trung tÂm thÔng tin bẢn tin sỐ 06/2019

60
Bản tin Thành tựu KHCN Việt Nam Số 06/2019 1/60 TRƯỜNG ĐH CÔNG NGHIỆP TP. HỒ CHÍ MINH TRUNG TÂM THÔNG TIN THƯ VIỆN BẢN TIN SỐ 06/2019 A.THÔNG TIN THÀNH TỰU ĐIỆN - ĐIỆN TỬ - CÔNG NGHỆ THÔNG TIN Hệ thống quản lý sản xuất ứng dụng mô hình internet vạn vật cho công nghiệp (Industrial IoT) Mô hình “Ngôi nhà thông minh” Thiết bị nhúng kiểm soát trạng thái ngủ gật của lái xe Nghiên cứu giảm tổn thất điện được giải bài báo khoa học xuất sắc Hệ thống điều khiển tự động hóa dây chuyền sản xuất gạch gốm Phần mềm quản lý chuỗi cung ứng tối ưu vận tải Abivin - Startup Vit Vô địch khởi nghiệp sáng tạo thế giới CƠ KHÍ – CHẾ TẠO MÁY Việt Nam chế tạo thành công đạn chống tăng xuyên động năng Chế tạo máy dán tem năng suất bằng 200 công nhân Nghiên cứu, thiết kế, chế tạo thiết bị thử khả năng chịu rung động của ắc quy xe đạp, xe máy điện phục vụ công tác đăng kiểm xe đạp, xe máy điện Việt Nam lần thứ 5 vô địch châu Á về xe tiết kiệm nhiên liệu CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM Tận dụng nụ thanh long làm thực phẩm muối chua VẬT LIỆU – HÓA CHẤT Nghiên cứu vật liệu sản xuất áo chống đạn được Giải thưởng Trần Đại Nghĩa CÔNG NGHỆ SINH HỌC Nghiên cứu ứng dụng chỉ thị phân tử trong chọn tạo giống đậu tương kháng bệnh rỉ sắt Tận dụng nguồn vi sinh vật bản địa: Phát triển Chế phẩm nấm rễ cộng sinh Nghiên cứu chọn tạo giống khoai lang có hàm lượng tinh bột cao bằng chỉ thị phân tử cho các tỉnh phía Bắc Y HỌC Tá dược từ hạt mít giúp thuốc tan trong 6 phút

Upload: others

Post on 19-Nov-2021

2 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Bản tin Thành tựu KHCN Việt Nam Số 06/2019 1/60

TRƯỜNG ĐH CÔNG NGHIỆP TP. HỒ CHÍ MINH

TRUNG TÂM THÔNG TIN – THƯ VIỆN

BẢN TIN SỐ 06/2019

A.THÔNG TIN THÀNH TỰU

ĐIỆN - ĐIỆN TỬ - CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

Hệ thống quản lý sản xuất ứng dụng mô hình internet vạn vật cho công nghiệp (Industrial IoT)

Mô hình “Ngôi nhà thông minh”

Thiết bị nhúng kiểm soát trạng thái ngủ gật của lái xe

Nghiên cứu giảm tổn thất điện được giải bài báo khoa học xuất sắc

Hệ thống điều khiển tự động hóa dây chuyền sản xuất gạch gốm

Phần mềm quản lý chuỗi cung ứng tối ưu vận tải Abivin - Startup Việt Vô địch khởi nghiệp

sáng tạo thế giới

CƠ KHÍ – CHẾ TẠO MÁY

Việt Nam chế tạo thành công đạn chống tăng xuyên động năng

Chế tạo máy dán tem năng suất bằng 200 công nhân

Nghiên cứu, thiết kế, chế tạo thiết bị thử khả năng chịu rung động của ắc quy xe đạp, xe

máy điện phục vụ công tác đăng kiểm xe đạp, xe máy điện

Việt Nam lần thứ 5 vô địch châu Á về xe tiết kiệm nhiên liệu

CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM

Tận dụng nụ thanh long làm thực phẩm muối chua

VẬT LIỆU – HÓA CHẤT

Nghiên cứu vật liệu sản xuất áo chống đạn được Giải thưởng Trần Đại Nghĩa

CÔNG NGHỆ SINH HỌC

Nghiên cứu ứng dụng chỉ thị phân tử trong chọn tạo giống đậu tương kháng bệnh rỉ sắt

Tận dụng nguồn vi sinh vật bản địa: Phát triển Chế phẩm nấm rễ cộng sinh

Nghiên cứu chọn tạo giống khoai lang có hàm lượng tinh bột cao bằng chỉ thị phân tử cho

các tỉnh phía Bắc

Y HỌC

Tá dược từ hạt mít giúp thuốc tan trong 6 phút

Bản tin Thành tựu KHCN Việt Nam Số 06/2019 2/60

Sáng chế robot phát thuốc

Chế tạo thành công bộ sinh phẩm phát hiện gene kháng kháng sinh

Phát hiện tinh dầu hạt tiêu có thể chống bệnh gút

Nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật cắt toàn bộ hạ họng - thanh quản - thực quản và tái tạo hạ

họng - thực quản bằng ống dạ dày trong điều trị ung thư vùng hạ họng thanh quản - thực

quản cổ

Nghiên cứu nhân giống hai dòng bạch đàn PNCT3 và PNCIV bằng phương pháp nuôi cấy mô

Nghiên cứu hoàn thiện quy trình kỹ thuật nhân giống cây nuôi cấy mô giai đoạn vườn ươm

của một số dòng bạch đàn mô (U6, PN14) và keo lai (BV10, BV16)

NÔNG NGHIỆP

Chế tạo hệ thống thiết bị cắt, tách gáo và làm sạch vỏ nâu cơm dừa

Trở về đầu trang

Công nghệ tạo thức ăn cho gia súc và cây trồng từ rơm, lá mía

Thiết bị Ewater giúp cây trồng phát triển tươi tốt hơn

Nghiên cứu ứng dụng đồng bộ các giải pháp khoa học và công nghệ chuyển đổi cơ cấu cây

trồng đạt hiệu quả kinh tế cao vùng đồng bằng sông Hồng

Mô hình sản xuất lúa - thủy sản chất lượng cao gắn với thị trường tiêu thụ sản phẩm cho

vùng chiêm trũng Đồng bằng sông Hồng

Nhân nuôi thành công chủng giống tảo xoắn Spirulina

MÔI TRƯỜNG

Ứng dụng công nghệ keo tụ điện hóa trong xử lý nước thải công nghiệp

Hệ thống thiết bị hiệu chuẩn máy trắc địa

Đánh giá mức độ ô nhiễm kim loại nặng trong bụi đường và ảnh hưởng của nó đến mức độ

phơi nhiễm của người dân

LĨNH VỰC KHÁC

Chốt bảo vệ thông minh

3 nhà khoa học được trao Giải thưởng Tạ Quang Bửu năm 2019

Khoa học công nghệ thành phố Hồ Chí Minh đi đầu trong liên kết 3 nhà

B. MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU VÀ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ

I. Sở Khoa học và Công nghệ TP. Hồ Chí Minh

II. Các đơn vị trong nước: Nghiệm thu đề tài/Dự án

Bản tin Thành tựu KHCN Việt Nam Số 06/2019 3/60

A.THÔNG TIN THÀNH TỰU

ĐIỆN - ĐIỆN TỬ - CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

Hệ thống quản lý sản xuất ứng dụng mô hình internet vạn vật cho công nghiệp (Industrial IoT)

Hiện nay, nhiều đơn vị nghiên cứu,

doanh nghiệp tại Việt Nam đã bắt đầu quan

tâm, triển khai phát triển và ứng dụng nhiều

công nghệ mới liên quan đến kết nối vạn vật.

IoT đã bắt đầu được ứng dụng trong một số

lĩnh vực như nhà thông minh, nông nghiệp,

giao thông, y tế, công nghiệp,... Công nghệ

IoT có khả năng tích hợp nhiều hệ thống hỗn

hợp, ứng dụng đòi hỏi phải kết hợp nhiều hệ

thống với nhau, việc tích hợp các hệ thống

hỗn hợp sẽ đưa đến khả năng đưa ra nhiều

chức năng mới mà từng hệ thống đơn lẻ

không thể làm được, IoT cho công nghiệp

được triển khai tại các nhà máy khiến cho

chúng trở nên thông minh hơn với dữ liệu

được chia sẻ trong toàn bộ nhà máy từ phân

xưởng đến các chuỗi cung ứng đầu vào/ra cho

phép tối ưu hóa các quy trình, cung & cầu,

thời gian xử lý, góp phần hiện đại hóa quản lý

sản xuất. Trên thị trường thiết bị cảm biến có

rất nhiều lựa chọn phong phú và kinh tế. Với

sự hiện diện của nhiều nhà cung cấp mới, giá

thành những bộ cảm biến cao cấp cũng trên

đà đi xuống, cùng với sự nâng cao về chất

lượng, độ tin cậy và chính xác. Xu hướng này

mở ra cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ

chuyển mình từ những nhà máy truyền thống

thành nhà máy thông minh hoạt động dựa trên

dữ liệu thời gian thực. Những nhà máy sử

dụng máy móc thô sơ vẫn có khả năng thông

minh hóa ngang với những nhà máy hiện đại

nếu được trang bị những bộ cảm biến IoT

cộng với nền tảng phần mềm có khả năng tập

hợp và phân tích dữ liệu hoạt động sản xuất.

Mục đích của thiết bị IoT là để loại bỏ việc

theo dõi bằng con người, kiểm soát chặt chẽ

hơn những quá trình thủ công và tự động.

Doanh nghiệp vừa và nhỏ hoàn toàn có khả

năng sử dụng những cảm biến IoT giá thành

thấp tích hợp với nền tảng phần mềm mạnh

mẽ để giảm chi phí và nâng cao chất lượng

sản xuất.

Nhằm nghiên cứu xây dựng 01 hệ

thống quản lý sản xuất ứng dụng mô hình

Internet vạn vật cho công nghiệp - IoT và

ứng dụng thực tế tại doanh nghiệp hoạt động

trong lĩnh vực sản xuất vật liệu xây dựng;

phân bón hoặc tương tự, nhóm nghiên cứu

do ThS. Nguyễn Đình Lượng, Viện Nghiên

cứu Điện tử, Tin học, Tự động hoá đứng đầu

đã thực hiện nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu

xây dựng hệ thống quản lý sản xuất ứng

dụng mô hình internet vạn vật cho công

nghiệp (Industrial IoT)”.

Trong thời gian gần một năm tiến hành

nghiên cứu, nhóm nghiên cứu đưa ra kết luận

như sau:

Đề tài đã nghiên cứu về công nghệ IoT

từ mô hình kiến trúc, tìm hiểu một số nền

tảng IoT hàng đầu trên thế giới và lựa chọn

nền tảng IoT phù hợp để xây dựng hệ thống.

Xây dựng phần mềm cho VIELINA-IoT

GATEWAY GW.1017, kết nối với các cảm

biến để thu thập dữ liệu. Phân tích, thiết kế,

xây dựng phần mềm của hệ thống quản lý sản

xuất. Phần mềm của hệ thống hoạt động trên

nền giao diện web, cho phép người sử dụng

truy cập từ xa qua mạng Internet. Sản phẩm

của đề tài đã được thử nghiệm thực tế tại

doanh nghiệp và đã đáp ứng chỉ tiêu chất

lượng chủ yếu so với đăng ký. Về giá thành

sản phẩm của đề tài hoàn toàn có thể cạnh

tranh được so với sản phẩm nhập ngoại, lý do

vì đề tài chỉ mua các sensor, gateway, thuê

Bản tin Thành tựu KHCN Việt Nam Số 06/2019 5/60

dịch vụ IoT Platform, còn các nội dung như

xây dựng phần mềm cho IoT Gateway, xây

dựng phần mềm quản lý sản xuất, thi công,

lắp đặt, bảo hành bảo trì hoàn toàn do các

chuyên gia, kỹ thuật viên trong nước thực

hiện, như vậy có thể giảm được giá thành của

hệ thống, cạnh tranh được với sản phẩm nhập

ngoại có cùng tính năng.

Qua thực hiện các nội dung nghiên cứu

của đề tài, nhóm nghiên cứu đã có kiến thức,

kinh nghiệm về IoT, mô hình IoT, IoT

Platform,… xây dựng một hệ thống ứng dụng

mô hình IoT, qua đó có thể phục vụ phát triển

các ứng dụng trong các lĩnh vực khác như

giám sát môi trường, nông nghiệp,…

Đề tài đã hoàn thành các mục tiêu

nghiên cứu đề ra, đã tạo ra được sản phẩm

đáp ứng được xu hướng công nghệ mới (IoT)

và có triển vọng ứng dụng trong thực tế, cung

cấp cho doanh hệ thống quản lý sản xuất ứng

dụng mô hình Internet vạn vật. Trong thời

gian tới, song song với việc thương mại hóa

sản phẩm, đề tài còn có thể phát triển tiếp về

quy mô, phát triển thêm chức năng như giám

sát điều kiện sản xuất của người lao động,

môi trường làm việc trong nhà máy,… để trở

thành sản phẩm đa dạng về mặt ứng dụng.

Theo tìm hiểu của nhóm thực hiện đề

tài, sản phẩm của đề tài có triển vọng ứng

dụng trong thực tế. Thời gian tới nhóm thực

hiện đề tài sẽ phối hợp với các doanh nghiệp

để có thể đưa sản phẩm ra thị trường, qua đó

tiếp tục hoàn thiện, nghiên cứu về phân tích

dữ liệu lớn, khai thác công cụ phân tích dữ

liệu của nền tảng IoT, nâng cấp phiên bản sản

phẩm nhằm đáp ứng tốt hơn nữa nhu cầu của

doanh nghiệp. Nhóm thực hiện đề tài mong

muốn được tiếp tục hỗ trợ để nâng cấp sản

phẩm trong quá trình thương mại hóa sản

phẩm.

Nguồn: P.T.T (NASATI), vista.gov.vn,

08/05/2019

Trở về đầu trang

*************

Mô hình “Ngôi nhà thông minh”

Em Đặng Thanh Bình và em Vưu

Hoàng Phạm Tấn, học sinh lớp 12, Trường

THPT Vĩnh Kim (Châu Thành, Tiền Giang)

vừa nghiên cứu sáng tạo thành công mô hình

“Ngôi nhà thông minh”, có thể được ứng

dụng vào thực tế mang lại nhiều tiện ích cho

người sử dụng.

“Ngôi nhà thông minh” sử dụng một số

thiết bị sẵn có hoặc dễ tìm để lắp ráp thành

một hệ thống hoàn chỉnh. Trong đó: khung

nhà (làm bằng nhựa xốp), đèn LED tận dụng

đồ đã qua sử dụng; các thiết bị, dụng cụ còn lại

(quạt, máy bơm, nguồn dự phòng, dây điện,

cảm biến, thẻ từ…) có thể tìm mua ở một số

tiệm điện, điện tử gia dụng. Tổng chi phí để

đầu tư hệ thống này khoảng 1,8 triệu đồng.

“Ngôi nhà thông minh” là một hệ

thống kết nối tất cả các thiết bị trong nhà

thành một hệ thống mạng và chúng có thể

được điều khiển theo các kịch bản thông

minh, bao gồm: hệ thống cửa, hệ thống điều

khiển thiết bị điện trong nhà, hệ thống phòng

cháy chữa cháy, hệ thống bơm nước. Hệ

Bản tin Thành tựu KHCN Việt Nam Số 06/2019 6/60

thống này có thể được điều khiển trực tiếp

thông qua smart phone hoặc máy tính bảng.

Khi lắp đặt vào một ngôi nhà thực tế,

hệ thống này có thể vận hành dễ dàng, mang

lại nhiều tiện ích cho người sử dụng. Hệ

thống này chia ra 2 hệ thống con, gồm: hệ

thống điều khiển bằng điện thoại smart phone

(hoặc máy tính bảng) qua sóng wifi và hệ

thống tự động điều khiển đóng, mở các thiết

bị trong nhà.

Hệ thống điều khiển đóng/mở cửa tự

động sử dụng điện thoại thông minh với hệ

điều hành Android hoặc iOS cài đặt phần

mềm App Blynk. Khi được kích hoạt, tín hiệu

truyền đến mạch wifi (Esp 8266), tiếp theo vi

xử lý (Ardunino) nhận tín hiệu, xử lý rồi

truyền tín hiệu đến relay (rờ-le) ra lệnh cho

servo (động cơ) đóng/mở cửa hay các thiết bị

điện (đèn, quạt máy) theo ý muốn. Việc

đóng/mở cửa có thể thực hiện trực tiếp bằng

thẻ từ NFC (tần số 13,56 MHz).

Trường hợp đi làm hoặc có việc phải

ra ngoài, người chủ vẫn có thể sử dụng smart

phone để điều khiển (đóng/mở) các thiết bị

điện trong nhà bằng một số phím chức năng

hay thông qua giọng nói với điều kiện khu

vực nhà ở phải được phủ sóng wifi.

Ngoài ra, hệ thống này còn thực hiện

một số chức năng khác như: phòng cháy, chữa

cháy (khi nhiệt độ trong nhà tăng quá cao

hoặc có rò rỉ khí gas, còi báo động sẽ kêu to);

tự động tưới cây (sử dụng cảm biến nhiệt độ

kết nối với rờ-le để điều khiển việc đóng/ngắt

mạch điện đấu với mô-tơ bơm nước).

Tuy gọi là mô hình nhưng khi được lắp

đặt vào ngôi nhà thực tế, hệ thống này có thể

vận hành hiệu quả và mang lại rất nhiều tiện

ích, đặc biệt là trong những trường hợp chủ

nhà đi làm hay ra ngoài hoặc trong một số

trường hợp khẩn cấp..

Nguồn: Huỳnh Văn Xĩ,

khoahocphothong.com.vn, 27/05/2019

Trở về đầu trang

*************

Thiết bị nhúng kiểm soát trạng thái ngủ gật của lái xe

Nhóm nghiên cứu do Nguyễn Quang

Trường, Khoa Điện tử Viễn Thông, Trường

Đại học Bách khoa Hà Nội đã thiết kế chế tạo

được một loại thiết bị kiểm soát cơn buồn ngủ

của lái xem có chi phí rẻ, đây là thiết bị tự

động đưa ra các câu hỏi trắc nghiệm cho tài

xế. Khi không có tiếng trả lời hoặc nếu thời

gian trả lời chậm, ngắt quãng, tín hiệu cảnh

báo chống ngủ gật lập tức phát ra. Ngoài ra,

đã có một vài sản phẩm sử dụng camera và

thiết bị xử lý hình ảnh (trên main board máy

tính) để phát hiện hiện tượng buồn ngủ của lái

tàu, xe nhưng những thiết bị này cồng kềnh,

khó lắp đặt vào trong ô tô. Ở nhiều doanh

nghiệp vận tải trang bị hộp đen và hệ thống

định vị GPS để theo dõi hành trình của mỗi

xe. Tài xế cũng được trang bị thiết bị chống

buồn ngủ loại đeo tai. Tuy nhiên, thiết bị đeo

tai thường gây cảm giác khó chịu cho một số

lái xe, hoặc lái xe không sử dụng nó. Một nhu

cầu đối với công ty vận tải là kiểm soát khách

quan từ trung tâm trạng thái buồn ngủ của lái

Bản tin Thành tựu KHCN Việt Nam Số 06/2019 7/60

xe. Thiết bị kiểm soát trạng thái buồn ngủ của

lái xe khi phát hiện có tình trạng này sẽ thông

báo về trung tâm quản lý để có tác động đánh

thức phù hợp.

Nhằm nghiên cứu thiết kế chế tạo máy

giám sát trạng thái buồn ngủ của lái xe có tính

năng kết nối mạng, nhỏ gọn, giá thành thấp.

Cung cấp cho các doanh nghiệp vận tải, góp

phần giảm thiểu tai nạn giao thông gây bởi

trạng thái buồn ngủ của lái xe và tiến tới tích

hợp với hộp đen chế tạo trong nước để tạo sản

phẩm ứng dụng mới, nhóm nghiên cứu do TS.

Nguyễn Minh Sơn, Phân Viện Nghiên cứu

Điện tử, Tin học, Tự động hóa tại Tp. HCM

đứng đầu đã tiến hành nghiên cứu đề tài:

“Nghiên cứu thiết kế, chế tạo thiết bị nhúng

kiểm soát trạng thái ngủ gật của lái xe”.

Nhóm nghiến cứu đã triển khai thực

hiện các nội dung chính bao gồm:

- Nghiên cứu tổng quan Khảo sát, phân

tích một số thiết bị chống ngủ gật có trên thị

trường.

- Xác định những biểu hiện cơ bản và

rút trích đặc trưng cơ bản xác định trạng thái

ngủ gật.

- Thiết kế tổng thể, phân tích các yêu cầu

kỹ thuật, cấu hình và chức năng của thiết bị.

- Thiết kế phần cứng và phần mềm của

thiết bị cảnh báo ngủ gật.

- Chế tạo phần cứng, cài đặt phần mềm

và thực nghiệm với thiết bị cảnh báo ngủ gật

được thiết kế, chế tạo.

- Đề xuất mô hình ứng dụng

- Kết quả đo đạc trên thiết bị VDAS-

01 được thiết kế chế tạo như sau:

+ Khối thiết bị nhúng: Kích thước nhỏ

(không quá 150 x 100 mm) lắp đặt được trong

mọi loại ô tô

+ Sử dụng camera số: Kết nối với bộ

xử lý nhúng

+ Phát hiện buồn ngủ: Theo 5 thông số

quan sát đặc trưng: 1) mắt nhắm, 2) mắt

không chớp, 3) góc nghiêng của đầu do ngủ

gục, 4) chuyển động đột ngột của đầu, 5) sự

không thay đổi tư thế của đầu trong khoảng

thời gian đủ dài.

+ Thời gian cập nhật khuôn mặt lái xe:

10 giây, xử lý ảnh nhắm mắt 1,5 giây.

+ Cập nhật tầm vóc tài xế Tự động cập

nhật thông số hình dạng đầu của tài xế.

+ Cảnh báo tại chỗ và truyền thông

báo về trung tâm.

Như vậy, đề tài thực hiện nhiệm vụ

nghiên cứu, thiết kế, chế tạo và ứng dụng thử

nghiệm một hệ thống giám sát và phát hiện từ

xa trạng thái buồn ngủ của lái xe. Trên cơ sở

rút trích 5 đặc trưng cơ bản phát hiện buồn

ngủ, các tác giả đã xây dựng giải thuật và

phần mềm có tính kết hợp để xác định các

đặc trưng, nhằm giải quyết nhanh những

trường hợp nhiễu, chiếu sáng kém,... Đặc biệt,

đề tài thiết kế phần mềm huấn luyện máy theo

đặc điểm của lái xe (hình dạng mặt, mũi, tai,

thời gian nháy mắt,..). Do đó, các ngưỡng

phát hiện buồn ngủ được tự động hiệu chỉnh

theo từng lái xe. Thiết bị xây dựng trên cơ sở

board vi xử lý kết nối với các ngoại vi

Camera, LED hồng ngoại, GPS/GPRS,… cho

phép cảnh báo tại chỗ và truyền về trung tâm

giám sát. Hệ thống cho phép nhận diện trạng

thái buồn ngủ của lái xe với thời gian nhỏ hơn

1,5 giây và độ tin cậy đạt 90%.

Nhóm nghiên cứu đề xuất mô hình ứng

dụng như sau:

- Đối với công ty vận tải hàng hoá đã

có hệ thống tin học giám sát hành trình của xe

vận tải, tín hiệu định vị của xe (qua GPS)

được thể hiện trên bản đồ. Hệ thống được xây

Bản tin Thành tựu KHCN Việt Nam Số 06/2019 8/60

dựng trên nền web, sử dụng các công nghệ

GIS, Google Maps API. Trong đó GIS là một

hệ thống thông tin mà nó sử dụng dữ liệu đầu

vào, thao tác phân tích, cơ sở dữ liệu đầu ra

liên quan về mặt địa lý không gian, nhằm trợ

giúp việc thu nhận, lưu trữ, quản lý, xử lý,

phân tích và hiển thị các thông tin không gian

từ thế giới thực để giải quyết các vấn đề tổng

hợp thông tin cho các mục đích con người đặt

ra. Còn Google Maps API bao gồm các API

hỗ trợ cho người dùng sử dụng các chức năng

của google maps vào việc tạo lớp dữ liệu

riêng cho ứng dụng của mình. Dựa trên các

công nghệ đó để xây dựng nên lớp bản đồ

định vị xe cho hệ thống. Người dùng có thể

thao tác trên bản đồ xe buýt như: phóng to,

thu nhỏ, kéo bản đồ, xem thông tin trên bản

đồ,… Hệ thống phát hiện và cảnh báo ngủ gật

của lái xe đối với hệ thống có sẵn này được

cài đặt đơn giản. Thiết bị phát hiện ngủ gật

của lái xe đặt trong ca bin sẽ giám sát lái xe

qua camera và khi phát hiện trạng thái ngủ

gật sẽ cảnh báo tại chỗ và qua mạng gửi về

trung tâm để thông báo. Người điều hành

trung tâm có thể có tác động cần thiết để nhắc

nhở lái xe. Phần mềm giám sát trạng thái

buồn ngủ của lái xe được cài đặt vào server

trung tâm Trường hợp công ty xe tải chưa có

hệ thống giám sát hành trình, Thiết bị phát

hiện ngủ gật có chứa sẵn bộ định vị bằng

GPS. Tín hiệu định vị được gửi về trung tâm,

với phần mềm sử dụng công nghệ GIS, vị trí

của xe được thể hiện trên bản đồ, giúp cho

trung tâm vừa giám sát trạng thái buồn ngủ

của lái xe, vừa có tính năng giám sát hành

trình của xe.

- Mô hình ứng dụng cho công ty xe

khách đường dài

Theo thống kê của Bộ GTVT, tính đến

tháng 6.2014, cả nước có 457 bến xe khách,

trong đó có 322 bến xe loại 4 trở lên, đảm bảo

phục vụ cho hơn 2.500 tuyến vận tải hành

khách liên tỉnh. Tương tự như hệ thống quản

lý giám sát xe vận tải hàng hoá, thiết bị phát

hiện ngủ gật lái xe đặt trên cabin sẽ theo dõi

trạng thái lái xe, khi phát hiện có triệu chứng

ngủ gật của lái xe sẽ cảnh báo về trung tâm.

Trường hợp công ty xe khách chưa có hệ

thống giám sát hành trình, Thiết bị phát hiện

ngủ gật có chứa sẵn bộ định vị bằng GPS. Tín

hiệu định vị được gửi về trung tâm, với phần

mềm sử dụng công nghệ GIS, vị trí của xe

được thể hiện trên bản đồ, giúp cho trung tâm

vừa giám sát trạng thái buồn ngủ của lái xe,

vừa có tính năng giám sát hành trình của xe.

Máy chủ của Công ty có thể kết nối mạng với

máy chủ của bến xe. Từ đây, máy chỉ bến xe

kết nối mạng với hệ thống quản lý theo ngành

của địa phương và trung ương. Với sự phát

triển hiện nay của điện thoại thông minh, máy

tính bảng, dễ dàng biên soạn một phần mềm

giao diện (GUI) để giám sát xe bằng phương

tiện di động.

