trang nhà: - liên lạc:...

19
BAN HƯỚNG DẪN GIA ĐÌNH PHẬT TVIT NAM ÂU CHÂU Trang nhà: http://gdptvnac.net - Liên lc: [email protected]

Upload: others

Post on 23-Sep-2020

0 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: Trang nhà: - Liên lạc: bantin@gdptvnacgdptvnac.cluster015.ovh.net/2014/images/ban-tin/BT-2019-03-phan-1… · Thay mặt Ban Hướng Dẫn Âu Châu v̀ Ban Biên Tập Bản

BAN HƯỚNG DẪN GIA ĐÌNH PHẬT TỬ VIỆT NAM ÂU CHÂU

Trang nhà: http://gdptvnac.net - Liên lạc: [email protected]

Page 2: Trang nhà: - Liên lạc: bantin@gdptvnacgdptvnac.cluster015.ovh.net/2014/images/ban-tin/BT-2019-03-phan-1… · Thay mặt Ban Hướng Dẫn Âu Châu v̀ Ban Biên Tập Bản

2 Bản Tin Lam Viên Âu Châu - 03/2019

Mục Lục

Bài Tựa Trang

Lời ngỏ 03 Thiệp chúc Xuân Kỷ Hợi 2019 04

Thông Điệp Chúc Xuân Kỷ Hợi 2019 GHPGVNTN Âu Châu 05 Tâm thư thành Đạo của Hội Đồng Bản Thệ Tăng Già 07

Thông tư trại họp bạn Tâm Minh 10

Hội nghị thường niên GĐPTVN tại Đức Quốc 11 GĐPT Chánh Giác – Bremen (ĐQ) 12

GĐPT Thiện Trí – Thụy Sĩ 20 Những Cung đường Bhutan 27

Tường thuật những ngày điều trần về nhân quyền và tự do Tôn Giáo 34

Tin giờ chót: Trại Họp Bạn Quán Âm 16 tại Pháp Quốc 37

Khoá tu học GĐPTVN tại Đức Quốc kỳ 23 41 Trại Họp Bạn MINH TÂM GĐPTVN Âu Châu lồng trong khuôn viên Khóa Học Phật Pháp Âu Châu kỳ thứ 31 tại Vương Quốc Bỉ - 2019

46

Thư kêu gọi vận động yểm trợ Trại Họp Bạn MINH TÂM 48

Hướng dẫn đường đi đến địa điểm Trại Họp Bạn MINH TÂM 50 Thư trình GĐPT Thiện Trí tổ chức Khóa Tu Học Phật Pháp 56

Thông tin Khóa Tu Học Phật Pháp Thụy Sĩ kỳ 11 57

Thơ

Sống Ý Nghĩa 19

Tản Mạn Mùa Xuân 24 Gió Xuân 25

Tâm Tình Người Cài Hoa Sen Trắng 26 Sau khi chết, người ta đi về đâu? 28

Giọt Nước Mắt Mùa Xuân 33

Page 3: Trang nhà: - Liên lạc: bantin@gdptvnacgdptvnac.cluster015.ovh.net/2014/images/ban-tin/BT-2019-03-phan-1… · Thay mặt Ban Hướng Dẫn Âu Châu v̀ Ban Biên Tập Bản

3 Bản Tin Lam Viên Âu Châu - 03/2019

Lơi ngo Nam Mô Đương Lai Ha Sanh Di Lăc Tôn Phât, Kinh thưa quy Huynh Trương va thương mên đên tât cả cac Em đoan sinh GĐPT VN Âu Châu. Đông qua, Xuân đên. Chu ky thơi gian vô tân co bao giơ kêt thuc. Rôi môi đâu năm đêu chuc Têt cho nhau như môt môt sư băt đâu, bo qua hay quên hêt nhưng cai gia lanh cua mua đông đê chơ đon môt mua Xuân, nhưng săc hoa mau he nu. La ngươi con Phât, ai trong chung ta cung nhân chân đươc sư tuân hoan cua thê giơi duyên sinh, cua vô thương đên rôi đi. Do hiêu vây ngươi Phât Tư chung minh đon Xuân không vôi va ma ngăm nhin nu hoa mai, hoa đao như nu cươi môi ban mai. Theo phong tuc cô truyên thi đâu năm la thêm môt tuôi. Sang mông môt ăn măc chinh tê, đi Chua hoăc đên trươc ban thơ Phât lê lay đâu năm, sau đo đên chuc “tuôi” ông ba, cha me. Nhưng bao li xi đâu năm mang mau hy vong, cat tương. Nhưng lơi chuc thât tôt lanh đươc tăng cho nhau .... Nhưng ngay nay cho tât cả chung ta cảm giac khơi đâu như cây co đang đâm chôi, nây lôc. Trong luc đo môt thiên Sư lai co câu thơ: Sáng nay đều nói thêm một tuổi, Tôi bảo ngày này bớt một năm. La ngươi Phât Tư chung ta nhân đinh đươc sư tuân hoan hiên nhiên cua thơi gian, điêu sinh diêt tưng sat na cua van phap. Cho nên co gi la đâu vơi hinh ảnh vô thương trong vu tru vơi Xuân – Ha – Thu – Đông. Đon Xuân do đo chung ta không hôi hả ma năm lây tưng môc thơi gian quan chiêu, đê nhin lai va đê tiên tu. Đông qua, quet don nha cưa ăn têt cung la quay lai quet don thân tâm. Xuân đên, chao mưng năm mơi vơi nu hoa mai cung la thôi thuc thiên tâm đơm hoa, nơ trai. Bản Tin Lam Viên Xuân Ky Hơi cung đên vơi quy anh chi Lam Viên Âu Châu vơi lơi chao mưng đơm hoa, nơ trai. Bản tin mong la năm nay cac Ban Hương Dân Quôc Gia, cac GĐPT sinh hoat trên toan Châu se đong gop, chia sẻ nhiêu hơn, đêu đăn hơn nhưng sinh hoat cua minh qua hinh ảnh, bai viêt, kê chuyên v.v... cho tơ Bản Tin Lam viên, vươn hoa chung minh thêm thơm ngat. Môi câu chuyên, môi hinh ảnh sinh hoat gơi cho nhau đoc, cho nhau xem se chuyên tải nhưng năng lương yêu thương nuôi dương tinh thân cho tô chưc minh. Bản Tin Lam Viên không chi chơ đơi nhưng bai viêt phải “văn hay, chư tôt” ma la nhưng chia xẻ thân tinh. Quy huynh trương nên khuyên khich cac Em viêt du băng tiêng đia phương hoăc vai tâm ảnh du ngoan. Sưc sông cua bản tin la ơ chô đươc “thây” nhau, đươc “nghe” nhau... Thay măt Ban Hương Dân Âu Châu va Ban Biên Tâp Bản Tin, chung tôi Kinh va Thương chuc tât cả quy “đôc giả” Bản Tin Lam Viên môt mua Xuân miên viên, môt niêm vui chân thât không tuân hoan vơi Xuân – Ha – Thu – Đông.

