái; Quản lý phối giống và thụ tinh nhân tạo trong chăn nuôi lợn; Vấn đề chết phôi và khả năng đẻ sai con của lợn nái; Các biện pháp sinh học trong xử lý ô nhiễm môi trường do chăn nuôi lợn gây ra.

POP 821 (2 tín chỉ) - Chăn nuôi gia cầm

Học phần cung cấp kiến thức về: chăn nuôi gia cầm trên thế giới và Việt Nam; Chọn, tạo, nhân giống gà chuyên dụng; Kỹ thuật nuôi dưỡng gia cầm bố mẹ: Gà, vịt, ngan phương thức nhốt hoàn toàn ; Kỹ thuật nâng cao năng suất và cải thiện chất lượng thịt, trứng gia cầm

242

243

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TIỄN SĨ THÚ Y

Chuyên ngành Ký sinh trùng học thú y

(Thuộc chuyên ngành Kí sinh trùng và vi sinh vật học thú y)

Mã số: 62 64 01 04.

Đơn vị đào tạo: Trường Đại học Nông Lâm.

Năm bắt đầu đào tạo: 2008.

Thời gian xét tuyển: Tháng 2 và Tháng 8 hàng năm.

Nội dung xét tuyển:

- Tiểu ban chuyên môn xét tuyển nghiên cứu sinh đánh giá phân loại thí sinh thông qua hồ sơ dự tuyển thể hiện ở các nội dung:

+ Kết quả học tập ở trình độ đại học, thạc sĩ;

+ Thành tích nghiên cứu khoa học đã có và kinh nghiệm hoạt động chuyên môn;

+ Chất lượng bài luận về dự định nghiên cứu hoặc đề cương nghiên cứu;

+ Trình độ ngoại ngữ;

+ Ý kiến nhận xét đánh giá và ủng hộ thí sinh trong 02 thư giới thiệu.

- Yêu cầu về trình độ ngoại ngữ: Người dự tuyển phải đáp ứng yêu cầu về trình độ ngoại ngữ theo Quy chế đào tạo trình độ tiến sĩ hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Thời gian đào tạo:

- Đối với người có bằng thạc sĩ: 3 năm (tập trung);

- Đối với người có bằng tốt nghiệp đại học: 4 năm (tập trung).

Tên văn bằng: Tiến sĩ Thú y.

I. CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

A. CÁC HỌC PHẦN BỔ SUNG

1. Đối với nghiên cứu sinh chưa có bằng thạc sĩ, phải học các học phần bổ sung theo chương trình đào tạo thạc sĩ của chuyên ngành Thú y. Chương trình học này phải hoàn thành trong 24 tháng đầu của thời gian đào tạo trình độ tiến sĩ.

2. Đối với nghiên cứu sinh có bằng Thạc sĩ chuyên ngành gần hoặc có bằng thạc sĩ chuyên ngành đúng nhưng tốt nghiệp đã lâu (trước năm 2000), phải học các học phần bổ sung (gồm học phần ở trình độ đại học và thạc sĩ) theo yêu cầu của giảng viên hướng dẫn và Hội đồng khoa học chuyên ngành. Chương trình học này phải hoàn thành trong 24 tháng đầu của thời gian đào tạo trình độ tiến sĩ.

B. CÁC HỌC PHẦN Ở TRÌNH ĐỘ TIÊN SĨ (8 TÍN CHỈ) SỐ TÍN CHỈ

1. 1. Các học phần bắt buộc (4 tín chỉ)

VPA 821 Ký sinh trùng thú y 2

VCO 821 Bệnh truyền nhiễm 2

2. Các môn học tự chọn (4 tín chỉ)

VPA 821 Bệnh lý thú y 2

VIM 821 Miễn dịch thú y 2

VEP 821 Dịch tễ học thú y 2

PVE 821 Dược lý học thú y 2

244

C. CHUYÊN ĐỀ TIẾN SĨ (6 TÍN CHỈ)

Chuyên đề 1 2

Chuyên đề 2 2

Chuyên đề 3 2

Các chuyên đề tiến sĩ đòi hỏi nghiên cứu sinh tự cập nhật kiến thức mới liên quan trực tiếp đến đề tài của nghiên cứu sinh. Nghiên cứu sinh tự đề xuất hướng nghiên cứu chuyên đề dưới sự giúp đỡ của người hướng dẫn. Các chuyên đề này phải hoàn thành trong 24 tháng đầu của thời gian đào tạo trình độ tiến sĩ.

D. BÁO CÁO TIỂU LUẬN TỔNG QUAN

Bài tiểu luận tổng quan về tình hình nghiên cứu và các vấn đề liên quan đến đề tài luận án đòi hỏi nghiên cứu sinh thể hiện khả năng phân tích, đánh giá các công trình nghiên cứu đã có của các tác giả trong và ngoài nước liên quan mật thiết đến đề tài luận án, nêu những vấn đề còn tồn tại, chỉ ra những vấn đề mà luận án cần tập trung nghiên cứu giải quyết.

E. BÁO CÁO SEMINAR Ở BỘ MÔN

Nghiên cứu sinh có ít nhất 05 báo cáo khoa học trình bày ở bộ môn về khả năng nghiên cứu, trong đó có 01 báo cáo trình bày tổng thể kết quả nghiên cứu đề tài luận án.

F. NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ LUẬN ÁN TIẾN SĨ

II. MÔ TẢ TÓM TẮT HỌC PHẦN TRÌNH ĐỘ TIẾN SĨ

VPA 821 (2 tín chỉ) - Ký sinh trùng thú y

Học phần cung cấp kiến thức về: 1) Ký sinh trùng học đại cương: giới thiệu về sự phân bố và nguồn gốc của ký sinh trùng; sự thích nghi của vật ký sinh với đời sống ký sinh; vật chủ và mối quan hệ giữa vật ký sinh và vật chủ; khu hệ ký sinh trùng và môi trường; miễn dịch, vấn đề kháng thuốc và vaccin chống ký sinh trùng; 2) Ký sinh trùng học chuyên khoa: giới thiệu các phương pháp chẩn đoán bệnh ký sinh trùng ở gia súc, gia cầm; về các chuyên đề giun sán (bệnh sán lá gan ở trâu, bò, dê; bệnh sán lá ruột lợn; bệnh sán lá dạ cỏ; bệnh sán dây Moniezia ở gia súc nhai lại; bệnh giun sán đường tiêu hoá ngựa; bệnh giun xoăn dạ múi khế ở gia súc nhai lại), chuyên đề bệnh đơn bào ở gia súc, gia cầm (bệnh tiên mao trùng ở trâu, bò, ngựa; bệnh cầu trùng gà; bệnh cầu trùng lợn), những chuyên đề bệnh ký sinh trùng khác được sinh viên tham khảo, tổng quan và thảo luận.

VCO 821 (2 tín chỉ) - Bệnh truyền nhiễm

Môn học Bệnh truyền nhiễm nhằm trang bị cho học viên những kiến thức về các bệnh truyền nhiễm của gia súc, gia cầm, các biện pháp phòng chống bệnh. Đồng thời môn học cũng cung cấp cho học viên các thông tin mới về các bệnh xuất hiện tại Việt Nam trong những năm gần đây.

