triết học phật giáo – k4-khoa...

22
ĐTTX 4 – Ban Học Tập Môn: Tâm Lý Học HOẠT ĐỘNG GIAO TIẾP ÔN BÀI CŨ : 1. Hệ đối giao cảm & Hệ giao cảm : Yếu tố sinh học & yếu tố tâm lý có mối liên hệ với nhau. Hệ đối giao cảm thuộc hệ thần kinh. Hệ thần kinh gồm hệ thần kinh trung ương (gồm não và tủy sống) và hệ thần kinh ngoại biên. Hệ thần kinh ngoại biên có hệ thần kinh tự quản (còn gọi là hệ thần kinh tự động). Hệ thần kinh tự quản tự động có 2 hệ : hệ đối giao cảm và hệ giao cảm, có mối liên hệ trực tiếp với các cơ quan nội tạng. Hệ giao cảm tiết ra norepinephrine (norepinephrine : người soạn không chắc lắm, vị nào có cơ sở sách vở chắc chắn hơn thì chỉnh lại giúp nhé). Hệ đối giao cảm tiết ra acetylcholine. Hai chất này giúp kích thích cơ thể chúng ta thích ứng với tác động của môi trường bên ngoài. Hệ giao cảm :Khi chúng ta căng thẳng, lo lắng, hoang mang… có những cảm xúc tiêu cực, hệ giao cảm tiết nhiều norepinephrine nhằm giúp cơ thể đáp ứng với tình trạng nguy hiểm bên ngoài. Ví dụ khi gặp thú dữ, lúc này chúng ta chạy rất nhanh, nhanh hơn bình thường rất nhiều vì tâm lý báo động tình trạng nguy hiểm, cơ thể tăng tiết norepinephrine để tăng nhịp tim, tăng huyết áp, giảm chức năng tiêu hóa của bao tử, ức chế bọng đái…để đối phó với nguy hiểm bên ngoài. Tình trạng này làm cơ thể mệt mỏi và nếu tình trạng này kéo dài sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến các cơ quan nội tạng, gây ra bệnh. norepinephrine là một trong những nguyên nhân gây ra thân bệnh và tâm bệnh. Hệ đối giao cảm tăng tiết ra acetylcholine để giảm nhịp tim, huyết áp…, cân bằng cơ thể, trung hòa norepinephrine do hệ giao cảm tiết ra. Bài số 1 &2: Hoạt Động Giao Tiếp 1 | 16

Upload: others

Post on 19-Sep-2020

2 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: Triết Học Phật Giáo – K4-Khoa ĐTTX-HVPGVNtriethocphatgiao.com/wp-content/uploads/2016/10/TLH-BAI... · Web viewVí dụ khi gặp thú dữ, lúc này chúng ta chạy rất

ĐTTX 4 – Ban Học Tập Môn: Tâm Lý Học

HOẠT ĐỘNG GIAO TIẾPÔN BÀI CŨ :

1. Hệ đối giao cảm & Hệ giao cảm :

Yếu tố sinh học & yếu tố tâm lý có mối liên hệ với nhau.

Hệ đối giao cảm thuộc hệ thần kinh. Hệ thần kinh gồm hệ thần kinh trung ương (gồm não và tủy sống) và hệ thần kinh ngoại biên. Hệ thần kinh ngoại biên có hệ thần kinh tự quản (còn gọi là hệ thần kinh tự động).

Hệ thần kinh tự quản tự động có 2 hệ : hệ đối giao cảm và hệ giao cảm, có mối liên hệ trực tiếp với các cơ quan nội tạng.

Hệ giao cảm tiết ra norepinephrine (norepinephrine : người soạn không chắc lắm, vị nào có cơ sở sách vở chắc chắn hơn thì chỉnh lại giúp nhé). Hệ đối giao cảm tiết ra acetylcholine. Hai chất này giúp kích thích cơ thể chúng ta thích ứng với tác động của môi trường bên ngoài.

Hệ giao cảm :Khi chúng ta căng thẳng, lo lắng, hoang mang… có những cảm xúc tiêu cực, hệ giao cảm tiết nhiều norepinephrine nhằm giúp cơ thể đáp ứng với tình trạng nguy hiểm bên ngoài. Ví dụ khi gặp thú dữ, lúc này chúng ta chạy rất nhanh, nhanh hơn bình thường rất nhiều vì tâm lý báo động tình trạng nguy hiểm, cơ thể tăng tiết norepinephrine để tăng nhịp tim, tăng huyết áp, giảm chức năng tiêu hóa của bao tử, ức chế bọng đái…để đối phó với nguy hiểm bên ngoài. Tình trạng này làm cơ thể mệt mỏi và nếu tình trạng này kéo dài sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến các cơ quan nội tạng, gây ra bệnh. norepinephrine là một trong những nguyên nhân gây ra thân bệnh và tâm bệnh.

Hệ đối giao cảm tăng tiết ra acetylcholine để giảm nhịp tim, huyết áp…, cân bằng cơ thể, trung hòa norepinephrine do hệ giao cảm tiết ra.