Tâm Bach, Trân Huyền Đan

Page 4: Trang nhà: - Liên lạc: bantin@gdptvnacgdptvnac.cluster015.ovh.net/2014/images/ban-tin/BT-2019-03-phan-1… · Thay mặt Ban Hướng Dẫn Âu Châu v̀ Ban Biên Tập Bản

4 Bản Tin Lam Viên Âu Châu - 03/2019

Page 5: Trang nhà: - Liên lạc: bantin@gdptvnacgdptvnac.cluster015.ovh.net/2014/images/ban-tin/BT-2019-03-phan-1… · Thay mặt Ban Hướng Dẫn Âu Châu v̀ Ban Biên Tập Bản

5 Bản Tin Lam Viên Âu Châu - 03/2019

Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Âu Châu

Congrégation Bouddhique Vietnamienne Unifiée en Europe

Association Bouddhique

Chùa Khánh Anh Evry, ngày 28 tháng 1 năm 2019

THÔNG ĐIỆP

Chúc Xuân Kỷ Hợi - 2019 PL 2563 Nam mô Bôn Sư Thích Ca Mâu Ni Phât

Nam mô Đương Lai Ha Sanh Di Lăc Tôn Phât

Kính gởi chư Tôn trưởng lão Hoà Thượng, chư Thượng Toạ, quý Ni Trưởng, Ni Sư, chư Đại Đức tăng, chư Đại Đức ni. Kính gởi chư thiện tín nam nữ, đồng hương, đồng bào Phật tử. Kính thưa quý vị, Tết Nguyên Đán Kỷ Hợi - 2019, đã trở lại trong lòng người con Việt tha hương đất khách. Chu kỳ vận hành của nhật nguyệt một năm đã qua và tiếp tục diễn biến. Điều nầy cũng để nhắc nhở chúng ta, về định luật biến thiên không ngừng của các pháp giả danh, trên hai phương diện thuận và nghịch. Tết Nguyên Đán đã tạo ra một không gian an lành tốt đẹp, bởi tâm hồn người Việt Nam trong những ngày đầu năm thật hiền hoà thiện mỹ; từ ý nghĩ, lời nói đến việc làm. Tính chất nhân bản hiếu hoà ấy, âu cũng do tổ tiên dân tộc ta đã thấm nhuần đạo lý nhân quả thâm sâu. Cho nên đã tin rằng, những tư duy, ngôn ngữ và hành động trong những ngày đầu năm sẽ là tác nhân quan trọng cho một thành quả những tháng ngày còn lại đến cuối năm. Chính vì vậy, những ngày Tết đầu năm để có một nhân cách chân thiện mỹ, thì mọi người đều phải hướng về mặt tâm linh tín ngưỡng. Bởi vì, không có điều thiện nào hơn, bằng cách hướng tâm về những sự thiêng liêng cao cả. Với tâm tôn kính, tôn sùng, tin tưởng tuyệt đối vào những bậc mà con người đã tôn thờ, trong đó có cả những bậc tổ tiên ông bà cha mẹ. Khi tâm chân thành tha thiết hướng về những gì thiêng liêng cao cả, thì cái Ngã bình thường gần như không còn khả năng hoạt động chấp trước vào Ta và của Ta nữa. Do đó, không khí trời đất sông núi Việt Nam, lúc bấy giờ, thật chan hoà với khí xuân ấm áp và vạn vật xinh tươi, vì tâm hồn của mỗi người trở nên hoàn thiện hơn, không còn câu chấp, không còn thị phi ta người. Bởi chính tự thân của chúng ta, đang góp phần vào công cuộc kiến tạo nên một thế giới nhân loại hoà bình ấm no hạnh phúc. Ngoài ra, Tết Nguyên Đán còn là cơ hội để ân đền nghĩa đáp, là dịp để vun đắp tình người. Mở rộng cõi lòng, sẳn sàng hỷ xả thứ tha, những ân oán thù hằn, giận hờn thương ghét. Những ý niệm tiêu cực, đã dừng lại hoặc chuyển hoá ngay giờ phút giao thừa. Giờ phút thiêng liêng nhất trong năm. Một truyền thống cao đẹp, tuy bất thành văn, nhưng đã chuyển tải trong lòng người Việt Nam từ thế hệ này qua thế hệ khác, đã tuôn chảy ra các dòng sông cùng biển cả Hải Ngoại nơi năm châu lục. Xứ nào có cộng đồng người Việt Nam, thì truyền thống văn hoá cao đẹp của Tết Nguyên Đán, đều được duy trì và phát triển. Người con Phật Việt Nam, đối với Tết Nguyên Đán, càng trọng đại hơn về phương diện tu tập tích luỹ công đức, hướng đến tương lai lâu xa. Vì Mùa Xuân là mùa của từ bi hỷ xả, mùa của đức Di Lặc Tôn Phật ra đời trong tương lai. Do đó, hàng con Phật chúng ta, không luận xuất gia hay tại gia. Chúng ta nên đón một mùa xuân thật trân trọng tôn kính trang nghiêm thanh tịnh bằng cách phát “Bồ Đề Tâm”, tích tập công đức thù thắng, tạo phúc lành đến với tất cả chúng sanh và hồi hướng pháp giới chúng sanh đồng đắc Nhất Thiết Chủng Trí. Kínhh bạch chư tôn Đức Kính thưa liệt quý vị, Nhân dịp Tân niên Kỷ Hợi - 2019 về, thay mặt Hội Đồng Điều Hành Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Âu Châu, kính chúc Chư Tôn đức Trưởng lão, Chư Tôn Hòa Thượng, Thượng Tọa, Đại Đức Tăng Ni, Phước Trí Nhị Nghiêm, Phật Sự Viên Thành. Kính chúc quý Cộng đồng, Hội đoàn, Tổ chức, Cơ quan Truyền thông, thân hào nhân sĩ, thiện hữu tri thức, cùng toàn thể Đồng hương Phật tử tại Âu Châu và các châu lục, thân tâm an lạc, vạn sự cát tường, sở cầu như nguyện. T.M. Hội Ðồng Ðiều Hành GHPGVNTN Âu Châu Đệ Nhất Chủ Tịch Hòa Thượng Thích Tánh Thiệt 8 Rue François Mauriac 91000 Evry. Tél: 01.60.77.22.86 - 01.64.93.55.56 - 07.70.07.33.99. Mail: [email protected]

Page 6: Trang nhà: - Liên lạc: bantin@gdptvnacgdptvnac.cluster015.ovh.net/2014/images/ban-tin/BT-2019-03-phan-1… · Thay mặt Ban Hướng Dẫn Âu Châu v̀ Ban Biên Tập Bản

6 Bản Tin Lam Viên Âu Châu - 03/2019

Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Âu Châu

Congrégation Bouddhique Vietnamienne Unifiée en Europe

Association Bouddhique

Chùa Khánh Anh Evry, ngày 28 tháng 1 năm 2019

MESSAGE VŒUX DU NOUVEL AN 2019 – 2563ème ANNÉE BOUDDHISTE

Namo Sakyamuni Bouddha,

Namo Maitreya Bouddha,

Chers Très Vénérables et Vénérables,

Chers amis, compatriotes et fidèles bouddhistes,

Le Têt - Nouvel An lunaire - 2019 sous le signe du Cochon est revenu dans le cœur des vietnamiens.

Un cycle annuel relatif au cours du soleil et de la lune se termine et un autre cycle commence. Cela nous

rappelle ainsi la loi du changement continuel des pseudo-phénomènes sous deux aspects réversibles.

Le Nouvel An lunaire a créé une atmosphère propice à la paix, puisque dès les premiers jours de l’an,

les vietnamiens sont toujours aimables et chaleureux, de leurs pensées, paroles jusque dans leurs actions. Une

telle nature, humaine et pacifique, existe grâce à nos ancêtres qui s’étaient bien imprégnés de la loi de la

causalité. Nous présumons donc que les pensées, les paroles et les actions des premiers jours de l’an seront les

germes donnant les résultats pour les jours et les mois restants de l’année.