Nguồn: P.T.T (NASATI), vista.gov.vn,

09/05/2019

Trở về đầu trang

*************

Nghiên cứu giảm tổn thất điện được giải bài báo khoa học xuất sắc

Bản tin Thành tựu KHCN Việt Nam Số 06/2019 9/60

Chủ tịch Hội Tự động hóa Việt Nam TS Nguyễn Quân (trái) trao giải cho đại diện nhóm tác giả.

Sáng 10/5, tại Hà Nội, Hiệp hội Tự

động hóa Việt Nam đã trao Giải thưởng Bài

báo xuất sắc (Best Paper) đăng trên Chuyên

san Kỹ thuật đo lường - điều khiển và tự động

hóa với công trình "Giải thuật triệt tiêu điện

áp common mode cho bộ biến đổi ma trận

gián tiếp và ngõ ra kép" của tác giả Nguyễn

Chấn Việt, Phan Quốc Dũng, Lê An Nhuận,

Nguyễn Đình Tuyên thuộc Đại học Bách

khoa (Đại học Quốc gia TP HCM).

Ý tưởng chính của nghiên cứu đưa ra

phương pháp vector không gian cho phép

giảm điện áp common mode (CMV) sinh ra

trong quá trình đóng cắt của bộ biến đổi điện

trong các động cơ. Cấu hình của bộ biến đổi

được thiết kế gồm 6 khóa hai chiều và 12

khóa một chiều có thể biến đổi năng lượng

trực tiếp từ nguồn điện để cấp cho tải mà

không cần đến khâu lưu trữ năng lượng trung

gian. Cách này đơn giản và không cần các bộ

lọc cồng kềnh như giải pháp truyền thống.

Phương pháp này cũng giúp giảm tác động

xấu của dòng điện áp CMV lên động cơ và

các thiết bị.

PGS Tạ Cao Minh, Phó Chủ tịch –

Tổng thư ký Hiệp hội tự động hóa Việt Nam

đánh giá, công trình đã nghiên cứu cải tiến,

nâng cao chất lượng của biến tần ma trận

gián tiếp và ngõ ra kép. Đây là một cấu hình

mới trên thế giới hiện nay, có khả ứng dụng

thực tế cao.

Đây cũng là lý do bài báo được chọn

trong số 78 bài khoa học được xét chọn trong

3 năm (2016 – 2018) ở lần đầu tiên tổ chức

giải thưởng. Tiêu chí lựa chọn đảm bảo tính

mới, độc đáo, có kết quả thực nghiệm và có

cấu trúc bài viết khoa học, văn phong sáng.

Nguồn: Phan Minh, vnexpress.net,

10/05/2019

Trở về đầu trang

*************

Hệ thống điều khiển tự động hóa dây chuyền sản xuất gạch gốm

Khi ngành kỹ thuật tự động hóa ngày

càng phát triển, các dây chuyền sản xuất gạch

gốm yêu cầu về việc tự động giám sát và phát

hiện, cảnh báo sớm các nguy cơ sảy ra sự cố

để đảm bảo an toàn lao động cũng như an toàn

trang thiết bị, đảm bảo sản xuất ổn định. Khi

sự phức tạp của cả hệ thống tăng lên đòi hỏi cả

dây chuyền sản xuất phải được giám sát và

quản lý đồng bộ, tập trung với đầy đủ thông

tin được lưu trữ để phục vụ cho thống kê vật

tư sản phẩm cũng như phục vụ cho việc phân

tích chính xác sự cố nhằm khắc phục kịp thời,

hiệu quả các sự cố. Một hệ thống điều khiển

cho dây chuyền sản xuất gạch gốm với các

Bản tin Thành tựu KHCN Việt Nam Số 06/2019 10/60

cụm rời rạc ít liên quan tự động với nhau gồm

điều khiển định lượng (tự động), điều khiển

cấp liệu (thủ công), điều khiển điện động lực

(thủ công) được thay thế.. Trong điều kiện các

nhà chế tạo cơ khí và tự động hóa trong nước

chưa kịp cung cấp các dây chuyền sản xuất

gạch gốm, các hãng nước ngoài (Italy, Đức,

Trung quốc...) đã chớp thời cơ chiếm thị

trường này tại Việt nam. Với các nhà máy sản

xuất gạch gốm hiện đại, việc sử dụng hệ thống

điều khiển tích hợp là một xu thế tất yếu của

các hãng nước ngoài vì độ phức tạp cao và đòi

hỏi yêu cầu gắt gao về công nghệ. Khi đó toàn

bộ hệ thống dây chuyền sản xuất đều được

giám sát và điều khiển từ một hệ điều khiển

tích hợp, giải quyết được các vấn đề còn tồn

tại của các dây chuyền sản xuất thủ công, lạc

hậu hiện nay.

Viện Nghiên cứu Điện tử, Tin học, Tự

động hóa (VIELINA) ngay từ năm1997 đã có

sản phẩm là hệ thống định lượng tự động

cung cấp cho các dây chuyền sản xuất có

khâu định lượng trong sản xuất xi măng, thức

ăn chăn nuôi, phân bón tổng hợp... và vật liệu

xây dựng như trạm trộn bê tông xi măng và

trạm trộn bê tông nhựa nóng, trong đó các hệ

thống điều khiển định lượng đã trở thành sản

phẩm có uy tín cao tại Việt Nam và đến nay.

Với kinh nghiệm và uy tín trong lĩnh vực hệ

thống điều khiển từ nhiều năm nay, nhóm

nghiên cứu do ThS. Dương Đức Anh, Viện

nghiên cứu Điện tử, Tin học, Tự động hóa,

đứng đầu đã mạnh dạn tiến hành nghiên cứu

đề tài: “Nghiên cứu thiết kế chế tạo hệ thống

điều khiển tự động hóa dây chuyền sản xuất

gạch gốm” trên cơ sở kế thừa các giải pháp

công nghệ của bài toán định lượng mà

VIELINA đang sở hữu, kết hợp với việc giải

quyết các vấn đề mới trong phạm vi thời gian

và kinh phí của một đề tài cấp bộ, nhằm tạo ra

một sản phẩm hoàn thiện triển khai ngay

thành sản phẩm thương mại (không cần trải

qua giai đoạn hoàn thiện của quá trình sản

xuất thử nghiệm) cung cấp cho các dây

chuyền sản xuất gạch gốm và các cơ sở sử

dụng, giúp sản phẩm Cơ khí - TĐH này sẽ

cạnh tranh tốt với sản phẩm của nước ngoài

ngay tại “sân nhà”.

Các kết quả thu được từ đề tài như sau:

Đã phân tích sơ đồ sản xuất của dây

chuyền sản xuất gạch gốm cơ bản, sau đó đưa

ra cấu hình sản xuất của một số hãng chế tạo

dây chuyền gạch gốm nổi tiếng hiện nay đang

được sử dụng trên thế giới và ngay tại Việt

Nam. Trong đó nêu ra các hệ thống điều

khiển đi kèm với nó một cách tương đối chi

tiết. Đồng thời phân tích được những khả

năng có thế phát triển sản phầm của đề tài,

đánh giá những mặt tích cực của hệ thống

điều khiển tự động hóa dây chuyền sản xuất

gạch gốm khi cung cấp cho các nhà nhà chế

tạo cơ khí, cơ sở sử dụng.

Xây dựng cấu trúc tổng thể của hệ

thống, lựa chọn phương pháp truyền thông

Ethernet từ bộ điều khiển từng công đoạn đến

máy tính quản lý giám sát trung tâm cấp trên

là một xu thế của tự động hóa ngày nay. Lựa

chọn địa điểm thực hiện các nội dung đặt ra

trước đó, kết hợp với những địa điểm có thể

đưa sản phẩm của đề tài đi thử nghiệm thực tế.

Đưa ra sơ đồ nguyên lý chi tiết cho

toàn bộ hệ thống điều khiển, lựa chọn phương

án thiết kế của từng khối chức năng của hệ

thống theo dạng phần cứng. Phân tích những

yêu cầu cần đạt được của mỗi khối chức

năng, lựa chọn các linh kiện đáp ứng được

trong môi trường làm việc khắc nghiệt, ổn

định trong một khoảng thời gian dài, thiết kế

đảm bảo tính linh hoạt, dễ dàng thay thế, bảo

chỉ và bảo hành, tránh ảnh hưởng đến quá

trình sản xuất. Từ những thiết kế phần cứng,

báo cáo nêu những yêu cầu của phần mềm đối

với sản phầm đề tài.

Bản tin Thành tựu KHCN Việt Nam Số 06/2019 11/60

Xây dựng các lưu đồ chương trình của

phần mềm, đưa ra phương án tính toán cho

từng khối chức năng theo các module một

cách tối ưu nhất, đảm bảo hệ thống dễ dàng

mở rộng các chức năng về phần mềm khi cần

nâng cấp hệ thống, tăng tính linh hoạt cho

nhiều dây chuyền sản xuất các loại gạch khác

nhau. Phần giao diện cấp trên máy tính có khả

năng lưu trữ, giám sát toàn bộ hoạt động của

dây chuyền sản xuất gạch gốm. Một ứng dụng

cao hơn của phần mềm giám sát là có khả

năng cảnh bảo các sự cố xảy ra đối với hệ

thống, lưu trữ các thông số trong quá trình

lầm việc.

Ngoài ra, đưa ra những quy trình trong

quá trình chế tạo phần cứng và lắp đặt hệ

thống. Dựa vào sơ đồ thiết kế, đấu nối hệ

thống để giúp người vận hành dễ dàng sữa

chữa, và thay thế khi có những sự cố xảy ra.

Màn hình giao diện HMI thân thiện với người

sử dụng.

Hệ thống điều khiển tự động hóa dây

chuyền sản xuất gạch gốm bao gồm như sau:

- Công đoạn nghiền: Năng suất: 20

tấn/giờ; Định lượng liên tục 3 thành phần

nguyên liệu; Điện áp cấp: 220V AC, 50Hz;

Hiệu chỉnh hệ thống cân

- Mô phỏng đồ thị cân, sơ đồ công

nghệ sản xuất Công đoạn cân trộn: Năng suất

20 tấn/giờ; Định lượng 2 thành phần theo mẻ;

Công suất mẻ trộn: 1300 kg/mẻ; Hiệu chỉnh

hệ thống cân; Điện áp cấp : 220V AC, 50Hz

- Mô phỏng đồ thị cân, sơ đồ công

nghệ sản xuất Công đoạn nhào đùn: Năng

suất9 tấn/giờ; Điều chỉnh quá trình cấp liệu,

cấp nước theo độ ẩm; Giám sát dòng điện

động cơ; Đặt độ ẩm, năng suất làm việc theo

ca; Điện áp cấp 220V AC, 50Hz

- Mô phỏng sơ đồ công nghệ sản xuất

Sản phẩm đã được đưa đi thử nghiệm

thực tế để đánh giá tính ổn định và độ chính xác

của hệ thống. Đề tài đã làm chủ các vấn đề về

kỹ thuật và công nghệ về hệ thống điều khiển

tự động hóa dây chuyền sản xuất gạch gốm.

Như vậy, sản phẩm của đề tài có khả

năng ứng dụng cho nhiều dây chuyền sản

xuất gạch khác nhau, tùy thuộc vào yêu cầu

của nhà chế tạo mà hệ thống có khả năng

thêm bớt hoặc lược bỏ một số chức năng khi

cần thiết. Trong quá trình thử nghiệm thực tế,

với những đóng góp của các nhà vận hành,

sản phẩm đã hoàn thiện, cải tạo hệ thống so

với ban đầu, đáp ứng đòi hỏi khắt khe của các

nhà sử dụng, làm tăng tính tương tác từ nhà

sản xuất với cơ sở sử dụng. Nhóm thực hiện

đề tài tin rằng có thể sớm đưa các nghiên cứu

ra thành sản phẩm thương mại có sức cạnh

tranh cao trên thị trường. Việc từng bước cải

tiến và hoàn thiện công nghệ, chủ động sản

xuất tại Việt Nam giúp việc hạ giá thành sản

phẩm, thuận lợi trong việc bảo trì, sửa chữa

chủ động tại chỗ cũng như tiết kiệm chi phí

bảo trì, giảm khó khăn và tốn kém cả về tiền

của lẫn thời gian.

Nguồn: P.T.T, vista.gov.vn, 08/05/2019

Trở về đầu trang

*************

Phần mềm quản lý chuỗi cung ứng tối ưu vận tải Abivin - Startup Việt Vô địch khởi nghiệp sáng tạo thế giới

Bản tin Thành tựu KHCN Việt Nam Số 06/2019 12/60

Abivin chiên thăng giải thương 1 triệu USD tại Startup World Cup

Vượt qua các đôi thi đên từ 40 quôc gia

trên thê giới, Abivin - startup Viêt cung cấp

phần mềm quản lý chuỗi cung ứng tôi ưu vận

tải đã trở thành quán quân của Startup World

Cup với giải thưởng 1 triêu USD đầu tư.

Cuộc thi vừa kết thúc lúc 22 giờ ngày

17.5 (giờ Mỹ), tức 10 giờ sáng nay, 18.5 (giờ

Việt Nam). Theo Bộ Khoa học và Công nghệ,

năm 2018, Abivin là quán quân tại cuộc thi

thuộc Ngày hội khởi nghiệp đổi mới sáng tạo

quốc gia - Techfest Vietnam 2018 và được Bộ

Khoa học và Công nghệ kết nối trở thành đại

diện của Việt Nam tham dự Startup World

Cup tranh tài cùng các doanh nghiệp từ hơn

40 quốc gia trên thế giới như Nhật, Mỹ,

Canada, Brazil, Ấn Độ, Trung Quốc,

Singapore, Hàn Quốc.....

Abivin được đào tạo và trưởng thành

bởi Chương trình Đối tác đổi mới sáng tạo

Việt Nam - Phần Lan, giai đoạn 2 (IPP2) vận

hành bởi Bộ Khoa học và Công nghệ. Sau 4

năm hoạt động cùng sản phẩm Abivin vRoute

- phần mềm có thể tạo ra một kế hoạch định

tuyến tối ưu chỉ trong vài giây; đồng thời, tối

đa hóa công suất của xe và giúp bạn tiết kiệm

40% chi phí nhân lực và nhiên liệu, Abivin đã

ngày càng cho thấy giá trị của các sản phẩm

khởi nghiệp startup thuần Việt trên trường

quốc tế.

Abivin cũng đã tham gia hàng loạt các

chương trình như Shark Tank Việt Nam,

Techfest Vietnam 2018 và được kết nối để

với các chương trình quốc tế như giải thưởng

Rice Bowl Startup Awards và mới đây nhất là

Startup World Cup 2019.

Theo anh Phạm Nam Long - sáng lập

Abivin, nhờ có giai đoạn làm du học sinh

ngành khoa học máy tính tại Đại học

Cambridge và làm việc tại Google, những

môi trường tốt nhất thế giới, mà bản thân anh

cũng như các cộng sự với tư cách là sáng lập

viên có thể tự tin trước những thử thách mới

vượt ra ngoài lãnh thổ. “Viêc chúng ta có tầm

nhìn quôc tê ngay từ đầu sẽ giúp ích cho

startup với sản phẩm sáng tạo có được năng

lực cạnh tranh quôc tê cao”, anh Long nói.

Chia sẻ về dự định sau vô địch cuộc thi

khởi nghiệp sáng tạo thế giới với 1 triệu USD

tiền đầu tư, anh Phạm Nam Long cho biết:

“Nêu thuận lợi, Abivin dự định sử dụng tiền

đầu tư để tiêp tục phát triển cho sản phẩm với

trí tuê nhân taọ trong logistics để giải quyêt

bài toán lõi về công nghê tôi ưu hóa tìm

đường”.

Bên cạnh đó, tới đây Abivin cũng sẽ

mở rộng thị trường ngoài Hà Nội, TP.HCM

và tiến tới ở Myanmar, Singapore, Thái Lan,

Indonesia, mong muốn có sự tham gia của

nhiều nhà đầu tư để phát triển doanh nghiệp.

Theo Bộ Khoa học và Công nghệ, đội

Abivin vinh dự đưa khởi nghiệp sáng tạo Việt

Nam lên bản đồ thế giới, khẳng định những

sự thay đổi hoàn toàn về chất lượng khởi

nghiệp sáng tạo tại Việt Nam.

Nguồn: Thu Hằng, thanhnien.vn,

18/05/2019

Trở về đầu trang

**************

Bản tin Thành tựu KHCN Việt Nam Số 06/2019 13/60

CƠ KHÍ – CHẾ TẠO MÁY

Việt Nam chế tạo thành công đạn chống tăng xuyên động năng

Thử nghiệm băn đạn nổ lõm và xuyên động năng

Các nhà khoa học Viện Công nghệ -

Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng và Viện

Khoa học vật liệu, Trung tâm Phát triển Công

nghệ cao (Viện Hàn lâm Khoa học và Công

nghệ Việt Nam) đã chế tạo thành công đạn

chống tăng, xe thiết giáp phục vụ quốc phòng,

an ninh quốc gia.

Theo nhóm nghiên cứu, để tiêu diệt xe

tăng cần dựa trên hai nguyên lý cơ bản là chế

tạo được đạn nổ lõm (đạn chống tăng nổi

tiếng B40, B41 ngày xưa hay ngày nay là

súng RPG-29, tên lửa chống tăng) và đạn

xuyên động năng (bộ phận chủ yếu của đầu

đạn là một thanh kim loại, thường làm bằng

hợp kim vônfram hoặc Urani nghèo) với khối

lượng riêng lớn được pháo bắn đi với vận tốc

cao (từ 1,5 đến 1,9 km/s).

Nhóm nghiên cứu do PGS Đoàn Đình

Phương, Viện Khoa học vật liệu chủ trì, thông

qua Hợp phần dự án "Nghiên cứu công nghệ

chế tạo một số chủng loại hợp kim vônfram

ứng dụng làm lõi đạn xuyên động năng trong

quân sự" sau 3 năm đã chế tạo thành công lõi

xuyên cho đạn pháo 85 mm bằng hợp kim

WC-Ni. Lõi đạn đảm bảo được hai yếu tố

quan trọng là tỷ trọng và độ dai của hợp kim.

Bài toán tỷ trọng được nhóm nghiên

cứu dùng công nghệ ép nóng đẳng tĩnh ở

nhiệt độ và áp suất cao (gần 1.500 độ C và

1.000 atmosphere) nhằm tạo ra hợp kim có

mật độ xít chặt hoàn toàn và đồng đều trong

toàn bộ thể tích.

Để đảm bảo độ dai cho hợp kim, nhóm

đã tiến hành những nghiên cứu chuyên sâu về

vật lý kim loại và tìm ra phương pháp loại bỏ

pha êta trong cấu trúc hợp kim, đây là pha

gây giòn, làm cho độ dai của hợp kim giảm

mạnh. Phát hiện này nhóm nghiên cứu đã

công bố trên tạp chí quốc tế ISI có uy tín về

vật liệu kim loại và gốm.

Đầu đạn chống tăng và các sản phẩm của đề tài.

Kết quả bắn thử nghiệm đạn thật cho

thấy, đạn xuyên động năng pháo 85 mm có sử

dụng lõi xuyên do nhóm chế tạo đã đạt được

các yêu cầu về độ xuyên thép, cũng như các

yêu cầu kỹ thuật khác.

Đây là lần đầu tiên ở nước ta đã chế

tạo thành công đạn xuyên động năng chống

xe tăng và xe thiết giáp. Trong đó, nhóm

nghiên cứu của Viện Công nghệ - Tổng cục

Công nghiệp Quốc phòng chế tạo toàn bộ quả

đạn và nhóm nghiên cứu của PGS Đoàn Đình

Phương chế tạo lõi xuyên.

Trước đó Việt Nam từng sản xuất

được đạn chống tăng theo nguyên lý nổ lõm,

đạn chống tăng theo nguyên lý đạn xuyên

động năng đã nghiên cứu chế tạo nhưng

không thành công.

Bản tin Thành tựu KHCN Việt Nam Số 06/2019 14/60

Tuy nhiên, trong chiến tranh hiện đại,

nếu chỉ dùng đạn nổ lõm sẽ bị các cơ cấu

phòng thủ bị động là giáp phản ứng nổ đặt

quanh thành xe, hoặc cơ cấu phòng thủ chủ

động là các vũ khí tia laze gắn trên xe tăng

nhằm vô hiệu hóa đạn nổ. Chỉ có động năng

lớn đạn mới xuyên qua giáp phản ứng nổ và

vỏ thép của xe. Đạn xuyên động năng sẽ bay

rất nhanh, từ khi bắn đến lúc chạm mục tiêu

dưới một giây, do đó các vũ khí laze không

thể đối phó được.

Với thành công mới, kết quả nghiên

cứu được Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng

ứng dụng để chế tạo các loại đạn chống tăng

cho pháo lớn hơn như pháo 100 mm và 125

mm với chiều sâu xuyên và uy lực lớn hơn.

Giải thưởng Trần Đại Nghĩa năm 2019 cũng

vừa được trao cho nhóm tác giả công trình.

Nhóm nghiên cứu đề tài đến từ:

- Trung tâm Phát triển công nghê cao;

Viên Khoa học vật liêu; Viên Hóa học (Viên

Hàn lâm Khoa học và Công nghê Viêt

Nam);

- Viên Kỹ thuật Hóa học, Sinh học và

tài liêu nghiêp vụ, Tổng cục Hậu cần Kỹ

thuật, Bô Công an;

- Viên Công nghê nghê, Viên vũ khí

thuôc Tổng cục Công nghiêp Quôc phòng,

Bô Quôc phòng;

- Viên Hóa học - Vật liêu, Viên Khoa

học và Công nghê Quân sự, Bô Quôc phòng.

Nguồn: Bích Ngọc, vnexpress.net,

22/05/2019

Trở về đầu trang

*************

Chế tạo máy dán tem năng suất bằng 200 công nhân

Chiêc máy dán tem tự động đang được hoàn thiện hình thức cho đẹp măt hơn.

Ông Nguyễn Quốc Hòa (59 tuổi, Thái

Bình) vừa cho ra mắt sản phẩm máy dán tem

tự động chuẩn bị xuất sang Nhật Bản. Chiếc

máy này được thiết kế để thực hiện nhiệm vụ

dán những con tem lên các tờ quảng cáo.

Kỹ sư Hòa cho biết, hồi cuối năm 2018

ông đến thăm một công ty in cao cấp của Nhật

Bản. Bước chân vào nhà xưởng, thấy hàng

trăm công nhân ngồi lúi húi cắt những tem

nhỏ bằng đốt ngón tay rồi dán lên các tờ bìa

quảng cáo. Công ty này đang muốn làm nhanh

hơn cho kịp các đơn hàng và bớt người làm

thủ công nhưng chưa có giải pháp. Họ cho

biết, hiện ở Thụy Sỹ đã chế tạo ra chiếc máy

dán tự động nhưng giá quá cao (gần 500.000

USD) nên họ chưa có khả năng đầu tư. Nếu

như ông Hòa có thể chế tạo chiếc máy tương

tự nhưng giá phù hợp hơn họ sẽ mua.

Để nhặt những con tem nhỏ hơn hoặc

bằng tem bưu điện, dán đúng vào các vị trí của

các tờ mẫu quảng cáo là khá tỉ mỉ và phải rất

chính xác. Thông thường một người làm phải

mất 20 giây để dán xong một tờ. Một quyển có

khoảng 10 tờ nhưng cả trăm ngàn quyển nếu

làm thủ công sẽ tốn rất nhiều thời gian. “Đề

bài khách hàng đưa ra là chê tạo môt chiêc

máy cùng môt lúc có thể nhặt mấy trăm tem

Bản tin Thành tựu KHCN Việt Nam Số 06/2019 15/60

dán lên tờ quảng cáo. Thời gian xong máy

càng sớm càng tôt”, ông Hòa cho biết và nghĩ

rằng có thể làm được nên đã nhận lời.

Tranh thủ những ngày nghỉ Tết

Nguyên đán 2019, ông đã dành khoảng hơn

10 ngày để vẽ thiết kế máy, sau đó công nhân

ở xưởng bắt tay ngay vào chế tạo liên tục

trong 60 ngày. Các kỹ sư phần mềm cũng lập

trình phần điều khiển tự động. Sau gần 4

tháng, chiếc máy hoàn thiện phần thô và chạy

thử. Bài tập chiếc máy thực hiện là in, dán

cùng lúc số lượng lớn, cứ 6 - 8 giây dán xong

một sản phẩm.

Ông Hòa cho biết, việc máy dán

nhanh hay chậm phụ thuộc vào chất lượng

keo dán khô nhanh, bám dính tốt hay chậm.

Nếu máy chạy nhanh quá, dán xong có thể

tem lại bị nhấc lên. “Với kêt quả chạy thử,

máy có thể thay thê khoảng 200 công nhân vì

trung bình 10 giây, máy sẽ dán xong 1 mẫu

với 200 tờ tem”.

Máy được thiết kế gồm 5 cụm với các

nhiệm vụ khác nhau: nhặt tờ cần dán vào

băng chuyền; in lưới để in keo dán vào các ô

đã định trước; nhặt tem để dán lên vị trí đã

được phủ keo; lấy tờ đã dán ra ngoài và cuối

cùng là ép chặt, làm khô.

Toàn bộ vật tư để chế tạo máy được

tận dụng là các khung nhôm, cột thép, cưa và

gắn bằng thiết bị chuyên dụng. Ông cho biết,

nhiệm vụ của ông không phải là làm chiếc

máy cho thật phức tạp mà cố gắng đơn giản

hóa những nhiệm vụ phức tạp vào từng bộ

phận cấu thành máy. “Đó là cái khó nhất và

tôn nhiều công nhưng hiêu quả phải như thiêt

bị đang có của Thụy Sỹ, trong khi đây là máy

chuyên dụng nên không phổ biên trên thị

trường”, ông Hòa nói và cho biết bài toán

khó đã được giải quyết nhưng phải thừa nhận

nhìn bề ngoài hiện máy vẫn còn thô, không

đẹp như máy của Thụy Sỹ nhưng tính năng

thì không thua kém.

Điểm quan trọng hơn, giá của máy dự

kiến chỉ bằng 1/5 giá chiếc máy của Thụy Sỹ và

bảo hành hai năm trong khi máy của nước ngoài

thời gian bảo hành chỉ 6 tháng đến 1 năm.

Trong tháng 5 này, khách hàng ở Nhật

Bản sẽ về nghiệm thu sản phẩm. KS Hòa tâm

sự, cứ có đơn đặt hàng mới, ông sẽ tìm cách

thiết kế máy phù hợp, vì thế không có gì cần bí

mật. Vì vậy ông đã không đăng ký bản quyền

và ai muốn xin bản vẽ để chế tạo ông sẽ cho.

Quan điểm của ông là tiếp tục sáng tạo

những chiếc máy mới, phục vụ cho nhiều

ngành chứ không chỉ sản xuất một loại máy.

Bằng chứng là không chỉ tập trung làm tàu

ngầm, Công ty cơ khí Quốc Hòa do ông đang

làm giám đốc chỉ có khoảng 20 kỹ sư cơ khí,

điện tử nhưng đã cùng với ông thực hiện

nhiều thiết bị đơn chiếc như máy in cuốn

công nghệ Flexo dùng cho ngành in ấn, sản

xuất bao bì, giấy vở học sinh hay máy xén

giấy cung cấp cho khách hàng.