Như vậy, nếu cơ thể cứ liên tục tiết ra acetylcholine, tăng nhịp tim, huyết áp, cơ thể sẽ không chịu nổi. Vì vậy, cần phải thư giãn, thoải mái để giữ thân khỏe mạnh. Khi hành thiền hoặc tu tập bất cứ pháp môn nào, chúng ta buông thư, nhịp tim, huyết áp giảm dần. Ở tầng Thiền thứ nhất, hơi thở nhẹ, lên các tầng thiền cao hơn, hơi thở nhẹ hơn và hơi thở ngưng đọng, nhịp tim, huyết áp giảm xuống mức tối thiểu, chỉ đủ cầm chừng. Nếu người nào quá căng thẳng, không nghỉ ngơi để kích hoạt cơ thể tiết ra acetylcholine cân bằng cơ thể thì sẽ bệnh. Nhờ có hệ đối giao cảm tăng tiết ra acetylcholine, cân bằng, tái phục hồi sức khỏe cơ thể, tạo sức đề kháng cao, kháng lại bệnh tật. Như vậy, thiền không phải huyền bí, mà hoàn toàn dựa trên cơ sở khoa học.

Cơ chế sinh học ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý chúng ta. Vì vậy tu tập phải điều phục cả thân và tâm.

2. Neuron :

Bài số 1 &2: Hoạt Động Giao Tiếp 1 | 1 6

Page 2: Triết Học Phật Giáo – K4-Khoa ĐTTX-HVPGVNtriethocphatgiao.com/wp-content/uploads/2016/10/TLH-BAI... · Web viewVí dụ khi gặp thú dữ, lúc này chúng ta chạy rất

ĐTTX 4 – Ban Học Tập Môn: Tâm Lý Học

Bản chất các hiện tượng tâm lý : Tâm lý là sự phản ánh hiện thực khách quan thông qua não hay nói cách khác tâm lý là sự phản ánh hiện thực khách quan thông qua lăng kính chủ quan. Tâm lý là chức năng của bộ não. Não không phải là chức năng sinh ra tâm lý, não chỉ là nơi tâm lý gá vào để hoạt động.

Neuron là đơn vị tế bào thần kinh cơ bản của não. Não là tập hợp của hàng tỷ neuron. Neuron gồm có nhân, thân, sợi nhánh, sợi trục và đầu mút tận cùng (để nối với các neuron khác, là nơi tiếp giáp của các neuron) để truyền và nhận tín hiệu. Ví dụ :Khi hình ảnh bên ngoài tác động vào mắt, mắt biến thành luồn điện sinh học và dùng tế bào neuron truyền lên não và phản ứng ra ngoài. Não có hàng tỷ neuron nên tín hiệu truyền rất nhanh để đáp ứng nhu cầu nhận và truyền nhiều tín hiệu cùng một lúc. Neuron là phần kết nối giữa bên ngoài và bên trong.

3. Tuyến tùng :

Tuyến tùng là một trong những tuyến mà từ rất sớm các nhà khoa học nhận thấy là tuyến kết nối giữa thể vật chất và thể tinh thần của con người. Theo quan điểm của Đông y, đó là hệ thống các huyệt đạo trên cơ thể chúng ta, ảnh hưởng đến sức khỏe chúng ta, có hệ thống các huyệt lớn, nhỏ, các kinh lạc, kinh mạch chằng chịt trên cơ thể. Trên các dấu hiệu của kim tự tháp và các di tích để lại của tổ tiên, các ký tự đã cho thấy người xưa đã biết tuyến tùng có ảnh hưởng, tác động đến đời sống tinh thần của chúng ta. Ngày nay y học phát triển cũng đã chứng minh điều này. Tuyến tùng có hình dáng nhỏ như quả thông nhưng đóng vai trò quan trọng, nằm giữa hai chân mày. Vì vậy khi ngồi thiền, người ta thường tập trung vào điểm giữa chặn mày hoặc chóp mũi để kích thích tuyến tùng, tuyến yên, phát triển những năng lực ngoại cảm. Theo vệ đà, các luân xa là trung tâm năng lượng của cơ thể và tuyến tùng điều khiển luân xa thứ 6, nằm giữa 2 chân mày. Các trường phái trường sinh, yoga nghiên cứu và thực tập khai mở các luân xa rất kỹ.

Trong nhà Phật, hành Thiền chỉ là hành thiền, không quan tâm đến việc khai mở các luân xa. Tuy nhiên, khi đạt đến trạng thái tâm tịnh, các luân xa tự động mở ra hết. Bậc đại giác các luân xa tự nhiên mở hết. Đức Phật không chú trọng đến việc khai mở các luân xa vì nếu khai mở không đúng phương pháp, không có thầy hướng dẫn, tâm không tịnh rất nguy hiểm. Khí bên ngoài và bên trong tương thông nhau, có thể nhận được khí, cũng có thể mất khí. Khi hệ trục xương sống ở trên chưa thanh sạch mà khí ở luân xa số 1 bên dưới xộc lên sẽ đốt cháy toàn bộ hệ xương sống. Một số người hành thiền yoga không đúng phương pháp, khí hỏa từ lòng đất xộc lên gây tẩu hỏa nhập ma. Khoa học hiện đại gọi các luân xa là các đám rối thần kinh, nơi tập trung nhiều đầu mút thần kinh, ở đó có nhiều tuyến nội tiết lớn điều hành cơ thể chúng ta.