C’est ainsi que pendant les premiers jours de l’an, tout le monde s’oriente vers des croyances spirituelles

afin d’avoir une digne (vraie, bonne et belle) personnalité. Parce qu'il n'y a pas de meilleure action que de

rapprocher notre esprit aux nobles considérations, avec respect, dévotion et confiance absolue, pour les

personnes que nous vénérons, y compris nos parents et nos ancêtres. Lorsque nous sommes sincères en ce qui

est noble et sacré, notre égo ordinaire n’est presque plus en mesure d'agir et d’attacher à «Moi» et «ce qui est

à Moi». A ce moment, l'atmosphère de la terre sera, par conséquent, en harmonie avec l'air chaleureux du

printemps et la beauté sublime de la nature, puisque l’esprit de chacun d’entre nous deviendra plus sain, il n’y

aura plus d’obstination ni commérage. Chacun de nous contribuera à la création d’un monde paisible, prospère

e heureux.

En outre, le Nouvel An lunaire est également l’occasion de rendre grâce et de cultiver notre amour

universel. Ouvrons notre cœur, soyons prêts à pardonner, à oublier le sentiment de la vengeance, de la colère

et de la haine. Arrêtons les pensées négatives et transformons-les en actions positives dès qu’elles apparaissent

dans les premières minutes du nouvel an. C’est le moment le plus sacré de l'année.

Cette belle tradition, bien qu’elle ne soit pas entièrement écrite, a été pourtant transmise dans le cœur

des Vietnamiens, de génération en génération et s’est répandue aux quatre coins du monde. Partout où il y a

une communauté vietnamienne, les belles traditions culturelles du Nouvel An ont été préservées et

développées.

Au moment du Nouvel An lunaire, les bouddhistes vietnamiens se concentrent plus sur la pratique de

l'accumulation de mérite pour s’orienter vers l’avenir. Parce que le printemps est la saison de la joie

compatissante, celle de la naissance du future Bouddha Maitreya. Par conséquent, en tant que bouddhistes,

indépendamment du fait que nous soyons des moines ou des laïcs, nous devons saluer le printemps avec respect

et sérénité en développant notre "Bodhicitta" (esprit d’Éveil), accumulant les mérites, générant les bénédictions

pour tous les êtres vivants et les dédiant à tous les êtres à atteindre l’Éveil.

Chers Très Vénérables et Vénérables,

Chers amis, compatriotes et fidèles bouddhistes,

À l'occasion du Nouvel An lunaire sous le signe du Cochon 2019, au nom de la Congrégation Bouddhiste

Vietnamienne Unifiée en Europe, nous souhaitons respectueusement aux Très Vénérables et aux Vénérables,

le mérite, la sagesse et l’accomplissement des œuvres dans la voie du dharma.

Ainsi qu’aux élus municipaux, aux associations, organisations, agences de communication, aux fidèles

Bouddhistes, aux amis en Europe et dans les autres continents, la santé, la sérénité et le bonheur.

Au nom de la Congrégation Bouddhiste Vietnamienne Unifiée en Europe

Le Premier Président

Très Vénérable Thích Tánh Thiệt 8 Rue François Mauriac 91000 Evry. Tél: 01.60.77.22.86 - 01.64.93.55.56 - 07.70.07.33.99. Mail: [email protected]

Page 7: Trang nhà: - Liên lạc: bantin@gdptvnacgdptvnac.cluster015.ovh.net/2014/images/ban-tin/BT-2019-03-phan-1… · Thay mặt Ban Hướng Dẫn Âu Châu v̀ Ban Biên Tập Bản

BAN HƯỚNG DẪN GIA ĐÌNH PHẬT TỬ VIỆT NAM ÂU CHÂU

Bản Tin Lam Viên Âu Châu - 03/2019 7

Page 8: Trang nhà: - Liên lạc: bantin@gdptvnacgdptvnac.cluster015.ovh.net/2014/images/ban-tin/BT-2019-03-phan-1… · Thay mặt Ban Hướng Dẫn Âu Châu v̀ Ban Biên Tập Bản

8 Bản Tin Lam Viên Âu Châu - 03/2019

Page 9: Trang nhà: - Liên lạc: bantin@gdptvnacgdptvnac.cluster015.ovh.net/2014/images/ban-tin/BT-2019-03-phan-1… · Thay mặt Ban Hướng Dẫn Âu Châu v̀ Ban Biên Tập Bản

9 Bản Tin Lam Viên Âu Châu - 03/2019

Page 10: Trang nhà: - Liên lạc: bantin@gdptvnacgdptvnac.cluster015.ovh.net/2014/images/ban-tin/BT-2019-03-phan-1… · Thay mặt Ban Hướng Dẫn Âu Châu v̀ Ban Biên Tập Bản

10 Bản Tin Lam Viên Âu Châu - 03/2019

Page 11: Trang nhà: - Liên lạc: bantin@gdptvnacgdptvnac.cluster015.ovh.net/2014/images/ban-tin/BT-2019-03-phan-1… · Thay mặt Ban Hướng Dẫn Âu Châu v̀ Ban Biên Tập Bản

11 Bản Tin Lam Viên Âu Châu - 03/2019

Hội Nghị Thường Niên GĐPTVN tại Đức Quốc Để tổng kết Phật sự năm 2018 và triển khai các dự án năm 2019, Ban Hướng Dẫn GĐPTVN tại Đức Quốc đã tổ chức Hội Nghị Thường Niên năm 2018 tại chùa Bảo Quang (Thành phố Hamburg) vào ngày 17 và 18 tháng 11 năm 2018. Hội Nghị Thường Niên năm 2018 có sự tham dự của 38 Huynh Trưởng gồm có: HTr. Cấp Dũng Thị Lộc, HTr. Cấp Tấn Tâm Cừ, BHD GĐPTVN tại Đức Quốc và các đại diện của 6 GĐPT tại Đức (Minh Hải, Tâm Minh, Chánh Dũng, Chánh Niệm, Pháp Quang và Chánh Giác). Năm nay vắng mặt GĐPT Chánh Tín. Hội Nghị Thường Niên năm 2018 được chia thành bốn khóa. Khóa I là triển khai các dự án và công việc các UV BHD. Các Huynh Trưởng hiện diện, được chia thành mười nhóm, cho mười đề tài khác nhau như: Tổ chức hội thảo Ngành Thanh, thực hiện tài liệu song ngữ Phật Pháp bậc Hòa, văn nghệ cúng dường lễ Khánh Thọ của HT Phương Trượng chùa Viên Giác và các đề tài khác. Sau khi đã thảo luận và đúc kết đề tài của mình, các nhóm đã trình bày cho tất cả ACE còn lại. Khóa II là kiện toàn sinh hoạt đơn vị địa phương. Sau đó trong khóa III các ACE được sinh hoạt nhóm và tham dự một buổi Workshop rất là đặc biệt về đề tài „Nhiếp Ảnh Lam“. Buổi sinh hoạt nhóm được khối Hoạt động Thanh Niên đảm nhận. Mỗi trò chơi, mang một ý nghĩa đặc biệt. Mục đích của các trò chơi là xây dựng tập thể hòa hợp và vững mạnh. Trong các trò chơi, việc hiểu