Nguồn: Bích Ngọc, vnexpress.net,

06/05/2019

Trở về đầu trang

*************

Nghiên cứu, thiết kế, chế tạo thiết bị thử khả năng chịu rung động của ắc quy xe đạp, xe máy điện phục vụ công tác đăng kiểm xe đạp, xe máy điện

Bản tin Thành tựu KHCN Việt Nam Số 06/2019 16/60

Ắc quy là linh kiện quan trọng đối với

xe đạp điện và xe máy điện, là nguồn động

lực cung cấp năng lượng điện năng cho động

cơ hoạt động. Chất lượng ắc quy ảnh hưởng

đến quãng đường xe có thể chạy được sau

một lần nạp đầy, ảnh hưởng đến an toàn cho

người sử dụng. Khi xe vận hành trong các

điều kiện mặt đường có biên dạng khác nhau

ở các chế độ tốc độ, tải trọng khác nhau thì

rung động là yếu tố tác động trực tiếp lên ắc

quy và có thể gây ra những hỏng hóc như: rò

rỉ dung dịch axit, đánh lửa, cháy, nổ, ảnh

hưởng tới đặc tính lưu điện, phóng điện của

ắc quy và tính năng vận hành của xe cũng

như an toàn cho người sử dụng. Ở các nước

có nền công nghiệp phát triển như Mỹ, Nhật,

châu Âu, Trung Quốc thì khả năng chịu rung

động của ắc quy xe đạp, xe máy điện là hạng

mục bắt buộc phải kiểm tra, thử nghiệm trước

Ắc quy được lắp lên phương tiện hoặc bán

trực tiếp ra thị trường. Hiện nay, thiết bị thử

khả năng chịu rung động của ắc quy xe đạp,

xe máy điện được chế tạo và bán tại các nước

có nền công nghiệp phát triển, tuy nhiên giá

thành rất cao trong khi ở Việt Nam chưa có

một đơn vị nào chế tạo được thiết bị với đầy

đủ tính năng đảm bảo thử nghiệm theo

QCVN 76:2014/BGTVT và QCVN

91:2015/BGTVT.

Với mục đích nghiên cứu nhằm tiết

kiệm kinh phí khi nhập khẩu thiết bị nhưng

vẫn đảm bảo được các yêu cầu kỹ thuật phù

hợp với tiêu chuẩn quốc tế, khu vực và Việt

Nam, việc nghiên cứu, thiết kế, chế tạo thiết

bị thử khả năng chịu rung động của ắc quy xe

đạp, xe máy điện là rất cần thiết do đó, nhóm

nghiên cứu do ThS. Đinh Quang Vũ, Cục

Đăng kiểm Việt Nam, Bộ Giao thông Vận tải,

đứng đầu đã đề xuất thực hiện đề tài: “Nghiên

cứu, thiết kế, chế tạo thiết bị thử khả năng

chịu rung động của ắc quy xe đạp, xe máy

điện phục vụ công tác đăng kiểm xe đạp, xe

máy điện”.

Nghiên cứu, thiết kế chế tạo thiết bị

thử khả năng chịu rung động của ắc quy xe

đạp, xe gắn máy điện là một nhiệm vụ rất khó

khăn nhưng cần thiết để phục vụ công tác

đăng kiểm xe cơ giới. Sau 18 tháng nghiên

cứu nghiêm túc, bám sát các yêu cầu trong

thuyết minh đề cương, chủ nhiệm đề tài cùng

nhóm nghiên cứu đã hoàn thành đề tài khoa

học cấp Bộ. Các nội dung đề tài đã đạt được

như sau:

1. Nghiên cứu một cách tổng quát về

thiết bị thử khả năng chịu rung động của ắc

quy xe đạp, xe gắn máy điện;

2. Tìm hiểu một cách hệ thống các tiêu

chuẩn, tài liệu quốc tế và Việt Nam về thiết bị

thử khả năng chịu rung động của ắc quy xe

đạp, xe gắn máy điện và ứng dụng của nó;

3. Nghiên cứu lựa chọn phương án,

thiết kế, chế tạo và lắp đặt hoàn chỉnh 01 thiết

bị phù hợp yêu cầu của thuyết minh đề cương

và đáp ứng được quy chuẩn thử nghiệm

QCVN 76:2014/BGTVT; QCVN

91:2015/BGTVT.

4. Ứng dụng thiết bị chế tạo để thử

nghiệm trên 10 mẫu ắc quy xe đạp, xe gắn

máy điện khác nhau.

5. Thiết bị đã được Tổng cục Tiêu

chuẩn đo lường chất lượng hiệu chuẩn và cấp

Giấy chứng nhận hiệu chuẩn số

V12CN5:272.17 ngày 16/11/2017. Bằng các

nghiên cứu lý thuyết và áp dụng các tiêu

chuẩn quốc tế, thiết bị có ứng dụng công nghệ

tự động hóa sử dụng linh kiện điện tử hiện đại

của Nhật Bản, Hàn Quốc có thể khẳng định

những kết quả đo có độ tin cậy.

Như vậy, thiết bị này có thể sử dụng

phục vụ công tác thử nghiệm linh kiện xe cơ

giới. Ngoài ra, thiết bị còn phục vụ công tác

Bản tin Thành tựu KHCN Việt Nam Số 06/2019 17/60

nghiên cứu khoa học, nghiên cứu phát triển

sản phẩm ắc quy của các doanh nghiệp và quá

trình kiểm tra thử nghiệm xe cơ giới phục vụ

công tác quản lý chất lượng phương tiện.

Nguồn: P.T.T (NASATI), vista.gov.vn,

15/05/2019

Trở về đầu trang

*************

Việt Nam lần thứ 5 vô địch châu Á về xe tiết kiệm nhiên liệu

Đội sinh viên Đại học Lạc Hồng lần thứ 5 đem về chức vô địch cho Việt Nam.

Ngày 1/5, sinh viên Đại học Lạc Hồng

(Đồng Nai) đã vượt qua nhiều đối thủ mạnh để

về nhất cuộc thi Sáng tạo xe tiết kiệm nhiên

liệu châu Á - Shell Eco Marthon Asia 2019

diễn ra tại Malaysia. Đây là chức vô địch thứ 5

liên tiếp của Đại học Lạc Hồng.

Thuộc thể loại đường mô hình đô thị

chạy bằng nhiên liệu pin điện, các thành viên

đội Đại học Lạc Hồng đã về nhất khi đạt được

170 km với 1 kWh điện. Thành tích này hơn

đội về nhì của Indonesia 1 km. Tại cuộc thi

năm ngoái, Đại học Lạc Hồng cũng về nhất

với thành tích 129,3 km/1kWh điện.

Tiến sĩ Nguyễn Vũ Quỳnh, Hiệu phó

Đại học Lạc Hồng cho biết để chuẩn bị cuộc

thi năm nay, nhà trường đã tạo điều kiện cho

các sinh viên được nghiên cứu sáng tạo. “Điểm

mới của thiêt kê lần này là phần vỏ khung nhẹ,

giúp xe giảm khôi lượng và tiêt kiêm năng

lượng”, TS Quỳnh nói.

Cuộc thi năm nay diễn ra từ ngày

28/4 đến 2/5 với hơn 100 đội từ 18 quốc

gia, trong đó Việt Nam có 5 đội đến từ Đại

học Công nghiệp Hà Nội, Đại học Sư phạm

Kỹ thuật TP HCM, Đại học Bách khoa Đà

Nẵng, Đại học Giao thông Vận tải Hà Nội

và Đại học Lạc Hồng.

Theo Ban tổ chức, cuộc thi năm nay

đánh dấu cột mốc 10 năm vinh danh những

sáng kiến của sinh viên trong thiết kế, chế tạo

các mẫu siêu xe tiết kiệm nhiên liệu.

Nguồn: Phước Tuấn, vnexpress.net,

01/05/2019

Trở về đầu trang

**************

CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM

Tận dụng nụ thanh long làm thực phẩm muối chua

Bản tin Thành tựu KHCN Việt Nam Số 06/2019 18/60

Thành phẩm nụ thanh long muối chua của nhóm.

Nhóm sinh viên ĐH Công nghệ

TP.HCM gồm Lê Thị Thúy Dung, Trần Thị

Ngọc Hòa, Nguyễn Dương Huy Hiếu,

Nguyễn Thùy Dung, đã xây dựng một quy

trình chế biến nụ thanh long – một sản phẩm

bỏ đi để tạo ra một loại thực phẩm muối chua

mới lạ.

Lê Thị Thúy Dung, trưởng nhóm kể

trong một chuyến đi thực tế về Long An về

quê một người bạn thân, người dân trồng rất

nhiều thanh long. Song, nụ thanh long bị bỏ

đi rất nhiều.

Lượng nụ bỏ đi quá nhiều nên hầu như

sau khi vặt bỏ thì sẽ làm thức ăn cho cá, làm

phân bón hoặc bỏ đi. Từ đó, Dung suy nghĩ là

tại sao không biến nụ thanh long thành

nguyên liệu trong công nghệ chế biến thực

phẩm. Cách làm này vừa tận dụng nguồn

nguyên liệu sạch, rẻ và đặc biệt là mới lạ đối

với thị trường cũng như người tiêu dùng.

“Chúng em nghĩ rằng sẽ thay thê

nguyên liêu truyền thông như cải bẹ, cà pháo,

dưa chuôt,… thành nụ thanh long sẽ làm mới

môt sản phẩm đã cũ, sẽ tạo nên sự tò mò đôi

với người tiêu dùng và sự khác biêt trên thị

trường. Từ đó, chúng em đã tiên hành nghiên

cứu sản phẩm nụ thanh long muôi chua”-

Trần Thị Ngọc Hòa, thành viên nhóm nói.

Quy trình chế biến nụ thanh long muối

chua đơn giản và khá giống với quy trình chế

biến cải muối chua thông thường. Tuy nhiên,

vì là nguyên liệu mới nên nhóm đã tiến hành

chạy một số thí nghiệm như khảo sát hàm

lượng đường, hàm lượng muối trong dung

dịch muối chua kết hợp khảo sát thời gian lên

men phù hợp để cho ra sản phẩm có giá trị

cảm quan màu, mùi, vị tốt nhất.

“Nêu có điều kiên thì chúng em sẽ

kiểm tra thành phần dinh dưỡng, hóa học có

trong nụ thanh long trước và sau khi muôi

chua để xem có sự biên đổi nào gây nguy hiểm

cho người tiêu dùng hay không”- Nguyễn

Dương Duy Hiếu, thành viên nhóm nói.

TS Nguyễn Lệ Hà, Viện trưởng Viện

khoa học ứng dụng ĐH Công nghệ TP.HCM

đánh giá cao về sự mới lạ của sản phẩm nụ

thanh long muối chua vừa tận dụng được

nguồn nguyên liệu sạch, vừa giúp người dân

thêm thu nhập nếu sản phẩm được chế biến ở

quy mô lớn.

“Nhóm cần thực hiên những nghiên

cứu sâu hơn về sản phẩm để đạt mục tiêu sản

phẩm sẽ được thực hiên ở quy mô lớn hơn,

đưa sản phẩm ra thị trường”- TS Hà nói.

Sản phẩm nụ thanh long muối chua

của nhóm đã xuất sắc đoạt giải Nhì cuộc thi

“Công nghệ chế biến sau thu hoạch” do

Thành đoàn TP.HCM phối hợp với ĐH Công

nghiệp Thực phẩm TP.HCM tổ chức mới đây.

Nguồn: Hà Thê An, khampha.vn,

06/05/2019

Trở về đầu trang

**************

VẬT LIỆU – HÓA CHẤT

Nghiên cứu vật liệu sản xuất áo chống đạn được Giải thưởng Trần Đại Nghĩa

Bản tin Thành tựu KHCN Việt Nam Số 06/2019 19/60

TS Nguyễn Văn Thao - đại diện nhóm tác giả nghiên cứu vật liệu đặc chủng chia sẻ tại

lễ công bố sáng 13/5.

Sáng 13/5, Viện Hàn lâm Khoa học và

Công nghệ Việt Nam công bố các công trình

được xét trao Giải thưởng Trần Đại Nghĩa

năm 2019 cho các nhà khoa học có thành tựu

xuất sắc về khoa học tự nhiên và công nghệ,

đã hoặc có tiềm năng ứng dụng vào thực tế.

Mỗi công trình được giải sẽ được nhận tiền

thưởng 200 triệu đồng. Dự kiến sáng 17/5 tại

Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt

Nam, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam sẽ trao giải

thưởng cho các tác giả.

Trong số bốn công trình xuất sắc được

đề nghị trao giải năm nay, đề tài "Nghiên cứu

tổ hợp vật liệu đặc chủng phục vụ chế tạo bộ

hỗ trợ chiến đấu cho người lính và lõi đạn

xuyên động năng 85mm" (tác giả là TS

Nguyễn Văn Thao, PGS Đoàn Đình Phương,

TS Lê Văn Thụ) thuộc lĩnh vực an ninh - quốc

phòng, đã làm chủ được công nghệ sản xuất

vật liệu đặc chủng.

Nhóm tác giả đã tạo được hệ vật liệu

tổ hợp mới và vật liệu nano giúp cho việc chủ

động trong nước tạo ra các sản phẩm chống

va đập, giáp chống đạn hấp thụ năng lượng

hiệu quả, bền, nâng cao hạn sử dụng, giảm

khối lượng trang bị và tăng cường tính cơ

động trong tác chiến. Ngoài ra, các sản phẩm

này còn được phát triển khả năng ngụy trang,

ngăn chặn và phát hiện kịp thời, bảo vệ người

lính khỏi vũ khí hoá học, sinh học

Viện sĩ Nguyễn Văn Hiệu, Ủy viên

thường trực Hội đồng giải thưởng cho biết,

tiêu chí để lựa chọn công trình để xét giải kết

hợp cả hàn lâm và ứng dụng. Vì thế các nhà

khoa học nghiên cứu hàn lâm có thể phối hợp

cùng các nhà khoa học phát triển ứng dụng để

đưa kết quả vào thực tế.

Giải thưởng Trần Đại Nghĩa tổ chức ba

năm một lần vào dịp kỷ niệm ngày thành lập

Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt

Nam và Ngày Khoa học và Công nghệ Việt

Nam. Giải thưởng có quy chế mở, áp dụng

với các nhà khoa học người Việt Nam và

nước ngoài đã hoàn thành hoặc đang chủ trì

các công trình nghiên cứu xuất sắc thuộc các

lĩnh vực khoa học tự nhiên, được công bố trên

các tạp chí khoa học quốc tế có uy tín hoặc

được cấp bằng phát minh, bằng độc quyền

sáng chế trong và ngoài nước.

Nguồn: Bích Ngọc, vnexpress.net,

13/05/2019

Trở về đầu trang

**************

CÔNG NGHỆ SINH HỌC

Nghiên cứu ứng dụng chỉ thị phân tử trong chọn tạo giống đậu tương kháng bệnh rỉ sắt

Bản tin Thành tựu KHCN Việt Nam Số 06/2019 20/60

Trong sản xuất đậu tương ở Việt Nam

cũng như trên thế giới hiện nay, bệnh rỉ sắt

được đánh giá là loại bệnh gây hại nặng nề

nhất, có thể làm giảm năng suất tới 50% hoặc

mất trắng. Các giống đậu tương của ta hiện

nay đang sản xuất, trừ một số giống địa

phương, có tính kháng với bệnh này rất thấp,

đặc biệt trong vụ Xuân và vụ Hè - Thu, bệnh

rỉ sắt phá hại trên diện rộng, là nguyên nhân

dẫn đến giảm năng suất trong sản sản xuất đậu

tương ở Việt Nam hiện nay. Trước thực tế đó,

việc tạo ra một giống đậu tương có năng suất

cao, kháng bệnh rỉ sắt có tính thích ứng rộng

cho sản xuất hiện nay là cần thiết. Công tác

nghiên cứu, chọn tạo giống đậu tương ở Việt

Nam trong những năm qua đã được nhiều cơ

quan nghiên cứu triển khai. Phương pháp

chọn tạo áp dụng vẫn chủ yếu là phương pháp

truyền thống, nên tốn rất nhiều thời gian và

không hiệu quả. Với phương pháp này thì việc

chuyển các gen qui định các tính trạng mong

muốn như: Năng suất cao, chịu hạn, kháng rỉ

sắt... vào cùng một cá thể là rất khó. Cũng

vậy, việc phát triển các giống đậu tương

kháng bệnh rỉ sắt ở nước ta còn chậm và chủ

yếu dựa vào phương pháp chọn tạo truyền

thống, việc áp dụng các kỹ thuật hiện đại như

chọn tạo nhờ chỉ thị phân tử còn hạn chế, mới

chỉ giới hạn ở những nghiên cứu bước đầu.

Như vậy, việc tạo ra giống đậu tương tương

có năng suất cao, ngắn ngày, kháng tốt với

bệnh rỉ sắt và các sâu bệnh khác đáp ứng được

yêu cầu hiện tại của sản xuất là rất cần thiết.

Nếu chỉ bằng phương pháp truyền thống thì

việc tạo ra giống đậu tương mới này là rất

khó. Sử dụng chỉ thị phân nhận diện gen mục

tiêu (gen kháng rỉ sắt) hỗ trợ trong lai tạo và

chọn lọc là cách tốt nhất hiện nay để tạo ra

những giống đậu tương mới theo mục đích

này do đó, nhóm nghiên cứu do TS. Nguyễn

Văn Lâm và TS. Dương Xuân Tú, Viện Cây

lương thực và Cây thực phẩm đứng đầu đã

kiến nghị tiến hành nghiên cứu đề tài:

“Nghiên cứu ứng dụng chỉ thị phân tử trong

chọn tạo giống đậu tương kháng bệnh rỉ sắt”.

Đề tài đã hoàn thành các nội dung,

công việc và sản phẩm theo kế hoạch. Kết

quả chính đã đạt được trong các nội dung

nghiên cứu, cụ thể như sau:

- Thu thập, phân lập và duy trì được 3

nguồn nấm gây bệnh rỉ sắt đặc trưng trên cây

đâu đậu tương tại các vùng sinh thái Việt

Nam: IS-15 đại diện cho vùng sinh thái phía

Bắc; IS-17 đại diện cho vùng sinh thái miền

Trung và S-28 đại diện cho vùng sinh thái

phía Nam.

- Đã xác định được trên cây đậu tương

gen Rpp2 và Rpp4 có khả năng kháng tốt với

nguồn nấm bệnh rỉ sắt Việt Nam, gen Rpp5

kháng tốt với nguồn nấm bệnh rỉ sắt ở khu

vực sinh thái phía Nam.

- Cho mục tiêu chọn tạo giống đậu

tương mới có TGST ≤ 100 ngày, năng suất

≥25 tạ/ha, kháng tốt với bệnh rỉ sắt, đã xác

định được vật liệu bố mẹ trong các tổ hợp lai

định hướng, bao gồm: 15 mẫu giống giống sử

dụng làm mẹ có TGST ≤ 98 ngày, năng suất

đạt từ 25 tạ/ha và 18 mẫu giống có thể sử

dụng làm các giống cho gen kháng bệnh rỉ sắt

trong các gen Rpp2, Rpp4 và Rpp5.

- Lựa chọn được 3 chỉ thị phân tử liên

kết với gen kháng với các nguồn nấm bệnh rỉ

sắt đậu tương Việt Nam: Satt 620 - Rpp2 =

3,75 cM, Satt288 - Rpp4 = 2,08 cM và Sat_

Bản tin Thành tựu KHCN Việt Nam Số 06/2019 21/60

275 - Rpp5 = 4,16 cM - Lai tạo được 52 tổ

hợp lai đơn tạo vật liệu cho chọn lọc giống

mới theo mục tiêu, trong đó 42 tổ hợp lai cho

vùng sinh thái phía Bắc và 10 tổ hợp lai cho

vùng sinh thái phía Nam; 15 tổ hợp lai

backross để chuyển gen kháng bệnh rỉ sắt

trong các gen Rpp2 và Rpp4 vào các giống

đậu tương có năng suất cao nhưng kháng

bệnh rỉ sắt còn hạn chế.

- Chọn được 23 dòng đậu tương triển

vọng, trong đó 17 dòng cho vùng sinh thái

phái Bắc và 6 dòng cho vùng sinh thái phía

Nam, có năng suất từ 25 tạ/ha, thời gian sinh

trưởng < 100 ngày, mang gen kháng bệnh rỉ

sắt, thể hiện tính kháng tốt với nguồn nấm

gây bệnh tại các vùng sinh thái trong điều

kiện lây nhiễm nhân tạo và trên đồng ruộng,

chống đổ và chịu hạn tốt.

- 4 giống đậu tương khảo nghiệm được

đánh giá triển vọng. Trong đó 2 giống cho

vùng sinh thái phía Bắc là giống Đ9 và Đ10

có TGST từ 92 – 89 ngày (vụ Đông), có thể

gieo trồng được cả 3 vụ (Vụ Xuân, vụ Hè và

vụ Đông) tại các tỉnh phía Bắc, năng suất từ

25,6 - 28,3 tạ/ha, chống chịu tốt với sâu bệnh

hại, chống đổ, chịu hạn tốt; 2 giống cho vùng

sinh thái phía Nam là TH29 và TH6 có TGST

từ 88 - 91 ngày, năng suất đạt từ 25,2 - 25,6

tạ/ha, kháng tốt với bệnh rỉ sắt và các loại sâu

bệnh hại khác, chống đổ và chịu hạn tốt. -

Hoàn thiện qui trình ứng dụng chỉ thị phân tử

trong chọn tạo giống đậu tương kháng bệnh rỉ

sắt, được hội đồng KHCN cấp cơ sở thông

qua. Qui trình đã được ứng dụng tại Viện

CLT - CTP trong chọn tạo giống đậu tương

kháng bệnh rỉ sắt mang lại hiệu quả cao.

Kết quả nghiên cứu của đề tài được

đăng tải trên Tạp chí của Bộ NN&PTNT,

Tạp chí của Học viện Nông nghiệp Việt Nam

và Tạp chí của Viện Khoa học Nông nghiệp

Việt Nam.

Như vậy, kết quả đề tài đã cung cấp

dẫn liệu thông tin khoa học về các nguồn nấm

gây bệnh rỉ sắt đậu tương Việt Nam; di truyền

gen kiểm soát tính kháng với các nguồn nấm

gây bệnh rỉ sắt đậu tương Việt nam; các chỉ

thị phân tử ADN liên kết với gen kháng với

các nguồn nấm gây bệnh sử dụng trong chọn

tạo giống đậu tương kháng bệnh rỉ sắt. Khẳng

định hiệu quả của phương pháp lai tạo và

chọn lọc kiểu hình kết hợp với sử dụng chỉ thị

phân tử DNA chọn kiểu gen mục tiêu (MAS)

trong chọn tạo giống đậu tương kháng bệnh rỉ

sắt. Qui trình ứng dụng chỉ thị phân tử trong

chọn tạo giống đậu tương kháng bệnh rỉ sắt

được ứng dụng tại Viện Cây lương thực và

Cây thực phẩm và là tài liệu tham khảo tốt

cho các tổ chức chọn tạo giống đậu tương

khác trong cả nước. Cung cấp nguồn vật liệu

cho chọn tạo giống đậu tương kháng bệnh rỉ

sắt: các vật liệu bố mẹ cho xây dựng các tổ

hợp lai; 23 dòng đậu tương triển vọng được

tạo mới từ từ đề tài mang gen kháng bệnh rỉ

sắt có các đặc điểm: TGST ngắn (<100 ngày),

năng suất: 25 - 27 tạ/ha, kháng bệnh rỉ sắt tốt

(điểm 1-3). Các giống đậu tương phát triển

cho sản xuất: 4 giống đậu tương (Đ9 và Đ10

tại khu vực phía Bắc, TH6 và TH29 tại khu

vực phía Nam) đáp ứng được yêu cầu trong

sản xuất hiện nay: thời gian sinh trưởng từ 95

- 100 ngày, năng suất từ 25,0 - 28,0 tạ/ha,

kháng bệnh rỉ sắt điểm 1 - 3. Các giống đậu

tương này đang được tiếp tục khảo nghiệm để

phát riển cho sản xuất trong thời gian tới.

Nguồn: P.T.T (NASATI), vista.gov.vn,

16/05/2019

Trở về đầu trang

**************

Tận dụng nguồn vi sinh vật bản địa: Phát triển Chế phẩm nấm rễ cộng sinh

Bản tin Thành tựu KHCN Việt Nam Số 06/2019 22/60

Vùng thử nghiệm chê phẩm nấm rễ cộng sinh ơ Băc Giang

Hiện nay, đã có rất nhiều doanh nghiệp

nước ngoài đầu tư phát triển các chế phẩm

sinh học cải tạo đất và nhiều doanh nghiệp

Việt Nam cũng đi theo con đường này, tự tạo

ra một số chế phẩm tương tự. Tuy nhiên, các

sản phẩm hiện có tại Việt Nam mới chỉ dừng

lại ở mức chế phẩm sinh học hay hóa học có

tác dụng giữ ẩm đất và kích thích cây trồng

phát triển phần nào chứ chưa phải nhằm giải

quyết vấn đề cải tạo đất triệt để, PGS.TS.

Nguyễn Thị Minh, Khoa Môi trường, Học

viện Nông nghiệp Việt Nam (HVNNVN)

nhận xét.

Ngoài hạn chế này, các chế phẩm đó

lại có nhược điểm là thời gian sử dụng ngắn,

chỉ ở tầm vài tháng do có chứa các vi sinh vật

sống như vi khuẩn quang hợp, vi khuẩn lactic,

nấm men, xạ khuẩn, nấm mốc..., nghĩa là khi

đến tay người nông dân thì họ chỉ còn rất ít

thời gian để sử dụng và chất lượng không ổn

định. Mặt khác, các sản phẩm của nước ngoài

có giá thành cao (khoảng 600.000 đồng/lít

chế phẩm), lại không phù hợp với điều kiện

sinh thái ở Việt Nam (nhiều sản phẩm sử

dụng ở nước ngoài rất hiệu quả nhưng khi áp

dụng trên các vùng đất Việt Nam, vi sinh vật

ngoại lai phải cạnh tranh với vi sinh vật bản

địa nên bị giảm tác dụng).

Do vậy, PGS.TS. Nguyễn Thị Minh và

cộng sự đã quyết định phát triển chế phẩm

sinh học sử dụng các giống nấm rễ nội cộng

sinh Arbuscular Mycorrhizae (AM) và

Rhizobium bản địa thông qua việc triển khai

“Nghiên cứu vật liệu sinh học nhằm tái tạo

thảm thực vật phủ xanh đất trống đồi núi

trọc” - đề tài do HVNNVN cấp kinh phí và

được thực hiện từ năm 2012.