2. Các môn học tự chọn (4 tín chỉ)

VPA 821 (2 tín chỉ) - Bệnh lý thú y

Cung cấp những kiến thức cơ bản về quá trình bệnh lý xảy ra ở một số cơ quan, tổ chức trong cơ thể động vật, trên cơ sở đó giúp cho các nhà chuyên môn hiểu rõ được quy luật hình thành và phát triển của một bệnh ở cơ thể sống và từ đó đưa ra biện pháp phòng trị bệnh.

245

VIM 821 (2 tín chỉ) - Miễn dịch thú y

Miễn dịch học thú y nghiên cứu khả bảo vệ của cơ thể động vật trước các tác nhân ngoại lai hoặc sự xâm nhập của các sinh vật và những đáp ứng của cơ thể động vật trước các tác nhân đó. Các sinh vật ngoại lai này bao gồm vi rút, vi khuẩn, động vật nguyên sinh hoặc thậm chí là các ký sinh trùng cỡ lớn. Ngoài ra miễn dịch học thú y còn nghiên cứu tình trạng tự miễn dịch của cơ thể động vật.

VEP 821 (2 tín chỉ) - Dịch tễ học thú y

Môn học cung cấp những hiểu biết Epidemiology. Các khái niệm về Vet. Epideology. Các phương pháp nghiên cứu và ứng dụng Epidemiology.

PVE 821 (2 tín chỉ) - Dược lý học thú y

Môn học cung cấp những kiến thức về Kháng sinh, cơ chế kháng thuốc của vi khuẩn; Một số nhóm kháng sinh ứng dụng trong thú y; Thuốc chống nấm và virut; Thuốc sát trùng tẩy uế; Thuốc kháng viêm và hormone;Thuốc phòng trị kí sinh trùng;Vắc xin và ứng dụng trong chăn nuôi.

246

247

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TIỄN SĨ THÚ Y

Chuyên ngành Vi sinh vật học thú y

(Thuộc chuyên ngành Kí sinh trùng và vi sinh vật học thú y)

Mã số: 62 64 01 04.

Đơn vị đào tạo: Trường Đại học Nông Lâm.

Năm bắt đầu đào tạo: 2008.

Thời gian xét tuyển: Tháng 2 và Tháng 8 hàng năm.

Nội dung xét tuyển:

- Tiểu ban chuyên môn xét tuyển nghiên cứu sinh đánh giá phân loại thí sinh thông qua hồ sơ dự tuyển thể hiện ở các nội dung:

+ Kết quả học tập ở trình độ đại học, thạc sĩ;

+ Thành tích nghiên cứu khoa học đã có và kinh nghiệm hoạt động chuyên môn;

+ Chất lượng bài luận về dự định nghiên cứu hoặc đề cương nghiên cứu;

+ Trình độ ngoại ngữ;

+ Ý kiến nhận xét đánh giá và ủng hộ thí sinh trong 02 thư giới thiệu.

- Yêu cầu về trình độ ngoại ngữ: Người dự tuyển phải đáp ứng yêu cầu về trình độ ngoại ngữ theo Quy chế đào tạo trình độ tiến sĩ hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Thời gian đào tạo:

- Đối với người có bằng thạc sĩ: 3 năm (tập trung);

- Đối với người có bằng tốt nghiệp đại học: 4 năm (tập trung).

Tên văn bằng: Tiến sĩ Thú y.

I. CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

A. CÁC HỌC PHẦN BỔ SUNG

1. Đối với nghiên cứu sinh chưa có bằng thạc sĩ, phải học các học phần bổ sung theo chương trình đào tạo thạc sĩ của chuyên ngành Thú y. Chương trình học này phải hoàn thành trong 24 tháng đầu của thời gian đào tạo trình độ tiến sĩ.

2. Đối với nghiên cứu sinh có bằng Thạc sĩ chuyên ngành gần hoặc có bằng thạc sĩ chuyên ngành đúng nhưng tốt nghiệp đã lâu (trước năm 2000), phải học các học phần bổ sung (gồm học phần ở trình độ đại học và thạc sĩ) theo yêu cầu của giảng viên hướng dẫn và Hội đồng khoa học chuyên ngành. Chương trình học này phải hoàn thành trong 24 tháng đầu của thời gian đào tạo trình độ tiến sĩ.

B. CÁC HỌC PHẦN Ở TRÌNH ĐỘ TIÊN SĨ (8 TÍN CHỈ) SỐ TÍN CHỈ

1. 1. Các học phần bắt buộc (4 tín chỉ)

MVE 821 Vi sinh vật thú y 2

VCO 821 Bệnh truyền nhiễm 2

2. 2. Các học phần tự chọn (4 tín chỉ)

VPA 821 Bệnh lý thú y 2

VIM 821 Miễn dịch học thú y 2

VEP 821 Dịch tễ học thú y 2

PVE 821 Dược lý học thú y 2

248

C. CHUYÊN ĐỀ TIẾN SĨ (6 TÍN CHỈ)

Chuyên đề 1 2

Chuyên đề 2 2

Chuyên đề 3 2

Các chuyên đề tiến sĩ đòi hỏi nghiên cứu sinh tự cập nhật kiến thức mới liên quan trực tiếp đến đề tài của nghiên cứu sinh. Nghiên cứu sinh tự đề xuất hướng nghiên cứu chuyên đề dưới sự giúp đỡ của người hướng dẫn. Các chuyên đề này phải hoàn thành trong 24 tháng đầu của thời gian đào tạo trình độ tiến sĩ.

D. BÁO CÁO TIỂU LUẬN TỔNG QUAN

Bài tiểu luận tổng quan về tình hình nghiên cứu và các vấn đề liên quan đến đề tài luận án đòi hỏi nghiên cứu sinh thể hiện khả năng phân tích, đánh giá các công trình nghiên cứu đã có của các tác giả trong và ngoài nước liên quan mật thiết đến đề tài luận án, nêu những vấn đề còn tồn tại, chỉ ra những vấn đề mà luận án cần tập trung nghiên cứu giải quyết.

E. BÁO CÁO SEMINAR Ở BỘ MÔN

Nghiên cứu sinh có ít nhất 05 báo cáo khoa học trình bày ở bộ môn về khả năng nghiên cứu, trong đó có 01 báo cáo trình bày tổng thể kết quả nghiên cứu đề tài luận án.

F. NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ LUẬN ÁN TIẾN SĨ

II. MÔ TẢ TÓM TẮT HỌC PHẦN

MVE 821 (2 tín chỉ) - Vi sinh vật thú y

Học phần cung cấp kiến thức về những đặc điểm về hình thái, cấu trúc, sinh vật học, tác dụng của kháng sinh đối với vi sinh vật; phương pháp chẩn đoán vi sinh vật học và huyết thanh học để chẩn đoán bệnh truyền nhiễm do vi sinh vật gây ra; Đặc điểm di truyền học của vi sinh vật như cấu tạo bộ gene, chu trình lây nhiễm, tái tổ hợp, tái bản vật chất di truyền của virus; hiện tượng biến nạp, tải nạp, giao nạp của vi khuẩn; Một số phương pháp cơ bản sử dụng trong kỹ thuật gen vi sinh vật như phương pháp nhân gen bằng PCR, phương pháp giải trình tự gen và các phương pháp lai phân tử; Ứng dụng kỹ thuật gen vi sinh vật trong thực tiễn như ứng dụng trong sản xuất nông nghiệp, sản xuất vaccine và sản xuất các chất có hoạt tính sinh học.