nhau và làm việc chung với nhau trong nhóm rất là quan trọng. Qua chương trình sinh hoạt nhóm, các anh chị em được sinh hoạt chung với nhau, được thấy những nụ cười trên các khuôn mặt của các anh chỉ là một niềm hạnh phúc. Chương trình Workshop với đề tài „Nhiếp Ảnh Lam“ được HTr. Đồng Đỗ và HTr. Đồng Vân thực hiện. Hình Ảnh rất là quan trọng, vì Hình Ảnh là những tài liệu quý giá cho thế hệ tương lai. Sau khi nghe phần thuyết trình của hai anh chị Huynh Trưởng, các ACE được chia thành nhóm để thực hành. Các nhóm phải chụp hình như một Nhiếp Ảnh gia với bốn đề tài: Tứ Nhiếp Pháp, Lục hòa, Ba Điều Luật của ngành Oanh và mô tả một bài hát sinh hoạt GĐPT. Dù trời đã tối, nhưng các anh chị em vẫn tinh tấn trong công việc của mình và cùng ngồi lại để thực hiện khóa IV. Trước khi Khóa IV được bắt đầu, HTr. Hoằng Tùng đã hướng dẫn sử dụng chương trình Paltalk mới, vì còn nhiều ACE chưa sử dụng được. Khóa IV là hoạch định chương trình sinh hoạt năm 2019. Sáng sớm vào lúc 7 giờ ngày 18 tháng 11 năm 2018, dưới sự chứng minh của Sư Cô Thích Nữ Tuệ Đàm Nghiêm và Sư Cô Thích Nữ Tuệ Trung, chương trình lễ Bế Mạc đã được diễn ra, để kết thúc Hội nghị Thường Niên năm 2018. Sau đó các ACE đã rời khỏi chùa Bảo Quang, để đi du ngoạn thành phố Hamburg thật xinh đẹp, dưới sự hướng dẫn của các anh chị em GĐPT Pháp Quang. Hai ngày Hội Nghị được kết thúc, các anh chị về lại địa phương mình, duy trì mục đích của GĐPT và thực hiện lam sự của mình.

Page 12: Trang nhà: - Liên lạc: bantin@gdptvnacgdptvnac.cluster015.ovh.net/2014/images/ban-tin/BT-2019-03-phan-1… · Thay mặt Ban Hướng Dẫn Âu Châu v̀ Ban Biên Tập Bản

12 Bản Tin Lam Viên Âu Châu - 03/2019

BẢN TIN CHÁNH GIÁC THÁNG 01 NĂM 2019 Trong Buổi họp Thường Niên của GĐPT Đức Quốc, Ban Hướng Dẫn đã đề nghị GĐPT Chánh Giác đảm nhiệm viết Bản Tin GĐPT Đức Quốc cho tháng giêng 2019. Hầu giới thiệu vài nét về GĐPT Chánh Giác cho những Lam Viên, Ban Huynh Trưởng GĐPT Chánh Giác viết vài điểm chính sau đây: Gia đình Phật Tử Chánh Giác được thành lập vào tháng 7 năm 1995, tính đến nay trên 23 năm. Lúc trước, khi Ni Sư Thích Nữ Như Viên còn trụ trì tại tư gia của anh Liên Đoàn Trưởng ở Bremen, sau khi được thành lập, GĐPT Chánh Giác sinh hoạt 1 tháng 2 lần. Nhưng từ khi Ni Sư rời Bremen về trụ xứ tại Nam Đức, và sau đó anh Liên Đoàn Trưởng chuyển nhà lên Tostedt, cách Bremen 80 Km, GĐPT Chánh Giác và Chi Hội Phật Tử Bremen chỉ sinh hoạt 1 lần trong tháng. Chương trình và thư mời do Ban Huynh Trưởng GĐPT Chánh Giác đảm nhiệm. Trước khi gởi thư mời, anh chị em trong Ban Huynh Trưởng tham khảo nhau qua Email và liên lạc trước với Bác Chi Hội Trưởng. Khó khăn cho một số anh em trong Ban Huynh Trưởng là ở xa Bremen: Thiện Lợi, LĐP Nam (95 km), Thư ký: Thiện Giải và Thủ quỹ: Thiện Giới (40 km), nên đôi khi sinh hoạt không đúng giờ như quy định. Hơn nữa Chi Hội và GĐPT Chánh Giác không có hội quán, cho nên khi Ban Hướng Dẫn GĐPT Đức Quốc đề nghị tổ chức cuộc họp thường niên của GĐPT Đức Quốc tại Bremen từ ngày 03 đến 06 tháng 10 năm

2019, GĐPT Chánh Giác đã xin miễn và mong sự thông cảm của BHD Đức Quốc. Chanh Giac gia đinh bây lâu nay Huynh Trương Đoan Sinh bao thang ngay Nung nâu tinh thân luôn vươt khó Chu toàn nhiêm vu nào ai hay! Ban Huynh Trưởng Chánh Giác Bremen Beitrag zum Tag der Friedensandacht im Rathaus Bremen am 13. Januar 2019 von der Buddhistischen Gemeinde & der Buddhistischen Jugend in Bremen Sehr geehrter Herr Bürgermeister Dr. Sieling, Sehr geehrte Damen und Herren Liebe Freunde der interreligiösen Gemein-schaft von Bremen, Ein frohes gesundes und friedliches neues Jahr 2019 wünschen wir Ihnen im Namen der buddhistischen vietnamesischen Gemeinde und des Jugendverbandes in Bremen. Vor Weihnachten 2018 gab es zahlreichende Terrorakte und Unruhen in verschiedenen Regionen, sowohl in Europa als auch in Asien und im Nahenosten. Nicht nur diese Geschehnisse, sondern auch die wachsenden Klimaveränderungen stellen eine Bedrohung gegenüber dem Leben der Menschen auf unserem Blauen Planeten dar. Diese unerträglichen Begebenheiten haben uns nachdenklich und traurig gemacht. Nach der buddhistischen Lehre sind die Ursachen und Auslöser hierfür die drei Geistesgifte: Gier, Hass und Verblendung von Einzelnen oder von einer alleinregierenden, diktatorischen Partei: - Gier nach Macht, Unverständnis und Hass auf Andersdenkende oder andere Völker führt zur Verblendung, welche uns hindert

Page 13: Trang nhà: - Liên lạc: bantin@gdptvnacgdptvnac.cluster015.ovh.net/2014/images/ban-tin/BT-2019-03-phan-1… · Thay mặt Ban Hướng Dẫn Âu Châu v̀ Ban Biên Tập Bản

BAN HƯỚNG DẪN GIA ĐÌNH PHẬT TỬ VIỆT NAM ÂU CHÂU

Bản Tin Lam Viên Âu Châu - 03/2019 13

die vielfältige Schönheit und Kultur andere Nationen zu erkennen und wertzuschätzen. Alle diese Ursachen sind eine Bedrohung für den Weltfrieden. Doch es gibt auch Momente, die uns Hoffnung und Mut machen, wenn jedoch jeder Mensch wie der kleine Prinz von Saint-Exupéry aus Liebe agieren würde, mit einem Herzen ohne Hass und dazu Respekt gegen-über der unantastbaren Würde eines jeden Menschen empfinden würde, könnte man sagen: "Wir können den Frieden in der ganzen Welt umsetzen und bewahren". Für das Bundesland Bremen ist es seit vielen Jahren eine wichtige Aufgabe, als Pionier mit der interreligiösen Gemeinschaft die Friedensandacht in dieser Form zu veranstalten. Die Friedensandacht ist nach wie vor sehr wichtig, um an die Völker der Welt zu appellieren, die Inhalte dieser Friedens-andacht wirksam umzusetzen, um einen Frieden auf Erde zu realisieren und zu garantieren. Möge in allen Ländern der Welt Ruhe und Frieden herrschen, Mögen die Völker der Welt ohne Machtgier, ohne Hass und ohne Verblendung in Glück und Frieden leben. Unser Programm lautet wie folgt: Rezitation des Buddha-Gebets mit dem Mahaprajnaparamitahrdaya-Sutra (die Essenz der Vollkommenheit der Weisheit) Im Anschluss folgen die drei „Zufluchts-nahmen“: Wir nehmen Zuflucht zum Buddha, dass er uns den Weg in das Dasein zeigt. Wir nehmen Zuflucht zum Dharma, welcher der Weg der Nächstenliebe und Verständnis ist. Wir nehmen Zuflucht zum Sangha, der Gemeinschaft der Menschen, die sich selbst