Việc tự khai mở luân xa thật ra không khó. Về mặt sinh học, khi ta tập trung nghĩ đến bộ phận nào trên cơ thể, máu sẽ lập tức được điều chuyển đến bộ phận đó. Khi ta bị đau, tức là máu bị tắc, không chuyển được đến đó, ta nghĩ đến chỗ đau, máu sẽ chuyển đến đó. Về mặt khoa học, quán thọ trong tứ niệm xứ là phương pháp quán đến bộ phận của cơ thể để điều chuyển máu đến đó vì chỗ đau là chỗ có vấn đề, ta trực tiếp cảm nhận, tập trung, thả lỏng, quán cái đau, cái đau sẽ được trung hòa.

Bài số 1 &2: Hoạt Động Giao Tiếp 2 | 1 6

Page 3: Triết Học Phật Giáo – K4-Khoa ĐTTX-HVPGVNtriethocphatgiao.com/wp-content/uploads/2016/10/TLH-BAI... · Web viewVí dụ khi gặp thú dữ, lúc này chúng ta chạy rất

ĐTTX 4 – Ban Học Tập Môn: Tâm Lý Học

Khai mở luân xa cho người khác cũng đơn giản. Con người giống như trạm dẫn phát điện. Khi đã tiếp nhận được năng lượng, có thể tập trung năng lượng vào một điểm trong cơ thể và phát ra cho người khác.

Người hành thiền nhà Phật, tâm tịnh mọi thứ tự diễn ra, luân xa tự nhiên khai mở. Nhưng gì đến cứ để nó đến, không cần quan tâm.

--------

I. CÁC PHƯƠNG PHÁP VÀ NGUYÊN TẮC LUẬN NGHIÊN CỨU TÂM LÝ HỌC :

1. Nguyên tắc luận : gồm có

a. Nguyên tắc quyết định luận :

Là những yếu tố quyết định kết quả nghiên cứu, căn cứ trên bản chất của các hiện tượng tâm lý :

- Tâm lý là sự phản ánh hiện thực khách quan thông qua não.

- Tâm lý là chức năng của não.

- Tâm lý có bản chất xã hội và mang tính lịch sử

- Tâm lý là sản phẩm của hoạt động và giao tiếp

b. Nguyên tắc hoạt động :

Tâm lý được thể hiện thông qua hoạt động, được phát triển, được hoàn thiện thông qua hoạt động. Vì vậy, khi nghiên cứu tâm lý, phải nghiên cứu trong hoạt động. Nghĩa là nghiên cứu tâm lý 1 người cần phải quan sát người đó trong hoạt động tương tác với người khác, xem phản ứng về mặt cảm xúc, về mặt hành vi của người đó.

c. Nguyên tắc phát triển :

Các sự vật hiện tượng luôn vận động và biến đổi không ngừng. Nhà Phật gọi là vô thường. Vì vậy tất cả những kết luận tại một thời điểm về một sự vật, hiện tượng hay một con người chỉ có tác dụng tạm thời tại thời điểm đó. Không thể căn cứ kết quả hiện tại mà đánh giá cả một quá trình.

d. Nguyên tắc hệ thống cấu trúc :

Tâm lý có bản chất xã hội và mang tính lịch sử. Bản chất xã hội là các mối quan hệ xã hội như gia đình, bạn bè…Nghiên cứu đặc điểm tâm lý của một người phải được nghiên cứu trong bối cảnh của gia đình, cộng đồng nơi người đó sinh sống, các mối tương tác của người đó.”Hãy nói cho tôi biết những người bạn của anh, tôi sẽ nói cho anh biết tâm lý của anh là gì” Có những việc người ta làm nhưng không hiểu vì sao ta làm bởi từ thời ông bà đã làm như vậy, con cháu cũng vô thức làm theo. Bài số 1 &2: Hoạt Động Giao Tiếp 3 | 1 6

Page 4: Triết Học Phật Giáo – K4-Khoa ĐTTX-HVPGVNtriethocphatgiao.com/wp-content/uploads/2016/10/TLH-BAI... · Web viewVí dụ khi gặp thú dữ, lúc này chúng ta chạy rất

ĐTTX 4 – Ban Học Tập Môn: Tâm Lý Học

2.Phương pháp nghiên cứu tâm lý học :

a. Quan sát :

Đây là phương pháp dễ áp dụng trong quá trình nghiên cứu. Phương pháp quan sát này có thể áp dụng trong điều kiện môi trường tự nhiên hoặc trong môi trường có giới hạn như phòng thí nghiệm. Quan sát nhưng không để người đang bị quan sát biết vì nếu biết, họ sẽ không tự nhiên bộc lộ hết những đặc điểm của họ, và như vậy kết quả quan sát sẽ không chính xác.