VCO 821 (2 tín chỉ) - Bệnh truyền nhiễm

Học phần cung cấp kiến thức về các bệnh truyền nhiễm của gia súc, gia cầm, các biện pháp phòng chống bệnh; Thông tin mới về các bệnh xuất hiện tại Việt Nam trong những năm gần đây.

VPA 821 (2 tín chỉ) - Bệnh lý thú y

Học phần cung cấp kiến thức về các quá trình bệnh lý cơ bản của một số cơ quan, tổ chức trong cơ thể bệnh như bệnh lý viêm, bệnh lý tiêu hóa và bệnh lý gan…; Nghiên cứu về nguyên nhân cũng như các cơ chế gây bệnh và những rối loạn chủ yếu của cơ thể khi bị bệnh lý, Nghiên cứu về biến đổi về tổ chức học của các cơ quan bệnh.

VIM 821 (2 tín chỉ) - Miễn dịch học thú y

Học phần cung cấp kiến thức nghiên cứu khả năng bảo vệ của cơ thể động vật trước các tác nhân ngoại lai hoặc sự xâm nhập của các sinh vật và những đáp ứng của cơ thể động vật trước các tác nhân đó ; Các sinh vật ngoại lai này bao gồm vi rút, vi khuẩn, động vật nguyên sinh hoặc thậm chí là các ký sinh trùng cỡ lớn; Nghiên cứu tình trạng tự miễn dịch của cơ thể động vật.

249

VEP 821 (2 tín chỉ) - Dịch tễ học thú y

Học phần cung cấp kiến thức về Epidemiology; Các khái niệm về Vet. Epideology; Các phương pháp nghiên cứu Epidemiology

PVE 821 (2 tín chỉ) - Dược lý học thú y

Học phần cung cấp kiến thức chuyên sâu về thuốc kháng sinh và cơ chế kháng thuốc của vi khuẩn; những mặt trái của kháng sinh và hiệu quả sử dụng thuốc trong chăn nuôi; những kiến thức chuyên sâu về một số loại thuốc chống nấm, virut, thuốc sát trùng, kí sinh trùng và vắc xin thú y.

250

251

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TIỄN SĨ LÂM NGHIỆP

Chuyên ngành Lâm sinh

Mã số: 62 62 02 05.

Đơn vị đào tạo: Trường Đại học Nông Lâm.

Năm bắt đầu đào tạo: 2008.

Thời gian xét tuyển: Tháng 2 và Tháng 8 hàng năm.

Nội dung xét tuyển:

- Tiểu ban chuyên môn xét tuyển nghiên cứu sinh đánh giá phân loại thí sinh thông qua hồ sơ dự tuyển thể hiện ở các nội dung:

+ Kết quả học tập ở trình độ đại học, thạc sĩ;

+ Thành tích nghiên cứu khoa học đã có và kinh nghiệm hoạt động chuyên môn;

+ Chất lượng bài luận về dự định nghiên cứu hoặc đề cương nghiên cứu;

+ Trình độ ngoại ngữ;

+ Ý kiến nhận xét đánh giá và ủng hộ thí sinh trong 02 thư giới thiệu.

- Yêu cầu về trình độ ngoại ngữ: Người dự tuyển phải đáp ứng yêu cầu về trình độ ngoại ngữ theo Quy chế đào tạo trình độ tiến sĩ hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Thời gian đào tạo:

- Đối với người có bằng thạc sĩ: 3 năm (tập trung);

- Đối với người có bằng tốt nghiệp đại học: 4 năm (tập trung).

Tên văn bằng: Tiến sĩ Lâm nghiệp.

I. CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

A. CÁC HỌC PHẦN BỔ SUNG

1. Đối với nghiên cứu sinh chưa có bằng thạc sĩ, phải học các học phần bổ sung theo chương trình đào tạo thạc sĩ của chuyên ngành Lâm học. Chương trình học này phải hoàn thành trong 24 tháng đầu của thời gian đào tạo trình độ tiến sĩ.

2. Đối với nghiên cứu sinh có bằng Thạc sĩ chuyên ngành gần hoặc có bằng thạc sĩ chuyên ngành đúng nhưng tốt nghiệp đã lâu (trước năm 2000), phải học các học phần bổ sung (gồm học phần ở trình độ đại học và thạc sĩ) theo yêu cầu của giảng viên hướng dẫn và Hội đồng khoa học chuyên ngành. Chương trình học này phải hoàn thành trong 24 tháng đầu của thời gian đào tạo trình độ tiến sĩ.

B. CÁC HỌC PHẦN Ở TRÌNH ĐỘ TIÊN SĨ (10 TÍN CHỈ) SỐ TÍN CHỈ

1. 1. Các học phần bắt buộc (4 tín chỉ)

TST 821 Kỹ thuật lâm sinh nhiệt đới 2

FPL 821 Trồng rừng 2

2. 2. Các học phần tự chọn (4 tín chỉ)

IBP 821 Cải thiện giống cây rừng 2

NTP 821 Lâm sản ngoài gỗ 2

BDP 821 Bảo tồn và đa dạng sinh học 2

AFO 821 Nông lâm kết hợp 2

252

C. CHUYÊN ĐỀ TIẾN SĨ (6 TÍN CHỈ)

Chuyên đề 1 2

Chuyên đề 2 2

Chuyên đề 3 2

Các chuyên đề tiến sĩ đòi hỏi nghiên cứu sinh tự cập nhật kiến thức mới liên quan trực tiếp đến đề tài của nghiên cứu sinh. Nghiên cứu sinh tự đề xuất hướng nghiên cứu chuyên đề dưới sự giúp đỡ của người hướng dẫn. Các chuyên đề này phải hoàn thành trong 24 tháng đầu của thời gian đào tạo trình độ tiến sĩ.

D. BÁO CÁO TIỂU LUẬN TỔNG QUAN

Bài tiểu luận tổng quan về tình hình nghiên cứu và các vấn đề liên quan đến đề tài luận án đòi hỏi nghiên cứu sinh thể hiện khả năng phân tích, đánh giá các công trình nghiên cứu đã có của các tác giả trong và ngoài nước liên quan mật thiết đến đề tài luận án, nêu những vấn đề còn tồn tại, chỉ ra những vấn đề mà luận án cần tập trung nghiên cứu giải quyết.

E. BÁO CÁO SEMINAR Ở BỘ MÔN

Nghiên cứu sinh có ít nhất 05 báo cáo khoa học trình bày ở bộ môn về khả năng nghiên cứu, trong đó có 01 báo cáo trình bày tổng thể kết quả nghiên cứu đề tài luận án.

F. NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ LUẬN ÁN TIẾN SĨ

II. MÔ TẢ TÓM TẮT HỌC PHẦN

TST 821 (2 tín chỉ) - Kỹ thuật lâm sinh nhiệt đới

Học phần cung cấp kiến thức về rừng nhiệt đới: sự khác biệt giữa rừng nhiệt đới so với các loại rừng khác; Mô tả được các đặc điểm của rừng nhiệt đới và hệ sinh thái rừng nhiệt đới Việt Nam; Vận dụng các kiến thức cơ bản về lâm sinh học trong phân tích các đặc điểm cấu trúc động thái của rừng nhiệt đới; Phân biệt được các phương thức lâm sinh sử dụng cho các loại rừng nhiệt đới; Lựa chọn và áp dụng được các phương pháp lâm sinh áp dụng trong rừng trồng nhiệt đới.

FPL 821 (2 tín chỉ) - Trồng rừng

Học phần cung cấp kiến thức cơ bản nhất về nguyên lý tạo rừng; Đặc biệt là những tiến bộ kỹ thuật trong trồng rừng thâm canh và thâm canh rừng trồng (từ giống đến kỹ thuật trồng); Nghiên cứu khoa học trong thời gian gần đây để làm cơ sở khoa học tham khảo trong các nghiên cứu ứng dụng hoặc ứng dụng trong sản xuất ở các điều kiện sinh thái tương tự.

IBP 821 (2 tín chỉ) - Cải thiện giống cây rừng

Học phần cung cấp kiến thức cơ bản về chọn giống, khảo nghiệm giống, nhân giống và bảo tồn nguồn gen cây rừng, các phương pháp nghiên cứu trong việc khảo nghiệm giống và nhân giống bằng phương pháp sinh dưỡng áp dụng để lai tạo, lựa chọn được những giống có năng suất cao và có khả năng thích nghi cao đáp ứng nhu cầu thực tiễn sản xuất lâm nghiệp và nghiên cứu bảo tồn nguồn gen quý hiếm hiện nay.

NTP 821 (2 tín chỉ) - Lâm sản ngoài gỗ

Học phần cung cấp kiến thức cơ bản nhất về Lâm sản ngoài gỗ; Những tiến bộ kỹ thuật gây trồng và khai thác bền vững một số loài lâm sản ngoài gỗ có giá trị làm cơ sở khoa học để ứng dụng trong nghiên cứu khoa học hoặc ứng dụng trong sản xuất ở những vùng có điều kiện sinh thái tương tự.

253

BDP 821 (2 tín chỉ) - Bảo tồn và đa dạng sinh học

Học phần cung cấp kiến thức về: khái niệm, điều tra và đánh giá đa dạng sinh học; mối liên quan đa dạng sinh học đến chức năng và cấu trúc hệ sinh thái; những vấn đề đe dọa tới sự đa dang sinh học; các chính sách, phương pháp tiếp cận, các hình thức quản lý, giám sát và đánh giá đa dạng sinh học; đa dạng sinh học ở Việt Nam - những vấn đề và giải pháp đặt ra cho công tác bảo tồn đa dạng sinh học.

AFO 821 (2 tín chỉ) - Nông lâm kết hợp

Học phần cung cấp các kiến thức về nguyên lý Nông lâm kết hợp, khả năng phân tích và đánh giá về các mặt hiệu quả kinh tế xã hội và dịch vụ sinh thái môi trường của hệ thống Nông lâm Kết hợp trong giai đoạn mới; Khả năng phân tích vai trò của cộng đồng trong phát triển Nông lâm kết hợp và vai trò của thị trường sản phẩm Nông lâm kết hợp trong nền kinh tế địa phương và quốc gia.

254

255

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TIỄN SĨ Y HỌC

Chuyên ngành Vệ sinh học xã hội và Tổ chức y tế

Mã số: 62 72 01 64.

Đơn vị đào tạo: Trường Đại học Y Dược.

Năm bắt đầu đào tạo: 2005.

Thời gian xét tuyển: Tháng 2 và Tháng 8 hàng năm.

Nội dung xét tuyển:

- Tiểu ban chuyên môn xét tuyển nghiên cứu sinh đánh giá phân loại thí sinh thông qua hồ sơ dự tuyển thể hiện ở các nội dung:

+ Kết quả học tập ở trình độ đại học, thạc sĩ;

+ Thành tích nghiên cứu khoa học đã có và kinh nghiệm hoạt động chuyên môn;

+ Chất lượng bài luận về dự định nghiên cứu hoặc đề cương nghiên cứu;

+ Trình độ ngoại ngữ;

+ Ý kiến nhận xét đánh giá và ủng hộ thí sinh trong 02 thư giới thiệu.

- Yêu cầu về trình độ ngoại ngữ: Người dự tuyển phải đáp ứng yêu cầu về trình độ ngoại ngữ theo Quy chế đào tạo trình độ tiến sĩ hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Thời gian đào tạo:

- Đối với người có bằng thạc sĩ: 3 năm (tập trung);

- Đối với người có bằng tốt nghiệp đại học: 4 năm (tập trung).

Tên văn bằng: Tiến sĩ Y học.

I. CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

A. CÁC HỌC PHẦN BỔ SUNG

1. Đối với nghiên cứu sinh chưa có bằng thạc sĩ, phải học các học phần bổ sung theo chương trình đào tạo thạc sĩ của chuyên ngành Y học dự phòng hoặc tương đương. Chương trình học này phải hoàn thành trong 24 tháng đầu của thời gian đào tạo trình độ tiến sĩ.

2. Đối với nghiên cứu sinh có bằng Thạc sĩ chuyên ngành gần hoặc có bằng thạc sĩ chuyên ngành đúng nhưng tốt nghiệp đã lâu (trước năm 2000), phải học các học phần bổ sung (gồm học phần ở trình độ đại học và thạc sĩ) theo yêu cầu của giảng viên hướng dẫn và Hội đồng khoa học chuyên ngành. Chương trình học này phải hoàn thành trong 24 tháng đầu của thời gian đào tạo trình độ tiến sĩ.

B. CÁC HỌC PHẦN Ở TRÌNH ĐỘ TIÊN SĨ (8 TÍN CHỈ) SỐ TÍN CHỈ

1. 1. Các học phần bắt buộc (4 tín chỉ)

821 Tiếp cận và nghiên cứu khoa học Y học 2

821 Các khía cạnh đạo đức trong nghiên cứu khoa học 2

2. 2. Các học phần tự chọn (4 tín chỉ)

821 Y học cộng đồng 2

821 Vệ sinh lao động và bệnh nghề nghiệp 2

821 Y học môi trường 2

821 Dinh dưỡng và an toàn thực phẩm 2

821 Dịch tễ học 2

256

C. CHUYÊN ĐỀ TIẾN SĨ (6 TÍN CHỈ)

Chuyên đề 1 2

Chuyên đề 2 2

Chuyên đề 3 2

Các chuyên đề tiến sĩ đòi hỏi nghiên cứu sinh tự cập nhật kiến thức mới liên quan trực tiếp đến đề tài của nghiên cứu sinh. Nghiên cứu sinh tự đề xuất hướng nghiên cứu chuyên đề dưới sự giúp đỡ của người hướng dẫn. Các chuyên đề này phải hoàn thành trong 24 tháng đầu của thời gian đào tạo trình độ tiến sĩ.