wünschen, immer wachsam und aufmerksam zu leben. Kontakt: Buddhistische Gemeinde und Chánh Giác Jugend Bremen: c/o Thị Thiện Phạm-Công Hoàng Morlaas-Str. Ost 8, 21255 Tostedt Viết Về Ngày Cầu Nguyện Cho Hòa Bình 13.01.2019 Như những năm trước, năm nay, vào ngày 13.01.2019 tại Tòa Thị sảnh của tiểu Bang Bremen, có buổi „Cầu Nguyện Cho Hòa Bình“. Kỳ nầy thay vì 7, gồm có tới 8 Tôn Giáo tham dự. Chi Hội và Gia đình Phật tử Chánh Giác Bremen đại diện Phật giáo, 1 trong 8 Tôn Giáo đó. Theo chương trình, sinh hoạt của Chi Hội và GĐPT Chánh Giác Bremen là vào ngày chủ nhật ở tuần lễ thứ 2 trong tháng. Kỳ nầy ngày sinh hoạt trùng vào buổi lễ Cầu Nguyện cho Hoà Bình, nên thời gian sinh hoạt thật là eo hẹp. Hơn nữa, trong buổi lễ Phật còn có Lễ Cầu Siêu và Tập Văn Nghệ cho TẾT Nguyên Đán. Đúng 15 giờ 15 phút, phái đoàn gồm có Bác Cựu Gia Trưởng, anh Chi Hội Phó, 3 anh chị em trong Ban Huynh Trưởng cùng với 2 em nam, nữ thuộc ngành thanh GĐPT Chánh Giác và 1 thân hữu trong Chi Hội. Năm nay vì trời mưa tuyết lạnh, nên số người tham dự tương đối ít hơn năm ngoái 2018. Về phía quan khách, đặc biệt kỳ nầy có sự tham dự của ông cựu Thống Đốc Tiểu Bang Bremen ông Henning Scherf. Sở dĩ nói đến Ông, vì khi một vị Thống Đốc Tiểu Bang đến tham dự Tết Việt Nam của chúng ta, không phải là thường có. Thế mà Ông và phu Nhân đã đến tham dự 2 lần Đêm Văn Nghệ Tết với Hội Người Việt Tỵ Nạn Cộng Sản Tại Bremen và Vùng Phụ Cận. Đó là một vinh dự cho chúng ta. Bác Cựu Gia Trưởng và anh Liên Đoàn Trưởng kiêm Bác Gia Trưởng đã đến

Page 14: Trang nhà: - Liên lạc: bantin@gdptvnacgdptvnac.cluster015.ovh.net/2014/images/ban-tin/BT-2019-03-phan-1… · Thay mặt Ban Hướng Dẫn Âu Châu v̀ Ban Biên Tập Bản

BAN HƯỚNG DẪN GIA ĐÌNH PHẬT TỬ VIỆT NAM ÂU CHÂU

Bản Tin Lam Viên Âu Châu - 03/2019 14

chào mừng Ông. Ông rất vui là gặp lại chúng tôi (Ông đứng chụp hình chung với chúng tôi). Buổi Cầu Nguyện cho Hòa Bình bắt đầu. Cô xướng ngôn viên (cô Theresa) chào mừng Bà Đại Diện cho ông Thống Đốc Tiểu Bang Bremen và quan khách, đọc diễn tiến của chương trình như sau: Năm nay bắt đầu không theo thứ tự từ A đến Z mà ngược lại từ Z đến A. Như vậy trước tiên là giáo đoàn Yesiden, tiếp đến là Judentum, Islam, Hinduismus, Christentum gồm Evangelik và Katholik chung, Buddhismus, Bahá'í, và cuối cùng là Alevitentum. Cô xướng ngôn viên nói thêm là sau mỗi lần một Tôn Giáo lên cầu nguyện, sẽ có một tiếng chuông (Gong), sau đó một em bé bưng một đèn sáp, đặt lên bàn bên cạnh Rednerpult. Xong đến lược Tôn giáo tiếp theo. Trước khi các đại diện Tôn Giáo lên cầu nguyện, một Nữ Nghệ Sĩ thổi sáo một bản nhạc. Và nghi lễ bắt đầu: Trước tiên là Yesiden, tiếp đến Judentum, Islam, Hinduismus, Christentum, Buddhismus, Bahá´i và cuối cùng là Alevitentum. Đến lượt chúng ta, có các anh chị em, lên cầu nguyện gồm có: Anh Chi Hội Phó, Anh Liên Đoàn Trưởng, Chị Liên Đoàn Phó, Anh Thư Ký, hai em đoàn sinh ngành Thanh, một nam, một nữ. Và được phân chia đọc bài tham luận gồm 4 phần như sau: Trước tiên Bác Gia Trưởng đọc lời chào mừng và chúc Năm mới Dương Lịch đến với Chủ Nhà là ông Thống Đốc hay người Đại Diện cùng quan khách. Sau đó là Chị Liên Đoàn Phó đọc tiếp phần quan trọng, trong ý nghĩa là theo Đạo Phật, những sự kiện xảy ra, đưa đến thảm họa đe dọa nền „Hòa Bình thế giới và ô nhiễm môi trường“ đó là tam độc (drei Geistesgifte): THAM (Gier), SÂN (Hass) và SI (Verblendung). Tiếp theo là em UV Ngành Thanh Nữ đọc: Tuy nhiên trong khoảnh khăc, có môt niêm hy vong va can đảm đên vơi chúng ta, khi

môi môt ngươi trong chúng ta là môt Hoàng tư nho bé (der Kleine Prinz cua Saint Exupéry) co đây tinh thương vơi môt trai tim không đô kỵ và môt sư kính trong đôi vơi nhân phâm bât khả xâm pham cua con ngươi. Tư đo ngươi ta có thê noi: „Thê Giơi có thê chuyên hoa đên Hòa Bình và có thê bảo vê nên Hòa Binh đo“. Đôi vơi Thành Phô Tiêu Bang Bremen, qua Hôi Liên Kêt Tôn Giáo (Interreligiöse Gemeinschaft) tư bao năm nay, tiên phong trong chương trinh: „Câu nguyên cho Hòa Binh“). Sư câu nguyên nây, trươc sau như môt, rât quan trong, kêu goi Đông Bào Thê Giơi hãy thưc hiên hóa nôi dung lơi kêu goi nây, hâu thưc hiên hóa và bảo tôn nên Hòa Bình trên Thê Giơi. Cuôi cùng câu chúc moi đât nươc trên thê giơi, luôn có sư thanh bình và nên hòa bình ngư tri. Moi dân tôc trên thê giơi sông trong yên vui, hanh phúc không có tham, sân, si. Một em Đoàn Viên ngành Thanh, đọc tiếp chương trình của phái đoàn Chi Hội và Phật Tử Chánh Giác Bremen: Trước tiên tụng Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh và sau đó cùng hát bài: „Về Nương Tựa: PHẬT, PHÁP, TĂNG“ Hai em ngành Thanh nam, nữ, sau khi cầu nguyện phải về gấp nơi đạo tràng để tập múa chuẩn bị cho dịp Tết sắp đến. Buổi Lễ Cầu Nguyện cho Hòa Bình kết thúc lúc 18:00 giờ chiều. Phái đoàn phải trở về đạo tràng, nơi quý Bác Cô Chú còn ở lại để thảo luận việc làm bánh trái bán gây quỹ cho Chi Hội và GĐPT Chánh Giác trong dịp Tết Nguyên Đán Kỷ Hợi sẽ được tổ chức vào ngày 09.02.2019, cũng như thu dọn Đạo Tràng. Vì Chi Hội và GĐPT Chánh Giác phải mướn địa điểm sinh hoạt, chưa có hội quán. Tuy mệt vì nhiều công việc, nhưng Bà Con và các Anh Chị Em trong GĐPT Chánh Giác, lúc nào cũng cố gắng để hoàn tất những nhiệm vụ mà quý Bác, Cô Chú trong Chi Hội và BHD GĐPT giao phó. Mọi lúc mọi nơi, luôn luôn với tinh thần „Lục Hòa“ và nhớ đến những điều mà Chi Bộ cũng như Ban Hướng Dẫn GĐPT căn dặn:

Page 15: Trang nhà: - Liên lạc: bantin@gdptvnacgdptvnac.cluster015.ovh.net/2014/images/ban-tin/BT-2019-03-phan-1… · Thay mặt Ban Hướng Dẫn Âu Châu v̀ Ban Biên Tập Bản

BAN HƯỚNG DẪN GIA ĐÌNH PHẬT TỬ VIỆT NAM ÂU CHÂU

Bản Tin Lam Viên Âu Châu - 03/2019 15

TAM QUY NGŨ GIỚI BA ĐIỀU LUẬT CỦA OANH VŨ NĂM ĐIỀU LUẬT CỦA NGÀNH THANH VÀ THIẾU Ban Huynh Trưởng GĐPT Chánh Giác

Bài viết về bữa tiệc chay Tất Niên 2018 của Chi Hội Phật tử Bremen & GĐPT Chánh giác Liên hoan tổng kết cuối năm để nhìn lại các hoạt động đã qua, thành quả đã đạt được, rút kinh nghiệm và hướng về một năm mới có hiệu quả cao hơn. Trong ý nghĩa đó, Chi hội Phật tử Bremen và Gia đình Phật tử Chánh giác đã tổ chức bữa tiệc chay mừng tất niên vào ngày 09.12.2018 vừa qua. 10 giờ 30, hơn 70 Phật tử đã vân tập về đây đông đủ. Các Anh Chị Em trong GĐPT tập trung trang trí bàn thờ Phật thật trang nghiêm, cùng với một hội trường rất đẹp mắt có đầy đủ bàn ghế, thảm lót và gối ngồi. Trong khi đó ở dưới bếp thì các Cô và các Chị nhanh tay xào nấu những món ăn chay rất ngon để chuẩn bị cho bữa tiệc Tất Niên sắp đến. Đúng 12h trưa, buổi tụng kinh sám hối cuối năm được bắt đầu dưới sự hướng dẫn của Bác Gia trưởng GĐPT CG, tuy rằng phải hơn mấy chục lần quỳ lên lạy xuống vất vả, nhưng mọi người vẫn cảm thấy lòng thanh thản và nhẹ nhõm đi nhiều, khi đã tự mình sám hối được những việc làm sai trái trong năm qua và cầu mong sự bình an sẽ đến với mọi người chúng ta trong năm mới sắp đến. Sau khi tụng kinh xong, anh Chi hội phó thay mặt Bác Chi hội trưởng mở lời chào mừng quý Phật tử đã tề tựu đông đủ về đây. Sau đó anh đã nhắc nhở quý Phật tử đóng góp ý kiến, nêu ra những ưu, khuyết điểm của năm qua, từ đó rút ra kinh nghiệm, để xây dựng

Chi hội Phật tử ngày càng vững mạnh hơn. Và cũng như khuyến tấn các em Lam viên trong GĐPT CG phải siêng năng và tinh tấn tu học, cũng như tham gia đầy đủ các công việc Phật sự. Sau khi nghỉ ăn trưa xong, đúng 14 giờ tiệc Tất Niên được bắt đầu. Mở đầu là phần chiếu Diashow của chị Huynh trưởng Liên đoàn phó nữ, với phần phụ đề qua giọng đọc ấm cúng và quyến hút của chị, làm mọi người ai nấy đều rất cảm động và bên cạnh đó cũng không kém phần vui vẻ với những thành tựu đã đạt được trong năm qua. Kế đến là phần trò chơi rất thú vị do em Đồng Bảo thực hiện, với những câu hỏi về Phật pháp rất khó, nhưng đều được quý Phật tử trả lời đúng hết, không bỏ sót câu nào. Cuối cùng đây là tiết mục mà các em Lam viên đang mong chờ nhất, đó là phần tặng quà cho 3 em xuất sắc của 3 ngành và cũng như tặng quà cho tất cả các em Thiếu và Oanh vũ được các Bác lớn tuổi trao cho. Tiếp đến là Ban Hợp Ca gồm có quý Chú, anh chị trong Chi Hội cùng với Huynh Trưởng của GĐPT đã cất lên tiếng hát Bài Chánh Giác Ca. Sau đó với bài hát kết dây thân ái đã vang lên, báo hiệu cho mọi người biết rằng chương trình của một ngày tề tựu về đây dự tiệc chay tất niên 2018 đầy ấm áp tình Lam của Chi hội Phật tử Bremen và GĐPT Chánh Giác hôm nay đã kết thúc viên mãn. Mọi người chia tay nhau ra về trong niềm vui hân hoan và cũng không quên chúc cho nhau những điều tốt đẹp nhất trong năm mới sắp đến và hứa hẹn sẽ cùng nhau tinh tấn hơn nữa trên bước đường tu học Phật. Rotenburg 30.01.2019

Page 16: Trang nhà: - Liên lạc: bantin@gdptvnacgdptvnac.cluster015.ovh.net/2014/images/ban-tin/BT-2019-03-phan-1… · Thay mặt Ban Hướng Dẫn Âu Châu v̀ Ban Biên Tập Bản

16 Bản Tin Lam Viên Âu Châu - 03/2019

ĐỨC PHẬT TỲ LÔ GIÁ NA Trong hành tinh xanh của chúng ta (unser blauer Planet) có 4 mùa là Xuân Hạ Thu Đông. Mỗi mùa có 3 tháng và có những nét đặc thù: Bước vào xuân trăm hoa đua nở Như đón chào hơi thở đâu năm Mọi ngươi nô nức viếng thăm Đi Chùa lễ Phật ngày rằm tân niên Còn mùa hạ thì sao? Vào mùa ha nắng ấm trăng thanh Chim non ca hát trên cành nghỉ ngơi Đàn em đánh đáo đùa chơi Tắm sông, trèo núi tuyệt vơi tuổi thơ Còn tiếp đến mùa thu như thế nào? Trơi sang thu lá trở vàng úa Ngươi nông dân cấy lúa mùa hai Hâu như tao hóa an bài Nên thơ gợi cảm trổ tài thi nhân Cuối cùng là mùa đông, và chuẩn bị bắt đầu mùa xuân: Mùa đông trở lai với chúng ta Gió lanh giá buốt đến mọi nhà Gia đình quây quân bên ánh lửa Hay lò bánh tét đón Tết ta. Trong 4 mùa đó có kim, có mộc, có thủy, có hỏa và có thổ, tương giao với nhau. Đất là trung tâm liên quan đến 4 mùa và tạo ra