Từ lâu, nấm rễ đã được biết đến với

khả năng thúc đẩy phát triển hệ rễ và việc hấp

thụ dinh dưỡng của cây trồng, đồng thời giúp

cải thiện cấu trúc đất qua việc tạo ra các chất

hữu cơ và chất keo. PGS.TS. Nguyễn Thị

Minh cho biết, mặc dù các chủng nấm rễ nội

cộng sinh AM và Rhizobium đều phổ biến

trong đất Việt Nam nhưng để có được những

chủng giống phù hợp với mục đích sử dụng,

chị Minh đã phải thực hiện rất nhiều bước

tuyển chọn như chọn mẫu, phân lập, đọc mã

gene để xác định loài và hoạt tính rồi thử

nghiệm trên các mô thực vật và động vật. Quá

trình này cứ lặp đi lặp lại hàng năm trời, “đó

là trong trường hợp thuận lợi, nêu không còn

mất nhiều thời gian hơn”, PGS.TS. Nguyễn

Thị Minh cho biết.

Quá trình phân lập và tuyển chọn đã

khó, việc nhân giống nấm rễ cộng sinh còn

phức tạp hơn. Khác với các loại vi sinh vật

thông thường có thể sinh sản rất nhanh trong

vài giờ đồng hồ bằng phương pháp lên men,

nấm rễ AM bắt buộc phải cộng sinh trên rễ.

Có 2 phương pháp nhân giống nấm rễ AM là

in vitro (nhân giống trong ống nghiệm) và in

vivo (nuôi cấy trong điều kiện tự nhiên ngoài

ống nghiệm). Bởi các kỹ thuật này khá phức

tạp, lại yêu cầu các dụng cụ và hóa chất đặc

biệt nên giá thành của các chủng giống nấm

rễ cộng sinh thường cao gấp 4-5 lần so với

các chủng vi sinh vật bình thường, “môt

chủng giông vi sinh vật bình thường có giá

Bản tin Thành tựu KHCN Việt Nam Số 06/2019 23/60

khoảng 50 triêu đồng, nhưng nấm rễ công

sinh có thể lên tới 200 triêu đồng”, PGS.TS.

Nguyễn Thị Minh cho biết.

Sau gần 1 năm, PGS.TS. Nguyễn Thị

Minh và nhóm nghiên cứu đã chế tạo thành

công chế phẩm sinh học chứa nấm rễ cộng

sinh, phối trộn thêm một số loài vi sinh vật

bản địa khác, cùng các chất dinh dưỡng và hạt

giống cây. Kết quả thử nghiệm ban đầu cho

thấy, chế phẩm có khả năng tái tạo thảm thực

vật thành công 100% ngay cả trong điều kiện

đất đai cạn kiệt dinh dưỡng, bị axit hóa hay bị

tàn phá sau thiên tai cũng như ở các địa hình

phức tạp.

Từ dòng chế phẩm tái tạo thảm thực

vật ban đầu, PGS.TS. Nguyễn Thị Minh đến

nay đã mở rộng ra nhiều dòng khác như dòng

chế phẩm kích thích sinh trưởng, trị bệnh

truyến trùng cho hồ tiêu hoặc chế phẩm cải

tạo đất bị axit, thoái hóa, rửa trôi, nhiễm mặn,

khô hạn quá, hoặc bị ô nhiễm,…

Sau khi áp dụng thành công ở Bắc

Giang, HVNNVN đã sản xuất thử và trưng

bày chế phẩm ở siêu thị HVNNVN - một

kênh tiếp thị đã được mở từ khá lâu và thu hút

được sự chú ý của cả doanh nghiệp lẫn người

tiêu dùng. Ngay sau đó, đã có rất nhiều người

liên hệ với trường để hỏi mua, phần lớn là

những người làm trang trại hồ tiêu, cà phê... ở

trong miền Nam. Không chỉ các cá nhân mà

cả công ty vi sinh của TS. Phạm Xuân Đại

cũng muốn mua lại kết quả nghiên cứu này để

triển khai sản xuất.

Đây là dấu hiệu đáng mừng vì không

chỉ chứng minh được giá trị của sản phẩm mà

với PGS.TS. Nguyễn Thị Minh, đó là cơ hội

để giúp người dùng tiếp cận được sản phẩm

có giá thành phù hợp mà vẫn mang lại hiệu

quả cao. Chị bày tỏ: “Là nhà khoa học, mình

thấy có nhiều kêt quả nghiên cứu có giá trị

nhưng không thể thương mại hóa được, rất

lãng phí trong khi người dùng nhiều lúc mua

phải những sản phẩm kém chất lượng, vừa

ảnh hưởng lại vừa tôn tiền”.

Nguồn: Thanh An,

khoahocphattrien.vn, 11/05/2019

Trở về đầu trang

**************

Nghiên cứu chọn tạo giống khoai lang có hàm lượng tinh bột cao bằng chỉ thị phân tử cho các tỉnh phía Bắc

Việc xác định chỉ thị hay một nhóm chỉ

thị đồng đẳng để nhận dạng ADN (ADN

riboxom hoặc ADN lục lạp) của một dòng

khoai lang mang những đặc điểm cụ thể nào

đó là điều có thể làm được. Tuy độ chính xác

của loại chỉ thị này không cao như những chỉ

thị được xác định trên các dòng thuần tự phối,

nhưng vẫn có khả năng sử dụng để phân biệt,

lựa chọn được những cá thể hoặc dòng khoai

lang mang những đặc điểm mong muốn. Để

giải quyết một số vấn đề đang tồn tại trong sản

xuất và chọn tạo giống khoai lang ở các tỉnh

phía Bắc, Nhóm nghiên cứu do TS. Ngô Doãn

Đảm, Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm

đã tiến hành đề tài: “Nghiên cứu chọn tạo

Bản tin Thành tựu KHCN Việt Nam Số 06/2019 24/60

giống khoai lang có hàm lượng tinh bột cao

bằng chỉ thị phân tử cho các tỉnh phía Bắc”.

Các kết quả chính đã đạt được của đề

tài như sau:

1. Đánh giá nguồn vật liệu khởi đầu

phục vụ cho công tác lai tạo và chọn lọc các

dòng khoai lang mới theo mục tiêu: Đã đánh

giá sơ bộ 122 mẫu dòng giống khoai lang vật

liệu, đánh giá chi tiết kiểu hình của 100 dòng

giống, đánh giá đa dạng di truyền và xác định

mối quan hệ di truyền của tập đoàn giống

khoai lang vật liệu. Trên cơ sở đó, đã chọn

được 43 dòng giống khoai lang để làm nguồn

giống bố mẹ cho lai tạo tổ hợp lai mới.

2. Nghiên cứu ứng dụng chỉ thị phân

tử trong chọn giống khoai lang có hàm lượng

tinh bột cao: Sử dụng 60 chỉ thị SSR để phân

tích đa hình và nghiên cứu mối tương quan

giữa chỉ thị SSR và tính trạng tinh bột của tập

đoàn dòng giống khoai lang có hàm lượng

tinh bột từ thấp đến cao, đã xác định được 3

chỉ thị có mối tương quan khá chặt với tính

trạng hàm lượng tinh bột: chỉ thị ITSSR15 là

83,64%; chỉ thị ITSSR8 là 77,2%; chỉ thị

IbY47 là 71,0% và 1 chỉ thị có mối tương

quan với tính trạng hàm lượng tinh bột ở mức

trung bình (chỉ thị IbE29 là 52,9%).

3. Lai tạo và chọn lọc các dòng khoai

lang mới theo mục tiêu: Đã tiến hành lai tạo

58 tổ hợp lai xác định, thu được 8.455 hạt lai

phục vụ chọn giống khoai lang có năng suất

cao >25 tấn/ha và hàm lượng tinh bột củ

>22%. Đã gieo trồng và đánh giá sơ bộ kiểu

hình 7.919 dòng khoai lang thực sinh (đời

C0). Đã sử dụng 4 chỉ thị liên quan đến tính

trạng hàm lượng tinh bột cao trong củ để sàng

lọc 914 dòng khoai lang ưu tú đời C0, đã phát

hiện được 116/914 dòng có gen liên kết với 1

hoặc 2 trong 4 chỉ thị phân tử nghiên cứu.

Tiếp tục chọn lọc kiểu hình đời C1 và C2 với

116 dòng, so sánh chính qui các dòng ưu tú

nhất, đã chọn được 11 dòng khoai lang triển

vọng có mang gen liên quan đến tính trạng

hàm lượng tinh bột củ cao, đạt năng suất củ

từ 25,1 đến 27,7 tấn/ha, vượt 58,9 đến 77,3%

năng suất của giống đối chứng Hoàng Long

(15,8 tấn/ha); hàm lượng tinh bột củ đạt từ

22,2% đến 23,8% và cao hơn so với giống đối

chứng (20,7%).

4. Kết quả khảo nghiệm sinh thái các

dòng giống triển vọng tại 4 tỉnh phía Bắc

trong 3 vụ (đông 2014, xuân 2015 và đông

2015); đã chọn được 2 giống khoai lang đáp

ứng được các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật mục

tiêu đề tài đặt ra. Giống khoai lang VC6 có

nguồn gốc từ tổ hợp lai VA1 x CIP68 được

lai tạo năm 2012; trong đó giống mẹ VA1 là

giống năng suất cao và giống bố CIP68 có

hàm lượng tinh bột củ cao. Giống VC6 mang

số mã dòng 190, đã được xác định có gen liên

quan đến tính trạng hàm lượng tinh bột củ

cao; được nhận dạng bằng 2 chỉ thị ITSSR15

và IbE29. Giống VC6 có TGST vụ xuân 130

– 140 ngày, vụ đông 110 - 115 ngày, dạng

thân nửa đứng, dạng lá hình tim, lá non màu

tím, vỏ củ màu đỏ, ruột củ màu trắng ngà; củ

luộc rất bở. Năng suất củ đạt 25,8 - 26,8

tấn/ha (vượt 58,3 đến 62,1% so với giống đối

chứng Hoàng Long); hàm lượng tinh bột củ

đạt 22,23%; năng suất tinh bột củ đạt 5,8 đến

5,9 tấn/ha (vượt 72,6% giống đối chứng).

Giống khoai lang VC7 có nguồn gốc từ tổ

hợp lai 194555.7/KLC19, được lai tạo năm

2012; mang số mã dòng 70, đã được xác định

có gen liên quan đến tính trạng hàm lượng

tinh bột cao trong củ; được nhận dạng bằng

chỉ thị IbY47. Giống VC7 có TGST vụ xuân

130 - 140 ngày, vụ đông 110 - 115 ngày, dạng

thân nửa đứng, dạng lá hình tim, vỏ củ màu

đỏ, ruột củ màu vàng nhạt; củ luộc rất bở.

Năng suất đạt 25,1 - 25,4 tấn/ha (vượt 52,0

đến 55,8% năng suất giống đối chứng); hàm

lượng tinh bột củ đạt 22,7%; năng suất tinh

Bản tin Thành tựu KHCN Việt Nam Số 06/2019 25/60

bột củ đạt 5,7 đến 5,8 tấn/ha (vượt 68,6%

giống đối chứng).

5. Biện pháp kỹ thuật: Đã tiến hành

nghiên cứu biện pháp kỹ thuật cho giống

VC6, sơ bộ kết luận trong điều kiện vụ đông,

nên trồng giống khoai lang VC6 ở mật độ

33.000 dây/ha và bón với mức 10 tấn phân

chuồng cộng với 80 kg N + 40 kg P205 + 120

kg K20 cho 1 hecta.

6. Qui trình: Đã xây dựng được qui

trình ứng dụng chỉ thị phân tử trong chọn

giống khoai lang có hàm lượng tinh bột cao,

được Hội đồng KHCN cấp cơ sở thông qua.

Qui trình đã và đang được sử dụng trong chọn

tạo giống khoai lang có hàm lượng tinh bột

cao tại Viện CLT - CTP.

Nhóm nghiên cứu đề nghị Bộ NN-

PTNT cho đề tài triển khai giai đoạn 2 để

phát triển các dòng khoai lang triển vọng từ

nguồn vật liệu đã tạo và phát triển 2 giống

khoai lang VC6 và VC7 có năng suất củ và

hàm lượng tinh bột củ cao ra sản xuất.

Nguồn: P.T.T (NASATI), vista.gov.vn,

19/05/2019

Trở về đầu trang

**************

Y HỌC

Tá dược từ hạt mít giúp thuốc tan trong 6 phút

Tinh bột carbonxymethyl từ hạt mít sau sấy sẵn sàng để sản xuất tá dược.

Hạt mít chứa 65 - 80% tinh bột (theo

khối lượng chất khô) có thể sử dụng làm thành

phần chủ yếu để sản xuất tá dược. Nhóm sinh

viên từ Khoa Công nghệ kỹ thuật hóa học, Đại

học Công nghiệp thực phẩm TP.HCM gồm

Huỳnh Thị Anh Thư, Lê Nguyễn Phương

Thanh, Nguyễn Thị Huệ Chi, Nguyễn Quỳnh

Như đã tận dụng tinh bột từ hạt mít để thay thế

nguồn tinh bột đang dùng sản xuất tá dược là

ngũ cốc, khoai, sắn.

Hạt mít sau khi loại vỏ trắng và vỏ nâu

được nghiền nhỏ với nước, tỷ lệ nguyên liệu

và nước là 1:5 (khối lượng/thể tích), bỏ bã, để

lắng 3 ngày. Tinh bột thu được với hiệu suất

thu hồi khoảng 27.11% đưa vào tủ sấy ở 50

độ C trong một ngày để thu được tinh bột hạt

mít nguyên chất.

Tinh bột hạt mít trải qua quá trình phản

ứng hóa học với axit chloroactetic

(CH2ClOOH) hoặc muối natri chloroactat

(CH2ClCOONa) để tạo thành tinh bột

carboxymethyl (CMS). Tinh bột CMS có độ

trương nở, hòa tan cao hơn so với tinh bột

nguyên liệu hạt mít, đặc biệt có độ ổn định cao

so với môi trường.

Thử nghiệm tá dược sản xuất từ tinh

bột CMS để tạo thành viên paracetamol

350mg cho thấy, khi thuốc vào cơ thể đã tan

chỉ trong 6 – 7 phút. Mức độ hòa tan và khả

năng trương nở (rã thuốc) này tương đương 2

loại tá dược thương phẩm phổ biến trên thị

trường là primogel và explotab.

Tại Cuộc thi Công nghệ chế biến sau

thu hoạch năm 2019, đề tài nghiên cứu được

trao giải khuyến khích. Hội đồng chuyên môn

Bản tin Thành tựu KHCN Việt Nam Số 06/2019 26/60

đánh giá đề tài nghiên cứu đã tìm ra nguyên

liệu tinh bột mới tốt hơn, chi phí thấp hơn

(thay thế cho nguồn nguyên liệu phổ biến), dễ

thu hồi để chế tạo CMS, không cạnh tranh với

nhu cầu tiêu thụ tinh bột hàng ngày của con

người, có tiềm năng mở rộng quy mô sản xuất

công nghiệp.

Huỳnh Thị Anh Thư, thành viên nhóm

nghiên cứu cho biết, nhóm sẽ tiếp tục hoàn

thiện quy trình trên quy mô phòng thí nghiệm

để tiến tới đưa sản phẩm phẩm tinh bột

carboxymethyl chế tạo từ tinh bột hạt mít ra

thị trường.

Nguồn: Phan Minh, vnexpress.net,

30/04/2019

Trở về đầu trang

**************

Sáng chế robot phát thuốc

Hải và Lam tại gian hàng trưng bày sáng chê ơ triển lãm ITEX.

Một tuần sau khi về nước từ Triển lãm

quốc tế về sáng kiến, sáng chế (ITEX) tại

Kuala Lumpur (Malaysia), Tống Duy Hải và

Trần Phương Lam (học sinh lớp 11A3, trường

THPT Yên Hòa, Hà Nội) vẫn không quên

cảm giác được gọi tên lên bục nhận huy

chương vàng, rồi lại trở thành một trong số ít

nhóm giành giải thưởng Best Invention (Sáng

chế tốt nhất) và Best Young Inventor (Nhà

sáng chế trẻ tốt nhất) cho dự án Robot hỗ trợ

trong bệnh viện.

Hai em còn đạt thêm giải phụ Special

Gold Medal (Huy chương vàng đặc biệt) từ tổ

chức Highly Innovative Unique Foundation

của Saudi Arabia cho dự án.

Trước khi đăng ký tham dự triển lãm

quốc tế với hơn 1.000 nhóm đến từ khoảng 20

quốc gia, Hải và Lam đã mang sáng chế robot

hỗ trợ trong bệnh viện tới cuộc thi Khoa học

kỹ thuật trong nước. Trải qua nhiều vòng thi,

các em nhận được giải nhì toàn quốc.

Hải và Lam có ý tưởng sáng tạo robot

vào tháng 5/2018, sau khi bày tỏ mong muốn

tham gia cuộc thi khoa học kỹ thuật với thầy

cô. Nhận thấy Việt Nam chỉ có khoảng 1,3 y

tá trên một nghìn dân, công việc của y tá lại

nặng nề, áp lực trong khi Việt Nam chưa có

một dự án nào để giải quyết vấn đề này, hai

em quyết định tìm giải pháp. “Ngay từ đầu,

chúng em không nghĩ tới những gì lớn lao mà

chỉ nghĩ thiêt kê môt thiêt bị đơn giản, có thể

hỗ trợ y tá môt phần nhỏ công viêc hàng ngày

như cấp phát thuôc tới bênh nhân. Viêc này

tưởng chừng nhỏ nhưng đòi hỏi thời gian và

đô chính xác cao”, Hải chia sẻ.

Sau quá trình tìm hiểu, thấy Thái Lan

có robot y tá giúp chuyển hồ sơ, tài liệu giữa

các văn phòng trong bệnh viện, hay Nhật Bản

có robot di chuyển tới một số khu vực đặc

biệt để cung cấp dịch truyền tĩnh mạch, các

mẫu xét nghiệm và một số vật liệu y tế, Hải

và Lam cũng nghĩ tới một robot sẽ chạy khắp

các phòng bệnh để phát thuốc cho bệnh nhân

thay y tá.

Lam cho biết dưới sự hỗ trợ của một

thầy giáo ở Đại học Khoa học tự nhiên (Đại

học Quốc gia Hà Nội), em và Hải đã sáng tạo

Bản tin Thành tựu KHCN Việt Nam Số 06/2019 27/60

ra mô hình robot đơn giản để dự thi cấp cụm

(gồm hai quận) rồi thi thành phố. Sau đó, các

em có một số cải tiến để dự thi cấp quốc gia

và đạt giải nhì hồi tháng 3.

Robot của hai em được trang bị thiết bị

dò đường sử dụng cảm biến quang học, tích

hợp cảm biến tiệm cận giúp nó có thể dò

đường trong bệnh viện theo ký hiệu, biết

dừng lại trước các phòng bệnh và dừng lại khi

có vật cản. Một camera được lắp giúp người ở

trung tâm điều khiến theo dõi lộ trình di

chuyển của robot đồng thời điều khiển bằng

tay từ xa khi thấy nó gặp vật cản.

Robot cũng có các ngăn với số thuốc

tương ứng cho bệnh nhân. Người bệnh điều

trị sẽ được cấp một mã QR. Trước khi lấy

thuốc, họ chỉ cần đến gần robot, quét mã QR

và robot sẽ đưa thuốc ra theo đúng địa chỉ.

Ngoài ra, robot còn được trang bị trạm sạc

điện không dây sử dụng năng lượng mặt trời

giúp nó có thể tự động sạc điện sau khi kết

thúc công việc.

“Khi Hải và Lam được giải nhì quôc

gia và gần đây nhất là huy chương vàng tại

Malaysia, tôi cũng như các thầy cô rất vui

mừng. Dù vừa phải nghiên cứu và học tập,

hai em vẫn hoàn thành tôt nhiêm vụ tại

trường”, thầy Thầy Hoàng Việt Hưng, giáo

viên Vật lý trường THPT Yên Hòa, người

hướng dẫn Lam và Hải, nói.

Hiện robot phát thuốc của Hải và Lam

mới được thiết kế dưới dạng thử nghiệm, di

chuyển trong không gian nhỏ. “Để tạo ra môt

chú robot thực thụ, có thể sử dụng trong bênh

viên, chúng em cần nhiều thời gian hơn.

Ngoài ra, chúng em cũng cần sự hướng dẫn,

trợ giúp và đồng hành của những người thực

sự quan tâm, có khả năng giúp phát triển sản

phẩm này”, Lam nói.

Nguồn: Dương Tâm, vnexpress.net,

12/05/2019

Trở về đầu trang

**************

Chế tạo thành công bộ sinh phẩm phát hiện gene kháng kháng sinh

Bộ sinh phẩm giúp rút ngắn thời gian

chẩn đoán bệnh, phát hiện gene kháng kháng

sinh với yêu cầu lượng máu ít.

Tác giả của công trình là nhóm nghiên

cứu đến từ Bệnh viện Trung ương Quân đội

108 do PGS.TS Lê Hữu Song, Phó Giám đốc

Bệnh viện làm trưởng nhóm.

Đây là kết quả chính của đề tài

“Nghiên cứu chế tạo bộ sinh phẩm xác định

vi khuẩn gây nhiễm khuẩn huyết thường gặp

và phát hiện gene kháng kháng sinh”. Đề tài

đã được Hội đồng nghiệm thu cấp Nhà nước

đánh giá xuất sắc với những thành công vượt

bậc như đạt hai Bằng sáng chế sở hữu trí tuệ,

4 bài báo Quốc tế ISI có hệ số ảnh hưởng cao,

3 bài báo đăng trên tạp chí uy tín trong nước.

Cốt lõi của đề tài là phát minh được

phương pháp loại bỏ được hơn 98% ADN của

người trong mẫu máu và làm giàu ADN của

mầm bệnh, từ đó làm tăng khả năng phát hiện

mầm bệnh từ 34% lên 54%, rút ngắn thời gian

chẩn đoán bệnh còn 4-6 giờ (so với 48-72 giờ

của phương pháp cấy máu truyền thống).

Phương pháp này yêu cầu lượng máu ít

(chỉ khoảng 1-2 ml, trong khi cấy máu truyền

thống yêu cầu đến 10-20 ml). Ưu việt như

vậy nhưng giá thành tạm tính của bộ sinh

phẩm mới tạo ra thấp hơn gần 1/2 lần so với

bộ kit thương mại CE-IVD septifast.

Hiện công trình nghiên cứu đã được áp

dụng và triển khai chẩn đoán thường quy tại

Bản tin Thành tựu KHCN Việt Nam Số 06/2019 28/60

Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 với gần

1.000 ca xét nghiệm. Ngoài ra, tại các bệnh

viện lớn như Bệnh viện 175, Bệnh viện Quân

y 103, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương

cũng đã áp dụng. Bộ sinh phẩm này có thể sử

dụng trên nhiều thiết bị sinh học phân tử hiện

có tại các phòng xét nghiệm của các bệnh

viện ở nước ta nên không cần phải đầu tư lớn.

Ngày 14/5 tới đây, công trình sẽ nhận

giải Nhất Giải thưởng Khoa học Công nghệ

Việt Nam năm 2018 và Chứng chỉ WIPO (Tổ

chức sở hữu trí tuệ thế giới) tại Cung Văn hóa

Hữu nghị Việt Xô.

Nguồn: BT, baochinhphu.vn,

10/05/2019

Trở về đầu trang

**************

Phát hiện tinh dầu hạt tiêu có thể chống bệnh gút

PGS Trần Đăng Xuân (bên phải) và nghiên cứu sinh tại phòng thí nghiệm.

Nhóm nghiên cứu người Việt Nam và

Indonesia tại Đại học Hiroshima (Nhật Bản)

do PGS Trần Đăng Xuân đứng đầu vừa công

bố trên tạp chí sinh hóa quốc tế nổi tiếng

Molecules của MDPI ngày 15/5 về tinh dầu

tiêu của Việt Nam, có tác dụng chống ôxy

hóa mạnh và ức chế bệnh gút. Ngoài ra tinh

dầu tiêu còn có tác dụng ức chế sinh trưởng

các loài cỏ xâm hại như đơn buốt (Bidens

pilosa) và cỏ lồng vực (Echinochloa crus-

galli). PGS Xuân cho biết, “tinh dầu tiêu sẽ

mang lại nhiều giá trị cao trong ngành y

dược, và cả nông nghiêp cho Viêt Nam”.

Các nhà khoa học đã tiến hành chưng

cất tinh dầu từ hạt tiêu thất và tiêu đen, sau đó

nghiên cứu các hoạt tính chống ôxy hóa, tác

dụng lên hoạt động của enzyme xanthine

oxidase, một trong những tác nhân chính gây

nên bệnh gút. Tinh dầu tiêu còn có thể ức chế

sinh trưởng đối với cây đơn buốt và lồng vực

- loại cỏ xâm hại khắp đồng ruộng Việt Nam

và nhiều nơi trên thế giới.

PGS Trần Đăng Xuân cho biết, so với

chất chống gút chuẩn hiện đang phổ biến trên

thị trường (Allopurinol là 20.45

microgram/ml), tinh dầu tiêu có khả năng ức

chế hoạt động của enzyme xanthine oxidase

bằng gần 30% so với chất chuẩn (giá trị IC50

lên tới 54.87-77.11 microgram/ml). Tuy

nhiên, sử dụng Allopurinol cũng như các

thuốc điều trị gút khác thường gây tác dụng

phụ lên gan, thận, tim mạch, tuyến

giáp....Ngoài ra, cả hai loại tinh dầu tiêu đều

ức chế nảy mầm, độ dài rễ và thân của cỏ đơn

buốt và lồng vực (giá trị IC50 trong khoảng

1.93-7.21 mg/ml).

Tìm hiểu khả năng ức chế sinh trưởng

của cỏ dại, nhóm nghiên cứu phát hiện tinh

dầu khiến các sắc tố carotenoids và diệp lục bị

suy giảm mạnh, mức độ rò rỉ ion trong tế bào

và khả năng ôxy hóa quá mức chất béo trong

hai loại cỏ bị tăng mạnh. “Đây chính là môt

trong những nguyên nhân gây ức chê phát

triển của hai loại cỏ hại này”, PGS Xuân nói.

Thành phần hóa học của hai loại tinh

dầu tiêu này được nhóm nghiên cứu phân tích

bằng phương pháp sắc khí ghép khối phổ GC-

MS và sắc khí lỏng ghép dầu dò khối phổ

(LC-ESI-MS). Trong mọi thí nghiệm đều cho

Bản tin Thành tựu KHCN Việt Nam Số 06/2019 29/60

thấy tinh dầu tiêu thất có tác dụng chống ôxy

hóa, ức chế gút, và giảm sinh trưởng cỏ dại

đều tốt hơn tiêu đen. Nguyên nhân có lẽ là do

các thành phần hóa học chính trong hai loại

tinh dầu trên có khác nhau.

Theo PGS Trần Đăng Xuân, các

nghiên cứu cho thấy tinh dầu tiêu là nguồn

dược liệu quý mà Việt Nam cần tìm hiểu,

phân tích kĩ lưỡng, để có thể mang lại giá trị

cao hơn cho hạt tiêu Việt Nam. Đặc biệt nếu

nhỏ một vài giọt tinh dầu tiêu vào thức ăn

hoặc đồ uống, hoặc tiêu sử dụng trong nấu ăn

có nhiều tác dụng không ngờ.

