bản tin tâm lý học Đông tây số 1

18
T hư ngỏ Tâm Lý Học Đông Tây là bản tin điện tử do WE Link phát hành với mục tiêu xây dựng một diễn đàn nơi độc giả cùng chia sẻ những góc nhìn khác nhau về tâm lý học. Đó có thể là góc nhìn khoa học, góc nhìn từ cuộc sống, từ chính kinh nghiệm hành nghề tâm lý, hay góc nhìn của một người quan tâm đến tâm lý học như một công cụ để nâng cao chất lượng cuộc sống. Bản tin Tâm Lý Học Đông Tây sẽ ra mắt độc giả trong tuần đầu tiên của mỗi tháng và mỗi kỳ phát hành sẽ xoay quanh một chủ đề nhất định. Chủ đề của tháng 6 tập trung giới thiệu các đề tài xoay quanh trẻ em và gia đình. Mỗi bản tin sẽ bao gồm các chuyên mục sau: Tin tức & Sự kiện Chuyên mục dành đăng các tin bài đáng chú ý về các sự kiện hoặc các nhân vật liên quan đến tâm lý học với mục tiêu cung cấp cho độc giả những tin thời sự quan trọng trong lĩnh vực tâm lý học trong nước và quốc tế. Khoa học tâm lý Nơi chia sẻ những bài viết tổng luận và các kết quả nghiên cứu khoa học của các nhà chuyên môn trong lĩnh vực nghiên cứu và thực hành tâm lý. Các bài nghiên cứu được trình bày theo đúng chuẩn quốc tế của Hiệp hội Tâm lý học Hoa Kỳ (American Psychological Association) về định dạng bài viết và cách thức trích dẫn. Ai? Chuyện gì? Ở đâu? Giới thiệu thông tin về các tổ chức, cá nhân, hoặc sự kiện có liên quan đến tâm lý học tại Việt Nam và trên thế giới. Chuyện ngành, chuyện nghề là nơi chia sẻ tâm tư và trải nghiệm của chính những người trong ngành.Từ đó, độc giả sẽ có cái nhìn sâu sắc hơn về cuộc sống của các nhà tâm lý học cũng như đam mê của họ với ngành nghề và khát vọng phát triển tâm lý học để góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho người Việt. Psych Café Nơi độc giả sẽ khám phá nhiều góc nhìn, nhiều luồng quan điểm khác nhau về các đề tài tâm lý học mang tính thời sự. Độc giả được khuyến khích đóng góp ý kiến để làm cho cuộc tranh luận phong phú, sôi nổi hơn với mục tiêu cuối cùng là chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm sống. Tôi là ai? Ai là tôi? Đăng tải các bài viết thú vị và các trắc nghiệm giúp độc giả khám phá bản thân và những người xung quanh. Tâm lý học cho cuộc sống với các bài viết ứng dụng tâm lý vào những sinh hoạt và những mối quan hệ xã hội thường nhật mong muốn đem khoa học tâm lý đến với mọi người một cách gần gũi và thiết thực hơn. Trên kệ sách Đồng hành cùng độc giả với những quyển sách liên quan đến tâm lý học không thể bỏ qua. Nghiên cứu mới Cập nhật cho các nghiên cứu tâm lý học vừa được công bố để độc giả nhanh chóng nắm bắt xu hướng phát triển của bộ môn khoa học tâm lý trên khắp thế giới. Để bản tin thực sự trở thành nơi học hỏi, chia sẻ, giao lưu phong phú và ý nghĩa, Ban biên tập kêu gọi tất cả độc giả cùng nhau đóng góp bài viết cho các chuyên mục của bản tin. Hãy để tiếng nói của chúng ta được lắng nghe, kinh nghiệm của chúng ta được chia sẻ, kiến thức của chúng ta được phản biện, và những đóng góp của chúng ta vào sự phát triển của khoa học tâm lý ở Việt Nam được ghi nhận. Đó cũng là những lợi ích thiết thực mà bản tin mong muốn đem lại cho độc giả. Ban biên tập rất mong nhận được những góp ý chân thành của độc giả để bản tin Tâm Lý Học Đông Tây thật sự trở thành một kênh giao lưu hiệu quả và thú vị giữa những người có cùng mối quan tâm đến tâm lý học, cùng chung tâm huyết muốn đóng góp vào sự phát triển của bộ môn khoa học này tại Việt Nam. Trân trọng, Ban biên tập Để gửi bài viết đóng góp cho bản tin, hoặc gửi góp ý nhằm giúp phát triển bản tin, xin liên hệ với Ban biên tập tại email: [email protected] Nội dung - Tin tức và sự kiện 2 - Khoa học tâm lý 3 - Ai? Chuyện gì? Ở đâu? 7 - Psych Cafe 9 - Tôi là ai? Ai là tôi? 10 - Tâm lý học cho cuộc sống 13 - Trên kệ sách 14 - Nghiên cứu mới 15 Liên hệ gửi bài: Ngô úy Anh ĐT: 0932.754.762 Email: [email protected] với tiêu đề “Bản tin TLH Đông Tây-Tên chuyên mục-Tên bài viết” Ban biên tập: Ngô úy Anh Nguyễn Đức Như ủy Chịu trách nhiệm nội dung: Ngô Minh Uy iết kế: Nguyễn Văn Toàn

Upload: we-link

Post on 28-Nov-2014

1.472 views

Category:

Education


9 download

DESCRIPTION

 

TRANSCRIPT

Page 1: Bản tin Tâm Lý Học Đông Tây số 1

T hư ngỏTâm Lý Học Đông Tây là bản tin điện tử do WE Link phát hành với mục tiêu xây dựng một diễn đàn nơi độc giả cùng chia sẻ những góc nhìn khác nhau về tâm lý học. Đó có thể là góc nhìn khoa học, góc nhìn từ cuộc sống, từ chính kinh nghiệm hành nghề tâm lý, hay góc nhìn của một người quan tâm đến tâm lý học như một công cụ để nâng cao chất lượng cuộc sống.

Bản tin Tâm Lý Học Đông Tây sẽ ra mắt độc giả trong tuần đầu tiên của mỗi tháng và mỗi kỳ phát hành sẽ xoay quanh một chủ đề nhất định. Chủ đề của tháng 6 tập trung giới thiệu các đề tài xoay quanh trẻ em và gia đình.

Mỗi bản tin sẽ bao gồm các chuyên mục sau:

Tin tức & Sự kiện Chuyên mục dành đăng các tin bài đáng chú ý về các sự kiện hoặc các nhân vật liên quan đến tâm lý học với mục tiêu cung cấp cho độc giả những tin thời sự quan trọng trong lĩnh vực tâm lý học trong nước và quốc tế.

Khoa học tâm lý Nơi chia sẻ những bài viết tổng luận và các kết quả nghiên cứu khoa học của các nhà chuyên môn trong lĩnh vực nghiên cứu và thực hành tâm lý. Các bài nghiên cứu được trình bày theo đúng chuẩn quốc tế của Hiệp hội Tâm lý học Hoa Kỳ (American Psychological Association) về định dạng bài viết và cách thức trích dẫn.

Ai? Chuyện gì? Ở đâu?Giới thiệu thông tin về các tổ chức, cá nhân, hoặc sự kiện có liên quan đến tâm lý học tại Việt Nam và trên thế giới.

Chuyện ngành, chuyện nghề là nơi chia sẻ tâm tư và trải nghiệm của chính những người trong ngành.Từ đó, độc giả sẽ có cái nhìn sâu sắc hơn về cuộc sống của các nhà tâm lý học cũng như đam mê của họ với ngành nghề và khát vọng phát triển tâm lý học để góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho người Việt.

Psych Café Nơi độc giả sẽ khám phá nhiều góc nhìn, nhiều luồng quan điểm khác nhau về các đề tài tâm lý học mang tính thời sự. Độc giả được khuyến khích đóng góp ý kiến để làm cho cuộc tranh luận phong phú, sôi nổi hơn với mục tiêu cuối cùng là chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm sống.

Tôi là ai? Ai là tôi?Đăng tải các bài viết thú vị và các trắc nghiệm giúp độc giả khám phá bản thân và những người xung quanh. Tâm lý học cho cuộc sống với các bài viết ứng dụng tâm lý vào những sinh hoạt và những mối quan hệ xã hội thường nhật mong muốn đem khoa học tâm lý đến với mọi người một cách gần gũi và thiết thực hơn.

Trên kệ sáchĐồng hành cùng độc giả với những quyển sách liên quan đến tâm lý học không thể bỏ qua.

Nghiên cứu mớiCập nhật cho các nghiên cứu tâm lý học vừa được công bố để độc giả nhanh chóng nắm bắt xu hướng phát triển của bộ môn khoa học tâm lý trên khắp thế giới.

Để bản tin thực sự trở thành nơi học hỏi, chia sẻ, giao lưu phong phú và ý nghĩa, Ban biên tập kêu gọi tất cả độc giả cùng nhau đóng góp bài viết cho các chuyên mục của bản tin. Hãy để tiếng nói của chúng ta được lắng nghe, kinh nghiệm của chúng ta được chia sẻ, kiến thức của chúng ta được phản biện, và những đóng góp của chúng ta vào sự phát triển của khoa học tâm lý ở Việt Nam được ghi nhận. Đó cũng là những lợi ích thiết thực mà bản tin mong muốn đem lại cho độc giả.

Ban biên tập rất mong nhận được những góp ý chân thành của độc giả để bản tin Tâm Lý Học Đông Tây thật sự trở thành một kênh giao lưu hiệu quả và thú vị giữa những người có cùng mối quan tâm đến tâm lý học, cùng chung tâm huyết muốn đóng góp vào sự phát triển của bộ môn khoa học này tại Việt Nam.

Trân trọng,Ban biên tập

Để gửi bài viết đóng góp cho bản tin, hoặc gửi góp ý nhằm giúp phát triển bản tin, xin liên hệ với Ban biên tập tại email: [email protected]

Nội dung

- Tin tức và sự kiện 2

- Khoa học tâm lý 3- Ai? Chuyện gì? Ở đâu? 7- Psych Cafe 9- Tôi là ai? Ai là tôi? 10- Tâm lý học cho cuộc sống 13- Trên kệ sách 14 - Nghiên cứu mới 15

Liên hệ gửi bài: Ngô Thúy AnhĐT: 0932.754.762 Email: [email protected] với tiêu đề “Bản tin TLH Đông Tây-Tên chuyên mục-Tên bài viết”

Ban biên tập: Ngô Thúy Anh Nguyễn Đức Như Thủy Chịu trách nhiệm nội dung: Ngô Minh Uy

Thiết kế: Nguyễn Văn Toàn

Page 2: Bản tin Tâm Lý Học Đông Tây số 1

TIN TỨC & SỰ KIỆN

“Tôi cảm thấy rất phấn khởi vì đến lần đại hội này, rất nhiều gương mặt trẻ đã xuất hiện, đứng lên và phát biểu những ý kiến xác đáng, có giá trị.”

Đó là lời nhận định của GS.TS. Nguyễn Ngọc Giao (chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật TP.HCM) trong Hội thảo và Đại hội của Hội khoa học Tâm lý – Giáo dục TP.HCM diễn ra vào Thứ Bảy ngày 25/05 vừa qua.