D. BÁO CÁO TIỂU LUẬN TỔNG QUAN

Bài tiểu luận tổng quan về tình hình nghiên cứu và các vấn đề liên quan đến đề tài luận án đòi hỏi nghiên cứu sinh thể hiện khả năng phân tích, đánh giá các công trình nghiên cứu đã có của các tác giả trong và ngoài nước liên quan mật thiết đến đề tài luận án, nêu những vấn đề còn tồn tại, chỉ ra những vấn đề mà luận án cần tập trung nghiên cứu giải quyết.

E. BÁO CÁO SEMINAR Ở BỘ MÔN

Nghiên cứu sinh có ít nhất 05 báo cáo khoa học trình bày ở bộ môn về khả năng nghiên cứu, trong đó có 01 báo cáo trình bày tổng thể kết quả nghiên cứu đề tài luận án.

F. NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ LUẬN ÁN TIẾN SĨ

II. MÔ TẢ TÓM TẮT HỌC PHẦN

821 - Phương pháp tiếp cận, nghiên cứu khoa học trong Y Dược học

Học phần này cung cấp cho học viên những kiến thức cơ bản trong tiếp cận và phương pháp tiến hành một nghiên cứu khoa học Y Dược học ở trình độ cao (Đề tài, dự án cấp Bộ trở lên).

821 - Đạo đức trong nghiên cứu khoa học Y học

Học phần này cung cấp cho học viên những kiến thức cơ bản về đạo đức trong nghiên cứu khoa học Y Dược học phục vụ sự nghiệp chăm sóc sức khỏe nhân dân.

821 - Y học cộng đồng Học phần này cung cấp cho học viên những kiến thức cơ bản về y học cộng đồng trong chăm sóc sức khỏe nhân dân.

821 - Vệ sinh lao động và bệnh nghề nghiệp Học phần này cung cấp cho học viên những kiến thức cơ bản về Vệ sinh lao động và bệnh nghề nghiệp, phòng chống các tai nạn và bệnh nghề nghiệp, bảo vệ và chăm sóc sức khỏe người lao động.

821 - Y học môi trường Học phần này cung cấp cho học viên những kiến thức cơ bản về môi trường sinh thái trong mối quan hệ với sức khỏe con người.

821 - Dinh dưỡng và an toàn thực phẩm Học phần này cung cấp cho học viên những kiến thức cơ bản về dinh dưỡng và an toàn thực phẩm và các khía cạnh sức khỏe có liên quan.

821 - Dịch tễ học Học phần này cung cấp cho học viên những kiến thức cơ bản về dịch tễ học các bệnh lây và không lây và phương pháp dự phòng.

257

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TIỄN SĨ KỸ THUẬT

Chuyên ngành Công nghệ chế tạo máy

(Thuộc Chuyên ngành chung Kĩ thuật cơ khí)

Mã số: 62 52 01 03.

Đơn vị đào tạo: Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp.

Năm bắt đầu đào tạo: 2004.

Thời gian xét tuyển: Tháng 2 và Tháng 8 hàng năm.

Nội dung xét tuyển:

- Tiểu ban chuyên môn xét tuyển nghiên cứu sinh đánh giá phân loại thí sinh thông qua hồ sơ dự tuyển thể hiện ở các nội dung:

+ Kết quả học tập ở trình độ đại học, thạc sĩ;

+ Thành tích nghiên cứu khoa học đã có và kinh nghiệm hoạt động chuyên môn;

+ Chất lượng bài luận về dự định nghiên cứu hoặc đề cương nghiên cứu;

+ Trình độ ngoại ngữ;

+ Ý kiến nhận xét đánh giá và ủng hộ thí sinh trong 02 thư giới thiệu.

- Yêu cầu về trình độ ngoại ngữ: Người dự tuyển phải đáp ứng yêu cầu về trình độ ngoại ngữ theo Quy chế đào tạo trình độ tiến sĩ hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Thời gian đào tạo:

- Đối với người có bằng thạc sĩ: 3 năm (tập trung);

- Đối với người có bằng tốt nghiệp đại học: 4 năm (tập trung).

Tên văn bằng: Tiến sĩ Kỹ thuật cơ khí và cơ kĩ thuật.

I. CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

A. CÁC HỌC PHẦN BỔ SUNG

1. Đối với nghiên cứu sinh chưa có bằng thạc sĩ, phải học các học phần bổ sung theo chương trình đào tạo thạc sĩ của chuyên ngành Công nghệ chế tạo máy. Chương trình học này phải hoàn thành trong 24 tháng đầu của thời gian đào tạo trình độ tiến sĩ.

2. Đối với nghiên cứu sinh có bằng Thạc sĩ chuyên ngành gần hoặc có bằng thạc sĩ chuyên ngành đúng nhưng tốt nghiệp đã lâu (trước năm 2000), phải học các học phần bổ sung (gồm học phần ở trình độ đại học và thạc sĩ) theo yêu cầu của giảng viên hướng dẫn và Hội đồng khoa học chuyên ngành. Chương trình học này phải hoàn thành trong 24 tháng đầu của thời gian đào tạo trình độ tiến sĩ.

B. CÁC HỌC PHẦN Ở TRÌNH ĐỘ TIÊN SĨ (8 TÍN CHỈ) SỐ TÍN CHỈ

FAMS 821 Ứng dụng của phương pháp phân tử hữu hạn giải bài toán truyền nhiệt trong cắt kim loại

2

FAMS 821 Cơ sở tự động hóa các hệ thống sản xuất 2

LFTM 821 Nghiên cứu bản chất quá trình mòn và tuổi bền của dụng cụ phun phủ khi gia công các vật liệu khó gia công

2

MFTG 821 Gia công tinh bằng dụng cụ cắt có lưỡi cắt không xác định

2

CAPP 821 Chuẩn bị công nghệ có trợ giúp của máy tính 2

258

C. CHUYÊN ĐỀ TIẾN SĨ (6 TÍN CHỈ)

Chuyên đề 1 2

Chuyên đề 2 2

Chuyên đề 3 2

Các chuyên đề tiến sĩ đòi hỏi nghiên cứu sinh tự cập nhật kiến thức mới liên quan trực tiếp đến đề tài của nghiên cứu sinh. Nghiên cứu sinh tự đề xuất hướng nghiên cứu chuyên đề dưới sự giúp đỡ của người hướng dẫn. Các chuyên đề này phải hoàn thành trong 24 tháng đầu của thời gian đào tạo trình độ tiến sĩ.

D. BÁO CÁO TIỂU LUẬN TỔNG QUAN

Bài tiểu luận tổng quan về tình hình nghiên cứu và các vấn đề liên quan đến đề tài luận án đòi hỏi nghiên cứu sinh thể hiện khả năng phân tích, đánh giá các công trình nghiên cứu đã có của các tác giả trong và ngoài nước liên quan mật thiết đến đề tài luận án, nêu những vấn đề còn tồn tại, chỉ ra những vấn đề mà luận án cần tập trung nghiên cứu giải quyết.