nhiều sắc thái đặc biệt… Trong Chư Phật, Hành giả xin giới thiệu với quý anh chị Huynh trưởng và Đoàn sinh Lam về Đức Phật Tỳ Lô Giá Na trong Kinh Hoa Nghiêm, hầu thấu hiểu thêm về một Vị Phật mà hầu như chỉ có quý Thầy mới biết, còn chúng ta chắc có lẽ chưa thông đạt đến Vị Phật nầy. Xin quý Anh Chị Huynh Trưởng và Đoàn Sinh tham khảo để mở rộng tầm hiểu biết về một vị Phật trong những vị Phật mà chúng ta biết: Đức Phật Tỳ Lô Giá Na, tương quan đến đất, nước, cây, lửa, kim và bốn mùa xuân, hạ, thu, đông. Đức Phật Tỳ Lô Giá Na Đức Phật Tỳ Lô Giá Na (Phạn: वववववव, Vairochana, hoặc Maha-Vairochana), Tỳ Lô Giá Na có nghĩa là “tỏa sáng”, là ánh sáng chiếu rực rỡ khắp mọi nơi (quang minh biến chiếu). Ngài là Đức Phật ở trung tâm, một trong những vị Phật của Ngũ Phương (Năm Phương). Màu của thân Ngài là màu trắng. Ngài ngồi chính giữa trên một đài sen do tám con sư tử lớn hợp thành. Ngài có thể diệt trừ si độc của ngũ độc, si độc của chúng sanh và có thể chuyển thức A Đà Na ( thức “duy trì”) thành Pháp Giới Thể Pháp Sư Thật Xoa Nan Đà (Siksananda) vào triều đại nhà Đường đã dùng cách dịch danh hiệu này trong bản dịch Kinh Hoa Nghiêm tám mươi quyển (Bát Thập Hoa Nghiêm) của ngài. Trong quyển 12, “Phẩm Như Lai Danh Hiệu” có nói rằng, “Chư Phât-tư! Ðưc Như-Lai ơ trong tư châu thiên ha nay, hoăc co danh hiêu Nhưt Thiêt Nghĩa Thanh, hoăc danh hiêu Viên Man Nguyêt, hoăc danh hiêu Sư Tư Hông, hoăc danh hiêu Thích Ca Mâu. Còn Pháp Sư Phật Đà Bạt Đà La (Buddhabhadra) vào triều đại Đông Tấn trong bản dịch Kinh Hoa Nghiêm sáu mươi quyển (Lục Thập Hoa Nghiêm) của ngài đã dịch chữ Phạn Vairochana sang tiếng Trung Hoa là Lô Xá Na (Rocana). Hòa Thượng Tuyên Hóa lược giảng 50. Đa tha dà đa câu ra da.

Page 17: Trang nhà: - Liên lạc: bantin@gdptvnacgdptvnac.cluster015.ovh.net/2014/images/ban-tin/BT-2019-03-phan-1… · Thay mặt Ban Hướng Dẫn Âu Châu v̀ Ban Biên Tập Bản

BAN HƯỚNG DẪN GIA ĐÌNH PHẬT TỬ VIỆT NAM ÂU CHÂU

Bản Tin Lam Viên Âu Châu - 03/2019 17

Kệ: Trung ương Phật bộ Tỳ Lô tôn Như Lai chủng tộc hoá quân luân Phổ tu van hanh Ba La Mật Chư pháp vô ngã chứng viên thông. Tạm dịch: Phật bộ Tỳ Lô tai trung tâm Dòng tộc Như Lai day chúng sanh Tu khắp van hanh Ba La Mật Các pháp vô ngã chứng viên thông. Giảng giải: Đa tha dà đa (Tathagata) dịch là “Như Lai”, cũng chính là Phật Bộ. Chú Lăng Nghiêm có năm bộ, chia ra năm hướng. Chính giữa là Phât Bộ, có Đức Phật Tỳ Lô Giá Na là giáo chủ. Phương tây là Liên Hoa Bộ, có Phật A Di Ðà là giáo chủ. Phương đông là Kim Cang Bộ, có Phật A Súc là giáo chủ, tức là Phật Tiêu Tai Diên Thọ Dược Sư. Phương nam là Bảo Sanh Bộ, Phật Bảo Sanh là giáo chủ. Phương bắc là Yết Ma Bộ, Phật Thành Tựu là giáo chủ. Cộng lại là năm bộ. Thế gian này là do giáo chủ của năm bộ quản lý và trấn áp năm đại ma quân thì năm đại ma quân mới tuân theo quy củ, tuy dù tuân theo quy củ nhưng chúng cứ nghĩ đến việc làm cho thế giới này từ từ rối loạn hư hỏng. Thế giới này sanh ra đủ thứ tai nạn là do thiên ma ngoại đạo làm ra. Thiên ma ngoại đạo chỉ sợ là thiên hạ không có loạn, chỉ sợ thế gian này không hư hoại nhanh chóng, nhưng do có năm phương Phật này trấn áp tại đây nên chúng lén lút phá hoại, không dám ngang ngược làm ác. Trên thế gian thì ma và Phật đối lập với nhau. Phật thì giáo hóa chúng sanh sớm thành Phật đạo, ma thì giáo hóa chúng sanh sớm thành ma đạo. Nhưng Phật là nhờ ma giúp Ngài tu thành tựu, do đó ma chính là thiện trí thức của người tu đạo Phật. Người tu đạo khi cảnh nghịch đến thì thuận theo thọ nhận, nên nhìn phía mặt trái để biết được chỗ tốt. Chúng ta cần nên cung kính Phật, nhưng cũng không phản đối ma vương, xem kẻ oán người thân đều bình đẳng, Phật ma đều như một, cần phải như thế thì không ghét cũng không thương, không thiện cũng

không ác. Cảnh giới như thế không khác biệt nhiều. Năm Bộ chú Lăng Nghiêm này sau sẽ giảng lại đầy đủ. Câu Ra Gia là chủng tộc của Phật, là chủng tánh của Như Lai, tức là đệ tử Phật giáo tin Phật. ‘’Phật bộ Tỳ Lô tại trung tâm.’’ Chính giữa là Phật bộ, thuộc về thổ (đất). Ðất sanh ra vạn vật, đất thịnh vượng cả bốn mùa, một năm bốn mùa đất đều thịnh vượng, Xuân hạ thu đông. Mùa xuân thì mộc thịnh vượng, mùa hạ thì hỏa thịnh vượng, mùa thu thì kim thịnh vượng, mùa đông thì thủy thịnh vượng. Một năm chỉ có bốn mùa, nhưng lại có ngũ hành, thì sắp xếp như thế nào? Vì thổ là ở chính giữa, kim mộc thủy hỏa là bốn bên, cho nên xuân hạ thu đông là bốn mùa. Mùa xuân thì mộc thịnh vượng, mùa hạ thì hỏa thịnh vượng, mùa thu thì kim thịnh vượng, mùa đông thì thủy thịnh vượng. Quý vị xem, mùa đông nơi đây thì ẩm ướt, không chỉ là một chút xíu, người Quảng Đông gọi là “Hồi Nam” có nghĩa là mùa ẩm ướt. Nếu Thổ không có trong bốn mùa thì như thế nào? Thổ thịnh vượng trong cả bốn mùa, mùa xuân ba tháng, trong ba tháng có chín mươi ngày, có thổ thì có thể sanh sôi nảy nở. Mùa hạ, mùa thu, mùa đông, đều có thổ. Cho nên ở chính giữa là Mậu Kỷ thuộc thổ, phương đông là Giáp Ất thuộc mộc, phương nam là Bính Ðinh thuộc hỏa, phương tây là Canh Tân thuộc kim, phương bắc là Nhâm Quý thuộc thủy. Ðây là ngũ hành tương sanh tương khắc. “Phật bộ Tỳ Lô tại trung tâm” Tỳ Lô là Tỳ Lô Giá Na là tiếng Phạn, dịch là “biến nhất thiết xứ”.