Hội thảo và Đại hội Hội khoa học Tâm lý – Giáo dục TP.HCM(lần thứ 5) Khởi sắc với nguồn nhân lực trẻ

Bản tin tâm lý học Đông Tây 1

Hội thảo khoa học – sôi nổi ngoài sự mong đợiThật vậy, so với kỳ Đại hội và Hội thảo gần nhất cách đây 6 năm, lần này Hội thảo đặc biệt sôi nổi với hơn 60 lượt ý kiến trao đổi chỉ trong thời lượng 2 tiếng đồng hồ. Hội thảo buổi sáng bao gồm 3 nhóm chủ đề: tâm lý học giáo dục, tâm lý học trong chăm sóc sức khỏe tâm thần, và tâm lý học ứng dụng trong công tác xã hội. Mỗi nhóm chủ đề có hơn 10 báo cáo tham luận với nội dung đa dạng và cập nhật về các ứng dụng của tâm lý học trong nhiều môi trường khác nhau như học đường, doanh nghiệp, công tác xã hội, sức khỏe tâm thần... Hội thảo có sự góp mặt của nhiều gương mặt trẻ, như tiến sĩ Nguyễn Minh Anh (báo cáo về “Ứng dụng tranh vẽ trong chẩn đoán và tham vấn tâm lý”), bác sĩ Lâm Hiếu Minh (trưởng chi hội Thăng Hoa – báo cáo về “Động kinh trong các rối loạn phát triển ở trẻ em”), thạc sĩ Lê Thị Minh Tâm (báo cáo về “Mô hình thúc đẩy sự thành công”)…Một cách trùng hợp, các nhóm hội thảo đều đặc biệt “nóng” lên khi các tham luận liên quan đến vấn đề giới tính được trình bày. Trong nhóm hội thảo về Tâm lý học Giáo dục, báo cáo của ông Ngô Minh Uy (giám đốc Cty Dịch vụ Tư vấn & Giáo dục WE Link) nhấn mạnh đến tầm quan

trọng của việc truyền thông đối với vấn đề bình đẳng trong các xu hướng giới tính đã nhận được sự quan tâm của những người tham dự và được ông Huỳnh Công Minh (nguyên giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM) gợi mở thêm: “Tôi mong đợi các nhà tâm lý tiếp cận sâu hơn vấn đề về giới tính trong bối cảnh nhà trường. Ví dụ như khi trong lớp có một em học sinh có xu hướng tính dục thiểu số, giáo viên cần được chuẩn bị và huấn luyện về tâm lý như thế nào để có những cư xử tôn trọng và hiệu quả trong quá trình tương tác với học sinh đó.”

Còn ở nhóm hội thảo về tâm lý học trong chăm sóc sức khỏe tâm thần, khi bác sĩ Phan Thiệu Xuân Giang trình bày đề tài “Rối loạn định dạng giới”, một số câu hỏi đặt ra cũng đề cập đến việc truyền thông về các vấn đề giới tính. Bên cạnh đó là các câu hỏi về các thông tin trái chiều, thiếu chứng cứ khoa học tràn lan trên internet hiện nay bị dán nhãn “tâm lý học”. Trả lời các câu hỏi trên, bác sĩ Giang nhấn mạnh rằng, các thông tin tâm lý học rất dễ bị suy diễn thiếu chứng cớ, cho nên từng cá nhân hành nghề cần phải không ngừng nghiên cứu và cập nhật liên tục các thông tin chuyên ngành trên thế giới.

Tham luận của Tiến sĩ Nguyễn Minh Anh về Ứng dụng tranh vẽ trong chẩn đoán và tham vấn tâm lý dù được trình bày gần cuối giờ, khi quỹ thời gian còn rất hạn hẹp, nhưng vẫn nhận được rất nhiều câu hỏi về các kinh nghiệm lâm sàng thực tế, về sự hữu dụng của các loại công cụ và kỹ năng liên quan đến tranh vẽ hiện đang được sử dụng trên thế giới nhưng vẫn chưa được biết đến nhiều ở Việt Nam. Điều này cho thấy nhu cầu không nhỏ của những nhà hành nghề được cập nhật và huấn luyện các công cụ và kỹ năng mới trong thực hành tâm lý.

Bài học cho nhiệm kỳ tới: Bên cạnh nhiệt tình vốn có, cần thêm các hoạt động chuyên nghiệp.Được khích lệ bởi TS. Đinh Phương Duy (chủ tịch Hội Khoa học Tâm lý và Giáo dục TP.HCM), đại hội buổi chiều cũng rất sôi nổi với các ý kiến đóng góp thẳng thắn và xác đáng. Anh Trần Công Bình (CLB Công tác xã hội chuyên nghiệp TP.HCM) đã nhấn mạnh sự cần thiết của việc tập trung phân tích các khó khăn của ngành nghề để tìm hướng giải quyết, đồng thời

TIN TRONG NƯỚC

TS Đinh Phương Duy, chủ tịch Hội Khoa học Tâm lý -Giáo dục TP.HCM phát biễu khai mạc

Page 3: Bản tin Tâm Lý Học Đông Tây số 1

Lắng nghe các ý kiến từ các trưởng chi hội, ông Huỳnh Công Minh đúc kết: “Nếu chỉ dừng lại ở nhiệt tình và tâm huyết thì không thể phát triển được. Hội cần xem xét trong hoàn cảnh khó khăn hiện tại, Hội có thể làm được những gì để phát huy vai trò của một nghiệp đoàn, bảo vệ và phát triển cho những người hành nghề chân chính. Ban chấp hành cần liên hệ hiệu quả với Sở Giáo dục và Đào tạo để hoạt động hiệu quả hơn. Bên cạnh nhiệt tình vốn có, cần thêm các hoạt động chuyên nghiệp.”Những đóng góp thẳng thắn, tuy đau nhưng thấm, đã cho ban chấp hành nhiều

gợi ý cho những hoạt động trong nhiệm kỳ sắp tới, và cũng là cơ hội để lực lượng trẻ đóng góp công sức vào công tác Hội nói riêng và sự phát triển ngành Tâm lý học – Giáo dục học nói chung. Trong dịp này, đại hội cũng đã thống nhất và thông qua danh sách Ban chấp hành nhiệm kỳ V (2013-2018) gồm 32 thành viên.

Như Thủy tường thuật

liên kết chặt chẽ hơn giữa các chi hội và các thành viên hội để tăng cường sự hỗ trợ lẫn nhau trong các hoạt động. Anh cũng đề xuất các cách thức để phát triển truyền thông nội bộ và cộng đồng thông qua email và mạng xã hội. Ý kiến liên kết các chi hội đặc biệt nhận được sự đồng tình từ bác sĩ Nguyễn Minh Tiến (trưởng chi hội Trăng Non). Bác sĩ cũng nêu ra nhu cầu của các nhà thực hành tâm lý cần được hỗ trợ trong việc đăng ký thực hiện nghiên cứu khoa học, hỗ trợ kinh phí cho nghiên cứu và phản biện đề tài.

Tin tức & Sự kiện

Bản tin tâm lý học Đông Tây 2

TINTHẾ GIỚI

Nhận trị liệu tâm lý? Chuyện bình thường ở Argentina29/04/2013, CNN

Điểm khác biệt của Argentina là đất nước này có số lượng nhà tâm lý học bình quân đầu người cao hơn bất kỳ quốc gia nào trên thế giới. Gần một nửa số chuyên gia tâm lý của nước này tập trung tại thủ đô Buenos Aires. Theo Daniela Frankenberg, một nhà tâm lý học tại Argentina, việc tìm đến sự hỗ trợ của một nhà trị liệu tâm lý để giải quyết các vấn đề của bản thân có thể được xem là phù phiếm ở nhiều quốc gia, nhưng tuyệt nhiên đó là điều hết sức bình thường ở Buenos Aires. Trị liệu tâm lý là một công cụ, “không chỉ để chữa lành những tổn thương về cảm xúc hay tâm lý, mà còn để phát triển con người và nhân cách nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống của mỗi chúng ta” (theo nhà tâm lý học Modesto Alonso).

Thông cáo truyền thông: Hội thảo về công việc, áp lực, và sức khỏe làm nổi bật sự kết hợp giữa bảo vệ và nâng cao sức khỏe và an toàn của người lao động09/05/2013Los Angeles, California.

Trong khuôn khổ chuỗi hội thảo về công việc, áp lực và sức khỏe, những vấn đề liên quan đến bản chất thay đổi của công việc và ảnh hưởng của những thay đổi liên tục này lên sức khỏe, an toàn và phúc lợi của người lao động đã được đưa ra bàn luận. Hội thảo đề cập đến nhiều chủ đề phong phú được người lao động, người làm công tác quản lý, những người trong nghề và các nhà nghiên cứu quan tâm.

Sự kết hợp giữa tâm lý học và khiêu vũ ballet: cuộc gặp gỡ với “tiến sĩ khiêu vũ”10/05/2013, CNN

Cô Kaslow, 56 tuổi, là một nhà tâm lý và đồng thời cũng là một vũ công ballet. Cô bắt đầu học múa từ năm 3 tuổi, nhưng sau đó cô lựa chọn theo đuổi tâm lý học ở cả đại học và các bậc học sau đó. Cô đã phải đấu tranh rất nhiều giữa việc theo đuổi tâm lý học hay việc tiếp tục khiêu vũ bal-let. Khoảng 5 năm trước, Kaslow mở một số lớp dạy ballet tại Trung tâm Ballet At-lanta. Tại đây cô gặp giám đốc của trung tâm, Sharon Story, và giám đốc nghệ thuật của Atlanta Ballet, John McFall, và nhận ra rằng, vẫn có một cách để có thể “dàn xếp” mối mâu thuẫn giữa niềm đam mê ballet và sự nghiệp tâm lý học của cô. Sau đó, Kaslow trở thành nhà tâm lý học đầu tiên làm việc cho Atlanta Ballet. Cô trợ giúp các sinh viên cũng như các vũ công múa chuyên nghiệp thông qua các chương trình chăm sóc sức khỏe và trị liệu tâm lý. Công việc của cô đã và đang giúp đỡ rất nhiều vũ công giải quyết các vấn đề của họ, bao gồm rối loạn lo âu khi trình diễn và xu hướng cầu toàn của các vũ công.

Hội nghị khoa học lần thứ 6 của Hiệp hội Quốc tế về Nghiên cứu các Phương pháp Can thiệp trên Internet16-18/05/2013Chicago, Illinois

Tại Hội nghị khoa học quốc tế lần thứ 6: Nghiên cứu về các hình thức tư vấn tâm lý trên mạng Internet (ISRII), các nhà nghiên cứu, nhà tâm lý lâm sàng, nhà làm luật và đại diện các ngành công nghiệp đã cùng thảo luận các chương trình nghiên cứu về việc khuyến khích, phòng ngừa, điều trị và củng cố sức khỏe thông qua công cụ mạng Internet với mục tiêu cải thiện sức khỏe hành vi và tâm thần, cũng như chất lượng cuộc sống cho mỗi cá nhân.

Hội nghị lần thứ 16 của Hiệp hội tâm lý tổ chức và công việc Châu Âu22-25/05/2013Münster, Đức

Chủ đề cho Hội nghị lần thứ 16 của Hiệp hội tâm lý tổ chức và công việc Châu Âu là: “Hình dung về thế giới trong tương lai: Chúng ta muốn làm công việc như thế nào vào ngày mai?”. Hội nghị này tập trung vào việc cải thiện môi trường làm việc trước những thách thức như toàn cầu hóa, thay đổi trong dân cư và khủng hoảng tài chính thế giới.