Xác định đối tượng quan sát, mục đích quan sát, tiến hành quan sát không để đối tượng bị quan sát biết.

b. Điều tra :

Đây là phương pháp thiết lập hàng loạt câu hỏi trong một bảng hỏi để thăm dò ý kiến, tìm hiểu ý nghĩ của một số người nhất định. VD : các hãng nước Coca, Pepsi thiết lập hàng loạt câu hỏi để thu thập ý kiến của người tiêu dùng, tìm hiểu nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng để cải tiến sản phẩm.

Phương pháp này được dùng nhiều trong tâm lý học và xã hội học.

c. Trắc nghiệm :

Đây là phương pháp thiết lập một phiếu những câu hỏi mức độ khó hơn so với bảng điều ra, được chuẩn hóa một cách khoa học và có các thông số của bản chuẩn hóa đó. Ví dụ : để làm một thang đo về mức độ lo âu, trầm cảm của một người, người ta phải tìm hiểu, lên cấu trúc, xây dựng khung, định chuẩn trên nền văn hóa, phải có văn bản hướng dẫn, văn bản trả kết quả…Những bản trắc nghiệm như thế này chi phí rất cao nên Việt Nam thường mua của nước ngoài.

d. Phương pháp nghiên cứu trường hợp :

Nghĩa là nghiên cứu sâu một trường hợp, đối tượng nào đó. VD : ví dụ như cuộc đời, đạo nghiệp của một vị đạo lão Hòa thượng.

e. Phân tích sản phẩm :

Căn cứ trên sản phẩm mà phân tích những đặc điểm, tìm hiểu tâm lý của người tạo ra sản phẩm.VD : nhạc của Trịnh Công Sơn khác với nhạc của các nhạc sĩ khác. Khi phân tích các ca khúc của nhạc sĩ sẽ biết phần nào tâm lý của nhạc sĩ.

f. Thực nghiệm :

Đây là phương pháp được tiến hành trong thực tế, trong phòng thí nghiệm để kiểm tra yếu tố tác động có tạo nên sự thay đổi không.

VD : sau khi điều chế ra 1 loại vaccine, ví dụ vaccine cúm, phải thử trên chuột bạch. Nếu chuột đáp ứng tốt, tiếp tục thử trên nhóm người tình nguyện. Chia làm 2 nhóm, 1 nhóm tiêm vaccine và 1 nhóm không tiêm (gọi là nhóm đối chứng)trong cùng 1 điều kiện. Theo dõi nếu nhóm đã tiêm vaccine ít mắc

Bài số 1 &2: Hoạt Động Giao Tiếp 4 | 1 6

Page 5: Triết Học Phật Giáo – K4-Khoa ĐTTX-HVPGVNtriethocphatgiao.com/wp-content/uploads/2016/10/TLH-BAI... · Web viewVí dụ khi gặp thú dữ, lúc này chúng ta chạy rất

ĐTTX 4 – Ban Học Tập Môn: Tâm Lý Học

bệnh hơn nhóm không tiêm không thì kết luận yếu tố tác động vaccine cúm có tác dụng, cần phải nghiên cứu và sản xuất đại trà.

II. HOẠT ĐỘNG GIAO TIẾP :

Không thể trồng lúa trên ngọn đồi vì đồi không giữ được nước. Người ta cải tạo ngọn đồi thành nhiều bậc, tạo thành ruộng bậc thang để giữ nước. Lúc này mới trồng lúa được. Vì vậy, bản thân ngọn đồi trở thành là một sản phẩm, và lúa khi thu hoạch là một sản phẩm thứ 2. Sự tác động của con người đối với khách thể, đối với môi trường tự nhiên, đối với người khác sẽ tạo ra sản phẩm. Sản phẩm ở cả phía sự vật hiện tượng đó (quả đồi) và sản phẩm ở cả chúng ta (thu được lúa).

Sự tác động của con người vào giới tự nhiên làm cho giới tự nhiên thay đổi và con người cũng thay đổi - từ không có lúa thành có lúa, thành no đủ. Như vậy sản phẩm, dấu ấn để lại trên cả người tác động và đối tượng bị tác động.

Bài số 1 &2: Hoạt Động Giao Tiếp 5 | 1 6

Page 6: Triết Học Phật Giáo – K4-Khoa ĐTTX-HVPGVNtriethocphatgiao.com/wp-content/uploads/2016/10/TLH-BAI... · Web viewVí dụ khi gặp thú dữ, lúc này chúng ta chạy rất

ĐTTX 4 – Ban Học Tập Môn: Tâm Lý Học

Thông qua hoạt động, con người tác động vào thế giới, thế giới tác động lại con người, hay nói cách khác chủ thể tác động vào khách thể và cuối cùng để lại sản phẩm.

Tâm lý được hình thành và phát triển trong hoạt động và được thể hiện thông qua hoạt động. Vì vậy hoạt động là sự tác động giữa chủ thể và khách thể. VD: xét về hoạt động giảng dạy, thầy giáo đóng vai trò chủ thể, học viên là khách thể nhưng xét về hoạt động học thì học viên là chủ thể, thầy giáo là khách thể. Vì vậy con người vừa là chủ thể vừa là khách thể.