E. BÁO CÁO SEMINAR Ở BỘ MÔN

Nghiên cứu sinh có ít nhất 05 báo cáo khoa học trình bày ở bộ môn về khả năng nghiên cứu, trong đó có 01 báo cáo trình bày tổng thể kết quả nghiên cứu đề tài luận án.

F. NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ LUẬN ÁN TIẾN SĨ

II. MÔ TẢ TÓM TẮT HỌC PHẦN

FAMS 821 (2 tín chỉ) - Ứng dụng của phương pháp phần tử hữu hạn giải bài toán truyền nhiệt trong cắt kim loại

Học phần cung cấp kiến thức về ứng dụng phương pháp phần tử hữu hạn để nghiên cứu nhiệt của quá trình cắt.

FAMS 821 (2 tín chỉ) - Cơ sở tự động hóa các hệ thống sản xuất

Học phần cung cấp kiến thức về tự động hóa quá trình sản xuất, các hệ thống tự động hóa trong quá trình chế tạo.

LFTM 821 (2 tín chỉ) - Nghiên cứu bản chất quá trình mòn và tuổi bền của dụng cụ phun phủ khi gia công các vật liệu khó gia công

Học phần cung cấp kiến thức nghiên cứu bản chất của quá trình mòn và tuổi bền dụng cụ phun phủ khi gia công vật liệu khó gia công.

MFTG 821 (2 tín chỉ) - Gia công tinh bằng dụng cụ cắt có lưỡi cắt không xác định

Học phần cung cấp kiến thức nghiên cứu bản chất vật lý của quá trình cắt khi mài, từ đó đưa ra các hướng điều khiển các quá trình nhằm đáp ứng mục tiêu quá trình gia công tinh bằng mài.

CAPP 821 (2 tín chỉ) - Chuẩn bị công nghệ có trợ giúp của máy tính

Học phần cung cấp kiến thức cơ bản của quá trình chuẩn bị công nghệ chế tạo có sự trợ giúp của máy tính.

259

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TIỄN SĨ KỸ THUẬT

Chuyên ngành Kỹ thuật máy công cụ

(Thuộc Chuyên ngành chung Kĩ thuật cơ khí)

Mã số: 62 52 01 03.

Đơn vị đào tạo: Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp.

Năm bắt đầu đào tạo: 2008.

Thời gian xét tuyển: Tháng 2 và Tháng 8 hàng năm.

Nội dung xét tuyển:

- Tiểu ban chuyên môn xét tuyển nghiên cứu sinh đánh giá phân loại thí sinh thông qua hồ sơ dự tuyển thể hiện ở các nội dung:

+ Kết quả học tập ở trình độ đại học, thạc sĩ;

+ Thành tích nghiên cứu khoa học đã có và kinh nghiệm hoạt động chuyên môn;

+ Chất lượng bài luận về dự định nghiên cứu hoặc đề cương nghiên cứu;

+ Trình độ ngoại ngữ;

+ Ý kiến nhận xét đánh giá và ủng hộ thí sinh trong 02 thư giới thiệu.

- Yêu cầu về trình độ ngoại ngữ: Người dự tuyển phải đáp ứng yêu cầu về trình độ ngoại ngữ theo Quy chế đào tạo trình độ tiến sĩ hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Thời gian đào tạo:

- Đối với người có bằng thạc sĩ: 3 năm (tập trung);

- Đối với người có bằng tốt nghiệp đại học: 4 năm (tập trung).

Tên văn bằng: Tiến sĩ Kỹ thuật cơ khí và cơ kĩ thuật.

I. CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

A. CÁC HỌC PHẦN BỔ SUNG

1. Đối với nghiên cứu sinh chưa có bằng thạc sĩ, phải học các học phần bổ sung theo chương trình đào tạo thạc sĩ của chuyên ngành Công nghệ chế tạo máy. Chương trình học này phải hoàn thành trong 24 tháng đầu của thời gian đào tạo trình độ tiến sĩ.

2. Đối với nghiên cứu sinh có bằng Thạc sĩ chuyên ngành gần hoặc có bằng thạc sĩ chuyên ngành đúng nhưng tốt nghiệp đã lâu (trước năm 2000), phải học các học phần bổ sung (gồm học phần ở trình độ đại học và thạc sĩ) theo yêu cầu của giảng viên hướng dẫn và Hội đồng khoa học chuyên ngành. Chương trình học này phải hoàn thành trong 24 tháng đầu của thời gian đào tạo trình độ tiến sĩ.

B. CÁC HỌC PHẦN Ở TRÌNH ĐỘ TIÊN SĨ (8 TÍN CHỈ) SỐ TÍN CHỈ

ACCM 821 CAD/Cam tiên tiến 2

CMAV 821 Mô hình hóa, phân tích và trực quan hóa bằng máy tính 2

INIS 821 Hệ thống kiểm tra thông minh 2

MSMT 821 Các hệ thống cơ điện tử cho máy công cụ 2

C. CHUYÊN ĐỀ TIẾN SĨ (6 TÍN CHỈ)

Chuyên đề 1 2

Chuyên đề 2 2

Chuyên đề 3 2

260

Các chuyên đề tiến sĩ đòi hỏi nghiên cứu sinh tự cập nhật kiến thức mới liên quan trực tiếp đến đề tài của nghiên cứu sinh. Nghiên cứu sinh tự đề xuất hướng nghiên cứu chuyên đề dưới sự giúp đỡ của người hướng dẫn. Các chuyên đề này phải hoàn thành trong 24 tháng đầu của thời gian đào tạo trình độ tiến sĩ.

D. BÁO CÁO TIỂU LUẬN TỔNG QUAN

Bài tiểu luận tổng quan về tình hình nghiên cứu và các vấn đề liên quan đến đề tài luận án đòi hỏi nghiên cứu sinh thể hiện khả năng phân tích, đánh giá các công trình nghiên cứu đã có của các tác giả trong và ngoài nước liên quan mật thiết đến đề tài luận án, nêu những vấn đề còn tồn tại, chỉ ra những vấn đề mà luận án cần tập trung nghiên cứu giải quyết.

E. BÁO CÁO SEMINAR Ở BỘ MÔN

Nghiên cứu sinh có ít nhất 05 báo cáo khoa học trình bày ở bộ môn về khả năng nghiên cứu, trong đó có 01 báo cáo trình bày tổng thể kết quả nghiên cứu đề tài luận án, có biên bản của buổi seminar.

F. NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ LUẬN ÁN TIẾN SĨ

II. MÔ TẢ TÓM TẮT HỌC PHẦN

ACCM 821 (2 tín chỉ) - CAD/Cam tiên tiến

Học phần cung cấp kiến thức về kỹ thuật tiên tiến trong thiết kế (CAD) và trong sản xuất (CAM); phát triển trình độ, năng lực ứng dụng hệ thống CAD/Cam hiện đại qua kiến thức thực hành giải quyết các vấn đề thực tế; kiến thức và kinh nghiệm về các kỹ thuật hiện đại phát triển sản phẩm nhanh.