(Mai Anh dịch)

Page 4: Bản tin Tâm Lý Học Đông Tây số 1

KHOA HỌC TÂM LÝ

LIỆU PHÁP KHAY CÁT (SANDTRAY THERAPY)

BS NGUYỄN MINH TIẾN(Câu lạc bộ Tâm lý Trị liệu TRĂNG NON – thuộc Hội KH Tâm lý Giáo dục Tp.HCM)

Về mặt ứng dụng, người ta nhận thấy khay cát có thể được áp dụng ở cả trẻ em, vị thành niên lẫn cả những thân chủ người lớn. Tại phòng trị liệu của CLB Trăng Non, chúng tôi bắt đầu đưa công cụ khay cát và thực hành lâm sàng trong hơn 2 năm qua, bắt đầu từ việc thực hành trải nghiệm qua hoạt động trên khay cát bởi những sinh viên và cử nhân tâm lý, sau đó dần dần áp dụng trên những thân chủ trẻ em và người lớn. Khay cát cũng được sử dụng trong đào tạo, huấn luyện và cả trong một số buổi giám sát. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ trình bày một số cơ sở lý luận có tính nền tảng của liệu pháp sử dụng khay cát, cách thức thực hiện liệu pháp trong thực tế và minh họa một số các trường hợp lâm sàng để có thể chia sẻ một số kinh nghiệm cùng những kết quả sơ khởi trong việc thực hành lâm sàng của chúng tôi.

CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA LIỆU PHÁP KHAY CÁT THEO QUAN ĐIỂM CỦA TRƯỜNG PHÁI NHÂN VĂN (HUMANISTIC SANDTRAY THERAPY)

Trò chơi trên cát là một loại công cụ sử dụng trong chơi trị liệu (play therapy) – một hình thức tâm lý trị liệu cho trẻ nhỏ có vấn đề tâm lý, đôi khi có thể áp dụng cho cả trẻ lớn, vị thành niên, cá nhân người lớn hoặc cả gia đình. Những hình mẫu thu nhỏ (miniatures), tượng trưng cho những con người, thú vật, hoặc sự vật thông thường có thật trong thực tế, sẽ được sử dụng để tạo nên những bối cảnh và nội dung chơi trên bề mặt của cát. Tên

Chơi (play) và sáng tạo nghệ thuật (arts) từ lâu đã được biết đến như những công cụ được ứng dụng vào việc thực hành tâm lý liệu pháp ở trẻ em và vị thành niên. Trong số các loại hình chơi và sáng tạo nghệ thuật ấy, có một loại công cụ đặc biệt mà từ khá lâu cũng đã được các nhà tâm lý trị liệu trên thế giới đưa vào thực hành, đó là khay cát (sand tray), một loại công cụ vừa có tính đa dạng về mặt thể hiện vừa tạo nên một bức tranh sinh động mang tính ẩn dụ mà qua đó nhà trị liệu và thân chủ có thể thực hiện những tương tác có tính trị liệu.

BS NGUYỄN MINH TIẾN

Bản tin tâm lý học Đông Tây 3

Page 5: Bản tin Tâm Lý Học Đông Tây số 1

thông dụng trong tiếng Anh chỉ cách làm này là sandplay (trò chơi trên cát) hoặc sandtray therapy (liệu pháp chơi trên khay cát), hoặc như cách gọi tên của Magaret Lowensfeld (tác giả của phương pháp) là World Technique (Kỹ thuật Thị hiện Thế giới). Phép tiếp cận này được sử dụng trong một bối cảnh có tính nghi thức, có sự chuyển tiếp hoặc như một phương pháp chữa lành các sang chấn, đau khổ về tinh thần. Trong bài này để đơn giản chúng tôi sẽ gọi tên phương pháp là “Trò chơi trên cát” khi gọi với ý nghĩa chung và “liệu pháp khay cát” khi phương pháp được áp dụng trong bối cảnh trị liệu tâm lý.

Liệu pháp khay cát được phát triển nên bởi bác sĩ Magaret Lowensfeld trong thập niên 1920 do bà đã cảm hứng khi đọc Floor-games (Trò chơi trên sàn nhà) của H.G. Wells (1906), và được áp dụng tại Trung tâm Trị liệu Trò chơi tại Luân Đôn, Anh quốc. Wells và các con trai của mình đã cùng chơi những trò chơi trên sàn nhà; họ chọn lấy đồ chơi là những hình mẫu thu nhỏ để bày ra những cảnh chơi đầy kịch tính trên sàn nhà của một căn phòng sau khi đã dọn sạch các vật dụng khác. Những trò chơi này đã cho phép gia đình của Wells có được một phương tiện để khám phá các chủ đề trong cuộc sống. Và Wells cũng đã khuyến cáo mọi người cùng với trẻ em nên tham gia vào một tiến trình chơi như thế. Lowensfeld, cũng giống như Freud, Klein và Winnicott, hiểu rằng em cần có những loại công cụ khác không phải ngôn ngữ để có thể giao tiếp và có thể tạo nên ý nghĩa cho những trải nghiệm của mình. Bà cũng nhận ra hoạt động chơi có khả năng giúp chuyển biến và tổng hợp lại những thế giới quan còn hạn chế của trẻ. Bằng sự thông thái của mình, bà đã không chỉ đưa thêm vào khay đựng những nội dung chơi mà còn cho cả cát và nước vào để cho phép đứa trẻ giải bày ra những trạng thái sinh học và siêu hình rất phức tạp. Bộ công cụ này nhằm giúp trẻ cảm nhận được các trải nghiệm của mình chứ không giúp gia tăng khả năng diễn giải của nhà trị liệu về thực tại của đứa trẻ.

Những thân chủ trẻ con của Lowensfeld đã sử dụng các vật liệu chơi này một cách hết sức nhiệt tình. Bộ công cụ cũng có những tính chất rất hấp dẫn, đa năng và đa chiều kích. Và đặc biệt là nó không cần đến bất cứ kỹ năng đặc biệt nào. Thật vậy

đã có một đứa trẻ gọi đó là “Cả thế giới để vui chơi” – điều này khiến bà đôi khi gọi đó là “Trò chơi Thế giới” (Worldplay; hay tiếng Đức là Weltspiel), đó cũng là tiền thân cho các tên gọi World Apparatus hoặc Lowensfeld World Technique về sau.

Nhiều thập niên trôi qua kể từ ngày Lowensfeld đưa kỹ thuật làm việc này vào Trung tâm trị liệu của bà, các giáo viên, những nhà tư vấn và nhà nghiên cứu thuộc nhiều trường phái lý thuyết khác nhau đã cung cấp bộ công cụ này cho những đối tượng mà họ làm việc. Theo thời gian, trò chơi trên cát đã được sử dụng để giúp con người kết nối và trở nên quan tâm hơn đến thực tại cá nhân và liên cá nhân trong đời sống con người. Những nhà thực hành đã sử dụng nó để gia tăng khả năng của ý thức, khả năng tự bình phục, giảng dạy, học tập, sáng tạo, giao tiếp và những mối quan hệ lành mạnh giữa con người với nhau. Do bởi khay cát là công cụ có tính chất rất hữu hiệu và thú vị, nhiều tác giả đã phát kiến nên những tên gọi riêng cho phương pháp của mình nhằm mô tả những cách thức tiếp cận cuộc chơi trên khay cát; mỗi cách gọi tên thể hiện cách thức thực hiện cũng như quan điểm riêng của từng tác giả về những tiến trình xảy ra trong khay cát. Liệu pháp khay cát nay đã vươn xa ra khỏi phạm vi tham vấn và trị liệu tâm lý; nó được áp dụng trong giáo dục, trong những hành trình tìm kiếm về mặt tinh thần, trong công việc, cũng như bất cứ hoàn cảnh nào mà những người có nguồn gốc xuất thân và văn hóa khác nhau muốn hiểu biết lẫn nhau trong thâm sâu con người của mình. Cách gọi tên phương pháp cũng là cách thức đặc biệt gợi lên những câu chuyện kể hoặc những thực tại có tính chuyên biệt. Trong một nghiên cứu về trò chơi trên cát tại Úc, một đứa bé trai 12 tuổi đã gọi tên phương pháp của Lowensfeld là “bức tranh cát” (sand picture) hoặc “tranh vẽ các ý nghĩ” (thinking picture). Đứa trẻ nói: “Cháu đã nói rất nhiều về mọi việc đã xảy ra, nhưng ở đây cháu im lặng, cháu bận suy nghĩ. Suy nghĩ là một người anh em khó tính. Không ai có thể nghe được bạn, nhưng ở đây, bức tranh trên cát là một thứ suy nghĩ, và người ta có thể nghe thấy nó lên tiếng”.Liệu pháp khay cát là một hình thức tâm lý trị liệu có tính năng động và diễn đạt

(dynamic and expressive), giúp cho thân chủ có thể giải bày thế giới nội tâm của họ thông qua các biểu tượng và hình ảnh ẩn dụ. Liệu pháp khay cát theo trường phái nhân văn nhấn mạnh đến việc hình thành một mối quan hệ trị liệu sâu sắc và có tính chấp nhận, cùng với một cách tiếp cận xử lý nội dung trong khay cát chủ yếu dựa trên những trải nghiệm của thân chủ tại đây và ngay lúc này (here-and-now). Quan điểm nhân văn tin rằng khi con người tăng trưởng và phát triển ở lứa tuổi trẻ em và vị thành niên, họ sẽ có thể bị mất đi mối liên lạc với chính con người mà mình đang là. Họ có thể đã học cách chấp nhận một số cảm xúc nào đó và không chấp nhận những cảm xúc khác. Trong tiến trình chối bỏ những gì thuộc về con người thật của mình, họ có thể trở nên mất liên lạc với bản ngã thực sự của chính mình. Liệu pháp khay cát theo trường phái nhân văn mang đến những trải nghiệm về sự tái kết nối của con người với bản ngã chân thực của mình và giúp con người trở lại khám phá các ước mơ, hy vọng và tầm nhìn của mình. Giống như liệu pháp chơi (play therapy) ở trẻ nhỏ, liệu pháp khay cát mang lại một trải nghiệm có tính chủ động, không lời, gián tiếp và mang tính biểu tượng. Giai đoạn tạo cảnh (scene creation phase), trong đó thân chủ sắp đặt các hình mẫu thu nhỏ vào trong khay cát, là một giai đoạn rất quan trọng và cũng là giai đoạn trung tâm đạt đến các trải nghiệm từ khay cát. Trong liệu pháp khay cát theo trường phái nhân văn, giai đoạn xử lý (processing phase) sẽ mang lại thêm những trải ng-hiệm vốn đã hình thành trong giai đoạn tạo cảnh và cho phép suy xét lại trải ng-hiệm ấy. Thông qua giai đoạn xử lý, thân chủ có thể nhìn lại bối cảnh trong khay và trải nghiệm về tác động của nó. Tất cả các thành phần như khay cát, những hình mẫu thu nhỏ, không gian an toàn trong khay cát, những lời nói sử dụng trong khi chơi trên cát và cả công việc trong giai đoạn xử lý đều có tầm quan trọng trong việc tạo nên hiệu quả trị liệu. Liệu pháp khay cát có thể được sử dụng cho trẻ em từ 8 tuổi trở lên, vị thành niên và cả người lớn. Giống như liệu pháp chơi, thân chủ được trị liệu với khay cát cũng thể hiện bản thân theo cách ẩn dụ. Mặc dù trong giai đoạn xử lý, nhà trị liệu sử dụng

Khoa học tâm lý

Bản tin tâm lý học Đông Tây 4

Page 6: Bản tin Tâm Lý Học Đông Tây số 1

lời nói nhiều hơn trong liệu pháp chơi dành cho trẻ nhỏ, việc sử dụng và xử lý hình ảnh ẩn dụ cũng tương tự như trong liệu pháp chơi. Nhà trị liệu trường phái nhân văn xem thân chủ là những người có khả năng tự hiện thực hóa bản thân và vốn có sẵn khuynh hướng phát huy tiềm năng của mình. Họ có thể tự nhận biết bản thân mình và chịu trách nhiệm về những lựa chọn của mình. Con người là sinh vật có tính xã hội và có nhu cầu mạnh mẽ muốn kết nối với người khác. Trong liệu pháp nhân văn, mối quan hệ trị liệu là nguồn lực nền tảng tạo nên những thay đổi có tính xây dựng ở thân chủ (Cain, 2002). Mục đích cơ bản của mối quan hệ trị liệu là tạo nên một bầu khí tối ưu thuận lợi cho sự tăng trưởng xảy ra. Rogers đã viết: “Hầu hết trẻ em, nếu được sống trong một môi trường bình thường đáp ứng phù hợp với những nhu cầu về cảm xúc, trí tuệ và xã hội của trẻ, đều có khuynh hướng đạt đến sự lành mạnh để đáp ứng và thích nghi với đời sống” (Kirschenbaum, 1979).