Page 18: Trang nhà: - Liên lạc: bantin@gdptvnacgdptvnac.cluster015.ovh.net/2014/images/ban-tin/BT-2019-03-phan-1… · Thay mặt Ban Hướng Dẫn Âu Châu v̀ Ban Biên Tập Bản

BAN HƯỚNG DẪN GIA ĐÌNH PHẬT TỬ VIỆT NAM ÂU CHÂU

Bản Tin Lam Viên Âu Châu - 03/2019 18

„Dòng tộc Như Lai dạy chúng sanh“ Chính giữa là Phật Bộ. Chủng tộc của Phật đến giáo hóa tất cả chúng sanh. “Tu khắp vạn hạnh Ba La Mật“. Tu khắp vạn hạnh, lục độ vạn hạnh, thập độ vạn hạnh, tu pháp Ba La Mật đến bờ bên kia. „Các pháp vô ngã chứng viên thông“ đắc được các pháp vô ngã, các pháp vô thường, chứng được diệu lý viên thông, tất cả đều viên thông, thông dung vô ngại.

NGƯỜI CÀNG HIỂU BIẾT CÀNG SỐNG KHIÊM CUNG

Ở một ngôi làng nọ, có hai cha con người đàn ông trung niên sống cùng nhau. Một hôm trời đẹp, người cha rủ con trai đi vào rừng dạo chơi. Cậu con trai vô cùng cao hứng đi cùng bố. Hai cha con đi đến đoạn đường uốn lượn thì dừng lại. Trong một phút trầm lặng ngắn ngủi, người cha hỏi con: “Con trai! Ngoài tiếng chim đang hót ra, con còn nghe được thấy tiếng gì khác không?” ... Cậu bé sau một hồi lắng nghe, liền trả lời cha: “Cha ơi, con còn nghe được cả tiếng xe ngựa nữa ạ!” Người cha lại hỏi tiếp: “Đúng rồi! Đó là một chiếc xe ngựa trống, không chở gì cả.” Cậu con trai ngạc nhiên hỏi lại: “Chúng ta con chưa nhìn thấy nó, sao cha lại biết đó là chiếc xe ngựa trống rỗng?” Người cha đáp: “Từ âm thanh con có thể dễ dàng nhận ra đó là một chiếc xe trống không. Xe ngựa càng trống rỗng, thì âm thanh sẽ càng to.” Về sau này, cậu con trai trưởng thành, là một người thông minh, giỏi giang và thành đạt. Mỗi lần cậu chứng kiến một ai đó dùng lời lẽ ba hoa, lỗ mãng để nói chuyện, tự cho là

mình đúng, tự cao tự đại, hạ thấp người khác thì cậu đều nhớ đến lời nói của cha vẫn như đang văng vẳng bên tai mình: “Xe ngựa càng trống rỗng thì âm thanh sẽ càng to.” Những người đã từng qua sông cũng biết rằng, trước khi qua sông, người ta thường lấy một hòn đá ném nó xuống nước để phỏng đoán độ sâu của con sông. Bọt nước bắn lên càng cao thì chứng tỏ nước sông càng cạn, càng nông. Trái lại, nơi nào không có bọt nước bắn lên, không nghe thấy âm thanh lớn thì chứng tỏ chỗ ấy nước càng sâu, thậm chí sâu không thể đo được… Nước càng sâu, chảy càng không có tiếng động. Xe ngựa càng trống rỗng thì tiếng động càng lớn. Làm người cũng nên như vậy! Người có thể dùng tâm thái bình tĩnh, “bình tâm tĩnh khí” để nói chuyện với người khác thì sẽ tránh được việc khắc khẩu, cãi vã giữa đôi bên. Người như vậy cũng sẽ càng học được cách lắng nghe người khác, mà lại không cường điệu, khoa trương chính mình! Nước sâu chảy không một tiếng động, nước nông, nước cạn sẽ chảy róc rách. Người nông cạn, khoa trương sẽ giống như nước cạn vậy. Còn người có đủ tĩnh khí, khiêm nhường, biết mình sẽ giống như một nguồn nước sâu. Bạn muốn mình là nguồn nước sâu hay là một dòng nước cạn? Kỳ thực, trong cuộc sống, sự thành thật và lương thiện cũng giống như nước chảy vậy, cũng không cần phải tận lực khoa trương, ca ngợi. Con người chỉ có tâm thái bình tĩnh và thường hòa mới có thể đạt được cảnh giới tư tưởng cao thượng.

TRẦM TĨNH SỐNG Cuộc Sống không nhất thiết chuyện gì cũng phải phân rõ Trắng - Đen. Có câu “nước quá trong thì không có cá, người xét nét quá thì không có bạn.” Tranh chấp với người nhà, giành được rồi thì tình thân cũng mất đi. Tính toán với người

Page 19: Trang nhà: - Liên lạc: bantin@gdptvnacgdptvnac.cluster015.ovh.net/2014/images/ban-tin/BT-2019-03-phan-1… · Thay mặt Ban Hướng Dẫn Âu Châu v̀ Ban Biên Tập Bản

BAN HƯỚNG DẪN GIA ĐÌNH PHẬT TỬ VIỆT NAM ÂU CHÂU

Bản Tin Lam Viên Âu Châu - 03/2019 19

Hãy chia sẻ những gì mình biết

Đừng khư khư ích kỷ giữ riêng

Mai chết đi sẽ bị thất truyền

Đời ý nghĩa là khi chia sẻ

Hãy cứ thương đi, dù ai ghét

Dù ai ganh, bôi bác thị phi

Thói đời vẫn vậy chấp làm chi

Đời ý nghĩa là khi tha thứ

Hãy giúp đỡ đi, nếu có thể

Đừng nề hà cân nhắc thiệt hơn

Cũng đừng mong ai đó trả ơn

Đời ý nghĩa là khi thiện nguyện

Hãy cứ cho đi, đừng tiết rẻ

Mai ta về, chẳng thể mang theo

Thế gian biết bao kẻ khó nghèo

Đời ý nghĩa là khi cống hiến ./.

yêu, rõ ràng rồi thì tình cảm cũng phai nhạt. Hơn thua với bạn bè, chiến thắng rồi thì tình nghĩa cũng không còn. ... Khi tranh luận, người ta chỉ hướng đến lý lẽ mà quên rằng cái mất đi là tình cảm, còn lại sự tổn thương là chính mình. Cái gì đã đen thì sẽ đen, trắng là trắng, tốt nhất hãy để thời gian chứng minh. Rủ bỏ sự cố chấp của bản thân, dùng lòng khoan dung để nhìn người xét việc; thêm một chút nhiệt tình, một chút điềm tĩnh và ấm áp thì cuộc sống sẽ luôn có ánh mặt trời và suốt đời mình sẽ là người thắng cuộc. Ở đời, sống là để bản thân mình xem, đừng tham vọng mọi người đều hiểu bạn; cũng đừng mong cầu mọi việc đều theo ý mình. Khi đau buồn hay moi mệt, nên biết tự an ủi lấy bản thân Không có ngươi lo lắng thì càng phải manh mẽ Không có ai cổ vũ cũng phải biết tự bay lên Không có ngươi chiêm ngưỡng cũng cân thơm tho và tươm tất. Cuộc sống, không có khuôn mẫu cố định, chỉ cần một trái tim trong sáng và nhiệt huyết. Gặp phiền não thì tự tìm lấy niềm vui riêng, đừng quên đi hạnh phúc. Dù bận rộn cũng nhớ giữ lại chút thanh nhàn, đừng để mất sức khỏe - Mệt mỏi rồi thì tạm dừng lại nghỉ ngơi, đừng đánh mất niềm vui cuộc sống, chỉ cần trong lòng luôn nhớ đến mục tiêu của kiếp sống, và biết hiện giờ mình đang làm gì ở đâu thì yên tâm, sẽ không bị lạc đường! * Nửa đơi ngươi khi to ngộ Phân trân đen, trắng mà chi! Thế gian mỉm cươi đối diện Sống với cõi lòng thanh thản Như Nhiên - Th TT