Qúa trình giữa chủ thể và khách thể có 2 cơ chế :

- Cơ chế chủ thể hóa : nghĩa là thay đổi bản thân của người tác động, bản thân của chủ thể.

- Cơ chế khách thể hóa : (còn gọi là xuất tâm) nghĩa là thay đổi bản thân của người bị tác động.

VD : Khi Thầy Duy làm việc với học viên, tất cả mọi người cùng có tương tác trong một hoạt động chung. Nếu xét ở hoạt động dạy, thầy Duy đóng vai trò chủ thể, nghĩa là xuất hiện quá trình xuất tâm, đẩy những giá trị, những đặc điểm, những tri thức, những kinh nghiệm của thầy về phía người nghe. Học viên biến những gì được nghe thành kiến thức của mình, ghi nhớ, lĩnh hội, đồng thời ứng dụng, thay đổi bản thân. Quá trình này là quá trình xuất tâm của thầy Duy, quá trình nhập tâm của học viên. Ngược lại, trong quá trình này, thầy Duy cũng học hỏi ở học viên một số vấn đề và biến thành kiến thức của thầy. Trường hợp này, ở thầy Duy xuất hiện cơ chế nhập tâm, nghĩa là thay đổi về chủ thể.

--> con người trong hầu hết tất cả các hoạt động đều diễn ra 2 cơ chế này và 2 cơ chế này làm cho tâm lý con người, đời sống con người về thể chất và tinh thần ngày càng phát triển. Về thể chất, con người ăn thức ăn vào (nhập tâm), lấy dinh dưỡng nuôi cơ thể, đồng thời cũng thải ra (xuất tâm); nhờ nhập và xuất cơ thể mới phát triển. Về tinh thần, nhờ lĩnh hội kiến thức, tiếp nhận vốn sống, kinh nghiệm, biến thành cái của mình, chúng ta ngày càng phát triển về tinh thần, đây là quá trình nhập. Khi có kiến thức, con người đi giảng dạy, tương tác với người khác, đây là quá trình xuất.

Bài số 1 &2: Hoạt Động Giao Tiếp 6 | 1 6

Page 7: Triết Học Phật Giáo – K4-Khoa ĐTTX-HVPGVNtriethocphatgiao.com/wp-content/uploads/2016/10/TLH-BAI... · Web viewVí dụ khi gặp thú dữ, lúc này chúng ta chạy rất

ĐTTX 4 – Ban Học Tập Môn: Tâm Lý Học

Như vậy, theo tâm lý thông thường, nhờ 2 cơ chế xuất nhập mà con người sẽ ngày càng lớn lên, trưởng thành hơn về mặt tâm trí. Tuy nhiên, trong nhà Phật thì chưa hẳn là như vậy, có đôi lúc chỉ nhập tâm mà không xuất tâm, chỉ nhập tâm và tiến trình quay vào bên trong.

Có 2 cách nhận biết tâm lý của người khác :

- Nghiên cứu đặc điểm tâm lý của người khác

- Hoặc quay vào bên trong, nghiên cứu chính mình để hiểu người khác

1. Đặc điểm của hoạt động :

Có 4 đặc điểm, bất kỳ hoạt động nào xảy ra cũng bảo đảm 4 điểm này.

Tính đối tượng : hoạt động luôn hướng đến đối tượng. Vì vậy khi hoạt động, phải xác định được đối tượng của mình.

VD : khi học bài, đối tượng của mình là tài liệu để học, chứ không phải facebook, tivi…Nhiều người không xác định được đối tượng nên không tác động đến đối tượng chính, bị đối tượng khác lôi kéo, tác động nhầm đối tượng dẫn đến không có sản phẩm, không có kết quả.

Tính chủ thể : Trong tất cả các hoạt động, chủ thể luôn đóng vai trò chủ động trong việc tác động, tạo ra hoạt động đó nên hoạt động mang dấu ấn, đặc điểm của chủ thể.

Tính mục đích : Hoạt động nào cũng có một hoặc nhiều mục đích.

Tính gián tiếp : Trong các hoạt động, con người không tác động trực tiếp, thường dùng công cụ, phương tiện để tác động.

VD : để tác động cải tạo ngọn đồi thành ruộng bậc thang, con người dùng máy, cuốc, xẻng để tác động vào ngọn đồi.

Bài số 1 &2: Hoạt Động Giao Tiếp 7 | 1 6

Page 8: Triết Học Phật Giáo – K4-Khoa ĐTTX-HVPGVNtriethocphatgiao.com/wp-content/uploads/2016/10/TLH-BAI... · Web viewVí dụ khi gặp thú dữ, lúc này chúng ta chạy rất

ĐTTX 4 – Ban Học Tập Môn: Tâm Lý Học

2. Phân loại hoạt động :

- Có 4 loại : hoạt động vui chơi, học tập, lao động và xã hội.

- Theo tiêu chí sản phẩm thì có 2 loại : hoạt động thực tiễn và hoạt động lý luận. Hoạt động thực tiễn tạo ra cơ sở vật chất cụ thể. Hoạt động lý luận tạo ra tinh thần.