Các nghiên cứu cũng cho thấy tinh dầu

tiêu không mang các tác dụng phụ lên cơ thể

như các loại thuốc điều trị gút khác. Tinh dầu

tiêu còn có nhiều trong lá tiêu, ông Xuân cho

rằng đây là một nguồn dồi dào có thể tái sử

dụng nhằm tiêu diệt cỏ xâm hại và cỏ dại

trong sản xuất nông nghiệp một cách hiệu

quả, giúp giảm dần lượng thuốc diệt cỏ. Ông

cho biết nhóm sẽ tiếp tục nghiên cứu sâu hơn

như các thí nghiệm lâm sàng trên tinh dầu hồ

tiêu, và các hoạt tính sinh học khác.

Độc giả quan tâm có thể xem toàn văn

nghiên cứu tại đây.

Nhóm nghiên cứu gồm các tác giả:

1.Trần Đăng Xuân, Trưởng phòng

thí nghiêm Sinh lý thực vật và Hóa sinh

(Đại học Hiroshima, Nhật Bản);

2.Yusuf Andriana – Nghiên cứu sinh

Đại học Hiroshima, cán bô nghiên cứu Viên

khoa học Indonesia;

3.Trần Ngọc Quý-Nghiên cứu sinh

Đại học Hiroshima, giảng viên Đại học

Cần Thơ;

4. PGS.TS Trần Hoàng Dũng (Khoa

Công nghê sinh học, Đại học Nguyễn Tất

Thành, TPHCM, Viêt Nam);

5. Bác sĩ. TS Lê Quang Trí (Giám

đôc Bênh viên Quân y sô 7A, TPHCM).

PGS. TS Trần Đăng Xuân là nhà

khoa học người Viêt đang sinh sông và làm

viêc tại Nhật Bản. Hiên ông hoạt đông

trong lĩnh vực nghiên cứu chủ yêu về nhân

giông cây trồng, bô gene, khoa học cỏ dại,

sản xuất nông nghiêp bền vững, hóa học

hữu cơ, hóa học phân tích, năng lượng sinh

khôi...

Ông có hơn 120 công trình đăng

trên các tạp chí khoa học quôc tê trong

danh mục ISI và 140 bài trong danh mục

Scopus, với điểm H-index là 25.

Nguồn: Bích Ngọc, vnexpress.net,

18/05/2019

Trở về đầu trang

**************

Nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật cắt toàn bộ hạ họng - thanh quản - thực quản và tái tạo hạ họng - thực quản bằng ống dạ dày trong điều trị ung thư

vùng hạ họng thanh quản - thực quản cổ

Bản tin Thành tựu KHCN Việt Nam Số 06/2019 30/60

Tại bệnh viện Chợ Rẫy, khoa Tai Mũi

Họng là một đơn vị mạnh của khu vực phía

Nam, từ năm 2004 khoa đã kết hợp với các

bác sĩ của khoa ngoại tổng quát tiến hành việc

sử dụng dạ dày tái tạo, thay thế thực quản

trong những trường hợp sẹo, bỏng do các hoá

chất ăn mòn. Sau đó, tiếp tục áp dụng kỹ

thuật này để kéo lên cao hơn nối vào hạ họng,

đáy lưỡi trong những trường hợp sau cắt

thanh quản - hạ họng - thực quản toàn phần

do ung thư ở giai đoạn muộn giai đoạn III giai

đoạn IV. Phẫu thuật cắt thanh quản-hạ họng -

thực quản toàn phần có tái tạo hạ họng thực

quản bằng ống dạ dày trong một thì là một

phẫu thuật lớn đòi hỏi phải có sự kết hợp tốt

của hai kíp phẫu thuật chính là Ngoại Tổng

Quát và Tai Mũi Họng đồng thời với kíp gây

mê và chăm sóc hậu phẫu có kinh nghiệm. Ở

Việt Nam hiện nay do chưa có công trình

nghiên cứu nào thực hiện một cách hệ thống

về tái tạo họng thực quản bằng ống dạ dày

sau cắt thanh quản hạ họng thực quản toàn

phần do ung thư.

Nhằm hoàn thiện một quy trình kỹ

thuật cao vào điều trị bệnh bệnh nhân ở Việt

Nam, nâng cao chất lượng điều trị, cải thiện

chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân ung thư

hạ họng thanh quản, hội nhập với xu thế của

các nước trên khu vực và trên thế giới, giúp

bệnh nhân Việt Nam có thể thụ hưởng được

những thành tựu y học trên thế giới, nhóm

nghiên cứu do PGS.TS.Trần Minh Trường,

Bệnh viện Chợ Rẫy đã tiến hành thực hiện đề

tài: “Nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật cắt toàn

bộ hạ họng- thanh quản-thực quản và tái tạo

hạ họng-thực quản bằng ống dạ dày trong

điều trị ung thư vùng hạ họngthanh quản-thực

quản cổ”, với mục tiêu nghiên cứu đánh giá

kết quả sớm phẫu thuật cắt toàn bộ hạ họng-

thanh quản-thực quản và tái tạo hạ họng-thực

quản bằng ống dạ dày trong điều trị ung thư

vùng hạ họng-thanh quản-thực quản cổ, xây

dựng được quy trình kỹ thuật cắt toàn bộ hạ

họng-thanh quản-thực quản và tái tạo hạ

họng-thực quản bằng ống dạ dày trong điều

trị ung thư vùng hạ họng-thanh quản-thực

quản cổ và xây dựng được quy trình hoá xạ trị

sau phẫu thuật cắt toàn bộ hạ họng-thanh

quảnthực quản và tái tạo hạ họng-thực quản

bằng ống dạ dày trong điều trị ung thư vùng

hạ họngthanh quản-thực quản cổ.

Qua nghiên cứu 30 trường hợp ung thư

hạ họng - thanh quản - thực quản được điều

trị bằng phẫu thuật cắt bỏ toàn bộ thanh quản

- hạ họng - thực quản và tái tạo thực quản

bằng ống dạ dày, nhóm nghiên cứu đưa ra

một số kết luận sau:

1. Đặc điểm ung thư hạ họng - thanh

quản - thực quản trong nghiên cứu này như sau:

+ Thường gặp ở bệnh nhânlớn tuổi, có

độ tuổi trung bình: 58,6 ± 9 tuổi.

+ Tần suất nam nhiều hơn nữ với tỷ lệ

14/ 1

+ Triệu chứng làm bệnh nhận phải

nhập viện là khó thở 33,7%. Triệu chứng gây

khó chịu làm người bệnh phải đi khám bệnh

là rối loạn nuốt có ở hầu hết bệnh nhân. Các

triệu chứng về hạch ít được bệnh nhân chú ý.

+ Mô bệnh học: Tất cả là ung thư tế

bào gai (100%)

Bản tin Thành tựu KHCN Việt Nam Số 06/2019 31/60

+ Bệnh nhận nhập viện đa phần là ung

thư đã tiến triển ở giai đoạn muộn (III là

3,3%, IV là 96,7%).

2. Về xây dựng “Quy trình kỹ thuật cắt

toàn bộ hạ họng - thanh quản - thực quản và

tái tạo hạ họng - thực quản bằng ống dạ dày

trong điều trị ung thư vùng hạ họng - thanh

quản - thực quản cổ”:

- Kỹ thuật cắt hạ họng thanh quản do

ung thư có xâm lấn thực quản.

- Kỹ thuật cắt dạ dày và tái tạo hạ họng

- thực quản bằng ống dạ dày. Phẫu thuật cắt

toàn bộ ung thự hạ họng - thanh quản - thực

quản và tái tạo hạ họng - thực quản bằng ống

dạ dày theo quy trình xây dựng hoàn chỉnh,

cho kết quả sau:

+ Cắt thanh quản toàn phần

+ cắt hạ họng thực quản và tái tạo ống

thực quản bằng dạ dày: 100%

+ Nạo vét hạch cổ chức năng: 100% và

nạo vét hạch cố tận gốc: 16,5%

+ Biến chứng trong và sau phẫu thuật

thấp chảy máu miệng nối (3,3%), hẹp miệng

nối (3,3%), nhiễm trùng 10% và xử lý tốt.

+ Khả năng lấy hết u ở mức vi thể cao

với kết quả mô bệnh học lát cắt rìa 96,7% âm

tính.

+ Miệng nối hạ họng - ống dạ dày

được cung cấp mạch máu nuôi tốt 96,7%. +

Miệng nối không căng : 76,7%

+ Chiều dài ống dạ dày: 38,6 ± 3,1 cm

+ Đường kính ống dạ dày: 3 ± 0,5 cm

+ Đường kính miệng nối: 5 ± 0,3 cm

+ Bệnh nhân ăn uống sớm 86,7% +

Miệng nối hạ họng - ống dạ dày qua nội soi

cải thiện tốt 83,3% -88,8%

+ Thời gian xuất viện trung bình là

13,5 ± 2,6 ngày

3. Xây dựng bản đề xuất chế độ dinh

dưỡng chu phẫu ở phẫu thuật cắt toàn bộ hạ

họng - thanh quản - thực quản và tái tạo bằng

ống dạ dày trong ung thư hạ họng thanh quản

thực quản cổ:

- Phân loại tình trạng dinh dưỡng của

bệnh nhântrước mổ

+ Nếu không suy dinh dưỡng nặng :

Có thể tiến hành phẫu thuật

+ Có suy dinh dưỡng nặng: Cần điều

trị dinh dưỡng từ 7-14 ngày - Điều trị dinh

dưỡng trước mổ bao gồm 6 bước nhằm đạt

được: 25kcal/kg*/ngày (*kg cân nặng lý

tưởng), đạm từ 1,5-2,0g/kg/ngày, cân bằng

điện giải bằng dinh dưỡng qua đường tĩnh

mạch và hoặc đường miệng.

- Điều trị dinh dưỡng sau mổ: 30-35

kcal/kg*/ngày (*kg cân nặng lý tưởng), đạm

từ 1,5-2,0 g/kg/ngày, cân bằng điện giải và vi

chất dinh dưỡng truyền tĩnh mạch, cùng với

bắt đầu dinh dưỡng qua ống thông mũi dạ dày

sớm (48 tiếng sau phẫu thuật). Kết quả trung

bình trọng lượng cơ thể, albumin và

prealbumin lúc nhập viện, trước mổ và lúc

xuất viện có khuynh hướng cải thiện tốt.

4. Xây dựng “Quy trình hóa xạ trị sau

phẫu thuật cắt toàn bộ hạ họng-thanh quản-

thực quản và tái tạo hạ họng-thực quản bằng

ống dạ dày trong điều trị ung thư vùng hạ

họng - thanh quản - thực quản cổ”:

- Quy trình hóa trị: kế hoạch hóa trị

theo phác đồ DCX, chỉ hỗ trợ cho các bệnh

nhân trong thời gian chờ xạ trị kéo dài.

- Quy trình xạ trị: Liều xạ trị (60Gy,

30 phân liều) sau phẫu thuật.

5. Tỷ lệ sống:

Bản tin Thành tựu KHCN Việt Nam Số 06/2019 32/60

Qua 30 ca bệnh nhân được nghiên cứu

trong đề tài, 25 bệnh nhân hiện còn đang sống.

Như vậy, phẫu thuật cắt toàn bộ hạ

họng-thanh quản-thực quản và tái tạo hạ

họng-thực quản bằng ống dạ dày trong điều

trị ung thư vùng hạ họng - thanh quản - thực

quản cổ mặc dù là một phẫu thuật lớn, phức

tạp, phối hợp nhiều chuyên khoa trên một nền

tảng bệnh nhân ung thư giai đoạn muộn,

nhưng kết quả thu nhận được là khả quan với

những cải thiện về chất lượng cuộc sống cũng

như thời gian sống còn. Nhóm nghiên cứu

cũng có một số đề xuất cần tiếp tục thực hiện

nghiên cứu và theo dõi tiếp tục để có thêm

kinh nghiệm trong việc chăm sóc và điều trị

bệnh lý ung thư hạ họng - thanh quản xấm lấn

thực quản. Nên triển khai kỹ thuật cắt toàn bộ

hạ họng - thanh quản - thực quản và tái tạo

thực quản bằng ống dạ dày trong điều trị ung

thư hạ họng - thanh quản thực quản tại các cơ

sở y tế tuyến Trung ương. Giúp cải thiện chất

lượng cuộc sống của bệnh nhân, cho dù là

trong những hoàn cảnh bệnh lý khó khăn

nhất. Việc chụp PET/CT trước khi thực hiện

phẫu thuật cắt toàn bộ hạ họng - thanh quản -

thực quản và tái tạo thực quản bằng ống dạ

dày trong điều trị ung thư hạ họng - thanh

quản thực quản là cần thiết và nên là một xét

nghiệm thường quy.

Nguồn: P.T.T, vista.gov.vn,

26/04/2019

Trở về đầu trang

**************

Nghiên cứu nhân giống hai dòng bạch đàn PNCT3 và PNCIV bằng phương pháp nuôi cấy mô

Hai dòng Bạch đàn PNCT3 và PNCIV

đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông

thôn công nhận là giống tiến bộ kỹ thuật.

Vùng trồng thích hợp của hai dòng Bạch đàn

này là tỉnh Bắc Giang, Phú Thọ và các vùng

có sinh thái tương tự. Trong nhân giống cây

rừng hiện nay, đặc biệt là đối với các loài cây

công nghiệp và diện tích trồng rừng trên diện

rộng như cây nguyên liệu giấu thì phương

pháp nhân giống hiệu quả nhất vẫn là nhân

giống bằng phương pháp nuôi cấy mô.

Phương pháp này cho hiệu quả rõ rệt với các

phương thức nhân giống khác đó là có thể tạo

được số lượng lớn cây con trong thời gian

ngắn, cây con tạo ta lưu giữ được những đặc

tính tốt của cây mẹ; chất lượng cây giống

đồng đều nên chất lượng cây rừng đồng đều

do đó nâng cao chất lượng rừng trồng, đặc

biệt cây giống tạo ra bằng phương pháp nuôi

cấy mô được trẻ hóa hơn so với phương pháp

giâm hom nên sức sinh trưởng của cây rừng

cũng tốt hơn.

Nhằm cung cấp cây giống bạch đàn

dòng PNCT3 và PNCIV có năng suất cao,

chất lượng tốt cho trồng rừng cũng như góp

phần nâng cao tính cạnh tranh và duy trì tốc

độ phát triển của ngành Giấy Việt Nam,

nhóm nghiên cứu do ThS. Phạm Đức Huy,

Viện nghiên cứu cây nguyên liệu giấy đứng

đầu đã tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên

cứu nhân giống hai dòng bạch đàn PNCT3 và

PNCIV bằng phương pháp nuôi cấy mô”.

Bản tin Thành tựu KHCN Việt Nam Số 06/2019 33/60

Sau 12 tháng triển khai (1- 12/2017),

nhóm nghiên cứu thu được các kết quả như

sau:

1. Khi môi trường đã có tổ hợp chất

điều hòa sinh trưởng là BAP và NAA thì việc

bổ sung IBA vào môi trường là không thích

hợp cho nhân chôi hai dòng bạch đàn PNCT3

và PNCIV.

2. Với cả hai dòng bạch đà PNCT3 và

PNCIV thì việc bổ sung vitamin B2 vào môi

trường nuôi cấy là cần thiết. Dòng PNCT3

thích hợp với nồng độ vitamnin B2 bổ sung

vào môi trường là 5,0mg/l đạt hệ số nhân chồi

3,6 lần và tỷ lệ chồi hiện hữu 34,5%. Dòng

PNCIV thích hợp với nồng độ vitamnin B2

bổ sung vào môi trường là 10,0mg/l đạt hệ số

nhân chồi 3,5 lần và tỷ lệ chồi hiện hữu

34,9%.

3. Nghiên cứu bổ sung vitamin H

(biotin) vào môi trường nuôi cấy cho thấy

dòng PNCT3 thích hợp với nồng độ biotin

1,0mg/l đạt hệ số nhân chồi 3,5 lần và tỷ lệ

chồi hiện hữu 35,3%. Dòng PNCIV không

thích hợp với việc bổ sung biotin vào môi

trường nuôi cấy.

4. Với cả hai dòng nghiên cứu thì bình

giống gốc sau khi cấy được che tối một tuần

sau đó chiếu sáng hoàn toàn cho hiệu quả

nhân chồi cao nhất (dòng PNCT3 cho hệ số

nhân chồi đạt 3,6 lần, tỷ lệ chồi hữu hiệu đạt

35,8%; và PNCIV cho hệ số nhân chồi đạt 3,5

lần, tỷ lệ chồi hữu hiệu đạt 37,3%).

5. Bước đầu triển khai thử nghiệm cấy

ra rễ thì nồng độ IBA 3,5mg/l cho hiệu quả

rễ tốt nhất đối với 2 dòng nghiên cứu. Với

công thực này thì tỉ lệ ra rễ của dòng PNCT3

là 60,2%, chiều dài rễ là 2,3cm và số rễ bình

quân đạt được là 2,3 cái/cây. Với dòng

PNCIV tỉ lệ ra rễ đạt được là 67,6%, chiều

dài rễ là 2,3cm và số rễ bình quân đạt được

là 2,4 cái/cây.

Như vậy, kết quả thu được đầy triển

vọng, bước đầu có thể áp dụng kỹ thuật nuôi

cấy mô hai dòng bạch đàn PNCT3 và PNCIV

vào sản xuất thử nghiệm.

Nguồn: P.T.T, vista.gov.vn,

03/05/2019

Trở về đầu trang

**************

Nghiên cứu hoàn thiện quy trình kỹ thuật nhân giống cây nuôi cấy mô giai đoạn vườn ươm của một số dòng bạch đàn mô (U6, PN14) và keo lai (BV10, BV16)

Năm 2015 Viện nghiên cứu cây

nguyên liệu giấy đã ban hành quy trình kỹ

thuật nhân giống cây nuôi cấy mô giai đoạn

vườn ươm của một số dòng Bạch đàn (U6,

PN14) và keo lai (BV10, BV16) để phục vụ

công tác sản xuất cây giống trồng rừng. Do

thời vụ sản xuất cây giống trồng rừng kéo dài

từ tháng 10 năm trước đến hết tháng 4 năm

sau đối với bạch đàn mô và từ tháng 8 năm

trước cho hết đến tháng 5 năm sau đối với

keo lai mô. Đây là khoảng thời gian sản xuất

cây giống gặp nhiều khó khăn về điều kiện

ngoại cảnh, do gặp phải những điều kiện thời

tiết bất lợi gây ra như rét đậm, rét hại kéo dài,

sương muối, nhiệt độ thấp, độ ẩm cao…. dẫn

Bản tin Thành tựu KHCN Việt Nam Số 06/2019 34/60

đến hàng năm cây giống bị nấm, bệnh chết từ

20% đến 30%, đặc biệt có năm chết đến 50%

và gây thiệt hại rất lớn về kinh tế cho sản xuất

kinh doanh.

Trong quá trình sản xuất cây giống

còn bộc lộ một số hạn chế về kỹ thuật trong

quá trình nhân giống cây nuôi cấy mô bạch

đàn và keo lai ở giai đoạn vườn ươm như: độ

che phủ, chế độ tưới nước, sử dụng loại túi

bầu.… Đây là những vấn đề kỹ thuật vẫn còn

hạn chế cần được khắc phục bằng các nghiên

cứu thử nghiệm để từ đó tìm ra được công

thức tối ưu nhất góp phần vào việc hoàn

thiện quy trình kỹ thuật nhân giống cây nuôi

cấy mô giai đoạn vườn ươm của bạch đàn

mô và keo lai mô.

Nhằm nâng cao tỉ lệ cây xuất vườn đạt

tiêu chuẩn và tăng ít nhất 10% so với quy trình

cũ, để cung cấp cây giống trồng rừng cho

Tổng công ty giấy Việt Nam và các đơn vị

trong và ngoài tỉnh Phú Thọ, nhóm nghiên cứu

do ông Lữ Văn Thảo, Viện nghiên cứu cây

nguyên liệu giấy đứng đầu đã tiến hành nghiên

cứu đề tài: “Nghiên cứu hoàn thiện quy trình

kỹ thuật nhân giống cây nuôi cấy mô giai đoạn

vườn ươm của một số dòng bạch đàn mô (U6,

PN14) và keo lai (BV10, BV16)”.

Qua một thời gian triển khai, nhóm

nghiên cứu thu được các kết quả như sau:

1. Đối với kết quả nghiên cứu hai dòng

bạch đàn (U6, PN14).

- Ảnh hưởng của nhà phủ màng ni lon

và chế độ tưới nước đến tỉ lệ sống, sinh

trưởng và chất lượng của bạch đàn dòng U6,

PN14 đều cho hiệu quả cao nhất ở công thức

3 (có phủ màng ni lon, tưới nước 30 giây/lần

và 4 lần/ngày) cho tỉ lệ sống đạt cao nhất

94,0% và 94,7% và tỉ lệ cây đủ tiêu chuẩn

xuất vườn cao hơn so với qui trình kỹ thuật cũ

là 10,58% và 11,8%.

- Ảnh hưởng của nhà phủ màng ni lon

và loại túi bầu đến tỉ lệ sống, sinh trưởng và

chất lượng của bạch đàn dòng U6, PN14 đều

cho hiệu quả cao nhất ở công thức 2 (có phủ

màng ni lon, bầu có đáy) cho tỉ lệ sống cao

nhất 94,7% và 94,0%. Tỉ lệ cây đủ tiêu chuẩn

xuất vườn cao hơn so với qui trình kỹ thuật cũ

là 12,73% và 10,97%.

- Ảnh hưởng của chế độ tưới nước và

loại túi bầu đến tỉ lệ sống, sinh trưởng và chất

lượng của bạch đàn dòng U6, PN14 đều cho

hiệu quả cao nhất ở công thức 3 (tưới nước 30

giây/lần, 4 lần/ngày, bầu có đáy) cho tỉ lệ

sống đạt cao nhất 88,7% và 89,3% và tỉ lệ cây

đủ tiêu chuẩn xuất vườn cao hơn so với qui

trình kỹ thuật cũ là 5,59% và 5,43%.

- Có sử dụng hệ thống nhà phủ màng

ni lon cho hiệu quả kinh tế cao hơn so với mô

hình không sử dụng hệ thống nhà phủ màng

ni lon là 1.481.119 đ/10.000 cây giống.

- Có sử dụng chế độ tưới nước tự động

cho hiệu quả kinh tế cao hơn so với mô hình

không sử dụng chế độ tưới nước tự động là

368.796 đ/10.000 cây giống.

2. Đối với kết quả nghiên cứu hai dòng

keo (BV10, BV16)

- Ảnh hưởng của nhà phủ màng ni lon

và chế độ tưới nước đến tỉ lệ sống, sinh

trưởng và chất lượng của keo lai dòng BV10,

BV16 đều cho hiệu quả cao nhất ở công thức

3 (có phủ màng ni lon, tưới nước 30 giây/lần

và 4 lần/ngày) cho tỉ lệ sống đạt cao nhất

95,3% và 96,0% và tỉ lệ cây đủ tiêu chuẩn

xuất vườn cao hơn so với qui trình kỹ thuật cũ

là 10,49% và 10,41%.

- Ảnh hưởng của nhà phủ màng ni lon

và loại túi bầu đến tỉ lệ sống, sinh trưởng và

chất lượng của bạch đàn dòng BV10, BV16

đều cho hiệu quả cao nhất ở công thức 2 (có

phủ màng ni lon, bầu có đáy) cho tỉ lệ sống

Bản tin Thành tựu KHCN Việt Nam Số 06/2019 35/60

cao nhất 94,7% và 93,3%. Tỉ lệ cây đủ tiêu

chuẩn xuất vườn cao hơn so với qui trình kỹ

thuật cũ là 10,55% và 10,49%.

- Ảnh hưởng của chế độ tưới nước và

loại túi bầu đến tỉ lệ sống, sinh trưởng và chất

lượng của bạch đàn dòng BV10, BV16 đều

cho hiệu quả cao nhất ở công thức 3 (tưới

nước 30 giây/lần, 4 lần/ngày, bầu có đáy) cho

tỉ lệ sống đạt cao nhất 90,0% và 89,3% và tỉ

lệ cây đủ tiêu chuẩn xuất vườn cao hơn so với

qui trình kỹ thuật cũ là 6,66% và 5,15%.

- Có sử dụng hệ thống nhà phủ màng

ni lon cho hiệu quả kinh tế cao hơn so với mô

hình không sử dụng hệ thống nhà phủ màng

ni lon là 1.911.796 đ/10.000 cây giống.

- Có sử dụng chế độ tưới nước tự động

cho hiệu quả kinh tế cao hơn so với mô hình

không sử dụng chế độ tưới nước tự động là

870.796 đ/10.000 cây giống.

Với những kết quả đạt được của đề tài

trong năm 2016 và năm 2017, đề tài khuyến

nghị với các đơn vị sản xuất cây giống lâm

nghiệp trong Tổng công ty giấy Việt Nam có

thể áp dụng quy trình kỹ thuật nhân giống cây

nuôi cấy mô giai đoạn vườn ươm cho một số

dòng bạch đàn (U6, PN14 và keo lai (V10,

V16) vào sản xuất.

Nguồn: P.T.T, vista.gov.vn,

03/05/2019

Trở về đầu trang

**************

NÔNG NGHIỆP

Chế tạo hệ thống thiết bị cắt, tách gáo và làm sạch vỏ nâu cơm dừa

Kỹ sư cơ khí Cao Minh Đạt đang công

tác tại DNTN Phương Nhi và nhóm nghiên

cứu đã thực hiện đề tài “Nghiên cứu công

nghệ và thiết kế chế tạo hệ thống thiết bị cắt,

tách gáo và làm sạch vỏ nâu cơm dừa”.

Mục tiêu cụ thể của đề tài nhằm

nghiên cứu chế tạo hệ thống thiết bị cơ giới

hoá các công đoạn chế biến cơm dừa nguyên

liệu gồm: cắt, tách gáo và làm sạch vỏ nâu

cơm dừa với năng suất 1000 trái/giờ và cơm

dừa sau khi tách đáp ứng được các công đoạn

chế biến các sản phẩm tiếp theo, sọ dừa sau

khi tách phục vụ được cho việc sản xuất than

thiêu kết.

Qua nghiên cứu, nhóm thực hiện đã

xây dựng được quy trình cơ giới hoá công

đoạn cắt hột, tách gáo và làm sạch vỏ nâu trái

dừa gồm các bước:

Hột dừa sau khi làm sạch xơ sẽ được

xử lý nhiệt thích hợp trong bộ phận xử lý. Sau

đó qua hệ thống thiết bị định vị và cắt hột, thu

hồi nước dừa và làm nguội. Gáo dừa sau đó

được tách rất đơn giản vì phần cơm và gáo đã

mất liên kết.

Bản tin Thành tựu KHCN Việt Nam Số 06/2019 36/60

Thiêt bị xử lý nhiệt

So sánh vỏ nâu trái dừa không xử lý nhiệt (trái) và xử lý nhiệt (phải)

Thiêt bị căt.

Sau khi tách gáo phần vỏ nâu bề mặt

cơm dừa cũng được làm sạch, tuy nhiên do

ảnh hưởng thực tế nên cần có khâu hoàn thiện

để làm lại một số miếng cơm dừa còn sót vỏ

nâu (khoảng 5%).