Khi nhà trị liệu gặp thân chủ, dù là trẻ em hay người lớn, họ thậm chí còn cần nhiều hơn một “môi trường bình thường phù hợp” như thế, bởi vì họ đã không thể có được lòng tin của một trẻ nhỏ. Vì vậy, việc thiết lập một bầu khí tối ưu cho tăng trưởng là điều tuyệt đối quan trọng. Mối quan hệ trị liệu là trung tâm của bầu khí này, và khả năng tự nhận biết bản thân cùng với kỹ năng của nhà trị liệu có thể tạo nên bầu khí này và làm chất xúc tác cho sự tăng trưởng nơi thân chủ. Trong liệu pháp khay cát, nhà trị liệu tạo lập một không gian an toàn và có tính chấp nhận để thân chủ có thể đối diện với các chủ đề cốt lõi của họ. Giống như trong liệu pháp chơi, bản chất mang tính ẩn dụ của khay cát giúp tạo nên một khoảng cách an toàn để thân chủ có thể giải bày những cảm xúc đau khổ của họ. Khay cát cho phép thân chủ bộc lộ bản thân họ dưới hình thức những biểu tượng không lời, đồng thời tạo nên một sản phẩm phóng chiếu có tính thị hiện những thực tại chủ quan trong nội tâm cũng như trong các mối quan hệ của thân chủ.

CHUẨN BỊ PHƯƠNG TIỆN VÀ CÁC BƯỚC THỰC HIỆNĐối tượngNhư đã nêu trên đối tượng làm việc với khay cát là những trẻ em từ 8 tuổi trở lên, vị thành niên và cả người lớn. Cần phân biệt việc sử dụng khay cát để tạo cảnh có tính ẩn dụ với việc sử dụng cát như một loại vật liệu vô định hình trong các hoạt động chơi giúp phát triển tâm vận động ở trẻ em. Các đối tượng của liệu pháp khay cát là những trẻ em và người lớn không có vấn đề thiểu năng trí tuệ hoặc rối loạn phát triển tâm vận động, mà chủ yếu là những thân chủ có trí năng phát triển tốt nhưng đang trải qua các sang chấn, đau khổ hoặc bế tắc trong đời sống tâm lý. Khay cát cũng có thể tạo khung cảnh để một người đi sâu vào việc tìm hiểu và khám phá các trải nghiệm cảm xúc của bản thân. Trong thực tế lâm sàng, chúng tôi đã sử dụng khay cát cho các trẻ em mồ côi sống trong các cơ sở bảo trợ xã hội, trẻ em trong gia đình có xung đột, trẻ gặp khó khăn trong học tập và những vị thành niên hoặc người lớn có vấn đề khó khăn về cảm xúc. Tại Trăng Non, khay cát cũng được sử dụng như một công cụ cho những người đang học tập và thực hành tâm lý trị liệu tự khám phá các trải nghiệm của bản thân.

Phương tiệnPhương tiện chính là một khay đựng cát. Kích thước khay cát có thể lớn hay nhỏ tùy theo mục đích sử dụng và tuổi của thân chủ, sao cho có thể đủ rộng để thân chủ có thể diễn đạt các cảnh chơi. Khay cát có thể đặt trên nền nhà hoặc đặt trên bàn cao để thân chủ đứng hoặc ngồi bên cạnh khay. Bên trong khay là cát sạch, có thể là cát khô hoặc có thể cho nước vào để làm ướt cát, nhờ đó thân chủ để thể tạo hình cho địa thế của cát trong cảnh diễn.

Phòng chơi cũng phải có sẵn thật nhiều những mẫu vật thu nhỏ (miniatures) đại diện cho thật nhiều những nhân vật, thú vật và sự vật hiện diện trong đời sống để thân chủ có thể sử dụng bằng cách đưa vào bên trong khay cát để tạo cảnh. Các mẫu vật ấy có thể gồm:

• Những hình người: lớn, nhỏ, già, trẻ, đàn ông, phụ nữ, có sắc phục và tư thế tượng trưng cho nhiều loại nghề nghiệp hoặc kiểu người khác nhau như nông dân, binh lính, y tá, bác sĩ, cảnh sát, học sinh... Thậm chí có cả những mẫu người trong phim hoặc truyện như siêu nhân, robot, batman hoặc người tiền sử vv... để trẻ có thể tưởng tượng• Những thú vật phổ biến: Nên sắp xếp và phân loại thành các thú hoang và thú nhà, chim hoang và gia cầm, thú hiền và thú dữ, loài vật sống trên rừng, trên đồng hoặc dưới nước, các loài thông dụng hiện có mặt trên đời lẫn các loài vật cổ đã tuyệt chủng như khủng long, hoặc loài vật chỉ có trong truyền thuyết như rồng, quái vật... Thậm chí có cả những con vật đã được nhân cách hóa hoặc con vật nổi tiếng từ phim, truyện như vịt Donald, chuột Mickey... Nếu có thể, mỗi loài vật nên có những con kích thước lớn nhỏ khác nhau để khi cần thân chủ có thể diễn cảnh gia đình của loài vật ấy.• Những sự vật, đồ vật: Cần những mẫu vật đại diện cho rất nhiều các đồ vật và sự vật trên đời, từ những vật vô tri trong thiên nhiên như sỏi, đá, những hình tượng thực vật: cây cỏ, bông hoa, cho đến những vật thể nhân tạo lớn nhỏ khác nhau như nhà cửa, xe cộ, bàn ghế, xích đu, biển báo, đèn hiệu, vân vân và vân vân... Các mẫu vật càng đa dạng thì khả năng diễn cảnh càng phong phú.

Mục đích và thời lượng làm việcChỉ sử dụng khay cát khi thân chủ đã có được lòng tin khá sâu sắc với nhà trị liệu. Không thực hiện liệu pháp khi thân chủ vẫn còn lưỡng lự. Homeyer và Sweeney (1998) cho rằng khay cát nên được sử dụng một cách có mục đích và có dự định. Nhà trị liệu nên trình bày rõ những mục đích và thời lượng sử dụng khay cát trên từng thân chủ cụ thể. Hai tác giả này đề nghị sử dụng khay cát như cách thức để thay đổi bước đi trong làm việc với thân chủ, như một cách thức để tiếp thêm sức mạnh cho tiến trình trị liệu hoặc đưa việc trị liệu đến các tầng mức can thiệp sâu xa hơn. Khuyến cáo này cũng phù hợp với điều đã nêu ở phần trên: khay cát có hiệu quả khi làm việc với những thân chủ bị bế tắc.

Khoa học tâm lý

Bản tin tâm lý học Đông Tây 5

Page 7: Bản tin Tâm Lý Học Đông Tây số 1

Các bước thực hiện1. Giai đoạn tạo cảnh (scene creation phase)

Homeyer và Sweeney (1998) thường cho thân chủ một câu mào đầu trước khi bước vào giai đoạn tạo cảnh như “Bạn hãy tạo một quang cảnh về đời sống của bạn như nó đang có trong hiện tại. Bạn cũng có thể sử dụng những hình ảnh trong quá khứ cũng như tương lai nhưng hãy trung thực với chính bạn về cuộc sống của bạn vào lúc này”. Trong giai đoạn tạo cảnh, nhà trị liệu cần phải đặt mình trong hiện tại càng nhiều càng tốt nhưng họ không nói gì đặc hiệu cả. Điều quan trọng đối với thân chủ là phải có được một trải nghiệm bên trong về sự kết nối với các hình mẫu thu nhỏ và lựa chọn cái nào trong số đó để tạo cảnh. Nhà trị liệu không làm gián đoạn tiến trình bên trong này nhưng cần phải làm cho thân chủ biết rằng nhà trị liệu đang ở cùng thân chủ trong lúc họ trải nghiệm những phút giây thực hiện việc tạo cảnh. Điều thú vị là một số nhà trị liệu khay cát tin rằng tiến trình bình phục trong liệu pháp khay cát chỉ xảy ra trong giai đoạn tạo cảnh. Vì thế, các nhà trị liệu này không đi qua giai đoạn xử lý. Một số nhà trị liệu khác lại sử dụng những cảnh quan trên khay cát làm chủ đề khởi điểm cho các tương tác bằng lời. Việc xử lý các nội dung trong khay cát bằng lời nói có thể giúp khai triển và mở rộng những việc đang diễn biến trong nội tâm thân chủ mà những việc này đã bắt đầu trong giai đoạn tạo cảnh. Giai đoạn tạo cảnh sẽ giúp hình thành nên sắc thái cho quá trình thân chủ tự thăm dò và khám phá bản thân khi họ nhìn vào những hình mẫu thu nhỏ và tìm thấy những mối liên hệ với chúng. Một số thân

Khoa học tâm lý

chủ cảm thấy lạc lối khi tìm cách sắp xếp các hình mẫu thu nhỏ đúng theo ý mình muốn. Nếu giai đoạn tạo cảnh được trải nghiệm một cách có ý nghĩa đối với thân chủ, nếu thân chủ nhìn vào và suy nghĩ về những khía cạnh trong đời sống mà họ thường không chú ý đến, khi đó giai đoạn xử lý đã bắt đầu bên trong nội tâm của họ. Việc chuyển sang giai đoạn xử lý bằng lời sẽ trở nên tự nhiên hơn rất nhiều khi thân chủ cho phép bản thân họ trải nghiệm giai đoạn tạo cảnh. 2. Giai đoạn xử lý (processing phase)Một cách điển hình, nhà trị liệu sẽ bắt đầu giai đoạn xử lý bằng cách nói với thân chủ: “Hãy nói về quang cảnh mà bạn đã tạo nên”. Tuy nhiên, chúng ta cũng có thể bắt đầu khi thân chủ cảm nhận được một điều gì đó ngay trong giai đoạn tạo cảnh. Nhà trị liệu có thể nói: “Bạn trông có vẻ rất buồn. Bạn đang chú ý điều gì vào lúc này?” Khái niệm về việc hiện diện cùng thân chủ trong từng khoảnh khắc là khái niệm trung tâm trong cách tiếp cận nhân văn ở giai đoạn xử lý. Cách tiếp cận nhân văn tập trung vào việc khám phá chứ không làm kỹ thuật diễn giải. Tiến trình khám phá là một trải nghiệm sâu sắc. Hầu hết những gì nhà trị liệu thực hiện trong giai đoạn xử lý là tạo thuận lợi cho tiến trình khám phá và hiểu biết bản thân của thân chủ. Theo luận điểm của Rogers, những đáp ứng có tính trị liệu và có hiệu lực mạnh mẽ nhất là những đáp ứng nhằm giúp thân chủ vươn xa hơn mức độ hiểu biết về bản thân mà họ có trước đó.