- Theo tiêu chí đối tượng của hoạt động, hoạt động gồm có hoạt động biến đổi, hoạt động nhận thức, hoạt động định hướng giá trị và hoạt động giao lưu. Hoạt động biến đổi là hoạt động lao động tạo ra sự biến đổi. Hoạt động chính trị cũng tạo ra sự biến đổi xã hội, hoạt động giáo dục cũng tạo ra sự biến đổi. Hoạt động nhận thức thuộc về tinh thần, phản ánh thế giới bên ngoài, tức là tìm hiểu đặc điểm thế giới bên ngoài. Hoạt động định hướng giá trị nghĩa là ý nghĩa thực tại của bản thân như thế nào và xác định phương hướng hoạt động của bản thân như thế nào. Con người ai cũng có định hướng giá trị, có tiêu chuẩn để xây dựng bản thân. Hoạt động giao lưu thiết lập mối quan hệ giữa người với người.

Bài số 1 &2: Hoạt Động Giao Tiếp 8 | 1 6

Page 9: Triết Học Phật Giáo – K4-Khoa ĐTTX-HVPGVNtriethocphatgiao.com/wp-content/uploads/2016/10/TLH-BAI... · Web viewVí dụ khi gặp thú dữ, lúc này chúng ta chạy rất

ĐTTX 4 – Ban Học Tập Môn: Tâm Lý Học

III. SƠ ĐỒ CẤU TRÚC CỦA HOẠT ĐỘNG :

Theo khái niệm của hoạt động, hoạt động là sự tác động qua lại giữa chủ thể và khách thể và tạo ra sản phẩm ở cả 2.

Chủ thể : gồm có hoạt động cụ thể, hành động và thao tác.

Khách thể : gồm có động cơ, mục đích, phương tiện.

VD : hoạt động học tập. Trong hoạt động học tập có các hành động như lắng nghe, ghi chép, suy nghĩ…Trong hành động có các thao tác, như hành động lắng nghe gồm các thao tác chống cằm, ngước tai một bên…cuối cùng tạo ra sản phẩm.

Khi hoạt động phải loại bỏ các hành động, thao tác thừa để đảm bảo hoạt động đó tiết kiệm thời gian, dành thời gian cho hoạt động khác.

Bài số 1 &2: Hoạt Động Giao Tiếp 9 | 1 6

Page 10: Triết Học Phật Giáo – K4-Khoa ĐTTX-HVPGVNtriethocphatgiao.com/wp-content/uploads/2016/10/TLH-BAI... · Web viewVí dụ khi gặp thú dữ, lúc này chúng ta chạy rất

ĐTTX 4 – Ban Học Tập Môn: Tâm Lý Học

Chủ thể hoạt động đều hàm chứa nhu cầu. Phải xác định rõ ràng nhu cầu, nếu không cần thiết hoạt động thì không tham gia hoạt động đó, đổi sang lĩnh vực khác phù hợp với nhu cầu của mình. Nếu không hoạt động theo đúng nhu cầu của mình, sẽ bị ức chế và dẫn đến sự bất ổn.

Nhu cầu của chủ thể gặp đúng đối tượng sẽ nảy sinh động cơ. VD : khi còn nhỏ, muốn mua xe đạp, chúng ta phải xin tiền. Có rất nhiều đối tượng có thể cho nhưng không phải ai cũng cho chúng ta tiền. Phải xác định đúng đối tượng sẽ cho ta tiền. Gặp đúng đối tượng sẽ nảy sinh động cơ và tiến tới tác động vào đối tượng đó để xin tiền.

Động cơ được cụ thể thông qua mục đích và hành động nào cũng hướng đến mục đích. Khi đã có mục đích, hành động, thao tác rồi, phải chọn phương tiện phù hợp để thực hiện hành động, thao tác đó thực hiện mục đích, thỏa mãn nhu cầu của chủ thể.

Phương tiện ảnh hưởng đến thao tác. Phương tiện phải tương ứng với thao tác, hành động, mục đích. VD : Cọ phải dùng cho vẽ, không thể dùng để viết được.

Sơ đồ cấu trúc hoạt động học tập

Chủ thể : người học, học viên.

Hoạt động cụ thể : học, ghi nhớ, ôn tập

Hành động : lắng nghe, tư duy, ghi chép…

Thao tác : di chuyển tay, cúi đầu…

Phương tiện : tài liệu, giáo trình…

Mục đích : học để có tri thức

Khách thể : giáo viên

Bài số 1 &2: Hoạt Động Giao Tiếp 10 | 1 6

Page 11: Triết Học Phật Giáo – K4-Khoa ĐTTX-HVPGVNtriethocphatgiao.com/wp-content/uploads/2016/10/TLH-BAI... · Web viewVí dụ khi gặp thú dữ, lúc này chúng ta chạy rất

ĐTTX 4 – Ban Học Tập Môn: Tâm Lý Học

động cơ : hiểu biết và vận dụng

mục đích: khơi gợi tiềm năng người học, đóng góp

hoạt động cụ thể : soạn bài, giảng, tổ chức lớp học…

Phương tiện : giáo án, máy tính, máy chiếu…

Sản phẩm : tri thức, kinh nghiệm.