Đề tài đã được Hội đồng KH&CN

đánh giá cao về hướng nghiên cứu, kết quả và

hiệu quả của đề tài. Đề tài đã đạt mục tiêu,

nội dung đề ra. Để hoàn thiện hơn, Hội đồng

cũng đề nghị nhóm tác giả chỉnh sửa bố cục

trình bày cho hợp lý, bổ sung một số hình ảnh

minh hoạ thực tế việc vận hành thiết bị.

Nguồn: Châu Quang Thông,

Trung tâm Thông tin và Thông kê KH&CN,

bentre.gov.vn, 22/04/2019

Trở về đầu trang **************

Bản tin Thành tựu KHCN Việt Nam Số 06/2019 37/60

Công nghệ tạo thức ăn cho gia súc và cây trồng từ rơm, lá mía

Thức ăn thô cho trâu, bò sản xuất từ phụ phê phẩm nông nghiệp.

Phụ phẩm nông nghiệp (rơm, rạ, thân

ngô, lá mía, dây khoai, dây lạc...) vốn bị coi

là rác, bà con nông dân thường phải đốt bỏ

sau mỗi mùa vụ. Các nhà khoa học Viện Cơ

điện nông nghiệp và công nghệ sau thu hoạch

đã nghiên cứu, tận dụng chúng để sản xuất

thức ăn gia súc và phân bón cho cây trồng.

Với sản phẩm đầu ra là thức ăn chăn

nuôi trâu, bò, nhóm nghiên cứu đã chế biến

thành hai dạng là thức ăn thô cho chăn nuôi

trâu, bò phân tán tại các khu vực nguồn thức

ăn khan hiếm thường xuyên hoặc theo mùa và

thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh (TMR) cho chăn

nuôi tập trung.

Nguyên liệu được sử dụng là phụ

phẩm nông nghiệp, đưa vào dây chuyền

nghiền nhỏ, trộn đều cùng rỉ mật, urê và một

số thành phần khác rồi ép tạo viên có đường

kính từ 6 - 10 mm.

Ở công thức sản xuất thức ăn hỗn hợp

hoàn chỉnh cũng theo quy trình tương tự

nhưng nguyên liệu đầu vào được băm nhỏ

hơn với kích thước trung bình 2 - 5 cm và

phối trộn cùng nhiều phụ gia để đảm bảo nhu

cầu dinh dưỡng của vật nuôi ở mỗi lứa tuổi.

Thử nghiệm trên thực tế, trâu, bò ăn

tốt, ăn hết khẩu phần và sinh trưởng và phát

triển mạnh, đặc biệt là với thức ăn TMR.

Ở sản phẩm phân bón hữu cơ, nguyên

liệu đầu vào được nghiền nhỏ giúp quá trình ủ

phân diễn ra nhanh, phân thành phẩm hình

thức đẹp hơn, sau đó, phối trộn với chế phẩm

vi sinh gồm 3 chủng vi sinh vật nêu trên, ủ

hỗn hợp lên men trong vòng 25 – 30 ngày rồi

phân loại, đánh tơi.

Nhóm nghiên cứu phân lập được 3

chủng vi sinh vật (đã cấp Bằng độc quyền giải

pháp hữu ích) có thể phân hủy chất xơ (trong

các phụ phẩm nông nghiệp) ở nhiệt độ cao tới

65 độ C (các chủng vi sinh vật phổ biến chỉ

chịu được 55 độ C). Vì vậy, chúng có thể tiêu

diệt vi sinh vật, vi khuẩn có hại trong nguyên

liệu đầu vào trong thời tiết nắng nóng của mùa

hè, giúp hạn chế việc đảo trộn đống ủ. Kết quả

cho ra phân hữu cơ vi sinh dạng bột.

Muốn có phân bón dạng viên tan

chậm, không bị rửa trôi, gió thổi bay khi bón,

khó đấu trộn với tạp chất làm giả, phân dạng

bột được đưa vào ép thành viên hình trụ với

đường kính từ 6 -10 mm (hoặc có thể thay đổi

theo yêu cầu).

Công nghệ này cũng cho phép tận dụng

chất thải trong chăn nuôi như phân, đệm lót

sinh học (chất rải sàn chuồng nuôi)... để sản

xuất phân hữu cơ vi sinh có hàm lượng hữu cơ

50 – 60%, cao hơn ở phân hữu cơ vi sinh từ

phụ phế phẩm nông nghiệp (45 – 50%).

Áp dụng vào thực tế, chỉ cần sử dụng

lượng phân hữu cơ vi sinh bằng 1/3 lượng

phân chuồng để bón cho cây ra cùng năng

suất thu hoạch (bón cho một gốc cam chỉ cần

6 – 7kg phân hữu cơ vi sinh thay vì 25 – 30kg

phân chuồng).

Bản tin Thành tựu KHCN Việt Nam Số 06/2019 38/60

TS Nguyễn Năng Nhượng, Phó Viện

trưởng Viện Cơ điện nông nghiệp và công

nghệ sau thu hoạch, chủ nhiệm đề tài cho

biết, trong thời gian tới, nhóm sẽ đưa ra quy

mô sản xuất đa dạng để đáp ứng nhu cầu chăn

nuôi, trồng trọt, phù hợp với trữ lượng nguồn

nguyên liệu đầu vào và khả năng đầu tư của

doanh nghiệp.

Nguồn: Phan Minh, vnexpress.net,

29/04/2019

Trở về đầu trang

**************

Thiết bị Ewater giúp cây trồng phát triển tươi tốt hơn

Ứng dụng Thiêt bị Ewater sử dụng sóng điện từ tần số thấp để ion hóa nước cho nông nghiệp.

Công ty Ewater Engineering, một

doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực khoa

học - công nghệ đã giới thiệu thiết bị Ewater

sử dụng sóng điện từ tần số thấp tạo trường

cảm ứng và lực điện để ion hóa nước, tạo ra

nước phân tử nhỏ, làm tăng độ hòa tan của

nước, giúp rễ cây hấp thụ dinh dưỡng dễ hơn

tại sự kiện Techmart 2019 do Trung tâm

thông tin và thống kê khoa học - công nghệ

(thuộc Sở khoa học và công nghệ TP.HCM)

vừa tổ chức tại TP.HCM.

Theo ông Lê Trung Hiếu - giám đốc

điều hành Công ty Ewater Engineering, thiết

bị Ewater sử dụng sóng điện từ tần số thấp để

tạo ra một trường cảm ứng trong lòng ống

nước. Sóng điện từ này sẽ cung cấp năng

lượng thích hợp để ion hóa nước và làm thay

đổi cấu trúc phân tử của nước tưới cây trồng,

qua đó làm giảm độ cứng trong nước và đất,

làm tăng độ hòa tan của nước, giúp nước

được hấp thụ vào lòng đất dễ dàng hơn...

Từ trường phát ra từ thiết bị của Ewater

cũng sẽ phân tách các phần tử nước trở nên

nhỏ hơn khiến nước và chất dinh dưỡng dễ

chui vào rễ cây, giúp rễ và cây khỏe hơn.

Vẫn theo ông Hiếu, kết quả thực

nghiệm tại một số nông trại cho thấy: tốc độ

tăng trưởng của rau xanh tăng từ 5 - 10% so

với cách tưới nước không qua xử lý bằng

Ewater. Nếu lắp thiết bị Ewater trên đường

ống nước trồng rau thủy canh sẽ giảm đáng

kể hao hụt dinh dưỡng, vì khoáng chất sẽ

không bám trên đường ống.

“Đặc biêt, quá trình ion hóa nước của

thiêt bị Ewater chỉ dùng nước, hoàn toàn

không sử dụng bất kỳ loại hóa chất nào, nên

rất an toàn và không tác đông đên môi trường

sinh trưởng của cây trồng. Hơn nữa, chi phí

điên năng cho thiêt bị khá thấp, chỉ khoảng từ

100.000 -200.000 đồng tiền điên cho suôt 1

năm sử dụng. Ewater rất hiêu quả trong viêc

xử lý nguồn nước cung cấp cho các hê thông

trồng rau thủy canh, hê thông tưới phun và

tưới nhỏ giọt, hê thông tưới rau củ quả”, ông

Hiếu, chia sẻ.

Nước bị nhiễm mặn vẫn hiệu quả khi

dùng thiết bị này, do dưới tác dụng của từ

trường thiết bị Ewater tạo ra, những hạt nước

được phân tách sẽ làm mất tính kết dính của

các muối hòa tan, khiến chúng không thể tích

tụ trong khe đất, mà sẽ bị rửa trôi xuống tầng

đất dưới bộ rễ, giúp cây vẫn hấp thụ được

Bản tin Thành tựu KHCN Việt Nam Số 06/2019 39/60

nước và dinh dưỡng một cách tốt nhất cho sự

phát triển.

Hiện tại, Ewater có 2 phiên bản là EB

341 (lưu lượng nước 3,6 m3/giờ) và EB 342

(lưu lượng nước 7,2 m3/giờ), đáp ứng đa dạng

nhu cầu xử lý và cung cấp nước ion cho trang

trại và đã được nhiều đơn vị ứng dụng.

Nguồn: Cao Kiên Nam,

khoahocphothong.com.vn, 21/05/2019

Trở về đầu trang

**************

Nghiên cứu ứng dụng đồng bộ các giải pháp khoa học và công nghệ chuyển đổi cơ cấu cây trồng đạt hiệu quả kinh tế cao vùng đồng bằng sông Hồng

Trong những năm gần đây nhiều kết

quả nghiên cứu và mô hình chuyển đổi cơ cấu

cây trồng đã được chuyển giao và ứng dụng

hiệu quả cho sản xuất nông nghiệp vùng đồng

bằng sông Hồng. Tuy nhiên việc phân tích

đánh giá cụ thể các kết quả này để trở thành

hệ thống lý luận để phục vụ việc xây dựng

nông thôn mới cho vùng chưa được hoàn

thiện. Chưa xây dựng được hệ thống các giải

pháp KHCN đồng bộ (cánh đồng mẫu lớn, cơ

giới hóa trong sản xuất, tổ chức nông dân,

liên kết thị trường...) áp dụng cho toàn bộ cơ

cấu cây trồng trong 1 năm để thúc đẩy và phát

huy hết tiềm năng hiệu quả kinh tế- xã hội các

hệ thống cây trồng của vùng. Vấn đề nghiên

cứu về chuỗi giá trị cho 1 số cây trồng hàng

hóa chủ lực chưa được tập trung, vì vậy nhiều

mô hình cho năng suất cây trồng cao nhưng

chưa cho hiệu quả kinh tế cao. Chính vì

những lý do trên, nhóm nghiên cứu do TS. Lê

Quốc Thanh Thời, Trung tâm Chuyển giao

công nghệ và Khuyến nông đứng đầu đã tiến

hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu ứng

dụng đồng bộ các giải pháp khoa học và công

nghệ chuyển đổi cơ cấu cây trồng đạt hiệu

quả kinh tế cao vùng đồng bằng sông Hồng”

nhằm phục vụ xây dựng nông thôn mới, đáp

ứng yêu cầu thực tế đang đặt ra.

Sau một thời gian triển khai gian thực

hiện (2013 - 2016), nhóm nghiên cứu thu

được các kết quả như sau:

1. Đã thu thập, hồi cứu, khảo sát bổ

sung các dữ liệu tự nhiên, xã hội, các kế

hoạch, quy hoạch phát triển vùng ĐBSH.

Phân vùng nghiên cứu theo đặc điểm địa

hình, vị trí địa lý và điều kiện kinh tế - xã hội

và hình thái sản xuất vùng ĐBSH. Đánh giá,

làm rõ các nghiên cứu về hệ thống cây trồng

và chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên thế giới

và ở trong nước.

2. Đánh giá được hiện trạng sản xuất

và cơ cấu cây trồng của vùng ĐBSH và đề

xuất các giải pháp KHCN phục vụ chuyển đổi

cơ cấu cây trồng: lựa chọn giống phù hợp,

hoàn thiện kỹ thuật canh tác, bố trí mùa vụ,

xây dựng cơ cấu cây trồng hợp lý có hiệu quả

kinh tế và bền vững. Đánh giá được các cơ

cấu cây trồng hiệu quả, cần mở rộng cho

ĐBSH. Đánh giá được thuận lợi và hạn chế

của vùng ĐBSH trong việc sản xuất nông

nghiệp và chuyển đổi cơ cấu cây trồng phục

vụ xây dựng NTM.

3. Về giải pháp KHCN cho vùng

ĐBSH chuyển đổi cơ cấu cây trồng cho vùng:

Bản tin Thành tựu KHCN Việt Nam Số 06/2019 40/60

* Về giống cây trồng: Đề tài đã lựa

chọn được 16 giống cây trồng có năng suất

cao, ngắn ngày, chống chịu và có chất lượng

tốt, phù hợp cho từng cơ cấu của các tiểu

vùng sinh thái và hoàn thiện quy trình thâm

canh cho từng giống gồm:

+ 3 giống lúa ngắn ngày, năng suất

cao, chất lượng: HT9, ĐS3 và J01 có TGST

vụ mùa 100-108 ngày, năng suất : 55-65

tạ/ha, góp phần tăng vụ và giải quyết vấn đề

thời vụ cho sản xuất cây vụ đông.

+ 3 giống ngô, năng suất cao, chất

lượng: Đường lai 20, HN88, NK4300 phù

hợp với vùng sản xuất hàng hóa ven đô, vùng

thâm canh ngô hè và ngô đông.

+ 2 giống lạc, năng suất cao, chất

lượng: L23 và L26, đáp ứng với chân đất 1

lúa 2 màu và chân đất chuyên màu.

+ 2 giống đậu tương, năng suất cao,

chất lượng: ĐVN14, Đ2101 góp phần bổ sung

vào cơ cấu giống và mở rộng diện tích đậu

tương đông.

+ 2 giống khoai tây, năng suất cao,

chất lượng: Diamant và Solara.

+ 2 giống bí xanh, năng suất cao, chất

lượng: Tre việt, bí xanh số 1.

+ 2 giống rau, năng suất cao, chất

lượng: bắp cải và súp lơ.

* Về kỹ thuật thâm canh: Xây dựng

được 7 gói quy trình kỹ thuật (QTKT) canh

tác cho 7 công thức luân canh cây trồng

(CTLC) trên 3 chân đất chính của vùng

ĐBSH đạt hiệu quả kinh tế cao:

(1) Trên chân đất 2 lúa - 1 màu:

+ QTKT áp dụng cho CTLC “lúa

Xuân - lúa Mùa - đậu tương Đông”

+ QTKT áp dụng cho CTLC “lúa

Xuân - lúa Mùa - khoai tây Đông”

+ QTKT áp dụng cho CTLC “lúa

Xuân - lúa Mùa - bí xanh Đông”

+ QTKT áp dụng cho CTLC “lúa

Xuân - lúa chét - bí xanh Thu Đông”

+ QTKT áp dụng cho CTLC “lúa

Xuân - lúa chét - ngô Thu Đông”

(2) Trên chân đất 1 lúa - 2 màu:

+ QTKT áp dụng cho CTLC “lạc Xuân

- lúa Mùa - Khoai tây Đông”

(3) Trên chân đất chuyên màu:

+ QTKT áp dụng cho CTLC “lạc Xuân

- ngô Hè Thu - cải bắp Đông

- Đánh giá và hoàn thiện kỹ thuật sản

xuất lúa chét ở Hà Nội và Nam Định, giúp

giải quyết được vấn đề thời vụ của cây vụ

đông ưa ấm ở ĐBSH (Ngô, đậu tương, rau

màu). Chiều cao gốc cắt để chét có mối quan

hệ tương quan nghịch với TGST của lúa chét

và chiều cao cây.

- Xác định được thành phần của giá thể

làm bầu cải tiến gieo ngô ở các tỉnh trong

vùng, góp phần tăng hiệu quả và nhân rộng

quá trình cơ giới hóa.

4. Xây dựng được 53 ha cây trồng các

loại trên cho 7 công thức luân canh trên 3

chân đất tại 3 tỉnh Hưng Yên, Hà Nội và Nam

Định. Trong đó: Lúa 29 ha, Lạc: 6 ha, Ngô: 5

ha, Bí xanh: 5 ha, Khoai tây: 3 ha, Đậu tương:

3 ha, rau bắp cải: 2 ha. Các công thức luân

canh cây trồng trong mô hình tại các tỉnh đều

cho năng suất cao hơn so với sản xuất đại trà

và cho hiệu quả kinh tế vượt hơn so với sản

xuất đại trà từ 21.150.000 đ/ha đến

39.954.000 đ/ha, vượt sản xuất đại trà từ 35,2

- 126,2%. Các công thức luân canh có sử

dụng giống mới cho lợi nhuận cao, dễ áp

dụng và người dân chấp nhận nhân rộng: Lúa

xuân (BT7) - lúa chét (BT7) - bí xanh đông

(bí xanh số 1); Lúa xuân (ĐS3) - lúa mùa

Bản tin Thành tựu KHCN Việt Nam Số 06/2019 41/60

(HT9) - bí xanh đông (bí xanh số 1); Lúa

xuân (ĐS3) - lúa mùa (HT9) - khoai tây đông

(Diamant); Lạc xuân (L26) - ngô hè thu

(NK4300) - bắp cải đông (bắp cải kk cross);

Lạc xuân (L23) - lúa mùa (HT9) - khoai tây

đông (Solara); Lúa xuân (BT7) - lúa chét

(BT7) - ngô đông sớm (HN88).

Nhóm nghiên cứu kiến nghị cho phép

ứng dụng, nhân rộng kết quả một số mô hình

hiểu quả kinh tế cao ra sản xuất thông qua các

Dự án phát triển nhằm đóng góp tích cực hơn

nữa trong xây dựng nông thôn mới ở các giai

đoạn tiếp theo của Chương trình.

Nguồn: P.T.T, vista.gov.vn,

04/05/2019

Trở về đầu trang

**************

Mô hình sản xuất lúa - thủy sản chất lượng cao gắn với thị trường tiêu thụ sản phẩm cho vùng chiêm trũng Đồng bằng sông Hồng

Vùng đồng bằng sông Hồng là một

trong những vùng sản xuất nông nghiệp trọng

điểm của cả nước, toàn vùng có 207.858 ha

diện tích ruộng ngập úng và 44.499 ha đất

ruộng trũng mất trắng (Viện Thiết kế quy

hoạc Nông nghiệp, 2006) nên tiềm năng xây

dựng mô hình lúa-thủy sản là rất lớn. Tuy

nhiên hiện nay hiệu quả sử dụng đất ruộng

ngập úng tại các địa phương là chưa cao.

Phần lớn người nông dân vẫn chỉ tập trung

trồng lúa đơn thuần với rủi ro lớn, hiệu quả

thấp. Phần diện tích nhỏ còn lại đã chuyển

sang trồng lúa kết hợp nuôi trồng thủy sản.

Tuy nhiên hình thức này phần nhiều do sự tự

phát của người dân mà ít được chuyển giao

công nghệ của các cơ quan nghiên cứu khoa

học. Các gia đình vẫn chủ yếu sản xuất nông

nghiệp theo lối truyền thống, hình thức nuôi

nhỏ lẻ, với quy mô hộ gia đình và mang nặng

tính chất tự cung tự cấp, đối tượng nuôi chủ

yếu là các giống cá truyền thống năng suất,

chất lượng thấp. Xuất phát từ thực tế trên,

nhóm nghiên cứu do TS. Phạm Văn Dân,

Trung tâm Chuyển giao Công nghệ và KN

đứng đầu đã đề xuất dự án: “Xây dựng mô

hình sản xuất lúa-thủy sản chất lượng cao gắn

với thị trường tiêu thụ sản phẩm cho vùng

chiêm trũng Đồng bằng sông Hồng nhằm góp

phần làm thay đổi tập quán sản xuất của

người dân”.

Qua 16 tháng triển khai, dự án đã tiến

hành đầy đủ các nội dung công việc và hoàn

thành xuất sắc các mục tiêu đề ra. Kết quả của

dự án được thể hiện ở những nội dung sau:

- Dự án đã tiến hành khảo sát, điều tra

bổ sung, đánh giá thực trạng sản xuất lúa cá

tại các vùng chiêm trũng đồng bằng sông

Hồng; nêu được những thuận lợi và khó khăn

trong mô hình canh tác lúa-thủy sản tại các

địa phương để từ đó đề xuất những giải pháp

triển khai hiệu quả.

- Dự án đã chuyển giao thành công

quy trình sản xuất lúa - thủy sản đến với

người nông dân thông qua việc xây dựng

thành công hai mô hình canh tác 1 vụ lúa-1

vụ cá và một mô hình 2 vụ lúa-1 vụ cá trên

quy mô 60ha tại các địa bàn triển khai. Tổng

thu nhập từ các mô hình đạt từ 192,405 -

225,390 triệu đồng/ha, lợi nhuận thu được từ

59,197 - 71,344 triệu đồng/ha, gấp 2,4 - 3,3

lần so với mô hình trồng 2 vụ lúa đơn canh và

gấp 1,2- 1,4 lần so với mô hình canh tác lúa -

cá ngoài sản xuất.

- Dự án đã xây dựng 03 mô hình tổ

chức liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị sản

Bản tin Thành tựu KHCN Việt Nam Số 06/2019 42/60

phẩm giữa 4 nhà, góp phần ổn định sản xuất

và tăng thu nhập cho người nông dân tại các

vùng triển khai.

- Dự án đã xây dựng được 01 bộ sổ tay

hướng dẫn Quy trình sản xuất lúa - thủy sản

kết hợp cho cán bộ và người nông dân tại các

vùng triển khai.

- Dự án đã tổ chức đào tạo, tập

huấncho 312 lượt người dân nắm vững kỹ

thuật canh tác lúa-thủy sản. Kết quả của dự án

đã có những tác động to lớn về các mặt kinh

tế, xã hội và môi trường trong sản xuất nông

nghiệp tại vùng chiêm trũng đồng bằng sông

Hồng, góp phần đắc lực trong công cuộc xây

dựng Nông thôn mới tại các địa phương.

Từ kế quả thu được, những hiệu quả

kinh tế nổi bật của dự án là tại các khu vực có

diện tích ruộng trũng vốn không thể cấy trồng

vào mùa ngập úng, không thể trồng được cây

vụ đông và không khai thác hết tiềm năng của

đất, mặt nước, thì việc nuôi luân canh lúa - cá

đã góp phần tăng vụ sản xuất trên cùng một

diện tích, từ đó tăng thu nhập cho nông dân,

giảm được công làm đất, thuốc bảo vệ thực vật,

tăng năng suất lúa là điều rất quan trọng hiện

nay. Mô hình canh tác 1 vụ lúa - 1 vụ cá cho

thu nhập từ 192,405 - 202,440 triệu đồng/ha,

lợi nhuận thu được từ 59,197 - 68,632 triệu

đồng/ha, cao hơn mô hình trồng 2 vụ lúa đơn

canh lúa của người dân từ 41,387 - 45,332 triệu

đồng/ha, hiệu quả kinh tế gấp 3,0 - 3,3 lần. So

với mô hình canh tác lúa - cá ngoài sản xuất,

mô hình trong dự án cho lợi nhuận cao hơn từ

13,587 - 19,607 triệu đồng/ha, tương ứng 29,2 -

40,0%. Mô hình canh tác 2 vụ lúa - 1 vụ cá cho

thu nhập 225,390 triệu đồng/ha, lợi nhuận thu

được từ 71,344 triệu đồng/ha, cao hơn mô hình

trồng 2 vụ lúa đơn canh lúa của người dân

41,444 triệu đồng/ha, hiệu quả kinh tế gấp 2,4

lần. So với mô hình canh tác 2 lúa lúa - 1 vụ cá

ngoài sản xuất, mô hình trong dự án cho lợi

nhuận cao hơn từ 20,014 triệu đồng/ha, tương

ứng 41,8%.

* Hiệu quả lâu dài: Dự án triển khai sẽ

làm tiền đề mở rộng trên 200 nghìn ha diện

tích đất chiêm trũng vùng đồng bằng sông

Hồng trong những năm tiếp theo. Đồng thời

sẽ tận dụng tài nguyên đất, nước và nguồn lao

động dư giả để biến vùng đất kém hiệu quả

này dần dần hình thành vùng sản xuất nông

nghiệp đặc thù của vùng với các sản phẩm an

toàn cung cấp cho xã hội như các loại lúa gạo

chất lượng, các chủng loại thủy sản khác nhau

đa dạng và phong phú về sản phẩm.

Dự án đã cung cấp cho thị trường sản

phẩm cá chất lượng tốt, an toàn vệ sinh thực

phẩm, tạo thêm công ăn việc làm, tăng thu

nhập, góp phần nâng cao đời sống cho hộ

tham gia mô hình, thúc đẩy phong trào nuôi cá

tại địa phương. Thông qua dự án người dân

nâng cao được cả năng suất cá và lúa, tăng

hiệu quả kinh tế trên một đơn vị diện tích theo

hướng bền vững và bảo vệ môi trường sinh

thái tốt hơn. Nâng cao trình độ chuyên môn,

kinh nghiệm về chỉ đạo, hướng dẫn kỹ thuật,

kiểm tra giám sát và đánh giá trong triển khai

mô hình cho cán bộ kỹ thuật các địa phương

và chủ nhiệm dự án. Giảm thiểu ô nhiễm môi

trường, môi sinh do hạn chế được thuốc bảo vệ

thực vật; giảm phân hóa học..., bảo vệ sức

khỏe cho người lao động do việc áp dụng tiến

bộ kỹ thuật, sản xuất sản phẩm đạt chỉ tiêu an

toàn thực phẩm theo quy định hiện hành. Hệ

thống canh tác lúa - thủy sản được xem như

một dạng IPM, chính hình thức này sẽ giúp

cho môi trường canh tác được cải thiện tốt

hơn, thông qua việc giảm thiểu sử dụng các

chất hóa học và thuốc trừ sâu. Đồng thời chất

lượng nước, chất lượng các sản phẩm nông

nghiệp cũng được cải thiện.

Như vậy, Dự án vừa có ý nghĩa khoa

học, vừa mang tính kinh tế-xã hội, bảo đảm

phát triển bền vững và bảo vệ môi trường

Bản tin Thành tựu KHCN Việt Nam Số 06/2019 43/60

sinh thái. Bên cạnh đó, dự án còn tạo thêm

nhiều việc làm, tăng thu nhập trên một đơn vị

diện tích, góp phần tạo ra bước đột phá về

chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, xây

dựng nông thôn mới tại các tỉnh vùng Đồng

bằng sông Hồng.

Nguồn: P.T.T, vista.gov.vn,

07/05/2019

Trở về đầu trang

**************

Nhân nuôi thành công chủng giống tảo xoắn Spirulina

Khu nuôi trồng tảo xoăn Spirulina VNU A03 tại Viện nghiên cứu và ứng dụng công nghệ cao

Hòa Lạc

Viện nghiên cứu và ứng dụng công

nghệ cao Hòa Lạc (Bộ Khoa học và Công

nghệ) đã nhân nuôi thành công tảo xoắn

Spirulina VNU A03 - một vi tảo có dạng

xoắn hình lò xo, màu xanh lam, kích thước từ

0,25-1 mm. Loài tảo này có các dưỡng chất

(đạm, đường, axit béo, vitamin...) có lợi cho

hoạt động của tim mạch và hệ thần kinh,

chống lão hóa, ngăn ngừa ung thư, tăng sức

đề kháng cơ thể.