CMAV 821 (2 tín chỉ) - Mô hình hóa, phân tích và trực quan hóa bằng máy tính

Học phần cung cấp kiến thức về các công cụ CAD/CAM/CAE và các ứng dụng trong chế tạo máy; kiến thức thực tế về sử dụng các công cụ phần mềm phân tích và mô hình hóa trên máy tính; kiến thức thiết lập các mô hình động học robot nhóm; các tiến bộ về kỹ thuật mô hình hóa và ứng dụng kỹ thuật kỹ thuật mô hình hóa trong công nghiệp.

INIS 821 (2 tín chỉ) - Hệ thống kiểm tra thông minh

Học phần cung cấp cho học viên kiến thức về hệ thống kiểm tra thông minh và ứng dụng của chúng trong chế tạo máy; nâng cao hiểu biết về cảm biến kỹ thuật và các hệ thống kiểm tra; kiến thức thực nghiệm về sử dụng dụng cụ đo và kiểm tra; kỹ năng về phần mềm xử lý ảnh số; hình thành nhận thức về xu hướng phát triển công nghệ kiểm tra và ứng dụng.

MSMT 821 (2 tín chỉ) - Các hệ thống cơ điện tử cho máy công cụ

Học phần cung cấp kiến thức về các chức năng của hệ thống cơ điện tử; nâng cao nhận thức về hệ thống cơ điện tủ hiệu quả; tiêu chuẩn hóa và module hóa ở mức cao: các giao diện, các module công nghệ, hợp các chức năng độc lập.

261

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TIỄN SĨ KỸ THUẬT

Chuyên ngành Kĩ thuật điều khiển và tự động hóa

Mã số: 62 52 02 16.

Đơn vị đào tạo: Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp.

Năm bắt đầu đào tạo: 2007.

Thời gian xét tuyển: Tháng 2 và Tháng 8 hàng năm.

Nội dung xét tuyển:

- Tiểu ban chuyên môn xét tuyển nghiên cứu sinh đánh giá phân loại thí sinh thông qua hồ sơ dự tuyển thể hiện ở các nội dung:

+ Kết quả học tập ở trình độ đại học, thạc sĩ;

+ Thành tích nghiên cứu khoa học đã có và kinh nghiệm hoạt động chuyên môn;

+ Chất lượng bài luận về dự định nghiên cứu hoặc đề cương nghiên cứu;

+ Trình độ ngoại ngữ;

+ Ý kiến nhận xét đánh giá và ủng hộ thí sinh trong 02 thư giới thiệu.

- Yêu cầu về trình độ ngoại ngữ: Người dự tuyển phải đáp ứng yêu cầu về trình độ ngoại ngữ theo Quy chế đào tạo trình độ tiến sĩ hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Thời gian đào tạo:

- Đối với người có bằng thạc sĩ: 3 năm (tập trung);

- Đối với người có bằng tốt nghiệp đại học: 4 năm (tập trung).

Tên văn bằng: Tiến sĩ Kỹ thuật điện, điện tử và viễn thông.

I. CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

A. CÁC HỌC PHẦN BỔ SUNG

1. Đối với nghiên cứu sinh chưa có bằng thạc sĩ, phải học các học phần bổ sung theo chương trình đào tạo thạc sĩ của chuyên ngành Tự động hóa. Chương trình học này phải hoàn thành trong 24 tháng đầu của thời gian đào tạo trình độ tiến sĩ.

2. Đối với nghiên cứu sinh có bằng Thạc sĩ chuyên ngành gần hoặc có bằng thạc sĩ chuyên ngành đúng nhưng tốt nghiệp đã lâu (trước năm 2000), phải học các học phần bổ sung (gồm học phần ở trình độ đại học và thạc sĩ) theo yêu cầu của giảng viên hướng dẫn và Hội đồng khoa học chuyên ngành. Chương trình học này phải hoàn thành trong 24 tháng đầu của thời gian đào tạo trình độ tiến sĩ.

B. CÁC HỌC PHẦN Ở TRÌNH ĐỘ TIÊN SĨ (8 TÍN CHỈ) SỐ TÍN CHỈ

821 Phân tích mà tổng hợp hệ phi tuyến 2

821 Mô tả toán học các hệ thống điều khiển 2

821 Phương pháp tiến hành thí nghiệm các hệ thống điều khiển 2

821 Nhận dạng hệ thống điều khiển 2

C. CHUYÊN ĐỀ TIẾN SĨ (6 TÍN CHỈ)

Chuyên đề 1 2

Chuyên đề 2 2

Chuyên đề 3 2

262

Các chuyên đề tiến sĩ đòi hỏi nghiên cứu sinh tự cập nhật kiến thức mới liên quan trực tiếp đến đề tài của nghiên cứu sinh. Nghiên cứu sinh tự đề xuất hướng nghiên cứu chuyên đề dưới sự giúp đỡ của người hướng dẫn. Các chuyên đề này phải hoàn thành trong 24 tháng đầu của thời gian đào tạo trình độ tiến sĩ.

D. BÁO CÁO TIỂU LUẬN TỔNG QUAN

Bài tiểu luận tổng quan về tình hình nghiên cứu và các vấn đề liên quan đến đề tài luận án đòi hỏi nghiên cứu sinh thể hiện khả năng phân tích, đánh giá các công trình nghiên cứu đã có của các tác giả trong và ngoài nước liên quan mật thiết đến đề tài luận án, nêu những vấn đề còn tồn tại, chỉ ra những vấn đề mà luận án cần tập trung nghiên cứu giải quyết.

E. BÁO CÁO SEMINAR Ở BỘ MÔN

Nghiên cứu sinh có ít nhất 05 báo cáo khoa học trình bày ở bộ môn về khả năng nghiên cứu, trong đó có 01 báo cáo trình bày tổng thể kết quả nghiên cứu đề tài luận án.

F. NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ LUẬN ÁN TIẾN SĨ

II. MÔ TẢ TÓM TẮT HỌC PHẦN

821 (2 tín chỉ) - Phân tích mà tổng hợp hệ phi tuyến

Học phần cung cấp kiến thức cơ bản về hệ phi tuyến; tính ổn định của hệ phi tuyến; các phương pháp phân tích và tổng hợp hệ phi tuyến.

821 (2 tín chỉ) - Mô tả toán học các hệ thống điều khiển

Học phần cung cấp kiến thức về mô hình toán học; các phương trình vi phân có biến ẩn, các loại mô hình; tính điều khiển được và tính quan sát được; đơn giản hóa mô hình; tính ổn định của hệ thống.

821 (2 tín chỉ) - Phương pháp tiến hành thí nghiệm các hệ thống điều khiển

Học phần cung cấp kiến thức về các thiết bị phần cứng, các công cụ hỗ trợ và các phần mềm lập trình điều khiển áp dụng trong thí nghiệm các hệ thống điều khiển; phương pháp xây dựng và cách thức thực hiện một thí nghiệm khoa học về hệ thống điều khiển.

821 (2 tín chỉ) - Nhận dạng hệ thống điều khiển

Học phần cung cấp kiến thức cơ sở về nhận dạng; các phương pháp nhận dạng hệ thống điều kiển: phương pháp quy hoạc thực nghiệm, phương pháp sử dụng hàm quá độ h (t); phương pháp phân tích phổ tín hiệu, hàm tương quan, nhân dạng tham số mô hình arma.