Khi có nhu cầu học tập, chúng ta phải tìm đối tượng để thỏa mãn nhu cầu học tập. Tìm được đối tượng, nhu cầu sẽ biến thành động cơ thúc đẩy chúng ta tác động vào đối tượng. Muốn học tập phải có phương tiện tài liệu, giáo trình. Mục đích học tập là để có tri thức nên có hành động ghi chép, ôn tập. Chuỗi nhu cầu, động cơ, mục đích có liên hệ với nhau và được thể hiện rõ thông qua mục đích. Mục đích là hiện thực hóa của động cơ, nhìn vào mục đích sẽ biết động cơ.

IV.GIAO TIẾP :

Là sự tiếp xúc tâm lý để trao đổi thông tin, cảm xúc, tác động giữa 2 người với nhau, ảnh hưởng lẫn nhau và xác lập vận hành mối quan hệ và hiện thực hóa mối quan hệ.

1.Chức năng của giao tiếp :

- Chức năng thông tin 2 chiều.

Quá trình giao tiếp còn gọi là quá trình truyền tin, thông tin cho nhau. Người muốn truyền tin sẽ mã hóa thông tin thông qua các từ ngữ. Người nhận giải mã để hiểu được thông tin và đáp trả lại. Quá trình hồi đáp rất quan trọng để người truyền tin biết người nhận có hiểu đúng thông tin đã nhận không.

Bài số 1 &2: Hoạt Động Giao Tiếp 11 | 1 6

Page 12: Triết Học Phật Giáo – K4-Khoa ĐTTX-HVPGVNtriethocphatgiao.com/wp-content/uploads/2016/10/TLH-BAI... · Web viewVí dụ khi gặp thú dữ, lúc này chúng ta chạy rất

ĐTTX 4 – Ban Học Tập Môn: Tâm Lý Học

- Chức năng tổ chức, điều khiển, phối hợp hoạt động.

Khi có một nhóm người cùng hoạt động đòi hỏi phải tổ chức, điều khiển, phối hợp với nhau để tạo ra sản phẩm. Nhiều người tuy lớn nhưng không thể hoạt động nhóm được, chỉ làm việc một mình, không chịu làm theo sự phân công của nhóm, hoặc làm trái với sự chỉ đạo. Làm việc theo nhóm, phải có chức năng tổ chức, điều khiển, phối hợp hoạt động thì sản phẩm tạo ra mới tốt

- Chức năng điều khiển, điều chỉnh hành vi.

Khi giao tiếp, con người có thể điều chỉnh hành vi của mình để phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh, đối tượng giao tiếp. Điều này thể hiện trong khoảng cách khi giao tiếp. VD : nếu người xã giao thì khoảng cách trong giao tiếp khác với người thân thiện. Tuy nhiên, để chuyển đổi, điều chỉnh hành vi không dễ, phải trải qua nhiều bước nhất định. Thông qua quá trình giao tiếp, người khác sẽ giúp chúng ta nhận ra những điều chúng ta không biết về chính bản thân chúng ta. Nhờ đó chúng ta biết phải điều chỉnh những gì. Nhận thức được hành vi, sang giai đoạn mong đợi hành vi thay đổi như thế nào, đến giai đoạn chuẩn bị hành động để thay đổi hành vi, bắt đầu hành động. Hành vi là cái lặp đi lặp lại rất lâu, muốn thay đổi hành vi thì phải tập nhiễm lại, duy trì hành vi mới trong một khoảng thời gian, và phải

Bài số 1 &2: Hoạt Động Giao Tiếp 12 | 1 6

Page 13: Triết Học Phật Giáo – K4-Khoa ĐTTX-HVPGVNtriethocphatgiao.com/wp-content/uploads/2016/10/TLH-BAI... · Web viewVí dụ khi gặp thú dữ, lúc này chúng ta chạy rất

ĐTTX 4 – Ban Học Tập Môn: Tâm Lý Học

khắc phục khó khăn khi thay đổi hành vi, kiên trì tập nhiễm hành vi mới thì mới điều chỉnh được hành vi thay thế hành vi cũ.

Ý nghĩ, lời nói, hành vi và hành động thường phản ứng theo thói quen. Thói quen này được tập nhiễm từ nhỏ, diễn ra một cách tự động gọi là ý nghĩ tự động. Ý nghĩ tự động này ảnh hưởng rất lớn đến đời sống con người nếu con người không quan sát, tìm hiểu, phân tích nó. Khi giao tiếp với người khác, mình thất được những phần mình chưa thấy về chính bản thân mình. Thấy rồi thì phải điều chỉnh, phải lên kế hoạch, tập nhiễm lại hành vi mới thì mới có sự thay đổi thật sự.

- Chức năng xúc cảm.

Khi giao tiếp, chúng ta có thể đẩy cảm xúc tiêu cực ra ngoài. VD : khi buồn, tâm sự trên facebook, mọi người vào comment, an ủi cảm thấy hết buồn.

- Chức năng nhận thức và đánh giá lẫn nhau.