Ông Bùi Đức Thắng, Viện trưởng Viện

nghiên cứu và ứng dụng công nghệ cao Hòa

Lạc cho biết, trong số hàng trăm chủng giống,

các nhà khoa học Việt Nam đã chọn tạo, nuôi

cấy thử nghiệm, chọn Spirulina VNU A03 và

xây dựng quy trình nuôi cấy. Sau 5 năm, phân

tích, theo dõi sự phát triển con giống trong

các điều kiện môi trường của Việt Nam,

tháng 9/2018 các nhà khoa học đã chọn giống

và xây dựng thành công quy trình nuôi cấy

thông thường và quy mô công nghiệp.

"Hiên công suất nuôi cấy đạt 5 - 6 tấn

tảo khô/năm", ông Thắng nói và cho biết so

với các tảo nhập khẩu, tảo của Việt Nam có

protein cao, chiếm 68% khối lượng (các sản

phẩm tử Pháp chiếm 60%, Đài Loan 62%) .

Đặc biệt, hàm lượng beta – caroten vượt trội so

với các sản phẩm tảo của Nhật Bản - quốc gia

có thương hiệu trong khai thác và sản xuất các

sản phẩm có nguồn gốc từ tảo Spirulina. Chất

này có tác dụng ngăn ngừa ung thư, chống lão

hóa và hiệu quả ở những người có nguy cơ

bệnh tim mạch, phòng và chữa bệnh khô mắt ở

trẻ em, đã được chứng nhận bởi nhiều công

trình nghiên cứu khoa học trên thế giới.

Hiện Viện nghiên cứu và ứng dụng

công nghệ cao Hòa Lạc ứng dụng công nghệ

trong nuôi cấy và sản xuất tảo Spirulina với

cơ sở hạ tầng gần 6.000 m2. Khu sản xuất

được quy hoạch khép kín, bảo đảm vệ sinh,

được Bộ Y tế cấp giấy chứng nhận cho cơ sở

đủ điều kiện an toàn thực phẩm. Nguyên liệu

tảo xoắn Spirulina VNU A03 đang được

nhóm nghiên cứu hướng đến đối tượng sử

dụng là các doanh nghiệp dược, chế biến sản

phẩm thực phẩm, thực phẩm dinh dưỡng, bảo

vệ sức khỏe, sản xuất mỹ phẩm...

Giống tảo xoắn Spirulina VNU A03 là

kết quả của Đề án nghiên cứu khoa học cấp

Nhà nước do Viện nghiên cứu và ứng dụng

công nghệ cao Hòa Lạc và Học Viện Nông

nghiệp Việt Nam phối hợp thực hiện. Chủng

giống tảo này đã được Bộ Nông nghiệp và

Phát triển Nông thôn công nhận là chủng

Bản tin Thành tựu KHCN Việt Nam Số 06/2019 44/60

giống đầu tiên tại Việt Nam. Theo Nghị định

65/2017 của Thủ tướng Chính phủ, chủng tảo

Spirulina VNU A03 được xếp vào nguồn

dược liệu để ứng dụng trong lĩnh vực Y tế.

Nguồn: Bích Ngọc, vnexpress.net,

21/05/2019

Trở về đầu trang

**************

MÔI TRƯỜNG

Ứng dụng công nghệ keo tụ điện hóa trong xử lý nước thải công nghiệp

Đề tài do tác giả Phan Quang Huy

Hoàng và cộng sự (Trung tâm Phát triển Khoa

học và Công nghệ Trẻ) thực hiện nhằm ứng

dụng keo tụ điện hóa trong xử lý nước thải

mực in và nước thải cà phê quy mô phòng thí

nghiệm và mô hình pilot ngoài hiện trường.

Nước thải mực in thường được coi là

chất thải nguy hại và khi thải bỏ phải tuân theo

một quy trình xử lý nghiêm ngặt. Nước thải

mực in phát sinh từ các công đoạn của quá

trình sản xuất in ấn, vệ sinh thiết bị máy móc

và quá trình vệ sinh xưởng khi mực in bị đổ

tràn. Nước thải từ các cơ sở in ấn thường có

thể tích không lớn, nhưng có thành phần phức

tạp với nồng độ cao, bao gồm các chất màu,

dung môi hữu cơ, chất dầu mỡ, và các chất

phụ trợ, và có thể có một lượng các kim loại

nặng. Đây là một trong những loại nước thải

công nghiệp rất khó phân hủy sinh học.

Nghiên cứu này ứng dụng công nghệ

keo tụ điện hóa với để xử lý nước thải mực in

từ xí nghiệp sản xuất bao bì của Công ty Cổ

phần Bảo vệ thực vật An Giang, tỉnh An

Giang (NT1) và nước thải mực in từ Công ty

TNHH Quốc tế Sianghe, Khu công nghiệp

Vĩnh Lộc, TP.HCM (NT2); nước thải từ quá

trình sản xuất cà phê hòa tan của Công ty Cổ

phần Vinacafe, KCN Long Thành, Đồng Nai

(NT3).

Mô hình keo tụ điện hóa được thiết lập

tại phòng thí nghiệm bao gồm: bình phản ứng,

máy phát dòng một chiều và các cặp điện cực

(Al-Al). Tiếp theo, tiến hành chạy thực

nghiệm chế độ theo mẻ xử lý nước thải mực in

và kiểm tra sự ảnh hưởng của các thông số vận

hành bao gồm hiệu điện thế, pH, khoảng cách

điện cực, tốc độ khuấy trộn, và nồng độ chất

điện ly. Tác động của các thông số này được

đánh giá dựa trên hiệu quả xử lý COD và độ

màu của nước thải. Độ giảm khối lượng điện

cực sau các quá trình keo tụ điện hóa cũng

được đo đạc. Sau đó, hiệu quả xử lý COD, độ

màu, BOD và TSS trên nước thải mực in được

khảo sát tại điều kiện thích hợp với các thông

số vận hành nêu trên.

Kết quả cho thấy, đối với nước thải in

ấn, tại điều kiện tối ưu (30 V, keo tụ điện hóa

trong thời gian 30 phút, khoảng cách 2 cm, pH

và nồng độ chất điện ly không điều chỉnh,

không khuấy trộn, và lắng 30 phút), độ màu

gần như được loại bỏ hoàn toàn khỏi nước

thải. TSS đầu ra ở cả hai loại nước thải đều đạt

QCVN tương ứng. COD xử lý đạt hiệu quả

95,1% (NT1) và 85% (NT2), mẫu đầu ra của

NT1 đạt QCVN nhưng NT2 thì chưa đạt.

Mô hình pilot đã được thiết kế và đưa

vào chạy thử để xử lý nước thải in ấn tại Công

ty TNHH Quốc tế Sianghe. Kết quả cho thấy,

chế độ chạy theo mẻ cho hiệu quả xử lý COD

và độ màu cao hơn, nhưng không nhiều, so với

chạy liên tục. Số cặp điện cực được thử

nghiệm bao gồm 1 cặp và 3 cặp. Quá trình

chạy theo thời gian dài cho thấy mặc dù tính

chất nước đầu vào biến thiên mạnh theo ngày,

nước thải đầu ra có tính chất tương đối ổn

Bản tin Thành tựu KHCN Việt Nam Số 06/2019 45/60

định, với độ màu và TSS đạt QCVN 10:2011,

cột B. Mặc dù vậy, COD còn vượt giá trị cho

phép. Do đó, quá trình keo tụ điện hóa có thể

coi là một bước tiền xử lý rất hiệu quả, xử lý

được 77% COD.

Nghiên cứu này cũng mở rộng áp dụng

keo tụ điện hóa với đối tượng nước thải công

nghiệp là nước thải cà phê, với mục đích đưa

ra một công nghệ mới xử lý nước thải với hiệu

quả xử lý cao và giảm thời gian xử lý, sử dụng

các cặp điện cực (Al-Al, Al-Ti). Nước thải

thực được lấy ở bể thu gom nước thải từ quá

trình sản xuất cà phê hòa tan của Công ty Cổ

phần Vinacafe. Điều kiện tối ưu bao gồm: pH

6, điện thế 30 V, khoảng cách điện cực 2 cm,

thời gian 60-75 phút. Ở điều kiện này, hiệu

quả loại bỏ COD và độ màu là 87% và 99%.

Chi phí vận hành tương ứng 0,83-1,49

USD/kgCOD (Al-Al) và 0,88-1,39

USD/kgCOD (Al-Ti). Kết quả đã chứng minh

rằng keo tụ điện hóa với thiết kế và vận hành

đơn giản hứa hẹn là một phương pháp có thể

được được ứng dụng phổ biến, đặc biệt là

bước tiền xử lý đối với nước thải cà phê.

Nguồn: Lam Vân, cesti.gov.vn,

22/05/2019

Trở về đầu trang

**************

Hệ thống thiết bị hiệu chuẩn máy trắc địa

Hiện, dự án trang thiết bị và hệ trụ

chuẩn đã hoàn tất , năng lực hiệu chuẩn của

Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn - Đo lường -

Chất lượng 3 (Quatest 3) về thiết bị đo đạc

trắc địa được mở rộng, đảm bảo các máy móc

sử dụng trong công trình như toàn đạc, kinh

vĩ, thủy bình được kiểm tra một cách kịp thời,

chính xác và tin cậy. Đặc biệt, máy trắc địa

thường được sử dụng ở ngoài trời với điều

kiện nhiệt độ, độ ẩm, tốc độ gió,.. luôn biến

động. Cho nên thực hiện hiệu chuẩn máy trắc

địa phải đi đôi với việc xác định thông số Độ

chụm (cách gọi khác trong xây dựng là Sai số

trung phương), phù hợp với tiêu chuẩn quốc

tế ISO 17123. Với lý do này, Quatest 3 đã

trang bị hệ thiết bị chuẩn đồng bộ của hãng

sản xuất nổi tiếng Leica, Thụy sỹ có độ ổn

định và chính xác cao.

Hệ thống thiết bị hiệu chuẩn máy

trắc địa bao gồm:

Hệ trực chuẩn: tạo 5 hướng trên mặt

phẳng nằm ngang và 4 hướng trên mặt phẳng

thẳng đứng để kiểm góc (Hình 1)

Hệ trực chuẩn kiểm góc đứng và góc bằng của máy kinh vĩ, máy toàn đạc

Đường chuẩn: là hệ trụ gồm 7 trụ bê

tông cứng vững trên chiều dài 130 m, tạo các

khoảng cách chuẩn theo thiết kế Herrbrugg.

(Hình 2)

Đường chuẩn (hệ trụ chuẩn)

Bản tin Thành tựu KHCN Việt Nam Số 06/2019 46/60

Hệ trụ chuẩn tại Khu thí nghiệm Biên Hòa

Máy toàn đạc chuẩn thuộc dòng máy

hiện đại nhất của Leica có độ chính xác đo

cạnh là ±(0,6 mm + 1 ppm.D) & và đo góc

là ±0,5” .

Máy thủy bình chuẩn có chức năng tự

động điều quang, có camera kỹ thuật số chỉnh

nét tự động với độ chính xác cao là ± 0,2 mm

trên 1 km đo đi đo về.

Máy toàn đạc chuẩn và máy thủy bình chuẩn của Leica – Thụy Sĩ

Phương pháp hiệu chuẩn

Khi thực hiện hiệu chuẩn máy toàn đạc

về phép đo khoảng cách, máy toàn đạc và

gương lăng kính được lắp đặt cố định trên hệ

trụ chuẩn bằng các chân đế, bộ nối có độ định

tâm cao để đo chính xác 21 khoảng cách và

tính toán độ chụm theo tiêu chuẩn ISO

17123-4 (hình 5)

Sơ đồ kiểm tra khoảng cách của máy toàn đạc

Khi thực hiện hiệu chuẩn máy kinh vĩ

hoặc máy toàn đạc về phép đo góc, máy kinh

vĩ hoặc máy toàn đạc được đặt trên hệ trực

chuẩn để tiến hành 3 loạt đo góc đứng và đo

góc bằng, đối với mỗi loạt đo, thực hiện đo

góc theo 4 hướng đứng và 5 hướng ngang, ở 2

vị trí thuận kính và đảo kính và tính toán độ

chụm theo tiêu chuẩn ISO 17123-3 ( hình 6).

Sơ đồ kiểm tra góc của máy kinh vĩ hoặc toàn đạc

Khi thực hiện hiệu chuẩn máy thủy bình về

phép đo chênh cao, máy thủy bình được đặt

trên gá 3 chân để tiến hành 40 cặp đo đi đo về

giữa 2 điểm mốc A & B và tính toán độ chụm

theo tiêu chuẩn ISO 17123-2 (xem hình 7).

Sơ đồ kiểm tra độ trên cao của máy thủy bình

Bản tin Thành tựu KHCN Việt Nam Số 06/2019 47/60

Bằng các phương pháp trên, với đội

ngũ hiệu chuẩn viên có kinh nghiệm chuyên

sâu về đo lường và kỹ năng tay nghề cao,

cùng các phương tiện chuẩn hiện đại, chính

xác, Quatest 3 sẽ cung cấp kết quả hiệu chuẩn

thiết bị trắc địa có đầy đủ nội dung phù hợp

với tiêu chuẩn quốc tế ISO 17123 với độ tin

cậy cao.

Nguồn: Huỳnh Thị Thu Vân,

khoahocphattrien.vn, 15/05/2019

Trở về đầu trang

**************

Đánh giá mức độ ô nhiễm kim loại nặng trong bụi đường và ảnh hưởng của nó đến mức độ phơi nhiễm của người dân

Nhằm đánh giá mức độ ô nhiễm kim

loại nặng trong bụi đường ở các khu vực khác

nhau (đô thị, nông thôn, khu công nghiệp) ở

miền Bắc Việt Nam và đánh giá mức phơi

nhiễm bụi đường trong các nhóm cộng đồng

khác nhau (sống ở các khu vực khác nhau) ở

miền Bắc Việt Nam, nhóm nghiên cứu do

Thái Hà Phi, Trường Đại học Giao thông Vận

tải đã tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá

mức độ ô nhiễm kim loại nặng trong bụi

đường và ảnh hưởng của nó đến mức độ phơi

nhiễm của người dân”.

Các nội dung triển khai bao gồm:

- Đánh giá hàm lượng kim loại nặng có

trong bụi đường ở các khu vực khác nhau (đô

thị, nông thôn, khu công nghiệp) ở miền Bắc

Việt Nam.

- Quan trắc sự phân bố của kim loại

nặng trong bụi đường dọc theo các tuyến

đường tại các khu đô thị, nông thôn và khu

công nghiệp điển hình. Kế hoạch lấy mẫu

được thiết kế để có thể bao quát được tất cả

các khu vực có thể có mức rủi ro cao đối với

sức khỏe bằng số lượng lớn mẫu (khoảng 220

mẫu ở Hà Nội, 140 mẫu ở Hải Phòng) và

phân tích nhanh.

- Thiết lập một cơ sở dữ liệu về sự

phân bố không gian của kim loại nặng trong

bụi đường tại khu vực nghiên cứu.

- Đánh giá mức độ phơi nhiêm bụi

đường trong các nhóm cộng đồng khác nhau

(sống ở các khu vực khác nhau.

- Sử dụng mô hình phù hợp để đánh

giá liều lượng hấp thụ kim loại nặng trong bụi

qua việc hít thở hoặc ăn phải giữa các nhóm

đối tượng khác nhau.

- Đánh giá mức phơi nhiễm kim loại

nặng trong bụi ở Việt Nam và ô nhiễm bụi

nói chung.

Kết quả đạt được sau một thời gian

triển khai như sau:

1. Về đánh giá hàm lượng kim loại

nặng có trong bụi đường tại các đường phố

của Thủ đô Hà Nội và tại dọc khu vực đường

quốc lộ số 5 và quốc lộ số 18 phía Bắc - Việt

Nam. Cụ thể:

- Đã thực hiện quan trắc sự phân bố

kim loại trong bụi đường theo các tuyến phố

của Thủ đô Hà Nội (đại diện cho các đô thị

lớn của Việt Nam) (thực hiện gần 220 mẫu).

Bản tin Thành tựu KHCN Việt Nam Số 06/2019 48/60

- Đã thực hiện quan trắc sự phân bố

kim loại nặng trong bụi đường theo các tuyến

quốc lộ chính của phía Bắc - Việt Nam, Quốc

lộ số 5 (nối Hà Nội và Hải Phòng); Quốc lộ số

18 nối Hà Nội và tỉnh Quảng Ninh. Đây là các

tuyến quốc lộ nối Thủ đô Hà Nội với 02 trung

tâm công nghiệp lớn nhất ở phía Bắc là Hải

Phòng và Quảng Ninh. Ở đây đã lấy 150 mẫu.

- Đã thiết lập cơ sở dữ liệu về phân bố

không gian của kim loại nặng trong bụi

đường tại Thủ đô Hà Nội và dọc đường quốc

lộ số 5 và số 18 ở phía Bắc - Việt Nam.

2. Về đánh giá mức độ phơi nhiễm bụi

đường trong các cộng đồng khác nhau tại Hà

Nội và khu vực phía Bắc (dọc quốc lộ số 5 và

số 18).

+ Sử dụng mô hình phù hợp để đánh

giá liều lượng hấp thụ kim loại nặng trong việc

hít thở hoặc ăn phải giữa các nhóm đối tượng.

+ Đánh giá mức phơi nhiễm kim loại

nặng từ bụi đường ở Việt Nam và so sánh với

các nước khác.

+ Đề xuất giải pháp giải quyết vấn đề

ô nhiễm kim loại nặng trong bụi ở Việt Nam.

Đề tài là nghiên cứu đầu tiên ở Việt

Nam đánh giá mức độ ô nhiễm bụi đường về

mặt không gian và thời gian (theo mùa). Lần

đầu tiên đã quan trắc tại hai khu vực điển

hình là thủ đô Hà Nội (đại diện các thành phố

lớn) và dọc theo quốc lộ 5 và quốc lộ 18 (là

khu vực đường quốc lộ nối Hà Nội với Hải

Phòng và Quảng ninh là 02 trung tâm công

nghiệp lớn tại phía Bắc - Việt Nam cũng như

thiết lập được cơ sở dữ liệu về sự phân bố

không gian của kim loại nặng trong bụi

đường tại khu vực nghiên cứu. Nhóm nghiên

cứu đề tài đã áp dụng thành công phương

pháp đo nhanh bằng sử dụng thiết bị phân tích

huỳnh quang tia X (XRF) cầm tay và công

nghệ GIS để thiết lập được bản đồ phân bố

không gian của kim loại nặng trong bụi

đường tại khu vực nghiên cứu.

3. Về đánh giá mức độ phơi nhiễm của

dân cư dưới tác động của kim loại nặng trong

bụi đường.

- Đã sử dụng phương pháp phân tích

thành phần chính (PCA) và đã ứng dụng phần

mềm SPSS để phân tích PCA.

- Đã lựa chọn mô hình toán phù hợp để

tính liều lượng hấp thụ hàng ngày của kim

loại nặng thông qua hô hấp và tiêu hóa của

nhóm cộng đồng dân cư khác nhau trong

vùng nghiên cứu.

Như vậy, kết quả của đề tài là cơ sở

khoa học cho các Bộ, Ngành liên quan đề

xuất các giải pháp kinh tế - xã hội phù hợp..

Nguồn: P.T.T (NASATI), vista.gov.vn,

15/05/2019

Trở về đầu trang

**************

LĨNH VỰC KHÁC

Chốt bảo vệ thông minh

Dự án Chốt bảo vệ thông minh của sinh

viên Ngô Triệu Nhân (khoa xây dựng Trường

ĐH Bách khoa - ĐH Quốc gia TP.HCM) vừa

giành giải nhất “Giải thưởng xây dựng bền

vững - Insee Prize 2019” do Công ty vật liệu

xây dựng INSEE VN trao.

Đây là dự án chốt canh gác cơ động ở

ngã tư đường Trục chính 2 và Trục chính 7, tại

khu đô thị ĐH Quốc gia TP.HCM, có nhà vệ

Bản tin Thành tựu KHCN Việt Nam Số 06/2019 49/60

sinh, bể 900 lít tích nước mưa, pin năng lượng

tiết kiệm điện, trồng cây có tính đuổi muỗi.

Ngô Triệu Nhân nhận giải nhất Giải thương xây dựng bền vững - Insee Prize 2019

Nhân chia sẻ: “Hầu hêt các chôt bảo

vê hiên nay đều thiêu khá nhiều thứ cần thiêt

cho nhân viên bảo vê như nhà vê sinh, không

gian nghỉ ngơi. Công với buổi trưa thì nóng

bức, còn buổi tôi tại những chôt bảo vê này

rất nhiều muỗi. Do đó mình đã nảy ra ý tưởng

thiêt kê chôt bảo vê thông minh hơn”.

Chốt bảo vệ thông minh có diện tích

4m2 nhưng đáp ứng được các nhu cầu nghỉ

ngơi, vệ sinh của nhân viên bảo vệ. Nhân

thiết kế bàn làm việc có thể gấp lại nhằm tạo

thêm không gian trống để nghỉ ngơi.

Bên cạnh đó, trong chốt bảo vệ thông

minh có thêm nhà vệ sinh riêng vì nhân viên

bảo vệ không thể bỏ nơi làm việc của họ

được, ở hạng mục này sản phẩm sử dụng

tường cong để tiết kiệm không gian.

“Phía mái trên chôt bảo vê mình bô trí

bể nước 900 lít nhằm tận dụng nguồn nước

mưa cũng như cách nhiêt cho không gian bên

trong, và lắp thêm tấm pin năng lượng mặt

trời 85W để tiêt kiêm điên” - Nhân phân tích.

Chốt bảo vệ này có nhiều ưu điểm

khác như thông gió tự nhiên, trồng các cây

đuổi muỗi xung quanh như bạc hà, hương

thảo, húng quế... khi tưới nước cho cây cũng

đồng thời làm mát cho không gian bên trong.

“Mình mong muôn cải thiên môi

trường làm viêc, mang đên không gian thoải

mái hơn, từ đó những người bảo vê có thể

làm viêc tôt hơn” - Nhân nhấn mạnh.

Là sinh viên, Triêu Nhân đã thiêt kê

sản phẩm theo hướng bền vững, đóng góp

cho chính khu đô thị nơi mình đang theo

học.

TS.KTS Lê Thị Hồng Na

Nguồn: Khánh Hưng, tuoitre.vn,

03/05/2019

Trở về đầu trang

**************

3 nhà khoa học được trao Giải thưởng Tạ Quang Bửu năm 2019

PGS Nguyễn Lê Khánh Hằng nhận giải thương Tạ Quang Bửu

Chiều 18-5, tại Hà Nôi, Bô Khoa học -

Công nghê (KH-CN) tổ chức lễ kỷ niêm chào

mừng Ngày KH-CN Viêt Nam 18-5, lễ trao

Giải thưởng Tạ Quang Bửu năm 2019 và lễ

trao Giải thưởng Báo chí về KH-CN năm

2018.

Giải thưởng Tạ Quang Bửu được năm

2019 được trao tặng cho 3 nhà khoa học

thuộc các ngành Cơ học, Y sinh dược học và

Vật lý. Đây cũng là năm đầu tiên, một nhà

Bản tin Thành tựu KHCN Việt Nam Số 06/2019 50/60

khoa học nữ và các nhà khoa học trong các

ngành Y sinh Dược học và Cơ học được trao

tặng giải thưởng.

Giải thưởng Tạ Quang Bửu (do Quỹ

Phát triển khoa học và công nghê Quôc gia

làm Cơ quan thường trực) được Bô KH-CN tổ

chức hằng năm, là sự ghi nhận và tôn vinh

đôi với các nhà khoa học có kêt quả nghiên

cứu xuất sắc được công bô trên các Tạp chí

khoa học quôc tê uy tín thuôc lĩnh vực khoa

học tự nhiên và kỹ thuật. Giải thưởng góp

phần thúc đẩy nghiên cứu khoa học cơ bản

nói riêng, khoa học và công nghê Viêt Nam

nói chung.

Các nhà khoa học đoạt Giải thưởng

phải có những đóng góp chủ đạo trong quá

trình nghiên cứu khoa học tại Viêt Nam và

công bô các kêt quả thu được trên các tạp chí

khoa học quôc tê uy tín.

Năm 2019, Ban Tổ chức đã tiếp nhận

45 hồ sơ đăng ký tham gia Giải thưởng. Các

Hội đồng khoa học chuyên ngành đã đánh giá

và đề cử 8 hồ sơ để tiếp tục đưa ra xét chọn

tại Hội đồng Giải thưởng. Hội đồng Giải

thưởng Tạ Quang Bửu 2018 nhận định các

công trình năm nay đều có chất lượng tốt,

được xuất bản trên các tạp chí có uy tín và

một vài trong số đó có tiềm năng ứng dụng

cao trong thực tiễn.

Cụ thể, Giải thưởng Tạ Quang Bửu

năm nay được trao cho ba nhà khoa học gồm

PGS Phạm Đức Chính, Viện Cơ học, Viện

Hàn lâm KH-CN Việt Nam (lĩnh vực Cơ

học); PGS Nguyễn Lê Khánh Hằng, Viện Vệ

sinh Dịch tễ Trung ương (lĩnh vực Y sinh

Dược học) và TS Lê Trọng Lư, Viện Kỹ thuật

Nhiệt đới, Viện Hàn Lâm KH-CN Việt Nam

(lĩnh vực Vật lý).

Phát biểu tại buổi lễ, Bộ trưởng Bộ

KH-CN Chu Ngọc Anh khẳng định, Đảng và

Nhà nước luôn xác định KH-CN và đổi mới

sáng tạo có vai trò hết sức quan trọng trong

quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất

nước. Trên cơ sở bám sát chỉ đạo của Chính

phủ, Thủ tướng Chính phủ, cơ chế, chính sách

về KH-CN đã được tập trung hoàn thiện với

nhiều quy định tiến bộ và đổi mới để KH-CN

thực sự đồng hành và thúc đẩy sự phát triển

của các ngành, lĩnh vực và địa phương.

Bộ trưởng KH-CN Chu Ngọc Anh

chúc mừng và ghi nhận cống hiến của các tác

giả đoạt Giải thưởng Tạ Quang Bửu được

năm 2019 đối với sự nghiệp phát triển KH-

CN. Đồng thời khẳng định, Bộ được Chính

phủ giao nhiệm vụ huy động đội ngũ cán bộ

khoa học và công nghệ, xây dựng các chính

sách để thúc đẩy hoạt động nghiên cứu, sáng

tạo. Mọi nhiệm vụ hướng đến mục tiêu, giải

quyết các bài toán lớn, đồng bộ, tổng thể theo

chuỗi giá trị.

“Trong hê thông KH-CN hiên nay,

chúng ta cần quan tâm, tạo điều kiên cho

thê hê trẻ, trong đó có đôi ngũ startup, khởi

nghiêp đổi mới sáng tạo, doanh nghiêp

KH-CN”, Bô trưởng Chu Ngọc Anh nói.