263

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TIẾN NÔNG NGHIỆP

Chuyên ngành Kinh tế Nông nghiệp

Mã số: 62 62 01 15.

Đơn vị đào tạo: Trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh.

Năm bắt đầu đào tạo: 2008.

Thời gian xét tuyển: Tháng 2 và Tháng 8 hàng năm.

Nội dung xét tuyển:

- Tiểu ban chuyên môn xét tuyển nghiên cứu sinh đánh giá phân loại thí sinh thông qua hồ sơ dự tuyển thể hiện ở các nội dung:

+ Kết quả học tập ở trình độ đại học, thạc sĩ;

+ Thành tích nghiên cứu khoa học đã có và kinh nghiệm hoạt động chuyên môn;

+ Chất lượng bài luận về dự định nghiên cứu hoặc đề cương nghiên cứu;

+ Trình độ ngoại ngữ;

+ Ý kiến nhận xét đánh giá và ủng hộ thí sinh trong 02 thư giới thiệu.

- Yêu cầu về trình độ ngoại ngữ: Người dự tuyển phải đáp ứng yêu cầu về trình độ ngoại ngữ theo Quy chế đào tạo trình độ tiến sĩ hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Thời gian đào tạo:

- Đối với người có bằng thạc sĩ: 3 năm (tập trung);

- Đối với người có bằng tốt nghiệp đại học: 4 năm (tập trung).

Tên văn bằng: Tiến sĩ Nông nghiệp.

I. CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

A. CÁC HỌC PHẦN BỔ SUNG

1. Đối với nghiên cứu sinh chưa có bằng thạc sĩ, phải học các học phần bổ sung theo chương trình đào tạo thạc sĩ của chuyên ngành Kinh tế Nông nghiệp. Chương trình học này phải hoàn thành trong 24 tháng đầu của thời gian đào tạo trình độ tiến sĩ.

2. Đối với nghiên cứu sinh có bằng Thạc sĩ chuyên ngành gần hoặc có bằng thạc sĩ chuyên ngành đúng nhưng tốt nghiệp đã lâu (trước năm 2000), phải học các học phần bổ sung (gồm học phần ở trình độ đại học và thạc sĩ) theo yêu cầu của giảng viên hướng dẫn và Hội đồng khoa học chuyên ngành. Chương trình học này phải hoàn thành trong 24 tháng đầu của thời gian đào tạo trình độ tiến sĩ.

B. CÁC HỌC PHẦN Ở TRÌNH ĐỘ TIÊN SĨ (10 TÍN CHỈ) SỐ TÍN CHỈ

Các môn bắt buộc (6 tín chỉ)

AGE 931 Kinh tế nông nghiệp 3

MSR 931 Phương pháp nghiên cứu khoa học 3

Các môn tự chọn (6 tín chỉ)

APE 921 Kinh tế lượng ứng dụng 2

DEE 921 Kinh tế phát triển 2

AME 921 Kinh tế vĩ mô nâng cao 2

C. CHUYÊN ĐỀ TIẾN SĨ (6 TÍN CHỈ)

Chuyên đề 1 2

264

Chuyên đề 2 2

Chuyên đề 3 2

Các chuyên đề tiến sĩ đòi hỏi nghiên cứu sinh tự cập nhật kiến thức mới liên quan trực tiếp đến đề tài của nghiên cứu sinh. Nghiên cứu sinh tự đề xuất hướng nghiên cứu chuyên đề dưới sự giúp đỡ của người hướng dẫn. Các chuyên đề này phải hoàn thành trong 24 tháng đầu của thời gian đào tạo trình độ tiến sĩ.

D. BÁO CÁO TIỂU LUẬN TỔNG QUAN

Bài tiểu luận tổng quan về tình hình nghiên cứu và các vấn đề liên quan đến đề tài luận án đòi hỏi nghiên cứu sinh thể hiện khả năng phân tích, đánh giá các công trình nghiên cứu đã có của các tác giả trong và ngoài nước liên quan mật thiết đến đề tài luận án, nêu những vấn đề còn tồn tại, chỉ ra những vấn đề mà luận án cần tập trung nghiên cứu giải quyết.

E. BÁO CÁO SEMINAR Ở BỘ MÔN

Nghiên cứu sinh có ít nhất 05 báo cáo khoa học trình bày ở bộ môn về khả năng nghiên cứu, trong đó có 01 báo cáo trình bày tổng thể kết quả nghiên cứu đề tài luận án.

F. NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ LUẬN ÁN TIẾN SĨ

II. MÔ TẢ TÓM TẮT HỌC PHẦN TRÌNH ĐỘ TIẾN SĨ

Các môn bắt buộc (6 tín chỉ)

AGE 931 (3 tín chỉ) - Kinh tế nông nghiệp

Học phần cung cấp những lý luận cơ bản về phát triển kinh tế nông nghiệp, thông qua hệ thống lý thuyết, về kỹ năng phân tích, kỹ năng nghề nghiệp; biết ứng xử và chủ động trong các hoạt động cho phát triển sản xuất nông nghiệp.

MSR 931 (3 tín chỉ) - Phương pháp nghiên cứu khoa học

Học phần cung cấp các kiến thức về: Quy trình nghiên cứu khoa học và các phương pháp nghiên cứu khoa học chủ yếu trong kinh tế; Kết cấu và các nội dung chủ yếu của một báo cáo khoa học, một khoa luận, một luận văn cao học hoặc một luận án tiến sĩ; 3 phương pháp chính thường gặp trong các luận án kinh tế (Hàm sản xuất Cobb-Douglas, Phương pháp phân tích dòng tiền của dự án, Bài toán quy hoạch tuyến tính).

Các môn tự chọn (4 tín chỉ)

APE 921 (2 tín chỉ) - Kinh tế lượng ứng dụng

Học phần cung cấp cho học viên kiến thức kiến thức về: cơ sở lý thuyết của phương pháp bình phương nhỏ nhất, các vấn đề mắc phải khi áp dụng phương pháp bình phương nhỏ nhất, một số chủ đề trong kinh tế lượng và hệ phương trình đồng thời.

DEE 921 (2 tín chỉ) - Kinh tế phát triển

Học phần cung cấp cho học viên kiến thức nâng cao về kinh tế phá triển cả cả ở tầm vi mô và vĩ mô, sự hiểu biết về các nền kinh tế khác nhau, sự kết hợp trong thị trường nông thôn, chuyển đổi cấu trúc nên kinh tế, vai trò của các tổ chức kinh tế, phúc lợi xã hội, nghèo đói và phân phối thu nhập, vai trò của thương mại quốc tế đối với sự phát triển kinh tế và phân tích cân bằng chung của các viễn cảnh chính sách phát triển.

AME 921 (2 tín chỉ) - Kinh tế vĩ mô nâng cao

Học phần cung cấp những lý luận nâng cao về nền kinh tế vĩ mô thông qua hệ thống lý thuyết; về kỹ năng phân tích; kỹ năng nghề nghiệp; biết ứng xử và chủ động trong các hoạt động của nền kinh tế vĩ mô.