KẾT LUẬNViệc sử dụng khay cát có vai trò như một đòn bẩy, một bước chuyển để thúc đẩy tiến trình trị liệu đi tới hoặc để mở rộng tầm nhìn hoặc tạo khúc quanh trong cách nhìn của thân chủ về bản thân cũng như về cuộc sống của họ.

Việc ứng dụng sự trải nghiệm với khay cát không có mục tiêu giải quyết một vấn đề cụ thể nào trong cuộc sống thực tế của thân chủ, mà mục tiêu chính là giúp thân chủ khám phá và thấu hiểu hơn về cuộc sống của bản thân. Khay cát là một công cụ giúp thể hiện và trải nghiệm; nó được lựa chọn khi có sự bế tắc hoặc khó khăn trong giải bày cảm xúc cũng như trong đối thoại; nó không thay thế cho những công cụ khác trong tâm lý liệu pháp nói chung và cũng không có vai trò quyết định hoặc kết thúc tiến trình trị liệu.

Cũng như đối với nhiều loại công cụ khác trong tâm lý liệu pháp, việc lượng giá hiệu quả của khay cát cũng dựa trên những chỉ báo có tính chủ quan và định tính. Trong hai trường hợp minh họa nêu trên, các chỉ báo ấy có thể kể ra bao gồm: thân chủ chú tâm khám phá các trải nghiệm cảm xúc của bản thân, chủ động tham gia vào việc giải bày nội tâm qua các hình ảnh ẩn dụ, thân chủ đối thoại về các ý nghĩa của những chủ đề được trình bày qua các hình ảnh ấy, đối thoại với nhà trị liệu về cuộc sống của bản thân một cách có trách nhiệm, và đồng thời không thể hiện bất kỳ biểu hiện nào của sự phòng vệ hoặc phản kháng, không có sự chỉ trích hoặc quy lỗi cho hoàn cảnh và người khác. Hiệu quả của việc sử dụng khay cát trong hai trường hợp minh họa cũng được nhận thấy thông qua việc nó thúc đẩy tiến trình thay đổi vẫn tiếp diễn cả trong những phiên trị liệu cũng như trong đời sống bên ngoài, bước đầu có thể thay đổi về cách nhìn, về tâm trạng và rộng ra hơn là cải thiện các mối quan hệ và chất lượng đời sống.

Ngoài những tình huống áp dụng khay cát như một công cụ trị liệu tâm lý, chúng tôi cũng sử dụng khay cát để giúp những người học tâm lý lâm sàng tại Trăng Non có cơ hội trải nghiệm và khám phá bản thân. Những cảm xúc có thể rất sống động khi tạo cảnh, y như đang trải nghiệm một cảnh sống thực. Trong cảnh diễn ấy, sự phân định giữa cảnh chơi và cảnh đời, giữa cảnh ảo và cảnh thực đôi khi không còn cần thiết nữa.

TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Gisela Schubach De Dominico, Ph.D., The Sandtray Network Journal, 1998, Vol.2, No.3 , http://www.sandtray.org 2. Elisabeth Kwasniewski, “What is Sandtray Therapy”, Tone Magazine, 2005, Vol.20, No.10, p70-72

* Ghi chú của Ban biên tập:Quý độc giả có thể tham khảo và tải bài viết gốc bao gồm 2 trường hợp ứng dụng liệu pháp khay cát vào trị liệu tâm lý tại đường dẫn sau: http://welink.vn/lieu-phap-khay-cat-santray-therapy/

Bản tin tâm lý học Đông Tây 6

Page 8: Bản tin Tâm Lý Học Đông Tây số 1

AI? CHUYỆN GÌ? Ở ĐÂU?

Công ty Tư vấn & Giáo dục WE Link

Sứ mạng- Hỗ trợ và Thăng tiến Sức khỏe tâm lý người Việt - Thúc đẩy sự phát triển ngành và nghề Tâm lý học tại Việt Nam

Cty TNHH Dịch vụ Tư vấn và Giáo dục WE Link64 Hồ Hảo Hớn, P. Cô Giang, Q.1, TP. HCM (Lầu 2)(08) 62912900 [email protected] www.welink.vn

WE are… WE Linkwww.facebook.com/welinkvietnam

Bản tin tâm lý học Đông Tây 7

Page 9: Bản tin Tâm Lý Học Đông Tây số 1

Công ty Tư vấn & Giáo dục WE Link

Câu Lạc BộTRĂNG NONGIỚI THIỆU

Trăng Non được thành lập từ năm 2001 với ba sáng lập viên gồm ông Nguyễn Minh Tiến (bác sĩ), bà Nguyễn Thị Thanh Điệp (nhân viên xã hội) và bà Nguyễn Thị Thuyên (đại diện phụ huynh). Hơn 10 năm qua, Trăng Non hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực tâm lý lâm sàng, tâm lý trị liệu cho đối tượng trẻ em có các vấn đề khó khăn về tâm lý và phát triển. Trăng Non còn mở rộng phục vụ cho cả đối tượng vị thành niên, thanh niên và các gia đình có vấn đề khó khăn về tâm lý, cảm xúc và khó khăn trong các mối quan hệ xã

hội mà vì đó đã gây trở ngại cho sự phát triển và trưởng thành của bản thân.

Ý NGHĨA “TRĂNG NON”Trăng non là trăng sắp tròn, ví như lứa tuổi trẻ em và tuổi vị thành niên vẫn chưa lớn, chưa tròn đầy. Đó cũng là đối tượng chính của các dịch vụ tâm lý do Trăng Non cung cấp.Hơn thế nữa, trăng thể hiện ra là tròn hay khuyết là tùy ở chỗ trăng được chiếu sáng đầy đủ hay không; Dẫu ta thấy trăng non,

Dịch vụ cung cấp

Trẻ em có vấn đề tâm lý và phát triển

Tư vấn và trị liệu tâm lý cho các trường hợp trẻ tự kỷ, chậm phát triển ngôn ngữ, rối loạn hành vi (đái dầm, ngỗ nghịch, ăn cắp, xung đột với bố mẹ, .v..v...)

Thanh thiếu niên, gia đình có những vấn đề về tâm lý

Tư vấn và trị liệu tâm lý cho các trường hợp thanh thiếu niên gặp các vấn đề như kém thích nghi về học tập, khó khăn trong quan hệ xã hội, lo âu, ám ảnh sợ, nghiện ngập, .v..v...

Sinh viên, cán bộ thực hành tâm lý

Đào tạo lý thuyết tại Đại học Văn Hiến, Hội Khoa Học Tâm lý Giáo Dục TP.HCM và các cơ sở thực hành khác.

Đào tạo thực hành và kiểm huấn cho các sinh viên và cán bộ thực hành tự nguyện tham gia Trăng Non.

CƠ SỞ

Địa chỉ: 29 Phan Xích Long, P.3, Phú Nhuận, Tp.HCM

Điện thoại: (084) 8-3-9095280

Cơ sở bao gồm một phòng trò chơi trị liệu cho trẻ nhỏ và một phòng dành vừa để tiếp phụ huynh, vừa dành cho trị liệu các thân chủ vị thành niên và gia đình.

Ai? Chuyện gì? Ở đâu?

Lấy sự học và làm tâm lýđể giúp nâng caochất lượng cuộc sốngtinh thần cho bản thân và cho người khác

nhưng thực tế trăng luôn tròn đầy đều đặn. Điều ngụ ý ấy cũng là điều tâm niệm của những thành viên Trăng Non khi làm việc với những trẻ em khiếm khuyết, những con người bất hạnh hoặc cả khi đang học tập, rèn luyện khả năng nghiệp vụ của chính bản thân mình.

Bản tin tâm lý học Đông Tây 8

Page 10: Bản tin Tâm Lý Học Đông Tây số 1

Psych Café

“BỤT CHÙA NHÀ KHÔNG THIÊNG” VÀ NHỮNG KẺ TÀI HOA THUA NGAY TRÊN SÂN NHÀ.

Thảo luận tự do về “sức hấp dẫn” của những chuyên viên đến từ trời Tây

Người viết xin thưa đầu tiên, tôi không phải là một trong những kẻ tài hoa. Và vì cái ưu thế mình không hề tài hoa, tôi tự cho phép mình viết những dòng ngô nghê như một kẻ bên lề chứng kiến bi kịch của những kẻ tài hoa mang cùng quốc tịch.Đó là một chủ doanh nghiệp, bước ra thị trường với một dòng sản phẩm chất lượng, giá tốt, và tự hào gắn mác “Made in Viet-nam”. Sau vài tháng tung ra thị trường, sản phẩm ấy lao đao chìm nổi bao phen, rồi cuối cùng...chìm nghỉm giữa những thứ “Made in Thailand”, “Made in USA”, made in... đâu đó ngoài Việt Nam. Có thể đây là vấn đề về PR, về Marketing, về rất rất nhiều thứ chi phối sự thành công của một dòng sản phẩm khi được tung ra thị trường. Nhưng trong vô vàn các vấn đề, tôi cứ bị lôi kéo sự chú ý của mình tới câu ông bà xưa nhắc nhở, “bụt chùa nhà không thiêng”.Đó là một trường mầm non, giảng dạy bằng tiếng Việt, giáo viên người Việt tràn đầy tâm huyết và lòng yêu trẻ. Nhưng sao có thể sánh bằng những trường mầm non quốc tế, một môi trường tiếng Anh trăm phần trăm với những giáo viên bản ngữ? Và với lời cam kết tương lai của đứa con thân yêu của ta sẽ vươn ra biển lớn. Những giáo viên bản ngữ có chắc sẽ mang đến cho

con cái của ta một chương trình thật sự chất lượng, với những giáo án bài bản, dựa trên chứng cứ khoa học, hay cái được đem ra đảm bảo ở đây chính là quốc tịch của người đứng lớp?Tôi lại có một vài câu hỏi. Tại sao hai con người, so sánh về bậc học, về kinh nghiệm, về sự uyên bác, về tinh thần đóng góp, thảy đều không ai hơn kém ai, thì người đến từ phương Tây sẽ được chọn, hoặc được hưởng những ưu đãi hơn người trong nước? Bạn có thể nhún vai và buông một chữ “tùy!”, bạn thật sáng suốt. Đúng là tùy, có thể ngành học ấy quá mới trong nước, và ta có quyền kỳ vọng nhiều hơn ở một người đã hấp thụ tinh hoa của một quốc gia tiên tiến từ nhỏ. Cũng có thể là do ta đã có không ít kinh nghiệm đau đớn với các chuyên viên trong nước. Nhưng, bạn thử hít lấy một hơi dài và trung thực hoàn toàn với chính mình một lần, có phải, của Tây vẫn hơn? Đã có khi nào bạn lựa chọn một khóa học, vì những cái tên giảng viên thật kêu đến từ phương trời xa xôi bên kia Đại Tây Dương hơn là vì tài năng, kiến thức, và phương pháp của họ? Tôi chắc mẩm là độc giả có đọc đến đây thì đã rõ rành rành ra là tôi đang chẳng có khách quan tí nào trong bài viết này rồi. Tôi tin các độc giả, với sự thông minh của mình, sẽ dễ dàng nhận thấy tôi đang ngông nghênh phê phán sự bất công mù quáng trong lựa chọn của chính những người trong nước đối với những chuyên viên trong nước. Và dù là đang đặt ra lắm nghi vấn, tôi vẫn đặt cái quan điểm cá nhân của tôi lên mà lèo lái những con chữ hòng truy tìm cho ra cái lý do của sự phân biệt đối xử

ấy của chính những người cùng quốc tịch. Tôi, mượn một chút tư cách của ban biên tập, để lại ở đây một lời mời cho số thứ hai vào tháng sau, mong các bạn trải rộng tâm tư thành văn bản, và gửi lại cho chúng tôi những quan điểm đặc sắc của cá nhân mình về vấn đề này.