Là nhà khoa học nữ lần đầu tiên được

vinh danh trong Giải thưởng Tạ Quang Bửu,

PGS Nguyễn Lê Khánh Hằng cho rằng, các

cơ quan quản lý khoa học thời gian qua tạo

môi trường, cơ hội bình đẳng trong việc tiếp

cận nguồn tài trợ nghiên cứu và hướng đến

các công trình nghiên cứu hội nhập quốc tế.

Việc tổ chức giải thưởng cũng góp phần tôn

vinh, nuôi dưỡng niềm đam mê nghiên cứu

tới các nhà khoa học.

Dịp này, Bộ KH-CN cũng trao Giải

thưởng Báo chí về KH-CN năm 2018. Giải

thưởng Báo chí về KH-CN là sự ghi nhận của

Bộ KH-CN đối với những nhà báo có tinh

thần khoa học, những nhà báo đã nỗ lực hết

mình, tìm tòi, phát hiện, phản ánh mọi lĩnh

vực của ngành KH-CN, đóng góp cho sự phát

Bản tin Thành tựu KHCN Việt Nam Số 06/2019 51/60

triển KH-CN của đất nước bằng chính các tác

phẩm của mình. Đồng thời thông qua các bài

viết góp phần nâng cao nhận thức của xã hội

về vai trò của KH-CN trong thời kỳ phát triển

và hội nhập.

Giải thưởng năm nay được Hội đồng

chung tuyển giải thưởng đề xuất trao tặng 4

giải Nhất, 4 giải Nhì, 4 giải Ba và 6 giải

Khuyến khích.

Nguồn: Phan Thảo, sggp.org.vn,

18/05/2019

Trở về đầu trang

**************

Khoa học công nghệ thành phố Hồ Chí Minh đi đầu trong liên kết 3 nhà

Quang cảnh lễ Ra măt

Mô hình “Doanh nghiệp - Nhà nước -

Tổ chức nghiên cứu” lấy doanh nghiệp làm

trung tâm do Sở KH&CN TP. HCM khởi

xướng đã giúp các nhà khoa học, nhà sản

xuất, kinh doanh “hiểu nhau”, giúp đưa các

sản phẩm nghiên cứu khoa học được ứng

dụng trong sản xuất và đời sống.

Nhiều chương trình đã được xây dựng

nhằm phát triển sản phẩm công nghiệp thay thế

nhập khẩu với chi phí thấp cho năm lĩnh vực

ưu tiên của thành phố, gồm: chế biến thực

phẩm, dệt may-da, nhựa-cao su, cơ khí nông

nghiệp và cơ khí tiêu dùng. Qua đó góp phần

nâng cao năng lực thiết kế, trình độ chế tạo của

đội ngũ kỹ thuật của doanh nghiệp, kết hợp với

đội ngũ Khoa học và Công nghệ tại các viện,

trung tâm nghiên cứu, trường đại học.

Kết quả đã tạo dựng cơ chế liên kết

hợp tác ba bên, trong đó nhà nước đóng vai

trò cầu nối, là “bà đỡ” và cùng chia sẻ rủi ro

trong mối liên hệ giữa doanh nghiệp và các tổ

chức nghiên cứu. Sự hợp tác liên kết là khâu

đột phá rất quan trọng, nhằm phát huy năng

lực của đội ngũ cán bộ Khoa học và Công

nghệ, đồng thời nâng cao hiệu quả đầu tư,

phục vụ phát triển kinh tế-xã hội.

Nổi bật nhất của mô hình này là

Chương trình Hỗ trợ doanh nghiệp hiện đại

hóa với chi phí thấp, tạo ưu thế cạnh tranh

tổng hợp và đẩy mạnh xuất khẩu (gọi tắt là

Chương trình 04 theo Chỉ thị 04/2000/CT-

UB-KT ngày 23/2/2000 của UBND TP. Hồ

Chí Minh).

Chương trình 04 đã thu được những

kết quả đáng khích lệ trong hoạt động hỗ trợ

doanh nghiệp như tổ chức các lớp tập huấn,

bồi dưỡng kiến thức về hệ thống quản lý chất

lượng quốc tế, kỹ năng tiếp xúc thương mại,

sở hữu trí tuệ, bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa,

chương trình cung cấp thông tin cho doanh

nghiệp thông qua hệ thống đối thoại doanh

nghiệp và chính quyền thành phố…

Chương trình đã hình thành và phát

triển mô hình “tam giác liên kết” thông qua

các nội dung như: Hỗ trợ thiết kế, chế tạo thiết

Bản tin Thành tựu KHCN Việt Nam Số 06/2019 52/60

bị có trình độ công nghệ tiên tiến với chi phí

thấp so với giá nhập khẩu, khai thác thế mạnh

của các cơ quan nghiên cứu, đáp ứng nhu cầu

hiện đại hóa của một số ngành sản xuất, làm

tăng khả năng cạnh tranh cho doanh nghiệp.

Ðến nay, qua chương trình “Hỗ trợ

thiết kế, chế tạo thiết bị có trình độ công nghệ

tiên tiến với chi phí thấp”, TP. HCM đầu tư

kinh phí 17,3 tỷ đồng để thiết kế chế tạo 27

loại thiết bị, công nghệ thay thế nhập khẩu

với giá thành chỉ bằng 30 -70% giá nhập

khẩu. Ðã chuyển giao hơn 180 thiết bị, tiết

kiệm được 11,3 triệu USD (hơn 160 tỷ đồng)

cho doanh nghiệp. Sản phẩm của chương

trình đã xuất khẩu sang Thái Lan, Lào,

Campuchia, Australia với giá trị gần một triệu

USD trong hai năm 2003 và 2004.

Thành phố cũng đã thành lập Trung

tâm Thiết kế Chế tạo Thiết bị mới (Neptech) -

đơn vị trực thuộc Sở Khoa học và Công nghệ

TP. Hồ Chí Minh. Ðây là nơi tập hợp, thu hút

các nguồn lực Khoa học và Công nghệ của

thành phố để nghiên cứu, hoàn thiện công

nghệ và sản xuất thử nghiệm một số thiết bị -

công nghệ, góp phần hiện đại hóa một số

ngành sản xuất mũi nhọn của thành phố.

Có thể nói việc hình thành và phát

triển mô hình liên kết tam giác: “Doanh

nghiệp - Nhà nước - Cơ sở nghiên cứu khoa

học” trong hoạt động Khoa học và Công nghệ

thông qua chương trình “Hỗ trợ doanh nghiệp

hiện đại hóa với chi phí thấp, tạo ưu thế cạnh

tranh tổng hợp và đẩy mạnh xuất khẩu” đã tạo

tiền đề cho việc xây dựng và phát triển thị

trường Khoa học và Công nghệ tại TP. Hồ

Chí Minh nói riêng và cả nước nói chung.

Nguồn: Lê Hạnh, khampha.vn,

26/04/2019

Trở về đầu trang

**************

Bản tin Thành tựu KHCN Việt Nam Số 06/2019 53/60

B. MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU VÀ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ

I. Sở Khoa học và Công nghệ TP. Hồ Chí Minh

1. Nghiệm thu đề tài

TT Tên đề tài/Dự án Chủ nhiệm/CQ chủ trì

1 Nghiên cứu thiết kế chế tạo bộ nguồn thay thế dùng cho

máy đẩy Cuda của bộ đội đặc công Hải quân.

ThS. Trịnh Đình Cường -

Viện Công nghệ mới

2

Nghiên cứu thiết kế, chế tạo thiết bị tự động sấy hồng

ngoại và khử khuẩn.

TS. Vũ Kế Hoạch - Trường

Cao đẳng Kỹ thuật Cao

Thắng

3

Nghiên cứu thiết kế hệ thống phần mềm khai thác dữ

liệu DICOM trên nền Web phục vụ hội chẩn y tế qua

thiết bị Mobile và Smart tivi.

TS. Nguyễn Chí Ngọc -

Công ty Cổ phần Thông

minh Ưu Việt

4

Nghiên cứu lên men chủng Candida bombicola từ rỉ

đường và dầu đậu nành để thu nhận sophorolipid nhằm

ứng dụng cho mỹ phẩm.

TS. Nguyễn Thị Bạch Huệ -

Trường Đại học Khoa học

Tự nhiên

5

Tách chiết hợp chất ecdysteroid từ thông đỏ (taxus

wallichiana) và thử nghiệm khả năng gây lột xác trên cua

(scylla paramamosain).

ThS. Bùi Thế Vinh - Trung

tâm Sâm và Dược liệu thành

phố Hồ Chí Minh

6 Điều tra hiện trạng và xây dựng quy trình phòng trị tổng

hợp bệnh chân móng trên bò sữa TP.HCM.

PGS. TS. Dương Nguyên

Khang - Trung tâm Nghiên

cứu và Chuyển giao Khoa

học Công nghệ

7

Nghiên cứu bào chế và thử nghiệm tác dụng hạ acid uric

máu của viên nang DR từ Diệp hạ châu đắng

(Phyllanthus amarus) và Râu mèo (Orthosiphon

aristatus).

PGS. TS. Nguyễn Phương

Dung - Đại học Y dược

thành phố Hồ Chí Minh

8

Giải pháp giảm thiểu xung đột trong quan hệ lao động tại

doanh nghiệp ở khu công nghiệp, khu chế xuất thành

phố Hồ Chí Minh.

PGS.TS. Lê Thị Mai -

Trường Đại học Tôn Đức

Thắng

Bản tin Thành tựu KHCN Việt Nam Số 06/2019 54/60

II. Các đơn vị trong nước: Nghiệm thu đề tài/Dự án

TT Ngày Tên đề tài/ Dự án Chủ nhiệm/ CQ chủ trì

Ngành Kinh tế

1 17/05/2019 Giải pháp nâng cao hiệu quả trả lương cho

lao động trực tiếp trong doanh nghiệp may.

ThS. NCS. Lê Thị Kim

Tuyết - Trường Đại học

Công nghiệp Dệt May Hà

Nội

2 12/05/2019 Xây dựng hướng dẫn xác định trọng yếu

kiểm toán chi đầu tư phát triển trong các

cuộc kiểm toán ngân sách địa phương.

TS. Đặng Anh Tuấn và

KS. Lê Ngọc Thọ - Kiểm

toán Nhà nước khu vực IV

3 23/05/2019 Vấn đề giải pháp nâng cao hiệu quả điều

hành chính sách nhà nước nhằm ổn định thị

trường tài chính Việt Nam.

PGS.TS Lê Thị Mận -

trường Đại học Kinh tế -

Tài chính TP.HCM

4 24/05/2019 Giải pháp nâng cao chất lượng áp dụng Hệ

thống quản lý chất lượng theo TCVN 9001

tại Kho bạc Nhà nước Thừa Thiên Huế.

Thạc sỹ Nguyễn Hoàng

Đệ và Thạc sỹ Hà Văn

Dũng - Kho bạc Nhà nước

Thừa Thiên Huế

5 17/05/2019 Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý thu

phạt vi phạm hành chính qua Kho bạc Nhà

nước Bà Rịa - Vũng Tàu.

Kho bạc Nhà nước

6 08/05/2019

Tạo lập, quản lý và phát triển nhãn hiệu

chứng nhận “ Chè Yên Thế” dùng cho

sản phẩm chè khô huyện Yên Thế,

tỉnh Bắc Giang.

Viện Kinh tế và Phát triển

- Học viện Nông nghiệp

Việt Nam

7 16/05/2019 Tác động của những hiệp định thương mại tự

do đối với thành phố Cần Thơ và giải pháp

ứng phó.

Ông Phạm Bình An - Viện

Kinh tế Xã hội thành phố

Cần Thơ

Ngành Khoa học tự nhiên và Kỹ thuật

8 25/05/2019

Xây dựng mô hình thử nghiệm ứng dụng

công nghệ thuỷ canh vào việc xanh hoá

công sở tại văn phòng Sở KH&CN tỉnh Bà

Rịa – Vũng Tàu.

KS. Mã Thị Anh Thư -

Trung tâm Ứng dụng Tiến

bộ KH&CN tỉnh Bà Rịa -

Vũng Tàu

9 04/05/2019 Nghiên cứu và ứng dụng các chế phẩm chiết

xuất từ cây quế và cây chiêu liêu trong bảo

quản trái bơ và chanh dây tại tỉnh Đắk Lắk

TS.KTS Nuyễn Thị Bích

Thuận - Tổng hội Xây

dựng Việt Nam

Bản tin Thành tựu KHCN Việt Nam Số 06/2019 55/60

10 10/05/2019 Điều tra thành phần loài và đề xuất mô hình

phát triển cây sa nhân tại tỉnh Thừa Thiên

Huế để tạo nguồn dược liệu.

Trường đại học Y Dược

Huế

11 25/05/2019 Xây dựng quy trình trồng và nhân giống Hoa

Hồng cổ Sapa và Hải Phòng tại Long Xuyên,

An Giang.

ThS. Nguyễn Thị Mỹ

Duyên - Trường Đại học

An Giang

12 23/05/2019 Ứng dụng quy trình kỹ thuật trồng táo theo

tiêu chuẩn VietGap tại xã Cam Thành Nam,

thành phố Cam Ranh.

KS. Bùi Văn Binh - Trung

tâm Nông nghiệp Công

nghệ cao Khánh Hòa

13 24/05/2019 Hoàn thiện và chuyển giao quy trình sử dụng

đèn LED cho nghề lưới vây xa bờ tỉnh

Khánh Hòa.

ThS. Nguyễn Văn Nhuận -

Trường Đại học Nha Trang

14 09/05/2019 Nghiên cứu chế tạo cừ bê tông chất lượng

siêu cao thay thế cừ Larsen thép (Cọc ván

ép).

TS. Nguyễn Công Thắng -

Trường Đại học Xây dựng

Hà Nội

15 11/05/2019 Khảo nghiệm, chọn tạo các giống hoa và

cây kiểng tiềm năng phục vụ phát triển du

lịch Bảy Núi, An Giang.

ThS. Nguyễn Hoài Vững -

Trung tâm Công nghệ sinh

học An Giang

16 24/05/2019

Xây dựng mô hình ứng dụng, chuyển giao

công nghệ sinh sản nhân tạo và nuôi thương

phẩm cá chạch sông (Mastacembelus

amatus) tại tỉnh Phú Thọ.

PGS.TS Cao Văn - Trường

Đại học Hùng Vương

17 08/05/2019 Ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật xây

dựng vùng chè Yên Thế năng suất, chất

lượng phục vụ xuất khẩu.

Viện Nghiên cứu và Phát

triển Vùng - Bộ KH&CN

18 08/05/2019

Nghiên cứu tuyển chọn cây đầu dòng và

một số biện pháp kỹ thuật thâm canh tăng

năng suất, chất lượng cây vú sữa huyện Tân

Yên, tỉnh Bắc Giang.

Viện Nghiên cứu Rau quả

19 02/05/2019 Nghiên cứu diễn biến xâm nhập mặn vùng

ven biển tỉnh Quảng Nam, đề xuất và giải

pháp.

Viện địa lý

20 04/05/2019 Trồng thử nghiệm cây Macadamia trên địa

bàn tỉnh Tuyên Quang.

Chi cục Kiểm lâm tỉnh

Tuyên Quang

21 12/05/2019 Xây dựng mô hình trồng thử nghiệm cây

trôm trên vùng khô hạn thuộc khu vực biên

TS. Phạm Trọng Nhân -

Viện Khoa học Lâm nghiệp

Bản tin Thành tựu KHCN Việt Nam Số 06/2019 56/60

giới của tỉnh Đắk Lắk. Nam Trung bộ và Tây

Nguyên

22 25/05/2019

Khảo sát thực nghiệm và đề xuất giải pháp

tối ưu hóa kỹ thuật sửa chữa, nâng cấp cầu

bê tông sử dụng tấm sợi polyme gia cường

ở tỉnh Cà Mau.

PGs.Ts. Nguyễn Minh

Long và Ths. Lê Minh

Luân, - Ban Quản lý dự án

xây dựng công trình giao

thông

23 22/05/2019 Nghiên cứu công nghệ và thiết kế chế tạo hệ

thống thiết bị cắt, tách gáo và làm sạch vỏ

nâu cơm dừa.

Kỹ sư cơ khí Cao Minh

Đạt - DNTN Phương Nhi

24 05/05/2019

Tuyển chọn và nhân giống vô tính cây bơ

(Persea americana Mill.) trồng bằng hạt, hoa

tự thụ, cho trái ổn định và phẩm chất trái

ngon trên địa bàn tỉnh Tiền Giang.

TS. Lê Hữu Hải - Trường

Đại học Tiền Giang

25 24/05/2019

Ứng dụng khoa học và công nghệ sử dụng

phân bón hữu cơ vi sinh Hudavil trên một số

cây trồng tại tỉnh Cao Bằng góp phần phát

triển nông nghiệp bền vững.

Sở Khoa học và Công nghệ

tỉnh Cao Bằng

26 16/05/2019 Nghiên cứu cơ sở khoa học sinh thái để phát

triển nông nghiệp bền vững thị xã Duyên

Hải, tỉnh Trà Vinh.

TS Nguyễn Văn Tú - Viện

Sinh học Nhiệt đới

27 16/05/2019

Nghiên cứu thực nghiệm sinh sản nhân tạo,

ương và nuôi thương phẩm cá Dìa bông

(Siganus guttatus, Bloch 1787) tại Bình

Định.

KS Phan Thanh Việt -

Trung tâm Giống Nông

nghiệp

28 16/05/2019 Nghiên cứu và ứng dụng các chế phẩm chiết

xuất từ cây quế và cây chiêu liêu trong bảo

quản trái bơ và chanh dây tại tỉnh Đắk Lắk.

PGS.TS Nguyễn Quang

Vinh - Viện Công nghệ

Sinh học và Môi trường,

Trường Đại học Tây

Nguyên

29 16/05/2019

Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật xây dựng mô hình

thâm canh hồ tiêu theo tiêu chuẩn VietGAP

nhằm phòng bệnh chết nhanh, chết chậm góp

phần xây dựng nông thôn mới bền vững và

xây dựng nhãn hiệu hồ tiêu tại huyện Tân

Phú, tỉnh Đồng Nai.

Phòng Nông nghiệp và Phát

triển nông thôn huyện Tân

Phú và Trung tâm Nghiên

cứu cây ăn quả miền Đông

Nam

30 23/05/2019 Nghiên cứu bảo tồn nguồn gen cây mãng cầu

ta (Na) đặc hữu của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

KS. Đỗ Văn Thịnh - Trung

tâm Nghiên cứu Cây ăn quả

miền Đông Nam Bộ

Bản tin Thành tựu KHCN Việt Nam Số 06/2019 57/60

Ngành Y dược

31 29/05/2019 Đánh giá hiệu quả can thiệp đến kiến thức

sử dụng kháng sinh của người dân trong

điều trị tại tỉnh Hải Dương.

TS. Nguyễn Thị Hường

32 05/05/2019

Nghiên cứu thành phần các hoạt chất có tác

động hỗ trợ điều trị ung thư đường tiêu hóa

từ củ ngải bún (Boesenbergia pandurata) ở

An Giang.

PGS.TS. Nguyễn Trung

Nhân - Trường Đại học

Khoa học tự nhiên và

Trung tâm công nghệ sinh

học An Giang

33 12/05/2019

Xây dựng mô hình can thiệp dự phòng,

sàng lọc và kiểm soát ung thư cổ tử cung

của phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ (15-49

tuổi) dựa vào y tế xã tỉnh Bình Định.

TS Trương Quang Đạt -

Liên hiệp các Hội khoa

học và kỹ thuật Bình Định

34 25/05/2019

Giải pháp phòng chống dịch bệnh truyền

nhiễm để đảm bảo sức khỏe cán bộ chiến sĩ

và học viên đang học tập và làm việc tại

cơ sở 3 Trường Đại học Phòng cháy

chữa cháy.

Thiếu tá Nguyễn Thanh

Vân - Trường Đại học

Phòng cháy chữa cháy

35 26/05/2019 Nghiên cứu quy trình điều chế Felodipin

làm thuốc điều trị bệnh cao huyết áp.

PGS.TS. Vũ Minh Tân -

Trường Đại học Công

nghiệp Hà Nội

36 22/05/2019 Xây dựng mô hình quản lý, chăm sóc sức

khỏe người dân tại cộng đồng bằng sổ sức

khỏe điện tử.

TS. Nguyễn Đình Học -

Sở Y tế tỉnh Bắc Kạn

Ngành Giáo dục đào tạo

37 24/05/2019

Giải pháp nâng cao hiệu quả tự học học

phần Kĩ thuật May của sinh viên ngành

Công nghệ May đáp ứng yêu cầu gắn đào

tạo với thực tế sản xuất hàng xuất khẩu.

ThS. Dương Thị Hồng

Lượng - Trường Đại học

Công nghiệp Dệt May Hà

Nội

38 12/05/2019 Ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác

quản lý đào tạo của Kiểm toán nhà nước.

TS. Nguyễn Hữu Hiểu và

TS. Lê Anh Vũ Trường

Đào tạo và Bồi dưỡng

nghiệp vụ kiểm toán

Bản tin Thành tựu KHCN Việt Nam Số 06/2019 58/60

39 24/05/2019 Ứng dụng của việc sử dụng portfolio- hồ sơ

sinh viên trong việc cải thiện học từ vựng

của sinh viên Đại Nam.

ThS. Phùng Thị Yên -

Trường Đại học Đại Nam

40 24/05/2019 Sử dụng trò chơi ngôn ngữ để tạo hứng thú

học tiếng Anh cho sinh viên năm nhất Đại

học Đại Nam.

Th.S Nguyễn Thị Nhiên -

Trường Đại học Đại Nam

41 19/05/2019 Nghiên cứu giải pháp tạo nguồn đào tạo

cán bộ chính trị cấp phân đội trong Quân

đội nhân dân Việt Nam hiện nay.

Thiếu tướng, TS Nguyễn

Xuân Trường - Trường

Đại học Chính trị

42 24/05/2019

Một số giải pháp nâng cao hiệu quả phối

hợp thực hiện công tác đào tạo bậc trung

cấp hệ chính quy tại cơ sở 3, Trường Đại

học Phòng cháy chữa cháy.

Đại úy Phạm Thị Hồng

Biên - Trường Đại học

Phòng cháy chữa cháy

43 24/05/2019

Giải pháp nâng cao hiệu quả phối hợp với lực

lượng Công an cơ sở làm tốt công tác bảo

đảm an ninh trật tự xung quanh khu vực

trường đóng quân tại Cơ sở 3 Trường Đại

học Phòng cháy chữa cháy.

Trung tá Bùi Đức Thịnh

và Thiếu úy Vũ Chiến

Thắng - Trường Đại học

Phòng cháy chữa cháy

44 19/05/2019

Đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp

nâng cao hiệu quả công tác đào tạo và bố trí,

sử dụng cán bộ công chức người dân tộc

thiểu số tỉnh Bình Phước.

Ông Nguyễn Thành

Chương - Sở Nội Vụ tỉnh

Bình Phước

45 24/05/2019

Nghiên cứu thiết kế và chế tạo bộ Duplexer,

bộ khuếch đại công suất (PA) và bộ tản nhiệt

hiệu suất cao cho hệ thống RRU (Remote

Radio Unit).

Thạc sĩ Đỗ Trọng Tấn -

Trung tâm Công nghệ Vi

điện tử và Tin học (IMET)

Ngành văn hóa xã hội

46 24/05/2019

Tổng kết lịch sử Công an tỉnh Sông Bé

(nay là Bình Dương và Bình Phước)

giúp tỉnh Kratíe (Campuchia), giai đoạn

1978 – 1991.

Công an tỉnh Bình Phước

47 24/05/2019 Nghiên cứu giải pháp tạo nguồn cán bộ

chính trị cấp phân đội (CBCTCPĐ) trong

Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay.

Thiếu tướng, TS Nguyễn

Xuân Trường - Trường Sĩ

quan Chính trị

48 19/05/2019 Điều chỉnh hệ thống đô thị quốc gia đến

năm 2035, tầm nhìn đến năm 2050.

KTS. Phạm Thị Nhâm -

Viện Quy hoạch đô thị và

Bản tin Thành tựu KHCN Việt Nam Số 06/2019 59/60

nông thôn quốc gia

49 24/05/2019 Nghiên cứu thiết kế cây xanh đường phố

trong các đồ án quy hoạch đô thị Việt Nam.

ThS.KTS. Nguyễn Thị

Hồng Diệp - Viện Quy

hoạch Đô thị và Nông

thôn Quốc gia

50 24/05/2019 Xung đột xã hội và những vấn đề đặt ra đối

với công tác bảo đảm an ninh, trật tự ở

nước ta hiện nay.

Thiếu tướng, PGS.TS Trần

Vi Dân

51 24/05/2019

Đánh giá thực trạng môi trường lao động,

công tác quản lý an toàn vệ sinh lao động

và sức khỏe người lao động tại các cơ sở

sản xuất VLXD có sử dụng tro, xỉ, thạch

cao tại Việt Nam.

TS.Bác sĩ Lê Thị Hằng -

Bệnh viện Xây dựng

52 19/05/2019 Nghiên cứu thiết kế cây xanh đường phố

trong các đồ án quy hoạch đô thị Việt Nam.

ThS.KTS. Nguyễn Thị

Hồng Diệp - Viện Quy

hoạch Đô thị và Nông

thôn Quốc gia

53 24/05/2019 Văn học đại chúng trong bối cảnh văn hóa

Việt Nam đương đại.

PGS.TS. Nguyễn Đăng

Điệp l - Viện Văn học

54 24/05/2019 Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của

lực lượng CSKV trong phòng ngừa tội

phạm trên địa bàn tỉnh Quảng Bình.

Thượng tá Hoàng Giang

Nam - Phòng PX03, Công

an tỉnh Quảng Bình

55 19/05/2019 Diễn ngôn phát triển, chuyển đổi sinh kế và

biến đổi văn hoá ở người Ê Đê và Cơ Ho,

Tây Nguyên.

TS. Hoàng Cầm - Viện

Nghiên cứu Văn hóa

56 24/05/2019 Vai trò của già làng và người có uy tín

trong phát triển bền vững vùng đồng bào

dân tộc thiểu số tỉnh Bình Phước.

TS. Nguyễn Văn Thắng,

Trường đại học Thủ đô Hà

Nội

57 24/05/2019 Đổi mới, nâng cao chất lượng đánh giá, xếp

loại tổ chức Công đoàn.

Ths. Đặng Quang Hợp -

Viện Công nhân và Công

đoàn

58 26/05/2019 Những giá trị cơ bản của gia đình Việt Nam

hiện nay.

PGS.TS. Trần Thị Minh

Thi - Viện Nghiên cứu Gia

đình và Giới

59 26/05/2019 Văn học trào phúng Việt Nam (Từ thế kỷ

XVIII đến nửa đầu thế kỷ XX).

PGS.TS. Vũ Thanh - Viện

Văn học

Bản tin Thành tựu KHCN Việt Nam Số 06/2019 60/60

60 05/05/2019 Xây dựng mô hình du lịch cộng đồng gắn

với xóa đói giảm nghèo ở miền Tây

Nghệ An.

Th.S Đậu Quang Vinh -

Trung tâm Khoa học xã

hội và Nhân văn

Trở về đầu trang

**************