Bài số 1 &2: Hoạt Động Giao Tiếp 13 | 1 6

Page 14: Triết Học Phật Giáo – K4-Khoa ĐTTX-HVPGVNtriethocphatgiao.com/wp-content/uploads/2016/10/TLH-BAI... · Web viewVí dụ khi gặp thú dữ, lúc này chúng ta chạy rất

ĐTTX 4 – Ban Học Tập Môn: Tâm Lý Học

Chức năng này được ứng dụng rất nhiều. Khi giao tiếp, chúng ta nhận thức về bản thân mình, về khách thể mà ta giao tiếp.Đây cũng là sơ đồ để chúng ta nhận thức về bản thân, về đối tượng khi giao tiếp. Thường có 4 vị thế khi giao tiếp :

+ I am not OK, you are OK (tôi chấp nhận thua thiệt để anh thoải mái. Mình chỉ biết hi sinh nhưng lâu dài, người hi sinh chán nản, trầm cảm mối quan hệ bị gãy. Nếu chọn vị thế này này mình sẽ cảm thấy rất đau khổ.)

+ I am not OK, you are not OK ( gặp nhau chỉ đau khổ, không có gì tốt đẹp cho cả hai bên. Mối quan hệ này nên chấm dứt sớm vì trước sau cũng gãy. Đây là vị thế không thể thiết lập được mối quan hệ, mối quan hệ sẽ gãy đổ)

+ I am OK, you are not OK (mình chỉ biết mình, không quan tâm đến người khác không ai muốn chơi với mình)

+ I am OK, you are OK (mình thoải mái, người khác cũng thoải mái trong mối quan hệ. Mối quan hệ này mới được thiết lập và lâu bền. Nếu chọn vị thế này, chúng ta sẽ thiết lập được một hệ thống các mối quan hệ với những người bạn, huynh đệ )

4 vị thế này giúp chúng ta hiểu được những trục trặc của mình, tại sao mình không thành công, tại sao mình thất bại trong các mối quan hệ. Kiểm tra mình đang ở vị thế nào, nếu không phải đang ở vị thế I am OK, you are OK thì phải điều chỉnh lại vì nếu không mình sẽ kiệt sức, không chịu đựng được nữa hoặc không ai muốn chơi với mình hoặc chỉ tốn thời gian cho những mối quan hệ không )

Ba trạng thái cái tôi khi giao tiếp :

Bài số 1 &2: Hoạt Động Giao Tiếp 14 | 1 6

Page 15: Triết Học Phật Giáo – K4-Khoa ĐTTX-HVPGVNtriethocphatgiao.com/wp-content/uploads/2016/10/TLH-BAI... · Web viewVí dụ khi gặp thú dữ, lúc này chúng ta chạy rất

ĐTTX 4 – Ban Học Tập Môn: Tâm Lý Học

- Khi giao tiếp, con người có khuynh hướng sử dụng trạng thái cái tôi cha mẹ như áp đặt, giáo điều, ra lệnh, nói nhiều.

- Trạng thái cái tôi của người trưởng thành trên cơ sở tôn trọng, chấp nhận, hiểu và thương lượng, cùng tồn tại.

- Trạng thái cái tôi của trẻ con : đòi hỏi, nũng nịu, vòi vĩnh.

VD : bố mẹ dùng cái tôi cha mẹ giao tiếp với con làm đứa trẻ sợ, có khoảng cách. Nếu bố mẹ như một người bạn với con thì con sẽ gần, dễ tâm sự với bố mẹ.

- Chức năng giáo dục và phát triển nhân cách : thông qua giao tiếp mà chúng ta phát triển, hoàn thiện bản thân, hướng đến điều tốt đẹp.

3. Phân loại giao tiếp :

- Căn cứ vào phương tiện : giao tiếp ngôn ngữ và giao tiếp phi ngôn ngữ. Giao tiếp ngôn ngữ là giao tiếp bằng lời, dùng ngôn ngữ lời nói để giao tiếp. Giao tiếp phi ngôn ngữ là giao tiếp bằng ngôn

Bài số 1 &2: Hoạt Động Giao Tiếp 15 | 1 6

Page 16: Triết Học Phật Giáo – K4-Khoa ĐTTX-HVPGVNtriethocphatgiao.com/wp-content/uploads/2016/10/TLH-BAI... · Web viewVí dụ khi gặp thú dữ, lúc này chúng ta chạy rất

ĐTTX 4 – Ban Học Tập Môn: Tâm Lý Học

ngữ cơ thể, cử chỉ, điệu bộ. Hiệu quả giao tiếp sẽ cao nếu kết hợp giao tiếp ngôn ngữ và giao tiếp phi ngôn ngữ.

- Căn cứ vào khoảng cách : giao tiếp trực tiếp và giao tiếp gián tiếp. Giao tiếp trực tiếp là mặt đối mặt với nhau. Giao tiếp gián tiếp như điện thoại, facebook…

- Căn cứ vào quy cách : giao tiếp chính thức và giao tiếp không chính thức. Trong giao tiếp không chính thức có thể xuề xòa, không theo cấu trúc, nghi lễ. Ngược lại trong giao tiếp chính thức phải tuân theo nghi lễ, cấu trúc nhất định.

Bài số 1 &2: Hoạt Động Giao Tiếp 16 | 1 6