Như Thủy

Bài viết tham gia diễn đàn xin gửi về email

Bản tin tâm lý học Đông Tây 9

[email protected]

Page 11: Bản tin Tâm Lý Học Đông Tây số 1

TÔI LÀ AI?

AI LÀ TÔI?

BẠN THUỘC TUÝP CHA MẸ NÀO?Hãy lựa chọn mức độ thường xuyên cho các hành động nuôi dạy con dưới đây của bạn. Thang điểm 5 dao động từ “Không bao giờ” đến “Luôn luôn.” Kết thúc mỗi phần, tính tổng điểm các câu hỏi trong phần đó và chia cho số lượng câu hỏi để đạt được điểm từng phần. Điểm số của bạn chính là tổng điểm của bạn cho mỗi kiểu cha mẹ. Điểm cao nhất ở kiểu cha mẹ nào thể hiện xu hướng trội hơn của bạn đối với kiểu cha mẹ đó.

1. Tôi chú ý đến cảm xúc và đáp lại nhu cầu của con.

Không bao giờ 1 2 3 4 5 6 Luôn luôn

2. Trước khi yêu cầu con làm điều gì, tôi xem xét đến nguyện vọng và ước muốn của chúng.

Không bao giờ 1 2 3 4 5 6 Luôn luôn

3. Tôi giải thích cho con cảm xúc của mình trước từng cách cư xử tốt/chưa tốt của con.

Không bao giờ 1 2 3 4 5 6 Luôn luôn

4. Tôi khuyến khích con nói lên cảm xúc và vấn đề của chính mình.

Không bao giờ 1 2 3 4 5 6 Luôn luôn

5. Tôi khuyến khích con tự do bày tỏ suy nghĩ, cho dù có thể con không có cùng ý kiến với tôi.

Không bao giờ 1 2 3 4 5 6 Luôn luôn

6. Tôi giải thích lý do đằng sau những mong đợi và kỳ vọng của tôi.

Không bao giờ 1 2 3 4 5 6 Luôn luôn

7. Tôi đem đến sự thoải mái và thấu hiểu khi con lo lắng, bất an.

Không bao giờ 1 2 3 4 5 6 Luôn luôn

8. Tôi khen ngợi con.

Không bao giờ 1 2 3 4 5 6 Luôn luôn

9. Tôi cân nhắc sở thích và nguyện vọng của con khi thực hiện các kế hoạch gia đình (như du lịch cuối tuần và nghỉ lễ).

Không bao giờ 1 2 3 4 5 6 Luôn luôn

Bản tin tâm lý học Đông Tây 10

Kiểu cha mẹ quyết đoán

Page 12: Bản tin Tâm Lý Học Đông Tây số 1

Tôi là ai? Ai là tôi?

1. Khi con hỏi về lý do tại sao chúng phải làm điều mà tôi yêu cầu, tôi trả lời “đó là vì tôi bảo thế,” “tôi là cha mẹ chúng,” hoặc “bởi vì đó là điều tôi muốn”.

Không bao giờ 1 2 3 4 5 6 Luôn luôn

2. Tôi phạt con bằng cách lấy đi những đặc quyền của chúng (ví dụ: Ti-vi, game, thăm viếng bạn bè).

Không bao giờ 1 2 3 4 5 6 Luôn luôn

3. Tôi la mắng khi tôi không bằng lòng với cách cư xử của con.

Không bao giờ 1 2 3 4 5 6 Luôn luôn

4. Tôi bộc lộ cơn nóng giận trước mặt con.

Không bao giờ 1 2 3 4 5 6 Luôn luôn

5. Tôi đánh con khi không thích những điều mà con nói hay làm.

Không bao giờ 1 2 3 4 5 6 Luôn luôn

6. Để dạy con cách thay đổi cách cư xử, tôi phê bình chúng.

Không bao giờ 1 2 3 4 5 6 Luôn luôn

7. Tôi dùng những lời đe dọa như là một hình thức phạt mà đưa ra ít hoặc không có lời giải thích nào.

Không bao giờ 1 2 3 4 5 6 Luôn luôn

8. Tôi phạt con bằng cách không thể hiện sự yêu thương (ví dụ: hôn và ôm ấp).

Không bao giờ 1 2 3 4 5 6 Luôn luôn

Kiểu cha mẹ độc đoán

9. Tôi mắng con công khai khi chúng cư xử trái với mong đợi của tôi.

Không bao giờ 1 2 3 4 5 6 Luôn luôn

10. Tôi cảm thấy chật vật khi phải cố gắng thay đổi suy nghĩ và cảm xúc của con về các vấn đề.

Không bao giờ 1 2 3 4 5 6 Luôn luôn

11. Tôi cảm thấy cần phải chỉ rõ những sai phạm trong quá khứ của con để đảm bảo chúng không tái phạm lại.

Không bao giờ 1 2 3 4 5 6 Luôn luôn

12. Tôi nhắc nhở con rằng tôi là cha/ mẹ của chúng.

Không bao giờ 1 2 3 4 5 6 Luôn luôn

13. Tôi nhắc nhở con những điều tôi đã và đang làm vì chúng.

Không bao giờ 1 2 3 4 5 6 Luôn luôn

10. Tôi tôn trọng ý kiến của con và khuyến khích con trẻ thể hiện quan điểm cá nhân.

Không bao giờ 1 2 3 4 5 6 Luôn luôn

11. Tôi đối xử với con bình đẳng và xem con ngang hàng với các thành viên khác trong gia đình.

Không bao giờ 1 2 3 4 5 6 Luôn luôn

12. Tôi cho con những lý do về sự mong đợi của tôi đối với con.

Không bao giờ 1 2 3 4 5 6 Luôn luôn

13. Tôi có những khoảng thời gian ấm áp và gần gũi bên con.

Không bao giờ 1 2 3 4 5 6 Luôn luôn

Bản tin tâm lý học Đông Tây 11

Tổng điểm …….. / 13

= …….

Tổng điểm …….. / 13

= …….

Page 13: Bản tin Tâm Lý Học Đông Tây số 1

1. Tôi cảm thấy kỷ luật con là việc khó khăn.

Không bao giờ 1 2 3 4 5 6 Luôn luôn

2. Tôi đầu hành trước những hành động gây náo loạn của con.

Không bao giờ 1 2 3 4 5 6 Luôn luôn

3. Tôi làm hư con trẻ.

Không bao giờ 1 2 3 4 5 6 Luôn luôn

4. Tôi làm ngơ trước những hành vi xấu của con.

Không bao giờ 1 2 3 4 5 6 Luôn luôn

Tôi là ai? Ai là tôi?

Kiểu cha mẹ: Trên mỗi dòng dưới đây, bạn ghi lại theo thứ tự điểm cho từng kiểu cha mẹ của mình để xác định bạn có xu hướng thiên về kiểu cha mẹ nào: 1) ………………………………………………………………………………….. Điểm:............2) ………………………………………………………………………………….. Điểm:............3) ………………………………………………………………………………….. Điểm:............

Giải đáp CÁC KIỂU CHA MẸ VÀ TÍNH CÁCH TƯƠNG ỨNG CỦA TRẺ

1. Kiểu quyết đoán:Ở kiểu giáo dục này, cha mẹ quan tâm, có trách nhiệm, cảm thông, nhưng cũng đặt ra những giới hạn nghiêm khắc cho trẻ. Họ cố gắng điều chỉnh hành vi của trẻ bằng cách thảo luận với trẻ, đưa ra lý lẽ và giảng giải các quy định trong gia đình. Họ lắng nghe và thấu hiểu quan điểm của trẻ nhưng không phải luôn chấp nhận chúng.Trẻ được nuôi lớn với kiểu giáo dục này thường thân thiện, năng động, vui vẻ, tự lực, tự chủ, tò mò, hợp tác, và chú trọng đến việc đạt nhiều thành quả.

2. Kiểu dễ dãi: Ở kiểu giáo dục này, cha mẹ ấm áp nhưng không có nguyên tắc. Họ không đặt ra được những giới hạn nghiêm khắc, không giám sát kỹ các hoạt động của trẻ, cũng không đòi hỏi trẻ cư xử một cách trưởng thành. Trẻ được nuôi lớn với kiểu giáo dục này thường bốc đồng, hay chống đối, sống thiếu mục đích, độc đoán, bạo lực, ít khả năng tự lực, tự chủ và ít đạt được những thành quả.

Bản tin tâm lý học Đông Tây 13

Kiểu cha mẹ dễ dãi Tổng điểm …….. / 4 = …….

2. Kiểu độc đoán:Ở kiểu giáo dục này, cha mẹ thiếu linh hoạt, đòi hỏi cao và có xu hướng khống chế, điều khiển trẻ. Cha mẹ đặt ra rất nhiều luật lệ và đòi hỏi quyền uy cũng như sự vâng lời của trẻ. Họ ưa sử dụng hình phạt để kiểm soát hành vi của trẻ.Trẻ được nuôi lớn với kiểu giáo dục này thường cáu kỉnh, e sợ, sợ hãi, ủ rũ, buồn rầu, dễ tức giận, không thân thiện, dễ hờn dỗi, dễ bị stress, và sống thiếu mục đích.

Page 14: Bản tin Tâm Lý Học Đông Tây số 1

LỜI KHUYÊN VỀ CÁCH GIAO TIẾP DÀNH CHO CÁC BẬC CHA MẸ

HÃY ĐỂ CON CÁI BIẾT RẰNG BẠN LUÔN LẮNG NGHE CHÚNG- Khi con bạn chia sẻ về những lo lắng của chúng, hãy dừng bất cứ việc gì bạn đang làm để lắng nghe chúng.- Bày tỏ sự quan tâm đến những điều chúng nói và tránh không quá xâm phạm riêng tư của con.- Lắng nghe để hiểu quan điểm của con bạn, dù cho điều đó có khó khăn đi chăng nữa.- Hãy để chúng nói hết ý trước khi bạn trả lời hay phản ứng lại.- Lặp lại những điều bạn nghe để chắc chắn rằng bạn hiểu đúng ý của con.

PHẢN ỨNG LẠI THEO CÁCH MÀ CON BẠN SẼ LẮNG NGHE- Hạn chế hoặc làm dịu lại những phản ứng quá mạnh mẽ; con trẻ sẽ lãng tránh nếu bạn tỏ ra giận dữ hay bảo thủ. - Trình bày ý kiến của bạn nhưng không được bác bỏ quan điểm của con trẻ; xác nhận cho trẻ biết rằng việc có ý kiến khác nhau là hoàn toàn bình thường. - Cố gắng không tranh cãi việc ai đúng ai sai. Thay vào đó hãy nói rằng: “Ba/Mẹ biết có thể con không đồng ý, tuy nhiên đây là điều ba/mẹ nghĩ.”- Trong cuộc đối thoại, cần tập trung vào cảm nhận của con cái hơn là cảm giác của bản thân

HÃY NHỚ:• Luôn hỏi con trẻ rằng chúng cần gì khi trò

chuyện với bạn; chúng cần một lời khuyên, cần được lắng nghe, hay cần bạn giúp giải quyết một số cảm xúc hoặc một số vấn đề?

• Con trẻ học hỏi bằng cách bắt chước. Thông thường, con trẻ sẽ mô phỏng cách bạn đối mặt với cơn giận dữ, giải quyết các vấn đề, hay xử lý các cảm xúc khó khăn.

• Trò chuyện với con – đừng diễn thuyết, phê bình, đe dọa hay nói những điều làm chúng tổn thương

• Con trẻ học được nhiều thứ từ chính sự lựa chọn của chúng; bạn nên tránh can thiệp vào quyết định của con trẻ, miễn là lựa chọn của chúng không mang lại nguy hiểm gì.

• Con trẻ có thể thử thách bạn bằng cách chỉ chia sẻ một phần nhỏ trong những điều đang làm chúng phiền lòng. Vì vậy, bạn cần lắng nghe thật chăm chú, khuyến khích và khơi gợi con trẻ trò chuyện và chúng có thể sẽ chia sẻ tất cả câu chuyện với bạn.

LÀM CHA MẸ LÀ MỘT VIỆC KHÓ KHĂN

Lắng nghe và trò chuyện là chìa khóa cho một mối quan hệ tốt đẹp giữa bạn và con cái. Tuy vậy, làm cha mẹ vẫn là công việc rất khó khăn và việc duy trì mối quan hệ tốt với trẻ ở tuổi vị thành niên có thể sẽ rất thử thách, đặc biệt là khi cha mẹ đang phải đối mặt với nhiều áp lực khác.

Nếu bạn đã gặp vấn đề trong một thời gian dài, bạn nên cân nhắc việc tham khảo ý kiến chuyên môn và tìm kiếm sự giúp đỡ từ các chuyên gia tâm lý.

LUÔN SẴN SÀNG DÀNH THỜI GIAN CHO CON- Chú ý đến những lúc trẻ hay trò chuyện nhất (như trước khi đi ngủ, trong bữa cơm tối, khi ngồi xe, …) và luôn sẵn sàng cho cuộc nói chuyện. - Hãy bắt đầu cuộc đối thoại; điều đó cho con trẻ biết bạn quan tâm đến những gì đang xảy ra trong cuộc sống của chúng. - Dành thời gian mỗi tuần cho một hoạt động riêng với con, và tránh sắp xếp các kế hoạch khác trong thời gian đó. - Tìm hiểu các sở thích của con về âm nhạc, thể thao, hay các hoạt động yêu thích và thể hiện sự quan tâm của bạn đến các hoạt động đó. - Bắt đầu câu chuyện với việc chia sẻ những điều bạn đang nghĩ sẽ hiệu quả hơn nhiều việc bắt đầu bằng các câu hỏi.

Bản tin tâm lý học Đông Tây 13

TÂM LÝ HỌC CHO CUỘC SỐNG

Page 15: Bản tin Tâm Lý Học Đông Tây số 1

TRÊN KỆ SÁCH

Tuổi vị thành niên là khoảng thời gian của nhiều căng thẳng và rối loạn – không chỉ đối với trẻ trong độ tuổi đó mà còn đối với cả các bậc làm cha làm mẹ. Trong suốt khoảng thời gian này, con trẻ bắt đầu khám phá cảm giác tự do một cách mạnh mẽ và quyết liệt, dẫn đến sự giận dữ và bất lực của các bậc phụ huynh vốn đang ngày càng cảm thấy tách biệt khỏi cuộc sống của con cái mình. Quyển sách “Kỷ luật tích cực đối với thanh thiếu niên” sẽ giúp những người làm cha mẹ phá vỡ vòng luẩn quẩn của những cảm xúc tội lỗi và trách móc để có thể giao tiếp tốt hơn và thấu hiểu những đứa con trong tuổi vị thành niên của mình.

Với cuốn sách này, bạn sẽ:

• Tìm ra cách khuyến khích và động viên cho con trẻ cũng như chính bản thân bạn• Dần hiểu ra rằng khi con ở tuổi vị thành niên, con vẫn rất cần đến bạn, dù theo một cách khác hơn.• Học cách tìm hiểu để biết con của bạn thực sự là người như thế nào• Khám phá cách đưa ra những đánh giá đúng đắn mà không tỏ ra phán xét• Học cách luôn luôn thực hiện đúng lời nói của mình để có được sự tôn trọng và kính nể của con trẻ

Đây là cuốn sổ tay về cách nuôi dạy con của nhà giáo, thạc sĩ Doãn Kiến Lợi. Sách đề cập đến rất nhiều vấn đề lớn nhỏ trong quá trình nuôi dạy con cái, nhưng tựu trung lại có thể gói gọn thành hai vế: đó là nuôi dưỡng tâm hồn và trí tuệ của con trẻ.

Tác giả không viết về những thứ quá vĩ mô và trừu tượng mà ngược lại, thạc sĩ Doãn Kiến Lợi nuôi dưỡng tâm hồn và trí tuệ của trẻ từ những điều đơn giản nhất, như chính tác giả đã viết “Với trẻ em không có chuyện nhỏ, mọi chuyện nhỏ đối với trẻ đều là chuyện lớn”.

Cuốn sách được trình bày dưới dạng những bài viết nhỏ, mỗi bài viết đề cập đến một vấn đề trong quá trình nuôi dạy con cái mà hầu hết các bậc phụ huynh đều gặp phải như: làm thế nào để trẻ không sợ tiêm chích, trả lời thế nào khi trẻ hỏi em bé từ đâu đến, làm thế nào khi con trẻ nói dối, tạo lập những phẩm chất tính cách tốt đẹp cho con trẻ… đến những vấn đề trong học tập như dạy con biết chữ, làm toán, viết văn… Những bài viết này rất chân thực, gần gũi, dễ hiểu, không đi vào lối mòn sáo rỗng và nặng về lý thuyết, rất dễ dàng cho các bậc phụ huynh đọc và ứng dụng.

Trải qua rất nhiều năm, hàng triệu bậc phụ huynh đã tin tưởng loạt sách kinh điển “Kỷ luật tích cực” với cách tiếp cận nhất quán và gần gũi đến việc nuôi dạy con trẻ. Trong cuốn sách này, bạn sẽ khám phá các phương pháp đã được chứng minh và có hiệu quả trong việc xây dựng mối quan hệ tích cực với con trẻ tuổi vị thành niên.

“Tôi thực sự đánh giá rất cao cuốn sách dành cho những bậc làm cha làm mẹ, giáo viên và tất cả những người làm việc với thanh thiếu niên. Đây là một trong những cuốn sách hiệu quả nhất trong việc giúp phụ huynh và con em chuyển hoá mâu thuẫn thành sự thuận hoà. Một điều đáng ghi nhận nữa là, cuốn sách sẽ chỉ ra cho bạn cách làm thế nào thực hiện được sự chuyển biến trên trong khi giúp đỡ con trẻ phát huy lòng dũng cảm, sự tự tin, tinh thần trách nhiệm, sự hợp tác, lòng tự trọng và sự tin tưởng. Tôi rất mong là bạn sẽ đọc cuốn sách này.” – Tiến sĩ H. Stephen Glenn, đồng tác giả cuốn “Raising Self-Reliant Children in a Self-Indulgent World”.

Cuốn sách “KỶ LUẬT TÍCH CỰC ĐỐI VỚI

THANH THIẾU NIÊN”

Cuốn sách “NGƯỜI MẸ TỐT HƠN LÀ NGƯỜI

THẦY TỐT”

Bản tin tâm lý học Đông Tây 14

Tác giả cuốn sách là một nhà giáo, một chuyên gia giáo dục có nhiều năm làm công tác giảng dạy, tư vấn và nghiên cứu giáo dục gia đình, nhưng trên hết chị còn là một người mẹ. Vì vậy, trong cuốn sách này, ngoài những quan niệm giáo dục độc đáo đầy trí tuệ, người đọc còn có thể bắt gặp tình yêu con sâu sắc ngập tràn trong từng trang viết của chị. Tác giả quan niệm: Các bậc phụ huynh cần đứng trên góc độ của con trẻ để nhìn nhận vấn đề, đừng bắt ép con trẻ sống theo lối sống mà người lớn áp đặt cho chúng. Bởi vì “trẻ em là một thế giới tồn tại độc lập hoàn mỹ, trong cơ thể bé nhỏ của chúng ẩn chứa sức sống mạnh mẽ vô biên, trong quá trình trưởng thành chúng có một tiềm lực biểu đạt tự mình nhào nặn, tự mình thành hình, giống như bên trong một hạt giống có ẩn chứa rễ, lá, hoa, trong điều kiện thích hợp tự nhiên sẽ phát triển (Trích “Người mẹ tốt hơn là người thầy tốt”). Đây thực sự là một quan niệm giáo dục độc đáo và đầy tiến bộ, rất đáng cho chúng ta nghiên cứu và học hỏi.

-------------------------------------------

Page 16: Bản tin Tâm Lý Học Đông Tây số 1

NGHIÊN CỨU MỚI

Xu hướng mới trong nghiên cứu về giấc mơ và những cơn ác mộng của trẻ emKết quả nghiên cứu về giấc mơ và những cơn ác mộng của trẻ em đã bổ sung nhiều hiểu biết rõ ràng và sâu sắc về việc giấc mơ tiết lộ những thay đổi trong quá trình trưởng thành như thế nào. Năm nghiên cứu đã được tiến hành ở nhiều nền văn hóa với rất nhiều phương pháp thu thập dữ liệu về giấc mơ, bao gồm: nghiên cứu giấc mơ trong phòng thí nghiệm, nhật kí giấc mơ, giấc mơ được thu âm, và giấc mơ trong quá khứ được khơi gợi lại. Khi trẻ lớn lên, trẻ có khả năng nhớ về giấc mơ tốt hơn, tường thuật lại giấc mơ dài hơn, và đặc biệt trẻ ít mơ hơn về việc bị biến thành nạn nhân, thay vào đó là tương tác giữa các nhân vật trong giấc mơ trở nên phong phú hơn. Sự khác biệt về tuổi tác và giới tính trong quá trình gợi nhớ giấc mơ, sự tương tác và giới tính của nhân vật trong mơ cho thấy nghiên cứu giấc mơ là một “vùng đất màu mỡ” cho việc nghiên cứu sự phát triển của trẻ em và sự thay đổi về mặt chức năng của giấc mơ theo thời gian.

Nhận biết được khi nào nên nghi ngờ: xây dựng lập trường khi học hỏi từ người khácTrẻ con có thể thiên về hướng chấp nhận rằng những thông tin mà chúng tiếp nhận được là sự thật, nhưng thật sự là chúng được tiếp xúc với các thông tin sai lệch từ rất nhiều nguồn, và việc phát triển tính nghi ngờ cũng là điều cần thiết. Bài báo cáo nghiên cứu này tập trung tìm hiểu những thay đổi cũng như những bất biến trong quá trình phát triển khả năng nhận biết của trẻ em về sự thiếu thông tin, thông tin thiếu tính chính xác và thuyết phục, thông tin gia trá và thông tin đã bị thay đổi. Điều đặc biệt được nhấn mạnh ở đây là nghiên cứu đã cho thấy trẻ em lý luận như thế nào về việc khi nào thì nên tin tưởng và khi nào thì nên nghi ngờ. Phần còn lại của báo cáo tiếp tục đưa ra một khuôn khổ tiêu chuẩn đế đánh giá các nghiên cứu đang tồn tại và khuyến khích các nghiên cứu mới. Báo cáo kết thúc với phần thảo luận về các vấn đề bao quát cần được xem xét khi muốn phát triển một mô hình để giải thích những khác biệt về quá trình phát triển, khác biệt giữa các cá nhân và các tình huống đối với khả năng đánh giá thông tin của trẻ em.

Tin tưởng có chọn lọc: cách trẻ em sử dụng hiểu biết về mục đích và kết quả của hành độngSự thận trọng ở trẻ em được nghiên cứu thông qua việc xem xét cách trẻ em lý luận về mục đích và kết quả hành động của một người khác. Trong một nghiên cứu sử dụng thiết kế 2x2, những đứa trẻ 5 và 6 tuổi chứng kiến một số người đưa ra lời khuyên với ý định muốn giúp đỡ hoặc lừa gạt người khác về nơi cất giấu những món quà, và những lời khuyên này đưa đến kết quả tích cực hoặc tiêu cực. Những người này sau đó gợi ý cho những đứa trẻ nơi cất giấu những món quà. Kết quả là những đứa trẻ tin tưởng những người mà trước đó đã cố gắng giúp đỡ người khác hơn là những người mà trước đó cố lừa gạt người khác, bất kể kết quả là tích cực hay tiêu cực. Ngoài ra, những đứa trẻ này còn tin tưởng những người đã đưa lời khuyên với kết quả tích cực hơn những người đưa lời khuyên với kết quả tiêu cực, bất kể ý định của họ là gì. Bằng cách thay đổi biến kết quả và biến ý định một cách độc lập, nghiên cứu này đã chỉ ra rằng khi trẻ em quyết định có nên tin tưởng lời khuyên của một người hay không, chúng chú ý đến cả ý định lẫn kết quả lời khuyên của người đó trong quá khứ.

Tìm hiểu khả năng học hỏi về thức ăn của trẻ sơ sinh và trẻ em: những nghiên cứu gần đây và triển vọng trong tương lai.Các nhà tâm lý học phát triển đã chú ý đặc biệt đến việc nghiên cứu cách trẻ em học hỏi từ hành động, cảm xúc, và chứng cứ lời nói của người khác. Tuy nhiên, hầu hết các nghiên cứu này xem xét khả năng học tập từ xã hội của trẻ em đối với các hiện vật. Chuyên mục hiện tại tập trung vào một nội dung chưa nhận được nhiều sự chú ý, đó là thức ăn. Chúng tôi bắt đầu bằng việc xem xét những tài liệu viết về sự phát triển nhận thức của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ về thức ăn và xác định những tình huống thành công và thất bại của trẻ khi tương tác với đồ ăn. Chúng tôi đặc biệt tập trung vào vai trò mà người lớn đảm nhiệm trong việc hướng dẫn trẻ cách ăn uống và đề xuất ý kiến rằng để hiểu được cách trẻ tương tác với thức ăn thành công hay thất bại đòi hỏi chúng ta xem quá trình đó là một hiện tượng học hỏi từ xã hội. Tiếp theo, chúng tôi đưa ra một loạt các câu hỏi giúp định hướng cho các nghiên cứu sau và gợi ý rằng việc xem sự lựa chọn thực phẩm của trẻ nhỏ như là một hiện tượng xã hội có thể giúp làm rõ hơn các cơ chế cơ bản của việc trẻ nhỏ học hỏi về việc ăn uống từ những người xung quanh. Đồng thời nó cũng cung cấp những ý tưởng giúp sớm phát triển những mối quan hệ xã hội lành mạnh của trẻ nhỏ và những thói quen ăn uống trong quá trình phát triển của trẻ.

(Mai Anh dịch)

Bản tin tâm lý học Đông Tây 15

Page 17: Bản tin Tâm Lý Học Đông Tây số 1

Củng cố gia đình là cách phòng tránh các vấn đề về hành vi của thanh thiếu niênNuôi dạy con hiệu quả là cách tốt nhất để giảm thiểu các vấn đề về hành vi của thanh thiếu niên. Việc phổ biến các phương pháp can thiệp dành cho gia đình đã được nghiên cứu kiểm chứng còn khá chậm; trong khi đó, hầu hết những người hành nghề vẫn đang triển khai những chương trình kém hiệu quả. Bài viết này xem xét 2 nghiên cứu liên bang tìm kiếm những chương trình can thiệp vào gia đình hiệu quả cho các đối tượng là trẻ sơ sinh cho tới trẻ vị thành niên: “Ngăn ngừa lạm dụng thuốc ở trẻ vị thành niên : Các cách tiếp cận đặt trọng tâm là gia đình” của Trung tâm Ngăn ngừa Lạm dụng Thuốc (1998) và “Củng cố gia đình Mỹ” của R. Alvarado, K. L. Kumpfer, K. Kendall, S. Beesley, & C. Lee-Cavaness (2000). Kết quả đưa ra được 3 cách tiếp cận phòng ngừa có kết quả tốt, 13 nguyên tắc đánh giá hiệu quả và 35 chương trình can thiệp.

Vai trò của đạo đức trong việc xây dựng niềm tin có chọn lọc của trẻ em

Liệu vẻ bề ngoài có một vai trò trong tính nhạy cảm của trẻ đối với việc sử dụng kiến thức đạo đức cho việc học có chọn lọc? Trong thí nghiệm này, chúng tôi tìm giải đáp cho câu hỏi trên bằng cách cho trẻ rừ 3 đến 5 tuổi tiếp xúc với những người có cách cư xử phù hợp hoặc không phù hợp với các chuẩn mực đạo đức xã hội, chẳng hạn như giúp đỡ người khác lấy một món đồ chơi hoặc cố ý làm rách một tác phẩm nghệ thuật của người khác. Những người “tốt” và “xấu” này sẽ được đối sánh với những người cư xử một cách trung lập. Để xác định vai trò của việc sử dụng thông tin về đạo đức trong việc xây dựng niềm tin có chọn lọc ở trẻ nhỏ, chúng tôi đo lường khả năng phân biệt giữa những loại người khác nhau mà trẻ tiếp xúc cũng như mức độ sẵn sàng học hỏi của trẻ từ những người này. Nghiên cứu cho thấy trẻ em có khả năng phân biệt giữa những người “xấu” và những người “trung lập” tốt hơn là giữa người “tốt” và người “trung lập.” Trái lại, mức độ sử dụng những kiến thức đạo đức về cách cư xử tốt hay xấu lại không khác biệt; cả hai loại thông tin này đều được sử dụng để định hướng cho việc xây dựng niềm tin.

Khác biệt giới tính của trí thông minh: bài học cho giáo dụcKhác biệt giới tính của trí thông minh là một trong những đề tài mang tính chính trị bất ổn nhất của tâm lý học hiện đại. Mặc dù không có khám phá nào đạt được sự ủng hộ nhất trí, kết luận từ nhiều nghiên cứu khác nhau cho rằng: trung bình thì phái nữ trội hơn trong các công việc đòi hỏi sự nhanh nhạy trong việc truy cập và sử dụng thông tin về ngữ âm và ngữ nghĩa từ bộ nhớ dài hạn, phải xử lý những đoạn văn phức tạp, kỹ năng về vận động tinh nhạy, và tốc độ nhận thức. Trên trung bình, phái nam lại trội hơn trong các hoạt động đòi hỏi sự linh hoạt của bộ nhớ làm việc (working memo-ry) khi xử lý những thay đổi của tín hiệu hình ảnh và không gian, khả năng lý luận logic và trừu tượng (fluid reasoning) đặc trưng trong các lĩnh vực toán học và khoa học. Tuy nhiên, khá nhiều nam giới bị đánh giá thấp trong các phạm trù như chậm phát triển tâm thần, rối loạn về khả năng tập trung, chứng khó đọc, nói lắp, và chậm nói. Một mô hình tâm lý-sinh học-xã hội dựa trên các các mối liên kết chặt chẽ giữa nền tảng sinh học của trí thông minh và các yếu tố môi trường được đề xuất nhằm thay thế cho mô hình lưỡng phân giữa tự nhiên (nature) và sự nuôi dưỡng (nurture). Những ý nghĩa mang tính xã hội và những ứng dụng cho giảng dạy và học tập cũng được đề xuất.

(Thanh Nhân dịch)

Nghiên cứu bổ dọc về mối quan hệ giữa việc trẻ em tiếp xúc với cảnh bạo lực trên truyền hình và hành vi hung hăng của trẻ ở tuổi trưởng thành: 1977-1992

Nghiên cứu đã chứng minh rõ mối liên hệ giữa việc xem phim bạo lực trên TV và tính hung hăng của trẻ nhỏ. Tuy nhiên, chỉ có một vài nghiên cứu khảo sát mối quan hệ này từ lúc trẻ còn nhỏ cho đến khi trưởng thành. Các nghiên cứu này có đối tượng tham gia là trẻ em sinh trưởng trong những năm 1960 và kết quả cho thấy mối liên hệ nêu trên chủ yếu xảy ra ở các bé trai. Nghiên cứu của chúng tôi xem xét mối quan hệ theo chiều dọc giữa việc xem phim bạo lực trên truyền hình lúc 6 cho tới 10 tuổi và biểu hiện hung hăng khoảng 15 năm sau đó khi trẻ đã trưởng thành. Đối tượng tham gia nghiên cứu là các trẻ em sinh ra trong những năm 1970 và 1980. Dữ liệu theo dõi được lưu trữ (N=450) và dữ liệu phỏng vấn (N=329) cho thấy rằng trong thời thơ ấu việc tiếp xúc với các nội dung truyền thông mang tính bạo lực có thể dự đoán hành vi hung hăng ở tuổi trưởng thành với cả nam và nữ. Sự đồng nhất hóa với các nhân vật truyền hình hung hăng và sự nhận thức thực tế về bạo lực thể hiện trên truyền hình cũng dự đoán được tính hung hăng sau này. Các kết quả nghiên cứu trên vẫn tồn tại ngay cả khi chúng tôi kiểm soát về mặt thống kê các yếu tố như: các tác động từ tình trạng kinh tế xã hội của cá nhân, khả năng trí tuệ, và một loạt các ảnh hưởng từ cách nuôi dạy của cha mẹ.

Nghiên cứu mới

Bản tin tâm lý học Đông Tây 16

Page 18: Bản tin Tâm Lý Học Đông Tây số 1

Ban biên tập xin mời các độc giả quan tâm gửi bài viết cho bản tin tâm lý học Đông Tây số ra tháng 7 với chủ đề:

TÂM LÝ HỌC XUYÊN VĂN HÓABài viết xin gửi về địa chỉ email: [email protected]

Độc giả là tổ chức muốn giới thiệu đơn vị của mình trên bản tin xin liên hệ với chúng tôi tại văn phòng WE Link

Địa chỉ: 64, Hồ Hảo Hớn, P.Cô Giang, Q.1, TP.HCM Email: [email protected] | Điện thoại: 08 6291 2900